Stress luôn tồn tại trong thế giới chúng ta dù rằng con ...

52
BN TIN KHOA HC Số 23/Quý III/Năm 2013 TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nng 1 Thƣ của Chtịch nƣớc TRƢƠNG TẤN SANG Gửi ngành Giáo dục nhân dịp KHAI GING NĂM HC MI 2013 - 2014 Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2013 ác thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước thân mến! Nhân dịp khai giảng năm học mới 2013 - 2014 và ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Năm học 2012 - 2013, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh, sinh viên trong cả nước đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy, học tập và rèn luyện; đặc biệt có nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các thầy giáo, cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu; các em học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo đã vượt khó vươn lên trong học tập; nhiều em học sinh giỏi đạt các giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực làm rạng danh cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tôi nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả ngành Giáo dục đạt được trong năm học vừa qua. Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngành Giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh thi đua “Dạy tốt - Học tốt” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học. Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, ngành Giáo dục, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên ghi nhớ và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi các cán bộ, thầy cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới, tháng 10/1968: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó, các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”; “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”. Chúc các cô giáo, thầy giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành thích xuất sắc trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chào thân ái Trƣơng Tấn Sang C

Transcript of Stress luôn tồn tại trong thế giới chúng ta dù rằng con ...

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 1

Thƣ của Chủ tịch nƣớc TRƢƠNG TẤN SANG

Gửi ngành Giáo dục nhân dịp

KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI

2013 - 2014 Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2013

ác thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ

huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước thân mến!

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2013 - 2014 và ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”,

tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc

phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học 2012 - 2013, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, các thầy giáo, cô giáo, các

em học sinh, sinh viên trong cả nước đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều

thành tích trong giảng dạy, học tập và rèn luyện; đặc biệt có nhiều tập thể, cá nhân điển hình

tiên tiến, các thầy giáo, cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu; các em học sinh nghèo ở vùng

sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo đã vượt khó vươn lên trong học tập; nhiều em học

sinh giỏi đạt các giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực làm rạng danh cho thế

hệ trẻ Việt Nam. Tôi nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả ngành Giáo dục

đạt được trong năm học vừa qua.

Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị

Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngành Giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chương

trình, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; quan tâm phát triển và

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh thi đua “Dạy tốt

- Học tốt” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học.

Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, ngành Giáo dục, các

thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên ghi nhớ và thực hiện tốt lời dạy

của Bác Hồ trong thư gửi các cán bộ, thầy cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân

dịp đầu năm học mới, tháng 10/1968: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp

cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó, các ngành, các cấp Đảng và chính quyền

địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về

mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”; “Dù khó khăn đến

đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư

tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải

quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh

cao của khoa học và kỹ thuật”.

Chúc các cô giáo, thầy giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và toàn thể

các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành thích xuất sắc trong năm học mới. Chúc sự

nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa.

Chào thân ái Trƣơng Tấn Sang

C

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 2

DIỄN VĂN KHAI GIẢNG cao đẳng khoá VII, TCCN khoá 37 và PHÁT ĐỘNG THI ĐUA

năm học 2013- 2014

Kính thƣa: - Quý vị đại biểu,

- Quý thầy cô giáo, cán bộ viên chức, - Các em học sinh sinh viên thân mến!

rong không khí hân hoan chào đón năm

học mới, hôm nay ngày 29/9/2013,

Trường Cao đẳng Thương mại long

trọng tổ chức lễ khai giảng cho các lớp cao đẳng

khóa VII, TCCN khóa 37 và phát động phong

trào thi đua năm học mới 2013-2014.

Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Cán bộ

viên chức (CBVC) và học sinh, sinh viên

(HSSV) toàn trường, xin nhiệt liệt chào mừng

quý vị đại biểu, khách mời, các cơ quan thông

tấn báo chí, các nhà tài trợ, đơn vị liên kết đào

tạo, các trường bạn, quý thầy cô giáo đại diện

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn cơ sở, các

phòng, khoa, bộ môn, trung tâm, cố vấn học tập,

đại diện HSSV các lớp đã dành thời gian về dự

buổi lễ . Sự có mặt của Quý vị đại biểu, quý vị

khách quý, các đơn vị bạn tại buổi lễ trang trọng

này là nguồn động viên to lớn đối với thầy và trò

Trường Cao đẳng Thương mại, đánh dấu sự

khởi đầu của một năm học mới tràn đầy niềm tin

và hy vọng vào những thắng lợi mới, vững chắc

hơn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà

trường.

Đặc biệt, xin nhiệt liệt chào mừng và chúc

mừng gần 2.000 tân sinh viên cao đẳng khóa VII

và TCCN khóa 37. Sau thời gian tham gia thi

tuyển và xét tuyển; kể từ giờ phút này, các em

vinh dự trở thành HSSV của Trường Cao đẳng

Thương mại, một ngôi trường có bề dày truyền

thống, kinh nghiệm 40 năm đào tạo cán bộ cho

ngành và cho xã hội.

Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo

và các em HSSV thân mến! Năm học vừa qua

là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, là năm

học kỷ niệm 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra

lời kêu gọi thi đua ái quốc. Đối với trường ta

phong trào thi đua phát động ngay từ đầu năm

học nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40

năm thành lập trường. Cán bộ, giảng viên, viên

chức và HSSV toàn trường đã đồng tâm, hiệp

lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Một

số kết quả hoạt động nổi bật trong năm học vừa

qua đã được Hội nghị viên chức đánh giá về các

mặt công tác sau:

- Về công tác tuyển sinh: Công tác tuyển

sinh bậc cao đẳng chính quy và bồi dưỡng ngắn

hạn vượt chỉ tiêu kế hoạch Bộ giao. Quy trình

tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo

đầy đủ điều kiện để thí sinh an tâm thi tuyển.

Quá trình thi tuyển diễn ra an toàn, chất lượng;

công tác thanh tra, giám sát hiệu quả, không có

trường hợp nào vi phạm kỷ luật bị đình chỉ thi.

Công tác chấm thi được thực hiện theo đúng

Quy chế. Đặc biệt năm nay, Trường phối hợp

với Công ty cổ phần Đào tạo Du lịch Hoàng

Long triển khai chương trình đào tạo theo nhu

cầu xã hội cho trên 300 tân sinh viên cao đẳng

ngành Du lịch. Những sinh viên này được kiến

tập, thực tập tốt nghiệp tại hệ thống Du lịch

thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam và khi ra

trường được bố trí việc làm.

- Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Thực hiện kế hoạch giờ giảng năm học 67.884

tiết; tăng 11.560 tiết so với năm học trước. Tỷ lệ

tăng: 20,5%. Ban hành kịp thời một số văn bản

phục vụ công tác quản lý và triển khai hoạt động

chuyên môn. Biên soạn và thẩm định 24 đề

T

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 3

cương chi tiết học phần (ĐCCTHP) trình độ cao

đẳng; rà soát 70 ĐCCTHP, 2 bài thực hành, 4

bài giảng dùng chung; 4 chương trình đào tạo

bậc cao đẳng chất lượng cao và 8 chương trình

đào tạo mới, 12 giáo trình bậc cao đẳng. Phối

hợp tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc

tế, xuất bản 4 bản tin khoa học với nhiều bài viết

có nội dung phong phú và đa dạng, xúc tiến

quan hệ hợp tác với Trường Ngân hàng Thụy Sĩ

Á Châu về tổ chức đào tạo trực tuyến. Công bố

chuẩn đầu ra các ngành đào tạo mới, hoàn thành

67 bộ đề thi kết thúc học phần.

- Kết quả học tập, rèn luyện và tốt nghiệp: Tỷ lệ học sinh học tập khá, giỏi, xuất sắc là

40,1%, so với năm học trước tăng 9,6%; Tỷ lệ

học sinh tốt nghiệp bình quân 89,6%, so với

năm học trước tăng 3,7%; kết quả rèn luyện của

toàn trường loại “xuất sắc, tốt, khá” đạt 87,4%,

tăng 6,1% so với năm học trước. Thực hiện tốt

công tác GVCN/CVHT, đồng thời, triển khai

kịp thời những chủ trương của Nhà trường đến

HSSV hàng tháng.

- Xây dưng và phát triển đội ngũ: Công tác

tổ chức, quy hoạch, tuyển dụng, thực hiện chế

độ chính sách được thực hiện kịp thời, đúng quy

trình, có hiệu quả; đảm bảo số lượng và chất

lượng CBVC và đảm bảo đội ngũ cán bộ chủ

chốt đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của

nhà trường. Số lượng giảng viên có trình độ thạc

sỹ và NCS tăng đáng kể, hiện tại có 23 NCS

trong và ngoài nước. Số lượng HSSV trên 1

giảng viên giảm đáng kể so với năm học trước.

- Công tác đầu tư cơ sở vật chất: Nhà trường

trang bị phòng học, phòng thực hành, thư viện

điện tử, phần mềm đào tạo tín chỉ, phòng học

chất lượng cao, ngày càng hiện đại, đảm bảo cho

HSSV và giảng viên học tập, giảng dạy, nghiên

cứu và công tác. Đồng thời được UBND TP. Đà

Nẵng cấp 20 hecta đất tại xã Hòa Sơn để xây

dựng phát triển nhà trường lên mô hình trường

đại học trong tương lai, Huyện Bắc Trà My cấp

1,5 hecta đất tại huyện Bắc Trà My để xây dựng

nhà truyền thống nhân kỷ niệm 40 năm thành

lập trường.

- Về kết quả phong trào thi đua: Tập thể lao

động xuất sắc đạt tỷ lệ 80% tăng 26,6% so với

năm học trước. 5 tập thể được đề nghị tặng bằng

khen của Bộ Công Thương, so với năm học

trước tăng 03 tập thể. Danh hiệu chiến sỹ thi đua

cơ sở đạt 21,4%, tăng 9,8 % so với năm học

trước; đề nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi

đua cấp Bộ cho 1 CBGV, tặng bằng khen cấp

Bộ cho 8 CBGV. Ngoài ra, do tích lũy thành

tích nên nhiều cá nhân được đề nghị Thủ tướng

Chính phủ tặng bằng khen, Chiến sỹ thi đua toàn

quốc … Đặc biệt được Chủ tịch UBND TP. Đà

Nẵng tặng Cờ thi đua xuất sắc thuộc Cụm thi

đua khối các trường cao đẳng công lập và 2 cá

nhân được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng

bằng khen; Công đoàn cơ sở và Đoàn thanh niên

được xếp loại thi đua xuất sắc năm học. Nhà

trường khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt

thành tích nổi bật về công tác huấn luyện tự vệ,

học tập nâng cao trình độ, giáo viên chủ nhiệm,

cố vấn học tập, công tác biên soạn chương trình

đào tạo mới, giảng dạy kỹ năng mềm góp phần

mang lại nguồn thu cho Trường.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo

và các em HSSV thân mến!

Phát huy thành tích đã đạt được trong năm

học vừa qua, năm học 2013-2014 có nhiều ý

nghĩa đối với trường ta, năm học tiếp tục thực

hiện chiến lược phát triển trường đến năm 2015,

tầm nhìn 2025, tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm

thành lập trường và đón Huân chương Độc lập

hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng nhằm tôn

vinh giá trị truyền thống và vinh danh những thế

hệ thầy cô giáo, CBVC, HSSV đã và đang học

tập, công tác tại trường. Vinh dự, tự hào và trách

nhiệm lớn lao đối với thế hệ thầy và trò chúng ta

ngày hôm nay được sống, cống hiến và trưởng

thành, tiếp tục tiếp bước cha anh viết nên những

trang truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Để làm được việc đó, trong năm học này,

chúng ta tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ

và giải pháp sau đây:

1. Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết

của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ trọng tâm của

ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và

đào tạo.

2. Từng bước thực hiện thắng lợi chiến lược

phát triển trường đến năm 2015 và tầm nhìn

2025, chuẩn bị mọi nguồn lực để nâng cấp lên

trường đại học vào năm học 2015-2016.

3. Quyết tâm hoàn thành khối lượng trên

65.000 tiết giảng trên lớp, số tuần thực hành

thực tập theo kế hoạch đã được phê duyệt. Củng

cố, hoàn thiện và nâng cao các chuyên ngành đã

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 4

và đang đào tạo, đào tạo song ngành và đào tạo

chất lượng cao, đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Tiếp tục biên soạn giáo trình, đề cương chi tiết

học phần, tích cực triển khai công tác NCKH

trong CBGV và HSSV, phối hợp tham gia hội

thảo khoa học quốc tế với Trường Đại học

Thương mại.

4. Tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo,

đặc biệt tăng cường công tác quản lý giảng dạy,

quản lý học tập, thực hiện nghiêm quy chế thi,

kiểm tra và đánh giá, làm tốt công tác khảo thí

và đảm bảo chất lượng, bảo đảm chuẩn đầu ra

như đã công bố, nói không với tiêu cực trong thi

cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Tiếp tục

mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo,

các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế có uy tín.

5. Thực hiện kết quả quy hoạch cán bộ để bổ

nhiệm cán bộ cấp trường, cấp phòng, khoa bộ

môn thuộc trường và thuộc khoa đúng quy định,

đáp ứng kịp thời công tác cán bộ theo yêu cầu

nhiệm vụ mới của nhà trường, tích cực tuyển

dụng bổ sung đội ngũ, đặc biệt quan tâm nâng

cao chất lượng đội ngũ, nâng cao trình độ chính

trị, chuyên môn, nhất là trình độ thạc sỹ, tiến sỹ,

phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% giảng viên

có trình độ thạc sỹ, trong đó từ 10% đến 20% có

trình độ tiến sỹ, đáp ứng đề án nâng cấp trường

lên trường đại học.

6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn

lực tài chính, tăng cường hoạt động có thu nhằm

đảm bảo đời sống và thu nhập cho CBVC đồng

thời phục vụ đầu tư, xây dựng và phát triển

trường.

7. Tổ chức các hoạt động thi đua lập thành

tích kỷ niệm 40 năm thành lập trường; đồng thời

xây dựng tiêu chí thi đua và triển khai kế hoạch

thi đua theo đợt với tư cách là đơn vị Cụm

trưởng của Cụm thi đua khối các trường cao

đẳng thuộc các Bộ, ngành trong TP. Đà Nẵng.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo!

Nhân dịp khai giảng năm học mới, thay mặt lãnh

đạo, CBVC nhà trường, tôi có vài lời gửi đến tân

học sinh sinh viên khóa mới như sau:

Các em tân HSSV thân mến, trước hết thầy

xin chúc mừng các em đã vượt qua kỳ thi tuyển,

xét tuyển để trở thành HSSV của Trường Cao

đẳng Thương mại. Nhà trường đã tổ chức đón

tiếp, làm thủ tục nhập học và thực hiện tuần học

chính trị đầu khóa, các em đã được trang bị về

truyền thống xây dựng và phát triển của nhà

trường, các em được tư vấn về chuyên ngành

đào tạo mà các em đã chọn, được nghe phổ biến

nội quy quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ,

mục tiêu kiến thức cần đạt được cho từng học kỳ

năm học... Đó là những kiến thức cơ bản đầu

tiên để giúp các em xác định động cơ, thái độ

học tập. Các em nên nhớ rằng, để có được tấm

bằng tốt nghiệp làm hành trang cho các em ra

trường lập thân, lập nghiệp hoặc học nâng cao

thì ngoài sự tận tụy của quý thầy cô, CBVC nhà

trường, sự hy sinh cao cả của cha mẹ là chưa đủ,

mà thực tế cho thấy để đạt được thành công trên

con đường học vấn là do chính sự phấn đấu nỗ

lực của các em quyết định. Mặc dù lần đầu tiên

sống xa gia đình, người thân, điều kiện ăn, ở còn

nhiều khó khăn, mới lạ, thầy hy vọng các em sẽ

nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập,

sinh hoạt mới, phát huy tinh thần tự học, tự

nghiên cứu, cố gắng, chủ động chiếm lĩnh kiến

thức để đạt được những kết qủa cao nhất trong

học tập và rèn luyện và nghiên cứu khoa học để

không phụ lòng cha, mẹ, thầy cô, xứng đáng với

truyền thống của các thế hệ HSSV Trường Cao

đẳng Thương mại.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo

và các em HSSV thân mến!

Trong không khí náo nức của ngày khai

giảng, tôi xin thay mặt lãnh đạo Nhà trường, các

thầy cô giáo và HSSV trong toàn trường, bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm lãnh đạo

của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo,

UBND TP. Đà Nẵng, các sở, ban ngành, các tổ

chức đoàn thể và các doanh nghiệp, các nhà tài

trợ và các trường bạn đã đồng hành với nhà

trường trong thời gian qua, giúp đỡ và tạo điều

kiện nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với niềm phấn khởi, tự hào và tin tƣởng,

tôi xin tuyên bố Khai giảng năm học 2013-

2014 và phát động thi đua trong toàn trƣờng.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc các vị đại biểu, quý

vị khách quý, các thầy giáo, cô giáo, CBVC và

các em HSSV mạnh khỏe, đạt nhiều thắng lợi

trong giảng dạy, học tập và công tác.

Xin trân trọng cảm ơn!

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 5

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI

trong xu hƣớng

PHÁT TRIỂN và TỰ CHỦ

ThS. Nguyễn Tiền Tiến, Phó Hiệu trƣởng

Trong nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang hướng tới, tất cả các lĩnh vực của

nền kinh tế ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh. Giáo dục cũng không

nằm ngoài xu thế đó. Để tồn tại và phát triển, các cơ sở giáo dục đào tạo phải không

ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng. Định hướng của Ngành trong những năm tới là ngày

càng tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Để không ngừng phát triển và

tăng cường tính tự chủ, cần phải thực hiện nhiều giải pháp, bài viết này chỉ giới hạn trong

việc trình bày định hướng đa dạng hóa loại hình đào tạo bằng các Chương trình bồi dưỡng

của Trường Cao đẳng Thương mại.

Quy định liên thông hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và sẽ hạn chế loại hình

đào tạo liên thông. Tác động rõ rệt nhất của quy định này là số lượng thí sinh đăng ký thi

tuyển vào các trường cao đẳng nói chung giảm từ 1/3 đến 1/2 so với năm ngoái.

Ở trường ta, thí sinh đăng ký là 6.500 so với năm ngoái là 12.500. Tác động này dẫn

đến đào tạo liên thông ở trường ta năm nay dự kiến sẽ chỉ còn khoảng 1/3 so với quy mô

năm ngoái. Quy mô đào tạo liên thông giảm xuống tác động đến nhiều yếu tố, trong đó có

yếu tố thu nhập của nhà trường.

Ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập là một chỉ tiêu Nghị quyết Hội nghị công

chức nhà trường hàng năm đề ra. Đạt được chỉ tiêu này mới ổn định cuộc sống của cán bộ

công chức, mới tạo ra môi trường an tâm, phấn khởi để làm việc lâu dài. Vì thế, trước khó

khăn về đào tạo liên thông đòi hỏi nhà trường phải tìm các loại hình đào tạo mới: Đa dạng

hóa loại hình đào tạo.

Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian gần đây, từ định hướng của nhà trường đã

triển khai xuống các khoa xây dựng các Chương trình bồi dưỡng mới. Bước đầu, đã xây

dựng được một số Chương trình bồi dưỡng mới: Bồi dưỡng Phân tích và Đầu tư chứng

khoán; Bồi dưỡng Báo cáo quyết toán thuế; Bồi dưỡng Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập

khẩu; Bồi dưỡng Thực hành kế toán.

Tiếp đến, cần xem xét lại các chương trình bồi dưỡng hiện có, khảo sát nhanh nhu cầu

bồi dưỡng, từ đó tu chỉnh cho phù hợp; Chẳng hạn, tu chỉnh về nội dung và thời lượng các

Chương trình bồi dưỡng Du lịch, Chương trình bồi dưỡng Quản lý chợ...

Đồng thời, chúng ta còn có thể phát triển thêm nhiều Chương trình bồi dưỡng mới

nữa. Chẳng hạn, Chương trình bồi dưỡng Quản trị viên cấp thấp và cấp trung; Chương

trình bồi dưỡng Nhân viên bán hàng; Chương trình bồi dưỡng Marketing truyền thống và

Marketing điện tử (E.marketing); Chương trình bồi dưỡng Quy trình thực hành kế toán

(cho đối tượng SV mới ra trường, để có thể làm việc ngay các phần hành kế toán tại các

doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải bồi dưỡng mất thời gian từ 1 đến 3 tháng như

thực tế hiện nay).

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 6

Để xây dựng được các Chương trình bồi dưỡng mới, chúng ta cần phải thực hiện các

giải pháp sau đây:

1. Quán triệt quan điểm, định hướng của nhà trường đến các khoa và các giảng viên,

từ đó tạo đồng thuận và quyết tâm cao. Xây dựng cái mới bao giờ cũng khó khăn, thậm

chí thất bại, nhưng không vì thế mà chúng ta không làm, không hành động;

2. Lựa chọn những giảng viên lâu năm, có kiến thức và kinh nghiệm, tạo thành một

nhóm xây dựng Chương trình bồi dưỡng. Các giảng viên lâu năm phải gương mẫu đi đầu

trong việc xây dựng Chương trình bồi dưỡng mới, vừa góp phần tạo nên uy tín và chất

lượng chuyên ngành của khoa, vừa tạo môi trường cho các giảng viên mới rèn luyện kỹ

năng, tiếp cận với thực tiễn. Thực tế là rất nhiều giảng viên mới vào nghề ở trường ta còn

hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp (năng lực thực hành). Bởi vì, ở bậc đại học, sinh viên hầu

như không được thực hành nghề nghiệp; Mặt khác, rời ghế trường đại học, trải qua 1 năm

tập sự là trở thành giảng viên Trường cao đẳng Thương mại, cơ hội tiếp xúc và hiểu biết

thực tế không nhiều. Trong khi đó, để giảng dạy kiến thức chuyên ngành tốt, đòi hỏi

giảng viên phải có thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp. Xây dựng các Chương trình bồi

dưỡng là môi trường để các giảng viên mới vào nghề bù đắp được những hạn chế nêu

trên;

3. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, trước khi xây dựng những Chương trình bồi dưỡng mới

nên đi khảo sát thực tế. Chỉ có đáp ứng nhu cầu thực tế thì những Chương trình bồi dưỡng

mới “sống” lâu được. Không ngừng cải tiến, tu chỉnh cho phù hợp với thực tế là việc làm

cần thiết để các Chương trình bồi dưỡng ngày càng hoàn thiện, có chất lượng cao;

4. Hiện nay, các trường đại học và cao đẳng cũng đã và đang xây dựng Chương trình

bồi dưỡng. Vì thế, chúng ta có thể hợp tác với các trường khác để xây dựng Chương trình

bồi dưỡng; Chẳng hạn, Trường Đại học Ngoại thương đang bồi dưỡng Nghiệp vụ kinh

doanh xuất nhập khẩu, Trường Đại học Thương mại đang bồi dưỡng Quản trị viên,

Marketing, Trường Đại học kinh tế cũng đang có một số Chương trình bồi dưỡng; Hoặc

là chúng ta mời các trường khác tham gia với tư cách phản biện, góp ý;

5. Để khuyến khích xây dựng và giảng dạy các Chương trình bồi dưỡng mới, nhà

trường đã nâng đơn giá giờ giảng lên 1,5 lần so với đơn giá bình thường. Tuy nhiên, có

thể mạnh dạn khuyến khích giảng viên và khoa bằng cách 2-3 lớp bồi dưỡng đầu tiên nhà

trường chỉ bù đắp các chi phí thực tế cần thiết, còn phần thu nhập còn lại trả cho giảng

viên và khoa. Mặt khác, nếu khoa nào đi đầu trong việc phát triển Chương trình bồi

dưỡng, nhà trường nên có hình thức đánh giá, khen thưởng phù hợp với công lao của họ.

Duy trì và phát triển loại hình bồi dưỡng ngắn hạn là định hướng chiến lược lâu dài

của nhà trường. Lý do để lựa chọn định hướng chiến lược này, như đã trình bày ở trên, đó

là quan điểm “Giảng viên có kỹ năng nghề nghiệp tốt mới có thể giảng dạy kiến thức tốt,

nhất là kiến thức quản trị”. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển và giảng dạy các Chương

trình bồi dưỡng còn xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, thu nhập nữa. Trước những khó

khăn, thách thức hiện nay mỗi cơ sở đào tạo đều tìm cho mình một hướng đi thích hợp.

Dù hướng đi thế nào thì điều chủ yếu cũng phải phát huy trí tuệ của tập thể đội ngũ cán bộ

giáo viên trong nhà trường. Đó là sức mạnh to lớn nhất, quý giá nhất đối với bất kỳ tổ

chức nào.

Từ những định hướng cơ bản đã nêu, bài viết còn hy vọng như một lời động viên, kêu

gọi để mọi cán bộ giảng viên cùng hướng vào một công việc khó khăn, nhưng đầy ý nghĩa

đối với nhà trường.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 7

ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO

tại Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại

NCS. Nguyễn Hoàng Tứ, Trƣởng phòng Đào tạo

Trường Cao đẳng Thương mại tiền thân là Trường Nghiệp vụ Thương nghiệp

Trung-Trung bộ, được thành lập ngày 27/3/1973. Ngày 26/6/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo có

Quyết định số 3167/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập Trường Cao đẳng Thương mại trên cơ

sở Trường Trung học Thương mại TWII. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có

trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực thương mại và du lịch trên phạm vi

cả nước, trọng tâm là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Qua 40 năm tồn tại và phát triển, Nhà trường đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy trong

đào tạo. Hàng chục ngàn học sinh ra trường đã và đang phát huy hiệu quả tốt, nhiều người

đang giữ trọng trách trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự phát

triển của Nhà trường ngày càng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của các

tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Căn cứ chiến lược phát triển trường đến năm 2015 và tầm nhìn 2025 là chuẩn bị mọi

nguồn lực để năm 2015 trở thành Trường Đại học. Để đạt được mục tiêu chiến lược, Nhà

trường đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của từng học kỳ và năm học. Năm học 2012-2013, Nhà

trường đã chú trọng đến ba khâu chủ yếu, đó là xây dựng và phát triển đội ngũ, đầu tư cơ sở

vật chất và biên soạn chương trình đào tạo ngành mới nhằm mở rộng quy mô và đa dạng hóa

các loại hình đào tạo, đáp ứng yêu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho ngành và xã hội. Để thực

hiện tốt nhiệm vụ về công tác đào tạo của một trường cao đẳng, đưa sự nghiệp giáo dục và

đào tạo của trường ngày càng phát triển, nhà trường đã triển khai các giải pháp thích hợp.

Hiểu rõ những khó khăn thách thức trong giai đoạn hiện nay, tập thể đội ngũ lãnh đạo nhà

trường đã tìm hướng khắc phục, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng những cơ hội, tiềm năng thế

mạnh để phát triển công tác đào tạo. Một trong các giải pháp mang tính thực tế, hiệu quả đó

là nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm xã hội trong xu thế phát triển, nhu cầu đa dạng phong phú

về sử dụng nguồn lực hiện nay của xã hội và địa phương, tìm hiểu đặc điểm nhu cầu, đối

tượng khác nhau của người học, căn cứ khả năng tiềm lực của nhà trường, từ đó đa dạng hóa

các loại hình đào tạo để đáp ứng một cách kịp thời, hiệu quả.

Đối với ngành đào tạo, Nhà trường đã chuyển đổi 4 ngành (Quản trị kinh doanh,

Marketing, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán) với 9 chuyên ngành (Quản trị doanh nghiệp

thương mại, Quản trị kinh doanh xăng dầu, Marketing thương mại, Thương mại quốc tế, Tài

chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Kế toán khách sạn-nhà hàng, Kế toán

thương mại và dịch vụ); Xây dựng và trình Bộ Giáo dục - Đào tạo phê duyệt 6 ngành đào tạo

mới (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn

uống, Kinh doanh thương mại, Bảo hiểm, Kiểm toán) với 5 chuyên ngành (Quản trị kinh

doanh du lịch, Quản trị kinh doanh khách sạn, Quản trị kinh doanh nhà hàng, Kinh doanh bảo

hiểm, Kiểm toán doanh nghiệp); Phát triển 2 chuyên ngành đào tạo mới (Quản trị doanh

nghiệp công nghiệp, Truyền thông Marketing); Tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp,

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 8

trên cơ sở đó rà soát các ngành và chuyên ngành đã đào tạo và có HSSV tốt nghiệp ra trường

nhằm điều chỉnh, bổ sung các học phần cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Năm học 2013-2014, Nhà trường chủ trương đa dạng hóa các ngành, nghề đào tạo nhằm đáp

ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và cả nước.

CÁC NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013-2014 I. Bậc cao đẳng chính quy

TT Ngành/chuyên ngành

I Ngành Quản trị kinh doanh

1. Quản trị doanh nghiệp thương mại

2. Quản trị doanh nghiệp công nghiệp

3. Quản trị kinh doanh xăng dầu

II Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

1. Quản trị kinh doanh du lịch

III Ngành Quản trị khách sạn

1. Quản trị kinh doanh khách sạn

IV Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

1. Quản trị kinh doanh nhà hàng

V Ngành Marketing

1. Marketing thương mại

2. Truyền thông Marketing

VI Ngành Kinh doanh thương mại

1. Thương mại quốc tế

VII Ngành Tài chính-Ngân hàng

1. Tài chính doanh nghiệp

2. Ngân hàng

VIII Ngành Bảo hiểm

1. Kinh doanh bảo hiểm

IX Ngành Kế toán

1. Kế toán doanh nghiệp

2. Kế toán khách sạn-nhà hàng

3. Kế toán thương mại và dịch vụ

X Ngành Kiểm toán

1. Kiểm toán doanh nghiệp

II. Bậc cao đẳng liên thông

TT Ngành/chuyên ngành

I Ngành Quản trị kinh doanh

1. Quản trị doanh nghiệp thương mại

II Kế toán

1. Kế toán doanh nghiệp

2. Kế toán khách sạn-nhà hàng

3. Kế toán thương mại và dịch vụ

III. Bậc TCCN chính quy

TT Ngành/chuyên ngành

I Ngành Quản trị kinh doanh

1. Quản trị doanh nghiệp thương mại

II Kế toán

1. Kế toán doanh nghiệp

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 9

2. Kế toán khách sạn-nhà hàng

3. Kế toán thương mại và dịch vụ

IV. Bậc TCCN vừa làm vừa học

TT Ngành/chuyên ngành

I Ngành Quản trị kinh doanh

1. Quản trị doanh nghiệp thương mại

II Kế toán

1. Kế toán doanh nghiệp

2. Kế toán thương mại và dịch vụ

V. Đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn

TT Loại hình

1 Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và khí đốt hóa lỏng

2 Cửa hàng trưởng xăng dầu

3 Nghiệp vụ buồng, bàn-bar, lễ tân

4 Hướng dẫn viên du lịch

5 Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

6 Nghiệp vụ kinh doanh thương mại

7 Thực hành kế toán

8 Kế toán trưởng

9 Nghiệp vụ quản lý chợ

10 Bán hàng siêu thị

Có thể nói, Nhà trường đã đầu tư khá nhiều công sức vào việc xây dựng và phát triển các

ngành, nghề đào tạo đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và

xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đối với loại hình đào tạo, Nhà trường tổ chức hội thảo và khảo sát nhu cầu của doanh

nghiệp để xác định loại hình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhằm đảm bảo vừa nâng cao được

năng lực chuyên môn, vừa hoàn thành kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với hệ

chính quy, Nhà trường tổ chức đào tạo ngành thứ hai để khi tốt nghiệp, sinh viên nhận được

hai bằng. Nhà trường liên kết với Công ty Cổ phần Đào tạo-Du lịch Hoàng Long (Hiệp hội

du lịch Việt Nam) tuyển sinh và đào tạo từ năm học 2013-2014 với ba chuyên ngành: Quản

trị kinh doanh du lịch, Quản trị kinh doanh khách sạn, Quản trị kinh doanh nhà hàng nhằm

cung ứng nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Công ty Cổ phần Du lịch-Đào tạo Hoàng Long

chịu trách nhiệm bồi dưỡng kỹ năng mềm, bố trí sinh viên thực tập và giới thiệu việc làm cho

sinh viên tại các đơn vị kinh doanh du lịch. Đối với bậc TCCN, Nhà trường tuyển sinh và đào

tạo các chuyên ngành xã hội đang có nhu cầu và đảm bảo cho học sinh được học liên thông

lên các bậc học cao hơn. Đối với loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, Nhà trường tổ chức

lớp học tại địa phương hoặc tại doanh nghiệp để học viên vừa học lý thuyết vừa thực hành

ngay tại đơn vị.

Qua 7 năm nâng cấp thành trường cao đẳng, công tác đào tạo của Trường Cao đẳng

Thương mại đã có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước, từ việc chuẩn hóa

đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, đến việc xây dựng các chương trình

đào tạo phù hợp, mở rộng, đa dạng các loại hình, thích ứng với nhu cầu sử dụng nhân lực của

xã hội. Công tác đào tạo của nhà trường đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp

nguồn nhân lực có chất lượng không chỉ cho các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên mà

còn cho cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Thương mại đến năm 2015 và tầm nhìn 2025.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 10

LẬP DỰ ÁN BẰNG PHƢƠNG PHÁP

TIẾP CẬN KHUNG LOGIC

NCS. Nguyễn Tri Vũ, Trƣởng Phòng Khoa học và Đối ngoại

hằm giúp cho các tổ chức tham gia đề xuất dự án tìm nguồn tài trợ từ EU

có kỹ năng cần thiết và phù hợp để hy vọng nhận được tài trợ; vừa qua

(tháng 4/2013), Ban Quản lý Dự án EU MUTRAP đã tổ chức lớp tập huấn

“Hướng dẫn xây dựng đề xuất xin tài trợ theo quy trình của EU”. Sau khóa học, người viết

nhận thấy phương pháp tiếp cận khung logic là một công cụ rất hay để lập dự án; hơn nữa

nó cũng có thể được vận dụng trong nhiều tình huống khác như nghiên cứu khoa học, giải

quyết các vấn đề hay công việc thường ngày của các tổ chức, cá nhân. Bài viết này nhằm

chia sẻ với người đọc tóm tắt về lý thuyết phương pháp tiếp cận khung logic trong việc lập dự

án và qua đó gợi ý để vận dụng cho những trường hợp khác.

Phương pháp tiếp cận khung logic (Logical Framework Approach - LFA) là phương

pháp phân tích để lập dự án trên cơ sở tiến hành một quy trình chặt chẽ, có hệ thống từ khi

bắt đầu hình thành ý tưởng đến khi hoàn thành một hồ sơ dự án hay kế hoạch công việc.

Những nguyên lý chính của phương pháp này là sử dụng tư duy hệ thống; có sự tham gia của

nhiều bên; công não để đưa ra nhiều ý kiến; so sánh, sắp xếp và phân tích quan hệ nhân quả;

từ mục tiêu mà xác định kết quả cần đạt được, từ kết quả suy ngược lại các hoạt động, từ hoạt

động đi tìm các giả thiết và biện luận những tình huống rủi ro, đưa ra các giải pháp khắc phục

để đảm bảo dự án khả thi và thành công một cách bền vững.

Đối với một dự án, vòng đời của nó có 3 giai đoạn cơ bản là: 1) Chuẩn bị, lập kế hoạch;

2) Triển khai thực hiện; 3) Đánh giá. Trong đó, chuẩn bị, lập kế hoạch hay lập dự án là giai

đoạn đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án. Lập dự án bằng

phương pháp phù hợp, có cơ sở khoa học và thực tiễn thì dự án sẽ khả thi, đạt đến sự thành

công cao và ngược lại sẽ là sự lãng phí to lớn đối với các bên liên quan và xã hội nói chung.

Để lập nên một dự án, quy trình cơ bản gồm có hai giai đoạn là phân tích và lập kế

hoạch.

1. Giai đoạn phân tích Giai đoạn này bắt đầu từ ý tưởng về dự án và kết thúc là xác định mục tiêu cụ thể của

dự án cùng với phương án và giải pháp để đạt được mục tiêu ấy. Cụ thể, giai đoạn này có 4

bước công việc:

1.1. Phân tích các bên liên quan

Phân tích các bên liên quan là xác định những cá nhân, hộ gia đình, nhóm xã hội và tổ

chức có liên quan đến dự án; mô tả đặc điểm, vai trò và đánh giá năng lực của họ. Mỗi dự án

thường có nhiều bên liên quan, chủ yếu là về mặt quyền lợi và nghĩa vụ từ thành công hay

thất bại của dự án. Họ có thể là bên hưởng lợi, bên đóng góp, bên thực hiện dự án hay bên bị

tác động tiêu cực… Xác định đúng và phân tích đầy đủ, kỹ lưỡng về các bên liên quan là

nhằm phát huy tốt nhất sự tham gia, đóng góp của họ; có biện pháp để tối đa hóa lợi ích và tối

thiểu hóa các tác động tiêu cực cho các bên từ dự án; góp phần cho dự án thành công.

N

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 11

Trên cơ sở ý tưởng về dự án với mục tiêu tổng thể và lĩnh vực cần can thiệp, phân tích

các bên liên quan là trả lời các câu hỏi như: Chúng ta đang phân tích vấn đề và cơ hội của ai?

Những ai liên quan đến dự án? Ai sẽ hưởng lợi và ai sẽ thua thiệt từ dự án ? Họ có đặc điểm,

vai trò, năng lực gì trong dự án? Họ được và mất gì từ dự án, bằng cách nào và khi nào?...

Kết thúc bước phân tích này, chúng ta sẽ có được các nhóm đối tượng liên quan đến dự

án; trong đó, những đối tượng (bên liên quan) thuộc nhóm quan trọng được phân tích một

cách chi tiết để làm cơ sở cho bước phân tích tiếp theo.

1.2. Phân tích vấn đề

Phân tích vấn đề là xác định những vấn đề (cái gì) liên quan đến lĩnh vực của dự án

đang tồn tại và nguyên nhân của nó (tại sao). Một dự án thường có nhiều vấn đề liên quan

chặt chẽ với nhau; cái này là do cái kia; cái kia là hậu quả của cái trước đó. Kết quả của phân

tích vấn đề là “cây vấn đề” với nhiều vấn đề liên kết với nhau theo trật tự nhân quả.

Các vấn đề được nêu ra là những mệnh đề phản ánh tình trạng tiêu cực trong hiện tại.

Việc phân tích có nhiều người (đặc biệt là các bên liên quan) cùng tham gia sẽ đảm bảo nêu

ra được nhiều vấn đề cụ thể. Từ các vấn đề đó, sắp xếp lại theo một trật tự dựa trên quan hệ

nhân quả sẽ có được cây vấn đề. Gốc của cây vấn đề là vấn đề có tính nguyên nhân gốc rễ,

sâu xa nhất; thân của cây vấn đề là những vấn đề trung gian và cuối cùng là các ngọn của cây

vấn đề có ý nghĩa như là hậu quả cuối cùng (trong phạm vi phân tích). Một cây vấn đề được

phân tích sâu sắc, đầy đủ và xây dựng chính xác là cơ sở để tiếp tục phân tích mục tiêu của

dự án.

Trong bước phân tích này cần lưu ý xác định đâu là các vấn đề chính cần can thiệp và

những vấn đề không phù hợp với dự án cần được sàng lọc và loại bỏ.

1.3. Phân tích mục tiêu Phân tích mục tiêu là phân tích để xác định những điều được mong đợi. Cơ sở của bước

phân tích này là cây vấn đề đã được xây dựng ở bước trên. Cách thực hiện là chuyển các

“tình trạng tiêu cực” ở cây vấn đề thành “tình trạng tích cực” mà dự án mong muốn đạt được

và có thể đạt được trong thực tế. Nếu trong cây vấn đề, các tình trạng tiêu cực có quan hệ

nhân quả với nhau thì bây giờ chúng ta có một cây mới được gọi là “cây mục tiêu” với những

tình trạng tích cực cũng có mối quan hệ nhân quả theo nguyên lý phương tiện và kết quả.

Không phải mọi vấn đề (tiêu cực) được phủ định giản đơn sẽ trở thành mục tiêu (tích cực).

Do vậy, cần phân tích và điều chỉnh, bổ sung hoặc lược bỏ các tình trạng để đảm bảo tính

đúng đắn, logic, chặt chẽ và toàn diện của cây mục tiêu.

1.4. Phân tích chiến lƣợc Xây dựng xong cây mục tiêu, cần xác định đâu là mục tiêu cốt lõi hay mục tiêu cụ thể

mà dự án sẽ hướng đến. Mục tiêu cốt lõi hay cụ thể thường là một tình trạng mong đợi ở

trong và ở giữa cây mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu cụ thể không hẳn đơn giản là một tình

trạng tích cực của cây mục tiêu mà tùy tình hình thực tế, thông qua phân tích sâu sắc để xác

định rõ ràng, cụ thể hơn, làm cho nó trở thành mục tiêu cụ thể của dự án.

Chú ý rằng mục tiêu cụ thể phải được cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp nhất, có ý

nghĩa nhất và “đáng giá” nhất. Nghĩa là, mục tiêu ấy có tác động lan tỏa tích cực và góp phần

đạt đến mục tiêu tổng thể (mục tiêu xa hơn, tổng quát hơn); đồng thời phù hợp với điều kiện

và nguồn lực thực hiện dự án; vừa hiệu quả vừa khả thi.

Việc phân tích để quyết định mục tiêu cụ thể là đầu ra chủ yếu của bước phân tích chiến

lược. Nói cách khác, đầy đủ hơn, phân tích chiến lược là xác định phạm vi can thiệp hay giới

hạn của dự án, bao gồm mục tiêu cụ thể và những vấn đề liên quan đến mục tiêu ấy. Đến đây

giai đoạn phân tích đã xong và chuyển sang giai đoạn tiếp theo là lập kế hoạch.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 12

2. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là quá trình đi đến hoàn thành một bản kế hoạch công việc hay dự án.

Đầu vào của giai đoạn này là mục tiêu cụ thể mà dự án hướng đến và các thông tin liên quan

về môi trường và nguồn lực. Đầu ra là toàn bộ sự mô tả về những kết quả, những hoạt động

cần thiết cùng với luận chứng về các yêu cầu nguồn lực, những điều kiện phải được đảm bảo,

những chỉ số để đo lường, xác định và đánh giá, những phương thức kiểm tra, xác nhận về

kết quả, hiệu quả của dự án.

Với phương pháp tiếp cận khung logic, trong giai đoạn này chúng ta sử dụng một công

cụ quan trọng, rất hữu ích được gọi là ma trận khung logic (Logical Framework Matrix –

LFM).

LFM là một bảng có nội dung chính thể hiện trong 4 dòng và 4 cột như hình sau:

Mô tả dự án Chỉ số Nguồn thẩm định Giả định

Mục tiêu tổng thể (1) (8) (9)

Mục tiêu cụ thể (2) (10) (11) (7)

Kết quả (3) (12) (13) (6)

Hoạt động (4) (Nguồn lực) (Chi phí) (5)

Điều kiện tiên

quyết

Trình tự xây dựng LFM là theo các số được chú thích trong bảng từ (1) đến (13).

Trong LFM, mục tiêu tổng thể (ô 1) là đóng góp hay tác động của dự án liên quan đến

phạm vi rộng lớn hơn trong một tổ chức, địa phương, ngành hay quốc gia. Mục tiêu cụ thể (ô

2) chính là tình trạng mong đợi hay lợi ích trực tiếp mà dự án mang lại; là cái đích cụ thể của

dự án. Kết quả (ô 3) là những sản phẩm hay dịch vụ mà dự án tạo ra; là cái minh chứng cho

việc đạt được mục tiêu cụ thể. Hoạt động (ô 4) là các nhiệm vụ mà dự án phải tổ chức thực

hiện để có được kết quả nêu trên. Hoạt động gắn liền với việc sử dụng những nguồn lực nhất

định và làm phát sinh chi phí cụ thể.

Logic theo chiều dọc từ dưới lên trên của cột mô tả dự án trong LFM là: Từ các yếu tố

đầu vào (nguồn lực) sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể. Nếu các hoạt động đó được tiến

hành tốt thì sẽ cho được kết quả đúng mong đợi. Nếu có các kết quả đúng mong đợi thì mục

tiêu cụ thể được hoàn thành. Nếu mục tiêu cụ thể được hoàn thành thì sẽ tác động tích cực

đến mục tiêu tổng thể.

Các kết quả và hoạt động trong LFM sẽ được xác định dựa vào phân tích mục tiêu ở

giai đoạn trước. Một dự án tốt là dự án mà sau khi nó đã được hoàn thành thì các kết quả vẫn

được tiếp tục duy trì trong dài hạn và nhờ đó mục tiêu của dự án đạt được có tính “bền vững”.

Theo chiều ngang của LFM, có các yếu tố mô tả dự án, chỉ số, nguồn thẩm đinh và giả

định. Chỉ số là bằng chứng cho các yếu tố mô tả dự án và nó thường được biểu thị bằng các

chỉ tiêu về lượng hoặc về chất. Nguồn thẩm định là cơ sở để xác thực các chỉ số. Giả định là

các yếu tố ngoại vi nằm ngoài tầm kiểm soát của ban quản lý dự án nhưng lại có ảnh hưởng

(chi phối) đến mục tiêu, mục đích, kết quả hoặc các hoạt động.

Giả định đưa vào LFM là điều có ảnh hưởng quan trọng đến dự án và có thể xảy ra. Giả

định đầu tiên của dự án được gọi là điều kiện tiên quyết; đó là những yêu cầu cần được đáp

ứng trước khi sử dụng các nguồn lực và khởi động các hoạt động (ô 4). Với mỗi hoạt động ở

ô 4 cộng với giả định ô 5 là điều kiện để đạt được kết quả ở ô 3. Tiếp theo, kết quả ô 3 cùng

với giả định ô 6 sẽ đảm bảo đạt được mục tiêu cụ thể của dự án ô 2 và cuối cùng mục tiêu của

dự án ô 2 cùng với giả định ô 7 sẽ dẫn đến mục tiêu tổng thể là ô 1. Đó là logic chéo của

LFM.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 13

Để dự án có tính khả thi và thành công, cần phân tích kỹ các điều kiện và giả định. Nếu

điều kiện tiên quyết hoặc một giả định có tính tiêu cực thì nó trở thành yếu tố rủi ro của dự

án. Vì vậy, khi lập dự án phải đưa ra được các chiến lược nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi

ro.

Đến đây, có thể thấy rằng phương pháp tiếp cận khung logic (LFA) là một công cụ rất

hữu hiệu giúp cho những người lập dự án tư duy và phân tích có tính hệ thống, toàn diện và

logic; đảm bảo các yếu tố và đối tượng có liên quan đến dự án được xem xét, đánh giá và đưa

vào kế hoạch (dự án) một cách đầy đủ, xác đáng. Đó chính là ý nghĩa ứng dụng của phương

pháp này. Sau khi phân tích và hoàn chỉnh nội dung của LFM thì việc còn lại chỉ là trình bày

thành văn bản là xong một bản dự án.

Từ ứng dụng của LFA trong lập dự án, chúng ta có thể liên hệ và vận dụng rộng hơn

trong nhiều trường hợp, như xây dựng đề cương của đề tài nghiên cứu khoa học, lập đề án

hay phương án để đạt được một mục đích nào đó; thậm chí là giải quyết một vấn đề thường

ngày của một cá nhân theo quy trình được trình bày ở trên.

Hình minh hoạ Mối quan hệ hai giai đoạn trong tiếp cận khung logic (nguồn: Bảo Huy)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Helen Binns & Sotiraq Guga (2011), “Cách xây dựng một đề xuất dự án để xin tài trợ của

liên minh Châu Âu”, Tài liệu tập huấn của Ban Quản lý Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và

đầu tư của Châu Âu (Mutrap), Hà Nội, tháng 4/2013.

[2] Bảo Huy (2008), Quản lý dự án phát triển: Phát triển lâm nghiệp xã hội và quản lý bền vững

tài nguyên thiên nhiên, www.socialforestry.org.vn, tháng 5/2013.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 14

Một số gợi ý về

PHƢƠNG PHÁP và LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại

ThS. Hồ Thị Mỹ Kiều, Khoa Quản trị kinh doanh

I. Đặt vấn đề

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có hơn 2,2 triệu sinh viên

đại học, cao đẳng; tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH)

còn quá ít và kết quả đạt được rất hạn chế. Nguyên nhân không chỉ từ phía nhà trường

như kinh phí có hạn và chưa kích thích sinh viên thực hiện đề tài mà còn từ phía sinh viên

như chưa có thói quen, chưa mạnh dạn, chưa nắm vững phương pháp và chưa có kinh

nghiệm lựa chọn đề tài. Từ thực tế đó, bài viết này chủ yếu hướng tới sinh viên chuyên

ngành Marketing và Quản trị kinh doanh với một số gợi ý về nghiên cứu định lượng nhằm

giúp các bạn trong hoạt động NCKH tại Trường Cao đẳng Thương mại.

II. Nội dung của tiến trình nghiên cứu

1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong

quá trình nghiên cứu. Thực chất, ở bước này người nghiên cứu phải trả lời rõ ràng, cụ thể

các câu hỏi sau đây:

- Nghiên cứu trong lĩnh vực nào?

- Nghiên cứu chủ đề gì?

- Nghiên cứu vấn đề nào?

- Tại sao chọn vấn đề đó?

- Nghiên cứu để làm gì?

- Phải trả lời những câu hỏi nào?

2. Xác định mục tiêu, giả thuyết, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là những gì cần đạt được sau khi hoàn thành nghiên cứu, là

giải pháp giúp giải quyết vấn đề đang nghiên cứu và là sản phẩm cần phải có sau khi

nghiên cứu hoàn thành. Xác định được mục tiêu nghiên cứu là cơ sở để thiết kế nghiên

cứu, xác định các biến số cần đo, dữ liệu cần thu thập, kế hoạch phân tích dữ liệu.

b. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu (H1) là một kết luận giả định do người nghiên cứu đặt ra để

theo dõi, xem xét, phân tích, kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu.

Khi xây dựng mô hình nghiên cứu phải thể hiện được mối quan hệ nhân quả giữa

các yếu tố. Ví dụ: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa giá bán sản phẩm, dịch vụ khách

hàng, tần suất quảng cáo ảnh hưởng đến doanh số bán ra. Lúc này có 3 giả thuyết sau:

H11: Khi giá bán sản phẩm tăng/giảm thì doanh số bán ra tăng/giảm theo;

H12: Khi dịch vụ khách hàng tăng/giảm thì doanh số bán ra tăng/giảm theo;

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 15

H13: Khi tần suất quảng cáo tăng/giảm thì doanh số bán ra tăng/giảm theo.

c. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần được xem xét và

làm rõ trong quá trình nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu là phạm vi nhất định về không gian, thời gian và giới hạn lĩnh

vực nghiên cứu.

3. Xác định nguồn dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu thứ cấp là số liệu, dữ kiện đã có sẵn do người khác thu thập; người nghiên

cứu sử dụng lại cho mục đích nghiên cứu của mình. Dữ liệu thứ cấp có được từ 2 nguồn

là nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. Nguồn nội bộ như báo cáo chi phí, doanh thu, hoạt

động phân phối, chiêu thị… Nguồn bên ngoài như sách báo, tạp chí, các báo cáo nghiên

cứu, niên giám thống kê…

Dữ liệu sơ cấp là số liệu, dữ kiện mà người nghiên cứu thu thập trực tiếp từ thực tế

và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Dữ liệu sơ cấp có được từ phương

pháp quan sát, thảo luận, phỏng vấn...

4. Xác định kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi

a. Kích thước mẫu (số lượng mẫu)

Mẫu là một phần hay tập hợp nhỏ các cá thể của tổng thể được chọn đại diện cho

tổng thể để khảo sát nghiên cứu.

Thực tế, người nghiên cứu ít khi sử dụng công thức để xác định kích thước mẫu

mà thường chọn mẫu theo thói quen, số đông. Với các nghiên cứu về thị trường, kích

thước mẫu thường được chọn lớn hơn 200.

b. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo xác suất (ngẫu nhiên) là phương pháp chọn mẫu mà trong đó người

nghiên cứu biết trước xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử. Mẫu được chọn theo

xác suất có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm nghiệm các thông số của thị trường nghiên

cứu.

Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà trong đó người nghiên cứu

chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên (theo xác suất).

Người nghiên cứu có thể chọn theo sự thuận tiện, theo đánh giá chủ quan… Mẫu được

chọn theo phương pháp phi xác suất không thể dùng để ước lượng hoặc kiểm nghiệm các

thông số của thị trường nghiên cứu.

Để thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu, người nghiên cứu thường sử dụng phương

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện với đối tượng được khảo sát.

c. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là công cụ phổ biến nhất để thu thập dữ liệu ban đầu. Có 2 loại câu

hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Câu hỏi đóng là câu hỏi chứa đựng toàn bộ các phương án trả lời mà người được

hỏi chỉ lựa chọn một trong số các phương án đó. Câu hỏi đóng có ưu điểm là dễ trả lời và

dễ mã hóa dữ liệu, đồng thời có nhược điểm là đáp án chỉ giới hạn trong các phương án

được hỏi.

Câu hỏi mở là câu hỏi không đưa ra các phương án trả lời mà người được hỏi phải

trả lời bằng ý kiến riêng của mình. Câu hỏi mở có ưu điểm là khai thác được nhiều ý kiến,

đồng thời có nhược điểm là khó mã hóa dữ liệu.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 16

Để câu hỏi được thiết kế có chất lượng, người nghiên cứu cần phải quan tâm đến

việc sử dụng loại thang đo. Có 3 loại thang đo cơ bản sau:

- Thang đo danh xưng là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, không có ý

nghĩa về lượng. Các dạng câu hỏi thường gặp là câu hỏi 1 hoặc nhiều lựa chọn.

Câu hỏi 1 lựa chọn là câu hỏi yêu cầu người trả lời chọn 1 phương án.

Câu hỏi nhiều lựa chọn là câu hỏi yêu cầu người trả lời có thể chọn nhiều phương

án cùng một lúc.

- Thang đo thứ tự là loại thang đo trong đó số đo dùng để so sánh thứ tự, cấp bậc,

không có ý nghĩa về lượng. Các dạng câu hỏi thường gặp là câu hỏi buộc sắp xếp thứ tự

và câu hỏi so sánh cặp.

Câu hỏi buộc sắp xếp thứ tự là câu hỏi yêu cầu người trả lời phải sắp xếp theo thứ

các mức độ tăng dần hoặc giảm dần mức độ các phương án trả lời.

Câu hỏi so sánh cặp là câu hỏi yêu cầu người trả lời phải chọn 1 phương án trong

từng cặp riêng biệt.

- Thang đo Likert là loại thang đo trong đó có một chuỗi các phát biểu liên quan

đến câu hỏi nêu ra và người trả lời phải chọn 1 mức độ trong câu hỏi đó. Khi sử dụng

thang đo Likert, người nghiên cứu thường sử dụng 5 hoặc 7 mức độ.

5. Test thử bảng câu hỏi

Mục đích của việc test thử bảng câu hỏi là đảm bảo cấu trúc và ngôn từ được sử

dụng trong bảng câu hỏi là phù hợp, người được khảo sát hiểu được những câu hỏi đặt ra,

tránh hiểu nhầm và khó trả lời khi thực hiện thu thập dữ liệu chính thức.

6. Tiến hành phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, người nghiên cứu thực hiện mã hóa các câu trả lời vào

phần mềm SPSS (Statistical Product and Service Solutions). SPSS là phần mềm thống kê,

cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê.

Mô hình nghiên cứu được xây dựng thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu

tố. Trong đó, yếu tố chỉ nguyên nhân gọi là biến độc lập (X) và yếu tố chỉ kết quả gọi là

biến phụ thuộc (Y). Mỗi biến X, Y được đo lường bằng một số biến quan sát nhất định.

Biến độc lập là biến số mô tả hay đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề

nghiên cứu.

Biến phụ thuộc là biến số mô tả hay đo lường vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp xử lý dữ liệu thông dụng nhất là thống kê và hồi quy tuyến tính bao

gồm các bước thực hiện:

- Thống kê bằng Cronbach Alpha nhằm loại bỏ được các biến không phù hợp, hạn

chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá được độ tin cậy của thang đo.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Anylysis) nhằm loại bỏ

một số biến quan sát không có tác động đến vấn đề nghiên cứu. Sau đó, người nghiên cứu

nhóm gộp các biến quan sát còn lại có mối quan hệ với nhau về một số đặc tính chung

nào đó thành một biến độc lập mới.

- Phân tích hồi quy tuyến tính dùng để xác định các hệ số hồi quy của từng biến

độc lập (X) có ảnh hưởng đến biển phụ thuộc (Y).

Để sinh viên nắm vững được các thao tác xứ lý dữ liệu, bài viết xin giới thiệu

quyển sách: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng

Ngọc (2008), NXB Hồng Đức, Tập 1&2.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 17

7. Kiểm định giả thuyết của mô hình

Mối quan hệ nhân quả của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc được

thể hiện qua phương trình sau:

Y = a X1 + b X2 + c X3 + d X4 (với a,b,c,d là hệ số hồi quy của biến X1, X2, X3, X4)

Giả thuyết H1 được chấp nhận khi hệ số a,b,c,d >0 và ngược lại.

Giả thuyết H1 được chấp nhận nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều giữa biến X với

biến Y.

8. Viết báo cáo và trình bày kết quả

Đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu. Báo cáo thể hiện công trình

nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, người nghiên cứu phải trình bày kết quả rõ

ràng, đầy đủ và dễ hiểu.

III. Hƣớng vận dụng của sinh viên vào lựa chọn đề tài NCKH

Để lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng, sinh viên nên áp dụng mô hình nghiên

cứu đã có sẵn, sau đó tiến hành chuyển thể ngôn ngữ (dịch thuật) nếu cần thiết rồi áp

dụng vào một lĩnh vực kinh doanh trong thực tế. Sinh viên có thể vận dụng kiến thức

trong học phần Nghiên cứu Marketing để xử lý dữ liệu.

Sinh viên có thể lựa chọn một số mô hình nghiên cứu được áp dụng phổ biến trong

lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman,

mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng theo kết quả nghiên cứu ở Mỹ, Châu Âu,

Thụy Điển, Na-Uy…, mô hình đo lường rủi ro cảm nhận của khách hàng…

Với kỳ vọng hoạt động NCKH của nhà trường tích cực hơn, hy vọng rằng bài viết

này có thể cung cấp cho sinh viên thông tin về một tiến trình nghiên cứu và gợi ý một số

đề tài phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Marketing, NXB Giáo dục.

[2] Nguyễn Anh Sơn (1999), Nghiên cứu Marketing, NXB Giáo dục.

(Ảnh minh họa từ: http://www.ktdoingoai.com)

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 18

LẬP NÊN CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ CỘNG HÒA

GIÁ TRỊ DÂN CHỦ CỦA

CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

ThS. Dƣơng Thị Nghĩa, Bộ môn Lý luận chính trị

hắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của cuộc

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi và tính chất của cuộc Cách mạng Tháng

Tám năm 1945 lâu nay đã bàn nhiều, viết nhiều và nhất là về tính chất dân tộc, giá trị giải phóng

dân tộc, song khía cạnh giá trị dân chủ, nhân văn vẫn còn nhiều vấn đề cần đi sâu bàn tiếp.

Tháng 8-1945, khi được tin nước Nhật bị đồng minh đánh bại, quân Nhật ở Đông Dương bị

tê liệt. Theo chủ trương của Đảng và Mặt trận Việt Minh, cả dân tộc ta đã vùng lên giành độc lập,

giành chính quyền. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi tại Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế,

ngày 25-8 thắng lợi ở Sài Gòn. Ngày 30-8 vua Bảo Đại thoái vị, chính thức kết thúc chế độ quân

chủ ở Việt Nam. Ngày 2-9-1945, lễ quốc khánh được tổ chức ở Thủ đô, Chính phủ Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân đồng bào, thể chế chính trị dân chủ cộng hòa được xác lập.

Thực tiễn của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 đã thể hiện không chỉ giành độc lập cho

dân tộc Việt Nam mà còn thủ tiêu chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa Việt Nam.

Tuyên ngôn của cuộc Cách mạng Tháng Tám là Tuyên ngôn độc lập song chính thể được xác lập

lại là dân chủ cộng hòa, dân chủ nhân dân.

Quay trở lại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII tháng 5-1941, Đảng ta đã có sự chuyển

hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam, chỉ làm một cuộc cách mạng dân tộc, chỉ có một

mục tiêu độc lập dân tộc thì sẽ lý giải như thế nào về thành quả lật nhào chế độ Bảo Đại và sự ra

đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nếu Cách mạng Tháng Tám chỉ có mục tiêu giải

phóng dân tộc thì không khác gì các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến trong lịch sử Việt Nam, chỉ

đánh đổ đế quốc mà không xóa bỏ chế độ quân chủ. Nhấn mạnh chủ trương nêu cao mục tiêu giải

phóng dân tộc của Đảng ta giai đoạn 1939-1945, đề cao giá trị độc lập dân tộc của Cách mạng

Tháng Tám 1945 là đúng đắn, không thể phủ nhận. Song tuyệt đối hóa giá trị độc lập dân tộc,

không nhấn mạnh, đề cao đúng mức giá trị dân chủ, ý nghĩa lịch sử của việc đập tan nhà nước

quân chủ triều Nguyễn, dựng nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mới làm rõ và đề cao

một phần đường lối của Đảng và một phần thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

Việc đánh đổ chế độ phong kiến quân chủ dựng nên chế độ dân chủ cộng hòa trong Cách

mạng Tháng Tám 1945 không phải là sự « mượn gió bẻ măng » mà là một mục tiêu chiến lược

cách mạng đã được xác định rõ ràng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh Chính trị đầu

tiên và trong các văn kiện tiếp theo của Đảng. Hơn nữa, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng

là vấn đề chính quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giải quyết triệt để

vấn đề đó. Cuộc cách mạng đó đã xóa bỏ triều đình phong kiến nhà Nguyễn, lập nên chính quyền

dân chủ cộng hòa, do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Ở Tân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-8-1945) và Quốc dân đại hội (16-8-1945)

chủ trương lập Chính phủ lâm thời có tên là Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, và sau khi

Cách mạng Tháng Tám thành công, về Hà Nội, Đảng ta đổi thành Chính phủ Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa. Không phải ngẫu nhiên trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình chiều

T

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 19

ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của

cách mạng Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền của cách mạng Pháp, hai bản Tuyên ngôn nói về hai

vấn đề lớn là độc lập dân tộc và nhân quyền, dân chủ, tự do. Điều này góp phần khẳng định giá

trị của cuộc Cách mạng Tháng Tám và bản chất của chế độ mới.

Ngay sau ngày Quốc khánh, Đảng ta đã bắt tay ngay vào lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hàng

loạt công việc to lớn, nặng nề để xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa Việt Nam như: triệt để xóa

bỏ bộ máy chính quyền cũ, tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội và hội đồng nhân dân, ban hành

hiến pháp dân chủ nhân dân, phát động phong trào cứu đói xóa nạn mù chữ, xây dựng đời sống

mới… Hồ Chí Minh cho rằng nước độc lập mà dân đói khổ, không được học hành, không được

tự do dân chủ thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.

Việc thay đổi tên gọi của Chính phủ lâm thời, từ Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam

thành Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhấn mạnh cả mục tiêu dân tộc và mục tiêu nhân

quyền, dân chủ; việc nhanh chóng xóa bỏ triệt để bộ máy nhà nước phong kiến nhà Nguyễn, thiết

lập thể chế chính trị dân chủ cộng hòa… là những bước ngoặt mau lẹ trong tư duy chính trị của

Đảng và Hồ Chí Minh.

Sự thay đổi - chuyển hướng đó làm cho cuộc Cách mạng Tháng Tám trở thành đỉnh cao của

cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đúng như Cương lĩnh Chính trị năm 1930 của Nguyễn

Ái Quốc và đúng với thực tế của cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra, đáp ứng đúng ý chí, nguyện

vọng của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại.

Mặt khác sự thay đổi, chuyển hướng đó còn là sự khẳng định thành quả của cuộc tổng khởi

nghĩa Tháng Tám 1945 không chỉ là thắng lợi của phong trào dân tộc mà còn là kết quả của

phong trào dân chủ, của cuộc cách mạng dân chủ. Đó cũng là sự khẳng định Đảng và Hồ Chí

Minh không chỉ đã giương cao ngọn cờ dân tộc mà còn giương cao ngọn cờ tự do dân chủ trong

thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và ngay trong cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Giải phóng dân tộc, giành độc lập cho nước Việt Nam là công việc to lớn, là thắng lợi nổi

bật, vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, giải phóng dân tộc thời nào dân tộc

ta cũng làm được. Còn lật đổ chế độ dân chủ, giành chính quyền về tay nhân dân, dựng nên chế

độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm

chủ bản thân thì chỉ có Cách mạng Tháng Tám mới làm được.

Sau khi quân Nhật rút khỏi Đông Nam Á, hầu như các nước khu vực này đã được giải

phóng, nhiều nước đã tuyên bố độc lập. Nhưng xóa bỏ nhà nước phong kiến và chế độ quân chủ

lập nên chế độ dân chủ nhân dân thì Việt Nam là nước đầu tiên làm được. Cái vĩ đại riêng có của

Cách mạng Tháng Tám năm 1945, công lao lịch sử không thể phủ nhận của Đảng Cộng sản và

Hồ Chí Minh là cả ở chỗ này chứ không chỉ là giành lại độc lập như các cuộc khởi nghĩa, kháng

chiến trước đây ở nước ta và việc giành độc lập ở các nước khác trong khu vực năm 1945.

Như vậy, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi « kép » vĩ đại của

dân tộc Việt Nam, công lao « kép » to lớn của Đảng và Hồ Chí Minh. Không đề cao đúng mức

thắng lợi lịch sử xóa bỏ chế độ quân chủ, dựng nên chế độ dân chủ là chưa thấy hết nội dung tư

tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng dân tộc dân chủ, chưa thấy hết công lao của những người cách

mạng và không đúng với thực tế đã diễn ra, không công bằng khi đánh giá lịch sử.

Thời gian lịch sử càng lùi xa, đất nước càng hội nhập với thế giới, giá trị dân chủ của cuộc

Cách mạng Tháng Tám càng cần được tôn vinh và ra sức phát huy, thực hiện trên thực tế. Do đó

hơn lúc nào hết, cần nhận diện lại một cách toàn diện, sâu sắc ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách

mạng Tháng Tám 1945, nhận thức rõ hơn giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, nhân văn của cuộc

cách mạng ấy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG, H, 2002, T.2, tr.2.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG, H, 2002, T.7, tr.113-137.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 20

Quan điểm của HỒ CHÍ MINH về

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG

VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC,

VĂN HÓA CÔNG SỞ

TRONG TÁC PHẨM ĐỜI SỐNG MỚI

h

ThS. Lê Hoàng Thị Ngân Hà, CHV. Trần Thị Tuyết; Bộ môn Lý luận chính trị

1. Đặt vấn đề

Trong các di sản Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế, tác phẩm “Đời sống mới” có vị trí

nhất định, có ý nghĩa to lớn đối với quá trình kháng chiến và kiến quốc. Trong tác phẩm này,

Người có đề cập đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở trường học, ở công sở. Sau đây,

chúng tôi xin trích dẫn, giới thiệu những luận điểm ấy. Qua đó, mỗi chúng ta hãy suy ngẫm

và định hướng cho bản thân lối sống văn hóa, khẳng định giá trị của bản thân, góp sức tạo

nên bản sắc văn hóa của Trường Cao đẳng Thương mại.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống văn hóa ở trƣờng học và công sở

Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi

người. Người gọi đó là văn hóa đời sống. Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba

nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Đạo đức mới được thể hiện trong đời

sống hàng ngày với các chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Lối sống mới là lối sống có lý

tưởng, có đạo đức, là thay đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại để mỗi hoạt động đều

mang tính văn hóa. Xây dựng nếp sống mới là quá trình làm cho lối sống mới dần trở thành

thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục.

[1, tr. 244-246]

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã phát động phong trào Xây dựng đời sống mới. Ngày 3/4/1946, Ủy ban vận động đời sống

mới Trung ương được thành lập. Một năm sau (20/3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác

phẩm Đời sống mới với bút danh là Tân Sinh để chỉ đạo và động viên phong trào [3]. Trong

tác phẩm Đời sống mới, bên cạnh việc định hướng xây dựng đời sống mới cho mỗi người,

mỗi gia đình, mỗi làng, Hồ Chí Minh còn có những chỉ dẫn để các trường học, công sở xây

dựng đời sống văn hóa.

a. Xây dựng đời sống mới trong một trường học

Khi đề cập đến vấn đề xây dựng đời sống mới trong trường học, trước hết Hồ Chí Minh

nhấn mạnh vai trò học tập trong nhà trường: “Óc của những người trẻ tuổi trong sạch như

một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở

trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên

tức là tương lai của nước nhà”. [2, tr.120]

Để xây dựng đời sống mới ở trường học, Hồ Chí Minh yêu cầu “các thầy nên thi nhau

tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực”; “phải dùng những lời lẽ

giản đơn, những ví dụ thiết thực mà giải thích” [2, tr.120]. “Trong chương trình học, phải

trọng về môn tinh thần và đạo đức”, “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương

nòi” [2, tr.120]; có chí tự lập, tự cường, không chịu thua kém ai và quyết không chịu làm nô

lệ; không nên làm cho học trò có tư tưởng vị quốc, (chỉ biết coi trọng nước mình mà khinh

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 21

ghét nước người) như bọn phát xít; giáo dục học trò để họ không tự ngạo, tự phụ; khuyên học

trò tham gia tăng gia sản xuất để họ biết giá trị của lao động, quen với sự cái khổ, có ý thức

làm lấy mà ăn và giúp học trò rèn luyện sức khỏe. Học trò phải biết tiết kiệm giấy, bút, phải

biết giữ kỷ luật. Nên tổ chức phong trào thi đua giữa các lớp, các trường trong thực hiện đời

sống văn hóa ở trường học để cho học trò thêm hăng hái. [2, tr.121].

b. Xây dựng đời sống mới trong công sở

Hồ Chí Minh khẳng định, công chức là những người ăn lương của dân, làm việc của

dân, phải được dân tin cậy. Muốn được dân tin cậy, công chức phải làm gương đời sống mới

cho dân bắt chước. Công chức phải giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính để không hủ bại, biến

thành sâu mọt của dân. [2, tr.122]. Công chức thực hiện Cần là làm việc phải đúng giờ,

không đến trễ, không về sớm; làm nhanh nhưng chu đáo, việc hôm nào làm xong hôm đó;

công chức “Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những

thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân” [2, tr.122].

Hồ Chí Minh cho rằng, vật liệu trong các công sở đều là tiền của chính phủ tức là của

dân nên công chức phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ giấy

to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Công chức ở các công sở biết tiết kiệm thì hàng

năm đỡ hàng triệu đồng bạc, làm lợi cho dân rất nhiều.

Hồ Chí Minh căn dặn những người làm công sở phải lấy chữ Liêm hàng đầu. Bởi những

người làm công sở ít nhiều có ít quyền hành, “đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của

Chính phủ, hoặc khoét đục dân. Nếu những việc làm đó bị phát giác thì mất hết danh giá và

không được hưởng cả của phi nghĩa đó”.

Công chức phải nhớ Chính bởi công chức là người làm việc công, phải có công tâm,

công đức. Chớ đem của công dùng việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng

phải công tư, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Khi chúng ta có

quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con, bầu

bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn

mình. Phải trung thành với chính phủ. Chớ lên mặt làm “quan cách mạng”.

Chúng ta là những người thầy, người cô, là những công nhân viên chức. Chúng ta đã

làm được gì để xây dựng đời sống văn hóa trong Nhà trường. Các bạn là sinh viên, là học trò,

các bạn đã, đang và sẽ làm gì để xây dựng văn hóa học đường.

3. Kết luận

Cho đến ngày nay, Đời sống mới đã tròn 66 tuổi (1947-2013) nhưng những quan điểm

của Hồ Chí Minh trong tác phẩm này vẫn còn mới, có ý nghĩa lớn trong quá trình xây dựng

văn hóa ở các trường học và công sở. Năm học mới đang đến gần, thầy và trò trường ta hãy

cùng nhau chung tay góp sức xây dựng Trường Cao đẳng Thương mại thành một trường mô

phạm về văn hóa học đường, văn hóa công sở. Hãy ghi nhớ lời kết của Hồ Chí Minh trong

Đời sống mới: “Chúng ta đồng tâm mà làm, quyết tâm mà làm thì đời sống mới nhất định

thực hiện được. Mong toàn thể đồng bào hãy gắng sức theo đời sống mới, xây dựng một nước

Việt Nam mới phú cường.” [2, tr.128]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.

[2] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, tập 5, tr. 120.

[3] TS. Nguyễn Liên Châu, Tác phẩm "Đời sống mới" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây

dựng nông thôn mới hiện nay, http://baohatinh.vn/home/doi-song-van-hoa/tac-pham-doi-song-

moi-cua-chu-tich-ho-chi-minh-voi-van-de-xay-dung-nong-thon-moi-hien-nay/1k59281.aspx.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 22

TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ TỪ NHẬN THỨC ĐẾN LÀM THEO GƯƠNG BÁC

ThS. Lƣơng Vũ Lam Giang, Bộ môn Cơ bản

Tóm tắt: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là hiện thân cao cả của tinh thần “trách

nhiệm với công việc”. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác luôn là tấm

gương sáng về tinh thần phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại chỉ với

mong muốn: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu

mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Trong Di chúc, Người vẫn

còn trăn trở: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân

dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng

không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”1. Do đó, dù ở bất cứ thời kỳ cách mạng nào,

những tư tưởng, phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc của Bác vẫn sẽ mãi là bài học

bổ ích cho mỗi cán bộ, đảng viên học tập và noi theo.

Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đảng viên và nhân dân theo

tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là yêu cầu, nhiệm vụ

quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong bất kỳ giai đoạn

cách mạng nào, cán bộ, đảng viên của Đảng muốn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu,

lãnh đạo được quần chúng, nhất thiết phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những

tấm gương trong sáng về đạo đức, đặc biệt là đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trên

rất nhiều sách, báo, tạp chí, bài nói, bài viết đã chú trọng đề cập đến vấn đề này, từ lúc cách

mạng nước ta còn non trẻ, trong tác phẩm Đường Kách mệnh (xuất bản năm 1927), Nguyễn

Ái Quốc đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các

tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện trong 3 mối quan hệ chính: với mình, với người và với công

việc.

Vấn đề đạo đức cách mạng tiếp tục được Người viết năm 1947 trong tác phẩm Sửa đổi

lối làm việc ngay khi nước ta vừa giành được chính quyền về tay nhân dân, lập ra Nhà nước

Việt Nam Dân chủ cộng hòa để nhắc nhở, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên trách nhiệm

với công việc quốc gia trong tình hình mới, giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ được

chính quyền còn khó hơn. Hay trong bài viết “Đạo đức cách mạng” đăng trên Tạp chí Học

tập số 12 năm 1958, lấy bút danh là Trần Lực, Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội

cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng

nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và

đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được

nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.”2.

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền.

Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm

chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh

đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.3 Riêng vấn đề này, Người đã dùng chữ

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2000, t.12, tr. 512

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2000, t.9, tr. 283

3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2000, t.12, tr. 510

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 23

“thật” 4 lần trong một câu văn để nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của việc rèn

luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng ở đảng viên và cán bộ.

Và để xứng đáng với vai trò “là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của

nhân dân”, “trung với nước, hiếu với dân” chính là phẩm chất đầu tiên và quan trọng nhất

được Người đặc biệt nhấn mạnh với cán bộ, đảng viên. Trung với nước, hiếu với dân là phải

có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; “Trách

nhiệm với công việc”, nghĩa là có tinh thần trách nhiệm cao, làm tròn trách nhiệm được giao,

có ý thức và tận tụy trong công việc, làm việc có khoa học đạt chất lượng, hiệu quả; có sáng

kiến, đổi mới; dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình… Thường xuyên tự rèn luyện,

phấn đấu trở thành khuôn mẫu chuẩn mực cho bản thân mình và là phong trào của tập thể, địa

phương, cơ quan, đơn vị.

Trách nhiệm với công việc thể hiện ở 3 tiêu chí quan trọng, đó là đối với mình, với

người và với công việc, được Bác nhấn mạnh qua thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công,

vô tư”. Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác. Liêm,

chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ. Chí công là rất mực công bằng,

công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tri ân, tri huệ, tri oán, tri thù”

đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến

mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn

“chí công, vô tư” phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra “mấy điều kinh

nghiệm” và “phận sự của cán bộ” khi đứng trước trách nhiệm với công việc mà Đảng, Chính

phủ giao phó:

Thứ nhất, quá trình thực thi trách nhiệm với công việc, hiệu quả và chất lượng của công

việc cao hay thấp, tốt hay xấu, thành công hay thất bại… phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của

người cán bộ. Vì: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích

cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho

Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.

Thực tế cho thấy, một số chính sách, chủ trương của Chính phủ đề ra rất đúng đắn

nhưng khi triển khai về địa phương, cơ sở thì có thể bị sai lệch đi ít nhiều ảnh hưởng đến lợi

ích của người dân. Điều này tuy không phổ biến nhưng vẫn diễn ra ở một số nơi có cán bộ

quan liêu, cửa quyền, tắc trách, thiếu trách nhiệm với công việc mà Đảng, Chính phủ giao

phó.

Thứ hai, phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái trong phụ trách công việc. Sáng kiến

không phải cái gì xa lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh,

trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực. Bất kỳ ai, nếu có quyết

tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu

khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định làm được những việc có ích cho loài người”4.

Nếu không có sáng kiến và lòng hăng hái thì công việc sẽ diễn ra rất đơn điệu, nhàm

chán và dẫn đến trì trệ, không còn tâm huyết với nghề, với công việc. Tuy nhiên cũng cần

tránh tình trạng chạy theo thành tích sáng kiến nhưng đôi khi lại trở thành “tối kiến” khi áp

dụng vào thực tế dẫn đến tốn sức, tốn của không cần thiết. Điều này đòi hỏi sáng kiến phải

sát với thực tế, tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức, nâng cao hiệu quả và chất lượng

công việc.

Thứ ba, để hiểu và gánh vác trách nhiệm với công việc, Bác đòi hỏi cán bộ phải nhận

thức rõ: “Việc đó làm cho ai? Đối với ai phụ trách?”

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, t.5, tr.244 - 245

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 24

Từ cách đặt vấn đề như vậy, Bác chỉ rõ: Chính phủ và Đảng chỉ mưu giải phóng cho

nhân dân, vì thế, bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước

nhân dân. Để làm được điều này, người cán bộ phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho dân

hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm.

Sở dĩ Bác nhấn mạnh vấn đề này nhằm tránh cho cán bộ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, chỉ

lo vun vén lợi ích bản thân, lạm quyền, trục lợi từ công việc mà mình được giao phó mà quên

đi rằng: cán bộ là công bộc của dân, mọi công việc suy cho cùng cũng chỉ xuất phát từ lợi ích

của dân mà ra.

Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện tốt “trách nhiệm trong công việc”

với một số kinh nghiệm như trên và những phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt một số vấn đề:

Một là, tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng

suất, chất lượng, hiệu quả cao; không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc mà

mình phụ trách thể hiện qua tinh thần hăng hái, nhiệt huyết, có lương tâm, trí tuệ, đạo đức…

nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đặt ra ngày càng cao của công việc nói riêng và sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.

Hai là, người cán bộ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng không chỉ tu dưỡng, rèn luyện

về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc khoa học mà còn không ngừng học tập hoàn thiện kỹ

năng, nghiệp vụ, chuyên môn để nắm bắt tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của công việc. Đây không những là yêu cầu cần thiết

mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ đối với mỗi cán bộ trong một xã hội không ngừng học tập để

phục vụ tốt hơn nữa công việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Ba là, trách nhiệm với công việc tức là phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống

hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư

tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì

“hăng hái”, tranh thủ kiếm lợi, việc gì không “kiếm chác” được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh

đạm. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ tham

nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.

Bốn là, mọi công việc của người cán bộ đều để tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức

cho nhân dân nhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho công việc, do đó cần biết quý trọng

công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô

trương, hình thức; biết sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của

chính mình một cách có hiệu quả.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 25

CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM

ƢỚC MƠ CÕN DANG DỞ

ThS. Hoàng Hà Tiên, Khoa Thƣơng mại và Du lịch

Đặt vấn đề

Ngành công nghiệp ô tô được xem là một trong những ngành trọng điểm trong chiến

lược phát triển kinh tế để đạt được mục tiêu Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp

vào năm 2020 với những ưu thế nổi trội của ngành như tạo công ăn việc làm, nâng cao giá

trị gia tăng, tạo động lực cho các ngành khác phát triển. Từ năm 2002, Thủ tướng chính

phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 với mục tiêu “Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt

Nam trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai

thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị

trường ô tô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ tùng”1.

Đến nay, tức là hơn 10 năm thực hiện, ngoài chỉ tiêu xuất khẩu linh kiện, còn lại tất

cả các chỉ tiêu khác đều thất bại, điển hình như mục tiêu đối với dòng xe phổ thông được

đặt ra là đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60%

vào năm 2010 (riêng động cơ đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số đạt 90%)1 phá sản hoàn

toàn. Bên cạnh đó, chúng ta chứng kiến việc các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà

với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khi họ vẫn đánh giá đây là ngành khá hấp dẫn

với tỷ lệ ô tô/dân số hiện nay là 20xe/1000 dân2, dự đoán con số này đến năm 2025 là 88

xe/1000 dân2. Vậy đâu là nguyên nhân?

Đi tìm nguyên nhân

Thứ nhất, các chính sách như thuế, phí thể hiện rõ ràng rằng ô tô là mặt hàng

không được khuyến khích tiêu thụ mặc dù ngành ô tô Việt Nam được xem là trọng điểm

để phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cụ thể hiện

nay, xe du lịch mới nhập khẩu về Việt Nam phải chịu 3 loại thuế là thuế nhập khẩu 82%,

thuế tiêu thụ đặc biệt 30% đối với xe trên 5 chỗ và 45% đối với xe dưới 5 chỗ ngồi, bên

cạnh đó là các loại phí như phí trước bạ, phí biển số, phí đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm

dân sự, phí bảo trì đường bộ, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn; việc áp dụng các

khoản thuế và phí này làm cho giá ô tô của một nước đang phát triển như Việt Nam cao

gấp 3 đến 4 lần các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản3.

Lý giải cho việc không khuyến khích tiêu thụ ô tô tại Việt Nam hiện nay là các

nguyên nhân như cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, việc sử dụng nhiên liệu gia tăng (hiện Việt

Nam nhập khẩu 70% nhiên liệu), các vấn đề về môi trường và sự phân hóa giàu nghèo

trong xã hội…

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 26

Tuy nhiên, để đẩy mạnh công nghiệp ô tô thì không thể nào đồng thời hạn chế sử

dụng xe, đặc biệt là dòng xe dành cho hộ gia đình vì hộ gia đình là những khách hàng

tiềm năng nhất và quyết định sự sống còn của ngành công nghiệp ô tô. Có cầu mới có

cung, khi cầu bị kìm hãm thì cung không thể nào phát triển được, đó là chân lý.

Thứ hai, các chính sách của Việt Nam về ngành công nghiệp ô tô thay đổi quá

nhanh và không thể dự đoán được. Trong 10 năm vừa qua, cứ mỗi năm bình quân chúng

ta thay đổi chính sách từ 3 đến 4 lần. Vậy nên, khi Thái Lan đối mặt với trận lụt lịch sử

năm 2011, các nhà máy như Toyota, Ford… bị chìm trong biển nước, chúng ta hy vọng

họ sẽ chuyển dần sang Việt Nam, nhưng không, họ vẫn ở đó thà đương đầu với lụt vì các

chính sách ổn định còn hơn phải đối mặt với các chính sách thay đổi liên tục của Việt

Nam. Cuối năm 2012, Toyota công bố đầu tư 2,7 tỷ USD vào Indonesia trong vòng 4

năm, Ford đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Thái Lan, Philippines cũng đang là điểm đến hấp dẫn

cho các nhà đầu tư như Toyota, Honda, Isuzu… vì sự cam kết ổn định lâu dài chính sách.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Vinaxuki (Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên) nói:

“Khắp thế giới người ta đều biết chính sách ôtô của Việt Nam thay đổi xoành xoạch. Tôi

sang Đài Loan đề nghị một số doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ từ chối thẳng

thừng vì họ được biết chính sách không những thay đổi liên tục, chẳng có lộ trình, chẳng

tham khảo ý kiến ai cả nên họ không thể hình dung nổi” 4.

Thứ ba, ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô còn kém phát triển. Tỷ lệ

nội địa hóa linh kiện ở Việt Nam hiện nay là 27,9%, thấp hơn mức 47,8% của khu vực,

43,3% của Indonesia, 52,9% của Thái Lan và 60,8% của Trung Quốc5. Sự tồn tại của

ngành công nghiệp phụ trợ phụ thuộc vào tính kinh tế nhờ quy mô, tuy nhiên khi ngành

công nghiệp ô tô bị hạn chế đầu ra thì ngành công nghiệp phụ trợ không thể sống nổi là

điều dễ hiểu.

Hiện nay trong một chiếc ô tô, chúng ta chỉ có thể sản xuất được những thiết bị đơn

giản như vỏ bọc nệm ghế, còn kim phun nhiên liệu cho động cơ, hộp số… đều nhập từ

nước ngoài. Công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô và ngành công nghiệp ô tô trong nước có

liên quan mật thiết đến nhau, cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển. Vậy mà đến bây giờ

chúng ta vẫn cứ loay hoay không biết nên phát triển ngành nào trước, điều này giống như

việc chúng ta băn khoăn không biết con gà hay quả trứng phải có trước và vì thế cả hai

đều chết yểu.

Thứ tư, sự bảo hộ quá mạnh tay cho ô tô sản xuất trong nước. Trong một khoảng

thời gian dài các liên doanh ô tô tại Việt Nam được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp từ

15% - 20% tùy địa phương (thay vì 25% như các doanh nghiệp trong những ngành khác),

các doanh nghiệp này được miễn thuế nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, linh kiện

trong nước chưa sản xuất được… để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, có thể thấy rõ sự ưu

tiên thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu, đối với xe dưới 5 chỗ ngồi có thời

điểm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc là 100% nhưng thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp

là 5%-20%, thuế tiêu thụ đặc biệt xe nhập khẩu nguyên chiếc là 100% nhưng thuế này đối

với xe lắp ráp trong nước là 5%. Chúng ta quá ưu tiên về thuế và các khoản ưu đãi cho

các doanh nghiệp sản xuất trong nước mà quên kiểm tra tỷ lệ nội địa hóa các liên doanh

này thực hiện cam kết qua các năm, hệ lụy của nó là đã đẻ ra ngành công nghiệp ô tô

tuốc-nơ-vít vì ngành công nghiệp này của Việt Nam chỉ chuyên môn hóa mỗi một công

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 27

đoạn là nhập linh kiện từ nước ngoài và dùng tuốc-nơ-vít lắp lại, ngoài ra chúng ta không

biết gì thêm. Đau đớn lắm thay!

Vậy giải pháp nào cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?

1. Dỡ bỏ dần các loại thuế, phí, từng bước thay đổi cách nhìn nhận đối với việc

tiêu dùng và sử dụng ô tô của người dân, xem đây là xu thế tất yếu của xã hội phát triển;

cùng với việc nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Trong thời gian trước mắt, khi

cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, để hạn chế lưu lượng ô tô tham gia lưu thông, thay vì quy

định thuế cao, phí cao chúng ta nên đưa ra những tiêu chuẩn cao về mức tiêu hao năng

lượng để tiết kiệm nhiên liệu khi sử dụng và mức khí thải để bảo vệ môi trường.

2. Nghiên cứu, tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm các nước trước khi đưa ra

chính sách, cam kết tính ổn định của các chính sách (có thể cam kết thời gian 20 năm như

Indonesia đã thực hiện).

3. Giảm dần sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp ô tô sản xuất trong nước, các

doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh để phát triển.

4. Thay đổi mục tiêu trong chiến lược phát triển, thay vì mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa

hóa sản phẩm với ước mơ xa vời là sản xuất một chiếc xe ô tô mà tất cả các linh kiện đều

sản xuất tại Việt Nam, chúng ta nên chú trọng sản xuất chuyên môn hóa một vài linh kiện

trong xe, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và công nghệ để đạt được đỉnh cao về chất lượng

và tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn từ đó dựa vào lợi thế quy mô khu vực

và toàn cầu.

Lời kết

Chúng ta đã sai và phải dũng cảm nhận ra cái sai để thay đổi, cần thiết phải thay

đổi ngay vì thời hạn năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô từ các nước Asean vào Việt Nam là

0% đã gần kề; trừ khi Việt Nam thuyết phục được người dân chuyển từ sử dụng xe máy

sang sử dụng xe đạp bỏ qua giai đoạn đi ô tô bằng cách nói với người dân rằng ở các nước

phát triển như Thụy Điển, Phần Lan sau khi sử dụng ô tô một thời gian dài, nay người dân

các nước này lại thích dùng xe đạp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020,

moj.gov.vn.

[2] An Nhi, Nghịch lý “hợp lý” thị trường ô tô Việt Nam, Vneconomy.vn.

[3] Công nghiệp ô tô tại Việt Nam, Wikipedia.org.

[4] Trần Thủy , Công nghiệp ô tô vỡ trận, Vietnamnet.vn.

[5] Chính sách ô tô 2013: Đi về nơi vô định, tìm một vật vô danh , Tạp chí ô tô xe máy Việt

Nam tháng 3/3013.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 28

CÁC LỢI ÍCH CỦA

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG

ThS. Ngô Thị Hoài Nam, Phó Trƣởng khoa Kế toán – Kiểm toán

Đặt vấn đề: Bài viết “Kế toán môi trường là gì?” đề cập đến sự cần thiết về kế

toán môi trường trong doanh nghiệp và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với

môi trường. Với bài viết này, tác giả muốn trình bày các lợi ích mà kế toán quản trị môi

trường mang lại đối với các doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp.

Để đưa ra quyết định đúng đắn và để có công cụ đo lường chính xác cần thiết phải

dựa vào các thông tin liên quan và nhạy cảm. Kế toán quản trị là một trong những công cụ

quan trọng nhất để xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, giải thích và kết nối những

thông tin quản trị liên quan.

Vấn đề môi trường ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến nền kinh tế nói chung và

các doanh nghiệp nói riêng. Sự gia tăng các quyết định liên quan đến môi trường cũng

như các nhu cầu về thông tin môi trường bởi nhà đầu tư, các yêu cầu của giao dịch thương

mại và của các khách hàng đơn lẻ về môi trường mà khởi nguồn về những sản phẩm cung

ứng thân thiện với môi trường là ví dụ điển hình. Mặt khác, những nhà quản trị cần kết

hợp cân nhắc chặt chẽ với môi trường để đưa ra các quyết định trong quá trình hoạt động.

Tác động về tài chính của những quyết định về môi trường thường được nhà quản trị đánh

giá thấp hoặc không quan tâm. Lý do chính của vấn đề này là sự thiếu hụt thông tin.

Thông qua những xử lý kế toán theo truyền thống, chi phí môi trường thường ẩn, chỉ biểu

hiện một phần nổi trên bề mặt nên nó không được xác định hoặc xác định nhưng không

đầy đủ trong quá trình sản xuất sản phẩm và quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kế

toán quản trị môi trường giúp giải quyết vấn đề này. Nó cung cấp những công cụ và

phương pháp để giúp nhà quản trị đánh giá những tác động của việc đo lường chi phí môi

trường mà từ đó đánh giá thực chất tình hình tài chính và trách nhiệm đối với môi trường

của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị môi trường hợp nhất một cách có hệ thống khía cạnh môi trường

của doanh nghiệp vào kế toán quản trị và quy trình đưa ra quyết định. Kế toán quản trị

môi trường giúp nhà quản trị doanh nghiệp thu thập, phân tích và kết nối thông tin tiền tệ

môi trường và thông tin vật chất. Cụ thể, nó cho thấy lợi ích tài chính và chi phí tiết kiệm

tiềm năng có thể thu được từ việc quan tâm hướng đến môi trường trong doanh nghiệp.

Kế toán quản trị môi trƣờng giúp doanh nghiệp của bạn có những lợi ích nào?

Trước hết, doanh nghiệp của bạn có thể thu được lợi nhuận bằng nhiều cách khác

nhau. Bằng việc nhận biết và giảm thiểu chi phí môi trường. Kế toán quản trị môi trường

có thể làm tăng lợi nhuận dự trữ, tăng thị phần. Đồng thời, nó bộc lộ rõ trách nhiệm về

môi trường của đơn vị, nó cải tiến việc ra quyết định và những quan hệ góp vốn, đầu tư.

Thứ hai, kế toán quản trị môi trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền. Cụ thể, tác

động về vấn đề môi trường đến chi phí sản phẩm thường được đánh giá thấp. Nó như là

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 29

một tảng băng ngầm. Chỉ một phần nhỏ của chi phí môi trường là hữu hình, trong khi đó,

phần lớn là không nhìn thấy được. Kế toán quản trị môi trường giúp xác định và phân tích

những chi phí ẩn. Chẳng hạn, việc đánh giá thấp tầm quan trọng của rác thải không chỉ

làm tiêu hao chi phí phân loại, xử lý và loại bỏ rác thải mà còn tiêu tốn chi phí nguyên

liệu ban đầu (nguyên liệu càng sử dụng ít nếu càng giảm thiểu rác thải), chi phí hoạt động

(nguyên liệu sử dụng càng ít nếu quá trình sản xuất càng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả),

chi phí tiền lương, chi phí quản lý. Chi phí ẩn bao gồm: chi phí xử lý rác thải, chi phí về

nguyên liệu bị lãng phí, chi phí năng lượng, chi phí máy móc, thiết bị, chi phí tiền lương,

chi phí quản lý quá trình lưu kho và xử lý rác thải…

Thứ ba, kế toán quản trị môi trường hỗ trợ việc ra quyết định của nhà quản trị. Các

quyết định phù hợp và có lợi chỉ đạt được khi dựa vào hệ thống thông tin đầy đủ. Kế toán

quản trị môi trường cung cấp những thông tin chủ yếu về chi phí mà liên quan đến vấn đề

môi trường mà trước đó bị ẩn trong chi phí sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, kế toán quản trị môi trường cải thiện tình hình kinh tế cũng như trách

nhiệm đối với môi trường của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hàng trăm giải pháp để

cải thiện môi trường như đầu tư vào công nghệ làm sạch, chiến dịch giảm chất thải, hệ

thống điều khiển giảm ô nhiễm không khí, xử lý nước thải, tái sử dụng .v.v.. Nhưng lợi

ích đó được đo đạc như thế nào? Kế toán quản trị môi trường thực sự giải quyết được vấn

đề đó một cách thấu đáo bằng cách xác định được sự gia tăng của giá trị cổ phần và lợi

nhuận kinh doanh, giảm thiểu tác hại môi trường của quá trình hoạt động và sản phẩm.

Doanh nghiệp của bạn sẽ tốt hơn cả về mặt môi trường lẫn tình hình tài chính. Điều này

đã được chứng minh ở những doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới như: Canon Inc

(Japan, Electronics), Fujitsu (Japan, Electronics), Dow Chemical (USA, Chemicals),

ICAFE (Costa Rica, Coffee Millers Association), Novo Nordisk (Denmark, Healthcare)…

Thứ năm, kế toán quản trị môi trường thu hút các nhà đầu tư. Việc thiết lập kế

toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp đã cho thấy doanh nghiệp chú trọng đồng

thời hoạt động tài chính với hoạt động môi trường. Bằng cách đó, doanh nghiệp của bạn

đã thuyết phục các nhà đầu tư, các cá nhân và tổ chức kinh doanh, cả địa phương, chính

quyền sở tại và các nước lân cận rằng doanh nghiệp đã được quản lý tốt, tuân thủ luật

định và điều đó đã làm tăng giá trị cổ phần. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn có các cơ hội

để nhận những đơn đặt hàng có lợi, giảm rủi ro về các rào cản luật pháp và cải thiện quan

hệ với nhà đầu tư, nhận được sự hỗ trợ của khách hàng...

Thứ sáu, kế toán quản trị môi trường thực sự phù hợp với mọi doanh nghiệp. Nó

cung cấp một hệ thống các công cụ và phương pháp để làm cho doanh nghiệp của bạn tiết

kiệm được tiền của và cải tiến việc ra quyết định. Nó có cả các công cụ đơn giản, thủ

công phù hợp với loại doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả những công cụ tinh vi cho các

doanh nghiệp lớn. Kế toán quản trị môi trường hỗ trợ cho loại quyết định lần đầu như một

đầu tư mới cũng như các quyết định mang tính liên tục trong quá trình quản lý như kế

toán chi phí, quản lý chi phí. Điều này có thể ứng dụng được với tất cả các loại hình công

nghiệp, thương mại.

Kết luận: Kế toán quản trị môi trường được thiết lập sẽ mang lại cho các doanh

nghiệp những lợi ích đích thực và nó có thể phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp có

quy mô khác nhau.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 30

TRAO ĐỔI VỀ ÁP DỤNG HỒI TỐ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH

HỒI TỐ SAI SÓT KẾ TOÁN

ThS. Trần Thị Kim Phú, CHV. Cao Thị Mai Anh, Khoa Kế toán – Kiểm toán

Hồi tố kế toán Việt Nam được đề cập ở chuẩn mực số 29 (VAS29) và Thông tư số

20/2006/TT-BTC. Hiện nay, hồi tố trong kế toán chủ yếu được kiểm toán vận dụng khi phát

hiện các sai sót trọng yếu xảy ra trên báo cáo tài chính đã công bố từ những năm trước. Kế

toán của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã

từng bước vận dụng nhưng còn sự nhầm lẫn giữa điều chỉnh hồi tố và không điều chỉnh hồi

tố. Mặc dù đây là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh

doanh của đơn vị nhưng trong các chương trình giáo dục rất ít đề cập, như vậy sẽ ảnh hưởng

đến sự hiểu biết của sinh viên, dẫn đến việc vận dụng trong thực tế sau này sẽ gặp khó khăn.

Trong bài viết này tác giả sẽ phân tích rõ ràng những trường hợp nào được điều chỉnh hồi tố

và không được hồi tố có kèm theo phương pháp, ví dụ minh họa cơ bản giúp cho người học

và người làm kế toán nhận diện rõ hồi tố kế toán.

1. Áp dụng hồi tố kế toán và điều chỉnh hồi tố kế toán

Theo Thông tư 20/2006/TT-BTC, sẽ áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán

của năm hiện tại so với một hoặc những năm trước đó hoặc điều chỉnh hồi tố đối với các sai

sót từ một hoặc những năm trước được phát hiện ở năm hiện tại. Khi phát sinh hai trường hợp

trên, kế toán cần điều chỉnh số liệu ở cột so sánh (cột đầu kỳ) của những năm trước và năm

hiện tại trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phải trình bày rõ

về vấn đề áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh kế toán đối với sai

sót trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính của năm điều chỉnh sớm nhất, các năm tiếp theo

không cần ghi lại các thông tin này. Từ đó, có thể nêu được quy trình áp dụng hồi tố kế toán

và điều chỉnh hồi tố kế toán như sau:

Sơ đồ 1: Quy trình áp dụng hồi tố kế toán và điều chỉnh hồi tố kế toán

Hồi tố kế toán

Thay đổi chính sách

kế toán

Sai sót từ kỳ trước

(báo cáo tài chính đã công bố)

Áp dụng hồi tố kế toán Điều chỉnh hồi tố kế toán

Điều chỉnh số liệu trên cột

so sánh của năm hiện tại

hoặc năm trước

Trình bày về áp dụng

hồi tố hoặc điều chỉnh

hồi tố

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 31

Giải thích quy trình để vận dụng

1.1. Thay đổi chính sách kế toán

Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở, phương pháp kế toán cụ thể được

doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Thay đổi chính sách kế toán là việc thay đổi nguyên tắc, cơ sở, phương pháp kế

toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Chẳng hạn: thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho (hàng xuất kho), phương pháp

hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, phương pháp kế toán chi phí đi vay...

Việc thay đổi chính sách kế toán được thực hiện ở các doanh nghiệp khi:

- Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của Chuẩn mực kế toán và chế

độ kế toán; hoặc

- Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp

hơn về ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động

kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Ví dụ:

- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:

Theo Thông tư 201/2009/TT-BTC, đối với các khoản mục phản ánh tình hình

thanh toán: phải thu, phải trả có số dư ngoại tệ vào thời điểm cuối kỳ trong giai đoạn hoạt

động kinh doanh, kế toán phải đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời

điểm cuối kỳ kế toán. Tuy nhiên khi xử lý để trình bày báo cáo tài chính, kế toán phải

phân thành nợ phải thu, phải trả ngắn hạn và dài hạn. Nếu là ngắn hạn thì khoản chênh

lệch đánh giá lại không được hạch toán vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính

(nghĩa là không được kết chuyển số liệu từ TK413 sang TK635 hoặc TK515) mà chỉ để

số dư trên TK413 để lên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số

dư. Nếu là dài hạn, kế toán xử lý ngược với trường hợp ngắn hạn, nghĩa là toàn bộ số lãi

hoặc lỗ đã được bù trừ trên TK413 còn lại sẽ được kết chuyển toàn bộ sang TK635 hoặc

TK515.

Nhưng theo thông tư 179/2012/TT-BTC, không tách riêng về nợ phải thu, phải trả

ngắn hạn và dài hạn để xử lý khác nhau. Mà quy định chung tất cả chênh lệch tỷ giá hối

đoái phát sinh sau khi bù trừ lỗ, lãi trên TK413, kế toán kết chuyển hết vào TK515 hoặc

TK635.

Từ đó, có thể thấy rằng chính sách hạch toán kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán, do sự thay đổi của Thông tư kế

toán.

Vậy nếu năm 2009, 2010, 2011 còn số dư ngoại tệ của các khoản phải thu, phải trả

thì kế toán phải áp dụng hồi tố kế toán điều chỉnh số liệu ở từng năm 2009, 2010, 2011,

không được điều chỉnh số liệu cuối năm hiện tại là năm 2012.

- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Trong năm 2012 doanh nghiệp kinh doanh

5 mặt hàng: A, B, C, D, E; tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.

Đến đầu năm 2013, một nhân viên kế toán nhận thấy, để quản lý tốt hàng tồn kho cần

phải phân hàng tồn kho ra thành hai nhóm với những đặc điểm tương đồng nhau, nhóm

thứ nhất gồm hàng hóa A và B, nhóm thứ hai gồm hàng hóa C, D và E. Nhân viên tiếp tục

đề xuất thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho cho nhóm hàng thứ nhất theo

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 32

phương pháp bình quân thời điểm phù hợp với Công ty hơn và đã được doanh nghiệp

chấp nhận, triển khai sử dụng từ đầu năm 2013.

Trường hợp này được gọi là thay đổi chính sách kế toán, do đó kế toán phải áp

dụng hồi tố kế toán điều chỉnh số liệu ở năm 2012, không được điều chỉnh số liệu ở cuối

năm 2013.

Tuy nhiên có một số trường hợp kế toán cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa những

yếu tố được coi là thay đổi hay không phải là thay đổi chính sách kế toán. Các trường hợp

sau đây không được xem là thay đổi chính sách kế toán (không áp dụng hồi tố kế toán):

- Việc áp dụng một chính sách kế toán cho các giao dịch, sự kiện có sự khác biệt về

cơ bản so với các giao dịch, sự kiện đó đã xảy ra trước đây;

- Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho các giao dịch, sự kiện chưa phát sinh

trước đó hoặc không trọng yếu.

- Thay đổi phương pháp khấu hao tài sản cố định. Thay đổi này được coi là thay đổi

ước tính kế toán.

1.2. Sai sót của kỳ trước

Là những sai sót hoặc bỏ sót trong báo cáo tài chính tại một hay nhiều kỳ trước do

không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các thông tin. Những sai sót trọng yếu của

những năm trước được điều chỉnh hồi tố, những sai sót không trọng yếu nhưng do cố ý

trình bày tình hình tài chính, kết quả kinh doanh hay các luồng tiền theo một hướng khác

làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính xảy ra ở các kỳ trước mà báo cáo tài chính đã công

bố thì được điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính năm hiện tại.

Sai sót bao gồm: Sai sót do tính toán, áp dụng sai chính sách kế toán, bỏ quên, hiểu

hoặc diễn giải sai các sự việc và gian lận.

Ví dụ:

Năm 2010, phát hiện số kế toán bị sai sót ở năm 2009 (báo cáo tài chính đã công bố)

do kế toán hạch toán sai tài khoản, những khoản chi bằng tiền gửi ngân hàng thì hạch toán

bằng tiền mặt, những khoản vay chưa trả nhưng cũng hạch toán trả rồi, dẫn đến số dư tài

khoản 111, 112, 311 bị sai. Trường hợp này xác định sai sót trọng yếu, ảnh hưởng đến

nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp, sai sót này phát sinh ở năm 2009 đã quyết toán

nên kế toán phải điều chỉnh hồi tố đối với cuối năm 2009 (đầu năm 2010) mà không được

điều chỉnh hồi tố cho cuối năm 2010 (năm hiện tại).

Kế toán cần lưu ý, đối với các sai sót của năm hiện tại phải được điều chỉnh ngay

trong năm đó. Hoặc sai sót của năm trước nhưng báo cáo tài chính của năm đó chưa công

bố thì trực tiếp điều chỉnh thẳng vào năm phát sinh sai sót. Những trường hợp này không

áp dụng điều chỉnh hồi tố kế toán.

1.3. Áp dụng hồi tố kế toán và điều chỉnh hồi tố kế toán

Việc thay đổi chính sách kế toán phải áp dụng hồi tố kế toán và sai sót kế toán phát

sinh ở kỳ trước phải điều chỉnh hồi tố kế toán. Cho dù phát sinh ở trường hợp nào thì kế

toán cần phải thực hiện như sau:

Thứ nhất, điều chỉnh số liệu kế toán

Điều chỉnh số liệu kế toán trong trường hợp áp dụng hồi tố kế toán hay điều chỉnh

hồi tố kế toán phải tuân thủ theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Thông tư

20/2006/TT-BTC. Việc điều chỉnh số liệu, cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tìm số liệu của các khoản mục gốc cần điều chỉnh từ năm trước

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 33

Chẳng hạn, thay đổi chính sách kế toán: Tính giá hàng xuất kho. Thì số liệu gốc cần

điều chỉnh đó là hàng tồn kho, giá vốn... Phát hiện sai sót do ghi nhầm tiền mặt và tiền gửi

ngân hàng thì số liệu gốc cần điều chỉnh là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Bước 2: Xác định số liệu điều chỉnh gốc sẽ ảnh hưởng đến các khoản mục khác và

các số liệu gốc và số liệu ảnh hưởng liên quan đến bảng cân đối kế toán hay báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh.

Chẳng hạn, số liệu gốc điều chỉnh về giá vốn thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của

doanh nghiệp và liên quan đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh.

Bước 3: Nhóm số liệu ảnh hưởng đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu... trên

bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Bước 4: Tiến hành điều chỉnh và ghi số liệu sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp

vào cột so sánh (số đầu kỳ) bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

của năm trước (nếu có) và năm hiện tại.

Thứ 2, trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính về áp dụng hồi tố thay đổi

chính sách kế toán và sai sót của các năm trước. Nội dung trình bày được thực hiện theo

mục 1.3 và 3.4 của thông tư 20/2006/TT-BTC.

Chú ý: Tại doanh nghiệp vừa phát sinh áp dụng hối tố thay đổi chính sách kế

toán, vừa phát sinh điều chỉnh hồi tố sai sót kế toán, phải trình bày riêng biệt hai phần

này trên bản thuyết minh báo cáo tài chính cả về số liệu lẫn bản chất.

2. Ví dụ minh họa về điều chỉnh số liệu và trình bày áp dụng hồi tố thay đổi

chính sách kế toán và sai sót kế toán của các năm trƣớc

Doanh nghiệp Cổ phần ABC, có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/2006 đến ngày

31/12/2006.

Trong năm 2012 thay đổi chính sách kế toán và phát hiện sai sót của năm 2011 như

sau:

a. Đầu năm 2011, doanh nghiệp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập

trước-xuất trước cho hàng hóa A (giá của hàng hóa A có chiều hướng giảm). Đến đầu

năm 2012, để tạo ra hình ảnh đẹp (lợi nhuận cao) nhằm thu hút vốn từ cổ đông, doanh

nghiệp đã lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập sau –

xuất trước.

Như vậy, kế toán phải áp dụng hồi tố với hàng hóa A đã xuất kho năm 2011. Giả

sử giá vốn của hàng hóa A năm 2011 trước điều chỉnh là 1.800.000.000đ, giá vốn sau

điều chỉnh là 1.750.000.000đ. Như vậy việc thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho

làm cho giá vốn giảm xuống 50.000.000đ.

b. Doanh nghiệp đưa tài sản cố định C vào sử dụng ở văn phòng từ năm 2006 với

nguyên giá 80.000.000đ, thời gian sử dụng 5 năm. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp

khấu hao đường thẳng, mỗi năm số khấu hao được trích 16.000.000đ. Theo nguyên tắc

đến năm 2010 doanh nghiệp hết trích khấu hao tài sản cố định, năm 2011 tài sản cố định

này vẫn còn sử dụng tại doanh nghiệp, do doanh nghiệp hiểu sai nguyên tắc nên năm

2011 kế toán tiếp tục trích khấu hao 16.000.000đ. Như vậy đã xảy ra sai sót trọng yếu ở

năm 2011, do đó phải tiến hành điều chỉnh hồi tố kế toán.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần ABC trước điều chỉnh của các năm như sau:

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 34

Bảng 1. Số liệu báo cáo trước điều chỉnh

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/ 2011

Bảng cân đối kế toán

Tài sản

Hàng tồn kho 150.000.000 170.000.000

Tài sản cố định

- Nguyên giá

- Hao mòn tài sản cố định

250.000.000

430.000.000

180.000.000

210.000.000

340.000.000

130.000.000

Nợ phải trả

Thuế và các khoản phải trả nhà nước 180.000.000 135.000.000

Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận chưa phân phối 72.000.000 55.000.000

Báo cáo kết quả kinh doanh

Giá vốn hàng bán 2.100.000.000 1.800.000.000

Chi phí quản lý 70.000.000 60.000.000

Lợi nhuận kế toán trước thuế 620.000.000 515.000.000

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (thuế

suất thuế TNDN25%)

155.000.000 128.750.000

Lợi nhuận sau thuế TNDN 465.000.000 386.250.000

Hãy điều chỉnh số liệu đối với các trường hợp trên cho cột số liệu đầu năm hiện tại?

Bài giải

ĐVT: Đồng

Bước 1: Tìm các khoản mục gốc cần điều chỉnh:

a. Có hai khoản mục gốc cần điều chỉnh số liệu:

TK632 điều chỉnh giảm 50.000.000

TK156 điều chỉnh tăng 50.000.000

b. Có hai khoản mục gốc cần điều chỉnh số liệu

TK214 điều chỉnh giảm 16.000.000

TK642 điều chỉnh giảm 16.000.000

Bước 2, các khoản mục gốc ảnh hưởng đến các khoản mục khác:

a. Giảm giá vốn 50.000.000, làm tăng lợi nhuận kế toán trước thuế 50.000.000, tăng

thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (TK3334): 25% * 50.000.000 = 12.500.000, tăng lợi

nhuận chưa phân phối (TK421): 75%*50.000.000 = 37.500.000.

b. Do TK214 điều chỉnh giảm 16.000.000, làm giá trị còn lại tài sản cố định điều

chỉnh tăng 16.000.000.

Do TK642 điều chỉnh giảm 16.000.000, làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng

16.000.000, tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (TK3334): 25% * 16.000.000 =

4.000.000, tăng lợi nhuận chưa phân phối (TK421): 75%* 16.000.000 = 12.000.000.

Sau khi phân tích xong các khoản mục được điều chỉnh số liệu của từng trường hợp,

kế toán nhóm lại các khoản mục tăng, giảm.

Bước 3:

- Ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán gồm:

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 35

+ Số dư Nợ TK156 tăng 50.000.000

+ Số dư Có TK214 giảm 16.000.000

+ Số dư Có TK333 tăng 16.500.000 (12.500.000 + 4.000.000)

+ Số dư Có TK421 tăng 49.500.000 (37.500.000 + 12.000.000)

- Ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Giá vốn hàng bán giảm 50.000.000

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 16.000.000

+ Lợi nhuận trước thuế tăng 66.000.000 (50.000.000 + 16.000.000)

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 16.500.000 (12.500.000 + 4.000.000)

+ Lợi nhuận sau thuế tăng 49.500.000 (37.500.000 + 12.000.000)

Bước 4: Điều chỉnh số liệu trên cột số dư đầu kỳ năm 2012 của bảng cân đối kế toán

và báo cáo kết quả kinh doanh:

Bảng 2. Số liệu báo cáo sau điều chỉnh

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 31/12/ 2012 31/12/2011

Bảng cân đối kế toán

Tài sản 400.000.000 446.000.000

Hàng tồn kho 150.000.000 220.000.000

Tài sản cố định

- Nguyên giá

- Hao mòn tài sản cố định

250.000.000

430.000.000

180.000.000

226.000.000

340.000.000

114.000.000

Nợ phải trả 180.000.000 151.500.000

Thuế và các khoản phải trả nhà nước 180.000.000 151.500.000

Vốn chủ sở hữu 72.000.000 104.500.000

Lợi nhuận chưa phân phối 72.000.000 104.500.000

Báo cáo kết quả kinh doanh

Giá vốn hàng bán 2.100.000.000 1.750.000.000

Chi phí quản lý 60.000.000 44.000.000

Lợi nhuận kế toán trước thuế 620.000.000 581.000.000

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (thuế

suất thuế TNDN25%)

155.000.000 145.250.000

Lợi nhuận sau thuế TNDN 465.000.000 435.750.000

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2005), Chuẩn mức kế toán Việt Nam số 29 “Thay đổi chính sách kế

toán, ước tính kế toán và sai sót”.

[2] Bộ Tài chính, Thông tư 20/2006/TT-BTC.

[3] Bộ Tài chính, Thông tư 201/2009/TT-BTC.

[4] Bộ Tài chính, Thông tư 179/2012/TT-BTC.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 36

Bàn về phương pháp XÁC ĐỊNH HỆ SỐ BETA

trong phân tích và đầu tƣ chứng khoán

NCS. Lê Thị Mỹ Phƣơng, Khoa Tài chính – Ngân hàng

1. Đặt vấn đề

Trong các vấn đề tài chính của doanh nghiệp, nhất là các quyết định đầu tư chứng

khoán thì rủi ro là một trong những điều mà các nhà đầu tư quan tâm song song với lợi

nhuận. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra nhiều công cụ để đo lường rủi ro trong hoạt

động đầu tư chứng khoán; một trong những công cụ đó phải kể đến hệ số beta. Ở các

nước phát triển, các thông tin về rủi ro thông qua hệ số beta luôn được cập nhật hàng

ngày, các thông tin này luôn được công bố bởi các tổ chức tư vấn tài chính. Nhưng ở Việt

Nam thì các số liệu này còn sơ sài và chưa được quan tâm. Việc xác định hệ số beta cho

các công ty còn khó khăn và gặp nhiều trở ngại. Vì lý do đó, mục đích của bài này tác giả

muốn trình bày phương pháp xác định hệ số beta dựa trên các số liệu về giá cổ phiếu và

ứng dụng hàm excel để tính cho 1 số công ty tiêu biểu.

2. Rủi ro và hệ số beta

2.1. Rủi ro

Rủi ro là một sự ngẫu nhiên xuất hiện các biến cố có thể gây ra tổn thất hoặc đưa

lại kết quả không như mong đợi. Thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý nghĩa như một sự

không chắc chắn ở thời điểm hiện tại với kết quả kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp

trong tương lai. Trên góc độ tài chính, rủi ro có thể được xem như là một sự không chắc

chắn hay sự sai lệch của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Những khoản đầu tư

nào có khả năng có sai lệch càng lớn được xem như có rủi ro cao hơn. Xét về mặt định

tính, rủi ro tổng thể của công ty được chia thành 2 thành phần rủi ro; đó là rủi ro hệ thống

và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống (Systematic Risks) là loại rủi ro tác động đến toàn

bộ hoặc hầu hết các tài sản; còn được gọi là rủi ro của thị trường. Như đã thấy sự bấp

bênh của các điều kiện kinh tế chung như việc giảm GDP, tăng lãi suất tiền vay, tăng tốc

độ lạm phát…nền kinh tế, chính trị, chính sách điều hành của Nhà nước là những ví dụ

cho rủi ro có hệ thống. Những điều kiện này tác động hầu hết các doanh nghiệp. Rủi ro

phi hệ thống(Nonsystematic Risks)là loại rủi chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm

nhỏ các tài sản, nghĩa là loại rủi này chỉ liên quan tới từng doanh nghiệp cụ thể nào đó. Vì

thế người ta còn gọi rủi ro đơn nhất hay rủi ro cho một tài sản cụ thể. Ví dụ như là rủi ro

vỡ nợ, tín dụng...nếu chỉ đầu tư vào 1 loại cổ phần của một doanh nghiệp nào đó thì nghĩa

là kết quả đầu tư bị phụ thuộc rất nhiều vào những sự kiện xảy ra đối với doanh nghiệp.

Nếu đầu tư vào nhiều loại tài sản ở nhiều doanh nghiệp khác nhau thì sự phụ thuộc này

giảm đi nhiều, bởi vì nếu chẳng may bị lỗ ở doanh nghiệp này thì vẫn có lãi ở doanh

nghiệp khác. Việc bù trừ đó sẽ làm cho rủi ro của danh mục đầu tư giảm đi. Như vậy, rủi

ro không có hệ thống sẽ bị loại trừ thông qua việc đa dạng hóa. Vì vậy, một danh mục đầu

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 37

tư với số lượng lớn các tài sản khác nhau có thể dẫn đến một điều : rủi ro không có hệ

thống của nó bằng 0.

2.2. Hệ số bêta

Để xác định mức rủi ro của một chứng khoán cụ thể, ta cần đo lường độ nhạy cảm

của chứng khoán đó với biến động của thị trường. Độ nhạy cảm này gọi là hệ số beta. Hệ

số beta cho ta biết mức rủi ro có hệ thống của một tài sản cụ thể so với mức rủi ro có hệ

thống bình quân của một tài sản là bao nhiêu? Do đó hệ số beta được dùng để đo lường

mức độ biến động của một chứng khoán trong tương quan với danh mục thị trường.

Trong đó: COV(i;m) : Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán i và tỷ suất

sinh lợi thị trường

: Phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường

Nếu β<1: Chứng khoán i có rủi ro thấp hơn rủi ro thị trường;

Nếu β=1: Chứng khoán i có rủi ro bằng rủi ro thị trường;

Nếu β>1: Chứng khoán i có rủi ro cao hơn rủi ro thị trường.

Để xác định hệ số beta, có nhiều nghiên cứu đã đưa ra cách tính, trong đó có sử

dụng mô hình CAPM. Tuy nhiên, những giả thiết của mô hình chưa thực sự phù hợp với

thực tế thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Sau đây bài viết này giới thiệu một

phương pháp xác định hệ số bêta khá đơn giản và hữu ích. Chúng ta có thể xác định hệ số

bêta của công ty theo công thức sau:

Độ lệch chuẩn được dùng để đo lường độ phân tán của phân phối xác suất. Khi áp

dụng đối với tỷ suất sinh lời trong đầu tư nó cho biết mức độ phân tán hay sự biến động

của tỷ suất sinh lời xung quanh tỷ suất sinh lời kỳ vọng.

Ví dụ minh họa: Xác định hệ số beta cho Công ty Cổ phần Cao Su (CTCPCS) Đà

Nẵng và các công ty cùng ngành.

Bƣớc 1. Thu thập và xử lý số liệu

- Thu thập số liệu

Để xác định được hệ số beta cho CTCPCS Đà Nẵng nói riêng và các công ty nói

chung, các số liệu mà chúng ta cần phải thu thập:

+ Giá cổ phiếu qua các ngày của CTCPCS Đà Nẵng và các công ty cùng ngành

(nên sử dụng 3 năm liên tục và gần nhất).

- Báo cáo tài chính của CTCPCS Đà Nẵng và các công ty cùng ngành (nên sử dụng

3 năm liên tục và gần nhất).

- Xử lý số liệu

+ Giá cổ phiếu lấy bình quân của từng quý;

+ Lấy doanh thu 3 năm liên tục của các công ty.

Sau đây là giá cổ phiếu của các CTCPCS trên TTCK TP.HCM (sau khi đã xử lý).

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 38

Bảng 1. Giá cổ phiếu các năm chia theo quý của các công ty ngành cao su niêm yết

trên TTCK TP.HCM ĐVT: Nghìn đồng

Năm

Bình

quân các

quý

CT CPCS

Miền Nam

(CSM)

CTCPCS

Đồng Phú

(DPR)

CTCP CS

Hòa Bình

(HRC)

CTCPCS

SaoVàng

(SRC)

CTCP CS

Tây Ninh

(TRC)

CTCPCS

Đà Nẵng

(DRC)

2010 CP Quý 1 9.52 48.77 41.34 3.18 35.57 11.61

CP Quý 2 20.86 53.86 40.91 6.88 41.89 21.22

CP Quý 3 22.96 50.98 36.84 6.34 40.03 20.47

CP Quý 4 21.94 51.83 37.6 5.64 40.07 19.86

2011 Cp Quý 1 21.73 64.92 61.40 11.03 54.11 12.12

Cp Quý 2 13.67 57.32 59.59 8.35 50.70 10.47

Cp Quý 3 11.32 53.70 59.04 5.86 40.17 11.01

Cp Quý 4 8.60 45.90 55.28 3.89 35.85 9.51

2012 CP Quý 1 43.75 62.08 37.54 17.46 67.31 20.93

CP Quý 2 37.65 62.40 40.70 16.87 62.90 19.18

CP Quý 3 28.67 61.00 59.38 14.05 57.80 15.10

CP Quý 4 24.48 61.16 59.10 9.61 61.74 13.06

Nguồn: Cophieu68.com.vn

Bảng 2. Doanh thu của các công ty ngành cao su niêm yết trên TTCK TP.HCM giai đoạn

2010-2012 ĐVT: Triệu đồng

Năm

CT CP CS

Miền Nam

(CSM)

CTCPCS

ĐồngPhú

(DPR)

CTCP

CS Hòa

Bình

(HRC)

CTCPCS

Sao Vàng

(SRC)

CTCPCS

Tây Ninh

(TRC)

CTCPCS

Đà Nẵng

(DRC)

Tổng

2010 2,699,653 1,028,421 411,801 1,152,146 757,982 2,160,139 8,210,142

2011 2,923,837 1,837,202 688,411 1,212,367 1,195,284 2,636,696 10,493,797

2012 3,043,815 1,376,951 494,477 1,088,350 907,713 2,784,934 9,696,240

Nguồn: BCTC 3 năm 2010,2011,2012 của các công ty

Bƣớc 2: Thực hiện tính toán

- Tính độ lệch chuẩn cổ phiếu các năm 2010-2012 của các công ty và ngành

+ Độ lệch chuẩn của ngành chúng ta tính theo trọng số doanh thu của các công ty,

thực hiện như sau:

Tính giá trị cổ phiếu của từng công ty theo trọng số doanh thu, sau đó lấy tổng

cộng để ra giá trị cổ phiếu bình quân ngành từng quý.

Ví dụ: CTCPCS Đà Nẵng quý I năm 2010:

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 39

Bảng 3. Giá trị cổ phiếu trung bình của các công ty ngành cao su niêm yết trên TTCK

TP.HCM giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Nghìn đồng

Năm Các quý

CTCPCS

Miền Nam

CTCPCS

Đồng Phú

CTCPCS

Hòa Bình

CTCPCS

Sao Vàng

CTCPCS

Tây Ninh

CTCPCS

Đà Nẵng Tổng

2010 CP Quý 1 3.13 6.11 2.07 0.45 3.28 3.05 18.10

CP Quý 2 6.86 6.75 2.05 0.97 3.87 5.58 26.07

CP Quý 3 7.55 6.39 1.85 0.89 3.70 5.39 25.75

CP Quý 4 7.21 6.49 1.89 0.79 3.70 5.23 25.31

2011 Cp Quý 1 6.05 11.37 4.03 1.27 6.16 3.05 31.93

Cp Quý 2 3.81 10.04 3.91 0.96 5.78 2.63 27.12

Cp Quý 3 3.15 9.40 3.87 0.68 4.58 2.77 24.45

Cp Quý 4 2.40 8.04 3.63 0.45 4.08 2.39 20.98

2012 CP Quý 1 13.73 8.82 1.91 1.96 6.30 6.01 38.74

CP Quý 2 11.82 8.86 2.08 1.89 5.89 5.51 36.05

CP Quý 3 9.00 8.66 3.03 1.58 5.41 4.34 32.01

CP Quý 4 7.69 8.69 3.01 1.08 5.78 3.75 29.99

Nguồn: Cophieu68.com.vn

Để tính độ lệch chuẩn cổ phiếu công ty và ngành, người ta sử dụng hàm STDEV trong

excel. Kết quả như sau:

Độ lệch chuẩn cổ phiếu ngành: STDEV (cột Tổng) = 5.97

Độ lệch chuẩn cổ phiếu của từng công ty: STDEV (cột giá cổ phiếu ở bảng 1)

Bảng 4. Đệ lệch chuẩn cổ phiếu của các công ty cao su trên TTCK TP.HCM

Công ty CTCPCS

Miền Nam

CTCPCS

Đồng Phú

CTCPCS

Hòa Bình

CTCPCS

Sao Vàng

CTCPCS

Tây Ninh

CTCPCS

Đà Nẵng

Độ lệch chuẩn 10.83 6.16 10.52 4.83 11.44 4.61

Để tính hệ số bêta của các công ty áp dụng công thức. Kết quả được thể hiện qua bảng 5.

Bảng 5. Hệ số bêta của các công ty ngành cao su niêm yết trên TTCK TP.HCM

Công ty CTCPCS

Miền Nam

CTCPCS

Đồng Phú

CTCPCS

Hòa Bình

CTCPCS

Sao Vàng

CTCPCS

Tây Ninh

CTCPCS

Đà Nẵng

Hệ số beta 1.81 1.03 1.76 0.81 1.92 0.77

Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định hệ số bêta trong quyết định phân tích và

đầu tư chứng khoán; mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc lựa

chọn phương pháp nào cần căn cứ vào đặc trưng của từng loại hình doanh nghiệp để thẩm

định giá trị sao cho phù hợp với doanh nghiệp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Nguyễn Minh Kiều, (2010); Tài chính doanh nghiệp căn bản; NXB Thống kê.

[2] Nhóm tác giả, (2008); Quản trị tài chính đầu tư của viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng

dụng; NXB Lao động Xã hội.

[3] Trang web cophieu68.com.vn;

[4] Nguyễn Ngọc Vũ (2000), “Hệ số bêta trong phân tích rủi ro khi đầu tư chứng khoán”, Tạp chí

Chứng khoán Việt Nam, số 10.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 40

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH GIỮA

GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC VÀ GIÁ VÀNG THẾ GIỚI

ThS. Lý Vân Phi, Khoa Tài chính - Ngân hàng

1. Đặt vấn đề

Từ xa xưa, vàng chỉ là phương tiện trang sức xa xỉ của vua chúa, quý tộc và trong

cung đình, các lãnh chúa, địa chủ… một số lượng lớn vàng cũng được lưu trữ trong dân

chúng. Vàng gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam không chỉ ở góc độ trang sức

mà còn là phương tiện thanh toán thuận tiện có thể thay thế tiền tệ, đồng thời là tài sản cất

trữ có giá trị. Vàng còn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả bởi tính ổn định và thanh

khoản cao. Lạm phát tăng cao và những bất ổn vĩ mô khác làm cho vàng trở thành kênh

đầu tư hấp dẫn nhất so với các kênh khác như bất động sản, chứng khoán, tiết kiệm...Tại

Việt Nam, vàng được xem là tài sản tích trữ được ưa chuộng, thậm chí có những giai đoạn

vàng được đóng vai trò là tiền tệ.

Tuy nhiên, giá vàng trong nước có những biến động không ngừng, đặc biệt là trong

03 năm gần đây (2011-2013), thị trường vàng Việt Nam rất hỗn loạn, giá vàng “nhảy

múa” liên tục, nhất là năm 2013 khi mà thị trường vàng thế giới có những biến động bất

thường theo chiều giảm sâu thì thị trường vàng trong nước có xu hướng chững lại và vận

động không theo một quy luật nào cả, điều này làm cho khoảng cách chênh lệch giữa giá

vàng trong nước và thế giới ngày càng tăng dần từ mức 350.000 - 400.000đồng/lượng5

đến 7 triệu đồng/lượng. Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để rút ngắn khoảng cách

chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới?

Trong phạm vi bài viết tác giả chỉ giới thiệu sơ lược về diễn biến thị trường vàng

(chủ yếu là vàng miếng SJC, do vàng SJC chiếm hơn 90% thị trường vàng miếng Việt

Nam) và đề xuất một số giải pháp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong

nước và giá vàng thế giới.

2. Diễn biến thị trƣờng vàng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

Thực trạng giá vàng tại Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay đã trải qua nhiều giai

đoạn thăng trầm với các đỉnh cao kỷ lục về giá (có lúc lên đến 47 triệu đồng/lượng vào

cuối năm 2012 nhưng có lúc lại giảm xuống còn 37.5 triệu đồng/lượng vào đầu quý

3/20136), đến thời điểm này thì chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới

5 . Theo Kitco.com ngày 18/9/2008 và tỷ giá USD/VND tại ngân hàng Vietcombank (16.730) thì giá vàng tại thế giới

là 1.740.775đ/chỉ trong khi đó giá vàng trong nước 1.780.000đ/chỉ

6. Theo Kitco.com ngày 6/7/2013 giá vàng thế giới ở mức 1.252 USD/ounce, nếu quy đổi ra tiền Việt, một lượng

vàng thế giới hiện nay chỉ tương đương 31,3 triệu đồng (chưa bao gồm thuế phí).

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 41

lên đến 7 triệu đồng/lượng, mức cao chưa từng có trong lịch sử. Nguyên nhân của những

biến động trên là do chịu tác động của nhiều nhân tố như: Giá vàng thế giới, tỷ giá

USD/VND, lạm phát, nền kinh tế thế giới nhất là tình hình kinh tế của Mỹ, tình hình

chính trị, xã hội, thị trường vốn tín dụng, TTCK, tập quán sử dụng, tâm lý người tiêu

dùng và các chính sách của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, v.v...

Nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới tác động nhiều đến giá vàng Việt Nam là do

trung bình mỗi năm số lượng vàng khai thác rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước

nên buộc phải nhập khẩu vàng thế giới (khoảng 95% % lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam

được nhập khẩu), nhu cầu nhập khẩu khá lớn nhưng nguồn cung lại hạn hẹp do đó giá

vàng trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá vàng thế giới.

Sơ đồ 1. Diễn biến giá vàng SJC trong năm 2012

Nguồn: www.giavangsjc.com

Trong năm 2012, chính sách tác động mạnh đến thị trường vàng trong nước là Nghị

định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, được Thủ tướng Chính

phủ đã ký và ban hành ngày 03/4/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2012. Từ khi

Nghị định này có hiệu lực, diễn biến giá vàng trong nước khá ổn định, hiện tượng buôn

lậu, đầu cơ tích trữ vàng phần nào được hạn chế. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa giá vàng

trong nước và thế giới đã tăng sau năm 2012, từ mức hơn 1 triệu đồng/lượng đến 7 triệu

đồng/lượng (tính đến ngày 6/7/2013). Mức chênh lệch hiện nay có thể một phần phản ánh

việc các ngân hàng sẽ phải hoàn tất xử lý các nghĩa vụ nợ bằng vàng của mình, đây là

nguồn cầu bổ sung trên thị trường so với các giai đoạn trước đây.

Ngày 30/6/2013 là hạn cuối cùng tất toán vàng ở các ngân hàng thương mại vì thế

các ngân hàng đã phải "chạy đua" để mua vàng. NHNN đã tổ chức nhiều phiên đấu thầu

từ cuối tháng 3 (ngày 28/3 là phiên đấu thầu vàng đầu tiên). Vào quý 3 năm 2013 mặc dù

giá vàng thế giới giảm mạnh và đã qua thời hạn tất toán huy động vàng, nhưng chênh lệch

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 42

giữa giá thế giới và trong nước không những được thu hẹp mà đang có xu hướng nới rộng

hơn.

Tính đến đầu tháng 7, ngay sau thời hạn phải tất toán, đã có 1.323.400 lượng vàng

trúng thầu, trên tổng số 1.426.000 lượng vàng chào thầu với hơn 40 tấn vàng cung cấp

cho thị trường. Việc thực hiện đấu thầu vàng liên tục như vậy trước hết là nhằm tăng

cung, qua đó giảm bớt áp lực về cầu, tránh những xáo trộn khó lường trên thị trường,

ngăn tác động tiêu cực tới tỷ giá và kinh tế vĩ mô.

Sơ đồ 2. Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới qua các phiên đấu thầu

vàng của NHNN (Đơn vị tính: triệu đồng)

Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/chuyen-dai-thu-

hep-chenh-lech-gia-vang-2848110.html

Kết thúc phiên đấu thầu thứ 42 của NHNN vào ngày 11/7, giá thầu cao nhất lên tới

38,08 triệu đồng/lượng. Trong khi cùng thời điểm kết thúc đấu thầu trưa 5/7, giá vàng

SJC thu mua của các đại lý chỉ dao động từ 37,5 - 37,8 triệu đồng/lượng. Điều này cho

thấy, nhu cầu cung vàng của người dân trong nước hiện đang ở mức rất cao, các doanh

nghiệp cũng như các ngân hàng vẫn bất chấp trả giá thầu cao để mua được vàng. Đến thời

điểm hiện nay, mặc dù giá vàng có biến động theo xu hướng của thế giới, tức là cũng có

tăng, giảm, nhưng mức tăng luôn nhanh hơn giảm. Ngay cả khi giá thế giới giảm sâu, giá

trong nước cũng chỉ được điều chỉnh nhẹ, nên khoảng cách giữa hai thị trường vẫn còn

xa. Cụ thể, tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/8/2013, vàng SJC niêm yết ở

mức 37,63 triệu đồng/lượng (mua vào) - 37,93 triệu đồng/lượng (bán ra). Trong khi đó,

vàng trên thị trường thế giới giao dịch phổ biến mức 1.316 USD/ounce. Với mức này, quy

đổi ra VND theo tỷ giá của Vietcombank, giá vàng thương hiệu SJC cao hơn giá thế giới

hơn 4 triệu đồng/lượng. Đến nay, giá vàng trong nước đã giảm mạnh chỉ còn khoảng 37

triệu đồng/lượng so với thời kỳ leo thang lên mức "đỉnh" là khoảng 48 triệu đồng/lượng,

nhưng chênh lệch giữa hai thị trường chưa được rút ngắn, khoảng cách hơn 4 triệu

đồng/lượng vẫn là mức quá cao. Sỡ dĩ chênh lệch về giá vẫn còn cao như vậy là do nhu

cầu của thị trường rất lớn, khi mà các ngân hàng thương mại không được phép cho vay

hay huy động vàng theo quy định. Hơn nữa, thị trường vàng Việt Nam có đặc thù riêng

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 43

không giống như ở nước ngoài, người dân sở hữu, mua bán vàng không phải vì lý do

thương mại mà còn do yếu tố văn hóa và tâm lý ưa chuộng vàng. Với nhiều người dân,

vàng được coi là công cụ bảo đảm giá trị tài sản của họ, chính vì vậy, ngay cả khi lãi suất

huy động vàng ở mức rất thấp hoặc các ngân hàng ngừng huy động, người dân sẵn sàng

nắm giữ vàng xem như là bảo toàn tài sản của họ.

3. Một số giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong

nƣớc và giá vàng thế giới

Trong suốt giai đoạn 2011 - 2013, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp

liên quan đến thị trường vàng. Các biện pháp này bắt đầu từ tháng 4/2011 bằng việc chấm

dứt cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Tháng 4/2012, Chính phủ ban hành Nghị

định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nội dung của Nghị định

này bao gồm cả việc hạn chế và ủy quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng

miếng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính phủ cũng yêu cầu các ngân hàng tất

toán các khoản tiền gửi bằng vàng của mình. NHNN bắt đầu tổ chức đấu thầu vàng miếng

từ ngày 28/3 để giảm bớt mất cân đối cung cầu vàng trên thị trường.

Biến động giá vàng trên thế giới có tác động nhiều đến thị trường Việt Nam nhưng

hai thị trường này chưa liên thông với nhau, thành ra mỗi thị trường vận hành theo đặc

thù riêng. Đến thời điểm hiện nay giá vàng trong nước lên, xuống thất thường nên khoảng

cách chênh lệch giá ngày càng lớn. Vì vậy, để thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong

nước và giá vàng thế giới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, ngân hàng Nhà nước cần tăng thêm nguồn dự trữ vàng của quốc gia để đóng

vai trò là người kiến tạo ra thị trường.

Dự trữ vàng quốc gia sẽ được sử dụng để can thiệp thị trường vàng trong nước khi

cầu vàng thay đổi một cách bất thường, khi cầu vàng trong nước tăng cao, ngân hàng Nhà

nước sẽ dùng dự trữ vàng quốc gia để cung cấp cho nhu cầu trong nước làm giảm cơn sốt

vàng, ngược lại khi cầu vàng trong nước giảm mạnh, người dân đổ xô bán vàng miếng

thông qua kênh các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được cấp phép thì ngân hàng Nhà

nước đứng ra thu mua để tăng dự trữ quốc gia.

Bên cạnh đó, NHNN nên tiếp tục thực hiện “đấu thầu vàng” để tăng cung trên thị

trường và giữ giá không biến động quá mạnh. Sau thời hạn mà các ngân hàng phải trả lại

vàng cho khách hàng với tác động kép từ việc giảm cầu về vàng miếng của các ngân

hàng, tăng cung vàng trong dân do ngân hàng trả lại vàng cho khách hàng thì khi đó giá

vàng sẽ từ đó tiến sát với thế giới.

Hai là, thị trường vàng trong nước phải liên thông tuyệt đối với thị trường vàng thế

giới.

Để làm được điều này, doanh nghiệp và người dân phải được kinh doanh vàng tài

khoản ở nước ngoài thông qua các sàn vàng, đồng thời phải được phép nhập khẩu hoặc

xuất vàng vô điều kiện số dư vàng trên tài khoản khi có nhu cầu. Khi đó, nhà đầu tư thông

qua tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, có thể mua bán vàng theo giá thế giới vào

bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời, nhà đầu tư cũng được xuất, nhập khẩu vàng tự do vào

Việt Nam.

Để giá vàng trong nước “cùng nhịp” với giá thế giới và khoảng cách thu hẹp lại thì

có thể NHNN phải cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng trở lại với quota tự do hơn,

hoặc lập sàn vàng quốc gia để vàng trong nước và thế giới liên thông nhau.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 44

Ba là, thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia để tổ chức lại hoạt động thị trường vàng

Việt Nam.

Thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia do Nhà nước quản lý và biến nó thành công cụ

để cơ quan Nhà nước có thể giám sát và điều tiết thị trường qua đó huy động được nguồn

lực vàng trong dân. Khi đó, Nhà nước có thể quản lý thị trường vàng hiệu quả, tránh

những tác động tiêu cực, còn người dân và nhà đầu tư có thêm những kênh lựa chọn để

đầu tư hay trao đổi loại hàng hóa đặc biệt này, tạo lập một thị trường giao dịch vàng tập

trung giống TTCK hiện nay, tăng cường tính minh bạch, thông suốt của thị trường vàng,

giảm tình trạng lũng đoạn và thao túng, góp phần tạo trật tự khách quan cho thị trường

vàng; góp phần làm giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, hạn chế tình

trạng xuất nhập khẩu vàng lậu.

4. Kết luận

Đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã qua thời hạn tất toán trạng thái huy động và cho

vay bằng vàng của các ngân hàng và ngân hàng Nhà nước đã nổ lực gia tăng nguồn cung

vàng qua các phiên đấu thầu để “bơm” vàng ra thị trường (đã thực hiện 42 phiên tính đến

ngày 1/7). Điều này cho thấy nguồn cung vàng trên thị trường rất dồi dào và không còn

tình trạng “khan” vàng như trước đây, nhưng khoảng cách giữa giá vàng trong nước và

thế giới vẫn còn cao. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần sớm xem xét và thực hiện các giải

pháp được đề xuất ở trên để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới

như là bước đệm tiến tới việc quản lý, giám sát và điều tiết thị trường vàng để đáp ứng tất

cả các nhu cầu khác nhau của thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] www.kitco.com;

[2] Giavangsjc.com.vn;

[3] Tạp chí ngân hàng, số 20/2012, số 86/2013.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 45

Bàn về công thức xác suất toàn phần và công

thức Bayes trong giảng dạy môn Lý thuyết xác

suất và thống kê toán ở trƣờng cao đẳng

ThS. Nguyễn Thị Hậu, Bộ môn Cơ bản

Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes là các công thức cơ bản trong lý

thuyết xác suất của môn học Lý thuyết xác suất và thống kê toán. Trong quá trình giảng

dạy, bản thân tác giả nhận thấy đa số sinh viên chưa nắm được bản chất của công thức

và hay nhầm lẫn trong việc phân biệt các xác suất có điều kiện. Do đó, việc vận dụng

công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes vào giải bài tập chưa hiệu quả. Bài viết

này bàn sâu hơn về bản chất và một số vấn đề liên quan đến hai công thức nói trên.

1. Công thức xác suất toàn phần

Giả sử biến cố A xảy ra khi và chỉ khi một trong các biến cố của hệ đầy đủ các biến

cố 1 2, ,..., nH H H .

Khi đó:

1 2

1

...n

n i

i

A H A H A H A H A

Suy ra 1 1

( )n n

i i

i i

P A P H A P H A

Theo công thức nhân xác suất, ta có

( ) ( ) ( / ), (1, )i i iP H A P H P A H i n

Vậy 1 1

( ) ( ) ( ) ( / )n n

i i i

i i

P A P H A P H P A H .

Đây là công thức xác suất toàn phần hay công thức xác suất đầy đủ.

Trong trường hợp riêng, nếu xét hệ đầy đủ biến cố gồm H và H thì

( ) ( ) ( / ) ( ) ( / )

( ) ( / ) 1 ( ) 1 ( / )

P A P H P A H P H P A H

P H P A H P H P A H.

Trong công thức xác suất toàn phần biến cố A xảy ra khi và chỉ khi một trong các

biến cố của hệ đầy đủ biến cố xảy ra, do đó xác suất của biến cố A liên quan đến xác suất

của từng biến cố trong hệ đầy đủ biến cố.

2. Công thức Bayes Công thức Bayes, mang tên của vị linh mục và cũng là nhà toán học người Anh

Thomas Bayes (1702 – 1761), là công thức ngược, cho phép tính xác suất có điều kiện

( / )iP H A khi biết ( ) 0P A và ( ), (1, )iP H i n . Ở đây, ta vẫn giả sử 1 2, ,..., nH H H là hệ đầy

đủ biến cố. Cũng như trên, ta có

1

n

i

i

A H A

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 46

Theo công thức nhân xác suất

( ) ( ) ( / ) ( ) ( / )i i i iP H A P H P A H P A P H A

Suy ra ( ) ( / )

( / )( )

i ii

P H P A HP H A

P A

Kết hợp với công thức xác suất toàn phần, ta suy ra

1

( ) ( / )( / )

( ) ( / )

j j

j n

i i

i

P H P A HP H A

P H P A H

Công thức này được gọi là công thức Bayes.

Hiểu được công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes, người dùng sẽ vận

dụng giải toán một cách dễ dàng. Tuy nhiên, như ban đầu đã đề cập, một trong những lỗi

mà nhiều người mắc phải đó là lẫn lộn giữa ( / )iP A H và ( / )iP H A .

3. Bài toán minh họa Để hiểu rõ hơn các công thức trên, có thể xét các bài toán sau:

Bài 1) Một nhà máy có 3 phân xưởng cách biệt cùng sản xuất một loại sản phẩm.

Tỉ lệ sản phẩm của phân xưởng 1, 2 và 3 lần lượt có trong một kho hàng của nhà máy là

35%, 25% và 40%. Tỉ lệ phế phẩm qua thống kê biết được của phân xưởng 1, 2 và 3 lần

lượt là 2%, 1% và 3%. Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm trong kho hàng của nhà máy.

a) Tính xác suất để sản phẩm đó là phế phẩm.

b) Tính xác suất để phế phẩm đó do phân xưởng thứ , (1,3)i i sản xuất.

Ở đây, ta không bàn về lời giải và đáp số của bài toán mà chỉ nói về ý nghĩa của

hai công thức sẽ dùng trong bài toán này. Trước hết, gọi , (1,3)iH i là biến cố lấy được

sản phẩm do phân xưởng thứ i sản xuất. Khi đó, , (1,3)iH i là hệ đầy đủ biến cố. Gọi A là

biến cố lấy được sản phẩm là phế phẩm.

Ở câu a) công thức xác suất toàn phần được sử dụng để tính P(A) với ý nghĩa là

xác suất lấy được phế phẩm trong kho hàng của nhà máy liên quan đến xác suất lấy được

phế phẩm ở cả ba phân xưởng 1, 2 và 3. Đó chính là tổng xác suất của biến cố lấy được

sản phẩm do phân xưởng thứ i sản xuất tương ứng với tỉ lệ phế phẩm do phân xưởng thứ i

đó sản xuất (i = (1, 2, 3)). Đây là bản chất tổng xác suất từng phần trong công thức xác

suất từng phần.

Ở câu b), ta dùng công thức Bayes để tính ( / )iP H A , i = (1, 3). Người dùng công

thức này có chút băn khoăn về ( / )iP A H và ( / )iP H A . Ta phân biệt ( / )iP A H và

( / )iP H A .

( / )iP A H là xác suất của biến cố A với điều kiện iH hay là xác suất để lấy được

một sản phẩm là phế phẩm mà sản phẩm này đã là sản phẩm do phân xưởng thứ i sản

xuất, hay nói cách khác, đây là xác suất lấy được một phế phẩm từ phân xưởng thứ i hay

là tỉ lệ phế phẩm của phân xưởng thứ i (đề đã cho).

( / )iP H A là xác suất của biến cố iH với điều kiện A hay là xác suất để lấy được

một sản phẩm của phân xưởng thứ i biết sản phẩm này đã là phế phẩm. Điều đó có nghĩa

là đã lấy được một sản phẩm là phế phẩm rồi, ( / )iP H A là xác suất để phế phẩm này rơi

vào phân xưởng thứ i.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 47

Một khi người dùng công thức phân biệt được ( / )iP A H và ( / )iP H A thì bài toán

trở nên hết sức dễ dàng. Thêm một điều nữa là công thức Bayes còn cho thấy ( / )iP A H và

( / )iP H A khác biệt và chênh lệch rất lớn nếu ( )P A và ( )iP H chênh lệch nhau nhiều.

Dưới đây là một ví dụ minh họa điều đó. (Bài toán được 3 nhà toán học Cassels,

Shoenberger và Grayboys đem đố 60 sinh viên và cán bộ y khoa tại Harvard medical

School năm 1978).

Bài 2) Giả sử có một loại bệnh mà tỉ lệ người mắc bệnh là 1/1000. Giả sử có một

loại xét nghiệm, mà ai mắc bệnh khi xét cũng ra phản ứng dương tính, nhưng tỉ lệ phản

ứng dương tính nhầm là 5% (tức là trong số những người không bị bệnh có 5% số người

thử ra phản ứng dương tính). Hỏi khi một người được xét nghiệm bị phản ứng dương tính,

thì khả năng mắc bệnh của người đó là bao nhiêu?

Nếu câu trả lời của ta là 95% theo cách suy luận thông thường thì chưa đúng. Ta sẽ

phân tích kỹ hơn như sau:

Gọi K là biến cố người không bị bệnh. D là biến cố người xét nghiệm có phản ứng

dương tính. Khi đó, P(D/K) là xác suất để lấy được người có phản ứng dương tính mà

không bị bệnh. P(K/D) là xác suất để lấy được người không bị bệnh mà có phản ứng

dương tính và ( / )P K D là xác suất để lấy được người có bệnh mà có phản ứng dương

tính. Theo đề ta có P(D/K) = 5%. Ta dùng công thức Bayes để tính P(K/D). ( ) ( / )

( / )( ) ( / ) ( ) ( / )

P K P D KP K D

P K P D K P K P D K

với ( / ) 5%; ( ) 1 1/1000 999/1000P D K P K ; ( ) 0,1; ( / ) 95%P K P D K .

Suy ra P(K/D) = 98%

Vậy trong số những người xét nghiệm ra dương tính, có khoảng 98% số người là

không bị bệnh. Nói cách khác, khi xét nghiệm ra dương tính thì xác suất để người đó có bị

bệnh là 1 ( / ) 1 98% 2%P K D .

Khi giải các bài toán xác suất thống kê có sử dụng công thức xác suất toàn phần và

công thức Bayes hay công thức xác suất có điều kiện, ta có thể gặp trường hợp “nghịch lý

vui” như sau:

Bài 3) Văn Phạm có phải là thủ phạm?

Một người đàn ông tên là Văn Phạm bị tình nghi là thủ phạm trong một vụ án.

Cảnh sát điều tra được những thông tin sau đây: 1) ngoài nạn nhân chỉ có 2 người có mặt

lúc xảy ra vụ án, một trong 2 người đó là Văn Phạm, người kia cảnh sát không hề biết là

ai, và một trong 2 người đó là thủ phạm; 2) thủ phạm là đàn ông. Hỏi xác suất để “Văn

Phạm là thủ phạm” là bao nhiêu?

Gọi người thứ hai mà cảnh sát không biết là ai là X. X có thể là đàn ông hoặc đàn

bà.

Gọi A là biến cố Văn Phạm là thủ phạm. B là biến cố X là đàn ông. C là biến cố thủ

phạm là đàn ông. Có hai cách giải khác nhau như sau:

1) Theo công thức xác suất toàn phần ta có ( ) ( ) ( / ) ( ) ( / )P A P B P A B P B P A B .

Nếu X là đàn bà thì X không thể là thủ phạm và Văn Phạm phải là thủ phạm, bởi vậy

( / ) 1P A B . Nếu X là đàn ông thì một trong hai người, X hoặc Văn Phạm, là thủ phạm,

nên P(A/B) = 1/2. X có thể là đàn ông hoặc đàn bà, và ta coi xác suất để X là đàn ông và

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 48

xác suất để X là đàn bà là bằng nhau, nên ( ) ( ) 1/ 2P B P B . Từ đó ta có

( ) 1/ 2.1/ 2 1.1/ 2 3/ 4P A , có nghĩa là xác suất để Văn Phạm là thủ phạm là 3/4.

2) Ta coi C là điều kiện, và muốn tính xác suất có điều kiện P(A/C) (là xác suất

Văn Phạm là thủ phạm khi biết rằng thủ phạm là đàn ông). Theo công thức Bayes, ta có ( ) ( / )

( / )( ) ( / ) ( ) ( / )

P A P C AP A C

P A P C A P A P C A. Ở trong công thức trên, P(A) là xác suất để Văn

Phạm là thủ phạm nếu như chưa có điều kiện thủ phạm là đàn ông. Vì một trong hai

người Văn Phạm và X là thủ phạm nên xác suất P(A) không điều kiện ở đây là P(A) =

1/2. Ta có P(C/A) = 1 vì tất nhiên nếu Văn Phạm là thủ phạm thì thủ phạm là đàn ông.

Ngược lại, ( / ) 1/ 2P C A (nếu X là thủ phạm thì thủ phạm có thể là đàn ông hoặc đàn bà,

khi mà chưa đặt điều kiện thủ phạm là đàn ông). Do đó ta có P(A/C) = 2/3, tức là xác suất

để Văn Phạm là thủ phạm là 2/3.

Hai cách giải trên cho hai đáp số khác nhau, như vậy ít nhất một trong hai cách giải

trên là sai. Cách giải nào sai và sai ở chỗ nào?

Vấn đề của nghịch lý này là sự nhầm lẫn giữa các không gian xác suất trong lúc

lập mô hình tính xác suất. Trong cách giải thứ nhất, khi ta viết P(A) để tính xác suất để

Văn Phạm là thủ phạm, không gian xác suất của ta phải là không gian C tất cả các khả

năng (với một trong hai người Văn Phạm và X là thủ phạm), thỏa mãn điều kiện “thủ

phạm là đàn ông” chứ không phải là không gian của tất cả các khả năng có thể xảy ra

(với một trong hai người Văn Phạm và X là thủ phạm), bất kể thủ phạm là đàn ông hay

đàn bà. Để cho khỏi nhầm lẫn thì trong cách giải thứ nhất ta phải viết

( ) ( ) ( / ) ( ) ( / )C C C C CP A P B P A B P B P A B . Trong không gian thì ta có P(B) = 1/2, tức là

xác suất để X là đàn ông là 1/2. Nhưng trong không gian C dùng trong cách giải thứ

nhất thì ta phải dùng xác suất CP của không gian đó, và ( )CP B không phải là 1/2 mà là

2/3, và ( ) 1/3CP B . Nói cách khác, khi biết rằng một trong hai người X và Văn Phạm là

thủ phạm, và biết rằng thủ phạm là đàn ông, thì xác suất để X là đàn ông là 2/3 chứ không

còn là 1/2 nữa. Nếu ta sử dụng các con số xác suất này trong công thức xác suất toàn phần

của A trong không gian C thì ta được ( ) 2 / 3CP A . Tức là nếu ta sửa lỗi về xác suất của

B thì cách giải thứ nhất sẽ cho cùng đáp số với cách giải thứ hai.

Kết luận: Lý thuyết xác suất là phần kiến thức hay và có nhiều ứng dụng nhưng

khó. Cái khó của người học là phân biệt và hiểu được bản chất của các công thức. Cái

khó của người dạy là làm cách nào để trình bày và giải thích cho người học thấy được

bản chất toán học mà gần gũi và không dùng quá nhiều lý thuyết toán học khô cứng. Ở

đây, bài viết chỉ mang tính chất trao đổi và học hỏi, tất nhiên còn nhiều thiếu sót, rất

mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Trung Tương, Lê Hồng Vân, Huỳnh Văn Sáu (1992), Giáo trình Lý thuyết xác suất và

thống kê toán học, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Thái Xuân Tiên, Đặng Ngọc Dục, Đặng Công Hạnh (1996), Giáo trình Lý thuyết xác suất và

thống kê toán, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[3] Đỗ Đức Thái, Nguyễn Tiến Dũng (2009), Nhập môn hiện đại xác suất và thống kê toán,

Trung tâm Toán Tài chính và Công nghiệp Hà Nội.

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 49

Cần hiểu đúng về

ThS. Lê Thị Mỹ Dung, Khoa Quản trị kinh doanh

rong lịch sử, tầng lớp doanh nhân Việt Nam một thời gian dài không được xã hội

công nhận, bị phân rã và nằm ở cuối các thang bậc của xã hội, thậm chí còn bị

cấm đoán trong khi lại đề cao chủ yếu công - nông - binh. Mãi tới năm 1990, cùng với

quá trình đổi mới, sự ra đời của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, tầng lớp

Doanh nhân được hồi sinh và dần dần từ tầng lớp bị kỳ thị, coi khinh trong xã hội đã được

công nhận như một tầng lớp xã hội mang sứ mạng quan trọng và vẻ vang. Ngày

13/10/2004 đã được chính thức lựa chọn là Ngày Doanh nhân. Như vậy, doanh nhân Việt

Nam so với lực lượng doanh nhân của xã hội tư bản phát triển sau hàng trăm năm.

1. Hiểu về Doanh nhân

Không ít người hiểu chung chung Doanh nhân là “Người làm nghề kinh doanh”,

“Người có nhiều tiền” hay “Người có nhiều mánh lới, thủ đoạn”. Đó là cách hiểu hết sức

sai lệch về Doanh nhân. Chúng bắt nguồn từ nhận thức sai về doanh nhân và công việc

kinh doanh của họ.

Một bà tạp hóa hay chị tiểu thương có phải là doanh nhân? Một ông giám đốc làm

thuê có phải là doanh nhân? Một người làm “sếp” ở công ty nhà nước có phải là doanh

nhân? Nên “tôn vinh” ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị chỉ biết chỉ tay năm ngón và hầu

như không biết gì đến chiến lược công ty, hay phải trao hoa cho vị trợ lý đang ngày đêm

chèo lái công ty và vật lộn với đủ mọi khắc nghiệt của thương trường?.

Nhất thiết phải xem xét khái niệm "doanh nhân" trong mối tương quan chặt chẽ với

khái niệm "doanh nghiệp". Điều đáng mừng là khái niệm "doanh nghiệp" đang được hiểu

theo cùng một góc nhìn trên khắp thế giới, đó là một tổ chức làm kinh doanh (business of

business is business). Mà kinh doanh thì được hiểu là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã

hội. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có người lãnh đạo - người có đủ tư duy và tầm

nhìn, trí tuệ và tư tưởng, bản lĩnh và sức khỏe… để có thể dẫn dắt cả tập thể thực hiện

thành công sứ mệnh mà doanh nghiệp đã tự đặt lên vai mình. Và người lãnh đạo đó chính

là doanh nhân.

Một doanh nhân đúng nghĩa phải là người cùng doanh nghiệp mình đáp ứng được

cả một chuỗi trông cậy của cộng đồng. Bắt đầu từ việc thấu hiểu được xã hội để từ đó,

nhìn nhận được những vấn đề cần phải giải quyết. Trách nhiệm kế tiếp là phải sáng tạo ra

những giải pháp để giải quyết những vấn đề này. Rồi biến các giải pháp ấy thành sản

phẩm, thành dịch vụ để đưa vào cuộc sống nhằm thúc đẩy xã hội đi lên một cách tốt đẹp

hơn. Lúc đó, sản phẩm và dịch vụ của doanh nhân và doanh nghiệp sẽ trở thành phương

tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội.

T

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 50

Bất cứ một xã hội nào cũng chứa trong lòng rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Điều quan trọng và cũng là yếu tố xác lập vị thế của một doanh nhân là khả năng nhìn

nhận vấn đề và cách thức giải quyết vấn đề ấy. Chẳng hạn, trước vấn nạn kẹt xe đang làm

điêu đứng cuộc sống của người dân các thành phố lớn, doanh nhân này có thể triển khai

hệ thống mini-bus để giảm thiểu lượng xe máy, ôtô đang chèn cứng đường phố. Doanh

nhân kia có thể xúc tiến đề án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện treo. Doanh

nhân nọ có thể cung cấp cho xã hội những chiếc xe đạp điện vừa tiết kiệm, vừa gọn nhẹ

có thể len lỏi giữa những đường phố nhỏ hẹp, lại bảo vệ môi trường. Doanh nhân khác lại

mở rộng đô thị...

Khi giải quyết vấn đề của xã hội một cách hiệu quả nhất, cũng chính là lúc công

việc kinh doanh thành công nhất. Và như thế, doanh nhân được xã hội nể trọng, lợi nhuận

thu được cũng tương xứng với những gì mà họ đã bỏ ra.

Hiểu như thế để thấy rằng không phải cứ bỏ tiền ra mở công ty là mặc nhiên trở

thành doanh nhân. Hiểu như thế để thấy rằng "chiếc áo không làm nên thầy tu". Việc làm

thuê hay làm chủ; làm doanh nghiệp to hay làm doanh nghiệp nhỏ; làm chức lớn hay giữ

chức khiêm tốn; làm nhà nước, tư nhân hay nước ngoài... thì vẫn có thể là những doanh

nhân thực thụ và xứng đáng được mọi người tôn vinh.

2. Doanh nhân trong các mối quan hệ

Doanh nhân trong mối quan hệ với doanh nghiệp Doanh nhân là những người giữ vị trí quan trọng, gây dựng nên các doanh nghiệp.

Doanh nhân tham gia doanh nghiệp theo hai hình thức:

- Đóng góp vốn, ý tưởng, bí quyết: là chủ sở hữu, cổ đông lớn của doanh nghiệp;

- Đóng góp công sức: là thành viên Ban giám đốc đảm nhiệm công việc quản trị,

điều hành doanh nghiệp.

Trung bình ở một nước, doanh nhân chiếm từ 5 đến 20% dân số. Doanh nhân và

doanh nghiệp của họ được pháp luật hóa, xã hội hóa, văn hóa hóa và quốc tế hóa. Có thể

nói, doanh nhân xuất hiện và phát triển trong môi trường tự do kinh tế với khung pháp lý

lành mạnh, cá nhân có quyền đối với tài sản mình làm ra và được bảo vệ để cạnh tranh tự

do, bình đẳng trên thương trường.

Doanh nhân trong mối quan hệ với năng lực cá nhân Doanh nhân là những người có năng lực khác thường trong việc đón trước nhu cầu

của thị trường thông qua nhận thức nhu cầu tiềm ẩn và hành động trước một cách hiệu

quả để đáp ứng nhu cầu đó. Phẩm chất của doanh nhân được phản ánh qua:

- Kỹ năng, năng khiếu, bí quyết kinh doanh: óc phán đoán, nhìn ra nhu cầu thị

trường và cơ hội làm giàu; biết suy nghĩ lớn, với trình độ tư duy sâu và sắc sảo về thị

trường chứ không phải là tiêu tiền lớn như mọi người thường nghĩ về họ; có phong cách

ứng xử khéo léo, tế nhị để huy động sự hợp tác và các nguồn lực con người;

- Tính cách thiên về hành động: kinh nghiệm kinh doanh phong phú, táo bạo, mạo

hiểm biết chấp nhận rủi ro để lao vào kinh doanh, biết sáng tạo và quyết đoán làm những

việc khác thường.

So với người bình thường, doanh nhân được đánh giá thông qua hai thang bậc năng

lực chính là:

- Hiệu quả kinh doanh: Trình độ sử dụng các nguồn lực có thể huy động (Nhân

lực, tài lực, vật lực, thông tin,…) để đạt được mục tiêu xác định. Nó biểu hiện mối tương

quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 51

giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng

nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản

phẩm đối với nhu cầu của thị trường;

- Ý chí vươn lên: Liên tục thăng tiến, nỗ lực không ngừng theo những mong muốn,

khát khao làm giàu.

Doanh nhân trong mối quan hệ nghề nghiệp Doanh nhân là những người làm nghề kinh doanh một cách chuyên nghiệp, là một

chuyên gia về quản lý kinh doanh, là một nhà trí thức lao động trí óc và sử dụng tổng hợp

kiến thức đa lĩnh vực, đa nguồn.

Doanh nhân là người biết tập hợp, kết hợp các nguồn lực khác nhau của xã hội và

điều phối các nguồn lực này vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.

Những nguồn lực mà người doanh nhân phối hợp nhịp nhàng, điều hành một cách chuyên

nghiệp là:

Tích tụ và sử dụng vốn, công cụ lao động và nguyên vật liệu;

Tích tụ và sử dụng con người ở nhiều ngành nghề, mức trình độ khác nhau;

Tích tụ và sử dụng tri thức, kinh nghiệm;

Tích tụ và sử dụng thông tin thị trường, xã hội, công nghệ, kinh doanh…

Doanh nhân cũng là người chiến sĩ “thiện chiến” trên mặt trận làm giàu. Họ là

những vị chỉ huy giỏi ở doanh nghiệp trong việc liên kết đối tác kinh doanh, vừa chỉ đạo

hợp tác vừa cạnh tranh với những “đội quân” khác trên thương trường.

Doanh nhân trong mối quan hệ với xã hội Doanh nhân hăng hái tự giác xác nhận trách nhiệm xã hội và phụng sự đáng kể cho

xã hội. Đúng như quan điểm của nhà tư bản Mỹ Henrry Ford - “Một cuộc kinh doanh

không mang lại gì cho xã hội mà chỉ kiếm được tiền là một cuộc kinh doanh tồi tệ”.

Doanh nhân gánh vác nhiều việc lớn, giải quyết nhiều vấn nạn của xã hội. Song

song với việc làm Giàu cho bản thân, với vai trò cá nhân, doanh nhân tham gia các hoạt

động xã hội hoặc thông qua doanh nghiệp của mình làm cho xã hội Sang hơn, thịnh

vượng hơn. Nhờ doanh nhân lèo lái doanh nghiệp, nhân lực vật lực của xã hội ngày một

phát triển và làm xã hội phát triển. Hàng hóa, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu phát triển xã

hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra lợi nhuận, thiết bị - công nghệ mới,

tri thức và thực tiễn kinh doanh mới… đó là những đóng góp cụ thể của các doanh nhân.

Điều này đúng như nhà kinh tế học Adam Smith năm 1776 đã viết trong tác phẩm

Tài sản của các quốc gia - The wealth of Nations: "Mỗi cá nhân đều muốn thu lợi lớn

nhất cho mình sẽ làm lợi ích của cả cộng đồng đạt tối đa, giống như việc cộng toàn bộ tất

cả các lợi ích của từng cá nhân lại".

3. Tiêu chuẩn chung của doanh nhân hiện đại Có phải doanh nhân làm Giàu cho mình, Sang cho xã hội là do họ có nhiều tiền, có

nhiều mối quan hệ và nhiều thủ đoạn chăng? Có phải đạo đức, tài năng không liên quan gì

với thành quả của doanh nhân?

Từ thực tiễn Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết đặc điểm chung của

doanh nhân Việt thành đạt là: Tâm – Tài – Trí - Dũng và có thể gọi với tên gọi “Đạo kinh

doanh của Doanh nhân Việt” .

Những phẩm chất ấy cụ thể là:

Tâm thì có đức (vì người khác):

Có khả năng lãnh đạo

BẢN TIN KHOA HỌC Số 23/Quý III/Năm 2013

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 52

Trung thực, không tham lam cá nhân

Sòng phẳng và biết ơn hơn người thường

Tin tưởng trong liên kết làm ăn, đối đãi khách hàng, cư xử đồng nghiệp

Tài thì có tầm (thấy được nhiều):

Chăm chỉ, trách nhiệm hơn người

Lòng say mê

Tính linh hoạt, ứng biến

Kết hợp các sức mạnh và nguồn lực

Trí thì có lực (có trình độ, nâng mình lên):

Tinh thông và tự tin

Biết điều

Dũng thì có khí tiết (chí khí + mạo hiểm có tính toán)

Biết chấp nhận mạo hiểm, rủi ro

Có lòng quyết tâm và khát khao thành công

Dũng cảm, không bao giờ thỏa mãn, theo đuổi đến cùng

Thông minh, sáng tạo – giàu ý tưởng khác lạ, độc đáo

Quyết đoán và biết lựa chọn cơ hội

Doanh nhân nào mang trong mình những phẩm chất quý báu kể trên thực là những

doanh nhân giỏi giang và xứng đáng được cả xã hội tôn vinh.

Nói đến việc tôn vinh doanh nhân, người ta hay liên tưởng đến một huyền thoại

doanh nhân thế giới, Henry Ford - người đàn ông đã "đặt cả thế giới lên bốn bánh xe".

Thước đo sự kính trọng, sự tôn vinh đối với doanh nhân của cả thế giới đã gặp nhau ở một

điểm: điều quan trọng không phải là số tiền mà Henry Ford kiếm được lớn chừng nào,

công ty của Henry Ford to ra sao, mà quan trọng là ông và công ty của ông đã mang lại

cho xã hội cái gì, cái đó có góp phần làm thay đổi xã hội và làm cho cuộc sống của con

người tốt lên hay không.

Cuối đời mình, Henry Ford rút ra bài học dành cho những người kế nhiệm: "Một

cuộc kinh doanh không mang lại gì cho xã hội mà chỉ kiếm được tiền là một cuộc kinh

doanh tồi tệ". Điều đó thật sự đáng để chúng ta suy ngẫm. Xã hội, và sau này là lịch sử, sẽ

rất công bằng. Một doanh nhân chỉ thật sự được tôn vinh khi với tài năng giải quyết vấn

đề của mình, người ấy đang cùng doanh nghiệp làm cho xã hội này tốt đẹp hơn lên mỗi

ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngày doanh nhân Việt Nam, www.doanhnhan360.com.vn.

[2] www.hiephoidoanhnghiep.vn.