QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SẮN KM98-7 ÁP DỤNG CHO ...

90
METODEBOK HÅND- OG HÅNDLEDDSSKADER UNIVERSITETSSYKEHUSET NORD-NORGE HELSE NORD 29. desember 2015

Transcript of QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SẮN KM98-7 ÁP DỤNG CHO ...

1

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SẮN KM98-7

ÁP DỤNG CHO CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Tên cơ quan, cá nhân đề nghị: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ - Viện

Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương.

Điện thoại: 0320.3716463; Fax: 30320 3716385; E-mail: [email protected]

Tên tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đề nghị công nhận: Quy trình nhân giống sắn

KM98-7 áp dụng cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Nguồn gốc, tác giả của TBKT:

Đây là sản phẩm của Dự án: “ Sản xuất thử nghiệm ba giống sắn KM98-5, KM98-7,

NA1 cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam”, Mã số: KC.06 DA13/11-15, do Th.S

Nguyễn Trọng Hiển, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ thuộc Viện cây lương

thực và Cây thực phẩm biên soạn.

Phạm vi áp dụng: Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SẮN KM98-7

1. Nguồn gốc và đặc điểm giống sắn KM98-7

- Nguồn gốc: nhập nội

- Đặc điểm chính: Cây giống KM98-7 có chiều cao trung bình 221 cm, đường

kính thân 22.7 mm, thân có màu nâu đỏ, không phân cành, khoảng cách giữa các sẹo lá

3-5 cm, phiến lá nhỏ, chia thuỳ sâu, cuống lá màu phớt hồng và phiến lá màu xanh.

2. Nhân giống theo phương pháp truyền thống

Đây là phương pháp tận dụng ruộng sản xuất sắn để lấy thân cây làm giống cho vụ

sau. Các phương pháp canh tác được tiến hành theo quy trình canh tác giống sắn KM98-7.

3. Nhân nhanh giống sắn Sa06 bằng phương pháp cắt hom ít mắt

3.1 Chuẩn bị hom giống và xử lý hom

Chuẩn bị hom

Dụng cụ: cưa sắt

2

Chọn hom phải được lấy từ những cây khỏe mạnh không sâu bệnh gây hại. Theo

dõi ngay từ khi cây bắt đầu nảy mầm đến khi thu hoạch để dễ dàng loại bỏ các cây có

triệu trứng bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Khi cắt hom cần phải dùng cưa sắc để tránh dập. Vệ sinh cưa trước khi cắt để đảm

bảo tránh lây bệnh cho hom giống. họn đoạn giữa thân để chặt hom giống, loại bỏ những

cây giống bị khô, bị trầy xước.

Xử lí hom bằng Ridomil Gold 68WP

Xử lý hom bằng một số thuốc trừ nấm thông dụng như COC85WP, Ridomil Gold

68WP pha với tỷ lệ 10 gm hoạt chất trên 20 lít nước và ngâm hom trong dung dịch 10

phút trước khi cắm hom vào bầu.

3.2 Chuẩn bị giá thể và giâm hom

Chuẩn bị giá thể và làm bầu

Giá thể dùng để giâm hom gồm: 1/3 đất + 1/3 tro trấu + 1/3 sơ dừa được trộn đều

và đóng vào bịch có kích thước 5 x 10 cm có đục lỗ thoát nước.

Khi cắm hoặc hom chú ý phần mắt ngủ quay lên trên tránh cắm ngược

Giâm hom vào bầu:

+ Đặt hom nằm ngang sau đó lấp giá thể 2-3 cm

+ Cắm hom vào bầu theo phương thẳng đứng

Mục đích của công đoạn này làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hom giống, do có thể điều chỉnh

ẩm độ bằng cách tưới ngày 1 lần.

3.3 Chuyển cây ra ruộng nhân giống

*Thời vụ trồng:

Ở miền Bắc, một năm chỉ trồng được một vụ vào đầu mùa xuân và thu hoạch vào

cuối đông;

3

Đối với phương pháp nhân nhanh giống, ban đầu trồng bầu có thể chủ động được nước

tưới tiêu nên thời vụ tốt nhất vào trung tuần tháng 1 để sau 4-6 tuần chuyển ra ruộng nhân

gặp điều kiện trời mưa trước khoảng 5-10 ngày.

Chuẩn bị đất trồng

*Lượng phân bón và cách bón phân:

- Phân bón: 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 40 N + 60 P205 + 120 K20, tương đương

1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 90 kg đạm ure + 350 kg lân + 200 kg kali clorua.

- Phương pháp bón:

+Bón lót (lúc trồng): Toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + 100% lân

+ Bón thúc lần 1 Vào khoảng 30–40 ngày sau trồng, làm cỏ, bón phân và vun nhẹ

cho sắn (bón 50% đạm + 50% kali).

+ Bón thúc lần 2: Vào khoảng 50-70 ngày sau trồng, làm cỏ, bón lượng phân còn lại,

cào đất lấp kỹ phân thúc và vun cao cho sắn (bón 50% đạm + 50% kali).

- Chú ý:

+ Bón phân khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón vào lúc trời nắng to hoặc những ngày có

mưa lớn; bón cách gốc sắn 10-15 cm và lấp đất lại.

+ Sau khi trồng xong nên dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (có thể phun 2,4 lít/ha

thuốc Dual/ha); chú ý lượng nước pha thuốc phải đủ để thuốc có thể thấm xuống đất từ 2-3 cm.

+ Khi sắn đã mọc cao, nên sử dụng Paraquat hoặc Glyphosate để phun; phải sử dụng

vòi chuyên dùng để tránh thuốc tiếp xúc vào cây gây hại cho sắn.

* Mật độ trồng thích hợp: 1m x 0,6 m (16.600 cây/ha).

3.4. Cắt cây và nhân lần 2

Sau trồng khoảng 4 tháng chặt cách gốc khoảng 20-25 cm lấy phần cây non tiếp

tục nhân ra ruộng nhân giống mới bằng phương pháp thông thường, chặt hom dài 20 cm

có 5-7 mắt. Đảm bảo các cây được nhân tiếp tục phải sạch sâu bệnh hại. Xử lý hom bằng

một số thuốc trừ nấm thông dụng như COC85WP, Ridomil Gold 68WP pha với tỷ lệ 10

gm hoạt chất trên 20 lít nước và ngâm hom trong dung dịch 10 phút trước khi trồng.

4

*Phương pháp trồng trên ruộng nhân mới:

Đặt hom nghiêng 10-15°, lấp kín đất dày 3-4 cm. Chú ý khi đặt hom theo nguyên

tắc không được đặt ngược, đặt gốc hom quay về một phía, phần ngọn hom nghiêng theo

hướng sườn dốc. Phân bón và mật độ được áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật canh tác.

* Phần ruộng nhân ban đầu:

Tiếp tục làm cỏ, bón phân bình thường cho các chồi mới tái sinh, thu hoạch như

bình thường sau 7 tháng cắt cây.

3.5. Phòng trừ sâu bệnh

Sắn thường bị các loại côn trùng phá hại như rệp sáp, ruồi trắng (whitefly), nhện

đỏ, bọ xít (mealybugs), ...và các bệnh đốm nâu lá (Brown Leaf Spot), bệnh chổi phù thủy,

bệnh chảy nhựa thân cây. Phương pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng trước khi

trồng và xử lý hom giống bằng thuốc nội hấp (nhúng hom giống vào dung dịch

Formandehyt )

3.6. Thu hoạch và bảo quản hom giống

* Thời gian thu hoạch:

- Đối với ruộng nhân giống theo phương pháp thông thường: 9-12 tháng sau trồng,

khi sắn rụng gần hết lá, thân cây sắn chuyển sang màu xám. Chọn ngày nắng ráo, tránh

trời mưa.

- Đối với ruộng nhân giống bằng phương pháp nhân nhanh: sau 11-12 tháng trồng

thu hoạch lấy thân canh sắn và bảo quản

* Cách chọn và bảo quản hom giống: Trên các ruộng nhân giống hay ruộng sản

xuất sạch sâu bệnh, chọn cây khỏe mạnh không bị nhiễm sâu, bệnh để làm giống cho vụ

sau.. Nên chọn những cây có đường kính thân > 2 cm, nhặt mắt, phần lấy hom không già

quá hoặc non quá, thân cây còn tươi, không được khô.

Cách 1: Có thể đào hố để bảo quản hom giống bằng cách ủ phần gốc khoảng 20 cm,

nếu trời hanh khô tưới bổ sung nước để giữ ẩm cho hom giống, thời gian bảo quản cây

giống càng ngắn càng tốt.

Cách 2: Bó thành từng bó dựng vào gốc cây râm mát, phủ rơm rạ, lá cây để giữ ẩm,

tránh sương muối.