Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

298
SỔ TAY - QUYỂN 5 TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH PHIÊN BẢN 1.0/2011 - PHẦN 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2098/2011/QĐ-CONINCO-TGĐ ngày 29/10/2011 của Tổng giám đốc CONINCO) XEM CÙNG CÁC SỔ TAY: SỔ TAY CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - PHIÊN BẢN 2.0/2010 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN THẨM TRA DỰ ÁN, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN - PHIÊN BẢN 1.0/2010 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU – PHIÊN BẢN 1.0/2010 SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT - PHIÊN BẢN 1.0/2010 P.1 A. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN. B. CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG. C. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG P.2 D. GIÁM SÁT ATLĐ-VSMT-PCCN-ANTT E. HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN GIÁM SÁT F. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG G. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH HÀ NỘI, THÁNG 10/2011 (LƯU HÀNH NỘI BỘ) 5.2

Transcript of Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

Page 1: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

SỔ TAY - QUYỂN 5

TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH

PHIÊN BẢN 1.0/2011 - PHẦN 2

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2098/2011/QĐ-CONINCO-TGĐ ngày 29/10/2011 của Tổng giám đốc CONINCO)

XEM CÙNG CÁC SỔ TAY:

SỔ TAY CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - PHIÊN BẢN 2.0/2010

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN THẨM TRA DỰ ÁN, THIẾT KẾ, DỰ TOÁN - PHIÊN BẢN 1.0/2010

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU – PHIÊN BẢN 1.0/2010

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT - PHIÊN BẢN 1.0/2010

P.1

A. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN. B. CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG. C. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

P.2

D. GIÁM SÁT ATLĐ-VSMT-PCCN-ANTT E. HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN GIÁM SÁT F. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG G. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH

HÀ NỘI, THÁNG 10/2011 (LƯU HÀNH NỘI BỘ)

5.2

Page 2: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG – CONINCO

Số: 2089/2011/QĐ-CONINCO/TGĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Căn cứ Quyết định số 1770/QĐ-BXD ngày 22/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển Công ty Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng thành Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO;

Căn cứ Điều lệ của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO;

Theo đề nghị của Trưởng phỏng Quản lý kỹ thuật,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công

trình chuyên ngành - Phiên bản 1.0/2011. Điều 2. Quyết định này được áp dụng thống nhất trong toàn CONINCO và có hiệu lực thi hành

kể từ ngày ký. Điều 3. Các thành viên Ban Tổng Giám đốc, Đại diện Lãnh đạo trong Hệ thống quản lý chất

lượng ISO 9001 : 2008, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc CONINCO, các Công ty thành viên trong hệ thống nhượng quyền thương mại và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - TGĐ, PTGĐ; - Các Phòng, Trung tâm, Chi nhánh; - Các Công ty thành viên; - Lưu VT, B.ĐT, ISO.

Page 3: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn

1

MỤC LỤC MỤC LỤC....................................................................................................................................................1 LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................................4 LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................................................5 LỜI CÁM ƠN ..............................................................................................................................................6 SỬ DỤNG, CẬP NHẬT ..............................................................................................................................7 NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN SỔ TAY ...........................................................................8 NỘI DUNG SỔ TAY.................................................................................................................................11 A. CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN ..............................................................................................................11 

I. PHẠM VI ÁP DỤNG.........................................................................................................................14 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LÀM CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH .................................................................14 III. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH....................................................................................14 IV. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ..............................................................................................................16 V. NỘI DUNG QUY TRÌNH................................................................................................................25 

V.1. CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC............................................................................................................25 V.2. ĐÀO ĐẤT ĐÁ HỞ......................................................................................................................27 V.3. CÔNG TÁC ĐÀO NGẦM..........................................................................................................28 V.4 BẢO VỀ MÁI DỐC VÀ CÔNG TÁC GIA CỐ ..........................................................................32 V.5. CÔNG TÁC KHOAN PHỤT......................................................................................................33 V.6. CÔNG TÁC CỐT THÉP CHO BÊ TÔNG .................................................................................36 V.7. CÔNG TÁC GIÁM SÁT SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG BÊ TÔNG...........................................40 V.8 KẾT CẤU THÉP..........................................................................................................................49 V.9. CÔNG TÁC LÀM ĐƯỜNG .......................................................................................................54 V.10 CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT ỐNG THÉP ÁP LỰC ......................................................................57 

VI. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN...........63 VII. PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU NGHIỆM THU ............................................................................75 

Phụ lục 1 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác thi công hầm ...................................................................77 Phụ lục 2 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác khoan phụt ......................................................................90 Phụ lục 3 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác thi công đất giai đoạn đào hở..........................................96 Phụ lục 4 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác thi công đất giai đoạn đắp.............................................103 Phụ lục 5 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác khoan phụt ....................................................................106 Phụ lục 6 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác néo anke........................................................................112 Phụ lục 7 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác thi công hầm .................................................................117 Phụ lục 9 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác thi công đường..............................................................129 Phụ lục 10 – Biểu mẫu nghiệm thu công tác gia công lắp đặt đường ống áp lực..............................134 

B. ĐƯỜNG GIAO THÔNG....................................................................................................................143 I. PHẠM VI ÁP DỤNG.......................................................................................................................146 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LÀM CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH ...............................................................146 III.THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ..............................................................................................146 IV. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ............................................................................................................147 V. CÔNG TÁC TƯ VẤN TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN..........147 VI. CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC CHÍNH ......................153 

VI.1. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THI CÔNG..................................................................................153 VI.2. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG......................................................................................................154 VI.3. THI CÔNG CẦU, CỐNG, KÈ TƯỜNG CHẮN, THOÁT NƯỚC .........................................154 VI.4. MÓNG MẶT ĐƯỜNG............................................................................................................156 

Page 4: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn

2

VI.5 HỆ THỐNG AN TOÀN GIAO THÔNG................................................................................. 157 VII. THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIỆM THU.......................................................................... 157 VIII. PHỤ LỤC BIỂU MẪU KIỂM TRA, NGHIỆM THU ........................................................... 160 

VIII.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG.................................................................................. 160 VIII.2. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG .................................................................................................. 173 VIII.3. THI CÔNG CỐNG............................................................................................................... 185 VIII.4. THI CÔNG CẦU.................................................................................................................. 205 VIII.5. THI CÔNG TƯỜNG CHẮN................................................................................................ 251 VIII.6. THI CÔNG MÓNG MẶT .................................................................................................... 269 VIII.7. THOÁT NƯỚC, RÃNH ĐỈNH, VỈA HÈ............................................................................. 277 VIII.8. HỆ THỐNG AN TOÀN GIAO THÔNG ............................................................................. 288 VIII.9. NGHIỆM THU NỘI BỘ CỦA NHÀ THẦU ....................................................................... 292 VIII.10. HƯỚNG DẪN GHI CHÉP NHẬT KÝ THI CÔNG.......................................................... 297 MẪU BC01. MẪU BÁO CÁO THÁNG CỦA NHÀ THẦU .......................................................... 303 

C. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG............................................................................................................. 304 C.1. CỌC KHOAN NHỒI MỞ RỘNG ĐÁY ................................................................................... 304 

I. PHẠM VI ÁP DỤNG ................................................................................................................... 307 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LÀM CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH............................................................... 307 III.THÔNG TIN VỀ HẠNG MỤC................................................................................................... 307 IV. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:........................................................................................................ 307 V. NỘI DUNG QUY TRÌNH........................................................................................................... 307 VI. PHỤ LỤC NHẬT KÝ CỌC KHOAN NHỒI ............................................................................ 314 

C.2. SÀN BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC ................................................................................................ 325 I. PHẠM VI ÁP DỤNG ................................................................................................................... 328 II. CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT............................................. 328 III.THÔNG TIN VỀ SÀN BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC .................................................................... 328 IV. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG:................................................................................... 328 V. THIẾT BỊ THI CÔNG (THAM KHẢO)..................................................................................... 329 VI. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG CÁP DỰ ỨNG LỰC ...................................... 330 VII. QUY TRÌNH GIÁM SÁT CHI TIẾT ....................................................................................... 331 VIII. PHỤ LỤC BIỂU MẪU NGHIỆM THU ................................................................................. 335 

C.3. CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT KẾT CẤU THÉP PHẦN MÁI CÔNG TRÌNH NCC................. 336 QUY TRÌNH GIÁM SÁT NGHIỆM THU CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT .......................................... 336 KẾT CẤU THÉP PHẦN MÁI CÔNG TRÌNH NCC....................................................................... 336 

C.4. THÁP ANTEN 250M TP. HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 374 I. PHẠM VI ÁP DỤNG ................................................................................................................... 377 II. CĂN CỨ LẬP QUY TRÌNH....................................................................................................... 377 III. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG................................................................................................ 377 IV. QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THÁP ANTEN ........ 377 BIỆN PHÁP QUAN TRẮC XÁC ĐỊNH TRỤC CỘT ANTEN 250M .......................................... 381 ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP. HỒ CHÍ MINH...................................................................................... 381 

C.5. HỆ THỐNG CƠ - ĐIỆN ............................................................................................................ 383 I. PHẠM VI ÁP DỤNG ................................................................................................................... 386 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LÀM CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY TRÌNH: ................................................ 386 III. CÁC HẠNG MỤC CƠ – ĐIỆN CÔNG TRÌNH........................................................................ 386 IV. TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG.................................................................................. 386 

Page 5: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn

3

V. QUY TRÌNH GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU HỆ THỐNG CƠ – ĐIỆN..................................387 VI. CÁC BIỂU MẪU KIỂM TRA, NGHIỆM THU.........................................................................387 

D. AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ .................................................................................................................................................415 E. BÁO CÁO TƯ VẤN GIÁM SÁT ......................................................................................................463 F. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG...........................................472 G. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH......................................................................................482 

G1. MỘT SỐ THÔNG SỐ CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH...............................................................482 G2. DANH MỤC QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG .....................484 G3. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP QUY, QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN...................................490 G4. QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU .................................................................................................498 G5. BÁO CÁO CỦA ĐOÀN TƯ VẤN ..............................................................................................505 G6. ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG XÂY DỰNG TỔNG QUÁT GIAI ĐỌAN BẢN VẼ THI CÔNG...........................................................................................................................................507 

G6.1. PHẦN 0110 - CÁC YÊU CẦU CHUNG................................................................................507 G6.2. PHẦN 0210 - CHUẨN BỊ TUYẾN ........................................................................................533 G6.3. PHẦN 0211 - DẪN DÒNG VÀ THOÁT NƯỚC...................................................................535 G6.4. PHẦN 0220 - CÔNG TÁC ĐÀO HỞ .....................................................................................537 G6.5. PHẦN 0230 - CÔNG TÁC ĐÀO NGẦM (Đào bằng khoan nổ) ............................................546 G6.6. PHẦN 0231 - THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TRONG CÔNG TÁC NGẦM...................552 G6.7. PHẦN 0240 - KHOAN VÀ PHỤT VỮA ...............................................................................558 G6.8. PHẦN 0250 - KHUNG CHỐNG ............................................................................................570 G6.9. PHẦN 0251 - NEO ĐÁ...........................................................................................................571 G6.10. PHẦN 0252 - CÁC AN-KE BỊ CĂNG SAU ........................................................................577 G6.11. PHẦN 0260 - TIÊU NƯỚC ..................................................................................................582 G6.12. PHẦN 0310 - CHUẨN BỊ VÀ XỬ LÝ NỀN .......................................................................589 G6.13. PHẦN 0320 - CÔNG TÁC ĐẮP...........................................................................................592 G6.14. PHẦN 0330 - CÔNG TÁC GIA CỐ .....................................................................................604 G6.15. PHẦN 0410 - VÁN KHUÔN VÀ HOÀN THIỆN BỀ MẶT................................................606 G6.16. PHẦN 0420 - CỐT THÉP.....................................................................................................613 G6.17. PHẦN 0430 - BÊ TÔNG.......................................................................................................617 G6.18. PHẦN 0431 - BÊ TÔNG PHUN...........................................................................................643 G6.19. PHẦN 0440 - KHE NỐI KẾT CẤU BÊ TÔNG ...................................................................650 G6.20. PHẦN 0510 - THÉP KẾT CẤU VÀ KIM LOẠI KHÁC .....................................................654 G6.21. PHẦN 0520 - LỢP MÁI VÀ CHE PHỦ BÊN NGOÀI ........................................................663 G6.22. PHẦN 0610 - CÔNG TÁC XÂY..........................................................................................665 G6.23. PHẦN 0620 - LÁNG VỮA XI MĂNG SÀN........................................................................669 G6.24. PHẦN 0621 - LÁT GẠCH VÀ ĐÁ ......................................................................................670 G6.25. PHẦN 0622 - CÔNG TÁC SƠN...........................................................................................673 G6.26. PHẦN 0630 - TRẦN TREO..................................................................................................676 G6.27. PHẦN 0640 - CỬA RA VÀO, CỬA SỔ, LẮP KÍNH..........................................................678 G6.28. PHẦN 0641 - CÔNG TÁC GỖ .............................................................................................682 G6.29. PHẦN 0710 - THIẾT BỊ QUAN TRẮC ...............................................................................685 G6.30. PHẦN 0810 - ĐƯỜNG VÀ SÂN BÃI..................................................................................689 G6.31. PHẦN 0820 - KHÔI PHỤC HIỆN TRƯỜNG......................................................................698 

Page 6: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn

4

LỜI NÓI ĐẦU

Được sự đồng ý và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc CONINCO, Phòng Quản lý kỹ thuật đã phối hợp cùng các cá nhân, đơn vị trong CONINCO tổ chức biên soạn Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành. Phòng Quản lý kỹ thuật đã chủ trì và mời các cá nhân, đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn có liên quan để tiến hành lập đề cương và nội dung của Sổ tay, đồng thời cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan được ban hành tại thời điểm thực hiện.

Tuy nhiên, Sổ tay cũng không phải là tuyển tập đầy đủ các quy định để các kỹ sư tư vấn sử dụng một cách trực tiếp để giải quyết tất cả các vấn đề, mà chỉ đưa ra những thông tin là những quy định của pháp luật, của CONINCO, hay các mẫu của sản phẩm tư vấn để kỹ sư tư vấn vận dụng nhằm giải quyết một cách có hệ thống và thống nhất cho các vấn đề, do vậy, Sổ tay sẽ chưa thể liệt kê tất cả các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn hay chỉ ra được cách giải quyết từng vụ việc cụ thể.

Sổ tay là một trong những phương thức để nâng cao chất lượng kỹ sư tư vấn. Sổ tay được thực hiện với mong muốn cung cấp một cách có hệ thống cho kỹ sư tư vấn những kiến thức cơ bản đã được cập nhật từ thực tế giám sát thi công theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn. Điều này sẽ có ý nghĩa đối với các kỹ sư tư vấn mới vào nghề trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, Sổ tay còn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tất cả các kỹ sư, hay các cấp lãnh đạo trong quá trình hành nghề hoạt động tư vấn xây dựng. Đây cũng là tài liệu cơ bản giúp cho khách hàng hiểu biết thêm về các dịch vụ tư vấn mà CONINCO đang thực hiện. Ban biên tập Sổ tay rất mong muốn nhận được những ý kiến bổ sung là những bình luận, hướng dẫn về lý luận và kỹ năng thực tiễn hay nói chung là các kỹ năng mềm cho việc xử lý các tình huống hay vấn đề trong quá trình hoạt động tư vấn xây dựng.

Với tính chất, mục đích và ý nghĩa quan trọng như vậy, Phòng Quản lý kỹ thuật, đặc biệt là các tác giả và các cá nhân, đơn vị phản biện, góp ý, cung cấp các tài liệu cho Sổ tay, đã nỗ lực rất lớn để biên soạn và biên tập Sổ tay. Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành này bao gồm các nội dung chính về công tác tư vấn giám sát công trình thủy điện; công trình đường giao thông; một số công việc đặc biệt của công trình xây dựng dân dụng. Ngoài ra trong Sổ tay này còn đề cập các hướng dẫn, yêu cầu về giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường; về lập báo cáo tư vấn giám sát; về hướng dẫn hoạt động của nhà thầu tư vấn giám sát và các tài liệu, các Điều kiện kỹ thuật cụ thể của công trình Thủy điện Đăk R’Tih.

Việc biên tập Sổ tay lần này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ của các thành viên trong Ban giám đốc CONINCO, đặc biệt là những chỉ đạo kịp thời của ông Nguyễn Văn Công - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc CONINCO. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của nhóm tác giả, song cuốn Sổ tay vẫn sẽ còn nhiều nội dung chưa được hợp lý, một số lĩnh vực, công việc chưa được đề cập chi tiết, nên hiệu quả của Sổ tay chắc chắn vẫn còn có những hạn chế. Nhóm tác giả và tập thể cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO sẽ cùng nhau xây dựng Sổ tay tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng đặc thù ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của chính CONINCO và của khách hàng.

Hy vọng Sổ tay tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng chuyên ngành này sẽ là cẩm nang, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, đặc biệt là các kỹ sư tư vấn CONINCO. Với mong muốn như vậy, Phòng Quản lý kỹ thuật rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho Sổ tay để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện cho những lần xuất bản tiếp theo.

Các góp ý xin gửi về: - Phòng Quản lý kỹ thuật - Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng-CONINCO; - Phòng 405, Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội; - Điện thoại: 04 38523706/ #403, 405, 409; Fax: 04 38741231. - Websites: www.coninco.com.vn

PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT

Page 7: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 5

LỜI GIỚI THIỆU

Với bề dày truyền thống hơn 30 năm (Từ 16/4/1979), CONINCO đã và đang trở thành một trong những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng. Để phát triển bền vững, CONINCO luôn chú trọng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, kỹ sư tư vấn. Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được CONINCO thực hiện từ năm 2001 và ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng có thể khẳng định điều quan trọng nhất là luôn được tập thể cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO thấu hiểu và thực hiện nghiêm túc.

Để xây dựng đội ngũ kỹ sư tư vấn chất lượng cao, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển có hệ thống, CONINCO luôn tự đặt ra các chuẩn mực, yêu cầu để phấn đấu ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ tư vấn xây dựng. Một trong những yêu cầu đó là phải xây dựng Bộ Sổ tay các công tác tư vấn đối với từng loại hình dịch vụ tư vấn của CONINCO, lần này là Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành. Bộ Sổ tay tư vấn của CONINCO sẽ là một nguồn tư liệu cung cấp các thông tin pháp lý, kỹ năng xử lý công việc mà các kỹ sư tư vấn có thể tham khảo, vận dụng, qua đó có thể tiếp cận công việc với sự hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc về pháp luật, sự chuẩn mực về quy trình, sự chủ động, linh hoạt về kỹ năng. Đây là một trong những nền tảng vững chắc để mỗi cá nhân và cả tập thể CONINCO nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.

Khi Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành được ban hành và trở thành cẩm nang hữu ích cho các cán bộ, kỹ sư tư vấn thì những người là tác giả hay các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của CONINCO phải thường xuyên bổ sung, cập nhật để Sổ tay càng ngày càng tạo ra nhiều lợi ích thiết thực hơn.

Thay mặt Ban lãnh đạo CONINCO, tôi chân thành cám ơn những người đã tham gia vào quá trình lập Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành. Họ có thể chưa phải là những chuyên gia xuất sắc nhất, nhưng chúng ta cần ghi nhận những cố gắng của họ để có được cuốn Sổ tay này được ban hành.

Tôi hy vọng rằng các cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO, cũng như kỹ sư tư vấn nói chung sẽ nhận được từ Bộ Sổ tay của CONINCO sự trợ giúp lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày tại văn phòng hay hiện trường dự án. Tôi cũng hy vọng những cuốn Sổ tay sẽ hữu ích cho các sinh viên, học viên các khóa đào tạo, những người tham gia hoạt động xây dựng không chỉ của CONINCO mà còn là những khách hàng, đối tác quan tâm đến việc tìm hiểu về hệ thống pháp luật về tư vấn xây dựng nói riêng và các hoạt động xây dựng nói chung của Việt Nam./.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ,

THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Công

Page 8: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 6

LỜI CÁM ƠN

Được sự tin tưởng của Ban Lãnh đạo Công ty và cá nhân ông Chủ tịch Hội đồng quản trị-Tổng giám đốc CONINCO, Phòng Quản lý kỹ thuật được giao nhiệm vụ chủ trì biên soạn Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành. Với ý thức rằng, Sổ tay là một nguồn cung cấp các kiến thức, kỹ năng hữu ích, không chỉ góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ, kỹ sư tư vấn mà còn là một giải pháp đào tạo và tự đào tạo liên tục, có hệ thống nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư tư vấn chất lượng cao, Phòng Quản lý kỹ thuật đã rất nỗ lực trong suốt quá trình biên soạn, biên tập với mong muốn lập được cuốn Sổ tay đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, quá trình biên soạn Sổ tay tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng chuyên ngành đã bắt đầu bằng việc đánh giá tổng thể nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của CONINCO, những nội dung đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, từ đó xây dựng khung nội dung của Sổ tay và nhận biết sơ bộ về hiệu quả của cuốn Sổ tay, những quan điểm xây dựng Sổ tay, các nội dung cần được xem xét và đưa vào Sổ tay. Trong quá trình xây dựng Sổ tay, qua nhiều lần hội thảo, lấy ý kiến góp ý, nhóm biên soạn, biên tập đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo Đơn vị, các chuyên gia, kỹ sư tư vấn của CONINCO. Chúng tôi đã tiếp thu và cố gắng chỉnh sửa để Sổ tay có thể đáp ứng tối đa các lợi ích cho người sử dụng.

Sau khi Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành được ban hành, Phòng Quản lý kỹ thuật mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến phản hồi, đặc biệt là những đánh giá về tính hiệu quả của Sổ tay, những cách thức để thiết lập được Bộ Sổ tay ngày càng trở nên thân thiện với người dùng.

Phòng Quản lý kỹ thuật trân trọng cám ơn các tập thể, cá nhân đã tích cực ủng hộ, trợ giúp và tham gia vào quá trình biên soạn Sổ tay, đặc biệt là những ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc CONINCO và Ban Lãnh đạo Công ty; những ý kiến và thông tin kịp thời, sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo các Phòng Quản lý, các Đơn vị trực thuộc, các Công ty thành viên trong Hệ thống nhượng quyền thương hiệu của CONINCO, cùng toàn thể các cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO đã đóng góp công sức cho việc hoàn thành Sổ tay tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng chuyên ngành này./.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ,

THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

TM. PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT TRƯỞNG PHÒNG

Nguyễn Lương Bình

Page 9: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 7

SỬ DỤNG, CẬP NHẬT

Sử dụng Sổ tay:

Sổ tay được thiết kế theo trình tự thực hiện các công việc, đưa ra các quy trình chung và một số diễn giải, cách thức và yêu cầu thực hiện. Sổ tay cũng tổng hợp danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn được cập nhật để tiện tra cứu, áp dụng, đồng thời cố gắng cung cấp các mẫu hồ sơ, tài liệu, văn bản để tham khảo, sử dụng thống nhất trong thực tế công việc.

Sổ tay Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành, quyển 5 - Phiên bản 1.0/2011 nhằm mục đích hướng dẫn thực hiện cho các kỹ sư tư vấn CONINCO các công tác tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng nói chung và công trình thủy điện, công trình đường giao thông, các hạng mục công việc đặc biệt trong công trình xây dựng nói riêng.

Sổ tay gồm 02 phần, 07 đề mục bao gồm cả các phụ lục đính kèm. Phần 1 gồm: A. Công trình thủy điện. B. Công trình đường giao thông. C. Công trình dân dụng (Cọc khoan nhồi mở rộng đáy, sàn bê tông thép dự ứng lực, kết cấu thép, lắp dựng anten và hệ thống cơ điện).

Phần 2 gồm: D. Giám sát an toàn lao động – Vệ sinh môi trường – Phòng chống cháy nổ - An ninh trật tự trên công trường. E. Hướng dẫn lập báo cáo tháng tư vấn giám sát. F. Hướng dẫn hoạt động giám sát thi công xây dựng. G. Công trình Thủy điện Đăk R’Tih

Trong đó các phần A, B, C đề cập nội dung cơ bản, hướng dẫn công tác tư vấn giám sát công trình xây dựng chuyên ngành thủy điện, giao thông hay các hạng mục đặc biệt của công trình dân dụng bao gồm cả các phụ lục biểu mẫu nghiệm thu kỹ thuật hay nghiệm thu công việc xây dựng đi kèm.

Phần D ngoài công tác tư vấn giám sát an toàn lao động – Vệ sinh môi trường theo quy định, Sổ tay có đề cập và bổ sung các nội dung cần thiết khác về giám sát phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự trên công trường cũng các quy định về chế độ khen thưởng, xử phạt hành chính nếu vi phạm.

Các hướng dẫn chi tiết tại phần E nhằm mục đích nâng cao chất lượng báo cáo tư vấn giám sát định kỳ của Công ty gửi khách hàng, một trong những sản phẩm không thể thiếu của hợp đồng tư vấn giám sát do CONINCO thực hiện. Phần hướng dẫn này ngoài các yêu cầu làm rõ các nội dung báo cáo, còn bổ sung, cập nhật các quy định hiện hành của Công ty.

Phần F áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.

Các nội dung chính của các Quy trình giám sát được trình bày dưới dạng bảng biểu để tiện theo dõi và tham chiếu, cũng như bổ sung các ý kiến khi cần trong quá trình sử dụng. Các căn cứ pháp lý, quy định của Nhà nước áp dụng trong tài liệu được lấy tại thời điểm ban hành tài liệu này. Khi thực hành, vận dụng cần cập nhật các Quy định mới tại thời điểm thực hiện. Cuốn Sổ tay này chỉ có tính chất hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các kỹ sư tư vấn phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định được áp dụng và hợp đồng đã ký với khách hàng.

Cập nhật Sổ tay:

Hiện tại, Sổ tay tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng đặc thù được ban hành ở dạng bản in (bản cứng) nên việc cập nhật sẽ gặp khó khăn, đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu công việc để tránh nhầm lẫn khi sử dụng Sổ tay; bản mềm của Sổ tay cũng được chuyển đến mỗi cán bộ, kỹ sư tư vấn CONINCO. Trong tương lai, các Sổ tay sẽ được cung cấp dưới dạng bản mềm trên website CONINCO và sẽ là một tài liệu mang tính động, như là Sổ tay điện tử, cho phép người quản lý cập nhật thường xuyên, tức thời khi theo các quy định của Nhà nước hoặc khi thấy cần thiết phải thay đổi để hoàn thiện thêm Sổ tay. Đồng thời, Sổ tay cũng cần phải biên tập và in thành những trang rời để thuận tiện cho quá trình sửa đổi, bổ sung, thay thế; người sử dụng có thể tự cập nhật, ghi chú các quy định đã lỗi thời, những quy định đang còn hiệu lực. Sổ tay cũng được in trên đĩa CD khi cần thiết.

Page 10: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 8

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN SỔ TAY

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG TH.S. NGUYỄN VĂN CÔNG - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc

TỔNG BIÊN TẬP TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH - Phó Tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

SỔ TAY TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH - PHIÊN BẢN 1.0/2011

Biên soạn KSC. TÔ QUANG HÙNG - Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật - Chủ trì KS. ĐÀO TRƯỜNG SANG - Phòng Quản lý kỹ thuật - Thư ký biên tập

Cung cấp tài liệu và phản biện KSC. TÔ QUANG HÙNG - Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật

KS. VŨ MẠNH HÙNG – Giám đốc Trung tâm Kiểm định xây dựng KS. NGUYỄN VĂN LÂM – Phó Giám đốc Công ty CONINCO – CE

KS. TRẦN NGỌC ANH – Phó giám đốc Trung tâm Quản lý xây dựng các công trình trọng điểm KS. NGUYỄN THANH BÌNH – Trưởng phòng Điều hành sản xuất

KS. NGUYỄN VIỆT – Phó Trưởng phòng Điều hành sản xuất TH.S CAO TUẤN ANH – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý kỹ thuật công trình

KS. BÙI HỒNG CƯỜNG - Phó Giám đốc Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định công trình

KS. NGUYỄN THẾ ANH – Trung tâm Kỹ thuật cơ điện và Công trình năng lượng KSC. LÊ XUÂN HÀ - Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật

Và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Điều hành sản xuất, Trung tâm Kiểm định xây dựng, Trung tâm Quản lý xây dựng các công trình trọng điểm,

Trung tâm Quản lý kỹ thuật công trình.

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-PHIÊN BẢN 1.0/2010

Biên soạn TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì

TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập Phản biện và cung cấp tài liệu

KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán

KTS. BÙI NGỌC LƯƠNG-Phó giám đốc Trung tâm Khảo sát và Thiết kế KTS. LÊ VĂN CHUYỂN-Chuyên gia Phòng Đầu tư

TH.S. VŨ THỊ HƯƠNG GIANG-Phó trưởng Phòng Quản lý kỹ thuật TH.S. ĐÀO THỊ LAN HƯƠNG-Phó trưởng Phòng Quản lý kỹ thuật

và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Điều hành sản xuất, Phòng Đầu tư, Trung tâm Khảo sát và Thiết kế

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH,

THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-PHIÊN BẢN 2.0/2010 Biên soạn

TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập

Phản biện và cung cấp tài liệu KTS. LƯƠNG THỊ NGỌC HUYỀN-Phòng Quản lý kỹ thuật

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN THẨM TRA DỰ ÁN,

THIẾT KẾ, DỰ TOÁN-PHIÊN BẢN 1.0/2010 Biên soạn

TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập

Page 11: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 9

Phản biện và cung cấp tài liệu KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất

TH.S. NGUYỄN TUẤN NGỌC-Phó trưởng Phòng Điều hành sản xuất KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán

KS. NGUYỄN THỊ LỤA-Phó trưởng phòng Giá và Dự toán KS. NGUYỄN THỊ HỒNG OANH-Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật

KS. LÊ THANH MINH-Trưởng phòng Thị trường KS. NGUYỄN PHÚ KHANG-Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch

KS. TRẦN MINH-Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng KS. TRẦN TUYẾT TRINH-Phó Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng

TH.S. NGUYỄN QUANG BẢO-Phó Giám đốc Trung tâm Công trình ngầm Trung tâm Chuyển giao công nghệ xây dựng và Môi trường

và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Thị trường, Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Giá và Dự toán,

Phòng Điều hành sản xuất, Trung tâm Thiết kế xây dựng

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẤU THẦU-PHIÊN BẢN 1.0/2010 Biên soạn

TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng QLKT-Chỉ đạo chung KS. NGUYỄN THỊ HỒNG OANH-Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì TH.S. VŨ THỊ HƯƠNG GIANG-Phó Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì

TH.S. NGUYỄN ĐẮC PHƯƠNG-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập

Phản biện và cung cấp tài liệu KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán

KS. PHÙNG THANH HOÀI-Phó trưởng Phòng Giá và Dự toán KS. NGUYỄN PHÚ KHANG-Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất

KS. LÊ THANH MINH-Trưởng phòng Thị trường KS. TRẦN MINH-Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng

KS. TRẦN TUYẾT TRINH-Phó Giám đốc Trung tâm Thiết kế xây dựng và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Kinh tế Kế hoạch,

Phòng Giá và Dự toán, Phòng Điều hành sản xuất, Trung tâm Thiết kế xây dựng

SỔ TAY CÔNG TÁC TƯ VẤN HIỆN TRƯỜNG: QUẢN LÝ DỰ ÁN, TƯ VẤN GIÁM SÁT-PHIÊN BẢN 1.0/2010

Biên soạn TH.S. NGUYỄN LƯƠNG BÌNH-Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật-Chủ trì

TH.S. PHAN THỊ CẨM TÚ-Phòng Quản lý kỹ thuật-Thư ký biên tập Phản biện và cung cấp tài liệu

TS. NGUYỄN ĐÌNH ĐÀO-Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc KS. NGUYỄN THANH BÌNH-Trưởng phòng Điều hành sản xuất KS. NGUYỄN PHÚ KHANG-Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch

KS. LÊ THANH MINH-Trưởng phòng Thị trường KS. NGUYỄN BÁ CỨU-Trưởng phòng Giá và Dự toán

KS. NGUYỄN HỮU TRƯỜNG-Giám đốc Trung tâm Đầu tư và Phát triển dự án TH.S. TRẦN XUÂN DƯƠNG-Phó giám đốc Trung tâm Đầu tư và Phát triển dự án

TH.S. NGUYỄN HUY ANH-Giám đốc Trung tâm Cơ điện và Công trình năng lượng Trung tâm Máy xây dựng và Công trình công nghiệp Trung tâm Quản lý xây dựng các dự án trọng điểm

Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định công trình Trung tâm Thiết kế và Quản lý xây dựng

và các kỹ sư tư vấn của Phòng Quản lý kỹ thuật, Phòng Thị trường, Phòng Kinh tế Kế hoạch, Phòng Giá và Dự toán, Phòng Điều hành sản xuất, Trung tâm Đầu tư và Phát triển dự án

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG-CONINCO

KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG DƯỚI BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO KHI CHƯA CÓ SỰ ĐỒNG Ý BẰNG VĂN BẢN CỦA CONINCO

Page 12: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 10

QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ TƯ VẤN CỦA HIỆP HỘI KỸ SỰ TƯ VẤN QUỐC TẾ

(FIDIC- Fédération Internationale des Ingénieurs-Conseils, International Federation of Consulting Engineers)

(http://www1.fidic.org/about/ethics.asp)

TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ NGÀNH TƯ VẤN: 1. Chấp nhận chịu trách nhiệm đối với xã hội khi thực hiện công việc 2. Liên tục tìm kiếm các giải pháp phù hợp với những nguyên lý của sự phát triển bền

vững 3. Luôn luôn giữ gìn phẩm giá, tư cách và danh tiếng của nghề tư vấn

NĂNG LỰC

1. Liên tục trau dồi, duy trì kiến thức, kỹ năng về mọi mặt phù hợp với trình độ phát triển công nghệ, sự thay đổi của môi trường pháp lý, quản lý và ứng dụng những kỹ năng đúng đắn, cẩn thận và cần cù khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng

2. Chỉ thực hiện công việc mà mình đủ khả năng và năng lực thực hiện ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP:

1. Luôn luôn hành động vì lợi ích chính đáng của khách hàng và cung cấp dịch vụ một cách trung thực và liêm chính TÍNH CÔNG MINH:

1. Công minh trong việc đưa ra các ý kiến tư vấn chuyên môn, các đánh giá hoặc quyết định.

2. Thông báo ngay cho khách hàng biết về bất cứ khả năng tiềm tàng xảy ra xung đột có thể phát sinh trong quá trình thực hiện công việc cho khách hàng.

3. Không nhận những khoản tiền thù lao hay tương tự mà vì đó có thể gây ảnh hưởng đến việc xét đoán độc lập. CHƠI ĐẸP VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC:

1. Cổ vũ cho thực hiện khái niệm “Sự lựa chọn dựa vào chất lượng” 2. Không được làm bất cứ việc gì làm tổn hại đến danh tiếng hoặc công việc kinh doanh

của người khác dù cho việc này là vô tình hay cố ý. 3. Không tranh giành công việc của kỹ sư tư vấn khác dù bằng cách trực tiếp hay gián

tiếp. Chỉ làm công việc được chỉ định. 4. Không đảm nhận việc của kỹ sư tư vấn khác khi chưa thông báo và hỏi ý kiến người

kỹ sư đó hoặc khi chưa có văn bản yêu cầu của khách hàng thông báo về việc chấm dứt công việc đó.

5. Trong trường hợp được yêu cầu kiểm tra lại công việc của người khác, phải cư xử phù hợp và lịch thiệp. THAM NHŨNG:

1. Không được đưa hoặc nhận bất cứ khoản thù lao dưới bất cứ hình thức nào mà ảnh hưởng tới nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến a) Việc gây ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn hoặc bồi thường của kỹ sư tư vấn và/hoặc khách hàng, hoặc b) Gây ảnh hưởng đến quyết định đánh giá trung thực của người kỹ sư tư vấn.

2. Hợp tác toàn diện với bất cứ cơ quan thi hành pháp luật nào trong quá trình điều tra việc quản lý thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc xây dựng.

Page 13: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 415

NỘI DUNG SỔ TAY

PHẦN 2

D. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐộNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ- AN NINH TRẬT TỰ TRÊN CÔNG TRƯỜNG

E. HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO THÁNG TƯ VấN GIÁM SÁT F. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG.

G. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH

D. AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ

<TRANG BÌA>

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

DỰ ÁN: CÔNG TRÌNH: ĐỊA ĐIỂM:

ĐỊA ĐIỂM, THÁNG.../20..

Page 14: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 416

<TRANG ÁP BÌA>

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

DỰ ÁN: CÔNG TRÌNH: ĐỊA ĐIỂM:

CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT

Page 15: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 417

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

DỰ ÁN: CÔNG TRÌNH: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: Ngày

Phiên bản

Họ tên Chức vụ Chữ ký

Biên soạn

Kiểm tra

Phê duyệt

Page 16: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 418

I. PHẠM VI ÁP DỤNG Biện pháp này phải được áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh đối với công việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự trên công trường xây dựng thuộc Dự án/Công trình… II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LÀM CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. - Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/06/1994; Luật số 74/2006/QH11, ngày 29/11/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động; Luật số 84/2007/QH11, ngày 02/4/2007 sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động. - Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủvề việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về các hành vi vi phạm Luật Lao động. - Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. - Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. - Thông tư số 04/2011/TT-BXD ngày 05/5/2011 về Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia. - Tiêu chuẩn TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng. - TCVN 4086: 1985 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung. - Tiêu chuẩn TCXDVN 296:2004 Dàn giáo - Các yêu cầu về an toàn. - Hợp đồng kinh tế số..., ngày... ký kết giữa... <Tên Chủ đầu tư> và Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, thiết bị và Kiểm định Xây dựng – CONINCO về việc tư vấn giám sát công trình... - Biện pháp thi công/Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các nhà thầu thi công xây dựng trên công trường. Và các yêu cầu riêng của chủ đầu tư áp dụng cho công trình. III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG III.1 KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA NHÀ THẦU Tư vấn giám sát CONINCO sẽ kiểm tra công tác đảm bảo An toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự tại công trình theo các nội dung chính dưới đây. Trên cơ sở các nội dung kiểm tra, TVGS sẽ đưa ra ý kiến góp ý, các cảnh báo và biện pháp để chủ đầu tư xử lý kịp thời có thể cả bằng cảnh cáo và phạt tiền, cụ thể gồm:

Nội dung Tiêu chí đánh giá 1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra, xác nhận Biện pháp ATLĐ – VSMT – PCCN – ANTT (biện pháp) do nhà thầu lập và chủ đầu tư phê duyệt bao gồm các nội dung sau: - Hồ sơ pháp lý và năng lực hoạt động của Ban ATLĐ chung của nhà thầu - Nội quy an toàn của nhà thầu, bao gồm nội quy về: sử dụng điện, PCCC, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động. - Hồ sơ nhân sự của cán bộ và công nhân tham gia lao động trên công trường - Sơ đồ bố trí tổng mặt bằng thi công - Hồ sơ kỹ thuật, phiếu kiểm định, quy trình vận hành sử dụng …của các thiết bị, dụng cụ sử dụng để thi công công trình. - Nhật ký ATLĐ, sổ cấp phát trang bị bảo hộ lao động, sổ phân công công việc - Nội quy PCCC, nội quy ra vào và làm việc trên công trường

- Bộ luật Lao động - Thông tư số 22/2010/TT-BXD - TCVN 5308:1991 - Bản vẽ tổ chức mặt bằng thi công được duyệt - Có Quyết định thành lập, có cơ chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ chuyên trách - Năng lực cán bộ chuyên trách đáp ứng yêu cầu. Và các căn cứ khác như mục II.

Page 17: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 419

- Biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên công trường. 2. Kiểm tra thực tế trên công trường: - Kiểm tra việc chấp hành biện pháp đảm bảo an toàn cho từng công tác thi công chi tiết - Kiểm tra chứng nhận giấy khám sức khoẻ, huấn luyện an toàn của công nhân và đội ngũ làm công tác an toàn. - Kiểm tra công tác vận hành từng thiết bị cụ thể - Kiểm tra việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động lao động trên công trường: giầy, mũ, quần áo bảo hộ, dây an toàn... - Kiểm tra công tác an toàn trong sử dụng điện tại công trường - Kiểm tra thiết bị, phương tiện PCCC bố trí tại hiện trường: vị trí, số lượng, chủng loại - Kiểm tra công tác đảm bảo VSMT trên công trường, nơi làm việc - Kiểm tra tủ thuốc và y tá tại các văn phòng làm việc tại hiện trường - Kiểm tra hệ thống biển chỉ dẫn, cảnh báo trên công trường

- Bộ luật Lao động. - Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - TCVN 5308:1991. - TCVN 4086:1995. Và các căn cứ khác như mục II.

III.2. CÁC QUY ĐỊNH ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG III.2.1 Các quy định chung

Nội dung Tham chiếu 1. Về quản lý mặt bằng thi công: - Từng bước triển khai thi công, các đơn vị phải lập thiết kế mặt bằng tổ chức thi công theo từng giai đoạn thi công (thi công phần cọc, phần móng, thi công phần thân...) trình với Ban QLDA, TVGS, các bộ phận liên quan. - Mặt bằng tổ chức thi công phải được thể hiện cụ thể: vị trí các tuyến đường thi công phù hợp với tổng mặt bằng thi công công trình, các biện pháp chống sạt lở công trình xung quanh khi thi công phần móng; phạm vi hoạt động của các loại cần trục; các biện pháp khi che chắn vật rơi khu vực mép ngoài công trình và tiếp giáp với công trình liền kề; khu vực sắp xếp nguyên vật liệu, phế liệu; hệ thống các công trình cấp năng lượng, sơ đồ cấp điện phục vụ thi công và hệ thống điện chiếu sáng, nước phục vụ thi công và sinh hoạt...

- Khoản 1, khoản 2 TCVN 5308:1991. - Điều 3 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

2. Về quản lý lao động: - Công nhân làm việc trên công trường phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo luật quy định như: Quy định về tuổi; giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe; được huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu về ATLĐ; được trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. - Ký hợp đồng lao động mùa vụ dưới 3 tháng đúng thủ tục quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp ăn ở, sinh hoạt tại hiện trường thì phải có nội quy cụ thể và đăng ký tạm trú với cơ quan công an địa phương.

- Bộ luât Lao động - Nghị định 06/CP. - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Khoản 1 TCVN 5308:1991. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

3. Về quản lý biện pháp kỹ thuật thi công – An toàn (BPKTTC-AT): - Tất cả các công việc thi công đều phải được các đơn vị lập và duyệt biện pháp kỹ thuật thi công an toàn. - Đối với những biện pháp thi công quan trọng, phức tạp, nguy hiểm (dạng kết cấu mới, cấu kiện siêu trường siêu trọng) đều phải được lập biện pháp và trình Chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thi công. - Tư vấn CONINCO có quyền đình chỉ ngừng ngay thi công nếu: Thi công không có biện pháp hoặc thực hiện trái với biện pháp được duyệt hoặc phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) và báo cáo ngay với đại diện Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý.

- Chương IX Bộ luật Lao động. - Chương II Nghị định 06/CP. - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Khoản 1, khoản 2 TCVN 5308:1991. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

4. An toàn trong công tác đào móng và phá đầu cọc: - Chỉ được phép đào đất hố móng theo đúng thiết kế thi công được duyệt. Khi phát hiện các tuyến ngầm lạ hoặc không đúng với sơ đồ chỉ dẫn hoặc gặp các vật trở ngại thì phải ngừng thi công báo với kỹ thuật hoặc đội trưởng biết và có biện

Khoản 1, khoản 5, khoản 12 TCVN 5308:1991. Và các căn cứ pháp

Page 18: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 420

Nội dung Tham chiếu pháp xử lý thích hợp đảm bảo an toàn. - Khu vực đập đầu cọc phải được bao che tránh mảnh bê tông vỡ ảnh hưởng tới những người thi công xung quanh.

lý khác có liên quan.

5. Phòng chống tai nạn do ngã cao: - Khi thi công các tầng sàn phải có lưới bảo hiểm xung quanh công trình. - Tất cả cán bộ, công nhân làm việc trên cao đều phải đeo dây an toàn. Dây an toàn tối thiểu 6 tháng phải được kiểm tra một lần (thử tĩnh: treo vật nặng 250kg trong khoảng thời gian 5 phút, hoặc thử động: thả rơi tự do bao cát nặng 75kg làm 3 lần, độ cao rơi bằng chiều dài của dây, sau đó kiểm tra thực trạng của dây và ghi kết quả vào nhật ký công trình). - Không được làm trên cao lúc mưa to, giông bão hoặc gió từ cấp 5 trở lên (vận tốc gió > 8.5m/s). Do công trình thi công càng lên cao, gió càng mạnh nên về mùa đông phải có biện pháp chống rét, về mùa hè phải có biện pháp chống say nắng cho người lao động (NLĐ). Cương quyết đình chỉ những công nhân không đủ sức khỏe làm việc trên cao. - Lỗ hổng ở sàn công tác để làm cầu thang lên xuống phải có lan can bảo vệ về ba phía. Có biên bản nghiệm thu lắp dựng giáo khi có đủ hệ thống lan dan, sàn thao tác, cầu thang đảm bảo an toàn theo điều 8-3 của TCVN 5308-91 trước khi sử dụng.

- Khoản 1, khoản2, khoản 8 TCVN 5308:1991. - TCXDVN 296:2004.

6. Phòng chống vật rơi: - Bắt buộc 100% cán bộ, công nhân ra công trường phải đội mũ cứng – BHLĐ. - Theo quy phạm KTAT trong xây dựng (TCVN 5308-91) - Điều 2-1.8, vùng nguy hiểm do vật thể rơi tự do từ trên cao đối với công trình từ 20÷70m tính từ chu vi ngoài là 7m do vậy lối vào công trình phải có mái che chắc chắn và có đủ biển báo những nơi nguy hiểm. - Các tấm tôn mỏng hoặc các vật liệu nhẹ phải được xếp gọn, neo buộc kỹ chống hiện tượng gió mạnh bị bay từ trên cao xuống nhất là trong thời gian giông bão.

- Khoản 1, khoản 2 TCVN 5308:1991. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

7. An toàn sử dụng điện và thiết bị thi công: - Có sơ đồ hệ thống điện thi công, điện chiếu sáng cho từng khu vực thi công phù hợp với tổng mặt bằng bố trí điện trên công trường. Bố trí thợ điện trực thường xuyên (đủ cả 3 ca khi cần thiết). Đảm bảo ánh sáng đầy đủ chỗ làm việc và trên tuyến đường thi công vào ban. Các dây điện thi công phải là dây có bọc cách điện, phải được mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2,5m đối với mặt bằng thi công và 5,0m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây dẫn điện nếu treo ở độ cao dưới 2.5m kể từ mặt nền phải dùng dây cáp bọc cao su, các đường cáp chôn ngầm phải được đi trong ống bảo vệ. - Có quy trình vận hành an toàn cẩu tháp được duyệt (chế độ kiểm tra các thiết bị an toàn, vùng nguy hiểm khi cẩu đang mang tải, các biện pháp móc cẩu, vận chuyển, lắp dựng sắt xây dựng, cốp pha, đà giáo, ben bê tông...) Thợ lái cẩu, công nhân xi nhan, móc cáp phải được huấn luyện và cấp thẻ an toàn. - Đối với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, các đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định về khai báo, đăng ký, kiểm định theo TT23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2003 của Bộ lao động thương binh xã hội.

- TCVN 4086: 1985. - Khoản 3 TCVN 5308:1991. - Điều 3, điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

8. Công tác phòng cháy chữa cháy: - Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Phòng cháy và Chữa cháy (29/6/2001), có phương án PCCC tại công trình và mua sắm trang thiết bị PCCC theo phương án được duyệt.

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy - Điều 3 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Khoản 2 TCVN 5308:1991. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

9. Tham gia giao thông: - Các xe giao thông trong công trường phải tuyệt đối chấp hành theo chỉ dẫn chung trên công trường và tốc độ cho phép. - Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm

- Khoản 2, khoản 4 TCVN 5308:1991. Và các căn cứ pháp

Page 19: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 421

Nội dung Tham chiếu bẩn môi trường, phải được che đậy kỹ, thùng xe phải kín, tránh rơi vãi bùn, các chất bẩn ra đường nội bộ công trường cũng như đường phố và hệ thống đường giao thông công công.

lý khác có liên quan.

III.2.2 Các quy định chi tiết về công tác đảm bảo ATLĐ – VSMT – PCCN - ANTT: Trước khi thi công, nhà thầu phải lập biện pháp đảm bảo ATLĐ – VSMT – PCCN - ANTT chi tiết cho từng công việc cụ thể. Để đảm bảo ATLĐ, phòng chống cháy nổ và VSMT tại công trình, CONINCO quy định chi tiết yêu cầu cho một số nội dung chính sau đây:

Nội dung Tham chiếu 1. Nội quy làm việc trên công trường: 1.1. Khi làm việc tại công trình phải xuất trình thẻ ra vào do công trình cấp cho bảo vệ công trình. Khi làm việc phải đeo thẻ và chịu sự kiểm soát của Ban bảo vệ công trình. 1.2. CBCNV đến làm việc trên công trường phải chấp hành nghiêm giờ làm việc và giờ nghỉ theo quy định, phải có hợp đồng lao động và đầu đủ trạng bị bảo vệ cá nhân mới được vào làm việc. 1.3. Nghiêm cấm làm việc riêng, chơi cờ bạc, nghiện hút, uống rượu bia gây ồn ào, mất trật tự an ninh nơi công cộng. Hết giờ làm việc, nếu không có nhiệm vụ không được ở lại công trường. 1.4. Khách đến làm việc tại công trường phải xuất trình giấy tờ cần thiết. Bảo vệ hướng dẫn khách đến nơi cần gặp. 1.5. Nghiêm cấm người không phận sự vào công trường, không đem vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào công trường đang thi công. Mọi người phải có ý thức về phòng chống cháy nổ. 1.6. Tất cả máy móc, thiết bị thi công vào công trường phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Người sử dụng phải có chuyên môn. Phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy, quy phạm an toàn về điện, các thiết bị có sử dụng điện và các thiết bị khác. 1.7. CBCNV phải có trách nhiệm thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường xây dựng, giữ gìn vệ sinh chung, phòng chống bệnh dịch. Thu gọn, dọn sạch nơi làm việc trước khi ra về 1.8. Các loại phương tiện đi lại như: Xe đạp, xe máy, ô tô đến công trường phải được để đúng vị trí đã quy định. Bảo vệ công trường có trách nhiệm hướng dẫn, sắp xếp đảm bảo trật tự cảnh quan khu vực công trường. 1.9. Tổ bảo vệ phải giám sát, kiểm tra mọi người ra, vào công trình, đảm bảo trật tự an ninh khu vực, có trách nhiệm giữ bí mật và bảo vệ an toàn tài sản tập thể và cá nhân tại công trường.

- Khoản 1 TCVN 5308:1991. - NĐ số 47/2011/NĐ-CP. - NĐ số 73/2010/NĐ-CP. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

2. Nội quy về phòng cháy chữa cháy: 2.1. Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi CBCNV trên công trình. 2.2. Mỗi CBCNV phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. 2.3. Phải thận trọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy nổ, độc hại, phóng xạ, triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy. 2.4. Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện. Chú ý đến đèn, quạt điện, bếp điện trước lúc ra về. 2.5. Không để hàng hóa, vật tư áp sát vào hông đèn, đây điện. Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện. 2.6. Các hệ thống điện phải có các cơ cấu bao che, tránh tình trạng hở điện. 2.7. Vật tư, hàng hóa phải xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuật lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết. Không dùng khóa mở nắp phuy xăng và các dung môi dễ cháy bằng sắt thép. 2.8. Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho, nơi chứa nhiều chất dễ cháy và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài. 2.9. Trên các lối đi lại, nhất là ở các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật. 2.10. Đơn vị đội, tổ sản xuất hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy, chữa cháy sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm các điều quy định trên, tùy trách nhiệm nặng,

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy. - Điều 3 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 20: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 422

Nội dung Tham chiếu nhẹ mà bị sử lý thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo pháp luật. 3. An toàn - vệ sinh lao động đối với tài xế xe tải các loại: 3.1. Chỉ những ai hội đủ các điều kiện sau mới được lái các loại xe tải: - Nằm trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định. - Có chứng chỉ sức khỏe do y tế nhà nước cấp. Chú ý: khi tài xế tạm thời không đủ sức khỏe qui định của y tế mệt mỏi, say rượu, mất ngủ,.v,v... chỉ tạm thời) đều không được phép lái xe. - Đã qua huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn. 3.2. Phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ 3.3. Trước khi cho xe chạy người lái xe phải: - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe bao gồm: hệ thống thắng hãm, hệ thống tay lái, các côn chuyển và dẫn hướng, các ống hãm, các chốt an toàn... các hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, còi, gạt nước mưa, độ mòn vỏ xe, để tin chắc chúng ở trong tình trạng hoàn hảo. - Kiểm tra các chốt hãm giữ thùng ben khỏi bị lật, khả năng kẹp chặt thùng ben và cơ cấu nâng tình trạng các chốt phía sau thùng xe. - Kiểm tra các cây dùng để chằn buộc hàng trên xe, dụng cụ chữa cháy.... - Kiểm tra nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát. 3.4. Cấm chở người trong các thùng xe (đặc biệt lưu ý trường hợp xe chở thuốc nổ). Người áp tải hàng chỉ được ngồi trong cabine (buồng lái). 3.5. Khi đưa xe tải, xe tự đổ vào lấy hàng từ phễu chứa, từ máy xúc phải tính toán sao cho cabine xe không đi qua dưới bunker (boongke). Gầu xúc của máy xúc không đưa qua lại trên cabine xe. Dòng chảy của vật liệu từ miệng rót của boongke, silo phải rơi đúng tâm thùng xe. - Chỉ cho phép chất xếp hàng rời lên ngang thành xe (trong trường hợp cần thiết có thể nâng thành xe lên cao hơn nhưng không được vượt quá cho phép) và phải được sự đồng ý của cơ quan đăng kiểm xe. - Cấm người đứng trên thùng xe khi nhận hàng. Lái xe phải rời cabine khi gầu xúc, cần trục chuyển hàng lên xe. - Khi chưa đến lượt mình vào nhận hàng, xe phải đậu có trật tự ở các mặc bằng đã được dọn sạch và ngoài tầm hoạt động của máy xúc. 3.6. Chỉ được phép xuống hàng (trút hàng) khi đã nhận được lệnh cho phép từ nơi tiếp nhận. Cấm bốc dỡ hàng khi xe chưa dừng hẳn. - Chỉ khi nhận được tín hiệu cho vào nhận hàng xe mới được vào vị trí cần thiết. Xe chỉ rời khỏi vị trí nhận hàng khi đã nhận được tín hiệu cho phép. 3.7. Đối với xe tải tự đổ: - Không được chở hàng có kích thước vượt quá phạm vi thùng xe hay xếp trùm lên rơmooc nối thêm. - Trước khi nâng hay hạ thùng xe, lái xe phải đứng lên bậc quan sát và biết chắc rằng không có người ở đằng sau hay ở gần thùng xe. - Nếu thùng xe đang nằm nghiêng mà vật liệu còn bám lại chưa rơi hết thì dùng xẻng hay cào cán dài để xử lý tiếp, không được lắc hay gõ đập vàp thùng xe. Phải tạo lối đi dọc theo ôtô dành cho công nhân làm công việc vét sạch thùng xe nhất là đang ở tư thế nâng thùng trút hàng trên các nền đắp hay gầu cạn. - Khi đổ đất lấp hố, không được cho xe tiến sát gần mép miệng hố dưới 1m. - Cấm chạy xe khi thùng xe còn ở tư thế nâng sau khi đã trút hàng xong. 3.8. Đối với xe tải thường hàng chất lên xe phải theo nguyên tắc sau: - Chất hàng vào giữa thùng xe. - Hàng nặng chất xuống dưới, hàng nhẹ chất lên trên. - Hàng phải được chằng buộc cẩn thận, không được lung lay. - Chất hàng đúng tải trọng cho phép. - Hàng chất lên xe không được vượt quá khỏi thùng xe về phía hai bên theo qui định của cảnh sát giao thông. Hàng chất quá dài phải có miếng vải báo hiệu (ban ngày) và đèn đỏ (ban đêm). - Đối với xe tải thường chỉ cho phép rời chỗ khi công nhân bốc xếp đã hoàn tất công

- Điều 18 Luật Phòng cháy và Chữa cháy - Điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 1, khoản 4, khoản 6 TCVN 5308:1991.

Page 21: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 423

Nội dung Tham chiếu viêc, rời xe và khóa thùng xe cẩn thận. 3.9. Khi rời xe nghỉ việc người lái phải tắt máy, kéo thắng tay, cài số, rút chìa khóa điện và khóa cửa lại. - Khi xe đang đậu mà máy vẫn nổ thì người lái xe không được rời khỏi xe đi nơi khác 3.10. Cấm kiểm tra hay sửa chữa nhỏ khi xe đang bốc hàng. Chỉ được kiểm tra hay sửa chữa cơ cấu nâng hay cụm chi tiết của xe lúc thùng xe được nâng lên và đã chống cần bảo hiểm (cần chặn). Không được dùng xà beng, thanh kim loại hay các đồ vật bất kỳ để thay cho cần bảo hiểm. - Khi nghỉ việc nghiêm cấm việc chống thùng xe lên để lợi dụng nước mưa làm sạch thùng, phải hạ hoàn toàn thùng xuống. 3.11. Khi đổ nhiên liệu phải tắt máy xe, khi bơm bánh xe phải bơm đúng áp suất qui định và đứng né một bên để đề phòng vòng chặn bắn ra. Nếu bơm bánh xe ở tư thế đã tháo rời thì phải đặt nó nằm trên mặt đất sao cho phía có vòng chặn quay xuống dưới, khi ráp bánh xe phải kiểm tra để bảo đảm vòng chặn đã vào rãnh vành bánh toàn bộ và đều. 3.12. Trong phạm vi nhà máy, tốc độ chạy xe không được vượt quá 5 km/h. Khi chạy cùng chiều, khoảng cách giữa các xe không được nhỏ hơn 20m. Trên đoạn đường thẳng và tầm nhìn không bị hạn chế có thể chạy tới 10km/h. Khi xe lên dốc chỉ được chạy số 2 không được thay đổi số. Cấm đậu xe ở giữa dốc để nghỉ hay nhận hàng. Nếu bắt buộc phải đậu ở dốc thì bánh xe phải được chèn chắc chắn. Xe chở chất nổ chỉ được dừng lại ở nơi có càng ít người càng tốt. - Khi xe đang chạy nghiêm cấm người lên và xuống hay đeo bám xe. 3.13. Khi có tai nạn giao thông tài xế phải: - Tìm mọi cách cấp cứu nạn nhân hoặc gửi nạn nhân tới cơ sở cấp cứu gần nhất. - Nghiêm cấm hành động bỏ mặc nạn nhân. - Để nguyên xe ở vị trí xảy ra tai nạn cho đến khi cảnh sát đến xử lý. - Tìm cách báo cho cơ quan chủ quản, các ngành chức năng biết để tổ chức xử lý theo luật định. 3.14. Khi ôtô bị sa lầy và phải nhờ ôtô khác kéo, việc kéo phải diễn ra theo các bước sau: - Thoạt tiên phải rút căng dây cáp. - Kéo từ từ không kéo giật. - Khi kéo không cho phép ai đứng gần dây cáp để đề phòng cáp đứt văng vào người. Khi ôtô bị hỏng phải nhờ các phương tiện khác kéo thì phải bảo đảm: - Dùng dây kéo mềm (xích, cáp) hay thanh cứng (ống thép hoặc ống có tai kéo hai đầu). - Nếu kéo bằng dây mềm thì dây phải có chiều dài 4 - 6m, dây mềm phải nối với hai móc kéo hoặc buộc trực tiếp vào satxi (khi không có móc kéo). Cấm buộc dây kéo vào cầu trước. Ô tô được kéo phải có cơ cấu lái, thắng, cầu trước, còi và đèn chiếu sáng tốt. - Nếu kéo bằng thanh cứng thì ôtô bị kéo phải có cơ cấu lái, cầu trước, còi và đèn chiếu sáng tốt. - Xe kéo phải chạy tốc độ chậm. 3.15. Tài xế phải sử dụng thành thạo dụng cụ phòng cháy đặt trên xe để chữa cháy. Vị trí dừng xe để chữa cháy phải được xem xét để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhưng phải làm nhanh nhất sau khi có dấu hiệu cháy. Phải thường xuyên chăm sóc các phương tiện chữa cháy để bảo đảm sự hoạt động tin cậy của chúng. 4 An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ cầm tay chạy bằng điện (DCĐCT): 4.1. Những công nhân hội đủ các điều kiện sau mới được sử dụng DCĐCT. - Có tuổi trong độ tuổi lao động do Nhà nước quy định. - Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn phù hợp được huấn luyện BHHL và có các chứng chỉ kém theo. 4.2. Khi làm việc phải sử dụng đúng, đủ các PTBVCN gồm: mũ vải, áo quần vải dày, bao tay vải, giày vải. 4.3. Phải cất giữ DCĐCT trong các tủ đồ nghề riêng và việc kiểm tra chúng phải

- TCVN 4086: 1985. - Khoản 1, khoản 3, khoản 5 TCVN 5308:1991 - Điều 4, điều 6 Thông tư số

Page 22: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 424

Nội dung Tham chiếu được giao cho các Chuyên viên (thường là các thợ lắp ráp điện). Chu kỳ kiểm tra không ít hơn một lần mỗi tháng, không kể kiểm tra đột xuất do các lý do khác như hỏng hóc, vừa nhận lại từ người khác. - Kết quả kiểm tra phải ghi và sổ, còn trên vỏ dụng cụ thì ghi ngày tháng kỳ kiểm tra dịnh kỳ tiếp theo. 4.4. Trước lúc cấp phát cần kiểm tra trên giá thử bằng megomètre trước mặt người nhận để xác định độ hoàn hảo của nó (không chạm vỏ...) nghiêm cấm sử dụng những DCĐCT bị hư và chúng phải đuợc thu hồi ngay để đưa đi sửa chữa. 4.5. Trước lúc bắt đầu làm việc phải kiểm tra tình trạng các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của độ truyền động (bằng cách quay trục chính), của vỏ cách điện, lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của cái ngắt điện và nối đất. 4.6. Khi đang làm việc nếu thấy hư hỏng dù rất nhỏ nhưng cảm nhận được tác dụng yếu của dòng điện thì phải tức khắc ngừng ngay công việc để đưa chúng đi kiểm tra sửa chữa. - Cấm giao DCĐCT cho người không có trách nhiệm sử dụng dù chỉ trong chốc lát. 4.7. Chỉ cho phép sử dụng DCĐCT với điện áp không quá 36 vôn, 24 vôn, 12 vôn tại nơi làm việc có cấp nguy hiểm từ cao đến đặc biệt về điện tại những nơi không thuộc các cấp nguy hiểm đó thì cho phép sử dụng DCĐCT có điện áp 110 và 220 vôn nhưng nhất thiết phải có găng tay, giày và thảm cách điện. - Vỏ DCĐCT mà nguồn cấp có điện áp trên 36 vôn không phụ thuộc tần số dòng điện đều phải được nối đất. 4.8. Làm việc với DCĐCT có điện áp nguồn dưới 36 vôn ở bên trong các kết cấu bằng kim loại (thùng, bể, lò, ống...) đều phải sử dụng găng tay và thảm cách điện. Nghiêm cấm sử dụng DCĐCT có cách điện hai lớp với ký hiệu ở vỏ là ±, có điện áp trên 36 vôn để làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm. Ngoại trừ trường hợp đó, các DCĐCT không cần phải có tiếp đất. Cấp điện cho DCĐCT phải thực hiện bằng dây mềm có lõi tiếp đất và liên kết bằng phích cắm. Sự tiếp đất được thực hiện bằng đầu cắm có chiều dài dài hơn đầu nối với các pha. 4.9. Khi DCĐCT' đang làm việc nghiêm cấm các trường hợp sau: - Dùng tay cầm vào đầu công tác, đầu cắt của nó. - Lắp hay tháo đầu công tác trước khi ngừng hoàn toàn chuyển động quay. - Dùng tay thu dọn phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay. - Làm việc trên cao với thang di động (thay vì phải làm trên các giàn giáo vững chắc có lan can hảo vệ). - Đấu điện vào lưới bằng cách xoắn dây. - Tháo lớp vỏ bảo vệ hao che phần cắt của nó. - Làm việc ngoài trời dưới mưa. - Để dây dẫn điện tiếp xúc với cáp điện có bề mặt nóng, ẩm hay dính dầu. - Không được mang các máy biến áp di động và bộ biến đổi tần số vào bên trong các phần hình trống của lò hơi, các bình bằng kim loại và trong các ví trí đặc biệt nguy hiểm điện. 4.10. Khi ngừng làm việc dù chỉ trong chốc lát, khi bị cúp điện đột xuất hay kết thúc công việc nhất thiếc phải ngắt DCĐCT khỏi lưới để loại bỏ hoàn toàn điện áp. Tại những vị trí nguy hiểm về điện khi chỉ có một người sử dụng DCĐCT làm việc thì những người khác cần sẵn sàng cấp cứu. Nên tổ chức làm việc thành từng nhóm có từ hai người trở lên. 4.11. Kết thúc công việc phải cất DCĐCT vào nơi quy định. Thu dọn trật tự ngăn nắp sạch sẽ nơi làm việc trước khi ra về.

22/2010/TT-BXD - Chương II Nghị định 06/CP. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

5. An toàn lao động vận hành cần trục tháp di động, cần trục chân đế: 5.1. Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau mới được làm việc với cần trục tháp: - Có tuổi trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định. - Đã qua kiểm traa khám sức khoẻ bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện BHLĐ và có các chứng chỉ kèm theo. ( gồm người lái, người làm tín hiệu, người móc tải). Định kỳ 12 tháng 1 lần những người này phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thức chuyên môn và an toàn.

- TCVN 4086: 1985. - Khoản 1, khoản 4, khoản 6 TCVN 5308:1991 - Khoản 4, khoản

Page 23: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 425

Nội dung Tham chiếu - Được giao quyết định điều khiển cần trục bằng văn bản có chữ ký của giám đốc. 5.2. Chỉ cho phép công nhân làm việc trên cần trục tháp đã qua kiểm định và được cơ quan lao động cấp giấy phép cho phép hoạt động theo đúng luật định. - Cần trục tháp chưa có giấy phép của ngành lao động không được phép hoạt động. 5.3. Công nhân làm việc trên cần trục tháp phải sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp theo chế độ gồm: áo quần vải dày, mũ cứng, găng tay vải bạt, áo mưa, găng vải ngắn cổ. 5.4. Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các chi tiết và bộ phận quan trọng của cần trục tháp, thử lần lượt từng bộ phận của nó ở trạng thái không tải xem hoạt động của chúng có bình thường không. Chú ý xem xét tình trạng chất lượng của móc, cáp, dây tiếp đát, trụ chắn khóng chế hành trình, bộ phận chặn hoặc thiết bị chống lật cần, thiết bị chống tự di chuyển, thắng hãm các loại...vv.. Nếu có bộ phận, chi tiết nào hư hỏng phải báo cáo cho người phụ trách để tìm biện pháp khắc phục mới được vận hành. 5.5. Giữa người lái và người làm tín hiệu phải phối hợp nhịp nhàng thống nhất theo ngôn ngữ quy ước giữa hai bên mà quy phạm Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng đã quy định. Trong trường hợp người lái nhìn thấy tải trọng trong suốt quá trình nâng chuyển thì người móc tải kiêm luôn tín hiệu viên. 5.6. Khi cho cần trục tháp làm việc trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện phải có phiếu thao tác. Phiếu phải chỉ rõ các biện pháp an toàn, trình tự thực hiện các thao tác, vị trí đặt cần trục tháp. Phiếu này do thủ trưởng đơn vị sử dụng cần trục tháp ký và giao trực tiếp cho người lái. - Cấm thiết bị nâng làm việc dưới đường dây điệ cao thế. - Khi di chuyển hay bắt buộc phải bố trí cần trục đứng làm việc dưới đường dây tải điện hạ thế phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây không nhỏ hơn 1 m. 5.7. Trước khi bắt đầu làm việc phải báo cho những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực nâng, chuyển và hạ tải. 5.8. Trong khi làm việc ngoài trời cửa bưồng phải đóng lại và có khóa (chốt). Cửa kính quan sát buồng phải được lau sạch thường xuyên. 5.9. Phải che chắn các bộ phận: - Truyền động bánh răng, xích, trục vít. - Khớp nối có bu lông và chốt lồi ra ngoài. - Các khớp nối nằm gần chổ người qua lại. - Trống (tambour) cuộn cáp đặt gần người lá hay gần lối đi lại nhưng không được làm cản trở người lái theo dõi cáp cuộn trên trống. - Các trục truyền động có thể gây nguy hiểm. 5.10. Phải bao che các phần mang điện hở mà con người có thể chạm phải khi làm việc trong buồng điều khiển. 5.11. Công tắc hạn chế hành trình của cơ cấu di chuyển phải đặt sao cho việc ngắt động cơ xảy ra ở cách trụ chắn một khoảng không nhỏ hơn toàn bộ quãng đường thắng (phanh) cơ cấu có ghi trong lý lịch máy. 5.12. Làm việc ban đêm phải có đèn pha chiếu sáng đủ cho khu vực làm việc, công tắc đèn phải bố trí ở chân cần trục. Ngoài ra phải có đèn chiếu sáng đầy đủ cho buồng điều khiển với mạng điện riêng để khi ngắt điện thiết bị nâng không làm tắt đèn. 5.13. Người điều khiển thiết bị di chuyển, hạ tải phải nắm vững: - Cách xác định chất lượng, sự phù hợp của cáp và tiêu chuẩn loại bỏ cáp. - Trọng tải được phép nâng và cách ước tính trọng lượng của tải. - Cách kiểm tra hoạt động của các cơ cấu và thiết bị an toàn. - Cách kiểm tra hoạt động của phanh và cách điều chỉnh phanh. - Khái niệm về độ ổn định và các yếu tố có ảnh hưởng đến nó ( mối quan hệ giữa sự thay đổi tải trọng và tầm với, tốc độ gió nguy hiểm.v.v...). - Cách xác định vùng nguy hiểm của thiết bị nâng. - Cách xác định sự cố xảy ra. 5.14. Người móc tải phải biết: - Trọng tải mà cần trục được phép nâng, trọng tải của cần trục tương ứng với tầm với.

5, khoản 6 - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD - Chương II Nghị định 06/CP. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 24: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 426

Nội dung Tham chiếu - Chọn cáp, xích buộc phù hợp với trọng lượng và kích thướt của tải. - Xác định chất lượng cáp, xích, móc tải. - Cách buộc và treo tải lên móc. - Qui định tín hiệu trao đổi với người điều khiển thiết bị nâng khi phải kiêm nhiệm vai trò tín hiệu viên. - Ước tính trọng lượng của tải. - Vùng nguy hiểm của thiết bị nâng. 5.15. Nghiêm cấm: - Lên xuống thiết bị nâng khi nó đang di chuyển. - Nâng tải trọng trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc lên một bên của móc kép. - Nâng hạ tải, di chuyển tải khi có người đang đứng trên tải (để cân bằng hay sửa chữa lại dây buộc). - Nâng tải đang bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, tải đang liên kết với các vật khác bằng bu lông hoặc liên kết với bê tông. - Kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn, trên đường ray (khi cáp nâng tải xiên), vừa nâng vừa quay hoặc di chuyển tải nếu hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo không cho phép làm điều đó, di chuyển ngang tải khi tải nằm cao hơn chướng ngại vật nhỏ hơn 500mm. - Dùng móc để gỡ cáp, xích đang bị tải đè lên. - Xoay và điều chỉnh các tải dài và cồng kềnh khi nâng chuyển và hạ tải mà không có các công cụ chuyên dùng thích hợp. (Chỉ được phép điều chỉnh tải khi nó cách sàn khoảng 200mm và cách người thực hiện không ít hơn l m). - Đưa tải lên xe khi người lái chưa ra khỏi ca-bin, qua lỗ cửa hoặc ban công khi không có sàn nhận tải. 5.16. Khi xem xét kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các cơ cấu, thiết bị điện hoặc xem xét sửa chữa kết cấu kim loại phải ngắt cầu dao dẫn điện hoặc tắt máy (đối với các kiểu dẫn động không phải bằng điện). 5.17. Khi tạm ngừg việc không cho phép treo tải lơ lửng. Kết thúc công việc phải tắt máy và rút móc tải lên cao khỏi không gian có người và các thiết bị khác hoạt động. Thu dọn nơi làm việc gọn gàng, làm vệ sinh, ghi sổ nhật ký ca rồi ký tên trước khi giao cho người của ca sau. 6 An toàn - vệ sinh lao động đối với thợ lái máy xúc: 6.1. Những người hội đủ các điều kiện sau đây được phép lái xe máy xúc: - Đủ 18 tuổi và đã qua khám tuyển sức khỏe của cơ quan y tế. - Đã được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy xúc. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. 6.2. Phải chịu sự hướng dẫn và giám sát bởi cán bộ kỹ thuật chỉ huy khi làm việc gần các công trình ngầm và công trình nổi có tại hiện trường nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và xe máy. 6.3. Trước khi cho máy vận hành phải yêu cầu những người không có phận sự rời khỏi máy xúc và ra khỏi khu vực bán kính làm việc của nó. Cấm mọi người chui vào gầm máy xúc với bất cứ lý do nào. Trong khi máy đang hoạt động, thợ phụ phải ngồi đúng vị trí của mình. 6.4. Phải kiểm tra để khẳng định tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của xe máy (đèn, còi, tay lái máy...) trước khi đưa xe vào vận hành. Nếu không bảo đảm chất lượng phải có biện pháp khắc phục ngay mới cho phép hoạt động. Phải có thang treo có móc để khi cần có thể móc vào cần xúc để trèo lên sửa chữa các bộ phận ở đầu cần và phải kết hợp sử dụng dây đai an toàn. 6.5. Máy xúc bánh hơi không có chân chống ngoài phải đóng thắng bánh xe và cơ cấu cân bằng trước khi làm việc và được kê chèn chắc chắn. Nền đất nơi máy xúc làm việc phải bằng phẳng, vững chắc, nếu nền dất yếu phải lát tà vẹt. 6.6. Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng (ví dụ nhấn chuông, còi báo). Nếu khởi động máy bằng tay thì phải nắm tay quay sao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay.

- Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 1, khoản 4, khoản 6 TCVN 5308:1991 Và các căn cứ khác có liên quan

Page 25: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 427

Nội dung Tham chiếu - Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn. 6.7. Khi động cơ và các bộ phận của máy xúc đang làm việc cấm vặn chặt, bôi trơn bất cứ bộ phận nào và không được đến xem các cụm chi tiết máy bố trí ở nơi chật hẹp và nguy hiểm. 6.8. Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm: - Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái. - Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu. - Thắng đột ngột. - Để máy xúc hoạt động khi dang dùng tay cố định dây cáp hay dùng tay nắn thẳng dây cáp khi tời đang quấn cáp. - Cấm dùng dây cáp đã bị nối, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của dây cáp. 6.9. Máy xúc hoạt động vào ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ. 6.10. Khi di chuyển trên đường dốc lớn hơn 15o phải có sự hỗ trợ của máy kéo hoặc tời. 6.11. Nếu động cơ diesel làm việc quá nóng thì mở miệng rót của bộ tản nhiệt với tay có đeo găng dày tránh bỏng, mặt phải tránh xa miệng rót (đầu tiên nới lỏng cho hơi nước xì ra từ từ, sau đó mới lấy nắp khỏi miệng rót). 6.12. Khi máy đang hoạt động không được rời nơi tàm việc. Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng). 6.13. Khi kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa, phải dùng thước đo. Cấm dùng lửa để soi hoặc hút thuốc khi tiếp nhiên liệu. Không cho phép để rò rỉ nhiên liệu, dầu tại các ống dẫn, nếu có phải khắc phục ngay và lau chùi sạch. - Để đề phòng nẹt lửa gây cháy từ dây dẫn điện phải thường xuyên kiểrn tra chất lượng cách điện của lớp vỏ bọc, khả năng dây bị chạm. 6.14. Không được đến gần và đụng chạm vào các bộ phận dẫn điện của máy xúc. Muốn kiểm tra có điện phải sử dụng bút thử hay vôn kế. 6.15. Cấm di chuyển máy xúc với gầu có tải. - Cấm di chuyển máy xúc bánh hơi đã hãm thiết bị cân bằng hoặc có tay lái điều khiển và hệ thống điện -hơi không an toàn. - Khi di chuyển phải đặt cần máy theo đúng trục đường di chuyển và đặt gầu xúc (không mang tải) ở độ cao cách mặt đất từ 0,5m - 0,9m. Phải chấp hành luật giao thông. - Cấm người lên hoặc xuống khi máy xúc đang di chuyển ở bất cứ tốc độ nào. 6.16. Máy xúc làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó. Phạm vi nguy hiểm này được tính từ dây điện gần nhất đến điểm biên của máy và không được nhỏ hơn: + 10m khi điện áp không lớn hơn 20kV. + 15m khi điện áp không lớn hơn 35kV. + 20m khi điện áp không lớn hơn 110kV. - Máy xúc chỉ được vận hành gần đường dây cao áp với điều kiện: - Cơ quan quản lý đường dây đồng ý cúp điện trong suốt thời gian máy vận hành. - Hoặc bảo đảm khoảng cách từ điểm biên của máy đến dây gần nhất không nhỏ hơn các trị số ở bảng 1. Bảng 1. Điện áp của đường dây tải điện (KV) 1 1 - 20 35 - 110 154 220 330

Khoảng cách (m) 1,5 2 3 5 6 9 Nếu di chuyển qua bên dưới đường dây thì phải bảo đảm khoảng cách tính từ

điểm cao nhất của máy đến điểm thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn các chỉ số cho ở bảng 2: Bảng 2. Điện áp của đường dây 1 1 - 20 35 - 110 154 - 220 350 500

Page 26: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 428

Nội dung Tham chiếu tải điện (KV) Khoảng cách (m) 1 2 3 4 5 6 6.17. Khi đi qua các công trình ngầm phải biết chắc nó không phá hủy công trình bởi chính trọng tải của nó. 6.18. Khi ngừng công việc phải đặt cần dọc theo trục máy xúc và đặt gầu xúc lên nền đất. Chỉ dược làm vệ sinh máy khi động cơ đã ngừng hoàn toàn chuyển động và máy đã ở thế ổn định. 6.19. Kết thúc ngày làm việc phải ghi nhận xét tình trạng máy vào sổ giao nhận ca và bàn giao cho ca sau với sự ký nhận của cả hai bên. 7 An toàn vệ sinh lao động đối với thợ hàn điện: 7.1. Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được làm việc hàn điện: - Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định. - Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo nghề hàn điện, và có chứng chỉ kèm theo, đã qua huấn luyện về BHLĐ và được cấp thẻ an toàn và được cấp trên giao nhiệm vụ. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ: áo quần vải bạt, găng tay chịu nhiệt và có độ dẫn điện thấp, giầy da lộn cao cổ có đế cách điện, ghệt vải bạt, mặt nạ hàn có gắn kính hàn đúng mã hiệu và không bị nút, trong những trường hợp cần thiết còn được cấp mũ cứng, dây đai an toàn, khẩu trang. 7.2. Trong thời gian hàn đlện, các phần bằng kim loại của thiết bị hàn điện (vỏ máy biến thế hàn, máy phát điện hàn,... ) trong điều kiện bình thường không được có điện áp. Vỏ máy hàn, giá hàn, các chi tiết và kết cấu hàn phải được nối đất trước khi thiết bị được nối vào nguồn. 7.3. Máy phát điện và biến thế hàn, cũng như các dụng cụ và thiết bị phụ tùng dể hàn các chi tiết ở ngoài trời được đặt trong phòng nhỏ hay dưới mái che. Cấm tiến hành công việc hàn điện ở ngoài trời dưới mưa. Điện áp không tải của máy biến thế hàn hồ quang bằng tay và nửa tự động không được vượt quá 75 vôn, hàn tự động không được vượt quá 80 vôn. Điện áp của máy phát điện hàn không được quá 80 vôn. Nếu một số máy biến thế hàn hoặc máy phát điện phục vụ cho một máy hàn hồ quang thì sơ đồ mắc điện của chúng phải đảm bảo điện áp mạch hàn không vượt quá giới hạn trên. 7.4. Chiều dài dây từ nguồn điện đến thiết bị hàn di dộng không được vượt quá 10m. Lớp vỏ bọc cách điện của dây phải dược bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học khi rải trên mặt đất. Cấm dùng dây có lớp vỏ bọc hay cách điện bị hư. Trước lúc bắt đầu hàn điện và trong thời gian làm việc phải theo dõi độ hoàn hảo của vỏ cách điện của dây dẫn, độ cách điện và cách nhiệt của cán kìm hàn, sự liên kết chắc chắn của tất cả các tiếp điểm. Phải chú ý để không cho dây dẫn tiếp xúc với nước dầu, dây cáp thép, dây điện hàn phải đặt cách các ống mềm dẫn ôxy và axêtylen, các thiết bị có ngọn lửa, khí đốt, các chi tiết hàn nóng đỏ và các đường ống dẫn nước nóng không dưới 1 mét. 7.5. Không cho phép cấp điện trực tiếp cho hồ quang hàn từ mạng điện lực, mạng điện chiếu sáng, mạng điện tiếp xúc. - Việc nối ngắt thiết bị hàn điện khỏi lưới, việc thay cầu chì cũng như việc theo dõi trạng thái hoàn hảo của chúng trong quá trình sử dụng phải được tiến hành bởi thợ điện chuyên nghiệp. Nghiêm cấm những người thợ hàn làm các công việc đó. - Khi di chuyển thiết bị hàn nhất thiết phải cắt chúng khỏi nguồn điện. 7.6. Dây dẫn điện đi và về trong máy biến thế hàn di động đều phải được bọc cách điện. - Nghiêm cấm dùng các mạch nối đất, các bộ phận của thiết bị điện, các đường ống kỹ thuật vệ sinh (ống dẫn nước, cấp nhiệt, dẫn các chất khí và chất lỏng nóng) cũng như các kết cấu kim loại của nhà và của thiết bị công nghệ làm dây dẫn về. Cho phép dùng vỏ xà lan, bể chứa, các kết cấu kim loại, các ống dẫn để làm dây dẫn về nếu chúng là đối tượng hàn. 7.7. Kìm điện phải có tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt cho phép thay thế điện cực nhanh mà không phải tiếp xúc với các phần mang điện.

- Khoản 4, khoản 6 - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 1, khoản 3, khoản 9 TCVN 5308:1991. - TCVN 4086:1985. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 27: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 429

Nội dung Tham chiếu - Nghiêm cấm dùng kìm điện mà lớp vỏ bọc cách điện của tay cầm bị hư. - Cạnh chỗ hàn phải có giá đặt kìm hàn: Cấm đặt kìm hàn xuống đất hoặc gác lên vật hàn. 7.8. Khi tlến hành hàn trong điều kiện nguy hiểm cao bởi dòng điện (hàn bên trong các khoang tàu thủy, các thùng chứa, thân lò hơi, các hộp kim loại...) người thợ phải được cấp phát các phương tiện bảo vệ cách điện (găng tay, ủng và thảm) và phải có sự theo dõi giám sát của một người thứ hai từ bên ngoài. (Trong một số trường hợp đặc biệt tay người giám sát giữ đầu mút của dây chão buộc vào eo của người đang hàn bên trong không gian kín và việc thông tin giữa hai người đó phải được qui ước bằng các động tác giật dây định sẵn trong tình trạng khẩn cấp). - Nghiêm cấm việc đồng thời thực hiện công việc bởi người thợ hàn điện và thợ hàn hơi (hay cắt) trong các thùng kín. 7.9. Thiết bị hàn phải có khóa liên động để tự động nối mạch khi chạm que hàn và có bộ phận khống chế hạ điện áp xuống 12 vôn khi không tải nhưng không được chậm quá 1 giây sau khi ngắt mạch điện hàn khi hàn ở những chỗ nguy hiểm. 7.10. Khi tiến hành hàn điện trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm kim loại, cáctông amiăng hay bằng những vật liệu khó cháy khác. Không cho phép hàn điện nếu chưa triển khai biện pháp phòng chống cháy. 7.11. Khi tiến hành hàn điện trên một số tầng nhà (theo chiều thẳng đứng) phải có biện pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại, các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới. - Nếu làm việc trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai an toàn bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở. 7.12. Khi tiến hành hàn điện trong các vị trí ẩm ướt người thợ hàn phải ở trên sàn khô hay sàn được phủ tấm cách điện. 7.13. Để đề phòng nhiễm bệnh và tổn thương đường hô hấp do thường xuyên hít phải hơi khói hàn, tại vị trí hàn phải tổ chức thông gió (hút, cấp) cục bộ và chung. Hàn trong các thùng kín phải: - Cấp phát cho thợ hàn mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí. - Tổ chức giải lao để ra ngoài hít thở không khí trong lành. 7.14. Nghiêm cấm hàn các bình và thiết bị đã từng chứa các sản phẩm dầu và khí nguy hiểm nổ nếu chưa qua làm sạch (xịt rửa) cẩn thận bằng nước nóng, bằng dung dịch soude hay chưng hấp với sự thông gió tiếp theo. 7.15. Nghiêm cấm sử dụng và bảo quản các chất dễ bắt lửa: xăng, axêton, spirit trắng,...) ở gần vị trí hàn. - Nghiêm cấm tiến hành hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ. 7.16. Khi sử dụng đồng thời các nguồn điện hàn một trạm cần phải đặt chúng cách nhau không dưới 0,35m. - Đường đi giữa các nguồn điện một trạm phải có chiều rộng 0,8m. - Khi đặt các nguồn cấp một trạm ở gần tường thì khoảng cách giữa nguồn và tường không được nhỏ hơn 0,5m. 7.17. Khi giải lao người thợ hàn phải ngắt bộ đổi điện hàn hay biến thế khỏi lưới điện. - Nghiêm cấm để quên kìm hàn khi vẫn còn điện áp. 7.18. Khi kết thúc công việc, sau khi ngắt điện khỏi thiết bị hàn phải sắp xếp ngăn nắp chỗ làm việc, thu dọn dây, các dụng cụ bảo vệ và xếp đặt cẩn thận chúng vào vị trí riêng, phải tin chắc rằng sau khi làm việc không còn để lại các vật cháy âm ỉ như: giẻ, mảnh gỗ, vật liệu cách điện... 8. An toàn lao động đối với công việc đào đất thủ công: 8.1.Chỉ những ai hội đủ các các điều kiện sau mới được làm công việc đào đất thủ công: - Có độ tuổi lao động phù hợp với qui định nhà nước. - Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn và được giao làm việc đó. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chúng chỉ kèm theo.

- Khoản 1, khoản 12 TCVN 5308:1991. - Chương II Nghị định 06/CP. Và các căn cứ

Page 28: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 430

Nội dung Tham chiếu 8.2. Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ gồm: áo quần vải dày, nón cứng, giày vải ngắn cổ (nếu làm đất ở nơi khô ráo). 8.3. Trước khi bắt tay vào đào đất phải yêu cầu cán bộ chỉ huy thi công cho biết: - Đặc điểm của đất nền và những điều cần chú ý khi làm việc với nó. - Tại nơi đào đất có nhữg công trình kết cấu ngầm nào cần né tránh. 8.4. Các dụng cụ cầm tay (cuốc, xẻng v.v..) dùng cho việc đào đất phải được kiểm tra về tình trạng hoàn hảo của chúng trước khi làm việc. Các dụng cụ bị hư hỏng phải được thu hồi để đưa đi sửa chữa hay hủy bỏ và người công nhân đào đất không được sử dụng các dụng cụ đó với bất cứ lý do gì. 8.5. Đào đất dưới móng dưới đường hào lên phải phải đổ cách miệng hố đào ít nhất là 0,5m. Đối với những hố đào có mái dốc mà góc nghiêng lớn hơn góc trượt tự nhiên của đất thì phải tính toán xác định vị trí đổ đất nhưng không được nhỏ hơn 0,5m. Đất đổ lên miệng hào phải có độ dốc ít nhất là 45 độ theo mặt phẳng nằm ngang. Khi đào đất lên triền đồi núi phải có biện pháp đề phòng đất đá lăn theo bờ dốc. 8.6. Phải làm mương rãnh thoát nước và có biện pháp chống xói lở vê mùa mưa cho khu vực đang đào đất. Trong khi đào phải chú ý quan sát tình trạng của đất đề kịp thời chủ động ngăn chặn hiện tượng lở đất. 8.7. Khi hố móng, đường hào đạt tới dộ sâu 0,5m phải làm bậc hay dùng thang cho công nhân lên xuống, bậc phải có kích thước tối thiểu là 0,75m theo chiều dài và 0,40m theo chiều rộng: Cấm bám vào các thanh chống vách của hố đào để lên xuống. - Đất ở các bậc lên xuống bị trơn trợt khi mưa xuống phải được rắc cát để tạo ma sát nhằm chống té ngã. 8.8. Cấm ngồi nghỉ (nhất là tụ tập đông người) tại cạnh hố đào hoặc thành đất đắp đề phòng sụt lở đất. 8.9. Khi hố móng đạt tới độ sâu 2,0m phải thường xuyên bố trí không ít 2 người cùng làm việc nhưng đứng cách xa nhau một khoảng cần thiết để có thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ. 8.10. Trong khu vực đang đào đất phải chú ý: - Giữ khoảng cách hợp lý giữa các người cùng làm việc, không hướng dụng cụ về phía nhau (ví dụ khi cuốc) để tránh gây tai nạn cho nhau. - Cần bố trí người làm việc đồng thời trên miệng hố đào và bên dưới hố đào tạo cùng một vị trí để ngăn ngừa đất đá lớ xuống người ở dưới. 8.11. Nghiêm cấm đào đất theo kiểu hàm ếch trong bất cứ hoàn cảnh nào. 8.12. Xung quanh khu vực đang đào đất phải đặt rào cấm hay biển báo để ngăn không cho người lạ mặt, đặc biệt là trẻ con rơi xuống hố, nhất là hố ngập nước về mùa mưa. 8.13. Kết thúc ca làm việc phải thu dọn và làm vệ sinh dụng cụ, làm vệ sinh cá nhân trước khi ra về.

pháp lý khác có liên quan.

9. An toàn lao động khi áp dụng, sử dụng tháo dỡ giàn giáo - giá đỡ : 9.1. Chỉ những ai hội đủ các điều kiện sau mới được làm các công việc có liên quan đến giàn dáo: - Có độ tuổi lao động phù hợp với quy định cuả nhà nước. - Có chứng nhận đủ sức khoẻ bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn tương ứng và được chính thức giao làm việc đó. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cấp phát theo chế độ. 9.2. Chỉ được lắp dựng các giàn dáo, giá đỡ đã được xét duyệt chính thức với bản vẽ thiết kế và thuyết minh kèm theo. Công việc lắp dựng phải đặt dưới sự giám sát cuả đội trưởng hay cán bộ kỹ thuật. 9.3. Mặt bằng nơi lắp đặt giàn dáo phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt. Cột đỡ giàn dáo và giá đỡ phải được đặt thẳng đứng và được giằng neo theo đúng thiết kế. Chân cột đỡ phải được kê đệm chống lún, chống trượt, cấm dùng gạch, đá hay ván gẫy để kê đệm. 9.4. Số lượng móc neo hoặc dây chằng cuả giàn dáo và giá đỡ phải tuân theo đúng

- Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 1, khoản 8 TCVN 5308:1991 - TCXDVN 296:2004. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 29: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 431

Nội dung Tham chiếu thiết kế. Không cho phép neo vào các bộ phận kết cấu có tính ổn định kém như lan can, ban công, mái đua... 9.5. Chiều rộng sàn công tác cuả giàn dáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m. Sàn phải được lát bàng ván sao cho bằng phẳng, đầu ván phải khít và ghìm chắc vào sàn. Ván sàn phải bảo đảm độ bền, không Khoản mọt, nứt gẫy. Giữa sàn và công trình phải chừa một khe hở 10cm. - Nếu dùng ván rời để đặt dọc giàn dáo thì phải có chiều dài đủ để khi đặt trực tiếp hai đầu ván lên thanh đà, mỗi đầu phải chừa ra một đoạn ít nhất là 20 cm và được buộc hay đóng đinh chắc chắn vào thanh đà. Phải dùng nẹp giữ cho các ván ghép không bị trượt trong khi làm việc. Sàn công tác phải có lan can bảo vệ cao 1m gồm tay vịn ở trên cùng, ở khoảng giữa có một thanh ngang chống lọt. 9.6. Khi giàn dáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn phía trên để làm việc, sàn phía dưới để bảo vệ. - Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo vệ ) 9.8. Các lối qua lại phía dưới giàn dáo và giá đỡ phải được che chắn bảo vệ phía trên để đề phòng vật liệu, dụng cụ rơi xuống trúng người. 9.9. Tải trọng đặt trên giàn dáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Cấm người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ để tránh dẫn tới vượt quá tải trọng cho phép. 9.7. Khi giàn dáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoang giàn dáo để làm cầu thang lên xuống. Cầu thang phải có độ dốc không quá 60o và có đặt tay vịn. Nếu giàn dáo không cao quá 12m thì có thể thay cầu thang bằng thang tựa hay thang dây với chất lượng tốt. 9.10. Tuyệt đối không cho phép các vật nặng đang cẩu chuyển va chạm vào giàn dáo hay giá đỡ hay đặt mạnh lên mặt sàn công tác. 9.11. Đội trưởng phải kiểm tra giàn dáo, giá đỡ để tin chắc là đủ bền trước khi cho công nhân lên làm việc hàng ngày. Mỗi khi phát hiện thấy hiện tượng hư hỏng cuả giàn dáo, giá đỡ phải tạm ngừng công việc và thực hiện ngay biện pháp sửa chữa thích hợp mới được tiếp tục cho làm việc trở lại. 9.12. Hết ca làm việc không cho phép lưu lại trên giàn dáo vật liệu, dụng cụ. 9.13. Tháo dỡ giàn dáo phải làm theo trình tự ngược lại với lắp dựng, phải tháo từng thanh, tháo gọn từng phần và xếp đặt chúng vào chỗ quy định. Nghiêm cấm tháo dỡ giàn dáo bằng cách giật hay xô đổ chúng hoặc dùng dao chặt các nút buộc. 9.14. Một số điểm phải chú ý tuân thủ khi giàn dáo làm bằng các vật liệu khác nhau: - Tre làm giàn dáo phải là loại tre già, không mục, không bị dập; chân cột phải chôn sâu 0,5m và lèn chặt, không được dùng đinh để liên kết giàn dáo tre mà phải dùng dây buộc loại tốt. - Gỗ làm giàn dáo phải là gỗ tốt (từ nhóm 6 trở lên) không bị mục, mọt. Giàn dáo gỗ chịu tải trọng nặng phải liên kết bằng bulông. - Thép ống làm giàn dáo không được cong, bẹp, nứt, lõm, thủng... Chân cột bằng thép phải lồng vào chân đế và kê đệm đúng quy định. Giàn dáo dựng cao đến đâu phải neo giữ chắc vào công trình đến đấy, việc neo giữ phải tuân theo đúng chỉ dẫn cuả thiết kế. - Nếu vị trí móc neo trùng với lô tường thì phải làm hệ thống giằng phía trong để neo. - Các mối liên kết bằng đai phải chắc chắn và đề phòng các thanh đà trượt trên cột đứng. - Dựng - gỡ giàn dáo bằng thép cách đường dây điện không quá 5m phải báo xin cắt điện liên tục cho đến khi hoàn tất công việc mới đóng điện trở lại. - Phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống sét ngay khi dựng giàn dáo kể từ độ cao 4m trở lên, ngoại trừ trường hợp giàn dáo ở trong phạm vi bảo vệ chống sét đã có sẵn. Chỉ cho phép sử dụng giàn dáo treo và nôi treo nếu đáp ứng các yêu cầu sau: - Dây treo làm bằng thép tròn, dây cáp (đối với giàn dáo treo) cáp mềm (đối với nôi treo) và có kích thước phù hợp với thiết kế.

Page 30: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 432

Nội dung Tham chiếu - Đặt giàn dáo treo và nôi treo cách phần nhô ra của công trình tối thiểu là 10cm. - Công-xon phải cố định chắc vào công trình và không cho chúng tựa lên mái đua hoặc bờ mái. - Giàn dáo được neo buộc chắc vào công trình để tránh bị đu đưa trong khi làm việc - Trước khi sử dụng phải thử tải trọng tĩnh đối với dây treo giàn dáo với trị số lớn hơn 25% tải trọng tính toán. Riêng nôi treo ngoài việc thử tải trọng tĩnh còn phải chịu thử tải trọng động ở trạng thái nâng hạ. Khi thử tải trọng động, tải trọng thử phải lây lớn hơn 10% trị số tính toán. - Tải trọng treo và móc treo phải có trị số lớn hơn hai lần tải trọng tính toán và thời gian treo thử trên dây không nhỏ hơn 15 phút. - Kết quả thử nghiệm phải được xác nhận bằng biên bản nghiệm thu. - Nâng hạ nôi treo bằng tời chỉ được tiến hành với bộ phận thắng hãm tự động tốt. - Khi ngưng việc phải hạ nôi treo xuống, không được để chúng ở trạng thái treo lơ lửng. - Lên xuống giàn dáo treo phải dùng thang dây cố định tốt vào công trình và có độ bền bảo đảm an toàn. Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng hoàn hảo cuả chúng. 10. An toàn vệ sinh lao động đối với tài xế xe cần cẩu bánh lốp, bánh xích: 10.1. Người lái xe cần cẩu phải hội đủ các điều kiện sau: - Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định. - Qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bằng lái xe cần cẩu tương ứng. Được huấn luyện BHLĐ và có thẻ an toàn kèm theo. - Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông. - Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. 10.2. Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước. 10.3. Chỉ được nâng những tải trọng phù hợp với sức nâng của cần cẩu (tải trọng nâng cho phép ghi ở móc cần cẩu). - Đối với các kiện hàng bị bám dính, bị đè lên bởi các vật khác chỉ cho phép nâng chúng sau khi đã giải tỏa hoàn toàn sự đè, sự bám dính đó. - Cần cẩu chỉ được dùng để nâng chứ không dược dùng để kéo hàng (tải trọng). 10.4. Trước khi buộc móc hàng phải: - Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải. - Cáp không bị xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải bình thường. Các móc phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có vết nứt, không bị biến dạng, khóa hãm móc hoàn hảo. - Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê chống lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh. -Nếu xe cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc, dưới chân chống có đặt các tấm lót đúng qui cách. - Phải tính toán để tin chắc khi cần cẩu quay, đầu cần không chạm vào các vật cản khác, đặc biệt là phạm vi hành lang an toàn điện cao thế. - Nếu xe cần cẩu hoạt động trên nền đất mới, phải đầm nén kỹ nền đó và phải đậu cách mép của các hố móng, đường hào một khoảng cách bảo đảm an toàn để tránh hiện tượng sụt lở đất ở mép hố. 10.5. Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho phép buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều nhau. Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc chắn. Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển cho nó không bị lăng trong quá trình di chuyển. 10.6. Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để klểm tra độ ổn định của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn.... thì mới được nâng

- TCVN 5836:1995 Thiết bị nâng – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng. - Khoản 1, khoản 6 TCVN 5308:1991. - Chương II Nghị định 06/CP. - Điều 3, điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 31: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 433

Nội dung Tham chiếu lên đến độ cao cần thiết. - Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang thì phải nâng tải trọng lên cao quá vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét. 10.7. Khi dùng hai cần cẩu để cùng nâng một vật thì phải: - Đậu xe cần cẩu trên nền đất chịu tải như nhau. - Dùng móc, xích, cáp chịu tải như nhau. - Tốc độ nâng vật ngang nhau.. - Phải có người chỉ huy bằng hiệu lệnh cho cả hai xe. 10.8. Người chỉ huy bằng hiệu lệnh có thể bằng còi, cờ tín hiệu hay máy bộ đàm với thợ vận hành cẩu. Dùng hiệu lệnh bằng cờ, còi chỉ áp dụng trong trường tầm nhìn thấy của thợ lái cẩu. 10.9. Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên mặt sàn qui định. 10.10. Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ. 10.11. Trong khi cần cẩu làm việc: - Mọi người không có phận sự phải đứng ngoài chu vi vạch ra bởi tầm với của cần trục một khoảng cách tối thiểu là 3 mét. - Cấm việc vừa nâng tải trọng vừa quay cần. - Người điều khiển cần cẩu và người được giao làm tín hiệu phải luôn luôn có mặt tại nơi làm việc. 10.12. Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm. 10.13. Khi gió từ cấp 5 trở lên phải đưa máy cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng gió và hãm phanh, chèn bánh. - Kết thúc ca làm việc phải đưa xe về đậu nơi qui định. 11. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ sử dụng máy cưa đĩa: 11.1. Công nhân làm việc trên máy cưa đĩa phải hội đủ các điều kiện sau: - Có tuổi trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định. - Được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện BHLĐ và có các chứng chỉ kèm theo. - Sử dụng đúng và đủ các PTBVCN được cấp phát theo chế độ. 11.2. Công nhân phải được cung cấp đủ đồ nghề có chất lượng tốt để làm việc, các dụng cụ đồ nghề không đạt yêu cầu phải thu lại ngay để đem sửa chữa hay hủy bỏ. Cấm sử dụng các dụng cụ đồ nghề hư hỏng. 11.3. Tại nơi làm việc phải trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy và mọi người phải biết sử dụng thành thạo chúng. 11.4. Trước khì sử dụng máy phải kiểm tra: - Độ vuông góc của mặt phẳng quay của lưỡi cưa với trục cưa. - Đường tâm trục lưỡi cưa và trục cưa phải trùng nhau. - Lưỡi cưa phải được ép chặt trong đĩa ốp, độ đảo bề mặt tiếp xúc của đa không được vượt quá qui định, mặt đá ốp phải vuông góc với trục cưa. - Lưỡi cưa phải nhô khỏi chi tiết xẻ từ 20-30mm. 11.5. Đối với máy cưa đĩa một lưỡi phải lắp đặt dao tách mạch ở phía sau đĩa cưa (tức phía gỗ đã cưa xong) cách đỉnh răng của đĩa 10-15mm. Bề dày của dao tách mạch phải lớn hơn bề dày đĩa cưa (kể cả mở răng về hai phía) từ 0,5 - 1,5 li tùy theo đường kính đĩa cưa. - Bề rộng phần mài vát của dao tách mạch không được bé hơn 5 li và không được lớn hơn 1/5 bề rộng của dao. - Khe hở giữa dao (tính theo đường cong của nó) và đĩa cưa không được vượt quá 10 mm. 11.6. Phải lắp bộ phận bao che an toàn cho máy cưa đĩa mới cho phép đưa máy vào hoạt động. Bộ phận này phải có đủ: - Vỏ bao che phần đĩa cưa hở trên mặt bàn. - Thanh hãm an toàn chống gỗ đánh thối lùi. - Cần lấp khóa liên động giữa chuyển động nâng các thanh hãm lên và bộ phận khởi động máy và phải bảo đảm sao cho các thanh hãm đó không bị nâng lên khi đĩa cưa

- Khoản 4, Khoản 6 - Điều 3, điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 5 - Điều 4 - Thông tư số 22/2010/TT-BXD - Khoản 1, khoản 3, khoản 6 TCVN 5308:1991 Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 32: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 434

Nội dung Tham chiếu chưa dừng hẳn chuyển động quay. 11.7. Nếu phần đĩa cưa nằm khuất dưới bàn máy không được trang bị miệng hút mùn cưa thì phải bao che bằng tấm kim loại đặt cách nhau từ hai phía không quá 100 li đốí với máy cưa một đĩa. 11.8. Vận tốc cắt của máy cưa đĩa xác định tùy thuộc độ cứng của từng loại gỗ nhưng không được nhỏ hơn 40m/s. 11.9. Khi cưa người công nhân phải đứng tránh sang một bên để đề phòng gỗ đánh thối lùi. Khi cưa gỗ ngắn hay khi sắp kết thúc mạch cưa phải dùng thanh gỗ đẩy tiếp chứ không được dùng tay. - Người thợ phụ phải kết hợp kéo gỗ và lùi chân cho thẳng, luôn giữ cho tâm người và mặt phẳng đĩa cưa tạo thành một đường thẳng. 11.10. Không được làm việc trên máy khi phát hiện có hiện tượng bất thường như có tiếng gõ mạnh, tiếng ồn lớn và bị rung động quá mức qui định. Phải ngừng ngay máy và báo với người phụ trách để tìm cách khắc phục. 11.11. Kết thúc công việc chỉ được phép làm vệ sinh khi lưỡi cưa đã dừng hẳn chuyển động, sắp xếp lại nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, kiểm tra để tin chắc không còn nguy cơ gây cháy rồi mới làm vệ sinh cá nhân và ra về. 12. An toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao: 12.1. Những ai hội đủ các tiêu chuẩn sau đây mới được làm việc trên cao: - Nằm trong độ tuổi là do nhà nước qui định (tuy nhiên chỉ nên sử dụng người trẻ khỏe). - Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp (phụ nữ có thai, những người có bệnh tim, huyết áp, điếc, mắt kém không được làm việc trên cao). - Đã được đào tạo chuyên môn, huấn luyện BHLĐ và có các chứng chỉ kèm theo. 12.2. Làm việc trên cao phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với chức danh công việc đang làm. Người thợ phải sử dụng đúng và đủ chúng khi làm việc (đặc biệt chú ý dây đai an toàn, giầy chống trượt). Người thợ phải được cấp túi đựng dụng cụ đồ nghề đầy đủ.12.3. Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định. Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện (như đi trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các kết cấu lấp ghép khác, trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào dây treo để lên, xuống....). 12.4. Khi làm việc không được đùa nghịch, uống rượu, hút thuốc lào... 12.5. Không được làm việc trên cao khi không đủ ánh sáng, khi có mưa to, giông bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên (ngưỡng độ cao không được làm việc trong trường hợp này là ống khói, đài nước, cột thép, trụ dầm cầu, mái nhà từ tầng hai trở lên...). 12.6. Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác thang, lan can an toàn... cũng như chất lượng của các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Nếu thấy khiếm khuyết thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc. 12.7. Các lỗ mà người dễ bị lọt qua trên mặt sàn, trên tường phải dược bịt lại, rào lại, hoặc đặt tín hiệu báo nguy hiểm. 12.8. Khi sử dụng giàn giáo phải ghi nhớ: - Làm việc với giàn giáo an toàn hơn dùng thang như một phương tiện giàn giáo. - Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công (được kê chắc chắn và neo, giằng chắc vào công trình), kiểu giàn giáo được chọn phải phù hợp với công việc, vật liệu làm giàn giáo phải tốt (không nứt, không Khoản ải...). - Giàn giáo di động phải có cơ cấu khóa bánh xe hoặc phải chêm bánh xe khi đã đưa nó vào đúng vị trí cần thiết. - Trước khi dùng thang phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của thang. Cụ thể là ở các bậc trên cùng và dưới cùng đã dược neo giằng tốt chưa (đối với thang dài phải neo giằng thêm ở vị trí giữa thang). Các bậc lên xuống có bị nứt gãy không, có bị lỏng không. Nếu thấy không đạt yêu cầu phải đưa thang đi sửa chữa. - Không bố trí giàn giáo bên dưới đường dây điện, không bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng đứng. 12.9. Khi dùng thang phải chú ý:

- Điều 3, điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 1, khoản 8, khoản 16 TCVN 5308:1991. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 33: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 435

Nội dung Tham chiếu - Không được sử dụng thang quá dài (không dài quá 5m), chỉ làm việc với thang có đủ chiều dài. - Việc nối dài thang phải đúng qui cách (với thang nối chiều dài mối nối ít nhất là 2 bậc với tổng chiều dài là 5m và ít nhất là 3 bậc với tổng chiều dài trên 5m). - Chỉ có không quá một người làm việc trên thang và hạn chế việc vừa leo thang vừa mang thiết bị dụng cụ (để tránh quá tải). - Phải có biện pháp cố định chắc thang như: móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết cấu tựa, buộc cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân thang, kê thang sao cho mặt phẳng của thang làm với mặt sàn nằm ngang một góc khoảng 75 độ... Khi cần đặt thang sau cánh cửa đóng kín để làm việc thì phải chốt cửa lại để đề phòng người khác xô cửa bước vào. - Khi làm việc trên thang không được với quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai nạn do mất thăng bằng. - Khi lên và xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đứng làm việc ở các bậc trên cùng của thang (trong trường hợp cần thiết phải làm thêm tay vịn). - Không bao giờ được dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn đìện có thể chạm vào thang. - Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng của chúng. - Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110kg để treo lên từng bậc thang (kiểu thử tĩnh) xem thang còn chịu được không. 12.10. Khi sử dụng dây đai an toàn phải chú ý: - Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của móc treo (chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm). - Người thợ có thể tự kiểm tra dây đai an toàn một cách đơn giản như sau: + Thử tĩnh: treo một vật nặng (bao cát hoặc tảng bêtông) có trọng lượng 250kg vào dây trong vòng 5 phút nếu không thấy dây bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây là được. + Thử động: buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3 lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt. - Dây dai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để bảo đảm rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong tình huống bị rơi. - Dây đai an toàn chỉ dược sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vượt quá 6m. Trong trường hợp ngược lại dây đai an toàn sẽ được thay thế bằng lưới an toàn hoặc việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của các chuyên gia BHLĐ. 12.11. Các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo định kỳ. Phải xây dựng qui chế bảo dưỡng, sửa chữa, giao nhận một cách khoa học, chi tiết và mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt qui chế đó. 12.12. Phải chủ động tạo ra các vị trí treo dây thuận tiện (có thể căng dây theo phương nằm ngang, nằm dọc như là một phương tiện giúp gắn dây đai an toàn) để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng dây đai an toàn. 13. An toàn lao động đối với công việc sơn - quét vôi: 13.1. Chỉ những ai hội đủ các điều kiện sau mới được làm công việc sơn, quét vôi: - Có độ tuổi phù hợp với qui định của nhà nước. - Được chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ quan y tế cấp. - Được đào tạo về chuyên môn và được giao làm việc đó. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chítng chỉ kèm theo. 13.2. Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân gồm: áo quần vải dầy, nón cứng hoặc nón vải, kính chống bụi, khẩu trang, giầy vải ngắn cổ. - Đặc biệt khi làm việc trên cao nơi dễ té ngã phải sử dụng dây đai an toàn.

- Điều 3, điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 1, khoản 19 TCVN

Page 34: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 436

Nội dung Tham chiếu 13.3. Chỉ được phép dùng thang tựa để tiến hành công việc ở độ cao thấp hơn 5m so với mặt nền. Độ nghíêng cuả thang so với mặt nằm ngang không nhỏ và cũng không lớn hơn 70o, đầu thang phải phải cố định với các bộ phận kết cấu ổn định của công trình hoặc phải có người giữ chân thang. Dựng thang ở lối cửa ra vào phải có người canh để không cho người khác bất thình lình xô cửa làm đổ thang. Cấm đứng lên bậc thang trên cùng làm việc. Chỉ được phép dùng thang đã được kiểm tra độ bền và bậc cao nhất cũng như bậc dưới cùng phải được giằng néo bằng dây thép để tăng độ bền. - Kết thúc công việc phải hạ ngay thang xuống. 13.4. Ở các vị trí không thể sử dụng thang tựa thì có thể sử dụng thang xếp nhưng phải cố định vững chắc nó. 13.5. Khi ìàm việc trên cao nếu phải dùng giàn dáo cố dịnh, giàn dáo treo hay giàn dáo di động thì phải tuân theo các quy định an toàn về sử dụng giàn dáo. 13.6. Tại vị trí pha chế sơn không cho phép làm bất cứ việc gì có thể gây phát sinh tia lửa, phải loại trừ khả năng nẹt lửa từ hệ thống điện và phải có biển báo Cấm lửa - Cấm hút thuốc. Khi pha chế sơn ngoài trời phải tiến hành công việc đó ở vị trí nằm cuối hướng gíó. Khi pha chế sơn trong không gian kín phải tổ chức thông gió để hút thải hơi độc. Cấm dùng bột mầu trắng sản xuất từ chì để pha sơn. - Tại vì trí tôi vôi phải có rào chắn để ngăn không cho người rơi xuống hố vôi. 13.7. Khi sơn bằng vòi phun vào phải hướng vòi phun vào bộ phận cần sơn, cấm hướng vòi phun vào người khác và cần đứng về phía trên huớng gíó. - Không cho phép sơn các bộ phận đang có điện áp nếu không có mệnh lệnh đặc biệt của người phụ trách. - Vòi phun sơn sử dụng khí nén từ máy nén (hay trạm) phải tuân theo các quy định an toàn dành cho dụng cụ khí nén cầm tay. 13.8. Sơn, vôi rơi vãi đều phải được lau chùi sạch sẽ. Giẻ dính sơn phải cho vào thùng rác bằng sắt có nấp đậy để chờ đem đi hủy. 13.9. Kết thúc công việc phải làm vệ sinh cá nhân cẩn thận trước khi ra về.

5308:1991 Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

14. An toàn lao động khi vận hành máy nâng - vận thăng: 14.1. Chỉ những ai hội đủ điều kiện sau mới được vận hành máy nâng: - Có độ tuổi lao động phù hợp với qui định nhà nước. - Có chứng nhận đủ sức hhoẻ của cơ quan y tế. - Được đào tạo nghề nghiệp và được chính thức giao vận hành máy nâng. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo. 14.2. Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ gồm: áo quần vải dầy, nón cứng, găng tay vải bạt, giầy vải ngắn cổ. Đặc biệt công nhân tiếp nhận vật liệu ở đầu bàn nâng phải thường xuyên đeo dây an toàn. 14.3. Trước khi vận hành máy nâng phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của nó xem nó có hoàn hảo không mới được đưa máy vào sử dụng. Việc kiểm tra bao gồm các nội dung sau: - Giá của máy nâng phải vững chắc và gắn chặt với công trình. - Sàn để công nhân ra lấy vật liệu phải sát với sàn nâng của máy. Sàn phải chắc chắn bảo đảm chịu được sức nặng của người và vật liệu. - Phải có thùng, giỏ để dựng vật liệu rời và chỉ đươc đựng nhiều nhất tới cách miệng thùng (giỏ) 20cm, không được chất quá đầy để tránh rơi vãi. - Phải có bảng ghi rõ tải trọng sức nâng cho phép của vật khi nâng hạ và gắn trên mái tại nơi dễ thấy nhất. - Khu vực đặt tời (bên ngoài máy nâng) và dây cáp chạy từ tời ra ngoài) phải được che chắn tốt. Cơ cấu thắng hãm của tời phải tốt. Bảng điện dùng cho tời phải đặt trong hộp kín và có khóa để khóa lại mỗi khi kết thúc công uiệc. Tời phải được cố định chắc chắn để không bị xê dịch, lật đổ trong khi đang làm việc. Dây cáp (xích) phải ở trong trạng thái tốt: không bị dập, đứt, xoắn... - Tín hiệu giúp thông báo từ nơi điều khiển máy đến các tầng có xếp dỡ hàng phải bảo đảm thống nhất. - Mái hiên (hay tấm che) đặt bên trên chỗ làm việc của người điều khiển và người xếp tải phải đủ khả năng bảo vệ họ khi vật liệu ngẫu nhiên rơi xuống.

- TCVN 5836:1995 Thiết bị nâng – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng. - Khoản 1, khoản 3, khoản 6 TCVN 5308:1991. - TCVN 4086:1985. - Điều 3, điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 35: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 437

Nội dung Tham chiếu 14.4. Khi máy nâng làm việc người điều khiển phải chú ý theo dõi để bảo đảm: - Dây cáp cuốn thứ tự trên tang trục thành từng lớp. - Chiều dài của dây cáp phải tính toán sao cho khi nó kéo hết dây cáp nó vẫn còn cuộn lại trên tang trục cuốn từ 3 - 5 vòng. - Không để dây xích hay dây cáp tuột hay bị kẹt trong khi chuyển động. Nếu xảy ra hiện tượng trên thì phải sửa chữa ngay ròng rọc. - Múp phải được móc chặt bằng dây xích hoặc dây cáp. Các dây cáp này phải cố định ở độ cao cách mặt đất ít nhất là 50cm và chiều dài dây phải thích hợp để tránh bị đổ.14.5. Khi nâng vật lên cao phải có thắng hãm tốt để đề phòng vật rơi xuống. Không được thắng bằng cách giữ tay quay lại. Trong khi hạ vật xuống phải đứng cách xa ít nhất là 1m. 14.6. Chỉ được tiếp nhận hay chuyển giao vật liệu sau khi bàn nâng đã dừng ngang mặt sàn hoàn toàn. Trong mọi trường hợp, cấm công nhân xếp dở tải đu với theo tải trọng (vật nặng). 14.7. Khi nâng hàng, cấm đứng dưới vật đang nâng và gần sát khu vực nâng hạ. Phải treo biển có ghi rõ dòng chữ "Cấm người lên xuống bằng máy nâng tải, cấm người không có trách nhiệm vào dàn máy và bàn nâng" 14.8. Khi tạm ngưng công việc hay kết thúc ca làm việc phải hạ bàn nâng hay tải trọng xuống mặt đất. Cấm treo lơ lửng nó trên cao. 14.9. Khi cần sửa chữa hay dọn vật liệu rơi vãi dưới bàn nâng phải có biện pháp cố dịnh bàn nâng chắc chắn trước khi làm. 14.10. Trước khi ra về phải thu dọn nơi làm việc sao cho vệ sinh, ngăn nắp và phải có biện pháp bảo đảm loại trừ hoàn toàn khả năng khởi động trở lại của máy bởi người lạ mặt. Bàn giao máy lại cho ca sau với tình trạng kỹ thuật cụ thể của nó và ký tên vào sổ bàn giao. 15. An toàn vệ sinh lao động đối với công nhân bốc xếp thủ công: 15.1. Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được làm công việc bốc xếp thủ công (bằng tay): - Trong độ tuổi lao động do Nhà nước qui định. - Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn về bốc xếp thủ công, huấn luyện về BHLĐ và có chứng chỉ kèm theo. Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. 15.2. Chỉ thực hiện việc bốc xếp bằng tay khi không có khả năng thực hiện việc bốc xếp bằng cơ giới và phải chuẩn bị sẵn các công cụ cần thiết cho việc đó (dây, đòn bẩy, đòn khiêng,...) - Phải đề phòng các nguy cơ có thể gây mất an toàn do kiện hàng gây ra như vật nhọn, vật cồng kềnh, vật dễ lăn, vật trơn, vật sắc cạnh, chất độc, chất cháy nổ, chất sinh bụi v.v.. để tiên liệu phương pháp phòng tránh một cách chủ động khi tiến hành bốc xếp. - Nếu không thể nâng kiện hàng bởi một người thì tuyệt đối không được gắng sức mà phải gọi thêm người giúp đỡ và trong trường hợp có nhiều người khiêng phải có người chỉ huy để phối hợp nỗ lực của tất cả mọi người theo tín hiệu điều khiển chung. - Khi bốc xếp phải tuân thủ các nguyên tắc sau: xếp từ dưới lên trên, lấy từ trên xuống dưới để tránh gây đổ kiện hàng. Phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định chiều cao chất hàng để không gây sụp đổ khối hàng. Hàng dễ lăn phải được cố định bằng cách chèn chắc chắn.v.v... - Phải xem xét để chọn lối đi lại hợp lý trong khi di chuyển kiện hàng để không va quệt vào các khối hàng khác, với các vật cản và người xung quanh. 15.3. Trình tự nhấc vật nặng (kiện hàng) được thực hiện như sau: - Đặt hai chân cho vững, để một chân trước chân kia một chút để tạo thế thoải mái, hai chân giang ra vừa đủ để tạo thăng bằng. - Tiến sát tới vật nặng càng gần càng tốt, khuỵu chân khoảng 90o, co mình, không ngồi chồm hổm (ngồí chồm hổm sẽ mất sức vô ích). Phải nhớ rằng lực nâng chủ yếu dựa vào cơ bắp của chân

- Khoản 1, khoản 4 TCVN 5308:1991. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản3, khoản 4, khoản 6 - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 36: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 438

Nội dung Tham chiếu - Giữ lưng càng thẳng càng tốt. Có thể khó giữ lưng thật thẳng nhưng không cho phép lưng cong vòng. - Bám thật chặt vào vật trong khi nhấc và khiêng. Trước khi đổi vị trí bám phải đặt vật nặng xuống. - Duỗi thẳng chân để khiêng vật nặng cùng một lúc với duỗi thẳng lưng. - Phải bảo đảm vật nặng không che khuất tầm nhìn khi khiêng. Quá trình để vật nặng xuống được thực hiện ngược với động tác nhấc lên. - Khi khiêng vật nặng trên vai phải chú ý thực hiện bằng nhiều bước. - Thoạt tiên phải tìm chỗ đặt vật nặng cao hơn mặt sàn ngang tầm eo (ví dụ: đặt lên bàn ghế.v.v...) bằng cách để chúng ở cạnh bàn (ghế...). Sau đó dùng tay và mình đẩy về phía trước để chúng không bị rơi khỏi bàn (ghế). - Duỗi thẳng đầu gối kéo vật nặng tì vào bụng rồi đưa lên vai. Chú ý: Có thể nhờ người thứ hai phụ đưa kiện hàng lên vai. - Không được xoay người nhấc vật nặng ở bên cạnh hay phía sau để tránh làm vặn cột sống gây chấn thương lưng. 15.4. Thao tác với các thùng phuy phải chú ý: - Khi dựng đứng thùng tròn phải tiến hành bởi hai người gồm các bước: + Hai người đứng đối diện với nhau qua thùng. + Nắm cả hai vành ở mặt thùng và đáy thùng, nhấc một đầu lên hạ đầu kia xuống. + Bỏ tay ra khỏi đáy thùng khi thùng đã dựng đứng. - Khi lăn thùng, công nhân phải dùng hai tay đẩy ở thân thùng (không được nắm ở vành thùng). Khi đổi hướng lăn, phải nắm vành thùng xoay chứ không được dùng chân đá thùng. - Khi đưa thùng xuống dốc, không được lăn thùng, phải quay thùng cho đáy xuống trước. - Khi đưa thùng lên dốc, hai người lăn phải đứng hai bên thùng, không được đứng dưới thùng. - Khi hạ thùng hay các kiện hàng từ ôtô xuống phải dùng ván trượt hay cầu lăn và người thao tác phải đứng hai bên để đề phòng hàng rơi vào người. 16. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ điện: 16.1. Những ai hội đủ các điều kiện sau được làm công việc thợ điện: - Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định. - Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp. - Có chứng chỉ về chuyên môn, được huấn luyện BHLĐ và được cấp thẻ an toàn. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, đặc biệt các phương tiện cách điện. - Được huấn luyện về cấp cứu tai nạn điện và chữa cháy thiết bị điện. 16.2. Thợ diện cho dù có trình độ tay nghề cao nhưng đang ở trong tình trạng say rượu, mệt mỏi... đều không được phép làm việc. 16.3. Thợ điện phải nắm vững các sơ đồ mạch điện đông lực, mạch điện chiếu sáng, mạch điện của các thiết bị công nghệ, các nút khởi động cầu dao, công tắc tơ, rơ le, khởi dộng từ v.v... thuộc quyền mình quản lý. - Chỉ được nối các thiết bị tiêu thụ điện vào lưới bằng các phụ kiện qui định, không cho nối bằng cách xoắn các đầu dây. 16.4. Khi tiến hành sửa chữa điện tại các thiết bị điện, đường dây.... nhất thiết phải cắt điện tại bộ phận đó, đường dây đó; treo biển "cấm đóng điện - có người làm việc". Nếu sửa đường dây thì phải treo biển báo ở hai đầu dây, thử xem còn điện áp hay không sau khi đã cắt điện; xem lại chất lượng tiếp đất hoặc đặt tiếp đất tạm thời vào dây ngắn mạch nếu chưa có tiếp đất. Việc xem có điện hay không phải tiến hành bằng các phương tiện qui định. - Nếu vì lý do nào đó mà không thể cắt điện thì phải rào che các phần mang điện mà công nhân có thể chạm vào; đứng trên ghế cách điện và sử dụng găng tay cách điện, ủng cách điện, kìm cách điện để tiến hành công việc. 16.5. Sau khi kết thúc công việc sửa chữa điện phải tháo dây nối đất tạm thời và dây ngắn mạch, kiểm tra đủ số người tham gia sửa chữa mới được đóng điện trở lại. Nghiêm cấm đóng điện trước qui định. Phải tìm mọi cách loại trừ khả năng đóng điện

- TCVN 4036: 1985. - Khoản 1, khoản 3, khoản 22 TCVN 5308:1991. - Chương IX Bộ luật Lao động. - Chương II Nghị định 06/CP. - Điều 3, điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Thông tư số 04/2011/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 37: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 439

Nội dung Tham chiếu trở lại bởi những người khác khi chưa kết thúc công việc sửa chữa điện. 16.6. Tại những nơi có nguy hiểm điện phải đặt các biển báo đề phòng được qui định bởi ngành điện để lưu ý mọi người cảnh giác. Biển báo phải rõ được chiếu sáng đầy đủ. 16.7. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh va chạm vào các phần mang điện: - Bảo đảm chất lượng bọc cách điện hay tăng cường cách điện hai lớp. - Che chắn phần mang điện hở. - Giữ khoảng cách an toàn qui định. - Hạ điện áp (12V, 24V, 36V) tùy theo mức độ nguy hiểm điện tại nơi làm việc (ẩm ướt, có bụi dẫn điện...) - Cắt điện tự động với độ nhạy và độ tin cậy cao. - Tiếp đất vỏ máy, tiếp đất dây trung tính lặp lại (kể cả thiết bị cố định và di động). 16.8. Phải đặt các bảng phân phối điện, thiết bị khởi động, cầu dao ở nơi khô ráo, thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố khi cần thiết; vỏ kim loại bao che chúng phải được nối đất bảo vệ, phải ghi rõ điện áp sử dụng và khóa lại chắc chắn. Nếu tại khu vực thuộc quyền quản lý có nhiều cầu dao thì phải đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn. - Cầu dao với điện áp định mức 380 Vôn trở lên phải có hộp bảo vệ. - Cầu dao với điện áp định mức 500 Vôn trở lên phải có hệ thống truyền động cơ khí đóng cắt gián tiếp. 16.9. Phải thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn các mối nối của cầu dao và giữ sạch chúng để đề phòng nẹt lửa. - Mở, đóng cầu dao phải tiến hành dứt khoát, mạnh mẽ để cầu dao tiếp xúc tất cả ba pha. Khi mất điện phải lập tức nhả các cầu dao. - Phải thay ngay các dây chảy sai qui cách bằng loại đúng qui cách. 16.10. Khi nối dây với nhau phải cạo sạch, vặn xoắn chặt hoặc hàn. Khi đi dây phải sử dụng sứ cách điện đúng qui cách. - Khi tháo các thiết bị điện khỏi đường dây dẫn phải lập tức băng kín lại không được để các đầu dây, đầu cáp hở. 16.11. Làm việc với điện áp cao và tại các nơi có mức nguy hiểm điện cao phải luôn luôn có hai người cùng làm và phải có người giám sát là người có bậc thợ cao hơn. Người thực hiện công việc phải được cách điện chắc chắn và chỉ được phép thực hiện đúng những nội dung ghi trong phiếu thao tác. 16.12. Làm việc trên cao (thang, sàn làm việc...) phải có dây đai an toàn. Các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện phải đặt nơi dễ thấy, dễ lấy, phải được giữ gìn sạch sẽ nơi khô ráo thoáng mát và phải chịu sự kiểm tra định kỳ, kiểm tra khi cấp phát và kiểm tra trước mỗi ca làm việc. 16.13. Các dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên vỏ máy, về tình trạng của dây tiếp đất bảo vệ. 16.14. Thợ điện phải nắm vững cách giải phóng người bị nạn khỏi điện áp bằng một trong các cách sau: - Cúp cầu dao. - Sử dụng rìu cán khô không dẫn điện để chặt đứt dây điện. - Sử dụng sào có cán khô không dẫn điện để gạt dây ra khỏi nạn nhân. - Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện để cứu nạn nhân. - Nắm vào áo quần nạn nhân tại những vị trí khô ráo, không có mồ hôi... (ví dụ cổ áo) để kéo nạn nhân. - Trong khi hành động, phải tìm cách tăng độ cách điện bằng cách đứng trên các ghế gỗ, bục gỗ khô.v.v... - Sau khi giải phóng nạn nhân khỏi điện áp, phải tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu một cách liên tục cho đến khi bác sĩ tới bao gồm hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. 17. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ vận hành máy nén khí: 17.1. Công nhân vận hành máy nén khí phải có đầy đủ các yêu cầu sau: - Đủ 18 tuổi, có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe do cơ quan y tế cấp. - Có giấy chúng nhận về chuyên môn, đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về KTAT

- Khoản 1 TCVN 5308:1991. - Điều 3, điều 4,

Page 38: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 440

Nội dung Tham chiếu vận hành và được giám đốc đơn vị cấp thẻ an toàn theo đúng mẫu do ngành LĐ - TBXH ấn hành. - Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. 17.2. Nơi đặt máy phải làm bằng phẳng, che kín tránh mưa nắng, bảo đảm thông gió tốt và tránh bụi nói chung, đặc biệt là bụi xi mãng. Cấm đặt máy nén khí ở gần chất dễ nổ, dễ cháy. Phải đặt máy xa nguồn nhiệt và kê chèn chắc chắn. 17.3. Chỉ cho phép làm việc với những máy nén khí đã qua kiểm tra đầy đủ theo "Qui phạm kỹ thuật an toàn máy nén khí" và "Qui phạm sử dụng bình chịu áp lực" của nhà nước và có đủ hồ sơ kỹ thuật gồm: lý lịch máy, sổ giao ca, sổ kiểm tra kỹ thuật. 17.4. Trước khi khởi động máy nén khí công nhân phải: - Kiểm tra tình trạng chung của máy xem đã đủ điều kiện đưa máy vào vận hành chưa, nếu có hư hỏng chưa được sửa chữa phải báo ngay cho người trực tiếp phụ trách. - Kiểm tra mức dầu nhờn trong carte. - Kiểm tra các thiết bị che chắn bảo hiểm, dây tiếp đất, đưa tất cả các dụng cụ không cần thiết đến nơi qui định xa chỗ làm việc. - Mở van đường dẫn nước làm mát (nếu có), bảo đảm nước làm mát lưu thông được - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các đồng hồ đo lường, kiểm tra xem van an toàn có bị kẹt không. - Mở van xả khí nén bình chứa, đóng van cấp khí nén từ bình chứa đến nơi tiêu thụ. - Quay máy nén bằng tay 2-3 vòng xem trục quay có nhẹ không. - Khởi động động cơ nổ hoặc động cơ điện và khi máy đạt đến tốc độ định mức thì đóng van xả bình khí nén, mở van cung cấp khí nén cho nơi tiêu thụ một cách từ từ cho đến khi toàn tải. - Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, áp suất khí nén của từng cấp nén. - Khi có hiện tượng không bình thường phải dừng máy, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục mới được cho máy hoạt động tiếp tục. 17.5. Trong khi máy nén khí làm việc, công nhân phải: - Quan sát, theo dõi các đồng hồ đo trên máy để bảo đảm rằng các chỉ số đo được luôn phù hợp với trị số cho phép ghi trong lý lịch máy. Nếu phát hiện thấy đồng hồ hư phải báo cho cấp trên biết để yêu cầu cơ quan đăng kiểm chúng dến xem xét và sửa chữa ngay. - Xả dầu, nước và cặn bẩn đọng trong bình làm mát, bình chứa khí nén. - Theo dõi tình trạng làm việc của máy. Nếu có hiện tượng khác thuờng cần kịp thời dừng máy kiểm tra, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Phải dừng máy khẩn cấp trong các trường hợp sau: + Nghe thấy tiếng gõ khác thường trong máy nén hoặc động cơ. + áp suất dầu bôi trơn hạ thấp dưới mức qui định. + Việc cung cấp nước giải nhiệt bị tắc. + Nhiệt độ của khí nén cao hơn giới hạn cho phép. + Đồng hồ chỉ áp suất mất ở bất cứ cấp nén nào và áp suất bình chứa vượt quá trị số cho phép. + Xảy ra hỏa hoạn. + Máy nén khí hoặc động cơ điện bốc khói. + Máy nén hoặc động cơ bị rung quá mạnh. - Không cho phép sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của nó trong khi đang hoạt động và vẫn còn áp lực. 17.6. Khi dừng máy công nhân phải: - Cắt đường cấp khí nén sau bình chứa. Dừng động cơ điện hoặc động cơ nổ. Xả hết khí nén trong bình chứa ra ngoài. - Ngừng cung cấp nước làm mát. - Kiểm tra toàn bộ máy, chú ý độ nóng của các bộ phận máy. - Ghi chép tình trạng của máy trong ca vào sổ giao ca. - Làm vệ sinh nơi làm việc, chú ý làm vệ sinh các cánh giải nhiệt ở đầu máy nén và

điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP.

Page 39: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 441

Nội dung Tham chiếu thân bình, làm vệ sinh bên trong vào ở các tiếp điểm của rơle (relais) áp suất. Riêng bộ phận lọc bụi phải làm vệ sinh hàng tuần. 18. An toàn vệ sinh lao động khi vận hành máy phát điện: 18.1.Những người hội đủ các điều kiện sau được mới được phép làm việc tại nhà máy phát điện: - Trong độ tuổi lao động do Nhà nước qui định. - Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn, được huấn luyện BHLĐ và có kèm theo các chứng chỉ tương ứng. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) được cấp phát theo chế độ, đặc biệt là các phương tiện cách điện khi làm việc. 18.2. Phải nắm vững sơ đồ phân phối điện do trạm phụ trách, qui trình vận hành và qui trình kỹ thuật an toàn điện. Nhật ký vận hành phải được ghi chép đầy đủ và bàn giao cho ca sau đúng qui định. Khi cần sửa chữa các thiết bị điện trong trạm đang hoạt động phải có phiếu công tác ghi rõ nội dung công việc người được phân công thực hiện, điều kiện bảo đảm an toàn khi làm việc. Phải treo biển "Không nhiệm vụ không được vào trạm" ở cửa ra vào. - Các cơ cấu truyền động, bánh đà phải được che chắn an toàn để loại trừ khả năng vô tình chạm vào chúng. 18.3. Trước khi cho máy làm việc phải: - Xem xét phát hiện hư hỏng bên ngoài của máy. - Kiểm tra xiết chặt. - Kiểm tra mức nhiên liệu và nước làm mát, nhiên liệu phải được lắng lọc và phải xả cặn ở bình chứa nhiên liệu. - Kiểm tra mức dầu nhờn của cacte dầu. - Kiểm tra sự rò rỉ ở hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát. - Kiểm tra xem cầu dao tổng có ở vị trí cắt mạch không. - Đưa núm đlều chỉnh kích thích về vị trí điện áp thấp nhất. - Chỉ khi sự kiểm tra cho thấy máy đang ở tình trạng hoàn hảo và sẵn sàng làm vlệc mới cho phép khởi động máy. - Khi sử dụng máy "đề " bằng không khí nén phải tuân theo "Qui định an toàn lao động khi vận hành máy nén khí ". 18.4. Khi kích thích máy phát phải làm từ từ bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay). - Việc tăng tải máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy tăng lên đột ngột. 18.5. Trong quá trình làm việc công nhân trực máy phải luôn luôn có mặt, không được tự ý rời vị trí công tác hay giao vị trí cho người khác trông coi hộ. Phải chú ý kiểm tra: - Nhiệt độ dầu và nước động cơ nổ. - áp suất dầu nhờn. - Tần số, điện áp và cường độ dòng điện của từng pha. - Nhiệt độ máy phát điện và nhiệt độ các ổ bi của máy phát điện. - Tình trạng làm việc của các chổi than và cổ góp nếu có. - Khi máy đang hoạt động cấm lau chùi điều chỉnh bộ phận quay, vô dầu mỡ..., chỉ được làm việc đó khi máy đã ngừng hẳn chuyển động. 18.6. Điện áp làm việc dài hạn của máy phát không được vượt quá 110% điện áp định mức của máy. - Dòng điện các pha không được chênh lệch quá 15%. - Thời gian cho phép quá tải của máy đối với các trị số quá tải tương ứng phải nằm trong giới hạn qui định của nhà chế tạo. 18.7. Khi dừng máy bình thường phải cắt tải, giảm tốc độ động cơ từ từ đến tốc độ tối thiểu và cho tiếp tục làm việc một thời gian trước khi ngừng hẳn cho đến khi nhiệt độ nước làm mát đã đạt 50-60oC. 18.8. Phải định kỳ kiểm tra điện trở cách điện ở máy đang vận hành sao cho trị số của chúng không nhỏ hơn trị số qui định ở cả hai trạng thái nóng và nguội. Nếu cách điện của máy phát không bảo đảm phải sấy lại, trong khi sấy nhiệt độ cao nhất ở bất kỳ

- TCVN 4086:1985. - Khoản 3, khoản 22 TCVN 5308:1991. - Điều 3, điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD - Chương II Nghị định 06/CP. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 40: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 442

Nội dung Tham chiếu chỗ nào của máy cũng không được vượt quá 75oC. 18.9. Phải ngừng máy phát ngay trong các trường hợp sau: - Nhiệt độ dầu và nước, hoặc của ổ bi và máy phát điện tăng quá giới hạn cho phép. - áp suất vượt quá trị số giới hạn. - Tốc dộ quay tăng hay giảm quá mức qui định. - Có tiếng gõ và tiếng khua kim khí hoặc rung ngày càng tăng. - Xuất hiện tia lửa hoặc khói trong máy phát điện. - Phóng điện quá nhiều và không bình thường của chổi than và cổ góp. - Sau đó phải báo cáo lên trên để xin ý kiến chỉ đạo khắc phục. Việc khắc phục sự cố chỉ có thể thực hiện khi dã ngừng máy và loại trừ hoàn toàn khả năng có thể hoạt động trở lại một cách ngẫu nhiên của nó. - Sau khi sửa xong trước khi đóng cacte phải tin chắc không bỏ quên trong thiết bị các vật lạ, dụng cụ,... 18.10. Khi cấp nhiên liệu và dầu phải: - Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa hở để soi kiểm tra mức nhiên liệu. - Không cho phép rò rỉ dầu và nhiên liệu, nếu phát hiện rò rỉ phải khắc phục ngay mới được cho máy hoạt động tiếp. Không được phát hiện các vị trí rò rỉ trên ống phun bằng cách sờ mó bằng tay. - Các hố dầu ở trạm phát điện dự phòng phải có nắp đậy hoặc rào chắn để người không bị rơi xuống, nền trạm phải khô ráo, không có dầu mỡ vương vãi. - Không cho để các chất dễ cháy gần các thiết bị điện. - Không được để các vật cản trên lối thoát dự phòng. Chỗ làm víệc phải trật tự, ngăn nắp. 18.11. Chỉ được sử dụng bình chữa cháy CO2, đất, cát, hay vải không thấm nước để dập tắt sự cháy của dầu và nhiên liệu. Nghiêm cấm rót nước vào dầu và nhiên liệu cháy cũng như dùng bình bọt chữa cháy để dập tắt các dây dẫn hay thiết bị bị cháy mà đang có điện. - Giẻ lau máy phải cho vào thùng rác bằng kim loại có nắp đậy. 18.12. Phải theo dõi để bảo đảm đường đi của khí trong ống xả không bị bịt kín. Đường kính ống xả phải bằng 1,5 đường kính ống góp thải. Phần ống thải nằm trong nhà phải được bọc cách nhiệt. - Ống thải đi qua các tường và mái dễ cháy phải có tấm ngăn cách cỡ 50 x 50cm. 18.13. Khi rửa các chi tiết, cụm chi tiết máy trong quá trình sửa chữa, bảo trì phải đề phòng dung dịch rửa và nhiên liệu rơi vào mắt. 18.14. Nghiêm cấm: - Sử dụng xăng êtyl hóa. - Hút thuốc và có ngọn lửa hở. - Có một lượng hơi lớn của xăng không etyl hóa. 18.15. Công việc chuyển mạch trong các thiết bị phân phối, bảng phân phối, trạm phân phối, lắp ráp có điện thế dưới 1.000 vôn cũng như trong các thiết bị chỉnh lưu được phép thực hiện bởi một trong những nhân viên bảo dưỡng có bậc thợ không dưới bậc 3 mà không nhất thiết phải sử dụng các phương tiện bảo vệ. - Khi đóng và ngắt thực hiện ở trên cao hay trong những điều kiện khó khăn thì công việc đó phải tiến hành với sự hiện diện của người thứ hai với tư cách là người giám sát. 18.16. Thay thế dây chảy quá nhiệt của cầu chì khi có cầu dao phải thực hiện với sự cắt điện và sau khi đã kiểm tra không còn điện áp ở vấu cặp của cầu chì (có thể làm việc mà không cần phương tiện bảo vệ). - Khi không thể cắt điện thì việc trên chỉ được thực hiện dưới điện áp nhưng không tải với việc sử dụng đầy đủ găng tay cách điện, dụng cụ cầm tay cầm cách điện và kính bảo vệ. 18.17. Kết thúc ca làm việc phải bàn giao ca theo đúng thủ tục qui định, làm vệ sinh cá nhân trước khi ra về. 19. An toàn lao động đối với thợ lợp mái, làm việc trên cao: 19.1. Chỉ những ai hội đủ các điều kiện sau mới được làm công việc trên mái: - Có độ tuổi lao động phù hợp với qui định nhà nước.

- Khoản 3, khoản 18 TCVN

Page 41: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 443

Nội dung Tham chiếu - Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế. - Được đào tạo về nghề nghiệp và được chính thức giao làm công việc lợp mái. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo. 19.2. Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. Đặc biệt chú ý kiểm tra dây đai an toàn (dây, móc, khóa) hàng ngày trước khi sử dụng. 19.3. Chỉ được làm việc trên mái sau khi đã đặt rào ngăn và biển cấm bên dưới xung quanh khu vực đang làm công việc đó để báo cho mọi người biết vùng nguy hiểm do vật liệu và dụng cụ có thể rơi xuống. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra ngoài mép mái theo hình chiếu bằng một khoảng cách 2m khi mái có độ cao không quá 7m và khoảng cách 3m khi mái có độ cao quá 7m.Vị trí lợp mái nếu nằm sát đường dây điện cao thế phải biện pháp bảo đảm an toàn (cúp điện, đề phòng người và vật liệu vi phạm hành lang an toàn điện cao thế) và biện pháp đó phải thông báo cho mọi người cùng biết. 19.4. Chỉ được làm việc trên mái sau khi đã kiểm tra kỹ tình trạng của xà gồ, cầu phong, litô và các phương tiện bảo đảm an toàn khác. Công nhân phải đeo dây đai an toàn và điểm buộc dây phải chắc chắn. Mái có độ dốc trên 25o phải có thang gấp (xếp) đặt qua bờ nóc để bảo đảm an toàn khi đi lại. Thang phải dược cố định chắc chắn vào công trình và có bề rộng không nhỏ hơn 30 cm. 19.5. Chỉ được phép làm việc với các loại ngói, tấm lợp đáp ứng các yêu cầu kiểm tra về chất lượng theo qui định. 19.6. Khi chuyển các tấm kích thước lớn lên mái phải chuyển riêng từng tấm một, đặt ngay vào vị trí dành cho nó và cố định tạm theo yêu cầu của thiết kế. Nếu sử dụng cẩu để chuyển cùng một lúc thì nhiều tấm lên mái thì phải sử dụng thiết bị chuyên dùng và qui định vị trí xếp đặt chúng trên mái sao cho bảo đảm an toàn. Khi có gió lớn phải tạm ngừng công việc lợp mái, đặc biệt là công việc chuyển các tấm lợp lên mái. 19.7. Phải có biện pháp ngăn không cho dụng cụ đồ nghề lăn trượt xuống dưới khi đặt chúng trên mái, ví dụ dùng túi đựng, các dụng cụ phải có dây neo, buộc. 19.8. Chỉ được đi lại trên mái lợp bằng các tấm fibro xi măng hoặc trên lớp bê tông bọt cách nhiệt của mái khi có thang hay ván lót, nghiêm cấm đi trực tiếp trên fibro xi-măng và bê tông bọt... 19.9. Lắp mái đua, tường chắn mái, bờ mái, máng nước, ống khói, ống thoát nước, bậu cửa trời... phải có giàn giáo hoặc giá đỡ đúng qui định. 19.10. Cuối ca, hay giờ giải lao khi kết thúc công việc lợp mái phải chú ý cố định các tấm lợp, thu dọn hết các vật liệu dụng cụ trước khi xuống đất. Nếu xuống bằng thang phải kiểm tra độ ổn định của thang, độ nghiêng của thang so với mặt nằm ngang bằng 70o, nếu cần phải có người giữ chân thang và không cho phép người thợ xuống thang bằng cách quay lưng về phía thang. 19.11. Phải làm vệ sinh cá nhân trước khi ra về.

5308:1991. - Chượng X Bộ luật Lao động. - Chương II Nghị định 06/CP. - Điều 4, điều 6 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

20. An toàn lao động khi vận hành trộn bê tông: 20.1. Chỉ những ai hội đủ điều kiện sau mới được phép làm việc với máy trộn bê tông: - Có độ tuổi lao động phù hợp với qui định của nhà nước. - Có chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế. - Được đào tạo nghề nghiệp và được giao đứng máy bê tông. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo. 20.2. Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ (áo quần vải dày, nón cứng, khẩu trang, găng tay vải bạt, giầy vải hay ủng cao su). 20.3. Phải đặt máy trộn bê tông (trộn vữa) trên mặt nền, sàn cao ráo và ổn định, có bố trí rãnh thoát nước xung quanh. - Vị trí thao tác phải giữ bằng phẳng, chắc và thường xuyên trải các vật liệu chống trơn trợt. - Gần miệng ben (gầu) nạp liệu của máy phải đặt ván chắn cao 0,1 m và lan can ở hai bên. 20.4. Trước khi mở máy phải kiểm tra để tin chắc rằng các bộ phận truyền động (dây

- Khoản 1, khoản 6, khoản 14 TCVN 5308:1991. - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương II Nghị định 06/CP. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 42: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 444

Nội dung Tham chiếu đai, bánh răng), cầu dao điện,... đã được che chắn an toàn, chất lượng của vỏ bọc cách điện, mối nối và dây tiếp đất ở trong tình trạng hoàn hảo, cơ cấu điều khiển và thắng hãm thùng trộn và ben đều tốt. 20.5. Trong khi máy đang hoạt động, cấm: - Đưa tay hoặc xẻng hay bất cứ vật gì vào thùng trộn để gạt hay múc vữa. - Đi lại và làm việc gần vị trí ben đổ vật liệu vào thùng trộn đặc biệt là đứng bên dưới ben khi đang nạp liệu và khi ben được nâng lên nhưng chưa được cố định chắc chắn. 20.6. Trước khi điều khiển ben đổ vật liệu vào thùng trộn phải có hiệu lệnh thống nhất giữa người điều khiển máy và người để vật liệu vào ben để bảo đảm phối hợp thao tác được nhịp nhàng và an toàn. 20.7. Điều khiển nâng hạ ben phải làm từ từ, tránh bị giật. 20.8. Chỉ được phép sửa chữa, bảo trì, làm vệ sinh, loại trừ bê tông đông cứng trong thùng, sau khi đã cúp điện và thực hiện các biện pháp loại trừ hoàn toàn sự khởi động ngẫu nhiên trở lại của máy treo biển báo "Cấm đóng điện, đang sửa chữa ", khóa hộp cầu dao... Ben phải được cố định chắc chắn ở vị trí nâng bằng chết hãm. 20.9. Khi di chuyển máy trộn bê tông phải: - Nâng ben lên cao và giữ chặt ben bằng chốt hoặc bằng dây cáp nếu chở chúng trên xe cải tiến. - Nếu chuyên chở bằng ô tô thì phải tháo ben ra khỏi máy. 20.10. Kết thúc ca làm việc phải dọn dẹp nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, làm vệ sinh máy và vệ sinh cá nhân, thực hiện việc bàn giao máy cho ca sau. 20. An toàn lao động đối với thợ vận hành máy ủi: 21.1. Những người hội đủ các điều kiện sau đây được phép lái xe máy ủi: - Đủ 18 tuổi và đã qua khám tuyển sức khỏe của cơ quan y tế. - Đã được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy ủi. - Được huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. 21.2. Chỉ được phép làm việc với rnáy ủi có lý lịch máy, có bản hướng dẫn bảo quản và sử dụng, có sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật hàng ngày của máy (sổ giao nhận ca). 21.3. Di chuyển, vận hành máy trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được cơ quan quản lý đường dây đó cho phép. - Chỉ cho phép máy ủi vận hành gần đường dây cao thế khi bảo đảm khoảng cách tính từ biên của máy ở trạng thái tĩnh và động đến dây gần nhất không nhỏ hơn trị số cho ở bảng sau:

Điện áp của đường dây tải điện (kV) 1 1-20 35-110 154 220 330-350

Khoảng cách 1,5 2 3 5 6 9 - Khi di chuyển dưới các đường dây điện cao áp đang vận hành, phải bảo đảm khoảng cách tính của rnáy đến điểrn thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn trị số cho ở bảng sau:

Điện áp của đường dây tải điện (kV) 1 1-20 35-110 154-220 350 500

Khoảng cách 1 2 3 4 5 6 - Nếu các yêu cầu trên không được bảo đảm thì chỉ cho phép máy vận hành trong điều kiện đường dây tải điện không có điện áp. - Công nhân vận hành máy trong khu vực này phải chịu sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng. 21.4. Trước khi làm việc, người lái phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận của máy, phải qui định phạm vi hoạt động của máy. Cấm người đi lại làm việc trong phạm vi đó kể cả khi máy tạm dừng hoạt động. 21.5. Phải che chắn an toàn những bộ phận chuyển động của máy như trục chuyền, bánh đai, bánh răng xích, nối trục, khớp nối... Các tín hiệu âm thanh, ánh sáng phải bảo đảm hoạt động tốt. 21.6. Máy mới, máy vừa đại tu xong trước khi đưa vào vận hành phải tiến hành thủ

- TCVN 4086:1985. Khoản 1, khoản 4 TCVN 5308:1991. - Chương X Bộ luật Lao động, - Chương II Nghị định 06/CP. - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-BXD. Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 43: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 445

Nội dung Tham chiếu tục nghiệm thu theo đúng qui định. 21.7. Cấm máy ủi hoạt động trên mái dốc lớn hơn 300. Cấm thò ben ra khỏi mép hố rộng, đường hào khi ủi. 21.8. Trên nền đất yếu, bùn lầy nghiêm cấm máy ủi làm việc. 21.9. Trên đường di chuyển của máy, nếu có chướng ngại vật phải dừng máy ngay. Chỉ sau khi có những biện pháp xử lý các chướng ngại vật đó mới cho phép máy hoạt động trở lại. 21.10. Công nhân lái máy phải luôn luôn thực hiện các qui định sau: - Khi máy di chuyển phải quan sát phía trước. - Ban đêm hoặc tối trời không được làm việc nếu không đủ đèn chiếu sáng. - Khi ngừng việc phải hạ ben nằm trên mặt đất. - Chỉ được tra dầu mỡ ở những ví trí được qui định cho việc đó. - Những trường hợp còn lại chỉ được thực hiện khi máy đã ngừng hoạt động. 21.11. Khi có hai hoặc nhiều máy ủi cùng làm việc trên cùng một mặt bằng phải bố trí khoảng cách giữa hai máy ít nhất là 2m tính từ các điểm biên gần nhất giữa hai máy. 21.12. Sau khi kết thúc công việc chỉ được làm vệ sinh máy khi nó đã ngừng hẳn hoạt động và lưỡi ben đã được hạ xuống đất. - Các diễn biến tình trạng kỹ thuật của máy trong ca làm việc phải được ghi vào sổ giao nhận ca và ký tên. - Phạm vi khu vực làm việc của máy vẫn được giữ nguyên bằng cách đặt các biển báo giới hạn để không cho người lạ xâm nhập vào. 22. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ hàn cắt oxy-axetylen, hàn cắt gas: 22.1. Trước khi làm việc: 22.1.1. Những người hội đủ các điều kiện sau được làm công việc hàn hơi, cắt: - Trong độ tuổi lao động qui định của nhà nước. - Đã qua kiểm tra sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ kèm theo, được huấn luyện BHLĐ và được cấp thẻ an toàn. 22.1.2. Người thợ hàn, cắt phải sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân gồm quần áo vải bạt, mũ vải, ghệt vải bạt, giầy da lộn cao cổ, mũ mềm hoặc cứng, khẩu trang, dây đai an toàn (khi làm việc trên cao ở chỗ chênh vênh). 22.1.3. Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, kiểm tra tình trạng nước, cát, bình cứu hỏa và khu vực hàn. 22.1.4. Chuẩn bị nước để làm nguội mỏ hàn. 22.1.5. Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của: - Các chỗ nối ống cao su với mỏ hàn và bộ giảm áp (dùng nước xà phòng chứ không dùng lửa hơ). - Mỏ hàn, bộ giảm áp và các ống cao su dẫn khí (cấm sử dụng ống cao su đã hư hỏng hoặc dùng băng dính dán chỗ bị thủng trên ống). - Sự lưu thông của miệng phun mỏ hàn. - Sự lưu thông của ống dẫn ôxy và ống dẫn axêtylen. - Không lắp lẫn ống cao su dẫn khí axêtylen vào chai ôxy hoặc ngược lại (ống màu đỏ dẫn axêtylen, ống màu đen dẫn ôxy) hoặc áp kế của chai axêtylen vào chai ôxy hoặc ngược lại. Nếu phát hiện thấy các điều đó phải loại trừ ngay. 22.1.6. Chai ôxy và chai axêtylen phải đặt ở tư thế đứng, dùng xích hoặc vòng kẹp gắn vào tường để giữ chai không đổ. Cấm không được để các chai chứa khí trên trục đường vận chuyển của xí nghiệp. ở những nơi để chai phải treo biển "tránh dầu mỡ ". Các chai này phải đặt xa đuờng dây điện, xa các thiết bị khác ít nhất 1 mét và cách xa các nguồn nhiệt như lò rèn, lò sấy ít nhất là 5 mét. 22.1.7. Không dùng búa hoặc các dụng cụ phát ra tia lửa để gõ vào nắp chai chứa khí. Trường hợp không mở được nắp thì phải gởi trả chai về nhà máy nạp khí. Không tự ý tìm cách mở. - Sau khi đã mở nắp chai phải kiểm tra xem có vết dầu mỡ bám trên đầu chai không. Không được để dầu mỡ bám dính vào chai. 22.1.8. Trước khi lắp bộ giảm áp vào chai phải:

- TCVN 6155:1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn. - Điều 4 - Thông tư số 22/2010/TT-BXD. - Chương X Bộ luật Lao động. - Chương II Nghị định 06/CP. - Khoản 1 TCVN 5308:1991 Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 44: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 446

Nội dung Tham chiếu - Kiểrn tra lại tình hình ren của ống cút lắp bộ giảm áp. - Mở van chai ra 1/4 hoặc l/2 vòng quay của van để xịt thông các bụi bặm bám ở van. Khi xịt không được đứng đối diện với miệng thoát của van mà phải đứng tránh về một bên. Sau khí đã thông van thì chỉ dùng tay vặn khóa van mà không dùng chìa khóa nữa. 22.1.9. Không sử dụng bộ giảm áp đã chờn ren hoặc trong tình trạng không hoàn hảo. Nghiêm cấm tiến hành hàn khi chai ôxy không có bộ giảm áp. - Việc lắp bộ giảm áp vào chai phải do người thợ chính tiến hành làm. Chìa khóa vặn tháo phải luôn luôn ở trong túi người dó. - Khi đã lắp xong bộ giảm áp vào chai, nếu thấy có khí xì ra thì phải dùng chìa vặn khóa van chai lại rồi rnới được thay đệm lót. 22.1.10. Khi mở van chai axêtylen phải dùng loại chìa khoá vặn chuyên dùng. Trong thời gian làm việc chìa khoá này phải thường xuyên treo ớ cổ chai. 22.2. Trong lúc làm việc: 22.2.1. Khi đốt mỏ hàn, đầu tiên phải mớ khóa dẫn ôxy ra 1/4 hoặc 1/2 vòng, sau đó mới mở khóa dẫn axêtylen. Sau khi đã mở cả hai khóa cho xịt ra chốc lát thì mới được châm lửa mỏ hàn. 22.2.2. Khi châm lửa mỏ hàn phải dùng diêm, bật lửa chuyên dùng, cấm châm bằng cách dí mỏ hàn vào một chi tiết kim loại nào đó đang nóng đỏ. 22.2.3. Khi tiến hành hàn, cắt không được quàng ống cao su dẫn khí vào cổ, vào vai, kẹp vào chân, cuộn tròn hoặc bẻ gập ống, xoắn ống, không được để ống dính dầu mỡ, không được để ống chạm đường dây điện hay ở gần các nguồn nhiệt. 22.2.4. Chiều dài của ống dẫn khí không được dài quá 20m. Trong điều kiện làm công việc hàn sửa chữa, lắp ráp cho phép dùng ống dài đến 40m, nhưng khi cần nối ống thì ở chỗ nối đó phải dùng ống đệm lồng lót vào trong và hai đầu phải dùng kẹp cơ khí kẹp chặt. Chiều dài của đoạn nối phải từ 3m trở lên và chỉ được nối hai mối mà thôi. Cấm sử dựng bất kỳ kiểu nối nào khác. Cấm gắn vào ống mềm các chạc hai, chạc ba, để phân nhánh cấp khí đồng thời cho một số mỏ hàn, mỏ cắt khi hàn thủ công (hàn bằng tay). 22.2.5. Khi mỏ hàn, mỏ cắt đang cháy, không được mang chúng ra khỏi khu vực làm việc dành riêng cho thợ hàn-cắt khi tiến hành hàn, cắt trên cao, cấm mang mỏ hàn đang cháy leo lên thang. 22.2.6. Khi nghỉ giải lao dù chỉ trong chốc lát phải tắt lửa mỏ hàn, mỏ cắt và đóng núm cung cấp khí ở mỏ hàn, mỏ cắt để đề phòng hiện tượng "nuốt lửa " xảy ra khi người thợ bỏ đi nơi khác. - Khi nghỉ lâu (giao ca, ăn trưa) ngoài việc tắt lửa mỏ hàn, mỏ cắt như trên, còn phải khóa van ở chai ôxy và chai axêtylen đồng thời núm vặn ở bộ phận giảm áp phải nớì ra hết cỡ nén của lò xo trong bộ giảm áp. 22.2.7. Khi thấy mỏ hàn nóng quá thì phải tắt lửa mỏ hàn, nhúng đầu mỏ hàn vào chậu nước sạch, chờ nguội hẳn mới được làm việc lại. 22.2.8. Cấm: - Tiến hành hàn khi vừa đốt mỏ hàn lên mà thấy ở đầu mỏ hàn có hoa đỏ hoặc khi ngọn lửa ở mỏ hàn tạt lại (nuốt lửa). - Dùng các sợi dây thép thay cho dây đồng đúng cỡ để thông miệng phun đầu mỏ hàn bị tắt. - Tiến hành sửa chữa mỏ hàn, mỏ cắt, van chai chứa khí cũng như những thiết bị khác ở khu vực đang hàn. 22.2.9. Khi phát hiện thấy có khí xì ra ở van chai hoặc ở ống cao su thì phải báo cho quản đốc phân xưởng biết để đình chỉ các công viêc có ngọn lửa trần ở các khu vực lân cận, đồng thời mang chai bị xì đó ra khu vực qui định. 22.2.10. Khi mở van chai, điều chỉnh áp suất khí, cấm không được hút thuốc, quẹt diêm. 22.2.11. Khi thấy bộ giảm áp ở chai ôxy có hiện tượng bị tắc thì phải dùng nước sạch đun nóng để hơ. Không dùng lửa để sấy nóng. 22.2.l2. Khi tiến hành hàn, cắt trong các thể tích kín, phải đốt mỏ hàn, mỏ cắt từ phía ngoài mang vào, không được vào trong đó rồi mới châm lửa.

Page 45: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 447

Nội dung Tham chiếu 22.2.13. Khi tiến hành hàn, cắt trong các gian nhà có sàn bằng gỗ hoặc vật liệu dễ cháy thì phải dùng các tấm tôn, amiăng che phủ cẩn thận. 22.2.14. Khi tiến hành hàn, cắt trên cao ở chỗ chênh vênh (trên l,5m) phải sử dụng dây đai an toàn. 22.2.15. Khi tiến hành hàn, cắt các thùng chứa xăng dầu và các chất lỏng dễ cháy khác phải được giám đốc nhà máy cho phép, đồng thời phải dùng dung dịch 5-10% xút ăn da để súc rửa. Sau đó dùng nước nóng súc rửa lại, chờ bay hơi hết mới được thực hiện. Trường hợp hàn, cắt trong các thể tích kín có cửa, nắp thì cửa, nắp đó phải mở ra phía ngoài. 22.2.16. Không được phép tiến hành hàn, cắt các thùng chứa, thiết bị đường ống... khi trong chúng còn tồn tại một áp suất hơi khí hoặc chất lỏng. 22.2.17. Khi tiến hành hàn, cắt bên trong các thể tích kín phải đeo mặt nạ phòng độc và thực hiện thông gió trao đổi không khí. Nếu nhiệt độ ở nơi làm việc từ 40-50oC thì phải làm, việc luân phiên nhau mỗi người không quá 20 phút trong đó, sau mỗi phiên phải ra ngoài nghỉ ngơi ít nhất 20 phút mới vào làm việc lại. 22.2.18. Các chai ôxy khi đem tới nhà máy nạp phải chừa lại một áp suất không nhỏ hơn 0,5kg/cm2, còn các chai axêtylen hòa tan phải chừa lại một áp suất không nhỏ hơn trị số trong bảng sau:

Nhiệt độ (oC) Dưới 0 Từ 0-15 Tù 12-25 Từ 25-35 Áp suất tối thiểu phải chừa lại trong chai, kg/cm2 0,5 1,0 2,0 3,0

22.2.19. ở khoảng cách ngắn dưới 10m cho phép dịch chuyển chai bằng cách vần nó ở tư thế đứng bằng tay, không được mang găng tay. Khi vận chuyển nội bộ trong phân xưởng ở cự ly trên 10m phải dùng xe chuyên dụng và chai phải được xích lại. Cấm khiêng vác chai ôxy trên vai. 22.3. Sau khi làm việc: 22.3.l. Khi tắt mỏ hàn phải đóng khóa axêtylen trước rồi mới đóng van ôxy sau. 22.3.2. Sau khi đã tắt mỏ hàn, phải khóa van chai lại, xả hết khí trong ống dẫn, rồi nới hết cỡ nén lò xo cửa bộ giảm áp. ống cao su và mỏ hàn cuộn tròn lại cho gọn gàng và để vào chỗ qui định, còn bộ giảm áp thì tháo ra để vào ngăn kéo riêng. 22.3.3. Đối với máy cắt tự động và bán tự dộng thì phải ngắt nguồn điện, còn ống cao su và mỏ cắt thì không tháo ra mà chỉ việc tách chúng ra khỏi nguồn cung cấp khí. 22.3.4. Phải tắt hệ thống gió cục bộ (nếu có). 5. Làm vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp lại chỗ làm việc trật tự gọn gàng. 22.3.Những chi tiết mới hàn xong còn nóng đỏ hoặc còn nóng ấm thì phải xếp lại một chỗ rồi treo bảng "Chú ý, vật đang nóng ". 22.3.6. Nếu ca làm việc trước phát hiện thấy những hiện tượng không an toàn hoặc một số chi tiết nào đó của thiết bị sắp hỏng cần thay thế thì phải báo lại cho ca sau biết (ghi vào sổ trực ca) để ca sau khắc phục kịp thời. 22.4. Một số điều cần lưu ý: 22.4.1. Phải căn cứ vào các điều ghi trong "Qui phạm kỹ thuật an toàn các bình chứa áp lực QPVN 2 - 1975 " để quản lý, bảo dưỡng và sử dụng đúng các chai ôxy, và axêtylen (cùng các chi tiết kỹ thuật kèm theo). 22.4.2. Chỉ vận chuyển các chai ôxy bằng phương tiện cơ giới có là xo giảm xóc hay chai được lót kỹ bằng vật liệu mềm. Chai được chồng cao không quá 3 lớp. Khi vận chuyển, chai phải có nắp chụp và các đầu mũ phải xếp quay về một phía, chai được xếp ngang trên phương tiện chuyên chở và có mui, mái che nắng. 23. An toàn vệ sinh lao động đối với thợ xây trát, thợ bê tông, thợ mộc xây dựng: 23.1. Đối với thợ xây: 23.1.1. Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được phép làm thợ xây trát: - Nằm trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định và đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Đã qua đào tạo nghề nghiệp, huấn luyện về BHLĐ và được cấp các chứng chỉ

- Chương X Bộ luật Lao động. - Chương II Nghị định 06/CP. - Điều 4 Thông tư số 22/2010/TT-

Page 46: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 448

Nội dung Tham chiếu tương ứng. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ. 23.1.2. Phải tuân thủ nghiêm ngặt sự phân công và các chỉ dẫn về kỹ thuật an toàn thi công bởi người phụ trách. 23.1.3. Trước và trong quá trình xây móng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của thành hố móng, đặc biệt trong mùa mưa phải chú ý đến hiện tượng sụt lở của các mái dốc, hoặc sự hư hỏng của các vách chống. 23.1.4. Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm bậc lên xuống. Khi trời mưa phải có biện pháp đề phòng trượt ngã. 23.1.5. Đưa vật liệu xuống hố móng phải dùng các dụng cụ cải tiến hoặc cơ giới. - Không được đứng trên thành hố móng để đổ vật liệu xuống hố. Đưa vật liệu xuống hố sâu và hẹp phải dùng thùng chứa có thành chắn bảo vệ và đưa xuống từ từ; vật liệu đựng trong thùng phải thấp hơn chiều cao của thành chắn một khoảng ít nhất là 10 cm. 23.1.6. Khi làm các công việc trong phạm vi móng các công trình cũ phải theo đúng thiết kế thi công, đồng thời phải có cán bộ kỹ thuật hoặc độ trưởng giám sát. 23.1.7. Cấm làm việc hoặc vận chuyển vật liệu trên miệng hố móng trong khu vực đang có người làm việc ở dưới hố nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn. 23.1.8. Khi xây móng phải chú ý bố trí dây chuyền thi công hợp lý, đặc biệt chú ý khâu xây và đưa vật liệu lên xuống. - Nếu hố móng bị ngập nước phải dùng bơm hút hết nước lên trước khi tiếp tục làm việc. Cấm mọi người ở dưới hố móng lúc nghỉ giải lao hoặc khi đã ngừng xây. 23.1.9. Khi xây hố móng sâu quá 2m, hoặc xây móng bên chân đồi núi lúc mưa to phải ngừng việc ngay. 23.1.10. Chỉ được lấp đất vào một bên hố móng mới xây khi khối xây đã đạt cường độ thiết kế. 23.1.11. Trước khi xây tường phải xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường đã xây cũng như tình trạng của đà giáo và giá đỡ, đồng thời kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác theo sự huớng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng. 23.1.12. Khi xây tới độ cao cách mặt sàn 1,5m phải bắc đà giáo hoặc giá đỡ. - Khi xây tường 330mm trở lên (ba hàng gạch) phải bắc đà giáo cả hai bên. 23.1.13. Chuyển vật liệu (gạch, vữa... ) lên sàn công tác ở độ cao từ 2m trở lên phải dùng các thiết bị cẩu chuyển. Bàn nâng gạch phải có thành chắn bảo đảm không bị rơi, đổ khi nâng. Cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m. 23.1.14. Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây, thì bên ngoài nhà phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m khi xây ở độ cao không lớn hơn 7m, hoặc cách chân tường 2m khi xây ở độ cao lớn hơn 7m. - Những lỗ tường từ tầng hai trở lên nếu hai người có thể lọt qua phải cho chắn lại. 23.1.15. Cấm không được: - Đứng trên mặt tường để xây. - Đi lại trên mặt tường. - Đứng trên mái để xây. - Dựa thang vào tường mới xây để lên xuống. 23.1.16. Cấm xây tường quá hai tầng khi các tầng giữa chưa gác dầm sàn hoặc sàn tạm. 23.1.17. Khi xây tường bằng đá nếu ngừng xây phải siết mạch cẩn thận các viên đá ở hai đầu và trên mặt. 23.1.18. Khi xây nếu có mưa to, giông hoặc gió cấp 6 trở lên phải che đậy, chống đỡ khối xây cẩn thận để giữ cho khối xây khỏi bị xói lở hoặc bị sập đổ và công nhân phải đến nơi ẩn nấp an toàn. 23.1.19. Khi xây dựng xong trụ độc lập hoặc tường đầu hồi, về mùa mưa bão phải làm mái che. 23.1.20. Không để bất cứ một vật gì trên mặt tường đang xây. 23.1.21. Đặt và cố định linteau hoặc các cấu kiện đúc sẵn khác phảl đúng thiết kế thi công.

BXD. - Thông tư số 04/2011/TT-BXD. - Khoản 1, khoản 5, khoản 8, khoản 15 TCVN 5308:1991 Và các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Page 47: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 449

Nội dung Tham chiếu 23.1.22. Khi vừa xây vừa cố định các tấm ốp, chỉ được ngừng xây khi đã xây quá độ cao mép trên của các tấm ốp đó. 23.1.23. Xây các mái hất nhô ra khỏi tường quá 20cm phải có giá đỡ console. Chiều rộng của giá đỡ console phải lớn hơn chiều rộng của mái hất. - Chỉ được tháo giá đỡ console khi kết cấu mái hất đã đạt cường độ thiết kế. 23.1.24. Xây vòm cuốn hoặc vỏ mỏng phải có thiết kế thi công riêng. 23.1.25. Tháo ván khuôn vòm phải tuân theo sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật chỉ huy thi công. 23.1.26. Trát bên trong và bên ngoài nhà cũng như các bộ phận chi tiết kết cấu khác của công trình phải dùng đà giáo hoặc giá đỡ theo "qui định về an toàn sử dụng lắp dựng và tháo dỡ đà giáo, giá đỡ". 23.1.27. Cấm dùng các chất màu độc hại như: minimum chì, bột crôm chì,... để làm vữa trát màu. 23.1.28. Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao không quá 5m, phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ hoặc công cụ cải tiến. - Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao hơn 5m phải dùng máy nâng hoặc phương tiện cẩu chuyển khác. - Không với tay đưa các thùng xô đựng vữa lên mặt sàn công tác cao quá 2m. 23.1.29. Trát các cuộn vòm, gò cửa sổ ở trên cao, phải dùng, các kiểu, loại đà giáo hoặc giá đỡ theo "Qui đinh về an toàn sử dụng, lắp dựng và tháo dỡ đà giáo, giá đỡ". - Cấm đứng trên bệ cửa sổ để làm các víệc đã nêu trên. 23.1.30. Thùng, xô đựng vữa cung như các dụng cụ đồ nghề khác phải để ở vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt đổ. - Khi ngừng việc phải thu dọn vật liệu đồ nghề vào một chỗ. - Sau mỗi ca phải rữa sạch vữa bám dính vào các dụng cụ đồ nghề. - Cấm vứt vật liệu đồ nghề từ trên cao xuống. 23.1.31. Công nhân điều khiển máy phun vữa phải có ủng, găng tay, kính bảo vệ mất. 23.1.32. Điện dùng cho công tác trát trong bể và hầm kín phải có điện áp không lớn hơn 36 vôn. 23.1.33. Sấy khô vữa trát ở trong nhà bằng máy sấy dùng hơi đốt hoặc dầu phải do công nhân chuyên môn điều khiển. Máy sấy phải được cố định chấc chắn. - Công nhân điều khiển máy sấy ở trong phòng không được làm việc liên tục quá 3 giờ. 23.1.34. Nơi trộn vữa cô pha chlore phải bố trí ở nơi thoáng gió và xa khu vực có người một khoảng ít nhất là 5m. - Cấm trát vữa có pha chlore trong các phòng, hầm hào kín khi chưa được thông gió tốt - Công nhân làm các công việc có tiếp xúc với vữa pha chlore phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và được bồi dưỡng độc hại theo chế độ hiện hành. 23.2 Đối với thợ đúc bê tông: 23.2.1. Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới dược phép làm công việc bê tông cốt thép: - Nằm trong độ tuổi do nhà nước qui định và đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế. - Đã qua đào tạo nghề nghiệp, huấn luyện về BHLĐ và được cấp các chứng chỉ tương ứng. - Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ: áo quần vải dày, mũ cứng, găng tay vải bạt, giầy vải ngắn cổ, đệm vai vải bạt. 23.2.2. Các dụng cụ đồ nghề phải hoàn hảo về chất lượng kỹ thuật và được dùng đúng công năng. Hằng ngày trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra các dụng cụ đồ nghề, nếu có hư hỏng phải thu hồi ngay để đem đi sửa chữa hoặc thay thế. 23.2.3. Ván khuôn dùng cho thi công bê tông và bê tông cốt thép cũng như đà giáo đỡ sàn công tác phải dựng lắp đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được xét duyệt. 23.2.4. Ván khuôn ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải bảo đảm vững chắc khi cẩu lắp

Page 48: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 450

Nội dung Tham chiếu - Khi dựng ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng phải cố định chắn chắn tầng dưới mới được tiếp tục đặt tầng trên. 23.2.5. Khi chuyển các bộ phận ván khuôn đến các vị trí lắp bằng máy cẩu, phải tránh va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lắp trước. 23.2.6. Dựng lắp ván khuôn cho cột, dàn, giằng ở độ cao không lớn hơn 6m được dùng giá đỡ để đứng thao tác (độ cao này tính từ mặt nền hoặc mặt sàn tầng). - Khi dựng ván đặt khuôn ở độ cao lớn hơn 6m phải dùng sàn thao tác. 23.2.7. Dựng đặt ván khuôn hoặc ván khuôn tự mang ở độ cao trên 8m phải giao cho công nhân có kinh nghiệm làm. 23.2.8. Dựng đặt ván khuôn cho các kết cấu vòm và vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ xung quanh. Khoảng cách từ ván khuôn đến sàn công tác không được nhỏ hơn 1,5m. ở vị trí ván khuôn nghiêng phải làm sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất là 40cm. 23.2.9. Khi dựng lắp ván khuôn đồng thời với việc đặt cốt thép chịu lực, thì ngay sau khi đã làm xong các liên kết phải bít kín các lỗ ở ván khuôn. 23.2.10. Chỉ được đặt ván khuôn treo vào khung của công trình sau khi các bộ phận của khung đã liên kết xong. Ván khuôn treo phải liên kết sao cho không bị chuyển vị hoặc đu đưa. 23.2.11. Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng phải kiểm tra lại tình hình của ván khuôn, cột chống, lan can bảo vệ, cầu thang và sàn công tác, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực đang sửa chữa có thể xảy ra nguy hiểm phải có rào ngăn và biển cấm. 23.2.l2. Các công đoạn gia công cốt thép (vuốt thẳng, cắt, uốn,....) phải có lán che, làm trong khu vực riêng, chung quanh có rào ngăn và biển cấm. Người không có nhiệm vụ không được ra vào khu vực này. 23.2.13. Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc thiết bị chuyên dùng. - Khi sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân theo các qui định sử dụng an toàn các máy đó. Công nhân làm việc ở các công đoạn cưa hoặc đục sắt phải được trang bị kính bảo vệ mắt (kính trắng). 23.2.14. Bàn gia công cốt thép phải cố định vào nền chắc chắn nhất là khi gia công các loại thép có đường kính lớn hơn 20mm. Đối với bàn gia công cốt thép có bố trí công nhân làm việc ở cả hai phía, phải có lưới thép bảo vệ ở giữa. 23.2.15. Khi nắn thẳng thép tròn ở dạng cuộn bằng máy phải: - Ngừng động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộc. - Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy. - Rào ngăn phạm vi sợi thép chạy từ trục cuộc đến tambour của máy. 23.2.16. Trục quấn các cuộn thép phải đặt cách tambour của máy từ 1,5 - 2m và cách mặt nền không lớn hơn 50cm, chung quanh phải có rào chắn. 23.2.17. Giữa trục quấn và tambour của máy phải có bộ phận hạn chế sự dịch chuyển của dây thép đang tháo. - Chỉ được mắc đầu sợi thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động. - Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột hoặc đứt văng vào người và thiết bị ở gần khu vực công tác. Đầu cáp của tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng phải bằng thiết bị chuyên dùng, không được nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che chắn. Chỉ được tháo hay lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi nó đã ngừng hoạt động. - Người không có nhiệm vụ không được đến gần khu vực này. 23.2.18. Cấm dùng máy chuyển động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết bị bảo đảm an toàn 23.2.19. Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đa quay đã ngừng hoạt động. 23.2.20. Khi làm sạch bụi và rỉ ở các máy gia công cốt thép, phải trang bị cho công nhân găng tay bạt, khẩu trang và kính chống bụi. - Chỉ được làm sạch bụi và rỉ ở máy bằng bàn chải sắt khi máy đã ngừng hẳn. 23.2.21. Hàn cốt thép thanh vào khung và luới, hàn thép chờ hoặc hàn khuếch đại các

Page 49: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 451

Nội dung Tham chiếu bộ phận cốt thép, phải theo các qui định an toàn về hàn điện và hàn hơi. 23.2.22. Buộc cốt thép phải dùng các dụng cụ chuyên dụng, cấm buộc bằng tay. 23.2.23. Các khung cốt đã gia công xong, phải xếp gọn gàng vào nơi qui định. Cấm xếp gần các máy hoặc lối qua lại. 23.2.24. Không được chất cốt thép trên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép trong thiết kế. 23.2.25. Khi dựng đặt cốt thép cách đường dây dẫn điện trần đang vận hành một khoảng nhỏ hơn chiều dài cốt thép đó phải cắt điện. Trường hợp không thể cắt điện được thì phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện. 23.2.26. Dựng đặt cốt thép cho dầm, tường hoặc vách ngăn độc lập phải làm sàn công tác rộng ít nhất là 1m. 23.2.27. Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến ví trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn và các nút buộc. - Khi dựng đặt cốt thép trên cao phải làm sàn công tác. Cấm đứng trên cốt thép. - Khi cắl bỏ các phần thừa trên cao phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có rào ngăn và biển cấm người qua lại. 23.2.28. Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng ít nhất là 0,40m. Cấm qua lại trực tiếp trên các khung cốt thép. 23.2.29. Khi dựng đặt ván khuôn vào vị trí hoặc buộc, hàn cốt thép tại chỗ về ban đêm hoặc tối trời phải có đèn chiếu sáng. 23.2.30. Công nhân cạo rỉ cốt thép phải được trang bị giầy vải, găng tay khẩu trang, và kính bảo vệ mắt. 23.2.31. Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra việc lắp đặt ván khuôn, cốt thép cũng như tình trạng của đà giáo và sàn công tác. Kiểm tra xong phải có biên bản xác nhận. 23.2.32. Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30 độ trở lên phải có dây chằng néo buộc chắc chắn các thiết bị, công nhân phải có dây an toàn. 23.2.33. Thi công bê tông hố sâu, đường hầm hoặc các vị trí chật hẹp phải bảo đảm thông gió và chiếu sáng đầy đủ. Đèn chiếu sáng có điện áp 110V và 220V phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất 2,5m. Treo ở độ cao dưới 2,5m phải dùng đèn có điện thế 36V, đui đèn bằng sứ hoặc bằng nhựa. 23.2.34. Thi công bê tông ngoài trời phải có lán che mưa nắng, ban đêm phải có đèn chiếu sáng. Công nhân thi công bê tông dưới nước phải được trang bị các dụng cụ cấp cứu. Đèn điện chiếu sáng có điện áp 110V và 220V phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất 2,5m. Treo ở độ cao dưới 2,5m phải dùng đèn có điện thế 36V, đui đèn bằng sứ hoặc bằng nhựa. 23.2.35. Thi công bê tông ở độ sâu lớn hơn 1,5m phải dùng máng dẫn hoặc vòi voi cố định chắc chắn vào các bộ phận ván khuôn hoặc sàn thao tác. 23.2.36. Dùng vòi rung để đổ vữa bê tông phải: - Cố định chắc chắn đầu phễu của vòi voi, đồng thời kiểm tra tình trạng mối liên kết của các đoạn vòi voi. - Cố định chắc chắn máy chấn động với vòi. - Cố định chắc chắn dây cáo vòi. - Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông. 23.2.37. Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông phải: - Nối đất vỏ đầm rung đạt chất lượng qui định (thường là nối không qua phích cắm chuyên dụng). - Dùng dây bọc cách điện mềm bằng cao su nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm. - Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút để làm nguội (không được làm nguội bằng nước). Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện. - Công nhân sử dụng đầm rung phải được trang bị găng tay chống rung có lớp đệm dày ở lòng bàn tay. 23.2.38. Lối qua lại phía dưới khu vực đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp bắt buộc phải có người qua lại thì phải làm các tấm che ở phía trên lối

Page 50: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 452

Nội dung Tham chiếu qua lại đó. 23.2.39. Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng đà giáo hoặc giá đỡ. Không được lên các cột chống hoặc cạnh ván khuôn. Không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng. 23.2.40. Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng đầy đủ. - Cấm phụ nữ đang có thai làm công việc này ở trên cao và dưới hầm sâu. 23.2.41. Chỉ được tháo dỡ ván khuôn khi đã được cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình đó cho phép. 23.2.42. Trước khi tháo dỡ ván khuôn phải thu dọn tất cả các vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận công trình sắp tháo dỡ ván khuôn. 23.2.43. Khi tháo dỡ ván khuôn phải thường xuyên quan sát các bộ phận kết cấu, nếu thấy có hiện tượng biến dạng phải ngừng việc ngay và báo cho cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình đó biết để có biện pháp xử lý kịp thời. 23.2.44. Khi tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lý; phải luôn luôn đề phòng ván bị rơi hoặc kết cấu bị sập đổ bất ngờ, khu vực tháo dỡ ván khuôn phải có rào ngăn và biển cấm và do cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình hướng dẫn. 23.2.45. Sau khi tháo dỡ ván khuôn nếu phải che chắn các lỗ hổng chừa sẵn ở các bộ kết cấu công trình thì phải che chắn ngay. 23.2.46. Tháo dỡ ván khuôn trượt, ván khuôn vòm phải theo sự chỉ dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật. 23.2.47. Cấm chất các bộ phận ván khuôn đã tháo dỡ lên sàn công tác hoặc ném từ trên cao xuống. Ván khuôn đã tháo dỡ phải được nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi qui định... 23.3. Đối với thợ mộc xây dựng: 23.3.1. Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát gồm: áo quần vải dày, mũ cứng, găng tay vải bạt, giầy vải ngắn cổ, làm việc trên cao được cấp dây dai an toàn. 23.3.2. Việc gia công các kết cấu chi tiết gỗ phải làm đúng nơi qui định và ở ngoài công trình đang xây dựng, trong phạm vi công trình chỉ được phép thực hiện việc chuẩn bị, lắp ráp các kết cấu hoặc các chi tiết gỗ. 23.3.3. Chỉ được phép sử dụng các dụng cụ cầm tay dạt tiêu chuẩn chất lượng. Hàng ngày trước khi làm việc phải kiểm tra tình trạng hoàn hảo của chúng và nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải thu hồi ngay để mang đi sửa chữa hoặc thay thế. Nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ để đập đục nếu: - Đầu mũi bị nứt nẻ hay có bất cứ hư hỏng nào. - Cán bị nứt, vỡ, có cạnh sắc, không đủ chiều dài để cầm. - Sử dụng các dụng cụ trên phải đúng công năng. Dụng cụ cầm tay chạy điện (khoan...) trên công trình phải có nối đất trung tính bảo vệ qua phích cấm chuyên dụng và người thợ phải sử dụng găng và ủng cách điện. Phải thường xuyên kiểm tra phát hiện sự hư hỏng của lớp bọc cách điện dây dẫn để kịp thời thay thế. 23.3.4. Sử dụng các máy móc gia công gỗ phải được phép của người phụ trách và phải tuân thủ quy tắc sử dụng an toàn các máy đó. 23.3.5. Trong phạm vi công trường đang xây dựng bao gồm các bộ phận như: tường, sàn, mái, đà giáo, cột chống,... chỉ được làm các công việc lắp dựng và điều chỉnh các kết cấu gỗ cũng như đặt các thiết bị neo giữ cố dịnh hoặc tạm thời. Không được làm bất cứ một việc gì có ảnh hưởng đến các bộ phận kết cấu gỗ dã được dựng lắp vào công trình như: cưa, dục, đẽo,... 23.3.6. Khi dựng lắp các kết cấu gỗ vào vị trí bằng máy cẩu, chỉ được tháo mốc cẩu ra sau khi đã neo buộc chắc chắn, hoặc dã cố định tạm thời bằng các thiết bị chống đỡ theo đúng yêu cầu của thiết kế. 23.3.7. Không được đứng làm việc trên thang, giá đỡ tựa vào các kết cấu chưa cố định chắc chắn. 23.3.8. Dựng lắp các kết cấu phẳng, tường, vách ngăn, dàn vì kèo phải có thiết bị neo giữ chống lật. 23.3.9. Khi lắp ráp các dầm sàn, dầm trần, dầm mái,... phải đứng trên các giá đỡ.

Page 51: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 453

Nội dung Tham chiếu - Khi lát ván sàn tầng hoặc làm những việc phía trên sàn tầng phải đứng trên giá đỡ hoặc trên ván lát tạm gác lên dầm, không được đứng trực tiếp lên dầm. 23.3.10. Lối đi lại trên trần phải lát ván tạm lên dầm rộng ít nhất là 0,70m. Cấm đi lại hoặc để vật liệu trên nẹp trần đóng dưới dầm trần. 23.3.11. Ván sàn phải lát khít. Dầm ván phải đặt theo trục dầm. 23.3.12. Khi thay các bộ phận kết cấu ở những công trình cũ phải có biện pháp gia cố hoặc chống đỡ đề phòng các bộ phận khác của kết cấu công trình đó bị sập đổ. 23.3.13. Kết thúc công việc phải dọn dẹp nơi làm việc trật tự ngăn nắp. Các miếng gỗ có đinh phải thu hồi đặt vào chỗ không có người qua lại. Dụng cụ đồ nghề cầm tay phải được lau chùi và cất vào nơi qui định. Làm vệ sinh cá nhân. IV. QUY ĐỊNH MỨC THƯỞNG, PHẠT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ - AN NINH TRẬT TỰ TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG IV.1. Mức phạt vi phạm những quy định trang bị, sử dụng bảo hộ lao động (BHLĐ): TT Hành vi vi phạm Mức phạt

(đồng) Tham chiếu

1 Không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích các phương tiện bảo hộ lao động mà người sử dụng lao động đã trang bị

100.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Khoản 1 Điều 18 NĐ 47/2010/NĐ-CP

a Người lao động (NLĐ) không đi giầy BHLĐ hoặc ủng BHLĐ khi làm việc nơi bùn, ngập nước; không sử dụng quần hoặc áo BHLĐ; không đeo kính, mặt nạ phòng hộ, găng tay khi hàn, mài, cắt sắt thép hoặc các loại vật tư dễ gây nguy hiểm.

100.000 đồng/lần/người

b NLĐ không đội mũ bảo hộ hoặc đội mũ bảo hộ không đeo quai.

200.000 đồng/lần/người

c NLĐ không đeo dây an toàn và móc vào vị trí an toàn khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên so với mặt sàn hoặc cách 1.5m đối với những vị trí treo leo nguy hiểm.

1.000.000 đồng/lần/lượt

d NLĐ vi phạm các điểm a, b nêu trên nếu tái phạm mức phạt lần sau tăng lên gấp đôi.

2 Đối với những đơn vị (người sử dụng lao động) không trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho NLĐ. Khi các đơn vị có trên 15 NLĐ cùng thời gian, địa điểm cùng không sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân coi như đơn vị không cấp đầy đủ.

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Khoản 2 Điều 18 NĐ 47/2010/NĐ-CP

3 Đối với những đơn vị (người sử dụng lao động) có một trong những hành vi sau đây:

a Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ y tế để ứng cứu kịp thời nếu xảy ra sự cố, tai nạn ở những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm b khoản 2 Điều 18 NĐ 47/2010/NĐ-CP

b Không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy định các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm c khoản 2 Điều 18 NĐ 47/2010/NĐ-CP

IV.2. Mức phạt những vi phạm quy định sử dụng máy móc, phương tiện thi công: TT Hành vi vi phạm Mức phạt

(đồng) Tham chiếu

1 Đối với vi phạm có một trong những hành vi sau đây (Chủ đầu tư

Page 52: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 454

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

duyệt) A Máy móc thi công không thực hiện bảo hiểm an toàn cho

các bộ phận dễ gây tai nạn như: che kín thân máy, lồng che dây cua roa, bảo hiểm của các thiết bị cầm tay.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

B Móc các loại cẩu không có chốt định vị (ma ní). 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

C Xe vận chuyển đất, phế thải, vật tư nhiều bùn đất bám vào không rửa xe trước khi ra vào công trường gây mất vệ VSMT hè, đường phố

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm trước đơn vị quản lý môi trường khu vực.

2 Đối với vi phạm có một trong những hành vi sau đây (Chủ đầu tư duyệt)

A Máy móc, thiết bị không treo nội quy, hướng dẫn sử dụng.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

B Người lao động tự tiện vận hành, sử dụng máy móc thi công không đúng nhiệm vụ được phân công, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

c Nâng, cẩu vật tư, vật liệu, thiết bị… có khối lượng lớn hơn tải trọng ở tầm tương ứng cho phép.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

d Nâng tải khi tải treo chưa chắc chắn ổn định; nâng tải bị vùi lấp dưới đất hoặc bị các vật khác đè lên; nâng, cẩu với việc kéo lê tải trên mặt đất; vừa nâng tải vừa di chuyển cần trục; vận hành thiết bị cẩu cáp không theo quy định.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

e Cẩu hàng không có đủ người hướng dẫn, có người đứng dưới vật đang cẩu.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

f Dùng máy nâng hàng hoặc cần cẩu để chở người. 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

g Sử dụng vận thăng vi phạm quy định: chở quá số lượng người, vật tư cồng kềnh hoặc quá trọng tải, không đóng cửa khi vận thăng vận hành.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

h Máy móc thiết bị đang hoạt động người điều khiển bỏ đi nơi khác.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

i Không cho máy móc thiết bị nghỉ đảm bảo thời gian hoạt động của máy móc thiết bị theo quy định của nhà sản xuất.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

3 Đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

(Chủ đầu tư duyệt)

a Không thực hiện căng dây, khoanh vùng, cảnh cáo, cảnh giới khu vực máy móc thiết bị thi công dễ gây nguy hiểm và nơi đông người.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

b Điều động NLĐ không có chuyên môn, không có chứng chỉ vận hành các máy, thiết bị thi công.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

c Không định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động – vệ sinh lao động.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Page 53: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 455

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

d Không đăng ký đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

4 Đối với những người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:

(Chủ đầu tư duyệt)

a Không thực hiện kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

15.000.000 đồng đến 20.000.000

b Không thực hiện những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động đối với những nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

15.000.000 đồng đến 20.000.000

IV.3. Mức phạt vi phạm những quy định đảm bảo an toàn khi thi công dưới hố sâu, trên cao: TT Hành vi vi phạm Mức phạt

(đồng) Tham chiếu

1 Đối với vi phạm một trong những hành vi sau đây: (Chủ đầu tư duyệt)

a Quăng, ném phế liệu, dụng cụ hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống dưới.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

b Hố sâu, lỗ mở, các vị trí có thép chờ không có rào ngăn, biển cảnh báo nguy hiểm, không có đèn cảnh bảo ban đêm.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

c Các vị trí lan can an toàn, cầu thang lên xuống, lưới chắn bụi không đảm bảo chắc chắn, rách hỏng không khắc phục kịp thời.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

d Đổ chồng giáo trong quá trình lắp đặt. 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

2 Đối với vi phạm một trong những hành vi sau đây: (Chủ đầu tư duyệt)

a Sử dụng các loại vật tư, thiết bị không đảm bảo chất lượng trong công tác cốt pha, giàn giáo.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

b Không trang bị đủ ánh sáng, hệ thống thông gió tại những hố sâu, hầm sâu và những nơi chật hẹp.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

c Không làm lan can an toàn hoặc dây khoanh vùng cắm biển báo tại những vị trí, khu vực sau khi tạm dừng thi công trong ngày có yếu tố nguy hiểm.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

d Sàn thao tác và lan can an toàn lắp dựng không chắc chắn, sàn thao tác không đủ chiều rộng, lan can an toàn không đủ chiều cao theo quy định.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

3 Đối với một trong những hành vi sau đây: Không thực hiện đúng biện pháp an toàn khi lắp đạt cấu kiện; Không thực hiện đúng biện pháp lắp đặt sàn thao tác, lan can an toàn, lưới an toàn, lưới tránh bị và che chắn các cửa thang máy lỗ, kỹ thuật..

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

(Chủ đầu tư duyệt)

4 Đối với việc không thực hiện đúng biện pháp an toàn thi công dưới hố sâu và trên cao đã được phê duyệt.

10.000.000 đồng đến 15.000.000

(Chủ đầu tư duyệt)

IV.4. Mức phạt vi phạm những quy định đảm bảo an toàn sử dụng điện:

Page 54: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 456

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

1 Đối với một trong những vi phạm sau đây: (Chủ đầu tư duyệt)

a Cầu dao, aptomat, đồng hồ điện, ổ cắm không đặt trong tủ điện, hộp điện và không treo cao cách mặt đất (mặt sàn) tối thiểu 0.5m hoặc không đặt trên giá đỡ chắc chắn.

500.000 đồng /vị trí/lần

b Cắm dây điện trực tiếp vào ổ cắm, dây mát máy hàn không đúng quy định.

500.000 đồng /vị trí/lần

c Các máy, thiết bị dùng điện không có dây tiếp địa đúng quy định.

500.000 đồng /vị trí/lần

2 Đối với những vi phạm sau đây: (Chủ đầu tư duyệt)

a Dây dẫn điện, mối nối điện, mối đấu điện, thiết bị điện bị hở điện, rò điện ra ngoài vỏ hoặc đấu nối không đảm bảo an toàn điện theo quy định.

1.000.000 đồng /vị trí/lần

b Các tủ điện, hộp điện, máy hàn và các thiết bị điện khác để ngoài trời không che chắn đúng quy định để tránh mưa.

1.000.000 đồng /vị trí/lần

c Dây tải điện không treo cao, đi theo tuyến gọn hoặc chôn ngầm và đảm bảo cách điện đúng theo quy định gây mất an toàn điện.

1.000.000 đồng /vị trí/lần

3 Đối với những vi phạm sau đây: a Tự ý đấu nối điện vào mạng điện của Chủ đầu tư khi chưa

có sự đồng ý của Chủ đầu tư và đơn vị có trách nhiệm quản lý theo phân công của Chủ đầu tư (gọi tắt là đơn vị quản lý).

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/vị trí/lần

b Không thực hiện việc đấu nối điện theo đúng chỉ dẫn của đơn vị quản lý hoặc theo đúng quy định của ngành điện.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/vị trí/lần

c Các trường hợp gây thất thoát điện, ăn cắp điện, tự ý thoát dỡ công tơ điện mà không thông báo cho đơn vị quản lý trên công trường ngoài bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng /lần còn phải chi trả toàn bộ số tiền ứng với số KWh bị thất thoát hoặc bị xử phạt theo quy định của ngành điện.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/vị trí/lần

4 Đối với các đơn vị làm chập, cháy điện trong quá trình thi công.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

5 Đối với các hành vi phá hoại hệ thống phân phối điện của Chủ đầu tư trên công trường hoặc bị truy cứu trước Pháp luật.

10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

IV.5. Mức phạt vi phạm những quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ: TT Hành vi vi phạm Mức phạt

(đồng) Tham chiếu

1 Đối với người lao động đi vệ sinh không đúng nơi quy định

a NLĐ tiểu tiện không đúng nơi quy định 100.000 đồng/người/lần (Ngoài ra người lao động vi phạm còn có trách nhiệm vệ sinh khu vực đã vi

Điểm c khoản 1 điều 9 NĐ 73/2010/NĐ -CP

Page 55: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 457

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

phạm) b NLĐ đại tiện không đúng nơi quy định 200.000

đồng/người/lần (Ngoài ra người lao động vi phạm còn có trách nhiệm vệ sinh khu vực đã vi phạm)

Điểm c khoản 1 điều 9 NĐ 73/2010/NĐ -CP

c NLĐ tái phạm lần 2 trở đi Mức phạt tăng gấp đôi

(Chủ đầu tư duyệt)

2 Hút thuốc tại những nơi có nguy cơ cháy nổ cao trên công

100.000 đồng/lần (Nếu gây hỏa hoạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật)

(Chủ đầu tư duyệt)

3 Đối với một trong những hành vi sau đây: a Tự ý tập kết hoặc đổ phế thải bừa bãi trên công trường,

gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường. 500.000 đồng/lần/vị trí

(Chủ đầu tư duyệt)

b Bơm nước phục vụ thi công để chảy tràn lan trên mặt công trường gây cản trở việc đi lại và ảnh hưởng công tác VSMT.

500.000 đồng/lần/vị trí

(Chủ đầu tư duyệt)

c Bình ga, ô xy, bình xăng dầu và các chất dễ cháy ngoài trời nắng không che đậy hoặc không để vào nơi dâm mát (kể cả các bình hết nhiên liệu).

500.000 đồng/lần/vị trí

(Chủ đầu tư duyệt)

d Bảo vệ công trường tự ý cho cho xe bên ngoài vào đổ phế thải tại công trường ngoài bị phạt mức phạt trên còn có trách nhiệm vận chuyển phế thải ra khỏi công trường.

500.000 đồng/lần/vị trí

(Chủ đầu tư duyệt)

4 Đối với một trong những hành vi sau đây: a Tự ý tổ chức nấu ăn trong công trường; Dùng dây may so

trần đun nước bằng điện; Tự ý đốt lửa trong công trường. 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/lần

(Chủ đầu tư duyệt)

b Trong quá trình thi công làm ảnh hưởng đến VSMT tuyến phố

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/lần (Ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm trước đơn vị quản lý của chính quyền địa phương nơi sở tại)

(Chủ đầu tư duyệt)

c NLĐ phá hoại các trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh cá nhân tại các khu vệ sinh ngoài

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng /lần (Ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm khắc phục sửa chữa trả lại hiện trạng ban đầu)

(Chủ đầu tư duyệt)

5 Đối với một trong những hành vi sau đây: a Không thực hiện kịp thời công tác vệ sinh mặt bằng thi

công, khu vực tập kết vật tư vật liệu gây cản trở lối đi, gây ảnh hưởng đến mặt bằng thi công đon vị khác và không đảm bảo VSMT theo quy định.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng /lần

(Chủ đầu tư duyệt)

Page 56: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 458

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

b Không kịp thời vệ sinh hố ga, tuyến cống trong và ngoài công trường nếu lượng bùn, đất, cát thải ra trong quá trình thi công vượt mức độ cho phép, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý hệ thống thoát nước và của chính quyền địa phương sở tại.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng /lần

(Chủ đầu tư duyệt)

c Người lao động tự ý mang những chất gây cháy nổ vào công trường.

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng /lần

(Chủ đầu tư duyệt)

6 Đối với người sử dụng lao động không trang bị đầy đủ các trang thiết bị PCCC theo quy định.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

(Chủ đầu tư duyệt)

IV.6. Mức phạt vi phạm những quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và an toàn sức khỏe cho NLĐ: TT Hành vi vi phạm Mức phạt

(đồng) Tham chiếu

1 Đối với đơn vị (người sử dụng lao động) có một trong những hành vi sau:

Không thực hiện những quy định về giải quyết, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe NLĐ bị bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

300.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Điểm a khoản 1 điều 21 NĐ 47/2010/NĐ-CP

Không thanh toán các khoản chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

300.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Điểm b khoản 1 điều 21 NĐ 47/2010/NĐ-CP

Không thực hiện việc trợ cấp, bồi dưỡng cho NLĐ khi họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

300.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Điểm c khoản 1 điều 21 NĐ 47/2010/NĐ-CP

2 Đối với đơn vị (Người sử dụng lao động) có hành vi không điều tra, khai báo, thống kê hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Khoản 2 điều 21 NĐ 47/2010/NĐ-CP

3 Người sử dụng lao động có một trong những hành vi: không thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ hoặc khám sức khỏe định kỳ không đủ số lượng lao động; không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp, theo một trong các mức sau:

Khoản 1 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

a Khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động. 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Điểm a khoản 1 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

b Khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động. 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Điểm b khoản 1 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

c Khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động. 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm c khoản 1 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

d Khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động.

10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Điểm d khoản 1 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

đ Khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên. 15.000.000 đồng Điểm đ khoản 1

Page 57: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 459

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

đến 20.000.000 đồng

điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

4 Đối với người sử dụng lao động vi phạm một trong những hành vi sau đây:

a Không tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ, hướng dẫn, thông báo cho NLĐ về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng trước khi vào làm việc tại công trường.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm a khoản 2 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

b Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ chăm lo sức khỏe cho người NLĐ.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm b khoản 2 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

c Không thực hiện những quy định về biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân cho NLĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm c khoản 2 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

d Không đo, kiểm tra môi trường tại nơi làm việc có yếu tố độc hại theo quy định; Không phân loại lao động theo danh Khoản nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định.

5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điểm d khoản 2 điều 19 NĐ 47/2010/NĐ-CP

IV.7. Mức phạt những quy định về an ninh trật tự trên công trường: TT Hành vi vi phạm Mức phạt

(đồng) Tham chiếu

1 Đối với một trong những hành vi sau đây: a Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, treo ngẹo, xúc

phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Khoản 1 điều 7 NĐ 73/2010/NĐ-CP

b Ra vào công trường không đúng quy định hoặc cố tình vào công trường khi chưa được phép của Bảo vệ công trường.

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Chủ đầu tư duyệt)

c NLĐ hết giờ làm việc không có nhiệm vụ vẫn ở lại công trường; phương tiện đi đến nơi làm việc không để đúng nơi quy định; cố tình đi lại vào khu vực không có nhiệm vụ.

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Chủ đầu tư duyệt)

2 Đối với một trong những hành vi sau đây đồng thời phải có trách nhiệm khác phục nếu hành vi đó gây ra thiệt hại hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật:

a Đánh nhau hoặc xúi dục người khác đánh nhau. 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điểm a khoản 2 điều 7 NĐ 73/2010/NĐ-CP

b Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng. 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điểm b khoản 2 điều 7 NĐ 73/2010/NĐ-CP

c Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất kỳ vật gì khác vào nhà người dân, vào người, đồ vật tài sản của người khác.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điểm d khoản 2 điều 7 NĐ 73/2010/NĐ-CP

d Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng tại khu vực công trường.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điểm đ khoản 2 điều 7 NĐ 73/2010/NĐ-CP

e Làm hư hỏng, tự ý tháo dỡ, di dời, phá bỏ biển báo an toàn, khẩu hiệu, tranh tuyên truyền ATLĐ.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Khoản 1 điều 19 NĐ 73/2 010/NĐ-CP

f Tự ý viết, vẽ bậy lên các khẩu hiệu, biển quảng cáo và các công trình công cộng.

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Khoản 1 điều 19 NĐ 73/2010/NĐ-

Page 58: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 460

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

CP g Tiêm chích, hút, hít ma túy và có hành vi mại dâm

trong công trường. 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Khoản 1 điều 21 và khoản 1 điều 22 NĐ 73/2010/NĐ-CP

3 Đối với mỗi NLĐ có một trong những hành vi sau đây:

a Có biểu hiện trộm cắp tài sản, vật tư vật liệu trên công trường bị phát hiện khi chưa mang ra công trường, ngoài phạt tiền các đơn vị quản lý trực tiếp không được phép bố trí làm việc tại công trường.

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Điểm a khoản 1 điều 1NĐ 73/2010/NĐ-CP

b Có hành vi thông đồng, tạo điều kiện cho các biểu hiện trộm cắp, hành vi trộm cắp tài sản, vật tư vật liệu trên công trường, ngoài phạt tiền các đơn vị quản lý trực tiếp không được phép bố trí làm việc tại công trường.

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Điểm a khoản 1 điều 1NĐ 73/2010/NĐ-CP

c Có hành vi trộm cắp tài sản, vật tư vật liệu của cá nhân tập thể trên công trường,

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Ngoài phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng còn phải trả lại tang vật và chịu mức phạt 100% giá trị tang vật tính theo giá trị tại thời điểm gây ra, các đơn vị quản lý trực tiếp không được phép bố trí làm việc tại công trường. Nếu ở mức độ nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật)

Điểm a khoản 1 điều 1NĐ 73/2010/NĐ-CP

d Đánh bạc trái phép bằng một trong những hình thức xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, ba cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật trong khu vực công trường.

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Khoản 2 điều 23 và khoản 1 điều 22 NĐ 73/2010/NĐ-CP

4 Đối với một trong những hành vi sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm khắc phục nếu hành vi gây ra thiệt hại hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật:

a Hủy hại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của các cá nhân và tập thể trên công trường.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Nếu mức độ nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.)

Điểm a khoản 2 điều 18 NĐ 73/2010/NĐ-CP

b Làm hư hại các công trình công cộng phục vụ thi công trên công trường.

2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Nếu mức độ nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.)

Điểm a khoản 2 điều 18 NĐ 73/2010/NĐ-CP

c Có biểu hiện trộm cắp khi ra công trường bảo vệ kiểm 2.000.000 đồng đến (Chủ đầu tư

Page 59: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 461

TT Hành vi vi phạm Mức phạt (đồng)

Tham chiếu

tra đã bỏ chạy. 5.000.000 đồng (Ngoài việc bị phạt số tiền nêu trên Chủ đầu tư sẽ báo công an khu vực để điều tra xét hỏi đồng thời đơn vị quản lý trực tiếp không được phép bố trí làm việc tại công trường)

duyệt)

5 Đối với một trong những hành vi sau đây của nhân viên bảo vệ công trường:

a Không mặc trang phục và đeo biển hiệu theo quy định của đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.

100.000 đồng đến 200.000 đồng

Điểm a khoản 1 điều 16 NĐ 73/2010/NĐ-CP

b Không thực hiện việc kiểm soát việc ra vào công trường của người và xe cộ.

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Chủ đầu tư duyệt)

c Bỏ chốt, ngủ gật 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Ngoài bị phạt thời gian bỏ chốt, ngủ gật sẽ không xác nhận là thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo vệ)

(Chủ đầu tư duyệt)

6 Đối với đơn vị bảo vệ nếu sử dụng nhân viên chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ làm nhiệm vụ tại công trường.

200.000 đồng đến 500.000 đồng

Điểm c khoản 2 điều 16 NĐ 73/2010/NĐ-CP

IV.8. Biện pháp khắc phục: Buộc đơn vị nhà thầu (người sử dụng lao động của đơn vị) và CBCNV phải có trách nhiệm khắc phục các hành vi vi phạm đã bị sử phạt được quy định tại điều 1, 2, 3, 4, 5, 6 và điều 7 chương III của nôi quy này. Việc khắc phục các hành vi vi phạm phải đảm bảo đúng thời gian do đơn vị Tư vấn, Ban ATLĐ công trường, Ban QLDA quy định và đảm bảo đúng theo yêu cầu của công tác ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT đã quy định tại công trường, các biện pháp thi công đã phê duyệt và các quy định của nhà nước. Các đơn vị không khắc phục theo đúng thời gian theo yêu cầu, tiếp tục sẽ bị phạt và có trách nhiệm khắc phục ngay. Các trường hợp cố tình không khắc phục và một số hành vi tái phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi mức phạt đã quy định tại chương này. Trong trường hợp các đơn vị không khắc phục kịp thời, ngoài bị phạt các đơn vị Tư vấn và Chủ đầu tư sẽ xem xét nếu cần thiết sẽ thuê đơn vị ngoài vào khắc phục, toàn bộ chi phí phải thuê và chi phí quản lý đơn vị vi phạm sẽ chịu trách nhiệm chi trả. IV.9. Mức thưởng về thực hiện tốt công tác ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT: IV.9.1. Đối với tập thể: 1. Các đơn vị nhà thầu thi công thực hiện tốt (không vi phạm) sẽ được thưởng theo 3 mức: - Mức A thưởng 3.000.000 đồng/tháng. - Mức B thưởng 2.000.000 đồng /tháng. - Mức C thưởng 1.000.000 đồng /tháng. 2. Các đơn vị Tư vấn giám sát, Tư vấn QLDA thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát, nhắc nhở các nhà thầu kịp thời (không có cán bộ vi phạm, không để Chủ đầu tư nhắc nhở) sẽ được thưởng 20% tổng số tiền phạt mỗi tháng do vi phạm công tác ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT trên công trường. 3. Bảo vệ công trường thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát công trường (không bị Chủ đầu tư nhắc nhở, không có nhân viên nào vi phạm cá quy định tại thỏa thuận và Hợp đồng bảo vệ đã ký kết) sẽ được thưởng 20% tổng số tiền phạt mỗi tháng do vi phạm công tác ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT trên công trường.

Page 60: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 462

4. Ban QLDA thực hiện tốt công tác quản lý công tác ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT trên toàn bộ công trường sẽ được thưởng 10% tổng số tiền phạt mỗi tháng do vi phạm công tác ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT trên công trường. IV.9.2. Đối với cá nhân: Kết thúc 6 tháng hoặc 1 năm Chủ đầu tư sẽ tổng kết công tác ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT và xét thưởng cho các cá nhân tham gia Ban ATLĐ công trường va các An toàn viên có nhiều đóng góp trong công tác đảm bảo ATLĐ - VSMT - PCCN - ANTT. V. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THỰC HIỆN V.1. Trong bất kỳ tình huống nào, Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Nhà thầu thi công có nghĩa vụ: - Thành lập Ban ATLĐ, ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ chuyên trách; - Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm các nội quy về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. V.2. Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng-CONINCO sẽ cử cán bộ chuyên trách để thực hiện công tác giám sát An toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự trên công trình bằng quyết định, đồng thời: - Triển khai công tác giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống nhằm đảm bảo An toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự ngay từ khi khởi công trên cơ sở các quy định của Quy trình này và các quy định hiện hành; - Tham gia các cuộc họp giao ban về ATLĐ trên công trường, phối hợp thường xuyên với Ban ATLĐ chung của Nhà thầu, bộ phận chuyên trách về ATLĐ của Ban QLDA và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện.

Page 61: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 463

E. BÁO CÁO TƯ VẤN GIÁM SÁT

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG – CONINCO

PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2011

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO THÁNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

Nhằm nâng cao chất lượng công tác lập báo cáo tháng trong các hợp đồng kinh tế về Tư vấn giám sát (TVGS), Phòng Quản lý kỹ thuật đã lập báo cáo về một số nhận xét, đánh giá và hướng dẫn chi tiết cho các nội dung trong báo cáo tháng tại “Báo cáo công tác tháng 3/2011, quí I và Kế hoạch quí II năm 2011”.

Qua một thời gian thực hiện rộng rãi trong toàn Công ty, Phòng Quản lý kỹ thuật có cập nhật và điều chỉnh một số thông tin trong Hướng dẫn lập báo cáo tháng tư vân giám sát này. Đề nghị các cá nhân, đơn vị xem xét, góp ý, đồng thời phổ biến nội dung trong Hướng dẫn này đến mỗi kỹ sư tư vấn, nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác lập báo cáo tháng nói riêng và các loại báo cáo khác nói chung trong lĩnh vực TVGS và các dịch vụ tư vấn khác của CONINCO.

Sau đây là các hướng dẫn và yêu cầu cho công tác lập báo cáo tháng của TVGS và các báo cáo có nội dung tương tự: I. Đối với báo cáo tháng lập theo QT-24 Giám sát thi công xây dựng, Phụ lục 2-Mẫu báo cáo tháng của Tư vấn giám sát: Mục Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện 1.3 Tên tổ chức

TK xây dựng công trình

- Không viết tắt ‘TK’, hạn chế viết tắt. - Viết tắt có những quy định của nó, trong những hoàn cảnh cụ thể. Khi triển khai đến mỗi báo cáo thì cần bỏ viết tắt. - Trong các báo cáo không nên viết tắt những từ không quá phổ biến như: TK, NT, CĐT, TVTK, KĐ, TN, BPTC, HSĐX,… - Một số từ có thể viết tắt đã thông dụng thì cũng nên hạn chế, ví dụ: Bên A, BQLDA, PMC, PMB, TKKT, BVTC… Tất nhiên tùy theo hoàn cảnh mà dùng thì sẽ dễ hiểu và có lợi.

- Tên tổ chức thiết kế xây dựng công trình. - Cần và nên viết rõ ràng. Ngay cả Tư vấn giám sát cũng không nên lạm dụng viết TVGS vì báo cáo lập có thể được chuyển đến những cơ quan khác, hay công nghệ soạn thảo văn bản cho phép phím tắt để người soạn trực tiếp làm theo ý muốn. - Tên các công ty cũng nên viết đầy đủ, có kèm theo tên viết tắt, sau đó có thể chỉ dùng tên viết tắt. Ví dụ: Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng - CONINCO. Về sau chỉ có thể chỉ dùng CONINCO. - Bên A – bên ký hợp đồng cần thể hiện chi tiết hơn nữa trong báo cáo như Bên A là Chủ đầu tư hay Ban quản lý dự án.

1.4 Tên tổ chức thi công xây dựng công trình: (Ghi tên tổ chức thi công theo hợp đồng)

Nếu có nhiều nhà thầu tham gia thi công xây dựng yêu cầu ghi rõ tên của từng nhà thầu và phần việc/gói thầu/hạng mục cụ thể của từng nhà thầu. Tên nhà thầu xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo yêu cầu ghi tên đầy đủ.

Ví dụ: 1.4.1 Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Nam -COTANA thi công gói thầu số 05: Phần ngầm. 1.4.2 Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Phục Hưng – Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – VINACONEX thi công gói thầu số 06: Phần thân. Tổng công ty VINACONEX thi công phần vách cứng, Công ty Phục Hưng thi công phần kết cấu dầm, sàn và tường bao che. 1.4.3 …

2. Cơ sở thực Ghi rõ các nội dung về hợp - Hợp đồng kinh tế số: … ngày … giữa …

Page 62: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 464

Mục Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện hiện: <Nêu các Luật, Nghị định, Thông tư, tiêu chuẩn chính tại kỳ báo cáo; Hợp đồng, đề cương…>

đồng, đề cương, quyết định thành lập đoàn tư vấn giám sát, tiến độ thi công, biện pháp thi công.

<tên đầy đủ của Chủ đầu tư/Bên A> với Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng-CONINCO về việc … Phụ lục hợp đồng số..., ngày… về việc… (nếu có) - Đề cương Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình được Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án phê duyệt. Bổ sung: - Quyết định số… ngày… của …. về việc thành lập Đoàn tư vấn giám sát - Quyết định số… ngày… của…. về việc bổ sung cán bộ Đoàn tư vấn giám sát. (nếu có) - Tổng tiến độ thi công được Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án phê duyệt ngày… - Tiến độ thi công chi tiết cho gói thầu/phần việc được Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án phê duyệt ngày… - Các biện pháp thi công được Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án phê duyệt ngày…

3.1.3 Giấy phép sử dụng các loại máy móc thiết bị đưa vào công trường.

Ghi rõ các loại giấy phép còn hiệu lực, thời gian còn hiệu lực

Các loại giấy phép cần thiết: - Giấy kiểm định an toàn thiết bị nâng (đối với cần cẩu, vận thang các loại) - Giấy chứng nhận kiểm định hiệu chuẩn (đối với máy toàn đạc, máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, máy siêu âm, thiết bị đo lường…) - Các loại giấy phép khác cho thợ vận hành máy như: Giấy phép thợ lái cẩu, Giấy phép thợ lái máy thi công (máy khoan cọc khoan nhồi, máy xúc, máy đào…), Chứng chỉ thí nghiệm viên, Chứng chỉ thợ hàn… Ví dụ:- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn cần cẩu tháp và vận thang của Công ty Phục Hưng có giá trị đến ngày 21/5/2011 và 30/9/2011. - Giấy chứng nhận kiểm định hiệu chuẩn máy toàn đạc điện tử của Tổng Công ty VINACONEX có giá trị đến ngày 15/1/2012 … Và các biên bản kiểm định đi kèm.

3.1.5. Hệ thống các phòng thí nghiệm mà NT sử dụng cho công trình

- Không viết tắt ‘NT’. - Ghi rõ tên phòng thí nghiệm, loại phòng thí nghiệm cho từng nhà thầu, nếu có thể cả địa chỉ và công tác thí nghiệm.

Ví dụ: - Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng sử dụng phòng thí nghiệm LAS-XD 66 của Trung tâm thí nghiệm và kiểm định xây dựng, địa chỉ số 2B Văn Cao, Ngô Quyền, Hải Phòng. - Công ty cổ phần xây dựng Hồng Hà dầu khí sử dụng phòng thí nghiệm LAS-XD 647 thuộc Công ty cổ phần tư vấn kiểm định Thăng Long thí nghiệm vật liệu phục vụ thi công cọc khoan nhồi thí nghiệm.

3.1.6 Tình hình vật liệu đầu vào, vật tư thiết bị lắp đặt cho công trình, các chứng chỉ hợp

Đề nghị ghi khối lượng vật liệu, thiết bị chính về trong tháng (thép, xi măng, gạch xây, cáp dự ứng lực, điều hoà nhiệt độ…) nếu cần làm rõ thì ghi khối lượng luỹ kế đến thời

Xem mục II.2 Sổ tay Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát hiện trường.

Page 63: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 465

Mục Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện chuẩn cho các loại vật tư vật liệu.

điểm báo cáo.

3.1.7 Biện pháp thi công của NT và sự tuân thủ các biện pháp thi công

- Không viết tắt ‘NT’. - Không nên dùng các thuật ngữ không thể hiện rõ quan điểm, hay quan điểm không rõ ràng như: “Nhìn chung các biện pháp thi công nhà thầu đề ra đều được tuân thủ”. Hay “Về cơ bản thì các nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công đề ra được chủ đầu tư phê duyệt nhưng còn nhiều bất cập.”

- Đề nghị chỉ cần nêu việc tuân thủ biện pháp thi công của các nhà thầu là đạt yêu cầu/không đạt yêu cầu/chấp nhận được hay tuân thủ đúng/không tuân thủ/ chưa tuân thủ biện pháp thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. - Nếu có bất cập thì nêu rõ chưa đạt khâu nào (về máy móc, nhân lực, mặt bằng thi công…) và nhà thầu nào không đạt.

- Nếu yêu cầu Nhà thầu lập biện pháp thi công chi tiết thì phải nêu rõ nhà thầu nào (trường hợp nhiều nhà thầu) và biện pháp thi công chi tiết cho phần việc gì và thời điểm hoàn thành việc trình nộp.

Ví dụ: Đề nghị Công ty VINACONEX 2 lập biện pháp thi công chi tiết Phần điện chiếu sáng nhà B06, B08, B10, Công ty Lạc Hồng lập biện pháp thi công chi tiết phần cọc cừ nhà BB, gói thầu số 32: Xây dựng nhà B trình Chủ đầu tư phê duyệt trước ngày … tháng … năm 2011.

3.1.8 Việc ghi chép nhật ký công trình.

Cần xác định rõ tư vấn giám sát có trao đổi, kiểm tra, theo dõi và xác nhận thường xuyên vào nhật ký công trình (Theo Điều 15 Thông tư 27/2009/TT-BXD).

Ví dụ: - Công ty VINACONEX 2 ghi chép nhật ký thi công đầy đủ, đúng quy định, tư vấn giám sát CONINCO kiểm tra và xác nhận thường xuyên/hàng ngày. - Công ty Lạc Hồng ghi chưa đầy đủ phần nhân lực thi công, khối lượng thi công trong ngày. Tư vấn giám sát thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu khắc phục và ghi vào nhật ký công trình.

3.1.10 Các thay đổi TK trong quá trình thi công.

- Sửa “TK” thành “thiết kế” - Nêu rõ các thay đổi thiết kế này được xác định bằng văn bản nào, bản vẽ nào (củaTtư vấn thiết kế hay của Chủ đầu tư) ghi rõ số hiệu, ngày, tháng. Các thay đổi này đã được thẩm tra hay được Chủ đầu tư phê duyết chấp thuận thi công chưa. - Trường hợp nếu phát hiện sai sót thiết kế hoặc đề xuất sửa đổi, điều chỉnh thiết kế thì nên ghi rõ bên nào phát hiện hay cùng phát hiện, số văn bản, bản vẽ, ngày gửi các bên Tư vấn thiết kế, Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát…

Ví dụ: - Tư vấn giám sát CONINCO có Thư kỹ thuật số 29 ngày 30/1/2011 về việc điều chỉnh vị trí và bổ sung lỗ mở kỹ thuật vách W52 và được tư vấn thiết kế Công ty… -VCC trả lời chấp thuận bằng văn bản ngày 10/2/2011. - Nhà thầu ICON 4 đề xuất bằng công văn số …, ngày… của…. v/v thay đổi chủng loại vật tư thép hình U250 tiêu chuẩn DIN … sang thép hình tương đương U290 tiêu chuẩn JIS… (có tiêu chuẩn đính kèm) nhưng đến nay chưa được tư vấn thiết kế Công ty…-VCC trả lời để nhà thầu có thể nhập vật tư.

Bổ sung nội dung báo cáo về chất lượng công việc hoàn

Yêu cầu bổ sung mục “3.1.11 Nhận xét về chất lượng công việc thi công hoàn thành” và đánh giá chất lượng đạt được

Ví dụ: - Trong tháng nhà thầu A toà nhà CT1 hoàn thành 30 cọc khoan nhồi. Chất lượng thi công theo đúng bản vẽ thiết kế thi công được

Page 64: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 466

Mục Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện thành. cụ thể sau mục 3.1.10 Các

thay đổi thiết kế trong quá trình thi công. Các mục 3.11, 3.12 sẽ là 3.12 và 3.13.

duyệt, đạt tiêu chuẩn TCXDVN 326:2004 Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. - Công tác lắp đặt lưới tiếp địa chống sét của Nhà thầu B toà nhà CT2 đã hoàn thành. Chất lượng thi công đạt yêu cầu đúng theo bản vẽ thiết kế thi công được duyệt, đạt tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 Chống sét cho nhà và công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu.

3.2.1 Khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được tính đến kỳ báo cáo.

Đổi thành mục “3.2.1 Khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện trong tháng báo cáo:… (Chi tiết xem Phụ lục các biên bản nghiệm thu trong tháng …/20..)”

- Nêu khối lượng thực hiện trong tháng báo cáo. - Nêu khối lượng luỹ kế hoàn thành đến tháng báo cáo. - Thống kê các biên bản nghiệm thu chất lượng, nghiệm thu khối lượng trong tháng vào mẫu Phụ lục 2 đính kèm.

3.3.1 và

3.3.2

Tiến độ theo kế hoạch được phê duyệt tính đến kỳ báo cáo và Tình hình thực hiện tiến độ của NT thi công công trình

- Đề nghị gộp 02 nội dung làm một mục “3.1.1 Tình hình thực hiện tiến độ của nhà thầu so với kế hoạch tiến độ được duyệt”. - Khi tiến độ thi công chậm so với tiến độ thi công được duyệt/ hoặc tiến độ thi công do nhà thầu đề xuất theo hồ sơ dự thầu thì báo cáo tháng cần phải nêu rõ chậm khoảng bao nhiêu ngày đối với từng nhà thầu và từng hạng mục chậm.

Ví dụ: - Theo kế hoạch tiến độ thi công phần thân Nhà A của Cty CP Lạc Hồng phải hoàn thành hết sàn F14. Nay Nhà thầu đang thi công sàn F10. TVGS đánh giá tiến độ thi công của Cty CP Lạc Hồng đang bị chậm khoảng 40 ngày so với tiến độ được duyệt. - Tiến độ thi công của Công ty VINACONEX 2 phần điện chiếu sáng nhà B06, B08, B10 đạt tiến độ so với tiến độ thi công điều chỉnh được duyệt.

4.3. Các rủi ro có thể do máy móc thiết bị mang lại.

Thêm đánh giá rủi ro về nhân lực. Mục 4.3 sửa thành là “Các rủi ro có thể do nhân lực, máy móc thiết bị mang lại.”

Các nguồn rủi ro từ nhân lực, thiết bị: Thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu thợ côpha, thợ nông nhà nhiều, thợ không được qua đào tạo tay nghề hay học ATLĐ, số lượng công nhân và cán bộ kỹ thuật thiếu so với Hồ sơ đề xuất… Máy móc thiết bị thi công thiếu, hay không đáp ứng tính năng kỹ thuật mặc dù có đủ chứng chỉ kiểm định, giấy phép theo quy định… Ví dụ: - Nhà thầu … thiếu nhân lực/nhân lực không được đào tạo/hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công. Nghiệm thu nội bộ không đạt yêu cầu nên TVGS phải nghiệm thu nhiều lần.

4.4. Các rủi ro khác có thể mang lại cho công trình …

Lưu ý các nguồn rủi ro khác như: - Biện pháp thi công chi tiết.

Đánh giá rủi ro có thể đem lại: - Công ty… chưa có biện pháp thi công chi tiết phần…, chỉ có biện pháp thi công theo hồ sơ đề xuất. Biện pháp thi công đề xuất đến nay không còn phù hợp, gây khó khăn cho công tác quản lý đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công.

- Không tuân thủ nghiệm Biện - Cty Z: Thiếu lan can, rào chắn an toàn cho

Page 65: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 467

Mục Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện pháp đảm bảo ATLĐ và VSMT.

người và vật rơi tại các vị trí hố thang, cầu thang, mặt ngoài công trình có thể gây tai nạn đáng tiếc. -Công ty M: Không có lưới chống bụi gây phát tán bụi, tiếng ồn ra môi trường.

- Chậm phê duyệt thiết kế/phê duyệt thay đổi thiết kế; Chậm lựa chọn/phê duyệt nhà thầu thi công; Chậm lựa chọn/phê duyệt danh mục vật tư; Nhà thầu chưa lập xong bản vẽ thi công chi tiết/CĐT chưa phê duyệt bản vẽ thi công chi tiết…

- Chậm triển khai các công việc tiếp theo cho dự án/công trình.

- Tiến độ chậm

- Ảnh hưởng đến tiến độ thi công phần việc của các nhà thầu… và các bên liên quan khác. - Làm tăng chí phí của các bên (trước mắt là nhà thầu thi công trực tiếp và tư vấn giám sát), chậm đưa công trình vào khai thác sử dụng, gây khấu hao vô hình…

- Công tác lập bản vẽ hoàn công, lập hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ khối lượng chậm/Chủ đầu tư chậm giải ngân cho các nhà thầu, các gói thầu.

- Gây thiệt hại về kinh tế cho nhà thầu.

6.2 Kiến nghị

Đây là mục “nhậy cảm” của báo cáo nên cần nêu rõ tên đầy đủ của chủ thể được kiến nghị.

Ví dụ: - Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Lạc Hồng cần bổ sung nhân lực có đủ tay nghề kỹ thuật, bổ sung đủ máy móc thi công theo như biện pháp thi công phần thân được chủ đầu tư phê duyệt. - Đối với Công ty TNHH thang máy Thăng Long cần sớm giao nộp biện pháp thi công lắp đặt thang máy nhà CT24 để chủ đầu tư xem xét phê duyệt trước khi thi công. - Đối với đơn vị thi công VINACONE 6 cần sớm lập hồ sơ thanh toán quý III/2011 (khi nhà thầu thi công cũng là chủ đầu tư) - Đối với Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng - CCU sớm trình bản vẽ bổ điều chỉnh sung thiết kế như TKT số 29 ngày 30/1/2011 - Đối với Ban Quản lý dự án Nhà xuất bản Giáo dục: + Đề nghị Ban quản lý dự án yêu cầu các nhà thầu thực hiện các kiến nghị trên của Tư vấn giám sát CONINCO. + Sớm thanh toán cho CONINCO theo công văn số… ngày… đã trình ngày…, tháng… năm…

7 Các phụ lục khác:

Sau trang ký đóng dấu Công ty, tạo trang mới như cột bên

“PHỤ LỤC BÁO CÁO TƯ VẤN GIÁM SÁT THÁNG…/2011 Văn bản, thư kỹ thuật… trao đổi trong tháng. Danh mục các biên bản nghiệm thu trong

Page 66: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 468

Mục Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện tháng. Ảnh hiện trường …

7.1 Thư kỹ thuật hiện trường, công văn, tài liệu, hồ sơ…:

Lập bảng danh mục đầy đủ tất cả thư kỹ thuật, công văn, các văn bản đi, đến, báo cáo tuần, báo cáo tháng TVGS, các báo cáo của nhà thầu thi công, tờ trình phê duyệt mẫu vật tư, văn bản thay đổi thiết kế…v.v trong tháng. Thống kê theo thứ tự ngày, tháng.

Nêu công văn, văn bản, thư kỹ thuật, biên bản, báo cáo tháng, báo cáo tuần, báo cáo kiểm tra năng lực nhà thầu, báo cáo về điều kiện khởi công, thư thiết kế, báo cáo giám sát tác giả của thiết kế và tất cả các loại văn bản, giấy tờ khác có liên quan. Xem bảng Phụ lục 1A và Phụ lục 1B

7.2 Biên bản nghiệm thu

Lập bảng danh mục các biên bản nghiệm thu chất lượng xây dựng, bảng xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành cho nhà thầu trong tháng.

Xem bảng Phụ lục 2

7.3 Ảnh hiện trường

Yêu cầu ảnh rõ nét, lập ít nhất 2 ảnh/trang và phải có chú giải rõ ràng về công việc, vị trí, nhà thầu thi công (nếu có nhiều nhà thầu).

Ví dụ: Ảnh 1 – Thi công đổ bê tông sàn F9, nhà A của Công ty X Ảnh 5 – Thi công lắp đặt máng cáp điện nhẹ, tầng 6 nhà B08, Công ty Y, …

Phụ lục 1A - Danh mục công văn, thư kỹ thuật… của CONINCO trong tháng …/2011

TT Tên tài liệu, ngày Nội dung <ghi trích yếu> Nơi nhận Ngày gửi Ghi chú* 1 Báo cáo TVGS tuần từ

2/1/2011 đến 9/1/2011 Ban Y 9/1/2011 …

2 Thư kỹ thuật số 32, ngày 12/1/2011

Đề nghị Công ty X giao nộp biện pháp thi công nhà B

- Công ty X - Ban Y

12/1/2011 Ví dụ: Nhà thầu đã giao nộp cho Chủ đầu tư vào 19/1/2011, Chủ đầu tư chuyển cho TVGS trong ngày.

… Báo cáo TVGS tuần từ 10/1/2011 đến 17/1/2011

8 Biên bản hiện trường ngày 18/1/2011

Đặt sai cốt thép sàn F09 nhà A

- Công ty X - Ban Y

18/1/2011 19/1/2011

Ví dụ: Công ty X đã khắc phục sửa chữa xong ngày 19/1/2011

10 Công văn số … ngày 21/1/2011

Đề nghị chủ đầu tư thanh toán đợt 2 cho TVGS

Nhà xuất bản Giáo dục

24/1/2011 …

… …

Phụ lục 1B - Danh mục công văn, tài liệu đến CONINCO trong tháng …/2011 TT Tên tài liệu/số/ngày Nội dung Nơi ban hành Ngày đến Ghi chú* 1 Công văn số… ngày… Tăng cường tiến

độ thi công Ban QLDA 10/1/2011 Ví dụ: Đã tổ chức

họp tiến độ giữa Chủ đầu tư, CONINCO và Cty X ngày 15/1/2011 tại công trường.

2 Phiếu xử lý thiết kế số… ngày…

Đồng ý thay đổi thép tương đương

Công ty tư vấn Đại học xây

18/1/2011 …

Page 67: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 469

dựng - CCU … (*): Ghi các kết quả xử lý văn bản, hay các tồn tại chưa được khắc phục.

Phụ lục 2 - Danh mục các biên bản nghiệm thu trong tháng …/2011 TT Số biên bản Ngày Công việc nghiệm

thu Đối tượng nghiệm thu

A Nhà thầu Công ty X, thi công phần hoàn thiện 1 Số: 18/VT-HT/CtyX 02/4/2011 Nghiệm thu vật liệu,

thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng.

Nghiệm thu thiết bị vệ sinh đưa vào công trình.

2 Số: 19/VT-HT/CtyX 10/4/2011 nt Nghiệm thu cửa đi, cửa sổ đưa vào công trình.

3 Số: 25/HT/CtyX 18/4/2011 Nghiệm thu công việc xây dựng.

Nghiệm thu lát nền tầng 17,16,15.

4 Số: 26/HT/CtyX 20/4/2011 Nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh tầng 17,16,15.

… … 12 Bảng xác nhận khối

lượng hoàn thiện hoàn thành đến 25/4/2011

27/4/2011 Nghiệm thu khối lượng thi công hoàn thành

B Nhà thầu Công ty Y, thi công gói thầu điều hoà không khí 1 Số: 01/VT-ĐH/CtyY 05/4/2011 Nghiệm thu vật liệu,

thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng.

Nghiệm thu tôn, phụ kiện chế tạo ống gió.

2 Số: 01/LĐ-ĐH/CtyY 14/4/2011 Nghiệm thu công việc xây dựng.

Nghiệm thu chế tạo ống gió

3 Số: 02/LĐ-ĐH/CtyY 26/4/2011 Nghiệm thu công đoạn xây dựng.

Nghiệm thu lắp đặt ống gió tầng hầm 1

… … C Nhà thầu … <Ghi tên các nhà thầu khác có biên bản nghiệm thu trong tháng> … … … … D Nhà thầu … <Ghi tên các nhà thầu không có nghiệm thu trong tháng> II. Ký sản phẩm Báo cáo tháng của Tư vấn giám sát: - Căn cứ theo Quyết định số 407/2011/QĐ-TGĐ ngày 18/3/2011của Tổng giám đốc về sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm và Quyết định 318/2007/QĐ-CT ngày 23/5/2007 của Tổng giám đốc về ban hành Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm. - Việc ký Báo cáo tháng của Tư vấn giám sát (kể cả Tư vấn quản lý dự án) áp dụng như sau:

+ Trang áp bìa vẫn áp dụng như cũ. + Trang kết luận cuối cùng: <...........Câu cuối cùng trong báo cáo./.> Giám đốc đơn vị: Nguyễn Văn H <ký> Trưởng đoàn TVGS: Trần Hoàng K <ký> <Người ký tiếp sẽ do cấp trên yêu cầu> <ký> (Khi trưởng đoàn và chủ trì là hai người khác nhau thì cùng ký. Mẫu ghi chung là Trưởng Đoàn

TVGS thì cá nhân, đơn vị làm cần căn cứ vào Quyết định nhân sự của HĐKT đó để ghi chức vụ chính xác, khớp theo Quyết định, tương tự là chức vụ khác.)

Nơi nhận: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ,

Page 68: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 470

- Như trên; <hoặc tên> - …; - Lưu: VT, <tên đơn vị>.

THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG – CONINCO

<ký, đóng dấu> III. Các lưu ý khác trong báo cáo tháng tư vấn giám sát: TT Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện 1 Lỗi quy cách sản

phẩm Trình bày đúng quy định, rõ ràng, đẹp nhất có thể.

- Bộ nhận diện thương hiệu CONINCO - Quyết định số 318/2007/QĐ-CT, ngày 25/3/2007 Chương VII- Quy cách sản phẩm. - Các văn bản Nhà nước hiện hành.

2 Lỗi chính tả - Người liên quan lập báo cáo kiểm soát kỹ. - Nếu mẫu sai thì kỹ sư tư vấn phải tự tiến hành sửa lỗi.

Ví dụ về sửa mẫu: 1.3 Tên tổ chức TK xây dựng công trình sửa thành là: 1.3 Tên tổ chức thiết kế xây dựng công trình

3 Lỗi viết tắt tên công ty

Viết đúng, hay chỉ viết tắt khi đã có chú giải, thống nhất kiểu chữ in hoa tên công ty được viết tắt, hay chỗ viết hoa, chỗ không viết trong cùng báo cáo.

Ví dụ: VINACONEX 9, CONINCO,… thay vì Vinaconex9, Coninco,…

4 Lỗi viết tắt các thuật ngữ: CĐT, NT, TVTK…

Chỉ viết tắt sau khi có chú giải.

Ví dụ: Chủ đầu tư (CĐT), Tư vấn thiết kế (TVTK)…

5 Lỗi đánh số báo cáo

- Ghi số báo cáo theo quy định về đánh số sản phẩm theo Quyết định số: 782/2009/QĐ-TGĐ ngày 26/12/2009. - Có thể ghi theo quy định riêng của dự án, đơn vị. - Số báo cáo ghi cả ở trang bìa để thuận tiện cho quản lý và lưu trữ.

Ví dụ: Số: 18-3-1/2010/CONINCO/P.ĐH-BCT Hoặc Số: 7/BCT/T3-2011…

6 Lỗi ghi địa điểm xây dựng

Ghi đúng theo quy định, không ghi gạch nối “-“ ; xã, phường, quận, huyện, tỉnh viết chữ thường, không viết hoa, Hà Nội không ghi kèm Thành phố

Ví dụ: Địa điểm: Lô B7, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. Địa điểm: xã Vân Canh, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

7 Lỗi chất lượng tổng thể của Báo cáo tháng tư vấn giám sát

Nguyên nhân thường xuất phát từ các dự án mà Trưởng đoàn tư vấn giám sát làm trưởng đoàn từ 03 dự án trở lên.

Yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác đào tạo nội bộ, tăng cường quản lý đối với người sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.

8 Lỗi về thời điểm lập báo cáo

Có thể có nhiều nguyên nhân như sau: - Các chủ trì, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc phải lập báo cáo và báo cáo thường xuyên, đúng hạn. - Thiếu người kiểm tra theo quy định. - Thiếu nội dung báo cáo theo

Yêu cầu các đơn vị thực hiện quan tâm hơn nữa đến công tác này. Đề nghị các Phó Tổng giám đốc quản lý trực tiếp đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện.

Page 69: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 471

TT Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/Diễn giải cách thể hiện quy định nhất là các phụ lục. - Lý luận của đơn vị là bên A không cần nhận báo cáo tháng của Cty nên không cần lập hoặc lập sơ sài cho qua. Do vậy đơn vị lập chỉ để lưu văn thư ở đơn vị và phục vụ công tác giải ngân với Cty.

IV. Các lưu ý trong Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn (biểu mẫu BM-07-01) hay các Phiếu trình: TT Nội dung Yêu cầu Hướng dẫn/ Diễn giải cách

thể hiện 1 Ghi thiếu nội dung.

Người kiểm, người có trách nhiệm ký nhưng không tự ghi nội dung kiểm và họ tên, không ghi cả ngày, tháng, năm.

Các cá nhân ghi trong phiếu kiểm phải ghi đầy đủ và phải là chữ viết của cá nhân mỗi người.

Ghi đúng theo quy định trong Quy trình QT-07

2 Ghi thiếu nhận xét về chuyên gia/ CTV

Chủ trì ghi rõ tên chuyên gia/ CTV nếu có sử dụng và đánh giá mức độ hoàn thành công việc, Giám đốc đơn vị ký xác nhận.

Thực hiện đúng theo QT-07

3 Thời gian không khớp nhau. Tính logic về thời gian do mỗi cá nhân viết trong phiếu kiểm cũng không có. Hoặc là báo cáo có số ngày chưa đủ một tháng.

Chủ trì, đơn vị cần xác định và ghi thời gian trong sản phẩm nếu đã rõ, và phải ghi đầy đủ thời gian, cũng như tính logic về thời gian trong phiếu kiểm

Đơn vị tự xác định và phải chịu trách nhiệm về thời gian

4 Cán bộ văn thư của đơn vị tự sửa chữa, bổ sung vào phiếu kiểm

Không được tự ý sửa chữa, thay đổi, bổ sung, làm rõ. Phải là người có trách nhiệm.

Đơn vị phải tự ghi các nội dung, vấn đề vào sản phẩm, phiếu kiểm thay cho việc nói hay báo cáo, điện thoại và văn thư đơn vị nói.

Page 70: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 472

F. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG (THAM KHẢO)

I. QUY ĐỊNH CHUNG I.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Tài liệu này hướng dẫn về hoạt động của nhà thầu giám sát thi công xây dựng đối với tất cả các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng có nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước. Khuyến khích áp dụng Hướng dẫn này đối với các nhà ở riêng lẻ và các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng có nguồn vốn khác. 2. Đối tượng áp dụng Hướng dẫn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam. I.2. Giải thích từ ngữ Trong Hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Giám sát thi công xây dựng công trình là hoạt động dịch vụ tư vấn, thực hiện các công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo hợp đồng với chủ đầu tư. Giám sát thi công xây dựng bao gồm giám sát công tác xây dựng và công tác lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình. 2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực khi giám sát thi công xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động giám sát thi công xây dựng. 3. Cá nhân giám sát thi công xây dựng công trình là người thuộc tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc người hành nghề độc lập về giám sát thi công xây dựng. 4. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình là giấy xác nhận năng lực hành nghề được Sở Xây dựng địa phương cấp cho kỹ sư, người có trình độ cao đẳng, trung cấp có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giám sát thi công xây dựng công trình. 5. Nhà thầu thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức thực hiện xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. 6. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình là nhà thầu thực hiện thiết kế kỹ thuật (trong thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong thiết kế một bước hoặc thiết kế 2 bước) làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu thi công xây dựng công trình theo hợp đồng với chủ đầu tư. I.3 Lựa chọn nhà thầu giám sát thi công xây dựng Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lựa chọn theo các quy định pháp luật đấu thầu hiện hành. I.4. Nguyên tắc giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng 1. Chấp hành nghiêm chỉnh quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về pháp luật xây dựng, các quy định của Nhà nước và của chính quyền địa phương. Tôn trọng pháp luật, công bằng, thành thật, khoa học, giữ gìn lợi ích Nhà nước nhằm phòng ngừa các sai sót dẫn đến công trình bị hư hỏng hay xảy ra sự cố. 2. Không được có quan hệ lệ thuộc với nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư và cũng không được cùng kinh doanh với những đơn vị này. 3. Người đại diện theo quy định pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, kỹ sư giám sát và các giám sát viên đều phải người của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng, không được làm việc ở quan quản lý Nhà nước về xây dựng. 4. Các nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và thi công xây dựng công trình, nhà thầu chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư của công trình đều chịu sự giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng. 5. Không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công khi công trỉnh thuộc các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

6. Không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.

7. Đảm nhiệm công việc giám sát thi công xây dựng một cách độc lập, không được chuyển nhượng, cũng không cho phép những tổ chức tư vấn khác giả mượn danh nghĩa tổ chức tư vấn giám sát của mình để làm công việc giám sát thi công xây dựng.

Page 71: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 473

8. Không được thực hiện quá quyền hạn đã nêu trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng đã ký với chủ đầu tư. 9. Chịu sự quản lý, giám sát của chủ đầu tư và phải định kỳ báo cáo tình hình giám sát thi công xây dựng cho chủ đầu tư. 10. Phải chịu một phần trách nhiệm đền bù vật chất do thiếu sót trong quá trình giám sát gây nên hư hỏng hoặc sự cố công trình theo quy định của hợp đồng giám sát thi công xây dựng. Người trực tiếp giám sát bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, cảnh cáo, kỷ luật, tuỳ theo mức độ vi phạm cá nhân vi phạm còn bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. I.5. Nguyên tắc làm việc của người giám sát thi công xây dựng 1. Học tập quán triệt pháp luật nói chung và pháp luật xây dựng nói riêng. 2. Thực hiện nguyên tắc chí công, tự giác chống lại những tiêu cực trong quá trình thi công xây dựng. 3. Nghiêm túc giám sát thi công xây dựng công trình theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các chỉ dẫn kỹ thuật. 4. Nỗ lực nghiên cứu nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng; giám sát một cách khoa học, lấy số liệu khoa học làm cơ sở để đánh giá chất lượng công trình xây dựng. 5. Tôn trọng sự thật khách quan, phản ánh chân thực tình hình giám sát thi công xây dựng, kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh trên hiện trường. 6. Lắng nghe ý kiến của các nhà thầu chịu sự giám sát của mình; thực hiện chỉ thị của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; kịp thời tổng kết bài học kinh nghiệm, thường xuyên nâng cao trình độ giám sát thi công xây dựng. II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG II.1. Nhiệm vụ nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 1. Bố trí nhân sự đủ điều kiện năng lực theo quy định tại các Điều 51, Điều 55 Nghị định 12/2009/NĐ-CP 2. Bố trí các văn phòng giám sát tại hiện trường có đủ diện tích làm việc, đủ thiết bị văn phòng, bàn ghế, tủ, trang thiết bị, dụng cụ cần thiết cho công tác giám sát thi công xây dựng; trang bị đồng phục về an toàn lao động ghi rõ tên nhà thầu giám sát thi công xây dựng người giám sát thi công xây dựng. 3. Lập, trình bày, thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng, văn phòng giám sát tại hiện trường ngay trong hồ sơ dự thầu và phải thông báo cho chủ đầu tư biết trước khi tổ chức giám sát thi công xây dựng. 4. Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng thi công xây dựng, thiết kế được duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. II.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng; b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng; c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận; d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết; b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình; c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng; d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi; đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát; g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

II.2. Hệ thống quản lý chất lượng thực hiện giám sát thi công xây dựng

Page 72: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 474

1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng phải hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức văn phòng giám sát tại hiện trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của từng dự án, công trình

a) Đối với công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A bắt buộc phải bố trí văn phòng chính và các văn phòng hiện trường. Đối với các dự án nhóm B, C, văn phòng chính có thể kiêm nhiệm vụ của một văn phòng hiện trường. Tùy theo mức độ phức tạp và quy mô của từng dự án và từng gói thầu mà bố trí số lượng văn phòng hiện trường để mỗi văn phòng hiện trường có thể quản lý từ 1-3 gói thầu (tương ứng với 1- 3 nhóm giám sát gói thầu). Mỗi văn phòng phải có ít nhất: 01 kỹ sư giám sát chuyên ngành phù hợp; 01 kỹ sư vật liệu; 01 kỹ sư kinh tế xây dựng hoặc kinh tế và các kỹ sư giám sát chuyên ngành khác tùy thuộc vào quy mô, tính chất đặc điểm và khối lượng thực hiện của dự án, gói thầu. b) Số lượng và cơ cấu nhân sự trong mỗi văn phòng, mỗi gói thầu phải bố trí phù hợp với tiến độ xây dựng (dự án, gói thầu) và phải được chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án được chủ đầu tư ủy quyền phê duyệt trên cơ sở đề xuất và trình của kỹ sư giám sát trưởng. c) Số lượng và cơ cấu nhân sự trong văn phòng chính bao gồm: - Kỹ sư giám sát trưởng; - Bộ phận chuyên môn: kỹ sư giám sát chuyên ngành xây dựng ( công trình dân dụng, công nghiệp, cầu, đường bộ, cảng, đường sắt …) phù hợp với loại công trình trong dự án đầu tư xây dựng. - Kỹ sư chuyên ngành khác: vật liệu, địa chất công trình, thủy văn, môi trường, cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, cơ điện, thông tin, tín hiệu, an toàn giao thông, …) - Kỹ sư quản lý khối lượng, đơn giá và giá thành: kỹ sư kinh tế xây dựng chuyên ngành, kinh tế ….) - Bộ phận văn phòng: các nhân viên bố trí phù hợp theo yêu cầu

c) Số lượng và cơ cấu nhân sự trong văn phòng hiện trường bao gồm: - Kỹ sư thường trú - Bộ phận chuyên môn: kỹ sư giám sát chuyên ngành xây dựng phù hợp loại công trình, hạng mục công trình của các gói thầu được giao - Kỹ sư chuyên ngành khác: vật liệu, địa chất công trình, thủy văn, môi trường, cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, cơ điện, thông tin, tín hiệu, an toàn giao thông, …) - Nhóm giám sát gói thầu: các giám sát viên phù hợp chuyên ngành và tính chất công trình, hạng mục công trình của các gói thầu được giao. - Kỹ sư quản lý khối lượng, đơn giá và giá thành: kỹ sư kinh tế xây dựng chuyên ngành, kinh tế ….) - Bộ phận văn phòng: các nhân viên bố trí phù hợp theo yêu cầu

2. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội dung: a) Nhiệm vụ, nghĩa vụ, quyền hạn chung của nhà thầu giám sát thi công xây dựng; b) Sơ đồ tổ chức phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của kỹ sư giám sát trưởng, kỹ sư thường trú, kỹ sư giám sát chuyên ngành và giám sát viên; nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng giám sát chính và văn phòng hiện trường c) Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, tiến độ thi công, khối lượng và giá thành xây dựng công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường: - Đề cương kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình. - Đề cương kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường các công tác thi công xây dựng. - Đề cương kiểm soát khối lượng hoàn thành và định mức, đơn giá ( nếu được chủ đầu tư thuê) - Công tác giám sát kiểm tra nội bộ hoặt động của các văn phòng giám sát. - Kế hoạch kiểm tra, phúc tra thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế. d) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ; lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) và đột xuất (khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết) tình hình thực hiện dự án gửi chủ đầu tư; phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ đầu tư và với các bên có liên quan; quy trình tham gia giải quyết những sự cố có liên quan đến công trình xây dựng và báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền theo quy định hiện hành; quy trình tiếp nhận, đối chiếu và hướng dẫn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý theo các kết quả kiểm tra, giám định, phúc tra của các cơ quan chức năng và chủ đầu tư.

II.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của kỹ sư giám sát trưởng Kỹ sư giám sát trưởng là người đại diện hợp pháp cao nhất tại hiện trường được nhà thầu giám sát thi công xây dựng ủy quyền trực tiếp quản lý, điều hành văn phòng giám sát chính và các văn phòng giám sát

Page 73: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 475

hiện trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ quy định trong Thông tư này và theo các điều khoản hợp đồng đã ký kết giữa nhà thầu giám sát thi công xây dựng với chủ đầu tư. 1. Kỹ sư giám sát trưởng có nhiệm vụ sau đây:

a) Xác định cơ cấu nhân lực thực hiện giám sát thi công xây công trình và chức năng các thành viên; thành lập văn phòng chính và các văn phòng hiện trường; phân công công việc cho các văn phòng và các thành viên của các văn phòng đó; b) Soạn thảo đề cương và trình tự giám sát thi công và nghiệm thu từng công tác xây dựng; c) Báo cáo trực tiếp tới chủ đầu tư và thông báo cho các đơn vị liên quan về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên các văn phòng, đề cương và trình tự giám sát thi công và nghiệm thu từng công tác xây dựng; d) Giúp chủ đầu tư kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình; đ) Kiểm tra năng lực các nhà thầu phụ mà tổng thầu hoặc nhà thầu chính chọn e) Kiểm tra thiết kế tổ chức thi công, phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch tiến độ thi công g) Thẩm tra danh mục vật liệu,thiết bị cùng quy cách và chất lượng mà nhà thầu thi công xây dựng đưa ra trong hợp đồng thi công xây dựng; h) Kiểm tra chất lượng của vật liệu, cấu kiện và thiết bị, kiểm tra biện pháp an toàn phòng cháy; i) Kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng thi công; nghiệm thu công việc, giai đoạn xây dựng, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình; ký chứng từ thanh toán; k) Đôn đốc, kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng thi công xây dựng công trình và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật l) Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; m) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình; n) Đưa ra chủ trương đối với vấn đề kỹ thuật quan trọng; o) Xem xét và phê chuẩn báo cáo của kỹ sư giám sát thường trú; p) Tổng hợp và lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo quy định hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư. q) Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các văn phòng, các nhóm, các thành viên giám sát theo hợp đồng giám sát thi công xây dựng đã ký; r) Cung cấp cho chủ đầu tư tất cả tài liệu phân tích về đền bù, tranh chấp chất lượng; đề xuất ý kiến có tính quyết định về phía người giám sát.

2. Kỹ sư giám sát trưởng có quyền hạn sau đây: a) Phủ quyết các ý kiến, kết quả giám sát của các thành viên khi không thực hiện đúng với các quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật; b) Phủ quyết các kiến nghị bất hợp lý của nhà thầu thi công xây dựng;

3. Kỹ sư giám sát trưởng có nghĩa vụ sau: a) Chịu trách nhiệm chính trước nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình và chủ đầu tư về quản lý điều hành các văn phòng giám sát tại hiện trường; thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng đã được ký kết. b) Giữ gìn quan hệ mật thiết với chủ đầu tư; c) Quan hệ với người phụ trách các nhà thầu thi công xây dựng, xác định các vấn đề phối hợp công tác và các tài liệu cần cung cấp.

II.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của kỹ sư giám sát thường trú Kỹ sư giám sát thường trú là người đại diện cho kỹ sư giám sát trưởng, quản lý văn phòng giám sát hiện trường, thực hiện các nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng trong phạm vi được kỹ sư giám sát trưởng ủy quyền tại một hoặc một số gói thầu của dự án. II.5. Nhiệm vụ kỹ sư giám sát chuyên ngành và giám sát viên 1. Nhiệm vụ của kỹ sư giám sát chuyên ngành:

a) Giúp kỹ sư giám sát trưởng và kỹ sư thường trú; là cầu nối giữa kỹ sư giám sát trưởng và kỹ sư thường trú với các giám sát viên; b) Thực hiện một số hay toàn bộ các công việc sau: - Thực hiện kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công; - Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu đã được phê duyệt; - Kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ (gọi chung là sản phẩm xây dựng) đưa vào công trường; yêu cầu sửa chữa, khắc phục các khuyết tật của các sản phẩm này (nếu có); - Kiểm tra sự phù hợp vị trí, cao độ, bố cục các công trình với thiết kế tổng mặt bằng;

Page 74: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 476

- Kiểm tra việc thực hiện của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các yêu cầu của kỹ sư giám sát trưởng; - Xử lý những vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình thi công; báo cáo kỹ sư giám sát trưởng hoặc kỹ sư giám sát thường trú về những công việc thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết trước khi ra quyết định; - Nghiệm thu chất lượng, khối lượng và ký xác nhận theo phân công của kỹ sư giám sát trưởng khi nhà thầu thi công xây dựng có phiếu yêu cầu; - Các nhiệm vụ khác do kỹ sư giám sát trưởng phân công. - Bảo quản tất cả các ghi chép về trắc đạc và thí nghiệm, theo dõi tiến độ thực tế; - Cung cấp tất cả các kênh quan hệ tranh chấp và bồi thường thiệt hại, cung cấp tình hình sự thật có liên quan; - Báo cáo kỹ sư giám sát trưởng và kỹ sư giám sát thường trú thường xuyên và định kỳ.

2. Nhiệm vụ của giám sát viên a) Giám sát và trực tiếp kiểm tra theo dõi quá trình thi công của nhà thầu tại hiện trường về việc thực hiện đúng bản vẽ thi công, biện pháp thi công được duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, công trình; b) Báo cáo ngay cho kỹ sư giám sát thường trú hoặc kỹ sư giám sát chuyên ngành và nhắc nhở nhà thầu thi công xây dựng về những sai khác hoặc có nguy cơ sai sót khi thi công so với thiết kế hoặc so với biện pháp thi công được duyệt; c) Phải thường xuyên có mặt tại hiện trường hướng dẫn, nhắc nhở, theo dõi và ghi lại các chi tiết có liên quan đến các hạng mục thi công của nhà thầu theo sự phân công của kỹ sư thường trú; d) Thường xuyên đi xem xét công trình, ghi chép chi tiết tình hình triển khai; luôn nắm chắc tin tức tiến triển toàn diện các công tác thi công trên công trình, kịp thời báo cáo ký sư giám sát chuyên ngành; đ) Chịu trách nhiệm trước kỹ sư giám sát trưởng, kỹ sư giám sát thường trú, kỹ sư giám sát chuyên ngành và pháp luật về những thiếu sót do mình gây ra.

II.6. Giám sát chất lượng thi công xây dựng 1. Yêu cầu của công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng

a) Dự phòng làm chính, khống chế sự việc trước, phòng tránh để không xảy ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng thể hiện bởi các dấu hiệu, biểu hiện xấu. b) Vừa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra nghiêm túc, vừa giúp đỡ tận tình các nhà thầu thi công xây dựng; c) Phải căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm công trình, năng lực kỹ thuật và trình độ quản lý của nhà thầu thi công xây dựng, đề xuất đề cương, trình tự giám sát thi công xây dựng để chủ đầu tư chấp thuận; phải lập thành nội dung điều khoản hợp đồng giám sát thi công xây dựng nêu rõ phạm vi công việc, mức độ thực hiện, phương thức kiểm soát chất lượng quá trình thi công xây dựng d) Phải tôn trọng sự thực, khoa học, công bằng, khiêm tốn, thuyết phục, làm tốt công tác hoà giải, giữ gìn tình cảm của nhà thầu thi công xây dựng, giành được tín nhiệm, tạo lập được uy quyền của giám sát trong quá trình xử lý các vấn đề chất lượng xây dựng công trình; đ) Phải tiến hành kiểm định kỹ thuật đối với công trình sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới, kết cấu mới; phải tiến hành thí nghiệm và lập quy trình giám sát trên cơ sở kết quả kiểm định kỹ thuật.

2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng Thực hiện giám sát với các nội dung quản lý chất lượng của chủ đầu tư trong thi công xây dựng quy định tại Điểu 27 Nghị định 12/2009/NĐ-CP nếu chủ đầu tư giao và ủy quyền, trong đó lưu ý các công việc sau:

a) Kiểm tra, soát xét lại các bản vẽ thiết kế của hồ sơ mời thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, các điều khoản hợp đồng, đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại hoặc điều chỉnh cần thiết (nếu có) trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành; b) Rà soát, kiểm tra tiến độ thi công tổng thể và chi tiết do nhà thầu lập, có ý kiến về sự phù hợp với tiến độ thi công tổng thể; có kế hoạch bố trí nhân sự tư vấn giám sát cho phù hợp với kế hoạch thi công theo từng giai đoạn; c) Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong hồ sơ mời thầu, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành được áp dụng cho dự án, thực hiện thẩm tra bản vẽ thi công do nhà thầu lập và trình chủ đầu tư phê duyệt; d) Căn cứ các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công đã được phê duyệt, các quyết định điều chỉnh, để thẩm tra các đề xuất khảo sát bổ sung của nhà thầu, có ý kiến trình chủ đầu tư quyết định; thực hiện kiểm tra, theo dõi công tác đo đạc, khảo sát bổ sung của nhà thầu; kiểm tra, soát xét và ký phê duyệt hoặc trình chủ đầu tư phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công, biện pháp thi công của những nội

Page 75: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 477

dung điều chỉnh, bổ sung đã được chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp thuận, đảm bảo phù hợp với thiết kế trong hồ sơ mời thầu; đ) Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng; e) Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị (giấy chứng nhận của nhà sản xuất, kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận) của nhà thầu chính, nhà thầu phụ theo hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu; kiểm tra công tác chuẩn bị tập kết vật liệu (kho, bãi chứa) và tổ chức công trường thi công (nhà ở, nhà làm việc và các điều kiện sinh hoạt khác); g) Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng nội bộ của nhà thầu: hệ thống tổ chức và phương pháp quản lý chất lượng, các bộ phận kiểm soát chất lượng (từ khâu lập hồ sơ bản vẽ thi công, kiểm soát chất lượng thi công tại công trường, nghiệm thu nội bộ). h) Kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về chất lượng phòng thí nghiệm hiện trường của nhà thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu; kiểm tra chứng chỉ về năng lực chuyên môn của các cán bộ, kỹ sư, thí nghiệm viên; i) Giám sát chất lượng vật liệu tại nguồn cung cấp và tại công trường theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật. Lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị và sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nhà thầu đưa đến công trường, đồng thời yêu cầu chuyển khỏi công trường; k) Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thi công của từng phần việc, từng hạng mục khi có thư yêu cầu từ nhà thầu theo quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật. Kết quả kiểm tra phải ghi nhật ký giám sát của tổ chức tư vấn giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; l) Giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm, lưu giữ các mẫu đối chứng của nhà thầu; giám sát quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm của nhà thầu và xác nhận vào phiếu thí nghiệm; m) Phát hiện các sai sót thi công, khuyết tật, hư hỏng, sự cố các bộ phận công trình; lập biên bản hoặc hồ sơ sự cố theo quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền giải quyết; n) Kiểm tra đánh giá kịp thời chất lượng, các hạng mục công việc, bộ phận công trình: yêu cầu tổ chức và tham gia các bước nghiệm thu theo quy định hiện hành; o) Xác nhận bằng văn bản kết quả thi công của nhà thầu đạt yêu cầu về chất lượng theo quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu; p) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng lập bản vẽ hoàn công, hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí xây dựng, rà soát và xác nhận để trình chủ đầu tư. q) Tham gia giải quyết những sự cố có liên quan đến công trình xây dựng và giúp chủ đầu tư lập báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành. r) Lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) và đột xuất (khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết) gửi chủ đầu tư. Các nội dung chính cần báo cáo: tình hình thực hiện dự án; tình hình hoạt động của nhà thầu giám sát thi công xây dựng (huy động và bố trí lực lượng, kết quả thực hiện hợp đồng giám sát thi công xây dựng); các đề xuất, kiến nghị. s) Tiếp nhận, đối chiếu và hướng dẫn nhà thầu thi công xây dựng xử lý theo các kết quả kiểm tra, giám định, phúc tra của các cơ quan chức năng và chủ đầu tư. t) Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở theo quy định hiện hành.

II.7. Giám sát thực hiện tiến độ thi công xây dựng 1. Kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt. 2. Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công. Khi cần thiết, yêu cầu nhà thầu thi xây dựng điều chỉnh tiến độ thi công cho phù hợp với thực tế thi công và các điều kiện khác tại công trường, nhưng không làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Đề xuất các giải pháp rút ngắn tiến độ thi công nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng và đảm bảo giá thành hợp lý. 3. Đánh giá, xác định các nguyên nhân, trong đó cần phân định rõ các yếu tố thuộc trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng và các yếu tố khách quan khác, báo cáo chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ của dự án đối với trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài. 4. Thường xuyên kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công xây dựng về nhân lực, thiết bị thi công so với hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu và thực tế thi công; yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng bổ sung hoặc báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư các yêu cầu bổ sung, thay thế nhà thầu, nhà thầu phụ để đảm bảo tiến độ khi thấy cần thiết. II.8. Giám sát khối lượng và giá thành xây dựng công trình

Page 76: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 478

1. Kiểm tra xác nhận khối lượng đạt chất lượng, đơn giá đúng quy định do nhà thầu thi công xây dựng lập, trình, đối chiếu với hồ sơ hợp đồng, thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và thực tế thi công để đưa vào chứng chỉ thanh toán hàng tháng hoặc từng kỳ, theo yêu cầu của hồ sơ hợp đồng và là cơ sở để thanh toán phù hợp theo chế độ quy định. 2. Đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời lên chủ đầu tư về khối lượng phát sinh mới ngoài khối lượng trong hợp đồng, do các thay đổi so với thiết kế được duyệt. Sau khi có sự thống nhất của chủ đầu tư bằng văn bản, rà soát, kiểm tra hồ sơ thiết kế, tính toán khối lượng, đơn giá do điều chỉnh hoặc bổ sung do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, lập báo cáo và đề xuất với chủ đầu tư chấp thuận. 3. Theo dõi, kiểm tra các nội dung điều chỉnh, trượt giá, biến động giá: thực hiện yêu cầu của chủ đầu tư trong việc lập, thẩm định dự toán bổ sung và điều chỉnh dự toán; hướng dẫn và kiểm tra nhà thầu lập hồ sơ trượt giá, điều chỉnh biến động giá theo quy định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Tiếp nhận, hướng dẫn nhà thầu lập lệnh thay đổi và hồ sơ sửa đổi, phụ lục bổ sung hợp đồng. Đề xuất với chủ đầu tư phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có) II.9. Giám sát công tác bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng 1. Kiểm tra hệ thống quản lý an toàn lao động, việc thực hiện và phổ biến các biện pháp, nội quy an toàn lao động cho các cá nhân tham gia dự án của các nhà thầu thi công xây dựng. 2. Kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng do nhà thầu thi công xây dựng lập và phê duyệt. 3. Thường xuyên kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo an toàn lao động tại công trường và không để trẻ em, người không phận sự lọt vào công trường. Đối với công trình giao thông đặc biệt là đối với các công trình thuộc dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng công trình giao thông đang khai thác cần phải có biện pháp rào chắn, báo hiệu và bảo đảm an toàn cho người qua lại công trường. 4. Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu; báo cáo với chủ đầu tư để quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu thi công xây dựng không chịu khắc phục. 5. Phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của công trình theo quy định của pháp luật về lao động. II.10. Giám sát công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng 1. Kiểm tra, giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trên công trường trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị và công trình giao thông, đặc biệt là đối với các công trình thuộc dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng công trình giao thông đang khai thác phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định. 2. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. 3. Đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường đối với trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. II.11. Giám sát trong giai đoạn bảo hành 1. Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế; 2. Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng ; 3. Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình. II.12. Giám sát trong thời hạn bảo trì công trình xây dựng 1. Giám sát công tác kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình đối với trường hợp công trình xây dựng vượt quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền 2. Giám sát và nghiệm thu công tác sửa chữa, tu bổ. 3. Kiểm tra và giám sát việc bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì công trình xây dựng đã được phê duyệt. II.13. Biện pháp giám sát thi công xây dựng công trình 1. Giám sát từ bên ngoài: dùng toàn bộ thời gian hoặc phần lớn thời gian bám sát hiện trường, giám sát hoạt động thi công của nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công; kịp thời yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng sửa chữa những vấn đề khiếm khuyết về chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Page 77: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 479

2. Kiểm tra bằng trắc đạc: trước khi khởi công công trình: kiểm tra, định vị, phóng tuyến công trình; trong quá trình thi công: kiểm tra khống chế tuyến trục và cao độ; khi nghiệm thu, hoàn công công trình: đo kích thước hình học và cao độ của các bộ phận công trình. 3. Đánh giá chất lượng thông qua thí nghiệm: chỉ được đánh giá chất lượng vật liệu, bộ phận công trình, hạng mục hoặc thông qua kết quả thí nghiệm; không được phép chỉ dùng kinh nghiệm, dùng mắt, cảm giác đánh giá chất lượng. 4. Chấp hành nghiêm túc thủ tục giám sát thi công xây dựng: nghiêm túc thực hiện theo trình tự và đề Công trình chưa được kỹ sư giám sát đồng ý khởi công thì không được khởi công, điều đó nhấn mạnh đơn vị thi công phải làm tốt các công tác chuẩn bị trước khởi công. Chưa có xác nhận thanh toán của kỹ sư giám sát, đơn vị thi công chưa được thanh toán công trình, điều đó đảm bảo vị trí quan trọng của kỹ sư giám sát. 5. Mọi yêu cầu, chỉ thị phải thể hiện bằng văn bản: đối với bất kỳ sự việc nào cũng ra chỉ thị bằng văn bản, đồng thời đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị văn bản của người giám sát. 6. Hội nghị hiện trường: Là các vấn đề thảo luận thi công giữa kỹ sư giám sát và đơn vị thi công, khi cần thiết có thể mời đơn vị xây dựng và các thành viên có liên quan tham gia. Quyết định của kỹ sư giám sát trong hội nghị phải thể hiện bằng văn bản. Do vây, kỹ sư giám sát có thể thông qua hội nghị hiện trường ra các chỉ thị có liên quan. 7. Hội nghị chuyên gia: Đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, kỹ sư giám sát có thể triệu tập hội nghị chuyên gia, tiến hành nghiên cứu thảo luận. Dựa vào ý kiến chuyên gia và điều kiện hợp đồng, kỹ sư giám sát kết luận. Như vậy có thể giảm tính phiến diện xử ký các vấn đề kỹ thuật phức tạp của kỹ sư giám sát. 8. Dùng máy tính trợ giúp quản lý: Kỹ sư giám sát sử dụng máy tính là phương tiện tốt nhất hỗ trợ mọi mặt công việc như thanh toán, chất lượng công trình, tiến độ công trình và điều kiện hợp đồng. 9. Đình chỉ thanh toán: Kỹ sư giám sát phải sử dụng đầy đủ quyền về mặt thanh toán trong hợp đồng đã ghi, bất cư hành vi nào của đơn vị thi công không được kỹ sư giám sát đồng ý đều có quyền cự tuyệt thanh toán cho đơn vị thi công, đề ràng buộc đơn vị thi công hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ trong hợp đồng quy định. 10. Gặp gỡ đơn vị thi công: Khi đơn vị thi công không chấp hành yêu cầu của kỹ sư giám sát, tiến hành công việc không theo điều kiện hợp đồng thì kỹ sư giám sát trưởng (hoặc người đại diện) mời người phụ trách chính của đơn vị thi công thông báo tính nghiêm trọng của vấn đề tồn tại và hậu quả có thể xảy ra của đơn vị thi công ở công trình, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục. Nếu vẫn không chấp hành, kỹ sư giám sát có thể tiến một bước kiến nghị lên trên.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VỚI CHỦ ĐẦU TƯ, NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG, NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG III.1. Quan hệ giữa nhà thầu giám sát thi công xây dựng với chủ đầu tư 1. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và chủ đầu tư là quan hệ hợp đồng. Tổ chức tư vấn giám sát phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng đã ký và pháp luật hiện hành, đảm bảo trung thực, khách quan, không vụ lợi và tư vấn để chủ đầu tư không đưa ra những yêu cầu bất hợp lý. Chủ đầu tư không được tự ý thay đổi phạm vi ủy quyền hoặc có những can thiệp làm ảnh hưởng đến tính trung thực khách quan, không vụ lợi của tổ chức tư vấn giám sát. 2. Hợp đồng tư vấn giám sát giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát phải thể hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên. Phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát phải được ghi rõ trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu phù hợp với nội dung ủy quyền trong hợp đồng giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư và phù hợp với các quy định hiện hành. III.2. Quan hệ giữa nhà thầu giám sát thi công xây dựng với nhà thầu thi công xây dựng công trình 1. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và nhà thầu là quan hệ giữa người giám sát và người chịu giám sát. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và theo các quy định hiện hành. 2. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và nhà thầu phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Mỗi bên phải tạo điều kiện cho bên kia thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hợp tác giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, không gây trở ngại hoặc đưa ra các yêu cầu bất hợp lý cho bên kia. Phát hiện và kịp thời cải tiến các tác nghiệp nghiệp vụ, đặc biệt trong các quy định về nghiệm thu, thanh toán để kịp thời giải ngân, thúc đẩy tiến độ của dự án (gói thầu).

Page 78: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 480

b) Nhà thầu phải thông báo kịp thời cho tổ chức tư vấn giám sát bằng văn bản về thời gian, vị trí, nội dung công việc bắt đầu thi công, những công việc đã kết thúc thi công theo quy định của hồ sơ thầu và được hệ thống kiểm tra chất lượng nội bộ kiểm tra đánh giá, chấp thuận. Văn bản thông báo phải gửi trước cho tổ chức tư vấn giám sát ít nhất 24 giờ. c) Khi tổ chức tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu thực hiện các công việc theo đúng hợp đồng, nhà thầu phải thực hiện kịp thời và đầy đủ. d) Tổ chức tư vấn giám sát và nhà thầu cũng như nhân viên của hai bên không được trao đổi bất kỳ lợi ích nào ngoài hợp đồng hoặc trái với luật pháp. e) Trong trường hợp có sự bất đồng giữa tổ chức tư vấn giám sát với nhà thầu mà không tự giải quyết được phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. III.3. Quan hệ giữa nhà thầu giám sát thi công xây dựng vànhà thầu thiết kế xây dựng công trình Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và tổ chức tư vấn thiết kế là mối quan hệ phối hợp trên cơ sở trao đổi, kiểm tra phát hiện sai sót, bổ sung nhằm hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế đã được duyệt trên cơ sở cập nhật những số liệu cần thiết phù hợp với thực tế trong quá trình thực hiện dự án, cụ thể là: 1. Kiểm tra phát hiện sai sót trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hồ sơ mời thầu xây lắp) đã được duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. 2. Trường hợp có thay đổi lớn về thiết kế kỹ thuật (hồ sơ mời thầu xây lắp), tổ chức tư vấn giám sát cần trao đổi với tổ chức tư vấn thiết kế; đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. III.4. Quan hệ giữa nhà thầu giám sát thi công xây dựng với địa phương Tổ chức tư vấn giám sát phải quan hệ chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến dự án trong quá trình xây dựng; tuân thủ pháp luật của Nhà nước, chấp hành các chính sách của địa phương có liên quan đến dự án, tôn trọng phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân địa phương; chú trọng việc kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhất là đối với các dự án nâng cấp, cải tạo. IV. CHẾ ĐỘ, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM V.1. Chế độ, quyền lợi của người thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình 1. Người thực hiện công tác tư vấn giám sát được bố trí nơi ăn nghỉ, văn phòng làm việc, phương tiện đi lại tại hiện trường bao gồm cả trang thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc, dụng cụ bảo hộ lao động, những thiết bị cần thiết để kiểm tra các phần việc thi công của nhà thầu. Kinh phí cho các hạng mục nêu trên được tính trong tổng chi phí tư vấn giám sát trong giá trị của hợp đồng giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát, hoặc chủ đầu tư cung cấp những điều kiện nêu trên nếu trong hợp đồng chưa tính những chi phí này. 2. Thời gian làm việc của người làm công tác tư vấn giám sát thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng và phù hợp với pháp luật lao động. Nếu chủ đầu tư hoặc nhà thầu yêu cầu tư vấn giám sát làm việc thêm giờ trong những giai đoạn thi công cao điểm, thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thỏa thuận với tổ chức tư vấn giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật lao động về việc trả lương ngoài giờ cho tư vấn giám sát. 3. Trường hợp dự án bị kéo dài thời gian so với tiến độ quy định trong kế hoạch đấu thầu, hợp đồng không phải do lỗi của tư vấn giám sát, thì các chi phí phát sinh cho tư vấn giám sát do thời gian kéo dài được chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát thương thảo, thống nhất để thanh toán bổ sung vào hợp đồng đã được ký kết giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát theo các quy định hiện hành bao gồm cả chi phí nêu tại Khoản 1 mục này. 4. Tổ chức tư vấn giám sát thực hiện tư vấn giám sát thi công dự án hoặc công trình mà dự án, công trình trong dự án được xét là công trình đạt chất lượng cao của Nhà nước, hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu thì tổ chức tư vấn giám sát đó sẽ được khen thưởng và được ưu tiên trong việc tuyển chọn thực hiện tư vấn giám sát ở các công trình tiếp theo. IV.2. Xử lý vi phạm Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức và các cá nhân tham gia công tác tư vấn giám sát thi công dự án xây dựng trong ngành giao thông sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, ngoài ra còn bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây: 1. Tổ chức tư vấn giám sát bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm hợp đồng đã ký với chủ đầu tư tùy theo mức độ sẽ không được tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng từ 06 tháng đến 01 năm. 2. Buộc phải thay thế người giám sát nếu không đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định; không được tham gia giám sát thi công xây dựng từ 06 tháng đến 01 năm, nếu bị phát hiện có lỗi vi phạm khi thực

Page 79: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 481

hiện nhiệm vụ như vi phạm đạo đức của người giám sát thi công xây dựng, bỏ qua những sai sót của nhà thầu, lợi dụng quyền hạn để tư lợi và các vi phạm khác chưa đến mức thu hồi chứng chỉ. 3. Người giám sát thi công xây dựng bị thu hồi chứng chỉ nếu có sai phạm lớn như vi phạm đạo đức tư vấn, cố ý làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng và chất lượng thi công theo quy định của dự án và pháp luật. 4. Trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có các vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của chủ đầu tư thì phải bồi thường thiệt hại và bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Page 80: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 482

G. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH G1. MỘT SỐ THÔNG SỐ CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH Công trình thủy điện Đăk R’Tih nằm trên địa phận xã Nhân Cơ - huyện Đăk R’Lấp và xã Quảng Thành, xã Đak Nia - thị xã Gia nghĩa - tỉnh Đăk Nông. Nằm gần đường quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 220km về hướng Tây Bắc. Công trình thủy điện Đăk R’Tih nằm trên suối Đăk R’Tih, là nhánh suối bờ phải sông Đồng Nai và đổ vào sông Đồng Nai ngay sau hạ lưu nhà máy thủy điện Đồng Nai 4. Vị trí tuyến đập gần quốc lộ 14, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 6km. Vị trí nhà máy bậc trên ngay tại chỗ hợp lưu của suối Đăk R’Tih và suối Đăk Nông. Tuyến đập bậc dưới cách nhà máy bậc trên khoảng 1,5km về phía hạ lưu, nhà máy bậc dưới nằm ở bờ phải sông Đồng Nai. Thời gian để thực thi dự án dự kiến là 04 năm sau khi hoàn thành Thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ mời thầu. Trong đó, 01 năm cho các công tác chuẩn bị, đấu thầu, ký kết hợp đồng và 03 năm xây dựng công trình chính. Tổng tiến độ thi công công trình được hoạch định là 36 tháng. Kế hoạch thi công đã chỉ ra rằng các hoạt động căng thẳng tập trung chủ yếu ở hạng mục Đường hầm bậc dưới và Nhà máy (cả hai bậc). I. Các hạng mục công trình bậc trên: I.1 Khu đầu mối bậc trên: Các hạng mục công trình bậc trên bao gồm: Đập chính; Đập tràn; Đập phụ số 1, 2, 3; Kênh nối số 1, 2, 3; Kênh dẫn vào Cửa lấy nước; Cửa lấy nước; Đường ống áp lực; Ngách thi công; Nhà máy - Trạm phân phối. 1) Đập chính: Bố trí trên sông Đăk R’Tih về phía thượng lưu thác Diệu Thanh, phần chân đập hạ lưu cách thác khoảng 30m. Đập có kết cấu là đập đồng chất. Phía thượng lưu đập có Kênh nối số 1 và hạ lưu đập có thác nước nên tại thượng, hạ lưu đập đều bố trí lăng trụ đá, nhằm mục đích giảm chiều dài đáy đập. Đập chính có chiều cao 40,5m; Mái đập thượng lưu có hệ số mái dốc từ 1:3,25 đến 1:3,75 được gia cố bằng đá lát khan có chiều dày 1,0m; Mái đập hạ lưu có hệ số mái dốc từ 1:3,00 đến 1:3,50 được bảo vệ bằng trồng cỏ. 2) Đập tràn: được bố trí ở vai phải đập chính. Kênh dẫn xuất phát từ mép nước bờ trái sông, cách đoạn sông cong 120m, sau đó chạy cắt ngang sườn đồi vai phải đập chính và đổ ra sông Đăk R’Tih ngay dưới thác Diệu Thanh. Kiểu đập tràn là loại thực dụng Ophixerop. Khả năng xả của tràn ứng với tần suất lũ p = 0,5% là 2.360m3/s. Tràn điều tiết bằng ba khoang cửa, chiều rộng mỗi khoang là bxh = 10,0m x 11,5m 3) Đập phụ số 1: nằm trên dòng suối Dak Dung, ở bờ phải sông Đăk R’Tih, cách tuyến đập chính khoảng 1,5km về phía Tây. Tính đến cao trình MNDBT 618m, đập có chiều dài xấp xỉ 700m, chiều cao 39,50m. Kết cấu là đập đồng chất với lăng trụ đá thoát nước ở hạ lưu. 4) Đập phụ số 2: nằm trên dòng suối Nghĩa Phú. Nhìn từ thượng lưu có vai phải nối liền với đập phụ số 1, vai trái nối với sườn đồi kề cận với đường quốc lộ 14. Tính đến cao trình MNDBT 618m, đập có chiều dài xấp xỉ 460m, chiều cao lớn nhất 38,50m. Kết cấu là đập đồng chất với lăng trụ đá thoát nước ở hạ lưu. 5) Đập phụ số 3: Tính đến cao trình MNDBT 618m, đập có chiều dài xấp xỉ 640m, chiều cao lớn nhất 55,80m. Kết cấu là đập đồng chất với lăng trụ đá thoát nước ở hạ lưu. Các đập phụ số 1, 2, 3 đều có hệ số mái dốc là: Thượng lưu từ 1:3,25 đến 1:3,75 được gia cố bằng đá lát khan có chiều dày 1,0m; Hạ lưu từ 1:3,00 đến 1:3,50 được bảo vệ bằng trồng cỏ. 6) Kênh nối số 1: Được đào từ khe cạn ở thượng lưu đập chính, cách vai trái đập khoảng 400m, qua yên ngựa, có chiều dài 450m, đáy rộng 10,0m 7) Kênh nối số 2: Bố trí cách hai vai của đập phụ số 1 và 2 khoảng 400m về phía thượng lưu. Kênh được đào qua dải đồi có cao độ khoảng 631m, kéo dài thao hướng Bắc - Nam, có chiều dài 425m, đáy rộng 5,0m 7) Kênh nối số 3: Được đào qua yên ngựa cắt qua quốc lộ 14 có cao độ khoảng 624m, có chiều dài 1191m, đáy rộng 5,0m. I.2 Tuyến năng lượng bậc trên: Kênh dẫn vào cửa lấy nước và cửa lấy nước được thiết kế trên cơ sở lưu lượng chảy qua tuabin. Cuối kênh dẫn vào có bố trí một bể áp lực.

Page 81: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 483

1) Kênh dẫn: có dạng chữ S, chạy lượn theo đường chia nước giữa lưu vực sông Đăk R’Tih và suối Đăk Nông, có hướng chung Bắc - Nam. Đáy kênh có cao độ 599m. 2) Cửa nhận nước: 3) Đường ống áp lực: Có chiều dài 471,80m; Đường kính ống D=3,50m với độ dốc dọc i=0,70 4) Nhà máy và Trạm phân phối: Đặt ở chận đồi, gần hợp lưu giữa sông Đăk R’Tih và suối Đăk Nông. Nhà máy và Trạm phân phối được bố hở ngoài trời. Trạm phân phối đặt ngay sau cửa lấy nước do điều kiện địa hình không cho phép bố trí cạnh nhà máy. Thông số kỹ thuật đập dâng TT Thông số kỹ thuật Đập chính Đập phụ số 1 Đập phụ số 2 Đập phụ số 3 1 Loại đập Đất đồng chất,

lăng trụ đá thượng và hạ lưu

Đất đồng chất, lăng trụ đá hạ lưu

Đất đồng chất, lăng trụ đá hạ lưu

Đất đồng chất, lăng trụ đá hạ lưu

2 Cao trình đỉnh đập 620,80m 620,80m 620,80m 620,80m 3 Chiều dài đỉnh đập 551,50m 670,00m 456,40m 743,50m 4 Chiều rộng mặt đập 9,00m 9,00m 9,00m 9,00m 5 Chiều cao đập lớn nhất 40,50m 39,50m 38,50m 55,80m 6 Độ dốc mái (Phần đắp

đất)

Thông số kỹ thuật kênh nối, kênh dẫn TT Thông số kỹ thuật Kênh nối số 1 Kênh nối số 2 Kênh nối số 3 Kênh dẫn 1 Cao trình đáy kênh 599,00m 599,00m 599,00m 599,00m 2 Chiều rộng đáy kênh 10,00m 5,00m 5,00m 5,00m 3 Chiều dài theo đáy kênh 450,00m 423,80m 1.191,00m 1.406,00m 4 Hệ số dốc mái kênh 0,00 0,00 0,00 0,07 5 Độ dốc đáy kênh 1:3,0; 1:2,5; 1:2,0 1:3,0; 1:2,5; 1:2,0 1:3,0; 1:2,5; 1:2,0 1:3,0; 1:2,5;

1:2,0 Thông số kỹ thuật đập tràn, Cửa nhận nước TT Thông số kỹ thuật Đập tràn Cửa lấy nước 1 Loại đập Tràn Ophixerop 2 Cao độ ngưỡng tràn 606,50m 3 Kích thước cửa van 3x(10,00x11,50)m 4 Lưu lượng thiết kế 2.360,00m3/s 50,00m3/s 5 Lưu lượng lớn nhất qua tràn 2.288,00m3/s 6 Cao độ ngưỡng vào 592,00m 7 Kích thước lưới chắn rác (7,00x6,50)m II. Các hạng mục công trình bậc dưới: Các hạng mục công trình bậc dưới bao gồm: Đập chính-đập tràn kết hợp; Cửa lấy nước; Đường hầm; Tháp điều áp; Ngách thi công; Nhà máy và Trạm phân phối. II.1 Khu đầu mối bậc dưới: 1) Đập chính-đập tràn: Vị trí nằm trên suối Đăk R’Tih, cách nhà máy bậc trên 1,50km về phía hạ lưu. Đập tràn kết hợp cùng đập chính làm công trình đang nước. Đập tràn có mặt cắt thực dụng dạng Ophixerop. Đập tràn không cửa, được thiết kế có chiều rộng 100,00m chiều cao lớn nhất 37,00m. Lưu lượng xả qua tràn ứng với tần suất thiết kế p=0,50% là 3.330m3/s. Cao độ đỉnh tràn là 415,00m. II.2 Tuyến năng lượng bậc dưới: 1) Cửa nhận nước: Nằm cách đập chính khoảng 110,0m về phía thượng lưu bờ trái. 2) Đường hầm dẫn nước: Dài 2705,00m với đường kính hầm là 4,80m hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm bên dưới các dải đồi có cao độ 550 - 600m 3) Giếng điều áp: Có chiều cao 58,00m đường kính tháp 10,50m. 4) Đường ống áp lực: Dài 214,00m đường kính 4,30m.

Page 82: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 484

5) Nhà máy và Trạm phân phối: Nhà máy nằm trên sông Đồng Nai, Nhà máy và Trạm phân phối được bố hở ngoài trời do điều kiện địa hình không cho phép. Trạm phân phối đặt ở phía trên và cách nhà máy khoảng 100,00m. Thông số kỹ thuật đập tràn, Cửa lấy nước, Đường hầm TT Thông số kỹ thuật Đập tràn Cửa lấy nước Đường hầm 1 Loại đập Tràn tự do,

Ophixerop

2 Cao độ ngưỡng tràn 415,00m 3 Lưu lượng thiết kế 3.330,00m3/s 67,00m3/s 4 Lưu lượng lớn nhất qua tràn 3.330,00m3/s 6 Cao độ ngưỡng vào 402,00m 7 Kích thước lưới chắn rác (7,00x7,50)m 8 Đường kính đường hầm 4,80m 9 Chiều dài đường hầm 2.705,00m Đường ống áp lực, Nhà máy và Trạm phân phối (cả 2 bậc) TT Thông số kỹ thuật Đường ống áp

lực bậc trên Đường ống áp lực bậc dưới

Nhà máy, Trạm phân phối bậc trên

Nhà máy, Trạm phân phối bậc dưới

1 Đường kính đường ống 3,50m 4,30m 2 Chiều dài đường ống 471,80m 214,00m 3 Độ dốc đường ống 0,70 4 Loại nhà máy Ngoài trời Ngoài trời 5 Cao trình sàn máy 420,00m 311,00m 6 Cao trình sàn lắp máy 425,00m 327,00m 7 Cao trình đặt tuabin 0,00 0,00 409,00m 302,00m 8 Số tổ máy x Công suất 2 x 41 MW 2 x 31 MW 9 Lưu lượng thiết kế 50,00m3/s 67,00m3/s 10 Kích thước nhà máy (dài

x rộng) (40,0 x 17,0)m (40,0 x 14,0)m

11 Kích thước trạm phân phối

(79,0 x 83,0)m (55,0 x 69,0)m

G2. DANH MỤC QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG Hạng mục Trích yếu nội dung

ĐKKTTCXD Điều kiện kỹ thuật thi công xây dựng Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Chặn dòng tháng 2/2009

Báo cáo chặn dòng tháng 2/2009 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Dẫn dòng mùa lũ năm 2010

Báo cáo sơ đồ dẫn dòng mùa lũ năm 2010-Giai đoạn bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 231/QĐ-TCT ngày 25/5/2010

Báo cáo sơ đồ tích nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Quy trình kỹ thuật nạp nước đường hầm lần 1

Quy trình kỹ thuật nạp nước đường hầm lần 1-Công trình thủy điện Đăk R’Tih-Bậc trên và bậc dưới được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 574.QĐ/BQL.DaH ngày 22/4/2011

Điều kiện kỹ thuật khởi động tổ máy

Điều kiện kỹ thuật khởi động tổ máy 2 bậc trên và tổ máy 1 bậc dưới-Công trình thủy điện Đăk R’Tih được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 582.QĐ/BQL.DaH ngày 23/4/2011

Đập tràn-Bậc trên

Công tác đào, đắp, neo đá, thiết bị quan trắc, công tác khoan phụt, công tác thoát nước ngầm, thiết bị quan trắc được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT

Page 83: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 485

ngày 25/10/2008 Công tác bê tông thân tràn, công tác cốt thép thân tràn; Công tác bê tông mũi phun,

công tác cốt thép mũi phun; Công tác bê tông mái hố xói, công tác cốt thép mái hố xói; Công tác bê tông dốc nước, công tác cốt thép dốc nước; Phụ lục tính toán ổn định và kết cấu; Công tác bê tông tường hướng dòng, công tác cốt thép tường hướng dòng được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Công tác bê tông thân tràn, công tác cốt thép thân tràn đến cao độ +603,75; Công tác bê tông thân tràn (Sửa đổi), công tác cốt thép thân tràn đến cao độ +608,10 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 167/QĐ-TCT ngày 28/4/2009

Công tác bê tông thân tràn (Sửa đổi lần 4), Công tác cốt thép thân tràn đến cao độ +614,00; Công tác cốt thép thân tràn đến cao độ +618,00; Công tác bê tông tường hướng dòng (Sửa đổi lần 1), công tác cốt thép tường hướng dòng đến cao độ +620,80; Công tác bảo vệ mái được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009

Công tác bê tông thân tràn (Sửa đổi lần 5); Công tác cốt thép thân tràn đến cao độ +620,80; Cầu giao thông; Phụ lục tính toán Cầu giao thông được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 277/QĐ-TCT ngày 24/8/2009

Nhà dầu áp lực; Dầm cầu trục chân dê được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Dầm cầu trục chân dê (Sửa lần 1) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TCT ngày 30/01/2010

Công tác bê tông thân tràn (Sửa đổi lần 6); Công tác cốt thép thân tràn (Sửa đổi lần 4) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 231/QĐ-TCT ngày 25/5/2010

Nhà vận hành; Nhà vận hành (Sửa đổi lần 1); Công tác bê tông nút cống dẫn dòng; Nhà dầu áp lực-Công tác hoàn thiện; Thước đo mực nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Công tác bê tông thân tràn (Sửa đổi lần 7); Công tác cốt thép thân tràn (Sửa đổi lần 5); Lan can và nắp đậy rãnh cáp tại cao độ 620,80 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 10/6/2011.

Đập chính-Bậc trên

Công tác đào, đắp, thiết bị quan trắc, công tác khoan phụt được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT ngày 25/10/2008

Công tác dẫn dòng thi công được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Công tác bảo vệ mái được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009

Đập chính, Đập tràn-Bậc trên

Công tác hoàn thiện đỉnh đập được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 282/QĐ-TCT ngày 12/7/2010

Kênh nối số 1-Bậc trên

Công tác đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT ngày 25/10/2008

Công tác thoát nước và trồng cỏ bảo vệ mái được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Đập phụ số 1-Bậc trên

Công tác đào, công tác đắp, thiết bị quan trắc được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Công tác bảo vệ mái; Công tác hoàn thiện được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009

Đê quây Đập phụ số 1-Công tác đắp được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-TCT ngày 30/11/2009

Phụ lục tính toán: Tính ổn định đê quây được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TCT ngày 30/01/2010

Kênh nối số 2-Bậc trên

Công tác đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT ngày 25/10/2008

Công tác thoát nước và trồng cỏ bảo vệ mái được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Đập phụ số 2-Bậc trên

Công tác đào, công tác đắp, thiết bị quan trắc được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Page 84: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 486

Công tác bảo vệ mái; Công tác hoàn thiện được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009.

Kênh và Hầm nối số 3-Bậc trên

Công tác đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Công tác đào ngầm (Sửa đổi lần 2); Công tác thoát nước và trồng cỏ bảo vệ mái được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Công tác bê tông hầm; Công tác cốt thép hầm được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-TCT ngày 30/11/2009

Công tác bê tông tường hướng dòng, Công tác cốt thép tường hướng dòng được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Công tác bê tông cửa ra, cửa vào; Công tác cốt thép cửa ra, cửa vào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 231/QĐ-TCT ngày 25/5/2010

Phần cửa ra, lý trình KN3 0+310,0 ÷ KN3 0+390,0 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 251/QĐ-TCT ngày 15/6/2010.

Công tác bê tông cửa vào, cửa ra (Sửa đổi lần 1); Công tác cốt thép cửa vào, cửa ra (Sửa đổi lần 1) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 342/QĐ-TCT ngày 10/8/2010

Công tác đắp cửa vào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Đập phụ số 3-Bậc trên

Công tác đào, công tác đắp, thiết bị quan trắc được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Công tác bảo vệ mái; Công tác hoàn thiện được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009

Kênh dẫn vào CLN-Bậc trên

Công tác đào, đắp mái ngoài kênh, thoát nước trồng cỏ mái ngoài kênh, đường vận hành được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Công tác thoát nước và trồng cỏ bảo vệ mái trong kênh được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Cửa lấy nước- Bậc trên

Công tác đào, công tác gia cố mái được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Phụ lục tính toán: Tính cao trình đỉnh Cửa lấy nước-Bậc trên được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009

Công tác đắp; Công tác bê tông; Phụ lục tính toán: Tính thấm và ổn định mái đắp Cửa lấy nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 277/QĐ-TCT ngày 24/8/2009

Công tác bê tông (Phần bổ sung); Công tác cốt thép từ cao độ +591,0 đến cao độ +601,5 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Công tác cốt thép từ cao độ +591,0 đến cao độ +601,5 (Các bản vẽ thay thế cho tập bản vẽ cùng tên xuất bản tháng 8/2009); Công tác cốt thép từ cao độ +601,5 đến cao độ +605,0 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-TCT ngày 30/11/2009

Công tác cốt thép từ cao độ +605,0 đến cao độ +609,0; Công tác cốt thép từ cao độ +609,0 đến cao độ +612,5; Công tác cốt thép từ cao độ +612,5 đến cao độ +616,4; Công tác cốt thép từ cao độ +616,4 đến cao độ +618,9; Công tác bê tông tường hướng dòng, Công tác cốt thép tường hướng dòng; Phụ lục tính toán: Tính ổn định và kết cấu tường hướng dòng được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TCT ngày 30/01/2010

Công tác bê tông cửa lấy nước (Sửa đổi lần 4), Công tác cốt thép cửa lấy nước từ cao độ +618,9 đến cao độ +620,8 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Công tác bê tông đợt 2; Thiết bị quan trắc (Hiệu chỉnh lần 1) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 342/QĐ-TCT ngày 10/8/2010.

Công tác đắp; Tường chắn đất được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 379/QĐ-TCT ngày 20/9/2010

Công tác trồng cỏ và thoát nước; Thước đo mực nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Nắp đậy khe phai; Phao chắn vật nổi; Nhà vận hành được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 10/6/2011.

Trạm phân Công tác đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 167/QĐ-TCT ngày

Page 85: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 487

phối-Bậc trên 28/4/2009 Phần kết cấu xây dựng-Đợt 1: Thuyết minh, Khối lượng vật liệu, Bản vẽ; Phần kết cấu

xây dựng-Đợt 2: Thuyết minh, Khối lượng vật liệu, Bản vẽ; Phần kết cấu xây dựng-Báo cáo hiệu chỉnh (Theo Công văn số 2806/TV2-TTĐ của Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2); Phần kết cấu xây dựng-Báo cáo hiệu chỉnh (Theo Công văn số 05/BQL.DaH/QLDA2 của Ban QLDA Thủy điện Đăk R’Tih); Đường dây 220kV Nhà máy thủy điện Đăk R’Tih-Phần kết cấu xây dựng, Đợt 2: Thuyết minh, Khối lượng vật liệu, Bản vẽ được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Đường hầm áp lực-Bậc trên

Công tác đào và gia cố tạm được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Công tác đào và gia cố tạm từ điểm PEN2 đến điểm PEN3 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 167/QĐ-TCT ngày 28/4/2009

Đường hầm áp lực (hiệu chỉnh)-Tập 1: Bản vẽ thi công đào và gia cố tạm được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Tập 1.1: Bản vẽ kết cấu vỏ chống cố định được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Ngách phụ thi công

Công tác thi công ngách phụ được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Tập 2: Bản vẽ thi công ngách phụ được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Nhà máy-Bậc trên

Công tác đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT ngày 25/10/2008

Công tác đào phần trên cao độ +424,8 (Sửa đổi lần 5); Công tác đào phần dưới cao độ +424,8 (Sửa đổi lần 1); Công tác gia cố phần trên cao độ +424,8 (Sửa đổi lần 2); Công tác gia cố phần dưới cao độ +424,8; Công tác thoát nước và trồng cỏ trên cao độ +424,8 (Sửa đổi lần 1); Đê quây hạ lưu được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009

Công tác bê tông dưới cao độ +425,1; Công tác cốt thép đến cao độ +404,5 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Công tác bê tông sàn lắp máy (Từ cao độ +415,0 đến cao độ +425,0), Công tác cốt thép sàn lắp máy (Từ cao độ +415,0 đến cao độ +425,0); Công tác bê tông giai đoạn 2 (Từ cao độ +401,18 đến cao độ +406,00), Công tác cốt thép giai đoạn 2 (Từ cao độ +401,18 đến cao độ +406,00) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-TCT ngày 30/11/2009

Công tác cốt thép đến cao độ +409,0 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TCT ngày 30/01/2010

Công tác bê tông giai đoạn 2 (từ cao độ +406,0 đến cao độ +411,5), Công tác cốt thép giai đoạn 2 (từ cao độ +406,0 đến cao độ +411,5); Công tác cốt thép đến cao độ +414,0; Công tác đào phần trên cao độ +424,8 (Sửa đổi lần 6) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Công tác bê tông sàn lắp máy (Sàn 420,0 và sàn 425,1), Công tác cốt thép sàn lắp máy (Sàn 420,0 và sàn 425,1); Công tác cốt thép khu vực gian lắp máy (Từ cao độ +415,0 đến cao độ +425,1-Hiệu chỉnh); Công tác cốt thép đến cao độ +425,1; Công tác cốt thép cầu thang (Các bản vẽ sửa đổi lần 1); Công tác cốt thép sàn 416,0 và sàn 420,0 (Từ trục D đến trục E); Công tác bê tông kênh xả được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 282/QĐ-TCT ngày 12/7/2010

Thiết bị quan trắc; Công tác bê tông đến cao độ 425,10 (Các bản vẽ hiệu chỉnh lần 1); Công tác cốt thép khu vực gian lắp máy từ cao độ 415,00 đến cao độ 425,10 (Các bản vẽ hiệu chỉnh lần 2); Công tác bê tông giai đoạn 2 (Từ cao độ +411,50 đến cao độ +417,50); Công tác cốt thép giai đoạn 2 (Từ cao độ +411,50 đến cao độ +413,79) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 342/QĐ-TCT ngày 10/8/2010

Công tác bê tông cốt thép tường cầu thang; Công tác cốt thép trên cao độ +425,10; Công tác cốt thép cột được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 379/QĐ-TCT ngày 20/9/2010.

Công tác bê tông dưới cao độ 425,10; Công tác cốt thép đến cao độ 418,50; Công tác

Page 86: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 488

cốt thép giai đoạn 2 (Từ cao độ 413,79 đến cao độ 417,50); Công tác bê tông cốt thép sàn máy biến áp tại cao độ 425,00; Công tác bê tông cốt thép trên cao độ 425,10; Công tác cốt thép dầm; Kết cấu vì kèo (Sửa lần 1) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Công tác hoàn thiện nhà máy; Công tác bê tông cốt thép trên cao độ 425,10; Công tác bê tông cốt thép bể dầu; Công tác bê tông cốt thép bể phốt; Công tác bê tông cốt thép tường chống cháy; Công tác bê tông cốt thép tường thang máy; Công tác kết cấu thép nắp đậy; Công tác kết cấu thép thang lên cầu trục; Công tác kết cấu thép tay vịn cầu thang bộ được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 10/6/2011.

Cửa lấy nước- Bậc dưới

Công tác đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT ngày 25/10/2008

Công tác bê tông (Sửa đổi lần 3); Công tác cốt thép từ cao độ +400,5 đến cao độ +407,30; Công tác cốt thép từ cao độ +407,3 đến cao độ +410,50 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 277/QĐ-TCT ngày 24/8/2009

Công tác cốt thép từ cao độ +410,5 đến cao độ +416,5 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Phụ lục tính toán: Tính ổn định và kết cấu tường hướng dòng được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TCT ngày 30/01/2010

Công tác cốt thép cửa lấy nước (từ cao độ 416,5 đến cao độ +423,5); Công tác bê tông cửa lấy nước (Sửa đổi); Công tác cốt thép cửa lấy nước-Đoạn chuyển tiếp (Sửa đổi) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Công tác bê tông (Sửa đổi lần 5); Công tác bê tông cốt thép tường hướng dòng (Sửa đổi lần 1) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 231/QĐ-TCT ngày 25/5/2010

Công tác đắp cửa lấy nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 282/QĐ-TCT ngày 12/7/2010

Công tác bê tông đợt 2; Tường chắn được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 342/QĐ-TCT ngày 10/8/2010

Phao chắn vật nổi; Nhà vận hành (Sửa đổi lần 1); Thước đo mực nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Nắp đậy khe phai; Rào chắn ở cao độ 425,50 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 10/6/2011.

Đập tràn-Bậc dưới:

Công tác đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Công tác đào phần trên cao độ +423,3; Công tác gia cố mái phần trên cao độ +423,3-Vai trái (Sửa đổi lần 1); Công tác đào phần dưới cao độ +423,3 (Sửa đổi lần 2), Đê quây và Cống dẫn dòng thi công (Sửa lần 1) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 167/QĐ-TCT ngày 28/4/2009

Công tác khoan phụt; Công tác khoan thoát nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 208/QĐ-TCT ngày 17/6/2009

Công tác đào phần trên cao độ +423,3 (Sửa lần 4); Công tác đào phần dưới cao độ +423,3 (Sửa lần 3); Công tác bê tông cống dẫn dòng (Sửa lần 1), Công tác cốt thép cống dẫn dòng (Sửa lần 1); Công tác khoan phụt (Sửa lần 1); Công tác khoan thoát nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-TCT ngày 30/11/2009

Công tác bê tông đợt 1, Công tác cốt thép đợt 1; Công tác bê tông đợt 2, Công tác cốt thép đợt 2; Công tác bê tông đợt 3, Công tác cốt thép đợt 3; Thiết bị quan trắc (Sửa lần 1); Công tác xử lý nền được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TCT ngày 30/01/2010

Công tác bê tông cốt thép cống dẫn dòng nối dài được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Công tác bê tông đợt 3; Công tác cốt thép đợt 4; Cống dẫn dòng (Sửa đổi lần 1) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 231/QĐ-TCT ngày 25/5/2010

Công tác bê tông đợt 5; Công tác cốt thép đợt 6 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 282/QĐ-TCT ngày 12/7/2010

Công tác bê tông đợt 4; Công tác cốt thép đợt 5 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 342/QĐ-TCT ngày 10/8/2010

Công tác cốt thép (Đợt 7); Công tác cốt thép (Đợt 8); Công tác đào phần dưới cao độ

Page 87: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 489

+423,30 (Sửa đổi lần 4); Công tác gia cố mái (Sửa đổi lần 3); Công tác bê tông cốt thép cống xả cát (Công tác bê tông cốt thép đợt 1); Phụ lục tính toán-Tính toán ổn định mái đào được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 379/QĐ-TCT ngày 20/9/2010

Công tác cốt thép (Đợt 9); Công tác bê tông (Đợt 6,7), Công tác cốt thép (Đợt 10, 11, 12, 13); Công tác bê tông (Đợt 8), Công tác cốt thép (Đợt 14); Công tác bê tông (Đợt 9), Công tác cốt thép (Đợt 15); Công tác bê tông (Đợt 10), Công tác cốt thép (Đợt 16); Công tác bê tông (Đợt 11), Công tác cốt thép (Đợt 17); Công tác bê tông (Đợt 12), Công tác cốt thép (Đợt 18); Công tác cốt thép (Đợt 19); Thước đo mực nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

Dầm cầu công tác; Hệ thống chiếu sáng; Cấp nguồn bơm tiêu nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 10/6/2011.

Hầm dẫn nước và hầm áp lực-Bậc dưới

Công tác đào và gia cố tạm từ Km0+000,0 đến Km1+350,0; Công tác đào và gia cố tạm từ Km1+350,0 đến Km2+655,5 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Công tác đào và gia cố tạm từ điểm PS2 đến điểm PE; Công tác đào và gia cố tạm từ điểm AD1-3 đến điểm PS2 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Tập 6: Bản vẽ thi công đào và gia cố tạm từ điểm ST đến điểm PE được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Tập 6.1: Bản vẽ vỏ chống cố định được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Kết cấu đường hầm dẫn nước được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

NTC số 1- Bậc dưới

Công tác thi công phần hầm được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT ngày 25/10/2008

Công tác đào và gia cố tạm (bổ sung) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

NTC số 2- Bậc dưới

Công tác thi công phần hầm được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Tập 5: Bản vẽ thi công ngách thi công số 2 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 323/QĐ-TCT ngày 08/10/2009

Tháp điều áp-Bậc dưới

Công tác đào và gia cố tạm được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 401/QĐ-TCT ngày 20/12/2008

Tập 8.1: Bản vẽ vỏ chống cố định được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Nhà máy-Bậc dưới

Công tác đào, gia cố mái, công tác thoát nước, trồng cỏ, công tác dẫn dòng được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 310/QĐ-TCT ngày 25/10/2008

Công tác gia cố mái; Công tác gia cố mái phần dưới cao độ +326,80 (Thay đổi dạng gia cố) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 55/QĐ-TCT ngày 16/2/2009

Công tác bê tông cốt thép từ cao trình 288,5 đến 294,5 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 416/QĐ-TCT ngày 30/11/2009

Kết cấu nhà máy đợt 2 từ cao độ +294,50 đến cao độ +300,25 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 33/QĐ-TCT ngày 30/01/2010

Công tác đào phần trên cao độ +326,8 (Sửa đổi lần 3); Công tác gia cố phần trên cao độ +326,8 (Sửa đổi lần 2) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 151/QĐ-TCT ngày 08/4/2010

Công tác bê tông cốt thép từ cao độ +300,25 đến cao độ +327,10 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 231/QĐ-TCT ngày 25/5/2010

Công tác đào phần dưới cao độ +326,8 (Sửa đổi lần 4); Công tác gia cố phần dưới cao độ +326,8 (Sửa đổi lần 4) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 282/QĐ-TCT ngày 12/7/2010

Thiết bị quan trắc; Đợt 4: Bổ sung công tác bê tông cốt thép từ cao trình +300,25 đến +327,10; Công tác bê tông cốt thép giai đoạn 2 (cao trình +290,837 đến +303,00); Công tác bê tông cốt thép cốc máy phát 1&2 được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 342/QĐ-TCT ngày 10/8/2010

Nhà máy-Bậc dưới (Đợt 5): Dàn mái, Cầu thang, Nắp đậy sàn; Nhà máy-Bậc dưới (Đợt

Page 88: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 490

6): Các sàn trục 1-3 (Cao độ 327,10), Các sàn trục D-E (Cao độ 307.00, 312.00, 317.00, 322.00, 327.00), Sàn cao độ 307,00 trục B-D, Hệ thống thoát nước các sàn nhà máy; Nhà máy-Bậc dưới (Đợt 7): Các cột trục B, trục D trên cao độ 327,10, Các dầm chìa, Dầm treo motoray cao độ 335,00, Dầm giằng kích thước (1.500x1.500) cao độ 335,00, Dầm giằng kích thước (900x600) cao độ 339,00, Tường đầu hồi W1 và W2; Nhà máy-Bậc dưới (Hiệu chỉnh đợt 7): Các cột trục B, trục D trên cao độ 327,10; Tường đầu hồi trục B, D, W1, W2, W3, W4; Tường chắn đất được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

+ Rãnh thoát nước nhà máy cao độ +327,00; Cổng, Nhà bảo vệ; Công tác bê tông cốt thép bể dầu; Lan can bảo vệ hạ lưu; Thang thoát hiểm; Thang lên cầu trục; Kết cấu thép nắp đậy khe phai hạ lưu được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 10/6/2011. + Đợt 9-Các bản vẽ sửa đổi: Bê tông cốt thép kênh xả; Lan can cầu thang bộ; Nhà để diezen được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 10/6/2011.

Trạm phân phối-Bậc dưới

Phần kết cấu xây dựng: Thuyết minh, Khối lượng vật liệu, Bản vẽ; Phần kết cấu xây dựng - Báo cáo hiệu chỉnh (Theo Công văn số 1126/BQL.DaH/QLDA2 của Ban QLDA Thủy điện Đăk R’Tih); Phần kết cấu xây dựng - Báo cáo hiệu chỉnh (Theo Công văn số 1429/BQL.DaH/QLDA2 của Ban QLDA Thủy điện Đăk R’Tih) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 31/3/2011.

G3. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP QUY, QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN <LƯU Ý CẬP NHẬT CÁC TÀI LIỆU MỚI KHI SỬ DỤNG>

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP QUY, QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH

TỈNH ĐĂK NÔNG (Dự thảo của Đoàn tư vấn dự án Thủy điện Đăk R’Tih-CONINCO)

THỨ TỰ ƯU TIÊN TT TÊN VĂN BẢN KÝ HIỆU

THỜI ĐIỂM BAN HÀNH 1 2

I VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 16/2003/QH11 2 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của

Chính phủ về quản lý chất lượng công trình 209/2004/NĐ-CP

3 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

16/2005/NĐ-CP

4 Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng

12/2005/TT-BXD

5 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 61/2005/QH11 6 Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của

Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu Xây dựng theo Luật Xây dựng.

111/2006/NĐ-CP

7 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

112/2006/NĐ-CP

8 Nghị định 49/2008/NĐ-CP 18/4/2008 ngày của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình

49/2008/NĐ-CP

Page 89: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 491

9 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

12/2009/NĐ-CP

10 Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng

22/2009/TT-BXD

11 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng

27/2009/TT-BXD

II QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM 1 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tập 1, 2, 3. III TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM,

CÁC NƯỚC.

1 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng. TCXDVN 371:2006

2006

2 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.

TCXD 5637:1991 1991

3 Tổ chức thi công. TCVN 4055:1985 1985 4 Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn. TCVN 3288:1979 1979 5 Không khí vùng làm việc. Phương pháp xác định hàm

lượng bụi. TCVN 5704:1993 1993

6 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.

TCVN 4252:1988 1988

7 Quy trình kỹ thuật an toàn xây dựng. TCVN 5308:1991 1991 8 Kết cấu bê tông và BTCT- Quy phạm thi công và

nghiệm thu. TCVN 4453:1995 1995

9 Bê tông khối lớn. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCXD 305:2004 2004 10 Bê tông. Kiểm tra, đánh giá độ bền - Quy định chung. TCVN 5540:1991 1991 11 Xi măng Pooclăng. TCVN 2682:1992 1992 12 Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 1770:1986 1986 13 Đá dăm, sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ

thuật. TCVN 1771:1986 1986

14 Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên. TCVN 5592:1991 1991 15 Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4506:1987 1987 16 Bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt. TCVN 3106:1993 1993 17 Bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo, bảo dưỡng mẫu. TCVN 3105:1993 1993 18 Cốt thép và bê tông. TCVN 1651:1985 1985 19 Công tác trắc địa trong xây dựng. TCXD 309:2004 2004 20 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Hướng dẫn kỹ

thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.

TCXDVN 313:2004

2004

21 Kim loại. Phương pháp thử kéo. TCVN 197:1985 1985 22 Kim loại. Phương pháp thử uốn. TCVN 198:1985 1985 23 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4085:1985 1985 24 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu. TCVN 4447:1987 1987 25 Đất xây dựng - Phân loại. TCVN 5747:93 1993 26 Đất xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng

riêng tại phòng thí nghiệm. TCVN 4195:95 1995

27 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm tại phòng thí nghiệm.

TCVN 4196:95 1995

28 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn tại phòng thí nghiệm.

TCVN 4201:95 1995

29 Chất lượng đất. Lấy mẫu. Yêu cầu chung. TCVN 5297:95 1995 30 Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật. TCVN 5576:1991 1991 31 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu

cầu thiết kế. TCVN 2622:1995 1995

Page 90: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 492

32 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng. TCXD 79:1980 1980 33 Quy phạm quy tắc thi công và nghiệm thu các công

việc tiêu nước mặt và hạ mực nước ngầm bằng nhân tạo.

QPTL - D.1.74 1974

34 Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh

TCXD 80-1980 1980

35 Đất xây dựng - Phương thí nghiệm xuyên tĩnh. TCXD1974:1988 1989 36 Đất xây dựng - Phương pháp chỉnh lý thống kê xác

định các đặc trưng của chúng. TCXD 74:1987 1987

37 Chế tạo và lắp đặt thiết bị cơ khí, kết cấu thép công trình thủy lợi.

14 TCN 03-2006 2006

38 Công trình thủy lợi - Tiêu chuẩn kỹ thuật khoan phụt xi măng vào nền đá

14 TCN 82-1995 1995

39 Yêu cầu chung về năng lực phòng thử nghiệm TCVN5958:1995-ISO/IEC GUIDE 25:1990

1995

40 Bể chứa bằng BTCT - Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 5641:1991 1991

41 Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.

TCVN 5718:1993 1993

42 Quy phạm thi công và nghiệm thu khoan nổ mìn các công trình đất đá

QPTL - D.3 - 74 1975

43 Quy trình nổ mìn trong xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện. QTTL - D.1 - 82 1982 44 Kết cấu thép. Gia công lắp giáp và nghiệm thu. Yêu

cầu kỹ thuật. TCXD 170:1989 1989

45 Xi măng và phụ gia trong xây dựng thủy lợi. Hướng dẫn xử dụng.

14 TCN 114-2001 2001

46 Công trình thủy lợi. Máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực, thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu, bàn giao. Yêu cầu kỹ thuật.

14 TCN 192-2006 2006

47 Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

14 TCN 186-2006 2006

48 Đá xây dựng trong công trình thủy lợi. 14 TCN 183 đến 185/2006

2006

49 Thành phần khối lượng khảo sát địa chất công trình thủy lợi.

14 TCN 195-2006 2006

50 Quy trình xác định độ thấm nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào hố khoan.

14 TCN 83-91 1991

51 Đường thi công công trình thủy lợi.- Quy phạm thiết kế.

14 TCN 43-85 1985

52 Thiết kế dẫn dòng trong xây dựng công trình thủy lợi. 14 TCB 57-88 1988 53 Tuyển tập các tiêu chuẩn về đất xây dựng công trình

thủy lợi. 14 TCN 123-2002 đến 14 TCN 129-2002

2002

54 Các tiêu chuẩn về thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm trong x©y dùng công trình thủy lợi.

14 TCN 132-2005 đến 14 TCN 140-2005 và 14 TCN 146-2005 đến 149-2005

2005

55 Tuyển tập các Tiêu chuẩn về đất xây dựng công trình thủy lợi (Phương pháp thí nghiệm hiện trường).

14 TCN 150-2006 đến 14 TCN 154-2006

2006

56 Kết cấu thép và thiết bị cơ khí công trình thủy lợi, sơn bảo vệ.

14 TCN 79-2004 2004

57 Đập đất. Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng phương pháp đầm nén.

14 TCN 20-2004 2004

Page 91: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 493

58 Quy phạm đo vẽ mặt cắt bình đồ địa hình công trình thủy lợi.

14 TCN 141-2005 2005

59 Công trình thủy lợi. Kênh đất. Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

14 TCN 9-2003 2003

60 Công trình thủy lợi. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Yêu cầu thi công và nghiệm thu. Quy định tạm thời về việc kiểm tra chất lượng bê tông các công trình thủy lợi bằng phương pháp không phá hoại sử dụng máy đo siêu âm và súng bật nẩy.

14 TCN 59-2002 và 104/2000/QĐ- BNN- KHCN

2002 và 2000

61 Công trình thủy lợi. Xây và lát đá. Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

14 TCN 12-2002 2002

62 Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi.

14 TCN 22-2002 2002

63 Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thủy lợi.

14 TCN 102-2002 2002

64 Bê tông thủy công và các vật liệu dùng cho bê tông thủy công. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (X, N, C, Đ, hỗn hợp vữa)

14 TCN 63-2002 đến 14 TCN 73- 2002

2002

65 Xi măng và phụ gia trong xây dựng thủy lợi 14 TCN 114-2001 2001 66 Vữa thủy công - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp

thử 14 TCN 80-2001 2001

67 Quy định quản lý chất lượng công trình thủy lợi 1991/2001/QĐ-BNN

2001

68 Quy trình thi công bê tông trong mùa khô 14 TCN 48-1986 1986 69 Công trình thủy lợi. Quy trình thi công và nghiệm

thu khớp nối biến dạng. 14 TCN 90-1995 1995

70 Cửa van hình cung. Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu và bàn giao - Yêu cầu kỹ thuật.

14 TCN 117-1999 1999

71 Phụ gia cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

14 TCN 103-1999 đến 14 TCN 109- 1999

1999

72 Chỉ dấn thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc trong công trình thủy lợi.

14 TCN 110-1996 1996

73 Nghiệm thu các công trình xây dựng. TCVN 4091:1985 1985 74 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ

nén. TCVN 3118:1993 1993

75 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.

TCVN 3119:1993 1993

76 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa. TCVN 4459:1987 1987 77 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4314:1986 1986 78 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và

nghiệm thu. TCVN 5674:1992 1992

79 Hệ thống cấp thoát nước trong nhà & công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 4519:1998 1998

80 Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình. TCXD 33:1985 1985 81 Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình. TCXD 51:1984 1984 82 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4513:1988 1988 83 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình.

Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 33:2006

84 Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4474:1987 1987 85 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong - Nguyên tắc cơ

bản. TCVN 5639:1991 1991

86 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.

TCXD 27:1991 1991

87 Quy phạm trang bị điện. 20 TCN 19-84 1984 88 Quy phạm trang bị điện. 20 TCN 20-84 1984

Page 92: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 494

89 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. TCVN 4756:1989 1989 90 Chống sét cho các công trình xây dựng. TCXD 46:1984 1984 91 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 5738:1993 1993 92 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế,

lắp đặt và sử dụng. TCVN 5760:1993 1993

93 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 2622:1995 1995

94 Công tác trắc địa trong xây dựng. TCVN 3972:1985 1985 95 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc sửa đổi

hồ sơ thi công. TCVN 3987:1985 1985

96 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc trình bày những sửa đổi khi vận dụng tài liệu thiết kế kỹ thuật

TCVN 3998:1985 1985

97 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ Thiết kế xây dựng

TCVN 3990:1985 1985

98 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Nguyên tắc cơ bản.

TCVN 2622:1995 1995

99 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Sản phẩm kết cấu BT và BTCT. Danh mục chỉ tiêu.

TCVN 4085:1985 1985

100 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Kết cấu thép. Danh mục chỉ tiêu.

TCVN 4095:1985 1985

101 Bản vẽ xây dựng và kiến trúc. Cách trình bày, tỷ lệ. TCVN 2622:1995 1995 102 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông

và bê tông cốt thép. Bản vẽ thi công. TCVN 5572:1991 1991

103 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng. Ký hiệu cho cốt thép bê tông.

TCVN 6048:1995 (ISO 3766:1997)

1995

104 Kết cấu xây dựng và nền. Nguyên tắc cơ bản về tính toán.

TCXD 40:1987 1987

105 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp thoát nước. Mạng lưới bên ngoài. Bản vẽ thi công.

TCVN 3989:1985 1985

106 Chống ăn mòn trong xây dựng. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

TCVN 3993:1985 1985

107 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Cấp thoát nước bên trong. Hồ sơ bản vẽ thi công.

TCVN 5673:1992 1992

108 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Chiếu sáng điện cho công trình ngoài nhà. Hồ sơ bản vẽ thi công.

TCVN 5681:1992 1992

109 Thống gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5687:1992 1992

110 Đặt đường điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 25:1991 1991

111 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 29:1991 1991

112 Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng. TCVN 5951:1995 1995 113 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Hồ sơ thi công .

Yêu cầu chung. TCVN 5672:1992 1992

114 Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật.

TCXD 170:1989 1989

115 Thép tấm kết cấu cán nóng. TCVN 6522:1999 1999 116 Que hàn điện dùng cho thép các bon thấp và thép

hợp kim thấp- Ký hiệu, kích thước và yêu cầu kỹ thuật

TCVN 3223:2000 2000

117 Que hàn điện dùng cho thép các bon thấp và thép hợp kim thấp - Phương pháp thử.

TCVN 3909:2000 2000

118 Xi măng Pooclăng ít tỏa nhiệt . Yêu cầu kỹ thuật TCVN 6069:1995 1995 119 Cát mịn để làm bê tông và vữa xây - Hướng dẫn sử

dụng. TCVN 127:1985 1985

Page 93: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 495

120 Gạch đặc đất sét nung. TCVN 1451:1986 1986 121 Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý. TCVN 1072:1971 1971 122 Cột điện BTCT ly tâm. Yêu cầu kỹ thuật và phương

pháp thử. TCVN 5847:1994 1994

123 Cửa gỗ, cửa đi, cửa sổ. Yêu cầu kỹ thuật chung. TCVN 192:1996 1996 124 Sản phẩm sứ vệ sinh. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 6037:1995 1995 125 Thép cốt bê tông cán nóng. TCVN 1651:1985 1985 126 Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn. TCXD 149:1986 1986 127 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Quy định cơ

bản. TCVN 2287:1978 1978

128 An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung.. TCVN 4086:1985 1985 129 An toàn nổ. Yêu cầu chung. TCVN 3255:1986 1986 130 An toàn cháy. Yêu cầu chung. TCVN 3254:1989 1989 131 Dàn giáo xây dựng. 20 TCN 166-1988 1988 132 Dàn giáo - Yêu cầu về an toàn. TCXDVN 296:2004 2004 133 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế

biến đá lộ thiên. TCVN 5178:1990 1990

134 Xi măng. Yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý. TCVN 4029:1985 1985 135 Xi măng. Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn,

thời gian đông kết và tính ổn định thể tích. TCVN 4031:1985 1985

136 Xi măng. Phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén.

TCVN 4032:1985 1985

137 Xi măng. Phương pháp phân tích hóa học. TCVN 141:1986 1986 138 Cát xây dựng. Phương pháp xác định thành phần

khoáng vật. TCVN 4032:1985 1985

139 Cát xây dựng. Phương pháp xác định độ ẩm. TCVN 341:1986 1986 140 Cát xây dựng. Phương pháp xác định thành phần

hạt và mô đun độ lớn. TCVN 342:1986 1986

141 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng sét.

TCVN 344:1986 1986

142 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng táp chất hữu cơ.

TCVN 345:1986 1986

143 Sỏi. Phương pháp xác định hàm lượng các tạp chất trong sỏi.

TCVN 1772:1987 1987

144 Vữa và hỗn hợp vữa xây dựng. Phương pháp thử cơ lý.

TCVN 3121:1979 1979

145 Hỗn hợp bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 3105:1993 1993

146 Hỗn hợp bê tông. Phương pháp thử độ sụt. TCVN 3106:1993 1993 147 Hỗn hợp bê tông nặng. Phương pháp xác định khối

lượng thể tích. TCVN 3108:1993 1993

148 Hỗn hợp bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ nén.

TCVN 3118:1993 1993

149 Hỗn hợp bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.

TCVN 3119:1993 1993

150 Hỗn hợp bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và mô đun đàn hồi khi nén tĩnh.

TCVN 5726:1993 1993

151 Gạch xây. Phương pháp xác định cường độ bền nén.

TCVN 246 :1986 1986

152 Gạch xây. Phương pháp xác định cường độ bền kéo.

TCVN 247:1986 1986

153 Vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ thường. TCVN 197:2002 ISO 6892 : 1998

2002

154 Cốt thép bê tông cán nóng TCVN 1651:1985 1985 155 Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết

cấu BTCT. 20 TCN 71-77 1977

Page 94: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 496

156 Quy định hàn đối đầu cốt thép tròn. 20 TCN 72-77 1977 157 Cốt thép trong bê tông - Hàn hồ quang. TCXD 227:1999 1999 158 Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất

lưới thép hàn làm cốt. TCVN 6288:1997 1997

159 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. TCXDVN 267:2002 2002 160 Dây thép các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép

bê tông. TCVN 3101:1979 1979

161 Mối hàn. Phương pháp thử uốn va đập. TCVN 5402:1991 1991 162 Kiểm tra không phá hủy. Kiểm tra chất lượng mối

hàn ống thép bằng phương pháp siêu âm. TCXD 165:1988 1988

163 Nước dùng trong xây dựng. Phương phân tích hóa học.

TCXD 81:1981 1981

164 Không khí vùng làm việc. Phương pháp xác định hàm lượng bụi.

TCVN 5067:1995 1995

165 Chất lượng không khí. Phương pháp Indophenol xác định hàm lượng amoniac.

TCVN 5293:1995 1995

166 Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng cacbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký.

TCVN 5972:1995 1995

167 Chất lượng không khí. Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh dioxit trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang dùng thiorin.

TCVN 5987:1995 1995

168 Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh dioxit. Phương pháp tetracloromercurat (TCM)/pararosanili.

TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990)

1995

169 Chất lượng không khí. Phương pháp lấy mẫu phân tầng để đánh giá chất lượng.

TCVN 5973:1995 (ISO 9359:1989)

1995

170 Chất lượng không khí. Phương pháp xác định hàm lượng bụi.

TCVN 5704:1993 1993

171 Điều kiện kỹ thuật xây dựng - Tập 9. Do PECC2 soạn. 2006 CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ. 172 Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về thiết

kế. TCXDVN 285:2002 2002

173 Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén. 14 TCN 157-2005 2005 174 Bản vẽ thủy lợi - Các nguyên tắc trình bày. 14 TCN21-2005 2005 175 Nền các công trình thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế. 14 TCN 4253- 1986 1986 176 Quy phạm thiết kế đập đất đầm nén QPVN II - 77 1978 177 Thiết kế, chế tạo van phẳng bằng thép - Yêu cầu kỹ

thuật. 14 TCN 06 - 2006 2006

178 Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn công trình thủy công.

TCXD 57:73 1973

179 Tiêu chuẩn thí nghiệm mô hình thủy lực công trình đầu mối thủy lợi.

14 TCN 173-2006 2006

180 Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình thủy lợi

QP.TL - C.1-78 1978

181 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 2737:1995 1995 182 Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy

công QP.TL-C-75 1975

183 Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn. QP.TL.C.8-76 1976 184 Thiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thủy lợi -

Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí. 14 TCN100 - 2001 2001

185 Kết cấu bê tông và BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 356:2005 2005 186 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN

1338:2005 2005

187 Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

14 TCN 56-88 1988

188 Quy trình thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (3 tập). 14 TCN 54-87 1987

Page 95: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 497

189 Kết cấu bê tông và Bê tông cốt thép Thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4116:85 1987

190 Hướng dẫn thiết kế tường chắn công trình thủy lợi. HD.TLC- 4-76 1976 191 Công trình Thủy lợi - Kết cấu Bê tông và Bê tông

cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế. 14 TCN 199-2006 2006

192 Đường viền dưới đáy của đập trên nền không phải là đá - Quy trình thiết kế.

14 TCN 58 -1988 1988

193 Công trình thủy lợi - Cống lấy nước bằng thép bọc bê tông, bê tông cốt thép - Hướng dẫn thiết kế.

14 TCN 197-2006 2006

194 Quy trình tính toán thủy lực công trình xả kiểu hở và sói lòng dẫn bằng đá do dòng phun.

14 TCN 81-1990 1990

195 Thành phần, nội dung và khối lượng lập thiết kế công trình thủy lợi.

14 TCN 119-2002 2002

196 Thành phần, nội dung và khối lượng lập dự án đầu tư thủy lợi.

14 TCN 118-2002 2002

197 Thành phần, khối lượng điều tra khảo sát và tính toán khí tượng thủy văn các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

14 TCN 4-2003 2003

198 Công trình thủy lợi - Công trình tháo nước. Hướng dẫn tính toán khí thực.

14 TCN 198-2006 2006

199 Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển tài nguyên nước

14 TCN 111-1997 1997

200 Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công phụt vữa xi măng cho công trình thủy lợi (Trung Quốc).

DL/T5148-2001 2001 Tài liệu dịch.

201 Phần mềm tính toán kết cấu công trình thủy lợi bằng phương pháp phần tử hữu hạn và phần mềm tính toán thủy lực cho một số công trình thủy lợi.

2003

202 Phần mềm tính dự toán xây dựng. DTTL 2003 203 Phần mềm tính toán điều tiết lũ. DTL/XD 2003 204 Phần mềm tính toán ổn định mái dốc. SLOPE/XD 2003 205 Phần mềm Kinh vĩ toàn đạc. KINHVITOANDAC 2003 Nguyên tắc áp dụng: 1. Trên đây là các Văn bản pháp quy, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn (gọi chung là Tiêu chuẩn -TC)) chính áp dụng thống nhất cho dự án Thủy diện Đăk Tih. Cùng một đối tượng nếu tiêu chuẩn nào khi áp dụng cho kết quả cao hơn (đảm bảo chất lượng công trình hơn, chính xác hơn) thì được ưu tiên sử dụng. 2. Trong quá trình thi công, nếu tổ chức/các nhân nào tìm được (hoặc Nhà nước, các Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành) tiêu chuẩn mới tốt hơn (hay có những tiêu chuẩn khác mà chưa kể ở đây, nhưng cần áp dụng) thì tổ chức/các nhân trình, báo cho Chủ đầu tư xem xét, quyết định áp dụng. 3. “Điều kiện kỹ thuật xây dựng” do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PEEC2) soạn thảo, xếp thứ tự dưới và phải tuân thủ theo các Văn bản pháp quy, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Quy phạm Việt Nam (TCVN, TCXD, TCN). Trường hợp những bộ phận, kết cấu, công nghệ… mà PEEC2 xét thấy cần có yêu cầu chất lượng cao hơn, chính xác hơn các tiêu chuẩn trên thì báo cáo Chủ đầu tư biết và cho áp dụng. Khi cần áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài (Do Việt nam chưa có tiêu chuẩn hoặc có nhưng yêu cầu thấp hơn tiêu chuẩn nước ngoài) thì PEEC2 báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định cho áp dụng (Khi đó PEEC tìm, soạn, dịch, hiệu đính, cung cấp tiêu chuẩn cho các bên liên quan cùng áp dụng). 4. Những kết cấu, bộ phận … đã thiết kế theo Tiêu chuẩn mà tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp hơn (hoặc chưa bảo đảm an toàn theo các Tiêu chuẩn trên) hoặc chưa kiểm tra theo các Tiêu chuẩn trên, thì kiểm tra lại theo hệ thống Tiêu chuẩn này. Tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án Thủy điện Đăk R’Tih chịu trách nhiệm áp dụng các Tiêu chuẩn này trong quá trình thiết kế, thi công, kiểm tra, nghiệm thu. Tổ chức, cá nhân nào sai trái phải chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Page 96: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 498

G4. QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

ĐỢT 1: PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH

(Dự thảo của Đoàn Tư vấn dự án Thủy điện Đăk R’Tih-CONINCO)

Kính gửi: - Tổng Công ty Xây dựng số 1 Để phục vụ công tác nghiệm thu hoàn thành bộ phận thi công xây dựng công trình, giai đoạn thi công xây dựng Đợt 1: Phần xây dựng Công trình Nhà máy thủy điện Đăk R’Tih, Đoàn Tư vấn dự án Thủy điện Đăk R’Tih-CONINCO trình Chủ đầu tư các quy định về nghiệm thu. Đề nghị Chủ đầu tư xem xét phê duyệt áp dụng cho công trình. I. CĂN CỨ: - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng; - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371 : 2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng; - Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Về việc ban hành Quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình vây dựng có yêu cầu đặc biệt; - Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Về việc ban hành Quy định điều kiện - Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng; - Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng Về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; - Quy trình và biểu mẫu giám sát chất lượng công trình xây dựng đợt 1 được Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk R’Tih phê duyệt theo Quyết định số 448/QĐ-DaHC ngày 21/7/2008 và Biểu mẫu giám sát chất lượng công trình xây dựng (Sửa đổi, bổ sung lần 2) được Ban QLDA Thủy điện Đăk R’Tih ban hành theo Quyết định số 1005/QĐ/BQL-DaH ngày 21/10/2009 (Gọi tắt là Quy trình giám sát chất lượng); - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình được phê duyệt; - Biện pháp thi công các hạng mục công trình được phê duyệt; - Sơ đồ dẫn dòng thi công và Biện pháp chặn dòng ngăn sông đợt 1 (tháng 2/2009); - Đặc điểm thời tiết, khí hậu và tình hình địa chất khu vực xây dựng công trình. II. DANH MỤC HỒ SƠ NGHIỆM THU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH II.1 Quy định chung: Danh mục hồ sơ chất lượng đợt 1 áp dụng cho giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt chi tiết đặt sẵn, thiết bị quan trắc, hệ thống tiếp địa chống sét, v.v… được thực hiện đồng thời trong quá trình thi công xây dựng. Các từ ngữ dưới đây được hiểu theo nghĩa sau: - Chủ đầu tư: Tổng công ty Xây dựng số 1 và Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk R’Tih - Đại diện Chủ đầu tư: Ban QLDA Thủy điện Đăk R’Tih. - Tư vấn giám sát: Là một bộ phận của Đoàn Tư vấn dự án Thủy điện Đăk R’Tih-CONINCO do Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng ký với Chủ đầu tư. - Giám sát tác giả: Là người được Nhà thầu Tư vấn thiết kế xây dựng công trình giao nhiệm vụ giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng, có đủ năng lực theo quy định. Nhà thầu Tư vấn thiết kế xây dựng công trình gồm: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2; Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư VINACONEX36 - Viện Địa kỹ thuật.

Page 97: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 499

- Ban Điều hành công trường: Là tên gọi chung cho các Ban Điều hành công trường/Gói thầu, Ban Chỉ huy công trường, Ban Quản lý công trường của các Nhà thầu thi công xây dựng. Căn cứ Hợp đồng giao thầu giữa CĐT và Liên danh nhà thầu hoặc Nhà thầu, Hợp đồng liên danh giữa các Nhà thầu trong Liên danh nhà thầu, Ban điều hành công trường bao gồm những tổ chức sau: + Đập tràn-Bậc trên: Ban điều hành công trường của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Việt Thành An; Ban chỉ huy công trường của Công ty CP Xây dựng số 1Việt Nguyên; + Đập chính, Kênh nối số 1-Bậc trên và Đập tràn-Bậc trên (Công tác đào đắp, khoan phụt, gia cố mái): Ban chỉ huy công trường của Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 9; + Gói thầu 1a (Đập phụ số 1, Đập phụ số 2, Kênh nối số 2-Bậc trên): Ban Điều hành Gói thầu 1a của Liên danh Cơ điện và Thủy lợi 44; + Gói thầu Kênh và Hầm nối số 3: Ban chỉ huy công trường của Công ty CP Xây dựng Việt Sơn; + Gói thầu 1b [(Đập phụ số 3, Kênh dẫn vào Cửa lấy nước-Bậc trên (Đoạn từ Km 0+000 đến Km 1+000)]: Ban Điều hành Gói thầu 1b của Liên danh Công ty Xây dựng 470-Công ty Xây dựng và Thương mại Biển Tây-Công ty THHH Tân Tạo; + Gói thầu 1c [(Cửa lấy nước, Kênh dẫn vào Cửa lấy nước (Đoạn từ Km 1+000 đến Km 1+320), Trạm phân phối, Nhà máy và Kênh xả-Bậc trên)]: Ban điều hành Gói thầu 1c của Công ty Cổ phần Miền Đông; + Gói thầu 1d1 (Phần đào hố móng các hạng mục công trình: Cửa lấy nước, Đập tràn, Trạm phân phối, Nhà máy và Kênh xả-Bậc dưới): Ban điều hành Gói thầu 1d1 của Liên danh Nhà thầu Công ty TNHH Việt Hòa-Công ty TNHH Việt Tổng-Công ty TNHH Việt Nguyên-Công ty CP Trường Giang-Công ty CP Xây dựng và Thương mại Biển Tây; + Đập tràn-Bậc dưới: Ban điều hành Liên danh Việt Hưng-Cửu Long; + Nhà máy-Bậc dưới (Phân kết cấu bê tông cót thép): Ban chỉ huy công trường Việt Thành An; + Gói thầu số 3 (Đường ống áp lực, Đường hầm dẫn nước, Tháp điều áp tại Nhà máy Bậc trên và Bậc dưới) do Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng công trình ngầm-VINAVICO và Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy & Xây dựng-VIMECO thi công gồm 2 Ban Điều hành công trường: ◘ Ban quản lý công trường của VINAVICO: Quản lý và điều hành thi công các hạng mục công trình: Đường ống áp lực và Ngách thi công tại Nhà máy-Bậc trên; Đường hầm dẫn nước (Từ Km 1+350 đến chân Tháp điều áp), Đường ống áp lực, Tháp điều áp, Ngách thi công số 1, Ngách thi công số 2 tại Nhà máy-Bậc dưới); ◘ Ban chỉ huy công trường của VIMECO: Quản lý và điều hành thi công hạng mục công trình Đường hầm dẫn nước tại Nhà máy-Bậc dưới (Từ Cửa lấy nước-Bậc dưới đến Km 1+350). - Giám sát thi công xây dựng: Là Kỹ sư của Tư vấn giám sát có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định, thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư (Theo Hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng). - Phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng (Gọi tắt là Phụ trách giám sát): Là Kỹ sư của Tư vấn giám sát có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định, được giao nhiệm vụ Phụ trách Đoàn TVGS. - Phụ trách kỹ thuật của Ban điều hành (Gọi tắt là Phụ trách kỹ thuật): Là Kỹ sư của Ban điều hành công trường có đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 27/2009/QĐ-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, được phân công phụ trách thi công tại hạng mục có công việc xây dựng, bộ phận/hạng mục công trình xây dựng được tổ chức nghiệm thu. - Phụ trách thi công trực tiếp: Là Kỹ sư của Ban điều hành công trường có đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, được giao nhiệm vụ là trưởng/phó Ban điều hành công trường trực tiếp thi công hạng mục có bộ phận công trình xây dựng được tổ chức nghiệm thu. - Thiết kế: Là Thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt - Điều kiện kỹ thuật: Là Điều kiện kỹ thuật thi công xây dựng - Giai đoạn bản vẽ thi công. Viết tắt là ĐKKT - Những thay đổi được chấp thuận: Là những thay đổi, xử lý kỹ thuật hiện trường được người có thẩm quyền của Chủ đầu tư phê duyệt. Công tác nghiệm thu đợt 1 bao gồm: 1. Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi đưa vào công trình 1.1 Thanh phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: - Nhà thầu Tư vấn giám sát: Giám sát thi công xây dựng - Nhà thầu thi công xây dựng: Phụ trách kỹ thuật 1.2 Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: Phụ lục C-TCXDVN 371 : 2006 2. Nghiệm thu công việc xây dựng 2.1 Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:

Page 98: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 500

- Nhà thầu Tư vấn giám sát: Giám sát thi công xây dựng - Nhà thầu thi công xây dựng: Phụ trách kỹ thuật 2.2 Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: Phụ lục D-TCXDVN 371 : 2006 3. Nghiệm thu lắp đặt chi tiết đặt sẵn 3.1 Thanh phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: - Nhà thầu Tư vấn giám sát: Giám sát thi công xây dựng - Nhà thầu thi công xây dựng: Phụ trách kỹ thuật 3.2 Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: Phụ lục D-TCXDVN 371 : 2006 4. Nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng 4.1 Thanh phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: - Nhà thầu Tư vấn giám sát: Phụ trách giám sát và Giám sát thi công xây dựng - Nhà thầu thi công xây dựng: Phụ trách thi công trực tiếp và Phụ trách kỹ thuật 4.2 Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: Phụ lục F-TCXDVN 371 : 2006 5. Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng 5.1 Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: - Chủ đầu tư: Đại diện pháp nhân Tổng Công ty Xây dựng số 1 (hoặc Công ty CP Thuỷ điện Đăk R'Tih) - Đại diện Chủ đầu tư: Đại diện pháp nhân và Người phụ trách tuyến của Ban Điều hành dự án Thủy điện Đăk R’Tih - Nhà thầu Tư vấn giám sát: Đại diện pháp nhân của Nhà thầu, Phụ trách giám sát và Giám sát thi công xây dựng - Nhà thầu thi công xây dựng: Đại diện pháp nhân của Nhà thầu, Phụ trách thi công trực tiếp và Phụ trách kỹ thuật - Nhà thầu Tư vấn thiết kế: Đại diện pháp nhân của Nhà thầu, Chủ nhiệm đồ án và Giám sát tác giả. 5.2 Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: Phụ lục F-TCXDVN 371 : 2006 II.2 Quy định cụ thể: 1. Nghiệm thu công việc xây dựng/chi tiết đặt sẵn: Được thực hiện khi công đoạn thi công, công việc xây dựng hoàn thành đủ điều kiện nghiệm thu. Trình tự nghiệm thu theo quy định tại Điều 23-Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và Khoản 3.6, Mục II- Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu như ghi tại mục II.1. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo TCXDVN 371 : 2006 và Quy trình giám sát chất lượng. Biểu mẫu: Sử dụng biểu mẫu số BM-06 (Nghiệm thu công việc xây dựng) và BM-15 (Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng) của Quy định này, kèm theo các ảnh chụp cỡ ≥10x15 (có ghi vị trí, ngày chụp, tựa đề hoặc mô tả tóm tắt) Công tác nghiệm thu một số công việc xây dựng chính như sau: a) Công tác đào hở: - Đối với hố móng có mái ta luy theo thiết kế bản vẽ thi công (Công tác đào Kênh dẫn, Kênh nối; Hố móng Cửa nhận nước, Đập tràn, Nhà máy, Ngách thi công, …): Khi hoàn thành công tác đào mỗi cơ - Đối với hố móng các đập chính, đập phụ không có mái ta luy nhất định (Công tác đào bóc đất hữu cơ tầng phủ): Căn cứ thực tế địa hình để phân định khu vực nghiệm thu cho phù hợp - Biểu mẫu: + Biên bản kiểm tra tim, mốc, trục định vị công trình + Bình đồ hiện trạng trước khi đào; + Hoàn công công tác đào (sau khi đào); + Biên bản mô tả địa chất hố móng. b) Công tác gia cố mái hở: Được thi công ngay sau khi nghiệm thu công tác đào mỗi cơ, trước khi thực hiện công tác đào tại cơ tiếp theo. c) Công tác xử lý nền: Tương ứng với khu vực đã nghiệm thu công tác đào Tài liệu kèm theo: Bình đồ hiện trạng trước khi đắp (Là bình đồ hiện trạng sau khi đào); Biên bản mô tả địa chất hố móng; Kết quả thí nghiệm kiểm tra độ chặt của nền sau khi xử lý theo quy định của ĐKKT d) Công tác đắp (Đất, cát lọc, dăm lọc, đá hỗn hợp, …): Hoàn thành mỗi lớp đắp (chiều dày theo quy định của ĐKKT) Tài liệu kèm theo: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đắp (khu vực lấy vật liệu đắp cho lớp đắp được tổ chức nghiệm thu); Sơ đồ vị trí lấy mẫu (có thể hiện cao độ trung bình của lớp đắp); Kết quả kiểm tra độ chặt hiện trường. Các chỉ tiêu thí nghiệm, tần xuất lấy mẫu kiểm tra theo ĐKKT d) Công tác bê tông: Thực hiện cho mỗi khối đổ theo thiết kế, khi hoàn thành mỗi khối đổ tập hợp hồ sơ lập Danh mục hồ sơ tài liệu cho nghiệm thu khối lượng hoàn thành.

Page 99: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 501

d.1 Công tác cốt thép: Tài liệu kèm theo: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của thép (cho lô thép được đưa vào lắp đặt tại khối đổ được tổ chức nghiệm thu). Các chỉ tiêu thí nghiệm và tần xuất lấy mẫu kiểm tra theo ĐKKT d.2 Công tác cốp pha: d.3 Công tác lắp đặt chi tiết đặt sẵn (nếu có) Tài liệu kèm theo: Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi đưa vào công trình d.4 Công tác bê tông lót (bê tông bù phụ): Tài liệu kèm theo: Biên bản nghiệm thu công tác xử lý nền; Thiết kế cấp phối được duyệt, Cấp phối bê tông hiệu chỉnh; Lý lịch khối đổ; Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cho sản xuất bê tông và bê tông. Các chỉ tiêu thí nghiệm, tần xuất lấy mẫu kiểm tra theo ĐKKT. d.5 Công tác bê tông kết cấu: Tài liệu kèm theo: Biên bản nghiệm thu bê tông lót; Thiết kế cấp phối được duyệt, Cấp phối bê tông hiệu chỉnh; Lý lịch khối đổ; Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cho sản xuất bê tông và bê tông. Các chỉ tiêu thí nghiệm, tần xuất lấy mẫu kiểm tra theo ĐKKT. d.6 Hoàn thiện bề mặt: Quy định cho từng loại hoàn thiện bề mặt bê tông F1, F2, F3, F4 và U1, U2, U3 của ĐKKT Tài liệu kèm theo: Biên bản nghiệm thu bê tông e) Công tác thi công hầm: Thực hiện cho mỗi gương hầm e.1 Công tác đào ngầm: e.2. Công tác gia cố tạm: Tùy theo tình hình địa chất của đoạn hầm để áp dụng hình thức gia cố thích hợp Tài liệu liên quan: Hồ sơ nghiệm thu công tác đào ngầm (Mục e.1) 2. Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng

Biên bản nghiệm thu TT Hạng mục

công trình Hoàn thành bộ phận công trình Hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng

1 Đập chính-Bậc trên

- Hố móng lòng sông bờ phải - Hố móng lòng sông bờ phải - Đê quây (Mùa lũ năm 2007) - Nền đập bờ phải đến +590 - Nền đập bờ trái đến +590 - Màng chống thấm (Bờ phải) từ K13 đến K14 (G6) - Màng chống thấm (Bờ phải) từ K1 đến K12 - Kênh dẫn dòng (Mùa lũ 2008) - Nền đập bờ phải đến +605 - Nền đập bờ trái đến +605 - Đắp thân đập bờ phải đến +600 - Đắp thân đập bờ phải đến +600 - Đê quây thượng lưu (Cho ngăn sông) - Nền đập phần lòng sông - Màng chống thấm phần lòng sông từ K10 đến K11 - Lăng trụ thượng lưu - Lăng trụ hạ lưu - Đắp thân đập phần lòng sông đến +600,0 - Nền đập bờ phải đến +620,8 - Nền đập bờ trái đến +620,8 - Gia cố mái thượng lưu - Gia cố mái hạ lưu - Thiết bị quan trắc - Mặt đập (Đỉnh đập) - Máng đo lưu lượng thấm.

- Chặn dòng đợt 1 (tháng 2/2009) - Đắp thân đập đến +600 (hoặc +605) - Đắp thân đập đến +620,8 - Gia cố mái và hoàn thiện

2 Đập tràn-Bậc trên

- Đào đất, đá hố móng - Nền đập (Dọn nền trước khi đổ bê tông bù phụ) - Neo an ke - Móng tường dốc nước bên phải - Móng tường dốc nước bên trái

- Đập tràn đến trước thời điểm chặn dòng đợt 1

Page 100: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 502

- Tường dốc nước bên phải đến +600 - Tường dốc nước bên trái đến +600 - Khoan phụt gia cố nền - Màng chống thấm từ K14 (H6,T6) đến K25 - Mũi phun - Mái hố xói - Móng tường hướng dòng bên phải - Móng tường hướng dòng bên trái - Bản đế thân tràn và trụ đến +589,0 - Tường hướng dòng bên phải đến +620 - Tường hướng dòng bên phải đến +620 - Tường biên, tường chống thấm, trụ pin đến +620 - Cống thoát lũ - Thân tràn khoang thứ nhất đến +596 - Thân tràn khoang thứ 2 và 3 đến +593 - Gia cố mái đào bờ phải hạ lưu từ đỉnh đến +580,0 - Gia cố kênh dẫn vào đến +600 - Đắp thân đập đến +600 - Thiết bị quan trắc - Trụ biên, tường chống thấm, trụ pin từ +605 đến +617,8 - Trụ biên, tường chống thấm, trụ pin từ +617,8 đền +620,8 - Đắp thân đập đến +620,8 - Gia cố kênh dẫn vào đến +620,8 - Gia cố mái đập phía thượng lưu từ +600,0 đến +620,8 - Gia cố mái đập phía hạ lưu từ +600,0 đến +620,8 - Thân tràn đến +606,5 - Nút cống dẫn dòng - Dầm đỡ cầu trục chân dê - Cầu giao thông - Nhà dầu áp lực - Mặt đập (Đỉnh đập)

2 Kênh nối số 1-Bậc trên

- Đào đất đá đến +599 - Gia cố mái kênh.

3 Đập phụ số 1-Bậc trên

- Đê quây và Kênh dẫn dòng (Mùa lũ năm 2008) - Nền đập vai phải đến +590 (hoặc +595) - Nền đập vai trái đến +590 (hoặc +595) - Đắp thân đập vai phải đến +590 (hoặc +595) - Đắp thân đập vai phải đến +590 (hoặc +595) - Thiết bị quan trắc - Kênh dẫn dòng mùa lũ năm 2009 - Đê quây thượng lưu (Cho chặn dòng đợt 2) - Nền đập phần lòng sông - Lăng trụ và gối phẳng hạ lưu - Máng đo lưu lượng thấm.

- Chặn dòng đợt 2 (tháng 11/2009) - Đắp thân đập đến +620,8 (Thời điểm từ sau chặn dòng đến tháng 4/2010) - Gia cố mái và hoàn thiện.

4 Đập phụ số 2-Bậc trên

- Đê quây và Kênh dẫn dòng (Mùa lũ năm 2008) - Nền đập bờ phải đến +590 (hoặc +595) - Nền đập bờ trái đến +590 (hoặc +595) - Đắp thân đập bờ phải đến +590 (hoặc +595) - Đắp thân đập bờ phải đến +590 (hoặc +595) - Thiết bị quan trắc - Kênh dẫn dòng mùa lũ năm 2009 - Nền đập phần kênh dẫn dòng và vai trái - Lăng trụ và gối phẳng hạ lưu - Máng đo lưu lượng thấm.

- Đắp thân đập đến +620,8. - Gia cố mái và hoàn thiện.

5 Kênh nối - Đào đất đến +599

Page 101: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 503

số 2 -Bậc trên

- Gia cố mái kênh

6 Kênh và Hầm nối số 3-Bậc trên

- Cửa vào - Kênh dẫn ra (Đoạn KN3 0+310 đến KN3 0+375 - Cửa ra

- Đào kênh dẫn vào - Gia cố kênh dẫn vào - Đào và gia cố tạm phần hầm - Bê tông hầm - Phụt lấp đầy và hoàn thiện. - Đào kênh dẫn ra - Gia cố kênh dẫn ra

7 Đập phụ số 3-Bậc trên

- Đê quây và Kênh dẫn dòng (Mùa lũ năm 2008) - Nền đập phần lòng suối đến +......... - Thân đập đến cuối mùa khô năm 2008 - Kênh dẫn dòng (Mùa lũ năm 2008) - Nền đập đến cao độ đạt được cuối mùa khô năm 2008-2009 - Đắp thân đập đến cao độ đạt được cuối mùa khô năm 2008-2009 - Lăng trụ và gối phẳng hạ lưu - Thiết bị quan trắc - Kênh dẫn dòng mùa lũ năm 2009

- Đắp thân đập đến +… (Thời điểm cuối mùa khô 2008-2009 → tháng 6/2009) - Đắp thân đập đến +620,8

8 Kênh dẫn vào Cửa lấy nước-Bậc trên

- Lăng trụ (đắp ngoài kênh) - Đường vận hành trên cơ +622,0 (bên trái)

- Đào kênh - Đắp ngoài mái kênh - Gia cố mái trong kênh - Gia cố mái ngoài kênh

9 Cửa lấy nước-Bậc trên

- Cầu công tác - Đường vận hành - Nhà bảo vệ -

- Đào hố móng và gia cố mái - Kết cấu bê tông cốt thép Cửa lấy nước - Đắp ngược

10 Đường ống áp lực-Bậc trên

- Ngách thi công - Nút Ngách thi công

- Đào ngầm và gia cố tạm (hầm ngang/giếng đứng) - Bê tông vỏ hầm (Phối hợp với công tác lắp đường ống) - Phụt lấp đầy và hoàn thiện.

11 Nhà máy, Kênh xả-Bậc trên

- Kết cấu nhà máy đến +406,0 (Lắp khuỷu ống hút) - Kết cấu nhà máy đến +409,0 (Lắp côn hút) - Kết cấu nhà máy đến +412,5 (Sàn máy phát) - Kết cấu nhà máy đến +416,0 (Sàn gian máy) - Kết cấu nhà máy đến cao độ +425,0 - Đắp ngược (Đá hỗn hợp) - Thân nhà máy +433,0 (Dầm cầu trục) - Thân nhà máy +437,0 - Mái nhà máy - Hoàn thiện nhà máy (Sàn, trần, tường, …) - Kênh xả (Gia cố, thoát nước mái và nền; Bê tông) - Nhà bảo vệ, hàng rào, cổng - Đường vận hành - …

- Đào và gia cố mái - Nhà máy đến +416,0 - Nhà máy đến +425,0 - Nhà máy phần trên +425,0 và Nhà quản lý vận hành

12 Trạm phân phối-Bậc

- Đào, đắp đất, đá - Móng trụ

- Phần xây dựng

Page 102: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 504

trên 13 Cửa lấy

nước-Bậc dưới

- Cầu công tác - Đường vận hành - Nhà bảo vệ -

- Đào hố móng và gia cố mái - Kết cấu bê tông cốt thép Cửa lấy nước - Đắp ngược

14 Đập tràn-Bậc dưới

- Đê quây đợt 1 (đê quây dọc) - Đê quây đợt 2 (đê quây thượng lưu) - Khoan phụt gia cố nền - Khoan phụt màng chống thấm - Cống dẫn dòng - Cống xả cát - Nút cống dẫn dòng - Cầu công tác - Đường vận hành

- Đào và gia cố mái - Đập tràn (cao độ theo tiến độ 30/6/2010) - Đập tràn đến +415,0

15 Đường hầm dẫn nước và đường ống áp lực-Bậc dưới

- Đào hở Ngách thi công số 1 - Đào ngầm và gia cố tạm Ngách thi công số 1 - Đào hở Ngách thi công số 2 - Đào ngầm và gia cố tạm Ngách thi công số 2 - Nút Ngách thi công số 1 - Nút Ngách thi công số 2

- Đào và gia cố tạm từ CLN đến Km 1+290 - Đào và gia cố tạm từ chân TĐA đến Km 1+290 - Đào và gia cố tạm từ chân hầm nghiêng đến Nhà máy - Đào và gia cố tạm hầm nghiêng - Kết cấu vỏ hầm từ CLN đến chân TĐA - Bê tông đường ống áp lực (Phối hợp với công tác lắp đường ống) - Phụt lấp đầy (theo các giai đoạn kết cấu bê tông vỏ hầm tương ứng) và hoàn thiện.

16 Tháp điều áp-Bậc dưới

- Đào hở và gia cố mái - Đào ngầm và gia cố tạm - Đắp ngược và Đường vận hành

- Đào và gia cố tạm - Kết cấu bê tông cốt thép TĐA

17 Nhà máy, Kênh xả-Bậc dưới

- Đê quây - Kết cấu nhà máy đến +295,5 (Lắp khuỷu ống hút) - Kết cấu nhà máy đến +298,5 (Lắp côn hút) - Kết cấu nhà máy đến +303,0 (Sàn máy phát) - Kết cấu nhà máy đến +307,0 (Sàn gian máy) - Thân nhà máy +327,0 - Đắp ngược (Đá hỗn hợp) - Thân nhà máy +335,0 (Dầm cầu trục) - Thân nhà máy +339,0 - Mái nhà máy - Hoàn thiện nhà máy (Sàn, trần, tường, …) - Kênh xả (Gia cố, thoát nước mái và nền; Bê tông) - Nhà bảo vệ, hàng rào, cổng - Đường vận hành - …

- Đào và gia cố mái - Nhà máy đến +307,0 - Nhà máy đến +327,0 - Nhà máy phần trên +327,0 và Nhà quản lý vận hành

18 Trạm phân phối-Bậc dưới

- Đào, đắp đất, đá - Móng trụ

- Phần xây dựng

II.3 Hệ thống các biểu mẫu: Theo Quy trình nghiệm thu đã ban hành III. HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG:

Page 103: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 505

Hồ sơ chất lượng do Nhà thầu thi công xây lắp chính lập, Tư vấn giám sát kiểm tra, sau đó được cung cấp cho Đại diện Chủ đầu tư. Danh mục Hồ sơ chất lượng theo quy định tại Mục B, Phụ lục Q-TCXDVN 371:2006

Nơi nhận: - Như trên - Công ty CP Thuỷ điện Đăk R'Tih - Ban Điều hành dự án Thủy điện Đăk R’Tih - Công ty CONINCO (B/cáo) - Lưu Đoàn Tư vấn CONINCO- Như trên

ĐOÀN TƯ VẤN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R'TIH-CONINCO PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN

G5. BÁO CÁO CỦA ĐOÀN TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG - CONINCO

ĐOÀN TƯ VẤN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH Số 02/TVDA-TĐĐT/2009

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đăk Nông, ngày 03 tháng 01 năm 2009

BÁO CÁO CỦA TƯ VẤN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH-CONINCO

V/v: Tiếp thu và xử lý đối với ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nêu tại Công văn số 216/TTHĐNTNN ngày 12/5/2008

Kính gửi: - HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHÀ NƯỚC CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R’TIH Đoàn Tư vấn dự án Thủy điện Đăk R’Tih-CONINCO xin được báo cáo kết quả tiếp thu và xử lý đối với ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước nêu tại Công văn số 216/TTHĐNTNN ngày 12/5/2008 về Kết quả kiểm tra nhà máy thủy điện Đăk R’Tih như sau: 1. Về chất lượng công trình: - Công tác thí nghiệm xác định độ ẩm đất đắp: Tư vấn CONINCO đã đề xuất với các Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện công tác xác định độ ẩm của đất đắp bằng phương pháp đốt cồn có hiệu chỉnh độ ẩm theo kết quả tương ứng thực hiện bằng phương pháp sấy (bằng tủ sấy). Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn điện (hay bị cắt điện hoặc điện áp không ổn định) nên phương pháp này chưa thực hiện được. - Tại bờ trái Đập chính-Bậc trên, Nhà thầu thi công xây dựng đã sử dụng đất lấy từ mỏ E1 để đắp. Công tác khai thác đất đã được thực hiện đúng quy trình (Bóc bỏ lớp đất hữu cơ, khoanh vùng diện tích khai thác và lấy mẫu đất tại mỏ để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất với tần suất 5.000m3/1 tổ mẫu, …), đất đủ các chỉ tiêu cơ lý theo Điều kiện kỹ thuật thi công xây dựng mới đưa ra để đắp. Ngày 17/4/2008, trong quá trình khai thác đơn vị thi công đã để lẫn đất hữu cơ vào đất đắp (Sân 2, lớp 5, cao độ +583,3). Cùng ngày, Tư vấn giám sát đã lập biên bản xử lý: Bóc bỏ toàn bộ lớp đất đã san rải có lẫn đất hữu cơ chuyển đổ bãi thải (Biên bản lập lúc 09h00 ngày 17/4/2008), đắp lại bằng đất có chất lượng đạt yêu cầu (Biên bản lập lúc 15h00 ngày 17/4/2008). - Công tác mô tả địa chất hố móng do Liên đoàn Địa chất thủy văn-Địa chất công trình Miền Nam thực hiện. Tiếp thu ý kiến của Đoàn kiểm tra, Tư vấn giám sát đã làm việc với Đội mô tả địa chất nhằm bổ sung đầy đủ thông tin trong quá trình thực hiện công tác mô tả địa chất hố móng các hạng mục công trình. 2. Về công tác quản lý chất lượng công trình: 2.1) Phòng thí nghiệm hiện trường: Trên công trường hiện có các Phòng thí nghiệm được Chủ đầu tư quyết định chấp nhận tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng tại các hạng mục công trình như sau: - LAS-XD 15 (thuộc Xí nghiệp Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng-Công ty CIDICO): Thực hiện công tác thí nghiệm cấp phối bê tông, thí nghiệm vật liệu cho sản xuất bê tông và bê tông phục vụ thi công bê tông tại các hạng mục công trình;

Page 104: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 506

- LAS-XD 308 (Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư IDICO) thực hiện các thí nghiệm cho công tác đắp đất, cát, đá, vữa xây phục vụ thi công Đập chính, Đập tràn, Kênh nối số 1-Bậc trên; - LAS-XD 571 (Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện Việt Nam): Thực hiện các thí nghiệm cho công tác đắp đất, cát, đá, vữa xây phục vụ thi công Đập phụ số 1, Đập phụ số 2, Kênh nối số 2-Bậc trên; - LAS-XD 23 (Trung tâm Thí nghiệm & Kiểm định xây dựng Miền Trung, đ/c: 32 Lê Hồng Phong-Tp. Nha trang-T.Khánh Hòa): Thực hiện đầy đủ các thí nghiệm cho công tác đắp đất, cát, đá, vữa phục vụ thi công Đập phụ số 3, Kênh dẫn vào Cửa nhận nước-Bậc trên (Từ Km 0+000 đến Km 1+000); - LAS-XD 600 (Trung tâm Thí nghiệm vật liệu xây dựng và Kiểm định chất lượng công trình thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ xây dựng INVECO, đ/c: Số 90-Đường số 42-Phường Bình Trưng Đông-Quận 2-Tp.Hồ Chí Minh): Thực hiện các thí nghiệm cho công tác bê tông, cốt thép, vữa cho thi công hầm và các hạng mục khác khi có yêu cầu; - LAS-XD 561 (Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thuộc Công ty TNHH Tư vấn Kiểm định-Xây dựng số 2): Thực hiện công tác thí nghiệm phục vụ thi công gia cố mái hố móng các hạng mục Gói thầu 1d1 Đoàn Tư vấn CONINCO đã yêu cầu các Phòng thí nghiệm hoàn thiện phòng thí nghiệm hiện trường (Công văn số 15/2008/TVGS-CONINCO ngày 21/4/2008 của Đoàn TVGS Thủy điện Đăk R’Tih V/v Hoàn thiện hệ thống các Phòng thí nghiệm hiện trường tại công trường xây dựng Thủy điện Đăk R’Tih). Các phòng thí nghiệm đã hoàn thành hồ sơ pháp lý của phòng thí nghiệm hiện trường. Qua các đợt kiểm tra của Tư vấn CONINCO, các phòng thí nghiệm hiện trường tham gia hoạt động trên công trường cơ bản đều có đủ năng lực theo yêu cầu công tác quản lý chất lượng các công việc xây dựng tại các hạng mục công trình, các phương pháp thí nghiệm thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành được quy định trong Điều kiện kỹ thuật thi công xây dựng. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu tiến độ thi công trong mùa khô, các phòng thí nghiệm tiếp tục bổ sung nhân lực, dụng cụ thí nghiệm. - Do khối lượng công tác đắp của Đập phụ số 3 khá lớn (khoảng hơn 2,3tr m3), phòng thí nghiệm hiện trường LAS-XD 23 không đủ nhân lực và thiết bị đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công, theo đề nghị của Ban điều hành Gói thầu 1b về việc đưa thêm Phòng Thí nghiệm vật liệu và Kiểm định công trình LAS-XD 406 (thuộc Trung tâm Khoa học Địa chất-Công trình) vào thực hiện công tác thí nghiệm phục vụ thi công Đập phụ số 3, Kênh dẫn vào Cửa nhận nước-Bậc trên (Từ Km 0+000 đến Km 1+000). Đoàn tư vấn CONINCO đã xem xét hồ sơ, kiểm tra phòng thí nghiệm hiện trường LAS-XD 406 và đề nghị Chủ đầu tư chấp thuận. 2.2) Quy trình giám sát cụ thể cho từng loại công việc, hạng mục công trình: Tiếp thu ý kiến của Đoàn kiểm tra, Tư vấn giám sát CONINCO đã lập Quy trình giám sát chất lượng xây dựng công trình (Đợt 1-Phần xây dựng) được Chủ đầu tư phê duyệt theo Quyết định số 448/QĐ-DaHC ngày 21/7/2008. Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình, Tư vấn giám sát đã dự thảo Quy định về hồ sơ chất lượng Đợt 1-Phần xây dựng trình Chủ đầu tư xem xét, quyết định (Công văn số 67/2008/TVDA-CONINCO ngày 12/11/2008). 2.3) Về nhân sự của Đoàn Tư vấn: Căn cứ tình hình các Nhà thầu thi công xây dựng triển khai công việc trên hiện trường, Đoàn Tư vấn đã bổ sung thêm cán bộ giám sát hiện trường, tăng số cán bộ có năng lực kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu kiểm tra và giám sát quá trình thi công xây dựng, kịp thời nghiệm thu công việc xây dựng đảm bảo chất lượng và tiến độ của các hạng mục công trình. Đến ngày 07/11/2008, bộ phận giám sát hiện trường có 22 cán bộ với các chuyên ngành phù hợp (Trong đó: Cán bộ có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên có 13 người; Cán bộ có chứng chỉ có 8 người). 2.4) Công tác thiết kế và thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công: Đã có sự phối hợp tốt hơn giữa đơn vị thiết kế và đơn vị thẩm tra. Công tác thiết kế đã thực hiện được “đi trước 1 bước”, không có công việc hoặc hạng mục công trình phải chờ thiết kế để thi công. Đoàn Tư vấn dự án Thủy điện Đăk R’Tih-CONINCO xin chân thành cảm ơn những ý kiến của Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước và mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Quý Cơ quan để Đoàn kịp thời khắc phục khiếm khuyết, hoàn thành tốt công tác quản lý chất lượng tại công trình Nhà máy thủy điện Đăk R’tih. Nơi nhận: - Như trên; - Cty CONINCO (B/cáo); - T.MT (B/cáo); - Lưu Đoàn TVGS.

ĐOÀN TƯ VẤN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R'TIH-CONINCO

PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN

Page 105: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 507

G6. ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG XÂY DỰNG TỔNG QUÁT GIAI ĐỌAN BẢN VẼ THI CÔNG

(DO CÔNG TY CỔ PHẦN T.V.X.D. ĐIỆN 2 LẬP) G6.1. PHẦN 0110 - CÁC YÊU CẦU CHUNG 1. TỔNG QUÁT 1.1 TÀI LIỆU THAM CHIẾU Điều kiện kỹ thuật và các biểu được trình bày trong các phần khác nhau của Hồ sơ chỉ định thầu, Thiết kế Kỹ thuật - Bản vẽ thi công và Hợp đồng kinh tế. Các tài liệu này phải được xem xét và áp dụng thống nhất. 1.2. PHỐI HỢP GIỮA CÁC NHÀ THẦU Nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu thực hiện công tác theo quy định pháp lý của Nước CNXHCN Việt Nam, các quy trình Quản lý xây dựng của Việt Nam, các quy định cụ thể trong Hợp đồng hoặc theo chỉ định của Chủ đầu tư đối với các đối tượng dưới đây: (a) Người của Chủ đầu tư (bao gồm cả Tư vấn thiết kế, Tư vấn Giám sát…), dưới đây sẽ được gọi chung là Chủ đầu tư, tuỳ theo việc phân giao trách nhiệm theo quy định của Pháp luật Việt Nam hoặc Hợp đồng kinh tế ký kết với Chủ đầu tư, các đối tượng nêu trên sẽ thực thi nhiệm vụ của mình tương ứng với phạm vi công tác được quy định trong các văn bản, điều khoản pháp lý yêu cầu. (b) bất kỳ các Nhà thầu nào khác do Chủ đầu tư thuê, và (c) các nhân viên của bất kỳ các tổ chức pháp lý nào khác,những người này có thể được thuê để thực hiện các công việc có liên quan và/hoặc trực tiếp ngay tại Công trường xây dựng có thể có hoặc chưa được đề cập đến trong Hợp đồng. Bất kỳ một yêu cầu nào có thể dẫn đến việc tăng thêm chi phí cho Nhà thầu sẽ được xem là Phát sinh chi phí khi với một Nhà thầu có kinh nghiệm không thể dự đoán được việc phát sinh này một cách hợp lý tính đến thời điểm Ký kết hợp đồng. Việc phục vụ các nhân viên nói trên hoặc các Nhà thầu khác có thể bao gồm việc sử dụng thiết bị, các công trình tạm, các đường vào thuộc trách nhiệm của Nhà thầu. Nhà thầu có trách nhiệm phải thực hiệc các công tác tại hiện trường và phối hợp với các Nhà thầu khác trong phạm vi các yêu cầu của Chủ đầu tư. 2. MÔ TẢ DỰ ÁN Dự án nằm trong địa phận xã Nhân Cơ - huyện Đăk R’Lấp và xã Quang Thanh và thị trấn Gia Nghĩa của huyện Đăk Nông thuộc tỉnh Đak Lak, gần Quốc lộ 14 và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200km theo hướng Tây bắc. Dự án gồm hai bậc thang khai thác thủy điện nhằm cung cấp điện năng cho Hệ thống điện Miền Nam. Tổng công suất lắp đặt là 144 Mw, trong đó: - Đakr’tih bậc trên (gọi tắt là DT1) – công suất lắp đặt 82 MW. - Đakr’tih bậc dưới (gọi tắt là DT2) – công suất lắp đặt 62 MW . Các Công trình chính như dưới đây: 1. Công tác Xây dựng: Công trình đầu mối và Tuyến năng lượng Đăk R’Tih bậc trên (ĐT 1). Các hạng mục chính gồm: Đập chính với chiều cao lớn nhất 42m, và 3 đập phụ với chiều cao lớn nhất lần lượt là: 40m, 40m, 59m. Các đập dâng đều là đập vật liệu địa phương. Một đập tràn bằng BTCT có ba khoang và cửa van cung. Hai kênh nối 1, 2 và một kênh - hầm nối số 3. Kênh dẫn vào với chiều dài 1.464m, chiều rộng đáy 5m. Cửa lấy nước một khoan bằng BTCT. Đường hầm đường kính trong 4.8m, chiều dài 2.700m, có vỏ bọc bằng BTCT. Một tháp điều áp lọai hình trụ với đường kính 10.5m, chiều sâu 62m. Đường ống áp lực có đường kính trong 4.3m, chiều dài 460m có lót thép. Nhà máy thủy điện gồm hai tổ máy công suất lắp đặt 82MW. Kênh xả và Trạm phân phối điện 220kV. 2. Công tác xây dựng: Công trình đầu mối và Tuyến năng lượng của Đakr’tih bậc dưới (ĐT 2). Các hạng mục chính gồm; Đập tràn tự do đặt tại lòng sông có chiều rộng ngưỡng tràn là 100m, Cửa lấy nước, Đường ống áp lực ngầm có lót thép với đường kính trong 4.3m và chiều dài 250m. Nhà máy có công suất lắp đặt 62 MWvà Kênh xả, mặt bằng trạm phân phối điện ngoài trời. 3. Thiết bị Cơ khí thủy công cho Đăk R’Tih bậc trên: Cung cấp và lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy công. 4.Thiết bị cơ khí thủy công của Đăk R’Tih bậc dưới:

Page 106: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 508

Cung cấp và lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy công. 5. Thiết bị cơ - điện của Đăk R’Tih bậc trên: Cung cấp và lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy lực và thiết bị điện và điều khiển. 6. Thiết bị cơ - điện của Đăk R’Tih bậc dưới: Cung cấp và lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy lực và thiết bị điện và điều khiển. 7. Cung cấp và lắp đặt thiết bị cho Đường dây và Trạm 8. Công tác chuẩn bị: Do Chủ đầu tư thực hiện bao gồm việc xây dựng các trụ sở làm việc, các đường vận hành vĩnh cửu và đường dây cấp điện thi công 22kv đến các khu đầu mối và tuyến năng lượng của cả hai bậc. 3. PHẠM VI CÔNG TÁC Điều kiện Kỹ thuật này quy định các yêu cầu cho công tác xây dựng tổng quát cho cả bậc trên và bậc dưới đối với phần Công tác xây dựng. Trong một số yêu cầu chi tiết, cụ thể sẽ được chỉ dẫn trong Bản vẽ thi công do Chủ đầu tư phê duyệt và cung cấp cho Nhà thầu. 3.1 KHẢO SÁT BỔ SUNG 1. Ngoài trừ các số liệu do Chủ đầu tư cung cấp trong các bản vẽ TKKT và trong các Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt, Nhà thầu có thể thực hiện các công tác khảo sát bổ sung bằng chi phí của mình để phục vụ cho việc thiết kế thi công chi tiết, tính toán khối lượng công tác và phục vụ trực tiếp cho quá trình xây dựng của bản thân Nhà thầu. 2. Các công tác khảo sát bổ sung có thể bao gồm nhưng không giới hạn bởi: đo đạc địa hình theo tỉ lệ nhất định tại các khu vực có yêu cầu, các hố khoan thăm dò - dẫn hướng trong quá trình thi công công tác đào ngầm, các khảo sát điều tra về khí tượng - thủy văn… 3.2 CÁC HẠNG MỤC CHÍNH Các Công trình vĩnh cửu của Dự án thủy điện Đak Mi 4A&4B được đưa ra dưới đây: Các Công trình vĩnh cửu thuộc Đakr’tih bậc trên: 1. Đập chính. 2. Ba đập phụ từ số 1 đến 3. 3. Hai kênh nối từ số 1 đến số 3, và một kênh - hầm nối số 3. 4. Đập tràn vận hành có 3 cửa van cung 5. Đường hầm dẫn nước. 6. Tháp điều áp. 7.Đường ống áp lực (ngầm). 8. Nhà máy và kênh xả. 9. Mặt bằng trạm phân phối điện ngoài trời. 10. Thiết kế, cung cấp và lắp đặt - thử nghiệm các thiết bị quan trắc cho các công trình chính. 11. Đường vận hành nối tiếp đường do Chủ đầu tư cung cấp đến các hạng mục. 12. Các công tác tạo cảnh quan môi trường. 13. Thực hiện các công tác và biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường hoặc giảm nhẹ tác động môi trường trong quá trình xây dựng. Các Công trình vĩnh cửu thuộc Đakr’tih bậc dưới: 14. Đập tràn tự do không cửa bằng bê tông và phần vai bờ. 15. Kênh dẫn vào và kết cấu Cửa lấy nước. 16. Đường ống áp lực (ngầm). 17. Nhà máy và Kênh xả. 18. Mặt bằng Trạm phân phối điện ngoài trời. 19. Thiết kế, cung cấp, lắp đặt và thử nghiệm các thiết bị quan trắc cho các kết cấu. 20. Đường vận hành nối tiếp từ đường do Chủ đầu tư xây dựng đến các hạng mục chính. 21. Các công tác cải tạo cảnh quan môi trường. 22. Thực hiện các công tác và biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường hoặc giảm nhẹ tác động môi trường trong quá trình xây dựng. Và một số phần việc khác liên quan đến Công tác xây dựng các hạng mục công trình chính như sau: (a) bất kỳ các công tác đào và đắp nào cần thiết cho việc lắp đặt các trạm do các Nhà thầu khác cung cấp theo yêu cầu của Chủ đầu tư, (b) cung cấp và lắp đặt các chi tiết đặt sẵn để định vị hoặc hiệu chỉnh các bộ phận của các trạm do Nhà thầu khác cung cấp,

Page 107: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 509

(c) tạo các khe-rãnh, lấp đầy các thanh neo, các lỗ chừa sẵn bằng vữa hoặc bê tông cho các cho tiết đặt sẵn được sử dụng để chống đỡ hoặc cố định các bộ phận của trạm do Nhà thầu khác cung cấp vào vị trí cuối cùng, (d) cung cấp và xây dựng các mương khi cần thiết theo yêu cầu của các Nhà thầu khác và được sự phê duyệt của Chủ đầu tư, (e) tất cả các công tác bê tông, kể cả cốt thép và cốp pha, các công tác phụt cần thiết để lấp đầy xung quanh hoặc bên dước các bộ phận khác nhau của thiết bị được đặt trong khối bê tông, (f) các tiện ích trong các toà nhà ngoại trừ nhà điều khiển tại trạm phân phối , (g) các công tác phụ trợ tại Nhà máy, (h) hệ thống cung cấp nước vận hành nối giữa nhà máy và trạm phân phối, (i) hệ thống tiếp địa và chống sét tại khu vực nhà máy , v.v. 3.3 CÁC CÔNG TÁC TẠI CÔNG TRƯỜNG KHÔNG THUỘC PHẠM VI Trừ các Công tác Xây dựng, các công tác khác sẽ được tiến hành tại tuyến như sau: Cung cấp, lắp đặt, thí nghiệm và chạy thử nghiệm Thiết bị Cơ khí thủy công Cung cấp, lắp đặt, thí nghiệm và chạy thử nghiệm thu Thiết bị Cơ - điện. Cung cấp, lắp đặt, thí nghiệm và chạy thử nghiệm thu Thiết bị điều khiển và thiết bị phụ trợ Cung cấp, lắp đặt các thiết bị của đường dây và trạm . Các công tác chuẩn bị. 4. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ TÀI LIỆU CƠ BẢN 1. Điều kiện kỹ thuật được lập trên cơ sở các Tiêu chuẩn hiện hành của Nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam, các tiêu chuẩn của các nước G7 và một số tiêu chuẩn khác được áp dụng đối với các công trình tượng tự. 2. Các tiêu chuẩn áp dụng sẽ được nêu cụ thể trên Bản vẽ thi công chi tiết và được Chủ đầu tư phê duyệt. 3. Trong trường hợp Nhà thầu đề nghị một tiêu chuẩn thay thế thì phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư và các bên liên quan theo quy định của luật pháp. 4. Nhà thầu có thể đề nghị Chủ đầu tư cung cấp các tài liệu cơ bản: khí tượng - thủy văn, địa chất công trình trong Hồ sơ TKKT để tham khảo khi cần thiết. 5. CÔNG TRƯỜNG 5.1. VỊ TRÍ CỦA CÔNG TRƯỜNG Công trường nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200km về hướng Tây - bắc trong địa phận tỉnh Đak Lăk gần Quốc lộ 14. 5.2. CÁC TIỆN ÍCH VỀ GIAO THÔNG Hợp đồng sẽ không giới hạn về bất cứ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào, Nhà thầu được cho là đã biết tất cả các thông tin cần thiết phải tuân thủ theo các quy định và thủ tục chính liên quan đến việc sử dụng tất cả các tiện ích trong nước và quốc tế như đường vào, vận chuyển, bốc dỡ và lưu trữ bao gồm các đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay, đường hàng không, biên giới và các tiện ích khác để hoàn thành Hợp đồng. 6. XÂY DỰNG HOẶC NÂNG CẤP CÁC ĐƯỜNG Việc xây dựng các đường mới hoặc nâng cấp các đường đất hiện hữu có thể được triển khai trong các giai đoạn thi công khác nhau. Chủ đầu tư sẽ cung cấp các đường nối từ Quốc lộ 14 đến khu vực của công trường. Các đường giao thông nói trên sẽ được sử dụng để phục vụ thi công và một số sẽ được Chủ đầu tư tận dụng trở thành đường vận hành vĩnh cửu, sau khi kết thúc việc chạy thử nghiệm thu nhà máy thủy điện. Chúng phải đảm bảo yêu cầu giao thông trong mọi điều kiện thời tiết và được xây dựng theo các tiêu chuẩn tối thiểu về yếu tố hình học và khả năng vận hành. Các đường và cầu nối phải được thiết kế theo đúng các quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam. Nhằm tạo thuận tiện cho việc thi công hệ thống đường đồng thời đảm bảo các hoạt động tại các vị trí thi công, trong thời hạn sớm nhất có thể được phù hợp vớp Hợp đồng và tiến độ thi công Nhà thầu phải thiết lập hệ thống giao thông nối giữa các đường thi công của Nhà thầu và của Chủ đầu tư. Tất cả các đường thi công phục vụ cho Công trường nhằm đáp ứng yêu cầu thi công đều thuộc trách nhiệm của Nhà thầu bao gồm: Tuyến, các giấy phép cần thiết, tiêu chuẩn, quyền sử dụng v.v. 7. SỬ DỤNG CÔNG TRƯỜNG

Page 108: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 510

7.1. CÁC KHU VỰC QUY ĐỊNH TRONG THIẾT KẾ Các khu vực đặc trưng tạo thành khu vực công trình như đã chỉ ra trên các Bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt để sử dụng cho các khu vực công tác, các hoạt động khai thác mỏ đá, các mỏ đất, các bãi thải – bãi trữ, các văn phòng làm việc, các xưởng, kho chứa, trạm trộn. v.v. Trừ các trường hợp khác được quy định riêng, các khu vực này sẽ được rào xung quanh để kiểm tra tốt hơn và được phát quang theo quy định. Nhà thầu có thể yêu cầu các khu vực bổ sung trong Công trường để thiết lập các khu phụ trợ khác ngoài các khu đã được thiết kế nhưng phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư về kích thước, đường vào, kế hoạch và bố trí mặt bằng. Trước khi tiến hành công tác trong các khu vực này, Nhà thầu phải lắp đặt và bảo quản các rào chắn xung quanh theo quy định. Tất cả các đường nằm ngoài phạm vi rào chắn của các khu vực được xem là các đường công cộng và Nhà thầu có thể xây dựng và bảo quản hay không tùy yêu cầu. Do đó, Nhà thầu phải tuân theo các điều luật và quy phạm cho các đường công cộng như các điều khoản của Hợp đồng. Nhà thầu không được sử dụng Công trường cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc thi công các công trình hoặc nhằm phục vụ cho việc này theo thiết kế và phải hạn chế các hoạt động trong phạm vi các khu vực này trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Kỹ sư giám sát xây dựng (sau đây được gọi tắt là Kỹ sư). 7.2 QUYỀN SỞ HỮU CÁC VẬT LIỆU TỰ NHIÊN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH Đất, đá, sỏi, cát và tất cả các vật liệu đào được hoặc có sẵn tại Công trường hoặc các đường vào sẽ không là tài sản của Nhà thầu, nhưng sẽ được sử dụng nếu được chấp thuận để dùng trong các Công trình. Các kết cấu có sẵn tại Công trường hoặc các đường vào phải được xem là tài sản của Chủ đầu tư và Nhà thầu không được gây trở ngại đối với các tài sản này dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ khi có giới hạn phạm vi trong Hợp đồng. 7.3 TÀI SẢN NGOÀI PHẠM VI CÔNG TRƯỜNG Nhà thầu không được xâm phạm vào các khu đất nằm ngoài phạm vi Công trường hoặc vượt ra ngoài phạm vi của mặt đường và các kết cấu tiêu nước của các đường công cộng nếu không có sự chấp thuận của Chủ đầu tư bằng văn bản. 7.4 CÁC ĐƯỜNG HIỆN CÓ Bất kỳ các đường sắt hoặc đường bộ hiện có chạy qua khu vực Công trường sẽ phải được nắn lại cho chạy bên ngoài Công trường hoặc phải được dựng rào chắn để ngăn người không phận sự tình cờ xâm phập vào công trường. Các đường sắt hoặc đường bộ này phải luôn được thông suốt ngoại trừ vào các khoảng thời gian ngắn do yêu cầu thi công chẳng hạn như nổ mìn hở, chúng sẽ được đóng lại để đảm bảo an toàn. 8. CÁC TIỆN ÍCH DO CHỦ ĐẦU TƯ CUNG CẤP 8.1 TỔNG QUÁT Một số tiện ích được nói đến chi tiết bên dưới sẽ do Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư cung cấp. Các tiện ích này sẽ được hoàn thành hoặc là trước khi bắt đầu thi công hoặc trong thời gian đầu của Hợp đồng. Các thời điểm dự kiến hoàn thành được cho trong tiến độ Thầu. Các tiện ích hoặc sẽ được Chủ đầu tư cung cấp, bảo dưỡng và vận hành hoặc sẽ do Nhà thầu bảo quản và vận hành. Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với việc mở rộng, kéo dài hoặc nâng cấp bất kỳ tiện ích nào do Chủ đầu tư cung cấp khi Nhà thầu cho là cần thiết kể cả việc bảo dưỡng bổ sung khi có yêu cầu. Các trách nhiệm này bao gồm cả việc liên lạc với những nhà chức trách và phải chịu các phí tổn tương ứng mà sẽ không được chi trả bổ sung. Nếu tiện ích được Chủ đầu tư hoặc do đại diện của Chủ đầu tư cung cấp, bảo dưỡng và vận hành cho Nhà thầu, các chi phí sử dụng các tiện ích này sẽ phải được quy định trong Hợp đồng. Trong tất cả các trường hợp Nhà thầu phải thực hiện tất cả các biện pháp dự phòng cần thiết để bảo đảm rằng các tiện ích này sẽ được sử dụng tốt, được kiểm tra và vận hành đúng mức và các tài nguyên không bị lãng phí. 8.2 CẤP ĐIỆN Chủ đầu tư sẽ xây dựng đường dây 22kv từ hệ thống cấp điện hiện hữu đến gần khu vực Đầu mối và Tuyến năng lượng trước khi khởi công các Công tác xây dựng. Nhà thầu sẽ đấu nối vào hệ thống cấp điện

Page 109: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 511

này để phục vụ thi công. Đường dây thi công của Nhà thầu sẽ đấu nối vào tủ điện của đường dây 22kv trước máy biến thế của Chủ đầu tư. Đường dây 22kv sẽ được các cơ quan chức năng vận hành và bảo dưỡng. Việc cấp điện cho Nhà thầu thực hiện theo Hợp đồng với đơn vị quản lý đường dây do Chủ đầu tư thông báo. Nhà thầu sẽ ký hợp đồng với đơn vị quản lý này với đầy đủ các chi tiết ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi của cả hai phía. Nhà thầu phải hiểu rõ và tuân thủ tất cả các điều luật và quy định theo pháp luật Việt Nam và điều kiện của công trường. Đồng thời Nhà thầu nên có chuẩn bị về nguồn cấp điện dự phòng của mình trong trường hợp việc cấp điện từ hệ thống nói trên bị gián đoạn. Chủ đầu tư sẽ không chấp nhận bất kỳ khiếu nại nào của Nhà thầu về bất kỳ việc chậm trễ, gián đoạn, thiệt hại hoặc hư hỏng gây ra do việc cấp điện từ hệ thống nêu trên. 8.3. ĐƯỜNG VÀO 1. Khi Nhà thầu sử dụng các đường giao thông công cộng, Nhà thầu phải tuân thủ theo các quy định của các cơ quan có chức năng quản lý hệ thống đường này. 2. Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thủ tục xin cấp phép và chi phí khi tiến hành xây dựng các đường thi công đến các mỏ đá, mỏ đất, bãi trữ , bãi thải nằm ngoài phạm vi của dự án. Các chi phí bao gồm: chi phí xin cấp phép, khảo sát, đền bù và giải toả đất đai, xây dựng .v.v. 9. TIỆN ÍCH NHÀ THẦU CẤP CHO CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN Nhà thầu phải cung cấp và bảo dưỡng các tiện ích theo đúng điều kiện Hợp đồng vào đúng thời điểm để Chủ đầu tư sử dụng khi có yêu cầu. Khi kết thúc Hợp đồng, Nhà thầu phải tháo dỡ và di dời ra khỏi Công trường tất cả các kết cấu xây dựng và các tiện ích liên quan. Tuy nhiên, khi có chỉ thị của Chủ đầu tư, Nhà thầu có thể để lại một số tiện ích nào đó tại Công trường và chúng phải ở trong tình trạng hoạt động tốt và sẽ được quy đổi thành tiền đền bù cho Nhà thầu. Nếu tiện ích do Nhà thầu bảo quản và vận hành thì tất cả các phí tổn của Nhà thầu liên quan đến việc bảo quản và vận hành này sẽ phải được xem là đã nằm trong dự toán và đơn giá trong Bảng kê Khối lượng trừ khi có quy định khác trong Hợp đồng. Trong vòng 28 ngày khi có thông báo khởi công (hoặc sớm hơn theo yêu cầu của Kế hoạch Hợp đồng) Nhà thầu phải đệ trình các bản vẽ tổng thể, các đề nghị và kế hoạch về việc thiết lập các khu phụ trợ theo quy định trong điều này để Chủ đầu tư phê duyệt. Đối với các bố trí mặt bằng đã được cho trong các Bản vẽ Mời thầu, chúng có thể được sửa đổi nếu Chủ đầu tư đồng ý. Nhà thầu phải nêu ra trong bản kế hoạch đệ trình của mình về các chi tiết của mỗi khu phụ trợ cho Chủ đầu tư (theo quy định bên dưới) và thời điểm mà Kỹ sư phê chuẩn là 14 ngày sau khi Nhà thầu đệ trình kế hoạch. Sau đó, Nhà thầu phải trình để Chủ đầu tư phê duyệt các bản vẽ chi tiết, các kế hoạch và đề xuất đối với từng tiện ích do Nhà thầu thiết lập theo Điều này, tối thiểu là 28 ngày trước khi bắt đầu thực hiện. Sau khi chuẩn bị xong các khu vực yêu cầu phù hợp với quy định của Điều kiện kỹ thuật, các công trình xây dựng, tiện ích và các thiết bị liên quan do Nhà thầu cung cấp phải được lắp đặt vào các vị trí đã được Chủ đầu tư chấp thuận. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm giữ gìn tất cả các khu vực tại Công trường thuộc trách nhiệm của mình bao gồm các khu phụ trợ tạm thời, các công trình xây dựng, các dịch vụ .v.v. trong tình trạng gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh, vận hành tốt. Sau khi tháo dỡ và di dời khỏi Công trường và các tiện ích liên quan được cung cấp theo điều khoản này trong thời hạn không trễ hơn so với quy định và được sự đồng ý của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải phục hồi lại khu vực phù hợp với Phần – Khôi phục lại Công trường. 9.1. KHU VỰC CƯ TRÚ CỦA NHÀ THẦU 1. Cấp điện Hệ thống điện chính là hệ thống cáp phân phối hạ thế bốn dây 3 pha 380/220-50 Hz với các trạm nhỏ, tất cả phải phù hợp với các tiêu chuẩn chung, quy định và phải được EVN và Chủ đầu tư chấp thuận. Hệ thống chiếu sáng các con đường phải được lắp đặt tuân thủ theo quy chuẩn hiện hành. 2. Đường Nhà thầu phải thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng các con đường và các rãnh thu nước ven đường trong khu vực thiết kế nối liền khu ở của Nhà thầu và các khu phụ trợ liên quan với các Đường do Chủ đầu tư cung cấp. Các con đường này nối với khu vực lán trại của Nhà thầu phải tuân thủ theo các luật lệ và quy phạm tương ứng đối với đường công cộng. Công tác đào đắp và kết cấu mặt đường phải tuân theo Phần 0810 của điều kiện kỹ thuật này.

Page 110: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 512

Các lề đường phải có độ dốc thích hợp đối với người đi bộ và đường lái xe vào các nhà và không được dốc hơn 1/5 (20%). Tại các chỗ có nước mưa chảy xuống lòng đường, Nhà thầu phải lắp đặt các hố thu cùng với rãnh thoát nước bên dưới để dẫn nước đến các rãnh thoát nước tự nhiên của khu vực. Các chi tiết xây dựng phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư với các loại vật liệu và nhân công phù hợp với các Điều kiện kỹ thuật tương ứng của tiêu chuẩn hiện hành. 3. Cấp nước sinh họat Nhà thầu phải cung cấp và bảo dưỡng mạng lưới cấp nước trong khu vực cư trú của mình, bao gồm tất cả các đường ống, van, các chi tiết và thiết bị khác cần thiết. 4. Xử lý cống rãnh và nước thải Nhà thầu phải cung cấp và bảo dưỡng mạng lưới cống rãnh và các hệ thống xử lý nước thải trong các khu vực thiết kế và tại các khu vực cửa cống theo yêu cầu, bao gồm tất cả cống dẫn, hố ga, các chi tiết phụ, các khớp và các thiết bị khác cần thiết. Các chi tiết xây dựng phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư với các vật liệu và nhân công phù hợp với các Điều kiện kỹ thuật tương ứng hoặc quy phạm hiện hành. Các thiết bị xử lý nước thải phải tuân theo Điều 9.11 dưới đây. 5. Thông tin liên lạc Nhà thầu phải cung cấp tất cả các hệ thống thông tin liên lạc trong và xung quanh phạm vi công trường để Nhà thầu và Chủ đầu tư sử dụng. Hệ thống thông tin liên lạc thích hợp và hiệu quả phải được bảo dưỡng trong từng bộ phận và theo từng ca làm việc và trong các khu vực công tác tương ứng của Nhà thầu và Chủ đầu tư. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối việc kết nối giữa các khu vực cư trú của mình với tổng đài điện thoại. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng tất cả các hệ thống thông tin liên lạc trong và xung quanh phạm vi công trường bao gồm cả hệ thống phân phối và mạng nối công trình xây dựng/nhà ở. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với việc thỏa thuận với cơ quan bưu điện Việt Nam, công ty bưu chính viễn thông và các cơ quan có thẩm quyền khác. Nhà thầu cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các loại thuế, chi phí, .v.v. có liên quan đến vấn đề này trừ khi có quy định riêng khác. Nhà thầu phải thoả thuận với các cơ quan có chức năng đối với các hệ thống liên lạc thông tin di động 6. Nhà ở Nhà thầu phải chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc thực hiện thiết kế, cung cấp, bảo dưỡng cho tất cả các nhà ở và các tiện ích liên quan trong khu vực được thiết kế làm nơi ở cho Nhà thầu. Các khu phụ trợ này phải phù hợp về mặt bằng bố trí, quy hoạch và xây dựng khu dân cư với các tiêu chuẩn và các yêu cầu tương ứng với việc phát triển cộng đồng dân cư hiện đại. Trong thiết kế không trừ đi phần diện tích do Nhà thầu không thích sử dụng và/hoặc khả năng Nhà thầu thu nhận nhân công trong các tỉnh lân cận công trường (các công nhân này sẽ về nhà của họ và được Nhà thầu đưa đến khu vực công tác hàng ngày), do đó sẽ không cung cấp thêm diện tích nào để Nhà thầu thiết lập các khu cư trú. 9.2. CÁC KHU PHỤ TRỢ KHÁC Trừ khi có các quy định khác, Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng tất cả các khu phụ trợ tại Công trường mà Nhà thầu cần thiết để hoàn thành Hợp đồng. Các khu phụ trợ này có thể là các văn phòng làm việc, căn tin, các kho hàng, các xưởng, các kho thuốc nổ, kho xăng dầu, các bể chứa, các sàn chất tải, cân cầu đường, các phòng thí nghiệm, nhà ở .v.v. Các kho chứa thiết bị, máy móc và vật liệu phải được thông gió tốt, không bị ẩm – ướt, có sàn cao hơn mặt đất tự nhiên. Các khu phụ trợ phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Chủ đầu tư có thể đến các khu này vào bất kỳ thời gian hợp lý nào. Nhiên liệu phải được chứa trong các bể đặt ngầm dưới đất và các khu vực chứa nhiên liệu phải được bảo vệ tránh người không trách nhiệm đi vào. Các bể chứa nhiên liệu phải được đặt trong hố cát đến chiều sâu tối thiểu là 0.5 m hoặc khi cần thiết có thể có thể bố trí các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp cho kho chứa nhiên liệu. Nhà thầu còn phải cung cấp và bảo dưỡng các nhà điều khiển trên đường vào, các trạm bảo vệ .v.v. đảm bảo cho hoạt động của hệ thống bảo vệ trong 24 giờ/ngày theo quy định. A. Đường vào công trường Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng và bảo dưỡng các đường vào tất cả các khu vực Công trường, đến các văn phòng làm việc, đối với các đường sắt hoặc các đường thi công khác cần thiết để thi công các công trình. Các đường này phải được xử lý tránh bụi, xem xét và bảo dưỡng hàng tháng khi cần thiết hoặc theo chỉ thị của Chủ đầu tư.

Page 111: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 513

Nhà thầu phải thiết lập các quy tắc giao thông hợp lý để lưu thông trên các tuyến đường do Nhà thầu bảo dưỡng và phải cung cấp các dấu hiệu, đường kẻ, các tín hiệu giao thông hoặc các thiết bị kiểm soát khác và người hướng dẫn nếu có yêu cầu để đảm bảo an toàn và không cản trở lưu thông. Đối với các đường thi công tạm thời do Nhà thầu xây dựng không sử dụng tiếp tục, trừ khi có quy định khác hoặc theo chỉ thị của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải xới bề mặt bị cứng của các con đường này, di dời tất cả các vật liệu ngoại lai và phục hồi lại bề mặt phù hợp với Phần – Phục hồi lại Công trường B. Cấp điện cho khu vực công tác của Nhà thầu Nhà thầu phải có rách nhiệm về việc cung cấp đúng thời gian, vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện theo yêu cầu của Hợp đồng. Nhà thầu sẽ phải cung cấp, vận hành và bảo dưỡng các máy phát, máy biến thế, chuyển mạch, lưới điện .v.v. từ điểm đấu nối đã cho trong các Bản vẽ. Tất cả các nhân viên và thiết bị phải tuân theo các quy định của EVN và được vận hành do các công nhân điện có tay nghề. Tất cả các trạm phát điện phải được cách âm và được bố trí sau cho mức độ ồn gây ra đối với các khu vực dân cư hoặc văn phòng nằm dưới mức 65 db. C. Chiếu sáng Khi Nhà thầu tiến hành thi công vào ban đêm hoặc trong công trình ngầm, Nhà thầu phải cung cấp và bảo dưỡng trong tình trạng tốt hệ thống chiếu sáng cao áp cho tất cả các vị trí mà Nhà thầu đang làm việc. Nó bao gồm cả mỏ đất, mỏ đá và sỏi nếu có máy móc hoạt động trong các khu vực này. Hệ thống chiếu sáng được cung cấp để luôn luôn đảm bảo: Các điều kiện làm việc an toàn cho tất cả mọi người tại công trường, Các công trình được thi công hoàn toàn phù hợp với Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể thực hiện được các kiểm tra đối với tất cả các công trình đang thi công, Bảo vệ các khu vực của Công trình và các biện pháp an toàn chung tương xứng và hiệu quả. Trừ khi có chỉ định khác, độ chiếu sáng tối thiểu trên nền các bề mặt công tác được cung cấp tại các công nhân hoặc các khu vực công tác khác nhau phải bằng các số liệu cho ở bảng dưới đây:

Độ rọi đối với công tác hoặc khu vực Giá trị thiết kế (Lux)

Giá trị đo đạc tối thiểu (Lux)

- Công tác đất và các hố đào - Đường vào và đường sắt tại các vị trí có giao lộ hoặc các điều kiện bất lợi khác - Đổ bê tông - Xưởng bảo trì và các công tác cơ khí và điện

50 20

100 300

20 10

50

200 Tất cả các thiết bị di động làm việc vào ban đêm phải được trang bị chiếu sáng thích hợp, gương phản chiếu và các dấu hiệu huỳnh quang để đảm bảo làm việc an toàn. Nếu theo quan điểm của Chủ đầu tư, độ chiếu sáng không thích hợp để thực hiện các công tác an toàn và hiệu quả, Nhà thầu phải bổ sung nguồn sáng mà không được thanh toán thêm. Công tác sẽ không được thực hiện cho đến khi có đầy đủ ánh sáng theo yêu cầu D. Cấp nước Nước uống : Nhà thầu phải cung cấp, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước uống trong quá trình thực hiện Hợp đồng và phải cung cấp các liên kết và mạng lưới cấp nước uống đến các khu phụ trợ của mình. Chất lượng của nước uống phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hiện hành. Nhà thầu cũng phải thực hiện tất cả các bố trí cần thiết để phân phối nước uống đến các văn phòng làm việc, các công trình xây dựng hoặc các khu phụ trợ khác tại Công trường của mình để hoàn thành được Hợp đồng. Các mẫu nước sẽ được thí nghiệm kiểm tra định kỳ ba tháng một và được chứng nhận của một cơ quan được Chủ đầu tư chấp nhận. Kết quả kiểm tra phải được trình cho Chủ đầu tư và xác nhận nước sử dụng được Cấp nước sản xuất : Nhà thầu phải cung cấp, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước công nghiệp và mạng lưới ống dẫn thích hợp với yêu cầu của mình trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Nhà thầu phải bố trí hệ thống cung cấp nước sao cho không gây trở ngại cho các hệ thống cấp nước khác. Chất lượng nước sử dụng cho sản xuất phải tuân theo các yêu cầu của điều kiện kỹ thuật tương ứng. E. Thông tin liên lạc Nhà thầu phải chuẩn bị cho việc cung cấp và bảo dưỡng các tiện ích thông tin liên lạc, hoặc liên kết với các cơ quan Bưu điện và Công ty Bưu chính Viễn thông hoặc các cơ quan có trách nhiệm khác.v.v. về các tiện ích liên lạc vô tuyến. Các hệ thống thông tin liên lạc này phải được kết nối hoặc lắp đặt để chúng hoạt

Page 112: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 514

động hiệu quả trong phạm vi Công trường, với bên ngoài và liên lạc luôn luôn được duy trì, đặc biệt trong trong các trường hợp khẩn cấp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc thoả thuận với Bưu điện, Công ty Bưu chính viễn thông và các cơ quan có trách nhiệm. Nhà thầu cũng phải chịu trách nhiệm về tất cả các loại thuế, phí tổn, .v.v. tương ứng F. Thóat nước và xử lý nước thải Nhà thầu phải thu gom và xử lý tất cả các chất thải trong Công trường. Các phòng vệ sinh di động hoặc các dạng khác (có thể được nối liền hoặc được thải bằng cách nào khác vào hệ thống thoát nước chung) được lắp đặt gần các điểm cấp nước uống. Nhà thầu phải bảo đảm rằng chúng luôn được giữ trong tình trạng vệ sinh, lành mạnh và được tẩy uế thường xuyên và luôn luôn có sẵn giấy vệ sinh, xà phòng và khăn lau. Chất lượng của hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý chất thải của Nhà thầu phải tuân theo các yêu cầu của các cơ quan có trách nhiệm về Sức khoẻ và Môi trường. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tiếp theo đối với tất cả các bố trí cần thiết cho việc thải các chất còn lại sau khi lọc và rác từ các khu xử lý nước thải phù hợp với các điều quy định của các cơ quan có thẩm quyền về Sức khỏe. G. Các Bảng tên Nhà thầu phải cung cấp, lắp đặt và bảo quản các bảng tên và bảng hướng dẫn với sự đồng ý của Chủ đầu tư. Thiết kế và chất lượng vật liệu của các bảng tên và bảng chỉ dẫn này phải được Chủ đầu tư đồng ý. Các bảng tên và bảng hiệu phải được làm từ các vật liệu bền chắc khi được để ngoài trời, chúng phải được treo trên các trụ cứng chắc, hình thức trang nhã và dễ đọc. Nhà thầu phải giữ gìn các bảng tên và bảng chỉ dẫn trong tình trạng tốt và phải di dời đi khi kết thúc Hợp đồng. Các bảng tên công ty của Nhà thầu chỉ được treo tại cổng vào các khu vực công tác của mình. Các bảng tên của công ty các nhà thầu phụ chỉ được treo tại các khu vực chỉ định hoặc các văn phòng tương ứng của họ. Chủ đầu tư sẽ ra lệnh tháo đi bất kỳ bảng tên nào của Nhà thầu nếu chúng bị hư hỏng hoặc khó đọc. Các bảng tên chính phải được lắp đặt tại lối vào Công trường theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Số lượng tổng cộng hoặc kích cỡ của các bảng tên hoặc bảng hướng dẫn khác không được vượt quá 20 cái với kích thước trung bình 1 m2 được treo tại độ cao 2 m. 10. CÁC DỊCH VỤ KHÁC DO NHÀ THẦU CUNG CẤP Nhà thầu phải bắt đầu các hoạt động dịch vụ ngay sau khi có Lệnh khởi công các Công trình và phải dừng các hoạt động dịch vụ này khi đã ban hành Chứng chỉ Nghiệm thu đối với các công trình hoặc vào thời điểm khác do Nhà thầu và Chủ đầu tư thỏa thuận. Việc mở rộng các khu dịch vụ này phải thích hợp với các yêu cầu tương ứng của các công trình và của Công trường và các công tác khác do Chủ đầu tư thực hiện hoặc được tiến hành cho Chủ đầu tư tại Công trường. Các dịch vụ được cung cấp nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các tổ chức làm việc tại Công trường bao gồm Chủ đầu tư, Nhà thầu, Nhà thầu phụ, chủ đất và các thầu khác do Chủ đầu tư thuê và cho tất cả mọi người làm việc, cư trú hoặc đến thăm Công trường. Nhà thầu phải cung cấp tất cả các bộ phận chuyên môn, quản lý, giám sát, kỹ thuật viên và nhân công, thông tin liên lạc, hóa chất, thiết bị kiểm tra, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị, vật liệu, đồ dùng, dụng cụ, phương tiện, chất đốt dự trữ và các thứ tương tự cho việc hoạt động có hiệu quả của các dịch vụ này 10.1. VỆ SINH Nhà thầu phải bảo đảm Công trường và tất cả các khu vực phụ trợ mình chịu trách nhiệm theo Hợp đồng phải luôn luôn được giữ ở tình trạng vệ sinh và sạch sẽ. Các dịch vụ vệ sinh phải tuân theo các quy định của các cơ quan có thẩm quyền về sức khỏe. 10.2. CÁC CƠ SỞ Y TẾ 10.2.1. Tổng quát Nhà thầu phải cung cấp, bảo dưỡng và vận hành: - Trạm sơ cứu được đặt ngay tại hoặc gần các khu vực công tác chính. Trạm sơ cứu phải được trang bị các thiết bị y tế và nhân viên thích hợp trong suốt quá trình thi công và bố trí nhân viên có năng lực thường trực, nhân viên này phải liên lạc trực tiếp được với bệnh viện và thực hiện chức năng cấp cứu cho các công nhân của Nhà thầu. - Nhà thầu phải bổ nhiệm một hoặc nhiều hơn các nhân viên y tế có trình độ, kinh nghiệm trong các Công trình xây dựng để trông coi các cơ sở sơ cứu, kiểm tra việc thực thi chính sách An toàn và Sức khỏe do

Page 113: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 515

Nhà thầu định ra và được Chủ đầu tư chấp nhận. Các nhân viên này sẽ chỉ đạo hoạt động của hệ thống kiểm tra và giám định sức khỏe cho các công nhân. Nhà thầu phải có giải pháp để có thể huy động nhanh chóng các nhân lực cần thiết đến công trường trong trường hợp sự cố hoặc cháy nổ. 10.2.2. Sơ tán khẩn cấp Nhà thầu phải sắp xếp khi cần thiết để chuyển các trường hợp nghiêm trọng về các bệnh viện thích hợp 10.2.3. Kiểm tra sức khỏe các Công nhân Nhà thầu phải thiết lập và tổ chức hoạt động một hệ thống kiểm tra và giám định y tế đối với các công nhân tương lai. Hệ thống kiểm tra phải được kiểm tra và hoạt động với sự góp ý của Chủ đầu tư, Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh xã hội và phải phối hợp với các Nhà thầu khác tham gia vào Công trình. 10.3 CHỐNG CHÁY Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp hợp lý chống cháy và đảm bảo rằng một nhóm nhân viên đã được huấn luyện sử dụng các thiết bị chữa cháy luôn luôn sẵn sàng tại mỗi khu của công trình trong từng ca. Nhà thầu phải cung cấp và bảo dưỡng tại Công trường các bộ phận phòng cháy theo yêu cầu của các cơ quan chức năng để bảo đảm rằng các đội chữa cháy và thiết bị cần thiết có thể được tập trung nhanh nhất khi xảy ra các vụ cháy. Bộ phận phòng cháy phải được nhân viên có năng lực giám sát và phải có ít nhất 5 thành viên tình nguyện hoặc làm việc bán thời gian đã qua huấn luyện. Nhà thầu phải thông báo các nguyên tắc và quy định về báo cháy và sử dụng bộ phận chữa cháy và các bảng thông báo phải nêu rõ các hướng dẫn để bộ phận chữa cháy có thể tập trung được. Hệ thống cảnh báo và còi hiệu phải kết hợp chặt chẽ với quy trình di tản khẩn cấp của nhà thầu. Trong trường hợp có cháy, Nhà thầu phải huy động tất cả mọi người trong khu vực gần đó phải thực hiện mọi biện pháp có thể được để dập tắt đám cháy 10.4. BẢO VỆ Nhà thầu phải thành lập và tổ chức hoạt động một hệ thống bảo vệ hữu hiệu làm việc 24 giờ/ngày tại tất cả các khu vực trong Công trường. Hệ thống này phải phối hợp với cơ quan Công an ở địa phương và phải tuân theo các yêu cầu của Chủ đầu tư đối với các vấn đề liên quan đến An toàn của các công trình và đối với mọi người đi vào Công trường. Hệ thống này bao gồm cả quy trình kiểm soát thích hợp đối với tất cả mọi người, xe máy .v.v. vào và ra khỏi Công trường. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp, bảo dưỡng hệ thống bảo vệ hoạt động hiệu quả trong thời gian thực thi Hợp đồng, bao gồm người, thiết bị, đường vào các trụ sở, các trạm bảo vệ, cửa quay, barie, các bộ phận xác minh, văn phòng, quản lý .v.v. Nhà thầu cũng phải thiết lập các quy trình sơ tán khẩn cấp tại từng khu vực công tác kể cả các gương thi công trong đường hầm. Các quy trình này phải được kiểm tra một cách ngẫu nhiên ít nhất 3 lần trong một năm và phải được sự góp ý của Chủ đầu tư. Nhà thầu cũng phải ngăn chặn việc mang các vũ khí vào Công trường 10.5. THEO DÕI KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN 10.5.1. Trạm Khí tượng Theo điều kiện Hợp đồng cụ thể Chủ đầu tư có thể sẽ yêu cầu Nhà thầu thiết lập một trạm đo khí tượng tại Tuyến công tác chính hoặc được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Trong trường hợp này, Nhà thầu thường xuyên ghi nhận các trị số dưới đây và báo cáo hàng tuần cho Chủ đầu tư: - Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất hàng ngày - Lượng mưa - Độ ẩm - Vận tốc gió trung bình mỗi giờ Để đạt được mục đích này Nhà thầu phải cung cấp và bảo dưỡng (kể cả kiểm tra ban đầu và định kỳ tối thiểu một lần trong 6 tháng) các thiết bị khí tượng tiêu chuẩn được Chủ đầu tư chấp thuận và các trạm phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất 10.5.2. Trạm đo mực nước Nếu theo điều kiện Hợp đồng cụ thể, Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu thiết lập trạm đo mực nước sông tại thượng lưu của các công trình dẫn dòng tại các tuyến đập. Vị trí chính xác của các trạm này phải được Chủ đầu tư đồng ý. Trạm đo mực nước phải đủ điều kiện để đo mực nước sông ứng với lũ tần suất 1/1000 năm.

Page 114: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 516

Nhà thầu phải lấy số liệu đo đạc hàng ngày khi mực nước sông tương đối ổn định, tuy nhiên khi có lũ số liệu đo đạc phải được lấy với khoảng thời gian ngắn hơn đủ để có một báo cáo tương đối chính xác qua mùa lũ. Các số liệu về mực nước sông phải được trình cho Chủ đầu tư khi có yêu cầu. 10.6. ẢNH CHỤP QUÁ TRÌNH THI CÔNG Nhà thầu phải thực hiện chụp các bức ảnh màu cho thấy tiến trình thi công các Công trình hàng tháng tại các vị trí do Chủ đầu tư chọn lựa. Các bức ảnh này có kích thước không nhỏ hơn 150 mm x 100 mm, và phải được ghi lại vị trí, ngày chụp và có mô tả vắn tắt hoặc tựa đề. Bốn dương bản của từng âm bản (đến 12 âm bản) được yêu cầu cho mỗi tháng. Tất cả các âm bản phải được đánh số và trình cho Chủ đầu tư cùng với các dương bản. Tất cả các bức ảnh này và các phim âm bản thuộc tài sản của Chủ đầu tư 10.7. BẢO DƯỠNG CÁC KẾT CẤU, NHÀ VÀ CÁC KHU PHỤ TRỢ Trong thời gian thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các kết cấu, công trình xây dựng và các khu phụ trợ do Nhà thầu cung cấp để sử dụng hoặc cho người khác sử dụng. Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ các bộ phận chuyên môn, quản lý hành chính, giám sát và kỹ thuật và đầy đủ nhân công cần thiết. Nhà thầu phải cung cấp các hệ thống thông tin liên lạc, vận chuyển, máy móc, thiết bị, các vật liệu, dụng cụ, nhiên liệu, các vật dự trữ và các thứ khác cần thiết để thực hiện tốt các công tác bảo dưỡng và sửa chữa. Công tác bảo dưỡng phải bao gồm cả công tác sơn phủ và trang trí lại để chống bị ăn mòn và có được hình thức thích hợp ở cả bên ngoài và bên trong của các kết cấu. Các đường vào và các đường giao thông khác trong phạm vi khu nhà ở, xưởng, kho bãi, mỏ, các trạm cố định cùng với các hệ thống thoát nước, các khu vực đào - đắp phải được bảo dưỡng trong điều kiện tốt. Các rãnh thoát nước hở, hố thu và các cống phải được giữ trong điều kiện tốt, không bị xói và không bị lấp bùn cát hoặc rác để đảm bảo việc thu và thoát nước bề mặt. Nghẽn các hố thu hoặc bất kỳ hư hại nào do các nguyên nhân khác nhau phải được sửa chửa kịp thời. Bề mặt đường giao thông phải đảm bảo cho các loại xe tải nhẹ và hạng nặng lưu thông, nếu có hư hỏng phải được khắc phục ngay. Bề mặt nhựa đường phải được trãi lại nếu cần thiết. Các bề mặt phủ bằng dăm - sỏi cũng phải được giữ trong tình trạng tốt. Các bờ, góc , đoạn cua và chỗ giao nhau phải được phát hoang để đảm bảo an toàn giao thông. Các biển báo và các ghi chú phải được sạch sẽ , dễ nhìn và nếu cần thiết phải sơn kẽ lại hoặc thay thế mới. Sau khi hoàn thành Công trình, các đường vào phải được bàn giao cho Chủ đầu tư trong tình trạng tốt. 10.8. TRỢ GIÚP CHO CHỦ ĐẦU TƯ Khi có yêu cầu, Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư các trợ giúp cần thiết trong suốt thời gian thi công kể cả ngày nghỉ. Khi được Chủ đầu tư yêu cầu, Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư sử dụng các thiết bị , tiện ích mà Nhà thầu có. Các chi phí này được tính theo ngày công hoặc theo một hình thức nào đó đã thoả thuận. Nhà thầu cũng phải cung cấp nhân công có chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hoặc lao động không có tay nghề và được chi trả theo các mục đã ghi trong các Biểu Giá chi tiết. Nhân công bán chuyên nghiệp được tính cả các lái xe tải nhẹ, công nhân địa hình, công nhân thí nghiệm, công nhân vệ sinh…. Nhà thầu phải cung cấp nhân công theo đúng nhiệm vụ yêu cầu về công việc và thời gian. Đốc công – tài xế phải có kinh nghiệm trợ giúp Chủ đầu tư cho các công tác khảo sát. Các nhân viên trong phòng thí nghiệm, tài xế phải có kinh nghiệm trong công tác và có bằng lái xe phù hợp. 10.9. NHÂN CÔNG CHO CÁC NHÀ THẦU PHỤ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH Khi có yêu cầu, Nhà thầu phải cung cấp các nhân viên không có tay nghề hoặc tay nghề bậc trung không thường xuyên, và chổ ở , cấp dưỡng và tài sản tương ứng ngắn hạn cho các nhà thầu phụ được chỉ định. 11. CÁC VẤN ĐỀ THI CÔNG 11.1. CÁC YÊU CẦU VỀ KẾ HỌACH 11.1.1. Tổng quát Việc chuẩn bị các kế hoạch được cập nhập (kế hoạch này dựa trên thực tế và được chi tiết hóa và dựa vào đó xuất bản các bản vẽ thi công và thực hiện quá trình giám sát) là yêu cầu căn bản của Hợp đồng. Để thực hiện được điều này Nhà thầu phải tuyển chọn một bộ phận các nhân viên có kinh nghiệm trong việc

Page 115: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 517

lập kế hoạch cùng với các bộ phận và hệ thống hỗ trợ tương ứng. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị và cập nhật cho các báo cáo kế hoạch và tiến độ. Trong thời gian tiến hành lắp đặt các thiết bị khi các công tác khác đang được thực hiện, Nhà thầu phải lập kế hoạch thi công sao cho các công tác lắp đặt có thể được thực hiện an toàn mà không bị trở ngại hoặc gián đoạn Các vấn đề cần xem xét trong kế hoạch Cần phải xem xét và tính đến trong kế hoạch việc phối hợp các hoạt động với các phần công tác do các nhà thầu khác nhau thực hiện. Kế hoạch hợp đồng thầu Nhà thầu phải đệ trình cùng với Hồ sơ Thầu phù hợp với các Điều kiện của Hợp đồng để xác định thời gian thi công các công đoạn khác nhau của các công trình và phải kể đến những ngày nghỉ. Kế hoạch này phải là “Tiến độ Hợp đồng thầu”. Tiến độ Hợp đồng thầu phải dựa trên cơ sở một kế hoạch toàn diện, chương trình và các phương pháp với sự phát triển thích hợp khi thi công các Công trình. Nhà thầu phải bảo đảm rằng Tiến độ Hợp đồng thầu phù hợp với các yêu cầu của Hợp đồng bất kể các phần việc có được chỉ ra hoặc gợi ý hay không trong Tiến độ của Chủ đầu tư. Tiến độ Hợp đồng thầu phải dựa trên các mối liện hệ lô gic qua lại giữa các hoạt động. Toàn bộ tiến độ phải thích hợp cho việc phát triển trong tương lai do việc bổ sung các tiến độ chi tiết của các hoạt động tại các Công trình, do tiến trình kiểm tra và thay đổi, tiến độ của các hoạt động trên đường găng và các báo cáo tổng quát về tiến độ trong quá trình thực hiện các công trình. Tiến độ Hợp đồng thầu phải chỉ định rõ các Thời điểm Mốc dưới đây:

1. Chuyển quân đến công trường 2. Cung cấp các tiện ích cho Chủ đầu tư 3. Hoàn thành các công trình dẫn dòng 4. Thời điểm chặn dòng 5. Thời điểm bắt đầu dâng nước hồ chứa 6. Bắt đầu đào đường hầm 7. Hoàn thành phần khung chính của Nhà máy 8. Hoàn thành nút chặn ngách hạ lưu 9. Hoàn thành các công tác thuộc Đường hầm áp lực 10. Hoàn thành các công tác thuộc đường ống 11. Các thời điểm mốc liên quan đến việc Lắp đặt các Thiết bị Cơ khí thủy công và Cơ điện.

Tiến độ Hợp đồng Thầu được đệ trình tối thiểu phải có: 1. Các bản vẽ sơ đồ lưới, 2. Bảng thống kê trong đó nêu rõ: thời điểm bắt đầu và kết thúc sớm, bắt đầu và kết thúc muộn, các khoảng thời gian dự phòng và tổng thời gian dự phòng, 3. Biểu đồ thanh vẽ trên máy, 4. Các thời gian yêu cầu đối với các công tác do những nhà thầu phụ thực hiện,

Thông tin về các khoảng thời gian gián đoạn công tác, các kỳ nghỉ và không làm việc. 11.1.4. Kế hoạch Hợp đồng Tiến độ chi tiết được đệ trình theo các mục của Điều kiện Hợp đồng phải dựa trên cơ sở Tiến độ Hợp đồng Thầu được cập nhật và mở rộng và được thiết kế như “Tiến độ Hợp đồng”. Tối thiểu phải đệ trình:

1. Các bản vẽ sơ đồ lưới, 2. Bảng thống kê trong đó nêu rõ: thời điểm bắt đầu và kết thúc sớm, bắt đầu và kết thúc muộn, các khoảng thời gian dự phòng và tổng thời gian dự phòng, 3. Biểu đồ thanh vẽ trên máy, 4. Các thời gian yêu cầu đối với các công tác do những nhà thầu phụ thực hiện, 5. Thông tin về các khoảng thời gian gián đoạn công tác, các kỳ nghỉ và không làm việc.

Cho đến khi các thời điểm trong Tiến độ Hợp đồng được Chủ đầu tư chấp nhận, tất cả các công tác phải được tiến hành và giám sát theo Tiến độ Hợp đồng Thầu. Tiến độ Hợp đồng phải chỉ rõ mối liên hệ lẫn nhau của tất cả các hoạt động trong kế hoạch. Ngoài ra, phần trình bày phải nêu các giải pháp kể cả nhân công và các thiết bị, số lượng và các loại máy móc và phải đệ trình để chứng minh cho từng hoạt động. Nhà thầu cũng phải đệ trình dưới dạng tổng hợp các công tác đào hố móng và bê tông cho từng đoạn, dựa vào đó để giám sát tiến trình của các công tác. Hình thức của tất cả các thông tin hoặc các báo cáo từ Tiến độ Hợp đồng phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

Page 116: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 518

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải giám sát các hoạt động xây dựng có liên quan đến Tiến độ Hợp đồng (hoặc Tiến độ Hợp đồng Thầu, nếu áp dụng) và phải đệ trình một báo cáo chi tiết các kết quả từng tháng. Tất cả các thay đởi trong kế hoạch nói trên (nếu áp dụng) phải được báo cáo ngay. Các tác động trong tương lai do các thay đổi này gây ra phải được Nhà thầu xác định và phân tích theo sơ đồ lưới lôgic và các tính toán cần thiết và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Một số các thời điểm quan trọng nào đó trong tiến độ Hợp đồng sẽ được chọn cho tiến trình giám sát 11.1.5. Các cuộc họp về tiến độ Nhà thầu sẽ được yêu cầu tham dự các cuộc họp tại công trường với Chủ đầu tư, tại đây sẽ đánh giá tiến trình thi công. Các cuộc họp này thông thường sẽ được tiến hành hàng tháng và có sự hiện diện của đại diện Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và có thể có đại diện của Tư vấn thiết kế tham dự. Nhà thầu cũng sẽ phải tham dự các cuộc họp hàng tuần với Chủ đầu tư và theo yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải cung cấp trước mỗi cuộc họp các tiến độ chi tiết của các hoạt động khác nhau trong hai tuần tiếp theo cũng như tiến trình công tác đã thực hiện được trong tuần trước đó. Chương trình của các cuộc họp định kỳ phải bao gồm cả việc phê chuẩn các biên bản của các cuộc họp trước, tiến trình thực hiện các công tác về phương diện tiến độ và các khó khăn gặp phải. Biên bản của các cuộc họp phải do Chủ đầu tư chuẩn bị và sau khi các bên tham dự đã chấp thuận nó sẽ được công bố chính thức bằng văn bản về các chỉ thị, quyết định đã ra trong khi họp 11.2. CÁC TRÁCH NHIỆM CHUNG 11.2.1. Các phương pháp và vật liệu của Nhà thầu Trừ khi có các quyết định khác bằng văn bản, việc chấp thuận Trúng Thầu sẽ không có nghĩa là đương nhiên chấp thuận thiết bị, biện pháp thi công đã đề nghị, các Công trình Tạm thời hoặc các vật liệu mà Nhà thầu sử dụng, cũng như nó không miễn trừ bất kỳ trách nhiệm nào của Nhà thầu đối với việc thực thi Hợp đồng. Hơn nữa, nó không được xem là cơ sở cho các khiếu nại, đòi đền bù thêm khi các biện pháp thi công hoặc vật liệu đề nghị không phù hợp với Điều kiện kỹ thuật và không được Chủ đầu tư chấp thuận vì các lý do như: không tương xứng hoặc không đảm bảo thực hiện hoàn chỉnh Hợp đồng. Điều kiện kỹ thuật quy định về chất lượng vật liệu, tay nghề nhân công .v.v. trong khi biện pháp thi công thực tế thì không nêu rõ, trừ một số trường hợp ngoại lệ được quy định chung. Việc thi công các công trình sẽ đụng chạm đến một số các vấn đề thuộc về kỹ thuật chuyên ngành. Mức độ chính xác của các công trình, tiêu chuẩn cao về tay nghề của nhân công theo yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật, an toàn cho công nhân và tiến độ thi công phụ thuộc vào sự thực hiện nghiêm túc của nhà thầu. Mặc dù trách nhiệm của các vấn đề nói trên thuộc về Nhà thầu, nhưng cần thiết phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư, thống nhất về các biện pháp thi công và vật liệu sử dụng. Trừ khi có các chỉ định khác, Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư phê duyệt toàn bộ các chi tiết liên quan đến biện pháp, thiết bị và vật liệu đề nghị áp dụng đối với mỗi bộ phận của công trình hoặc phần công tác lắp đặt. Các vấn đề liên quan như các Bảng biện pháp và các chi tiết trong Tiến độ Hợp đồng Thầu cần thiết phải được đưa vào phụ lục và trình cho Chủ đầu tư không trễ hơn 56 ngày trước khi bắt đầu thực hiện công tác theo kế hoạch trong các khu vực liên quan. Các hoạt động ban đầu sẽ phải dựa trên Tiến độ Hợp đồng Thầu trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ chấp thuận hoặc phê bình trong vòng 24 ngày sau khi nhận được kế hoạch chi tiết. Sự đồng ý của Chủ đầu tư đối với các biện pháp, thiết bị và vật liệu do Nhà thầu đề nghị sẽ chỉ nhằm mục đích đạt được kết quả cuối cùng như mong đợi, nhưng tất cả các phê chuẩn, nhất trí hay đồng ý của Chủ đầu tư không làm giảm đi trách nhiệm của Nhà thầu đối với vấn đề an toàn, kế hoạch thực hiện, sự phù hợp với Điều kiện kỹ thuật và Bản vẽ hoặc các yêu cầu khác trong việc hoàn thành Hợp đồng. Sau khi đã bắt đầu các công tác, có thể sẽ xảy ra các trường hợp phải thay đổi các biện pháp thi công đã thống nhất và các thay đổi này sẽ được thực hiện từng bước với sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư và Nhà thầu. Nếu theo quan điểm của Chủ đầu tư, bất kỳ thiết bị, dụng cụ, loại hay chất lượng của các Công trình tạm như đà giáo, ván khuôn, các thiết bị an toàn,.v.v. không an toàn hoặc không thích hợp cho việc thi công chính xác và hiệu quả, Chủ đầu tư sẽ chỉ thị cho Nhà thầu thay đổi hoặc hiệu chỉnh lại các thứ này cho dù Nhà thầu có đồng ý hay không đi nữa thì Nhà thầu vẫn phải thực hiện chỉ thị mà sẽ không được thanh toán thêm 11.2.2. Các thiết kế của Nhà thầu Khi phương án Thiết kế do Nhà thầu thực hiện thì Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tuân thủ theo đúng thời hạn và theo các tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu của Chủ đầu tư 11.3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Page 117: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 519

11.3.1. Hệ thống và các trình tự Nhà thầu phải chịu trách nhiệm một mình đối với chất lượng và kiểm tra các vật liệu, tay nghề và tiến trình thi công theo Hợp đồng. Vì mục đích này Nhà thầu phải thiết lập và vận hành Hệ thống Quản lý Chất lượng như sau: 1. Trình tự kiểm tra chất lượng 2.Trách nhiệm của các nhân công 3. Thủ tục trình tự thí nghiệm kiểm tra 4. Thiết bị và các dụng cụ đo đạc 5. Thí nghiệm kiểm tra và đo đạc định kỳ 6. Kiểm tra các điểm mấu chốt trong quá trình sản xuất 7. Trình tự loại bỏ hoặc sửa chữa Hồ sơ và thông báo nhằm thoả mãn các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật đối với từng hoạt động tại các công trình theo Hợp đồng. 11.3.2. Phê chuẩn hệ thống Theo Kế hoạch Hợp đồng Thầu, Nhà thầu phải trình một phác họa tổng quát về hệ thống quản lý Chất lượng nói trên dưới các tựa đề và các mẫu đầy đủ của tài liệu sử dụng. Trong vòng 28 ngày sau khi có thông báo khởi công và dựa trên phác họa tổng quát và bất kỳ các sửa đổi được yêu trước khi được chấp nhận trúng Thầu, Nhà thầu phải trình đầy đủ các chi tiết của các hệ thống nói trên, sử dụng các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị .v.v. cho Chủ đầu tư phê duyệt. Các chi tiết này sẽ được cập nhật theo thời gian cho thích hợp hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Nhà thầu phải bắt đầu vận hành Hệ thống Quản lý Chất lượng không chậm trễ và phù hợp với phê chuẩn của Chủ đầu tư cho phác hoạ tổng quát và các mẫu hồ sơ được chấp nhận. Sau đó theo thời gian sẽ hiệu chỉnh hệ thống phù hợp với các chi tiết và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. 11.3.3. Cung cấp các vật liệu và thiết bị 1. Tất cả các vật liệu và thiết bị dự định đưa vào sử dụng trong các công trình phải được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư trước khi Nhà thầu đặt hàng. 2. Trừ khi có sự ủy quyền nào khác của Chủ đầu tư, không có một Máy móc, hoặc bộ phận nào của thiết bị được đưa từ nơi sản xuất gốc hoặc từ xưởng tổ hợp cuối cùng nào đến công trường trước khi chúng được Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt. Các loại hàng độc quyền: Khi Điều kiện kỹ thuật chỉ rõ các vật liệu của loại hàng đặc biệt Nhà thầu có thể chào một loại hàng tương đương cho Chủ đầu tư phê duyệt nhưng Chủ đầu tư sẽ không có nghĩa vụ phải chấp nhận phương án thay thế và Nhà thầu không được khiếu nại nếu như phương án thay thế không được chấp nhận. 3. Thí nghiệm kiểm tra các vật liệu Trừ khi có quy định khác trong Điều kiện kỹ thuật hoặc được sự chấp nhận của Chủ đầu tư, tất cả các thí nghiệm kiểm tra phải được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt theo các Tiêu chuẩn tương ứng được chấp nhận. 11.3.4. Năng lực của nhân viên Năng lực của các nhân viên được yêu cầu để thực hiện các công tác bao gồm: các kỹ năng riêng biệt ảnh hưởng đến chất lượng của các Công trình như: phun bê tông, lắp đặt các bu lông neo đá, phụt vữa, công tác cốp pha, công tác lắp đặt .v.v. phải được trình bày cho Chủ đầu tư bằng các cuộc kiểm tra do Nhà thầu tiến hành. Nếu như có sự nghi ngờ đối với năng lực của các nhân viên của Nhà thầu, Chủ đầu tư có thể sẽ ra lệnh kiểm tra và đánh giá lại nếu cần thiết vào bất cứ giai đoạn nào trong khi thực hiện Hợp đồng. Tay nghề và mức độ được huấn luyện của công nhân sẽ được xác định qua các giấy chứng nhận. Công nhân sẽ chỉ được huấn luyện thực tế tại các bộ phận của các Công trình khi Chủ đầu tư đồng ý. 11.2.5. Giám sát Mỗi khi trình tự công tác bị thay đổi, Chủ đầu tư phải thông báo vào thời gian tương ứng (tối thiểu 28 ngày) để tái bố trí các bộ phận nhằm kiểm tra công tác tốt hơn. Chủ đầu tư sẽ ra thông báo về các thay đổi được đề nghị trong thời gian làm việc bình thường tại các cuộc họp hàng tuần hoặc khi cần thiết sẽ thông báo khẩn cấp. 11.4. PHÊ DUYỆT VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ 11.4.1. Trình các mẫu và số liệu Nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin như chất lượng, trọng lượng, các thành phần cấu tạo, kích thước, cấp, cường độ và hình dạng tất cả các vật liệu, thiết bị và công tác theo thiết kế của Chủ đầu tư hoặc do Nhà thầu đề nghị sử dụng trong các Công trình và phải giao cho Chủ đầu tư các số liệu đặc thù nếu cần.

Page 118: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 520

Trước khi đặt hàng cho bất kỳ vật liệu nào để sử dụng trong các Công trình, Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư thông tin về việc cung ứng các vật liệu cùng với số liệu gốc, Điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất, chất lượng, trọng lượng, cường độ và hình dạng. Khi có yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải cung cấp các mẫu của các vật liệu cùng với các chứng nhận của nhà sản xuất. Các mẫu được đặt hàng hoặc được quy định phải chuyển giao cho Chủ đầu tư tại Công trường vào thời gian thích hợp để Chủ đầu tư có thể kiểm tra và thí nghiệm các mẫu này trước khi đến thời hạn sử dụng vật liệu trong các công trình. Trừ khi có chỉ định khác, các vật liệu độc quyền phải được sử dụng và lắp đặt theo đúng hướng dẫn của Nhà sản xuất. Các loại hàng được đệ trình phải được dán nhãn chỉ rõ số Hợp đồng Dự án, nguồn cung cấp của Nhà thầu, số của nhà sản xuất loại hàng theo Hợp đồng và số liệu khác theo Điều kiện kỹ thuật. Các kết quả của các thí nghiệm kiểm tra phải chỉ ra:

1. Số thứ tự nhận diện các Mẫu. 2. Mẫu gốc. 3. Phần Công trình mẫu thử đại diện. 4. Ngày lấy mẫu. 5. Mô tả các thí nghiệm kiểm tra cùng các tiêu chuẩn tham khảo. 6. Các kết quả thí nghiệm kiểm tra. 7. Ngày thí nghiệm. 8. Chứng nhận của phòng thí nghiệm thực hiện thí nghiệm kiểm tra. 9. Kết luận (Thỏa mãn hoặc Không thỏa mãn)

11.4.2. Giám sát tại nơi sản xuất Để cho phép kiểm tra các vật liệu và thiết bị trong quá trình sản xuất hoặc hoàn thành công tác chuẩn bị sản xuất, Nhà thầu phải gửi cho Chủ đầu tư thông báo bằng văn bản của các xưởng và các vị trí mà tại đó các vật liệu, thiết bị được sản xuất hoặc lưu trữ và báo cho biết tiến trình sản xuất để các cuộc kiểm tra có thể được thực hiện trong các khoảng thời gian thích hợp và không làm chậm trễ đến thời hạn giao vật liệu hoặc thiết bị đến Công trường. Chủ đầu tư có thể sẽ làm các thí nghiệm kiểm tra này đối với bê tông, các cốt liệu của bê tông, các vật liệu đắp, tầng lọc và các vật liệu khác khi Chủ đầu tư chọn lựa và Nhà thầu cung cấp các mẫu này và hỗ trợ cho việc lấy các mẫu vật liệu tại công trường khi Chủ đầu tư yêu cầu một cách hợp lý. Việc kiểm tra do Chủ đầu tư thực hiện sẽ không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà thầu đối với vệc thí nghiệm kiểm tra các vật liệu để đảm bảo chúng thỏa mãn các yêu cầu quy định và kiểm tra chất lượng của chúng 11.4.3. Chứng nhận của Nhà sản xuất về tính phù hợp Trong trường hợp các sản phẩm có dán nhãn tiêu chuẩn của nhà sản xuất được công nhận và trên nhãn có ghi rõ ràng sản phẩm đã được sử dụng tốt trong các công trình tương tự với thời hạn không ít hơn hai năm, Chủ đầu tư có thể chấp nhận thông báo của Nhà sản xuất được xác nhận của phòng thí nghiệm về sự phù hợp của nó đối với các Điều kiện kỹ thuật 11.4.4. Các chứng nhận xuất xưởng Trường hợp các vật liệu sử dụng thông thường trong thực tế, Chủ đầu tư có thể chấp nhận chứng nhận xuất xưởng và của phòng thí nghiệm 11.4.5. Các chứng nhận của phòng thí nghiệm kiểm tra Chủ đầu tư có thể chấp nhận chứng chỉ của một phòng thí nghiệm thương mại (mà Chủ đầu tư đồng ý) xác nhận rằng sản phẩm đã được kiểm tra trong khoảng thời gian mà Chủ đầu tư cho là thích hợp và nó thỏa mãn các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật 11.4.6. Các đơn đặt hàng Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư danh sách các nhà thầu phụ và những người bán hàng cung cấp các vật liệu để sử dụng trực tiếp trong các công tác theo Hợp đồng. Bản sao các đơn đặt hàng của vật liệu và thiết bị và bảng kê nguồn cung cấp các vật liệu và thiết bị phải được trình cho Chủ đầu tư. Tất cả các đơn đặt hàng và các bảng kê nguồn cung cấp phải được lập theo mẫu của Điều kiện kỹ thuật. Tiêu chuẩn có ghi về vật liệu được cung cấp, bản vẽ chính xác, số lượng các chi tiết, ngày giao hàng và phải ghi rõ rằng vật liệu sẽ được Chủ đầu tư kiểm tra và thí nghiệm 11.4.7. Chấp nhận các vật liệu Việc chấp nhận của Chủ đầu tư cho bất kỳ loại vật liệu hay thiết bị nào không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà thầu đối với việc tuân thủ các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật và phê chuẩn này cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc quyết định loại bỏ sau này nếu vật liệu hoặc thiết bị có khuyết tật hoặc không thỏa mãn được các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật 11.4.8. Các bộ phận của thiết bị và máy móc A. Đánh dấu lắp ráp

Page 119: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 521

Tất cả các chi tiết hoặc bộ phận của xưởng lắp ráp phải được đánh dấu hoặc ghi nhãn bằng các dấu rời. Các dấu hiệu phải phù hợp với các bảng vẽ lắp ráp được chấp thuận, phải rõ ràng và dễ nhìn thấy khi chi tiết được lắp tại hiện trường. Trước khi tháo rời để chất hàng, các chi tiết liên kết được ráp trong xưởng phải được sắp xếp tạo thuận lợi cho việc lắp ráp ngoài hiện trường sau này và phải được đánh dấu để nhận dạng khi tổ hợp lại. Các vị trí liên kết phải được chỉ rõ trong các bản vẽ lắp ráp. Tất cả các chi tiết hoặc tổ hợp các chi tiết phải được đánh dấu để nhận biết chúng trong Hợp đồng này B. Làm vệ sinh và sơn phết tại xưởng Sau khi tổ hợp tại xưởng và đã kiểm tra tất cả các bộ phận, máy móc sẽ được làm vệ sinh và sơn phết phù hợp với Điều kiện kỹ thuật. C. Các bảng tên 1. Mỗi bộ phận chính và phụ của thiết bị phải có gắn một bảng tên cố định hoặc như chỉ dẫn, trên bảng tên ghi rõ số sê ri, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, loại, các thông số điện và cơ hoặc thông tin chính khác. Bảng tên chỉ có tên của nhà phân phối sẽ không được chấp nhận. 2. Các bảng tên được cung cấp khi có yêu cầu đối với các thiết bị dạng bảng treo. Các đồng hồ, máy đo và các bảng tên phải được đánh số và các đơn vị đo đạc theo hệ mét và bảng liệt kê các đánh dấu thứ tự này phải đệ trình cho Kỹ sư đánh giá và phê duyệt. 3. Tất cả các bảng tên phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. 4. Bảng tên của Máy và lý lịch máy phải được làm bằng thép không rỉ, sáng bóng và được khắc bằng chữ đen với kích thước thích hợp. 5. Các bảng báo hiệu nguy hiểm phải được làm bằng thép không rỉ và sáng bóng, được khắc chữ màu đỏ và được đặt tại các vị trí thích họp để đảm bảo an toàn nhất cho mọi người. 11.5. CÁC BẢNG THỐNG KÊ CỦA NHÀ THẦU Các bảng thống kê phải được trình cho Chủ đầu tư theo mẫu được phê duyệt. 11.5.1. Hàng tháng Nhà thầu phải giữ gìn cẩn thận các bảng ghi nhận về công tác chi tiết đã thực hiện tại các Công trình và phải trình cho Chủ đầu tư trước các buổi họp định kỳ và khi Chủ đầu tư có yêu cầu. Các bảng ghi nhận phải chứa đựng các thông tin dưới đây của từng phân đoạn công tác riêng biệt với mức độ chi tiết thích đáng để xác định giờ công và số giờ thiết bị hoạt động bị tiêu tốn: 1. Phạm vi công tác đã thực hiện, 2. Số thứ tự của đội thi công và giám sát, 3. Số lượng và loại thiết bị của Nhà thầu được sử dụng, 4. Thời điểm và khoảng thời gian tạm ngưng hoặc dừng hoạt động của Thiết bị Nhà thầu, 5. Bất kỳ sự kiện nào liên quan đến tiến trình thi công các công trình. Tuy nhiên, Chủ đầu tư có thể sử dụng một số thành viên trong bộ phận của mình để ghi nhận một vài hoặc tất cả các số liệu nói trên ngoài các bản ghi nhận của Nhà thầu. Nhà thầu cũng phải cung cấp thông tin nhiều hơn khi Chủ đầu tư yêu cầu 11.5.2. Các báo cáo công tác ngày và tương tự Các bảng ghi nhận phải được thực hiện hàng ngày về nhân công, vật liệu và thiết bị đối với các công tác được trả theo ngày công. Các bảng ghi nhận này chỉ có giá trị khi đã được hai bên ký kết. Trong các trường hợp có tranh luận hoặc chưa thống nhất về trình tự chi trả, các bảng tính phải được hai phía ký kết hàng ngày cũng như các bảng thống nhất về công tác đã thực hiện nhưng các bảng ghi nhận này không được xem là căn cứ để bắt buộc phải chi trả. Các bảng tính này phải được ghi rõ “Chỉ sử dụng để ghi nhận” 12. CÁC TIÊU CHUẨN, BẢN VẼ VÀ CÔNG VĂN 12.1. TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VÀ ĐIỀU LỆ 12.1.1. Các ký hiệu viết tắt Ngoài các từ viết tắt thông dụng của các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, TCXD, QP, TCN..), các quy chuẩn và Điều kiện kỹ thuật tiêu chuẩn thống kê được trích dẫn hoặc tham khảo trong tài liệu này đã được viết tắt như trong bảng bên dưới

Tên tổ chức Viết tắt 1. International Standard Organisation

1, rue de Varembe Case Postale 56 CH1211 GENEVE 20 - Suisse

ISO

2. American Society for Testing and Materials ASTM

Page 120: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 522

1916 Race Street PHILADELPHIA, PA 19103 - USA

3. American Association of Stage Highway and Transportation Officials 444 North Capitol Street, mw WASHINGTON, DC 20001 - USA

AASHTO

4. American Concrete Institute Box 19150 - Belfrod Station DETROIT, MI 48219 - USA

ACI

6. British Standards Institution Linford Wood, Milton Keynes MK 14 6LE - UK

BS

7. Bundesanstalt fuer Wasserbau D-7500 KARLSRUHE, Kussmaulstr. 17 Germany

BAW

8. Deutsches Institute fuer Normung e.v D-1000 BERLIN 30, Burggrafen Str. 6 Germany

DIN

9. Association Française de Normalisation Tour Europe - Cedex 7 92080 PARIS LA DEFENSE - France

AFNOR

10. American National Standards Institute, Inc. 10 East 40th Street NEW YORK, NY 10016 - USA

ANSI

11. American Petroleum Institute American Petroleum Institutes 1220 L street, Northwest -Suite 900 Washington, D.C. 20005

API

12. American Welding Society 205 MW 7th Street MIAMI FLO 33125 - USA

AWS

13. United States Corps of Employers Department of the Army 20 Massachusetts AVE, NW Suite 2103 Washington, D.C. 20314-1000

USBR

14. United States Bureau of Reclamation Employering and Research Center Code 922 Post Office Box 25007 Denver Federal Centre DENVER, Colorado 80225 - USA

USBR

15. The Institution of Civil Employers Publication Thomas Telford Ltd. 1 Heron Quay LONDON E148XF - UK

ICE

16. Eurocode 2, rue Bréderole B-1000 BRUXELLES - Belgique

17. Japanese Industrial Standards 4-1-24 Akasaka Minato-Ku Tokyo, Japan 107

JIS

12.1.2. Các tiêu chuẩn tại công trường Nhà thầu phải có và lưu giữ tại Công trường các Tiêu chuẩn hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam, phải có các bản sao của các tiêu chuẩn nước ngoài được phép sử dụng. Một bản sao sẽ do đại diện Chủ đầu tư sử dụng. 12.1.3. Các tiêu chuẩn áp dụng Trừ các trường hợp có quy định khác, phiên bản của lần hiệu đính hoặc xuất bản mới nhất của các tiêu chuẩn đã nói trên sẽ được áp dụng.

Page 121: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 523

Khi Tài liệu Hợp đồng có các Điều kiện kỹ thuật đặc thù hoặc nghiêm ngặt hơn so với các yêu cầu của các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn nói trên, Tài liệu Hợp đồng sẽ được quyền ưu tiên. Trong trường hợp thiếu các yêu cầu chính xác trong Điều kiện kỹ thuật và nếu không chỉ rõ các tham chiếu đến các tiêu chuẩn nêu ở trên thì các tiêu chuẩn này sẽ được xem là tài liệu tham chiếu. 12.1.4. Các tiêu chuẩn khác với các quy định này Khi các yêu cầu được quy định theo một tiêu chuẩn của một quốc gia, nó không có nghĩa là giới hạn hoàn toàn theo các yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc của quốc gia này. Nhà thầu có thể đề nghị với Chủ đầu tư một tiêu chuẩn tương đương khác với tiêu chuẩn đã quy định. Trong trường hợp này Nhà thầu phải trình tiêu chuẩn đề nghị và tất cả các thông tin liên quan khác theo quy định và phải trình bằng văn bản rằng tiêu chuẩn mà Nhà thầu đề nghị tương đương hoặc hơn với tiêu chuẩn quy định về tất cả các khía cạnh chính. Khi có yêu cầu, nhà thầu phải cung cấp một bản sao của các Tiêu chuẩn và Quy phạm này. 12.2. CÁC BẢN VẼ CUNG CẤP CHO NHÀ THẦU Sau khi ký kết Hợp đồng chính thức, các bản vẽ thi công sẽ do Chủ đầu tư cung cấp. Các bản vẽ thi công các hạng mục công trình chính, các công trình tạm và các bản vẽ chi tiết các hạng mục công trình phục vụ thi công sẽ do các tổ chức Tư vấn thiết kế của Chủ đầu tư thực hiện và cấp dần theo tiến độ thi công. Chủ đầu tư sẽ xem xét và phê duyệt các bản vẽ trước khi cung cấp cho Nhà thầu để thi công. Bản vẽ thi công là các bản vẽ chỉ rõ các chi tiết về cốt thép (bao gồm cả các đoạn nối - cắt, thép chờ, thép thi công chống đỡ…), lắp đặt chi tiết đặt sẵn, phân khối đổ bê tông, các công tác về cốp pha và các kết cấu kim loại hoặc chi tiết khác vv. Bất cứ một thay đổi nào đối với các bản vẽ thi công sau khi đã được Chủ đầu tư phê duyệt thì sẽ phải trình để Chủ đầu tư xem xét và quyết định. Các bản vẽ Cơ và Điện là các bảng vẽ bố trí chung, chúng sẽ được phát triển và chi tiết hóa bởi Nhà thầu cung cấp thiết bị sau này. 12.3. THIẾT KẾ VÀ CÁC BẢN VẼ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN 12.3.1. Tổng quát Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thiết kế biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch thi công chi tiết và các bản vẽ hoàn công công trình. Tất cả các bản vẽ phải được trình bày theo quy định và kích thước được ghi trong hệ mét. Các ký hiệu sử dụng phải phù hợp với các Tiêu chuẩn quy định. Tất cả các bản vẽ trình duyệt phải có kích thước tiêu chuẩn ISO từ A0 đến A4. Các tựa đề và số hiệu phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư Tất cả các công trình phải được xây dựng phù hợp với bản vẽ thi công. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu Nhà thầu thấy cần thiết phải sửa đổi bản vẽ thi công cho phù hợp với năng lực của Nhà thầu (nếu không phải do lỗi của Chủ đầu tư) mà không ảnh hưởng đến chất lượng của công trình thì Nhà thầu sẽ phải tự sửa đổi các bản vẽ thi công này và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Nhà thầu sẽ phải tự chịu trách nhiệm về các chi phí cũng như các ảnh hưởng liên quan đối với các thay đổi này. Bản vẽ hoàn công là các bản vẽ chỉ rõ các chi tiết về cốt thép (bao gồm cả các đoạn nối - cắt, thép chờ, thép thi công chống đỡ…), lắp đặt chi tiết đặt sẵn, phân khối đổ bê tông, các công tác về cốp pha và các kết cấu kim loại hoặc chi tiết khác, được Nhà thầu thi công theo thực tế và đã được Chủ đầu tư chấp thuận. 12.3.2. Tiến độ cung cấp các bản các thi công Chủ đầu tư sẽ cung cấp các bản vẽ thi công cho phù hợp với tiến độ thi công thực tế tại công trường. Khi thiết bị hoặc các công trình tạm của Nhà thầu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận hay chi tiết nào của công trình vĩnh cửu, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư về tất cả các chi tiết liên quan bao gồm cả về cường độ và hướng của các tác động hoặc các yêu cầu thi công đặc biệt. 12.3.3. Các bản vẽ cho công tác xây dựng Tư vấn thiết kế và Nhà thầu phải thực hiện và trình cho Chủ đầu tư tất cả các tài liệu được liệt kê ở dưới đây theo các điều kiện được quy định trong các Hợp đồng tương ứng:

1. Các bản vẽ chi tiết các khu phụ trợ phục vụ cho việc hoàn thành Hợp đồng và Điều kiện kỹ thuật. 2. Các Bản vẽ của các công trình phục vụ thi công công trình chính. 3. Các bản vẽ về biện pháp thi công các công trình chính. 4. Bản vẽ thi công chi tiết và các tính toán. 5. Bản vẽ về chi tiết cốt thép kể cả các vị trí nối, uốn và cắt thép, thép chờ và bảng thống kê thép thi công.

Page 122: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 524

6. Bản vẽ chế tạo tại xưởng của cốt thép và các chi tiết kim loại. 7. Các bản vẽ các chi tiết kim loại phụ. 8. Bản vẽ hoàn công các Hạng mục công trình vĩnh cửu. 9. Các bản vẽ khác cần thiết cho việc thực hiện các phần của công trình theo điều kiện hợp đồng.

12.3.4. Các bản vẽ cho thiết bị Nhà thầu có trách nhiệm đối với việc hoàn thành các tài liệu (các bản vẽ, sơ đồ, tính toán thiết kế .v.v.) đối với các thiết bị cung cấp khác nhau. Một bản thống kê các bản vẽ, sơ đồ và tính toán thiết kế để trình cho Chủ đầu tư phải được vẽ khi bắt đầu thiết kế và được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Tuy nhiên, Chủ đầu tư có quyền yêu cầu các bản vẽ chi tiết hơn trong giai đoạn sau để tạo thuận lợi trong việc tìm hiểu các tính năng của thiết bị. Nhà thầu phải cung cấp các tài liệu dưới đây: 1. Các bản vẽ Hướng dẫn xây dựng cho biết bố trí chung và các kích thước tổng quát của thiết bị, tuyến và kích thước của cống, mương cáp và các ống dẫn, .v.v. 2. Bản vẽ mô tả các lỗ chừa sẵn trong bê tông cùng với hướng và độ lớn của ứng suất do thiết bị truyền vào kết cấu bê tông. 3. Các bản vẽ của các chi tiết đặt sẵn. 4. Các bản vẽ bố trí của các chi tiết đặt sẵn trong bê tông đợt hai và các chi tiết đặt sẵn trong bê tông đợt một. Các bản vẽ tổng thể và chi tiết của thiết bị: - Nhà thầu phải cung cấp các bản vẽ để Chủ đầu tư phê duyệt về các tổ hợp và các bộ phận lớn của thiết bị. - Các bản vẽ này và các tài liệu kỹ thuật liên quan bao gồm các kích thước, độ phẳng, độ thẳng, dung sai theo phương ngang và phương đứng, trị số của khe hở khi tổ hợp và khi vận hành cùng với độ lệch tối đa và tối thiểu cho phép, tính chất của các vật liệu sử dụng trong các chi tiết khác nhau, loại mối hàn và các kiểu thí nghiệm kiểm tra không phá hủy trên các mối hàn, điều kiện bề mặt được đánh giá để thực hiện các chi tiết máy phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. - Các bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật liên quan cũng sẽ bao gồm cả trọng lượng của tổ hợp, các bộ phận của tổ hợp và các chi tiết và diện tích bề mặt được sơn phủ đối với các kết cấu lớn. Các bản vẽ và sơ đồ điện: Trước khi tiến hành thực hiện các sơ đồ dạng lưới và các bản vẽ điện, nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư phê duyệt một bảng ghi chú giải thích chi tiết về các ký hiệu thể hiện trên các sơ đồ này. Các ký hiệu của thiết bị phải dễ nhận biết khi tiến hành lắp đặt các bộ phận theo các bản vẽ hoặc ngược lại. Các ký hiệu đồ họa được sử dụng phải tuân theo tiêu chuẩn quy định. Dạng của biểu đồ phải được trình cho Chủ đầu tư trước khi phê chuẩn. Đối với mỗi chi tiết lắp đặt Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư phê chuẩn: - Một sơ đồ dây đơn tổng thể - Một sơ đồ dây đơn phân bố phụ - Sơ đồ kiểm tra các thiết bị - Các sơ đồ chi tiết cho từng bộ phận của hệ thống lắp đặt - Các sơ đồ của các thiết bị bảo vệ và an toàn cùng với thuyết minh tính toán chọn thiết bị - Các sơ đồ đấu cáp - Các bản vẽ lắp đặt cho các bảng điện và các tủ điện cùng bố trí chung của các thiết bị và điểm ngắt - Các bản vẽ bố trí nguồn nội bộ và bên ngoài. - Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư các thông tin sau: - Các bảng thống kê cáp điện chỉ rõ số thứ tự, thành phần, tiết diện, chiều dài, chức năng và các đầu vào và ra. - Tài liệu của Nhà thầu về thiết bị điện. - Các bảng thống kê các thiết bị chuyển mạch và bảo vệ cho tất cả các thiết bị cùng các chi tiết dưới đây: + loại và các thông số của cơ cấu chuyển mạch, + loại dòng cấp, + hoạt động và liên kết của các cơ cấu chuyển mạch, + sơ đồ lưới. Các sơ đồ của hệ thống thủy lực và khí nén Nhà thầu phải cung cấp các sơ đồ của hệ thống cấp nước, làm mát và lọc cho Chủ đầu tư phê duyệt. Các tính toán thiết kế a) Các tính toán thiết kế trình bày dưới dạng các bảng tính trên máy phải bao gồm :

Page 123: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 525

i) Trang tựa đề: các điều kiện tính toán; các giá trị ứng suất lớn nhất trong các điều kiện vận hành bình thường và đặc biệt và trong quá trình nâng nhắc, vận chuyển và lắp đặt; các thông số kích thước chính; tính chất của các vật liệu được sử dụng; mục lục các tài liệu tham khảo sử dụng trong tính toán. ii) Trong phần nội dung; các tải trọng tác dụng và điểm đặt; các lực truyền vào thiết bị và truyền lên móng; các ứng suất trong thiết bị trong các điều kiện bình thường và đặc biệt (bao gồm cả khi nâng nhấc, vận chuyển, và lắp đặt); các hệ số an toàn cho phép; nói chung, tất cả các chỉ số cần thiết để hiểu rõ về thiết kế của hệ thống; hiệu suất, công suất và các thông số của các động cơ. b) Các tính toán thiết kế phải được giao cùng với các bản vẽ: các bản vẽ thiết bị sẽ không được phê duyệt nếu không có thuyết minh tính toán hệ thống đi kèm. Đối với từng loại thiết bị, các tính toán thiết kế từng phần có thể được trình cho Chủ đầu tư phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện các bản vẽ (ví dụ như: các bản vẽ về nền móng, các chi tiết được gắn vào, các kết cấu, thiết bị vận hành.v.v.). Một bộ hoàn chỉnh các tính toán thiết kế cho từng loại thiết bị phải được giao cho Chủ đầu tư khi hoàn thành việc thực hiện các bản vẽ cho loại thiết bị này. c) Trong quá trình thiết kế, Chủ đầu tư có quyền yêu cầu Nhà thầu thực hiện bất kỳ các tính toán thiết kế bổ sung nào mà Chủ đầu tư cho là cần thiết. 12.4. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Nhà thầu phải đệ trình hai bản (trong đó có một bản chính thức và một bản sao) tất cả các bản vẽ và thiết kế mà các Nhà thầu thực hiện theo điều khoản này cho Chủ đầu tư đánh giá. Chủ đầu tư sẽ xem xét tất cả các thiết kế và bản vẽ này, đánh giá về sự hợp lý và phù hợp của chúng, và sẽ ra lệnh thay đổi nếu Chủ đầu tư thấy cần thiết. Các thiết kế và bản vẽ của các Nhà thầu phải được đệ trình theo trình tự tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và tìm hiểu cặn kẽ của Chủ đầu tư và phải hoàn chỉnh tất cả các tính toán và số liệu. Tựa của các bản vẽ, chữ ký của đại diện Nhà thầu, ngày thực hiện và các tham chiếu đến các bản vẽ thi công (nếu có) phải được ghi vào góc dưới bên phải của bản vẽ. Trong thời hạn 30 ngày sau khi đệ trình các bản vẽ, Chủ đầu tư sẽ thông báo cho Nhà thầu biết về các kết luận của mình liên quan đến các bản vẽ này. Các kết luận của Chủ đầu tư có thể là: “Chấp thuận” “Chấp thuận ngoại trừ các ghi chú” “Không chấp thuận”(với các lý do chính đáng tương ứng để loại bỏ) Trong vòng 7 ngày sau khi trả lại các thiết kế và bản vẽ được ghi “Chấp thuận”, hoặc “Chấp thuận ngoại trừ các ghi chú”, Nhà thầu sẽ phải trình thêm cho Chủ đầu tư ba bản chính thức để Chủ đầu tư phê duyệt. Sau khi phê duyệt các thiết kế và bản vẽ, Chủ đầu tư sẽ phải gửi lại một bản (đã phê duyệt) cho Nhà thầu. Không bản vẽ nào được phép sử dụng để thi công khi chưa có ý kiến phê duyệt của Chủ đầu tư. Việc phê chuẩn của Chủ đầu tư cho các bản vẽ này không làm giảm đi trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà thầu đối với Hợp đồng. Các bản vẽ ghi “Không chấp thuận” phải được làm lại và trình bản vẽ mới cho Chủ đầu tư. Nhà thầu không được quyền kéo dài thời gian do phải loại bỏ thiết kế hoặc các bản vẽ chi tiết bởi vì các thiết kế hoặc chi tiết này không tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật hoặc trái với Điều kiện kỹ thuật. Tất cả các vật liệu đã đặt hàng hoặc các công trình đã thực hiện trước khi có sự phê chuẩn của Chủ đầu tư về các thiết kế liên quan Nhà thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. 12.5. QUYỀN SỞ HỮU CÁC SỐ LIỆU VÀ BẢN VẼ Tất cả các bản vẽ, các chi tiết, bảng kê các vật liệu và các thông tin hoặc tài liệu khác do Nhà thầu hoàn thành phải trở thành sở hữu của Chủ đầu tư và không được hoàn trả. Chủ đầu tư sẽ có quyền sử dụng các tài sản này. 13. AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ 13.1. TỔNG QUÁT Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc ngăn ngừa các điều kiện tổn hại đến sức khỏe và an toàn, các thói quen và thực thi các quy trình làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe tại Công trường, cũng như các điều kiện và thói quen có thể ảnh hưởng đến các công nhân và những người khác có mặt tại đây. Những điều quy định ở đây không làm giảm nhẹ trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà thầu đối với các vấn đề liên quan. Tất cả mọi người có mặt tại Công trường đều phải đội nón bảo hộ (loại được chấp thuận). Tất cả các công nhân phải mang các đồ dùng bảo hộ lao động thích hợp như quần áo, giày, áo mưa, găng tay, kính an toàn, các thiết bị bảo vệ tai .v.v. phù hợp với công tác đang tiến hành. Nhà thầu phải tổ chức

Page 124: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 526

các chương trình tìm hiểu và các cuộc vận động về an toàn lao động cần thiết kể cả việc sử dụng các áp phích nổi bật, các phương pháp như phim, ảnh,.v.v.. 13.2. CHÍNH SÁCH AN TÒAN VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE Điều kiện của Hợp đồng quy định phải thi hành Chính sách an toàn và Sức khỏe cũng như các Bảng kê An toàn và Sức khỏe trong Tiến độ Thầu và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư đồng thời bắt buộc phải áp dụng trong suốt thời gian thực thi Hợp đồng. Để thực hiện chính sách An toàn và Sức khỏe, Nhà thầu phải thành lập một hội đồng có thẩm quyền. Hội đồng này sẽ họp định kỳ hàng tháng gồm các thành viên (nhưng không chỉ giới hạn) dưới đây: 1. Chỉ huy trưởng về An toàn lao động cùng các phụ tá. 2. Chỉ huy trưởng về y tế 3. Đại diện của bộ phận giám sát kỹ thuật 4. Đại diện của các đội công nhân khác nhau. Thành phần của hội đồng phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Nếu Chủ đầu tư cho rằng hội đồng không thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách đúng mức, một hội đồng mới sẽ phải được thành lập. Các yêu cầu thực hiện Chính sách An toàn và Sức khỏe không được kém hơn các yêu cầu được quy định trong các Bộ luật và Điều lệ của Nước CHXHXN Việt Nam và sẽ bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn): 1. Các nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng về An toàn lao động và các phụ tá kể cả thời gian làm việc tương xứng để thực hiện nhiệm vụ về an toàn và sức khỏe. 2. Các nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng về y tế đối với các vấn đề về an toàn và sức khỏe kể các các cuộc thanh tra định kỳ tại tất cả các khu vực công tác. 3. Thông báo, điều tra và ghi nhận các tai nạn 4. Quy định thực hành được sử dụng để đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khỏe và khống chế các điều kiện độc hại. 5. Các bố trí cho các cuộc họp định kỳ và khẩn cấp của Hội đồng An toàn và Sức khỏe, thực hiện các báo cáo, quyền tiếp cận các thông tin liên quan, quyền sửa đổi các quy định của hội đồng do hội đồng thống nhất với Kỹ sư. 6. Bố trí việc phổ biến các thông tin, huấn luyện và giám sát để đảm bảo việc tuân thủ theo các quy trình áp dụng. Vào bất cứ thời điểm nào, Chủ đầu tư có thể ra lệnh thay đổi toàn bộ, một phần hoặc bổ sung thêm cho Chính sách An toàn và Sức khỏe. Chủ đầu tư cũng có thể giao cho Nhà thầu Thông báo về việc vi phạm Chính sách An toàn và Sức khỏe. Thông báo này sẽ chỉ rõ tính chất của sự vi phạm và thời hạn để sửa chữa. Trong trường hợp không tuân theo Thông báo về việc vi phạm Chính sách an toàn và Sức khỏe, Chủ đầu tư có thể bố trí việc khắc phục các vi phạm, ra lệnh đuổi hoặc đình chỉ công việc của những cá nhân vi phạm trong Công trường và Nhà thầu sẽ phải chịu tất cả các phí tổn này. Nhà thầu có thể thỉnh cầu Chủ đầu tư sửa đổi một số điều mục trong Thông báo về việc vi phạm Chính sách An toàn và Sức khỏe trước khi kết thúc thời hạn quy định của thông báo. Theo các lời thỉnh cầu này, Chủ đầu tư có toàn quyền thay đổi, bỏ hẳn hoặc là giữ nguyên thông báo. 13.3. QUY TRÌNH ÁP DỤNG Quy trình áp dụng phải phù hợp với Hợp đồng và phải dựa trên các tiêu chuẩn đã được công nhận nhưng không được thấp hơn các tiêu chuẩn về An toàn và Sức khỏe trong Công trình. 13.4. CÁC CHỈ HUY VỀ AN TÒAN LAO ĐỘNG Nhà thầu phải chỉ định một Chỉ huy trưởng về An toàn lao động và tối thiểu một Phụ tá, người sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các chính sách về an toàn lao động sẽ được tôn trọng. Chỉ huy trưởng về An toàn hoặc một trong các phụ tá của ông ta phải túc trực 24 giờ/ngày và phải tiến hành các cuộc kiểm tra thường xuyên và đột xuất tại tất cả các bộ phận đang làm việc của Công trường . Chỉ huy trưởng về an toàn phải chú ý đặc biệt đến các mặt như: chiếu sáng, các lan can và lưới an toàn (đặc biệt xung quanh các khu vực nguy hiểm), các cầu thang, tấm đế, thông gió trong các công trình ngầm, trình tự nổ mìn, việc di dời các mảnh vỡ xây dựng, bảo quản và xếp đặt các vật liệu và thiết bị thi công một cách ngăn nắp, các hệ thống phục vụ và tình trạng vệ sinh chung. Ngoài ra chỉ huy trưởng về an toàn lao động phải phối hợp với Chủ đầu tư tiến hành các cuộc thanh tra định kỳ tại các Công trình và phải thực hiện các yêu cầu của Chủ đầu tư về điều kiện an toàn lao động. 13.5. CÁC THỰC THỂ CÓ HẠI VÀ GÂY DỊCH BỆNH

Page 125: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 527

Trong trường hợp xuất hiện tình trạng lây lan dịch bệnh, Nhà thầu phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định, chỉ thị và yêu cầu của Chính phủ Việt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền về y tế và vệ sinh dịch tễ tại địa phương để cùng hợp tác khắc phục dịch bệnh. Nhà thầu phải nhận biết và theo dõi tất cả các thiết bị, vật liệu, các vật thể khác và bất kỳ các mối nguy hại nào khác khi thực hiện Hợp đồng. Các mối nguy hại mới xuất hiện hoặc các thiết bị, vật liệu và các vật thể có thể gây nguy hiểm được mang vào Công trường phải được Nhà thầu ghi nhận. Nhà thầu phải thiết kế, hiệu chỉnh và thay đổi các quy tắc hiện hữu để đối phó với các mối hiểm nguy mới này. Chủ đầu tư phải có quyền tiếp cận với các bản ghi nhận này vào bất cứ lúc nào. Nhà thầu phải chỉ đạo và cung cấp tài liệu về các cuộc kiểm tra định kỳ hàng tuần tại các bãi trữ thiết bị, xe máy, vật liệu nguy hiểm, đặc biệt đối với các chỗ rò rỉ hoặc lộ ra ngoài. Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp cần thiết và các trang bị thích hợp để ngăn chặn các vật liệu có hại chảy vào Công trường từ các dòng suối tự nhiên hoặc từ các khu vực bên ngoài. 13.6. CÁC ĐỘI CỨU HỘ Nhà thầu phải tổ chức sẵn sàng một bộ phận các công nhân có kinh nghiệm và đã được huấn luyện cùng với các trang bị cần thiết để cứu hộ cho mỗi ca làm việc trong các công trình ngầm. Trong giai đoạn đầu của công tác, Nhà thầu phải tiến hành tổ chức, huấn luyện và trang bị cho các đội cứu hộ. Các đội này phải được huấn luyện về cứu hộ trong các khu vực công tác ngầm và sơ cứu tổng quát. Đội cứu hộ phải có đầy đủ năng lực và được huấn luyện có hiệu quả. Nhà thầu phải có các kế hoạch thích hợp và phải được Chủ đầu tư chấp thuận để có thể can thiệp nhanh chóng khi xảy ra sự cố. Nhà thầu phải trang bị và bảo quản trong điều kiện tốt các dụng cụ kiểm tra không khí, hô hấp, các dụng cụ cần thiết khác và các trang thiết bị y tế căn bản sử dụng cho các công tác cấp cứu. Chúng phải được sẵn sàng cho mọi người trong Công trường sử dụng. 13.7. CHIẾU SÁNG VÀ CẤP ĐIỆN Tất cả các mạch cấp điện và chiếu sáng đều phải được nối với hệ thống tiếp đất. Các hệ thống này phải được kiểm tra hàng tháng và khi có mạch điện nào có hệ thống nối đất bị khuyết tật phải được sửa chữa ngay hoặc phải bị tháo bỏ hay thay thế. 13.8. VẬN CHUYỂN NGƯỜI Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp và thực hiện việc vận chuyển an toàn cho tất cả mọi người giữa các khu vực cư trú và nơi làm việc bằng xe. Chỉ cho phép chở người trên các xe tải thùng khi có trang bị ghế ngồi và thành chắn các phía. Tất cả các xe dùng vận chuyển người phải luôn luôn có mái che. Nhà thầu phải luôn luôn ngăn chặn việc chở người quá tải và phải bố trí các barie tại các điểm lên, xuống. Không cho phép người đi bộ trên mặt đường, phải xây dựng các đường dành riêng cho người đi bộ và phải được phân định ranh giới rõ ràng. 13.9. AN TÒAN CỘNG ĐỒNG Tại các địa điểm mà dân chúng có thể gặp nguy hiểm do các hoạt động của Công trường, Nhà thầu phải bố trí người cầm cờ hiệu, các barie, các dấu hiệu cảnh báo thích hợp và tất cả các bố trí này phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Tại các vị trí có nêu trong các bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Kỹ sư, Nhà thầu phải thiết lập các tuyến đường vào an toàn đảm bảo tầm nhìn và bố trí các bãi đậu xe thích hợp có các trạm có mái che và các khu vệ sinh. 13.10. BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CHẤT NỔ Việc nổ mìn chỉ được cho phép khi đã thực hiện tất cả các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, công trình và các tài sản khác. Các chất nổ phải được bảo quản, vận chuyển, nâng nhấc và sử dụng trong điều kiện tốt nhất, được Chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với các quy định của luật pháp. Nhà thầu phải tuân theo tất cả các quy tắc và điều lệ do các cơ quan có thẩm quyền quy định, các yêu cầu của Chủ đầu tư trong việc xây dựng các kho chứa, các biện pháp khi nổ mìn và các vấn đề có liên quan. Nhà thầu phải bồi thường cho Chủ đầu tư về tất cả các thiệt hại gây ra do công tác nổ mìn. 13.11. BÁO ĐỘNG NỔ MÌN Nhà thầu phải lắp đặt và vận hành một còi báo hiệu với độ lớn tương xứng để có thể nghe được dễ dàng trong điều kiện ồn ào của công trường tại tất cả các vị trí trong phạm vi 1 km cách bề mặt nổ mìn.

Page 126: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 528

Các còi báo loại cầm tay chỉ được cho phép sử dụng trong các khu vực có đường vào được giới hạn (chẳng hạn như tại gương đào hầm) và đường vào phải hoàn toàn được kiểm soát. Nhà thầu phải đệ trình tất cả các chi tiết của quy trình nổ mìn cho Chủ đầu tư phê duyệt và phải đảm bảo rằng tất cả các quy trình này phải luôn luôn được tuân thủ. 13.12. CHỐNG SÉT Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp chống sét bằng cách nối đất cho các vật bằng kim loại và bố trí các cột thu lôi trên công trường. Phải lắp đặt các thiết bị báo sét khi sử dụng các kíp nổ nhạy điện trong khi nổ mìn. 14. ĐÁNH GÍA MÔI TRƯỜNG 14.1. TỔNG QUÁT Phải tránh phá hoại cảnh quan tự nhiên của khu vực trong quá trình thi công và Nhà thầu phải đặc biệt cẩn thận hạn chế các tổn hại lâu dài. Không được gây các ảnh hưởng bất lợi không cần thiết đến môi trường khu vực. Nhà thầu phải tiến hành các hoạt động có thể là các bài giảng, chiếu phim cho tất cả các thành viên trong lực lượng lao động của mình để tuyên truyền giáo dục về các luật bảo vệ môi trường. Nhà thầu phải trương các bảng thông tin và các khẩu hiệu tại các vị trí thích hợp để nhắc nhở mọi người quan tâm đến môi trường. Nhà thầu phải chỉ đạo các hoạt động theo các biện pháp và trình tự cho trong Tiến độ Thầu và cố gắng hết sức để hạn chế các tác hại và phá hỏng môi trường. Để làm được điều này, Nhà thầu phải xây dựng tất cả các biện pháp kiểm soát cần thiết trước khi được cho phép tiến hành công tác. Các đường ống dẫn, đường dây cấp điện, điện thoại và các khu vực phụ trợ khác phải được bố trí sao cho ảnh hưởng bất lợi của chúng là ít nhất và không phá hoại cảnh quan môi trường. Các dây điện được treo dưới các cách điện và phải được thiết kế tránh làm cho chim bị điện giật trong giới hạn có thể được. Tất cả các sông và suối phải được bảo vệ tránh bị ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp do các chất như: rác, nước thải, xi măng, dầu, nhiên liệu, các hóa chất, bụi của các cốt liệu, nước rửa hoặc các chất hữu cơ từ các hoạt động của nhà thầu thải ra. Trong trường hợp xảy ra ô nhiễm nhà thầu phải tiến hành các biện pháp khắc phục nhanh chóng tại các khu vực ô nhiễm và các khu vực bị ảnh hưởng. Nhà thầu phải xây dựng và vận hành tất cả các kết cấu thu gom cần thiết như các đê quay, các mương, rãnh tiêu nước, các đập, các hầm chứa dầu riêng biệt, các bể lắng .v.v. để ngăn chặn ô nhiễm và hốt các chất bẩn và đem đi thải và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Việc vi phạm của bất kỳ một nhân công nào của Nhà thầu đối với các chỉ thị liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường sẽ là lý do để Chủ đầu tư đuổi những người phạm lỗi này ra khỏi Công trường theo các điều khoản của Hợp đồng. Chất lượng của nước thải và các dòng xả vào nguồn nước tự nhiên phải tuân theo các yêu cầu quy định. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc phục hồi các hư hại do Nhà thầu gây ra bên ngoài phạm vi Công trường và phí tổn này sẽ không được thanh toán. 14.2. BẢO VỆ VÀ TÁI TẠO HỆ THỰC VẬT Nhà thầu phải hết sức bảo vệ hệ thực vật trong phạm vi Công trường để nó không bị tổn hại một cách không cần thiết. Tại các khu vực bị ngập nước, Nhà thầu phải bóc lớp đất trên cùng đi theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư với khối lượng đủ để khôi phục lại các khu vực công tác sau này cho phù hợp với yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật. Khi bắt đầu thực hiện Hợp đồng, Chủ đầu tư sẽ cho Nhà thầu biết về các loại cây quý hiếm. Sau đó, Nhà thầu phải xác định ranh giới và tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ các cây này kể cả việc trồng lại và chăm sóc theo yêu cầu. 14.3. BẢO VỆ ĐỘNG VẬT Nhà thầu phải bảo vệ các động vật sống trong phạm vi Công trường và phải đảm bảo rằng không xảy ra các hành động như: săn bắt, đặt bẫy , bắn, phá tổ chim và lượm trứng. 14.4. CHỐNG XÓI VÀ BẢO VỆ CÁC DÒNG NƯỚC MẶT Các biện pháp nhằm ngăn ngừa các xói lở do sự tập trung hoặc tăng lưu lượng của các dòng nước mặt mà nguyên nhân do sự hiện diện của các Công trình kể cả các đường vào và các thiết bị thoát nước phải được xem xét trong thiết kế các Công trình lâu dài. Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp thích hợp và tích cực để ngăn chặn xói lở do các công trình, vận hành và hoạt động của mình gây ra và phải được Chủ đầu tư đồng ý khi sự xói lở này có khả năng xảy ra hoặc xảy ra bên ngoài phạm vi Công trường. Các biện pháp

Page 127: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 529

này bao gồm việc xây dựng các lòng dẫn thích hợp, các kết cấu tiêu năng,.v.v. và tránh xả vào các khu đất nông nghiệp, ruộng, các hồ nước của cư dân địa phương.v.v. 14.5. BÃI THẢI VÀ BÃI TRỮ Các bãi trữ và thải phải được xây dựng phù hợp với các bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Ngoài ra, Nhà thầu phải đảm bảo rằng bất kỳ loại thực vật quý hoặc đặc biệt nào (do Chủ đầu tư cho biết ) đạ bị vùi lấp hoặc phá hoại sẽ được trồng lại trên các bãi ất này hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 14.6. HẠN CHẾ BỤI Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp thích hợp để giảm tối thiểu bụi phát ra từ các công trình, hoạt động của mình và được Chủ đầu tư đồng ý. Các biện pháp này sẽ bao gồm việc xử lý thường xuyên và có hiệu quả các đường vào và các khu vực công tác được phủ bằng cuội, sỏi, sử dụng các máy ép bụi trong các thiết bị khoan hoặc khoan có nước, tưới nước khi nghiền và sàng các loại cốt liệu.v.v.. 14.7. Ô NHIỄM DO TIẾNG ỒN Trong trường hợp có các cộng đồng dân cư địa phương hoặc các khu vực nhà ở gần Công trường, Nhà thầu phải giới hạn đến mức có thể được các hoạt động gây ra tiếng ồn của mình trong khoảng thời gian từ 18h00 đến 6h00. 14.8. QUAN HỆ VỚI CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG Nhà thầu phải giữ liên lạc với các đại diện của cư dân địa phương về các vấn đề có liên quan đến các hoạt động của mình và các vấn đề khác. Bất kỳ vấn đề nào mà Nhà thầu không thể tự giải quyết, Nhà thầu phải báo cho Chủ đầu tư. 15. CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC 15.1. PHẠM VI Điều khoản này liên quan đến các yêu cầu để định vị các công trình và công tác giám sát cần thiết để bắt đầu các công tác khác. 15.2 TỔNG QUÁT Nhà thầu phải chú ý đến các yêu cầu của Điều kiện Hợp đồng. Nhà thầu phải ghi nhận tất cả các tính toán cần thiết để định vị và kiểm tra công tác trắc đạc theo mẫu quy định, các thông tin này phải luôn được sẵn sàng khi Chủ đầu tư cần đến. Nhà thầu phải cung cấp hai bản sao các bảng tính này cho Chủ đầu tư khi có yêu cầu. Nhà thầu phải lắp đặt các hàng rào, cọc tiêu và các vật khác để có thể định vị cho các công trình và phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Tại các chỗ cần thiết, Nhà thầu phải làm các khuôn mẫu bằng chi phí của mình để bắt đầu thi công các Công trình tốt hơn và để hỗ trợ cho việc xây dựng sau này. Nhà thầu phải có sẵn tại Công trường một số lượng thích đáng các thước đo thủy chuẩn, các máy kinh vĩ , thiết bị đo đạc bằng laze, các thước thép cuộn, các mia đo khoảng cách, các thiết bị và dụng cụ khác cần thiết để bắt đầu chính xác các công tác của các công trình và dùng để kiểm tra quá trình thi công sau này 15.3. CÁC MỐC KIỂM TRA 15.3.1. Các mốc chính và lưới khống chế Các cột mốc cố định dùng để thiết lập đường tim tuyến sẽ được Chủ đầu tư bàn giao nằm gần khu vực Công trình cùng với các mốc thủy chuẩn. Vị trí đề nghị để đặt các mốc chính và mốc thủy chuẩn này cho các công trình Chính được cho trong Bản vẽ và chúng sẽ là các điểm gốc tham chiếu để xác định phạm vi và cao độ thi công. Sau khi Nhà thầu đã được bàn giao mặt bằng Công trường, Nhà thầu phải chịu trách nhiệm bảo vệ tất cả các mốc định vị và mốc thủy chuẩn được sử dụng để triển khai thi công các Công trình. Nếu vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình thi công, Chủ đầu tư nghi ngờ rằng một trong các mốc khống chế chính hoặc mốc thủy chuẩn do Chủ đầu tư thiết lập trước đây đã bị thay đổi, Nhà thầu phải đo đạc lại các mốc và tái lập lại mốc thủy chuẩn. Bất kỳ các phần việc nào đã làm sau khi các mốc định vị và/hoặc mốc thủy chuẩn đã bị sai lệch phải được kiểm tra lại và hiệu chỉnh nếu cần thiết bằng kinh phí của Nhà thầu kể cả việc sửa chữa các bộ phận Công trình lại cho chính xác.

Page 128: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 530

Tại các vị trí mà các mốc định vị và mốc thủy chuẩn có thể bị tổn hại trong quá trình thi công, Nhà thầu phải xây dựng các mốc định vị và thủy chuẩn tham chiếu tại các vị trí khác để các mốc này không bị phá hỏng khi thi công. Không được phủ lấp, di dời hay phá hỏng mốc định vị và mốc thủy chuẩn trước khi các mốc định vị và mốc thủy chuẩn tham chiếu được thiết lập và chi tiết liên quan đến các mốc này được trình và Kỹ sư chấp thuận. Các mốc định vị và mốc thủy chuẩn tham chiếu của Nhà thầu tối thiểu phải có chất lượng và độ bền vững như các mốc định vị và thủy chuẩn hiện có. 15.3.2. Tính nhất quán của các mốc Trước khi bắt đầu thi công bất kỳ bộ phận nào đó của các công trình chính, Nhà thầu phải kiểm tra tính nhất quán của tất cả các mộc định vị và mốc thủy chuẩn do Chủ đầu tư cung cấp phù hợp với Điều khoản 15.3.1 bên trên trong toàn bộ khu vực Công trường và các mốc này phải được đặt với độ chính xác thích đáng để có thể thi công các công trình theo sai số cho phép. Nhà thầu phải báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư biết về các sai lệch phát hiện được hoặc xác nhận bằng văn bản về việc chấp nhận các mốc nói trên. 15.3.3. Mốc định vị và thủy chuẩn thứ cấp Nhà thầu phải thiết lập và bảo vệ tất cả các mốc định vị và thủy chuẩn cần thiết để xác định vị trí và kiểm soát cao độ trong quá trình thi công các công trình. Đối với các cọc tiêu do Chủ đầu tư thiết lập có thể bị hư hỏng trong khi thi công Nhà thầu phải tái lập các cọc tham chiếu gần đó tại các vị trí an toàn và các cọc này phải được bảo vệ cẩn thận và được Chủ đầu tư đồng ý. 15.4. BẢO QUẢN – DI DỜI CÁC MỐC ĐỊNH VỊ VÀ THỦY CHUẨN Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của các mốc định vị, mốc thủy chuẩn khống chế của Nhà Nước. Nếu bất kỳ các mốc định vị hoặc mốc thủy chuẩn nào bị phá hỏng do các hoạt động của Nhà thầu, chúng phải được Cục đo đạc bản đồ thiết lập lại bằng chi phí do Nhà thầu chịu Trong trường hợp việc di dời hoặc hư hại các mốc định vị và mốc thủy chuẩn này là không thể tránh khỏi, Nhà thầu phải thông báo vào thời gian sớm nhất để Chủ đầu tư có thể bố trí các mốc tham chiếu và sau này sẽ tái phục hồi lại các mốc này. 15.5. ĐO ĐẠC ĐỊA HÌNH 15.5.1. Địa hình tự nhiên Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư bằng văn bản tối thiểu 14 ngày trước khi bắt đầu công tác, khi các công tác này có thể làm thay đổi địa hình hiện hữu của Công trường (các công tác này có thể dùng để phục vụ cho việc thi công các Công trình Chính hoặc để thiết lập các Công trình tạm thời phục vụ cho Nhà thầu). Do đó, trước khi bắt đầu bất kỳ công tác nào nhà thầu phải đo đạc địa hình tự nhiên để Chủ đầu tư phê duyệt trên toàn bộ khu vực bị chiếm dụng hoặc bị thay đổi. Các đo đạc này có thể phải thực hiện lại sau khi đã phát hoang, bóc các lớp phủ. Thông tin phải được Nhà thầu lưu giữ trên một bản vẽ hoặc các bản vẽ và mỗi bản phải được Chủ đầu tư, Tư vần Giám sát và Nhà thầu ký tên. Sau đó Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư một bản gốc của mỗi một bản vẽ và được dùng như một bản lưu lâu dài để xác định các khối lượng công tác đào và đắp cho các Công trình chính và cho các Công trình tạm (được dời đi hoặc lấp lại sau khi hoàn thành toàn bộ Công trình). 15.5.2. Địa hình sau khi đào và khi kết thúc Nhà thầu phải đo đạc tất cả các bề mặt sau khi đào và các bề mặt khi hoàn thành theo yêu cầu của Chủ đầu tư để hoàn công và tính toán khối lượng công tác: 1. Khi hoàn thành toàn bộ hố đào hoặc kết thúc một gia đoạn của công tác đào và trước khi bắt đầu công tác đắp trả, bê tông hoặc các công tác khác. 2. Khi kết thúc công tác đắp ngược, bê tông hoặc công tác khác. Thông tin này phải được sự đồng ý và được ghi nhận theo trình tự quy định. 15.6. ĐỊNH VỊ CÁC HẠNG MỤC 15.6.1. Tổng quát Nhà thầu phải thực hiện tất cả các công tác chuẩn bị và đo đạc kiểm tra cho các công trình phù hợp với các phương pháp được Chủ đầu tư chấp thuận trước khi khởi công. Các biện pháp và chương trình kiểm tra phải đảm bảo cho việc thi công các bộ phận của công trình đúng tuyến và đúng cao trình với sai số trong phạm vi cho phép. Vào bất cứ lúc nào, Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu trình số liệu chứng tỏ việc chuẩn bị đã được kiểm tra đúng mức. Số lượng các điểm yêu cầu cũng như khoảng cách của các điểm này cần thiết cho việc chuẩn bị phải được Nhà thầu và Chủ đầu tư xác định phù hợp với dạng công tác. Ngoài ra, đối với các điểm phối hợp và các

Page 129: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 531

điểm khống chế cao độ được Nhà thầu thiết lập phục vụ cho công tác của mình, Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu đánh dấu rõ ràng một số hoặc toàn bộ các điểm này trong khi thi công. Khi không thể thực hiện được việc này vì một lý do nào đó, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư bằng văn bản và sẽ thỏa thuận với Chủ đầu tư các điểm khác có xác nhận bằng văn bản. Nhà thầu không được thay đổi phương pháp đo đạc đã chấp thuận khi chưa được Chủ đầu tư đồng ý. 15.7. LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊNH VỊ VÀ CAO ĐỘ THAM CHIẾU CHO CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CỦA CÁC NHÀ THẦU KHÁC Khi bắt đầu các công tác lắp đặt thiết bị do Nhà thầu khác cung cấp và thực hiện, Nhà thầu xây dựng phải lập các điểm khống chế tham chiếu. Vị trí và cao độ các điểm này do các bên liên quan thoả thuận. 16. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC 16.1. TỔNG QUÁT Nhà thầu phải chịu tất cả các rủi ro do nước từ các dòng sông chính, các nguồn nước tại chỗ hoặc nước ngầm.v.v. gây ra. Nhà thầu phải có các biện pháp xử lý và thoát nước đảm bảo cho các công trình luôn luôn khô ráo để thi công. Để đạt được mục đích này, Nhà thầu phải xây dựng các công trình tạm thời cần thiết để dẫn các dòng suối, sông, nước mặt và các dòng nước lũ nhằm giảm đến tối thiểu các bất lợi, hư hại và không gây cản trở cho các công tác. Nhà thầu cũng phải cung cấp, bảo dưỡng và vận hành một số lượng thích đáng các thiết bị cần thiết như các máy bơm, giếng thu, các ống dẫn và các thiết bị khác. Nhà thầu phải xây dựng các hố, rãnh thu, các đê quay và các công trình tạm thời khác để giảm tối thiểu các hư hại, xói mòn, các bất lợi và chướng ngại do dòng nước gây ra. Các hoạt động này phải diễn ra liên tục trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng và phải được Chủ đầu tư đồng ý về các vấn đề liên quan đến các biện pháp thực hiện và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. 16.2. CÁC CÔNG TÁC HỞ 16.2.1. Đào hở Nhà thầu phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết đảm bảo rằng các dòng nước chảy vào trong các hố đào không làm nguy hiểm đến độ ổn định mái của các hố đào vào bất cứ thời gian nào. Nhà thầu phải đảm bảo rằng không để xảy ra tình trạng tập trung, tích tụ các dòng nước ở bên trong, khu vực xung quanh và phía trên khu vực của các hố đào hở mà có thể gây ảnh hưởng đến an toàn của khối đào. Nhà thầu phải bảo vệ các hố đào chống lại các dòng nước mặt do trời mưa bằng cách như tạo mái dốc thích hợp khi có thể và xây dựng các kênh và hố thu nước. Tại các hố đào không thể thực hiện việc thoát nước tự nhiên, phải lắp đặt một số lượng thích đáng các bơm để giữ cho mực nước luôn luôn nằm dưới các bề mặt đào thấp nhất là 0.5 m trong khoảng thời gian cần thiết để thi công các Công trình. Các máy bơm dự phòng phải luôn luôn được chuẩn bị sẵn sàng trong các trường hợp có sự cố. 16.2.2. Mỏ đất và mỏ đá Các mỏ đất và mỏ đá phải luôn luôn được bảo vệ không cho các dòng nước mặt chảy vào và Nhà thầu phải xây dựng các bờ bao tạm thời cần thiết để dẫn các dòng nước này ra xa khỏi khu vực. Các công tác khai thác của nhà thầu phải được xếp đặt thích hợp sao cho có thể thoát nước tự nhiên. Trong trường hợp không thể thực hiện được điều này, các mỏ đất và mỏ đá phải được tiêu nước bằng bơm. Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đảm bảo các khu vực mỏ được khô ráo và các vật liệu khai thác từ các mỏ có độ ẩm thích hợp cho yêu cầu sử dụng. 16.3. CÁC CÔNG TÁC NGẦM 16.3.1. Tổng quát Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp cần thiết ngăn chặn các dòng nước chảy vào trong đường hầm và giếng kể cả việc sử dụng bơm để thoát nước khi cần thiết. Nhà thầu phải cung cấp máy bơm có công suất đủ lớn cho mỗi một bề mặt công tác để tháo được dòng nước từ các nguồn tự nhiên chảy vào công trình ngầm với lưu lượng đến 200l/giây (không kể lưu lượng nước do các hoạt động thi công và các dòng chảy từ bên ngoài chảy vào các công trình ngầm). Ngoài ra, Chủ đầu tư có thể sẽ yêu cầu cho Nhà thầu phụt vữa các khe nứt để hạn chế lượng nước chảy vào. Nhà thầu phải đảm bảo rằng tất cả lưu lượng nước trong các công trình ngầm (từ các nguồn tự nhiên hoặc do các hoạt động xây dựng tạo ra) được dẫn trong lòng của các kênh thoát nước và bị ngăn chặn không để chảy tràn ra trên sàn của các khu vực đào.

Page 130: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 532

Nhà thầu phải trang bị, lắp đặt, xác định và duy trì thiết bị được chấp thuận để đo đạc lượng nước trong các Công trình ngầm để xác định được chính xác lượng nước ngầm 16.3.2. Hạn chế nước trong đá dễ bị phong hoá Nếu đường hầm và giếng đi qua khối đá có tính trương nở hoặc dễ bị phong hóa khi tiếp xúc với nước thì tất cả các dòng nước chảy vào trong khu vực phải được nhanh chóng thu lại và dẫn ra ngoài công trình ngầm bằng các ống để nước không thể tiếp xúc với các loại đá này. Nếu Nhà thầu không thực hiện các yêu cầu của điều này và dẫn đến kết quả là sàn của các hầm và giếng bị hư hỏng do các loại đá có tính trương nở hoặc dễ bị nước làm phong hoá khi tiếp xúc với nước , Chủ đầu tư có thể ra yêu cầu Nhà thầu đào các vật liệu bị hư hại này đi và bù vào bằng bê tông. Trong trường hợp này mọi chi phí kể cả việc đem thải các vật liệu đào sẽ do Nhà thầu chịu. 16.3.3. Xử lý khi gặp tầng chứa nước Việc khoan các hố khoan thăm dò hoặc khảo sát có thể cho biết sự hiện diện hoặc có khả năng hiện diện các tầng chứa nước. Trong các trường hợp này Nhà thầu phải khoan một số lượng các hố khoan thăm dò và thực hiện các thí nghiệm kiểm tra để xác định: 1. Khối lượng và lưu lượng nước để đảm bảo cho việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu. 2. Lưu lượng nước có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt đi. Các hố khoan bổ sung có thể sẽ được khoan để tiến hành phụt vữa theo các yêu cầu của phần khoan và phụt. 16.4. THÓAT NƯỚC CÁC KHU VỰC CÔNG TÁC Tất cả các lượng nước từ các Công trình phải được tháo vào các bể lắng như quy định trong các điều bên dưới trước khi được dẫn ra các dòng nước tự nhiên trừ các trường hợp nước sạch được dẫn trong các ống kín không tiếp xúc với nước thải. Tất cả các lượng nước tháo ra từ các Công trình và các khu vực sinh hoạt vào các đường dẫn nước tự nhiên, từ các bể lắng và các thiết bị xử lý phải được thí nghiệm kiểm tra về hóa học tại khoảng cách cách nguồn không quá 500 m theo định kỳ hàng tháng. Các kết quả thí nghiệm phải đáp ứng được các yêu cầu của các tiêu chuẩn vệ sinh mô trường tương ứng. 16.5. KIỂM SOÁT LƯỢNG NƯỚC ĐỔ BÊ TÔNG Tất cả các dòng nước có thể chảy vào trong khu vực đổ bê tông phải được dẫn hết ra ngoài. Nước phát sinh ra trong khu vực đổ bê tông cũng phải được xử lý và dẫn ra ngoài. 16.6. CÁC BỂ LẮNG Nhà thầu phải xây dựng, vận hành và bảo dưỡng các bể lắng có dung tích thích hợp để sử dụng có các vật cản dầu tại các vị trí nước bẩn xả ra từ các Công trình. Trừ khi có chỉ dẫn khác của Chủ đầu tư, tất cả các dòng nước được tháo ra từ các hố đào phải qua các bể lắng để có thể loại bỏ dầu, cát, bùn, các vật liệu xi măng và các chất lơ lửng khác. Dòng nước chảy ra từ các bể lắng phải được bố trí sao cho không kéo theo bất kỳ lượng dầu nào từ trong bể. Các bể phải được xây dựng bằng các vật liệu thích hợp và được chống thấm. Chúng phải được chia ra thành các ngăn để có thể làm vệ sinh một ngăn trong khi các ngăn khác vẫn tiếp tục hoạt động. Để đảm bảo cho hệ thống vận hành liên tục, các chất lắng đọng như bùn, dầu phải được vét đi định kỳ và được thải vào các khu vực được Chủ đầu tư chấp thuận. Nước ngầm tự nhiên và nước mưa từ các khu vực lân cận bên ngoài Công trường phải được ngăn chặn không cho chảy vào các bể lắng. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng các bờ bao hướng dòng và các rãnh thoát nước bảo vệ cho bể lắng nằm dưới bề mặt đất tự nhiên không bị hư hại. Khi cần thiết phải xây dựng các bể lắng có nhiều ngăn riêng biệt để thu nước mưa từ các khu vực xung quanh. Nếu Chủ đầu tư không chấp nhận đối với việc thực hiện của Nhà thầu liên quan đến các điều quy định này, Chủ đầu tư sẽ có thể ra lệnh thực hiện các công tác bổ sung cần thiết mà không được thanh toán thêm.

Page 131: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 533

G6.2. PHẦN 0210 - CHUẨN BỊ TUYẾN 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến phát quang, đào gốc cây, và bóc bãi, cũng như bố trí hàng rào và các bảng tên cho các bộ phận khác nhau của công trường. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0110 - Các yêu cầu chung Phần 0220 - Đào hở Phần 0240 – Khoan và phụt vữa Phần 0320 – Công tác đắp

1.3. ĐỊNH NGHĨA Đất mặt: các lớp đất trên cùng của tầng phủ chứa vật liệu hữu cơ, kể cả rễ cây. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.4.1. Tài liệu tham khảo 1. Earth Manual of "Bureau of Reclamation", US Department of the Interior. 2. Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan;

TCVN 285 - 2002 QPTL - II-77 TCVN 3972 - 1985 Công tác trắc địa trong xây dựng TCVN 4419 - 1987 Khảo sát cho xây dựng. Nguyên tắc cơ bản TCVN 4447 - 1987 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu

1.5. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Sai số Việc đào và đắp trả đối với công tác chuẩn bị tuyến sẽ nằm trong các đường biên đào giới hạn và độ dốc được chỉ ra trên các bản vẽ thi công . Tuy nhiên, khi cần thiết Chủ đầu tư có quyền yêu cầu các bên liên quan thay đổi các đường biên hoặc giới hạn này. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 30 ngày trước khi bắt đầu công tác, Nhà thầu sẽ đệ trình lên Chủ đầu tư phê duyệt: 1. Chương trình công tác dự định thực hiện, từ vùng này qua vùng khác, để Chủ đầu tư có thể đánh giá tính hiệu quả của công tác phát quang và bóc bãi. 2. Sơ đồ chuyên chở khối lượng bao gồm các công trình khác nhau, và các khu mỏ đất, mỏ đá, và khu bãi thải. 3. Sự bố trí Nhà thầu dự định thực hiện công tác. Việc phát quang tuyến sẽ được thực hiện vào thời gian thực tế sớm nhất để tạo thuận lợi hơn cho công tác khảo sát. 2. VẬT LIỆU Không sử dụng. 3. THỰC HIỆN 3.1. HÀNG RÀO CÔNG TRƯỜNG Không sử dụng. 3.2. BẢNG TÊN Việc thiết kế và chất lượng vật liệu dùng cho các bảng tên và dấu hiệu qui định sẽ được thỏa thuận với Chủ đầu tư. Các bảng và dấu hiệu sẽ được làm từ các vật liệu bền, sẽ không bị che phủ do thời tiết và mỗi cái được gắn trên các cột được giằng thích hợp và được giữ gọn gàng, dễ đọc trong mọi lúc. Nhà thầu sẽ giữ tất cả các bảng tên và dấu hiệu trong điều kiện tốt nhất và sẽ tháo dỡ chúng khi hoàn thành Hợp đồng

Page 132: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 534

3.3. PHÁT HOANG VÀ ĐÀO RỄ CÂY Trong mọi khu vực ở trong phạm vi các Công trình, gồm khu vực mỏ đá, mỏ đất và khu bãi thải, phát quang sẽ gồm bóc bỏ tất cả cây cối, bụi rậm kể cả nhổ tất cả các gốc cây, ngoại trừ chỉ định khác bởi Chủ đầu tư. 3.4. BÓC LỚP HỮU CƠ 1. Bóc bãi sẽ gồm bóc bỏ tất cả lớp đất mặt: rác rưởi, thực vật, đá vụn và đất mùn. 2. Sẽ yêu cầu bóc bãi cho tất cả các nền đất của các loại đắp khác nhau. 3. Sẽ không yêu cầu bóc bãi riêng rẽ trong khu vực các hố móng được đào và khi vật liệu đào không được sử dụng trong Công trình Vĩnh cửu, ngoại trừ theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. 4. Bóc bãi sẽ được thực hiện nơi đất mùn được giữ cho trồng cỏ hoặc khôi phục các ruộng lúa như chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. 5. Chiều sâu bóc bãi tối thiểu thông thường là 0.5 – 1.0m hoặc ở nơi yêu cầu này không áp dụng được thì theo yêu cầu trong Bản vẽ thi công được phê duyệt và/hoặc theo hướng dẫn trực tiếp của Chủ đầu tư. 3.5. BẢO VỆ CÁC KHU VỰC KHÁC 1. Nhà thầu sẽ đảm bảo cây cối và thực vật khác bên ngoài khu vực công trình vĩnh cửu và các vùng nhỏ được yêu cầu cho các công trình tạm, bao gồm cả đường vào được gia cố và giữ gìn tránh hư hỏng. 2. Bất cứ các phát quang bổ sung theo yêu cầu của Nhà thầu đối với việc thi công các công trình tạm, và đối với bất kỳ mục đích khác sẽ nằm trong chi phí của Nhà thầu và sẽ không được thực hiện khi không có sự chấp thuận của Chủ đầu tư. 3. Chủ đầu tư giữ quyền khôi phục bất cứ hư hỏng nào đối với thực vật và mặt đất phía ngoài khu vực Công trình (kể cả công trình tạm) bằng chi phí của Nhà thầu. 3.6. THẢI CÁC VẬT LIỆU 1. Các gốc cây, rễ cây, gỗ và các vật thải khác khu vực chuẩn bị tuyến sẽ được bóc bỏ khỏi giới hạn của công trình và thải đi. 2. Khu bãi thải sẽ được Chủ đầu tư phê duyệt. 3. Việc xữ lý các cây gỗ bị đốn và các vật liệu khác lấy từ hoạt động phát hoang sẽ do Chủ đầu tư quyết định. 4. Nơi vật liệu được chôn, chúng sẽ được đặt thành các lớp ngang lần lượt với các lớp đất. Chúng được đầm nén để rải ra lớn nhất có thể bằng việc qua lại của hệ thống giao thông chuyên chở trên khu vực. Chiều cao lớn nhất của vật liệu thải này sẽ bằng 4 m với mái dốc nhỏ hơn 1/4 (1 đứng trên 4 ngang) trong các điều kiện thích hợp nhằm tạo an toàn cho ổn định của đất trầm tích. Thực vật sẽ được phủ đất dày 1m. 5. Chỉ được phép đốt vào thời gian khi các điều kiện được xem là thích hợp cho đốt và tại vị trí được Chủ đầu tư chấp thuận. Vật liệu được đốt sẽ chất đống gọn gàng và trong điều kiện thích hợp sẽ bị đốt hoàn toàn. 6. Chất đống để đốt được thực hiện theo cách thức và vị trí như thế để tránh rủi ro cháy thấp nhất. Sẽ đốt cháy hoàn toàn vật liệu thành tro. Không được phép để sót lại gỗ, cành cây, hoặc các mảnh than. 7. Nhà thầu sẽ đề phòng đặc biệt trong mọi lúc để tránh cho lửa lan truyền đến các khu vực bên ngoài giới hạn vùng phát quang và phải có thiết bị thích hợp có sẵn trong mọi lúc và cung cấp để dùng ngăn cản và chặn lửa. 3.7. NGÁCH, MẶT BẰNG VÀ CÁC ĐƯỜNG THI CÔNG Nhà thầu phải xây dựng và bảo dưỡng các nghách, mặt bằng và đường thi công theo các Bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt và khôi phục lại khu vực công tác.

Page 133: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 535

G6.3. PHẦN 0211 - DẪN DÒNG VÀ THOÁT NƯỚC 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1Phần này bao gồm các yêu cầu về dẫn dòng trong thời gian thi công tại các dòng suối nhỏ, tiêu thoát nước hố móng và bảo dưỡng các khu vực thi công ngầm và hở tại cả hai bậc: Đakr’tih bậc trên và Đakr’tih bậc dưới. Công tác dẫn dòng cho các dòng sông chính sẽ theo sơ đồ dẫn dòng cụ thể trong Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt và không thuộc phạm vi của Phần này. Ngoài ra, trừ các chỉ dẫn của Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát trong thời gian thi công, Nhà thầu sẽ khảo sát, thiết kế, thi công và vận hành các thiết bị thoát nước tạm thời khi cần thiết để khống chế toàn bộ nước vào khu vực công trình, kể cả dòng thấm của nước ngầm, dòng chảy mặt và rò rỉ từ các con lạch. Nước được chuyển khỏi khu vực công trình sẽ được xử lý để không có hại cho môi trường, cho sự ổn định của mái dốc hiện hữu và thi công, cho công trình và sức khỏe cộng đồng 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan Phần 0110: Các yêu cầu chung Phần 0210: Chuẩn bị tuyến Phần 0220: Công tác đào hở Phần 0240: Khoan và Phụt vữa Phần 0260: Thoát nước Công trình Phần 0320: Công tác đắp Phần 0410: Công tác Cốp pha và Hoàn thiện bề mặt 1.3. ĐỊNH NGHĨA 1. Dẫn các dòng suối nhỏ - các công tác cần thiết để dẫn và khống chế các dòng suối hoặc khe nước chảy vào các khu vực công tác. 2. Thoát nước – các công tác cần thiết để làm khô khu vực công tác : bơm nước ra khỏi khu vực thi công . 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM TCVN 285-2002 và tham khảo các tiêu chuẩn khác. 1.5. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Các sơ đồ dẫn dòng các sông và suối trong khu vực thi công hoặc các khu vực ảnh hưởng của Nhà thầu phải được trình cho Chủ đầu tư ít nhất 21 ngày trước khi tiến hành. Các sơ đồ của Nhà thầu để thoát nước cho các công trình ngầm và hở phải được trình cho Chủ đầu tư ít nhất 21 ngày trước khi bắt đầu công tác. 2. VẬT LIỆU 2.1. TỔNG QUÁT Tất cả các vật liệu cần thiết được Nhà thầu sử dụng để thực hiện các công tác dẫn dòng và thoát nước hố móng thi công phải được đệ trình và được Chủ đầu tư phê chuẩn. 2.2. ĐẮP ĐÊ QUÂY Các vật liệu được sử dụng để đắp các đê quây được lấy từ các hố móng, mỏ đá, mỏ đất hoặc các bãi trữ. Vật liệu đắp không được lẫn nhiều rễ cây, chất hữu cơ, và các vật liệu khác và phải tuân theo các yêu cầu quy định trong Phần 0320 - Đắp đập, đắp trả và đắp khác. . 2.3. BÊ TÔNG Vật liệu được sử dụng cho bê tông phải tuân theo Phần 0430 – Bê tông. 2.4. VỮA Vật liệu sử dụng cho vữa phải tuân theo các quy định trong Phần 0311. 3. THỰC HIỆN 3.1. XỬ LÝ CÁC DÒNG NƯỚC MẶT, SUỐI NHỎ VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ

Page 134: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 536

3.1.1. Tổng quát Các hố đào và nền sẽ được duy trì trong điều kiện thoát nước tốt nhất ở mọi thời điểm và hút hết nước đọng từ bất cứ nguồn nào bao gồm nước mưa, nước ngầm, nước đọng, hoặc nước từ vận hành thi công. Sau khi đáp ứng yêu cầu đó, tất cả các công tác gia cố tạm thời sẽ được chuyển đi hoặc san bằng để không gây bất cứ trở ngại nào cho vận hành các công trình. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm và sửa chữa bằng chi phí của mình những hư hỏng của bất cứ phần nào của công trình gây ra do lũ, đọng nước, hoặc hư hỏng các công trình gia cố. Các hố đất đào sẽ được triển khai với các mặt cắt đều đặn và có độ dốc để thoát nước qua các rãnh tới dòng nước gần nhất. Sẽ đưa ra các biện pháp khi cần thiết để tránh nước vào hố đào hoặc chảy qua các mái đào trong đất hoặc đá. Ngoại trừ hướng dẫn khác của Chủ đầu tư, Tư vấn Giám sát, thoát nước tự chảy tại bất cứ nơi nào có thể thực hiện được thay vì thoát nước bằng bơm . Thiết bị thoát nước, rãnh, hố chứa nước và các thiết bị khác sẽ được lót như yêu cầu hoặc theo hướng để tránh xói mòn lớp đất nằm dưới hoặc đá 3.2. BẢO DƯỠNG ĐÊ QUÂY VÀ CÁC KẾT CẤU THOÁT NƯỚC Nhà thầu phải bảo dưỡng các đê quây trong tình trạng tốt để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 3.3. THOÁT NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM Các công trình ngầm phải được đảm bảo trong tình trạng được thoát nước tốt. Tránh không có nước đọng lại. Nước từ các công trình ngầm phải được xử lý trong các hố lắng (bùn và dầu) trước khi xả ra các nguồn nước mặt. 3.4. THOÁT NƯỚC CHO CÁC HỐ MÓNG HỞ Nhà thầu sẽ thi công và bảo quản tất cả các công trình dẫn dòng và các công trình gia cố khác phục vụ thoát nước và sẽ vận hành và bảo quản tất cả các công trình này và thiết bị yêu cầu cần thiết để thoát nước khu vực công trình và giữ hố móng khô nước trong thời kỳ cần thiết để hoàn thành công trình. Nơi dẫn dòng các con suối nhỏ hiện hữu, các bố trí của Nhà thầu sẽ tùy thuộc vào sự phê duyệt của Chủ đầu tư. Nhà thầu được phép để lại tại chỗ các công trình tạm này hoặc dỡ bỏ chúng và phục hồi lại hiện trường tuân theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.5.Xử lý các dòng nước Các hố móng đào và sân bãi sẽ được duy trì trong điều kiện thoát nước tốt nhất ở mọi thời điểm và không có nước đọng từ bất cứ nguồn nào bao gồm nước mưa, thấm của nước ngầm, đọng nước, hoặc nước từ vận hành thi công. Nước thải từ các hố đào sẽ được xử lý nếu cần thiết và thải sao cho không gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, môi trường, sự ổn định của mái dốc hiện hữu, hoặc của công trình. Thiết bị thoát nước, rãnh, hố chứa nước thải và các thiết bị khác sẽ được lót theo yêu cầu hoặc theo hướng để tránh xói mòn lớp đất nằm dưới hoặc đá. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm và sửa chữa bằng chi phí của mình các hư hỏng của bất cứ phần nào của công trình do lũ, đọng nước, hoặc hư hỏng công trình gia cố. 3.6. CÁC BÃI THẢI Nhà thầu sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để tránh nước chảy qua khu bãi thải và dùng các biện pháp thích hợp để tránh xói mòn vật liệu do dòng chảy mặt. Những ống và cống đi qua bãi đất thải sẽ phải thi công chắc chắn với yêu cầu cửa vào và ra đảm bảo không thấm và không xói. Các cống sẽ có đường kính tối thiểu 1000 mm mà không quan tâm đến yêu cầu lưu lượng. Nếu cần thiết và theo các yêu cầu của Chủ đầu tư, sẽ lắp đặt một hệ thống thoát nước mặt trên bãi thải hoàn thiện.

Page 135: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 537

G6.4. PHẦN 0220 - CÔNG TÁC ĐÀO HỞ 1. TỔNG QUÁT 2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này bao gồm các quy định cho công tác đào: Lớp hữu cơ, đất, đá phong hoá và đá cứng chắc cho các hạng mục dưới đây: a) Đăk R’Tih bậc trên:

1. Đào nền và rãnh hố móng Đập chính, Đập tràn; 2. Đào hố móng các Đập phụ số 1, 2 và 3; 3. Đào các Kênh nối số 1 và 2 4. Đào đoạn kênh hở thuộc hạng mục Kênh - Hầm nối số 3 5. Đào kênh dẫn vào Cửa lấy nước và Kênh xả; 6. Đào móng kết cấu Cửa lấy nước, Nhà máy và các kết cấu liên quan; 7. Đào, đắp mặt bằng cửa vào các Nghách thi công, cửa vào công trình ngầm, mặt bằng Nhà máy, và Trạm phân phối điện ngoài trời; 8. Đào các đường vào; 9. Đào các rãnh và móng của các công trình nhỏ bao gồm các rãnh thoát nước .v.v. 10. Chọn lọc và vận chuyển các vật liệu thích hợp đến các bãi trữ để sử dụng; 11. Thải các vật liệu đào không sử dụng được đến các bãi thải theo quy định.

b) Đăk R’Tih bậc dưới: 1. Đào nền và rãnh hố móng Đập tràn tự do; 2. Đào móng cho Cống dẫn dòng bằng bê tông và các kết cấu liên quan; 3. Đào Kênh dẫn vào và Kênh xả; 4. Đào móng cho kết cấu Cửa lấy nước, Nhà máy các kết cấu liên quan; 5. Đào, đắp mặt bằng Nhà máy và Trạm phân phối điện ngoài trời; 6. Đào móng đường vào; 7. Chọn lọc và vận chuyển các vật liệu thích hợp đến các bãi trữ để sử dụng; 8. Thải các vật liệu đào không sử dụng được đến các bãi thải theo quy định.

1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0210 - Chuẩn bị tuyến Phần 0211 - Dẫn dòng và thoát nước Phần 0251 - Bu lông neo Phần 0260 - Tiêu nước các kết cấu Phần 0310 - Chuẩn bị và xử lý nền Phần 0320 - Công tác đắp Phần 0430 - Bê tông Phần 0431 - Bê tông phun Phần 0710 - Thiết bị quan trắc

1.2.2. Công tác do Nhà thầu khác thực hiện Không sử dụng 1.3. ĐỊNH NGHĨA A. Phân loại các dạng công tác đào Đào đá: vật liệu đòi hỏi khoan và nổ mìn hoặc máy đập thuỷ lực để đào và đá tảng có thể tích lớn hơn 1 m3. Đào đất: đào vật liệu không phải là loại đào đá. Đào đá: đào bằng phương pháp nổ mìn khi tất cả các biện pháp đào khác bằng thủ công và/hoặc cơ giới đều không áp dụng được. Tầng bảo vệ khi đào đá: bề mặt vùng đá sau khi đào là nền của kết cấu bê tông, các vùng biên đào cuối cùng của các mái dốc thuộc công trình vĩnh cữu có yêu cầu được chỉ định của Chủ đầu tư phải được đào ít nhất làm hai tầng, tầng dưới cùng tiếp giáp biên đào quy định là tầng bảo vệ có chiều dày không dưới 1m. Tầng bảo vệ phải được đào thành hai bậc: bậc trên khoan nổ nhỏ, đáy hố khoan phải cách đường biên đào ít nhất 30cm, lớp đá còn lại sát biên đào được đào cạy.

Page 136: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 538

Phân cấp đất - đá: để phục vụ cho công tác đo đạc và thanh tóan khối lượng, đất - đá sẽ được chia thành 4 cấp (từ cấp 1 đến cấp 4) theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và được sự phê duyệt của Chủ đầu tư. Các phương pháp nổ mìn: - Khoan nổ lớn: đường kính lỗ khoan đến 105mm có thể áp dụng cho các tầng đào bên trên hoặc các vùng không phải là tầng bảo vệ hoặc khu vực được chỉ định phải áp dụng kỹ thuật nổ đường viền. - Khoan nổ nhỏ: đường kính hố khoan đến 56mm được áp dụng khi đào vào tầng bảo vệ được Chủ đầu tư quy định. - Nổ mìn đường viền: được áp dụng để tạo biên đào cho các mái dốc. Các phương pháp sau đây có thể được áp dụng: phương pháp khoan viền, tạo viền trước, nổ mìn nhẵn hoặc các kỹ thuật khác được Chủ đầu tư phê duyệt. Đường đào thiết kế hoặc đường “thanh toán”: đường tự nhiên và lý thuyết trong đó khối lượng đào sẽ được đo đạc, và là đường trong đó vật liệu không đào sẽ được phép giữ lại. Tất cả công tác đào ngoài đường “thanh toán” sẽ được xem là đào lẹm. - Đào lẹm quá đường đào thiết kế: + “Đào lẹm do Địa chất” là đào liên quan đến yếu tố địa chất đặc biệt và không nhìn thấy trước và không thể tránh khỏi, sẽ được đo đạc để chi trả như công tác đào và đắp trả hoặc bê tông, khi thuộc vào một trong các trường hợp sau: ++ Nhà thầu không phạm bất kỳ sai sót nào trong phạm vi trách nhiệm của mình; ++ Nhà thầu sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa bình thường cần thiết để hạn chế đào lẹm, ++ Nhà thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát bằng văn bản trong vòng 24 giờ khi xảy ra đào lẹm. + Tất cả “khối lượng đào lẹm” không chứng minh được là “Đào lẹm do Địa chất” sẽ không được đo đạc và thanh tóan. Đó là các đặc trưng chung và tổng quát trên tuyến. Các đặc trưng này được xem là Nhà thầu đã biết, Nhà thầu sẽ tính toán hiệu quả trong hoạch định và vận hành công việc của mình. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.4.1. Tổng quát Công tác thuộc Phần này phải tuân thủ theo các quy phạm và tiêu chuẩn (nhưng không giới hạn bởi) dưới đây:

TCVN 4055 - 1985: Tổ chức thi công TCVN 4252 - 1988: Quy trình thiết kế thi công - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447 - 1987: Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu QPTL - D.1.82: Quy trình nổ mìn trong xây dựng thủy lợi - thủy điện QPTL - D.3.74: Quy phạm thi công và nghiệm thu khoan nổ mìn các công trình đất đá. TCVN 4586 - 1997: Khoảng cách an toàn khi nổ mìn và bảo quản vật liệu nổ. TCVN 2287 - 1978: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động - Quy định cơ bản.

Ngoài ra, các tài liệu dưới đây cũng có thể được sử dụng: USBR: Earth Manual of "Bureau of Reclamation" US Department of the Interior. Blasters Handbook, E. I. Du pont de Nemours.

1.4. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Dung sai trong công tác đào A. Tổng quát Công tác đào sẽ được thực hiện với toàn bộ kích thước yêu cầu và sẽ kết thúc theo các đường biên đào, mái dốc và độ dốc qui định. Việc thiết kế biện pháp tổ chức thi công đào đất đá cần phải hạn chế đến mức tối đa đến các khu vực ngoài phạm vi hố móng để giảm thiểu các tác động môi trường, đảm bảo sự ổn định tư nhiên của các sườn dốc. Các kỹ thuật khoan chu vi và nổ mìn bị khống chế của Nhà thầu và sự đào lẹm sẽ được xem là có thể chấp nhận: nếu ít nhất 50 phần trăm các vết tích lỗ khoan trong bất kỳ hàng nào được nhìn thấy trong bề mặt đá tốt sau cùng, được sắp xếp đồng dạng sau khi bóc xuống các chất xốp và đá vỡ có khả năng rơi xuống. Nếu ít nhất 75 phần trăm của diện tích bề mặt trong diện tích đơn bất kỳ 50 m2 nằm trong vùng độ sâu 15 cm bên ngoài đường biên đào gọn.

Page 137: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 539

Nếu đào vượt ra ngoài công tác đào qui định trong mục B, Nhà thầu sẽ thay đổi phương pháp đào để thỏa mãn các dung sai đã định. Bất kỳ công tác đào phía ngoài đường biên đào, các mái dốc và độ dốc nào đã chỉ ra trong các bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư mà Nhà thầu thực hiện cho bất cứ mục đích nào (như cho không gian làm việc) sẽ được giữ trong giới hạn do Chủ đầu tư phê duyệt. Nếu theo ý kiến của Chủ đầu tư, việc đào như thế đòi hỏi phải đắp trả lại, sẽ thực hiện đắp trả để thỏa mãn Chủ đầu tư với vật liệu do Chủ đầu tư phê duyệt. Các công trình chịu tải bên dưới, nền móng và các công trình bê tông cốt thép khác, việc lấp đầy bất cứ hố đào lố nào sẽ bằng bê tông có cùng chất lượng như yêu cầu đối với kết cấu liên kết, trừ khi Chủ đầu tư và/hoặc Tư vấn của Chủ đầu tư cho phép bê tông mác thấp hơn. B. Dung sai Công tác đào hoàn thành sẽ nằm trong các dung sai của các đường biên đào và cao độ được chỉ ra trên các Bản vẽ và theo hướng dẫn của Chủ đầu tư : 1. Các mái dốc và đáy của các kênh nối, kênh dẫn vào và kênh xả:

0,0 ÷ +0,2 m đối với các kích thước ngang +0,2 ÷ -0,1 m trong cao độ của các vị trí được chỉ ra trên các Bản vẽ.

2. Các đường vào: 0,0 ÷ +0,15 m đối với các kích thước ngang +0,0 ÷ -0,05 m trong cao độ của các vị trí được chỉ ra trên các Bản vẽ.

3. Móng các công trình bê tông: 0,0 ÷ +0,1 m đối với các kích thước ngang +0,1 ÷ -0,1 m trong cao độ của đường biên đào, ngoại trừ dưới trường hợp không giữ lại các vật

liệu không được đào trong đường biên đào.. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1.6.1. Tổng quát Trong vòng 30 ngày trước khi bắt đầu công tác, Nhà thầu sẽ đệ trình : - Các bản sao giấy phép cho thu mua, vận chuyển, dự trữ và sử dụng chất nổ trong khu vực Dự án. - Các chi tiết chất nổ sử dụng; - Bản lý lịch của giám sát viên nổ mìn; - Các bản sao giấy chứng nhận nổ mìn của giám sát viên nổ mìn và người nổ mìn; - Các phương pháp đo đạc và định vị. Không ít hơn 14 ngày trước khi bắt đầu đào đá, Nhà thầu sẽ đệ trình để phê duyệt các thông tin sau đây để giải thích các thủ tục khoan và nổ mìn theo đề nghị của mình cho mỗi giai đoạn đào trong mỗi khu vực của Công trình: - Khoan, nạp chất nổ và thiết bị vận chuyển; - Vị trí, độ sâu, và khu vực nổ mìn; - Đường kính, bước, độ sâu, kiểu và độ nghiêng của các lỗ nổ mìn; - Loại, cường độ, số lượng, nạp theo hàng dọc và phân phối thuốc nổ được dùng cho mỗi lỗ, cho cháy chậm, và cho nổ. - Đề nghị mô tả địa chấn để theo dõi tốc độ dao động max trên các Công trình Vĩnh cửu. 1.6.2. Sơ đồ luân chuyển vật liệu - Trên cơ sở các khảo sát được thực hiện ở các khu mỏ đất và mỏ đá, một sơ đồ phân chia vận chuyển khối lượng được thực hiện đối với các công tác như sau: + Đào và đắp các kênh và đập đất và/hoặc các khu vực cần vật liệu đắp, + Đào và đắp mỗi kết cấu bê tông bao gồm đường hầm và các công trình tạm, + Đào và đắp các đường vào. + Mối tương quan, nếu có, giữa các sơ đồ này sẽ được chỉ dẫn. - Mỗi sơ đồ vận chuyển khối lượng sẽ được Nhà thầu chuẩn bị và đệ trình cho Chủ đầu tư 3 bản sao ít nhất 1 tháng trước khi bắt đầu các công tác liên quan. - Các sơ đồ luân chuyển khối lượng sẽ chỉ ra: + Khối lượng vật liệu đào được đổ trong bãi trữ trong khu bãi thải, + Khối lượng vật liệu đào được sử dụng để đắp cùng với vị trí đắp trước, + Khối lượng vật liệu đào được đổ trong bãi trữ tạm thời (với vị trí của nó) trước khi được dùng để đắp cùng với vị trí đắp trước, + Các khu vực đào khác nhau, đắp đất, bãi trữ tạm thời và vĩnh cửu, + Vị trí của các khu mỏ đất khác nhau và chỗ vận hành để chúng làm việc,

Page 138: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 540

+ Chất lượng các vật liệu đào khác nhau có thể được sử dụng đắp hoặc không. - Chất lượng các vật liệu đào sẽ được xác định theo các kết quả đo đạc và khảo sát địa chất công trình. Khối lượng vật liệu khác nhau sẽ được ước tính từ các đo đạc địa hình. - Đối với đường vào, sơ đồ vận chuyển khối lượng sẽ được phác thảo trên một mặt cắt dọc chỉ ra chỗ đào, và chỗ đắp đất cho mỗi đoạn dài 5,000 m. Cho phép bóc bãi sẽ được gộp trong khối lượng ước tính. Nếu có thể, trong 2 tuần lễ sau khi nhận hồ sơ từ Nhà thầu, Chủ đầu tư sẽ trả lại cho Nhà thầu một bản sao có ký tên và kèm theo các ý kiến. Trong trường hợp Chủ đầu tư có ý kiến Nhà thầu sẽ phải trình lại. 1.6.3. Biện pháp thi công Không trễ hơn 30 ngày trước khi bắt đầu chương trình công tác, Nhà thầu sẽ cung cấp cho Chủ đầu tư phương pháp, trình tự và thiết bị đề nghị để thực hiện công tác. Nó sẽ bao gồm các kiểu khoan và nổ mìn và chống đỡ ở nơi thích hợp. Không trễ hơn 30 ngày trước khi bắt đầu chương trình công tác, Nhà thầu sẽ cung cấp cho Chủ đầu tư kế hoạch và trình bày phương pháp khai thác khu mỏ đất và mỏ đá. Trong vòng 3 tuần lễ sau khi nhận được bất kỳ kế hoạch đề nghị nào, Chủ đầu tư sẽ đưa văn bản cho Nhà thầu, chấp thuận hoặc loại bỏ kế hoạch đó toàn bộ hoặc từng phần. Nếu không được chấp thuận, Nhà thầu sẽ đệ trình một kế hoạch mới. Công tác đào đá sẽ không được bắt đầu trong khu vực mà kế hoạch tổng thể không được Chủ đầu tư chấp thuận. 1.6.4. Báo cáo ca làm việc Đối các khu vực thi công, Nhà thầu phải giữ các bản báo cáo chi tiết của tất cả các công tác khoan, nổ mìn, và công tác đào và trình Chủ đầu tư khi được yêu cầu. Đối với các hạng mục riêng biệt các báo cáo sẽ được báo cáo chi tiết đầy đủ về thiết bị, thuốc nổ, tiến độ, chống đỡ và các sự cố bất thường xây ra như đá lăn, trượt lỡ đất.. Một bản báo cáo địa chấn do nổ mìn sau mỗi lần nổ sẽ được kèm theo vào báo cáo. Không muộn hơn 30 ngày trước khi khởi công các mỏ đá mỏ đất, Nhà thầu sẽ phải trình cho chủ đầu tư phê duyệt nhu cầu các thủ tục cho mỏ đá hay mỏ đất, biện pháp thi công các mỏ đá mỏ đất càng chi tiết càng tốt, thường xuyên liên tục báo cáo các hoạt động 1.6.5. Báo cáo nổ mìn Đối với mỗi vụ nổ trong mỗi khu vực của Công trình, Nhà thầu sẽ đệ trình một Thông báo Nổ mìn trước ít nhất 24 giờ. Thông báo Nổ mìn sẽ gồm thông tin tối thiểu sau: - Ngày và thời gian dự định nổ; - Các giới hạn nổ bởi các trạm hoặc tọa độ, và cao độ; - Loại, phân phối và kiểu các lỗ nổ mìn; gồm đường kính, chiều dài, bước và hướng; - Tổng trọng lượng chất nổ cho cháy chậm, cho lỗ, và cho nổ; - Kiểu và trình tự cháy chậm. 1.6.6. Trắc đạc địa hình trước khi bắt đầu các công tác Ít nhất 3 ngày trước khi bắt đầu bất kỳ công tác nào, các kết quả đo đạc địa hình theo quy định sẽ phải đệ trình lên Chủ đầu tư. 1.6.7. Trắc đạc địa hình khi kết thúc công tác đào Khi hoàn thành mỗi loại công tác đào và không trễ hơn 3 ngày sau khi đo đạc địa hình, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư các kết quả đo đạc. 1.6.8. Báo cáo công tác đào Nhà thầu sẽ cung cấp cho Chủ đầu tư mỗi ngày một bản sao ghi chép công tác của ngày trước của tất cả công tác đào. Khi số liệu sau đây có thể dùng, sẽ được ghi chép cho: - Vùng làm việc cùng với số liệu khác khi Chủ đầu tư có thể yêu cầu, - Khối lượng đào đất, - Khối lượng đào đá, - Vị trí và kiểu khoan cho đào đá, - Loại và số lượng chất nổ cho mỗi lớp bóc, - Số lượng, chiều dài, loại chống đỡ đá được lắp đặt, - Bề mặt phun vữa và vị trí, - Số lượng, phân loại nhân sự và thiết bị cam kết, - Các sự cố, đá rơi, đất yếu hoặc đất mềm hoá và lượng nước chảy vào trong hố móng. 1.6.9. Các mỏ đất và mỏ đá Ít nhất 30 ngày trước khi bất kỳ mỏ đất hoặc mỏ đá được mở ra, Nhà thầu phải trình với Chủ đầu tư kế hoạch hoạt động của khu mỏ và sẽ không khai thác khu mỏ cho đến khi được Chủ đầu tư chấp thuận.

Page 139: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 541

Tất cả vật liệu từ mỏ đất và mỏ đá được dùng làm cốt liệu sẽ được Nhà thầu thử nghiệm theo yêu cầu quy định. Ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian khai thác mỏ đất, Chủ đầu tư có thể rút lại sự chấp thuận của mình đối với việc sử dụng tiếp tục khu mỏ đất đó. 2. VẬT LIỆU Không sử dụng. 3. THỰC HIỆN 3.1. TỔNG QUÁT Nhà Thầu chịu trách nhiệm đối với sự cất giữ thích hợp, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng chất nổ. Nhà thầu sẽ triển khai các phương pháp, thủ tục và kỹ thuật đào của mình với sự cân nhắc thích đáng cho độ an toàn và tính tự nhiên của vật liệu được đào và sẽ đưa ra các phòng ngừa khi cần thiết để giữ gìn các vật liệu bên ngoài đường biên đào trong điều kiện không bị xáo trộn. Các bề mặt đào hở vĩnh cửu sẽ hoàn thành gọn gàng và khéo léo và sẽ được làm dốc để bố trí thoát nước phù hợp. Sẽ đưa ra tất cả các phòng ngừa cần thiết để giữ gìn các vật liệu bên dưới và phía ngoài đường biên đào qui định trong điều kiện tốt nhất có thể. Các công tác đào cần thiết do sự sắp đặt của Nhà thầu sẽ được đệ trình lên Chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu sẽ sử dụng các phương pháp đào làm giảm tối thiểu nứt gãy của đá phía ngoài đường biên đào để đạt được bề mặt đào đều, hợp lý, tốt và hạn chế đào lẹm, cân nhắc các điều kiện địa chất của khối đá . Công tác đào sẽ theo các đường biên, độ dốc và kích thước được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư thiết lập. Trong quá trình thi công có thể phát hiện sự cần thiết hoặc muốn thay đổi các mái dốc hoặc kích thước của hố đào đã chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư thiết lập. Bất cứ công tác đào khác nào, thực hiện theo ý kiến của Nhà thầu, để đảm bảo thỏa mãn công việc yêu cầu, hoặc với mục đích nào, sẽ phải giữ trong giới hạn được phê duyệt. Công tác đào sẽ được hoạch định và thực hiện để đảm bảo ngăn ngừa các hư hỏng tới các công trình lân cận, trong bê tông và bê tông phun riêng biệt. Không xảy ra trường hợp nổ mìn trong vòng 30 m cách màn khoan phụt xi măng, lớp phun bê tông sau cùng, hoặc bê tông có ít hơn 3 ngày tuổi. Nổ mìn sẽ được thiết kế và giám sát để đảm bảo gia tốc đo tại Công trình Vĩnh cửu không vượt quá 75 mm/s. Nhà thầu sẽ cung cấp một máy ghi địa chấn Blastmate Series II, DS-477 do Liên hợp Instantel , Kanata, Ontario, Canada chế tạo, hoặc thiết bị tương đương được phê duyệt, để giám sát nổ mìn và đưa ra báo cáo nổ mìn. Các bề mặt đào mà bê tông được đổ tựa lên sẽ không vượt quá các đường biên đào. Nếu vật liệu được đào theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư nằm ngoài giới hạn được yêu cầu để chứa kết cấu, việc đào thêm này sẽ được lấp đầy bằng bê tông, trừ các chỉ dẫn khác. Nếu vật liệu được đào ở phía ngoài đường biên đào đã chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư thiết lập , hoặc nếu bề mặt đào bị hư hỏng do hoạt động của Nhà thầu, các đào lẹm này sẽ được lấp đầy bằng bê tông. Các rãnh thoát nước hở không có lớp lót ở những nơi đã chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc theo các chỉ dẫn khác, sẽ được đào để dẫn nước mặt ra khỏi các hố móng lộ thiên. Vật liệu đào bị thải đi từ công tác đào sẽ được thải theo quy định. 3.2. GIÁM SÁT 3.2.1. Trắc đạc địa hình trước khi bắt đầu công tác đào Trước khi bắt đầu bất cứ công tác đất nào, các tuyến sẽ được Nhà thầu đo đạc kết hợp với Người đại diện Chủ đầu tư để thiết lập các cao độ mặt đất hiện hữu và các cao độ mặt đất thỏa thuận này sẽ tạo thành cơ sở để tính toán khối lượng của bất kỳ công tác đào và đắp sau này. 3.2.2. Trắc đạc địa hình sau khi kết thúc công tác đào Khi hoàn thành mỗi loại công tác (đào tổng thể, đào đá, …) các diện tích sẽ được Nhà thầu đo đạc kết hợp với Người đại diện Chủ đầu tư để thiết lập các khối lượng đào khác nhau. 3.3. KHẢO SÁT Trước khi vạch ra sơ đồ vận chuyển khối lượng, Nhà thầu sẽ thực hiện tất cả các khảo sát liên quan. Những khảo sát này sẽ liên quan tới: - Khu mỏ đất cho cốt liệu, - Khu mỏ đất cho đắp đường và đắp đập, - Mỏ đá cho vật liệu đá.

Page 140: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 542

3.4. CHỐNG ĐỠ VÀ GIA CỐ Các biện pháp chống đỡ và gia cố đá cần thiết để duy trì sự ổn định của hố đào sẽ được bố trí và lắp đặt ngay khi có thể thực hiện được sau khi đào, như chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc được chấp thuận hay chỉ dẫn theo các điều khoản của Phần 0251 - Công tác neo. Các mái dốc tạm thời sẽ được làm an toàn và gia cố nếu cần thiết. Những gia cố này gồm các chống đỡ tạm thời, và ở nơi cần thiết, việc dẫn dòng nước mặt, cung cấp và duy tu các gia cố như thế theo các điều khoản của Mục - Dẫn dòng và Thoát nước. Các cơ sẽ được bảo vệ tránh các vật liệu rơi xuống 3.5. XỬ LÝ NƯỚC Các hố đào sẽ được giữ trong điều kiện thoát nước tốt ở mọi thời điểm và tránh nước đọng thành vũng từ các nguồn nước bất kỳ, gồm nước mưa, thấm của nước ngầm, trữ nước, hoặc nước từ các hoạt động thi công. Nhà thầu sẽ cung cấp, lắp đặt, duy trì và vận hành các thiết bị và vật liệu theo yêu cầu thoát nước từ các bề mặt đào, bao gồm bơm, vật thoát nước, hố nước thải, cống, máng, đê quai, rãnh, và các thiết bị dẫn dòng và gia cố tạm thời khác. Các thiết bị và kết cấu tạm thời cho bảo dưỡng nước sẽ có đủ để cho phép thực hiện các công tác trong các điều kiện khô ráo. Tất cả các Công trình liên quan đến dẫn dòng nước mặt, duy tu các gia cố, thoát nước và bảo dưỡng nước sẽ theo các điều khoản của Phần 0211 - Dẫn dòng và Thoát nước. 3.6. ĐÀO ĐẤT Các lớp đất khác nhau sẽ không được phân loại. Tuy nhiên Nhà thầu có thể thực hiện công tác đào theo hai giai đoạn, đầu tiên bóc lớp phủ có chất hữu cơ và chuyển đi trữ riêng sau đó đào tiếp. Vật liệu thích hợp cho sử dụng trong công trình phải được trữ trong các bãi riêng biệt theo yêu cầu của Chủ đầu tư . Đào đất sẽ được đào tới nền đá hoặc tới các đường biên đào, độ dốc và kích thước được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc theo các chỉ dẫn khác. Vật liệu đất đào sẽ được vận chuyển đến bãi thải tại các tuyến được chỉ trên các Bản vẽ trừ khi được chấp thuận sử dụng làm vật liệu đắp. Đào tổng thể cho mục đích ổn định các mái dốc phía trên cửa vào đường hầm hoặc nơi khác sẽ đòi hỏi ống thông hơi hoặc vòi và ống thông không khí/nước, bóc dỡ xuống và các phương tiện khác để bóc bỏ các vật liệu không ổn định, ở những nơi theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. Nếu tại bất cứ điểm đào nào, vật liệu nền tự nhiên bị biến dạng hoặc mềm yếu trong quá trình đào hoặc việc tương tự khác, vật liệu sẽ được đầm nén tại chỗ hoặc tại nơi theo chỉ dẫn, vật liệu sẽ được bóc bỏ và thay thế bằng vật liệu thích hợp được chấp nhận và được đầm nén khi chuẩn bị nền kết cấu hoặc đắp đất, như là trường hợp được yêu cầu tính bằng chi phí của Nhà thầu 3.7. ĐÀO ĐÁ 3.7.1. Quy định chung: Công nhân khoan và nổ mìn là những công nhân giỏi, có kinh nghiệm mới nhất trong công tác đào tương tự. Nhà thầu sẽ đưa các chứng chỉ cho Chủ đầu tư để chứng minh kinh nghiệm của đội công tác. Giám sát viên nổ mìn là những người nổ mìn được chứng nhận ít nhất có 5 năm kinh nghiệm trong đào đá cho các công tác thi công xây lắp. Những người nổ mìn sẽ làm việc, và vận hành nổ mìn thực hiện dưới quyền của các giám sát viên nổ mìn. Công tác đào sẽ thực hiện bằng cách dùng kỹ thuật nổ mìn có chu vi bị khống chế như được Chủ đầu tư chấp thuận, để tạo ra các bề mặt nhẵn, phù hợp với đường biên đào gọn theo qui định và để tránh hoặc giảm thiểu các sự cố nổ mìn, giảm nứt gãy trong đá phía ngoài đường biên đào: - Kỹ thuật nổ đường viền sẽ được dùng ở những nơi được chỉ ra trên bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Chủ đầu tư đối với các mặt đứng hoặc gần đứng được đào, sẽ phơi trần vĩnh cửu hoặc được phủ bê tông hay bê tông phun. - Trừ các thỏa thuận khác, kỹ thuật nổ vi sai sẽ được sử dụng trong tất cả các bề mặt dốc hoặc nằm ngang tại đáy của hố đào cho tất cả các nền của kết cấu bê tông hoặc những nơi theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Kế hoạch đào đá sẽ phù hợp với các yêu cầu chi tiết đối với trình tự đào, đối với nổ mìn có chu vi bị khống chế và đối với gia cố đá, như được mô tả trong Qui trình kỹ thuật và được chỉ ra trên các Bản vẽ. Sẽ không thực hiện khoan và nổ mìn trong bất cứ vùng nào mà kế hoạch không được chấp thuận, và nếu bị khước từ, một kế hoạch mới toàn bộ hoặc từng phần sẽ được Nhà thầu đệ trình ít nhất 72 giờ trước khi bắt đầu các hoạt động khoan.

Page 141: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 543

Khi cần thiết, Nhà thầu sẽ bố trí các tấm lưới ngăn nổ mìn có công suất lớn, giữ phía dưới để tránh hư hỏng do đá bay. Trong công tác đào yêu cầu phải lắp đặt gia cố đá hoặc phun bê tông, trình tự đào sẽ tính đến các yêu cầu ủy thác sau đây trong vùng lân cận của các đường biên đào: - Các lớp và các lỗ khoan nổ mìn sẽ được giới hạn đến 5 m hoặc chiều cao và chiều dài ít hơn thế, riêng từng cái, khi có thể được yêu cầu để hoàn thành các kết quả vừa ý. - Trong vòng 6 m của cửa hầm, từ các rãnh bề mặt hoặc các hang động, đào hầm, các lỗ khoan nổ mìn sẽ có chiều dài lớn nhất là 1.5 m. - Việc bóc đá sẽ tiếp theo ngay sau khi đào; - Lắp đặt các gia cố đá như được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn, sẽ tiếp theo ngay sau khi bóc đá; - Phun bê tông sẽ làm theo Phần 0431 - Bê tông phun. Khi bắt đầu đào, kỹ thuật nổ mìn có chu vi bị khống chế sẽ được Nhà thầu triển khai như đã định rõ ở đây. Khi đó, họ sẽ được cung cấp, và khi cần thiết, được sửa đổi để giữ các dung sai được định rõ suốt công tác đào. Kỹ thuật nổ mìn có chu vi bị khống chế được xem là có thể chấp nhận và phù hợp với Qui trình kỹ thuật này khi: sau khi bóc dỡ xuống tất cả đá vụn và mềm yếu, có ít nhất 50% vết lỗ khoan của mỗi vụ nổ vách chu vi được nhìn thấy và phân bố đồng dạng trên bề mặt đá sau cùng . Nhà thầu sẽ bố trí đường vào cho Chủ đầu tư thực hiện vẽ bản đồ địa chất, đo đạc, giám sát và các hoạt động tương tự. 3.7.2. Kiểm soát chấn động: - Vận tốc dịch chuyển trong vùng phụ cận của công trình sẽ là tiêu chí để kiểm soát độ rung động đất nền cho phép. - Nhà thầu phải thiết kế và tiến hành các đợt nổ mìn sau cho bất kỳ kết cấu công trình lân cận có vận tốc dịch chuyển đo được trong vòng bán kính 60m từ điểm gần nhất của kết cấu không được vượt quá 50mm/s và trong vòng bán kính 30m không được vượt quá 75mm/s. - Nổ mìn không được phép thực hiện trong bán kính 30m gần khu vực có màn khoan phụt, kết cấu bê tông hoặc bê tông phun mới thi công chưa đạt được 3 ngày tuổi. 3.8. ĐÀO CẠY Ngay sau mỗi vụ nổ mìn, và ở bất cứ thời điểm theo trình tự nào trong quá trình công tác khi yêu cầu, Nhà thầu sẽ dọn dẹp và bóc đi tất cả các vật liệu mềm yếu, không ổn định và gây nguy hiểm tiềm tàng từ bề mặt đá hở do nổ mìn và trong vùng lân cận của vụ nổ. Việc dọn dẹp và bóc bỏ như thế có thể mở rộng ra phía ngoài đường biên đào hoặc có thể yêu cầu bóc đi và khôi phục bằng bê tông phun. Nhà thầu sẽ kiểm tra các mặt đá hở ít nhất hàng ngày và dọn dẹp khi được yêu cầu 3.9. LÀM VỆ SINH CÁC HỐ MÓNG 3.9.1. Hố móng trong đá Các hố đào sẽ được làm sạch, gọt tỉa, và tất cả các vật liệu bị biến dạng, các mảnh vụn và nước sẽ được bóc bỏ trước khi bất kỳ bê tông, đất đắp hoặc vật liệu vĩnh cửu khác được đưa vào. Đào nền các công trình trên đá sẽ được dọn sạch tất cả các đá mềm yếu, nứt nẻ hoặc không phù hợp, các mảnh vỡ, đá vụn, bùn, cát, sỏi, và các vật liệu không phù hợp khác. Các vật liệu không phù hợp được định nghĩa bao gồm, nhưng không giới hạn đối với đá vỡ, bị cắt, biến chất hoặc đá nứt nẻ xấu trong các lớp, các vùng đứt gãy hoặc các túi đá xấu cục bộ. Làm sạch được thực hiện bằng các phương tiện được chấp thuận. Sau khi làm sạch, và trước khi bất kỳ bê tông, đất đắp hoặc vật liệu vĩnh cửu khác được đổ trên đá, tất cả nước ứ đọng sẽ được lấy đi, và dòng nước sẽ được dẫn ra khỏi khu vực nền móng. Các vết nứt, khe nứt, đứt gãy, chỗ lồi, chỗ lõm và các ổ cuội sẽ được dọn sạch để những nơi này có thể được đắp lại với các vật liệu được chấp thuận phù hợp với công trình vĩnh cửu liên quan. Khi hố đào đã hoàn thành theo đường biên đào qui định hoặc được chỉ ra trên các Bản vẽ và bề mặt được làm sạch như qui định, Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư sự sẵn sàng của mình cho kiểm tra và hố đào sẽ không được phủ bê tông hoặc vật liệu khác cho đến khi nó được kiểm tra và chấp thuận. Sau khi Chủ đầu tư chấp nhận địa chất, việc làm sạch đá sau cùng sẽ được thực hiện không quá 24 giờ trước khi đổ bê tông và đá sẽ được giữ ẩm và bảo vệ tránh nắng. Các vết nứt, mạch nối, các hố đứt gãy, các rãnh hoặc hố đào sẽ được lấp đầy bê tông, bê tông phun, hoặc vữa xi măng như yêu cầu hoặc được Chủ đầu tư đồng ý. 3.9.2. Hố móng trong đất

Page 142: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 544

Bề mặt sẽ được dọn sạch tất cả các vật liệu mềm yếu. Nền sẽ được đầm nén nếu cần thiết tới độ sâu 0,20 m tới dung trọng khô tối thiểu bằng 95% của dung trọng theo thí nghiệm kiểm soát tiêu chuẩn (ASTM D 698-78). Đối với nền trên vật liệu sỏi, vật liệu nền tại hiện trường sẽ được đầm nén tới độ sâu 0,20 m, trong cách như thế để đạt cường độ giống nhau toàn bộ bằng 80% cường độ liên quan được xác định theo ASTM D 4254. Các bề mặt sẽ không có nước đọng hoặc nước chảy. Nơi mặt đất ở dưới bất kỳ đập đất được đầm nén hoặc kết cấu không phù hợp, như được Chủ đầu tư xác định, sau khi đào theo yêu cầu hoặc bóc bỏ lớp đất mặt, Nhà thầu sẽ bóc thêm vật liệu không thích hợp, tới độ sâu và trong diện tích như được hướng dẫn. Nền ngay sau khi đầm nén sẽ được đổ một lớp bê tông lót. 3.10. SỬ DỤNG CÁC VẬT LIỆU ĐÀO Vật liệu phù hợp bóc từ các hố đào sẽ được sử dụng trong thi công đắp đất, đắp đập, đường vào, đắp ngược và các mục đích tương tự, cho đến khi có thể. Nếu được sự chấp thuận của Chủ đầu tư, vật liệu phù hợp có thể đổ trực tiếp vào trong công trình, hoặc được đổ trong các bãi trữ tạm thời. Đá thô, đá phong hóa và đất sẽ được đổ trong các bãi trữ tách biệt. Việc sử dụng, vị trí, và kích thước của bãi thải sẽ tùy thuộc vào sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Nơi được hướng dẫn, lớp đất mặt sẽ được bóc bỏ từ mặt đất tự nhiên trước khi bắt đầu trữ. Các vật liệu đào không phù hợp sẽ bị thải đi mà không cần sự cho phép bằng văn bản riêng của Chủ đầu tư. Vật liệu thích hợp được phép thải đi sẽ thải trong khu vực thiết kế được chấp thuận làm nơi lưu trữ vật liệu quá mức hoặc khu vực thải thiết kế theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. Tất cả các vật liệu đào nếu không được sử dụng ngay để đắp kể cả lớp đất hữu cơ phải được chuyển đến các bãi trữ được chỉ ra trong các bản vẽ hoặc theo chỉ định của Chủ đầu tư. Các bãi trữ phải trong tình trạng thoát nước tốt. Các bãi trữ không được bố trí giao với các khe suối tự nhiên hoặc hệ thống thoát nước phải được xây dựng trong hoặc xung quanh bãi để ngăn ngừa sự đọng nước trong các khu vực này. Nhà thầu không được phép trữ ngoài khu vực đã được cho phép. Lớp đất hữu cơ phải được trữ trong các bãi riêng biệt. Mặt bằng các bãi trữ phải gọn gàng và tạo san ủi hợp lý. Các vật liệu được trữ theo từng lớp không quá 1 m cho đất và 3m cho đá. Mỗi lớp được hoàn thiện rồi mới đến lớp kế tiếp. Việc vận chuyển và trữ các vật liệu đào phải đảm bảo không làm phân tầng, lớp thành phần của chúng. Biện pháp trữ các vật liệu phải được trình cho Chủ đầu tư phê duyệt. Các vật liệu được đổ trong các bãi trữ tạm thời sử dụng cho công tác đắp không cần phải được đầm nén. 3.11. THẢI CÁC VẬT LIỆU ĐÀO Các vật liệu đào được phép thải đi, bao gồm các vật liệu không phù hợp, sẽ được thải trong khu vực thải được thiết kế hoặc khu bãi thải như được chỉ ra trên Bản vẽ mời thầu hoặc những nơi khác theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. Đá thô từ hố đào sẽ được tách khỏi đá phong hóa và đất để thải đi. Giới hạn của khu đất thải sẽ được Nhà thầu cắm cọc và sẽ tùy thuộc vào sự chấp thuận trước khi bắt đầu các hoạt động thải vật liệu. Vật liệu thải sẽ được đặt trong các lớp, và đầm nén không chọn lọc để mở rộng lớn nhất có thể bằng sự giao thông chuyên chở qua lại trên khu vực, và sẽ được làm dốc để tránh đọng nước. Đối với việc thi công mở rộng này hoặc các thiết bị chuyên chở sẽ đi như thế để khối lượng thiết bị được mang truyền qua các vỏ xe hoặc vết xe ít nhất hai lần trên toàn khu vực. Trong quá trình đổ vật liệu vào khu đất thải, sẽ thực hiện đo đạc đầy đủ để đảm bảo ổn định các mái dốc và để tránh xói mòn vật liệu bởi dòng chảy mặt và các lạch nhân tạo, bao gồm chọn độ nhám của vật liệu từ đất thải tạo thành các mái dốc bên kể cả các vật liệu thô hơn. Sẽ bố trí thoát nước đầu đủ đi qua và vòng quanh khu đất thải theo Phần 0220 - Dẫn dòng và Thoát nước. Vật liệu đào sẽ được thải để không làm cản trở sự hoạt động của bất cứ thiết bị nào. Không để vật liệu đào được thải làm tắt ngẽn dòng chảy của bất kỳ con suối nào, gây nguy hiểm cho kết cấu đã hoàn thành một phần, làm hư hại tính hiệu quả hoặc dáng vẻ của bất cứ kết cấu nào, hoặc làm bất lợi cho công tác hoàn thiện trong mọi phương diện. Bề mặt sau cùng và các mái dốc bên hình thành từ các vật liệu như thế sẽ có hình dạng và độ dốc để bố trí thoát nước , trồng cỏ và các hoạt động cắt cỏ. Khu đất thải sẽ được tỉa gọt để có đường biên đều đặn hợp lý. Làm đẹp phong cảnh khu đất thải sẽ làm theo Phần 0820 - Khôi phục hiện trường hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

Page 143: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 545

3.12. VẬN HÀNH CÁC MỎ ĐÁ VÀ MỎ ĐẤT Khu mỏ đá và mỏ đất sẽ được làm sạch và đào gốc cây theo các điều khoản của Phần 0210 - Chuẩn bị tuyến, và sẽ được bóc tất cả các vật liệu không phù hợp cho sử dụng thi công các Công trình vĩnh cửu. Vật liệu được bóc từ mỏ đá và mỏ đất sẽ được chuyên chở tới khu đất thải hoặc dự trữ làm đất đắp. Các hoạt động trong khu mỏ đá và mỏ đất phải tránh làm bẩn các vật liệu dùng cho thi công thường xuyên bởi các vật liệu không thích hợp. Khu mỏ đá và đất sẽ đặt trong điều kiện an toàn và gọn gàng theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.13. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Công tác làm sạch hố đào sẽ được thực hiện để tránh vật liệu chảy vào sông. Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu thay đổi phương pháp thi công trong mọi lúc để đảm bảo thỏa mãn yêu cầu này.

Page 144: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 546

G6.5. PHẦN 0230 - CÔNG TÁC ĐÀO NGẦM (Đào bằng khoan nổ) 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này trình bày về các công tác đào ngầm được thực hiện theo kỹ thuật Khoan và Nổ cho các hạng mục dưới đây:

- Đường hầm áp lực - Tháp điều áp - Đường ống áp lực ngầm. - Ngách thi công

Công tác thi công đàm ngầm cho hạng mục kênh-hầm nối số 3 qua QL14 cần có yêu cầu riêng. 1.2.CÁC CÔNG TÁC LIỆN QUAN

Phần 0220 - Công tác đào hở. Phần 0232 - Thông gió và Chiếu sáng công trình ngầm . Phần 0240 - Khoan và Phụt vữa. Phần 0250 - Khung chống. Phần 0251 - Neo đá . Phần 0431 - Bê tông phun.

1.3. ĐỊNH NGHĨA/MÔ TẢ Công tác đào trình bày trong phần này kể đến tất cả các công tác khoan, nổ, cạy đá, lắp đặt các kết cấu chống đỡ và các kết cấu thép phụ trợ, vận chuyển, thải đá và các mảnh vụn trong công tác đào và chuẩn bị bề mặt đá để tiến hành phun bê tông. Trong phần này, các thuật ngữ “đường hầm” hay “hệ thống hầm” được sử dụng, các thuật ngữ này cũng sẽ được dùng để chỉ đến các ngách, các giếng, các hốc, hành lang.v.v. Chỉ các khối đào bên trong đường hầm áp lực, tháp điều áp, đường ống áp lực và ngách thi công là các công tác đào ngầm. Tất cả các cửa vào sẽ được xem như là các khối đào hở. Theo các kích thước, các đường và các độ dốc chỉ trong các bản vẽ: 1. Đường “A”chỉ trên các bản vẽ là các đường mà trong phạm vi các đường này không một vật liệu nào được cho phép để lại sau khi đào, trừ các vị trí được chấp thuận để phun bê tông hoặc dựng khung chống. 2. Tất cả các khối đào bên ngoài phạm vi của đường “A” sẽ được xem là đào lẹm. 3. Đào lẹm do địa chất: Là đào lẹm có liên quan đến đặc điểm đặc trưng của địa chất. Các khối lượng lẹm này sẽ được đo đạc và thanh toán công đào và đắp trả hoặc bê tông bù với yêu cầu Nhà thầu không mắc phải bất cứ sai phạm nào khi thực hiện công tác trong phạm vi trách nhiệm của họ, Nhà thầu đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết theo nguyên tắc để hạn chế đào lẹm, Nhà thầu thông báo cho Chủ đầu tư bằng thư trong vòng 24 giờ về sự việc đào lẹm. Tất cả các đào lẹm khác sẽ không được tính là đào lẹm do địa chất vì các lý do dưới đây: - Địa tầng - Các loại đá phân lớp - Đào lẹm tại đáy của đường hầm. Các điều kiện này được xem là thường xuyên xảy ra đối với công tác ngầm. Và chúng được xem như Nhà thầu đã biết trước. Tất cả các đào lẹm không phải do địa chất sẽ không được thanh toán. Trong Điều kiện kỹ thuật này một “vòng” có nghĩa là một chu kỳ đơn bao gồm khoan, nổ và đào đất đá kể cả đào cạy, xúc và chuyển chúng ra ngoài. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.4.1. Tài liệu tham khảo - Earth Manual of 'Bureau of Reclamation' US Department of the Interior. - AFTES (Association Française des Travaux en Souterrain) code of practice. 1.4.2. Quy phạm Nhà thầu phải tuân thủ theo các quy định trong các Tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn của Việt Nam. 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Dung sai

Page 145: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 547

Tuyến đường hầm phải được đào trong phạm vi các sai số về kích thước, vị trí và cao độ so với các bản vẽ được duyệt như dưới đây:

Vị trí đường hầm áp lực và đường ống: ± 200 mm Cao độ, tâm đường hầm-đường ống: ± 50 mm Vị trí tháp điều áp: ± 100 mm Thẳng đứng: ± 1% mm.

Đường kính đào đường hầm hoặc đường ống áp lực không được nhỏ hơn đường kính được cho trong các bản vẽ được phê chuẩn. Các dung sai trên cũng sẽ phải được áp dụng cho các đoạn mở rộng như đã quy định trong Mục 3.8 trừ khi có chỉ định khác của Chủ đầu tư. 1.5.2. Các báo cáo Nhà thầu phải thực hiện các báo cáo chính xác về tất cả các công tác trong đường hầm theo Hợp đồng và phải cung cấp cho Chủ đầu tư mỗi ngày một bản copy của báo cáo cho ngày làm việc trước đó. Các số liệu dưới đây sẽ phải được báo cáo cho mỗi ca tại mỗi vị trí làm việc cùng với các số liệu khác theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 1. Chiều dài (KP-điểm mốc) tính đến bề mặt khi bắt đầu một vòng. 2. Chiều dài (KP-điểm mốc) tính đến bề mặt khi kết thúc một vòng. 3. Lưới khoan, bao gồm số, các vị trí, kích thước và chiều dài của các lỗ khoan. 4. Loại và số lượng thuốc nổ cho mỗi vòng và loại, các vị trí và sơ đồ nổ của các kíp mìn. 5. Số lượng, vị trí và loại kết cấu chống đỡ bằng thép đã được lắp đặt cùng với khối lượng và vị trí của bất kỳ thanh chèn theo yêu cầu. 6. Số lượng, chiều dài, vị trí và loại các đinh neo đá đã được lắp đặt. 7. Số lượng và phân loại người và thiết bị tham gia vào mỗi hoạt động của công tác đào hầm. 8. Bề mặt và chiều dày phun vữa bê tông được thực hiện như một kết cấu chống đỡ tạm thời cùng với việc đo đạc chiều dài. 9. Thời gian sử dụng để di chuyển và chuẩn bị, khoan, nạp thuốc, nổ, thông gió, lắp đặt các kết cấu chống đỡ, đào. 10. Các mặt cắt đào được: các báo cáo về các vết nứt của Nhà thầu. 11. Mô tả địa chất mặt cắt đào 12. Các sự cố bất thường, đá rơi, đất yếu hoặc không ổn định và các dòng nước chảy vào hầm. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1.6.1. Sử dụng thuốc nổ Vào thời gian sớm nhất, trước khi sử dụng thuốc nổ, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư, các nhà chức trách theo luật định và các ban ngành phục vụ có liên quan hoặc sẽ bị ảnh hưởng do các hoạt động nổ. Sau đó trong vòng tối thiểu là 28 ngày Nhà thầu phải báo cho Chủ đầu tư và các người khác như đã nói ở trên về loại thuốc nổ định sử dụng. Cùng với thông báo này Nhà thầu sẽ phải trình với Chủ đầu tư bản kê phương pháp chi tiết về mọi mặt của loại thuốc nổ dự định sử dụng, bao gồm cả việc xử lý mìn không nổ. 1.6.2. Biện pháp và trình tự Không trễ hơn 28 ngày trước khi bắt đầu công tác theo kế hoạch, Nhà thầu sẽ phải cung cấp cho Chủ đầu tư trình tự của phương pháp và thiết bị đề nghị được sử dụng để thực hiện công tác. Đối với mỗi tuyến đào, sự trình bày của Nhà thầu về các phương pháp và trình tự thi công sẽ phải bao gồm các chi tiết của các phương pháp đề nghị cho mỗi vòng cùng với mô tả các thiết bị (khoan, xúc đá, vận chuyển, trạm cung cấp điện, cấp khí, cấp nước .v.v.), ca làm việc đề nghị. Việc nổ mìn bao gồm các sơ đồ nổ chi tiết, mô tả và mục đích của bất cứ phương pháp đặc biệt nào đã được chấp nhận, bản vẽ, thông gió, chống đỡ đá, các biện pháp an toàn, khảo sát và định vị và các số liệu thích hợp khác. 2. VẬT LIỆU Vật liệu chính: thuốc nổ và phụ kiện nổ. 3. THỰC HIỆN 3.1. AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ CÔNG TRÌNH 3.1.1. Tổng quát An toàn trong các công tác ngầm sẽ phải được tuân thủ theo các yêu cầu trong phần này và cộng thêm các yêu cầu thích hợp trong Điều 13, Phần 0110. 3.1.2. Kiểm soát đường vào

Page 146: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 548

Nhà thầu sẽ phải thiết lập và duy trì các hệ thống hữu hiệu kiểm soát đường vào các các hạng mục ngầm đối với tất cả mọi người. Các hệ thống kiểm tra do Nhà thầu sử dụng sẽ phải được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư có quyền rút lại sự phê chuẩn này nếu không tin rằng các hệ thống được áp dụng và hoạt động có hiệu quả thích đáng. Không một ai được phép đến gần bề mặt đào và không có bất kỳ công tác bề mặt nào được bắt đầu cho đến khi người có trách nhiệm về thuốc nổ của Nhà thầu cho phép 3.1.3. Khống chế tiếng ồn Nhà thầu sẽ phải thực hiện các biện pháp hợp lý để giảm mức độ ồn tổng quát xuống dưới 85 dB. Các thiết bị này sẽ bao gồm : Đặt các tấm phủ xung quanh nguồn gây ra tiếng ồn. Lắp đặt ống giảm âm cho các thiết bị thông gió và các thiết bị khác. Dựng các tấm chắn để tách biệt nguồn tiếng ồn từ khu vực làm việc. Nhà thầu sẽ cung cấp các phương tiện để hạn chế mức độ tiếng ồn và sẽ thường xuyên kiểm tra các thiết bị này. Các đo đạc sẽ phải được thực hiện thường xuyên theo yêu cầu của Chủ đầu tư, và một bản báo cáo đầy đủ các số liệu đo được sẽ phải được trình cho Chủ đầu tư trong vòng 24 giờ. Nhà thầu phải cung cấp các dụng cụ bảo vệ tai thích hợp cho tất cả các công nhân và mọi người có mặt tại tuyến. 3.1.4. Các thông báo an toàn cho công tác ngầm Nhà thầu có quyền dựng và bảo quản các biển báo về an toàn theo yêu cầu cho công tác ngầm phù hợp với các quy định tiêu chuẩn hoặc các loại yết thị được chấp thuận khác về an toàn. 3.1.5. Kho, văn phòng và xưởng Việc dựng các kho chứa, văn phòng và các xưởng trong các hạng mục ngầm sẽ không được cho phép nếu trước đó không được sự đồng ý của Chủ đầu tư. 3.1.6. Thông tin liên lạc Nhà thầu sẽ lắp đặt hệ thống thông tin bằng điện thoại giữa các công trình ngầm, các cửa vào đường hầm/các ngách, bệnh viện hoặc trạm cấp cứu và tổng đài tại tuyến, và sẽ phải đảm bảo hệ thống này làm việc thông suốt trong mọi thời điểm. Ca làm việc mới sẽ không được đưa vào đường ngầm nếu hệ thống điện thoại không làm việc trừ phi một hệ thống thông tin liên lạc hữu hiệu khác đang hoạt động. Bất kể loại hệ thống nào được lắp đặt, các trạm thông tin ngầm sẽ luôn luôn được đặt trong phạm vi 100 m cách chỗ đang thi công và sẽ phải được đặt trong tường cách âm trong buồng điện thoại. Các trạm tại cửa vào sẽ phải được nối liên tục trong thời gian công tác đang được tiến hành trong các công trình ngầm. 3.2. CÔNG TÁC ĐÀO 3.2.1. Tổng quát Công tác đào được thực hiện đều đặn và được thường xuyên kiểm tra, việc đào rộng sẽ phải được hạn chế theo yêu cầu tối thiểu phải tạo khoảng trống cần thiết để thi công các Hạng mục. Sau mỗi vòng đào, sẽ tiến hành kiểm tra mặt cắt đào được bằng khuôn hoặc bằng các phương pháp khác do Nhà thầu đề nghị và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Bất cứ một vùng bị lồi ra ngoài đường ‘A’ nào sẽ phải được đào đi Đáy của đường hầm sẽ phải được bảo vệ tránh bị hư hỏng và phá hoại mà nguyên nhân có thể do sự di chuyển của các thiết bị thi công. Còn bất cứ các bề mặt nào bị hư hại hoặc bị hỏng sẽ phải được làm lại cho tốt theo tiêu chuẩn và được Chủ đầu tư đồng ý. Khối đào sẽ phải được thực hiện theo chiều dài, chiều sâu và chiều rộng đảm bảo thi công an toàn trong tất cả các tình huống và phù hợp với các điều kiện địa chất, phương pháp thi công và thiết bị sử dụng. Trong các tầng chứa nước, Nhà thầu phải sử dụng các phương pháp và các bước thực hiện thích hợp, cần thiết để khống chế dòng chảy vào và giữ ổn định cho khối đào. Tại các nơi cần thiết để bảo đảm an toàn và an ninh cho các Công trình, công tác đào sẽ tiến hành liên tục ngày và đêm. Các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày nghĩ lễ, các Công trình sẽ phải được đảm bảo an toàn và Nhà thầu sẽ phải kiểm tra vào các khoảng thời gian đã được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Tại các vị trí được sự đồng ý hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư, các chống đỡ tạm thời sẽ được để lại trong Công trình. Gỗ chưa được xử lý không được phép để lại lâu dài trong các Hạng mục ngầm. Nhà thầu sẽ phải chắc chắn nhận biết được các khả năng phát sinh sụt lở hoặc trượt đất mà nguyên nhân gây ra có thể là do phương pháp hoặc trình tự thi công khối đào của Nhà thầu. Nhà thầu phải duy trì các vật liệu cần thiết tại tuyến để sử dụng bảo đảm sự ổn định cho mặt đào. Họ còn sẽ phải thực hiện các công tác sửa chữa theo yêu cầu cho các khối đào này trong suốt thời gian có hiệu lực của Hợp đồng để đảm bảo rằng tất cả các bề mặt đá đào được duy trì ở trạng thái ổn định và an toàn.

Page 147: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 549

Trên bề mặt đá mới đào, địa tầng của đá tại mặt các tường và mái sẽ phải được đo đạc và mô tả, Nhà thầu sẽ phải tạo đường vào để thực hiện công tác này và trình các báo cáo trên cho Chủ đầu tư. Gương đào sẽ không được phép tiến tới nếu khu vực chưa được đảm bảo an toàn. Nhà thầu sẽ phải thường xuyên kiểm tra kỹ các bề mặt đã đào của các hạng mục ngầm theo quyền hạn của mình và sẽ phải di dời và thải bỏ ngay tức thì các hòn đá mà Nhà thầu hoặc Chủ đầu tư nhận thấy là long rời, không tốt và bị tan rã. Bất kỳ bề mặt của đất lộ ra, khi công tác đào bị gián đoạn vì bất cứ lý do sẽ phải được chống đỡ bằng các đinh neo đá, bê tông phun hoặc các gia cố khác 3.2.2. Biện pháp khoan - nổ Nhằm mục đích bảo toàn tính nguyên vẹn của khối đào, các phương pháp đào của Nhà thầu sẽ phải tạo được các bề mặt đá nhẵn và trong tình trạng tốt, khối đá bên ngoài đường đào có độ nứt nẻ tối thiểu. Tất cả các biện pháp đề phòng cần thiết sẽ phải được thực hiện để đạt được kết quả này. Nhà thầu phải áp dụng thử nghiệm các kỹ thuật khoan và nổ đường viền giới hạn để đạt được độ lẹm thấp nhất và độ nứt nẻ tối thiểu của khối đá bên ngoài đường đào, và do đó các bề mặt đào đã hoàn thành sẽ tốt và đều đặn thích đáng. Vì mục đích trên, việc nổ ban đầu tại mỗi khu vực sẽ được tiến hành như các cuộc thử nghiệm và chất nạp liệu, lưới lỗ khoan, chiều sâu lỗ khoan, loại và khối lượng thuốc nổ, thứ tự và thời gian vi sai của lưới nổ sẽ được điều chỉnh để thực hiện được các yêu cầu theo chỉ định. Các kỹ thuật khoan và nổ đường viền giới hạn sẽ phải được Nhà thầu trình bày vào lúc bắt đầu công tác đào và sau đó sẽ được áp dụng và hoàn thiện hơn nếu được yêu cầu để giữ được sai số như quy định trong suốt thời gian thi công đào ngầm. Khi kết thúc một vòng khoan và nổ, bề mặt đào được không đúng như quy định kỹ thuật, Nhà thầu phải sửa đổi các phương pháp khoan và nổ của họ bằng cách thay đổi khoảng cách các lỗ khoan đường viền, lượng thuốc nổ nạp trong các lỗ khoan hoặc bằng các cách khác theo yêu cầu của Kỹ sư cho đến khi thu được bề mặt đào đúng theo như Đặc điểm kỹ thuật này. Việc nổ mìn chỉ được phép bắt đầu sau khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ cho tất cả mọi người, công trình và thiết bị. Nói chung, nổ mìn trong phạm vi 20 m cách công trình vĩnh cửu bằng bê tông sẽ được cho phép chỉ khi bê tông đã đạt được 7 ngày tuổi và chỉ sau khi Nhà thầu đệ trình và được Chủ đầu tư phê chuẩn mặt bằng bố trí các khu vực các công trình liên quan và khu vực tiến hành nổ mìn, kế hoạch khoan và nổ dự định của Nhà thầu và các biện pháp ngăn ngừa được thực hiện. 3.2.3. Thuốc nổ Nhà thầu sẽ phải sử dụng các thuốc nổ để thi công nổ mìn trong công trình vào các thời điểm, các vị trí và theo trình tự được trình bày trong phương pháp thi công đã trình và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Vận chuyển, nạp thuốc .v.v. sẽ phải được thực hiện do các nhân viên có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị đã được chấp thuận phù hợp với các quy định pháp luật của địa phương. Không cho phép bất cứ trường hợp nào có lỗ khoan được nạp thuốc trước khi kết thúc tất cả các hoạt động khoan tại bề mặt thi công. Thợ nổ mìn phải ghi báo cáo về số mìn, thời điểm phát hỏa, loại và trọng lượng của các loại thuốc nổ được sử dụng, loại và số lượng kíp mìn cùng với báo cáo về trường hợp nổ của mỗi lỗ và ở từng vị trí. Một bản sao của báo cáo phải được cấp sẵn cho Chủ đầu tư vào cuối ca nổ mìn. Các kíp mìn cùng với mạch nối bảo vệ hoặc các loại nối an toàn được chấp nhận khác sẽ phải được sử dụng trong tất cả các hoạt động nổ mìn bằng cách đánh lửa điện. Điện thế cho phép tối đa không được vượt quá giá trị đề nghị của Nhà sản xuất. Ngắt mạch được sử dụng cho việc đánh lửa điện sẽ phải được treo trên các giá đỡ khác với các giá của các đường dây thông tin liên lạc hoặc dây cấp điện và trên mặt đối diện đường hầm. Kiểm soát ngắt mạch này bằng cầu dao đóng trong hộp và một chìa khóa. Một tín hiệu cảnh báo tiêu chuẩn báo nổ sẽ được sử dụng trong tất cả các hoạt động nổ mìn. Các tiện ích thông tin liên lạc từ các cửa vào đường hầm đến gương công tác sẽ phải được cung cấp và được Nhà thầu duy trì. Các bố trí riêng được lắp đặt để cảnh báo sự xuất hiện các luồng phóng điện đến gần. Không một hoạt động nạp thuốc nào được thi hành trong thời gian có bão, có sấm sét hoặc các hiện tượng rối loạn điện từ khác. Các tia lửa hoặc các ngọn lửa cháy hở ra ngoài dưới bất kỳ hình thức nào sẽ không được cho phép xuất hiện trong các hạng mục ngầm. 3.3. CHỐNG ĐỠ VÀ BẢO VỆ 3.3.1. Chống đỡ ban đầu

Page 148: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 550

Ngay sau khi nổ mìn, trong điều kiện có thể được và không có sự trì hoãn nào, Nhà thầu phải lắp đặt các chống đỡ cần thiết để bảo đảm an toàn cho khối đào và người. Công tác bảo vệ sẽ bao gồm các chống đỡ bằng các vòm và khung thép, các thanh chèn, đinh neo đá, lưới thép hoặc bằng bê tông phun tại các chỗ cần thiết, thoát nước mặt, kiểm tra và bảo dưỡng các kết cấu bảo vệ này. Nếu các vòm, khung, các đinh neo, các thanh an-ke hoặc bê tông phun được xem xét bố trí để tăng cường độ ổn định, tất cả cá loại gia cố trên sẽ phải tuân thủ theo các quy định trong Điều kiện kỹ thuật này. Về vấn đề độ dốc ngược cuối cùng của các ngách thi công như đã được chi tiết hóa trong các Bản vẽ, công tác này có thể được thực hiện sau khi đào xong vào thời gian thích hợp với Kế hoạch của Nhà thầu 3.3.2. Chống đỡ tăng cường Trong quá trình kiểm tra ổn định của khối đào nếu xét thấy cần phải tăng cường chống đỡ, Nhà thầu phải áp dụng ngay các biện pháp tăng cường này. Các biện pháp tăng cường hệ thống chống đỡ thông thường được thực hiện tại các gương đào trước đó, Nhà thầu phải tiến hành các công tác này song song với việc phát triển gương về phía trước và không được dừng công tác đào. Việc gia cố các ngách thi công theo các chi tiết đã cho trong các bản vẽ nên được thực hiện sau khi kết thúc công tác đào các ngách và phù hợp với kế hoạch của Nhà thầu. 3.3.3. Bảo dưỡng chống đỡ Nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra định kỳ các kết cấu chống đỡ đá vào các khoảng thời gian đã được Chủ đầu tư đồng ý và bảo dưỡng chúng trong tình trạng làm việc tốt. Bảo dưỡng các kết cấu chống đỡ đá sẽ bao gồm di dời các mảng bê tông phun bị vỡ hoặc biến dạng và các vật liệu bị long rời ra khỏi lưới thép và sau đó phục hồi lại các chống đỡ này. Vị trí chính xác của các tấm trên bề mặt và độ xiết chặt của các đai ốc sẽ phải được đảm bảo. 3.4. CÔNG TÁC ĐÀO CỬA VÀO HẦM Tại mỗi bề mặt của cửa vào, Nhà thầu sẽ được yêu cầu bắt đầu đào bằng các kỹ thuật được Chủ đầu tư chấp thuận. Trước khi đào đường hầm, nếu cần thiết, Nhà thầu sẽ lắp đặt kết cấu neo đá tại các khu vực cửa vào để gia cố cho vùng ngoại vi khối đào và hạn chế đào lẹm và giảm tối thiểu độ nứt nẻ của đá do ảnh hưởng của việc nổ mìn. Nhà thầu sẽ cung cấp các tấm chắn đủ chắc chắn để ngăn ngừa hư hại do các đá bay ra khi nổ mìn nếu như các công trình bê tông ở xung quanh cần thiết phải được bảo vệ 3..5. ĐƯỜNG HẦM ÁP LỰC VÀ NGÁCH THI CÔNG 3.5.1. Các ngách thi công Mặt bằng bố trí ngách thi công được trình bày trong các Bản vẽ do Chủ đầu tư phê duyệt và cung cấp. Nếu Nhà thầu đề nghị sử dụng các ngách khác Nhà thầu phải trình các bố trí chung của mình trong Hồ sơ dự thầu kể cả tuyến, mặt cắt đào và hệ thống chống đỡ dự kiến. Không trễ hơn 28 ngày trước khi khởi công, Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư các bản vẽ thi công chi tiết cho công tác đào ngách để Chủ đầu tư phê duyệt. 3.5.2. Đoạn giao giữa đường hầm chính và ngách Trong Bản vẽ thi công do Chủ đầu tư cung cấp đã chỉ ra thiết kế điển hình của các đoạn giao nhau giữa hầm chính và các ngách thi công để tham khảo. Nếu Nhà thầu muốn sử dụng các ngách thi công, thì đoạn giao nhau nên phù hợp với thiết kế điển hình trong Hồ sơ. Trong Bản vẽ thi công cũng chỉ ra đoạn một đoạn “tùy ý” tại vị trí giao nhau. Tại đây Nhà thầu có quyền mở rộng hầm chính và ngách để tạo thuận tiện cho việc thi công của mình. Tại đoạn “tùy ý” Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hệ thống chống đỡ để ngăn ngừa việc sụt lở hầm. Vào giai đoạn cuối của công tác ngầm, Nhà thầu phải nút các đoạn giao. Thiết kế nút và biện pháp thi công phải được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư. Nút bê tông phải được thực hiện trong điều kiện có hệ thống giảm nhiệt phù hợp với các yêu cầu quy định trong Phần 0430 và được hoàn tất bằng khoan phụt tiếp xúc theo các quy định trong Phần 0240. Đoạn hầm trong khu vực nút phải có chiều dày lớp vỏ tối thiểu 75cm bằng bê tông cốt thép và phải được phụt gia cố theo các bước được Chủ đầu tư phê duyệt. 3.6. TIẾP CẬN CÁC KHU VỰC ĐÀO KHÁC

Page 149: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 551

Cần đặc biệt chú ý đối với khoảng cách, lượng nạp thuốc và điểm hỏa của các lỗ khoan khi nổ mìn tại chỗ gần các khu vực trống hiện có hoặc sẽ có theo kế hoạch của công tác đào. Ngoại trừ các Công trình tạm, Nhà thầu không được phép phá thủng từ đường hầm ra bề mặt bên ngoài hoặc đi vào trong cạnh của các đường hầm đã đào trước đó hoặc vào các khoang. Tại tất cả các chỗ tiếp giáp như thế Nhà thầu phải dừng ở khoảng cách tối thiểu là 10 m trong khu vực đá nguyên vẹn và trước tiên sẽ phải đào cửa vào đường hầm theo các quy định đã chỉ ra từ bề mặt bên ngoài hoặc từ mặt đá đã đào trước đó trước khi nổ mìn đá còn lại trong đường hầm sau cửa vào 3.7. ĐÀO CẠY Ngay sau khi nổ mìn và vào bất cứ thời gian nào trong Hợp đồng, các vật liệu long rời không an toàn hoặc có thể gây nguy hiểm cho công nhân, các kết cấu hoặc thiết bị sẽ phải được cạy xuống và chuyển đi. Lập luận cho rằng làm như thế sẽ mở rộng khối đào ra ngoài phạm vi của đường đào sẽ không làm giảm bớt trách nhiệm của Nhà thầu đối với sự cần thiết phải làm công tác đào cạy và di dời này Tất cả vật liệu long rời được cạy ra sẽ phải được chuyển ra khỏi các khu vực ngầm theo đúng các yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.8. MỞ RỘNG ĐƯỜNG HẦM Có thể xuất hiện các trường hợp mà khu vực đào sẽ phải thay đổi so với đường đào “A” được ghi trong các bản vẽ. Trong các trường hợp đặc biệt này sẽ do Kỹ sư xác định và sẽ thông báo bằng văn bản đến Nhà thầu về các yêu cầu thay đổi. Các việc mở rộng khu vực đào này có thể sẽ được yêu cầu trước và sau khi đã đào phần giới hạn theo đường đào. 3.9. ĐÀO MÓC Đào móc sẽ được thực hiện tại các nơi được Chủ đầu tư chấp thuận hoặc yêu cầu. Công tác sẽ bao gồm di dời các vật liệu bằng các loại dụng cụ khí nén và làm sạch bằng các dụng cụ cầm tay và bằng vòi phun khí-nước. Sau khi đào hốc xong, chổ nối bên ngoài hoặc các hốc sẽ được lấp lại hoặc trám đầy bằng bê tông, phun vữa hoặc phụt. Đinh neo đá hoặc lưới thép sẽ phải được sử dụng theo như chỉ dẫn của Chủ đầu tư hoặc được Chủ đầu tư chấp thuận để tạo kết cấu chống đỡ vĩnh cữu. 3.10. DỌN VỆ SINH Nhà thầu sẽ phải rửa các bề mặt bên ngoài của đá trên trần và các tường hai bên của khối đào ngầm tại các nơi do Chủ đầu tư chỉ định. Công tác rửa sẽ được thực hiện trước tiên để kiểm tra khi Chủ đầu tư yêu cầu và sẽ được làm sạch lại lần nữa tại các khu vực sẽ thi công vỏ bọc bê tông hoặc bê tông phun kể cả đáy hầm. Công tác rửa sẽ không được phép tiến hành khi công tác nổ mìn chưa hoàn toàn kết thúc ở khoảng cách tối thiểu 15 m hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Việc vệ sinh được tiến hành bằng cách phun dòng nước lên bề mặt vệ sinh với áp lực không nhỏ hơn 0,5Mpa để rữa sạch các mảnh đá long rời, bụi, chất bản ra khỏi bề mặt. Tất cả các bùn đất sẽ được chuyển đi từ đáy bên dưới đến bề mặt đá đào hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 3.11. KHỐI ĐÀO CHO MỤC ĐÍCH PHỤC VỤ THI CÔNG Nhà thầu có thể sẽ được cho phép thực hiện công tác đào khác hơn quy định ở tài liệu này tại các vị trí để tạo thuận lợi cho việc tiến hành công tác. Tất cả khối đào thêm này và các kết cấu xây dựng liên quan phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư; tuy nhiên, chi phí cho các khối đào thêm như thế sẽ do Nhà thầu chịu. Nhà thầu sẽ phải duy trì tất cả các khối đào thêm như vậy trong tính trạng tốt suốt quá trình thi công và sẽ thực hiện tất cả các công tác và cung cấp tất cả các vật liệu bao gồm (nhưng không giới hạn) đào, các đinh neo đá, các kết cấu chống đỡ bằng thép, bê tông, xi măng và cốt thép cần thiết để thực hiện các khối đào thêm này. Tại bất cứ một khối đào thêm nào, Nhà thầu sẽ phải thực hiện các đo đạc và xây dựng cần thiết để bảo vệ sinh mạng và tài sản hoặc là trong khi thực hiện hoặc sau khi đã đào xong. 3.12. KIỂM SOÁT NƯỚC

Page 150: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 552

Nhà thầu sẽ phải kiểm soát bất kỳ lượng nước nào ở trong các khu vực đào. Công tác này bao gồm việc xây dựng và bảo dưỡng các rãnh và các hố thu nước, các kênh tiêu nước, đê chắn tạm thời, lắp đặt và bảo dưỡng các máy bơm, đường ống hoặc các trạm khác cần thiết để thu gom và chuyển thải nước. Khi cần thiết, các hệ thống bơm bằng các máy bơm, ống dẫn và bất kỳ trạm và thiết bị khác sẽ bơm nước từ các khu vực đào khác nhau vào khu vực thải ở bên ngoài các khu đào ngầm và được Chủ đầu tư cho phép. Khi các dòng nước chảy vào và các dòng nước có áp chảy vào trong các khối đào có thể được giảm bớt hoặc khống chế bằng cách khoan phụt, Chủ đầu tư có thể chấp thuận hoặc chỉ định cho khoan phụt vào các khe nối hoặc các khối đá bị vỡ để tạo thuận lợi cho công tác đào sau này. 3.13. KHOAN VÀ PHỤT VỮA 3.13.1. Tổng quát Thiết bị khoan và phụt và các công tác được quy định theo Phần 0240 - Khoan và phụt. Các yêu cầu riêng biệt cho các khối đào ngầm được cho ở dưới đây 3.13.2. Khoan thăm dò Các hố khoan thăm dò có kích thước không nhỏ hơn NX sẽ phải được thực hiện tối thiểu 10 m về phía trên của tất cả bề mặt đào khi được cho là cần thiết trong thời gian đào để định vị các thay đổi về các điều kiện địa chất, các tầng chứa khí và nước. Các hố có thể được khoan từ bề mặt hoặc từ các chỗ mở rộng của đường hầm. Trừ một hố khoan đặt tại trục của đường hầm, tối thiểu sẽ có hai hố nằm hai bên so với đường kính nằm ngang sẽ được khoan. Các hố khoan ở hai bên có thể được bố trí xen kẽ nhau nhưng sẽ phải lấn lên nhau để có thể thăm dò hiệu quả trên toàn bộ chiều dài của đường hầm. Công tác khoan thăm dò có thể được thực hiện bằng thiết bị khoan đập trừ khi cần có nõn khoan xoay nguyên trạng do Chủ đầu tư yêu cầu để phục vụ cho các công tác khảo sát địa chất. Các biên bản ghi nhận về công tác khoan, dòng chảy vào và các đo đạc thí nghiệm áp lực và thí nghiệm khí mê tan sẽ phải được Nhà thầu thi hành. 3.13.3. Phụt gia cố Khi cần thiết, việc khoan phụt gia cố sẽ được yêu cầu hoặc được sự chấp thuận của Chủ đầu tư phù hợp với Phần 0240 - Khoan và phụt. 3.13.4. Hố giảm áp Các hố khoan giảm áp sẽ được khoan theo yêu cầu hoặc được Chủ đầu tư chấp thuận nhằm giảm áp lực nước ngầm hoặc để tiêu nước ngầm từ các vùng đá lân cận cho các khối đào ngầm. 3.14. THẢI VẬT LIỆU ĐÀO Tất cả các vật liệu đào từ khu vực cửa vào và khối đào ngầm sẽ phải được đem đến các bãi thải trừ khi có sự chỉ định hoặc yêu cầu của Chủ đầu tư để xây dựng các Hạng mục. Các bãi thải sẽ phải được tiêu nước tốt và được dọn gọn gàng, trong tình trạng an toàn và ổn định. Chúng sẽ phải tuân thủ theo các yêu cầu chỉ ra trong Phần 0220 – Công tác đào hở. 3.15. KIỂM SOÁT 3.15.1. Giám sát Trong khoảng thời gian thi công các khối đào ngầm, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các đo vẽ địa chất cho các bề mặt đã đào. Nhà thầu sẽ phải cung cấp trợ lý và các vật liệu phụ có thể yêu cầu để tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra này và cho phép thăm dò địa chất và đo vẽ các bề mặt đào được trong các điều kiện thích hợp. Trước khi đo vẽ, các bề mặt đá đã đào phải được làm sạch và rửa. 3.15.2. Công tác trắc đạc Công tác đo đạc địa hình sẽ do Nhà thầu và Chủ đầu tư cùng thực hiện. Khoảng cách giữa hai mặt cắt ngang không được nhỏ hơn hai lần đường kính trung bình của đường hầm. Mỗi mặt cắt ngang sẽ có ít nhất 16 điểm đo. G6.6. PHẦN 0231 - THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TRONG CÔNG TÁC NGẦM 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Tất cả các công tác ngầm.

Page 151: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 553

1.2. CÁC PHẦN LIÊN QUAN Phần 0230 – Các công tác ngầm (Khoan – nổ). Phần 0240 – Khoan và phụt vữa Phần 0250 – Khung chống. Phần 0251 – Neo đá.

1.3. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM

TCVN 5967-1995 Chất lượng không khí. Những vấn đề chung. Các đơn vị đo TCVN 5704-1993 Không khí vùng làm việc.Phương pháp xác định hàm lượng bụi TCVN 5972-1995 Xác định nồng độ khối lượng của cacbon monoxit (CO). Phương pháp sắc kị

khí TCVN 5937-1995 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5938-1995 Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh TCVN 5970-1995 Lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí xung quanh TCVN 5176-1990 Chiếu sáng nhân tạo. Phương pháp đo độ rọi TCVN 3288-1979 Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn

Ngoài ra, có thể áp dụng các tiêu chuẩn khác của nước ngoài được chấp thuận như: BS 5501 1.4. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.4.1. Báo cáo Một bản ghi nhận về các số liệu liên quan đến các trạng thái của khí trong các hạng mục ngầm sẽ do Nhà thầu giữ gìn. 1.4.2. Thông gió a) Các điều kiện không khí cần thiết Nhà thầu sẽ phải lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng một hệ thống thông gió trong các hạng mục ngầm cho phép các Hạng mục được thi công trong các điều kiện đảm bảo sức khoẻ và được thông gió tốt. Bụi bẩn sẽ phải được tách ra ngay tại hoặc gần các nguồn. Để giảm đến tối thiểu lượng bụi nguy hiểm phát sinh do các hoạt động khoan trong các khối đào ngầm, tất cả các lỗ khoan sẽ phải được thực hiện theo phương pháp khoan ướt. Phun bụi nước hoặc các bình xịt được sử dụng để ngăn bụi phát sinh trong các hoạt động xúc đá đào bao gồm cả việc làm ẩm các sàn của đoàn xe goòng. Nhà thầu phải kiểm tra tại gương đào và các chỗ khác đối với các nồng độ của các hơi độc hoặc có hại và bụi bẩn tối thiểu một lần trong tuần hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Chủ đầu tư. Các nồng độ không được vượt quá các giới hạn dưới đây

1. Đi-ô-xit cacbon 5 000phần/triệu theo khối lượng. 2. Ôxit cacbon 50 phần/triệu theo khối lượng. 3. Oxit Nitric 25 phần/triệu theo khối lượng. 4. Đioxit Nitơ 3 phần/triệu theo khối lượng. 5. Sulfic Hydro 10 phần/triệu theo khối lượng.

Các giá trị trên liên quan đến các nồng độ trung bình trong ca làm việc 8 giờ. Giới hạn tối đa có thể được tại bất kỳ thời điểm nào dưới ngầm sẽ là các giá trị dưới đây:

1. Đi-ô-xit cacbon 15 000phần/triệu theo khối lượng. 2. Ôxít cacbon 100 phần/triệu theo khối lượng. 3. Ôxit Nitric 35 phần/triệu theo khối lượng. 4. Đioxit Nitơ 5 phần/triệu theo khối lượng. 5. Sulfic Hydro 15 phần/triệu theo khối lượng. 6. Khí dễ cháy Tham khảo Điều 1.4.3 bên dưới.

Nhà thầu phải đảm bảo tuân thủ theo các giới hạn trung bình và tối đa về nồng độ trong toàn bộ thời gian. Trong trường hợp không khí cho người thở trong các hạng mục ngầm thì tổng lượng bụi (kích thước từ 5.0 đến 0.2 micron) chứa trong không khí dùng để hít thở không được lớn hơn các hàm lượng dưới đây:

1. Hàm lượng thạch anh <1% 8 mg/m3 2. Hàm lượng thạch anh > 1% < 4% 4 mg/m3 3. Hàm lượng thạch anh > 4% 0.15 mg/m3

Các giá trị này liên quan đến các hàm lượng trung bình trong ca làm việc 8 giờ. Khi các hàm lượng bụi vượt quá các giá trị trên tất cả mọi người trong khu vực ảnh hưởng sẽ phải được thông báo và được yêu cầu mang khẩu trang.

Page 152: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 554

Hệ thống thông gió được sử dụng trong quá trình thi công sẽ phải đảm bảo thành phần tối thiểu của o-xy trong toàn bộ thời gian là 20% theo khối lượng trong bất kỳ hạng mục ngầm nào. Ngoài các yêu cầu về lượng không khí sạch được cho ở đây đối với các điều kiện thông gió yêu cầu và việc cung cấp bổ sung sẽ phải được kể đến cho trường hợp tổn thất chẳng hạn như có rò rỉ trên các ống dẫn và Nhà thầu phải xem xét các yếu tố này trong các tính toán về thông gió. Các dụng cụ ghi nhận các khí độc hại khác nhau và lượng bụi sẽ phải có sẵn tại Tuyến trong toàn bộ thời gian thi công và các dụng cụ này phải ở trong tình trạng làm việc tốt. Chúng sẽ do Nhà thầu cung cấp và bảo dưỡng trong suốt quá trình xây dựng công trình ngầm. Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm vận hành hệ thống thông gió trong các hạng mục ngầm cho đến khi toàn bộ hạng mục được hoàn thành kể cả các hạng mục do các nhà thầu phụ thực hiện b) Các định lượng thông gió và các nhiệt độ hấp thụ khí ẩm tại chỗ làm việc Hệ thống thông gió tại mỗi đoạn của các Hạng mục phải bảo đảm được các yêu cầu về lượng không khí tối thiểu cung cấp như sau: 1. 3.0 m3/phút cho mỗi người hoặc công nhân trong các hạng mục ngầm 2. 6.0 m3/phút cho mỗi công suất kW lắp đặt của các trạm và thiết bị hoạt động trong các hạng mục ngầm. 3. Vận tốc trung bình của không khí tại tất cả các khu vực đào không nhỏ hơn 0.3 m/s. 4. Bất kể các điều trên lượng không khí sạch tối thiểu cung cấp tại gương đào sẽ là 7 m3/s. Các hệ thống thông gió và khi cần thiết thì làm lạnh sẽ phải được thiết kế để đảm bảo cho môi trường làm việc như: 1. Trong bất cứ thời điểm nào nhiệt độ không khí ẩm tại các chỗ làm việc trong bất kỳ đoạn hầm nào không được vượt quá 27.5oC (giá trị trung bình được tính toán trên cơ sở số lượng người và nhiệt độ không khí ẩm tại chỗ làm việc của mỗi người). 2. Tương tự nhiệt độ không khí tương ứng độ ẩm cao tại tất cả các chỗ làm việc trong phạm vi 100 m cách gương đào của bất kỳ đoạn hầm nào không được vượt quá 27.5oC. 3. Nhiệt độ không khí ẩm tại bất kỳ một chỗ làm việc nào không được vượt quá 32.5oC. Để đảm bảo đúng các điều nói trên, Nhà thầu sẽ phải cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết để đo đạc nhiệt độ không khí ẩm vào các khoảng thời gian đều đặn trong suốt ca làm việc hoặc trong khoảng thời gian đã được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Ngoài ra, nếu nhiệt độ không khí ẩm tại bất kỳ một vị trí làm việc nào vượt quá 30oC, Nhà thầu sẽ phải báo cáo cho Chủ đầu tư biết về các đo đạc chính xác bổ sung, Chủ đầu tư sẽ tính toán mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe nói chung và khả năng đột quỵ do nhiệt nói riêng. 1.4.3. Hơi độc a) Tổng quát Nhà thầu sẽ phải thường xuyên kiểm tra các hạng mục ngầm về sự hiện diện của các loại khí độc và nếu chúng xuất hiện chúng sẽ phải bị khống chế nghiêm ngặt và không có trường hợp nào nồng độ được vượt quá 10% của giới hạn gây nổ thấp nhất của loại khí này. Vì mục đích này, Nhà thầu sẽ phải cung cấp, sự dụng và bảo quản trong tình trạng tốt các thiết bị và dụng cụ thích đáng tuân theo các yêu cầu chỉ ra dưới đây. Tại nơi mà khí mê tan được sử dụng thì nó sẽ được xem như một loại khí nguy hiểm hoặc dễ gây nổ b) Phát hiện khí Mê tan Trình tự tối thiểu để dò tìm khí mê tan được yêu cầu như sau: 1. Thí nghiệm kiểm tra được thực hiện tại mỗi hố khoan thăm dò và đối với các hố khoan xiên ngược lên thì dò tìm tại chỗ trong cùng của hố. Đặc biệt chú ý khi hố khoan thăm dò cắt qua các khe nứt sâu. 2. Thí nghiệm kiểm tra khí mê tan phải được thực hiện liên tục trong khoảng thời gian tiến hành các hoạt động khoan đào. Các dụng cụ kiểm tra khí mê tan sẽ được đặt trong các cột ống thông gió với hệ thống báo hiệu tự động. Các cuộc kiểm tra thường xuyên khí mê tan tại các ngách ngang và trong đường hầm dù liên tục hay không hoặc được sử dụng như đường vào gương đào sẽ phải được thực hiện. c) Thiết bị thông gió Ngoài các yêu cầu ở trên, các yêu cầu tối thiểu khác sẽ được đưa ra dưới dây: 1. Các ống đo khí mê tan thuộc loại được chấp thuận hoặc các dụng cụ dò tìm khí khác đã được chấp thuận sẽ phải được cung cấp trong toàn bộ thới gian. 2. Các thiết bị báo động hoặc ngắt mạch tự động sẽ phải được trang bị cho tất cả các thiết bị điện. 3. Tất cả các thiết bị phải được đi ngầm thích hợp. 4. Tất cả các máy móc động cơ điesel phải được trang bị máy lọc khí thải.

Page 153: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 555

5. Trong trường hợp đào bằng khoan và nổ, không có bất kỳ thiết bị cơ khí nào được mang đến gương đào cho đến khi các cuộc kiểm tra khí mê tan được kết thúc. d) Thiết bị của Nhà thầu Ngoài các yêu cầu nêu trên, các yêu cầu tối thiểu khác được cho dưới đây: 1. Máy đo khí Mê tan phù hợp được chấp nhận hoặc các thiết bị đo khí khác phải được cung cấp vào bất cứ thời điểm nào. 2. Các thiết bị báo động và ngắt mạch tự động lắp vào các thiết bị điện. 3. Tất cả các thiết bị cần thiết đều phải được nối đất. 4. Tất cả các thiết bị sử dụng động cơ diesel đều phải được nối đến các hệ thống lọc.. 5. Trong trường hợp đào hầm bằng biện pháp khoan nổ, không một thiết bị cơ khí nào được đưa đến gần gương đào khi chưa kiểm tra xong hàm lượng khí mê tan. e) Người Các yêu cầu tối thiểu được kể thêm như sau: 1. Trong tất cả các thời điểm, những người sẽ phải có mặt trong đường hầm đang thi công sẽ phải qua khóa kiểm tra về khí trừ Chủ đầu tư. 2. Các biện pháp thích hợp sẽ được thực hiện để ngăn ngừa những gười không phận sự đi vào các hạng mục ngầm. 3. Các biện pháp thích hợp sẽ phải được tiến hành để ngăn chặn người mang lửa hở hoặc hút thuốc trong các hạng mục ngầm f) Nồng độ khí mê tan cho phép Khi phát hiện ra khí mê tan trong bất kỳ vị trí nào trong đường hầm thì tất cả các công tác sẽ tạm dừng ngay lập tức và phải thông báo không chậm trễ cho Chủ đầu tư biết. Nhà thầu sẽ phối hợp với Chủ đầu tư quyết định thực hiện các biện pháp xử lý. Nói chung nếu nồng độ phần trăm của khí mê tan ghi nhận được nhỏ hơn 10% giới hạn gây nổ thấp nhất, công tác có thể được bắt đầu trở lại khi đã thông báo và được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Trong trường hợp này, việc kiểm tra hàm lượng khí mê tan sẽ phải được tiếp tục thực hiện trong tất cả các hoạt động để phát hiện kịp thời bất kỳ độ tăng lên nào của khí mê tan 1.4.4. Yêu cầu về chiếu sáng Nhà thầu sẽ phải lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng các hạng mục ngầm cho đến khi các Công trình đã hoàn thành. Hệ thống chiếu sáng dọc theo đường hầm và các khu vực mở rộng sẽ bao gồm các đèn huỳnh quang công suất tối thiểu 40W được đặt với khoảng cách không quá 15 m dọc theo một bên tường của đường hầm sao cho độ chiếu sáng trên mặt nằm ngang tại cao độ sàn của đường hầm không nhỏ hơn 10 lux và không có một vùng đáng kể nào nằm trong bóng tối. Tất cả các khu vực nguy hiểm đều phải được chiếu sáng rõ ràng. 50 m đầu tính từ cửa vào của mỗi đầu phải được chiếu bằng hai lần cường độ ở trên. Các bóng đèn hỏng phải được thay ngay vào mỗi ca làm việc. Tại mỗi bề mặt làm việc độ chiếu sáng không nhỏ hơn 160 lux bằng một hay nhiều hơn các bóng đèn cơ động. Ngoài ra trong các trường hợp có các máy cố định hoặc trường hợp đào bằng máy đào trực tiếp khu vực sẽ được chiếu sáng sao cho tất cả các bộ phận chuyển động bên ngoài được chiếu sáng với cường độ 160 lux. Các bóng đèn cơ động cường độ cao thích hợp sẽ được Nhà thầu cung cấp để chiếu sáng các khu vực của các hạng mục ngầm mà Kỹ sư muốn tiến hành kiểm tra hoặc khảo sát địa chất. Các bóng đèn cường độ cao bị vỡ sẽ phải được thay thế từ các kho dự phòng được đặt tại các vị trí cho phép gần các bề mặt công tác và không xa hơn cửa vào. Sau khi đào, các thay đổi có thể sẽ được yêu cầu đối với hệ thống chiếu sáng cho phù hợp với các công tác sau đó và Nhà thầu sẽ được tính vào giá thầu các chi phí này. Không một công nhân nào được phép làm việc hoặc đi lại trong bất kỳ hạng mục ngầm nào cho đến khi hệ thống chiếu sáng chưa hoạt động. Tất cả các mũ bảo hộ được sử dụng cho các công tác ngầm sẽ được trang bị giá để mang đèn. Đèn sử dụng thuộc loại đèn kín được chấp nhận. 1.4.5. Các biện pháp bảo đảm an toàn Tất cả các thiết bị điện sử dụng trong công tác ngầm sẽ phải được nối đất đến hệ thống mở rộng được lắp đặt xuyên qua khu vực ngầm và nối với hệ thống tiếp đất bên ngoài cửa vào. Các dây cáp được buộc chặt và an toàn trên cao độ sàn và được bảo dưỡng tốt. Nhà thầu sẽ phải tổ chức các đội cứu hộ với sự sắp xếp thích hợp và các thiết bị cần thiết để đảm bảo việc sẵn sàng cứu hộ và sơ cứu có hiệu quả.

Page 154: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 556

Các mạng điện riêng biệt sẽ được lắp đặt cho hệ thống chiếu sáng và cấp điện và các mạch này sẽ phải được kiểm tra bằng các rơ le nối đất tự động và tất cả các công tác lắp đặt hệ thống điện sẽ không được gây trở ngại cho các cáp tín hiệu và điện thoại. 1.5. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Không trễ hơn 28 ngày trước khi khởi công các hạng mục ngầm theo kế hoạch, Nhà thấu sẽ phải cung cấp cho Chủ đầu tư phương pháp chiếu sáng và thông gió tổng quát bao gồm các quy định kỹ thuật của các thiết bị sử dụng. Hai bản sao các bản ghi nhận sẽ phải được trình cho Chủ đầu tư duyệt hàng tuần trừ khi có quy định khác. 2. SẢN PHẨM 2.1. Thiết bị điện Tất cả các thiết bị điện được lắp đặt sẽ phải chống thấm nước, chịu lửa và không bị rò rỉ. Tất cả các cáp chiếu sáng và cấp điện sẽ phải được cách ly thích đáng và bọc bảo vệ nếu cần thiết 2.2. Thiết bị kiểm tra Các dụng cụ kiểm tra để đo đạc các chất Oxit cacbon, dioxit cacbon, điôxit nitơ, mê tan, bụi silic và ô xy sẽ phải luôn luôn có sẵn ở gần vị trí công tác. 3. THỰC HIỆN 3.1. THÔNG GIÓ Khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ, một hệ thống thông gió loại hút khí phải được lắp đặt. Với hệ thống này, khói thuốc sẽ phải bị hút ra tại vị trí càng gần gương đào càng tốt nhưng không được lớn hơn 30m. Khí rút ra và khói thuốc nổ sẽ được chuyển đi sao cho chúng không thể bay vào bất kỳ một vị trí công tác nào khác hoặc truyền vào trong hệ thống cung cấp khí sạch. Ngoài ra, một hệ thống thông gió thứ hai thuộc loại thổi chồng cưỡng bức sẽ phải được lắp đặt để đảm bảo sự thông gió đầy đủ cho khu vực nằm giữa gương đào và đầu vào của hệ thống rút khí. Đầu vào của hệ thống thổi không khí sạch này được đặt tại vị trí cách gương đào một khoảng cách tương ứng sao cho các khói thuốc không tràn vào được trong khu vực này và gây ra hiện tượng quẩn của dòng khói thuốc nổ. Công suất của hệ thống thông gió thứ hai loại thổi này sẽ phải bằng ít nhất là 70% công suất của hệ thống thông gió loại hút khí. Nếu Nhà thầu muốn mở rộng hơn hệ thống thông gió loại thổi thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ đầu tư và Nhà thầu phải bảo đảm được các khía cạnh bắt buộc dưới đây: 1. Tất cả nhân công phải rời khỏi các hạng mục ngầm trước khi nổ mìn và chỉ được quay trở lại các hạng mục ngầm này sau khi khói thuốc nổ đã hoàn toàn bị hút đi trong khu vực công tác bằng cách thông gió và được tống ra khỏi các hạng mục ngầm, hoặc 2. Khói thuốc nổ đã giảm bớt thích đáng để đảm bảo rằng nồng độ của các loại hơi độc hại hoặc bụi không vượt quá các giới hạn (trong điều 1.4.2 ở trên). 3.2. BẢO DƯỠNG CÁC HỆ THỐNG THÔNG GIÓ Tất cả thiết bị sẽ luôn luôn được bảo dưỡng trong tình trạng hoạt động tốt. Bất kỳ hư hỏng nào đối với hệ thống ống dẫn phải được sửa chữa không chậm trễ. Khi Nhà thầu phạm sai sót trong việc tuân theo các yêu cầu trên hoặc trong công tác bảo dưỡng hệ thống thông gió theo các tiêu chuẩn quy định, Chủ đầu tư có quyền ra lệnh tạm ngưng tất cả các công tác trong phạm vi ảnh hưởng cho đến khi các yêu cầu đề ra được thực hiện. Việc tạm dừng công tác trong trường hợp này sẽ không được tính để tăng thời gian thi công và cũng sẽ không được bất kỳ một khoản thanh toán nào. 3.3. SỬ DỤNG CÁC ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Không có bất kỳ động cơ đốt trong nào ngoại trừ các động cơ chạy bằng điêzen được sử dụng trong các hạng mục ngầm. Bất cứ một động cơ chạy bằng điêzen nào được sử dụng trong các hạng mục ngầm đều phải được trang bị các phương tiện như làm mát khí thải, giảm nồng độ của các khói độc đến mức độ được chấp nhận và ngăn ngừa sự phát lửa hoặc các tia lửa. Các phương tiện này sẽ phải được bảo dưỡng để hoạt động tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi Nhà thầu đã chấp hành các điều kiện về thông gió ở trên, hoạt động của các động cơ chạy bằng điêzen trong các hạng mục ngầm sẽ phải bị dừng lại nếu như để tăng cường thông gió hoặc các biện pháp được chấp thuận khác nếu như bất kỳ giới hạn nào trong các điều nói trên bị vi phạm.

Page 155: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 557

Không một thiết bị chạy bằng điêzen nào được cho phép hoạt động trong các hạng mục ngầm nếu trong khí thải có chứa lượng mônôxit cacbon lớn hơn 2000 phần triệu và lượng các oxit nitơ lớn hơn 1000 phần triệu tính theo khối lượng. Các động cơ của các máy phát điện điêzen sẽ không được chạy không tải trừ các trường hợp kiểm tra hoặc trong thời gian tạm dừng ngắn khi sử dụng. Không cho phép việc tiếp nhiên liệu trong các hạng mục ngầm ngoại trừ khi có lý do thích đáng 3.4. CÁC THAY ĐỔI TRONG CÁC HỆ THỐNG THÔNG GIÓ Sau khi đào xong hầm sẽ thi công lớp vỏ bọc, hệ thống thông gió đã được sử dụng trong các giai đoạn đào có thể sẽ phải thay đổi cho phù hợp với việc thi công vỏ bọc bê tông và các công tác lắp đặt, hàn nối, đổ bê tông và sơn phủ các đoạn thép. Tất cả các thay đổi này trong hệ thống thông gió của các hạng mục ngầm sẽ được chấp nhận cho Nhà thầu. Các thay đổi được phép này sẽ bao gồm cả việc thông gió cục bộ trong khi tiến hành các hoạt động đổ bê tông và khoan phụt và vào các thời điểm mà các nhà thầu phụ và những người khác thực hiện các công tác như hàn và sơn trong các hạng mục ngầm. Hệ thống thông gió sẽ phải tiếp tục hoạt động sau khi đã đổ bê tông vỏ bọc để duy trì các điều kiện thích hợp cho bê tông ninh kết 3.5. KHOAN Chỉ được áp dụng phương pháp khoan ướt. Tất cả các bề mặt đá hoặc các đá đã bị vỡ ra phải được giữ cho ẩm ướt 3.6. Kiểm tra Các số liệu ghi nhận hàm lượng mônôxit cacbon sẽ phải được Nhà thầu thực hiện ít nhất là một lần trong một ca làm việc và các số liệu ghi nhận bổ sung sẽ phải được tiến hành khi có yêu cầu của Chủ đầu tư. Các số liệu ghi nhận hàm lượng điôxit nitơ sẽ phải được thực hiện theo quy định để đảm bảo sự an toàn đúng như yêu cầu của Chủ đầu tư. Thành phần điôxit silic tự do của bụi sẽ phải được xác định từ các mẫu được thu thập đại diện cho bụi tại các khu vực công tác khác nhau. Các đo đạc được ghi nhận sẽ phải được tiến hành ít nhất một lần trong mỗi ca làm việc khi Chủ đầu tư đòi hỏi. Chủ đầu tư có thể giảm số lượng các mẫu thử tại một nơi nào đó nếu Chủ đầu tư cho rằng Nhà thầu đã duy trì được không khí không có bụi bẩn trong hạng mục ngầm.

Page 156: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 558

G6.7. PHẦN 0240 - KHOAN VÀ PHỤT VỮA 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này bao gồm các yêu cầu tổng quát đối với công tác khoan và phụt vữa những hạng mục công việc cho các công trình trên mặt và dưới đất theo Hợp đồng. Quy trình và trình tự cũng như các điều kiện yêu cầu cụ thể khi cần thiết sẽ được cung cấp chi tiết và cụ thể cùng với Bản vẽ thi công của từng hạng mục do Chủ đầu tư phê duyệt và cung cấp. Trong các trường hợp khác khi không có chỉ dẫn riêng, Nhà thầu sẽ áp dụng và thực hiện theo các quy định trong Điều kiện kỹ thuật này.

1. Khoan các hố khoan phụt và các hố tiêu nước trong đất, đá và bê tông. 2. Khoan mố néo, cọc néo. 3. Khoan thăm dò lấy mẫu, phá mẫu trong đất đá và bê tông. 4. Khoan lắp đặt thiết bị. 5. Lắp đặt ống đục lỗ trong các hố khoan tiêu nước. 6. Thí nghiệm ép nước trong hố khoan. 7. Phụt gia cố, phụt màng chống thấm và phụt tiếp giáp. 8. Phụt sâu để xử lý đứt gãy. 9. Phụt các hang hốc và phụt lấp đầy phía sau lớp lót bê tông. 10. Công tác phụt phía ngoài vỏ thép và mặt tiếp giáp với bê tông 11. Khoan giảm áp.

1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan

Phần 0110 : Các yêu cầu chung Phần 0220 : Công tác đào hở Phần 0230 : Công tác đào ngầm Phần 0251 : Neo đá Phần 0252 : An-ke kéo sau Phần 0260 : Tiêu nước kết cấu Phần 0320: Công tác đắp Phần 0710 : Thiết bị quan trắc Phần 0430 : bê tông Phụt cho bu lông neo và đinh neo cho trong Phần 0251. Phụt cho an-ke kéo sau cho trong Phần 0252.

1.2.2. Công tác do nhà thầu khác thực hiện Lớp thép lót đường ống áp lực do các nhà thầu thiết bị cung cấp và lắp đặt. Các lỗ chừa sẵn để phụt vữa trong lớp thép lót được tạo ra trong quá trình sản xuất và các lỗ bổ sung nếu cần thiết sau này thuộc trách nhiệm của các nhà thầu nói trên. Sau khi phụt xong, các lỗ này sẽ được trám lại và sơn. Các công tác này cũng sẽ do nhà thầu sản xuất và lắp đặt ống thực hiện.. 1.3. CÁC ĐỊNH NGHĨA Hố phụt: Hố được khoan để bơm vữa vào trong nền của công trình. Hố tiêu nước: Hố được khoan vào nền hoặc bê tông nhằm thoát nước hay giảm áp lực nưóc. Hố khoan thăm dò: Hố khoan cho mục đích khảo sát hoặc lấy mẫu để đánh giá hoặc để thí nghiệm Hố khoan lắp đặt: Hố khoan phục vụ lắp đặt thiết bị. Công tác rửa: Làm sạch hố khoan bằng nước hay khí nén ở đáy hố để thổi bùn và bụi bẩn ra ngoài cho đến khi nước trong. Thí nghiệm ép nước toàn diện: Thí nghiệm ép nưóc được thực hiện trong các hố phụt, hố tiêu nước hoặc các hố khoan thăm dò được Chủ đầu tư chỉ định nhằm xác định hệ số thấm của đá và tính hiệu quả của công tác phụt. Thí nghiệm ép nước đơn giản: Thí nghiệm ép nưóc trong các hố phụt do Chủ đầu tư chỉ định để xác định tính hiệu quả của công tác phụt. Nước được bơm vào hố khoan đến khi đạt mức áp lực chỉ định. Phụt từ trên xuống: Tiến hành khoan đến độ sâu đã chỉ định, đặt nút và phụt, vữa phụt quanh hố khoan cần đầy để tránh việc sụp hố khi hố được rửa, sau đó rửa hố khoan, khoan hố đến độ sâu tiếp theo, đặt nút tại đáy đoạn phụt trước, hay vị trí mà Kỹ sư chỉ định, phụt cho đoạn kế tiếp, và tiếp tục lặp lại các chu kỳ khoan và phụt đúng theo yêu cầu.

Page 157: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 559

Phụt từ dưới lên: Tiến hành khoan đến độ sâu cuối cùng và kế tiếp phụt từ đáy hố lên phía trên với việc đặt nút tại độ sâu định trước. Phụt tiếp giáp: Bao gồm phụt áp lực phần tiếp giáp giữa bê tông với đá hoặc giữa bê tông của đường ống và mặt bê tông của nó, hay giữa lớp thép lót với bê tông xung quanh thông qua các lỗ khoan được khoan trong bê tông hay qua hệ thống ống chèn nhằm bảo đảm tất cả lỗ rỗng giữa bê tông và đá, giữa ống dẫn và nút, giữa lớp thép lót và bê tông phía ngoài được lấp đầy bằng vữa không co ngót. Phụt màng chống thấm: Phụt thành một bề mặt kéo dài trong đá để giảm thiểu lượng nước thấm. Phụt gia cố: Phụt lấp đầy các khe nứt, các khoảng hở hay các đường đứt đoạn trong đá bằng vật liệu bê tông để làm tăng cường độ cho khối đá và giảm tính thấm. Công tác này bao gồm cả việc phụt gia cố các đứt gãy. Phụt lỗ rỗng: Lấp đầy tất cả các hang hốc lỗ rỗng và khoảng trống còn lại vẫn chưa được trám được phía ngoài vỏ bọc bê tông. Phụt lấp đầy: Lấp đầy lỗ rỗng và khoảng trống giữa tiết diện khai đào và lớp lót vĩnh cửu của công trình ngầm. Áp lực phụt: Áp lực phụt được đo ở miệng hố khi phụt. Áp lực phụt hiệu dụng: Áp lực bơm vào hố được tính từ áp lực đo được ở trên bộ phận trữ và áp lực thủy tĩnh của dung dịch phụt. Trình tự khoảng cách: trình tự khép kín một màng phụt bằng cách khoan và phụt một hố ở giữa hai hố đã được khoan và phụt trước đó. Lượng tiêu hao đơn vị: Khối lượng vữa tiêu hao cho mỗi đơn vị dài của hố khoan. Tỉ lệ xi măng - nước: Tỷ số giữa khối lượng nước trên khối lượng xi măng và vật liệu gắn kết. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam sẽ được áp dụng hoặc các tiêu chuẩn của Hiệp hội thí nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ (ASTM); Hiệp hội quốc tế cơ học đá (ISRM). Chủ yếu 14TCN 82 -1995: Tiêu chuẩn kỹ thuật khoan phụt xi măng trong nền đá sẽ được áp dụng cho các công tác khoan phụt màng chống thấm, gia cố bề mặt nền đá để tăng sức chịu tải, giảm các đặc tính biến dạng của đá. 1.4.1. Standards and Specifications of the American Society for Testing and Materials (ASTM):

D 420 Standard Guide for Investigating and sampling Soil and Rock D 2113 Standard Practice for Diamond Core Drilling for Site Investigation D4220 Standard Practice for Preserving and Transporting Soil Samples C33 Specification for Concrete Aggregates C109 Test Method for Compressive Strength of Hydraulic Cement Mortars (Using 2

in. or 50 mm Cube Specimens) C150 Specification for Portland Cement

1.4.2. International Society for Rock Mechanics (ISRM) 1.4.3. American Petroleum Institute, Production department, API 13.B 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Kinh nghiệm và tay nghề Nhà thầu sẽ bảo đảm với Chủ đầu tư về kinh nghiệm trong việc khoan và phụt, đã từng thực hiện thành công các công việc tương tự và có các thiết bị cần thiết và bộ phân nhân viên lành nghề, ngược lại Nhà thầu sẽ thuê nhà thầu phụ có kinh nghiệm để tiến hành khoan và phụt. Nhà thầu phải có một kỹ sư không ít hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc khoan và phụt để giám sát, cùng với quản đốc có không ít hơn 5 năm cho công việc trên. Trừ khi có chỉ định cụ thể trong các bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt, các yêu cầu dưới đây sẽ là cơ sở kiểm tra cho công tác khoan và phụt vữa. 1.5.2. Kiểm tra chất lượng vật liệu Xi măng dùng cho phụt sẽ được kiểm nghiệm theo các chỉ dẫn Phần 0430. Các kiểm tra sau đây sẽ thực hiện cho mỗi lần được cung cấp bentonit: - Chỉ số dẻo. - Lượng qua rây đường kính lỗ 50μm. - Sự tương hợp của xi măng (cường độ sau 28 ngày phụt) 1.5.3. Thí nghiệm vữa phụt Chủ đầu tư có thể chỉ định thí nghiệm các vữa phụt được làm trong phòng thí nghiệm để làm rõ tính chất của vữa trước khi phụt. Vữa sẽ được lấy trong quá trình phụt để làm thí nghiệm trong phòng. Việc lấy

Page 158: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 560

mẫu sẽ được thực hiện ít nhất vào giai đoạn đầu của quá trình phụt và trình tự lấy mẫu ít dần khi đông đặc, chất lượng vật liệu phụt sẽ được làm rõ. Chủ đầu tư có thể chỉ định các thay đổi đối với vữa phụt, trên cơ sở kết quả thí nghiệm Nhà thầu sẽ làm 6 mẫu khối vuông cạnh 50mm cho mỗi thí nghiệm. Những khối vuông này sẽ được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm hiện trường để xác định chỉ số gia tăng cường độ của vữa. Công tác lấy mẫu và thí nghiệm mẫu thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc ASTM C109. Nhà thầu sẽ làm các thí nghiệm thường xuyên dưới đây suốt quá trình công việc để khẳng định vữa phụt thỏa mãn các chỉ tiêu yêu cầu:

Thí nghiệm Tần suất thí nghiệm (ứng với chiều sâu m hố)

- Thời gian đông đặc (ASTM C191) - Cường độ nén ASTM C109

Một thí nghiệm cho mỗi 500m (ít nhất hai lần mỗi tháng cho mỗi loại vữa)

- Độ thải nước và giản nở (CSA 23.2-1B) - Độ nhớt (CSA.2-1B) - Mật độ

Một lần mỗi ngày với mỗi loại vật liệu phụt)

Phân tích thành phần hạt (ASTM D922) Một thí nghiệm cho mỗi mét khối cát dùng trong vữa phụt

Nhà thầu sẽ chuẩn bị các báo cáo về các thí nghiệm này để trình cho Chủ đầu tư mỗi ngày. Trong quá trình phụt, Nhà thầu sẽ kiểm tra thường xuyên áp lực và ghi nhận các biến đổi. 1.5.2. Dung sai Hố được khoan trong phạm vi 20 cm từ vị trí chỉ định và không có sai số về độ sâu. Hố phụt nằm trong phạm vi 100 mm tại vị trí chỉ định. Ngoài trừ các chỉ dẫn khác của Chủ đầu tư, hố sẽ không nghiêng quá 5o so với phương yêu cầu 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN a) Tối thiểu 56 ngày trước khi bắt đầu công tác khoan và phụt, nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư: 1. Thiết bị và lắp đặt cho việc thực hiện và giám sát công tác khoan, thí nghiệm ép nước và phụt. 2. Giấy chứng nhận kỹ thuật của Nhà thầu và nhân sự được tuyển dụng cho công tác khoan và phụt. 3. Giấy chứng nhận chất lượng kỹ thuật cho tất cả các vật liệu dùng cho phụt. 4. Chương trình dự kiến thiết kế vữa trộn cho từng hạng mục công việc và kết quả thí nghiệm vữa trộn để phụt. b) Ít nhất 28 ngày trước khi bắt đầu, Nhà thầu sẽ đệ trình chương trình chi tiết đối với công tác khoan, thí nghiệm ép nước và vận hành phụt, trình bày các phương pháp dự kiến thực hiện, trình tự các công việc, áp lực phụt tối đa, tốc độ phụt, trình tự tăng áp (liên tục hay gián đoạn) và thành phần của vữa phụt ứng với mỗi hạng mục công việc. Phương pháp phụt sẽ được xác định bằng thí nghiệm tại chỗ được tiến hành với sự giám sát liên tục của Chủ đầu tư. c) Ít nhất 28 ngày trước khi bắt đầu, Nhà thầu sẽ đệ trình sổ tay công tác bảo đảm chất lượng trong đó mô tả chi tiết các phương pháp để bảo đảm chất lượng, bao gồm việc kiểm tra và thí nghiệm. d) Các ghi chép đối với công tác phụt được trình vào cuối mỗi ca phụt, thể hiện các hạng mục sau: 1. Các hố khoan: số hiệu, vị trí, cao trình miệng hố, góc nghiêng, thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc, các công việc kết thúc sau mỗi ca, quá trình khoan. 2. Nhân sự: máy móc thiết bị với các đặc tính chính. 3. Công tác phụt tiến hành bao gồm: Trộn vữa, mức độ phụt, khối lượng phụt với áp lực phụt tương ứng và trọng lượng vật liệu khô được hấp thụ. 4. Lấy mẫu và tiến hành thí nghiệm: Đối với thí nghiệm ép nước: độ sâu đặt nút, chiều dài đoạn thí nghiệm, đồ thị quan hệ lượng mất nước với thời gian, áp lực thí nghiệm, mực nước dâng trên nút suốt thời gian thí nghiệm nếu có. 5. Ghi nhận tất cả các sự cố xảy ra suốt thời gian khoan, thí nghiệm ép nước, phụt và tất cả các thông tin liên quan đến công việc. e) Nhật ký khoan và hình trụ hố khoan được mô tả trong phần trên được đệ trình cho Chủ đầu tư đối với các hố khoan thăm dò và lắp đặt trong vòng 48 giờ sau khi kết thúc hố. f) Việc ghi chép thí nghiệm ép nước được trình cho Chủ đầu tư trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc thí nghiệm. g) Việc ghi chép cho thí nghiệm phụt được trình cho Chủ đầu tư cho từng 48 giờ thí nghiệm. Hai tháng sau khi kết thúc mỗi phần công việc được xác định, Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư báo cáo kiểm tra chất lượng.

Page 159: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 561

2. VẬT LIỆU 2.1. XI MĂNG VÀ CÁC CHẤT PHỤ GIA Xi măng dùng là xi măng Porland theo qui định cho bê tông trong Phần 0430 - Bê tông. Xi măng sẽ thích ứng với nước sạch. Yêu cầu độ ổn định và nhiệt thủy hóa được loại bỏ. Tất cả xi măng cần qua rây 0.075 mm theo ASTM và không quá 10% giữ lại trên rây 40μm. Các chất phụ gia đúng theo tiêu chuẩn bê tông trong Phần 0430 - Bê tông. 2.2. NƯỚC Nước để trộn vữa tuân theo yêu cầu của nước cho bê tông được nêu trong Phần 0430- Bê tông. 3. CÁT Cát dùng để trộn vữa là cát trát tường có được bằng cách cho cát qua rây 1.25 mm và phải đáp ứng yêu cầu theo ASTM C33 hoặc TCVN tương đương. 2.4. PHỤ GIA Sử dụng phụ gia thương mại có sẵn như phụ gia giãn nở hay đông chậm cần thỏa thuận với Chủ đầu tư và tuân thủ theo các chỉ dẫn trong Mục 0430. Các phụ gia giãn nở hay đông chậm dùng để phụt gia cố sẽ là một trong các sản phẩm sau đây hay tương đương. INTERPLAST N sản xuất bởi công ty hóa học SIKA INTRUSION AID sản xuất bởi công ty C.C. Khi sử dụng các phụ gia, Nhà thầu cần đệ trình kết quả các thí nghiệm chứng tỏ được tính hiệu quả và lợi ích của sản phẩm. Các sản phẩm có thành phần hóa học mà Chủ đầu tư không được biết sẽ không được sử dụng 2.5. BENTÔNIT Bentônit dùng trong công tác phụt sẽ không chứa chất nào có khả năng kiềm chế sự đông đặc của xi măng và thành phần hạt phải không lớn hơn 80μm. Bentônit cần có các chỉ số dẻo lớn hơn 400. Bentônit sẽ được đóng thành bao được lưu trữ theo qui định cho xi măng (Phần 0430). 2.6. CÁC HÓA CHẤT Các hóa chất như gien silicat, nhựa hữu cơ hay sô đa silicat có thể được sử dụng nếu cần thiết và phải được Chủ đầu tư chấp nhận. 2.7. VỮA PHỤT 2.7.1. Thành phần Tỉ lệ vật liệu dùng để pha trộn vữa và sự điều chỉnh suốt thời gian phụt sẽ Nhà thầu đề nghị và được sự đồng ý của Chủ đầu tư hoặc theo chỉ dẫn cụ thể trong Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. Tỷ lệ sẽ được thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế ở hiện trường. Trừ các yêu cầu chi tiết cũng như các hướng dẫn cần thiết sẽ được Chủ đầu tư cung cấp trong các Bản vẽ thi công, Nhà thầu cần đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Trừ khi có chỉ định khác, vữa gồm sự pha trộn hỗn hợp xi măng portland sạch, với 1% trọng lượng các thành phần phụ gia đông chậm, trương nở và nước. Tỷ lệ xi măng và nước (XM/N) được ước tính thay đổi từ 1.5:1 đến 0.5:1 theo khối lượng. 2. Khi dùng Bentônit, bentônit sẽ được trộn với nước trước khi thêm xi măng. 3. Tất cả các vữa phụt được pha trộn ít nhất 2 phút trước khi thành phần cuối cùng cho vào máy trộn. 4. Vữa phụt cho mỗi loại phụt bao gồm các thí nghiệm sau: - Độ lắng là tỷ số giữa thể tích nước thoát ra phía trên vữa với thể tích tổng cộng trong một ống thí nghiệm thể tích 1 lít có đường kính 6 cm, sau thời gian 20, 40, 60, 80, 100, 120 phút và sau khi đông đặc. - Thời gian ngưng kết. - Đông đặc xác định bằng hình nón tiêu chuẩn Marsh.( đường kính 4.75mm). - Dung trọng. - Cường độ kháng uốn và kháng nén một trục trên mẫu kích thước 4x4x16 sau 28 ngày. - Tính tương hợp giữa các thành phần khác nhau. 5. Các hỗn hợp thí nghiệm sẽ được tiến hành bằng cách sử dụng máy trộn mà tái tạo cùng một dòng rối cao như máy trộn tại hiện trường, và dùng cùng loại vật liệu được dùng thực tế tại thực địa.

Page 160: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 562

6. Thành phần vật liệu phụt sẽ được điều chỉnh theo điều kiện thực tế. 7. Vữa trộn sẽ là vữa đảm bảo ổn định. 2.7.2. Tiêu chuẩn 1. Thời gian đông đặc nhỏ hơn 24 giờ. 2. Độ đông đặc sau 2 giờ nhỏ hơn 5%. 3. Độ nhớt: Được hiệu chỉnh tùy theo mỗi hạng mục công việc trong phạm vi 30-50s với sai số ±5s. 4. Cường độ kháng nén sau 28 ngày: - Phụt gia cố, phụt tiếp giáp, phụt hang hốc, phụt sau lớp lót thép và những hạng mục phụt xen kẹp lớn hơn 5 MPa. - Các hạng mục khác (phụt màng chống thấm) >2MPa. 2.8. VỮA CHÈN KHÔ Vữa để chèn lấp khô gồm 1 phần thể tích xi măng với 2.5 phần thể tích cốt liệu mịn qua rây 1.2 mm cùng với một lượng nước vừa đủ để tạo ra vữa mà sẽ liên kết với nhau khi được vê thành một viên bi bởi áp lực nhỏ của bàn tay, nước không thoát ra nhưng bàn tay sẽ hơi bị ẩm. 2.9. ỐNG THOÁT NƯỚC CÓ XẺ RÃNH 1. Ống thoát nước có đường kính trong 50 mm, dày 4 mm bằng PVC. 2. Các rãnh khía rộng 0.5 mm, có diện tích 5,000 mm2cho một mét dài của ống. 3. Ống thoát nước dài 2000mm không có rãnh ở hai đầu sẽ được đặt ở miệng hố khoan. 2.10. HÒM MẪU Hòm mẫu làm bằng gỗ, có thể chứa được 5 m mẫu trên các ngăn dài 1 m, có vách ngăn gỗ phân cách các ngăn. 3. THỰC HIỆN 3.1. THIẾT BỊ 3.1.1. Thiết bị khoan 1. Tất cả các thiết bị khoan phải được Chủ đầu tư chấp nhận. Nó phải thích hợp cho thao tác trên mặt lẫn trong lòng đất, trên mọi hướng. 2. Đối với các hố phụt, thiết bị khoan đập hay khoan xoay bơm rửa có thể được dùng theo sự lựa chọn của Nhà thầu. Khi không yêu cầu lấy mẫu có thể dùng thiết bị khoan xoay phá mẫu, miễn là hố khoan phải nhẵn để nút được gắn kín khi thực hiện thí nghiệm ép nước. 3. Thiết bị khoan cho các hố khoan khảo sát và khoan lắp đặt thiết bị có khả năng lấy mẫu đất, đá, bê tông và sẽ bao gồm các thiết bị có thể khoan xoay lấy mẫu kích thước HX bằng các mũi khoan nòng đôi hay nòng ba đến một chiều sâu nhỏ nhất là 100m với góc nghiêng 00 và 70o so với phương đứng và 50m về tất cả các hướng. 4. Nhà thầu sẽ cung cấp máy bơm đủ công suất và trữ khí nén để đảm bảo cung cấp khí và nước liên tục cho công tác khoan và phụt tại mọi thời điểm. Thiết bị phải có khả năng duy trì áp lực nước và ống cung cấp áp lực khí tối thiểu 1000 kPa. 3.1.2. Thiết bị thí nghiệm ép nước 1. Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả các thiết bị cần để tiến hành thí nghiệm ép nước, như đã chỉ dẫn trong phần 3.3, bao gồm các nút đơn và đôi và các thiết bị khác cần cho các hố khoan có kích thước khác nhau được khoan trong đá hoặc bê tông để khoan khảo sát, phụt hay lắp đặt thiết bị. 2. Thiết bị bố trí gồm một đường ống cung cấp nối vào nút, một van để hiệu chỉnh áp lực, đồng hồ lưu lượng, các khoá van, đồng hồ áp lực. 3. Đồng hồ lưu lượng thuộc loại đĩa đơn bằng đồng, một kim ngắn quay một vòng ứng với 250 lít nước, một kim dài một vòng ứng với 25 lít nước và sẽ được trang bị một bộ đo tổng lưu lượng định cỡ đến me ga lit và một nút xóa về 0. Đường kính của đĩa quay số không bé hơn 150mm, một cái lọc được lắp vào ống cấp nước, phía trên của đồng hồ để ngăn cản cát và các vật liệu có hại khác vào đồng hồ. Nhà thầu sẽ kiểm tra tính chính xác của đồng hồ lưu lượng với giám sát của Chủ đầu tư trước khi bằt đầu công việc và sẽ cung cấp các ghi nhận về sự định cỡ. 4. Đồng hồ áp lực có phạm vi đo từ 0 đến 1000kPa. 5. Máy bơm sử dụng có thể tạo một áp lực không thay đổi khi bơm một lưu lượng nước từ 0 đến 250 l/ph ở các áp lực từ zero đến 1000kPa và 100l/ph ở 2MPa. 6. Nhà thầu sẽ chuẩn bị sẵn các bộ nút dài từ 1m đến 1.5m để bảo đảm cho các thí nghiệm ép nước trong các đới nứt nẻ nơi mà các nút ngắn không đáp ứng yêu cầu. 3.1.3. Thiết bị phụt

Page 161: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 563

Loại và kích thước của thiết bị phụt phải được Chủ đầu tư chấp thuận, có thể pha trộn và khuấy một cách thật hiệu quả. Thiết bị phụt được đặt gần miệng hố khoan. Công tác phụt được tiến hành bằng phương pháp trực tiếp, mỗi máy bơm được giành riêng cho một hoạt động phụt. Mỗi trạm phụt sẽ bao gồm các thành phần cơ bản sau:

- Một máy trộn. - Một máy khuấy. - Một đồng hồ lưu lượng. - Một máy bơm tuần hoàn. - Một máy bơm hoạt động. - Đồng hồ đo áp lực khí, nước, đường ống phụt. - Van điều khiển, kiểm tra. - Các ống cần thiết, phụ tùng, nút và các ống mềm. - Bộ lắp ráp ống trữ tuần hoàn.

Các máy trộn có tốc độ tối thiểu là 1000 vòng/ph được lắp một bộ đo chính xác đọc được từ vài lít đến hàng chục lít, nhằm kiểm tra lượng nước pha vào vật liệu phụt. Bộ phận trộn được lắp bởi một bồn trộn để giữ vật liệu phụt không bị lắng đọng. Máy trộn và máy khuấy có khả năng xử lý các hỗn hợp xi măng, cát với tỷ lệ xi măng: từ 0.4:1 đến 2:1 theo khối lượng. Bồn trộn sẽ có công suất lớn hơn bộ phận pha 50%, có chia khoảng theo lít, giá trị khoảng chia không lớn hơn 5 lít. Hệ thống đường ống cho bộ phận pha và trộn được xếp đặt sao cho có thể đo đạc được lượng nước cung ứng cho chúng. Đồng hồ lưu lượng thuộc loại đĩa đồng đơn hay tương đương với 1 kim quay dài ứng với 1 vòng quay 10 lít và một kim quay ngắn ứng với 1 vòng quay 100 lít có lắp đặt bộ đo tổng lưu lượng và một nút bấm về 0. Đường kính đĩa đo sẽ không bé hơn 150mm. Một lưới lọc có van sẽ được lắp vào ống phía trước đồng hồ để ngăn cát và những thành phần ma sát vào đồng hồ. Máy bơm thuộc loại trục vít xoắn đơn với bộ dẫn hướng thủy lực hay điện có vận tốc thay đổi, hay một thiết bị tương đương. Vài máy bơm có thể bơm vật liệu phụt đậm đặc với trọng lượng cát gấp đôi trọng lượng xi măng cho mỗi mét khối. Khi hoạt động độc lập, máy bơm vữa có thể tạo ra áp lực dòng chảy 1000 kPa ứng với lưu lượng đạt đến 150l/ph. Áp lực có thể được điều chỉnh từ 0.1MPa đến 7MPa với độ nhạy 25kPa đến 0.5MPa hoặc 50kPa đến trên 0.5MPa. Khi đang hoạt động, máy bơm không được thể hiện sự sai khác áp lực lớn 10% áp lực phụt yêu cầu. Đồng hồ áp lực phụt đạt chất lượng cho công tác cường độ cao. Sự chia độ của đồng hồ áp lực phụt và đồng hồ áp lực chính phải giống nhau, cả hai có thể được thay thế khi có yêu cầu, cho phù hợp với áp lực phụt. Tất cả đồng hồ lắp đặt trên chu trình phụt cần được bảo vệ bằng bộ bảo vệ loại có màng lấp đầy glycerin hay tương đương. Nhà thầu sẽ cung cấp một đồng hồ chuẩn để kiểm tra các đồng hồ khác khi Chủ đầu tư yêu cầu. Bộ phận trữ thuộc loại tuần hoàn bao gồm một phần tăng áp từ máy bơm đến bộ phận trữ, và một phần không tăng áp để đưa chất liệu phụt dư thừa về bộ phận trộn nhằm tái sử dụng. Tại đầu của mỗi cột phụt được lắp van kiểm tra, đồng hồ áp lực, cả hai đều được đọc và ghi trực tiếp. Vữa được bơm từ phần đầu của bộ phân trữ nối qua đường phân phối được quan sát bởi một đồng hồ áp lực Áp lực phụt sẽ được duy trì theo áp lực yêu cầu bằng van điều tiết dòng trả về, van được điều chỉnh bằng tay hoặc tự động. Ống, van và khớp nối các loại có khả năng chịu đựng áp lực lớn, áp lực phụt cực đại 50%. Nút phải bảo đảm độ kín nước cho hố khoan, dưới áp lực cực đại. Đường kính nút cần phải phù hợp để dùng trong các hố khoan ở thực địa. Ống nối cho phép chuyển dung dịch phụt qua nút mà không gây ra tổn thất áp lực. Phương tiện truyền tin bằng điện thoại trực tiếp giữa các điểm phụt và trạm bơm cần được cung cấp khi thông qua trực tiếp bằng lời nói bị cản trở vì khoảng cách. Tất cả thiết bị phụt cần được bảo trì nhằm bảo đảm hoạt động liên tục và hiệu quả suốt thời gian phụt. Thiết bị phụt cần được bảo quản sạch sẽ, không bị đóng cặn đông cứng của vữa, thuộc loại và kích thước được thỏa thuận, có khả năng bơm liên tục lẫn gián đoạn dưới áp lực hay không áp lực (dưới trọng lực). Trước mỗi thí nghiệm ép nước hay phụt, toàn bộ sơ đồ phụt sẽ được kiểm tra để phát hiện các tắc nghẽn. Đồng hồ áp lực cũng phải được kiểm tra. 3.2. KHOAN 3.2.1. Khoan để phụt

Page 162: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 564

1. Hố khoan phụt có đường kính tối thiểu 50mm hay như thể hiện trên bản vẽ thi công. 2. Vị trí, phương, độ sâu của mỗi hố phụt chống thấm, phụt gia cố sẽ được Chủ đầu tư chỉ dẫn hoặc thể hiện trên bản vẽ thi công. Trình tự và cách thức mỗi hố khoan theo sự chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 3. Các hố phụt tiếp giáp giữa bê tông và đá sẽ được khoan xuyên qua bê tông và vào đá 250mm. 4. Không được phép khoan qua bê tông ít hơn 7 ngày tuổi, trừ khi ống đã được đặt trước vào bê tông nói trên. 5. Trường hợp nước mất hoàn toàn trong quá trình khoan, tạm thời ngừng khoan và tiến hành phụt ngay đoạn mất nước. 6. Không được dùng dầu bôi trơn các loại cho cần khoan. Không cho chất phụ vào nước khoan khi không được cho phép. 7. Sau khi kết thúc công tác khoan, hố sẽ được rửa bằng nước và khí nén ở áp lực 0.7Mpa cho đến khi nước trong, không có sạn đá dăm hoặc các chất rắn khác. 8. Sau khi kết thúc khoan và rửa hố, Nhà thầu lập tức cho đóng nắp hố khoan bằng một nút gỗ hoặc thép nhằm tránh sự xâm nhập của bùn, vật liệu phụt, nước mặt hay vật chất khác vào hố. 9. Khoan các hố phụt màng chống thấm hay phụt gia cố sẽ không được khởi sự cho đến khi hoàn tất việc phụt tiếp giáp trong phạm vi 10m sau 72 giờ, 10. Khi Chủ đầu tư chỉ thị, chất liệu phụt sau khi được đông kết sẽ được khoan lại để thí nghiệm ép nước hay để phụt lại hố đã phụt không được khoan tiếp trước 12 tiếng từ khi phụt . 3.2.2. Khoan các hố tiêu nước 1. Hố khoan tiêu nước sẽ được khoan như chỉ định hoặc đã thể hiện trên bản vẽ thi công. 2. Trừ khi có yêu cầu khác, hố tiêu nước chỉ được thực hiện sau khi công tác phụt đã hoàn tất ở một khoảng cách 40m hay khoảng cách mà Chủ đầu tư đưa ra nơi điều kiện địa chất yêu cầu . 3. Hố khoan tiêu nước sẽ được khoan không sớm hơn 7 ngày sau khi hoàn tất mọi công tác phụt trong phạm vi cách hố tiêu nước 20m. 4. Hố tiêu nước sẽ được rửa sạch bằng nước. 5. Nước áp lực thấp sẽ được luân chuyển thông qua các rãnh lân cận quanh phạm vi phụt để ngăn ngừa chất liệu phụt tích tụ bên trong các rãnh. Sau khi công tác phụt kết thúc, các rãnh này sẽ được rửa sạch. Nếu đầu ống bị tắc nghẽn, thì phải bỏ đi và khoan hố khác thay thế theo chỉ định. 6. Ống có rãnh được đặt vào hố tiêu nước theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 7. Sau khi đổ bê tông lớp lót tuynen tại chỗ và trước khi phụt gia cố, 30% các hố tiêu nước được bố trí cho các đoạn tiêu nước của tuynen thể hiện trên bản vẽ mời thầu sẽ được khoan xuyên qua lớp lót nơi Chủ đầu tư chỉ định và hoàn tất đổ bê tông trong vòng 7 ngày hay khi lớp lót đã thi công được 50m cách vị trí đổ bê tông ban đầu bất luận phần nào được thi công trước tiên. Khoan bằng thiết bị cầm tay để tránh xáo trộn đến tiến trình đổ bê tông lớp lót và chỉ rửa hố khoan sau khi đã phụt gia cố. Phần còn lại của các hố tiêu nước sẽ được khoan trong phạm vi 14 ngày sau công tác phụt gia cố. 8. Sau khi phụt lấp đầy lớp lót bọc tuynen và trước khi phụt gia cố, một phần các hố tiêu nước trong các khu vực thoát nước như thể hiện trên bản vẽ mời thầu sẽ được khoan xuyên qua lớp lót và vào đá 10cm và được trang bị áp kế ở những nơi Chủ đầu tư chỉ dẫn. Các hố khoan tiêu nước này sẽ hoàn thành trong vòng 7 ngày hay khi lớp lót thi công được 50m cách vị trí đổ bê tông ban đầu bất luận nơi nào đổ bê tông trước tiên. Khoan bằng thiết bị cầm tay để tránh xáo trộn tiến trình đào tuynen và chỉ được rửa sau khi phụt gia cố. Phần còn lại của các hố tiêu nước được khoan trong 3 đến 14 ngày sau khi phụt gia cố. 3.2.3. Khoan lỗ cho các an-ke Nhà thầu phải khoan các hố khoan theo các điều kiện kỹ thuật nêu ra trong Phần 0251 và 0252. Đậy các hố khoan cho đến khi bắt đầu các công tác neo an-ke.. 3.2.4. Khoan phục vụ khảo sát và lắp đặt thiết bị quan trắc Khoan khảo sát được tiến hành bằng các thiết bị như đã chỉ dẫn. Hố khoan có thể bao gồm các hố khoan xoay lấy mẫu kích thước tối thiểu với việc sử dụng ống khoan nòng đôi, nòng ba, nếu việc giới hạn là không cần thiết. Nước sẽ được sử dụng làm dung dịch khoan. Đối với khoan lắp đặt, hố phải được làm sạch trước khi lắp đặt thiết bị. Các hố khoan giảm áp phải được khoan đến hết chiều dài quy định và được làm sạch trước khi lắp đặt các ống PVC có gân đường kính 75mm hoặc 100mm theo Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Nhà thầu sẽ chuẩn bị theo thỏa thuận các sổ nhật ký khoan cho tất cả hố, bao gồm các thông tin sau:

- Số hiệu hố. - Các kích thước hố. - Độ sâu tiếp giáp bê tông. - Tốc độ khoan. - Thời gian ngừng máy.

Page 163: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 565

- Bản chất, vị trí và các đặc trưng vật liệu phát hiện trong các hố khoan. - Vị trí gặp nước. - Vị trí gặp mùn khoan hay mất nước. - Việc xuất hiện các thể ngoại lai. v.v.... - Sự cố bất thường xảy ra trong quá trình khoan.

Nhà thầu phải giữ sổ ghi chép sạch sẽ, hình trụ hố khoan cần chuẩn bị theo hình thức được Chủ đầu tư chấp thuận. Mẫu được lưu trong hòm mẫu như mô tả trong phần 2.9. Mẫu sẽ được đặt vào các hòm mẫu đặt trước, theo một trình tự thu được từ hố khoan. Các mảnh dăm cục sẽ được lắp lại dù nứt nẻ, và được sắp xếp theo đúng vị trí ban đầu của chúng. Các vách ngăn bằng gỗ hay bằng vật liệu đã thỏa thuận, đánh dấu bằng nhãn không thấm nước các vị trí mất mẫu hoặc được lấy đi để thí nghiệm. Mẫu bị vỡ khi xếp vào hòm, cần ghi rõ ràng trên nhãn không thấm ở hai đầu của đoạn vỏ. Hòm mẫu giữ cho mẫu cố định khi nắp hòm được đậy. Mỗi hòm ghi rõ tên công trình vị trí khoan, tên và độ sâu hố Mẫu đặt trong hòm được chụp ảnh màu, mỗi hòm một ảnh với các nhãn ghi rõ tên công trình, tên hố, độ sâu đầu cuối của mẫu trên mỗi hòm. Mẫu cần làm ướt nhằm phục hồi màu sắc trước khi chụp Sau khi kết thúc khoan, hòm mẫu đưa vào kho chứa mẫu ở hiện trường 3.3. RỬA HỐ VÀ THÍ NGHIỆM ÉP NƯỚC Trước khi bắt đầu phụt, hố khoan cần được rửa bằng nước sạch để lấy ra hết sạn và bùn lắng đọng qua một ống đưa xuống tận đáy hố. Việc rửa hố tiếp tục cho đến khi xác nhận nước trào lên đã sạch. Trước khi phụt, Chủ đầu tư có thể yêu cầu thí nghiệm ép nước đối với một số hố, thí nghiệm ép nước cũng được thực hiện đối với hố khoan khảo sát khi được chỉ định. Trình tự chung cho thí nghiệm ép nước như sau:

1. Chiều dài đoạn thí nghiệm là 5m hoặc theo sự chỉ định, nút đơn dùng cho thí nghiệm ở phần đáy của hố, nút đôi dùng cho bất luận đoạn nào của hố. 2. Nước thí nghiệm phải sạch. 3. Nước được bơm vào đoạn thí nghiệm với áp lực được điều chỉnh từng cấp để đạt đến áp lực hiệu dụng không đổi ở phần trên của đoạn thí nghiệm. 4. Ghi nhận và kiểm tra mực nước phía trên nút. 5. Nút phải được thay và làm lại thí nghiệm nếu quan sát thấy sự giao động

Đối với hố khoan khảo sát khi được chỉ định, thí nghiệm ép nước toàn diện sẽ được làm, nước sẽ được bơm vào hố với số cấp tăng dần theo hướng dẫn cụ thể (thông thường là 4 - 5 lần) đến áp lực được chỉ định và sau đó giảm dần theo cùng các cấp trên để đạt áp lực zero, áp lực được duy trì cố định trong 5 phút tại mỗi cấp áp lực tăng và giảm, lưu lượng sẽ ghi nhận với khoảng cách 1 phút. Áp lực tại thời điểm nước bắt đầu chảy trong giai đoạn tăng áp và áp lực vào lúc nước ngừng chảy trong giai đoạn giảm áp phải được quan sát và ghi nhận Nhà thầu sẽ chuẩn bị biểu mẫu ghi chép thí nghiệm ép nước hàng ngày theo một hình thức đã được chấp nhận cho tất cả thí nghiệm. Số liệu cho mỗi thí nghiệm bao gồm:

1. Số hiệu hố khoan. 2. Độ sâu đặt nút. 3. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm 4. Mực nước (nếu có) trong hố trước và sau thí nghiệm. 5. Mực nước (nếu có) phía trên nút trong quá trính thí nghiệm. 6. Độ cao vị trí đồng hồ đo áp. 7. Tổn thất áp lực giữa đồng hồ đo áp và đoạn thí nghiệm (trong ống, các khớp nối T, góc cong, khớp nối, van...) 8. Áp lực đo được ở cao trình miệng hố. 9. Lượng nước bơm vào ở mỗi cấp áp lực và lượng nước bơm tổng cộng. 10. Thời gian thí nghiệm của mỗi cấp áp lực. 11. Dòng chảy từ hố khoan lân cận, khe nứt hay những nứt nẻ khác.

3.4. PHỤT VỮA 3.4.1. Tổng quát Kiểm tra áp lực sẽ được yêu cầu suốt quá trình phụt vì sự quá áp cục bộ có thể làm vỡ hay uốn cong các kết cấu lớp lót bê tông hay thép, hoặc làm nứt nẻ đá, máy ghi biểu đồ áp lực Trừ phụt lấp đầy các loại phụt khác sẽ không được thực hiện trong phạm vi 20m tính từ rìa của phần công trình bê tông chưa hoàn chỉnh hay phạm vi 20m của phần bê tông chưa đủ 28 ngày tuổi.

Page 164: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 566

Không được phụt từ một máy bơm vào trong hơn một hố khoan tại một thời điểm. Thiết bị trộn, chứa và bơm vật liệu phụt sẽ được đặt gần khu vực cần xử lý. Tất cả ống nối các thiết bị đến khu cần xử lý sẽ được bảo vệ bất kỳ lúc nào thấy cần để giảm thiểu nhiệt độ tăng lên trong ống và vật liệu phụt. Khi cần Nhà thầu sẽ dùng chất phụ gia để làm chậm sự ninh kết ban đầu của vữa. Nhà thầu sẽ cung cấp dụng cụ phễu hình nón và nhiệt kế để Chủ đầu tư kiểm tra độ sệt và nhiệt độ của vữa bất kỳ lúc nào. Các giới hạn có thể áp dụng sẽ được lập ra từ phòng thí nghiệm hay các thí nghiệm hiện trường trước khi bắt đầu công việc. Hỗn hợp vữa dùng để phụt tiếp giáp, phụt gia cố hay phụt màng chống thấm sẽ được chọn và thay thế khi có chỉ thị. Trình tự sau đây cần được tuân thủ, Chủ đầu tư có thể sửa đổi những tiến trình này nhằm đạt hiệu quả phụt tối ưu. Một khi bắt đầu việc phụt sẽ được tiếp tục cho đến khi đạt đến tiêu chuẩn được xem như vữa không còn tiêu hao. Suốt quá trình phụt, Nhà thầu phải đề phòng thiết bị phụt và các đường ống bị tắc. Do vậy Nhà thầu sẽ luân phiên phụt và rửa theo chu kỳ cả hệ thống bằng nước. Nếu một hố có lượng vữa tiêu hao không bình thường và vữa không còn tiêu hao được, Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư lập tức và giảm tốc độ phụt hay tiến hành phụt gián đoạn hay cách khác do Chủ đầu tư chỉ định. Khi tiến hành thí nghiệm ép nước và các công tác phụt, ngoài phụt tiếp giáp được tiến hành lân cận lớp lót thép, tất cả các cửa của lớp lót sẽ được mở để chống sự gia tăng áp lực lên lớp lót. Nhiệt độ vữa phụt sẽ không tăng quá 35oC khi phụt. Khoảng thời gian từ lúc hoàn tất việc pha trộn vữa phụt đến lúc bơm vữa vào hố khoan sẽ không vượt quá khoảng thời gian tối đa đã ổn định trong phòng thí nghiệm qua việc thí nghiệm thời gian đông đặc cho mỗi loại vữa. Vữa phụt giữ lại trong bồn, máy bơm hay ống quá lâu sẽ được loại bỏ. 3.4.2. Các rò rỉ và sự liên thông của các hố khoan Nếu trong quá trình phụt với một cấp áp lực nào đó, vữa phụt được phát hiện chảy ra ở hố phụt lân cận, các hố này sẽ được để hở đến khi vữa phụt trào ra có cùng độ đặc với vữa được phụt vào lúc đó. Các hố sẽ được đóng lại và phụt tiếp đến khi hoàn tất, áp lực trong các hố liên thông không vượt áp lực cực đại được chỉ ra cho các hố khoan này. Các hố liên thông cũng được rửa và thí nghiệm ép nước để xác nhận chúng đã được phụt một cách thỏa đáng. Nếu trong quá trình phụt ở một cấp áp lực nào đó nếu phát hiện vữa phụt thoát ra từ các khe nứt lỗ hổng trên bề mặt đá, các dòng rò rỉ như vậy Nhà thầu phải bịt lại. Tại hiện trường Nhà thầu phải có đủ các nêm gỗ, vải, và vật liệu khác để bịt trám các khe hở trên mặt. 3.4.3. Phụt khe nứt Phụt khe nứt nhằm ngăn cản lượng nước quá lớn chảy trong tuynen hay giếng xuyên qua đá và để ngăn dòng chảy trước khi mở móng nếu hố khoan thăm dò xác nhận rằng nước chảy vào quá lớn cần phải ngăn lại. Việc ngăn chặn nước xuyên qua các khe nứt thông đến lớp lót bê tông sẽ được thực hiện trước việc phụt gia cố trừ khi có chỉ định khác của Chủ đầu tư. Các hố có đường kính tối thiểu 38mm sẽ được khoan đến độ sâu cần thiết. Khoảng cách hố và trình tự thực hiện sẽ được nêu chi tiết trên bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư sẽ chỉ dẫn. Nguồn nước chảy vào sẽ được xác định bằng thí nghiệm ép nước. Áp lực phụt tối đa cần phải lớn hơn bất kỳ áp lực ngược nào và sẽ do Chủ đầu tư quyết định. 3.4.4. Phụt sâu Phụt sâu sẽ được tiến hành cho các công trình ngầm nơi mà các hố dẫn hướng xác nhận có đá kém chất lượng, nứt nẻ mạnh, thấm lớn và những nơi Chủ đầu tư yêu cầu. Việc phụt sâu có thể tiến hành trên mặt hay dưới đất tùy theo Chủ đầu tư chỉ định. Phụt sâu được tiến hành theo trình tự từ trên xuống và áp lực sử dụng cần được Chủ đầu tư chấp thuận. Nếu áp lực không thể được nâng lên với vữa phụt đưa ra lúc đầu, vữa phụt sẽ được làm đậm đặc dần với việc bổ sung xi măng và việc phụt sẽ tiếp diễn ở tốc độ phụt cố định đến khi đạt áp lực cực đại. Nếu suốt quá trình làm đậm đặc vữa phụt, áp lực gia tăng một cách nhanh chóng, phải làm giảm tức thời độ sệt vữa phụt và nếu cần sẽ bơm nước để tránh hiện tượng bịt kín sớm. Độ sệt của vữa phụt sẽ được thay đổi bất cứ lúc nào do Chủ đầu tư yêu cầu nhằm thích ứng với đoạn phụt. 3.4.5. Phụt lấp đầy Phụt lỗ rỗng sẽ được thực hiện trước các loại phụt khác, trừ phụt khe nứt, nhưng không thể trước khi lớp lót được 28 ngày tuổi trừ khi Chủ đầu tư đồng ý. Các hố có đường kính không nhỏ hơn 38mm sẽ khoan qua lớp lót bê tông đến các độ sâu ghi chi tiết trên bản vẽ. Khoảng cách hố sẽ được thể hiện trên bản vẽ hay vị trí nào đó quanh chu vi của lớp lót theo Chủ đầu tư chỉ định nhằm đảm bảo lỗ rỗng được lấp đầy.

Page 165: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 567

Bổ sung vào các yêu cầu ở Phần 0430 cho công tác bê tông các công trình ngầm và việc ghi nhận các điểm cao ở các vòm bất luận khoảng trống nào được tìm thấy trong quá trình khoan sẽ được ghi vào nhật ký khoan phụt. Trường hợp lỗ rỗng lớn, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu khoan các lỗ khoan thoát khí, và đưa ống vào tận điểm cao nhất của khoảng trống. Phụt lỗ rỗng được tiến hành liên tục việc sử dụng tỉ lệ vữa và áp lực được Chủ đầu tư đồng ý. Nói chung công tác phụt được khởi đầu với hố khoan sâu nhất để bảo đảm không khí và nước được thoát ra. Khi có sự liên thông, các hố được mở ra cho đến khi vữa trào ra có cường độ sệt như vữa đang được phụt. Công tác phụt được tiếp diễn đến khi hố không thể tiếp nhận vữa phụt ở áp lực phụt cực đại đã qui định. Nơi có lỗ rỗng lớn, hỗn hợp cát xi măng (tỷ lệ 1:2 theo khối lượng) với tỷ lệ nước /xi măng là 1/1.5 hay tỷ lệ khác do yêu cầu của Chủ đầu tư sẽ được phụt. Nếu xét thấy việc phụt lỗ rỗng không hoàn hảo ở khoảng cách hố khoan đã được quy định, Chủ đầu tư có thể chỉ thị các hố bổ sung. Trừ khi Chủ đầu tư có yêu cầu khác, các hố phụt lỗ rỗng hoàn tất sẽ được giữ không cho xáo trộn trong thời gian ít nhất là 24 giờ trước khi khoan tiếp tục bắt đầu để lấp hố hay phụt gia cố. Trừ khi hố khoan sau đó có yêu cầu phụt loại khác chúng sẽ được lấp kín. Khoảng trống giữa đá và bê tông trên phần đỉnh của đoạn đường ống lót thép phải được phụt qua các lỗ khoan có đường kính tối thiểu 38mm sâu vào trong đá tối thiểu 5cm thông qua các lỗ đường kính 40mm trong lớp thép lót do Nhà sản xuất ống thép thực hiện. Các nhà thầu EM sẽ chịu trách nhiệm lấp đầy, bịt kín và hoàn thiện các hố khoan đã phụt này. 3.4.6. Phụt tiếp xúc và phụt gia cố Như trên bản vẽ hay được Chủ đầu tư chỉ thị, việc phụt gia cố sẽ được tiến hành và chỉ được bắt đầu sau khi phụt lỗ rỗng hoàn tất và không sớm hơn 28 ngày từ khi đổ bê tông. Nói chung phụt gia cố sẽ không tiến hành cho đến khi nào vữa phụt lỗ rỗng đã đông cứng và co ngót trong 3 ngày hay ít hơn khi Chủ đầu tư đồng ý, phụ thuộc vào mức độ vữa tiêu hao được ghi nhận suốt thời gian phụt lỗ rỗng. Để tiến hành phụt gia cố các hố riêng lẻ, các hố khoan đập được dùng cho phụt lỗ rỗng sẽ khoan lại và kéo dài thêm vào trong đá đến độ sâu ghi trong bản vẽ. Nói cách khác, nơi phụt lỗ rỗng không được thực hiện trước khi phụt gia cố, các hố khoan đập sẽ được khoan ở cấp đường kính không bé hơn 38mm. Nếu áp lực không thể nâng lên được với độ sệt vữa phụt đã chỉ định, vữa phụt sẽ được làm đậm đặc dần bằng cách bổ sung xi măng và công tác phụt sẽ tiếp tục ở tốc độ không đổi cho đến khi đạt đến áp lực cực đại. Độ sệt vữa phụt sẽ được thay đổi khi Chủ đầu tư chỉ định nhằm thích ứng với giai đoạn phụt. Không để xảy ra các trường hợp áp lực và tốc độ bơm tăng đột ngột hay áp lực trong hố phụt vượt quá áp lực phụt đã chỉ định. Trong trường hợp đá bị phá hủy do sự cẩu thả của Nhà thầu, Nhà thầu sẽ thực hiện theo các phương pháp sữa chữa theo sự chỉ dẫn của Chủ đầu tư mà không được thanh toán thêm. Công tác phụt ở mỗi giai đoạn sẽ được tiến hành liên tục theo trình tự đã thỏa thuận cho đến khi vữa phụt chảy ra ở hố khoan lân cận hoặc vữa không còn tiêu hao ứng với độ sệt và áp lực yêu cầu hoặc cho đến khi Chủ đầu tư đề nghị kết thúc phụt. Việc phụt để nối kết sẽ được thực hiện với hố khoan kế tiếp. Tiến trình này sẽ tiếp tục cho đến khi các lỗ rỗng được vữa phụt lấp đầy. Bê tông cần được đổ 28 ngày hay đạt cường độ 21MPa trước khi bắt đầu công tác phụt tiếp giáp. Áp lực phụt tiếp giáp sẽ được giới hạn từ 350kPa đến 500kPa hay nhỏ hơn khi Chủ đầu tư cho phép. Sau khi mỗi giai đoạn phụt kết thúc ở một hố nào đó, áp lực ngược sẽ được duy trì bằng cách đóng van vào ở miệng hố cho đến khi vữa phụt lắng đọng đầy đủ. Sau đó sẽ rửa hố, thí nghiệm và phụt lại nếu cần. 3.4.7. Phụt tiếp xúc cho Nút chặn Các hố phụt vữa màng chống thấm phải được khoan và phụt theo các thủ tục và trình tự được chỉ định. Nhìn chung hàng các hố phải chia theo chiều dọc Phụt màng chống thấm sẽ thực hiện theo phương pháp phụt từ dưới lên, khi đó hố phụt được khoan hết chiều dài và được phụt theo các bước từ đáy lên miệng hố. Việc liên kết với một hố cho phụt bước đầu phải làm với các nút đặt tại cao độ trên đáy hố theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Các liên kết cho các bước phụt tiếp theo được làm với việc đặt nút tại các cao độ cao hơn mức phụt đã làm theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Chiều dài bước phụt theo mức từ 5 m đến 15 m. Áp suất phụt vữa phải theo chỉ dẫn. Mức áp suất được chỉ dẫn sẽ khoảng từ 150 kPa đến 1000 kPa. Không được thay đổi đột ngột áp suất hoặc mức bơm. Sau khi chấm dứt bơm vữa, nút phải nằm tại chỗ cho đến khi vữa đạt độ đông đặc ban đầu của nó. Nhà thầu phải đảm bảo toàn bộ các khu vực phụt được giữ không có nước, vữa, bùn, dầu hay các vật liệu bỏ đi có nguồn gốc là loại dẫn nước và các vật liệu này cũng không đi vào bất kỳ bộ phận nào của các hạng mục khác, trong khi thi công cũng như khi hoàn thành.

Page 166: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 568

Phụt vữa màng chống thấm sẽ bắt đầu với tỉ lệ nước: xi măng bằng 3:1 theo thể tích. Áp suất sẽ tăng từ từ đến áp suất lớn nhất theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Nếu hố không kín sau 30 phút bơm với áp suất lớn nhất quy định, hoặc nếu áp suất lớn nhất không đạt, hỗn hợp vữa sẽ đổi tỉ lệ thành 2:1 và bơm tiếp tục trong 30 phút theo áp suất lớn nhất quy định. Tiếp tục bơm và thay đổi tỉ lệ hỗn hợp mỗi khoảng 30 phút cho đến khi vữa phụt tiêu hao nhỏ hơn 0.5 l/phút/m tại áp suất lớn nhất quy định đối với trình tự mỗi khoảng 30 phút. Nếu tỉ lệ nước : xi măng của vữa phụt bằng 0.6 : 1 được bơm 30 phút theo áp suất quy định và lượng vữa tiêu hao không giảm xuống đến mức quy định, sẽ bơm hỗn hợp thêm 30 phút nữa. Công tác phụt sẽ dừng lại tại các hố đó. Chủ đầu tư sẽ chỉ định vị trí các hố bổ sung. Trong khi khoan, thí nghiệm ép nước và phụt vữa, Nhà thầu phải có các bản ghi chép hàng ngày về vận hành để xem xét hiệu suất phụt trong quá trình của công việc. Các bản ghi chép này phải được nộp cho Chủ đầu tư hàng ngày và phải trình bày như sau:

- Vị trí các hố khoan và phụt - Hỗn hợp vữa phụt sử dụng - Tỉ lệ nước : xi măng - Áp lực phụt - Mức tiêu hao vữa - Khối lượng xi măng, cát, phụ gia, v.v… được phụt theo từng giai đoạn - Tên người đốc công phụ trách phụt vữa

3.4.8. Phụt chống thấm Các hố khoan phụt chống thấm phải được khoan và phụt theo nguyên tắc và trình tự quy định. Nói chung, các hố khoan sẽ phải được tách rời nhau. Trừ khi có chỉ dẫn khác của Chủ đầu tư, phụt chống thấm phải được thực hiện. Trong bước đầu tiên nút được đặt trên đáy hố. Đối với các bước tiếp theo, nút được đặt tuần tự tại các cao độ cao hơn. Chiều dài mỗi bước trong khoảng từ 5 đến 10m. Áp lực phụt trong khoảng 150Kpa min đến 1000 kPa max. Trong bất cứ trường hợp nào không cho phép tăng áp lực hoặc cường độ bơm một cách đột ngột. Khi dừng bơm vữa, nút được để lại tại vị trí ban đầu cho đến khi vữa bắt đầu ninh kết. Nhà thầu phải đảm bảo điều kiện không có nước, vữa rơi vãi, bùn, dầu hoặc bất kỳ các chất có hại nào trong có trong tất cả các khu vực tiến hành khoan phụt. Và phải đảm bảo các vật liệu nói trên không chảy vào các khu vực công tác khác trong khi thi công hoặc khi đã kết thúc. Phụt chống thấm sẽ được bắt đầu với tỉ lệ nước : xi măng 3:1 theo thể tích. Áp lực sẽ được tăng từ từ cho đến áp lực tối đa theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Nếu hố khoan đầy lên sau 30 phút bơm ở áp lực tối đa hoặc không thể đạt được áp lực tối đa , hỗn hợp vữa phải được thay đổi thành 2:1 và tiếp tục bơm với áp lực lớn nhất trong 30 phút. Việc bơm vữa phải được tiếp diễn và hỗn hợp vữa được thay đỗi trong mỗi 30 phút cho đến khi lượng tiêu hao vữa ứng với áp lực phụt lớn nhất quy định nhỏ hơn 0,5lit/phút.m/ chiều dài hố khoan cho 30 phút kế tiếp. Nếu vữa với tỉ lệ nước : xi măng 0,6:1 được bơm trong 30 phút tại áp lực lớn nhất quy định và lượng tiêu hao vữa không giảm xuống đến giá trị quy định, vữa phải được tiếp tục phụt thêm 30 phút nữa. Công tác phụt vữa sẽ kết thúc cho các hố này. Chủ đầu tư sẽ chỉ định vị trí các hố khoan phụt bổ sung. Trong quá trình khoan, thí nghiệm ép nước và phụt vữa , Nhà thầu phải làm các bản báo cáo hàng ngày để đánh giá hiệu quả và tiến độ công tác khoan phụt. Nhà thầu phải lưu giữ các bản báo cáo này và trình cho Chủ đầu tư khi có yêu cầu. Trong bản báo cáo cần ghi nhận:

- Vị trí các hố khoan và hố phụt - Vữa phụt sử dụng - Tỉ lệ nước / xi măng - Áp lực phụt - Lượng tiêu hao vữa - Khối lượng xi măng, cát, phụ gia phụt trong mỗi bước - Tên của đốc công.

Màn khoan phụt gia cố và chống thấm được xem là đạt yêu cầu khi lượng mất nước đơn vị q≤ 0.05l/ph/m với tỷ lệ đạt yêu cầu tại đoạn 1 là 100%, các đoạn tiếp theo đạt không dưới 90% Tổng chiều dài các hố khoan kiểm tra được lấy bằng 10% tổng chiều dài các hố khoan đã phụt vữa. Áp lực thí nghiệm ép nước tại các hố kiểm tra được lấy bằng 90% áp lực lớn nhất tại các hố khoan phụt tương ứng. 3.4.9. Chèn ống thoát nước

Page 167: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 569

Khi ống thoát nước có rãnh được lắp theo chỉ định khoảng trống giữa ống có rãnh và hố khoan sẽ được nêm chặt bằng một hỗn hợp hay vữa đoạn 1m từ miệng lỗ. Phần ống không có rãnh sẽ được dùng để tránh chất trám hay vữa vào ống Các hố khoan tiêu nước bị nghẹt trong quá trình thi công phải được thổi rữa hoặc khoan lại để hoạt động bình thường. 3.4.10. Ống chống hố khoan Tùy thuộc vào các điều kiện địa chất cụ thể có thể lắp đặt các ống chống cho các hố khoan. Việc sử dụng ống chống do Nhà thầu đề nghị và trình cho Chủ đầu tư phê duyệt. Trình tự khoan phụt tiếp xúc phía sau lớp thép lót Công tác phụt vữa này được tiến hành để đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa lớp thép lót và bê tông và để hạn chế sự rung động. Phụt vữa được tiến hành từ:

- Một hố khoan đường kính 40mm chừa sẵn tại phần đáy của lớp thép lót với khoảng cách bằng khoảng cách giữa các vành tăng cứng do nhà sản xuất thực hiện và được vít lại. - Các hố khoan tại tuyến tùy theo điều kiện hiện trường nếu phát hiện các lỗ rỗng giữa thép lót và bê tông. - Phụt tiếp xúc chưa được phép tiến hành khi chưa kết thúc công tác phụt lấp đầy được thực hiện từ các hố trên phần đỉnh của ống.

Yêu cầu phụt vữa vào các hố, thành phần vữa, áp lực phụt và trình tự thi công phải được trình cho Chủ đầu tư phê duyệt trước khi bắt đầu tiến hành. Trong suốt quá trình phụt vữa xung quanh các mặt tiếp xúc bê tông và thép lót, Nhà thầu phải kiểm tra cẩn thận và liên tục áp lực phụt và quan sát bề mặt bên trong của thép lót để có thể dừng công tác phụt kịp thời khi phát hiện lớp thép lót bị hư hại. Kết quả công tác phụt vữa sẽ được kiểm tra. Công tác này do nhà thầu cung cấp và lắp đặt ống thực hiện bằng cách gõ nhẹ búa vào lớp thép lót với sự hiện diện của nhà thầu xây dựng và Chủ đầu tư. Nhà thầu EM tiếp tục kiểm tra nếu phát hiện các khu vực bị rỗng, và khoảng hở giữa thép lót và bê tông vượt quá quy định theo thiết kế của lớp lót thép các hố khoan bổ sung sẽ được nhà thầu EM thực hiện. Nhà thầu xây dựng sẽ thực hiện công tác phụt vữa tại các hố này. Khi tất cả các công tác phụt vữa đã hoàn tất, Nhà thầu phải làm vệ sinh bề mặt thép, ren. Nhà thầu EM có trách nhiệm lấp, rửa và sơn các hố phụt. Trình tự tổng quát như sau:

- Tháo nút đậy, đặt măng sông để phụt và bảo vệ. - Khoan hố sâu 10cm vào bê tông qua các lỗ chừa sẵn trong thép lót. - Công tác phụt được bắt đầu từ phần bên dưới của thép lót. - Không khí, nước và vữa được thoát ra từ các hố khác cho đến khi nó đồng nhất với vữa phụt. - Bịt các hố và tiếp tục phụt. - Giữ nguyên áp lực phụt cho đến khi vữa lắng.

3.5. CÔNG TÁC KHÔI PHỤC VÀ LÀM SẠCH BỀ MẶT Khi hoàn tất công tác phụt và kiểm tra, các hố sẽ được rửa để loại bỏ các vật liệu long rời và sữa xi măng từ vữa phụt. Nhà thầu sau đó sẽ lấp các lỗ rỗng còn lại do việc tháo đi các khớp nối hay vật liệu long rời, hoặc các lỗ trong các ống lót bằng vữa phụt đậm đặc hay vữa chèn khô nhằm tạo bề mặt bằng phẳng ít nhất bằng bề mặt bê tông lân cận chưa bị xáo trộn hay bề mặt đá. Việc lấp đầy các hố khoan nghiêng phía trên thực hiện bằng phương pháp phụt có áp. Việc lấp các hố khoan xiên phía dưới được thực hiện thông qua các ống đưa vào tận đáy hố và rút ra một cách từ từ sau khi đã thổi sạch nước trong hố khoan. Nếu hố khoan có hiện tượng rỉ nước sau khi lấp hố, hố sẽ được khoan lại, phụt lại và lấp mà không có thanh toán thêm. Trừ các yêu cầu khác, tất cả các hố khoan khảo sát sẽ được lấp bắt đầu từ đáy hố bằng vữa đậm đặc. Miệng hố sẽ được chèn vữa khô sau khi lấp hố. 3.6. HỐ KIỂM TRA Để kiểm tra hiệu quả công tác phụt, Nhà thầu sẽ khoan các hố khoan bổ sung giữa 1 đến 3 ngày sau khi kết thúc phụt để thí nghiệm ép nước và có thể phụt bổ sung. Số lượng hố yêu cầu xấp xỉ 10% tổng số hố trên bản vẽ và sẽ được bố trí toàn khu vực phụt như chỉ dẫn bởi Chủ đầu tư.

Page 168: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 570

Các hố khoan kiểm tra lấy lõi nhằm kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động phụt sẽ được khoan theo yêu cầu của Chủ đầu tư ở bất kỳ vị trí, góc nghiêng và độ sâu nào đó trong phạm vi lân cận các hố phụt. Các hố này sẽ không được thực hiện cho đến khi vữa phụt đạt tối thiểu 14 ngày tuổi. Trừ yêu cầu khác của Chủ đầu tư, các hố kiểm tra sẽ được phụt với cùng yêu cầu các hố khoan. G6.8. PHẦN 0250 - KHUNG CHỐNG 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Tất cả các công tác ngầm. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN

Phần 0230 - Công tác đào ngầm Phần 0232 - Chiếu sáng và thông gió trong các công trình ngầm Phần 0431 - Bê tông phun Phần 0420 - Lưới thép

1.3. ĐỊNH NGHĨA, MÔ TẢ Các vòm và khung thép sẽ được cung cấp cùng với các chi tiết cần thiết để lắp ráp các chống đỡ bao gồm các tấm tường, thanh chèn, các dầm đế, các thanh ngăn cách và các chi tiết kết cấu thép khác, các bu lông, đai ốc, dây buộc và các chi tiết khác cần thiết để tiến hành công tác lắp đặt có hiệu quả. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Tiêu chuẩn Việt Nam: được phép sử dụng các tiêu chuẩn liệt kê dưới đây (nhưng không giới hạn bởi):

- TCXDVN 338 - 2005: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 5575 - 1991: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế - TCXD 170 - 1989: Kết cấu thép: Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - TCVN 1915 - 1976: Bu lông và Đai ốc - Yêu cầu kỹ thuật - Tiêu chuẩn của Anh BS 4360 Phần 2

1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Dung sai Đường biên lõm vào của các vòm và khung trong vỏ bọc bê tông không được lớn hơn 200 mm bên trong đường ‘A’ của mặt cắt đào. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Không trễ hơn 45 ngày trước khi khởi công các hạng mục ngầm, Nhà thầu phải trình và được sự đồng ý của Chủ đầu tư về các đặc trưng của các vòm và khung thép cùng các bản vẽ trình bày đầy đủ các chi tiết của bộ chống đỡ sườn thép và các thanh chèn mà Nhà thầu đề nghị chế tạo và sử dụng để chống đỡ các bề mặt đá lộ ra bên ngoài của các khối đào ngầm và các phương pháp tổng quát liên quan đến khối đào ngầm trong các điều kiện không ổn định. 2. VẬT LIỆU 2.1. THÉP VÀ CÁC TIẾT DIỆN THÉP 1. Thép kết cấu sẽ phải tuân theo các quy định của Mục 1.4: Tiêu chuẩn và Quy phạm Thép dùng làm khung chống cần chọn lọai thép lò Mactanh hoặc lò quay thổi ô xy hoặc nữa tĩnh và tĩnh, có mác tương đương với các mác thép CCT38, (hay CCT38Mn), CCT42 theo TCVN 1765-1975 và các mác tương ứng của TCVN 5709-1993. Thép phải được đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trên về tính năng cơ học và cả về thành phần hóa học. 2. Các tiết diện thép phải theo quy định chỉ rõ trong Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. 2.2. CUNG CẤP CÁC VÒM Khối lượng các vòm thép được đưa đến tuyến và giữ trong kho chứa được tính toán dựa trên sự phân bố các điều kiện địa chất dự đoán được chỉ ra trong các Bản vẽ và dựa trên cường độ thi công của Nhà thầu trong các khu vực này cho phép tổ chức việc cung cấp đều đặn trước khi đặt hàng đối với các vật liệu này 3. thỰC HIỆN

Page 169: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 571

3.1. VỊ TRÍ Nhà thầu sẽ phải lắp đặt các chống đỡ bằng sườn thép cần thiết để đảm bảo an toàn cho các hạng mục. Trong các trường hợp khẩn cấp, Nhà thầu sẽ phải lắp đặt các chống đỡ bằng sườn thép trong thời hạn sớm nhất có thể được. 3.2. HÌNH DẠNG CÁC VÒM VÀ KHUNG THÉP Các vòm và khung bằng thép sẽ không được sơn phủ và được chuyển đến Tuyến dưới dạng được tạo hình trước và kích thước bên ngoài của các vòm và khung thép này sẽ lớn hơn các kích thước của mặt cắt đào lý thuyết nhằm dự phòng cho trường hợp lắp đặt không chính xác mà không gây ảnh hưởng đến kích thước của lớp vỏ bọc sau cùng. Mức độ tăng kích thước sẽ do Nhà thầu quyết định sau khi đã trao đổi với Chủ đầu tư. Bất cứ phương pháp nào được sử dụng để làm thay đổi hình dạng đã đề nghị và là nguyên nhân gây hư hại đến thép trong vòm và khung sẽ không được cho phép, chẳng hạn như uốn thép sau khi nung nóng 3.3. ĐIỀU CHỈNH CÁC VÒM VÀ KHUNG THÉP Các vòm và khung bằng thép sẽ phải được điều chỉnh vừa với các tấm đế và các bản ghép như đã chỉ ra trong các Bản vẽ. Cả hai đều cần thiết cho việc lắp đặt và định vị. Các vòm và khung sẽ phải được nối chặt bằng các thanh ngăn cách ngay sau khi láp ráp. Nếu cần thiết các vòm và khung cạnh nhau sẽ được giằng với nhau bằng các thanh phẳng hoặc bằng các đoạn hình vòm và hàn lại. Tại các vị trí cần thiết có các thanh chống đáy, chúng sẽ được nối chặt hoặc được xiết chặt bằng bu lông cẩn thận với các chân của các đoạn vòm thép. Các chỗ nối sẽ phải được thiết kế để sự hiện diện của các thanh chống đáy không làm cong vênh các vòm. Các kết cấu chống đỡ không được đặt hoặc lắp ráp đúng sẽ bị thay đổi hoặc thay thế mà không được tính thêm chi phí 3.4. LẮP ĐẶT CÁC VÒM VÀ KHUNG THÉP Tại vị trí các vòm thép được sử dụng cùng với các tấm đế và không có các đoạn vòm chống đáy, móng các tấm đế sẽ phải được chuẩn bị trước khi tiến hành lắp đặt vòm để đảm bảo rằng vòm có thể tựa đều trên các tấm đế. Khi vật liệu móng không tốt, có thể sử dụng các tấm đệm đế bằng bê tông đúc sẵn Khi các vòm và khung thép được kết hợp với bê tông phun và gia cố lưới thép, ngay sau khi đào, một lớp bê tông phun sẽ được ép vào bề mặt đào và gắn lưới thép. Các vòm và khung thép sẽ được lắp đặt vào vị trí cùng các thanh giằng và được lấp lại bằng bê tông phun kể cả khoảng trống giữa các vòm. Sau đó các vòm và khung thép sẽ được xiết chặt cẩn thận vào vị trí bằng các bu lông neo đá. Các bu lông này được khoan gần cách gọng vòm và tại mỗi phía dọc theo gọng vòm. Các vòng đệm hoặc các tấm neo sẽ được sử dụng để ép chặt các vòm vào đúng vị trí Tại các vị trí mà vòm được sử dụng không có bê tông phun và gia cố lưới thép hoặc thanh chèn thì các vị trí này sẽ bị lấp lại ngay sau khi lắp đặt. Các vòm của khung và các vòm đáy tại các chổ cần thiết sẽ phải được nêm chặt. Bề mặt đá đào sẽ được chống đỡ theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. G6.9. PHẦN 0251 - NEO ĐÁ 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này bao gồm các yêu cầu:

- Cung cấp các bu lông neo và an-ke neo đá - Lắp đặt chúng trong tất cả các kết cấu hở và ngầm theo Hợp đồng. - Thí nghiệm các bu lông và an-ke neo đá.

Điều kiện kỹ thuật này bao gồm các neo phụt vữa xi măng hoặc nhưa dẻo. Một số các yêu cầu đối với loại neo tương ứng không được áp dụng sẽ không đề cập đến. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0220 - Công tác đào hở Phần 0230 - Công tác đào ngầm Phần 0240 - Khoan và phụt vữa Phần 0250 - Khung chống

Page 170: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 572

1.2.2. Công tác do nhà thầu khác thực hiện Không sử dụng. 1.3. ĐỊNH NGHĨA/MÔ TẢ Bu lông neo là một thanh thép gờ có cường độ cao với đường kính và chiều dài xác định (trong đá), một đầu được neo bằng chất dẻo, ống trụ sẽ được phụt đầy vữa chất dẻo hoặc xi măng, nó được lắp bản mũ, các vòng đệm, đai ốc và được kéo bằng một lực xác định. Nhà thầu sẽ quyết định phụt các bu lông neo đá bằng chất dẻo hay bằng vữa xi măng. Các vật liệu khác với các đặc trưng tương tự chẳng hạn như các bu lông neo cơ học có thể được đề nghị với Chủ đầu tư để sử dụng. An-ke neo đá là một thanh thép gờ có cường độ cao với đường kính và chiều dài được chỉ định (trong đá), phần nhô ra của nó có thể thẳng hoặc cong và được phụt đầy vữa xi măng hoặc chất dẻo. Nói chung các an-ke neo đá sẽ được bản mũ và đai ốc, nhưng không được kéo căng. Nhà thầu sẽ quyết định phụt an-ke neo đá bằng chất dẻo hay bằng vữa xi măng. Các bu lông neo và các an-ke neo đá sẽ phải được lắp đặt tại các vị trí của công trình, nơi mà sự ổn định của bề mặt đá đào không được đảm bảo trong điều kiện tự nhiên hoặc tại các vị trí cần thiết phải neo các kết cấu bê tông hoặc kết cấu thép vào đá. Bu lông và an-ke neo đá phải được lắp đặt tại các vị trí của công trình khi các mái dốc tự nhiên không đảm bảo ổn định hoặc khi có yêu cầu neo các kết cấu bê tông hoặc thép vào đá. Định nghĩa dưới được đưa ra để làm rõ: Bu lông/an-ke neo đá tạm thời được lắp đặt nhằm đảm bảo sự ổn định của công trình trong quá trình thi công hoặc để phục vụ các yêu cầu cần thiết của Nhà thầu.. Bu lông/an-ke neo đá vĩnh cữu được lắp đặt nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài của công trình. Chúng sẽ được chỉ định rõ trong các Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Các hạng mục bao gồm trong phần này sẽ phải tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam. Các tiêu chuẩn Việt Nam chủ yếu (nhưng không giới hạn bởi) được liệt kê dưới đây áp dụng cho vật liệu thép:

- TCVN 1651: 1985 Thép cốt bê tông cán nóng - TCXDVN 356 - 2005: Kết cấu bê tông và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 338 - 2005: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế

Đối với các vật liệu khác được áp dụng các TCVN đã nêu trong Phần 0430-Bê tông. Ngoài ra có thể áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài như ACI, ASTM các mục phù hợp. Trừ trường hợp một số điều trong Điều kiện thuật này khác với các tiêu chuẩn và quy phạm thì các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật sẽ có quyền ưu tiên 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Thí nghiệm và kiểm tra Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra đối với các bu lông neo và an-ke neo đá trước khi bắt đầu lắp đặt Kế hoạch kiểm tra sẽ bao gồm các thí nghiệm kéo đứt hoặc kéo bằng một tải trọng nhỏ hơn mà Chủ đầu tư chấp thuận nhằm xác định loại bu lông neo, an-ke neo đá thích ứng để sử dụng neo trong đá và giá trị các mô men xoắn, hoặc lực kéo phù hợp để áp dụng vào các kết cấu neo. Hội đồng kiểm tra sẽ kết luận các bu lông, hệ thống neo và hệ thống căng do Nhà thầu đề nghị sẽ thích hợp cho hạng mục. Hiệu quả của quá trình lắp đặt sẽ phải được kiểm tra bằng thí nghiệm với tải trọng giới hạn cho một trong 100 bu lông được lắp đặt. 1.5.2. Dung sai

- Về vị trí ± 150 mm - Độ nghiêng ± 5°

1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1.6.1. Không chậm hơn 45 ngày trước khi bắt đầu công tác đào, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư phê duyệt : - Các loại và đặc trưng khác nhau của các bu lông neo, an-ke neo đá và các chi tiết mà Nhà thầu dự định sử dụng. Nói chung, theo dự kiến chủ yếu sẽ sử dụng bu lông neo dự ứng lực. - Đối với phần bu lông neo và các chi tiết lộ ra ngoài, lớp bao che bảo vệ mà Nhà thầu dự định thực hiện tại nhà máy nếu cần thiết sẽ có thể bọc lại tại công trường.

Page 171: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 573

- Thiết bị phụt và phương pháp. 1.6.2. Tiến độ phụt các bu lông và an ke neo đá Trước khi bắt đầu, Nhà thầu sẽ phải trình tiến độ cho công tác phụt các bu lông để Chủ đầu tư phê chuẩn. Tất cả các bu lông neo đá cơ học phải được phụt ngay trước khi đắp trả, đổ bê tông hoặc đối với trường hợp mặt đá lộ ra ngoài về lâu dài, công tác phụt sẽ tiến hành vào lúc hoàn thành hạng mục tại bất kỳ khu vực nào trừ khi có yêu cầu riêng của Chủ đầu tư. 2. VẬT LIỆU 2.1. BU LÔNG Các an-ke neo được chế tạo từ các thanh thép gờ cán nóng với cường độ đặc trưng không nhỏ hơn 400MPa theo ASTM F432 hoặc thép mác CIII tương ứng tiêu chuẩn TCVN: 1651-1985, với các chiều dài khác nhau và đường kính được chỉ định. Chiều dài thanh được chỉ định sẽ là chiều dài yêu cầu neo trong đá và chiều dài dự trữ bao gồm chiều dài của đường răng nhô ra khỏi mặt đá cần thiết cho yêu cầu lắp đặt. Đầu thanh sẽ được tạo răng với chiều dài nhỏ nhất là 150 mm, đường răng thô nhưng đường kính của thanh không được nhỏ hơn so với đường kính chỉ định quá 3 mm. Đầu còn lại của thanh sẽ bị vạt cạnh để tạo thuận lợi cho công tác lắp đặt. Các bu lông neo đá sẽ được gắn các bản mũ bằng thép cứng và các vòng đệm hình bán cầu và các đai ốc. Các bản mũ được làm thành dạng vòm chịu lực và được gắn với các vòng đệm hình bán cầu cho phép đặt các bản mũ với độ nghiêng so với pháp tuyến của bu lông một góc 30o, và có các kích thước tối thiểu như sau: - Khi bu lông có đường kính 20mm, bản mũ đường kính 120mm và dày 8mm. - Khi bu lông có đường kính 25 mm, bản mũ đường kính 150mm và dày 8mm. - Các khớp nối dùng để nối các đoạn thân kề nhau của bu lông và các phần kéo dài có điểm dừng tại tâm vì vậy mỗi đoạn sẽ được nối bằng các đường răng bằng nhau. Các đường răng này sẽ phải có khả năng truyền lực của bu lông từ đoạn này sang đoạn kế tiếp mà không bị vượt quá ứng suất cho phép của khớp nối hoặc các đường răng của thân bu lông hoặc của phần kéo dài. Các khớp nối của bu lông có lõi rỗng không được cản trở dòng vữa đi qua lõi của bu lông. - Các bu lông neo đá bằng cơ học sẽ được gắn các ống thích hợp dùng để phụt vữa và cho phép ép không khí ra khỏi lỗ. Các tấm đế tựa để phụt các bu lông neo đá sẽ được gắn cho các lỗ khoan để phục vụ cho việc phụt vữa và cho các ống thông khí. Một lựa chọn khác là các bu lông phụt vữa có lõi rỗng có thể được sử dụng, trong trường hợp này các tấm đế tựa sẽ có một lỗ khoan để phụt hoặc ống thoát khí. - Đối với tất cả các bu lông neo đá, tất cả các bộ phận của bu lông neo đá, các tấm đế tựa và các chi tiết phụ sẽ nằm bên ngoài lâu dài phải được phủ một lớp bảo vệ bằng hóa chất được chấp thuận sau khi lắp đặt. Tuy nhiên Chủ đầu tư có thể sẽ yêu cầu dùng vữa để bảo vệ thân bu lông. 2.2. AN KE NEO ĐÁ Các an-ke neo đá sẽ phải được chế tạo từ các thanh thép gờ cán nóng với cường độ đặc trưng không nhỏ hơn 400MPa, với các chiều dài khác nhau và đường kính được chỉ định. Các an-ke neo đá sẽ là các thanh thẳng hoặc có đầu nhô ra được uốn cong để tạo thuận lợi cho việc nối tiếp giữa đá và bê tông xung quanh hoặc bê tông phun khi được trình bày chi tiết trong các Bản vẽ. Các an-ke neo đá được lắp đặt với lớp vỏ bằng chất dẻo hoặc bằng xi măng sẽ phải được tạo đường răng ở một đầu để gắn với thiết bị lắp đặt. Đầu còn lại sẽ được vạt cạnh đi để thuận tiện cho công tác lắp đặt. 2.3. LƯỚI THÉP - Lưới thép phải tuân theo các tiêu chuẩn được Chủ đầu tư chấp thuận. - Lưới thép phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn ASTM A 185 hoặc TCXD 267 - 2002. 2.4. VỮA Vữa phải là sản phẩm eposit thương mại trong bao với thời gian đông đặc nhanh hoặc chậm được chế tạo đặc biệt cho các bu lông neo và an-ke neo đá, và được vận chuyển, lưu trữ và sử dụng phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất. Xi măng sẽ phải là loại xi măng thương mại chứa trong bao được sản xuất đặc biệt để sử dụng cho các bu lông neo và an-ke neo đá. Sản phẩm không được chứa bất kỳ chất nào có tính chất ăn mòn các bu lông neo hoặc an-ke neo đá.

Page 172: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 574

Đối với phương án thay thế bằng vữa xi măng nếu được Chủ đầu tư đồng ý sử dụng đối với các an-ke neo đá, vật liệu vữa phải tuân theo các yêu cầu của Phần 0240. 2.5. DỰ TRỮ VẬT LIỆU Để có thể thực hiện công tác đào liên tục, Nhà thầu sẽ phải luôn luôn dự phòng trong kho một khối lượng thích đáng bu lông neo các loại và chiều dài khác nhau, lưới thép và các chi tiết khác. Khi công tác được tiến hành, Nhà thầu sẽ phải cung cấp bổ sung các bu lông đến công trường theo chỉ thị của Chủ đầu tư. 2.6. CHÌA VẶN XOẮN Nhà thầu sẽ phải cung cấp chìa vặn xoắn tiêu chuẩn đúng cỡ để kiểm tra và các chìa vặn được sử dụng trong công tác. Chìa vặn dùng để kiểm tra này sẽ phải có thiết bị kiểm tra, thiết bị này có thể bị cắt đứt khi mô ment xoắn vượt quá yêu cầu. Chìa vặn này sẽ không được dùng cho bất kỳ mục đích nào khác. Tất cả các chìa vặn sẽ phải được kiểm tra ít nhất một lần trong một tháng. 2.7. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM KÉO ĐỨT Nhà thầu sẽ phải cung cấp hai bộ thiết bị kiểm tra kéo đứt được chấp nhận để sử dụng khi thực hiện các thí nghiệm kiểm tra bao gồm kích thủy lực thích hợp, kích này có lỗ tại tâm trong pittông để lắp đặt kích đúng tâm theo dọc trục của bu lông, bơm thủy lực và tất cả các chi tiết cần thiết. 3. THỰC HIỆN 3.1. TỔNG QUÁT Việc neo đá sẽ phải được thực hiện theo sơ đồ và trình tự đã chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư trực tiếp chỉ dẫn hoặc Nhà thầu đề nghị và Chủ đầu tư chấp thuận. Tại các khối đào hở có các bậc hoặc cơ, chống đỡ cho mỗi bề mặt đá đào sẽ phải được hoàn thành trước khi nổ mìn cơ kế tiếp trừ khi có chỉ dẫn khác của Chủ đầu tư. Các bu lông neo đá sử dụng để chống đỡ các khối đào ngầm sẽ được đặt và kéo tại các vị trí được đồng ý ngay sau khi có thể được sau mỗi vòng đào và trước khi gương đào đi tới. Bất kỳ bu lông neo đá nào bị hư hỏng do nổ mìn hoặc do các hoạt động khác đến mức nó không thể được phục hồi lại hiệu quả sẽ bị thay thế theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Trước lúc phụt vữa, Nhà thầu sẽ phải kiểm tra sức căng của tất cả các bu lông neo đá cơ học trong các hạng mục ngầm và xiết lại khi cần thiết. Tại các khu vực mà khối đào ngầm không được thực hiện theo phương pháp đào toàn mặt cắt, Nhà thầu phải trình với Chủ đầu tư các tiến độ và trình tự để thực hiện công tác tại đoạn hầm này để được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Việc định vị trước các bu lông sẽ được lắp đặt như đã chỉ ra trong các bản vẽ để gia cố đá trong các khối đào ngầm, các cửa vào và các khối đào khác. 3.2. KHOAN Thiết bị khoan đập tiêu chuẩn có thể được sử dụng để khoan các bu lông neo đá. Các lỗ khoan được thực hiện với chiều sâu, vị trí và hướng như đã chỉ ra trong các bản vẽ, theo chỉ dẫn trực tiếp hoặc được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Trừ khi được chấp nhận qua các cuộc thử nghiệm tại hiện trường, các bu lông sẽ được lắp đặt trong các lỗ có đường kính lớn hơn đường kính lớn nhất của bu lông từ 10 mm đến 15 mm, khả năng chịu tải của bu lông neo sẽ bằng giới hạn chảy của thép. Trong các trường hợp cần thiết phải nối hai bu lông để đạt được chiếu dài theo yêu cầu, thì đường kính của lỗ xung quanh và phía trên khớp nối sẽ phải đủ để vữa có thể tự do đi qua. Chiều dài các lỗ khoan sẽ không được lớn hơn 100 mm so với chiều dài phụt vữa của bu lông trừ khi được chấp thuận qua thử nghiệm tại hiện trường. Ngay trước khi lắp đặt bất kỳ bu lông nào, lỗ khoan sẽ phải được xói nước và làm sạch các bụi khoan và các mảnh vụn theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.3. LẮP ĐẶT VÀ KÉO BU LÔNG 3.3.1. Lắp đặt và kéo các bu lông neo a) Lắp đặt Phương pháp lắp đặt và kéo căng các bu lông sẽ phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Các chỉ dẫn của Nhà sản xuất đối với việc sử dụng các bộ phận riêng sẽ phải được thực hiện ở bất cứ nơi nào thích hợp.

Page 173: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 575

Các bu lông neo đá sẽ được đưa vào trong lỗ khoan vào được neo khít và chắc chắn. Không có hư hại nào đến đầu được bảo vệ của bu lông Trước khi lắp đặt các bu lông, bề mặt đá sẽ phải được chuẩn bị để có bệ tựa đều theo hướng vuông góc với trục của bu lông. Đối với các bu lông được phụt bằng chất dẻo, một số lượng thích ứng các đoạn phụt sẽ được áp dụng để đảm bảo rằng vành xung quanh bu lông được lấp đầy trên toàn bộ chiều dài của lỗ. Các đoạn phụt cuối trong vùng neo sẽ dùng loại chất dẻo đông cứng nhanh trong khi các phần còn lại sử dụng loại chất dẻo chậm động cứng hoặc phụt bằng xi măng. Việc kéo căng sẽ phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo rằng nó được thực hiện sau khi các đoạn phụt cuối đã đông kết nhưng trước khi các đoạn còn lại bắt đầu đông kết. b) Kéo Một đai ốc tại đầu kéo cuối của bu lông sẽ được vặn dễ dàng theo các đường răng của bu lông và sẽ bị xiết chặt lại đến mức yêu cầu bởi một tải trọng bằng hai phần ba khả năng chịu tải của bu lông. Lực xiết cần thiết cho các bu lông sẽ phải được xác định bằng thí nghiệm tại chỗ các bu lông hoặc khi có lý do xác đáng sẽ xác định theo các chỉ dẫn của Nhà sản xuất các bu lông. Nhà thầu sẽ phải thay thế các bu lông bị hư hại do xiết chặt quá mức. Tất cả các chuẩn bị cần thiết để phụt vữa cho các bu lông sẽ phải được thực hiện trong thời gian đầu khi lắp đặt. Sau khi bu lông đã được kéo căng, bu lông sẽ không bị kéo tiếp để phục vụ cho việc phụt vữa hoặc cho các mục đích khác. Nếu phát hiện được bất kỳ bu lông nào chưa được xiết chặt theo yêu cầu mà bị trượt neo, một bu lông khác sẽ phải được lắp đặt vào một lỗ khoan mới gần sát với bu lông cũ. Nếu vào bất kỳ thời điểm nào, Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu phát hiện được một bu lông nào đó không chặt hoặc không còn kéo căng, Nhà thầu sẽ phải kéo căng lại tất cả các bu lông này bằng một lực xoắn xác định. 3.3.2. Lắp đặt các an-ke neo đá Phương pháp lắp đặt các an-ke neo đá phải được Chủ đầu tư chấp thuận. Các hướng dẫn của Nhà sản xuất về việc sử dụng các bộ phận riêng sẽ phải được thực hiện ở bất kỳ nơi nào thích hợp. Các lỗ khoan có đường kính lớn hơn đường kính lớn nhất của các an-ke neo đá từ 10mm đến 15mm sẽ được khoan và làm sạch theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Lượng vữa xi măng hoặc các chất dẻo sau đó sẽ được đưa vào trong các lỗ khoan và luồn thanh thép vào (bằng cách xoay tròn trong trường hợp dùng chất dẻo). Nếu vữa xi măng được sử dụng, vữa được đưa vào bằng ống được đẩy vào đến đáy lỗ khoan và được rút ra từ từ khi vữa đã bơm vào. Sau khi lắp đặt thanh thép sẽ được rung trong một thời gian ngắn để đảm bảo vữa hoàn toàn lấp đầy theo dọc chiều dài thanh. Việc bơm thêm vữa sẽ được thực hiện khi vữa trong lỗ tụt xuống. 3.4. THÍ NGHIỆM KIỂM TRA CÁC BU LÔNG NEO VÀ AN KE NEO ĐÁ 3.4.1. Tổng quát Trước khi lắp đặt các bu lông neo vào các Hạng mục, Nhà thầu sẽ phải tiến hành một loạt các thí nghiệm kiểm tra được sự đồng ý của Chủ đầu tư để chứng minh khả năng của hệ thống và năng lực của Nhà thầu trong việc lắp đặt chính xác và kéo căng các bu lông neo. Khi tiến hành các cuộc kiểm tra này, sự trượt của neo được cho là đáng kể nếu bu lông neo bị dịch chuyển ra ngoài và tiếp tục dịch chuyển khi không tăng tải trọng kéo của kích thủy lực hoặc giảm tải trọng của kích thủy lực. Nếu một bu lông bị hỏng khi tiến hành các thí nghiệm kéo, một bu lông khác sẽ phải được lắp đặt vào một lỗ khoan mới được khoan gần kề với bu lông bị hư. Các thí nghiệm kiểm tra sẽ trình bày: - Số lượng chất dẻo gắn tại đầu neo với tải trọng chịu đựng được bằng cuờng độ giới hạn của thanh thép và kể đến cả các chiều dài vượt quá khác nhau của các lỗ khoan. - Số lượng chất dẻo hoặc bằng xi măng để lấp dầy xung quanh bu lông neo dọc theo chiều dài của lỗ khoan trong đoạn nằm giữa đầu neo và cổ bu lông. - Cường độ của vữa bằng chất dẻo để phủ đầy thanh thép neo lớn hơn cường độ đặc trưng của bu lông. - Thành phần của vữa xi măng. - Năng suất của thiết bị sử dụng lắp đặt các bu lông phụt vữa dài nhất. - Thiết bị sử dụng để kéo căng bu lông đến các tải trọng xác định. - Năng lực của mỗi nhóm lắp đặt chính xác và kéo căng các bu lông. Nhà thầu có thể tiến hành các thí nghiệm kiểm tra bằng các thiết bị sẽ được sử dụng trong các Công trình và sẽ lắp đặt các bu lông thí nghiệm trong bề mặt đá thích hợp hướng dốc ngược lên.

Page 174: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 576

Nhà thầu sẽ phải cung cấp các chìa vặn kéo trực tiếp thích hợp và/hoặc máy gia tải với các công suất vượt quá cường độ đặc trưng của các bu lông. Các tải trọng và các biến dạng sẽ được ghi nhận trong quá trính thí nghiệm. 3.4.2. Bu lông neo đã kéo Một thí nghiệm kiểm tra cuối cùng việc xiết chặt các bu lông neo đá sẽ phải được thực hiện khi có mặt của Chủ đầu tư trong khoảng thời gian kiểm tra cuối cùng công tác và ngay trước khi tiến hành phụt vữa các bu lông. Số lượng các bu lông neo được thí nghiệm sẽ do Chủ đầu tư xác định có kể đến tổng số bu lông lắp đặt và các kết quả của những thí nghiệm này. Nhà thầu sẽ phải thực hiện thí nghiệm kéo đến đứt cho mỗi bu lông nếu nó không giữ được lực xoắn do Chủ đầu tư xác định. Các thí nghiệm kéo đứt phải có sự hiện diện của Chủ đầu tư. Nếu kết quả thí nghiệm kéo đứt chỉ ra rằng lực neo bằng 90% cường độ giới hạn của thân bu lông như đã xác định trong các thí nghiệm kiểm tra mà không bị trượt đáng kể sẽ được chấp nhận. Tất cả các bu lông neo đá được lắp đặt và kéo căng nằm trong phạm vi 15 mét cách nơi thi công nổ mìn sẽ phải được kiểm tra sau mỗi đợt nổ mìn trong thời hạn mà Chủ đầu tư chấp nhận. 3.4.3. An-ke neo đá Tại các vị trí do Chủ đầu tư thiết kế, Nhà thầu sẽ phải sắp đặt các thí nghiệm kiểm tra kéo đứt với sự hiện diện của Chủ đầu tư. Thí nghiệm kiểm tra kéo đứt sẽ được chấp nhận nếu nó cho thấy rằng các bu lông neo chịu được lực kéo bằng 90% cường độ giới hạn của nó mà không bị trượt đáng kể 3.5. PHỤT VỮA XI MĂNG CHO CÁC BU LÔNG NEO VÀ AN-KE NEO ĐÁ Việc phụt vữa sẽ phải được thực hiện phù hợp với các quy định kỹ thuật trong Phần 0240. Nhà thầu sẽ phải cung cấp tất cả các vật liệu và máy móc cần thiết để phụt vữa cho các bu lông neo tại chỗ sau khi lắp đặt. Nếu Nhà thầu đề nghị sử dụng hệ thống ống để phụt vữa cho các bu lông, hệ thống này sẽ phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ phải trình bày cho Chủ đầu tư biết được rằng hệ thống này sẽ phụt được vữa đầy khoảng trống xung quanh các bu lông. Việc phụt vữa cho các an-ke neo đá, trên nguyên tắc, sẽ được thực hiện bằng cách bơm vữa đặc. Một ống dùng để phụt nhét vào đến cuối lỗ khoan, ống sẽ được rút ra từ từ khi vữa đã được bơm vào, sau đó an-ke neo sẽ được ấn hoàn toàn vào trong lỗ. Tỉ lệ nước/xi măng theo trọng lượng sẽ phải từ 0.30 đến 0.45. Chất phụ gia đặc biệt được đưa vào trong vữa để tránh co ngót. Chất phụ gia không co ngót này phải được đưa vào hoàn toàn đúng như các đề nghị của Nhà sản xuất. Clorit canxi không được phép sử dụng. Vữa sẽ phải được tống vào trong lỗ khoan tại một điểm thích hợp và hoàn toàn lấp đầy khoảng trống xung quanh thân bu lông. Tất cả không khí sẽ thoát ra khỏi lỗ khoan trong khi phụt. Áp lực phụt vữa sẽ không được lớn hơn áp lực cần thiết để lấp đầy vữa cho lỗ khoan. Nếu trong khi phụt phát hiện vữa chảy ra từ các điểm trên bề mặt đá cạnh bu lông, các lỗ rò này phải được trám hoặc nút lại. Vữa sau khi trộn được 1 giờ nếu không được bơm vào lỗ khoan sẽ không được phép sử dụng. Nhà thầu sẽ phải đảm bảo rằng các bu lông neo không bị long hoặc bị đụng chạm ít nhất là trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc phụt vữa. 3.6. LƯỚI THÉP CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ TẠM THỜI Tại các nơi mà lưới thép được sử dụng để bảo vệ tạm thời đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, nó sẽ được nối chặt với các tấm đế hoặc các bu lông neo. Phần gối chồng lên nhau của lưới thép không được nhỏ hơn 30 cm và sẽ được buộc chặt lại Các neo bổ sung cho lưới thép sẽ phải được sử dụng để neo chặt lưới thép vào bề mặt đá khoảng giữa các bu lông neo, nối chặt các cạnh của lưới thép và các đoạn gối chồng của lưới, tại các vị trí lưới có thể bị tụt xuống. Các mảnh vụn, các hòn đá rời ra và các vật khác nằm giữa lưới thép và bề mặt đá được bảo vệ sẽ phải được dọn sạch để không đè nặng quá lên lưới thép. Trừ các trường hợp khác được Chủ đầu tư đồng ý, lưới thép sẽ phải được tháo đi trên tất cả bề mặt trước khi được phủ bằng bê tông theo dự kiến. Việc tháo dỡ lưới thép không được thực hiện quá lên phía trên 3m so với bề mặt bê tông theo các điều kiện địa hình tại chỗ. Lưới thép được sử dụng để gia cố cùng với bê tông phun sẽ phải tuân theo các chỉ dẫn và được chi trả theo Phần 0420 - Cốt thép.

Page 175: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 577

G6.10. PHẦN 0252 - CÁC AN-KE BỊ CĂNG SAU 1. TỔNG QUÁT 1.1. CÔNG TÁC BAO GỒM Phần này sẽ bao gồm toàn bộ các chi tiết, cung cấp và lắp đặt các an-ke neo đá bị căng sau được tạo thành từ các dây cáp hoặc các thanh thép xoắn trong các khu vực theo thiết kế tại các hố móng của Dự án như đã chỉ ra trong các Bản vẽ Thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. Công tác này nhằm đảm bảo ổn định cho hố móng và các mái đào trong suốt giai đoạn thi công và trong thời gian vận hành. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan Phần 0220: Công tác đào hở

Phần 0240: Khoan và Phụt vữa Phần 0251: Neo đá Phần 0431: Bê tông phun Phần 0510: Thép kết cấu và các loại kim loại

1.2.2. Các công tác khác Yêu cầu chung về việc tạo ứng suất căng sau áp dụng cho các an-ke neo trên các bề mặt đào nhằm tăng cường ổn định cho hố móng sẽ do Chủ đầu tư cung cấp. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về các chi tiết của các an-ke. 1.3. CÁC ĐỊNH NGHĨA - Các an-ke bị căng sau được làm từ các thanh thép đơn cường độ cao hoặc từ các dây cáp được phụt vữa xung quanh và một đầu để căng sau. Chúng được lắp đặt để bổ sung thêm vào các lọai gia cố khác nhằm đảm bảo ổn định tổng thể cho hố móng. - Các dầm dọc bằng thép hoặc bằng BTCT là các dầm được lắp đặt giữa các đầu của an-ke và bề mặt đá để chịu ứng suất phân bố trên bề mặt đá. Chúng được quy định trong các phần liên quan. - "Thanh xoắn" là một thanh đơn cường độ cao (loại "Dywidag" hoặc tương tự). - Cáp gồm một bó 7 sợi thép ứng suất trước. - "Phụt vữa Tendon" là đưa vữa xi măng vào các lỗ khoan để tạo lớp bảo vệ và truyền lực cho các an-ke. - Chiều dài an-ke là toàn bộ chiều dài của an-ke bao gồm chiều dài thanh an-ke được neo trong đá. - Chiều dài tự do được xác định là chiều dài giữa bề mặt đá đào và điểm gần nhất của đoạn neo sau khi lắp đặt. 1.4. CÁC QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN Công tác được kể đến trong phần này bao gồm việc tuân thủ theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm dưới đây ngoại trừ các điều khoản trong Quy trình kỹ thuật này khác với các quy chuẩn và tiêu chuẩn đó, trong các trường hợp trên các yêu cầu trong Quy định này có quyền ưu tiên:

ASTM A722 Uncoated High - Strength Steels Bars Bar for Prestressing Concrete ASTM A416 Uncoated Seven-Wire Steel Strand for Prestressed Concrete ASTM C109 Test for grout và các hướng dẫn kỹ thuật như French T.A.86 hoặc American PTI, hặc tương tự.

1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Các thí nghiệm kiểm tra kéo đứt - Tối thiểu 3 thí nghiệm kiểm tra với các đo đạc về tải trọng và chuyển vị được sự đồng ý của Kỹ sư giám sát sẽ được thực hiện cho mỗi loại an-ke neo đá nhằm xác định chiều dài neo. Các thí nghiệm kiểm tra này sẽ được tiến hành tại vị trí do Chủ đầu tư chỉ định trong vùng đá mà tại đó sẽ lắp đặt các thanh neo này. - Các thí nghiệm kiểm tra kéo đứt sẽ phải bao gồm việc thí nghiệm các chiều dài neo khác nhau đối với các tải trọng tương đương với cường độ giới hạn của các an-ke. Các thanh neo, chất dẻo hoặc vữa được sử dụng trong các thí nghiệm phải giống như các vật liệu tương ứng sẽ được dùng khi lắp đặt trong các hạng mục. Chiều dài tự do trong các thí nghiệm kiểm tra kéo đứt sẽ phải là 4 m không kể chiều dài neo. 1.5.2. Chiều dài neo được xác định từ các thi nghiệm kiểm tra này sẽ là chiều dài tương ứng với hệ số an toàn tối thiểu là 1.4 khi kéo đứt. Nhà thầu sẽ phải cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết để thực hiện các thí nghiệm này.

Page 176: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 578

1.5.3. Trình tự tiến hành thí nghiệm - Việc kéo căng các an-ke sẽ không được phép bắt đầu cho đến khi chất dẻo hoặc vữa đã đạt được một cường độ được chấp nhận qua các thí nghiệm kéo đứt. Tải trọng làm việc sẽ phải bằng 50% tải trọng giới hạn theo lý thuyết của các an-ke. Các an-ke ban đầu sẽ được kéo căng đến 125% tải trọng làm việc và phải được duy trì ít nhất là trong 10 phút sau khi các an-ke đạt được 110% tải trong làm việc. Cần phải dự phòng để đo đạc các chuyển vị kéo giãn của các an-ke với độ chính xác 0,1 mm trong thời gian tiến hành các thí nghiệm này. - Tất cả các an-ke sẽ được kiểm tra lại trong khoảng từ 24 đến 48 giờ sau khi lắp đặt. - Việc kiểm tra lại sẽ bao gồm việc kéo căng lại thanh neo cho đến khi đầu của an-ke vừa bị nhấc ra khỏi tấm đế và tải trọng dư sẽ được ghi nhận lại. Nếu như tải trọng dư lớn hơn tải trọng làm việc cộng 5%, thí nghiệm được xem là đã đạt yêu cầu. Nếu tải trọng dư nhỏ hơn tải trọng làm việc cộng 5% nhưng lớn hơn 80% tải trọng làm việc, an-ke sẽ phải được kéo căng lại bằng tải trọng làm việc cộng 10% và sẽ tiến hành thí nghiệm lại sau 24 giờ. - Nếu sau ba thí nghiệm mà an-ke vẫn chưa chịu được tải trong lớn hơn tải trọng làm việc thiết kế nó sẽ phải bị loại bỏ và thay thế hoặc theo chỉ dẫn khác của Kỹ sư. Nếu sau 24 giờ thí nghiệm đầu tiên tải trọng dư nhỏ hơn 80% tải trọng làm việc, an-ke sẽ bị loại bỏ và thay thế hoặc theo chỉ dẫn khác của Chủ đầu tư. - Trong quá trình thực hiện việc kéo căng, các đo đạc chính xác về độ dãn dài thực tế của an-ke sẽ phải được ghi nhận lại. Tất cả các thiết bị cần thiết sẽ do Nhà thầu cung cấp. - Việc chấp nhận các an-ke neo đá sẽ được dựa trên các kết quả của các thí nghiệm kiểm tra nói trên và tiêu chuẩn được Kỹ sư giám sát xác định đối với các điều kiện địa chất tại tuyến. 1.5.3. Các thí nghiệm phụt vữa và các Bảng tường trình Nhà thầu sẽ phải làm 6 khối lập phương 50 mm cho mỗi mẻ vữa. Các khối này sẽ được đem thí nghiệm nén trong phòng thí nghiệm tại Công trường để xác định độ tăng cường độ của vữa. Mẫu thử và thí nghiệm vữa sẽ phải tuân theo ASTM C109. Nhà thầu sẽ phải chuẩn bị các bản báo cáo hàng ngày về phụt vữa cho tất cả các công tác phụt đã thực hiện được theo mẫu quy định. Các thông tin được cung cấp sẽ bao gồm:

1. số lượng vữa cho mỗi cáp; 2. tỉ lệ nước/xi măng; 3. các loại và thành phần các chất phụ gia; 4. áp lực phụt; 5. loại máy trộn; và 6. tên người phụ trách việc phụt vữa của Nhà thầu.

1.5.4. Các dung sai - Các lỗ khoan dùng cho các an-ke bị căng sau sẽ được thực hiện tại vị trí cho trên các Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư với sai số ±150mm. - Độ thẳng hàng ban đầu của hố khoan sẽ theo chỉ dẫn trong các Bản vẽ hoặc của Kỹ sư với góc lệch trong phạm vi ±2o. - Độ lệch hướng của lỗ khoan tại bất kỳ điểm nào sẽ không được khác so với hướng ban đầu hơn 3% của chiều dài lỗ khoan tính đến điểm đó theo đo đạc của Chủ đầu tư. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Nhà thầu sẽ phải trình các thông tin dưới đây cho Chủ đầu tư duyệt trong thời hạn không trễ hơn 3 tháng sau khi bắt đầu công tác đào hố móng Nhà máy: - Nhà sản xuất an-ke bị căng sau với tất cả các đặc trưng cơ học, các quy định kỹ thuật của an-ke đề nghị và tất cả các chi tiết kèm theo đầu neo, các khớp nối, bảo vệ chống an mòn v.v.), hệ thống phụt vữa và hỗn hợp vữa, trình tự lắp đặt và kéo căng, đường kính khoan theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhà thầu sẽ phải trình các thông tin dưới đây cho Chủ đầu tư duyệt trong thời hạn không trễ hơn 30 ngày sau khi bắt đầu công tác đào hố móng Nhà máy: - Các phương pháp lắp đặt, phụt vữa và kéo căng tương ứng với tiến độ của công tác đào. - Danh sách các nhân viên đề nghị thực hiện việc lắp đặt và phụt vữa các an-ke, tên , kinh nghiệm, trình độ của họ trong công việc này và các dự án trước kia mà họ tham gia trong việc lắp đặt và kéo căng các an-ke. - Hoá đơn giao hàng và các chứng nhận kiểm tra trong đó ghi rõ các chi tiết của nhà sản xuất, thành phần, ứng suất chảy, mô đun đàn hồi, ứng suất giới hạn và các đặc tính liên hệ của thép sử dụng để làm các thanh xoắn hay cáp. Các hoá đơn và các giấy chứng nhận sẽ phải chỉ rõ từng thanh hoặc từng sợi cáp tại công trường.

Page 177: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 579

Nhà thầu sẽ phải trình thông tin dưới đây cho Chủ đầu tư duyệt trong vòng 24 giờ khi hoàn thành công tác liên quan:

- Các kết quả của các thí nghiệm kiểm tra kéo đứt. - Các bản ghi nhận hàng ngày về công tác phụt vữa cho an-ke. - Sự tổn hao áp lực khoá dự kiến khi đặt đai ốc của an-ke vào đế tựa - Số liệu hiệu chỉnh cho các kích thủy lực. - Trình tự tăng cường độ của từng gân vữa và các kết quả của các thí nghiệm tăng cường độ theo thời gian được chấp nhận trong vòng 48 giờ sau khi hoàn thành công tác liên quan.

2. CÁC VẬT LIỆU 2.1. CÁC AN-KE BỊ CĂNG SAU Các an-ke bị căng sau sẽ là các thanh xoắn hoặc các cáp và sẽ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của ASTM. 2.1.1. Các an-ke làm từ các thanh xoắn - Các an-ke bị căng sau làm từ các thanh xoắn sẽ có đường kính 36mm loại Dywidad với cường độ giới hạn 1230MPa hoặc thanh tương tự được chấp thuận. 0,1% ứng suất nén tối thiểu sẽ bằng 70% cường độ chịu kéo giới hạn nhỏ nhất. - Khi bị kéo dãn bằng 1% của chiều dài tiâu chuẩn, ứng suất trong thép sẽ không được nhỏ hơn 80% cường độ chịu kéo giới hạn nhỏ nhất. - Thép phải tốt không bị khuyết tật như nứt, bề mặt bị rỗ, bị răng cưa và các cạnh góc hoặc các khuyết tật khác và nó phải dễ hàn và không được nối nhưng khi cần thiết có thể được nối bằng khớp nối. - Thép sẽ chỉ được cắt bằng các phương pháp theo như nhà sản xuất đề nghị. - Các đế tựa sẽ phải có kích thước thích hợp để tựa trên các dầm thép và sẽ phải tương thích với an-ke trụ chịu kéo Dywidag. Các bộ phận neo sẽ phải có khả năng chịu được tối thiểu 125% cường độ giới hạn đảm bảo tối thiểu của thanh xoắn. 2.1.2. Các an-ke bằng cáp - Các cáp trụ chịu kéo sẽ là loại 5T15 , bó gồm 7 sợi với cường độ giới hạn 1770MPa, Dywidag hoặc loại tương tự được chấp thuận. - Các đế tựa sẽ phải có kích thước thích hợp để tựa trên các dầm thép dọc và sẽ phải tương thích với an-ke trụ chịu kéo Dywidag. Các bộ phận neo sẽ phải có khả năng chịu được tối thiểu 125% cường độ giới hạn đảm bảo nhỏ nhất của thanh xoắn. 2.1.3. Bảo vệ chống ăn mòn - Lớp bảo vệ chống ăn mòn cho các an-ke đá sẽ phải được đảm bảo trong giai đoạn thi công bằng vữa xi măng, dầu mỡ, bao bằng nhựa tổng hợp và các loại bảo vệ khác được chấp thuận. - Các miếng đệm không bị ăn mòn sẽ phải được lắp đặt dọc theo toàn bộ chiều dài của an-ke để giữ cho thân an-ke nằm tại tâm của lỗ khoan trong quá trình lắp đặt và phụt vữa. 2.2. PHỤT VỮA CHO CÁC AN-KE - Vữa phụt sẽ phải được làm từ Xi măng Poóc-lăng loại III và nước tuân theo các yêu cầu cho của các vật liệu này đối với bê tông như được chỉ dẫn trong ACI 318. - Các phụ gia cho vữa sẽ phải loại phụ gia không trương nở, không chảy dẻo và có tính đẩy nước. Chúng không được chứa cloric canxi hoặc các hoá chất khác có thể ăn mòn thép. Trừ trường hợp có các yêu cầu khác, vữa sẽ phải là hỗn hợp của xi măng poóc-lăng và nước và công thêm khoảng trên 1% các chất phụ gia. Gân vữa sẽ phải có tỉ lệ nước/xi măng tính theo khối lượng là 0,35 đến 0,45 và phải đạt được cường độ chịu nén tối thiểu vào tuổi 28 ngày là 35MPa. - Vữa sẽ được trộn trong một máy trộn vữa cơ học để sàng lọc và trộn . Việc trộn lại vữa sẽ không được cho phép. - Các loại chất dẻo hoặc loại xi măng đông cứng nhanh có tính dẻo tương tự có thể được sử dụng cho phần neo của các thanh neo loại thanh đơn sau khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. 3. THỰC HIỆN 3.1. CHUYỂN GIAO, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG THÉP DÙNG ĐỂ CĂNG SAU - Thép dùng để căng sau phải được vận chuyển khô ráo. Khi vận chuyển bằng đường biển, các thanh thép xoắn chịu kéo sẽ được phun chất bảo vệ bằng Rustban hoặc chất tương tự trước khi rời khỏi kho nhằm bảo vệ các thanh thép này chống lại sự ăn mòn do hơi ẩm khi đi trên biển. Bất kỳ hư hỏng nào trên bề mặt của thanh như là các rãnh , các vết trầy .v.v. sẽ phải tuyệt đối tránh. Các thanh thép này không được quăng hoặc đổ xuống từ xe tải. Các bộ dây treo bằng các loại dây thừng gai hoặc bằng sợi nylông gia cố thép sẽ phải được sử dụng để nâng nhấc hoặc dỡ hàng.

Page 178: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 580

- Thép dùng để căng sau sẽ phải được trữ trong các vị trí kín khô và sẽ phải được bảo vệ chống lại các hư hại, dơ bẩn và ẩm thấp. Việc thông gió thích đáng sẽ phải được thực hiện để tránh đọng nước đặc biệt khi thép được phủ bằng các tấm bằng nhựa (tránh tiếp xúc trực tiếp giữa thép và tấm nhựa). Các thanh trụ chịu kéo không được phép lưu trữ trực tiếp trên đất, chỉ được đặt trên các giá gỗ. Các tấm nhựa có thể được đặt dưới các giá gỗ để bảo vệ thép khỏi sự ẩm ướt từ nền đất. - Việc hàn thép không được phép tiến hành tại vị trí gần các thanh tru thép chịu kéo. Cần phải tránh nhiệt độ cao hoặc các bụi hàn rơi vào các thanh này. - Các bó của các thanh xoắn phải được mở ra để tránh bị hư hại các bề mặt thép. - Các thanh thép xoắn hoặc cáp phụ sẽ phải được bảo vệ tránh ẩm ướt và dơ bẩn. Khi chất và dỡ hàng chúng phải được treo buộc cẩn thận. 3.2. THIẾT BỊ DÙNG ĐỂ LẮP ĐẶT AN-KE BỊ CĂNG SAU 3.2.1. Thiết bị phụt vữa Thiết bị sử dụng để trộn vữa sẽ phải là loại, kích thước được chấp nhận và sẽ phải đủ khả năng trộn và khuấy vữa có hiệu quả và chuyển chúng vào trong ống dẫn bằng kim loại liên tục và không được ngắt quãng. Máy trộn sẽ phải là loại hoạt động cơ học và được trang bị đồng hồ đo chính xác theo lít để kiểm tra lượng nước trong vữa. Ngoài máy trộn , một bồn khuấy cơ học sẽ được cung cấp. Việc sắp xếp thiết bị phụt vữa sẽ phải có hai đường : đường cấp và đường ngược lại từ máy bơm đến lỗ khoan. Việc cung cấp sẽ phải được thực hiện để dòng luân chuyển được liên tục và kiểm tra cẩn thận các áp lực phụt và các dòng vữa đi vào trong các lỗ khoan. Thiết bị phụt vữa sẽ phải được bảo dưỡng bằng phương pháp được chấp nhận để đảm bảo việc tiến hành phụt vữa được liên tục và có hiệu quả. 3.2.2. Thiết bị kéo căng Các kích thủy lực sẽ được sử dụng để kéo các gân thép. Một nấc nâng kích nằng một thao tác phải có khả năng tạo được ứng suất trong thanh neo mà không cần phải kích lại. Mỗi kích sẽ phải được lắp một bộ phận đo áp lực để xác định lực kích và sẽ phải được định cỡ ngay trước khi sử dụng tại công trường. Mặt đồng hồ của bộ phận đo áp lực có đướng kính tối thểu bằng 50mm. Các chứng nhận về độ chia của mỗi kích sử dụng phải có sẵn khi có yêu cầu. Đồng hồ đo và tất cả giá, khung sẽ phải được cung cấp để đo đạc chính xác độ dãn dài của thanh neo. Đồng hồ được chia theo khoảng đến 25 micron và có thể bằng zero. 3.3. LẮP ĐẶT CÁC AN-KE CĂNG SAU 3.3.1. Tổng quát Nhà thầu sẽ phải sử dụng các công nhân có năng lực và kinh nghiệm trong việc lắp đặt các an-ke và chỉ dùng thiết bị, các vật liệu và các phương pháp đã được chấp thuận. Các an-ke sẽ phải được lắp đặt phù hợp với các hướng dẫn do nhà sản xuất đề nghị. Vữa trộn sẵn phải được chứa trong các thùng có niêm phong, các dấu niêm phong và các nhãn phải còn nguyên vẹn, trong các nhà không thấm nước, không bị ẩm ướt với sàn được đắp cao và phù hợp với quy định của nhà sản xuất. 3.3.2. Khoan và ép nước thí nghiệm Đường kính của lỗ khoan sẽ phải tuân thủ theo các hướng dẫn của nhà sản xuất an-ke bị căng sau. Các quy định kỹ thuật phải phù hợp với Phần 0240-Khoan và Phụt. Các lỗ khoan xiên sẽ phải được khoan dài hơn các thanh neo 300 mm để chứa các mảnh vụn chưa được rửa sạch hết ra ngoài. Các lỗ khoan của các an-ke sẽ phải được thí nghiệm độ kín nước bằng cách kiểm tra tổng tổn thất lượng nước dọc toàn bộ chiều dài hố. Khi lượng mất nước vượt quá 5 lít/phút tương ứng áp lực 100 kPa lớn hơn áp lực nước ngầm (áp lực này sẽ phải được đo đạc) trong thời gain hơn 10 phút, lỗ khoan sẽ phải được phụt vữa xi măng theo chỉ dẫn trong Phần 240 - Khoan và Phụt, sau đó khoan trở lại và kiểm tra cho đến khi lượng mất nước nhỏ hơn giá trị này. 3.3.3. Trình tự để lắp đặt các an-ke bị căng sau Trình tự lắp đặt các an-ke bị căng sau sẽ phải tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Các khớp nối sẽ được sử dụng cho các thanh xoắn chỉ khi chiều dài sản xuất các thanh này nhỏ hơn chiều dài thanh neo được cho trong các Bản vẽ. Thanh neo xoắn được lắp đặt bằng các khớp nối khi cần thiết sẽ phải được bỏ vào trong ống bằng kim loại trước khi đặt chúng vào vị trí như đã chỉ ra trong các Bản vẽ. Vữa sẽ được phụt vào chỉ sau khi thanh neo đã được lắp đặt xong.

Page 179: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 581

Các công tác chuẩn bị để phụt vữa như gắn các ống thông khí và ống phụt, các nút bịt hoặc các chi tiết khác sẽ được thực hiện trước khi đặt thanh neo vào vị trí. Các ống nối phải có chiều dài thích hợp cho phép kéo dài thanh neo ra mà không gây trở ngại trong khi tạo ứng suất. Các đầu của các thanh xoắn được đặt vào trong các khớp nối sẽ phải được đánh dấu rõ ràng khoảng cách từ đầu đến nữa chiều dài của khớp nối nhằm đảm bảo việc giới hạn chính xác khi đặt vào trong khớp. Các đế tựa và các dầm dọc bằng thép sẽ phải được lắp đặt vào vị trí trước khi phụt vữa. Các thanh neo sẽ không được kéo căng cho đến khi cường độ chịu nén của vữa phụt xung quanh tối thiểu phải đạt đến 30 Mpa. Đo đạc độ giãn dài sẽ được tiến hành tại mỗi vị trí chịu ứng suất để xác minh nội lực trong thanh neo đã thực hiện đạt yêu cầu. Độ giãn dài đo đạc được phải tương ứng với độ giãn dài tính toán trong phạm vi sai số ± 7% theo ACI 318. Độ sai số vượt quá ± 7% phải được Chủ đầu tư giải quyết. Các báo cáo ghi nhận được hoàn chỉnh trong quá trình kéo căng thanh neo và tối thiểu phải có các thông tin dưới đây: 1. Tên của dự án. 2. Độ cao của hàng và cao độ của đáy khối đào. 3. Số hiệu của Thanh neo. 4. Độ giãn dài yêu cầu. 5. Áp lực tiêu chuẩn để thực hiện được độ giãn dài yêu cầu theo biểu đồ chuẩn được cung cấp. 6. Độ giãn dài thực tế đã thực hiện. 7. Áp lực tiêu chuẩn thực tế. 8. Thời điểm thực hiện việc kéo căng. 9. Tên và chữ ký của người thực hiện hoặc người giám sát. 10. Số seri hoặc số hiệu của thiết bị kéo. 11. Ngày ghi trên các bản vẽ của xưởng đã được chấp thuận để lắp đặt và tạo ứng suất. Sau đó các báo cáo phải được chuyển cho Chủ đầu tư để kiểm tra và lưu trữ. 3.3.4 3.3.4. Phụt vữa - Các thanh neo phải được ngàm vào đá bằng vữa phụt sau khi tạo ứng suất và chốt các thanh chịu kéo căng. Trước khi tiến hành phụt vữa, các ống phụt phải được xối nước và thổi khí để đảm bảo các ống này được sạch sẽ và không dính các vật liệu có thể gây cản trở tiến trình phụt vữa. - Đảm bảo rằng xi măng và các chất phụ gia trong vữa không bị vón cục. - Tất cả các vật liệu phải được pha trộn cẩn thân theo thành phần khối lượng của hỗn hợp: nước - xi măng - phụ gia. - Vữa phụt phải được khuấy liên tục để không bị vón cục hoặc bị đông cứng. Vữa không được sử dụng sau khi trộn trong khoảng 30 phút phải bị bỏ đi. - Các thanh neo phải được phụt vữa theo một cường độ đều đặn từ đáy lên. - Nếu cần thiết, chiều dài tự do còn lại của thanh neo sẽ được phụt đầy vữa bằng đợt phụt vữa đợt hai sau khi thanh neo đá đã được kéo căng. - Các thanh neo đã phụt vữa phải được giữ yên tối thiểu là 48 giờ để vữa đông lại. 3.4. BẢO VỆ CHO CÁC ĐẦU THANH NEO ĐÁ Nhà thầu phải luôn luôn chịu trách nhiệm về việc bảo vệ cho các đầu của các thanh neo không bị bất kỳ hư hỏng gì. Nếu như xãy ra sự hư hỏng, Nhà thầu phải phục hồi lại thanh neo theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

Page 180: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 582

G6.11. PHẦN 0260 - TIÊU NƯỚC 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này bao gồm việc cung cấp, lắp đặt và thử nghiệm các ống, các phần chèn và các van cho ống, thoát nước bề mặt, thoát nước ngầm, các rãnh xây đá và các máng và các hố khoan trình bày trên Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư yêu cầu. Mục này bao gồm các yêu cầu cho việc tiêu thoát nước của các hạng mục vĩnh cửu kể cả đoạn chuyển tiếp của Đập bằng bê tông, mặt cầu công tác của Đập tràn Vận hành, các nút chặn bê tông tại các Cống dẫn dòng và các vùng đắp trả lại sau tường chắn Đập tràn Vận hành. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0211: Dẫn dòng và thoát nước Phần 0320: Công tác đắp Phần 0430: Bê tông Phần 0510: Công tác thép kết cấu và kim loại phụ Phần 0240: Khoan và phụt vữa

1.3. ĐỊNH NGHĨA/MÔ TẢ Các công tác được thực hiện theo các yêu cầu của điều kiện kỹ thuật này bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn bởi) các vật liệu dưới đây:

1. Các ống thép, khớp nối và van đặt ngầm hoặc hở của hệ thống nước sinh hoạt. 2. Các ống thép, khớp nối và van đặt ngầm hoặc hở của hê thống nước vân hành. 3. Các ống sắt và khớp nối đặt ngầm của hệ thống nước thải bên ngoài. 4. Các ống nhựa Polyvinyl-chloride và khớp nối đặt ngầm hoặc hở của hệ thống thoát nước, thải nước và thông gió 5. Các ống bê tông đúc sẵn của hệ thống thoát và thải nước. 6. Các máng, mương thoát nước đá xây.

1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.4.1. Tổng quát Các công việc được bao gồm trong phần này sẽ phải tuân theo các yêu cầu của các quy tắc và các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam:

- TCVN 4474-1987 Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 3989-1985 Hệ thống tài liệu thiết kế cấp nước và thoát nước.Mạng lưới bên ngoài. Bản vẽ thi công - TCVN 5673-1992 Hệ thống tài liệu thiết kế cấp nước và thoát nước. Mạng lưới bên trong. Bản vẽ thi công - TCXD 51-1984 Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế Ngoài ra, có thể áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài như dưới đây: - AASHTO American Association of State Highway and Transportation Officials Division II Construction. - AISC American Institute of Steel Construction - ASME Section VIII Pressure Vessels, Division 1. - ASTM American Society for Testing and materials

1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Hệ thống ống khi hoàn tất hoặc bất cứ khi nào phải được kiểm tra cả hệ thống khóa mở và đóng do Chủ đầu tư kiểm tra trực tiếp. Các công việc nối và bảo vệ ống sẽ được kiểm tra trước khi nối và trước khi tiến hành bảo vệ. Các ống thép đúc và các ống bê tông cốt thép sẽ được kiểm tra với áp lực nước khoảng 1 kg/cm2 trong thời gian ít nhất hai giờ với điều kiện không bị mất áp lực hoặc không bị rò rỉ đáng kể. Tất cả các ống bằng nhựa PVC và bằng kim loại sẽ được thử nghiệm với áp suất không dưới 150% của áp suất vận hành bình thường trong suốt khoảng thời gian ít nhất là bốn giờ (4) mà đảm bảo không bị mất áp lực hoặc không bị rò rỉ đáng kể.

Page 181: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 583

Tất cả các thợ hàn được giao nhiệm vụ đối với công việc này sẽ phải đạt tiêu chuẩn tay nghề thích hợp. Nếu như tại công trường theo ý kiến của Chủ đầu tư rằng công việc của bất cứ người thợ hàn nào không đạt yêu cầu thì người thợ hàn đó phải được học lại. Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả các ống thép và máy hàn dành cho các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn. Nhà thầu sẽ thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc kiểm tra trình độ hoặc dạy nghề cho các thợ hàn 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Trước khi đặt hàng cung cấp tất cả các vật liệu cần thiết cho các công việc lắp đặt các hệ thống ống nước, Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư để phê duyệt bản vẽ hoàn tất về nhà xưởng và lắp đặt dựa vào các dữ liệu chính được mô tả trong bản vẽ thiết kế xây dựng và các hướng dẫn do Chủ đầu tư đưa ra. Việc cắt các kết cấu sẽ chỉ được thực hiện khi Chủ đầu tư đồng ý và phải tuân thủ theo các phương pháp trên để tránh việc làm yếu đi các bộ phận cấu trúc của các kết cấu. Việc làm hư hỏng các kết cấu, ống nước, hoặc các trang thiết bị do việc cắt này đối với việc lắp đặt sẽ được các thợ có tay nghề cao sửa chữa và Nhà thầu phải chịu chi phí cho công việc này 2. VẬT LIỆU 2.1. TỔNG QUÁT Tất cả các vật liệu dành cho các ống nước, van và các mối nối sẽ phải mới, có chất lượng cao. Tất cả các hạng mục được chế tạo ra sẽ phải đạt tiêu chuẩn thương mại của các hãng sản xuất có uy tín. Đối với các vật liệu được nêu ra trong bản vẽ nhưng không đặc biệt phải tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc các đặc tính kỹ thuật nào, Nhà thầu sẽ trang bị cho các loại vật liệu hoặc hàng hóa được sản xuất có chất lượng thương mại cao và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Khi hai hoặc nhiều hạng mục của một loại thiết bị cùng một loại vật liệu yêu cầu, các loại này phải có cùng kích cỡ và là sản phẩm của một nhà sản xuất duy nhất. Tất cả các ống được đúc phải đúng kích thước, không bị nứt nẻ, thấm, co rút, hoặc các đặc điểm có hại khác. Các miếng đệm cho hệ thống nước sẽ là cao su được xen kẽ vải cao su thấm với độ dày 1.5 mm. Các miếng đệm vòng sẽ được dùng cho việc kết nối với các miếng đệm bề mặt đầy và thẳng cho các vành bánh xe bề mặt phẳng. Tất cả các miếng đệm bằng cao su được sơn bằng một hợp chất thích hợp, để cho khô và sau đó sơn lại một lần nữa 2.2. ỐNG THÉP Tất cả các ống thoát nước và lấy nước bằng thép được mạ kẽm và hàn sẽ phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hiện hành hoặc AISC và đặc tính kỹ thuật ASTM A53. Các ống thép được gấp lại sẽ được dùng cho các ống dây cáp điện ngầm đường kính lớn hơn 1000mm. Các ống cáp điện ngầm phải thẳng, dây điện có thể lồng vào nhau được và phải bao gồm các tấm thép được phủ hắc ín và mạ kẽm và được gấp lại thành những vòng nhỏ để tạo thành một ống có đường kính đúng theo yêu cầu. Các chỗ gấp sẽ có khoảng cách là 100mm và độ sâu là 20mm. Các tấm này sẽ được nhúng mạ kẽm sau khi làm xong để đảm bảo trọng lượng lớp mạ bên ngoài không dưới 750 g/m2. Những nơi mà lớp vỏ bọc bằng kẽm bị hư hỏng sẽ được sửa lại với hai lớp mạ kẽm, dày không dưới 0.1mm. Chất dùng để sơn lót phải được công nhận là nhiều kẽm chứa ít nhất là 92 % bột kẽm nguyên chất. Các bề mặt phải được chuẩn bị kỹ và chất dùng để sơn lót được áp dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất 2.3. ỐNG NHỰA Polyvinyl-chloride Các loại ống và các chỗ nối bằng ống nhựa PVC sẽ được thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành hoặc ASTM D 2729 hoặc D 3034. Vật liệu này được bảo đảm là không bị nứt nẻ, trầy xước, sùi hoặc các khiếm khuyết khác. Ống được thiết kế cho áp suất 5kg/cm2. 2.4. ỐNG BÊ TÔNG Các ống bê tông sẽ phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành hoặc các yêu cầu sau đây. 1. Ống bê tông cốt thép: theo tiêu chuẩn ASTM C76, Class II, wall 4; 2. Ống bê tông: theo tiêu chuẩn ASTM c14, Class 2. 3. Ống bê tông đục lỗ: tiêu chuẩn đục lỗ theo ASTM C444, loại 1 hoặc loại 2. Ống theo tiêu chuẩn ASTM C76, class II, wall A.

Page 182: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 584

4. Các ống bê tông cốt thép đục lỗ: tiêu chuẩn đục lỗ theo ASTM C444, loại 1 hoặc loại 2, ống theo tiêu chuẩn ASTM C76, class 2, wall A. 2.5. ỐNG XI MĂNG - AMIĂNG (ỐNG AC) Các ống AC để thoát nước hở hoặc ngầm phải phù hợp với ASTM C 508. 2.6. VAN TIÊU CHUẨN Các van tiêu chuẩn kích thước từ 12 mm (1/2") to 76 mm (3") phải có nắp bằng đồng, khóa vặn phù hợp. Các đầu nối có thể theo ren hoặc bằng mặt bích tùy theo yêu cầu. Các van này phải được thiết kế chịu được áp lực 15 kg/cm² khi vận hành. Các bộ phận của van phải phù hợp với ASTM B 62. Các van này phải được làm bằng thép cácbon ASTM A 216. 2.7. KHỚP VÀ ĐOẠN NỐI 2.7.1. Các ống sắt Các mối nối dùng cho các ống mạ sẽ được tiến hành bởi các mối nối ren, đối với các mối nối cho các ống đen sẽ được tiến hành bởi hàn hoặc được vít bởi bulông hay đinh vít. 2.7.2. Các ống thép Các mối nối dùng cho các ống mạ sẽ được tiến hành bởi các mối nối ren, đối với các mối nối cho các ống đen sẽ được tiến hành bởi hàn hoặc được vít bởi bulông hay đinh vít.

a) 1. Các mối nối ren Tất cả các ren được cắt chính xác theo khuôn mẫu và sạch. Các máy tạo ren sẽ chạy qua bất kỳ đường ren nào hư trong khi cung cấp hoặc trong kho. Tất cả các đường ren trên ống mạ kẽm sẽ được ren lại trước khi sử dụng. Tất cả các ống ren sẽ được lau chùi làm sạch và làm khô để loại đi các chất dầu, rỉ hoặc bụi mà có thể bám dính bịt kín ren. Các ren sẽ được cắt gọn và không có vết sước hoặc bề mặt không đều và không có nhiều hơn 3 ren còn lại trên ống tại bất cứ mối nối nào hở ra sau khi lắp ống. Các mối nối ren sẽ được thực hiện với mối nối kép chỉ cho các ren phía ngoài. Việc sử dụng của chất gắn kết ren hoặc để trát, bít các mối nối ren để ngăn ngừa sự rỉ sẽ không được chấp thuận. Không dùng các cờ lê có răng cứng và các cờ lê tương tự để lắp đặt các ống mạ.

b) 2. Mối nối hàn Các mối nối trong việc hàn ống sẽ được thực hiện hàn bằng khí ô xy-acetylence hoặc bằng điện quang theo các quy tắc về tiêu chuẩn kỹ thuật. Các đầu ống và các phụ tùng hàn phải hoàn toàn sạch và không bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài trước khi lắp ráp và trước khi hàn. Trước khi hàn, các ống hoặc các vật liệu phải được xắp xếp cho thẳng hàng mà không có bộ phận nào bị lệch hoặc không ăn khớp so với các bộ phận khác lớn hơn 2% của đường ống kính với độ lệch lớn nhất là 3mm. Độ thẳng hàng phải được đảm bảo trong khi hàn. Nếu như các mối hàn đinh tán được sử dụng, chúng phải có cùng chất lượng và các bước thực hiện phải giống như các mối hàn hoàn hảo. Kim loại hàn sẽ không được đưa vào trong ống để hạn chế độ nguy hiểm của việc không chặt hoặc rơi vào trong ống. Các mối nối hàn nhánh cho bất kỳ ống nào sẽ được thực hiện khi điểm nối phải sạch và nhẵn bên trong để không làm cản trở các ống phụ vào trong ống chính

c) 3. Nối bằng mặt bích Các mối nối bằng mặt bích sẽ được thực hiện với các vòng đệm giữa và các miếng đệm dạng sợi sẽ bôi hai lớp mỡ trước khi lắp đặt. Các bu lông, và đai ốc sẽ được bôi dầu mỡ do đó các đai ốc có thể vặn bằng tay. Chú ý để phòng tránh sự căng ban đầu đối với bu lông và đinh ốc và độ căng được áp dụng theo một tiêu chuẩn. Các hợp chất chống gỉ được áp dụng cho bề mặt của các đinh ốc trước khi di chuyển để lắp đặt. Cách dùng acid hoặc các dụng cụ có thể làm hư bề mặt của đinh ốc sau khi hoàn thành lắp đặt sẽ không được cho phép 2.7.3. Mối nối các ống nhựa Các ống nhựa PVC sẽ được lắp đặt với hệ thống nối bao gồm ống trung gian và một vòng cao su bịt kín. Đối với các hệ thống ống PVC nhỏ sự bịt kín của khớp nối có thể được thực hiện sử dụng keo như chỉ dẫn của các nhà chế tạo ống, nếu được chấp thuận của Chủ đầu tư. 2.7.4. Ống bê tông Các ống bê tông cốt thép sẽ được lắp đặt sử dụng các miếng đệm cao su theo tiêu chuẩn ASTM C 443.

Page 183: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 585

Các chỗ nối ống bê tông không cốt thép, ngoại trừ các ống đục lỗ, sẽ được dùng vữa để tạo thành một vòng xung quang ống có chiều dày khoảng 5 cm và với chiều rộng khoảng 20 cm. Vữa đặc và có thành phần 1 phần xi măng và hai phần cát 2.8. DĂM - SỎI CẤP PHỐI Loại vật liệu này sẽ bao gồm đá sỏi tự nhiên hoặc đá nghiền, sạch và được phân loại tốt với kích thước từ 5 mm đến 20 mm và có thể có khoảng 10% các hạt có kích thước nhỏ hơn 5 mm. Chất lượng của loại vật liệu này sẽ đáp ứng theo thông số kỹ thuật yêu cầu trong Phần 0430 - Bê tông. 2.9. đá xây Đá dùng để xây phải sạch, cứng chắc từ các loại đá không bị phong hóa với kích thước không nhỏ hơn 150mm trừ các mảnh đá nhỏ được dùng để chèn vào khoảng trống giữa các hòn đá lớn. Hình dạng viên đá phải phù hợp tạo được sự ổ định của khối xây theo chiều dày yêu cầu. Trước khi sử dụng tất cả các vật liệu phải được trình cho Chủ đầu tư phê duyệt. Khoảng hở giữa các viên đá phải được lấp đầy bằng vữa xi măng theo các quy địng trong Điều 3.6 bên dưới. 2.10. MÁNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN Các máng bê tông đúc sẵn phải tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ASTM C913. 2.11. VẢI ĐỊA KỸ THUẬT Theo Bản vẽ hoặc theo chỉ định của Chủ đầu tư, tại các vị trí có các lớp dăm cấp phối hoặc đá lát chọn lọc tiếp xúc với đất nền vải địa kỹ thuật sẽ được áp dụng khi được phê duyệt. 3. THỰC HIỆN 3.1. TỔNG QUÁT 1. Nhà thầu sẽ lắp đặt các ống và các phụ tùng với thợ tay nghề cao phù hợp với các bản vẽ hoặc như chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Các ống và phụ tùng sẽ được gắn vào bê tông sẽ được giữ vững tại đúng vị trí và được bảo vệ tránh hư hỏng trong khi bê tông được đổ và đến khi nó đông cứng. Các ống và các phụ tùng sẽ được lau chùi sạch sẽ và không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài trước khi lắp đặt. Ống sẽ được cắt bởi cưa điện hoặc máy cắt vòng tròn sử dụng một bàn xoay để mài. Tất cả các ống sau khi cắt sẽ được doa và tất cả các vết sờm sẽ được loại bỏ. 2. Không được để các ống bị bít trong quá trình làm việc. Nếu bất kỳ ống nào mà một phần bị bít hoặc bị bít toàn bộ trước khi nghiệm thu cuối cùng của công việc phải được làm sạch để đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư hoặc phải được thay thế chi phí này do Nhà thầu chịu. 3. Trong khi chế tạo, vận chuyển, bảo quản hoặc lắp đặt các ống bê tông, không được làm rơi hoặc làm nứt nẻ thành ống hoặc gây các hư hại khác. Các ống không được dịch chuyển đến khi chưa hết giai đoạn bảo dưỡng. Bất cứ chiều dài nào của ống bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải loại bỏ khỏi công trình và sẽ được thay thế bằng chi phí của Nhà thầu. 4. Đầu hở của các ống sẽ được bịt lại hoặc được nút lại khi mà công việc bị hoãn lại bởi bất cứ lý do gì. Tất cả các đầu ống bê tông nối để nối trong tương lai sẽ được bảo vệ kỹ bởi các nắp đậy thích hợp, che đậy, các nút, hoặc các vành bao xung quanh. Tất cả các ống lắp đặt hở sẽ được đỡ như chỉ trong bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Nói chung, các ống lắp đặt sẽ được chống đỡ bằng cách treo các vòng hình chữ U có thể điều chỉnh được hoặc các thanh treo được gắn liền với ống. 5. Các ống nằm trong đất sẽ được đỡ hoàn toàn qua toàn bộ chiều dài của nó, bằng các biện pháp đổ các lớp bê tông mác thấp hoặc cát với chiều dày nhỏ nhất là 10 cm, như được chỉ trong hình vẽ. 6. Đắp ngược xung quanh các ống sẽ được đầm để làm cho các ống không bị ảnh hưởng. Các vật liệu thô sẽ không được tiếp xúc với ống. 7. Các tải trọng tới tải trọng thiết kế theo tiêu chuẩn AASHTO H-20 sẽ không được phép đi qua các ống đến khi các vật liệu đắp và đắp ngược được đắp với độ dày tối thiểu 0.5 m trên ống. 8. Các máng xối và các ống xả phía dưới yêu cầu cho việc thoát nước mái sẽ được chỉ trong các bản vẽ và sẽ được lắp đặt theo các chỉ dẫn của các nhà chế tạo hoặc được hướng dẫn trực tiếp của Chủ đầu tư. 9. Các bao bê tông cho tường chắn và tường cánh phải được thi công theo trục, độ dốc và kích thước trên Bản vẽ hoặc như chỉ dẫn của Kỹ sư 3.2. HỐ TIÊU NƯỚC CHO VAI ĐẬP CHUYỂN TIẾP BẰNG BÊ TÔNG

Page 184: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 586

Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt ống thép mạ kẽm dọc theo tường bên đập tràn theo tuyến và cao độ đã được chỉ ra trong các bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư để thu và thải nước từ hố thu trong phạm vi phần đầp chuyển tiếp. Ống sẽ được đặt trên lớp lót và lớp đắp ngược với vật liệu phù hợp theo tiêu chuẩn AASHTO Division II Construction Section - subsection 26.5 hoặc tương đương. Lớp phủ tối thiểu trên ống là 1,5m trước khi các thiết bị nặng di chuyển trên ống. Phải cẩn thận khi lắp đặt ống. Chi phí cho việc sửa chửa cần thiết do Nhà thầu chịu. 3.3. TIÊU NƯỚC CHO KHỐI ĐẮP NGƯỢC CỦA ĐẬP TRÀN VẬN HÀNH Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt ống bê tông cốt thép có gân tăng cứng dọc tường biên theo tuyến và cao độ đã được chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư để thu và thoát nước ngầm. Các ống phải được nối bằng các đầu nối phù hợp hoặc được Chủ đầu tư chấp thuận. Ống tiêu nước bê tông này được đặt trong lớp lọc như trong Bản vẽ và phải phù hợp với các yêu cầu trong Phần 0320. Lớp lọc được đầm thủ công hoặc theo biện pháp được Chủ đầu tư chấp thuận. Lớp phủ trên ống tối thiểi phải có độ dày 1.5m trước khi cho phép các thiết bị năng di chuyển trên nó. Nhà thầu phải lắp đặt ống cẩn thận. tất cả các chi phí liên quan đến việc sửa chữa ống do Nhà thầu chịu. 3.4. TIÊU NƯỚC TRÊN ĐỈNH CỦA PHẦN ĐẬP CHUYỂN TIẾP VÀ MẶT CẦU CÔNG TÁC ĐẬP TRÀN VẬN HÀNH Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp lắp đặt các hệ thống thoát nước tại các vị trí này theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.5. TIÊU NƯỚC CHO NÚT CHẶN BÊ TÔNG TRONG CỐNG DẪN DÒNG Phần này trình bày các yêu cầu tiêu nước cho nút chặn bê tông trong cống dẫn dòng trong thời gian thi công. Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt gần đáy của công dẫnn dòng ống kim loại có gân tăng cứng như đã chỉ ra trong Bản vẽ để tiêu thoát nước thấm từ thượng lưu. Nhà thầu cũng phải cung cấp một nắp đập phía thượng lưu của các ống này. Nắp đậy sẽ đượng đóng lại và ống kim loại nói trên được lấp đầy bằng bê tông M250 theo quy định trong Phần 0430 - Bê tông. Sơ đồ biện pháp thi công phải được trình cho Chủ đầu tư phê duyệt 60 này trước khi bắt đầu thi công nút chặn. 3.6. TIÊU NƯỚC CHO MẶT CẦU CÔNG TÁC Nhà thầu chịu trách nhiệm cung cấp và lắp đặt hệ thống tiêu thoát nước trên mặt cầu theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.7. THOÁT NƯỚC MÁI NHÀ Mái được tạo độ dốc 2% về hướng hồ. Cạnh dưới mái có bố trí máng thoát nước 120mm x 120mm và tại đầu cuối có ống tháo nước xuống bể như trong bản vẽ. Nhà thầu có trách nhiệm hoàn thành các yêu cầu của Chủ đầu tư một cách tốt nhất. 3.8. LỖ TIÊU NƯỚC TRONG CÁC KÊT CẤU BÊ TÔNG Nhà thầu phải làm các lỗ tiêu nước như trong bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Ống tiêu nước sử dụng cho các lỗ tiêu nước này là loại ống nhưa PVC đường kính từ 50 đến 70mm được lắp đặt tại các vị trí với các khoảng cách quy định trong bản vẽ. Tất cả các ống phải được đặt vào đúng vị trí một cách cẩn thận. Dăm lọc sẽ được lắp sát các lỗ thoát nước trên. Đối với các mái đào đá lỗ thoát nước thực hiện theo các yêu cầu của Phần 0240 – Khoan và phụt vữa. Các lỗ tiêu nước nếu bị tắt trong quá trình thi công phải được rữa hoặc khoan lại để hoạt động được và thỏa mãn yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.9. RÃNH THOÁT NƯỚC Các rãnh thoát nước sẽ được xây dựng theo đúng tuyến, cấp độ và mặt cắt ngang như trình bày trong các bản vẽ hay như chỉ dẫn trực tiếp của Chủ đầu tư, sẽ được bảo quản trong thời hạn của Hợp đồng. Trong khi vạch tuyến và trong xây dựng hệ thống tiêu nước, nói chung phải chú ý đến vấn đề ngăn ngừa xói lở đất.

Page 185: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 587

Nơi mà các rãnh thoát nước dốc phải xây dựng trong vật liệu có khả năng xói lở, các biện pháp phòng tránh phù hợp như lát mặt bằng bê tông, đá xây, xây dựng các điểm chặn, hoặc các biện pháp khác với mục đích ngăn chặn sự bào mòn hay xói lở, như được trình bày trong các bản vẽ hay sự chỉ dẫn trực tiếp của Chủ đầu tư. Chú ý để tránh đào đất dưới mức độ yêu cầu cho các rãnh tiêu nước, và bất kỳ sự đào lẹm nào sẽ phải đắp lại với các vật liệu phù hợp và được đầm nén tới mức độ thấp nhất là vào khoảng 95% của tỷ trọng khô lớn nhất. Đào lẹm trong các vật liệu cứng phải được đắp lại bằng bê tông với điều kiện không có bất kỳ chi phí thêm nào cho Nhà thầu. Khi mà do điều kiện tự nhiên của vật liệu và mái dốc của rãnh đào, có khả năng xác định bị xói mòn do dòng chảy, đá xếp được trát vữa xi măng tại chân và các mái của rãnh và được tiến hành như sau: Tiến hành tại đáy của rãnh, đá sẽ được xếp và gắn vững chắc vào mái dốc và áp vào các viên đá kế tiếp, các viên đá sẽ được xếp theo chiều dọc của viên đá tạo thành một góc vuông với mái dốc và với bề mặt tiếp xúc của chúng để tạo nên các liên kết đứt quãng. Chiều dày của đá xếp, tại các góc vuông đối với bề mặt không được nhỏ hơn 150 mm. Các khe hở giữa các viên đá sẽ được trát bằng vữa xi măng với thành phần 1 phần xi măng, 3 phần cát. Trước khi trát vữa xi măng, các bề mặt của các viên đá sẽ được rửa sạch hoàn toàn, không có bụi và đất bám và sau đó được làm ướt. Vữa xi măng sẽ được trộn trong rãnh do đó có thể chắc chắn rằng tất cả các khe hở hoặc khoảng trống giữa các viên đá hoàn toàn được trát bằng vữa tới hết độ sâu của đá xếp. Sau khi việc trát vữa đã được hoàn thành, tất cả các đoạn này phải được quét để bề mặt trên của lớp đá xây có thể nhìn thấy. Rãnh xây sẽ được bảo dưỡng bằng vải bố ướt hoặc vật phủ ướt khác được chấp thuận của Chủ đầu tư trong thời gian không ít hơn 4 ngày sau khi trát vữa và sẽ không được chịu một tải trọng bất kỳ nào đến tận khi đạt đến cường độ thích hợp. Khi có yêu cầu, các lỗ thoát nước sẽ được lắp trong rãnh nước. 3.10. MÁNG THOÁT NƯỚC BẰNG BÊ TÔNG Máng bê tông đúc sẵn được sản xuất phù hợp với các kích thước đã cho trong các bản vẽ và phải gắn vừa vặtn với nhau. Rãnh đào để máng phải được thực hiện một cách gọn gàng. Tất cả các vật liệu long rời phải được đầm chặt lại, khi có đào lẹm trong đá các vị trí này sẽ được lấp bằng bê tông lót. Nếu chủ đầu tư yêu cầu, rãnh sẽ được đào sâu hơn để đổ bê tông lót. Tấm dưới cùng được đặt sát với kết cấu xả như trong Bản vẽ. Các tấm phải được lắp đặt theo tuyến và độ dốc quy định và các tấm phải gắn xít với nhau. Một đoạn chuyển tiếp sẽ được làm để nối giữa kết cấu cửa vào và máng thoát nước. 3.11. CÁC KHIẾN KHUYẾT Nếu như các công tác kiểm tra và thử nghiệm cho thấy các khiếm khuyết hoặc rò rỉ, vv.., thì các công việc xây dựng khiếm khuyết này hoặc các vật liệu sẽ được thay thế và được thử nghiệm lại, chi phí này do Nhà thầu chịu. Tất cả các việc sửa chữa các ống sẽ được thực hiện với các vật liệu mới Các lỗ hoặc các mối nối ống bằng ren không bị bịt kín sẽ không được chấp nhận 3.12. DỌN VÊ SINH Khi công việc được hoàn tất, các phần của việc lắp đặt sẽ được làm vệ sinh sạch sẽ. Tất cả các ống nối và các phụ tùng ống sẽ được làm sạch dầu mỡ, kim loại hàn, các phế thải khi cắt kim loại, và bùn cặn mà có thể tích tụ lại trong khi vận hành hoặc thử nghiệm hệ thống. Bất kỳ một sự tắc nghẽn nào hoặc sự làm phai màu nào xảy ra tới các phần của các kết cấu, sau khi hoàn thiện hoặc sự cung cấp trang thiết bị do lỗi của Nhà thầu đến công việc làm vệ sinh hệ thống ống sẽ được sửa chữa lại bởi chi phí của Nhà thầu 3.13. CHỐNG ĂN MÒN Các bề mặt ngoài của ống thép được đặt trên đất sẽ được làm sạch, sơn lót và được phủ bằng hai lớp áo nhựa đường với một giấy dầu thủy tinh bao xung quanh nối với hai lớp áo. Tất cả các vật liệu và cách làm đều phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Mỗi lớp áo nhựa đường phải có chiều dày không nhỏ hơn 2mm. Bất kỳ nơi nào không có lớp áo nhựa đường, các lỗ bọt khí, xước rách, mài mòn hoặc các vết bẩn nhiều phía bao gồm trong công tác bảo vệ ăn mòn của đường ống và những điểm cháy do hàn sẽ phải được sửa chữa. Trong trường hợp sự liên kết giữa lớp áo nguyên thủy và ống bị vỡ, lớp áo nhựa đường cũ xung

Page 186: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 588

quanh khu vực bị ảnh hưởng phải được bỏ cho đến thép trần và các mép của lớp áo nguyên thủy sẽ được mài vát và được xử lý lại. Những nơi mà sự liên kết không bị ảnh hưởng, một miếng vá có thể được áp dụng lên nơi xử lý đầu tiên. Trước khi dùng miếng vá, tất cả vết tẩy trắng, bụi hoặc các vật liệu ngoại lai khác phải được loại bỏ khỏi nơi sẽ được xử lý. Phương án khác, Nhà thầu có thể đề nghị sử dụng các ống mạ. Công việc mạ sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật trong Phần 0510. 3.14. CÔNG TÁC SƠN Các mặt hở của ống thép, van không kể các ống đã được cách ly, được bảo vệ chống ăn mòn hoặc được bao bọc, sẽ được sơn theo các điều khoản trong Phần 0510. 3.15. ĐÁNH DẤU Các ống thép phải được đánh dấu với các ký hiệu điểm nối và mũi tên chỉ hướng dòng chảy. Các dấu này được đặt tại vị trí đầu vào và ra của ống, van và các vị trí trung gian hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

Page 187: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 589

G6.12. PHẦN 0310 - CHUẨN BỊ VÀ XỬ LÝ NỀN 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này bao gồm các nhu cầu về vật liệu với các đặc tính kèm theo cùng với liệt kê đầy đủ các công việc cho công tác chuẩn bị cuối cùng của việc dọn nền trước khi đắp đất, đá hoặc đổ bê tông như đã trình bày trong các bản vẽ thi công được phê duyệt hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0220 - Công tác đào hở Phần 0320 - Công tác đắp Phần 0311 - Khoan và phụt vữa Phần 0311 - Bê tông phun

1.3. ĐỊNH NGHĨA Phủ vữa: trộn xi măng và nước quét bằng chổi lên mặt đá, vào các khe nứt, các khớp nối và các đứt gãy của đá, ngăn cho đá không phong hóa thêm. Đào đá: Vật liệu được khoan và nổ để đào và các hòn đá lăn lớn hơn 1m3. Đào đất: Đào các vật liệu không phải là đá bao gồm cả việc đào móc (đào các vật liệu nhét trong các hang, hốc ngoài đường đào chung bằng thiết bị nhẹ hoặc thủ công. Khoan và Nổ: Quy trình nổ yêu cầu mẫu khoan thông thường. Ranh giới đào: Ranh giới tự nhiên và lý thuyết trong khối đào sẽ được đo đạc, còn ngoài khối đào cho phép giữ nguyên. Đào lẹm: Đào quá giới hạn đào. Đào cạy: Bóc bỏ đá dạng phiến, vỡ vụn hoặc đá yếu từ đá mặt hoặc bề mặt. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.4.1. Tiêu chuẩn áp dụng Các công tác bao gồm trong phần này phải tuân theo các tiêu chuẩn và qui chuẩn kèm theo, ngoại trừ các Điều kiện kỹ thuật khác với các tiêu chuẩn và qui chuẩn này. Trong các trường hợp này yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật phải được ưu tiên. Tất cả các quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam đều được áp dụng.

TCXD 40 - 1987 Kết cấu xây dựng và nền. Nguyên tắc cơ bản về tính toán TCVN 4253 - 1986 Nền các công trình thuỷ công. Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 4453 - 1980 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng TCXD 79 - 1980 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng 14TCN 20 - 2004 Đập đất - Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng phương pháp đầm nén TCVN 4447 - 1987 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu

Ngoài ra, trong các trường hợp cụ thể, có thể áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp của Hiệp hội Hoa Kỳ về Thí nghệm và Vật liệu (ASTM). 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1 Thí nghiệm Tùy thuộc vào yêu cầu của nền móng công trình cụ thể Chủ đầu tư có thể sẽ yêu cầu thực hiện các thí nghiệm cần thiết để xác định các chỉ tiêu cơ – lý của nền. 1.5.2. Lập bản đồ hố móng công trình Theo điều kiện Hợp đồng kinh tế được ký kết, hố móng các hạng mục công trình sau khi đã được dọn sạch theo đúng yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bản vẽ thi công - Điều kiện kỹ thuật phải được đo đạc địa hình và mô tả địa chất. Hai bản đồ cơ bản dưới đây sẽ phải được thực hiện và trình cho Chủ đầu tư: - Bình đồ địa hình hố móng theo tỷ lệ được chấp nhận. Trừ khi có chỉ định cụ thể, tỷ lệ bình đồ có thể là: 1/500, 1/200. Bình đồ phải thể hiện chính xác: cao độ, tọa độ thực tế của khu vực hố móng. - Bình đồ mô tả địa chất hố móng: phải thể hiện đầy đủ các đặc trưng địa chất của khu vực hố móng: lọai đất - đá nền, các đứt gãy và đới ảnh hưởng của chúng… - Ngoài ra, Chủ đầu tư có thể sẽ yêu cầu đo đạc và mô tả địa chất trong quá trình đào hố móng để có thể đánh giá chính xác và xử lý kịp thời trong các điều kiện địa chất khác nhau.

Page 188: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 590

- Nhà thầu nhất thiết phải cộng tác cùng Chủ đầu tư để lập các bản đồ như trên để đánh giá được đầy đủ và đào hố đào để đánh giá nền móng tại vị trí mà Chủ đầu tư trực tiếp chỉ định. Nếu trong lúc kiểm tra nền móng không có lưu ý nào theo yêu cầu của Chủ đầu tư, nhà thầu có thể cho tiếp tục đào. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Nhà thầu phải tạo điều kiện cho Chủ đầu tư kiểm tra toàn bộ nền móng mà không được áp dụng bất cứ biện pháp xử lý nào, ví dụ trám bê tông để thay đổi hoặc che dấu mặt nền trước 48 giờ sau khi đã báo cáo bằng văn bản cho Chủ đầu tư về mục đích như vậy. Tuy nhiên, nếu trường hợp mặt nền bị hư hỏng trước đó phải xử lý, Chủ đầu tư có thể chỉ thị phải đắp lại mà không phải thanh toán phần đào “lẹm”. 2. VẬT LIỆU 2.1. XI MĂNG Xi măng dùng để phụt vữa phải là xi măng Poóc lăng như chỉ tiêu cho bê tông ở Phần 0430. 2.2. NƯỚC Nước dùng để làm sach phải là nước ngọt, sạch và loại bỏ các tác nhân có hại như bùn, chất hữu cơ, kiềm, acid, các loại muối hoặc các chất bẩn khác. Nước dùng để trộn vữa phải tuân theo các yêu cầu của nước trộn bê tông đưa ra ở Phần 0430. 2.3. CÁT Cát dùng để trộn vữa phải là cát phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Phần 0430. 2.4. PHỤ GIA Việc dùng các chất phụ gia như phụ gia trương nở, chậm đông kết sẽ được đưa ra để Chủ đầu tư chấp thuận. 2.5. HỖN HỢP VỮA Tỉ lệ các vật liệu dùng trong vữa trét phủ và bất cứ sự điều chỉnh bổ xung nào nhất thiết chỉ được tuân theo như Chủ đầu tư đã chấp thuận. Tỉ lệ này có thể thay đổi để phù hợp với các trường hợp thực tế bất thường tại công trường. Trừ khi có các chỉ định khác, vữa trét phủ phải có tỉ lệ nước/ximăng theo trọng lượng là 0,6. Cấp phối cho 1 m3 vữa bao gồm khoảng 500 kg xi măng Poóc lăng (PC 30 hoặc PC 40) và 1.000 kg cát. 3. THỰC HIỆN Ngọai trừ các điều quy định chung trong Phần 0310 này, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng hạng mục, việc chuẩn bị và xử lý nền có thể sẽ được chỉ định chi tiết hơn trong các Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt hoặc chỉ định xử lý trực tiếp tại hiện trường. 3.1. TẬP KẾT VẬT LIỆU Vật liệu đắp phải tập kết đúng nơi qui định đã được chỉ ra trong bố trí tổng thể công trình. Vật liệu đắp không được tập kết ở bất cứ chỗ nào tại phần nền chuẩn bị đắp, trừ khi mặt nền được chuẩn bị phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật và có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư đồng ý cho tập kết vật liệu đắp. Bề mặt mà sẽ trực tiếp đắp đất hoặc đắp đá phải vét sạch bùn, các chất bẩn, các chất độc hại ,các vật liệu tơi xốp, trám hoặc trét phủ các khe nứt, lỗ rò bằng phương tiện thủ công hoặc các cách có hiệu quả khác mà Chủ đầu tư chấp thuận ngay khi đang kiểm tra nền móng. Trong trường hợp các vùng đã được Chủ đầu tư chấp thuận trước đây mà có sự xáo trộn, mềm yếu, lún sụt hoặc ô nhiễm thì nền phải được chuẩn bị lại tới khi Chủ đầu tư đồng ý mà không phải thanh toán vượt trội cho Nhà thầu. 3.2. CHUẨN BỊ NỀN ĐỂ ĐẮP ĐÁ ĐỔ VÀ VẬT LIỆU RỜI Nền là đá gốc và đá đào bằng khoan nổ dùng để đắp đá và đắp vật liệu dạng hạt phải được san phẳng các chỗ lồi lõm và dọn sạch bề mặt tất cả nước bùn, dăm sạn và các vật liệu có hại khác. Vật liệu thành phẩm đạt theo tiêu chuẩn của vật liệu đắp có thể tập kết ở vị trí theo sự chỉ đạo của Chủ đầu tư. Các nền là đá phong hóa dùng để đắp đá và đắp vật liệu dạng hạt phải được san phẳng các chỗ lồi lõm và dọn sạch bề mặt tất cả nước bùn, dăm sạn, đất tơi xốp và đá vỡ vụn. Ở các phần nền móng chưa tiến hành công tác đắp ngay, Chủ đầu tư có thể chỉ định phụt vữa phủ nhằm ngăn không cho đá phong hóa thêm. Các nền là đất tầng phủ dùng để đắp đá và đắp vật liệu dạng hạt phải được san phẳng các chỗ lồi lõm và dọn sạch bề mặt tất cả nước bùn, dăm sạn và bề mặt phải được xới tới độ sâu 250 mm và được đầm nén

Page 189: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 591

đạt tới chỉ tiêu giống như tiêu chuẩn của vật liệu đắp tại vị trí này hoặc như hướng dẫn của Chủ đầu tư. Độ ẩm của lớp đất xới phải được điều chỉnh thích hợp theo hướng dẫn của Chủ đầu tư . 3.3. CHUẨN BỊ NỀN ĐỂ ĐẮP ĐẤT CHỌN LỌC 3.3.1. Nền đá Nền móng là đá phong hóa và đá đào bằng khoan nổ, nơi sẽ đắp đất chọn lọc phải không được lồi lõm và trên toàn bộ địa hình nơi nào có độ dốc lớn hơn 0,5:1,0 và chênh cao lớn hơn 1m phải được san phẳng. Nhà thầu phải sửa cho độ dốc còn nhỏ hơn 0,5:1,0 bằng cách đào thêm bằng búa khoan hoặc đổ bê tông để kéo dài mái dốc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Bê tông đổ ngược phải tuân theo yêu cầu của Phần 0430 - Bê tông và ván khuôn phải tuân theo tiêu chuẩn của Phần 0410 - Ván khuôn và hoàn thiện bề mặt. Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu kiểm tra các khối đá long rời và dọn sạch chúng bằng cách loại bỏ và chèn lại. Nền dùng để đắp vật liệu chống thấm là đá cứng hoặc đá đào bằng khoan nổ phải được làm sạch bằng cách thổi khí hoặc phụt nước. Nền là đá phong hóa phải được dọn sạch bằng tay với xẻng, xà beng, chổi sắt và thổi khí hoặc nước. Các vật liệu phong hóa và tơi xốp phải được dọn sạch ra khỏi các hang, hốc, các khe hở và các vết nứt có độ sâu ít nhất bằng 3 lần chiều rộng miệng hở, làm sạch và phụt vữa hoặc trám bê tông theo hướng dẫn của Chủ đầu tư để hoàn tất mặt bằng chuẩn bị đắp vật liệu chống thấm. Các khe nứt và đứt gãy quá lớn thì phải dùng vữa phụt. Ngay trong thời kỳ đắp vật liệu chống thấm, tất cả nước mặt, nước rò rỉ , bùn đất, đá vỡ vụn, dăm sạn hoặc bất cứ vật liệu có hại nào khác đều phải được dọn sạch ra khỏi tất cả các vị trí của bề mặt nền theo sự hướng dẫn của Chủ đầu tư. Sau khi kiểm tra công tác vệ sinh nền, Chủ đầu tư có thể chỉ định vị trí nền đá cần phụt vữa. Chủ đầu tư còn có thể chỉ định phụt vữa với nền đá phong hóa nhằm ngăn đá phong hóa thêm hoặc có thể chỉ định việc xới bề mặt, điều chỉnh độ ẩm và đầm nén để đạt chỉ tiêu giống như tiêu chuẩn của vật liệu đắp. 3.3.2. Nền đất Nền là đất tầng phủ dùng để đắp vật liệu chống thấm phải dọn sạch các chất có hại như nước, bùn, nước rò rỉ, dăm sạn và các chất có hại khác. Sau khi kiểm tra và theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư, mặt nền phải được xới lên với độ sâu 200 mm . Lớp đất xới lên phải được điều chỉnh độ ẩm và đầm nén để đạt được chỉ tiêu giống tiêu chuẩn của vật liệu đắp trên đó. 3.4. CHUẨN BỊ NỀN ĐỂ ĐỔ BÊ TÔNG Nền đá và vách đá ở vị trí đổ bê tông phải được dọn sạch đá tơi xốp bằng cách loại bỏ rồi chèn lại và làm sạch tất cả dầu mỡ, bùn, vữa, dăm sạn và các vật liệu có hại khác nhằm để bê tông có thể bám dính vào đá được tốt. Bất cứ phần nền nào mà phải phủ hoặc đổ bê tông đều phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ đầu tư. Trên nền đá tốt, Chủ đầu tư có thể chỉ đạo cắt gọt, hiệu chỉnh cho đúng các phần nền móng không chuẩn bằng cách đào bằng búa khoan hoặc bằng phương pháp khác mà không phải nổ mìn. Bề mặt trên đá tốt hoặc trên đá được đào bằng khoan nổ phải được làm sạch bằng thổi khí hoặc phun nước. Các khớp nối, các vết nứt và các đứt gãy phải được làm vệ sinh bằng tay dùng xẻng, xà beng, chổi sắt và thổi khí hoặc phun nước. Vật liệu tơi xốp và đá phong hóa phải được dọn sạch ra khỏi các hang, hốc, các khớp nối hở hoặc các đứt gãy có chiều sâu tối thiểu gấp 3 lần chiều rộng miệng hở, làm sạch và trám phủ bằng hồ vữa hoặc trám bê tông theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư.

Page 190: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 592

G6.13. PHẦN 0320 - CÔNG TÁC ĐẮP 1. TỔNG QUÁT Phần này bao gồm các yêu cầu và trình tự để thực hiện các công tác đắp các đập dâng bằng vật liệu xây dựng địa phương và đắp trả cho các hạng mục công trình vĩnh cữu của cả hai bậc . 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1.1.1. Các công việc liên quan

Phần 0210 Chuẩn bị tuyến Phần 0211 Dẫn dòng và thoát nước Phần 0220 Công tác đào hở Phần 0310 Chuẩn bị và xử lý nền Phần 0260 Tiêu nước

1.1.2. Công tác do Nhà thầu khác thực hiện Không sử dụng. 1.2. ĐỊNH NGHĨA Cung cấp các vật liệu được đưa vào các khối đắp: tất cả các công tác cần thiết để cung cấp đất đắp, đá đắp bao gồm phân loại, chọn lựa, loại bỏ các vật liệu không thích hợp, kiểm tra chất lượng, chế biến, xúc lên, trữ, đổ xuống, vận chuyển các vật liệu để đưa vào các hạng mục. Đối với các vật liệu khai thác từ các mỏ đất, mỏ đá, “cung cấp” còn bao gồm làm sạch, đào bỏ, phát triển và duy trì mỏ đất hoặc mỏ đá và phục hồi lại các hầm hố và mỏ không khai thác nữa. Vận chuyển: tất cả các công tác vận chuyển các loại vật liệu từ các vùng mỏ, các bãi trữ hoặc các nơi đào tới các khối đắp, các bãi trữ hoặc các bãi thải. Đắp: tất cả các công tác đổ, san, pha trộn và đầm nén vật liệu đắp tới vị trí cuối cùng của khối đắp. Nó còn bao gồm việc điều khiển độ ẩm, xói rửa bùn cát theo yêu cầu, và cắt gọt khối đắp theo dung sai cho phép. Khối: Khi đắp tiếp các khối đất đắp và đá đắp như trình bày trong các bản vẽ với vật liệu có các lớp đặc trưng được chỉ định trong tài liệu này. Công việc đắp và đắp ngược như miêu tả trong phần này sẽ bao gồm các công việc đắp và đắp ngược với các vật liệu hỗn hợp hoặc chọn lọc được chấp thuận bởi Chủ đầu tư và được đổ theo từng lớp, độ dày của các lớp sẽ được quyết định phù hợp với thí nghiệm do Nhà thầu thực hiện trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đắp nào 1.3. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.3.1. Tổng quát Các công tác thuộc phần này phải tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm dưới đây. Trong trường hợp các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật này khác với các tiêu chuẩn đó, Điều kiện kỹ thuật này sẽ giữ quyền ưu tiên. Ưu tiên áp dụng các tiêu chuẩn - quy phạm hiện hành của Việt Nam, tuy nhiên các tiêu chuẩn ASTM cũng có thể được chấp nhận áp dụng trong các trường hợp cụ thể.

TCVN 285-2002: CTTL - Các quy định chủ yếu về thiết kế 14 TCN 157-2005: TCTK - Đập đất đầm nén TCVN 4447-1987 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu 14TCN 20-2004: Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng phương pháp đầm nén QP-TL-D4-80: Quy phạm kỹ thuật thi công đập đất theo phương pháp đầm nén TCVN 5637-1991 Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 7570: 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 2683-1991 Đất xây dựng. Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu. TCVN 5747-1993 Đất xây dựng. Phân loại TCVN 4195-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng riêng tại phòng thí nghiệm TCVN 4196-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm tại phòng thí nghiệm TCVN 4197-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định giới hạn dẻo và chảy tại phòng thí nghiệm TCVN 4198-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định thành phần hạt tại phòng thí nghiệm TCVN 4199-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định lực chống cắt tại phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng

Page 191: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 593

TCVN 4200-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định tính nén lún tại phòng thí nghiệm TCVN 4201-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn tại phòng thí nghiệm TCVN 4202-1995 Đất xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng thể tích tại phòng thí nghiệm TCVN 5297-1995 Chất lượng đất. Lấy mẫu. Yêu cầu chung TCVN 5960-1995 Chất lượng đất. Lấy mẫu. Hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất

Và các tiêu chuẩn Việt Nam khác được chấp thuận. Ngoài ra, có thể áp dụng các tiêu chuẩn tương ứng của Hiệp hội Hoa Kỳ về Thí nghiệm và Vật liệu (ASTM). 1.4. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Chủ đầu tư sẽ cung cấp các sơ đồ bố trí và các tài liệu liên quan đến các mỏ đất - mỏ đá trong phạm vi Công trình để Nhà thầu nghiên cứu và lập biện pháp khai thác. Nhà thầu phải trình Chủ đầu tư ít nhất trước 28 ngày bằng văn bản về kế hoạch khai thác bất cứ một mỏ đất hoặc mỏ đá nào. Trong thời hạn này Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu cung cấp mẫu vật liệu và kết quả thí nghiệm thuyết phục của vật liệu xác nhận thích hợp với mục đích sử dụng. Không được sử dụng bất cứ nguồn vật liệu nào khác ngoài những nguồn mà Nhà thầu đã báo cáo và đã được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Dự tính thời gian để bóc bãi, dọn sạch, khởi công và hoàn tất của mỗi mỏ đất hoặc mỏ đá hoạt động phải báo cáo cho Chủ đầu tư ít nhất trước một tháng trước ngày khởi công. Cùng trong thời gian này Nhà thầu phải trình để Chủ đầu tư chấp thuận các chi tiết về các công tác tiêu thoát nước của các mỏ đất, mỏ đá và đề xuất chi tiết về cải tạo, phục hồi các vùng này sau khi sử dụng. Nhà thầu phải báo cáo bằng văn bản cho Chủ đầu tư trong vòng 48 giờ về ý định sử dụng vật liệu từ bất cứ nguồn mỏ nào, tiến hành đào, hoặc trữ hoặc tập kết vật liệu từ các hạng mục đào về các bãi trữ để sử dụng cho công việc tiếp theo. Nhà thầu phải tạo điều kiện cho Chủ đầu tư có nhiều thời gian lui tới kiểm tra và lấy mẫu từ các nguồn cung cấp vật liệu. Nhà thầu không được có bất cứ thay đổi nào mà không báo trước 48 giờ bằng văn bản cho Chủ đầu tư về mục đích của mình.Tuy nhiên, nếu các đặc tính của vật liệu ở bất cứ nguồn nào có sự thay đổi so với sự chấp thuận hiện thời, Chủ đầu tư có thể hủy bỏ sự chấp thuận. Không chậm hơn 28 ngày trước khi khởi công, Nhà thầu phải báo cáo chi tiết đề xuất về vận chuyển, tập kết, san, ủi, phương thức đầm nén và các trang thiết bị xây dựng để Chủ đầu tư chấp thuận. Nhà thầu phải báo cáo với Chủ đầu tư các chi tiết về các dốc tạm lên xuống, các đường tạm bao gồm địa điểm, cấp đường, và loại vật liệu trước khi thi công những hạng mục này ít nhất một tháng. Không có tuyến vận chuyển nào đi ngang qua các tầng lọc hoặc vật thoát nước được chấp nhận nếu không có các biện pháp ngăn không gây tác hại cho các khối đắp này Trước khi vận chuyển thiết bị đầm nén vào công trường, Nhà thầu phải báo cáo với Chủ đầu tư các thông số chế tạo về tất cả kích thước, trọng lượng và toàn bộ thông số kỹ thuật và thuyết phục được Chủ đầu tư chấp thuận cho sử dụng các thiết bị này Các hồ sơ hoạt động của các mỏ dùng cho tất cả các phần đắp phải được trình cuối mỗi ca làm việc, chi tiết về các khu vực, cao độ, các dây chuyền, các nguồn vật liệu và các hồ sơ đầm nén. Các hồ sơ đầm nén phải cung cấp chi tiết về thiết bị được sử dụng, các kết quả thí nghiệm tại hiện trường theo yêu cầu của Chủ đầu tư như hình thức đã được chấp thuận và sẽ trình cho Chủ đầu tư kiểm tra khi có yêu cầu. Các hồ sơ về các thí nghiệm kiểm tra cấp phối đất, các kết quả xác định độ ẩm của đật và các kết quả thí nghiệm giới hạn Atterberg phải được trình để Chủ đầu tư chấp thuận trong vòng 48 giờ kể từ khi hoàn thành các thí nghiệm đó. 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Thí nghiệm Các thí nghiệm kiểm tra phải được thực hiện bởi Nhà thầu xem các khối đắp có sử dụng đúng phương pháp, cấp phối thành phần hạt và các trang thiết bị đầm nén có đúng như Điều kiện kỹ thuật hay không. Kiểm tra các hố đào và các rãnh đào để kiểm soát chất lượng phải do Nhà thầu thực hiện theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra và lấy mẫu, các hố đào và rãnh đào phải được đắp ngược bằng vật liệu đã đào và được đầm nén tới độ chặt tương đương khối đắp sát bên. Nếu các thí nghiệm kiểm tra cho thấy việc đầm nén chưa đủ hoặc xử lý độ ẩm chưa đạt yêu cầu thì các phương pháp đắp và đầm nén phải thay đổi cho đến khi yêu cầu về các Đặc điểm kỹ thuật được thỏa mãn. Nhà thầu phải hợp tác mọi mặt và đảm bảo rằng các thí nghiệm kiểm tra có thể được tiến hành mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu của Chủ đầu tư . Nhà thầu phải thực hiện thường xuyên các kiểm tra chất lượng trong thời gian đắp và đầm nén với yêu cầu tối thiểu được liệt kê trong Bảng dưới đây:

Tần suất kiểm tra

Page 192: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 594

Chỉ tiêu kiểm tra Vị trí kiểm tra Phương pháp thí nghiệm

(khối lượng thực hiện tương ứng với 1 tổ

mẫu kiểm tra) Đất đắp chọn lọc Độ chặt tiêu chuẩn (dung trọng khô tiêu chuẩn)

Tại nguồn cung cấp TCVN 4201-1995 hoặc ASTM 698

+ 5.000m3 + Khi thay đổi vật liệu + Khi có nghi ngờ

Thành phần hạt Tại nguồn cung cấp TCVN 4198-1995 hoặc ASTM D1556, ASTM D2167, ASTM D2922

5.000 m3 hoặc 1 lần/ngày

Độ ẩm Tại mỏ và tại bãi đắp TCVN 4196 -1995 hoặc ASTM D2216

200 m3 hoặc 1 lần/ngày

Dung trọng khô Tại bãi đắp sau khi đầm.

Phương pháp dao vòng - 14TCN 20-2004, TCVN 4202-1995

+ 100 m3 200m3

(**) + 50 m2 khi đầm bằng thủ công

Hệ số thấm, cường độ kháng cắt (cắt trực tiếp), nén ứng với điều kiện bình thường và trạng thái bão hòa nước

Tại bãi đắp sau khi đầm.

Các tiêu chuẩn TCVN hiện hành hoặc ASTM tương đương

50.000 m3

Đất không chọn lọc Độ chặt tiêu chuẩn (dung trọng khô tiêu chuẩn)

Tại nguồn cung cấp TCVN 4201-1995 hoặc ASTM 698

+ 5.000m3 + Khi thay đổi vật liệu + Khi có nghi ngờ

Thành phần hạt Tại nguồn cung cấp TCVN 4198-1995 hoặc ASTM D1556, ASTM D2167, ASTM D2922

100 m3

→ 5.000m3 hoặc lần/ngày (*)

Độ ẩm Tại nguồn cung cấp và tại bãi đắp

TCVN 4196 -1995 hoặc ASTM D2216

100 m3

→ 400m3 hoặc lần/ngày (*)

Dung trọng khô Tại khu vực đắp sau khi đầm, lấy mẫu hiện trường và thí nghiệm trong phòng

TCVN 4202-1995 + 100 m3 → 200m3 (**) + 50 m2 khi đầm bằng thủ công

Cát tự nhiên cho tầng lọc hoặc lớp chuyển tiếp Thành phần hạt Tại khu vực đắp TCVN 342, 343, 344 -

1986 hoặc ASTM D422 50 m3

Khối lượng riêng Tại nguồn cung cấp hoặc tại hiện trường thi công

TCVN 339 - 1986 50 m3

Dung trọng Tại hiện trường thi công sau khi đầm nén

ASTM D1556 50 m3

Cát nghiền từ đá cho tầng lọc hoặc lớp chuyển tiếp Thành phần hạt Tại khu vực đắp TCVN 1772-2-2005 hoặc

ASTM D422 25 m3

Khối lượng riêng Tại nguồn cung cấp hoặc tại hiện trường thi công

TCVN 339 - 1986 200 m3

Dung trọng tại chỗ Tại hiện trường thi công sau khi đầm nén

ASTM D1556 200 m3

Độ bền Tại nguồn cung cấp hoặc tại hiện trường

ASTM C88 + 200 m3 + Khi có nghi ngờ.

Đá dăm cho tầng lọc hoặc lớp chuyển tiếp Thành phần hạt Tại nguồn cung cấp

hoặc tại hiện trường TCVN 1772 – 1987 hoặc ASTM D422

50 m3

Page 193: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 595

Khối lượng riêng Tại nguồn cung cấp hoặc tại hiền trường

TCVN 1772 - 1987 200 m3

Dung trọng tại chỗ Tại hiện trường thi công sau khi đầm nén

ASTM D4914 hoặc ASTM D5030

→ 200m3/lần (*)

Độ bền Tại nguồn cung cấp hoặc tại hiện trường

TCVN 1772 -1987 hoặc ASTM C88

200 m3

Đá đổ Thành phần hạt Tại nguồn cung cấp

hoặc tại hiện trường + Bằng mắt + ASTM D422

+ 20,000 m3

+ Khi có nghi ngờ Dung trọng Tại hiện trường ASTM D4914 hoặc

ASTM D5030 10,000 m3

Lớp lót nền Thành phần hạt Tại nguồn cung cấp

hoặc tại hiện trường Các TCVN hoặc ASTM thích hợp

1.000 m3

Dung trọng Tại hiện trường sau khi đắp

ASTM D1556, D2167, D2922

1.000 m3

Mặt đường Thành phần hạt Tại nguồn cung cấp

hoặc tại hiện trường Các TCVN hoặc ASTM thích hợp

500 m3

Dung trọng Tại hiện trường sau khi đắp

ASTM D1556, D2167, D2922

500 m3

Đắp đá chọn lọc Thành phần hạt Tại nguồn cung cấp

hoặc tại hiện trường Theo quy định trong Điều kiện Kỹ thuật này

500 m3

(*) Điều chỉnh, sửa đổi theo Công văn số 321/TVĐ2-TTĐ ngày 20/2/2009 (**) Công văn số 2636/TVĐ2-TTĐ ngày 09/10/2009: “Khối lượng đất đắp tương ứng với 1 tổ mẫu kiểm tra dung trọng khô là: 200m3. Các kết quả thí nghiệm phải tuân thủ theo yêu cầu tại Điều 12.11 - 14TCN 20-2004”. Điều 12.11 - 14TCN 20-2004: “Dung trọng khô thực tế (γk) chỉ được thấp hơn yêu cầu thiết kế 0,03 t/m3. Số mẫu không đạt yêu cầu thiết kế so với tổng số mẫu lấy thí nghiệm không được lớn hơn 5% và không được tập trung vào vào một vùng. Chú ý: Khi mẫu đất thí nghiệm dung trọng khô có thành phần hạt khác biệt với loại đất thiết kế đã chọn thì cần xem xét loại bỏ.” Ghi chú: Riêng Mục: đất đắp chọn lọc, phần thí nghiệm các chỉ tiêu: hệ số thấm, cường độ kháng cắt, nén thực hiện bằng cách lấy mẫu hiện trường bãi đắp và đưa về phòng thí nghiệm hợp pháp để kiểm tra theo các tiêu chuẩn hiện hành (TCVN, ASTM). Để kiểm tra hệ số thấm tiếp giáp giữa các lớp đắp thí nghiệm được thực hiện tại hiện trường bằng phương pháp đổ nước trong các hố đào. Với mỗi lần kiểm tra cấp phối đá đắp và lớp đệm đá đắp, Nhà thầu phải cung cấp ít nhất 2m3 vật liệu đại diện. Các mẫu này được cung cấp trong thời gian thi công và chuẩn bị theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Đường kính quy ra hình cầu của mỗi phần tử phải được xác định từ trọng lượng của chúng và trọng lượng riêng xác định của đá. Nhà thầu phải trang bị cân đĩa phù hợp với mục đích sử dụng. Bổ sung: Công văn số 1029/CV-TVĐ2-P21 ngày 12/5/2008 V/v Quản lý chất lượng đắp. Nội dung như sau: “Chúng tôi đã nhận được văn bản số 247/CV-DaHC ngày 08/5/2008 V/v Yêu cầu có ý kiến về quá trình thí nghiệm một số chỉ tiêu theo yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật, Chúng tôi có ý kiến như dưới đây: Phần 0320-Mục 1.5.1: Thí nghiệm, yêu cầu thí nghiệm các chỉ tiêu: hệ số thấm, cường độ kháng nén, kháng cắt được thực hiện tại bãi đắp sau khi đầm. Mục này cần được hiểu như sau: các chỉ tiêu nói trên sẽ được lấy mẫu (mẫu nguyên dạng) tại bãi đắp sau khi đầm và thực hiện công tác thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hợp pháp theo tiêu chuẩn hiện hành (TCVN hoặc ASTM tương đương). 1.6. DUNG SAI Với công tác đất ngoài công tác mặt đường, dung sai cho phép nói chung so với các giới hạn và các độ dốc thiết kế phải nằm trong phạm vi 0.05m với cao độ và trong khoảng 0.20m với vị trí trên mặt bằng. Đối với cao trình đỉnh đập dâng không cho phép dung sai có trị số âm. Với công tác thi công mặt đường

Page 194: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 596

dung sai cho phép so với các giới hạn và các độ dốc thiết kế phải nằm trong phạm vi 0.01m với cao độ và trong khoảng 0.10m với vị trí trên mặt bằng. 2. VẬT LIỆU Các loại vật liệu dùng trong thi công đắp đập bao gồm: vật liệu đất đắp chọn lọc chủ yếu dùng để đắp các đập dâng với yêu cầu chống thấm như quy định, đất không chọn lọc được sử dụng chủ yếu để đắp trả lại tại các kết cấu và các khu vực không có yêu cầu cao về mặt chống thấm, đất đá hỗn hợp, cát tầng lọc và lớp chuyển tiếp, dăm sỏi tầng lọc và lớp chuyển tiếp, đá đổ, đá chọn lọc, lớp đệm cho đá chọn lọc, vật liệu gia cố nền đường và mặt đường đỉnh đập. 2.1. ĐẮP ĐẤT CHỌN LỌC Đất đắp đầm nén chọn lọc phải gồm đất tàn tích thích hợp hoặc đá phong hóa hoàn toàn được chọn lựa từ các mỏ thích hợp hoặc từ các hạng mục đào và được Chủ đầu tư chấp thuận. Nếu cần bổ xung bất cứ loại vật liệu nào, nó phải được lấy từ các nguồn mỏ xác định trong thiết kế hoặc theo chỉ định của Chủ đầu tư. Không được dùng rễ cây, các bụi cây, bụi cỏ hoặc các vật có thể héo, mục khác làm vật liệu chống thấm. Sỏi, than và đá nứt nẻ có kích thước lớn nhất lớn hơn 100mm không được phép dùng làm vật liệu chống thấm. Các vật liệu xen kẹp hoặc các hốc nhét đầy cát, sỏi phải được loại bỏ. Vật liệu thích hợp dùng để đắp phải do Chủ đầu tư quyết định. Đắp đất chọn lọc phải có cấp phối khi kiểm tra nằm trong vùng giới hạn các đường bao dưới đây: Đường bao trên:

Kích thước hạt (mm) Phần trăm lọt qua (theo trọng lượng) (%) >100 100 10 60 1 25 0.1 8 0.01 2 < 0.01 ≤ 2 Đường bao dưới: Kích thước hạt (mm) Phần trăm lọt qua (theo trọng lượng) (%) >10 100 1 97 0.1 80 0.01 50 < 0.01 ≤ 50

Đất đắp chọn lọc phải không được chứa quá 5% chất hữu cơ, được xác định là còn xót lại khi đốt cháy. Đất đắp chọn lọc, sau khi đắp và đầm nén phải có giới hạn chảy từ 30% đến 70% và chỉ số dẻo từ 15% đến 30%. 2.2. ĐẤT ĐẮP KHÔNG CHỌN LỌC Vật liệu đắp hỗn hợp phải là đất tàn tích hoặc đá phong hóa hoàn toàn được chọn lọc từ các hạng mục đào quy định. Nếu cần bổ xung bất cứ loại vật liệu nào, nó phải được lấy từ các nguồn mỏ xác định trong thiết kế hoặc theo chỉ định của Chủ đầu tư. Không được dùng rễ cây, các bụi cây, bụi cỏ hoặc các vật có thể héo, mục khác làm vật liệu đắp. Cuội đá tảng có kích thước lớn nhất lớn hơn 400mm không được phép dùng để đắp hỗn hợp. Vật liệu thích hợp dùng để đắp phải do Chủ đầu tư quyết định. Vật liệu để đắp hỗn hợp không được chứa quá 5% chất hữu cơ, được xác định là còn sót lại khi đốt cháy. Đắp hỗn hợp, sau khi đắp và đầm nén phải không có tính dẻo và cấp phối thành phần hạt khi kiểm tra nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn ASTM D442 Đắp hỗn hợp, sau khi đắp và đầm nén phải có giới hạn chảy nhỏ hơn 70% và chỉ số dẻo nhỏ hơn 35% Vật liệu phải đáp ứng được yêu cầu dưới đây: :

- Dmax = 400 mm. - Thành phần hữu cơ < 0.2%. - Hàm lượng lọt sàng 0,075 mm trong khoảng 0 and 5%. - Kích thước lớn nhất của các hạt đối với lớp đắp trên cùng không được vượt quá 250mm.

2.3. CÁT CHO TẦNG LỌC VÀ LỚP CHUYỂN TIẾP Cát dùng cho tầng lọc và lớp chuyển tiếp chỉ được lấy từ các mỏ đã được thiết kế hoặc được nghiền từ đá cứng khai thác ở các mỏ đá.

Page 195: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 597

Cốt liệu nhỏ là cát tự nhiên sẽ phải phù hợp với TCVN 7570 : 2006 hoặc ASTM C33, cát nghiền từ đá phải phù hợp với TCXDVN 349 : 2005, trừ các điều quy định dưới đây: - Cát dung cho tầng lọc các hạt bền chắc không có lớp phủ bên ngoài, chặt, cứng, sạch và không lẫn các thành phần có hại như bụi, vón cục, mềm và dễ bong ra, đá phiến sét, kiềm, chất hữu cơ, đất sét hoặc các vật liệu có hại khác. Thành phần phần trăm các chất có hại trong cát không được vượt quá các giá trị dưới đây:

Mục Phần trăm theo trọng lượng + Sét, á sét, các tạp chất khác ở dạng cục: 0 + Hàm lượng bùn, bụi, sét: 5% + Hàm lượng muối gốc sun phát, sun phít tính ra SO3 không được lớn hơn

1%

+ Hàm lượng mica: 1,5% - Cát có thể bị bỏ đi nếu: + Khối lượng riêng nhỏ hơn 2,5; + Thành phần còn lại trên sàng có mắt vuông 0,30 mm sau 5 chu kỳ của thí nghiệm sulfat Natri đối với độ cứng chắc cho thấy lượng tổn thất lớn hơn 8% tính theo trọng lượng. Để đạt được hình dạng các hạt đúng yêu cầu đối với cát được sản xuất, cốt liệu nhỏ sẽ phải được sản xuất bằng các máy nghiền thích hợp. Để đạt được cấp phối yêu cầu, Nhà thầu có thể phải phân cốt liệu nhỏ làm hai loại cát và pha trộn hai loại với tỉ lệ thành phần cần thiết. Cát dùng cho tầng lọc và vật thoát nước phải có cấp phối thành phần hạt khi kiểm tra nằm trong giới hạn đường bao như dưới đây: Đường bao trên: Kích thước hạt (mm) Phần trăm lọt qua theo trọng lượng >5 100% 2 85% 1 40% 0.5 20% 0.4 10% 0.3 0% Đường bao dưới: Kích thước hạt (mm) Phần trăm lọt qua theo trọng lượng >1 100% 0.8 85% 0.5 60% 0.2 10% 0.1 5% Cát dùng cho tầng lọc và vật thoát nước phải không được chứa các chất dẻo. 2.4. ĐÁ DĂM CHO TẦNG LỌC VÀ LỚP CHUYỂN TIẾP Dăm, sỏi dùng cho tầng lọc và lớp chuyển tiếp chỉ được lấy từ các mỏ đã được thiết kế hoặc được nghiền từ đá cứng khai thác ở các mỏ đá. Dăm, sỏi dùng cho tầng lọc và lớp chuyển tiếp phải sạch, cứng, hạt bền chắc, không lẫn chất hữu cơ, sét và các chất không thích hợp khác. Thành phần phần trăm các chất có hại với kích thước bất kỳ trong đá dăm không được vượt quá các trị số cho dưới đây:

Mục Phần trăm theo trọng lượng

Vật liệu lọt qua sàng 0.075mm 0.5 Vật liệu có trọng lượng quy định 2.0 Thành phần sét 0.5 Các chất có hại khác 1.0

Tổng toàn bộ thành phần phần trăm các chất có hại không được vượt quá 3% tính theo trọng lượng. Đá dăm cho tầng lọc có thể bị bỏ đi nếu: - Hao hụt trọng lượng của đá dăm khi thí nghiệm sulfat natri trong 5 chu kỳ để xác định độ cứng chắc lớn hơn 10% tính theo trọng lượng; - Khối lượng riêng nhỏ hơn 2.6.

Page 196: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 598

Dăm, sỏi dùng cho tầng lọc và vật thoát nước phải có cấp phối thành phần hạt khi kiểm tra nằm trong giới hạn của đường bao như dưới đây: Đường bao trên: Kích thước hạt (mm) Phần trăm lọt qua theo trọng lượng 200 100% 125 85% 30 50% 10 10% 5 0% Đường bao dưới: Kích thước hạt (mm) Phần trăm lọt qua theo trọng lượng 100 100% 75 85% 20 50% 5 10% 0.5 0% Để đạt được cấp phối yêu cầu Nhà thầu có thể phải phối trộn các lọai cấp phối khác nhau. Dăm, sỏi dùng cho tầng lọc và vật thoát nước phải không được chứa các chất dẻo. 2.5. ĐÁ ĐỔ Vật liệu dùng như đá đổ phải được chọn lựa từ các công trình đào hoặc từ các mỏ đá đã được thiết kế. Vật liệu phải cứng, các thành phần hạt phải bền, chắc và không lẫn sét hoặc các chất không thích hợp khác. Vật liệu dùng như đá đổ phải có cấp phối thành phần hạt khi kiểm tra nằm trong giới hạn sau. Sàng tiêu chuẩn Phần trăm lọt qua (theo trọng lượng)

(700 mm)* 100 (19 mm) 0-15 No. 200 <5

2.6. ĐÁ CHỌN LỌC Vật liệu dùng để đắp đá chọn lọc phải được lấy từ các mỏ đá đã thiết kế hoặc phải là đá tốt, cứng, chặt, không có các vật liệu rời rạc, nứt nẻ và chống được mài mòn. Biểu đồ thành phần hạt của đá chọn lọc phải có kích thước viên đá lớn nhất không được vượt quá 3 lần kích thước nhỏ nhất. Loại lớn hơn và nhỏ hơn nhất thiết không được dùng. Đá đắp phải được xác định đặc tính bằng kích cỡ đá thiết kế trình bày trong các bản vẽ. Phân bố thành phần hạt của đá đắp phải nằm trong giới hạn sau. Kích cỡ các phần tử phải được xác định theo đường kính quy đổi hình cầu, theo trọng lượng và tỷ trọng đặc trưng Thành phần Phần trăm nhỏ hơn (Theo trọng lượng)

2 x kích thước thiết kế 100 1 x kích thước thiết kế 50-80 x kích thước thiết kế < 30

Trọng lượng riêng biểu kiến của đá đắp không được nhỏ hơn 2.5. 2.7. CÁT VÀ ĐÁ DĂM CHO LỚP ĐỆM Vật liệu dùng để đệm đá đổ phải được lấy từ các mỏ đá đã thiết kế hoặc phải là đá tốt, cứng, chặt, không có các vật liệu rời rạc, nứt nẻ và chống được mài mòn. Biểu đồ thành phần hạt của đá đổ phải có kích thước viên đá lớn nhất không được vượt quá 3 lần kích thước nhỏ nhất. Loại lớn hơn và nhỏ hơn nhất thiết không được dùng. Vật liệu dùng như đá đổ phải có cấp phối thành phần hạt khi kiểm tra nằm trong giới hạn sau. Sàng tiêu chuẩn Phần trăm lọt qua (theo trọng lượng)

(300 mm)* 100 (150 mm) 50-100 (75 mm) 25-50 (38 mm) 0-25

2.8. LỚP LÓT NỀN ĐƯỜNG

Page 197: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 599

Vật liệu dùng để làm nền đỉnh đập chỉ nghiền từ đá cứng từ các mỏ đá. Vật liệu phải sạch, cứng, các hạt bền chặt và không có các chất hữu cơ, bùn, sét và các chất không thích hợp và phải có cấp phối thành phần hạt khi kiểm tra nằm trong giới hạn theo tiêu chuẩn ASTM D422 Kích thước sàng Tỉ lệ lọt sàng (theo trọng lượng) (50mm) 100 (25mm) 70-100 (13mm) 50-75 No. 4 35-60 No. 10 15-40 No. 40 5-20 No. 200 < 5 2.9. LỚP MẶT ĐƯỜNG Vật liệu dùng để làm mặt đỉnh đập chỉ nghiền từ đá cứng từ các mỏ đá. Vật liệu phải sạch, cứng, các hạt bền chặt và không có các chất hữu cơ, bùn, sét và các chất không thích hợp và phải có cấp phối thành phần hạt khi kiểm tra nằm trong giới hạn theo tiêu chuẩn ASTM D422 Kích thước sàng Tỉ lệ lọt sàng (theo trọng lượng) (19mm) 100 (13mm) 70-100 No. 4 50-75 No. 10 30-50 No. 40 10-25

No. 200 5-15 2.10. NƯỚC DÙNG CHO CÔNG TÁC ĐẦM Nước dùng để điều chỉnh độ ẩm của đất đắp khi đầm nén và rửa đá đắp khi đầm nén phải là nước ngọt, sạch, loại bỏ bùn cát, các chất hữu cơ hoặc các chất bẩn khác. 3. THỰC HIỆN 3.1. TỔNG QUÁT Thi công đắp đất hoặc đắp đá phải tuân theo giới hạn và độ dốc trong Các bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư và phải không được pha trộn với khối đắp bên cạnh. Ngòai các quy định trong Điều kiện Kỹ thuật này, khi thi công các đập dâng, Nhà thầu phải tuân thủ các yêu cầu trong 14TCN 20-2004. Vật liệu ở mỗi khối đắp phải đồng nhất, không được tách lớp, phân tầng, các thấu kính, các hang, rãnh và các lớp vật liệu của các kết cấu và cấp phối khác nhau. Không được đắp bất cứ phần vật liệu nào nếu chưa đủ các tiêu chuẩn trong Phần 0310 của Điều kiện kỹ thuật này và văn bản chấp thuận của Chủ đầu tư. Thi công đắp không được tiến hành khi trời mưa, công việc không thể đáp ứng được yêu cầu các Điều kiện kỹ thuật. Bất cứ phần đắp nào xảy ra hiện tượng tơi xốp, lún sụt, ô nhiễm hoặc hư hỏng do mưa hoặc các nguyên nhân khác đều phải được dọn sạch và đắp lại bằng vật liệu đắp ứng được các Điều kiện kỹ thuật trong tài liệu này thỏa mãn yêu cầu của Chủ đầu tư mà không phải thanh toán thêm cho Nhà thầu. Tất cả các khối đắp phải duy trì cao độ xấp xỉ nhau. Các vùng lọc và lớp chuyển tiếp phải duy trì chiều dày trên đỉnh từng lớp kề nhau theo thứ tự nhằm giảm tình trạng pha trộn vào nhau. Độ dốc theo chiều dọc phải không được lớn hơn 3N:1Đ. Khi thi công khối đắp mới trên độ dốc lớn hơn 8N:1Đ, lớp vật liệu thi công trước phải được đào giật cấp sâu ít nhất 1m, tới vật liệu được đầm nén tốt như lớp đắp mới trước. Chú ý phải đảm bảo tính đồng nhất của phần nối tiếp. Các thiết bị dành cho các công tác xúc, vận chuyển, đổ, san ủi, và đầm nén các khối vật liệu đắp phải chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ về số lượng và chủng loại tại công trường và duy trì tình trạng làm việc để cho phép công việc được thực hiện theo đúng tiến độ và theo đúng các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật này. Nhà thầu phải đảm bảo dự phòng đầy đủ các thiết bị đầm nén dự phòng để sẵn sàng đưa vào sử dụng khi xảy ra mọi sự cố hỏng hóc khi đang thi công. 3.2. THIẾT BỊ ĐẦM NÉN Việc chọn lựa thiết bị đầm nén phải được trình cho Chủ đầu tư phê duyệt trước khi bắt đầu công tác. Nhà thầu phải cung cấp và bảo dưỡng thiết bị đầm nén thích hợp , sẵn sàng cho sử dụng suốt quá trình thi công công tác đắp. Các thiết bị này có thể là: đầm bánh hơi, đầm rung, đầm rung nặng và nhẹ.

Page 198: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 600

Các thiết bị đầm nén đặc biệt phải được sử dụng ở những nơi các đầm rung chuyên dùng như trên không thể sử dụng được. Các thiết bị này phải là các thiết bị loại có bộ truyền động công suất lớn, có năng lực thi công đầm nén ngang với các thiết bị chuyên dùng trên với việc giảm chiều dày đầm nén một cách cần thiết. Các đầm tay có thể được sử dụng ở những nơi các máy lớn không đến gần được. Các máy điều khiển bằng tay phải có trọng lượng không nhỏ hơn 430 kg (trọng lượng tĩnh) và có khả năng tác động 2.750 kg với 2.000 chu kỳ/phút. 3.3. THIẾT BỊ KHỐNG CHẾ ĐỘ ẨM Thiết bị khống chế độ ẩm phải gồm xe bồn với áp lực vòi phun và các miệng được thiết kế để các chùm tia nước được đều và kiểm soát được số lượng. Xe bồn phải được trang bị van đóng mở ngăn không cho bình tưới rò rỉ khi không hoạt động. Đĩa bừa có đường kính khoảng 900mm phải được chuẩn bị sẵn sàng về số lượng để trộn hoặc xới vật liệu đắp mà không làm cản trở các công tác khác. Các đĩa bừa phải được kéo bằng xe ủi trung bình và hoạt động với cơ cấu đảm bảo điều khiển toàn bộ các đĩa xâm nhập vào. 3.4. CÁC MỎ ĐẤT Việc phát quang các mỏ đất phải tuân theo Phần 0310. Đất mặt phải được đào bóc và giữ lại ngay bên cạnh các mỏ để phục hồi lại mỏ sau khi khai thác xong. Các mỏ phải được khai thác theo phương thức để đảm bảo khối lượng thành phẩm tối đa phù hợp với vật liệu xây dựng chiếu theo các yêu cầu về các đặc điểm kỹ thuật hiện hành. Tất cả vật liệu không đáp ứng được các yêu cầu về các đặc điểm kỹ thuật phải loại bỏ. Công tác bóc bãi mỏ đất phải duy trì được sự đi trước công tác đào khai thác để tránh ô nhiễm vật liệu mỏ. Tuy nhiên việc bóc bỏ không được tiến hành đến mức làm lộ ra phần vật liệu bị khô hoặc ẩm ướt không theo ý muốn. Các mỏ đất hoặc đá phải được thoát nước ra các rạch, suối gần nhất. Toàn bộ phạm vi phải được bố trí hệ thống phù hợp để tiêu nước mặt và ngăn không cho nước dâng lên và rò rỉ vào mỏ. Khi hoàn thành công việc, phải dọn sạch toàn bộ các tiện nghi tạm thời và các mái đào phải được gọt tỉa cho an toàn, ổn định. Trong trường hợp các mỏ hoặc các phần của mỏ còn lộ ra sau khi lấp đầy các hố, đất đã đào bóc khi phát quang vùng mỏ phải được đắp lại, san ủi, cắt gọt cho phẳng đều với đáy mỏ để cây cối dễ dàng tái sinh và để lại sự gọn gàng, ngăn nắp cho vùng này theo hướng mà Chủ đầu tư đã chấp thuận. Độ ẩm của vật liệu đắp chọn lọc và đắp không chọn lọc phải được xử lý đến trạng thái yêu cầu tại mỏ. 3.5. THÍ NGHIỆM ĐẦM NÉN Nhà thầu phải thực hiện đắp thử theo quy định để xác định các yêu cầu: thiết bị đầm, chiều dày lớp thích hợp, số lượt đầm, giới hạn về độ ẩm thích hợp nhất của vật liệu để đạt được dung trọng yêu cầu. Tối thiểu trước 60 ngày, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư: thời gian Nhà thầu dự kiến cho việc đắp thử nghiệm, các chi tiết liên quan đến vị trí mặt bằng đắp thử. Nhà thầu cần nghiên cứu tham khảo Phụ lục C - 14TCN 20 : 2004 khi thực hiện công tác đắp thử hiện trường. Khu vực dự kiến tiến hành đắp thử nghiệp phải được chuẩn bị nền với diện tích tối thiểu 45m rộng và 25 m dài hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Trên phần diện tích này phải bóc bỏ thực vật, lớp đất hữu cơ, các vật liệu long rời để khu vực đắp thử thực tế tối thiểu có 40m rộng và 20 m chiều dài. Nền khu vực này phải được đầm theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư. Vật liệu sử dụng cho công tác đắp thử nghiệm phải được chọn lọc và trộn tại mỏ đất hoặc các bãi trữ vật liệu đào từ các hố móng để đạt được thành phần hạt và độ ẩm trong phạm vi quy định. Trước khi bắt đầu công tác đắp, Nhà thầu chuẩn bị sẵn các vùng thí nghiệm cho từng loại vật liệu để có thể khẳng định tính thích hợp của thiết bị đầm đề nghị và chiều dày cần thiết để đạt được dung trọng theo yêu cầu. Việc thí nghiệm được tiến hành với số Lượt đầm khác nhau. Đối với các vùng đắp thí nghiệm, chiều dày lớp, độ ẩm và số lượt đầm sẽ thay đổi. Các điều kiện đầm nén cho vật liệu đất chọn lọc và không chọn lọc dưới đây phải được tuân theo. Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn ít nhất một đơn vị đối với mỗi loại đầm đề nghị. Nhà thầu cần phối hợp với Chủ đầu tư trong suốt thời gian thí nghiệm. Phải thực hiện ít nhất 5 lớp cho mỗi thí nghiệm. Nhà thầu cần tăng số lớp và số thí nghiệm để đảm bảo thỏa mản các yêu cầu đắp thử. Trên cơ sở các kết quả đắp thử nghiệm, biện pháp đắp, số lượt đầm, độ ẩm và chiều dày lớp tối thiểu để đạt được các quy định về đầm nén do Nhà thầu lập và trình cho Chủ đầu tư phê duyệt.

Page 199: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 601

3.6. ĐỔ VÀ ĐẦM ĐẤT ĐẮP CHỌN LỌC Không được đắp vật liệu chống thấm vào bất cứ phần nền móng nào khi chưa có sự đồng ý của Chủ đầu tư. Nếu bề mặt đầm nén của bất cứ lớp vật liệu chống thấm nào quá nhẵn hoặc quá khô để kết dính hoàn toàn với lớp tiếp theo thì phải bừa đĩa và làm ẩm lại sao cho thỏa mãn yêu cầu của Chủ đầu tư trước khi đắp tiếp lớp khác. Vật liệu nếu có độ ẩm quá lớn không phù hợp để đầm nén thì phải đào dọn đi và đổ bỏ, hoặc nếu được sự đồng ý của Chủ đầu tư thì có thể trải ra phơi cho đến khi độ ẩm giảm xuống vừa đủ. Vật liệu đất chọn lọc phải đắp và đầm nén từng lớp mỏng, ngoại trừ khi đắp những phần này của đê quây tại những vị trí thấp hơn mực nước sông khi đang thi công. Ở những phần này đắp chống thấm có thể đổ thành đống và ủi đẩy tới vị trí đắp cho tới khi vùng đắp được nâng lên cao độ cao hơn mực nước sông. Các khối đắp này phải được ủi tới vị trí đắp theo hướng song song với tuyến đê quây. Khối đắp không được đẩy lên phía thượng lưu hoặc đẩy xuống hạ lưu, từ đó gây mất cân bằng, làm yếu, có thể làm giảm ổn định mái đê quây. Ngoại trừ những lưu ý trên, đất chọn lọc phải được đổ và san từng lớp ngang liên tiếp không vượt quá 300mm chiều dày tơi xốp khi đầm nén. Độ ẩm của vật liệu chống thấm khi đầm nén không được nhỏ hơn 3% mà cũng không lớn hơn 3% độ ẩm tối ưu, ngoại trừ vật liệu chống thấm trong phạm vi 1m ngang đá đệm mái dốc, bê tông kết cấu hoặc bê tông chân răng phải được đầm nén ở độ ẩm giữa độ ẩm tối ưu và độ ẩm tối ưu +3%.. Nhà thầu không được phép điều chỉnh độ ẩm của vật liệu đất chọn lọc nhiều hơn 4% sau khi trải lên khối đắp. Bất cứ khối vật liệu đắp nào không có độ ẩm nằm trong phạm vi 4% của chỉ tiêu yêu cầu phải chở ngược lại mỏ theo quy định hoặc phải đổ tại bãi thải đã quy định. Đầm nén đất chọn lọc phải dùng đầm được quy định tại tài liệu này, được gia tải tối đa theo sự chỉ đạo của Chủ đầu tư. Đất chọn lọc sau khi đầm nén được xem là đạt yêu cầu khi: - Dung trọng khô không nhỏ hơn 1,32 T/m3. Trong mọi trường hợp độ chặt không được thấp hơn 0,95. - Góc ma sát trong và lực dính ở trạng thái bão hoà tương ứng không dưới 180 và 0,25kg/cm2 - Hệ số thấm không lớn hơn 10-5cm/s. Khối đắp không thể đầm nén theo yêu cầu bằng đầm vì không đến gần được và khối đắp trong phạm vi 1m theo phương ngang bên cạnh lớp đệm mái dốc, bên cạnh các khối bê tông hoặc bê tông chân răng phải trải các lớp không được dày quá 100mm và được đầm nén tới khi đạt chỉ tiêu bằng các phương pháp đầm nén đã được chấp thuận. 3.7 ĐẮP KHÔNG CHỌN LỌC Chiều dày lớn nhất của lớp đắp vật liệu không chọn lọc không được vượt quá 600mm. Việc đổ vật liệu phải đảm bảo không phân tầng - phân lớp. Vật liệu được đổ đống trên lớp trên cùng và được ủi san bằng các loại máy ủi theo lớp quy định. Các hạt có kích thước quá quy định phải được loại ra trước khi đầm. Trừ khi có quy định khác của Chủ đầu tư các quy định dưới đây phải được tuân theo: Công tác đầm các vật liệu không chọn lọc phải được thực hiện bằng máy đầm trống đơn hoặc đôi được chấp thuận với các thông số dưới đây:

- Trọng lượng tĩnh tối thiểu 10 t - Đường kính trống Không nhỏ hơn 1.500 mm - Chiều dài trống lớn nhất 2.200 mm - Trọng lượng tĩnh tối thiểu trên 1m trống 4,5 t - Tổng lực đầm tối thiểu với cường độ rung quy định 30 t - Vận tốc di chuyển của máy đầm không được vượt quá 4 km/h.

Đất không chọn lọc sau khi đầm nén được chấp nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Dung trọng khô không thấp hơn 1,5T/m3. Trong mọi trường hợp độ chặt không nhỏ hơn 0,95. - Góc ma sát trong ở trạng thái bão hòa nước không nhỏ hơn 180 - Lực dính kết không dưới 0,25kg/cm2.

Trừ khi có chỉ dẫn khác của Chủ đầu tư, máy đầm phải thực hiện ít nhất 4 lượt cho mỗi lớp đầm. 3.8. ĐẮP VÀ ĐẦM CÁT CHO LỌC VÀ CÁC LỚP CHUYỂN TIẾP Không được đắp vật liệu hỗn hợp vào bất cứ phần nền móng nào khi chưa có sự đồng ý của Chủ đầu tư. Phần đắp nối tiếp của vật liệu hỗn hợp nhất thiết phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Khi cần phải vận chuyển qua các vùng cát lọc và lớp chuyển tiếp, các vùng này phải được che đậy tạm thời để tránh làm bẩn vật liệu.

Page 200: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 602

Việc rãi cát lọc phải đảm bảo tính đồng nhất của vật liệu. Việc hình thành các vùng phân tầng, thấu kính đều không được chấp nhận theo điều kiện kỹ thuật này. Cát được rãi theo lớp với chiều dày không quá 300mm và phải được đầm tối thiểu 4 lần bằng máy đầm rung nặng và thỏa mãn các yêu cầu khi đắp thử nghiệm. Dung trọng trung bình của 10 thí nghiệm liên tiếp của cát sau khi đầm được lấy tại chỗ đắp không được nhỏ hơn 95% dung trọng lớn nhất xác định theo ASTM D4253. Dung trọng cát đắp đối với bất kỳ một thí nghiệm riêng rẽ nào không được nhỏ hơn 93% dung trọng lớn nhất nêu trên. Khối đắp không thể đầm nén theo yêu cầu bằng đầm chuyên dùng do không đến gần được và khối đắp trong phạm vi 1m theo phương ngang bên cạnh lớp đệm mái dốc, bên cạnh các khối bê tông hoặc bê tông chân răng phải trải các lớp không được dày quá 100mm phải được đầm nén tới khi đạt chỉ tiêu bằng các phương pháp đầm nén đã được chấp thuận 3.9. ĐẮP VÀ ĐẦM ĐÁ DĂM LỚP LỌC VÀ LỚP CHUYỂN TIẾP Không được đắp vật liệu tầng lọc và lớp chuyển tiếp vào bất cứ phần nền móng nào khi chưa có sự đồng ý của Chủ đầu tư. Phần đắp nối tiếp của vật liệu đắp nhất thiết phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Ở những vị trí đường tạm vận chuyển vật liệu cắt ngang qua tầng lọc hoặc lớp chuyển tiếp phải che đậy tạm để tránh lẫn lộn vào vật liệu đắp. Việc rãi cát lọc phải đảm bảo tính đồng nhất của vật liệu. Việc hình thành các vùng phân tầng, thấu kính đều không được chấp nhận theo điều kiện kỹ thuật này. Đá dăm được rãi theo lớp với chiều dày không quá 300mm và phải được đầm tối thiểu 4 lần bằng máy đầm rung nặng và thỏa mãn các yêu cầu khi đắp thử nghiệm. Dung trọng trung bình của 10 thí nghiệm liên tiếp của cát sau khi đầm được lấy tại chỗ đắp không được nhỏ hơn 95% dung trọng lớn nhất xác định theo ASTM D4253. Dung trọng đối với bất kỳ một thí nghiệm riêng rẽ nào không được nhỏ hơn 93% dung trọng lớn nhất nêu trên 3.10. ĐẮP VÀ ĐẦM ĐÁ ĐỔ Không được đắp đá đắp vào bất cứ phần nền móng nào khi chưa có sự đồng ý của Chủ đầu tư. Phần đắp nối tiếp của đá đắp nhất thiết phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư . Thi công đá đổ phải nhằm đạt được sự ổn định và đồng nhất của vật liệu, loại trừ sự phân lớp, các thấu kính và các túi vật liệu không thỏa mãn các yêu cầu của tài liệu Điều kiện kỹ thuật này. Đá đắp phải được đổ khoảng 3m sau biên của lớp đổ trước và san bằng máy ủi. Máy ủi phải ủi đá đắp thành từng lớp liên tiếp với chiều dày tơi xốp không dày quá 1000mm và các đường ủi phải kỹ lưỡng để các cỡ hạt được trộn lẫn vào nhau. Bề mặt san ủi phải được đầm nén ít nhất 4 lượt bằng đầm rung hạng nặng theo Phần 3 của tài liệu này. Trong khi san ủi và đầm nén lượng nước cần được tăng thêm để phù hợp cho đầm nén theo yêu cầu của thiết kế. Nếu đá đắp là đá phong hóa nhẹ, theo quyết định của Chủ đầu tư, đá đắp cần được tưới nước khi đầm nén. Đá đổ sau khi đầm nén có độ rỗng trong khoảng n= 20 – 25 %, dung trọng khô không thấp hơn 2T/m3. Đá đổ tại các vị trí thấp hơn mực nước sông ở các đê quây có thể được đổ thành từng dãy và san ủi thành các lớp dày đều nhau. Khi cao hơn mực nước sông đá đắp ở các đê quây, đá đắp phải được san ủi và đầm nén như đã được trình bày ở trên. 3.11. ĐẮP LỚP ĐỆM CÁT VÀ CUỘI SỎI Lớp đệm đá chọn lọc được đắp ở mái thượng lưu các đập và mái của kênh xả phải được thi công từng lớp với chiều dày thích hợp bằng phương pháp riêng. Chiều dày của lớp đệm đá đá chọn lọc được trình bày trong các bản vẽ là chiều dày lớp tối thiểu quy định. Các lớp phải có chiều dày tối thiểu như bản vẽ thiết kế và có bề mặt nghiêng đều đặn, bằng phẳng sẵn sàng để đổ đá. 3.12. thi công đá đỔ CHỌN LỌC Đá đổ chọn lọc được thi công ở các mái thượng lưu các đập với hình thức các lớp xen kẽ nhau. Chiều dày các lớp đá đệm được trình bày trong các bản vẽ phải là chiều dày tối thiểu quy định và không gồm các phạm vi hoặc các phần dặm vá của đá có cỡ hạt nhỏ hơn trung bình. Nếu Chủ đầu tư có quan điểm không nhất trí về vật liệu đắp hoặc xuất hiện hiện tượng chuyển dời của lớp đệm, nhà thầu phải dọn bỏ vật liệu không thích hợp và sửa sang lại theo trình tự công việc để đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật được hoàn toàn thỏa mãn. 3.13. ĐẮP VÀ ĐẦM LỚP LÓT NỀN

Page 201: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 603

Lớp nền đỉnh đập phaỉ đắp các lớp các lớp ngang liên tiếp với chiều dày tối thiểu không vượt quá 150mm.Vật liệu đắp phải chặt và đồng nhất. Nhà thầu phải làm sao tránh được sự phân lớp vật liệu khi vận chuyển và thi công. Nhà thầu phải dọn sạch và loại bỏ các túi vật liệu rời rạc không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật của tài liệu này. Lớp nền này phải được đầm nén ít nhất 4 lượt bằng đầm rung chuyên dùng. Trọng lượng riêng đầm nén của lớp nền đo được ở 10 lần thử liên tiếp tại hiện trường phải không được nhỏ hơn 100% của trị số lớn nhất theo Tiêu chuẩn Dung trọng Proctor. Trọng lượng riêng của lớp nền cho bởi một mẫu thử đơn không được nhỏ hơn 95% của trị số lớn nhất theo tiêu chuẩn Proctor. 3.14. TRẢI VÀ ĐẦM LỚP MẶT ĐƯỜNG Lớp mặt đỉnh đập phải đắp các lớp các lớp ngang liên tiếp với chiều dày tối thiểu không vượt quá 100mm.Vật liệu đắp phải chặt và đồng nhất. Nhà thầu phải làm sao tránh được sự phân lớp vật liệu khi vận chuyển và thi công. Nhà thầu phải dọn sạch và loại bỏ các túi vật liệu rời rạc không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật của tài liệu này. Lớp mặt này phải được đầm nén ít nhất 4 lượt bằng đầm rung chuyên dùng quy định ở Mục 3 của tài liệu này. Trọng lượng riêng đầm nén của lớp mặt đo được ở 10 lần thử liên tiếp tại hiện trường phải không được nhỏ hơn 97% của trị số lớn nhất theo tiêu chuẩn Proctor. Trọng lượng riêng của lớp mặt cho bởi một mẫu thử đơn không được nhỏ hơn 95% của trị số lớn nhất theo Dung trọng Tiêu chuẩn Proctor.

Page 202: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 604

G6.14. PHẦN 0330 - CÔNG TÁC GIA CỐ 1. TỔNG QUÁT 1.1. PHẠM VI CÔNG TÁC Phần này bao gồm các công tác:

1. Cung cấp và thi công đá lát chọn lọc 2. Cung cấp và thi công rọ đá

1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0211 - Dẫn dòng và thóat nước Phần 0220 - Công tác đào hở Phần 0320 - Công tác đắp

1.2.2. Công việc do Nhà thầu khác Không sử dụng 1.3. MÔ TẢ VÀ ĐỊNH NGHĨA Không sử dụng 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Các công việc trong Phần này phải tuân theo các yêu cầu và điều kiện của TCVN hoặc các tiêu chuẩn tương đương được chấp nhận khác (ASTM,..), bao gồm nhưng không giới hạn bởi: 14TCN 12 - 2002 American Society for Testing and Materials (ASTM) USBR Earth Manual of "Bureau of Reclamation" - US Depatrtment of the Interior. 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Thí nghiệm và kiểm tra Tần suất thí nghiệm kiểm tra cho vật liệu đá dùng trong công tác gia cố như sau:

Thí nghiệm Số thí nghiệm Cường độ kháng nén 1/2000 m3

Trọng lượng riêng 1/2000 m3 Tần suất thí nghiệm có thể tăng hơn theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 1.5.2. Dung sai 1. Tất cả các lớp gia cố phải tuân thủ theo đường viền thiết kế đã chỉ ra trong các bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. 2. Bề mặt lộ ra ngòai phải có dạng phẳng với sai số bề mặt hòan thiện cho phép là: ±25mm. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Một lần trong một tuần, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư một bảng tổng hợp về các kết quả đã thực hiện theo mẫu được Chủ đầu tư chấp nhận. Trước khi thực hiện công tác, Nhà thầu phải trình biện pháp thi công, vị trí mặt bằng công tác cho Chủ đầu tư để được phê duyệt. 2. VẬT LIỆU 2.1. ĐÁ LÁT 1. Vật liệu sử dụng cho công tác lát đá phải được lấy từ các mỏ quy định hoặc từ các nguồn khác được Chủ đầu tư đồng ý. Các yêu cầu chung như sau: - Trọng lượng riêng không nhỏ hơn 2,4 t/m3 - Cường độ kháng nén không thấp hơn 25 MPa. 2. Hình dạng của viên đá phải phù hợp sau cho kích thước cạnh dài nhất không lớn hơn 2 lần kích thước nhỏ nhất. Các viên đá dạng dẹt sẽ không được sử dụng. 3. Đá dùng cho công tác gia cố mái phải bền, chắc và chịu được nước. 4. Kích thước viên đá dùng trong công tác gia cố mái :

Đá lát lọai R1: D = 30 cm Đá lát lọai R2: D50 = 50 cm

Page 203: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 605

Đối với loại R1, chiều dài và chiều rộng phải bằng chiều dày quy định. 2.1.1. Khung rọ đá Vật liệu dùng làm khung rọ đá là thép mạ kẽm hoặc vật liệu không bị rỉ sét bao gồm khung lưới với kích thước ô lưới tối thiểu: 75mm x 100mmm, đường kính sợi lưới không được nhỏ hơn 3mm. Khung thép được làm từ các thanh chắc chắn có đường kính không nhỏ hơn 6mm. 2.1.2. Đá trong rọ đá Đá sử dụng để cho vào trong rọ đá phải bền, chắc, có kích thước trong khỏang 100mm đến 200mm. 3. THỰC HIỆN 3.1. KIỂM TRA 1. Nền được chuẩn bị để đặt các rọ đá phải phù hợp với các yêu cầu đã nêu trong Phần 0220 - Công tác đào hở. 2. Trước khi bắt đầu công tác gia cố, nền phải được đo đạc để kiểm tra và tính toán khối lượng. 3. Công tác lát gia cố sẽ không được phép bắt đầu nếu nền chưa được Chủ đầu tư kiểm tra và chấp thuận. 4. Các lớp lót, lớp đệm phải được thực hiện theo yêu cầu trong các bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt trước khi lát đá. 3.2. ĐÁ LÁT 1. Đá được lát tại các khu vực được chỉ ra trong Bản vẽ thi công hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Lớp đá lát phải được chèn chặt, xít nhau và ổn định lâu dài. 2. Các viên đá có kích cỡ không phù hợp phải được lọai bỏ. 3.3. RỌ ĐÁ 1. Rọ đá phải được xếp theo hình dạng, thứ tự quy định trong các Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. 2. Các vật liệu không phù hợp trên nền phải bị lọai đi. 3. Đá chất trong rọ đá theo từng hàng và lèn chặt để hạn chế tối đa các lỗ rỗng. Việc xếp đá phải được thực hiện sao cho không làm hư hại ảnh hưởng đến khung lưới rọ.. Bổ sung: Công văn số 1432/TVĐ2-TTĐ ngày 22/6/2009 V/v Bổ sung ĐKKT thi công xây dựng Dự án TĐ Đăk R’Tih: “Để thuận tiện cho các nhà thầu trong việc thực hiện công tác bảo vệ mái dốc, chúng tôi xin bổ sung vào Mục 2 và Mục 3, Phần 0330-Công tác gia cố trong Điều kiện kỹ thuật thi công xây dựng tổng quát - Giai đoạn bản vẽ thi công xuất bản tháng 4/2008 cho công tác Đá xếp chọn lọc. 1. Các yêu cầu về vật liệu: - Vật liệu sử dụng cho công tác đá xếp chọn lọc phải được lấy từ các mỏ quy định hoặc từ các nguồn khác được Chủ đầu tư đồng ý. Các yêu cầu chung như sau: + Trọng lượng riêng không nhỏ hơn 2,4 t/m3; + Cường độ kháng nén không thấp hơn 25 Mpa. - Hình dạng của viên đá phải phù hợp sao cho kích thước cạnh dài nhất không lớn hơn 2 lần với kích thước nhỏ nhất. Các viên đá dạng dẹt sẽ không được sử dụng. - Đá phải bền, chắc và chịu được nước - Kích thước viên đá được xác định dựa vào đường kính viên đá thiết kế D50 như sau: + Đá xếp chọn lọc loại R1: D50 = 30 cm + Đá xếp chọn lọc loại R2: D50 = 50 cm Kích thước viên đá được xác định trên cơ sở đường kính viên đá hình cầu tương đương dựa vào trọng lượng. Kích thước viên đá sử dụng cho đá lát phải nằm trong giới hạn sau:

D0 = 0,67 x D50 min D15 min = 0,82 x D50 min D15 max = 1,15 x D50 min D50 min = 0,90 x D50 D50 max = 1,30 x D50 min D85 min = 1,15 x D50min D85 max = 1,58 x D50min D100 = 1,70 x D50 min

2. Thực hiện: - Trước khi bắt đầu công tác gia cố, nền phải được đo đạc để kiểm tra và tính toán khối lượng. - Công tác gia cố sẽ không được phép bắt đầu nếu nền chưa được Chủ đầu tư kiểm tra và chấp thuận. - Các lớp lót, lớp đệm phải được thực hiện theo yêu cầu trong các bản vẽ thi công được Chủ đầu tư duyệt trước khi thi công đá xếp chọn lọc.

Page 204: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 606

- Đá được xếp tại các khu vực được chỉ ra trong các bản vẽ thi công hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Lớp đá xếp phải được chèn chặt, xít nhau và ổn định lâu dài. - Các viên đá có kích thước không phù hợp phải được loại bỏ”. G6.15. PHẦN 0410 - VÁN KHUÔN VÀ HOÀN THIỆN BỀ MẶT 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này bao gồm các yêu cầu đối với việc thiết kế, vật liệu, chế tạo, lắp ráp, và tháo dỡ ván khuôn đúc bê tông. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan

Phần 0430 Bê tông Phần 0440 Khe nối trong kết cấu bê tông Phần 0510 Công tác thép kết cấu và kim loại khác

1.2.2. Công tác do Nhà thầu khác thực hiện Không sử dụng 1.3. ĐỊNH NGHĨA/MÔ TẢ 1.3.1. Tổng quát - Ván khuôn sẽ được thiết kế, cung cấp và lắp đặt để tạo ra các bộ phận bê tông thỏa mãn hình dạng qui định, các yêu cầu về kích thước và vị trí, không có khiếm khuyết hoặc tính không đều và nằm trong giới hạn dung sai qui định. - Tính không đều đột ngột: bất cứ sự không đều cục bộ nào do sự không thẳng hàng hoặc sự dịch chuyển tương đối của ván khuôn gây ra, điều kiện ván khuôn không thỏa mãn hoặc bất cứ nguyên nhân khác. Tính không đều đột ngột sẽ được đo đạc trực tiếp hoặc dùng thước hoặc một thuớc mẫu dài 20 cm. - Tính không đều dần dần: nói về các chênh lệch khác nhau giữa các đường biên mặt bê tông lý thuyết và thực tế. Chúng sẽ được đo với một thước thẳng dài 3 m cho bề mặt phẳng và với một thước mẫu thích hợp cho các bề mặt cong dài 1,50 m. - Rỗ tổ ong, sự mất vữa và nứt nẻ bề mặt sẽ không được xem như là tính không đều nhưng là sự khiếm khuyết. - Ván khuôn được yêu cầu để tạo thành các khớp thi công trong bê tông, để làm dễ dàng việc đổ bê tông được gọi là ván khuôn tường chắn. 1.3.2. Loại hoàn thiện bề mặt bê tông có ván khuôn Các loại hoàn thiện bề mặt bê tông có ván khuôn được ký hiệu F1, F2, F3 và F4. Không yêu cầu chà sát hoặc phun cát trên bề mặt được tạo hình, trừ sự cần thiết cho sửa chữa sự không hoàn thiện của bề mặt. Hoàn thiện bề mặt trên bê tông được tạo hình sẽ được chỉ ra trên các bản vẽ và được định nghĩa dưới đây. a) Hoàn thiện F1: Hoàn thiện F1dùng cho các bề mặt có ván khuôn ở trên hoặc tựa lên vật liệu đắp hoặc bê tông được đổ. Ngoại trừ các khớp nối bê tông, các bề mặt sau khi tháo dỡ ván khuôn không yêu cầu xử lý, trừ sửa chữa bê tông khiếm khuyết hoặc lấp các lỗ do tháo các chốt của đuôi thanh buộc để lại. Chỉ yêu cầu làm chính xác tính không đều của bề mặt đối với các chổ lõm và đối với những chỗ khi đo vượt quá 30 mm. b) Hoàn thiện F2: Hoàn thiện F2 dùng cho các lớp vỏ đường hầm trừ khi được qui định khác và đối với các bề mặt lộ thiên vĩnh cửu, nhưng ở nơi không yêu cầu tiêu chuẩn hoàn thiện cao nhất. Các ván khuôn cung cấp cho hoàn thiện Loại F2 sẽ được ốp với các tấm ván có mộng và đường rãnh với các cạnh vuông sắp xếp theo kiểu đồng dạng và liên kết chặt chẽ với nhau, hoặc với vật liệu tấm nhỏ thích hợp hoặc với các panen thép. Chiều dày tấm ván, các tấm nhỏ, hoặc panen phải thích hợp để không bị uốn, không nhìn thấy dưới áp lực tác dụng của bê tông đổ tựa lên chúng. Các khớp nối giữa các tấm ván, các tấm nhỏ và panen sẽ nằm ngang và thẳng đứng, trừ chỉ định khác. Hoàn thiện dự định để lại như khối đúc. Tính không đều bề mặt không vượt quá 6 mm đối với không đều đột ngột và 13 mm đối với không đều dần dần. Trong lúc các khuyết tật bề mặt nhỏ và sự phai màu được cho phép, thì các khuyết tật lớn, các vết nứt và sự phai màu phải được sửa chữa ở nơi theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Mặt khác trong lớp vỏ đường hầm, ngoài những

Page 205: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 607

nơi được Chủ đầu tư chấp thuận, các ván khuôn bằng thép sẽ được chế tạo đặc biệt cho việc sử dụng dự định này. c) Hoàn thiện F3: - Hoàn thiện F3 dùng cho bề mặt tiếp xúc với nước chảy và cho bề mặt lộ thiên nhô lên nơi dáng vẻ khá lớn có tầm quan trọng đặc biệt. - Để đạt hoàn thiện này, ván khuôn sẽ được ốp với thép, hoặc gỗ dán hoặc vật liệu tương đương trong tấm lớn. Các tấm sẽ được lắp ráp trong kiểu đồng dạng được chấp thuận. Bất cứ nơi nào có thể, các khớp nối giữa các tấm sẽ được sắp xếp trùng khớp với các đặc trưng kiến trúc hoặc thay đổi theo hướng của bề mặt. Tất cả các khớp nối giữa các panen sẽ nằm ngang và thẳng đứng trừ hướng dẫn khác. Các khớp nối phù hợp sẽ được bố trí giữa các tấm để duy trì sự thẳng hàng trong mặt phẳng của các tấm. Các tấm không được ốp hoặc các pa nen thép tiêu chuẩn sẽ không được phép dùng cho Hoàn thiện F3, trừ khi được Chủ đầu tư cho phép hoặc ở nơi được chi tiết hóa cụ thể trên bản vẽ. - Sau khi dỡ ván khuôn, tất cả chỗ lồi ra sẽ được bóc bỏ, mặt không đều được sửa chữa và bề mặt được chà sát hoặc xử lý để tạo ra sự hoàn thiện nhẵn về bề mặt đồng dạng, dáng vẻ và màu sắc. Các tính không đều trên bề mặt không được vượt quá 2 mm đối với không đều đột ngột hoặc 6 mm đối với không đều dần dần. Không được phép có tính không đều đột ngột tại các khớp thi công. d) Hoàn thiện F4: - Hoàn thiện F4 tương tự như các yêu cầu đối với F3 nhưng được dùng ở những nơi có yêu cầu thẳng hàng loại 1, bề mặt đặc không có lỗ thông khí, và các chỗ khuyết khác, thích hợp áp dụng cho các hoàn thiện trang trí, trong kênh có vận tốc nước lớn, và trong các trường hợp tương tự khác. - Sự chu đáo của Nhà thầu đưa đến việc hoàn thiện này đòi hỏi chọn lựa cẩn thận các vật liệu và chất lượng tay nghề công nhân và giám sát cao nhất ở mọi giai đoạn. 1.3.3. Loại hoàn thiện bề mặt bê tông không có ván khuôn Các loại hoàn thiện đối với bề mặt bê tông không có ván khuôn được thiết kế theo các ký hiệu U1, U2 và U3, và được xác định dưới đây: a) Hoàn thiện U1: Áp dụng cho các bề mặt không ván khuôn sẽ bao gồm vật liệu đắp hoặc bê tông. Hoàn thiện U1 cũng là giai đoạn đầu của hoàn thiện U2. Các hoạt động hoàn thiện gồm có làm phẳng và san bằng bê tông đủ để tạo ra bề mặt bằng phẳng và đồng dạng. Tính không đều của bề mặt không vượt quá 10 mm. b) Hoàn thiện U2: Áp dụng cho các bề mặt không ván khuôn không được che đậy vĩnh cửu bởi vật liệu đắp hoặc bê tông. Các hoạt động hoàn thiện sẽ gồm làm phẳng và san bằng bê tông đủ để tạo ra bề mặt bằng phẳng, trong đó tính không đều của bề mặt không vượt quá 6 mm. Sẽ bắt đầu làm bằng thủ công hoặc thiết bị chạy điện ngay khi bề mặt được san bằng đã đủ cứng để tránh tạo thành sữa xi măng, và là sự cần thiết tối thiểu để tạo ra một bề mặt không có các dấu san bằng và đồng dạng trong màu sắc. c) Hoàn thiện U3: Áp dụng cho các bề mặt không khuôn phơi trần để nước chảy qua hoặc ở các vị trí khác nơi có yêu cầu bề mặt thẳng hàng và bằng phẳng chính xác. Hoàn thiện U3 sẽ được san bằng và là đường như chỉ định đối với hoàn thiện U1 và U2. Giai đoạn 3 sẽ gồm trát bằng bay thép bề mặt đã làm ngay khi nó đã đông cứng đủ để tránh cho vật liệu tốt bị kéo ra quá mức khỏi bề mặt. Sẽ thực hiện trát bằng bay thép với áp lực mạnh để dát mỏng mặt cát của bề mặt đã làm và tạo ra một bề mặt chặt, đồng dạng và không có các chỗ khuyết và các dấu san bằng. Không được phép có tính không đều đột ngột. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Công tác bao gồm trong Mục này sẽ tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn và qui phạm hiện hành của Việt Nam. Thiết kế cốp pha và giàn giáo tiến hành theo 14TCN 59-2002. Trừ khi mà Điều kiện Kỹ thuật này khác với các tiêu chuẩn và qui phạm đó thì các yêu cầu của Điều kiện Kỹ thuật sẽ được ưu tiên. Ngoài ra có thể áp dụng các tiêu chuẩn dưới đây: 1.4.1. American Concrete Institute (ACI)

ACI SP-4 Formwork for Concrete ACI 347 Recommended Practice for Concrete Formwork

1.4.2. American Society for Testing and Materials (ASTM) ASTM C805 Rebound Number of Hardened Concrete. 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Kiểm tra

Page 206: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 608

Bố trí các ô cửa sổ tạm thời ở chân các ván khuôn khi cần thiết để dễ dàng làm sạch và kiểm tra. Sau khi kiểm tra, các khoảng hở này sẽ được đóng lại để tránh rò rỉ khi đổ bê tông và hoàn thiện bề mặt bê tông không bị hư hại . Sau khi thi công giàn giáo và ván khuôn, và trước khi đặt cốt thép và/hoặc đổ bê tông, Nhà thầu sẽ kiểm tra giàn giáo và ván khuôn. Sẽ kiểm tra các kích thước, chính xác hóa độ bằng phẳng bề mặt và chú ý đặc biệt tới tính chính xác và độ chặt của neo, các thanh nối và thanh giằng cũng như độ bền của nền móng. 1.5.2. Dung sai Ở nơi các dung sai, nếu có, được chi tiết hóa trên các Bản vẽ khác với những dung sai qui định phía dưới , thì sẽ dùng các dung sai được chi tiết hóa trên các Bản vẽ. Các dung sai đưa ra phía dưới sẽ là độ lệch cho phép lớn nhất từ các kích thước qui định, cao độ, sự thẳng hàng, vị trí, v.v... như được chỉ ra trên các Bản vẽ kết cấu hoặc các bộ phận kết cấu. Thêm nữa, ở mối nối với các bộ phận cơ, các bề mặt bê tông sẽ được hoàn thiện bằng phẳng và cũng thỏa mãn bất cứ các dung sai nào do thiết kế cơ khí yêu cầu. Ở nơi các dung sai chồng chéo nhau, dung sai nào khắt khe hơn sẽ dùng.

TT Tên sai lệch Trị số sai lệch cho phép (mm)

1 Sai lệch về khoảng cách giữa các cột chống đỡ cốp pha cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ, gỗ giằng đóng vào cột chống so với khoảng cách thiết kế: - Trên 1 mét dài: - Trên toàn bộ khẩu độ:

± 25 ± 75

2 Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng. - Móng cống, móng nhà máy v.v...: - Móng tường cánh, hố tiêu năng v.v...: - Rãnh van, khe phai: - Tường, trụ pin: + Trên 1 mét chiều cao: + Trên toàn bộ chiều cao: - Mặt lèn của dầm:

± 5 ± 10 ± 3

± 2 ± 10 ± 3

3 Sai lệch giữa mặt cốp pha nghiêng và các đường giao nhau của chúng so với độ dốc thiết kế: - Trên 1 mét chiều cao: - Trên toàn bộ chiều cao:

± 2 ± 15

4 Độ gồ ghề cục bộ của mặt cốp pha để đổ bê tông (dùng thước thẳng 2 mép sát vào ván để kiểm tra) được phép lồi lõm: - Phần mặt bê tông lộ ra ngoài: - Phần mặt bê tông không lộ ra ngoài thì không cần nhẵn:

± 3 ± 5

5 Chiều cao của dầm không được nhỏ hơn so với kích thước thiết kế, có thể lớn hơn so với kích thước thiết kế trong phạm vi:

± 5

6 Sai lệch giữa trục tim công trình và vị trí cốp pha: - Móng: - Rãnh van, rãnh phai: - Tường, mố, trụ pin:

± 15 ± 2 ± 5

7 Sai lệch của rãnh cửa cống: - Khoảng cách giữa 2 mép song song không được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, song lớn hơn cũng không quá: - Sai lệch theo hướng song song: không được cúp vào, có thể rộng ra song không quá: - Sai lệch theo chiều thẳng đứng của rãnh cửa trên toàn bộ chiều cao: - Sai lệch về phía thượng hạ lưu giữa hai rãnh trong cùng một cửa:

+ 3

+ 3

± 3 ± 3

8 Sai lệch khoảng cách giữa đan máy điện và đan máy bơm hoặc tua bin của trạm bơm trục đứng và nhà máy thuỷ điện không được lớn hơn thiết kế, có thể nhỏ hơn song không quá:

- 3 9 Sai lệch về độ cao (cao trình) cốp pha so với bản vẽ thiết kế:

Page 207: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 609

- Bản đáy cống, Đỉnh cống: - Các đan trong trạm bơm: - Các đan trong nhà máy thuỷ điện: - Cầu thả phai, dàn kéo cửa van: - Bệ máy đóng mở cửa cống: - Đỉnh tường cánh gà, trụ pin, mố tiêu năng:

± 15 - 5 - 3 ± 20 ± 10 ± 20

Ngoài ra, các cấu kiện nhô lên sẽ làm thành đường thẳng hoặc đường cong liên tục nhẵn để độ lệch của đường biên và cao độ không nhìn thấy bằng mắt. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN - Nhà thầu sẽ thiết kế và chịu trách nhiệm về tất cả ván khuôn và giàn giáo. Cho dù có bất cứ sự chấp thuận nào của Chủ đầu tư, Nhà thầu vẫn có trách nhiệm đối với sự an toàn và độ bền kết cấu của tất cả ván khuôn và giàn giáo. - Nhà thầu sẽ đệ trình thiết kế và các chi tiết của tất cả ván khuôn và giàn giáo để Chủ đầu tư phê duyệt. Thiết kế giàn giáo sẽ tuân theo các quy định hiện hành của Việt Nam. Các bản vẽ đệ trình để phê duyệt sẽ chỉ ra rõ ràng các tĩnh tải và hoạt tải giả định cho thiết kế, tỉ lệ cho phép lớn nhất của độ cao bê tông trong ván khuôn, kích thước các thành phần kết cấu và khả năng của tất cả các thanh buộc, thanh neo và các móc treo. - Giàn giáo đường hầm và thiết bị liên quan sẽ được Nhà thầu thiết kế và đệ trình lên Chủ đầu tư phê duyệt. - Nếu sử dụng, ván khuôn trượt và thiết bị liên quan sẽ được Nhà thầu thiết kế và đệ trình lên Chủ đầu tư phê duyệt. - Ván khuôn tường chắn được dùng cho các khớp thi công đứng sẽ được đệ trình với tất cả các tài liệu, kết quả thí nghiệm, và mẫu lên Chủ đầu tư phê duyệt. 2. VẬT LIỆU 2.1. VÁN KHUÔN - Tất cả các vật liệu dùng để chế tạo và lắp ráp ván khuôn sẽ có cường độ và chất lượng thích hợp với mục đích sử dụng dự định của chúng, được Chủ đầu tư chấp thuận. - Ván khuôn sẽ gồm các tấm gỗ dán hoặc các tấm ván gỗ có bề dày thích hợp. Các tấm ván sẽ làm bằng gỗ khô thích hợp không bị cong, méo, hoặc làm biến màu bê tông. Chỉ có thể sử dụng ván khuôn thép với sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Tất cả ván khuôn khác với ván khuôn kim loại sẽ là loại mới khi chúng được sử dụng lần đầu trên tuyến. - Tất cả các vật liệu dùng làm ván khuôn sẽ cùng loại và có đủ cường độ để chịu được áp lực do bê tông, cốt thép và bộ phận gắn vào cũng như các tải bổ sung do tốc độ đúc bê tông, phương pháp đổ và đầm nén. - Các nơi được qui định hoàn thiện F2, F3, F4, các ván khuôn có thể là tấm bọc ngoài hoặc tấm lót bằng gỗ dán, hoặc gỗ có mộng và đường rãnh, do Chủ đầu tư phê duyệt. Tuy nhiên, mỗi kết cấu phải được xử lý đồng dạng đối với các bề mặt nhìn thấy bên ngoài. - Các ván khuôn cong sẽ được đánh nhẵn và các khớp nối được bịt kín với vật trám bằng gỗ được chấp thuận để bề mặt hoàn toàn nhẵn. - Các tấm panen có thể sử dụng lại trên tuyến trong điều kiện chúng được lau chùi sạch sẽ, tu sửa hoặc làm phẳng cẩn thận trong mọi lúc và nếu chúng có khả năng tạo ra bề mặt bê tông phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật. 2.2. NEO VÁN KHUÔN Các thanh neo bên trong sẽ là bu lông hoặc thanh thép, chúng được đặt thẳng hàng và bố trí sau cho khi tháo dỡ ván khuôn, không để lại kim loại nào gần hơn 50 mm đối với bất kỳ bề mặt phơi trần nào cho tất cả công tác hoàn thiện. Các thanh neo ván khuôn sẽ không được neo vào cốt thép hoặc các bộ phận kết cấu bên trong. Không được phép dùng neo bằng sợi. 2.3. DẦU BÔI VÁN KHUÔN Tất cả bề mặt ván khuôn sẽ được làm sạch kỹ lưỡng trước khi lắp ráp và sẽ được phủ dầu. Tất cả dầu thừa sẽ được lau chùi sạch trước khi đúc bê tông và không được phép dính dầu trên cốt thép hoặc các bộ phận bên trong khác. Việc sử dụng tất cả các lớp phủ hoặc dầu trên ván khuôn sẽ tùy thuộc vào sự phê duyệt của Chủ đầu tư, và Nhà thầu sẽ được yêu cầu cung cấp tính thích hợp giữa các sản phẩm sử dụng, bản

Page 208: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 610

thân bê tông, và bất kỳ xử lý theo sau nào để tạo ra bề mặt được chấp nhận. Tất cả lớp phủ ván khuôn sẽ không được cho nhựa của gỗ thấm vào trong bề mặt bê tông. 2.4. VÁN KHUÔN TẠO LỖ - Các khuôn rỗng sẽ được chế tạo bằng vật liệu thích hợp và sẽ được chế tạo kín để tránh mất thành phần vữa của bê tông qua các kẽ hở. Các cấu kiện sẽ đủ độ cứng để không bị biến dạng khi sử dụng và dưới áp lực của bê tông. - Tất cả các bộ khuôn rỗng lõm sẽ được bố trí các lỗ thoát nước đường kính 12 mm ở cuối mỗi cái. 2.5. BỀ MẶT ĐÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ VÁN KHUÔN - Theo đề nghị của Nhà thầu, và sau khi được Chủ đầu tư chấp thuận, ván khuôn của các bộ phận kết cấu bê tông bị lấp có thể được bỏ qua và bê tông được đổ trực tiếp tựa lên các bề mặt đào của hố móng. - Khi có yêu cầu của Chủ đầu tư, sẽ trải một lớp bê tông lấp hoặc phủ lên trên bề mặt đào trước khi đổ bê tông. 3. THỰC HIỆN 3.1. BỀ MẶT VÁN KHUÔN 3.1.1. Tổng quát - Thi công ván khuôn sẽ tôn trọng triệt để thiết kế được chấp thuận của Nhà thầu, và sẽ làm đúng theo hình dáng, đường biên và kích thước của kết cấu như được chỉ ra trên các Bản vẽ. Các hư hỏng hoặc sự không thẳng hàng của ván khuôn và bất cứ hư hỏng nào sẽ được Nhà thầu sửa lại. - Tại các vị trí khe thi công các mảnh gỗ được nên chặt bên trong khuôn tại từng khớp để đảm bảo tiếp giáp đều đặc giữa các khối đổ ở các cạnh ngoài. Lớp bê tông trên cùng phải được đổ vừa khít và dưới các nêm gỗ này để tạo được một cạnh nhẵn. - Ngoại trừ những điểm khác với Bản vẽ, các khu vực hở gồm các góc ở các khớp thi công và co ngót sẽ được vạt cạnh 25 mm. - Ván khuôn sẽ được thiết kế có độ cứng đủ để đảm bảo các dung sai kích thước qui định có thể đạt dưới tác dụng tổ hợp của trọng lượng bản thân, các tỉnh tãi, hoạt tải cũng như các tải bổ sung do tốc độ đúc bê tông và phương pháp đổ và đầm. - Các ván khuôn sẽ được làm kín nước, để bê tông có thể đổ và đầm nén mà không mất hoặc rò rỉ vữa bê tông. - Các khớp nối giữa các thành phần ván khuôn tiếp giáp nhau sẽ làm vừa vặn và kín. Nếu có rò rỉ quá mức, các khớp sẽ được trét lại, buộc hoặc bọc lại với một miếng đệm chắn rò; tất cả sẽ không được thanh toán thêm. - Các chống đỡ cho ván khuôn có thể được neo bằng bu lông vào khối bê tông đổ trước, loại và vị trí của bu lông sử dụng phải được Chủ đầu tư chấp thuận. Thanh neo bằng thép để lại phía trong phải cách mặt bê tông không được nhỏ hơn lớp bảo vệ qui định cho cốt thép. - Sau khi làm sạch, các ván khuôn sẽ được phủ một lớp phù hợp với chỉ dẫn của nhà chế tạo. - Các ván khuôn sẽ được bảo vệ tránh bụi và bẩn sau khi xử lý. - Cao độ các khớp thi công sẽ được bố trí với các ván lót xác định giới hạn giữa hai lớp đổ bê tông, ở nơi được Chủ đầu tư hướng dẫn. - Ván khuôn cho các lớp đổ đứng liên tiếp phải làm tiếp xúc tốt với bê tông trong lớp đổ trước, để không tạo ra bề mặt tiếp giáp không phẳng. - Các lỗ chừa sẵn, các chi tiết đặt sẵn hoặc chông trong bê tông phải được định vị chắc chắn. - Thi công ván khuôn phải chính xác và tháo dỡ dễ dàng, không va đập làm nhiễu loạn và hư hỏng bê tông. - Ván khuôn sẽ được làm sạch hoàn toàn và sửa chữa trước khi sử dụng lại. Trừ những nơi yêu cầu hoàn thiện F1, các miếng đắp kim loại không được phép dùng trong sửa chữa ván khuôn. 3.1.2. Giàn giáo Nhà thầu sẽ tự đánh giá áp lực chịu đựng cho phép trên vật liệu nền và sẽ thiết kế các bệ và giàn giáo để chống đỡ. Thiết kế giàn giáo phải đánh giá đến trường hợp nền bị ẩm ướt qua quá trình đổ bê tông đồng thời phải đánh giá dến sự phân bố lại tải trọng có thể xảy ra do ảnh hưởng của nhiệt độ, gió, sự tạo ứng lực trước của kết cấu cong, nghiêng và thiết bị thi công. 3.1.3. Bề mặt dốc Ván khuôn sẽ được bố trí cho các bề mặt bê tông có mái dốc hơn 300 theo phương ngang. Nói chung các bề mặt có mái dốc ở giữa 150 và 300 sẽ được ngăn lại bằng ván khuôn, trừ khi Nhà thầu có thể chứng tỏ

Page 209: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 611

được các mái dốc như thế có thể đạt được bằng việc sử dụng các tấm ván đặc biệt để giữ bê tông trong khi đầm rung. 3.1.4. Ván khuôn trượt - Trước khi chế tạo hoặc mang các thiết bị lắp ráp và phụ trợ đến tuyến, Nhà thầu sẽ đệ trình các bản vẽ của các bộ phận ván khuôn trượt hoàn chỉnh để Chủ đầu tư phê duyệt. Các bản vẽ sẽ chỉ ra toàn bộ chi tiết của ván khuôn, giàn kích, cầu thang, các bệ treo, hàng rào chấn song an toàn và các gờ bảo dưỡng bê tông, cũng như các chi tiết của kích và mặt bằng kích. - Trước khi bắt đầu trượt, Nhà thầu trình cho Chủ đầu tư sổ tay hướng dẫn sử dụng, trong đó mô tả chi tiết kỹ thuật trượt, thủ tục kích, các phương pháp giữ cân bằng ván khuôn, thủ tục phải theo để tránh bê tông dính vào ván khuôn và phương pháp để tháo ván khuôn trong trường hợp bị dính, trang bị dụng cụ và giám sát trượt, hiệu chỉnh đối với phương đứng, sự vênh, v.v... - Bước của giá đỡ với các thanh giằng phải được thiết kế để tỉnh tải của bộ phận lắp ráp, tải ma sát và khối lượng vật liệu, người và thiết bị phân bố đều và nằm trong khả năng thiết kế của các giá đỡ. - Các kết cấu bê tông với chiều dày nhỏ hơn 200 mm sẽ không được tạo hình với ván khuôn trượt, trừ khi được Chủ đầu tư chấp thuận. 3.1.5. Ván khuôn cho chi tiết đúc sẵn Ván khuôn cho các cấu kiện đúc sẵn sẽ được thiết kế để chúng không vặn vẹo khi sử dụng và phải kín để tránh mất vữa và sẽ được thi công để cấu kiện có thể được chuyển đi mà không bị bất cứ hư hỏng nào. 3.1.6. Bề mặt cong Đối với các mặt cong đòi hỏi hoàn thiện loại F2, F3, F4, các mặt ván khuôn sẽ được làm bằng các đoạn cắt mỏng để tạo ra một bề mặt kín nước, sau đó sẽ được làm nhẵn để tạo ra sự hoàn thiện theo yêu cầu. Ngoại trừ các lớp áo đường hầm và các kết cấu yêu cầu hình dạng thủy lực đặc biệt và hoàn thiện loại F4 và trừ các chỉ định khác, một mặt cong có bán kính lớn hơn 2 m có thể được tạo thành bằng một dãy các dây cung có chiều rộng nhỏ hơn 1/20 bán kính, được bố trí để các dung sai kích thước của lớp ván khuôn có liên quan luôn được đảm bảo. Các mặt cong đơn có thể được ốp với thép, chất dẻo hoặc lớp áo gỗ dán được cột vững chắc với giá đỡ. Các lớp áo sẽ không phình, uốn nếp hoặc biến dạng khi phải chịu các thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. 3.1.7. Ván khuôn tạo vách - Ván khuôn tạo vách cho các khớp thi công đứng có thể gồm vật liệu thích hợp bất kỳ theo thỏa thuận với Chủ đầu tư. Ván khuôn cho tường chắn chỉ dùng ở những nơi đã chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc Chủ đầu tư yêu cầu, hoặc theo thỏa thuận với Chủ đầu tư khi sự cố khẩn cấp trong vận hành đổ bê tông. - Ván khuôn tường chắn sẽ được tháo dỡ trong lúc bê tông còn xanh để cho mặt tạo hình có thể được làm sạch toàn bộ bằng không khí và các tia nước có áp lực vừa phải. 3.1.8. Bảo vệ bề mặt Nhà thầu sẽ đảm bảo các bề mặt bê tông hở được bảo vệ khỏi bị các gỉ sắt, các loại vết bẩn và tránh bị hư hỏng khác trong thời gian thi công. 3.2. BỀ MẶT HOÀN THIỆN KHÔNG CÓ VÁN KHUÔN Trừ những khác biệt được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư hướng dẫn, thông thường tất cả các bề mặt nằm ngang và hở sẽ được làm dốc khoảng 10 mm/m để thoát nước. 3.3. THÁO VÁN KHUÔN VÀ GIÀN GIÁO - Các ván khuôn sẽ được tháo dỡ ngay khi có thể và sẽ sử dụng các hướng dẫn trong Mục 2.7 của ACI 347 hoặc Điều 3.1.5 của 14 TCN 59-2002 như là hướng dẫn tổng quát cho việc xác định thời gian tháo dỡ - Trong tất cả các trường hợp, ván khuôn sẽ không được tháo dỡ khi không có sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Mặc dù có sự chấp thuận này, ván khuôn sẽ không được di chuyển hoặc tháo dỡ cho đến khi bê tông đạt được cường độ đủ để đỡ trọng lượng bản thân và các tải thi công hoặc thiết kế có thể phải chịu, và độ cứng đủ để tránh vỡ bề mặt. Các ván khuôn và chống đỡ của các kết cấu treo sẽ không được tháo dỡ cho đến khi tỉ lệ của cường độ chịu nén của các mẫu thí nghiệm lấy theo các điều kiện tương tự với các điều kiện của kết cấu được xem xét trên cường độ qui định lớn hơn tỉ lệ của trọng lượng bản thân cộng các tải thi công trên tải thiết kế, với giá trị tối thiểu bằng 0,5. - Thực hiện dỡ ván khuôn phải không làm ảnh huởng hoặc rung động đến bê tông và sẽ bảo dưỡng để không làm hư hỏng bề mặt bê tông. - Tháo dỡ ván khuôn có thể được quyết định thông qua các kết quả thí nghiệm nén trên các mẫu theo các điều kiện tương tự với các điều kiện của kết cấu. Các mẫu này sẽ được bổ sung vào các mẫu thí nghiệm của bê tông. - Tháo dỡ bán khuôn phải xét đến các giới hạn về nhiệt độ được quy định trong Phần 0430 - Bê tông.

Page 210: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 612

- Đối với các kết cấu được xây dựng theo nhiều giai đoạn, việc tháo dỡ ván khuôn và giàn giáo phải theo các quy định trong bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. - Bất kể các hướng dẫn về thời gian tháo dỡ ván khuôn theo 14TCN 59-2002 hay ACI 347 hay tiêu chuẩn khác, ván khuôn tại các khối đổ có vật chắn nước không được tháo dỡ trong vòng 24 giờ sau khi đổ bê tông. - Sau khi đổ bê tông, ván khuôn sẽ được để lại tại chỗ với khoảng thời gian được quy định tổng quát như dưới đây: + Tối thiểu 36 giờ: các bề mặt đứng của các trụ và cột, + Tối thiểu 36 giờ: các bề mặt đứng của các móng và tường, + Tối thiểu 14 ngày: các dầm treo và các tấm sàn có nhịp đến 6 m, + Tối thiểu 20 ngày: các dầm treo và các tấm sàn có nhịp trên 6 m, + Tối thiểu 12 giờ: các lớp áo đường hầm, + Tối thiểu 7 ngày: mái vòm của các buồng ngầm. Các thời gian qui định trên tính từ lúc kết thúc đổ bê tông. Theo kết quả của các mẫu thí nghiệm và các thử nghiệm tại tuyến, các thời gian tối thiểu đã nói ở trên có thể được Chủ đầu tư xem xét lại dựa trên các yêu cầu về cường độ tối thiểu của bê tông như sau:

§Æc ®iÓm c«ng tr×nh C−êng ®é tèi thiÓu khi

th¸o cèp pha, 105Pa (kg/cm2)

- Khi kÕt cÊu cèp pha kh«ng chÞu uèn, kh«ng chÞu nÐn còng kh«ng ph¶i dùa vµo chèng ®ì vµ kh«ng bÞ va ch¹m nh−: mÆt ®øng cña t−êng dµy, cña trô lín, mÆt ®øng cña vßm, mÆt nghiªng cña t−êng ch¾n ®Êt. - Khi kÕt cÊu cèp pha dùa mét phÇn vµo chèng ®ì, chÞu uèn vµ chÞu nÐn cña t¶i träng b¶n th©n c«ng tr×nh nh−: mÆt trong cña vßm, mÆt ®øng cña t−êng máng vµ mÆt phÝa d−íi cña mÆt dèc (nÕu ®é dèc > 45o) - Víi ®iÒu kiÖn nh− 1, 2 (b¶ng nµy) vµ chÞu thªm lùc nÐn bªn ngoµi nh−: cét, cèng vßm cã ®Êt ®¾p bªn trªn ®−êng hÇm qua tÇng ®¸ bÞ phong ho¸, ®−êng hÇm qua ®Êt. - Khi kÕt cÊu cèp pha hoµn toµn dùa vµo chèng ®ì vµ chÞu thªm lùc nÐn vµ lùc uèn nh−: xµ, dÇm, tÊm ®an (®an cèng vu«ng, tÊt c¶ c¸c mÆt ph¼ng n»m ngang) vµ mÆt phÝa d−íi cña mÆt dèc (nÕu ®é dèc < 45o)

35

55

100

150

Trong tất cả các trường hợp, Nhà thầu sẽ chứng minh việc tháo ván khuôn trong mọi trường hợp sẽ không có ảnh hưởng bất lợi cho bê tông của công trình và sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả hư hỏng, và sẽ phải sửa chữa bất kỳ hư hỏng nào sinh ra do tháo sớm giàn giáo và ván khuôn mà không có thanh toán bổ sung. 3.4. CÔNG TÁC SỬA CHỮA CÁC BỀ MẶT BỊ KHUYẾT TẬT - Nếu bề mặt bê tông sau khi dỡ ván khuôn có các khiếm khuyết cục bộ nào đó (như lỗ tổ ong hoặc khuyết bề mặt) hoặc tính không đều, Nhà thầu sẽ tham vấn với Chủ đầu tư trước khi tiến hành bất cứ sửa chữa nào để các khiếm khuyết và tính không đều nói trên có thể được kiểm tra và thông báo trong một bản báo cáo có ký tên chung của các bên. - Sửa chữa bê tông được qui định trong Phần 0430 - Bê tông.

Page 211: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 613

G6.16. PHẦN 0420 - CỐT THÉP 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này bao gồm việc chuẩn bị các Bản vẽ cốt thép Chi tiết, Bản liệt kê cốt thép, cung cấp và lắp đặt cốt thép, gồm các thanh và/hoặc lưới thép hàn, trong bất kỳ kết cấu bê tông nào được yêu cầu cho các Công trình vĩnh cửu hoặc tạm thời, như được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan Phần 0410 Ván khuôn và hoàn thiện bề mặt Phần 0430 Bê tông Phần 0431 Bê tông phun Phần 0440 Khe nối trong kết cấu bê tông Phần 0610 Công tác xây đá 1.3. ĐỊNH NGHĨA /MÔ TẢ - Các Bản vẽ Cốt thép Nguyên tắc: đó là các Bản vẽ trong Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật. Chúng đưa ra đường kính và bước của các thanh thép về nguyên tắc, nhưng không chi tiết cũng như không có các thanh thép thi công. Các bản vẽ này không được phép sử dụng cho thi công. - Các Bản vẽ Thi công Cốt thép Chi tiết: đó là các bản vẽ cốt thép được chuẩn bị bởi Tư vấn thiết kế của Chủ đầu tư được dùng cho thi công và chuẩn bị bảng liệt kê uốn cốt thép. Các Bản vẽ được lập ra có kể đến biện pháp thi công, chiều cao lớp đổ bê tông và bất cứ các khớp thi công khác. Bản liệt kê cốt thép sẽ theo đúng với Các Bản vẽ Cốt thép Chi tiết. Cốt thép được chỉ ra trên các Bản vẽ Cốt thép Chi tiết sẽ được kê theo đúng hình dạng cốt thép tiêu chuẩn chỉ ra trên các Bản vẽ. Kích thước và trình bày của Bản liệt kê sẽ theo mẫu được Chủ đầu tư chấp thuận. - Các tính toán chi tiết cho các kết cấu bê tông cốt thép phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy phạm nêu bên dưới. - Trừ khác biệt được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc theo hướng dẫn, cốt thép sẽ có lớp bảo vệ tối thiểu đối với mặt bê tông theo đề nghị đưa ra trong các tiêu chuẩn và quy phạm của Việt Nam hoặc ACI 318 and ASCE Design Guide No2. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Các công tác bao gồm trong Mục này sẽ tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành: 14 TCN 59 - 2002 CTTL: Kết cấu BT và BTCT - Yêu cầu KTTC và nghiệm thu TCVN 4116-1985 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 356 - 2002 TCTK - Kết cấu BTCT TCVN 1651 - 1985 Thép cốt bê tông cán nóng TCVN 3101 - 1979 Dây thép cácbon thấp kéo nguội dung làm cốt thép trong bê tông TCXD 267 - 2002 TCTK thi công và nghiệm thu - Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. TCVN 3993 - 1985 Chống ăn mòn trong xây dựng. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Nguyên

tắc cơ bản để thiết kế TCVN 4453 - 1995 Kết cấu bê tông và bê tông côt thép toàn khối. Quy phạm thi công và công tác nghiệm thu TCVN 5718 - 1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước TCVN 4058 - 1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm kêt cấu bằng bê tông và bê tông cốt thép. Danh mục chỉ tiêu.

TCVN 4612 - 1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng kết cấu bê tông cốt thép. Ký hiệu quy ước TCVN 5572 - 1991 Hệ thống tài liệu thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Bản vẽ thi công TCVN 5400 - 1991 Mối hàn. Yêu cầu chung về lấy mẫu để thử cơ tính TCVN 5401 - 1991 Mối hàn. Phương pháp thử uốn TCVN 5403 - 1991 Mối hàn. Phương pháp thử kéo TCVN 197 - 1985 Kim loại. Phương pháp thử kéo TCVN 198 - 1985 Kim loại . Phương pháp thử uốn

Page 212: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 614

Ngoài ra, các tiêu chuẩn tương đương của ACI ASTM, JIS cũng được phép áp dụng trong các trường hợp cụ thể. 1.4.1. American Concrete Institute

ACI 301 Specifications for Structural Concrete for Buildings ACI 318 Building Code Requirements for Reinforced Concrete

1.4.2. American Society for Testing and Materials ASTM A82 Steel Wire ASTM A36 Round Bars ASTM A185 Steel Welded Wire Fabric, Plain, for Concrete Reinforcement ASTM A615M Deformed and Plain Billet Steel Bars for Concrete Reinforcement

(metric) AWS D 1.4 Structural Welding Code - Reinforcing Steel

1.4.3. American Society of Civil Employering Technical Engineering and Design Guidelines No2 : Strength Design for Reinforced-Concrete hydraulic Structures 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Thí nghiệm và Kiểm tra - Nghiệm thu - Đối với cốt thép do Nhà sản xuất được cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền thì không cần có chứng chỉ cho từng thép cụ thể nhưng phải có chứng chỉ của nhà sản xuất và tiêu chuẩn áp dụng để sản xuất cốt thép in trên sản phẩm. - Nếu Nhà thầu không có Giấy chứng nhận của Nhà cung cấp hoặc các giấy chứng nhận của xưởng cán thép, hoặc nếu cốt thép bị hư hỏng theo ý kiến của Chủ đầu tư thì Nhà thầu sẽ chịu chi phí để làm các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm được Chủ đầu tư chấp thuận. - Các thí nghiệm sẽ bao gồm các đặc trưng sau đây: + Đường kính (xác định theo trọng lượng). + Cường độ chịu kéo. + Các thí nghiệm uốn. - Mỗi đường kính sẽ lấy sáu mẫu để xác định các đặc trưng đề cập ở trên. - Nếu hai thí nghiệm của một đặc trưng đưa ra cho kết quả không đạt, sẽ lấy sáu mẫu mới từ cùng một mẻ cho một loạt thí nghiệm mới đối với đặc trưng nghi ngờ. Nếu kết quả của các thí nghiệm mới hoàn toàn thỏa mãn, sẽ chấp nhận cốt thép. Ngược lại, cốt thép sẽ được xem là khiếm khuyết. - Nếu kết quả của một trong các thi nghiệm tính chất trên không đạt, một nhóm gồm sáu mẫu mới lấy từ cùng lô hàng sẽ được lấy để thí nghiệm lại. Nếu tất cả các kết quả đều đáp ứng được điều kiện kỹ thuật, cốt thép sẽ được chấp nhận. Trong trường hợp ngược lại, cốt thép được xem là không đạt yêu cầu. 1.5.2. Dung sai Các dung sai sau đây sẽ áp dụng với vị trí sau cùng của cốt thép đặt trong bê tông: - Dung sai trên chiều dài thanh: + 4 cm, trừ khi các thanh này nằm trong vùng đứt gãy (bề mặt gia cố, v.v..) nơi đó dung sai sẽ là +1,5 cm. - Lớp bảo vệ cốt thép ± 5 mm (-15%, +30%) - Sự thay đổi vị trí cốt thép đã định: + Thanh chừa sẵn 1 lần đường kính + Bản và tường 1/4 khoảng cách chỉ định + Dầm và cột ±5mm - Vị trí các thanh uốn cong: + Các cốt đai và thanh buộc ± 5mm của vị trí quy định. + Các thanh khác ±10mm. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1.6.1. Báo cáo Thí nghiệm của Xưởng - Với mỗi lô cốt thép, sẽ đệ trình một bản sao được chứng nhận các báo cáo thí nghiệm của nhà máy cung cấp thép. Bản sao được chứng nhận này phải đưa ra các phân tích vật lý và hóa học của thép. - Chủ đầu tư sẽ yêu cầu thí nghiệm các mẫu cốt thép ngẫu nhiên để khẳng định cường độ chịu kéo phù hợp với Điều kiện kỹ thuật. 1.6.2. Hàn cốt thép - Chương trình hàn cốt thép sẽ phải trình để Chủ đầu tư phê duyệt. - Các chứng nhận tính chất hàn được của cốt thép.

Page 213: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 615

1.6.3. Các miếng đệm và thanh nối cơ khí - Các miếng đệm sẽ được đệ trình để Chủ đầu tư phê duyệt. - Các thanh nối cơ khí sẽ tùy thuộc vào sự phê duyệt của Chủ đầu tư . 1.6.4. Sơ đồ đặt, Danh mục và Bảng liệt kê cốt thép - Ngọai trừ các Bản vẽ thi công Cốt thép chi tiết do Chủ đầu tư phê duyệt và cung cấp, trong các trường hợp khác Nhà thầu phải đệ trình các tài liệu yêu cầu dưới đây: + Các Bản vẽ Cốt thép Chi tiết, sơ đồ đặt cốt thép chi tiết, Danh mục và Bảng liệt kê cốt thép sẽ do Nhà thầu chuẩn bị phù hợp với kích thước và bước của cốt thép được chỉ ra trên các Bản vẽ Cốt thép Nguyên tắc do Chủ đầu tư phát hành. + Nếu Nhà thầu đề nghị sử dụng cốt thép có kích thước khác với kích thước được chỉ trên các Bản vẽ đã được phê duyệt, Nhà thầu sẽ chịu bất cứ phí tổn nào cho công tác thiết kế lại. Các Bản vẽ Cốt thép Chi tiết, Danh mục và Bảng liệt kê cốt thép sẽ được đệ trình để Chủ đầu tư phê duyệt. + Không ít hơn 14 ngày trước khi lắp đặt cốt thép, Nhà thầu sẽ trình các bản sao danh mục cốt thép cho các bản vẽ này, cũng như các bản sao của bản vẽ chi tiết được lập với mỗi thanh phù hợp với danh mục cốt thép. 2. VẬT LIỆU 2.1. CỐT THÉP - Các loại thép sau đây hoặc tương đương sẽ được dùng làm cốt thép: + Thép thanh gờ và trơn sẽ tuân theo TCVN 1651-1985 hoặc TCVN 6285-1997 và các Tiêu chuẩn nước ngoài tương đương được chấp nhận (ASTM, JIS…). Trừ khi có chỉ định khác được Chủ đầu tư chấp thuận, thép thanh gờ được sử dụng là lọai CIII với yêu cầu: giới hạn chảy ≥ 400 N/mm2, độ bền đứt tức thời ≥ 600 N/mm2, độ giãn dài tương đối ≥ 14%. Thép trơn là lọai CI với yêu cầu: giới hạn chảy ≥ 240 N/mm2, độ bền đứt tức thời ≥ 380 N/mm2, độ giãn dài tương đối ≥ 25%. + Lưới thép hàn sẽ tuân theo TCVN 3101-1979, TCXD 267-2002 hoặc ASTM A185. - Các đường kính cốt thép sẽ được chi tiết hóa theo hệ mét. Thông thường các đường kính nhỏ ghi theo mm như sau: 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 25, 28, 32 và 40 hoặc 3, 3.5, 4, 4.5, 5, 5.5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 đối với lưới thép hàn. Đối với bất kỳ đường kính nào, Nhà thầu có thể thay thế trực tiếp bằng thanh đường kính theo inch lớn hơn mà không cần thay đổi bước hoặc số thanh. 2.2. LƯỚI THÉP HÀN - Sợi thép được sản xuất theo TCVN 3101-1979 hoặc TCVN 6288-1997. Lưới thép hàn sẽ tuân theo TCVN 267-2002 hoặc ASTM A185. - Lưới thép hàn 100 mm x 100 mm, có đường kính sợi thép tối thiểu 3 mm hoặc hướng dẫn khác của Chủ đầu tư. 2.3. THANH NỐI CƠ KHÍ Các thanh nối sẽ cung cấp một cường độ của mối nối ít nhất bằng 1,25 lần cường độ chảy dẻo của thanh nhỏ nhất như qui định trong ACI 318 hoặc trong các tiêu chuẩn tương đương. 2.4. CÁC MIẾNG ĐỆM cỐT THÉP - Các miếng đệm sẽ làm bằng kim loại, bê tông, vữa xi măng, hoặc chất dẻo. - Các miếng đệm kim loại hoặc gối kim loại sẽ không được tiếp xúc với ván khuôn. - Các miếng đệm vữa bê tông hoặc xi măng sẽ có kích thước đủ để giữ ổn định và có chất lượng tương đương với chất lượng bê tông. - Trừ hình dáng thực tế của chúng làm chúng ổn định hoàn toàn, tất cả các miếng đệm sẽ được bố trí cùng hệ thống để gắn chúng vào cốt thép. 3. THỰC HIỆN 3.1. CUNG CẤP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN CỐT THÉP - Các thanh được bó lại theo từng kích thước, mỗi bó được buộc thẻ ghi tên rõ ràng để dễ nhận biết. Chúng sẽ phải thẳng, không được cong hoặc cuộn lại, không có vết bẩn hoặc hư hỏng khác. Các thanh bị cong ngẫu nhiên sẽ bị loại bỏ, tuy nhiên, sau khi cắt bỏ phần bị cong, đoạn thẳng còn lại có thể được chấp nhận nếu chiều dài có giá trị còn đủ. - Các bó thép sẽ được cất trong kho trên các giá hoặc các chống đỡ thích hợp khác, cho phép đi vào dễ dàng để nhận dạng và sử dụng, và tránh làm bẩn với vật liệu độc hại.

Page 214: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 616

- Kho chứa hàng phải sạch và được thiết kế sao cho cốt thép không tiếp xúc với đất nền hoặc chịu các điều kiện ẩm uớt. - Cốt thép đã tạo hình và được lắp ráp sẽ được chuyên chở tới nơi sử dụng với sự giữ gìn cẩn thận để đảm bảo không có bộ phận nào bị biến dạng. 3.2. CHẾ TẠO CỐT THÉP 3.2.1. Cắt và Uốn - Cắt, uốn, nối và đặt cốt thép sẽ tuân theo các yêu cầu của quy phạm thi công cốt thép, các hướng dẫn theo TCVN hoặc ACI 318 hoặc được chỉ dẫn rõ trong Bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt. - Cốt thép sẽ được cắt và uốn để phù hợp với các chi tiết uốn tiêu chuẩn được chỉ ra trên các Bản vẽ và với kích thước của bảng liệt kê cốt thép. Tất cả các hoạt động uốn sẽ làm đúng theo thông lệ chuẩn và phương pháp cơ giới được chấp thuận. - Sẽ không được phép uốn cốt thép bằng nhiệt trừ khi Chủ đầu tư cho phép. Sự cho phép này dựa trên các yêu cầu cụ thể và đệ trình về phương pháp của Nhà thầu, bao gồm các phòng ngừa để đảm bảo các thanh thép không phải chịu bất cứ hư hỏng nào. - Không yêu cầu uốn các thanh đường kính 40 mm. - Bảng liệt kê cốt thép phải phù hợp với các lớp đổ bê tông được chỉ ra trên các Bản vẽ. Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi chiều cao lớp đổ và được chấp thuận, các bản vẽ lắp đặt và bảng liệt kê cốt thép sẽ được sửa lại để phù hợp với các chiều cao lớp đổ đã thay đổi. - Các thanh sẽ được uốn lạnh trong bãi hoặc phân xưởng và không được làm thẳng hoặc uốn cong lại do sẽ làm thay đổi các tính chất của vật liệu. - Các thanh thép đã được chôn trong bê tông sẽ không được phép kéo thẳng hoặc uốn cong lại nếu không được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. - Các thanh có chứa các đoạn cong hoặc các loại không được chỉ trên các Bản vẽ sẽ không được dùng. 3.2.2. Nối cốt thép - Các mối nối chồng trong cốt thép hoặc lưới thép hàn sẽ được làm tại các vị trí được chỉ ra trên các Bản vẽ thi công. Các mối nối chồng bổ sung sẽ được phép tại vị trí khác với vị trí được chỉ ra trên các Bản vẽ, tùy thuộc vào sự chấp thuận trước, và được bố trí để các mối nối trong các thanh kế bên được đặt xen kẽ nhau. Các mối nối sẽ làm đúng theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy phạm Việt Nam (14 TCN 59-2002, TCXD 35-2005…) hoặc ACI 318. - Trừ khi được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc hướng dẫn khác, sẽ không được phép hàn cốt thép. Việc dùng các khớp nối có ren ở nơi khác với chỉ dẫn của Chủ đầu tư sẽ được đệ trình để Chủ đầu tư phê duyệt. - Ở nơi được hướng dẫn, sẽ cho phép hàn dính khoảng 25% các thanh riêng lẻ với các thanh kế bên không ít hơn 2 điểm. Hàn sẽ tuân theo Quy phạm thi công cốt thép của Việt Nam và AWS D 1.4. 3.3. LẮP ĐẶT CỐT THÉP - Trước khi đặt cốt thép, bề mặt các thanh và bề mặt các chống đỡ thanh bằng kim loại sẽ được làm sạch gỉ sắt, vảy cán, bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác. Sau khi lắp đặt, cốt thép hoặc lưới thép sẽ được giữ trong điều kiện sạch cho đến khi chúng nằm hoàn toàn trong bê tông. - Sau khi lắp đặt vào vị trí cốt thép phải được giữ cho sạch sẽ cho đến khi đổ xong bê tông. - Cốt thép sẽ được kiểm tra có làm đúng theo các yêu cầu về kích thước, hình dáng, chiều dài, vị trí nối, vị trí và số lượng sau khi chúng được lắp đặt. Sẽ không được phép đổ bê tông khi cốt thép chưa được chấp thuận. - Cốt thép và lưới thép sẽ được đặt chính xác và an toàn vào vị trí sao cho không bị dịch chuyển trong khi đổ bê tông. Nhà thầu sẽ đảm bảo không có sự xáo trộn các thanh và lưới trong bê tông đã được đổ. Các gối, giá treo, miếng đệm, hoặc kim loại được chấp thuận khác, chất dẻo hoặc các giá đỡ bê tông có thể được dùng để đỡ cốt thép. Các giá đỡ bê tông, nếu được dùng sẽ tuân theo các yêu cầu bê tông của Điều kiện kỹ thuật này. Cốt thép trong các kết cấu sẽ được đặt có khoảng trống ít nhất 30 mm giữa cốt thép với bất kỳ bu lông neo nào hoặc vật liệu kim loại khác được gắn vào. - Khi được bố trí như cốt thép của bê tông phun, lưới thép hàn sẽ được giữ vũng chắc tựa lên mặt đá hoặc lớp bê tông phun ban đầu. Lưới thép sẽ được tựa ở tâm khoảng 1 m hoặc như hướng dẫn khác để đảm bảo tiếp xúc chặt chẽ với mặt đá và được bọc kín hoàn toàn bằng bê tông phun. Lưới thép sẽ được nối chồng tại các đầu mút ít nhất 150 mm.

Page 215: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 617

G6.17. PHẦN 0430 - BÊ TÔNG 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này bao gồm các yêu cầu về các vật liệu, thiết kế hỗn hợp và các trình tự cần phải thực hiện trong việc cung cấp, đổ và bảo dưỡng bê tông của tất cả các phần của các hạng mục. Ngoài ra, phần này cũng bao gồm việc cung cấp và thi công vữa epoxy không co ngót được sử dụng để truyền tải trọng từ các tấm đế của các phần thép được cung cấp và lắp đặt bởi Nhà thầu thiết bị Cơ khí thủy công. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1 Các phần liên quan Phần 0220 - Công tác đào hở Phần 0230 - Công tác đào ngầm Phần 0240 - Khoan và Phụt vữa Phần 0410 - Ván khuôn và hoàn thiện bề mặt Phần 0420 - Cốt thép Phần 0431 - Bê tông phun Phần 0440 - Khe nối kết cấu bê tông Phần 0510 - Thép kết cấu và kim loại khác 1.2.2 Công tác do Nhà thầu khác thực hiện Cung cấp và lắp đặt các chi tiết đặt sẵn do các Nhà thầu không thuộc phạm vi của Phần 0510. Thép lót đường ống áp lực do Nhà thầu cơ khí thủy công cung cấp và lắp đặt. 1.3. ĐỊNH NGHĨA - Bê tông kết cấu là bất cứ loại bê tông nào được sử dụng trong các công trình bê tông không cốt thép, có cốt thép hoặc dự ứng lực. Bê tông dự ứng lực là bê tông được tạo ứng suất trước. - Bê tông không phải bê tông kết cấu là các vật liệu theo Điều kiện kỹ thuật chỉ được sử dụng để lấp các lỗ trống hoặc cho các mục đích tương tự. - Bê tông thủy công là bê tông kết cấu (loại bê tông nặng thông thường không phải bê tông đầm lăn) dùng để xây dựng các công trình hoặc một bộ phận công trình nằm thường xuyên hoặc không thường xuyên dưới nước. Chủ yếu bê tông sẽ sử dụng trong các kết cấu chính dưới đây được xem là bê tông thủy công: + Đập tràn + Đập dâng + Cửa lấy nước + Bê tông cống dẫn dòng, vỏ bọc đường hầm và tháp điều áp, đường ống áp lực ngầm hoặc hở không có thép lót + Bê tông nhà máy phần nằm dưới cao trình sàn lắp máy - Bê tông thông thường là lọai bê tông nặng thông thường không phải là bê tông thủy công. - Bê tông khối lớn là bê tông có kích thước cạnh nhỏ nhất và chiều cao không dưới 2,0m (TCXDVN 305-2004) - Bê tông đợt 1 là bê tông kết cấu được đổ trước khi lắp đặt thiết bị hoặc các chi tiết đặt sẵn. - Bê tông đợt 2 là bê tông kết cấu hoặc không kết cấu được đổ sau khi lắp đặt thiết bị hoặc các chi tiết đặt sẵn hoặc trong các hố được chừa lại của phần bê tông đợt 1. - Bề mặt ván khuôn là các bề mặt được đúc sát ván khuôn. - Các bề mặt tự do là các bề mặt nằm ngang hoặc có góc nghiêng nhỏ hơn 15o so với mặt nằm ngang được tạo ra bằng cách láng hoặc trát đến cao trình yêu cầu hoặc để hoàn thiện bề mặt. - Các khối đổ liên tiếp nhau được xem như "các bậc". - Cốt liệu nhỏ được xác định là cốt liệu trong đó kích thước lớn nhất của các thành phần là 5 mm. - Cốt liệu thô là cốt liệu mà kích thước nhỏ nhất là 5 mm và được chọn lọc thành phần cỡ hạt hợp lý từ 5 mm đến kích thước lớn hơn cần thiết cho việc sử dụng trong hạng mục. - Các chi tiết đặt sẵn và được lắp đặt: liên quan đến Phần 0510. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.4.1 Tổng quát

Page 216: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 618

Các công tác thuộc phần này phải tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm dưới đây. Trong trường hợp các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật này khác với các tiêu chuẩn đó, Điều kiện kỹ thuật này sẽ giữ quyền ưu tiên. Ưu tiên áp dụng các tiêu chuẩn - quy phạm hiện hành của Việt Nam, tuy nhiên các tiêu chuẩn theo ACI và ASTM cũng có thể được chấp nhận áp dụng trong các trường hợp cụ thể. Các Tiêu chuẩn Việt Nam chủ yếu dưới đây sẽ được áp dụng:

TCVN 4116 - 85: TCTK: Kết cấu BT & BTCT thủy công TCXDVN 356 - 2005: TCTK: Kết cấu BTCT TCVN 4453 - 1995: Kết cấu bê tông và BTCT tòan khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCXDVN 305 - 2004: Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCXDVN 374 : 2006: Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu. TCXDVN 302 : 2004: Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570 : 2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 325 : 2004: Phụ gia hóa học cho bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử TCXDVN 311 : 2004: Phụ gia khóang họat tính cao dùng trong bê tông và vữa. 14 TCN 59 - 2002: CTTL: Kết cấu BT & BTCT - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu. 14 TCN 114 - 2001: Xi măng và phụ gia trong XDTL - Hướng dẫn sử dụng.

Và các tiêu chuẩn khác. Khi áp dụng các tiêu chuẩn trong thi công và nghiệm thu, ngòai các quy định chi tiết trong Điều kiện Kỹ thuật này, các tiêu chuẩn ban hành mới nhất sẽ giữ quyền ưu tiên. 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Các thí nghiệm trong phòng - Việc cung cấp, vận hành và bảo dưỡng phòng thí nghiệm tại tuyến sẽ được thực hiện theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Phòng thí nghiệm hiện trường như quy định sẽ phải thực hiện tất cả các thí nghiệm kiểm tra và các phân tích để Chủ đầu tư chấp thuận. - Theo yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư và các quy định trong Hợp đồng, Nhà thầu phải giám sát, cung cấp nhân viên, các vật liệu và thiết bị cần thiết để lấy mẫu và vận chuyển các vật liệu đến phòng thí nghiệm tại tuyến từ bất kỳ khu vực nào của công trình. - Các mẫu thử chủ yếu là các cốt liệu, xi măng, nước, các chất phụ gia và bê tông trước và sau khi đổ. Các mẫu thử phải là mẫu đại diện được lấy phù hợp với các chỉ dẫn của Chủ đầu tư và với số lượng đủ để phòng thí nghiệm thực hiện bất kỳ thí nghiệm kiểm tra nào cần thiết cho các hạng mục. - Các kỹ sư, giám sát viên làm việc trong Phòng thí nghiệm phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bê tông và được Chủ đầu tư chấp thuận để ký vào tất cả các hồ sơ liên quan đến công tác thí nghiệm. - Các yêu cầu và các phương pháp lấy mẫu thử, thí nghiệm bê tông và các thành phần của bê tông sẽ phải đúng như quy định của các Tiêu chuẩn hoặc theo các tiêu chuẩn được Chủ đầu tư chấp thuận. Kiểm tra chất lượng vật liệu Ngòai các yêu cầu chi tiết trong Điều kiện Kỹ thuật này, quy định tối thiều để kiểm tra chất lượng vật liệu được liệt kê trong Bảng 1.5. Bảng 1.5.2: Các yêu cầu tối thiểu kiểm tra chất lượng vật liệu

Đối tượng kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Mục đích Tần số kiểm tra

Xi măng Xem phiếu giao hàng

Phù hợp với đơn đặt hàng và đã được Chủ đầu tư chấp thuận

Mỗi lần giao hàng

Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý theo 14TCN 67-2002

Phù hợp với TCVN 2682: 1999 và 14TCN 65: 2002

Theo điều 2.3 bên dưới

Cốt liệu Xác định độ bền, thành phần hạt theo tiêu chuẩn hiện hành

Phù hợp với TCVN 7570: 2006 hoặc theo TCXDVN 349-2005 đối với cát nghiền từ đá

+ Mỗi tuần khi khối lượng bê tông dưới 500m3, hoặc mỗi 500m3 bê tông được đổ + Khi có nghi ngờ + Khi thay đổi cốt liệu + Khi thay đổi nguồn cung cấp hoặc

Page 217: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 619

quy trình sản xuất Phụ gia Xem phiếu giao

hàng Phù hợp với đơn đặt hàng và đã được Chủ đầu tư chấp thuận

Mỗi lần giao hàng

Thí nghiệm mẫu bê tông có phụ gia

Phù hợp với yêu cầu kỹ thuật

Khi có nghi ngờ

Nước Thí nghiệm phân tích hóa học

Nước không có chất độc hại , phù hợp với TCXDVN 302: 2004

+ Định kỳ 3 tháng 1 lần + Khi có nghi ngờ + Khi thay đổi nguồn nước

Trong trường hợp các kết quả kiểm tra không đúng với các Điều kiện kỹ thuật, Chủ đầu tư có thể ra lệnh lấy mẫu và kiểm tra thêm hoặc hủy bỏ vật liệu này. Nếu các vật liệu không được chấp thuận này đã được sử dụng thi công các hạng mục, Chủ đầu tư có thể yêu cầu thí nghiệm kiểm tra ngay trong kết cấu, kiểm tra khả năng làm việc của kết cấu và tốt nhất là phá bỏ và xây dựng lại các bộ phận kết cấu này. 1.5.2. Kiểm soát chất lượng bê tông Để kiểm sóat chất lượng bê tông, ngọai trừ các quy định trong Điều kiện Kỹ thuật này và TCXDVN 374 : 2006, cần đáp ứng các yêu cầu nêu trong:

+ 14 TCN 59 - 2002: áp dụng đối với các lọai bê tông thủy công + TCXDVN 305 - 2004: áp dụng đối với bê tông khối lớn + TCVN 4453 -1995: áp dụng đối với các lọai bê tông thông thường khác

Quy định tối thiểu để kiểm sóat chất lượng bê tông được tổng hợp trong Bảng 1.5.3 - mục I) bên dưới a) Trừ khi Chủ đầu tư có chỉ dẫn khác, các mẫu thử của bê tông để thực hiện các thí nghiệm sẽ phải được Nhà thầu lấy từ hỗn hợp bê tông hoặc tại vị trí đang đổ bê tông. Các phương pháp được sử dụng để lấy mẫu, chuẩn bị, bảo dưỡng và thí nghiệm các mẫu bê tông sẽ tuân theo TCVN 3105-1993 và 14TCN 63-73:2002 hoặc các Tiêu chuẩn ASTM tương đương được chấp thuận. b) Trình tự lấy mẫu 1. Định nghĩa Lô: một lô bê tông là một kết cấu hoặc một phần của nó, một nhóm kết cấu hoặc các bộ phận kết cấu tương tự nhau được đổ trong một lớp và sử dụng bê tông cùng loại. Lấy mẫu: lấy mẫu thực hiện tại mỗi mẻ trộn và một mẻ có thể chỉ một lần lấy mẫu. Tổ mẫu: nói chung bao gồm 3 mẫu theo quy định. Riêng đối với chỉ tiêu chống thấm, một tổ mẫu gồm 6 mẫu. Nhóm mẫu: gồm hai tổ mẫu Kết quả: kết quả là giá trị trung bình của các giá trị đo đạc được trên tất cả các mẫu thử được lấy trong một lần lấy mẫu (nói chung là ba mẫu). 2. Số lần lấy mẫu: Tần số lấy mẫu phù hợp với TCXDVN 374:2006, TCVN 4453:1995 đối với bê tông thông thường và 14TCN 59-2002 áp dụng cho bê tông thủy công , cụ thể như dưới đây: - Để xác định cường độ của bê tông ở 7 ngày và 28 ngày tuổi - Đối với kết cấu bê tông khối lớn: khi khối lượng bê tông đổ trong một khối lớn hơn 1000 m3 thì cứ 500 m3 lấy một nhóm mẫu; khi khối lượng bê tông đổ trong một khối dưới 500 m3 thì cứ 250 m3 lấy một nhóm mẫu; - Đối với móng lớn dưới các kết cấu: thì cứ 100 m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu, nhưng không ít hơn một nhóm mẫu cho một khối móng; - Đối với móng lớn ở dưới các thiết bị có thể tích lớn hơn 50 m3 thì cứ 50 m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu, nhưng với một khối móng có thể tích nhỏ hơn 50 m3 vẫn phải lấy một nhóm mẫu; - Đối với khung và kết cấu thành mỏng (cột, dầm, vòm, bản,...) cứ 20 m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu, nhưng với một khối đổ nhỏ hơn 20 m3 vẫn phải lấy một nhóm mẫu; - Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường băng,...) cứ 200 m3 bê tông lấy một nhóm mẫu, nhưng nếu khối lượng bê tông đổ dưới 200 m3 vẫn phải lấy một nhóm mẫu - Để kiểm tra yêu cầu chống thấm của bê tông ở 28 ngày tuổi: + Số lượng mẫu kiểm tra chống thấm của bê tông thủy công quy định là cứ 500 m3 lấy một tổ mẫu (gồm 6 mẫu), nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu. - Để kiểm tra khối lượng thể tích của bê tông: + Khối lượng thể tích của từng lọai bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông được kiểm tra ở lần cung cấp đầu tiên và sau đó theo định kỳ hàng tuần.

Page 218: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 620

+ Số lần lấy mẫu có thể sẽ phải nhiều hơn vào lúc bắt đầu của các hạng mục nhằm đảm bảo càng sớm càng tốt các mức độ chất lượng và trong các giai đoạn khi Chủ đầu tư có nghi ngờ về chất lượng. + Chủ đầu tư có thể chỉ đạo cho Nhà thầu lấy mẫu trong bất cứ thời điểm nào khi đang đổ bê tông nếu có nghi ngờ về chất lượng. c)Tiến hành thí nghiệm Các thí nghiệm sẽ phải được tiến hành đối với từng nhóm mẫu như sau: Ba mẫu (một tổ mẫu) để xác định cường độ kháng nén sau 28 ngày tuổi. Ba mẫu (một tổ mẫu) để xác định cường độ kháng nén sau 7 ngày tuổi. Sáu mẫu (một tổ mẫu) để xác định độ chống thấm. Ba mẫu để xác định khối lượng thể tích. Một lần đo đạc để xác định hàm lượng khí. Một lần đo nhiệt độ. Chủ đầu tư có thể yêu cầu làm các thí nghiệm kiểm tra bổ sung, đặc biệt khi độ sụt của bê tông khác nhau đáng kể. Trung bình cứ 30 lần lấy mẫu và phù hợp với các chỉ dẫn của Chủ đầu tư, 12 mẫu để xác định mô đun đàn hồi, cường độ kháng nén và chịu kéo sau 90 và 365 ngày tuổi (sáu mẫu sau 90 ngày tuổi và sáu mẫu sau 365 ngày tuổi). d) Tiêu chuẩn chấp nhận bê tông: Một lô sẽ được xem là phù hợp với các Điều kiện kỹ thuật khi các điều kiện sau được thỏa mãn: - Khối lượng thể tích của bê tông nặng thông thường không dưới 2.3 tấn/ m3 - Cường độ kháng nén sau 28 ngày : + Cường độ kháng nén sau 28 ngày (fc) của bê tông là cường độ xác định trên mẫu chuẩn hình lập phương kích thước 150 x 150 x 150mm bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn tính bằng MPa. Khi dùng mẫu có kích thước không chuẩn, kết quả phải được nhân với hệ số chuyển đổi quy định trong 14 TCN 63– 2001. + Cường độ bê tông trong công trình theo kết quả kiểm tra thí nghiệm mẫu được chấp nhận phù hợp với mác thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế. - Độ chống thấm sau 28 ngày : kết quả thí nghiệm kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu vế mác chống thấm của bê tông trong Điều kiện Kỹ thuật này. e) Độ sụt của bê tông khi đổ được thí nghiệm sẽ phải không vượt quá các giới hạn của hỗn hợp thiết kế khác nhau được cho trong Phần: Các vật liệu, Thiết kế hỗn hợp. Độ sụt được đo theo quy định dưới đây: + Đối với bê tông trộn tại chỗ: kiểm tra ngay khi trộn mẻ đầu tiên + Đối với bê tông cung cấp từ trạm trộn: kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ + Trong điều kiện thời tiết và độ ẩm cốt liệu ổn định thì ít nhất một lần trong một ca. g) Hàm lượng khí phải nằm trong giới hạn dưới đây:

Cốt kiệu thô (kích thước lớn nhất, mm)

Tổng lựơng khí tính theo phần trăm thể tích bê tông

20 5 +/- 1 40 4 +/-1 60 3 +/-1

Tần số kiểm tra giống quy định kiểm tra về độ sụt. Nói chung, độ sụt, độ linh động và nhiệt độ ứng với mỗi loại bê tông sản xuất ra phải được đo đạc và ghi nhận ít nhất sau mỗi 6 giờ. Việc sử dụng các Kiểm tra 7 ngày tuổi, sự tương quan cường độ giữa 7 và 28 ngày có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm cho mỗi loại bê tông và sẽ phải được cập nhật liên tục trong thời hạn Hợp đồng. Dựa trên sự tương quan này, các kết quả thí nghiệm ở 7 ngày tuổi có thể được sử dụng như một đặc trưng về các cường độ kháng nén để dự đoán cường độ vào 28 ngày. Nếu các thí nghiệm kiểm tra cho các cường độ kháng nén quá thấp, các đo đạc thay thế có thể được thực hiện ngay không cần chờ các kết quả sau 28 ngày. h) Căn cứ để chấp nhận: - Việc chấp nhận các kết quả thí nghiệm về cường độ sẽ phải phù hợp với Tiêu chuẩn quy định. Không một hỗn hợp nào được sử dụng trong các hạng mục nếu không được Chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản. - Khi mà bản chấp thuận của Chủ đầu tư đã ký cho việc sử dụng hỗn hợp riêng biệt, các thành phần xi măng, cốt liệu, nước, chất độn và các phụ gia sẽ không được phép thay đổi trước khi được Chủ đầu tư đồng ý. i) Không phù hợp:

Page 219: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 621

- Nếu kết quả kiểm tra về khối lượng thể tích của bê tông không đúng theo quy định cần xem xét và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, đặc biệt đối với hàm lượng nước của các cốt liệu và khối lượng nước trong bê tông phải được kiểm tra chặt chẽ. - Bê tông tươi không tuân theo các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật sẽ bị loại bỏ. - Nếu các kết quả của các thí nghiệm kiểm tra vào 28 ngày tuổi dựa vào các kết quả của thí nghiệm vào 7 ngày thấp xuống không bình thường Nhà thầu sẽ phải dừng đổ bê tông, tìm hiểu các nguyên nhân của sự giảm cường độ và thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết. - Nếu thí nghiệm kiểm tra vào 28 ngày tuổi cho thấy bê tông không đáp ứng được yêu cầu về mác chống thấm, phải dừng đổ bê tông và tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết. - Nếu thí nghiệm kiểm tra vào 28 ngày tuổi xác nhận sự đánh giá từ thí nghiệm 7 ngày tuổi rằng các đặc tính của bê tông không phù hợp với Điều kiện kỹ thuật thì khối lượng bê tông do các mẫu này đại diện sẽ được Chủ đầu tư xem xét theo các điều dưới đây: + Chủ đầu tư sẽ quyết định phương pháp kiểm tra dựa theo TCVN 239 - 2006 + Các lõi được lấy từ các chỗ bị nghi ngờ trong kết cấu sẽ được khoan và thí nghiệm theo tiêu chuẩn được Chủ đầu tư đồng ý để xác định cường độ của bê tông tại chỗ có phù hợp hay không với các yêu cầu quy định về cường độ. + Nếu các kết quả thí nghiệm trên các mẫu được lấy theo mục trên chỉ ra rằng bê tông không thỏa mãn các yêu cầu quy định, Chủ đầu tư sẽ quyết định có thực hiện các thí nghiệm chất tải toàn bộ hoặc tiến hành kiểm tra bằng siêu âm hay không. + Nếu theo quan điểm của Chủ đầu tư, các thí nghiệm kiểm tra chất tải không thực tế, hoặc bộ phận của kết cấu bị hỏng khi thí nghiệm, trong trường hợp có thể được và theo các hướng dẫn và chỉ đạo của Chủ đầu tư bằng các phương pháp được chấp thuận, Nhà thầu sẽ phải tăng cường mỗi đoạn hoặc phần bê tông bị hỏng để kết cấu đảm bảo được chức năng của nó. + Các hạng mục sẽ phải bị phá bỏ và xây dựng lại với chi phí do Nhà thầu chịu nếu như các biện pháp gia cường cốt thép hoặc tăng cường độ không thể thực hiện được. k) Quy định tối thiểu để kiểm sóat chất lượng bê tông Bảng 1.5.3: Tổng hợp các quy định tối thiểu để kiểm sóat chất lượng bê tông Đối tượng kiểm tra Phương pháp

kiểm tra Mục đích Tần số kiểm tra

Về thiết bị Máy trộn đơn chiếc Các thông số kỹ thuật Không có sự cố khi vận

hành Trước khi sử dụng và sau đó theo định kỳ hàng tháng

Hệ thống trạm trộn Thiết bị cân đong xi măng

Các thông số kỹ thuật Đảm bảo độ chính xác theo quy định của điều 3.2

+ Trước khi đưa vào sử dụng + Sau đó, định kỳ hàng tháng

Thiết bị cân đong vật liệu

Thiết bị cân đong phụ gia

Thiết bị và dụng cụ cân đong nước

Bằng các phương tiện kiểm tra thích hợp

Đảm bảo độ chính xác theo quy định

Mỗi lần sử dụng

Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu thí nghiệm

Thiết bị và dụng cụ thử độ sụt

Thiết bị vận chuyển và đầm

Các thông số kỹ thuật Không có sự cố khi sử dụng Trước khi sử dụng sau đó định kỳ hàng tháng

Hỗn hợp bê tông trộn tại chỗ Độ sụt Kiểm tra theo TCVN

3106-1993 So sánh với độ sụt quy định +Lần trộn đầu tiên +

Khi có nghi ngờ Hàm lượng khí ASTM C231 Trong giới hạn quy định Giống kiểm tra độ sụt Độ đồng nhất của bê So sánh các mẫu thử từ Đánh giá sự đồng đều của Khi có nghi ngờ

Page 220: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 622

tông các mẻ trộn khác nhau hỗn hợp bê tông Nhiệt độ Đo nhiệt độ của bê

tông tươi tại vị trí đổ bê tông

So sánh với yêu cầu của Điều kiện Kỹ thuật này

Giống kiểm tra độ sụt

Khối lượng thể tích Thí nghiệm theo TCVN 3115-1993

So sánh với khối lượng thể tích quy định

+ Lần trộn đầu tiên, sau đó định kỳ hàng tuần đối với mỗi lọai bê tông

Độ chống thấm nước cho bê tông thủy công

Thí nghiệm theo TCVN 3116-1993

So sánh với độ chống thấm nước theo quy định

Theo quy định tại điều 1.5.3 - mục B

Cường độ chịu nén Thí nghiệm theo TCVN 3118 – 1993 hoặc ASTM C39

So sánh với cường độ chịu nén theo quy định

Theo quy định của điều 1.5.3

Cường độ chịu kéo khi uốn

Thí nghiệm theo TCVN 3119-1993

So sánh cường độ quy định + Khi cần thiết + Theo hợp đồng

Hỗn hợp bê tông trộn tại trạm trộn Hỗn hợp bê tông Xem phiếu xuất hàng

của trạm trộn Đảm bảo đúng yêu cầu Mỗi lần nhận hàng

Độ sụt Kiểm tra theo TCVN 3106-1993

So sánh với độ sụt theo quy định

Theo điều 1.5.3, mục E)

Độ đồng nhất của bê tông

Bằng mắt So sánh với trạng thái thông thường

Mỗi lần nhận hàng

Nhịệt độ Đo nhiệt độ của bê tông tươi khi chuyển đến khối đổ

So sánh với quy định về khống chế nhiệt độ

Giống như khi kiểm tra độ sụt

Khối lượng thể tích Thí nghiệm theo TCVN 3115-1993

So sánh với khối lượng thể tích quy định

+ Lần trộn đầu tiên, sau đó định kỳ hàng tuần đối với mỗi lọai bê tông

Độ chống thấm nước cho bê tông thủy công

Thí nghiệm theo TCVN 3116-1993

So sánh với độ chống thấm nước theo quy định

Theo quy định tại điều 1.5.3 – mục B

Cường độ chịu nén Thí nghiệm theo TCVN 3118-1993 hoặc ASTM C39

So sánh với cường độ nén quy định

Theo điều 1.5.3

Cường độ kéo khi uốn Thí nghiệm theo TCVN 3119-1993

So sánh với cường độ quy định

+ Khi cần thiết + Theo hợp đồng

Quá trình trộn, tạo hình, bảo dưỡng Tỷ lệ pha trộn cốt liệu, N/XM, thành phần khác

Bảng ghi của thiết bị đo lường tại trạm hoặc nơi trộn

Đảm bảo thành phần theo thiết kế hỗn hợp đã được chấp nhận

+ lần trộn đầu tiên + Theo điều 1.6.8 (báo cáo hàng tuần các số liệu đo - ghi tại trạm)

Quy trình trộn Đo lường vật liệu, thời gian trộn

Đảm bảo độ chính xác và thời gian theo quy định

Vận chuyển hỗn hợp bê tông

Đánh giá về độ sụt và sự đồng nhất tại nơi đổ. Kiểm tra theo điều 3.3

Đảm bảo bê tông không phân tầng, độ sụt theo quy định

Mỗi lần vận chuyển

Đổ bê tông Bằng mắt Đảm bảo quy trình kỹ thuật hiện hành

Mỗi lần đổ bê tông

Đầm bê tông Bằng mắt Bê tông được đầm chặt theo quy định

Mỗi lần đầm bê tông

Đo thời gian đầm Đảm bảo thời gian theo quy định

Bảo dưỡng bê tông Bằng mắt Phù hợp với các TCVN hiện hành và ĐKKT này

Mỗi khối đổ

Page 221: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 623

Tháo dỡ cốp pha, đà giáo

Thời gian , cường độ bê tông khi tháo dỡ

Phù hợp với ĐKKT này Mỗi khối đổ

Các khuyết tật Bằng mắt Được sửa chửa đúng yêu cầu kỹ thuật

Mỗi khối đổ, kết cấu

Bê tông đã đông cứng Bề mặt kết cấu Bằng mắt Không có các khuyết tật Mỗi khối đổ, kết cấu Độ đồng nhất Theo 20TCN 17 - 1989 Xác nhận độ đồng nhất thực

tế Khi có nghi ngờ

Cường độ chịu nén của bê tông

TCXDVN 239 - 2006 Xác định cường độ thực tế + Theo điều 1.5.3 mục G) + Khi số lượng mẫu thử không đủ theo yêu cầu

Kích thước Bằng các phương tiện thích hợp

Đảm bảo sai số trong giới hạn quy định

Mỗi kết cấu

1.5.3. Dung sai trong thi công bê tông Xem Phần 0410 – Ván khuôn và hoàn thiện bề mặt. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẦN 1.6.1. Tổng quát Trong thời hạn không chậm hơn 60 ngày sau khi ký kết Hợp đồng và thông báo khởi công, Nhà thầu sẽ phải thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư kế hoạch chi tiết về các bố trí cho tất cả các công tác xây dựng các trạm và thiết bị, các vật liệu và trình tự thực hiện các công tác sản xuất, đổ, đầm nén, bảo dưỡng và hoàn thiện bê tông. Các yêu cầu quy định về việc xác nhận, thí nghiệm kiểm tra tại các nguồn và tại tuyến, các phê chuẩn sử dụng các vật liệu trong quá trình thi công và kiểm tra chất lượng của bê tông phải tuân theo các quy định trong Mục 2-Vật liệu và 3-Thực hiện. 1.6.2. Trình duyệt, Thí nghiệm và chứng chỉ xi măng - 28 ngày trước khi đưa vào sử dụng xi măng trong bê tông, vữa hoặc vữa phụt, Nhà thầu sẽ phải trình các báo cáo về thí nghiệm kiểm tra mẫu thử bao gồm các tính chất vật lý và hóa học của xi măng được đề nghị. Nhà thầu cũng sẽ phải cung cấp chứng chỉ bảo đảm cho mỗi lô xi măng phù hợp với các Điều kiện kỹ thuật. Trong chứng chỉ sẽ phải ghi ngày đến trạm của lô hàng, khối lượng chuyến hàng và chứng chỉ của xi-lô, lô hoặc thùng tại nhà máy sản xuất. - Các phân tích hóa học và vật lý - Bản copy của sổ kiểm kho xi măng được trình vào cuối mỗi tuần. 1.6.3. Trình duyệt: nước và cốt liệu - Nước - bản ghi các điều khoản chi tiết để phê duyệt - Các cốt liệu - báo cáo thí nghiệm kiểm tra để chấp thuận trước khi sử dụng 1.6.4. Trình duyệt - Phụ gia - Nhà thầu sẽ phải trình các đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất cùng với hai lít mẫu của mỗi loại cốt liệu dự định sử dụng trong thời hạn tối thiểu là 90 ngày trước khi đổ bê tông. - Nhà thầu sẽ phải trình các biểu đồ của phụ gia làm chậm ninh kết và giảm nước, chỉ rõ liều lượng liên quan đến tăng độ sụt vào nhiệt độ ninh kết cũng như biểu đồ chỉ ra ảnh hưởng của nhiệt độ bê tông đến giảm độ sụt theo thời gian. - Nhà thầu sẽ phải trình giấy xác nhận về các cốt liệu do các nhà sản xuất khác nhau cung cấp là tương thích khi sử dụng trong cùng một mẻ trộn bê tông. 1.6.5. Trình duyệt - Thiết bị Khi các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật này quy định về các loại vật liệu hoặc thiết bị sử dụng hoặc chỉ định trình tự thực hiện không có nghĩa là không được phép sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hoặc trình tự khác. Trước khi chấp thuận cho sử dụng các phương án khác, Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu trình bày các phương án này, nếu không làm giảm chất lượng của bê tông. Nhà thầu không được phép sử dụng các phương án chưa được Chủ đầu tư chấp thuận. Không ít hơn 30 ngày trước khi lắp đặt các trạm và thiết bị để sản xuất, nâng nhấc, vận chuyển, chứa đựng và các thành phần của bê tông, cho việc trộn, vận chuyển, đổ và đầm bê tông, Nhà thầu sẽ phải trình các bản vẽ mặt bằng bố trí chung cùng với mô tả của trạm bao gồm công suất đề nghị với mức độ chi tiết theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

Page 222: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 624

Sau khi kết thúc việc lắp đặt, Nhà thầu sẽ phải tiến hành thí nghiệm và kiểm tra trạm và thiết bị để chứng tỏ rằng các phương tiện này đủ khả năng cung cấp về khối lượng và chất lượng cho hạng mục và các Vật liệu theo yêu cầu của Hợp đồng, cường độ sản xuất phù hợp với tiến độ thi công của Hợp đồng/hoặc theo các Thời điểm Mốc của Hợp đồng. Việc chấp thuận cho trạm và thiết bị và hoạt động của chúng hoặc trình tự thi công sẽ không phủ nhận hoặc thay đổi các điều khoản hoặc yêu cầu chủ yếu về chất lượng của các vật liệu hoặc Công tác hoàn thiện quy định trong Điều kiện kỹ thuật này, nhưng sẽ không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà thầu đối với Hợp đồng. 1.6.6. Trình duyệt các thí nghiệm phản ứng kiềm Vào giai đoạn đầu của Hợp đồng, Nhà thầu sẽ phải trình kế hoạch tiến hành các thí nghiệm phản ứng kiềm được thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên môn để Chủ đầu tư phê chuẩn cho tất cả các loại bê tông với tất cả các loại cốt liệu sử dụng và loại xi măng đề nghị. Tối thiểu là 90 ngày trước khi đổ bê tông vào các hạng mục, Nhà thầu sẽ phải trình cho Chủ đầu tư duyệt các kết quả thí nghiệm kiểm tra về hỗn hợp đề nghị với loại xi măng, các chất độn và các loại phụ gia thích hợp để ngăn ngừa tác hại do kiềm. 1.6.7. Trình duyệt - Thiết kế hỗn hợp Tối thiểu là 90 ngày trước khi đổ bê tông vào các hạng mục, Nhà thầu sẽ phải trình các thiết kế của hỗn hợp bao gồm các phụ gia đề nghị và các chất độn để thực hiện thí nghiệm trong phòng và kiểm tra các hỗn hợp bê tông với sự hiện diện của Chủ đầu tư. Các hỗn hợp kiểm tra sẽ theo các hướng dẫn phù hợp với các trình tự thí nghiệm được sử dụng trong suốt thời gian Hợp đồng. Theo kết quả của các hỗn hợp kiểm tra, Chủ đầu tư có thể chỉ đạo thay đổi các thành phần hỗn hợp hoặc các chất phụ gia. Mặc dù đã có sự chấp thuận của Chủ đầu tư về việc sử dụng hỗn hợp, Nhà thầu vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng cường độ yêu cầu và các tính chất theo quy định khác được tuân thủ. 1.6.8. Trình duyệt - Thực hiện công tác Nhà thầu sẽ phải trình để Chủ đầu tư duyệt các bản vẽ chi tiết của các đợt đổ bê tông có chỉ rõ các chi tiết đặt sẵn, quy định các vị trí của các khớp nối thi công, bất kỳ các sắp xếp riêng nào cần thiết và các thủ tục bổ sung của các đợt khác nhau. Nhà thầu sẽ phải trình cho Chủ đầu tư trong mỗi tuần một bản báo cáo về các khối đổ bê tông trong hạng mục. Báo cáo sẽ phải bao gồm loại và khối lượng bê tông đã đổ, vị trí đổ, ngày đổ, nhiệt độ xung quanh và nhiệt độ của bê tông được đo đạc tại chỗ đổ, độ ẩm của các cốt liệu, tỉ lệ xi măng/nước, khối lượng cốt liệu và các vật liệu dính kết, số lượng nước đá thêm vào nếu có, số mẻ trộn và vị trí các điểm lấy mẫu. Vị trí của các khớp nối thi công không được cho trong các Bản vẽ sẽ phải được báo cáo. Tiến độ đổ bê tông phải được trình vào cuối tuần làm việc và sẽ bao gồm tất cả các công tác bê tông sẽ được thực hiện kế tiếp, trong đó cho biết các vị trí cụ thể nơi sẽ đổ, khối lượng gần đúng và loại hỗn hợp, ngày /thời gian dự kiến đổ bê tông. Trước khi tiến hành đổ bê tông tại bất cứ vị trí nào, Nhà thầu sẽ phải thông báo cho Chủ đầu tư bằng văn bản, trong đó cho biết công tác chuẩn bị ván khuôn, cốt thép, ống cách điện, ống hoặc các chi tiết đặt sẵn khác đã được hoàn tất và cho biết về thành phần và thiết bị của đội thi công đổ bê tông. Không được phép đổ bê tông khi chưa được Chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản về công tác chuẩn bị cho khối đổ. Nhà thầu phải cho phép Chủ đầu tư một thời hạn tối thiểu là 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản để Chủ đầu tư kiểm tra và chấp thuận các công tác chuẩn bị khối đổ. Không được phép đổ bê tông vào bất kỳ khối đổ nào khi Chủ đầu tư chưa chấp thuận. Nhà thầu sẽ phải trình cụ thể cho Chủ đầu tư về các biện pháp đề nghị để hoàn thành các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật trong điều kiện thời tiết nóng hoặc khi thi công bê tông khối lớn nếu không được chỉ định chi tiết trong các Bản vẽ thi công. 2. VẬT LIỆU 2.1. THÀNH PHẦN BÊ TÔNG - Bê tông bao gồm các cốt liệu nhỏ và cốt liệu thô, nước, xi măng, puzơlăng, tro bay theo quy định và các chất phụ gia nếu cần thiết. - Các thành phần hỗn hợp sẽ phải được thiết kế để thu được một hỗn hợp dễ thi công, thích hợp với các điều kiện đặc biệt của khối đổ và sau khi được bảo dưỡng với thời gian ninh kết thích đáng, sản phẩm sẽ có độ bền được chấp nhận, độ chống thấm và cường độ đúng yêu cầu. 2.2. NGUỒN VẬT LIỆU - Trừ các trường hợp có hướng dẫn hoặc được chấp thuận khác, các cốt liệu cho bê tông sẽ phải được lấy từ cát tự nhiên qua xử lý và đá ở các Mỏ đá và các mỏ do Chủ đầu tư chỉ định.

Page 223: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 625

- Việc chấp thuận các nguồn cung cấp cốt liệu không được hiểu là luôn luôn cố định cho tất cả các vật liệu được lấy từ các nguồn trên và vào bất kỳ thời điểm nào Chủ đầu tư có thể bãi bỏ các chấp thuận trước đó nếu các kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy vật liệu không còn thích hợp nữa. - Nhà thầu phải thực hiện các công tác phát hoang và bóc bãi cho các mỏ đá và/hoặc các mỏ mà các cốt liệu sẽ được sản xuất. Các bãi trữ liên quan đến các cốt liệu sẽ phải được phát hoang, dọn bãi và được chuẩn bị theo tiêu chuẩn đã được chấp nhận. - Trước khi tiến hành phát hoang và dọn bãi, chiều dày tầng phủ và đá dùng sản xuất cốt liệu phải được kiểm tra bằng phướng pháp địa vật lý và bằng các hố khoan . 2.3. XI MĂNG POOCLĂNG (PC) 2.3.1. Loại Xi măng phải phù hợp với các tiêu chuẩn sau: - TCVN 2682: 1999: Xi măng Póoc lăng puzzơlan. Yêu cầu kỹ thuật. - TCVN 6260: 1997: Xi măng Póoclăng hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật. - 14 TCN 66 - 2001: Xi măng dùng cho BT thủy công. Yêu cầu kỹ thuật. Đối với bê tông khối lớn hoặc trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần đáp ứng các yêu cầu bổ sung dưới đây: + Xi măng póoc lăng thông thường có nhiệt thủy hóa sau 7 ngày không quá 70 cal/g hoặc + Xi măng ít tỏa nhiệt, có lượng nhiệt thủy hóa sau 7 ngày không quá 60cal/g; hoặc + Xi măng Póoc lăng - puzzơlan (có hàm lượng puzzơlan từ 15% đến 40% theo trọng lượng) hoặc xi măng póoc lăng - xỉ (có hàm lượng xỉ lò cao từ 20% đến 70% ttheo trọng lượng). Xi măng được sử dụng trong các phần của các hạng mục phải được cung cấp từ một nhà sản xuất, trừ trường hợp có sự chấp thuận khác bằng văn bản. Nhà thầu sẽ phải cho biết các nguồn cung cấp xi măng bằng văn bản bao gồm cả các báo cáo kết quả thí nghiệm trong các xưởng của nhà sản xuất hoặc trong phòng thí nghiệm và được Chủ đầu tư chấp thuận. Văn bản này cần được cung cấp tối thiểu trước khi đặt hàng và chỉ rõ tiến độ cung cấp và khối lượng từ mỗi nguồn. 2.3.2. Hình thức cung cấp - Xi măng có thể được giao dưới dạng các bao tiêu chuẩn 40 hoặc 50 kg, "các bao lớn" hoặc dưới dạng xi măng rời. - Xi măng đựng trong các bao tải phải được chuyển giao trong các thùng hàng nguyên vẹn, cứng chắc, được đóng dấu niêm phong của nhà máy. Các bao lẻ có trọng lượng khác trọng lượng tiêu chuẩn hơn 5% phải bị loại bỏ. - Xi măng có thể được chuyển giao dưới dạng rời, Nhà thầu cung cấp các phương tiện vận chuyển và thiết bị đo trọng lượng và tất cả các phương tiện cần thiết đảm bảo điều kiện tốt cho vật liệu và cho phép xác định trọng lượng chính xác khi các chuyến hàng đến các thùng chứa tại công trường. 2.3.3. Vận chuyển Các phương pháp vận chuyển phải được phê chuẩn. Nhiệt độ của xi măng khi được chuyển đến các hạng mục không được vượt quá 35oC . Việc vận chuyển xi măng trong các bunke sẽ được thực hiện bằng các xe tải có các ngăn sạch kín nước, được niêm phong và được thiết kế để bảo vệ cho xi măng không bị ẩm do môi trường ngoài. Xi măng bao cũng phải được chống ẩm khi vận chuyển. Xi măng bị hư hại trong khi vận chuyển, nâng nhấc hoặc trong quá trình bảo quản phải được chuyển ngay ra khỏi Công trường. 2.4. Bảo quản - Xi măng phải được đưa vào kho chứa ngay sau khi đến Công trường - Sức chứa của các kho phải đủ và xi măng được cất giữ theo các yêu cầu để sử dụng trong 21 ngày đổ bê tông. - Xi măng trong các bao sẽ phải được cất giữ trong các kho kín, không bị ẩm và được thông gió tốt. - Các kho phải có các sàn gỗ tối thiểu dày 300 mm trên mặt đất và có lớp chống thấm nước. Không được để trực tiếp các bao xi măng trên mặt đất trong bất cứ tình huống nào. Mỗi chuyến giao xi măng trong các bao sẽ phải được chất cùng một chỗ, chiều cao của mỗi đống không được vượt quá 3 mét. Các bao được chất gần sát nhau để giảm khả năng tạo ra dòng khí quẩn và sẽ không được chất sát với tường ngoài. Các loại xi măng khác nhau đựng trong các bao phải được phân biệt rõ ràng bằng các dấu hiệu dễ nhìn thấy và được chất trong các đống riêng biệt. Xi măng trong các bao bị rách không được phép sử dụng trong các Hạng mục lâu dài. - Xi măng rời sẽ phải được cất giữ trong các xi lô kín khí, các xi lô này phải được vệ sinh định kỳ ba tháng một lần hoặc theo các chỉ dẫn khác.

Page 224: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 626

- Xi măng có chất lượng khác nhau phải được chứa trong các gian riêng biệt của kho hoặc trong các xi lô khác nhau. - Nhà thầu phải bảo quản một sổ ghi nhận cho mỗi xi lô hoặc mỗi kho, trong đó sẽ ghi các điều dưới đây: + Khối lượng xi măng trong kho vào cuối tuần. + Các khối lượng, lai lịch và vị trí kho chứa của các mẻ trộn khác nhau cung cấp trong tuần. + Các khối lượng được sử dụng hàng ngày và các kết cấu trong đó xi măng được sử dụng. - Xi măng sẽ được đem sử dụng theo thứ tự thời gian giống như khi được cung cấp đến Công trường. Xi măng được lưu trữ tại Công trường trong thời hạn quá 60 ngày, Chủ đầu tư có thể lấy mẫu theo ngẫu nhiên và nếu các kết quả thí nghiệm kiểm tra không đạt yêu cầu, xi măng sẽ bị đưa ra khỏi công trường. - Xi măng không được vón cục hoặc có dấu hiệu hư hỏng tại thời điểm được sử dụng. Xi măng bị cũ hoặc không còn sử dụng được hoặc bị ẩm do không khí hoặc từ các nguồn khác sẽ phải được đem ra khỏi Công trường. 2.4. PUZƠLĂNG - Puzơlăng sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu của ASTM C618, Loại F bao gồm cả yêu cầu phụ không bắt buộc về hàm lượng kiềm. - Nhà thầu phải thông báo bằng văn bản về các nguồn cung cấp puzơlăng bao gồm các báo cáo thí nghiệm kiểm tra được thực hiện tại các xưởng của nhà sản xuất hoặc trong phòng thí nghiệm được Chủ đầu tư chấp thuận. Bảng báo cáo này phải nộp tối thiểu là 56 ngày trước khi đặt hàng, trong đó cho biết tiến độ giao hàng và khối lượng dự kiến từ mỗi nguồn. - Các yêu cầu về giao hàng, vận chuyển và chứa trong kho sẽ phải giống như đối với xi măng. 2.5. BỤI TRO (FA) - Bụi tro sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu của ASTM C618, loại F đối với Bụi tro sử dụng như một phụ gia khoáng chất trong Bê tông Xi măng Poóclăng. - Hàm lượng Cac-bon: độ giảm trọng lượng khi bị đốt cháy không quá 5% khi thí nghiệm theo ASTM C311. - Hàm lượng Sunfat: không lớn hơn 2.5% theo khối lượng dưới dạng SO3 - Độ mịn: đặc trưng về độ mịn không lớn hơn 12.5% (còn lại trên sàng 45μm) khi thí nghiệm theo ASTM C430 - Tính biến động lớn hơn 5% theo đặc trưng về trọng lượng và độ mịn so với giá trị trung bình trong các thí nghiệm trước đó. - Độ co ngót hoặc trương nở khi hấp; không lớn hơn 0.8%. - Các chuyến giao hàng của bụi tro phải có kèm theo các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng của nhà sản xuất. - Lượng kiềm có sẵn như NaOH: không lớn hơn 1.5%. - Các yêu cầu về giao hàng, vận chuyển và chứa trong kho sẽ phải giống như đối với xi măng. 2.6. HỖN HỢP POOCLANG XI MĂNG VÀ CHẤT ĐỘN - Trừ khi được Chủ đầu tư chấp nhận chất độn được sử dụng phải là bụi tro (fly ash) hoặc pu-zơ-lang . - Trừ khi được Chủ đầu tư chấp thuận Nhà thầu không được phép trộn xi măng và chất độn vào cối trộn bê tông. Trừ các trường hỗn hợp trộn sẵn được đưa đến công trường, thiết bị trộn của Nhà thầu phải đảm bảo đủ khả năng trộn các chất độn một cách liên tục và đúng thành phần quy định với Điều kiện kỹ thuật. - Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm kiểm tra hỗn hợp bê tông phần trăm chất độn thêm phải do Chủ đầu tư chấp thuận. Có thể dự kiến đối với bê tông khối lớn và bê tông ít cốt thép hàm lượng chất độn vào khoảng từ 20% đến 40%.. 2.7. PHỤ GIA 2.7.1. Tổng quát - Chỉ các phụ gia được chấp thuận mới được sử dụng trong bê tông. Trong trường hợp có nhiều hơn một chất phụ gia được sử dụng, mỗi chất phụ gia sẽ phải được trộn riêng và được thêm nước vào riêng biệt trước khi đổ vào máy trộn. Các phụ gia sẽ phải được chuyển giao trong các thùng có dán nhãn để dễ nhận biết. - Nhà thầu sẽ phải sử dụng chất phụ gia thích hợp để cải thiện đặc tính của hỗn hợp bê tông. Phụ gia này sẽ phải là loại thích hợp với yêu cầu của 14 TCN 104-1999, 14 TCN 105 - 1999, TCXDVN 325 : 2004 cho phụ gia hóa học hoặc ASTM C494 khi được thí nghiệm với các vật liệu đặc thù cho bê tông sử dụng trong các hạng mục.

Page 225: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 627

- Việc sử dụng các chất phụ gia bao gồm (nhưng không giới hạn) loại, số lượng sử dụng, phương pháp chỉ dẫn trộn vào bê tông, vận chuyển, nâng nhấc, tạo hình, hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông có phụ gia sẽ phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. 2.7.2. Bảo quản - Các chất phụ gia được chứa trong kho sẽ phải được bảo vệ chống lại nhiệt độ cao, nhiễm bẩn và hư hỏng. - Phụ gia phải được dự trữ trong kho đủ sản xuất bê tông trong thời hạn 60 ngày. - Các loại phụ gia được hòa tan sẽ phải được pha loãng ra và được khuấy để không tạo thành các thể huyền phù. 2.8. NƯỚC - Nước để trộn, rửa và bảo dưỡng bê tông phải phù hợp với TCXDVN 302: 2004. 2.9. CỐT LIỆU NHỎ - Cốt liệu nhỏ cho bê tông, vữa phụt và vữa hồ là cát được xử lý hoặc vật liệu khác được chấp nhận. - Cốt liệu nhỏ là cát tự nhiên sẽ phải phù hợp với TCVN 7570: 2006 hoặc hoặc ASTM C33, cát nghiền từ đá phải phù hợp với TCXDVN 349: 2005 và 14 TCN 68-2001, trừ các điều quy định ở đây. - Cốt liệu nhỏ sẽ gồm các mảnh đá bền chắc không có lớp phủ bên ngoài, chặt, cứng, sạch và không lẫn các thành phần có hại như bụi, vón cục, mềm và dễ bong ra, đá phiến sét, kiềm, chất hữu cơ, đất sét hoặc các vật liệu có hại khác. - Thành phần phần trăm các chất có hại trong cốt liệu nhỏ không được vượt quá các giá trị quy định trong: TCVN 7570 - 2006. - Cốt liệu nhỏ có thể bị bỏ đi nếu: + Khối lượng riêng nhỏ hơn 2.6; + Thành phần còn lại trên sàng có mắt vuông 0.30 mm sau 5 chu kỳ của thí nghiệm sulfat Natri đối với độ cứng chắc cho thấy lượng tổn thất lớn hơn 8% tính theo trọng lượng. - Thành phần hạt, mô đun độ lớn các lọai cát sử dụng cho các lọai bê tông và vữa khác nhau phải tuân theo Điều: 4.1.2, 4.1.3, 4.1.4 - TCVN 7570: 2006 - Để đạt được hình dạng các hạt đúng yêu cầu đối với cát được sản xuất, cốt liệu nhỏ sẽ phải được sản xuất bằng các máy nghiền thích hợp. - Để đạt được cấp phối yêu cầu, Nhà thầu phải phân cốt liệu nhỏ làm hai loại cát và pha trộn hai loại với tỉ lệ thành phần cần thiết. - Ngoài ra, việc sử dụng cốt liệu nhỏ để điều chỉnh nhằm đạt được cấp phối yêu cầu có thể được chấp nhận nếu việc này phù hợp với các quy định của Điều kiện kỹ thuật và làm cho bê tông dễ thi công hơn. 2.10. CỐT LIỆU THÔ a) Cốt liệu thô sử dụng trong các lọai bê tông không phải là bê tông khối lớn - Cốt liệu thô sẽ phải tuân theo TCVN 7570: 2006 hoặc ASTM C33 ngoại trừ các điều khoản khác quy định ở đây. - Cốt liệu thô phải bao gồm các mảnh đá sạch, cứng chắc, lành lặn, có hình dáng thích hợp, chặt và không có lớp phủ bên ngoài, không lẫn các thành phần có hại. - Thành phần hạt:

Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng, ứng với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất, mm Kích

thước lỗ sàng mm 5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70 100 − − − 0 − 0 0 70 − − 0 0-10 0 0-10 0-10 40 − 0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70 20 0 0-10 40-70 … 40-70 … 90-100 10 0-10 40-70 … … 90-100 90-100 − 5 90-100 90-100 90-100 90-100 − − −

- Hàm lượng bùn, bụi sét trong cốt liệu thô không được lớn hơn:

Page 226: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 628

Cấp bê tông (Mác bê tông) Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng không lớn hơn

Cao hơn B30 (>M40) 1,0 Từ B15 đến B30 (M20 đến M40) 2,0

Thấp hơn B15 (<M20) 3,0 - Đá làm cốt liệu thô cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai hoặc mác xác định thông qua giá trị nén dập trong xi lanh lớn hơn hai lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá phún xuất , biến chất; lớn hơn 1.5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích. - Mác của đá dăm xác định theo giá trị độ nén dập trong xi lanh trong bảng dưới đây:

§é nÐn dËp trong xi lanh ë tr¹ng th¸i b·o hoµ n−íc, % khèi l−îng M¸c ®¸ d¨m*

§¸ trÇm tÝch §¸ phón xuÊt x©m nhËp

vµ ®¸ biÕn chÊt §¸ phón xuÊt

phun trµo 140 − §Õn 12 §Õn 9 120 §Õn 11 Lín h¬n 12 ®Õn 16 Lín h¬n 9 ®Õn 11 100 Lín h¬n 11 ®Õn 13 Lín h¬n 16 ®Õn 20 Lín h¬n 11 ®Õn 13 80 Lín h¬n 13 ®Õn 15 Lín h¬n 20 ®Õn 25 Lín h¬n 13 ®Õn 15 60 Lín h¬n 15 ®Õn 20 Lín h¬n 25 ®Õn 34 − 40 Lín h¬n 20 ®Õn 28 − − 30 Lín h¬n 28 ®Õn 38 − − 20 Lín h¬n 38 ®Õn 54 − −

* ChØ sè m¸c ®¸ d¨m x¸c ®Þnh theo c-êng ®é chÞu nÐn, tÝnh b»ng MPa t-¬ng ®-¬ng víi c¸c gi¸ trÞ 1 400; 1 200; ...; 200 khi c-êng ®é chÞu nÐn tÝnh b»ng kG/cm2. - Sỏi và sỏi dăm dùng làm cốt liệu cho bê tông các cấp phải có độ nén dập trong xi lanh phù hợp với yêu cầu trong bảng dưới đây:

§é nÐn dËp ë tr¹ng th¸i b·o hoµ n−íc,% khèi l−îng, kh«ng lín h¬n Cấp bê tông

(mác bê tông) Sái Sái d¨m

Cao h¬n B25 ( > M35) 8 10 Tõ B15 ®Õn B25 (từ M20 đến M35) 12 14

ThÊp h¬n B15 ( < M20) 16 18 - Độ hao mòn khi va đập của cốt liệu thô trong thí nghiệm Los Angeles không lớn hơn 50% khối lượng. - Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15% đối với bê tông cấp cao hơn B30 và không vượt quá 35% đối với bê tông cấp B30 và thấp hơn. - Tạp chất hữu cơ trong sỏi xác định theo phương pháp so màu, không thẩm hơn màu chuẩn. - Hàm lượng ion CL- (tan trong axít) không vượt quá 0,01% - Khả năng phản ứng kiềm – silic của cốt liệu kiểm tra theo phương pháp hóa học (TCVN 7572-14: 2006) phải nằm trong ùng cốt liệu vô hại. Khi khả năng phản ứng kiềm – silic của cốt liệu kiểm tra nằm trong vùng có khả năng gây hại thì cần thí nghiệm kiểm tra bổ sung theo phương pháp thanh vữa (TCVN 7572-14: 2006) để đảm bào chắc chắn vô hại. b) Cốt liệu thô sử dụng trong bê tông khối lớn Đá dăm và sỏi dùng cho bê tông khối lớn có kích thước hạt lớn nhất (Dmax) không dưới 10mm. Các điều kiện khác theo yêu cầu của mục a) ngay bên trên. 2.11. TÍNH CHẤT CỦA CỐT LIỆU a) Cường độ kháng nén Cường độ kháng nén của đá sản xuất cốt liệu được xác định trên mẫu có đường kính 50 mm, chiều dài 100 mm không được nhỏ hơn 120 MPa. Độ bền cơ học của cốt liệu thô còn đựơc xác định theo độ nén đập trong xi lanh và phải đáp ứng các yêu cầu trong Điều 2.10. b) Trọng lượng riêng biểu kiến Trọng lượng riêng biểu kiến không được nhỏ hơn 2.60. c) Độ cứng chắc

Page 227: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 629

Khi thực hiện thí nghiệm theo ASTM C33 và C88, độ hao hụt về khối lượng của cốt liệu thô không được quá 15% và cốt liệu nhỏ không được quá 10% (ASTM C33) sau 5 chu kỳ của thí nghiệm với sulfat magiê. d) Hình dạng cốt liệu Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15% đối với bê tông cấp cao hơn B30 và không vượt quá 35% đối với bê tông cấp B30 và thấp hơn. Đối với bê tông khối lớn, hàm lượng hạt dẹt nói trên không được vượt quá 25%. e) Độ hấp thụ nước Các cốt liệu thô và cốt liệu nhỏ không được có độ hấp thụ nước lớn hơn 2% khi thí nghiệm theo ASTM C127 đối với cốt liệu thô và theo ASTM C128-cốt liệu nhỏ. 2.12. VẬN CHUYỂN VÀ TRỮ CỐT LIỆU - Các phương pháp vận chuyển và bảo quản sẽ phải đảm bảo hàm lượng nước cố định và đều đặn và tránh sự phân lớp. - Các loại cốt liệu khác nhau sẽ được bảo quản riêng biệt trong xi lô hoặc trên mặt sàn bê tông hoặc bằng các phương tiện khác có độ sạch tương tự. Các khu vực chứa phải được thiết kế đảm bảo việc thoát nước cho các cốt liệu. Các cốt liệu phải được che đậy tránh bị ảnh hướng do mưa, nắng. - Sức chứa được quy định trong mục 2 cho mỗi loại cốt liệu sẽ phải đủ để cung cấp cho công tác trong thời hạn 8 ngày. 2.13. PHÂN LOẠI BÊ TÔNG - Các loại bê tông theo TCVN đều được chấp nhận và được chỉ định trong Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. - Ngoài ra có thể phân loại theo vị trí và tính chất như dưới đây:

Loại

Định nghĩa

Loại tương đương theo

14TCN 63-2001

Độ sụt max (cm)

f'c (Mpa) vào 28

ngày tuổi

Kích thước cốt liệu thô

max(mm)

Tỉ lệ nước/xi

măng maxN/X

A A1 A2 A3 A4 A5

Bê tông nhiều cốt thép Bê tông cốt thép Bê tông đúc sẵn Bê tông cho các chi tiết đặt sẵn Bê tông ứng suất trước

M30 M25 M35 M30 M40

10 10 10 10 7.5

30 25 35 30 35

20 20 20 20 20

0.50 0.50 0.40 0.50 0.45

B B1 B2

B3

Bê tông cốt thép Bê tông khối lớn không có hoặc có ít cốt thép Bê tông thân tràn không cốt thép

M25 M20

M15

5 - 7 5 – 7

5 - 7

25 20

15

40 60

60

0.50 0.55

0.5

C C1

C1

C2

Bê tông cốt thép vỏ bọc đường hầm qua QL 14 Bê tông cốt thép vỏ bọc đường hầm Bê tông không cốt thép vỏ bọc đường hầm

M30

M25

M25

10

10

10

30

25

25

20

40

20

0.5

0.5

0.5

D Bê tông phun Xem Phần 0431 E Bê tông lót, phản áp M15 4 15 25 -

- Đặc trưng về cường độ (f’c) là cường độ kháng nén tại 28 ngày tuổi theo như quy định trong 14 TCN 63-2001. - Chủ đầu tư có quyền quy định các thành phần khác theo yêu cầu tại hiện trường. - Yêu cầu về mác chống thấm áp dụng cho lọai Bê tông thủy công: Trừ khi có chỉ định khác được chấp thuận của Chủ đầu tư, mác chống thấm của bê tông thủy công được quy định như dưới đây: + Các loại M15: mác chống thấm: B2 + Các loại M20: mác chống thấm: B4 + Các loại M25: mác chống thấm: B6 + Các loại M30: mác chống thấm: B8

Page 228: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 630

+ Các lọai M40: mác chống thấm: B12 - Bê tông phun: xem Phần 0431 - Bê tông phun - Độ sụt phải được đo tại vị trí đổ bê tông. Lưu ý nội dung công văn số 1251.CV/BQL.DaH/PQLDA2 ngày 25/11/2009 của Ban QLDA Thủy điện Đăk R’Tih V/v Thiết kế lại thành phần cấp phối bê tông khối lớn để hợp khối (Theo kiến nghị đề xuất của Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2 tại Công văn số 3256/TV2-TTĐ ngày 23/11/2009). 2.14. THIẾT KẾ HỖN HỢP - Tỉ lệ các thành phần khác nhau được sử dụng trong các phần của hạng mục phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư theo tiến trình của công tác. - Các thành phần của hỗn hợp bao gồm cả puzơlăng, bụi tro và các chất phụ gia sẽ phải được Nhà thầu xác định và được chọn lựa để hỗn hợp bê tông có khả năng công tác thích hợp, chống thấm, độ bền, đạt được cường độ theo quy định và giảm tối thiểu tăng nhiệt độ do quá trình nhiệt thủy hóa. - Nhà thầu sẽ phải chuẩn bị các mẻ trộn để kiểm tra trong phòng thí nghiệm theo quy định nhằm xác định tỉ lệ các thành phần trong bê tông. Nhà thầu sẽ phải trình với Chủ đầu tư toàn bộ các chi tiết về hỗn hợp thiết kế đề nghị bao gồm loại và nguồn cung cấp các thành phần và các kết quả của các thí nghiệm trên các hỗn hợp kiểm tra trong thời hạn 60 ngày trước khi bắt đầu đổ bê tông. - Nhà thầu phải cung cấp các mẫu thử của tất cả các thành phần của bê tông để thẩm tra hỗn hợp tại phòng thí nghiệm ở công trường trong thời hạn 60 ngày trước lúc bắt đầu đổ bê tông. Nhà thầu phải trình các mẫu thử mới theo yêu cầu của Chủ đầu tư khi các đặc trưng của bất kỳ thành phần nào bị thay đổi so với các mẫu đã trình trước đó. Kích thước các mẫu thử sẽ theo như yêu cầu của Chủ đầu tư. a) Khả năng phản ứng kiềm - Theo thiết kế hỗn hợp đã được thí nghiệm kiểm tra phản ứng kiềm của cốt liệu (AAR) trong phòng thí nghiệm quy định và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải đảm bảo rằng tổng số lượng các chất kiềm trong tất cả các loại bê tông cùng với tất cả các loại cốt liệu phù hợp với tiêu chuẩn, không gây tác hại do phản ứng của cốt liệu với kiềm (AAR). - Phụ thuộc vào khả năng phản ứng của các loại cốt liệu khác nhau, các biện pháp dưới đây sẽ phải được tiến hành: + Sử dụng loại xi măng được đảm bảo có lượng kiềm thấp, trong đó mỗi kiện hàng đều đã được kiểm tra trong phòng thí nghiệm và được xác nhận có lượng kiềm thấp + Sử dụng các phối liệu trong đó tối thiểu 20% bụi tro hoặc 30% puzơlăng tính theo khối lượng. - Lượng nước thực tế được sử dụng trong bê tông là lượng nước cần thiết tối thiểu để cung cấp cho bê tông để đạt được độ sụt theo quy định và sẽ phải được hiệu chỉnh khi có sự thay đổi hàm lượng nước trong các cấp phối cốt liệu khi đổ chúng vào hỗn hợp. Việc tăng lượng nước để khắc phục sự ninh kết của bê tông trước khi đổ sẽ không được cho phép. Tính đồng nhất về độ sụt của các mẻ bê tông sẽ phải được đảm bảo. - Độ sụt của bê tông sẽ phải đảm bảo có thể đổ và đầm bê tông bằng các phương tiện có tại công trường để hỗn hợp bê tông hoàn toàn bao phủ các thanh cốt thép, các chi tiết đặt sẵn, lấp đầy ván khuôn, khối đổ không bị rỗ tổ ong và phân tầng. b) Các thí nghiệm kiểm tra Độ thích hợp của bê tông - Nhà thầu phải thực hiện một chương trình thí nghiệm độ thích hợp trong thời hạn tối thiểu là 40 ngày trước khi tiến hành đổ bê tông các hạng mục vĩnh cửu để xác nhận: + Các hỗn hợp thiết kế đã được chấp thuận để sản xuất bê tông, việc sử dụng các cốt liệu và các trạm tại công trường là đúng theo Điều kiện kỹ thuật, + Thành phần bê tông, đánh giá về các thiết bị lắp đặt dự kiến sử dụng sẽ đạt được mục tiêu xây dựng các kết cấu đảm bảo chất lượng, + Các đặc điểm của trạm trộn phù hợp với các đặc điểm đã trình cho Chủ đầu tư và được chấp thuận. - Ba mẻ trộn tiêu chuẩn sẽ được thực hiện để tiến hành các thí nghiệm kiểm tra độ thích hợp. Các thí nghiệm sẽ phải được thi hành trên cơ sở giống như các thí nghiệm thiết kế. Các thí nghiệm về độ thích hợp thực hiện trong các điều kiện đại diện tại công trường cũng sẽ được sử dụng để xác định: + Trình tự đổ đầy máy trộn. + Thời gian trộn mà Nhà thầu sẽ phải tuân thủ. + Kiểm tra các thành phần bê tông tương ứng với độ sụt, cường độ và các trọng lượng chính xác của mỗi thành phần. 3. THỰC HIỆN

Page 229: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 631

3.1. CÁC YÊU CẦU CHUNG - Trừ khi có chỉ định khác , công tác bê tông sẽ phải được tiến hành phù hợp với các quy định trong 14 TCN 59-2002 đối với bê tông thủy công, TCXDVN 305-2004 đối với bê tông khối lớn, TCVN 4453:1995 cho các lọai bê tông nặng thông thường hoặc theo phiên bản mới nhất của ACI 301, Điều kiện kỹ thuật của bê tông kết cấu các Công trình xây dựng, ACI 305, Hướng dẫn thực hành đổ Bê tông trong vùng Khí hậu nóng và các điều kiện quy định trong Phần này. - Các công trình Bê tông sẽ phải được xây dựng theo các đường giới hạn, theo loại và các kích thước được chỉ ra trong các Bản vẽ và phù hợp với các sai số cho phép và các công tác hoàn thiện được quy định ở đây. 3.2. PHỐI LIỆU VÀ TRỘN - Các cốt liệu, nước, xi măng và các chất phụ gia phải được trộn trong máy trộn tự động, được phối liệu theo trọng lượng, với các trang bị: + Một máy đo độ sụt hoặc bất kỳ một loại máy đo phục vụ công tác bê tông được chấp thuận khác, + Một máy ghi - in dùng để ghi nhận các số liệu như ngày, giờ trộn, trọng lượng xi măng và các cốt liệu, tỉ lệ nước - xi măng, + Thiết bị đo độ ẩm liên tục của cát. - Năng suất của trạm trộn phải tương ứng với kế hoạch thi công và tối thiểu phải đạt 120 m3 giờ. - Việc trộn vữa bê tông phải nằm dưới sự kiểm soát của một giám sát viên có kinh nghiệm. - Trình tự đổ các thành phần của bê tông vào máy trộn sẽ phải được nghiên cứu trong khoảng thời gian tiến hành các thí nghiệm ban đầu và phải được Chủ đầu tư chấp thuận và trừ trường hợp có các chỉ đạo khác, trình tự này phải được thực hiện trong suốt quá trình thi công. - Nước sẽ được đổ thêm vào trước, trong và sau khi thực hiện công tác trộn. Việc đổ thêm nước vào hỗn hợp thừa để duy trì độ sụt như quy định sẽ không được cho phép. Sau khi bê tông đã được trộn xong việc đổ thêm nước vào hỗn hợp trong quá trình đổ sẽ không được cho phép. Bê tông còn đọng lại trong bất kỳ một máy trộn nào trong thời gian hơn 45 phút sẽ phải được rửa sạch. - Khối lượng các vật liệu của hỗn hợp trong một mẻ trộn không được vượt quá dung tích quy định của nhà sản xuất. - Thời gian trộn phải thích hợp với các thành phần của hỗn hợp và loại máy trộn được sử dụng và tối thiểu phải là 45 giây sau khi các thành phần đã được đổ vào máy. Trong trường hợp bê tông có chứa các chất phụ gia, thời gian trộn tối thiểu phải là 60 giây. Khi các hoạt động phối liệu và trộn bị hỏng, Chủ đầu tư có thể yêu cầu thay đổi thời gian trộn để được mẻ bê tông đều và có độ sụt cố định. - Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra độ ẩm tự do của cốt liệu theo phương pháp được chấp nhận. Dựa trên kết quả kiểm tra Nhà thầu sẽ phải hiệu chỉnh lượng nước cho vào hỗn hợp để đảm bảo tỉ lệ nước/xi măng theo quy định.. - Khi bắt đầu trộn với máy trộn mới, mẻ đầu tiên sẽ chứa chỉ một nửa khối lượng bình thường các cốt liệu thô và lượng xi măng được tăng thêm 10% để bù vào lượng xi măng và các cốt liệu nhỏ bị dính vào thùng trộn. Mẻ này sẽ được trộn trong khoảng thời gian tối thiểu lâu hơn bình thường là 1 phút. - Máy trộn phải hoàn toàn rỗng trước khi nạp liệu cho mẻ trộn sau. - Các sai số cho phép về trọng lượng: + Xi măng, phụ gia và nước: ± 1% + Cát, cốt liệu thô: ± 3% - Kiểm tra thiết bị đo trọng lượng - Độ chính xác của các thiết bị đo trọng lượng của trạm trộn sẽ phải được kiểm tra vào đầu mỗi thángvới sự hiện diện của Chủ đầu tư. Nếu độ chính xác không đúng như quy định, trạm trộn sẽ không được sử dụng lại cho đến khi các thiết bị đo lường đã được hiệu chỉnh hoặc sửa chữa lại nếu cần thiết. - Nếu phát hiện sai số vượt quá sai số cho phép, trạm trộn không được phép tiếp tục sử dụng cho đến khi thiết bị được sửa chữa hoặc thay thế. - Đặc tính của máy trộn - Đặc tính của máy trộn phải phù hợp với ASTM C 94 để đạt được độ đồng nhất của hỗn hợp 3.3. VẬN CHUYỂN Bê tông sẽ phải được vận chuyển từ máy trộn đến khối đổ bằng các phương tiện tránh làm phân lớp và hao hụt vật liệu hoặc làm hư hại do các điều kiện ngoài tác động đến các phần tử của hỗn hợp. Các thiết bị như các thùng, xe tải, xe tự trộn, các băng chuyền và thiết bị bơm được sử dụng để vận chuyển bê tông phải có kích thước, thiết kế và điều kiện đảm bảo được việc cung cấp đúng và đủ bê tông đến nơi đổ.

Page 230: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 632

3.4. CÁC YÊU CẦU TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NÓNG VÀ ĐỐI VỚI BÊ TÔNG KHỐI LỚN Các biện pháp ngăn ngừa tránh việc ninh kết sớm bê tông tươi, giảm độ hút nước cũng như các hao hụt do nước bốc hơi phải được thực hiện. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh tăng hơn 30o C, và khi thi công bê tông khối lớn các yêu cầu bổ sung dưới đây sẽ phải được áp dụng, trừ các trường hợp khác được chấp thuận: - Các bãi trữ cốt liệu phải được che nắng và phun nước theo yêu cầu để giảm nhiệt độ các thành phần trước khi trộn; - Ván khuôn phải được tưới bằng nước lạnh trước khi đổ bê tông và lượng nước thừa ra phải được tháo ra ngoài ván khuôn ngay trước lúc đổ; - Cốt thép và các ván khuôn bằng thép phải được bảo vệ chống lại tác động của các luồng gió nóng và ánh nắng mặt trời trực tiếp; - Nhà thầu phải tiến hành các đo đạc cần thiết để đảm bảo rằng nhiệt độ của bê tông vào thời điểm đổ vào các Hạng mục không vượt quá 250 C bằng cách sử dụng nước đá, nước lạnh và/hoặc tưới cốt liệu bằng nước lạnh và các biện pháp thích hợp khác được chấp nhận; - Các rào che thích hợp sẽ phải được lắp dựng để bảo vệ bê tông vừa mới đổ tránh các luồng gió cho đến khi bê tông đạt được độ cứng thích đáng. - Bê tông được trộn, vận chuyển, đổ và đầm nhanh chóng nếu có thể được để giảm hao hụt độ ẩm đến tối thiểu và sẽ phải được phủ bằng một màng chống thấm hoặc bằng vải bố thấm nước cho đến khi bắt đầu tưới nước bảo dưỡng; - Sau khi bê tông trong bất kỳ bộ phận hoặc trong một khu vực nào đã được đổ, quá trình bảo dưỡng theo quy định sẽ phải được bắt đầu sớm nhất khi có thể. - Các phương pháp bảo dưỡng và thời gian giữa các lần đổ phải đảm bảo để nhiệt độ cao nhất khi nhiệt hủy hóa xi măng là 52o C và sai biệt nhiệt độ giữa mặt ngoài và mặt bên trong tại bất kỳ mặt cắt nào dưới 20o C vào bất cứ thời điểm nào nhằm hạn chế độ rủi ro nứt bê tông do nhiệt độ và các ứng suất co ngót Ngòai các yêu cầu nói trên, đối với bê tông khối lớn cần tuân thủ các yêu cầu trong TCXDVN 305 – 2004. 3.5. VÁN KHUÔN (Theo Phần 0410) 3.6. CHUẨN BỊ ĐỔ BÊ TÔNG 3.6.1. Tổng quát - Các tài liệu mà Nhà thầu cần phải trình trước khi đổ bê tông được thống kê trong mục 1.6-Trình duyệt. - Việc đổ bê tông sẽ không được phép bắt đầu trước khi thông báo và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư; - Việc đổ bê tông sẽ được phép tiến hành chỉ sau khi đã kiểm tra và chấp nhận các điều sau: + Các đặc trưng của hỗn hợp bê tông được sử dụng; kế hoạch đổ bê tông, loại và khối lượng của thiết bị để đổ và đầm bao gồm cả cường độ đổ bê tông theo giờ; + Thiết bị và vật liệu có sẵn tại công trường cần thiết để hoàn thiện, bảo dưỡng và bảo vệ bê tông; + Tình trạng và độ sạch của các ván khuôn, các khối bê tông hoặc các bề mặt tiếp giáp, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn; + Sự phù hợp của cốt thép và các chi tiết đặt sẵn đối với các Bản vẽ; + Sự phù hợp của việc lắp đặt bao gồm cả các cột chống và giàn giáo so với các bản vẽ ván khuôn. + Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công tác chuẩn bị để đảm bào chất lượng công trình. 3.6.2. Điều kiện các bề mặt tiếp giáp - Trước khi đổ bê tông trên nền đất và đá, bề mặt nền sẽ phải được chuẩn bị như chỉ định theo Phần 0220. → Điều chỉnh, sửa đổi theo Công văn số 321/TVĐ2-TTĐ ngày 20/2/2009: Trước khi đổ bê tông trên nền đất và đá, bề mặt nền sẽ phải được chuẩn bị như chỉ định theo Phần 0220 và Phần 0310. - Bề mặt đá và bê tông đã đông cứng sẽ phải sạch và được tưới ẩm trước khi đổ bê tông. Các bề mặt đất phải được đầm đến 95% dung trọng lớn nhất theo ASTM D698 và được phủ bằng tấm polyêtylen hoặc các chất liệu khác được chấp thuận trước khi bắt đầu đổ. - Bê tông lót hoặc tấm polyêtylen sẽ phải được đặt trên các bề mặt tiếp giáp như đã chỉ ra trong các bản vẽ hoặc theo các chỉ dẫn khác. Bê tông lót sẽ được trám hoặc láng đến mặt cao trình. - Bề mặt của các khớp nối thi công và bề mặt của các khối bên ngoài sẽ phải được rửa sạch kỹ lưỡng bằng vòi phun nước-khí trước khi đổ bê tông nối tiếp để phát hiện các chỗ bê tông bị rỗ , cốt liệu thô hoặc các thanh cốt thép, các chi tiết đặt sẵn bi lộ ra bên ngoài. Việc tưới ẩm trong khoảng thời gian tối thiểu là 24

Page 231: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 633

giờ trước khi đổ bê tông phải được đảm bảo. Các vũng nước phải được tháo cạn khỏi các bề mặt tại các khớp nối thi công trước khi bắt đầu thi công phần bê tông mới. - Các bề mặt tại các khớp tiếp xúc sẽ phải sạch, các phần bê tông nhô ra phải sửa chữa bằng cách bào, đục hoặc các phương cách khác được chấp thuận. 3.6.3. Điều kiện về cốt thép và các chi tiết đặt sẵn - Cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải được chuẩn bị phù hợp với Phần 0420 và Phần 0510 tương ứng. - Cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải sạch, không dính vữa bê tông, dầu và các vảy rỉ sắt. - Các kích thước được cho trong các Bản vẽ phải được tuân thủ giữa cốt thép và các mặt ván khuôn. Cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải được định vị chắc chắn để trách bị chuyển dịch trong khi đổ bê tông. 3.6.4. Thiết bị nâng - chuyển - Thiết bị vận chuyển, nâng nhấc và đổ bê tông phải sạch và không bị dính các mảng bê tông đã đông cứng và công suất phải đủ để chuyển bê tông đến vị trí đổ mà không bị phân tầng hoặc thay đổi các tính chất căn bản của nó. - Thiết bị sử dụng phải có công suất thích hợp nhằm tránh tạo ra các khe lạnh và đảm bảo cường độ vận chuyển bê tông cố định cho khối đổ. Thiết bị nâng nhấc phải được chống đỡ độc lập với các thanh cốt thép. - Thiết bị sử dụng tối thiểu phải đáp ứng được yêu cầu đổ khối lượng bê tông như quy định. Cấm không được tăng độ sụt bằng cách thêm nước vào hỗn hợp bê tông. Các điều khoản dưới đây về thiết bị sẽ phải được áp dụng: + Các ống phải thẳng bằng các tấm kim loại và có dạng hình tròn; + Các băng chuyền phải có chiều rộng thích hợp để bê tông không bị đổ tràn ra ngoài. Các thành của chúng phải thẳng đứng để bê tông không bị trượt ngược lại vào bề mặt cu roa; + Các hệ thống băng chuyền sẽ được chấp thuận chỉ khi bê tông đến điểm đổ phù hợp với Điều kiện kỹ thuật; + Chỉ có các máng có đường kính đủ rộng để bê tông có thể chảy tự do mà không cần dùng đến máy rung mới được phép sử dụng; + Các thùng đựng bê tông phải có dung tích hữu ích nhỏ hơn 60% dung tích toàn bộ của thùng. Các cửa phải đóng chặt khít và mở ra dễ dàng để kiểm soát được khi đổ; + Việc sử dụng các dụng cụ bằng nhôm có thể có phản ứng khi tiếp xúc với bê tông tươi sẽ bị ngăn cấm. 3.7. ĐỔ BÊ TÔNG 3.7.1. Tổng quát - Các phương pháp và thiết bị được sử dụng để đổ bê tông không được gây ra hiện tượng phân tầng các cốt liệu thô trong bê tông cũng như lúc chúng được chuyển đến Công trình. Tất cả các thiết bị và phương pháp sử dụng đổ bê tông phải được trình cho Chủ đầu tư duyệt. - Hỗn hợp bê tông thiết kế không được khác nhau khi đổ bằng phương pháp dùng bơm hoặc băng chuyền. Bơm bê tông và băng chuyền đổ bê tông sẽ không được phép sử dụng trừ khi chúng chứng tỏ được rằng chúng có khả năng thực hiện công tác đổ bê tông với độ sụt và hỗn hợp như quy định mà không làm biến đổi thành phần cấp phối của các cốt liệu thô và độ đồng nhất vượt quá các giới hạn được quy định. Các mẫu thử bê tông dùng để xác định sự biến đổi này sẽ được thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau cho bê tông trong các khối đổ và so sánh với các mẫu được lấy trước khi đổ. - Bê tông phải được đổ càng sát với vị trí cuối cùng của kết cấu càng tốt và phải tránh hiện tượng phân tầng hoặc thay đổi các tính chất khác. Không được phép đổ tràn bê tông ra ngoài ván khuôn, cốt thép. - Trong phạm vi ván khuôn, bê tông phải được chuyển bằng các ống dẫn chứ không chuyển một cách đơn giản bằng cách rung cho chảy thành dòng. Bất kỳ một sự tập trung các loại đá sỏi nào sẽ phải được rải ra trong khối bê tông. Các vũng nước đọng phải được tháo ra ngoài. - Bê tông sẽ phải được đổ và đầm theo cách để tránh làm chuyển vị ván khuôn, các thanh cốt thép, các chi tiết đã và sẽ lắp đặt. - Trên các nền đá, ngay trước lúc đổ bê tông, một lớp bê tông loại A dày 5 cm sẽ được đổ phủ lên bề mặt tiếp xúc và trong các khe nứt để đảm bảo được liên kết bê tông - đá được hiệu quả. Các bố trí cần thiết phải được thông qua để đổ bê tông trên lớp lót này trước khi lớp lót bắt đầu đông cứng. Yêu cầu của mục này không được áp dụng cho các vỏ bọc của đường hầm. → Bổ sung theo Công văn số 321/TVĐ2-TTĐ ngày 20/2/2009: Trước khi đổ tiếp đợt sau, bề mặt đợt trước cần được làm làm nhám rửa sạch, tưới nước + xi măng. Xong trải một lớp vữa xi măng + cát dày 1 ÷ 1,5cm có thành phần giống vữa xi măng cát trong bê tông. Đổ bê tông đến đâu trải vữa xi măng + cát

Page 232: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 634

đến đấy. Khi dùng chất trợ dính để xử lý bề mặt bê tông thì thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất trợ dính. - Nếu Chủ đầu tư yêu cầu, lớp đầu tiên của bê tông tươi trên bề mặt bằng bê tông đã đông cứng sẽ là hỗn hợp giống như một lớp mới nhưng sẽ không có cốt liệu thô. Lớp này dày khoảng từ 4 đến 10 cm theo hướng dẫn và được đổ tiếp tục trước khi bắt đầu đông cứng. - Các vị trí của các khớp nối thi công không được chỉ ra trong các bản vẽ sẽ phải được Chủ đầu tư đồng ý. - Bê tông sẽ phải được đổ liên tục. Lớp mới phải phủ lên lớp cũ trước khi lớp này bắt đầu ngưng kết. - Bê tông không được phép đổ cho rơi tự do với chiều cao hơn 1.5m cho dù được đổ bằng các máng. - Độ sụt của bê tông không phù hợp với Điều kiện kỹ thuật sẽ phải được bỏ đi. - Trong phạm vi mỗi lớp, bê tông phải được đổ theo từng dãy nằm ngang, chiều dày không lớn hơn 500 mm hoặc chiều sâu làm việc của máy đầm, nhưng chiều dày mỗi dãy không được nhỏ hơn bốn lần kích thước tiêu chuẩn lớn nhất của các cốt liệu. - Bê tông không được phép đổ khi trời mưa to hoặc kéo dài làm trôi vữa ra khỏi cốt liệu trên các bề mặt mái dốc bê tông tươi, Nhà thầu sẽ phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết khi trời mưa to. Nhà thầu sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng các tấm phủ bảo vệ này. Kế hoạch thi công phải được xem xét cho trường hợp mưa to bất thường. - Nếu việc đổ bê tông phải dừng lại trước khi hoàn thành do các nguyên nhân được Chủ đầu tư chấp thuận, các tấm chắn phải được sử dụng để làm các khớp nối thi công sự cố thẳng đứng, các bề mặt bê tông sẽ phải dược xử lý như khớp thi công. Các khoảng bê tông chưa ngưng kết phải được bỏ đi trước khi kết thúc công tác đổ. - Trong thời gian đổ và cho đến lúc bắt đầu công tác bảo dưỡng theo Mục 3.8 Bảo dưỡng và Bảo vệ cho Bê tông, Bê tông phải được bảo vệ chống lại các tác động bất lợi của ánh năng mặt trời, gió và mưa. 3.7.2. Công tác đầm - Bê tông phải được đầm kỹ ngay sau khi đổ bê tông vào ván khuôn bằng các loại đầm dùi cơ học có tần số cao và biên độ rộng. Đối với bê tông khối lớn, các máy đầm sẽ có phần đầu dài 100 mm hoặc hơn và tần số tối thiểu là 12,000 vòng/phút. Đối với các loại bê tông khác, sẽ sử dụng các máy đầm có tần số tối thiểu là 9,000 vòng/phút. - Các máy đầm được ấn thẳng đứng và xuyên vào lớp trước từ 100 mm đến 200 mm. Trong bất kỳ trường hợp nào, bê tông không được đổ nếu lớp bê tông bên dưới đã bị ngưng kết. Các máy đầm sẽ được rút ra từ từ để không tạo ra các khoảng trống nào. - Sử dụng các máy đầm để chuyển dịch vữa bê tông sẽ không được phép. Các máy đầm không được đụng vào cốt thép, các chi tiết đặt sẵn hoặc ván khuôn. Tại các chỗ đã quy định bề mặt hoàn thiện thuộc loại F2 hoặc F3 phải giữ cho khoảng cách giữa ván khuôn và đầu đầm là 50 mm. - Bê tông phải được đầm cẩn thận tại các vị trí xung quanh các khớp chống thấm, tất cả các đá lớn ở khu vực xung quanh sẽ bị dời đi. Cần đặc biệt cẩn thận để đảm bảo rằng bê tông hoàn toàn được đầm chặt xung quanh các khớp chống thấm. - Việc đầm bê tông sẽ tiếp tục cho đến khi không còn các bọt khí và sẽ dừng lại ngay khi xuất hiện nước và sữa xi măng ứa ra. - Năng suất tổng cộng tính theo mét khối trên giờ của tất cả các máy đầm trong điều kiện hoạt động có hiệu quả được sử dụng trong các Hạng mục phải dựa trên cơ sở 80% năng suất tính toán của từng máy đầm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Vì vậy, tổng năng suất đầm theo tính toán như vậy sẽ không được nhỏ hơn cường độ lớn nhất của công tác đổ bê tông trong các Hạng mục. Cứ mỗi bốn máy đầm được sử dụng trong các hạng mục sẽ có một máy dự trữ trong tình trạng sẵn sàng hoạt động ở cách vị trí công tác không quá 15 phút. - Đánh xờm: + Nhà thầu sẽ phải cạo bỏ lớp sữa hồ trên các bề mặt bê tông, tại nơi mà lớp bê tông kế tiếp sẽ được đổ. Việc đánh xờm được thực hiện bằng các tia nước hoặc khí có vận tốc cao. + Việc đánh xờm sẽ phải được thực hiện trước khi bê tông ngưng kết hoàn toàn để có thể cạo hết lớp sữa hồ phủ nhưng các cốt liệu lớn sẽ được giữ lại trong khối trước. + Các vật liệu bị rời ra hoặc không chặt sau khi đánh xờm phải được bỏ đi hoàn toàn trên các bề mặt các lớp. 3.8. BẢO DƯỠNG VÀ BẢO VỆ BÊ TÔNG - Mục này không được áp dụng cho bê tông ngầm trong đó độ ẩm của không khí vượt quá 75 %. - Ngay sau khi đổ bê tông cho các cấu kiện không có ván khuôn và ngay sau khi tháo dỡ ván khuôn trong các trường hợp khác, bê tông sẽ được bảo vệ chống lại các tác động của ánh nắng trực tiếp, các luồng gió khô và sẽ phải được bảo dưỡng bằng nước trong thời gian 14 ngày kể từ khi đổ (hoặc cho đến khi phủ lớp bê tông mới lên).

Page 233: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 635

- Bê tông được bảo dưỡng bằng nước sẽ được giữ ẩm liên tục bằng cách phủ các vật liệu bão hòa nước, bằng hệ thống các ống có đục lỗ, các bình tưới cơ học hoặc vòi sen, hoặc bằng các phương pháp được chấp thuận khác để giữ bề mặt luôn luôn ẩm. Không được sử dụng các hệ thống làm ẩm cho các bề mặt bên ngoài theo từng đợ. - Ngoại trừ một số bề mặt có thể sử dụng biện pháp bảo dưỡng bằng tấm phủ, bê tông sẽ phải được bảo dưỡng bằng nước. Nước sẽ phải tuân theo các yêu cầu trong Mục Nước cho hỗn hợp Mục 2. " Vật liệu" ở trên. - Các bề mặt không có ván khuôn ở bên trên của các tường và các bản sẽ phải được giữ ẩm bằng cách phủ vật liệu bão hòa nước hoặc bằng các phương tiện có hiệu quả khác ngay khi bê tông đạt được một cường độ thích ứng để không bị phá hỏng do tác động của nước. Các bề mặt này sẽ phải được giữ ẩm hoàn toàn và liên tục trước và trong khi tháo dỡ ván khuôn bằng nước đổ trên mặt và chảy xuống theo các bề mặt ván khuôn và bê tông. Trình tự này sẽ phải tuân theo các điều kiện kỹ thuật của việc bảo dưỡng bằng nước hoặc bảo dưỡng bằng các màng ngăn nếu được chấp thuận. - Tối thiểu là 14 ngày trước khi đổ bê tông trong bất cứ kết cấu nào, Nhà thầu sẽ phải trình duyệt các chi tiết của các thiết bị và các phương pháp mà Nhà thầu đề nghị để bảo dưỡng bê tông bằng nước. Sau khi bắt đầu đổ bê tông trong bất cứ kết cấu nào việc đổ tiếp tục sẽ không được cho phép cho đến khi thiết bị sử dụng để bão dưỡng chưa được lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành tại tất cả các khối đổ trước đó trong kết cấu. - Việc bảo dưỡng bằng màng ngăn sẽ phải được áp dụng trên bề mặt bê tông được chấp thuận phù hợp với các chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo các quy định dưới đây: + Tối thiểu 14 ngày trước khi sử dụng hợp chất bảo dưỡng, các chi tiết của hợp chất đề nghị sẽ phải được trình và duyệt. Các chi tiết như vậy sẽ phải có các giấy chứng nhận kiểm tra chứng tỏ rằng việc áp dụng các hợp chất này sẽ cho các kết quả phù hợp. + Hợp chất bảo dưỡng sẽ phải được chuyển giao đến công trường trong các thùng có dán nhãn thích hợp để dễ nhận biết số mẻ và ngày sản xuất. + Hợp chất bảo dưỡng sẽ được áp dụng trên các bề mặt bê tông bằng cách phun một lớp, hoặc khi có yêu cầu chúng sẽ được quét hai lớp. Các lớp phủ phải đảm bảo một màng ngăn đều và liên tục trên toàn bộ bề mặt cần bảo vệ. Nếu cần thiết, một lớp phủ bổ sung sẽ được thực hiện. + Khi việc bảo dưỡng bằng các hợp chất được chấp thuận trên các bề mặt không có ván khuôn, việc áp dụng lớp hợp chất sẽ phải được hiện ngay sau khi các công tác hoàn thiện đã kết thúc. + Khi hợp chất bảo dưỡng được chấp thuận sử dụng trên các bề mặt bê tông có ván khuôn, bề mặt này sẽ được làm ẩm bằng cách phun nhẹ nước ngay sau khi tháo ván khuôn, và sẽ được giữ ẩm cho đến khi không còn hút ẩm được hơn. Ngay sau khi màng nước biến mất nhưng trong khi bề mặt bê tông vẫn còn ẩm, hợp chất bảo dưỡng sẽ phải được thực hiện. Khi việc áp dụng màng bảo dưỡng bằng hợp chất đã kết thúc và màng này đã khô đi một ít, các sửa chữa cần thiết cho bề mặt bê tông sẽ phải được tiến hành. Sau khi kết thúc việc sửa chữa, các khu vực trên bề mặt bị hỏng sẽ được làm ẩm và phủ màng hợp chất theo các yêu cầu đã đề cập ở trên. + Việc di chuyển hoặc các hoạt động khác phải được thực hiện tránh phá hỏng màng hợp chất trong khoảng thời gian tối thiểu là 28 ngày sau khi tạo màng. Tại các vị trí do các yêu cầu thi công không thể thực hiện được thì có thể màng hợp chất sẽ được phủ bằng một lớp cát dày 25 mm khi màng này đã khô. Các hoạt động được chấp nhận sẽ có thể tiến hành trên bề mặt cát. Bất kỳ một màng phủ nào bị hư hại hoặc bong ra từng mảng trong khoảng thời gian 28 ngày phải được sửa chữa ngay. 3.9. HOÀN THIỆN BỀ MẶT BÊ TÔNG KHÔNG CÓ VÁN KHUÔN - Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thiện đối với bề mặt bê tông sau khi kết thúc công tác đổ và trước khi đông cứng. - Các bề mặt sẽ được hoàn thiện bằng các thanh thước gạt vữa đơn giản hoặc có rung động, bằng bay, .v.v. hoặc bằng các phương tiện khác có thể đảm bảo được chất lượng yêu cầu. - Các bề mặt được tạo độ dốc để thoát nước như đã chỉ ra trong các bản vẽ. - Loại bề mặt hoàn thiện được quy định trong Phần 0410. 3.10. CÁC KHE NỐI - Xem Phần 0440 – Khe nối kết cấu bê tong 3.11. SỬA CHỮA BÊ TÔNG 3.11.1. Tổng quát

Page 234: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 636

- Các bề mặt bê tông không tuân thủ theo các yêu cầu của Phần 0410 - Ván khuôn và các Bề mặt hoàn thiện bị hư hỏng trong khi bảo dưỡng, do các phương tiện vận chuyển hoặc các nguyên nhân khác hoặc bê tông bị rỗ, có khe hở hoặc không đồng đều phải được sửa - chữa theo các quy định dưới đây hoặc theo chỉ dẫn khác. Nếu khi tháo dỡ ván bề mặt bê tông bị hư hại, Nhà thầu không được tự ý sửa chữa trước khi được Chủ đầu tư kiểm tra và nhận được chỉ dẫn của Chủ đầu tư. - Nếu cấu kiện không còn được nguyên vẹn do bê tông bị khuyết tật, Chủ đầu tư sẽ có quyền quyết định sửa chữa hoặc phải xây dựng lại cấu kiện này. Để hỗ trợ cho việc đánh giá này, Chủ đầu tư có thể yêu cầu tiến hành các thí nghiệm kiểm tra mà sẽ không được chi trả thêm cho các thí nghiệm này. - Việc sửa chữa các bề mặt bị hư hại hoặc có khuyết tật sẽ chỉ do các công nhân lành nghề thực hiện. Công tác sửa chữa sẽ không được bắt đầu trước khi có được sự chấp thuận về việc chuẩn bị cho bề mặt và các phương pháp sửa chữa. - Trừ khi được chấp thuận, công tác sửa chữa phải được tiến hành với sự có mặt của Chủ đầu tư . - Trừ khi có cách khác được chấp thuận, các sửa chữa phải được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi đổ đối với các bề mặt không có ván khuôn và trong vòng 24 giờ kể từ khi tháo dỡ ván khuông đối với các bề mặt có ván khuôn. - Các trình tự và vật liệu phụ thuộc vào các dạng sửa chữa riêng biệt và phục hồi khả năng chịu lực cho các cấu kiện bao gồm vữa không co ngót và không chứa chất sắt, epoxy hoặc sơn có các chất xúc tác kết dính, các hợp chất epoxy và vữa xi măng, vữa và bê tông. Khi có thể Nhà thầu sẽ phải thực hiện việc sửa chữa các khuyết tật khi bê tông còn tươi. Các khoảng tạm dừng để sửa chữa sẽ phải được giới hạn đến tối thiểu về thời gian và khu vực thực tế. - Các thay đổi đột ngột hoặc dần dần không theo đúng quy tắc vượt quá các sai số cho phép sẽ phải được hiệu chỉnh bằng cách mài đá carbonrundum hoặc bằng cách nghiền khi có chỉ định. - Các lỗ chừa lại do di dời các ống, các thanh buộc hoặc các chi tiết khác sẽ phải được đục rộng ra bằng các đục răng lớn thích hợp trước khi được làm sạch và trám đầy bằng vữa khô theo như quy định bên dưới. Các chổ lồi và lõm trên các bề mặt bên ngoài phải được đẽo và mài cho đến khi có được bề mặt có màu sắc và độ nhám thích hợp. - Bê tông bị nứt nẻ, rổ tổ ong và các khuyết tật khác và các bề mặt bị lõm cần được trám lại sẽ phải được moi cho đến khi lộ ra phần bê tông cứng chắc, không hư hỏng hoặc bằng các cách khác theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư, nhưng không nhỏ hơn 100 mm hoặc qua khỏi cốt thép một khoảng 25 mm tùy theo giá trị nào lớn hơn. Bề mặt sau đó phải được phục hồi lại đến kích thước quy định bằng vữa khô, vữa hoặc bê tông theo chỉ dẫn bên dưới. - Trên các bề mặt bên ngoài, đường viền của các vùng phải sửa chữa phải gọn và được cắt xuống với chiều sâu các vết cắt không nhỏ hơn 25 mm. Các hố phải có các bề mặt nhám với chiều sâu tối thiểu 75 mm theo đường viền và các mặt bên của hố phải loe ra tạo hình nêm. - Việc lấp đầy các hốc trên các bề mặt thuộc loại F1 theo thiết kế sẽ chỉ cần thiết khi các hốc sâu hơn 30 cm vào trong các cấu kiện có chiều dày nhỏ hơn 500 mm và không cần thiết lấp đầy đối với các tường có chiều dày lớn hơn 500 mm. Tại các vị trí nhô ra hoặc lõm vào so với các giới hạn bên ngoài cho trong Phần 0410 - Ván khuôn và các Bề mặt Hoàn thiện, các phần nhô ra sẽ bị đục bằng các búa cán dài và mài để bề mặt nằm trong các giới hạn quy định. Sau khi đẽo các chỗ không đều không được vượt quá giới hạn cho phé. - Các bề mặt được sửa chữa sẽ phải được bảo vệ và bảo dưỡng như đã nêu trong mục 3.8: “ Bảo dưỡng và Bảo vệ cho Bê tông” và phải phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất trong trường hợp đối với các sản phẩm độc quyền. Sau khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các bề mặt phải cứng chắc và không có các vết nứt do co ngót, các vùng lõm và các khuyết tật khác. - Khi có yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ phải khoan và phụt vữa trong các ống phụt cho các lỗ hổng còn lại. - Khi có chỉ đạo của Chủ đầu tư, các khe nứt sẽ được phụt áp lực bằng các loại hóa chất hoặc epoxy thích hợp và phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu Chủ đầu tư đồng ý, các biện pháp khác phù hợp với loại kết cấu cục bộ có thể được chấp nhận để xử lý các khe nứt. 3.11.2. Vữa khô - Vữa khô sẽ được sử dụng để lấp các hố mà kích thước của ít nhất một cạnh trên bề mặt bằng chiều sâu của hố, cho các rãnh hẹp hoặc dùng để sửa chữa các khe nứt, các khoảng trống do các ống hoặc các thanh nối bị dời đi. Biện pháp vữa khô không được phép áp dụng để lấp các khoảng trống nằm sau cốt thép hoặc các hố sâu xuyên hoàn toàn qua cả tiết diện bê tông.

Page 235: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 637

- Vữa khô là hỗn hợp trong đó 1 phần là xi măng, và 2.5 phần là các cốt liệu nhỏ lọt được qua mắt sàng 1.2 mm, và một lượng nước thích hợp tạo thành một hỗn hợp vữa dính vào nhau và có thể dùng tay nặn thành hình trái banh bằng một lực nhẹ và không rỉ nước, chỉ đủ làm ẩm tay. - Vữa khô sẽ được đổ và chèn một cách chắc chắn hoặc được ấn chặt vào trong các hố với chiều dày khoảng 10 mm mỗi lớp. 3.11.3. Lấp vữa Việc lấp bằng vữa xây được thực hiện bằng súng phun vữa được sử dụng để sửa chữa các khuyết tật có kích thước quá rộng để có thể lấp bằng vữa khô và quá nông để có thể trám bằng bê tông. Không được sử dụng vữa xây để trám các hố xuyên quá mặt kia của cốt thép ở gần bề mặt 3.11.4. Lấp bằng bê tông Việc lấp bằng bê tông sẽ phải được sử dụng cho các hố xuyên hoàn toàn qua tiết diện của bê tông, hoặc cho các hố có diện tích lớn hơn 0.1 m2 và sâu hơn 100 mm, các hố trong bê tông cốt thép có diện tích lớn hơn 0.05 m2 và sâu hơn cốt thép nằm gần bề mặt. 3.11.5. Sử dụng chất dẻo epoxy a) Tổng quát Việc sửa chữa bằng các chất dẻo epoxy bao gồm cả việc sử dụng các vật liệu nhựa epoxy, vữa, các chất phụ gia hoặc chất xúc tác. b) Vật liệu Các việc sửa chữa bằng chất dẻo epoxy sẽ phải được sử dụng khi việc sửa chữa không thể thực hiện trong vòng 7 ngày sau khi đổ bê tông. Các vật liệu được sử dụng trong công tác sửa chữa bằng chất dẻo epoxy phải được sự chấp thuận và công tác sẽ có các dạng dưới đây: - sửa chữa theo dạng xây bằng epoxy - chất dẻo epoxy không dùng để lấp, được sử dụng như một chất trung gian kết dính giữa bê tông cũ và vật liệu sửa chữa có thể là vữa khô, vữa xây hoặc bê tông; - sửa chữa theo dạng lấp đầy epoxy - chất dẻo epoxy được lấp trước, sau đó là chất lấp được chấp thuận, tạo thành vật liệu sửa chữa. Thông thường, phương pháp này sẽ được chấp thuận để áp dụng để sửa chữa các hố nhỏ nhằm hoàn thiện bề mặt. c) Sửa chữa bằng chất dẻo epoxy phải: - các khuyết tật được sửa chữa bằng chất dẻo epoxy sẽ phải được khoét sâu đến bê tông cứng chắc và các biên của hố được gọt thành hình vuông có chiều sâu tối thiểu là 3 mm; - ngay trước khi tiến hành công tác sửa chữa, bề mặt của bê tông phải được xử lý để không còn bám tất cả các chất bẩn như cát hoặc các mảnh vụn và bề mặt phải sạch sẽ, cứng chắc, khô nhám và không có bụi bẩn, nhiệt độ của bề mặt không được quá 30o C; - sau khi chuẩn bị xong, việc sử dụng các chất dẻo epoxy để sửa chữa sẽ phải được thực hiện cẩn thận phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất; - chất dẻo epoxy không dùng được hoặc đã lấp vào hoặc chưa lấp phải được rửa sạch nếu chúng không còn ở trạng thái dẻo. Chất dẻo thừa hoặc trào ra ngoài phải được làm sạch ngay khi chúng còn mềm dẻo; - nếu cần thiết tạo khuôn để sửa chữa bằng các chất dẻo epoxy; các khuôn phải làm bằng vật liệu không tương tác với epoxy hoặc được phủ các chất ngăn cách đặc biệt; - các bề mặt hoàn thiện khi sửa chữa bằng chất dẻo epoxy phải tuân theo các yêu cầu trong Mục 3.9 - Hoàn thiện và Công tác hoàn thiện. Khi cần thiết phải mài các bề mặt được sửa chữa bằng chất dẻo epoxy phải được thực hiện trong điều kiện ẩm ướt bằng các bua silicon hoặc các chất mài mòn thích hợp. 3.11.6. Vấy bẩn Đối với các bề mặt bê tông được yêu cầu hoàn thiện loại F2, F3, F4 cần phải cẩn thận để không tích tụ các vật liệu ngoại lai hoặc bị nhiễm bẩn do bất cứ nguyên nhân nào. Bất cứ bề mặt nào bị bám bẩn hoặc bị dơ phải được làm sạch bằng các phương pháp được chấp nhận. 4. BÊ TÔNG ĐẶC BIỆT 4.1. VỮA - Điều khoản này bao gồm các loại vữa được sử dụng để lót trước khi đổ bê tông, lót dưới các đế của các cột thép và các vữa khác liên quan đến các hoạt động trong Điều kiện kỹ thuật này. - Vữa xây sẽ phải gồm các cốt liệu nhỏ, xi măng Poóclăng thông thường và các chất độn. Các thành phần hỗn hợp sẽ phải được nêu trong các Bản vẽ hoặc trong phần nào đó của Điều kiện kỹ thuật này hoặc nếu không được nêu rõ thì sẽ là 1 phần xi măng và 2 phần cốt liệu nhỏ tính theo trọng lượng. Hàm lượng nước của vữa xây phải thấp và thích hợp cho sử dụng nhưng trong bất cứ trường hợp nào tỉ lệ nước/xi măng không được lớn hơn 0,5. - Khi khối lượng vữa nhỏ có thể trộn bằng tay nhưng khi khối lượng vượt quá 0,5 m3 phải sử dụng máy trộn.

Page 236: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 638

Vữa được quy định như "vữa khô" sẽ được trộn với hàm lượng nước thích ứng để trở nên kết dính nhưng không dẻo khi nặn bằng tay. Vữa khô phải được nhồi vào các lỗ nhỏ lấp đầy bằng đầm tay với một lực ép thích hợp để đảm bảo hoàn toàn chặt. 4.2. BÊ TÔNG TRÁM Bê tông trám dùng để trám các khe nứt, các khe nối, các lỗ hổng trên nền đá sẽ phải có hàm lượng xi măng là 350 kg trên mét khối, độ sụt từ 40 mm đến 70 mm tùy theo các điều kiện riêng của nền. 4.3. BÊ TÔNG LÓT, PHẢN ÁP, LÀM PHẲNG - Bê tông lót được thiết kế để đổ trên nền đất của các hạng mục, lớp bê tông lót phải không thấm và có chiều dày tối thiểu là 100 mm. - Bê tông phản áp, làm phẳng sẽ được chỉ định trong các Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. Mác thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật cũng giống như lọai bê tông thông thường. - Bê tông là một hỗn hợp của cát, các cốt liệu có kích cỡ loại 5-20, thành phần chính xác được xác định thông qua thiết kế hỗn hợp.. 4.4. BÊ TÔNG GIAI ĐOẠN HAI CHO CÁC CHI TIẾT ĐẶT SẴN CỦA THIẾT BỊ. - Bê tông đợt hai do Nhà thầu thực hiện đối với các chi tiết đặt sẵn của thiết bị do Nhà thầu xây dựng hoặc Nhà thầu khác lắp đặt. - Việc đổ bê tông đợt hai sẽ không được phép tiến hành cho đến khi các chi tiết đặt sẵn hoàn toàn được lắp ráp, ngay thẳng và vững chắc, không biến đổi. - Cần hết sức cẩn thẫn khi đổ bê tông để không làm biến dạng, dịch chuyển các phần của chi tiết đặt sẵn. - Khả năng công tác sẽ phải đáp ứng được yêu cầu đổ bê tông vào các khe hở của bê tông đợt một. - Chất phụ gia chống co ngót sẽ được sử dụng trong hỗn hợp bê tông. Phụ gia này phải được trộn theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải tiến hành các thí nghiệm kiểm tra để Chủ đầu tư có sự chấp thuận cuối cùng về khối lượng chất phụ gia nhằm đạt được một hỗn hợp bê tông không co ngót. - Phụ gia bột gang sẽ không được sử dụng khi tiếp xúc với thép cường độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước. - Đối với các hố nhỏ (tiết diện nhỏ hơn 1 dm2), vữa sẽ được sử dụng. Hỗn hợp gồm 450 kg xi măng trên một khối cát và bổ sung chất phụ gia giãn nở được Chủ đầu tư chấp thuận. - Ván khuôn sẽ phải liên kết tốt với bê tông đợt một, các chỗ không đều sẽ phải được xử lý bằng phương pháp mài. 4.5. VỮA EPOXY KHÔNG CO NGÓT - Vữa epoxy không co ngót hoặc loại tương tự sẽ phải được sử dụng để truyền tải trọng từ mặt đế của một vài thiết bị cơ khí (ví dụ như các gối của các cửa van, các động cơ, .v.v.) với kết cấu bê tông. 4.6. BÊ TÔNG ĐỔ TẠI CHỖ TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM 4.6.1. Tổng quát Các yêu cầu của Phần 0430 sẽ phải áp dụng cho bê tông vỏ bọc và bê tông bù xung quanh vỏ thép trong các công trình ngầm trừ khi nó mâu thuẫn với các điều khoản dưới đây. Mục này nói đến vỏ bọc bê tông đổ tại chỗ. 4.6.2. Công tác chuẩn bị Trước khi thi công vỏ bọc hoặc phần bê tông bù trong các đoạn được lót thép các quy định dước đây sẽ phải được thực hiện: - Hình dạng mặt cắt ngang được đào sẽ phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo chiều dày vỏ bọc nhỏ nhất và nếu cần thiết sẽ được hiệu chỉnh. - Các công tác thoát nước trên bề mặt của các khu vực đào phải được hoàn thành, nước chảy vào phải được tập trung lại và dẫn đến hệ thống tháo trước khi tiến hành đổ bê tông. - Bề mặt của các khu vực đào phải được làm sạch hết tất cả các đá long rời, bùn và nếu không có yêu cầu gì khác nữa của Chủ đầu tư, bề mặt sẽ được rửa bằng các vòi phun khí/nước. - Tất cả đá long rời kẹt trong các lưới thép phủ bên ngoài bề mặt đào sẽ phải được bóc đi và lưới thép được sửa chữa và thay thế. - Tất cả các khung chống bằng gỗ sẽ phải được tháo đi. - Đáy của các đường hầm và các giếng phải được làm sạch tất cả mảnh vụn long ra khỏi đá gốc hoặc bê tông. Khi có yêu cầu của Kỹ sư gáim sát, Nhà thầu sẽ phải sử dụng các dụng cụ cơ khí để bẩy và chuyển đi tất cả các đá long rời và bị hư hỏng do nổ mìn.

Page 237: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 639

- Trước khi đổ bê tông tất cả các đáy và tường của đường hầm phải được thoát hết nước. - Tại các vị trí cần phải chống thấm, tất cả các công tác chuẩn bị phải được kết thúc và màng chống thấm được lắp đặt. Trừ khi Chủ đầu tư có chỉ đạo khác, công tác chuẩn bị như mô tả ở trên sẽ phải được thực hiện đối với tất cả các bộ phận của công trình ngầm tại các vị trí có vỏ bọc bê tông hoặc bê tông bù tại các đoạn có lót thép kể cả các vùng đào lẹm, các khu vực bị trượt và các vùng được đào để Nhà thầu sử dụng phục vụ thi công. 4.6.3. Khối đào mở rộng theo yêu cầu thi công của Nhà thầu Tại các vị trí Nhà thầu thực hiện các khối đào thêm để sử dụng cho riêng mình, chẳng hạn như để tiến hành các công tác lắp đặt, đi qua các chỗ lồi ra hoặc do các mục đích khác, các khu vực này thông thường sẽ được lấp lại bằng bê tông trước khi bắt đầu các công tác thi công vỏ bọc. 4.6.4. Định vị các khung chống thép và các chi tiết thép khác Khi các vỏ bọc bê tông được xây dựng tại các khu vực các vòm thép đã được lắp đặt như một kết cấu chống đỡ đá hoặc các công tác thép khác, cần phải cẩn thận định vị chính xác tất cả vòm và các kết kết thép. Điều này cần thiết để có thể khoan các lỗ khoan để phụt sau này, đảm bảo lấp đầy toàn bộ các khoảng trống giữa bề mặt đào hoặc kết cấu chống đỡ và lớp vỏ bọc bằng bê tông cuối cùng. Điều này yêu cầu phải ghi nhận có hay không bố trí các ống đặt sẵn để phụt vữa. 4.6.5. Đổ bê tông vỏ bọc bê tông

d) a) Tổng quát - Trừ các vị trí được sự đồng ý của Chủ đầu tư và phù hợp với thiết kế vỏ bọc bằng thép, vỏ bọc sẽ được đổ bê tông liên tục trên toàn mặt cắt. - Một khớp nối thi công vuông góc với trục của đường hầm sẽ phải được bố trí ngang qua toàn bộ mặt cắt ngang tại nơi được chỉ ra trong các Bản vẽ. - Tại các vị trí việc đổ bê tông tiến hành liên tục, bề mặt bê tông có thể dừng lại tại mái dốc vào thời điểm cuối của chu kỳ đổ bê tông, bê tông phải được đầm cẩn thận để có bề mặt nhẵn và các gờ nhỏ tại đáy hầm được chặn lại bằng cách sử dụng ván khuôn riêng. - Bê tông phải được đổ để khoảng trống giữa cốp pha và đá ở xung quanh hoàn toàn được lấp đầy bao gồm bất kỳ các lỗ rỗng nào giữa vòm hầm và các vị trí tương tự khác và không có khoảng trống hoặc rỗ tổ ong hoặc khe lạnh nào xuất hiện trên mặt của vỏ bọc bê tông sau khi hoàn thành. Nhà thầu phải chứng tỏ được hệ thống đổ bê tông của mình là thích hợp bằng cách kiểm tra độ lấp đầy tại các khu vực của vòm hầm cho một trong ba đợt đổ bình thường bằng cách khoan tối thiểu 20 lỗ khoan vào trong vòm, và tại các vị trí theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Nếu hơn 30% các lỗ khoan cho thấy không được lấp đầy hoàn toàn hoặc không thích hợp, Nhà thầu sẽ phải thay đổi phương pháp đổ bê tông mà không được tính thêm bất kỳ chi phí nào. - Để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra độ lấp đầy bê tông và phụt đầy các khoảng trống như yêu cầu của Phần 0240, trước khi đổ bê tông Nhà thầu phải đánh các dấu rõ trên vòm. - Sau khi hoàn thành các thí nghiệm kiểm tra Nhà thầu phải lấp lại các lỗ khoan bằng cách phụt vữa xi măng như quy định trong Phần 0240. - Vào thời điểm cuối của chu kỳ đổ bê tông khi tạo thành một khớp thi công dốc cần phải đặc biệt cẩn thận để đảm bảo bề mặt được đánh xờm. - Dù Chủ đầu tư có đồng ý với quy trình đổ bê tông do Nhà thầu đề nghị, khoảng thời gian của chu kỳ này phải được kéo dài nhằm tránh làm hư hỏng bê tông do tháo ván khuôn quá sớm. Khoảng thời gian tối thiểu trước khi tháo dỡ khuôn đúc phải tuân theo PhẦn 0410

e) b) Đổ bê tông bù đoạn có thép lót - Nhà thầu phải tự kiểm tra trước khi tiến hành đổ bê tông xung quanh vỏ bọc bằng thép sao cho vỏ bọc thép phải được neo chắc chắn để chịu được bất kỳ tải trọng nào sinh ra do quá trình đổ bê tông. - Nhà thầu phải đảm bảo rằng rằng độ chênh cao độ bê tông không được vượt quá 1.0 m vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình đổ bê tông. - Trừ khi được Chủ đầu tư đồng ý, các khớp thi công phải được bố trí trên toàn bộ chiều cao theo phương vuông góc với trục của vỏ hầm. - Mặc dù bề mặt xung quanh có thể đã được rửa phù hợp với Điều 3.6.2 trước khi lắp đặt vỏ thép nhưng Nhà thầu phải tiến hành vệ sinh lại đáy và các mặt bên trước khi đổ bê tông. - Nhà thầu phải di dời tất cả các thiết bị và ván khuôn có thể cản trở việc lắp đặt và hàn vỏ thép trước khi bắt đầu việc lắp đặt cơ khí. 4.7. BÊ TÔNG LỎNG 4.7.1. Vật liệu và hỗn hợp

Page 238: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 640

- Thành phần bê tông phải thích hợp để bơm và số lượng các cốt liệu nhỏ hơn 0.250 mm (cát và xi măng) tối thiểu phải bằng 450 kg trên 1 mét khối bê tông. - Bê tông phải có độ sụt thí nghiệm là 6 cm với sai số như quy định như trên trước khi thêm phụ gia làm lỏng. - Phụ gia làm lỏng phải được thêm vào hỗn hợp bê tông đã được vận chuyển đến vị trí đổ dưới dạng chất lỏng bằng hệ thống kiểm tra tự động. Phụ gia làm lỏng phải được chuyển đến để tạo hỗn hợp bê tông lỏng bằng thùng trộn bê tông đặc biệt (thời gian trộn tối thiểu: 3 phút) hoặc trong xe tự trộn (thời gian trộn tối thiểu 5 phút). - Số lượng chất phụ gia làm lỏng phải đủ để độ sụt của hỗn hợp bê tông có phụ gia này là 15 cm. Tuy nhiên số lượng này không được nhỏ hơn 0,5 % khối lượng xi măng. - Hiệu ứng chậm đông do các chất phụ gia làm lỏng gây ra có thể được khắc phục bằng các sử dụng các máy gia tốc khi cần thiết. - Thí nghiệm kiểm tra tính thích hợp - Bốn mươi ngày trước khi bắt đầu bất kỳ công tác bê tông nào, Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra sự hợp lý cùng với sự hiện diện của Chủ đầu tư phụ thuộc vào các đặc điểm quan sát được của các thành phần bê tông, bao gồm : + Sự vận hành của các máy trộn bê tông, các thiết bị kiểm tra đối với phụ gia làm loãng, trộn bổ sung hoặc việc vận chuyển cuối cùng bê tông lỏng đến tuyến (các ống dẫn, máng.v.v.) + Chất lượng của bê tông lỏng: ++ Đo đạc thành phần (trước và sau khi bổ sung độ lỏng). ++ Cường độ kháng nén cơ bản vào 1, 3, 7 và 28 ngày tuổi. ++ Cường độ tối thiểu phải bằng 90% cường độ tương ứng của cùng loại bê tông khi không có phụ gia làm loãng. ++ Đo đạc hàm lượng không khí của bê tông tươi sau khi trộn tăng cường. ++ Tính tương thích giữa phụ gia làm loãng và các phụ gia khác được sử dụng và cũng như vậy đối với bất kỳ phụ gia đề nghị nào. ++ Tính thích hợp của hỗn hợp bê tông liên quan đến sự phân tầng. ++ Tính thích hợp của hỗn hợp bê tông đối với khả năng bơm được. ++ Ảnh hưởng của các rung động đối với khối lượng của phụ gia làm loãng, như mô tả ở trên phải trình để Chủ đầu tư duyệt đối với bất kỳ loại phụ gia nào. 4.7.2. Thực hiện Không được phép đổ bê tông lỏng từ độ cao quá 1 mét, trong các trường hợp này phải sử dụng các máng hoặc ống dẫn để vận chuyển bê tông. Bê tông lỏng phải được đổ trong khoảng thời gian phụ gia làm loãng có tác dụng thực sự. Không được trộn thêm phụ gia làm loãng, nước hoặc bất kỳ phụ gia nào khác để kéo dài tác dụng làm loãng này sau khi trộn phụ gia làm loãng lúc đầu. Ván khuôn bộ và các tấm ván khuôn phải được thiết kế để chịu được toàn bộ tải trọng do ảnh hưởng của bê tông lỏng. Ngoài ra, chúng cũng phải hoàn toàn kín nước để không làm hao hụt hỗn hợp. Khi được Chủ đầu tư yêu cầu, bê tông lỏng sẽ được đầm nhẹ bằng các loại máy đầm có tần số thấp. 4.8 BÊ TÔNG ĐÚC SẴN 4.8.1. Tổng quát Các yêu cầu của Điều 4.7 phải được áp dụng cho tất cả các cấu kiện đúc sẵn sử dụng trong các Hạng mục có chỉ dẫn trong Hợp đồng hoặc do Nhà thầu đề nghị và các yêu cầu trên cũng sẽ được áp dụng đối với các cấu kiện ứng suất trước nếu áp dụng được trừ khi chúng mâu thuẫn với các điều dưới đây. Nhà thầu phải trình bày các chi tiết cụ thể của trình tự đổ và đúc mà Nhà thầu dự định sử dụng cũng như các bố trí dự kiến cho bãi đúc. Công tác đúc sẵn có thể bắt đầu ngay sau khi Chủ đầu tư chấp thuận các chi tiết và bố trí vừa đề cập ở trên. Công tác đúc sẵn phải được tổ chức để: - Các chi tiết đúc sẵn luôn luôn được che kín ánh nắng. - Các chi tiết đúc sẵn không được cẩu đi trước 8 ngày sau khi đúc, trừ khi các thí nghiệm về cường độ của bê tông cho thấy có thể nâng nhấc các chi tiết trong khoảng thời gian ngắn hơn. - Tất cả các chi tiết được đúc từ một loại khuôn sẽ được chứa tại một chỗ. - Chi tiết chứa trong kho không được chịu đựng bất kỳ tải trọng nào ngoại trừ trọng lượng bản thân nó. - Các chi tiết đúc sẵn được lắp đặt vào vị trí của chúng không sớm hơn 21 ngày sau khi đúc trừ khi các thí nghiệm kiểm tra cường độ cho thấy có thể rút ngắn khoảng thời gian này lại.

Page 239: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 641

Ngày đúc và số hiệu của chi tiết nếu có thể (hoặc số hiệu khuôn) phải được ghi trên mỗi chi tiết. Nếu cần thiết, các bề mặt tiếp xúc với bê tông xung quanh sau khi đổ phải được xử lý như các khớp thi công bê tông; điều khoản này đặc biệt được áp dụng trong các trường hợp các bản trung gian được sử dụng lại, bề mặt phục hồi lại của chúng cũng phải được xử lý tương ứng. 4.8.2. Ván khuôn Các cốp pha phải được lắp dựng sao cho chúng không bị bóp méo hoặc thay đổi kích thước trong quá trình sử dụng và phải kín để không làm hao hụt xi măng hoặc cốt liệu nhỏ. Các bộ cốp pha phải được đặt chắc chắn trên nền để không bị lún xuống do trọng lượng của bê tông tươi. Các bộ cốp pha phải được dựng lắp sao cho các cấu kiện có thể được lấy ra khỏi chúng mà không bị hư hỏng. Các chất tách rời được sử dụng để dễ tháo cốp pha không được làm bẩn hoặc có bất kỳ ảnh hưởng gì đến các tính chất của bê tông. 4.8.3. Khung cốt thép Khi các khung cốt thép được sử dụng, chúng phải được dựng trên các gá lắp để đảm bảo độ chính xác của các kích thước và phải được chống đỡ cẩn thận trong phạm vi khuôn để chúng không bị dịch chuyển khi đổ bê tông. Thép theo ASTM A615 có thể được hàn tại các thanh giao nhau tạo thành thành khung cứng trong bộ sườn chống để không xảy ra các lực cắt dưới bề mặt. Khi thép tăng cường theo quy định phải mạ kẽm không được hàn nối như trên. Lớp bảo vệ cho các thép chính phải giống như quy định trong các Bản vẽ. Các thanh phải được bố trí sao cho khoảng trống tối thiểu giữa các thanh bằng kích thước cốt liệu lớn nhất cộng với 5 mm và trong bất kỳ trường hợp nào không được nhỏ hơn đường kính của thanh. 4.8.4. Đổ các chi tiết bê tông đúc sẵn Khu vực được bố trí để làm bãi đúc các cấu kiện đúc sẵn phải được bảo vệ cho phù hợp tránh các ảnh hưởng của thời tiết như mưa, nắng và các luồng gió khô. 4.8.5. Bảo dưỡng các chi tiết đúc sẵn Nhà thầu phải đảm bảo rằng các cấu kiện sẽ không bị mất đi độ ẩm hoặc thay đổi đột ngột nhiệt độ trong khoảng thời gian tối thiểu là 4 ngày sau khi đúc. Nếu sử dụng biện pháp phun sương để bảo dưỡng, nước phải có nhiệt độ không cao hơn 5oC so với nhiệt độ của cấu kiện được bảo dưỡng. 4.8.6. Sai số về kích thước Các cấu kiện phải được chế tạo theo các kích thước được cho trong các Bản vẽ và các dung sai cho trong Phần.0410 4.8.7. Hoàn thiện bề mặt Các bề mặt có cốp pha của các cấu kiện đúc sẵn phải được hoàn thiện theo Loại F3 như quy định trong Phần 0410 - Ván khuôn, trừ khi có chỉ định loại khác trong các Bản vẽ cùng với các yêu cầu bổ sung như: các bề mặt bên ngoài của các cấu kiện phải đặc và nhẵn không có các lỗ rỗng hoặc các khuyết tật khác. Các mặt bên ngoài phải được hoàn thiện theo Loại U3 trừ khi có quy định loại hoàn thiện khác trong các Bản vẽ. Trong các trường hợp yêu cầu hoàn thiện đặc biệt, Nhà thầu phải làm một ô mẫu kiểm tra để sau khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư , ô mẫu này sẽ được giữ lại và phục vụ cho việc kiểm tra tại chỗ đúc và sản xuất các cấu kiện. Nếu các chi tiết của một cấu kiện sẽ được nối với các cấu kiện khác hoặc với bê tông đổ tại chỗ thì chúng phải được chải nhám trước khi bê tông hoàn toàn đông cứng. Ngoài ra, nếu bê tông đã đông cứng, các bề mặt sẽ phải được làm nhám bằng cách thổi cát hoặc đánh xờm. 4.8.8. Vận chuyển và trữ các cấu kiện Các cấu kiện đúc sẵn phải được vận chuyển sao cho chúng không bị bất kỳ hư hỏng nào và phải được trữ trong kho trên nền không thấm và cứng chắc. Các cấu kiện ứng suất trước và các cấu kiện đúc sẵn bình thường có kích thước lớn phải được vận chuyển và trữ trong kho sao cho không gây ra bất kỳ ứng suất nào lớn hơn ứng suất mà chúng sẽ phải chịu tại các vị trí của chúng trong các Hạng mục trừ khi chúng đã được thiết kế để chịu được các ứng suất này. Các cấu kiện phải có bố trí các lỗ để nâng hoặc các móc bố trí tại các vị trí cho trong các Bản vẽ hoặc được sự đồng ý của Chủ đầu tư và khi không thể bố trí sẵn các lỗ hoặc móc nâng các vị trí để buộc dây phải được chỉ định bằng sơn trên các bề mặt không lộ ra ngoài của cấu kiện. Các cấu kiện phải được đánh dấu không xóa được, mô tả các số liệu tham khảo và ngày đúc và phải được đặt trong gói thích hợp để không làm hỏng bê tông hoặc gây bẩn bề mặt. Không lớn hơn hai gói sẽ phải được đặt dưới mỗi cấu kiện và các gói này được đặt hoặc là tại các vị trí các các điểm chống lâu dài hoặc tại các vị trí gây ra ứng suất tối thiểu.

Page 240: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 642

4.8.9. Cấu kiện được mua Nếu Nhà thầu đề nghị mua các cấu kiện đúc sẵn từ các nhà cung cấp, Nhà thầu phải đảm bảo rằng các cấu kiện này tuân thủ theo các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật và phải thực hiện các thí nghiệm mà Chủ đầu tư có thể yêu cầu để kiểm tra độ thích hợp của chúng. Các cấu kiện không được mua từ bất cứ nhà cung cấp nào nếu nhà cung cấp đó từ chối không cho Chủ đầu tư đến nhà máy để kiểm tra và tiến hành các thi nghiệm về vật liệu và nhân công. 4.8.10. Thí nghiệm Các cấu kiện đúc sẵn phải có khả năng chịu được các tải trọng theo thiết kế. Nếu Chủ đầu tư yêu cầu, sẽ chọn các cấu kiện để tiến hành các thí nghiệm kiểm tra với tải trọng giống tải trọng trong các trạng thái làm việc. Các chi tiết về các thí nghiệm này sẽ phải được sự đồng ý giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Trong trường hợp các cấu kiện được kiểm tra về tải trọng uốn, các mẫu thí nghiệm sẽ có nhịp bằng nhịp toàn bộ và được chất một tải trọng bằng 1.25 lần tổng tĩnh tải và hoạt tải thiết kế, chúng phải chịu được các tải trọng này trong khoảng thời gian một giờ mà không có bất kỳ dấu hiệu bị vượt tải nào. Độ hồi phục lại một giờ sau khi dỡ tải không được nhỏ hơn 75% chuyển vị do tải trọng toàn bộ gây ra. Nếu các cấu kiện không đáp ứng được các yêu cầu trên, phải thực hiện các thí nghiệm khác cho hơn hai cấu kiện khác. Nếu cả các cấu kiện này cũng không thỏa mãn, toàn bộ đợt cấu kiện sẽ bị bỏ đi. Nếu Chủ đầu tư yêu cầu, một thí nghiệm kiểm tra đến đứt gãy sẽ phải được thực hiện trên các cấu kiện chịu uốn như sau: Cấu kiện có gối đỡ với nhịp toàn bộ và chịu một tải trọng tăng dần lên đến 95% tải trọng cực hạn thiết kế theo các chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Tải trọng này được giữ trong vòng 15 phút mà mẫu thử không bị phá hoại. Biến dạng vào lúc cuối của giai đoạn này sẽ không được lớn hơn 1/40 chiều dài nhịp. Sau đó tải trọng sẽ được tăng lên cho đến khi mẫu thử bị phá hoại. Nếu cấu kiện bị phá hoại khi chịu tải trọng yêu cầu trong giai đoạn đã nói trên hoặc nếu biến dạng vượt quá giá trị quy định, Chủ đầu tư có thể ra lệnh làm thêm hai thí nghiệm nữa và nếu như các mẫu mới vẫn bị phá hoại đợt đúc cấu kiện đó sẽ bị bỏ đi.

Page 241: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 643

G6.18. PHẦN 0431 - BÊ TÔNG PHUN 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này bao gồm việc cung cấp và phun bê tông (shotcrete) và bao gồm cả vữa phun như một vỏ bọc hoặc dùng như một kết cấu chống đỡ tạm thời hoặc lâu dài cho các khối đào hở, chống đỡ ở các công trình ngầm, bê tông trám trên nền đập và các khu vực khác cho trong các Bản vẽ thi công được phê duyệt hoặc theo các chỉ dẫn khác. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan Phần 0110: Các yêu cầu chung Phần 0420: Cốt thép Phần 0430: Bê tong 1.3. ĐỊNH NGHĨA - Bê tông phun: Vữa hoặc bê tông được dự kiến phun trên các bề mặt. - Bê tông phun cho kết cấu chống đỡ tạm thời: Được sử dụng cho mục đích thi công nhằm đảm bảo an toàn thi công cho Nhà thầu. - Bê tông phun như một kết cấu chống đỡ vĩnh cữu: Được áp dụng tại các vị trí được chỉ ra trong bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. - Bê tông phun hỗn hợp ướt: Bê tông phun mà các thành phần của nó kể cả nước được trộn trước khi được đưa vào vòi phun. - Bê tông phun hỗn hợp khô: Bê tông phun mà phần lớn nước được trộn vào hỗn hợp tại lỗ phun. - Lớp phủ bằng vật liệu phun: Vật liệu của bê tông đọng lại trên bề mặt. - Sự trối: Vật liệu bê tông phun bị bật ra khỏi bề mặt tiếp nhận và rơi đọng trên mặt đất hoặc các bề mặt khác. - Vũng đọng vữa (còn gọi là vùng lắng đọng): Sự lắng đọng lại của bê tông phun chủ yếu do có nhiều nước trong hỗn hợp hoặc lớp bê tông phun có chiều dày lớn trong một đợt phun. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Công tác được kể đến trong Phần này phải tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy chuẩn dưới đây, trừ các điều được nêu trong Điều kiện kỹ thuật khác với các tiêu chuẩn và quy chuẩn. Trong trường hợp đó các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật sẽ có quyền ưu tiên: - American Concrete Institute (ACI) ACI 506R Recommended Practice for Shotcreting ACI 506.2 Materials Proportioning and Application ACI 506.3R Guide to Certification of Shotcrete Nozzlemen

- American Society for Testing and Materials (ASTM) ASTM A185 Steel Welded Wire, Fabric, Plain for Concrete Reinforcement ASTM C33 Specifications for Concrete Aggregates ASTM C42 Methods of Obtaining and Testing Drilled Cores and Sawed Beams of

Concrete ASTM C94 Specification for Ready-Mixed Concrete ASTM C150 Specification for Portland Cement ASTM C642 Test Method for Specific Gravity, Absorption, and Voids in Hardened

Concrete 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Thí nghiệm a) Tổng quát Nhà thầu sẽ phải cung cấp tất cả các vật liệu, nhân công và thiết bị theo yêu cầu để chuẩn bị các tấm mẫu thí nghiệm, lấy các lõi từ đó và từ lớp bê tông đã phun trong Công trình. b) Thí nghiệm trước khi thi công

Page 242: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 644

Việc Thí nghiệm trước khi thi công được yêu cầu để xác định các đầu phun bê tông được sử dụng và khả năng của đội thi công, thiết bị, các vật liệu, các thành phần hỗn hợp và trình tự tiến hành của Nhà thầu nhằm phun bê tông với chất lượng cao. Tối thiểu trong vòng 30 ngày trước khi bắt đầu bất kỳ công tác phun bê tông, Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra với sự hiện diện của Chủ đầu tư với mỗi hỗn hợp thiết kế đề nghị sử dụng cho các hạng mục. Các thí nghiệm này phụ thuộc vào các đặc tính quan sát được của các thành phần bê tông và sẽ bao gồm: - Vận hành của các máy trộn, các thiết bị kiểm tra và các hệ thống lắp đặt để phun trong các điều kiện bình thường tại công trường. - Chất lượng của bê tông phun: + Cường độ kháng nén cơ sở vào 8 giờ, 24 g, 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày. + Độ bám của bê tông phun trên các địa hình (độ bám tối thiểu tại các rãnh hoặc khe nứt khó khăn nhất: Phải bằng 50% độ dính tại các bề mặt tốt). + Độ liên tục của bê tông phun (không có khoảng trống giữa bề mặt và lớp bê tông phun hoặc ngay trong lớp bê tông phun). + Độ kín bên ngoài của bê tông phun. + Thành phần ảnh hưởng của bê tong. + Định lượng các thành phần (không tính các chất phụ gia). + Độ nhấp nhô. Các thí nghiệm kiểm tra này sẽ phải được thực hiện đối với không ít hơn ba tấm mẫu đối với mỗi hỗn hợp kiểm tra. Các tấm mẫu kiểm tra sẽ phải gồm: một được bắn trên một bề mặt nằm ngang, một bắn trên bề mặt thẳng đứng và một bắn vào một bề mặt nghiêng. Các tấm mẫu này sẽ được chế tạo từ các tấm gỗ nhẵn. Các tấm mẫu thử bê tông phun có kích thước 750 mm x 750 mm x 120 mm và sẽ được chế tạo bằng cùng một loại bê tông phun dự định, với cùng một thiết bị, áp lực khí nén, hàm lượng nước và các vật liệu trong các hạng mục. Một tấm mẫu cho mỗi hỗn hợp thiết kế được bắn theo phương ngang và tấm thứ hai được bắn theo phương đứng ở phía trên. Các tấm kiểm tra được chế tạo bằng cùng loại bê tông phun sẽ được sử dụng cho các công trình thực tế. Mỗi tấm mẫu thử sẽ được bảo dưỡng theo cùng một cách bảo dưỡng như tại công trình trong thời gian ban đầu là 3 ngày trước khi chuyển cho phòng thí nghiệm để kiểm tra. Các tấm này cũng sẽ được bảo vệ để tránh bị hư hại và ảnh hưởng do bị nóng quá mức suốt trong giai đoạn này. Để kiểm tra chất lượng của bê tông phun, chín lõi có đường kính 100 mm sẽ được cắt vuông góc từ tấm mẫu. Các lõi sẽ được lấy trong phạm vi không nhỏ hơn 125 mm tính từ các cạnh của tấm mẫu. Các lõi sẽ được bảo quản, bảo dưỡng và thí nghiệm theo ASTM, ba lõi sẽ được kiểm tra vào 3 ngày tuổi, ba lõi vào 7 ngày, và ba lõi khác vào 28 ngày kể từ khi phun tấm mẫu. Ba mươi ngày sau khi chế tạo các tấm mẫu thử, Chủ đầu tư có thể sẽ chấp nhận hỗn hợp thiết kế hoặc sẽ yêu cầu thay đổi thành phần hỗn hợp. Chủ đầu tư có thể chấp nhận tạm thời sử dụng trong thời gian đầu hỗn hợp hoặc đầu phun và đội thi công dựa trên kết quả của mẫu kiểm tra vào 7 ngày tuổi nếu các kết quả này tốt. Việc chấp nhận tạm thời này sẽ được kiểm tra lại dựa trên các kết quả kiểm tra vào 28 ngày tuổi. c) Thí nghiệm khi thi công Đối với hỗn hợp - ướt được trộn theo thể tích thành bê tông phun, một lần trong mỗi ca hoặc cho 50 m3 tùy thuộc cái nào thường xuyên hơn, Nhà thầu phải xác định các thành phần hỗn hợp của bê tông phun tại chỗ đổ ra từ thiết bị trộn để kiểm tra sự phù hợp với hỗn hợp thiết kế. Các tấm dùng để thí nghiệm lúc thi công sẽ phải được chế tạo bằng gỗ dán kín hoặc vật liệu tạo hình khác và có các cạnh góc 45o tạo thành các tấm chắn để ngăn vữa bị bật ra. Các kích thước của các tấm dùng kiểm tra sẽ là 750x 750x120 mm. Nhà thầu phải phun một tấm kiểm tra cho mỗi 40 m3 bê tông phun, hoặc một tấm trong mỗi tuần tùy theo cái nào thường xuyên hơn. Đối với 50 m3 bê tông đầu tiên được phun trong đầu đường hầm hoặc tại vị trí bề mặt công tác, các tấm kiểm tra phải được chuẩn bị và thí nghiệm cho mỗi 10 m3 bê tông phun. Nếu bê tông phun cho các kết quả tốt, trình tự kiểm tra có thể được giảm xuống theo ý kiến của Chủ đầu tư. Hướng phun của các tấm kiểm tra phải đại diện cho khu vực công tác. Các tấm kiểm tra khi thi công sẽ được bắn từ đầu phun được sử dụng trong thực tế. Các tấm kiểm tra sẽ phải được bảo dưỡng theo cùng cách như thực tế trong thời gian hai ngày trước khi được chuyển đến phòng thí nghiệm của Công trường. Chín lõi có đường kính 100 mm sẽ được cắt thẳng đứng từ tấm kiểm tra vào 48 giờ sau khi phun. Các lõi sẽ phải được cắt tại vị trí cách các cạnh của tấm kiểm tra ít nhất là 125 mm. Các lõi sẽ phải được bảo

Page 243: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 645

quản, bảo dưỡng và thí nghiệm theo ASTM, trong đó ba lõi được thí nghiệm kiểm tra vào 3 ngày tuổi, ba lõi vào 7 ngày tuổi và ba lõi khác vào 28 ngày tuổi sau khi tấm được phun. Độ cứng chắc của các bê tông phun phải được kiểm tra bằng búa. Bất kỳ khu vực nào bị rỗng phải được khảo sát và khi cần thiết Nhà thầu sẽ phải khoan các lõi đường kính 60 mm để xác định chiều dày của bê tông phun. Khi có chỉ dẫn của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ phải khoan các lõi đường kính 100 mm vào bê tông phun, và các lõi này sẽ được thí nghiệm kiểm tra theo cách tương tự đối với các tấm kiểm tra. Các hố rỗng sau khi lấy lõi trong khi tiến hành các công tác hoàn thiện sẽ phải được lấp đầy bằng lại bằng cách chèn vữa khô với hỗn hợp tương tự bê tông ở xung quanh. d) Thí nghiệm kiểm tra độ hấp thụ và khối lượng các lỗ thấm Các phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn đối với Trọng lượng riêng, Sự hấp thụ và các Lỗ rỗng trong Bê tông đông cứng của ASTM C642-90 được tham khảo trong phần này như độ hấp thụ (BA) và khối lượng các lỗ thấm (VPV). Trình tự BA và VPV được chấp nhận như một thông số kiểm tra chất lượng bê tông phun và được đánh giá như một chỉ số hữu ích về độ bền tiềm tàng lâu dài với việc sử dụng các giới hạn và loại được cho trong bảng dưới đây:

Khối lượng, Lỗ rỗng thấm,% Độ hấp thụ khi sôi, % Chỉ số chất lượng đề nghị < 14 < 6 Rất tốt

14 - 17 6 - 8 Tốt 17 - 19 8 - 9 Trung bình

> 19 > 9 Không tốt Các giới hạn dưới đây được xem xét cho tất cả các loại bê tông phun cuối cùng:

BA < 8 và VPV < 17 đối với bê tông phun không nhanh, BA < 9 và VPV < 19 đối với bê tông phun nhanh.

1.5.2. Tiêu chuẩn chấp nhận - Chấp nhận cường độ Việc chấp nhập hoặc không theo cường độ kháng nén sẽ được dựa trên cơ sở các lõi bê tông được lấy từ các tấm kiểm tra khi thi công và/hoặc ngay tại chỗ phun bê tông. Các hố lõi tại chỗ phun bê tông sẽ phải được lấp đầy bằng vữa được chấp thuận. Cường độ kháng nén trung bình của bất kỳ ba lõi được lấy từ hạng mục hoặc từ các tấm kiểm tra đại diện cho một ca làm việc hoặc cho mỗi 50 m3 bê tông phun phải bằng hoặc lớn hơn cường độ quy định và không có lõi cá biệt nào có cường độ nhỏ hơn 90 phần trăm cường độ quy định. - Chất lượng bê tông phun Bê tông phun tại chỗ phải có chất lượng đồng đều và không có các khuyết tật như phân tầng, rỗ tổ ong, có các bọng cát, các mảng khô, các vùng bị mỏng, các mảng dày cộm lên, bị bật ra, các lỗ riêng rẽ với các kích thước lớn hơn 15 mm theo bất kỳ hướng nào hoặc có các vết nứt quá lớn. Độ mở của khe được đánh giá bằng cách dò bằng một thước kim loại và nếu cần thiết có thể bằng cách khoan lấy lõi. 1.5.3. Dung sai trên bề mặt hoàn thiện - Nhằm kiểm tra độ dày của bê tông phun, Nhà thầu sẽ phải đặt các mốc tham chiếu trên nền (xem điều 3.3.5). - Ngoài các mốc bằng kim loại như đã quy định ở trên, chiều dày của lớp bê tông phun cũng sẽ được xác định bằng cách khoan lấy lõi để lấy mẫu thử. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN - Không ít hơn 30 ngày trước khi bắt đầu các thí nghiệm kiểm tra trước lúc thi công, Nhà thầu phải trình các yêu cầu dưới đây để đánh giá và phê chuẩn: + Các bảng báo cáo về các thí nghiệm ghi rõ nguồn gốc và chứng minh sự phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật của: xi măng Poóclăng, các cốt liệu, nước cho hỗn hợp, chất xúc tác, các chất phụ gia đề nghị khác vào chất bảo dưỡng. + Các chi tiết của hỗn hợp thiết kế bê tông phun đề nghị. + Cấp bậc, kinh nghiệm và chức năng công tác của các nhân viên được phân công phun bê tong. + Các chi tiết về tất cả các thiết bị được sử dụng trong các trạm định lượng, trộn, vận chuyển, phun và bảo dưỡng.

Page 244: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 646

- Không ít hơn 40 ngày trước khi bắt đầu bất kỳ công tác phun bê tông nào, Nhà thầu sẽ phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra lúc thi công cùng với sự hiện diện của Chủ đầu tư và sẽ phải trình các kết quả các thí nghiệm liên quan để phê duyệt cho hỗn hợp và tiến trình công tác. - Nhà thầu sẽ phải trình giấy xác nhận đạt Kiểm tra chất lượng đầu phun theo ACI 506.3R cho loại đầu phun dự kiến sử dụng. Thí nghiệm kiểm tra sẽ phải được tiến hành tại Công trường với sự hiện diện của Chủ đầu tư. - Các kết quả của Thí nghiệm kiểm tra khi thi công sẽ phải được trình để duyệt theo mẫu đã ban hành cho Chủ đầu tư càng sớm càng tốt sau khi có kết quả. - Việc trình các Thí nghiệm kiểm tra Phản ứng kiềm và sự thực hiện được mô tả trong Phần 0430. 2. VẬT LIỆU 2.1. XI MĂNG VÀ CHẤT ĐỘN Xi măng và các chất độn sẽ phải tuân theo các yêu cầu của Phần 0430. 2.2. NƯỚC Nước được sử dụng để sản xuất bê tông phun sẽ phải sạch và không có các chất có hại đối với xi măng Poóclăng chẳng hạn như các chất sulfat, clorua, florua và nitrat. 2.3. CỐT LIỆU Các cốt liệu sẽ phải tuân theo các yêu cầu của ASTM C33. Nhà thầu có thể chọn các cấp phối thích hợp để thiết kế hỗn hợp bê tông phun hoặc có thể tham khảo hướng dẫn về 3 lọai cấp phối No 1, No 2, No 3 cho trong bảng dưới đây. Riêng đối với cấp phối No 3 cốt liệu mịn và thô phải được trộn riêng để tránh phân tầng.

Lượng lọt qua sàng (%) Cỡ sàng Cấp phối No 1 Cấp phối No 2 Cấp phối No 3 19,0mm (3/4in) - - 100 12,5mm (1/2in) - 100 80 – 95 9,5 mm (3/8in) 100 90 – 100 70 – 90 4,75mm (No 4) 95 – 100 75 – 85 50 – 70 2,36mm (No 8) 80 – 100 50 – 70 35 – 50

1,18mm (No 16) 50 – 85 35 – 55 20 – 40 600 µm (No 30) 25 – 60 20 – 35 10 – 30 300 µm (No 50) 10 – 30 8 – 20 5 – 17

150 µm (No 100) 2 – 10 2 – 10 2 – 10 Các cốt liệu thô và cốt liệu nhỏ phải được trữ và định lượng riêng biệt trong quá trình trộn. 2.4. PHỤ GIA - Việc sử dụng bất kỳ chất phụ gia nào phải được Chủ đầu tư phê chuẩn. Chất xúc tác cho bê tông phun, Sigunite hoặc các loại tương tự sẽ được sử dụng trong tất cả các hạng mục ngầm. Việc sử dụng chất xúc tác trong công tác nói trên sẽ do Nhà thầu quyết định và phải được sự phê chuẩn Chủ đầu tư. - Các chất phụ gia khác theo các yêu cầu của Phần 0430 có thể được sử dụng. Các chất phụ gia này không được có các chất clorua tan trong nước hoặc các chất khác ăn mòn thép và không gây ra các ảnh hưởng có hại chẳng hạn như gây ra các vết nứt. Chất phụ gia sử dụng phải được chứng minh qua quá trình áp dụng thực tế vào các ứng dụng tương tự trong thời hạn ít nhất là năm năm. 2.5. LƯỚI THÉP HÀN Xem Phần 0420 - Cốt thép. 3. THỰC HIỆN 3.1. THIẾT KẾ HỖN HỢP - Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thiết kế hỗn hợp bê tông phun. Nhà thầu phải cung cấp các hỗn hợp bê tông phun có thể được thi công mà không bị bật ra quá mức hoặc bị phân tầng và đạt được cường độ quy định và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

Page 245: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 647

- Tỉ lệ thành của hỗn hợp bê tông phun phải đạt được các yêu cầu về cường độ kháng nén với tỉ lệ nước-xi măng thấp nhất. Lượng xi măng tối thiểu là 350 kg/m3, độ sụt thay đổi trong khỏang 40 đến 80mm, bê tông phun loại ướt có tỉ lệ nước/xi măng: không lớn hơn 0,4. - Cường độ kháng nén của bê tông phun được xác định từ các lõi với tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 2 phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu dưới đây khi thí nghiệm theo ASTM C42: + 8 giờ 4MPa + 72 giờ 15MPa + 28 ngày 25MPa - Thời gian ninh kết được thí nghiệm theo ASTM C403 như sau: + Thời gian bắt đầu ninh kết: 3 phút + Thời gian kết thúc ninh kết: 9 phút 3.2. THIẾT BỊ - Thiết bị phun bê tông phải được sự chấp thuận của Kỹ sư trước khi sử dụng trong hạng mục và phải ở trong tình trạng làm việc tốt. Thiết bị phải có bản ghi nhận quá trình thi công bê tông phun được chấp nhận theo quy định ở đây và phải hoạt động, được bảo dưỡng theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Máy phun phải có khả năng bắn các vật liệu từ đầu phun với vận tốc cho phép gắn vật liệu vào bề mặt cần xử lý với độ nảy nhỏ nhất, dung trọng và độ bám dính lớn nhất. Thiết bị dự trữ phải có sẵn trong công trường để đảm bảo quá trình thi công không bị chậm trễ do trục trặc của một chi tiết nào đó của thiết bị. - Trạm trộn và các thiết bị định lượng phải tuân theo ASTM C94 và phải có khả năng cung cấp các thành phần quy định một cách chính xác theo tỉ lệ đã được chấp thuận. - Thiết bị phun hỗn hợp lỏng bao gồm một thùng trộn và máy bơm phù hợp để đảm bảo cung cấp đều đặn các thành phần hỗn hợp đến đầu phun. Vật liệu bê tông phun sẽ rời đầu phun với vận tốc thích hợp để đảm bảo vật liệu luôn luôn có độ chặt đồng đều và đông cứng đến cường độ như quy định. - Thiết bị phun hỗn hợp khô bao gồm một đầu phun cho phép phun các vật liệu khô và nước trong một hỗn hợp đồng nhất, các ống riêng biệt để cung cấp các vật liệu khô và nước đến đầu phun, một máy thích hợp đưa các vật liệu khô đến vòi dưới áp suất khí nén và một hệ thống cấp khí và nước. Hệ thống cấp nước bao gồm một bể nước và một máy bơm cung cấp nước qua một van điều chỉnh dễ dàng và kiểm soát chính xác lượng nước và dưới áp lực bằng áp lực khí nén vận hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị này. - Không một hệ thống cung cấp nào được phép sử dụng nếu nó làm nhiễm dầu hoặc không có khả năng duy trì một áp suất không đổi. - Nếu hệ thống hỗn hợp khô được chấp nhận, một hệ thống toàn bộ sẽ được bố trí để đầu phun có thể sử dụng không khí và nước theo bất kỳ tổ hợp nào và phun lên bề mặt đã được chuẩn bị. - Chất phụ gia sẽ được cho vào ngay trước khi tháo các vật liệu tại thiết bị đổ hoặc nếu chất phụ gia dưới dạng chất lỏng nó sẽ được trộn cẩn thận vào nước với tỉ lệ quy định tại đầu phun. Chất phụ gia khô sẽ phải được trộn với tỉ lệ chính xác và được trộn với các thành phần khác. 3.3. THI CÔNG BÊ TÔNG PHUN 3.3.1. Tổng quát - Công tác trong Phần này phải tuân theo các yêu cầu của ACI 506R và ACI 506.2. - Chỉ những người và đội thi công có kinh nghiệm trong công tác phun bê tông mới được phép sử dụng. Người phun và đội thi công sẽ không được phép sử dụng trong hạng mục vĩnh cữu trừ khi các tấm kiểm tra trước khi thi công được Chủ đầu tư chấp nhận. - Trước khi phun bê tông, tất cả các vật liệu long rời và các thành phần có hại trên các bề mặt phải được làm sạch bằng ống phun khí và nước. Các bề mặt phải sạch, cứng chắc, ẩm và không đọng nước. Khi cần thiết các bề mặt này sẽ phải được làm bão hòa và/hoặc khô nước. Khi bê tông được phun lên một lớp đã phun trước đó, bề mặt cũ không được có các mảng sữa xi măng, các khối bị bật ra, các chỗ phun thừa và được làm sạch hoàn toàn bằng khí nén hoặc khí và nước, nếu cần thiết thì bằng cách phun cát. - Các bề mặt không phải đá phải được đầm, dọn dẹp và phân loại như yêu cầu và được tưới ẩm. Chúng phải có độ dính kết thích đáng để không bị xói khi phun bê tông, hoặc phải được xử lý trước. - Bê tông, gạch và đá xây phải được làm sạch và tưới ẩm, không có bất kỳ vật liệu long rời nào. Khi lớp thứ hai được thi công trên bề mặt lớp thứ nhất còn chưa khô, việc phun lớp thứ hai sẽ phải được tiến hành chậm lại cho đến khi lớp thứ nhất đủ cứng để không bị xói và lở. - Các bề mặt được phun bê tông sẽ phải được chuẩn bị để không làm thay đổi đột ngột bề dày của lớp. Nước phải được tháo ra khỏi bề mặt bằng các lỗ khoan tiêu nước hoặc bằng các ống dẫn hở để không làm chảy nước xi măng hoặc làm hỏng bê tông phun.

Page 246: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 648

- Các tường sẽ phải được cạo các mảng bám và làm sạch tới mức có thể được và tưới ẩm trước khi phun bê tông. Các xử lý tương tự cũng phải được thực hiện đối với trường hợp phun bê tông thành nhiều lớp. - Để tránh cho bê tông phun và các vật liệu lạ khác không lọt vào các lỗ khoan tiêu nước hoặc các ống dẫn, cần phải bịt kín đầu các lỗ khoan tiêu nước và ống. Trong trường hợp các ống hoặc các lỗ khoan tiêu nước bị bít, Nhà thầu phải thông lại hoặc thay thế hoàn toàn. Các nút phải được tháo ra sau khi hoàn thành công tác phun bê tông khi cần thiết phải thông các ống hoặc lỗ tiêu nước. - Việc phun bê tông chỉ được tiến hành khi có sự hiện diện của Chủ đầu tư, các công tác phải thông báo khi nào và ở đâu sẽ tiến hành phun bê tông. - Bê tông phun sẽ được thi công với chiều dày và số lớp mà Nhà thầu cho rằng thích hợp để các vật liệu trong bê tông phun không bị tróc ra. Mỗi lớp sẽ được thi công liên tục. Chiều dày trung bình của các lớp sẽ phải là chiều dày quy định. Các ván khuôn hoặc các tấm định hướng sẽ phải được buộc chặt thành lưới. Cốt thép cũng phải được bố trí thành lưới sao cho chúng không bị chuyển dịch trong quá trình phun. Khi bắt đầu và kết thúc công tác phun, hoặc khi công tác phun phải dừng giữa chừng thi đầu phun không được hướng về phía các hạng mục. Các vật liệu bị bật ra khi phun không được sử dụng hoặc tái sử dụng. Cường độ chiếu sáng tại các khu vực thi công bê tông phun phải luôn luôn được đảm bảo thích đáng. Lớp bê tông vừa được phun phải được bảo vệ để không bị quá khô trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 ngày sau khi phun. - Vật liệu bị bật ra và bị phun tràn quá mức sẽ phải được hạn chế đến tối thiểu. Khi có thể, các vật liệu bị bật ra hoặc các mảng phun thừa phải được bóc đi trước khi bị đông cứng. Các mảng bị bật ra hoặc các mảng phun thừa không được phép để lại chung với bê tông phun. 3.3.2. Bê tông phun như một kết cấu chống đỡ tạm thời - Nhà thầu phải trình để Chủ đầu tư phê chuẩn về trình tự phun bê tông (số lượng các lớp, cốt thép, phương pháp, v.v.). - Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện việc phun bê tông như một kết cấu chống đỡ tạm thời trong quá trình thi công để đảm bảo an toàn cho công việc của mình. - Hình dạng sau khi thi công bê tông phun phải giống hình dạng của khối đào và do đó sẽ không được có bất kỳ một chỗ nào nằm trong đường "A" theo thiết kế như đã xác định trong Phần 0230 - Đào ngầm, trừ khi có hướng dẫn của Kỹ sư giám sát. 3.3.3. Lắp đặt lưới thép Xem phần 0420 - Cốt thép, Điều 3.3 3.3.4. Thoát nước Nhà thầu phải tập trung các dòng nước và dẫn chúng qua các hố khoan sâu 0,5 m trong đá, các ống giảm áp PVC hoặc bằng các biện pháp khác để hạn chế nước chảy ra để lớp bê tông phun không bị trôi đi và giảm áp lực đẩy nổi tác dụng lên bề mặt được xử lý. Các ống bằng nhựa có thể được đặt trong các hố khoan hoặc nằm trong bê tông. 3.3.5. Chiều dày - Để kiểm tra chiều dày của bê tông phun, Nhà thầu phải cắm các chốt bằng thép vào nền tại các điểm nằm trên cao trên bề mặt được xử lý. Chiều dài phần nhô ra của các chốt tối thiểu bằng bề dày lớp bê tông phun hoặc theo chỉ dẫn khác. Việc phun bê tông sẽ được tiếp tục cho đến khi không có phần nào của bất kỳ chốt nào còn thấy được. Tại các vị trí bê tông phun được thi công theo quy định, dung sai sẽ phải như đối với bề mặt hoàn thiện U1. Nếu bê tông được phun trên các bề mặt tự nhiên, chiều dày sẽ trong khoảng + 15mm dày hơn chiều dày quy định và không cho phép mỏng hơn quy định. - Nếu trên bất kỳ bề mặt nào cho thấy có các chỗ không chặt hoặc không dính, các mảng khô, lỗ rỗng, các đốm cát, các chỗ lồi lõm, vật liệu tại các chỗ này sẽ phải được bóc đi trên một diện tích không nhỏ hơn 300 mm2 và được phun lại ngay sau đó. 3.3.6. Khe thi công Các vị trí và hình dạng của các khớp nối thi công phải được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư. Các khớp phải có cạnh thẳng đứng so với bề mặt trong khoảng tối thiểu bằng một nửa chiều sâu của lớp sẽ được phun. 3.3.7. Bảo dưỡng Các bề mặt bê tông phun sẽ phải được bảo dưỡng theo các yêu cầu đối với với việc bảo dưỡng cho bê tông như đã quy định trong Phần 0430 - Bê tông. 3.3.8. Các biện pháp an toàn - Các biện pháp an toàn phải được thực hiện để bảo vệ cho đội thi công bê tông phun và tất cả mọi người tránh khỏi các vật liệu bị bật ra cũng như an toàn đối với chất kiềm trong xi măng Poóclăng và các chất phụ gia. - Các đội phun bê tông phải mang các nón cứng thích hợp, các mặt nạ, bao tay, các dụng cụ bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ. Các chậu dùng để rửa mắt phải có sẵn tại chỗ.

Page 247: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 649

- Giàn giáo và các thiết bị thích hợp cho công việc phải được cung cấp cho những người sẽ thi công. 3.3.9. Sửa chữa khuyết tật - Nhà thầu phải làm lại bê tông phun không đáp ứng được các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật trừ khi có các phương pháp sửa chữa khác được chấp nhận. - Tại các vị trí cần thiết phải sửa chữa bê tông phun, bề mặt nằm dưới sẽ phải được chuẩn bị theo yêu cầu của Chủ đầu tư và bề mặt dính kết phải được xử lý theo một trong hai cách khác nhau dưới đây: + Tại vị trí mà bê tông phun không đạt trong lần phun đầu tiên, phần bê tông phun bị hư sẽ phải được cạo đi và sữa xi măng hoặc bất kỳ chất có hại khác sẽ phải được quét đi. + Tại các vị trí mà bê tông phun không đạt trong lần phun cuối cùng, vật liệu long rời sẽ được chải đi, các mảng bị bật ra hoặc các chỗ bị hư hại khác phải được gọt đi và lớp sữa xi măng được dọn sạch bằng cách phun cát hoặc phun nước.

Page 248: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 650

G6.19. PHẦN 0440 - KHE NỐI KẾT CẤU BÊ TÔNG 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này đề cập đến công việc cần thiết về cung cấp và lắp đặt các vật chắn nước, các vật kín nước mối nối và vật đệm mối nối được dùng trong thi công, các mối nối co ngót và mở rộng như nêu trong các Bản vẽ hoặc được hướng dẫn. 1.2. cÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan Phần 0420: Ván khuôn và Bề mặt hoàn thiện Phần 0430: Bê tông 1.2.2. Công tác do Nhà thầu khác thực hiện Không sử dụng 1.3. ĐỊNH NGHĨA Các khe thi công được định nghĩa là các bề mặt bê tông mà trên đó hoặc nối tiếp với nó sẽ được đổ bê tông tiếp và lớp bê tông mới sẽ được bám dính với nó. Các bề mặt bê tông mà vữa hoặc lớp bê tông đợt hai sẽ được đổ tiếp lên nó sẽ được coi là các khe thi công. Khe co ngót: Là sự nối tiếp giữa hai phần tử nói chung là không có cốt thép liên tục. Các mối nối như vậy sẽ cho phép định vị các vết nứt bê tông và xác định các giai đoạn thi công. Chúng không có vật liệu độn (đúc bê tông tiếp xúc với bê tông). Các mặt đối diện của khe phải hòan tòan tách rời riêng rẽ. Khe giãn nở: Khe giãn nở được bố trí để ngăn cách hoàn toàn hai phần tử với khoảng hở rõ ràng. Các khe giãn nở nhằm bảo vệ chống lại sự phá vỡ kết cấu do thay đổi nhiệt độ hoặc các sự dịch chuyển khác. Các khe sẽ được lấp bởi chất lấp định hình trước. Tấm ngăn nước (waterstop): Việc làm kín nước được thực hiện bằng một tấm đồng, dải cao su tự nhiên hoặc nhựa PVC đặt giữa 2 phần tử của các kết cấu nối tiếp. Các dải hoặc tấm này nói chung được chèn vào các mối nối co ngót hoặc khe lún, nhưng nó cũng có thể được chèn vào các khe thi công. Hợp chất kín nước: Các mối nối có thể được làm kín nước bằng một hỗn hợp chất dẻo làm kín mối nối. Các mối nối cầu: Các mối nối cầu nhằm giảm xóc của các chuyển động ván sàn cầu (cầu máng) và các chuyển động gõ đập khác (trần nhà máy) lên đế hoặc nền móng của chúng cũng như tiếp tục duy trì cao độ và độ kín nước của chúng. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Nội dung Công việc của Mục này phải tuân thủ các yêu cầu của quy phạm Việt Nam và các tiêu chuẩn sau đây, trong trường hợp Điều kiện Kỹ thuật này khác với các quy phạm và tiêu chuẩn đó thì các yêu cầu của Điều kiện Kỹ thuật sẽ được ưu tiên: 14TCN 90 – 1995 Quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng ASTM D-412 Test Methods for Rubber Properties in Tension ASTM D-624 Test Method for Rubber Property - Tear Resistance ASTM D-747 Test Method for Apparent Bending Modulus of Plastics ASTM D-792 Test Methods for Specific Gravity and Density of Plastics ASTM D-1751 Specification for Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Dung sai Tấm ngăn nước: + Ván khuôn trước khi đúc bê tông: 5 mm theo mọi phương. + Bề mặt cuối cùng của kết cấu bê tông: 20 mm theo mọi phương. Chất kín nước mối nối: + Sau khi làm các mối nối, bề mặt của lớp phủ cần liên tục và nhẵn nhụi và không được có bất cứ một sự mấp mô nào lớn hơn 5 mm. Mối nối cầu: + Mức chênh lệch giữa mặt đường chịu tải trên đỉnh của mối nối cầu và bề mặt hoàn thiện của ván sàn cầu phải nhỏ hơn 5 mm.

Page 249: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 651

+ Mức chênh lệch giữa hai miếng sắt tạo nên phần kết cấu của mối nối phải nhỏ hơn 2 mm. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN - Trước khi gia công lắp đặt và thi công các khe nối, Nhà thầu phải đệ trình và được Chủ đầu tư phê duyệt các bản sao đơn đặt hàng, chứng chỉ các mẫu vật chắn nước và vật liệu chèn khe nối kèm theo ăn bản của nhà chế tạo nêu rõ các tính chất của vật liệu, kết quả kiểm tra chất lượng, hướng dẫn bảo quản, sử dụng sản phẩm và giấy bảo hành của nhà cung cấp khẳng định sự phù hợp của vật liệu đúng các đặc tính kỹ thuật. - Nhà thầu sẽ phải cung cấp một mẫu cho mỗi lọai vật chắn nước và chèn khe với đề nghị và khẳng định các mẫu là đại diện cho vật liệu sẽ được sử dụng. - Các bản vẽ liên quan đến chi tiết bố trí vật chắn nước và chỉ dẫn lắp đặt hoặc chỉ dẫn khác (nếu có) của Nhà chế tạo. 2. VẬT LIỆU 2.1. TẤM NGĂN NƯỚC Các tấm ngăn nước có thể làm bằng các tấm kim loại, cao su hoặc nhựa PVC - Tấm kim lọai: Vật kín nước bằng kim lọai trong khới nối phải là đồng (đồng đỏ, đồng thau); có thể dùng các kim lọai không rỉ khác (thép không rỉ…) nhưng phải có đặc tính tương tự như đồng. Đặc tính kỹ thuật của các tấm đồng phù hợp với Phụ lục 2, 14TCN 90-1995. Kim lọai được sử dụng làm vật kín nước phải phẳng, không rách, thủng, xử lý sạch các vật khác bám trên bề mặt. - Vật chắn nước bằng chất dẻo: + Vật chắn nước bằng chất dẻo cần phải được đúc từ một hợp chất PVC chất lượng cao. Vật liệu này cần phải là đồng nhất và không bị xốp, không bị rỗ hoặc các khiếm khuyết khác. Các đặc tính kỹ thuật như: cường độ kéo, độ giãn dài, chiều dày… phải theo như Bản vẽ thi công được duyệt hoặc được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư. + Tấm ngăn nước phải được Chủ đầu tư chấp thuận, với cạnh bằng phẳng hoặc đoạn lồi củ hành ở giữa, như chỉ ra trong các Bản vẽ thi công được phê duyệt. Các chi tiết cắt nhau cần phải tương hợp với vật chắn nước. 2.2. CHẤT LẤP TẠO HÌNH KHE NỐI Trừ khi được quy định khác đi trong Các Bản vẽ thi công hoặc được mô tả ở đây, còn nếu không thì các vật liệu đệm mối nối định hình phải là các băng sợi tẩm nhựa đường dây 12 hoặc 18 mm theo đúng quy định hoặc ASTM D 1751. 2.3. VẬT KÍN NƯỚC MỐI NỐI ĐÀN HỒI 2.3.1. Các gờ kín nước cho các khe thi công Các gờ kín nước loại ADEKA ULTRA SEAL MC-2010 hoặc tương tự cần có trong tất cả các mối nối thi công của các tường bên ngoài Nhà máy tiếp xúc với nước ngầm. Nó sẽ được gắn vào giữa mối nối thi công trước khi đúc các lớp bê tông bên cạnh. 2.3.2. Vật kín nước mối nối cho các mối nối co ngót và khe lún Vật kín nước đàn hồi cho mối nối phải là một vật kín nước riêng thixotropic với một polyurethane kiềm sao cho, sau khi lưu hóa, tạo thành một vật liệu dẻo, đàn hồi và bám dính, cho phép các mối nối kín nước trong bê tông chống lại sự thấm nước qua các chu trình co dãn lặp đi lặp lại. Sản phẩm này cần phải không có bất kỳ một phản ứng hóa học nào với các vật liệu tiếp xúc với nó (bê tông, vật đệm mối nối định hình). Vật kín nước này phải là loại Sikaflex hoặc loại tương đương được phê duyệt. 2.4. CÁC MỐI NỐI CẦU Chúng phải được tạo thành từ thép và cao su neoprene. Chúng phải là loại nặng vừa phải cho phép các di chuyển thích hợp từ 20-30mm. 3. THỰC HIỆN 3.1. KHE THI CÔNG Tham khảo Phần 0410 - Ván khuôn và Hoàn thiện bề mặt.

Page 250: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 652

Các mối nối thi công cần được đặt ở vị trí được chỉ ra trong Các Bản vẽ, hoặc được nêu ở đây, hoặc được Chủ đầu tư chỉ dẫn, sẽ không được phép tạo nên các mối nối thêm hoặc chệch hướng các mối nối nêu trong Các Bản vẽ mà không có sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Các mối nối tại các bề mặt hở của bê tông cần phải thẳng và liên tục, như nêu trong Các Bản vẽ, hoặc như được chỉ dẫn khác đi. Ở giai đoạn lắp đặt đầu tiên, bề mặt của mối nối cần được rửa sạch bằng nước và phun khí nén tẩy sạch các vữa trên bề mặt, dọn bỏ vật liệu rơi vãi và các cốt liệu. Nếu bề mặt lớp bê tông không thể tiếp cận được thì sẽ không được phép xử lý bề mặt bằng các biện pháp phun nước - khí và cần sử dụng biện pháp thổi cát ẩm và phải được thực hiện ngay trước khi đổ lớp bê tông tiếp theo. Việc thổi-cát sẽ được tiếp tục cho đến khi dọn sạch mọi lớp bê tông không thỏa mãn, bột xi măng, các lớp phủ, các vết đốm, các mảnh đá vỡ và các vật liệu ngoại lai khác. Ngay trước khi đổ bê tông tiếp, sẽ phải lặp lại việc phun nước và không khí, cho đến khi nước rửa chảy ra là sạch. Nước được dùng trong việc rửa các bề mặt cần được dọn sạch kỹ lưỡng khỏi vùng đổ bê tông. Khí nén được sử dụng trong việc phun thổi phải là không nhỏ hơn 600 kPa và áp lực nước phải là vừa đủ để làm cho nước bị tác động bởi khí nén. Mọi mối nối thi công của Nhà máy nằm dưới mặt đất hoặc có thể tiếp xúc với nước cần được làm cho kín nước bằng các vật chắn nước cạnh bằng phẳng hoặc các gờ kín nước, như được nêu trong các Bản vẽ hoặc được chỉ dẫn. Sau khi thổi cát và trước khi đổ lớp bê tông bên cạnh, các mối nối kín nước sẽ được đặt vào giữa các mối nối thi công của các tường ngoài Nhà máy tiếp xúc với nước ngầm. 3.2. KHE CO NGÓT VÀ GIÃN NỞ Các mối nối co ngót cần được đặt và thi công như nêu trong các Bản vẽ. Các mối nối này cần được làm bằng cách dựng cốp pha bê tông một phía của mối nối và cho phép đặt nó trước khi đổ bê tông ở phía bên kia. Bề mặt mối nối của bê tông đổ trước, cần được bao phủ bằng một hỗn hợp kín nước theo loại và cấp độ đã được phê duyệt, để bảo vệ chống bám dính với khối bê tông mới đổ sau. Khe giãn nở cần được tách rời bằng một vật đệm mối nối định hình trong các Bản vẽ và làm kín nước theo như quy định . Sẽ không có một trường hợp nào mà bất kỳ một vật liệu kim loại nào cần được gắn cố định, chôn trong bê tông xuyên suốt qua một khe lún, trừ khi được nêu trong các Bản vẽ thi công được phê duyệt hoặc được chỉ dẫn. 3.3. LẮP ĐẶT TẤM NGĂN NƯỚC Cần bảo quản tấm ngăn nước sao cho luôn có một sự lưu thông tự do của không khí quanh nó và nó sẽ không bị phơi ra dưới ánh nắng mặt trời, không phải chịu một nguồn nhiệt nào khác, nó cần được bảo vệ chống nhiễm bẩn dầu, mỡ hoặc các chất có hạt khác trong mọi thời gian. Trước khi lắp đặt vào công trình, cần làm sạch vật chắn nước khỏi mọi tạp chất ngoại lai. Các vật chắn nước cần được bảo quản và lắp đặt theo đúng các hướng dẫn của Nhà Chế tạo. Loại của tấm ngăn nước được chọn phải phù hợp với vị trí cụ thể của kết cấu, và hình dạng của nó phải sao cho bê tông có thể đổ bao xung quanh nó với một độ đồng đều hoàn chỉnh và không có lỗ rỗng và kẽ nứt. Nhà thầu sẽ phải áp dụng mọi sự phòng ngừa thích đáng và sẽ phải đưa ra các biện pháp để hỗ trợ và bảo vệ vật liệu tấm ngăn nước trong suốt quá trình Công tác và phải thay thế hoặc sửa chữa tấm ngăn nước bị hỏng theo hướng dẫn. Cần đặc biệt chú ý trong việc đặt và lắp tấm ngăn nước để bảo đảm rằng tâm của tấm ngăn nước trùng với lỗ mối nối và rằng vật chắn nước là vuông góc với mặt phẳng của mối nối. Cần đổ và đầm bê tông quanh tấm ngăn nước một cách cẩn thận để bảo đảm lấp đầy bê tông trong ván khuôn quanh tấm ngăn nước và tạo nên một sự bám dính hoàn chỉnh giữa bê tông và khoảng bao quanh vật chắn nước. Các tấm ngăn nước cũng như các phần liên kết hoặc kết nối, cần được gắn chặt với ván khuôn hoặc với cốt thép để giữ chúng ở đúng vị trí như quy định trong các bản vẽ trong suốt quá trình đổ bê tông. Không cho phép nối các tấm ngăn nước lại làm hại tới tính kín nước của nó (đóng đinh chẳng hạn) Các tấm ngăn nước cũng như các phần liên kết hoặc kết nối cần được nối liền với nhau để bảo đảm một sự kín nước liên tục. Phương pháp tiếp nối phải là phương pháp đã được phê duyệt như kết nối lưu hóa-nóng bằng cách dùng thiết bị lưu hóa điện, hoặc kết nối lạnh bằng cách dùng một ống nối (măng sông) cao su định hình và dung môi chuyên dụng, do Nhà Chế tạo quy định. Các phần bắt đầu của các tấm ngăn nước hoặc các phần đặc biệt cần được bảo vệ tránh rủi ro do các va trạm cơ khí và, nếu cần, từ tác động của bức xạ mặt trời nếu thời gian để hở chúng là vượt quá một tháng.

Page 251: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 653

3.4. CHẤT LẤP KHE NỐI Các chất lấp khe nối cần được bảo quản và lắp đặt theo đúng các hướng dẫn của nhà chế tạo, vào những vị trí như trong Các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư chỉ dẫn. Cần đặc biệt chú ý làm sạch và sơn lót các bề mặt mối nối bê tông. 3.5. VẬT KÍN NƯỚC KHE NỐI Các vật kín nước mối nối cần được bảo quản và lắp đặt theo đúng các hướng dẫn của nhà chế tạo. Các mép góc của mối nối cần không có bất cứ dấu hiệu sứt mẻ nào. Mọi sự sửa chữa trên các mặt bích của mối nối cần được tiến hành bằng cách dùng nhựa epoxy được Chủ đầu tư phê duyệt. Trước khi đổ hợp chất kín nước mối nối, các bề mặt mối nối cần được làm sạch khỏi mọi hạt xi măng rơi vãi bằng phun thổi cát hoặc đánh bóng hoặc chải sạch. Các bề mặt phải là sạch và khô khi đổ các hợp chất matít. 3.6. MỐI NỐI CẦU Các thanh néo của mối nối cầu cần được hàn vào với các thanh cốt thép. Các mối nối cần cần được lắp đặt theo đúng các chỉ dẫn của nhà chế tạo, vào các vị trí chỉ ra trên Các Bản vẽ.

Page 252: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 654

G6.20. PHẦN 0510 - THÉP KẾT CẤU VÀ KIM LOẠI KHÁC 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Công việc nêu trong Phần này bao gồm việc cung cấp tất cả nhân công, thiết bị và các vật liệu để hoàn thành việc thiết kế và mô tả chi tiết, cung cấp, chế tạo, sơn hoặc mạ, và lắp đặt thép kết cấu và các công tác kim loại kín và hở khác như được chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc Công tác do Chủ đầu tư yêu cầu thực hiện, bao gồm :

- Thép kết cấu cho các lọai cầu. - Khung thép kết cấu của Nhà máy.hoặc các tòa nhà khác. - Các Dầm kết cấu đỡ cần trục của Nhà máy. - Các đường ray. - Các thang. - Các cầu thang. - Các hàng rào. - Các khung, tấm phủ và lưới sắt. - Các khung thép cho các lớp ốp lát bê tông đúc sẵn, các lớp phủ và lưới kim loại khác. - Cung cấp và lắp đặt các phần đặt sẵn để đặt hoặc bổ sung các phần do những Nhà thầu khác cung cấp, và không phải là tải trọng làm việc. - Các cung cấp khác về thép.

1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan Phần 0110: Các yêu cầu chung Phần 0430: Bê tông Phần 0520: Mái và phần che phủ bên ngoài 1.2.2. Công tác do Nhà thầu khác thực hiện

- Cung cấp và lắp đặt tất cả các cửa và các rãnh cửa. - Cung cấp và lắp đặt tất các van. - Cung cấp và lắp đặt cẩu tại cửa lấy nước kể cả các đường ray và néo. - Cung cấp, lắp đặt các lưới chắn rác ở Cửa Lấy nước và các rãnh tương ứng. - Cung cấp và lắp đặt cầu trục trong Nhà máy, kể cả đường ray và các chốt néo và các tấm néo. - Cung cấp và lắp đặt các thanh neo hoặc chi tiết đặt sẵn liên quan đến các Nhà thầu cung cấp thiết bị.

1.3. ĐỊNH NGHĨA Các thành phần thép được cung cấp lắp đặt và chôn trong khối bê tông ban đầu do Nhà thầu Xây dựng thực hiện bao gồm hai loại hạng mục mà sẽ được chỉ ra trong các bản vẽ thi công: -Các thành phần được chôn trước (các tấm thép lá,...) mà sẽ được các Nhà thầu thiết bị sử dụng để đặt, hiệu chỉnh và lắp đặt các thành phần cơ khí của họ mà không truyền tải trọng làm việc, - Các thành phần mà sẽ được dùng để đặt, lắp đặt hoặc cố định mọi thành phần cung cấp theo Hợp đồng Xây dựng, có hoặc không chịu tải trọng. Các thành phần được chôn (kín) là những thành phần thép được cung cấp và đi kèm theo các thành phần được chôn trước bởi các thanh điều chỉnh, bởi Nhà thầu thiết bị theo trách nhiệm của họ. Việc đổ bê tông các thành phần này với bê tông giai đoạn hai hoặc vữa là thuộc hợp đồng Xây dựng và được định nghĩa trong Phần 0430. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.4.1. Tổng quát Công tác nêu trong Mục này cần được tuân theo các yêu cầu của các quy phạm, tiêu chuẩn sau đây TCXD 170-1989 Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4613-1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu thép. Ký hiệu quy ước trên bản vẽ TCVN 5575-1991 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5889-1995 Bản vẽ các kết cấu kim loại TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 6085-1995 Nguyên tắc chung để lập bản vẽ thi công các kết cấu chế sẵn TCVN 4059-1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm kết cấu thép. Danh mục chỉ tiêu

Page 253: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 655

Ngoài ra, có thẻ áp dụng các tiêu chuẩn của AISC, các Tiêu chuẩn và các Đặc trưng Kỹ thuật của ASTM; Các tiêu chuẩn của Hiệp Hội Sơn kết cấu thép và tiêu chuẩn của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS). Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy phạm đó và các yêu cầu nêu trong Điều kiện kỹ thuật này, thì các yêu cầu nêu trong Điều kiện kỹ thuật này sẽ được coi là chủ đạo để giải quyết sự khác biệt đó. 1.4.2. Standards of the AMERICAN INSTITUTE OF STEEL CONSTRUCTION (AISC) 1.4.3. Standards and Specifications of the AMERICAN SOCIETY FOR TESTING AND MATERIALS (ASTM) 1.4.4. Standards of the STEEL STRUCTURES PAINTING COUNCIL (SSPC) 1.4.5. AMERICAN WELDING SOCIETY (AWS) 1.4.6. Uniform Building Code (UBC of USA) AWS A56 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Kiểm tra - Tất cả các vật liệu được cung cấp và tất cả các công việc được thực thi không phải ở Hiện trường theo Mục này sẽ được Chủ đầu tư kiểm tra tại nơi sản xuất và/hoặc chế tạo. Trừ khi Chủ đầu tư hủy bỏ sự kiểm tra đó, còn không thì không một nguyên vật liệu nào được chở đến công trường nếu không có sự kiểm tra như vậy và Nhà Thầu được Chủ đầu tư ủy quyền sẽ chứng nhận để chuyển giao nguyên vật liệu tới Công trường. Khi được Chủ đầu tư chỉ đạo, Nhà Thầu sẽ phải nộp cho Chủ đầu tư các báo cáo kiểm tra có xác nhận tại nhà máy hoặc xưởng chế tạo thay cho sự kiểm tra tại nhà máy. Việc chấp nhận nguyên vật liệu hoặc việc hủy bỏ kiểm tra vẫn không làm giảm nhẹ trách nhiệm Nhà Thầu trong việc cung cấp nguyên vật liệu và trong việc chất lượng sản phẩm phải tuân theo các Điều kiện Kỹ thuật. - Ít nhất là 70% của toàn bộ các mối hàn kết cấu phải được kiểm tra 100% bằng các phương pháp không phá hủy, theo chỉ đạo của Chủ đầu tư. Các mối hàn góc cần được kiểm tra bởi hạt từ tính hoặc kiểm tra bằng phương pháp thấm chất lỏng. Các mối hàn lòng máng sẽ sử dụng các kiểm tra bằng tia X (RT) và/hoặc siêu âm (UT). Điều này đặc biệt liên quan đến các dầm thép đỡ cầu trục trong Nhà máy. - Ít nhất là 15% của toàn bộ các mối hàn trong thép phi-kết cấu hoặc trong các thép kết cấu chỉ chịu các tải trọng khí hậu (các tấm lợp) và trong các công tác kim loại khác cần được kiểm tra bằng phương pháp hạt từ tính hoặc phương pháp thấm chất lỏng, theo chỉ đạo của Chủ đầu tư. - Nhà Thầu sẽ cung cấp mọi vật liệu, thiết bị và những nhân viên có đủ trình độ để tiến hành kiểm tra bằng tia X, siêu âm và/hoặc hạt từ tính của các mối hàn trong xưởng và kiểm tra điểm của các mối hàn ngoài hiện trường tại các vị trí Chủ đầu tư chọn. - Các số liệu và biên bản của tất cả các lần kiểm tra phải được Nhà Thầu tham khảo thích đáng và lưu giữ một cách có trình tự trong suốt thời gian Công việc và cần sẵn sàng có ngay cho Chủ đầu tư khi yêu cầu và chuyển lại cho Chủ đầu tư sau khi hoàn thành Công việc. - Mọi vật liệu và chất lượng sản phẩm đã được kiểm tra trong xưởng hoặc tại điểm chế tạo cũng sẽ là đối tượng kiểm tra tại Công trường, và nếu tìm ra được các khiếm khuyết, sẽ phải hủy bỏ và Nhà Thầu phải sửa lại. - Chủ đầu tư có quyền kiểm tra các hạng mục được sơn trong các xưởng của Nhà thầu và/hoặc của Nhà thầu phụ của họ để bảo đảm rằng họ tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn quy định và quy trình sơn. - Số lớp sơn và độ dày sơn tổng cộng sẽ được kiểm tra và Chủ đầu tư có quyền được biết độ dày của các lớp sơn riêng rẽ được kiểm tra trong báo cáo gửi cho họ. Chủ đầu tư sẽ ấn định diện tích kiểm tra và số điểm kiểm tra. Độ dày tối thiểu đo được sẽ không dưới 90% độ dày bảo hành và độ dày trung bình của tất cả các lần đo đạc phải không nhỏ hơn độ dày bảo hành. Nhà thầu sẽ phải cung cấp các thiết bị đo đạc, phải là loại thăm dò điện tử (Brandl Positector hoặc tương tự), cho mức độ đọc chính xác tới 1 micrometre (μ). Cứ mỗi 0,5 m2 hoặc 0,5 mét dài phải đo một lần. - Các kiểm tra sự bám dính phải được thực hiện bằng thiết bị ngập hoặc ngập từng phần, theo tiêu chuẩn ASTM. Các công cụ cần thiết, theo cùng tiêu chuẩn sẽ do Nhà thầu cấp. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN - Nhà thầu phải đệ trình các bản sao của các lần kiểm tra có xác nhận của nhà chế tạo. - Thép kết cấu và công tác kim loại khác cần tuân theo các chi tiết và các dữ liệu nêu trong Các Bản vẽ thi công và tiêu chuẩn thiết kế do Chủ đầu tư cung cấp, và theo các kích thước thật của các kết cấu và các hạng mục đã xây dựng. Nhà Thầu sẽ phải chuẩn bị các bản vẽ gia công trong xưởng và các bản vẽ lắp đặt của tất cả các thép kết cấu cùng với công tác kim loại kèm theo nó, và công tác kim loại khác do Nhà Thầu cung cấp, chỉ rõ kích thước chi tiết của mỗi thành phần, chủng loại và loại thép, các chi tiết liên kết và hàn, phương pháp lắp ráp, các mấu néo kim loại hoặc liên kết với kết cấu khác, các diện tích và loại

Page 254: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 656

sơn hoặc lớp bảo vệ chống ăn mòn. Mỗi bản vẽ như vậy cần được đệ trình cho Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về công việc đó ít nhất là 56 ngày trước khi chế tạo hoặc đặt hàng. -Nhà Thầu cũng phải chuẩn bị và đệ trình lên Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về việc đó, ít nhất là 60 ngày trước khi chế tạo, các phiếu vật liệu liệt kê đầy đủ các chi tiết thành phần của tất cả các hạng mục sẽ do họ cung cấp theo yêu cầu lắp đặt chỉ ra trong các Bản vẽ. - Nhà thầu phải đệ trình các phương pháp hàn và các chứng chỉ về trình độ chuyên môn của thợ hàn để phê duyệt, theo đúng quy định. - Đối với mỗi loại bảo vệ bằng cách sơn, 28 ngày trước khi đặt hàng các vật liệu sơn, Nhà thầu phải đệ trình để Chủ đầu tư phê duyệt : + Mô tả mỗi loại hệ thống, kể cả việc chuẩn bị các bề mặt, các sản phẩm áp dụng, độ dày, + Danh sách tất cả các loại sản phẩm sơn dự kiến sử dụng, kể cả tên của nhà chế tạo, các đặc trưng sản phẩm, và các đặc trưng của lớp sơn khô, + Các bản sao các đặc trưng kỹ thuật và hướng dẫn áp dụng của nhà chế tạo, + Địa điểm sử dụng (trong xưởng, ngoài hiện trường), + Bảng Tóm tắt về tất cả thiết bị và sự bảo vệ cần thiết, kể cả tính chất của các sản phẩm, độ dày, màu sắc của mỗi loại sơn phủ và bề mặt bảo vệ. - Đối với mỗi loại hệ thống bảo vệ bằng cách mạ, Nhà thầu phải đệ trình để Chủ đầu tư duyệt : + Các tham chiếu về mạ ngoài hiện trường nêu trong Điều kiện kỹ thuật. + Giấy chứng nhận kiểm tra các sản phẩm được mạ trong xưởng hoặc giấy chứng nhận về việc tuân thủ Điều kiện Kỹ thuật. + Giấy xác nhận quá trình sản xuất trong xưởng của các sản phẩm được mạ. + Giấy xác nhận dấu hiệu các thành phần mạ đã được kiểm tra trong xưởng. - Nhà thầu phải trao cho Chủ đầu tư một thông báo về ngày tháng kiểm tra theo kế hoạch các hạng mục thép kết cấu khác nhau ít nhất là trước 28 ngày. - Nhà thầu không được bắt đầu sơn bất cứ một thiết bị nào mà là đối tượng của các cuộc kiểm tra trong xưởng mà không có văn bản đồng ý trước của Chủ đầu tư. - Nhà thầu phải đệ trình báo cáo về việc sơn, quy định như sau: + Báo cáo hàng ngày về nhiệt độ không khí tối đa và tối thiểu và danh sách phần được sơn. + Báo cáo hàng ngày về độ ẩm tối đa và tối thiểu của phòng sơn. + Các thông tin thích hợp khác. 2. VẬT LIỆU 2.1. TỔNG QUÁT - Mọi vật liệu do Nhà Thầu cung cấp phải là mới và phải được Chủ đầu tư chấp nhận. Trừ khi được quy định khác đi hoặc được nêu trong Các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư phê duyệt khác đi, còn không thì các vật liệu sẽ phải tuân theo các đặc trưng kỹ thuật sau. Các tấm thép, thanh dầm thép, ASTM A36/A36M Các tấm sàn ASTM A36/A36M Sắt đúc ASTM A48 Loại 25 Ống thép làm tay vịn lan can ASTM A53 - Tiêu chuẩn Phụ lục 40 - Bền ngoại hạng Phụ lục 80 Các dây xích ASTM A467 Các vật liệu hàn AWS A5.1 hoặc A5.5 Bulông, Ecu, vòng đệm - Độ bền cao ASTMA325M hoặcASTM A490M - Thép không rỉ ASTM A 193 - Độ bền tiêu chuẩn ASTM A 307 Loại A hoặc B - Các mối ren - Các loại ren bước lớn - Các vòng đệm, tôi ASTM F 436M - Các vòng đệm, độ bền tiêu chuẩn - Chất lượng thương mại tiêu chuẩn - Các vòng đệm vát hình nêm - Sắt dễ dát mỏng, dễ uốn hoặc thép - Các liên kết chịu cắt (đinh tán) ASTM A108 các loại 1010 đến 1020

Page 255: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 657

- Trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này hoặc nêu trong các Bản vẽ, còn không thì mối liên kết hở phải là cùng vật liệu, cùng màu với kim loại mà nó liên kết. - Vữa xi măng cho các tấm nền và lớp đệm lót cần phải là vữa khô như quy định ở Phần 0430. - Vữa phụt xi măng không-co ngót Vữa Sika 212 HP hoặc loại tương đương được chấp nhận sẽ được dùng để phụt xi măng kết cấu dưới lớp nền cột. 2.2. VẬT LIỆU SƠN - Trừ phi được quy định khác đi trong tài liệu này hoặc trong Các Bản vẽ, còn không thì lớp sơn lót có thể hàn kẽm được phải là Interzinc NQA 62/NQA026 của International Pain Ltd., hoặc loại được coi là tương đương. - Lớp sơn lót sau khi-hàn phải là lớp sơn lót giàu epoxy kẽm Interzinc 52 do International Paints Ltd. chế tạo hoặc loại được coi là tương tự. - Lớp sơn cuối cùng phải là mastic epoxy Itegrad EX/EXA208 International Paints Ltd. chế tạo hoặc loại được coi là tương đương. 2.3. BẢO QUẢN CÁC VẬT LIỆU SƠN - Các điều kiện lưu giữ, bảo quản các sản phẩm sơn phải tuân theo các yêu cầu nêu trong bản dữ liệu kỹ thuật của nhà cung cấp. Việc không tuân thủ các điều kiện này có thể đưa đến việc loại bỏ sản phẩm. Đặc biệt, Nhà thầu phải coi là đã biết về các điều kiện khí hậu ở hiện trường và cần tính đến các điều kiện như vậy. - Các kho bãi dùng để lưu giữ bảo quản sơn và các dung môi đi kèm phải là kín và có mái che, sao cho có thể giữ nhiệt độ và độ ẩm ở một mức độ phù hợp với Điều kiện Kỹ thuật trong các Hướng dẫn sử dụng sản phẩm. 2.4. MẠ KẼM Kẽm để mạ phải tuân theo ASTM A123 3. THỰC HIỆN 3.1. CHẾ TẠO - Việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt công tác kim loại kết cấu và các liên kết, các tấm nền, các mối ghép, các chi tiết nối, các mối nối, các móc treo, các lớp đệm, các mấu néo và các kết cấu kim loại kèm theo, và công tác kim loại khác cần phải căn cứ vào các yêu cầu của Thiết kế ứng suất cho phép AISC, trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này hoặc nêu trong Các Bản vẽ. - Các thành phần hoặc các phần riêng lẻ của một hạng mục thép kết cấu hoặc công tác kim loại khác cần không được ghép nối với nhau, trừ khi được nêu trong các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư chấp nhận. - Các nối ghép, liên kết sẽ do Nhà thầu thiết kế và đệ trình lên Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về Công việc này. Các liên kết lắp ghép trong xưởng sẽ là hàn. Các liên kết lắp ghép tại hiện trường sẽ hoặc là được hàn hoặc bắt ốc chặt đối với những bộ phận kết cấu được sơn và những bộ phận cần được mạ kẽm. Trừ khi được quy định khác đi hoặc được chỉ ra trong các Bản vẽ, còn không thì các bulông loại cường độ cao sẽ được dùng để bắt ốc các liên kết. - Các bộ phận thép kết cấu liên kết mà được ghép nối tại hiện trường cần được đánh dấu đường trục lắp ghép ở trong xưởng và mỗi bộ phận lắp ghép cần được đánh dấu rõ ràng tương ứng vối các mốc lắp ráp chỉ ra trong các bản vẽ lắp ráp. - Công tác hàn sẽ được thực hiện trong xưởng được Chủ đầu tư chấp nhận hoàn toàn. Xưởng này có thể là của Nhà thầu, hoặc của một Nhà thầu phụ hoặc của một nhà chế tạo. Mọi công tác hàn cần đáp ứng được các yêu cầu của AWS D1.1. - Các thành phần sẽ được liên kết bằng cách hàn cần phải cắt theo kích thước chính xác, với các góc cạnh được cắt bằng lửa hàn hoặc bằng máy để phù hợp với loại hàn được yêu cầu và cho phép hàn ngấu. Bề mặt của các tấm sẽ được hàn cần không bị rỉ, không dây dầu mỡ hoặc các vật ngoại lai theo các mép được chuẩn bị để hàn. Bề mặt cắt phải hoàn toàn không bị một khiếm khuyết nào. - Tất cả mọi mối hàn phải là liên tục theo đường tiếp xúc, trừ những mối đinh bấm cấm hàn. Mọi mối hàn lộ cần phải mài cho trơn nhẵn. - Các mối hàn lộ cần phải mài nhẵn và ngang bằng với chi tiết kim loại kế cận tại tất cả các góc, khung, các bậc thang, các móc, các tay vịn lan can; Tại tất cả các bề mặt đệm nơi các phần mối hàn nhô lên cần được bảo vệ thích hợp do các bộ phận liên kết dựa lên hoặc đặt lên đó; và tại các bề mặt của các đường lăn và các rãnh của các bộ phận chuyển động.

Page 256: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 658

- Không được phép hàn thép đã mạ trừ những nơi được chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc Chủ đầu tư hướng dẫn. - Các mối nối cần được làm đầy, làm đều hoặc cắt gọt đánh bóng, nếu cần để bảo đảm liên kết kín và hoàn hảo. Tất cả các khung cần được cấp cùng với các liên kết giằng néo thích hợp. Tất cả các khung cần được cung cấp với việc giằng néo thích hợp để bảo đảm cố định hình dạng khi vận chuyển. - Thép kết cấu và công tác kim loại khác cần được bốc dỡ cẩn thận trong mọi lúc để bảo đảm không bị biến dạng hoặc các hư hỏng khác ảnh hưởng tới kết cấu và tổn thất về sơn. - Các thành phần không được quá căng về ứng suất trong thời gian thi công và cấm đập búa. - Các tấm sàn cần có hình dạng lớn hơn. - Các néo chốt cần được hàn vào kết cấu kim loại như nêu trong các Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư và theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. - Các cầu công tác bằng thép cần được đặt và phối hợp với các trụ đỡ thép kết cấu theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. - Sai số cho phép trong chế tạo : + Các kích thước mà không ảnh hưởng trực tiếp lên việc lắp ráp: 0,2 %. + Các kích thước chính: 0,1 %. + Cục bộ (diện tích 200 x 200 mm): 0,5/400 cm2. + Độ bằng phẳng: 1 mm. + Độ song song chính, độ vuông góc chính: 1 mm/m. + Độ thẳng, độ thẳng hàng: 2 mm. 3.2. SƠN 3.2.1. Tổng quát - Nhà thầu sẽ không được bắt đầu sơn bất cứ một thiết bị nào mà không có văn bản đồng ý trước của Chủ đầu tư. Nhà thầu phải áp dụng mọi sự đề phòng thích hợp để bảo đảm rằng các lớp sơn phủ bảo vệ là không bị hư hại trong quá trình di chuyển trong xưởng, trong quá trình vận chuyển và trong quá trình lắp ráp. Đặc biệt, Nhà thầu sẽ phải bảo đảm rằng không có hư hại nào xảy ra qua việc dùng các hệ thống đóng gói bao bì và các phương pháp di chuyển không thích hợp. Trong trường hợp có hư hại, Nhà thầu cần phải thực hiện tốt các lớp sơn bảo vệ hiện hành bằng cách dùng các sản phẩm cùng loại và áp dụng cùng trong các điều kiện như nhau. Đối với tất cả các thiết bị được cung cấp, cần chọn một loại sơn duy nhất được Chủ đầu tư chấp nhận và các sản phẩm đồng nhất cho các điều kiện vận hành đồng nhất, trừ đối với thiết bị chuẩn hóa. Ở những nơi áp dụng lớp sơn phủ chống ăn mòn, chi phí của tất cả mọi việc lắp đặt cần thiết sẽ do Nhà thầu phải chịu. - Trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này, được chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư yêu cầu, còn không thì tất cả các bề mặt của kết cấu thép và kết cấu kim loại khác cần được sơn lớp lót và lớp hoàn thiện ở trong xưởng trước khi vận chuyển tới Hiện trường. - Trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này hoặc nêu trong các Bản vẽ, các bề mặt mạ, các bề mặt nhôm lộ thiên, và các bề măt mà sẽ nối tiếp với bê tông, với vữa hoặc xi măng sẽ không được sơn ở trong xưởng. - Tất cả các bộ phận kim loại không được bảo vệ bởi một lớp kim loại hoặc bởi quá trình xử lý bề mặt sẽ phải có một lớp bảo vệ loại chống ăn mòn do nước biển, dựa trên việc sơn. + Các phần được chôn kín trong bê tông Ngay trước khi áp dụng lớp sơn phủ bảo vệ, mọi vết bẩn, sơn... cần được dọn bỏ bằng cách mài sạch bằng giấy ráp. Hệ thống bảo vệ cho những phần bị ngập nước hoặc những phần hở trong không khí, nếu có thể áp dụng được, cần được áp dụng cho suốt chiều dài 10 cm tính từ đường xuyên vào bê tông đối với những phần mà có các bề mặt không bị chôn kín trong bê tông. + Các bề mặt được mài mòn Cần áp dụng một lớp vecni bảo vệ cho những bề mặt khô và sạch bằng cách dùng hoặc là chổi quét hoặc súng phun dạng bụi sương. Lớp vecni này cần phải có khả năng dễ tẩy sạch bằng xăng. - Các bề mặt bên trong của các bể chứa Các bề mặt bên trong của các bể chứa được thiết kế để chứa dầu cần được thổi cát và bảo vệ lập tức với hai lớp tráng men chống thấm dầu. - Mặt bên trong của các dầm hộp Mặt bên trong của các dầm hộp không thể sơn được sau khi lắp ráp sẽ là đối tượng của một cuộc kiểm tra tính kín nước bằng cách sử dụng không khí nén, trừ phi được quy định khác đi. Áp lực khi nén cho kiểm tra này phải là 0,15 bar. Khi hoàn thành kiểm tra này, một lớp bụi khử ẩm sẽ được thổi vào bên trong của

Page 257: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 659

các dầm hộp để làm khô không khí. Do vậy cửa của dầm hộp cần niêm phong cẩn thận bằng cách hàn vào đó một tấm phẳng. - Các đường vào, sàn, tay vịn, cầu thang, tấm phủ, cột đèn Các bề mặt không thể đến được của thiết bị sau khi lắp đặt và/hoặc lắp ráp cần được chuẩn bị và bảo vệ bằng cách dùng một hệ thống hoàn chỉnh được chọn cho toàn bộ thiết bị trước khi tiến hành việc lắp ráp và lắp đặt đó. - Đường ống công tác Các bề mặt bên trong và bên ngoài của đường ống dẫn nước và không khí cần được bảo vệ bằng cách mạ nóng. Các đường ống đường kính nhỏ cần được lắp ráp không hàn để tránh các rủi ro do sự hư hại của lớp bảo vệ chống rỉ. Các đường ống đường kính lớn có thể được lắp ráp bằng cách hàn nếu các mối hàn đó là có thể đến được để thực hiện tốt lớp bảo vệ chống rỉ bên trong và bên ngoài. Không cần mạ đường ống dẫn dầu. Bề mặt bên ngoài của các đường ống dẫn dầu sẽ được bảo vệ bằng cách sơn theo tiêu chuẩn SSPC, tùy vị trí của chúng. - Màu sắc Các màu sơn dự kiến cần được trình lên Kỹ sư để phê duyệt. - Thiết bị chuẩn hóa Việc bảo vệ chống ăn mòn cho những thiết bị chuẩn hóa thường là được thực hiện trong xưởng của nhà cung cấp, sẽ được trình lên Chủ đầu tư để phê duyệt. - Tất cả các dụng cụ và bộ phận an toàn khi tiếp xúc với nước có thể bị ăn mòn và tróc vảy gây nên các lỗi trong vận hành, cần được bảo vệ chống ăn mòn, ở những chỗ có thể, cần được bảo vệ chống tróc vảy bằng cách sử dụng các vật liệu có các tính chất vật lý và cơ học chống được những điều kiện tác động lên chúng. 3.2.2. Yêu cầu áp dụng sơn phủ - Phương pháp chung để tẩy dầu mỡ là làm sạch bằng dung môi căn cứ theo SSPC-SP1. Sau khi làm sạch bằng dung môi, tất cả các kim loại dùng cho chế tạo cần phải được làm sạch bằng phun thổi cát theo SSPC SP6 - Làm sạch bằng Phun thổi - Thương mại. Vật liệu mài sử dụng sẽ là cát silica trắng sạch khô 20-50 mesh và cần tạo nên một cấu trúc nhám 30-35 μm. - Đối với các lớp nền được sơn trước và việc chuẩn bị bề mặt giữa mỗi lớp sơn, việc chuẩn bị bề mặt sẽ được xác định theo cách đã áp dụng trước đó trong xưởng và theo các yêu cầu bám dính của các lớp sơn khác, mà sẽ do nhà cung cấp sơn ấn định (bề mặt, độ nhám, khả năng tẩy sạch của kẽm, muối, v.v...). - Sau khi hoàn thành việc phun thổi, các bề mặt cần hút hoặc thổi bằng khí khô nén để tẩy sạch bụi bẩn và mọi hạt bẩn bên ngoài bám vào. Ngay sau đó, cần sơn phủ kim loại với một lớp lót trước xây dựng với độ dày khô từ 15 - 20μm. Nếu có bất kỳ một lớp rỉ nào sau khi phun thổi cát, thì bề mặt đó cần được phun thổi lại trước khi sơn. Không được sơn lớp lót khi nhiệt độ của kim loại dưới 7oC hoặc các điều kiện không khí xung quanh là không tuân theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc không thích hợp. - Sau khi chế tạo, mọi vảy hàn rơi vãi, các vết hàn xù xì thô nhám, hoặc các đầu nhọn sắc nhô ra cần được đục bỏ và đánh bóng. Tất cả các đường hàn sau đó sẽ được làm sạch bằng phun thổi cát theo SSPC-SP10 - Làm sạch bằng Phun thổi gần trắng. - Trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này hoặc được chỉ ra trong Các Bản vẽ, còn không thì các bề mặt cần sơn phủ sẽ phải sơn phủ một lớp lót bằng loại giàu epoxy sau-hàn theo quy định của SSPC-PA1 để đạt một lớp sơn phủ có độ dày khô là 50 μm. - Trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này hoặc được chỉ ra trong Các Bản vẽ, còn không thì các bề mặt cần sơn sẽ được sơn hai lớp sơn hoàn thiện bằng loại mastic epoxy high build, mỗi lớp có độ dày khô là 125 μm, tổng cộng hai lớp là 250 μm. - Mặt tiếp xúc trong các liên kết bulong độ bền cao giới hạn trượt cần không dây dầu mỡ, không sơn, không quét dầu bóng hoặc các lớp che phủ khác. - Việc làm sạch bằng phun thổi và công tác sơn cần được tiến hành chỉ khi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường không khí xung quanh nằm trong phạm vi các yêu cầu của hướng dẫn sử dụng sản phẩm. - Mọi công sơn cần phải được đình hoãn ngay sau khi độ ẩm vượt quá 75% và nhiệt độ môi trường vượt quá 40% hoặc xuống dưới 5oC. Nhiệt độ lớp nền luôn phải cao hơn điểm sương ít nhất là 3oC. - Nhà thầu phải chịu các chi phí về việc trang bị cho mỗi trạm công tác các thiết bị đo lường đủ mức độ chính xác. Cần ghi chép về quá trình nhiệt độ và độ ẩm của vị trí áp dụng. - Việc lựa chọn (các) vị trí áp dụng các lớp sơn cuối cần được làm có xét tới các vấn đền sau: + Loại sản phẩm. + Kế hoạch và tiến trình chế tạo và lắp đặt. + Các điều kiện về khí hậu. + Cách thức sơn.

Page 258: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 660

+ Thiết bị, vật liệu, nhân công sẵn có. + Các yếu tố khác có thể tính đến. 3.2.3. Sơn hoàn thiện - Sơn hoàn thiện là việc sơn các hạng mục tại Hiện trường, sau khi lắp đặt, mà trước đó chúng đã được sơn hoặc mạ nhưng cần phải sửa chữa do những hư hại khi vận chuyển, lưu giữ, kiểm định hoặc lắp đặt gây ra, hoặc là việc sơn các chi tiết đã hàn hoặc đã chốt bulông ở hiện trường, khi mà lớp sơn đã bị bong ra hoặc khi lớp sơn đó mỏng hơn bề mặt kế cận. - Nhà thầu cần phải thực hiện và áp dụng việc cải thiện như vậy cho tất cả các bề mặt đã được sơn và mạ từ trong xưởng mà, theo ý kiến của Kỹ sư, là cần phải sửa chữa, cải thiện. - Việc chuẩn bị bề mặt để sửa chữa cải thiện sẽ phải tuân theo SSPC-SP1 về việc tẩy rửa sạch dầu và mỡ, và tuân theo SSPC-SP3 về việc tẩy rửa sạch các chất bẩn, những sơn rơi vãi và các vết han rỉ. Việc chuẩn bị bề mặt hàn tại hiện trường, khi cần, phải là làm sạch bằng phun thổi cát, theo SSPC-SP10. - Tất cả các bề mặt đã được phun thổi cát, mài sạch bụi bẩn hoặc chải sạch bằng bàn chải sắt, cần được sơn lót càng sớm càng tốt sau các xử lý như vậy, nhưng trong mọi trường hợp, thời gian tối đa trước khi sơn lót sẽ là 8 giờ. 3.3. MẠ KẼM - Việc mạ và kiểm tra cần tuân theo các yêu cầu của ASTM A123. - Trước khi bắt đầu việc mạ, Nhà thầu cần cung cấp cho Chủ đầu tư một mô tả chi tiết về công tác mạ của họ và một sự phân tích về các đầu cực mà họ dự kiến sẽ dùng đến. Trong quá trình mạ, Chủ đầu tư sẽ tiến hành các kiểm tra về lớp mạ và phân tích đầu cực nếu thấy là cần thiết. Tất cả mọi hạng mục, vật liệu và nhân công cần cho việc kiểm tra này sẽ do Nhà thầu cung cấp, không tính vào chi phí bổ sung. - Vật liệu sẽ được mạ sau khi việc chế tạo, mài đánh bóng, và các công việc trong xưởng đã hoàn thiện, trừ khi được quy định khác đi trong tài liệu này. - Trước khi mạ, mọi vảy hàn rơi vãi, các vết hàn xù xì thô nhám, hoặc các vết sắc nhọn nhô ra sẽ phải tẩy sạch bằng cách đục bỏ và đánh bóng. Sau đó tất cả các đường hàn sẽ được làm sạch bằng phun thổi cát. Các bề mặt khác sẽ được làm sạch khỏi mọi vảy bụi, dầu, mỡ và các vảy hàn còn đọng lại căn cứ thep SSPC- SP6 - Làm sạch bằng Phun thổi thương mại. Sau khi làm sạch, các mối hàn cần phải có một bề mặt liên tục, đều đặn, không bị bất cứ một vết rỗ nào và kín nước tuyệt đối. - Các thành phần được lắp ráp bằng bulông hoặc đinh tán cần được chuyển giao cho người thợ mạ khi chưa lắp ráp để xử lý riêng biệt. Các lỗ bulông, đinh tán hoặc chốt cần được khoan cẩn thận trước khi mạ tới một đường kính mà có tính đến độ dày của lớp mạ. - Lớp mạ cần sạch sẽ, trơn nhẵn, đồng nhất và không có khuyết tật. Các chỗ rỗng, những chỗ lớp mạ bị gồ ghề và đọng thành các giọt mà có thể bị vỡ khi động chạm đến, sẽ không được Chủ đầu tư chấp nhận. Nếu trên 5% vật liệu bị loại bỏ, thì việc sản xuất sẽ phải ngừng lại và sửa đổi sao cho đạt đến được một sự thỏa mãn về công việc. - Việc mạ các bulông, ecu và các vòng đệm cần phải căn cứ theo ASTM A394. Các ecu sẽ được tiện ren sau khi mạ và các mối ren của ecu là trái chiều theo ASTM A394. - Trách nhiệm của Nhà thầu là dùng bất cứ biện pháp cần thiết nào để đảm bảo rằng các khung giàn hoặc các hạng mục tương tự của công tác kim loại sẽ không bị biến dạng trong quá trình mạ. Về vấn đề này, nếu Nhà thầu có dự kiến các gia cố bổ sung, các thanh giằng chống hoặc công tác kim loại nào khác làm cho tăng độ cứng, thì họ cần đệ trình các chi tiết của các biện pháp dự kiến này lên Chủ đầu tư để phê duyệt trước khi thực hiện. Các tính chất, hình dạng và đặc tính của vật liệu phải không bị ảnh hưởng bởi việc mạ. - Trọng lượng của kẽm lắng đọng trung bình phải là 7g/dm2 và ít nhất là 5g/dm2, với độ dày tối thiểu là 70 μm. Trong trường hợp các ống, các thành phần lỗ và các thành phần được lắp ráp, các giá trị nay được áp dụng cho cả hai bề mặt. 3.4. LẮP ĐẶT - Nhà thầu cần quan tâm chu đáo tới việc lưu giữ, bốc xếp và lắp đặt mọi kết cấu thép và kim loại khác được chuyển giao tới Công trường và cần duy trì trong mọi lúc sao cho không có một chi tiết nào bị uốn cong hoặc bị xoắn hoặc phải đặt ở dưới đất hoặc bị ướt hoặc bị một hư hại nào khác. - Nhà thầu phải thay thế hoặc sửa chữa tất cả những vật liệu kim loại bị hư hại bằng chi phí của mình. - Trước khi bắt đầu lắp ráp, Nhà thầu cần tiến hành những đo đạc cần thiết để kiểm tra vị trí của mọi kết cấu và hạng mục kề cận mà có thể ảnh hưởng tới việc lắp đặt các kết cấu thép và kết cấu kim loại khác. Nếu những đo đạc đó có những sự sai khác, Nhà thầu cần báo cho Chủ đầu tư để phê duyệt những kiến

Page 259: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 661

nghị nhằm hiệu chỉnh lại những sai khác đó trước khi thực hiện bất cứ một sự hiệu chỉnh nào đối với các kết cấu thép và kim loại khác hoặc các kết cấu và hạng mục kế cận. - Cần phải chuẩn bị tương xứng để lắp đặt các trạng thái ứng suất và cần giằng chống tạm thời ở những nơi cần giữ các kết cấu thép và kim loại thẳng đứng và đúng theo đường thẳng trong suốt thời gian thi công. Các thành phần giằng chống, nếu chỉ ra trong các Bản vẽ, là cần thiết cho các kết cấu hoàn thiện cuối cùng và không được cho là chúng chỉ dành cho mục đích lắp ráp. Trách nhiệm của Nhà thầu là phải chuẩn bị một cách hợp lý và tương xứng để lắp đặt. - Cần phải báo cáo cho Chủ đầu tư về tất cả những vật liệu đã được chế tạo để lắp ráp mà không vừa khớp với nhau trước khi thực thi bất cứ biện pháp sửa chữa nào. - Việc nới rộng hoặc đặt lại các lỗ bulong ở các liên kết bulong cần được thực hiện bằng khoan. Không cho phép cắt các lỗ bulong bằng lửa. - Trong thời gian lắp ráp cần đặc biệt chú ý để bảo đảm rằng khẩu độ của các dầm đường ray cần trục là chính xác và dầm là thẳng, đúng trong phạm vi sai số cho phép sau:

Khẩu độ (từ đường tâm dầm đường ray tới đường tâm dầm đường ray) ± 4 mm Điểm đỉnh của cao độ dầm đường ray trên toàn bộ chiều dài đường ray ± 7 mm Điểm đỉnh của cao độ dầm đường ray trên 3 m dài ± 4 mm Điểm đỉnh của cao độ dầm đường ray (một dầm đường ray so với bất cứ điểm nào khác)

± 4 mm

Độ thẳng của đỉnh dầm đường ray trên 3 m dài ± 2 mm - Các tấm đáy và tấm móng sẽ được trát vữa cần phải được chêm chèn và làm cho thăng bằng bởi các chêm bằng thép hoặc các ecu và các vòng đệm thăng bằng. - Trước khi lắp đặt, các hạng mục sẽ được phủ kín cần được làm sạch kỹ khỏi các bụi, bẩn, sơn, giọt bê tông hoặc các lớp phủ khác sẽ làm giảm lực bám. - Kết cấu kim loại kín cần được đặt chính xác vào vị trí trước khi đổ bê tông. Để Chủ đầu tư có thể xem xét phê duyệt, có thể chừa lại trong bê tông các hố và các kết cấu kim loại sẽ được đặt vào néo và trát vữa xi măng sau đó. - Việc đặt các mố néo hoặc các bulong néo bằng các phương pháp nêu trên là không hợp lý thì Nhà thầu cần khoan các hốc vào bê tông và đặt các chốt bê tông theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. - Các chốt néo cần được đặt trong phạm vi sai số cho phép sau đây, trừ khi được chỉ ra trong các Bản vẽ:

Dao động so với đường thẳng ± 4 mm Dao động của các chỗ nhấp nhô ± 7 mm

- Nhà thầu sẽ phải cung cấp và sử dụng các khuôn mẫu để đặt các chốt néo cho thỏa mãn sai số cho phép đã quy định trên hoặc được chỉ ra trong các Bản vẽ, không phải bằng chi phí bổ sung tính cho Chủ đầu tư. - Vữa, khi cần, phải gồm xi măng epoxy hoặc cốt liệu, cát, xi măng và nước theo tỷ lệ thành phần được Nhà thầu đề nghị và Kỹ sư phê duyệt. Ván khuôn cho việc trát vữa sẽ được lắp đặt nếu cần. Vữa sẽ được trét vào mọi hố hốc, chỗ lõm, trét chặt kín. Sau khi vữa đã đông cứng, cần dọn bỏ mọi cái nêm chèn có thể nhìn thấy được và các mối nối hở cần được hoàn thiện tới một bề mặt nhẵn nhụi và đều đặn. - Các sai số cho phép trong lắp đặt : + Kích thước không ảnh hưởng tới vận hành của phần tử: ± 0,2%. + Kích thước chính: ± 0,1%. + Cục bộ (diện tích 200 x 200 mm): 0,5 /400 cm2 + Độ bằng phẳng: ± 1 mm. + Độ thẳng, sự xếp thẳng hàng: ± 2 mm. + Độ thẳng đứng: ± 2 mm. + Độ nằm ngang: ± 2 mm. - Mọi sai số cho phép này sẽ cho phép thiết bị vận hành đúng đắn. 3.5. CÔNG TÁC KIM LOẠI KHÁC 3.5.1. Tổng quát Các Điều khoản con sau đây sẽ mô tả một vài loại chính của công tác kim loại khác thuộc phạm vi Mục này. Công tác kim loại khác không được mô tả đặc biệt ở đây nhưng cần thiết cho Công trình sẽ do Nhà thầu thực hiện. 3.5.2. Kim loại đặt trong bê tông Công tác kim loại kín khác sẽ do Nhà thầu cung cấp và lắp đặt gồm những chi tiết sau đây: - Các phần được chôn trước sẽ được dùng để lắp đặt và điều chỉnh các thiết bị cơ khí do những Nhà thầu khác cung cấp sẽ được trình bày trong các Bản vẽ thi công.

Page 260: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 662

- Các Chốt néo, các Hệ thống chốt néo và các Néo bê tông và Néo bám dính (trừ các néo của các thiết bị được cung cấp theo hợp đồng khác). - Các chi tiết và vị trí của các chốt néo kín cùng với các ống nối chốt néo, nếu cần, các hệ thống chốt néo, các néo lỗ thấp, các chốt móc, các lỗ kéo và các chốt bê tông là được trình bày trong các Bản vẽ thi công. - Các néo bê tông phải là loại mở rộng hoặc các néo ống nối, tự khoan hoặc không-tự khoan như loại được chỉ ra trong các Bản vẽ, và như loại do Hilti Viễn Đông Pvt. Ltd. chế tạo hoặc loại được coi là tương tự. Các néo bám dính phải là loại được trình bày trong các Bản vẽ Thi công hoặc do Hilti Viễn Đông Pvt. Ltd. chế tạo. Việc lắp đặt các néo bê tông và các néo bám dính cần phải căn cứ theo các khuyến nghị của nhà sản xuất và được Chủ đầu tư chấp nhận. - Các chốt chêm bằng thép có đục lỗ và các chốt chêm bằng bê tông có ren + Các chốt chêm bằng thép có đục lỗ, cũng như các chốt chêm bằng bê tông tham khảo hoặc được chỉ ra trong các Bản vẽ, cần được mạ kẽm nhúng nóng và được lắp đặt cùng với tất cả các thanh nẹp gỗ, các mấu néo và các nắp đậy cần thiết. Các chốt chêm bằng thép có đục lỗ cần không tiếp đất trực tiếp và sẽ được xem xét tiếp đất thích hợp nếu thiết bị kèm theo các chốt chêm đó là tiếp đất. + Các chốt chêm bằng bê tông có ren thuộc loại và có kích thước như chỉ ra trong các Bản vẽ thi công hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Các chốt chêm bằng bê tông có ren cần được cấp cùng với các vòng sắt đệm phù hợp. + Các chốt néo bằng bê tông được coi là một phần thống nhất của kết cấu kim loại mà nó được hàn vào. - Các khung và các góc bảo vệ Các khung thép dùng cho sàn và các lỗ tường, cho cửa van và các góc thép để bảo vệ các mép (bo góc) cần phải như được chỉ ra trong các Bản vẽ. Khi các khung là quá lớn đối với việc vận chuyển liền khối thì chúng cần được chế tạo thành những phần thích hợp và được ráp nối bằng những nối chốt thẳng hàng nhau. Các mối hàn ở những khung và góc như vậy cần phải liên tục. Các mối hàn hở cần mài nhẵn và ngang bằng với kim loại kề cận. Các lỗ để đặt các tấm phủ lên và các chi tiết kèm theo khác cần được khoan và ren như chỉ ra trong Các Bản vẽ hoặc theo như chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Các chốt néo bằng bê tông cho các khung kín, các góc bảo vệ, các bo góc và cho các mục đích khác cần là Loại Nelson H4L (hoặc loại được chấp nhận là tương đương) và phải có kích thước như chỉ ra trong các Bản vẽ thi công. 3.5.3. Kim loại khác không chôn trong bê tông Công tác kim loại hở khác mà sẽ do Nhà Thầu cung cấp và lắp đặt, bao gồm như sau: - Cửa van, Bể lắng, Giếng Kiểm tra, các Tấm lưới phủ lỗ sàn và các Tấm phủ Các tấm phủ cửa van và các tấm phủ bể lắng và giếng kiểm tra sẽ được cung cấp theo từng phần phù hợp với việc vận chuyển, đồng bộ với các lớp đệm, các nắp bằng chất dẻo và các thiết bị nối khi cần. Các phần này sẽ được cắt theo kích thước sao cho ghép nối vừa khít, có các góc hoàn chỉnh, và vừa vặn với các lỗ thang lên xuống hoặc các rãnh phai. Các tấm như vậy cần được dát mỏng một cách cẩn thận để khỏi cong vênh hoặc lắc lư khi vận chuyển. Các tấm bản cần phải đi kèm với các khung cùng với các đinh ốc bằng đồng thau đầu phẳng trong các lỗ chìm, trừ khi được lưu ý khác đi và cần phải hoàn toàn ngang bằng với đỉnh của các khung được bao phủ kín. Các tấm sàn phủ cửa van và các tấm phủ cần có hình dạng lớn hơn. - Thang, bậc thang Thang, bậc thang và các buồng khung an toàn, cáp an toàn, kể cả mọi phụ tùng cần thiết, các mấu néo, và các thiết bị nối, phải như nêu trong các Bản vẽ thi công. - Ống Tay vịn Lan can, Dây Lan can, Cột Bảo vệ, Xích An toàn và các Thiết bị An toàn khác Các ống tay vịn lan can, cột bảo vệ, các ống nối hoặc các khớp nối cột, xích an toàn, các vòng kẹp, còng và các thiết bị an toàn khác, kể cả mọi phụ tùng cần thiết, các mấu néo, các ống nối và các thiết bị nối, cần phải như nêu trong các Bản vẽ thi công. - Thép hình cho Cầu Thép hình cho các cầu trên Đập tràn vận hành và Cửa lấy nước phải là loại mạ kẽm HB308 INV-1.52 mm.

Page 261: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 663

G6.21. PHẦN 0520 - LỢP MÁI VÀ CHE PHỦ BÊN NGOÀI 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Công việc nêu trong Mục này bao gồm việc thiết kế, cung cấp và lắp đặt lớp che phủ cách nhiệt có kết cấu khung thép gia cố. Công tác che phủ này sẽ là mái lợp hoặc các tường của nhà máy thủy điện, nhà chứa động cơ diesel. Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thiết kế, cung cấp và lắp đặt lớp che phủ bằng thép cho các mái lợp và các tường thuộc công tác này. Việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm sẽ do nhà thầu phụ chuyên môn thực hiện. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN

Phần 0110: Các yêu cầu chung Phần 0510: Thép kết cấu và kim loại khác.

1.3. ĐỊNH NGHĨA/MÔ TẢ Công tác nêu trong Mục này sẽ bao gồm mọi công việc cần thiết để hoàn thiện các tòa nhà, bao gồm việc che phủ, các hạng mục chắn nước, và các phụ tùng che phủ như van đáy lật được, lớp phủ trên đỉnh, các chi tiết góc, đường viền quanh lỗ cửa, các nẹp che phủ, nút, vật liệu không thấm nước để liên kết, v.v... Mái và Lớp lợp tường sẽ thuộc loại chế tạo sẵn hoặc là các tấm độc lập và Nhà thầu sẽ lắp ráp lớp phủ cách nhiệt tại công trường. 1.4. CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ - Sản phẩm phải được thiết kế chịu được: gió, nhiệt độ, động đất và mưa. 1.5. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Các công việc sẽ được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn thông thường chuyên ngành và tuân theo mọi tiêu chuẩn và quy định hiện hành. Các quy định chuyên ngành khi cần (che phủ, lợp mái hai lớp, v.v...). Các quy định về phòng chống cháy nổ (theo Tiêu chuẩn Việt Nam). Các quy định an toàn công nghiệp. Nhà thầu sẽ kiến nghị mọi sản phẩm và các tiêu chuẩn tương ứng được nhà cung cấp và/hoặc nhà chế tạo bảo đảm. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Trước bất cứ mọi sự lắp đặt nào, Nhà thầu phải đệ trình để Chủ đầu tư phê duyệt tất cả các thông tin về sự cung cấp tương ứng với Mục này cùng với các tài liệu liên quan và mọi mẫu thử, nếu cần cho sự phê duyệt đó. Các thủ tục kiểm tra sẽ được tiến hành theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Các bản vẽ thi công, và mọi quá trình công nghệ phải được đệ trình lên để Chủ đầu tư phê duyệt. Màu sắc sẽ do Chủ đầu tư phê chuẩn, và để đạt được mục đích này, các mẫu thử cần được đệ trình cho Chủ đầu tư cùng với các tài liệu cần thiết trong “1” nêu trên. 2. VẬT LIỆU 2.1. CÁCH NHIỆT Chắn hơi nước: Cần có các nẹp tự bám dính hoặc các màng chắn bổ sung. Tấm panen cách nhiệt: Cần lắp đặt các panel cách nhiệt không chịu tải và chúng sẽ được bố trí theo cường độ nhiệt. Công tác này sẽ bao gồm tất cả mọi việc đặt và liên kết các mối nối, đặc biệt là đối với sự thông gió giữa các tấm lợp và các tấm cách nhiệt. Nếu sử dụng panel, thì các tấm panel cần được cắt và nâng lên độ cao của các lỗ thông hơi ở dầm nóc, đề bảo đảm sự thông gió tự do của các tòa nhà.Lớp sợi khoáng chất cách nhiệt cần được bảo vệ chống nấm. 2.2. LỚP LỢP BÊN NGOÀI - Lớp che phủ sẽ được tạo nên bởi một lớp bên trong và một lớp bên ngoài bằng nhôm bóng, giữa có một lớp cách nhiệt. Nó cần có hệ số truyền nhiệt tối đa là 0,5 W/m2/oC đối với các lớp lợp mái và tường. Lớp cách nhiệt sẽ gồm một lớp sợi khoáng chất dày tối thiểu 60 mm hoặc tương đương đặt giữa các tấm.

Page 262: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 664

- Mọi phụ tùng cần phải là bằng nhôm bóng, cũng như đối với lớp che phủ bên ngoài, cùng màu, hoặc màu nào khác mà được Chủ đầu tư phê chuẩn. - Tất cả các loại mặt tiếp giáp phụ mà mối nối cần thiết (như các mối nối có thể dãn nở hoặc các mối nối để phun), đặc biệt tại các điểm tiếp nối với các kết cấu khác (ví dụ như đá xây, các khung cửa sổ hoặc cửa ra vào) cần bảo đảm tuyệt đối kín và không thấm nước. - Cần có lớp phủ đỉnh tại chỗ tiếp nối với các ống máng nước, những vật chắn nước hoặc các tường chống. - Cần đưa ra các chi tiết góc và đặc biệt chỉ rõ hình dáng đối với các góc lõm và lồi. - Tất cả mọi lỗ trên lớp che phủ sẽ phải làm sao để tránh được bất kỳ một sự biến dạng nào (các lỗ hình chữ nhật), theo bất kỳ một hướng nào gây ra do biến dạng của khung thép. - Mọi sản phẩm được cung cấp theo Mục này cần do một nhà chế tạo sản xuất ra để bảo đảm sự đồng nhất của sản phẩm cuối cùng. - Tất cả các vật liệu phải thuộc loại “đã được tôi làm cho cứng” xét về tính chống cháy (APSAIRD CC2 hoặc tiêu chuẩn Việt Nam tương đương). 3. THỰC HIỆN - Nhà Cung cấp lớp che phủ cần có văn bản về các tiến trình cần thiết đối với các cách thức và các thao tác đặc biệt để lắp đặt vật liệu và thiết bị của họ. - Các tiến trình này cần trang bị cho Nhà thầu chịu trách nhiệm lắp đặt mọi hướng dẫn cụ thể chuẩn bị và thực thi công tác lắp đặt và kiểm tra nó. - Nếu cần, phải chế tạo các vòng đệm riêng để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa khung thép và lớp che phủ bằng nhôm.

Page 263: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 665

G6.22. PHẦN 0610 - CÔNG TÁC XÂY 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. Công tác trong Phần này bao gồm việc cung cấp nhân công, vật liệu và dụng cụ để thực hiện các khối xây đã chỉ ra trong các bản vẽ. 2. Công tác xây bao gồm xây các khối bê tông, xây gạch, đá cho các tòa nhà và xây dựng các tường đối với công tác làm đường. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1 Các Phần liên quan

Phần 0430 - Bê tông Phần 0420 -Cốt thép Phần 0510 - Thép kêt cấu và Kim loại khác Phần 0640 - Cử đi và Cửa sổ Phần 0623 - Công tác sơn

1.3. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.3.1. Tiêu chuẩn Việt Nam Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành sẽ phải được áp dụng:

TCVN 246-1986 Gạch xây. Phương pháp xác định độ bền nén TCVN 247-1986 Gạch xây. Phương pháp xác định độ bền uốn TCVN 249-1986 Gạch xây. Phương pháp xác định khối lượng riêng TCVN 250-1986 Gạch xây. Phương pháp xác định khối lượng thể tích TCVN 5573-1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4085-1985 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4459-1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng TCVN 4091-1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 6227-1996 Các tiêu chuẩn ISO để xác định cường độ của xi măng TCVN 343-1986 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng chung bụi bùn, sét. TCVN 344-1986 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng sét. TCVN 345-1986 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng tạp chất hữu cơ TCXD 159-1986 Trát đá trang trí. Thi công và nghiệm thu TCXD 65-1989 Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng TCVN 5674-1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu

Ngoài ra, các tiêu chuẩn nước ngoài dưới đây (nhưng không giới hạn) cũng sẽ được chấp nhận: 1.3.2 American Society for Testing and Materials (ASTM)

1. ASTM C-140 Sampling and Testing Concrete Masonry Units 2. ASTM 476 Specification for Grout for Reinforced and Non-reinforced Masonry

1.4 BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.4.1. Thí nghiệm và Kiểm tra Các bề mặt hoàn thiện phải không có lượn sóng hoặc cong, vênh, vuông vắn với kết cấu kề bên, đầy đặn bằng phẳng so với các lớp ốp phủ, và không có bất cứ một khiếm khuyết nào làm hại tới hình dạng bề ngoài hoặc chế độ làm việc. 1.4.2. Dung sai

1. Kết cấu trát hoàn thiện cần phải chính xác, thẳng đứng, hoặc cao độ hoặc độ thẳng phải có sai số cho phép tối đa là 3 mm trên 1 m. 2. Kết cấu không trát hoàn thiện phải có sai số cho phép như sau: a. Sự biến đổi về độ thẳng đứng, cao độ và độ thẳng là 3 mm trên 1 m. b. Độ thẳng hàng: tối đa là 6 mm so với đường thẳng. c. Độ chênh so với kết cấu kề bên: tối đa là 1,5 mm. d. Độ biến đổi của chiều dầy mạch trát: 3 mm trên 1 m với tối đa là ± 20% của chiều dày được quy định. 3. Độ bằng phẳng của khối đá xây sẽ phải bảo đảm sao cho độ không đều phải nhỏ hơn 5 cm.

Page 264: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 666

1.5. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1. Phương pháp nối tiếp giữa các khối xây và kết cấu bê tông thép cần phải đệ trình lên Chủ đầu tư để phê duyệt. 2. Chất lượng đá, gạch xây dùng trong các khối xây cần phải đệ trình lên Chủ đầu tư để phê duyệt trước khi xây. Cần phải đệ trình lên Chủ đầu tư để phê duyệt về thiết kế vữa trộn trước khi bắt đầu Công việc. 2. VẬT LIỆU 2.1. GẠCH XÂY Kích cỡ của viên gạch được sử dụng trong các khối xây phải phù hợp với chúng và theo các quy định sau: Gạch xây phải là gạch ống, có kích thước 90mm (rộng) x 190mm (dài) x 90mm (cao). Gạch trang trí được chỉ ra trong Các Bản Vẽ, hoặc theo các mẫu được trình bởi Nhà thầu được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Gạch xây phải đồng nhất về hình dạng và kích thước, có mầu đỏ thẫm và được nung chín đều. Gạch phải không nứt nẻ hay bị cháy do nung. Nhà thầu phải trình các mẫu về gạch cho Chủ đầu tư xét duyệt trước khi đưa vào sử dụng và tất cả gạch sử dụng cho công trình phải đồng đều như mẫu đã được phê duyệt. 2.2. GẠCH BÊ TÔNG 1. Các khối gạch bê tông phải có độ dày 20 cm đối với các tường bên ngoài và 10 cm đối với các vách ngăn. 2. Không được có kích thước nói chung nào (rộng, cao hoặc dài) khác với các kích thước quy định hơn 3 mm. 3. Cường độ kháng nén tối thiểu phải là: với kết cấu riêng lẻ: 15 MPa, với việc trung bình 3 kết cấu lấy một mẫu thử: 17 MPa. 4. Độ hấp thụ nước tối đa phải là 250 kg/m3, khi ngâm trong nước 1 giờ. 5. Mọi kết cấu phải là chắc chắn và không bị nứt nẻ hoặc các khiếm khuyết khác, và phải đồng nhất về mầu sắc, cấu trúc và hình dạng bên ngoài. 2.3. ĐÁ XÂY 1. Đá sẽ được sản xuất từ granite cứng chắc chọn từ mỏ hoặc bất kỳ nguồn nào khác tại công trường mà được Chủ đầu tư phê duyệt. 2. Đá phải cứng chắc, không bị nứt nẻ, không có những phần bị biến dạng do thời tiết, không bị bẩn và đất bám mà có thể làm cho vữa không bám dính vào được, và sẽ được chải rửa nếu cần. 3. Kích thước các viên đá sẽ từ 20cm đến 25cm cho đá xây lát mái và từ 25cm đến 30 cm cho khu vực nhà máy và công tác xây đá khác. 4. Đá phải được đẽo gọt qua nếu cần thiết. Mọi việc gọt đẽo đá phải được làm trước khi viên đá được đặt vào kết cấu xây. 2.4. LANH TÔ BÊ TÔNG Lanh tô cửa ra vào, cửa sổ và các lỗ khác nằm ở trong các tường hoặc vách ngăn bê tông liên khối phải là bằng bê tông cốt thép được thiết kế tương ứng với khẩu độ của lỗ cửa, nhưng không bao giờ được nhỏ hơn 10 x 15 cm. Mỗi dầm đỡ này phải được gia cố tối thiểu là bốn thanh thép đường kính 10 mm. 2.5. VỮA SỬ DỤNG CHO CÁC KHỐI XÂY - LÁT 1. Mác của vữa sẽ phải tuân theo các quy định trong Bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. 2. Áp dụng yêu cầu chung về cát dùng trong bê tông (Phần 0430), trừ khi cát dùng cho vữa không chứa hạt lớn hơn 2 mm. 3. Vữa được trộn khô trong một máy trộn dạng trống vận hành cơ học và nước sẽ được đổ vào sau khi các thành phần đã được trộn kỹ. 4. Vữa đã bắt đầu đông kết hoặc vữa đã trộn để quá 30 phút sẽ không được sử dụng hoặc không được trộn lại. 5. Máy trộn sẽ phải vận hành với vận tốc được nhà chế tạo khuyến nghị và khối lượng tổng cộng của các vật liệu được trộn trong mỗi mẻ sẽ không được vượt quá công suất tính toán của máy trộn. 6. Toàn bộ lượng vữa chứa trong trống phải được đổ ra trước khi một chu trình mẻ trộn mới được bắt đầu, và mặt trong của trống luôn phải được giữ khỏi bị các vật liệu đóng cứng vào. Trống của máy trộn phải được cọ rửa sạch hoàn toàn trước khi thay đổi vữa trộn hoặc khi tạm ngừng việc trộn.

Page 265: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 667

2.6. VỮA SỬ DỤNG ĐỂ LẤP CÁC KHE TRONG KHỐI BÊ TÔNG Vữa xi măng lỏng phải là loại bê tông xi măng Porland có độ sụt cao với kích thước tối đa lên tới 10 mm, tuân theo các yêu cầu của Phần 0430 - Bê tông. 2.7. DÂY THÉP GIẰNG TƯỜNG 1. Các tường rỗng và mặt tường phải được giằng bằng các dây thép mạ kẽm với diện tích tiết diện không nhỏ hơn 10 mm². 2. Phải có ít nhất 4 sợi thép giằng trên 1m2 tường.. 2.8. VỮA TRÁT (XI MĂNG HOẶC XI MĂNG - VÔI) 1. Vữa trát phải là:

Vị trí Thành phần (theo thể tích) Xi măng Vôi Cát

Bên ngoài 1 1 5 Bên trong 1 1 6

Hoàn thiện thô 1 2 9 Hoàn thiện tinh 1 4 8

2. Phương pháp đo lường các vật liệu để trát cần phải làm sao cho các tỷ lệ thành phần quy định của vật liệu có thể được khống chế và giữ chính xác trong suốt quá trình công việc. 3. Lượng nước cần phải làm sao cho đạt được một khả năng gia công thỏa mãn cho việc sử dụng mỗi loại vữa cụ thể. 4. Vữa mà đã đông kết hoặc bắt đầu khô hoặc không có khả năng gia công nữa thì sẽ không được sử dụng, cũng không được nhào lại với nước. 5. Bất kỳ thứ vữa nào mà đã không được dùng đến trong vòng 30 phút kể từ khi cho nước vào, cần phải hủy bỏ và dọn sạch ra khỏi hiện trường. 6. Thiết bị và dụng cụ dùng để chuyển và trát vữa phải bảo đảm không bị bẩn và không làm tổn hao các chất thành phần của vữa. 3. THỰC HIỆN 3.1. CHUẨN BỊ 1. Tất cả các bề mặt được thiết kế để lát tấm bê tông cần được làm sạch và đạt mức độ phẳng và dốc như đã nêu trong Các Bản vẽ hoặc như được hướng dẫn. 2. Bề mặt chuẩn bị xây đá cần được làm sạch và mọi lỗ lẹm cần được chét đầy bằng đá và vữa hoặc bằng bê tông. 3. Cần dẫn nước khỏi các bề mặt này bằng rãnh hoặc ống thoát nước mặt. 3.2. công tác XÂY KHỐI (KHỐI bê tông) 1. Công tác xây khối cần được thực hiện sao cho không bị lồi hoặc lõm, trừ khi được chỉ ra khác đi trong Các Bản vẽ. 2. Các khối cần được nhúng nước trước khi đem xây. Các đỉnh tường chừa lại cần được làm cho ẩm ướt trước khi bắt đầu công việc. 3. Các khối cần được phết vữa cẩn thận trước khi đem xây và mọi mạch xây cần được làm cho ngang bằng, cạo chải sạch và trát mạch cẩn thận theo đúng tiến trình của công việc. Trừ khi được quy định khác đi, còn nếu không thì các mạch xây thẳng đứng và nằm ngang không được dày quá 1 cm. 4. Công tác xây được tiến hành theo cách đồng đều sao cho không có phần nào cao hơn các phần khác hơn 1 m. Việc xây cần được giữ cho chính xác và vuông vắn và mọi kết cấu phải được xây cùng nhau một cách hợp lý. Cần đặc biệt chú ý bảo đảm cho tính thẳng đứng của việc xây. 5. Các tường xây một nửa và các tường xây - đúp bên trong và bên ngoài và các lớp ốp cần được xây gạch dọc. 6. Mọi kết cấu lát cần được dọn sạch khi hoàn thành để dọn dẹp vữa rơi vãi, những vết chảy hoặc những vết bẩn và dọn một lần nữa trước khi trát để dọn sạch mọi sự lên hoa trên mặt bê tông. 7. Các khe co giãn cần được bố trí tại các khối xây bên ngoài cách nhau khoảng 12 m, hoặc như được nêu trong Các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư hướng dẫn. Chiều rộng và chất nhét khe nối phải được chấp nhận của Chủ đầu tư. Cần thiết cẩn thận khi thi công để đảm bảo tường được gắn chặt tại mỗi phía của khe và không bị mất ổn định.

Page 266: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 668

8. Nếu được yêu cầu, các mối buộc thép mạ, các ô lưới, các cột chống cần được bao bọc (đặt chìm) cẩn thận vào trong lớp vữa. 3.3. GẮN CÁC KHỐI VỜI KHỐI BÊ TÔNG Khi lát tiếp xúc bề mặt các cột bê tông, tường hoặc các dầm xà, sẽ phải có sự liên kết tương xứng giữa hai vật liệu bằng các mối buộc dây hoặc lưới đan bằng sợi dây sắt, được nằm chìm sâu 40 mm kể từ bề mặt của lớp gạch lát hoặc bê tông lát tại các khoảng cách được Chủ đầu tư phê duyệt. 3.4. NỐI TIẾP VỚI CỬA RA VÀO VÀ CỬA SỔ 1. Khoảng xung quanh các khung cửa và các chi tiết cần được cố định chắc bằng vữa. 2. Khoảng xung quanh các cơ cấu khép chặt của cửa đi và cửa sổ cần được đổ đầy bằng bê tông. 3.5. TÔ TRÁT TƯỜNG GẠCH HOẶC BÊ TÔNG Các khối sẽ được trát cần một bề mặt bảo đảm bám dính tốt cho việc hoàn thiện được áp dụng. 3.6. TRÁT VỮA 1. Các giọt vữa chảy lồi ra trên mặt cần được cạo đi và bề mặt phải được chải và làm sạch bằng bàn chải cứng. Nếu bề mặt là nhẵn nhụi thì cần được đánh xờm bằng một thứ công cụ nhọn đầu (đục) để tạo nên những vết lỗ chỗ, sâu không hơn 3 mm, cách nhau không quá 5 cm. 2. Việc trát mặt ngoài cần có độ dầy đồng đều với lớp áo tối thiểu là 15 mm. 3. Trát vữa mặt bên trong phải dày 20 mm, hai lớp: lớp lót 15 mm và lớp hoàn thiện 5 mm. 4. Cần làm sạch và làm ẩm bề mặt trước khi trát vữa. 5. Kết cấu bê tông cần được trát sơ qua (thô) bằng hỗn hợp vữa 3 cát 1 xi măng, lớp này được giữa ẩm trong 2 ngày trước khi trát lớp chính. 3.7. HOÀN THIỆN Việc hoàn tất tiếp sau việc trát của tất cả các bề mặt phải là làm sạch một cách cẩn thận. Bất cứ một kết cấu nào không thỏa mãn đều cần phải dọn bỏ và phải trát lại. 3.8. LÁT VÀ XÂY ĐÁ 1. Việc lát đá sẽ chưa bắt đầu chừng nào nền chưa được Chủ đầu tư phê duyệt. 2. Việc lát đá cần được thực hiện sao cho không có các hốc, lõm trừ khi được nêu trong các Bản vẽ 3. Đá cần được nhúng nước trước khi lát và phải được chèn đầy vữa ở dưới đáy. Đá sẽ được cho là được lát không đúng chừng nào mà vữa chưa phòi ra ở mặt dưới của đá lát. 4. Đá lát cần được phết đầy vữa trước khi đặt xuống chỗ lát và mọi mạch xây cần được làm cho ngang bằng nhau, cào chải sạch theo đúng tiến trình công tác. Trừ phi được quy định khác đi, còn không thì các mạch xây sẽ có độ dầy từ 1 đến 3 cm. Đá lát cần được xếp sao cho mang lại một cảm giác hài hòa, có thẩm mỹ. 5. Các lỗ thoát nước cần được thực hiện theo như chỉ ra trong các Bản vẽ thi công hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 6. Trong vòng 24 giờ sau khi xây, các mạch xây ở tất cả các bề mặt lộ thiên cần được cào chải sạch các vữa rơi vãi và trát mạch bằng vữa sao cho các mạch xây lõm xuống khoảng 6 mm. Tường cần được giữ ẩm khi đang trát mạch. 7. Sau khi hoàn thành việc trát mạch và sau khi vữa đông cứng, những giọt vữa lỏng hoặc vữa lồi lên sẽ được cạo tẩy chải sạch khỏi bề mặt đá bằng bàn chải cứng. Khối xây cần được che nắng và giữ ẩm ít nhất là 3 ngày sau khi trát mạch.

Page 267: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 669

G6.23. PHẦN 0620 - LÁNG VỮA XI MĂNG SÀN 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này sẽ đề cập đến công tác láng vữa sàn Nhà máy thủy điện, các nhà quản lý vận hành và các ngôi nhà khác như đã chỉ ra trong các Bản vẽ.

Chuẩn bị nền để láng. Phủ vữa xi măng (1 : 2 : 4) trên mặt sàn. Phủ vữa xi măng (1 : 2 : 4) dày 13 mm trên mép tường.

1.2 CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1 Các phần liên quan

Phần 0430 - Bê tông Phần 0622 - Ốp gạch - đá

2. VẬT LIỆU Xi măng, các chất phụ gia và cốt liệu cần tuân thủ các yêu cầu của Phần 0430. 3. THỰC HIỆN 3.1. CHUẨN BỊ 1. Trước khi láng vữa, cần phải rửa và chải mặt nền bê tông bằng bàn chải cứng để dọn sạch những vết bẩn sao cho lớp bê tông phủ và mặt nền bám dính tốt với nhau. Mặt nền cần được giữ bão hòa nước cho đến khi láng vữa. Ngay trước khi láng, tất cả lượng nước dư thừa cần được chải sạch đi và lớp phủ xi măng sẽ được trải trên mặt và bám dính chặt. 2. Khi việc láng vữa được thực hiện trực tiếp trên tấm lợp mái, thì cần chuẩn bị khi bê tông tấm mái hãy còn tươi. 3.2. HỖN HỢP 1. Các vật liệu khô cần được trộn khô khoảng 2 phút cho đến khi màu sắc đồng đều của vật liệu hỗn hợp báo hiệu vật liệu đã trộn kỹ và 3 phút sau khi cho nước vào, tổng cộng thời gian tối thiểu là 5 phút trong máy trộn vữa. 2. Sau khi trộn khô xong, sẽ cho nước vào cho đến chừng nào mà đạt được một loại vữa hỗn hợp thỏa mãn yêu cầu về độ dẻo. 3. Khi máy trộn không được dùng liên tục, cần rửa sạch máy sau mỗi lần trộn cũng như phải xả hết mẻ trộn ra. Nếu máy được dùng liên tục, máy cần được rửa sạch khoảng bốn lần trong một ngày. 4. Việc trộn bằng tay, khi được cho phép một cách ngoại lệ, cần được tiến hành trên một mặt nền sạch và cứng và chỉ với số lượng được yêu cầu để dùng ngay, với lượng nước thích hợp để tạo nên loại vữa có độ sệt cứng nhất và khả năng gia công phù hợp. 3.3. LÁNG 1. Việc trát phủ sẽ được thực hiện trên các ô (panel) xen kẽ nhau, kích thước của ô sẽ do Chủ đầu tư quyết định theo từng lần, nhưng không bao giờ được lớn hơn 7,5 m2. 2. Vữa sau khi trải ra cần được đầm kỹ và dùng bay gỗ vỗ để vữa bám chặt vào mặt nền, và khi bê tông đã đông cứng vừa đủ thì dùng bay sắt để đánh bóng. Không được phép dùng vữa thêm hoặc xi măng nguyên chất để hoàn thiện. 3.4 . ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN Các sàn cần hoàn thiện tiếp nữa (như lát gạch gốm, gạch hoặc PVC v.v...) cần được đưa về cao độ thích hợp dưới mặt nền hoàn thiện và cần được hoàn thiện bằng bàn xoa gỗ.

Page 268: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 670

G6.24. PHẦN 0621 - LÁT GẠCH VÀ ĐÁ 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này đề cập đến việc cung cấp và lát gạch và đá, nếu được yêu cầu, trong Nhà máy thủy điện và trong tòa nhà khác. Mặt bằng bố trí của mặt nền hoàn thiện được nêu trong Các Bản vẽ . 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1 Các Phần liên quan

Phần 0610 - Công tác xây 1.3. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Tất cả các viên gạch lát cần được gia công, lắp đặt và cố định theo các hướng dẫn của Nhà chế tạo. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM

TCVN 6065-1995 Gạch xi măng lát nền TCVN 6074-1995 Gạch lát Granitô TCXD 90-1981 Gạch lát đất sét nung TCXD 111-1983 Gạch trang trí đất sét nung TCVN 4314-1986 Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4506-1987 Nước cho bê tông và vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4732-1989 Đá ốp lát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5642-1992 Đá khối thiên nhiên dùng để sản xuất đá ốp lát TCVN 5437-1991 Tấm gốm tráng men để ốp mặt trong tường

1.5. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1. Trước khi đặt hàng, Nhà thầu cần đệ trình lên để Chủ đầu tư phê duyệt mọi thông tin về các vật liệu liên quan tới mục này cùng với các tài liệu có liên quan. Loại gạch lát và màu sắc sẽ do Chủ đầu tư phê duyệt, còn mẫu gạch và các tài liệu liên quan cần đệ trình lên Chủ đầu tư để phê duyệt. 2. Các hướng dẫn về công tác lát của Nhà Chế tạo cần được trình lên Chủ đầu tư. 2. VẬT LIỆU 2.1. GẠCH CERAMIC 1. Tất cả các gạch lát phải là các sản phẩm có chất lượng cao, được chế tạo bằng cách nung gạch với nước men gốm bóng ở nhiệt độ cao. 2. Các viên gạch phải có kích thước đều nhau, màu sắc như nhau và hình dạng giống nhau với các mép cạnh tròn trên bề mặt hoàn thiện. 3. Độ dày tối thiểu của viên gạch phải là 6 mm. 4. Các viên gạch phải được chế tạo ở áp lực tối thiểu là 60 bars. 2.2. ĐÁ LÁT 1. Đá lát phải là loại granite, rắn, đặc chắc hoặc loại tương tự, như nêu trong Các Bản vẽ. Nó phải có tỷ trọng tối thiểu là 2,7. 2. Nói chung đá lát phải là loại có kích thước 150 x 150 mm và dày 12 mm, hoặc như nêu trong Các Bản vẽ. 3. Màu sắc của đá lát phải giống như được chỉ dẫn trong Các Bản vẽ hoặc như được hướng dẫn. 4. Mép cạnh của các viên gạch lát phải được gia công nhẵn nhụi, thẳng và vuông vắn bằng cách mài chúng theo bất cứ phương pháp nào được chấp nhận và những viên gạch đó sẽ được đặt cố định vào vị trí. 2.3. VỮA Trét mạch phải là vữa nước xi măng trắng, nó sẽ liên kết với viên gạch khô, không co ngót, không biến dạng, bền vững và có màu sắc vĩnh cửu. Vữa lỏng phải là loại nước bền vững và không bị nước rửa trôi và được nhà sản xuất chứng nhận là phù hợp để sử dụng. Tỷ lệ vữa xi măng cát để lát và gắn kết kết cấu gạch đá hoa phải là (1: 2) đến (1 : 3) do thử nghiệm ban đầu định ra.

Page 269: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 671

Việc trộn vữa bằng tay, khi được Chủ đầu tư cho phép, phải được làm trên nền cứng và sạch, chỉ với khối lượng cần thiết để dùng ngay với lượng nước vừa đủ để tạo nên loại vữa có độ sệt rắn nhất và đủ khả năng gia công. Nếu được chỉ dẫn, việc trộn vữa phải được thực hiện bằng máy trộn. Các vật liệu khô cần được trộn khô trong khoảng 2 phút và sau khi cho nước vào trộn thêm khoảng 3 phút nữa, tổng thời gian trộn một mẻ vữa 5 phút. Khi được phép trộn vữa bằng tay, các vật liệu cần được trộn khô trước khi cho nước vào, cho đến khi vật liệu hỗn hợp có màu sắc đồng nhất chứng tỏ các vật liệu đã được trộn đều. Sau khi trộn khô xong, sẽ cho nước vào đến khi hỗn hợp vữa đạt được độ dẻo cần thiết. 2.4 LỚP LÁT CHỐNG A-XÍT Khi được yêu cầu và đặc biệt là trong phòng ắc quy, Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt lớp lát chống axít và gắn kết những viên gạch này bằng loại vữa xi măng lỏng chống axít. 3. THỰC HIỆN 3.1. CHUẨN BỊ BỀ MẶT Bề mặt mà trên đó yêu cầu lát gạch cần được làm sạch mọi chất bẩn và bụi và cần rạch khía trên mặt một cách thích hợp sao cho vữa sẽ bám chắc vào bề mặt. 3.2. TỔNG QUÁT 1. Sơ đồ nền và tường sẽ theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 2. Các mép cạnh thẳng cần đặt chính xác theo đường thẳng đã định và điều chỉnh các khoảng cách thích hợp để giữ cho các mạch trét là song song trên suốt diện tích được lát. 3. Các mạch trét và các chỗ tiếp giáp phải được thực hiện hết sức cẩn thận để bảo đảm độ chống thấm nước tối đa. 4. Các mạch trét không được vượt quá 3 mm. 5. Khoảng cách giữa các viên gạch cần được đổ đầy xi măng dán có cùng màu với viên gạch lát hoặc màu được chấp thuận. 6. Cần tránh việc cắt viên gạch càng nhiều càng tốt. Tuy vậy, nếu cần phải cắt, thì kích thước nhỏ nhất phải là một nửa của kích thước tiêu chuẩn. Việc cắt gạch cần làm cẩn thận bằng cách dùng một dụng cụ cắt gạch thích hợp để tạo ra các mép cạnh thẳng và sắc. 7. Mọi loại ống và đường dẫn chôn ngầm dưới gạch lát cần phải được đặt đúng theo Các Bản vẽ, và cần được Chủ đầu tư phê chuẩn trước khi bất cứ một sự lắp đặt nào như vậy được lát gạch phủ lên. 8. Trước khi bắt đầu việc lát gạch, mọi đường ống cáp và hệ thống nước sinh hoạt phải được hoàn thành thỏa mãn theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.3. công tác lát sàn mài (terrazzo) 1. Việc chuẩn bị nền cần tuân theo Phần 0620. 2. Nền để trát lớp sàn mài cần được đổ vữa xi măng - cát 1:4. Nó cần có độ dày tối thiểu là 15 mm và cần được đưa về độ cao không dưới cao độ sàn hoàn thiện là 20 mm. Các thanh nẹp gỗ phân chia sẽ được lắp đặt trên đó, trong khi vữa vẫn ở điều kiện nửa dẻo. 3. Lớp phủ sàn mài dày 2 cm sẽ bao gồm hỗn hợp một phần xi măng và hai phần mảnh vụn đá hoa được trộn với một tỷ lệ xi măng nước được chấp nhận. 4. Lớp phủ sẽ được trải khi nền vẫn còn dẻo. Lớp phủ sẽ bám dính chắc bằng việc đầm nén. 5. Sau khi trải lớp phủ, bề mặt sẽ được bao phủ kín và sàn được bảo dưỡng trong điều kiện ẩm cho đến khi thích hợp để mài. 6. Việc mài lớp sàn mài sẽ được bắt đầu sau khi hoàn tất việc trải lớp sàn 21 ngày. Việc mài được tiến hành trong 3 giai đoạn: + mài lần thứ nhất bằng đĩa mài thô, và trét lấp các hố hốc hoặc các lỗ nhỏ trên mặt bằng xi măng nguyên chất, + mài lần thứ hai, được làm 7 ngày sau khi mài lần thứ nhất, bằng cách dùng đĩa mài thô loại vừa, và các lỗ nhỏ trên mặt, nếu có, cũng được xử lý như ở (a), + mài lần cuối bằng đá hợp chất các bon loại mịn và bề mặt được rửa sạch kỹ bằng nước. 7. Sau khi mài lần cuối, sàn cần được bảo dưỡng trong một tuần. Sau thời kỳ này, mặt sàn cần được làm sạch bụi và bẩn bằng cách cọ nhẹ nhàng với nước vừa đủ cho đến khi sạch các cặn trắng và các chất thải cứng khác. Sau đó nó sẽ được xử lý bằng biện pháp axít oxalic (1:10) bằng cách dùng nỉ, và sau đó mặt

Page 270: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 672

sàn cần được cọ rửa sạch bằng nước và để khô. Nước bóng cuối cùng sẽ đạt được bằng cách cọ với thuốc đánh bóng parapil trên bề mặt.

Page 271: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 673

G6.25. PHẦN 0622 - CÔNG TÁC SƠN 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. Sơn các bề mặt được chỉ ra trong các Bản vẽ Thi công. 2. Các bề mặt được Chủ đầu tư hướng dẫn. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan

Phần 0410 - Ván khuôn và Bề mặt hoàn thiện Phần 0430 - Bê tông Phần 0510 - Thép kết cấu và kim loại khác

1.3. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam:

TCXD 149-1986 Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn TCVN 2292-1978 Công việc sơn. Yêu cầu chung về an toàn

Ngoài ra, các tiêu chuẩn nước ngoài cũng sẽ được chấp nhận: Steel Structures Painting Council (SSPC) American Society of for Testing and Materials 1.4. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Sẽ cần dùng một số lượng tương xứng công nhân có tay nghề, những người đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong các nghề cần thiết và những người thành thạo với các yêu cầu và các phương pháp quy định, để thực hiện đúng cách công việc của Phần này. 1.5. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Bốn tháng (4) trước ngày bắt đầu sơn theo kế hoạch, Nhà thầu phải đệ trình 3 màu sơn dự kiến cùng với một bản mô tả về mã số của màu sơn, thành phần và các khuyến nghị của nhà sản xuất về việc chuẩn bị bề mặt để sơn và phương pháp áp dụng và điều kiện phơi khô của mỗi loại sơn, theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Đối với mỗi loại sơn, cần sơn thử các diện tích không nhỏ hơn 1,50 x 1,50 m, mỗi diện tích cho mỗi màu sơn và mỗi loại bề mặt theo yêu cầu hoặc theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. Nếu được Chủ đầu tư chấp nhận, các diện tích mẫu này sẽ được dùng như các tiêu chuẩn tham khảo tối thiểu cho việc sơn đại trà. 2. VẬT LIỆU 2.1. TỔNG QUÁT 1. Loại và số lượng sơn sẽ dùng để sơn sẽ do Chủ đầu tư chỉ định, và sẽ chỉ áp dụng các sản phẩm mà được Chủ đầu tư chấp nhận. 2. Mọi loại vật liệu cần chứng tỏ chúng là các sản phẩm loại một, và sẽ đáp ứng hoặc hơn các tiêu chuẩn trung bình của các nhà sản xuất có danh tiếng của địa phương. 2.2. LOẠI SƠN 1. Sơn nhũ tương vinyl cho tường và trần. 2. Sơn epoxy để sơn trực tiếp cho các tường và trần được tạo thành với loại hoàn thiện bề mặt F2 như được định nghĩa ở Phần 0410. 3. Sơn epoxy-resin như Sikafloor cho sàn hoặc tương tự để sơn trực tiếp cho loại hoàn thiện bê tông U2 như được định nghĩa trong Phần 0410. 3. Sơn acrylic cho các phòng ẩm ướt hoặc các bức tường bên ngoài. 4. Sơn dầu cho các bề mặt sơn là kim loại hoặc gỗ. 2.3. CUNG CẤP, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN 1. Các nguyên vật liệu sơn cần được chuyển trong những container có dán nhãn nguyên si, ghi rõ tên nhà sản xuất, loại sơn, tên nhãn hiệu, dấu hiệu về màu sắc và các hướng dẫn về cách pha trộn và/hoặc gia giảm.

Page 272: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 674

2. Tất cả mọi loại sơn và các nguyên vật liệu kèm theo cần được bảo quản trong kho kín, khô ráo, có thông gió và được bảo vệ thích hợp chống lại nhiệt độ cao. Bất cứ loại sơn nào mà, theo ý kiến của Chủ đầu tư, là không ở trong các điều kiện nguyên si theo các điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất, thì Nhà thầu sẽ phải đổi lại, mọi phí tổn Nhà thầu phải chịu. 3. Các biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng để phòng chống hỏa hoạn do rủi ro và do việc tự bốc cháy. 3. THỰC HIỆN 3.1. TỔNG QUÁT 1. Việc làm sạch bằng hơi thổi và công tác sơn sẽ được thực hiện chỉ khi môi trường không khí và độ ẩm nằm trong phạm vi yêu cầu của các chỉ dẫn sử dụng sản phẩm. 2. Chỉ được sơn lên bề mặt hoàn toàn khô và trong các điều kiện độ ẩm và nhiệt độ nêu trên, vì có như vậy thì sơn mới sẽ bay hơi chứ không ngưng tụ. Nhiệt độ bề mặt luôn phải cao hơn điểm sương ít nhất là 3oC. 3. Nói chung, mọi công tác sơn sẽ phải đình hoãn lại ngay khi độ ẩm vượt quá 75% và nhiệt độ môi trường lên quá 40oC hoặc xuống dưới 5oC. 4. Cần phải duy trì sự thông gió liên tục thích hợp trước, trong và sau khi sơn cho đến khi sơn khô hoàn toàn. 5. Khi sơn, sơn phải ở nhiệt độ xấp xỉ với nhiệt độ bề mặt sẽ được sơn. 3.2. KIỂM TRA 1 Nhà thầu cần kiểm tra kỹ bề mặt dự kiến sẽ được sơn trước khi bắt đầu sơn. 2. Các hư hỏng và khuyết tật trên bề mặt mà có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới công tác sơn cần được sửa chữa. 3.3. BẢO VỆ 1. Nhà thầu cần bảo vệ thích đáng những bề mặt không được sơn khỏi bị dây sơn và hư hại và sẽ phải sửa chữa những hư hại của những bề mặt không được sơn đó nếu sự hư hại đó là gây nên bởi một sự bảo vệ không đầy đủ và không thích đáng. Điều này sẽ bao gồm cả việc trang bị các tấm che chắn và thiết bị để bảo vệ chống bụi sơn hoặc dây rớt sơn làm bẩn các bề mặt không được sơn, đặc biệt là các bề mặt trong phạm vi kho và các diện tích chuẩn bị. 2. Các chất thải bằng bông, giẻ và các vật liệu mà có thể gây hỏa hoạn cần được để trong các thùng kim loại kín và chuyển đi khỏi Công trường. 3. Các đồ đạc thiết bị và các loại kìm kẹp cần được chuyển đi hết trước khi sơn. Các loại này sẽ được bảo quản cẩn thận, cọ rửa sạch và thay thế khi hoàn tất công việc ở mỗi khu vực. 3.4. CHUẨN BỊ A. Tổng quát 1. Các bề mặt sẽ sơn cần phải làm sạch trước khi sơn hoặc qua các xử lý bề mặt. Cần phải làm sạch mọi chất dầu, mỡ, bẩn, rỉ, các vật liệu rời lẻ và các chất ngoại lai khác. 2. Không một việc sơn phủ nào được bắt đầu trước khi các bề mặt được chuẩn bị, hoặc được chuẩn bị bằng cách không giống cách thức chuẩn bị đã được Kỹ sư chấp nhận. 3. Việc làm sạch và việc sơn cần được dự kiến sao cho bụi hoặc bẩn của quá trình làm sạch sẽ không rơi lên những bề mặt mới sơn còn ướt. 4. Khi cần, những chỗ không hoàn chỉnh hoặc các hố hốc trên các bề mặt cần được chét đầy hoặc tẩy xóa sạch theo một cách thức được chấp nhận 5. Các dụng cụ kim loại, các thiết bị điện và các thiết bị tương tự cần được chuyển đi trong khi chuẩn bị, khi sơn và lại được chuyển về khi sơn xong. B. Bề mặt bê tông hoặc đá xây 1. Bề mặt bê tông mới mà sẽ được sơn cần được bảo dưỡng tối thiểu là 28 ngày trước khi sơn. 2. Nhà thầu phải làm sạch những chất bẩn, những chất ăn mòn axit và rửa mặt nền bê tông bằng nước sạch, bảo đảm đạt được một môi trường trung hòa axit và kiềm. 3. Nhà thầu phải dọn sạch rác bẩn, vữa rơi vãi, cặn vôi, cát bụi, và những vật ngoại lai khác khỏi bề mặt bê tông và khối bê tông mà sẽ được sơn hoặc sẽ được làm sạch. 4. Dầu và mỡ cần được tẩy rửa bằng dung dịch tri-sodium phosphate (Photphat Natri 3), sau đó cần rửa thật sạch dung dịch này và làm khô bề mặt bê tông.

Page 273: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 675

5. Các kẽ nứt, các hốc nhỏ và những chỗ khuyết tật trên bề mặt vữa xây cần được trát vá đầy bằng vữa và cần được xoa nhẵn như các bề mặt kế cận. C. Bề mặt gỗ 1. Bề mặt gỗ cần bào nhẵn hoặc đánh bằng giấy ráp để xóa hết các vết vạch do công cụ gây ra. 2. Tất cả các hố hốc, các kẽ nứt và các vết lồi lõm cần được làm sạch và vá đầy bằng gỗ không co ngót, sau đó sẽ đánh bằng giấy ráp lại để cho giống như các bề mặt kế cận. D. Thạch cao 1. Bề mặt thạch cao phải có ít nhất là 2 tháng tuổi và phải khô, sạch và không có cát đá vụn, vữa rơi vãi, và những chỗ không đều trên bề mặt trước khi sơn. 2. Những vết nứt và những hố hốc cần được trát vá bằng thạch cao. 3. Tất cả các bề mặt thạch cao cần được kiểm tra xem có kiềm không, nếu có cần tẩy rửa bằng dung dịch sunffat kẽm được pha theo tỷ lệ 1 kg trong 2 lít nước. Sau khi khô, chất kết tủa cần được chải sạch. 3.5. ÁP DỤNG 1. Không một loại sơn hoặc các sản phẩm nào khác có thể được dùng chừng nào bề mặt chưa được chuẩn bị thỏa mãn yêu cầu của Chủ đầu tư và chừng nào mà bề mặt chưa khô hoàn toàn. 2. Mỗi lớp sơn sẽ là xẫm hơn lớp sơn trước một cách không đáng kể, trừ phi Chủ đầu tư chấp nhận khác đi. 3. Sơn phải pha trộn cẩn thận theo hướng dẫn của nhà chế tạo trước khi dùng và chỉ những loại sơn loãng hơn được chấp nhận mới có thể được sử dụng. 4. Thời gian giữa các lớp sơn cần không ít hơn thời gian mà nhà chế tạo đã khuyến nghị. 5. Mỗi lớp sơn mà bị Chủ đầu tư coi là không thỏa mãn cần phải được đánh giấy ráp sạch và sơn lại, phí tổn do Nhà thầu chịu. 3.6. VÊ SINH 1. Trong quá trình sơn, khu vực công tác cần được giữ sạch và không có bụi và các chất có hại. 2. Khi sơn xong, toàn bộ khu vực được dọn sạch kỹ lưỡng, không bị sơn rớt vãi, sơn đổ hoặc chảy tràn. 3.7. ĐÔ ĐỘ DÀY LỚP SƠN ĐÃ KHÔ 1. Các hệ thống sơn bảo vệ cần được áp dụng bằng cách sơn liên tiếp các lớp, độ dày tổng cộng khi khô, tối thiểu, quy định trong quá trình sơn, sẽ được đo bằng các phương pháp được chấp nhận. 2. Các dụng cụ đo độ dày ướt cần được người dùng sử dụng liên tục trong quá trình sơn để bảo đảm rằng các yêu cầu về độ dầy khô sẽ được đáp ứng. 3.8. TRÌNH TỰ SƠN Cần áp dụng trình tự sơn như sau: A. Khung và cửa bằng gỗ Chuẩn bị bề mặt: theo quy định. Lớp chính: bảo vệ plasticised nitrocellulose (2:) Lớp hoàn thiện: lớp trên cùng plasticised nitrocellulose (3:) B. Bê tông và thạch cao Chuẩn bị bề mặt: theo quy định. 1. Sơn nhũ tương vinyl + Lớp chính: bảo vệ vữa xây chống kiềm (1:12) + Lớp hoàn thiện: sơn nhũ tương vinyl acetate (3:60). 2. Sơn Nhũ tương Plastic: + Lớp hoàn thiện: (3:60) 3. Sơn Hard Gloss Enamel : + Sơn dầu nhựa thông kiềm (3:60) (như Dulux Synthetic Enamel). 4. Sơn Oil Repellent và Bê tông chịu tác động hóa học hoặc tải trọng nặng, thời tiết thay đổi: Lớp chính và lớp hoàn thiện: sơn epoxy (4:20). 5. Sơn màu trắng. Không được dùng để sơn cho nhôm, thép không rỉ, đồng, thiếc, hợp kim, niken, đồng thau hoặc các bề mặt mạ kẽm, trừ phi được Chủ đầu tư yêu cầu.

Page 274: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 676

G6.26. PHẦN 0630 - TRẦN TREO 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. Trần treo sẽ được lắp đặt khi được quy định trong các Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Trần treo sẽ được tạo thành bởi các lớp sợi lát bằng sợi khoáng cách âm. 2. Nhà thầu sẽ lập các bản vẽ chế tạo trên cơ sở các Bản vẽ Xây dựng cho tất cả công tác trần treo sẽ được thực hiện. 1.2. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Việc áp dụng các kết cấu trần cần tuân thủ chặt chẽ các điều kiện kỹ thuật của nhà chế tạo trừ phi được áp dụng theo một cách khác. 1.3. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1. Nhà thầu phải đệ trình mọi tài liệu liên quan đến công tác này, vật liệu và các mẫu thử cho Chủ đầu tư để phê duyệt trước ngày dự kiến lắp đặt trần là 5 tháng. 2. Nhà thầu phải đệ trình các bản vẽ của họ cho Chủ đầu tư để phê duyệt trước ngày thực sự bắt đầu công việc ít nhất là 3 tháng. Các bản vẽ thi công này phải chỉ rõ các kích thước, phương pháp cố định, liên kết và néo chặt sẽ được sử dụng trong quá trình công việc. 2. VẬT LIỆU A. Chất lượng Các lớp lát cách âm phải là bằng các tấm lợp không cháy, sợi khoáng hở. Bề mặt đối ứng phải là Travertine-Delica kích thước 600x600 mm, dày 15 mm, cả bốn góc phải hở, và sẽ được lắp ráp bằng một hệ thống treo thụt vào (lõm) phù hợp. Tấm lợp phải sơn trắng có thể rửa được và có độ phản xạ cao 75% hoặc lớn hơn. B. Hệ thống treo Hệ thống treo phải là hệ thống dầm chữ T hở bằng nhôm, gồm các thanh chữ T chính và các thanh chữ T chéo kể cả những cái đai giữ dưới các tấm lợp. C. Dây treo Dây treo phải là dây thép mạ kẽm đường kính 4 mm. Các phụ tùng kim loại và các phụ liệu phải được cung cấp theo các khuyến nghị của nhà sản xuất. 3. THỰC HIỆN 3.1. TỔNG QUÁT Trần phải được lắp đặt vào một mặt phẳng chính xác và đều đặn, theo các đường thẳng, theo tiến trình đối xứng qua các đường trung tâm của trần hoặc các panel. 3.2. PHÒNG NGỪA 1. Chỗ lắp đặt trần phải kín và cần được bảo vệ chống lại những ảnh hưởng của thời tiết 2 tháng trước khi bắt đầu và trong thời gian lắp đặt trần. 2. Cần giữ nhiệt độ ở 10oC hoặc cao hơn khi lắp đặt hệ thống trần. 3. Chỗ sẽ lắp đặt kết cấu trần cần được khô ráo và không lắp đặt nhiều các vật liệu chống ẩm. 3.3. TẤM SỢI KHOÁNG CÁCH ÂM Các thanh chính chữ T được treo bằng các dây treo cách đều nhau theo yêu cầu và mức độ chính xác. Các thanh chéo chữ T cần được gắn chặt với những thanh chính. 3.4. GIA CỐ 1. Cần gia cố quanh các lỗ đèn điện, các lỗ thông khí và các khung vào như quy định và chỉ ra trong các Bản vẽ. 2. Thanh giằng gia cố cho các chốt treo cần được lắp đặt khi độ dài treo tính từ trần lớn hơn 1,5 m. 3.5. CHỐNG ĂN MÒN Cần sơn chống rỉ tại các điểm hàn. 3.6. CÁC TẤM LỐI VÀO

Page 275: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 677

Các tấm lối vào cần được gia công và lắp đặt như chỉ ra trong các Bản vẽ theo đúng các đặc trưng kỹ thuật của Nhà sản xuất.

Page 276: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 678

G6.27. PHẦN 0640 - CỬA RA VÀO, CỬA SỔ, LẮP KÍNH 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. Phần này bao gồm việc thiết kế, chế tạo và lắp các cửa ra vào và cửa sổ bằng nhôm, thép, gỗ có một hoặc hai lớp kính tại các vị trí đã chỉ ra trong các Bản vẽ của Hồ sơ Mời thầu và Bản vẽ thi công được chấp nhận hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư sau này. 2. Nó bao gồm cả cửa cuốn bằng thép tại Nhà máy. 3. Các bản vẽ chi tiết và chế tạo do Nhà thầu thực hiện. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0510 - Thép kết cấu và Kim loại khác Phần 0610 - Công tác xây Phần 0641 - Công tác Gỗ

1.3. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.3.1. Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 192-1996 Cửa gỗ. Cửa đi. Cửa sổ. Yêu cầu kỹ thuật chung TCXD 92-1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi. Bản lề cửa TCXD 93-1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi. Ke cánh cửa TCXD 94-1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi. Tay nắm chốt ngang TCVN 5762-1993 Khóa cửa có tay nắm. Yêu cầu kỹ thuật

1.3.2. American Society for Testing and Materials ASTM A-653 Standard Specification for Steel sheet, Zinc-Coated (Galvanised) or zinc-iron alloy-coated (Galvannealed) by the Hot-Dip Process. ASTM A-788 Specification for Steel Forging, General, Requirements. ASTM B-221 Specification for Aluminium Alloy Extruded Bars, Rods, Wires Shapes and Tubes. ASTM C-158 Method for Testing Flexural Testing of Glass. ASTM E-283 Test Method for Rate of Air Leakage Through Exterior Windows, Curtain Walls and Doors.

1.4. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Tất cả các các cửa sổ và cửa đi bằng nhôm cần được chế tạo bởi một nhà chế tạo duy nhất với một độ hoàn thiện đồng đều. Tất cả các cửa sổ và cửa đi bằng thép cần được chế tạo bởi một nhà chế tạo duy nhất với một độ hoàn thiện đồng đều. Tất cả các cửa sổ và cửa đi bằng gỗ cần được chế tạo bởi một nhà chế tạo duy nhất với một độ hoàn thiện đồng đều. 1.5. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Nhà thầu phải đệ trình mọi tài liệu và chi tiết liên quan đến công việc bao gồm cả các mẫu cửa sổ và cửa đi, cho Chủ đầu tư để phê duyệt trước khi chế tạo. 2. VẬT LIỆU 2.1. TỔNG QUÁT 1. Loại và kích thước của các cửa sổ và cửa đi của Nhà máy được quy định trong Các Bản vẽ Thi công. 2. Các khung cửa phải được cung cấp cùng với các cửa sổ và cửa đi. 3. Các cửa sổ và cửa đi không bị cong vênh, biến dạng và phải là hoàn hảo. Chúng sẽ được giao tại công trường với đủ bao bì đóng gói thích hợp với nguyên đai bảo vệ hoặc lớp đóng gói bao phủ trên các bề mặt lộ thiên để bảo đảm chống mọi hư hại, bao bì này sẽ chỉ được dỡ bỏ sau khi hoàn thành công tác xây dựng chung. A. Thiết kế 1. Tất cả các cửa sổ và cửa ra vào cần thiết kế chịu được áp lực là 1,5 MPa. 2. Khung chống các lỗ cửa: ba góc của lỗ cửa được giữ cố định, một lực có cường độ 100 N tác dụng thẳng đứng lên góc thứ tư sẽ không làm chuyển vị góc này nhiều hơn 5 mm.

Page 277: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 679

3. Các lỗ cửa phải chịu được lực thẳng đứng 1KN tại mép trên của cửa ra vào hoặc cửa sổ là phản lực của các bản lề mà không ra bất cứ một biến dạng thường xuyên nào. B. Các chi tiết 1. Tất cả các cơ cấu liên kết phải là bằng nhôm, thép không rỉ hoặc bằng vật liệu không rỉ khác có đủ độ bền, và hiển nhiên là cần hài hòa với nền mà nó liên kế. 2. Các chi tiết được lắp đặt phải là loại chất lượng tốt nhất hiện có trên thị trường. Việc gia công hoàn thiện đồ ngũ kim cần phải tương xứng với việc hoàn thiện các cửa ra vào và cửa sổ. 3. Quả nắm, móc cửa phải bằng đồng thau hoặc hợp kim nhôm, dài 100 mm được gắn bởi các đinh ốc cùng loại vật liệu. 4. Hệ thống ổ khóa cần phải là loại đóng mở nhanh, có hiệu quả với quả nắm cách mọi chi tiết cố định một khoảng cách trống là 4 cm. 5. Tất cả các cửa ra vào phải được lắp ổ khóa, mọi ổ khóa cần có chìa khóa loại khác nhau và mỗi ổ khóa phải được giao đủ 3 chìa khóa. Trừ phi được thông báo khác đi, còn không thì các ổ khóa phải là loại khóa ngầm tự động. 6. Các liên kết kim loại cần được đặt ở các mặt cắt chuẩn cho phép một liên kết thử nghiệm với các liên kết đàn hồi đúp. 7. Số lượng bản lề sẽ là 2, 3 và 4 với các lỗ cửa cao 1,00; 1,80 và 2,50 tương ứng. Các bản lề được cố định bằng các vòng đồng và có thể điều chỉnh được bởi các vít. 8. Khi được chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc được chỉ dẫn, các cửa đi phải được lắp đặt bằng các bản lề đối đầu bằng ôxít đồng tác động kép kích thước 100x50 mm. 9. Khi được nêu trong các Bản vẽ hoặc được hướng dẫn của Chủ đầu tư, các cửa ra vào cần được lắp cái chặn cửa loại ma sát hoặc nam châm vĩnh cửu. 10. Khi được nêu trong các Bản vẽ hoặc được hướng dẫn, các cửa ra vào cần lắp cơ cấu đóng cửa bằng thủy lực cố định bề mặt, loại hoạt động riêng lẻ. 11. Tất cả các cửa sổ và các lỗ thông gió cần phải có lưới che chống sâu bọ côn trùng từ bên ngoài bay vào và/hoặc lưới chống muỗi. 2.2. CỬA RA VÀO BẰNG THÉP A. Tổng quát 1. Việc chế tạo các cửa ra vào phải tuân theo các yêu cầu của Phần 0510. 2. Các cửa ra vào và khung cửa phải có bề mặt và các mép bằng thép cán mạ kẽm nhúng nóng dày 1,22 mm theo ASTM A-653, có gia cố bên trong và một lớp lõi chống cháy và bọt polyurethane chống sâu mọt hoặc lớp sợi khoáng cứng. 3. Các ổ khóa cần được làm chìm trong các cửa ra vào. 4. Các cửa ra vào cần được xử lý chống ăn mòn tại nhà máy và có một lớp phủ bảo vệ sơ bộ. Sự bảo vệ sơ bộ và hoàn thiện phải tuân theo các yêu cầu của Phần 0510. 5. Khi được chỉ ra trong các bản vẽ, các cửa thép chịu lửa, các khung và các phụ kiện liên quan phải do một nhà chế tạo chuyên môn được chỉ định sản xuất. B. Cửa cuốn Nhà máy bằng thép 1. Bản chắn và khung cửa phải là thép mạ kẽm nhúng nóng (G90) chất lượng thương mại như ASTM A-653 2. Cửa sẽ được vận hành bằng điện, hãm và đẩy trên một đường ray bên trên được tựa vào một kết cấu thép như chỉ ra trong bản vẽ. 3. Kích thước và vị trí cửa được chỉ ra trong các Bản vẽ Thi công. 4. Thiết bị điều khiển sẽ bao gồm một cơ cấu cắt an toàn và các biện pháp vận hành bằng tay trong trường hợp mất điện. 5. Đường ray đỉnh là một vùng mạ kẽm bao kín hoàn toàn bằng một tấm phủ mạ kẽm trên các tấm ghép. Khung cửa được treo trên đường ray đỉnh bằng các con lăn (puly) giá đỡ hình cầu gắn chặt vào mỗi thanh. 6. Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư để phê duyệt các chi tiết của nhà chế tạo trước khi đặt hàng và sẽ phải chịu trách nhiệm phối hợp trong việc lắp đặt và về việc nối tiếp của thiết bị điều khiển với tổng đài gần nhất hoặc hộp đấu nối với mọi việc kiểm tra và nghiệm thu của cửa. 2.3. CỬA RA VÀO BẰNG GỖ 1. Việc chế tạo cửa phải tuân theo các yêu cầu của Phần 0641. 2. Việc sơn cửa phải tuân theo Phần 0623 - Công tác sơn. 3. Các cửa phải có khe hở rộng 1,7 mm (±0.5 mm) cách khung cửa theo mỗi chiều.

Page 278: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 680

4. Các tấm cửa phải là loại gỗ thông tốt, và bề mặt được dán 5 lớp gỗ dán dày 6 mm ở mỗi phía như chỉ ra trong Các Bản vẽ. 2.4. CỬA RA VÀO VÀ CỬA SỔ NHÔM 1. Các cửa đi và cửa sổ bằng nhôm phải do một nhà chế tạo chuyên ngành được chỉ định sản xuất ra. 2. Các mặt cắt phải được ép từ hợp kim nhôm 6063 - T5 theo ASTM B-221. 3. Tất cả các khung cửa cần được liên kết bằng cơ khí và nẹp các góc. Mọi đanh vít dùng liên kết hoặc chốt hoặc cố định phải là kim loại màu không có thành phần sắt, loại chìm và nếu hở thì sẽ phù hợp với kim loại xung quanh. 2.5. CỬA RA VÀO BẰNG NHỰA Các cửa đi bằng chất dẻo cần phải do một nhà chế tạo chuyên môn được chỉ định sản xuất. 2.6. LẮP KÍNH A. Kính 1. Tất cả các loại kính phải tuân theo các mục thích hợp của ASTM C-158. 2. Tấm kính phải trong suốt, không màu, không có bọt khí, không bị biến dạng và không có các khuyết tật đáng kể nào khác. Kính sẽ được cắt vừa vặn để gắn vào các rãnh lắp kính của cửa sao cho có một khoảng cách đồng đều để chứa miếng đệm chân bằng cao su quanh mọi đường viền khung giữa mép kính và rãnh lắp kính. 3. Kính phẳng là loại sẽ được dùng cho các cửa sổ và các của ra vào v.v... chỉ trừ khi được yêu cầu khác đi. Độ dày tối thiểu của kính phải là 5 mm. Kính phải chịu đựng được 24 giờ dầm trong hơi axit hydrochloric và sau đó lại trở lại trong không khí mà độ trong suốt hoặc độ bóng sáng của nó không hề bị hư hại. 4. Kính dùng cho các cửa sổ bên trong nhà máy của phòng điều khiển và văn phòng cần phải có chỉ số hấp thụ âm thanh là 32 dB trong phạm vi từ 100 đến 3200 Hz. 5. Trừ phi được thỏa thuận khác đi, còn không thì các tấm kính dùng cho cửa gió, mái hắt phải rộng 150 mm với 25 mm xếp chồng lên nhau và mép phải được mài nhẵn. 6. Khi tổng chiều dài của một cửa gió vượt quá 1.100 mm, thì phải có các thanh chắn song gắn vào khung cửa sao cho không có một tấm kính nào rộng hơn 1.100 mm. 7. Các tấm kính cần được lắp đặt vào những cái kẹp kim loại khớp liên động gắn chặt vào các khung cửa. Các kẹp này và các khung này phải là bằng nhôm. 8. Các mặt cắt trên và dưới của các khung cửa gió phải phù hợp và được gắn bằng PVC dẻo kép hoặc chèn neoprene để chịu được mọi thời tiết. B. GIOĂNG KÍNH 1. Gioăng gắn kính sẽ được cung cấp cùng với khung cửa và sẽ được vặn chặt bằng các vít chìm. 2. Tất cả các cửa ra vào và cửa sổ phải có Gioăng gắn chặt và được chèn bằng những miếng đệm vinyl. 2.7. CỬA GIÓ 1. Mọi cửa gió phía bên ngoài phải được thiết kế chịu tải trọng gió là 150 kg/m2. 2. Trừ khi được quy định khác đi, còn không thì mọi cửa gió và các khung cửa gió ở các tường bên ngoài, kể cả các mối nối, liên kết, các móc, chốt và các phụ kiện khác phải được thiết kế để chịu đựng các tải trọng gió tác dụng trên khoảng không của mỗi cửa gió, mà không bị biến dạng thường xuyên và không vượt quá ứng suất cho phép và độ uốn cho phép. Độ uốn cho phép tối đa là 20 mm. 3. Vị trí và diện tích của các cửa gió cần được xác định theo các yêu cầu thông gió. 4. Tất cả các cửa gió được ấn định là loại ba luồng. Khoảng không tự do tối thiểu là 45% như xác định theo phương trình trong Tiêu chuẩn AMCA 500. 5. Các khung cửa gió và các tấm lá phải được dập bằng hợp kim nhôm 6063 - TS. 6. Các khung màn chắn phải bằng nhôm dập 6063 - TS với độ dày tối thiểu là 2 mm, và phải là có thể mắc dây điện qua được. Các lưới chắn ở mặt ngoài của các cửa gió phải là lưới chống sâu bọ côn trùng và chống muỗi. 7. Các lớp đệm giữa tấm lá và thanh dọc phải là bằng vinyl. 8. Các chốt, móc dùng trong hệ thống các cửa gió phải là bằng thép không rỉ. 9. Mỗi cửa gió phải được gia công một lớp fluoropolymen có màu sắc phù hợp vớ mọi kim loại khác (màu xám đậm). 10. Các chấn song cửa gió và các màn chắn bên ngoài phải có cùng lớp gia công hoàn thiện và màu sắc với cửa gió .

Page 279: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 681

11. Hệ thống màn chắn phải được sơn trước khi lắp đặt vào các khung cửa gió. 12. Các góc để lắp ráp và các màn chắn bên trong cần được gia công bằng phay. 13. Lớp hoàn thiện fluoropolyne phải là một lớp phủ polyvinnyldene fluoride chứa ít nhất 75% kynar 500 resin. Lớp phủ này cần nung trong lò theo quy định của nhà chế tạo. 3. THỰC HIỆN 3.1. KHUNG 1. Tất cả các cửa ra vào, cửa sổ và các khung, đường rãnh, và các phụ kiện cần được lắp đặt theo đúng các hướng dẫn của nhà chế tạo. Nhà thầu phải có trách nhiệm về chế tạo, đóng gói bao bì và cung cấp tới công trường, và lắp ráp trong phạm vi sai số cho phép. 2. Nếu có thể, các khung cần được đặt trước khi xây dựng các tường và các trần bao quanh. 3. Các khung cần được giữ chặt một cách an toàn vào vị trí cho đến khi đặt các mố néo vĩnh viễn. 3.2. LẮP KÍNH 1. Các khe kính, các vật chắn bằng kính và các rãnh lắp kính cần được làm sạch trước khi lắp kính. 2. Kính cần được gắn theo cách mà sẽ cho một mức độ đồng đều tốt nhất có thể có của thiết bị. 3. Kính cần được bảo vệ chống vỡ sau khi lắp đặt bằng cách đặt các băng giấy hoặc dải giấy nẹp vào khung và giữ kính. 3.3. LẮP CÁC CỬA GIÓ 1. Việc lắp đặt các cửa gió cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của nhà chế tạo, và như được quy định trong các bản vẽ. 2. Các khung cửa gió cần được bít cả bên ngoài và bên trong. Một phương án bít bên trong có thể chấp nhận được là hoặc đệm miếng vinyl dập dạng củ hành hoặc trét băng. 3. Việc bít bằng chất hỗn hợp là loại Cao su Sealant, loại B, màu xám. 4. Việc trét băng phải là cao su bọt gần dẻo theo ASTM D1056, loại SCE-41. Băng phải dày 6.35 mm và rộng 19 mm với 2 mặt dính. 5. Nhà thầu sẽ phải có trách nhiệm về mọi việc kiểm tra cần thiết về việc tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu của Đặc trưng kỹ thuật và các Bản vẽ thiết kế. 6. Các kiểm tra trước của nhà chế tạo đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn này là có thể chấp nhận được. 3.4. SƠN KẾT CẤU KIM LOẠI Tất cả các kết cấu kim loại cần phải sơn trong xưởng. 3.5. VÊ SINH Kính cần được rửa sạch bằng cồn công nghiệp khi hoàn thiện.

Page 280: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 682

G6.28. PHẦN 0641 - CÔNG TÁC GỖ 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này đề cập đến gỗ tròn và gỗ thanh dùng cho cửa ra vào, cửa sổ, và các yếu tố kết cấu khác, các khung và việc hoàn thiện khi được Chủ đầu tư hướng dẫn. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0623 - Công tác sơn Phần 0640 - Cửa ra vào, cửa sổ, lắp kính

1.3. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM 1.3.1. Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 1972-1971 Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý TCVN 1973-1971 Gỗ tròn. Kích thước cơ bản TCVN 1974-1971 Gỗ tròn. Khuyết tật TCVN 1975-1971 Gỗ xẻ. Kích thước cơ bản TCVN 1976-1971 Gỗ xẻ. Tên gọi và định nghĩa TCVN 4340-1994 Ván sàn bằng gỗ TCXD 204-1998 Bảo vệ công trình xây dựng. Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới TCVN 4610-1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu gỗ. Ký hiệu quy ước thể hiên trên bản vẽ. TCVN 192-1996 Cửa gỗ. Cửa đi. Cửa sổ. Yêu cầu kỹ thuật chung. TCVN 2293-1978 Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn

Ngoài ra còn có thể áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài như dưới đây: 1.3.2. American Society for Testing and Materials 1.4. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Nếu xảy ra bất cứ một sự co ngót hoặc cong vênh nào hoặc một sự cố khác trong công tác ghép nối gỗ, trước khi hết Thời hạn bảo hành, thì kết cấu đó phải được loại bỏ và thay thế và bất kỳ kết cấu nào khác bị ảnh hưởng cũng cần phải sửa chữa cho tốt hơn, mọi chi phí Nhà thầu phải chịu. 2. VẬT LIỆU 2.1. GỖ A. Các yêu cầu chung 1. Các Bản vẽ đã chỉ ra sự sắp xếp hoặc bố trí chung, xác định công tác ghép nối hoàn chỉnh và các yêu cầu về kết cấu liên quan. Nhà thầu sẽ thiết kế và đưa ra các hạng mục chuẩn được chế tạo tại địa phương và các chi tiết để phê duyệt. 2. Các hạng mục và chi tiết này sẽ được Chủ đầu tư xem xét và nếu cần có thể phải thay đổi không đáng kể về kích thước để chấp nhận các hạng mục chuẩn này. Khi không dùng đến các hạng mục chuẩn, Nhà thầu sẽ phải, bằng chi phí của mình, lập ra những bản vẽ như vậy và phác thảo, nếu là cần thiết, để xác định các chi tiết ghép nối và những việc bổ sung khác về sự bố trí chung chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc của Chủ đầu tư. Những việc này cần được thỏa thuận với Chủ đầu tư trước khi bắt đầu công việc về các hạng mục đó. 3. Tại một giai đoạn sớm vừa phải theo Hợp đồng, Nhà thầu sẽ phải đệ trình các mẫu về gỗ xẻ, các vật liệu liên quan, và nếu thích hợp, công tác hoàn thiện của các hạng mục như cửa ra vào, khung cửa ra vào và khung cửa sổ, để phê duyệt. Tên gọi, nguồn gốc và phân loại của mỗi loại gỗ xẻ dự kiến cần được nêu rõ, cùng với các dự định chi tiết về việc xử lý bảo quản. Một khi các mẫu này đã được phê chuẩn, chúng sẽ được Chủ đầu tư giữ lại để làm chuẩn mực và bất cứ công việc nào không theo chuẩn mực này của các mẫu tương ứng sẽ bị loại bỏ một cách hợp pháp. 4. Gỗ xẻ cần phải là loại một, lấy từ lõi của một cây gỗ khỏe mạnh, trong đó gỗ dác (lớp mềm phủ bên ngoài của gỗ) được bỏ đi hoàn toàn, và cây gỗ phải là đồng đều về chất, thớ thẳng, không có các mắt lớn và các mắt chết, không có khuyết tật, không nứt, hoặc bất cứ một loại tỳ vết nào khác. 5. Đối với gỗ có giá trị loại một, kích thước của mắt không được lớn hơn 13 mm và không có nhiều hơn một mắt trong mỗi 0,25 m3 gỗ xẻ.

Page 281: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 683

B. Làm khô gỗ Hàm lượng nước đối với gỗ xẻ mỏng hơn 2,5 cm phải không lớn hơn 12%; đối với gỗ xẻ dày hơn 2,5 cm phải nhỏ hơn 15%. C. Bảo quản Gỗ xẻ cần được lưu giữ trong kho khô ráo, thông thoáng, có mái che. Cần bảo vệ cẩn thận chống hư hại gỗ. Các đồ mộc cần được bảo vệ tránh ảnh hưởng của thời tiết khi vận chuyển và cần được lưu giữ bảo quản trên giá cách mặt đất trong các cấu trúc khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ sau khi sơn lót. 2.2. FORMICA Formica phải có độ dày 1,5 mm với 0,5 mm bề mặt hoàn thiện mỏng và mờ. 2.3. KEO VÀ CHẤT DÁN Keo cần phải tuân theo ASTM D-3110. Gỗ tấm mỏng cần được dán bằng keo chịu nước có độ chịu cắt tối thiểu là 1,4 MPa ở 35oC và 0,1 MPa ở 116oC. Với những tấm gỗ có giá trị và các cơ cấu khác, cần dùng keo loại được chấp nhận. 2.4. ĐINH , VÍT VÀ BU LÔNG Đinh, đinh vít và bulông phải được mạ kẽm. Tất cả các loại đinh, đinh vít được dùng với các loại gỗ xẻ có hoạt tính (trở nên biến mầu và biến dạng với các kim loại đen) phải là bằng kim loại màu. Đường kính của đinh hoặc đinh vít phải phù hợp với gỗ mà nó sẽ đóng vào và với công cụ để thực hiện việc đóng, và chiều dài của đinh hoặc đinh vít phải sao cho đủ chắc và bảo đảm việc đóng cố định. 2.5. GỖ DÁN CHÂN TƯỜNG Chân tường ghép gỗ được làm bằng gỗ được Chủ đầu tư chấp thuận. 3. THỰC HIỆN 3.1. LẮP RÁP TẠI XƯỞNG Mọi công tác gỗ, nếu khả thi, cần được lắp ghép trong xưởng, hoàn thiện và sơn sơ bộ trước khi chuyển giao để lắp đặt cố định. 3.2. MỘNG 1. Tất cả các mộng cần được soi, đục và ghép, trừ phi được quy định khác đi trong các Bản vẽ Các mộng cần được ghép đúng và khít mà không cần chèn thêm. 2. Tất cả các mộng cần được đóng bằng gỗ cứng chắc hoặc chốt tre. Mộng cần được gia cố bằng keo thích hợp trước khi làm khung. 3. Không dùng keo trong các mộng hở. 3.3. ĐINH VÀ VÍT 1. Cần khoan các lỗ với kích thước chính xác trước khi bắt đinh vít. Không được dùng búa để đóng đinh vít. Tất cả các đinh vít cần được nhúng trong dầu trước khi bắt vào gỗ. 2. Các đầu đinh hoặc đinh vít cần chìm và gắn bằng mattit. 3.4. HOÀN THIỆN 1. Bề mặt lộ ra ngoài của các kết cấu gỗ đều cần đánh nhẵn, làm phẳng và gọn gàng. 2. Ngoài máy đánh bóng, tất cả các kết cấu gỗ cần được làm nhẵn bằng tay với giấy rap phù hợp để đạt tới bề mặt trơn nhẵn theo yêu cầu, khỏi bị các vết của máy và dụng cụ, hay những vết của sự mài, các thớ và những lỗi khác. 3. Các chất bảo quản có dầu hoặc có nước cần được áp dụng cho các bề mặt gỗ sẽ được sơn hoặc sẽ được nối với những bề mặt được sơn. 4. Các kết cấu gỗ không lộ ra ngoài cần được sơn trước khi lắp đặt. 3.5. CÁC PHÒNG NGỪA A. Bảo vệ

Page 282: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 684

Nhà thầu cần thực hiện mọi sự phòng ngừa để giữ gìn và bảo vệ gỗ và các hạng mục làm bằng gỗ được lắp đặt ở công trường khỏi các tác động của thời tiết, sâu bọ côn trùng, tổn hại... trong toàn bộ thời gian xây dựng. B. Bảo quản Cần dùng vật liệu bảo quản theo đúng các khuyến nghị của nhà sản xuất chất bảo quản, và cần có thói quen đặt tất cả các kết cấu gỗ sẽ dùng lên tường, sàn, trần hoặc mọi kết cấu khác. Mọi kết cấu gỗ thô, chưa hoàn thiện, và các kết cấu gỗ lộ ra ngoài có hoặc không tiếp giáp với bất cứ một cấu trúc nào khác, cần được xử lý bảo quản. 3.6. CHE PHỦ GỖ 1. Nhà thầu cần phải gửi văn bản thông báo cho Chủ đầu tư ít nhất là 7 ngày trước khi có bất cứ một loại gỗ nào sẽ được đặt xuống đất hoặc lên tường hoặc nơi nào khác. Nếu không, Chủ đầu tư có thể ra lệnh dỡ bỏ chúng, chi phí Nhà thầu phải chịu. 2. Không được sơn hoặc đánh vec ni trừ phi việc gia công đó là được chấp nhận hoặc nếu không công việc này sẽ bị hủy bỏ một cách hợp pháp một phần hoặc toàn bộ.

Page 283: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 685

G6.29. PHẦN 0710 - THIẾT BỊ QUAN TRẮC 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Mục này đề cập đến các yêu cầu chung về việc cung cấp và lắp đặt tất cả các thiết bị quan trắc trong Công trình bao gồm các áp kế đo áp lực kẽ rỗng, đo biến dạng, các máy đo độ dốc, các hố quan trắc nước ngầm, cùng với các thiết bị đọc đi kèm với chúng và nhà trạm. Chi tiết và đặc tính của các thiết bị có thể sẽ được yêu cầu chi tiết và cụ thể hơn trong các Bản vẽ thi công do Chủ đầu tư phê duyệt và cung cấp. Công tác cũng bao gồm việc đào các hố và rãnh, cung cấp và lấp vữa, lắp đặt các đệm bảo vệ thiết bị ghi. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0220 - Công tác đào hở Phần 0240 - Khoan và Phụt vữa Phần 0320 - Công tác đắp Phần 0430 - Bê tông

1.3. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.3.1. Tổng quát Các thiết bị quan trắc chỉ được lắp đặt khi có sự chứng kiến của Chủ đầu tư. Việc lắp đặt thiết bị quan trắc sẽ được giám sát với những nhân viên có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn đó. Các thiết bị, dây cáp, các hộp đầu cáp và các thiết bị đọc cần được bảo vệ chống hư hại do va đập trong không khí bằng các phương pháp được phê duyệt. Chủ đầu tư có thể chỉ thị rằng các thiết bị quan trắc chỉ được lắp đặt trong những giờ vào ban ngày. Các trình tự chuẩn phải được tuân thủ trước khi lắp đặt các ống đo áp là: kiểm tra việc nối cáp, hiệu chỉnh, khử khí ở các đầu v.v.. Trong quá trình lắp đặt, các dụng cụ đo và cáp cần được kiểm tra định kỳ về sự vận hành. Một đại diện của Chủ đầu tư sẽ vận hành các hộp đọc liên quan để hiệu chỉnh việc đọc và tính toán các dữ liệu, và trình kết quả cho Chủ đầu tư. 1.3.2. Tiêu chuẩn chấp nhận Việc chấp nhận các công tác lắp đặt sẽ do Chủ đầu tư quyết định, dựa trên các lần đọc ngay sau khi lắp đặt và các lần đọc trong quá trình diễn ra các hoạt động thi công. Các thiết bị đo mà không đáp ứng vì một lý do nào đó, sẽ bị loại bỏ.. 1.3.3. Dung sai Các thiết bị phải được lắp đặt trong vòng 100 mm quanh các vị trí đã được chỉ ra trong Các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư yêu cầu. 1.3.4. Kiểm tra Nhà thầu phải đọc các số ghi của thiết bị trong quá trình thi công . Nhà thầu phải lấy các số liệu đầu tiên với sự hiện diện của Chủ đầu tư. Sau khi lấy các số liệu nói trên Chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu hoãn việc đổ bê tông hoặc lấp bằng vật liệu khác lên các thiết bị, ống, cáp hoặc đường dẫn cho đến khi việc lấy các số liệu ban đầu kết thúc. Nhà thầu phải cung cấp lối vào, chiếu sáng cho Chủ đầu tư khi có yêu cầu lấy số liệu. Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư các bản gốc và bản copy các số liệu đo của thiết bị. Việc kiểm tra này không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu đối với chất lượng công tác. 1.3.5. Các thay đổi trong thiết bị kiểm tra Cấn phải rất thận trọng trong việc thay đổi bất kỳ thiết bị quan trắc bị hư hại sai sót trong quá trình thi công, cũng như phát hiện sai sót đó. Nhà thầu phải có văn bản chi tiết về các vấn đề này, nếu thiết bị quan trắc trở nên hư hỏng hoặc sai sót. Chỉ có những thiết bị quan trắc có giấy chứng nhận hiệu chỉnh có hiệu lực mới được sử dụng, kể cả thiết bị đo thăng bằng về mức thủy chuẩn chính xác. Thiết bị quan trắc cần được hiệu chỉnh lại định kỳ theo thời gian do nhà cung cấp quy định. Khi phải thay thế thiết bị quan trắc, cần phải tuân theo hướng dẫn của Nhà cung cấp để bảo đảm sử dụng tốt nhất các dụng cụ và thiết bị. Như một phần của hoạt động quan trắc, bất cứ những lần quan trắc nào mà có thể liên quan tới độ chính xác của các cơ cấu đọc cần được thông báo và báo cáo cho Chủ đầu tư.

Page 284: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 686

1.4. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN Trong vòng 90 ngày kể từ khi có Thông báo Bắt đầu công việc, Nhà thầu phải đệ trình lên Chủ đầu tư phê duyệt về tiến độ giao nhận và lắp đặt tất cả các loại thiết bị quan trắc liên quan đến kế hoạch Thi công Trong vòng 28 ngày trước khi lắp đặt nhà thầu phải trình trình tự lắp đặt, đắp lại và thí nghiệm nếu có sự sai khác so với các yêu cầu đã được phê chuẩn. Các phương pháp dự kiến để đi vào chỗ các thiết bị đo kiểm, và các bảng số đọc tạm thời, và việc bảo vệ trong quá trình thi công. Lý lịch khoa học của nhân viên đủ kinh nghiệm dự kiến sẽ giám sát việc lắp đặt các thiết bị đo kiểm. Loại thiết bị đề nghị và các chi tiết liên quan , thiết bị đọc số liệu nếu khác với quy định phải được Nhà thầu trình cho Chủ đầu tư trong vòng 91 ngày trước khi bắt đấu lắp đặt.. Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư 3 bản copy các sách hướng dẫn sử dụng đo đạc và bảo dưỡng các thiết bị ghi và hộp số bằng tiếng Việt và tiếng Anh. 2. VẬT LIỆU 2.1. Tổng quát Các cáp thiết bị đo kiểm, các đường dẫn và các mạch nối giữa các thiết bị và các hộp đầu nối phải được cung cấp với các chiều dài tối đa và số lượng tối thiểu các mối nối cần thiết. Những cáp, ống và mạch nối đó phải được Nhà Chế tạo cung cấp hoặc khuyến nghị cho mỗi loại thiết bị. Tất cả mọi việc khoan phụt, trát vữa và bê tông cần thiết cho công tác lắp đặt thiết bị đo kiểm phải tuân theo các điều khoản của Phần 0311 - Khoan và Phụt vữa, và Phần 0430 - Bê tông. 2.2. Các áp kế Các áp kế ống đứng (trong nền đập) sẽ bao gồm hệ thống ống PVC đường kính 50 mm nối với một bộ lọc Casagrande như loại CP15 do Roctest Ltd., Quebec, Canada chế tạo, hoặc loại tương đương, và cần được bảo vệ với các vòng ở mặt đất và được trang bị các nắp khóa an toàn, như nêu trong Các Bản vẽ. Các áp kế đo áp lực kẽ rỗng đặt trong thân đập và nền đập là loại PWS với vỏ bọc dây xoắn do Roctest Ltd., Quebec, Canada chế tạo, hoặc loại tương đương. Thiết bị đầu đọc là loại MB-6TL hoặc tương đương. Thiết bị đo mực nước để xác định mực nước trong các áp kế ống đứng phải là Model CPR-6 do Roctest Ltd. chế tạo hoặc loại được coi là tương đương. Cát lọc để lấp xung quanh mọi áp kế phải là loại sạch và phân cỡ hạt tốt, không nhỏ hơn 97% khối lượng mịn hơn sàng cỡ 0,60 mm và không nhiều hơn 2% mịn hơn 0,75 mm. Các hạt bentonite sẽ được dùng để phủ kín các lỗ khoan đặt áp kế như chỉ ra trong Các Bản vẽ. Các thành phần tỷ lệ hỗn hợp chính xác của vữa cần thiết để đổ vào các lỗ khoan đặt áp kế sẽ phải tuân theo các yêu cầu của Phần 0311 - Khoan và Phụt vữa và phải được Chủ đầu tư phê duyệt. Bê tông sử dụng trong việc lắp đặt các áp kế phải có cường độ 25Mpa và theo các yêu cầu trong Phần 0430 - Bê tông. 2.3. Các mốc quan trắc bề mặt và mốc khống chế Các mốc quan trăc bề mặt và các điểm khống chế được thực hiện như trên các bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 2.4. Các hộp đầu nối thiết bị đo kiểm Các hộp đầu nối thiết bị sẽ phải được nhà chế tạo thiết bị sản xuất và khuyến nghị. Chúng phải được hàn kín, không thấm nước, chế tạo từ loại thép không rỉ cỡ 14, với nắp phủ có khớp bản lề. Các mạch nối thiết bị trong phạm vi hộp đầu nối phải được định nhận rõ ràng theo cách thức được phê duyệt. Mỗi hộp đầu nối phải có khóa móc và chìa khóa. 2.5. Cáp và ống Cáp và ống nối cho các thiết bị bao gồm việc nối giữa các cáp và nối giữa các cáp và nối với cơ cấu đọc sẽ phải được nhà chế tạo cung cấp và khuyến nghị cho mỗi loại thiết bị quan trắc. 2.6. Rãnh đặt thiết bị Các rãnh đặt ống và mạch nối được lấp bằng vật liệu lấp, hoặc việc lấp bên trên và xung quanh các đường ống, cáp và mạch nối phải tuân theo các yêu cầu của vật liệu lớp vùng xung quanh, ngoại trừ rằng nó không chứa các hạt lớn hơn 4,75 mm. 2.7. Tràn đo lưu lượng Vị trí tràn sẽ được chỉ ra trong các bản vẽ.. Hệ thống đo lượng nước thấm phải đảm bảo đo mực nước thấm bằng thước với độ chia 1mm qua một tấm thép hình chữ V hoặc một thiết bị thích hợp khác.

Page 285: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 687

Tràn dạng V bao gồm một tấm thép dày 3mm chôn trong bê tông có 30Mpa được cắt và làm theo kích thước quy định và gắn liền với thước đo mực nước. 2.8. Giếng quan trắc Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt giếng quan trắc nước ngầm tại các vị trí được chỉ trên bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Thiết bị kèm theo bao gồm 3 bộ đo mực nước trong giếng hoặc loại điện tử. 2.9. Thước đo Thước đo mực nước phải được làm theo loại được chấp nhận với bảng chia theo 0.01m và được Nhà thầu lắp đặt tại các vị trí yêu cầu. 2.10. Các thiết bị đo độ lún Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt các mốc quan trắc lún đỉnh đập và mái đập tại các vị trí được chỉ trên bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. 3. THỰC HIỆN 3.1. Tổng quát Các thiết bị quan trắc cần được lắp đặt tại các vị trí, theo các đường và các độ dốc như nêu trong Các Bản vẽ hoặc Chủ đầu tư chỉ dẫn. Tiến trình lắp đặt, lấp và kiểm tra cần phải được phê duyệt. Các thiết bị đo kiểm chỉ được lắp đặt khi có mặt Chủ đầu tư. Chủ đầu tư có quyền góp ý cho việc lắp đặt của bất cứ một thiết bị nào. Các thiết bị đo kiểm cần được lắp đặt theo các khuyến nghị của Nhà chế tạo. Nhà thầu sẽ lập kế hoạch lắp đặt thiết bị sao cho giảm thiểu việc ảnh hưởng tới các hoạt động thi công khác và sẽ được phép trừ hao về thời gian trong tiến độ thi công của họ cho những chậm trễ mà có thể xảy ra trong việc lắp đặt các thiết bị quan trắc. Nhà thầu sẽ phải trình bày tất cả các thiết bị quan trắc. Tất cả các cáp phải được đánh dấu với các dấu hiệu xác nhận do Chủ đầu tư chấp nhận, tại những khoảng cách không lớn hơn 15 m hay các khoảng cách ngắn hơn, nếu cần, theo cách mà không gây hư hại đến cáp. Nhà thầu sẽ phải bảo vệ tất cả các thiết bị quan trắc chống lại các hư hại và dịch chuyển trong quá trình công tác bằng các biệp pháp đánh dấu và đặt các vật chướng ngại. Tất cả các ống dẫn của thiết bị quan trắc cần được giữ gìn khỏi mọi sự chèn ép và các mảnh vỡ đè lên, khỏi mọi hư hại hoặc dịch chuyển của các thiết bị, các liên kết hoặc các đầu đọc cần được sửa chữa ngay và không có chi phí bổ sung. Các dòng nước ngầm mà gây trở ngại đến việc lắp đặt hoặc vận hành của các thiết bị cần được dẫn đi hoặc chôn sâu xuống, trừ khi Chủ đầu tư chấp nhận các vị trí khác để đặt các thiết bị đó. Nhà thầu phải lắp đặt hệ thống cấp điện nếu cần thiết cho hoạt động của thiết bị cho đến khi hoàn thành công trình. Khi đã hoàn thành hệ thông cấp điện vĩnh cữu , Nhà thầu sẽ phải tháo dỡ hệ thống cấp điện tạm thời, các dây dẫn, thiết bị, theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 3.2. Áp kế Các áp kế ống đứng cần được đặt trong các lỗ khoan có đường kính 100 mm tại các vị trí và độ sâu như chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư hướng dẫn. Không được phép dùng nước bùn khoan hoặc dầu bôi trơn. Các đỉnh của áp kế ống đứng cần được đổ cát lọc bao quanh và một lớp hạt bentonite dày 0,5 m (hoặc tới độ dày theo Chủ đầu tư chỉ dẫn) để tạo ra một nút bentonite kín. Phần còn lại của hố sẽ được lấp bằng vữa không co ngót như nêu trong các Bản vẽ. Ngay sau khi lắp đặt mũ và trước khi lấp hố khoan, cần kiểm tra xem áp kế có vận hành đúng không. Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, sẽ tiến hành kiểm tra vận hành các thiết bị quan trắc lần cuối cùng với sự có mặt của Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư . Ngay sau khi lấp các rãnh mương đặt cáp, Nhà thầu sẽ kiểm tra lại thiết bị quan trắc. Nếu thiết bị được phát hiện là có sai sót, các mạch nối và/hoặc các mũ/các hộp sẽ được sửa chữa hoặc thay thế. 3.3. Các mốc quan trắc bề mặt Các mốc quan trăc bề mặt và các điểm khống chế được thực hiện như trên các bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Các mốc sẽ đặt thấp hơn mặt đất hoặc lớp đắp tối thiểu 500 mm. Các thanh mốc và bảo vệ phải nhô lên khỏi mặt đất ít nhất 300 mm. Lắp đặt các mốc phải thực hiện ngay sau khi hoàn thành công trình và phải xây dựng lưới bảo vệ chắc chắn. Mọi hư hỏng sẽ do Nhà thầu sửa chữa lại theo đúng yêu cầu bằng chi phi của mình. 3.4. Các thiết bị đo độ lún Tại vị trí sâu nhất của thiết bị ở nền, Nhà thầu sẽ đào nền và lắp đặt đầu dưới của thiết bị như chỉ trên bản vẽ. Những phần của thiết bị trong phần đắp, Nhà thầu sẽ đắp và đầm vật kiệu như các vật liệu đắp xung quanh. Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư sách hướng dẫn sử dụng thiết bị đo của nhà sản xuất.

Page 286: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 688

Nhà thầu sẽ thực hiện các công tác đo ngay trong thời gian thi công. Các số liệu đo sẽ được trình cho Chủ đầu tư định kỳ hoặc theo yêu cầu bất cứ thời gian nào. 3.5. Hộp đấu nối thiết bị Các hộp đầu nối thiết bị sẽ được đặt tại những vị trí nêu trong các Bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. 3.6. Cáp, đường dẫn và ống Cáp, mạch nối và ống nối cần được lắp đặt tại các độ dốc không đổi tới mức độ thực tế tối đa. Không có trường hợp nào các ống nối được lắp đặt đảo hướng dốc. Khi các mối nối và các khớp nối là cần thiết, chúng sẽ được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà chế tạo và chỉ khi có mặt Chủ đầu tư. Các đầu mở của ống nối cần được nút kín hoặc niêm phong kín trong mọi lúc. Để phòng sự lún không đều dọc theo chiều dài mạch nối, các mạch nối cần được uốn lượn ngoằn nghèo để bảo vệ chúng khỏi bị kéo căng. Thiết bị đầm nén nặng sẽ không được phép đi ngang qua các mạch nối nếu lớp phủ bên trên nhỏ hơn 0,9 m. Nếu cần, các mạch nối sẽ được đặt theo từng lớp trong các mương rãnh. Các mạch nối trong mỗi lớp sẽ cách nhau ít nhất là 20 mm theo chiều ngang. Mỗi lớp mạch nối sẽ được tách rời và bao phủ bởi 1 lớp vật liệu đắp thích hợp được nén chặt tới cùng một tỷ trọng và một độ ẩm như vật liệu bao quanh. Các lớp vật liệu đắp cần không chứa các hạt lớn hơn 4,75 mm hoặc những hạt có thể gây hư hại các mạch nối. 3.7. Rãnh đặt thiết bị Các mương rãnh đặt thiết bị quan trắc phải rộng ít nhất 1,6 m và không sâu quá 1 m. Các mương rãnh này có thể được đào bằng máy, cách bất cứ một thiết bị đã lắp đặt nào ít nhất là 1,5 m, nhưng cần được đổ bê tông bằng tay tới các đường và cao độ cần thiết như chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư chỉ dẫn. Cần dọn bỏ sạch đá và các loại vất cứng rắn khỏi đáy các mương rãnh này. Các mương rãnh cần được lót đáy bằng một lớp vật liệu lọc dày 100 mm theo các yêu cầu của Phần 0320 và đầm nén, nếu cần. Mương rãnh cần được lấp bằng vật liệu đắp thích hợp đổ theo các lớp dày 100 m và nén bằng đầm tay hoặc thiết bị đầm nén thích hợp khác để đạt tới tỷ trọng và hàm lượng ẩm như vật liệu xung quanh, hoặc như được Chủ đầu tư quy định. Vật liệu lấp mương rãnh cũng cần không chứa các hạt lớn hơn 4,75 mm hoặc các vật có thể gây hư hại các mạch nối. Các mương rãnh đặt thiết bị quan trắc sẽ được bao phủ bằng vải bạt hoặc loại tương tự trong mọi lúc trước khi lấp để tránh hư hại do mưa hoặc nước rơi xuống mương. 3.8. Tràn đo lưu lượng Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt thiết bị đo nước thấm tại hạ lưu các đập như đã cho trong Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.. 3.9. Giếng quan trắc Giếng quan trắc nước ngầm sẽ được khoan tới độ sâu như trên bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Ngay sau khi khoan, Nhà thầu sẽ lắp đặt ống thép tráng kẽm đường kính 100 mm. Nhà thầu sẽ tiến hành công tác đo ngay trước khi dâng nước hồ và sau khi hồ đầy. Các số liệu sẽ được trình cho Chủ đầu tư để đánh giá tình trạng đập. 3.10. Thước đo mực nước Các cọc tiêu đo mực nước được đặt Cửa lấy nước, Đập tràn và ở Kênh xả Nhà máy, tại các vị trí được chỉ ra trên các Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Các cọc tiêu đo mực nước phải đủ dài sao cho bao hết phạm vi dao động của mực nước. Các cọc tiêu cần phải có độ chính xác 10 mm theo chiều thẳng đứng và cần được giằng chặt để quan trắc chính xác.

Page 287: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 689

G6.30. PHẦN 0810 - ĐƯỜNG VÀ SÂN BÃI 1. TỔNG QUÁT 1.1. PHẠM VI CÔNG TÁC Mục này đề cập đến việc xây dựng các tuyến đường, các cống tiêu nước kết hợp và công tác tiêu nước tại hiện trường, cũng như các sân bãi sẽ được đặt xung quanh các cấu trúc khác nhau của Công trình như đã nêu trong Các Bản vẽ thi công được phê duyệthoặc do Chủ đầu tư chỉ dẫn, cùng với việc bảo dưỡng chúng trong suốt thời hạn của Hợp đồng và Thời hạn Pháp lý để sửa chữa những sai sót. Công tác đường sẽ bao gồm việc đào, gia cố các bề mặt đào, đắp và đổ, san ủi và đầm nén nền đường và vật liệu sỏi cuội dùng trải mặt đường, tạo độ dốc và làm lớp nền và trãi nhựa mặt đường. Nó cũng bao gồm cả việc trồng cỏ các mái đào và đắp ngoại trừ các đường thi công Công tác tiêu nước tại hiện trường bao gồm việc cung cấp và đắp các hệ thống tiêu nước cùng với các rãnh tập trung nước có lớp lót và không lớp lót để dẫn nước ra khỏi khu vực Công trình, xây dựng các rãnh tập trung nước có lớp lót và không lớp lót song song với các tuyến đuờng, và các công việc cần thiết khác để bảo đảm thỏa mãn việc tiêu nước dòng chảy mặt ra khỏi các khu vực xây dựng công trình. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các phần liên quan

Phần 0110: Các yêu cầu chung Phần 0210: Chuẩn bị tuyến Phần 0211: Dẫn dòng và thoát nước Phần 0220: Công tác đào hở

1.2.2. Công tác do Nhà thầu khác thực hiện Đường vận hành từ Quốc lộ 14 đến khu vực các công trình chính cho trong các Bản vẽ Công tác chuẩn bị. 1.3. ĐỊNH NGHĨA 1. Đường vào vĩnh cữu là đường vận hành được xây dựng theo hợp đồng Công tác chuẩn bị. 2. Các Đường Thi công nghĩa là các đuờng được Nhà thầu thiết kế và xây dựng nhằm mục đích thi công công trình . 3. Đường vận hành là các đường vĩnh cữu do Nhà thầu xây dựng nối từ các đường vào phục vụ cho việc vận hành, bảo dưỡng các Đập, Đập tràn, Cửa lấy nước, Nhà máy, Trạm phân phối điện. Các đường này nối tiếp với đường do Chủ đầu tư cung cấp hoặc nối với Quốc lộ 14. Tuyến và các thiết kế tổng thể được thể hiện trong các Bản vẽ Hồ sơ Mời thầu. Các được này sẽ được tráng nhựa.. 4. Lớp lót nền là lớp vật liệu được đầm chặt trên đáy của khối đào hoặc trên mặt trên cùng của khối đắp. 5. Lớp nền là lớp vật liệu được đầm chặt trên lớp lót nền. 6. Chuẩn bị nền bao gồm các công tác chuẩn bị nền đào hoặc đắp trước khi thi công lớp lót nền kể cả việc tạo độ dốc cho đường. 7. Đường giới hạn xác định các ranh giới vật lý và lý thuyết để đo đạc thanh toán khối lược đào, đắp và lớp mặt đường. Đường giới hạn được xác định theo kết quả của công tác đo đạc địa hình được chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc theo chỉ định của Chủ đầu tư.. 8. Lớp nhựa asphal – là lớp bê tông nhựa trãi mặt đường. 1.4. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Các công tác thuộc phần này phải tuân theo các yêu cầu của quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ASSHTO. Trong trường hợp các quy định trong Điều kiện kỹ thuật khác với các tiêu chuẩn hoặc quy phạm nói trên, các quy định trong Phần này giữ quyền quyết định. 1.5. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 1.5.1. Các thí nghiệm kiểm tra 1. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc khống chế chất lượng của các vật liệu đắp nền đường, và phải tiến hành các cuộc kiểm tra tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, trên các mẫu thử của các vật liệu trước đầm nén và sau đầm nén để xác định xem những vật liệu ấy và sự đầm nén chúng như vậy đã đáp ứng các yêu cầu của Điều kiện kỹ thuật chưa. Chủ đầu tư sẽ thông báo cho Nhà thầu về bất cứ một sự thiếu hụt vật liệu nào hoặc một sự khiếm khuyết nào trong thi công, khi họ được biết các kết quả kiểm tra đó. Các sự khiếm khuyết, thiếu hụt này phải được sửa chữa bằng những phương pháp mà được Chủ đầu

Page 288: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 690

tư chấp nhận, kể cả những biện pháp bổ sung để tăng tỷ trọng, giảm hoặc tăng độ ẩm, và thực hiện bóc bỏ những phần đắp mà không đáp ứng được các yêu cầu của Điều kiện Kỹ thuật. Các yêu cầu thí nghiệm kiểm tra chất lượng được trình bày trong Bảng dưới đây:

Vật liệu Chỉ tiêu kỹ thuật

Đắp Lớp lót nền Lớp nền Đá dăm - Phân tích thành phần cỡ hạt - Giới hạn Atterberg - Hàm lượng ẩm tự nhiên - Kiểm tra tỷ trọng theo tiêu chuẩn ASTM D61557 - Hàm lượng chất hữu cơ - Màimòn LosAngeles - Tỷ số chịu tải Califonia (trong phòng thí nghiệm) - Chỉ số vỡ vụn - Trị số nghiền cốt liệu

4000 m³ 4000 m³ 4000 m³

-

5000 m³ - - - -

500 m³ 500 m³ 500 m³ 1000 m³

3000 m³

- 1000 m³

- -

500 m³ 500 m³ 500 m³

1000 m³

3000 m³ 1000 m³ 1000 m³

1000 m³ 1000 m³

50 m³ - - - - - -

50 m³ 50 m³

2. Xác suất của các lần kiểm tra có thể được Chủ đầu tư điều chỉnh tùy theo các kết quả của các lần kiểm tra trước đó, theo sự biến đổi vật liệu và theo các điều kiện thời tiết khí hậu. 3. Các khống chế vật liệu sau đây cần được thực hiện cả tại chỗ hoặc ngoài thực địa:

Test Chuẩn bị nền Lớp lót nền Lớp nền Hệ số chịu tải California 1 trên 100 m 1 trên 100 m 1 trên 100 m

Dung trọng tại chỗ - 1 trên 200 m³ 1 trên 200 m³ Xác suất và tính chất của các lần kiểm tra có thể được Chủ đầu tư điều chỉnh theo kết quả của những lần kiểm tra trước đó, theo sự biến đổi của vật liệu hoặc theo các điều kiện khí hậu. 4. Dung trọng cần được xác định theo ASTM D1557 với kích thước và dụng cụ được hiệu chỉnh để phù hợp với các thí nghiệm vật liệu đất để có thể xác định được dung trọng đại diện cho mẵu đắp. Phân bố kích thước các hạt phải được thực hiện theo ASTM D422 được hiệu chỉnh cho phù hợp. 5. Nhà thầu có thể sử dụng các thiết bị phóng xạ để xác định dung trọng và độ ẩm theo ASTM D2922 và ASTM D3017, nếu vật liệu có thành phần hạt xác định. 6. Việc phê chuẩn chính thức về công tác đất sẽ được thực hiện sau khi các vật liệu đã được đổ, trải và đầm nén. Chủ đầu tư có thể loại bỏ vật liệu tại nơi cung cấp, trên các xe vận chuyển, hoặc tại chỗ. 7. Bê tông nhựa cần phải được kiểm tra theo các tiêu chuẩn ASTM. Các mẫu được lấy theo ASTM D140, và theo các số lượng phù hợp thích đáng với mục đích kiểm tra độc lập. 1.6. TRÌNH DUYỆT VÀ PHÊ CHUẨN 1.6.1. Đường vận hành Không trễ hơn 28 ngày trước khi bắt đầu công tác xây dựng đường, nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư phê duyệt về biện pháp thi công chi tiết và thiết bị sử dụng.. Các kết quả trong phòng thí nghiệm đối với vật liệu của lớp lót nền , lớp nền phải được trình cho Chủ đầu tư phê duyệt trong vòng 24 giờ sau khi thí nghiện kết thúc. Kết quả thí nghiệm độ chặt tại hiện trường phải được trình cho Chủ đầu tư trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc thí nghiệm. 1.6.2. Đường thi công Không trễ hơn 28 ngày trước khi bắt đầu xây dựng, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư phê duyệt các mặt bằng chi tiết cho công tác đào, đắp, thoát nước , trãi mặt kể cả biện pháp thi công chi tiết và thiết bị. 2. VẬT LIỆU 2.1. TỔNG QUÁT Các vật liệu sẽ được đào từ các mỏ đất đá hoặc từ các nguồn nào khác được Chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu sẽ phải thăm dò vị trí mỏ thích hợp và phải hoàn thành mọi cuộc kiểm tra cần thiết trước khi khai thác vật liệu. Vị trí các khu mỏ và việc lựa chọn vật liệu từ các mỏ đó phải được Chủ đầu tư phê duyệt. 2.2. ĐẤT ĐẮP

Page 289: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 691

Vật liệu đắp nền, sẽ được sử dụng để đắp các bờ thềm vách tiêu nước và đắp đường, cần được chọn lọc từ việc đào công trình, đào từ các mỏ vật liệu hoặc từ các nguồn được phê duyệt khác. Vật liệu cần tuân theo các yêu cầu sau: - Hàm lượng chất hữu cơ: ≤ 0.1%, - Kích thước đá tối đa: 150 mm - Chỉ số dẻo: ≤ 15 - Tỷ lệ các hạt qua sàng 0.074 (US): ≤ 15% 2.3. LỚP LÓT NỀN Vật liệu đắp lớp nền phải được lựa chọn từ việc đào công trình có chọn lọc và từ các mỏ vật liệu, và phải bao gồm vật liệu đắp nền dạng hạt được phê duyệt, không có đá lớn hơn 75mm. 1. Thành phần hạt của vật liệu như dưới đây:

Sàng tiêu chuẩn (US) (mm)

Phần trăm lọt qua theo trọng lượng (%)

75 100 50 95 to 100

19.1 50 to 100 9.5 20 to 80 1.2 0 to 30

0.074 0 to 12 Nếu vật liệu đào công trình hoặc từ các mỏ vật liệu không đạt thành phần cỡ hạt nêu trong bảng trên thì cần xử lý vật liệu. 2. Vật liệu còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Hàm lượng chất hữu cơ: ≤ 0.1%, - Chỉ số dẻo: ≤ 15 - Tỷ số chịu tải california ≥ 25% ứng với 95% dung trọng khô tối ưu xác định theo of ASTM D1557. 2.4. LỚP NỀN Vật liệu trải lớp mặt phải là vật liệu được xử lý về độ cứng, vật liệu hạt bền về gia công tinh luyện và là những mảnh thô của thành phần cỡ hạt được nghiền trong một hỗn hợp liên kết của đất dính. Chỉ số dẻo phải nằm trong khoảng 6 đến 15. 1. Thành phần hạt phải như dưới đây:

Sàng tiêu chuẩn (US) (mm)

Phần trăm lọt qua theo trọng lượng (%)

19.1 100 9.5 60 to 80

4.8 (No. 4) 45 to 75 2.4 (No. 8) 30 to 70

0.42 (No. 40) 20 to 45 0.074 (No. 200) 12 to 30

2. Ngoài ra, vật liệu còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Dung trọng khô: ≥ 17.5 kN/m³. - Độ dẻo: 6 ≤ PI ≤ 15. - Hệ số chịu tải California ≥ 80% ứng với 95% dung trọng khô lớn nhất xác định theo of ASTM D1557. - Los Angeles: ≤ 50. - Thành phần hữu cơ: < 0.1%. 2.5.. VẬT LIỆU KẾT DÍNH TỰ NHIÊN Nếu vật liệu lớp nền không chứa đủ lượng chất kết dính tự nhiên chịu được tác động của giao thông, cần phải thêm vào một chất dính kết bao gồm laterit, bụi than đá hoặc chất kết dính tự nhiên lấy từ các nguồn được chấp thuận. Sau khi bổ sung chất kết dính này, thành phần hạt phải thỏa mãn các yêu cầu như ở trên. Việc trộn thêm chất kết dính có thể được thực hiện tại chổ sản xuất vật liệu hoặc ngay trong giai đoạn thi công trước khi đầm. .

Page 290: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 692

2.6. NHỰA 1. Nhựa đường để trải mặt đường phải là loại nhựa đường pha chế bao gồm các dẫn xuất chính của dầu mỏ và phải không lẫn nước và các tạp chất khác một cách đáng kể. Nhựa đường phải không bị sủi bọt khi đun nóng tới một nhiệt độ quy định. 2. Bê tông nhựa phải thuộc loại lưu hóa vừa, loại MC-30 hoặc MC-250, để đáp ứng được các yêu cầu nêu trong Bảng sau đây:

LOẠI P/P THỬ ASTM

MC - 30 MC - 250

YÊU CẦU

Min Max Min Max Điểm sôi oC 38 --- 65 --- D3143 Độ nhớt động học tại 60oC, mm2/s 30 60 250 500 D2170 Kiểm tra chưng cất, % của tổng lượng chưng cất tới 360oC: tới 225oC

--- 25 --- 10 D402

Kiểm tra chưng cất, % của tổng lượng chưng cất tới 360oC: tới 260oC

40 70 15 55

Kiểm tra chưng cất, % của tổng lượng chưng cất tới 360oC: tới 315oC

75 93 60 87

Giới hạn nhựa đường theo nhiệt độ phun, oC 50 --- 67 --- Giới hạn nhựa đường theo nhiệt độ phun, oC 30 45 75 90 Các đặc tính của phần còn lại sau chưng cất: Độ thấm tại 25oC, 100g, 5s, 0,1mm 120 250 120 250 D5 Độ dẻo tại 25oC, cm 100 --- 100 --- D113 Độ hòa tan trong Trichloroethylene 99.0 --- 99.0 --- D2042 Nước, % --- 0.2 --- 0.2 D95 2.7. CỐT LIỆU ĐÁ DÙNG CHO BÊ TÔNG ASPHAL Cốt liệu đá phải bao gồm đá đã được nghiền, sạch, đã được rửa, khô, cứng, có góc cạnh hoặc vật liệu hạt nghiền có chất lượng đồng đều, không có bụi bẩn, cỡ hạt dẹt hoặc mỏng hoặc là các loại vật liệu đá vụn phong hóa khác. 1. Thành phần hạt quy định cho vật liệu như sau:

Phần trăm lọt sàng theo trọng lượng Sàng tiêu chuẩn (US) (mm) Loại A Loại B

20 10 2.4

100 85 - 100

0 - 2

85 - 100 0 - 7 0 - 2

2.8. CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC 2.8.1. Vật thoát nước Rãnh thoát nước mặt không vỏ, các khối đắp thoát nước, phải được xây dựng với các vị trí , tuyến, độ dốc kích thước cho trong các Bản vẽ hoặc theo chỉ định của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể sẽ yêu cầu làm vỏ cho các rãnh thoát nước mặt theo Điều 3.7. 2.8.2. Ống cống thép và bê tông Ống cống thép có gân có đường kính lớn hơn 1000 mm. Các ống bê tông đúc sẵn có đường kính trong khoảng từ 600 mm đến 1000 mm. 2.8.3. Các tường chắn, tường cánh và các thềm chống xói lở Các tường chắn và tường cánh, ở những nơi cần thiết để nối tiếp và thi công đường, cần phải thi công bằng bê tông. Các cửa ra của đường ống tiêu thoát nước phải được đổ đá, khi cần, như nêu trên các Bản vẽ thi công hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 2.8.4. Các vật liệu lót và đắp trả Các vật liệu lót và đắp trả để trải xung quanh các đường ống tiêu thoát nước phải là vật liệu trải lớp mặt theo như Điều 2.4.

Page 291: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 693

2.9. THANH CHẮN BÊN ĐƯỜNG Các thanh chắn bên đường phải được làm bằng các lan can thép hoặc các cọc tiêu và được xây dựng theo các bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 2.10. BIỂN BÁO Biển bào và các đường kẻ phải được thi công theo các bản vẽ thi công được duyệt hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư.. 3. THỰC HIỆN 3.1.1. Tổng quát 1. Cần phải dọn sạch và cuốc xới theo Phần 0210 quy định, tới mức độ nêu trong Các Bản vẽ . 2. Việc dẫn dòng, làm khô nước phải tuân theo Phần 0211. 3. Việc đào những chất thải bỏ của các vật liệu đào cần phải tuân theo Phần 0220. 4. Mặt cắt của tất cả mọi tuyến đường phải theo địa hình thiên nhiên sao cho giảm tối đa các công tác đào và đắp. Trừ các đoạn ngắn và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư độ dốc lớn nhất là 7%. 5. Trước khi trải vật liệu lớp nền đường, nền đường phải không có các hố, hốc, không lượn sóng, và phải được san ủi bằng phẳng. Lớp nền đường và lớp mặt đường phải được trải theo đường thẳng và san ủi theo như nêu trong Các Bản vẽ, hoặc theo chỉ dẫn của Kỹ sư. 6. Nhà thầu phải cho phép các đại diện của Chủ đầu tư và các Nhà thầu khác sử dụng miễn phí các con đường khi Chủ đầu tư có yêu cầu. 7. Nhà thầu không được đào xa hơn góc đường giới hạn đào quy định mà không có văn bản phê duyệt trước của Chủ đầu tư. Việc đào xa hơn các đường giới hạn đào sẽ chỉ được phép trong một giới hạn hợp lý, để làm cho các hoạt động của Nhà thầu được dễ dàng hơn. 8. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về an toàn, bảo dưỡng, gia cố và bảo vệ mọi bề mặt đã được đào. 9. Trong quá trình đào, các bề mặt đào phải được bảo dưỡng ở điều kiện tiêu thoát nước tốt trong mọi thời gian. Các rãnh, các đường ống tiêu thoát nước tạm thời phải được xây dựng, khi cần thiết, để ngăn chặn và tiêu thoát nưóc mặt, mà có thể gây các ảnh hưởng tới việc thực hiện hoặc điều kiện thực hiện công việc. 10, Nhà thầu phải bóc bỏ lớp đất mặt và các vật liệu hữu cơ khác khỏi khu vực sẽ đào và đắp. Tất cả các đất lớp mặt được bóc bỏ đi sẽ phải được chứa riêng rẽ tại các bãi thải hoặc trữ do Chủ đầu tư quy định 11. Các vị trí bãi chứa lâu dài cần phải là những nơi được chỉ ra trong Các Bản vẽ hoặc nơi nào khác được phê duyệt. 12. Các vật liệu đào lên mà đáp ứng hoặc có thể gia công xử lý để đáp ứng được các yêu cầu về vật liệu xây dựng đã quy định, sẽ được trữ lại để sau dùng đến, hoặc trực tiếp dùng cho thi công Công tác này. 13. Các vật liệu đắp sẽ được đổ theo cách để bảo đảm rằng chúng có thể được đầm nén một cách thỏa mãn mà không gây hư hại cho các kết cấu xung quanh. 14. Trừ khi được Chủ đầu tư hướng dẫn khác đi, còn không thì vật liệu để lấp không được đổ vào lấp và cũng không được phép đầm nén sát cạnh các kết cấu bê tông trong vòng 14 ngày sau ngày đổ bê tông. Việc đầm nén lớp vật liệu lấp đã được đổ trên kết cấu bê tông không được phép tiến hành bằng xe lu rung trong vòng 50 cm trên mặt bê tông. 15. Cần chú ý đặc biệt đến việc đầm dọc theo các kết cấu bê tông và tại mọi vị trí khó vào. Tại những vị rí này phải thực hiện đúng mọi tiêu chuẩn được yêu cầu cho mọi loại đắp. 16. Độ ẩm của vật liệu có thể đạt được bằng cách sấy khô hoặc các thao tác làm ẩm như được mô tả trong Phần 0320 – Công tác đắp để đáp ứng được các yêu cầu của Điều kiện Kỹ thuật. 3.2. KIỂM TRA Không một việc đào, đắp nào được bắt đầu mà không có sự đồng ý trước của Chủ đầu tư. Cần phải khảo sát thăm dò theo yêu cầu của các Điều kiện Kỹ thuật, nhằm mục đích thanh toán sau này, trước khi bắt đầu bất cứ một việc đào nào. 3.3. KHẢO SÁT Trước khi bắt đầu khai thác các mỏ đất, Nhà thầu cần thiết tiến hành công tác khảo sát chi tiết để xác định đúng trữ lượng với yêu cầu một hố đào cho 5000 m² diện tích mỏ. Chiều sâu hố đào phải qua hết chiều dày lớp vật liệu thích hợp. Mẫu phải được lấy cho mỗi 1.5m và được sử dụng để thực hiện các thí nghiệm sau: - Độ ẩm tự nhiên, - Giới hạn Atterberg,

Page 292: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 694

- Thành phần hạt, - Thí nghiệm Proctor tiêu chuẩn, - CBR Hố đào sẽ được Nhà thầu mô tả theo ASTM D 2488. Khi kết thúc mỗi hố đào, hình trụ hố đào phải được trình cho Chủ đầu tư. Tài liệu này sẽ bao gồm: - Tên Hợp đồng. - Tên Nhà thầu. - Tọa độ hố đào. - Ngày bắt đầu và kết thúc. - Phương pháp đào. - Chiều sâu các lớp địa chất. - Các ghi nhận mực nước ngầm . - Mô tả từng địa tầng theo ASTM D 2488. - Phân loại đất. - Chiều sâu vị trí lấy mẫu. - Kết quả thí nghiệm các mẫu. - Nguyên nhân dừng công việc (đá, nước nhiều,...). 3.4. NỀN ĐƯỜNG ĐẮP VÀ CHUẨN BỊ NỀN 3.4.1. Nền 1. Cần phải đào đến độ sâu mở ra mặt nền móng chấp nhận được. Một mặt nền móng chấp nhận được là một mặt nền mà dưới lớp này, sau khi được đầm nén, vật liệu sẽ có tỷ trọng tương tự như tỷ trọng của vật liệu đắp đã đầm nén sẽ được trải trên nó. Việc chuẩn bị một bề mặt như vậy có thể sẽ bao gồm việc làm khô, đầm nén, xẻ rãnh hoặc các biện pháp khác. 2. Chủ đầu tư sẽ xác định các yêu cầu về vật liệu nếu cần để đạt được một bề mặt nền móng chấp nhận được. Các thao tác về đắp sẽ không được bắt đầu tại bất cứ phần nền móng nào, chừng nào mà Chủ đầu tư chưa kiểm tra và phê duyệt. 3. Trừ khi được phê chuẩn khác đi, còn nếu không thì các bề mặt nền sẽ phải đầm nén sao cho tỷ trọng của vật liệu nền ở độ sâu 0.3 m dưới mặt nền là không nhỏ hơn tỷ trọng quy định của lớp đắp sẽ được đầm nén trên nó. 3.4.2. Chuẩn bị nền 1. Diện tích bề mặt mà sẽ được trải lớp nền hoặc lớp mặt cần phải được dọn sạch kỹ lưỡng sao cho không có vật liệu ngoại lai nào có thể bị lẫn với các lớp sẽ trải sau này. 2. Các vết nứt, các khe, các hốc hố, và những chỗ không phẳng trên bề mặt mà sẽ tiếp xúc với lớp nền hoặc lớp mặt cần được lấp kín, trét kín. Cần tạo ra các rãnh tiêu nước trong khu đất bão hòa nước của nền đường, hoặc theo sự chỉ dẫn của Chủ đầu tư . 3. Nền đường cần thẳng và dốc theo như nêu trong Các Bản vẽ. Các vật liệu có thể tổn hao, mất mát đi, cần được đầm nén ở chiều đáy tối thiểu là 300 mm tới tỷ trọng quy định, sao cho vật liệu lớp nền, sau khi trải, sẽ không bị lẫn với vật liệu nền đường. 4. Việc đầm nén sẽ được tiến hành bằng một xe lu rung có mặt trống nhẵn với các đặc trưng tối thiểu như sau: - Trọng lượng tĩnh tối thiểu: 8 t - Đường kính trống: không nhỏ hơn 1500 mm - Trọng lượng tĩnh tối thiểu trên một mét trống: 3.5 t - Số lần đầm sẽ được áp dụng theo loại vật liệu. 5. Mọi chỗ mềm, không cứng chắc cần được dọn bỏ và lấp đầy bằng loại vật liệu quy định tới một cao độ đúng sau đầm nén. 6. Nếu bất cứ một diện tích nào đã được chấp nhận trước đó mà lại bị mềm yếu đi và/hoặc bị lún do xói mòn bởi dòng chảy mặt hoặc bị nhiễm bẩn bởi các vật liệu ngoại lai, thì chỗ mềm yếu hoặc các vật liệu bẩn đó cần được dọn bỏ, chỗ lún thấp cần được lấp đầy và nền phải được chuẩn bị lại, cho đến khi thỏa mãn Chủ đầu tư mà sẽ không có thêm một chi phí nào cả. 3.5. RÃI VÀ ĐẦM CÁC VẬT LIỆU 1. Vật liệu đắp chung, lớp nền và lớp mặt sẽ không được trải chừng nào mà mọi việc đào cần thiết chưa được hoàn thành và Chủ đầu tư chưa phê duyệt bắt đầu việc trải vật liệu. 2. Nhà thầu cần đổ, rải và san bằng vật liệu sao cho tránh được sự phân ly cỡ hạt và đạt được một khối vật liệu có cỡ hạt hợp lý.

Page 293: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 695

3. Nhà thầu cần cung cấp các thiết bị đầm nén đầy đủ, thích hợp, và được phê duyệt như là các thiết bị cần thiết để đầm nén các vật liệu đắp khác nhau để đạt các tỷ trọng quy định. 4. Cần trải các vật liệu nền chung, lớp nền và lớp mặt theo các lớp ngang liên tục có độ dày đồng đều. Mỗi lớp sẽ phải được san phẳng bằng một máy san ủi trước khi đầm nén. 5. Khi việc dùng các xe lăn là không thực tế, Nhà thầu phải đầm các vật liệu đắp bằng máy đầm điện vận hành bằng tay hoặc thiết bị đầm được chấp nhận khác, chiều dày lớp trải sẽ được điều chỉnh cho thích hợp với việc đầm nén đó. 6. Nếu Chủ đầu tư yêu cầu, Nhà thầu phải làm ẩm các vật liệu đắp bằng cách tưới nước để đạt được hàm lượng ẩm quy định. Việc tưới nước sẽ được thực hiện bằng ô tô tải có bồn chứa được lắp các thanh có rãnh phun và các thiết bị thích hợp. Bất kỳ vật liệu nào đã được trải mà không đáp ứng các yêu cầu quy định, Nhà thầu đều phải dọn bỏ và làm lại để có một vật liệu thỏa mãn các yêu cầu quy định mà không có chi phí thêm. 7. Nhà thầu phải thi công lớp nền và lớp trải mặt sau khi đã đầm nền theo độ dầy đã nêu trong Các Bản vẽ. Không được phép giảm độ dầy quy định này của lớp nền hoặc lớp mặt. 3.5.1. Đắp đất Việc trải và đầm nén sẽ được áp dụng cho vật liệu được dùng căn cứ theo thành phần cỡ hạt và độ dẻo của chúng để đạt được một trị số CBR thực địa lớn hơn hoặc bằng 25%. A. Rãi và đầm đất 1. Trừ khi được quy định khác đi, còn nếu không thì độ dầy của đắp chung và của các lớp nền trước khi đầm nén không được vượt quá 300 mm cho việc đắp để đầm nén bằng xe lu rung, hoặc 100 mm cho việc đắp để đầm nén bằng đầm điện điều khiển bằng tay, nhưng cũng không được nhỏ hơn 1.5 lần Dmax. 2. Mỗi lớp cần được đầm nén bằng một xe lu rung có trống mặt nhẵn sao cho đạt tới tỷ trọng khô ít nhất phải bằng 95% tỷ trọng khô lớn nhất khi xác định bằng ASTM D 698. Mỗi lớp vật liệu sau khi rải sẽ phải được đầm nén bằng cách không ít hơn bốn lần đi qua lại trên toàn bề mặt của thiết bị đầm nén quy định. Các lớp phải được đầm theo các dải, chồng lên các dải bên cạnh không nhỏ hơn 600 mm. Các thiết bị đầm sẽ không được di chuyển với tốc độ vượt quá 5 km/h. 3. Độ ẩm của vật liệu trải phải sao cho:

-3 ≤ W-Wopt ≤ + 3 Với:

w: độ ẩm đo được của lớp vật liệu đã đầm nén; wopt: độ ẩm tối ưu của kiểm tra đầm nén Protor tiêu chuẩn.

B. Đắp đá 1. Chiều dầy tối đa của mỗi tầng đổ phải là 300 mm và ít nhất là 1.5 lần Dmax. 2. Mỗi lớp cần được đầm nén bằng xe lu rung có trống mặt nhẵn, sao cho đạt tới tỷ trọng tương đối trong phạm vi 60-70%. 3. Tỷ trọng tương đối được xác định bằng Phương pháp USBR ký hiệu E12. 4. Nếu cần để đạt được các yêu cầu về đầm nén, vật liệu sẽ được làm ẩm. 3.5.2. Lớp lót nền 1. Các kiểm tra CBR tại hiện trường sẽ được thực hiện theo yêu cầu của Điều khoản 1.5.1 “Các kiểm tra khống chế” hoặc được Chủ đầu tư chỉ dẫn để xác định tính cần thiết của một lớp trải nền trên nền thiên nhiên hoặc các lớp đắp. 2. Nếu CBR ≥ 25%: không cần lớp lót nền.

Nếu 25 > CBR ≥ 10%: chiều dày tối thiểu 200mm. Nếu CBR < 10%: chiều dày tối thiểu 300mm.

3. Vật liệu đắp nền cần được rải dọc theo các lớp đều nhau không vượt quá độ dầy chưa đầm là 150 mm. 4. Điều kiện đầm nén giống như mô tả trong Điều 3.5.1. 3.5.3. Lớp nền 1. Vật liệu lớp đệm và nền đá dăm trải mặt sẽ được rải dọc theo các lớp đều nhau không vượt quá độ dày sau khi đầm là 200 mm. Mặt cắt cuối cùng của bề mặt đường phải có kích thước và cao trình như nêu trong Các Bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. 2. Mỗi lớp sẽ phải được đầm bằng xe lu rung có mặt trống nhẵn sao cho đạt tới tỷ trọng khô ít nhất bằng 95% tỷ trọng khô tiêu chuẩn. 3. Hàm lượng nước của vật liệu phải sao cho:

-2 ≤ W-Wopt ≤ + 2 Với:

w: hàm lượng nước đo được của lớp đã đầm nén; wopt: lượng ẩm tối ưu của kiểm tra đầm nén Protor tiêu chuẩn

Page 294: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 696

Cần đạt giá trị CBR lớn hơn 80%. 3.6. MẶT ĐƯỜNG NHỰA 3.6.1. Tổng quát 1. Mặt đường và sân bãi phải được trãi nhựa như đã chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 2. Công tác này bao gồm tưới lớp lót và hai lớp chính có cốt liệu đá dăm. Nhựa phải được trãi bằng máy để đạt được độ đồng đều mỗi lớp. 3. Nhựa được trãi với nhiệt độ được Chủ đầu tư chấp nhận. Nhà thầu phải có biện pháp an toàn cho việc vận chuyển và trãi nhựa. 3.6.2. Thực hiện 3.6.3. Lớp phủ ban đầu Lớp phủ ban đầu chỉ được áp dụng đối với bề mặt khô của đá dăm đã được quét bằng chổi máy theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Chỉ sử dụng lớp nhựa lót khi nào nhiệt độ trên bề mặt đường ít nhất là 24oC và không mưa. Tỉ lệ sử dụng khoảng 1.5 lít/m2, nhiệt độ cho lớp lát mặt sẽ theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Lớp cát sử dụng để bảo vệ lớp phủ được giới hạn ở những vùng được Chủ đầu tư chỉ định, còn những nơi khác thì lớp lát mặt sẽ không được phủ để thẩm thấu và bảo dưỡng hoàn toàn. 3.6.4. Đổ bê tông và đầm nện Lớp mặt bê tông át-phan có kích thước cốt liệu lớn nhất là 20mm sẽ được đổ đến một độ dày được đầm nện là 70mm. Nhiệt độ xuất xưởng của hỗn hợp nằm trong giới hạn tuyệt đối là 140oC và 163oC. Việc đầm nện từng phần lớp vữa sẽ bắt đầu thực hiện bằng xe lu theo sau máy rải bê tông lát đường một khoảng cách làm việc. Vật liệu ở trên đường phía sau thiết bị rải bê tông lát đường và không thuộc phần được đầm nện bằng xe lu có thể không được chấp nhận nếu nhiệt độ dưới 1200C. Khi đổ bê tông asphalt làm lớp gia công bề mặt, sử dụng đầm tự hành hoặc máy rải được Chủ đầu tư chấp thuận. Mỗi máy sẽ làm việc với hai xe lu đường, một xe lu có bánh bằng thép để cán từng phần và một xe lu nhiều bánh hơi để cán hoàn thiện. Xe lu bằng thép có trọng lượng ít nhất là tám (8) tấn. Xe lu bánh nhiều bánh hơi có trọng lượng ít nhất là mười (10) tấn và ít nhất là chín (9) lốp cao su, mỗi lốp có thể bơm hơi vào ở áp suất 830 pa(8.0kg/cm2). Mỗi xe lu sẽ kết hợp với một dụng cụ giữ các thùng quay (Các lốp xe cao su) được ẩm nước khi vận hành để tránh làm vỡ lớp lót bê tông asphalt. Chỉ sử dụng những công nhân vận hành có kinh nghiệm làm việc trên các xe lu. Không cho phép hướng di chuyển lượn gấp và xoay ngược đột ngột trên lớp mặt bê tông át-phan. Việc đổ bê tông asphalt sẽ phải tiến hành liên tục. Trong trường hợp bị ngắt quãng do thời tiết hoặc do trục trặc máy móc hoặc bất kỳ nguyên do nào khác, thì Chủ đầu tư có thể chỉ dẫn tạo một mối nối kết cấu trong lớp lót trước khi cho đổ tiếp. Chủ đầu tư có thể yêu cầu việc thí nghiệm kiểm tra do Nhà thầu thực hiện vào những ngày đổ bê tông asphalt. Chủ đầu tư sẽ hướng dẫn số lần thực hiện việc thí nghiệm kiểm tra trên cơ sở khối lượng (bê tông) sản xuất mỗi ngày. Toàn bộ việc thí nghiệm kiểm tra phải phù hợp với các trình tự hiện hành của tiêu chuẩn TCVN hay ASTM. 3.7. CÔNG TÁC TIÊU - THOÁT NƯỚC 3.7.1. Rãnh thoát nước không gia cố Các rãnh thoát nước không gia cố phải được thực hiện tại các vị trí và với tuyến, độ dốc , kích thước như đã chỉ định trong bản vẽ thi công hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Công tác này bao gồm cả việc thi công các kết cấu cửa vào và cửa ra.. 3.7.2. Rãnh thoát nước có vỏ Các rãnh gia cố có vỏ được áp dụng tại các vị trí mà vận tốc dòng chảy khá lớn. Các rãnh này có thể là bằng bê tông đúc sẵn, bê tông đổ tại chỗ, bằng đá xây theo kích thước quy định.. 3.7.3. Các đường tiêu thoát nước đắp 1. Các đường tiêu thoát nước đắp cần phải được thi công tại chỗ theo các chi tiết nêu trong Các Bản vẽ hoặc do Chủ đầu tư hướng dẫn. 2. Các đường tiêu thoát nước đắp cần đắp bằng vật liệu quy định, được đào từ các đường ống tiêu thoát nước mặt có lớp lót và không lót kết hợp hoặc bằng vật liệu đắp chung khác đã được chấp nhận cho Công trình hoặc từ các mỏ vật liệu thiết kế.

Page 295: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 697

3.7.4. Đường tiêu thoát nước bằng đất Các đường tiêu thoát nước bằng đất cần phải là cốt liệu thô với các lớp lọc cát và geotextile, được thi công theo chiều dài và độ dốc để dẫn nước từ nền đường tới các đường tiêu thoát nước bên hoặc về phía mái dốc của đường, được thi công tại chỗ và theo các chi tiết chỉ ra trên Các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư hướng dẫn. 3.7.5. Lắp đặt các đường ống tiêu thoát nước bằng bê tông 1. Các đường ống tiêu thoát nước bằng bê tông cần được thi công tại chỗ theo độ dài, độ dốc và kích thước nêu trong Các Bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Chủ đầu tư. 2. Ống phải được đặt trong các mương rãnh, đào theo độ dốc, độ sâu và tại các vị trí nêu trong các Bản vẽ. Cần dọn bỏ hết các vật liệu không thích hợp khác ở đáy của các mương rãnh này theo như chỉ dẫn, và sau đó ống được lấp theo độ dốc của vật liệu hạt trải lớp nền và được đầm nện kỹ để bảo đảm một lớp nền đồng đều và vững chắc. 3. Các ống cần được đặt trên một lớp vật liệu nền dạng hạt được chọn, dày tối thiểu là 150mm và được nối một cách thích hợp bằng cách dùng các vòng cao su. Vật liệu nền dạng hạt cần không chứa đá dăm có kích thước tối đa lớn hơn 25 mm. Các vật liệu nền cần được đầm nén để có một mặt nền đồng đều và vững chắc bao 1/3 chu vi ống. 4. Sau khi đã đặt và nối các ống, cần rải vật liệu lấp cùng lúc ở cả hai phía ống và nén chặt bằng cách đầm nền hoặc bằng các phương pháp được chấp nhận khác, tới độ cao ít nhất là 400 mm trên đỉnh ống, trừ phi được quy định khác đi trong Các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư chỉ dẫn. Các vật liệu lấp đặt trong vòng 300 mm xung quanh của bất kỳ loại ống nào cũng không được chứa đá hoặc các mảnh đá dăm có kích thước tối đa lớn hơn 25 mm. Phần còn lại của rãnh cần được lấp bằng loại vật liệu có kích thước tối đa là 75 mm. 5. Các tường chắn và đá đổ cần được thi công theo độ dài, độ dốc và kích thước nêu trong Các Bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư hướng dẫn. Các đầu của ống cần được cắt tại chỗ để cho phù hợp với tường chắn. 6. Khi có thể, cần đặt ống chìm hoàn toàn trong mương rãnh, nhưng không có trường hợp nào mương rãnh lại nông hơn 50% đường kính ống. 3.8. BẢO DƯỠNG Nhà thầu phải bảo dưỡng các đường, bao gồm các Đường vận hành, các Đường Thi công, cùng với các đường tiêu thoát nước kèm theo, các đường vượt qua suối, các biển báo đường, việc chiếu sáng, các barrie chắn đường và mọi biện pháp cần thiết khác đối với các tuyến đường phục vụ cho lán trại, các kết cấu, nhà kho, mỏ vật liệu và các bãi thải của công trường. Công tác bảo trì cần bao gồm: 1. Giữ gìn các kết cấu, ống tiêu, mương rãnh thoát nước và dọn sạch mọi mảnh vỡ vụn và giữ cho đường luôn luôn ở tình trạng làm việc tốt; 2. Vá các ổ gà bằng các vật liệu quy định, giữ cho mặt đường luôn được sửa chữa tốt và thực hiện mọi việc san ủi, lu đầm, trải lại mặt đường và khống chế rác bẩn; 3. Bảo dưỡng các trạm rào, các trạm hướng dẫn, các trạm gác, các hàng rào, các tín hiệu, các trạm tín hiệu và các kết cấu khác; 4. Giữ cho mặt đường và các mái đường khỏi bị đá, gỗ rơi, cành cây, lá cây, rác bẩn và các loại vật liệu dọn bỏ từ các rãnh tiêu và hệ thống tiêu thoát nước; 5. Bảo trì các thanh chắn và 6. Bảo trì các vật liệu đắp và các chỗ dốc tự nhiên kề bên đường ở một độ dốc tương xứng để bảo vệ cho các rãnh tiêu thoát nước khỏi bị các vật liệu đắp rơi xuống, trừ khi các rãnh này được xây dựng thích hợp bằng đá xây, đường ống hoặc được lót một nửa chu vi. 3.9. TRỒNG CỎ Tất cả mọi việc khôi phục và trồng lại cây cỏ trên những mái dốc bị gọt tỉa và đắp sẽ được tiến hành Phần 0820 - Khôi phục hiện trường.

Page 296: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 698

G6.31. PHẦN 0820 - KHÔI PHỤC HIỆN TRƯỜNG 1. TỔNG QUÁT 1.1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC Phần này bao gồm các công tác liên quan đến việc tạo mỹ quan, tỉa tót và trồng cỏ, trồng cây cảnh cho một số khu vực của Dự án. 1.2. CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN 1.2.1. Các Phần liên quan

Phần 0110 - Các yêu cầu chung Phần 0210 - Chuẩn bị tuyến Phần 0220 - Công tác đào hở Phần 0320 - Công tác đắp

1.3. TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM Không sử dụng. 2. VẬT LIỆU Không sử dụng 3. THỰC HIỆN 3.1. TỔNG QUÁT A. Thời gian trồng trọt Cỏ, cây và bụi cây cần được trồng vào những thời gian thích hợp nhất để có được các kết quả khả quan và trong mọi trường hợp sẽ chỉ được trồng trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhà thầu sẽ nỗ lực để thực hiện các công việc của họ trong khoảng thời gian này. B. Lưu thông trên khu vực trồng cỏ Nhà thầu sẽ không được trồng cỏ cho đến khi mọi hoạt động yêu cầu vận chuyển các thiết bị qua lại trên các khu được trồng cỏ đó chưa hoàn tất. Không một thiết bị xây dựng, xe tải, xe chở nước được phép đi lại trên các khu vực đã được trồng cỏ và chỉ có thiết bị cần thiết cho việc chuẩn bị các khu vực đó, xe chở phân bón hoặc các lớp đất trải mặt là có thể được phép đi trên khu vực sẽ trồng cỏ. C. Chống xói Trong suốt thời gian thi công Nhà thầu phải bảo vệ tất cả những khu vực có thể xói mòn bằng cách đặt mọi hệ thống tiêu thoát nước tạm thời và lâu dài cần thiết càng nhanh càng tốt. Họ cũng cần áp dụng các biện pháp khác nữa như đắp các ụ dốc thoải cao khoảng 200 mm có thể cần thiết để bảo vệ chống tập trung nước bề mặt và dọn sạch các mái dốc, các bờ dốc và những chỗ khác. Mọi dòng chảy gây xói mòn phát sinh trong thời gian thi công hoặc trong thời gian mà Nhà thầu còn nghĩa vụ bảo trì cần được lấp lại và gia cố và các khu vực đó cần được khôi phục lại những điều kiện thích hợp. Nhà thầu không được để cho xói mòn phát triển trên một phạm vi rộng trước khi có các sửa chữa có hiệu quả, và mọi tổn thất hư hại do xói mòn gây ra phải được khắc phục càng nhanh càng tốt, và trong mọi trường hợp các hư hại này phải được khắc phục không muộn hơn 3 tháng trước khi hết hạn bảo trì theo nghĩa vụ pháp lý của Nhà thầu. Tất cả các lớp đất mặt hoặc các vật liệu khác tích tụ trong các mương rãnh thoát nước bên cần được dọn bỏ sạch cũng thời gian này. Các lớp đất mặt bị rửa trôi cần được thay thế. Lớp phủ bề mặt bị xói đi phải được trả lại. Nhà thầu phải bảo đảm rằng việc xói mòn ở những khu vực đã được khôi phục không bị lặp lại do tác động của việc đi lại.. D. Trách nhiệm về việc phủ một lớp phủ có thể chấp nhận được Mặc dù thực tế là Chủ đầu tư sẽ xác định ra phương pháp trồng cỏ và loại cỏ sẽ được dùng, và rằng giá tối thiểu của việc gieo hạt đó đã được Chủ đầu tư quy định hoặc đồng ý, Nhà thầu vẫn phải có trách nhiệm riêng của mình về việc đặt một lớp phủ có thể chấp nhận được. Tuy vậy, theo ý kiến của Nhà thầu, ngay từ đầu đã nghi ngờ là không biết liệu có thể đạt được một lớp phủ được chấp nhận hay không, Nhà thầu có thể thông báo cho Chủ đầu tư về các lý do của mình về việc đó và Chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể đồng ý, hoặc sẽ chấp nhận một phương pháp trồng cỏ khác, hoặc đồng ý chấp nhận bất cứ một sự che phủ nào bằng cách chấp nhận phương pháp kiến nghị. Tất cả các thỏa thuận như vậy sẽ chỉ có giá trị khi có văn bản của Chủ đầu tư.

Page 297: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 699

E. Khôi phục đồng thời với thi công Các biện pháp khôi phục cần được tiến hành theo lệnh của Chủ đầu tư ở thời điểm sớm nhất trong tiến trình của công việc và đồng thời với việc thi công Công trình. Đặc biệt, các bãi thải phải được khôi phục theo các bước được Chủ đầu tư hướng dẫn. Để dễ dàng cho việc bảo trì, cần đặt có mốc thích hợp trong khi bãi thải đang còn làm việc. 3.2. SỬA SANG Việc đào đắp cần được thực hiện theo cách sao cho hình dạng cuối cùng gần với các hình dạng mặt đất không bị đào đắp kế cận càng tốt, và theo chỉ dẫn của Kỹ sư. Việc sửa sang sẽ gồm việc làm cho mặt đất có hình dạng trước kia hoặc hiện nay biến thành một bề mặt tương đối nhẵn nhụi với các cao độ cuối cùng nói chung nối tiếp được với bề mặt nguyên thủy theo chỉ dẫn của Kỹ sư. Việc sửa sang thông thường sẽ được thực hiện bằng một máy san ủi, hoặc ở những khu vực hạn chế hơn và dốc hơn thì bằng một máy ủi đất. Khi không thích hợp dùng máy do chỗ quá hẹp và quá dốc, việc sửa sang cần được làm với những dụng cụ cầm tay. Các bề mặt đã được sửa sang cần đánh xờm nhẹ để dễ dàng bám dính với lớp đất mặt hoặc với lớp phủ thực vật thiên nhiên. Việc sửa sang bất cứ một khu nào để trồng cỏ cần được làm theo cách sao cho, sau khi trồng cỏ và trải lớp đất mặt, bề mặt hoàn thiện của khu vực đó phải thấp hơn đỉnh của lề đường, rãnh hoặc của vỉa hè kế cận khoảng 25 mm. Mọi hòn đá lớn hơn 50 mm phải được dọn bỏ sạch. 3.3. TRỒNG CỎ 3.3.1. Chuẩn bị khu vực trồng cỏ Mọi khu vực để trồng cỏ cần được chuẩn bị như sau: A. Các khu vực không cần trải lớp đất mặt Khi khu vực trồng cỏ đã có các chất hữu cơ thích hợp, nó cần được xới xáo tới độ sâu tối thiểu là 150 mm. B. Các khu vực cần trải lớp đất mặt Khi các khu trồng cỏ có các chất hữu cơ không thích hợp, thì bề mặt cần được đánh xờm để bảo đảm sự bám dính chắc giữa lớp đất mặt và lớp dưới. Các bề mặt cứng rắn cần đập vỡ ra bằng cách đào bỏ đi hoặc xới xáo. Cần trải lớp đất mặt trên các bề mặt đã được chuẩn bị đến một độ dày đồng đều cần thiết như được nêu ở các điều khoản sau đây bằng cào tay hoặc gạt máy. C. Bón phân Nhà thầu cần phải kiểm tra lớp đất mặt khoảng 150 mm được chuẩn bị để xác định số lượng và chủng loại phân bón cần thiết cho việc tạo ra những điều kiện sinh trưởng thích hợp cho cỏ. Chỉ bón phân trên toàn bộ bề mặt khi sắp trồng cỏ và phân phải được trộn kỹ với đất tới độ sâu 150 mm hoặc bằng máy hoặc bằng tay. 3.3.2. Trồng cỏ Các khu vực sẽ trồng cỏ cần được trải một lớp đất mặt dày ít nhất 100mm, trừ khi là đã có lớp đất dưới thích hợp, Chủ đầu tư sẽ ra lệnh không rải lớp đất mặt nữa. Khu vực trồng cỏ cần tưới nước đẫm trước đó sao cho nó phải ẩm ướt ít nhất tới độ sâu 150 mm khi trồng cỏ. Mặt đất cần xới xáo qua để bảo đảm rễ bám chắc vào đất. Cỏ cần được bảo vệ không bị khô héo và cần phải được giữ ẩm từ khi cắt tới khi trồng xong. Nếu có thể, hàng cỏ đầu tiên sẽ được trồng theo đường thẳng và, nếu trên mái dốc, bắt đầu từ chân mái dốc. Cỏ cần được trồng sát nhau, chú ý không trồng xa nhau quá hoặc không trồng lên nhau. Khi không thể trồng cỏ theo các hàng như nhau, thì cỏ cần được trồng theo hàng dưới với lớp các nối tiếp xen kẽ và cứ như vậy cho đến khi trồng xong cả diện tích. Ở trên những mái dốc, khi được Chủ đầu tư hướng dẫn, cỏ sẽ được giữ ở vị trí bằng những cọc gỗ dài hoảng 300 mm và đường kính khoảng 2 mm. Nhà thầu cần tưới nước trực tiếp cho cỏ sau khi trồng để chống héo. 3.3.3. Bảo dưỡng A. Tưới nước, làm ẩm, cắt tỉa và trồng lại Tất cả các khu vực đã được trồng cỏ cần tưới nước đủ theo các khoảng thời gian quy định để bảo đảm được sự sinh trưởng của cỏ cho đến khi cỏ đã tạo ra một lớp phủ có thể chấp nhận được, và sau đó cho đến khi bắt đầu thời hạn có nghĩa vụ pháp lý về những sai sót của việc trồng cỏ. Việc tưới nước cho cỏ có thể chậm lại để đến thời điểm thích hợp trong năm. Nhưng phải tiến hành tưới trong thời hạn sớm nhất có thể được nếu có đã bắt đàu nảy mầm và đâm chồi..

Page 298: Sotay-5.2-TVGSChuyenNganh_V1_29_10_2011

CONINCO - Sổ tay TVGS thi công xây dựng công trình chuyên ngành

www.coninco.com.vn 700

Nhà thầu cần tiếp tục xén cỏ trên toàn bộ diện tích mà cỏ đã mọc nơi nào Chủ đầu tư chỉ dẫn. Cần diệt trừ cỏ dại bằng những phương pháp đã quy định. Mọi chỗ trồng cỏ bỏ sót hoặc cỏ bị hư hại hoặc bị khô héo cần phải được trồng lại, gieo lại bằng chi phí của Nhà thầu. Tất cả các diện tích đã trồng cỏ cần có một lớp phủ có thể chấp nhận được như định nghĩa dưới đây sau khi bắt đầu và kết thúc thời hạn có nghĩa vụ về pháp lý và những sai sót. B. Điều kiện chấp nhận Một lớp cỏ bao phủ có thể chấp nhận được có nghĩa là không ít hơn 75% diện tích được gieo trồng sẽ được cỏ bao phủ và không có những mảnh nào kích thước lớn hơn 500 mm không được cỏ bao phủ. C. Bảo dưỡng cỏ Nghĩa vụ của Nhà thầu về bảo dưỡng cỏ phải là 1 năm và sẽ bắt đầu từ khi một lớp cỏ chấp nhận được theo định nghĩa của Điều khoản 3.3.3.B trên đây, đã phủ kín toàn bộ công trình, kể cả việc khôi khục các khu hành chính và làm việc của Nhà thầu và các đường vào tạm thời. Nghĩa vụ của Nhà thầu về bảo dưỡng cỏ, do vậy, có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn Thời hạn có nghĩa vụ Pháp lý về những sai sót. 3.4. CÂY VÀ BỤI CÂY A. Các vị trí trồng cây và bụi cây Vị trí trồng cây, bụi cây và hàng rào cây sẽ được nêu trong các bản vẽ hoặc được Chủ đầu tư chỉ dẫn. B. Chuẩn bị các hố trồng cây Trừ khi được Chủ đầu tư hướng dẫn khác đi, còn không thì các hố trồng cây sẽ được bố trí và chuẩn bị như sau: Tất cả các hố phải có mặt bằng hình vuông Để trồng cây bụi và hàng rào, các hố ít nhất phải là hình vuông cạnh 500 mm sâu 600 mm và cách nhau 1,5 m. Hoặc có thể đào một rãnh rộng 500 mm sâu 600 mm. Để trồng cây, phải đổ thêm lớp đất mặt được chọn lọc và theo quy định vào các hố đào, trộn kỹ với phân chuồng hoặc phân hữu cơ (một xẻng đầy có ngọn cho mỗi hố đào), và tùy theo báo cáo thí nghiệm kiểm tra đất, một số lượng phân bón theo chủng loại cần thiết. Các hố phải được tưới đẫm nước trước khi trồng cây. Khi đất cũ trong hố là kém thoát nước, cần trải một lớp 150 mm đá vụn xuống đáy hố trước khi đổ đất vào. C. Trồng cây Khi trồng các cây giống phải được tưới nước kỹ trước khi lấy ra khỏi container. Trước khi trồng cây, cây bụi và cây làm hàng rào, các cây này cần tưới nước trước khi lấy ra khỏi thùng đựng chúng. Mỗi cây cần được tưới nước chu đáo ngay sau khi trồng xuống để cây bám rễ vào đất. Sau khi lấp đất, nếu cần, phải cho thêm đất để lấp hố cao hơn mặt đất 150 mm để bảo đảm có thể giữ đủ nước. Tất cả các cây cần được buộc chặt vào một cọc gỗ đã xử lý thích hợp trồng chắc chắn trong đất. Cọc này phải có đường kính tối thiểu là 35 mm và phải dài hơn cây trồng là 300 mm, với chiều dài tối đa trên mặt đất là 3 m. Sau khi trồng cây, mặt đất xung quanh cần phủ rơm hoặc cỏ hoặc bất cứ một loại nào khác để giảm thiểu lượng bốc hơi. D. Bảo dưỡng cây và bụi cây Trong suốt thời gian có nghĩa vụ pháp lý về những sai sót, là 12 tháng sau khi hoàn thành việc trồng cây và các bụi cây, Nhà thầu phải có trách nhiệm về việc tưới các cây, bụi cây và hàng rào cây này và về việc chống cỏ dại và sâu bọ cho cây. Nhà thầu cần thay thế mọi cây hoặc bụi cây hỏng hoặc phát triển không tốt bằng chi phí của mình trước khi kết thúc thời hạn này.