Su phuc hung hau den

212
Sự Phục Hưng Hầu Đến Tác giả: Bill Bright Lời cảm ơn Lời tựa Lời mở đầu Các Chương: 1. Hoa Kỳ Ở Dưới Sự Vây Hãm 2. Lời Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời Dành Cho Nước Mỹ 3. Nước Mỹ Ở Dưới Sự Đoán Phạt 4. Hội Thánh Bất Năng 5. Những Đốm Lửa Phục Hưng 6. Làm Cho Lửa Cháy Lên 7. Sức Mạnh Của Sự Kiêng Ăn Và Cầu Nguyện 8. Bạn Muốn Tôi Kiêng Ăn Ư? 9. Chuẩn Bị Kỳ Kiêng Ăn Của Bạn 10. Bắt Đầu Kỳ Kiêng Ăn Của Bạn 11. Nước Mỹ Tại Ngã Tư Đường Phần Phụ Lục: A. Những Bí Quyết Dẫn Đến Phục Hưng Làm Thế Nào Để Kinh Nghiệm Và Duy Trì Sự Phục Hưng Cá Nhân Làm Thế Nào Để Kinh Nghiệm Và Duy Trì Sự Phục Hưng Hội Thánh Của Bạn Làm Thế Nào Để Khích Lệ và Trợ Lực Cho Sự Phục Hưng Tại Hoa Kỳ B. Làm Thế Nào Để Dẫn Dắt Hội Thánh Của Bạn Trong Một Kỳ Kiêng Ăn (Cố Mục Sư Tiến sĩ Julio C. Ruibal) C. Khỏe Mạnh Nhờ Kế Hoạch Chữa Bệnh Theo Phương Pháp Kiêng Ăn (D.J.Scott, D.M.ND., D.C)

Transcript of Su phuc hung hau den

Page 1: Su phuc hung hau den

Sự Phục Hưng Hầu Đến Tác giả: Bill Bright

Lời cảm ơn Lời tựa Lời mở đầu

Các Chương: 1. Hoa Kỳ Ở Dưới Sự Vây Hãm2. Lời Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời Dành Cho Nước Mỹ3. Nước Mỹ Ở Dưới Sự Đoán Phạt 4. Hội Thánh Bất Năng 5. Những Đốm Lửa Phục Hưng 6. Làm Cho Lửa Cháy Lên 7. Sức Mạnh Của Sự Kiêng Ăn Và Cầu Nguyện 8. Bạn Muốn Tôi Kiêng Ăn Ư?9. Chuẩn Bị Kỳ Kiêng Ăn Của Bạn 10. Bắt Đầu Kỳ Kiêng Ăn Của Bạn 11. Nước Mỹ Tại Ngã Tư Đường

Phần Phụ Lục:

A. Những Bí Quyết Dẫn Đến Phục HưngLàm Thế Nào Để Kinh Nghiệm Và Duy Trì Sự Phục Hưng Cá NhânLàm Thế Nào Để Kinh Nghiệm Và Duy Trì Sự Phục Hưng Hội Thánh Của Bạn Làm Thế Nào Để Khích Lệ và Trợ Lực Cho Sự Phục Hưng Tại Hoa Kỳ

B. Làm Thế Nào Để Dẫn Dắt Hội Thánh Của Bạn Trong Một Kỳ Kiêng Ăn (Cố Mục Sư Tiến sĩ Julio C. Ruibal)

C. Khỏe Mạnh Nhờ Kế Hoạch Chữa Bệnh Theo Phương Pháp Kiêng Ăn (D.J.Scott, D.M.ND., D.C)

D. Để Có Được Quyền Năng Siêu Nhiên Của Đức Chúa Trời Khám Phá Bí Quyết Của Sự Cầu Nguyện Thành Công Kinh Nghiệm Quyền Năng Của Đức Thánh Linh Bạn Đã Từng Khám Phá Được Sự Kỳ Diệu Của Đời Sống Đầy Dẫy Đức Thánh Linh Chưa?

E. Bạn Có Muốn Được Biết Chúa Cách Cá Nhân Không?

Page 2: Su phuc hung hau den

Lời Cảm Ơn

Qua nhiều năm, tôi đã viết nhiều sách cùng hàng trăm bài báo. Vào lúc bắt đầu chức vụ của mình, tôi đã đích thân tra cứu, tìm tòi, viết, xuất bản và hiệu đính từng quyển sách, từng bản thảo, từng bài báo. Dầu vậy ngày nay, những trách nhiệm của tôi trong việc hướng dẫn một phong trào rộng lớn toàn cầu cùng những buổi hẹn gặp mặt và thời khóa biểu lưu hành không cho phép tôi có nhiều thì giờ như thế nữa. Quyển sách này là sự nỗ lực của một nhóm người. Tôi đặc biệt cảm ơn ban nhân sự Các ấn phẩm của Cơ Sở Xuất Bản New Life (Đời Sống Mới): Don Tanner, Giám Đốc xuất bản, Tom Winfield nhà khảo cứu kiêm tác giả, Gayle Anne VanFulpen, Michelle Treiber và Joette Whims; Judy Nelson, “Sự Thách Thức Toàn Cầu”; Mike Richardson, cựu chủ bút nhật báo và Lynn Copeland, Các ấn phẩm về sách Sáng Thế Ký, người đã dành ra nhiều thì giờ để giúp tôi chuẩn bị bản thảo. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn những cộng sự của tôi là Sid Wright, trưởng ban, Tiến Sĩ Ben Jennings, người điều phối sự cầu nguyện trên khắp thế giới; Jim Bramlett và William Nix, hai người phụ tá của tôi; Earl Pickard, người điều hành các công tác cầu nguyện; Pat Pearce, giám đốc các Nguồn Phương Tiện của Nhà Xuất Bản Đời Sống Mới, Ney Bailey, người liên lạc của các chức vụ Quốc tế; Dennis Casper, người cố vấn tổng quát Steve Sellers, chủ tịch quốc gia của Chức Vụ Sinh Viên và là nhà truyền giáo, một chuyên gia có uy tín về kiêng ăn được cả thế giới biết đến. Tiến sĩ Julio Cesar Ruibal thuộc về quỹ tài trợ Julio Ruibal, đã đọc các bản thảo và cung cấp những ý kiến hữu ích nhất. Cũng xin cảm ơn những người đã bỏ thì giờ rất bận rộn của mình để đọc các bản thảo và đưa ra những lời lẽ tán đồng thật khích lệ. Sau cùng, tôi xin cám ơn người vợ yêu quý của tôi, Vonette, đã cùng tôi trong hai tuần lễ cuối của kỳ kiêng ăn và đã khích lệ tôi trọn bước đường.

Lời Tựa

Tôi có cảm nhận sâu xa về tình trạng cấp bách và muốn được chia xẻ vào quyển sách này điều Chúa đã đặt để trong lòng mình về sự phục hưng hầu đến. Tôi ao ước đưa ra những lời khuyên sốt sắng nhất về cách chúng ta có thể chuẩn bị cho sự phục hưng với tư cách một cá nhân, với tư cách một Hội Thánh, và với tư cách một Quốc Gia. Sự phục hưng là một công việc hoàn toàn thuộc quyền của Đức Chúa Trời, để đáp lời cho sự cầu nguyện chân thành được duy trì, trong đó Ngài: * Bắt phục dân sự Ngài đến sự xác tín sâu xa, sự tha thứ, sự ăn năn, và giải phóng họ khỏi những tội lỗi riêng tư. * Đổ đầy Thánh Linh trên con dân Ngài và biểu lộ ra trong họ bông trái và ân điển của Đức Thánh Linh. * Đổ đầy trên Hội Thánh và cộng đồng sự hiện diện và quyền năng của Ngài.

Page 3: Su phuc hung hau den

* Khiến cho những người chưa tin Chúa tìm kiếm Ngài cách thật lòng. * Nung nấu trong dân sự Ngài, người trẻ tuổi cũng như người lớn tuổi một lòng khao khát muốn đem những người hư mất trong quê hương mình cũng như trên khắp thế giới đến với Chúa Cứu Thế. Charles Finney được tôn kính như cha đẻ của cuộc phục hưng hiện đại, đã gọi phục hưng là một “sự xác quyết được làm mới lại về tội lỗi và về sự ăn năn, theo sau bởi một nỗi khao khát mãnh liệt muốn sống trong sự vâng phục Đức Chúa Trời. Đó chính là việc giao nộp ý chí của mình cho Chúa trong sự hạ mình sâu xa. ”Ai có trách nhiệm đối với sự phục hưng? Đức Chúa Trời hay con người? Vì bạn làm việc mà cuộc phục hưng đi lên chăng hay vì bạn cầu nguyện mà cuộc phục hưng đi xuống chăng? Những điều kiện cho một cuộc phục hưng là gì? Đó là những câu hỏi chính đáng mà các nhà thần học Cơ Đốc và các tín hữu thường thắc mắc. Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa vĩ đại và thánh khiết, công bình, yêu thương là Đấng Tối Cao. Ngài điều khiển các công việc của con người cũng như của các quốc gia. Mọi tạo vật đều nằm dưới quyền kiểm soát của Ngài. Tuy nhiên, Ngài đã chọn để ban cho con cái Ngài đặc quyền được hợp tác với Ngài để mang “Tin Mừng” về tình yêu của Ngài và sự tha thứ trong Chúa Cứu Thế đến cho thế giới. Bởi đó Ngài đã giao cho con người một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để dọn đường cho sự phục hưng. Bất cứ công việc gì Chúa bảo bạn làm, Ngài đều ban cho bạn sức lực và khả năng để thực hiện. Sứ đồ Phao Lô đã nói rằng “Vì chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi Pl 2:13) Đức Chúa Trời đã ban cho tôi và cho vô số người khác một sự khao khát để kiêng ăn và cầu nguyện, để làm việc vì cuộc thức tỉnh tâm linh dành cho đất nước chúng ta và cho việc hoàn thành Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo trên khắp thế giới. Trong cuộc đệ nhị thế chiến, chúng ta đã trực tiếp đánh nhau với người Nhật, từ hòn đảo này sang hòn đảo khác với những tổn thất to lớn. Với tinh thần giữ theo chiến thuật Thần phong (Kamikaze), tức là tự sát, kẻ thù đã chiến đấu dữ dội, sẵn sàng chết cho Hoàng đế của họ, là người mà họ tin là một vị thần. Các lực lượng của Hoa Kỳ biết rằng khi họ tiến công vào đất Nhật, hàng triệu người sẽ chết và hậu quả của chiến tranh có thể vẫn còn là một vấn đề. Thình lình, Tổng Thống Truman ra lệnh ném bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki. Người Nhật đầu hàng và chiến tranh kết thúc ngay tức khắc. Trong sự dự phòng của Đức Chúa Trời, tôi tin rằng sức mạnh của sự kiêng ăn khi liên hệ với sự cầu nguyện là “bom nguyên tử thuộc linh” trong thời điểm lịch sử của chúng ta để đánh đổ những thành trì của sự gian ác, đem lại một sự phục hưng lớn lao và sự thức tỉnh thuộc linh cho Hoa Kỳ cũng như tăng nhanh tốc độ nhằm hoàn thành Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo. Dựa trên nền tảng lời Thánh của Ngài cùng những sự bảo đảm thiên thượng mà Ngài đã đặt để trong tâm khảm tôi, tôi hoàn toàn tin chắc rằng Đức Chúa Trời Tối

Page 4: Su phuc hung hau den

Cao của chúng ta sắp sửa ban một cơn phục hưng lớn cho xứ sở chúng ta và cho thế giới khiến cho Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo được hoàn thành. Lời Chúa khuyên chúng ta “ trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài (Mat Mt 6:33) Chúa Jêsus đã phán “Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta (Mac Mc 8:34) Trong 10:29-30 Ngài hứa ban phần thưởng lớn cho những ai bỏ mọi sự để theo Ngài, tin cậy Ngài và vâng phục Ngài. Với tất cả sự xác tín trong lòng, tôi khuyên bạn hãy hoạch định và chuẩn bị cho sự phục hưng với nước mắt của tình yêu thương và sự cam kết. Tôi tin rằng đều được viết ra trong quyển sách này sẽ được sử dụng cách mạnh mẽ để giúp bạn trong sự chuẩn bị chính mình. Sự kiêng ăn là nguyên tắc duy nhất đáp ứng tất cả những điều kiện của IISu 2Sb 7:14. Khi một người kiêng ăn, người ấy hạ mình, người ấy có nhiều thì giờ hơn để cầu nguyện, nhiều thì giờ hơn để tìm kiếm mặt Chúa, và chắc chắn là người ấy sẽ lìa bỏ tất cả những tội lỗi được Chúa bày tỏ. Một người có thể đọc Kinh Thánh, cầu nguyện hoặc làm chứng cho Chúa Cứu Thế mà không ăn năn tội lỗi mình. Nhưng người ta không thể nào bước vào một sự kiêng ăn thành thật với một tấm lòng thanh sạch và động cơ thanh khiết mà không thỏa đáp được những điều kiện của khúc Kinh Thánh này.

Lời Mở Đầu

Hơn sáu trăm nhà lãnh đạo Cơ Đốc, đại diện cho hơn một trăm giáo phái và các tổ chức tôn giáo, đã nhóm lại tại Orlando, thuộc tiểu bang Florida, từ ngày 5-7 tháng mười hai năm 1994 để hưởng ứng lời kêu gọi đặc biệt kiêng ăn và cầu nguyện cho Hoa Kỳ cũng như sự hoàn thành của Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo trên khắp thế giới.Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước hùng mạnh của chúng ta lại có nhiều nhà lãnh đạo từ các Hội Thánh và các tổ chức Cơ Đốc khác nhau nhóm hiệp lại để kiêng ăn và cầu nguyện như vậy, để kêu khóc với Đức Chúa Trời xin một cuộc thức tỉnh mạnh mẽ cho xứ sở, để khẩn nài Chúa từ trên trời thăm viếng chúng ta bằng quyền năng hành động mầu nhiệm hầu cho một lần nữa chúng ta lại thật sự là “một quốc gia nằm dưới sự tể trị của Chúa.”Mọi sự bắt đầu vào ngày 5 tháng 7, khi Chúa dẫn dắt tôi khởi sự một kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày vì một sự thức tỉnh thuộc linh lớn lao cho Hoa Kỳ và vì sự hoàn thành Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo trên toàn thế giới.Vào ngày kiêng ăn thứ hai mươi chín, tôi đang đọc IISử ký từ đoạn 20 đến đoạn 30, thì Lời Thánh của Chúa đã phán với lòng tôi một cách hết sức lạ thường. Tôi sẽ giải thích sau trong quyển sách này, tôi cảm thấy có một sự thôi thúc từ nơi Chúa để mời hàng trăm Cơ Đốc nhân có ảnh hưởng nhất trong xứ sở nhóm lại tại

Page 5: Su phuc hung hau den

Orlando với tư cách các vị khách của Phong Trào Sinh Viên trong kỳ kiêng ăn và cầu nguyện. Đây sẽ là một thời gian hoàn toàn dành để tìm kiếm sự chỉ dẫn của Chúa trên chúng ta, là những tôi tớ Ngài, để chúng ta có thể là những ống dẫn cho sự phục hưng của quốc gia và cho toàn thế giới.Tôi đã hi vọng ít nhất sẽ có ba trăm người tình nguyện hưởng ứng như thời Ghiđêôn. Song, hơn sáu trăm vị đã đến tham dự.Đức Chúa Trời đã gặp gỡ chúng tôi qua một phương cách siêu nhiên. Trong lịch sử Hội Thánh, không có sự vận hành nào của Chúa có thể ngang bằng với Lễ Ngũ Tuần. Nhưng trong ánh sáng của điều Đức Chúa Trời đã làm cho tôi và hết thảy những người đã tham dự, thì điều này cũng gần với biến cố đã làm thay đổi thế giới ấy như bất cứ điều gì mà hầu hết những người trong chúng tôi điều kinh nghiệm.Nhiều người đã ghi nhận trong đời mình chưa bao giờ dự phần vào bất cứ sinh hoạt tâm linh nào lại quá mạnh mẽ như vậy. Tôi chỉ xin nhắc đến một vài lời nhận định:Đây là một trong những ngày phấn chấn nhất của đời tôi. Tôi có ý nói rằng, rõ ràng Chúa đang lắng nghe những gì tôi trình bày. Tấn sĩ Adrian Rogers Ba lần làm Chủ Tịch Southern Baptist

Khi Đức Chúa Trời đặt để điều đó vào lòng của Tiến sĩ Bright để kêu gọi cuộc nhóm họp cho sự phục hưng nầy thì điều đó được sanh ra bởi Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời đã gieo điều đó vào lòng ông. Nay chúng ta hưởng ứng bằng cách đến tham dự và qua quá trình cầu thay và cầu nguyện, căn phòng nầy có đủ sức mạnh để lay động cánh tay của Đức Chúa Trời. Thomas Trask Tổng Quản Nhiệm Hội Thánh Ngũ Tuần Hoa Kỳ

Việc sáu trăm vị lãnh đạo Cơ Đốc nhóm họp lại là một trong những kinh nghiệm có ý nghĩa nhất trong đời sống chức vụ của tôi. Tin rằng sự kiện nầy có tiềm năng trở thành một sự kiện mang tính lịch sử thật sự. Chỉ có thời gian mới bày tỏ trọn vẹn những đóng góp mà cuộc nhóm họp này sẽ tạo được trong việc kêu gọi các Cơ Đốc nhân ở Bắc Mỹ quì gối hạ mình, cầu nguyện và ăn năn để chuẩn bị cho cuộc phục hưng trong Hội thánh và sự thức tỉnh thuộc linh trong xứ sở của chúng ta. Tiến sĩ Paul A. Cedar Chủ Tịch Hội Thánh Evangelical Free Church Of America. Buổi nhóm họp kiêng ăn và cầu nguyện là một kinh nghiệm không giống với một kinh nghiệm nào mà tôi từng có trước đây. Và sự phong phú của nó về mặt thuộc linh hầu như đã làm cho tôi hết sức xúc động. Tiến sĩ J. Howard Edington Mục Sư Quản Nhiệm Hội Thánh First Presbyterian, thuộc Orlando

Page 6: Su phuc hung hau den

Không những tôi thật sự được kinh nghiệm sự tẩy sạch của thân thể mình, mà còn là một sự tẩy sạch của tâm linh đến nỗi tôi có được một trong những cuộc đối diện có ý nghĩa nhất với Chúa Cứu Thế trong đời sống Cơ Đốc của tôi. Tôi cảm thấy một sự nhạy bén mà trước đây tôi chưa hề kinh nghiệm khi ngồi trước mặt Chúa và nghe Ngài phán với tôi. Tôi cảm nhận được một mối tương giao mật thiết với Chúa hơn bao giờ hết. Barbara và tôi đều đang hoạch định dự phần cùng với hai triệu người mà Chúa đã đặt để nơi lòng ông để cùng tham dự kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày. Dal Shealy Chủ Tịch Hội Đồng Thông Công các Vận Động Viên Cơ Đốc.

Lời kêu gọi cầu nguyện và kiêng ăn cho sự phục hưng tại Hoa Kỳ và việc hoàn thành Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo đến năm 2000 nầy có thể là điểm khởi đầu cho sự giải phóng của chúng tôi. Đức Giám Mục John W. Howe Giám Mục Hội Giám Lý Trung Tâm Florida

Khi những vị lãnh đạo dám hiệp lại cùng nhau thừa nhận nhu cầu của họ về sự đổ đầy quyền năng của Thánh Linh, thì những việc lớn lao bắt đầu xảy ra. Tiến sĩ Lloyd Ogilvie Mục Sư Quản Nhiệm Hội Thánh First Presbyterian thuộc Hollywood

Qua nhiều năm, từng tham dự với những Hội Thánh có sự kiêng ăn và cầu nguyện, tôi đã từng thấy Chúa làm những điều thật lạ lùng. Tôi biết rằng khi chúng ta cầu nguyện và kiêng ăn, thì thiên đàng phải chú ý và Đức Chúa Trời hành động trong dân sự Ngài và hành động cùng với dân sự Ngài. Tiến sĩ Jim Henry Chủ Tịch Southern Baptist

Tôi có một niềm hi vọng đã được làm tươi mới lại, đó là Thân Thể Đấng Christ có thể hiệp lại cùng nhau. Tôi không thấy người nào tìm cách dấu diếm điều gì ở tại đây. Tôi thật sự tin đây là một nhóm người chính đáng đang tan vỡ lòng mình trước mặt Đức Chúa Trời. Tiến sĩ Neil Anderson Chủ Tịch Tổ Chức Freedom in Christ Ministries

Đây là sự kiện có ý nghĩa nhất mà tôi từng thấy bởi cớ bản chất của quyền lãnh đạo được gom lại tại đây từ mọi bộ phận trong Thân Thể Đấng Christ. Không phải chỉ để giảng truyền về sự cầu nguyện kiêng ăn, hoặc chỉ để nghe về cầu nguyện và kiêng ăn hay là tầm quan trọng của nó mà thật sự thực hành điều đó. Tiến sĩ Dick Eastman Chủ Tịch Tổ Chức Every Home For Christ

Page 7: Su phuc hung hau den

Đó là một trong những giờ phút thật tuyệt vời, vui sướng trong đời tôi. Đức Chúa Trời đã ở đây và tôi đã cảm nhận được Ngài. Tôi sẽ tiếp tục truyền lại mọi điều mà tôi đã học hỏi được ở đây cho những người phụ nữ khắp thế giới. Evelyn Christenson Các Chức Vụ Của Evelyn Christenson

Tôi đã thật sự hiểu được rằng tìm kiếm một sự kết ước chân thành là gì, không phải tìm kiếm chính chúng tôi mà là tìm kiếm Đức Chúa Trời. Và khi bạn có được những vị lãnh đạo cùng hiệp nhau thực hiện điều ấy, là lúc chúng ta đã có được niềm hi vọng cho một thay đổi. Đây là một từng trãi lớn nhất trong đời tôi, tôi sẽ không bao giờ giống như trước nữa. Chuck Colson Chủ Tịch Các Chức Vụ Thông Công Nhà Tù Tôi thật sự được khích lệ rằng sẽ có một sự chuyển động lớn trong Thân Thể Của Đấng Christ xảy ra trong nay mai, vì cớ giới lãnh đạo của Hội Thánh đang nhắm đúng mục tiêu. Hiện những vị lãnh đạo và những nhân vật có uy tín đang có mặt tại đây. Tôi tin đó là một dấu hiệu đích thực của niềm hi vọng cho tương lai. Carlton Pearson Higher Dimensions Ministries

Tôi tin chắc rằng những ý kiến này vang vọng lại những sự hưởng ứng chân thành của tất cả những người đã tham dự buổi họp mặt kiêng ăn cầu nguyện.Khi đọc đến nhiều sách trong Kinh Thánh, kể cả các sách tiểu tiên tri và đại tiên tri, chúng ta lại được nhắc nhở rằng nếu chúng ta hiệp lại và vâng lời Chúa với tư cách là một quốc gia hay những cá nhân, thì Ngài sẽ ban phước cho chúng ta. Song nếu chúng ta không vâng lời Ngài, thì Ngài sẽ kỷ luật chúng ta. Đáng buồn thay, chúng ta là một dân tộc đã trái mạng lệnh của Ngài và làm buồn lòng Đức Chúa Trời. Tôi cho rằng điều chủ yếu trong sự sỉ nhục lớn lao đối với Chúa chúng ta và Cha thiên thượng là khi chúng ta đã phản bội Ngài cùng lòng tin cậy của những người đã viết ra Hiến Pháp của nước Mỹ vào năm 1787 bằng cách loại bỏ sự cầu nguyện và lời Chúa khỏi các trường học của mình. Hậu quả là hàng loạt những điều gian ác, phạm tội, vô luân, phá thai, nghiện rượu và tệ nạn ma túy đã ập đến tàn phá xứ sở chúng ta và làm tan nát lòng của Chúa chúng ta. Sự hủy hoại đó của đất Mỹ không mới lạ gì đối với bạn, bởi vì cũng như dân Ysơraen xưa kia, phần lớn những điều dân tộc chúng ta phải nhận lãnh là do họ đã quên Đức Chúa Trời và không vâng giữ các mạng lệnh của Ngài (PhuDnl 8:1-20 và 28:1-68).Đất nước chúng ta đã trở nên giống như thành Sôđôm và Gômôrơ, còn tồi tệ hơn hai thành phố đó nữa, vì chúng ta mang danh là một đất nước hùng mạnh nhất thế giới, mà lại xuất khẩu những văn phẩm dâm ô và đồi bại cho các nước trên thế giới. Không những chúng ta đang hủy hoại chính mình mà còn đang giữ một vai trò chủ yếu trong việc góp phần tiêu diệt nền đạo đức và những giá trị thuộc linh

Page 8: Su phuc hung hau den

còn lại của thế giới.Trong lời mở đầu của buổi nhóm lại, ông Adrian đã chỉ ra vai trò hiệu quả không thể phủ nhận được của nước Mỹ trong việc ảnh hưởng đến thế giới:Tôi tin rằng khi Phương Tây làm, thì thế giới làm theo. Và khi Hoa Kỳ làm được, Phương Tây cũng làm được. Khi Hội Thánh làm được thì Hoa Kỳ cũng làm theo. Và khi những người tin Chúa kiêng ăn cầu nguyện thì Hội Thánh cũng kiêng ăn cầu nguyện.

Vì cớ sự phân hủy về mặt đạo đức và thuộc linh của xứ sở chúng ta, và vì cớ gánh nặng sâu xa trong lòng chúng ta đối với nước Mỹ, chúng ta đã cùng đi đến chỗ tin rằng câu trả lời duy nhất là kiêng ăn và cầu nguyện. Mặc dầu tôi vui mừng để đứng ra tổ chức kỳ nhóm ba ngày, song Chúa đã cho tôi biết rõ rằng đây không phải là một chương trình của tổ chức Chinh Phục Sinh Viên. Chúng ta không có mặt ở đó vì ông Bill Bright đã triệu tập buổi nhóm. Từ khắp nơi trên đất Mỹ, chúng ta đã cùng hiệp lòng với nhiều quốc gia khác nhóm họp lại, là vì nhu cầu cần kíp phải được gặp gỡ Đức Chúa Trời.

“Đã đến lúc phải thôi chỉ trích Hoa Kỳ và những nhà lãnh đạo của chúng ta ” Tiến sĩ Paul Cedar, Chủ Tịch Hội Thánh Truyền Giáo Tự Do của Hoa Kỳ đã nói với chúng ta: “Đã đến lúc phải ngồi lại trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và mỗi người hãy ăn năn, khóc lóc về tội lỗi của chính mình. ”

Buổi chiều đầu tiên, tiếp theo sau thì giờ hát thánh ca, cầu nguyện và một sứ điệp đầy sức lay động của Tiến sĩ Adrian Rogers, tôi hướng dẫn buổi nhóm vào một thì giờ riêng tư để xưng tội và ăn năn. Chúng tôi cầu nguyện xin Đức Thánh Linh hãy chiếu ánh sáng thấu suốt của Ngài vào tấm lòng và tâm trí của chúng tôi, phơi bày ra những sự quá phạm đã nghịch cùng Ngài và cùng nhau. Chúng tôi đích thân liệt kê trên giấy những tội lỗi của mình và xưng nhận lời hứa tha thứ của Chúa đã được chép trong IGi1Ga 1:9. Lòng khao khát của chúng tôi là muốn được trở thành những chiếc bình thanh sạch để chúng tôi có thể cầu thay cho nhau và cầu thay cho xứ sở của mình cách hữu hiệu hơn. Chúng tôi biết rằng tội lỗi trong đời sống của bất cứ người nào ở giữa vòng chúng tôi cũng sẽ làm ngăn trở sự đáp lời cầu xin từ Đức Chúa Trời.Hoa Kỳ là nguồn phương tiện lớn mạnh nhất để cung ứng tài chánh, kỹ thuật, và nhân lực góp phần hoàn thành Đại mạng lịnh Truyền giáo hơn tất cả các quốc gia khác hợp lại. Vì vậy chúng tôi biết mình đang cầu nguyện trong ý muốn của Đức Chúa Trời khi chúng ta kiêng ăn cầu nguyện cho sự phục hưng của Hoa Kỳ.Và chúng tôi đã kiêng ăn cầu nguyện. Chúng tôi đã nài xin Chúa ban cho sự thánh khiết của cá nhân, xin Lời Chúa đầy dẫy tâm trí vì “Nếu lòng tôi có chú về điều ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi. ” (Thi Tv 66:18). Chúng tôi cầu nguyện cho nhau, xin Chúa bảo vệ chúng tôi khỏi điều ác và để chúng tôi hạ mình bước đi trước mặt

Page 9: Su phuc hung hau den

Ngài cách ngay thẳng.Nhiều người tham dự cũng đã xác nhận tính chất đúng lúc của sự kiện này trong đời sống cũng như chức vụ của chính họ. Cũng như Tiến sĩ Mark Rutland, Mục sư Quản Nhiệm của Hội Calvary Assembly Of God tại Công Viên Mùa Đông, tiểu bang Florida, nói rằng nhiều người cần được nghe tiếng Chúa phán về các vấn đề liên quan đến đời sống riêng của họ, về tương lai, về sự kêu gọi và về vận mệnh của họ.”Chúng tôi đã nắm tay nhau và xưng nhận tội thiếu yêu thương trong các hội chúng, trong các giáo phái, trong các tổ chức của mình. Nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy, chúng tôi thấy chính mình ràn rụa nước mắt khi Đức Thánh Linh hành động cách yên lặng trong những tấm lòng của chúng tôi. Mặc dầu không có sự từng trãi gây xúc động lộ ra bên ngoài như tại Lễ Ngũ Tuần, Đức Chúa Trời đã gặp gỡ chúng tôi bằng những cách siêu nhiên, làm thay đổi đời sống chúng tôi. Chúng tôi đã không biết phải trông đợi điều gì, chúng tôi chỉ ở đó, ngửa trông Chúa, cầu xin Ngài hãy làm điều Ngài muốn.Kết quả là chúng tôi kinh nghiệm được sự ngợi khen, sự thờ phượng, sự ăn năn, sự hiệp nhất, sự giải hòa và sự cầu thay. Chúng tôi để thì giờ ca hát, đọc lời Chúa, cầu nguyện và lắng nghe những sứ điệp ngắn về một khía cạnh nào đó của sự phục hưng và của Đại mạng lịnh truyền giáo từ ba mươi diễn giả như Adrian Rogers, Kay Arthur, Lloyd Ogilvie, Pat Robertson, Evelyn Christenson, David Bryant, Paul Cedar, Bill Gothard, Peter Marshall, Jim Henry, Charles Colson, Howard Edington, Nancy Leigh DeMoss, Bishop John Howe, Ney Bailey, Shirley Dobson, Vonette cùng những người khác. Sau khi các vị lãnh đạo tin kính đó phát biểu, chúng tôi đã cầu nguyện chừng mười lăm đến hai mươi phút để hưởng ứng các sứ điệp của họ. Hết thảy các sứ điệp đều liên quan đến việc kêu cầu Chúa cho sự thiếu tỉnh thức tại Hoa Kỳ và cho sự hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo.Những người tham dự đã ký vào tờ cầu nguyện dành cho các viên chức đứng đầu chánh phủ của chúng tôi tại Washington D.C dưới đây. Khẳng định cam kết của chúng tôi để cầu nguyện cho những người có thẩm quyền trên chúng tôi:Bản Cam Kết Dành cho:Ông William J. Clinton, Tổng Thống Hoa KỳÔng Albert Gore, Jr, Phó Tổng Thống Hoa KỳÔng Newt Gingrich, Chủ Tọa Hạ Viện Hoa KỳÔng William H. Rehnquist Chánh án tòa tối caoÔng Robert C. Dole, Chánh Chủ Tịch Thượng ViệnÔng Tom Daschle Phó Chủ Tịch Thượng ViệnÔng Richard A, Ghephardt Phó Chủ Tịch Hạ Viện Hoa KỳTướng John M. Shalikhshvili, Chủ Tịch, Quyền Tổng Tham MưuCùng những người phụ tá, ban tham mưu, và tất cả những người chịu trách nhiệm

Page 10: Su phuc hung hau den

với quí vị trong dây chuyền trách nhiệm và thẩm quyền của quí vị.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là những Cơ Đốc Nhân vừa hoàn thành kỳ kiêng ăn cầu nguyện ba ngày cho đất nước chúng ta (tại Orlando, tiểu bang Florida, từ ngày 5-7/12 ), kết quả là thật sự thừa nhận vị trí thẩm quyền và trách nhiệm quan trọng mà quí vị đang nắm giữ trong việc điều hành nước Mỹ cũng như trong việc gây ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Khi nhóm lại trong danh Chúa Cứu Thế Jêsus Christ chúng ta, chúng tôi đã kiên quyết tái khẳng định sự cam kết của chúng tôi đối với lời khuyên nhủ của Thánh Kinh rằng “hãy cầu nguyện cho các bậc cầm quyền. ” (IITi 2Tm 2:1-4)Chúng tôi muốn được thông báo riêng cho quí vị sự cam kết vững chắc của chúng tôi để: 1. Cầu nguyện đều đặn cho quí vị cũng như cho những người quí vị đang lãnh đạo và có ảnh hưởng, khi quí vị thi hành nhiệm vụ hệ trọng trong nước Mỹ. 2. Cầu nguyện để Chúa ban cho quí vị sự khôn ngoan của Ngài trong khi quí vị lập những quyết định hàng ngày có ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người tại Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. 3. Cầu nguyện đều đặn cho sự an ổn và tình trạng sức khỏe của quí vị cũng như của mỗi thành viên trong gia đình của quí vị. 4. Tôn trọng và ủng hộ chức vụ quan trọng mà quí vị đang nắm giữ trong việc điều hành dân tộc chúng ta. 5. Khích lệ những người khác, là những người chúng tôi tiếp xúc gặp gỡ, để họ cùng chúng tôi cầu nguyện đều đặn cho quí vị cùng gia quyến. 6. Cầu nguyện cho sự khôi phục và sự phục hưng về tâm linh tại Hoa Kỳ cũng như khắp nơi trên thế giới.

Chủ đề của kỳ nhóm kiêng ăn cầu nguyện là IISu 2Sb 7:14 “Nhược bằng dân sự ta, là dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và trở lại, bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ”. Khi chúng tôi đã kiêng ăn cầu nguyện từ buổi chiều tối ngày 5 cho đến chiều ngày 7, nhiều người tham dự nói rằng họ đã được phước về thuộc thể lẫn thuộc linh nhờ kinh nghiệm ấy.“Tôi biết rằng bất cứ mức độ thành công nào mình đã có được trong những năm sống trên hành tinh này đều là nhờ kiêng ăn và cầu nguyện.” Ông Carlton Pearson, Mục Sư của Trung Tâm Higher Dimensions Evangeliistic ở Tulsa, tiểu bang Oklahoma, đã nói như vầy, “Tôi không cho rằng một Hội thánh có thể tồn tại được trong một xã hội bị ảnh hưởng độc hại của Satan như hiện nay mà vẫn giữ được sự tỉnh thức và được trang bị thích đáng nếu không có sự kiêng ăn và cầu nguyện.”Kay Arthur thuộc tổ chức Precepts Ministries cũng đã nhấn mạnh đến động cơ của tấm lòng nằm đàng sau nguyên tắc này: “Kiêng ăn cho thấy tính nghiêm trọng của sự kết ước của chúng ta. Khi bước vào sự kiêng ăn, chúng ta muốn nói rằng “Lạy

Page 11: Su phuc hung hau den

Chúa, Ngài hãy hành động. Ngài phải thực hiện công việc này.”Tuy nhiên, kiêng ăn chỉ là một khám phá mới đối với Cơ Đốc nhân hạng trung bình. Rõ ràng Chúa đã ghi sâu trong tôi suốt kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày rằng Ngài sắp sửa ban một sự thức tỉnh tâm linh lớn lao cho nước Mỹ. Song Ngài cũng cho tôi biết rõ rằng trước cuộc phục hưng phải là một thời gian có sự chuẩn bị về thuộc linh qua sự ăn năn, với sự nhấn mạnh đặc biệt về sự kiêng ăn cầu nguyện. Tôi biết rằng không có cách nào để hạ mình trong sự ăn năn tốt hơn là kiêng ăn.Đức Chúa Trời đã dẫn dắt tôi cầu nguyện để ít nhất sẽ có hai triệu người ở miền Bắc nước Mỹ bằng lòng kiêng ăn cầu nguyện trong vòng bốn mươi ngày cho một sự thức tỉnh tại Hoa Kỳ và cho việc hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo.Tôi nghi ngờ không biết chúng tôi có hiểu được đầy đủ về qui mô rộng lớn của kết quả sau cuộc nhóm họp kiêng ăn cầu nguyện tại Orlando chăng. Chúng tôi không biết điều Chúa định cho Hội Thánh Ngài và cho nước Mỹ. Nhưng chúng tôi có mọi lý lẽ để tin rằng kế hoạch của Ngài dành cho nước Mỹ sẽ bao gồm cả cuộc phục hưng mạnh mẽ từ trên trời. Điều đó đã được vang vọng lại bởi tất cả những người có mặt ở buổi nhóm. Ông Chuck Colson, Chủ tịch các chức vụ thông công nhà tù đã kết luận, “Nước Mỹ đang thức dậy. Đây là thời điểm dành cho Hội Thánh.”Tôi mong muốn một cách cẩn trọng rằng bạn sẽ không hiểu lầm về tôi khi bạn đọc sách này. Kiêng ăn không làm cho một người được thuộc vào nhóm người tinh túy về mặt thuộc linh. Không phải người ta phải kiêng ăn để được Đức Chúa Trời sử dụng. Mọi người cùng gia nhập với chúng tôi trong kỳ kiêng ăn cầu nguyện vừa qua đều là những người đã và đang có các chức vụ hầu việc thành công. Nhưng có một điều chắc chắn trong tâm trí đã được rút ra từ Kinh Thánh, từ lịch sử và từ kinh nghiệm, đó là những ai kiêng ăn với động cơ trong sạch sẽ được kéo lại gần hơn với tấm lòng cao cả của Đức Chúa Trời và kinh nghiệm một giá trị của đời sống trong Đức Thánh Linh, là điều không thể tách rời với sự kiêng ăn. Tôi muốn thận trọng để sao cho tôi không phải nói như người đánh chiếc trống kiêng ăn. Tôi cam kết với công tác truyền giáo và môn đệ hóa. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu đông đảo các Cơ Đốc nhân kiêng ăn và cầu nguyện thì sẽ tạo nên sự thuận tiện vô cùng và đẩy nhanh tốc độ đạt đến cả ba nhiệm vụ trên.Tôi thường cố gắng đánh giá mọi công việc mình làm mỗi ngày trong ánh sáng của Đại mạng lịnh truyền giáo. Qua nhiều năm, bởi ân điển Đức Chúa Trời đã ban năng lực cho những người cộng tác với tôi cũng như tôi đã góp phần huấn luyện cho hàng triệu Cơ Đốc nhân trong công tác môn đệ hóa và truyền giáo tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi cùng hợp tác để góp phần trình bày Tin lành cho hơn một tỉ rưỡi người và đưa được hàng chục triệu người đến với Chúa Cứu Thế, vì cớ đó chúng tôi thường dâng lên Chúa mọi vinh hiển và sự ngợi khen. Tuy nhiên, tôi thật lòng tin rằng việc nhấn mạnh nhiều hơn nữa đến nguyên tắc kiêng ăn cầu nguyện này sẽ giúp cho hết thảy chúng ta càng kết quả nhiều hơn cho Chúa hơn bao giờ hết. Và sẽ có thêm hàng triệu người nữa bước vào nước Ngài và được

Page 12: Su phuc hung hau den

thu hút để hầu việc Ngài hơn là khi chúng ta không kiêng ăn.Tôi mời bạn hãy cùng tham gia với tôi trong sự cầu nguyện để Chúa sẽ tiếp tục dùng kỳ kiêng ăn cầu nguyện này như một tia lửa làm bùng cháy Thân Thể Của Đấng Christ trong giai đoạn khẩn cấp và khủng hoảng nhất trong lịch sử này, vì cớ xứ sở yêu dấu của chúng ta và vì cớ Hội Thánh của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta trên khắp thế giới.Trước năm 2000, Hoa kỳ và phần lớn thế giới sẽ kinh nghiệm một sự thức tỉnh lớn lao về mặt thuộc linh. Sự thăm viếng thiêng liêng này của Đức Thánh Linh từ thiên đàng sẽ nhen lên một mùa gặt thuộc linh lớn nhất trong lịch sử Hội Thánh. Nhưng trước khi Đức Chúa Trời hiện đến với sức mạnh của sự phục hưng, Đức Thánh Linh sẽ kêu gọi hàng triệu người trong vòng dân sự của Đức Chúa Trời ăn năn, kiêng ăn và cầu nguyện theo tinh thần của Kinh Thánh trong IISu 2Sb 7:14.Nhược bằng dân sự Ta, là dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ. Cơ hội được nhìn thấy cuộc phục hưng này tùy thuộc vào cách hưởng ứng lời kêu gọi này của các Cơ Đốc nhân tại Hoa Kỳ cũng như Cơ Đốc nhân trên khắp thế giới.Đức Thánh Linh đã ban cho tôi sự bảo đảm này suốt trong kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày. Tôi đã để năm mươi năm nghiên cứu Lời Chúa và lắng nghe tiếng phán của Ngài, và sứ điệp của Ngài đã quá rõ ràng, không còn có thể rõ ràng hơn nữa.

Hoa Kỳ Ở Dưới Sự Vây Hãm

Suốt nhiều tháng, tôi đã từng trãi một sự nhận biết ngày càng gia tăng về tình trạng suy đồi đạo đức lẫn thuộc linh của đất nước chúng ta. Tôi cảm thấy gánh nặng quá sâu xa về những giá trị đạo đức bị phân hủy nhanh chóng của dân tộc chúng ta, và tôi bị thu hút bởi một sự cảm biết không ngừng gia tăng về tình trạng cấp bách để kêu cầu Chúa ban cho một cuộc phục hưng cho xứ sở yêu dấu của chúng ta.Tôi có một sự xác quyết lớn mạnh tin chắc rằng Chúa muốn tôi kiêng ăn và cầu nguyện trong bốn mươi ngày cho vấn đề phục hưng tại Hoa Kỳ và việc hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo nhằm vâng theo mạng lệnh của Chúa chúng ta.Từ khi trở thành một Cơ Đốc nhân vào năm 1944, tôi vẫn thường có nhiều dịp kiêng ăn. Nhưng tôi chưa bao giờ được Chúa hướng dẫn, dù chỉ để cân nhắc đến việc kiêng ăn trong thời gian bốn mươi ngày. Lượng thời gian đó thường được xem như là sự kêu gọi chỉ dành cho Môise, Êli, Chúa Jêsus, và một số các vị thánh đếm trên đầu ngón tay trong lịch sử Hội Thánh. Các kỳ kiêng ăn của tôi thường kéo dài trong một ngày hoặc một tuần. Một lần nọ, tôi đã dành bốn tuần kết hợp giữa chế độ ăn kiêng nhằm giảm trọng lượng với sự kiêng ăn về mặt thuộc linh, song tôi đã

Page 13: Su phuc hung hau den

chẳng đạt được điều gì giống với một kỳ kiêng ăn trọn vẹn trong bốn mươi ngày này.Thoạt tiên, tôi đặt câu hỏi với Chúa về sự kêu gọi đó, bốn mươi ngày là một thời gian dài để vượt qua nếu không có thức ăn đặc. Hơn nữa, ý tưởng ấy không gợi lên cho tôi thấy rằng đó sẽ là một kinh nghiệm thỏa lòng nhất trong đời tôi. Nhưng mỗi ngày trôi qua, sự kêu gọi của Ngài ngày càng rõ rệt hơn và mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, tôi đã bị thuyết phục. Tôi phải thử kiêng ăn trong bốn mươi ngày. Tôi đã không chắc là mình sẽ thành công. Đó là một cuộc phiêu lưu mới mẻ đối với tôi.Tôi xem xét lịch công việc của mình. Thành thật mà nói, thời khóa biểu của tôi như thế thì thật khó tìm ra bốn ngày chứ đừng nói bốn mươi ngày không bị bận rộn với nhiều cuộc gặp gỡ. Vì vậy, tôi đã hủy bỏ một số những cuộc hẹn và cắt giảm các sinh hoạt khác ở nơi nào có thể cắt giảm được. Tôi biết Chúa đang kêu gọi tôi làm công việc này, và Ngài hẳn sẽ không kêu gọi như thế mà không có mục đích. Vì cớ đó, tôi đã bước vào kỳ kiêng ăn với niềm phấn khích và sự trông đợi dâng cao trong tấm lòng.Vì sao phải thực hiện kỳ kiêng ăn lâu như vậy? Tôi tin rằng đó là một sự kêu gọi tối thượng của Chúa bởi tầm cỡ tội lỗi rộng lớn của nước Mỹ cũng như tội lỗi của Hội Thánh. Chúa đã tỏ rõ điều đó trong lòng tôi cũng như nhu cầu to lớn để góp phần làm tăng tốc độ công cuộc hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo trong thế hệ này.Sự Sa Sút Đến Chỗ Suy Đồi Nước Mỹ đang ở dưới sự vây hãm. Hàng chục triệu người dân Hoa Kỳ dường như đang bị lưới bẫy bởi một hệ thống tư tưởng độc hại. Chúng ta đang nhìn thấy những bằng chứng ấy hiện diện ở khắp mọi nơi.Tội phạm, phá thai, li dị, bạo động, tự tử, tệ nạn ma túy, nghiện rượu, thiếu niên mang thai, sự dâm dật, văn hóa phẩm khiêu dâm, quan hệ tình dục bừa bãi, ngoại tình, xu hướng kê gian lan tràn (giao hợp qua đường hậu môn giữa đàn ông với đàn ông).Làn sóng phát thanh đã đưa tình dục bẩn thỉu vào phòng khách. Bao cao su được phân phát cho các con em chúng ta trong các trường công. Những người đồng tính luyến ái gần như trần truồng diễu hành ngoài các đường phố của thủ đô đất nước chúng ta, họ đòi được chấp nhận và đòi những quyền lợi đặc biệt như một tộc người thiểu số.Nước Mỹ đang giết chết hàng chục triệu hài nhi của họ còn nằm trong tử cung và đang bắt giữ những người chấm dứt đổ máu bằng đường lối ôn hòa.Các viên chức chính phủ đấu tranh quyết liệt để loại bỏ Đức Chúa Trời khỏi các trường học của chúng ta. Thậm chí người ta còn không được treo các bảng Mười điều răn trên tường của các lớp học.Các thế lực có quyền hành bên trong đất nước chúng ta còn muốn làm cho việc nhắc đến danh Chúa Jêsus, việc mang theo Kinh Thánh, việc trưng bày các tranh

Page 14: Su phuc hung hau den

ảnh về niềm tin tôn giáo, việc mang các biểu tượng Cơ Đốc trong các trường học và nơi làm việc trở thành một điều bất hợp pháp. Họ lý luận rằng làm như vậy chỉ tạo ra một “môi trường luôn bị khuấy rối rất khó chịu”Với tư cách là một quốc gia, chúng ta đã chi tiêu ba ngàn tỉ mỹ kim vào khoản nợ quốc gia. Số nợ vẫn đang leo thang với tốc độ báo động, đe dọa xứ sở chúng ta sẽ bị phá sản trong vài năm tới.Trong nhiều trường hợp, nhà nước và các chính quyền địa phương bị tố cáo là đã móc nối với bọn tội phạm có tổ chức bằng cách hợp pháp hóa các cơ quan xổ số và khu bài bạc. Họ đang gia nhập hàng ngũ của những tay chủ cờ bạc lớn nhất trên thế giới.Tính ích kỷ đã trở thành dấu hiệu tiêu chuẩn của người dân. Người dân Mỹ ngày càng trở nên đa nghi và thiếu đi lòng thương cảm. Thái độ của họ đối với những dân tộc thiểu số, các dân di trú và người nghèo nay đã cứng rắn, chai sạn.Sự sa sút đến chỗ suy đồi quá rõ đó có thể được truy nguyên từ cái ngày mà chủ nghĩa nhân văn thế tục bắt đầu nắm quyền kiểm soát đất nước chúng ta. Mức độ tội lỗi của nước Mỹ thật đáng kinh ngạc, ngang bằng với Lamã cổ xưa, là một dân tộc mà tình trạng băng hoại đạo đức của chính họ đã dẫn đến sự tự hủy diệt.Hội Thánh Đang Ngủ Mê Còn Hội Thánh thì đang ở đâu? Phần lớn ở các nơi, Hội thánh đang ngủ. Bị nhiễm độc bởi những sự mê tham cùng chủ nghĩa vật chất của thế giới, Hội Thánh hiểu biết rất ít ỏi về nguyên tắc thuộc linh cũng như việc sống đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh. Hội Thánh đang tự mãn và trong trạng thái dễ chịu nghĩ rằng mình đang có đủ mọi sự và không thiếu thốn gì cả.Bức tranh dưới đây là hình ảnh phản chiếu của các Hội Thánh tại Êphêsô và Laođixê được mô tả trong KhKh 2:1-7; 3:14-21, Chúa đã phán cùng họ những lời nghiêm túc này:“Nhưng điều Ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình, bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì Ta sẽ cất chơn đèn của ngươi khỏi chỗ nó. ”(2:4, 5)“Ta biết công việc của ngươi, ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng Ta. ”“Vả ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa, song ngươi không biết rằng mình khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lỏa lồ. ”(3:15-17)Những hình ảnh ấy về nước Mỹ và Hội thánh chỉ mới là một vài bức ảnh báo động về thực trạng của đất nước chúng ta. Khi tôi lật lại những trang sưu tập về lịch sử quốc gia, tôi không thể nào tránh khỏi một cảm giác xấu hổ đau nhói. Đất nước hùng mạnh và từng được Chúa ban phước nay đã từ bỏ một nền tảng vững chắc từng là nền tảng của những nguyên tắc Thánh Kinh của họ. Phần lớn Hội Thánh

Page 15: Su phuc hung hau den

bất lực về phương diện thuộc linh, nghĩa là né tránh một bước đi sống còn, riêng tư theo chân Chúa, và bị rơi vào khuynh hướng sùng bái sự thoải mái. Hầu hết các Hội thánh không còn được kể vào hàng ngũ Hội Thánh có quyền năng. Hầu như Hội Thánh đã đánh mất sự tôn trọng của dân chúng, và thường là mục tiêu của sự chế giễu. Đáng buồn thay, Hội thánh lại đứng ở vị trí sau cùng mỗi khi quốc gia chúng ta có thể tìm đến để được giúp đỡ.Một Lời Cảnh Cáo Chắc chắn dân tộc chúng ta cần một sự thăm viếng từ Đức Chúa Trời cao cả của mình trên trời. Chúng ta cũng cần một lễ Ngũ Tuần nữa! Nhiều vị lãnh đạo Cơ Đốc khắp đất nước đang cảnh cáo rằng nếu nước Mỹ không bỏ những đường lối xấu xa của mình, họ sẽ tự hủy diệt mình. Tôi tin rằng nước Mỹ đang ở dưới sự đoán phạt. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời không phải đang đến mà đã đến rồi. Đó là lý do vì sao những lượn sóng lớn của tội ác đang tự do tràn ngập xứ sở chúng ta.Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời cảnh cáo rằng Ngài sẽ kỷ luật dân sự Ngài và dẫn sự đoán phạt đến nếu họ cứ tiếp tục không vâng lời:“Nếu các ngươi quên Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi mà theo đường gian ác, thì ngày nay ta cáo quyết rằng: Các ngươi sẽ bị diệt mất! ...như những dân tộc kia mà Đức Giêhôva đã tuyệt diệt trước mặt các ngươi. ” 8:19-20)“Bởi cớ ấy, mọi người tin kính Chúa Hãy xưng tội với Ngài khi còn cơ hội Để khi sự đoán phạt đến, sẽ không bị liên lụy ((Thi Tv 32:6) BDY Một Lời Quả Quyết Khi tôi bắt đầu kiêng ăn, tôi vẫn không tin chắc là mình có thể tiếp tục suốt bốn mươi ngày. Nhưng lòng tin cậy của tôi cứ đặt nơi Chúa là Đấng giúp đỡ tôi. Mỗi ngày, sự hiện diện của Ngài đã khích lệ tôi tiếp tục. Tôi đã sốt sắng hạ mình và tìm kiếm mặt Chúa thay cho nước Mỹ. Đức Thánh Linh cũng tỏ cho tôi biết rõ hãy cầu nguyện cho những dự án chính của Chiến Dịch Sinh Viên, bao gồm việc đẩy mạnh mục tiêu Đời Sống Mới Năm 2000 của chúng ta để góp phần hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo, để trình bày Tin Lành cho mỗi một trẻ em và người lớn trên đất này, và để đưa được một tỉ người đến với Chúa Cứu Thế từ nay cho đến cuối năm 2000.Càng kiêng ăn lâu, tôi lại càng cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh làm tươi mới hồn và linh tôi hơn bao giờ hết. Những lẽ thật của Kinh Thánh bắt lấy tôi từ trên những trang giấy ghi lời Chúa. Đức tin của tôi bay vút lên cao khi tôi kêu khóc với Chúa và vui mừng trong sự hiện diện của Ngài.Một buổi sáng sớm sau ba tuần kiêng ăn, tôi đã nhận được lời quả quyết từ nơi Chúa rằng Ngài sẽ thăm viếng nước Mỹ trong quyền năng của sự biến cải, của sự phục hưng. Tôi thấy mình chiến thắng trong nước mắt và lòng biết ơn Ngài. Có những người nói rằng ngoài Lời Chúa đã được viết ra, Đức Chúa Trời không phán

Page 16: Su phuc hung hau den

gì với bạn cả. Tất nhiên, Lời Chúa là phương tiện chính mà qua đó Ngài phán với chúng ta. Nhưng Ngài cũng phán qua Thánh Linh Ngài ở trong chúng ta (GiGa 14:26; 16:13). Những sự tỏ bày thiêng liêng của Ngài luôn luôn nhất quán với lời Thánh là lời đã được hà hơi của Ngài. Ngài không bao giờ phán với tôi lời rõ mồn một, tai nghe được, và tôi cũng không được ban cho ơn nói tiên tri. Nhưng buổi sáng hôm đó, sứ điệp Ngài dành cho tôi rõ ràng không thể lầm lẫn được.Nôn nóng muốn chia xẻ sự vui mừng của mình với vợ tôi là Vonette, tôi đứng lên khỏi chỗ quỳ gối và bước vào phòng ngủ của chúng tôi. Tôi đánh thức Vonette và nói cho nhà tôi biết điều Thánh Linh đã phán với lòng tôi.“Hoa Kỳ và phần lớn thế giới, vào cuối năm 2000 sẽ trãi qua một cuộc thức tỉnh thuộc linh lớn lao! ” Tôi kêu lớn lên “Và cuộc phục hưng này sẽ dẫn đến một mùa gặt thuộc linh lớn nhất trong lịch sử Hội Thánh. ”

Vonette được cảm động rõ rệt. Chúng tôi cùng quì gối và cùng khóc vì vui mừng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa cao cả của mình, là Chúa và là Chúa Cứu Thế Jêsus Christ, vì cả hai chúng tôi đều biết rõ rằng Ngài đã phán. Bây giờ chúng tôi đã biết chắc chắn rằng sự phục hưng sẽ đến, và rằng Chúa chúng tôi vẫn chưa xây mặt khỏi nước Mỹ trong sự đoán phạt của Ngài đối cùng chúng tôi vì cớ tội trọng của các cá nhân của quốc gia chúng tôi.Rõ ràng là đông đảo những Cơ Đốc nhân có lòng quan tâm cũng đang cầu nguyện cho sự phục hưng. Hẳn thật là tự phụ, thậm chí còn ngạo mạn nữa, nếu kết luận rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phục hưng là vì cớ lời cầu nguyện của chỉ một mình tôi. Niềm mong ước của tôi trong quyển sách này hoàn toàn chỉ vì muốn chia xẻ điều Chúa đã phán với tôi mà thôi.Mỗi một ngày, những lời bảo đảm của Ngài lại càng mạnh mẽ hơn, khẳng định sự bày tỏ ban đầu rằng hết thảy những điều tôi vẫn đang cầu xin đều sẽ được làm thành. Khi tôi tiếp tục trông đợi Chúa, tôi đã kinh nghiệm được niềm vui của Chúa mà trước đây chưa hề có.Không lâu trước khi tôi đạt đến ngày thứ bốn mươi của kỳ kiêng ăn, thì Thánh Linh đã phán với tôi bằng một âm điệu khác. Bây giờ, dường như Chúa đang phán rằng lời hứa của Ngài về sự phục hưng là lời hứa có điều kiện.Tôi đã trãi qua năm mươi năm học tập Lời Chúa và lắng nghe tiếng Ngài, không còn gì có thể rõ ràng hơn sứ điệp của Ngài trong ngày hôm ấy.

Lời Kêu Gọi Của Chúa Dành Cho Nước Mỹ

Khi tôi quỳ trước mặt Chúa tại phòng khách bên chiếc ghế mình ưa thích, tôi tỉnh người ra vì cớ những điều kiện mà Đức Thánh Linh đã đặt vào lời hứa ban phục hưng của Ngài. Dường như những điều kiện đó phù hợp với tinh thần của IISu 2Sb 7:14

Page 17: Su phuc hung hau den

“Nhược bằng dân sự Ta, là dân gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và trở lại, bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó và chữa lành xứ sở chúng nó. ”Với lời thật mạnh mẽ của khúc Kinh Thánh trên nằm trong tâm trí, tôi cảm biết Đức Thánh Linh đang phán với tôi rằng hàng triệu người tin Chúa phải hết lòng tìm kiếm Chúa trong sự kiêng ăn và cầu nguyện trước khi Ngài sẽ can thiệp vào để cứu nước Mỹ. Tôi được Thánh Linh tỏ cho biết phải cầu nguyện để có hai triệu Cơ Đốc nhân bằng lòng hạ mình qua việc tìm kiếm Đức Chúa Trời trong bốn mươi ngày kiêng ăn.Một lần nữa, tôi đã được thuyết phục cách thích đáng để hiểu rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi một mức độ tìm kiếm Ngài rộng lớn như vậy là vì cớ tình trạng thuộc linh nghiêm trọng của xứ sở chúng ta.Nhưng rồi tôi lại băn khoăn: Làm thế nào cho có được hàng triệu người chịu kiêng ăn cầu nguyện? Làm thế nào bạn có thể thuyết phục họ làm điều đó, có thể chỉ một hay hai ngày là nhiều lắm, khi toàn thể Hội Thánh đã bỏ mất nguyên tắc kiêng ăn?Tìm Kiếm Sự Chỉ Dẫn Nhiều tuần lễ trước khi bắt đầu kỳ kiêng ăn của mình, tôi đã tìm tòi thông tin từ các bác sĩ y khoa cùng những vị lãnh đạo Cơ Đốc để chuẩn bị chính mình. Sự tìm tòi của tôi đã chẳng có kết quả gì cả. Tôi chỉ tìm được có hai người đã từng kiêng ăn bốn mươi ngày, một vị ở tại Triều Tiên, giám đốc quốc gia thuộc tổ chức của chúng tôi và là người bạn yêu mến tức Tiến sĩ Joon Gon Kim; và Tiến sĩ Cesar Ruibal tại Colombia, một nhà truyền giáo nổi tiếng thế giới với những bài nghiên cứu về sức khỏe sau khi tốt nghiệp đại học.Khi không tìm được một tài liệu gì về cách tiến hành một kỳ kiêng ăn kéo dài như vậy, tôi bèn tìm đến sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vì không biết phải làm gì khác. Tôi đã nói, “Lạy Chúa, con biết Ngài kêu gọi con vào kỳ kiêng ăn suốt bốn mươi ngày, nhưng con không tìm được những sự giúp đỡ mà con cần. Con không muốn làm bất cứ điều gì dại dột. Con không muốn hủy hoại thân thể mình vì đó là đền thờ của Ngài. Xin Ngài hãy giúp con.”Trong khi tôi đang tìm kiếm sự chỉ dẫn của Ngài thì một điều phi thường đã xảy ra. Tôi nhận biết rõ ràng có một tiếng khóc nức nở trong tâm linh mình, thật kinh ngạc, tôi biết rõ là Chúa chúng ta đang khóc. Thoạt đầu tôi hoảng hốt. Và mặc dầu không hiểu vì sao Ngài khóc, tôi cũng đã bắt đầu nức nở.Đoạn tôi nghe Ngài phán rằng, “Dân sự Ta đã quên một trong những nguyên tắc quan trọng của đời sống Cơ Đốc, đó là bí quyết chủ yếu để được phục hưng” Và tôi biết Ngài muốn nói đến sự kiêng ăn cầu nguyện.Chúng ta có thể cầu nguyện, làm chứng, đọc Lời Chúa cách chuyên cần, tham gia nhóm lại với Hội Thánh, năng động cho Chúa, và sốt sắng làm các công việc để tôn kính Chúa, tất cả những điều ấy đều đáng khen. Nhưng bí quyết mấu chốt để thỏa đáp điều kiện của IISu 2Sb 7:14 mà Đức Thánh Linh đang phán, đó là kiêng

Page 18: Su phuc hung hau den

ăn. Chắc chắn chúng ta không thể kiêng ăn và cầu nguyện trong một thời gian dài mà không hạ mình và từ bỏ những đường lối xấu xa của mình.Bây giờ để trả lời cho câu hỏi của tôi về việc làm thế nào để thuyết phục hàng triệu người kiêng ăn. Tôi cảm thấy Đức Thánh Linh đang phán với tôi rằng đó là trách nhiệm của Ngài, không phải của tôi, rằng Ngài sẽ kéo người ta đến sự ăn năn, kiêng ăn và cầu nguyện. Và điều còn lạ lùng hơn việc Ngài sẽ dẫn dắt hai triệu người kiêng ăn trong bốn mươi ngày, đó là Ngài sẽ ban cho họ lòng khao khát và năng lực để làm điều đó. Trách nhiệm của tôi là phải yêu Ngài bằng cả tấm lòng, hết linh hồn, hết trí khôn để cầu nguyện, để chia xẻ các kinh nghiệm kiêng ăn của chính mình, tin cậy các lời hứa và vâng theo các mạng lệnh của Ngài, rồi Ngài sẽ thực hiện phần còn lại.Tôi đã từng băn khoăn tự hỏi không biết mình có nghe đúng Ngài phán như vậy chăng. Song đến bấy giờ, khi gần kết thúc kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày, tôi tin chắc rằng nếu như tôi mà còn có thể kiêng ăn bốn mươi ngày được, thì bất cứ người nào đói khát sự công bình cũng sẽ làm được điều đó một cách thành công. Tôi biết mình không giới thiệu một phù hiệu mới trong lãnh vực thuộc linh mà là một sự bùng cháy mới của Thánh Linh.Tâm trí tôi quay cuồng với sự nhận biết rằng chính mình Chúa sẽ cảm động dân sự Ngài kiêng ăn. Tôi đã bắt đầu hiểu rằng cuộc phục hưng nầy sẽ thực sự là quyền hành động tối thượng của Đức Chúa Trời, rằng Ngài vẫn còn nặng lòng với Hoa Kỳ. Ngài vẫn có những chương trình cho xứ sở thân yêu của chúng ta. Tấm lòng của tôi gần như bùng cháy với lòng cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời. Nước mắt dâng tràn, tôi biết rõ rằng tôi phải làm tất cả những gì mình có thể làm để loan tin nầy cho giới Cơ Đốc.Sau đó, Chúa đã cho tôi biết phải truyền ra tin tức nầy như thế nào.Kêu Gọi Một Kỳ Kiêng Ăn Vào ngày thứ hai mươi chín của cuộc kiêng ăn, khi tôi đang đọc IISử Ký từ đoạn 28 đến đoạn 30, tôi được nhắc nhở về sự suy sụp thuộc linh của Giu đa do hậu quả cai trị gian ác của vua Acha. Như bạn còn nhớ, ông đã niêm cửa đền thờ để không ai có thể thờ phượng Chúa ở đó nữa. Ông dựng bàn thờ cho các thần ngoại giáo ở mọi góc thành Giêrusalem và mỗi thành thuộc Giuđa. Thật là một thời kỳ khủng khiếp cho Giuđa, là nơi mà từ đó, sư tử của chi phái nầy, là Chúa chúng ta, Đấng Mêsia đã được hứa ban và cuối cùng sẽ đến.Acha đã chọc giận Chúa đến nỗi Ngài đã phó người cho vua Syri. Quân đội Syri đã đánh bại Acha, bắt một số lớn dân sự người làm phu tù dẫn về Đamách (28:5, 6) Vua Ysơraen cũng đã tấn công người, giết hơn 120.000 binh lính Giuđa và bắt đi 200.000 bà vợ, con trai, con gái.Khi vua Acha chết, ông không được tôn kính. Ông được người ta chôn trong thành Giêrusalem, song không để người nơi lăng tẩm của các vua Ysơraen. Con trai ông, là Êxêchiên đã được thoát khỏi tay cha để không bị bắt làm của lễ thiêu, lên ngôi

Page 19: Su phuc hung hau den

năm hai mươi tuổi.Trong tháng thứ nhất đời người trị vì, vua Êxêchiên đã cho mở lại cửa đền thờ và quét dọn. Đoạn người sai gởi thơ khắp Giuđa và Ysơraen, kêu gọi hết thảy những người thờ phượng Đức Chúa Trời thật lòng cùng nhau hiệp lại tại Giêrusalem để giữ Lễ Vượt Qua hàng năm Vua Êxêchiên nói cùng dân sự như vầy:Vì các tổ phụ chúng ta đã phạm tội, làm điều ác trước mặt Đức Giêhôva Đức Chúa Trời chúng ta, lìa bỏ Ngài,. ..Vì vậy cơn thạnh nộ của Đức Giêhôva giáng trên Giu đa và Giêrusalem, và Ngài phó chúng vào sự khổ sở, sự bại hoại và sự chê bai, y như các ngươi đã thấy tận mắt mình. Nầy vì cớ ấy mà các tổ phụ ta bị gươm ngã chết, các con trai, con gái và vợ ta, phải bị bắt dẫn đi làm phu tù. Bây giờ ta có ý lập giao ước cùng Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraen, để cơn thạnh nộ Ngài lìa khỏi chúng ta. (29:6-10)Và ông đã thuyết phục họ:Hỡi con cháu Ysơraen, hãy trở lại cùng Giêhôva Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác và của Ysơraen, hầu cho Ngài trở lại cùng những kẻ còn sót lại trong các ngươi mà được thoát khỏi tay các vua Asiry. Chớ nên giống như tổ phụ và anh em các ngươi đã phạm tội cùng Giêhôva Đức Chúa Trời của tổ phụ họ, đến nỗi Ngài phó chúng nó vào sự hư bại như các ngươi đã thấy. Bây giờ chớ cứng cổ như tổ phụ các ngươi, hãy giơ tay mình ra cho Đức Giêhôva, vào trong nơi thánh mà Ngài đã biệt riêng ra thánh đời đời và hầu việc Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi để cơn giận phừng của Ngài xây khỏi các ngươi. Vì nếu các ngươi trở lại cùng Đức Giêhôva, thì anh em và con cái của các ngươi sẽ được ơn trước mặt những kẻ bắt họ làm phu tù, và họ sẽ được trở về cùng xứ nầy. Bởi Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi có lòng nhân từ và hay thương xót, sẽ không xây mặt khỏi các ngươi nếu các ngươi trở lại cùng Ngài (30:6-9)Những kết quả tuyệt vời của kỳ lễ Vượt Qua của họ cũng đã được ký thuật:Cả hội chúng Giuđa với những thầy tế lễ, người Lêvi, và hội chúng đến từ Ysơraen, cùng những người ngoại bang, kẻ thì kiều ngụ trong xứ Ysơraen, người thì kiều ngụ trong xứ Giuđa, thảy đều vui mừng. Ấy vậy, ở Giêrusalem có sự vui mừng cả thể, vì từ đời Salomon, con trai Đavít, vua Ysơraen, tại thành Giêrusalem chẳng có sự gì như vậy. Đoạn, những thầy tế lễ và người Lêvi đứng dậy chúc phước cho dân sự, tiếng của chúng được nhậm, lời cầu nguyện chúng thấu đến nơi ngự thánh của Đức Giêhôva trên các từng trời. 30:25-27)Trong ngày đó, ân huệ của Đức Chúa Trời đã trở lại. Ngài đã làm cho vua và dân sự được thạnh vượng. Nhưng có điều đặc biệt đã làm tôi chú ý, Êxêchiên đã viết các bức thư mời dân chúng đến Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua.Trong cuốn sách Experiencing God (Kinh Nghiệm Chúa) của mình, Henry Blackaby và Claude King đã nói rằng “Khi Đức Chúa Trời đã sẵn sàng để làm một điều gì đó, thì Ngài mặc khải cho một con người hoặc cho dân sự Ngài biết điều

Page 20: Su phuc hung hau den

Ngài sắp sửa thực hiện... Khi Đức Chúa Trời phán, họ biết rõ đó là Chúa phán. Họ đã biết rõ điều Ngài đang phán. Họ biết rõ điều họ phải làm để đáp ứng.” Khi đọc đến những bức thư của Êxêchia, tôi biết đó chính là điều Chúa muốn tôi phải làm.Tôi cảm thấy mình được Chúa mặc khải một cách mạnh mẽ để viết các bức thư cho hàng trăm Cơ Đốc nhân có ảnh hưởng lớn nhất trong nước, mời họ đến Orlando, Florida, với tư cách là những vị khách của Chiến Dịch Sinh Viên, để kiêng ăn và cầu nguyện. Đó sẽ là một thời gian tìm kiếm sự chỉ dẫn của Chúa cách nghiêm túc với tư cánh là các tôi tớ của Ngài, phải làm thế nào để trở nên những ống dẫn, đem phục hưng đến cho dân tộc của mình và cho cả thế giới.Tôi hoàn toàn tin rằng nếu những tín hữu thật lòng yêu Chúa, tin cậy Lời hứa của Ngài và vâng theo các mạng lệnh của Ngài, thì Ngài sẽ chiến đấu trong trận chiến cho chúng ta và một lần nữa, chúng ta lại sẽ là một quốc gia ở dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời.Khi Đức Thánh Linh đã phán với tôi về việc viết các bức thư, thì tôi đang quì gối bên giường trong nhà mình. Tôi gọi Vonette. Khi nhà tôi đến cùng tôi, tôi đã đọc cho nhà tôi nghe IISử Ký đoạn 28 đến 30 và nói cho nhà tôi biết điều tôi tin Chúa đang thúc giục tôi làm. Chúng tôi bắt đầu cầu nguyện và khóc, bởi cả hai chúng tôi đều biết rõ rằng Chúa đã phán với tôi một lần nữa. Sau đó tôi biết bước thứ nhất tôi sẽ làm là gì: Đó là giúp truyền ra sự kêu gọi của Chúa cho nước Mỹ để họ ăn năn, kiêng ăn cầu nguyện và tìm kiếm mặt Chúa, tôi phải viết những bức thư cho hàng trăm vị lãnh đạo Cơ Đốc có ảnh hưởng.Vonette và tôi đã nghe một người bạn thân lâu năm là Tiến sĩ Adrian Rogers, Mục sư của Bellevue Baptist, một Hội Thánh siêu việt ở tại Memphis, Tennessee đã ban bố một sứ điệp mạnh mẽ, đầy ơn về tầm quan trọng mang tính cách toàn cầu trên vô tuyến truyền hình vào chiều Chúa Nhật ngày hôm trước. Nhà tôi đã gợi ý hãy mời ông ta, bởi vì Adrian hẳn sẽ nhận biết rõ, và lời khuyên của ông ấy sẽ hữu ích cho tôi trong việc tiến hành viết các bức thư. Tôi quay số điện thoại của ông ta và sau vài lời hỏi thăm khôi hài, tôi đi vào vấn đề:“Adrian này, anh hãy nghe điều tôi tin rằng Chúa đã phán cùng tôi” Trong lúc tôi thuật lại những sự kiện xảy ra vài giờ trước đó và cách mà tôi tin chắc rằng Chúa muốn tôi viết các bức thư, càng lúc ông ta càng thích thú hơn và khuyến khích tôi hãy viết và gửi bưu điện ngay.Trước hết, tôi mời mười tám vị trong số những Cơ Đốc nhân có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ và Canada để dự nhóm với Vonette và tôi trong một ủy ban họp mời 2*. Tất cả những vị trong số ấy đều trả lời rằng họ sẽ tham dự, ngoại trừ năm vị, mỗi vị đều có lý do rất chính đáng để không tham dự buổi họp mặt.Tổng số người trong buổi họp cuối cùng đã lên đến bảy mươi ba người, và sự nhiệt tình của họ về một thời kiêng ăn và cầu nguyện hiệp nhất một lần nữa đã khẳng định rằng Đức Thánh Linh là tác giả và là Đấng thực hiện ý định này. Nhiều người tỏ ra rằng Chúa cũng đã phán với họ về tầm quan trọng của việc kiêng ăn.

Page 21: Su phuc hung hau den

Tiếp theo đó, tôi thảo một bức thư cho các vị lãnh đạo Cơ Đốc khác, mời gọi họ hiệp với chúng tôi tại Orlando và ngày 5-7 tháng mười hai năm 1994. Tiêu đề của lá thư là “Một Lời Kêu Gọi Đặc Biệt Để Cầu Nguyện Và Kiêng Ăn Cho Hoa Kỳ.”Tôi biết nhiều người trong số họ không đến được vì nhiều lý do khác nhau, nhưng tôi đã cầu nguyện để ít nhất điều mà Adrian gọi là “300 người của Ghêđêôn” sẽ hưởng ứng với sự tán thành. Tôi tin chắc rằng khi chúng tôi đã nhóm lại với nhau và kiêng ăn cầu nguyện, Đức Thánh Linh sẽ thăm viếng. Và rồi họ sẽ trở về với các chương trình trên truyền hình, truyền thanh, trên bục giảng, và các phương tiện công bố đa dạng để loan truyền tin tức về sự kêu gọi mới mẽ của Chúa đối với sự phục hưng dành cho Hoa Kỳ. Đức Chúa Trời đã hành động vượt quá điều tôi mong đợi, có hơn sáu trăm vị đã đến nhóm để kiêng ăn và cầu nguyện.Được khích lệ bởi sự đáp ứng khác thường của quá nhiều vị lãnh đạo Cơ Đốc, tôi nhận biết Chúa đang dẫn dắt tôi để viết một quyển sách nhằm làm tăng thêm tốc độ của cuộc phục hưng hầu đến. Bởi vì kinh nghiệm riêng của tôi về việc kiêng ăn là tôi đã không có những lời khuyên đầy đủ về y khoa và bởi vì có quá ít những quyển sách tốt nói về kiêng ăn thuộc linh, nên tôi cảm thấy quyển sách này là hết sức cần thiết.Những Người Khác Tham Gia Vào Việc Kiêng Ăn Suốt những ngày dài không có đồ ăn đặc, tôi không hề ép Vonette, hay bất cứ cộng sự thân tín nào cùng kiêng ăn với tôi.Tôi giải thích rằng, :“Chúa đã kêu gọi tôi kiêng ăn, xin đừng ai kiêng ăn chỉ vì thấy tôi kiêng ăn, mà không được Chúa dẫn dắt mình.”Nhiều người trong số các vị cộng sự của tôi đã kiêng ăn một số ngày. Có năm vị đã được Chúa dẫn dắt để kiêng ăn trọn bốn mươi ngày, người bạn đồng lao thân yêu của tôi là chiến sĩ Ben Jennings, là người điều phối chương trình hiệp nguyện quốc tế; Gwyn Marolis, người quản lý văn phòng của tôi; Jerry Weaver, người điều phối việc nghiên cứu và triển khai Đề Án Làm Cho Dằm Thắm Phim Cuộc Đời Chúa Jêsus; Mike Burns, liên lạc viên quốc tế của chúng tôi về những cơ hội để kết nạp nhân sự; và Al Stahl, người điều phối Mạng Lưới Cầu Thay Thế Giới.Vonette chia xẻ một phần thật quan trọng trong câu chuyện này. Nhà tôi đã cầu nguyện cho tôi trong khi bận rộn với các trách nhiệm của mình. Mối quan tâm riêng của nhà tôi, cũng như của chức vụ hầu việc của Chiến Dịch Sinh Viên, là hướng dẫn phong trào Phụ Nữ Quốc Tế Ngày Nay, một phong trào đã có hàng triệu phụ nữ tham gia để góp phần hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo. Hai tuần lễ trước khi kết thúc kỳ kiêng ăn của tôi, nhà tôi cảm thấy được Chúa dẫn dắt để cùng tham gia với tôi.Tôi không thể thuật cho bạn hiểu được điều ấy đã có ý nghĩa với tôi như thế nào. Chúng tôi đã có một cuộc hôn nhân được Chúa chúc phước cách tuyệt diệu kể từ lễ thành hôn của mình năm 1948, nhưng quyết định kiêng ăn của nhà tôi trong trường hợp này đã đưa chúng tôi đến gần nhau hơn trong một phương thức thậm chí còn

Page 22: Su phuc hung hau den

có ý nghĩa hơn nữa. Chúng tôi cùng uống nước lọc và các thứ nước trái cây, cùng nhau tìm kiếm mặt Chúa với tư cách của một cặp vợ chồng, lắng nghe điều Ngài sẽ phán với ai trong chúng tôi.Cùng Các Nhân Viên Mừng Việc Kiêng Ăn Vào ngày thứ ba mươi chín của kỳ kiêng ăn, buổi chiều thứ sáu, Vonette và tôi đã nhóm lại với hàng trăm thuộc viên trong ban lãnh đạo Chiến Dịch Sinh Viên “Tổ Chúc Mừng Việc Kiêng Ăn” để thuật lại câu chuyện kiêng ăn của chúng tôi. Những tin tức về điều Chúa đã phán với chúng tôi đã loan đi khắp các cơ quan đầu não của chúng tôi, và chúng tôi muốn họ nghe lời tường trình trực tiếp từ chúng tôi. Những nhân sự này đã nhiệt tình ủng hộ chúng tôi, viết những lời nhận xét, nói lên những lời khích lệ hàng ngày, và cầu nguyện với Chúa để khuyến khích chúng tôi.Phòng thính giả chật cứng. Anh em chúng tôi phải đứng dọc các hành lang và các cửa ra vào. Có một sự sôi động và bạn có thể nghe thấy tiếng rầm rì của những lời trao đổi nóng lòng từ phía đám đông.Phó chủ tịch điều hành của chúng tôi, Tiến sĩ Steve Douglass, người đã kiêng ăn mỗi ngày một bữa ăn trong suốt bốn mươi ngày, đã giới thiệu Vonette. Cử tọa chờ đợi với sự biết trước khi nhà tôi bước lên bục. Khi nhà tôi bắt đầu, “Tôi nghe có một số người trong quí vị thắc mắc 'Bà Vonette có kiêng ăn không? Bà Vonette sẽ làm gì? Tôi nghĩ quí vị cho rằng tôi sắp bỏ lỡ một điều đặc biệt từ nơi Chúa. Và, thành thật mà nói, tôi cũng đã nghĩ đến điều đó.”Tôi cảm thấy ấm áp bởi những lời tiếp theo của nhà tôi, “Tôi thật sự tham gia kiêng ăn để ủng hộ cho chồng tôi, để cùng anh hiệp một lòng. Nhưng nếu như Chúa sắp sửa ban bất cứ sứ điệp đặc biệt gì, thì tôi muốn chắc chắn mình có phần trong đó nhiều hơn hết.”Khi tiếng cười đã dịu bớt, nhà tôi nói tiếp. “Tôi chưa quả quyết điều Chúa sắp ban cho tôi, nhưng có một điều chắc chắn đó là chồng tôi là người lãnh đạo thuộc linh của tôi, và tôi có thể đi theo anh ấy” Đoạn liếc nhìn về chỗ tôi ngồi, nhà tôi tiếp tục, “Đức Thánh Linh quả quyết với tôi rằng chính Ngài đã kêu gọi Bill kiêng ăn bốn mươi ngày và tôi hãy tin cậy Ngài về điều đó” Nhiều người gật đầu tỏ vẻ đồng ý trong khi Vonette kể tiếp:“Sáng nay, trong thì giờ đọc Kinh Thánh thường lệ của mình, tôi đọc đến Êsai đoạn 58, là chỗ Chúa phán rằng Ngài sẽ khiến chúng tôi trở thành những người dựng lại các vách thành đổ nát của xứ sở này. Tôi tin rằng một trong những lý do Chúa kêu gọi chúng tôi kiêng ăn là để cho chúng tôi thỏa đáp được các điều kiện của Ngài, hầu cho Ngài có thể sử dụng chúng tôi...”Thế rồi trong ngày kiêng ăn thứ mười ba, Vonette đã tan vỡ trong sự hạ mình trước một đám đông lớn. Cố giữ cho giọng nói rõ ràng qua dòng nước mắt, để những thính giả đang hết sức tập trung có thể nghe được, “Tôi tin rằng Ngài đang kêu gọi chúng tôi kiêng ăn... hầu Ngài có thể dùng chúng tôi dự phần trong sự tỉnh thức

Page 23: Su phuc hung hau den

thuộc linh... trong xứ sở này... và cả thế giới.” Đột nhiên nhà tôi không nói được nữa. Vội vàng quay đi, rời khỏi bục.Hàng trăm nhân sự cùng đứng lên trong tiếng vỗ tay vang dội. Sau nầy, khi nhắc đến ngày hôm ấy, một số người còn nói rằng tình yêu mến của các nhân sự dành cho Vonette đã khiến cho mọi cổ họng đều nghẹn và mọi mắt đều rớm lệ.Khi tiếng vỗ tay đã lắng xuống, tôi tiếp lời nhà tôi tại bục giảng, “tôi tin rằng Đức Chúa Trời muốn làm một điều gì đó mới mẽ trong đời sống của tất cả chúng ta”, tôi bắt đầu, “Tôi tin rằng Ngài có một điều gì đó đặc biệt cho mỗi người trong chúng ta. Qua nhiều năm, Chúa đã ban cho Chiến Dịch Sinh Viên đặc ân đưa Tin lành đến cho ít nhất là 1,5 tỉ người và hàng triệu người đã tỏ rõ quyết định mời Chúa Cứu Thế làm Đấng Cứu Chuộc mình. Nguyện xin mọi sự ngợi khen và vinh hiển đều được dâng lên Chúa.“Nhưng ngay cả trong chức vụ hầu việc này, chúng ta cũng như Hội thánh tại Êphêsô, có thể đã bỏ mất tình yêu ban đầu của mình. Chúng ta cũng có thể đang kinh nghiệm một loại thuộc linh trì trệ, bị mỏi mòn qua năm tháng. Vì vậy tôi được Chúa thúc giục để hỏi quí vị: Quí vị có đang thật sự kinh nghiệm một đời sống đồng đi với Chúa cách riêng tư, sống động và mật thiết không? Có điều gì đang còn cản trở quí vị trong bước tiến của quí vị không? Quí vị có hoàn toàn trở nên con người như Chúa muốn không? Có điều nào quí vị cần xưng ra với Chúa không?” Đoạn tôi trưng dẫn ở RoRm 12:1-2Vậy hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, tức là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào. ”Tôi nói tiếp, “Điều quan trọng cần phải nhớ, đó là thì giờ của chúng ta lưu lại trên đất này rất ngắn ngủi. Có thể Chúa sẽ đến rất nhanh chóng, hoặc Ngài có thể kêu gọi chúng ta làm việc cho Ngài nhiều hơn công việc hiện nay chúng ta đang làm. Nhưng so sánh với cõi đời đời thì không ai trong chúng ta còn sống lâu lắm đâu. Một số trong quí vị có lẽ còn sống được năm mươi năm nữa, nhưng thời gian đó cũng vẫn là ngắn ngủi thôi.Tôi dõi mắt khắp mọi người trong đám đông yên lặng ấy. Các nhân sự dường như đang chú ý từng lời tôi nói, “Dân tộc chúng ta cần được phục hưng,” và tôi tin rằng phục hưng cần phải bắt đầu với chúng ta. Phục hưng cần phải được bắt đầu ngay tại đây, trong căn phòng này. Tôi không muốn kêu gọi chỉ những cảm xúc của quí vị, mà tôi thật sự muốn kêu gọi ý chí của quí vị. Hãy cùng tôi mà nói rằng, 'lạy Thánh Linh của Đức Chúa Trời, xin hãy hà hơi trên chúng con, xin hãy chạm đến chúng con, xin hãy cho mối tương giao của con với Ngài được tươi mới, sống động và mãnh liệt hơn'. Nếu đó là niềm khao khát của quí vị, thì quí vị có bằng lòng tiến lên phía trên đây không?

Page 24: Su phuc hung hau den

Không cần mời gọi thêm một lời, hàng trăm người đã tiến lên phía trước bục giảng và quì gối xuống cầu nguyện. Tình yêu đối với Chúa đã thúc đẩy họ gia nhập với các nhân sự đứng hàng đầu. Bây giờ họ đang bày tỏ lòng khao khát của mình muốn được tiếp tục chức vụ hầu việc bằng tấm lòng thanh sạch, không vấn vương tội lỗi, đầy dẫy Đức Thánh Linh, và họ tiến lên, sự hưởng ứng thật đồng loạt.Nguồn Phương Tiện Vĩ Đại Của Chúng Ta Hoa Kỳ là một nguồn phương tiện lớn để cung cấp tiền bạc, kỹ thuật và nhân sự nhằm giúp hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo nhiều hơn tất cả các nước khác gộp lại. Nếu kẻ thù của Tin lành đã có được cái mà chúng muốn, thì Hoa Kỳ sẽ không còn là một quốc gia lớn mạnh, chuyên lo việc sai phái nữa. Satan sẽ cướp đi tất cả những quyền tự do tín ngưỡng của chúng ta.Đức Chúa Trời không khoan nhượng cho tội lỗi. Kinh Thánh và lịch sử đau đớn tỏ ra điều đó. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã lấy dân Ysơraen khi xưa để làm gương cho điều sẽ xảy đến cho Hoa Kỳ nếu chúng ta không kinh nghiệm phục hưng. Ngài sẽ tiếp tục kỷ luật chúng ta với mọi thứ nan đề, cho đến khi nào chúng ta ăn năn hoặc cho đến khi chúng ta bị diệt mất, cũng như dân Do thái xưa kia vì cớ tội không vâng lời của họ.Đức Chúa Trời đã sai đến đủ mọi thứ tai ương trên dân Ysơraen, cố gắng để họ lưu tâm và khiến cho họ phải ăn năn.“Nhưng các ngươi vẫn chẳng trở về cùng Ta, Chúa phán, vậy nên Ta sẽ giáng trên ngươi thêm những tai họa này nữa, là những điều mà ta đã phán, nên ngươi khá sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi. Thật ấy là Ngài đã làm nên các núi và dựng nên gió. Ấy là người, Đấng làm cho người ta biết các ý tưởng của Ngài, đổi ban mai ra tối tăm, và bước đi trên những chỗ cao trên đất. Danh Ngài là Giêhôva Đức Chúa Trời vạn quân. (AmAm 4:11-13)Ý tưởng này được củng cố bằng lời cảnh cáo khủng khiếp được chép trong PhuDnl 28:58-62Nếu ngươi không cẩn thận làm theo. .. không kính sợ danh vinh hiển và đáng sợ này là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, thì Đức Giêhôva sẽ giáng cho ngươi và dòng giống ngươi những tai vạ lạ thường, lớn lao và lâu bền. .. Ngài sẽ khiến giáng trên ngươi. ..các thứ chứng bệnh và tai vạ không có chép trong sách luật pháp này. ..cho đến chừng nào ngươi bị tiêu diệt đi. Số các ngươi vốn đông như sao trên trời, nhưng vì không có nghe theo tiếng phán của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, nên chỉ sẽ còn lại ít. Đức Chúa Trời đang kêu gọi Hội Thánh đứng lên và dẫn dắt quốc gia đến chỗ ăn năn và vâng phục theo Ngài. Hi vọng duy nhất của chúng ta chính là một sự thăm viếng siêu nhiên từ nơi Đức Chúa Trời.

Nước Mỹ Ở Dưới Sự Đoán Phạt

Page 25: Su phuc hung hau den

Hoa Kỳ có một mối quan hệ độc nhất vô nhị với Đức Chúa Trời. Bắt đầu với Christopher Columbus, những người hành hương, những thành viên đã viết ra hiến pháp nước Mỹ, những gia đình Cơ Đốc, những trường học Cơ Đốc cùng những tổ chức Cơ Đốc khác, trong lịch sử chưa hề có một quốc gia nào được Chúa ban phước như vậy. Khi chào cờ, chúng ta thề trung thành với “một quốc gia, dưới quyền Đức Chúa Trời, không thể chia cắt được, với sự tự do và công bằng cho tất cả mọi người.” Phương châm của dân tộc chúng ta là “Chúng ta đặt lòng tin cậy nơi Chúa.”Chúng ta đã nhận lãnh từ tay Đức Chúa Trời từ ơn phước đến ơn phước. 250 triệu dân của chúng ta chỉ chiếm tới 6% dân cư thế giới, nhưng chúng ta hãnh diện vì chiếm đến 54% phần trăm sự giàu có của thế giới. Chúng ta vẫn thường mở lòng ra đối với kẻ nghèo và giúp nuôi những người đói của thế giới. Trong những lúc cấp bách, chúng ta đã ban phát cách rộng rãi, thậm chí với kẻ thù của mình. Còn đối với chính chúng ta, những cái gọi là “nhu cầu” thì thường chỉ là những điều “chúng ta muốn”, và hầu hết chúng ta không bao giờ phải bị thiếu các thứ cần thiết cho cuộc sống.Một Quốc Gia Không Có Linh Hồn Nhưng qua nhiều năm, nước Mỹ đã đi chệch hướng. Chúng ta sống trong một quốc gia đã đánh mất linh hồn của nó. Sự dư dật đã dẫn chúng ta đến chỗ tham lam. Sự tự do của chúng ta đã trở thành thứ bị lạm dụng để xây bỏ Chúa và bận rộn với những sự hoang phí. Di sản tín ngưỡng dân tộc của chúng ta đang bị bỏ quên hoặc bị chế giễu như là một thứ không còn thích hợp hoặc đã lỗi thời.Nước Mỹ đã trở thành một trong những quốc gia tội lỗi nhất trên thế giới. Chúng ta đã làm nhiều điều khiến hủy hoại nền đạo đức của các quốc gia khác hơn bất cứ quốc gia nào trong lịch sử. Chúng ta đã trở thành thị trường đơn lẽ nhất trên địa cầu tiêu thụ các thứ thuốc kích thích bất hợp pháp, và chúng ta đang dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các tạp chí và phim ảnh khiêu dâm.Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào một vài bằng chứng bắt buộc phải chú ý về tình trạng hư mất của nước Mỹ.Trước hết, tình trạng thế tục hóa của đời sống dân chúng. Người dân chúng ta tự thấy mình có quyền tự do để đưa Đức Chúa Trời, Kinh Thánh và sự cầu nguyện ra khỏi phòng học và nơi làm việc, tự do để đòi loại bỏ những biểu tượng tín ngưỡng (của ngày nghỉ) khỏi những nơi công cộng, tự do để bắt bớ những Cơ Đốc nhân cứ tiếp tục tôn kính Chúa ở những nơi làm việc và vui chơi.Điều đã xảy đến cho ca sĩ Smokey Robinson tại Sarasota, bang Florida, là một ví dụ cụ thể về tình trạng thế tục hóa này. Smokey là một diễn giả đã được sắp xếp hai ngày cho Diễn Đàn “Sự Bùng Nổ của Thanh Niên Chống Lại Ma Túy” (Youth Explosion Anti Drug). Trong ngày thứ nhất, anh đã làm chứng lại thể nào Chúa đã giải cứu anh khỏi chứng nghiện ma túy. Kết quả là buổi nói chuyện ngày mai của anh đã bị hủy bỏ.

Page 26: Su phuc hung hau den

Smokey nói, “Tôi đã nói với họ về lòng yêu mến nhau” tôi nói rằng họ phải thay đổi tất cả những thành kiến đang chi phối đời sống họ... Nhưng khi tôi bắt đầu thuật cho họ nghe những gì Chúa đã làm cho cuộc đời của tôi, thì tôi đã dẫm chân lên một số người.“Thật quái gỡ”...anh nói “có phải bạn có thể đi vào các trường học, nói về những tay giết người như Charles Manson và thuật lại tất cả những chi tiết đẫm máu, mô tả tình trạng tính dục bừa bãi và phân phát các bao cao su, nói về Hiller. Nhưng nếu bạn nhắc đến Đức Chúa Trời hay Chúa Jêsus, thì đó là điều cấm kỵ. Và hiện nay nhắc đến Ngài còn là một điều xấu hổ.William J. Bennett, người đã phục vụ với tư cách Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục dưới thời Tổng thống Reagan, nói rằng: “Vấn đề không phải vì các trường công không dạy dỗ rằng Chúa Cứu Thế Jêsus là Chúa, mà họ không được phép làm như thế, theo hiến pháp họ đã bị cấm làm điều đó. Điều mà người dân Mỹ không hiểu, và tôi nghĩ, đúng là họ không hiểu điều đó. Theo luật pháp, một nhóm học sinh có thể tụ tập với nhau và nói “Tất cả chúng ta đều phải tiến tới cuộc Cách Mạng Mácxít” không?Niềm tin đã bị xao lãng, bị cấm, hoặc bị lẫn tránh bằng nhiều cách tại nhiều nơi trong nền giáo dục công cộng, chẳng phải vì mục đích phục vụ cho tri thức, cho hiến pháp, hoặc cho đường lối đúng đắn chung gì cả. Không có một lý do thích đáng nào về giáo trình hoặc về hiến pháp để các sách giáo khoa phải bỏ qua vai trò của niềm tin, như nhiều sách vở vẫn thường làm, trong việc hình thành đất nước này hoặc vị trí nổi bật của niềm tin trong đời sống của nhiều dân cư nước Mỹ. Chúng ta phải thừa nhận niềm tin ấy, từ thời những người đi hành hương cho đến cuộc Nội chiến đòi các quyền lợi, niềm tin là một phần rất quan trọng trong lịch sử văn minh đô thị, trong nền văn học nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca và chính trị của chúng ta và chúng ta nhất định các trường học ngày nay phải nói thật về điều đó. 2*

Sự ủng hộ của Benette đối với sự cầu nguyện tự nguyện và việc niêm yết Mười Điều Răn ở các trường công của chúng ta được mô tả như là một sự khuyến khích đối với chủ nghĩa “Khomeinism and Kahaneism"3*Hậu quả của tinh thần thế tục làm quốc gia chúng ta bị tụt xuống chỗ thấp kém. Ký giả Cal Thomas viết rằng:“Chúng ta đã bỏ mất một tiêu chuẩn khách quan giữa điều phải và trái. Bằng việc bắt đầu tấn công dữ dội vào sự cầu nguyện và đọc Kinh thánh tại các trường công, hầu như nhiều nhóm hoạt động tích cực đã loại bỏ tất cả những tiêu chuẩn đối với sự thực khách quan. Và họ đã thay thế chúng bằng tinh thần thế tục, bằng thuyết đa nguyên, và một sự thay đổi cảm xúc đột ngột và mạnh mẽ đối với việc áp đặt bất cứ điều gì lên bất cứ người nào, dưới một ý niệm sai lầm cho rằng Hiến pháp cấm điều đó.

Page 27: Su phuc hung hau den

Ba mươi năm thiếu chú ý đến nhân cách, phẩm hạnh, đạo đức, với một sự khẳng định sai lầm giữa sai và đúng đã dẫn chúng ta đến chỗ hiện nay. Một dân tộc chăm vào sự xứng hợp thuộc thể, chăm vào việc thay đổi dầu nhớt trong những chiếc xe hơi ngày càng đắt tiền của mình mỗi 3.000 dặm, đã làm lơ trước những “cẩm nang ” của xã hội, là những cẩm nang đòi hỏi những “chất bổ sung ” nhất định về mặt đạo đức và tâm linh, nếu chúng ta muốn hưởng được một xã hội có trật tự.

Thứ hai, cái gọi là những “nan đề của xã hội chúng ta ”. Tội phạm và bạo lực giữa những thanh niên, những cuộc bạo loạn giữa các chủng tộc, nạn hiếp dâm, ly dị, sự chung chạ tình dục bừa bãi, thiếu niên mang thai, phá thai, bệnh AIDS và tệ nạn nghiện ma túy và nghiện rượu đã trở thành những nạn dịch. Giống như sóng triều đang dâng đến tột đỉnh, chúng đe dọa sẽ quét sạch mọi vết tích tốt đẹp còn lại trong xã hội chúng ta. Hậu quả là những người dân Mỹ đang trãi qua một sự ý thức sâu xa về sự bất lực và chủ nghĩa bi quan bao phủ trước tương lai đất nước chúng ta. Tình trạng tội phạm nổi bật trở thành mối lo âu tràn ngập không sao chống đỡ nỗi. Trẻ em vốn là tương lai của chúng ta, nay đã nhanh chóng trở thành nỗi lo sợ lớn nhất của chúng ta. Ngày càng có nhiều vụ bạo động đang tấn công vào các trường học của chúng ta. Và đó không phải chỉ là nan đề nằm bên trong các thành phố lớn, Tiến sĩ Bennard Z. Friedlander, một vị giáo sư tâm lý ở tại trường Đại học Hartford nói rằng, “Đó là nan đề của nước Mỹ.” 5*Việc đối xử tàn bạo giữa các trẻ em với nhau, giữa những em ở trong và ở ngoài trường học thỉnh thoảng vẫn thường tạo ra tin thời sự. Hiệp Hội Quốc Gia của những nhà Tâm Lý Học chuyên trách về Trường Học báo cáo rằng, tại Mỹ, cứ trong bảy đứa trẻ đến trường thì sẽ có một đứa bị đe dọa, bắt nạt hoặc là một côn đồ. 5*. Người ta thắc mắc rằng làm thế nào mà trẻ em lại có thể trở nên quá chai đá, lạnh lùng như trong một trường hợp mới đây của hai đứa bé cỡ chừng mười tuổi tại Chicago, đã đẩy một em bé năm tuổi đến chỗ chết chỉ vì em bé đã từ chối ăn cắp kẹo cho chúng.Học sinh tấn công thầy cô giáo đang trở thành phổ biến. Theo báo cáo của các nhà tâm lý chuyên trách về trường học, mỗi tháng có hơn năm ngàn thầy cô giáo ở các trường cấp hai bị tấn công về phương diện thân thể. Thật lạ, trẻ em đã mất hết cả lòng tôn trọng đối với những người lớn tuổi, và các thầy cô giáo hầu như đã bất lực trong việc kỷ luật học sinh của họ.Vũ khí đã trở thành một thứ đe dọa báo động ở các trường Đại Học. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi ở khắp nước Mỹ mang vũ khí đến trường học, một số để tự vệ vì cớ các tệ nạn băng nhóm và nghiện thuốc phiện lan tràn khắp nơi, nhưng phần nhiều là vì họ nghĩ rằng bạo lực là một cách để giải quyết những sự khác biệt của họ. Mới đây, Trường Đại Học Michigan đã đưa ra những hậu quả vũ khí giữa vòng các học sinh lớp tám của nước Mỹ. Bản báo cáo cho thấy:Mười chín phần trăm các em bị đe dọa bởi vũ khí tại trường học, và 9% đã bị

Page 28: Su phuc hung hau den

thương; 44% bị đánh cắp của cải, trong khi 34% báo cáo tài sản bị phá hoại có chủ ý. 9*Trong một bài báo của tờ Woman's Day, nhà văn Kathryn Stechert Black đã trích dẫn những sự thật khủng khiếp về vấn đề này* Theo Cơ Quan Điều Tra Tội Phạm Quốc Gia, gần ba triệu vụ tội phạm hàng năm xảy ra nằm trong hoặc ở gần các khu trường học.* Hai phần ba các nhà quản lý trường học đều báo trước về sự gia tăng bạo lực ở các trường học.* Gần một phần năm các học sinh trung học đều mang theo vũ khí, cứ hai mươi em thì có một em mang theo súng.“Tội phạm phổ biến khắp nơi, và đặc biệt là do những người trẻ tuổi nhất gây ra, phóng viên Celia W, Dugger, viết trên tờ thời báo New York: “Đã trở thành một nỗi ám ảnh của cả quốc gia. Tỷ lệ bắt giữ các thanh thiếu niên vì tội giết người đã lên đến 60% trong một thập kỷ, theo Cục Điều Tra Liên Bang” 12*Chuck Colson, chủ tịch tổ chức Prison Fellowship Ministries (Các chức vụ thông công nhà tù) tại Washington, D.C. nói rằng “Tình trạng suy sụp đạo đức tại nước Mỹ đang tràn ngập không phương chống đỡ, là nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng phổ biến hiện nay. Chúng ta không thể xây cất các nhà tù nhanh đủ để dẹp bỏ những đứa trẻ phạm các tội ác tàn nhẫn, vô ý thức đó khỏi đường phố. Nếu chúng ta không giải quyết tận gốc rễ vấn đề của đạo đức, nó sẽ hủy diệt chúng ta.Hiện nay có một triệu không trăm mười bốn ngàn người đang ở tù tại Hoa Kỳ”, ông nói “số lượng đó tăng 400% so với hai mươi năm trước. Trong cùng giai đoạn đó, tội phạm mang tính bạo lực đã tăng lên 550 %. Sự sụp đổ về mặt đạo đức của xã hội của chúng ta thật quá nặng nề không thể chống đỡ nỗi, với hơn một triệu thiếu niên sắp sửa nhập vào dân số trong vòng bốn năm tới. Thêm một triệu người nữa! Là số người mà phần lớn các tội phạm bạo lực nằm ở đó.” 12* Colson cho thấy rằng nếu tình trạng này không thay đổi, người ta có thể phải sẵn sàng giao nộp các quyền tự do của họ để có trật tự.Thứ ba, sự tan rã của gia đình theo truyền thống. Đáng buồn thay, những gia đình bị tan vỡ hiện nay là phần nổi bậc nhất của đời sống người dân Mỹ. Hội Đồng Thành Phố các nhà giáo dục và những nhà quản trị doanh nghiệp nổi tiếng, đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về các gia đình bị tan vỡ, về sự tồi tàn dai dẳng, và mức độ gia tăng của nạn lạm dụng trẻ em.Câu chuyện được chú ý nhất của tạp chí Time mới đây tường thuật lại rằng theo những con số kỷ lục, các ông bố đang bỏ bê hoặc không quan tâm đến con cái họ. Phóng viên Nancy Gibbs viết rằng, “Trong lịch sử quốc gia, sẽ còn có nhiều trẻ em đi ngủ đêm ở viện mồ côi hơn lúc nào hết” 14* Việc li dị nhanh chóng và dễ dàng đã góp phần đáng kể cho hiện tượng này. Armand M. Nicholi Jr. là tác giả kiêm giáo sư liên kết chuyên khoa tâm thần học tại trường Đại học Harvard, viết rằng,Tỷ lệ ly hôn đã tăng lên 700% ở thế kỷ này và còn tiếp tục gia tăng nữa. Hiện nay,

Page 29: Su phuc hung hau den

cứ 1,8 cuộc hôn nhân, thì có một cặp li dị. Mỗi năm có hơn một triệu trẻ em bị liên lụy vào các trường hợp li dị và hơn 13 triệu trẻ em dưới mười lăm tuổi sống thiếu bố mẹ hoặc không có cả bố lẫn mẹ.Nicholi đã nói đến nhiều yếu tố báo động khác liên quan đến sự tan rã trong các gia đình.* Các bà mẹ làm công việc quá sức, đặc biệt là những bà vợ có các con nhỏ, khiến tình trạng căng thẳng trong hôn nhân gia tăng và góp phần vào tỉ lệ li dị cao.* Quan niệm cho rằng vai trò truyền thống của người vợ và người mẹ đã bị lỗi thời rồi.* Xem Tivi quá nhiều: Thì giờ xem Tivi trung bình của các trẻ em là từ hai mươi đến hai mươi bốn giờ một tuần.* Tình trạng gây gỗ không kiểm soát nỗi trong gia đình, hậu quả là mức gia tăng báo động về tình trạng trẻ con đánh đập nhau.* Một sự thay đổi trong việc nuôi dạy con cái vì cớ tình trạng tính dục chung chạ bừa bãi, trụy lạc, và việc chuyển đổi sự chăm sóc con từ gia đình sang các tổ chức bên ngoài.* Sự oán giận của cha mẹ đối với con cái vì chúng cản ngăn những thỏa mãn của cha mẹ.Nicholi nói rằng “Trong thời của chúng ta, chúng ta đang chứng kiến một cuộc tấn công dốc toàn lực vào gia đình, sự tấn công đó đang đến từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta phải biết rõ những nguyên do này để có thể xây dựng một “bức tường bảo vệ” về mặt thuộc linh chung quanh gia đình cách khôn ngoan như là một nền tảng vững mạnh để xoay dân tộc chúng ta trở về với Đức Chúa Trời” 16* Nguyên nhân của tình trạng phạm tội gia tăng giữa vòng thanh thiếu niên phần lớn do sự tan vỡ của các gia đình. Gibbs viết rằng, “Các bài nghiên cứu về tội phạm thanh thiếu niên khám phá rằng hơn 70% toàn bộ thanh thiếu niên phạm pháp trong các trại cải tạo của nhà nước đều xuất thân từ các gia đình không có cha.”Thứ tư, tinh thần ích kỷ dường như đã bắt lấy phần lớn người dân của chúng ta. Những mạng lệnh của Kinh Thánh như, “Hãy yêu người lân cận như mình” (LuLc 27:10) và “hãy làm cho người khác điều mà các ngươi muốn người ta làm cho mình” (Mat Mt 7:12) hầu như đã trở thành cái mồi cho trạng thái tâm lý “mình” trước hết; và “hãy tấn công họ trước khi họ làm điều đó cho bạn”. Một lần nữa chúng ta hãy quay lại với lớp thanh thiếu niên để xem điều phản ánh về sự xao lãng của quốc gia chúng ta. Allan Bloom, một nhà giáo chuyên về xã hội, khi nghĩ về trường Đại Học Chicago đã viết:Các sinh viên được tự do trong tất cả những mặt hạn chế, và gia đình họ đã hi sinh cho họ mà không đòi hỏi gì nhiều nơi họ về cách vâng lời hoặc sự tôn trọng. Tôn giáo và nguồn gốc dân tộc hầu như chẳng có ảnh hưởng đáng lưu ý gì trên đời sống xã hội hoặc trên những triển vọng nghiệp vụ của họ. .. Điều bận tâm chính yếu của họ là 'chính họ ”, và từ ngữ này được hiểu theo một nghĩa hạn hẹp nhất. 18*

Page 30: Su phuc hung hau den

Hơn hai trăm năm về trước, Jean Jacques Rousseau đã nhìn thấy với sự báo động các mầm mống của sự sụp đổ trong gia đình. Nói về vấn đề này, ông đã khám phá rằng sự liên hệ có tính quyết định giữa một người nam và người nữ đã bị gãy đổ là do tinh thần cá nhân. Bloom nói rằng, “ngày nay, mỗi người đều có 'cơ chế độc lập nhỏ bé của riêng mình' hay còn gọi là 'vỏ ốc', và sự mô tả thích hợp nhất về tình trạng tâm linh của các học sinh là “tâm lý về sự tách biệt” 19* Ông tiếp tục khẳng định “Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất về sự cách biệt ngày càng gia tăng của chúng ta, và đến một lúc, trở thành nguyên nhân lớn hơn nữa của sự phân ly, đó là ly dị.Ngay cả những Cơ Đốc nhân cũng rơi vào chiếc bẫy “quyền lợi của tôi phải là trước nhất”. Nhiều người đã bỏ đi sự ngay thẳng vì cớ một mối lợi tư kỷ. Ly dị, hầu như nguyên nhân của sự tách biệt cũng gia tăng giữa vòng những Cơ Đốc nhân cũng như trong xã hội. Các Hội thánh trãi khắp trên đất cũng trãi qua những nỗi khó khăn tương tự như những thực thể khác khi họ kêu gọi những cá nhân lập những kết ước. Dầu vậy, “sự ích kỷ” trong trường hợp này tự nó không phải là điều thiếu đạo đức hoặc tội lỗi mà là một sự tất yếu tự nhiên. “Thế hệ lúc nào cũng nghĩ đến cái tôi” và “chủ nghĩa yêu mình” chỉ là những sự biểu lộ ra chứ không phải là những nguyên nhân. 21*Giáo sư David Larsen đã trình bày như vầy, trong sự tương phản gay gắt đối với chủ nghĩa cá nhân của tình trạng xã hội thế tục hiện đại “mỗi một lời mô tả được sử dụng trong Tân ước để nói đến Hội Thánh đều nhấn mạnh đến sự liên kết hỗ tương giữa các tín hữu trong Chúa Cứu Thế. Là thân thể của Chúa Cứu Thế, Hội Thánh bao gồm nhiều chi thể khác nhau cùng hoạt động trong một sự hài hòa và hiệu quả lạ lùng. Larsen lập luận rằng “kinh nghiệm của chúng ta về một cộng đồng thuộc linh chân thật còn chưa đầy đủ vì một phần do chủ nghĩa cá nhân quá đáng trong nền văn hóa Phương Tây “Bất cứ tín hữu nào giả vờ làm 'người bảo vệ cô đơn' đều không thật sự đối diện với thực tế. Những người tin Chúa cần đến nhau trong trận chiến thuộc linh mà họ đang tham gia chiến đấu... Kinh Thánh luôn nhấn mạnh rằng chúng ta được ràng buộc với nhau trong một sự sống và rằng sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta có liên quan đáng kể đến sự làm tươi mới tâm chí chúng ta.”Thứ năm, những quyết định của Tòa Án Tối Cao. Những quyết định của các vị quan tòa suốt từ những năm 1940 đến 1960 đã đưa chính phủ đụng chạm trực tiếp đến đời sống tín ngưỡng tại Hoa Kỳ.Trong trường hợp năm 1947, Everson chống với Bộ Giáo Dục, Tòa Án đã dứt khoát xác định “sự riêng biệt giữa Hội Thánh với nhà nước”, kết quả là đa số các thẩm phán đi ngược lại với các nhà Thành Lập Hiến Pháp của chúng ta, nghĩa là đã giải thích sai Hiến Pháp. Họ nói rằng văn kiện cơ bản đảm bảo sự tự do của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải để Đức Chúa Trời bên ngoài chính quyền và đời sống dân chúng. Quyết định đó đã tạo sự dễ dàng cho những người đang tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của niềm tin Cơ Đốc khỏi các trường học cũng như khỏi các lãnh vực

Page 31: Su phuc hung hau den

công cộng khác.Thông thường, các quyết định của Tòa Án chúng ta phản ánh tình trạng văn hóa của chúng ta. Mặc dầu quyết định của năm 1947 đã góp phần đáng kể vào sự suy thoái của quốc gia chúng ta, song những mầm mống của sự phân hủy này trước đó đã bị những người theo chủ nghĩa văn nhân thế tục gieo ra.Trong kỳ họp năm 1962, Engel đấu với Vitale, Tòa Án Tối Cao đã cấm mọi người có những lời cầu nguyện trực tiếp tại các trường học công cộng, và trong kỳ họp năm 1963, Abington School District đấu với Schempp, Tòa Án đã quyết định chống lại việc đọc Kinh Thánh vì những mục đích tôn giáo trong các trường công. Về sau, các quan tòa đã xác định sự thích đáng của việc nghiên cứu Kinh Thánh cùng những bản văn khác về niềm tin như là một tác phẩm văn học, chứ không phải là một sự tuân thủ tôn giáo đòi hỏi tất cả các trẻ em phải đi theo . 23*Hầu hết các viên chức trong các trường đều sốt sắng tuân giữ đạo luật này. Tuy nhiên, một số các viên chức cùng với nhiều học sinh, phụ huynh và các cộng đồng cũng như các vị lãnh đạo tôn giáo khắp đất nước đều chống lại các quyết định của Tòa án. Điển hình là mới đây, vị hiệu trưởng của một trường trung học ở Jackson, Mississipi đã nhận lời thỉnh cầu của một số học sinh xin được đọc lời cầu nguyện dưới đây trên hệ thống thông tin công cộng của trường:“Lạy Đức Chúa Trời toàn năng, chúng con cầu xin Ngài ban phước cho cha mẹ chúng con, các thầy cô của chúng con và ban phước trên đất nước chúng con suốt ngày hôm nay. Chúng con cầu nguyện trong danh Chúa Amen. 24*

Mặc dầu lời cầu nguyện do các em học sinh khởi xướng, tức là một thông lệ được thực hiện cách hợp pháp, vị hiệu trưởng đó đã bị bắn. Để phản đối, hơn bốn ngàn người thuộc mọi hệ phái tín ngưỡng đã tụ tập trên các sân của Tòa Nhà Quốc Hội tại Jackson để ủng hộ cho vị hiệu trưởng. 25*Vào năm 1973, quyết định cho Roe đấu với Wade đã làm cho việc tàn sát các em bé còn trong bụng mẹ được trở nên hợp pháp. Tính đến năm 1994, đã có hơn ba mươi triệu bào thai bị giết chết, bị chết bỏng vì dung dịch muối, hoặc bị đánh tới tấp bằng những chiếc kẹp foóc xét bằng thép lạnh lẽo trong tay những bác sĩ tàn nhẫn bị băng hoại về mặt đạo đức.Năm 1980, Tòa Án đã tuyên bố rằng các nhà trường có thể không niêm yết các Bảng Mười Điều Răn nữa. Vì họ xếp chúng vào loại “mang tính tôn giáo rõ nét.” Quyết định này cho rằng Bảng Mười Điều Răn hẳn sẽ nhắc nhở các em đọc, suy nghĩ, tôn kính hoặc vâng giữ các điều răn.Bennett gọi những thái cực khiến cho một số người đi đến chỗ phủ nhận vị trí của tín ngưỡng trong đời sống của người dân Mỹ là “điều thật khó chấp nhận được.” Ví dụ như từ thời điểm của bài viết này, có một trường hợp vẫn còn đợi để được giải quyết tại Tòa Án Liên Ban về việc cấm niêm yết Bảng Mười Điều Răn trong các phòng xử án.

Page 32: Su phuc hung hau den

Từ nhiều năm nay, Richard Suhre, một người vô thần 84 tuổi sống ở miền Bắc tiểu bang Carolina, đã phản đối ngay đến một tấm bảng khắc chữ trưng bày Mười Điều Răn nằm đằng sau băng ghế của quan tòa tại phòng xử chính của cơ quan Hành Chính Hạt Haywood. Vì muốn cho việc loại bỏ các tấm bảng ấy được hợp lệ, ông ta buộc tội rằng việc trưng bày đó đã vi phạm đến phần trích trong Bảng Sửa Đổi Hiến Pháp Lần Thứ Nhất bảo đảm cho quyền tự do tín ngưỡng.Ông Suhre nói “Tôi rất mệt vì cứ nghe những con người đạo đức giả tuyên đọc những điều răn ấy. Từ nhiều năm nay, tôi vẫn phản đối những lời Kinh Thánh treo trên các bức tường của cơ quan hành chính này. Thứ nhất, vì nó là một lời quảng cáo cho nhà thờ trên bất động sản công cộng, thứ hai, Chúa Jêsus mê hoặc hội thẩm đoàn để họ đọc các điều răn của Môise và dựa theo luật pháp của Môise mà lập các quyết định của họ thay vì dựa trên các luật lệ của Bắc Carolina.”Mặc dầu có hơn 16.000 người đã ký vào bảng kiến nghị để giữ các bảng Mười Điều Răn, người vô thần ấy vẫn thề rằng tiếp tục đấu tranh cho “quyền lợi của ông ta để chính phủ của ông có được tự do tín ngưỡng.”Theo tờ Charlotte Observer, người vô thần này đã nói rằng việc gây khó khăn cho những công dân của ông ta là một liều thuốc bổ. Suhre nói rằng, “Tôi có thể cười vào toàn bộ sự việc đó. Nếu như tôi phải bị lo lắng gì về vấn đề đó, thì chắc tôi đã phát ốm mất.” 27*Thứ sáu, “sự bùng nổ của quan hệ đồng tính luyến ái ” Theo nhà thăm dò ý kiến Gheorge Barna thuộc nhóm Thăm Dò Barna, những người đồng tính luyến ái chỉ là một nhóm nhỏ trong đất nước chúng ta tính trên tỉ lệ phần trăm. Ông nói, “Hầu hết bằng chứng đều cho thấy số thanh niên bắt đầu có quan hệ đồng tính luyến ái ở mức độ thường xuyên khoảng từ 1-3 %, và chưa đến 1% được coi là chuyên quan hệ đồng tính luyến ái”. Nhưng mặc dầu số lượng của họ tương đối ít, mức tiến công của tình trạng đồng tính luyến ái đang bùng nổ qua các màn hình của Hoa Kỳ, được khuyến khích bởi mạng lưới thông tin đại chúng.Ngạo mạn đòi hỏi các “quyền lợi” của mình, những người hoạt động thuộc giới đồng dục nam và đồng dục nữ đã trở thành một tiếng nói có sức ép trong hoạt động chính trị của Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến những cuộc bầu cử và ảnh hưởng đến các đường lối chính trị của các nhà lãnh đạo chính phủ cấp cao. Những cuộc biểu tình giữa công chúng cũng như việc vận động ở hành lang mang tính chính trị của họ đã lừa được nhiều người trong đất nước chúng ta, tin rằng họ đáng được hưởng một địa vị đặc biệt.Những người ủng hộ chủ nghĩa nhân văn thế tục và các lực lượng chống Cơ Đốc khác trong cơ sở của chúng ta, vốn thừa nhận những người đồng tính luyến ái như là một dân tộc thiểu số đang đấu tranh để tự bảo vệ mình bằng những luật lệ đặc biệt. Nếu như họ thành công, người ta không thể không nghĩ đến ảnh hưởng tiềm tàng của những luật lệ đó trên các công việc vay mượn của các tổ chức tôn giáo.Đoạn đầu tiên của sách Rôma trình bày rất rõ ràng rằng Đức Chúa Trời rủa sả

Page 33: Su phuc hung hau den

những kẻ cứ thi hành và còn xúc tiến quan hệ đồng tính luyến ái:Ấy vì cớ đó mà Đức Chúa Trời đã phó họ cho sự tình dục xấu hổ, vì trong vòng họ, những người đàn bà đã đổi cách dùng tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh tự nhiên. Những người đàn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đàn bà mà un đốt tình dục người này với kẻ kia, đờn ông cùng đờn ông phạm sự xấu hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình (RoRm 1:26, 27)Và trong LeLv 20:13 Đức Chúa Trời có phán: “Nếu một người nam nằm cùng một người nam khác như nằm cùng một người nữ, thì hai người đó đã làm một sự gớm ghiếc. ”Rôma đoạn một cho thấy rằng chúng ta có thể nói tương tự như vậy về những người đồng dục nữ.Mặc dầu Đức Chúa Trời đã bày tỏ rõ rệt sự bất bình của Ngài trước lối sống đồng tình luyến ái, Lời Ngài vẫn quả quyết với chúng ta rằng Ngài yêu thương những người đồng tình luyến ái cũng như Ngài yêu thương những Cơ Đốc nhân đã tận tụy nhất, trưởng thành về mặt thuộc linh. Chúng ta được Ngài truyền dạy hãy theo gương Ngài và yêu thương kẻ có tội mặc dầu chúng ta không chấp nhận lối sống tội lỗi của họ. Điều đó cũng được áp dụng cho những cá nhân khác, dầu cho những hành động tội lỗi của họ đã làm buồn lòng Chúa.Mặc dầu số lượng của những người đồng tình luyến ái là nhỏ, song ảnh hưởng sâu rộng của họ trên xã hội là nguyên nhân gây báo động. Tình yêu của chúng ta đối với tha nhân không thể khiến cho chúng ta xem nhẹ tội lỗi của họ. Một bằng chứng nữa cho thấy Hoa Kỳ đang rơi vào sự suy đồi là vì phần lớn công dân trong xã hội chúng ta đang bỏ mất quyết tâm giữ vững nền giá trị đạo đức mà chúng ta đã từng có một thời nắm chặt lấy.Sự Sống Còn Của Dân Tộc Chúng Ta Phải nghiêm túc mà thừa nhận rằng chúng ta không còn là “một dân tộc ở dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời” nữa. Và nếu nước Mỹ không quay trở lại với Ngài với tư cách một dân tộc thì đất nước chúng ta không còn cách nào để tồn tại nữa.Đức Chúa Trời đã hủy diệt hai thành phố gian ác là Sôđôm và Gômôrơ (SaSt 19:1-29). Vào năm 70 SC, Đức Chúa Trời đã đoán phạt dân Do Thái của Ngài, cho phép đội quân Lamã nghịch cùng họ. Quân Lamã đã san bằng Giêrusalem, giết hàng ngàn người. Sau đó những người Do Thái còn sống sót đã bị tan lạc giữa các quốc gia và phải chịu sự bắt bớ khủng khiếp chưa từng có.Lamã là đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới, nhưng nó đã bị thối nát về mặt đạo đức cho đến khi sự bất phục tùng trong dân chúng nổ ra ở mức độ rộng lớn, Lamã trở nên suy yếu đến nỗi nó đã trở thành miếng mồi của những cuộc nổi dậy trong nước và những bộ tộc dã man bên ngoài.Những điều đó cảnh cáo rằng Đức Chúa Trời sẽ không khoan nhượng đối với tội lỗi. Đức Chúa Trời đã tỏ rõ sứ điệp của Ngài khắp mọi nơi trong Kinh Thánh. “Nếu các ngươi vâng lời Ta, Ta sẽ ban phước cho các ngươi. Nếu các ngươi không vâng

Page 34: Su phuc hung hau den

lời Ta, Ta sẽ kỷ luật các ngươi. Và nếu các ngươi cứ tiếp tục không vâng lời Ta, Ta sẽ hủy diệt các ngươi ”Trong IISu 2Sb 28:5-8, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã đoán phạt nước Giuđa. Vua Syri và Ysơraen đã giết những người nam của Giuđa rồi bắt các phụ nữ và trẻ em đem đi.Đó là một hình phạt khủng khiếp. Đức Chúa Trời thường dùng một dân tộc hoặc nhiều dân tộc để trừng phạt những kẻ cứ tiếp tục phạm tội. Trận Đệ Nhị Thế Chiến là một thí dụ điển hình, khi các nước đồng minh đánh bại các lực lượng của quân thù.Đức Chúa Trời cũng thường dùng thiên nhiên để thi hành những sự đoán phạt của Ngài. Dân Ai Cập xưa kia đã phải chịu nạn ô nhiễm của sông Nile, những lũ ếch nhái, chấy rận tràn lan, những đàn muỗi mòng và châu chấu, một nạn dịch gây chết chóc trên bầy súc vật của họ, dịch ung nhọt, nạn mưa đá khắc nghiệt cùng bão tố đột ngột và cuối cùng là cái chết của các con trai đầu lòng của người Ai Cập. Các tai họa đã để Ai Cập lại trong tình trạng hư hại và những gia đình bị tan nát với nỗi đau buồn (XuXh 7:15-11:6). Tôi tin rằng có thể Đức Chúa Trời đang cố gắng làm cho chúng ta lưu tâm qua hàng loạt những thiên tai dồn dập như hỏa hoạn, lũ lụt, bão tuyết, gió lốc và động đất.Nước Mỹ đang gieo những sự xấu hổ ra và đang gặt lấy sự đoán phạt. Kinh Thánh phán rằng, “Chúng nó gieo gió và gặt bão lốc” (OsHs 8:7) Dưới sự đoán xét của Đức Chúa Trời, chúng ta đang gặt lấy những gì mình đã gieo.Chúng Ta Phải Trở Lại Từ Chỗ Nào? Chúng ta đang đối diện với những khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, theo cái nhìn của con người, không còn có hi vọng. Vì vậy, vấn đề tự nhiên nổi lên là chúng ta hướng về đâu để tìm sự giúp đỡ?Tòa Án Tối Cao Thì Thế Nào? Các vị thẩm phán thường là những người được kính trọng nhất, được tôn sùng nhất trong đất nước chúng ta. Khi tôi lớn lên, tôi đã xem mỗi thành viên của Tòa Án chỉ kém các bậc thánh một tí xíu. Song các quyết định của một số vị quan tòa đã dẫn dân tộc rời xa những giá trị theo truyền thống Thánh Kinh của các Nhà Thành Lập Hiến Pháp và chuốc lấy những sự rủa sả của Đức Chúa Trời trên xứ sở chúng ta. Trong sự xung đột với Hiến Pháp của mình, các vị quan tòa thường lấn quyền của phương thức lập pháp và lập những quyết định mà chỉ Quốc Hội mới có quyền lập.Nền Giáo Dục Thì Thế Nào? Chúng ta đều biết rằng Đức và Nhật là hai dân tộc học thức nhất thế giới. Nhưng họ cũng là những người chịu phần lớn trách nhiệm trong cuộc Đệ II Thế Chiến. Hành vi đồi bại của người Đức và người Nhật trong thời kỳ chiến tranh thật không thể tả xiết.Tại Hoa Kỳ, các nhà giáo dục có uy tín đã đưa Đức Chúa Trời ra khỏi các sách giáo khoa của chúng ta. Họ dạy dỗ thuyết tiến hóa và phủ nhận quan điểm của Kinh Thánh về sự sáng tạo; thuyết tương đối về mặt đạo đức đang hủy hoại lớp

Page 35: Su phuc hung hau den

người trẻ tuổi của chúng ta, khuyên bảo họ hãy cứ làm “bất cứ điều gì ta cảm thấy tốt.” Các nhà giáo dục này đã phủ nhận uy quyền của Đức Chúa Trời bằng cách khẳng định rằng mọi giá trị đạo đức đều tương đối với các cá nhân và hoàn cảnh.Chính Phủ Thì Thế Nào? Chính quyền ngày càng trở nên đồi bại, và người dân chúng ta biết quá rõ điều đó. Trong khi món nợ quốc gia ba nghìn tỉ Mỹ kim đang đe dọa sự phá sản của đất nước, thì Quốc hội vẫn bình chân như vại, từ chối những hành động thích đáng. Các nhà lập pháp đang làm mồi cho các chương trình chi tiền cho các công trình địa phương nhằm tranh cử cho người dân của vùng mình và cho các nhóm vận động giàu có nhằm hướng vào việc đẩy mạnh các kế hoạch có lợi cho thân chủ của họ. Người đi bầu không còn lòng tin cậy nơi những người đại diện cho mình nữa. Người dân biết rõ rằng đất nước đang ở trong tình trạng khó khăn nghiêm trọng, và họ đổ lỗi cho Washington về điều đó. Theo lời của Chuck Colson, “Bạn không thể thay đổi bằng những phương pháp chính trị, mà hiện nay đang là một nỗi khó chịu đã ăn sâu về mặt đạo đức và văn hóa.”Còn Về Những Nhà Doanh Nghiệp Và Nghiệp Vụ? Ngày nay bạn khó mà tin cậy được ai, ngay cả trong cộng đoàn Cơ Đốc. Bạn vẫn thường nghe câu nói, “Đừng bao giờ làm ăn với một Cơ Đốc nhân” chứ? Những tiêu chuẩn đạo đức hiện đang ở mức thấp hơn bao giờ hết. Một cái bắt tay, một lời hứa, một lời thề, một giao kèo... những điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì hơn. Những nhà doanh nghiệp và nghiệp vụ được xem như những con người ích kỷ, tham lam, có thể “lừa” bạn, nếu bạn không cẩn thận.Còn Về Phương Tiện Truyền Thông Đại Chúng? Với rất ít hạn chế, ngoại trừ lời kêu gọi rằng hãy có tinh thần trách nhiệm, báo chí được hưởng một sự tự do không thể sánh nổi so với các quốc gia khác. Nhưng báo chí, cái mà ngày nay người ta gọi là phương tiện truyền thông đại chúng, vì nó cũng đi đôi với truyền thanh và truyền hình, đã bỏ mất những lý tưởng cao quí trước đây của chúng. Xu hướng gây những cảm giác giật gân đã thay thế cho những lời tường thuật đáng tin cậy và tinh thần trách nhiệm. Ngày nay, phương tiện truyền thông đại chúng thu hút sự chú ý của chúng ta bằng những hình ảnh đầy máu me, bạo lực và tình dục. Tất nhiên, nếu bạn chất vấn họ, những người đứng đầu của họ sẽ bảo “Đó là những gì người ta thích.” Hoặc là “Đừng tìm cách áp đặt những giá trị đạo đức của Cơ Đốc Giáo lên chúng tôi. Chúng tôi có những quyền hạn theo Hiến pháp.”Còn Hội Thánh Thì Như Thế Nào? Đây là phần lớn vấn đề. Dân chúng đang kêu cầu sự giúp đỡ. Nhưng họ không đến với dân sự của Đức Chúa Trời.Vì sao vậy?Ông Colson nói, “Hội Thánh thường đua tranh theo chiều hướng khác nhau và Hội Thánh cũng hay tranh cạnh như giới chính trị vậy.” Vì những người truyền đạo bị cáo giác phạm tội về tình dục và có mặt trong các phiên tòa li dị; những thầy giảng phô trương trong những bộ quần áo đắt tiền quấy rầy dân chúng về tiền bạc. Bầu không khí lỏng lẻo về mặt đạo đức trong các hội chúng của chúng ta, và sự mô tả

Page 36: Su phuc hung hau den

không ngớt của phương tiện truyền thông đại chúng coi những Mục sư như là những người hèn nhát, lố bịch, nghệ sĩ bịp bợm, mà những người chưa tin Chúa có thể kết luận rằng Cơ Đốc nhân chẳng khác gì với những con người khác trong xã hội.Còn chúng ta đây, hiện đang sống trong một thời kỳ khủng hoảng nhất trong lịch sử nước Mỹ, theo tôi đây là một giai đoạn quan trọng hơn bất cứ thời điểm nào kể từ Cuộc Chiến Giành Độc Lập từ Vương Quốc Anh, còn hiểm nghèo hơn những ngày nguy hiểm của cuộc nội chiến nhiều. Và tôi nghĩ, theo cái nhìn của con người, dân tộc chúng ta không có phương gì để sống còn. Không có chỗ nào để chạy đến ngoài Đức Chúa Trời.

Hội Thánh Bất Năng

Hầu hết các Cơ Đốc nhân tại Hoa Kỳ đã mất đi nhận thức về một Đức Chúa Trời thánh khiết. Họ không hiểu được những thuộc tánh thiêng liêng của Ngài về lòng yêu thương, quyền năng, sự khôn ngoan, quyền uy tối cao và đầy ân điển. Rất nhiều thuộc viên trong Hội Thánh không biết rằng Ngài đang hiện diện, tích cực và sẵn sàng giúp đỡ và họ có thể hiểu biết về Ngài. Theo số liệu thăm dò, 50% trong số một triệu người dự nhóm vào mỗi Chúa Nhật không biết chắc về sự cứu rỗi của mình. Và 95% không thân quen với chức vụ và thân vị của Đức Thánh Linh. Tại Hoa Kỳ chỉ có hai phần trăm người tin Chúa thường xuyên làm chứng về Chúa Cứu Thế cho người khác.Dường như sự thực hữu của Đức Chúa Trời đã rời xa khỏi đời sống hàng ngày. Hậu quả là họ trở nên hết sức dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc tiến công dữ dội liên tục của những thái độ phàm tục trong phim ảnh, truyền hình, quảng cáo, và những áp lực xoi mói hàng ngày.Đối với một số đông Cơ Đốc nhân, Đức Chúa Trời là một khái niệm của tâm trí để họ suy gẫm vào sáng Chúa Nhật. Thật ra, tội lỗi chính yếu trong Hội thánh ngày nay là lòng vô tín. Nếu Ngài không phải là Đấng thực hữu đối với bạn, thì bạn không thể nào “bùng cháy” vì cớ Ngài.George Barna, người thường xuyên tiến hành các cuộc thăm dò dư luận để biết được nhịp sống của Cơ Đốc nhân tại Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo đáng lo ngại.Ông nói các nhà quan sát tại Anh Quốc tin rằng Hoa kỳ đang kinh qua một sự thay đổi tàn phá về mặt tâm linh tương tự như điều đã xảy ra đối với Anh Quốc trong thời gian gần đây. Các nhà quan sát này “nhắc lại thời gian lúc Anh Quốc còn là một quốc gia mà Hội Thánh là một thể chế giữ vị trí trọng tâm của xã hội. Những giá trị đạo đức, nếp cư xử trong xã hội, các sinh hoạt văn hóa, sự phát triển của gia đình, các lối sống và thậm chí các quyết định trong đường lối chính trị, thảy đều

Page 37: Su phuc hung hau den

liên quan đến quan điểm tín ngưỡng và nhận thức thuộc linh của nhân dân. Ăn sâu trong cách suy nghĩ của quốc gia là lòng tin, chính đó là mục tiêu tối cao trong đời sống để thờ phượng và phục vụ Chúa.”Barna nói tiếp:Gần đây hơn, (ở nước Anh ) những giá trị đó đã bị mai một bởi sự tràn lấn của chủ nghĩa thế gian. Ngày nay người ta quan tâm đến vật chất nhiều hơn đến tâm linh. Đức Chúa Trời không còn chiếm giữ vị trí trung tâm của các chương trình nghị sự quốc gia. Cộng đồng Cơ Đốc của quốc gia hầu như đã biến mất. Đã từng có thời đại diện cho đa số đông đảo dân cư của quốc gia hùng mạnh này, song ngày nay, số tín đồ thật chỉ chiếm khoảng 2% dân số.

Có những sự giống nhau lạ lùng giữa sự sa sút thuộc linh của nước Anh với tình trạng thuộc linh hiện nay của Hoa Kỳ. Một sự đánh giá cẩn thận về nước Mỹ hiện nay trong tình trạng xã hội, chính trị, thuộc linh, đạo đức và kinh tế cho thấy các nền tảng thuộc linh của chúng ta hiện đang mục ruỗng dần đi. Chúng ta cũng vậy, là một xã hội duy vật chất, ngày càng thêm quan tâm đến những tiện nghi vật chất của hiện tại hơn là những điều thiết yếu cho tâm linh trong tương lai. Thật khó mà thuyết phục chúng ta suy nghĩ nghiêm túc đến những hậu quả của sự đổi thay về văn hóa trên những niềm tin tôn giáo và cách cư xử của dân tộc chúng ta.

Hậu quả là cộng đồng Cơ Đốc, ở giữa dòng xoáy của những đổi thay và một môi trường xã hội thù địch đang thất trận. .. Kết quả là Hoa Kỳ đang mục nát từ trong ra ngoài vào những năm1900.. . Sự phục vụ Chúa đã bị thay thế bởi lòng thèm muốn tôn cao chính mình. Tầm Quan Trọng Của Hội Thánh Địa Phương Đoàn thể có tầm quan trọng lớn nhất và có ảnh hưởng tốt lành nhất cho nhân loại trong bất cứ một cộng đồng nào chính là Hội thánh của Chúa Cứu Thế Jêsus Christ của chúng ta. Nhưng nhiều người đã rời bỏ Hội Thánh.Ví dụ, cách đây không lâu trên một chuyến bay đến Chicago, khi đang làm chứng cho một người hành khách, tôi hỏi có phải anh là Cơ Đốc nhân không, anh trả lời một cách hờ hững và khiếm nhã rằng anh không sùng đạo lắm. Anh đã bị cha mẹ bắt phải đến nhà thờ khi còn là một cậu bé và anh đã thề rằng khi rời gia đình, anh sẽ không bao giờ đi nhà thờ nữa. Anh cho tôi thấy rằng Hội thánh chẳng đem lại gì cho anh cả.Tôi hỏi vậy anh có thích sống trong một cộng đồng mà không có Hội thánh không. Anh ta nhìn tôi với vẻ hơi giật mình và kêu lên, “Ồ, dĩ nhiên là không!”Tôi hỏi, “Vậy có bao giờ anh nghĩ anh là một người sống bám vào người khác không?”Anh hơi gằn giọng, “Ông nói thế có nghĩa gì?”Tôi giải thích, “Nào, anh muốn có tất cả những ích lợi của Hội thánh trong cộng đồng mình sống, nhưng lại không muốn đóng góp một điều gì cả.”

Page 38: Su phuc hung hau den

Anh ta ngồi yên lặng một lát, rồi trả lời một cách nhiệt tình: “Tôi sẽ đi nhà thờ vào Chúa Nhật.”Nhiều người thích tham dự các buổi nhóm ở nhà thờ vì sự tham dự ấy khiến họ cảm thấy tốt lành, nhưng họ lại không muốn tham gia vào công việc Chúa. Đó là công việc họ trả lương để Mục sư làm, chẳng hạn như thăm viếng những người mới đến nhóm, khuyên bảo, cung cấp một chương trình hào hứng cho thanh niên, hoặc để giảng dạy một số điều khích lệ nào đó vào lần thứ một ngàn từ Thi Thiên hai mươi ba.Trong gần năm mươi năm đồng đi với Chúa, tôi đã được ràng buộc chặc chẽ với Hội Thánh địa phương. Nhà tôi và tôi đã trở thành những Cơ Đốc nhân nhờ ảnh hưởng của Hội thánh Trưởng Lão (First Presbyterian) tại Hollywood, là nơi chúng tôi đã được trưởng dưỡng đức tin khi còn là những tín hữu trẻ tuổi.Không bao lâu sau khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế, trong khi tiếp tục những công việc theo sở thích tại Hollywood, tôi bắt đầu tốt nghiệp việc nghiên cứu tại Trường Thần Học Princeton và sau đó chuyển sang trường Thần Học Fuller để gần gũi với công tác của mình hơn. Tôi tiếp tục việc nghiên cứu, học tập trong năm năm, đồng thời cũng hầu việc như một chấp sự trong Hội Thánh kiêm chủ tịch của một đội truyền giáo rộng lớn. Có hơn một trăm cộng tác viên đã dự phần trong một chương trình chứng đạo rất tích cực.Vào năm 1951, Chúa đã cho tôi một khải tượng để góp phần đem Tin lành của Chúa Cứu Thế đến cho thế giới. Khải tượng đó đã trở thành Chiến Dịch Chinh Phục Sinh Viên Cho Đấng Christ, hiện nay cũng được gọi là Đời Sống Mới Năm 2.000. Từ lúc bắt đầu, Vonette và tôi đã thấy Hội thánh địa phương là phần công việc quan trọng nhất mà Chúa đang thực hiện trên thế giới. Mỗi nhân sự của Chiến Dịch Sinh Viên đều bắt buộc phải tham gia tích cực vào một Hội Thánh địa phương như là một chính sách chung.Sự kết ước gắn bó của chúng tôi với Hội thánh địa phương vững mạnh đến nỗi tôi đã cống hiến một trang trong quyển sách truyền giáo nhỏ Bốn Định Luật Thuộc Linh cho việc dạy dỗ những người mới tiếp nhận Chúa về tầm quan trọng của Hội Thánh. 2* Sứ điệp này đã và đang được công bố ra trong hơn 1,5 tỉ quyển Bốn Định Luật Thuộc Linh, đã được in và phân phát trên khắp thế giới bằng tất cả những ngôn ngữ chính.Mối Quan Tâm Ngày Càng Gia Tăng. Chúa chúng ta nhìn xem Hội Thánh chính là thân thể Ngài, gồm những người tin Chúa, là “muối của đất ” (Mat Mt 5:13). Muối là thành phần bổ sung thiết yếu trong thức ăn thường ngày của con người. Nó thêm hương vị cho thức ăn, và là một chất bảo quản, nó kéo dài sự tươi sống cho những thứ dễ bị hư thối. Nhưng hầu hết Cơ Đốc nhân ngày nay đã đánh mất hương vị của mình. Và cũng như nhiều giá trị mà người dân Mỹ yêu quí đã dần đánh mất đi thì Hội Thánh cũng không có đủ quyền năng để gìn giữ những điều ấy.

Page 39: Su phuc hung hau den

Trong những lần nói chuyện với nhiều vị lãnh đạo Cơ Đốc nổi tiếng khắp trên đất nước chúng ta, tôi đã chứng kiến một sự lo âu gia tăng về tình trạng đáng buồn của Hoa Kỳ và của Hội thánh. Rõ ràng là Đức Thánh Linh đang làm việc giữa vòng những người vẫn chịu lắng nghe tiếng Ngài, và Ngài đang tạo ra sự băn khoăn ấy trong tâm trí và trong tấm lòng của dân sự Ngài trước sự phục hưng hầu đến.Bằng chứng của điều đó là sự hưởng ứng nhiệt tình mà tôi đã nhận được từ hơn sáu trăm vị lãnh đạo Cơ đốc tham dự kỳ kiêng ăn và cầu nguyện tại Orlando.Vai Trò Của Đức Thánh Linh Đức Thánh Linh, Đấng đã đụng đến những vị lãnh đạo này, chính là tác giả của sự phục hưng. Xét cho cùng thì chẳng một Cơ Đốc nhân nào sẵn sàng kiêng ăn và cầu nguyện cho sự tỉnh thức thuộc linh trừ khi Thánh Linh kêu gọi họ.Chúa Jêsus đã phán rằng, “Ví bằng Cha, là Đấng sai Ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng Ta. ” (GiGa 6:44). Nhưng chính Thánh Linh là Đấng cáo trách tội lỗi “Khi Ngài đến, Ngài sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. .. Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật. ” (16:8, 13)Tôi tin rằng trước sự phục hưng hầu đến, Đức Thánh Linh sẽ tạo trong những tấm lòng và tâm trí của hàng triệu người tín đồ sự khao khát để ăn năn, kiêng ăn và cầu nguyện.Trong cuộc phục hưng, Đức Thánh Linh thuyết phục tín hữu về tình trạng thật của họ và nhu cầu cần ăn năn để trở lại với lòng yêu Chúa ban đầu. Ngài cảm động các tôi tớ Ngài nói ra những sứ điệp mới mẽ của Ngài dành cho Hội thánh. Và Ngài dùng những người mà Ngài đã thần cảm để thuyết phục các tín hữu khác về nhu cầu của họ, bảo họ hãy thôi theo đuổi những điều thuộc về trần gian mà hết lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời.Sự Xói Mòn Những Giá Trị Thuộc Linh Nhưng nếu Đức Thánh Linh là tác giả của sự phục hưng, thì tại sao quá nhiều người trong Hội Thánh của Chúa Cứu Thế lại còn yếu đuối như vậy?Câu trả lời thật đơn giản: Vì chúng ta không chịu lắng nghe tiếng Chúa. Chúng ta không chịu vâng lời Ngài.Suốt một thời kỳ dài, phần lớn Hội thánh đã rời xa khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và về mặt thuộc linh chúng ta giống như “con ếch trong nồi.”Có lẽ bạn đã được nghe câu chuyện này rồi. Bạn bỏ một con ếch vào một nồi nước và để lửa ở mức thấp nhất. Nước nóng lên rất chậm. Con ếch vẫn còn ở đó trong độ nước ấm hết sức dễ chịu, và trước khi nó ý thức được thực trạng, thì mạng sống của nó đã bị nấu chín.Đó là điều đã xảy đến cho Hội thánh. Qua thời gian, một sự xói mòn chậm chạp về những giá trị thuộc linh đã gióng lên hồi chuông đau buồn.Trong ba mươi năm cuối này, hình ảnh nước Mỹ từ từ rơi vào tình trạng đạo đức sa bại đã diễn ra ngay trước mắt Hội thánh là Thân Thể của Chúa Cứu Thế. Chúng ta sẽ hiểu được lý do vì sao khi ta nhìn vào những tình trạng trong Hội Thánh và

Page 40: Su phuc hung hau den

chung quanh Hội thánh.Thứ nhất, các Cơ Đốc nhân đã bỏ mất tình yêu ban đầu. Theo nhiều nhà thăm dò. Đa số các tín hữu đã mất đi sự nhiệt tình ban đầu của tâm linh mình và bị những điều thuộc về đời này thu hút. Cũng như Hội thánh Êphêsô (KhKh 2:1-7), họ không còn yêu Chúa như trước kia nữa.Thứ hai, phần lớn các Cơ Đốc nhân đang bị chia rẽ một cách trầm trọng. Với quá nhiều giáo phái và mỗi giáo phái lại có những niềm tin phân biệt của riêng mình, dường như Hội thánh đã được phòng thủ để chiến đấu với những vấn đề về giáo lý, về việc phong chức cho những người phụ nữ, sự phá thai, cùng những nguyên tắc đạo đức khác. Chẳng hạn như, vấn đề công nhận những người đồng tính luyến ái và chấp nhận những kiểu sống của người đồng dục nam và đồng dục nữ, đã làm cho một số người trong những giáo phái chính phải phân rẽ nhau vì quan niệm chánh thống xem tình trạng đồng tính luyến ái là điều gớm ghiếc. (LeLv 18:22 và RoRm 1:1-32)Ngoài ra, nhiều Hội chúng đã bị xâu xé bởi sự xung đột nội bộ. Thay vì là chỗ yên nghỉ bình tịnh cho những người bị mỏi mệt về tâm linh, Hội thánh lại thường là những nơi có tranh chiến vì những vấn đề của xác thịt trong lãnh vực thuộc linh. Ông Steve Gould, thuộc Hội thánh Tin Lành Tự Do Crystal ở Mineapolis, nói rằng, “Là một Mục sư, tôi biết rằng có cả ngàn Hội thánh trên khắp đất nước này đã bị tan vỡ vì cớ sự cay đắng, chia rẽ, sự ganh tị, thù oán giữa các tín hữu trong Hội thánh. Đức Chúa Trời không bằng lòng điều đó đâu; Ngài muốn cất tinh thần tối tăm đó khỏi các Hội thánh.”Thứ ba, Các Cơ Đốc nhân thường phản ảnh một ảnh tượng tồi tệ. Khi còn là một thanh niên, nhiều người chưa tin Chúa giống như tôi lúc bấy giờ đã xem Hội Thánh địa phương như là chỗ của những kẻ hèn kém, của đàn bà và trẻ em. Ngày nay, người ta vẫn còn nghĩ rằng những người đàn ông độc lập, là những người nam mạnh mẽ theo hình ảnh của Clint Eastwood Harrison Ford, và Arnold Schwarzenegger. Hollywood và các phương tiện truyền thông đại chúng đã tô đậm hình ảnh ấy bằng cách mô tả những Mục sư, Giám mục là những con người yếu đuối, nhu nhược đầy nữ tính, là những người mà “những người đàn ông thực sự” thấy ghê tởm.Hollywood thường mô tả những người hầu việc Chúa là những kẻ phục vụ Chúa song phải vật lộn với lòng tham muốn phụ nữ. Đáng buồn thay, những năm gần đây, có những người thi hành chức vụ cho Chúa trên đất nước chúng ta đã phạm phải những lầm lỗi về tài chánh cũng như về tình dục. Ước tính cho biết có đến 10-15% những người thuộc hàng giáo phẩm cũng như trong các chức nghiệp cứu giúp có vấn đề trong những lãnh vực ấy.Trên tòa giảng, một số các vị lãnh đạo Cơ Đốc lên án tội lỗi, nhưng trong đời sống riêng tư, chính họ lại phạm tội. Thêm nữa là tỉ lệ li dị giữa vòng những Cơ Đốc nhân, khiến bạn càng cảm thấy rõ rằng Cơ Đốc nhân cũng chẳng khác nhau bao

Page 41: Su phuc hung hau den

nhiêu so với những người chưa tin Chúa.Thống kê phổ biến trong quần chúng do các nhà báo, các nhà khoa học xã hội và các Mục sư về tỉ lệ li dị trong giới Cơ Đốc hiện nay là 50%, gần tương đương với tỉ lệ của những người ngoài Chúa. Nhưng theo Geoge Barna, thì đó là một số liệu không đúng.Ông nói “Vào năm 1990, cứ một trăm cuộc hôn nhân thì có bốn mươi tám cuộc li dị, trong số 1,1 triệu trường hợp li dị. Nhưng mỗi năm, số người bắt đầu li dị và kết hôn đều không giống nhau” 3* Nói cách khác, những người đã kết hôn vào năm 1990 không nhất thiết là phải li dị trong năm đó.Sau một thời gian khá dài, ông Barna nói rằng,” việc thăm dò của chúng tôi cho thấy có khoảng một phần tư tổng số thanh niên đã kết hôn cuối cùng đi đến chỗ li dị.”Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, chúng ta vẫn đang xem xét tỷ lệ 48-50% ấy, và Barna tỏ rõ trong quyển “American 2000” (Hoa Kỳ năm 2.000) dự đoán rằng tình trạng li dị và kết hôn nhiều lần thậm chí sẽ được tán thành nhiều hơn nữa trong xã hội của chúng ta. 4* Các sự việc sẽ không sáng sủa hơn và nhiều vị lãnh đạo Cơ Đốc hiện nay xem tình trạng li dị như là sự rủa sả của Đức Chúa Trời trong thời hiện đại này.Mặc dầu những thống kê chính xác về mức độ li dị giữa vòng các Cơ Đốc nhân chưa được đầy đủ, thật dễ dàng để chúng ta thấy rằng tỉ lệ li dị của Cơ Đốc nhân cũng phản ảnh được tình trạng của xã hội trần gian này.Vì sao?* Chúng ta đã rời xa đường lối của Chúa. Chúng ta không còn vâng lời Chúa trong vấn đề này nữa.* Sự li dị “vô tội vạ” tạo ra việc tố tụng không đau đớn khiến cho li dị trở thành một giải pháp dễ dàng nhằm giải quyết những khó khăn của các cá nhân trong hôn nhân.* Sự ô nhục của việc li dị trong Hội thánh, cũng như trong xã hội hầu như đã biến mất.* Xã hội cũng như phần lớn Hội thánh ngày nay chấp nhận li dị như là điều được mong đợi.* Xã hội cũng như Hội thánh đều không còn thấm nhuần ý tưởng cho rằng hôn nhân là một sự cam kết bền lâu.Nhưng trong thực tế, “li dị là một thương tổn về tình cảm ngang bằng với một khối u ác tính”, dường như nó giúp giải thoát cho những người muốn được “giải phóng” khỏi các tình huống của hôn nhân. 5*Trong khi nhu cầu cần giúp đỡ cho những cặp li dị cùng với vấn đề con cái của họ lên đến mức khủng hoảng, thì vấn đề tồn đọng là: áp lực của những người đồng đẳng cũng như áp lực của Hội thánh để ĐỪNG ly dị đã mất hiệu lực. Các cửa đập đã mở. Khi bước vào hôn nhân, li dị đã trở thành một sự lựa chọn tùy ý đối với hầu

Page 42: Su phuc hung hau den

hết mỗi cặp vợ chồng đứng trước Chúa và Hội thánh.Chúng ta không thể bắt đầu tính toán nỗi sự tác hại mà các bậc cha mẹ ly hôn đã để lại trên con cái họ và trên toàn xã hội. Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy hậu quả của sự loại bỏ nghiêm trọng ấy giữa vòng hàng triệu các thanh niên mới lớn đã bị hủy hoại khả năng tin cậy và yêu thương, rồi khi bước vào những mối quan hệ cá nhân thì hôn nhân của họ bị đe dọa ngay từ lúc đầu.Thứ tư, Cơ Đốc nhân đã đánh mất ảnh hưởng của mình trên xã hội. Cách đây vài năm, một cuộc thăm dò quan trọng của xã hội đã báo cáo rằng ở Hoa Kỳ có sáu mươi triệu Cơ Đốc nhân tái sanh. Nhưng các sách xuất bản như tờ Wall Street Journal (Nhật Báo Thị Trường Chứng Khoán) đã không đồng ý với tài liệu ấy. Tờ Journal muốn biết: Điều đó đúng thật không? Thế thì tại sao Hoa Kỳ tràn ngập tội phạm và bạo lực? Có phải Cơ Đốc nhân được xem như là “muối và ánh sáng” không? Nếu vậy, ảnh hưởng Cơ Đốc lớn mạnh của họ ở đâu trong xã hội băng hoại của chúng ta?Câu trả lời nằm ở chỗ có hàng triệu người tự xưng mình là Cơ Đốc nhân mà thật sự chẳng phải Cơ Đốc nhân gì cả, dầu rất sùng đạo, song họ chưa bao giờ kinh nghiệm được mối tương quan cá nhân với Chúa Cứu Thế Jêsus. Và nhiều người trong số họ là những Cơ Đốc nhân đang sống đời sống thế tục (xác thịt). Sứ đồ Giăng viết rằng:Nầy, tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn Ngài. Kẻ nào nói: Ta biết Ngài, mà không giữ điều răn Ngài, là kẻ nói dối, lẽ thật quyết không ở trong người. Nhưng ai giữ lời phán Ngài thì lòng kính mến Đức Chúa Trời thật là trọn vẹn trong người ấy. Bởi đó chúng ta biết mình ở trong Ngài. Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm (IGi1Ga 2:3-6)Như tôi đã nói, muối mang vị mặn cho thức ăn và giúp bảo quản các thức ăn dễ hư thối. Chúa Jêsus phán, “Nếu các ngươi đánh mất vị mặn đi, thì điều gì sẽ xảy đến cho thế gian? (Mat Mt 5:13 bản TLB) Vấn đề của Hội thánh ngày nay là quá nhiều Cơ Đốc nhân đã đánh mất vị mặn của họ và đang để lại một vị lợm giọng trong miệng của xã hội. Và hầu hết các tín hữu đều đang vật lộn, thậm chí để sống còn trong thế gian này, thì còn nói chi đến việc bảo quản thế gian.Thứ năm, các Cơ Đốc nhân đang tìm kiếm những giải pháp dễ dàng và sự thành công nhanh chóng. Hầu hết những người giữ chức vụ hầu việc Chúa đều tránh những bài giảng nóng cháy nói về sự thánh khiết và sự ăn năn. Thay vào đó, họ lấy lòng các tín đồ của mình bằng cách giảng dạy những sứ điệp dễ chịu về sức khỏe, về sự sung túc, về sự thành công trong đời sống. Dường như mục tiêu của phần nhiều các tòa giảng đều nhắm vào việc làm thế nào để cải thiện toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người tín đồ, chứ không phải trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài (Mat Mt 6:33) và việc hoàn thành Đại Mạng Lệnh Truyền Giáo. (28:18-20)

Page 43: Su phuc hung hau den

Nhiều người truyền đạo quá cường điệu về những lợi ích của việc trở thành một Cơ Đốc nhân. Và hậu quả là họ đã dẫn các tín hữu hướng đến “chủ nghĩa của niềm tin dễ dãi” và rồi vỡ mộng về niềm tin của mình. Trích dẫn lời Chúa Jêsus, ông Billy Graham đã viết như vầy:Ngài phán, “Ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng ” (11:30) Dầu vậy, Ngài kêu gọi chúng ta hãy theo Ngài, bất chấp những giá phải trả, và Ngài không hề hứa rằng con đường chúng ta đi luôn luôn bằng phẳng. 6*Chúa chúng ta đã gánh chịu nỗi thống khổ của thập tự giá vì cớ chúng ta. Đời sống của sứ đồ Phao Lô đầy dẫy những sự buồn lòng, đau đớn, khổ sở và cuối cùng là sự tuận đạo, cùng với những đắc thắng của tâm linh (IICo 2Cr 11:22-23)Tiến Sĩ Graham nói, “Không có cuộc đời nào lại không có những nan đề riêng của nó, khi còn là một người trẻ tuổi, tôi đã quyết định dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế Jêsus, không phải vì tôi tin rằng Ngài sẽ cất hết mọi đau khổ của tôi. Không, tôi đã tin cậy Ngài vì Ngài đã hứa ban cho tôi sự sống đời đời và tôi tin rằng Ngài luôn ở với tôi và ban cho tôi sức mạnh để đương đầu với những khó khăn của cuộc đời này.”Corrieten Boom, một người sống sót của trại tập trung Ravensbruk Nazi, vẫn thường nói rằng, “Điều tồi tệ nhất có thể xảy đến, nhưng điều tốt nhất vẫn còn lại”Billy Graham nói, “Đó là một sứ điệp kỳ diệu, bởi vì hết thảy chúng ta đều phải chịu đựng những cơn bão trong cuộc đời của mình. Khi có người truyền đạo hoặc giáo sư nào quá phóng đại về những lợi ích tâm linh hoặc vật chất của đời sống Cơ Đốc, thì tôi tin rằng người ấy đang góp phần vào công việc của ma quỉ là kẻ lừa dối. Không gì trên đất có thể sánh nổi với đời sống mới trong Chúa Cứu Thế Jêsus, nhưng điều đó sẽ không luôn luôn dễ dàng..."7*Billy Graham cũng nói những lời thật mạnh mẽ liên quan đến các nhà truyền đạo bẻ cong chân lý về bước đường theo Chúa của người Cơ Đốc bằng cách chỉ thuật lại những điểm đắc thắng thuộc linh, gây cho các tín hữu thất vọng về Chúa trong đời sống riêng của họ.Khi chúng ta chỉ thuật lại những chuyện đắc thắng là chúng ta chỉ nói lại một phần sự thật. Khi chúng ta chỉ nhắc đến những lời cầu xin được nhậm là chúng ta cố đơn giản hóa vấn đề. Khi chúng ta hàm ý rằng đức tin của người Cơ Đốc không liên quan đến ách và gánh nặng là chúng ta chưa nói lên được toàn bộ chân lý. 8*Ông nói rằng những sự thật một nửa cùng những câu trả lời dễ dàng trước những câu hỏi khó chẳng có ý nghĩa gì hơn ngoài việc lừa dối hội chúng. Còn về đời sống người Cơ Đốc và việc thu lợi vật chất, ông Graham nói tiếp:Trong giai đoạn căng thẳng, và lúc đời sống đầy những bấp bênh, sứ đồ Phao Lô đã viết cho Hội thánh tại Philíp như vầy, “Tôi đã tập, hễ gặp cảnh ngộ nào cũng thỏa lòng ở vậy. Tôi biết chịu nghèo hèn cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được ” Và rồi ông đã thêm những lời lẽ thật cảm động này, “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm

Page 44: Su phuc hung hau den

sức cho tôi (Phi Pl 4:11-13) 9*

Giàu có và thành công không chỉ là những sự dạy dỗ nguy hại đang làm hỏng lòng tin của các tín hữu tại Hoa Kỳ. Một loại sách hoàn toàn nói về việc “hãy tự giúp mình, “hãy tự làm lấy” đang tràn ngập thị trường Cơ Đốc, thi đua với bên tương ứng của nó là giới thế tục. Như thể lời Chúa và Thánh Linh của Ngài không đủ để đối phó với những nan đề của thập kỷ 90. Vì vậy, có nhiều người đã quay sang ngành tâm lý học, chú trọng đến sự tìm kiếm bên trong hồn, linh, tìm kiếm với sự giúp đỡ trong việc tự chẩn đoán (Với một số những nguyên tắc Cơ Đốc do các nhà văn đưa ra để làm cho nó có đủ tư cách như là tài liệu Cơ Đốc.)Thứ sáu, Hội thánh bị yếu đuối bởi trạng thái tâm lý của câu hỏi, “Để làm gì chứ? ” Có nhiều Cơ Đốc nhân khi đối diện trước tình trạng của thế giới và trước sự kêu gọi phải có hành động của người Cơ Đốc, đã trả lời với một cái nhún vai “Chúa Jêsus đã phán điều đó phải xảy đến, vậy thì tại sao chúng ta còn lo lắng về điều đó chứ?” Thay vì càng được thúc giục hơn để giúp rao truyền Tin lành và làm chứng cho bất cứ người nào bằng lòng lắng nghe họ. Họ sống vì sự “sung sướng”, vì sự trốn tránh. Họ gieo mình vào việc tìm kiếm những gì an nhàn dễ chịu và chỉ quan tâm đến chính mình, chờ đợi sự cuối cùng sẽ đến.Thứ bảy, thế gian đã len lỏi vào trong Hội thánh đến nỗi Hội thánh trở thành một tổ chức có những điều kiện về văn hóa. Những tài liệu phát hiện theo cuộc nghiên cứu của Barna đã dẫn đến lời kết luận sau đây:Chúng ta được chính mình Chúa Cứu Thế giao trách nhiệm để trở thành những nhân tố làm thay đổi thế gian chứ không phải là những con người bị thế gian thay đổi, nhưng chúng ta đã bị mê hoặc bởi những vẻ quyến rũ của nền văn hóa hiện đại.

Hội thánh có nhận biết ở một mức độ nào đó, song khó mà tách biệt chính mình khỏi những ảnh hưởng đồi bại của nền văn hóa của chúng ta. Điều đó dễ thấy qua lối ăn mặc và cách cư xử của rất nhiều người đi nhóm lại và qua sự giải trí của thế gian mà họ thường tìm kiếm.Đã quá quen với chương trình truyền hình R-rated tại nhà, là chương trình không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi, nhiều người cảm thấy rất thoải mái khi được thưởng thức những bộ phim không tốt ấy tại rạp chiếu bóng. Phim ảnh đã làm đầy dẫy tâm trí họ những cảnh bạo lực, tình dục giật gân và tục tĩu. Việc dùng danh Chúa cách bất kỉnh đã trở thành chuyện bình thường trong phim ảnh, hoàn toàn là điều bình thường trong việc giải trí. Nhiều người đã mất đi cảm xúc vì nghe quá nhiều chuyện như vậy, các tín đồ không cảm thấy khó chịu gì cả, thản nhiên nhai bắp bung nóng dòn và nuốt trôi nó xuống bằng Côca Côla ướp lạnh trong khi chăm chú theo dõi cốt chuyện.Rõ ràng là hầu hết các tín đồ đang bị tiêu mòn bởi lòng dửng dưng thuộc linh và rất ít quan tâm đến linh hồn của những người chưa biết Chúa. Nhưng có phải sự thất

Page 45: Su phuc hung hau den

bại của Hội Thánh tại Hoa Kỳ là một điều đã được sắp đặt trước không? Hoàn toàn không.Sự Lựa Chọn Của Chúng Ta Chúng ta không bị buộc phải giống như các tín hữu tại Êphêsô, là những người đã bỏ lòng yêu mến Chúa ban đầu (KhKh 2:4) Chúng ta cũng không bị buộc phải giống như các Cơ Đốc nhân Laođixê, không nóng cũng không lạnh, nhưng giàu có và nghĩ rằng mình không cần gì cả, đui mù trước sự thật rằng chúng ta đang “khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lỏa lồ ” về mặt thuộc linh, và có nguy cơ bị nhả khỏi miệng Đức Chúa Trời (3:15-17)Mỗi một người trong chúng ta đều có Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể đọc, hiểu và vâng theo Lời Chúa. Chúng ta có thể trở về với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể tìm kiếm Ngài. Chúng ta không phải đợi người khác dẫn đường.Chúng ta có thể bước đi trong Thánh Linh. Trong quyền năng mà Ngài cung ứng, chúng ta có thể từ chối không để cho xác thịt cai trị mình. Nhờ sự giúp đỡ của Thánh Linh, chúng ta có thể thắng trong cuộc đấu tranh với bản tánh xác thịt của mình bằng cách từ chối không phục theo xác thịt (GaGl 5:16-17) Chúng ta không cần phải đi theo đường lối của thế gian (IGi1Ga 2:1-6, 15, 17)Phần lớn Hội thánh tại Hoa Kỳ nhận thấy mình đang ở trong tình trạng thuộc linh yếu đuối hiện nay là vì họ chưa thật lòng yêu kính Đức Chúa Trời, chưa tin cậy những lời hứa của Ngài và chưa vâng giữ các mạng lệnh Ngài truyền. Hầu hết các tín hữu chưa dành thì giờ ở riêng với Chúa trong sự cầu nguyện và học hỏi Lời Thánh của Ngài. Họ chưa biết hoặc chưa hiểu hết những thuộc tánh của Ngài. Họ sống trong một tầm nhìn hạn hẹp không biết Chúa là Đấng Tạo Hóa Cao Cả của mình, là Cha thiên thượng thánh khiết và là Chúa Cứu Thế Jêsus Christ của chúng ta, Đấng đã sống lại, là Đấng không ai sánh nổi, Đấng vô song.Nếu bạn chưa hiểu rõ Đức Chúa Trời yêu thương, thánh khiết, quyền năng và công bình như thế nào, bạn không thể yêu thương và tin cậy Ngài hết lòng được. Lời Chúa tuyên bố rằng không có đức tin thì không có thể nào ở cho vừa lòng Ngài được (HeDt 11:6) Thánh Kinh nói, “Người công bình sẽ sống bởi đức tin ” (RoRm 1:17) Nhưng nếu bạn đặt lòng tin nơi một Đức Chúa Trời nhỏ bé, Đấng không lớn hơn chính bạn, thì bạn sẽ chẳng tin cậy nơi Ngài bao nhiêu, bạn cũng sẽ không được thúc đẩy yêu thương, tin cậy và vâng lời Ngài.Tôi thường được nhắc nhở về điều tôi cố gắng dạy dỗ các nhân sự trong Chiến Dịch Sinh Viên của mình và những người khác nữa: Từ lúc sáng sớm khi chúng ta thức dậy, cho đến khi tối mịt lên giường đi ngủ, chúng ta phải thi hành mọi sự như những con người tin kính Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà yêu mến Chúa và vâng lời Ngài phán, tôi tin cậy những lời hứa của Ngài. Rồi mọi điều khác sẽ từ đó mà lưu xuất ra.Những điều ấy có liên quan rất nhiều đến cuộc phục hưng hầu đến, việc kêu gọi dân sự của Đức Chúa Trời ăn năn và việc đưa họ trở về với tình yêu ban đầu, với

Page 46: Su phuc hung hau den

một đời sống đầy tin cậy và vâng lời cách vui mừng.

Những Đốm Lửa Phục Hưng

Một cuộc phục hưng kỳ diệu đang quét qua xứ Wales, toàn xứ sở, từ thành thị đến các hầm mỏ dưới lòng đất đang bùng cháy với sự vinh hiển của Tin lành...”*Nhà lãnh đạo của cuộc tỉnh thức thuộc linh lớn lao vào năm 1904 này là một người thợ mỏ trẻ tuổi của xứ Wales với bụi than phủ đầy trên tóc và đất mỏ bám dưới các móng tay anh. Anh không có những khả năng khéo léo của một nhà hùng biện, cũng không học rộng. Quyển sách duy nhất anh am tường là quyển Kinh Thánh, và tấm lòng anh bùng cháy vì lòng yêu Chúa và Lời thánh của Ngài.Từ nhiều năm, Evan Roberts đã khao khát được giảng tin lành, hàng ngày anh vẫn kêu khóc với Cha thiên thượng để Ngài thay đổi và sử dụng anh. Khi Roberts đến tuổi hai mươi lăm, bà chủ nhà trọ đã đuổi anh ra vì tội hay giảng đạo và cầu nguyện lớn tiếng trong phòng. Còn dưới hầm mỏ, trong khi các bạn anh hút thuốc và cười đùa trong những giờ nghỉ ngơi, anh lại yên lặng ngồi đọc Kinh Thánh.Một ngày vào năm 1904, trong khi Roberts đang cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã mặc khải cho anh biết rằng Ngài sẽ ban một cuộc phục hưng trên xứ Wales, và sẽ có một trăm ngàn người chưa tin trở về với Đức Chúa Trời. Sau đó Đức Thánh Linh tỏ cho Roberts biết rằng cuộc phục hưng hầu đến sẽ lan ra như một vụ cháy đồng cỏ lan đến nước Anh, rồi đến toàn thể Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.Nóng cháy trước khải tượng ấy, Roberts tìm cơ hội để rao giảng, nhưng anh không tìm được một cơ hội nào cả. Anh nài nỉ vị Mục sư của mình cho anh được giảng, nhưng thoạt đầu vị Mục sư bối rối đã trả lời 'không được' với anh thợ hầm than quá ư nhiệt tình ấy. Cuối cùng, sau nhiều lần nài nỉ, vị Mục sư cũng đã xiêu lòng.“Thôi được, Evan này, anh có thể giảng sau buổi nhóm tối thứ tư, nếu có ai bằng lòng ở lại nghe...”Mười bảy người có lòng tìm kiếm và tò mò đã ngồi lại. Nhà truyền giáo trẻ tuổi mạnh dạn công bố điều anh đã nghe từ Chúa. Sứ điệp của anh thật đơn sơ: 1. Bạn phải xưng ra mọi tội lỗi của mình; 2. Bạn phải bỏ khỏi đời sống mình từng thói quen hay nghi ngờ; 3. Bạn phải vâng theo sự nhắc nhở, thúc giục của Thánh Linh; và 4. Bạn phải ra đi làm chứng về Chúa Cứu Thế cách công khai.Mặc dầu Roberts không phải là nhà chuyên môn trong việc giảng dạy, vị Mục sư và mười bảy thuộc viên trong Hội thánh đã bắt đầu bùng cháy vì được Chúa đụng đến cách mãnh liệt.Đêm kế tiếp có nhiều người hơn nữa đến nghe nhà truyền giáo trẻ tuổi, và ngọn lửa nhanh chóng lan sang các Hội thánh khác. Trong ba mươi ngày tiếp theo đó, có ba mươi bảy ngàn người đã chạy đến với Chúa, ăn năn tội lỗi mình và tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Trong vòng năm tháng, một trăm ngàn người trên khắp đất nước đã gia nhập vào nước Chúa, khải tượng của Roberts đã được ứng nghiệm.

Page 47: Su phuc hung hau den

Một tờ nhật báo có tên gọi là Ram's Horn đã ký thuật rằng Evan Roberts là một con người vô danh, nhưng rồi “khi đã có lệnh hiệu triệu” thì anh vâng phục. Anh một mực nói rằng anh được kêu gọi vào công việc hiện nay do sự chỉ dẫn trực tiếp của Thánh Linh. Lập tức, không thắc mắc, không chần chừ, anh đã được mọi người thừa nhận. Bất cứ nơi nào anh đến, những tấm lòng đều bùng cháy vì lòng yêu Chúa” 2* Tờ Methodist Recorder ký thuật rằng:Xứ Wales đang ở trong nỗi đau khổ cùng sự cực kỳ vui sướng của một cuộc phục hưng lạ lùng nhất mà xứ ấy chưa hề biết đến. Không kém hơn một cuộc “cách mạng đạo đức ” một chút nào.

Các tờ nhật báo của xứ Wales đã bắt đầu in các danh sách tên tuổi của những người được sinh ra trong vương quốc của Đức Chúa Trời.Các trường Đại học đóng cửa, các sinh viên diễn hành ca hát và ngợi khen Chúa trên đường đến các buổi cầu nguyện.Các em nhỏ tổ chức các buổi nhóm của chúng tại nhà và trong sân ở quanh nhà kho thi đua với các anh hùng của chúng là các Mục sư tại các Hội thánh.“Những đội cầu nguyện” của các ông bắt đầu được thành lập. Các bài tường thuật nói rằng lời cầu nguyện của họ nóng cháy và tha thiết. Một thị trấn nọ khoe rằng họ có một đội cầu nguyện “Hãy ra khỏi giường”. Những người đàn ông này cầu nguyện trong đêm, có khi suốt đêm, để Chúa Thánh Linh đánh thức những người nam khác ra khỏi giường, cáo trách tội lỗi họ, và cứu linh hồn họ. Có những bài tường thuật, thuật lại việc nhiều ông đã bò ra khỏi giường lúc nửa đêm, đi tìm một buổi nhóm và đã khóc lóc với Chúa Jêsus xin Ngài hãy cứu họ.Một bản báo cáo khác thuật lại rằng có một bị cáo trong phiên tòa đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế khi vị thẩm phán và hội thẩm đoàn đã ngừng lại để cầu nguyện cho anh ta.Cuộc phục hưng cũng đã nổ ra tại các mỏ than. Người ta thuật lại rằng thứ ngôn ngữ tục tằn của các thợ mỏ đã bị loại sạch đến nỗi những con vật thường xuyên chở hàng cho họ không hiểu được họ nữa, và chúng không nghe theo lời họ.Nhưng không phải ai cũng vui mừng với cuộc phục hưng đó. Trong một thời kỳ mà hàng giáo phẩm có cái nhìn về tôn giáo với một sự nghiêm khắc đáng sợ, một số các Mục sư đã gán cho Roberts cái biệt hiệu của một người tiên tri nhỏ tuổi với những phương pháp không chính thống. Họ không thể hiểu được vì sao anh lại mĩm cười khi cầu nguyện, hoặc tại sao lại cười lớn khi đang giảng đạo. Nhưng những người đã đến nghe anh giảng đều nói rằng trên gương mặt của anh ta có ánh sáng của Chúa với niềm hân hoan trong tấm lòng.Đúng như Đức Chúa Trời đã tỏ cho anh, Roberts đã chứng kiến cuộc phục hưng tràn đến Anh Quốc. Theo ước tính, tại đó có đến hai triệu người đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Sau đó Đức Thánh Linh đã tuôn đổ sự thăm viếng của Ngài trên vùng Tây và Bắc Châu Âu. Khi Thánh Linh Ngài “tuôn đổ” trên Nauy, quá nhiều người

Page 48: Su phuc hung hau den

đến nhóm lại tại các nhà thờ, chật ních đến nỗi hàng giáo phẩm phải phong chức cho các tín đồ để họ ban tiệc thánh cho những đoàn chúng đông đảo. Rồi Thánh Linh của cuộc phục hưng cũng đã quét qua khắp thế giới để đến Đại Châu Phi, Ấn Độ, Trung Hoa và Triều Tiên.Tại Hoa Kỳ, những người hầu việc Chúa đã theo sát dấu chân hành động của Đức Chúa Trời đến nỗi họ có thể theo kịp các bài tường thuật sơ lược từ hải ngoại. Những người Mỹ sốt sắng đã triệu tập các buổi nhóm thuộc hàng giáo phẩm ở các thành phố lớn để quyết định phải hành động như thế nào khi sự hành động của Đức Chúa Trời lan đến đất nước của họ. Đối với họ, đây không phải là vấn đề “nếu có xảy ra” nhưng là chuyện “khi xảy đến” thì chúng ta phải làm gì. Và Đức Chúa Trời đã ban thưởng cho sự dự phòng của họ: Thánh Linh đã đến và ngọn lửa thánh khiết của Ngài đã bùng cháy từ thành phố này đến thành phố khác.Tại thành phố Atlantic, bang New Jersey, với số dân cư là sáu mươi ngàn người, người ta nói rằng “thậm chí không có đến năm mươi người” từ chối không đến với Chúa Cứu Thế Jêsus.Tại Paducah, bang Kenturky, Hội thánh Báp Tít (First Baptist) đã có một ngàn người mới tin Chúa thêm vào Hội thánh, và theo lời tường trình, vị Mục sư tại đó đã chết vì kiệt sức.Tại Burlington, Iowa, mọi cửa hàng và phân xưởng đều đóng cửa để các nhân công có thể tham dự các buổi nhóm cầu nguyện.Ở Denver, vị thị trưởng công bố dành một ngày để cầu nguyện và đến mười giờ sáng thì các nhà thờ đã đầy người và có mười hai ngàn người khác chen chật trong các nhà hát và các giảng đường của các khu phố chính.Ở tại Porland, hai trăm bốn mươi cửa hiệu đã ký vào một bản thỏa thuận bằng lòng đóng cửa từ mười một giờ trưa cho đến hai giờ chiều để khuyến khích những người làm thuê và các khách hàng tự do tìm kiếm Chúa.Tại Los Angeles, hàng ngàn người đã diễu hành trên các đường phố, tổ chức mừng sự tuôn đổ của Thánh Linh, và hai trăm ngàn người đã tụ tập trong một buổi nhóm ngoài trời.Các nhà viết sử ước tính đã có hai mươi triệu người đến với Chúa Cứu Thế trong thời gian cuộc phục hưng này bùng nổ tại Hoa Kỳ.Phục Hưng Là Gì? Ngày nay, các Hội thánh đều công bố có “phục hưng” nếu có được một vài sự hầu việc Chúa phấn khích. Nhưng phục hưng phải hơn như thế nhiều. Chúng ta hãy xem xét vắn tắt một số những đặc điểm của phục hưng.Thứ nhất, phục hưng là một hành động thuộc chủ quyền tối cao của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh đã dùng Evan Roberts để làm nổ ra một cuộc phục hưng vào năm 1904 mà vì nó người dân xứ Wales đã sốt sắng cầu nguyện từ năm 1901. Những tín hữu sốt sắng cầu nguyện đã cộng tác với Đức Thánh Linh bằng cách hưởng ứng công việc Ngài hành động trong họ. Sứ đồ Phao Lô viết rằng:

Page 49: Su phuc hung hau den

Vả, Đức Chúa Trời bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. Nguyền Ngài được vinh hiển. .. (Eph Ep 3:20)Đức Thánh Linh chính là Đấng sắp đặt và thậm chí ban năng lực để chúng ta yêu mến Chúa. Chúng ta không thể hiểu Lời Chúa nếu tách rời khỏi Thánh Linh là Đấng thần cảm để Lời được viết ra. Chúng ta không thể cầu nguyện nếu Ngài không cầu thay cho chúng ta. Chúng ta không thể làm chứng cho Chúa Cứu Thế nếu không bởi quyền năng của Ngài. Vì vậy, phục hưng là sản phẩm của Thánh Linh, ngôi thứ ba trong ba ngôi Đức Chúa Trời.Chính Đức Chúa Trời đã hành động theo quyền tối thượng của Ngài khi Ngài ban cho tôi khải tượng về Chiến Dịch Chinh Phục Sinh Viên Cho Chúa Cứu Thế vào năm 1951. Vào lúc đó, thậm chí tôi không suy nghĩ về Chúa. Tôi đang cùng với một bạn học chuẩn bị bài thi cuối khóa tại trường Thần Học Fuller.Trên một số phương diện, kinh nghiệm của tôi có phần giống với cuộc đối đầu bất ngờ của sứ đồ Phao Lô gặp Cứu Chúa hằng sống trên đường ông đến Đa mách. Những người đi cùng ông chẳng hề nghe tiếng Chúa Jêsus phán cùng ông hay là thấy ánh sáng lòa chiếu rực rỡ đến nỗi Phao Lô phải bị mù. Khi Chúa phán với tôi thì lúc ấy có một bạn sinh viên đang ngồi cùng bàn học đó, song anh ta không hề hay biết điều đang xảy đến với tôi. Tôi chẳng nghe thấy một tiếng phán nào, nhưng nếu như sứ điệp của Ngài được phát qua một trăm chiếc loa thì cũng không thể thực hữu hơn thế.Sau khi Đức Thánh Linh đã ban khải tượng cho tôi, lòng tôi quá tràn ngập vui sướng và đầy năng lực đến nỗi các hồng huyết cầu trong tôi cũng đang ca hát ngợi khen Chúa. Vì thế, tôi nói với người bạn ngồi gần mình rằng, “Chúng ta hãy cùng chạy nào!” Anh ta cùng chạy với tôi song không bao giờ hiểu nỗi vì sao tôi lại tràn ngập niềm vui sướng và ngợi khen Chúa quá chừng như vậy.Thứ hai, phục hưng là sự thăm viếng từ thiên thượng. Cuối cùng, bạn khám phá ra rằng sự làm mới lại tâm linh là ý tưởng của Đức Chúa Trời trước hết. Các tín đồ thấy rằng họ chỉ đang hưởng ứng theo Ngài.Nhiều khi Đức Chúa Trời đến trong quyền năng và bạn chẳng có một ý tưởng gì về điều bạn đã nói hoặc đã làm để đẩy mạnh công việc đó. Thật vậy, có thể điều đó chẳng liên quan gì đến lòng mộ đạo của bạn cả.Vào năm 1947, tôi đang nhóm tại kỳ Hội Đồng Forest Home Christian ở California. Diễn giả là một người bạn thân của chúng tôi, bà Tiến sĩ Henrietta Mears, Giám đốc tổ chức Giáo dục Cơ Đốc tại Hội thánh Trưởng lão (First Presterian) của Hollywood. Lúc ấy, tiến sĩ Louis Evans Jr, con của vị Mục sư trưởng và tôi đưa bà về căn phòng của bà. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện giòn giã trong sự thông công thân mật, vì vậy bà đã mời chúng tôi cùng vào nhà. Đang khi chúng tôi tiếp tục chuyện trò, thình lình Đức Thánh Linh bao phủ chúng tôi. Là một tín hữu non trẻ, tôi không am tường nhiều về thân vị của Đức Thánh Linh, vì

Page 50: Su phuc hung hau den

vậy tôi chẳng hiểu điều gì đang xảy ra với mình. Nhưng tôi cảm thấy mình đang say sưa với một niềm vui. Tiến sĩ Evans nói rằng sự thăm viếng ấy giống như là than lửa đỏ chạy lên chạy xuống dọc theo cột sống của ông ta.Đang khi chúng tôi cầu nguyện và ngợi khen Chúa thì Tiến sĩ Richard Halverson bước vào phòng của bà Mears. Ông là một Mục sư thất bại, chán nản, và không kết quả, thuộc giáo hội trưởng lão tại Coalinga, bang California. Ông ta đến để tìm lời khuyên của bà xem ông có nên rời bỏ chức vụ mà trở lại với thế giới giải trí Hollywood là nơi ông đã sống trước khi tin nhận Chúa.Khi ông bước vào phòng, chúng tôi đều đang cầu nguyện và không ai nói gì với ông cả. Nhưng ngay lập tức, Đức Thánh Linh đã rịt lành ông khỏi sự thất vọng, chán nản, lòng ông tràn ngập niềm vui và tình yêu thương.Trông chốc lát, tất cả chúng tôi đều được thay đổi. Không một người nào trong chúng tôi còn giống như trước nữa, và Đức Thánh Linh đã ban cho mỗi người những trách nhiệm quan trọng trong vườn nho của Ngài. Tiến sĩ Evans đã tiếp tục trở thành một người hầu việc Chúa trong Giáo hội Trưởng lão nổi tiếng khắp đất nước. Trong nhiều năm, ông đã chăn bầy tại Hội Thánh Trưởng Lão Quốc Gia được gọi là “Hội thánh của những người đứng đầu”. Tiến sĩ Halverson đã trở thành Mục sư tuyên uý của Thượng viện Hoa Kỳ, và trong hơn ba mươi năm đã được công nhận như một chính khách Cơ Đốc có tầm cỡ quốc tế. Tất cả chúng tôi đều đã kinh nghiệm một sự thăm viếng từ thiên thượng.Thứ ba, phục hưng là giai đoạn của sự hạ mình, sự tha thứ và sự phục hồi cá nhân trong Đức Thánh Linh. Đó là một giai đoạn khi Thánh Linh kêu gọi một người ăn năn những tội lỗi tỏ tường, và bày tỏ những tội lỗi khó nhận thấy, như sự lạnh nhạt của tấm lòng, mất đi tình yêu ban đầu, không chịu từ bỏ “khu vực an nhàn dễ chịu” của riêng mình, sống ẩn dật như là “những con người thầm lặng” của Chúa giữa một xã hội đang hết sức cần đến muối và ánh sáng. Giáo sĩ James Burns viết rằng:Phục hưng đến làm khô cháy trước khi chữa lành, nó đến để đoán xét những người hầu việc Chúa và dân sự của Ngài vì cớ sự làm chứng không trung thành của họ, vì đời sống ích kỷ của họ, vì họ đã không quan tâm đến thập tự giá, và để kêu gọi họ đến sự từ bỏ chính mình, đến một sự nghèo nàn vì cớ Tin Lành, và đến một sự thánh khiết sâu nhiệm mỗi ngày. Đó là lý do vì sao phục hưng luôn là điều khó chịu đối với một số đông người trong Hội Thánh. Bởi vì phục hưng chẳng nói gì với họ về sức mạnh (theo đời này ) là những điều họ đã học được để yêu thương hoặc về đời sống thanh nhàn, sống thành công; nhưng phục hưng tố cáo tội lỗi của họ, bảo rằng họ đang chết, kêu gọi họ hãy tỉnh thức để từ bỏ thế gian và bước theo Chúa Cứu Thế. . 4*

Thứ tư, trong cuộc phục hưng, người ta sẽ giảng dạy mà không hề sợ sệt bởi sự xức dầu của Đức Thánh Linh, như trong Cong Cv 4:31, “Họ giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ.”

Page 51: Su phuc hung hau den

Điển hình là các sứ điệp của Jonathan Edwards, một nhà Truyền đạo phái Thanh Giáo cuối cùng đã trở thành hiệu trưởng trường Đại Học Princeton. Vào tháng Bảy năm 1741, ông giảng một bài tại Enfield, bang Connecticut, làm bùng cháy lên Cuộc Tỉnh Thức Lớn tại Hoa Kỳ. Bài giảng “Những Tội Nhân Trong Bàn Tay của Một Đức Chúa Trời Thịnh Nộ” đã mô tả địa ngục rõ ràng đến nỗi rất nhiều người trong hội chúng của ông đã ghì chặt vào thành ghế khiến các đốt ngón tay của họ trắng bệch ra. 5* Họ xưng tội rất nhiều đến nỗi ông Edwards phải đợi một hồi lâu cho đến khi người ta đã dịu đi tiếng kêu khóc xin Đức Chúa Trời hãy cứu họ, rồi ông mới giảng tiếp được. Một người đồng thời với Edwards, là Gilbert Tennant đã ghi nhận rằng,Dường như ông ta chẳng quan tâm đến việc làm đẹp mắt người nghe bằng những điệu bộ đáng yêu, hoặc có một cung cách nói làm vừa tai họ, hay dùng những lời lẽ khiến họ ưa thích, mà ông đi thẳng vào lòng và vào lương tâm họ, vạch trần những ảo tưởng tai hại của họ, chỉ cho họ thấy vô số những mưu mẹo ẩn dấu, giả hình của họ trong tôn giáo và đưa họ ra khỏi mọi nơi ẩn náu dối gạt, là nơi họ tự làm cho mình thoải mái, dễ chịu bằng những hình thức tin kính mà chẳng hề có quyền năng. .. Lời giảng dạy của ông thường là vừa gây khiếp sợ vừa xoáy vào lòng người nghe. 6*

John Wesley, là người Đức Chúa Trời đã sử dụng cách quyền năng trong những cuộc phục hưng tại Anh Quốc và Hoa kỳ trước đó, cũng theo một phương cách tương tự:Cách ông John Wesley giáo huấn các nhà truyền giáo của ông trong việc trình bày sứ điệp của họ chính là: Trước hết, giảng đại cương về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho con người; kế đến bằng tất cả năng lực có được hãy tra soát bề sâu của lương tâm mà giảng dạy luật của sự thánh khiết, và rồi phải đến tận lúc ấy nâng cao những sự vinh diệu của Tin lành, của sự tha thứ và của sự sống. .. Cố ý hay vô tình, những chỉ dẫn của ông cũng vẫn tuân theo thể thức của Rôma. 7*

Thứ năm, sự hiện diện đầy quyền năng của Đức Thánh Linh. Sự giảng dạy dạn dĩ, để Đấng Christ làm trung tâm của con người “đáp đậu trên gương mặt họ” một cách rõ ràng trước Đức Chúa Trời thường là dấu hiệu tiêu chuẩn của sự phục hưng. Trong các cuộc phục hưng của John Wesley và George Whitefield tại Anh Quốc, sự hiện diện đáng kinh sợ của Đức Thánh Linh đã là điều bình thường và sự hiện diện ấy đã có một tác động mạnh mẽ trên dân chúng. Khi nói về một buổi nhóm của ông Whitefield, Wesley đã ghi trong nhật ký của mình như sau:Ngay khi ông vừa bắt đầu mời gọi tất cả tội nhân hãy tin nhận Chúa Cứu Thế thì có bốn người đã sụp xuống ngay cạnh ông gần như cùng một lúc. Một người trong số họ nằm bất động; Người thứ hai run rẩy quá mức; người thứ ba co giật mạnh cả thân mình, nhưng không gây tiếng ồn ào ngoài những tiếng rên rĩ; người thứ tư cũng co giật như vậy, nhưng lớn tiếng kêu cầu Chúa qua dòng nước mắt. 8*

Page 52: Su phuc hung hau den

Wesley và Whitefield đã coi hành động đó là kỳ lạ và đã loại một số người khỏi các buổi nhóm của họ. Nhưng có một phụ nữ ở Hungtinton đã viết thư cho Whitefield, khuyên ông hãy cứ để mặc những người ấy, bởi vì việc dừng lại để mời họ ra khiến cho bầu không khí của buổi thờ phượng kém sức mạnh đi. Bà ta nói “Hãy cứ để họ khóc, điều đó có một ý nghĩa lớn lao tốt hơn lời giảng dạy của ông.” Và Wesley đã viết trong nhật ký của ông rằngTừ đó trở đi tôi tin cậy rằng chúng ta hãy cứ để Đức Chúa Trời thực hiện công việc của chính Ngài theo cách nào đẹp ý Ngài. 9*

Khi đề cập đến sự xức dầu trên các nhà truyền giảng trong cuộc phục hưng, Charles Finney đã nói:Nếu tôi không bởi sự hà hơi thì tôi không biết mình phải giảng thế nào. Sự hà hơi là một kinh nghiệm bình thường với tôi. ..khiến vấn đề được mở ra trong tâm trí tôi theo một cách thức làm tôi phải ngạc nhiên. Dường như để tôi có thể nhìn thấy bằng trực giác cụ thể về điều tôi phải nói, và toàn bộ các tập hợp của ý tưởng, lời nói và sự trình bày đều đến với tôi nhanh kịp để tôi có thể ban phát ra.

Finney được tôn kính như cha đẻ của cuộc phục hưng hiện đại. Khi ông đến một Hội thánh nào đó, thì quyền năng cáo trách tội lỗi của Đức Chúa Trời thường khiến cho các tín hữu phải rời khỏi các hàng ghế, mà nằm phủ phục trong lối đi, và kêu khóc vì tội lỗi của mình.Ông J. Edwin Orr, lúc sinh thời vốn là một người có uy quyền nổi tiếng trong cuộc phục hưng, tường thuật một phản ứng khác của các tín hữu trong cuộc phục hưng năm 1858.Các buổi nhóm đông đảo đều trang nghiêm vì sự tĩnh lặng và lạ lùng. Một sự cáo trách triệt để nhất và nỗi khao khát khủng khiếp cho thấy chính họ đang tập trung suy gẫm cùng với những tiếng thở sâu bị nén lại một nửa, trong khi niềm vui của sự hi vọng và sự tha thứ được thể hiện bằng những giòng nước mắt làm cho những đôi mắt đẫm lệ rạng rỡ hơn bao giờ hết.”Một số những cuộc phục hưng của Hoa Kỳ đã được đánh dấu bằng những phép lạ và những kinh nghiệm gây tranh cãi như sự run rẩy, sự co giật, kêu thét, rên rĩ, ngất xỉu, phủ phục hoặc nhảy múa vì vui mừng. Song qua cuộc thức tỉnh vào năm 1858, nhiều người đã chứng kiến hàng loạt các ân tứ Thánh Linh khác hẳn và được nhân lên bội phần, họ là những người thành lập Hội thánh, người có ơn nói tiên tri, ơn khuyên bảo, nhà Truyền giáo, Mục sư, Giáo sư. Những ân tứ này đã hoạt động có hiệu quả giữa vòng những người đã nhận sự phong chức từ những những người lãnh đạo trong Hội thánh, song các ân tứ này cũng được tìm thấy trong số các tín hữu bình thường, là những người nhận sự phong chức duy nhất từ Đức Thánh Linh” 12*Thứ sáu, phục hưng làm thay đổi các cộng đồng và các dân tộc. Nhà thần học người Mỹ A.W. Tour định nghĩa phục hưng là một sự hành động của Đức Chúa

Page 53: Su phuc hung hau den

Trời để “làm thay đổi bầu không khí đạo đức của một cộng đồng.” 13 Lịch sử cho thấy rằng một cuộc thức tỉnh thật sự sẽ vượt khỏi các bức tường của bất kỳ nhà thờ nào, giáo phái nào và thay đổi xã hội cách triệt để.Trong cuộc phục hưng tại xứ Wales chẳng hạn, ảnh hưởng của cuộc phục hưng đó trên xã hội thật là điều đáng kinh ngạc. Trong một thời gian, tội phạm đã biến mất, không có những vụ hiếp dâm, không có cướp bóc, không giết người, không có những vụ ăn trộm, không có những vụ tham ô, các quan tòa không có các vụ kiện để giải quyết.“Các lãnh đạo của Bang” đã triệu tập các buổi họp khẩn cấp để bàn điều họ phải làm với ngành cảnh sát vì bây giờ họ đang thất nghiệp. Tệ nạn nghiền rượu chỉ còn một nửa. Tỉ lệ sinh sản bất hợp pháp hạ xuống 44% ở hai hạt trong vòng một năm tính từ lúc bắt đầu có cuộc phục hưng, ảnh hưởng của phong trào thật quá lớn mạnh.” 14*Phục hưng cũng đã định hình cho tương lai của nước Mỹ. Chàng thanh niên George Whitefield vừa ra từ cuộc phục hưng tại Anh Quốc với John Wesley đã gia nhập hàng ngũ các chiến sĩ cùng với Jonathan Edwards tại England và bắt đầu lao vào những cánh đồng mở rộng với công tác rao giảng thật nóng cháy.Hàng ngàn người đã được biến cải khi ông nói tiên tri về “sự tự do chính trị, thoát khỏi áp bức của Anh Quốc cũng như sự giải phóng về mặt thuộc linh khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi.” 15*Trong khi Đức Thánh Linh bùng cháy trong những con người như Edwards và Whitefield, trong số dân cư là hai trăm năm mươi ngàn người, đã có năm mươi ngàn linh hồn được cứu; “Cộng thêm với số các tín hữu đã có, con số này đủ để quyết định vận mệnh của quốc gia (chúng ta)” 16*Đức Chúa Trời đã dùng Edwards, Whitefield cùng những người khác nữa để đưa các dân thuộc địa trở về với Ngài, tái lập một nền tảng Cơ Đốc trước khi có Bảng Tuyên Ngôn Độc Lập.Cuộc phục hưng lớn ở bang Kentucky vào năm 1800 đã tràn khắp Tennessee, Bắc California, Nam California và vùng biên giới. Orr tường thuật lại rằng, từ cuộc tỉnh thức này đã “dẫn đến phong trào truyền giáo khắp nơi, bãi bỏ chế độ nô lệ và tạo điều kiện học hành cho giới bình dân. Hơn sáu trăm trường học ở Trung Tây (vùng trung tâm Bắc Hoa Kỳ, từ vùng Đại hồ đến sông Ohio Kansate và Missouri) đều do những nhà phục hưng thành lập. 17*Nhiệm Vụ Của Chúng Ta Ngày nay tại Hoa kỳ, chúng ta không cần phải chờ đợi một hành động tối thượng của Đức Chúa Trời để đem lại phục hưng. Chúng ta không phải chờ đợi một sự tuôn đổ của Thánh Linh trên cả Hội thánh và quốc gia. Nhiệm vụ của chúng ta là đầu phục quyền tể trị của Chúa Cứu Thế và sự kiểm soát của Thánh Linh, kiêng ăn và cầu nguyện, vâng theo Lời Chúa. Thỏa mãn được các điều kiện trên, chúng ta có thể trông đợi Đức Thánh Linh hoán cải đời sống chúng ta.

Page 54: Su phuc hung hau den

Tôi liên hệ điều đó với câu chuyện về hai nông dân Cơ Đốc. Họ sống trên hai nông trại kề cận nhau. Cả hai đều nghèo khi bắt đầu nghề nông, và cả hai đều có những trang thiết bị như nhau. Ngày nay, một người giàu có, còn người kia thì nghèo thiếu.Người nông dân giàu có làm việc chăm chỉ. Anh ta chọn giống rất cẩn thận, anh ta bón phân cho đất, tưới nước, và làm việc cần mẫn trong thửa vườn của mình. Và rồi, vào đúng thời điểm, anh ta được thâu hoạch mùa màng.Anh nông dân kia lười biếng và chẳng chịu làm việc theo đúng phương pháp. Anh ta chẳng chịu lựa giống tốt, cũng chẳng bón phân cho đất cách thích đáng và anh cứ phó mặc cho sự may rủi. Anh ta chỉ thích ngồi trước hàng hiên và nhìn xem thế giới qua đi.Đức Chúa Trời ban mưa và nắng trên cả hai nông trại. Nhưng Ngài mong muốn các nông dân mang thêm những đôi giày da và chịu lao động nặng nhọc trong những gì Ngài đã giao cho họ.Tôi tin rằng trong lãnh vực thuộc linh cũng như vậy. Đức Chúa Trời muốn ban phục hưng cho người nào bằng lòng ăn năn và tìm kiếm Ngài. Chúa Jêsus phán, “Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì họ sẽ được no đủ. ” (Mat Mt 5:6)Lời Chúa hứa với chúng ta rằng nếu chúng ta hạ mình, tôn kính và thờ phượng Chúa, Ngài sẽ ban phước cho chúng ta. Song những kẻ biếng nhác, kẻ không vâng lời, thì không có phước hạnh nào cả, chỉ có kỷ luật, hoặc còn tồi tệ hơn nữa.Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng có toàn quyền. Ngài hành động khi nào và nơi nào Ngài muốn. Nhưng chúng ta phải luôn luôn cầu nguyện và hoạch định cho công tác tối thượng của Ngài trong những công việc của con người và của các quốc gia. Và sự phục hưng của cá nhân bắt đầu bằng một sự kêu gọi bên trong của Thánh Linh (Phi Pl 2:13; GiGa 16:8-11) Lương tâm tự nó sẽ sẽ bị khuấy động bởi sự kêu gọi ấy. Ý chí sẽ quyết định để vâng theo hoặc bỏ qua.Ngày nay, với tư cách là những cá nhân, Hội thánh, quốc gia, quyết định của chúng ta rất quan trọng. Đức Chúa Trời đang đòi hỏi chúng ta hãy tìm kiếm Ngài bằng cả tấm lòng, linh hồn, trí lực của mình. Cuộc phục hưng mà Ngài hứa ban sẽ bắt đầu khi chúng ta hạ mình, ăn năn, kiêng ăn cầu nguyện tìm kiếm mặt Ngài và lìa bỏ những đường lối gian ác của mình. Đức Chúa Trời hứa đáp lời bằng lửa phục hưng cho bất cứ ai bằng lòng lắng nghe, yêu thương, tin cậy và vâng lời Ngài.

Làm Cho Lửa Cháy Lên

Theo lẽ tự nhiên, ai nấy trong chúng ta cũng đều có khuynh hướng chọn con đường nào ít bị đề kháng nhất. Nhưng đặc biệt những người dân Mỹ như chúng ta, có tiếng là ưa tránh né sự chịu khổ bằng mọi giá.Các sinh viên thường cắt ngắn bài đọc theo yêu cầu bằng cách xem phần ghi chú của bài nghiên cứu. Chúng ta thường tìm các chương trình thể dục dễ dàng để

Page 55: Su phuc hung hau den

không phải đổ quá nhiều mồ hôi.Chúng ta luôn luôn kiếm các chế độ ăn kiêng nào giúp mình giảm cân mà vẫn hưởng được các thức ăn có chất béo. Dường như điều đó đang là mode mới, để hàng tháng mất cân mà không phải bị đói hoặc không phải tập thể dục! Chế độ ăn kiêng chất lỏng và chế độ ăn kiêng chuối, và chế độ kiêng chất đạm, bảng liệt kê cứ tiếp tục mãi...Khi buộc phải làm đúng những điều cần làm thì hầu hết chúng ta không thích những công việc khó khăn. Ngay cả trong những lãnh vực mà chúng ta thừa nhận rằng mình được lợi nhất, như học tập, thể dục, ăn kiêng, chúng ta cũng tránh việc triển khai những kỷ luật nhằm giúp ích cho chúng ta.Điều này đặc biệt đúng khi đề cập đến kỷ luật thuộc linh của việc kiêng ăn và cầu nguyện.Hết thảy chúng ta đều công nhận tầm quan trọng cấp bách của mối tương giao đều đặn với Chúa. Nhưng khi tôi lưu hành một vòng khắp thế giới và nói chuyện với các Cơ Đốc nhân ở khắp nơi, thì tôi gặp rất ít người tỏ vẻ có sự cầu nguyện thường xuyên cách tự nhiên với Chúa: Và lại càng có ít người gồm luôn việc kiêng ăn vào kỷ luật của họ hơn nữa.Tuy vậy qua năm tháng, những người tin kính là những con người đã làm được công việc lớn lao cho Chúa đã chứng minh tính thiết yếu của việc cầu nguyện kiêng ăn. John Wesley, người đã vì cớ Chúa làm rung chuyển thế giới trong cuộc Tỉnh Thức Lớn Lao đến nỗi đã làm sống lại Hội Thánh Giám Lý cho đến cuối thế kỷ thứ mười tám, là người đại diện cho những vị lãnh đạo thuộc linh vĩ đại ấy.John và anh mình là Charles Wesley, cùng với người bạn của họ là George Whitefield và các anh em tín hữu khác đã thường xuyên kiêng ăn và cầu nguyện khi còn là các sinh viên tại trường Đại Học Oxford vào năm 1932. Những người Cơ Đốc “bình dân” nầy đã học tập và thờ phượng Chúa ở giữa sự chế nhạo của những nhà quí tộc trẻ tuổi, là những người đặt ra cho họ cái biệt danh là “Câu lạc bộ thánh khiết”. Kinh nghiệm được sức mạnh thuộc linh của sự kiêng ăn cầu nguyện, họ đã đưa kỷ luật này vào các chức vụ hầu việc (mang tính) lịch sử của họ.Jonh Wesley tin tưởng vào sức mạnh đó đến nỗi ông đã khuyên giục những người thuộc hội Giám lý đầu tiên hãy kiêng ăn vào mỗi thứ tư và thứ sáu. Ông đã cảm nhận được sức mạnh của hai ngày kiêng ăn ấy đến nỗi ông đã từ chối không phong chức cho bất cứ ai thuộc phái Giám lý trừ phi họ đồng ý kiêng ăn các ngày đó.Bảng danh sách của những nhà lãnh đạo Cơ Đốc vĩ đại khác, là những vị đã quyết định coi sự cầu nguyện kiêng ăn như một phần của đời sống họ, với một danh sách toàn là những nhà danh tiếng như Martin Luther, John Calvin, John Knox, Jonathan Edwards, Matthew Henry, Charles Finney, Andrew Murray, D. Martyn, Lloyd-Jones, và còn nhiều vị nữa.Vì sao họ quá tin chắc vào nhu cầu của sự cầu nguyện kiêng ăn như vậy? Và làm thế nào mà sự kiêng ăn lại khiến cho lửa của Đức Chúa Trời phải đổ trên đời sống

Page 56: Su phuc hung hau den

của mỗi cá nhân và của Hội thánh.Chúng Ta Cần Phải Kiêng Ăn Những lời Kinh Thánh được viết ra, các giáo phụ cùng nhiều lãnh đạo Cơ Đốc Giáo ngày nay đều đưa ra những nhận định sáng suốt theo Kinh Thánh cho nhu cầu thuộc linh đối với sự kiêng ăn:* Đó là một phương pháp theo Kinh Thánh để thật sự hạ mình ở trước mặt Chúa (Thi Tv 35:13; Exo Er 8:21)* Kiêng ăn mang lại sự bày tỏ của Đức Thánh Linh về tình trạng thuộc linh thật sự của một người khiến dẫn đến sự tan vỡ, ăn năn và thay đổi.* Đây là một phương tiện rất quan trọng cho sự phục hưng của cá nhân bởi vì nó đưa những công việc Thánh Linh đã làm trong lòng người ta vào trong sự hành động theo một phương cách lạ lùng nhất, quyền năng nhất.* Sự kiêng ăn giúp chúng ta hiểu rõ Lời Chúa hơn bằng cách làm cho Lời Chúa có ý nghĩa hơn, sống động hơn và thực tế hơn.* Sự kiêng ăn khiến lời cầu nguyện trở nên phong phú hơn và kinh nghiệm riêng tư với Chúa nhiều hơn.* Sự kiêng ăn có thể dẫn đến phục hưng năng động của cá nhân, tức là được Đức Thánh Linh kiểm soát, dẫn dắt và lấy lại được một ý thức mạnh mẽ về sự xác quyết thuộc linh.* Sự kiêng ăn có thể khôi phục lại tình yêu ban đầu đã bị đánh mất của một cá nhân với Chúa.Suốt các giai đoạn của Cựu ước và Tân Ước cũng như suốt trong 2.000 năm sau cùng này, kiêng ăn vẫn là một phương tiện chính yếu để hạ mình trước mặt Chúa.Trong EsIs 58:5, vị tiên tri mô tả việc kiêng ăn như là “ngày mà người ta dằn lòng mình ”. Trong Thi Tv 69:10, Đa Vít nói rằng ông kiêng ăn để “ép linh hồn mình " và trong 3:13 ông nói, “tôi hạ mình xuống bằng sự kiêng ăn ” (NKJ) Chúa Jêsus dạy rằng “Hễ ai tự nhấc mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhấc lên. ” (Mat Mt 23:12) Sứ đồ Phierơ viết rằng, “Hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận tiện Ngài sẽ nhấc anh em lên ” (IPhi 1Pr 5:6). Và Giacơ cũng khuyên rằng, “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. ..Hãy cảm biết sự khốn nạn mình, hãy đau thương khóc lóc, hãy đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn. Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa thì Ngài sẽ nhấc anh em lên. " (Gia Gc 4:8-10)Hạ mình là thái độ của tấm lòng. Kinh Thánh chép rằng “Đức Chúa Trời ôi, lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dễ đâu ” (Thi Tv 51:17) Chúa sẽ nghe và đáp lời trước sự than khóc của chúng ta khi chúng ta đến trước mặt Ngài trong sự hạ mình và tan vỡ, tức là thừa nhận tội lỗi mình và ăn năn, nài xin Ngài tẩy sạch chúng ta khỏi huyết Chúa Jêsus và đổ đầy Thánh Linh Ngài trong chúng ta.Việc kiêng ăn bày tỏ sự cam kết của chúng ta đối với Chúa Cứu Thế. Trong cuốn sách nói về kiêng ăn, Arthur Wallis viết rằng “Khi một người bằng lòng dẹp bỏ sự

Page 57: Su phuc hung hau den

thèm ăn phải lẽ của thân thể mình để tập trung vào công tác cầu nguyện, thì người ấy đang chứng tỏ mình không đùa cợt, người ấy nhất quyết tìm kiếm Chúa bằng cả tấm lòng và không để Ngài ra đi khi Ngài chưa đáp lời.” 1*Wallis nói rằng Chúa Jêsus đã làm gương cho chúng ta “Bởi việc Ngài chấp nhận (bốn mươi) ngày kiêng ăn. Ngài đã có một sự xác quyết, đó là thực hiện ý Cha đến cùng.” 2*Việc Kiêng Ăn Giúp Ích Như Thế Nào? Kiêng ăn là phương tiện đầu tiên của sự phục hồi. Bằng việc hạ lòng xuống kiêng ăn giúp cho Thánh Linh có thể thực hiện công việc đặc biệt của Ngài để phục hồi con người bề trong của chúng ta. Điều này làm thay đổi vĩnh viễn mối quan hệ của chúng ta với Chúa, đưa chúng ta vào trong sự sống sâu nhiệm hơn trong Chúa Cứu Thế và ban cho chúng ta một sự nhận biết lớn mạnh hơn về sự thực hữu và sự hiện diện của Chúa trong đời sống mình.Kiêng ăn làm suy yếu sức mạnh của bản ngã để Thánh Linh có thể làm được những công việc mãnh liệt hơn trong chúng ta. Sứ đồ Phao Lô viết rằng:“Vì Thượng Đế luôn luôn tác động trong lòng anh em, tức là ban năng lực và làm nên trong anh em sức mạnh của lòng khao khát, để anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt đẹp, thỏa lòng và vui mừng của Ngài ” (Phi Pl 2:13, theo BDY )“Vả, Đức Chúa Trời bởi quyền lực cảm động trong lòng chúng ta, có thể làm (thực hiện ý định của Ngài ) trỗi hơn vô cùng mọi việc chúng ta (dám ) cầu xin và suy tưởng ), tức là vượt quá những lời cầu xin, những khao khát, những suy tưởng, những hi vọng hoặc mơ ước cao nhất của chúng ta. ” (Eph Ep 3:20 BDY )Mặc dầu những khúc Kinh Thánh trên không ám chỉ trực tiếp đến việc kiêng ăn, thì chắc chắn việc hạ mình xuống trước mặt Chúa là điều mở rộng ống dẫn quyền năng Chúa vào bên trong chúng ta. Kết quả là, Ngài có thể thực hiện được ý muốn của Ngài trong chúng ta và làm “trỗi hơn vô cùng” mọi việc chúng ta có thể hình dung ra được.Kiêng ăn giúp chúng ta được thánh sạch về mặt tâm linh. Lee Bueno, một tác giả kiêm một người có uy quyền nổi tiếng về vấn đề kiêng ăn, viết rằng,“Kiêng ăn thiêu rụi tính ích kỷ của chúng ta. Trong kiêng ăn chúng ta sẵn sàng phục dưới sự hi sinh khi từ bỏ một trong những thú vui lớn nhất của đời sống. Kiêng ăn là lò luyện trong đó chúng ta được luyện sạch. Lửa của nó làm tinh ròng đức tin của chúng ta; ngọn lửa của nó làm phân rẽ những cáu cặn gốc rễ khỏi tâm tánh mà Chúa muốn ban cho chúng ta và hơi nóng của nó thanh tẩy tấm lòng của chúng ta. ” 3*

Kiêng ăn làm gia tăng khả năng thu nhận của chúng ta về mặt tâm linh bằng cách làm yên tĩnh tâm trí và những cảm xúc của chúng ta.Tiến sĩ Julio C. Ruibal, một nhà dinh dưỡng học nổi tiếng trên thế giới, và là một Mục sư, cũng là một chuyên gia trong vấn đề kiêng ăn cầu nguyện, nói rằng trí não

Page 58: Su phuc hung hau den

của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều thói quen trong đời sống mình. “Kiêng ăn góp phần làm trong sáng khả năng tiếp thu của chúng ta trong tâm linh. Không phải là Chúa bắt đầu nói lớn hơn khi chúng ta kiêng ăn, mà là chúng ta bắt đầu nghe được tiếng phán Ngài rõ ràng hơn” 4*Kiêng ăn cũng giúp ích trong những cách khác nữa, sự kiêng ăn* Mang lại sự mềm dẻo, thậm chí một sự tan vỡ thánh, dẫn đến sự yên tịnh và tiết độ bên trong.* Làm mới lại sức nhìn của tâm linh.* Cảm động chúng ta để có những quyết định tuân theo chương trình được Chúa mặc khải cho đời sống mình.Andrew Murray viết rằng, “Kiêng ăn góp phần đẩy mạnh, đào sâu, và khẳng quyết giải pháp, cho thấy chúng ta sẵn sàng hi sinh mọi sự (thậm chí) chính mình để đạt được điều chúng ta tìm kiếm cho nước Đức Chúa Trời” 5*Khi hoàn tất một kỳ kiêng ăn, Lee Bueno nói, “Chúng ta trở thành những Cơ Đốc nhân có tâm tính được tôi luyện, vững mạnh trong sự tiết độ. Những cáu cặn và rác rưởi của những tham muốn xác thịt đều được loại đi...(kiêng ăn)... sản sinh ra một công việc nghệ thuật, nghĩa là một Cơ Đốc nhân đã được tôi luyện, mà không thể tạo ra từ một quá trình tinh luyện nào khác.” 6Kiêng Ăn Kêu Gọi Sự Hi Sinh Vào năm 1562, Hội thánh Anh Quốc Homily bày tỏ mục đích đầu tiên của việc kiêng ăn là “để nghiêm trị xác thịt, không để nó thoải mái, mà phải được uốn nắn và đưa vào để chịu phục tâm linh.Nhà truyền đạo William Bramwell thuộc phái Wesley, vào năm 1809 đã viết rằng lý do khiến cho nhiều người không sống trong quyền năng cứu rỗi là vì họ “ngủ nhiều quá, ăn uống nhiều quá, rất ít khi kiêng ăn và từ bỏ chính mình, dự phần quá nhiều vào đời này mà lại có quá ít sự tự ép mình vào sự cầu nguyện.”Chúng ta không thể hạ mình trước mặt Chúa mà không có sự hi sinh của chính cá nhân mình. Lee Bueno viết rằng:Hạ mình và tự bỏ mình đi là hai mặt của một đồng bạc. ..Sự kêu gọi lớn lao nhất của Chúa Jêsus (dành cho chúng ta ) khuyên hãy từ bỏ chính mình, khi Ngài tuyên bố, “Nếu ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình đi, vác thập tự giá mình mà theo Ta. ” (Mat Mt 16:24)Bằng việc kiêng ăn hướng về Chúa, chúng ta đáp lại lời kêu gọi của Ngài để tự bỏ mình đi vì cớ thập tự giá. 7*

Sứ đồ Phao Lô, là người đã nói rằng “ông thường phải nhịn ăn” (IICo 2Cr 11:27) cũng đã nói, “Song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục” (ICo1Cr 9:27) Bởi sự hi sinh phó mình như vậy, Thánh Linh cung ứng lửa để thanh tẩy linh hồn.Sự Kiêng Ăn Tranh Chiến Với Xác Thịt

Page 59: Su phuc hung hau den

Dầu có tất cả những ích lợi thuộc linh, nhưng không phải sự kiêng ăn luôn luôn là một nguyên tắc tin kính dễ được thực hành nhất. Đối với những người không quen, thì vận động mà không ăn có thể là một cuộc vật lộn, đó là một sự giằng co giữa tâm linh và xác thịt của người ấy.Một học giả Kinh Thánh, Ông Ađam Clarke, người biết rõ John Wesley và đã giảng dạy cho ông ở các buổi nhóm, đã định nghĩa"xác thịt” trong cuốn chú giải Tân Ước của ông năm 1825 là: bản tánh của con người cũ, khuynh hướng ấy ở trong mỗi người, thu hút con người ta hướng đến những xu hướng ác” của hồn. 8*Xác thịt không chịu buông tha một cách dễ dàng đâu. Nhiều người đã phải thừa nhận có một cuộc chiến trong linh hồn mình khi bắt đầu sắp xếp để chuẩn bị kiêng ăn, đặc biệt là trong những ngày đầu không ăn uống.Phao Lô đã mô tả trận chiến đó trong GaGl 5:17Tự nhiên con người chúng ta ưa thích làm những điều xấu xa nghịch với những điều Thánh Linh bảo chúng ta làm, và những điều tốt lành chúng ta muốn làm khi Thánh Linh đi cùng chúng ta là điều nghịch lại với những ưa muốn tự nhiên của chúng ta. Hai lực nầy trong chúng ta luôn tranh chiến với nhau để giành quyền kiểm soát trên chúng ta, và những ước ao của chúng ta không bao giờ thoát khỏi những áp lực của chúng. Ông muốn nói rằng xác thịt xung đột với Thánh Linh và Thánh Linh xung đột với xác thịt, “vì chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em, vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.” (Phi Pl 2:13)Những cuộc chiến của tâm trí và tình cảm có thể nổ ra khi chúng ta kiêng ăn, nhưng đôi khi không nhất định. Những người kiêng ăn kỳ cựu nói rằng, đây là một dấu hiệu chắc chắn về nhu cầu phải kiêng ăn và đến gần Chúa. Điều đó có nghĩa là con người thiên nhiên, với những tham muốn và ý chí, đang tìm cách chiếm ưu thế trên con người thuộc linh cùng những hoạt động bên trong của Đức Thánh Linh.Rees Howells, được tưởng nhớ như một người cầu thay vĩ đại của xứ Wales, đã vật lộn với sự kiêng ăn khi Thánh Linh dẫn dắt ông thực hiện công việc ấy lần đầu tiên vào chức vụ của mình. Trong tiểu sử của ông, tác giả Norman Grubb nhắc đến ông với lời này:Nỗi bứt rứt của tôi chính là bằng cớ chứng tỏ điều đó đã bám chặt lấy tôi. Nếu sự việc không có một sức mạnh từ trời, thì tại sao tôi phải tranh cãi về nó?Martin Luther nổi tiếng là một người “kiêng ăn lâu năm”, đã nói rằng khi ông kiêng ăn vì những lý do thuộc linh, thì “xác thịt ông có thói quen là phản đối dữ dội” 10*Về sự khống chế của thức ăn trên một người, Arthur Wallis viết rằng,Dường như có những người quên mất rằng họ đang bị thức ăn ràng buộc và thực tế là ở đấy có một khe hở làm tiêu mất sức mạnh thuộc linh. Họ hiểu sai về sự tham muốn có thể khiến họ trở thành nô lệ cho những ham thích lành mạnh và tự nhiên. Những người khác thì nhận biết nhưng tỏ ra chẳng cảnh giác vì mình đang “lấy

Page 60: Su phuc hung hau den

bụng mình làm chúa mình ”. Thực tế cho chúng ta thấy rõ ràng việc môn đệ hóa Cơ Đốc nhân đòi hỏi phải có cả sự tự kỷ luật trong lãnh vực này đã chẳng thâm nhập vào lương tâm họ. Sự ham muốn và sức chứa của họ dành cho thức ăn thật là một trò cười lớn. Họ bảo, “tôi có thể chống lại bất cứ điều gì, trừ ra sự cám dỗ. ”Kiêng Ăn Mang Lại Sức Mạnh Hội thánh đầu tiên đã xem kiêng ăn như một phương cách để nhận được sức mạnh thuộc linh. Wallis nói rằng:Kiêng ăn là một hành động nhằm đưa tính chất khẩn trương và (sự kiên trì ) vào trong sự cầu nguyện và thêm sức mạnh cho những lời nài xin của chúng ta ở trước ngai trời. 12*Nhưng qua năm tháng, Wallis nói tiếp, “khi sức mạnh thuộc linh suy yếu đi và tinh thần thế gian đã tràn vào các Hội thánh, thì sức mạnh và các ân điển của Đức Thánh Linh bị lui đi” 13*Tình trạng thuộc linh bị xói mòn tương tự ấy có thể và thường xảy ra trong đời sống của người tin Chúa ngày nay. Nhưng Lời Chúa tuyên bố rằng sự kiêng ăn và cầu nguyện là một phương cách đầy sức mạnh để khiến cho lửa của Đức Chúa Trời được nhen lại trong đời sống của một người.Ngọn lửa này mang lại những bông trái của Thánh Linh, đó là yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ. Song đặc biệt là những bông trái của sự công bình và quyền năng thuộc linh trên những dục vọng của xác thịt và sự lừa dối của kẻ thù.Theo tác giả và giáo sư Derdk Prince, kiêng ăn là “một bài học lớn trong việc xác lập ai là ông chủ và ai là đầy tớ. Hãy nhớ rằng, thân thể bạn là một người đầy tớ tuyệt vời, nhưng là một ông chủ khủng khiếp” 4* Và theo GaGl 5:17, xác thịt hay bản tánh của con người cũ luôn luôn nỗ lực giành quyền kiểm soát.Ngoài việc kiêng ăn và cầu nguyện đem lại sự đầu phục của thân thể, linh hồn và tâm linh cho Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Jêsus Christ, nó còn sản sinh ra một ý thức tăng thêm về sự hiện diện của Đức Thánh Linh, kiêng ăn đem lại một niềm vui tươi mới, trong sạch và khôi phục quyết tâm hầu việc Chúa. Nói tóm lại, kiêng ăn mang lại sự phục hưng cá nhân. Sức mạnh thuộc linh của chúng ta không nằm nơi tiền bạc, nơi thiên tài, nơi những kế hoạch được xức dầu, hoặc nơi công việc tận tụy. Hơn nữa, sức mạnh để chinh phục tâm linh đến từ Thánh Linh khi người ta tìm kiếm mặt Chúa trong sự hi sinh, chuyên tâm cầu nguyện và kiêng ăn.Năm 1954, Roger Bannister đã phá kỷ lục chạy bốn phút một dặm. Điều này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử kỷ lục của mọi thế kỷ, nhưng Bannister đã tin rằng điều đó có thể thực hiện được. Anh đã hình thành một hình ảnh trong tâm trí về chính mình sẽ phá được kỷ lục ấy, và anh đã thực hiện được điều đó. Kể từ năm 1954, hàng trăm các vận động viên khác đã phá vỡ kỷ lục chạy bộ bốn phút một dặm, đơn giản chỉ vì Roger Bannister đã chứng minh điều đó có thể thực hiện được.

Page 61: Su phuc hung hau den

Nếu một con người chỉ với những nguồn giúp sức của loài người mà có thể lập được những kỳ công xuất sắc như vậy, thì tôi và các bạn há không thể làm được nhiều hơn nữa khi chúng ta đặt đức tin mình nơi Chúa là Đấng tạo hóa toàn năng và nhờ cậy nguồn trợ giúp siêu nhiên, không hề cạn tắt của Ngài cùng với sức mạnh qua sự kiêng ăn và cầu nguyện sao?

Năng Lực Của Sự Kiêng Ăn Và Cầu Nguyện

Bạn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu như một nửa số tín hữu trong Hội thánh của chúng ta sốt sắng kiêng ăn cầu nguyện với tấm lòng thanh sạch và động cơ chính đáng không? Bạn có thể trông đợi một Lễ Ngũ Tuần khác nữa, tức là một phép lạ của ân điển Đức Chúa Trời.Bởi Lễ Ngũ Tuần, Hội thánh đã phát triển từ một gian phòng chứa đầy các môn đồ của Chúa Jêsus thành hàng trăm triệu tín hữu Cơ Đốc.Mặc dầu sự kiêng ăn cầu nguyện chỉ được đề cập đến có hai lần trong sách Công vụ, song nguyên tắc nầy rõ ràng là một sự thực hành phổ biến trong Hội Thánh đầu tiên. Một lần tại Antiốt khi Banaba, Simêôn, Luxiút, Manahen, và SauLơ (sau này được đổi tên thành Phao Lô) “đang thờ phượng Đức Chúa Trời và kiêng ăn ”, Đức Thánh Linh đã phán cùng họ rằng “Hãy để riêng Banaba và SauLơ cho ta để làm công việc mà ta đã chỉ định ” (Cong Cv 13:1, 2). Việc phong chức cho các sứ đồ là một sự kiện quan trọng trong việc rao truyền Tin lành. Về sau Luca ký thuật rằng Phao Lô và Banaba đã bắt đầu các Hội thánh ở những thành khác nữa, và sau một thời gian kiêng ăn và cầu nguyện, họ đã chọn các trưởng lão để coi sóc các công việc (Cong Cv 14:1-23)Hiện nay, vào thời điểm của bài viết này, phong trào quyền năng lớn lao nhất của Đức Chúa Trời trên thế giới đang vận hành tại Triều Tiên. Sự tăng trưởng lạ lùng, bùng nổ của Hội thánh từ ba triệu người vào năm 1974 lên đến mười một triệu người năm 1990, có thể qui phần lớn là do việc kiêng ăn và cầu nguyện.Hãy thử hình dung Hội thánh của bạn trở nên hiệp nhất trong một mục đích, được chữa lành khỏi các vết thương, và khơi dậy một ngọn lửa cho Chúa nhờ một nhóm người “đồng tâm” dâng mình, hiệp một nhóm lại trong sự khiêm nhường và sự sốt sắng ở trước mặt Chúa chúng ta để kiêng ăn và cầu nguyện.Richard Foster, một giáo sư tại trường đại học Arusa Pacific và là tác giả cuốn Celebration of Discipline, nói rằng:“Việc kiêng ăn theo nhóm có thể là một từng trãi tuyệt diệu và đầy quyền năng đem lại một dân sẵn lòng, là những người đồng tâm trong những vấn đề đó. Những nan đề nghiêm trọng trong các Hội thánh hoặc các nhóm khác có thể được giải quyết và những mối quan hệ được chữa lành bởi sự kiêng ăn và cầu nguyện của nhóm hiệp nhất. ” 1*Việc Thay Đổi Số Phận Của Các Dân Tộc

Page 62: Su phuc hung hau den

Không những kiêng ăn và cầu nguyện sẽ thay đổi được một cá nhân, một hội thánh, mà còn có thể thay đổi hướng đi của một quốc gia:Khi Giôna đem lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời về một cuộc đoán phạt sắp sửa xảy đến cho thành Ninive. Ông vua của họ đã công bố một kỳ kiêng ăn. “Mọi người khá ra sức kêu cầu cùng Đức Chúa Trời ” Ông truyền lệnh “Phải, ai nấy khá lìa bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. ” (Gion Gn 3:8) Lập tức, dân sự bắt đầu than khóc vì cớ tội lỗi mình, và sự kiêng ăn và buồn rầu về tội lỗi mình đã làm vừa ý tấm lòng đầy sự thương xót của Đức Chúa Trời.Tác giả sách Giôna ký thuật rằng, “Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ đã làm và họ đã xây bỏ đường lối xấu của mình như thế nào rồi; Ngài bèn động lòng thương xót họ và thôi không giáng sự họa mà Ngài đã phán sẽ dành cho họ, và Ngài không làm sự đó (3:10)Chúng ta nhìn thấy bàn tay giải cứu của Đức Chúa Trời trên Ysơraen trong khi dân tộc này bị lưu đày tại Batư. Một con người gian ác tên Haman đã nổi lên với quyền thế chính trị lớn mạnh và ông ta đã thuyết phục nhà vua để tiêu diệt toàn bộ dân tộc Do Thái.Vua không hay biết rằng vợ mình, hoàng hậu Êxơtê là một người Do Thái. Bà “đã để lại một gương mẫu mà về sau đã trở thành một kiểu mẫu cho tất cả các thế hệ tiếp tục về năng quyền của sự cầu nguyện và kiêng ăn “làm thay đổi lịch sử” 2*Một phần của lời mô tả cách mà bà đã góp phần cứu những người Giuđa được tìm thấy trong EtEt 4:15-17Bà Êxơtê bèn biểu đáp lại cùng Mạc đô Chê (là một người Giuđa đang nài khẩn Hoàng hậu hãy cứu lấy dân tộc bà ) rằng: Hãy đi nhóm hiệp các người Giuđa ở tại Susơ, rồi hãy vì tôi cữ ăn trong ba ngày và đêm, chớ ăn hay uống gì hết. Tôi và các nàng hầu của tôi cũng sẽ cử ăn nữa, như vậy tôi sẽ vào cung vua, là việc trái luật pháp, nếu tôi phải chết thì tôi chết. Theo sắc lệnh của nhà vua, bà đến chầu vua mà không được mời là một điều trái luật pháp. Êxơtê biết rằng vi phạm điều luật có nghĩa là phải chết, trừ phi nhà vua gật đầu chấp thuận khi bà bước vào nội viện.Tuy vậy, sau ba ngày kiêng ăn và cầu nguyện, bà Êxơtê đã vào cung để gặp nhà vua. Thật nhẹ nhõm cho bà khi vua mĩm cười chấp thuận. Thật vậy, ông quá hài lòng khi trông thấy bà đến nỗi đã kiêu hãnh mà đề nghị tặng bà phân nửa vương quốc.Thay vào đó, Êxơtê đã cầu xin cho sự sống còn của người dân Giuđa. Kết cuộc tên Haman độc ác bị hành hình và dân Ysơraen đã được cứu khỏi nạn hủy diệt.Một lần nữa,quyền năng của sự kiêng ăn và cầu nguyện được thấy trong đời vua Giôsaphát. Câu chuyện đã được kể lại trong IISu 2Sb 20:1-37 .Bấy giờ có người đến thuật lại cho Giôsaphát rằng, “Có một đoàn dân rất đông từ bờ bên kia của biển ở nước Siry đến hãm đánh vua. ” Giôsaphát sợ hãi, rắp lòng tìm cầu Đức Giêhôva và rao khắp xứ Giuđa phải kiêng ăn một ngày. Người Giuđa

Page 63: Su phuc hung hau den

nhóm lại đặng cầu Đức Giêhôva cứu giúp; vậy người ta ở các thành Giuđa đều đến đặng tìm cầu Đức Giêhôva (20:2-4)Đoạn nhà vua đứng dậy giữa hội chúng trong đền thờ Đức Giêhôva và cầu nguyện cùng Chúa rằng, “Nơi chúng tôi chẳng còn sức lực gì đối địch cùng đám quân đông đảo này đương đến hãm đánh chúng tôi, và chúng tôi cũng không biết điều gì mình phải làm, nhưng con mắt chúng tôi ngửa trông Chúa (20:12)Đức Thánh Linh đã đáp lời, Ngài phán qua tiên tri Giahaxiên:Chớ sợ, chớ kinh hãi bởi cớ đám quân đông đảo này, vì trận giặc này chẳng phải của các ngươi đâu, bèn là của Đức Chúa Trời. .. ngày mai hãy đi đón đánh chúng nó, vì Đức Giêhôva ở cùng các ngươi (20:15, 17)Khi Đức Thánh Linh đã phán, “Giôsaphát bèn cúi sấp mặt xuống đất, và cả Giuđa cùng dân cư thành Giêrusalem đều sấp mình xuống trước mặt Đức Giêhôva mà thờ lạy Ngài. Đoạn nhiều người bắt đầu khen ngợi Đức Giêhôva bằng tiếng rất lớn. ” (20:18, 19)Qua ngày sau, quân đội Hêbơrơ kéo ra trận, không biết rõ điều sẽ xảy đến, với những người ca hát đi đầu ngợi khen Đức Giêhôva, và khi họ tiến vào trận chiến thì Đức Giêhôva đã làm một sự lộn lạo trong vòng các lều trại của quân địch, khiến chúng tấn công và tiêu diệt lẫn nhau.Tác giả sách Sử ký tường thuật lại rằng, “Khi dân Giuđa đến tháp canh nơi đồng vắng, nhìn đến đám quân đông đảo, thì thấy những thây nằm sãi trên đất, chẳng có một ai thoát khỏi được. ” (20:24) Sự hạ mình của Giuđa qua sự kiêng ăn cầu nguyện và ca ngợi Chúa đã cảm động Đức Giêhôva giải cứu dân sự Ngài khỏi sự bại trận.Xem suốt Kinh Thánh, chúng ta tìm được những thí dụ khác nhau cho thấy sự kiêng ăn thường đã làm thay đổi hướng đi của các sự kiện như thế nào. Môise đã hai lần kiêng ăn bốn mươi ngày (PhuDnl 9:9, 18) cho đến khi mặt ông chiếu sáng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Trong thời đại của các quan xét (Cac Tl 20:26) và trong thời của Samuên (ISa1Sm 7:6), hết thảy người Ysơraen đều đã kiêng ăn. Đavít đã kiêng ăn trước khi ông lên ngôi, khi con ông bị bệnh, khi kẻ thù nghịch ông bị bệnh (Thi Tv 35:13) và vì cớ tội lỗi của dân sự ông (69:10) Êli, Êxơra, Nêhêmi, Êxơtê, Đaniên, tất cả những người này đều đã kiêng ăn trong những lúc có cần.Những thí dụ về việc kiêng ăn và cầu nguyện đã làm thay đổi hướng đi của một dân tộc cũng có thể được tìm thấy suốt trong lịch sử. Vào năm 1756, vua nước Anh đã kêu gọi một ngày cầu nguyện nghiêm túc và kiêng ăn vì cớ cuộc xâm lược do quân Pháp đe dọa.Về ngày đó, John Wesley đã viết trong nhật ký của ông như vầy:“Ngày kiêng ăn là một ngày vinh diệu, một nơi như Luân Đôn hiếm khi nào có được bộ mặt như thế kể từ Thời Trùng Hưng (1660-1685) , mỗi một nhà thờ trong thành phố đều đầy tràn người và một sự trang nghiêm long trọng hiện diện trên

Page 64: Su phuc hung hau den

từng gương mặt. Chắc chắn Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện, và điều đó hẳn sẽ còn là điều làm kéo dài sự yên tĩnh của chúng tôi. ”Sau đó, ông đã thêm một câu chú thích ở cuối trang “Sự hạ mình đã biến thành niềm vui mừng của đất nước vì sự đe dọa xâm lăng của quân Pháp đã bị ngăn chận” 3*Năm 1862, vua Charles đệ II của nước Anh dọa sẽ lấy đi Bảng Hiến Chương Massachusetts nếu thuộc địa này không chịu điều chỉnh hoặc thay thế các Mục sư của họ bằng hàng giáo phẩm theo chế độ Giám mục quản lý (Episcopal). Khi thuộc địa đã bỏ phiếu nhất trí không tuân thủ, nhà vua nổi cơn thịnh nộ thề sẽ cử Đại tá Percy Kirk “khát máu” cùng năm ngàn quân lính để đập tan sự chống đối.Khi Increase Mather, một vị Mục sư đứng đầu nghe tin này, ông giam mình trong văn phòng và dành trọn một ngày quì gối kiêng ăn cầu nguyện cho tình huống nghiêm trọng của thuộc địa. Cuối cùng, gánh nặng của Mather được cất khỏi ông, thay vào đó là một cảm nhận bình an, vui mừng.Hai tháng sau đó tin tức đến cho biết Charles đệ II đã chết do chứng ngập máu (vỡ động mạch não). Người em của vua, là James đệ II đã lên ngôi, và Đại tá Kirk sẽ không kéo quân đến. Cái chết của Charles đệ II đã được truy ra vào đúng ngày mà Mục sư Mather dành ra để kiêng ăn cầu nguyện. 4*Vào tháng 5/1944, quân Đức tràn vào Hòa Lan và tấn công nước Bỉ, đánh đuổi các lực lượng chống đối của Pháp, Anh và quân Bỉ ra biển. Quân Đức đuổi theo quân Pháp và Anh vượt qua biên giới nước Pháp bằng một đợt tấn công trên không bằng xe tăng và bằng vệ binh “chớp nhoáng”, bắt gần bốn trăm ngàn quân lính Đồng Minh tại DunkirkTrong sự tuyệt vọng, Anh và Pháp đã kêu gọi một ngày cầu nguyện toàn quốc cho các binh sĩ Anh và Pháp đang bị kẹt cách vô hi vọng. Vào ngày 26/5, vị Tổng Giám Mục thuộc Caterbury đã lãnh đạo các buổi cầu nguyện từ Tu viện Wesminster; Đài BBC đã phát đi buổi nhóm cho khắp đất nước. Các nhà thờ và nhà hội ở khắp nơi đều mở cửa để cầu nguyện. Bàng hoàng trước tình cảnh ngặt nghèo của binh sĩ mình, người dân Anh đã ngưng tất cả mọi hoạt động để cầu nguyện. Lần đầu tiên trong ký ức của những người còn sống, khu chợ Petticoat nổi tiếng nay hoàn toàn vắng lặng trong ngày Chúa Nhật để cho những người buôn bán nơi chợ có thể tham gia vào việc cầu nguyện.Kết quả là dường như điều tai họa lại trở thành phép lạ. Vì một lý do nào đó không giải thích được, Hiller đã tạm dừng cuộc tiến công bằng loại xe tăng chết người của ông ta; trong ba ngày Biển Măng-sơ thông thường gió giật mạnh thì nay yên tịnh trong khi người Anh sơ tán binh sĩ. Mặc dầu có những cuộc tấn công dữ dội trên không trung vì quân Đức vẫn dội bom, 848 chiếc thuyền của Anh, Pháp, Hòa Lan và Bỉ đã cứu được khoảng 340.000 binh sĩ Đồng minh trong chín ngày. Bất cứ thứ gì nổi được, nào là tàu kéo, thuyền buồm, du thuyền, tàu hải quân, đều ra khơi trên biển Măng-sơ để đưa các binh sĩ bị kẹt trở về Anh Quốc.

Page 65: Su phuc hung hau den

Trên cơ sở hiểu biết của tôi về những sự kiện cầu nguyện khẩn cấp như vậy, tôi có thể mạnh dạn thừa nhận rằng vai trò quan trọng nhất mà Anh và Pháp đã nắm giữ trong việc bảo đảm cuộc sơ tán thành công, bất chấp những điều kiện bất khả thi chính là nhờ dân chúng, vì nhiều người trong dân chúng đã kiêng ăn và cầu nguyện, hạ mình xuống trước mặt Chúa và tìm kiếm sự trợ giúp của Ngài trong thời điểm khủng hoảng.Trong Cuộc Chiến Kéo Dài Sáu Ngày vào năm 1967, vị Giáo Trưởng Do Thái đã công bố một ngày kiêng ăn có liên quan đến cuộc chiến giữa những người Do Thái với những người Ả rập. 5* Ysơraen đã nhanh chóng giành chiến thắng, và trong một giây phút mang ý nghĩa lớn lao của lời tiên tri, họ đã tái chiếm quyền kiểm soát trên cả thủ đô Jêrusalem.Vào tháng sáu năm 1994, hơn một triệu Cơ Đốc nhân ở khắp Nam Triều Tiên đã nhóm họp lại trong bảy mươi thành phố để cầu nguyện cho Tin Lành được rao giảng trên khắp đất nước của họ, cho việc hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo và việc tái thống nhất Bắc và Nam Hàn.Tôi đã được mời để nói chuyện tại Hoida Plaza Seoul, nơi có hơn 700.000 người nhóm lại trong kỳ tập họp kéo dài bốn tiếng đồng hồ để ca ngợi Chúa, kiêng ăn và cầu thay. Thật là một buổi họp mặt cầu nguyện sốt sắng nhất mà tôi từng được tham dự. Nhiều người trong số các Cơ Đốc nhân tham dự các buổi nhóm cầu nguyện khắp thành phố đã kiêng ăn từ nhiều ngày trước và sau sự kiện này. Buổi nhóm tại Yoida Plaza khiến tôi nhớ đến những lần trước đó vào năm 1974 và 1980, tôi nói chuyện ở đó khi có những đám đông từ hai đến ba triệu người tụ tập lại mỗi chiều trong nhiều ngày.Không bao lâu sau khi có các buổi nhóm ấy, vị Tổng thống Bắc Triều Tiên đã chết một cách bất ngờ. Nhiều người tin rằng cái chết của ông ta là một bước quan trọng để tiến đến việc tái thống nhất hai vùng đất nước của họ và là một kết quả trực tiếp của việc kiêng ăn cầu nguyện.Việc Báo Trước Sự Đoán Phạt Những xu hướng không tin kính và vô luật pháp đang gia tăng nhanh chóng ở đất nước chúng ta. Những tội lỗi đã dẫn đến Trận Lụt trong thời Nôê và sự hủy diệt thành Sôđôm và Gômôrơ đều được chấp thuận và lập lại trong xã hội của chúng ta. Rõ ràng nước Mỹ đã chín mùi sẵn sàng cho sự đoán phạt.Nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ sai cơn đoán phạt đến mà không có sự báo trước thích đáng. Chúng ta nhìn thấy nhiều trường hợp đó trong Lời Ngài, như chuyện của Ađam và Êva, những người sống đồng thời với Nôê, chuyện của Lót liên quan đến số phận của Sôđôm và Gômôrơ, những người dân thành Ninive, dân tộc Ysơraen...Nhưng vì sao Đức Chúa Trời lại phải báo trước cho những kẻ mà Ngài sắp hủy diệt?Sứ đồ Phierơ giải thích rằng “Chúa không chậm trễ lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn

Page 66: Su phuc hung hau den

cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn ” (IIPhi 2Pr 3:9)Những sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trong quá khứ là những dấu hiệu dành cho chúng ta ngày nay “Sự đoán phạt của Chúa dành cho Ysơraen là một lời cảnh cáo” Derek Prince viết rằng, “đối với các quốc gia Tây phương chúng ta, là nơi có một nền tảng lâu đời về truyền thống Cơ Đốc, về sự hiểu biết lời Thánh kinh và Hội thánh có tổ chức. Có thể nào Đức Chúa Trời đang phán, mà chúng ta lại cũng điếc như dân Ysơraen?” 6*Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót. Ngài sẽ rút lại cánh tay đoán phạt nếu dân tộc chúng ta bằng lòng xây bỏ đường lối xấu xa của mình. Trong cuốn “God's Chosen Fast”, Tác giả Arthur viết rằng,Đức Chúa Trời luôn có những luật lệ mềm dẻo đối với con người. Tội lỗi phải chịu sự hình phạt của nó, nhưng ăn năn gắn liền với sự thương xót. Chính Chúa đã tuyên bố về vấn đề này bằng những lời lẽ rõ ràng nhất, “Trong lúc nào ta sẽ nói về một dân tộc, một nước kia đặng nhổ đi, hủy đi, diệt đi, nếu nước mà ta nói đó xây bỏ điều ác mình, thì ta sẽ đổi ý ta đã toan giáng tai họa cho nó. ” (Gie Gr 18:7, 8)(Nhưng dẫu cho ) thiên đàng đã ban bố sắc lệnh và các bánh xe đã sẵn sàng chuyển động, thì vẫn còn một thứ vũ khí mạnh mẽ mà chúng ta có thể cậy đến. 8*Thứ vũ khí mạnh đó chính là sự ăn năn, kiêng ăn và cầu nguyện. Đức Chúa Trời hứa rằng từ trên trời Ngài sẽ nghe, tha thứ tội chúng ta và cứu xứ khỏi tai vạ. (IISu 2Sb 7:4) Nếu chúng ta bằng lòng vâng theo lời kêu gọi đó với tư cách là một dân tộc.Chẳng có điều gì khó đối với quyền năng siêu nhiên để ngăn chận những ngọn triều của sự đoán phạt đang tàn phá xứ sở chúng ta. Tôi tin rằng không điều gì khác có thể so sánh với sức mạnh siêu nhiên tuôn đổ ra khi chúng ta kiêng ăn và cầu nguyện. Chúng ta biết chắc chắn từ HeDt 11:6 và từ kinh nghiệm cá nhân rằng Đức Chúa Trời hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.

“Bạn Muốn Tôi Kiêng Ăn Ư?”

Đối với hầu hết Cơ Đốc nhân, kiêng ăn có nghĩa là không dùng các thỏi kẹo hoặc sô đa (nước giải khát sủi bọt trong mùa Chay.) 1* Hoặc có thể là không dùng các thức ăn chứa nhiều chất béo và đường ngọt của một chế độ ăn kiêng. Chính ý tưởng của việc không ăn gì hết có thể làm cho ớn lạnh xương sống của nhiều người.Bởi vì cầu nguyện kiêng ăn không phải là một công việc thông thường trong các Hội thánh ngày nay, nên các tín hữu nhanh chóng lẫn tránh khỏi điều đó.“Tôi mà kiêng ăn ư?”“Làm việc mà không ăn ư?”“Bắt mình phải đói meo sao?”

Page 67: Su phuc hung hau den

“Để có thể làm được gì?”Và thậm chí những người đã cân nhắc việc kiêng ăn vì Chúa cũng cần những câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc như:“Liệu tôi sẽ không ngã bệnh chứ?”“Tôi có nên hỏi ý kiến bác sĩ trước đã không?”“Liệu Đức Chúa Trời có luôn luôn ban cho tôi điều tôi muốn nếu như tôi thêm sự kiêng ăn vào trong sự cầu nguyện của mình không?”Hãy để tôi chia xẻ với bạn một số những sự chống đối thông thường nhất và những thắc mắc mà người ta thường gặp phải trong việc kiêng ăn thuộc linh.“Nếu tôi phải kiêng ăn, thì tại sao tôi chẳng bao giờ nghe nói đến điều đó trong Hội thánh?”Hội thánh đầu tiên đã noi theo dấu chân của Chúa chúng ta và các sứ đồ bằng sự kiêng ăn và cầu nguyện. Nhưng đến thời Trung cổ, kiêng ăn bị xem như là một việc kỷ luật đã lần hồi bị phản đối. Các tín hữu thấy nó là một sự thực hành khe khắt, khổ hạnh, chỉ thích hợp với các tu sĩ trong các tu viện. Suốt một thế kỷ, kiêng ăn bị bỏ cho rĩ sét và quên lãng trong một xó tối của giáo hội.Kiêng ăn như là một sự kỷ luật. Ngoại trừ đối với những ai biết rõ những điều ích lợi đặc biệt của sự kiêng ăn, còn thì ngày nay nó vẫn bị phản đối. Nhà chú giải Kinh Thánh Matthew Henry đã viết rằng, “Kiêng ăn là một sự thực hành đáng ca ngợi, và chúng ta có lý lẽ để than khóc... bởi vì nó đã bị xao lãng quá mức trong vòng các Cơ Đốc nhân”Trong thời của chúng ta, ý tưởng về kiêng ăn cầu nguyện thường không thâm nhập vào tâm trí của hầu hết các Cơ Đốc nhân. Giáo sư Thánh Kinh Derek Prince nói rằng, “Kiêng ăn là một bí quyết đã bị đánh mất, (một ân điển) được tìm thấy suốt mọi trang Kinh Thánh. Tuy nhiên, kiêng ăn đã bị Hội thánh Cơ Đốc bỏ qua một bên và đặt không đúng chỗ”. 2* Giáo sư Richard Foster kết luận nan đề ngày nay là:Trong một nền văn hóa mà phong cảnh được điểm rãi rác bằng những nơi thiên liêng có Cổng Vòm Bằng Vàng và một hình thức hỗn hợp của các đền thờ Pizza, thì dường như việc kiêng ăn không có chỗ, không theo kịp thời đại. Thật vậy, nói chung kiêng ăn đã trở thành điều không được tôn trọng cả bên trong lẫn bên ngoài Hội thánh từ nhiều năm nay. Điển hình là trong công việc tìm tòi nghiên cứu của mình, tôi không tìm được cuốn sách nào xuất bản từ khoảng 1861 đến 1954 đã nói về việc kiêng ăn Cơ Đốc, một thời gian dài gần 100 năm. Gần đây hơn, có một sự quan tâm mới mẽ về việc kiêng ăn đã được triển khai nhưng chúng ta còn phải đi xa lắm mới lấy lại được một sự thuộc linh quân bình theo Kinh Thánh. 3*Có Thực Là Kinh Thánh Bảo Chúng ta Phải Kiêng Ăn Không?” Kiêng ăn thường xuyên được nhắc đến trong Lời Đức Chúa Trời. 4* Kiêng ăn thường đi đôi với khóc lóc và những hành động hạ mình khác trước mặt Chúa. Trong Gio Ge 2:12-13, Đức Giêhôva đã truyền rằng,

Page 68: Su phuc hung hau den

Bây giờ hãy hết lòng trở về cùng Ta, kiêng ăn, khóc lóc và buồn rầu. Hãy xé lòng các ngươi và đừng đừng xé áo các ngươi. Khá trở lại cùng Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi. ..Đức Chúa Trời đã kêu gọi dân sự Ngài kiêng ăn vì sự tẩy sạch tội lỗi trong Ngày Lễ Chuộc Tội, là điều tập cho dân Do Thái giữ ngày lễ được xem như là ngày lễ Yom KippurĐiều này sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi: Đến mồng mười tháng bảy, các ngươi phải (hạ) ép linh hồn mình, không nên làm một việc nào, bất kỳ người bổn xứ hay là kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi, vì trong ngày đó, người ta sẽ làm lễ chuộc tội cho các ngươi, để các ngươi được tinh sạch. Chắc các ngươi sẽ được sạch những tội lỗi mình trước mặt Đức Giêhôva vậy. (LeLv 16:29, 30)Derek Prince giải thích, “Về phương diện lịch sử, chúng ta đều biết rằng từ 3.000 năm nay, dân Do Thái luôn luôn giữ lễ Yom Kippur...như là một ngày để kiêng ăn. Chúng ta cũng có thẩm quyền của Tân Ước về điều đó. Một khúc Kinh Thánh trong Công vụ đã mô tả cuộc hành trình đường biển của Phao Lô đến Rôma như vầy:Trãi lâu ngày, tàu chạy phải nguy hiểm vì kỳ kiêng ăn đã qua rồi. (Cong Cv 27:9)“Kỳ kiêng ăn” được nhắc đến ở đây chính là Ngày Lễ Chuộc Tội, là ngày luôn rơi vào cuối tháng chín hoặc đầu tháng mười, vừa khi mùa Đông bắt đầu...Đức Chúa Trời đòi hỏi dân sự Ngài phải ép linh hồn mình ở trước mặt Ngài trong một kỳ kiêng ăn chung. Đó là một qui định, một nghi lễ được tôn phong, dành cho ngày Lễ Chuộc Tội, là ngày thánh nhất trong lịch của người Do Thái.“Hãy lưu ý hai yếu tố: Thứ nhất, trong trường hợp này, kiêng ăn là sự đáp ứng của con người đối với việc Đức Chúa Trời cung cấp sự tha thứ và tẩy sạch. Đức Chúa Trời đã cung ứng một nghi lễ qua đó Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đã vào trong nơi Chí Thánh của đền thờ để cử hành lễ chuộc tội. Thứ hai, sự chuộc tội đó chỉ có hiệu quả cho những người nào nhận lấy qua sự kiêng ăn.Một tình huống tương tự nằm trong Tân Ước liên quan đến sự ăn năn tội. Trong Gia Gc 4:8-10, Kinh Thánh chép như vầy:Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi; hãy cảm biết sự khốn nạn mình, hãy đau thương khóc lóc, hãy đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn. Hãy hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên. Trong Cựu ước, kiêng ăn là một cách để dân sự hạ mình cách cá nhân và tập thể (xem Thi Tv 35:13; 69:10; EsIs 58:5 và Gio Ge 2:12-17) dân sự Đức Chúa Trời luôn luôn kiêng ăn để bày tỏ sự hạ mình, để nhận được sự tẩy sạch tội lỗi họ bằng sự ăn năn thích đáng, để được làm cho mới lại tâm linh và được sự giúp đỡ đặc biệt. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, Exơra đã kêu gọi một kỳ kiêng ăn để tìm kiếm sự bảo vệ của Đức Chúa Trời dành cho những người Giuđa từ Babylôn trở về Jêrusalem (Exo Er 8:21)Nói về Exơra, Edith Schaejjer có viết trong cuốn Đời Sống Cầu Nguyện như vầy:

Page 69: Su phuc hung hau den

Sự kiêng ăn và cầu nguyện quan trọng nầy, việc hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời với lòng ăn năn và trông đợi sự thương xót của Ngài, đã xảy ra trong bối cảnh có nhu cầu thiết thực, đó là được sự bảo vệ và hướng dẫn, cần sự giúp đỡ trong sự lựa chọn và cho việc cung ứng những thứ vật chất. 6*Trong Tân Ước, Luca ghi lại lời tường thuật về một nữ tiên tri tên là Anne, người đã trên tám mươi tuổi “chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện” (LuLc 2:36-37)Chúa Jêsus đã làm gương bằng việc kiêng ăn bốn mươi ngày sau khi Ngài chịu báp têm. Đối với Chúa Jêsus, vấn đề là khi nào những tín hữu của Ngài nên kiêng ăn chứ không phải là họ có nên kiêng ăn không? Ngài đã phán những câu như sau:Vậy, khi các ngươi bố thí. .. Khi các ngươi cầu nguyện. .. khi các ngươi kiêng ăn. ..( Mat Mt 6:2, 5, 16Ngài cũng đã phán rằng:Trong khi chàng rể còn ở với bạn hữu đến mừng cưới, thì những bạn hữu đó có thể nào buồn rầu được ư? Nhưng đến ngày nào chàng rể sẽ bị đem đi khỏi họ, thì họ mới kiêng ăn. (9:15)Chúa Jêsus là chàng rể. Những bạn hữu của chàng rể đây đại diện cho các môn đồ của Ngài, là hết thảy các Cơ Đốc nhân. “Sẽ bị đem đi” nói đến sự chết, sự sống lại và sự thăng thiên của Chúa chúng ta. Kiêng ăn, điều Chúa Jêsus đang nói đến là một trong những kỷ luật của đời sống người Cơ Đốc đang khi chúng ta thi hành công tác của nước Ngài.Martin Luther viết rằng “Không phải Chúa Cứu Thế có ý định đề kháng hoặc xem thường việc kiêng ăn, mà chính ý định của Ngài là khôi phục sự kiêng ăn thích đáng” 7*Các tiên tri và các giáo sư đã kiêng ăn tại Antiốt (Cong Cv 13:2) và Phao Lô, người viết phần lớn sách Tân Ước đã nói rằng “ông thường xuyên kiêng ăn” (IICo 2Cr 11:27)Vậy thì đối với những người tin Chúa, vấn đề không phải là “Tôi có nên kiêng ăn không ?” mà là “Tôi có bằng lòng kiêng ăn không?”“Nhưng kiêng ăn có phải là một mạng lệnh không? Có chỗ nào Chúa phán rõ ràng rằng Ngài đòi hỏi chúng ta ngày nay phải kiêng ăn? ”Đây là một vấn đề gây tranh luận. Các nhà Thần Học có niềm tin khác nhau trong việc kiêng ăn. Thomas Cartwight tranh luận rằng “Kiêng ăn là một sự kiêng nhịn được Chúa truyền dạy để long trọng bày tỏ sự ăn năn của chúng ta.” Trái lại Ông John Brown không tin rằng Đấng Christ đã truyền thông lệ này “nhưng Ngài chống cự lại với nguyên tắc nói rằng Cơ Đốc nhân phải thực hiện (việc kiêng ăn)” 8*Sau khi xem xét những luật lệ của Giao ước cũ và những sự dạy dỗ của Giao ước mới, Dvid R. Smith kết luận:Trong thời Cựu Ước, người Do Thái được truyền bảo phải kiêng ăn theo một cách thức được mô tả ra, (nhưng ) không có một mạng lệnh tương tự như vậy dành cho

Page 70: Su phuc hung hau den

Cơ Đốc nhân. 9*Song ông nói thêm rằng:Luật lệ đầu tiên chỉ là một loại luật lệ được viết trên tấm lòng của kẻ tin, sau khi đã kinh nghiệm sự tái sinh. ..mặc dầu kiêng ăn không được truyền dạy trong thời Tân Ước, song đó là một bổn phận mà Cơ Đốc nhân phải thi hành. 10*Các quan điểm có thẩm quyền đều đồng ý với quan điểm trên. Ngày nay không ai phản đối việc kiêng ăn. Ngoài ra, mọi người đều khuyến khích việc kiêng ăn như là một ân điển Chúa đã cung ứng cho sự phấn hưng của cá nhân và của Hội thánh.“Không Phải Việc Kiêng Ăn Cũng Được Các Đạo Giáo Khác Không Tin Chúa Thực Hành Sao? ”Việc kiêng ăn không chỉ dành riêng cho Cơ Đốc Giáo. Nguyên tắc này được tìm thấy trong tất cả các tôn giáo chính trên thế giới. Khổng giáo, Nho Giáo, người theo Thuyết Yoga của Ấn độ, Plato, Socrates, Aristole, ngay cả Hippocrates là cha đẻ của ngành y học hiện đại cũng tin vào sự kiêng ăn.Nhưng những Cơ Đốc nhân là những người duy nhất kiêng ăn vì Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, là Cha của Chúa Cứu Thế Jêsus. Vì vậy, Cơ Đốc nhân là những người duy nhất có thể biết rõ những phước hạnh của Chúa qua sự kiêng ăn thuộc linh. Những người khác thực hành kiêng ăn là vì lý do tín ngưỡng hư không hoặc để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.“Tôi Không Cảm Thấy Cần Phải Kiêng Ăn!” Có lẽ đây là một lời thú nhận thành thật, nhưng nhiều người tin Chúa nói điều này cùng lúc đang kêu cầu để được sự chỉ dẫn cùng sức mạnh thuộc linh trong đời sống họ. Bằng cách bỏ qua việc cầu nguyện kiêng ăn, họ đang ngăn trở một phương tiện tạo nên sức mạnh mà Thánh Linh thường dùng để đem lại những thay đổi mà họ rất đỗi khao khát.Việc bạn cảm thấy như thế nào rất ít có liên quan đến việc bạn cần phải làm như thế nào. Một khi bạn đã học biết kiêng ăn, thì bạn sẽ lưu ý đến sự khác biệt về lạ lùng về tâm linh trước và sau khi kiêng ăn. Và khi bạn lớn lên trong đức tin, bạn sẽ bắt đầu thấy nhu cầu của việc kiêng ăn.“Tôi Thật Không Có Thì Giờ!” Thì giờ là một sự ban cho từ nơi Đức Chúa Trời. Mỗi một giây trong một phút, mỗi một phút trong một giờ, hai mươi bốn giờ trong một ngày đều thuộc về Ngài. Mỗi chúng ta đều có đủ thì giờ để làm những điều mà mình thấy là quan trọng.Hãy để tôi giúp bạn đánh giá mọi điều bạn làm. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên vì bạn đang có một lượng thì giờ thật nhiều. Hãy xem tờ lịch của bạn. Có bao nhiêu thời gian bạn đã phung phí vào những sự đeo đuổi vị kỷ? Bạn có thường phí nhiều giờ để xem các chương trình Tivi hoặc để đọc những cuốn sách không có giá trị về mặt đạo đức hoặc không có những ích lợi thuộc linh không? Bạn có đang dùng thì giờ của mình vào những thú vui ích kỷ hoặc sự ưa thích riêng biệt vượt quá những nhu cầu phải lẽ không? Có bao nhiêu thì giờ bạn dâng cho việc kiêng ăn và cầu

Page 71: Su phuc hung hau den

nguyện?Tôi khuyên bạn hãy suy xét trong tinh thần cầu nguyện để dâng một phần mười thì giờ của một ngày, một tuần, một tháng của mình cho Chúa để kiêng ăn và cầu nguyện. Bạn sẽ sửng sốt vì thấy mình hoàn toàn trong chín phần mười thời gian còn lại, và bạn đã sử dụng được thời gian ấy ích lợi nhiều hơn như thế nào. Những người khác có thể đề nghị giúp bạn trong một đề án mất nhiều thời gian. Thì giờ của bạn có thể bị giành bớt. Chắc chắn bạn sẽ khám phá ra rằng mình còn phải thực hiện nhiều bổn phận Cơ Đốc khác nữa trong sự kết quả và bạn càng có hiệu quả hơn trong việc làm chứng về Chúa cho những người thân, bạn bè và hàng xóm.“'Kiêng Ăn Trong Chúa” Có ích lợi thế nào cho tôi về mặt thuộc linh?” Charles Spurgeon ghi nhận rằng, “Những kỳ kiêng ăn là những ngày đặc biệt. Không bao giờ cổng thiên đàng lại mở rộng hơn thế, chưa bao giờ lòng chúng ta lại gần với trung tâm của sự vinh hiển như vậy.?”Sứ đồ Giacơ nói rằng, “Hãy đến gần Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hãy hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên (Gia Gc 4:8). Một tấm lòng khiêm nhường là tấm lòng ăn năn, lệ thuộc vào Thánh Linh, biết ơn, có sự tha thứ, vâng lời, tôn kính và sẵn sàng hầu việc. Đó là kinh nghiệm của chính tôi, và cũng là kinh nghiệm của những người đã sốt sắng tìm kiếm Đức Chúa Trời, cầu nguyện kiêng ăn làm tăng thêm những yếu tố trên và cùng với những sự vận hành bên trong của Đức Thánh Linh.Kiêng ăn và chuẩn bị chúng ta cho sự thông công thuộc linh sâu nhiệm nhất và phong phú nhất có thể có được. Nó làm quang đãng và giải phóng tâm trí chúng ta để hiểu được điều Chúa đang phán với tâm linh chúng ta. Nó tạo điều kiện cho thân thể chúng ta thi hành ý muốn trọn vẹn của Ngài.Khi chúng ta kiên trì trãi qua những sự khó chịu ban đầu của tâm trí và thân thể, chúng ta sẽ kinh nghiệm một sự êm dịu của linh hồn và dịu đi trước những nỗi thèm ăn. Kết quả, chúng ta sẽ nhận biết sự hiện diện của Chúa rõ rệt hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ thấy bông trái của Thánh Linh Ngài thể hiện theo một cách sống động mới mẽ. (GaGl 5:22, 23)Kiêng ăn với một tấm lòng trong sạch và những động cơ thanh khiết như tôi đã đề cập, sẽ đem lại sự phục hưng cho cá nhân và thêm năng quyền vào lời cầu nguyện của chúng ta. Sự phục hưng của cá nhân xảy ra bởi vì kiêng ăn là một hành động của sự hạ mình. Kiêng ăn tạo cơ hội cho sự hạ mình sâu nhiệm hơn khi chúng ta nhận biết tội lỗi của mình, ăn năn, tiếp nhận sự tha thứ của Chúa và kinh nghiệm sự tẩy sạch của Ngài cho linh và hồn của chúng ta. Kiêng ăn cũng bày tỏ tấm lòng yêu thương của chúng ta đối với Chúa và lòng tin cậy trọn vẹn của chúng ta nơi sự thành tín của Ngài.Bởi sự kiêng ăn thuộc linh đưa linh hồn chúng ta đến chỗ hòa thuận với Đức Chúa Trời, nên kiêng ăn giúp chúng ta thỏa đáp được những điều kiện nhậm lời của Ngài. Kinh Thánh chép rằng:

Page 72: Su phuc hung hau den

Hỡi kẻ rất yêu dấu, ví bằng lòng mình không cáo trách, thì chúng ta có lòng rất dạn dĩ, đặng đến gần Đức Chúa Trời và chúng ta xin điều chi mặc dầu, thì nhận được điều ấy, bởi chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài. (IGi1Ga 5:14, 15)Về việc nhận được điều bạn muốn bởi sự kiêng ăn, Edith Schadffer viết như sau:Có khi nào kiêng ăn là một thứ hối lộ để làm cho Chúa phải quan tâm nhiều hơn đến những lời cầu nguyện không? Không, ngàn lần không. Đó chỉ là một cách để bày tỏ rõ rằng chúng ta đang tuân giữ đầy đủ những cơ hội lạ lùng để cầu xin sự cứu giúp từ nơi Đức Chúa Trời đời đời, Đấng Sáng Tạo vũ trụ, để bằng lòng bỏ sang một bên mọi thứ khác và tập trung vào sự thờ phượng, cầu xin sự tha thứ, và làm cho những lời thỉnh cầu của chúng ta được Ngài biết đến. Tức là coi sự cứu giúp của Ngài quan trọng hơn bất cứ điều gì mình có thể làm bằng sức lực của chính mình và những ý tưởng riêng của mình. 12*Ngoài những ý tưởng trên, Wesley L. Duewel có viết trong tác phẩm Touch The World Through Prayer (Đụng Đến Thế Giới Bởi Sự Cầu Nguyện)Kiêng ăn theo nhận thức của Kinh Thánh là chọn không dự phần với thức ăn vì cớ sự đói khát tâm linh của bạn quá sâu xa, quyết định cầu thay của bạn quá mãnh liệt, hoặc tình trạng tranh chiến thuộc linh quá nặng nề đòi hỏi bạn phải tạm thời dẹp qua một bên, thậm chí đó là nhu cầu của xác thịt để phó mình vào sự cầu nguyện suy gẫm. 13*Đức Chúa Trời vẫn tể trị trên chúng ta vì sự ích lợi tối hậu của chúng ta. (RoRm 8:28) Ngài hành động trong chúng ta để chúng ta thực hiện ý muốn của Ngài (Phi Pl 2:13). Và bạn luôn luôn có thể trông đợi Chúa đáp lời khi bạn đầu phục Ngài (Gia Gc 4:6, 8, 10) Ngài sẽ luôn luôn làm một điều gì đó đặc biệt cho bạn, cho con người bề trong hoặc bề ngoài, hoặc cả hai, khi bạn tự bỏ mình đi và chăm vào sự yêu thương, thờ phượng Chúa, tôn kính Chúa và chỉ vâng phục một mình Ngài mà thôi.“Có phải tôi kiêng ăn vì những ơn phước cho chính mình hoặc cho những người khác nữa? Cầu nguyện cho chính mình và cầu thay cho người khác là một trong những lý do khiến chúng ta phải kiêng ăn và cầu nguyện. Tôi khuyên bạn hãy đem những nhu cầu của chúng ta đến trước mặt Chúa, hãy cầu thay cho những người thân của mình, bạn bè, Hội thánh, cộng đồng, quốc gia của bạn và cho thế giới nữa, nhờ sự cầu thay đó, Đại mạng lịnh truyền giáo sẽ được hoàn thành.Tuy nhiên, sự kiêng ăn thật của tâm linh thì phải đặt tiêu điểm là chính Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện của chúng ta chỉ đem lại kết quả khi lòng chúng ta thánh sạch và những động cơ của chúng ta đều không ích kỷ. Điều đó chỉ có được nếu Chúa và lời Thánh của Ngài là mục đích chính của đời sống chúng ta.Động cơ kiêng ăn của chúng ta là điều hết sức quan trọng. Richard Foster nói, “Nếu chúng ta không vì Chúa mà kiêng ăn, chúng ta sẽ thất bại. Những ích lợi của

Page 73: Su phuc hung hau den

thân thể, sự thành công trong việc cầu nguyện, có được quyền năng, có sự sáng suốt thuộc linh...những điều đó không bao giờ có thể thay thế Đức Chúa Trời, là trọng tâm của sự kiêng ăn của chúng ta.” 14*Foster nói rằng, “Giống như các sứ đồ tại Antiốt, sự kiêng ăn và thờ phượng phải được chúng ta nói đến cùng một lúc. (Cong Cv 13:2) 15* John Wesley đã tuyên bố:Trước hết hãy để (việc kiêng ăn ) được thực hiện trong Chúa và mắt chúng ta chỉ chú vào Ngài. Hãy để ý định của chúng ta tại đây và điều này, và chỉ điều này mà thôi, đó là tôn vinh Cha chúng ta trên trời. 16*Tôi đang nghĩ đến việc kiêng ăn, nhưng làm sao để biết khi nào tôi phải làm điều đó?” Một số người dạy rằng, bạn phải được Thánh Linh dẫn dắt hoặc thúc giục kiêng ăn luôn luôn, nhưng “được dẫn dắt” bởi Đức Thánh Linh và “nghe” Thánh Linh phán là một lãnh vực riêng tư và rất chủ quan trong đời sống Cơ Đốc. Những người tin Chúa không luôn luôn “nghe được” tiếng Chúa một cách chính xác đâu, nhất là nếu họ không muốn làm điều đó.Chắc chắn xác thịt sẽ tìm cách không thèm đếm xỉa đến những sự thúc giục bảo chúng ta hãy kiêng nhịn thức ăn từ bên trong. Có thể Chúa đang kêu gọi bạn kiêng ăn, nhưng xác thịt có thể bảo “Bạn chỉ tưởng tượng thôi. Làm thế nào mà kiêng ăn có thể giúp được bạn trong tình huống này?”Một khi bạn học biết được mục đích và những lợi ích của việc kiêng ăn, bạn được tự do để “công bố” một kỳ kiêng ăn bất cứ khi nào bạn nhận biết nỗi khao khát được đến gần Chúa bằng một phương cách năng động hoặc cảm biết nhu cầu cần phải tìm kiếm sự trợ giúp đặc biệt từ nơi Ngài.Những ai kiên trì thực hành việc kiêng ăn sẽ nhờ bản năng mà biết rõ khi nào là lúc phải thực hành việc kiêng ăn. Họ nhận biết những điều kiện thuộc linh nhất định và những tình huống trong đời sống như là dấu hiệu để có một quyết định nghiêm túc với Chúa và gia tăng sự chú tâm về mặt thuộc linh. Tôi thường cố gắng sống theo Phi Pl 2:13 “Vì chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em, vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài. ”Tiếng êm dịu nhỏ nhẹ của Thánh Linh luôn luôn phù hợp với Lời Chúa, sẽ cho bạn biết điều mình phải làm, chỉ cần bạn chịu học tập để lắng nghe.Tác giả R.D, Chamtham kể câu chuyện về một bà vợ của vị Mục sư nọ là người thường hay ghi nhật ký về những ngày kiêng ăn của bà. Bà ghi lại việc bà và chồng bà đang luân phiên trong công tác chăn bầy và họ cảm thấy không gánh nỗi trước những trách nhiệm mới và cũng nhận ra rằng họ phải cần sự trợ giúp của Chúa. Họ cùng nhau kiêng ăn mười ngày. Bà đã ghi rằng nếu như không kiêng ăn thì bà hẳn đã gục ngã vì không nhận được sức lực từ nơi Đức Chúa Trời. 17*Tuy nhiên, có những lúc Thánh Linh sẽ thúc giục bạn kiêng ăn. Trên một trang khác trong nhật ký của mình, người vợ Mục sư đã ghi tiếp, “Thứ hai: Tôi thức giấc và thấy cần phải bắt đầu một kỳ kiêng ăn.” 18* Sự thúc giục này có thể đến bất cứ

Page 74: Su phuc hung hau den

lúc nào, bất cứ ở nơi nào.Điều đặc biệt quan trọng là cần phải nhận được một sự dẫn dắt từ Chúa trước khi bắt đầu một kỳ kiêng ăn thuộc linh kéo dài. Nếu bạn tiến hành một kỳ kiêng ăn lâu dài chỉ vì ý kiến của mình, bạn có thể gặp phải những khó khăn. Nhưng nếu Chúa dẫn dắt bạn vào một kỳ kiêng ăn kéo dài, thì Ngài sẽ ban cho bạn sức mạnh để thực hiện điều đó.Đức Chúa Trời thuyết phục tôi trong nhiều tháng rằng Ngài muốn tôi kiêng ăn bốn mươi ngày. Nhưng như tôi đã nói ở phần trước, tôi không chắc là mình có thể kiêng ăn lâu như thế không. Mặc dầu vậy, tôi đã bắt đầu cuộc kiêng ăn với lời cầu nguyện “Lạy Chúa, con sẽ kiêng ăn bao lâu mà Ngài còn ban sức lực cho con. Con trông cậy nơi Ngài, là Đấng giúp đỡ con. Con đang xưng nhận lời hứa của Ngài được chép trong EsIs 40:31 “Nhưng ai trông đợi Đức Giêhôva thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi. ” Đức Chúa Trời đã thành tín trong lời hứa của Ngài. Kỳ kiêng ăn của tôi đã là bốn mươi ngày vĩ đại nhất trong đời thuộc linh của tôi.“Một Cơ Đốc nhân có khả năng bị cuốn hút vào trong việc kiêng ăn và đi quá xa không? Chúng ta nên nghĩ đến sự kiêng ăn thuộc linh trong giới hạn của sự quân bình. Kiêng ăn nhiều hơn không có nghĩa là tất nhiên sẽ được nhiều ích lợi hơn. Một khi bạn kiên trì trong sự cầu nguyện để đến chỗ đắc thắng, và những ý định Chúa dành cho bạn trong thời điểm đó đã hoàn thành rồi, thì bạn không cần phải hoạch định ngay một kỳ kiêng ăn khác.Kiêng ăn thuộc linh tự nó không phải là một kiểu sống, mặc dầu điều đó hoàn toàn nên dự phần trong bước đường Cơ đốc của bạn.“Tôi có cần một chương trình có tổ chức cho việc kiêng ăn của mình hoặc tuân theo một thời khóa biểu không? David R. Smith nói rằng, “Một Cơ Đốc nhân trưởng thành là người không gặp khó khăn với những bữa ăn bị thiếu, không cần phải có một kế hoạch có tổ chức và có lẽ cũng không cần một ngày kiêng ăn mỗi tuần; việc kiêng ăn của người ấy sẽ là một vấn đề riêng tư giữa chính mình với Chúa, và nó sẽ tuân theo khuôn mẫu mà đời sống cầu nguyện gợi cho người ấy biết là thích hợp.” 11* Nhưng điều đó hàm ý một sự sẵn sàng thành thật để nghe và vâng theo tiếng Chúa.Vì mục đích của sự kỷ luật thuộc linh, John Wesley đã kiêng ăn vào mỗi thứ tư và thứ sáu. 20* Điều đó bổ sung cho những kỳ kiêng ăn dài hơn vì những mục đích đặc biệt.Cuối cùng, Cơ Đốc nhân hiện không ở dưới luật pháp của Cựu ước và Tân ước, cũng không truyền dạy việc kiêng ăn vào những ngày nhất định. Cũng như với những thức ăn của chúng ta (RoRm 14:1-23) việc kiêng ăn là một vấn đề tùy theo lượng đức tin.Tuy nhiên, một khi bạn đã hiểu được mục đích của việc kiêng ăn và nhận biết điều

Page 75: Su phuc hung hau den

đó có ý nghĩa gì đối với bạn, thì sự kiêng ăn đều đặn sẽ bắt đầu có ý nghĩa thuộc linh. Càng kiêng ăn vì mục đích tìm kiếm mặt Chúa và vì sự vinh hiển của Ngài, bạn sẽ càng ham thích kiêng ăn. Phần thưởng cùng những ích lợi của nó thật phong phú không đo dò nổi.“Tôi có nên hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi kiêng ăn không?” Tôi tán thành điều đó, song điều đáng buồn là có nhiều vị bác sĩ chưa được huấn luyện về lãnh vực này nên sự hiểu biết của họ còn bị giới hạn.Trong việc viết cuốn sách này, vấn đề các bác sĩ là một sự quan tâm nhiều. Nhà văn Lee Bueno, người hướng dẫn các khóa hội thảo chuyên đề về những ích lợi thuộc linh và thuộc thể của việc kiêng ăn, đã tuyên bố một lời mạnh mẽ về thái độ của các bác sĩ đối với việc kiêng ăn:Hầu như chỉ có một trong hàng ngàn vị bác sĩ là có phản ứng tích cực đối với vấn đề kiêng ăn. Họ chưa hề kiêng ăn, và hiểu biết rất ít về vấn đề này, và chỉ có phản ứng về những câu chuyện kỳ quặc mà họ nghe được. Việc thiếu hiểu biết tạo ra nỗi sợ hãi không đáng và dẫn đến những nguy hiểm không có cơ sở, chỉ do tưởng tượng và việc dùng những chiến thuật hù dọa bởi các bác sĩ để làm cho bạn né tránh việc kiêng ăn. Dầu vậy, tôi khuyên bạn hãy cứ hỏi bác sĩ của mình trước khi bắt đầu một kỳ kiêng ăn dài ngày. Và tôi mạnh dạn đề nghị bạn hãy yêu cầu được khám sức khỏe để biết chắc bạn đang mạnh khỏe. Có thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe khiến cho việc kiêng ăn trở thành nguy hiểm và không khôn ngoan. Nhưng bạn cần biết trước rằng: Bác sĩ của bạn có thể tìm cách gây cho bạn nản lòng để bạn thôi không kiêng ăn, ngay cả khi bạn đang mạnh khỏe. Nếu gặp điều đó, bạn đã bị đối diện với một tình huống khó xử giống như trường hợp của tôi.Suốt nhiều năm, tôi vẫn thường kiêng ăn nhiều lần, mỗi lần khoảng chừng một đến bốn tuần, mà không hề hỏi ý kiến bác sĩ. Nhưng bởi vì lần kiêng ăn bốn mươi ngày này vượt quá điều tôi đã từng thực hiện nên tôi đã gọi điện thoại cho một số các bác sĩ Cơ Đốc cũng như các bác sĩ không tin Chúa để có những lời khuyên của họ. Nói chung, hoặc họ không biết gì về kiêng ăn, hoặc họ tìm cách làm cho tôi nản lòng, và tôi đã nhận ra rằng mình phải tự quyết định. Tôi phải vâng theo Thánh Linh, hay làm theo điều mà các bác sĩ đã nói?Những người có thẩm quyền về vấn đề kiêng ăn đều đồng ý rằng nếu bạn biết mình khỏe mạnh và kiêng ăn một cách thích đáng, thì bạn sẽ được ích về thuộc thể cũng như thuộc linh. 22*Mặc dầu không ăn thức ăn đặc trong suốt bốn mươi ngày, tôi bổ sung thành phần nước cất đưa vào bằng nhiều loại nước hoa quả khác nhau. Kết quả, về thuộc thể, tôi thực sự cảm thấy mình khỏe khoắn hơn trước khi tôi bắt đầu kỳ kiêng ăn. Tuy nhiên một kỳ kiêng ăn dài ngày chỉ uống nước không thôi cần được tiến hành cách rất thận trọng và cầu nguyện nhiều. Nếu không có những lời khuyên thích đáng cùng sự giám sát, một kỳ kiêng ăn như vậy có thể rất nguy hiểm.

Page 76: Su phuc hung hau den

Có một số người không bao giờ nên kiêng ăn nếu không có sự giám sát của những nhà chuyên nghiệp, đó là:* Những người đang gầy yếu đi về mặt thuộc thể* Những người yếu ớt hoặc bị bệnh thiếu máu.* Những người có các khối u, loét chảy máu, ung thư, các bệnh về máu, hoặc người mới bị đau tim.* Những người phải tiêm Insulin vì bệnh tiểu đường hoặc có bất cứ vấn đề gì về máu như chứng hạ đường trong máu.* Những phụ nữ đang có mang hoặc cho con bú* Những người sợ kiêng ăn vì họ không hiểu những ích lợi của việc kiêng ăn hoặc điều gì phải trông mong, và thậm chí những người có thể tin rằng kiêng ăn sẽ dẫn đến sự chết đói. 24* Kiêng ăn sẽ không dẫn đến chết đói nhưng nếu một người có những sự nghi ngờ và những cảm xúc chân thật là điều phải vượt qua được thì không một sự thuyết phục nào có thể khiến họ kiêng ăn cho đến khi nào họ học được điều họ cần biết.Cũng có thể có người có những hoàn cảnh khác không nên kiêng ăn. Theo kinh nghiệm: Nếu bạn có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mình, hoặc nếu bạn đang được một bác sĩ chăm sóc, thì bạn phải hỏi bác sĩ của mình trước khi kiêng ăn hoặc thay đổi chế độ ăn của bạn.“Chúa muốn tôi kiêng ăn như thế nào?” Richard Foster nói, “Trong Kinh Thánh, phương cách kiêng ăn thông thường bao gồm việc kiêng nhịn tất cả các thức ăn đặc hoặc lỏng, ngoại trừ nước. Theo quan điểm vật lý thì thông thường đây là những điều cần có trong sự kiêng ăn. 25*Thánh Kinh đề cập đến ba loại kiêng ăn: Kiêng một phần, kiêng hoàn toàn, và kiêng ăn hoàn toàn siêu nhiên.Việc kiêng ăn một phần được mô tả trong sách Đaniên, mặc dầu việc kiêng ăn chỉ uống nước dường như là thói quen của nhà tiên tri, đã có một thời gian kéo dài ba tuần, ông chỉ kiêng “cao lương mỹ vị”, thịt và rượu (DaDn 10:3)Lee Bueno nói rằng, “Chế độ ăn kiêng chỉ dùng nước quả là hình thức phổ biến của việc kiêng ăn một phần, phương pháp này kiêng các thức ăn và thức uống chọn lọc nhất định, chứ không kiêng hoàn toàn mọi thức ăn và nước uống...” 26*Tôi đã bắt đầu kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày theo một công thức pha chế thức uống và tôi thấy hiệu quả qua nhiều năm: Bốn lít nước lọc với một tách rưỡi nước chanh và thêm vào nửa tách đường, cộng với 1/4 muỗng cà phê ớt bột đỏ. Nước chanh thêm hương vị và Vitamin C, nước đường cung cấp năng lượng và ớt bột đỏ, là một thứ dượt thảo hoạt động để mở các mạch máu nhỏ mà tôi tin là giúp cho cơ thể làm sạch các độc tố chất chứa bên trong.(Xin lưu ý: Mặc dầu tôi đã dùng công thức này không gây tác hại, song ớt bột có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng cho những ai dị ứng với thứ dượt thảo này. 27*)

Page 77: Su phuc hung hau den

Trong hai mươi ngày kiêng ăn, tôi đã uống nước lọc và các thứ trái cây khác nhau cùng với nước rau. Đối với những người không quen kiêng ăn, tôi khuyên hãy dùng nước rau và nước trái cây cùng với nước lọc. Nước trái cây cung cấp sức lực và cho bạn một chút khỏe khoắn, giúp làm dịu đi sức ép của tâm trí vì biết rằng bạn sẽ chẳng ăn gì cả trong ngày đó. Tôi thấy luôn để nước lọc hoặc nước trái cây bên cạnh mình để thường xuyên uống suốt ngày là điều ích lợi.Kiêng ăn hoàn toàn và kiêng ăn siêu nhiên hoàn toàn là những cách kiêng ăn hoàn toàn, có nghĩa là không đụng đồ ăn đặc hay thức lỏng, và không uống nước.Phao Lô đã bắt đầu một kỳ kiêng ăn hoàn toàn trong ba ngày sau khi gặp Chúa Jêsus trên đường đến thành Đamách (Cong Cv 9:9). Êxơtê đã kêu gọi một kỳ kiêng ăn hoàn toàn trong ba ngày khi dân Do Thái đối diện trước nạn diệt chủng dưới triều của đế quốc Batư (EtEt 4:16)Còn Môi se và Êli đã tham dự vào điều phải được coi là một sự kiêng ăn siêu nhiên hoàn toàn trong bốn mươi ngày (PhuDnl 9:9; IVua 1V 19:8) 30*Song vì tình trạng mất nước, tôi không đề nghị những loại kiêng ăn đó. Chúng còn có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Tôi mạnh dạn khuyên bạn hãy dùng nhiều thứ chất lỏng. Tuy nhiên, nếu Chúa dẫn dắt bạn thực hiện một kỳ kiêng ăn hoàn toàn hoặc siêu nhiên hoàn toàn, thì bạn phải vâng phục. Tuy nhiên, tôi mạnh mẽ khuyên bạn phải chắc chắn không hề nghi ngờ Chúa đang dẫn dắt bạn.“Còn về công việc và các bổn phận bình thường, tôi có phải bỏ thì giờ để kiêng ăn không? ”Bạn kiêng ăn trong thời gian bao lâu, bạn thực hiện loại kiêng ăn nào và bạn có điều chỉnh thời khóa biểu làm việc của bạn hay không, phần lớn dều phụ thuộc vào nghề nghiệp của bạn. Những người làm các công việc văn phòng, các Mục sư, hoặc các bà nội trợ, khác với những người lao động chân tay nặng nhọc ,có lẽ tự nhiên thấy dễ dàng tiếp tục các phận sự của họ hơn, cũng như có thể kiêng ăn trong khoảng thời gian lâu dài hơn.Tôi đồng ý với Arthur Wallis là người viết rằng ” kiêng ăn một ngày thì không có gì khó khăn, dù người đó làm nghề gì” Ông cũng từng biết ” Các bà nội trợ và các bà mẹ đã được ích lợi từ một kỳ kiêng ăn ba ngày hoặc lâu hơn mà vẫn quán xuyến việc nhà... cũng như những công nhân lao động tay chân đã thực hiện các kỳ kiêng ăn lâu hơn mà không tác hại gì, và người ta thường xuyên khuyến khích điều đó ” 31*Hãy nhớ rằng bạn đang kiêng ăn cho Chúa. Bạn cần có thời gian đặc biệt ở riêng với Chúa trong sự cầu nguyện và suy gẫm lời Chúa. Lee Bueno nói rằng:Một số người kết hợp kiêng ăn với gánh nặng của công việc nặng nhọc. Hầu hết họ điều thắc mắc vì sao thời giờ của họ đã không mang lại kết quả. ” Điều gì đã xảy ra vậy?” họ ngây thơ hỏi, mà không thể nhận ra rằng sự tập trung toàn bộ thời gian của họ đã bị phân đôi giữa Chúa với thế gian . 32*Trong kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày, tôi đã rút ngắn thời khóa biểu công việc của

Page 78: Su phuc hung hau den

mình với Chiến Dịch Sinh Viên để có thêm thì giờ đọc lời Chúa, cầu nguyện, và tìm kiếm mặt Chúa. Thật ra, ngay cả những buổi hẹn nói chuyện và các đề án khác của tôi dường như đều mang khía cạnh thờ phượng và trở thành một của dâng dâng lên cho Chúa.Một sự kiêng ăn thuộc linh thường thay thế bất cứ điều gì được làm trong con người “tự nhiên”. Khi kiêng ăn trong Chúa, dành thì giờ cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa, tôi có thể kỳ vọng một sự cung ứng năng lượng siêu nhiên. Công việc bên trong của Đức Thánh Linh nhấn mạnh đến lời phán của Kinh Thánh rằng, “Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy ” (IICo 2Cr 9:8)Nhưng không phải mọi người đều “lướt êm” qua một kỳ kiêng ăn mà không gặp vấn đề gì. Một trong những bạn đồng nghiệp của tôi kiêng ăn mỗi ngày một bữa trong suốt thời gian tôi kiêng ăn bốn mươi ngày đã phải chịu đựng sự xung đột thuộc linh. Một bạn đồng nghiệp khác tiến hành một kỳ kiêng ăn triệt để cách không khôn ngoan chỉ uống nước mà thôi trong khi vẫn tiếp tục thời khóa biểu làm việc y như thường lệ.Anh nói “Tôi nghĩ rằng mình sắp chết, tôi thật sự có cảm giác như mình đã đến lúc ngã gục.”“Việc kiêng ăn có làm hại cho sức khỏe của tôi không? Đây là một sự lo âu hợp lý bởi vì chúng ta gặp nhiều giới hạn về sự dạy dỗ này. Nhưng hầu hết các nhà dinh dưỡng học và các chuyên gia về sức khỏe là những người thông thạo về việc kiêng ăn đều chứng minh bằng tài liệu cho thấy hằng trăm, thậm chí hàng ngàn thí dụ cho thấy việc kiêng ăn làm trẻ hóa cơ thể. 33*Nhà dinh dưỡng học Cơ Đốc, tiến sĩ Julio C. Ruibal, nói rằng:Kiêng ăn là một tiến trình sinh lý tự nhiên. Nó cũng là một quan niệm theo Kinh Thánh được thực hành trong những kỳ khó khăn hơn. Vì vậy, từ cả hai quan điểm, theo Kinh Thánh cũng như theo khoa học, chúng ta tin rằng kiêng ăn không có hại, mà còn có lợi khi được thực hiện một cách thích đáng. 34*Theo kinh nghiệm của tôi, những sự đau đớn của bệnh viêm khớp trong ngón cái và các ngón tay đã giảm đáng kể sau mười bốn đến hai mươi mốt ngày kiêng ăn. Vì chứng sa ruột (thoát vị) tôi phải thường dùng nhiều thuốc viên chống acid mỗi ngày từ nhiều năm nay để giảm nhẹ sự khó chịu trong bao tử. Nhưng trong suốt thời gian kiêng ăn, tôi không phải uống một viên nào cả. Tuy nhiên, bây giờ, khi trở về chế độ ăn bình thường, tôi thấy mình lại phải uống mấy viên thuốc chống axít.Bằng việc kiêng ăn, chúng ta dâng thân thể mình “như một của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời ” (RoRm 12:1). Chúng ta đóng đinh những tham muốn tội lỗi để có thể hầu việc Chúa cách hữu hiệu hơn và hoàn thành ý muốn của Ngài trên đời sống chúng ta.Không gì có thể so sánh với việc kiêng ăn cầu nguyện đem lại sự phục hưng cá nhân và sự phấn hưng cho Hội thánh. Tôi tin rằng hành động kế tiếp của Chúa, mà

Page 79: Su phuc hung hau den

ngày nay đang còn che khuất, sẽ phục hồi việc kiêng ăn theo Kinh Thánh cho Thân Thể Đấng Christ.

Chuẩn Bị Cho Kỳ Kiêng Ăn Của Bạn

Thành thật mà nói, tôi thật sự không biết phải tìm kiếm Chúa thế nào trong khi kiêng ăn và cầu nguyện. Tôi đi đến buổi nhóm lại, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện chút ít, chỉ có vậy thôi.”“Tôi muốn kiêng ăn và cầu nguyện, nhưng trước đây tôi chưa bao giờ kiêng ăn. Liệu tôi có làm việc hàng ngày được không?”“Thế này, nếu tâm trí tôi lúc nào cũng nghĩ đến thức ăn, thì làm sao tôi làm việc được? Làm thế nào tôi thực sự tôn kính và thờ phượng Chúa được?”Tôi rất sợ kiêng ăn. Kiêng ăn có làm cho tôi cáu gắt không? Tôi làm thế nào đương đầu nỗi với lũ trẻ?”Có lẽ bạn cũng có những lo âu tương tự như phần đông các Cơ Đốc nhân khác. Bạn băn khoăn, “mình phải bắt đầu thế nào? Mình hoàn toàn không nên ăn một thức ăn nào chăng? Nếu vậy, mình chỉ uống nước thôi sao? Hay uống các thức uống khác cũng được? Tôi phải kiêng ăn bao lâu và làm thế nào để duy trì kỳ kiêng ăn? Tôi tiếp tục đi bộ và chạy bộ được không? Tôi có cần nghỉ ngơi thêm không? Tôi có nên nói cho người khác biết điều tôi đang làm không? Làm sao để tôi kiêng ăn, cầu nguyện, tìm kiếm Chúa, và làm mọi bổn phận thường ngày...tất cả cùng một lúc sao? Tôi phải làm gì lúc kết thúc kỳ kiêng ăn của mình? Loại thay đổi gì tôi có thể mong đợi trong đời sống mình?”Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét những câu trả lời thích hợp cho những câu hỏi trên; và tôi sẽ chia xẻ những chỉ dẫn để giúp bạn tiến hành kiêng ăn theo một phương cách an toàn và bổ ích cho tâm linh.Sự Kêu Gọi Khiến Bạn Kiêng Ăn Động cơ đầu tiên hướng đến việc kiêng ăn và cầu nguyện bắt đầu bằng một sự nhận biết về nhu cầu của bạn để thực hiện việc kiêng ăn. Hãy suy xét những thông tin chứa đựng trong quyển sách này như là “sự kêu gọi” của Thánh Linh dành cho bạn để kiêng ăn cầu nguyện.Bạn càng học biết về kiêng ăn và những ích lợi đặc biệt về thuộc linh lẫn thuộc thể, thì càng dễ dàng để Thánh Linh thúc giục bạn kiêng ăn và cầu nguyện. Khi hành động trong chúng ta, ít khi nào Thánh Linh phán một cách rõ ràng hoặc ly kỳ. Mà thay vào đó, theo Phi Pl 2:13, Ngài có thể chỉ khiến bạn nhận biết bạn cần kiêng ăn. Có thể bạn ý thức một sự thúc giục bên trong để tìm kiếm Chúa bằng một đường lối đặc biệt. Đức Thánh Linh cũng có thể dùng một tình huống bắt buộc hoặc một nhu cầu cấp bách như là một phương cách để kêu gọi bạn kiêng ăn cầu nguyện.

Page 80: Su phuc hung hau den

Nhiều tháng trước khi tôi thực hiện kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày, Đức Thánh Linh đã dấy lên trong lòng tôi một gánh nặng về tình trạng thuộc linh và đạo đức bị phân hủy mau chóng của quốc gia này. Tấm lòng tôi đã đau buồn cho nước Mỹ trong suốt quãng thời gian ít nhất là ba mươi năm, nhưng lần này thật là một việc làm mới mẽ và đặc biệt của Thánh Linh. Ngài đang dẫn dắt tôi “tìm kiếm mặt Chúa” bằng một sự cầu nguyện sâu nhiệm vượt quá bất cứ điều gì tôi từng thực hiện.Bắt Đầu Như Thế Nào? Cách bạn bắt đầu và tiến hành việc kiêng ăn sẽ quyết định phần lớn thành công của bạn. Cho phép tôi được đề ra các bước thực hiện nhằm giúp cho thì giờ với Chúa của bạn càng có ý nghĩa và bổ ích cho tâm linh, đồng thời tăng cường về sức khỏe.Thứ nhất, hãy đặt ra một mục tiêu cụ thể. Vì sao bạn kiêng ăn? Có phải vì sự mới lại của tâm linh, vì bạn cần được sự hướng dẫn, sự chữa lành, cần giải pháp cho các nan đề, cần có ơn đặc biệt để xử lý một tình huống khó khăn? Việc giữ cho mục tiêu nằm đúng trọng tâm sẽ giúp bạn duy trì sự kiêng ăn khi những cám dỗ thuộc thể và những áp lực của đời sống cám dỗ bạn bỏ kiêng ăn.Cá nhân tôi tin rằng Đức Thánh Linh ban cho tất cả những người tin Chúa một sự kêu gọi cấp bách để hạ mình qua việc kiêng ăn cầu nguyện, hầu cho Ngài sẽ khuấy động linh hồn các bạn, đánh thức các hội thánh của chúng ta và cứu xứ sở chúng ta khỏi tai vạ IISu 2Sb 7:14. Tôi khuyên bạn hãy lấy điều đó làm mục tiêu kiêng ăn của chính bạn.Việc Đặt Nền Móng Thuộc Linh Của Bạn Thứ nhì, hãy chuẩn bị chính mình về mặt thuộc linh. Nền tảng của việc kiêng ăn cầu nguyện chính là sự ăn năn. Tội lỗi không xưng ra sẽ làm ngăn trở lời cầu nguyện của bạn. Trong Kinh Thánh, Chúa luôn luôn đòi hỏi dân sự Ngài phải ăn năn tội lỗi của họ trước khi Ngài nghe lời cầu nguyện của họ. Đavít nói rằng:Hỡi hết thảy người kính sợ Đức Chúa Trời, hãy đến nghe, thì tôi sẽ thuật lại điều Ngài đã làm cho linh hồn tôi. Tôi lấy miệng tôi kêu cầu Ngài và lưỡi tôi tôn cao Ngài. Nếu lòng tôi có chú về điều ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi. Nhưng Đức Chúa Trời thật có nghe, Ngài đã lắng tai nghe tiếng cầu nguyện tôi. Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời. Vì Ngài chẳng bỏ lời cầu nguyện tôi, cũng không rút sự nhơn từ Ngài khỏi tôi (Thi Tv 66:16-20).Trong một khúc Kinh Thánh khác, Đa vít đã chia xẻ niềm vui trở lại với lòng ông sau khi ông đã xưng tội tà dâm và tội giết người.Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình, được khỏa lấp tội lỗi mình. Phước thay cho người nào Đức Giêhôva không kể gian ác cho, và trong lòng không có sự giả dối. Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu tàn. Và tôi rên xiết trọn ngày. Vì ngày và đêm tay Chúa đè nặng trên tôi. Nước bổ thân tôi tiêu hao như bởi khô hạn mùa hè. Tôi đã thú tội cùng Chúa không giấu gian ác tôi. Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giêhôva, Còn Chúa tha tội ác tôi. Bởi cớ ấy phàm người nhơn đức đều cầu nguyện cùng Chúa trong khi có thế gặp Ngài. Quả

Page 81: Su phuc hung hau den

thật, trong lúc nước lụt lan ra thì sẽ chẳng lan đến người. (32:1-6)Còn Salômôn thì ghi rằngĐức Giêhôva xa cách kẻ ác, nhưng Ngài nghe lời cầu nguyện của người công bình. ( ChCn 15:29)Khi bắt đầu kiêng ăn, tôi khuyên bạn hãy xưng ra mọi tội lỗi bạn cảm biết do Thánh Linh gợi cho bạn nhớ. Luôn cả những tội rõ ràng, dễ thấy và những tội không dễ thấy, như bỏ lòng yêu kính Chúa ban đầu, tâm trí luôn luôn bận rộn với đời này, yêu mình, dửng dưng đối với những công việc thuộc linh, tức là không sẵn sàng làm chứng về Chúa Cứu Thế cho những người khác, không hiệp tác với Hội thánh để hầu việc Chúa, không dành thì giờ để cầu nguyện và học hỏi lời Chúa.Kể cả những tội phương hại đến quốc gia của mình như không đi bầu, tự mãn về những giá trị đạo đức và thuộc linh, không ngay thẳng trong việc đóng thuế lợi tức thâu nhập của mình. Hãy cầu xin Đức Thánh Linh bày tỏ tất cả những điều gì không đẹp lòng Đức Chúa Trời trong lòng bạn.Có thể Ngài sẽ nhắc nhở bạn về những lời nói của bạn làm tổn thương đến ai đó hoặc làm hại đến thanh danh của họ, hoặc lòng thiếu tin cậy Chúa của bạn khiến bạn chưa giao nộp trọn vẹn ý chí của mình cho Ngài. Hãy liệt kê các tội lỗi vào trong một trang giấy và xưng nhận lời hứa của Ngài được chép trong IGi1Ga 1:9 “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. ”Một trong những lẽ thật quan trọng nhất của Kinh Thánh, đó là hiểu biết và áp dụng lời Chúa vào đời sống hàng ngày, điều này làm phong phú đời sống chúng ta mà không một lẽ thật nào khác có thể sánh kịp. Đó là một khái niệm mà tôi gọi là Sự Hô Hấp Thuộc Linh.Cũng như sự hô hấp của thân thể, Sự Hô Hấp Thuộc Linh là một quá trình để thở khí độc ra và hít khí trong lành vào. Nếu bạn phạm tội do một hành động cố tình không vâng lời, hãy hít thở về mặt thuộc linh để khôi phục lại sự đầy dẫy của Thánh Linh trong đời sống bạn.Bạn thở ra bằng sự xưng tội. Theo lời Chúa hứa nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài sẽ tha tội cho chúng ta. Theo ngôn ngữ Hi lạp, là ngôn ngữ của bản Tân Ước, từ “xưng ra” (homologeo) có nghĩa là “đồng ý với” hoặc là “có cùng tiếng nói với” sự đồng ý đó đòi hỏi nhiều sự cân nhắc.Trước hết bạn thừa nhận rằng tội lỗi của bạn là những điều phải được xác định một cách cụ thể, rõ ràng đối với Chúa, là điều sai xấu và vì vậy, làm Ngài đau buồn.Evelyn Christenson, là người có uy quyền trong sự cầu nguyện nổi tiếng trên thế giới, đưa ra một danh sách 1* về những tội lỗi khả dĩ, nhằm có thể giúp bạn. Mỗi khi bạn trả lời “có” nghĩa là bạn cần phải xưng nhận tội lỗi ấy ra khỏi đời sống mình.* Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa, vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy. (ITe1Tx 5:18) Bạn có lo lắng về điều gì

Page 82: Su phuc hung hau den

không? Bạn có quên tạ ơn Chúa trong mọi sự không, nghĩa là trong mọi sự đau buồn cũng như trong mọi sự vui mừng. Bạn có bỏ qua lời cảm tạ Chúa trong giờ ăn không?* Vả, Đức Chúa Trời bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. (Eph Ep 3:20)Có phải bạn đã thất bại trong việc làm thử nhiều điều cho Đức Chúa Trời vì bạn không có đủ các tài năng không? Có phải những mặc cảm về sự kém cõi hơn người khác đã ngăn chận bạn trong sự hầu việc Chúa chăng? Có phải bạn đã không dâng vinh hiển lên cho Chúa, sau khi đã hoàn thành một công tác?* Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Jêrusalem, xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất (Cong Cv 1:8)Bạn có thất bại trong việc làm chứng nhân cho Chúa cứu thế qua đời sống của mình không? Bạn có cảm thấy rằng không cần làm chứng bằng môi miệng cho những người hư mất nhưng cứ sống đời sống Cơ Đốc là đủ không?* Tôi nói với mỗi người trong anh em, chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường. .. (RoRm 12:3)Bạn có kiêu hãnh vì những thành công tốt đẹp của bạn, những tài năng của bạn, gia đình của bạn không? Có phải bạn không xem người khác trong Thân Thể của Chúa Jêsus là cao trọng hơn chính mình phải không? Bạn có nghĩ rằng với tư cách một Cơ Đốc nhân, bạn đang sống rất tốt không? Bạn có chống nghịch Chúa khi Ngài muốn thay đổi bạn không?* Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác (Eph Ep 4:31)Bạn có hay càu nhàu, hay bắt lỗi, hay cãi cọ không? Bạn hay có thái độ chỉ trích không? Bạn có mang một nỗi hận thù gì với các Cơ Đốc nhân hoặc với một nhóm người nào khác vì cớ họ không có cùng quan điểm với bạn trong mọi việc không? Bạn có hay nói không tốt về những người không có mặt không? Bạn có hay nổi giận với chính mình, với người khác, với Đức Chúa Trời không?* Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? (ICo1Cr 6:19)Bạn có cẩu thả với thân thể mình không? Bạn có phạm tội vì không chăm sóc thân thể như là đền thờ của Đức Thánh Linh trong việc ăn uống và những thói quen tập thể dục không? Bạn có làm ô uế thân thể mình bởi những sinh hoạt tình dục không thánh khiết không?* Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em (Eph Ep 4:29)Bạn có bao giờ dùng loại ngôn ngữ tục tĩu hay nói những lời đùa cợt xúc phạm không? Bạn có để cho những người khác làm những điều đó khi bạn có mặt, hay để cho họ nói những lời thô tục trong nhà của bạn không?

Page 83: Su phuc hung hau den

* Đừng cho ma quỉ nhơn dịp (4:27)Có phải bạn không thấy mình là một “bãi đậu” cho Satan khi bạn mở rộng tâm trí mình qua Kỹ Thuật Nhập Thiền của Ấn Độ Giáo, qua thuyết Yoga, qua những lời tiên đoán của ông đồng bà cốt, qua văn chương huyền bí, và các loại phim ảnh bạo lực, dâm ô không? Có phải bạn tiếp thu lời khuyên từ các lá số tử vi hơn là từ nơi Chúa để sống mỗi ngày không? Bạn có để cho Satan sử dụng mình nhằm phá hỏng chính nghĩa của Chúa Cứu Thế trong Hội thánh của mình bởi tinh thần chỉ trích, bởi tính ngồi lê đôi mách và thái độ không ủng hộ không?* Chớ làm biếng (RoRm 12:11) Bạn có thường trả các món nợ không đúng hẹn chăng? Bạn có né tránh việc trả cho đầy đủ không? Bạn có chi trên thẻ tín dụng nhiều hơn số bạn có thể chi trả đúng hạn không? Bạn có xem thường việc luôn giữ các tài khoản của sổ sách trong khoản thuế thu nhập không? Bạn có tham dự vào bất cứ công việc kinh doanh làm ăn mờ ám nào không?* Chớ bỏ sự nhóm lại (HeDt 10:25)Có phải bạn vẫn tham dự các buổi nhóm lại tại Hội thánh một cách thất thường hoặc thỉnh thoảng mới đến dự nhóm? Có phải chỉ có thân thể bạn dự nhóm thôi, còn bạn đang thì thầm trò chuyện, đang đọc sách, hoặc có sự tính toán gì khi lời Chúa đang được rao giảng ra không? Có phải bạn đang bỏ qua các buổi nhóm cầu nguyện không? Có phải bạn thường xao lãng các buổi nhóm gia đình lễ bái không?* Chớ nói dối nhau vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó (CoCl 3:21)Có khi nào bạn nói dối không? Có nói quá sự thật không? Có phải bạn không xem việc “nói dối chút đỉnh” là phạm tội? Có phải bạn thường kể lại sự việc theo cách mà bạn muốn chứ không phải theo đúng cách như nó đã thật sự xảy ra không?* Hỡi kẻ rất yêu dấu. ..phải kiêng những điều xác thịt ưa muốn, là điều chống trả với linh hồn (IPhi 1Pr 2:11)Có phải bạn đang phạm tội với những người khác phái vì con mắt đầy tham muốn của bạn không? Bạn có chất chứa đầy trong tâm trí mình các chương trình Tivi, các phim ảnh, sách báo hướng về tình dục không? Hoặc các tấm hình quảng cáo ngoài bìa? Các bức hình màu trên các tờ tạp chí? Bạn có tự cho mình thỏa thích trong bất cứ những sinh hoạt xác thịt nào mà Lời Chúa lên án như sự thông dâm, tà dâm, sự trụy lạc không?* Nếu các ngươi yêu mến nhau thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta. (GiGa 13:35)Bạn có phạm tội vì là một phần tử của các bè phái hoặc của những người chia rẽ trong Hội thánh của bạn không? Có phải bạn thường đổ thêm dầu vào lửa trong những chuyện hiểu lầm hơn là góp phần sửa chửa cho đúng lại không? Có phải bạn chỉ yêu mến những người thuộc giáo hội của mình thôi, và cảm thấy những người thuộc các giáo phái khác không thuộc về Thân Thể Đấng Christ không? Có phải bạn thầm hài lòng trước các bất hạnh của người khác và bực bội trước những thành công của họ không?

Page 84: Su phuc hung hau den

* Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau, như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy (CoCl 3:13)Có phải bạn không tha thứ được cho bất cứ ai về bất cứ điều gì họ đã nói hoặc làm tổn thương đến bạn? Bạn có chán ghét không muốn thấy mặt những ai đó không? Bạn có đang giữ lòng hận thù không?* Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa, nhưng thà chịu khó làm lụng (Eph Ep 4:28)Bạn có lấy trộm của chủ mình bằng cách làm ít việc hơn, làm ít giờ hơn số giờ bạn được trả lương không? Bạn có thâm lạm sổ sách chi tiêu bằng cách kê khai không chính xác không?* Chẳng ai được làm tôi hai chủ. ..Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi (Mamôn ) nữa (Mat Mt 6:24)Mục tiêu của đời sống bạn có phải là kiếm càng nhiều tiền càng tốt không? Là tích trữ đồ đạc không? Bạn có thu giữ phần của Chúa trong số thu nhập của bạn, và không giao cho Ngài không? Tiền bạc có phải là chúa của bạn không?* Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công bình nhưng ở trong thì chan chứa sự giả hình và tội lỗi. (23:28)Tự trong thâm tâm bạn có biết mình là một kẻ giả hình, chỉ giả vờ làm một Cơ Đốc nhân không? Bạn có đang nấp đàng sau các cái “mác” thuộc viên Hội thánh để che đậy một đời sống đầy tội lỗi không? Bạn có đang bày tỏ một Cơ Đốc Giáo giả mạo để có được địa vị trong xã hội, được chấp nhận trong Hội thánh, trong cộng đồng không? Có phải bạn đã nở một nụ cười ra vẻ thật mộ đạo suốt trong bài giảng sáng Chúa Nhật nhưng lại sống trong tội lỗi suốt cả tuần lễ không? Bạn có phải là người cố gắng gây ấn tượng cho những người trong gia đình rằng mình là người “có tầm cỡ” không?* Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chơn thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhơn đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến (Phi Pl 4:8)Bạn có thích nghe chuyện tầm phào, chuyện ngồi lê đôi mách không? Có thích tiếp tục đồn đại những chuyện như thế không? Bạn có thích tin vào những chuyện đồn đại hoặc những sự thật chỉ có một nửa không, nhất là về một kẻ thù hoặc một người nào đó đang tranh đua với bạn? Có phải bạn chưa dành thì giờ mỗi ngày để đọc Kinh Thánh không? Bạn không luôn luôn nghĩ đến những sự thuộc về Đức Chúa Trời phải không, là những điều tốt lành, nhơn từ và thanh sạch?Bây giờ, hãy lập danh sách dựa trên nền tảng của những câu hỏi trên và bất cứ điều gì khác nữa mà Chúa đã phán với Bạn. Hãy tuyên xưng lời Chúa hứa trong IGi1Ga 1:9. Khi bạn đã xưng nhận các tội lỗi của mình ở trước mặt Chúa, hãy biết rõ rằng Ngài đã tha tội cho bạn qua sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá. (HeDt 10:1-23)

Page 85: Su phuc hung hau den

Vậy, bạn hãy ăn năn, ăn năn có nghĩa là thay đổi thái độ đối với tội lỗi ấy. Quyền năng của Đức Thánh Linh sẽ ban năng lực cho bạn để thay đổi thái độ lẫn cách cư xử của bạn. Thay vì làm theo những gì bản tánh tội lỗi xác thịt của bạn ưa muốn, bạn hãy quyết định làm theo điều Chúa muốn bạn làm.Bạn hít vào bằng cách nhận lấy sự đổ đầy của Thánh Linh Đức Chúa Trời bởi đức tinHãy tin cậy sự kiểm soát và ban quyền năng của Đức Thánh Linh theo như mạng lệnh của Ngài trong Eph Ep 5:18 “Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Về thực chất, điều này có nghĩa là hãy kiên trì và liên tục được Đức Thánh Linh kiểm soát và ban quyền năng.Theo lời Ngài hứa trong IGi1Ga 5:14, 15 Đức Chúa Trời nghe tiếng bạn và ban cho bạn những lời bạn cầu xin bởi vì bạn cầu xin theo ý muốn Ngài.Này là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài. Cơ Đốc nhân trung bình không hiểu được rằng sự Hô Hấp Thuộc Linh là một bài tập thể dục đức tin. Kết quả là người ấy sống trên một loại đường phố có những chỗ cua quẹo thật gấp hoặc rất dốc về mặt thuộc linh (khi trồi khi sụt ) Người ấy đi từ từng trãi cảm xúc này đến từng trãi cảm xúc khác, và đời sống gần giống với đời sống của một người xác thịt, họ tự kiểm soát đời sống của mình, là loại đời sống thất bại và không kết quả. Nếu đó chính là kinh nghiệm của bạn, thì việc Hô Hấp Thuộc Linh sẽ giúp bạn thoát khỏi chặng đường trồi sụt thuộc linh và hưởng được đời sống Cơ Đốc phong phú mà Chúa Cứu Thế Jêsus đã hứa ban cho bạn khi Ngài phán, “Ta đến hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật ” (GiGa 10:10). Sự hô hấp thuộc linh cũng sẽ khiến bạn tiếp tục kinh nghiệm được tình yêu thương, sự tha thứ của Đức Chúa Trời và năng lực cùng sự điều khiển của Đức Thánh Linh như một lối sống mỗi ngày.Ngay giây phút bạn mời Chúa Cứu Thế bước vào đời sống bạn để làm Chủ và làm Chúa Cứu Thế của bạn, bạn đã kinh nghiệm sự tái sanh tâm linh và bạn trở nên một con cái của Chúa và bạn được đổ đầy Thánh Linh. Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi của bạn, đó là những tội lỗi của quá khứ, hiện tại và tương lai. Làm cho bạn nên công bình, thánh khiết và được thâu nhận ở trước mặt Ngài nhờ sự hi sinh của Chúa Cứu Thế dành cho bạn trên thập tự giá. Bạn được ban cho quyền năng để sống một đời sống thánh khiết và làm chứng kết quả cho Chúa. Khi bạn bước đi bởi đức tin trong Thánh Linh, thực hành sự hô hấp thuộc linh, bạn không bao giờ phải sống trong sự thất bại thuộc linh.Những Sự Chuẩn Bị Về Thuộc Thể Bước thứ ba để chuẩn bị cho việc kiêng ăn là hãy chuẩn bị chính mình về mặt thuộc thể.

Page 86: Su phuc hung hau den

Đừng vội vàng lao vào một kỳ kiêng ăn. Nếu bạn đã định kiêng ăn trong nhiều ngày, thì bạn nên bắt đầu dùng các bữa ăn kém số lượng hơn các bữa ăn bình thường trước khi bạn hoàn toàn bỏ hẳn thức ăn. Điều này giúp cho tâm trí bạn hiểu rằng bạn đã bước vào kỳ kiêng ăn và nó cũng giúp “co bớt” cái bụng cùng sự thèm ăn của bạn. (Tất nhiên là nếu bạn đang theo một chế độ thuốc thang nào đó thì chắc chắn phải hỏi ý kiến của bác sĩ)Lee Bueno là người ủng hộ mạnh mẽ việc phải chuẩn bị chính mình đã phát biểu rằng:Bởi vì có nhiều người đã gặp nan đề khi trãi qua một sự sút giảm lượng đường trong máu của họ, khi bỏ mất các bữa ăn bình thường có nhiều chất béo, nhiều chất đường, có lẽ bạn cần tự bớt dần các thức ăn đó một hoặc hai ngày trước kỳ kiêng ăn. 2*Một số các chuyên gia về sức khỏe đề nghị chỉ nên ăn các thức ăn tươi sống trong hai ngày trước khi bắt đầu một kỳ kiêng ăn. 3* Việc chuẩn bị chính bạn về mặt thuộc thể khiến cho sự thay đổi nghiêm trọng trong thói quen ăn uống của bạn có phần nào dễ chịu hơn. Để rồi bạn có thể tập trung sự chú ý đầy đủ vào Chúa trong khi cầu nguyện.Thứ tư, hãy xin Thánh Linh tỏ cho bạn biết Ngài muốn bạn thực hiện loại kiêng ăn nào. Có phải Ngài muốn bạn hoàn toàn không dùng thức ăn mà chỉ uống nước thôi không? Hoặc uống nước lọc và các thứ nước quả? Hoặc Ngài muốn bạn kiêng ăn mỗi ngày một bữa, một ngày trong một tuần, hoặc là nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ một lúc? Hoặc Chúa có đang dẫn dắt bạn thực hiện kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày không? Việc để cho Thánh Linh hướng dẫn bạn trong vấn đề này sẽ làm cho thì giờ tương giao với Chúa của bạn càng có ý nghĩa hơn.Sự kiêng ăn chiếu lệ, như bỏ ăn sôcôla hoặc bánh pate chanh hay một số các thức ăn ưa thích khác, có thể đáng khen, nhưng điều đó không cho phép Thánh Linh thực hiện công việc cần thiết bên trong lòng bạn nhằm mang lại những sự thay đổi thực sự trong đời sống thuộc linh của bạn và cũng không thuyết phục được Đức Chúa Trời rằng bạn đang nghiêm túc trước sự phấn hưng của Hoa Kỳ.Như đã nói ở phần trên, sự kiêng ăn theo Kinh Thánh thường đòi hỏi chỉ uống nước. Tôi đã tiến hành nhiều kỳ kiêng ăn chỉ uống nước một ngày hoặc nhiều ngày một lúc với sự chúc phước đặc biệt. Dầu vậy, tôi mạnh mẽ đề nghị bạn hãy thêm rau và nước quả vào kỳ kiêng ăn của bạn.Vì cớ hàm lượng acit của chúng, tiến sĩ James F. Balch, nhà dinh dưỡng học, không khuyên chúng ta dùng nước cam hoặc nước cà chua. Theo ông, các loại nước quả tốt nhất là bắp cải tươi, củ cải đường, cà rốt, cần tây, nho và táo. Ông cũng khuyên dùng các “thức uống xanh” làm từ các loại rau có lá xanh, bởi vì chúng có khả năng giải độc rất tốt. 4* Nếu bạn chọn tuân theo một kỳ kiêng ăn chỉ uống nước, thì xin vui lòng thực hiện theo sự hướng dẫn của một bác sĩ chuyên môn đã được huấn luyện về cách kiêng ăn.

Page 87: Su phuc hung hau den

Giống như Tiến sĩ Balch, nhà dinh dưỡng học Pamela Smith cũng khuyên không nên dùng các loại nước quả thuộc họ cam chanh quít vì hàm lượng axít citríc của chúng. Bà đề nghị dùng loại nước quả “dịu hơn” như loại nước táo không ngọt, táo lai, quả man việt quát hoặc nước nho trắng. 5*Tôi đề nghị các loại nước quả vì hai lý do: Lượng đường thiên nhiên của chúng cung cấp năng lượng và mùi vị và sức khỏe là động cơ để tiếp tục cuộc kiêng ăn.Tiến sĩ Balch nói rằng, các thứ nước trái cây được sử dụng vào buổi sáng là tốt nhất và càng có khả năng tẩy sạch hơn. Còn nước rau quả là các chất giúp phục hồi và kiến tạo, vì thế tốt nhất nên uống vào buổi chiều. 6*Vì kết hợp nước lọc và nước quả trong kỳ kiêng ăn là điều rất khôn ngoan, nhất là đối với những người còn mới mẻ trong việc kiêng ăn, vì điều đó giúp họ tập trung vào Chúa nhiều hơn là tập trung vào những khó chịu do cảm giác đói bụng và sự mệt mỏi khả dĩ hoặc những cảm giác bệnh tật mà đôi khi chúng ta cảm nhận được trong một cuộc kiêng ăn chỉ uống nước.Một khi bạn đã quen biết cách kiêng ăn, thì những kỳ kiêng ăn ngắn từ một đến ba ngày không đòi hỏi gì ngoài nước. Những Cơ Đốc nhân kiêng ăn đều đặn thường chỉ uống nước cả mười ngày hoặc lâu hơn, thậm chí đến bốn mươi ngày, với những kết quả thật hữu ích cả về thuộc linh lẫn thuộc thể, dưới sự giám sát hàng ngày của một người am tường việc kiêng ăn chỉ uống nước. Trong cơ thể của bạn có nhiều thức ăn dự trữ dưới dạng mỡ hơn là số mà bạn nhận biết. Và đa số chúng ta hẳn sẽ hạnh phúc lắm khi loại bớt số mỡ ấy.Tuy nhiên, cho đến khi nào bạn xây dựng được các bắp thịt kiêng ăn, hoặc nếu bạn đang thực hiện một kỳ kiêng ăn lâu dài, có lẽ bạn cần phải thêm các rau quả hoặc loại nước trái cây. (tốt hơn là không kèm đường hoặc các chất ngọt) đưa vào thân thể của bạn.Tiến sĩ Julio tin rằng một người có thể kiêng ăn thật dễ chịu bằng các thứ nước trái cây bao lâu mà người ấy cảm thấy Chúa còn đang dẫn dắt mình thực hiện việc kiêng ăn đó. Ông khuyên rằng nước quả đưa vào bắt đầu với ngày thứ ba. Tiến sĩ Julio nói rằng, “Trong một kỳ kiêng ăn có dùng nước quả, cơ thể bạn lấy vào các chất dinh dưỡng nhất định. Dưa hấu là thứ tốt nhất bởi vì về cơ bản, nó là nước có glu cơ, nó dịu và không gây phản ứng. Chỉ cần cho vào máy xay mà không cần cho thêm nước. Nước quả từ táo tươi cũng rất tốt. Nước rau quả xanh lấy từ cần tây, rau diếp, và cà rốt hòa vào nhau với các lượng nhiều hơn và kém hơn nhau cũng được, sẽ cung cấp các chất khoáng rất cần cho nhiều hoạt động thần kinh của cơ thể bạn. Điều này giúp cơ thể bạn hoạt động ở mức độ có hiệu quả hơn.Các nhà dinh dưỡng học chuyên môn đã khuyên rằng bạn nên tránh những đồ uống có chứa chất cà phê in như cà phê, trà, hoặc côla, (đồ uống có mùi vị của hạt quả cây côla) Tiến sĩ Ruibal nói rằng, “Chất cà phê in, axít, suynfuríc, và phốt pho ríc trong các thức uống đó không tốt cho cơ thể, mà thực ra chúng còn nguy hiểm nữa. “Bởi vì cà phê in là một chất kích thích, nó có thể tác động mạnh mẽ hơn trên hệ

Page 88: Su phuc hung hau den

thống thần kinh của bạn khi bạn nhịn ăn. Chất này tác hại đến những ích lợi của kỳ kiêng ăn về cả thuộc linh lẫn thuộc thể.Tiến sĩ Ruibal nói, “Khi bạn cảm thấy những cơn đói khó chịu vì thiếu các chất kích thích, hãy tăng thêm lượng thức uống vào cơ thể bạn, những loại trà dược thảo cũng có thể được phép dùng, nhưng nên dùng nó với mật ong thì dễ chịu hơn.”Khi thời tiết lạnh hơn bình thường, Tiến sĩ Ruibal khuyên hãy dùng nước xúp ấm. Chỉ cần khoai tây, cà rốt và cần tây thái mỏng nấu sôi với nước. Đừng nêm muối. Sau khoảng nửa giờ, nước cạn bớt, chúng ta có thể uống. Súp này cho ta nhiều mùi vị khác nhau.Tiến sĩ Balch đề nghị một công thức làm nước súp khác như sau:Ba củ cà rốt, hai cọng cần tây, một củ cải, hai củ cải đường, một nửa đầu bắp cải, một phần tư bó mùi tây, một phần tư củ hành, một nửa tép tỏi.Ông khuyên hãy nấu các rau quả ấy sôi nhè nhẹ (lửa nhỏ) sau đó uống nước súp ấy từ hai đến ba lần trong một ngày.Tiến sĩ Ruibal đề nghị một thời khóa biểu hàng ngày mà bạn sẽ thấy rất hữu ích trong kỳ kiêng ăn.5giờ 8giờ sángCác loại nước quả, tốt hơn là mới ép hoặc mới xay và hòa với 50% nước lọc nếu trái cây có axít. Nước cam, táo, lê, bưởi, chuối hoặc các trái cây khác đều rất tốt. Nếu bạn không thể chuẩn bị các thứ nước bằng trái cây của mình, thì hãy mua nước trái cây không có đường hoặc công có các hóa chất được cho thêm trong thức uống.10g 30 sáng- trưaNước rau xanh mới làm từ bắp cải, cần tây, và cà rốt theo một lượng gồm ba phần bằng nhau.2g30 chiều- 4giờ chiềuTrà dược thảo với một giọt mật, phải bảo đảm không phải là trà đen đậm hoặc có chứa chất kích thích.6giờ chiều - 8giờ 30Nước súp nấu từ khoai tây, cần tây và cà rốt không nêm muối. Sau khi sôi khoảng nửa giờ, đổ nước vào một bình chứa và uống dần.Tôi khuyên bạn không nên uống sữa vì nó là một thức nguyên chất và vì vậy sẽ vi phạm luật kiêng ăn.Bạn có thể uống bao nhiêu tùy thích vì cơ thể rất cần nhiều nước trong một kỳ kiêng ăn, vừa để tẩy sạch cơ thể vừa để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Để thuận tiện, có lẽ bạn nên giữ một chai nước lọc nhỏ ở bên mình. Việc uống nước vào giờ ăn “lừa” được bao tử của bạn, khiến nó thôi “lải nhải” vì nó tưởng đang được bạn cho ăn.Nếu bạn không muốn giữ theo thời khóa biểu mà Tiến sĩ Ruibal đã đề nghị, bạn có thể uống nước rau và nước trái cây cả ngày. Nhưng hãy tập tiết độ. Hãy nhớ rằng,

Page 89: Su phuc hung hau den

bạn đang trong kỳ kiêng ăn thuộc linh. Nếu bạn không kỷ luật mức tiêu thụ nước quả, bạn có thể làm tiêu tan mục đích thuộc linh của bạn.Thêm một lời khuyên nữa Tiến sĩ Balch đưa ra là:Đừng nhai bất cứ thứ gì trong lúc đang kiêng ăn như kẹo gum chẳng hạn. Quá trình tiêu hóa bắt đầu bằng việc nhai, các chất enzim được tiết ra đi vào các tuyến tiêu hóa. Không có thức ăn trong bao tử cho các chất enzin nầy tiêu hóa, rắc rối sẽ xảy ra. 9*Thứ năm, bạn hãy hạn chế mức độ hoạt động của bạn. Chỉ tập thể dục một cách vừa phải. Hết sức nghỉ ngơi theo như thời khóa biểu của bạn cho phép. Những giấc chợp mắt rất là hữu ích. “Nghỉ ngơi không phải là tội,” Tiến sĩ Ruibal giải thích “Kiêng ăn đúng nghĩa nhất chính là sự nghỉ ngơi về sinh lý. Thân thể bạn được nghỉ ngơi khỏi các quá trình liên quan đến sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn để bài tiết ra.”Đó là lý do vì sao mỗi kỳ kiêng ăn bạn có thể trãi qua những ảnh hưởng khác thường Tiến sĩ Ruibal nói rằng,"Nhiều người bị nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, miệng có mùi hôi hoặc khó chịu và lạt miệng, có thể nước tiểu của họ sẽ đậm màu hơn, ngay cả mồ hôi cũng có mùi nặng hơn lúc bình thường. Việc nôn mửa có thể xảy ra. Đó là điều bình thường. Trong một kỳ kiêng ăn kéo dài, không có gì bất thường khi bị sốt. Về cơ bản, cơ thể đang lợi dụng kỳ kiêng ăn để tự tẩy sạch và tự chữa lành.”Thứ sáu, cân nhắc việc dùng thuốc. Điều này đặc biệt quan trọng và bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kiêng ăn nếu như bạn đang theo một chế độ thuốc men nào. Tiến sĩ Ruibal nhắc nhở chúng ta rằng “Bạn có thể gặp phải những rắc rối thuộc thể nếu đang kiêng ăn mà vẫn tiếp tục dùng thuốc.”Ông nói, “Hầu hết mọi người có thể không phải dùng thuốc với chứng áp huyết cao khi họ tuân theo một chế độ ăn thích đáng, tập thể dục và kiểm soát sự căng thẳng. Nhưng bạn phải hết sức cẩn thận, chứng áp huyết cao của bạn phải được kiểm tra thường xuyên và nếu thấy cần phải uống thuốc, thì phải dừng lại” 10* Bất cứ những thay đổi nào trong việc dùng thuốc đều phải có sự đồng ý của bác sĩ và được thực hiện dưới sự theo dõi của họ.Việc Lập Thời Gian Cầu Nguyện. Bước thứ bảy trong việc tiến hành một kỳ kiêng ăn là hãy biệt riêng nhiều thì giờ để ở riêng với Chúa. Bạn càng dành nhiều thì giờ với Ngài trong mối thông công, trong sự thờ phượng và trong sự chiêm ngưỡng Ngài, càng đọc và suy gẫm lời Ngài trong một kỳ kiêng ăn của bạn bao nhiêu thì sự cầu nguyện của bạn càng có hiệu quả lớn hơn và kỳ kiêng ăn của bạn càng có ý nghĩa hơn.Hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện và trong khi bạn suy gẫm Lời Ngài mỗi buổi sáng, trước khi bạn rời nhà hoặc bắt đầu công việc thường ngày. Sau đó trở lại với sự cầu nguyện vào buổi trưa và lại đến trước mặt Ngài vào buổi chiều để có những thì giờ không vội vàng trong khi “tìm kiếm mặt Ngài”. Tất

Page 90: Su phuc hung hau den

nhiên, bạn phải được đầy dẫy sự hiện diện của Ngài và tiếp tục có mối thông công bền bĩ với Ngài khi bạn “cầu nguyện không thôi” suốt cả ngày.Không có một công thức cố định về cách thức phải cầu nguyện thế nào trong khi bạn kiêng ăn. Bạn muốn cầu nguyện lớn tiếng hoặc cầu nguyện thầm tùy ý, cầu xin Chúa ban cho những lời thỉnh cầu cụ thể rõ ràng. Tôi gợi ý để bạn lập một bảng danh sách và hàng ngày thêm vào đó những nhu cầu vừa đến với tâm trí bạn. Hãy sốt sắng cầu nguyện cho gia đình của bạn, Mục sư của bạn, Hội thánh của bạn, cộng đồng và đất nước của bạn. Hãy cầu nguyện cho sự phục hưng trên xứ sở của chúng ta cũng như cho mùa gặt thuộc linh rộng lớn khắp thế giới. Hãy cầu nguyện cho sự hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo.Bạn có thể chờ đợi ở trước mặt Ngài trong sự suy gẫm yên tịnh, lúc bạn mời Đức Thánh Linh gây dựng bạn và đem đến cho tâm trí bạn những điều Ngài muốn bạn cầu nguyện.Bạn phải tiếp tục bận rộn với các sinh hoạt hàng ngày của mình mà phải luôn nhớ rằng bạn đang kiêng ăn và muốn tìm kiếm mặt Chúa. Một số nhận biết thuộc linh sáng suốt, sâu nhiệm nhất của tôi đến khi tôi vẫn tiếp tục làm những trách nhiệm chức vụ, đồng thời “tìm kiếm mặt Chúa và “tập tành trong sự hiện diện của Ngài."Nếu bạn không biết phải cầu nguyện điều gì, hoặc cảm thấy không có gì để cầu nguyện thì hãy yên lặng chờ đợi trước mặt Ngài. Hãy xem Thi Thiên cùng với các đoạn Kinh Thánh mà bạn ưa thích và dùng lời Chúa cầu nguyện cùng Ngài. Ví dụ, bạn hãy đọc Thi Tv 23:1-6 rồi cầu nguyện lớn tiếng từng câu một, cảm tạ Ngài vì đã thi hành từng lời hứa đó trong đời sống bạn. Hãy thờ phượng Chúa và ca tụng Chúa. Hãy nói với Chúa bạn yêu Ngài nhiều thể nào và muốn được hầu việc Ngài. Hãy mời Ngài hiện diện trong đời sống bạn cách tươi mới.Bạn có thể ao ước được đến gần Chúa với Bài Cầu Nguyện Chung được chép trong Mat Mt 6:9-13. Nói chung, bài cầu nguyện này bao gồm mọi điều chúng ta có thể cầu xin hoặc thưa với Cha. Như là một lời giới thiệu cho bài cầu nguyện chung, Chúa Jêsus đã nhắc các môn đồ rằng Ngài biết “Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài (6:8)Bây giờ, khi đã có khái niệm về việc thực hiện kiêng ăn như thế nào rồi, đã đến lúc bạn hãy tập trung sự chăm chú của mình vào Đấng nhìn thấy bạn và biết rõ bạn, là Đấng vui mừng trong bạn và đang chờ đợi bạn đến trước mặt Ngài.

Khởi Đầu Kỳ Kiêng Ăn Của Bạn

Thì giờ kiêng ăn và cầu nguyện của bạn đã đến. Bạn đang kiêng tất cả mọi thức ăn đặc và bắt đầu tìm kiếm mặt Chúa. Thật là lạ lùng, ngay chính giờ phút đó, có một chút cảm nhận chán ngán gì đó. Một cảm giác khó chịu bảo rằng, “Thôi được, tôi đây. Bây giờ tôi phải làm gì đây?”Nếu bạn là một trong số những người đo lường sự thành công thuộc linh bằng

Page 91: Su phuc hung hau den

những cảm xúc hoặc những gì bạn thu nhận từ mắt thấy được, thì có lẽ đây là giai đoạn mà bạn cảm thấy hơi bối rối. Nếu điều đó xảy ra, bạn phải tập tành tính kiên quyết và kiên nhẫn, tập thư giãn trong Chúa và mời Đức Thánh Linh giúp đỡ bạn. Khi bạn tìm kiếm Chúa trong đức tin, bạn được bảo đảm rằng Ngài sẽ giúp bạn hoàn tất việc kiêng ăn mà Ngài đã kêu gọi bạn bắt đầu.Hãy cho phép tôi chia xẻ một số những đề nghị hữu ích để bạn xem xét trong khi đang kiêng ăn.Thứ nhất, hãy hạn chế sự hoạt động của bạn. Những bài tập thể dục “nặng ký” như đạp xe đạp, đi bộ nhanh, và chạy bộ rất được hoan nghênh trong các chương trình đề nghị dành cho các chế độ ăn kiêng, đặc biệt cho sức khỏe và để giảm cân, nhưng không dành cho kỳ kiêng ăn.Đi bộ đến hai ba cây số mỗi ngày với tốc độ vừa phải có thể ích lợi cho một người có sức khỏe tốt lại là điều bị hạn chế trong một kỳ kiêng ăn chỉ uống nước quả. Tuy nhiên, không ai kiêng ăn chỉ uống nước lọc mà phải tập thể dục nếu như không có sự giám sát của một chuyên gia về kiêng ăn. 1*Nếu bạn phải ràng buộc với công việc lao động vất vả, có lẽ bạn chỉ nên kiêng ăn một ngày trong tuần, tự định giới hạn trong việc kiêng ăn một phần. Hoặc bạn có thể hướng đến những ngày cuối tuần là thời gian tốt nhất để kiêng ăn.Thứ hai, bạn sẽ thường xuyên thăm viếng “nhà vệ sinh ”. Vì uống nhiều nước, bắt buộc phải như vậy. Có lẽ bạn cần làm cho thông hoặc dùng thuốc nhuận tràng trước khi, trong khi hoặc sau kỳ kiêng ăn. Các nhà dinh dưỡng học dạy về việc kiêng ăn không đồng ý việc bạn thực hiện điều ấy. Tuy nhiên, họ đều đồng ý rằng, một khi bạn ngưng việc ăn, phần ruột của bạn sẽ ngưng các chức năng bình thường. Và một khi bạn ăn trở lại, hệ thống tiêu hóa lại tiếp tục các hoạt động bình thường của nó. Nếu bạn theo đuổi một kỳ kiêng ăn dài hạn, có lẽ bạn cần kiểm tra thêm về vấn đề này tùy theo sự thỏa đáp của bạn.Trong kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày của tôi, tôi đã uống psyllium, là thứ có bán ở hầu hết các hiệu thuốc cũng như các cửa hàng bán thức ăn tự nhiên; hòa vào nước, bột psyllium trở nên giống như thạch. Nó cung cấp chất xơ mà tôi cần để giúp tẩy sạch cơ thể của tôi.Thứ ba, hãy chuẩn bị cho những sự khó chịu trong tâm trí. Bạn sẽ phải trãi qua sự xung đột nào đó từ bên trong khi bạn từ chối chính mình khỏi niềm vui thỏa của việc ăn uống các thức ngon lành. Trong một kỳ kiêng ăn ba ngày, cuộc tranh chiến này có thể tăng lên vào cuối ngày thứ hai. Dường như đây là thời điểm thuận tiện nhất để bản ngã nổi dậy và bảo rằng “Này, đã xa đến mức mình muốn đi rồi. Như thế chưa đủ sao?”Có lẽ bạn cảm thấy không kiên nhẫn và dễ nổi nóng. Điều đó không lạ gì đối với một người xấu tính và hay lo lắng căng thẳng trong một kỳ kiêng ăn kéo dài. Vonette là người kiêng ăn cùng tôi trong mười bốn ngày, đã từng có một số những cảm giác như vậy.

Page 92: Su phuc hung hau den

Bạn cũng có thể chờ đợi sự tấn công của kẻ thù, đó là những ý tưởng thầm thì thử thách sự kiên quyết của bạn. Khi điều đó xảy đến, bạn hãy mời Chúa tẩy sạch tâm trí bạn bằng huyết Ngài và thêm sức cho bạn bởi Thánh Linh Ngài.Thứ tư, hãy chờ đợi những sự khó chịu thuộc thể. Có thể bạn đã trãi qua trường hợp có những bất ổn về thuộc thể trong một vài ngày đầu. Nếu có, bạn hãy nhấm nháp nước lọc cũng như nước quả thường xuyên, và nghỉ ngơi trong khi tìm được sức mạnh trong sự cầu nguyện, thờ phượng và đọc Lời Chúa.Đến cuối ngày thứ hai, có thể bạn sẽ cảm thấy rất đói, cả trong bao tử lẫn trong tâm trí, nhưng đến cuối ngày thứ ba, có thể bạn không còn cảm thấy đói nữa, nhưng thấy mình hơi yếu đi.Đói và yếu cũng thường thay đổi. Bueno nói rằng, “Sau hai ba ngày đầu, cơn đói không còn...(và) sự thèm muốn thức ăn biến mất. Nên nhớ rằng thèm ăn là ước muốn của tâm trí, còn đói bụng là nhu cầu của cơ thể. 3*Có lẽ bạn nghĩ rằng kiêng ăn lâu chừng nào, bạn càng trở nên yếu hơn chừng nấy. Nhưng những người khỏe mạnh tường thuật rằng trong những kỳ kiêng ăn kéo dài họ thật sự kinh nghiệm một sức sống mới mẽ. Khi cơ thể tự tẩy sạch các độc tố và bắt đầu được nuôi bởi các chất dự trữ của nó, thì bao tử thôi không đòi hỏi thức ăn và thông thường có sự nhận thức về tình trạng khang kiện thuộc thể. 4* Suốt thời gian kiêng ăn, tôi thật sự cảm thấy mình khỏe hơn là khi tôi ăn uống bình thường.Một số những khó chịu của cơ thể có thể phát hiện do việc bạn rút bỏ một chế độ ăn uống bao gồm đường tinh luyện, hoặc chất cà phê in có trong cà phê, trà hoặc phần lớn các đồ uống có chứa carbonat. Bởi vì tôi chẳng bao giờ uống cà phê hay uống rất ít trà hoặc xôđa nên tôi không gặp vấn đề về chứng nhức đầu, chóng mặt, hoặc bất kỳ những khó khăn nào trong suốt bốn mươi ngày kiêng ăn.Sau một số ngày kiêng ăn, chứng chóng mặt có thể do một sự thay đổi đột ngột về vị trí gây ra, như là bất ngờ đứng lên khỏi ghế. Để khắc phục tình trạng đó, bạn hãy dừng lại một hoặc hai giây, định thần, để nhớ lại phải di chuyển cách thong thả. Những cơn nhức đầu hoặc hơi xây xẩm cũng có thể vì các chất độc tích lũy trong ruột kết của bạn (xin lưu ý: Những tình trạng này có thể là triệu chứng của các vấn đề khác cần phải có sự theo dõi của bác sĩ.) Các bác sĩ khuyên hãy dùng một ít psyllium bột vào buổi sáng và buổi chiều để thúc đẩy việc loại bỏ các chất độc khỏi ruột kết và giúp ngăn ngừa những cơn nhức đầu và chóng mặt đối với hầu hết những người khỏe mạnh.Bạn thường gặp phải chứng mất ngủ và một tâm trí hoạt động quá mức là do các độc tố trong dòng chuyển động máu gây ra. Cầu nguyện, suy gẫm lời Chúa, và đi bộ thong thả cách nhẹ nhàng ở khu quanh nhà sẽ hữu ích 5*Có thể bạn bị sụt cân, nhất là trong kỳ kiêng ăn kéo dài. Nhưng xin đừng lo lắng, bạn có thể lấy lại toàn bộ số cân đó! Nhà dinh dưỡng học Palema Smith nói rằng, “Quá trình trao đổi chất của bạn hoạt động hết sức chậm để đáp ứng cho tình trạng không có thức ăn này sẽ nhanh chóng thâu trữ những lượng thức ăn lớn được nạp

Page 93: Su phuc hung hau den

vào sau khi kiêng ăn. Đó là lý do vì sao bất cứ việc giảm cân nào trong kỳ kiêng ăn cũng đều nhanh chóng (được phục hồi)” 6*Sẽ không có hai kỳ kiêng ăn nào giống nhau hoàn toàn. Bạn có thể kinh nghiệm một số những sự tranh chiến trong kỳ kiêng ăn này, song chúng lại không xuất hiện trong kỳ kiêng ăn kế tiếp. Dường như mức độ khó khăn mà bạn có thể kinh qua tùy thuộc vào điều kiện thuộc linh và thuộc thể của bạn lúc đó.Tôi Nên Kiêng Ăn Bao Lâu? Tân ước không đưa ra lời chỉ dẫn chi tiết về việc phải kiêng ăn bao lâu đối với những mục tiêu thuộc linh. Nếu bạn chưa bao giờ kiêng ăn, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu từ từ. Khi bạn học được những điều mình phải trông đợi, hãy bắt đầu tăng thêm độ dài của kỳ kiêng ăn. Hãy thử bỏ một hoặc hai bữa ăn trước, rồi sau đó hãy lập những kỳ kiêng ăn 24 giờ rồi hai ngày, ba ngày và tiếp tục. 7* Theo kinh nghiệm bạn không nên bỏ cuộc khi đang ở giữa cuộc chiến của cảm xúc về thức ăn, mà hãy để cho Đức Thánh Linh có thì giờ để thực hiện công việc của Ngài bên trong lòng bạn.Kinh Thánh thường đề cập đến những kỳ kiêng ăn ba ngày. Có thể bạn mong muốn bước vào những kỳ kiêng ăn lâu hơn, như từ năm đến mười ngày, khi bạn đã có kinh nghiệm kiêng ăn nhiều hơn. Đức Thánh Linh đã tỏ cho tôi biết rằng hãy cầu nguyện để có hai triệu Cơ Đốc nhân kiêng ăn trọn bốn mươi ngày cho sự phấn hưng hầu đến.Bạn hãy nhớ rằng Chúa hiểu hoàn cảnh của bạn. Sự khôn ngoan của Ngài là vô hạn. Ngài muốn bạn hãy học biết để kiêng ăn. Nếu bạn hiểu biết rất ít về kiêng ăn, song bạn cảm thấy mình “được dẫn dắt” để bắt đầu một kỳ kiêng ăn dài hạn, thì có thể bạn đang nghe ai đó, hơn là đang nghe Thánh Linh. Ngài sẽ không dẫn dắt bạn làm bất cứ điều gì gây những rắc rối cho thân thể bạn và làm hại đến đức tin bạn đang đặt nơi Ngài.Đối với những kỳ kiêng ăn dài, việc chọn thời gian thích hợp để kiêng ăn là điều hết sức quan trọng. Để tìm được một dịp tiện tốt nhất tiến hành kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày của mình, tôi đã phải điều chỉnh lại thời khóa biểu của mình. Bạn vẫn có thể kiêng ăn một thời gian dài mà không có sự gián đoạn đáng kể nào trong các công việc thường lệ hoặc trong nếp sống. Nhưng cũng đừng chờ đợi một khoảng thời gian lý tưởng. Khi Đức Thánh Linh đụng đến lòng bạn, bạn có thể kiêng ăn bất cứ lúc nào Ngài dẫn dắt bạn kiêng ăn. Nếu đời sống bạn cũng bận rộn như hầu hết mọi người thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ khắc phục để mà kiêng ăn, nếu cứ đợi một thời điểm “thích hợp”.Lee Bueno khuyên rằng, “Một kỳ kiêng ăn ngắn từ hai đến ba ngày hầu như có thể tiến hành được bất cứ lúc nào. Kỳ kiêng ăn từ thứ sáu đến sáng ngày thứ hai sẽ cho bạn toàn bộ những ngày cuối tuần nghỉ ngơi và dành thì giờ đọc Kinh Thánh. Một thời điểm lý tưởng để kiêng ăn là vào những ngày được nghỉ phép không phải đi làm.” 8*

Page 94: Su phuc hung hau den

Tôi không hoan nghênh việc kiêng ăn vào các kỳ lễ Tạ Ơn Chúa hoặc Chúa Giáng Sinh, vì đó là những thời gian đặc biệt dành cho gia đình, cho các bữa ăn, cho tình thông công. Kiêng ăn vào những dịp ấy có thể gây khó khăn cho bạn và không bày tỏ được lòng yêu thương của bạn đối với những người thân yêu.Tôi Có Nên Cho Những Người Khác Biết Mình Kiêng Ăn Không? Chúa Cứu Thế đã đưa ra những huấn thị của Ngài về sự kiêng ăn và cầu nguyện trong Mat Mt 6:1-34 như sau:Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình, vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại rồi cầu nguyện Cha ngươi ở nơi kín nhiệm đó, và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi. Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại, vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. Vậy các ngươi đừng như họ, vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài (6:5-9)Khi các ngươi kiêng ăn, chớ làm bộ buồn rầu như bọn giả hình, vì họ nhăn mặt, cho mọi người biết họ kiêng ăn. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu và rửa mặt, hầu cho người ta không xem thấy ngươi đang kiêng ăn. nhưng chỉ Cha ngươi là Đấng ở nơi kín nhiệm xem thấy mà thôi, và Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi. (6:16-18)Một số người diễn giải rằng khúc Kinh Thánh trên có ý nói rằng việc để cho người khác biết chúng ta kiêng ăn là không tốt. Nhưng Chúa Jêsus đang nói đến tính giả hình của những người Pharisi, là những kẻ chuyên coi việc kiêng ăn và cầu nguyện là một nghi thức quan trọng và ưa khoe khoang để tỏ ra mình là kẻ mộ đạo.Trong khúc Kinh thánh này, Chúa Jêsus không cấm chúng ta nói cho những người khác biết việc kiêng ăn của mình. Mà Ngài nói rằng, “Hãy tránh sự khoe khoang và hành động kẻ cả đối với những người khác. Kiêng ăn không phải là một dịp để tỏ ra mình thuộc linh hay để tìm vinh hiển cho mình.”Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng việc kiêng ăn không làm cho chúng ta trở thành những người tinh túy trong lãnh vực thuộc linh, mà nó tạo ra một ý thức khiêm nhường trong chúng ta. Trong sự kiêng ăn, điều trước nhất ta làm là hạ mình xuống trước mặt Chúa. Nếu chúng ta kiêng ăn với một tấm lòng trong sạch, cơ hội để chúng ta nói cho người khác biết sẽ bày tỏ một thái độ khiêm nhường. Chính cái ý nghĩ tôn cao chính mình sẽ bị ghê tởm.Tôi tin rằng kiêng ăn trong sự kín nhiệm chỉ vì mục đích kín nhiệm thì đó chính là sự dối trá của kẻ thù. Satan không muốn cho chúng ta kiêng ăn. Nó đã dấu được điều đó với phần lớn Hội thánh suốt trong những năm này. Người ta thắc mắc không hiểu làm thế nào nó đã thành công bởi vì kiêng ăn là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự sống còn của Cơ Đốc Giáo.

Page 95: Su phuc hung hau den

Vì kiêng ăn cầu nguyện là một trong những công cụ có quyền năng nhất trong tay của những người tin Chúa, nên các Cơ Đốc nhân phải có được sự tự do để kiêng ăn cách công khai. Làm sao họ có thể trở thành những người thầy về kỷ luật thuộc linh này cho những Cơ Đốc nhân yếu đuối nếu không bày tỏ ra? Làm thế nào để họ khích lệ việc kiêng ăn ở một mức độ rộng lớn cho bằng khi có hàng trăm các vị lãnh đạo hàng đầu của nước Mỹ nhóm lại ở Orlando với mục đích kiêng ăn cầu nguyện ba ngày cho xứ sở chúng ta? Làm thế nào họ có thể tham dự kỳ kiêng ăn rộng khắp Hội thánh mà lại cứ giữ im lặng được?Nếu chúng ta phải giới hạn các buổi cầu nguyện của mình trong “phòng kín”, thì chúng ta sẽ không có các buổi nhóm cầu nguyện. Tôi muốn khuyến khích những người tin Chúa hiệp nhau cầu nguyện theo số đông các Hội thánh mà họ có được, hầu cho họ sẽ trở thành một nguồn cảm hứng cho những người khác.Việc kiêng ăn thể hiện ra bên ngoài như là một sự chứng tỏ của đức tin và tình yêu của chúng ta đối với Chúa Cứu Thế và lòng ao ước muốn làm đẹp lòng Ngài là điều đáng khen ngợi. Chúng ta chỉ làm buồn lòng Chúa và đánh mất phước hạnh của mình khi kiêng ăn với mục đích cho mọi người thấy như những người Pharisi đã làm.Khi bạn kiêng ăn, hãy thận trọng trong việc chọn những người mà bạn sẽ cho biết. Một số người tìm cách làm nản lòng bạn. Đừng bao giờ mong đợi sự khích lệ nơi những người chưa hề kiêng ăn. Một trong những điều làm bạn nản chí nhất có thể xảy ra đó là khi các bạn hữu hoặc gia đình không tán thành. Cũng có thể bạn sẽ bị ngã lòng nhiều khi bác sĩ hoặc Mục sư của bạn cau mày trước ý tưởng đó. Trước kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày, tôi đã không nhận được sự khích lệ từ một người nào cả. Và nhiều bạn hữu đã bày tỏ sự lo lắng nghiêm trọng cho sức khỏe và sự khang kiện của tôi.Khi chọn thời điểm kiêng ăn, có lẽ bạn cần bàn với những người mình sống chung, có thể đó là người phối ngẫu, ba mẹ hoặc người bạn ở cùng phòng. Họ có quyền được biết và có thể bạn cần đến sự hợp tác của họ. Có lẽ bạn cũng cần có giám thị, hoặc những người cùng làm việc khác biết, nếu họ mời bạn cùng ăn trưa với họ.Kết Thúc Việc Kiêng Ăn Như Thế Nào? Khi thời gian ấn định cho kỳ kiêng ăn đã hoàn tất, bạn sẽ bắt đầu ăn uống trở lại. Nhưng kết thúc như thế nào là điều cực kỳ quan trọng cho sự an toàn của cả thuộc thể lẫn thuộc linh của bạn.Nếu bạn kết thúc việc kiêng ăn dần dần, theo như điều bạn nên làm, thì những kết quả ích lợi về thuộc thể lẫn thuộc linh sẽ còn kéo dài nhiều ngày. Nhưng nếu bạn lao vào ăn các đồ ăn đặc, những hình ảnh của các thức ăn trong trí có thể khiến bạn làm thế, thì bạn có thể bị tiêu chảy, bị buồn nôn, ngất đi và thậm chí chết vì bị sốc. Điều này đặc biệt đúng với một kỳ kiêng ăn kéo dài. Nhà dinh dưỡng học Paul Bragg giải thích:Khi bạn đang trong kỳ kiêng ăn, bụng và gần mười mét đường ruột đều co hẹp lại,

Page 96: Su phuc hung hau den

vậy khi bạn chuẩn bị để kết thúc kỳ kiêng ăn, thì phải hết sức cẩn thận. 9*Việc đột ngột đưa trở vào bao tử và hệ thống tiêu hóa các thức ăn đặc luôn luôn gây ra những hậu quả tai hại. Bạn có thể đánh mất phần lớn cảm nhận sâu sắc của sự bình an và khang kiện chỉ trong một bữa ăn mà thôi. Palema Smith khuyên bạn hãy “kết thúc kỳ kiêng ăn một cách khôn ngoan, đừng kết thúc bằng một bữa ăn thịnh soạn hoặc ăn uống điên cuồng...” 10*Tiến sĩ Julio Ruibal có những lời khuyên khi ra khỏi một kỳ kiêng ăn kéo dài chỉ uống nước lọc và nước hoa quả như sau. Ông nói “Dưa hấu là thứ trái cây tốt nhất. Còn nước cam thì nên pha loãng vì cớ hàm lượng axít của nó.” Ông cũng đưa ra những đề nghị sau đây cho kỳ kiêng ăn uống nước như sau:“Một kỳ kiêng ăn bằng nước quả nên được kết thúc với một phần gồm xà lách tươi sống trong ngày thứ nhất. Ngày thứ hai bạn có thể thêm vào xà lách sống đó một củ khoai tây luộc hoặc nướng. Đừng cho muối, bơ hoặc bất cứ gia vị nào. Ngày thứ ba, thêm một miếng rau hầm vào chỗ xà lách và khoai tây. Sau đó bạn có thể bắt đầu tiếp nhận chế độ ăn uống bình thường của mình. Tiến sĩ Ruibal cảnh cáo chớ nên ăn uống quá nhiều sau kỳ kiêng ăn, “Chớ nhồi nhét thức ăn, bằng cách ấy bạn sẽ tự giết mình theo đúng nghĩa đấy.” Ông cũng báo trước, “Bạn có thể làm cho hệ thống ruột bị nghẹt ngòi đến nỗi người ta phải đưa bạn vào bệnh viện.” 11*Ngay cả kỳ kiêng ăn ba ngày cũng đòi hỏi phải có những sự dự phòng hợp lý. Bắt đầu ăn lại với một ít xúp là điều khôn ngoan. Loại xúp không béo và bổ dưỡng như súp rau nấu từ củ hành, cần tây, khoai tây và cà rốt, và các thứ trái cây tươi như dưa hấu và dưa hồng.Khi cơ thể bạn tiếp nhận các thức ăn trên, hãy ăn một vài muỗng thức ăn đặc như trái cây tươi, rau tươi hoặc sà lách và khoai tây nướng (tôi không khuyên bạn dùng sữa hoặc các sản phẩm của sữa, hay là thịt bởi vì có một số người có thể bị phản ứng có hại với những thứ ấy sau kỳ kiêng ăn). Kế đó, vài giờ sau, hãy thử một bữa ăn nhẹ nữa. Vấn đề ở đây là bạn trở lại với việc ăn uống bình thường một cách dễ chịu với những bữa ăn nhẹ trong vài ngày đầu. Điều này đòi hỏi phải có kỷ luật, song bạn sẽ tránh được cơn đau quặn và những phản ứng nghiêm trọng khác do ăn quá nhiều và quá sớm. 12*Tôi đã kết thúc kỳ kiêng ăn bốn mươi ngày bằng một tách nước xúp, tiếp theo đó là ít muỗng dưa hấu và cứ vài giờ lại dùng một ít các thứ trái cây khác trong vòng hai ngày như vậy cho đến khi được dễ chịu để tiếp tục lại thói quen ăn uống bình thường của mình. Như bạn có thể hình dung, tách xúp cùng với một vài miếng thức ăn đặc ấy thật ngon tuyệt vời. Chưa bao giờ các thức ăn bình thường lại ngon đến thế (hãy nhớ rằng bác sĩ khuyên chúng ta chớ nên ăn trở lại bằng một bữa ăn đồ sộ, thịnh soạn sau một kỳ kiêng ăn dài, điều đó có thể gây nguy hiểm.)Khắc Phục Thất Bại Mỗi kỳ kiêng ăn đều có những sự tranh chiến, những sự khó chịu của nó, cùng

Page 97: Su phuc hung hau den

những chiến thắng và thất bại về mặt thuộc linh. Có thể buổi sáng thì bạn cảm thấy như mình đang ở trên đỉnh của thế giới, nhưng đến buổi chiều thì có thể bạn đang phải vật lộn với xác thịt, chỉ chực mở tủ lạnh hoặc tính toán xem mình còn bao nhiêu ngày phải kiêng ăn nữa. Điều này lại càng đúng nhất nếu bạn là người mới kiêng ăn. Hãy dành thì giờ đi ra ngoài hít thở không khí trong lành và đi bộ vừa phải từ hai đến ba cây số.Nếu bạn thất bại, không hoàn tất nỗi trong kỳ kiêng ăn đầu tiên thì chớ ngã lòng. Việc rút lui trong một kỳ kiêng ăn chỉ có nghĩa là bạn đã cố gắng kiêng ăn quá lâu trong lần đầu tiên, hoặc là bạn cần tăng cường sự hiểu biết của bạn hoặc sự kiên quyết của bạn. Ngay khi có thể được, hãy tiến hành một kỳ kiêng ăn khác cho đến khi bạn thành công.Trông Đợi Một Sự Thay Đổi Trong Bạn Không có hai người cùng kinh nghiệm có những kết quả như nhau trong một kỳ kiêng ăn, vì không có hai người nào bước vào sự kiêng ăn với một hoàn cảnh y hệt như nhau hoặc có những nhu cầu giống nhau. Nhưng nếu bạn thật sự hạ mình xuống trước mặt Chúa trong sự ăn năn, sự cầu thay và sự thờ phượng, và bền lòng suy gẫm lời Ngài, bạn sẽ có kinh nghiệm nhận biết sự hiện diện của Ngài càng thêm. Lòng tin cậy và đức tin của bạn đặt nơi Ngài sẽ được mạnh mẽ thêm. Bạn sẽ cảm thấy được tươi mới về mặt tâm trí, tâm linh và thuộc thể. Kỳ kiêng ăn của tôi đã tỏ cho thấy đó là phước hạnh thuộc linh kéo dài lớn lao nhất trong đời tôi.Hầu hết mọi người đều kinh nghiệm một mức độ phấn hưng là kết quả của việc kiêng ăn. Nhưng chúng ta cần có những sự đổ đầy tươi mới của Thánh Linh thể nào thì chúng ta cũng cần có những lần kiêng ăn mới mẻ ở trước mặt Chúa như thế. Chỉ một lần kiêng ăn thì chưa phải là một sự chữa lành tâm linh hoàn toàn. John và Charles Wesley đều ủng hộ việc kiêng ăn hai ngày một tuần lễ để “giữ cho xác thịt phải phục” và để duy trì sự gần gũi thân mật với Chúa do việc kiêng ăn đem lại.Tôi khuyên bạn hãy cùng tôi kiêng ăn cầu nguyện một lần nữa, lần nữa, lần nữa, cho đến khi chúng ta thực sự kinh nghiệm được sự phấn hưng trong gia đình mình, trong Hội thánh mình, trong xứ sở thân yêu của mình và trên cả thế giới.

Nước Mỹ Ở Ngả Tư Đường

Trong năm mươi năm đồng đi với Chúa, tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự lo âu lớn lao về tình trạng thuộc linh của quốc gia này như hiện nay. Ở khắp mọi nơi, những công dân có lòng quan tâm, nhất là những Cơ Đốc nhân, đều đang hết sức lo âu vì những điều xấu xa gian ác xảy ra trong xứ sở chúng ta.Với tư cách là một quốc gia, chúng ta đang sống trong một bước ngoặc của lịch sử. Theo quan điểm của con người, không còn có phương cách nào để thoát ra khỏi bãi lầy về mặt đạo đức này. Không một tổ chức nào của chúng ta như chính phủ, giáo

Page 98: Su phuc hung hau den

dục, pháp luật, khoa học, doanh nghiệp, phương tiện truyền thông đại chúng, quân sự, giáo hội, hoặc gia đình đưa ra được một tia hi vọng nào.Là những tín hữu với tư cách những cá nhân, cũng như với tư cách một hội thánh, thật dễ để chúng ta sống quá dễ dãi, quá duy vật chất, quá dửng dưng với đời sống kỷ luật thuộc linh, quá mang tiếng bởi những vụ bê bối và đánh mất sự tôn trọng, khiến cho xã hội người đời xem chúng ta chẳng khác gì so với thế gian.Hầu hết các tín hữu đã mất đi ý thức của họ về một Đức Chúa Trời thánh khiết, và sự thực tiễn của Ngài có rất ít tác động đến cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu Chúa không làm một việc gì đó để đem lại sự phấn hưng, các tín hữu Hoa Kỳ sẽ cùng chìm đắm với con tàu quốc gia của họ.Thật vậy, tương lai của chúng ta xem ra ảm đạm. Những lời của Tổng Thống Ápraham Lincoln thậm chí còn đúng cho thời hiện nay hơn là ngày 30 tháng 4 năm 1863, khi ông tuyên bố Một Ngày Kiêng Ăn Toàn Quốc để Hạ Mình và Cầu Nguyện.Chúng ta là những người hưởng nhận những quà tặng quí báu nhất của thiên đàng. Chúng ta đã được gìn giữ trong sự bình yên và thịnh vượng ngần ấy năm nay. Chúng ta đã gia tăng về số lượng, về sự giàu có và sức mạnh, mà chưa hề có quốc gia nào được gia tăng như vậy. Nhưng chúng ta đã quên mất Chúa. Chúng ta đã quên mất bàn tay ân điển đã gìn giữ, bảo vệ chúng ta trong sự hòa bình ngày càng gia tăng, Ngài đã làm cho chúng ta giàu có lên và hùng mạnh thêm, song chúng ta tưởng tượng một cách tự phụ trong sự lừa dối của lòng mình, mà cho rằng tất cả những phước hạnh đó là do sự khôn ngoan, hoặc do đạo đức của chúng ta vượt hơn người khác. Say sưa bởi sự thành công liên tục, chúng ta đã trở nên quá tự mãn để nhận biết được nhu cầu cần được cứu và ân điển giữ gìn của Chúa, quá kiêu ngạo để cầu nguyện với Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo nên chúng ta! Chúng ta nên hạ mình xuống trước Đấng Quyền Năng đã bị xúc phạm, để xưng nhận những tội lỗi của dân tộc và để cầu nguyện xin sự nhân từ và sự tha thứ của Ngài. Dường như Hoa kỳ lúc đó và ngày nay đang ở tại ngã tư đường. Theo lời của tác giả John Price “Có thể lắm, sự hủy diệt thành Ninive đã thích hợp với Hoa Kỳ ngày nay.”Đức Chúa Trời Muốn Sự Phục Hưng Tôi tin rằng Chúa muốn cứu dân tộc chúng ta và tôi tin chắc rằng Ngài đang sai đến một cuộc tỉnh thức thuộc linh lớn trên Hoa Kỳ và cả thế giới. Chúa đang đụng đến tấm lòng của nhiều Cơ Đốc nhân có ảnh hưởng ở khắp đất nước chúng ta, như Ngài đã đụng đến lòng của chính tôi. Ngài đang cáo trách dân sự Ngài, thuyết phục họ về tội lỗi cũng như tội lớn của cả xứ sở để chuẩn bị cho sự phục hưng sẽ đến.Trong quyển “The Turning Tide” của mình, Pat Robertson tuyên bố rằng thời điểm đã chín mùi cho sự thay đổi quyết liệt. Ông nói rằng lòng dân chúng đang khao khát quay trở lại với những giá trị đã từng làm cho Hoa Kỳ hùng mạnh. Robertson viết rằng:

Page 99: Su phuc hung hau den

Chúng ta đã đi đến một thời điểm chưa từng thấy trong lịch sử của mình, một thời kỳ mà tiềm lực dành cho sự thay đổi mang tính tích cực chưa bao giờ lớn mạnh hơn. Ở giữa sự rối loạn và bất mãn về chính trị, chúng ta đang chứng kiến một sự đổi mới, một sự tỉnh thức về những giá trị và lòng tin cá nhân là điều đã duy trì quốc gia này suốt lịch sử của nó. 2*Khi đứng trước hơn sáu trăm vị lãnh đạo Cơ Đốc của đất nước chúng ta suốt trong những ngày kiêng ăn cầu nguyện đặc biệt tại Orlando, Robertson đã nói: “Đức Chúa Trời đang thăm viếng trái đất này. Tôi chưa bao giờ thấy sự hưởng ứng mạnh mẽ như thế đối với tin lành, như tôi được chứng kiến trong những ngày này. Đây là một thời kỳ đói khát thuộc linh thật khó tin được đang xảy ra trên thế giới.”David Mc Kenna, tác giả quyển The Coming Great Awakening (Sự Tỉnh Thức Lớn Lao Hầu Đến), chứng kiến những sự khuấy động nhất định trên các trường đại học của sinh viên mà ông tin rằng sẽ dẫn đến một cuộc phục hưng vào khoảng năm 2.000. 3*Dường như chỉ có ít người có thể hiểu được ngọn lửa phấn hưng của Chúa sẽ lan khắp thế giới dễ dàng như thế nào, nhưng những cuộc phục hưng trong quá khứ đều cho thấy Chúa chúng ta thực sự quyền năng biết bao. Ví dụ, Đức Chúa Trời đã làm bùng cháy các thuộc địa của New England (6 tiểu bang nằm ở Tây Bắc nước Mỹ), vào giữa năm 1.700 bằng các bài giảng về sự ăn năn đầy quyền phép, đụng đến linh hồn người nghe của Jonathan Edwards; Whitefield đã hợp tác với Edwards trong việc giảng dạy đó, và có rất nhiều tội nhân tiếp nhận Chúa khiến cho hướng đi của quốc gia đã được thay đổi. Và như chúng ta thấy, cuộc phục hưng xứ Wales năm 1904 đã lan đến Anh Quốc cùng các lục địa, vượt qua các Đại dương đến nước Mỹ là nơi có hai mươi triệu người bằng lòng đến với Chúa Cứu Thế.Suốt trong bốn mươi ngày kiêng ăn, nhiều lần Đức Thánh Linh quả quyết với tôi rằng Đức Chúa Trời sẽ sai đến một cuộc phục hưng lớn trên nước Mỹ và thế giới khi dân sự Ngài chú ý đến lời kêu gọi của Ngài và quay lại cùng Ngài theo IISu 2Sb 7:14. Tôi tin chắc rằng cuộc tỉnh thức này sẽ dẫn đến một mùa gặt thuộc linh lớn lao nhất trong lịch sử, và Đại mạng lịnh truyền giáo sẽ được hoàn thành trong thế hệ chúng ta.Cuộc Phục Hưng Sẽ Thực Hiện Những Gì Cho Chúng Ta Nếu những cuộc tỉnh thức trong quá khứ báo trước những sự kiện sẽ xảy đến, thì tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy lửa của Đức Thánh Linh bùng lên trong các Hội thánh và lan đi khắp mọi ngõ ngách trong xứ sở. Chúng ta sẽ thấy phục hưng bắt đầu với dân sự của Chúa trước và rồi hàng triệu người chưa tin Chúa ở khắp mọi nơi như trong chính phủ, trong ngành giáo dục, trong ngành truyền thông, phim ảnh...đều sẽ trở lại với Chúa Cứu Thế với những con số chưa từng thấy. Đó là đặc điểm của sự phục hưng thật. Sự phục hưng thật không bao giờ bị nhốt trong các bức tường của nhà thờ hoặc của các giáo phái.

Page 100: Su phuc hung hau den

Khi sự phấn hưng đó quét khắp xứ sở chúng ta và tràn đến cả thế giới, chúng ta sẽ thấy một niềm tin sốt sắng tươi mới. Sẽ có một sự nhận biết mới mẻ về sự đáng kinh sợ của Đức Chúa Trời cùng những thuộc tánh khác của Ngài, sự thờ phượng thật được khôi phục lại, có sự đói khát lời Chúa, và có một sự nóng cháy mới mẽ để giúp hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo, nhiều người say mê nói cho người khác biết về Chúa Cứu Thế Jêsus và tin mừng về tình yêu cùng sự tha thứ của Đức Chúa Trời. (Thật vậy, nếu phục hưng không dẫn đến sự truyền giáo cho quần chúng, thì đó chưa phải là một sự tỉnh thức thật sự). Chúng ta cũng sẽ thấy một khải tượng mới mẽ cho các vấn đề của xã hội cũng như sự giải hòa các dân tộc.Khi phục hưng đến, các Cơ Đốc nhân sẽ vận dụng ảnh hưởng lớn hơn của họ trong các cộng đoàn cũng như trong quốc gia. Kết quả của việc kiêng ăn cầu nguyện và sự phục hưng cá nhân là:* Thể hiện tình yêu siêu nhiên của Chúa trong đời sống riêng của họ, trong gia đình, trong Hội thánh, và trong tất cả các mối quan hệ thế tục khác của họ (tức là quan hệ với những người chưa tin Chúa.)* Trở nên tích cực trong việc tham gia vào sự khôi phục mọi mặt của xã hội, kể cả trong chính quyền, theo những giá trị Thánh Kinh của các thành viên đã viết ra Hiến Pháp nước Mỹ năm 1987.* Thôi ủng hộ những người có các chủ trương, hành vi thiếu đạo đức bằng cách tránh chiếu những bộ phim, những cuộn video xem tại nhà, những chương trình truyền hình khuyến khích lòng tham muốn và tình dục, mà trở về với các giá trị đạo đức theo Kinh Thánh của các thành viên đã lập ra Hiến Pháp nước Mỹ năm 1787 của chúng ta.* Ảnh hưởng đến các phương tiện truyền thông bằng cách khuyến khích các chủ biên cũng như đài phát thanh ngoài đời trình bày một quan điểm công bằng và quân bình về cộng đồng tôn giáo.* Ủng hộ các tổ chức Cơ Đốc có cam kết với việc khôi phục lại những quyền tự do sống còn của chúng ta.* Giúp cho các chính trị gia biết họ ra ứng cử vì điều gì và biết tìm kiếm để đưa vào cơ quan những con người có đời sống ngay thẳng và đấu tranh cho những mục tiêu phù hợp với đạo đức.* Làm việc cật lực hơn nhằm khôi phục những tiêu chuẩn tin kính đối với điều đúng và sai trong hệ thống giáo dục của chúng ta.Sự Phục Hưng Sẽ Đến Như Thế Nào? Sự phục hưng đến như một hành động thuộc quyền tối cao của Đức Chúa Trời, do kết quả của việc dân sự Chúa thỏa đáp các điều kiện của Đức Chúa Trời khi họ hưởng ứng công việc của Đức Thánh Linh.Tôi tin rằng có ba điều phải xảy ra trước khi phục hưng đến:Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Cơ Đốc phải nắm bắt được khải tượng. Họ phải giữ một vai trò nổi bậc trong việc trình bày sự kêu gọi của Đức Thánh Linh cho hội

Page 101: Su phuc hung hau den

chúng của mình. Tôi tin rằng bổn phận chính của những người chăn bầy là phải dẫn dân sự của mình đến chỗ ăn năn, bằng những gương mẫu của đời sống mình cũng như bằng lời công bố. Giôên đã chép rằng:“Hỡi kẻ chức dịch của Đức Chúa Trời ta, hãy đến mặc áo bao gai và nằm cả đêm trước bàn thờ mà than khóc. ..khá định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng thể, nhóm các trưởng lão và hết thảy dân cư trong đất tại nơi nhà Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi, và hãy kêu khóc cùng Đức Giêhôva! Ôi ngày ấy! vì ngày Đức Giêhôva đã gần! Nó đến như một tai vạ thả ra bởi Đấng Toàn Năng! ( Gio Ge 1:13-15)Chúng ta cần những người hầu việc Chúa tận tụy, là những người không sợ phải kêu gọi dân sự mình ăn năn, dầu cho điều đó dẫn đến sự hi sinh to lớn của cá nhân. Ví dụ như Jonathan Edwards đã mất cả bục giảng của mình khi ông bày tỏ lòng nóng nảy sốt sắng kêu gọi hội chúng phải ăn năn.Nhưng các vị lãnh đạo khác cũng phải giương cao ngọn cờ. Các nhân viên phát thanh, người đứng đầu các tổ chức song song với Hội thánh, các nhà truyền giáo, và những tín hữu lãnh đạo có ảnh hưởng, tất cả đều phải thông báo trước, đi tiên phong trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.Thứ hai, dân sự của Chúa phải lưu ý đến những lời kêu gọi ăn năn, kiêng ăn và cầu nguyện. Như tôi đã nói, lời hứa về sự phục hưng hầu đến mang theo một điều kiện. Trước khi Đức Chúa Trời nhấc bàn tay đoán phạt khỏi nước Mỹ, thì trước hết hàng triệu người tin Chúa phải hạ mình xuống và tìm kiếm mặt Ngài trong sự kiêng ăn cầu nguyện, theo IISu 2Sb 7:14“Nhược bằng dân sự Ta là dân gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và trở lại, bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ. Bởi vì kiêng ăn là một phương cách để hạ mình theo Kinh Thánh, nên đó là phương pháp rèn luyện duy nhất về mặt thuộc linh, giúp chúng ta thỏa đáp tất cả những điều kiện của đoạn Kinh Thánh trên.Điều kiện tiên quyết của Đức Chúa Trời không phải là điều chúng ta được tự ý lựa chọn. Xuyên suốt trong Kinh Thánh, Chúa luôn phán rõ ràng “Nếu các ngươi vâng lời Ta, Ta sẽ ban phước cho các ngươi, nếu các ngươi không vâng lời, Ta sẽ thăm phạt các ngươi, và nếu các ngươi cứ tiếp tục không vâng lời Ta, Ta sẽ hủy diệt các ngươi. ” Điều đó cứ tái diễn trong đời sống của dân Ysơraen. Khi Ápraham cầu thay cho Sôđôm, Đức Chúa Trời hứa Ngài sẽ cứu thành gian ác này nếu như Ngài tìm được mười người công bình trong thành (SaSt 18:32) nhưng Ngài đã không tìm được người công bình trong thành. Chỉ có Lót và gia đình của ông được cứu thoát khi họ chạy khỏi cơn mưa lửa hủy diệt. Chúng ta hãy xem đó như một sự cảnh cáo.Nếu như chúng ta có thể nhìn xuyên suốt thời gian để thấy được tương lai mình hẳn chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng tương tự? Như chúng ta đã ghi nhận, Hoa Kỳ đang ở dưới sự vây hãm về đạo đức và tâm linh. Hàng loạt những sự đoán phạt dồn

Page 102: Su phuc hung hau den

dập đổ xuống xứ sở này vì nước Mỹ đã nhanh chóng trở thành một xã hội không kính sợ Chúa.Tinh thần chống lại sự tể trị của Chúa bày tỏ trên hầu hết mọi thể chế công cộng. Chúng ta không còn là “một quốc gia ở dưới quyền kiểm soát của Đức Chúa Trời, được biệt riêng và đem lại tự do và công bình cho tất cả mọi người” nữa.Tôi tin rằng sự gian ác hiện nay đang tràn ngập nước Mỹ đủ để nhận những sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, và nếu cứ bỏ mặc không được ngăn chận, thì những sự đoán phạt ấy sẽ hủy diệt chúng ta. Nước Anh từng là thành trì của niềm tin Cơ Đốc, là quốc gia thực hành việc truyền giáo nhiều nhất và có nhiều hội truyền giáo nhất trên thế giới, thế mà bây giờ phải đi khắp để tìm được những người tin Chúa thật giữa một phần rất nhỏ so với tỷ lệ của dân số nước ấy. 4*Chúa đang kêu gọi dân sự của Ngài đến chỗ phục hưng. Lời Ngài trong Gio Ge 2:12, 13 được áp dụng cho ngày nay cũng như đã ứng dụng cho thời của nhà tiên tri:“Đức Giêhôva phán, bây giờ cũng hãy hết lòng trở về cùng Ta, kiêng ăn, khóc lóc và buồn rầu. Hãy xé lòng các ngươi, đừng xé áo các ngươi. Khá trở lại cùng Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là nhơn từ và hay thương xót, chậm giận, giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ. ”Trong EsIs 30:21 Đức Chúa Trời phán, “Khi các ngươi xê qua bên hữu hoặc bên tả, tai các ngươi sẽ nghe có tiếng đàng sau mình rằng, nầy là đường đi, hãy noi theo ” Những ai bằng lòng lắng nghe, thật dễ nhận ra lời kêu gọi hãy ăn năn, kiêng ăn và cầu nguyện. Chẳng có ai cần phải chờ đợi người lãnh đạo hoặc đợi cho đến khi phục hưng bùng lên khắp xứ sở rồi mới kinh nghiệm được sự tươi mới cho riêng mình. Đức Chúa Trời sẽ sai đến một sự tỉnh thức cho dân tộc này là dân sự Ngài, từng người một, vâng theo lời kêu gọi của Ngài và đầu phục chính mình cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã phán, “Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ (Mat Mt 5:6)Câu chuyện về những gì xảy ra trong một kỳ cắm trại của thanh niên tại Nam California chỉ là một trong hàng ngàn ví dụ cho thấy sự đáp lời của Chúa trước sự ăn năn và cầu nguyện của chúng ta. Sau một đợt cầu nguyện tan vỡ của các nhà lãnh đạo trong kỳ trại, Đức Thánh Linh đã hành động cách mạnh mẽ trong suốt một buổi nhóm chiều.Rất nhiều người đã đổ nước mắt vì tội lỗi của mình, một số người mang danh là Cơ Đốc nhân nay mới nhận được sự bảo đảm về sự cứu rỗi, còn những người chưa tin Chúa tiếp nhận Chúa vào đời sống mình, nhiều người đã hòa hợp được giữa những khác biệt của nhau, và một số những người khác bằng lòng dâng trọn thì giờ để hầu việc Chúa.Buổi nhóm kéo dài đến khuya khi Đức Thánh Linh tiếp tục hành động ở giữa họ. Cả những người trẻ tuổi lẫn những người lãnh đạo đều kinh nghiệm được một sức

Page 103: Su phuc hung hau den

sống mới trong tâm linh họ nhờ sự phấn hưng đó.Thứ ba, Đức Thánh Linh phải cáo trách dân tộc về tội lỗi của họ. Không có cuộc phục hưng nào lại không có quyền năng cáo trách tội lỗi của Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus phán, “Khi Ngài (Thánh Linh ) đến, Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét ” (GiGa 16:8). Khi những Cơ Đốc nhân hạ mình xuống trước mặt Chúa, Đức Thánh Linh sẽ cáo trách người ta về tội lỗi của họ, khiến họ phải ăn năn, đem lại sự chữa lành cho dân sự và khôi phục phước hạnh cho xứ sở chúng ta.Điều Bạn Phải Làm. Hãy để tôi chia xẻ cùng bạn một số bước nhằm giúp bạn chuẩn bị cho sự phục hưng cá nhân và sự kinh nghiệm đầy trọn hơn về sự hiện diện và quyền năng của Đức Thánh Linh trong đời sống bạn.Thứ nhất, hãy cầu xin Đức Thánh Linh bày tỏ bất cứ tội lỗi nào chưa xưng ra trong đời sống bạn. Có sự cay đắng nào, vô tín nào, hoặc không tha thứ nào chăng? Bạn có đang thờ ơ về mặt thuộc linh, đã bỏ đi lòng yêu Chúa ban đầu chăng? Bạn đã đánh mất lòng yêu thích được suy gẫm lời Chúa chăng? Có phải thời khóa biểu cùng những công việc riêng tư của bạn đã xen vào giữa bạn và Cứu Chúa không? Bạn có còn muốn làm đẹp lòng Chúa trên tất cả mọi lãnh vực của đời sống mình không? Có phải bạn đã đánh mất sự sẵn sàng dâng cho Chúa thì giờ của bạn cùng những tiện nghi, những giờ giải trí, và cả đến danh dự của bạn để thấy Chúa hành động trong đời sống bạn và trong Hội thánh của mình không?Chuẩn bị chính mình về mặt thuộc linh bằng sự ăn năn là điều hết sức quan trọng cho sự phục hưng. Tác giả Thi thiên nói rằng, “Sự công bình sẽ đi trước mặt Ngài, làm cho dấu chơn Ngài thành con đường đáng theo (Thi Tv 85:13)Ông Pat Robertson nói rằng, “Lời cầu nguyện được nhậm thường không đến với những ai có đôi bàn tay dơ bẩn. Nếu Đức Chúa Trời nhậm lời những kẻ sống trong tội lỗi cố ý, thì chẳng khác nào Ngài tỏ cho họ thấy rằng Ngài đồng tình với nếp sống tội lỗi của họ. Chúng ta cần phải thôi bào chữa và phải ăn năn ngay khi đến trong sự hiện diện của Ngài.” 5*Việc xưng tội với một tấm lòng sẵn sàng lìa bỏ và giao nộp ý chí của bạn cho Chúa khiến cho Đức Thánh Linh tự do bày tỏ quyền năng và công việc của Ngài qua bạn.Thứ hai, phải đầy dẫy Thánh Linh. Nếu bạn là một Cơ Đốc nhân, thì Đức Chúa Trời trong thân vị của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh đang sống trong đời sống bạn rồi. Sức mạnh thuộc linh lớn lao và các nguồn trợ giúp đều đã sẵn dành cho bạn. Để được đổ đầy Đức Thánh Linh, bạn hãy tin cậy vào sự tể trị và ban quyền năng của Ngài theo như mạng lệnh và lời hứa của Ngài.Trong Eph Ep 5:18, chúng ta được truyền dạy rằng, Đừng say rượu vì rượu xui cho luông tuồng, nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh ”Và trong IGi1Ga 5:14, 15 chúng ta có lời hứa:

Page 104: Su phuc hung hau den

“Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc chi thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài. ”Hãy trông đợi để được đổ đầy. Chúng ta biết rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là mọi người tin Ngài đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Vì vậy khi chúng ta mời Thánh Linh đầy dẫy trong mình, thì căn cứ trên lời Chúa, chúng ta có thể biết chắc rằng lời cầu nguyện của mình sẽ được nhậm.Tôi khuyên bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh để bạn có thể ở một mình với Chúa. Bạn không phải chờ đợi một sự cảm động đặc biệt của Chúa Thánh Linh. Ngài đang chờ bạn mời Ngài ngự vào lòng bạn ngay giờ này.Thứ ba, hãy tìm hết cách để có một lối sống luôn ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Điều này quan trọng hơn việc chỉ nhận biết Ngài luôn ở cùng bạn. Tác giả Luca ký thuật trong sách Công vụ như vầy, “Vì tại trong Ngài, chúng ta sống, động và có. ” (Cong Cv 17:28). Sống trong sự hiện diện của Chúa có nghĩa là bạn thấy mình hoàn toàn hiện diện trong Ngài. Đức Chúa Trời trở thành động cơ và mục đích trong mọi hoạt động của đời sống bạn, bao gồm gia đình, công việc, xã hội, tâm linh. Bạn không nhờ Ngài làm việc thay cho bạn, mà bạn hãy xin Ngài hành động qua bạn.Thứ tư, yêu thương bằng tình yêu của Chúa. Chúa Jêsus đã khóc vì động lòng thương xót tình trạng tâm linh của những kẻ mà Ngài đã đến để cứu vớt. Chúng ta thương yêu và quan tâm sâu sắc đến những bạn bè và những người thân yêu của mình hơn, song có nhiều người khóc lóc bởi một tấm lòng thật sự quan tâm đến nhân loại. Yêu thương bằng tình yêu của Chúa có nghĩa là chúng ta có một tấm lòng tan vỡ như Chúa Jêsus trước những người hư mất.Khi bạn hạ mình trước mặt Chúa trong sự kiêng ăn và cầu nguyện, hãy cầu xin Ngài đổ tình yêu của Ngài vào lòng bạn, xin Ngài ban cho bạn gánh nặng sâu xa đối với những người hư mất trong đất nước bạn.Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương, Ngài phán rằng:“Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vây, ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra. Chỉ cần giữ theo hai điều răn đó, ngươi sẽ thấy mình vâng giữ trọn hết thảy mọi điều răn khác. ” (Mat Mt 22:37-40)Đôi khi bạn thấy thật khó để yêu thương. Nhưng bạn có thể yêu thương bằng đức tin. Trong IGi1Ga 5:14, 15 Chúa hứa rằng ví bằng chúng ta cầu xin bất cứ điều chi theo ý muốn Ngài, thì Ngài nghe và đáp lời chúng ta. Liên hệ lời hứa ấy với mạng lệnh Ngài dạy phải yêu thương, bạn có thể lấy đức tin xưng nhận đặc quyền yêu thương bằng tình yêu của Chúa. Mọi điều có liên quan đến đời sống Cơ Đốc đều đặt nền tảng trên đức tin. Bạn yêu thương bằng đức tin cũng như bạn đã nhận Chúa

Page 105: Su phuc hung hau den

Cứu Thế bởi đức tin, cũng như bạn đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh bởi đức tin, và cũng như bạn bước đi bởi đức tin.Chúa có một nguồn cung ứng vô tận về tình yêu thiên thượng, tình yêu siêu nhiên, tình yêu agape dành cho bạn. Để kinh nghiệm và chia xẻ được tình yêu này, bạn phải xưng nhận nó bằng đức tin; đó là tin cậy lời Ngài hứa rằng sẽ ban cho bạn mọi điều bạn có cần để thực hiện ý muốn của Ngài trên nền tảng mạng lệnh và lời hứa của Ngài.Thứ năm, hãy chuyên tâm tìm kiếm Chúa. Công việc Chúa trong lòng người ta được hoàn thành bởi quyền năng của Thánh linh Ngài và bởi sự trung tín, chuyên cần đọc và ghi nhớ lời thánh khiết, lời được hà hơi của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể làm gì được bằng sức mạnh của riêng mình. Sự phục hưng không bao giờ đến với bất cứ ai, hội thánh nào hoặc quốc gia nào không có sự cầu nguyện chân thật, sốt sắng và đầu phục trọn vẹn trước ý muốn của Đức Chúa Trời.Lời Chúa khuyên chúng ta hãy cầu nguyện thành tâm. Giacơ nói rằng, “Người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện thật có linh nghiệm nhiều. ” (Gia Gc 5:16). Sứ đồ Phao Lô nói rằng, “Đức Chúa Trời là Đấng hay thưởng cho kẻ nào chuyên tâm tìm cầu Ngài ” (HeDt 11:6) Một lần nữa, Chúa lại phán bảo với chúng ta trong Gie Gr 29:13 rằng, “Các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng. ”Tôi khuyên bạn hãy dâng mình vào sự kiêng ăn, cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa. Hãy cầu nguyện cho chính mình, cho gia đình mình, cho bạn hữu mình. Hãy xin Chúa ban phục hưng trên Hội thánh mình, hãy cầu nguyện cho vị Mục sư của bạn và cho các nhân sự của ông. Hãy cầu nguyện cho các bậc lãnh đạo Cơ Đốc khắp trên xứ sở của bạn. Trong mọi lời cầu nguyện của bạn, hãy chuyên tâm hết lòng tìm cầu Chúa.Thứ sáu, hãy mời Chúa sử dụng bạn. Hãy xin Ngài tỏ cho bạn thấy cách để bạn được gây ảnh hưởng trong cộng đồng của mình. Xin Ngài tỏ cho bạn một khải tượng về thế giới. Xem việc làm chứng về Chúa cho những người chịu lắng nghe như là một lối sống. Chủ động làm chứng bằng lời nói; vì sự làm chứng yên lặng của một đời sống công bình thì chưa đủ. Nhờ đó, bạn sẽ chinh phục được nhiều người về cho Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, phải đặt lời làm chứng bằng môi miệng trên một đời sống thánh khiết.Cầu Nguyện Cho Nước Mỹ Pat Robertson nói rằng, “Chúng ta có thể bị những người chủ trương tự do chế nhạo, nhưng chúng ta chính là những người giữ cho sự đoán phạt khỏi đổ xuống trên xứ sở này.” Sự cầu thay cho đất nước mình là một mắc xích quan trọng trong tiến trình này.Bây giờ, khi đang hạ mình và chuyên tâm tìm kiếm Chúa cho sự phục hưng của chính mình, hãy bắt đầu cầu nguyện cho Hoa Kỳ. Hãy xưng các tội lỗi của dân tộc chúng ta với Chúa. Cầu thay cho hàng triệu người dân Mỹ đang bị nô lệ cho tội lỗi.

Page 106: Su phuc hung hau den

Trong danh Chúa Cứu Thế Jêsus, hãy quở trách hệ thống tư tưởng gian ác đang giữ chặt người dân Hoa Kỳ. Hãy cầu nguyện cho các bậc lãnh đạo quốc gia của chúng ta.Tiến sĩ Charley Stanley, Mục sư của Giáo hội The First Báp tít ở Atlanta, đề nghị mười cách để cầu nguyện cho sự lãnh đạo hàng đầu của nước Mỹ như sau:* Chúng ta hãy cầu nguyện để họ nhận biết sự phạm tội của cá nhân họ và nhận biết nhu cầu được Chúa Jêsus tẩy sạch tội lỗi mình.* Hãy cầu nguyện để họ nhìn nhận sự bất toàn của cá nhân mình trong việc hoàn thành các nhiệm vụ, để họ biết nhờ cậy nơi sự hiểu biết, khôn ngoan của Chúa, và được khích lệ để làm điều phải.* Hãy cầu nguyện để họ sẽ từ chối tất cả những ý kiến nào vi phạm đến những nguyên tắc thuộc linh và để họ tin cậy Chúa sẽ chứng minh những nguyên tắc ấy là đúng.* Hãy cầu nguyện để họ sẽ chống lại những ai gây sức ép buộc họ phải đi ngược lại với lương tâm của mình.* Hãy cầu nguyện để họ sẽ đảo ngược khuynh hướng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nhân bản trong đất nước này.* Hãy cầu nguyện để họ sẵn sàng hi sinh những tham vọng riêng cùng các sự nghiệp chính trị vì lợi ích của đất nước chúng ta.* Hãy cầu nguyện để họ khôi phục chân giá trị, sự tôn trọng, sự xứng đáng và sự công bình trong chức vụ họ đang nắm giữ.* Hãy cầu nguyện để họ sẽ là những tấm gương tốt về phẩm hạnh cho dân chúng trong nước.* Hãy cầu nguyện để họ nhận biết trách nhiệm của chức vụ mình trước mặt Đức Chúa Trời toàn năng về những quyết định mà họ lập nên.Trừ phi đất nước chúng ta trở lại với Chúa, nghĩa là từ hàng ngũ của những người cầm đầu, là nơi mà các luật lệ của chúng ta được lập ra, còn không thì sẽ khó lòng có được một sự thay đổi lâu dài.Tuy nhiên, bạn có thể tạo được một sự thay đổi lớn. Người bạn thân của tôi là cố Arthur S DeMoss đã từng nói rằng, “Sự biến đổi của một quốc gia bắt đầu theo mức độ thay đổi của những cá nhân.” Sự kiêng ăn và cầu nguyện của bạn là chìa khóa cho sự phục hưng sẽ đến tại Hoa Kỳ.

Lời Cầu Nguyện Cho Sự Phục Hưng

Lạy Đức Chúa Trời là Cha chúng con, chúng con đến trước ngôi Ngài hạ mình và cầu nguyện, để tìm kiếm mặt Ngài và bỏ những đường lối gian ác khỏi đời sống chúng con. Chúng con đã phạm tội nghịch cùng Ngài, lạy Chúa. Chúng con không vâng theo các mạng lệnh rõ ràng của Ngài. Chúng con chưa yêu mến Ngài bằng cả tấm lòng,

Page 107: Su phuc hung hau den

linh hồn, tâm trí và sức mạnh. Chúng con chưa yêu kẻ lân cận như mình. Lạy Chúa, xin hãy tha thứ cho chúng con. Xin hãy cứu xứ sở chúng con. Xin hãy ban một tinh thần ăn năn xuống trên khắp đất nước này. Xin hãy để ngọn lửa thanh tẩy của sự phục hưng bắt đầu cháy lên trong lòng con và trong Hội thánh của Ngài. Xin hãy để ngọn lửa ấy lan khắp mọi cộng đồng, mọi khu phố và mọi thành phố tại Hoa Kỳ cũng như khắp thế giới. Chúng con cầu xin Ngài xác lập sự công bình. Xin hãy khiến cho những gốc rễ xấu xa thường sinh ra những kết quả xấu bị thiêu sạch khỏi đời sống chúng con. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Ngài để cho những bậc lãnh đạo tin kính sẽ được dấy lên và được bầu vào các chức vụ quần chúng ở khắp mọi cấp, và khiến cho những lãnh đạo gian ác sẽ bị loại trừ. Nguyền xin sự thống trị của Satan trên chính quyền bị phá vỡ và luật lệ công bình được củng cố. Nguyện nước Ngài được đến và ý Ngài được thực hiện ở đất cũng như ở trời. Chúng con lấy lòng bền đỗ cầu xin những lời này trong danh Chúa Jêsus và vì cớ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Amen.

Lời cầu nguyện do Thomas Trask, Tổng Quản Nhiệm Hội Thánh Ngũ Tuần Hoa Kỳ đưa ra trong kỳ hội đồng kiêng ăn cầu nguyện vào ngày 5-7 tháng 12 tại Orlando, Florida.

Những Bí Quyết Năng Động Dẫn Đến Phục Hưng

Làm Thế Nào Để Kinh Nghiệm Và Duy Trì Sự Phục Hưng Cá Nhân 1. Hãy cầu xin Đức Thánh Linh bày tỏ bất cứ tội lỗi nào chưa xưng ra trong đời sống bạn.2. Tìm kiếm sự tha thứ từ nơi tất cả những người bạn đã làm buồn, và tha thứ cho tất cả những ai đã làm thương tổn bạn. Hãy bồi thường thiệt hại nào mà bạn được Chúa dẫn dắt.3. Hãy xem xét những động cơ của bạn trong từng lời nói, hành động. Hãy xin Chúa tra xét và tẩy sạch đời sống bạn hàng ngày.4. Hãy xin Thánh Linh canh giữ bước đi của bạn để đừng tự mãn và đừng sống tầm thường.5. Bằng mọi cách trong mọi ngày, hãy cảm tạ và ngợi khen Chúa luôn luôn, bất kể hoàn cảnh có thế nào đi chăng nữa.6. Từ chối phục theo bản tánh xác thịt hoặc đời này (GaGl 5:16, 17)7. Giao nộp đời sống bạn cho Chúa Cứu Thế Jêsus như là Đấng Cứu Thế và là Chủ của bạn. Phát huy một đời sống lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa với sự phục tùng và khiêm nhường đến điều.8. Học tập các thuộc tánh của Đức Chúa Trời.9. Khao khát sự công bình (Mat Mt 5:6)10. Hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn mà yêu kính Chúa (PhuDnl 6:5)

Page 108: Su phuc hung hau den

11. Biệt riêng mình cho sự đổ đầy liên tục và sự kiểm soát của Đức Thánh Linh bởi đức tin đặt trên nền tảng mạng lệnh (Eph Ep 5:18) và lời hứa (IGi1Ga 5:14, 15) của Đức Chúa Trời.12. Hàng ngày hãy đọc, học, suy gẫm và học thuộc lòng Lời Chúa, là lời thánh khiết, lời được hà hơi, lời vô ngộ. (CoCl 3:16)13. Cầu nguyện không thôi (ITe1Tx 5:17)14. Kiêng ăn và cầu nguyện 24 giờ mỗi tuần. Cân nhắc trong tinh thần cầu nguyện để trở nên một trong số hai triệu Cơ Đốc nhân tham gia vào chương trình cầu nguyện bốn mươi ngày trước khi kết thúc năm 2.00015. Tìm cách làm chứng về Chúa Cứu Thế mỗi ngày như một lối sống.16. Quyết định sống một đời sống tin kính, thánh khiết và vâng phục Chúa hết lòng.17. Bắt đầu tham gia vào một nhóm học Kinh Thánh tại nhà hoặc tại Hội thánh, hãy nhấn mạnh đến sự phục hưng và đời sống thánh khiết.

Làm Thế Nào Để Kinh Nghiệm Và Duy Trì Sự Phục HưngTrong Hội Thánh Của Bạn

1. Khích lệ vị Mục sư cùng những người lãnh đạo Hội thánh của bạn giảng dạy về các thuộc tánh của Đức Chúa Trời, là nền tảng về tình yêu thương ban đầu, đức tin và sự vâng lời.2. Tổ chức một dây chuyền cầu nguyện 24 giờ được chia thành 96 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian kéo dài 15 phút. Mời người tham dự để kiêng ăn và cầu nguyện cho sự phục hưng giữa vòng các tín hữu trong Hội thánh và cho một mùa gặt lớn thâu hoạch các tân tín hữu.3. Chọn bảy thuộc viên trong Hội thánh để nhóm lại với vị Mục sư vào mỗi sáng sớm Chúa Nhật để cầu nguyện và để thâu nhận những lời thỉnh cầu từng ngày trong tuần lễ.4. Mời nhiều thuộc viên trong Hội thánh nhóm cầu nguyện trong mỗi buổi nhóm của Hội thánh, đặc biệt khi Mục sư đang giảng dạy hoặc chia xẻ.5. Khích lệ toàn thể thuộc viên trong Hội thánh kiêng ăn và cầu nguyện cho Mục sư và Hội thánh trong 24 giờ mỗi tuần.6. Với tư cách là một Mục sư hoặc là người lãnh đạo Hội thánh, phải nhấn mạnh đến những lẽ thật của Kinh Thánh về sự ăn năn, sự xưng tội, sự bồi hoàn và sự làm hòa giữa vòng các tín hữu trong Hội thánh.7. Dạy dỗ các tín hữu để họ biết cách nhận lấy sự đổ đầy của Đức Thánh Linh và có một lối sống luôn bước đi trong sự đầy dẫy và trong quyền năng của Thánh Linh bởi đức tin.8. Huấn luyện các tín hữu theo một nền tảng làm chứng về Chúa tiếp tục và hữu hiệu hơn trong năng quyền của Thánh Linh.9. Ấn định một đêm hàng tuần để tổ chức truyền giảng tích cực, sốt sắng như là

Page 109: Su phuc hung hau den

một phần trong sự mời gọi người ta đến với Hội thánh.10. Kêu gọi các thuộc viên trong Hội thánh tham gia hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo bằng cách chia xẻ Tin lành cho hàng xóm láng giềng và có một khải tượng về thế giới. Bởi vì tấm lòng của Chúa chính là hướng đến sự truyền giảng cho thế giới; nên Ngài sẽ ban phước đặc biệt cho Hội thánh nào nhấn mạnh đến việc góp phần hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo. Ấn định một tỷ lệ khá lớn trong ngân sách của Hội thánh cho việc truyền giáo bên ngoài liêng bang Hoa Kỳ.11. Khuyến khích các thuộc viên tôn kính Chúa qua sự quản lý trung tín và vâng phục. Dạy họ niềm vui của việc dâng phần mười và các của dâng. Đức Chúa Trời luôn chúc phước cho Hội thánh nào chú trọng mạnh mẽ đến các Hội truyền giáo. Hãy nhấn mạnh đến việc tài trợ cho công tác truyền giáo và việc môn đệ hóa cho các Hội truyền giáo ở nước ngoài.12. Dạy về lịch sử và những điều kiện đem lại các cuộc phục hưng. Mời gọi các thuộc viên đọc các sự kiện được ghi chép theo Thánh Kinh cũng như theo lịch sử phục hưng.Làm Thế Nào Để Khích Lệ và Nâng Đỡ Cho Sự Phục Hưng Tại Hoa Kỳ 1. Tổ chức các buổi nhóm cầu nguyện tại tư gia và các Hội thánh để kiêng ăn và cầu nguyện cho phục hưng và để học tập những gương mẫu phục hưng trong Kinh Thánh và lịch sử.2. Khích lệ các nhà xuất bản, các chủ bút, các giám đốc thuộc các phương tiện truyền thông in ấn khắp nước Mỹ. Hãy nhấn mạnh đến việc kiêng ăn và cầu nguyện cho sự phục hưng.3. Khích lệ tất cả các vị Mục sư cùng những nhà lãnh đạo tôn giáo, nhất là những vị có liên lạc thường xuyên với các phương tiện truyền thông về điện tử và in ấn, cống hiến 50% các tin tức và các bài báo của họ cho những khía cạnh nào đó của sự phục hưng.4. Cầu nguyện đặc biệt cho sự hoán cải và sự phục hưng của tất cả những người có ảnh hưởng trên những người khác trong lãnh vực chính trị từ quận huyện đến Tòa Bạch Ốc; trong lãnh vực giáo dục, ở mọi cấp độ thuộc ban giám hiệu, trường đại học cho đến các sinh viên học sinh, trong lãnh vực tôn giáo, trong mọi ban ngành về mặt quân sự, trong giới thể thao, trong các phương tiện truyền thông phát thanh và phát sách báo, trong ngành kinh doanh, giải trí như vô tuyến, phim ảnh, âm nhạc và các lãnh vực nghệ thuật, trong ngành quảng cáo, kinh doanh, tài chánh, công nghiệp, lao động, y dược, luật pháp, và trong những lãnh vực chuyên nghiệp khác.5. Chú trọng đến những nguồn gốc Cơ Đốc theo tinh thần Kinh Thánh và các di sản của người Mỹ trong các Hội thánh, các trường học và các cơ quan dân sự.6. Khuyến khích các phát thanh viên Cơ Đốc trình bày phẩm chất của việc kiêng ăn cầu nguyện và sự phục hưng vào các chương trình thuộc giờ cao điểm trên các đài phát thanh và truyền hình Cơ Đốc cũng như ngoài đời.7. Khuyến khích để có thêm những nỗ lực mạnh mẽ nhằm trình bày “tin vui nhất”

Page 110: Su phuc hung hau den

cho mọi người chưa tin Chúa tại Hoa Kỳ đồng thời trình bày sứ điệp phục hưng cho những tín hữu.8. Lồng danh sách những nhà lãnh đạo Cơ Đốc nổi tiếng trong nước vào trong những lãnh vực giải trí, thể thao, kinh doanh và chính trị để họ có một vị thế lãnh đạo trong việc truyền thông những sứ điệp kiêng ăn cầu nguyện cho sự phục hưng của khắp nước Mỹ.

Làm Thế Nào Để Hướng Dẫn Hội Chúng Của Bạn Trong Một Kỳ Kiêng Ăn

Cố Mục Sư Dr. Julio C. Ruibal

Hầu hết các Cơ Đốc nhân đều sẵn sàng kiêng ăn nếu họ có động cơ và được dạy dỗ thích đáng. Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Bright đã nói về các khía cạnh thuộc linh và thuộc thể của việc kiêng ăn cầu nguyện. Xin cho phép tôi đưa ra một số những chỉ dẫn về cách kêu gọi hội chúng của bạn dành thì giờ kiêng ăn cầu nguyện chung.Thứ nhất, hãy chuẩn bị hội chúng cho một kỳ kiêng ăn. Hãy giải thích những lợi ích thuộc linh của việc kiêng ăn và vì sao Hội thánh của bạn cần phải kiêng ăn như một thân thể hợp nhất. Những bày tỏ từ Kinh Thánh cho thấy dân sự Chúa đã kiêng ăn để tìm được sự chỉ dẫn, sự bảo vệ, sự giải cứu hoặc sức chịu đựng về thuộc linh như thế nào. Hãy cho hội chúng biết những nhu cầu cụ thể trong Hội thánh của bạn, trong Thành phố của bạn, hoặc trong quốc gia của bạn để họ biết phải kiêng ăn và cầu nguyện cho điều gì.Một kỳ kiêng ăn cầu nguyện mà cả hội chúng nhóm lại luôn luôn phải do vị Mục sư và tầng lớp lãnh đạo của Hội thánh khởi xướng và điều động. Các cá nhân không nên hành động đơn lẻ trong việc kêu gọi một sự kiện như vậy. Không phải mỗi một nhu cầu hoặc sự khủng hoảng nào cũng cần phải kêu gọi hội chúng kiêng ăn, song trong những trường hợp đặc biệt cũng cho chúng ta thấy khi nào thì cần có một kỳ kiêng ăn hiệp một là điều cần thiết. Như trong tình trạng hiện tại của đất nước chúng ta chẳng hạn, chính vì điều này mà chúng ta cần phải kêu gọi hết thảy các Cơ Đốc nhân kiêng ăn cầu nguyện.Thứ hai, ấn định một thời gian cụ thể cho việc kiêng ăn chung của cả hội chúng. Có thể bạn muốn biệt riêng một đến ba ngày, hoặc có thể một tuần lễ, tùy theo sự dẫn dắt của Chúa. Nhưng tốt nhất hãy bắt đầu với một khoảng thời gian ngắn trước đã.Tôi đề nghị hãy bắt đầu kỳ nhóm họp đặc biệt này vào ngày Chúa Nhật. Tổ chức các buổi nhóm hàng đêm để cầu thay, cầu nguyện và nài xin.Bạn cũng có thể tổ chức các buổi nhóm cầu nguyện vào các buổi sáng sớm. Nhiều người nam, nữ đi làm có thể thích thì giờ này hơn vì họ còn những sự ràng buộc

Page 111: Su phuc hung hau den

khác nữa. Các buổi nhóm vào giữa buổi sáng hoặc nửa buổi chiều cũng có thể đem lại những cơ hội thuận tiện cho những người nội trợ có con nhỏ. Phải bảo đảm chu cấp việc chăm sóc và ăn uống cho các cháu nhỏ dưới tuổi đến trường.Hãy mời hội chúng của bạn chọn những thì giờ nào thích hợp nhất với các thời khóa biểu của họ. Hãy khuyên họ, nếu có thể được hãy bỏ qua những sinh hoạt khác, để dâng mình vào việc kiêng ăn và cầu nguyện suốt trong thời gian này.Thứ ba, hãy cho hội chúng của bạn những chỉ dẫn rõ ràng. Hãy cung cấp những tài liệu hữu ích về các phương diện về thuộc linh lẫn thuộc thể của việc kiêng ăn. Hãy trình bày thật cụ thể về cách bắt đầu một kỳ kiêng ăn như thế nào, phải làm những gì trong kỳ kiêng ăn, và kết thúc kỳ kiêng ăn ra sao. Những thông tin này đã có đầy đủ từ chương 8 đến chương 10 trong quyển sách này.Hầu hết mọi người sẽ bằng lòng kiêng ăn nếu như họ hiểu được đó là điều tự nhiên đối với cơ thể. Thường những lúc ấy chúng ta cảm thấy không thích ăn. Đó là điều bình thường như khi chúng ta bị cảm hoặc sốt, bị cúm, hoặc một sự khó chịu trong bao tử. Khi quá mệt mỏi hoặc trãi qua những nỗi đau đớn về cảm xúc, nhiều khi chúng ta không ăn uống gì cả. Nhưng nền văn hóa Tây Phương của chúng ta cho rằng kiêng nhịn thức ăn là điều không tốt và thậm chí còn có hại nữa. Hãy giải thích cho hội chúng của bạn rằng không ai chết vì kiêng ăn một hai ngày cả. Hãy khuyến khích họ thử kiêng ăn dầu chỉ có nghĩa là bỏ bớt một hoặc hai bữa ăn lúc bắt đầu. Số lượng kiêng ăn bao lâu hay theo thể loại nào cũng cần được tiến hành theo đúng phương hướng. Hãy giải thích cho họ biết rằng sự khó chịu là điều tự nhiên và khích lệ họ hãy kiên nhẫn.Hãy mô tả những loại kiêng ăn khác nhau được đề cập đến trong sách này và mời họ chọn một hoặc có thể kết hợp cũng được.Thứ tư, tập trung vào sự cầu nguyện. Bắt đầu buổi nhóm với một thì giờ ngắn để thờ phượng chung và một sứ điệp khích lệ và hướng dẫn ngắn gọn. Hãy chia hội chúng của bạn thành các nhóm nhỏ, có thể nhiều nhất là từ sáu đến tám người, dành thì giờ để có được những thì giờ cầu nguyện lâu.Bạn có thể mời một diễn giả đặc biệt để dạy về sự hạ mình và sự tan vỡ trước mặt Chúa hoặc một vài khía cạnh khác của việc kiêng ăn và cầu nguyện. Nhưng đừng làm mất tính năng động của những người đang chia xẻ và đang cầu nguyện trong các nhóm nhỏ hơn. Theo định kỳ, hãy mời các thuộc viên trong Hội thánh chia xẻ lại điều Chúa đã phán với họ. Điều đó khích lệ những người khác tiếp tục tìm kiếm Chúa.Thứ năm, “lập một đường dây nóng tạm thời ”. Những người đang kiêng ăn trong hội chúng của bạn có lẽ không biết chắc về cách kiêng ăn hoặc điều họ phải cầu nguyện. Đưa vào đường dây nóng những người đã có kinh nghiệm trong việc kiêng ăn và có thể khích lệ những người khác kiêng ăn cũng như chia xẻ những nan đề cầu nguyện. Nếu"đường dây nóng” là điều không thể thực hiện được thì hãy chỉ định một ai đó trong những người có chức vụ trong Hội thánh của bạn điều hành

Page 112: Su phuc hung hau den

các buổi kêu gọi.Thứ sáu, đừng trông mong mọi người sẽ tham dự mọi ngày. Như một nguyên tắc, bạn sẽ có một nhóm người bằng lòng đến nhóm mỗi đêm một cách trung tín. Tuy nhiên, nhiều người trong số những người của bạn có thể không tham dự được mọi buổi nhóm vì cớ những cam kết ràng buộc khác. Hãy khuyến khích họ kiêng ăn cầu nguyện tại nhà khi không thể đến với điểm nhóm được. Nhớ phải chúc mừng họ ngay khi họ lập được một cố gắng nhỏ nhất.Thứ bảy, dạy dỗ dân sự của bạn hãy trông đợi những kết quả. Không khi nào dân Chúa bị thất vọng khi họ đã kiêng ăn và cầu nguyện với một tấm lòng trong sạch và những động cơ tốt lành. Trong hội thánh của tôi, chúng tôi kiêng ăn ít nhất là một lần vào lúc bắt đầu năm mới. Thường chúng tôi cũng tổ chức những buổi nhóm cầu nguyện kiêng ăn vào những dịp khác trong năm nữa. Chúng tôi luôn luôn chứng kiến những kết quả phi thường trong những đời sống cá nhân, trong chức vụ hầu việc và trong thành phố chúng tôi sống.Phải được chuẩn bị để bắt đầu một cuộc phục hưng có quy mô lớn trong Hội thánh hoặc trong cộng đồng của bạn. Hàng trăm người, thậm chí hàng ngàn người có thể đến với Chúa. Những thuộc viên “chết” trong Hội thánh bạn trước kia có thể bắt đầu bùng cháy cho Chúa và khởi sự yêu cầu bạn cho họ có thêm những cơ hội để hầu việc Chúa. Tình hình tài chánh của Hội thánh bạn có thể được cải thiện đến mức bạn sẽ có những khoản ngân quỹ thặng dư để đầu tư vào các hội truyền giáo. Các nhân sự của bạn cùng giới lãnh đạo tín hữu có thể yêu cầu để nhận thêm trách nhiệm và thi hành các công tác chức vụ của họ với lòng sốt sắng và tận tâm với Chúa hơn. Nhờ đó bạn có thể tha hồ tự do để dành thì giờ nhiều hơn vào sự cầu nguyện và suy gẫm lời Ngài như các sứ đồ trong thời Hội Thánh Đầu Tiên. Không có điều chi Chúa không làm được qua một Hội thánh bằng lòng hạ mình trước mặt Ngài.Những chiến thắng lớn lao nhất của chúng ta về mặt thuộc linh giành được bằng đầu gối và bằng những chiếc bao tử trống không. Một hội chúng có thể đáp ứng lời kêu gọi kiêng ăn và cầu nguyện là một món quà phi thường cho bất cứ vị Mục sư nào và cho Hội thánh nói chung.Muốn biết thêm chi tiết về vấn đề này, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

Julio C. Ruibal Foundation P.O. Box 1830Pinellas Park, FL 34664- 1830

Khỏe Mạnh Nhờ Kế Hoạch Chữa Bệnh Bằng Phương Pháp Kiêng Ăn

D. J. Scott, D.M, N.D, D.C

Page 113: Su phuc hung hau den

Trị bệnh bằng phương pháp kiêng ăn là công cụ quyền năng hơn hết do Đức Chúa Trời hoạch định để phục hồi sức khỏe cho chúng ta. Tính hữu ích của phương pháp trị liệu này được gắn liền với chính cơ cấu của đời sống chúng ta bởi sự khôn ngoan theo ý định của Ngài.Tôi xin mời bạn hãy cùng tôi xem xét một phương pháp trị bệnh có thể áp dụng cho nhiều thứ bệnh. Điều đó đúng với ngày nay cũng như năm ngàn năm trước và phù hợp với sự sống như là việc hít thở, song nó không bị ràng buộc bởi những sự phức tạp do cách chữa của các bác sĩ.Kiêng Ăn Không Phải Là Điều Mới Lạ Việc kiêng ăn đã có từ thời cổ đại. Ngoài Kinh Thánh, những tài liệu ghi chép xưa nhất về liệu pháp kiêng ăn đã có từ các nền văn minh cổ xưa của Hi lạp và vùng Cận Đông. Plato và Socrates đã kiêng ăn để có năng lực thuộc thể và tâm trí. Người Ai Cập đã giải quyết bịnh giang mai bằng liệu pháp kiêng ăn. Vị thầy thuốc lừng danh người Hi lạp là Hipprocrates đã công nhận liệu pháp kiêng ăn như là một phương pháp có tầm quan trọng chính yếu trong vấn đề bệnh tật.Vào thế kỷ thứ mười sáu, một thầy thuốc nổi tiếng người Thụy Sĩ là Paracelsus đã nói rằng, “Kiêng ăn là cách điều trị tốt nhất.” Trong thế kỷ mười bảy, Tiến sĩ Hoffman đã viết một cuốn sách Description of the Magnificent Results Obtained Through Fasting in All Diseases (Mô Tả Những Kết Quả Phi Thường Trong Mọi Thứ Bệnh Tật Qua Việc Kiêng Ăn). Một thế kỷ sau đó, Tiến sĩ Von Seeland ở nước Nga đã viết rằng “Kiêng ăn là một phương pháp chữa bệnh thuộc mức độ cao nhất”. Tiến sĩ Adolph Mayer người Đức cũng viết tương tự “Kiêng ăn là phương pháp hiệu quả nhất để chữa trị bất cứ bệnh tật nào”. Tiến sĩ Moeller cũng đã viết rằng, “Kiêng ăn là phương pháp tiến triển tự nhiên duy nhất để qua đó sự tẩy sạch có hệ thống khiến bạn có thể tự hồi phục bằng cách dần dần đưa cơ thể đến trạng thái sinh lý bình thường.” 1*Hàng trăm học giả uyên thâm đã đóng góp cho việc nghiên cứu mang tính khoa khọc hiện đại vào trong những đặc điểm chính xác của việc kiêng ăn. Hàng trăm bài báo khoa học nói về vấn đề này đã được ấn hành.Trong hai thế kỷ vừa qua, các thầy thuốc nổi tiếng đã chỉ định sử dụng liệu pháp kiêng ăn tại Hoa Kỳ. Người ta có thể ước lượng chính xác rằng có khoảng một triệu hoặc trên, những cuộc kiêng ăn như vậy được tiến hành dưới sự giám sát. Phương pháp trị liệu nầy vẫn dùng để chữa trị hầu hết các loại bệnh tật đã được biết đến.Những Định Luật Thiên Nhiên Đức Chúa Trời đã đặt để trong thân xác con người những định luật tự nhiên sẽ mang lại cho đời sống chúng ta những phước hạnh lớn lao cho sức khỏe nếu chúng ta biết tuân giữ. Song nếu chúng ta xem thường những định luật ấy, chúng ta sẽ bị rủa sả (mang bệnh tật) bởi chính sự không vâng giữ của mình.

Page 114: Su phuc hung hau den

Việc làm hư hoại thân thể mình bằng những sản phẩm độc hại không bao giờ là ý định của Đấng Tạo Dựng Sự Sống. Là những người tin Chúa, thân thể chúng ta chưa phải là thể thiêng liêng. Dầu đã được dâng cho Vương quốc thuộc linh của Đức Chúa Trời, thân thể chúng ta vẫn là đối tượng của các định luật thuộc thể tự nhiên, chúng vẫn có thể bị hư hoại hoặc được giữ gìn để khỏe mạnh hơn tùy theo những chọn lựa của chúng ta.Về mặt thuộc thể, kiêng ăn cung cấp thêm một bằng chứng nữa về sự tha thứ của Chúa đang hành động khi chúng ta theo dõi xác thịt hư hoại của con người được biến đổi trở lại mạnh khỏe qua sự chữa lành vì được phục hồi.Không Dùng Thức Ăn Dưới Bất Cứ Hình Thức Nào Kiêng ăn liệu pháp không có nghĩa là không nạp năng lượng vào mà còn có nghĩa là không hề có thức ăn dưới bất cứ hình thức nào. Chỉ được phép đưa nước lọc vào mà thôi. Cơ Đốc nhân ngày nay lầm tưởng rằng Đấng Christ và các tiên tri thời xưa đã có được những quyền năng siêu nhiên để kiêng ăn suốt bốn mươi ngày không hề dùng đến thức ăn. Không phải vậy đâu. Trong sự thực hành của tôi, tôi hiểu rằng các Cơ Đốc nhân cũng như những người không theo Cơ Đốc Giáo đều thực hiện kiêng ăn theo cách bình thường.Các chất dinh dưỡng là điều cần thiết cơ bản, không vật sống nào có thể duy trì nếu không có thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn không phải là chất dinh dưỡng, mà nó là nguyên liệu thô của chất dinh dưỡng. Thức ăn phải được tiêu hóa, được hấp thụ, được chuyển vận, được thay đổi và được sử dụng làm chất bổ dưỡng (Điều này đòi hỏi nhiều tiến trình hòa nhập tỉ mỉ của cơ thể trong một tế bào, mà thân thể con người chúng ta có đến hàng tỉ tỉ tế bào, còn phức tạp hơn cả cõi vũ trụ mà chúng ta đang sống trong đó. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể thiết kế một cơ chế phi thường như vậy, trong đó từng tế bào đơn lẽ vẫn đang hoạt động liên tục để đem lại sự khỏe mạnh hài hòa.)Kiêng ăn không bao giờ là tình trạng chết đói. Chết đói là một cái chết xảy ra nhanh chóng vì các chất dinh dưỡng không có sẵn. Không bao giờ có một thời điểm nào trong kỳ kiêng ăn mà cơ thể bị cạn kiệt những chất dinh dưỡng căn bản. Các chất bổ dưỡng ấy sẽ nhanh chóng được huy động trở lại từ các nguồn cung ứng nội tại.Lợi Ích Của Việc Kiêng Ăn Việc kiêng ăn thúc đẩy quá trình tái tổ chức các chất dinh dưỡng. Phục hồi lá gan, chữa lành bao tử, hệ thống ruột để lấy lại sức khỏe. Trong kỳ kiêng ăn, các mô hiếm khi nào không được ích lợi từ việc tái phục hồi về mặt dinh dưỡng.Sự phục hồi là một từ chúng ta dùng để mô tả sự chữa lành và sửa chữa. Giá trị này được tăng lên một cách đáng kể trong cuộc kiêng ăn khiến cho nhiều bệnh tật không hề giảm trong lúc ta ăn uống bình thường lại nhanh chóng được chữa lành trong kỳ kiêng ăn.Kiêng ăn có thể giúp người ta lấy lại sự trẻ trung của mình. Tại trường Đại Học

Page 115: Su phuc hung hau den

Chicago, Carlson và Cunde đưa một người đàn ông bốn mươi tuổi vào một kỳ kiêng ăn hai tuần và đã khám phá thấy tình trạng sinh lý trong các tế bào của ông trẻ lại bằng của một người mười bảy tuổi. Những ích lợi này thu được do việc tống khứ các tế bào tích tụ những chất độc trong quá trình biến đổi chất.Một điểm đáng ngạc nhiên khác nữa của việc kiêng ăn là sự tự phân hủy, tức là khả năng tự tiêu hủy và tự loại bỏ những chất liệu cùng những chất tích lũy không cần thiết của cơ thể, mà không làm ảnh hưởng đến những cơ cấu quan trọng. Sự tự phân hủy là một giá trị bình thường của sinh lý học, nhưng trong khi kiêng ăn, nó tăng lên đến nỗi có nhiều khối u nang, chỗ sưng có mủ (viêm hay áp xe), những sự tích tụ bất thường, và lớp mỡ tích tụ sẽ được tiêu đi hoàn toàn hoặc phần lớn.Thức ăn là một trong những khối lượng công việc to lớn nhất đè nặng trên mọi hoạt động của cơ thể, nhất là trên tim và hệ thống tuần hoàn. Việc ngưng tất cả thức ăn không những khiến cho toàn bộ hệ thống đường ruột được nghỉ ngơi, mà cả tim và hầu hết các cơ quan khác cũng vậy. Giúp tăng thêm sự nghỉ ngơi cho thân thể là hỗ trợ sự hoạt động cho cơ thể và chúng ta thấy hầu hết những tình trạng bệnh nghiêm trọng được chữa lành đến nỗi sức khỏe được tốt dần lên qua các kỳ kiêng ăn kéo dài.Những triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện rõ trong thời kỳ kiêng ăn là bằng chứng của sự loại trừ các chất độc hại ngày càng gia tăng trong quá trình biến đổi chất. Hơi thở rất hôi, những vị khủng khiếp trong miệng, những mùi khó chịu từ thân thể, bài tiết chất bẩn, trên da xuất hiện các nốt, tiêu chảy, và nôn mửa, thường là các dấu hiệu báo cho biết có sự sa thải. Những sự loại thải không ngừng đó giảm bớt đi khi cơ thể bỏ được các chất độc và sự khó chịu về bệnh tật.Những sự mất cân bằng hoóc môn thường được điều chỉnh trong quá trình kiêng ăn. Điều này được thấy rõ ràng hơn nơi những người nữ trẻ tuổi ở trường hợp vô sinh hoặc chứng mất kinh. Thông thường, chúng ta thấy các chu kỳ kinh nguyệt được phục hồi chỉ sau hai hoặc ba tuần kiêng ăn. Một số các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con sau một kỳ kiêng ăn. Những người nam bất lực không phải là sự kiện bất thường trong xã hội hiện nay của chúng ta. Đó là những người biết ơn nhất khi họ có thể lấy lại được những quan hệ bình thường trong hôn nhân.Kiêng ăn liệu pháp cũng ích lợi cho tâm trí. Não bộ là cơ quan của tâm trí cũng rõ ràng như tim là cơ quan trọng yếu của hệ tuần hoàn. Cơ cấu của não bộ ảnh hưởng đến tâm trí, nếu tâm trí của bạn bị xáo trộn, trước hết hãy xem xét cách bạn đang đầu độc bộ não của mình. Con người tiêu thụ các thứ phụ gia (thêm màu, mùi, vị cho thức ăn) các thứ thuốc và những chất dễ ảnh hưởng hoặc gây dị ứng cho cơ thể. Những thứ này có thể gây ra sự thay đổi trong cơ cấu của não bộ với những hậu quả xáo trộn nghiêm trọng cho tâm trí. Những chất này cần phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi môi trường nội tại của chúng ta nếu muốn cho cơ cấu não bộ được trở lại bình thường. Đó là lý do vì sao chúng ta thường thấy những tính khí không được kiểm soát, những cảm giác quá đáng, sự suy sụp tinh thần cùng cực, những

Page 116: Su phuc hung hau den

sự lộn xộn bên trong tâm trí trở lại bình thường ngay trong lúc kiêng ăn. Tôi tin rằng những sự khác thường về tâm trí là do bản chất sinh lý hơn là do bản chất tâm lý.Tránh Dùng Các Loại Thuốc Trong lúc kiêng ăn, hãy tránh tất cả các thuốc men, những cách điều trị theo vi lượng đồng căn, và ngay cả các thứ dược thảo từ thiên nhiên. Cơ thể tốt nhất tự làm công việc bảo vệ bù đắp của chính nó và không bị cản trở bởi sự kìm hãm của những hoạt động của nó. Thuốc men, cùng với những cách chữa trị độc hại đa dạng thường gây nguy hiểm trong một kỳ kiêng ăn. Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ.Người bị bệnh tiểu đường lệ thuộc nơi lượng isulin có thể phải ở dưới sự kiểm tra của một chuyên gia trị bệnh tiểu đường. Một lần nữa, vấn đề liều lượng phải được điều chỉnh rất cẩn thận. Mặc dầu áp lực của mắt trong chứng tăng nhãn áp giảm xuống trong lúc kiêng ăn, song việc bỏ dùng thuốc quá sớm và không liên tục theo dõi có thể dẫn đến sự mù lòa. Một số các thứ thuốc như Xteroit (steroids) phải được rút đi dần. Những người bị bệnh suyễn, ngay cả trong những trường hợp tồi tệ nhất, có thể dùng thuốc tự do trong một vài ngày cho đến một tuần. Với tư cách là một người chữa bệnh bằng cách xoa nắn các khớp, tôi xin nhấn mạnh rằng trước hết việc cho thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa đảm trách, rút bỏ hoặc với sự giám sát của bác sĩ trong kỳ kiêng ăn.Kiêng Ăn Là Điều An Toàn Các bác sĩ thực hiện những cuộc kiểm tra sơ lược định kỳ về máu trong thời gian kiêng ăn, cố gắng theo dõi về mặt định lượng để xác định hầu hết mỗi một cơ quan, hệ thống cũng như quá trình bệnh về mặt sinh lý học, trong khi một người đang hồi phục.Ích lợi to lớn của việc lượng định đó là xác định rõ tính an toàn trong thời kỳ kiêng ăn.Liệu pháp kiêng ăn chỉ được thực hiện dưới một sự giám sát của nhà chuyên nghiệp mà thôi. Chất lượng của sự giám sát có kinh nghiệm, được huấn luyện đầy đủ, và chuyên nghiệp là điều hết sức quan trọng. Trước hết người thầy thuốc phải có đủ tư cách vì đó là một người dâng mình hoàn toàn đối với sự khôn ngoan vốn có theo ý định của Đức Chúa Trời. Người ấy phải tránh mọi hình thức tấn công độc hại chỉ nhằm mục đích làm giảm bớt những triệu chứng khó chịu. Nhiều cách chữa chỉ trị triệu chứng là những tác nhân độc hại và chỉ được sử dụng đến trong trường hợp vị bác sĩ tin rằng cần phải có một trường hợp khẩn cấp khi mạng sống đang bị đe dọa.Sự Thay Đổi Trong Lối Sống Khi giám sát một người đang trong kỳ kiêng ăn, tôi chưa bao giờ thấy họ muốn trở lại với đời sống bình thường mà không có một sự hứa nguyện hoàn toàn về một cách sống mới. Nếu bạn có ý định trở lại với việc ăn uống bình thường, tức là với

Page 117: Su phuc hung hau den

các thức ăn có nhiều chất béo, nhiều đạm (thịt, phôma, bơ, sữa, trứng, kem); các thứ gia vị như trà, cà phê; các thức ăn được tinh luyện, chế biến, hoặc các thức ăn đã bị biến đổi tính chất tự nhiên, cùng với nhiều loại thức ăn có chứa nhiều chất hoóc môn nữa và các tác nhân gây ung thư, thì chắc chắn hầu hết các bệnh tật của bạn sẽ trở lại. Giống như một người trong Tân ước, đã quét sạch nhà cửa, các quỉ đều đi hết, nhưng khi chúng trở lại, chúng đem thêm nhiều bạn bè nữa để chiếm nơi đã được dọn dẹp sạch sẽ. Tình trạng sau cùng của người ấy còn tồi tệ hơn lúc ban đầu.Vì sao chúng ta lại tự cho phép mình thỏa thích với các quỷ (thực phẩm đem lại sự chết), là điều Đức Chúa Trời không hề dự định cho chúng có mặt trên bàn ăn của chúng ta, theo như cách mà chúng hiện được biến đổi cho phù hợp theo nhu cầu thương mại ngày nay?Những chân lý đơn giản này để dành cho những ai đã được cho phép để học tập qua sự chịu khổ thuộc thể. Tôi tin rằng Ngài đã giúp tôi học biết những lẽ thật này vì cớ tôi quí trọng sự khôn ngoan của Ngài hơn là sự khôn ngoan của loài người. Cho đến nay, tôi hãy còn phải tìm tòi trong những lãnh vực khoa học mà người ta có thể xác minh được, là nơi mà niềm tin quyết này được tiết lộ. Dĩ nhiên, tôi có tham khảo ý kiến với các thầy thuốc khác và liên hệ với các chuyên gia khác nữa khi có một vài vấn đề nằm ngoài khả năng chăm sóc thích đáng của tôi. Đáng mừng thay, số lớn các nan đề của con người về mặt sức khỏe có thể được cải thiện phần lớn bởi những sự thay đổi do lối sống đơn giản đem lại. Đôi khi điều đó bao gồm cả việc kiêng ăn.

Bài này được rút gọn từ bài báo gốc của Tiến sĩ Scott nói về vấn đề này. Nếu muốn có bản giải thích đầy đủ của ông, xin bạn hãy viết thư về Tiến sĩ Scott, 17023 Lorain Ave, Cleveland, OH44111. Tiến sĩ Scott là một chuyên gia về việc kiêng ăn có sự giám sát được thế giới công nhận và kính phục, và cũng là người tích cực đề xướng phong trào vệ sinh tự nhiên. Ông hiện là Chủ tịch sáng lập Hiệp Hội Quốc Tế của Các Nhà Chuyên Nghiệp Bảo Vệ Vệ Sinh, Thiên Nhiên, và là Giám Đốc của tổ chức Khỏe Mạnh Tự Nhiên của Scott (Natural Heal Institude ) tại Strongsville, Ohio, được thành lập năm1957.

Để Có Được Quyền Năng Siêu Nhiên Của Đức Chúa Trời

Khám Phá Bí Quyết Của Sự Cầu Nguyện Thành Công

Có câu chuyện kia kể về một người đến du lịch ở một thành phố nọ vào một buổi sáng lạnh lẽo. Khi đến khách sạn của mình, ông ta để ý thấy các thư ký, các vị khách, mọi người... đều đi chân không. Tại cửa hàng càphê trong khách sạn, ông ta để ý một anh chàng ăn bận lịch sự ngồi ở bàn bên cạnh, bèn hỏi “Vì sao anh không đi giày? Chắc anh không biết về giày dép, phải không?

Page 118: Su phuc hung hau den

Anh ta trả lời, “Ồ, dĩ nhiên là tôi biết về các thứ giày dép chứ.”Người khách hỏi, “Thế thì tại sao anh không đi giày?”Anh ta trả lời, “À, đó chính là vấn đề đấy, tại sao tôi lại không đi giày nhỉ?”Sau bữa điểm tâm, người khách du lịch bước ra khỏi khách sạn và đi vào giữa trời tuyết. Một lần nữa, ông lại thấy mọi người đi chân không. Vì tò mò, ông lại hỏi một người khách qua đường, “Vì sao ở đây không ai mang giày dép cả? Bộ các anh không biết rằng giày dép bảo vệ bàn chân khỏi giá rét hay sao?”Người khách qua đường trả lời, “Chúng tôi cũng có biết đến giày dép chứ. Ông có thấy tòa nhà kia không, đó là xưởng sản xuất giày dép đó. Chúng tôi rất tự hào về nhà máy, đó là nơi chúng tôi tụ tập hàng tuần để nghe một người khách có trách nhiệm cho chúng tôi biết giá trị của giày dép tuyệt diệu như thế nào.”Vị khách này cứ hỏi tiếp, “Thế thì tại sao các anh không đi giày?”Người khách qua đường trả lời, “À, đó chính là vấn đề đấy, vì sao chúng tôi lại không mang giày nhỉ?”Khi nói đến vấn đề cầu nguyện, nhiều Cơ Đốc nhân cũng giống như người dân tại thành phố đó. Họ biết về sự cầu nguyện, họ tin nơi quyền năng của sự cầu nguyện, họ thường xuyên nghe những bài giảng về sự cầu nguyện, nhưng điều đó không phải là phần quan trọng trong đời sống họ.Trong việc học tập Lời Chúa cũng như trong các cuộc lưu hành khắp thế giới của mình, tôi đi đến một sự xác quyết hoàn toàn rằng hễ nơi nào người ta thật sự cầu nguyện theo như các nguyên tắc của Kinh Thánh, thì Đức Chúa Trời hành động trong đời sống họ và qua họ Ngài đã hành động trong đời sống những người khác một cách đặc biệt. Hãy chỉ cho tôi một Hội Thánh hoặc một tổ chức Cơ Đốc nhấn mạnh đến sự cầu nguyện, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một chức vụ với những người được dức dấy về Chúa Jêsus và đang làm chứng đạo cho Ngài. Trái lại, bạn hãy chỉ cho tôi một Hội thánh hoặc một mục tiêu Cơ Đốc ít chú trọng đến sự cầu nguyện, tôi sẽ cho bạn thấy rằng những Cơ Đốc nhân ấy sống theo đời này và ít có lòng quan tâm đến linh hồn của những người nam và người nữ chưa được cứu. Đời sống họ có thể được mô tả đúng nhất theo từng trãi của Hội thánh Êphêsô (KhKh 2:1-28) và Hội thánh Laođixê (3:1-22)Khi chúng ta xem xét bí quyết của sự cầu nguyện thành công, hãy để tôi trả lời sáu câu hỏi hết sức quan trọng.Cầu Nguyện Là Gì? Nói cách đơn giản, cầu nguyện là tương giao với Đức Chúa Trời. Với tư cách là con của Chúa, bạn được mời gọi để đến trước ngôi Ngài một cách dạn dĩ, “Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trãi qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời ” Sứ đồ Phao Lô viết, ”...Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót, và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng. ” (HeDt 4:14-16)Vì cớ Đức Chúa Trời là ai, Ngài là Vua của các vua, là Chúa của các chúa, là Đấng

Page 119: Su phuc hung hau den

dựng nên trời đất, nên chúng ta phải đến trong sự hiện diện của Ngài với lòng tôn kính. Nhưng Ngài cũng là Cha thiên thượng yêu thương của chúng ta, là Đấng quan tâm chăm sóc chúng ta và vui mừng khi có mối thông công với chúng ta. Vì thế, chúng ta có thể đến với Ngài với Ngài với một tấm lòng kỉnh kiềng, vui mừng, vì biết rằng Ngài yêu chúng ta hơn bất cứ người nào khác đã từng yêu chúng ta hoặc sẽ yêu thương chúng ta.Có người nói rằng, “Cầu nguyện là sáng tạo và cũng là ống dẫn của lòng yêu Chúa. Tinh thần yêu Chúa là tinh thần cầu nguyện. Cầu nguyện và lòng tận hiến được hiệp nhất như là linh hồn và thân thể được hiệp nhất, như sự sống và trái tim được hiệp nhất. Không có sự cầu nguyện thật nếu không có lòng yêu Chúa, không có lòng yêu Chúa nào mà không kèm theo sự cầu nguyện.” Sự cầu nguyện thật sự là sự bày tỏ lòng tận tâm của chúng ta đối cùng Cha thiên thượng của mình, mời Ngài trò chuyện cùng chúng ta đang khi chúng ta thưa chuyện với Ngài.Ai Là Người Có Thể Cầu Nguyện? Bất cứ ai cũng có thể cầu nguyện, nhưng chỉ những ai bước đi trong đức tin và trong sự vâng lời Chúa Cứu Thế thì mới có thể mong đợi lời cầu nguyện của mình được Chúa nhận. Chúa Jêsus phán, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha. (GiGa 14:6) Mối liên hệ với Đức Chúa Trời bắt đầu khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus vào đời sống mình với tư cách là Chủ và là Cứu Chúa của mình.Cầu nguyện với một tấm lòng trong sạch cũng là một yếu tố quan trọng để lời cầu nguyện được nhận. Tác giả Thi Thiên nói rằng, “Nếu lòng tôi có chú về điều ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi (Thi Tv 66:18). Chúng ta không thể mong đợi Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của mình nếu còn có tội lỗi nào chưa xưng nhận trong đời sống.Một trong những cản trở thường xuyên với sự cầu nguyện là tinh thần không tha thứ. Chúa Jêsus phán, “Khi các ngươi cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi. ” (Mac Mc 11:25). Không có lời cầu nguyện nào được Đức Chúa Trời nhậm ngoại trừ lời cầu nguyện xưng tội với một tấm lòng đã tha thứ và không còn cay đắng: Các bạn và tôi phải đến cùng Chúa với một tấm lòng tha thứ nếu chúng ta muốn nhận được tài sản kế thừa của Cơ Đốc nhân về quyền năng trong sự cầu nguyện.Ngoài ra, chúng ta phải có một tấm lòng tin cậy nếu chúng ta mong đợi Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của mình. Chúa Jêsus phán, “Trong khi cầu nguyện, nếu các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả. ” (Mat Mt 21:22) và “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy. ” (9:29). Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta nhận những lời ấy một cách nghiêm túc, và rất ít người dám xưng nhận điều Chúa đã hứa cách quá rộng lượng ấy thuộc về chúng ta.Vì Sao Chúng Ta Phải Cầu Nguyện? Đức Chúa Trời truyền dạy chúng ta phải cầu nguyện. Nhiều mạng lệnh trong Tân ước truyền lệnh chúng ta phải cầu nguyện. Đây là một vài mạng lệnh: “Hãy thức

Page 120: Su phuc hung hau den

canh và cầu nguyện (LuLc 21:36; Mac Mc 14:38) Hãy cầu nguyện với sự cảm tạ (Phi Pl 4:6; CoCl 4:2) Cầu nguyện trong Thánh Linh (ICo1Cr 14:15) Cầu nguyện không thôi (LuLc 18:1)Chúng ta cầu nguyện để có mối tương giao với Chúa. Cầu nguyện không phải chỉ là “cánh cửa cứu nguy” để chúng ta thoát ra khỏi trong lúc khó khăn của mình, để tự làm vừa lòng mình, hoặc để đạt được những mục tiêu vị kỷ của mình. Cầu nguyện chính là “đường dây nóng” của sự truyền thông và của mối tương quan giữa chúng ta với Chúa, đồng thời chúng ta nhận được sự nuôi dưỡng thuộc linh và sức mạnh để sống một đời sống đắc thắng, và chúng ta duy trì được sự dạn dĩ cần thiết của lời làm chứng sống động cho Chúa Cứu Thế.Thật vậy, lời cầu nguyện đặt nền tảng trên Kinh Thánh làm thay đổi nhiều sự việc. Sự cầu nguyện ấy làm thay đổi những con người cầu nguyện đến nỗi Chúa được tự do bày tỏ ý muốn của Ngài cho họ. Sự cầu nguyện cũng lay động quyền năng lớn lao của Đức Chúa Trời để thay đổi hướng đi của thiên nhiên, của con người, và của các quốc gia. Từ trước đến nay những lời cầu nguyện đầy đức tin của những người đầy dẫy Đức Thánh Linh vẫn chứng minh điều đó xuyên suốt Kinh Thánh và lịch sử nhân loại.Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Với Ai? Chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha trong danh Chúa Cứu Thế Jêsus qua chức vụ của Đức Thánh Linh. Khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha, những lời cầu xin của chúng ta được nhậm nhờ Chúa Cứu Thế Jêsus và được giải thích cho Đức Chúa Cha nhờ Đức Thánh Linh.Nhưng vì cớ Đức Chúa Trời là một Đấng được bày tỏ qua ba thân vị, và bởi vì không có sự ganh tị giữa ba thân vị của Ba ngôi, nên lời cầu nguyện với Chúa Jêsus hoặc với Đức Thánh Linh cũng đều được chấp nhận cả.Trong khi chúng ta cầu nguyện, cả Chúa Jêsus lẫn Đức Thánh Linh đều đang cầu thay cho chúng ta. Phao Lô ký thuật trong RoRm 8:34 rằng, “Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. ” Trước đó, cũng trong cùng một đoạn, Phao Lô đã viết rằng, “Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối của chúng ta. ..vì Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý muốn Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy. ” (Câu 26,27)Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Khi Nào? Lời Chúa truyền cho chúng ta hãy “Cầu nguyện không thôi ” (5:17)Charles Spurgeon đã nói rằng, “Cầu nguyện là kéo sợi dây ở bên dưới, và làm chiếc chuông lớn rung lên bên tai Đức Chúa Trời. Một số người không lay động nỗi tiếng chuông, bởi vì họ cầu nguyện quá uể oải; những người khác chỉ giật sợi dây có một lần. Nhưng người thông công được với thiên đàng là người nắm chặt sợi dây và kéo liên tục bằng tất cả sức lực của mình.”Chúng ta có thể ở trong sự cầu nguyện thường xuyên, suốt cả ngày, bày tỏ tấm

Page 121: Su phuc hung hau den

lòng yêu mến chuyên chú vào Chúa trong lúc làm các công việc hàng ngày.Tôi khám phá ra rằng bắt đầu bằng một buổi sáng cầu nguyện là điều thật có ý nghĩa. Khi bước ra khỏi giường, tôi quì gối sấp mình thờ phượng Ngài bằng cách nói rằng, “Lạy Chúa, con cúi đầu trước mặt Ngài và xưng nhận Ngài là Chủ của con.”Suốt cả ngày, tôi tập trung tâm trí vào Chúa, thường xuyên trò chuyện với Ngài, ca tụng Ngài và cảm tạ Ngài vì sự nhân từ, lòng yêu thương và ân điển Ngài đối cùng tôi. Tôi cầu xin sự khôn ngoan trước vô số những quyết định tôi phải lập mỗi ngày. Tôi cầu nguyện vì sự cứu rỗi của các bạn hữu và những người không quen, sự chữa lành cho những người bệnh, và nhu cầu thuộc linh cũng như thuộc thể của Chiến Dịch Chinh Phục Sinh Viên Cho Đấng Christ và cho các chức vụ hầu việc khác. Thậm chí tôi cũng cầu nguyện sao cho cách ăn mặc cùng lời lẽ của tôi, hành động của tôi sẽ mang vinh hiển lại cho Chúa. Tôi xin Ngài hãy dùng tâm trí tôi để suy nghĩ, yêu thương bằng tấm lòng của tôi, và nói bởi môi miệng của tôi. Vì Ngài đã đến để tìm và cứu kẻ bị hư mất, tôi xin Ngài hãy tìm và cứu những kẻ bị hư mất qua tôi.Vào buổi chiều tôi cầu xin rằng, “Lạy Chúa, có điều chi trong con làm buồn lòng Ngài, có điều nào con cần phải xưng ra?” Nếu Thánh Linh bày tỏ tội lỗi hoặc bất cứ sự yếu nhược nào, tôi lập tức xưng các điều ấy ra và kể rằng bởi đức tin sự chiến thắng của Chúa đã dành cho tôi. Sau đó, tôi muốn dành thì giờ để đọc và suy gẫm lời Chúa, hầu cho những ý tưởng vô thức của tôi đều thuộc về Chúa Cứu Thế Jêsus trong suốt cả đêm.Không nhất thiết chúng ta phải luôn luôn quì gối hoặc vào phòng yên tĩnh để cầu nguyện. Chúa muốn chúng ta luôn luôn liên lạc với Ngài ở bất cứ nơi đâu. Chúng ta có thể cầu nguyện lúc đang ở trong xe, khi đang rửa chén bát, hoặc đang đi trên đường phố. Càng thường xuyên chia xẻ những suy nghĩ và những ước ao của mình với Chúa, mối tương giao của chúng ta và sự gần gũi của chúng ta với Ngài càng có ý nghĩa.Chúng Ta Nên Cầu Nguyện Những Điều Gì? Mặc dầu sự cầu nguyện không thể bị rút gọn thành một hình thức, song những yếu tố căn bản nhất định nên được kể vào trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời, gồm có: Sự suy tôn, Lời xưng tội, Sự cảm tạ, Sự cầu xin.Sự Suy Tôn Suy tôn Chúa là thờ phượng và ca tụng Ngài, tôn kính và tôn cao Ngài trong tấm lòng và tâm trí chúng ta bằng môi miệng của mình. Lời Chúa dạy rằng Cha chúng ta mong muốn sự tương giao với các con cái của Ngài, trong đó sự suy tôn là phần trọng yếu (GiGa 4:24; HeDt 12:28) Sự suy tôn bày tỏ lòng tin cậy hoàn toàn của chúng ta đặt nơi Chúa và phản ảnh sự quả quyết của chúng ta rằng Ngài nghe lời chúng ta. Sự suy tôn chứng tỏ lòng tôn kính, kính sợ, yêu thương và biết ơn của chúng ta.

Page 122: Su phuc hung hau den

Sự Xưng Tội Khi chúng ta bắt đầu phương pháp cầu nguyện bằng sự suy tôn, Đức Thánh Linh có cơ hội để bày tỏ bất cứ tội lỗi nào cần được xưng ra trong đời sống chúng ta. Bởi việc nhìn xem Đức Chúa Trời trong sự trong sạch, sự thánh khiết, và trong sự yêu thương của Ngài, chúng ta đến chỗ nhận biết tình trạng tội lỗi và sự bất xứng của mình. Việc xưng tội và tiếp nhận sự tha thứ của Ngài đưa chúng ta trở lại với mối tương giao với Ngài và làm thông ống dẫn đủ để Chúa nghe và nhậm lời cầu nguyện của chúng ta. (IGi1Ga 1:7-9)Sự Cảm Tạ Không điều gì làm đẹp lòng Đức Chúa Trời hơn là việc chúng ta kiên trì bày tỏ đức tin của mình. Còn có cách tốt đẹp nào hơn là khi chúng ta nói, “cảm tạ Ngài”? Lời Chúa truyền “phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa, vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy ” (ITe1Tx 5:18). Thái độ cảm tạ giúp chúng ta nhận biết Chúa là Đấng kiểm soát mọi việc, không phải chỉ những phước hạnh, mà cả những nan đề cũng như những nghịch cảnh. Khi chúng ta đến cùng Chúa với tấm lòng cảm tạ Ngài, Ngài càng thực hiện công việc cách mạnh mẽ vì cớ lợi ích của chúng ta; trái lại thái độ oán trách, không tin, làm buồn lòng Chúa và cản trở những nỗ lực của Ngài nhằm ban phước và làm phong phú chúng ta để sử dụng chúng ta cho sự vinh hiển của Ngài.Sự Cầu Xin Sự chu cấp nhu cầu bao gồm sự cầu xin cho các nhu cầu của chính mình và cầu thay cho người khác.Ví dụ như bạn thưa chuyện cùng Chúa, hãy cầu nguyện xin cho con người bên trong của bạn được làm mới lại, luôn nhạy bén với Thánh Linh và được Ngài ban quyền năng. Hãy cầu nguyện về những nan đề của mình, xin sự khôn ngoan và sự chỉ dẫn, cầu nguyện xin Chúa ban sức mạnh để chống lại sự cám dỗ, để được an ủi trong lúc đau buồn. Hãy cầu nguyện về mọi sự (Phi Pl 4:6)Sau đó hãy cầu nguyện cho những người khác, như cho người phối ngẫu, con cái, cha mẹ và những người hàng xóm và bạn bè của bạn. Hãy cầu nguyện cho vị Mục sư của bạn và các nhà truyền giáo cũng như cho nhiều Cơ Đốc nhân khác, là những người được Chúa giao cho một trách nhiệm đặc biệt. Hãy cầu nguyện cho những bậc cầm quyền của bạn (ITi1Tm 1:1-2)Hàng ngày hãy cầu nguyện đặc biệt cho công tác cứu rỗi linh hồn, cho cơ hội giới thiệu về Chúa cho người khác, và cho công tác của Đức Thánh Linh, cho việc hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo 2:3-4). Hãy bắt đầu với trường Đại học của bạn hoặc cộng đồng nơi bạn đang sống. Hãy cầu nguyện và tìm kiếm để có được một hoặc nhiều bạn hữu Cơ Đốc hơn và bạn sẽ cùng với họ thiết lập các mối thông công cầu nguyện (Mat Mt 18:19)Những yếu tố trên về sự suy tôn, sự xưng tội, sự cảm tạ và sự cầu xin đã giúp cho nhiều Cơ Đốc nhân phát triển một đời sống cầu nguyện toàn diện hơn.

Page 123: Su phuc hung hau den

Kinh Nghiệm Quyền Năng Của Thánh Linh

Một người bạn thân của chúng tôi là bà Dee Jepsen, vợ của cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Roger Jepsen, đã tham dự một bữa ăn trưa tại phòng họp riêng của Thượng Viện trên Đồi Capitol, Washington D.C.Các thành viên của quốc hội, là những thành viên nội các, những nhà lãnh đạo hàng đầu trong chính phủ, và nhiều vị khách tôn trọng khác đều được ngồi trong căn phòng nguy nga với những hàng cột được trang trí lộng lẫy, các trần nhà cao, với các chùm đèn treo khổng lồ. Gian phòng trở nên to hơn vì những nhân vật có thế lực đã hội họp lại để tôn kính một đầy tớ khiêm nhường của Đức Chúa TrờiVà rồi Mẹ Teresa đã bước vào phòngBà Jepsen nói, “Trông bà thật nhỏ bé và lạc lỏng trong bộ áo dòng màu xanh trắng, chiếc áo len xám đã cũ và đôi xanh- đan rõ ràng đã mang bà đi suốt nhiều dặm đường. Gian phòng cùng những vị khách có uy thế dường như đã làm cho bà nhỏ bé hơn.”Ngay lập tức, các nhà lãnh đạo hàng đầu của một đất nước hùng mạnh vào bậc nhất trên thế giới cùng với những vị khách tôn trọng khác đều đứng thẳng lên và vỗ tay hoan nghênh. Nhiều người mắt đã rớm lệ.Bà Jepsen nói, “Tôi được gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự tương phản ấy, tôi cứ nghĩ, 'lạy Chúa người đàn bà yếu đuối này còn có nhiều uy quyền hơn cả những nhân vật trong Tòa Nhà Quốc Hội này, con nhìn thấy bà phản chiếu Chúa Jêsus ở mọi nơi bà đi đến và mọi người đều được cảm động một cách lạ lùng.'Mẹ Teresa không sở hữu bất cứ thứ gì cả, bà không bao giờ đòi hỏi các quyền sở hữu vật chất cũng không giơ cao nắm tay để đòi hỏi các quyền lợi cho chính mình. Song bà đã được cất nhắc đến đỉnh điểm của sự thừa nhận vì cớ công việc bà làm với những người cơ cực và chết mất tại Calcutta, Ấn Độ. Bà đã đến tận chỗ bùn lầy nước đọng và yêu thương những con người mà thế gian cho là không thể yêu thương được. Bởi một tấm gương sáng chói về lòng vô kỷ, bà đã chứng minh quyền năng, sức mạnh, tình yêu của Đức Chúa Trời để biến đổi con người và đến được với thế gian đói khổ.Đó là quyền năng thật sự và không giống như sức mạnh của đời này, quyền năng ấy đánh bại kẻ khôn ngoan và hạ kẻ có quyền thế xuống. Đó chính là năng quyền của Đức Chúa Trời hành động qua những người nam người nữ bình thường vì sự vinh hiển của Ngài.Có lẽ bạn đang tự hỏi, “Vì sao đời sống Cơ Đốc của tôi không được hứng thú và hoàn hảo hơn? Làm thế nào để tôi nhận được quyền năng để sống đắc thắng và làm chứng kết quả cho Chúa Cứu Thế Jesus?”Chúa Jêsus đã hứa rằng, “Ta đến hầu cho chiên (bạn và tôi cũng như tất cả các Cơ Đốc nhân ) được sự sống và được sự sống dư dật ” (GiGa 10:10) Tuy nhiên, nếu

Page 124: Su phuc hung hau den

bạn là một Cơ Đốc nhân được xem là hạng trung bình, thì chắc chắn bạn nghĩ rằng, “Chẳng có gì phong phú trong đời sống mình đâu. Mình cố làm chứng, mà chẳng có ai quan tâm đến điều mình nói. Mình chẳng kinh nghiệm gì ngoài nỗi nghi ngờ, sợ hãi, thất vọng và thất bại. Chắc chắn phải có điều gì đó ý nghĩa hơn đời sống Cơ Đốc như vầy, song tôi chẳng hề tìm thấy.”Có một thời gian trong chức vụ hầu việc Chúa của mình, tôi đã kêu gọi các Cơ Đốc nhân hãy làm chứng và sống đời sống thánh khiết cho Chúa Cứu Thế, nhưng kết quả thật nản lòng đến nỗi tôi đã bắt đầu dành phần lớn thì giờ và sức lực của mình vào công tác truyền giảng, là lãnh vực được Chúa ban phước với những kết quả nhiều hơn rõ rệt. Tuy nhiên, khi năm tháng trôi qua, Đức Thánh Linh đã giúp tôi nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng lớn lao trong những Cơ Đốc nhân hâm hẩm, nếu như họ được tỉnh thức và làm việc tích cực cho Chúa Cứu Thế.Hiện nay tôi tin chắc rằng những Cơ Đốc nhân hâm hẩm, sống theo đời này, có thể được thay đổi để trở thành những chứng nhân sống động, có năng lực nếu như họ sẵn sàng dâng nộp ý chí mình cho Chúa Cứu Thế, để được đầy dẫy Thánh Linh, nhận sự huấn luyện trong công tác truyền giảng và môn đệ hóa.Sự Khác Biệt Tôi vẫn được nhắc nhở nhiều lần về sự tương phản to lớn giữa Hội thánh của Chúa Cứu Thế Jêsus ngày nay với Hội thánh của Ngài vào thế kỷ thứ nhất.Một số nhà thần học nói rằng sự khác biệt ấy nằm ở mức độ của sự cam kết. Nhưng nhiều người trên khắp thế giới hiện đang kêu khóc với Chúa, dâng đời sống họ cho Chúa Cứu Thế ngày này sang ngày kia, mà vẫn cứ phải sống đời sống yếu đuối và thất bại về thuộc linh.Tại sao? Chúng ta há không được biết trong Mathiơ rằng, “Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ” sao?Há không phải Giăng, vị sứ đồ được Chúa yêu đã trưng dẫn lời Chúa Jêsus (IGi1Ga 1:7) Khi nói rằng “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng hề có sự tối tăm, ” và rằng “nếu chúng ta bước đi trong “sự sáng” thì sẽ được giao thông với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con” hay sao?Chúng ta không cần phải sống trong tình trạng nghèo nàn thuộc linh. Hàng ngàn lời hứa được chép trong Lời của Chúa được áp dụng cho mỗi một Cơ Đốc nhân. Những lời hứa ấy gồm: Sự bảo đảm về tình yêu thương của Đức Chúa Trời (GiGa 3:16) về sự sống đời đời (RoRm 6:23) sự tha tội (IGi1Ga 1:9) sự cung ứng các nhu cầu vật chất (Phi Pl 4:19) việc định liệu các bước đi (Thi Tv 37:23) bí quyết của lời cầu xin được nhậm (GiGa 15:7) lời hứa về một đời sống phong phú (GiGa 10:10) Lời Đức Chúa Trời hứa giúp người nào có đời sống thánh khiết (IISu 2Sb 16:9); lời bảo đảm mọi sự xảy ra đều vì ích lợi của chúng ta (RoRm 8:28); Sự giải cứu khỏi cám dỗ (ICo1Cr 10:13) đắc thắng sợ hãi (IGi1Ga 4:18) và hàng ngàn những lời hứa khác.Kinh Thánh hứa rằng mỗi Cơ Đốc nhân có thể nhận được tình yêu thương, sự vui

Page 125: Su phuc hung hau den

mừng, bình an, đức tin, và nhiều đức tính hữu ích khác. Có điều gì sai trật? Vì sao Cơ Đốc nhân trung bình không kinh nghiệm được những sự tốt đẹp đó?Tiến sĩ Billy Graham nói rằng, theo sự tham khảo của ông, có ít nhất 90% các Cơ Đốc nhân tại Hoa kỳ đang sống đời sống thất bại. Những người khác, hiện đang ở trong chỗ biết rõ mạch đập thuộc linh của nước Mỹ đều phát biểu những lời tương tự như vậy. Theo quy luật quân bình, rất có thể là bạn đang ở trong số 90% đó. Có thể bạn là người rất có lòng với Chúa. Bạn trung tín đọc Kinh Thánh, bạn cầu nguyện, bạn làm chứng, bạn rất tích cực trong Hội thánh. Tuy nhiên, từ năm này sang năm kia bạn cứ tiếp tục thất bại. Những cám dỗ đến, bạn chống cự nó cách nửa vời và rồi chịu thua, đầu hàng cho đến cuối cùng bạn bị đánh bại. Qua nhiều tháng, bạn lưu lạc trong vùng đầm lầy khốn khổ giống như anh chàng Cơ Đốc Đồ trong cuốn Thiên Lộ Lịch Trình của John Buryan. Sau đó, bạn tham gia với một kỳ dưỡng linh và trở lại trên các đỉnh cao Alpine trong một thời gian ngắn. Trồi sụt, đắc thắng, thất bại! Chẳng bao lâu bạn cùng kêu lên với Phao Lô trong RoRm 7:24 rằng, “Khốn nạn cho tôi, song đời tôi rồi, ai có thể cứu tôi khỏi thân thể hay chết này? ”Là Chủ tịch của Chiến Dịch Chinh Phục Sinh Viên Cho Đấng Christ, tôi được đặc quyền nói chuyện với hàng ngàn sinh viên vào mỗi năm kể từ năm 1951. Ở phần kết luận của một sứ điệp tôi đã chia xẻ tại trường Đại học Princeton, một thanh niên tin kính đã đến gặp tôi để bày tỏ nỗi băn khoăn lớn lao của anh vì đã không “kết quả” trong việc làm chứng. Anh ta nói, “Tôi cầu nguyện một giờ và làm chứng một giờ mỗi ngày, tôi tham dự mọi buổi nhóm Cơ Đốc ở trường Đại Học. Song tôi vẫn chưa hề đưa được người nào về cho Chúa. Có gì sai trật trong đời sống tôi chăng?” Trong khi giúp đỡ cho anh, tôi nhẹ nhàng thăm dò để tìm ra câu trả lời cho nan đề của anh ta. Tôi biết anh ta thật lòng. anh thật muốn làm vừa lòng Chúa. Anh thật lòng muốn các bạn hữu mình biết rõ Cứu Chúa kỳ diệu của anh, và theo như cách cư xử và những sinh hoạt Cơ Đốc của anh, anh thật là một Cơ Đốc nhân gương mẫu.Chúa Jêsus hứa trong GiGa 14:26 và Thi Tv 136:13 rằng Đức Thánh Linh sẽ dạy dỗ chúng ta mọi điều và sẽ dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Đang khi giúp đỡ cậu thanh niên này, chúng tôi đã được dẫn đến nhiều đoạn Kinh Thánh quan trọng, giải thích về thân vị và công tác của Đức Thánh Linh. Tôi chia xẻ phương cách để anh có thể được đổ đầy Đức Thánh Linh với đức tin đặt nơi mạng lệnh Chúa bảo hãy đầy dẫy Thánh Linh (Eph Ep 5:18) và lời Chúa hứa rằng nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin điều chi, thì Ngài nghe và nhậm lời chúng ta (IGi1Ga 5:14-15). Khi anh lấy đức tin xưng nhận sự đầy dẫy của Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời đã mở cánh cửa dẫn đến sự đắc thắng và niềm vui không thể tả nỗi.Người thanh niên rời khỏi căn phòng tư vấn với lòng đầy vui mừng và sự trông đợi. Vào lúc đó, anh bắt đầu kinh nghiệm một đời sống kết quả trong Chúa Cứu Thế mà trước kia anh chưa hề biết. Anh biết có điều gì đó đã xảy ra trong đời sống

Page 126: Su phuc hung hau den

anh. Anh đã trở thành một con người mới, không còn sợ hãi, bất lực thuộc linh hay thất bại. Bây giờ anh dạn dĩ, có quyền năng và đức tin để tin cậy Chúa. Anh nóng nảy trông đợi nhìn thấy điều Chúa muốn làm qua anh.Anh cầu nguyện rằng, “Lạy Chúa, ai sẽ là người đầu tiên Ngài muốn con dẫn đến trong ngày hôm nay?”Trong ngày đó, Thánh Linh đã dẫn người thanh niên Cơ Đốc này đến gặp một chàng sinh viên mà trước đây anh đã làm chứng song chưa có kết quả rõ rệt. Nhưng hôm đó thật khác hẳn. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị lòng của anh sinh viên nọ, chẳng bao lâu sau cả hai cùng cúi đầu cầu nguyện trong khi người bạn của anh bằng lòng tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Ngày hôm sau kinh nghiệm lạ lùng ấy lại lặp lại với một sinh viên khác nữa, họ hưởng ứng như thể là có một cánh tay vô hình đang kéo họ đến.Điều đó không có gì lạ cả, vì lời Chúa đã cho chúng ta biết, “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta không kéo đến, thì chẳng ai được đến cùng ta. ” (GiGa 6:44). Bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, người sinh viên Princeton này cứ tiếp tục dẫn các sinh viên bạn đến với Chúa Cứu Thế từ ngày này sang ngày kia. Đời sống của chính anh đã được thay đổi và được ban quyền năng một cách kỳ diệu, cũng như đã được Đức Chúa Trời sử dụng, đến nỗi cuối cùng anh đã trở thành một người hầu việc Chúa.Mỗi người trong chúng ta đều phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh để trở thành một chứng nhân kết quả cho Chúa Cứu Thế.“Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Jêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất. ” (Cong Cv 1:8)Ở mỗi khúc Kinh Thánh có nhắc đến việc đổ đầy Đức Thánh Linh cả trong Cựu ước lẫn Tân ước, đều liên hệ đến quyền năng để phục vụ và làm chứng.Bắt đầu với ngày Lễ Ngũ Tuần và tiếp tục qua nhiều thế kỷ, công việc của Đức Chúa Trời luôn luôn được hoàn thành qua những người nam người nữ được đầy dẫy Đức Thánh Linh, là những con người như Phierơ, Phao Lô, và tất cả các môn đồ.Trong những thời kỳ gần đây hơn, những con người như John Wesley, Jonathan Edwards, Charles Finney, Dwight L. Moody, Charles Spurgeon, G.Campbell Morgan, R.A.Torrey, Billy Graham, và rất nhiều nhà lãnh đạo Cơ Đốc khác đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh và được sử dụng cách kết quả để đẩy mạnh mục tiêu của Đấng Christ và của nước Ngài. Tuy nhiên, việc đổ đầy Đức Thánh Linh không chỉ giới hạn nơi các nhà lãnh đạo mà thôi, nhưng sẵn dành cho mỗi một chúng ta, là những người thỏa đáp những điều kiện của Đức Chúa Trời.Hãy nghe những gì các người nam và người nữ của Đức Chúa Trời nói về tầm quan trọng của sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trong đời sống mỗi Cơ Đốc nhân.Con người phải hết lòng tìm kiếm để được đầy dẫy Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Không được đổ đầy Đức Thánh Linh, cá nhân người Cơ Đốc hoặc Hội thánh

Page 127: Su phuc hung hau den

tuyệt đối không thể nào sống hoặc làm việc như Chúa mong muốn. Andrew Murray

Cơ Đốc nhân mà không đầy dẫy Đức Thánh Linh thì cũng phạm tội như là tội nhân không ăn năn. Còn hơn thế nữa, vì họ được soi sáng nhiều hơn, nên họ là những kẻ có tội nhiều hơn. Charles Finney

Đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh là đời sống cho phép sự trọn vẹn của Ngài luôn luôn được tuôn tràn, là đời sống duy nhất có thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Norman B. Harrison

Mục đích to lớn của việc đầy dẫy Đức Thánh Linh là quyền năng để hầu việc. Những Cơ Đốc nhân tốt nhất và được sử dụng hữu hiệu nhất mà tôi được biết là những con người đã chứng tỏ họ có một kinh nghiệm sâu nhiệm hơn về sự đổ đầy Đức Thánh Linh. J. Edwin Orr Tôi tin rằng không thể có bất cứ Cơ Đốc nhân nào kết quả hoặc trong đời sống hoặc trong sự phục vụ nếu như người ấy không được đổ đầy Thánh Linh, Đấng vốn là sự cung ứng quyền năng duy nhất của Đức Chúa Trời. Henrietta C. Mears

Hãy đọc tiểu sử những con người của Đức Chúa Trời và bạn sẽ khám phá ra rằng những con người ấy đều đã tìm kiếm và có được sự ban ân tứ của Thánh Linh từ trên cao. Một bài được giảng ra trong sự xức dầu đáng giá gấp ngàn lần do nổ lực của xác thịt. Dr. Oswald J. Smith

Tôi thật mong muốn giúp bạn hiểu rõ rằng Đức Thánh Linh sẵn sàng ngự trong mỗi đời sống của những người tin Chúa và năng quyền đặc biệt dự phần vào sự đổ đầy Đức Thánh Linh không chỉ dành riêng cho những nhà lãnh đạo Cơ Đốc thôi đâu. Mỗi Cơ Đốc nhân không những có được đặc quyền để được đổ đầy Thánh Linh mà còn được khuyên phải đầy dẫy Thánh Linh nữa (Eph Ep 5:18). Bởi đó, nếu Cơ Đốc nhân không đầy dẫy Thánh Linh, tức là người ấy không vâng theo mạng lệnh của Chúa và đang phạm tội nghịch cùng Ngài. Hơn nữa, vì Chúa truyền cho chúng ta trong Lời Ngài rằng phải đầy dẫy Thánh Linh nên chúng ta có thể biết chắc rằng Ngài có quyền để đổ đầy chúng ta ngay khi chúng ta mời Ngài.Thế Nào Là Một Đời Sống Đầy Dẫy Đức Thánh Linh Đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh là đời sống đầy dẫy Đấng Christ. Theo RoRm 6:11 Cơ Đốc nhân đầy dẫy Thánh Linh là người là người coi chính mình như chết về tội lỗi, nhưng sống cho Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Jêsus. Là Đấng được ban cho “hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất ” (Mat Mt 28:18) và trong

Page 128: Su phuc hung hau den

Đấng mà “sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời đều ở trong Đấng ấy như có hình ” (CoCl 2:9) bây giờ có thể bày tỏ quyền phép ấy qua những người tin Ngài được đầy dẫy Thánh Linh. Đấng đã đến để tìm và cứu kẻ bị mất hiện nay bắt đầu tìm những con người hư mất qua các Cơ Đốc nhân. Ngài dẫn các bước chân của người Cơ Đốc đến với những kẻ đang hư mất và những người đang ở trong sự nghèo thiếu. Ngài bắt đầu dùng môi miệng của Cơ Đốc nhân để nói về tình yêu thương của Ngài. Lòng thương xót lớn lao của Ngài trở thành bằng chứng thấy được trong đời sống của các Cơ Đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh.Trong một ý nghĩa rất thật, những Cơ Đốc nhân từ bỏ đời sống mình, sự bất lực thuộc linh của mình, sự thất bại, sự không kết quả để đổi lấy quyền năng và sự đắc thắng của Chúa Cứu Thế Jêsus. Đó là điều nhà truyền giáo vĩ đại Hudson Taylor đã ám chỉ như là một “đời sống trao đổi”Khi chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh, là chúng ta đầy dẫy Chúa Cứu Thế Jêsus. Chúng ta không còn nghĩ đến Chúa Cứu Thế như một Đấng giúp đỡ chúng ta thực hiện một loại công tác Cơ Đốc nào đó, mà hơn thế nữa, Chúa Cứu Thế Jêsus thật sự làm công việc đó qua chúng ta. Chúa Cứu Thế không cần chúng ta làm việc cho Ngài. Ngài muốn chúng ta để Ngài làm công việc của Ngài trong chúng ta và qua chúng ta. Đó là sự từng trãi thật vinh diệu mà sứ đồ Phao Lô đã biết được khi ông nói trong GaGl 2:20 rằng, “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. ” Thân thể hiện nay của chúng ta trở thành thân thể của Đấng Christ để Ngài sử dụng theo ý Ngài muốn, tâm trí chúng ta trở thành tâm trí của Ngài để suy nghĩ các ý tưởng của Ngài, ý muốn của chúng ta hiện nay được kiểm soát bởi ý muốn của Ngài; toàn thể con người chúng ta, thì giờ và các khả năng đều hoàn toàn thuộc về Ngài.Phao Lô nói tiếp: “Nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và đã phó chính mình Ngài vì tôi. ” Đức tin trong ai? Đức tin trong Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu chúng ta và phó chính mình Ngài vì chúng ta, Đấng đã được giao cho “hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất”Hãy suy nghĩ về điều đó! Bạn có thể hiểu điều đó có ý nghĩa gì chăng?Nếu bạn giao nộp ý chí cho Đức Thánh Linh và công nhận rằng Chúa Jêsus đang thật sự ngự trong đời sống bạn từng giây phút, thì bạn đang bước vào một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Chúa Cứu Thế Jêsus sẽ bắt đầu đưa rất nhiều người nam, nữ hư mất đến với chính Ngài qua đời sống đầu phục và đầy dẫy Thánh Linh của bạn.Bạn Có Thể Mong Đợi Những Kết Quả Gì Từ Sự Đầy Dẫy Đức Thánh Linh? Bây giờ đến thử nghiệm thật sự để xác định xem bạn có thật sự được đổ đầy Đức Thánh Linh hay không. Bạn có thấy mình có một tấm lòng yêu thương lớn lao hơn đối với Chúa Cứu Thế không? Bạn có quan tâm đến những người chưa biết về tình yêu và sự tha thứ của Ngài không? Bạn có đang kinh nghiệm đức tin, sự dạn dĩ, sự

Page 129: Su phuc hung hau den

tự do và quyền năng trong sự làm chứng lớn lao không? Nếu có, bạn đang được đầy dẫy Đức Thánh Linh, và Chúa Cứu Thế Jêsus đang bắt đầu thể hiện sự sống và tình yêu thương của Ngài qua bạn và trong bạn.Bạn hãy nhớ rằng Chúa Jêsus hứa chúng ta sẽ nhận được quyền phép sau khi Đức Thánh Linh giáng trên chúng ta. Sau khi nhận được quyền phép, chúng ta sẽ tự nhiên muốn làm chứng cho Ngài ở bất cứ nơi đâu (Cong Cv 1:8)Nhất định bạn sẽ có một tình thương lớn lao hơn đối với Chúa Cứu Thế, với người lân cận và với lời Ngài khi bạn được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Như Phao Lô nói trong RoRm 5:5 “Vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rãi khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta ”Cũng vậy, bông trái của Thánh Linh như lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ (GaGl 5:22-23) sẽ trở nên rõ rệt hơn trong đời sống của bạn.Tuy nhiên có một sự khác biệt giữa bông trái của Thánh Linh với ân tứ của Thánh Linh.Việc đổ đầy Thánh Linh là được ban cho quyền năng dạn dĩ để làm chứng cho Đấng Christ.Hầu hết các nhà lãnh đạo Cơ Đốc đều đồng ý với Tiến sĩ R.A Torrey là người đã nói rằng:Tôi đã đọc xuyên suốt Kinh Thánh nhiều lần, kiểm tra vấn đề này và tôi đã tuyên bố không chút ngần ngại về tính mâu thuẫn đầy thành công của Kinh Thánh, đó là không có một khúc Kinh Thánh nào trong Cựu ước hoặc Tân ước đề cập đến việc đổ đầy Đức Thánh Linh mà không liên kết với bằng chứng về sự phục vụ. Khi một Cơ Đốc nhân cứ ở trong Chúa Cứu Thế, sống trong sự đầy dẫy Thánh Linh, thì bông trái của Thánh Linh được phát triển và Cơ Đốc nhân ấy ngày càng trở nên trưởng thành về mặt thuộc linh.Sự trưởng thành (chín mùi) của bông trái Thánh Linh là một quá trình cả đời người, cứ tiếp tục mặc lấy những tâm tánh giống như Đấng Christ đang được hình thành trong đời sống của người Cơ Đốc. Một số Cơ Đốc nhân bày tỏ những bông trái của Đức Thánh Linh rõ ràng hơn những Cơ Đốc nhân khác là vì mức độ đầu phục của người ấy đối với công việc Ngài nhiều hơn.Càng nhận mình đã chết đi với tội lỗi và giao phó mình cho Chúa Cứu Thế Jêsus và cho sự sống của Ngài ở trong chúng ta, và càng để Ngài thể hiện sự sống của Ngài qua chúng ta bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, thì bông trái của Thánh Linh sẽ càng rõ rệt hơn.Mặc dầu sự trưởng thành và phát triển của bông trái Thánh Linh là một quá trình lâu dài, các ân tứ của Thánh Linh lại được ban cho ngay khi một người trở nên Cơ Đốc nhân. Theo lời Chúa trong ICôrinhtô 12, dầu mỗi một người tin Chúa được đầy dẫy Thánh Linh đều nhận được quyền năng để làm chứng, song không phải mọi Cơ Đốc nhân đều nhận được ân tứ giống nhau. Một số người được kêu gọi để

Page 130: Su phuc hung hau den

làm sứ đồ, một số làm tiên tri, những người khác làm nhà truyền giáo, mục sư, và giáo sư (Eph Ep 4:11). Vì vậy chúng ta phải để cho Chúa dẫn chúng ta vào chỗ hầu việc mà Ngài dành cho chúng ta.Đừng bắt chước chức vụ của người khác. Hãy kiên nhẫn. Đừng quyết định. Đừng tự quyết định rằng mình sẽ dùng đời sống để làm gì hoặc làm ở đâu cho Chúa. Ngài sẽ bày tỏ sự sống của Ngài trong bạn và qua bạn khi bạn tiếp tục học tập lời Ngài và cứ vâng lời và nhạy bén trước sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Qua lời Chúa, sự chỉ dẫn của Thánh Linh và sự khuyên bảo khôn ngoan của các Cơ Đốc nhân trưởng thành, bạn sẽ khám phá đâu là ý muốn của Đức Thánh Linh dành cho bạn.Khi bạn lấy đức tin cầu xin Chúa đổ đầy Thánh Linh trên bạn, là bạn bắt đầu cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất đời mình. Hãy nhớ rằng bạn đang xin được đầy dẫy Thánh Linh chứ không phải đầy dẫy bản ngã. Khi Ngài giữ quyền kiểm soát đời sống bạn, bạn sẽ trở nên càng giống Chúa Cứu Thế hơn. Đức Thánh Linh không phải là tác giả của những thái cực về cảm xúc và của sự bận rộn. Ngài đến để tôn cao Chúa Jêsus và làm sáng danh Chúa; vì vậy, khi bạn được đầy dẫy Thánh Linh, chính ao ước kiên định của bạn là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời và điều ao ước đó sẽ làm đẹp lòng và tôn vinh Chúa Cứu Thế Jêsus.Vì lý do nào Chúa Jêsus đã đến trần gian này? “Để tìm và cứu kẻ bị hư mất ” (LuLc 19:10)Điều gì làm Ngài đẹp lòng hơn hết? Chúng ta làm đẹp lòng Ngài nhiều nhất khi chúng ta góp phần hoàn thành Đại mạng lịnh truyền giáo của Ngài bằng cách đi khắp thế gian và giảng Tin lành cho mọi người bằng cách mời Ngài sống đời sống của Ngài qua chúng ta, bắt đầu tại “Jêrusalem” của mình.Làm thế nào để điều đó được hoàn thành? Bởi quyền phép của Thánh Linh.Hãy suy nghĩ đến điều đó. Bạn và tôi điều có đặc ân để được Chúa Cứu Thế phục sinh đã và đang ngự trị trong chúng ta sử dụng để Ngài có thể đến với thế giới này bằng Tin lành vinh diệu!