SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi...

15
SỐ 24/2013

Transcript of SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi...

Page 1: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

SỐ 24/2013

Page 2: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

2

Văn phòng cho thuê

Khách sạn

Mặt bằng Bán lẻ

Căn hộ dịch vụ

Tác động đến các Dự

án BĐS của GMD

CHUYÊN SAN BẤT ĐỘNG SẢN

Page 3: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

3

Giá thuê văn phòng Tp.HCM tăng 2% trong quý 3 (08/10/2013)

Trong quý 3, giá thuê văn phòng trung bình của cả thị trường Tp.HCM là hơn

500.000 VNĐ/ m2/ tháng, tăng 2% so với quý trước và giảm -3% so với cùng kỳ

năm trước.

Nguồn cung hạn chế, giá tăng nhẹ

Theo Báo cáo thị trường văn phòng cho thuê thành phố Hồ Chí Minh của Công

ty BĐS Savills, trong quý 3/2013, hơn 30.800 m2 từ ba dự án văn phòng mới gia

nhập thị trường, bao gồm hai dự án Hạng C và một dự án Hạng B. Tổng nguồn

cung bao gồm 211 dự án cung cấp hơn 1.384.000 m2, tăng 2 % so với quý trước

và 9% so với cùng kỳ năm trước.

Công suất cho thuê trung bình của thị trường văn phòng Tp.HCM đạt 88%, tăng

1 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Công suất này là mức

cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Giá thuê văn phòng trung bình của cả thị trường là hơn 500.000 VNĐ/ m2/

tháng, tăng 2% so với quý trước và giảm -3% so với cùng kỳ năm trước. Phòng

cho thuê hạng B hoạt động tốt nhất với công suất cho thuê đạt 90%, theo sau là

Hạng A ở mức 89% và Hạng C ở mức 87%.

Savills dự kiến trong thời gian tới, khoảng hơn 482.000 m2 từ 34 dự án sẽ gia

nhập thị trường trong vòng 4 năm tới. Trong quý tới, ba dự án Hạng C mới tại

quận 1 sẽ gia nhập thị trường, cung cấp hơn 4.500 m2.

Lượng tiêu thụ tăng liên tục và nguồn cung hạn chế trong những quý tới sẽ góp

phần hỗ trợ cho tình hình hoạt động của văn phòng.

Trong quý 3/2013, công suất cho thuê trung bình tại khu vực trung tâm đạt 89%,

cao hơn so với khu vực ngoài trung tâm 2 điểm phần trăm. Công suất thuê này

hầu như không đổi so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Tổng lượng tiêu thụ văn phòng trong quý 3/3013 đạt khoảng 42.800 m2, nhiều

hơn quý trước 97% và hơn quý 3/2012 là 40%.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Page 4: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

4

TP HCM: Giá phòng khách sạn thấp nhất 4 năm (10/10/2013)

Đây la con sô đươc đưa ra trong bao cao thi trương bât đông san quy 3/2013 tại Tp HCM của Savills.

Báo cáo cho hay , tính đến Q3/2013, có hơn 12.100 phòng từ 19 khách sạn, tăng 2% so với quý trước và 5%

so với cùng kỳ năm trước . Nguyên nhân nguôn cung tăng la do trong quy nay co một khách sạn 4 sao mới và

95 phòng thêm vào của một khách sạn 3 sao ở quận 1 đã tham gia vào thị truờng.

Công suất trung bình là 60%, giảm 2 điểm phần trăm theo quý và 5 điểm phần trăm theo năm do sự sụt giảm

luợng khách quốc tế và những tác động tiêu cực của nền kinh tế không ổn định. Giá phòng trung bình là

1.746.000 VNĐ/ phòng/ đêm, giảm 1% theo quý và 6% theo năm, mức giá thấp nhất trong vòng 4 năm trở

lại đây.

RevPAR (doanh thu trên mỗi phòng có sẵn) của cả 3 hạng giảm. RevPAR của 3 sao giảm mạnh nhất, 8% so

với quý trước, theo sau là 4 sao 6% và 5 sao 2%.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH

Page 5: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

5

Theo nghiên cưu cua Savills , khách sạn tại khu trung tâm hoạt động tốt hơn những khách sạn ngoài trung

tâm. Công suất cho thuê tại khu trung tâm 3 điểm phần trăm cao hơn khu vực ngoài trung tâm.

Tuy nhiên, khu trung tâm hoạt động kém hơn quý trước, do nguồn cung tăng liên tục và nguồn cầu giảm

trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

Vê nguôn câu , số lượng khách quốc tế đến Tp.HCM tăng chậm. Trong suốt 3 quý đầu năm 2013, tổng du

khách quốc tế đến Tp.HCM hơn 2,8 triệu lượt, tăng 3% so với năm trước. Trong Q3/2013, con số này đạt xấp

xỉ 892.540, giảm -1% so với cùng kì năm trước.

Đanh gia vê triên vong cua thi trương khach san , Savills cho răng trong giai đoạn từ Q 4/2013 đến 2016, dự

kiến có hơn 5.500 phòng từ 12 dự án tương lai tham gia vào thị trường.Trong 2 quý tiếp theo, thị truờng sẽ

chào đón hơn 1.300 phòng mới từ 4 khách sạn. Tất cả đều là các khách sạn 5 sao tọa lạc tại quận 1.

Page 6: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

6

Thị trường mặt bằng bán lẻ TP.HCM Quý 3/2013: (10/10/2013)

Nguồn cung

Tổng nguồn cung bán lẻ vào khoảng 783.000 m2, tăng 1% so với quý trước do một siêu thị mới mở.

Hiện thành phố có 8 trung tâm bách hóa, 8 khối đế bán lẻ, 19 trung tâm mua sắm, 66 siêu thị và 3 trung tâm

bán sỉ.

Nguồn cung hiện tại

Tình hình thị trường

Thị trường bán lẻ có tình hình hoạt động yếu hơn so với quý trước do sự sụt giảm tạm thời trong tỷ lệ lấp đầy

trung bình của tất cả loại hình bán lẻ ở tất cả các khu vực. Giá thuê trung bình giảm khoảng -2% và tỷ lệ lấp

đầy trung bình giảm -3 điểm phần trăm so với quý trước.

Tình hình hoạt động theo loại hình, Q3/2013

MẶT BẰNG BÁN LẺ

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Page 7: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

7

Ghi chú: giá thuê trung bình trên mỗi m2 tại tầng trệt của các cửa hàng có diện tích bằng hoặc lớn hơn 10 m

2,

gồm phí dịch vụ chưa thuế.

Nguồn cầu

Doanh thu bán lẻ TPHCM chín tháng đầu năm 2013 vào khoảng 441.000 tỷ đồng. Nếu không tính lạm phát,

doanh thu bán lẻ tăng khoảng 8.7% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tăng này cao hơn so với năm 2012

(8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn

chậm.

Nhu cầu về mặt bằng bán lẻ trong những trung tâm mua sắm chất lượng cao sẽ tiếp tục thấp trong những quý

tới do doanh số của các mặt hàng không thiết yếu thấp. Những trung tâm từ thấp tới trung cấp hoặc siêu thị

vẫn còn nhiều cơ hội để tăng trưởng.

Triển vọng

Từ năm 2013 trở đi, khoảng 1.400.000 m2 diện tích bán lẻ mới sẽ gia nhập thị trường. Khoảng 37% nguồn

cung tương lai dự kiến gia nhập thị trường trong giai đoạn 2014 – 2015, 60% nguồn cung dự kiến sau 2015

không có thời gian hoàn thành cụ thể.

Về tổng diện tích bán lẻ tương lai, khu vực nội thành chiếm khoảng 56%, trong khi khu vực ngoại thành

khoảng 27% và khu vực trung tâm 17%.

Nguồn cung tương lai ước tính, 2013–2015

Page 8: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

8

Thị trường căn hộ dịch vụ TP.HCM Quý 3/2013: (10/10/2013)

Nguồn cung

Hai dự án Hạng C mới gia nhập thị trường, cung cấp thêm 114 căn hộ.

Tính đến Q3/2013, tổng nguồn cung tại TPHCM là 3.946 căn hộ từ 70 dự án, tăng 3% so với quý trước và

19% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung hiện tại, Q3/2013

Tình hình hoạt động

Công suất cho thuê trung bình của thị trường là 80%, tăng nhẹ 1 điểm phần trăm so với quý trước nhưng so

với cùng kỳ năm trước đã giảm -5 điểm phần trăm.

Giá thuê trung bình ở mức 500.000 VNĐ/ m2/ tháng, hầu như không đổi từ Q3/2012. Loại căn hộ 2 phòng

ngủ với diện tích từ 80m2 tới 120m2 có giá thuê trung bình khoảng 39.800.000 VNĐ/ căn/ tháng.

Tình hình hoạt động thị trường, Q3/2013

CĂN HỘ DỊCH VỤ

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Page 9: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

9

Ghi chú: Giá thuê trung bình tính trên diện tích thuần bao gồm phí dịch vụ, không bao gồm VAT.

Chỉ riêng Hạng B có công suất cho thuê tăng, đạt 81%, tăng 4 điểm phần trăm so với quý trước. Trong khi đó

công suất cho thuê của Hạng A hầu như không đổi và công suất cho thuê của Hạng C giảm -3 điểm phần

trăm xuống còn 74% so với quý trước.

Các dự án tại khu vực trung tâm hoạt động tốt hơn so với khu vực ngoài trung tâm. Công suất cho thuê trung

bình của khu trung tâm đạt 87%, cao hơn so với khu vực ngoài trung tâm 16 điểm phần trăm.

Nguồn cầu

Nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ từ các chuyên gia Châu Á cao. Trong 9 tháng đầu năm 2013, đã có 180 dự án

FDI đến từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Malaysia, chiếm 62% tổng dự án đăng ký FDI tại TPHCM.

Căn hộ cho thuê là đối thủ chính của căn hộ dịch vụ. Tuy nhiên, căn hộ dịch vụ vẫn là sự lựa chọn tốt hơn

dành cho các chuyên gia nước ngoài với các dịch vụ chuyên nghiệp và an ninh đảm bảo.

Triển vọng

Từ năm 2014 đến 2016, 3.500 căn hộ từ 20 dự án dự kiến sẽ gia nhập thị trường. Trong vòng 4 năm tới, tổng

nguồn cung tại TPHCM dự kiến sẽ tăng trung bình 18%/ năm, cao hơn tỉ lệ 10% của giai đoạn 2008-2013.

Trong vòng hai quý tới, ba dự án mới với

khoảng 134 căn hộ sẽ gia nhập thị trường.

Ước tính nguồn cung tương lai

Page 10: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

10

QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BĐS

Bỏ quy định “bán nhà phải qua sàn” (09/10/2013)

Điểm mới trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi là không bắt buộc khi bán, cho thuê

nhà, công trình xây dựng phải thông qua sàn giao dịch.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến. Theo đó,

chủ đầu tư dự án BĐS khi ký hợp đồng bán nhà hình thành trong tương lai phải có bảo lãnh của tổ chức tài

chính hoặc ngân hàng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ đầu tư, nếu chủ đầu tư không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng với người mua nhà.

Siết chủ đầu tư

“Quy định như vậy nhằm tăng trách nhiệm của chủ đầu

tư trong việc đảm bảo tiến độ dự án BĐS, hợp đồng đã

ký với khách hàng. Đồng thời, khắc phục tình trạng chủ

đầu tư đã huy độ ng vố n từ tiền ứng trước của khách

hàng nhưng sử dụng không đúng mục đích, đầu tư dàn

trải vào nhiều dự án khác. Sau đó, không triển khai dự

án hoặc triển khai cầm chừng, không bàn giao nhà theo

đúng tiến độ và hợp đồng cho khách hàng vốn đang

diễn ra phổ biến hiện nay” - Bộ Xây dựng lý giải.

Cùng với đó, dự thảo còn có quy định mới: Chủ đầu tư

dự án BĐS phải ký quỹ cam kết đầu tư thực hiện dự án.

“Điều này nhằm ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư trong triển khai dự án” - Bộ Xây

dựng nhận định.

Dự thảo bổ sung quy định về việc thanh toán theo hình thức trả tiền trước phải bảo đảm nguyên tắc: Lần đầu

người mua chỉ được thanh toán khi chủ đầu tư đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho

BĐS đó. Các lần huy động tiếp theo phải phù hợp với tỉ lệ hoàn thành BĐS và tiến độ bàn giao BĐS. Nhưng

số tiền ứng trước không được vượt quá 90% giá trị hợp đồng hai bên đã ký kết.

Khỏi phải qua sàn

Một điểm mới đáng chú ý trong dự thảo là không bắt buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh BĐS khi bán, cho

thuê nhà, công trình xây dựng phải thông qua sàn giao dịch BĐS. Nhà nước chỉ khuyến khích cá nhân, tổ

chức thực hiện giao dịch nhà, đất thông qua sàn.

Theo Bộ Xây dựng, quy định mới này nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay. Cụ thể, luật hiện

hành quy định việc bán, cho thuê nhà đất phải thông qua sàn giao dịch BĐS. Điều này giúp thị trường BĐS

hoạt động công khai, minh bạch hơn. Tuy nhiên, thực tế việc bắt buộc giao dịch nhà đất phải thông qua sàn

đã làm tăng thêm thủ tục, thêm chi phí cho người mua, thuê nhà đất.

“Việc bắt buộc phải giao dịch thông qua sàn chỉ cần thiết khi cung không đáp ứng cầu và thị trường “nóng,

sốt”. Còn như hiện nay, thị trường trầm lắng, chủ đầu tư khuyến mãi, chào bán rầm rộ trên các phương tiện

thông tin đại chúng mà vẫn không bán được hàng… Do vậy, việc bắt buộc giao dịch BĐS phải qua sàn là

không phù hợp” - Bộ Xây dựng giải thích.

Page 11: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

11

Quán bar, nhà hàng trên tầng thượng Xu hướng đầu tư mới (23/09/2013)

Ngày càng có nhiều chủ khách sạn đầu tư vào quán bar, nhà hàng trên tầng thượng khách sạn với tham vọng

mở rộng doanh thu.

Khác với thông lệ, sự chăm chút nhà hàng, quầy bar nằm ở bốn bức tường thì với sự gia tăng nhu cầu khách

hàng cộng với lợi nhuận bùng nổ, các chủ đầu tư khách sạn đã vươn tay lên “bầu trời”, đầu tư mạnh cho

không gian tầng thượng.

Ông Mitch Patel, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Khách sạn Vision (Mỹ), chuyên tư vấn quản lý và đầu tư tài

sản trong lĩnh vực khách sạn có khách hàng từ châu Âu đến Trung Đông, đánh giá: “Chúng tôi nhìn thấy xu

hướng các khách sạn tập trung đầu tư tầng thượng cho các mục đích khác nhau. Chẳng hạn, tại New York, 5

năm qua đang có cuộc đua quyết liệt cho vấn đề này, đến mức Fairfield Inn & Suites nằm tại khu kinh doanh

Nashville của Tập đoàn Khách sạn Marriott phải nhanh chóng đầu tư xây dựng khu nhà hàng, quán bar ở

tầng thượng để đưa vào hoạt động trong năm 2014”.

Theo bình luận từ Marriott, sảnh tầng thượng của Fairfield Inn & Suites sẽ tràn ngập không gian âm nhạc và

mang đến cho khách cái nhìn cận cảnh khu vực Nashville mà không nơi nào bao quát được. Sảnh tầng

thượng sẽ phục vụ đa dạng dịch vụ từ hội nghị, tiệc cưới cho đến quán bar, nhà hàng tùy vào việc đặt hàng

của khách. Đặc biệt việc thiết kế tầng thượng của Fairfield Inn & Suites đạt chứng chỉ LEED, hoàn toàn đáp

ứng các tiêu chuẩn “xanh”, hướng đến bảo vệ môi trường.

Hiện nay xu hướng này đang lan truyền đến Chicago, Washington D.C. và Los Angeles, Hoa Kỳ.

Trong khi đó, nhà hàng tầng thượng của các khách sạn quốc tế tại Madrid, Tây Ban Nha cũng đang phát triển

thịnh vượng.

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Page 12: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

12

Chẳng hạn, vào năm 2006, khách sạn ME Madrid Reina Victoria được xây dựng từ nền Gran Hotel Reina

Victoria có từ lâu đời và cũng năm đó, khách sạn chính thức đưa vào một chủ đề kinh doanh mới là khai thác

nhà hàng, quán bar ở tầng thượng. Và giờ đây “Nó là điểm kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Tầng

thượng là điểm tuyệt với để thư giãn, có thể nhấm nháp bữa sáng và tắm nắng hay những đêm tối ngồi uống

cocktail hưởng gió mát” - ông Raul Palomo, Tổng Giám đốc khách sạn ME Madrid Reina Victoria, cho biết.

Tầng thượng của ME Madrid Reina Victoria cho cái nhìn toàn cảnh thành phố Plaza Santa Ana. Tầng thượng

chia thành hai phần thiết kế mở và đóng. Phía ngoài không gian mở có 8 khu vực VIP cho phép phục vụ mọi

loại hình dịch vụ. Phần đóng (có mái che và thiết kề vách xung quang bằng kiếng trong suốt) là nơi phục vụ

của quán bar cho khách những buổi tiệc sôi động.

Theo ông Palomo, tầng thượng không chỉ có thiết kế sang trọng mà còn có sự bảo đảm an ninh, an toàn tối đa

cho khách.

Theo một nghiên cứu của Công ty Jones Lang LaSalle, chuyên cung cấp dịch vụ địa ốc và quản lý tài chính,

hiện có 42% quán bar, nhà hàng nằm trên tầng thượng của các tòa nhà xây dựng từ rất lâu và kinh doanh khá

tốt ở Mỹ. Điều này càng kích thích các nhà đầu tư mới hoạch định kinh doanh tầng thượng. Khách sạn

Refinery, với 197 phòng vừa mở vào tháng 5 vừa qua tại quận Thời trang, Manhattan, New York, được xây

dựng trên nền nhà máy may mũ thời trang có độ tuổi hơn một thế kỷ, ngay lập thức nhấn mạnh đến vị trí đẹp

nhất của mình trên quảng cáo là quán bar rất hấp dẫn ở tầng thượng khách sạn.

Ông Zimmer cho biết, tầng thượng nhìn bao quát khu vực Manhattan, có diện tích sàn gần 400 m2, sử dụng

gỗ để lát sàn, có mái vòm bằng kính đóng mở được, cho phép sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết. Trời

nắng nóng hay không mưa, vòm kính mở ra đón nhận thiên nhiên tươi mới, không khí trong lành, khi vào

Đông thì có mái vòm che chắn thời tiết khắc nghiệt nhưng vẫn cho khách một cảm giác đầy lãng mạn và ấm

áp dù bên ngoài tuyết có rơi.

Page 13: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

13

Trung tâm Thương mại đa năng “thống trị” mặt bằng bán lẻ

(04/10/2013)

Đã xa rồi thời mà khi cả nhà có kế hoạch đi chơi, các ông bố bà mẹ phải tính toán chi ly làm sao đủ thời

gian đưa con đi chơi, đi xem phim, các bà mẹ đi mua sắm, rồi cả nhà ăn uống… bởi các địa điểm đều có thể

cách xa nhau mà thời gian thì hạn hẹp. Xu hướng vài năm trở lại đây khi xây dựng Trung tâm thương mại là

phải có những tiện ích theo kiểu “tất cả trong một”: từ siêu thị đến các cửa hàng thời trang, chỗ vui chơi

cho trẻ con, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho mọi người…

Cuộc đua xây trung tâm thương mại (TTTM)

Những năm gần đây, thị trường địa ốc chứng kiến trào lưu mới mạnh mẽ và không kém phần hấp dẫn, đó là

cuộc đua xây dựng TTTM. Riêng mảng này, thị trường cũng tự phân khúc làm 2 mảng rõ rệt: bình dân và

cao cấp. Các TTTM bình dân thường được xây từ những khoảnh đất vốn là các chợ trong nội thành có tuổi

thọ lâu đời và khá gắn bó với người dân thủ đô như chợ Mơ, chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da, chợ Ngã Tư Sở.

Mô hình kết hợp giữa chợ truyền thống và TTTM này đang được các chủ đầu tư nhắm tới như một cách thu

hút và thay đổi thói quen mua sắm của người Việt Nam. Tuy nhiên, sự kết hợp này - theo nhận định của một

số chuyên gia về mặt bằng bán lẻ bất động sản - thì sẽ hạn chế và hiệu quả không cao bởi nếu quản lý không

chặt chẽ có thể TTTM sẽ bị ế ẩm. Khi TTTM “sống chung” với chợ có nghĩa là sẽ cảnh “hàng hiệu bán ở

trên, hàng nhái bán ở dưới nên các chủ đầu tư TTTM hầu như không mặn mà với hình thức kết hợp này.

Hấp dẫn hơn là cuộc đua xây dựng TTTM cao cấp. Chỉ trong vòng 3-5 năm, TTTM hạng sang tại HN đã

mọc như nấm sau mưa phần nào làm thay đổi diện mạo của đô thị và đưa đến những phong cách tiêu dùng

mới. Có thể điểm mặt như Vincom city Tower, Parkson, Hà Thành Plaza, The Garden, Grand Plaza… và một

loạt các dự án khác đang khẩn trương xây dựng. Những TTTM đi tiên phong thường có những vị trí đẹp,

nằm ở trung tâm và đó cũng là một ưu điểm rõ ràng để thu hút khách. Nhưng đến khi quỹ đất ít ỏi của thủ đô

ngày càng khan hiếm thì các TTTM ra sau lại phải dạt đi các nơi xa trung tâm hơn. Khi không thể cạnh tranh

bằng vị trí thì chất lượng, sự chuyên nghiệp và đẳng cấp lại là yếu tố thúc đẩy cuộc đua này thêm phần kịch

tính.

Page 14: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

14

Sự lên ngôi của các TTTM đa năng

Điều này minh chứng rõ ràng bởi “trường hợp” Tràng Tiền Plaza. Có một ví trí cực kỳ đắc địa mà nhiều chủ

đầu tư nằm mơ cũng không được, một thiết kế khá đẹp và hút khách rầm rộ trong thời kỳ đầu xuất hiện.

Nhưng thời kỳ hoàng kim của TTTM này lại hơi ngắn ngủi. Sau khi những Vincom, Parkson, The Garden ra

đời thì Tràng Tiền Plaza gần như bị lãng quên. Lý do nằm ở chỗ, các mặt hàng kinh doanh của TTTM này

hơi đơn điệu, chủ yếu chỉ có siêu thị và các cửa hàng thời trang, trang sức điện máy. Mặc dù đã có thêm khu

vực kinh doanh đồ ăn uống, café nhưng xem ra xu hướng mới của các TTTM hiện đại là một chuỗi dịch vụ

đầy đủ từ mua sắm đến ẩm thực, giải trí, chăm sóc sức khỏe của cả người lớn và trẻ em đã tạo nên lực hút

mạnh mẽ hơn.

Uskill City, Pico hay Vincom Mega Mall, Keangnam Hanoi Landmark Tower… những cái tên mới lạ đang

có “ý đồ” chiếm lĩnh thị trường một cách cực kỳ thuyết phục là tự hoàn hảo các tính năng của một TTTM

hiện đại. Trong đó nổi bật là Vincom Mega Mall. Ra đời sau các TTTM sang trọng khác trên cả nước nhưng

Vincom Mega Mall đã chính thức “tước đoạt” danh hiệu “quy mô lớn nhất” của những địa chỉ khác cho đến

thời điểm hiện tại và chắc chắn sẽ là niềm kiêu hãnh riêng của cư dân Hà thành. So với The Garden (có diện

tích 57.000m2), hay cả với “người anh em” Vincom (75.000m2) thì Vincom Mega Mall gần như “nuốt

chửng”. Với diện tích hơn 230.000m2 gồm 2 tầng hầm và 2 tầng nổi, Vincom Mega Mall sẽ trở thành khu

mua sắm sầm uất và còn được trợ lực bởi những tiện ích đẳng cấp như khu Gym & Spa, khu vui chơi giải trí

trong nhà, bể bơi bốn mùa, quần thể rạp chiếu phim 3D, 4D, làng ẩm thực… Đặc biệt, khu công viên nước

trong nhà và khu sân băng – hai mô hình lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam cũng sẽ giúp “kéo” khách đến

cho Vincom Mega Mall. Chắc chắn nhờ những ưu điểm vượt trội đó mà chủ đầu tư Vincom Mega Mall -

Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Hoàng Gia vừa vui mừng thông báo, chỉ sau gần 1 tháng tiếp nhận

đăng ký thuê mặt bằng tại TTTM Vincom Mega Mall 140.000 m2 đã có chủ, tương đương với 60% diện tích.

Page 15: SỐ 24/2013 · 2019-07-12 · (8.2%) và 2011 (8.1%). Tuy nhiên, sự phục hồi trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu còn chậm. Nhu cầu về

15

15

GEMADEPT CORPORATION