Sổ Tay Bệnh Mày Đay

24
BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG ( TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN ) BỆNH MÀY ĐAY Biên soạn: PGS.TS Trần Lan Anh Trưởng phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Bệnh viện Da liễu Trung ương

Transcript of Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Page 1: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

( TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN )

BỆNH MÀY ĐAY

Biên soạn: PGS.TS Trần Lan AnhTrưởng phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Page 2: Sổ Tay Bệnh Mày Đay
Page 3: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Bệnh viện da liễu trung ươngBệnh viện Da liễu Trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

LỜI GIỚI THIỆU

Mày đay là một trong những bệnh da dị ứng rất hay gặp. Ai cũng có thể bị mày đay, bất kì già trẻ, gái trai. Căn nguyên của bệnh rất phức tạp có liên quan tới nhiều bệnh và nhiều yếu tố.Tuy nhiên, bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, thuốc, hoá chất, thức ăn, thay đổi thời tiết v.v…là những nguyên nhân thường gặp nhất.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh mày đay là các sẩn phù màu hồng nổi gờ trên mặt da kèm ngứa nhiều.

Nhìn chung, mày đay không nguy hiểm (trừ trường hợp mày đay ở dạng phù Quincke niêm mạc thanh quản có thể gây khó thở, nặng hơn thì suy hô hấp cấp), nhưng bệnh hay gây phiền toái cho người bệnh do ngứa nhiều và đặc biệt rất hay tái phát, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và chất lượng cuộc sống.

Cho đến nay, việc chẩn đoán và xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh mày đay còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc điều trị dứt điểm căn bệnh này đôi khi còn hạn chế. Chính vì vậy người bệnh khi bị mày đay cần đến khám ở các cơ sở y tế để được tư vấn và xử lí hợp lý, tránh được những nguy cơ biến chứng của bệnh cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng tái phát.

Quyển sách nhỏ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh mày đay, nhận biết các dấu hiệu, mức độ bệnh, cách phòng và điều trị sao cho hiệu quả.

Rất mong bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể làm tốt hơn nữa công tác quản lý và điều trị bệnh mày đay, một căn bệnh phổ biến ở nước ta.

PGS.TS. Trần Hậu Khang Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương

Page 4: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân2

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

Mày đay là gì?

Mày đay (cũng có nơi gọi là mề đay) là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ, sẩn phù xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và thường không để lại dấu vết gì trên da. Mày đay là một bệnh phổ biến, dễ nhận biết nhưng lại rất khó tìm được nguyên nhân mặc dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Bệnh có cơ chế phức tạp, trong đó có vai trò quan trọng của chất trung gian hóa học histamin.

Các dạng thương tổn của mày đay

1. Mày đay thông thường

Là các dát hoặc sẩn phù có màu hồng, màu đỏ xuất hiện đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Kích thước vài milimét đến vài centimét, hình thái đa dạng từ hình tròn, hình nhẫn, hình bản đồ hay ngoằn ngoèo, đứng rải rác khắp người hoặc tập trung thành đám, thành mảng rộng và rất ngứa. Sau vài phút hoặc vài giờ, sẩn phù có thể biến mất không để lại dấu vết, tuy nhiên bệnh rất hay tái phát.

Page 5: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 3

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

2. Phù mạch (còn gọi là phù Quincke)

Là hiện tượng phù cục bộ, đột ngột ở da, dưới da và hoặc niêm mạc, đặc biệt là những vùng tổ chức lỏng lẻo như môi, mi mắt, cổ, niêm mạc miệng, họng, thanh quản, ruột, sinh dục v.v..làm sưng to cả một vùng cơ thể như mặt phù to, môi sưng vều, hai mí mắt híp lại, bàn tay căng tròn... Màu sắc phù Quincke có thể hơi hồng hoặc hơi tái, nhưng cũng có thể bình thường như những vùng da khác. Cảm giác căng da, đau nhức và có thể ngứa.

Phù Quincke thường đi kèm với các thương tổn mày đay, nhưng nhiều trường hợp chỉ có phù Quincke đơn thuần. Phù Quincke thanh quản là nguy hiểm nhất có thể gây suy hô hấp cấp, phải xử trí cấp cứu.

3. Da vẽ nổi

Là hiện tượng các dát hoặc sẩn phù xuất hiện sau vài phút khi dùng một vật đầu tù vạch những đường nhẹ lên da hoặc ở những nơi quần áo cọ xát vào da. Chứng da vẽ nổi có thể kèm nổi mày đay.

Page 6: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân4

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

4. Những dạng khác:

Ngoài thương tổn mày đay hay gặp còn có những dạng khác ít gặp hơn như sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.

Phân loại mày đay

Theo diễn biến lâm sàng, mày đay có 2 loại:

Mày đay cấp tính: là phản ứng mày đay xảy ra trong vòng vài phút khi tiếp xúc với dị nguyên, có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, nhưng thường dưới 6 tuần.

Mày đay mạn tính: là mày đay xuất hiện trên 6 tuần, có thể kéo dài trong nhiều năm. Đa số mày đay mạn tính là tự phát (không rõ căn nguyên), gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Một số căn nguyên gây bệnh mày đay

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp (nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài hay thậm chí không rõ căn nguyên). Trên cùng một bệnh nhân, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Một số căn nguyên thường gây mày đay là:

1. Mày đay thông thường

- Do thức ăn:

Page 7: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 5

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mày đay. Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, đồ uống lên men (rượu, bia), cà chua, cải xoong, đồ hộp, dưa chuột, khoai tây.v.v.. Cũng cần nhớ rằng, những thức ăn thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây bệnh.

- Do thuốc: trong nhiều trường hợp, thuốc là nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc (uống, tiêm, xông, hít, bôi ngoài da, đặt dưới lưỡi...) vào cơ thể đều có thể gây mày đay.

Các thuốc gây mày đay thường gặp nhất là nhóm kháng sinh, trong đó nhóm bêta-lactam chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol....Các thuốc chống viêm không steroid (aspirin, decolgen...); các vitamin (vitamin B1, B12, PP, C...) ; các loại vacxin, huyết thanh ; thuốc chống sốt rét ; thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim)...đều có thể gây mày đay.

Thậm chí, các thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason..., các kháng histamin tổng hợp clarityn, theralen,…cũng có thể gây mày đay.

Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch...

Page 8: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân6

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

- Do nọc độc: mày đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ...

- Do tác nhân đường hô hấp: mày đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng từ rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, men mốc...

- Do nhiễm trùng: mày đay có thể gây nên do nhiễm virút như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim) hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.

2. Mày đay do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học (hóa chất)

Mày đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại mỹ phẩm son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng …. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay.

Page 9: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 7

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

3. Mày đay vật lý: là mày đay xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thường do cơ chế không dị ứng, bao gồm

- Da vẽ nổi.

- Mày đay do vận động, xúc cảm như khi mệt nhọc, gắng sức, stress,…

- Mày đay do chèn ép, do rung động.

- Mày đay do quá lạnh, do quá nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước v.v…

4. Mày đay hệ thống: mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc một số bệnh toàn thân như

- Bệnh chất tạo keo: luput ban đỏ,…

- Viêm mạch.

- Bệnh nội tiết: tiểu đường, cường giáp,…

- Bệnh ung thư.

5. Mày đay do di truyền: tiền sử gia đình mắc bệnh mày đay.

6. Mày đay tự phát (vô căn): không rõ nguyên nhân.

Page 10: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân8

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

Tại sao phải điều trị mày đay?

Tuy mày đay là bệnh rất thường gặp nhưng việc điều trị còn nhiều khó khăn. Các trường hợp mày đay tiến triển mạn tính, dai dẳng, ngứa nhiều có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đặc biệt, các trường hợp mày đay kết hợp với phù Quincke ở đường hô hấp gây khó thở, thậm chí co thắt thanh quản là một biến chứng nguy hiểm, cần xử trí cấp cứu, nếu không bệnh nhân có thể tử vong.

Trường hợp mày đay ở đường tiêu hóa có thể gây đau bụng từng cơn kèm theo buồn nôn, nôn, quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch... hay sốc phản vệ thực sự.

Phòng ngừa

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh nên khi bị nổi mày đay, người bệnh cần dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng; tránh gãi, tránh trà xát “cho đã ngứa” mà chỉ nên xoa nhẹ vùng da bị tổn thương. Tắm nước ấm, tránh tắm nóng, tắm lạnh; tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, vừa vặn; tránh các hoạt động nặng hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi; sử dụng điều hòa không khí ở nhiệt độ phòng khoảng 25 - 27 độ C.

Page 11: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 9

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

Những người dễ bị khô da khi trời lạnh, hanh, nên gội đầu bằng bồ kết thay vì dầu gội đầu thông thường, bởi hóa chất trong dầu gội dễ gây kích ứng da tay và da đầu.

Đối với những người bị mày đay do lạnh trước khi ra ngoài cần chú ý mặc ấm, đi găng tay, tất, tắm ấm. Hạn chế ra lạnh quá sớm để giảm bớt các đợt tái phát bệnh.

Với mày đay do nóng nên hạn chế đến mức tối đa tác động của ánh mặt trời lên da.

Nên giữ làn da luôn mềm, mịn bằng các loại kem dưỡng da phù hợp; không dùng các thức ăn và đồ uống có cồn, cay hoặc nóng như rượu, trà, cà phê...

Page 12: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân10

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

Những thông tin cần cung cấp cho bác sĩ

- Những yếu tố bạn nghi ngờ gây bệnh mày đay mỗi khi bạn tiếp xúc như thức ăn, hóa chất, phấn hoa, lông súc vật, thuốc,...

- Thời gian và mức độ bệnh mày đay trước đây.

- Tiền sử gia đình có người bị mày đay hoặc các bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa…

- Các bệnh khác bạn đang mắc phải: suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày,...

- Các thuốc mà bạn đã và đang dùng, các tác dụng phụ đã gặp.

Điều trị mày đay1. Cách ly và ngăn ngừa sự xâm nhập của dị nguyên (căn

nguyên gây bệnh)

- Tốt nhất là loại bỏ được các yếu tố nghi ngờ gây bệnh. Cần nhớ là thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì điểm chính là tìm được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ các nguyên nhân đó.

Page 13: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 11

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

- Nếu chưa tìm thấy nguyên nhân thì cũng nên hạn chế một số thức ăn, thuốc hay gây dị ứng như đã nêu trên.

- Nên tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê, thuốc lá...

2. Một số phương pháp điều trị mày đay

- Bôi kem Tinh dầu bạc hà hàm lượng 1% - 2%, tác dụng làm mát da và giảm cảm giác ngứa, sử dụng 3 - 4 lần mỗi ngày.

- Thuốc kháng Histamin: hiện nay có một số thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) thế hệ mới không gây buồn ngủ, có thể sử dụng như:

Loratadine 10mg x 1 viên /ngày

Cetirizine 10mg x 1 viên/ngày

Acrivastine 8mg x 3 viên/ngày

Astemizole 10mg x 1 viên/ngày

Page 14: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân12

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

- Thuốc Corticoid (uống hay tiêm):

Chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản và trong một số trường hợp nổi mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường.

Không nên sử dụng corticoid để điều trị mày đay mạn tính tự phát.

Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoid ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi bôi trên diện tích lớn).

Không nên lạm dụng các loại thuốc kháng histamin và corticoid vì có rất nhiều tác dụng phụ không tốt đối với gan, thận.

3. Dùng Thực phẩm chức năng:

Hiện nay, có một số ghi nhận về việc điều trị hiệu quả mày đay bằng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, giúp điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị tận gốc căn bệnh này. Việc kết hợp đông-tây y trong điều trị triệt để bệnh mày đay đang được hướng tới.

Phụ Bì Khang là một thực phẩm chức năng với các thành phần thảo dược (cao gan, cao Nhàu, L-carnitine fumarat) giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi sức đề kháng bên trong cơ thể được cải thiện tốt sẽ có tác dụng làm tăng khả năng chống lại các yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) xâm nhập từ bên ngoài vào. Nhờ tác dụng lên nguyên nhân gây bệnh mà Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh mày đay và ngăn ngừa tái phát.

Page 15: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 13

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

PHỤ BÌ KHANG - Hỗ trợ điều trị mày đay

Phụ Bì Khang là sự kết hợp của các thành phần như cao gan, cao Nhàu và L-car-nitine fumarat có tác dụng tăng cường chức năng thải độc và giải độc của cơ thể, tăng cường năng lượng tế bào giúp tăng sức đề kháng cơ thể chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập. Cũng vì lẽ đó mà sản phẩm Phụ Bì Khang đã được sự đồng ý của các chuyên gia trong lĩnh vực này tiến hành đề tài nghiên cứu Khoa học “ Đánh giá hiệu quả của Phụ Bì Khang trong hỗ trợ điều trị mày đay mạn tính” tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bộ môn Da liễu-Trường Đại học Y Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định được Phụ Bì Khang có tác dụng khá tốt trong hỗ trợ điều trị mày đay, mẩn ngứa và không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

Page 16: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân14

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

Như vậy, đối với mày đay cấp và mãn tính, một phương pháp điều trị mới có hiệu quả tốt là kết hợp sử dụng thuốc kháng histamin với Phụ Bì Khang, một thực phẩm chức năng phối hợp những thành phần thảo dược, giúp giảm các triệu chứng mẩn ngứa mày đay, đồng thời tăng khả năng miễn dịch, nâng cao thể trạng để cơ thể chống chọi với những tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường. Phụ Bì Khang làm giảm số ngày điều trị, ngoài ra còn tác dụng tốt trong phòng và giảm tái phát mày đay.

Phụ Bì Khang đang là một lựa chọn mới trong điều trị bệnh.

Cơ chế tác dụng của Phụ Bì Khang:

Đây là một sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ như thuốc nên có thể yên tâm sử dụng trong một thời gian dài (02 - 03 tháng), kể cả cho trẻ nhỏ dưới 06 tuổi.

Page 17: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 15

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

Đặc biệt, thành phần cao gan và cao Nhàu có trong Phụ Bì Khang có tác dụng bổ gan, bổ thận, tăng cường chức năng của 2 cơ quan này. Nhờ đó, việc sử dụng thuốc kháng histamin kết hợp với Phụ Bì Khang giúp tăng hiệu quả điều trị mày đay, đồng thời làm giảm các nguy cơ bệnh gan, thận do thuốc kháng histamin gây ra.

Điều trị mày đay bằng Phụ Bì Khang là một phương pháp Đông Tây y kết hợp đem lại nhiều tín hiệu tích cực trong việc điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Liều dùng Phụ Bì Khang: 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút. Thường dùng một đợt kéo dài 2-3 tháng đối với mày đay mạn tính để phát huy hiệu quả và duy trì tránh tái phát. Bệnh nhân có thể mua Phụ Bì Khang tại các nhà thuốc bán lẻ trên cả nước.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng- Thuốc kháng histamin: chỉ làm giảm triệu chứng nổi mày đay,

không điều trị được dứt điểm bệnh và không có tác dụng ngăn ngừa tái phát. Cần tìm ra và loại trừ kháng nguyên (thức ăn, thuốc, môi trường sống...) mới có thể tránh được bệnh mày đay.

Page 18: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân16

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

Thuốc kháng histamin thế hệ I có nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón,... Vì vậy, người sử dụng cần lưu ý về tác dụng gây buồn ngủ, tránh dùng thuốc nếu phải làm việc, đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo và tránh uống rượu khi đang dùng thuốc.

Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng his-tamin cũng cần cân nhắc lợi hại đối với những người có nguy cơ hoặc đang bị suy gan, suy thận, bệnh tim mạch (cao huyết áp, suy tim,...).

Không sử dụng thuốc kháng histamin cho phụ nữ có thai, đa số thuốc kháng his-tamin không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.Có tình trạng không dung nạp thuốc kháng histamin: trẻ con bị kích thích vật vã, người lớn bị dị ứng bởi chính thuốc kháng histamin.

- Thuốc Corticoid: rất nhiều công dụng và hiệu lực tác dụng nhanh, mạnh. Tuy nhiên, corticoid chỉ là giải pháp tạm thời để đẩy lùi bệnh, song không điều trị được tận gốc bệnh mày đay, đôi khi còn gây rất nhiều tác hại cho người dùng nếu bị lạm dụng.

Page 19: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 17

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

Những tai biến chính do lạm dụng corticoid:

- Tăng cân

- Tăng huyết áp

- Làm xương xốp

- Loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa

- Ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể.

- Nhiều loại kem bôi chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt.

Ðấy là lý do vì sao thuốc corticoid nhất thiết cần có chỉ định điều trị của thầy thuốc nếu bệnh nhân phải sử dụng.

Page 20: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân18

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Tôi bị ngứa từ mấy tháng nay, trước đây khi ăn đồ biển thì không sao cả nhưng gần đây mỗi khi ăn là tôi bị mẩn ngứa khắp người. Khi gãi, chà xát thì thấy nổi vô số nốt sần trên da theo vết gãi. Tôi có mua thuốc uống nhưng chỉ hết ngứa vài ngày rồi lại xuất hiện đợt mới. Vậy tôi nên ăn gì và uống thuốc gì để chữa trị căn bệnh này?

Trả lời: Có thể bạn bị dị ứng với thức ăn đồ biển. Để hạn chế tình trạng này, trước hết bạn không nên ăn đồ biển nữa để cách ly với các yếu tố gây bệnh (nguyên nhân gây dị ứng). Kế đó bạn nên sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang là một thực phẩm chức năng phối hợp những thành phần thảo dược, giúp giảm các triệu chứng mẩn ngứa mày đay. Ngoài ra, Phụ Bì Khang còn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh mày đay, chấm dứt tình trạng tái phát do tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh, điều mà các thuốc chống dị ứng hiện nay chưa thực hiện được.

Câu hỏi: Tôi bị mề đay đã 7 năm rồi và đã uống nhiều loại thuốc nhưng chỉ đỡ trong thời gian đang dùng thuốc. Khi hết thuốc bệnh lại tái phát.Vậy nhờ thầy thuốc hướng dẫn cho tôi cách điều trị ?

Trả lời: Bạn bị mề đay mạn tính kéo dài đã lâu. Trong điều trị dị ứng, để chữa trị tận gốc, cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân dị ứng để có biện pháp phòng tránh, đồng thời cần tăng cường sức đề kháng để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của dị nguyên.Việc bạn uống thuốc dị ứng mới chỉ là điều trị triệu chứng, giúp giảm ngứa tức thời, chưa trị tận gốc nguyên nhân nên bệnh lại tái phát sau khi dừng thuốc. Hiện nay, trên thị trường đã có Phụ Bì Khang là sản phẩm có các thành phần cao gan, cao Nhàu và L-carnitine fumarat có tác dụng giúp tăng cường chức năng gan, thận, tăng khả năng đào thải chất độc và giảm sự mẫn cảm của cơ thể trước môi trường, giải quyết được nguyên nhân gây mề đay. Do vậy, để có thể chữa trị được triệt để mày đay, phòng tránh tái phát bạn nên sử dụng sản phẩm này.

Page 21: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 19

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

Câu hỏi: Xin cho hỏi, theo như hướng dẫn thì thời gian dùng Phụ Bì Khang để hỗ trợ điều trị mày đay trong khoảng 2 tháng.Vậy trong thời gian nửa tháng đến một tháng đầu uống thuốc tôi có thể nhận biết được bệnh đã cải thiện chưa? Xin cảm ơn!

Trả lời: Liều khuyến cáo sử dụng là uống Phụ Bì Khang liên tục trong 2-3 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào cơ địa từng người. Một số ghi nhận cho thấy, đa số người bệnh khi điều trị tháng đầu tiên đã có thể thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện (các sẩn phù thuyên giảm dần, thời gian giữa các đợt tái phát dài hơn, những biểu hiện khó chịu giảm đi...). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoàn toàn thì bạn nên duy trì đủ đợt điều trị.

Câu hỏi: Trẻ nhỏ 6 tuổi, bị mề đay đã một năm nay. Xin cho hỏi, cháu có uống được Phụ Bì Khang không?

Trả lời: Trẻ em hoàn toàn có thể sử dụng Phụ Bì Khang để chữa trị tình trạng mề đay đang mắc phải. Trong Phụ Bì Khang có các thành phần đặc biệt như cao gan, cao Nhàu chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có tác dụng tăng cường chức năng gan, thận, từ đó tăng cường khả năng giải độc và tống các chất độc ra khỏi cơ thể của trẻ. Ngoài ra, trong thành phần của Phụ Bì Khang còn có L-carnitine fumarat giúp tăng năng lượng tế bào, sẽ giúp cơ thể bé khỏe hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài do đó giảm dần khả năng tái phát của bệnh. Nên cho trẻ dùng Phụ Bì Khang đều đặn từ 2 đến 3 tháng để cho kết quả tốt nhất.

Page 22: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân20

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương

Kết luận

Hiện nay, việc điều trị mày đay còn gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo cho việc điều trị đạt kết qủa tốt, trước tiên cần xác định được căn nguyên gây bệnh và phải loại bỏ căn nguyên đó. Với các trường hợp không tìm được căn nguyên (mày đay vô căn) việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Đối với tất cả các trường hợp mày đay, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Tránh lạm dụng sử dụng thuốc, đặc biệt các thuốc có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Để hỗ trợ điều trị bệnh mày đay có thể sử dụng sản phẩm Phụ Bì Khang trong 2-3 tháng sẽ giúp giảm các triệu chứng và đề phòng tái phát, để mày đay không còn là nỗi lo của bạn.

CHÚC CÁC BẠN LUÔN MẠNH KHỎE VÀ HẠNH PHÚC

Page 23: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân 21

Bệnh viện da liễu trung ương BỆNH MÀY ĐAYBệnh viện Da liễu Trung ương

Số 1507 - 262 - Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà NộiTel: (84-4) 3557 8387 * Fax: (84-4) 3557 8384VPĐD: 266/82/31 - Tô Hiến Thành, P15, Q10, TP. Hồ Chí MinhTel: 08 3507 4268 * Fax: 08 3977 1024Website: www.namphuong.vn

Hoã trôï ñieàu trò caùc tröôøng hôïp maøy ñaycaáp tính vaø maõn tính. Duøng cho ngöôøi bò maøy ñay maån ñoûthaønh töøng maûng treân da, ngöùa ngaùy khoù chòu

Page 24: Sổ Tay Bệnh Mày Đay

Tài l iệu hướng dẫn bệnh nhân22

BỆNH MÀY ĐAY Bệnh viện Da liễu Trung ương