SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT...

14
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 53/QĐ-THPT Triệu Phong, ngày 23 tháng 9 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy chế văn hóa công sở HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH - Căn cứ Thông số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Căn cứ quyết định Số: 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 08 năm 2007 Ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; - Căn cứ công văn số 1349/SGDĐT-CTTT ngày 21/9/2017 về việc Hướng dẫn xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục. QUYẾT ĐỊNH. Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hóa công sở tại trường THPT Vĩnh Định. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 14/QĐ-THPT ban hành ngày 5/10/2015 Điều 3. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh thuộc trường THPT Vĩnh Định chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Toàn thể CBGV (qua zalo); - Tất cả học sinh (Đăng trang Web); - Lưu. HIỆU TRƯỞNG Phạm Chí Tam

Transcript of SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT...

Page 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 53/QĐ-THPT Triệu Phong, ngày 23 tháng 9 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế văn hóa công sở

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

- Căn cứ Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 Ban

hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ

thông có nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ quyết định Số: 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày

02 tháng 08 năm 2007 Ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành

chính nhà nước;

- Căn cứ công văn số 1349/SGDĐT-CTTT ngày 21/9/2017 về việc Hướng

dẫn xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục.

QUYẾT ĐỊNH.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hóa công sở tại

trường THPT Vĩnh Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quyết định

số 14/QĐ-THPT ban hành ngày 5/10/2015

Điều 3. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh thuộc trường THPT

Vĩnh Định chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Toàn thể CBGV (qua zalo);

- Tất cả học sinh (Đăng trang Web);

- Lưu.

HIỆU TRƯỞNG

Phạm Chí Tam

Page 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

2

QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ

(Ban hành kèm theo quyết định số: 53/QĐ-THPT ngày 23 tháng 9 năm 2019)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy chế này được áp dụng trong cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên

hợp đồng và toàn thể học sinh của trường THPT Vĩnh Định

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở tại Trường THPT Vĩnh

Định

1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, với đặc điểm của quê

hương, địa phương và điều kiện cụ thể của Trường THPT Vĩnh Định.

2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,

nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo dục, trong thời kỳ phát triển kinh tế và hội

nhập quốc tế.

3. Phù hợp với các quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức đã được xã

hội thừa nhận, đáp ứng được mục đích, yêu cầu cải cách hành chính và chủ trương

hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

Điều 3. Mục đích, ý nghĩa việc xây dựng văn hoá công sở Trường

THPT Vĩnh Định

1. Bảo đảm tính hiệu quả và nghiêm túc trong hoạt động của các bộ phận

trong nhà trường.

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh có tác phong,

kỷ năng, cách giao tiếp ứng xử, lối sống văn hoá lành mạnh, văn minh… trong

mọi hoạt động, phù hợp với công cuộc cải cách hành chính, đổi mới phương thức

hoạt động và hiện đại hóa công sở của cơ quan; thể hiện tác phong của người cán

bộ, công chức, viên chức “kỷ cương, liêm chính, hiệu quả” .

3. Tạo môi trường văn hoá, văn minh, an ninh, an toàn, hiện đại công sở;

phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm cao nhà trường.

4. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý chặt chẽ tài sản Nhà nước

và công dân;

5. Làm việc theo kế hoạch, giải quyết công việc theo quy trình, điều hành

đơn vị theo quy chế.

Điều 4. Các hành vi bị cấm

1. Cấm hút thuốc lá trong, sử dụng ma túy và các chất kích thích gây nghiện

trong nhà trường.

2. Cấm sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (Trừ trường hợp được sự đồng ý

của Lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ, tết, tiếp khách ngoại giao…),

không uống rượu, bia trong các ngày làm việc và các buổi trưa của ngày làm việc.

3. Cấm đưa các chất nổ, chất cháy vào trong công sở khi không có sự đồng

ý của của các cấp có chức năng và của Hiệu trưởng nhà trường..

Page 3: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

3

4. Cấm truy cập các website có nội dung không lành mạnh. Cấm chia sẽ,

đăng tải các tin tức, hình ảnh thiếu văn hóa, trái pháp luật quy định lên các trang

mạng, Facebook.

5. Cấm tổ chức đun nấu, ăn uống, tiếp khách gây mất trật tự trong giờ làm

việc ở công sở.

6. Cấm GV- HS sử dụng điện thoại trong các giờ học, sinh hoạt, hội họp.

Chương II

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, TRANG PHỤC, LỄ PHỤC CỦA CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NHÂN VIÊN , HỌC SINH

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

Mục 1

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 5. Chế độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên,

học sinh.

1. Chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc theo quy định tại quy chế làm

việc của đơn vị.

2. Các trường hợp ốm đau muốn nghỉ phải có đơn xin phép và được Hiệu

trưởng đồng ý đối với CBGV, được GVCN đồng ý đối với học sinh.

3. Các trường hợp nghỉ việc riêng phải có xin phép và sẽ đưa vào đánh giá

xếp loại viên chức vào cuối năm theo quy chế của sở đối với CBGV, đối với học

sinh đưa vào xếp loại Đạo đức cuối năm.

4. CBGV- Nhân viên hành chính được phép ra ngoài uống nước, giải lao

vào thời điểm 15 phút giữa buổi. Không giải khát trong các giờ còn lại khi làm

việc, trừ trường hợp phải tiếp khách của BGH .

Điều 6. Chế độ thông tin, báo cáo

Các bộ phận trong nhà trường phải thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo

cáo hàng tuần, tháng, kỳ và các báo cáo đột xuất theo quy định, báo cáo phải đảm

bảo phản ảnh đầy đủ, chính xác các hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức của mình

cho lãnh đạo nhà trường.

GVCN báo cáo tình hình của lớp về Chủ tịch HĐ GVCN hàng tháng theo

quy định, những trường hợp đột xuất phát sinh báo cáo về BGH để phối hợp xử lý.

GVCN cần gặp PHHS phải có giấy mời hoặc điện trực tiếp, thực hiện tiếp

PHHS tại phòng tiếp dân, nội dung tiếp phải được ghi tóm tắt vào sổ tiếp dân.

Thông tin học tập của học sinh được thực hiện bằng tin nhắn tự động qua sổ

liên lạc điện tử.

Mục 2

TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 7. Trang phục

Page 4: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

4

CBGV khi đến trường thực hiện nhiệm vụ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự;

đúng quy định của trang phục công sở (ở bảng nội quy), đi giày hoặc dép có quai

hậu, không đi dép lê, có thể mặc áo không có cổ, hoặc có cổ nhưng phải kín đáo,

lịch sự, mặc váy hoặc chân váy nhưng phải dài ngang gối trở xuống. không mặc

áo mỏng, váy kiểu cách mốt thời trang,

Lễ chào cờ đầu tháng, các lễ kỷ niệm, sơ kết, tổng kết, CCVC nhà trường

mặc trang phục: Nữ áo dài, nam sơ mi có cavat, nếu mùa đông: Nam complê, nữ

áo véttông (Trừ trường hợp trời quá lạnh).

Học sinh đi học thực hiện các loại trang phục theo quy định bao gồm: Trang

phục sơ mi áo trắng quần xanh hoặc đen, áo đoàn, áo quần thể dục, trang phục

quốc phòng. Lễ chào cờ đầu tháng, các lễ kỷ niệm, sơ kết, tổng kết học sinh nữ

thực hiện trang phục áo dài.

Trang phục học sinh có logo trường, bảng tên, đi học mặc giày hoặc dép có

quai hậu, đầu tóc cắt gọn gàng, không đeo trang sức đắt tiền, không nhuộm tóc,

không son phấn khi đến trường.

Điều 8. Lễ phục

Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên là trang phục thực

hiện trong lễ chào cờ đầu tháng và các lễ kỷ niệm, sơ kết, tổng kết.

Học sinh nữ áo dài trắng, nam áo trắng quần xanh hoặc đen.

Điều 9. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, bảng tên

Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đến trường thực hiện nhiệm vụ

phải đeo thẻ theo quy định. Học sinh phải có phù hiệu, bảng tên

Chương III

BÀI TRÍ TRỤ SỞ, PHÒNG LÀM VIỆC

VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VỆ SINH CƠ QUAN

Điều 10. Treo Quốc huy, Quốc kỳ

Quốc huy và Quốc kỳ được treo trang trọng tại vị trí theo quy định và phải

được thường xuyên thay đổi khi cũ, rách. Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích

thước, màu sắc theo quy định. Hàng năm, thực hiện treo cờ phướn, băng rôn khẩu

hiệu tại vị trí đã được ấn định trong các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm theo quy

định.

Điều 11. Treo ảnh hoặc đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Treo ảnh treo ở nơi trong trạng trong các phòng học, phòng làm việc, tượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ở hội trường, phòng đợi CBGV, các buổi lễ theo quy

định..

Điều 12. Treo khẩu hiệu, băng rôn, thông tin chào mừng các ngày lễ

lớn, các hội nghị lớn tổ chức tại phòng họp cơ quan hoặc hội trường.

Nội dung khẩu hiệu, băng rôn phải có nội dung tuyên truyền, giáo dục phục

vụ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Khẩu hiệu, băng rôn phải

Page 5: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

5

có hình thức mĩ quan, treo ở chỗ phù hợp, góp phần tạo cảnh quan môi trường

giáo dục nhà trường.

Hệ thống áp pích cố định trong hệ thống khuôn viên, trước cổng trường phải

được sơn sửa hàng năm, đảm bảo rõ ràng, ý nghĩa và phù hợp.

Điều 13. Biển tên

Biển tên cơ quan, đơn vị được bố trí tại khu vực cổng chính thể hiện rõ tên

cơ quan, địa chỉ, số điện thoại; kích cỡ và thể thức biển tên thực hiện theo hướng

dẫn và quy định cấp trên. Biển tên phòng làm việc của cán bộ, công chức, viên

chức, nhân viên phải được thể hiện theo mẫu thống nhất. Phòng làm việc của các

đồng chí trong BGH, các nhân viên hành chính nhà trường phải ghi rõ họ tên,

chức danh của từng người, được đặt tại cửa chính ra vào hoặc trên bàn của phòng

làm việc.

Điều 14. Bài trí phòng làm việc của lãnh đạo và các tổ, các bộ phận

trong đơn vị

Các trang thiết bị, cách bố trí bàn làm việc, tủ hồ sơ lưu trữ, tài liệu tham

khảo… của từng cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, từng bộ phận trong nhà

trường phải khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với phòng. Khuyến khích

CBGV- NV trang trí thêm hoa, trang ảnh phù hợp và thẩm mỹ.

Điều 15. Phòng học học sinh.

Phòng học của học sinh phải luôn đảm bảo an toàn, an ninh, đầy đủ ánh

sáng, thoáng mát, lắp đặt trang trí theo kế hoạch xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực

Điều 16. Công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn công sở

Nhân viên tạp vụ làm vệ sinh khu vực Hiệu bộ, phòng làm việc của BGH,

phòng đợi của GV, các nhà vệ sinh của Giáo viên hàng ngày. Mỗi buổi học bố trí

1 lớp trực tuần để làm vệ sinh khuôn viên và các khu vực chung, nhà vệ sinh học

sinh do nhân viên Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn. Các lớp hàng ngày phân công

và tổ chức trực nhật trong lớp đảm bảo sạch sẽ.

CBGV- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, có trách nhiệm nhắc nhỡ lẫn

nhau để làm tốt công tác vệ sinh môi trường. Toàn trường tổng vệ sinh vào ngày

thứ 7 cuối tháng.

Bộ phận bảo vệ phải có trách nhiệm trực 24/24, các trường hợp cần nghỉ

phải có người thay thế và được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

CBGV khi hết giờ làm việc ra khỏi phòng phải tắt điện, tắt máy tính, khóa

nước, đóng các cửa để đảm bảo tiết kiệm, đề phòng cháy, phòng trách mưa

bảo…Học sinh khi ra về phải tắt điện, tắt quạt, đóng các cửa sổ, xóa hết bảng.

CBGV- HS khi phát hiện có hiện tượng mất an toàn, an ninh, có nguy cơ

cháy nỗ, nguy hiểm phải kịp thời báo cáo cho BGH bằng trực tiếp hoặc qua điện

thoại.

Page 6: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

6

Các bộ phận được phân công phải giám sát công tác an ninh, an toàn qua hệ

thống Camera, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các vụ việc khi xẩy ra.

Chương IV

NỘI QUY RA, VÀO CƠ QUAN, TIẾP KHÁCH VÀ QUẢN LÝ

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

Điều 17. Nội quy ra, vào trụ sở cơ quan

Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ra, vào cơ quan phải thực hiện

đúng các yêu cầu: Xe máy và ô tô đi vào cổng bên phải, khi vào cổng phải giảm

tốc độ xe, mở khẩu trang bịt mặt, quan sát xung quanh, đi đúng các phần đường

theo quy định. Khách đến liên hệ công tác với Lãnh đạo nhà trường bảo vệ phải

hướng dẫn cụ thể. Học sinh đi xe vào trường theo 2 cổng quy định, học sinh đi bộ

đi vào cổng chính, khi vào cổng phải mở khẩu trang.

Điều 18. Tiếp khách

Cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên làm việc tại nhà trường không

được tùy tiện đưa khách hoặc người nhà, người lạ vào trụ sở cơ quan để chơi hoặc

làm công việc cá nhân, trong trường hợp cần thiết phải báo cho BGH trực biết;

trường hợp có khách đến liên hệ công tác cần hướng dẫn khách tận tình và chấp

hành nội quy công sở; không để khách làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ,

công chức, viên chức, nhân viên và học sinh trong cơ quan.

Điều 19. Quản lý phương tiện giao thông

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên cơ quan:

Cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên cơ quan có trách nhiệm chấp

hành để xe đúng nơi quy định, thực hiện tự quản trong việc sắp xếp xe tại nhà để

xe đảm bảo trật tự, ngăn nắp theo nguyên tắc xe đến trước để xe ở vị trí thích hợp,

tạo điều kiện cho người đến sau có nơi để xe. Cán bộ, công chức, viên chức và

nhân viên đi công tác hoặc việc riêng, có nhu cầu để xe tại cơ quan phải báo cáo

với bảo vệ để quản lý; trường hợp không thông báo, nếu xảy ra mất xe, bảo vệ sẽ

không chịu trách nhiệm.

2. Đối với khách đến trụ sở cơ quan

Bảo vệ bố trí và quy định chỗ để xe của khách đến làm việc tại cơ quan

khoa học, hợp lý; không thu phí gửi phương tiện giao thông của khách đến liên hệ

công tác. Khi có Hội nghị tại đơn vị với thành phần tham dự họp đông người, nhân

viên bảo vệ bố trí, điều hành chỗ để xe và bảo vệ xe an toàn.

3. Xe học sinh phải được sắp xếp theo từng lớp, người giữ xe có trách

nhiệm hướng dẫn học sinh để xe gọn gàng, ngăn nắp, trông coi xe cẩn thận, mất

mát nhân viên giữ xe phải đền bù. Học sinh được chạy xe qua cổng phụ để vào, ra

nhà xe.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN MỤC ĐẠO ĐỨC, QUAN HỆ GIAO TIẾP VÀ ỨNG

XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ NGOÀI XÃ HỘI

Page 7: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

7

Điều 20. Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân

viên tại cơ quan, đơn vị

1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN.

2. Chấp hành nghiêm tục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của

nhà nước, quy định của ngành, của trường, có trách nhiệm trong giao tiếp, giải

quyết công việc của nhân dân, với phụ huynh.

3. Không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, năng lực nghiệp vụ.

4. Tận tuỵ, trung thực, minh bạch và hiệu quả đối với công việc được giao.

5. Đoàn kết, hợp tác, chia sẽ, quan hệ đúng mực với đồng chí, đồng nghiệp.

6. Gương mẫu, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật.

Điều 21. Quan hệ ứng xử trong giao tiếp

I. Đối với học sinh

1. Với bản thân học sinh.

1.1. Thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh: Ngôn ngữ giao tiếp phù hợp với

hoàn cảnh và đối tượng; không nói tục, chửi thề, ứng xử thân thiện, hợp tác và

chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận.

1.2. Đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập, chú ý

lắng nghe thầy cô giảng bài, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và vận dụng

những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống.

1.3. Tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động

nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tham gia và vận động các bạn bảo

vệ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và

nơi công cộng góp phần làm môi trường xanh, sạch, đẹp.

1.4. Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; tự tin, tự

trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật, đoàn kết; yêu gia đình, bạn bè và

những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

1.5. Không sử dụng tài liệu trong kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên;

trong giờ học không sử dụng điện thoại di động; không nhuộm tóc, sơn móng tay,

móng chân.

2. Với bạn bè.

2.1. Vui vẻ, hòa nhã, lịch sự trong giao tiếp.

2.2. Biết tôn trọng, yêu quý lẫn nhau. Biết cảm thông và chia sẻ với những

bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

2.3. Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm điều sai với bạn. Biết tha lỗi khi

bạn làm sai với mình.

2.4. Trong học tập biết giúp đỡ, hướng dẫn tận tình các bạn học yếu. Chịu

khó học tập bạn tốt để cùng nhau tiến bộ.

2.5. Không giao du với các phần tử xấu, không tụ tập để hút chích, đua xe,

cờ bạc, tham gia các tệ nạn xã hội.

Page 8: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

8

3. Với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động trong nhà

trường.

3.1. Tôn trọng, lễ phép và vâng lời thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên,

người lao động trong nhà trường.

3.2. Chào hỏi lịch sự khi gặp các thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên,

người lao động trong nhà trường.

3.3. Biết bày tỏ ý kiến, quan điểm và nguyện vọng trước thầy cô giáo, cán

bộ quản lý, nhân viên, người lao động trong nhà trường.

3.4. Tích cực hợp tác với thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao

động trong nhà trường và các hoạt động giáo dục ở nhà trường.

4. Với khách đến làm việc.

4.1. Chào hỏi lịch sự khi gặp khách đến trường.

4.2. Khiêm tốn, vui vẻ, tôn trọng và hướng dẫn tận tình.

4.3. Khi được nhà trường, giáo viên, cán sự lớp giao nhiệm vụ cần có thái

độ, cử chỉ thân thiện, hợp tác.

4.4. Kết thúc nội dung làm việc cần có lời cảm ơn và chào khách khi ra về.

5. Với gia đình.

5.1. Lễ phép, kính trọng và vâng lời ông, bà, cha, mẹ và người lớn tuổi.

5.2. Nhường nhịn, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ.

5.3. Tích cực làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ

5.4. Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

5.5. Cùng chia sẻ khi gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

6. Với môi trường.

6.1. Tìm hiểu về môi trường, tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay, có ý

thức và hành động tích cực để bảo vệ môi trường, hạn chế và từng bước loại bỏ,

không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa, ni lông trong nhà trường .

6.2. Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh, thực hiện Giờ Trái đất, làm sạch

trường, lớp, nơi công cộng, thu gom rác thải, khai thông cống rãnh, vẽ tranh về

chủ đề môi trường, thi tìm hiểu môi trường, tham gia chiến dịch làm cho thế giới

sạch hơn, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường... để bảo vệ môi trường.

6.3. Tuyên truyền trong bạn bè, người thân, các thành viên trong gia đình về

môi trường và ý thức bảo vệ môi trường.

7. Với cộng đồng xã hội.

7.1. Thực hiện tốt nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định văn hóa nơi công

cộng (nhà văn hóa, công viên, rạp hát, thư viện, bảo tàng, lễ hội…).

7.2. Kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Cư xử đúng mực với mọi người.

Giúp đỡ, nhường chỗ cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên,

xuống tàu, xe, khi qua đường.

Page 9: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

9

7.3. Giữ gìn trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng,

phòng tránh các tệ nạn xã hội; tham gia công tác xã hội, công tác từ thiện, nhân

đạo.

II. Đối với CBGV- CNV- Người lao động

1. Với bản thân.

1.1. Nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ, bản lĩnh vững vàng, động

cơ trong sáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.2. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương

của ngành. Không đi muộn về sớm, không làm việc riêng, không tự ý bỏ vị trí

công tác trong giờ làm việc. Không sử dụng điện thoại trong sinh hoạt hội họp và

giảng dạy.

1.3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, tận tụy với công việc được

giao

1.4. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, tôn trọng, hợp

tác và chia sẽ với đồng nghiệp. Các ý kiến phản ánh, đề nghị phải khác quan, trung

thực và đúng lúc, đúng chổ.

2. Với trẻ em, học sinh.

2.1. Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng cương quyết, triệt

để khi xử lý các vi phạm của học sinh, không trù dập học sinh.

2.2. Đảm bảo giữ mối liên hệ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,

bí thư Đoàn Thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, nhà trường, cha mẹ học sinh học

sinh và các tổ chức trong trường.

2.3. Thân ái, gần gũi, tôn trọng, nhẹ nhàng, biết chia sẻ với học sinh.

2.4. Biết kiềm chế, bình tĩnh khi xử lý các tình huống trước học sinh.

2.5. Khách quan, công bằng, minh bạch trong đánh giá, nhận xét, cho điểm,

xếp loại học sinh.

2.6. Làm gương cho học sinh trong lời nói, cử chỉ và việc làm.

2.7. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh về dạy

thêm - học thêm.

3. Với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.

3.1. Ứng xử với cấp trên.

- Các chỉ đạo, mệnh lệnh. hướng dẫn, nhiệm vụ được phân công phải chấp

hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực

hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

- Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo, đề xuất, tham gia ý kiến đóng góp

với cấp trên, bảo vệ uy tín danh dự cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý,

phê bình, hoặc đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên.

- Chào hỏi nghiêm túc lịch sự khi gặp cấp trên.

3.2. Ứng xử với cấp dưới.

Page 10: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

10

- Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc,

kiểm tra, giám sát đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực

hiện chuyên môn.

- Gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tư

tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới, chân thành động viên, thông

cảm, chia sẻ khó khăn vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới. Có

tinh thần xây dựng nội bộ thành một khối đoàn kết, thống nhất.

- Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, xa rời cấp dưới.

3.3. Ứng xử với đồng nghiệp.

- Giữ gìn tốt mối quan hệ với đồng nghiệp. Thấu hiểu chia sẻ khó khăn

trong công tác và cuộc sống.

- Khiêm tốn, tôn trọng, chân thành, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.

Không ghen ghét, đố kỵ lôi kéo bè cánh, phe nhóm gây mất đoàn kết nội bộ.

- Luôn có thái độ cầu thị thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý kiến trong

công việc, cuộc sống. Không suồng sã trong sinh hoạt, thận trọng trong lời nói,

giao tiếp.

- Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4. Với cơ quan, trường học khác.

4.1. Với cơ quan:

- Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định, quy chế do cơ quan ban hành.

- Thân ái, đoàn kết và phối hợp với đồng nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ.

- Tham gia đầy đủ các cuộc hội họp do cơ quan tổ chức; thực hiện tốt nhiệm

vụ do lãnh đạo phân công.

4.2. Với trường học khác:

- Giao tiếp cần thể hiện mối quan hệ bình đẳng, phối hợp, cầu thị trong thực

hiện nhiệm vụ.

- Hợp tác chân thành, tương trợ, giúp đỡ và học tập lẫn nhau để cùng tiến

bộ.

5. Với người thân trong gia đình.

5.1. Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia

đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước; không vi phạm pháp luật.

5.2. Thực hiện tốt đời sống văn hóa nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hóa,

hạnh phúc, hòa thuận.

5.3. Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để

làm trái quy định. Không xa hoa, lãng phí hoặc vụ lợi trong việc tổ chức cưới hỏi,

ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác.

5.4. Sống có trách nhiệm với gia đình.

6. Với cha mẹ người học.

Page 11: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

11

6.1. Khi trao đổi với cha mẹ học sinh phải xưng hô hợp lý phù hợp ứng xử

văn hóa công sở.

6.2. Khi tiếp cha mẹ học sinh phải tiếp đúng nơi do nhà trường quy định và

thực hiện văn hoá công sở.

6.3. Khi hẹn gặp cha mẹ học sinh phải đúng thời gian và trao đổi công việc

đúng mục đích, không để cha mẹ học sinh chờ mà không biết lý do.

7. Với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài.

7.1. Với khách đến làm việc

- Văn minh, lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói

khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, nói

tục, chửi thề ….. gây căng thẳng, bức xúc cho người đến giao dịch; không cung

cấp tùy tiện các thông tin của nhà trường, của viên chức thuộc trường cho người

khác biết (trừ trường hợp do Hiệu trưởng chỉ thị).

- Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Không móc ngoặc, thông đồng,

tiếp tay làm trái các quy định để vụ lợi.

- Phải nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc.

- Thấu hiểu, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn tận

tình, chu đáo cho người đến giao dịch.

- Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của người đến giao dịch

và học sinh. Trong khi thi hành công vụ, nếu phải để các cá nhân đến làm việc

phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do.

7.2. Với các tổ chức khác

- Thực hiện đúng Điều lệ do tổ chức quy định.

- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ do tổ chức phân công.

7.3. Với người nước ngoài

- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của Ngành về quan hệ, tiếp xúc

với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ

bí mật Nhà nước, bí mật công tác, lợi ích Quốc gia.

8. Trong hội họp, sinh hoạt tập thể trong giao tiếp qua điện thoại,

Internet.

8.1. Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể.

- Phải nắm được nội dung, chủ đề cuộc họp, hội thảo, hội nghị, chuẩn bị tài

liệu và ý kiến phát biểu. Có mặt trước giờ quy định ít nhất 5 phút để ổn định chỗ

ngồi và tuân thủ quy định của ban tổ chức điều hành cuộc họp, hội nghị, hội thảo.

- Trong khi hội họp.

+ Tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung, không làm ảnh hưởng đến

người khác.

+ Giữ trật tự, tập trung theo dõi nghe, ghi chép các nội dung cần thiết không

nói chuyện và làm việc riêng, không bỏ về trước khi kết thúc cuộc họp. Không ra

Page 12: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

12

vào, đi lại tùy tiện trong phòng họp. Phát biểu ý kiến theo điều hành của chủ tọa

hoặc ban tổ chức.

+ Kết thúc cuộc họp: Để khách mời, lãnh đạo cấp trên ra trước, không xô

đẩy chen lấn, dọn dẹp lại chỗ ngồi (Ghế, ngăn bàn...).

8.2. Ứng xử trong giao tiếp qua điện thoại, Internet.

- Sử dụng tiết kiệm, chỉ sử dụng điện thoại vào đúng mục đích công việc

chung của đơn vị, không sử dụng vào việc riêng.

- Khi gọi phải chuẩn bị trước nội dung cần trao đổi (Ngắn gọn, rõ ràng, cụ

thể).

+ Khi đầu dây bên kia có người nhấc máy thì có lời chào hỏi, xưng tên,

chức danh, bộ phận làm việc của mình và đề nghị được gặp người cần gặp.

+ Trao đổi nội dung đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Âm lượng vừa đủ nghe, nói

năng từ tốn, rõ ràng, xưng hô phải phù hợp với đối tượng nghe, không nói quá to,

thiếu tế nhị gây khó chịu cho người nghe.

+ Có lời cảm ơn, lời chào trước khi kết thúc cuộc gọi.

- Khi nghe: Sau khi nói "A lô, tôi xin nghe" cần có lời chào hỏi xưng tên,

chức danh, bộ phận làm việc của mình.

- Nếu người gọi cần gặp đích danh mình thì trao đổi, trả lời rõ ràng, cụ thể

từng nội dung theo yêu cầu của người gọi. Âm lượng, nói năng, xưng hô như khi

gọi đi.

+ Nếu người gọi cần gặp người khác hoặc nội dung không thuộc trách

nhiệm của mình thì chuyển điện thoại hoặc hướng dẫn người gọi liên hệ đến đúng

người, địa chỉ cần gặp.

+ Có lời cảm ơn, lời chào trước khi kết thúc cuộc điện thoại.

- Sử dụng Internet: Thực hiện nghiêm túc quy định và sử dụng Internet của

nhà trường.

9. Với môi trường.

9.1. Nắm vững kiến thức về môi trường, tình hình ô nhiễm môi trường hiện

nay, có ý thức và hành động tích cực để bảo vệ môi trường. Tuyệt đối không hút

thuốc trong nhà trường, không có mùi bia rượu trong khi đến trường, hạn chế và

từng bước loại bỏ, không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa, ni lông trong nhà

trường.

9.2. Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh, thực hiện Giờ Trái đất, làm sạch

trường, lớp, nơi công cộng, thu gom rác thải, khai thông cống rãnh, vẽ tranh về

chủ đề môi trường, thi tìm hiểu môi trường, tham gia chiến dịch làm cho thế giới

sạch hơn, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường... để bảo vệ môi trường.

9.3. Thực hiện đúng nội dung về giáo dục môi trường theo quy định của Bộ

GD&ĐT.

9.4. Tuyên truyền trong bạn bè, người thân, các thành viên trong gia đình,

cộng đồng về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường.

Page 13: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

13

10. Với cộng đồng xã hội.

10.1. Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa

phương; chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và nhân dân

nơi cư trú; giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.

10.2. Thực hiện tốt nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định văn hóa nơi công

cộng (nhà văn hóa, công viên, rạp hát, thư viện, bảo tàng, lễ hội…), thực hiện

đúng quy định về tiệc cưới, việc tang, lễ hội.

10.3. Kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Cư xử đúng mực với mọi

người. Tương trợ giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình nghĩa với

hàng xóm, láng giềng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ,

người tàn tật khi lên, xuống tàu, xe, khi qua đường.

10.4. Giữ gìn trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng

và phòng chống các tệ nạn xã hội.

10.5. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ

chức, cá nhân nơi cư trú. Không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành

vi trái pháp luật. Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ

tục. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền các thông tin

về các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân nơi cư trú.

Chương VI

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA

NHÀ TRƯỜNG

Điều 22: Tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường.

1. Tầm nhìn:

Trường THPT Vĩnh Định từng bước “ Chuẩn hóa”, “ Hiện đại hóa” giữ

vững tiêu chí trường “ Chuẩn Quốc gia”; đạt tiêu chuẩn “ Đơn vị văn hóa xuất

sắc cấp tỉnh”; tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

2. Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường giáo dục hoàn thiện, có nề nếp, dân chủ, kỉ

cương, là môi trường để mỗi học sinh có cơ hội phát huy, phát triển năng lực

cá nhân, tài năng sẵn có và sức sáng tạo của tuổi trẻ.

2.3. Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường:

- Đoàn kết và thân thiện

- Hợp tác và chia sẽ

- Trung thực và sáng tạo

- Tự tin và khát vọng vươn lên

Điều 23. Tổ chức hoạt động phong trào

1. Tổ chức các hoạt động lớn nhân các sự kiện, ngày lễ cần có sự phối hợp

thực hiện giữa các tổ chức như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên…, phù hợp với điều

kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo nguyên tắc trang trọng, tiết kiệm, thiết thực.

Page 14: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thptvinhdinh.quangtri.edu.vn/upload/30713/20190925/... · nhân viên, học sinh ở các cơ sở giáo

14

Cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên phải có ý thức tham gia hiệu quả, nhiệt

tình, chấp hành nghiêm khi có sự điều động, trường hợp có lý do chính đáng phải

báo cáo để được xem xét, giải quyết.

2. Khi tổ chức hoặc tham gia các phong trào quần chúng, các hoạt động văn

hoá thể thao do Ngành, hoặc địa phương tổ chức cần có KH cụ thể được lãnh đạo

duyệt, đảm bảo tham gia có hiệu quả.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Trách nhiệm thực hiện

Cán bộ phụ trách các bộ phận của đơn vị có trách nhiệm quán triệt đến từng

cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong đơn vị mình, chủ động đôn đốc,

kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy chế văn hoá công sở và quy tắc ứng xử của

cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của đơn vị mình, phải chịu trách nhiệm

trước Thủ trưởng đơn vị nếu để xảy ra những vi phạm Quy chế trong đơn vị.

Các tổ chức đoàn thể trong cơ quan phối hợp chặt chẽ với chuyên môn

trong việc tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra đoàn viên, hội viên của mình

chấp hành tốt Quy chế.

Điều 25. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, các cán bộ, công chức, viên

chức, nhân viên nhà trường đạt được thành tích xuất sắc, được đề nghị khen

thưởng. Việc đánh giá kết quả công tác khi xét thi đua, khen thưởng cho các tập

thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Quy chế sẽ được tổ chức vào dịp

cuối năm.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên nào vi phạm Quy chế phải được

nhắc nhở, phê bình kịp thời. Nếu cố ý vi phạm hoặc tái phạm thì tuỳ theo mức độ

nặng, nhẹ để kiểm điểm, chịu hình thức kỷ luật theo Luật CCVC. Trong trường

hợp do không chấp hành Quy chế dẫn đến gây thiệt hại về vật chất và các thiệt hại

khác thì phải bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước.

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp hoặc

phát sinh, thì Quy chế văn hóa công sở này sẽ được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở

thống nhất giữa Công đoàn và chính quyền nhà trường.

2. Quy chế văn hóa công sở thực hiện tại đơn vị gồm 7 chương 26 điều, có

hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và được phổ biến tới toàn thể cán bộ,

công chức, viên chức và nhân viên Trường THPT Vĩnh Định.