RỒNG ĐẠI VIỆT QUA CÁC THỜI LÝ, TRẦN, LÊ SƠ - HỒ NGỌC PHƯƠNG NGÂN

26
TRƯỜNG ĐẠI HC TÔN ĐỨC THNG KHOA MTHUT CÔNG NGHIP ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG RNG ĐẠI VIT THI L Ý , TRN, LÊ SƠ. TIU LUN LCH SMTHUT VIT NAM VÀ THGII THÀNH PHHCHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2015 GVHD : SVTH : HNGC PHƯƠNG NGÂN MSSV : 114 0 10 5 3 KHÓA : 18 CHUYÊN NGÀNH : THIT KĐỒ HA

description

 

Transcript of RỒNG ĐẠI VIỆT QUA CÁC THỜI LÝ, TRẦN, LÊ SƠ - HỒ NGỌC PHƯƠNG NGÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI

HÌNH TƯỢNG RỒNG ĐẠI VIỆT THỜI LÝ, TRẦN, LÊ SƠ.

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2015

GVHD : SVTH : HỒ NGỌC PHƯƠNG NGÂN MSSV : 114 0 10 5 3 KHÓA : 18 CHUYÊN NGÀNH : THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ……………………..…………………………….………. 1

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : Lịch Sử Và Đặc Điểm Của Rồng Việt Nam

1.1 . Hình Tượng Rồng Trong Lịch Sử Mỹ Thuật Việt Nam ……..….….…… 3

1.2 . Đặc Điểm Rồng Việt Nam Qua Từng Thời Kì ……………….…….…… 4

CHƯƠNG 2 : Hình Tượng Rồng Qua Các Thời Đại Phong Kiến Việt Nam

1.1. Hình Tượng Rồng Thời Lý

1.1.1. Lịch Sừ Văn Hóa ………………………..……….…….……… 7

1.1.2. Đặc Điểm ……………………………….……….………….… 8

1.2. Hình Tượng Rồng Thời Trần

1.2.1. Lịch Sừ Văn Hóa ………………………………………….….. 10

1.2.2. Đặc Điểm ………………………………………………….….. 10

1.3. Hình Tượng Rồng Thời Lê Sơ

1.3.1. Lịch Sừ Văn Hóa ……………………………………………… 12

1.3.2. Đặc Điểm ……………………………………………………… 13

CHƯƠNG 3 : Một Số Hình Ảnh Của Rổng Ở Thời Lý, Trần, Lê Sơ.

1.1. Hình Ảnh Rồng Thời Lý ……………………………………….………. 15

1.2. Hình Ảnh Rồng Thời Trần ……………….…………………….…….… 16

1.3. Hình Ảnh Rồng Thời Lê Sơ …………………………………….……… 17

PHẦN KẾT THÚC ……………………..………………………….………. 19

——

I . PHẦN MỞ ĐẦU

Từ xa xưa rồng đã có trong tâm thức người Việt với nhiều huyền

thoại về rồng và những biểu hiện linh thiêng, là điểm hội tụ với ý nghĩa của

vũ trụ và nhân sinh. Từ truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên kể về nguồn gốc

của người Việt với hình tượng “Cha Rồng” Lạc Long Quân, rồng được sáng

tạo thành hình tượng nghệ thuật và có mặt trong các thời kỳ nghệ thuật

truyền thống của các vương triều tự chủ.

Rồng Việt Nam là họa tiết trang trí kiến trúc, là chủ đề điêu khắc và

hội họa với những bản sắc của riêng mình dựa theo trí tưởng tượng của

người Việt. Rồng Việt Nam khác với Rồng Trung Hoa và của những quốc

gia khác.

Ngày xưa người Việt sống tại vùng sông nước nên từ xưa họ đã tôn

sùng cá sấu như một con vật linh thiêng, vì chúng đại diện cho sự trù phú và

sức mạnh, thời kỳ này vùng đất người Việt sống còn rất nhiều cá sấu. Họ đã

thần thánh hóa loài cá sấu lên thành con Giao Long mà người Trung Hoa

gọi sau này, một cách thức tô điểm cho hình hài con cá sấu nhiều chi tiết

tưởng tượng và cũng nhiều ý nghĩa hơn. Con rồng này tồn tại cùng tâm thức

của người Việt trong suốt thời Văn Lang - Âu Lạc. Rất có thể từ con Giao

Long này mà người Trung Hoa đã tạo ra con rồng Trung Hoa của họ.

Trong mỹ thuật dân gian có hình tượng 4 con vật thiêng mà người

Việt gọi là tứ linh: long, lân, quy, phụng. Trong số đó thì con rồng thường

được chạm khắc và được sử dụng trong công trình kiến trúc nhiều nhất.

�1

Dưới góc độ văn hóa, con rồng là một con vật có vị trí đặc biệt trong

văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Hùng Vương đã dạy dân ta tục

xăm mình hình rồng ở ngực bụng và hai đùi (thái long ) để không bị loài

thủy quái xâm hại. Rồng tượng trưng cho thần linh mây, mưa, sấm chớp,

hình tượng rồng còn xuất hiện trong văn hóa Đông Sơn, Âu Lạc với những

hình trang trí chữ S và tục thờ cúng tứ pháp.

Không chỉ vậy hình tượng con rồng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức

của người việt, Hà Nội thủ đô cả nước với tên gọi đầu tiên: Thăng Long

(rồng bay), vùng đông bắc Việt Nam có địa danh Hạ Long (rồng hạ). Đồng

bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long

(chín rồng).

Hình tượng rồng cũng thay đổi qua các triều đại lịch sử vậy nên,

hình tượng con rồng qua các triều đại: Lý, Trần, Lê sơ, Trịnh- Nguyễn,

Nguyễn sẽ có những nét riêng và đặc trưng văn hóa của từng thời kì cũng sẽ

khác nhau. Tuy nhiên bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm hơn về

hình tượng con rồng Đại Việt trong thời Lý, Trần, Lê Sơ.

�2

II . PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA RỒNG VIỆT NAM

1.1 / HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM

Con rồng là một hình tượng nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử mỹ

thuật Việt Nam suốt thời kỳ phong kiến, cũng như nhiều hình tượng nghệ

thuật khác nó luôn gắn bó chặt chẽ với thời đại sản sinh ra nó, thể hiện

những khát vọng và lý tưởng của từng thời kỳ lịch sử.

Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con rồng

cũng xuất hiện. Song, con rồng Việt Nam có những nét riêng chẳng những

trong nếp nghĩ chung của thời đại, mà cả trong thể hiện bằng hình tượng

nghệ thuật cụ thể, nó phản ánh con người và xã hội Việt Nam.

Trong thời đại phong kiến Việt Nam nối tiếp nhau cũng đều lấy rồng

làm biểu tượng cho thế lực và uy quyền của quân vương. Do vậy, hình

tượng rồng không ngừng được sáng tạo, thay đổi kiểu dáng,…

�3

Trong qúa trình ấy rồng cũng luôn gắn bó với dân tộc trong các thời

kỳ dựng nước và giữ nước. Hình tượng con rồng của người Việt qua mỗi

triều đại có những nét riêng, phong cách riêng. Điều đó thể hiện rất rõ trên

tranh vẽ, gốm, điêu khắc, sơn mài… Việc xác định phong cách thể hiện con

rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến

trúc nào đó.

1.2 / ĐẶC ĐIỂM RỒNG VIỆT NAM QUA TỪNG THỜI KÌ

Hình tượng Rồng được sáng tạo, thể hiện phong phú, chiếm vị trí

quan trọng trong các quần thể kiến trúc đa dạng, từ những kiến trúc hoàng

cung như cung điện, lăng tẩm cho đến xuất hiện trong kiến trúc chùa chiền,

đền thờ hay ở các kiến trúc dân dã như đình làng.

Ở thời Lý, Trần và Lê Sơ, phong cách Rồng nhất quán hoặc tập trung

rõ đặc trưng (ở đầu và khúc uốn) còn từ thời Mạc đến thời Nguyễn, hình

tượng Rồng có nhiều biến đổi đa dạng. Các hình tượng Rồng thời sau một

mặt kế thừa thời trước, mặt khác lại cũng muốn tìm ra những cái riêng về

phong cách cho vương triều của mình.

Những nét đặc trưng tiêu biểu của hình tượng Rồng ở các thời được

nhận diện với sự so sánh, đối chiếu để xác định phong cách nghệ thuật của

từng vương triều hoặc thời đại. Mỗi vương triều đều có đặc điểm và phong

cách trong sự phát triển của nghệ thuật tạo hình truyền thống, không chỉ ở

cách sử dụng mà còn là dấu ấn quan niệm thẩm mỹ, sắc thái dân gian mang

�4

đặc thù dân tộc. Nhưng nhìn chung, hình tượng Rồng Việt Nam luôn có

những mô-típ rõ ràng và đặc trưng như :

• Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu

trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh

của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại uốn lượn

thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên

của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ

liền mạch và đều đặn.

• Đầu rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác rồng Trung Hoa. Nó

có bờm dài, râu cằm, không sừng (như rồng Trung Hoa). Mắt lồi

to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn

khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở

mũi (rồng thời Lý-Trần), sun sóng đều đặn (có người gọi là mào

lửa) chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi

mảnh rất dài.

• Miệng rồng luôn ngậm viên châu, trong khi ở Nhật Bản, Hàn Quốc

và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên châu

tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu

rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng

các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần

cao thượng.

�5

Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức

mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương Đông. Toàn

thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân

dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn

tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại.

�6

CHƯƠNG 2

HÌNH TƯỢNG RỒNG QUA CÁC THỜI ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM

1.1 / HÌNH TƯỢNG RỒNG THỜI LÝ (THẾ KỶ XI - ĐẦU THẾ KỶ XII)

1.1.1

LỊCH SỪ VĂN HÓA

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, khai sinh

ra nhà Lý, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử đất nước Việt Nam.

Một nghìn năm Bắc thuộc chấm dứt, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ

phong kiến với nhà nước đầu tiên ra đời mà kinh đô là ở Thăng Long.

Cùng với bước chuyển văn hóa đó là sự ra đời của hình tượng con

rồng Việt Nam mang bản sắc Việt Nam, khác với rồng Trung Hoa mà nền

móng đầu tiên là rồng thời Lý.

Ở thời Lý, trong nền văn hóa phát triển rực rỡ, một trong những hình

tượng phát triển phổ biến nhất chính là con rồng. Suốt triều đại này, con

rồng luôn được thể hiện với một sự hào hứng hồn nhiên, một tính cách độc

đáo, rất riêng biệt của dân tộc ta.

Hình tượng Rồng thực sự phát triển từ triều Lý, mở đầu cho nền văn

minh Đại Việt sau ngàn năm Bắc thuộc. Đây là thời kỳ đạo phật được phát

�7

triển mạnh, tinh thần tự cường dân tộc luôn được đề cao, nhiều công trình

văn hoá nghệ thuật được xây dựng, nghệ thuật trang trí hoa văn cũng phong

phú đa dạng. Hình tượng Rồng mang tính linh thiêng, cao quý. Đường nét

mềm mại, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh nhất quán, mang rõ phong cách.

1.1.2

ĐẶC ĐIỂM

Nhận diện hình tượng, đặc điểm phong cách tạo hình Rồng thời Lý:

trên cơ sở so sánh, đối chiếu với hình Rồng (các thời tiếp sau: Trần, Lê,

Mạc, Nguyễn). Ta thấy Rồng ở mỗi vương triều đều có đặc điểm và phong

cách riêng.

Vương triều Lý kéo dài suốt 216 năm, Hình tượng Rồng có một

phong cách độc đáo, và có kiểu dáng nhất quán, được quy định thống nhất

mang tính vương triều. Điều này được nghệ nhân tuân thủ triệt để. Bất kỳ

hình rồng ở di tích nào thời Lý, dù ở cách xa nhau, dù làm vào những năm

khác nhau, dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền thì về cơ

bản hình tượng con Rồng Lý vẫn đều có kiểu dáng và cấu trúc rất thống

nhất.

Đặc điểm của con rồng thời Lý là mình rồng kéo dài, thể hiện theo

lối nhìn nghiêng. Đầu rồng với cổ ngước chếch lên cao. Trên lông mà rồng

kết xoắn giống hình số 3 ngửa, và trước trán kết xoắn hình chữ S đứng. Sau

gáy rồng, từ hai bên dưới mang tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau bay

thả uốn lượn vút nhọn ra phía sau. Chòm râu dưới cằm rồng cũng kết xoắn

uốn lượn tương tự phía dưới, nhưng nhỏ và ngắn hơn. Quanh đầu có những

�8

viên ngọc lơ lửng và thường có mây quấn. Miệng rồng há rộng để hứng

viên ngọc báu. Trên hai hàm có răng nhọn, hai nanh cuối hàm kéo dài uốn

cong qua mép liền sát mũi. Mũi Rồng cũng được kéo dài thành một mào

hình vòi. Mào của Rồng cũng hơi uốn khúc và chung quanh có viền kiểu

ngọn lửa. Môi dưới của Rồng ngắn, còn lưỡi lại rất dài. Từ hàm dưới lưỡi

vươn ra uốn lượn sóng để đỡ lấy viên ngọc đang lơ lửng. Mắt Rồng to tròn

và hơi lồi. Cũng còn có loại đầu Rồng nữa là: cổ uốn xuống gấp khúc rồi

ngược lên ví dụ như đôi rồng chạm trên mặt trán bia Bia chùa Báo Ân

(Thanh Hoá).Thân Rồng cuộn khúc uốn lượn thuôn dần đến cuối đuôi. Đặc

biệt là mình Rồng tròn, trơn, uốn lượn mềm mại hình sin, các khúc uốn

lượn phình to nhưng co lại gần nhau, đều đặn, thon dần về đuôi. Hình dạng

khúc cong giống như hình túi đáy phình, miệng co thu dần về đuôi. Mình

Rồng để trơn (hoặc có vẩy trên thân những con rồng to). Mặc dầu trên lưng

có vẩy cứng nhưng không nổi cao, nên trông vẫn thon mượt. Rồng Lý có 4

chân, mỗi chân đều có khuỷu, và có 3 móng ngón. Toàn bộ thân hình Rồng

khái quát quy hình Rồng nằm gọn vào đúng một nửa hình lá Đề, nở về phần

đầu, thu nhọn về phía đuôi.

Hình tượng Rồng thời Lý không chỉ là mô típ trang trí mà còn là hình

tượng sinh động. Các hình tượng Rồng thời sau một mặt kế thừa thời trước, mặt khác muốn tìm ra những cái riêng về phong cách của vương triều mình.

�9

1.2 / HÌNH TƯỢNG RỒNG THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII - ĐẦU THẾ KỶ XIV)

1.2.1

LỊCH SỪ VĂN HÓA

Nhà Lý phát triển Thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông và sau đó bắt

đầu đi vào con đường suy yếu. Quyền lực rơi vào tay những kẻ hại dân hại

nước.

Dòng họ Trần lúc này chiếm giữ một số vị trí trọng yếu trong triều

đình. Cuối cùng ngày 12 tháng chạp năm Ất dậu, dưới sự chỉ đạo của Trần

Thủ Độ, Lý Hoàng tuyên bố nhường ngôi cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lên

ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông. Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai

triều đại này không có khoảng cách về thời gian. Vì thế có thể nói rằng nhà

Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hóa xã hội thời Lý.

1.2.2

ĐẶC ĐIỂM

Từ Lý chuyển sang Trần, hình tượng con rồng đã có nhiều thay đổi.

Đó hoàn toàn không chỉ là sự thay đổi đơn thuần của phong cách, đem cái

đẹp của lối tạo hình mập mạp, chắc khỏe thay thế cho cái đẹp của lối tạo

hình trau chuốt, tinh tế và thanh mảnh. Mà còn là một sự thay đổi của một

quan niệm về một hình tượng.

�10

Chính sự bành trướng của Nho giáo cùng với sự lớn mạnh hơn nữa

của chế độ tập quyền thời Trần đã làm cho hình tượng con rồng thời kỳ này

tiến thêm một bước trên con đường phong kiến hóa. Nếu thời Lý còn mang

ý nghĩa theo tín ngưỡng dân gian cổ xưa của cư dân nông nghiệp thì ở thời

Trần đã dần được thay đổi bởi ý nghĩa khác theo bởi một ý nghĩa khác theo

quan niệm phong kiến.

Rồng thời Trần có vẻ dũng mãnh hơn, đầy sức sống, thân rồng mập,

uốn lượn không đều, có vây, có vảy bụng chứ chưa có trên thân, đầu chỉ có

2 bờm, chân 3 móng….ẩn hiện sau rồng là mây. Thân rồng thời Trần vẫn

giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc

trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể

hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Chân

rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khuỷu chân không bay ra theo

một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau

tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu.Và ở rồng thời Lý, lần đầu

tiên có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng không có nhiều

phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng

không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng

vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu. Rồng thời Trần

uốn lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng. Cách

thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý.

Rồng thời Trần tuy được kế thừa hình tượng rồng thời Lý nhưng thực sự nó đã

tạo ra cho mình những đặc điểm riêng khỏe khoắn, mạnh bạo như chính thời đại sản sinh ra nó, mang tính chất hết sức đặc thù của một con rồng của chế độ

phong kiến thời Trần.

�11

1.3 / HÌNH TƯỢNG RỒNG THỜI LÊ SƠ (CUỐI THẾ KỶ XVI)

1.3.1

LỊCH SỪ VĂN HÓA

Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần tự xưng vua lấy hiệu là

Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu.

Ngày 19 tháng 11 năm 1406, nhà Minh vượt qua biên giới đánh về

Thăng Long. Ngày 20 tháng 01 năm 1407, thành Đa Bang thất thủ tuyến

phòng ngự chống quân Minh của nhà Hồ bị phá vỡ. Quân Minh chiếm được

Thăng Long. Tháng 6 năm 1407, cuộc kháng chiến của quân nhà Hồ hoàn

toàn thất bại, nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã thu hút nhiều sĩ

phu yêu nước và nhân dân kéo dài trong 10 năm (1917-1927) đã thắng lợi vẻ

vang. Quân Minh bị đuổi khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua lập ra triều đình

nhà Lê, Thời kỳ kéo dài được 100 năm này được gọi là Hậu lê hoặc Lê Sơ

để phân biệt với thời tiền Lê của Vua Lê Đại Hành.

Qua các hình trang trí được chạm trên các hiện vật gỗ và đá thời Lê

sơ đã được phát hiện, chúng ta có thể tìm ra dấu ấn của hoa văn thời kỳ đó

và sự biến chuyển của nó.

Nếu như hình trang trí trên các bia vua, hoàng hậu và thần thánh

được chạm nổi, trau chuốt, có khuôn thước, thì ở những bia tiến sĩ, công

thần và bia ở đền chùa, hình trang trí thường được chạm nổi ít hoặc khắc

�12

chìm một cách đơn giản trên mặt đá phẳng, nhẵn, đường nét tự nhiên và

không theo một khuôn thước nhất định.

Đất nước mới được giải phóng, vua và các bậc công thần có công

lớn trong các cuộc kháng chiến, cũng như thần và phật, được coi là những

siêu nhân. Vì vậy, những di tích kỷ niệm họ, thường được các nghệ sĩ trang

trí các hình con rồng, con vật được coi là cao quý của tầng lớp quý tộc.

Tiếp thu những truyền thống cũ, đến thời Lê sơ, nghệ thuật trang trí

trong chạm khắc vẫn giữ được nhiều nét tiêu biểu của nghệ thuật trang trí

trong chạm khắc từ thời Lý – Trần.

1.3.2

ĐẶC ĐIỂM

Phát triển trên cơ sở tiếp thu Rồng thời Trần, cơ bản vẫn giữ hình

dáng thân uốn cứng cáp, to khỏe, mào và sừng ở đầu trông dữ hơn. Đầu

Rồng to, có hai nhánh sừng nhô cao, mắt lồi, bờm mượt cuộn ra sau. Còn

mào lửa, cặp sừng ngắn, lưỡi thè ra đỡ viên ngọc, chân có ba đến bốn móng

sắc, có nhiều đao lửa bay từ chân lên. Lưng Rồng nhô hình vây nhọn theo

khúc uốn. Một tay Rồng cầm lấy râu. Đó là mô típ trang trí điển hình mang

đặc trưng thời Lê Sơ. Hình tượng Rồng trang nghiêm, râu bờm và sừng nổi

cao dũng mãnh uy quyền.

Rồng thời Trần tuy được kế thừa hình tượng rồng thời Lý nhưng thực sự nó đã

tạo ra cho mình những đặc điểm riêng khỏe khoắn, mạnh bạo như chính thời đại sản sinh ra nó.

�13

Tài liệu tham khảo:

- Sử học trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI - Trung tâm KHXNVNVQG, 1997.

- Thông báo khoa học - Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 2003. - Non nước Việt Nam - Tổng Cục du lịch Việt Nam, 2006. - Rồng trong các triều đại Lý,Trần, Lê, Nguyễn - khanhhoathuynga.

�14

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA RỔNG

Ở THỜI LÝ, TRẦN, LÊ SƠ.

1.1 / HÌNH ẢNH RỒNG THỜI LÝ (THẾ KỶ XI - ĐẦU THẾ KỶ XII)

Đầu rồng thời Lý Gạch trang trí chạm hình rồng cuốn và hoa sen

Lá đề chạm hình rồng đá thời Lý (Chùa Phật Tích, Bắc Ninh)

�15

1.2 / HÌNH ẢNH RỒNG THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII - ĐẦU THẾ KỶ XIV)

Rồng thời Trần xuất hiện với ý nghĩa biểu tượng vương quyền .

Rồng thời Trần có nhiều phá cách mới lạ Cánh cửa gỗ chạm rồng và rồng đá

ở chùa Phổ Minh thời Trần

�16

1.3 / HÌNH ẢNH RỒNG THỜI LÊ SƠ (CUỐI THẾ KỶ XVI)

\Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến

Đôi rồng trên các bậc thành đá ở điện Lam Kinh

�17

Hình ảnh minh họa:

- Báo Dân Trí. - Báo Zing News. - Sưu tầm.

�18

III . PHẦN KẾT THÚC

Qua phong cách rồng của từng thời toát lên đặc trưng của thời đại

đó. Đến nay hình tượng con rồng vẫn còn được sử dụng nhiều trong các đồ

án trang trí nhất là ở những nơi sang trọng, cao quý, linh thiêng. Từ xa xưa

con rồng đã xuất hiện trong tâm thức của các cộng đồng dân cư Đông Nam

Á nói chung và cư dân Việt nói riêng. Trong mỹ thuật hình tượng con rồng

đã hiện diện suốt chiều dài lịch sử qua các triều đại phong kiến và được

xem như là một điển hình về kiểu thức trang trí chủ đạo. Có thể nói, từ một

con vật không có thật trong đời sống, nhưng hình tượng con rồng đã góp

phần tạo nên niềm tin về cội nguồn dân tộc và thể hiện được sức mạnh uy

quyền của các triều đại quân chủ. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo

dòng lịch sử qua các thời đại. Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức

mạnh của dân tộc, nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền

của Nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi trang trọng nhất của cung vua, hay

những công trình lớn của quốc gia. Đã có thời triều đình phong kiến chạm

khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình. Nhưng sức sống của con

Rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành, đến với làng quê dân

dã. Nó leo lên đình làng, ẩn mình trên các bình gốm, cột đình, cuộn tròn

trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa. Rồng còn có mặt

trong những bức tranh hiện đại phương Đông, biểu hiện một mối giao hòa

giữa nền văn hóa xa xưa bằng những ý tưởng mới mẻ kỳ lạ. Rồi con Rồng

lại trở về với niềm vui dân dã trên chiếc bánh trung thu của mọi nhà. Nền

mỹ thuật phong kiến đi qua để lại cho kho tàng văn hóa vật thể phi vật thể

to lớn thành công của hình tượng con rồng. Và con rồng đó mãi mãi tồn tại

và phát triển theo dòng lịch sử của đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.

�19