SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng...

54
SARVEPALLI RADHAKRISHNAN ( 1888 ..... ) Tác-GiDch - Thut NGUYN-ĐĂNG-THC

Transcript of SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng...

Page 1: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

SARVEPALLI

RADHAKRISHNAN

( 1888 ..... )

Tác-Giả Dịch - Thuật

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Page 2: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần
Page 3: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

SARVEPALLI RADHAKRISHNAN

HOÀN-THÀNH SỰ PHỤC-HƯNG

ẤN - ĐỘ

Rabindranath Tagore ( 1881-1941 ),

Mahatma Gandhi ( 1869-1948 ), Sri Aurobindo

Ghose ( 1872-1950 ) và S. Radhakrishnan

( 1888 ... ). Bốn vĩ-nhân hoàn-thành việc Phục-

hưng Truyền-thống Ấn-Độ và giải-phóng dân-

tộc không bằng xương máu mà bằng tinh-thần

văn-hóa cổ-truyền : Tagore đem cho thế-giới

hồn thơ Thánh-linh Phệ-đà ( Vedas ) và đã

được phần-thưởng Quốc-tế Nobel ; Thánh

Gandhi cống-hiến thế-giới và dân-tộc chính-

sách " Bất-bạo-động " để đối-phó với chiến-

tranh nguyên-tử tiêu-diệt nhân-loại và Radha-

krishnan " nhà đại triết-gia chính-khách Ấn-

Độ " lấy thực-nghiệm thực-tại tuyệt-đối, trực-

Page 4: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

2

giác tâm-linh để cống-hiến cơ-bản cho triết-học

tôn-giáo đại-đồng. Các vĩ-nhân Ấn-Độ ấy đã

hoàn-thành sự phục-hưng truyền-thống Ấn ,

Vedas - Upanisads cho dân-tộc và cả thế-giới

như trên đã trình-bày về R. Tagore và Gandhi,

nay hãy kể đến S. Radhakrishnan .

Trong tác-phẩm phong-phú xuất-bản ở

New-York 1952 nhan-đề " The Philosophy of

Sarvepalli Radhakrishnan " in trong bộ " The

Library of Living Philosophers " nhà xuất-bản

giới-thiệu :

" Trong tập sách trọng-đại này có

hai mươi ba học-giả danh tiếng thế-giới

đã viết cả một bộ khái-luận phê-bình

sáng-lạn, bao-hàm tất cả các phương-diện

tư-tưởng của Radhakrishnan, _ cống-hiến

của ông vào triết-học xã-hội, vào tôn-giáo

và tâm-linh-học hiện-đại , ảnh-hưởng của

ông vào Ấn-Độ-giáo ( Hinduism ) hiện-

đại và địa-vị của ông trong các trào-lưu

chính của triết-học thế-kỷ XX ."

Page 5: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

Ở châu-Âu và Châu-Mỹ, ở khắp thế-giới,

S. Radhakrishnan được người ta mệnh-danh là

" Great philosopher states-man of India " ( Đại

chính-khách triết-gia Ấn ) vì ông đã được

trúng-cử ngày 12 - 5 - 1952 vào chức Phó

Thổng-Thống Dân-Chủ Cộng-Hòa Ấn-Độ đầu

tiên, do cử-tri cả hai viện trung-ương bầu lên.

" Chừng nào liên-quan đến sự trình-

bày Ấn-Độ-giáo, không một ai, kể từ

ngày xuất-hiện Swami Vivekananda trên

diễn-đàn Hội-nghị Quốc-tế về Tôn-giáo

tại Chicago 1893, đã hấp-dẫn được nhiều

chú-ý ở Mỹ và Âu hơn là Giáo-sư

Radhakrishnan. Và ảnh-hưởng của Giáo-

sư có thể còn lâu bền vì nó lệ-thuộc

không phải chỉ vào những bài diễn-thuyết

phổ-thông mà còn vào tác-phẩm bác-học,

viết với lối văn-chương hấp-dẫn, làm cho

người đọc thích-thú. Chắc-chắn ông là

một đại-diện lớn nhất của Phục-hưng Ấn-

Độ Hiện-đại. Song hành với Gandhi và

Tagore, ông đã nâng cao uy-tín của nước

Page 6: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

4

ta trong hàng các dân-tộc thế-giới ."

_ ( " Hinduism Through The Ages "

_ D. S. Sarma )

Theo lời tự-thuật của Radhakrishnan :

" Tôi bắt đầu cuộc đời vào nghề là

một giáo-sư triết-học ở Đại-học Trung-

ương Madras tháng 4 - 1909 suốt bẩy

năm qua. Trong thời-gian ấy tôi học cổ-

điển Ấn-độ-giáo như Upanisads, Bhaga-

vadgita, với chú-giải về Brahman Sutras

của các giáo-chủ chính Samkara - Rāmā-

nuja, Madhva, Nimbārka và các vị khác,

cùng Vấn-đáp của Buddha cũng như

kinh-điển của Ấn-độ-giáo, Phật-giáo và

Jainas. Trong tư-tưởng-gia Tây-Âu,

những tác-phẩm của Platon, Plotinus và

Kant và của Bradley, Bergson đều đã

phần lớn ảnh-hưởng vào tôi. Những giao-

thiệp của tôi với đại Ấn-độ-gia hiện-đại

như Tagore và Gandhi đều rất thân-thiện

suốt ngót ba mươi năm và tôi cũng thực-

Page 7: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

hiện những ý-nghĩ lạ-lùng của họ đối với

tôi .

" Tuy rằng tôi tôn-trọng các đại-gia

tư-tưởng xưa và nay, Đông và Tây, nhưng

tôi không thể nói là tôi theo một ai, thừa-

nhận hoàn-toàn giáo-lý của họ, tôi không

nói là tôi từ-chối học-hỏi người khác hay

là không bị người ta ảnh-hưởng. Trong

khi tôi bị rất nhiều kích-thích bởi tinh-

thần của tất cả các tác-giả tôi đã học,

nhưng tư-tưởng tôi không thích-hợp với

một kiểu truyền-thống nhất-định nào. Bởi

vì tư-duy của tôi đã có một nguồn khác và

nó xuất-phát từ chính thực-nghiệm riêng

của tôi, _ không hoàn-toàn giống với cái

gì thu-lượm trong sự học-hỏi và đọc sách.

Nó do thực-nghiệm tâm-linh phát-sinh

hơn là do suy-diễn từ những tiền-đề xác-

định hợp-lý. Triết-học là sản-xuất của sự

tiếp-xúc với thực-tại hơn là của nghiên-

cứu lịch-sử về những tiếp-xúc ấy. Trong

tác-phẩm của tôi, tôi đã thử thông-truyền

nội-quan của tôi về ý-nghĩa sinh-tồn. Tuy

Page 8: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

6

vậy, tôi không chắc đã thành-công trong

sự chuyển-giao những ý-niệm nội-tại của

tôi. Tôi thử chứng-tỏ rằng vị-trí đại-

cương của tôi cung-cấp một giải-thích

hiệu-nghiệm về thế-giới, nó có vẻ nhất-trí

với chính nó, hòa-hợp với thực-kiện ta

biết chúng và củng-cố đời sống tâm-linh."

_ ( p. 9 " A Confession " ) _ ( " The

Philosophy of S. Radhakrishnan " _ The

Librairy of Living Philosophers ; New-

York, 1952 )

Đứng trên cơ-bản thực-nghiệm tâm-linh

ấy tư-tưởng của Radhakrishnan tỏ ra một đồng-

nhất-tính trong các tác-phẩm triết-học và tôn-

giáo kể từ bộ sách đầu tiên " Triết-lý Của

Rabindranath Tagore " ( The Philosophy of... )

cho tới tác-phẩm cuối cùng " The Principal

Upanisads ). Nhưng trong Hilbert Lectures của

ông về " An Idealist View of Life " phát-hành

năm 1932 mà người ta thấy tư-tưởng của ông

về tôn-giáo và triết-học được đầy đủ hơn cả.

Chính ở đây cho thấy sự tiến-bộ của ông đối

Page 9: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

với lập-trường của các vị đi trước về truyền-

thống tôn-giáo Ấn. Chính ở đây, ông trình-bày

hết sức sáng-sủa quan-điểm duy-tâm về sự

sống, căn cứ đầu tiên vào thực-nghiệm tâm-linh

( mystic ) của các bậc Tiên-tri ( Rishis ) thời

Upanisads - Vedas .

Giáo-sư viết :

" Một quan-điểm duy-tâm nhận thấy

vũ-trụ có ý-nghĩa, có giá-trị. Giá-trị lý-

tưởng là những động-năng, thế-lực dẫn

đạo vũ-trụ. Thế-giới chỉ hiểu được như là

một hệ-thống cứu-cánh. Một quan-điểm

như thế ít quan-hệ với vấn-đề một vật,

hoặc chỉ là một hình-ảnh đặc-thù, hoặc là

một liên-hệ đại-cương. Vấn-đề độc-lập

của năng-tri và sở-tri ít có quan-hệ với nó.

Nó cũng không phạm đến học-thuyết cho

rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân,

tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần của một

xã-hội tạo-tác. Duy-tâm theo nghĩa nói

đây là quan-hệ với bản-tính cùng tột của

thực-tại, bất cứ liên-hệ của nó với tinh-

Page 10: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

8

thần năng-tri như thế nào. Nó giải-đáp

cho vấn-đề ý-niệm, ý-nghĩa hay là mục-

tiêu của tất cả. Nó không có gì chung

đụng với quan-điểm chủ-trương thực-tại

là một phấn-đấu phi-lý mù-quáng hay là

một lầm lỗi khốn-nạn bất-khả-tri. Nó

nhận thấy đời sống có ý-nghĩa và mục-

đích. Nó cho người ta một định-mệnh

không giới-hạn vào thế-giới hữu-hình . "

_ ( tr. 15 )

Ông định-nghĩa cho triết-học tôn-giáo là

tôn-giáo đi đến tự hiểu biết mình. Không làm

gì có triết-học tôn-giáo mà không có thực-

nghiệm tôn-giáo. Khi tư-tưởng tôn-giáo thử tổ-

chức thực-nghiệm tôn-giáo, nó cũng có giá-trị

như bất cứ một khoa-học thiên-nhiên nào khác

khi nó thử tổ-chức tài-liệu của giác-quan, vì

trực-giác tinh-thần cũng chỉ-dẫn về thực-tại

như tri-giác của chúng ta vậy. Ví dụ đối với

tín-đồ sùng-bái Thượng-Đế Thần-linh, thì tình-

yêu Thần-linh cũng là thực-kiện trên trời xanh

đối với người thường. Thực là vô-lý nếu công-

Page 11: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

nhận thực-chứng của giác-quan mà không

công-nhận thực-chứng của cảm-giác tôn-giáo,

trực-giác tâm-linh. Đời sống của một người

không có ý-thức tôn-giáo, không chứng-minh

thực-nghiệm tôn-giáo là vô giá-trị không hơn

gì đời sống của một người câm, điếc khi họ

chứng-minh rằng thực-nghiệm âm-nhạc vô-

hiệu-lực. Lại như sự tồn-tại của các tôn-giáo

khác về một số phương-diện không làm mất

hiệu-lực, phế bỏ thực-nghiệm bên trong chúng,

cũng như sự tồn-tại của các lý-thuyết khác

nhau về vật-chất không làm mất giá-trị của

hiện-tượng vật-chất. Một triết-học tôn-giáo là

một cố-gắng hệ-thống-hóa và thống-nhất

những dữ-kiện thực-nghiệm tôn-giáo. Nó khác

biệt hẳn với suy-luận thần-học và giáo-điều.

Suy-luận thần-học với phương-tiện biện-chính

đi đến kết-luận Thượng-Đế là một khả-năng,

trong khi một triết-học tôn-giáo đi từ thực-

nghiệm tôn-giáo và truyền-thống, khẳng-định

hiểu biết hợp-lý rằng Thượng-Đế là một thực-

tại. Lại nữa, thần-học, giáo-điều tự giới-hạn

việc trình-bày một hệ-thống thực-nghiệm ghi

Page 12: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

10

lại ở một thời và một xứ, còn như triết-học tôn-

giáo thì nhận-thức các mẩu thực-nghiệm tôn-

giáo của tất cả thời-đại và xứ-sở. Giáo-sư

Radhakrishnan nói :

" Triết-học tôn-giáo tiên quyết bỏ

con đường thần-học suy-luận và phương-

pháp biện-bách giáo-điều thần-học vũ-

đoán, và thừa-nhận quan-điểm khoa-học

của thực-nghiệm tôn-giáo và khảo-sát

khách-quan, vô-tư sự truyền-thừa của tín-

đồ tất cả giáo-lý, cả đến của người không

có giáo-lý truyền-thừa. Một sự khảo-sát

như thế, những yêu-cầu và nội-dung của

ý-thức tôn-giáo mà bối-cảnh là lịch-sử

tinh-thần nhân-loại, thì bao-hàm hứa-hẹn

một duy-tâm-luận tâm-linh, nó chống với

sức mạnh làm tan rã của tự-nhiên khoa-

học một mặt và giáo-điều tôn-giáo một

mặt khác ."

_ ( An Idealist View of Life )

Kết-luận của một khoa-học tôn-giáo ấy

thế nào ? Những khẳng-định của triết-học tôn-

Page 13: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

giáo chân-chính ấy căn-cứ vào giáo-lý Upani-

sads, vấn-đáp của Buddha, ngụ-ý của Christ,

những phát-biểu của Mohammed, những cách-

ngôn của Ramakrishna Paramahamsa, những

cái nhìn " tứ mục tương cố " thầm-lặng của

Ramana Maharshi ( 1879 -1950 ), với lời dạy

duy-nhất : Hãy tự cứu xét " Ta là Ai ? " ( Who

am I ? ). Và giáo-sư Radhakrishnan tuyên-bố :

" Những nhân-chứng cá-nhân về ý-thức thần-

linh không phải giới-hạn vào Đông-phương."

Và ông kể : " Socrates và Platon, Plotinus và

Porphyry, Augustin và Dante... và vô số người

khác nữa chứng-nhận thực-tại cảm thấy về

Thượng-Đế. Điều ấy cũng cổ xưa như nhân-

loại và nó không hạn hẹp vào một dân-tộc nào

cả. Cái sự minh-chứng ấy thì quá hiển-nhiên để

trốn tránh ."

Chúng ta có thể kết-luận về minh-chứng

thực-nghiệm ở tuyệt-đối, trực-giác tâm-linh về

Thượng-Đế như sau :

1)_ Thực-nghiệm tâm-linh là một phản-

ứng của toàn-thể con người đối với Thực-tại,

Page 14: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

12

nó bao-hàm và vượt cả hoạt-động trí-thức, đạo-

đức và tình-cảm. Nó là cái biết qua sinh-tồn,

bởi thế nên nó cụ-thể và cá-nhân, không trừu-

tượng và đại-cương như cái biết khái-niệm, và

nó cũng không truyền-thông qua danh-từ hợp-

lý. Người ta chỉ có thể biết tâm-linh bằng

thuần-túy thực-nghiệm, cũng như một người

biết tình-yêu bằng trở nên yêu, và không phải

đọc sách về tình-yêu mà biết yêu. Cũng như

Tử-Tư viết : ( )

" Thành giả thiên chi đạo, Thành chi giả nhân

chi đạo_ Tử-Tư " ( Thực-tại là đạo Trời tuyệt-

đối, thực-hiện thực-tại ấy là đạo của người ) .

2)_ Thành hợp chữ ngôn ( ) và chữ

thành ( ) là một trạng-thái trực-giác toàn-

diện, tri và hành hợp-nhất, tự nó đầy đủ hiệu-

lực của nó, tự nó tự lập, tự minh, không cần

đến cái gì khác ngoài nó. Thành là tri hành

hợp-nhất, lý tình nhất-trí, cho ta thấy Tồn-tại

tuyệt-đối, vĩnh-cửu, ngoài tất cả phạm-trù tư-

duy và biểu-thị. Tuy nhiên khi ta nói rằng

Tuyệt-đối do thực-nghiệm tâm-linh biểu-lộ thì

Page 15: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

hoàn-toàn không có thuộc-tính và chỉ có thể

như Phật-học mô-tả bằng phủ-định (Sunnyata),

Không : nghĩa là không có thể quan-niệm theo

hình-danh sắc-tướng ( nama-rupa ) của tinh-

thần hữu-hạn tương-đối .

3)_ Thực-nghiệm tâm-linh có ba sắc-thái

đặc-trưng, như Ấn-độ-học gọi là Sat, Chit,

Ananda = Thực-tại, Giác-ngộ và Hoàn-toàn

Hoan-hỷ. Cũng như Khổng-Tử bảo : " Tri chi

bất như Hiếu chi, Hiếu chi bất như Lạc chi ."

( ) nghĩa là

( Biết đạo không bằng yêu đạo, yêu đạo không

bằng vui đạo.) Ba thuộc tính ấy đối với ta thì là

ba, nhưng ở Thượng-Đế thì bất phân. Thượng-

Đế là Thực-tại Tuyệt-đối ( bất khả tư nghị ),

vượt ra ngoài cả hữu-ngã và vô-ngã, nhân-cách

và phi-nhân-cách, mà chúng ta, loài người

trong phạm-vi hình-danh sắc-tướng ( nama -

rupa ) đã mệnh danh là Thượng-Đế nhân-cách-

hóa, một phạm-trù tối-cao mà chúng ta biết

được. Như vậy Thượng-Đế chỉ là một phù-

hiệu, là Thượng-Đế đối với chúng ta không

Page 16: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

14

phải là Thượng-Đế đối với Thực-tại tuyệt-đối

tự-tại .

4)_ Thực-nghiệm tâm-linh không những

biểu-lộ cho chúng ta một thực-tại siêu-nhiên,

nhưng cũng còn đem cho ta cái tin-tưởng vào

đồng-nhất-tính của thế-giới. Nhà tâm-linh-học

tri-giác Thực-tại trong trạng-thái trực-giác

thiền-định như là vừa nội-tại vừa siêu-nhiên .

" Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch

Thần thông biến hóa hiện chư tướng

Hữu vi vô vi tòng thử xuất

Hà sa thế-giới bất khả lượng ."

_ ( Thiền-sư Cửu-Chỉ , 1065 )

( Trực-giác tuyệt-đối thì thân-thể và ý-

thức vốn ngừng lặng ,

Các hiện-tượng biến-hóa hiện ra thần-

thông .

Có hình và vô hình do đấy xuất-hiện,

Thế-giới nhiều như cát sông không lường

được .)

Page 17: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

5)_ Một điều trọng-yếu nhất của thực-

nghiệm tôn-giáo là sự đồng-nhất-thể giữa tâm-

linh và vũ-trụ, linh-hồn và Thượng-Đế. Trong

trạng-thái xuất-thần ( extase mystique ) thiền-

định tam-muội ( samadhi ) nhà tôn-giáo tâm-

linh thực-nghiệm cảm thấy tự-ngã chỉ là trung-

tâm của Tâm-linh vô sở bất tại. Đấy là điểm

kết-luận chung của tất cả các truyền-thống tâm-

linh-học Đông cũng như Tây, khẩu-hiệu " Tat

tvam asi " ( Người là cái Ấy tuyệt-đối ) ở

Upanisads cũng như " Ta và Cha ta là Một " _

( Jesus ).... tức là lời thơ kệ của Tăng-Thống

Khánh-Hỷ ( 1142 ) triều Lý ở Việt-Nam :

" Kiền khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung "

( Vũ-trụ hết thảy đầu ngọn tóc,

Mặt-trăng mặt-trời đầy đủ trong hạt cải )

" Toute réalité est en soi totale

Tout dans l'univers est comme l'univers "

Page 18: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

16

( Tất cả thực-tại tự thân là toàn-diện

Tất cả trong vũ-trụ đều như vũ-trụ ) .

Đấy là quan-điểm nhất-nguyên tâm-linh

đạo-học Đông-phương, khác với nhất-nguyên

trí-thức Tây-phương, duy-tâm hay là duy-vật

( idéalisme, matérialisme ), vì một đàng căn cứ

vào thực-nghiệm, một đàng là suy-luận trí-thức

trừu-tượng. Chính cái thực-nghiệm tôn-giáo ấy

mà giáo-sư Radhakrishnan đã lấy làm cơ sở

cho " Quan-điểm duy-tâm về đời sống " ( An

Idealist View of Life ). Đối với ông, tuyệt-đối

duy-tâm là tiêu-chuẩn để thử-nghiệm cho bất

cứ hệ-thống triết-học nào, và ông đã xem xét

theo quan-điểm thực-nghiệm tôn-giáo tâm-linh

các triết-học Tây-phương cận-đại, như Berg-

son, William James, Bertrand Russell, Schiller,

cả đến những hệ-thống của Eddington, Jeans,

Whitehead, Alexander và Lloyd Morgan cũng

như những phát-hiện tâm-lý của Phân-tâm-học

và chủ-nghĩa hành-động, biện-chứng duy-vật

của K. Marx .

Page 19: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

Giáo-sư cũng áp-dụng quan-điểm Duy-

tâm Tuyệt-đối ( Idealist View of Life = Quan-

điểm lý-tưởng của đời sống ) vào tác-phẩm

nổi-tiếng của ông " Indian Philosophy " vào

Phật-học, chứng-minh sự nhất-trí giữa Phật và

Upanisads, vào sáu quan-điểm Bà-la-môn về

triết-học Nyaya ( Nhân-minh ), Vaisheshika

( Vệ-thế-sư ), Samkhya ( Số-luận ), Yoga ( Du-

da ), Mimansa ( Di-man-tác ) và Vedanta ( Bất-

nhị-pháp ) và thấy rằng Tuyệt-đối Duy-tâm là

biểu-thị tối-cao của Vedanta, vì nó căn cứ vào

thực-nghiệm cao nhất mà người ta có khả-

năng. Giáo-sư thông-thạo các triết-học Đông và

Tây và đủ tư-cách để đối-phó với thử-thách của

hiện-đại, đòi-hỏi thay-thế thực-nghiệm tôn-giáo

bằng khoa-học tự-nhiên, bất khả tri luận, chủ-

nghĩa nhân-bản và thực-tiễn. Ông cũng duyệt

lại những thành-tựu cuối cùng của khoa-học

như Vật-lý-học, Thiên-văn-học và Sinh-lý-học.

Ông viết :

" Toàn-thể phương-pháp và cách

tiến-hành của khoa-học là căn cứ vào tín-

ngưỡng về trật-tự của thiên-nhiên. Eins-

Page 20: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

18

tein chú-trọng rằng “ cái trí-thức này, cái

cảm-tưởng này là trọng-tâm của tôn-giáo

chân-chính. Theo nghĩa này và chỉ ở

nghĩa này, thì tôi thuộc vào hàng tín-đồ

mộ đạo .”

( The whole method and procedure

of Science are base on faith in the

orderliness of nature. Einstein stress that

“ this knowledge, this feeling is at the

centre of true religiousness. In this sense,

and in this sense only, I belong to the

ranks of devoutly religious men.” )

_ ( History of Philosophy Eastern and

Western _ p. 441 )

Căn-cứ vào thực-nghiệm tôn-giáo, chung

cho tất cả tôn-giáo chân-chính cũng như cho

phát-minh khoa-học hiện-đại mà Radhakrish-

nan xây-dựng triết-học tôn-giáo của mình.

Theo ông vũ-trụ của chúng ta là sự thực-hiện

của bản-tính Tuyệt-đối. Tuyệt-đối là ý-thức

thuần-túy, " Thiên địa chi tâm ", thuần-túy tự-

do và khả-năng vô-hạn. Từ vô số khả-năng để

Page 21: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

lựa chọn, một khả-năng đặc-biệt đã trở nên

hiện-thực vũ-trụ trật-tự. Bởi vậy Tuyệt-đối

không kiện-tận bởi diễn-tiến vũ-trụ. Khi nhìn

Tuyệt-đối trong sự liên-hệ với diễn-tiến vũ-trụ,

thì ta gọi là Thượng-Đế. Thượng-Đế giới-hạn

vào thế-giới mà Tuyệt-đối thì không, thuần tự-

do. Hữu-thể vô-biên như thế là tự giới-hạn để

tự biểu-hiện. Khả-năng tự giới-hạn của Tuyệt-

đối thì gọi là Ảo-hóa ( Maya ) trong triết-học

Ấn-Độ Tuyệt-đối và Maya của nó hiện ra là

tinh-thần và vật-chất trong vũ-trụ thời-không

của ta. Hữu-thể Tuyệt-đối gọi là Thượng-Đế

( Ishvara ) trong liên-quan với vũ-trụ như thế

phân ra làm hai chủ-thể và đối-tượng, ngã và

phi-ngã, không ly-khai. Sự xung-khắc giữa hai

cái ấy đã kết thành các trật chúng-sinh trong

thế-giới. Ở giai-đoạn thấp nhất là vật-chất vô-

cơ, trong đó tinh-thần còn ngủ. Sau đến giai-

đoạn thảo-mộc trong đó tinh-thần tự biểu-hiện,

là sự sống nó dùng vật-chất vào mục-đích của

nó. Kế đến chúng ta có giới động-vật trong đó

có tinh-thần thêm vào sự sống, như là biểu-hiện

xa hơn của tinh-thần. Cao hơn động-vật là loài

Page 22: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

20

người có sự xuất-hiện của lý-trí và ý-chí tự-do.

Sau giai-đoạn này đã đạt được thì sự tiến-bộ

không do bên ngoài thúc đẩy mà có sự phát-

triển ở bên trong. Những giá-trị tinh-thần càng

cao, như thiện, mỹ, chân mà một cá-nhân nuôi

dưỡng ở mình và ở người thì nó càng trở nên

gần với Thượng-Đế thần-linh. Vì Thượng-Đế

là sự hoàn-toàn cũng như là nguồn của tất cả

giá-trị tinh-thần trong phạm-vi nhân-loại. Giai-

đoạn cuối cùng kết-thúc vòng tiến-hóa sẽ đạt

được là khi tất cả vật-chất được tinh-thần thu-

hút và lưỡng-tính năng-tri và sở-tri, chủ-thể và

đối-tượng biến đi. Như thế là lịch-trình tiến-

hóa của vũ-trụ cốt trở về nguồn của Tuyệt-đối,

trở về toàn-thể nguyên-thủy. Cuộc diễn-tiến ấy

không phải mù-quáng, không cứu-cánh. Trái

lại cái tinh-thần nội-tại quyết-định sự hướng-

thượng liên-tục của hình-thức sự sống thấp

nhất của nhân-loại đến sự tự ý-thức mình. Bằng

sự tiến-hóa của vũ-trụ, cái đồng-nhất-tính của

tinh-thần nguyên-thủy trở nên cụ-thể toàn-diện.

Tinh-thần tự thực-hiện :

Page 23: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

21

( )

" Thành giả thiên chi đạo, Thành chi giả

nhân chi đạo _ ( Trung Dung ) "

( Thật tại Tuyệt-đối là đạo trời, Thực-hiện

Tuyệt-đối ấy là đạo của nhân-loại .)

S. Radhakrishnan đã toát-yếu quá-trình

tiến-hóa ấy trong " The Reign of Religion in

Contemporary Philosophy " ( Chủ-quyền Tôn-

giáo trong Triết-học Hiện-đại ) :

" Vậy lý-tưởng tuyệt-đối phân-biệt

nguyên lai vũ-trụ là do sự phân-hóa toàn-

thể thành tồn-tại và phi-tồn-tại ( being

and non-being ). Quá-trình vũ-trụ là cuộc

chiến-đấu giữa hai khuynh-hướng ấy, và

sự tiến-bộ được đo bằng sự ưu-thắng của

tồn-tại đối với phi-tồn-tại, mà mục-tiêu

hay là định-mệnh của vũ-trụ, là sự ưu-

thắng hoàn-toàn của tồn-tại đối với phi-

tồn-tại hay là tinh-thần đối với vật-chất,

khi nào Tuyệt-đối tự đến bằng chính nó.

Nhưng khởi-thủy và cứu-cánh chỉ là lý-

Page 24: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

22

tưởng, và chúng ta chỉ có con đường

( đạo ) nối hai đầu thủy chung, gọi là vũ-

trụ, mà chúng ta tất cả đều là lữ-hành ."

Với quan-điểm lý-tưởng tuyệt-đối về đời

sống, Radhakrishnan cho ta kết-luận về vận-

mệnh của con người, thế-giới của nó sinh sống

và Thiên ý. Người ta, một tính tồn-tại tự ý-

thức, có khả-năng nhìn trước nhìn sau, làm chủ

được Thiên-nhiên và tăng tiến tri-thức. Nhưng

tự ý-thức và tự quyết-định, nó không phải

hoàn-toàn là một cá-nhân mà nó căn-bản liên-

quan với hoàn-cảnh, nó không phải một cá-tính

độc-lập hoàn-toàn như nó tưởng. Sự khác-biệt

giữa nó và tạo-vật dưới nhân-tính là : điều lý

giữa tạo-vật và hoàn-cảnh là do bản-năng

thiên-nhiên, còn giữa nó với hoàn-cảnh xã-hội

thì điều-lý phải dụng ý thành-tựu có ý-thức. Sự

tiến-bộ của nó nằm ở sự sử-dụng tài-năng phú-

bẩm riêng có ích lợi chung cho tất cả. Nó phải

thực-hiện vận-mệnh của mình như là một

thành-phần của một đoàn-thể tâm-linh qua tri-

thức, nghệ-thuật và đạo-đức .

Page 25: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

23

Như thế con người là một đại-biểu tự-do,

tự-do để tự sửa mình hay tự hoại. Nhưng sự tự-

do ấy bị giới-hạn vào chính quá-khứ của mình.

Đời sống của mỗi cá-nhân là một toàn-thể cơ-

cấu, mỗi giai-đoạn kế-tiếp xuất-phát từ sự gì đã

qua trước kia, nó triển-khai liên-tục trải qua tử

và sinh. Đấy là Luật-pháp mà Ấn-Độ gọi là

Nghiệp ( Karma ). Cái luật Nghiệp ấy không

những là một nguyên-lý báo-ứng mà còn là

nguyên-lý liên-tục-tính, không nên lầm với

thuyết khoái-lạc hay là với tài phán về thưởng

phạt. Luật ấy vừa dự-kiến vừa hồi-tố, nó

khẳng-định sự tự-do sáng-tạo của người ta và

sự liên-tục của nó với quá-khứ. Quá-khứ không

thể thủ-tiêu. Hành-vi tự-do không thể phủ-nhận

liên-tục-tính. Luật Nghiệp phát-biểu cả tự-do

nội-tại, lẫn nhu-yếu bên ngoài hiện ở trong

hành-vi nhân-sinh .

" Đơn thuần nhu-yếu không thấy ở

một phương-diện nào của Thiên-nhiên,

tự-do hoàn-toàn là Thần-linh và chỉ có

được khi nào tự-tính trở nên đồng-loại với

Page 26: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

24

toàn-thể. Tự-do nhân-loại là một vấn-đề

trình-độ ."

_ ( Idealist View of Life _ p. 278 )

Chừng nào cái lực Nghiệp còn tồn-tại thì

còn có tái-sinh, vì tồn-tại chỉ là sự biểu-hiện

cụ-thể hữu-hình của Nghiệp lực vô-hình trong

tiềm-thức. Chết chỉ là kết-thúc tạm thời cái

hiện-tượng nhất thời, chứ không phải hoàn-

toàn đoạn-tuyệt cái gọi là tồn-tại này. Đời sống

hữu-cơ hết, nhưng Nghiệp lực, cho tới đây vẫn

làm cho nó hoạt-động, thì không bị tiêu-hủy .

" Vạn ban tương bất khứ, duy hữu Nghiệp

tùy thân,

Nhất nhật vô thường đáo, phương tri

mộng lý nhân ."

_ ( Thiền-sư Chân-Nguyên )

( Tất cả không đem đi, chỉ có Nghiệp theo

với thân,

Ngày kia tận số đến, mới hay người trong

giấc mộng .)

Page 27: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

25

Chính cái Nghiệp ( Karma ) bắt nguồn

trong vô-minh và khát-vọng, nó điều-kiện-hóa

sự tái-sinh. Nghiệp quá-khứ chi-phối đời hiện-

tại ; và Nghiệp hiện-tại hợp với Nghiệp quá-

khứ chi-phối cuộc đời tương-lai. Hiện-tại là

con đẻ của quá-khứ, và đến lượt trở nên cha mẹ

của tương-lai .

Radhakrishnan quan-niệm học-thuyết tái-

sinh đã có một lịch-sử khá dài cả ở ngoài Ấn-

Độ. Ở Hy-Lạp thì Pythagore, Platon và

Empedocles đều đã tin cũng như Plotin và Tân-

Platon. Ở Do-Thái người ta thấy các văn-sĩ

Kabbale, ở Hồi-giáo có các nhà văn Sufi. Ở

Thiên-Chúa giáo có phái Linh-Tri ( Gnostic )...

v.v. Lẽ phải thì người ta nên tin hơn là phủ-

nhận học-thuyết tái-sinh. Con đường của thiên-

nhiên, thiên-đạo là con đường liên-tục vận-

hành. Nhưng liên-tục-tính ở loài người có khác

với loài thấp hơn. Ở bình-diện động-vật, nó là

sự bảo-tồn nòi-giống, còn ở bình-diện loài

người thì nó vừa là bảo-tồn nòi-giống vừa là

bảo-tồn cá-nhân. Vì ở bình-diện này thì cơ-thể

Page 28: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

26

có một nhất-tính cao hơn, cá-tính độc-đáo hơn,

ví như một người này thì khác với người kia

hơn về đời sống nội-tâm, về tính-tình và nhân-

cách, so với con bò này và con bò kia. Và để

phát-triển đầy đủ thì một cá-tính độc-đáo như

thế, một cuộc đời ngắn-ngủi ở một thân-thể quả

là không đủ chút nào. Mục-tiêu thành-tựu

không có thể đạt tới trong một đời người quá

ngắn, và khả-năng tự-tính tiến-hóa vô-cùng đòi

có một đời vị-lai không gián-đoạn. Đời sống

trong một thân-thể đặc-thù như vậy chỉ là một

giai-đoạn trong một cuộc sống dài hơn nhiều

của một linh-hồn. Bởi thế mà phải có tái-sinh,

nó xác-chứng cho sự hiện có những nhân-cách

phát-triển như đức Phật, đức Jésus, mà học-

thuyết di-truyền không thể giải-thích được.

Phải chăng các vị Thánh-nhân tiến-hóa thình-

lình. Làm sao giải-thích được những nhân-cách

vĩ-đại, những thiên-tài, các thần-đồng như

Pascal, Lê-Quý-Đôn, Beethoven, Mozart,....

Radhakrishnan cũng chỉ-thị rằng có ba

trào-lưu chính trong tuyền-thống tôn-giáo là

Page 29: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

trào-lưu La-Hy, Do-Thái và Ấn-Độ. Trào-lưu

thứ nhất La-Hy có trách-nhiệm về yếu-tố duy-

lý và nhân-bản chủ-nghĩa. Trào-lưu thứ hai là

Do-Thái có trách-nhiệm về những yếu-tố lý-

tưởng đạo-đức, sùng-bái một Thượng-Đế nhân-

cách-hóa và lai-thế, còn trào-lưu thứ ba là Ấn-

Độ, vì yếu-tố tâm-linh thần-bí về Thượng-Đế

nội-tại và hoan-lạc hợp-nhất với tối-cao, tâm-

linh đại-đồng vũ-trụ .

Công lớn của Giáo-sư đối với sự phục-

hưng văn-hóa Ấn hiện-đại là sự phục-hồi địa-vị

Phật-giáo trong truyền-thống Upanisads. Ra-

dhakrishnan theo D.S. Sarma trong " Hin-

duism Through The Ages " đã có công lớn

phục-hồi chiều-hướng của Phật-giáo. Trong

" Indian Philosophy " , Giáo-sư đã chứng tỏ

rằng Buddha đã giảng-dạy, đứng ở lập-trường

Upanisads và tìm phổ-thông-hóa giáo-lý của

mình. Và trong diễn-thuyết của ông " British

Academy " về Buddha, ông giải-thích cho sự

yên-lặng của Phật về Thượng-Đế và Niết-bàn.

Theo ông, nếu không có một thực-nghiệm tích-

Page 30: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

28

cực về Tồn-tại Tuyệt-đối, bất-dịch, thì Phật

không có thể có được cảm-giác cơ-bản về sự

vô-thường của tất cả sự-vật. Không có một bối-

cảnh vĩnh-cửu, bất-biến, hoàn-toàn, thì sẽ

không có thể tiếp cận cái vô-thường và biến-

dịch, vì " dịch là biến-dịch, là giao-dịch, là bất-

dịch ". Chỉ khi nào chúng ta đạt tới chân-lý cao

hơn chúng ta mới cảm thấy cái chân-lý thấp

hơn là không thích-hợp và gạt nó đi. Bởi vì

Phật đã đạt tới Thực-tại ở trạng-thái Bồ-đề

( Bodhi ) giác, tam-muội ( samadhi ), cho nên

mới tri-giác vô-thường là vô-thường mà gạt nó

đi. Phật thấy, kiến, một Thực-tại siêu lên trên

vũ-trụ trôi chảy hoài của kinh-nghiệm, và gọi

nó là Pháp ( Dharma ) đáng tin cậy, là năng-lực

tồn-tại của vũ-trụ, nên không nhìn giòng nước

mà than, như Khổng-Tử :

( )

" Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ "

( Trôi chảy thế ư, ngày đêm không thôi . )

Page 31: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

Theo Radhakrishnan, nội-quan vào cái

Pháp ấy là giác-ngộ, và đối-tượng của " Bát-

chính-đạo " ( chính kiến, chính tư-duy, chính

ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh-tiến,

chính niệm, chính định ) là đạt Chính-giác.

Như vậy là Phật đã có thực-nghiệm về Tuyệt-

đối và chú-trọng về mặt luân-lý của Pháp .

Ông viết :

" Những ai bảo ta rằng đối với

Buddha, có thực-nghiệm tôn-giáo nhưng

không có đối-tượng, người ấy đã cưỡng-

ép nguyên-văn và khép tội vô-ích đức

Phật về tội tự-mâu-thuẫn. Phật hiểu ngầm

thực-tại của Upanisads, gọi là Brahman,

tuy Ngài tự-do cho nó một tên khác là

Dharma = Pháp để chỉ-định giá-trị cốt-

yếu luân-lý của nó cho chúng ta ở bình-

diện thực-tiễn phác-nghiệm. Con đường

của Pháp ( Dharma ) là con đường của

Brahman. Trụ trong Pháp là trụ trong

Brahman ( Phạm-Thiên ) .

Page 32: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

30

" Buddha tránh định-nghĩa bản-tính

của thực-tại mà Ngài đã đạt vì rằng thực-

tại vượt ra ngoài khái-niệm và định-

nghĩa, và theo luận-điệu của Upanisads

" Neti, Neti = không phải cái này, không

phải cái kia " .

" Sự tương-quan giữa việc yên-lặng

và cách mô-tả tiêu-cực tuyệt-đối của

Upanisads và Buddha là có căn-cứ cụ-thể.

Ví dụ Kena Up. nói : “ Ở đấy mắt không

thấy, ngôn-ngữ vô-dụng cũng như tâm-

thức. Ta không biết Tuyệt-đối, không

hiểu được, không có cách nào dạy được.

Nó ở trên cái năng-tri và sở-tri, biết và

không biết.” Và Radhakrishnan giải-thích

cái liên-hệ của Buddha với các vị Thấu-

thị của Upanisads, _ theo D.S Sarma

‹ ngày nay được phổ-thông công-nhận ở

Ấn-Độ, không riêng gì giới học-giả mà

còn cả công-chúng có học. ›_ Trong dịp

đến thăm Trung-Hoa, ông đã nói với

Thính-giả :

Page 33: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

" Nay chúng tôi đã có một sự chú-

trọng phục-sinh về Phật-học. Trong sự

thức tỉnh tâm-linh hiện nay ở Ấn-Độ,

Gautama Buddha và sứ-mệnh của Phật đã

tự nó đến. Càng ngày người ta càng thừa-

nhận Phật Buddha là một cải-cách của

Ấn-độ-giáo ( Hindouisme ) chứ không

phải đối nghịch. Những nguyên-lý cơ-bản

của Phật-giáo có nguồn-gốc ở Upanisads.

Các chùa Phật mới mọc lên khắp nơi

trong xứ. Có các lý-do để hy-vọng rằng

Ấn-Độ sẽ một phen nữa góp phần lớn vào

sự khích-khởi đời sống tâm-linh của Á-

Đông ."

_ ( Hinduism Through The Ages _ D.S.

Sarma )

Đối với thuyết " Bất-bạo-động " của

Thánh Gandhi, Giáo-sư có đề ra một số nhận-

xét hữu-ích. Dẫn một bộ kinh Yoga - Sutras

của Patanjali, ông nói rằng, " Bất-bạo-động "

không phải là một điều-kiện vật-lý, mà là một

thái-độ tinh-thần cốt ở tình-yêu và không oán-

Page 34: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

32

ghét. Và là trạng-thái tinh-thần thì nó khác với

" bất đề kháng ", mà là đề kháng với tâm-hồn

bình-an và tinh-thần đầy thương-yêu. Sức

mạnh chẳng phải tốt hay xấu, thiện hay ác khi

nhìn tách riêng. Tất cả đều lệ-thuộc vào cách

sử-dụng, một con dao tự nó chẳng thiện hay ác,

tất cả là do cách sử-dụng nó, chữa bệnh hay là

giết người. Trong xã-hội văn-minh, sức mạnh

võ-lực không phải sự ban luật-pháp mà là

phục-vụ luật-pháp, sự thực chúng ta phải trang-

bị khí-giới cho quan-tòa, không phải cho người

đi kiện. Nguyên-tắc ấy ứng-dụng cho cả chính-

sách quốc-tế, chúng ta phải đi tới một thế-giới

hòa-bình không có chiến-tranh, đặc-biệt vì

chiến-tranh hiện-đại với khí-giới tối-tân là một

đe dọa cho văn-minh nhân-loại. Lý-tưởng bất-

bạo-động sẽ không đạt được ngay một ngày,

nhưng chúng ta có thể đạt được một ngày kia,

nếu đi từng giai-đoạn với sự củng-cố luật-pháp

quốc-tế, thiết-lập trọng-tài và tài-giảm binh-bị

các Quốc-gia. Trước hết các dân-tộc phải coi

nhẹ Quốc-gia, không lấy tự nó làm một cứu-

cánh. Tư-tưởng Ấn vẫn lấy Pháp ( Dharma )

Page 35: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

làm cứu-cánh còn Quốc-gia chỉ là phương-tiện.

Có một cộng-đồng lớn hơn là Quốc-gia đòi

chúng ta phải tận-trung. Trong các Quốc-gia

vẫn có một số nhân-vật như giới Sannyasins

( tu-sĩ tự-do ), ở Ấn-Độ là hiện-thân của ý-thức

nhân-loại và " sống trong và cho một thế-giới

những giá-trị tuyệt-đối mà không coi sinh-

mệnh hay ấm-cúng là thành-phần ". Nhân-vật

ấy là Thanh Gandhi . Và Radhakrishnan nói về

Thánh :

" Ấn-Độ ngày nay có giá-trị cao hơn

vì trong đời sống của nó đã có một nhân-

cách là một tia sáng của Thượng-Đế. Sự

đau đớn của Ngài là hiện-thân vết thương

hãnh-diện của Ấn-Độ, và trong sự trì-thủ

chân-lý của Ngài phản-ảnh sự kiên-trì

vĩnh-cửu hiền-triết của mình. Hơn thế

nữa, Ngài là tiếng nói của thế-giới mới,

tiếng nói của sự sống dồi-dào, của một ý-

thức rộng lớn, thông-cảm hơn. Ngài tin-

tưởng chắc chắn rằng chúng ta có thể

xây-dựng một thế-giới hết nghèo đói, hết

Page 36: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

34

thất-nghiệp, hết chiến-tranh và đổ máu,

lập cước vào tôn-giáo . "

Với thực-nghiệm tôn-giáo truyền-thống

từ các vị Rishis ( Thấu-thị, Tiên-tri ) thời

Vedas cho đến Ramakrishna và Vivekananda

( 1902 ), Giáo-sư Radhakrishnan muốn xây-

dựng nên một nền triết-học thế-giới, đáp-ứng

cho cách-ngôn bình-dân Việt-Nam, vì khoa-

học kỹ-thuật hiện nay đã thực-tế thu nhỏ thế-

giới lại : " Năm châu một chợ, bốn biển một

nhà ! "

Radhakrishnan viết :

" Đời sống nhân-loại giác-ngộ là

tâm-linh, tiếng nói của sự sống, của chân-

lý và của mỹ-thuật. Khi tư-tưởng duy-lý

ứng-dụng vào dữ-kiện phác-nghiệm của

thế-giới và của tự-tính cá-nhân thì cái ý-

thức về một Tối-cao, một Tồn-tại thuần-

túy và Tự-do hoàn-toàn, đã đạt được,

nhưng có thể nói đấy chỉ là một nhu-yếu

của tư-tưởng, một giả-thuyết dù có hiệu-

Page 37: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

lực mấy đi nữa. Nhưng có một truyền-

thống xưa rất phổ-cập, là chúng ta có thể

bắt được một cách trực-tiếp và tức thì cái

Tồn-tại Vĩnh-cửu. Khi kinh Upanisads

nói về Jñāna, trực-quan thần-bí ( gnosis )

khi Phật nói về Bodhi hay là giác-ngộ, khi

Jésus nói về chân-lý, nó sẽ giải-phóng

cho chúng ta, các Ngài đều đề-cập đến

các lĩnh-hội tâm-linh trực-tiếp của Tối-

cao trong đó cái hố giữa tri-thức và tồn-

tại bị lấp bằng .

" Cái thực-nghiệm ấy không phải là

một điều-kiện tâm-lý chủ-quan. Cá-nhân

tự bóc-lột hết lớp này đến lớp khác,

nhưng cái vỏ ý-thức, nhập sâu vào gân

cốt và mạch sống cho đến tất cả cái gì

khác đều tan mờ vào bóng tối vô-hạn, cho

đến khi chỉ còn lại một mình trong sáng-

lạn hào-quang của một trung-tâm độc-

nhất thần-hóa. Đấy là sự phát-triển đầy đủ

của người. Đấy là Phạm-thiên. Đấy là

tồn-tại của Thượng-Đế, là Thành-giả vậy.

Page 38: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

36

Với thực-nghiệm tôn-giáo tâm-linh truyền

thống Đông-phương nhất-nguyên " Thiên mệnh

chi vị tính ", " Tat tvam asi " Radhakrishnan

xây-dựng triết-học tôn-giáo thế-giới. Ông viết :

" Cái nguyên-lý cơ-bản của tất cả

nền dân-chủ đã ngụ trong nguyên-văn

trứ-danh " Tat tvam asi = Người là cái

Ấy ". Tất cả người ta không bình-đẳng về

năng-khiếu tâm-lý và tài-năng của chúng.

Quân-bình cốt-yếu của con người nằm tại

bên trong tinh-thần là cửa mở cho mọi

người để mở-mang đầy đủ vận-mệnh của

mình. Nguyên-văn khẳng-định sự bình-

đẳng giá-trị của mỗi người như là một

tinh-thần tự-do. Sự bình-đẳng ấy cấm

không được coi một người nào chỉ như là

một phương-tiện và không đồng thời tự

nó là một cứu-cánh. Cái bình-đẳng tính

ấy đưa tới một chế-độ xã-hội trong đó có

cơ-hội bình-đẳng cho tất cả mọi thành-

phần về giáo-dục và việc làm, về phát-

triển văn-hóa và kháng-kiện .

Page 39: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

" Thông thường mà nói thì sự biến-

đổi về điều-kiện khách-quan của đời sống

do khoa-học và kỹ-thuật đã đặt cá-nhân

vào quá-trình biến-đổi căn-bản hơn bao

giờ hết trong lịch-sử nhân-loại. Chúng đã

phá tất cả lý-tưởng chế-độ cũ và sản sinh

ra những hạng người ly-khai với tất cả

nội-quan, loạng-choạng qua một thế-giới

của những sự ngẫu-nhiên từng phút, bị

cuồng-tín toàn-năng phi-lý thô-phác lôi

kéo đến hành-vi máy-móc. Cái sự đại bội-

phản của tinh-thần nhân-loại sẽ dẫn đến

sự hủy-hoại cuối cùng của nhân-loại. Nếu

chúng ta muốn được cứu vớt khỏi sự hỗn-

độn càng ngày càng gia-tăng, chúng ta

phải tìm ra một chế-độ nhân-văn mới,

trong đó chúng ta không thu giảm cá-

nhân xuống một đối-tượng giản-đơn của

khảo-cứu khoa-học, trong đó chúng ta

thừa-nhận nó là một chủ-thể của tự-do.

Chúng ta phải làm cho khái-niệm cơ-bản

của văn-minh chúng ta chiếu sáng, dẫn

đạo và khuôn đúc đời sống mới. Nếu văn-

Page 40: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

38

minh của chúng ta phải làm chức-vụ của

nó, chúng ta phải đừng mù-quáng và vô

trách-nhiệm nữa. Chúng ta phải để cho

giá-trị tinh-thần tiến-triển, không được để

cho nó rút lui ngoài tầm nhân-loại. Chúng

ta phải cố gắng trở nên nhân-loại trong

thời-đại phi-nhân nhất này của tất cả thời-

đại .

" Nhiệm-vụ của triết-học không

phải chỉ phản-ảnh tinh-thần của thời-đại

ta đang sống, mà còn hướng-dẫn nó tiến

lên. Chức-vụ của nó là sáng-tạo, là trần-

thuật những giá-trị, là đề ra mục-tiêu, là

vạch ra chiều-hướng và dẫn đến những

đường mới. Nó phải khích-động chúng ta

với tin-tưởng bảo-trì thế-giới mới, để sản-

xuất hạng người đặt phân-chia dân-tộc,

chủng-tộc và tín-ngưỡng, lệ-thuộc vào lý-

tưởng nhân-loại. Triết-học chẳng còn là

gì nếu trong phạm-vi và tinh-thần của nó,

nó không đại-đồng ."

_( "History of Philosophy Eastern and

Western"_ Z. Radhakrishnan, t. II, p. 446)

Page 41: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39

TỔNG - KẾT

Thi-hào R. Tagore, thi-ca và tôn-giáo ;

Mahatma Gandhi, chính-trị và tôn-giáo với

chính-sách Ahimsa (Bất-bạo-động) ; S. Radha-

krishnan, triết-học tôn-giáo, ba vĩ-nhân Ấn đã

hoàn-thành việc giải-phóng dân-tộc khỏi đế-

quốc thực-dân không mất một giọt máu nhờ sự

phục-hưng văn-hóa truyền-thống Ấn-Độ ( 2000

B.C _ 1950 A.D. ) .

Cái văn-hóa truyền-thống ấy cốt-yếu ở

thực-hiện tôn-giáo, thực-tại Tối-cao Thượng-

Đế không còn là khái-niệm trừu-tượng của

thần-học hay là giáo-điều, mà là thực-nghiệm

như Radhakrishnan đã chủ-trương. Nhưng

thực-nghiệm tôn-giáo phải bắt đầu từ Rama-

krishna Paramahamsa ( 1836-1886 ) người đã

làm sống lại Ấn-độ-giáo ( Hindouisme ), một

Rishi thời Vedas - Upanisads giáng-thế trong

thời-đại khoa-học vật-chất Tây-phương để làm

Page 42: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

40

cho cao-đệ Naren ( Swami Vivekananda ) thực

thấy Thượng-Đế không bằng môi-giới ngôn-

ngữ mà bằng đụng chạm trực-tiếp .

Naren hỏi Ramakrishna : _ " Thưa

ông, ông đã có thấy Thượng-Đế chưa ? "

Không lưỡng-lự, Ramakrishna đáp :

_ " Có, ta đã nhìn thấy Thượng-Đế. Ta

nhìn thấy Ngài như ta nhìn thấy anh, với

ánh-sáng tỏ hơn thôi. Người ta có thể

nhìn thấy Thượng-Đế. Người ta có thể nói

với Ngài."

_ ( S. Nikhilananda _ " La Vie de

Vivekananda ", p. 25, ed. La Colombe )

Và chính thực-nghiệm tôn-giáo của

Ramakrishna mới thực sự làm sống lại tôn-giáo

truyền-thống Ấn-Độ, và cao-đồ của ông,

Swami Vivekananda đã làm cho thế-giới Âu-

Tây, nhất là Mỹ và Anh ở Hội-nghị Tôn-giáo

Thế-giới tại Chicago 1893 biết đến văn-hóa tín-

ngưỡng tôn-giáo Ấn. Sau khi ở Mỹ, Anh trở về,

Page 43: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

41

nhà tu-sĩ ái-quốc đã được toàn dân Ấn, triệu

người như một, bất phân giai-cấp, đứng cả lên

để hoan-nghênh sự thành-công của Viveka-

nanda, đủ thấy rằng sức mạnh tôn-giáo ở Ấn-

Độ còn hơn cả chính-trị hay kinh-tế .

Nối tiếp Vivekananda là Radhakrishnan,

một giáo-sư đại-học, một nhà chính-khách

hiền-triết, đã đem thực-nghiệm tôn-giáo cổ-

truyền Ấn làm nền-tảng cho triết-học tôn-giáo

thế-giới.

" Sự cống-hiến của giáo-sư, như

S.D. Sarma viết, cho Ấn-độ-giáo, Phật-

giáo và Triết-học Ấn-Độ, và trên hết cho

mục-đích tôn-giáo nói chung, đã to lớn vô

cùng. Sự giải-thích và phê-phán các hệ-

thống tư-tưởng của Âu-Tây và Ấn-Độ thì

mới mẻ, đặc-biệt và khích-lệ, quan-điểm

của ông về tính-chất của Tuyệt-đối, sự

liên-hệ giữa Tuyệt-đối và Thượng-Đế của

các tôn-giáo và địa-vị cùng chất-năng của

quá-trình diễn-biến trong vũ-trụ, có thể

nói là đã vượt được những khó-khăn nan-

Page 44: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

42

giải ta thấy trong những giải-pháp mà

trước kia người ta đã đề ra cho những

vấn-đề ấy .

" Liên-hệ giữa Ấn-độ-giáo và Phật-

giáo đã được củng-cố mấy năm gần đấy

bởi những hoạt-động của Tagore, J.

Nehru và Radha-krishnan, do việc thăm

viếng nước Trung-Hoa. Khi Radhakrish-

nan qua Trung-Hoa năm 1944, Bộ-trưởng

Chính-phủ Trung-Hoa đã tiếp đón và

tuyên-bố :

" _ “ Chúng ta tin chắc hai nước Ấn

và Hoa là hai dân-tộc lớn Á-Đông và có

lịch-sử lâu đời với nền văn-hóa cao-siêu.

Trên cơ-sở hiểu-biết nhau và hợp-tác với

nhau, chắc-chắn chúng sẽ cống-hiến

ngang nhau cho sự ổn-định và tiến-bộ của

Đông-phương và thế-giới. Chúng tôi tin

rằng sự hợp-tác chặt-chẽ giữa dân-tộc,

giáo-dục và đại-học của hai nước sẽ làm

mạnh thêm và tăng-tiến sự thông hiểu hỗ-

tương và hợp-tác với nhau ”.

Page 45: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

43

" Việc làm sống lại sự chú-ý vào

Phật và Phật-học đã tỏ rõ năm 1952, trong

sự tái-lập di-tích thiêng-liêng của Phật ở

tân Vihara tại Sanchi, trong đó Thủ-tướng

Ấn-Độ đã tham-gia rất nhiều vào nghi-lễ.

Ngữ tự nguyên-lý hoà-bình ( Panchasila )

sống chung trong các dân-tộc, đã được

đồng thời bầy-tỏ bởi Thủ-tướng Ấn và

Hoa năm 1954, và được cả Thủ-tướng

Miến thừa-nhân, soi tỏ một thách-đố cho

thế-giới hiếu-chiến. Và còn dự bị một

trung-tâm-chế thế-giới hòa-bình. Phải để

ý rằng chính danh-từ Panchasila là lấy ở

nghi-thức Phật-giáo . "

Tương-lai cuộc phục-hưng truyền-thống

tôn-giáo và văn-hóa xã-hội Ấn-Độ nêu ra

những vấn-đề phải giải-quyết :

1)_ Ấn-Độ đã độc-lập Dân-chủ Cộng-

hòa, trên đường trở nên thế-lực quốc-tế ;

Page 46: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

44

2)_ Không những Ấn-Độ mà tất cả các

nước Á-châu cũng tỉnh giấc để trở nên độc-lập

và hợp-tác với Ấn-Độ trong chính-sách sống

chung hòa-bình ;

3)_Nhân-loại đi vào một thời-đại nguyên-

tử với tiềm-năng tốt và xấu. Trong hoàn-cảnh

ấy tất cả vấn-đề quan-hệ đến tôn-giáo ngày nay

đòi phải xét lại, tín-ngưỡng tôn-giáo là một sức

mạnh ghê-gớm, vượt cả gia-tộc, quốc-tộc,

chủng-tộc, giai-cấp xã-hội mà tiếp nối với vận-

hành vũ-trụ. Ở Ấn-Độ nó đã làm cho triệu

người như một đứng cả lên từ Hy-mã-lạp-sơn

đến mỏm Comorin Ấn-độ-dương để hoan-

nghênh khải-hoàn tôn-giáo Ấn tại Âu - Mỹ :

" Hãy đứng dậy, hỡi Ấn-Độ thân

yêu ! Sức mạnh sinh-lực của Mẹ đâu ? Ở

tại trong tâm-hồn bất-tử của Mẹ. Mỗi

dân-tộc cũng như mỗi cá-nhân trong cuộc

đời của mình đều có một mục-đề duy-

nhất là trọng-tâm của sự sống, âm-điệu

cơ-bản nó tập hợp tất cả âm-điệu khác

Page 47: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

45

của hòa-điệu... Nếu nó bỏ đi, nếu nó bỏ

nguyên-lý của chính sinh-khí riêng của

nó, cái hướng-dẫn do các thế-kỷ truyền

lại, dân-tộc ấy chết... Trong một dân-tộc

như Anh-cát-lợi, cái nguyên-lý sinh-động

ấy là thế-năng chính-trị. Ở một dân-tộc

khác là đà tiến nghệ-thuật. Ở Ấn-Độ đời

sống tôn-giáo làm chủ-âm của tất cả hòa-

điệu... Vậy nên, nếu gạt bỏ tôn-giáo đi,

các ông đem lại cho nó trọng-tâm là

chính-trị hay là xã-hội-học, thì kết-quả là

các ông đã diệt tắt nó... Cải-cách chính-trị

và xã-hội Ấn-Độ phải thực-hành tùy theo

sinh-khí tín-ngưỡng tôn-giáo... Tất cả mọi

người, tất cả mọi dân-tộc phải lựa chọn

lấy cho mình. Chúng ta đã chọn cho

chúng ta kể từ hàng thế-kỷ... Và đấy là

tín-ngưỡng vào Linh-hồn bất-tử... Tôi

dám thách các ông từ bỏ nó đi... Các ông

không có thể thay đổi được bản-tính.... "

_ ( S. Vivekananda _ diễn-văn ở Madras )

Page 48: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

46

Chính cái sức tín-ngưỡng tôn-giáo truyền-

thống ấy đã là động-cơ đoàn-kết mấy trăm triệu

dân Ấn để tranh-đấu bất-hợp-tác theo chính-

sách " Bất-bạo-động " của lãnh-tụ Gandhi mà

suy-tôn ông là Mahatma :

" Il est l'Un lumineux, le Créateur de

Tout, le Mahatma,

Toujours dans le coeur des peuples

établi,

Relevé par le coeur, par l'intuition,

par l'intelligence .

Celui qui le connait, il devient

immortel ." _ ( Up. )

( Là cái Một sáng ngời, đấng Sáng-

tạo tất cả, đức Đại-Ngã,

Luôn luôn tại trong lòng của nhân-

dân, của dân-tộc thiết-lập,

Biểu-lộ bởi tâm, bởi trực-giác, bởi

trí-tuệ,

Ai biết được Ngài, cái Ấy, trở nên

bất-tử ) .

_ ( "Mahatma Gandhi"_của R. Rolland )

Page 49: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47

Theo D.S. Sarma, :

" Mahatma Gandhi đã biến chính-trị

thành một tôn-giáo bằng sự nhấn mạnh

vào tư-tưởng trong sáng tuyệt-đối, lời nói

và hành-động của những ai mong muốn

tham-gia vào chính-trị. Món quà lớn nhất

ông tặng chúng ta, ngoài chính thánh-tính

riêng, là thánh-kinh về Chân ( Satyam )

và Bất-bạo-động ( Ahimsa ) mà ông đã

dạy chúng ta hơn ba mươi năm vừa bằng

giáo-lý lẫn hành-vi gương-mẫu. Thế-hệ

tương-lai sẽ phán-đoán chúng ta về cách

sử-dụng món quà vô-giá ấy như thế nào.

Thánh-kinh ấy sẽ đến với chúng ta với tất

cả ý-nghĩa của nó giữa hai thế-chiến dã-

man. Nó được coi như thái-độ phản-ứng

của Ấn-Độ về một mặt của văn-minh

Tây-phương. Thánh-kinh Chân-lý ( Sa-

tyam ) và Bất-bạo-động ( Ahimsa ) là

Thánh-kinh cho tất cả mọi dân-tộc trên

mặt đất, nhưng Mahatma đã giáng-thế

xuống Ấn-Độ, vì truyền-thống tôn-giáo

tâm-linh thực-hiện đã ngấm-ngầm lâu đời

Page 50: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

48

trong dân-tộc, từ thời Vedas. Tính độc-

đáo của Mahatma Gandhi trong giáo-lý

Ahimsa Bất-bạo-động cốt-yếu ở chỗ ông

chứng-tỏ cho chúng ta có thể liên-hợp

chủ-nghĩa Bất-bạo-động với sự can-đảm

tối-cao . "

Giữa thế-kỷ XIX sứ-thần Việt-Nam đứng

trước tiến-bộ khoa-học của Âu-Tây, tuy

ngưỡng-mộ, nhưng cũng biết giới-hạn của

khoa-học, nên đã có lời than :

" Bách ban xảo diệu tề thiên địa,

Duy hữu tử sinh tạo-hóa quyền ."

_ ( Phan-Thanh-Giản )

Đến khi xẩy ra hai cuộc thế-giới chiến-

tranh ( 14 - 18 ) và ( 39 - 45 ) thì Tây-phương

đã làm cho Đông-phương thất-vọng vì cảnh

tàn-phá dã-man của khoa-học kỹ-thuật, núi

xương, sông máu. Trừ phi nguyên-lý Bất-bạo-

động được lấy làm cơ-bản cho tất cả tiến-bộ

nhân-loại, chiến-tranh và bóc-lột, chủng-tộc

Page 51: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

49

đô-hộ bị cấm-đoán khỏi nhân-sự, nếu không thì

đời sống trên mặt đất này sẽ trở về đời cầm-

thú. Nehru cảnh-giác ( 1955 ) :

" Thế-giới hiện đứng trên miệng

vực-thẳm. Vấn-đề ngày nay là hoặc nhân-

loại trở lại giai-đoạn cầm-thú hoặc tiến

lên trình-độ văn-minh... Hình như đối với

tôi, cái gì mà Gandhi nêu ra trước mắt

chúng ta và thế-giới có lẽ còn có nhiều ý-

nghĩa hơn là thế-giới hiện nay so với

trước kia. Tôi nói rằng chỉ có một cách là

phải thừa-nhận. Không phải là thừa-nhận

tất cả ở Gandhi, nhưng dù sao chúng ta

phải thực-hiện rằng sức mạnh không có

thuốc chữa, rằng chiến-tranh không có

cách chữa, bạo-động không làm được gì

tốt cả, nó chỉ đem lại điều ác cho tinh-

thần thôi ."

Muốn thừa-nhận Gandhi thì hãy xem ông

sống thế nào là Mahatma ? Ở đây, Mahatma

Gandhi mặc cái khố, không có chút gì là của

Page 52: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

50

mình, từ bỏ quyền-thế, trừ có thế-năng của

tình-yêu, thành-thực tuyên-bố rằng ông trọng

Chân-lý hơn cả Swaraj ( Tự-trị của dân-tộc ),

đã là hiện-thân của tâm-linh nhiệt-thành, là sở-

hữu báu nhất của Ấn-Độ .

Nguyên-lý Bất-bạo-động đã giải-phóng

cho hơn 300 triệu dân Ấn, khỏi ách đế-quốc

thực-dân không mất một giọt máu. Nó cũng

thành-tựu cải-cách xã-hội, giải-phóng phụ-nữ,

giai-cấp ngoại-cấp ( outcasts ), phục-hưng thủ-

công gia-đình với guồng quay sợi lịch-sử...

Đấy là " Lịch-sử các Thực-nghiệm của tôi với

Chân-lý " ( Histoire de mes Expériences avec

la Vérité ) .

" vì Chân-lý, ở đây, là một yếu-tố

vũ-trụ, để thực-nghiệm, như ngày nay

Albert Einstein thí-nghiệm ánh-sáng

trong phòng thí-nghiệm của Michelson ở

Californie ".

_(Vie de M.K.Gandhi_tựa của R.Rolland)

Page 53: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

51

Và Chân-lý đối với Mahatma Gandhi là

Thượng-Đế .

Đấy là phục-hưng truyền-thống Ấn-Độ,

sức mạnh của tôn-giáo tâm-linh thực-nghiệm

mà Ramakrishna đã thực-hiện với tình-yêu

sùng-bái Thánh-Mẫu Kali, Swami Viveka-

nanda đã thực-hiện với triết-lý Bất-nhị-pháp

( Vedanta - Advaïta ), R. Tagore thực-hiện với

tâm-lý nghệ-thuật, điển-hình trực-giác sáng-tạo

" Tình thâm nhi văn minh " .

Sự phục-hưng truyền-thống Ấn-Độ là bài-

học cho tất cả dân-tộc Á-châu, nhất là sau thế-

chiến 14 - 18, văn-minh khoa-học Tây-phương

cho thấy khoa-học vô-hồn, chỉ có sức mạnh

vật-chất để đàn áp kẻ yếu không khí-giới. Và

sau thế-chiến thứ hai 39 - 45 với trái bom

nguyên-tử xuống Hiroshima càng làm cho

chính-sách tôn-giáo Bất-bạo-động trở nên bài

học thiết-yếu cho cả thế-giới văn-minh cơ-khí.

Đấy là giải-đáp của truyền-thống Ấn-Độ Phục-

Page 54: SARVEPALLI RADHAKRISHNAN - Freefreephung.free.fr/.../14)SARVEPALLIRADHAKRISHNAN.pdf · rằng thế-giới là do tinh-thần cá-nhân, tinh-thần vô-biên hay là tinh-thần

ADPH RADHAKRISHNAN

52

hưng cho nhân-loại, như nhà tư-tưởng R.

Rolland đã kết-luận :

" Hỡi Tagore, hỡi Gandhi, giòng

sông Ấn-Độ tựa như sông Indus và sông

Gange ( Hằng-Hà ) ôm trong lòng ghì

chặt cả Đông-phương lẫn Tây-phương, _

đàng này là bi-kịch hành-động anh-dũng,

đàng kia là giấc mộng ánh-sáng bao la _

cả hai từ trời tuôn ròng-ròng xuống thế-

giới bị vũ-lực cầy bừa, hai ông hãy gieo

hạt giống tâm-linh cho ! "

_ ( R. Rolland, " Mahatma Gandhi ", ed.

Stock, 1948, p. 184 )

%%%%%%%%%%%%%%