sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

108
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2015-2016 (Tài liệu lưu hành nội bộ) ĐAK ĐOA, THÁNG 3/2016

Transcript of sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

Page 1: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2015-2016

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

ĐAK ĐOA, THÁNG 3/2016

Page 2: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

2

PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Chủ đề 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Kiến thức trọng tâm

1.Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực ĐNÁ

- Nước ta giáp 3 nước trên đất liền và 8 nước trên biển.

- Hệ toạ độ địa li:

* Trên đất liền

+ Vĩ độ: 23023’B - 8034’B

+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ

* Ở ngoài khơi, các đảo của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng 6050’B và từ khoảngkinh độ 1010Đ đến khoảng 117020’Đ trên Biển Đông

- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7

2. Phạm vi lãnh thổ:

Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm 3 bộ phận:

a. Vùng đất:

- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.

- Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.

- Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh và thành phố giáp biển.

- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo xa bờ Trường Sa (KhánhHoà), Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng).

b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnhhải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.

Page 3: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

3

3. Ý nghĩa của vị trí địa líĐặc điểm Ý nghĩa

Tự nhiên - Phía Đông Nam của châu Á.

- Rìa phía Đông của bán đảo ĐôngDương.

- Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểmcực)

- Kề vành đai sinh khoáng Thái BìnhDương và Địa Trung Hải.

- Quy đinh thiên nhiên mang tính chấtnhiệt đới ẩm gió mùa.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng.

- Tài nguyên sinh vật rất phong phú.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữacác vùng tự nhiên khác nhau.

- Nằm trong vùng có nhiều thiên taitrên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán…)

Kinh tếXã hội

- Gần trung tâm của khu vực ĐôngNam Á.

- Thuộc múi giờ số 7.

- Gần các nước có nền kinh tế pháttriển: Trung Quốc, Nhật Bản, Hànquốc…

- Trên ngã tư đường hàng hải, hàngkhông quốc tế

- Kinh tế: Thuận lợi trong phát triểnkinh tế, hội nhập với thế giới, thu hútvốn đầu tư nước ngoài.

- Văn hóa – xã hội: Thuận lợi trong giữgìn hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùngphát triển với các nước láng giềng vàcác nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh quốc phòng: Vị trí nước ta rấtquan trọng trong một khu vực kinh tếrất năng động và nhạy cảm với nhữngbiến động chính trị trên thế giới. BiểnĐông cũng rất quan trọng trong việcphát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

II. Câu hỏi ôn tập:Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước taGợi ý trả lời:* Vị trí địa lí:

- Nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.- Tiếp giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia (đất liền), Malaysia, Brunây, Philippin,

Cam-pu-chia, … (biển).- Hệ tọa độ địa lí: + Phần trên đất liền: Cực Bắc: 230 23’ B xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Cực Nam: 8034’B xã Mũi Đất, Ngọc Hiển, Cà Mau.Cực Tây: 102009’Đ xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.Cực Đông: 109024’Đ xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa

Page 4: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

4

+ Tại Biển Đông, các đảo kéo dài xuống khoảng 6050’ B và từ khoảng 1010 Đ đến trên117020’ Đ.- Đại bộ phận nước ta nằm trong khu vực múi giờ số 7.+ Phạm vi lãnh thổ:

- Vùng đất: toàn bộ đất liền và đảo có diện tích 331.212km2, hơn 4.600km đường biêngiới trên đất liền, 3.260km đường bờ biển, hơn 4.000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo ngoàikhơi xa là Trường Sa, Hoàng Sa.

- Vùng biển: có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Vùng trời: khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm trên lãnh thổ nước ta.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.Gợi ý trả lời:a.Ý nghĩa về tự nhiên- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Álàm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nênchịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động –thực vật.- Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyênkhoáng sản, là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp...- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…b.Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.- Về kinh tế:+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ vớicác nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánhbắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng vềlịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữunghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. BiểnĐông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.

Câu 3. Phạm vi lãnh thổ vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Trình bàykhái quát về các bộ phận đó?Gợi ý trả lời:- Phạm vi lãnh thổ vùng biển nước ta bao gồm 5 bộ phận chính: Nội thủy, lãnh hải, tiếpgiáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

- Khái quát về các bộ phận lãnh thổ:

Page 5: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

5

+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đát liền, ở phía trong đường cơ sở. Nội thủycũng được xem là bộ phận lãnh thổ trên đất liền

+ Lãnh hải: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải nước ta cóchiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trênbiển.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thựchiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. Trong vùng này nhà nước ta cóquyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, cácquy định về y tế, môi trường, thuế quan.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành mộtvùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn vềkinh tế nhưng các nước khác được đặt ông dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máybay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo công ước biểnnăm 1982.

+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phầnlục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâukhoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khaithác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

Câu 4. Là công dân Việt Nam, Anh ( chị ) hãy liện hệ trách nhiệm của mình đối vớivấn đề bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông.

Gợi ý trả lời:

Đây là dạng đề mở, khi chấm giáo viên cần dựa trên nội dung trình bày của học sinh đểvận dụng cho điểm. Những nội dung cơ bản học sinh cần nêu được:

-Tích cực học tập, lao động sản xuất để góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế tạo ra sứcmạnh về kinh tế, từ đó củng cố sức mạnh về quốc phòng

- Bằng kiến thức đã học được, tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốctế về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

NỘI DUNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

I. Kiến thức trọng tâm

1. Đặc điểm chung của địa hình

a.. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, ĐB chiếm 1/4 diện tích cả nước.

Page 6: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

6

+ Đồi núi thấp, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diệntích , núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Địa hình gồm 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.

+ Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực -bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngàycàng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch…

2.Các khu vực địa hình

2.1 Khu vực đồi núi

a. Địa hình núi chia làm 4 vùng:Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam

Phạm vi Tả ngạn sôngHồng

Giữa sôngHồng và sôngCả

Từ phía nam sôngCả tới dãy BạchMã

Phía Nam dãy Bạch Mã.

Hướngnúi

Vòng cung Tây Bắc-ĐôngNam

Tây Bắc- ĐôngNam

Vòng cung

Hìnhtháichung

-Các cánhcung chụmlại ở TamĐảo, mở raphía bắc vàđông

- Cao nhất cảnước.

- Phía Đông vàTây là các dãynúi cao và trungbình. Ở giữathấp hơn gồmcác dãy núi, sơnnguyên và caonguyên đá vôi.

- Các dãy núi songsong và so le nhau,cao ở hai đầu vàthấp trũng ở giữa.-Kết thúc là dãyBạch Mã đâmngang ra biển.

- Bất đối xứng rõ rệt giữa 2sườn Đông – Tây:

Tây ĐôngCác caonguyên ba dan bằngphẳng, các bán bình nguyênxen đồi các khối núicao đồ sộ,sườn dốcchênh vênh.

Các dãynúichính,

- Cánh cungSông Gâm,Ngân Sơn,

- Dãy HoàngLiên Sơn (đỉnhFanxiphăng

- Dãy Giăng Màn,Hoành Sơn, BạchMã.

- Đỉnh Ngọc Linh (2598m),Ngọc Krinh (2025m), ChưYang Sin (2405m), Lâm

Page 7: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

7

các sôngchính

Bắc Sơn,Đông Triều.

- Các sông:Cầu, Thương,Lục Nam.

3143m).

- Sông Đà, Mã,Chu.

- Đỉnh Pu xai laileng (2711m), RàoCỏ (2235m).

- Sông Cả, Gianh,Đại, Bến Hải…

Viên (2287m)…

- Sông Cái, Ba, Đồng Nai…

2.2. Khu vực đồng bằng

Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông CửuLong

Đồng bằng duyên hảimiền Trung

Diện tích Khoảng 15.000km2 Khoảng 40.000km2 Khoảng 15.000km2

Điều kiệnhình thành

Phù sa hệ thống sôngHồng và hệ thống sôngThái Bình

Phù sa sông Tiền và sôngHậu bồi đắp hàng năm.

Chủ yếu là phù sa biển

Địa hình Cao ở rìa phía tây và tâybắc, thấp dần ra biển.

Bị chia cắt thành nhiềuô.

Có hệ thống đê vensông.Trong đê có cáckhu ruộng cao và các ôtrũng ngập nước

Thấp và bằng phẳng hơnđồng bằng sông Hồng

Có mạng lưới sông ngòikênh rạch chằng chịt

Không có đê ngăn lũ: mùalũ bị ngập trên diện rộng,mùa cạn bị thủy triều xâmnhập.Có các vùng trũnglớn: Đồng Tháp Mười, TứGiác Long Xuyên…

Hẹp ngang, bị chia cắtthành nhiều đồng bằngnhỏ

Thường có sự phânchia thành ba dải:

Trong cùng GiữaGiáp biển

Cao hơn Thấp,trũng Cồn cát, đầmphá

Đất Trong đê không được bồiđắp nên bạc màu, ngoàiđê màu mỡ hơn

Đất phù sa màu mỡ đượcbồi đắp thường xuyên.2/3diện tích là đất mặn và đấtphèn.

Nghèo dinh dưỡng,nhiều cát, ít phù sasông

3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trongphát triển KT-XH

3.1. Khu vực đồi núi

* Thế mạnh

+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá,VLXD…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.

+ Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.

Page 8: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

8

+ Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại ĐTV, câydược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinhthái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…

+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây côngnghiệp (ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc….), vùng đồng cỏ thuận lợi chochăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài ĐTV cận nhiệt và ôn đới.

+ Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…Thuận lợi chophát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…

* Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiêntai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tưtốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.

3.2. Khu vực đồng bằng

* Thế mạnh

+ Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sảncó giá trị xuất khẩu cao.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.

+ Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu côngnghiệp …

+ Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.

*Hạn chế: Bão, Lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào? Vì sao VN lại đc coi là đấtnước nhiều đồi núi?Gợi ý trả lời:- Địa hình nước ta có 4 đặc điểm cơ bản( Diến giải)

- Nước ta được coi là đất nước nhiêù vì địa hình đồi núi là dạng địa hình chủ yếu của nướcta, chiếm ¾ diện tích tự nhiên, địa hình nhiều đồi núi đã ảnh hưởng sâu sắc đến các thànhphần tự nhiên khác.

Câu 2. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổnhưỡng nước ta?Gợi ý trả lời:a. Khí hậu

Page 9: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

9

- Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy BạchMã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ ĐàNẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãyTrường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ.

- Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi caoxuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.

b. Sinh vật và thổ nhưỡng:

- Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quanrừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trênnúi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2600m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao vàđất mùn alit núi cao.

- Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc-Nam,Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi.

Câu 3. Địa hình núi vùng Đông Bắc có những đặc điểm gì.

Gợi ý trả lời:- Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng, với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo,mở về phía Bắc và phía Đông

- Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc- Đông Nam

- Những đỉnh núi cao trên 2000m ở Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt- Trunglà các khối núi đá vôi cao trên 1000m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là núi thấp, vớiđộ cao trung bình 500-600m.

Câu 4. Địa hình núi vùng Tây Bắc có những đặc điểm gì? Ảnh hưởng của địa hìnhđến sự phân hóa khí hậu của vùng.

Gợi ý trả lời:* Đặc điểm:

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là tây bắc-đông nam ( Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu đen đinh)

- Hướng nghiêng thấp dần về phía Tây

- Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh phan-xi-păng cao 3143m. Phía Tâylà núi trung bình dọc biên giới Việt Nam như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là cácdãy núi xen các cao nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữacác dãy núi là các thung lũng sông ( Sông Đà, sông Mã, sông Chu..)

* Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa khí hậu của vùng:

- Địa hình núi cao nhất nước đã dẫn tới sự phân hóa khí hậu của vùng theo đai cao. Đây làvùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao.

Page 10: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

10

- Hướng địa hình đã tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt, ẩm giữa hai sườn Tây, Đông.Câu 5. Địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc có những đặc điểm gì?Gợi ý trả lời:- Từ nam sông cả tới dãy Bạch mã- Hướng núi là hướng tây bắc- đông nam, gồm các dãy núi so le, song song- Cao ở đầu, thấp trũng ở giữa. Phí bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núiTây Thừa Thiên –Huế. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã- ranh giới với vùng núi TrườngSơn Nam và là bức ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam.

Câu 6. Địa hình núi vùng Trường Sơn Nam có những đặc điểm gì? Ảnh hưởng củađịa hình đến sự phân hóa khí hậu của vùng

Gợi ý trả lời:* Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Nam- Giới hạn: Phía Nam dãy Bạch Mã đến các khối núi cực nam trung bộ ( vĩ tuyến 11).- Hướng núi:Vòng cung, phần lồi của còng cung quay về phía biển.- Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông – Tây (dẫn chứng)- Một số đỉnh núi : Đỉnh Ngọc Linh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Chư Yang Sin(2405m), Lâm Viên (2287m)…* Ảnh hưởng đến khí hậu:- Khí hậu của vùng có sự phân hóa theo độ cao.- Tạo ra sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Đông trường Sơn và Tây Trường Sơn- …Câu 7. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nước ta có những thuận lợi vàkhó khăn gì?

Gợi ý trả lời:*Thế mạnh:- Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh nhưđồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốcngoại sinh nư bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiênliệu cho nhiều ngành công nghiệp.- Rừng: giàu có về thành phần loài động, thực vật, trong đó nhiều loại quý hiếm tiêu biểucho sinh vật rừng nhiệt đới.- Đất trồng: miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi choviệc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôiđại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng đượccác loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán nguyên và đồi trung du thíchhợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực.- Nguồn thuỷ năng : các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn- Tiềm năng du lịch: có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan. nghỉdưỡng…nhất là du lịch sinh thái.* Hạn chế:- Giao thông : ở nhiêu vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườngdốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữacác vùng…

Page 11: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

11

- Thiên tai: do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũlụt, xói mòn, trượt lở đất, ….tại các đứt gãy sâu dễ phát sinh động đất. Các thiên taikhác…

Câu 8. So sánh những đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng SCL. Tại sao2 đồng bằng này lại có dt rộng và đất phù sa mầu mỡ?Gợi ý trả lời:* So sánh:

Đặc điểm Đồng bằng sông Hồng Đồng bằngsông Cửu Long

Giống nhau - được hình thành nhờ bồi tụ phù sa của hệ thống sông lớn- đều được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông- địa hình tương đối bằng phẳng- có đất phù sa màu mỡ → thuận lợi phát triển nông nghiệp- đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta

Điều kiệnhìnhthành

- do hệ thống sôngHồng và sông Thái Bình

- do hệ thống sông Hậu và sông Tiền

Diện tích - khoảng 15000km2 - khoảng 40000km2

Địa hình - cao ở phía Tây và TâyBắc, thấp dần ra biển vàchia cắt thành các ô khóthoát nước

- thấp và bằng phẳng hơn- bề mặt đông bằng không có đê nhưng cómạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằngchịt, có các vùng trũng lớn bị ngập nướctrong mùa lũ

Đất - đất ở trong đê đang bịbạc màu, nhiều ô trũngngập nước- đất ngoài đê được bồitụ phù sa hàng năm

- màu mỡ hơn- chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm- về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng, cònvề mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm chogần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn,đất phèn

Khácnhau

Giá trị - Thuận lợi: thâm canhlúa nước- Khó khăn: cần phải cảitạo đất bạc màu

- Thuận lợi: thâm canh lúa nước với quymô lớn- Khó khăn: phải cải tạo đất mặn, đất phèn

* Hai đồng bằng này lại có dt rộng và đất phù sa mầu mỡ:

- Núi lùi xa về phía tây.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có các hệ thống sông lớn bồi đấp phù sa cho đồngbằng…..

Câu 9. Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng ven biển miền Trung. Tại sao đồngbằng này lại hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ?

Page 12: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

12

Gợi ý trả lời:* Đặc điểm:- Diện tích: 15.000km2

- Nguồng gốc hình thành : biển đóng vai trò quan trọng trong hình thành nên đồng bằng- Đất: nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông- Địa hình :Hẹp ngang, bị các nhánh núi ngăn cách thành các đồng bằng nhỏ. Một số đồngbằng mở rộng ở cửa sông lớn. Ở nhiều đồng bằng có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển làcồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng* Giải thích:- Do có các dãy núi đâm ngang ra biển đã chia cắt đồng bằng tạo thành các đbằng nhỏ.- Do đặc điểm lãnh thổ nước ta…đồng bằng hẹp ngangCâu 10. Hãy nêu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng.Gợi ý trả lời:*Thế mạnh

+ Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sảncó giá trị xuất khẩu cao.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.+ Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công

nghiệp …+ Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.

*Hạn chế: Bão, Lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

I. Kiến thức trọng tâm

1. Khái quát về Biển Đông

- Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2.

- Là biển tương đối kín.

- Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

- Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản.

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

Ảnh hưởng của biển Kết quả

Khí hậu Tăng độ ẩm của các khốikhí đi qua biển

Lượng mưa và độ ẩm lớnGiảm bớt lạnh khô vào mùa đông và nóngbức vào mùa hạKhí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hảidương nên điều hòa hơn

Page 13: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

13

Địa hìnhven biển

Tác động phong hóa, màimòn của sóng, dòng biển,thủy triều đến vùng venbiển

Địa hình ven biển rất đa dạng:Vịnh cửasông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãitriều rộng, bãi cát, đàm phá, cồn cát, vũngvịnh, đảo ven bờ, rạn san hô…

Hệ sinhthái vùngven biển

Khí hậu ven biển có độ ẩmcao hơn, đất nhiễm mặn,phèn

Hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có:HST rừng ngập mặn, HST trên đất phèn,HST rừng trên đảo...

Tàinguyênthiênnhiênvùng biển

Thềm lục địa có nhiềukhoáng sản.Phong hóa mạnh vùng địahình ven biển.Ven biển có nhiệt độ cao,nhiều nắng.

Có nhiều bể dầu và khí có giá trị.Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan.Thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là venbiển Nam Trung Bộ.

Thiên tai Bão, sạt lở bờ biển, cátbay, cát chảy, thủy triềuxâm nhập mặn đất đai…

Ven biển nhiều lũ lụt làm thiệt hại nặng nềvề người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất.Làm hoang mạc hóa đất đai…

II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Trình bày các đặc điểm khái quát về Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đôngđối với thiên nhiên VN và đối với sự phát triển KT-XH nước ta.Gợi ý trả lời:a. Đặc điểm của Biển Đông:

- Là biển rộng lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương (3,477 triệu km2) thuộclãnh thổ VN: 1 triệu km2.

- Là biển tương đối kín, có các dòng hải lưu chảy theo mùa. Thềm lục địa mở rộng ởBắc Bộ (cách cửa sông Hồng 500km) và Nam Bộ, hẹp ở Trung Bộ (50km).

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.b. Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên VN:

- Khí hậu: nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điềuhòa (giảm tính khắc nghiệt do có mưa, giảm độ lục địa ở phía Tây).

- Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển: Địa hình đa dạng: Vịnh, cửa sông, bờ biển bào mòn, tam giác châu, đảo… Hệ sinh thái đa dạng: rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên các đảo, hst trên đất phèn…

- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú, đa dạng: khoáng sản, hải sản…- Nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy…

c. Ảnh hưởng của Biển Đông đối với phát triển kinh tế -xã hội nước ta:- Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu khí ở Nam Côn Sơn, bể Cửu Long phát triển công

nghiệp dầu khí.- Các mỏ sa khoáng, các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn nguyên liệu cho công

nghiệp.- Nghề làm muối phát triển mạnh, đặc biệt là Nam Trung Bộ nơi có nhiệt độ cao nhiều

nắng, ít cửa sông.

Page 14: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

14

- Phát triển các tuyến hàng hải với các nước trong khu vực và thế giới (nhiều cảng tốt:Cái Lân, Cam Ranh, Sài Gòn…).

- Nguồn sinh vật biển phong phú, năng suất sinh học cao nguyên liệu dồi dào pháttriển công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu.

- Nhiều vùng biển đẹp (Hạ Long, Nha Trang, Mũi Né…), bãi tắm tốt (Vùng Tàu…)phát triển du lịch.Câu 2: Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trongcông cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?

Gợi ý trả lời:

- Vùng biển nước ta trong Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn với nguồn tàinguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú

- Biển Đông chính là cửa ngõ quan trọng để nước ta thực hiện chiến lược tiến ra biển, đạidương để khai thác hiệu quả các nguồn lợi

- Biển Đông cũng là con đường để nước ta thực hiện sự giao lưu, hội nhập vào nền kinh tếkhu vực và thế giới

- Biển Đông là biển chung giữa nước ta với nhiều nước láng giềng và trong khu vực, đangcó những diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm.

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I. Kiến thức trọng tâm

1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

a. Tính chất nhiệt đới

*Nguyên nhân:Nằm trong vùng nội chí tuyến.

* Biểu hiện:

- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C

- Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn

* Nguyên nhân: Do vị trí giáp biển

* Biểu hiện:

- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000 mm.

- Độ ẩm không khí cao trên 80%.

Page 15: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

15

- Cân bàng ẩm luôn dương

c. Gió mùa

* Gió mùa mùa đông: (gió mùa ĐB)

- Từ tháng XI đến tháng IV

- Nguồn gốc: cao áp lạnh Xibia

- Hướng gió Đông Bắc.

- Phạm vi: miền Bắc (d.Bạch Mã trở ra)

- Đặc điểm:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng ĐB gây mưa vùng venbiển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

*Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

- Từ tháng V đến tháng X, hướng gió Tây Nam.

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ vàTây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Làokhô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: Tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thànhgió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gâymưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng ở Đồng bằng Bắc Bộ gió này có hướng Đông Nam (do ảnh hưởng của áp thấp BắcBộ).

2. Các thành phần tự nhiên khác

Thành phần Biểu hiện Nguyên nhânĐịa hình - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưusông

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (quátrình phong hóa, xâm thực, vậnchuyển mạnh)

Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc- Nhiều nước, giàu phù sa- Chế độ nước theo mùa

- Phong hóa mạnh, lượng mưa lớn- Lượng mưa lớn, vật liệu của xâmthực nhiều- Gió mùa, mưa theo mùa

Đất - Lớp đất dày- Đất feralit là loại đất chính ở

- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa mạnh- Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá

Page 16: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

16

vùng đồi núi mẹ axit ở vùng đồi núi thấpSinh vật Đa dạng, phong phú

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm giómùa với các thành phần loài nguồngốc nhiệt đới chiếm ưu thế.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cóđường biển dài, địa hình và đất đadạng

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đờisống

a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạnghoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất câytrồng.

- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếunước, mùa mưa thừa nước…

b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh cáchoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.

- Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc,mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

II. Câu hỏi ôn tập.

Câu 1. Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Giảithích nguyên nhân?

Gợi ý trả lời:

- Biểu hiện:

+ Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm

+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 200c

+ Nhiều nắng, tổng số giờ nắng từ 1400- 3000 giờ / năm

Page 17: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

17

- Nguyên nhân: Vị trí của nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, góc nhậxạ lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 2. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sựphân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Gợi ý trả lời:Giómùa

Thờigian

Nguồngốc

Hướnggió

Tínhchất

Phạm viHoạt động

Kiểu thời tiết đặc trưng

Khối khílạnhphươngBắc từcao ápXibia

Đông Bắc Lạnhkhô

Miền Bắc (Từdãy Bạch Mãtrở ra Bắc)

- Nửa đầu mùa đông lạnhkhô- Nửa sau mùa đông lạnhẩm, mưa phùn ở ven biểnvà đồng bằng Bắc BộBắc Trung Bộ

Mùađông

Từ thángXI – IV

Đầu mùahạ (thángV, VI)

Khối khínhiệt đớiẩm BắcẤn ĐộDương

Tây Nam Nóngẩm

Cả nước - Mưa lớn ở Nam Bộ vàTây Nguyên- Khô nóng ở phần namcủa khu vực Tây Bắc vàven biển Trung Bộ

Mùahạ

(TừthángV –X)

Giữa vàcuối mùahạ (từtháng VI– X)

Tínphongbán cầuNam vượtxích đạolên

Tây Nam Nóngẩm

Cả nước - Mưa lớn kéo dài ở NamBộ và Tây Nguyên- Khô ở Duyên hải NamTrung Bộ- Mưa tháng IX ở TrungBộ (Kết hợp dải hội tụnhiệt đới)- Mưa ở Bắc Bộ (gióchuyển hướng thànhĐông Nam vào)

Câu 3. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa?

Gợi ý trả lời:- Do vị trí địa lí: nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc Bán Cầu

nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, ở mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời lênthiên đỉnh nên khí hậu có tính chất nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều.

- Do nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậudịch và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt.

- Nước ta giáp biển Đông, các khối khí di chuyển qua biển đã mang đến cho nước talượng mưa và độ ẩm lớnCâu 4. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần địa hình, sôngngòi, đất, sinh vật như thế nào?Nêu nguyên nhân

Gợi ý trả lời:

Page 18: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

18

a. Địa hình:+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi nhiềunơi trơ sỏi đá, đất trượt đá lở. Vùng núi đá vôi có địa hình cacxtơ với các hang động suốicạn, các vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thũng lũng rộng.Nguyên nhân: Do địa hình dốc, lượng mưa lớn, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật.+ Bồi tụ nhanh ở ĐB hạ lưu: Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ Sông Hồng vàtây nam đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long hàng năm vẫn lấn ra biển từ vài chục đếngần trăm mét.Nguyên Nhân: Do quá trình xâm thực mạnh ở miền núi> Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hìnhViệt Nam hiện tại.b. Sông ngòi:+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc chỉ tính riêng các con sông có chiều dài trên 10km thìnước ta đã có 2360 con sông. Dọc bờ biến cứ 20km lại gặp một cửa sông.+ Sông ngòi nhiều nước, giầu phù sa (tổng lượng nước 839 tỷ m3/năm) phù sa 200 triệutấn.+ Chế độ nước theo mùa, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.+ Chế độ nước sông diễn biến thất thường: Nước sông lúc cạn quá, lúc nước to quá. Trongmùa cạn vẫn có lúc nước sông lớn (khi mưa lớn)Nguyên nhân :- Dẫn đến sông ngòi có những đặc điểm trên do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã thúc đẩyqúa trình đào xẻ địa hình, bóc mòn, rửa trôi.- Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên lượng dũng chảy lớn, đồng thời nhận đượcmột lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.- Hệ số bào mũn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùngđồi núi.- Do mưa theo mùa nên lượng dũng chảy theo mựa: Mựa lũ tương ứng với mùa mưa. Mùacạn tương ứng với mùa khôc. Đất:- Lớp đất dày- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi

Nguyên nhân- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa mạnh- Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá mẹ axit ở vùng đồi núi thấpd. Sinh vật:+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộngthường xanh.+ Trong giới sinh vật thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, gồm đa phần trong số loàiđộng vật và tới 70% tổng số loài thực vật.Nguyên nhân

- Do Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc nên có bức xạ mặtTrời, độ ẩm phong phú.

- Khí hậu có sự phận hoá theo độ cao.Câu 5. Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sảnxuất và đời sống.

Page 19: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

19

Gợi ý trả lời:* Ảnh hưởng đến sản xuất NN:

+ Thuận lợi: có điều kiện để phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.+ Khó khăn: thời tiết thất thường, nhiều thiên tai, khó khăn cho phòng trừ dịch bệnh

trong nông nghiệp.* Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khác và đời sống:

+ Thuận lợi: tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành kinh tế khác. + Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của chế độ phân mùa.- Độ ẩm lớn khó khăn bảo quản máy móc thiết bị.- Nhiều thiên tai, thời tiết thất thường.- Môi trường dễ bị suy thoái.

Câu 6. Tại sao vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây nên thời tiết lạnh khô ởMB nước ta. Vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây mưa cho vùng ven biểnvà ĐB BB, BTB? Tại sao MN hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc?

Gợi ý trả lời:

* Đầu mùa đông : Gió mùa đông bắc đi qua lục địa Trung Hoa vào nước ta ….

* Vào cuối mùa đông : Do ảnh hưởng của áp thấp Aleut khối không khí này lệch đông,qua biển vào nước ta

* Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì:

- Khi di chuyển xuống phía Nam gió mùa đông bắc suy yếu, bớt lạnh….

- Do ảnh hưởng của địa hình ( các dãy núi hướng Tây- đông)….

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

I. Kiến thức trọng tâm

1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam.

a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

+ Nhiệt độ trung bình trên 200C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Sốtháng lạnh dưới 180C có 3 tháng.

+ Sự phân hoá theo mùa: mùa đông lạnh, mùa hạ nóng ẩm

- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra

Page 20: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

20

còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.

b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.

+ Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không cótháng nào dưới 200C.

+ Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô

- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùngxích đạo và nhiệt đới ...

2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây:

Phân hóa thành 3 dải rõ rệt

a. Vùng biển và thềm lục địa

- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình venbiển, thềm lục địa.

b. Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:

- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú.

- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồncát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năngdu lịch và kinh tế biển.

c.Vùng đồi núi

Sự phân hóa rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi)

3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao

a. Đai nhiệt đới gió mùa.

- Miền Bắc: Dưới 600-700m ; Miền Nam : lên đến 900-1000m

- Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.

- Các lọai đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm 24% diện tích cả nước). Nhóm đất Feralitvùng đồi núi thấp (> 60%).

- Các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa.

b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Page 21: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

21

- Miền Bắc: Từ 600 – 700 m đến 2600m.; Miền Nam: Từ 900- 700 m đến 2600m.

- Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

- Các lọai đất chính: đất feralit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng.

- Các hệ sinh thái: rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim

c. Đai ôn đới gió mùa trên núi

Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)

- Đặc điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C

- Các lọai đất chính: chủ yếu là đất mùn thô.

- Có các loài thực vật ôn đới: Lãnh sam, Đỗ quyên...

4. Các miền địa lí tự nhiên:

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng BắcBộ.

- Đặc điểm chung: Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa chất kiến tạo. Tân kiến tạonâng yếu. Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.

- Địa hình: - Hướng vòng cung (4 cánh cung). Hướng nghiêng chung là Tây Bắc – ĐôngNam.

+ Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).

+ Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).

+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo…

- Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít. Khí hậu, thời tiết có nhiềubiến động. Có bão.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòngcung.

- Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cậnnhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.

- Khoáng sản: Giàu than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khísông Hồng…

b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Page 22: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

22

- Đặc điểm chung: quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình. Giai đọan Tân kiến tạo địahình được nâng mạnh. Gió mùa Đông Bắc giảm sút về phía Tây và phía Nam.

- Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam.

+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.

- Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùngthấp). BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểumãn tháng VI.

- Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ở BTB hướng Tây-Đông. Sông cóđộ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện

- Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đớigió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, HàTĩnh.

- Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….

c.Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

- Đặc điểm chung: các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyênbadan, đồng bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ, đồng bằng nhỏ, hẹp ở NTB.

- Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ vàTây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.

+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.

+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.

- Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từtháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2cực đại vào tháng IX và tháng VI.

- Sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừngngập mặn ven biển rất đặc trưng.

- Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bôxít.

II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Namnước ta .Nguyên nhân thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Bắc Nam

Page 23: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

23

Gợi ý trả lời:* Lãnh thổ phía Bắc:

- Vị trí: từ dãy Bạch Mã trở ra.- Đặc điểm:- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.- Khí hậu: nhiệt độ TB 20-250C, có mùa đông lạnh kéo dài 2–3 tháng (<180C), biên độ

nhiệt cao: 8-100C.- Cảnh quan tiêu biểu: rừng nhiệt đới gió mùa. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa

(mùa đông cây rụng lá, mùa hạ xanh tốt). Thành phần loại nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài racòn có loài á nhiệt, ôn đới (dẻ, re, sa mu..).* Lãnh thổ phía Nam:

- Vị trí: từ dãy Bạch Mã trở vào.- Đặc điểm:

- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.- Khí hậu: nhiệt độ TB >250C, không có tháng nào <200C, có 2 mùa mưa và

khô rõ rệt, biên độ nhiệt nhỏ: 3 – 40C.- Cảnh quan tiêu biểu: rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần sinh vật chủ

yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới (có nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, cónhiều rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều loài động vật nhiệt đới, xích đạo).* Nguyên nhân:Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam là do sự thay đổi củakhí hậu theo Bắc -Nam ( cần phân tích cụ thể)Câu 2. Nêu khái quát sự phân hoá thiên nhiên theo Đông -Tây ở nước ta?Gợi ý trả lời: Từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõrệt.a- Vùng biển và thềm lục địa:Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ.- Khí hậu Biển Đông của đất nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng biển nhiệt đới ẩmgió mùa với lượng nhiệt, ẩm dồi dào, các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.Vùng thềm lục địa: Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ vớivùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở biển.+ Thềm lục địa phía Bắc, Nam: Đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven bờ.+ Thềm lục địa Trung Bộ: thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâub- Vùng đồng bằng ven biển.Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ vớidải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.- Ở nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng, thểm lục địa rộng, nông như ĐBBắc Bộ, ĐB Nam Bộ, thiên nhiên trù phú, xanh tươi và thay đổi theo mùa.- Ở nơi núi lan ra sát biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những ĐB nhỏ,thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽcác cồn cát đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùngđồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển, phổ biến ở đồng bằng ven biển Trung Bộ, ở đâythiên nhiên khác nghiệt, nhưng có điều kiện phất triển kinh tế biển.c- Vùng đồi núi:

Page 24: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

24

Sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đông- Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu dotác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Biểu hiện:+ Vùng núi Đông Bắc thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởngmạnh của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Khi gió mùa đông bắc sang khu vục Tây Bắcđã gặp bức chắn của dãy núi Hoàng Liên Sơn nên đã bị suy yếu vì vậy ở vùng núi thấpphía Nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và vùng núi cao ônđới.+ Đông Trường Sơn mưa vào thu đông do chịu ảnh hưởng của các khối không khí từ biểnthổi vào thì Tây Nguyên nằm ở vị trí khuất gió nên là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt.Ngược lại khi Tây nguyên là mùa mưa thì Đông trường sơn lại chịu ảnh hưởng của gióphơn khô nóng.=> Nguyên nhân phân hoá Đông- Tây là do sự phân hoá của địa hình và sự tác động kếthợp giữa địa hình với hoạt động của các khối khí.Câu 3. Chứng minh Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiệnmối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.Gợi ý trả lời:- Ở nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng, thểm lục địa rộng, nông như ĐBBắc Bộ, ĐB Nam Bộ, thiên nhiên trù phú, xanh tươi và thay đổi theo mùa.- Ở nơi núi lan ra sát biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những ĐB nhỏ,thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽcác cồn cát đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùngđồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển, phổ biến ở đồng bằng ven biển Trung Bộ, ở đâythiên nhiên khác nghiệt, nhưng có điều kiện phất triển kinh tế biển.Câu 4. Trình bày sự phân hóa Thiên nhiên theo độ cao? Nguyên nhân.Theo độ cao, nước ta có 3 đai cao với vị trí, đặc điểm khí hậu, đất, sinh vật của các đai đềucó sự khác nhau.Gợi ý trả lời:a. Đai nhiệt đới gió mùa:- Độ cao: + Miền Bắc dưới 600-700m

+ Miền Nam: lên đến 900-1000m- Khí hậu: Nhiệt đới, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 250c ).Độ ẩm thay đổi từkhô đến ẩm ướt ở từng nơi.- Thổ nhưỡng: bao gồm 2 nhóm đất chính.+ Nhóm đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên cả nước bao gồm phù sa ngọt, đất phèn…+ Nhóm đất feralít vùng đồi núi thấp 60% diện tích đất tự nhiên cả nước.- Sinh vật:

+ Chủ yếu là hệ sinh thái nhiệt đới rừng lá rộng thường xanh, cấu trúc nhiều tầng, giớiđộng vật nhiệt đới phong phú, đa dạng.

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa: gồm rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá,rừng thưa nhiệt đới khô, trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt còn có : rừng thường xanh trênđá vôI, rừng ngập mặn trên đất mặn….b- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi- Độ cao: + Miền bắc 600-700 ->2600m

+ Miền nam 900-1000m -> 2600m

Page 25: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

25

- Khí hậu: mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250c, mưa nhiều, độ ẩm tăng.- Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua,tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệtđới phương Bắc.- Từ trờn 1600 - 1700m đến 2600m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơngiản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.c. Đai ôn đới gió mùa trên núi.- Độ cao: từ 2600m trở lên ( chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)- Khí hậu: Tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ <150c, mùa đông xuống dưới 50c.- Thổ nhưỡng: Đất mùn thô- Sinh vật: Các loại sinh vật ôn đới như Đỗ Quyên, Thiết San, Lãnh Sam.=> Nguyên nhân phân hóa theo đai cao- Do sự thay đổi của khí hậu khi lên cao( lên cao nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng đến độ caonào đó thì giảm)Câu 5. Đặc điểm cơ bản của ba miền địa lí tự nhiên ở nước ta?Gợi ý trả lời:a- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:- Ranh giới: dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.- Đặc điểm:+ Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, đồng bằng mởrộng, địa hình bờ biển đa dạng.+ Khí hậu: gió mùa đông bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh dài 3 tháng vớinhiệt độ < 180c, thành phần loài cây á nhiệt đới trong rừng nhiều.+ TN khoáng sản: Giàu than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm… thềm lục địa vịnh bắc bộ có bể dàukhí sông Hồng.- Thuận lợi: Tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế nông nghiệp nhiệt đớisản phẩm đa dạng, giao thông vận tải biển, các ngành công nghiệp như khai thác, sản xuấtxi măng…- Khó khăn: Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tínhbất ổn định cao của thời tiết.b- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:- Giới hạn: Nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.- Đặc điểm :+ Miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ hệ thống đai cao. Địa hình núi ưu thế, cácdãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Trong vùng núi có nhiều bề mặt sơnnguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng từ đó thuận lợi cho phát triểnchăn nuôi đại gia súc, trồng cây CN, nông, lâm kết hợp.+ Các dãy núi thuộc Trường Sơn Bắc ăn lan ra biển đã thu hẹp diện tích ĐB, đoạn từ đèoNgang đến HảiVân có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.+ Khí hậu: ảnh hưởng gió mùa ĐB suy yếu. ở Bắc Trung Bộ mùa mưa vào thu đông mùahè gió tây khô nóng.+ Rừng, khoáng sản phong phú (rừng sau Tây Nguyên; khoáng sản: Sắt, Crôm., A palít..)-- Thuận lợi: TNTN thuận lợi cho phép phát triển đa ngành, công nghiệp, thuỷ điện, lâm,nông, thuỷ sản.- Khó khăn: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên.

Page 26: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

26

c- Miền Nam Trung Bộ và Nam bộ:- Giới hạn: Từ dãy núi Bạch mã trở vào trong Nam.- Đặc điểm :+ Địa hình: Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, ĐBchâu thổ sông lớn ở Nam bộ và các ĐB ven biển Nam Trung bộ. Bờ biển khúc khuỷu,nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.+ Khí hậu CXĐ gió mùa với nền nhiệt cao, 2 mùa mưa, khô.+ Sinh vật: Rừng cây họ dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng… ven biển có diệntích rừng ngập mặn lớn nhất. Trong rừng có các loại trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loàichim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ầm, dưới nước nhiều cá tôm.+ Khoáng sản: dầu mỏ trữ lượnglớn ở thềm lục địa và Tây Nguyên có nhiều bô xít.- Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp (cây công nghiệp ở Tây Nguyên và lương thực vàĐBSCL), phát triển lâm nghiệp (Tây Nguyên) khai thác KS dầu khí ở ĐNB, phát triển dulịch (Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vũng tàu…)Thuỷ sản ở vùng ĐBSCL..- Khó khăn: Mùa mưa ngập lụt ở ĐB Nam Bộ, mùa khô thiếu nước, xói mòn, rửa trôi đấtở vùng đồi núi.Câu 6. Tại sao tiểu vùng Đông Bắc và tiểu vùng Tây Bắc nằm liền kề nhau nhưng lạikhông nằm trong cùng một miền địa lí tự nhiênGợi ý trả lời: Do 2 khu vực này có sự khác về địa chất, địa hình và khí hậu từ đó kéo theo sự khácnhau của các thành phần tự nhiên khác như sông ngòi, sinh vật …..( lấy dẫn chứng cụ thể)

NỘI DUNG 3: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN

SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. Kiến thức trọng tâm

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

a. Tài nguyên rừng

- Rừng của nước ta đang được phục hồi.

+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)

+ 1983: 7,2 triệu ha.

+ 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%).

- Tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

- Chất lượng rừng bị giảm sút : diện tích rừng giàu giảm, 70% diện tích rừng là rừngnghèo và rừng mới phục hồi.

* Các biện pháp bảo vệ:

- Đối với rừng phòng hộ có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng

Page 27: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

27

rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

- Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia vàkhu bảo tồn thiên nhiên.

- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đấtrừng.

* Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

- Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái….

- Về môi trường: Chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu…..

b. Đa dạng sinh học

* Suy giảm đa dạng sinh học

- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.

- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.

* Nguyên nhân

- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng củasinh vật.

- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút.

* Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành sách đỏ Việt Nam.

- Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản.

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.

a. Hiện trạng sử dụng đất

- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp(chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.

- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0,1 ha. Khả năng mở rộng đất nôngnghiệp hạn chế.

b. Suy thoái tài nguyên đất

- Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn cònrất lớn.

Page 28: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

28

- Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).

c. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

- Đối với đất vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trongcây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng,ngăn chặn nạn du canh du cư.

- Đối với đất nông nghiệp:

+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.

+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.

3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác

a. Tài nguyên nước

* Tình hình sử dụng

- Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp.

- Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô.

- Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt.

* Biện pháp bảo vệ

- Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.

- Phòng chống ô nhiễm nước

b. Tài nguyên khoáng sản

* Tình hình sử dụng: Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phântán nên khó khăn trong quản lý khai thác, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường khai thác bừa bãi, không quy hoạch…

* Biện pháp bảo vệ: Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ônhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản.

c. Tài nguyên du lịch:

* Tình hình sử dụng: Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiếncảnh quan du lịch bị suy thoái.

Page 29: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

29

* Biện pháp bảo vệ:Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường dulịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái

II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng nước ta. Ý nghĩavà các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ?Gợi ý trả lời:a/ Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng:- Diện tích :+ Năm 1943: 14,3 triệu ha+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.+ Hiện nay có xu hướng tăng trở lại. Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%). Độ che phủrừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).- Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.b/ Các biện pháp bảo vệ:* Mục tiêu chung: quy hoạch nâng cao độ che phủ lên 45 – 50%, tuỳ nơi...* Biện pháp đối với từng loại rừng:- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồngrừng trên đất trống, đồi núi trọc.- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia vàkhu bảo tồn thiên nhiên.- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đấtrừng.* Triển khai luật BV rừng:* Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng5 triệu ha rừng đến năm 2010.c/ Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.- Về kinh tế: cung cấp gỗ, lâm sản, phát triển du lịch sinh thái….- Về xã hội: góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người, tạo ra tập quánsản xuất định canh, định cư, tạo việc làm và thu nhập .- Về môi trường: chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu…..Câu 2 : Trình bày sự suy giảm tài nguyên sinh học ở nước ta, nguyên nhân và các biệnpháp bảo vệ đa dạng sinh họcGợi ý trả lời:* Suy giảm đa dạng sinh học: biểu hiện ở sự suy giảm thành phần loài, kiểu hệ sinhthái và các kiểu gen quý hiếm:+ Trong 14500 loài thực vật có 500 loài đang bị mất dần, trong đó có 100 loài quý hiếm cónguy cơ tuyệt chủng.Trong 300 loài thú có 96 loài đang bị mất dần, trong đó có 62 loàiquý hiến có nguy cơ tuyệt chủng. Trong 830 loài chim có 57 loài đang bị mất dần, trongđó có 29 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước:cá nước ngọt, mặn cũng bị suy giảm nhanh chóng.* Nguyên nhân:+ Do tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.

Page 30: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

30

+ Khai thác quá mức của con người và tình trạng ô nhiễm môi trường nước nhất là cửasông, ven biển đã làm cho tài nguyên sinh vật bị suy giảm.* Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dựtrữ sinh quyển+ Ban hành "Sách đỏ Việt Nam " để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguycơ tuyệt chủng. Đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quyus hiếm đượcđưa vào trong sách đỏ Việt Nam.+ Quy định việc khai thác gỗ, động vật, thuỷ sản, quy định phương tiện đánh bắt thuỷsản…như :cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non, cấm săn bắt động vật tráIphépCâu 3: Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và tình trạng suy thoái tài nguyênđất ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng.Gợi ý trả lời:a/ Hiện trạng sử dụng đất- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp(chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khả năng mở rộng đấtnông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.- Suy thoái tài nguyên đất:+ Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn cònrất lớn.+ Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).c/ Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất- Đối với đất vùng đồi núi:+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trongcây theo băng.+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng,ngăn chặn nạn du canh du cư.- Đối với đất nông nghiệp:+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. Kiến thức trọng tâm.

1. Bảo vệ môi trường

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:

+ Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên bão lụt, hạn hán…

Ví dụ: Phá rừng đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòngchảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…

Page 31: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

31

- Tình trạng ô nhiễm môi trường:

+ Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp và shoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.

+ Ô nhiễm không khí: Ở các điểm dân cư, khu công nghiệp…Vượt quá mức cho phép.

+ Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải, do hoạt động sản xuất nông nghiệp.

2. Một số thiên tai chủ yếu và cách phòng chống

1. Bão

a. Hoạt động của bão ở Việt Nam

- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.

b. Hậu quả của bão

- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng caolàm ngập mặn vùng ven biển.

- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…

- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.

c .Biện pháp phòng chống bão

- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.

- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.

- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.

- Sơ tán dân khi có bão mạnh.

- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

2. Ngập lụt, lũ quét và hạn hánCác thiên

taiNgập lụt Lũ quét Hạn hán

Nơi hayxảy ra

ĐBSH và ĐBSCL, hạlưu các sông ở miềnTrung.

Xảy ra đột ngột ở miềnnúi

Nhiều địa phương

Thời gian Mùa mưa (từ tháng 5 Tháng 06-10 ở miền Bắc. Mùa khô (tháng

Page 32: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

32

hoạt động đến tháng 10). RiêngDuyên hải miền Trungtừ tháng 9 đến tháng12.

Tháng 10-12 ở miềnTrung.

11-4).

Hậu quả Phá huỷ mùa màng, tắcnghẽn giao thông, ônhiễm môi trường…

Thiệt hại về tính mạng vàtài sản của dân cư….

Mất mùa, cháyrừng, thiếu nướccho sản xuất vàsinh hoạt.

Nguyênnhân

- Địa hình thấp.- Mưa nhiều, tập trungtheo mùa.- Ảnh hưởng của thuỷtriều.

- Địa hình dốc.- Mưa nhiều, tập trungtheo mùa.- Rừng bị chặt phá.

- Mưa ít.- Cân bằng ẩm <0.

Biện phápphòngchống

- Xây dựng đê điều, hệthống thuỷ lợi.

- Trồng rừng, quản lý vàsử dụng đất đai hợp lý.- Canh tác hiệu quả trênđất dốc.- Quy hoạch các điểm dâncư.

- Trồng rừng.- Xây dựng hệthống thuỷ lợi.- Trồng cây chịuhạn.

3. Các thiên tai khác

- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.

- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất vàđời sống nhân dân.

4. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩaquyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang dại, cóliên quan đến lợi ích lâu dài.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụngtrong giới hạn có thể phục hồi được.

- Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lýcác tài nguyên thiên nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường.

II. Câu hỏi ôn tập

Page 33: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

33

Câu 1 :Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì ? Hãy nêu thời gian hoạtđộng và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.Gợi ý trả lời:* Vấn đề- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:+ Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão lụt, hạnhán… đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinhvật đe doạ bị tuyệt chủng…Ví dụ: Phá rừng- Tình trạng ô nhiễm môi trường:+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và s.hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.+ Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các nhà máycông nghiệp, phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.+ Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nôngnghiệp.* Thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.a/ Hoạt động của bão ở Việt Nam:- Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10.- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng củabão.- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.b/ Hậu quả của bão:- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng caolàm ngập mặn vùng ven biển.- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.c/ Biện pháp phòng chống bão:- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.- Sơ tán dân khi có bão mạnh.- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.Câu 3. Trình bày các thiên tai chủ yếu: Ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất ở nước ta.Biện pháp phòng chống?Gợi ý trả lời:a- Ngập lụt:- Thời gian hoạt động: Mùa mưa là chủ yếu.+ Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ Sông Hồng ( do có nhiều sông,xung quanh đồng bằng có hệ thống đê bao quanh, cơ sở hạ tầng đô thị khá phát triển nênảnh hưởng đến khả năng thoát lũ), ĐB Sông Cửu Long, tiếp đến DH Miền Trung.- Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu của 2 đồng bằng trên, ảnh hưởng đếnsinh hoạt của nhân dân.- Biện pháp: Xây dựng các công trình tiêu nước, các công trình ngăn mặn.b- Lũt quét:

Page 34: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

34

- Thời gian hoạt động: Chủ yếu tháng 6-12+ Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốclớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.- Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống.- Biện pháp:+ Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụngđất đai hợp lý.+ Thuỷ lợi, trồng rừng, sản xuất nông nghiệp trên dất dốc nhằm hạn chế dòng chảy trênmặt và chống xói mòn đất.c- Hạn hán:- Thời gian hoạt động: Mùa khô:+ Miền bắc tại thung lũng khuất gió: Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (BắcGiang). Mùa khô kéo dài 3-4 tháng.+ Miền Nam mùa khô khắc nghiệt hơn: Thời gian kéo dài 4-5 tháng ở ĐB Nam Bộ vàvùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.- Hậu quả: Thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi thuỷsản… và cho sinh hoạt của người dân.- Biện pháp: Xây dựng các công trình thuỷ lợi như hồ, kênh, đập nước…Câu 4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên vàmôi trường?Gợi ý trả lời:Các nhiệm vụ và chiến lược đề ra là:- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu.- Đảm bảo sự giầu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoangdại.- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn TNTN, điều khiển sử dụng trong giới hạn có thểphục hồi được.- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đới sống con người.- Phấn đấu đạt trạng thái cần bằng giữa dân số với sử dụng hợp lý tài nguyên.- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát cải tạo môi trường.

CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

NỘI DUNG 1; ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

I. Kiến thức trọng tâm

1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

- 1/11/ 2013 dân số nước ta là 90 triệu người, thứ 3 ĐNA, 14 trên thế giới.

Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bên cạnh đó gây trở ngạitrong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%)

Page 35: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

35

đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá…, nhưng vẫn còn chênh lệchvề trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.

-Ngoài ra còn có khoảng hơn 3 triệu người VN đang sinh sống ở nước ngoài

2. Dân số tăng còn nhanh, Cơ cấu dân số dang có sự biến đổi.

- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX: 1965-75: 3%, 1979-89: 2.1%.

- Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1triệu người.

Sức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ TNMT, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Dân số đang có sự biến đổi: độ tuổi lao động khoảng 64,0% dân số, trẻ em chiếm 27%,tuổi già chỉ 9,0% (2005).

LLLĐ dồi dào, trẻ, năng động, sáng tạo,Tuy nhiên gây khó khăn cho giải quyếtviệc làm.

3. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí

- Mật độ dân số: 254 người/km2 (2006) phân bố chưa hợp lí giữa các vùng

a. Giữa đồng bằng – miền núi:

+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp5 lần cả nước.

+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69người/km2

b. Giữa nông thôn và thành thị:

+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.(năm 2005)

+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.(năm 2005)

- Nguyên nhân: ĐKTN, KTXH, lịch sử khai thác lãnh thổ.

- Hậu quả: Sử dụng lãng phí, không hợp lý lao động, khó khăn trong khai thác tàinguyên…

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta

- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.

- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.

- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân sốnông thôn và thành thị.

Page 36: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

36

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghềcao, có tác phong công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động

II.Câu hỏi ôn tập.

1. Phân tích tác động của đặc điểm dân cư nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hộivà môi trường

a. Thuận lợi

- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanhkhoa học kỹ thuật.

b. Khó khăn

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.

+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.

+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

- Đối với phát triển xã hội:

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.

- Đối với tài nguyên môi trường:

+ Sự suy giảm các TNTN.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Không gian cư trú chật hẹp.

2. Vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dânsố vẫn tiếp tục tăng ? Nêu ví dụ minh họa

Gợi ý trả lời

- Do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên tỉ lệ gia tănggiảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng .

Page 37: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

37

- Ví dụ: với quy mô dân số 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mỗi năm dân sốtăng 1,05 triệu người. Nhưng nếu quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số là1,31%, thì mổi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.

3. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý?

Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 (2006), nhưng phân bố không đều.

- Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:

+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 ,gấp 5 lần cả nước.

+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN.

- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:

+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.

+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khaithác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cầnthiết.

4. Chứng minh rằng: dân số nước ta tăng nhanh. Cho biết hậu quả của việc tăngnhanh dân số.

5. Trình bày nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quảnguồn lao động của nước ta.

NỘI DUNG 2: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I. Kiến thức trọng tâm

1. Nguồn lao động

- Dân số hoạt dộng kinh tế ở nước ta chiếm 51,2% tổng số dân (42,53 triệu người- năm2005), mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.

Là lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước.

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sx.

- Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0%.

Page 38: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

38

Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao.

- Chất lượng lao động các vùng không đồng đều.

- Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.

2. Cơ cấu lao động

a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

Đang có xu hướng giảm ở k/v I , tăng ở k/v II và III. Tuy nhiên tỉ trọng trong k/v Ivẫn còn caosự thay đổi trên nhờ vào cuộc CMKHKT và quá trình Đổi mới.

b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Giai đoạn 2000-2005, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 88,9%, Nhà nước chiếm 9,5%và có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, chiếm 1,6%.

c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

Khu vực thành thị tăng chiếm 25,0%, ở nông thôn giảm, song vẫn chiếm trên 75,0%

Lao động nhìn chung năng suất còn thấp, quỹ thời gian lao động vẫn còn chưa được sửdụng triệt để.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết

* Thực trạng:

- Lao động nước ta đông chiếm trên 50% dân số, gia tăng mỗi năm có thêm trên 1 triệu lđ

- Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng việc làmvẫn còn gay gắt.

- Cơ cấu lao động còn nhiều bất cập, trình độ cao động chưa cao, phân bố lđ ko đều.

- Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. Thấtnghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệplà 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

- Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK.

- Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Page 39: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

39

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

II. Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?

a. Thế mạnh

- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng sốdân).

- Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.

- Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thếhệ.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong vănhóa, giáo dục và y tế.

b. Hạn chế

- Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.

- Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu.

- Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt độngtrong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹthuật.

2. Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ởnước ta hiện nay.

3. Vì sao việc làm là một vấn đề kinh tế- xã hội lớn ở nước ta?Trình bày các phươnghướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta.NỘI DUNG 3: ĐÔ THỊ HÓAI .Kiến thức trọng tâm

1. Đặc điểm

a. Quá trình đô thị hoá nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp

- Thành Cổ Loa, kinh đô của Nhà nước Âu Lạc, được coi là đô thị đầu tiên của nước ta.

- Thế kỷ XXI, xuất hiện thành Thăng Long.

- Thời Pháp thuộc, xuất hiện một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

- Đô thị hoá nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ ĐTH nước ta còn thấp.

b. Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng: năm 2005 chiếm 26,9%, nhưng vẫn còn thấp so với

Page 40: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

40

các nước trong khu vực.

c. Đô thị nước ta có quy mô không lớn, phân bố không đều giữa các vùng.

2. Mạng lưới đô thị

- Dựa vào số dân, chức năng và mật độ dân số, tỷ lệ phi nông nghiệp…nước ta chia làm 6loại đô thị:Loại ĐB: Hà Nội và TP HCM, và loại 1, 2, 3, 4, 5.

- Dựa vào cấp quản lí có 5 đô thị trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội

- Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước vàđịa phương.

- Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2005, khu vực đô thịđóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sáchNhà nước.

- Đô thị là thị trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn,có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

- Thu hút vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế.

- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở…

II. Câu hỏi ôn tập.

1. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Nêu nguyên nhân dẫn đến các đặc điểmđó?

2. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triểnkinh tế - xã hội.

CHỦ ĐỀ 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾI. Kiến thức trọng tâm1. Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tếvà theo lãnh thổ ở nước ta- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu GDP, Chuyển dịch cơ cấu trongnội bộ ngành; nguyên nhân.- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, nguyên nhân.- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, nguyên nhân.2. Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh

Page 41: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

41

tế nước ta Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.Gợi ý trả lời:a. Chứng minh:* Trong cơ cấu ngành nói chung: ( chuyển dịch trong GDP)hướng chuyển dịch:- Giảm tỷ trọng khu vực I (nông,lâm, thủy sản).- Tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng).- Tỷ trọng khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng có hướng tích cực xu hướngchuyển dịch này tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.* Trong nội bộ ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ:+ Khu vực I:- Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản.- Trong nông nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.- Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, tỷ trong cây công nghiệp tăng.+ Khu vực II:- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sảnphẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và hiệu quả đầu tư.- Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm công nghiệp khai thác.- Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, giảm sảnphẩm ít có khả năng cạnh tranh.+ Khu vực III:- Có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và pháttriển đô thị.- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ… xu hướng chuyển dịch tiến dần đến cân đối, toàn diện, hiện đại phù hợp với xu thế hộinhập kinh tế thế giới.b. Nguyên nhân:- Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.- Phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới.- Các nguyên nhân khác…Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nướcta diễn ra như thế nào? Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì.Gợi ý trả lời:a. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 1995 – 2005:- Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.- Kinh tế ngoài nhà nước có giảm trong đó kinh tế tập thể và cá thể giảm, còn tư nhântăng.- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhất là từ khi gia nhập WTO. xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thànhphần trong thời kỳ đổi mới.

Page 42: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

42

Ý nghĩa: Sự chuyển dịch trên cho thấy nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa.Các thành phần kinh tế đang phát huy sức mạnh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và khu vực côngnghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.- Việc phát huy thế mạnh giữa các vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phânhóa sản xuất giữa các vùng.- Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Ý nghĩa- Phát huy nguồn lực của từng vùng kinh tế- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước

CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾNỘI DUNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆPPHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚIĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆPI. Kiến thức trọng tâmChứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta- Nền nông nghiệp nhiệt đới

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nôngnghiệp nhiệt đới (dẫn chứng)+ Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới(dẫn chứng).- Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả củanông nghiệp nhiệt đới+ Nền nông nghiệp cổ truyền: đặc điểm, phân bố+ Nền nông nghiệp hàng hóa: đặc điểm, phân bố.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1 - Cho biết những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới. Chứngminh nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.Gợi ý trả lời:a. Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới.* Thuận lợi- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc- Nam và theo chiều cao của địahình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.+ Chế độ nhiệt ẩm đồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, xen canh tăng vụ.+ Sự phân hóa mùa của khí hậu dẫn đến lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng+ Mùa đông lạnh phát triển tập đoàn cây vụ đông ở đồng bằng sông Hồng và các cây trồngvật nuôi cận nhiệt ôn đới trên vùng núi.- Sự phân hoá của điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải ápdụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (đồng bằng, miền núi…)

Page 43: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

43

+ Trung du miền núi; Chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp+ Đồng bằng: sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày- Nước : Phong phú cung cấp nước cho sản xuất- Sinh vật: Phong phú, là nguồn dự trữ gen cho sản xuất nông nghiệp.* Khó khăn- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên cành làm tăng thêm tính bấp bênh vốn cócủa nền nông nghiệp- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra. Các dịch bệnh đối với cây trồng và vậtnuôi=> Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta đã làm cho việc phòng chống thiêntai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.b. Chứng minh :Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệpnhiệt đới.+ Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.+ Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, vói những giống cây ngắn ngày có thể thuhoạch trước mùa bão, lụt…+ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh giao thông vận tải và công nghiệpchế biến.+ Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê..).Câu 2. Chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước taphát triển một nền nông nghiệp nhiệt đớiGợi ý trả lời:* Thuận lợi- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc- Nam và theo chiều cao của địahình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.+ Chế độ nhiệt ẩm đồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, xen canh tăng vụ.+ Sự phân hóa mùa của khí hậu dẫn đến lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng+ Mùa đông lạnh phát triển tập đoàn cây vụ đông ở đồng bằng sông Hồng và các cây trồngvật nuôi cận nhiệt ôn đới trên vùng núi.- Sự phân hoá của điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải ápdụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (đồng bằng, miền núi…)+ Trung du miền núi; Chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp+ Đồng bằng: sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày- Nước : Phong phú cung cấp nước cho sản xuất- Sinh vật: Phong phú, là nguồn dự trữ gen cho sản xuất nông nghiệp.* Khó khăn- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên cành làm tăng thêm tính bấp bênh vốn cócủa nền nông nghiệp- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra. Các dịch bệnh đối với cây trồng và vậtnuôi=>Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta đã làm cho việc phòng chống thiêntai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.Câu 4: So sánh điểm khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệphàng hóaGợi ý trả lời:

Page 44: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

44

Tiêu chí Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hàng húaQuy mô nhỏ, manh mún lớn, mức độ tập trung caoPhươngthức canhtác

Trình độ kỹ thuật lạc hậu.-Sản xuất nhiều loại, phục vụnhu cầu tại chỗ.- Trong quá trình sản xuất dựavào sức người là chính

-Tăng cường sử dụng máy móc, kỹthuật tiên tiến.

Hiệu quả Năng suất lao động thấp, hiệuquả cây trồng vật nuôi thấp.

Năng suất lao động cao, hiệu quả câytrồng vật nuôi cao.

Tiêu thụsản phẩm

Tự cung, tự cấp, ít quan tâm tớithị trường.

Gắn liền với thị trường tiêu thụ hànghóa. Thị trường chi phối sản xuất.

Phân bố Tập trung ở nhiều nơi, phân tánkể các vùng khó khăn .

Tập trung ở các vùng có điều kiệnthuận lợi, hình thành những vùngchuyên canh quy mô lớn

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆPI. Kiến thức trọng tâm1. Hiểu và trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp : trồng trọt, chăn nuôi;tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.- Ngành trồng trọt+ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.+ Cây lương thực (lúa): tình hình phát triển và phân bố+ Cây công nghiệp: tình hình phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm vàcây công nghiệp hàng năm chủ yếu.- Ngành chăn nuôi+ Chăn nuôi lợn và gia cầm: tình hình phát triển và phân bố+ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò): tình hình phát triển và phân bố2. Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp- Tỉ trọng ngành trồng trọt cao, có xu hướng giảm (dẫn chứng).- Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng (dẫn chứng).- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực,tăng tỉ trọng cây công nghiệp,…(dẫn chứng).II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nôngnghiệp?Gợi ý trả lời:- Đa dạng hóa NN ở nước ta đồng nghĩa với việc phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp dàingày và cây ăn quả. Trong đó, do có hiệu quả kinh tế cao nên cây công nghiệp đặc biệt làcây CN dài ngày được phát triển trên quy mô lớn. Đây là cây cho thu hoạch sản phẩm saumột thời gian dài, nên người sản xuất cần phải được đảm bảo lương thực (từ tháng ươmtrồng đến khi thu hoạch phải có nguồn lương thực để chờ sản phẩm).- Là nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển

Page 45: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

45

Câu 2: Sản xuất lương thực nước ta có vai trò quan trọng như thế nào ? Trình bàynhững thành tựu của SXLT ở nước ta những năm gần đây. Tại sao đạt được nhữngthành tựu to lớn đó ?Gợi ý trả lời:* Vai tròViệc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:- Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo nguyên liệu chocông nghiệp chế biến và làm nguồn hàng xuất khẩu- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nềnnông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.* Những thành tựu của sản xuất lương thực của nước ta những năm gần đây. Tại saođạt được những thành tựu to lớn đó ?- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005), gần đâycó xu hướng giảm- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi- Năng suất tăng mạnh đạt 49 tạ/ha/năm.- VN xuất khẩu gạo lớn 2 thế giới, khoảng……- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 triệu tấn, trongđó lúa là 36,0 triệu tấn (2005)). Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm.- Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh.- Phân bố:+ Rộng khắp cả nước:+ ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích, 50% sảnlượng lúa cả nước, ĐB SH là vựa lúa thứ 2: năng suất lúa cao nhất*Giải thích:- Đường lối chính sách của Nhà nước thúc đẩy nông nghiệp phát triển.- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất.- Áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật: thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu…- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước….Câu 3: Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?Hãy trình bày tình hình phân bố cây công nghiệp ở nước ta.Gợi ý trả lời:a/ Thuận lợi:- Diện tích đất badan, đất feralit tập trung trên một diện rộng, các bề mặt cao nguyên khábằng phẳng… thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới, khíhậu có sự phân hoá tạo đa dạng cơ cấu cây CN …. dchứng- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp- Mạng lưới cơ sở chế biến.- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.- Chính sách của nhà nước …b/ Khó khăn:- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt…- Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

Page 46: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

46

c/Tình hình phân bố cây công nghiệp ở nước ta.- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chèCà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, BTBCao su trồng nhiều ở ĐNB, Tây Nguyên, BTBChè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây NguyênHồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMTĐiều trồng nhiều ở ĐNBDừa trồng nhiều ở ĐBSCL- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá...Mía trồng nhiều ở ĐBSCL, ĐNB, DHMTLạc trồng nhiều ở BTB, ĐNB, Đắc LắcĐậu tương trồng nhiều ở TD-MN phía Bắc, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng ThápĐay trồng nhiều ở ĐBSHCói trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh HóaDâu tằm tập trung ở Lâm ĐồngBông vải tập trung ở NTB, Đắc LắcCâu 4: Hãy trình bày tình hình chăn nuôi ở nước ta. Nước ta có những thuận lợi nàođể đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ? Vì sao trong những năm gần đây,điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng hiệu quả lại chưa cao và chưaổn định ?Gợi ý trả lời:* Tình hình1/Chăn nuôi lợn và gia cầm- Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại.- Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003).Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL2/ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ Nuôi nhiều ở TD-MN Bắc Bộ, BTB-Đàn trâu: 2,9 triệu con BTB, NTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở tp.HCM, HN…-Đàn bò:5,5 triệu con*Những thuận lợi để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ?- Có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biếnthức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa).- Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.- Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường* Trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợinhưng hiệu quả lại chưa cao và chưa ổn định do:- Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao.- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn còn đe doạ trên diện rộng- Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như: EU,Nhật Bản, Hoa Kỳ…

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆPI. Kiến thức trọng tâm

Page 47: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

47

1. Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thuỷ sản vàmột số phương hướng phát triển ngành thuỷ sản của nước ta- Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và nuôi trồng thủy sản:+ Thuận lợi (tự nhiên, kinh tế - xã hội).+ Khó khăn (tự nhiên, kinh tế - xã hội).- Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản:+ Tình hình phát triển: trong những năm gần đây có những bước phát triển đột phá (dẫnchứng).+ Khai thác thuỷ sản (tình hình phát triển, tỉnh có nghề cá phát triển mạnh).+ Nuôi trồng thuỷ sản (tình hình phát triển, các vùng nuôi nhiều thủy sản).2. Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp,một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp- Vai trò của ngành lâm nghiệp về kinh tế và sinh thái.- Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ,lâm sản). Chú ý vấn đề suy thoái rừng và bảo vệ tài nguyên rừng.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay.Gợi ý trả lời:*Điều kiệna/ Thuận lợi:- Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảoHoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, chophép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm,rong biển hơn 600 loài,…- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôitrồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôitrồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản vàCN chế biến cũng phát triển mạnh.- Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.b/ Khó khăn:- Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.- Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệthống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.- Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.* Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay+Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn,+ sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.+ chủ yếu vẫn là khai thác thuỷ sản.

Page 48: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

48

*Khai thác thủy sản:- Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệutấn.- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTBvà Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu,Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.*Nuôi trồng thủy sản:- Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản làgần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.- Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở AnGiang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.Câu 2 :Dựa trên những điều kiện nào mà Đồng bằng sông Cửu Long có thể trở thànhvùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?Gợi ý trả lời:- Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Năm 2005, diện tích mặt nướcnuôi trồng thủy sản toàn vùng là 680.000 ha, chiếm khoảng 70% diện tích mặt nước nuôitrồng thủy sản của cả nước.- Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi thủy sản.- Đối tượng nuôi trồng đa dạng: cá, tôm, các giống đặc sản…- Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản, người dân có nhiều kinh nghiệm. Sựnăng động của cơ chế thị trường.- Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự nhiên tạo thuận lợi cho nuôitrồng phát triển.- Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.- Nhu cầu thị trường lớn kể cả trong và ngoài nước.- Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.- Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu.Câu 3: Trình bày đặc điểm, tình hình ngành Lâm nghiệp.Gợi ý trả lời:+ Vai trò lâm nghiệp: có vai trò đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ.+ Tài nguyên rừng: giàu có nhưng đang bị suy thoái.- Rừng phòng hộ ( có ý nghĩa đối với môi sinh): gồm rừng đầu nguồn, chắn cát sóng.- Rừng đặc dụng vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn.- Rừng sản xuất; lấy gỗ, củi, tre, nứa…+ Sự phát triển và phân bố:- Trồng rừng: cả nước gồm 2,6 triệu ha rừng trồng (rừng phòng hộ và sản xuất).- Khai thác và chế biến: + 2,5 triệu m3 gỗ/năm, tre, nứa…+ Sản phẩm là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván, gỗ dán… (400 nhà máy cưa xẻ).+ CN giấy và bột giấy phát triển; rừng còn khai thác lấy gỗ, củi.

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆPI. Kiến thức trọng tâm

Page 49: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

49

1.Hiểu và trình bày được đặc điểm của 7 vùng nông nghiệp của nước ta Điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyênmôn hoá sản xuất của 7 vùng nông nghiệp : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằngsông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồngbằng sông Cửu Long.2. Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp- Hai xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta là tăngcường chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng sản phẩm, phát triển vùng chuyên canh.- Phát triển kinh tế trang trại.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1:Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du vàmiền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên? Tại sao có sự khác nhau đó.Gợi ý trả lời:* Sự khác nhau trong chuyên môn hóa- Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cậnnhiệt (chè, trẩu, hồi, quế…). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; câydược liệu; cây ăn quả… Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn. Vùng có diện tích trồng chèlớn hơn.- Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cafe, cao su,hồ tiêu), chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra trồng câycông nghiệp ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải… Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.* Nguyên nhânSự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu.- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Gồm núi, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ…khí hậu mạng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh chủ yếu trồng các loại câycông nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới.- Tây Nguyên: các cao nguyên ba dan rộng lớn ở các độ cao khác nhau. Khí hậu mang tínhchất cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Khí hậu có sựphân hóa theo độ cao, trên các cao nguyên khí hậu mát mẻ nên có thể trồng các cây cậnnhiệt ( Chè), ở những vùng thấp khí hậu nóng phát triển các cây nhiệt đới.Câu 2. Nêu sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa ĐBSH và ĐBSCL.Giải thích nguyên nhân dựa trên đặc điểm tự nhiên.Gợi ý trả lời:* Sự khác nhau trong chuyên môn hóa- ĐBSH có ưa thế về rau, cây thực phẩm có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (su hào, bắpcải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, thuỷ sản.- ĐBSCL chủ yếu trồng cây nhiệt đới lúa, cây ăn quả; thuỷ sản, gia cầm…Vùng này quymô sản xuất lúa lớn hơn nhiều so với ĐBSH, thuỷ sản, cây ăn quả lớn hơn rất nhiều so vớiĐBSH.* Nguyên nhânSự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu. Đồngthời do quy mô đất trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản.- ĐBSH: Đồng bàng châu thổ có nhiều ô trũng. Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bìnhbồi đắp có mùa đông lạnh.

Page 50: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

50

- ĐBSCL: Là đồng bằng châu thổ rộng nhất, gấp khoảng 3 lần ĐBSH. Các dải đất phù sangọt, đất phèn, đất mặn. Vịnh biển nông, các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôitrồng thủy sản. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao trong suốtnăm, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt

NỘI DUNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆPCƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNHCÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂMI. Kiến thức trọng tâm1. Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tếvà theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp- Cơ cấu công nghiệp theo ngành đa dạng, đang có sự chuyển dịch (dẫn chứng); nguyênnhân.- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa, tên các khu vực tập trung côngnghiệp; nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế thay đổi sâu sắc; nguyên nhân.2.Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành côngnghiệp trọng điểm ở nước ta.- Công nghiệp năng lượng:+ Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu, khí): tình hình phát triển, phân bố.+ Công nghiệp điện lực: tình hình phát triển, phân bố.- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: tình hình phát triển, phân bố.+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi: tình hình phát triển, phân bố.+ Chế biến hải sản: tình hình phát triển, phân bố.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Chứng minh cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta đa dạng và đang từngbước thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Phương hướng hoàn thiệncơ cấu ngành.Gợi ý trả lời:*Cơ cấu:- Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngànhquan trọng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệpsản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau.- Nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu dài,mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinhtế khác.- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tìnhhình mới:+ Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.+ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phốiđiện, khí đốt, nước.* Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

Page 51: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

51

+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đitrước một bước.+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giáthành sản phẩm.Câu 2 a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.

b/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệpvào loại cao nhất cả nước.Gợi ý trả lời:a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:- Ở Bắc Bộ, ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ caonhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch với cácngành chuyên môn hoá:+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN lớn: tp.HCM là TTCN lớn nhấtcả nước, tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm,luyện kim, điện tử- Dọc DHMT: Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng tiếp đến Huế, Vinh, với các ngành: cơkhí, thực phẩm, điện- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. Đặc biệt ở vùng núiTây Bắc và Tây Nguyên* Nguyên nhân phân hoá: ………..b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:- Vị trí địa lí thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận.- Nông, thuỷ sản trong vùng dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớnbậc nhất cả nước………Câu 3: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng của nước ta.Gợi ý trả lời:* Công nghiệp năng lượng:+ CN khai thác nguyên, nhiên liệu:

- Than:- Than Antraxit (trữ lượng 3 tỉ tấn) ở Đông Bắc.- Than Nâu (hàng chục tỉ tấn) ở ĐB sông Hồng.- Than bùn (trữ lượng lớn) ở ĐB sông Cửu Long (U Minh).- Than Mỡ (trữ lượng nhỏ) ở Thái Nguyên.

Tình hình sản xuất than: trước năm 2000 tăng trưởng chậm, gần đây tăng trưởng nhanh(2005: sản lượng 34 triệu tấn).

Page 52: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

52

- Dầu khí:- Dầu mỏ (trữ lượng vài tỷ tấn) ở các bể sông Hồng, bể Trung Bộ, bể trầm

tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai.- Khí đốt (trữ lượng hàng trăm tỉ m3) ở Tiền Hải, Lan Tây, Lan Đỏ.

Tình hình sản xuất dầu khí: bắt đầu khai thác 1986; sản lượng tăng liên tục, năm 2005: sảnlượng 18,5 triệu tấn, khí được khai thác cho sản xuất điện + phân đạm.* Công nghiệp điện lực:- Tình hình phát triển: Phát triển sớm từ 1892: sản lượng điện tăng nhanh: 2005: 52,1 tỉkwh; cơ cấu gồm thủy điện và nhiệt điện.- Thủy điện: Tiềm năng lớn, khoảng 30 triệu kw (hệ thống sông Hồng: 37%, Đồng Nai19%,Các nhà máy: Hòa Bình 1920MW ( Sông Đà); Yaly 20MW (sông Xê Xan), Thác Bà110MW (sông Chảy), Trị An 400MW( Sông Đồng Nai), Hàm Thuận 300MW (sông LaNgà), Đa Nhim 160 MW (sông Đa Nhim)…- Nhiệt điện: Nguồn nhiên liệu dồi dào: than, dầu, khí, sức gió…; nhà máy: Phả Lại 1, 2(440 và 600 MW), Ninh Bình (100 MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4164 MW), Bà Rịa (411MW), Thủ Đức…Câu 4: Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nướcta?Gợi ý trả lời:a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú:- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có thannâu, than mỡ, than bùn…- Dầu khí với trữ lượng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí.- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng(37%) và sông Đồng Nai (19%).- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.b/ Mang lại hiệu quả cao:- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còncó xuất khẩu.- Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến các ngành kinh tế về quy mô, kỹ thuật-công nghệ,chất lượng sản phẩm…đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Câu 5: Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?Gợi ý trả lời:a/ Thế mạnh lâu dài:- Nguồn năng lượng phong phú:+ Than trữ lượng lớn, tập trung ở Quảng Ninh…+ Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam.+ Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng và sôngĐồng Nai.+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng.

Page 53: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

53

b/ Mang lại hiệu quả cao:- Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tảiđiện cao áp 500 kv.- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.- Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân.c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khácphát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.Câu 6: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệptrọng điểm của nước ta?Gợi ý trả lời:a/ Thế mạnh lâu dài:- Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản…- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.- Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư.b/ Mang lại hiệu quả cao:- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.- Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu.- Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…Câu 7. Tại sao Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?- Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng,thuỷ sản…và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâmkinh tế lớn nhất nước.- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.- Có đường lối phát triển năng động.

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPI. Kiến thức trọng tâm1. Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sảnxuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằmđạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.2.Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta- Điểm công nghiệp : đặc điểm, phân bố.- Khu công nghiệp: đặc điểm, phân bố.- Trung tâm công nghiệp: đặc điểm, phân bố.- Vùng công nghiệp: đặc điểm, phân bố.II. Câu hỏi ôn tập

Page 54: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

54

Câu 1: Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Trình bày các hình thức tổ chứclãnh thổ công nghiệpchủ yếu ở nước ta hiện nay.Gợi ý trả lời:1.Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xêp, phối hợp giữa các quá trình vàcơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lựcsẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.2.Các hình thưc: đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ CN ở nước taHình thức Đặc điểm* Điểm CN - Đồng nhất với điểm dân cư- Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu- Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp- Các điểm đơn lẻ thường phân bố ở miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên* Khu CN - Có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi- Tập trung nhiều xí nghiệp có khả năng hợp tác cao, sản phẩm vừa tiêu dùng vừa xuấtkhẩu- Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp- Khu CN tập trung nhất ở ĐNB, sau đó là ĐB sông Hồng, Duyên hải miền Trung* Trung tâm CN - Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi- Gồm điểm CN, khu CN và các xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sx, kĩ thuật, côngnghệ- Có các xí nghiệp hạt nhân và bổ trợ, phục vụ- Về quy mô có:+ Có ý nghĩa quốc gia: tp HCM, Hà Nội+ Có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà nẵng, Cần Thơ...+ Có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang…* Vùng CN - Lãnh thổ rộng lớn- Gồm nhiều điểm, khu, trung tâm CN có mối liên hệ về sx và có những nét tương đồngtrong quá trình hình thành- Có vài ngành CN chuyên môn hóa và có các ngành bổ trợ, phục vụ- Theo quy hoạch năm 2001 ta có 6 vùng công nghiệpCâu 2: Tại sao vùng Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cảnước?Gợi ý trả lời:- Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng,thuỷ sản…và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâmkinh tế lớn nhất nước.- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.- Có đường lối phát triển năng động.Câu 3: Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội& tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này?Gợi ý trả lời:a. Quy mô và cơ cấu:

Page 55: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

55

Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên 50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơkhí, luyện kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xâydựng.Hà Nội là TTCN lớn thứ 2, quy mô từ 10.000-50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơkhí, luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thựcphẩm, sản xuất giấy.b.Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế :- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồidào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quantâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.- Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với cácvùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môncao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước &thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM

NỘI DUNG 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂNVÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ G T V T&TT L LI. Kiến thức trọng tâmTrình bày được đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước ta: pháttriển khá toàn diện cả về lượng và chất với nhiều loại hình.- Giao thông vận tải:+ Đường bộ (đường ô tô): Sự phát triển về mạng lưới đường, một số tuyến đường chính.+ Đường sắt: Tổng chiều dài. Các tuyến đường chính.+ Đường sông: Phân bố chủ yếu ở một số hệ thống sông chính.+ Đường biển: Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu, các cảng biển và cụm cảng quantrọng.+ Đường hàng không: Tình hình phát triển, các đầu mối chủ yếu.- Ngành thông tin liên lạc:+ Bưu chính: Đặc điểm nổi bật.+ Viễn thông: Đặc điểm nổi bật. II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1:Hãy nêu vai trò của GTVT trong sự phát triển KT-XH. Phân tích những thuậnlợi và khó khăn trong quá trình phát triển GTVT nước ta.Gợi ý trả lời:a. Vai trò:- Là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự vận chuyển hàng hóa,hành khách. Nó có vị trí quan trọng và có tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH, đồngthời còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển KT-XH của một nước.- Nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân.- Nó đảm bảo mối liên hệ KT-XH giữa các vùng, giữ vững an ninh quốc phòng, mở rộngquan hệ KT với các nước.

Page 56: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

56

Trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta, GTVT chính là điều kiện quan trọng để thuhút đầu tư nước ngoài..b.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển GTVT nước ta.* Thuận lợi:- VTĐL: nằm gần trung tâm ĐNA, trên con đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dươngđi Ấn Độ Dương & vị trí trung chuyển một số tuyến hàng không quốc tế. Trong tương laituyến đường bộ xuyên Á hình thành. Đó là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình GTđường bộ, đường biển, đường không...- ĐKTN:+ Đồng bằng nằm ven biển, kéo dài theo chiều Bắc-Nam tạo thuận lợi xây dựng các tuyếnđường bộ nối liền các vùng trong cả nước, nối với Trung Quốc, Campuchia.+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, GTVT biển có thể hoạt động quanh năm.+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi GT đường sông. Bờ biển nhiều vũng, vịnh thuậnlợi xây dựng các hải cảng.+ Sự quan tâm của Nhà nước, tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng & cải tạo cáctuyến GT quan trọng.+ CSVC-KT của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng một số nhà máy sản xuất ô-tô, xưởngđóng tàu hiện đại...+ Đội ngũ lao động của ngành có trình độ ngày càng được nâng lên.* Khó khăn:- 3/4 địa hình là đồi núi, có độ chia cắt lớn gây khó khăn, tốn kém trong việc xây dựng cáctuyến đường bộ.- Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt...- CSVC-KT còn lạc hậu, các phương tiện còn kém chất lượng...- Thiếu vốn đầu tư.Câu 2: Trình bày hiện trạng phát triển giao thông vận tải nước ta hiện nay.Gợi ý trả lời:

SỰ PHÁT TRIỂNLoạihình

Thành tựu Hạn chế

Các tuyến chính

Đườngô tô

- Mạng lưới phủ kín, mởrộng và hiện đại hóa.- Phương tiện vận tải tăng.- Khối lượng vận chuyển,luân chuyển tăng.

- Mật độ còn thấp.- Chất lượng đườngcòn hạn chế (hẹp, ítnhựa).

Quốc lộ 1A, Hồ ChíMinh.Quốc lộ 5, 6, 279, 7,8, 9.

Đườngsắt

- Tổng chiều dài:3142,69km.- Hiệu quả và chất lượngphục vụ được nâng cao.- Khối lượng vật chất vàluân chuyển tăng.

- Chất lượng cònthấp, tốc độ chậm.- Thiếu ga, bến bãi.

Đường sắt ThốngNhất, Hà Nội – HảiPhòng, Hà Nội –Lào Cai, Hà Nội –Thái Nguyên,Xuyên Á.

Đườngsông

- Chiều dài 11.000km;phương tiện vận tải khá đa

- Mạng lưới đườngmới khai thác ở mứcđộ thấp, phương tiện

- Hệ thống sôngHồng – Thái Bình,Mê Kông – Đồng

Page 57: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

57

dạng.- 30 cảng chính; khối lượngvận chuyển và luân chuyểntăng.

vận tải ít cải biến. Nai.- Sông miền Trung.

Đườngbiển

- Ngày càng nâng cao vị thế.- 73 cảng biển cả nước, đangđược cải tạo, nâng cấp.- Khối lượng vận chuyển vàluân chuyển tăng.

- Công suất của cáccảng và phương tiệncòn thấp.

- Hải Phòng – TPHồ Chí Minh làtuyến quan trongdài 1500km.

Đườngkhông

- Phát triển nhanh về cơ sởvật chất và phương tiện.- 19 sân bay (5 sân bay quốctế).- Trình độ được nâng cao,khối lượng vận chuyển tăng.

- Số lượng sân bayđạt tiêu chuẩn quốctế còn ít.- Nhiều sân bay nộiđịa cơ sở vật chấtchưa đầy đủ.

- 3 đầu mối chính:Hà Nội-Đà Nẵng-TP Hồ Chí Minh.- Mở nhiều tuyếnmới.

Đườngống

- Ngày càng phát triển, gắnliền với phát triển ngành dầukhí.

Đường ống B12 bãicháy – Hạ Long -ống dẫn dầu biểnlục địa.

Câu 3: Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và viễn thông nước ta.Tại sao nói ngành viễn thông ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cậntrình độ kỹ thuật tiến tiến của thế giới và khu vực?Gợi ý trả lời:* Đặc điểma.Bưu chính:- Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.- Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu, thiếu lao động trình độcao…- Định hướng phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.b.Viễn thông:- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc.- Chú trọng đầu tư công nghệ mới và đa dịch vụ.- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển, hệ thống vệ tinh thông tin và cápquang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế.- Phát triển rộng khắp trên toàn quốc.* Tại sao nói ngành viễn thông ở nước tacó tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cậntrình độ kỹ thuật tiến tiến của thế giới và khu vực?- Trước Đổi mới: mạng lưới và thiết bị viễn thông còn lạc hậu, các dịch vụ viễn thôngnghèo nàn, chỉ dừng ở mức phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.- Gần đây, tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đạt mức trung bình 30%/năm. Đến 2005, cảnước có 15, 8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Mạng điện thoại đã phủkhắp toàn quốc.- Chú trọng đầu tư công nghệ mới và đa dịch vụ.- Hệ thống vệ tinh thông tin và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế.

Page 58: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

58

- Mạng lưới viễn thông ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển gồm cả: mạng điệnthoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCHI. Kiến thức trọng tâm1. Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thươngvà ngoại thương- Nội thương: tình hình phát triển, sự thay đổi cơ cấu theo thành phần kinh tế.- Ngoại thương: tình hình phát triển, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.2. Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng, gồm hai nhóm: tài nguyên tự nhiên vàtài nguyên nhân văn.- Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.- Tài nguyên nhân văn: Các di tích văn hóa - lịch sử, các lễ hội, tiềm năng văn hóa dântộc, làng nghề truyền thống,...3. Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trungtâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường- Tình hình phát triển.- Tên ba vùng du lịch, các trung tâm du lịch lớn nhất và trung tâm du lịch quan trọng củanước ta.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu nước ta đang có những chuyểnbiến tích cực trong những năm gần đây.Gợi ý trả lời:* Tình hình chung:-Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cânđối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.- Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.- Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.- 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội vàthách thức.* Xuất khẩu:- XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.- Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷsản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệpnặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.- Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.* Nhập khẩu:nhập siêu- Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005- Các mặt hàng NK: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàngtiêu dùng, nguyên liệu…- Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.* Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền XNK cho các ngành vàcác địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.

Page 59: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

59

Câu 2: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng.Gợi ý trả lời:a/Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinhvật.- Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hìnhCaxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng…- Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao.Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.- Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long,các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nướckhoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.-Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.b/Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…- Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nướcxếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổHội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian vănhóa Cồng chiêng Tây Nguyên.- Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa qưuốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất làlễ hội Chùa Hương…- Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụmục đích du lịchCâu 3: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch của nước taGợi ý trả lời:* Tình hình phát triển:

- Ngành du lịch phát triển từ khá sớm, những năm đầu của thập kỷ 60.- Phát triển mạnh bắt đầu sau năm 90.- Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch tăng nhanh.

* Phân bố du lịch:- 3 vùng du lịch lớn: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.- Các trung tâm du lịch: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.- Trung tâm khác: Hạ Long, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt…- 2 tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng; Đà Lạt – Nha Trang– Tp Hồ Chí Minh.

CHỦ ĐỀ 4. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾNỘI DUNG 1.

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘI. Kiến thức trọng tâm1.Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng- Vị trí địa lí: giáp Trung Quốc, Đồng bằng sông Hồng, có vùng biển Đông Bắc.- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Page 60: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

60

2. Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; mộtsố vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục- Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện: tiềm năng và thực trạng.- Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới: tiềmnăng và thực trạng, biện pháp.- Chăn nuôi gia súc: tiềm năng và thực trạng, biện pháp.- Kinh tế biển: tiềm năng và thực trạng.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp , cây dượcliệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du miền núi phía Bắc.Gợi ý trả lời:* Khả năng phát triển:+ Thuận lợi:- Diện tích đất feralit lớn nhất cả nước, đất phù sa cổ, đất phù sa -> thuận lợi cho trồng vàmở rộng diện tích cây công nghiệpthuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt- Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùađông lạnh, có sự phân hoá theo điều kiện địa hình & ôn đới.- Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.+ Khó khăn:- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông, mùa mưa đất bị xói mòn- GTVT, cơ sở chế biến hạn chế…* Hiện trạng phát triển:- Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước,nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.- Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng…& cây ăn quả: mận, đào, lê…trồng ở CaoBằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.- Ở Sapa trồng rau vụ đông & sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩuNếu hỏi về ý nghĩa của việc phát triển cây CN và các biện pháp để phát triển ổn định câyCN…ở vùng thì cần nêu:* Ý nghĩa:- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hạn chế nạn du canh du cư- Khai thác các thế mạnh của vùng, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đem lại hiệu quảcao- Tạo sự đa dạng hàng hoá nông sản trong nước, tạo thêm nguònn nông sản XK….* Giải pháp…. (Nêu giải pháp để khắc phục các khó khăn đã nói ở trên)Câu 2: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung duvà miền núi Bắc Bộ.* Gợi ý trả lời:Khả năng phát triển:+ Thuận lợi:Vùng có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên cao 600 - 700m. Các đồng cỏ thường khônglớn. thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).- Hoa màu lương thực cho chăn nuôi lợn ngày càng phong phú- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhu cầu tiêu thụ trong vùng và các vùng lân cận.

Page 61: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

61

- Người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi- Mạng lưới GTVT đang từng bước được hoàn thiện, đã hình thành 1 số cơ sở chế biến+ Khó khăn- GTVT chưa phát triển gây khó khăn cho vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ,- Các đồng cỏ cần cải tạo nâng cao năng suất,- Dịch vụ thú y, cơ sở chế biến còn hạn chế …*Hiện trạng phát triển:- Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cảnước- Trâu được nuôi rộng rãi trong vùng, nhất là ở Đông Bắc. Trâu 1,7 tr iệu con, chiếm 1/2đàn trâu cả nước.- Lợn: tăng nhanh: 5,8 tr con 21% cả nước- Chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của vùng và cung cấp cho nhu cầu trong nước, xuất khẩuCâu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh và hạn chế gì trong việc khaithác, chế biến khoáng sản?Gợi ý trả lời:a. Thế mạnh Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, có nhiều loại khoáng sản thuộc 4 nhóm: Năng lượng,Kim loại, Phi KL, vật liệu XD- Than: tập trung ở Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than QuảngNinh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á - trữ lượng thăm dò 3 tỷtấn, chủ yếu than antraxít.+ Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm.+ Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)…- Khoáng sản kim loại đa dạng, phong phú: Sắt ở Yên Bái, kẽm - chì ở Bắc Kạn, đồng -vàng ở Lào Cai, bôxit ở Cao Bằng, Đồng - niken ở Sơn La. .... tiêu dùng trong nước+ Thiếc ở Tĩnh Túc – Cao Bằng, sản xuất 1000 tấn/năm & xuấtkhẩu.- Khoáng sản phi kim loại có Apatit Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuấtphân bón.- KS vật liệu XD: Đá vôi...b. Hạn chế:- Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại & chi phícao- CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề.Câu 4: Trình bày thế mạnh và thực trạng khai thác tiềm năng thủy điện ở TD-MN bắcbộ. Việc khai thác tiềm năng thủy điện có ảnh hưởng như thế nào đến môi trườngtrong vùng?Gợi ý trả lời:a. Thế mạnh- Trữ năng thủy điện lớn nhất nước ta.- Tập trung trên hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), riêng sôngĐà 6.000MW.- Do thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa nên cũng gây ra những khó khăn

Page 62: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

62

nhất định cho việc khai thác thủy điện.b. Thực trạng- Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình (1.920MW), Sơn La (2400MW) trên sôngĐà, TĐ Thác Bà trên sông Chảy, TĐ Tuyên Quang trên sông Gâm...- Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuynhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.c. Ảnh hưởng của việc khai thác tiềm năng thủy điện đến môi trường- Việc xây dựng các công trình thủy điện gây nguy cơ làm mất rừng đầu nguồn khiến đadạng sinh học bị suy giảm và gia tăng lũ quét- Thay đổi dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước sông, giảm lượng phù sa (do phù sa lắngđọng lại trong lòng hồ …)(Nội dung này có thể được sử dụng để trả lời câu hỏi ảnh hưởng của việc phát triển thủyđiện đối với môi trường ở các vùng khác như Tây Nguyên....)Câu 5: Phân tích các thế mạnh tự nhiên trong phát triển CN của vùngGợi ý trả lời:- Khoáng sản: Vùng giàu khoáng sản nhất cả nước, có nhiều loại khoáng sản, gồm 4 nhómkhoáng sản ... (nêu tên nhóm ks, loại khoáng sản tiêu biểu cho từng nhóm, trữ lượng và sựphân bố của chúng)-> thuận lợi để phát triển các ngành CN khai thác và chế biến- Tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng (1/3trữ năng thủy điện cả nước, riêng sông Đà có tới 6 triệu kW)- Tài nguyên đất, khí hậu, rừng và biển phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triểnnông – lâm – ngư nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú và ổn định để phát triểnCN chế biến...Câu6: Tại sao nói việc phát huy thế mạnh TD&MN Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ýnghĩa chính trị - xã hội sâu sắc?Gợi ý trả lời:+ Ý nghĩa kinh tế lớn: vì đây là vùng có tiềm năng lớn nhưng mới được khai thác mộtphần. Việc phát huy thế mạnh sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cảnước, đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH của vùng tạo cơ cấu KT hoàn thiện hơn.+ Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người lại nằm sát biên giớiLào, Trung Quốc. Đồng bào các dân tộc đã đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều huyện, xã nghèo, nếu giải quyết được vấn đề kinh tếsẽ đảm bảo ổn định về chính trị xã hộiNỘI DUNG 2.

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH ỞĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I. Kiến thức trọng tâm1..Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tựnhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế; những vấn đề cần giảiquyết trong phát triển kinh tế -xã hội- Thế mạnh:+ Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi trong giao lưu và phát triểnkinh tế.

Page 63: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

63

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, biển,... (dẫn chứng)+ Kinh tế - xã hội: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng và cơ sởvật chất kĩ thuật tương đối tốt,...- Hạn chế: một số tài nguyên bị xuống cấp, thiên tai; số dân, mật độ dân số cao nhất cả nước,vấn đề việc làm còn nan giải; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm ...- Vấn đề cần giải quyết: quỹ đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép việc làm.2. Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các địnhhướng chính- Lí do phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành- Các định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và nội bộ từng ngành.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Tại sao cần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằngsông Hồng?Gợi ý trả lời:Phải chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành ở ĐBSH vì:- Đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội: Là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta, trong vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế quantrọng- Cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều hạn chế, chuyển dịch chậm không phù hợp với tìnhhình phát triển hiện nay. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng,công nghiệp tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn, dịch vụ chậm phát triển.- Số dân đông, mật độ cao, việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng yêu cầusản xuất và đời sống -> chuyển dịch cơ cấu KT góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giảiquyết việc làm....- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có củavùng, đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, xây dựng cơ cấu KT hợp lí, là hạt nhân để thúcđẩy cơ cấu KT của cả nước.Câu 2: Phân tích những nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sôngHồng.Gợi ý trả lời:* Thế mạnh:a. Vị trí địa lí+Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các vùngkhác+ Giáp với TDMNBB, BTB, vịnh Bắc bộ ->Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khácvà với nước ngoài.+ Gần các vùng giàu tài nguyên nhất là khoáng sản, thủy điện ...-> cơ sở phát triển cơ cấuCNb. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng:- Diện tích đất nông nghiệp lớn chiếm 51,2% DT vùng, trong đó 70% là đất phù sa màumỡ- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh góp phần đa dạng cơ cấu sản phẩm- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông

Page 64: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

64

Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiềungành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.c. Điều kiện kinh tế xã hội:- Có nguồn lao động dồi dào; nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chấtlượng lao động cao.- Thị trường tiêu thu rộng lớn- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…)- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm,trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyềnthống…với 2 trung tâm KTXH là Hà Nội và Hải Phòng.* Hạn chế:- Dân cư đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao chấtlượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên, môi trường.- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.- Sự suy thoái tài nguyên, môi trường.- Cơ cấu KT chuyển dịch còn chậmCâu 3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như thế nào? Nêunhững định hướng trong tương lai?Gợi ý trả lời:a. Sự chuyển dịch cơ cấu ...- Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực+ Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III.+ Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực IIIchiếm tỷ trọng cao nhất (45%)- Tốc độ chuyển dịch còn chậmb. Định hướng:- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I, tăngtỷ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết cácvấn đề XH và môi trường.- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:+ Trong khu vực I:Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.Trong trồng trọt: giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây thực phẩm và cây ănquả.+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thếmạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT-TP, dệt may, da giày, cơkhí, điện tử…+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đàotạo,…Câu 4. Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước.Hãy đề xuất các giải pháp chính để giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH hiện nay.

Page 65: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

65

Gợi ý trả lời:a/ Nơi tập trung đông dân cư, vì:- ĐKTN thuận lợi: ĐBSH là đồng bằng lớn thứ 2 sau ĐBSCL, khí hậu nhiệt đới gió mùa,nguồn nước phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp & cư trú.- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và mạng lưới đô thị dày đặc.- Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động.b/ Biện pháp giải quyết:- Triển khai KHHDS nhằm làm giảm tỷ lệ tăng dân số.- Phân bố lại dân cư & lao động trên phạm vi cả nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (didân đến Tây Nguyên, ĐNB…)- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộcsống nhân dân.- Áp dụng KH-KT, thâm canh tăng năng suất & sản lượng LT-TP.

NỘI DUNG 3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘI. Kiến thức trọng tâm1. Hiểu và trình bày được phạm vi lãnh thổ,vị trí địa lí và tên các tỉnh của vùng.2. Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp vàxây dựng cơ sở hạ tầng của vùng- Lí do hình thành cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư ở vùng (lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũngcó núi đồi, đồng bằng, biển).- Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp : tiềm năng và thực trạng.- Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển:tiềm năng và thực trạng.- Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp: tiềm năng và thực trạng.- Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: Phát triển cácngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá; thực trạngxây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Tại sao nói việc hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp góp phần phát triểnbền vững ở BTB? Phân tích điều kiện để xây dựng cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.Gợi ý trả lời:1. Việc hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở BTB:* Việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp là rất quan trọng đối với sự hình thànhcơ cấu kinh tế chung của vùng.- Nó tạo ra cơ cấu ngành cho vùng. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theokhông gian (theo chiều Đông – Tây)- Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên của vùng (tài nguyên lâm nghiệp, tàinguyên nông nghiệp, thủy sản), tạo đà cho sự phát triển CN, góp phần thực hiện CNH, tạora thu nhập cho nhân dân..* Phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường

Page 66: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

66

- Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các SVquý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột.- Trồng rừng ven biển để chắn gió, chắn cát và tạo môi trường sống cho các loại thủy sinh,nuôi trồng thủy sản2. Điều kiện để xây dựng cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang; tỉnh nào cũng có biển, đồng bằng phía đông, vùng đồichuyển tiếp và vùng núi phía tây.- Vùng núi phía Tây: diện tích và độ che phủ rừng lớn thứ 2 cả nước, trữ lượng gỗ lớn,nhiều lâm sản quý -> thuận lợi cho khai thác và chế biển lâm sản.- Vùng đồi, trung du: Có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn (trân, bò), đấtbadan phân bố tập trung thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN (chè,cà phê, cao su...)- Vùng đồng bằng ven biển: chủ yếu có đất cát pha -> thuận lợi cho trồng cây Cn ngắnngày (lạc, mía...)- Vùng biển: Nhiều bãi tôm cá, các hải sản quý -> thuận lợi cho khai thác; nhiều vũng,vịnh, đầm phá ...-> thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.Câu 2: Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển công nghiệp củaBắc Trung Bộ.Gợi ý trả lời:* Thuận lợi- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ; Crom, titan...- Sông ngòi có thể xây dựng các nhà máy thủy điện có quy mô trung bình và nhỏ- Nguồn nguyên liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tương đối phong phú- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ……-> thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm* Khó khăn:- Thiếu cơ sở năng lượng- Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn thấp- Thiếu vốn, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhiều hạn chế......Câu 3: Trình bày sự hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giaothông vận tải vùng Bắc Trung Bộ.Gợi ý trả lời:* Phát triển các ngành CN trọng điểm và các TTCN chuyên môn hóa:Cơ sở phát triển:

- Tài nguyên khoáng sản lớn, nguồn nguyên liệu từ nông lâm thủy sản lớn.- Lao động dồi dào, tương đối rẻ.

Các ngành CN trọng điểm:- CN vật liệu xây dựng (xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Kim Đỉnh…).- CN điện, chế biến nông-lâm-hải sản, luyện kim, cơ khí.

Các trung tâm CN: Thanh Hóa, Vinh, Huế.* Xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là GTVT: có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinhtế.

- Đường ô tô: quốc lộ 1, Hồ Chí Minh, quốc lộ 7, 8, 9, đường hầm Hải Vân, đèoNgang.

- Đường sắt Thống Nhất, hoàn thiện cảng biển Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây.

Page 67: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

67

- Nâng cấp sân bay: Vinh, Huế (Phú Bài).- Hàng loạt cửa khẩu mở ra: Lao Bảo, ChaLo, Mậm Cắn, Cầu Treo…

Câu 4: Tạo sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng, GTVT sẽ tạo ra bước ngoặt quantrọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?- BTB là vùng giàu TNTN có điều kiện thuận lợi phát triển KTXH. Tuy nhiên vùng cònhạn chế về điều kiện kỹ thuật, thiếu năng lượng, GTVT chậm phát triển.- Nâng cấp và hiện đại hóa QL 1A và đường sắt Thống Nhất góp phần nâng cao vị trí cầunối của vùng, tăng khả năng vận chuyển theo chiều Bắc - Nam- Phát triển các tuyến đường ngang (7, 8, 9 ) và đường Hồ Chí Minh giúp khai thác tiềmnăng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây, tạo ra sự phân công lao độnghoàn chỉnh hơn, phân bố lại dân cư, hình thành các đô thị mới.- Phát triển hệ thống cảng biển, sân bay, cửa khẩu tạo điều kiên thu hút đầu tư, hình thànhcác khu công nghiệp, khu chế xuất…-> Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ góp phần tăng cường mối giao lưu, quan hệ kinh tế,mở rộng hợp tác phát triển KTXH.

NỘI DUNG 4.VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

I. Kiến thức trọng tâm1. Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lí để phát triểnkinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ- Thuận lợi: Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế, nhiều tiềm năng vềkinh tế biển,...- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài)2.Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển, tầm quan trọng của vấn đềphát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng- Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển:+ Nghề cá : tiềm năng và thực trạng+ Du lịch biển: tiềm năng và thực trạng+ Dịch vụ hàng hải : tiềm năng và thực trạng+ Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối: tiềm năng và thực trạng.- Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng: tình hình phát triển, tầm quan trọng của việcphát triển công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của vùng.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1. Vấn đề lương thực thực phẩm của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cần đượcgiải quyết bằng cách nào?Gợi ý trả lời:* Vấn đề lương thực thực phẩm trong vùng DH Nam Trung Bé cần được giải quyếtbằng cách :- Tăng cường khai thác các lợi thế về diện tích đất nông nghiệp thuộc các đồng bằng venbiển để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

Page 68: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

68

- Đẩy mạnh chăn nuôi ở vùng đồi núi phía Tây chịu được khí hậu khô hạn: bò, cừu, dê…- Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở ven biển- tăng cường nguồn thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.* Khả năng giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ của vùng còn rất lớn:- Đẩy mạnh thâm canh cây lúa ở những nơi có điều kiện thuận lợi (đất phù sa,nguồn nướctưới), nhất là đồng bằng Phú Yên-Khánh Hòa, Ninh Thuận-Bình Thuận…- Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm với vùng trọng điểm lương thực từ ĐBCSL, ĐBSHCâu2: Trình bày thế mạnh về kinh tế biển của DH NTB. So với BTB, vùng DH NTB cóthế mạnh gì hơn về kinh tế biển?Gợi ý trả lời:a. Thế mạnh về kinh tế biển của DH NTB1, Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản:+ Bờ biển dài, có nhiều loài tôm cá và các loài hải sản, trong đó có nhiều loài có giá trịcao: cá thu, cá ngừ…+ Tỉnh nào cũng có bãi cá tôm, có ngư trường QĐ Hoàng Sa Và Trường Sa, giáp ngưtrường NT-BT-BRVT+ Bờ biển có nhiều vũng vịnh đầm phá thuận lợi nuôi trồng TS.2, Thế mạnh du lịch biển:+ Nhiều bãi tắm đẹp: (at lat trang du lịch)+ Có nhiều vũng vịnh, đảo với nhiều hệ sinh thái đẹp thu hút khách du lịch3, Thế mạnh GTVT biển:+ Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh nước sâu bậc nhất nước ta để xây dựng các cảng lớn+ Nằm trên tuyến giao thông biển quốc tế…4, Thế mạnh về KT KS và SX muối:+ Có tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa+ Có nhiều mỏ sa khoáng: cát thạch anh, ti tan…+ K/H nóng quanh năm, ít sông lớn đổ ra biển, mùa khô sâu sắc, độ mặn nước biển cao ->T/lợi cho SX muốib. So sánh với BTB :- DL biển thuận lợi hơn: do có nhiều bãi tắm đẹp hơn, khí hậu thuận lợi cho du lịch biểnđảo, nhiều bán đảo đẹp..- Nguồn hải sản giàu có hơn, phong phú hơn, trữ lượng lớn hơn.- Nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, và có nhiều cảng lớn hơn BTBnên ngành DV hàng hải sầm uất hơn.Câu 3: Trình bày điều kiện và hiện trạng phát triển du lịch biển và dịch vụ hàng hải ởDH NTBGợi ý trả lời:a. Du lịch biển- Điều kiện: + Nhiều bãi tắm đẹp+ Có nhiều vũng vịnh, đảo với nhiều hệ sinh thái đẹp thu hút khách du lịch- Hiện trạng:+ Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉdưỡng, thể thao khác đang phát triển+ Đã hình thành các trung tâm du lịch quan trọng: Đà Nẵng (có ý nghĩa quốc gia), Nha

Page 69: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

69

Trangb. Dịch vụ hàng hải- Điều kiện:+ Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh nước sâu bậc nhất nước ta để xây dựng các cảng lớn+ Nằm trên tuyến giao thông biển quốc tế…- Hiện trạng:+ Hiện tại có một số cảng tổng hợp lớn do Trng ương quản lí: Đà Nẵng, Quy Nhơn, NhaTrang+ Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất.Câu 4: Hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp ở DH NTB.Trình bày hiện trạng phát triển, phân bố công nghiệp trong vùng.Gợi ý trả lời:a. Các nguồn TN để phát triển CN ở DHNTB* Tự nhiên:- Có nhiều loại khoáng sản: VLXD, cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu,than ở Nông Sơn, dầu khí đã được ở thềm lục địa cực NTB.- Có tiềm năng thủy điện có thế xây dựng các nhà máy công suất trung bình và nhỏ.- Có nhiều nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện phát triển CN chế biến.* Điều kiện KT – XH:- Nguồn nhân lực khá dồi dào.- CSHT: có đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, 1 số cảng biển, sân bay quan trọng…- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.b. Hiện trạng phát triển và phân bố:- Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là DungQuất, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.- Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông – lâm - thuỷ sản, sản xuất hàngtiêu dùng, VLXD, hóa dầu.- Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung vàkhu chế xuất.- Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở ChuLai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy công nghiệp của vùng ngàycàng phát triển.* Hạn chế và giải pháp:Cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và đang được giải quyếtbằng cách:+ Sử dụng lưới điện quốc gia từ đường dây 500 kv+ Xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô trung bình: thuỷ điện sông Hinh (Phú Yên),Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A Vương (Quảng Nam)+ Xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta tại vùng này (tỉnh Ninh Thuận)Câu 5: Tại sao phát triển CSHT GTVT sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong việc hìnhthành cơ cấu KT của vùng duyên hải NTB?Gợi ý trả lời:- Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và sựphân công lao động mới:+ Nâng cấp QL 1A, đường sắt Thống Nhất góp phần làm tăng vai trò trung chuyển của

Page 70: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

70

vùng, đẩy mạnh sự giao lưu giữa vùng với các vùng khác nhất là Đông Nam Bộ.+ Hệ thống sân bay trong vùng đã được khôi phục, hiện đại (sân bay Đà Nẵng, Quy Nhơn,Nha Trang) -> thúc đẩy sự giao lưu với các vùng khác và các nước+ Phát triển các tuyến đường ngang (QL 19, 24...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu,giúp mở rộng hậu phương của các cảng, tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng.- Phát triển GTVT cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điều kiện thu hútđầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế mở…- Phát triển GTVT góp phần nâng cao vai trò của vùng đối với việc mở rộng quan hệ vớicác tỉnh Tây Nguyên, Hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan.

NỘI DUNG 5. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊNI. Kiến thức trọng tâm1. Biết được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên Ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước.2.Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lí và lãnh thổ đối với pháttriển kinh tế3.Hiểu được thực trạng phát triển cây công nghiệp ; khai thác và chế biến lâm sản, bảovệ rừng;phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và biện phápgiải quyết những vấn đề đó.- Phát triển cây công nghiệp lâu năm: tiềm năng, thực trạng, biện pháp nâng cao hiệu quảsản xuất cây công nghiệp.- Khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng: tiềm năng, thực trạng, biện pháp bảo vệrừng.- Khai thác thuỷ năng kết hợp thuỷ lợi: thực trạng và ý nghĩa của việc phát triển thủy điện,thủy lợi ở Tây Nguyên.- Phát triển chăn nuôi gia súc lớn: tiềm năng, thực trạng.4.So sánh được sự khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súclớn giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên- Khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm.- Khác nhau về chăn nuôi gia súc lớn.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Hãy trình bày các điều kiện phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khuvực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ởvùng này.Gợi ý trả lời:1. ĐK phát triển cây cà phê:a. Thuận lợi:* Tự nhiên- Địa hình cao nguyên xếp tầng, bề mặt bằng phẳng, đất badan màu mỡ (tầng phong hóasâu, giàu dinh dưỡng, chiếm 2.3 diện tích đất badan cả nước) -> thuận lợi hình thành cácvùng chuyên canh quy mô lớn- Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá đa dạng theo mùa và theo độ cao -> đa dạng các

Page 71: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

71

giống cây trồng. Mùa khô kéo dài tạo thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm* Điều kiện KT – XH- Vùng nhập cư lớn nhất cả nước- Người dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất- Thị trường tiêu thụ đang được mở rộng, cơ sở chế biến và GTVT đang được đầu tư xâydựng- Chính sách hỗ trợ của cả nước...b. Khó khăn:- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.- Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.- Thiếu lao động có tay nghề.- CSHT kém phát triển nhất là GTVT, công nghiệp chế biến.2. Các vùng chuyên canh cây cà phê:- Cà phê chiếm 4/5 diện tích trồng cafe cả nước (450.000 ha), trồng ở tất cả các tỉnh. ĐắcLắc là tỉnh có diện tích cafe lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là cafe Buôn Mê Thuột cóchất lượng cao.- Cà phê chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.- Cà phê vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk, Đắc Nông.3. Biện pháp phát triển ổn định:- Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần pháttriển vốn rừng.- Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.- Nâng cấp mạng lưới GTVT để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến & thu hút đầu tư nước ngoài.- Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùngkhác đến.- Mở rộng thị trường xuất khẩu cafeCâu 2: Trình bày các thế mạnh về cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản của TâyNguyên.Gợi ý trả lời:a.Phát triển cây CN lâu năm:* Điều kiện tự nhiên:- Đất bazan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên nhữngmặt bằng rộng hình thành các vùng chuyên canh cây CN.- Khí hậu cận xích đạo:

+ Mùa mưa thuận lợi cho cây phát triển. + Mùa khô phơi sấy sản phẩm + Có sự phân hóa độ cao: có thể trồng cây cận nhiệt và nhiệt đới.

- Lao động có kinh nghiệm trồng cây CN lâu năm. * Tình hình sản xuất và phân bố:- Cây cà phê: là cây CN quan trọng của Tây Nguyên, chiếm 4/5 diện tích cả nước, phân bốnhiều ở Đắc Lắc, Gia Lai, Buôn Mê Thuột.- Cây chè: 4,3% diện tích cả nước, chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai.- Cây cao su: 17,2% diện tích cả nước (thứ 2 sau Đông Nam Bộ), chủ yếu ở Gia Lai, ĐắcLắc.

Page 72: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

72

- Ngoài ra còn một số loại khác: tiêu, điều…* Hướng phát triển:- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN, mở rộng diện tích.- Bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.- Đa dạng hóa cơ cấu cây CN, đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu.b.Khai thác và chế biến lâm sản:- Là vùng giàu có về tài nguyên rừng, có độ che phủ lớn nhất nước ta, nhiều gỗ quý.- Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ của cả nước.- Sản lượng gỗ khai thác 200-300 nghìn m3, chủ yếu là gỗ tròn.- Tuy nhiên tài nguyên rừng bị giảm sút gây nhiều hậu quả (sản lượng gỗ giảm, hạ mựcnước ngầm, đe dọa môi trường sống của động vật…).- Biện pháp: + Ngăn chặn nạn phá rừng.+ Khai thác hợp lý đi đôi với khoanh nuôi trồng rừng.

+ Giao đất, giao rừng.Câu 3: Trình bày tiềm năng, hiện trạng và ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở TâyNguyênGợi ý trả lời:a. Tiềm năng- Tiềm năng về thuỷ điện của Tây Nguyên lớn thứ 2 cả nước (sau TD-MN Bắc Bộ)- Tiềm năng thuỷ điện tập trung ở hệ thống sông lớn: Xê Xan , Xrê Pôk và thượng nguồnsông Đồng Nai- Tuy nhiên, do sông có thủy chế theo mùa, mùa khô cạn nước nên gây khó khăn cho pháttriển thủy điệnb. Hiện trạng- Đã xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện ……- Đang xây dựng các bậc thang thủy điện để khai thác tối đa tiềm năng của vùng+ Trên sông Xê – xan: 5 bậc thang thủy điện….+ Trên sông Xrê – pôk: 6 bậc thang thủy điện...c. Ý nghĩa- Việc xây dựng các công trình thuỷ điện tạo thuận lợi phát triển ngành khai thác & chếbiến bột nhôm từ nguồn bô - xít.- Ngoài ra các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô, nuôi trồngthuỷ sản & du lịch.NỘI DUNG 6.

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘI. Kiến thức trọng tâm1.Chứng minh và giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp,nông nghiệp của Đông Nam Bộ- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp: hướng khai thác theo chiều sâu;nguyên nhân.- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp: hướng khai thác theo chiềusâu; nguyên nhân.

Page 73: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

73

2.Giải thích được sự cần thiết phải khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môitrường.- Lí do phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.- Lí do phải bảo vệ môi trường biển ở Đông Nam Bộ.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Nêu khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. Hãy trình bày một số phươnghướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng ĐNB.Gợi ý trả lời:1. Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổtrên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồnlực tự nhiên và KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giảiquyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng ĐNB:* Vùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của cả nước. Cơ cấu ngành CNđa dạng, nhiều ngành CN trẻ, có bước phát triển cao (CN điện tử, CN dầu khí.... )* Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN:- Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng:+ Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Đọc tên nhà máy theo Atlat trang 22 hoặc 29+ Phát triển các nhà máy điện tuốc - bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức+ Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất.+ Phát triển mạng lưới tải điện. Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm (TP.HCM)có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.- Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là GTVT - TTLL.- Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao,đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai.- Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.Câu 2: Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầutrong việc phát triển nông nghiệp của vùng ĐNB.Gợi ý trả lời:Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp củavùng:- ĐNB có khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng.- Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng(Tây Ninh) lớn nhất cả nước đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh & Củ Chi.Dự án thuỷ lợi Phước Hòa (BD, BP) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.- Ngoài ra việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vàomùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng trọt tăng lên, khả năng đảm bảo LT- TP cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của vùng…Câu 3: Chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnhmẽ bộ mặt kinh tế của vùng ĐNB. Nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tàinguyên biển và thềm lục địa.Gợi ý trả lời:a/ Vùng biển ĐNB có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp KT biển:- Vùng biển và bờ biển có điều kiện phát triển tổng hợp các ngành KT biển: Khai thác tài

Page 74: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

74

nguyên khoáng sản và sinh vật, du lịch biển, giao thông biển- Khai thác dầu khí với qui mô lớn đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế củavùng- Việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ dầu khí thúc đẩy sự thayđổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng, thu hút đầu tư nướcngoàib/ Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụmkhí-điện-đạm Phú Mỹ.- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.- Cần chú ý giải quyết các vấn đề về ô nhiệm môi trường trong quá trình khai thác, vậnchuyển và chế biến dầu mỏ.Câu4: Trình bày tình hình khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.Gợi ý trả lời:* Trong công nghiệp:- Thực trạng phát triển:

+ Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu CN cả nước.+ Giải quyết tốt vấn đề năng lượng: thủy điện Trị An, Thác Mơ, nhiệt điện Phú Mỹ,

Bà Rịa-Vùng Tàu, đường dây cao áp 500KV đảm bảo cung cấp năng lượng cho vùng.+ Phát triển các ngành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy…+ Hình thành và phát triển các khu CN, khu chế xuất.

- Hướng hoàn thiện;+ Tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, và cơ sở năng lượng.+ Xây dựng cơ cấu CN đa dạng, mở rộng thu hút đầu tư.+ Quan tâm đến môi trường, phát triển CN tránh tổn hại đến du lịch.

* Trong dịch vụ:- Thực trạng:

+ Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng dịch vụ.+ Phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.

- Hướng phát triển:+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.+ Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, chú trọng thu hút đầu tư.

* Trong nông-lâm nghiệp;- Thực trạng:- Hướng phát triển:

+ Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu: chương trình thủy lợi Dầu Tiếng lớn nhấtnước. Dự án xây dựng thêm công trình thủy lợi Phước Hòa giải quyết nước cho mùakhô.

+ Thay đổi cơ cấu cây trồng, giống mới. Phát triển cây cao su giống mới, kỹ thuậtmới. Hình thành các vùng sản xuất cà phê, tiêu, điều và cây CN ngắn ngày.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn và các vườn quốc gia.* Phát triển tổng hợp kinh tế biển:- Thực trạng;

Page 75: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

75

+ Có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển: thủy sản, khoáng sản,giao thông, du lịch biển.

+ Khai thác dầu khí có qui mô lớn, sản lượng tăng nhanh. + Phát triển các ngành CN lọc dầu, hóa dầu và dịch vụ khai thác dầu khí.+ Ngành thủy sản phát triển mạnh, cảng Sài Gòn… du lịch Vũng Tàu.

- Hướng phát triển: + Phát triển tổng hợp kinh tế biển.+ Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, vận chuyển dầu khí.

NỘI DUNG 7.VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. Kiến thức trọng tâm1. Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên đối với việc phát triển kinhtế-xã hội của vùng- Thuận lợi: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (dẫn chứng)- Khó khăn: mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa khô kéo dài, phần lớn diện tích củađồng bằng là đất phèn, đất mặn.2. Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên- Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường.- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.- Phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.- Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế- Trong đời sống, cần chủ động sống chung với lũ.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sôngCửu Long?Gợi ý trả lời:Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì:- Đồng bằng có vị trí chiến lược trong phát triển KT-XH nước ta (vùng trọng điểm số 1 vềsản xuất lương thực - thực phẩm).- Vùng mới được khai thác nên việc sử dụng, cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách nhằmbiến thành một khu vực kinh tế quan trọng.- Tài nguyên thiên nhiên của vùng rất đa dạng, nhưng việc sử dụng chưa hợp lí làm chohiệu quả chưa cao:+ Rừng ngập mặn có xu hướng giảm: do cháy, do phát triển nuôi trồng thuỷ sản…+ Cơ cấu mùa vụ và cây trồng chưa hợp lí…+ Hệ số sử dụng đất còn thấp, diện tích đất hoang hoá còn nhiều…- Tự nhiên của vùng còn nhiều hạn chế cần cải tạo: thiếu nước vào mùa khô, diện tích đấtphèn, đất mặn lớn…- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên để hướng tới sự phát triển bền vững của vùngCâu 2: Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ TN ở ĐBSCL.Gợi ý trả lời:

Page 76: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

76

- Phát triển hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo nguồn nước ngọt nhất là cho mùa khô. Sử dụngnước sông Tiền – sông Hậu, chia ruộng thành các ô nhỏ để dễ thau chua rửa mặn.- Mở rộng diện tích đất NN, tăng hệ số sử dụng đất; Bảo vệ vốn rừng ngập mặn.- Xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lí, đa dạng cơ cấu cây trồng, kết hợp với nuôi trồng thuỷsản và công nghiệp chế biến- Khai thác kết hợp mặt biển với đảo và đất liền để tạo thành 1 thế liên hoàn.- Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi của lũ.

NỘI DUNG 8.VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG

Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢOI. Kiến thức trọng tâm1.Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nướcta. Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, cần phảibảo vệ- Nước ta có vùng biển rộng lớn, với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.- Biển và đảo của nước ta có nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển (dẫn chứng)- Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninhvùng biển.2.Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam, cácđảo và quần đảo.- Lí do phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo.- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo: hiện trạng, biện pháp.- Khai thác tài nguyên khoáng sản: hiện trạng, biện pháp.- Phát triển du lịch biển: hiện trạng, biện pháp.- Giao thông vận tải biển: hiện trạng, biện pháp.- Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềmlục địa.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Tại sao nói sự phát triển KT-XH các huyện đảo có ý nghĩa hết sức to lớn đối vớisự nghiệp phát triển KT-XH của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?Gợi ý trả lời:Sự phát triển KT-XH các huyện đảo có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triểnKT-XH của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai vì:- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển:khai thác khoáng sản, thủy sản, GTVT biển, du lịch.- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được.- Các huyện đảo do có sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại có diện tích nhỏ nên rấtnhạy cảm trước tác động của con người.- Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triểngiữa hải đảo và đất liền.

Page 77: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

77

- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ đểnước ta tiến ra biển và đại dương trong thời kỳ mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợivùng biển, hải đảo, thềm lục địa.Câu 2: Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rấtlớn?Gợi ý trả lời:Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn vì:- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sởkhẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.- Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới.Câu 3: Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển? Khai thác tổng hợp các tài nguyênvùng biển và hải đảo bao gồm những vấn đề nào?Gợi ý trả lời:1. Phải khai thác tổng hợp vì:- Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệchặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao.- Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gâythiệt hại rất lớn.- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chúý bảo vệ môi trường có thể biến thành hoang đảo.2. Các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo:a. Khai thác tài nguyên SV biển và hải đảo, cần tránh khai thác quá mức, đẩy mạnh đánhbắt xa bờb. Khai thác tài nguyên khoáng sản:- Phát triển nghề làm muối, nhất là ở Duyên hải NTB.- Đẩy mạnh thăm dò và khai thác dầu, khí trên vùng thềm lục địa phát triển CN hóa dầu,sx nhiệt điện, phân bón.- Bảo vệ môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến.c. Phát triển du lịch biển:- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp và đưa vào khai thác như: Khu du lịch HạLong Cát Bà - Đồ Sơn; Nha Trang; Vũng Tàu…d. GTVT biển:- Hàng loạt hải cảng được cải tạo, nâng cấp: cụm cảng SG, HP, Quảng Ninh….- Một số cảng nước sâu được xây dựng: Cái Lân, Nghi Sơn, Dung Quất, Vũng Tàu…e. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giả0i quyết các vấn đề về biển vàthềm lục địa:- B.Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước -> cần tăng cường đối thoại, hợp tác giữaVN và các nước, nhằm tạo sự ổn định và bảo vệ lợi ích chính đáng của nước ta.- Mỗi công dân có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo.Câu 4: Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết cácvấn đề về biển và thềm lục địa .Gợi ý trả lời:- B.Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước -> cần tăng cường đối thoại, hợp tác giữa

VN và các nước.

Page 78: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

78

-Nhằm tạo sự ổn định trong khu vực đồng thời bảo vệ các lợi ích chính đáng của nước tatrên biển Đông.

NỘI DUNG 9. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂMI. Kiến thức trọng tâm1. Biết phạm vi lãnh thổ, vai trò, đặc điểm chính, thực trạng phát triển của các vùngkinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền Trung, phía Nam- Phạm vi lãnh thổ :+ Bao gồm nhiều tỉnh và thành phố, ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vàochiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.+ Tên các tỉnh, thành phố của mỗi vùng kinh tế trọng điểm.- Vai trò : Có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước; có tỉ trọng GDP lớn; tốc độphát triển kinh tế cao; có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.- Đặc điểm chính của từng vùng.- Thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng trọng điểm về: tốc độ tăng trưởng, % GDP,kim ngạch xuất khẩu so với cả nước, cơ cấu GDP.2.Trình bày được thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm đối với việc phát triểnkinh tế - xã hội- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: quy mô, tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: quy mô, tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: quy mô, tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển- So sánh 3 vùng kinh tế trọng điểm.II. Câu hỏi ôn tậpCâu 1: Hãy nêu đặc điểm của một vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao nước ta phải hìnhthành các vùng kinh tế trọng điểm?Gợi ý trả lời:a/ Đặc điểm: Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyếtđịnh đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau:- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.- Có đủ các thế mạnh, có tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư.- Có tỷ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác.- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cảnướcb/ Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm do:- Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế.- Nguồn lực để phát triển KT-XH tương đối phong phú, nhưng lại có sự phân hóa theo cácvùng. Trong khi nguồn vốn đầu tư có giới hạn nên phải đầu tư có trọng điểm.- Nước ta đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.Vì vậy cần tạo ra các vùng thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.-> Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm, quá trình hình thành và thực trạng phát triển của vùngkinh tế trọng điểmGợi ý trả lời:

Page 79: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

79

- Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩaquyết định đối với nền kinh tế cả nước.* Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm:- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố. Ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.- Có đủ thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư.- Có tỷ trọng GDP lớn, tạo tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ cho vùng khác.- Có khả năng thu hút, tập trung nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ mới.* Quá trình hình thành:- Được hình thành vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20.- Quy mô, diện tích có sự thay đổi: tăng thêm các tỉnh lân cận.* Thực trạng phát triển:- Tốc độ tăng trưởng của cả 3 vùng cao hơn mức trung bình cả nước.- Cơ cấu GDP 3 vùng so với cả nước: 66,9%.- Cơ cấu GDP phân theo ngành chủ yếu thuộc về CN-XD và dịch vụ.- Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước: 64,5%.Câu 3: Trình bày đặc điểm 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.Gợi ý trả lời:* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Diện tích 15,3 nghìn km2, dân số 13,7 triệu người.- Gồm 7 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, VĩnhPhúc, Bắc Ninh.- Thế mạnh và hạn chế: + Có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu phát triển. + Có Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. + Có cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là GTVT. + Có lao động đông, chất lượng tốt, tuy nhiên thất nghiệp cao. + Có các ngành kinh tế sớm phát triển, cơ cấu đa dạng.- Cơ cấu GDP nông-lâm-ngư nghiệp: 12,6%, Công nghiệp xây dựng: 42,2%, dịch vụ:45,2%.- Hướng phát triển: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. + Phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, chú trọng thương mại, dịch vụ. + Giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp. + Chú ý vấn đề môi trường.* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Diện tích: 28000km2, dân số 6,3 triệu người.- Gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh.- Thế mạnh và hạn chế: + Có vị trí chuyển tiếp từ Bắc – Nam, là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên, Lào.+ Có Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông của miền Trung và cả nước.

+ Có thể mạnh tổng hợp về khai thác tài nguyên biển, rừng, khoáng sản. + Khó khăn về lao động, cơ sở vật chất hạ tầng và GTVT.- Cơ cấu GDP: nông-lâm-ngư: 25%, công nghiệp-xây dựng: 36,6%, dịch vụ; 38,4%.- Hướng phát triển:+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp biển, rừng , du lịch.

+ Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải.

Page 80: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

80

+ Phát triển công nghiệp chế lọc dầu khí. + Giải quyết vấn đề chất lượng lao động. + Chú ý phòng tránh thiên tai (bão, lũ, phơn Tây Nam).* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Diện tích 30,6 nghìn km2, dân số 15,2 triệu người.- Gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương,Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.- Thế mạnh và hạn chế:+ Là vị trí bản lề giữa Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ với ĐB sông Cửu Long.+ Có tài nguyên nổi trội là dầu khí.+ Cư dân đông, lao động dồi dào, có trình độ cao, có kinh nghiệm sản xuất.+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ.+ Có Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của vùng, phát triển năng động tập trung nhiềutiềm lực sản xuất.+ Có thể mạnh về khai thác tổng hợp biển + rừng + khoáng sản.- Cơ cấu GDP: nông-lâm-ngư: 7,8%, công nghiệp-xây dựng: 59%, dịch vụ; 33,2%.- Hướng phát triển:+ Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao.+ Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, GTVT theo hướng hiện đại.+ Hình thành các khu CN tập trung.+ Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho lao động.+ Phân điểm các dịch vụ tri thức.+ Chú ý vấn đề môi trường.

PHẦN II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH.

Bài 1. Dựa vào bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.

Địa điểmNhiệt độ trung bình

tháng I (oC)Nhiệt độ trung bình

tháng VII ( oC)Nhiệt độ

trung bìnhnăm ( oC)

Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2Hà Nội 16,4 28,9 23,5Vinh 17,6 29,6 23,9Huế 19,7 29,4 25,1

Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8Tp. Hồ Chí

Minh25,8 27,1 26,9

Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Bài 2. Dựa vào bảng số liệu sau:

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểmĐịa điểm Lượng

mưaKhả năng bốc hơi Cân bằng ẩm

Page 81: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

81

Hà Nội 1.676 mm 989 mm + 687mmHuế 2.868 mm 1.000 mm + 1.868 mm

Tp Hồ Chí Minh 1.931 mm 1.686 mm + 245 mmHãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa

điểm trên. Giải thích.

Bài 3. Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Tp Hồ ChíMinh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

Địa điểm to TBnăm (oC)

to TB thánglạnh (oC)

to TB thángnóng (oC)

Biên độ to

TB nămBiên độ to

tuyệt đốiHà Nội

Vĩ độ 21o01’B 23,5 16,4(tháng 1)

28,9(tháng 7) 12,5 40,1

Tp. Hồ ChíMinh

Vĩ độ 10o47’B27,1 25,8

(tháng 12)28,9

(tháng 4) 3,1 26,2

Bài 4: Cho bảng số liệu dưới đây:Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta.

Năm Tổng số(nghìn người)

Trong đó dân thành thị(nghìn người)

Tốc độ gia tăngdân số tự nhiên

(%)2000 77 635 18 772 1,362002 79 727 20 022 1,322005 83 106 22 337 1,312006 84 156 22 824 1,262009 85 800 25 374 1,20

1, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giaiđoạn 2000 – 2009.2, Nhận xét tình hình phát triển dân số nước ta từ biểu đồ .Bài 5: Cho bảng số liếu sau:

Dân số nước ta phân theo nhóm tuổiNhóm tuổi (%)Năm Tổng số

(nghìn người) 0-14 15-59 Từ 60 trở lên1999 76.605 33,5 58,4 8,12005 84.156 27,0 64,0 9,02009 85 800 25,0 66,0 9,0

1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta trongnăm 1999, 2005, 20092. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm kể trên.

Bài 6: Cho bảng số liệu:Dân số và tỉ suất gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1989 – 2009

Năm Dân số ( triệu người) Gia tăng dân số (%)1989 64,4 2,11999 76,3 1,4

Page 82: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

82

2005 83,1 1,32009 85,8 1,2

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi dân số và tỉ lệ gtds nước ta giai đoạn1970-2009.

b) Nhận xétc) Giải thích vì sao tỉ lệ gtds nước ta đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh?

Bài 7: Cho bảng số liệu sau đây:Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2002-2009

( ĐV: nghìn người)Chia raNăm Tổng số

N-L-Ng CN-XD DV2002 39 507,7 24 455,8 6 084,7 8 967,22004 41 586,3 24 430,7 7 216,5 9 939,12005 42 542,7 24 351,5 7 785,3 10 405,92006 43 436,1 24 172,3 8 296,9 10 966,92009 47 682,3 25 731, 6 9668,7 12 282,0

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngànhkinh tế của nước ta giai đoạn 2002-2009.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngànhkinh tế của nước ta năm 2002 và năm 2009.

c) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế củanước ta giai đoạn 2002-2009

Bài 8: Cho bảng số liệu sau đây:Dân số nước ta giai đoạn 1901-2006 ( ĐV: Triệu người)

Năm 1901 1921 1936 1956 1960 1970 1979 1989 1999 2006 2010Dân số 13,0 15,5 18,8 27,5 30,2 41,0 52,7 64,8 76,6 84,2 87,8

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình dân số nước ta trong giai đoạn trên.b) Nhận xét

Bài 9: Cho bảng số liệu sau đây:Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân theo vùng

ở nước ta năm 2005 ( ĐV: %)

Vùng Tỉ lệ thất nghiệp ởthành thị

Thời gian thiếu việclàm ở nông thôn phân

Cả nước 5,3 19,3ĐBSH 5,6 21,2

Đông Bắc 5,1 19,7Tây Bắc 4,9 21,6

BTB 5,0 23,5DHNTB 5,5 22,2

TNg 4,2 19,4ĐNB 5,6 17,1

ĐBSCL 4,9 20,0

Page 83: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

83

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếuviệc làm ở nông thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2005.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân.Bài 10:Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Diện tích, dân số theo các vùng ở nước ta năm 2009Địa phương Dân số ( nghìn người) Diện tích ( km2)

Cả nước 85 800,0 331 212ĐBSH 18 478,4 14 862,5

TDMNBB 12 241,8 101 559,0DHMT 18 870,4 95 918,1

TNg 5 124,9 54 659,6ĐNB 14 095,7 23 607,7

ĐBSCL 17 23,4 40 604,7a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích phân theo

vùng của nước ta năm 2009.b) Tính mật độ dân số trung bình cả nước và các vùng.

Bài 11: Cho bảng số liệu dưới đây:Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta thời kì 1985 - 2009

(ĐV: nghìn người)Năm Dân số thành thị Dân số nông thôn1985 11 360 48 5121990 13 281 51 9081995 14 938 57 0572000 18 772 58 8642006 22 824 61 3322009 25 374 61 426

a) Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân ở nước ta trong từng năm.b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và

nông thôn nước ta giai đoạn 1985-2009.c) Nhận xét và giải thích về mức độ đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1985-2009.

Bài 12. Cho bảng số liệu:TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ XUẤT TỬ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979- 2009

(Đơn vị: 0/00)Năm 1979 1989 1999 2009

Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên củanước ta, giai đoạn 1979-2009. Nhận xét và giải thích.Bài 13. Dựa vào bảng số liệu sau đây:

Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế( đơn vị :%).

Thành phần kinh tế 1995 2000 2005

Nhà nước 40,2 38,5 38,4Tập thể 10,1 8,6 6,8

Page 84: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

84

Tư nhân 7,4 7,3 8,9Cá thể 36,0 32,3 29,9

Có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 16,0

1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phầnkinh tế của nước ta giai đoạn 1995-2005. 2.Qua bảng số liệu và biểu đồ, rút ra những nhận xét và giải thích cần thiết.Bài 14. Cho bảng số liệu:Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006)

Năm 1990 1995 1999 2003 2006Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)604219225

676524963

765331393

745234568

732435849

1. Tính năng suất lúa nước ta qua các năm 2.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa củanước ta thời kỳ trên. 3. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nướcta từ năm 1990 đến 2006.Bài 15. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN2000 - 2009

Sản lượng (nghìn tấn)Trong đóNăm

Diện tích(nghìn ha)

Tổng sốLúa Ngô

2000 8399,1 34538,9 32529,5 2005,92005 8383,4 39621,6 35832,9 3787,12007 8304,7 40247,4 35942,7 4303,22009 8528,4 43329,8 38895,5 4431,8

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cây lương thực của nước ta trong thờigian trên và nhận xét biểu đồ đã vẽ.Bài 16. Dựa vào bảng số liệu sau đây :

Tình hình hoạt động của ngành công nghiệp năng lượng nước ta.Năm 2000 2002 2004 2005

Than đá ( triệu tấn)Dầu khí ( triệu tấn)

Điện ( tỉ Kwh)

11,616,226,6

16,416,835,8

27,320,046,2

34,018,553,3

a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình hoạt động của ngành CN năng lượngnước ta.b. Nêu những nhận xét và giải thích.Bài 17. Dựa vào bảng số liệu sau:Khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta giai đoạn 2000 - 2005. ( đơn vị :tấn).

Năm Đường sắt Đường ô tô Đường sông Đường biển

Page 85: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

85

20002005

62588838

141.139212.263

43.01562.984

15.55233.118

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng vận chuyểncủa nước ta phân theo loại hình giao thông vận tải.2. Nêu những nhận xét và giải thích.Bài 18. Cho bảng số liệu sau đây:

TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨUỞ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1988 – 2005

( Đơn vị : Triệu Rúp – USD )Năm Tổng giá trị xuất nhập

khẩuCán cân xuất nhập khẩu

1988 3.795,1 - 1.718,31992 5.121,4 + 40,01995 13.604,3 - 2.706,51999 23.162,0 - 82,02005 69.114,0 - 4648,0

1. Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm (trình bày cách tínhvà kết quả).

2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩuở nước ta giai đoạn trên.

3. Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta.Bài 19. Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1995-2005(đơn vị là %).

Nhóm hàng 1995 1999 2000 2005

Hàng công nghiệp nặng vàkhoáng sản

23,5 31,3 37,2 33,7

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểuthủ công

28,5 36,8 33,8 40,3

Hàng nông lâm thủy sản 46,2 31,9 29,0 26,0

1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu củanước ta thời kì 1995-2005.2. Nêu những nhận xétBài 20. Cho bảng số liệu

Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2010Năm Số dự án Vốn đăng kí

(triệu USD)Trong đó: vốn thực hiện

(triệu USD)1991 152 1292 3291997 349 5591 31152000 391 2839 24142006 987 12004 41002010 1237 19886 11000

1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ViệtNam trong giai đoạn 1991 – 2010.

Page 86: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

86

2. Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giaiđoạn trên.

PHẦN III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THIĐỀ SỐ 1:Câu I. ( 3,0 điểm)

1.Trình bày vùng thềm lục địa của nước ta.Tại sao nước ta cần phải kiên quyết trong

bảo vệ chủ quyền biển, đảo?

2. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.

Câu II. ( 2,0 điểm)

1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

2. Giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những năm gần dây?

Câu III. ( 2,0 điểm)

1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm những tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương nào? Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo ra thế mở

cửa hơn nữa cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc phát triển cây cà phê

ở Tây Nguyên. Nêu ý nghĩa của việc phát triển cây trồng này ở Tây Nguyên.

Câu IV. ( 3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

SỐ KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM PHÂN THEO QUỐC TỊCH( Đơn vị: nghìn lượt người)

Năm 2005 2010

Tổng số- Trung Quốc

- Hoa Kì

- Nhật Bản

- Hàn Quốc

- Đài Loan

- Quốc tịch khác

3478

717

330

339

317

274

1501

5050

905

430

442

495

334

2444

( Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Page 87: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

87

1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô số và cơ cấu khách quốc tế đến Việt

Nam phân theo quốc tịch trong năm 2005 và 2010.

2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấu số khách quốc tế phân

theo quốc tịch đến Việt Nam trong thời gian trên.

ĐỀ SÔ 2Câu I (3,0 điểm). Anh (chị) hãy:

1. Trình bày tài nguyên thiên nhiên của vùng biển nước ta? Tại sao đánh bắt cá xa bờ lại

được chú ý phát triển ?

2. Phân tích ảnh hưởng của nguồn lao động nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Câu II (2,0 điểm)

Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là

phương hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp của nước ta?

Câu III (2,0 điểm)

Tại sao cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông

Hồng? Hãy phân tích các thế mạnh để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng

Đồng bằng sông Hồng.

Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU TỪ DỊCH VỤ TIÊU DÙNG

THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà

nướcKhu vực có vốn

đầu tư nướcngoài

2009 184625,4 1183632,9 37606,3

2013 271795,8 2313009,6 83947,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu từ dịch vụ tiêu dùng ở nước ta năm 2009 và 2013.

2. Hãy rút ra nhận xét và giải thích.

Page 88: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

88

ĐỀ SỐ 3Câu I (3,0 điểm)

1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của khu vực đồi núi đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

2. Nêu khái quát các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Tại sao tỉ lệ tăng dân số

ở nước ta hiện nay có xu hướng giảm? Điều này có làm cho nguồn lao động nước ta

không còn dồi dào trong vài năm tới không? Vì sao?

Câu II (2,0 điểm)

Trình bày đặc điểm của công nghiệp trọng điểm . Vì sao công nghiệp chế biến lương

thực, thực phẩm được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Câu III (2,0 điểm)

Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở

Bắc Trung bộ? Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng?

Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu :

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: triệu USD)

Năm 1999 2003 2007 2011

Giá trị xuất khẩu 11541,4 20149,3 48561,4 96905,7

Giá trị nhập khẩu 11742,1 25255,8 62764,7 106749,8

Tổng số 23283,5 45405,1 111326,1 203655,5

1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta

giai đoạn 1999 – 2011.

2. Hãy rút ra nhận xét và giải thích.

ĐỀ SỐ 4Câu I (3,0 điểm)

1.Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta. Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa

Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

2. Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Những vấn đề

cần chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta.

Page 89: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

89

Câu II (2,0 điểm)

Trình bày tình hình sản xuất, phân bố cây công nghiệp và cây ăn quả của nước ta. Giải

thích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp

chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp

của nước ta?

Câu III (2,0 điểm)

So sánh điều kiện để phát triển lương thực thực phẩm của đông bằng sông Cửu Long và

đồng bằng sông Hồng.

Câu IV (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2007

( Đơn vị: tỉ USD)

Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 2007

Xuất khẩu 2,4 2,6 4,1 7,3 9,4 14,5 32,4 48,6

Nhập khẩu 2,8 2,5 5,8 11,1 11,5 15,6 36,8 62,8

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990- 2007.

2. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta.

ĐỀ SỐ 5.Câu I (3,0 điểm):

1.Nước ta có vị trí tiếp giáp đồng thời cả trên biển và trên đất liền với những quốc gia

nào? Phân tích ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí nước ta.

2.Phân tích những chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của nước ta

hiện nay. Nêu các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta.

Câu II (2,0điểm)

Phân tích những điều kiện phát triển ngành giao thông vận tải nước ta.

Câu III (2,0 điểm)

Page 90: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

90

Tại sao phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ? Chứng minh

Đông Nam Bộ đang thực hiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp

Câu IV(3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢICỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng

không

2006 9153,2 338623,3 122984,4 42693,4 120,8

2008 8481,4 455898,4 133207,9 55696,5 131,4

2010 7861,5 587014,2 144227,0 61593,2 190,1

2012 6952,1 717905,7 174385,4 61694,2 191,0

1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của khối lượng hàng hóa vận

chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2006-2012.

2.Nhận xét và giải thích

GỢI Ý PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜIĐề số 1:

Câu Ý Nội dung Điểm1 Trình bày về vùng thềm lục địa của nước ta.Tại sao nước ta

cần phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo?1,50

Trình bày về vùng thềm lục địa của nước ta 0,50a- Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lụcđịa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lụcđịa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa- Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác,bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

0,25

0,25

Tại sao nước ta cần phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền vùngbiển, đảo?

1,00

I

b.

- Biển, đảo là những bộ phận không thể tách rời trong khối thốngnhất của lãnh thổ Việt Nam- Bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính là để khẳng định chủ quyềnthiêng liêng bất khả xâm phạm và chủ quyền tự chủ, độc lập củanước ta.

0,25

0,25

0,25

Page 91: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

91

- Biển, đảo là địa bàn chiến lược trong việc phát triển kinh tế củanước ta- Biển, đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căncứ để nước ta tiến ra đại dương khai thác có hiệu quả các nguồnlợi về thiên nhiên

0,25

Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao độngnước ta.

1,502

*Thế mạnh:- Nguồn lao động dồi dào, dân số hoạt động kinh tế lớn ( luônchiếm hơn 50% tổng số dân)- Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn, mối năm tăng thêmkhoảng 1 triệu lao động- Người lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi, cónhiều kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thê hệ- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao, nhờ nhữngthành tựu trong giáo dục và y tế.* Hạn chế:- So với yêu cầu hiện tại, đội ngũ lao động có chất lượng cao cònthiếu, yếu, phân bố lao động còn chưa hợp lí- Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật laođộng còn chưa cao.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

1 Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quảnền nông nghiệp nhiệt đới.

1,00II

- Các tập đoàn cây trồng, vật nuôi được phân bố phù hợp hơn vớicác vùng sinh thái nông nghiệp- Cơ cấu mù vụ và giống đã có nhiều thay đổi ( diễn giải)- Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp đã được khai thác tốthơn, nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải và áp dụng công nghiệp chếbiến, bảo quản nông sản.- Đẩy mạnh xuất khẩu các loại nông sản nhiệt đới ra thị trường thếgiới ( dẫn chứng)

0,25

0,250,25

0,25

Giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnhtrong những năm gần dây?

1,002

- Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm luôn chiếm tỉ trọng caotrong giá trị sản xuất cây công nghiệp- Đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trườngxuất khẩu.- Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu nămvới quy mô lớn góp phần quan trọng trong việc giải quyết việclàm, nâng cao thu nhập người dân, nhất là ở trung du và miền núi,hạn chế tình trạng du canh du cư.- Việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm còn có ý nghĩa quantrọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến trongnước.

0,25

0,25

0,25

0,25

III 1 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm những tỉnh, thành 0,25

Page 92: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

92

phố trực thuộc trung ương nào? Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương là: Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạora thế mở cửa hơn nữa cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

0,75

- DHNTB là vùng có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên vàkinh tế xã hội để phát triển kinh tế, song do những hạn chế về kỹthuật, thiếu cơ sở sản xuất công nghiệp, GTVT.. nên nền kinh tếcòn chậm phát triển.- Việc phát triển GTVT sẽ thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác sảnxuất giữa các vùng trong khu vực và với các vùng khác trong cảnước, khai thác tốt hơn các tiềm năng của vùng, đặc biệt ở khu vựcphía tây, thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ ngày cànghoàn thiện.- Việc phất triển GTVT đặc biệt là hệ thống cảng biển, sân bay sẽgóp phần hình thành các khu công nghiệp tập trung, các khu chếxuất và các khu kinh tế mở ở ven biển; khai thác hiệu quả tiềmnăng về du lịch của vùng.

0,25

0,25

0,25

Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việcphát triển cây cà phê ở Tây Nguyên.

0,752

- Đất đỏ ba dan: chiếm 2/3 diện tích đất đỏ ba dan của cả nước,giàu dinh dưỡng, có tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung với mặtbàng rộng lớn nên có thể hình thành các vùng chuyên canh quy môlớn- Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơisấy, bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, thíchhợp cho việc trồng nhiều loại cây cà phê khác nhau.- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây nên tình trạngthiếu nước nghiêm trọng, đất đai bị xói mòn mạnh trong mùa mưa.

0,25

0,25

0,25

Nêu ý nghĩa của việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên 0,25 Việc phát triển cây cà phê ở Tây nguyên vừa mang ý nghĩa vềviệc sử dụng hiệu quả thế mạnh về tự nhiên vừa mạng ý nghĩa vềxã hội rất sâu sắc, ngoài ra còn có ý nghĩa lớn về môi trường.

1 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô số và cơ cấukhách quốc tế đến Việt Nam phân theo quốc tịch trong năm2005 và 2010.

2,00IV

* Xử lí số liệu:- Tính bán kính ( r 2005 và r2010)+ r2005 = 1.0 đvbk

+ r2010 =50503478

=

- Tính cơ cấu:Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo quốc tịch ( Đơnvị %)

0,25

0,25

Page 93: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

93

Năm 2005 2010Tổng số 100 100-Trung Quốc 20,6 17,9- Hoa Kì 9,5 8,5- Nhật Bản 9,7 8,7- Hàn Quốc 8,4 9,8- Đài Loan 7,9 6,6- Quốc tịch khác 43,9 48,5

* Vẽ biểu đồ:- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn- Có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ

- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ

1,50

2 Rút ra nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấusố khách quốc tế phân theo quốc tịch đến Việt Nam trong thờigian trên.

1,00

* Nhận xét:- Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 so với 2005 đãtăng 1,45 lần- Cơ cấu khách có sư thay đổi+ Khách Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, Đài Loan vẫn chiếm tỉtrọng lớn song đều có xu hướng giảm ( Dc)+ Khách đến từ Hàn Quốc và các thị trường khác có xu hướngtăng lên* Giải thích; Khách du lịch đến nước ta ngày càng tăng do nước tacó tiềm năng phát triển du lịch phong phú, hấp dẫn, nhà nước ta cósự đối mới trong phát triển du lịch; khách đến Việt Nam chủ yếu làkhách Châu Á do văn hóa có nhiều điểm tương đồng, vị trí địa lígần.

0,25

0,25

0,25

0,25

ĐỀ SỐ 2Câu Ý N i Dung i

m1 Trình bày tài nguyên thiên nhiên vùng biển của nước ta? Tại

sao cần chú ý phát triển việc đánh bắt xa bờ?1,50

a Trình bày tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta 1,00

I

- Tµi nguyªn sinh vËt biÓn phong phó, giµu thµnh phÇn loµi: c¸,t«m, c¸c lo¹i ®Æc s¶n, nhiÒu loµi cã gi¸ trÞ kinh tÕ cao, mét sè loµiquý hiÕm...- Cã nhiÒu kho¸ng s¶n; dÇu má, khÝ tù nhiªn, muèi biÓn, c¸t, titan...- Cã nhiÒu vòng vÞnh, cöa s«ng, thuËn lîi cho x©y dùng c¶ng, ph¸ttriÓn GTVT biÓn...- §­êng bê biÓn dµi víi nhiÒu b·i biÓn ®Ñp, nhiÒu ®¶o ®¶o, thuËnlîi ®Ó ph¸t triÓn du lÞch biÓn ®¶o...

b Tại sao việc đánh bắt xa bờ lại cần được chú trọng phát triển 0,50-Nh»m khai th¸c hîp lÝ nguån lîi h¶i s¶n phong phó cña vïng biÓnn­íc ta, cµng quan träng trong khi nguån lîi h¶i s¶n ven bê ®ang

Page 94: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

94

cã nguy c¬ c¹n kiÖt.-Ph¸t triÓn ®¸nh b¾t c¸ xa bê cßn cã ý nghÜa kh¼ng ®Þnh vµ b¶o vÖvïng biÓn chñ quyÒn cña ®Êt n­íc.

2 Phân tích ảnh hưởng của nguồn lao động nước ta đối với pháttriển kinh tế - xã hội.

1,50

- Nguồn lao động dồi dào (DC) là điều kiện để phát triển KT – XH- Người lao động cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm trong cácnghề truyền thống, trình độ người lao động ngày càng được nângcao là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế.- Giá nhân công rẻ tạo điều kiện phát triển một số ngành sử dụnglợi thế về nguồn lao động dồi dào giá rẻ, đồng thời thu hút đầu tưnước ngoài.- Nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động bổ xung hàng năm lớngây sức ép với giải quyết việc làm.- Trình độ người lao động nói chung còn thấp chưa đáp ứng đượcyêu cầu của CNH – HĐH dẫn đến khó tìm được việc làm, thấtnghiệp.- Nguồn lao động phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăncho sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hợp lí tài nguyên.

1 Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi đểphát triển cây công nghiệp.

1,00II

Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển cây côngnghiệp:- Địa hình đồi núi và cao nguyên (3/4 diện tích cả nước), với cácloại đất feralit thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm,các vùng chuyên canh qui mô lớn...- Vùng đồng bằng nước ta chiếm 1/4 diện tích, chủ yếu là đất phùsa cũng có điều kiện để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày xencanh đất lúa.- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng cho phép pháttriển các cây công nghiệp miền nhiệt đới và cả các cây côngnghiệp lâu năm của miền cận nhiệt …- Nguồn nước dồi dào với mạng lưới sông suối, ao hồ dày đặc cóthế đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây công nghiệp.

2 Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn vớicông nghiệp chế biến là phương hướng quan trọng trong pháttriển nông nghiệp của nước ta?

1,00

Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, pháttriển vùng chuyên canh cây công nghiệp sẽ:- Khai thác hợp lí tiềm năng đất, khí hậu của từng vùng, thuận lợiđể cơ giới hoá sản xuất, áp dụng kĩ thuật và công nghệ tiên tiến,nâng cao năng suất và sản lượng cây công nghiệp.- Tạo nguồn nguyên liệu tập trung và ổn định cho công nghiệp chếbiến, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hànghoá với cơ cấu sản phẩm đa dạng.

Page 95: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

95

Gắn với công nghiệp chế biến nhằm:- Thúc đẩy công nghiệp hoá ở nông thôn, giải quyết việc làm, phânbố lại dân cư, lao động theo vùng ...- Đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nâng cao hiệu quả kinh tế câycông nghiệp, tăng sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu, tăng thunhập kinh tế quốc dân.

1 Tại sao cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theongành ở ĐBSH?

0,75III

Cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ởĐBSH vì:- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH là phươnghướng chung của cả nước. ĐBSH có vai trò đặc biệt trong chiếnlược phát triển KT – XH cả nước nên càng cần thiết đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu KT.- Hiện tại chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH chậm chưa tươngxứng với thế mạnh của vùng.- Dân số ở ĐBSH rất đông, mật độ cao nên đẩy mạnh chuyển dịchcơ cấu KT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, giải quyếtviệc làm nâng cao đời sống nhân dânHãy phân tích các thế mạnh để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukinh tế ở vùng ĐBSH.

1,25

- Vị trí địa lí: ở trung tâm Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Bắc.- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệtđới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, biển,khoáng sản...- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có truyền thống, kinhnghiệm, có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn các vùng khác làđiều kiện để phát triển.- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện sovới các vùng khác.- Nhiều di tích lễ hội, làng nghề truyền thống, các trường đại học,viện nghiên cứu, mạng lưới đô thị, thủ đô...Các điều kiện thuận lợi để phát triển cơ cấu ngành kinh tế đa dạnggồm các ngành sử dụng nhiều lao động và cả các ngành kĩ thuậtcao.

IV 1 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu của tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng ở nước tanăm 2009 và 2013

2,00

a)Xử lí số liệu:- Tính bán kính đường tròn (R)

R2009 = 1,0 đơn vị bán kính ; R2013 =6,14058648,2668752 = 1,4

- Tính cơ cấu:CƠ CÁU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU

Page 96: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

96

TỪ DỊCH VỤ TIÊU DÙNGTHEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEOTHÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA(Đơn vị: %)

Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực cóvốn

đầu tư nước ngoài2009 13,1 84,2 2,72013 10,2 86,7 3,1

b) Vẽ biểu đồ:- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn- Có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ

- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ2 Nhận xét và giải thích. 1,00

a.Nhận xét:- Về qui mô: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụtiêu dùng tăng nhanh: gấp 1,9 lần. Khu vực có vốn nước ngoàităng nhanh nhất: gấp 2,2 lần, khu vực ngoài nhà nước tăng nhanhthứ hai, gấp 2,0 lần, khu vực nhà nước tăng chậm nhất: gấp 1,5lần.- Về cơ cấu:Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước luôn chiếm phần lớnchủ yếu và có xu hướng tăng.;Tỉ trọng khu vực nhà nước và khuvực có vốn đầu tư nước ngoài nhỏ. Trong đó tỉ trọng khu vực nhànước giảm, tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng...b.Giải thích:- Chính sách đổi mới đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham giaphát triển ngành nội thương.- Nền kinh tế đất nước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng caonên nhu cầu mua, bán, tiêu dùng tăng.

ĐỀ SỐ 3Câu Nội dung Điểm

1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên củakhu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

1,50I

a. Thế mạnh:- Khoáng sản: Nhiều loại khoáng sản nội sinh như: đồng, chì, thiếc,sắt, crôm, ….và các khoáng sản nguồn gốc ngoại sinh như: bô xít,apatit, than đá, vật liệu xây dựng… Làm nguyên liệu cho nhiềungành công nghiệp.- Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năngthuỷ điện lớn.- Rừng, đất trồng và đồng cỏ: chiếm phần lớn diện tích, trong rừngcó nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổsản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệsinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…

Đất trồng và đồng cỏ thuận lợi cho hình thành các vùng chuyêncanh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền

0.25

0.25

0.25

0.25

Page 97: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

97

núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc.Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt vàôn đới.- Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinhthái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thamquan…b. Hạn chế:- Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho hoạt động giao thông vận tải,khai thác tài nguyên, giao lưu phát triển kinh tế- Dễ sảy ra thiên tai như lũ nguồn, lú ống, lũ quét xói mòn, trượt lởđất, tại các đứt gãy sâu hay sảy ra động đất. Các diễn biến thời tiếtbất thường như lốc, mưa đá, sương muối … Khó khăn cho sinh hoạtvà sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng vàkhắc phục thiên tai.

0.25

0.25

2. Nêu khái quát các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nướcta. Tại sao tỉ lệ tăng dân số ở nước ta hiện nay có xu hướnggiảm? Điều này có làm cho nguồn lao động nước ta còn dồi dàotrong vài năm tới không? Vì sao?

1.50

- Nêu khái quát các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta:+ Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc (d/c)+ Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ (d/c)+ Phân bố dân cư không hợp lí. (d/c)- Ở nước ta hiện nay tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm vì gia tăngdân số nước ta chủ yếu do gia tăng tự nhiên. Gia tăng tự nhiên giảmdo thực hiện KHHGĐ.- Điều này (tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm)làm cho nguồn laođộng của nước ta vẫn còn dồi dào trong vài năm tới vì: Hiện tạinguồn lao động nước ta rất dồi dào. Nguồn lao động bổ sung cònlớn. Hơn nữa Khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển nên nhiềulĩnh vực máy móc đã thay thế sức lao động của con người.

0.250.250.250,25

0,25

0,25

Đặc điểm ngành công nghiệp trọng điểm. Vì sao công nghiệpchế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọngđiểm của nước ta hiện nay?

2,00II

a. Ngành công nghiệp trọng điểm:- Có thế mạnh lâu dài:- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội- Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.b. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành côngnghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:- Có thế mạnh lâu dài:+ Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả…),nguyên liệu từ ngành chăn nuôi, nguyên liệu từ ngành đánh bắt vànuôi trồng thuỷ sản…+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước là thị trường của trên

0.25

0.50

Page 98: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

98

80 triệu dân với mức sống ngày càng tăng, thị trường xuất khẩucũng ngày càng được mở rộng với nhu cầu rất lớn.+ Cơ sở vật chất kỹ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến,các nhà máy…- Đem lại hiệu quả cao:+ Về mặt kinh tế:Công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm có nhiều ưu thế: vốnđầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệuquả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.Hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệpcủa cả nước.Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thungoại tệ quan trọng. Năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt 1,4 tỉUSD, 885 nghìn tấn cà phê đạt 725 triệu USD và 2,8 tỉ USD hàngthuỷ sản.+ Về mặt xã hội:Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.Tạo điềukiện công nghiệp hoá nông thôn.- Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp,gia súc lớn.+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành côlng nghiệp sản xuất hàng tiêudùng.

0.50

0.25

Tại sao nói việc hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp gópphần phát triển bền vững ở Bắc Trung bộ? Việc phát triểntuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với sựphát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng?

2,00III

a, Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp gópphần phát triển bền vững ở Bắc Trung bộ?* Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp- Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). Độ che phủ rừng là47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. DT rừng giàu tập trung vùng biêngiới Việt-Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa.- Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% DT, còn lại 50% DT là rừng phònghộ, 16% DT là rừng đặc dụng.Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim,sến…), nhiều lâm sản chim, thú có giá trị (voi, bò tót…). pháttriển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản.Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìnnguồn gen các SV quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hạicác cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.* Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du,đồng bằng và ven biển:- Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại giasúc. Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có

0,50

0,50

Page 99: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

99

750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước.- BTB cũng đã hình thành một số vùng chuyên canh cây côngnghiệp lâu năm: café, chè ở Tây Nghệ An, Quảng Trị, cao su ởQuảng Bình, Quảng Trị, … Đồng bằng Thanh - Nghệ -Tĩnh làtương đối lớn, còn lại nhỏ hẹp. Phần lớn là đất cát pha thuận lợitrồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…), nhưngkhông thật thuận lợi trồng lúa bình quân lương thực có tăngnhưng vẫn còn thấp 348 kg/người.* Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp- Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điều kiện phát triển nghề cá biển.Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của BTB. Bờ biển rộng nhiềuvũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ,nước mặn- Hoạt động chế biến thuỷ sản ngày càng phong phú, đa dạng- Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính,nên nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt. Cần chú ýkhai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong vùngb, Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩađối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùngBắc Trung Bộ.-Là tuyến huyết mạch hỗ trợ một phần cho quốc lộ 1A, Cùng vớicác tuyến đường ngang, kết nối các vùng kinh tế cửa khẩu như CầuTreo, Cha Lo, Lao Bảo với nước bạn Lào và vùng đông bắc TháiLan, đồng thời phân bố lại sản xuất, dân cư và bảo vệ an ninh quốcphòng.-Đánh thức kinh tế phía tây của vùng, rút ngắn về trình độ phát triểnkinh tế- xã hội giữa miền ngược và miền xuôi, giữa đồng bằng vàmiền núi, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đặcbiệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, vùng căn cứcách mạng trước đây.

0,50

0.25

Page 100: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

100

IV1. Vẽ biểu đồ* Xử lý số liệu: Bảng cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn1999 – 2011 (Đơn vị: % )

Năm 1999 2003 20072011

Giá trị xuất khẩu 49,6 44,4 43,647,6

Giá trị nhập khẩu 50,4 55,6 56,452,4

Tổng số 100 100 100100

* Vẽ biểu đồ miền, chính xác, đẹp có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, sốliệu 2) Nhận xét và giải thích:* Nhận xét:- Cơ cấu giá tri xuất nhập khẩu có sự thay đổi về tỷ trọng : + Tỷ trọng xuất khẩu cả giai đoạn 1999 – 2011 xu hướng giảm: Từnăm 1999- 2007 giảm, từ 2007- 2011 tăng. + Tỷ trọng nhập khẩu cả giai đoạn 1999 – 2011 xu hướng giảm: Từnăm 1999- 2007 tăng, từ 2007- 2011 giảm.- Về cán cân XNK: cơ bản là nhập siêu, tuy nhiên nhập siêu ở giaiđoạn sau về bản chất khác với giai đoạn truớc.* Giải thích:- Cơ cấu xuất nhập khẩu không ổn định vì phụ thuộc vào thị trườngbên ngoài.- Nước ta luôn nhập siêu vì tiềm lực kinh tế nước ta chưa lớn, ngoạithương còn gặp nhiều khó khăn.

0,50

1,50

0.50

0.50

ĐỀ SỐ 4Câu Nội dung Điểm

I1.Trình bày hoạt động của gió mùa. Giải thích sự khác biệt vềkhí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên

*Hoạt động của gió mùaGió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ

Nơi xuất phát( nguồn gốc) Áp cao Xibia ở bán cầu Bắc -Đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn Độ Dương.- Giữa và cuối mùa hạ: áp cao cận chí tuyến bán cầu NamThời gian thổi Từ tháng XI- tháng IVTừ tháng V- tháng X

Hướng gió, tên gọi - Hướng Đông Bắc- Tên gọi: gió mùa Đông Bắc - Tây Nam( riêng Bắc Bộ có hướngĐông Nam)

1,50

1,00

Page 101: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

101

- Tên gọi: gió mùa Tây Nam.Đặc tính cơ bản Lạnh khô và lạnh ẩm Mát và ẩm

Đặc điểm hoạt động -Nửa đầu mùa thời tiết lạnh, khô-Nửa sau mùa thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn …- Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa mùa đông suy yếu dần vàgần như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. - Vào đầu mùa hạ, khối khínhiệt đới ẩm từ Bắc ÂĐD xâm nhập…- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam ( xuất phát từ áp caocận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động- Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới lànguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam,Bắc và mưa tháng 9 cho Trung Bộ.

* Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn vàTây Nguyên- Về lượng mưa: + Đông Trường Sơn: mưa vào thu - đông do địa hình đón gió ĐôngBắc từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạtđộng mạnh mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên vào mùa khô, nhiềunơi khô hạn gay gắt xuất hiện cảnh quan rừng thưa. + Tây Nguyên: mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam trực tiếptrong khi bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gióTây khô nóng. Sự đối lập giữa mùa khô và mùa mưa giữa Đông Trường Sơn vàTây Nguyên do tác động của gió mùa và tín phong với bức chắn địahình là dãy Trường Sơn- Về nhiệt độ:Có sự chênh lệch giữa 2 vùng: nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơnvì ảnh hưởng của gió Lào. Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnhhưởng của độ cao địa hình.

0,50

2. Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hộinước ta. Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa ởnước ta.* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hộinước ta.- Tích cực :+ Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hộicủa các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thịđóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng,87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.+ Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóalớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sứchút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sựtăng trưởng và phát triển kinh tế.

1,50

0,25

0,25

0,25

0,25

Page 102: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

102

+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập chongười lao động.- Hạn chế : Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậuquả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môitrường, an ninh trật tự xã hội…*Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta.- ĐTH phải gắn liền CNH.- Chú ý phát triển các đô thị lớn vì đô thị lớn là hạt nhân của vùng- Đẩy mạnh đth nông thôn, hạn chế điều chỉnh dân cư từ nông thônra thành thị.- Đảm bảo cân đối giữa tốc độ gtds, qui mô dân số, lao động với sựphát triển kt-xh của đô thị.- Phát triển cân đối giữa kt-xh với kết cấu hạ tầng đô thị.- Qui hoạch, hoàn thiện đô thị để đảm bảo môi trường xã hội lành

mạnh, môi trường sống sạch sẽ, đời sống được cải thiện

0,25

0,25

Trình bày tình hình sản xuất, phân bố cây công nghiệp. Giảithích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công

nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong nhữngphương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp củanước ta?

2,00 II

* Tình hình sản xuất cây CN- Khái quát chung+Tổng dt cây Cn năm 2005 là 2,5 triệu ha, trong đó cây Cn lâu nămlà 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%)+ Cây Cn nước ta chủ yêu slà cây CN nhiệt đới, ngoài ra còn có câyCN cận nhiệt- Cây CN lâu năm+ Các cây CN lâu năm chủ yếu là: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều,dừa.VN là nước XK hang đầu hồ tiêu, cà phê, điều+ Phân bố : nêu sự phân bố của các cây trên- Cây CN hang năm+ Các cây chủ yếu: mía, lạc, đậu tương, bong, đay, cói, thuốc lá…+ Phân bố: nêu sự phân bố các cây trên* Giải thích:- Nước ta có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ cây CN thànhnhững mặt hàng có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, dễ chuyên chở,tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó cho phép các vùng chuyên canh mauchóng mở rộng diên tích- Vùng chuyên canh cây Cn gắn với cơ sở chế biến , tức là gắn nôngnghiệp với CN, tạo ra các lien hợp nông- công nghiệp. Đây chính làbước đi trên con đường hiện đậi hoá nông nghiệpNhư vậy xây dựng vùng chuyên canh cây CN gắn với CN chế biến

0,50

0,50

0,50

0,25

0,25

Page 103: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

103

chính là một hướng tiến bộ trong SX NN trên con đường hiện đại

So sánh thế mạnh để phát triển lương thực thực phẩm của đông

bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng

2,00III

* Giống nhau- Vai trò và quy mô+ Cả 2 đồng bằng đều là 2 đồng bằng châu thổ rộng nhất, nằm ở hạlưu 2 hệ thống song lớn nhất nước ta+ Đây là 2 vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta:lúa là cây lương thực chủ đạo, diện tích canh tác lớn nhất, sản lượngnhiều nhất và năng suất cao nhất+ là 2 vùng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu lươngthực thực phẩm trong nước và xuất khẩu- ĐKTN-TNTN+ Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp và vận chuyển vật tư, sản phẩm nông nghiệp+ Đất đai: nhìn chung là đất phù sa màu mỡ……+ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa……+ Có các hệ thống song lớn chảy qua…..+ cả 2 vùng đều tiếp giáp vùng biển rộng lớn có nguồn lợi Sv biểnphong phú …..- ĐKKT-XH+ Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinhnghiệm trong sx lttp+ Có nhiều cơ sở chế biến nông nghiệp, thủy sản+ Trên 2 ĐB hình thành và PT hệ thống các đô thị lớn (DC)* Khác nhau

Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông C. LongVai trò và quy mô Là vùng trọng điểm lttp số 2

Là vùng trọng điểm lttp số 1ĐKTN-TNTN - ĐH : cao hơn, có đê ngăn lũ

- Khí hậu : nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

- Mạng lưới sông ngòi ít hơn

- Nguồn lợi thủy sản ít hơn-ĐH : Có địa hình thấp và bằng phẳng hơn, không có đê

- Khí hậu : cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm, lượng mưa lớn- Có mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn- Nguồn lợi thủy sản phong phú hơn

0,25

0,25

0,25

0,25

0,50

Page 104: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

104

ĐKKT-XH - Dân cư-lao động : đông đúc hơn, có nhiều kinhnghiệm thâm canh lúa nước , tập trung nhiều lao động có kĩ thuậtcao- Trình độ thâm canh : cao hơn, hệ số sử dụng đất lớn hơn nên năngsuất lúa cao nhất cả nước (2005 đạt 54,3 tạ/ha)- Cơ sở VCKT, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn (hàng nghìn năm)- Vốn đầu tư nhiều hơn do nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phíabắc - Dân cư-lao động : ít hơn, chưa nhiều kinh nghiệm, lao độngcó kĩ thuật còn ít hơn- Trình độ thâm canh : thấp hơn ên năng suất thấp hơn (2005 đạt50,4 tạ/ha)- Cơ sở VCKT, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển hơn- Lịch sử khai thác lãnh thổ muộn hơn (khoảng 300 năm- Vốn đầu tư ít hơn

0,50

IV

1. Vẽ biểu đồ- Yêu cầu: + Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường ( nếu Thí sinh vẽ biểuđồ cột ghép vẫn cho bằng điểm biểu đồ đường) + Có chú giải và tên biểu đồ + Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ và khoảng cách năm + Tên trục tung, trục hoành, ghi rõ gốc tọa độ.( Thiếu mỗi y/c trừ 0,25 điểm).

2. Nhận xét và giải thícha) Nhận xét:- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh: 1990 đạt 5,2 tỉ USD, đếnnăm 2007 tăng lên 111,4 tỉ USD( tăng gấp 22 lần).- Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng: + Xuất khẩu tăng 20,25 lần + Nhập khẩu tăng 22,4 lần- Nước ta vẫn nhập siêu ( tuy nhiên lần đầu tiên nước ta xuất siêunăm 1992)b) Giải thích:- Do có nhiều thành tựu trong hoạt động ngoại thương.- Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các mặt hàngxuất khẩu mũi nhọn như: gạo, cà phê, thủy sản, dầu thô, dệt may,giày dép….- Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. Ngoài các thị trườngtruyền thống, đã hình thành các thị trường trọng điểm.- Đổi mới cơ chế quản lí hoạt động ngoại thương xuất nhậpkhẩu…- Nước ta vẫn nhập siêu nhưng về bản chất khác với giai đoạntrước nhập siêu chủ yếu là do nhập khẩu máy móc thiết bị để

2,00

0,50

0,50

Page 105: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

105

CNH-HĐH và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta.

ĐỀ SỐ 5Câu Ý Nội dung chính Điểm

Nước ta có vị trí tiếp giáp đồng thời cả trên biển và trên đấtliền với những quốc gia nào? Phân tích ý nghĩa kinh tế,văn hóa – xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí nước ta.

1,50

Nước ta có vị trí tiếp giáp đồng thời cả trên biển và trên đấtliền với những quốc gia nào?-Trung Quốc-Campuchia

0,50

0,250,25

1

Phân tích ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòngcủa vị trí địa lí nước ta.- Về kinh tế:+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, nằmtrên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, thuận lợi đểphát triển giao thương quốc tế, là cửa ngõ mở lối ra biển choTây Nam Trung Quốc và các nước ở phía tây.+ Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnhthổ, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và thu hút đầu tưnước ngoài.- Về văn hóa- xã hội:Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghịvà cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trongkhu vực Đông Nan Á.- Về quốc phòng: Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quantrọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông là một hướng chiếnlược trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệtổ quốc

1,00

0,25

0,25

0,25

0,25

Phân tích những chuyển biến về cơ cấu lao động trong cácngành kinh tế của nước ta hiện nay. Nêu các giải pháp đểnâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta.

1,50

I

2

Phân tích những chuyển biến về cơ cấu lao động trong cácngành kinh tế của nước ta hiện nay.-Có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa:+Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm – ngư nghiệp (D/C)+Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng (D/C) vàdịch vụ (D/C)-Nguyên nhân:

1,00

0,25

0,25

Page 106: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

106

+Nhờ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vàquá trình đổi mới toàn diện ở nước ta.- Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp được yêucầu của sự phất triển.

0,25

0,25Nêu các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao độngnước ta.-Đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghềđể nâng cao chất lượng đội ngũ lao động gắn liền với việc đổimới căn bản và toàn diện giáo dục.-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường thu hút đầu tưnước ngoài để thực hiện việc chuyển giao công nghệ. Nângcao kỉ luật và ý thức trách nhiệm cho lao động

0,50

0,25

0,25

II 1 Phân tích những điều kiện phát triển ngành giao thông vậntải nước ta.*Thuận lợi:-Vị trí địa lí:+Nước ta nằm trên đường vận tải hàng hải, hàng không quốctế. Là đầu mối giao thông đường ôtô, đường sắt trong hệthống đường xuyên Á, thuận lợi để giao thương quốc tế.-Điều kiện tự nhiên:+Đường bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió,nhiều cửa sông , thuận lợi xây dựng các cảng sông, cảngbiển. Hệ thống các đồng bằng chạy dọc theo chiều dài đấtnước thuận lợi phát triển các tuyến giao thông B-N+Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống sôngchính thuận lợi cho phát triển giao thông (…)-Điều kiện kinh tế - xã hội:+Nguồn lao động, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa,chính sách phát triển GTVT thuận lợi cho sự phát triển củangành (…)+KHKT, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng ngàycàng tốt cho phát triển GTVT (…)*Khó khăn:-Tự nhiên:+Đồi núi chiếm ¾ diện tích, mật độ chia cắt lớn, mạng lướisông ngòi dày đặc theo hướng tây bắc – đông nam gây nhiềutốn kém trong xây dựng đường sá, cầu cống..+Chế độ mưa mùa, bão, lũ, lụt gây ảnh hưởng xấu các côngtrình vận tải cũng như các hoạt động tải ở nhiều vùng trên cảnước-Kinh tế - xã hội:+Cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn đầu tư ,trình độ quản lí, tổ chứcsản xuất còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu

2,00

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

III a Tại sao phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ởĐông Nam Bộ?

0,75

Page 107: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

107

b

Phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐôngNam Bộ vì các nguyên nhân sau:-Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước với nền kinh tế hàng hóasớm phát triển, cơ cấu kinh tế theo ngành phát triển hơn sovới các vùng khác .- Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, nguồn tài nguyên chấtxám lớn, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, sức hút mạnh đầu tư nướcngoài-Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu góp phần khai thác tốtnhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội , đảm bảo duytrì tốc dộ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt cácvấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.Chứng minh Đông Nam Bộ đang thực hiện khai thác lãnh thổtheo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp-Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng+ Công trình thủy lợi Dầu Tiếng (…), dự án thủy lợi PhướcHòa (…)+Nhờ đó làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụngđất trồng hàng năm, tăng khả năng đảm bảo lương thực, thựcphẩm của vùng.-Cơ cấu cây trồng được thay đổi+Những vườn cây cao su già cỗi, năng suất mủ thấp , đượcthay thế bằng các giống cao su năng suất cao với công nghệtrồng mới.Nhờ thế mà sản lương cao su của vùng khôngngừng tăng.+Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng (…)-Bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu; bảo vệ nghiêm ngặt cácvườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển; phục hồi và pháttriển các vùng rừng ngập mặn

0,25

0,25

0,25

1,25

0,25

0,25

0,25

0,250,25

IV 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng củakhối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tảicủa nước ta giai đoạn 2006-2012.-Xử lí số liệu:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓAVẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦANƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2006-2012(LẤY NĂM 2006 =100%) (Đơn vị: %)Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông

Đường biển Đường hàng không2006 100,0 100,0 100,0 100,0 100,02008 92,7 134,6 108,3 130,5 108,82010 85,9 173,4 117,3 144,3 157,42012 76,0 212,0 141,8 144,5 158,1

2,00

0,50

Page 108: sở giáo dục và đào tạo gia lai trường thpt nguyễn huệ đề cương ôn ...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2015

108

-Biểu đồ: Đường biểu diễn (Đồ thị)- Yêu cầu; Đúng dạng, chính xác, khoa học, có đủ tên biểuđồ, chú giải, chính xác về khoảng cách nămNhận xét và giải thích-Nhận xét:+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải hàng hóa của cácngành vận tải trong giai đoạn 2006-2012 là khác nhau ( DC)+ Tăng mạnh nhất là vận tải đường bộ… ( Dc)-Giải thích+ Do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vận chuyểnngày càng tăng+Do đặc thù, ưu thế của các ngành vận tải trong việc vậnchuyển khác nhau nên tốc độ tăng là khác nhau ( diễn giải)

1,50

1,000,25

0,25

0.25

0,25