QUY CH Ế ĐÀO T ẠO THEO H TH ỐNG TÍN CH Ỉ · lớp, hội thảo, bài tập, thí...

25
TRƯỜNG ĐẠI HC HOA SEN Shiu : ĐT-QC-01 Ln ban hành : 07 Biên son : Phòng Đào to Tài liu cp trường QUY CHĐÀO TO THEO HTHNG TÍN CHPhê duyt : Đỗ SCường Phòng Đào to Ngày duyt : 05/11/2013 QUY CHĐÀO TO THEO HTHNG TÍN CHChSon tho Người kim tra Người phê duyt PHÒNG ĐÀO TO (đã ký) (đã ký) Hvà tên Nguyn Mnh Cường Đỗ SCường Chc danh Trưởng phòng Đào to Phó Hiu trưởng

Transcript of QUY CH Ế ĐÀO T ẠO THEO H TH ỐNG TÍN CH Ỉ · lớp, hội thảo, bài tập, thí...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

Số hiệu : ĐT-QC-01

Lần ban hành : 07

Biên soạn : Phòng Đào tạo

Tài liệu cấp trường QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Phê duyệt : Đỗ Sỹ Cường

Phòng Đào tạo Ngày duyệt : 05/11/2013

QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Chữ ký

Soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt

PHÒNG ĐÀO TẠO

(đã ký) (đã ký)

Họ và tên Nguyễn Mạnh Cường Đỗ Sỹ Cường

Chức danh Trưởng phòng Đào tạo Phó Hiệu trưởng

PHẦN THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Lần ban

hành

Ngày sửa

Mục sửa Nội dung sửa lại

07

05/11/13

Điều 4

khoản 1, điểm c

Bổ sung về đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học

khoản 2,3,4 Chuyển khoản 2 thành khoản 4; chuyển khoản 3 thành khoản 2; chuyển khoản 4 thành khoản 3

khoản 4, điểm b Cập nhật về thời gian bảo vệ kết quả TTNT ở HK phụ

Điều 7

khoản 1,2 Cập nhật về quy định số tín chỉ đăng ký đối với HK chính, HK phụ

khoản 3, điều b Cập nhật về việc không đóng học phí đúng hạn

Điều 9

khoản 3,4,5,6,7,8,9,10 Bỏ khoản 3 và do đó chuyển khoản 4,5,6,7,8,9,10 thành khoản 3,4,5,6,7,8,9

khoản 7 Cập nhật về trường hợp làm đơn xin hoãn kiểm tra, thi

Điều 13 khoản 2 Cập nhật về học lực khi học hai chương trình

Điều 21 khoản 3, điểm c Cập nhật về thời lượng trong CTĐT ngoại ngữ 2

khoản 3, điểm f Bổ sung về điều kiện ngoại ngữ 2 trong CTĐT

Điều 22

khoản 2, điểm b,c,d,e,f,g,h Gộp điểm c,d,e,f vào điểm b và do đó chuyển điểm g,h thành điểm c,d

khoản 2, điểm e Bổ sung về quy định miễn giảm MH

khoản 3 Cập nhật về xét miễn giảm MH đối với SV liên thông

1

QUY CHẾĐào tạo theo hệ thống tín chỉ

(Ban hành theo Quyết định số 1863/QĐ-BGH ngày 05 tháng 11 năm 2013,cập nhật Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 1166/QĐ-BGH ngày 27/9/2012)

Các từ ngữ viết tắt:BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo MHTĐ : Môn học tương đươngBGH : Ban giám hiệu MHTT : Môn học thay thếCNCT : Chủ nhiệm chương trình MSMH : Mã số môn họcCTĐT : Chương trình đào tạo MSSV : Mã số sinh viênCVHT : Cố vấn học tập P.ĐT : Phòng Đào tạoĐATN : Đề án tốt nghiệp P.HCQT : Phòng Hành chính - Quản trịĐCMH : Đề cương môn học P.HTSV : Phòng Hỗ trợ sinh viênĐHHS : Trường Đại học Hoa Sen P.KTTC : Phòng Kế toán - Tài chínhĐKMH : Đăng ký môn học SV : Sinh viênGDQP : Giáo dục quốc phòng TBHK : Trung bình học kỳGDTC : Giáo dục thể chất TBMH : Trung bình môn họcGV : Giảng viên TBTL : Trung bình tích lũyHK : Học kỳ TTNT : Thực tập nhận thứcKLTN : Khóa luận tốt nghiệp TTHT : Thành tích học tậpKQHT : Kết quả học tập TTTN : Thực tập tốt nghiệpMH : Môn học

Chương 1QUY ĐỊNH CHUNG

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo linh hoạt trong đó SVđược chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích luỹ từng phần kiến thức theo tiến độphù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân nhằm hoàn tất CTĐT để được cấp bằng tốtnghiệp.

Điều 1. Môn học

1. MH là một trong các loại hình hoặc kết hợp hai hay nhiều loại hình sau: Bài giảng trênlớp, hội thảo, bài tập, thí nghiệm, thực hành, đề án môn học, TTNT, TTTN, KLTN. Hiệutrưởng có thể duyệt cho giảng dạy một loại hình giảng dạy khác với danh mục trên.

2. Tính chất của MH:

a. MH bắt buộc: là MH trong CTĐT của một ngành mà SV thuộc ngành này phải hoàntất.

b. MH tự chọn bắt buộc: là MH SV được quyền chọn trong một danh sách giới hạn cácMH trong CTĐT của một ngành.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

____________________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________________________

2

c. MH tự chọn tự do: là MH của trường mà SV được quyền chọn nếu thỏa điều kiện tiênquyết của MH và phù hợp bậc học của SV. Trường khuyến khích SV chọn môn tự chọntự do là MH ngoài ngành học chính của SV.

d. MH dự thính (hay gọi là MH thêm): là MH sau khi hoàn tất được ghi nhận trong phiếukết quả học tập tại HK đăng ký học, nhưng không được tính tín chỉ tích lũy khi xét tốtnghiệp.

e. MH tiên quyết: là MH SV phải hoàn tất với điểm trung bình MH loại đạt có điều kiện(C-) trở lên trước khi học MH yêu cầu MH tiên quyết này.

f. MH song hành: là MH SV phải theo học đồng thời với một MH khác nếu môn songhành này chưa học trước đó.

g. MHTĐ: MH B gọi là MHTĐ với MH A khi 2 MH này có nội dung tương đồng (theocác tiêu chí do khoa và bộ môn xác định).

h. MHTT: là MH do BM chỉ định cho SV học thay thế trong các trường hợp sau:

- MH cũ không còn giảng dạy; hoặc,

- MH vẫn còn giảng dạy nhưng không được mở vào HK cuối cùng SV được phép họctrả nợ (xác định cá biệt đối với từng SV); hoặc,

- MH ở bậc học cao hơn có thể thay thế cho MH dành riêng cho bậc học thấp hơn;hoặc,

- Khi SV chuyển ngành, MH đã học có thể được chỉ định thay thế cho MH thuộcngành mới nếu có sự tương đồng một phần về nội dung giảng dạy; hoặc,

- Khi SV học MH có nội dung bao gồm nhiều MH có thể được chỉ định thay thế chocác MH tương ứng.

3. Mã số môn học: được quy định là một nhóm gồm 11 ký tự chữ và số. MSMH là duy nhấtcho một MH cùng với quy cách của MH đó do P.ĐT thống nhất quản lý theo quy định củanhà trường.

4. Đề cương môn học:

a. ĐCMH là tài liệu xác định mục tiêu của MH và kết quả đạt được khi hoàn tất MH, tiếntrình dạy và học MH để GV và SV chủ động thực hiện và đạt được kết quả đề ra saukhi học xong MH.

b. ĐCMH xác định “Điều kiện tiên quyết của MH” là các yêu cầu phải đạt trước khi họcMH, gồm một hay nhiều điều kiện sau: MH tiên quyết, MH song hành đối với từng bậchọc, điểm đạt của MH tiên quyết, số tín chỉ tích lũy phải đạt trước khi học MH.

c. Việc xây dựng, cập nhật và ban hành ĐCMH được thực hiện theo Quy định về Quản lýmôn học do Hiệu trưởng ban hành.

Điều 2. Tín chỉ

1. Tín chỉ là một giá trị bằng số để mô tả khối lượng công việc mà SV phải bỏ ra để hoàn tấtmột MH trong một HK. Giá trị gán này chủ yếu dựa vào mức độ lao động để hoàn tấtMH, mà không dựa vào mức độ quan trọng của MH. Kết quả học tập của một SV đượcđánh giá thông qua số tín chỉ (không phải số MH) tích lũy được.

3

2. Số tín chỉ HK: Một tín chỉ HK hay nói gọn một tín chỉ là đơn vị giá trị (số nguyên) gáncho 1 tiết học lý thuyết, hay 2 tiết bài tập, thực hành, hay 3 tiết thí nghiệm, thảo luận cộngthêm 2 giờ tự học mỗi tuần trong suốt HK chính.

Một tín chỉ được quy định bằng :

a. 15 tiết học lý thuyết; hoặc

b. 30 - 45 tiết bài tập, thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; hoặc

c. 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; hoặc

d. 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

e. Đối với những MH lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉSV phải dành ít nhất 30 giờ tự học.

Như vậy để tích lũy 1 tín chỉ, nói chung SV cần phải bỏ ra một quỹ thời gian tối thiểu 60tiết vừa học trên lớp, thực hành và tự học.

3. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Điều 3. Chương trình đào tạo

1. CTĐT là một chuỗi các MH hay hoạt động dẫn đến việc cấp một văn bằng hay chứng chỉ.CTĐT được thiết kế và trình bày theo quy định của nhà trường, bao gồm tối thiểu các nộidung sau: tên chương trình; mục tiêu đào tạo; lĩnh vực nghề nghiệp khi tốt nghiệp; cácMH đại cương, MH cơ sở, MH chuyên ngành của ngành học chính, ngành học phụ (nếucó), các môn bắt buộc, tự chọn; lộ trình MH; mô tả các MH trong chương trình.

2. Các MH trong CTĐT được sắp xếp thành một lộ trình theo từng HK. Đây là lộ trình họctập mẫu (gọi tắt là “lộ trình mẫu”) mà nhà trường khuyến cáo giúp SV thuận tiện trongviệc lựa chọn ĐKMH.

3. CTĐT được Hiệu trưởng ký ban hành và được cập nhật cho từng khóa đào tạo. Việc xâydựng, cập nhật và ban hành CTĐT được thực hiện theo Quy định Quản lý CTĐT do Hiệutrưởng ban hành.

Chương 2TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 4. Thời gian và kế hoạch đào tạo

1. Khóa học: là thời gian được thiết kế để SV hoàn thành một CTĐT cụ thể. Tùy thuộcCTĐT, khóa học được thiết kế như sau:

a. Đào tạo trình độ cao đẳng: từ hai đến ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệptrung học phổ thông hoặc tương đương;

b. Đào tạo trình độ đại học: từ bốn đến sáu năm học đối với người có bằng tốt nghiệptrung học phổ thông hoặc tương đương.

c. Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học: Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồngđào tạo liên thông để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập, khốilượng kiến thức được miễn trừ và xác định thời gian học cho từng SV như sau:

4

Stt Số tín chỉ được miễn trừ Thời gian học số tín chỉ còn lại

1 Từ 0 đến 36 4 năm

2 Từ 37 đến 76 3 năm

3 Từ 77 trở lên 2 năm

Bảng 1

CTĐT đối với SV liên thông là CTĐT bậc đại học đang áp dụng tại trường.

2. Thời gian tối đa mà mỗi SV phải hoàn tất chương trình học là thời gian quy định tại khoản1 của Điều này cộng thêm: 04 HK chính đối với các CTĐT cao đẳng, đại học và liênthông.

Trong trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng xem xét và ra quyết định cho phép SV được giahạn thêm thời gian tối đa của khóa học nhưng không được vượt quá hai lần so với thờigian thiết kế cho CTĐT mà SV đang học.

3. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng quy định tại Quy chế tuyểnsinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thànhchương trình.

4. Năm học bao gồm 02 HK chính và 02 HK phụ như sau:

a. HK chính có 17 tuần, bao gồm 15 tuần thực học và đánh giá liên tục, 01 tuần dự trữ và01 tuần thi cuối HK hoặc bảo vệ TTTN, KLTN.

b. HK phụ là HK kế tiếp ngay sau mỗi HK chính, dùng để tổ chức học các môn tiênquyết, học vượt, học trả nợ, học thêm, TTNT, GDQP, GDTC.

HK phụ có 08 tuần. Nếu tổ chức học: gồm 07 tuần học và kiểm tra, 01 tuần thi HK; nếutổ chức TTNT: gồm 08 tuần thực tập tại doanh nghiệp và bảo vệ kết quả TTNT vàotuần 01 HK chính kế tiếp.

c. Hàng năm trường ban hành “Kế hoạch biểu đồ tuần” của công tác đào tạo quy định thờigian biểu các tuần học, kiểm tra, thi cuối HK, nghỉ lễ - tết, bảo vệ thực tập,…

5. Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 06 giờ 30 đến 21 giờ 20 phút chotất cả các ngày trong tuần. Tuỳ theo số lượng SV, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơsở vật chất của trường, Trưởng P.ĐT sắp xếp thời khóa biểu dạy-học cho các lớp.

Điều 5. Đăng ký nhập học và tổ chức lớp học

1. Đăng ký nhập học:

a. SV trúng tuyển vào trường phải đăng ký và hoàn tất thủ tục nhập học theo Quy chếtuyển sinh của BGD&ĐT và các quy định của nhà trường.

b. SV đã hoàn tất thủ tục nhập học sẽ được xếp vào một lớp ngành đào tạo và được cấp:

- Một MSSV để thực hiện truy xuất trong phần mềm quản lý đào tạo (nếu đã từng họctại trường trong bậc học thấp hơn thì SV sử dụng lại MSSV đã được cấp);

5

- Một tài khoản để truy cập phần mềm quản lý đào tạo và địa chỉ email để sử dụngliên lạc, nhận thông tin từ trường (nếu đã từng học tại trường trong bậc học thấp hơnthì SV sử dụng lại tài khoản đã được cấp);

- Thông tin về quy chế đào tạo, quy chế thi kiểm tra, nội quy thư viện, phòng máy;các chỉ dẫn về cơ sở học tập, phòng ban để liên lạc, địa chỉ website của trường đểxem thông tin về CTĐT, v.v…

2. Lớp-SV: bao gồm các SV đăng ký học cùng một CTĐT và nhập học cùng một khóa. Mỗilớp SV có một CVHT. Mỗi lớp SV có một mã số riêng. Nếu CTĐT của ngành có nhiềuchuyên ngành, SV được CVHT hướng dẫn chọn chuyên ngành vào trước năm thứ 3 và cóquyết định biên chế về lớp SV tương ứng với chuyên ngành đã chọn.

3. Lớp MH:

a. Lớp MH: gồm các SV học cùng một MH (theo nghĩa rộng), có cùng thời khóa biểu.

b. Quy định sĩ số tối thiểu và tối đa cho mỗi lớp MH, nghĩa là sĩ số bảo đảm chất lượnghọc tập, như sau:

- 60 đến 90 SV đối với các MH lý thuyết thuộc nhóm môn 100 và 200.

- 30 đến 60 SV đối với những MH lý thuyết thuộc nhóm môn 300.

- 20 đến 30 SV đối với những MH lý thuyết thuộc nhóm môn 400, môn ngoại ngữ,MH giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, môn thực hành.

- 25 đến 50 SV đối với môn GDTC.

- 100 đến 200 SV đối với môn GDQP.

c. Tuỳ theo sĩ số thực tế của từng HK và kết quả ĐKMH của SV, Trưởng P.ĐT sẽ quyếtđịnh tăng hoặc giảm 10% sĩ số trên.

d. Trong trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của Trưởng Khoa sau khi tham khảo ý kiếncủa Trưởng P.ĐT, P.KTTC, P.HCQT, Hiệu trưởng sẽ quyết định mở lớp khác với mứcquy định trên.

Điều 6. Cố vấn học tập

1. CVHT là người tư vấn và hỗ trợ SV phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn MH phùhợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp.

2. CVHT được Khoa quản lý chương trình đề cử, nhà trường ra quyết định công nhận.CVHT thực hiện nhiệm vụ theo quy định của trường.

Điều 7. Đăng ký môn học

Trừ HK đầu tiên SV được Trường sắp xếp học theo lộ trình mẫu và tự chọn một số MHchung. Từ HK thứ 2 trở đi, SV tự chọn MH và tự ĐKMH.

1. Đối với HK chính: SV phải đăng ký các MH với tối thiểu 12 tín chỉ, không kể các MHcấp chứng chỉ như GDQP, GDTC, ngoại trừ HK cuối khóa học theo lộ trình mẫu hoặc cácHK sau HK cuối khóa học của lộ trình mẫu (SV học trả nợ) hoặc HK không có đủ MHvượt (do đã học vượt các MH theo lộ trình mẫu trong các HK trước đó).

6

2. Đối với HK phụ: Không quy định số tín chỉ tối thiểu SV phải đăng ký học.

3. Trước HK chính kế tiếp, SV phải thực hiện ĐKMH. Lưu ý:

a. Nếu SV không có đơn đăng ký tạm ngừng học (theo quy định tại Điều 9, khoản 1) vàkhông ĐKMH thì sẽ được chuyển sang tình trạng tạm ngừng học (tối đa 04 HK chính).

b. Nếu do hoàn cảnh chưa thể đóng học phí ngay cho các MH sẽ ĐKMH cho HK kế tiếp,SV phải làm đơn xin tạm hoãn đóng học phí theo thời gian quy định trong thông báohướng dẫn ĐKMH, gửi P.HTSV để xem xét và đợi trả lời trong thời hạn 3 ngày. Nếukhông có đơn hoặc có đơn nhưng không được chấp thuận và SV ĐKMH nhưng khôngđóng học phí đúng hạn sẽ bị hủy kết quả ĐKMH và được chuyển sang tình trạng tạmngừng học (tối đa 04 HK chính).

c. Trước khi hết thời hạn tối đa 4 HK chính được tạm ngừng học, SV không cần làm đơnđăng ký nhập học lại và có thể ĐKMH cho HK kế tiếp. Sau thời hạn tối đa 4 HK chínhđược tạm ngừng học, nếu SV không ĐKMH lại thì sẽ thuộc diện buộc thôi học.

Lưu ý: Thời gian tạm ngừng học tối đa 4 HK chính được tính cho toàn khóa học, kể cảthời gian xin tạm ngừng học trước đó, nếu có.

4. SV được phép ĐKMH với bất cứ MH nào thuộc CTĐT và ngoài CTĐT (gọi là MH dựthính hay MH thêm) có mở trong HK nếu thỏa các điều kiện ràng buộc của MH (môn tiênquyết, môn song hành, điều kiện tiên quyết) và lớp MH tương ứng còn khả năng tiếp nhậnSV.

5. Hủy kết quả ĐKMH: Chỉ được xem xét hủy kết quả ĐKMH đối với những trường hợp bấtkhả kháng như SV bị tai nạn, ốm đau phải nằm bệnh viện thời gian dài (có xác nhận củabệnh viện) hoặc gia đình gặp thiên tai đặc biệt, SV thuộc diện này có thể làm đơn để đượcxem xét tạm ngừng học. Khi có quyết định, SV được hoàn học phí theo quy định chínhsách học phí. Các trường hợp khác đều không được giải quyết.

6. ĐKMH bổ sung (sau thời gian ĐKMH): P.ĐT chỉ hỗ trợ ĐKMH bổ sung vào các lớp-MHcòn khả năng tiếp nhận đối với những trường hợp sau:

a. SV bị tai nạn, ốm đau hoặc có hoàn cảnh đặc biệt có minh chứng rõ ràng (xác nhậnbệnh viện, địa phương, cơ quan) không thể thực hiện ĐKMH tuyến trong thời gian quyđịnh;

b. SV đã hoàn tất ĐKMH-trực tuyến theo đúng quy định nhưng muốn ĐKMH bổ sungvào lớp-MH được mở sau thời gian ĐKMH của SV.

SV cần theo dõi thông báo sau khi thời gian ĐKMH kết thúc để thực hiện ĐKMH bổ sungtrong thời gian quy định.

7. ĐKMH dự thính (hay MH thêm):

a. SV có thể học bổ sung kiến thức bằng cách đăng ký học dự thính (hay học thêm) nhữngMH nhà trường có mở trong HK.

b. Việc ĐKMH dự thính (hay MH thêm) được thực hiện như một MH tự chọn tự do. SVphải tuân thủ tất cả các quy định trong ĐKMH và tham gia học tập lớp MH.

7

c. Khi kết thúc khóa học, sau khi chọn các môn tự chọn tự do có điểm cao nhất cho đủ sốtín chỉ theo quy định, các môn tự chọn tự do còn lại được xem là MH dự thính (hayMH thêm), không tính điểm TBTL và số tín chỉ tích lũy. Trường sẽ cấp giấy chứngnhận kết quả học MH dự thính (hay MH thêm) theo yêu cầu của SV.

8. Việc tổ chức và thực hiện ĐKMH được thực hiện theo Quy định “Hướng dẫn thực hiệnĐKMH trực tuyến đối với SV hệ tín chỉ trường Đại học Hoa Sen” do Hiệu trưởng banhành. Trước mỗi HK, P.ĐT có “Hướng dẫn ĐKMH” với các mốc thời gian cụ thể (vàotuần 11 của HK chính hoặc tuần 01 của HK phụ).

Điều 8. Đăng ký học lại

1. SV có điểm TBMH không đạt khi :

a. MH thuộc phần giáo dục đại cương (trừ môn GDQP, GDTC, TTNT, các môn Ngoạingữ thứ nhất từ HK 10.2A trở về trước): có điểm TBMH dưới 4.0 (hệ 10).

b. MH thuộc phần giáo dục chuyên nghiệp và môn GDQP, GDTC, TTNT, các môn Ngoạingữ thứ nhất từ HK 10.2A trở về trước: có điểm TBMH dưới 5.0 (hệ 10).

2. Đối với MH có điểm TBMH chưa đạt, SV bắt buộc phải đăng ký học lại:

a. Đối với MH bắt buộc thì SV bắt buộc phải đăng ký học lại chính MH đó;

b. Đối với môn tự chọn bắt buộc, SV đăng ký học lại chính MH đó hoặc môn cùng nhómtương ứng;

c. Đối với MH tự chọn tự do, SV đăng ký học lại chính MH đó hoặc MH tuỳ chọn khác.

3. Đối với MH bất kỳ đã có kết quả TBMH từ 4.0 hay điểm C- trở lên, SV được phép đăngký học lại MH đó, khi có mở lớp, để cải thiện điểm. Điểm của các lần học đều được ghitrong bảng điểm HK. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểmTBTL và được ghi vào thành tích học tập khi SV tốt nghiệp.

4. Thủ tục đăng ký học lại hoặc đăng ký học lại để cải thiện điểm giống như ĐKMH lần đầu.

Điều 9. Tạm ngừng học – Nghỉ học – Hoãn dự thi/kiểm tra

Tạm ngừng học

1. SV được phép tạm ngừng học và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:

a. Được động viên vào lực lượng vũ trang;

b. Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

c. Vì nhu cầu cá nhân. Trong trường hợp này, SV phải học ít nhất một HK ở trường vàkhông thuộc diện xem xét buộc thôi học. Thời gian tạm ngừng học vì nhu cầu cá nhânđược tính vào thời gian học chính thức.

2. SV làm đơn đăng ký tạm ngừng học (xác định rõ thời hạn tạm dừng) gửi tại P.HTSV đểcó quyết định cho tạm ngừng học. SV có thể ĐKMH cho HK kế tiếp khi hết thời hạnngừng học nêu trong quyết định mà không cần làm đơn đăng ký nhập học lại; trường hợpSV không ĐKMH cho HK kế tiếp sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 7, khoản 3.

8

3. Đối với trường hợp a và b của khoản 1 điều này, căn cứ vào thời hạn SV nộp đơn, lý do vàthời hạn được tạm ngừng học, nhà trường sẽ xem xét mức độ hoàn học phí hoặc bảo lưuhọc phí.

Nghỉ học

4. SV được chủ động chọn thời khóa biểu nên phải tham gia đầy đủ các buổi học và nếu nghỉhọc quá 30% số tiết MH sẽ bị cấm thi cuối HK theo quy định tại Điều 18 khoản 2 điểm a.

5. Trường không giải quyết đơn xin phép nghỉ học của SV vì bất kỳ lý do gì.

6. Nếu vì lý do bất khả kháng phải nghỉ học thời gian dài, SV có thể làm đơn đăng ký tạmngừng học.

Hoãn dự thi/kiểm tra

7. SV có thể đăng ký hoãn thi-kiểm tra khi có một trong các lý do sau:a. Ốm đau, tai nạn; hoặc,b. Có tang cha, mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại; hoặc,c. Được trường ĐHHS cử đi tham gia hoạt động SV.

Khi đó SV phải viết đơn kèm theo minh chứng (giấy chứng nhận của cơ quan y tế; địaphương; hoặc trường) và:

- Đối với đơn xin hoãn kiểm tra: SV gửi trực tiếp cho GV phụ trách lớp MH vào buổihọc đầu tiên sau buổi kiểm tra và GV là người xem xét giải quyết, thông báo kết quảcho SV.

- Đối với đơn xin hoãn thi: SV gửi tại P.HTSV trong vòng một tuần (không kể ngàynghỉ, lễ) kể từ ngày thi, có thể nhờ người thân nộp đơn hộ.

Đơn nộp sau thời gian quy định sẽ không được xem xét.

8. Khi đơn hoãn thi-kiểm tra được chấp thuận, SV được dự kiểm tra lại theo quy định tạiĐiều 17, khoản 4 hoặc thi lại trong HK gần nhất có tổ chức thi MH đó.

9. Các trường hợp tự ý bỏ kiểm tra hoặc thi cuối kỳ không lý do, SV sẽ nhận điểm không(0.0) đối với môn kiểm tra hoặc môn thi đó.

Điều 10. Phân loại SV và xếp hạng học lực SV

1. Tùy theo số tín chỉ đã tích lũy, sau mỗi HK (kể cả HK phụ) SV sẽ được phân loại theonăm học “danh nghĩa” như sau:

Loại SV Số tín chỉ đạt

SV năm I 0 - 36

SV năm II 37 - 76

SV năm III 77 - 116

SV năm IV Từ 117 trở lên

Bảng 2

2. Sau mỗi HK, căn cứ vào điểm TBTL, SV được xếp hạng học lực như sau:

9

a. Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2.0 trở lên

b. Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2.0 nhưng chưa thuộc diệnbuộc thôi học quy định tại Điều 11, khoản 2.

Điều 11: Đình chỉ học tập, buộc thôi học, cho thôi học, chuyển bậc học

1. SV bị đình chỉ học tập từ 01 HK đến 01 năm (tuỳ mức độ vi phạm) nếu thuộc vào mộttrong các trường hợp sau:

a. SV đang thi hành kỷ luật ở mức cảnh cáo nhưng vẫn tiếp tục vi phạm các quy địnhkhác của trường hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi SV không được làm;

b. Đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ.

2. SV được cảnh báo thuộc diện buộc thôi học, nếu:

a. Lần đầu có điểm trung bình chung HK đạt dưới 0,80 đối với HK đầu của khóa họchoặc đạt dưới 1,00 đối với các HK tiếp theo; hoặc có 02 HK liên tiếp đạt điểm trungbình chung HK dưới 1,10;

b. Lần đầu có điểm TBTL đạt dưới 1,20 đối với SV học xong năm học thứ nhất hoặcdưới 1,40 đối với SV học xong năm học thứ hai hoặc dưới 1,60 đối với SV học xongnăm học thứ ba và dưới 1,80 đối với SV học xong năm học thứ tư;

c. Đã hết hạn được phép tạm ngừng học tối đa là 4 HK chính nhưng SV vẫn khôngĐKMH cho HK chính kế tiếp.

Khi nhận được cảnh báo, SV cần liên hệ với cố vấn học tập để được xem xét và có biệnpháp hỗ trợ.

3. SV bị buộc thôi học nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

a. SV đã có quyết định đình chỉ học tập và hết thời gian đình chỉ đã không liên hệ với nhàtrường để nhập học lại;

b. SV thuộc diện buộc thôi học, đã được cảnh báo và:

- Đã được gia hạn học thêm 01 HK nhưng vẫn không cải thiện tình trạng học tập;hoặc,

- Đã hết hạn được phép tạm ngừng học tối đa là 4 HK chính nhưng SV vẫn không liênhệ với nhà trường để ĐKMH cho HK chính kế tiếp.

c. SV đã hết thời hạn tối đa của khóa học mà chưa đủ điều kiện tốt nghiệp;

d. Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ;

e. Đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạmlần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đếnnhà trường và xã hội;

Quyết định buộc thôi học được gửi về địa phương nơi SV có hộ khẩu thường trú chậmnhất là một (01) tháng kể từ ngày ra quyết định.

4. Những SV thuộc diện buộc thôi học hoặc không thể hoàn thành chương trình học khi hếtthời hạn tối đa của khóa học có thể:

10

a. Làm đơn xin thôi học và nhận quyết định “cho thôi học”; hoặc,

b. Làm đơn xin chuyển sang học ở các bậc đào tạo thấp hơn (trừ SV liên thông) hạn chót1 tháng trước khi hết thời hạn tối đa của khóa học và được xem xét bảo lưu một phầnkết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở chương trình mới (nếu có). Thời gian học ởhệ đào tạo mới sẽ được tính từ đầu theo CTĐT của hệ đào tạo đó.

Nếu không có đơn, SV sẽ nhận quyết định “buộc thôi học”, khi đó trường sẽ không giảiquyết cho các trường hợp xin chuyển xuống bậc học thấp hơn.

Điều 12. Cảnh báo tình trạng học lực kém hoặc không hoàn thành ĐKMH

1. CVHT sẽ cảnh báo bằng văn bản cho những SV có khả năng thuộc diện buộc thôi học quyđịnh tại Điều 11, khoản 2 nhằm nhắc nhở SV về tình trạng học tập của mình. SV phải lậpkế hoạch học tập nhằm cải thiện kết quả học tập của mình dưới sự tư vấn của CVHT.

2. SV có trách nhiệm tự theo dõi kết quả học tập của mình và các thông tin trường gửi quawebsite của trường, email, bưu điện. Việc SV không nhận được thông báo nói trên của Cốvấn học tập không là lý do để SV vi phạm điều khoản bị buộc thôi học.

Điều 13. Học cùng lúc hai chương trình

1. Những SV trúng tuyển vào ngành thứ nhất nếu có nguyện vọng có thể được xem xét họcchương trình thứ hai. Điều kiện để được học chương trình thứ hai:

a. Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác với ngành đào tạo chính củachương trình thứ nhất;

b. SV đang học ngành thứ nhất tại trường, đã kết thúc HK đầu tiên của khóa học và chưatốt nghiệp;

c. SV không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;

d. SV nộp đơn, được khoa chấp thuận và nhà trường ra quyết định. SV sẽ bắt đầu ĐKMHcho chương trình thứ hai cùng với chương trình thứ nhất từ HK được xác định trongquyết định.

2. Trong quá trình SV học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình chung HK đạtdưới 2,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở HK tiếp theo.

3. Thời gian tối đa để hoàn tất chương trình học đối với SV học cùng lúc hai chương trình làthời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất. Khi học chương trình thứ hai, SVđược bảo lưu điểm của những MH có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương màSV đã hoàn tất trong chương trình thứ nhất theo quy định tại Điều 22.

4. SV chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chươngtrình thứ nhất.

Điều 14. Chuyển ngành học

1. SV có nguyện vọng có thể được xem xét chuyển ngành trong cùng bậc học nếu có đủ cácđiều kiện sau:

a. Không thuộc diện buộc thôi học, còn trong thời hạn học tập ở ĐHHS;

11

b. Được chuyển ngành một lần trong khóa học và thực hiện trong thời gian học của 04HK chính đầu tiên (không kể HK phụ) và kể từ HK 2 trở đi;

c. Có điểm trúng tuyển đầu vào theo khối của ngành đang học không thấp hơn điểm tuyểnsinh đầu vào theo khối của ngành chuyển đến, trong cùng năm tuyển sinh, cùng nguyệnvọng.

d. Việc chuyển ngành của SV không gây ảnh hưởng xáo trộn việc tổ chức lớp ngànhchuyển đi, chuyển đến;

e. Được sự chấp thuận của hai CNCT- CVHT ngành học xin chuyển đi và chuyển đến,sau khi được phỏng vấn hướng nghiệp;

2. Khi được chấp thuận chuyển sang ngành mới, SV được xét bảo lưu điểm các MH đã họccó nội dung, khối lượng kiến thức tương đương và phải tiếp tục hoàn thành khối lượngkiến thức quy định trong CTĐT ngành chuyển đến.

3. Thời gian tối đa SV được phép theo học trong ngành mới được tính kể từ ngày SV nhậphọc ngành đầu tiên.

Điều 15. Chuyển trường

1. SV được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:

a. Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc SV có hoàn cảnh khókhăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi tronghọc tập;

b. Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạomà SV đang học;

c. Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;

d. Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tạikhoản 2 Điều này.

2. SV không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a. SV đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vàotrường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;

b. SV thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;

c. SV năm thứ nhất và năm cuối khóa;

d. SV đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Thủ tục chuyển trường:

a. SV xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;

b. Hiệu trưởng trường có SV xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận;quyết định việc học tập tiếp tục của SV, công nhận các học phần mà SV chuyển đếnđược chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chươngtrình ở trường SV xin chuyển đi và trường xin chuyển đến

12

Chương 3ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Điều 16. Đánh giá liên tục

Đánh giá liên tục là biện pháp đánh giá quá trình học tập của SV không chỉ dựa vào kết quảkỳ thi kết thúc MH, mà căn cứ vào kết quả của những lần đánh giá trong suốt quá trình họctập thông qua các bài kiểm tra. Như vậy kết quả học tập một MH sẽ gồm điểm của các lầnkiểm tra và điểm thi kết thúc MH (hay còn gọi là thi HK). Các hình thức đánh giá, số lầnđánh giá và tỉ lệ của từng đánh giá, thang điểm của thành phần đánh giá đều được ghi trongĐCMH.

Điều 17. Kiểm tra

1. Kiểm tra là hình thức đánh giá trung gian trong quá trình học tập một MH trong một HK.Điểm bài kiểm tra có thể là điểm bài thi như tự luận, trắc nghiệm, thực hành; hay có thể làđiểm giảng viên cho các hoạt động trong lớp (không liên quan đến làm bài thi) như viếtbáo cáo, viết luận văn, thuyết trình, sinh hoạt trong lớp, bài nộp, thảo luận, chuẩn bị bài,thao tác trong phòng thực hành. Tất cả các hình thức kiểm tra này phải được ghi trướctrong ĐCMH.

2. Trừ những môn như thực tập, thí nghiệm, đề án MH, thì các môn có học lý thuyết đềuphải có 1 đến 3 lần kiểm tra. Nếu MH chỉ kiểm tra một lần, điểm kiểm tra sẽ tính 30%điểm TBMH. Nếu có nhiều lần kiểm tra thì tổng các điểm này không được vượt quá 60%điểm TBMH.

3. Ngoài các kỳ kiểm tra đánh giá liên tục, GV tổ chức cho SV làm bài kiểm tra giữa kỳ tạilớp vào tuần 8 của HK chính hoặc tuần 5 của HK phụ. Các kỳ kiểm tra tại lớp phải tuântheo quy chế thi-kiểm tra của nhà trường.

4. Nếu SV vắng kiểm tra lần nào điểm kiểm tra lần đó bằng không (0.0). SV có đơn xin hoãndự kiểm tra được chấp nhận theo quy định tại Điều 9, khoản 6 sẽ được GV sắp xếp chokiểm tra lại sau ngày kiểm tra chính thức, trễ nhất là vào tuần 11 của HK chính hoặc tuần7 của HK phụ.

5. Điểm kiểm tra và các điểm thành phần kiểm tra khác được giảng viên công bố và trả bàikiểm tra cho SV trên lớp học (theo quy chế thi-kiểm tra). Điểm thi kết thúc MH đượccông bố trên bảng thông báo của khoa hoặc bộ môn quản lý MH và trên website trường.

Điều 18. Thi kết thúc MH

1. Hình thức thi chủ yếu là SV làm bài thi vào cuối HK. Trường hợp đặc biệt được Khoachấp thuận và có ghi trong ĐCMH, thi có thể là quá trình đánh giá liên tục trong quá trìnhhọc mà không phải có một kỳ thi cuối HK. SV chỉ được dự thi cuối kỳ một lần cho mộtlần đăng ký học MH (lần đầu, học lại hoặc học cải thiện) trừ trường hợp có đủ điều kiệnđược thi cải tiến điểm.

13

2. Điều kiện dự thi HK:

a. SV vắng mặt quá 30% số tiết MH sẽ bị cấm thi cuối HK của MH đó và phải đăng kýhọc lại MH đó vào các HK kế tiếp. SV bị cấm thi môn nào thì điểm TBMH đó bằngkhông (0.0 - hệ 4, điểm F) và phải đăng ký học lại theo quy định tại Điều 8.

b. Danh sách SV thuộc diện bị cấm thi được công bố cho SV trước ngày thi 2 tuần, mọikhiếu nại về việc cấm thi của SV phải được phản hồi kèm minh chứng trong thời gian 1tuần sau ngày công bố danh sách để được xem xét. Danh sách cấm thi chính thức doTrưởng P.ĐT ký và công bố cho SV chậm nhất trước ngày thi môn đầu tiên 1 tuần. Mọitrường hợp điều chỉnh danh sách sau khi công bố chính thức phải được sự phê duyệtcủa BGH.

c. SV phải có mặt tại phòng thi trước giờ thi ít nhất là 10 phút. SV không được dự thi vàxem như vắng thi nếu:

- Đến muộn quá 15 phút sau khi đã phát đề thi; hoặc,

- Đến phòng thi nhưng không có giấy tờ tùy thân có dán ảnh.

Khi đó SV cần đến văn phòng tổ chức thi trong thời gian thi của MH để được xác nhậnvà P.ĐT sẽ xem xét giải quyết cho SV được hoãn thi và thi lại trong HK gần nhất có tổchức thi môn này.

3. Thi cải tiến điểm:

a. Nếu SV có điểm trung bình HK nhỏ hơn 2.0 (hệ 4), ngoài việc đăng ký học lại các MHkhông đạt yêu cầu trong HK (các MH có điểm D+, D, D-, F hay điểm TBMH dưới4.0), có thể đăng ký thi cải tiến điểm những môn có điểm C- vào HK gần nhất mà mônnày có tổ chức thi. Đây là trường hợp duy nhất được phép thi lại mà không phải đăngký lại MH. SV cũng có thể chọn đăng ký học lại MH có điểm C- quy định tại Điều 8.

b. Khi SV đăng ký thi cải tiến, các điểm kiểm tra của MH này sẽ không được giữ lại đểtính TBMH mới, nghĩa là điểm TBMH chỉ có thành phần thi cuối HK, không có điểmkiểm tra. Điểm TBMH cuối cùng được lấy theo điểm cao nhất giữa 2 điểm TBMH mớivà cũ.

c. Mỗi MH, SV chỉ được thi cải tiến một lần. SV đủ điều kiện đăng ký và đóng lệ phí thitại P.HTSV.

4. Thi “thách thức”:

a. Thi thách thức một MH đã ĐKMH hợp lệ là SV có thể thi kết thúc HK mà không cầnphải dự kiểm tra (nghĩa là thành phần kiểm tra không có) và không cần bảo đảmchuyên cần như quy định. ĐCMH phải ghi rõ hình thức thi này.

b. Thi thách thức được áp dụng trong các trường hợp sau:

i. SV loại xuất sắc (điểm TBTL từ 3.6 (hệ 4) trở lên) hoặc có những thành tích đặc biệtkhác như tham gia kỳ thi Olympic, tham gia nghiên cứu khoa học, v.v…

ii. SV từ loại giỏi trở lên (điểm TBTL từ 3.2 (hệ 4) trở lên) không thể học bình thườngdo bị kẹt thời khóa biểu cho hoạt động học tập khác ưu tiên hơn.

14

c. SV muốn được hưởng hình thức thi này phải ĐKMH bình thường và được Khoa chấpthuận, nhà trường ra quyết định trước khi bắt đầu HK.

d. SV đủ điều kiện thi thách thức không phải đóng học phí cũng như lệ phí thi.

5. Lịch thi HK do P.ĐT công bố ít nhất 02 tuần lễ trước ngày thi môn đầu tiên. Mọi trườnghợp thay đổi lịch thi HK sau khi đã công bố phải được sự phê duyệt của Hiệu trưởng. Nếulớp thi ngoài lịch thi quy định thì kết quả sẽ bị hủy.

6. SV có nhiệm vụ theo dõi lịch thi qua email, website hay bảng thông báo tại các cơ sở củatrường. SV hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu không tham dự được bài kiểm tra hay bài thi.

7. SV vắng thi cuối HK, điểm thi HK của MH đó sẽ là điểm không (0.0 - điểm F). Nhữngtrường hợp hoãn thi có lý do chính đáng theo quy định tại Điều 9, khoản 6 sẽ được P.ĐTxem xét ghi nhận điểm TBMH này là điểm IW (điểm chưa hoàn tất) và cho phép SV dựthi lại vào HK có tổ chức thi môn đó.

8. Việc tổ chức kiểm tra, thi HK và xử lý các vi phạm được áp dụng theo quy chế tuyển sinhcủa BGD&ĐT và theo Quy chế thi - kiểm tra của nhà trường.

Điều 19. Cách tính điểm, thang điểm đánh giá và đánh giá kết quả MH

1. Thang điểm đánh giá

Stt Loại Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 41

Đạt(tính số tín chỉ

tích luỹ)

9.0 – 10 A 4.02 8.5 – 8.9 A- 3.73 7.5 – 8.4 B+ 3.34 7.0 – 7.4 B 3.05 6.0 – 6.9 B- 2.76 5.5 – 5.9 C+ 2.37 5.0 – 5.4 C 2.08 Đạt có điều kiện 4.0 – 4.9 C- 1.79

Không đạt

3.0 – 3.9 D+ 1.310 2.0 – 2.9 D 1.011 1.0 – 1.9 D- 0.712 0.0 – 0.9 F 0.0

Bảng 3

2. Điểm các lần kiểm tra và thi được quy về thang điểm từ 0 đến 10 và được lấy đến 1 chữ sốthập phân. Trong trường hợp GV không nhập trực tiếp vào hệ thống mà gửi bảng điểm vềP.ĐT, thì với các MH có nhiều lần kiểm tra, GV có trách nhiệm tính và ghi thêm cột “tổngđiểm kiểm tra”. P.ĐT sẽ nhập 2 cột điểm: “tổng điểm kiểm tra” và “điểm thi cuối HK”.

3. Điểm TBMH:

a. Điểm trung bình của một MH là trung bình trọng số của điểm các lần kiểm tra và thiHK.

b. Điểm TBMH lấy đến 1 chữ số thập phân theo thang điểm 10 và chuyển thành điểm chữtheo Bảng 2.

15

4. Điểm đạt có điều kiện của một MH A nhằm:

a. Cho SV có thể đăng ký học tiếp những MH yêu cầu MH A là môn tiên quyết.

b. SV được tính tín chỉ tích lũy MH A, và :

i. Không bắt buộc phải đăng ký học lại nếu MH A này thuộc phần kiến thức giáo dụcđại cương của CTĐT (trừ các môn GDQP, GDTC, TTNT, các môn tiếng Anh từ HK10.2A trở đi).

ii. Phải đăng ký học lại để đạt điểm C trở lên trước khi tốt nghiệp nếu MH A thuộcphần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp hoặc là các môn GDQP, GDTC, TTNT vàcác môn tiếng Anh từ HK 10.2A trở đi.

5. Các loại ghi điểm đặc thù khác:

STT Loại Thang10

Thang điểm chữ Thang điểm 4

1 Vắng thi có lý do 11 I --2 Cấm thi và phải đăng ký học lại 12 F 0.03 Vắng thi không lý do 13 F 0.04 Chưa hoàn tất MH 14 IW --5 Miễn MH 15 M --6 Đình chỉ thi (điểm 0 môn học) 16 F 007 Đình chỉ thi (điểm 0 bài thi) 17 F --8 Điểm chưa được nhập x

Bảng 4

“I” chỉ trường hợp SV vắng thi có lý do chính đáng theo Quy chế thi – kiểm tra. SV phảiđăng ký thi lại vào HK MH có tổ chức thi.

“IW” chỉ SV đã theo học MH nhưng chưa hoàn thành một số yêu cầu của MH (như cầnthêm thời gian để hoàn thành bài tập tự nghiên cứu,..). Tùy theo nhận xét của GVđiểm IW có thể chuyển thành điểm Đạt nếu SV hoàn tất các yêu cầu quy định củaMH trễ nhất trong HK kế tiếp, hoặc sẽ chuyển thành điểm F nếu SV không hoànthành các yêu cầu còn thiếu. GV cho điểm IW cần phải làm văn bản báo cáo với sựchấp thuận của Trưởng Bộ môn và được lưu tại P.ĐT. SV đang bị điểm IW cho mộtMH không được đăng ký học lại MH này, trừ phi điểm I chuyển thành điểm F.

“M” chỉ MH SV được miễn học theo Điều 22. Điểm M sẽ không tính vào điểm trungbình chung tích lũy nhưng vẫn được tính vào số tín chỉ tích luỹ để xét tốt nghiệp.

“x” chỉ MH mà P.ĐT chưa nhận đủ bảng điểm từ Khoa.

Điều 20. Cách tính điểm trung bình chung HK và điểm trung bình tích luỹ

Kết quả học tập của SV được đánh giá sau từng HK qua các tiêu chí sau:

1. SV được tính số tín chỉ tích lũy của một MH khi có điểm TBMH đạt từ 4.0 (hệ 10) hoặcC- (hệ chữ) trở lên. Tuy nhiên với MH thuộc phần giáo dục chuyên nghiệp, môn TTNT vàcác môn tiếng Anh từ HK 10.2A trở đi, SV chỉ được tính tín chỉ tích lũy khi có điểmTBMH đạt từ 5.0 (hệ 10) trở lên.

16

2. Điểm TBHK là điểm trung bình có trọng số của tất cả các MH mà SV đăng ký học trongHK đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng MH. Để tính điểm TBHK, mức điểmchữ của điểm TBMH được chuyển sang điểm hệ 4 và tính trung bình trọng số tất cả cácđiểm TBMH, được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, theo công thức sau:

n

ii

n

iii

n

na

A

1

1

Trong đó:A là điểm trung bình HK

ai là điểm của môn thứ i trong HK

ni là số tín chỉ của MH thứ i trong HK

n là tổng số MH trong HK

3. Điểm TBTL là điểm trung bình có trọng số của tất cả các MH mà SV đã học, với trọng sốlà số tín chỉ tương ứng của từng MH, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xétvào lúc kết thúc mỗi HK, năm học, khóa học. Khi kết thúc khóa học, vào thời điểm xét tốtnghiệp điểm TBTL không tính các MH thêm ngoài CTĐT. Để tính điểm TBTL, mức điểmchữ của điểm TBMH được chuyển sang điểm hệ 4 và tính trung bình trọng số tất cả cácđiểm TBMH, được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, theo công thức sau:

n

ii

n

iii

n

na

A

1

1

Trong đó:A là điểm TBTL

ai là điểm cao nhất giữa các lần học của môn thứ i

ni là số tín chỉ của MH thứ i

n là tổng số MH từ đầu khóa học cho đến lúc kết thúc 01 HK, năm học, khóa học.

4. Số tín chỉ tích lũy: Là tổng số tín chỉ các MH mà SV đã đạt.

5. Điểm TBTL dùng để xét học bổng, khen thưởng hàng năm, xét thôi học, xét tốt nghiệp vàxếp loại học lực SV tính theo điểm cao nhất của MH trong các lần học.

6. Phiếu kết quả học tập:

a. Phiếu KQHT thể hiện kết quả học các MH mà SV đã đăng ký học hoặc được miễntrong từng HK, bao gồm: MSMH, tên MH, số tín chỉ MH, tổng điểm kiểm tra, điểm thicuối HK, điểm TBMH hệ 10, hệ chữ, hệ 4. Sau mỗi HK có thể hiện: tổng số tín chỉ đãđăng ký trong HK, số tín chỉ đã tích lũy được trong HK và điểm TBHK. Vào thời điểmin PKQHT, sau tất cả các HK, có thể hiện tổng số tín chỉ đã tích lũy và điểm TBTL.

b. Trong một HK sau đó SV đăng ký học trả nợ bằng đúng MH đó hoặc học cải thiện, thicải tiến, thì :

17

i. MH có điểm TBMH thấp hơn trong các lần học sẽ không được tính trong TBHKcủa HK mà SV đăng ký học và điểm TBTL, có ghi chú “Đã học lại”.

ii. MH có điểm TBMH cao nhất trong các lần học được tính trong TBHK của HK màSV đăng ký học và trong điểm TBTL.

c. Nếu trong một HK sau đó SV đăng ký học trả nợ bằng MHTĐ hoặc MHTT, thì :

i. MH có điểm TBMH thấp hơn trong các lần học sẽ không được tính trong TBHKcủa HK học và có ghi chú “Đã học lại”.

ii. MH có điểm TBMH cao nhất trong các lần học được tính trong TBHK của HK màSV đăng ký học và trong điểm TBTL,với số tín chỉ của MH được quy định trongCTĐT.

d. Phiếu KQHT có phiên bản tiếng Việt và phiên bản tiếng Anh. Phiên bản tiếng Việt ghitên MH bằng tiếng Việt nếu học bằng tiếng Việt, ghi tên MH là tiếng Anh nếu họcbằng tiếng Anh. Phiên bản tiếng Anh ghi tên tất cả các MH bằng tiếng Anh.

e. SV có thể dùng tài khoản cá nhân để tự xem, in phiếu KQHT trên hệ thống online. Nếucần xác nhận của trường, SV đăng ký với P.HTSV để được cấp, có thể cấp nhiều bản,nhiều lần vào các thời điểm khác nhau, với phiên bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh (tùytheo nhu cầu của SV).

7. Phiếu thành tích học tập:

a. Phiếu TTHT thể hiện tất cả các MH quy định trong CTĐT mà SV đã hoàn thành để tốtnghiệp, tổng số tín chỉ đã tích lũy và điểm TBTL. Mỗi MH thể hiện một lần, gồm:MSMH, tên MH, số tín chỉ MH (là MSMH, tên MH, số tín chỉ được quy định trongCTĐT), điểm TBMH hệ 10, hệ chữ, hệ 4 (là điểm TBMH cao nhất giữa các lần họcMH).

b. Khi SV học MHTĐ hay MHTT để thay-thế-tương-đương hoặc thay thế cho MH xácđịnh trong CTĐT thì khi đó việc thể hiện trên phiếu TTHT như sau:

- MSMH, Tên-MH, điểm tổng kết MH: là của MHTĐ hoặc MHTT;

- Số tín chỉ: là của MH mà nó thay thế tương đương.

c. Nội dung thể hiện trên cùng phiếu TTHT bằng hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh.Với những MH dạy bằng tiếng Anh, tên MH chỉ thể hiện bằng tiếng Anh.

d. Phiếu TTHT chỉ được cấp cho SV một lần sau khi đã có quyết định tốt nghiệp.

Điều 21. Các MH đặc thù

1. Các MH kỹ năng và kiến thức tổng quát

a. Là các MH về kỹ năng và kiến thức nền tảng, được nhà trường xây dựng dành cho SVtheo học bậc đại học, cao đẳng của tất cả các ngành đào tạo, nhằm trang bị cho SV sựtự tin và khả năng giải quyết các vấn đề, các mối quan hệ trong học tập cũng như trongmôi trường làm việc.

b. Chương trình bao gồm 2 môn tự chọn bắt buộc 6 tín chỉ đối với SV bậc cao đẳng; 3môn tự chọn bắt buộc 9 tín chỉ đối với SV bậc đại học và 1 môn tự chọn bắt buộc 3 tín

18

chỉ đối với SV bậc liên thông (từ cao đẳng lên đại học; hoặc từ trung cấp chuyênnghiệp/ kỹ thuật viên lên cao đẳng) trong nhóm các MH kỹ năng và kiến thức tổng quátquy định cho từng bậc học.

c. Việc chọn và đăng ký các MH này được thực hiện theo Quy định Học các MH kỹ năngvà kiến thức tổng quát cho SV hệ tín chỉ do Hiệu trưởng ban hành.

2. Ngoại ngữ thứ nhất

a. Ngoại ngữ thứ nhất là MH bắt buộc đối với SV theo học hệ tín chỉ các ngành đào tạokhông chuyên ngoại ngữ, nhằm trang bị cho SV vốn ngoại ngữ cần thiết để có thể đọctài liệu bằng tiếng nước ngoài; và/ hoặc tham gia học một số (hoặc tất cả) các mônchuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ; đồng thời đáp ứng chuẩn đầura đối với chương trình học. Qua việc học và sử dụng ngoại ngữ trong quá trình học,SV có được sự tự tin và khả năng giao tiếp ngoại ngữ lưu loát, hiệu quả trong môitrường làm việc và đạt chuẩn quốc tế.

b. SV có thể chọn ngoại ngữ thứ nhất là chương trình tiếng Anh EIC (English forInternational Communication) hoặc chương trình tiếng Pháp thực hành FEP (Lefrançais en pratique).

c. Chương trình bao gồm 04 MH, 20 tín chỉ cho hệ đại học; 03 MH, 15 tín chỉ cho hệ caođẳng; và 01 MH, 05 tín chỉ cho bậc liên thông (từ cao đẳng lên đại học; hoặc từ trungcấp chuyên nghiệp/ kỹ thuật viên lên cao đẳng).

d. Để có thể theo học các học phần tiếng Anh tương ứng quy định trong CTĐT, ngay saukhi nhập học, tất cả các SV đều phải dự kiểm tra xếp lớp do Trung tâm Anh ngữ – Đạihọc Hoa Sen tổ chức; hoặc, trình chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với mức điểm tối thiểunhư sau:

i. Bậc đại học CTĐT bằng tiếng Việt, cao đẳng: IELTS 3.5 hoặc tương đương;

ii. Bậc đại học CTĐT bằng tiếng Anh, đại học liên thông từ cao đẳng: IELTS 4.5hoặc tương đương;

iii. Bậc liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng hoặc đại học: IELTS 4.0hoặc tương đương.

e. Chuẩn đầu ra của ngoại ngữ thứ nhất: Để được xét tốt nghiệp, SV các ngành khôngchuyên ngoại ngữ phải có chứng chỉ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp với mức điểmtối thiểu như sau:

i. Bậc đại học (kể cả hệ liên thông): IELTS 5.0 hoặc tương đương (nếu là tiếngAnh); hoặc TCF 350 hoặc tương đương (nếu là tiếng Pháp);

ii. Bậc cao đẳng (kể cả hệ liên thông): IELTS 4.5 hoặc tương đương (nếu là tiếngAnh); hoặc TCF 250 hoặc tương đương (nếu là tiếng Pháp);

iii. SV theo học CTĐT hoàn toàn bằng tiếng Anh: không yêu cầu phải có chứng chỉngoại ngữ quốc tế khi tốt nghiệp.

19

f. Việc tổ chức học, đánh giá kết quả cũng như các điều kiện miễn giảm MH được thựchiện theo quy định “Học và chuẩn đầu ra ngoại ngữ thứ nhất trong CTĐT chính quytheo hệ thống tín chỉ của trường Đại học Hoa Sen”.

3. Ngoại ngữ thứ hai

a. Ngoại ngữ thứ hai là yêu cầu bắt buộc đối với các ngành có xác định việc học ngoạingữ thứ hai trong CTĐT. Việc biết thêm Ngoại ngữ hai sẽ giúp SV phát huy khả năngnghiên cứu sau này và có nhiều cơ hội thăng tiến trong mội trường hội nhập quốc tế.

b. SV có thể chọn ngoại ngữ thứ hai là một trong các ngoại ngữ sau: tiếng Pháp, tiếngHoa, tiếng Nhật và tiếng Hàn hoặc tiếng Anh (nếu SV học ngoại ngữ thứ nhất là tiếngPháp).

c. Chương trình bao gồm 4 cấp độ (bắt đầu từ trình độ vỡ lòng); mỗi cấp độ có thời lượnglà 90 tiết.

d. Tùy theo số lượng đăng ký, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy tất cả các ngoại ngữ hoặcchỉ giảng dạy một trong các ngoại ngữ trên.

e. Việc tổ chức học, đánh giá kết quả cũng như các điều kiện miễn giảm MH được thựchiện theo quy định học ngoại ngữ thứ hai do Hiệu trưởng ban hành.

f. Từ khóa 2012 trở về sau, để được xét tốt nghiệp, SV các ngành có xác định việc họcngoại ngữ hai trong CTĐT phải có chứng chỉ ngoại ngữ hai tương đương cấp độ A2của khung châu Âu CEFR.

4. Đề án MH đứng riêng

a. Đề án MH đứng riêng (khác với những hình thức đề án nhỏ hoặc bài tập lớn là thànhphần cấu thành của một số MH) là MH đặc thù giúp SV rèn luyện và phát triển khảnăng thu thập thông tin, phân tích, giải quyết vấn đề từ việc ứng dụng các kiến thức, kỹnăng đã học từ các môn khác nhau hoặc từ các kiến thức mới trong quá trình thực hiệnđề án MH.

b. SV thực hiện đề án MH theo đề cương và/hoặc tài liệu Hướng dẫn thực hiện đề án dướisự hướng dẫn của GV do Bộ môn phân công.

c. Tùy theo ngành đào tạo số lượng đề án MH được quy định trong khoảng từ 1 đến 4 đềán với tên gọi cụ thể được ghi rõ trong CTĐT. Số tín chỉ dành cho mỗi đề án MH đượctính từ 1 đến 2 tín chỉ tùy theo thời lượng thực hiện đề án.

d. Việc tổ chức thực hiện và đánh giá đề án MH thực hiện theo quy định của nhà trường.

5. Thực tập

a. Một đợt thực tập kéo dài từ 6-8 tuần được tính 3 tín chỉ và kéo dài từ 12-15 tuần đượctính 9 tín chỉ đối với bậc đại học và 6 tín chỉ đối với bậc cao đẳng. Trong đợt thực tập,SV không được đăng ký học đồng thời MH khác, trừ khi được phép của nhà trường.

b. Việc tổ chức và quản lý thực tập được áp dụng theo quy định về tổ chức, đánh giá vàbảo vệ kết quả thực tập do nhà trường ban hành.

20

6. Thực tập nhận thức dưới hình thức tích lũy

a. Xuất phát từ thực tiễn và phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và nhằm đa dạnghóa cách thức tổ chức TTNT, cũng như tạo điều kiện cho SV chủ động tiếp cận môitrường làm việc ngay trong quá trình học tập, trường công nhận SV hoàn thành MHTTNT dưới hình thức tích lũy nếu SV đã tích lũy tối thiểu 320 giờ làm việc thực tế tạicơ quan, doanh nghiệp phù hợp với ngành học hoặc nhóm ngành học.

b. Điều kiện đăng ký TTNT dưới hình thức tích lũy, nộp hồ sơ, đánh giá kết quả và miễngiảm MH TTNT được thực hiện theo quy định của Trường.

7. Khoá luận tốt nghiệp – Đề án tốt nghiệp – Thực tập tốt nghiệp – Các MH thay thế

a. KLTN/ĐATN tiến hành trong 01 HK với thời gian kéo dài từ 12-15 tuần được tính 09tín chỉ đối với KLTN của bậc Đại học và 06 tín chỉ đối với ĐATN của bậc Cao đẳng.Nếu thực tập đồng thời làm KLTN/ĐATN thì thời gian và số tín chỉ cũng được tínhnhư làm KLTN/ĐATN. Trong HK làm KLTN/ĐATN, SV không được đăng ký họcđồng thời MH khác, trừ khi được phép của Nhà trường.

b. Tại thời điểm đăng ký làm KLTN/ĐATN, SV phải có tổng số tín chỉ các MH không đạtít hơn 12 tín chỉ và những môn không đạt này không thuộc khối kiến thức giáo dụcchuyên nghiệp trong CTĐT của chuyên ngành và có điểm TBTL từ 2,8 trở lên. Việcthực hiện và đánh giá KLTN/ĐATN được thực hiện theo quy định Hướng dẫn về làmKL, ĐATN, TTTN đối với SV hệ Tín chỉ do Hiệu trưởng ban hành.

c. Những SV không làm KLTN/ĐATN sẽ phải đăng ký Thực tập tốt nghiệp theo quy địnhcủa CTĐT.

d. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của Hiệu trưởng, SV có thể học các mônthay thế được xác định trong CTĐT như sau:

i. Đối với SV bậc đại học: học 3 môn 9 tín chỉ các MH cấp độ 300 hoặc 400, trongđó phải có ít nhất 1 MH thuộc nhóm 400;

ii. Đối với SV bậc cao đẳng: học 2 môn 6 tín chỉ các MH cấp độ 200 hoặc 300,trong đó phải có ít nhất 1 MH thuộc nhóm 300;

Cách tính TBMH và TBTL của các MHTT được thực hiện như các MH khác.

8. Các MH Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất

Các MH GDGP, GDTC được tổ chức học và thi riêng theo quy định của BGD&ĐT vàtheo lịch bố trí của P.ĐT. SV hoàn tất các MH này sẽ được cấp Chứng chỉ GDQP, Chứngchỉ GDTC để xét tốt nghiệp. Số tín chỉ và điểm của các MH này không tính vào tổng sốtín chỉ tích luỹ và điểm TBTL.

9. Môn Tin học văn phòng

a. Chương trình Tin học văn phòng (Office Professional) được thiết kế dành cho SV theohọc các ngành đào tạo không chuyên tin học, nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơbản về tin học và sử dụng máy tính hiệu quả trong môi trường làm việc.

b. Chương trình có 2 MH bắt buộc, 6 tín chỉ đối với bậc cao đẳng không thuộc ngànhCông nghệ thông tin, Mạng máy tính; có 1 MH bắt buộc, 3 tín chỉ đối với bậc đại học

21

không thuộc khoa Khoa học và Công nghệ. SV bậc đại học và SV thuộc khoa Khoa họcvà Công nghệ phải kiểm tra môn tin học đại cương trước khi bắt đầu khóa học; nếukhông đạt yêu cầu phải học dự bị môn tin học đại cương.

c. Việc tổ chức học, đánh giá kết quả cũng như các điều kiện miễn giảm MH được thựchiện theo quy định học Tin học văn phòng do Hiệu trưởng ban hành.

Điều 22. Miễn giảm MH

1. Các hình thức miễn giảm MH là:

a. Miễn học, miễn thi, chuyển điểm: SV được miễn học, miễn thi và có điểm TBMH làđiểm của đúng MH hoặc MHTĐ hoặc MHTT đã học.

b. Miễn học, miễn thi, không chuyển điểm: SV được miễn học, miễn thi và điểm TBMHđược ghi là hay M (hệ chữ)

c. Miễn học, phải thi: SV được miễn đăng ký MH, được dự thi vào cuối HK và điểm tổngkết MH là điểm thi cuối HK SV đạt được. Nếu thi không đạt, SV phải đăng ký học lạiMH này ở HK sau.

2. Đề nghị xét miễn MH:

a. Ngay sau khi đăng ký nhập học, trước khi bắt đầu HK đầu tiên, căn cứ CTĐT củamình, SV có thể làm đơn đề nghị miễn MH đã học tại các trường cao đẳng, đại họctrong và ngoài nước trước khi trúng tuyển vào ĐHHS, kèm bảng điểm có MH hoặcchứng chỉ quốc tế.

b. Nếu bảng điểm không phải của ĐHHS, SV phải gửi thêm một trong các tài liệu sau:

i. ĐCMH của MH đã học; hoặc,

ii. Mục lục tài liệu MH đã học; hoặc,

iii. Địa chỉ công bố nội dung MH tại website của trường đã theo học; hoặc,

iv. Các tài liệu minh chứng năng lực thực tế của SV (hồ sơ tham gia dự án, hồ sơ làmviệc tại doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng kiến thức MH).

c. SV gửi hồ sơ đề nghị miễn MH tại P.HTSV và nhận lại kết quả sau tối đa 02 tuần.

d. Khi đã vào HK đầu của khóa học, SV chỉ được xem xét miễn MH nếu có chứng chỉquốc tế được cấp sau ngày nhập học.

e. Việc xem xét miễn giảm MH đối với SV cao đẳng, đại học chính quy được thực hiệntheo quy định Quản lý môn học của ĐHHS.

3. Xét miễn giảm MH đối với SV liên thông: do Hội đồng đào tạo liên thông xem xét theonhư sau:

a. Căn cứ để xét công nhận môn học cho SV:

- Căn cứ Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học của Bộ GD&ĐT và Quyđịnh về việc quản lý môn học;

- Căn cứ nội dung CTĐT trình độ đại học chính quy của ngành, năm thí sinh đăngký học liên thông tại trường ĐHHS;

22

- Căn cứ kết quả học tập bậc cao đẳng của thí sinh và mục tiêu đào tạo, chuẩn đầura, CTĐT, các điều kiện bảo đảm chất lượng của trường mà thí sinh đã tốt nghiệpcao đẳng; chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ; ĐCMH để xét công nhận miễn trừ mônhọc cho các môn có cùng kiến thức, số lượng tín chỉ/đơn vị học trình tương đồng.Các hồ sơ minh chứng cụ thể như sau:

+ Bản sao kết quả học tập có ghi rõ tên môn học, số tiết, đơn vị học trình hoặc sốtín chỉ, điểm thi từng môn của chương trình cao đẳng chính quy/nghề và vănbằng/chứng chỉ theo quy định.

+ ĐCMH (theo yêu cầu của Hội đồng đào tạo liên thông).

b. Nguyên tắc miễn môn học:

- Đối với các môn học thuộc Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở, Kiếnthức bổ trợ tự do: SV được xét miễn học, miễn thi và không chuyển điểm nếu đềcương môn đã học có nội dung khác biệt dưới 20% so với ĐCMH của MH trongCTĐT SV phải học.

- Đối với các môn thuộc Kiến thức ngành chính, Tốt nghiệp: việc xem xét miễnMH được thực hiện theo quy định Quản lý môn học của ĐHHS.

Chương 4XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Điều 23. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

1. Những SV có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xét công nhận tốt nghiệp:a. Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không

đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;b. Tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho CTĐT;

c. Điểm TBTL của toàn khóa học đạt từ 2.00 trở lên, không có MH không đạt (điểm D+,D, D-, F);

d. Các MH trong phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của CTĐT, các môn thực tập,KLTN/ĐATN, các môn tiếng Anh học từ HK 10.2A trở đi phải đạt từ điểm C trở lên;

e. Có các chứng chỉ GDQP và GDTC;

f. Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đối với SV khóa 2009 trở về sau và các chứng chỉquốc tế chuyên ngành theo yêu cầu của từng CTĐT.

2. SV đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định tại khoản 1 phải đăng ký xét tốt nghiệp trựctuyến trên phần mềm quản lý đào tạo của trường vào HK mà SV muốn trường xét tốtnghiệp. Những SV không đăng ký xét tốt nghiệp trực tuyến sẽ không được xét tốt nghiệp.Các khoa xét tốt nghiệp cho SV và gửi về P.ĐT danh sách SV đủ điều kiện tốt nghiệp.P.ĐT có trách nhiệm kiểm tra lại và trình Hội đồng xét tốt nghiệp của trường xem xét.Căn cứ kết luận của Hội đồng xét tốt nghiệp, P.ĐT trình Hiệu trưởng ký quyết định côngnhận tốt nghiệp. Trên cơ sở đó, Trưởng P.ĐT ký Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho SVsử dụng trong thời gian chờ cấp bằng tốt nghiệp.

23

Điều 24. Cấp bằng tốt nghiệp

1. Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn ngành hoặcsong ngành). Bằng chỉ được cấp cho SV khi đã ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trênvăn bằng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý văn bằng,chứng chỉ giáo dục phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và giáo dục đại học. Xếp hạng tốtnghiệp được xác định theo điểm trung bình chung học tập của toàn khoá học như sau:a. Loại xuất sắc: điểm TBTL từ 3,60 đến 4,0b. Loại giỏi: điểm TBTL từ 3,20 đến 3,59c. Loại khá: điểm TBTL từ 2,50 đến 3,19d. Loại trung bình: điểm TBTL từ 2,00 đến 2,49.

2. Hạng tốt nghiệp của những SV có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bịgiảm đi một mức nếu bị rơi vào một trong các trường hợp sau:a. Có khối lượng của các MH phải học lại hoặc thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ

quy định cho toàn CTĐT;

b. Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo trở lên.

3. Những SV còn nợ các chứng chỉ GDQP và GDTC nhưng đã hết thời gian tối đa đượcphép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về Trường trả nợ đểcó đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

4. SV đã hết thời hạn học và không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về cácMH đã hoàn tất trong CTĐT của Nhà trường. SV có thể làm đơn để xin xem xét chuyểnbậc học theo quy định tại Điều 11, khoản 4.

5. Kết quả học tập toàn khoá của SV, chuyên ngành (hướng chuyên sâu), ngành phụ, nếu có,được ghi vào phiếu TTHT của SV.

6. Nếu kết quả học tập của SV thỏa mãn những quy định về điều kiện xét công nhận tốtnghiệp đối với một số CTĐT tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau thì SV được cấpcác bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạo đó.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2013

Nơi nhận:- Các Khoa, phòng, ban, CT.GDTQ, TTANEZ:

để thực hiện;- Đoàn TN, Hội SV: để phối hợp truyền thông;- Thông báo (bảng tin, website, cập nhật STSV);- Lưu VT, ĐT.

KT. HIỆU TRƯỞNGPHÓ HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Đỗ Sỹ Cường