Sch v-ctxh-nhm2234

83
-1- ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM KHOA XÃ HỘI HỌC C ÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ThS Nguyễ n Ngọc Lâm biên soạn ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ThS Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn

Transcript of Sch v-ctxh-nhm2234

Page 1: Sch v-ctxh-nhm2234

- 1 -

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCMKHOA XÃ HỘI HỌC

C

ÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

ThSNguyễn Ngọc Lâmbiên soạn

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

ThS Nguyễn Ngọc Lâm biên soạn

Page 2: Sch v-ctxh-nhm2234

- 2 -

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾTMÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

Tên môn học : CÔNG TÁC XÃ HỘINHÓMSố tín chỉ : 3 [2 – 1]Môn học tiên quyết :Nhập môn khoa học giao tiếpHành vi con người và Môi trường xã hộiAn sinh xã hộiNhập môn CTXHPhương pháp CTXH cá nhânGiảng viên phụ trách : ThS Nguyễn Ngọc Lâm,ĐTDĐ : 0918017871, ĐT Văn phòng Khoa : 9304471Website : http://hoisinh.vnn.vn/ngoclam

Mô tả môn học

Môn học trình bày phương pháp thứ hai trong thực hành công tác xã hội (CTXH) vớinhóm thân chủ có cùng vấn đề khó khăn tương đối giống nhau hoặc có liên quan vớinhau. Phương pháp này dựa trên sự tương tác của các thành viên trong một nhóm, mốitương tác này ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực được nhân viênxã hội ( NVXH) dự kiến trong một kế hoạch hành động.Vai trò của NVXH là xâydựng nhóm, giúp điều hòa các vai trò, sự tham gia tích cực của các nhóm viên trongcác hoạt động của nhóm, đánh giá sự biến chuyển hành vi của từng cá nhân trongnhóm cũng như quá trình phát triển của nhóm. Mục tiêu của thực hành công tác xã hộivới nhóm đạt được hay không tùy thuộc vào khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế,am hiểu năng động nhóm, có kỹ năng điều hòa sự tham gia của các nhóm viên, biết lúcnào là can thiệp đúng lúc để giải quyết vấn đề và thực hiện đúng vai trò của mình.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

NĂM 2005

Page 3: Sch v-ctxh-nhm2234

- 3 -

I. Mục tiêu của môn học :

Giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý nhóm và kỹ năng điều hòa sinh hoạtnhómGiúp sinh viên nắm vững một trong những phương pháp của CTXH để thựchành chuyên môn.Giúp sinh viên có nền tảng kiến thức, các bước thực hiện trong tiến trìnhCTXH nhóm và các kỹ năng cần thiết để có thể can thiệp giúp điều hòa sinhhoạt nhóm nhằm đạt được những mục tiêu xã hội theo kế hoạch đã dự định.Giúp sinh viên có khả năng thực hành phương pháp CTXH nhóm với cácthân chủ có cùng vấn đề giống nhau.

II. Nội dung giảng dạy :

Phần 1 : Tổng quan về CTXH nhóm :

Mục tiêu : Giúp sinh viên nhận thức về vai trò của nhóm nhỏ và mục tiêu của phương pháp nhómtrong công tác xã hội và các loại hình ứng dụng phương pháp này.

1. Khái niệm :

Phương pháp ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý(hoặc năng động) nhómNhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấnđề.Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợ thânchủ ( cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằmgiúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua cáckinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình vàthỏa mãn nhu cầu.

2. Các mục tiêu của CTXH nhóm :

Khảo sát về cá nhân : nhu cầu/khả năng/hành vi (nhóm hỗ trợ trẻ phạmpháp, trẻ em đường phố).Duy trì và hỗ trợ cá nhân : Hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khókhăn của cá nhân hay trước hoàn cảnh xã hội ( nhóm người khuyết tật)Thay đổi cá nhân : từ những hành vi cá biệt đến phát triển nhân cách docác yếu tố như : kiểm soát xã hội, xã hội hóa, quan hệ tương tác, Giá trịvà thái độ cá nhân, hoàn cảnh kinh tế ( tìm việc làm cho người thấtnghiệp), Khám phá bản thân và cảm xúc của mình (nhóm tăng năng lực),phát triển nhân cách.

Page 4: Sch v-ctxh-nhm2234

- 4 -

Giáo dục, cung cấp thông tin ( nhóm giáo dục sức khoẻ)Bù trừ/ giải tríMôi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnhnhân và bệnh việnThay đổi nhóm và/hoặc hỗ trợ :nhóm gia đình, nhóm trẻ phạm pháp,Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng, nhóm phụ huynh của trườngmẫu giáo…Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức xã hội (nhận thức về người khuyết tật,chia sẻ quyền lực…)

3. Các đặc điểm của CTXH nhóm :

Hoạt động nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm.Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đềẢnh hưởng của nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân.Nhóm là một môi trường bộc lộ.Các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố :

Đối tượng là aiNơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạtNhu cầu gì cần được đáp ứngMục tiêu cần đạt đượcGiá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gìLý thuyết : sử dụng viển cảnh lý thuyết nàoPhương cách thực hành : cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bêntrong và bên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổchức…

4. Các loại hình nhóm:

Nhóm giải trí : Rèn luyện và phát triển nhân cáchNhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chănnuôi..)Nhóm tự giúp : Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm cácphụ huynh trẻ khuyết tật).Nhóm với mục đích xã hội hóa : Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội.Nhóm trị liệu : Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải.Nhóm trợ giúp : Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác.

5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm

5.1. Những thuận lợi :

Giúp những kinh nghiệm xã hội

Page 5: Sch v-ctxh-nhm2234

- 5 -

Nhóm với nhu cầu chung có thể là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyếtvấn đềThái độ, cảm xúc, hành vi có thể thay đổi trong bối cảnh nhóm do tươngtác xã hội, đảm nhận vai trò, củng cố, phản hồi (cửa sổ Johari)Trong một nhóm, mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năngMột nhóm có thể sinh hoạt một cách dân chủ và tự quyết, cung cấpquyền lực hơn cho thân chủMôi trường nhóm thích hợp cho đối tượng thụ hưởng các dịch vụCTXH nhóm làm giảm thời gian và công việc của NVXH

5.2. Những bất lợi :

Vấn đề riêng tư khó được duy trì trong nhómNhóm trong tổ chức phức tạp hơn, khó sinh hoạtNhóm cần nhiều tài nguyên : quỹ, trang bị, tiện nghi, di chuyển, thươnglượngCá nhân ít được quan tâm riêng biệt hơn trong nhómCá nhân trong dễ bị “dán nhãn”hơnNhóm có thể làm hỏng thiểu số

6. Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm

dù cùng dựa trên cùng một số nguyên tắc hành động, CTXH cá nhân khác vớiCTXH nhóm ở một số điểm liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thânchủ, công cụ thực hành, môi trường làm việc, tính chất của thân chủ và bầu khí sinhhoạt.

7. Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm :

Trong Công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải tuân thủ các giá trị đạo đức nghềnghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội (xem phần Công tác xã hội đạicương), tuy nhiên, Hinchman (1977) sau khi phân tích thực hành công tác xã hộinhóm ở số trẻ em bệnh tâm thần nhẹ cùng với các dịch vụ hỗ trợ gia đình của số trẻnày đã đưa ra một số giá trị cơ bản của CTXH với nhóm.

8. Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm

Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêngcủa các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cánhân.Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng vớinhững nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý). Từ ảnh hưởng củaMỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970để cải tiến các phương pháp can thiệp.

Page 6: Sch v-ctxh-nhm2234

- 6 -

Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanhthiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tùtrở về cộng đồng…Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh quốc bắt nguồn từ sinh hoạt riêngcủa các nhóm NVXH để tự đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cánhân.Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng vớinhững nghiên cứu về năng động nhóm (ngành tâm lý). Từ ảnh hưởng củaMỹ, CTXH nhóm được dần dần sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970để cải tiến các phương pháp can thiệp.Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanhthiếu niên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tùtrở về cộng đồng…

9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm :

Thuyết Hệ thống :Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau.Theo Parsons (1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùythuộc lẫn nhau để duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất,huy động tài nguyên và hành động để đáp ứng các nhu cầu thay đổi đểđược tồn tại.Thuyết Tâm lý năng động : Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người :Freud (1922)và Frank Moreno ( psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm,cá nhân nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, xem xét lại những mâuthuẩn chưa được giải quyết.Thuyết học hỏi (Bandura, 1977) : Hành vi của thành viên nhóm đóngvai trò tác động, kích thích thành viên khác. Nếu A ứng xử như thế nàođó và B đồng tình thì A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược thì A sẽkhông ứng xứ như thế trong tương lai.Thuyết hiện trường (field) : Kurt Lewin ( 1947) : Nhóm có khoảngkhông gian sống, có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó, nó dichuyển theo đuổi mục tiêu của nó và vượt qua các trở ngại. Có 6 kháiniệm để hiểu nguồn lực trong nhóm : Vai trò, quy tắc, quyền lực, sự gắnkết, sự đồng thuận và sự phối hợp.Thuyết trao đổi xã hội : Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viênnhóm. Đối với cá nhân,quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánhgiữa thưởng và phạt xuất phát từ các hành vi.

Phần 2 : Năng động nhóm.

Mục tiêu : Giúp sinh viên hiểu thế nào là :

Tâm lý nhóm : Khi nói đến mối tương tác giữa các nhóm viên và các giaiđoạn phát triển của nhóm.

Page 7: Sch v-ctxh-nhm2234

- 7 -

Năng động nhóm : Khi nói đến sự biến chuyển của các vai trò và vi trícủa các nhóm viên lúc tham gia sinh hoạt nhóm.Vai trò và tác động của nhóm nhỏ trong cuộc sống

1. Nhóm nhỏ trong cuộc sống :

Khái niệm nhóm nhỏ : Tập hợp những con người có hành vi tương tácnhau trên cơ sở kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí và vai trò để thựchiện các mục tiêu chung.Nhóm tự nhiên, nhóm được thành lập, nhu cầu gia nhập nhóm của conngười trong cuộc sống.Nhóm nhỏ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người (liên hệ các nhucầu cơ bản của Abraham Maslow : Nhu cầu sinh tồn, nhu cầu được antoàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện).Nhóm nhỏ đóng vai trò thay thế vai trò người MẸ khi ta lớn.

2. Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực và tiêu cực :

Thực nghiệm tâm lý về việc sử dụng thực phẩm (lòng bò) sau Thế chiếnthứ II.Nhóm tạo sự biến chuyển về mặt tâm lý xã hội ở mỗi cá nhân.Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi ( tích cực hoặc tiêu cực) đểthích nghi với vai trò và vị trí mong muốn trong nhóm.Các yếu tố giúp thay đổi hành vi khi tham gia nhóm :Cố gắng thích nghi với nhóm.Quy tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên.Tự bộc lộ, chia sẻ.Khám phá bản thân qua sự phản hồi của người khác về mình.Bắt chước người khác.Khám phá những Giá trị mới ( Giá trị của nhóm).

3. Các vai trò được thể hiện trong nhóm :

- Các đặc điểm tâm lý của nhóm :Mối quan hệ tương tácChia sẻ mục tiêu chung : mục tiêu càng rõ thì mối tương tác càng mạnh.Hệ thống các quy tắc : sự tuân thủ.Cơ cấu chính thức và phi chính thức ( cơ cấu ngầm) – Bài tập trắc lượngxã hội (sociogram). Các vấn đề của cơ cấu chính thức và phi chính thức.Các vai trò thể hiện trong nhóm : vai trò hướng về công việc, vai tròcủng cố nhóm, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân ( hoặc vai trò cảntrở hay vai trò thúc đẩy). Các vai trò này luôn biển đổi làm cho nhómnăng động, ảnh hưởng lên từng con người trong nhóm.

Page 8: Sch v-ctxh-nhm2234

- 8 -

Các đặc trưng của nhóm bao gồm như : tiểu sử, cách thức tham gia, truyền thông giaotiếp, tính đoàn kết, bầu không khí, cơ cấu và tổ chức, tiêu chuẩn và chuẩn mực, trắclượng xã hội, lề lối làm việc và mục tiêu.

Phần 3 : Tiến trình CTXH nhóm.

Mục tiêu : Qua phần này, sinh viên nắm được các bước cần thực hiện khi thực hànhCTXH nhóm, những vấn đề cần chú trọng trong vai trò của NVXH để đạt được mụctiêu xã hội.

1. Khái niệm “ tiến trình CTXH nhóm”2. Tiến trình bao gồm 4 bước :

2.1. Thành lập nhóm :

Đánh giá tình hình, vấn đề và nhu cầu của các thân chủ.Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ.Chú ý mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm.Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm.Một số vấn đề khi lập nhóm : tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sở thích.Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phương cách xây dựng kếhoạch ( chú ý là các hoạt động của nhóm chỉ là công cụ chứ không phảilà mục tiêu)

2.2. Khảo sát nhóm :

Tìm hiểu mối quan hệ cá nhânTìm hiểu tiến trìnhTìm hiểu chức năng, vai trò của các thành viên nhómTìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm

2. 3. Duy trì nhóm :

Coi trọng cả hai khía cạnh : Công việc và con ngườiKế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng đến mục tiêu thayđổi hành vi, thái độ và trị liệu.Các phương pháp can thiệp nhằm trị liệu :

Phương pháp căn bảnPhương pháp riêng biệt

Đánh giá thường xuyên :Hành vi và vai trò của cá nhân trong nhóm,Quá trình phát triển của nhóm.Mối quan hệ trong nhóm.

Page 9: Sch v-ctxh-nhm2234

- 9 -

2. 4. Kết thúc nhóm :

Các mục tiêu xã hội đã đạt được.Công tác đánh giáNhóm viên được tăng năng lực giải quyết vấn đề.

Phần 4 : Thực hành CTXH Nhóm

Mục tiêu : Phần này giúp sinh viên hình dung được một số kỹ thuật thực hành, mộtcông việc mang tính chuyên môn do nhân viên xã hội thực hiện. Qua đó, sinh viênhiểu rõ vai trò và các kỹ năng cần thiết của nhân viên xã hội nhiều hơn trong CTXHnhóm, những điều cần làm và những điều cần tránh.

1. Một số kỹ thuật khảo sát nhóm :

Trắc lượng xã hội ( Vẽ sơ đồ nhóm)Vẽ sơ đồ SharonMô hình đánh giá : Đối chiếu với kế hoạch trị liệu

2. Kỹ năng viết báo cáo, viết tiến trình nhóm3. Vai trò của NHân viên xã hội:

Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức của nhóm, giúp cho hai cơcấu này gần nhau.Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giúp các thànhviên nhón kỹ năng diễn đạt.Am hiểu tâm lý cá nhân và chẩn đoán được diễn biến tâm lý trong nhómPhát hiện nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của từng cá nhân để có hướng hỗtrợ.Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hành động và điều phối các hoạt độngcủa nhóm.Xác định rõ vai trò của mình : xúc tác hay lãnh đạo ( tùy thuộc vào đặcđiểm của từng nhóm).

4. Các kỹ năng trong CTXH nhóm

Kỹ năng điều hành nhómKỹ năng truyền thôngKỹ năng quan sátKỹ năng giải quyết mâu thuẫnKỹ năng viết báo cáoKỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề.

5. Một số vấn đề cần quan tâm trong CTXH nhóm.

Page 10: Sch v-ctxh-nhm2234

- 10 -

5. 1. Hiểu biết một số vấn đề của nhóm để tác động hiệu quả :Khi có vướng mắc trong truyền thôngKhi có mâu thuẫn trong nhómKhi có xu hướng thống trị của thiểu số trong nhóm.Khi có hiện tượng ngôi sao trong nhóm.Khi có hiện tượng cá nhân bị bỏ rơi trong nhóm.Khi cơ cấu phi chính thức lấn áp cơ cấu chính thức.

5. 2. Các điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội:

Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng.Lấy quyết định một cách dân chủ.Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình.Xây dựng thói quen hợp tác.NVXH trực tiếp điều hành nhóm hoặc một thành viên của nhóm có khảnăng với sự hỗ trợ của NVXH.

5. 3. Vai trò của trưởng nhóm :

Làm rõ các đề nghịDuy trì thảo luận vào trọng tâmKhuyến khích sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa.Giúp nhóm lường trước hậu quả của các lựa chọn khác nhau.Giúp nhóm giải quyết mâu thuẩnGiúp nhóm lấy quyết định.Giúp nhóm dấn thân vào hành động.

5.4. Một số điều không nên làm

Phần 5 : Kết luận.

Trong CTXH, nhóm là một hệ thống được thiết lập bởi NVXH để phục vụcho các nhu cầu của các thành viên nhóm. Các thành viên thân chủ này chỉtham gia vào nhóm khi nhóm đó thực sự phục vụ nhu cầu của nhóm.Nhóm là môi trường giúp đỡ song phương.Điều mà NVXH cần tránh là làm nhân vật trung tâm.

III. Thực hành tại lớp :

Các sinh viên sẽ thực hành trên phân tích nhóm học tập của sinh viên để hiểuvề mối quan hệ, vai trò của các thành viên nhóm, vai trò lãnh đạo trong nhóm. Sau đó,sinh viên sẽ phân tích các trường hợp CTXH nhóm đã có để nhận thức về tiến trìnhcan thiệp của NVXH trong phương pháp này.

VI. ĐÁNH GIÁ

Page 11: Sch v-ctxh-nhm2234

- 11 -

Thi cuối kỳ 70%, tham gia tại lớp 30%

VII. SÁCH GIÁO KHOA

[1] Andrea Bernstein & Jacquie Withers, Social Work, a beginner’s text, Juta&Company Ltd, 1997.[2] Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen, CTXH chuyên nghiệp, Khoa Phụ nữ học,ĐHMBC TP.HCM, 1997.[3]. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Khoa PNH, ĐHMBC TP.HCM., 1998.[4] Nguyễn Thị Oanh, CTXH đại cương, NXB Giáo dục, 1998.[5] Ronald W. Toseland, Robert F.Rivas, An introduction to Group work Practice, 3dEdition, Allyn &Bacon, USA, 1997.

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành CTXH, tập 1-2, tài liệu tập huấn,1998.[2] Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam, Tài liệu tập huấn CTXH, Hà nội, 1997.

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Phần 1 : Tổng quan về CTXH nhóm

1. Khái niệm2. Các mục tiêu của CTXH nhóm3. Các đặc điểm của CTXH với nhóm4. Các loại hình CTXH nhóm5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm6. Sự khác biệt giữa CTXH cá nhân và CTXH nhóm7. Các quy điều đạo đức trong CTXH nhóm8. Lịch sử phát triển phương pháp CTXH nhóm

Page 12: Sch v-ctxh-nhm2234

- 12 -

9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm

Phần 2 : Năng động nhóm.

1. Tầm quan trọng của Nhóm nhỏ trong cuộc sống của chúng ta 2. Bản chất của nhóm

Phần 3 : Tiến trình CTXH nhóm.

1. Thành lập nhóm2. Khảo sát nhóm3. Duy trì nhóm4. Kết thúc nhóm

Phần 4 : Thực hành CTXH nhóm

1. Vẽ sơ đồ nhóm2. Vẽ sơ đồ Sharon3. Đối chiếu với kế hoạch trị liệu4. Các báo cáo5. Viết tiến trình nhóm6. Vai trò của nhân viên xã hội7. Các kỹ năng trong CTXH nhóm8. Một số vấn đề cần quan tâm trong CTXH nhóm

Phần Kết luậnTài liệu tham khảoPhụ lụcMột số trường hợp thực hành công tác xã hội nhóPHẦN MỘT

TỔNG QUAN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

Mục tiêu của phần một :

Giúp sinh viên nhận thức về khái niệm và mục tiêu của CTXH nhóm . CTXH nhóm làmột phương pháp trong CTXH và các loại hình ứng dụng phương pháp nầy.

1. Công tác xã hội nhóm là gì ?

Page 13: Sch v-ctxh-nhm2234

- 13 -

CTXH nhóm là phương pháp trong CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năngxã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đềcủa cá nhân , có nghĩa là :

Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặcnăng động nhóm)

Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đếnvấn đề.

Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợthân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tinnhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hộithông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyếtvấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.

Konopka (1963) xác định phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp củangành công tác xã hội giúp những cá nhân tăng cường chức năng xã hội của họ thôngqua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấnđề của cá nhân, nhóm và cộng đồng. Công tác xã hội nhóm tạo một bối cảnh trong đócác cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và làmthay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng. Nó mangtính chất chức năng xã hội nhiều hơn và chính điều này làm cho nó khác hơn vớinhóm trị liệu vì nhóm trị liệu chú trọng nhiều hơn các nhu cầu cảm xúc và các tiếntrình tâm lý.

Mục đích của CTXH là giúp thân chủ (cá nhân) hay hệ thống thân chủ (nhóm haycộng đồng) thỏa mãn nhu cầu, giải quyết vấn đề, tiến tới tự giúp và đóng trọn vẹn vaitrò xã hội của mình, mặc dù kết quả nhắm tới là một đối tượng và phương pháp tácđộng khác nhau.

Trong phương pháp cá nhân, đối tượng được tác động vào là chính cá nhân ngườiđược giúp đỡ. Công cụ là mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ.Trong phương pháp nhóm, đối tượng tác động vào là toàn nhóm, là mối tương tác giữacác nhóm viên, là mục đích, bầu không khí, sinh hoạt nhóm. CTXH nhóm là sử dụngcơ cấu nhóm và năng động trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhậnthức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng nguồnlực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ.

Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mốitương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng làlàm tăng khả năng tự giải quyết vấn đề cộng đồng.

2. Các mục tiêu của công tác xã hội nhóm :

Page 14: Sch v-ctxh-nhm2234

- 14 -

CTXH nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau :

- Khảo sát về các đặc điểm của cá nhân :

Thông qua các sinh hoạt nhóm, NVXH (tác viên nhóm), các nhóm viên có thể pháthiện nhu cầu/khả năng/hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm thông qua sự bộc lộ và tựđánh giá của ho (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, nhóm trẻ emđường phố). Từ những khám phá này, tác viên nhóm xây dựng chiến lược để đáp ứngnhu cầu, giúp chuyển đổi hành vi và giải quyết vấn đề.

- Duy trì và hỗ trợ cá nhân :

Cá nhân tham gia vào nhóm cảm thấy an toàn hơn. Nhóm hỗ trợ cá nhân đương đầuvới những khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynhkhuyết tật, nhóm sinh viên đi học xa nhà có nhu cầu rất mạnh tham gia nhóm cùnghoàn cảnh để chăm sóc cho nhau)

- Thay đổi cá nhân :

Nhóm có tác dụng giúp cá nhân thay đổi những hành vi cá biệt và phát triển nhân cáchthông qua các yếu tố kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạmtrong tương lai), xã hội hoá (nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội đểtái hòa nhập cộng đồng), hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); Giátrị và thái độ mới (nhóm sử dụng ma túy nhằm tác động đế thay đổi Giá trị và thái độcủa họ), hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp với mục đích tìm việc làm), cảmxúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực).

Bà D. tới gặp NVXH và than rằng chồng bà từ ngày thất nghiệp thay đổi tánh tình hayuống rượu, ít quan tâm đến gia đình. Tới lượt ông chồng thì cho rằng từ ngày ông mấtviệc, bà hay nói xiên nói xéo rằng cuộc sống gia đình khó khăn, bà phải làm việc gấpđôi, ngụ ý là ông không làm tròn bổn phận nên ông buồn chán, mặc cảm. Từ đó cuộcsống trong gia đình căng thẳng. Đứa con trai vị thành niên bỏ nhà ra đi v.v... ở đây nếulàm việc với cả hai vợ chòng, hay với cả gia đình thì sẽ kết quả hơn vì NVXH có thểtạo điều kiện cho đôi bên đối thoại trong một bầu không khí thuận lợi.

Khi một số người có vấn đề hay nhu cầu giống nhau như một nhóm phụ nữ mới sinhcon lần đầu biết thêm về cách nuôi dạy con, một nhóm bệnh nhân tâm thần trong giaiđoạn phục hồi, một nhóm trẻ em bỏ học. ở đây tính chất đồng cảnh đồng thuyền làmcho đối tượng cảm thấy mình không phải lẻ loi, gặp người cùng cảnh ngộ họ cảm thấyvơi đi phần nào trước khó khăn.

Khi trao đổi với nhau vấn đề người này làm cho người kia sáng ra về chính mình. Hơnhết, sự khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau của chính thân chủ là một nguồn động viên lớn.Có người nhờ đóng vai trò giúp đỡ người khác mà thoát ra khỏi khó khăn của chínhmình. Từ nhóm sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề. ở đây tác động của nhóm

Page 15: Sch v-ctxh-nhm2234

- 15 -

sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là những cuộc tiếp xúc cá nhân giữa tác viên và thânchủ. Có khi người ta ngại cuộc trao đổi mặt đói mặt trong bầu không khí nghiêm trang.Bầu không khí nhóm sẽ ít có vẻ long trọng và họ sẽ thoải mái hơn. Nhóm trở thànhmột nguồn lực giải quyết vấn đề quý giá. Dĩ nhiên nhờ sự tác động của tác viên vàodiễn tiến của nhóm thì nhóm mới sinh hoạt thuận lợi. Một lý do cuối cùng để người tasử dụng nhóm là sự tiện lợi, đỡ mất thời giờ. Ví dụ như phổ biến một số thông tin chocác bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình khi họ chờ để khám thai. Nếu có nhiều câu hỏi,trao đổi giữa các bà mẹ thì lượng thông tin sẽ có tác dụng hơn. Tuy nhiên cũng khôngnên quên rằng có những trường hợp không phù hợp với phương pháp nhóm.

- Cung cấp thông tin, giáo dục :

Nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ, nhóm tình nguyện viên.

- Giải trí :

Vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống. Nếu một người cô đơn hay suy nghĩtiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi; người khuyết tật hay có tâm trạngchán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém và sống tách biệt với những người xungquanh. Chính môi trường sinh hoạt giải trí vui chơi trong nhóm giúp cho con ngườicảm thấy lạc quan hơn và tăng cường mối quan hệ.

Tạo điều kiện cho cá nhân có môi trường trung gian giữa cá nhân với một hệthống xã hội : Nhóm bệnh nhân và bệnh viện, nhóm phụ nữ nghèo và Quỹ vay vốn,nhóm trẻ đường phố và trường học hay trung tâm dạy nghề

Nhóm PN nghèo quỹ vay vốn

TT Dạy nghề

NVXH nhóm tđp Tác động Trường học

NVXH

Page 16: Sch v-ctxh-nhm2234

- 16 -

Thay đổi và/ hoặc hỗ trợ :

Ở đây thường là các nhóm mà NVXH thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫnnhau như:

Nhóm gia đình (nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, tay nghề giỏi mớilàm được, khả năng thành công không cao như ở các nhóm khác), NVXHgiúp cải thiện những trục trặc trong truyền thông và mối quan hệ giữa cácthành viên trong gia đình.Nhóm trẻ phạm pháp : NVXH định hướng chuyển đổi các hành vi tiêucực của trẻ bằng những hoạt động tích cực tại địa bàn dân cư.

- Thay đổi môi trường :

Nhóm trong dự án phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộcsống, nhóm phụ huynh của một trường học mẫu giáo ...

Thu nhập thấp Thu nhập khá hơn Mất vệ sinh Vệ sinh hơn

MT nghèo khó MT thoải mái hơn

Bạo lực Bạo lực giảm

VD: Tại Trường mẫu giáo, khi họp phụ huynh, người ta thường đánh giá về cô giáo,cách dạy, vấn đề ăn uống, cách đối xử của cô giáo đối với học sinh -> nhằm thay đổimôi trường.

- Thay đổi nhận thức xã hội :

Nhóm giúp tăng cường nhận thức của cá nhân và xã hội về một vấn đề nào đó, ví dụnhóm người khuyết mong muốn xã hội nhìn nhận họ như là người bình thường, tạođiều kiện và cơ hôi cho họ hòa nhập tốt hon là coi họ như người cần phải cưu mang,bố thí. Càng xem họ như vậy thì họ càng tuổi thân, tự ti và cảm thấy là gánh nặng choxã hội.

Mục tiêu xã hội được lập bởi NVXH nằm trong một kế hoạch nhằm thay đổi hành vi,thái độ, niềm tin, thói quen, quan điểm, giúp thân chủ tăng năng lực để đối phó vớinhững khó khăn trong cuộc sống.

Page 17: Sch v-ctxh-nhm2234

- 17 -

Do tác động qua mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, mối tương tác này làcông cụ chính dẫn đến sự thay đổi của nhóm viên, khác với CTXH cá nhân là mốiquan hệ tương tác giữa thân chủ và NVXH.

3. Các đặc điểm của công tác xã hội nhóm :

Hoạt động nhóm là nơi giúp thoả mãn nhu cầu của cá nhân.Thông qua môitrường sinh hoạt nhóm, cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Mối quanhệ tương tác trong nhóm giúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và từ đónhờ vào sự tác động của NVXH tạo được một môi trường thuận lợi choviệc phát huy năng lực.

Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Chính mối quanhệ tương tác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt các mục tiêuxã hội.

Quan tâmNVXH tác động

Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua ảnh hưởng củangười khác, cá nhân bắt chước và học tập kinh nghiệm của người khác.Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhânNhóm là môi trường bộc lộ về các mặt : cá tính, suy nghĩ, tâm sự…

Chương trình hoạt động là một công cụ của công tác xã hội nhóm :

Trị liệu thông qua nhóm nhằm giúp cho thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt đượccảm nghĩ, tâm tư của mình cho nên nói, đối thoại là hoạt động chủ yếu. Diễn kịch, vẽhay một vài hình thức nghệ thuật khác được sử dụng nhưng mục đích không phảinhắm vào khía cạnh kỹ thuật diễn hay vẽ mà chỉ tạo điều kiện cho sự bộc lộ.

Trong CTXH nhóm ngoài những hình thức trên, chương trình là công cụ chủ yếu, nhấtlà khi CTXH nhằm vào mục đích xã hội hóa. Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao,học kỹ năng sẽ là điểm thu hút và quy tụ nhóm viên. Chương trình có mục tiêu sẽ là

Page 18: Sch v-ctxh-nhm2234

- 18 -

động lực liên kết để vươn tới. Ví dụ sinh hoạt văn nghệ với mục đích luyện tập chomột buổi biểu diễn thời trang nội bộ, tập kịch để trình diễn vào cuối năm, sưu tầm cácvăn bản, hiện vật tiến tới một cuộc triển lãm về truyền thống v.v... Nếu có nhiều nhómkhác nhau cùng nhằm tới một mục đích, sẽ có sự tranh đua lành mạnh giữa các nhóm.

Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiết chocuộc sống. Chương trình đối với một nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh,giải quyết một vấn đề khu phố.

Chương trình cần được nghiên cứu, chuẩn bị cho phù hợp và mang tính thu hút caođối với đối tượng. NVXH trong CTXH nhóm không nhất thiết là người giỏi về kỹnăng sinh hoạt vì họ có thể mời sự hợp tác của các chuyên viên, và huy động tiềmnăng của chính nhóm viên. Tuy nhiên, nếu là một NVXH thường xuyên phụ trách sinhhoạt trẻ thì kỹ năng sinh hoạt hay thủ công rất cần thiết. Hoạt động cụ thể (lao động)rất tốt về mặt ổn định tâm lý và tạo cơ hội tương tác thật.

Có điều cần nhắc lại là chương trình là công cụ, không phải cứu cánh. Mục đích cuốicùng của CTXH nhóm không phải là một vở diễn xuất sắc, một cuộc triển lãm hay màlà sự phục hồi hay tăng trưởng của nhóm viên, khả năng hợp tác, liên kết, kỹ nănggiao tiếp v.v... Khác với một lớp dạy nghề chẳng hạn mà mục đích cuối cùng là sựchuyên môn hóa học viên.

Chương trình và tiến trình tâm lý xã hội phải được quyện vào nhau. Đặt nặng khíacạnh nào tùy mục tiêu của nhóm. Nhưng ví dụ đối với một nhóm thiếu nữ nghèo (ítđược chăm sóc) trong một lớp học may thì cả hai mục tiêu: huấn nghệ và giáo dụcphát triển nhân cách đều quan trọng như nhau.

Vì khía cạnh tâm lý xã hội khó nắm bắt nên thường các CLB đội nhóm chỉ quan tâmđến khía cạnh kỹ thuật của sinh hoạt.

7 yếu tố cần quan tâm trong công tác xã hội nhóm :

Đối tượng là ai ?

Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt có thuận lợi không vì nhóm rất cần cómôi trường hội họp và sinh hoạt vui chơi giải trí.

Nhu cầu gì cần được đáp ứng (nhu cầu thông tin, nhu cầu tìm việc làm,nhu cầu đào tạo nghề…). Một nhóm có nhu cầu giống nhau thì sẽ đồngnhất và thể hiện sự quan tâm, hòa hợp mạnh mẽ hơn. Ở một nhóm có nhucầu và mối quan tâm khác nhau, sự tham gia vào hoạt động chung củanhóm sẽ bị giới hạn nhiều.

Mục tiêu cần đạt được là gì ? Mục tiêu là giải quyết vấn đề của nhóm viên,nhóm viên thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi và có khả năng đương đầu

Page 19: Sch v-ctxh-nhm2234

- 19 -

với những khó khăn mới. Cần phân biệt giữa mục tiêu của các hoạt độngvà mục tiêu xã hội.

Giá trị: sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì ? (Tại sao phải lập nhóm?)Nhóm người cai nghiện tại cộng đồng : Giá trị là tăng sức mạnh trong nỗ lực cainghiện và cương quyết không tái nghiện.Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết kiệm : Giá trị là giúp họ có khả năng thoát nghèo và tiếpcận được các tài nguyên xã hội).

Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào và cơ sở lý luận của nó? Chủ yếu là dựatrên lý thuyết về tâm lý và năng động nhóm.

Phương cách thực hành ; cơ cấu (số lượng, thành phần, tuổi, giới tính,trình độ), vai trò (vai trò do phân công, vai trò thể hiện theo tình huống,cảm xúc, công việc khi sinh hoạt nhóm), trách nhiệm, mối quan hệ bêntrong ( cơ cấu phi chính thức và chính thức) và bên ngoài nhóm (quan hệvới tài nguyên bên ngoài), các loại hoạt động nào được sử dụng, cách thứctổ chức ...

4. Các loai hình công tác xã hội nhóm:

Nhóm giải trí : rèn luyện đạo đức và phát triển nhân cách. Mỗi hình thứcvà nội dung giải trí được nhân viên xã hội (NVXH) chọn lựa đều có mụcđích xã hội (Trong nhà Mở, chiếu phim truyện cho trẻ xem hoặc kể chuyệncho trẻ nghe, sau đó cho các em thảo luận về nội dung, giúp trẻ phân biệtcái tốt/cái xấu cần tránh.

Nhóm giáo dục : Giáo dục về kiến thức và kỹ năng (Nhóm các bà mẹphòng chống suy dinh dưỡng cho con, nhóm chăn nuôi, nhóm đồng đẳngHIV/AIDS…

Nhóm tự giúp : Nhóm hỗ trợ nhau để vượt khó (Nhóm người khuyết tật,nhóm đồng đẳng, nhóm cai nghiện…). Thường nhóm được NVXH giúptrong giai đoạn đầu, sau đó rút dần vai trò để nhóm tự đề ra các hoạt động,khi cần thiết thì NVXH mới can thiệp.

Nhóm với mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa : Nhóm giúp tăngcường khả năng xã hội. Ví dụ : Nhóm trẻ có hành vi không thích nghi(nhóm học sinh cá biệt tại trường học, nhóm trẻ đường phố…). Mục đích ởđây là phát triển nhân cách, giáo dục con người. Đi từ thấp đến cao cónhóm giải trí, nhóm kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên như hướng đạo,đọi nhóm CLB. Nhưng ở đây khía cạnh tâm lý xã hội được quan tâm nhiềuchứ không chỉ chú trọng đến dạng kỹ năng. Đối với trẻ em và thanh thiếuniên đây là một môi trường xã hội hóa bổ sung cho gia đình và trường họchết sức quan trọng. Trước tiên những nhu cầu cơ bản kể ở phần trên được

Page 20: Sch v-ctxh-nhm2234

- 20 -

đáp ứng để dần tới những nhân cách lành mạnh, sung mãn. Kế đó sẽ cónhững con người tháo cát, biết hợp tác, cống hiến cho xã hội. Đó là nói đếncác đối tượng bình thường. CTXH nhóm còn nhằm đặc biệt đến nhữngthanh thiếu niên do hoàn cảnh đẩy đưa tới cuộc sống theo băng nhóm, pháquậy. Bằng cách từ từ lôi cuốn họ tham gia vào các hoạt động giải trí, thểdục, thể thao, văn hóa xã hội, họ sẽ thay thế những hành vi chống xã hộibằng những hành vi tích cực. Đó là mục đích tái xã hội hóa. Công việc nàytất nhiên rất khó khăn. Thường thì các tác viên xã hội phải “thâm nhập” cácbăng nhóm sẵn có để tìm hiểu và từ từ giúp thay đổi cơ chế của nhóm cũngnhư hướng tới các hoạt động mang tính tích cực xã hội. Cũng có khó cácnhóm được thành lập tại các trung tâm xã hội hay cộng đồng.

Nhóm trị liệu : Nhóm là môi trường chia sẻ cảm xúc và trao đổi nhữngkinh nghiệm, những vấn đề gặp phải (Nhóm cai nghiện, nhóm gia đình…).Nhóm gặp nhau định kỳ, trao đổi, tâm sự những vấn đề của mình (thất bạitrong cuộc sống, phản hồi, góp ý cho nhau, cá nhân nhìn thấy vấn đề rõ hơnvà có hướng giải quyết vấn đề). Ở đây là những đối tượng có vấn đề tâm lýmà thay vì chỉ dùng biện pháp cá nhân, sinh hoạt nhóm sẽ giúp thân chủ cóđiều kiện tâm lý xã hội tốt hơn để tự bộc lộ, thay đổi thái độ, hành vi(nhóm nghiện ma túy đang trên đà phục hồi chẳng hạn). Khi vấn đề nằm ởmối quan hẹ như thành viên một gia đình, CTXH nhóm vừa giúp cá nhâncó vấn đề vừa giúp điều chỉnh lại mối quan hệ.

Nhóm trợ giúp : Nhóm giúp tăng cường khả năng đồng cảm với ngườikhác (Nhóm đồng đẳng HIV/AIDS vừa là tự giúp nhau vừa tác động xã hộiđể xã hội hiểu biết và đồng cảm với họ, không phân biệt đối xử ).

Nhóm hành động (nhằm cải tạo môi trường và điều kiện xã hội)

Trong đời sống hàng ngày con người tự nguyện liên kết với nhau để giải quyết nhữngvấn đề chung như cải thiện nhà ở, bảo vệ môi trường v.v... hay các quyền lợi khác.Ngày nay có nhiều nhóm gọi là “nhóm tự giúp” là các tổ chức do chính những ngườitrước đó cần rất nhiều sự giúp đỡ của tổ chức và NVXH. Đó là những cựu bịnh nhâncác loại, những người khuyết tật, những người trước kia là nạn nhân xã hội đã và đangvươn lên để thật sự tự giúp mà không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài nữa.Người nghèo nhiều nơi đã liên kết tự giúp để thoát khỏi nghèo đói và đưa cộng đồnghọ đi lên.

Các tác giã phân chia CTXH nhóm theo nhiều cách, nhưng nói chung có thể gom lạivào ba hạng mục tổng hợp trên. Thực chất ở mỗi loại có nhấn mạnh một khía cạnhnhư trị liệu, xã hội hóa, hay hành động nhưng không có ranh giới giữa ba cấp độ.Nhóm người cựu nghiện ma túy một khi được trị liệu có thể trở thành một nhóm hànhđộng để giúp đỡ những người đồng cảnh. Một nhóm hướng đạo khi trưởng thành tiếptục các hoạt động vì lợi ích xã hội trong cộng đồng. Đối với các nhóm hành động dùmục đích cuối cùng là hướng ngoại, là cải thiện môi trường xung quanh nhưng để

Page 21: Sch v-ctxh-nhm2234

- 21 -

hành động như một nhóm các thành viên cũng phải có những hiểu biết và kỹ năng tâmlý xã hội để hoạt động có hiệu quả. Từ đó thông qua hành động họ cũng có nhữngthay đổi trong nhân cách, cải thiện mối quan hệ giữa người và người. Trong PTCĐ,chính các nhóm hành động nhằm giải quyết các mục tiêu khác nhau là động lực để cảithiện đời sống cộng đồng.

Công tác xã hội nhóm và các ngành khác liên quan đến nhóm

Giữa các khoa như năng động nhóm, CTXH nhóm, trị liệu nhóm có những khác biệtnhư thế nào? Thực chất các lãnh vực này rất gần gũi. Sự khác biệt xuất phát từ mụctiêu, và một số khía cạnh về phương pháp.

Các khóa học về năng động nhóm (Group Dynamics) thường gọi là T Group (TrainingGroup), Sensitivity Training Group thông qua thảo luận và một số phương pháp khácnhư sắm vai (role playing), trò chơi v.v... nhằm mục đích đào tạo. Đây là một môn tâmlý xã hội ứng dụng nhằm giúp học viên trở thành nhạy bén (sensitive) hơn về tâm lýnhóm, về mối tương tác trong nhóm, về chính mình trong nhóm.

Mọi thành phần trong xã hội có thể tham dự các khóa học về năng động nhóm để tăngkỹ năng giao tiếp, lãnh đạo trong gia đình, giáo dục, nhà quản lý.

Nhân viên CTXH phải có kiến thức và kỹ năng cơ bản về năng động (hay tâm lý)nhóm mới có thể thực hiện CTXH nhóm.Trị liệu nhóm (Group therapy) nhằm trị liệu cá nhân các bịnh nhân tâm thần, nhữngngười bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu. Mối tương tác giữa bịnh nhân được sử dụngđể hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý,tâm lý trị liệu và tâm thần học.

Gia đình trị liệu (GĐTL), là một phương pháp sử dụng gia đình như một nhóm. Nónhằm giải quyết những vấn đề của cá nhân thông qua sự điều tiết lại các mối quan hệvợ chồng con cái. Xuất phát ít nhiều từ dịch vụ xã hội nhóm, GĐTL nhắm vào các giađình có vấn đề tâm lý, tâm thần trầm trọng và rạn nứt nặng. GĐTL đã trở thành mộtngành riêng kết hợp kiến thức tâm lý học, tâm thần học và CTXH. Một số NVXH đãtrở thành chuyên viên GĐTL nhưng phải thông qua đào tạo thật vững chắc mới hànhnghề này được.

CTXH nhóm nhằm vào người bình thường cũng như có vấn đề nhưng ở mức độ vừaphải. Khác với nhà tâm lý trị liệu mà mục đích chuyên môn là giúp cho thân chủ sángtỏ và có sức mạnh nội tâm để giải quyết khó khăn, NVXH còn phải giúp người đó vậndụng tài nguyên trong xã hội như tìm công ăn việc làm, nắm vững luật bảo hiểm xãhội, biết cách xin trợ cấp, tìm nơi gởi con tạm v.v... Trong CTXH nhóm không chỉ cóthảo luận trao đổi mà còn cần tới nhiều loại hình sinh hoạt như thể dục thể thao, cahát, thủ công, kỹ năng đủ loại từ kỹ thuật đến xã hội. Ví dụ đối với trẻ em không thểngồi thảo luận và với các cụ già không thể không có những cuộc du ngoạn, dã ngoại,đan móc v.v...

Page 22: Sch v-ctxh-nhm2234

- 22 -

Tuy nhiên nhiều nơi coi các sinh hoạt này là mục tiêu thay vì chỉ là những phươngtiện, công cụ để đạt tới các mục tiêu trị liệu hay xã hội hóa.

5. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm

5.1 Những thuận lợi :

Nhóm giúp có những kinh nghiệm xã hội : Trao đổi và bộc lộ cho nhau

Nhóm là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề

Nhóm giúp thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi do mối tương tác xã hội vàphản hồi, cá nhân khám phá về bàn thân và hiểu được người khác (cửa sổJohari)

Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ. Vai trò củaNVXH và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm do có sự chia sẻ lãnh đạogiữa các thành viên trong nhóm và NVXH cũng là một thành viên.

Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho nhómviên

Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ và tiếp cận các tàinguyên được dễ dàng hơn ( Y tế, giáo dục, vốn,…)

Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của NVXH

5.2 Những bất lợi :

Việc bảo mật khó duy trì trong CTXH nhóm hơn là trong CTXH cá nhân.

Sinh hoạt nhóm phức tạp, mất nhiều thời gian và đòi hỏi ở khả năng chuyênmôn của NVXH.

Nhóm được thành lập có khó khăn để hoạch định, tổ chức và thực hiện.Công việc chuẩn bị cho loại nhóm nầy là quan trọng, có nhiều khó khăncản trở phải khắc phục ở cấp độ nhóm viên, đồng nghiệp và cơ quan.Nhóm cần nhiều tài nguyên : NVXH có thể phải thương lượng để có nhữngtiện nghi, quỹ, trang thiết bị, di chuyển...

Cá nhân ít được quan tâm riêng trong nhóm. Một số cá nhân, ít nhất là ởvào giai đoạn phát triển nào đó không thể ứng phó với việc chia sẻ, cạnhtranh trong bối cảnh nhóm, họ cần một sự quan tâm đặc biệt của một mốiquan hệ cá nhân. Trong nhóm họ có thể disruptive, thụ động, tổn thương

Page 23: Sch v-ctxh-nhm2234

- 23 -

hay là vật tế thần. Đôi khi một thời gian công tác với cá nhân có thể chuẩnbị tốt cho sự tham gia nhóm.

Cá nhân dễ bị “dán nhãn” hơn. Thí dụ nhóm phụ huynh đơn thân, nhóm trẻtrốn học, nhóm nghiện rượu...

Nhóm có thể nguy hiểm đối với một thiểu số nhỏ. Nhóm và người hướngdẫn nhóm có thể tấn công một cá nhân, từ chối cá nhân. Lãnh đạo nhómnhư thế nào sẽ giảm thiểu được nguy cơ nầy (liên quan đến kỹ năng lãnhđạo nhóm). Hơn nữa nếu trong sinh hoạt dân chủ, việc thiểu số phục tùngđa số có thể đưa đến sự ức chế ở thiểu số. Cơ cấu ngầm có thể xuất hiện và“chọi” lại cơ cấu chính thức.

6. Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm

CTXH cá nhân : khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biếntâm lý với sự chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựatrên chương trình hoạt động kích thích nhóm viên hoạt động

Cá nhân nhắm đến giải quyết vấn đề và phục hồi trong khi CTXH nhóm

Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém nay mắn, thiếu thốn,kém năng lực (từ được dùng là thân chủ) trong khi đối tượng của CTXHnhóm bao gồm nhiều loại thành phần hơn (từ nhóm viên, thành viên hơn)

CTXH cá nhân CTXH Nhóm

Quan hệ cá nhân với cá nhân (NVXH – Thân chủ ) Mối quan hệ là công cụ thực hành

Quan tâm nhiều đến mặt tâm lý đểgiải quyết vấn đề (diễn biến tâm trạng bên trong.

Thân chủ là người kém may mắn, bị thiệt thòi (Đối tượng được gọi là thân chủ)

Kết quả để báo cáo: vấn đề có được giải quyết hay không.

Quá trình thay đổi dựa vào nổ lực cá nhân (hỗ trợ NVXH, tài nguyên)

Giải quyết vấn đề ở cấp vi mô.NVXH chủ động nhiều hơn, nhưng

một NVXH giỏi phải biết tận dụng tài nguyên cộng đồng để hỗ trợ cho TC

Quan hệ NVXH – Nhóm : Mối quan hệ tương tác trong nhóm là công cụ thực hành

Quan tâm bầu không khí nhómđể trị liệu, giải quyết vấn đề.

Đối tượng được gọi là thành viên ( không gọi là TC ).

Kết quả để báo cáo: quan tâmđến tiến trình.

Tiến trình thay đổi dựa vào năng động nhóm để đạt mục tiêu xã hội

Giải quyết vấn đề ở cấp trung mô.NVXH ủy thác một số việc làm cho

nhóm, NVXH theo dõi chỉ khi nào có trục trặc mới tham gia giải quyết giúp nhóm.

Sử dụng phương pháp sinh hoạt nhóm, quan sát, năng động nhóm.

Page 24: Sch v-ctxh-nhm2234

- 24 -

CTXH cá nhân dùng phương pháp vấn đàm, tìm hiểu tiểu sử, nhận diệnvấn đề.

NVXH quan tâm đến mặt yếu của TC

NVXH có kỹ năng: quan sát, điềuhòa sinh hoạt, điều hòa sự tham gia, can thiệp, phát hiện xung đột để giải quyết xung đột đó.

Quan tâm nhiều ở mặt mạnh

Điều cần lưu ý là trong lúc thực hành CTXH nhóm, NVXH có thể thực hành CTXHcá nhân khi một cá nhân trong nhóm có vấn đề riêng biệt cần phải giải quyết riêng lẻ.Do đó NVXH vừa làm CTXH nhóm vừa làm CTXH cá nhân.

7. Các qui điều đạo đức trong công tác xã hội nhóm

Trong Công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải tuân thủ các giá trị đạo đức nghềnghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội (xem phần Công tác xã hội đạicương), tuy nhiên, Hinchman (1977) sau khi phân tích thực hành công tác xã hộinhóm ở số trẻ em bệnh tâm thần nhẹ cùng với các dịch vụ hỗ trợ gia đình của số trẻnày đã đưa ra những kết luận về những giá trị cơ bản của CTXH với nhóm :

giá trị và nhân phẩm của mọi cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của ngành CTXH

Phải tạo cơ hội cho cá nhân thể hiện tối đa tiềm năng phát triển của họ trong suốtcả cuộc đời của họ.

Mỗi con người đều có những nhu cầu cơ bản như nhau, nhưng mỗi người là hoàntoàn duy nhất và khác biệt với mọi người khác.

Ngoài sự phát triển các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết, xã hội phải thiếtlập các dịch vụ để làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn

Sự can thiệp cấp thời không thể thay thế sự phòng ngừa

Mọi Giá trị của nghề nghiệp phải được ứng dụng một cách chặt chẻ đối với ngườilớn cũng như đối với trẻ em.

8. Lịch sử phát triển phương pháp công tác xã hội nhóm

Sử dụng nhóm trong CTXH như một phương pháp giúp đỡ tương đối mới, chỉ mới từthập niên 1930s, công tác nhóm mới được thừa nhận là một phần của nghề CTXH. Sửdụng nhóm như một phương tiện trị liệu trong bệnh viện, phòng khám ... chỉ mới bắtđầu trong thế chiến thứ 2.

Tại Anh :

Page 25: Sch v-ctxh-nhm2234

- 25 -

Phương pháp nhóm bắt nguồn ở Anh vào thế kỹ 19, vào thời điểm có nhiều biến độngvà thay đổi từ cuộc cách mạng kỹ nghệ. Sự hình thành hệ thống các nhà máy, xưởngđã thu hút hút người dân cà nam lẫn nữ từ các làng mạc và thành phố nhỏ đến các khucông nghiệp trung tâm như Bristol, Birmingham, Sheffield và Luân Đôn. Việc tậptrung số lượng người đông đảo và đột ngột nầy đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọngnhư nhà ở, vệ sinh và tội phạm; các dịch vụ đang có lúc bấy giờ không đủ để giảiquyết những vấn đề này.

Với sự phát triển của các xí nghiệp số người lao động ngày càng lệ thuộc kinh tế vàogiới chủ nhân, họ không còn làm chủ sản xuất mà chỉ bán sức lao động, họ tùy thuộcvào giới chủ để hưởng long. Nếu tiền lương thấp, nếu không có việc làm họ sẽ khôngbiết dựa vào cái gì để sống. Vấn đề xã hội rộng lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu giađình. Sự nghèo đói lan rộng đối nghịch với sự gia tăng giàu có của quốc gia tập trungvào một nhóm thiểu số.

Một số phong trào đã thành lập để giải quyết các vấn đề nhà ở, giáo dục, tội phạm, laođộng trẻ em. Nhiều hội thiện cũng có mặt để cấp phát tiền bạc, thức ăng cho cá nhânvà gia đình khốn khó, thường những tổ chức này thuộc các tôn giáo.

Những người tham gia vào những hoạt động an sinh xã hội này là những người thuộctầng lớp giàu có, học hành cao, có đạo, họ tự xem mình là những người có trách nhiệmlàm cho cuộc sống an bình và tốt đẹp hơn. Họ cảm thấy có bổn phận và chia sẻ niềmtin rằng tương lai của một người tùy thuộc vào lòng tin và cách cư xử của họ.Những câu lạc bộ, tổ chức đã thành lập để làm việc với cá nhân dưới hình thức nhóm.Một số tổ chức như trung tâm cộng đồng, YMCAs, YWCAs hình thành như một trungtâm và cung cấp các chương trình, hoạt động hàng tuần. Các tổ chức khác như hướngđạo, ..cung cấp các chương trình sinh hoạt lưu động.

Một trong những phong trào nổi bật là phong trào trung tâm mà người lãnh đạo làSamuel Barnett, người sáng lập Toynbee Hall, 1884, phong trào trung tâm đầu tiên tạiAnh với các hoạt động : triền lãm tranh, lớp học ngoài giờ, những lớp học đặc biệt chongười nghèo.

Trong khi các phong trào trung tâm sử dụng nhóm nhỏ như là phương tiện để giáo dụcngười nghèo và khó khăn, thì YMCA va YWCA sử dụng nhóm nhỏ như phương tiệnđể cứu rỗi linh hồn và tiến dần tới các hoạt động giải trí, lớp học, câu lạc bộ, thể thao.

Hướng đạo thì lại có những hoạt động ngoài trời cũng có sức lôi cuốn đặc biệt.

Tại Mỹ :

Cuộc cách mạng kỹ nghệ mang lại nhiều thay đổi về văn hóa và xã hội. Kỹ nghệ pháttriển, nhà máy mọc lên, công nhân được thuê mướn với đồng lương thấp trong điềukiên khó khăn và không an toàn. Người có tay nghề 20 xu/giờ, người không có taynghề 10 xu/giờ. Năm 1830, nhiều hội nhóm hình thành để giáo dục , vui chơi giải trí

Page 26: Sch v-ctxh-nhm2234

- 26 -

...Nhiều tổ chức, hội đoàn hướng về nhóm đã được thành lập ở Anh được sao chép lạitại Mỹ và Canada.

Nhiều người xem nhóm nhỏ như phương tiện sống động để xã hội hóa cá nhân, ngườithì coi nhóm nhỏ như những sức mạnh để duy trì một xã hội dân chủ. Các tổ chứctrung tâm cộng đồng kết hợp nhiều chủ đề với mục tiêu của tổ chức họ. Đại họcToronto thì định nghĩa chức năng của nó như một trung tâm giải trí, xã hội và giáo dụccủa cộng đồng, dịch vụ bao gồm câu lạc bộ athelic cho trẻ trai, lớp học Anh văn chongười lớn, câu lạc bộ bạn bè cho trẻ em, lớp học cho những trẻ phải bỏ học sớm để đilàm.

Niềm tin rằng nhóm nhỏ có thể là phương tiện tích cực để xây dựng nhân cách vànâng cao sự phát triển của trẻ em. Trẻ đến với nhóm và với người trưởng nhóm cótrách nhiệm, quan tâm sẽ học được những kỹ năng xã hội và Giá trị của xã hội rộnglớn hơn.

Thập niên 1900s, vui chơi giải trí điều mà trong thế kỹ trước được coi là những hoạtđộng để choán những giờ rãnh rỗi thì nay được coi là phương tiện qua đó người ta cóthể ứng phó với thực tiễn, tiếp nhận những nguyên tắc đạo đức mà họ có thể thực hiệntrong đời sống hằng ngày, và học hỏi những kỹ năng tương quan.

9. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm :

a/ Thuyết hệ thống :

Theo Parson nhóm là hệ thống xã hội với những thanh viện lệ thuộc hỗ tương cố gắngduy trì trật tự và sự can bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận động tài nguyênđể đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : (1) hội nhập – đảm bảo rằng cácnhóm viên hoà hợp với nhau; (2) thích nghi – đảm bảo rằng nhóm thay đổi để ứng phóvới nhu cầu đòi hỏi của môi trường; (3) duy trì – đảm bảo rằng nhóm xác định và duytrì được mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách của nó; (4) đạt mục tiêu – đảm bảorằng nhóm theo đuổi và hoàn thành trách nhiệm. Nhóm phải hoàn tất 4 công việc nàyđể duy trì được sự quân bình, đây là công việc dành cho tác viên và nhóm viên củanhóm.

Theo Robert Bales, Thì nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là vấn đềliên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm.

Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh tới sựcăng thẳng và xung đột. Nhóm có khuynh hướng vacillate giữa sự thích nghi với môitrường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. Bales gọi đây là sự quân bìnhnăng động. Nghiên cứu sự quân bình năng động này và thấy rằng để giải quyết vấn đềliên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến, cung cấp thông tin, yêu cầu các đềnghị hoặc đưa ra cá d62 nghị. Để giải quyết vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏsự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự

Page 27: Sch v-ctxh-nhm2234

- 27 -

đoàn kết hay xung đột. Qua mối tương tác này các thành viên nhóm giải quyết vấn đềtrao đổi, lượng giá, kiểm soát, lấy quyết định, giảm căng thẳng và hội nhập.

Có thể rút ra từ các quan điểm khác nhau về thuyết hệ thống những khái niệm đángquan tâm đối với tác viên nhóm như sau :

Sự hiện diện của tài sản của nhóm như một tổng thể xuất phát từ mối tương tácgiữa các cá nhân trong nhóm

Sức ép mãnh liệt của nhóm lên trên hành vi của cá nhân

Khi nhóm giải quyết những mâu thuẫn là sự đấu tranh để tồn tại

Nhóm phải nối kết với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bêntrong.

Nhóm thường xuyên ở trong tình trạng trở thành, phát triển, thay đổi

Nhóm có một chu kỳ sống.

b/ Thuyết tâm lý năng động :

Theo lý thuyết này nhóm viên thể hiện những xung đột không giải quyết được từ kinhnghiệm sống từ thời bé. Bằng nhiều cách nhóm tái hiện lại tình huống gia đình, thí dụnhư mô tả người trưởng nhóm như hình ảnh của người cha có toàn quyên trên cácnhóm viên. Nhóm viên hình thành những phản ứng chuyển giao cho người trưởngnhóm và cho nhau trên cơ sở những kinh nghiệm sống thuở ban đầu của họ. Như vậymối tương tác diễn ra trong nhóm phản ảnh cơ cấu nhân cách vả cơ chế tự vệ mànhóm viên bắt đầu phát triển từ thời thơ ấu. Tác viên sử dụng sự giao dịch này để giúpcho nhóm viên giải quyết các xung đột chưa giải quyết của họ bằng cách thăm dò mẫuhành vi trong quá khứ và nối kết với những hành vi hiện tại. Thí dụ tác viên có thểdiễn dịch hành vi của 2 nhóm viên đang tranh giành sự quan tâm của trưởng nhóm nhưsự tranh chấp không giải quyết được của 2 anh em. Khi diễn dịch của tác viên đúnglúc thì các nhóm viên hiểu được hành vi của riêng họ. Theo thuyết tâm lý năng độngthì sự hiểu biết này là thành tố cần thiết trong việc điều chỉnh và thay đổi hành vi bêntrong và bên ngoài nhóm.

c/ Thuyết học hỏi :

Thuyết này gây nhiều tranh cãi trong CTXH nhóm nhất. Điều cơ bản của lý thuyếtnày là nhấn mạnh đến hành vi cá nhân hơn là hành vi nhóm. Theo lý thuyết này, hànhvi của nhóm có thể được giải thích bằng một trong 3 phương pháp học tập.Theo lốitiếp cận cổ điển, hành vi có liên quan tới sự kích thích. Thí dụ như một nhân viên đápứng bằng một lời phê tiêu cực mỗi khi một đồng nghiệp quay qua nói với một nhânviên khác trong lúc anh ta đang nói chuyên với nh74ng người khác. Sau nhiều lần như

Page 28: Sch v-ctxh-nhm2234

- 28 -

vậy chỉ cần đồng nghiệp đó tái hiện hành vi quay qua mà không nói chuyện gì cũng đủcho nhân viên nhận này nhận xét tiêu cực rồi.

Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động. Hành vi củanhóm viên và tác viên được điều hành bởi kết quả của hành động của họ. Nếu mộtnhóm viên có một hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực thì nhómviên A có thể sẽ tiếp tục hành vi đó. Tương tự nếu tác viên nhận được phản hồi tiêucực từ nhóm viên về một hành vi nào đó thì tác viên có thể sẽ không cư xử như thếtrong tương lai.

Trong nhóm tác viên có thể dùng sự khen ngợi để gia tăng sự giao tiếp giữa nhómviên và nhóm viên và những nhận xét tiêu cực để làm giảm sự giao tiếp giữa tác viênvà nhóm viên.

Mô hình thứ ba là lý thuyết học hỏi xã hội. Nếu nhóm viên và tác viên chờ đợi điềukiện hoạt động hay cổ điển diễn ra thì những hành vi trong nhóm được học hỏi rấtchậm chạp. Bandura cho rằng hầu hết việc học hỏi diễn ra qua sự quan sát và ca ngợihoặc củng cố do tác động lây lan hoặc do trừng phạt. Thí dụ, khi một nhóm viên đượckhen ngợi vì một hành vi nào đó thì tác viên và nhóm viên khác sẽ tái tạo hành vi đósau này hy vọng là sẽ nhận được sự khen thưởng tương tự. Khi một nhóm viên thểhiện một hành vi nào đó mà xã hội không quan tâm hay trừng phạt thì những nhómviên khác sẽ học hỏi là nên không cư xử như thế vì hành vi đó đem lại kết quả tiêucực.

d/ Thuyết hiện trường :

Kurt Lewin đã thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm về sức ép để giải thích hành vi trongnhóm nhỏ. Theo lý thuyết hiện trường của Lewin thì nhóm có một không gian sống,nó chiếm một vị trí tương quan với các vật thể khác trong khoảng không gian nầy, nóđược hướng dẫn để đạt được mục tiêu, nó vận chuyển để theo đuổi những mục tiêunày, và nó có thể gặp nhiều trở ngại trong tiến trình vận chuyển. Sự đóng góp độc đáocủa thuyết hiện trường là xem nhóm như một tổng thể (gestalt), đó là sự phát triển từtừ những lực đối lập để giữ cho nhóm viên gắn với nhóm và làm cho nhóm tìm cáchđể đạt được mục tiêu. Theo Lewin, nhóm liên tục thay đổi để ứng phó với tình huốngxã hội dù rằng có nhiều khi nó ở trạng thái gần như đứng yên. Lewin đưa ra vài kháiniệm để hiểu về sức mạnh của nhóm đó là :

Vai trò : vị trí, quyền và bổn phận của nhóm viên

Qui chuẩn : những nguyên tắc điều hành/chi phối hành vi của nhóm viên

Quyền lực : khả năng nhóm viên ảnh hưởng lẫn nhau

Sự liên kết : toàn bộ những lực hấp dẫn nhau và sự lôi cuốn lẫn nhau giữa cácthành viên trong nhóm cảm nhận về nhau và về nhóm.

Page 29: Sch v-ctxh-nhm2234

- 29 -

Sự nhất trí : Mức độ đồng ý về mục tiêu và các hiện tượng khác trong nhóm

Tiềm năng đạt mục tiêu và khách thể trong không gian sống của nhóm.

Thuyết hiện trường của Lewin cho rằng người ta sẽ không thay đổi hành vi của mìnhcho tới khi nào họ thấy rõ hành vi của mình như người khác thấy.

e/ Thuyết tương tác xã hội:

Thuyết nay nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành viên trong nhóm. Phát xuấttừ những học thuyết trò chơi, phân tích kinh tế , tâm lý động vật, các nhà lý thuyết traođổi xã hội cho rằng khi người ta tương tác trong nhóm , mỗi người đều cố gắng hànhxử để gia tăng tối đa sự khen thưởng và giảm thiểu tối đa sự trừng phạt. Các thànhviên trong nhóm bắt đầu tương tác vì những sự trao đổi xã hội này đem lại cho họ điềugì đó có giá trị, như sự tán thành chẳng hạn. Theo các nhà lý thuyết trao đổi xã hội thìthường người ta không thể nhận được gì nếu người ta không cho, có một sự trao đổingầm trong mọi mối quan hệ giữa con người.

Theo thuyết tương tác xã hội, hành vi nhóm được phân tích bằng cách quan sátcách mà những cá nhân thành viên tìm kiếm sự khen thưởng trong khi ứng phó với sựtương tác diễn ra trong nhóm. Đối với một cá nhân trong một nhóm, quyết định diễn tảmột hành vi dựa vào sự can nhắc, so sánh giữa sự khen thưởng và trừng phạt có thể cótừ hành vi đó. Các thành viên trong nhóm cư xử để gia tăng những hiệu quả tích cựcvà làm giảm những kết quả tiêu cực. Lý thuyết trao đổi xã hội cũng nhấn mạnh đến cáicách mà các thành viên nhóm ảnh hưởng lẫn nhau trong các tương tác xã hội. Kết quảcủa bất kỳ sự tương tác xã hội nào cũng đều dựa trên quyền lực xã hội và sự lệ thuộcxã hội trong mối tương tác đặc biệt.

Lý thuyết này được sử dụng để làm việc với nhóm thanh thiếu niên phạm pháptrong cơ sở, nhóm cấu trúc được sử dụng để đối đầu, thách thức, và xoá đi những quichuẩn nhóm đồng đẳng chống xã hội và thay thế chúng bằng những qui chuẩn hỗ trợxã hội thông qua sự tương tác nhóm đồng đẳng được hướng dẫn.

Lý thuyết tương tác xã hội bị phê bình là máy móc vì nó giả định người ta luônluôn là sinh vật có lý trí hành động theo sự phân tích về thưởng phạt. Các nhà lýthuyết trao đổi xã hội ý thức rằng tiến trình nhận thức ảnh hưởng đến cách người ta cưxử trong nhóm. Cái nhìn của các thành viên nhóm chịu ảnh hưởng bởi tiến trình nhậnthức như ý định và sự mong đợi.

Page 30: Sch v-ctxh-nhm2234

- 30 -

Phần hai

NĂNG ĐỘNG NHÓM

Mục tiêu của phần hai :

Phần 2 này giúp sinh viên tìm hiểu thế nào là năng động nhóm, ảnh hưởng củanhóm lên cá nhân, các đặc điểm, đặc trưng của nhóm. Đây là những lý thuyết làmnền cho thực hành công tác xã hội nhóm, sinh viên cần nắm vững kiến thứcchuyên môn này

Page 31: Sch v-ctxh-nhm2234

- 31 -

Năng động nhóm là một bộ môn nghiên cứu về sự vận hành bên trong nhóm baogồm các vấn đề như các giai đoạn phát triển của nhóm, cơ cấu nhóm, mối tươngtác, truyền thông giữa các nhóm viên, các vai trò được thể hiện trong nhóm trongđó vai trò lãnh đạo là yếu tố quan trọng cho sự phát triển cûa nhóm, các quy tắccủa nhóm, ảnh hưởng của nhóm trên hành vi của cá nhân tham gia nhóm.

1. Tầm quan trọng của nhóm nhỏ trong cuộc sống của chúng ta

Từ khi sinh ra đến cuối cuộc đời, ta sinh hoạt trong đủ các loại nhóm như gia đình,nhóm bạn nhỏ trong khu phố, nhóm bạn khi đi học, khi đi làm, tổ lao động, phòngban, tới những CLB vui chơi giải trí, hay nhóm hoạt động xã hội tự nguyện.

Là một sinh vật xã hội, ta chỉ có thể thực hiện mục đích riêng, và thỏa mãn các nhucầu từ vật chất tới tâm lý xã hội thông qua nhóm.

Trường hợp trẻ em được mẹ cho đi nhà trẻ, trẻ được học hỏi vai trò làm mẹ, làm côgiáo, bác sĩ, giúp trẻ thích nghi với cuộc sống sau này khi hòa nhập xã hội trong khiđứa trẻ sống trong trại mồ côi không được học những vai trò trong cuộc sống nên saunày rất khó thích nghi và hòa nhập vào xã hội và trẻ không hoặc khó biết cách thể hiệncác vai trò, trẻ tự ti, mặc cảm, thu mình lại…

1.1. Nhóm thỏa mãn các nhu cầu sau đây của cá nhân

Môi trường nhóm nhỏ là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ của cánhân. Sau khi gia nhập nhóm và sinh hoạt và khi nhóm phát triển đến giai đoạn ổnđịnh, lúc ấy mối tương tác về mặt tình cảm giữa các nhóm viên trở nên gắn bó hơnthúc đẫy dễ dàng sự bộc lộ về mình, tâm tư tình cảm, chia sẻ và thông cảm với cácthành viên nhóm khác. Môi trường nhóm cũng là một môi trường đáp ứng các nhu cầucủa cá nhân như sau :

Được công nhận, được chấp nhận,Được tình bạn, thỏa mãn nhu cầu giao tiếpĐược quan tâm đếnĐược an toàn, được bảo vệĐược cảm giác “gắn bó” (hay thuộc về một “tổ ấm")Được phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ căng chuyên môn như âm nhạc, nghệ

thuật hay tâm lý xã hội như giao tiếp, lãnh đạo v.v...)Được tự khẳng định mình v.v...

1.2. Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực hoặc tiêucực

Do nhu cầu được thuộc về một nhóm, cá nhân tuân thủ những quy tắc của nhóm đểđược chấp nhận. Đứa trẻ tập chia sẻ đồ ăn và đồ chơi với bạn để không bị loại ra khỏinhóm. Trẻ ngoan ngoãn chấp hành kỹ luật gia đình để được tình cảm nồng ấm của cha

Page 32: Sch v-ctxh-nhm2234

- 32 -

mẹ. Anh công nhân quen lè phè vào một tổ sản xuất năng động hết dám lè phè vìkhông chỉ sợ phê bình mà còn sợ mất tình bạn, mất uy tín đối với tập thể.

Ngược lại, là thành viên một băng du đãng thanh niên nọ phải tỏ ra thật “ngầu” mớiđược nhập băng, phải biết nhảy đầm, nhậu, hút, phải tuân thủ luật giang hồ v.v...

Nhóm có thể trở thành một cực hình cho cá nhân, là một công cụ khống chế bóc lột,hay bị cô lập, ăn hiếp.

1.3. Sức ép của nhóm dù rất nhẹ nhàng, thường không ý thức được, ảnh hưởngrất mạnh mẽ đến hành vi của cá nhân.

Do đó, nhóm được gọi là một tác nhân “kiểm soát xã hội”. Luật pháp, sự trừng phạt,nhà tù không thay thế được một gia đình lành mạnh, một nhóm bạn tốt để ngăn chặnhành vi phạm pháp của một thanh thiếu niên. Khám phá ra và khẳng định được ảnhhưởng của nhóm đối với cá nhân (nhóm càng liên kết chặt chẽ, ảnh hưởng càng mạnh)các ngành khoa học xã hội đã sử dụng nhóm nhỏ như một công cụ để ảnh hưởng hànhvi cá nhân nhằm mục đích giáo dục, phát triển nhân cách hay trị liệu.

Từ các cuộc thể nghiệm khoa học về tác dụng của thảo luận nhóm đầu tiên, ngày nayphương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giáo dục thay đổi hành vi sức khỏe,phát triển các kỹ năng truyền thông, giao tiếp, lãnh đạo.Từ khả năng của nhóm để tác động đến thái độ và hành vi con người, các nhà khoahọc còn gọi nhóm là một “tác nhân đổi mới” (change agent) và là một “môi trường”tạo ra sự đổi mới (change medium).

2. Bản chất của nhóm :Nhóm có số thành viên rõ ràng, tức là một tập thể hai người hoặc nhiều hơn

có thể nhận diện bằng tên hoặc loại.

Có ý thức về nhóm, tức là nhận diện nhau một cách ý thức.

Y thức có chung một mục đích, tức là có những mục tiêu, mục đích và ýtưởng giống nhau.

Lệ thuộc lẫn nhau trong việc đáp ứng các nhu cầu, tức là cần tới nhau nhằmđạt được mục đích vốn là lý do thành lập nhóm.

Có sự tương tác – các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động và phản ứngvới nhau.

Có khả năng hành động một cách thống nhất – nhóm có khả năng ứng xử nhưmột bộ phận duy nhất.

2.1. Các đặc điểm của nhóm nhỏ :

Page 33: Sch v-ctxh-nhm2234

- 33 -

Có thể nhận diện nhóm bằng tên gọi, dấu hiệu hay chức năng.

Có một cơ cấu hiến định các quy tắc và quy định chính thức hoặc không chínhthức.

Thới gian – lượng thời gian sinh hoạt chung với nhau, nhất là vào thời kỳ đầu,chính là yếu tố xác định một tập thể có phải là một nhóm hay không.

Chuyển động – nhóm là một bộ phận năng động trong đó các yếu tố thườngxuyên thay đội, tương tác và phát triển, tức là cố gắng đạt tới cái gì đó.

2.2. Các đặc trưng của nhóm

Tiểu sử

Mỗi nhóm có một tiểu sử, tiểu sử nầy ảnh hưởng tới sự ứng xử của nhóm. Một số câuhỏi giúp hiểu tiểu sử của một nhóm :

Đâu là những mong đợi của các thành viên đối với nhóm và vai trò của họtrong nhóm ?

Nhóm được cấu tạo như thế nào, bao gồm loại người nào, kinh nghiệm trướcđây của họ như thế nào, trước đây họ kết bạn ra sao ?

Các thành viên đã chuẩn bị tham gia nhóm như thế nào ?

Họ họp với nhau, các nguồn lực v.v. như thế nào ?

Cách thức tham gia

Các nhóm đều có một cách thức tham gia :

Cách thức giao tiếp một chiều : người lãnh đạo – nhóm

Cách thức giao tiếp hai chiều : người lãnh đạo – nhóm – người lãnh đạo

Cách đa chiều : tất cả các thành viên trao đổi với nhau và với cả nhóm, trongđó có người lãnh đạo.

Trong một nhóm, cách thức tham gia có thể khá đồng nhất từ đầu đến cuối hoặc có thểthay đổi đôi lúc.

Các câu hỏi về phương cách tham gia :

Page 34: Sch v-ctxh-nhm2234

- 34 -

Lượng phát biểu của lãnh đạo và của nhóm viên ?

Các câu hỏi hoặc lời phê bình đặt hướng về ai ? người lãnh đạo, cả nhóm haymột vài thành viên đặc biệt ?

Các thành viên không nói nhiều đã tỏ ra quan tâm hoặc lắng nghe tích cực(tham gia không lời) hoặc họ buồn chán và thờ ơ. Việc kiểm tra các cách thức thamgia có thể tiến hành từng thời kỳ để được thông tin về sự năng động nhóm.

Truyền thông – giao tiếp

Phải xem xét các thành viên có hiểu nhau không và họ trao đổi các ý tưởng, Giá trị vàcảm nhận của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng không.

Các câu hỏi để biết chất lượng truyền thông giao tiếp của nhóm :

Các thành viên có diễn đạt các ý tưởng của mình có rõ ràng không?

Các thành viên có thường xuyên nhặt các ý kiến đóng góp trước đó và từ đóxây dựng các ý tưởng của mình không ?

Các thành viên đã mạnh dạn yêu cầu nói rõ thêm khi họ không hiểu rõ điều gì?

Các câu trả lời cho các nhận định có hay bị lạc đế hay không thích hợp không?

Tính đoàn kết

Tính đoàn kết của nhóm được xác định bởi sức mạnh của mối quan hệ gắn kết lại cáccá nhân thành một khối thống nhất để thỏa mãn nhu cầu, chia sẻ sự thành công, cảmthấy tự hào vì trực thuộc vào nhóm.

Tính đoàn kết được thể hiện qua tinh thần của cá nhân, tinh thần đồng đội, sức mạnhthu hút nhóm viên vào một việc họ đang làm – cảm nhận “chúng tôi” được hình thành.

Tính đoàn kết nhóm được thể hiện qua các câu hỏi :

Nhóm làm việc như thể một đơn vị như thế nào ?

Có những tiểu nhóm hoặc “những con sói cô đơn” nào đó trong nhóm không ?và ảnh hưởng của những hiện tượng đó đến nhóm như thế nào ?

Dấu hiệu nào cho thấy sự thích thú hoặc thiếu thích thú của thành viên hoặccủa các nhóm thành viên về những việc nhóm đang làm?

Page 35: Sch v-ctxh-nhm2234

- 35 -

Các thành viên khi nói đến nhóm thì xem đó như bất kỳ nhóm nào, hay nhómcủa chúng ta, hay nhóm của bạn ?

Bầu không khí

Mặc dù vô hình nhưng thường chúng ta dễ cảm nhận bầu không khí xã hội, đó là bầukhông khí thân thiện, thư giãn, không hình thức, dễ dãi hoặc tự do. Ngược lại, bầukhông khí lạnh lùng, căng thẳng, thù địch, hình thức, nghiêm cấm sẽ ảnh hưởng đếncảm xúc của các thành viên về nhóm và sẽ tác động đến mức độ tự nguyện tham giacủa họ.

Các câu hỏi để đánh giá bầu không khí :

Bạn sẽ mô tả nhóm này như thế nào ấm áp, trầm tĩnh, thân thiện, thư giãn,căng thẳng, hình thức hoặc không hình thức, bị kiểm soát, bị kiểm soát, thoải mái hoặcbị kiềm chế ?

Những quan điểm không đồng tình hoặc cảm xúc bất bình có thể được bày tỏmà không sợ trừng phạt hay không ?

Cơ cấu và tổ chức

Các nhóm có cơ cấu tổ chức hiển nhiên rõ ràng hay vô hình. Cơ cấu hiển nhiên rõràng có thể là chính thức, như là vị trí được đề cử, hoặc không chính thức, nó giúp choviệc thực hiện phân chia lao động và những chức năng chính yếu được thực hiện.

Cơ cấu vô hình thường không hiển nhiên nhưng hoạt động phía sau, phụ thuộc vàonhân cách, tầm ảnh hưởng, quyền lực, tuổi tác, năng lực, khả năng thuyết phụcv.v...Ngoài ra cũng có một cấu trúc cấp bậc lãnh đạo và quyền lực.

Trong giai đoạn thành lập có cuộc đấu tranh giành vị trí giữa những cá nhân có xuhướng thống trò mạnh. Một khi trật tự được ổn định đặc điểm của mô hình tương táclà những người có vị trí thấp nằm dưới đáy của nấc thang.

Các câu hỏi liên quan đến cơ cấu và tổ chức :

Cơ cấu nào được nhóm tạo ra một cách có ý thức, như vị trí lãnh đạo, dịch vụ,tiểu ban, đội ?

Cơ cấu không thấy được là gì ? Ai kiểm tra, ảnh hưởng thực sự, ai tìnhnguyện để làm được việc, ai chiều theo ý người khác hoặc theo đuôi ?

Các thành viên có hiểu và chấp nhận cơ cấu không ?

Page 36: Sch v-ctxh-nhm2234

- 36 -

Cơ cấu có thích hợp với mục đích và công tác của nhóm hay không?

Tiêu chuẩn và chuẩn mực

Mỗi nhóm có khuynh hướng triển khai một quy luật đạo đức hay một bộ tiêu chuẩn vàchuẩn mực về thế nào là hành vi đúng và chấp nhận được. Những điều nên làm vàkhông nên làm của một nhóm nào đó, thường được quy trong những tiêu chuẩn đượchiểu ngầm hơn là được nêu công khai.Những loại chuẩn mực của một nhóm có thể bao gồm từ phương pháp làm việc, chuẩnmực tương tác trong nhóm, chuẩn mực về thái độ, về hình thức, phong cách ăn mặcv.v..

Thách thức các chuẩn mực nhóm sẽ gây những bất đồng, tranh chấp giành quyền lựcdường như sẽ xuất hiện để tái lập hoặc chỉnh sửa những tiêu chuẩn hiện hành củanhóm.

Câu hỏi về những tiêu chuẩn và chuẩn mực :

Điều gì chứng minh nhóm có một quy luật đạo đức cụ thể như tự giác áp dụngkỷ luật, thể hiện trách nhiệm, phép lịch sự, chấp nhận sự khác biệt, tự do phát biểuv.v..?

Những tiêu chuẩn nầy đã được tất cả các thành viên hiểu đủ và hiểu đúngkhông ?

Có những lệch lạc rõ nét về những tiêu chuẩn nhóm do một hay nhiều thànhviên nào đó không và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào ?

Những tiêu chuẩn nào đó dường như thúc đẩy và cản trở sự tiến bộ của nhóm?

Trắc lượng xã hội

Trong mỗi nhóm các thành viên thường nhanh chóng nhận diện một số cá nhân mà họthích hơn những người khác. Đây là một ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động củanhóm.

Một số câu hỏi giúp bộc lộ sự thu hút lẫn nhau (hay ngược lại) giữa nhóm viên :

Những thành viên nào có khuynh hướng đứng về một phía và hỗ trợ lẫn nhau?

Những thành viên nào xem ra hay mâu thuẫn nhau ?

Có phải một số thành viên châm ngòi để người khác phản ứng ngay sau khi sốthành viên đầu tiên phát biểu để ủng hộ hay chống đối ?

Page 37: Sch v-ctxh-nhm2234

- 37 -

Lề lối làm việc

Mỗi nhóm cần có một lề lối làm việc để tiến hành công việc. Việc chọn lề lối làm việcảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác của đời sống của nhóm như cách thamgia và sự gắn bó.

Một số câu hỏi về lề lối làm việc :

Nhóm xác định nhiệm vụ và chương trình nghị sự như thế nào ? nhóm lấyquyết định bằng cách nào ? Theo vai trò, im lặng đồng ý hay đồng thuận?

Nhóm khám phá và sử dụng các nguồn lực của các thành viên như thế nào ?

Nhóm phối hợp các nhóm nhỏ và các hoạt động như thế nào ?

Nhóm lượng giá công việc của mình như thế nào ?

Mục tiêu

Mỗi nhóm đều có mục tiêu, một số là mục tiêu dài hạn, số khác là mục tiêu ngắn hạn.Đôi khi mục tiêu được phát biểu rõ ràng, cụ thể và công khai. Ơ trường hợp khác, mụctiêu thì mơ hồ, chung chung và chỉ ngầm hiểu với nhau mà thôi.

Một số câu hỏi về mục tiêu :

Nhóm xác định mục tiêu như thế nào ?Tất cả thành viên có hiểu rõ mục tiêu không ?Tất cả thành viên có gắn bó với mục tiêu không ?Các mục tiêu có thực tế và đạt được đối với một nhóm cụ thể hay không ?

Page 38: Sch v-ctxh-nhm2234

- 38 -

PHẦN BA

TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

Mục tiêu của phần 3 :

Phần này là phần quan trọng trong giáo trình, giúp sinh viên hiểu biết về tiếntrình thực hành Công tác xã hội nhóm, nắm vững những điều cần thực hình để thựchành tốt phương pháp hầu đạt mục tiêu xã hội. Sinh viên cần có kỹ năng trong điềuhành nhóm, hiểu biết về tâm lý nhóm để nhận diện các vấn đề, giúp các thành viênnhóm đi đến mục tiêu thay đổi và giải quyết vấn đề.

1. Tiến trình công tác xã hội nhóm

Khoa tâm lý nhóm cho biết nhóm cũng như con người có khởi đầu, trải qua giai đoạnấu thơ, trưởng thành và kết thúc. Điều này thấy rõ ở một ủy ban đặc nhiệm được thànhlập để giải quyết một vấn đề, xong việc thì kết thúc. Các tổ nhóm ở một trại hè đếncuối trại cũng chia tay nhau. Một nhóm bạn học rất thân nhưng sau khi tốt nghiệp mỗingười đi một ngã, nhóm coi như tứ tán. Cũng có thể một số nhỏ kết bạn suốt đời, cũngcó thể không. Khi đi làm các bạn này lại có thể tìm ra bạn mới và lại kết thành mộtnhóm bạn đồng nghiệp.

Đáng quan tâm tìm hiểu hơn là diễn tiến phát triển của nhóm về mặt tâm lý. Khi nhómbắt đầu, các cá nhân còn xa lạ, các mối quan hệ rời rạc, mục đích chung chưa thôngsuốt. Khi nhóm trưởng thành, có mâu thuẫn vì người ta cởi mở, thẳng thắn với nhauhơn, nhưng một khi hiểu nhau thì các mối quan hệ mới sâu sắc hơn. Có sự thông cảmhơn thì sự thống nhất ý kiến về mục tiêu cũng cao hơn. Và từ đó năng suất của nhómcũng cao hơn. Một nhóm hành động có thể kết thúc ở đây, khi mục tiêu đạt được. Họcó thể tiếp tục quan hệ như một nhóm bạn nếu trong quá trình làm việc tình bạn đãphát triển.

Đối với các nhóm tự nhiên hay sẵn có như gia đình, nhóm bạn, băng nhóm khó xácđịnh bước khởi đầu và sự kết thúc rõ rệt.

Các nhóm huấn luyện về năng động nhóm có thể sống từ một ngày đến vài tuần.Nhóm giải trí có thể sống một ngày trong khuôn khổ một ngày cắm trại. Nếu quan sátkỹ ta cũng thấy từ rời rạc nhóm viên đi tới gắn bó lẫn nhau. Một nhà trị liệu nhóm cóthể căn cứ trên tình hình cụ thể của thân chủ có thể dự trù 3, 5, 8 hay 10 buổi sinhhoạt (hay nhiều hơn nữa).

Page 39: Sch v-ctxh-nhm2234

- 39 -

Như đã nêu ở phần trên, trong CTXH với cá nhân, phương pháp hay công cụ giúp chođối tượng tự khắc phục dần những khó khăn của họ là khả năng tạo mối quan hệ tốtcủa NVXH đối với đối tượng (đó mới là chính, còn công ăn việc làm, tiền trợ cấp,v.v... là các công cụ yểm trợ) là công cụ tạo sự tăng trưởng hay thay đổi hành vi củacác đối tượng. NVXH nhóm vẫn tiếp xúc với cá nhân, vẫn phải tìm hiểu hoàn cảnh giađình, nhu cầu, vấn đề của cá nhân nhưng chính tiến trình sinh hoạt nhóm là trọng tâm,là công cụ giúp đỡ cá nhân.

CTXH nhóm có thể nhằm vào 2 loại nhóm: nhóm sẵn có hay nhóm được thành lập cómục đích.

Nhóm sẵn có, có thể là gia đình, một băng nhóm đường phố, bịnh nhân cùng mộtphòng ở bịnh viện, một ủy ban công tác ở cộng đồng. Nhưng các ngành khoa học vềnhóm cũng thường thành lập nhóm theo kiểu họp - tan, nhằm một mục đích cụ thể nhưhuấn luyện, xã hội hóa hay trị liệu.

Hiện nay công tác phổ biến nhất, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên, nhằm mục đíchxã hội hóa hay tái xã hội hóa. Đối với trẻ em, nhân viên xã hội có ảnh hưởng nhiềuhơn trong tiến trình nhóm so với nhóm người lớn, có nhiều cơ hội hơn để hướng dẫnnhóm hoàn thành mục tiêu.

Nội dung sau đây về các bước trong diễn tiến nhóm liên hệ nhiều tới mục đích này.

2. Bốn bước trong tiến trình công tác xã hội nhóm

Bước 1: Thành lập nhóm.Bước 2 : Khảo sát nhómBước 3: Duy trì nhóm.Bước 4 : Kết thúc.

Bước khởi đầu : Bước thành lập nhóm

Trước hết chúng ta đánh giá tình hình, vấn đề, nhu cầu của cá nhân

Môi trường thành lập nhóm:

Page 40: Sch v-ctxh-nhm2234

- 40 -

Môi trường bên trong cơ sở

Nhóm mồ côi trong các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi.Trẻ đường phố sống trong các Mái ấmTrẻ khuyết tật trong các trung tâm……

Môi trường bên ngoài cơ sở

Tại cộng đồng :Trẻ em lao động sớmNhóm phụ nữ tiết kiệm tín dụngNhóm thanh thiếu niên: Môi trường này có nhiều khó khăn hơn cho NVXH.Muốn lậpnhóm, NVXH phải tìm hiểu thực trạng đang xảy ra ? Tại sao nó như thế? Phải làm gì?(thực trạng - nguyên nhân-khó khăn - nhu cầu)

Nhóm trong cơ sở dễ làm việc hơn vì họ cùng vấn đề, mục tiêu và các hoạt động phảikhớp với phương hướng, mục tiêu của cơ sở. NVXH phải tìm hiểu cơ sở trước khi lậpnhóm.

Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng, được mọi người hiểu và cùng chia sẻ, nếukhông sự hợp tác hai bên (nhân viên xã hội và nhóm viên) và sự tham gia sẽ bị giớihạn. Hợp đồng là hai bên thỏa thuận để đạt mục tiêu trong một thời hạn nhất định.

Trước khi bắt tay vào việc, NVXH phải biết tại sao mình muốn sử dụng phương phápnhóm, và những đặc tính - nhu cầu chung nhất của đối tượng.

1. Chọn nhóm viên

Số lượng nhóm viên phải phù hợp với mục đích. ví dụ như trong trị liệu không nênđông hơn 6 - 8 người để nhóm viên có điều kiện bộc lộ, diễn đạt cảm xúc của mình.Một nhóm giải trí của trẻ em có thể lên tới 15 - 20 em. Một đội banh 11 người, mộtđội kịch tùy theo số vai trong vở diễn và các động tác hỗ trợ vở diễn. Ít quá không đạtmục tiêu, đông quá sẽ có người không tham gia trọn vẹn và cảm thấy dư thừa.

Một trong các tiêu chuẩn định nghĩa nhóm nhỏ là có quan hệ mặt đối mặt, do đó quáđông thành viên sẽ không có được mối quan hệ này.

Tóm lại, các yếu tố quy định số lượng nhóm viên là:

Page 41: Sch v-ctxh-nhm2234

- 41 -

Đặc điểm nhóm viênMục tiêu chuyên môn : Ví dụ : Nhóm phụ nữ nghèo cần vay vốn, nhóm

thanh thiếu niên gặp khó khăn trong học tập, nhóm phụ nữ bị bạo lực, nhóm phụ nữ cóchồng nghiện rượu…

Chương trình hoạt độngSự tham gia tối đa của mỗi ngườiĐặc điểm của nhóm viên cần được quan tâm

Trước tiên là sự tương đồng về nhu cầu hay vấn đề cần giải quyết. Không thể đểchung một phụ nữ độc thân mà có con và một phụ nữ đang ly dị chồng. Vấn đề của họhoàn toàn khác nhau. Vấn đề giống nhau mà quá khác nhau về tâm lý, tuổi tác, trìnhđộ văn hóa cũng không được. Giữa cô gái mới lớn, không chồng mà có con, với mộtphụ nữ 40 trong cùng trường hợp cũng rất khác biệt. Nên quan tâm đến những trườnghợp rất cá biệt không đưa vào nhóm được như người bị tâm thần nặng, trẻ có quánhiều hấn tính giữa một nhóm trẻ có vấn đề nhưng ở mức độ vừa. Hoặc một người cóxu hướng khống chế mạnh cùng với những người quá thụ động.Yếu tố bổ sung rất quan trọng: trong đội CLB văn học nên có nam lẫn nữ, một nhómchơi của trẻ có mạnh có yếu, một đội thi đua nấu cơm ngoài trời phải có vài trẻ đã cókinh nghiệm nấu cơm trong gia đình.

Tránh đưa vào một nhóm nhỏ 2 người hay 2 nhóm người ở ngoài đời đang xung khắctrầm trọng, hoặc 2 - 3 bạn rất thân cùng sinh hoạt với 5 - 6 người còn xa lạ với nhau.Tất yếu họ sẽ phân ra thành nhiều tiểu nhóm, khó xây dựng một nhóm đoàn kết.

Do đó, việc tìm hiểu nhóm viên rất quan trọng. Một giáo dục viên phụ trách nội trú cóthể biết rõ các em trong phòng mình phụ trách. Nhưng một nhóm NVXH ở cộng đồngsẽ không nắm được đặc điểm của các em thiếu niên tới đăng ký sinh hoạt đội nhómngay từ đầu. Do đó phải có quá trình tìm hiểu thông qua đăng ký sinh hoạt (phiếu xãhội - vấn đàm - vãng gia, nếu cần).

Đối với nhóm sẵn có như các nhóm tự nhiên trong khu phố, băng nhóm lang thang bụiđời, NVXH phải nhập cuộc một cách từng bước và khéo léo để nhóm chấp nhận. ởđây, NVXH không những tìm hiểu từng nhóm viên mà quan trọng hơn nữa là các mốiquan hệ và sự phân công (quyền lực) trong nhóm. Ai là lãnh vụ, ai liên kết với lãnh tụ,ai trung lập, ai chống. Trong băng có tiểu nhóm hay không? Những giá trị xã hội, quichuẩn (luật không thành văn) của nhóm là gì? Những hành vi tích cực và tiêu cực đốivới xã hội? Mục đích ở đây là tái xã hội hóa, nghĩa là tác động từ từ tới cấu trúc quyềnlực của nhóm, hướng nhóm dần tới các mục tiêu xây dựng. Ví dụ như biến thành mộtđội banh, một đội sản xuất có qui cũ, có thu nhập, được xã hội đánh giá cao. Trẻ từ từsẽ phục hồi lại niềm tin, tự tin và tự trọng.

2. Mục tiêu sinh hoạt

Page 42: Sch v-ctxh-nhm2234

- 42 -

Cần phân biệt mục đích cuối cùng của CTXH (cá nhân, nhóm, cộng đồng) là sự thayđổi, phục hồi, tăng trưởng về mặt tâm lý xã hội của (hệ thống) thân chủ, và mục têucủa hoạt động mà nhóm đề ra: thi đấu, trình diễn, cải thiện nhà ở, liên hoan cuối năm,chuẩn bị xuất viện, học kỹ năng...

Đối với một nhóm tới CLB đăng ký học kỹ năng hùng biện chẳng hạn thì không có gìphải bàn cãi. Một nhóm trẻ từ 5 - 8 tuổi chỉ cần chơi và thông qua chơi, được xã hộihóa thì chủ yếu tạo điều kiện chơi phù hợp với lứa tuổi. Nhưng đối với các nhómngười lớn liên kết để hành động chung, một nhóm thiếu niên nội trí cần đóng góp mộttiết mục cho cuộc liên hoan cuối năm thì mục đích phải được trao đổi và thông qua.Có sự thống nhất ý kiến càng cao thì sự tham gia từng người càng được bảo đảm.Càng tham gia càng tạo sự thỏa mãn và kết quả tích cực về mặt xã hội hóa.

NVXH ở đây không áp đặt cho dù đã dự trù trước, càng ít áp đặt thì nhóm càng tíchcực có sáng kiến. Vấn đề ở đây là NVXH phải sử dụng tiến trình tâm lý nhóm để tạosự thảo luận càng nhiều càng tốt trước khi thông qua quyết định chung. Đối với mụcđích xã hội hóa, điều quan trọng không phải là thành quả mà tiến trình tăng trưởng củanhóm viên.

Nhưng độc đoán hay dân chủ không phải hai phạm trù loại bỏ nhau mà là các mức độcủa một quá trình hướng dẫn. Người bịnh tâm thần, trẻ em rất nhỏ không thể tự quyếtvề mọi mặt. Do đó, sinh hoạt nhóm là để tập tành dân chủ nhưng phải đi từ thấp tớicao tùy hoàn cảnh và trình độ của nhóm viên.

Ngược lại trước một nhóm thụ động, trông chờ, NVXH phải dày công hơn nhiều đểkhơi dậy tiềm năng tự lực của nhóm.

Do đó, mục tiêu hoạt động không chỉ được áp đặt một cách hành chánh, hay bỏ mặccho nhóm viên mà cần được giáo dục. Mục tiêu không cứng ngắt mà linh động theo sựtrưởng thành của nhóm và khả năng của nhóm viên.

Ví dụ ở một trung tâm nội trú, có một nhóm trẻ tự lực chuẩn bị đóng góp cho cuộc liênhoan cuối năm, nhóm A chỉ có khả năng hát một bài đồng ca, tuy nhiên nhờ sự giúpđỡ bên ngoài và sự gắn bó lẫn nhau, mấy tháng sau các em có thể dựng một vở kịch tựbiên tự diễn.

3. Cơ cấu tổ chức nhóm

a) Cơ cấu chính thức

Tất cả các nhóm để đạt đến một mục tiêu đều phải có phân công trách nhiệm. Cónhóm viên trội hơn, có tinh thần trách nhiệm cao, được trao vai trò trưởng nhóm, cónhóm viên khéo tay được phân công dạy kỹ năng. Cơ cấu ít nhiều mang tính hình thứcvà cố định tùy thuộc vào chức năng của nhóm. Ví dụ một tổ chức ở địa phương có

Page 43: Sch v-ctxh-nhm2234

- 43 -

Trưởng ban cán sự khu phố, các tổ trưởng - tổ phó tổ dân phố hay một nhóm hànhđộng có chủ tịch, thư ký, thủ quỹ. Ngay cả một nhóm CLB cũng có trưởng - phó. Đólà chức vụ chính thức ai cũng biết và phải thông qua đó để làm việc với nhóm.

b) Cơ cấu phi chính thức

Là các mối liên hệ cá nhân và mức độ ảnh hưởng thật sự giữa các nhóm viên. Cơ cấuphi hình thức này rất quan trọng đối với bầu không khí nhóm và cả năng suất củanhóm về lâu về dài.

Mối tương tác giữa hai cơ cấu hình thức và phi hình thức rất quan trọng. Lý tưởngnhất là sự ăn khớp của chúng. Ví dụ trưởng nhóm chính thức cũng là người đượcnhóm viên ưa thích và nể nang nhất vì sự vận động sẽ suông sẻ dễ dàng và tâm lýnhóm thoải mái. Nếu trưởng nhóm tự áp đặt bằng sức mạnh (đại ca, đại bàng, túbà,...), hay vì tinh thần gia trưởng thì có sự tuân thủ để hành động theo mục tiêu chungnhưng không có sự thỏa mãn tinh thần.

Bước thành lập nhóm là bước chọn nhóm viên, thảo luận mục đích và chương trìnhsinh hoạt, phân công tổ chức. ở giai đoạn này nếu nhóm viên còn xa lạ thì hoạt độngcòn rời rạc. Nhóm viên liên hệ nhiều với NVXH hơn là giữa họ với nhau. Nếu là trẻem thì ở giai đoạn này các em rất bát nháo và chúng ta không nên đánh giá vội cáchành vi của trẻ trong giai đoạn này vì theo kinh nghiệm, chúng ta nhận thấy trẻ sẽ dầndần có sự chuyển biến tích cực trong hành vi ở những giai đoạn sau. Thông thường ởgiai đoản này trẻ muốn được chú ý nên có những hành vi chống đối, không chịu hợptác để thử thách những giới hạn của nhóm và của nhân viên xã hội.

Nếu là một băng nhóm có sẵn thì các mối quan hệ không thuận lợi cho sự phát triểnnhân cách vì còn chia rẽ, hay có sự khống chế của một hay vài cá nhân. Mục tiêunhóm chưa mang tính xây dựng. NVXH phát hiện thực trạng nhóm và khéo léo diềuchỉnh các mối tương quan và lái mục tiêu theo hướng tích cực.

Điều cần lưu ý là nội dung ở mỗi giai đoạn bao gồm 5 lãnh vực cần quan tâm :

1. Hiểu biết về những vấn đề ban đầu cần được giải quyết (cả cá nhân vànhóm)

2. Ghi nhận các cảm xúc và hành vi của các thành viên lúc sinh hoạt thông quacác vấn đề.

3. Hiểu rõ ý nghĩa nội dung của các cuộc thảo luận và của các hành vi

4. Hiểu các công việc chính yếu được thực hiện bởi tổng thể nhóm và bởi cáccá nhân thành viên.

5. Quan tâm đến các cảm xúc và hành vi của các thành viên, công việc này cầnthiết cho việc giúp đỡ nhóm và các thành viên hoàn thành nhiệm vụ.

Page 44: Sch v-ctxh-nhm2234

- 44 -

Một số công việc mà nhân viên xã hội phải hoàn thành:

Trong buổi sinh hoạt nhóm đầu tiền, nhân viên xã hội làm gì ?

Các công việc mà nhân viên xã hội cần làm trong buổi họp đầu tiên với một nhóm mớiđược liệt kê theo thứ tự như sau :

Tổ chức giới thiệu nhau, giúp hình thành môi liên lạc quen biết ban đầu và thuhút nhau và làm cho sự tham gia tích cực hơn.

Trình bày lý do nhóm được thành lập và mục đích của nhóm theo cách nhìncủa cơ sở và của nhân viên xã hội, cho phép nhóm viên trình bày quan điểm của họ.

Cùng với nhóm là rõ các mong đợi về việc tại sao họ đến đây, họ thích làm gìvà hy vọng đạt được cái gì ở nhóm.

Thảo luận về một thỏa thuận về phương cách cùng nhau làm việc và đặt ra cácquy tắc nhóm.

Thảo luận với nhóm về chương trình hoạt động và phương pháp thực hiện vàdự kiến cho nội dung buổi họp tiếp sau.

Cho nhóm biết rõ nhân viên xã hội hy vọng làm việc với nhóm như thế nào vàvai trò của mình sẽ ra sao.

Bắt đầu thiết lập văn hóa nhóm ( ví dụ : hệ thống tương thân tương ái và chiasẽ trách nhiệm)

Nhân viên xã hội cùng với nhóm :

Thiết lập các quy tắc nhómĐặt ra những giới hạnXác định hệ tống thưởng phạtĐặt ra một số tiêu chuẩn của công việcPhân công và giao trách nhiệm

Ngoài ra, nhân viên xã hội phải dự kiến phương hướng quản lý xung đột thường xuấthiện ở giai đoạn 2 của tiến trình phát triển của nhóm. Xung đột thường xuất phát từ :

Cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng để xác định vị trí của mình trong nhóm

Cơ cấu phi chính thức ( cơ cấu ngầm) song song với cơ cấu chính thức

Page 45: Sch v-ctxh-nhm2234

- 45 -

Việc thực thi các quy tắc của nhóm (do chưa quen vào khuôn khổ của các quytắc)

Thời khóa biểu làm việc (do cách thể hiện tính cách của từng cá nhân trongviệc tuân thủ giờ giấc)

Bước xung đột này chấm dứt khi mối quan tâm riêng từ từ trùng khớp với mối quantâm chung của mọi người trong nhóm để rồi tạo sự gắn kết khi bước qua giai đoạn ổnđịnh của cuộc sống của nhóm.

Ví dụ như trường hợp: Trước khi vào nhóm, một thành viên có tên bí danh là “Ba Lé”,một người bạn trong nhóm gọi anh ta theo tên bí danh này. Thành viên này không hàilòng và tỏ ra nóng giận và muốn gây hấn. Một khi NVXH biết can thiệp và tác độngthì ranh giới của từng cá nhân sẽ mờ đi và tạo được sự thân thiện với nhau, từ đó hìnhthành một bầu không khí thoải mái, biết chấp nhận nhau.

Tóm lại để đạt được những mục tiêu của nhóm chúng ta cần quan tâm đến các vấn đềsau :

Lập nhóm để làm gì?Cá nhân muốn đạt gì thông qua nhómPhương pháp sử dụng ( cách triển khai các hoạt động : thảo luận, vui chơi,

sắm vai…)Thời gian và nơi sinh hoạt.Các nguyên tắc sinh hoạt nhóm, hệ thống thưởng phạt (giáo dục các nhóm

viên thay đổi hành vi để đạt mục tiêu ).Sự tham gia của nhóm viên (NVXH không được bỏ rơi ai) .Tôn trọng tính riêng tư của mỗi nhóm viên.

Bước này chấm dứt khi có sự đồng thuận về các mục tiêu cần thực hiện.

Bước 2 : Khảo sát nhóm

Tới đây nhóm viên bắt đầu có quan hệ tương đối tốt và mục tiêu (hay mục tiêu mớiđối với nhóm sẵn có) được nhóm viên am hiểu chấp nhận. Nhóm bắt đầu bắt tay vàochương trình một cách điều hòa, có nề nếp và năng suất. Đối với nhóm có sẵn, côngtác khảo sát nhóm hướng vào các vấn đề sau :

Tìm hiểu mối quan hệ cá nhânTìm hiểu tiến trình nhóm (nhóm được lập lúc nào, lí do hình thành nhóm? Đã

có những hoạt động gì? Ai là người lãnh đạo?)Tìm hiểu chức năng vai trò của từng thành viên nhóm thông qua thảo luận,

quan sát.Tìm hiểu môi trường sinh hoạt của nhóm, qui chế nhómQui định của cơ sở xã hội

Page 46: Sch v-ctxh-nhm2234

- 46 -

Ở giai đoạn này (giai đoạn dài nhất) NVXH vừa hỗ trợ về chương trình vừa hết sứcquan tâm đến tiến trình (các mối tương tác giữa nhóm viên) để các nhóm viên đượchưởng tối đa bầu không khí và các mối quan hệ thuận lợi. Những người đã bị tổnthương trong đời sống xã hội như trẻ LTBĐ bị ngược đãi, khinh thường, thiếu tìnhthương sẽ tìm lại sự tự trọng, tự tin thông qua kinh nghiệm nhóm tích cực này. Cácnguyên tắc chấp nhận, lắng nghe, tôn trọng cần được NVXH truyền đạt cho nhóm viênđể nhóm viên ứng xử với nhau theo hướng tích cực nhất. Trẻ hung hãn biết nhườngnhịn, giúp đỡ các em khác. Trẻ nhút nhát được bạo dạn lên. Trẻ ít được quan tâm sẽcó dịp thi thố tài năng. Nhóm viên tăng sự tự tin vì hoàn thành được nhiệm vụ giaophó.

Đối với trẻ em, trong công tác xã hội nhóm, một hình thức môi trường giúp trẻ thayđổi là chơi. Cần phân biệt chơi trong khuôn khổ và chơi không theo khuôn khổ. Chơikhông theo khuôn khổ là một phương tiện truyền thông và tự bộc lộ. Nó được dùngcho các nhóm của mọi lứa tuổi, liên quan đến các nhu cầu của cá nhân và liên quanđến những người mà họ có quan hệ ở một thời điểm nhất định. Garvey (1977) nêu 5tiêu chí để xác định trò chơi không theo khuôn khổ :

Chơi vui, hoặc có giá trị tích cực cho người chơiĐược thúc đẩy từ bên trong, không có mục đích bên ngoài hoặc hành động bắt

buộc nào.Nó xuất phát một cách tự nhiên, không bị ép buộcNó đòi hỏi sự tham gia tích cực bởi người chơiNó có một mối quan hệ nhất định với cái “không chơi” trong thế giới thực.

Các đặc tính của việc chơi không theo khuôn khổ :

Chơi được dùng bởi người lớn để hiểu trẻ em theo 3 phương cách (GarbarinoStott, 1992) :

Tìm hiểu mức độ phát triển và năng lực của trẻ, bao gồm phát triển nhận thức,xã hội và thể chất.

Thu thập thông tin về cuộc sống tinh thần của trẻ - có khái niệm về trẻ cảmnhận như thế nào.

Chơi giúp trao đổi về những trải nghiệm lo lắng

Những hoạt động bao gồm trò chơi, thi đua, kể chuyện, sắm vai, tâm kịch đều đượcxem là chơi theo khuôn khổ. Nhân viên xã hội sử dụng các hoạt động này để các thànhviên và nhóm đạt được mục tiêu của họ, nó thường xem như là một chương trình hoạtđộng đã định, giúp họ “học hỏi các quy định của trò chơi”, giúp họ dịch chuyển xahơn, tạo ra những khám phá mới, phát triển sự sáng tạo.

Lên kế hoạch các hoạt động :

Page 47: Sch v-ctxh-nhm2234

- 47 -

Kế hoạch các hoạt động phải dựa trên cơ sở :

Nhu cầu và mục tiêu của nhóm: chung và riêngCác giai đoạn phát triển của nhóm.Môi trường sinh hoạt.Đặc điểm của đối tượng : nhóm viên là ai? Đặc điểm riêng của họ?

Trước khi chúng ta lên kế hoạch các hoạt động và để các hoạt động có thể đóng vai tròlàm nền cho tiến trình thay đổi, chúng ta cần định hướng dựa trên các nhu cầu, mongđợi của nhóm viên và dựa trên mục tiêu để xây dựng kế hoạch hoạt động. Mọi thànhviên nhóm cần phải hiểu mục tiêu như nhau để có sự gắn kết trong nhóm. Những vấnđề đặt ra là để có sự hòa nhập sau khi có sự đồng thuận về :

Tại sao chúng ta ở đây ?Chúng ta cần làm gí ? (Xác định các hoạt động)Chúng ta làm như thế nào ?Chúng ta cần đạt những gì ?

Thông thường, nhân viên xã hội hỗ trợ nhóm lựa chọn và sử dụng các hoạt động. Vaitrò của tác viên bao gồm nhiều công việc như chọn một hoạt dộng, lên kế hoạch, khởiđầu, dạy (trường hợp nhó trẻ), hỗ trợ, điều chỉnh, điều quan trọng là tạo sự gắn kếtgiữa các thành viên trong nhóm và các hoạt động phải là những cơ hội khen thưởng đểcác nhóm viên phàn ứng một cách tích cực. Trong những trường hợp khác, nhân viênxã hội cần giúp trẻ vượt qua những hoạt động mới mẻ, chưa quen thuộc, để tập dần sựthích thú trong những gì trẻ đang làm. Trong lúc vẽ tranh hoặc lúc nặn đất sét, nhânviên xã hội thường cùng tham gia, tạo cho trẻ nhiều cơ hội tự thể hiện một cách thoảimái mà không có cảm giác là mình đang bị giám sát bời nhân viên xã hội. Vai trò củanhân viên xã hội là tạo sự ham muốn tham gia hoặc thúc đẩy người khác trở nên dấnthân hơn. Tuy nhiên đôi lúc nhân viên xã hội cũng cần kiểm soát hoặc hạn chế bớtnhững hành vi thái quá, trường hợp có mâu thuẫn, có nghĩa là nhân viên xã hội đượcphép can thiệp khi trẻ có nhu cầu.

Những hoạt động nào được sử dụng trong CTXH nhóm ?

Trước hết các hoạt động của nhóm, theo Vinter (1974) phải bao hàm 6 yếu tố chính:

Có những quy định trong sinh hoạt (Quy định trong thảo luận nhóm thì nhẹhơn quy định khi chơi bóng bàn)

Có sự kiểm soát : trọng tài, người hướng dẫn…Có hoạt động thể chấtCó vận dụng khả năng và kỹ năng trong hoạt độngCó sự tương tác giữa những người tham giaCó hệ thống thưởng phạt

Các loại hoạt động thường bao gồm:

Page 48: Sch v-ctxh-nhm2234

- 48 -

Trò chơi: trò chơi giúp nhóm viên năng động, sáng tạo và tạo sự gắn kết trongnhóm, sức khỏe. Trò chơi cũng tạo niềm tin vì trong cuộc sống ta không sống mộtmình được mà luôn cần những mối quan hệ trong xã hội. Trò chơi nhận thức giúpnhóm hiểu một vấn đề và thay đỗi nhận thức.

Nói chuyện : ở môi trường cà nhóm hoặc theo từng cặp đôi, chia sẻ kinhnghiệm, những chuyện vui buồn gặp phải trong quá khứ. Đây được xem là một thamvấn cho nhau giữa các thành viên nhóm.

Viết nhật ký, bản tin, báo tường, viết lên những suy nghĩ, tự đánh giá bảnthân. Thông qua hoạt động này nhân viên xã hội có thể theo dõi diễn biến tâm lý, tâmtư của từng cá nhân để có hướng hỗ trợ.

Hoạt động vui chơi, giải trí như cắm trại, nấu ăn, thể thao, văn nghệ…

Hoạt động về kỹ năng xã hội như sắm vai, kỹ năng sống (tập nói “không”, làmchủ bản thân, giảm bạo lực…)

Tâm kịch: sắm vai, diễn lại sự cố đã xảy ra.

Đóng vai: Diễn kịch trong sinh hoạt văn nghệ, đóng vai theo một khuôn mẫungười nào đó.

Ví dụ như cho một đứa trẻ đóng vai đứa con vi phạm, có lỗi với ba mẹ, ba mẹ nónggiận và đứa trẻ này đứng cạnh một em khác đóng vai đứa con ngoan dễ thương, khácvới hành động của nó, đứa trẻ này kia suy nghĩ nếu mình cư xử dễ thương thì không bịba mẹ đánh.

Hoặc kịch câm: Loại hình này giúp họ tự bộc lộ qua động tác.

Hoặc xây tượng : qua thể hiện, nhân viên xã hội ghi nhận được tâm trạng bêntrong của họ

hoạt động nghệ thuật khác như vẽ tranh, chụp ảnh, múa

Hoạt động nghe nhìn: quay video : nhóm ở cộng đồng ( trong dự án PTCĐ).Khi quay, cá nhân bộc phát hành vi và khi chiếu lại để xem và cùng nhau phân tích,nhóm viên biết hành vi nào đúng, hành vi nào chưa đúng, điều này tác động đến sựthay đổi hành vi.

Bước 3: Bước duy trì nhóm

Page 49: Sch v-ctxh-nhm2234

- 49 -

Đây là bước chính trong công tác xã hội nhóm, bước đưa đến những thay đổi. Vì thếlúc này là lúc nhân viên xã hội chứng tỏ khả năng chuyên môn của mình. Nhân viênxã hội quan tâm đến việc chia sẻ thông tin, cảm xúc giữa các thành viên với nhau. Đặcđiểm của bước này là sự bộc lộ, mong mỏi được sự phản hồi. Trong bước này, cácnhóm viên trao đổi thông tin về cá nhân, về công việc, tìm hiểu hành vi và ý nghĩahành vi của nhau.Nhóm viên cảm thấy thoải mái hơn, biết chấp nhận nhau và mọi người cảm thấy mìnhthuộc về nhóm hơn (hòa nhập vào nhóm, một sự đồng hóa với nhóm :“ta là nhóm,nhóm là ta”).

Nhóm viên bắt đầu có quan hệ tương đối tốt và mục tiêu (hay mục tiêu mới đối vớinhóm sẵn có) được nhóm viên am hiểu chấp nhận hơn. Nhóm bắt đầu bắt tay vàochương trình một cách điều hòa, có nề nếp và năng suất.

Ở giai đoạn này (giai đoạn dài nhất) NVXH vừa hỗ trợ về chương trình vừa hết sứcquan tâm đến tiến trình (các mối tương tác giữa nhóm viên) để các nhóm viên đượchưởng tối đa bầu không khí và các mối quan hệ thuận lợi. Những người đã bị tổnthương trong đời sống xã hội như trẻ em đường phố bị ngược đãi, khinh thường, thiếutình thương sẽ tìm lại sự tự trọng, tự tin thông qua kinh nghiệm nhóm tích cực này.Các nguyên tắc chấp nhận, lắng nghe, tôn trọng cần được NVXH truyền đạt cho nhómviên để nhóm viên ứng xử với nhau theo hướng tích cực nhất. Trẻ hung hãn biếtnhường nhịn, giúp đỡ các em khác. Trẻ nhút nhát được bạo dạn lên. Trẻ ít được quantâm sẽ có dịp thi thố tài năng. Nhóm viên tăng sự tự tin vì hoàn thành được nhiệm vụgiao phó.

Một số vấn đề cần quan tâm trong bước quan trọng này của tiến trình nhóm:

Coi trọng công việc lẫn con ngườiRà soát kế hoạch hoạt động có phù hợp với nhu cầu và mục tiêu hay không để

sớm điều chỉnhGiúp nhóm viên chấp nhận sự khác biệt của nhauĐánh giá thường xuyên các sự kiện thể hiện hành vi, nó có ý nghĩa gì, định

hướng và uốn nắn hành vi.Có phương pháp can thiệp để tạo sự tham gia tối đa, tạo sự gắn kết trong

nhómĐánh giá từng bước tiến bộ của nhómLuôn khuyến khích nhóm làm tốt hơnÁp dụng phương pháp CTXH cá nhân đối với những trường hợp cá nhân có

vấn đề riêng biệtĐánh giá vai trò của từng nhóm viên trong quá trình phát triển nhóm và trong

mối quan hệ trong nhóm.Đánh giá các kênh truyền thông trong nhóm

Một số kênh truyền thông trong nhóm

Page 50: Sch v-ctxh-nhm2234

- 50 -

NVXH

NV NV NV NV

Truyền thông hiệu quả với từng nhóm viên

NVXH

NV NV

NV NV

Truyền thông giữa các nhóm viên

NVXH

NV NV

NV NV

NVXH trao đổi với nhóm

NVXH

NV NV

NV NV

Page 51: Sch v-ctxh-nhm2234

- 51 -

NVXH trao đổi với những người có liên quan đến nhóm (kênh)

NVXH 1 NVXH 2

NV NV

NV NV

Trao đổi giữa hai đồng nghiệp

Bước cuối : Bước giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu xã hội

Nhóm như con người có thể chết yểu, nghĩa là sau vài lần sinh hoạt không còn haycòn rất ít người tham dự. Kinh nghiệm thất bại không có gì lạ thậm chí rất phổ biến.

Có nhóm kéo dài được đến giai đoạn cuối. Lượng giá gồm cả 2 mặt chương trình vàtiến trình.

Trong CTXH nhóm, tiến trình rất quan trọng. Vở diễn A có thể được đánh giá cao vềkịch bản, dàn dựng, diễn xuất. Nhưng khi tìm hiểu thì vỡ lẽ là do sự “độc diễn” củamột nhóm viên từ đầu đến cuối. Các nhóm viên kia thì chỉ “đặt đâu ngồi đó”. Họ tíchcực tập luyện vì sĩ diện nhóm. ở đây không có gì xấu nhưng xét về mặt tăng trưởngtâm lý của cá nhân và nhóm thì chưa đạt.

Vở kịch B ít chuyên nghiệp hơn, nhưng tất cả các thành viên đều tham gia ý kiến chokịch bản và dàn dựng cũng như diễn xuất. Họ không những hãnh diện mà còn rất vuivà gắn bó với nhau. Về mặt mục đích CTXH nhóm thì vở B đạt hơn.

Lượng giá được mọi người tham gia với sự chuẩn bị một dàn ý do NVXH hay trưởngnhóm.

Một nhóm bệnh nhân nằm viện lâu dài được sinh hoạt nhóm để chuẩn bị xuất viện thìcâu chuyện kết thúc cho tất cả ở đây, cho dù có người sẵn sàng có người còn e ngạitrở lại với cuộc sống hàng ngày.

Nhưng đối với một số thân chủ có vấn đề ví dụ như một nhóm các bà mẹ mới ly dị. Cóngười thông qua sinh hoạt nhóm đã ổn định được tinh thần. Có người có tiến bộ nhưngcòn rất chao đảo. Nhóm đầu có thể “xuất” nhóm. Nhóm người sau có thể tiếp tục với

Page 52: Sch v-ctxh-nhm2234

- 52 -

mục tiêu, chương trình mới. Hoặc họ có thể được chuyển qua một nhóm khác để tiếptục sinh hoạt.

CTXH nhóm là một phương pháp càng ngày càng được sử dụng vì có hiệu quả cao.Nhưng nó không phải vạn năng, bên cạnh các phương pháp cá nhân, nhóm, cộng đồngcòn nhiều cách can thiệp khác như biện hộ (advocacy), xây dựng chính sách, kếhoạch, pháp chế, mới giải quyết được các vấn đề xã hội.

Một số đặc điểm của bước này là :

Nhóm viên phụ thuộc lẫn nhau: nhóm viên có thề làm việc một mình, trongtiểu nhóm hoặc trong toàn nhóm.

Có sự thu hút nhau giữa các nhóm viên

Các nhóm viên hợp tác nhau và cạnh tranh để cùng nhau phát triển (hội nhậpvào nhóm phát triển.)

Trước đây giải quyết những xung đột rất khó, nay giải quyết rất dễ dàng hơn.

Những gì nhóm thực hiện được xem là phương tiện trong cố gắng đạt đượcmục tiêu của chính mình (trong nhóm tâm lý trị liệu thì hoạt động nhắm vào cá nhânnhiều hơn)

Tuy nhiên, ở giai đoạn kết thúc này, nhân viên xã hội cần quan tâm một số công việc:

Duy trì những cố gắng thay đổi của nhóm viên, giúp họ phát triển lòng tự tinGiảm sự thu hút của nhóm và tăng cường chức năng tự lực của các cá nhân

thành viên.Hỗ trợ các thành viên đương đầu với những cảm xúc khi kết thúcLên kế hoạch cho tương laiGiúp họ tiếp cận với các dịch vụ và các tài nguyên khácLưu ý các yếu tố có thể làm cho nhóm viên rời bỏ nhóm :

Những mâu thuẫn và những thay đổi khó thích nghiSự lệch hướng của nhóm do bị một cá nhân thành viên lôi kéoNhững vấn đề phát sinh do phát triển mối quan hệ thân tìnhThiếu cơ hội và thời gian chia sẻ với nhân viên xã hộiThiếu định hướng đầy đủ trong trị liệuNhững rắc rối phát sinh tử các tiểu nhóm.

Page 53: Sch v-ctxh-nhm2234

- 53 -

Phần bốn

Thực hành Công tác xã hội nhóm

Mục tiêu của phần bốn :

Phần bốn chủ yếu giúp sinh viên nắm vững một số kỹ thuật, một số công việc cần thựchiện trong CTXH nhóm, thực thi đúng các vai trò của mình, kết hợp việc vận dụng cáckỹ năng cần thiết, tránh những điều không nên làm để đạt hiệu quả cao trong thựchành công tác xã hội nhóm.

1.Vẽ sơ đồ nhóm khi nhóm thảo luận giải quyết vấn đề (trắc lượng xã hội)

Khi nhóm thảo luận để giải quyết một vấn đề của nhóm, nhân viên xã hội chú ý quansát và ghi nhận tiến trình tham gia và phản ứng của từng nhóm viên và phát họa sơ đồnhóm :

Page 54: Sch v-ctxh-nhm2234

- 54 -

Ghi nhận số lần phát biểu của từng nhóm viên, ai nói nhiều, ai ít nói,ai khôngnói, tìm hiểu lý do.

Vẽ sơ đồ nhóm theo các hướng phát biểu nhắm vào cá nhân hay nhắm vàonhóm ( nếu nhắm vào nhóm thì vẽ mũi tên vào trung tâm)

: Thu hút một chiều

: Thu hút nhau

: Đối kháng, nghịch nhau

Ví dụ : A B : A căng với BA B : A và B đối kháng nhau

: 2 nhóm viên nghịch nhau

: Thờ ơ với

: Cùng thờ ơ với nhau

2. Vẽ Sơ đồ Sharon:

Sơ đồ Sharon được dùng để đo lường, đánh giá mặt tích cực và mặt tiêu cực của vaitrò và quan hệ trong nhóm. Sơ đồ gồm có 2 trục : Trục thẳng đúng ghi nhận mức độlàm việc thiên về lý trí và mức độ làm việc thiên về tình cảm, trục ngang là trục ghinhận múc độ từ không thân thiện đến mức độ thân thiện cao.

Làm việc, lí trí

Người khác ngại lãnh đạo trong công việcgần người này

Mặt tích cực

Không thân thiện thân thiện cao hơn

Bị bỏ rơilãnh đạo về tình cảmMặt tiêu cực

Page 55: Sch v-ctxh-nhm2234

- 55 -

Khi phát hiện trường như sơ đồ trên, NVXH phải có cách giúp nhóm viên bên tiêu cựcchuyển qua bên tích cực hoặc lên phía trên.

3. Đối chiếu với kế hoạch trị liệu

Kế hoạch này được thông qua bởi từng cá nhân và nhóm.Ví dụ trường cai thuốc láAi cai ? : TuấnTuấn sẽ phải làm gì ? Từ chối thuốc lá khi có người mời hút hoặc giảm mỗi bao nhiêuđiếu thuốc.

Vào tình huống nào? Khi có những buổi hợp mặt tại nhà, mỗi ngàyĐo lường bằng cách nào? Nhóm báo cáo lại hoặc bạn Tuấn báo cáo

Trong công tác xã hội nhóm, việc đánh giá thường nhắm vào giai đoạn cuối của tiếntrình nhóm. Đánh giá tính hiệu quả thường phức tạp vì việc đạt mục tiêu liên quankhác nhau đến từng cá nhân trong nhóm. Nếu ở một nhóm có 10 người và chỉ có 5người là đạt mục tiêu đã định, còn 5 người khác chưa đạt và vì thế mà sự đánh giá trởnên thiếu cụ thể, thiếu rõ ràng. Để giảm thiểu nhưng vấn đề này, chúng ta cần xác định:

Mục tiêu của từng cá nhân là gì ? (nó có thể thay đổi hoặc bổ sung do nhómphát triển, nhu cầu mới phát sinh.

Đạt mục tiêu bắng cách nào ? Do tự bản thân cá nhân, do nhóm hay do nhânviên xã hội hoặc cà ba.

Các chỉ số đo lường : Nếu không có các chỉ số đo lường thì công tác đánh giálại càng phức tạp.

Vì thế Preston-Shoot (1988) đề nghị một “mô hình” đánh giá như sau :

Bước 1 : Mô tả tình hình hiện tại, càng cụ thể, chính xác càng tốt.

Bước 2 : Mô tả mục đích tổng quát hoặc đầu ra mong đợi

Bước3 : Xác định các mục tiêu khả thi, các mục tiêu riêng biệt, sự hoàn thành giúpđạt được tình trạng mong muốn

Bước 4: Mô tả chi tiết sự can thiệp đưa đến tình trạng mong muốn, bao gồm cácphương pháp được sử dụng và các nguồn lực tài nguyên và thời gian cầnthiết.

Bước 5 : Xác định các chỉ báo cho thấy sự thay đổi

Page 56: Sch v-ctxh-nhm2234

- 56 -

Bước 6 : Quyết định ai sẽ báo cáo, báo cáo cái gì, như thế nào và lúc nào.

Bước 7 : Thiết lập 6 bước trên như là một kế hoạch lượng giá tính hiệu quả của trường hợp nhóm và thực hiện.

Bước 8 : Thiết lập và rà soát lại các kết quả của sự can thiệp.

4. Báo cáo : Báo cáo buổi sinh hoạt nhóm.

Phúc trình nhóm: Phúc trình theo tiến trình can thiệp của NVXH nêu các bước thayđổi của nhóm, theo từng giai đoạn của nhóm.

Mẫu báo cáo các buổi sinh hoạt nhóm.Tên nhóm:…………………………………………………………….Tên NVXH.:……………………………. ………………………… .Ngày sinh hoạt:……………………. từ lúc………đến……………….Nơi sinh hoạt:………………………………………………………… Nhóm viên có mặt:………………….Nhóm viên vắng mặt:………….Mục tiêu của nhóm:…………………….. ……………………………………………………………………………………………………….

Mục tiêu của buổi sinh hoạt nhóm:…………………… ……………..………………………………………………………………………….

hoạt động để đạt được mục tiêu đó:………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

NVXH phân tích buổi sinh hoạt (tiến trình nhóm và tương tác trongnhóm):……………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ghi nhận sự tiến bộ của từng cá nhân:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Kế hoạch cho buổi sinh hoạt sau:……………………………………

Page 57: Sch v-ctxh-nhm2234

- 57 -

………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………….

Điều gì cần quan tâm trong buổi sinh hoạt sau :…………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………….

5. Viết tiến trình nhóm

Nhân viên xã hội có thể hai cách viết tiến trình nhóm :

Viết theo tiến trình thời gian : Từng mốc thời gian, nhân viên xã hội ghi lạidiễn biến thay đổi trong nhóm, sự can thiệp của mình và sự tác động của sự can thiệpđó, phân tích những thuận lợi và khó khăn gặp phải của mình, của từng cá nhân cũngnhư của nhóm. Cách này thường được viết dần theo từng thời điểm theo dõi sinh hoạtnhóm và lưu hồ sơ.

Viết theo tiến trình các giai đoạn của nhóm ; Nhân viên xã hội dựa theo từnggiai đoạn tiến trình công tác xã hội nhóm để phân tích những diễn biến thay đổi trongnhóm. Cách này thường được sau khi nhóm đạt được mục tiêu xã hội. Báo cáo nàyđược dùng như là trường hợp cụ thể để những đồng nghiệp, người nghiên cứu thamkhảo học tập kinh nghiệm (Xem phần phụ lục về một trường hợp công tác xã hộinhóm được viết theo tiến trình).

6. Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội nhóm

Vai trò của NVXH trong phương pháp này không phải chủ yếu là tác động vào cánhân mà vào tiến trình nhóm, có nghĩa là như ở phần thành lập nhóm, NVXH nghiêncứu kỹ thành phần nhóm viên, giúp nhóm xác định mục tiêu thì ở đây vai trò củaNVXH là tìm hiểu cơ cấu hình thức và phi hình thức của nhóm và giúp cho hai cơ cấunhích lại gần nhau. Có nhiều cách tìm hiểu cơ cấu phi hình thức. Trước tiên là quansát: trong nhóm ai thân với ai, ai cùng nhau tới sinh hoạt, thái độ của nhóm viên đốivới trưởng nhóm chính thức ra sao, ai ủng hộ hay phản đối, tại sao, ai bị cô lập? Trongbuổi thảo luận ai hay rù rì với ai, ai nhìn nhau, ai củng cố hay phản bác ý kiến của ai?Trong công tác ai giúp đỡ ai, ai không chịu giúp ai?

Ngoài sinh hoạt nhóm ai đi chơi với ai hay tới nhà ai... Có một cách tìm hiểu khánhanh và chính xác nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn. Đó là một trắc lượng xã hội(sociogram). Bằng một câu hỏi cho mỗi nhóm viên bạn sẽ vẽ được sơ đồ các mối quanhệ trong nhóm. Câu hỏi đó là:

Page 58: Sch v-ctxh-nhm2234

- 58 -

Bạn thích chơi với ai nhất vàBạn thích làm việc với ai nhất

Ví dụ : Hạnh có vẻ được nhiều uy tín nhất với 5 thành viên vừa muốn cùng chơi vàlàm việc. Đức có vẻ là một “hoạt náo viên” vui chơi với tánh tình chắc là vui vẻ dễdàng nhưng không phải là một người có thể trông cậy vào được về mặt công tác.Duyên có vẻ là một người hơi nghiêm túc, người ta thích cùng cộng tác mà không aithích chơi. Mai đặc biệt không ai muốn cùng chơi hay cùng làm và Mai có thể bị côlập. NVXH nên tìm hiểu vì sao?

Nếu Hạnh chính thức cũng là trưởng nhóm thì NVXH có thể yên tâm là nhóm đã lựachọn đúng lãnh tụ của mình. Nếu trưởng nhóm chính thức là một nhân vật khống chếtập thể hay quá bất tài, NVXH có thể từ từ giúp nhóm viên công nhận điều đó và cóthể cởi trói về mặt thủ tục hay thói quen và quan hệ để bầu ra người khác khi thuậnlợi.

NVXH có nên làm trưởng nhóm không? Vai trò lý tưởng của NVXH là xúc tác viên,khuyến trợ viên còn chính thức lãnh đạo nhóm nên là một trong các nhóm viên. Tuynhiên sự can thiệp chính thức của NVXH tùy thuộc vào hoàn cảnh và trình độ pháttriển của nhóm. Ví dụ với những đối tượng có vấn dề tâm lý nặng tham gia với mụcđích trị liệu hay trẻ em còn nhỏ, vai trò NVXH gần như là trung tâm. Với một CLBthanh niên, một nhóm hành động ở địa phương NVXH, là một người tư vấn. Dù vềmặt chính thức chủ động hay thụ động, NVXH cũng cần vận dụng kiến thức kỹ năngchuyên môn để hỗ trợ và đưa nhóm đến mục tiêu.

Nguyên tắc tự quyết cũng phải được áp dụng trong nhóm và tinh thần phụ thuộc củanhóm cần được khắc phục dần dần.

Trong suốt thời gian sinh hoạt nhóm, NVXH sẽ có dịp hiểu rõ hơn các đối tượng, pháthiện thêm những nhu cầu, khó khăn của từng cá nhân. Có người sẽ cần sự tiếp xúcriêng, có trường hợp trẻ có vấn đề, NVXH phải tiếp tục tới thăm gia đình, làm việc vớiphụ huynh. Như thế, phương pháp CTXH với cá nhân cũng được vận dụng để hỗ trợphương pháp nhóm.NVXH phải ghi chép diễn tiến nhóm trong và ngoài các buổi sinh hoạt (nếu có tiếpxúc riêng). Nhờ sự ghi chép này, NVXH nắm bắt diễn tiến nhóm, phản ứng, cảm xúccủa nhóm viên, và sau mỗi lần sinh hoạt có thể lượng giá và điều chỉnh sự việc để buổisinh hoạt sau được tốt hơn. Ví dụ khi ghi lại một buổi sinh hoạt, NVXH chú ý đến sựkiện một em bé không được các em khác quan tâm đến. Lần tới, NVXH sẽ nhờ một trẻtích cực cùng chơi và giúp đỡ em.

Quan sát là công cụ quan trọng giúp NVXH nhạy bén với diễn tiến phát triển củanhóm.

Một số vai trò cụ thể của nhân viên xã hội :

Page 59: Sch v-ctxh-nhm2234

- 59 -

Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức để giúp hai cơ cấu này cộng tácvới nhau

Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên : Nếu một nhóm viên bị bỏrơi thì NVXH phải can thiệp, tạo điều kiện đưa họ hòa nhập vào nhóm và làm việcriêng với các nhóm viên khác để họ thay đổi thái độ với nhóm viên này. Nếu khônggiải quyết được thì bắt buộc phải chuyển nhóm viên này qua nhóm khác.

NVXH giúp nhóm viên có kỹ năng diễn đạt.

Nhân viên xã hội cần phải am hiểu tâm lý của từng người

Phát hiện nhu cầu cầu, khó khăn của từng nhóm viên

Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hoạt động : Nên để nhóm chủ động xâydựng kế hoạch hoạt động.

Xác định vai trò của mình : Khi nào là xúc tác ? khi nào là lãnh đạo.

Khi nào nhân viên xã hội can thiệp vào nhóm :

Can thiệp khi nhóm đi lệch mục tiêu của buổi thảo luận nhóm ( vai trò giữcửa)

Can thiệp khi nhóm có mâu thuẩn, xung đột. NVXH làm rõ ý kiến của haibên, giải thích, giúp hai bên tìm điểm chung để có thể thoả hiệp.

Can thiệp khi truyền thông bị tắc nghẽn (hiểu sai ý của người khác, dùng từxúc phạm…): NVXH can thiệp bằng cách đính chính lại câu nói, giúp nhóm viên dùngtừ thích hợp, nhẹ nhàng hơn, tránh những câu nói mang tính phê phán con người (nóisự kiện thì tốt hơn).

Khi có thiểu số thống trò nhóm và áp đặt số còn lại, NVXH tìm hiểu xemnhững cá nhân đó vô tình hay cố ý, tập huấn cho nhóm về sự hài hòa trong tham gianhóm.

Có người nói nhiều quá, những người còn lại sẽ thụ động, NVXH phải gặpriêng người đó và một cách tế nhị

Khi trường hợp có nhóm viên đặt câu hỏi, NVXH nên chuyển câu hỏi này vềcác nhóm viên khác để trả lời, không nên tự trà lời hết những thắc mắc của nhóm viên,điều này giúp tăng sự tương tác và tạo cơ hội cho từng nhóm viên có cơ hội phát triển.

Page 60: Sch v-ctxh-nhm2234

- 60 -

Có hiện tượng ngôi sao (có uy tín, giỏi), NVXH phải giúp cho họ biết chegiấu mình hơn để tránh sự lệ thuộc của các nhóm viên khác, nếu không được thì có thểchuyển họ qua nhóm khác cùng trình độ.

Tóm lại, vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện tùy thuộc vào mục tiêu nhắm vàosụ thay đổi ở cá nhân, nhóm hay cộng đồng:

Mục tiêunhắm vào

Hỗ trợ cá nhân/cá nhân thay đổi

Hỗ trợ nhóm/nhóm thay đổi

Hỗ trợ cộng đồng/cộng đồng thayđổi

Vai tròcủaNVXH

Trị liệuGiáo dụcThông hoạtHuấn luyện

Thương lượngTrung gianThông hoạtTrị liệu

Biện hộTổ chứcThông hoạtPhát triển tàinguyên

Loạinhóm

Các nhóm đượcthành lập:nhóm tại địa bàn dân cư, nhómtrongcơ sở xã hội,bệnh viện

Nhóm tự nhiên(gia đình)Nhóm tại địabàndân cư

Nhóm tự giúp(nhóm PN TD-TK)Nhóm tự nguyệnNhóm hành động(nhóm môi trường)

7. Các kỹ năng trong công tác xã hội nhóm

Để có những kỹ năng hiệu quả thì nhân viên xã hội phải được đào tạo chuyên môn,nắm vững lý thuyết (Tâm lý nhóm, truyền thông trong nhóm, công tác xã hội cơ bản,công tác xã hội nhóm) có kinh nghiệm làm việc ở các nhóm lấy quyết định, nhóm trịliệu, nhóm tự giúp hoặc nhóm giải quyết vấn đề…Những kinh nghiệm được thu thậpqua quan sát, qua làm trực tiếp và rút ra những bài học từ thực tế sinh động và đa dạngở những môi trường khác nhau, các đối tượng và lứa tuổi khác nhau.

Công tác xã hội nhóm là một hoạt động khá phức tạp nhiều so với công tác xã hội cánhân vì nó mang nhiều yếu tố biến đổi cần phải quan tâm như : cá nhân thành viênnhóm, tiểu nhóm, toàn nhóm, mục đích của nhóm, môi trường bên ngoài của nhóm,chương trình hoạt động, cơ sở hoạt động và yếu tố quan trọng là năng động nhó, bầukhí của nhóm. Thật không dễ dàng để trông coi cùng lúc, tập trung vào các thành viênnhóm, cá nhân hay tập thể nhóm và vượt qua được những cảm xúc được khơi dậytrong người mình. Do đó đôi khi cũng cần một người đồng nghiệp phụ giúp. Nhưngngười phụ giúp có khi làm rối ren thêm do mối quan hệ với nhóm hoặc do khôngthống nhất trong cách can thiệp. Cách tốt nhất là nếu chúng ta gặp khó khăn là chúngta gặp một người có chuyên môn để được tư vấn thêm.

Page 61: Sch v-ctxh-nhm2234

- 61 -

Ngoài ra, trong công tác xã hội nhóm, những kỹ năng cơ bản cần có là :

Kỹ năng điều hành nhómKỹ năng truyền thôngKỹ năng quan sátKỹ năng giải quyết mâu thuẫnKỹ năng viết báo cáoKỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề.

8. Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác xã hội nhóm

8.1. Những điều nên làm

NVXH cần có kiến thức về nhóm (tâm lý nhóm, năng động nhóm, kỹ năngsinh hoạt nhóm, tổ chức nhóm, cơ cấu nhóm (chính thức và phi chính thức)

Nắm vững các nguyên tắc hành động và vận dụng vào trong CTXH nhóm mộtcách linh động, hiệu quả. NVXH hoạt động cùng với nhóm theo một tiến trình, tuynhiên cần linh hoạt theo tình huống.

Cùng với nhóm xác định mục tiêu chính của nhóm, mục tiêu này dựa trên nhucầu của nhóm.

NVXH là người chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin cho nhóm

Hòa giải, củng cố nhóm khi có xung đột, mâu thuẩn

Tùy theo quá trình của nhóm mà NVXH cần phải xác định rõ ràng vai trò củamình chất xúc tác hay người lãnh đạo.

NVXH cần ghi chép đầy đủ, rõ ràng những diễn tiến trong quá trình sinh hoạtnhóm, cần nắm rõ giai đoạn phát triển của nhóm .

Tăng cường sự gắn bó, chấp nhận của nhóm viên (quan hệ cởi mở và bìnhđẳng ) , truyền thông, tạo sự tương tác giữa các thành viên, tạo bầu không khí tự do,thoải mái để nhóm viên có thể thể hiện những ức chế cá nhân và nhu cầu cá nhân

Tăng cường lòng tin và giảm sự thù địch lẫn nhau (tạo thói quen hợp tácnhóm).

Huy động tài nguyên, tiềm năng.

Sắp xếp kế hoạch nhóm một cách khoa học.

Giúp cho những tranh luận tập trung vào vấn đề hiện tại.

Page 62: Sch v-ctxh-nhm2234

- 62 -

Thúc đẩy thực hiện mục tiêu lâu dài của nhóm .

Cần linh động khi giải quyết mâu thuẩn.

Tôn trọng ý kiến của từng cá nhân .

Theo dõi chỉ báo của các mục tiêu cụ thể (quan tâm đến việc thay đổi hành vi,giúp cá nhân đánh giá được hiệu quả của công việc và lượng giá cuối.)

Thúc đẩy sự sáng tạo trong nhóm, khuyến khích đưa ra nhiều ý kiến hay.

8.2. Những điều không nên làm

không áp đặt theo ý của NVXH.Không giải quyết thay nhóm (NVXH không ôn đồm).Không nên để cho nhóm viên hướng theo mục tiêu riêng (lệch mục tiêu).Không nên để cho nhóm phân chia thành những nhóm nhỏ mà phải đoàn kết.Khi thành lập nhóm, số lượng không quá đông .Không nên để cho nhóm viên cảm thấy căng thẳng ( không thoải mái).Trong nhóm tuổi tác, trình độ không quá chênh lệchKhông nên để có trình trạng ngôi sao hoặc cô đơn xuất hiệnKhông nên để nhóm tan rã khi NVXH rời cơ sởKhông nên để cho mục tiêu nhóm không rõ ràngKhông để xuất hiện sự ỷ lại trong nhóm (phân công rõ ràng) khi hợp nhóm

hoặc sinh hoạt nhóm không nên để cho thời gian kéo dàiKhông nên vi phạm nguyên tắc trong CTXH.Không nên bỏ qua những khả năng, tiềm năng của nhóm viên.Không nên chỉ trích nhóm viên trước mặt nhóm (cần sự góp ý một cách tế

nhị)Không phân biệt, kì thị.Không nên để nhóm viên dán nhãn nhau.Không nên xúc phạm nhóm viênNVXH không nên là một người đầy quyền uy

Page 63: Sch v-ctxh-nhm2234

- 63 -

Kết luận

Phương pháp công tác xã hội nhóm ngày cáng được sử dụng nhiều hơn trong các lãnhvực tâm lý trị liệu, trong giáo dục gây nhận thức, tăng năng lực… Trong công tác xãhội nhóm, nhóm là một hệ thống được thiết lập bởi nhân viên xã hội để phục vụ chocác nhu cầu của các thành viên. Các thành viên thân chủ này chỉ tham gia tích cực vàonhóm khi nhóm đó thực sự phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhóm là môi trường giúpđỡ song phương. Nhân viên xã hội đóng vai trò xúc tác, sử dụng nền tảng các kiếnthức về năng động nhóm để tác động vào mối tương tác giữa các thành viên, tìm hiểunhu cầu của họ và can thiệp hỗ trợ đưa họ đến mục tiêu giải quyết vấn đề của họ. Điềuquan trọng mà NVXH cần tránh là đóng vai trò nhân vật trung tâm.

Page 64: Sch v-ctxh-nhm2234

- 64 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andrea Bernstein & Jacquie Withers, Social Work, a beginner’s text, Juta&Company Ltd, 1997.2. Cullogh, N.K.Mc. Social work with Groups (CTXH với nhóm); HumanitiesPress, London;1968 - 118p.3. CTXH nhóm thực hành; Sài Gòn: Trường CTXH, 1972 - 304p.4. Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam, Tài liệu tập huấn CTXH, Hà nội, 1997.5. Konopka, Gisela Social Group work: a helping process; London: Prentice Hall,Inc, 1963 - 307p.6. Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen, CTXH chuyên nghiệp, Khoa Phụ nữ học,ĐHMBC TP.HCM, 1997.7. Murray, Janet P. / Murray, Clyde E. Vài điều chỉ dẫn trưởng nhóm; Gia Định;Long Vân, 1971 - 251p.8. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1998, 155 tr.9. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Khoa PNH, ĐHMBC TP.HCM., 1998.10. Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành CTXH, tập 1-2, tài liệu tập huấn,1998.11. Regan, Sandra L. Social group work ; Sydney: Group work Unit, 1992 - 86p.12. Ronald W. Toseland, Robert F.Rivas, An introduction to Group work Practice,3d Edition, Allyn &Bacon, USA, 1997.13. WILSON RYLAND, Allan Brown, Group Work, 3rd Edition, Ashgate Pub.Co, USA, 1998

Page 65: Sch v-ctxh-nhm2234

- 65 -

PHỤ LỤC

(Trích từ quyển “Công tác xã hội đại cương”của Thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh, NXBGiáo dục, 1998)

1. Trường hợp Lài trong lớp thêu nhóm là nguồn hỗ trợ cho cá nhân

Đây là một trường hợp về một cá nhân đã thay đổi nhờ tiến trình sinh hoạt trong mộtnhóm.Nhóm thành lập gồm 10 em nữ, tuổi từ 15 đến 18, với mục tiêu là “Học thêu” nhằmgiúp các em có được một nghề ổn định và tránh con đường mãi dâm vì các em đều thấthọc, nghèo đã có một cuộc sống “bụi đời” trước đó.Trong số 10 em này, có Lài là có thành tích trội nhất. Mẹ em có nhiều đời chồng, baem là một ông Philippin nào đó mà em không hề biết mặt. Lớn lên trong một gia đìnhnhư thế đã hình thành nên em một cá tính thật cá biệt. Em như một đứa con trai cả vềngoại hình và tánh tình: thích đâm chém, phá phách, nghịch ngợm, cướp giựt và chíchthuốc kích thích. Em đã từng ở tù và bị đánh đập. Con người của em không quân bình:lúc hiền, lúc dữ, mới vừa hứa xong thì lại phạm lỗi ngay. Em hút thuốc một ngày trungbình 2 gói, làm tất cả việc gì bất chấp hậu quả. Năm nay em được 18 tuổi.Em đến với nhóm do bị tò mò nhiều hơn là muốn học nghề. Nhưng nhóm đã tác độnggiúp em: tôn trọng và thương yêu em thật sự. Chấp nhận những gì mà em đang có: tínhtình, cá tính và những việc làm của em. Đã có nhiều lần nhóm tưởng chừng như đãthất bại, vì em không bao giờ chịu ngồi yên, không chấp nhận việc làm tỉ mỉ của mộtđứa con gái, em muốn bỏ cuộc và quay về với việc làm cũ là cướp giựt của việt liềuqua việc trá hình bán kẹo cao su, vé số.Từng nhóm viên theo dõi việc làm của em, giúp đỡ em bằng mọi cách có thể. Khôngnhững chỉ giúp khi ở lớp mà còn về với môi trường gia đình: các bạn khác đã chia choem từng ngàng mà các em đã kiếm được để ăn cơm. Cho em mượn quần áo những khiđi chơi... Bênh vực và giải thích những lần em bị đánh đập v.v... Các bạn trong nhómcùng nhau giúp em với quyết tâm là không được nản chí.Với sức mạnh của nhóm, dần dần em đã thuần tính trở lại, em đến lớp mặc dù khônglàm nhưng không phá. Em từ từ đã bỏ hút thuốc, ngoài việc đến lớp em phụ làm việccho một quán ăn, kiếm thêm tiền. Mỗi tuần em đều đến công an phường để trình đổtheo dõi và chấp nhận đi làm lao động.Hôm nay em nói năng dịu dàng như một đứa con gái, em bớt chửi tục và không còndùng thuốc kích thích nữa. Điều cảm động nhất là hôm tổng kết chính tay em đã thêuđược một cái khăn với một nụ hồng đoœ thắm để tặng cô phụ trách trước sự vui mừngcủa các bạn. Các bạn của em đều đã thêu áo dài và có tiền công những điều ấy khôngvui rằng một nụ nồng em đã thêu bằng tất cả ý chí của mình.Nhóm vẫn tiếp tục đồng hành bên em, giúp cho em có một việc làm khác vì nghề thêukhông hợp với em. Nhóm giới thiệu em làm trong một xí nghiệp in. Và em đã đượcchấp thuận. Sang năm mới em sẽ bắt đầu làm.

Page 66: Sch v-ctxh-nhm2234

- 66 -

Nhóm cũng đã đến gia đình em, cộng tác với mẹ và nhất là bà ngoại đã thương yêu emchân thành, tìm phương pháp để giúp em. Mẹ em hứa sẽ không đánh đập em nữa vàdạy dỗ em thêm về công việc gia chánh nội trợ.Nhóm cũng đã đến phường, nhờ các chú công an tiếp tục giúp đỡ để em không cướpgiựt nữa qua việc trình sổ theo dõi hằng tuần và mỗi tháng làm lao động. Cho đến khinào thực sự vững vàng, có nghề nghiệp ổn định thì thôi.Và cần thiết là nhóm luôn chơi với em, ở bên em hằng ngày (hết đứa này thay đứakhác) để em luôn phấn đấu, thay đổi và làm lại cuộc đời (nhất là thời gian này, Tếtnhất em dễ bị bạn bè xấu rũ rê).Hiện nay, sau hôm tổng kết, lớp đã thành lập một nhóm khác. Nhưng tôi vẫn khuyêncác em tiếp tục đoàn kết với nhau, giúp em Lài cho đến khi em có việc làm ổn định.

(Một sinh viên thực tập thuộc lớp 92A, khoa Phụ Nữ học, Đại học Mở - Bán CôngTPHCM viết sau đợt thực tập Công tác xã hội cá nhân và nhóm)1993

2. NHÓM TRẺ BỤI ĐỜI BÌNH THẠNH

Số nhóm viên : 6 em namSố tuổi : 15 - 17 tuổiTrình độ : lớp 5 - 6Gia cảnh : Nghèo, có vấn đềDiễn tiến nhómLúc đầu các nhóm viên tự tìm đến với các em bụi đời khác ở Tao Đàn, Sở thú. Suđược sự hướng dẫn của một nhân viên xã hội, nhóm tách ra thành một nhóm nhỏ vềmướn nhà chung sống ở khu Bình Thạnh.Một cuộc sống mới với nhóm được thành lập với công việc nội trợ được chia đều chocác nhóm viên. Ngoài ra nhóm viên còn phải tự túc đi làm hoặc đi học nhưng mỗingày phải có đóng góp số tiền ăn là 2000 đ/ngày do trưởng nhóm quy định. Đối vớicác em trai thì việc đi chợ nấu ăn cho nhóm là một vấn đề. Các em thường thối tháctìm cách trốn lánh việc chung để cho trưởng nhóm làm. Phần thì các em lúc đầu chưatìm hiểu và tin cậy lẫn nhau, ai cũng có vẻ thủ thế, tự vệ, tính toán, sợ số tiền đónggóp vào sẽ ra ngoœ khác một ít nếu giao cho nhóm viên khác mà không phải là nhómtrưởng. Thêm vào đó có những nhóm viên ỷ lại vào sự trợ giúp từ bên ngoài nênthường kiếm cớ để khỏi đi làm khỏi đóng góp cũng có cơm ăn.Dần dần sau một tháng ổn định nhóm đã quen biết nhau nhiều, hiểu rõ từng nhómviên, ý thức phần nào trách nhiệm của mình phải chia sẻ công việc của nhóm, giữa cácnhóm viên có sự tương tác hỗ tương và dám lên tiếng phê bình xây dựng trong nhữngbuổi thảo luận nhóm thường xuyên cuối tuần và những buổi thảo luận nhóm bấtthường khi có sự việc giữa nhóm viên cần giải quyết.Sau một thời gian khoảng 4 tháng nhóm đã tiến đến một sự đoàn kết, thương yêu nhauhơn, bảo bọc và bênh vực cho nhau, nâng đỡ nhau trong công ăn việc làm, khuyếnkhích nhau để cùng vươn tới tương lai. Và mỗi thành viên của nhóm đã khẳng địnhđược mình, dễ dàng cởi mở và bộc lộ cho nhau nghe hoàn cảnh cũng như dĩ vãng cuộc

Page 67: Sch v-ctxh-nhm2234

- 67 -

đời và quyết tâm chung cùng xây dựng nhóm như một mái gia đình thứ hai của mìnhvà chính mình khi rời nhóm thì đủ sức tự lực mưu sinh, có ích cho gia đình và xã hội.Qua cuộc sinh hoạt hằng ngày của nhóm, với sự va chạm, sức ép của nhóm, và đểđược nhóm chấp nhận, buộc thành viên của nhóm phải thay đổi. Mỗi thành viên củanhóm đã tự mình bỏ dần tính lười biếng, ganh tị, ngủ nướng, biết chu toàn bổn phậncủa mình mà nhóm phân công. Chấp nhận tự tìm cho mình một công việc làm hợp vớisở thích và ý muốn sau khi có nhiều góp ý của các nhóm viên khác. Nên hiện giờ cóhai em đi bán báo và vé số, hai em làm hồ, một em đi về họa và một em tiếp tục họclớp bổ túc với ước mơ trở thành giáo viên sau khi rời nhóm. Điều kiện cho em đó cócơ hội thực tập nghề của mình với một số em lớp tình thương trong xóm tối đến nhàhọc.Đấy là trường hợp của Qui, em lưu lạc từ miền Trung vô, giọng nói lúc đầu cũng làmnhóm khó chịu, và chính Qui cũng bất mãn với chính mình, bất mãn và hận đời, hậncha mẹ, em dễ gây hấn với bất cứ ai đụng đến mình, mặc cảm vì giọng nói nên emcũng đâm ra ít nói ít cười, thích lầm lì không buồn động đến ai và đến công việc nhómphân công, không thích ai tìm hiểu lý do hoàn cảnh của mình. Em gia nhập nhóm cũngkhông do chính mình chọn lựa.Nhưng với sự tương tác của nhóm, mỗi lần thảo luận, họp nhóm, Qui là một đề tài đểcác bạn cười chọc vì giọng nói miền Trung nhưng cũng đùa nghịch chỉ trích nếp sốngcủa Qui, và ra áp lực buộc Qui phải như mọi người. Qua nhiều lần như thế Qui đãphải nhìn lại chính mình và nhờ có Đức và Phúc là người rất thông cảm nâng đỡkhuyến khích, nên sau hai tháng Qui đã bắt đầu lấy lại tư cách của mình, xin được tiếptục học một buổi, một buổi đi làm hồ để có tiền cùng góp cho nhóm có trách nhiệmnấu bếp ngày hôm đó. Và sau 4 tháng Qui đã hãnh diện vì mình học hơn các bạn trongnhóm và được các bạn uœng hộ hết mình, cứ vừa khuyến khích vừa đũa giỡn gọi làthầy giáo Qui. Dần dần ý định của nhóm đã trở thành ý định của Qui và Qui đã thật sựđổi mới với nghề mà Qui đang tập tễnh bước vào với những lần tập sự với các em nhỏmù chữ lối xóm mà nhóm trưởng đã qui tụ lại. Từ ý thức mình là một nhà giáo tươnglai, Qui đã thay đổi phong độ, từ cách đi đứng và lời nói không còn cộc cằn thô lỗ nhưtrước.

3. Trường hợp An

Một cá nhân đã thay đổi nhờ tiến trình sinh hoạt nhóm

Em Nguyễn Văn An quê quán ở Tây Ninh năm nay 16 tuổi mồ côi cha mẹ. Đi langthang ăn xin sống ở vỉa hè từ năm 12 tuổi và bị bắt vào trường do một lần thu gom củacảnh sát khi em đang ngủ. Hiện em đang là học viên của trưởng Thiếu Niên III. Em đãở trường đến nay gần được hai năm. Trong suốt thời gian ở tại trường đã nhiều lầnđược tuyên dương học sinh xuất sắc trước toàn trường. Và do những sự phấn đấu củaem các thầy cô đã đề cử em làm đội viên của trường và là trưởng phòng em đang ở.

Page 68: Sch v-ctxh-nhm2234

- 68 -

Trong suốt thời gian làm đội viên của trường cũng như trưởng phòng em đã cố gắnglàm tốt việc được giao đã góp phần cùng nhà trường trong việc giáo dục đào tạo quảnlý học viên.Phòng mà em làm trưởng phòng cũng được nhà trường đánh giá là phòng có nề nếp kỷluật tốt. Phòng của An qui tụ các em học và làm gia công điện tử. Hiện nay các emtrong phòng đang làm gia công hàng điện tử lắp ráp dạng CKD. Vì công việc làm kiếmđược tiền nên các em rất thích và có khi đến giờ coi tivi cũng làm, thức khuya làm vàcác em thường xuyên quên tắm giặt. Quần áo dơ để chung với quần áo sạch. Sống tậpthể mà vấn đề vệ sinh không tốt sẽ sinh ra bịnh tật mà phổ biến nhất là bịnh ghẻ ngứa.Nhà trường cũng có biện pháp chấn chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt và làm việc của cácem. Không cho làm quá 10 giờ đêm và đề ra Nội quy ghẻ: (tắm giặt, tắm xà bông ghẻ,xức ghẻ, phơi nắng sáng). Qua sự quyết tâm trừ ghẻ của trường tình hình ghẻ của cácem có bớt đi. Các em có siêng năng tắm giặt hơn nhưng không siêng xức ghẻ. Khi tôiđến thực tập về công tác XH nhóm tại trường đã lập được một nhóm các em và các emthì tôi được biết tiền mà các em kiếm được thì các em để dành sắm quần áo, giày déphoặc để tiền làm chi phí khi được về phép thăm nhà. Tôi quyết định nhắm mục tiêucủa nhóm là sau hai tháng sinh hoạt nhóm phải hết ghẻ. Ngày họp nhóm đầu tiên làlàm quen với các em và bầu nhóm trưởng. An là nhân vật nổi hơn hết và được các bạnbầu làm nhóm trưởng. Do em là đội viên và là trưởng phòng nên được các bạn trongnhóm rất tín nhiệm; tín nhiệm ở đây không phải là sợ vọng ước muốn của nhóm viên.Trong nhóm có 6 em đều làm điện tử. Tôi nói các em lập nhóm mình phải để ra mụctiêu của nhóm thì các em đồng ý và An có ý kiến là nhóm quyết tâm chấp hành nội quighẻ và quyết tâm phấn đấu đến tết là phải hết ghẻ. Các nhóm viên rất đồng ý, An nóitụi em cái gì cũng chấp hành tốt chỉ có ham làm điện tử nên làm biếng tắm giặt, xứcghẻ. Qua buổi họp ngày đầu tôi thấy An cùng nhóm đề ra mục tiêu mà ban đầu tôi dựđịnh. Nhưng tôi có suy nghĩ rằng Hào nổi lên như hiện tượng ngôi sao và tôi có thêmmục tiêu của mình và sau ba tuần thực tập thì An sẽ được thay đổi, qua sự tương táccủa nhóm. An là người có nhiều ghẻ nhất điều động các bạn lại họp nhóm để đánh giácoi mục tiêu mình đề ra có thực hiện được hay không và thực hiện đến đâu. Các bạntự đánh giá lẫn nhau. An thường báo cáo về tình hình ghẻ của nhóm với tôi. Tôi nóikhông phải vậy các em coi như không có anh các em tự kiểm tra nhau. Nói chung cảnhóm đề thực hiện tốt bước đầu ghẻ đã có dấu hiệu bớt. Nhưng không ai dám kiểm trahoặc phê bình An và ghẻ An không bớt. Nhưng không ai dám kiểm tra hoặc phê bìnhAn và ghẻ An không bớt. Qua buổi họp thứ tư tôi cũng có mặt xem các em kiểm tratình hình ghẻ. Nghe các em nói Sanh cho biết nhóm trưởng nhắc tao, tao nhắc lại phảiđi tắm xức ghẻ đều đặn. trong buổi họp tiếp tục nhắc nhỏ An (Sanh cũng là người cónhiều ghẻ sau An). An nhóm trưởng nhắc nhỡ các bạn chấp hành nội qui ghẻ cũng nhưthực hiện các mục tiêu đề ra của nhóm mà chính An không siêng năng trong việc tắmgiặt, xức ghẻ. Kế đó Cường nói tao cũng nhắc anh An tắm, xức ghẻ, anh An nói xứcrồi. Tao nói em để ý anh không thấy anh xức. Sau đó trong buổi họp An nhân khuyếtđiểm trước nhóm xin hứa rằng sẽ cố gắng buổi họp sau sẽ không bị nhóm phê bình.Vì các buổi họp cách nhau 2 ngày. Rồi buổi họp thứ 5 và 6 hiện tượng ngôi sao ở Ankhông còn nữa. An cũng đã nói ghẻ của tao bữa nay có phần bớt nhờ bạn bè trongnhóm nhắc nhở và hỏi các bạn có phê bình gì tôi nữa không. Có em Kha trong nhómnói: tôi thấy An có tiến bộ, Bạn ấy chịu nghe lời nhắc nhở của tôi lúc chiều hôm qua.

Page 69: Sch v-ctxh-nhm2234

- 69 -

Kha nói An phải làm sao mà sau vài tuần thực tập của sinh viên thì ghẻ của An phảihết như các bạn trong nhóm. An tiếp nhận những lời khuyên một cách vui vẻ và Annói với các bạn: “rồi tụi bây coi”.Và đến cuối kỳ thực tập của tôi nhóm cũng nha An đã bớt ghẻ được 80%. Cả nhóm rấtmừng vì mục tiêu đề ra của nhóm có kết quả. An cũng nói nhờ nhóm mà “tui đượcnhắc nhở trong việc tắm giặt xức ghẻ”. Anh chị hướng dẫn các em tại Phòng cũng nóirằng: “Thằng An này bây giờ nó thay đổi sao chứ nó làm biếng xức ghẻ lắm, thầy cônói cũng không nghe chứ đừng nói đến tụi học viên” An nói “các bạn phấn đấu hếtghẻ thì mình cũng phải phấn đấu chứ. Mình trong nhóm mình phải chấp nhận mục tiêucủa nhóm”.

(Một sinh thực tập thuộc 92A, Khoa Phụ Nữ học - Đại học Mở - Bán công TP.HCMviết sau đợt thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm năm 1993)

4. Bước đầu chuyển biến trong một nhóm Tín dụng cho phụ nữ nghèo

Mục tiêu nhóm:Cho chị em phụ nữ nghèo vay vốn buôn bán nhỏ (bánh kẹo, quà sáng v.v..).Tập thói quen tiết kiệm.Tương thân tương trợ.Qui định về tín dụng:Mỗi hộ chỉ có 1 người được vay, lãi 2%.Địa điểm:Một căn nhà chật chội (10m x 4m với 1 gác) gồm 3 hộ: cha mẹ, chị em có chồng ởchung, con đông, thu nhập bấp bênh. Nhà nằm theo con rạch nước đen ngòm củađường Nguyễn Duy, Q.8.Nhóm viên gồm 06 người. Trưởng nhóm là kế toán của UB Phường (để bảo đảm chịem góp tiền vốn).Nhóm được thành lập ngày 5/8/1993 khi sinh viên đến thực tập thì nhóm đã quay vòngvốn vay thứ ba.Vấn đề chính của chị em là: Nghèo, đông con (2 chị có con đông, một trong 2 chị có 7 concháu út 7 tuổi, chị dã kế hoạch hóa),trẻ bị suy dinh dưỡng, ghẻ, mang nợ nhiều do chi tiêukhông có kế hoạch, thiếu được chăm sóc y tế (chỉ 1/6 người có sổ khám sức khỏe).Đáng lưu ý nhất là chị chủ nhà và các thành viên cùng nhà.Trong buổi họp lần 1 chị phụ nữ Phường có gợi ý chị L nên kế hoạch hóa gia đình.Chị L tỏ vẻ lo lắng và tâm sự với nhóm: “Tôi rất sợ có con. Một mình chồng tôi làmviệc không đủ ăn. Tôi muốn đặt vòng nhưng sợ bịnh. Tôi muốn có sức khỏe đê nuôicon”.Bốn chị còn lại tỏ vẻ an tâm, không sợ đeœ nữa vì đã “kế hoạch” nhờ sự giới thiệu củachị Phụ nữ Phường. Nhờ sự giới thiệu đó khi đi khám bịnh cũng đỡ tốn kém.Trong buổi họp lần thứ 3 chị L đề nghị chị PN không chỉ giới thiệu chị mà cả cô emgái (3 con, con nhỏ 1 tuổi) và cô em dâu (2 con, con nhỏ 7 tháng) đi ngừa thai.Cô em gái đã được nhóm xét cho mượn 50.000 đồng (khi cô đi bán vé số bị ăn cắp hếttiền) và cô đã hoàn lại, không lãi. Hai con chị được chị PN giới thiệu ra trường phổcập, được cấp sổ khám sức khỏe miễn phí.

Page 70: Sch v-ctxh-nhm2234

- 70 -

Tất cả sự quan tâm này tác động đến chị L và mỗi lần họp chị tâm sự với nhóm vềhoàn cảnh gia đình, và cả đại gia đình của mình. Để đáp lại sự quan tâm đó chị cốgắng đóng tiền mỗi ngày dù với 5 con hoàn cảnh của chị khó khăn hơn các hộ khác.Sự ý thức tôn trong qui định chung của nhóm khiến cho từng nhóm viên có tinh thầntrách nhiệm hơn và có chút mặc cảm khi bị nêu tên trong các buổi họp vì thiếu tiền.Một số có ý kiến vì buôn bán ế, hay chồng mất việc.Sự thay đổi đáng kể nhất của nhóm viên là các chị quan tâm giúp đỡ từng trường hợpkhó khăn trong lần ngoài nhóm.Sự tiếp xúc cá nhân ngoài các buổi hợp giúp các chị suy nghĩ thêm và vào nhóm mạnhdạn trình bày ý nghĩ của mình. Ngoài ra sự tương tác hỗ trợ giữa các cá nhân với nhaucũng có tác động. Các chị được nhắc nhỡ chú ý đến các trường hợp đặc biệt như cácchị L, H (có một trong 2 con bị suy dinh dưỡng, nợ trong nợ ngoài).Chồng chị H đạp xích lô chở con chị L và con anh cùng đi bịnh viện. Sự gắn bó giữacác gia đình ngày càng sâu đậm. Con chị H ăn sữa bột không được thì để con chị L ăn.Tuy mới bắt đầu, nhóm Tín Dụng của chị em nghèo bắt đầu có hiệu quả.

(Sinh viên thực tập Khoa Phụ Nữ học 92A viết sau khi thực tập công tác xã hội cánhân và nhóm)

5. TIẾN TRÌNH NHÓM TRẺ MAI

I. Vài nét về nhóm

Mục đích yêu cầu:Sự hình thành cửa hàng Mai xuất phát từ yêu cầu giúp đỡ trẻ em nghèo, lang thang bỏhọc ở phường 8 và 9 quận Phú Nhuận, học được một nghề hữu ích, vừa tìm một việclàm có thu nhập, đồng thời được hỗ trợ bổ sung những khiếm khuyết của một quátrình hình thành nhân cách không trọn vẹn do điều kiện sống của gia đình.Bối cảnh tổ 24, P.9 nơi xuất phát chương trình với trẻ em:Vào những năm 90, trong số một trăm hộ ở khu vực tổ 24, phường 9 thì có đến 15 hộtạm trú từ các khu kinh tế mới Chơn Thành, Tân Uyên, Nhi Xuân... về. Họ sống chenchúc trong những túp lều nhỏ hẹp bằng vách phèn, màn chắn tạm bợ, thiếu tiện nghitối thiểu, không nhà vệ sinh, phóng uế bừa bãi, nước đọng sình lầy, hôi thối gây nhiềubệnh như: lao phổi, sốt rét, ghẻ lở ảnh hưởng đến sức khỏe.Với số lượng dân cư về tạm trú hằng loạt ngày càng đông, trong một thời gian dài ủyban nhân dân phường 9 chưa có một chính sách đồng bộ để ổn định cuộc sống và cóhướng giúp đỡ cụ thể, nên cái nghèo, cái đói cộng thêm thất nghiệp, không vốn liếngđể sinh sống làm ăn đã lôi kéo một số hộ lao vào cuộc sống buông thả, phóng túng quarượu chè, hút sách, trộm cắp, gây lộn ì xèo suốt ngày đêm và sẵn sàng dùng dao búathanh toán nhau. Có người thay làm khai sinh, vợ chồng ly thân, ly hôn nhau dễ dàng,mối quan hệ họ hàng thân thuộc chồng chéo nhau. Một vấn đề cũng nổi cộm nhất ởđây là chứa và hành nghề mại dâm. Con em họ không được học hành vui chơi giải trílành mạnh. Rổi rảnh, các em rong chơi phá phách suốt ngày. Một số em bỏ học langthang, kiếm sống bằng đủ nghề: bán báo, bán vé số, lượm ve chai, bán đậu phụng....Đánh bài, gây hấn đánh nhau là việc bình thường đối với người thân. Có em bị bán

Page 71: Sch v-ctxh-nhm2234

- 71 -

dâm lúc 14, 15 tuổi hoặc có em giữ xe cho khách chơi, canh chừng công an, cũng cókhi đi mua bao cao su cho kẻ mua dâm. Tình hình an ninh, trật tự khu phố không kémgì khu Mã Lạng, Đồng Tiến...

Đối tượng:Các trẻ em nam nữ trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi.Từ tháng 11/1991 đến tháng 09/1993 tổng số trẻ đến học nghề là 57 em, tập trung ởphòng 9: 30 em; phường 8: 15 em. Số còn lại ở các phường lân cận: P.7, P.4, P.15...Các em đến với nhóm theo từng đợt dạy học nghề (nhất là học may). Vì thế sỉ số trungbình hàng tháng từ 20 đến 30 em; được chia làm 3 tổ:Tổ may 1:Gồm những em đã học xong khóa may căn bản ở phường 9, các em đến cửa hàng Maiđể có điều kiện luyện tay nghề bằng những sản phẩm do chính các em may và có đượcthu nhập tiền công.Tổ may 2:Là những em mới xin vào học may khóa căn bản từ 4 đến 5 tháng. Trung bình có từ có6 đến 8 em đến học tại phòng học phường 9.Tổ cưa:Gồm những em nam mới học cưa và những em làm ra được sản phẩm bán có thu nhậptiền công cưa. Sỉ số tổ cua thường không ổn định vì có một số đến học một vài tuầnrồi bỏ cuộc.Đa số các em sống trong hoàn cảnh kinh tế gia đình nghèo túng, mất cha hoặc mẹ, haycha mẹ ly thân ly hôn. Thường các em bỏ học rong chơi hoặc phục giúp gia đình kiếmsống bằng cách bán báo, bán đậu phụng, vé số, lượm ve chai, phụ bán hàng ăn, phụnấu cơm tháng v.v... Con số thống kê cho thấy:Còn cha mẹ: 23 emMất cha hoặc mẹ: 12 emCha mẹ ly thân ly hôn: 18 emCó vấn đề xã hội: 4 em (Mẹ bán con, mẹ đi chôm chỉa...).Từ những hoàn cảnh gia đình trên, nên khi đến với nhóm các em thường có nhữngbiểu hiện như sau:Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của mình và chỉ biết sống cho hiện tại.Thiếu tình yêu thương, chăm sóc của cha hoặc mẹ, thường oán trách cha mẹ thiếutrách nhiệm đối với con (nhất là các em có cha mẹ ly thân ly hôn...).Nhút nhát, rụt rè, dễ chán nản và nóng giận.Thường gây hấn, xung đột, đánh nhau với bạn bè (nhất là các em trai).Buồn, sợ hãi và có cảm giác bị bịnh (trường hợp con bị mẹ bán).

II. Diễn tiến sau khi được thành lậpCăn cứ vào sự phát triển của nhóm, có thể chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giaiđoạn giữa và giai đoạn cuối.Tuy nhiên, vì mục tiêu của nhóm là hướng nghiệp nên cơ cấu nhóm thường xuyênthay đổi vì có một số em mới xin vào nhóm học may hoặc cưa. Song song một sốnhóm viên đã học xong lớp may căn bản thì thường ở nhà phụ giúp gia đình hoặc đihọc chữ, ít đến sinh hoạt nhóm. Do đó, trong suốt quá trình phát triển nhóm, luôn có

Page 72: Sch v-ctxh-nhm2234

- 72 -

một số nhóm viên mới gia nhập vào nhóm, đồng thời cũng có một số ít nhóm viên cũrút lui khỏi nhóm.

1. Giai đoạn đầu (Từ tháng 11/1991 đến 06/1992)

Với sự hỗ trợ của UBND phường 9, cho mượn một phòng học (ở bên cạnh văn phònglàm việc của Uy Ban) để làm nơi hướng nghiệp may và cưa đã thu hút một số trẻ em,nhất là trẻ nam bỏ học rong chơi, vào nhóm học nghề. Từ con số 8 em vào tháng10/1191 đã tăng đến 22 em ở tháng 03/1992, khi được tiếp cận gần địa bàn dân cưphường 8 và 9 qua sự phối hợp với tổ trưởng tổ 24 và qua sự rũ rê giới thiệu của bạnbè, các em đã đến với nhóm.Trong giai đoạn này, nhóm chưa có kế hoạch, chương trình sinh hoạt cụ thể. Ngoàithời gian học may và cưa, sinh hoạt nhóm tập trung chủ yếu vào việc vui chơi giải trí,học hát một vài bài hát ngắn, chơi trò chơi cộng đồng do tác viên hướng dẫn: nhằm tạobầu không khí cởi mở, thân thiện, vui vẻ; nhằm nối kết những nhóm viên với những cátính riêng lẻ, các mối quan hệ rời rạc cùng tham gia vào sinh hoạt chung của nhóm.Điều này không đơn giản, vì đa số các em chưa quen hát, chưa biết hát hoặc chưaquen trò chơi tập thể, nên thường thụ động, rụt rè hoặc lẫn tránh khi chơi.Nhóm chưa có một chỗ sinh hoạt nhóm nhất định, thời gian này thường mượn phònghoặc sân trước cơ quan của nhóm Nghiên cứu công tác xã hội ở phường 8 làm chỗ hộihọp, vui chơi của nhóm, mặc dù nhóm đã có một phòng học ở phường 9. Trong nhữnggiờ học cưa và may, nhóm chưa biết trật tự kỷ luật chung. Việc chửi thề, nói tục khiêukhích, trêu ghẹo và đánh nhau (nhất là các em trai) thường xuyên xảy ra. Chính điềuđó, khiến một vài vị trong UBND phường 9 cũng thường sang lưu ý nhắc nhỡ và rănđe đối với các em. Vì thế, nên sinh hoạt vui chơi của nhóm được tổ chức tại đây chưađược sự thông hiểu và chấp nhận của những người làm việc tại ủy Ban phường.Kẻ quấy rối nổi cộm nhất trong các em trai là Mạnh (17 tuổi, lớn tuổi nhất trongnhóm) muốn lãnh đạo, luôn khích động, phá phách, đánh các em trai nhỏ, ít khi ngồiyên một chỗ. Không ngày nào, thầy Hân - dạy cưa - không cảm thấy khó chịu, mệtmỏi nhức đầu vì sự náo động, kiện tụng, cải nhau của tổ cưa. Đã có lúc em Thái khôngnhịn nhục được với Mạnh, dự định sẽ chém nhau với Mạnh sau giờ học, nếu không cósự can thiệp của tác viên và thầy Hân. Và khi mạnh không thích học cưa nữa và rờikhỏi nhóm thì xuất hiện một số em trai có những hành động bắt chước Mạnh.Một vài em gái có những cá tính cũng không kém các em trai. Lan cầm ho cho Cúcquyển sổ tay sơ ý đánh rơi xuống vũng nước, em đã bị Cúc chửi rũa, chì chiết và dọađánh “cho biết tay”. Luyến cũng bị Lan hăm dọa khi mới đến học. Và Luyến sau mộtthời gian chơi chung với Cúc đã bắt chước những cử chỉ, điệu bộ múa máy giống nhưCúc.Và một khi các em cải nhau, đánh nhau thì chẳng còn biết tôn trọng mọi người, kể cảthầy cô, chỉ muốn dành phần thắng về mình.Ngoài ra, cũng cần kể đến một số biểu hiện phóng túng, chưa tuân giữ nề nếp tronghọc tập như: đi trễ, nghỉ học không phép, ít tham gia sinh hoạt chiều thứ năm củanhóm hoặc đôi khi ăn mặc chưa nghiêm chỉnh khi đến học (chỉ mặt một quần đùi,hoặc có áo vắt lên vai, cổ...). Việc chào hỏi, lễ phép, lịch sự với mọi người đa số cácem chưa biết đến.

Page 73: Sch v-ctxh-nhm2234

- 73 -

Trong giai đoạn “hình thành và bảo táp” này, việc duy trì sỉ số nhóm thật không dễdàng. Ngoài một vài em nghỉ không phép và một số không thấy thích hợp học cưa haymay tự ý rút lui, còn có một vài trường hợp bỏ học do sự tác động của phụ huynh nhưgia đình em Luyến. Thảo sợ con em bị tai nạn xe cộ nên buộc hai em ở nhà hoặc emHoàng do mẹ ép đến học cưa nên có hôm đi, hôm vắng...ở giai đoạn này, cũng dần dần xuất hiện những nhóm nhỏ gần gũi, thân thiết nhau, đùagiỡn nhau, đi chơi chung với nhau. Đơn vị tổ và lãnh tụ tổ cũng bắt đầu manh nha gắnbó ở đây, do có cùng điều kiện học tập, sinh hoạt chung mỗi ngày.Giai đoạn này chấm dứt khi nhóm bầu ra tổ trưởng, tổ phó. Xây dựng nội quy nhómvà đề ra một dự tính chung là tổ chức vui chơi trại hè Vũng Tàu đầu tháng 6/1992 (cósự hướng dẫn của tác viên).

2. Giai đoạn giữa (tháng 6/1992 đến tháng 6/1993)

Nhóm có nhiều thay đổi và chuyển biến sau lần vui chơi trại hè ở Vũng Tàu vào đầutháng 6/1992. Nếu trước đây nhóm ít hát, chưa biết hát thì dịp này đã tạo điều kiệnkích thích các em thi đua nhau hát hò và tham gia trình diễn tiết mục kịch, tốp ca theođơn vị tổ. Không riêng chỉ Cúc, Thảo tự tin, mạnh dạn biểu diễn tiết mục kịch câmtrước đám đông mà đa số các em trai cũng cảm thấy thích thú, tự hào về vai diễn củamình trong hoạt cảnh hài “Đoàn du lịch quốc tế”. Từ mốc khởi điểm này, nhóm ngàycàng tự khẳng định khả năng và vị trí qua các vai diễn. Tháng 8, Trung Thu 1992, lầnđầu tiên nhóm tham gia trình diễn công cộng tại hội trường phường 9 với 4 tiết mục(hai kịch nói, một kịch câm, một hoạt cảnh), và được sự cổ vũ của khoảng 200 emthiếu nhi phường. Với sự thành công đêm vui Trung Thu, cộng với sự gắn bó hợp tác,hỗ trợ giữa tổ, nhóm, các em càng phấn khởi ráo riết tập dượt thêm một số tiết mục đểchuẩn bị cho một chương trình biểu diễn giúp vui cho 100 em thiếu nhi, lớp phổ cập ởxã Tân Xuân, huyện Hốc Môn vào tháng 11/1992. Rõ nét nhất ở Luyến - nếu trướcđây em đứng thụt lùi phía sau tốp ca hát mừng ngày 20/11/1991 và tự ý rút lui khôngdiễn một vai phụ tiết mục kịch câm với Cúc (sau khi giới thiệu) ở trại hè Vũng Tàu1992, thì từ Trung Thu 1992, dưới sức ép của nhóm (các em phê bình, khích bácLuyến), cộng với sự tác động của tác viên, Luyến đã thắng được cá tính nhút nhát củamình, em tự tin mạnh dạn hơn trong lần diễn ở xã Tân Xuân - Hốc Môn (có lúc chỉmột mình em diễn với chiếc micro cầm tay nói trước đám khán giả tí hon...). Và đa sốcác em trong nhóm nếu không tham gia vào các vai chính, thì cũng tích cực trong cácvai phụ hoặc hỗ trợ bạn, nhóm làm tốt công diễn. Nhóm cũng không thấy khó khănhay trở ngại nào khi xây dựng truyện và tham gia diễn rối bóng ở trường Thiếu Niên 3và ở lớp học Tình Thương phường 9. Trong tiết mục hoạt cảnh “Đoàn du lịch quốctế”, các em nam còn cần thầy Hân hướng dẫn, nhưng khi nhận diễn rối bóng, Thái đãchủ động tìm cốt chuyện (sau khi hỏi ý kiến thầy Hân và tác viên), bàn bạc với tổ phâncông vai diễn và bắt tay vào việc hoàn thành bộ rối bóng, Phú, Hạ, Cúc, Thảo, Luyếncũng thể hiện rõ khả năng vẽ của các em qua các hình rối. Nhóm không dừng lại ở đâymà tiếp tục tham gia tiết mục mừng kỷ niệm 62 năm thành lập Mặt Trận Tổ Quốcphường 9. Được sự chú ý và khen ngợi của một số cán bộ công nhân viên trongphường và đạt hai giải khuyến khích về đơn ca, kịch khi tham gia hội diễn “Tiếng háttừ mái trường” do Quận đoàn tổ chức thi đua giữa các trường phổ thông cơ sở Quận

Page 74: Sch v-ctxh-nhm2234

- 74 -

vào tháng 01/1993. Tháng 04/1993, nhóm đã tập trung hơn 2/3 số nhóm viên củanhóm (cộng một vài em lớp Tình Thương phường 9) để tập đợt và công diễn vỡ kịchvề SIDA “Đừng chết vì thiếu hiểu biết” nhân dịp lễ 30/04 ở phường 9; rất tự nhiên vàsinh động hơn, phối hợp vai tốt hơn khi diễn lần thứ hai ở lớp giáo dục viên đườngphố tháng 6/1993. Tân linh hoạt, dí dởm, tự nhiên với vai trẻ bị lạm dụng tình dục,Cúc ngày càng tỏ ra sắc nét hơn trong vai phản diện, Thái vững vàng và tự tin với vaichính diện và tinh thần của nhóm càng gắn bó thân thiết, hợp tác nhau hơn khi cùngtham gia vào các vai diễn. Mỗi cá nhân các em đã đạt được sự chấp nhận của nhómbằng khả năng tham gia, sẵn sàng hợp tác trong các sinh hoạt vui chơi giải trí, thamgia trình diễn công cộng... Qua đó, các em tự tin, tự khẳng định vai trò, vị trí của mìnhtrong nhóm. Cả một số em mới vào nhóm hay ở ngoài nhóm cũng bị vận động lôi cuốnvào sinh hoạt này bằng các vai phụ, khác xa so với lần diễn ở trại hè Vũng Tàu 1992,chỉ có Cúc độc diễn kịch câm (kịch bản do em sáng tác), các em khác còn rụt rè nhútnhát.Một sinh hoạt vui chơi giải trí khác cũng lôi cuốn sự tham dự của các em, đó là đi trạixa gần trong năm. Nếu ở trại Đầm Sen 92, trại Vũng Tàu 92 các em chưa hay ít thamgia vào các vai trò tổ chức trại, thì ở trại Tao Đàn 93, các em phụ trách hướng dẫnsinh hoạt ở các tổ với các em lớp Tình Thương và phổ cập phường 9 bên cạnh một vàianh chị đoàn viên của phường. Đây cũng là lần đầu tiên, các em thể hiện vai trò duytrì tốt trật tự kỷ luật sinh hoạt vui chơi ở đơn vị tổ có số lượng trại viên từ 20 đến 25em. Các em cũng gặp không ít khó khăn và học nhiều kinh nghiệm trong việc điềuđộng trại viên. Nhờ phát huy tốt vai trò của các em, đã hỗ trợ tích cực cho bản tổ chứctrại điều hành và quản lý tốt các trại viên “nhi đồng”. ở trại Vũng Tàu 93, sự tham giavào các vai trò tổ chức trại thì chủ động tích cực và đồng đều hơn. Không một em nàokhông đảm nhận một vài công việc của trại, từ việc tham gia vào ban điều hành trạicho đến việc tổ chức phục vụ nhu cầu ăn, ở, vệ sinh của mình (nhóm mua theo thức ănvà tự phục vụ các bữa ăn lẫn nhau). Các em nhớ và nhắc nhau để làm tròn nhiệm vụcủa mình, nhất là nếu bếp và trực vệ sinh. Cúc và Thanh chuẩn bị chu đáo các trò chơithi đua cho trại. Liên thì còn bỡ ngỡ, lúng túng với công việc ẩm thực cua trại, nhưngcũng được nhiều bạn tự nguyện tham gia. Có khi Thái, Phú cũng sắn tay vào phụ bếp.Nếu ở trại Vũng Tàu 92 phải cần nhiều anh chị ở cửa hàng Mai và thân hữu để hỗ trợviệc nấu ăn, thì lần này hầu như mọi việc đều giao cho nhóm đảm trách, chỉ có bahướng dẫn viên (A. Hân, Thanh Loan và Kim Loan) theo hỗ trợ trại. Và qua những lầntham dự trại, ý thức tiết kiệm, dành dụm tiền để đi chơi xa đã được nhóm tích cựchưởng ứng.Tập hát hò, chơi trò chơi tập thể vào chiều thứ năm mỗi tháng cũng là một hình thứcnối kết, tạo bầu không khí vui tươi, thoaœi mái, thân thiện trong các em. Nếu trướcđay, chỉ một mình tác viên quản trò cuộc chơi, thì từng bước gợi ý, bàn bạc với một sốem lãnh đạo tổ chuẩn bị cho trò chơi trước nhóm. Lần đi sinh hoạt trò chơi với 100 emở xã Tân Xuân - Hốc Môn, ngoài Cúc, Thái một số em khác như Thanh, Phú, Hào,Đức cũng đã lần lượt thể hiện tốt công việc này. Tác viên chỉ hỗ trợ thêm và giúp ổnđịnh trật tự đám đông. Sang những tháng đầu năm 1993, với sự cộng tác của một sốthanh niên đoàn viên phường 9, các em cũng học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm sinhhoạt trò chơi. Sau lần tham gia trại Suối Tre với đoàn viên thanh niên phường 9 tháng03/1993, Cúc tỏ ra linh hoạt sẵn sàng tham gia vào ban sinh hoạt trại Vũng Tàu 93,

Page 75: Sch v-ctxh-nhm2234

- 75 -

chuẩn bị tốt hầu hết các trò chơi thi đua trại. Sinh hoạt hè 93 (dưới sự hướng dẫn củaĐoàn thanh niên phường 9) cũng là dịp cho các em chứng tỏ khả năng trội hẳn so vớimột số thiếu nhi trong phường (rất tiếc có một số em lớn bận sinh kế, nên không thamgia như Thái, Phú, Thanh, Trang). Có những lúc sinh hoạt ở sân rộng phường 8 đãcuốn hút các em ở lại tự chơi với nhau giờ chơi chính thức của nhóm.Ngoài ra các em còn thích tham dự các cuộc thi đua thiếu nhi tùy theo khả năng, sởthích, lứa tuổi. Từ cuộc thi khéo tay học nghề vào tháng 07/1992 ở nhóm, có chọn 8em tham gia cuộc thi kỹ thuật mô hình đồ chơi do Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Thành phốtổ chức vào tháng 08/1992 đạt được bốn giải thưởng trò giá cao từ 50.000đ đến100.000đ (Cúc, Ngân, Thái, Luyến). Dự thi “Nhành Cọ Non” chỉ có Cúc vào vòngchung kết. Thi kể chuyện về Mẹ vào tháng 10/1992 do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tổ chức,Cúc đã thắng vẻ vang hơn 30 em thiếu nhi của các trường cấp 1, 2 quận Phú Nhuận vàđạt được giải khuyến khích (sau cuộc thi nội bộ của nhóm). Nhóm cũng đọ sức với cáchọc sinh cấp 1 và 2 trong cuộc thi “Tiếng hát từ mái trường” do Quận Đoàn tổ chứcvào tháng 01/1993 và đạt hai giải khuyến khích tiết mục kịch và đơn ca. Khi tham dựcuộc thi chạy bộ nữ do Hội phụ nữ phường 9 tổ chức nhân ngày 08/03 thì điều bất ngờvà thú vị là hai giải dành cho thiếu niên lại lọt vào tay hai em có vóc dáng mãnhkhảnh, nhỏ con, nhẹ ký trong nhóm là Hạnh và Ngân. Tháng 06/1993 các em tham giasinh hoạt hè dưới sự hướng dẫn của Đoàn thanh niên phường 9, đây cũng là dịp cácem thi thố khả năng, sức lực vào các cuộc thi chạy bộ, đá bóng thiếu niên, các trò chơivận động (kéo co, nhaœy bao bố, chạy xe đạp chậm v.v...), đá cầu, kể chuyện về BácHồ, kể chuyện cổ tích có minh họa v.v... Chính sự tự tin và sự tham gia đoàn kết, hỗtrợ của nhóm đã tạo sức mạnh cho các em dễ dàng đạt giải thưởng cuộc thi. Tuy nhiêncũng có một số em lớn bận sinh kế phụ giúp gia đình nên không tham gia thườngxuyên đợt sinh hoạt hè (Thái, Phú, Thanh, Sáng...).

3. Giai đoạn cuối (từ tháng 07/1993 đến tháng 12/1993)

Nhóm có nhiều thay đổi sau lần cấm trại Vũng Tàu 93. Một số nhóm viên cũ bận sinhkế hay phải phụ giúp gia đình nên ít tham gia sinh hoạt nhóm. Thỉnh thoaœng, lúc rổirảnh hay nghỉ việc đến thăm nhân viên xã hội và bạn bè (Thái, Phú, Sáng, Thanh,Ánh, Ngân, Lân, Đào...), số em còn lại (11 em) tham gia tích cực vào chương trìnhsinh hoạt hè của Đoàn thanh niên phường 9 (thi các trò chơi vận động, thi chạy bộthiếu nhi, đá bóng, đá cầu, thi kể chuyện về Bác Hồ, kể chuyện có minh họa...), và đạtmột số giải thưởng khích lệ.Tháng 07/1993 nhóm tiếp nhận 6 em nữ vào học may, có một vài em xinh xắn dễthương gây chú ý cho một số em nam trong và ngoài nhóm (Thái, Phú, Trường, Sáng,Biền, Tấn...). Các em rũ nhau đi chơi xa riêng với nhau vài lần ở Thủ Đức, Lái Thiêuhay di dạo phố vào thứ baœy, Chủ Nhật... Chính những lần đi chơi riêng này, là cơhội giúp các em học và rút ra một vài kinh nghiệm trong ứng xử giao tiếp nhau.Trong thời gian này, thầy Hân (dạy cưa cho các em nam) ngã bệnh, nên tổ cưa (chỉcòn ba em là Hào, Tam và Tân) tạm nghỉ học. Sau một tháng, ba em đề nghị nghỉ tiếpcho đến hết mùa mưa (chỗ các em ngồi học thường bị mưa tạt ướt, NVXH có liên hệvới UBND phường cho các em vào phòng hội trường học khi có mưa). Rồi lần lữa mãiba em từ chối không học cưa nữa và cũng không tham gia sinh hoạt nhóm. Vào tháng

Page 76: Sch v-ctxh-nhm2234

- 76 -

12/1993, có hai lần thầy Hân đề nghị ba em lên cưa thú và dán hộp tại cửa hàng Mai,nhưng các chỉ được vài hôm sau khi dán hộp xong, các em lại rút lui, thích chơi vớinhóm bạn trai cùng lứa tuổi với các em ở khu vực phường 9 hơn.Như vậy, ở giai đoạn này, từ tháng 09/1993, học cưa không còn thu hút sự tham giacủa các em nam nữa (có một số em ở lớp Tình Thương phường 9 đến học nhưng chỉđược một vài tuần thì chán học). Sỉ số nhóm bao gồm các em (tổ may 1) may gia côngở cửa hàng Mai và các em (tổ may 2) đang học may ở phường 9 và một số nhóm viêncũ còn thích gắn bó với nhóm, nhưng không sinh hoạt thường xuyên. Sinh hoạt củanhóm thay đổi cho phù hợp với tình hình và nhu cầu sở thích của các em. Thay vì đidạo rong ngoài đường phố, nhóm được hướng đến việc tổ chức đi chơi có ý nghĩa, cómục đích rõ rệt hơn là đi tham quan, thăm viếng các cơ sở nuôi dạy trẻ suy dinhdưỡng, mồ côi, Bến Nhà Rồng, trường vừa học vừa làm 1/6.... Lần đầu tiên đi thămTrung tâm phục hồi trẻ mồ côi, suy dinh dưỡng, các em tỏ vẻ quyến luyến, quí mếntrẻ, cùng giúp cho trẻ ăn, cưa muốn chia tay với trẻ để ra về và mong được đến thămtrẻ lần nữa (cuối háng 12/1993 nhóm trở lại thăm lần hai). Thái và Cúc tham gia quảntrò tích cực nhất khi chơi với trẻ em mồ côi Gò Vấp và khi giao lưu với đội học sinhtrường 1/6, nhóm chưa gặp được “đối thủ” sinh hoạt trò chơi ngang sức (vì các emtrường 1/6 còn thụ động và nhút nhát). Một hình thức sinh hoạt khác làm các em chú ýquan tâm muốn chia xeœ cùng bạn bè trong nhóm là tự tổ chức sinh nhật của chínhmình tại phòng họp của nhóm. Sinh nhật của Ánh tổ chức vào tháng 12/1993 rất thântình và vui vẻ. Em đã chủ động chuẩn bị một số trò chơi (bắt số kèm theo lời yêu cầu)gián tiếp yêu cầu mọi người cùng tham gia. Hạ cũng đăng ký tổ chức sinh nhật của emvào đầu tháng 01/1994.Với sự thay đổi của cơ cấu nhóm như trên, cùng với yêu cầu thành lập một trung tâmxã hội tại địa bàn dân cư phường 9, với những hoạt động đa dạng hơn, một lần nữanhóm cần xác định lại mục đích hoạt động cho phù hợp với sự chuyển biến mới. Ngày06/01/1994, nhóm đã đề nghị thay đổi thời gian sinh hoạt nhóm vào chiều Chủ Nhậtthay vì chiều thứ Năm để có thể qui tụ nhiều bạn nhóm viên tham gia. Mục đích vuichơi giải trí, học hỏi điều hay lẽ phải là rất cần thiết đối với nhóm, bên cạnh việc hỗtrợ tích cực một số hoạt động của Trung tâm xã hội phường 9. Chủ Nhật 16/01/1994sẽ là phiên họp đầu tiên của nhóm với những hoạt động mới chủ động, độc lập để từngbước tự khẳng định vị trí, vai trò độc lập của nhóm.

III. Vai trò của nhân viên xã hội

Cơ cấu nhóm có thay đổi sau mỗi lần tiếp nhận nhóm viên mới vào học khóa may cănbản hoặc vào học cưa. Trừ một số em có thu nhập qua những sản phẩm làm tại cửahàng Mai như Cúc, Luyến, San, Hạ... Số em khác do nhu cầu sinh kế phải đi phụ hồ,đi may ở xí nghiệp hoặc phụ giúp gia đình nên chỉ đến sinh hoạt với nhóm vào chiềuthứ Năm hàng tuần (nhưng cũng không thường xuyên). Do đó, trong suốt quá trìnhhoạt động nhóm, NVXH luôn phải cuœng cố, tổ chức cơ cấu nhóm viên cũ, đồng thờitác động sự tham gia hỗ trợ tích cực của các nhóm viên mới để dễ dàng hòa nhập vàohoạt động chung của nhóm. Chính thời gian gần gũi học tập mỗi buổi chiều là điềukiện tốt cho nhóm viên mới tương tác, gắn bó nhau và sinh hoạt theo yêu cầu củanhóm. Lãnh đạo tổ sẽ được phát hiện và bình chọn sau một vài tuần cùng học tập. Tuy

Page 77: Sch v-ctxh-nhm2234

- 77 -

nhiên, rất ít em có khả năng và trình độ để lãnh đạo tổ, cho nên giao trách nhiệm, gợiý công việc làm, theo dõi và hỗ trợ tổ trưởng trong sinh hoạt tổ, nhóm là điều đượcNVXH quan tâm thường xuyên hơn.Bên cạnh cơ cấu chính thức, còn có cơ cấu phi chính thức vẫn phát triển và tồn tạitrong quá trình hoạt động của nhóm. Chính mối quan hệ cá nhân này, ít nhiều ảnhhưởng đến tiến trình nhóm, tạo phe nhóm trong hoạt động, gây chia reœ mất đoàn kếtnội bộ. Hường, Thảo thân nhau vì cùng lứa tuổi nhỏ nhất trong nhóm viên nữ. Hai emthích quấn quít bên nhau, nói chuyện và làm việc riêng ít theo dõi và tập trung tronggiờ họp nhóm. Hào, Tam, Tân gắn bó nhau từ mối quan hệ họ hàng, khu phố. Ý kiếncủa một em này có ảnh hưởng đến em kia, hay quyết định của một em còn tùy thuộcsở thích của hai em còn lại. Đôi khi Tân lười học lại rũ rê thêm Tam nghỉ theo. Thanhvà Hạ trở thành đôi bạn thân thiết và có nhiều đóng góp tích cực cho nhóm. Hai emcũng thường khởi xướng, tổ chức những buổi sinh hoạt riêng của nhóm. Trong lần vuichơi nhân ngày 20/11/1993 (ngày nhà giáo Việt Nam), tiểu nhóm của em không đượcsự đồng tình về cách tổ chức ngày lễ tại phòng học, phe nhóm Cúc, Luyến, San, Thơmrũ nhau đến chơi ở công viên Chiến Thắng, không tham gia với nhóm Thanh, Hạ. Trênđây là những điều tất yếu xảy ra trong hoạt động một nhóm. Vấn đề là tạo điều kiện,cơ hội để các tiểu nhóm hòa hợp, xích lại gần nhau trong các sinh hoạt của nhóm.Trong những lần tham gia trình diễn công cộng hay tổ chức đi trại, thường tiểu nhómnày được phân chia để cộng tác với các bạn tiểu nhóm khác. Ngoài ra, NVXH còn lưuý mối quan hệ tình cảm riêng tư của mình đối với các cá nhân hay tiểu nhóm. Khôngyêu thương thân thiết đặc biệt một tiểu nhóm nào hay tỏ thái độ phân biệt đối xử nào.Trong những sinh hoạt vui chơi giải trí ở giai đoạn đầu NVXH chủ động đề xuất, chotrò chơi, bài hát, tổ chức trại v.v... Dần về sau NVXH thường gợi ý để các em bàn bạc,thảo luận và tổ chức thực hiện, NVXH sẽ là người giám sát theo dõi và hỗ trợ khi cầnthiết. Chính việc giao trách nhiệm đã làm gia tăng lòng tự tin, tạo điều kiện cho các emgiúp đỡ lần nhau. Trước khi trình diễn công cộng, các em phải dành nhiều buổi saugiờ học để tập dượt, chuẩn bị y trang hay công cụ. Các tiết mục trình diễn thường bổsung, hoàn chỉnh nội dung cho phù hợp. Các em nhập vai và diễn đạt theo ngôn ngữcủa mình dựa theo ý của nhân vật. Lần diễn nào, các em cũng có thay đổi hay bổ sunglời đối thoại, nhưng không đi lệch nội dung chính của vỡ kịch. Sự không gò bó câu nệchữ, từ đối đáp trong các tiết mục giúp các em nhập vai dễ dàng và diễn rất tự nhiên.Từ Trung Thu 1992, đã huy động sự tham gia đồng bộ của các thành viên nhóm,không là vai chính cũng nhận vai phụ. Thanh không nhận vai nào nhưng hỗ trợ tíchcực cho nhóm lúc diễn. San, Liên, Ngân, Hậu còn nhút nhát, rụt rè nhưng cũng đượckhuyến khích tham gia vài vai phụ. Tính tích cực chủ động của nhóm càng thể hiệnnhiều hơn trong các lần đi cắm trại xa, gần (trại Tao Đàn 92, trại Vũng Tàu 93), thămviếng bạn bè, thầy cô khi ốm đau, tổ chức đi chơi ngoài kế hoạch (dạo phố, đi ThủĐức, Lái Thiêu) hay đi tham quan cơ sở (Trung tâm nuôi dạy trẻ suy dinh dưỡng, Nhànuôi trẻ mồ côi Gò Vấp, Trường vừa học vừa làm 1/6, trung tâm thông tin giáo dụcsức khỏe...). Thảo luận để nhận xét, lượng giá sau mỗi lần đi trại, đi tham quan haytrình diễn công cộng là một công việc không thể thiếu trong sinh hoạt của nhóm. Nhờcó lượng giá, giúp các em rút ra những bài học bổ ích và có kinh nghiệm thực tế chonhững lần tổ chức sau.

Page 78: Sch v-ctxh-nhm2234

- 78 -

Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác, tham gia vào các sinh hoạt của nhóm, ít nhiềucũng có những sự va chạm,mâu thuẫn ý kiến xung đột tư tưởng xảy ra giữa các nhómviên. Chính nhờ sự cọ xát tương tác lẫn nhau trong quá trình nhóm, đã giúp cá nhân vànhóm học hỏi, rút kinh nghiệm và có sáng kiến giải quyết vấn đề của nhóm, cá nhân.Các em tự khám phá ra về chính mình, về bạn bè và tự nhận thức đưa đến thay đổihành vi để được chấp nhận và hòa hợp với nhóm. Tùy trường hợp mà NVXH tác độngđến cá nhân hoặc nhóm hay sử dụng cả hai. ở giai đoạn đầu, NVXH can thiệp trựctiếp giữa hai đối tượng có mâu thuẫn nhau. Về sau giao khả năng hòa giải cho nhóm.Cúc có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động nhóm. Em biết nhiều bài hát cókhả năng quản trò, có khiếu diễn kịch, sáng tác và xây dựng tiết mục kịch cho nhóm.Em rất thông minh, tự tin, nhưng khi làm việc với bạn bè chưa được mọi người yêumến do cá tính nóng nảy, nói năng hơi thô lỗ. Trong một lần tập kịch về SIDA vàotháng 04/1993, Thái và Phú đã phản kháng trước thái độ và lời nói kém nhã nhặn củaem (khi thấy bạn diễn chưa đạt yêu cầu), Thái, Phú buồn phiền và báo với NVXHkhông thể tham gia tiết mục này với lý do chính đáng là bận đi làm phụ hồ. NVXH đãtrao đổi riêng với Thái, Phú và đề nghị nên gác lại mối quan hệ riêng tư, mà chung sứchoàn thành nghĩa vụ chung của nhóm là thông tin tuyên truyền SIDA. Hai em chấpnhận lời đề nghị này và NVXH phải thường xuyên có mặt trong những buổi tập dượtcủa nhóm. Sau buổi diễn kịch về SIDA thành công, NVXH có trao đổi với Cúc về vấnđề này. Em đã khóc nhưng vẫn cho rằng việc làm của mình là đúng (vì một số bạntrong lúc tập dượt kịch lo ra chơi, giỡn, diễn không đạt nên em rất giận và nói “nặnglời"). Ít lâu sau xảy ra một việc xích mích giữa Cúc và một số em nam tổ chưa vì mộthành động giỡn chơi quá đáng. Hào, Tân, Tam, Lân, Tấn túm nước trong một bọcnylon để tạt vào một số em nữ đang chơi sau giờ học (trong đó có Cúc). Cúc rất tứcgiận vì không ai chịu nhận lỗi, em chửi tục và nói năng thô lỗ với các em nam. Trongbuổi sinh hoạt nhóm thường lệ chiều thứ Năm, các em nam đồng lên tiếng phản khángvề lời nói thô tục của Cúc. NVXH đề nghị các em nam và Cúc cùng ngồi lại họp, nêuvà phân ích sự việc và giao quyền hòa giải cho nhóm. Sau đó hai bên đều thấy có lỗivà giảng hòa. Cúc đã cảm nhận sự phản kháng mãnh liệt của các em nam về hành vi,lời nói kém nhã nhặn của em. Trong lần chuẩn bị tổ chức cắm trại Vũng Tàu 93, em từtốn, nói năng nhỏ nhẹ, mềm moœng hơn khi có bất đồng ý kiến với bạn bè.Trong một vài lần đi chơi riêng ở Lái Thiêu, Thủ Đức vào tháng 09/1993 với một sốcác em nữ, Thái đã có vài thái độ, cử chỉ, lời nói kém tế nhị khiến các bạn buồn phiền,nhưng em nào cũng e dè không nói về việc này. Trong một buổi sinh hoạt về giới tính,NVXH gợi ý trao đổi đề tài “Khi đi chơi với bạn khác phái cần lưu ý điều gì?” vàotháng 10/1993 (xem ở phần phụ đính hai biên bản họp nhóm). Sau nhiều lần gợi mở,các em nữ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ Thái về việc đi chơi các bạn có ít tiền (Tháibị đau chân không đi làm nên không có tiền) mà Thái đòi “ăn xài sang” (ăn bòn bon,uống nước ngọt...), lại buộc mọi người móc tiền cho Thái xem v.v... Vì Thái bận vềquê không dự họp, NVXH đề nghị mời Thái và các em sẽ dự họp một buổi khác đểtrao đổi về vấn đề này. Các em đều sẵn sàng “đối mặt”. Khi Thái ở quê lên ghé thăm,NVXH trao đổi riêng với em về việc này, em cũng mong được họp với các bạn để giảibày. NVXH cũng giải thích cho em hiểu hành động bắt các bạn em đưa tiền cho xemkhông phải chuyện đùa giỡn như em nghĩ, mà là xúc phạm đến cái riêng tư của mỗingười. Em “vỡ lẽ” ra điều này. Trong buổi họp với các em nữ ngày 12/10/1993

Page 79: Sch v-ctxh-nhm2234

- 79 -

(NVXH để tự các em trao đổi nhau), Thái đã đối chất, giải thích để các bạn hiểu thêmvề em, đồng thời em cũng xin nhận lỗi và mong các bạn bỏ qua. Chuyện này, chínhsức ép của nhóm đã tác động mạnh mẽ trên cá nhân trong nhóm, khiến tự bản thân cánhân soi rọi lại hành vi, thái độ và thay đổi chuyển biến theo hướng phù hợp để đượcchấp nhận, để có tình bạn thân thiết, quí mến. Hậu đã có thói quen chửi tục, nói bậy,đi la cà phá phách cùng nhóm bạn ở xóm suốt ngày (trước khi vào nhóm). Trong mộtlần đi xem văn nghệ với các bạn ở nhà văn hóa Thanh niên nhân ngày thầy thuốc ViệtNam tháng 02/1993, em đã bị nhóm kịch liệt phê bình hành vi chửi tục, nói bậy vớiLân tại đây. Nhiều em đã góp ý với em trong cuộc sinh hoạt nhóm (cộng với sự traođổi riêng của NVXH). Từ đó về sau, em hòa nhập vào nề nếp tốt của nhóm. Em cũnglà người được NVXH hết lòng bênh vực khi một số em nam của tổ cưa và ở ngoàinhóm trêu ghẹo, đặc biệt danh cho em là “heo” (vóc dáng em thấp, lại mập tròn).Thơm cũng có những thói quen chửi bậy, nói tục như Hậu. Nhưng khi vào nhóm đếnnay (từ tháng 07/1993 đến tháng 12/1993), Thơm chưa bao giờ bọc lộ thói quen này.Em tâm sự với NVXH ”...trước khi vào học may, Cúc cũng thường phê bình, góp ývới em về điều này, nhưng em vẫn chưa thay đổi, từ khi vào nhóm em đã tự bỏ khôngchửi tục nói bậy nữa”. Em rất siêng làm, chịu khó học và thẳng thắn góp ý phê bìnhbạn bè.Lân, Tân, Tam là những em trai thích rong chơi, phá phách ở khu vực tổ 24. Có lầntrong giờ học cưa, ba em cứ đi qua lại nơi bàn làm việc của NVXH (lúc này NVXHđang tiếp chuyện với ba em trai ngoài nhóm đến lớp chơi), thầy Hân (dạy cưa cho cácem nam) hỏi chuyện mới biết rằng Lân, Tân, Tam đang “khó chịu, bực tức” tư thếngồi ngã nghiêng trên bàn của các em mới khi nói chuyện với NVXH, các em địnhvào “dằn mặt” với các bạn này để biết thế nào là lịch sự, lễ phép. Thầy Hân hỏi ba emcó nhớ lúc mới và học cưa cũng có những tư thế, tác phong giống như các bạn nàykhông? Các em “khựng lại” khi nghe ý kiến này, nhưng vẫn chưa chịu chấp nhận tháiđọ bất lịch sự của các em mới đến chơi tại phòng học. Sau cùng thầy Hân đề nghị vớicác em không nên can thiệp mà để cô (NVXH) sẽ nói chuyện và giúp các bạn này hiểura được điều này như đã giúp các em.Nhóm còn có ảnh hưởng tích cực đến một số em ngoài nhóm. Trường, 15 tuổi, cũngcó học cưa khoảng hai tuần. Sau một thời gian nghỉ học, em xin phụ giúp rưœa bát chomột hàng bán bún riêu ở chợ ga phường 9. Lúc rổi rảnh em thường vào phòng họcmay lân la chơi đùa với các bạn gái. Em luôn ở trần, chỉ mặc một chiếc quần đùi ngắnkhi đến lớp học, NVXH có trao đổi, lưu ý em về cách ăn mặc trên. Em diện lý do trờinóng nực (tháng 4, tháng 5/1993) cần mặc như thế cho mát. Trong một buổi sinh hoạtca hát, chơi trò chơi cộng đồng chuẩn bị cho cắm trại ở Vũng Tàu tháng 06/1993.NVXH mời em vào chơi cùng các bạn (em được đi cắm trại Vũng Tàu 93). Chỉ ít phútsau khi vào chơi với nhóm, em phát hiện ra chính em và kêu lên”... Cô ơi! Chỉ cómình con mặc quần đùi hà...”. “Đúng rồi”.... NVXH xác nhận điều em nói là cuộcchơi vẫn tiếp tục.Hôm sau em đến chơi, mặc chiếc quần tây, NVXH tỏ ý khen em mặc đẹp. Sau lần đicắm trại Vũng Tàu 93, em khằng khít với nhóm hơn và ăn mặc tương đối lịch sự hơn(ít khi ở trần và mặc quần đùi).Mạnh, 17 tuổi, có tiếng quậy phá nhất ở khu vực chợ phường 9. Lúc em đến học cưa(được một tháng, nhưng không thường xuyên vào đầu năm 1992), em thường là Kẻ

Page 80: Sch v-ctxh-nhm2234

- 80 -

gây hấn, chọc ghẹo các bạn nam trong tổ, làm mất trật tự trong giờ học. Sau một thờigian dài nghỉ học, em thường đến chơi với nhóm. NVXH cũng thường dành giờ tiếpchuyện tâm tình cùng em. Em tỏ ra chững chạc hơn, ít gây hấn trêu ghẹo bạn bè. Cúcco nhận xét với NVXH về sự thay đổi của Mạnh và tỏ ý khen ngợi Mạnh (NVXH cóthông tin với Mạnh về lời khen này). Sau lần dự sinh nhật của Ngà, các em tổ may 2có xích mích với bạn bè của em trai Ngà. Hôm sau các em có kể chuyện này vớiNVXH, Mạnh cũng có mặt tại phòng học và em báo là có quen biết các em gái, bạncủa em trai Ngà (là Sinh). Những em này rất hung dữ, có em biết võ thuật. NVXH đặtvấn đề với Mạnh, rằng nếu các bạn của Sinh đến đây gây hấn với các bạn gái tổ may 2thì Mạnh giúp giải quyết ra sao? Em tỏ vẻ phân vân vì hai bên đều quen biết với em.NVXH đề nghị em nên bênh vực lẽ phải, bênh vực bên đúng. Một lát sau các bạn gáicủa Sinh nghênh ngang đi qua phòng học, nhìn liếc dọc ngang, chửi thề lớn tiếng,châm chọc các em tổ may 2 và có ý định khóa cửa, đóng lối đi vào phòng học. NVXHtừ tốn hỏi chuyện, các em này không trả lời. Lúc này, Mạnh xuất hiện. Em lớn tiếng ralệnh cho các bạn của Sinh ra về và đến mách chuyện này với người thân của một emcó thái độ hung hăng nhất. Sau ngày đó, hai bên tự hòa với nhau. Mạnh cũng đã làmcho NVXH cảm động và bất gờ là em mua quà và rũ bạn bè đến thăm hỏi lúc NVXHbị bệnh nghỉ ở nhà.Thời gian dành để tiếp xúc, chuyện trò tâm tình với cá nhân hay nhóm nhỏ hết sức cầnthiết. Không ngày nào mà không có một vài em đến chơi tại phòng học may phường 9(những nhóm viên cũ, mới và cả những em ngoài nhóm v.v...). Đây cũng là một côngviệc thường xuyên của NVXH, nhằm tạo mối tương quan thân thiết, để có dịp gần gũi,hiểu biết về tâm tư, nguyện vọng, nếp sống, cách suy nghĩ của từng em. Có khi các emđến với NVXH, và cũng thường lúc NXH ân cần hỏi han từng em, giúp các em nhậnra được vấn đề của chính mình, chọn lựa và có những quyết định đúng đắn, tích cựcnhất. Khi NVXH được xem là một người có ý nghĩa đối với các em, thì dễ giúp cácem có những hành vi, tác phong phù hợp để hòa nhập với cuộc sống, xã hội.Hạnh làmột cô bé gái 14 tuổi, quê ở Quảng Ngãi. Mẹ em mang em vào thành phố HCM báncho một chủ hộ ở chợ Tân Bình lúc em 11 tuổi (để giữ con cho chủ). Em tìm cách trốnkhỏi công an phường chợ tân Bình, khi người chủ mang em đến đây, vì em khóc hoàiđòi gặp mẹ. Trên đường đi em ngã bệnh, được một người tốt bụng mang đến công anphường 8 Phú Nhuận và chữa trò bệnh trạm y tế phường 8. Em được chị y sĩ trưởngtrạm cưu mang, nhận làm con nuôi, cho ăn học. Khi em đến học may, khuôn mặt cònin đậm nét buồn, thương nhớ gia đình, cô đơn sợ hãi và mặc cảm tự ti... NVXH đãquan tâm đặc biệt đến em, thường xuyên an uỉ, thăm hỏi, khuyến khích (lúc em đanghọc may hay trên đường chở em, cho em quá giang về nhà từ phường 9 đến chợ TrầnHữu Trang) để em đủ nghị lực vượt qua tâm trạng buồn chán, sầu bi, sợ sệt, mộngmị... (em tâm sự cùng NVXH, em thường thấy “ma” ở nhà cha mẹ nuôi, có lần buồnvì bạn Đoan cùng tổ học may không nói chuyện với em, trên đường về nhà, đi băngqua đường em mặc cho còi xe thúc giục inh oœi mà em không buồn tránh xe...).NVXH còn trao đổi với Thanh, Hạ là những người bạn thân thiết, gần gũi giúp đỡ em.Dần dần, em được một số bạn bè trong nhóm quí mến. Em cũng thấy vui tươi, hớn hởhơn và ít bệnh viêm phổi (trong thời gian đến với nhóm từ tháng 11/1992 đến tháng05/1993 chỉ bệnh một lần, khác với lúc đi học chữ, tháng nào em cũng có nghỉ bệnh).

Page 81: Sch v-ctxh-nhm2234

- 81 -

Và ngày làm em (cả NVXH) vui vẻ, hạnh phúc nhất là ngày Hạnh gặp lại cha Hạnhsau 4 năm lưu lạc.Thái sau lần bị tạm giam 2 tuần về tội ăn cắp xe đạp ở Hốc Môn (vào tháng 04/1992),em xin đi phụ hồ, thỉnh thoaœng đến sinh hoạt nhóm vào chiều thứ Năm hoặc lúckhông có việc, nghỉ làm, em thường đến chơi và trò chuyện với NVXH. NVXH có hỏithăm em về người bạn đã xúi giục em ăn cắp xe đạp ở Hốc Môn (là anh ruột củaThơm, là bạn “bùi đời” với Thái lúc em chưa vào nhóm, đã từng bênh vực cho Tháikhi bị một số thanh niên ở xóm hiếp đáp), NVXH đặt ra một tình huống có thể xảyđến để em chọn lạ: “Nếu sau này, bạn em mãn tù về (Tí, bạn của Thái bị bắt giam vìmột tội phạm khác), đến rũ em đi theo, em tính sao? Em trả lời: “Dứt khoát khôngtheo đâu cô, một lần cũng sợ, hơn nữa em đã có việc làm”. NVXH hỏi tiếp: “Hay làem tìm cách giúp bạn?”. Em khẳng định, rằng em sẽ tìm cách giúp bạn vì em đã biếtnghề thợ hồ. Sau đó, em có “khoe” chính em là người dẫn dắt Phú và Tùng cùng đilàm với ê-kíp hồ của em. Vào tháng 10/1993, Tí ra tù có đến rũ em cùng nhập bọn,Thái thẳng thắn trả lời: “Thôi đi cha, để em lo làm ăn...”.Mẹ Luyến buồn phiền người chồng nghiện rượu và bất hòa với mẹ chồng nên dắt díuba đứa con về quê ngoại sống (phường 9). Lúc đầu NVXH hỏi thăm tên cha, em imlặng không cho biết. NVXH hỏi lý do, em nói: “Cha ác lắm cô... Tết chỉ gởi tiền chobà nội, mà không cho mẹ con em, khi ray rượu còn rượt đánh đập mẹ con em nữa...”(mẹ Luyến không muốn con nhắc đến người cha vô trách nhiệm ấy). Tháng 02/1992em không có khai sanh nộp cho lớp phổ cập để được dự thi hết cấp một. NVXH cóđến trao đổi với gia đình để thay người. Cuối tháng 03/1992, cha Luyến từ Biên Hòađem khai sanh cho em để nộp hồ sơ thi chuyển cấp. Vì cha em luôn say rượu cả lúc vềnhà mẹ vợ nên bị bà ngoại và cậu Luyến đối xử rất lạnh nhạt (không thèm nói chuyện,hoặc nói “nặng lời” và không cho vào nhà ngủ...). Em buồn phiền tâm sự cùng NVXHlà em rất thương cha và cũng nói với cha em đừng uống rượu. Một hôm, cha Luyếnđến cửa hàng Mai gặp Luyến để báo tin ông về Biên Hòa, nhưng lại thiếu tiền... Emvội vã chạy tìm NVXH xin hỏi mượn 10.000đ và dặn dò mãi với NVXH đừng nói chomẹ em và Thảo (em Luyến) biết việc này. NVXH hứa giữ lời. Vài tháng sau, cha emcó về thăm mẹ con em. Lần này, cha em không có uống rượu. Vừa mới gặp NVXH đicông tác về, em đã hớn hở tươi cười chạy ra cửa đón NVXH và khoe rằng: cha em vềthăm trong tư thế tỉnh táo. NVXH thật sự xúc động và không bao giờ quên được nụcười tươi tắn cùng ánh mắt rạng rỡ, vui mừng của em khi thấy cha về thăm mẹ con emmà không có uống rượu.Tết Trung Thu 1992, nhóm tổ chức đi chơi ở Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố. Saukhi xem hết chương trình biểu diễn văn nghệ và chơi chung nhóm tại đây hơn 21 giờ,các em vẫn chưa muốn về. Một số em trai Sáng, Biền, Thái đề nghị đi chơi tiếp ngoàichợ Bến Thành. Một số em nữ (Cúc, Thanh) cũng đồng tình. NVXH nói: “Hồi chiềucô cũng đến gặp cha mẹ để xin phép cho các em đi chơi, cô cũng có trách nhiệm trongviệc này. Cô đề nghị chúng ta đưa một số em nhỏ về phường 9, rồi bàn tiếp chuyện đichơi...”. Khi về đến phường 9 khoảng 21g30, các em vẫn chưa bỏ ý định đi chơi tiếp,NVXH đặt vấn đề: “Nếu các em đi chơi về quá trễ, liệu lần sau xin phép đi chơi, chamẹ có cho phép không? Theo cô thì các em gái không nên đi chơi quá khuya, còn cácbạn trai cũng nên giữ uy tín cho các bạn gái...”. Lúc này Sáng lên tiếng: Cô nói đúngđó các bạn, thôi tụi mình về. Nhóm chấp nhận ý kiến trên và ra về.

Page 82: Sch v-ctxh-nhm2234

- 82 -

Tháng 04/1993, có một số em (Thái, Phú, Trường, Mạnh, Hào, Tân, Tam, Liên, Cúc,Đào...) thích đi xem chương trình văn nghệ mỗi tối ở công viên Chiến Thắng, nhưng ítcó tiền mua vé vào cửa mà chui lổ hoặc leo rào vào công viên. Nếu bị người bảo vệbắt gặp thì giả đò cặp bồ bịch nhau đi để khỏi bị đuổi (Trường - Liên), hoặc có khiđánh cải nhau với một nhóm trẻ khác và sau khi xem diễn, hôm sau các em bắt chướclời nói, điệu bộ, cử chỉ giống hệt diễn viên, nhất là diễn lối hài reœ tiền, kém vănhóa... Trong một buổi sinh hoạt nhóm, NVXH đưa việc này ra bàn với các em: “Đềnghị các em xem lại chương trình văn nghệ ở công viên Chiến Thắng có phù hợp vớilứa tuổi của các em không? Nếu thích hợp cho trẻ em, thầy cô sẽ liên hệ với Ban quảnlý công viên xin cho các em vào cửa miễn phí, còn nếu chương trình dành cho ngườilớn, thì chúng ta nên ở nhà xem tivi, đọc sách báo hay tổ chức đi chơi ở Nhà văn hóaThiếu nhi thành phố có những tiết mục diễn phù hợp với lứa tuổi các em hơn...”. Mộtvài hôm sau, NVXH có hỏi thăm Liên về việc này, em nói là một số bạn vẫn còn đixem nhưng có mua vé vào cửa. Vài tuần họp nhóm kế tiếp, các em báo là ít còn đixem văn nghệ ở công viên Chiến Thắng nữa. Giáo dục giới tính là một công việc rất quan trọng và rất cần thiết đối với nhóm. Thếnhưng thời gian đầu NVXH rất e dè, thụ động (ảnh hưởng phong tục, nếp sống ÁĐông). Sau một thời gian thăm dò, tìm hiểu về các em, NVXH đã thực hiện công việcnày dưới hai hình thức: Trao đổi chính thức với nhóm qua mục “Tìm hiểu khoa học và đời sống” mỗi thángmột lần. Tùy theo đề tài, NVXH trực tiếp nói chuyện chung với nhóm hay riêng từnggiới tính hoặc nêu một số câu hỏi để nhóm thảo luận. Thường thì các em ở lứa tuổidậy thì quan tâm, chú ý theo dõi hơn. Khi nói về hiện tượng kinh nguyệt một vài emđặt câu hỏi, có em chia sẻ kinh nghiệm bản thân: Phụng, Hạ, Cúc, Thanh... Thủy cònnhỏ (12 tuổi) có vẻ thờ ơ không chú ý nghe, những baœy tháng sau em lại hỏi riêngNVXH về vấn đề này. Hạnh thì bộc bạch nỗi buồn phiền của em khi phải giặt đồ lótcho các chị nuôi lúc có kinh, em cũng thổ lộ thường đọc sách báo tìm hiểu về giớitính. Khi NVXH lưu ý các em về vấn đề hiếp dâm và bàn cách xử lý tình huống xấunếu xảy đến đối với bản thân thì có nhiều ý kiến sôi nổi đóng góp. Thanh thắc mắc trẻ5, 6 tuổi bị hiếp dâm có bị mất trinh không? Bấy giờ Hậu bật lên câu hỏi “màng trinhlà gì?”, một từ xa lạ mà em chưa hề nghe biết. Các em trai lớn cũng quan tâm hỏi thămthầy Hân về vấn đề xuất tinh, mộng tinh ở nam giới. Đề tài về bệnh SIDA thu hút sựchú ý không riêng các em trong nhóm mà cả các em ngoài nhóm đều muốn tham dự.Khánh nói sẽ nghỉ bán báo một buổi, Mạnh, Tấn lo ngại các bạn nhóm Mai không chovào nghe và xem phim. Luyến đề ngh NVXH đến trường Nam Cao xin cho em nghỉmột buổi học chữ để được cùng các bạn dự buổi nói chuyện về SIDA. Và để cho cácem quen dần một vài từ chuyên môn (HIV, bao cao su...) cũng như tìm hiểu mức độhiểu biết của các em về SIDA, VXH đã làm trắc nghiệm câu hỏi về kiến thức SIDAtrước buổi nói chuyện. Chính nhờ có động tác này (vì các em hỏi với nhau, giải thíchcho nhau nghe về những gì đã biết...), bác sĩ Nguyễn Lạc Thái có nhận xét là đa số cácem trả lời gần đúng các câu hỏi gợi ý về SIDA. Thái, Cúc thẳng thắn, mạnh dạn trả lờicâu “Em có sợ chết không?” (tuổi trẻ thì không sợ chết), “Em có sợ chết vì SIDAkhông?” Em trả lời: “Dạ không, vì em biết cách phòng ngừa...”. Từ phim hoạt hình“Karaté kid” đầy tính bi hài kịch gây ấn tượng khó quên (ở các nhân vật chính diện vàphản diện), Tân, Thái, Cúc, Hào và một số em trong nhóm đã dựa vào nội dung phim

Page 83: Sch v-ctxh-nhm2234

- 83 -

thể hiện một cách sống động tính cách của từng nhân vật qua vở kịch nói “SIDA,Đừng chết vì thiếu hiểu biết” vào dịp Lễ 30 tháng 04 năm 1993 tại hội trường phường9 và vào cuối tháng 06/1993 ở lớp giáo dục viên đường phố. Một sinh hoạt tiếp theo làgợi ý nhóm đi tham quan “Trung tâm thông tin và giáo dục sức khỏe”. Trong thờiđiểm này, một số thông tin có liên quan về SIDA trên hệ thống thông tin đại chúngđược các em chú ý theo dõi. Hạ đã thức một mình ngồi xem phim truyền hình “SIDAở Thái Lan”. Thanh đi chơi về muộn thấy có chiếu phim SIDA thì chú ý xem. Cúc saukhi xem phim truyền hình trên, em lo âu dấu riêng bàn chải đánh răng của mình. Hàocứ mỗi lần tập diễn kịch, đóng vai bán báo, thì thông tin rất chính xác con số người bịnhiễm HIV gia tăng theo từng mốc thời gian (báo đây! báo đây! tin mới nhất hôm nayđã có... người bị nhiễm HIV đây...), trái lại, Lân thì tỏ vẻ ngạc nhiên khi nghe Hào,Tam, Tấn nói đến từ “tình dục” (SIDA lây qua ba đường: máu, tình dục, mẹ truyềnqua con) vì thời gian này em bận theo cha học nghề mộc. Trao đổi không chính thức với cá nhân hay nhóm nhỏ ở mọi nơi, mọi lúc: tùy cơ hộiđể gợi chuyện, hướng dẫn giúp đỡ các em về vấn đề giới tính. Ngay cả lần chuẩn bịcông việc cho cắm trại Vũng tàu 93 mà quên nhắc nhỡ các em nữ lưu ý có kinh nguyệttrong ngày đi cắm trại xa là một điều thiếu sót. Hạ, Trang không cảm thấy lúng túnghay âu lo khi đã biết chuẩn bị chu đáo đi cắm trại, Hường, Luyến không ngỡ ngàng ởlần có kinh đầu tiên, dù mẹ vắng nhà đi làm xa, các em vẫn biết tự giữ vệ sinh chomình. Luyến còn kỷ lưỡng mặc một lúc hai, ba quần. Cũng từ câu chuyện kể củaTrường, Thái từ chối lời mời gọi của “pêđê”, NVXH đã trao đổi thêm những tìnhhuống có thể xảy ra, nếu các em không cương quyết và cứng rắn khước từ thì có nguycơ bị lây lan bởi các bệnh qua đường tình dục. Còn Tuyên (ngoài nhóm) chạy xích lôvà thường đậu bến ở các khách sạn, em cứ ấm ức mãi về một câu đố của cô gái làngchơi và tìm NVXH nhờ giải đáp. Câu chuyện không dừng lại ở câu đố mà xoay quanhmột số vấn đề về giới tính mà em muốn tìm hiểu. Việc gần gũi, thân thiết, tâm tình,quan tâm và chia sẻ với các em những điều mà các em bức xúc nhất về giới tính thì cótác dụng hữu hiệu hơn. Tuyết chia sẻ với NVXH về mối quan hệ với bạn trai mà emlàm quen qua mục tìm bạn bốn phương. Dù là rất tình cờ trong câu chuyện với Thơm,Ngà, Hường trong một lần đến nhà NVXH chơi, nhưng NVXH đã khơi dậy chuyệncủa Ngà bị một thanh niên uy hiếp mà em đã dấu dím cả mẹ và gia đình em gần mộtnăm nay. Em vẫn còn bị ám ảnh, mặc cảm và xấu hổ về sự việc này. Chia sẻ và cùngem xác định lại vấn đề cũng là một cách giúp em an tâm và hòa nhập dễ dàng với cuộcsống hiện tại. Còn Thơm thì luyên thuyên kể chuyện vào những ngày nghỉ (chủ nhật),em đi phụ việc nhà cho một người hàng xóm. Chủ nhà có yêu cầu em lên lau chùi trêngác, em “cảnh giác” không chịu làm khi biết ông anh của chủ nhà có máu “35”.Những việc làm trên còn rất mới mẻ, đòi hỏi NVXH phải tìm hiểu, học hỏi và rút kinh nghiệmthêm. Giáo dục giới tính có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào thái độ, cách làm củaNVXH và dĩ nhiên với một NVXH đã lập gia đình sẽ có nhiều kinh nghiệm để giúp các em tốthơn.Tp.Hồ Chí Minh Ngày 11 tháng 01 năm 1994Nguyễn Thị Kim Loan