Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể...

16
1 Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC MÔN LỊCH SỬ THPT(GDTX) THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍCH CỰC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang diễn ra phong trào " Đổi mới phương pháp dạy học”, " Lấy học sinh làm trung m” , " Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”. Bởi vậy ở mỗi môn giáo viên (GV) cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên (HV) trong học tập. - Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có một dung lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi HV không chỉ có kĩ năng phát hiện nhanh mà còn cần có khả năng ghi nhớ. Vì vậy, để có thể lĩnh hội một cách có hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học để tránh tình trạng " Thầy đọc, trò chépđiều đó sẽ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu , nặng nề trong giờ học. Muốn khắc phục hạn chế đó thì việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học là điều rất cần thiết. Làm thế nào để người học có hứng thú trong giờ Lịch sử? Đó là câu hỏi mà mỗi thầy, cô giáo luôn trăn trở . Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi để nâng cao chất lượng giảng dạy . - Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới, để tạo hứng thú cho HV, có thể vận dụng nhiều phương pháp để tiến hành dạy trong một tiết bài lịch sử: Lồng ghép bài giảng vào các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử, tổ chức các trò chơi, hướng dẫn tham quan ngoại khóa, nhằm làm cho không khí học tập thoải mái, đạt hiệu quả cao. Với lí do trên tôi quyết định chọn đề tài "Tăng cƣờng hứng thú học môn Lịch sử THPT(GDTX) thông qua các phƣơng pháp tích cực” 1) Đối tƣợng nghiên cứu : - Phương pháp tăng cường sự hứng thú của HV trong việc học bộ môn Lịch sử thông qua các phương pháp tích cực: kể chuyện các nhân vật lịch sử, tổ chức trò chơi, hướng dẫn tham quan ngoại khóa trong dạy-học. 2) Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp10,11,12 tại Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu 3) Phƣơng pháp nghiên cứu: Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ + Phương pháp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu + Hội giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc

Transcript of Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể...

Page 1: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

1

Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ

HỌC MÔN LỊCH SỬ THPT(GDTX)

THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍCH CỰC

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang diễn ra phong trào " Đổi mới

phương pháp dạy học”, " Lấy học sinh làm trung tâm” , " Mỗi thầy giáo cô giáo là

một tấm gương tự học, tự sáng tạo”. Bởi vậy ở mỗi môn giáo viên (GV) cần có sự

chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động,

sáng tạo của học viên (HV) trong học tập.

- Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có một dung

lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi HV không chỉ có kĩ năng phát hiện

nhanh mà còn cần có khả năng ghi nhớ. Vì vậy, để có thể lĩnh hội một cách có hệ

thống chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học để tránh tình trạng " Thầy đọc, trò

chép” điều đó sẽ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu , nặng nề trong giờ học. Muốn

khắc phục hạn chế đó thì việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học là điều

rất cần thiết. Làm thế nào để người học có hứng thú trong giờ Lịch sử? Đó là câu

hỏi mà mỗi thầy, cô giáo luôn trăn trở . Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân

tôi luôn tìm tòi để nâng cao chất lượng giảng dạy .

- Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới, để tạo hứng thú cho HV, có thể

vận dụng nhiều phương pháp để tiến hành dạy trong một tiết bài lịch sử: Lồng

ghép bài giảng vào các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử, tổ chức các trò chơi,

hướng dẫn tham quan ngoại khóa, nhằm làm cho không khí học tập thoải mái, đạt

hiệu quả cao.

Với lí do trên tôi quyết định chọn đề tài "Tăng cƣờng hứng thú học môn

Lịch sử THPT(GDTX) thông qua các phƣơng pháp tích cực”

1) Đối tƣợng nghiên cứu :

- Phương pháp tăng cường sự hứng thú của HV trong việc học bộ môn Lịch sử

thông qua các phương pháp tích cực: kể chuyện các nhân vật lịch sử, tổ chức trò

chơi, hướng dẫn tham quan ngoại khóa trong dạy-học.

2) Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp10,11,12 tại Trung Tâm GDTX Vĩnh

Cửu

3) Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ

+ Phương pháp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu

+ Hội giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình

giảng dạy.

+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học

+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung

+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc

Page 2: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

2

II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1) Thuận lợi :

- Được sự quan tâm hổ trợ của BGĐ, các tổ khối và đồng nghiệp.

- Được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, địa phương. Các ngành

2) Khó khăn :

- Trung tâm có 3 điểm trường: tổ chức dạy cách nhau gần 80km

- Đối tượng người học với nhiều trình độ, có hoàn cảnh khác nhau, mức độ

nhận thức khác nhau

3)Số liệu thống kê:

- Kết quả so sánh chỉ tiêu đạt trước và sau khi thực hiện đề tài ( minh họa

phần cuối của đề tài)

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1) Cơ sở lí luận :

Lịch sử có văn hóa, văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử, trong các sự

kiện lịch sử thường xuất hiện các nhân vật lịch sử. Nhưng ngày nay, HV hiểu biết

về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, phải chăng do phần lớn không được cung

cấp đầy đủ về nguồn thông tin này?

Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của HV phổ thông trong thời gian vừa qua

quá thấp, hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi Đại học-Cao đẳng năm 2010-2011 đã là

hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm công tác giáo dục.

Đội ngũ GV đứng lớp ở bậc phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, còn thờ ơ

xem nhẹ môn dạy.

Bên cạnh đó, nhiều HV vẫn coi Lịch sử là môn phụ nên rất xem thường…

Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn Lịch sử của giáo viên đơn

điệu, thiếu hấp dẫn

2) Cơ sở thực tiễn :

Ở Trung Tâm GDTX đa số HV chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên

việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử…còn yếu. Các em chưa độc

lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà chỉ đọc vẹt trong sách giáo khoa hay chỉ nêu

được diễn biến sự kiện mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự

kiện đó nói lên điều gì?... Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học

như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên.

Nhằm nâng cao chất lượng D-H trong nhà trường phổ thông. Tôi xin nêu một

vài kinh nghiệm góp phần “Tăng cƣờng hứng thú học môn Lịch sử

THPT(GDTX) thông qua các phƣơng pháp tích cực”.

3) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của vấn đề :

a/ Vấn đề đặt ra:

Phát huy tính tích cực trong học tập là điều không mới mẻ gì đối với một

GV giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ năng và gây hứng

thú cho người học lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần nâng cao

hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài

phương pháp trong việc kể chuyện nhân vật lịch sử trong quá trình giảng dạy,

Page 3: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

3

tổ chức một số trò chơi, hướng dẫn tham quan ngoại khóa để việc dạy của

người thầy và việc học của trò được hứng thú, giúp HV tiếp thu bài tốt hơn .

b/ Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết:

A KỂ CHUYỆN NHÂN VẬT LỊCH SỬ

* Đối với giáo viên:

- Nắm chắc nội dung về nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học

- Kể chuyện bằng “giọng kể” để gây hứng thú cho HV, chứ không phải chỉ

là việc học lại nội dung. Có thể áp dụng nhiều dạng khác nhau:

+ Hoạt động nổi bật hay thành tích của nhân vật lịch sử đó là gì?

Ví dụ 1: Bài 22 Lịch sử 12 “Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế

quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)”

(chương IV, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần IV mục 2, trong phần chống

chiến tranh phá hoại miền Bắc lần II của Mĩ, GV giới thiệu về chiến công bắn rơi

B-52 của anh hùng Phạm Tuân, để các em thấy được tài năng của các chiến sĩ ta

trong công cuộc bảo vệ đất nước

+ Ảnh hƣởng hay vai trò của nhân vật đó nhƣ thế nào trong sự kiện lịch

sử

Ví dụ 2: Bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm

1925” (chương I, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần II mục 3, GV thông qua

những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc phải giúp cho HV thấy ảnh hưởng của

Nguyễn Ái Quốc đến phong trào cách mạng trong nước trong các giai đoạn tiếp

theo

+ Có thể cho học viên tự chuẩn bị và kể hay đóng vai nhân vật lịch sử

Ví dụ 3: Bài 19 Lịch sử 12 “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn

quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)” (chương III, lịch sử Việt Nam, Ban cơ

bản), phần III, với nội dung tuyên dương các gương anh hùng trong Đại hội Chiến

sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, GV chuẩn bị nội dung

những thành tích của các chiến sĩ để kể cho HV nghe. Thông qua đó giúp các em

nắm chắc về kiến thức nâng cao lòng cảm phục đối với các gương chiến sĩ và nỗ

lực hơn nữa trong học tập và trong cuộc sống

* Đối với HV:

- Tìm hiểu thêm về tiểu sử của nhân vật lịch sử đã đƣợc học

Ví dụ 4: Sau khi học xong Bài 20 Lớp 12 “Cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thục dân Pháp kết thúc (1953-1954)”, với việc được GV giới thiệu tài năng

của Võ Nguyên Giáp trong chỉ đạo tác chiến và giành thắng lợi, HV về nhà sưu

tầm thêm một số nội dung về nhân vật lịch sử đã được học như: tiểu sử, quá trình

tham gia cách mạng đạt được những chiến công gì? .

- Sƣu tầm các tƣ liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử đã đƣợc giáo viên giới

thiệu

Ví dụ 5 : HV có thể sưu tầm những tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử

trên báo, ti vi, internet…

Page 4: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

4

- Có thể lƣu ý tìm các công trình (đƣờng phố), hay lƣu nhớ ngày kỷ niệm có

liên quan đến nhân vật lịch sử đã đƣợc biết để khắc sâu hơn về nhân vật lịch sử

Ví dụ 6: Trên các tuyến đường giao thông hiện nay thường gắn với tên một

nhân vật lịch sử nên giáo viên khuyến khích HV khi tham gia giao thông trên các

tuyến đường này nếu tên đường (nhân vật lịch sử) mà mình chưa biết thì hãy tìm

hiểu cho được người đó là ai? Tiểu sử?... Như vậy mỗi khi đi qua lại con đường có

gắn với tên nhân vật lịch sử đó thì sẽ gợi lại nhân vật lịch sử giúp các em khắc sâu

thêm kiến thức lịch sử

B TỔ CHỨC TRÕ CHƠI TRONG D-H LỊCH SỬ

Tổ chức các trò chơi trong giờ học Lịch sử không những nhằm mục đích

giải trí cho HV mà còn tạo không khí học tập sôi nổi, các em sẽ thấy thoải mái

nhưng vẫn tiếp thu bài học có hiệu quả. Mặt khác, qua các trò chơi sẽ giúp các em

ghi nhớ tốt những kiến thức Lịch sử và có hứng thú đối với các giờ học .

Tuy nhiên tùy theo từng kiểu bài mà GV đưa ra các loại trò chơi sao cho

phù hợp. Có rất nhiều các loại trò chơi có thể ứng dụng trong giờ dạy như: Thi ghi

nhớ sự kiện, Giải mật mã lịch sử, Giải ô chữ Lịch sử, Thi sưu tầm và thuyết minh

về những hình ảnh Lịch sử, Nghe chuyện đoán nhân vật lịch sử….

- Giới thiệu một số trò chơi phổ biến:

Trò chơi “Thi ghi nhớ sự kiện”

Ví dụ 1: Bài 21 Lịch sử 11: " Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân

Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX”. Có thể áp dụng để kiểm tra bài cũ

- Cách tổ chức trò chơi như sau:

+ Giáo viên chiếu trên hình 6 dữ liệu, sự kiện có liên quan đến kiến thức và

gọi HV tham gia giải đáp các ô chữ.

Ph¸p ®¸nh chiÕm

B¾c k×, Trungk×.

(1882-1883)

Ph¸p ®¸nh

chiÕm B¾c k× lÇn 1

(1873)

Ba tØnh miÒn T©y

(1867)

Ba tØnh miÒn §«ng

n­íc ta.

(1862)

§¸nh chiÕm ë Gia

§Þnh.

(1859)

Liªn qu©n Ph¸p-

TBN næ sóng

®æ bé lªn b¸n

®¶o S¬n Trµ.

(1858)

Kh«ng thÓ ®¸nh chiÕm

®­îc §µ N½ng, Ph¸p

quyÕt ®Þnh ®­a qu©n

®¸nh chiÕm tiÕp theo

lµ ë vÞ trÝ nµo n­íc ta?

N¨m 1873, Ph¸p më

réng ®¸nh chiÕm ë

khu vùc nµo n­íc ta?

N¨m 1862 qu©n Ph¸p

®¸nh chiÕm n­íc ta

ë ®©u?

VÜnh Long, An Giang,

Hµ Tiªn lµ thuéc ba

tØnh miÒn nµo n­íc ta?

N¨m 1882-1883 qu©n

Ph¸p më réng ®¸nh

chiÕm n­íc ta ë ®©u?4 5 6

32

Page 5: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

5

Mỗi ô đều có các câu hỏi và câu trả lời tương ứng.

Ô

chữ số

Câu hỏi tương ứng sau mỗi ô chữ Đáp án

1 Ngày 1/9/1858 ở nƣớc ta có sự

kiện tiêu biểu nào?

Liên quân Pháp-TBN nổ súng

đổ bộ lên bán đả Sơn Trà

(1858)

2 Không thể đánh chiếm đƣợc Đà

Nẵng, Pháp quyết định cho quân

đánh chiếm vị trí nào nƣớc ta?

Đánh chiếm ở Gia Định (1859)

3 Ba tỉnh miền Đông nƣớc ta: Gia

Định, Định Tƣờng, Biên Hòa bị

Pháp chiếm đóng khi nào?

Năm 1862

4 Năm 1867 quân Pháp đánh

chiếm ba tỉnh miền nào nƣớc ta? Ba tỉnh miền Tây nước ta

5 Pháp mở rộng đánh chiếm Bắc

Kì lần thứ nhất vào thời gian nào?

Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I

(1873)

6 Năm 1882-1883 quân Pháp đánh

chiếm khu vực nào nƣớc ta?

Pháp đánh chiếm Bắc Kì,

Trung Kì (1882-1883)

+ Giáo viên tổ chức cho HV tham gia trả lời các câu hỏi, khi HV trả lời được 5 ô

bất kì, giáo viên cho đoán ô chữ còn lại để sâu chuỗi các kiến thức còn lại

Trò chơi: “Đoán ý đồng đội”

- Cách tổ chức trò chơi: Chọn hai HV tham gia cuộc chơi , và giáo viên cho

10 thông tin trong bài học (Bài 21 lớp 11) một HV đứng quay về phía bảng thông

tin, một HV đứng quay xuống phía dưới lớp. Thông qua gợi ý của bạn, HV phải

đoán đúng từ thông tin yêu cầu. Trong 2 phút trả lời đúng từ 6 thông tin trở lên là

thắng cuộc.

Đáp án:

1. Hàm Nghi Người đứng đầu phong trào

Cần Vương ông là ai?

2. Tôn Thất Thuyết

Ai là người mượn danh nghĩa

Hàm Nghi xuống chiếu Cần

Vương?

3. 1888 Hàm Nghi bị bắt và bị lưu

đầy sang Angiêri khi nào?

4. Nguyễn Thiện Thuật Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa

Bãi Sậy ông là ai?

5. Hƣơng Khê

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

nhất trong phong trào Cần

Vương là cuộc khởi nghĩa nào?

Page 6: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

6

6.Mậu Thinh, Thƣợng Thọ. Mĩ Khê Khởi nghĩa Ba Đình đựơc

diễn ra ở ba làng nào?

7. Phan Đình Phùng Lãnh đạo của cuộc khởi

nghĩa Hương Khê ông là ai?

8. Hoàng Hoa Thám Ai được mệnh danh “Con hùm

xám” của núi rừng Yên Thế?

- Trò chơi: “Giải mật mã lịch sử”

- GV cho các dữ kiện lịch sử , yêu cầu HV nêu những hiểu biết của em về dữ

kiện đó, sau dó đoán xem những dữ kiện đó nói về sự kiện nào hay nhân vật nào?

- Cách tổ chức trò chơi: GV giới thiệu

Ví dụ 2: Bài 9- Lịch sử 11: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc

đấu tranh bảo vệ cách mạng( 1917-1921)”

Cách mạng

tháng Mười Nga

năm 1917

1

Châu MĨChâu Âu

Châu Phi

Châu Úc

Châu áGiống như mặt trời chói lọi, cách

mạng tháng Mười Nga chiếu sáng

khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu

hàng triệu người bị áp bức, bóc lột

trên trái đất. Trong lịch sử loài người

chưa từng có cuộc cách mạng nào

có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”

Hồ Chí Minh

- Đáp án đúng về sự kiện: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917” và giải

thích vì sao có hình ảnh Bác Hồ sau dó GV đưa ra câu trích dẫn “Giống nhƣ mặt

trời chói lọi , cách mạng tháng Mƣời Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh

hàng triệu ngƣời bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài ngƣời chƣa

từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sắc nhƣ thế”

(Hồ Chí Minh)

- Trò chơi: “Giải ô chữ lịch sử”

- Ví dụ 3: Bài 25 lịch sử 11 “Sơ kết phần Lịch sử Việt Nam (1858-1918)”

Cách tổ chức trò chơi: GV thiết kế ô chữ hàng ngang và hàng dọc. Đặt các

câu hỏi để HV giải đáp. Mỗi ô chữ là một sự kiện Lịch sử trong các bài học, ô chữ

hàng dọc là kiến thức bài học Lịch sử cần nhấn mạnh cũng có thể mỗi ô chữ hàng

ngang có một chữ cái chìa khóa, sau đó yêu cầu đoán những chữ bí ẩn có nội dung

là gì?

Page 7: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

7

- GV: Hướng dẫn HV tìm một số nhân vật và sự kiện tiêu biểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

- Giải ô chữ hàng ngang:

1. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?

- Đáp án: Phan Đình Phùng. ( HV: Tìm hiểu về tiểu sử, hoạt động của Phan

Đình Phùng)

2. Ai là người đã chế tạo thành công súng trường trong cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp?

- Đáp án: Cao Thắng( HV: Tìm hiểu về tiểu sử, hoạt động của Cao Thắng)

3. Lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?

- Đáp án: Đinh Công Tráng( HV: Tìm hiểu về tiểu sử, hoạt động của Đinh

Công Tráng)

4. Ông là người chủ trương dùng "Bạo động để giành độc lập" vào đầu thế

kỉ XX?

- Đáp án: Phan Bội Châu. ( HV: Tìm hiểu về tiểu sử, hoạt động của Phan bội

Châu)

5. Cuối năm 1967 Pháp đã chiếm xong khu vực nào nước ta?

- Đáp án: Chiếm xong Nam Kì

6. Sau Hiệp ước Hác Măng và Patơnốt ở nước ta có phong trào đấu tranh

tieu biểu của quan quân triều đình chống lại thực dân Pháp?

- Đáp án: Cần Vƣơng.

Page 8: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

8

7. Ông là người chỉ huy hai trận đánh phục kích tại Cầu Giấy?

- Đáp án: Hoàng Tá Viêm. ( HV: Tìm hiểu về tiểu sử, hoạt động của Hoàng Tá

Viêm)

8. Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là gì?

- Đáp án: Gia Long( HV: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử khi nhà Nguyễn thành lập)

9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?

- Đáp án: Hƣơng Khê.( HV: giải thích )

10. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương được nổ ra ở

Bắc Kì?

- Đáp án: Khởi nghĩa Bãi Sậy.

11. Ai là người khởi xướng và là lãnh tụ phong trào Duy Tân vào những năm

cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

- Đáp án: Phan Châu Trinh( HV: Tìm hiểu về tiểu sử, hoạt động của Phan Châu

Trinh)

Giải ô chữ hàng dọc: Từ năm 1858-1884. Việt Nam bị nước nào xâm lược?

- Đáp án: Pháp xâm lƣợc.

1 P H A N Đ I N H P H U N G

2 C A O T H A N G

3 Đ I N H C O N G T R A N G

4 P H A N B O I C H A U

5 C H I E M X O N G N A M K I

6 C A N V U O N G

7 H O A N G T A V I E M

8 G I A L O N G

9 H U O N G K H E

10 K H O I N G H I A B A I S A Y

11 P H A N C H A U T R I N H

- Trò chơi: “Thi sưu tầm và thuyết minh về hình ảnh lịch sử”:

Ví dụ 4: Bài 23 Lịch sử 11 “Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ

đầu TK XIX-Chiến tranh thế giớithứ nhất (1914)” GV tổ chức trò chơi thay phần

củng cố

Page 9: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

9

- Cách tổ chức trò chơi: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm sưu tầm

các tranh ảnh lịch sử và thuyết minh về các tranh ảnh đó. Đại diện các nhóm lên

giới thiệu và thuyết minh các bức tranh lịch sử: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

+ Phan Bội Châu(1867-1940) tại làng Đan Nhiễn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ

An. Hiệu là Sào Nam. ông nổi tiếng là thông minh, năm 1900 đỗ giải trạng nguyên

trường thi Nghệ An, nhiệt tình yêu nước, có chủ trương “Nợ máu phải trả bằng

máu”. Trước khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện Phan Bội Châu được coi là “Ngôi sao

sáng nhất trên bầu trời cách mạng Việt Nam”

+ Phan Châu Trinh( 1872-1926) Tại Quảng Nam. Có xu hướng cải cách với câu

nói nổi tiếng “Bất bạo động , bạo động tắc tử”. ông là lãnh tụ của phong trào Duy

Tân vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ông là niềm tự hào của dân tộc

- Trò chơi: “Nghe chuyện đoán nhân vật”

Ví dụ 5: Áp dụng Bài 23, Lịch sử 10 “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống

nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối TK XVIII

- Cách tổ chức trò chơi: GV giới thiệu về “người anh hùng áo vải” có công lớn

của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước. HV đoán xem nhân vật đó

là ai?

- Đáp án: Nguyễn Huệ-Quang Trung

Ví dụ 6: Áp dụng bài 40 Lịch sử 10 “Lênin và phong trào công nhân Nga đầu

TK XX”

- Cách tổ chức trò chơi: GV trình bày hoạt động phong trào công nhân Nga

diễn ra sôi nổi vào những năm cuối TK XIX đầu TK XX. Vậy ai là người thống

nhất các nhóm Mac-xit ở Xanh Pê-tec-bua.

- Đáp án: V.I. Lê-nin

C HƢỚNG DẪN THAM QUAN NGOẠI KHÓA

“ Dân ta phải biết sử ta”. Tổ chức học ngoại khóa đem lại nhiều thú vị cho

HV sau nhiều giờ học tập trên lớp. HV có dịp tham quan thực tế. Bằng nhiều

phương pháp khác nhau GV có thể thuyết trình, minh họa, kể chuyện...về nội dung

bài giảng sẽ sinh động hơn góp phần nâng cao về nhận thức, biết ơn tổ tiên những

vị anh hùng bất khuất của dân tộc.

Page 10: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

10

Ví dụ 1: Sau khi kết thúc Phần hai Lịch sử việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế

kỉ XIX ( Lịch sử 10) tổ chức tham quan khu văn miếu Trấn Biên ( Biên Hòa-

Đồng Nai): Nơi lưu lại nhiều di tích , tranh- ảnh tìm về cội nguồn dân tộc . Qua

đó giáo dục HV học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đức

tính: Chuyên cần trong học tập.

Văn miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền Nam và ra đời sau văn

miếu Quốc Tử Giám hơn 700 năm. Là nơi thờ đức Khổng tử và các bậc vĩ nhân,

danh nhân, văn hóa giáo dục của Việt nam.

Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền

Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.

Page 11: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

11

Gian nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Gian nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Tổ chức cho HV tham quan viện bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

* Một số hình ảnh lưu giữ trong viện bảo tàng

Vũ khí của quân ta tại chiến thắng Đông Bộ Đầu (1258) Cọc gỗ trong chiến thắng Bạch Đằng (1288)

Page 12: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

12

- Để giới thiệu 1 trong 10 trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong lịch sử đấu

tranh của dân tộc . Nhà sử học Lê Văn Hƣu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư:

“Tiền Ngô Vƣơng có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá đƣợc trăm

vạn quân của Lƣu Hoằng Tháo, mở nƣớc xƣng vƣơng, làm cho ngƣời phƣơng

Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên đƣợc dân, mƣu

giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”.

Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (tranh minh họa)

Ví dụ 2: Sau khi kết thúc Phần hai Lịch sử việt Nam ( từ 1919-2000) ( Lịch sử

lớp 12) tổ chức tham quan khu căn cứ chiến khu Đ ( Vĩnh Cửu- Đồng Nai ). Nơi

lưu lại nhiều chiến công oanh liệt của nhân dân ta thời kháng chiến chống Pháp -

Mỹ . Qua đó giáo dục HV học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh về đức tính: giản dị trong cuộc sống.

Khu di tích căn cứ khu Ủy

Page 13: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

13

Thắp hương và nghe thuyết trình về lịch sử chiến khu Đ

Hố bom trong chiến khu

Đoàn viên đi tham quan địa đạo

Page 14: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

14

... Thật là xúc động biết bao khi đứng trên “vùng đất cách mạng huyền

thoại này!”. Mặc dù nhiều lần bị địch đánh phá ác liệt, căn cứ Trung ương Cục miền Nam vẫn được bảo vệ vững chắc và trở thành biểu tượng của tinh thần quả cảm, trí thông minh của quân và dân Việt Nam. Hôm nay và mai sau, thế hệ trẻ chúng tôi sẽ mãi mãi trân trọng và biết ơn các chiến sĩ, đồng chí yêu nước đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam anh hùng.

Tóm lại: Dạy học ( nói chung) dạy học lịch sử ( nói riêng) yêu cầu GV phải biết

linh hoạt sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu bài dạy.

Các câu chuyện kể về nhân vật lịch sử, các trò chơi, những buổi sinh hoạt ngoại

khóa đều phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử cần ghi nhớ :

- Kể chuyện nhân vật lịch sử: GV phải đảm bảo tính sư phạm, biết kể và

hướng dẫn HV kể sao cho đúng cách ( không lạm dụng)

- Tổ chức trò chơi xen kẽ trong tiết học :Đòi hỏi GV phải chuẩn bị tốt, cần

tránh sự trùng lập gây phản cảm, không tổ chức thời gian quá dài, đảm bảo cho

mục tiêu các bước lên lớp.

- Hướng dẫn tham quan ngoại khóa sẽ đem lại cho HV những hiểu biết

nhiều điều: hướng về nguồn cội dân tộc, tự hào về lịch sử qua các thời đại và lịch

sử cho mình tầm nhìn ra thế giới….

IV. KẾT QUẢ:

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học

Lịch sử nói riêng là quá trình thực hiện thường xuyên và kiên trì để đạt kết quả

Qua nhiều năm thực hiện bản thân tôi đã đạt kết quả khả quan . Xin nêu thành tích

2 năm để so sánh:

Lớp

Năm học 2010-2011

(Trước khi thực hiện chuyên đề)

Năm học 2011-2012

(Sau khi thực hiện chuyên đề)

G K TB Y G K TB Y

10A..VA 0 15 70 15 15 35 50 0

11A...VA 0 15 75 10 20 50 30 0

12 VA 0 20 75 5 25 55 20 0

Page 15: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

15

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

- Từ kết quả thu được, tôi nhận thấy việc vận dụng tốt các phương pháp tích cực

sẽ đem lại hiệu quả cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi

mới phương pháp dạy học. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng tích cực “lấy HS làm trung tâm”là một định hướng đúng đắn của Ngành

Giáo Dục Việt Nam .

- Muốn thực hiện tốt các phương pháp nêu trên: Cần sự quan tâm giúp đỡ của

Ban Giám Đốc ( về thời gian thực hiện , về kinh phí). Các tổ khối( khâu tổ chức,

giám sát) Về phía HV ( phải có sự nỗ lực học tập) nhất là về phía GV ( bản thân

phải không ngừng học hỏi trình độ chuyên môn- nghiệp vụ) …Nhằm khơi dậy

niềm say mê học Lịch sử từ HV mới mong thành công trong tiết dạy.

VI. KẾT LUẬN:

Phương pháp dạy học là cách thức, con đường để đạt tới thành công như

"Ngọn đèn lớn soi sáng ngƣời đi trong đêm tối", "Thiếu phƣơng pháp ngƣời

có tài cũng không đạt kết quả, có phƣơng pháp đúng thì ngƣời bình thƣờng

cũng làm đƣợc việc phi thƣờng”, "Phƣơng pháp chính là linh hồn của nội dung

đang vận động”. Một giờ học đạt hiệu quả phải là giờ học tạo được cho HV hứng

thú trong học tập, nhằm giúp HV có khả năng nắm bắt chuẩn về kiến thức rồi vận

dụng kiến thức ấy vào cuộc sống . Do vậy, việc dạy học bộ môn Lịch sử đòi hỏi

mỗi thầy, cô giáo luôn phải có sự tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp để không

ngừng nâng cao chất lượng D-H trong nhà trường phổ thông (nhất là đối tượng

người học là Ngành GDTX)

VII. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:

1) Hƣớng dẫn phổ biến đề tài

- Sẽ áp dụng vào quá trình giảng dạy ở Trung Tâm GDTX đối với tất cả các

lớp 10,11,12.

2) Hƣớng dẫn nghiên cứu đề tài:

- Tiếp tục nghiên cứu, phổ biến đề tài này dạy một số bộ môn khác như Văn,

GDCD…nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Page 16: Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC · PDF fileĐể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông,

16

3) Đề nghị:

- Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo triển khai các SKKN đạt yêu cầu

cao để GV có điều kiện học tập .

- Nên tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng vào các ngày lễ lớn trong

năm, tổ chức thi tốt nghiệp THPT nên có thi môn lịch sử nhằm giúp HV ôn, rèn kĩ

năng tư duy .

- Hỗ trợ về kinh phí tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức các buổi ngoại khóa .

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Phương pháp dạy học lịch sử- Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2004

2 Tâm lí học đại cương - Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2004

3 Những mẫu chuyện lịch sử - Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2003

4 Đại cương lịch sử VN tập 3 - Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2004

5 SGK Lịch sử 10,11,12 cơ bản- Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên)- NXB GD

Năm 2011 ( Tái bản )

6 SGK Lịch sử 10,11,12 nâng cao - Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên)- NXB

GD Năm 2011 ( Tái bản).

7 Một số hình ảnh, lời dẫn : Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa – Đồng Nai),

viện bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, khu căn cứ chiến khu Đ (Vĩnh Cửu- Đồng

Nai).

NGƯỜI THỰC HIỆN

( Ký tên)

Lê Thị Kim Liên