QU˜N LÝ NƯ˛C ˝ VÙNG THƯ˙NG NGUˆN ĐˆNG B˘NG SÔNG C U … · QU˜N LÝ NƯ˛C ˝ VÙNG...

64
QUẢN LÝ NƯỚC Ở VÙNG THƯỢNG NGUỒN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nghiên cứu tiền khả thi dự án hành lang thoát lũ An Giang - Kiên Giang Đồng tài trợ bởi

Transcript of QU˜N LÝ NƯ˛C ˝ VÙNG THƯ˙NG NGUˆN ĐˆNG B˘NG SÔNG C U … · QU˜N LÝ NƯ˛C ˝ VÙNG...

QUẢN LÝ NƯỚC Ở VÙNG THƯỢNG NGUỒN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nghiên cứu tiền khả thi dự án hành lang thoát lũ An Giang - Kiên Giang

Đồng tài trợ bởi

3Nội dung

Danh sách bảng biểu ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 4

Danh sách hình vẽ ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 5

Danh mục các từ viết tắt ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 7

1� TÓM TẮT �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 8

2� CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������10

3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ��������������������������������������������������������������������������������������������������������������13

3�1 Điều chỉnh phương pháp tiếp cận �������������������������������������������������������������������������������������13

4� MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN 1 �����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������16

5� ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG DỰ ÁN �����������������������������������������������������������������������������������20

5�1 Điều kiện biên thủy văn ���������������������������������������������������������������������������������������������������������20

5�2 Lũ lụt ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������22

5�3 Biến đổi khí hậu �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������24

5�4 Xâm nhập mặn ��������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������25

5�5 Chế độ lũ ở Tứ giác Long Xuyên ������������������������������������������������������������������������������������������27

6� ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT�������������������������������������������32

6�1 Tính chất thủy lực cơ bản của hành lang thoát lũ ��������������������������������������������������������33

6�2 Đánh giá các giải pháp đề xuất �������������������������������������������������������������������������������������������39

6�2�1 Đánh giá các giải pháp công trình quản lý lũ và quản lý nước ��������������������40

6�2�2 Đánh giá các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp �������������������������������������������42

6�2�3 Phân tích tài chính và kinh tế �����������������������������������������������������������������������������������49

6�3 Khuyến nghị cho nghiên cứu khả thi đầy đủ� ����������������������������������������������������������������52

6�3�1 Khuyến nghị cho các giải pháp công trình phục vụ quản lý lũ và nước ��53

6�3�2 Khuyến nghị cho các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp ���������������������������55

6.3.3 Khuyến nghị khác �������������������������������������������������������������������������������������������������������55

7. KẾT LUẬN ��������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������58

8� TÀI LIỆU THAM KHẢO �����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������60

NỘI DUNG

4 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Bảng 1: Lưu lượng trung bình tại trạm Tân Châu và Châu Đốc (giai đoạn 1977–1999) 21

Bảng 2: Thiệt hại do lũ tại đồng bằng sông Cửu Long �������������������������������������������������������������23

Bảng 3: Mực nước lũ lịch sử trên sông Hậu ���������������������������������������������������������������������������������23

Bảng 4: Mực nước và lượng nước tối đa trong hành lang thoát lũ �������������������������������������36

Bảng 5: Các phương án thiết kế hành lang thoát lũ ở Đông Bắc �����������������������������������������39

Bảng 6: Tóm tắt Đánh giá kỹ thuật các biện pháp đề xuất cho tiểu dự án 1 �������������������42

Bảng 7: Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước ��������������������������������������������44

Bảng 8: Kết quả phân tích kinh tế ���������������������������������������������������������������������������������������������������51

Bảng 9: Các hoạt động cần tiến hành trong nghiên cứu khả thi toàn diện ��������������������57

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

5Danh sách hình vẽ

Hình 1: Kế hoạch công việc đã sửa đổi ������������������������������������������������������������������������������������������13

Hình 2: Minh họa sản phẩm cuối cùng – Các giai đoạn thực hiện theo HOAI ����������������14

Hình 3: Giai đoạn thực hiện theo HOAI “Đánh giá cơ bản” và “Thiết kế và lập kế hoạch sơ bộ” ���������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������15

Hình 4: Vị trí vùng tiểu dự án 1 Ngân hàng Thế giới ����������������������������������������������������������������15

Hình 5: Tiểu dự án 1 An Giang - Kiên Giang ���������������������������������������������������������������������������������16

Hình 6: Diện tích lúa hai vụ tại trung tâm của hành lang thoát lũ ở góc phía đông nam của rừng tràm phía nam� ��������������������������������������������������������������������������������������������������������������������17

Hình 7: Phương án 1 cho các giải pháp công trình đối với diện tích lúa 3 vụ trong khu vực giữa của hành lang thoát lũ� �����������������������������������������������������������������������������������������������������18

Hình 8: Phương án 2 cho các giải pháp công trình đối với diện tích lúa 3 vụ trong khu vực giữa của hành lang thoát lũ ������������������������������������������������������������������������������������������������������18

Hình 9: Phương án 3 cho các giải pháp công trình đối với diện tích lúa 3 vụ trong khu vực giữa của hành lang thoát lũ ������������������������������������������������������������������������������������������������������19

Hình 10: Các hình thức đầu tư đề xuất tại rừng tràm Trà Sư ��������������������������������������������������19

Hình 11: Bản đồ sông Mê Kông ở Việt Nam ���������������������������������������������������������������������������������20

Hình 12: Mực nước tại trạm đo Châu Đốc ������������������������������������������������������������������������������������23

Hình 13: Diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn trong tháng 4 ở ĐBSCL ������������������������26

Hình 14: Phân bố độ mặn ở cửa sông Hậu �����������������������������������������������������������������������������������26

Hình 15: Sơ đồ thủy văn đơn giản cho vùng Tứ giác Long Xuyên ���������������������������������������27

Hình 16: Ước tính lưu lượng nước tối đa và tổng lượng nước năm 2000 �������������������������28

Hình 17: Tình hình ngập lụt ở TGLX ������������������������������������������������������������������������������������������������29

Hình 18: Phân bố dòng chảy tại TGLX (nguồn: VIỆN QHTLMN) ��������������������������������������������30

Hình 19: Xói lở ở thành phố Long Xuyên năm 2012 �����������������������������������������������������������������30

Hình 20: Tình trạng ngập lụt ở thành phố Long Xuyên (ảnh trái) và thành phố Cần Thơ (ảnh phải) �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������31

Hình 21: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long gồm hành lang thoát lũ tại Tứ giác Long Xuyên (TGLX) ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������32

Hình 22: Các khu vực khác nhau trên hành lang thoát lũ �������������������������������������������������������33

Hình 23: Mặt cắt dọc của hành lang thoát lũ ������������������������������������������������������������������������������34

Hình 24: Mặt cắt dọc đoạn Đông Bắc của hành lang thoát lũ ����������������������������������������������35

DANH SÁCH HÌNH VẼ

6 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL6 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Hình 25: Đồ họa mực nước ở hành lang thoát lũ An Giang ���������������������������������������������������37

Hình 26: Nhánh thoát lũ thứ 2 nối với sông Hậu �����������������������������������������������������������������������38

Hình 27: Kênh và đê bảo vệ tại điểm cuối phía đông bắc hành lang thoát lũ ����������������41

Hình 28: Rừng ngập nước trong khu rừng Tràm Trà Sư �����������������������������������������������������������43

Hình 29: Chu trình các-bon giản lược ��������������������������������������������������������������������������������������������46

Hình 30: Cây cầu hiện tại dẫn vào rừng Tràm Trà Sư �����������������������������������������������������������������47

Hình 31: Mức độ nhạy của IRR đối với những thay đổi trong hiệu quả của các khoản đầu tư dự kiến�����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������52

7Tài liệu tham khảo 7Danh sách từ viết tắt

AFD Cơ quan phát triển Pháp

BMZ Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang Đức

ESMF Khung quản lý xã hội và môi trường

GIZ Cơ quan hợp tác Phát triển Đức

HOAI Cơ cấu chi phí cho các kiến trúc sư và kỹ sư (Fee structure for architects and engineers)

ICMP Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển

IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

KfW Kreditanstalt für Wiederaufbau – Ngân hàng Tái thiết Đức

TGLX Tứ giác Long Xuyên

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ TNMN Bộ Tài nguyên và Môi trường

NPV Giá trị hiện tại ròng

UBND tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh

Viện KHTLMN Viên Khoa học thủy lợi Miền Nam

Viện QHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam

Phân viện ĐTQHR Phân viện Điều tra và quy hoạch rừng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

8 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

1� TÓM TẮT

Nghiên cứu của GIZ “Quản lý nước ở vùng thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long” đưa ra đánh giá tiền khả thi cho Tiểu dự án 1 thuộc Dự án WB-9 của Ngân hàng Thế giới “Nâng cao khả năng thoát lũ và thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tứ giác Long Xuyên” (trong báo cáo này gọi ngắn gọn là “Tiểu dự án 1”)� Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã thống nhất rằng báo cáo đánh giá này sẽ là cơ sở cho các chuyên gia trong nước tiến hành đánh giá khả thi đầy đủ vào cuối năm 2016�

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2015, báo cáo khởi động và báo cáo giữa kỳ lần lượt hoàn thành vào các tháng 01/2015 và 04/2015� Hai đợt công tác được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu này, bao gồm một đợt do trưởng nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 12/2015 và đoàn nghiên cứu tiền khả thi toàn diện được thực hiện trong tháng 04/2016� Đợt công tác thứ hai có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trong nước từ Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, và Phân viện điều tra quy hoạch rừng� Trong quá trình công tác, các chuyên gia đã tham gia cuộc họp liên tỉnh với An Giang và Kiên Giang do GIZ tổ chức nhằm thảo luận ý tưởng cho tiểu dự án� Đánh giá được thực hiện dựa trên quá trình tham vấn với các Viện nêu trên tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan/đơn vị khác nhau của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Kiên Giang và Ngân hàng Thế giới�

Cấu trúc báo cáo như sau: sau khi tổng hợp các hoạt động chính đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu, cách tiếp cận áp dụng cho đánh giá này sẽ được xây dựng� Chương 4 trình bày sơ bộ về ý tưởng tiểu dự án 1 như đã được giới thiệu với nhóm chuyên gia, bao gồm cả phương án đầu tư và biện pháp đề xuất� Thiết kế ý tưởng sơ bộ của tiểu dự án được sử dụng làm cơ sở cho phân tích tiền khả thi, bao gồm phân tích sự phù hợp của những khoản đầu tư đề xuất nhằm đạt được mục tiêu dự kiến của dự án� Chương 5 phân tích điều kiện tự nhiên chung của vùng tiểu dự án như lũ lụt, xâm nhập mặn và tác động của biến đổi khí hậu� Hơn nữa, dựa trên sơ đồ thủy văn, chế độ lũ phổ biến ở Tứ giác Long Xuyên cũng được xem xét� Chương 6 cung cấp đánh giá kỹ thuật và tài chính của những biện pháp đề xuất ban đầu cho tiểu dự án 1 để đáp ứng với sự kiện lũ với tần suất lặp lại 50 năm� Chương này bắt đầu với phân tích thủy lực chi tiết của hành lang thoát lũ dựa trên mô hình thủy tĩnh cơ bản sử dụng ArcGis và mô hình độ cao số� Ngoài ra, các biện pháp đề xuất còn được đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm các biện pháp quản lý lũ và nước và các biện pháp liên quan tới lâm nghiệp� Một phân tích tài chính và kinh tế được thực hiện để đánh giá lợi ích của tiểu dự án 1� Phân tích kinh tế này bao gồm các mô hình sinh kế thay thế được đề xuất� Chương này cũng đưa ra những khuyến nghị về các bước cần thiết phải thực hiện trong nghiên cứu khả thi đầy đủ để đảm bảo thiết kế kỹ thuật hợp lý cho hành lang thoát lũ đề xuất� Phần kết luận tóm tắt những kết quả chính và tập trung vào hướng đề xuất liên quan đến việc chuẩn bị tiểu dự án 1�

Cần lưu ý rằng nghiên cứu tiền khả thi này được thực hiện đối với những ý tưởng ở cấp độ sơ bộ của tiểu dự án 1� Theo ý tưởng này, hành lang thoát lũ hoạt động như một khu vực tiêu nước làm giảm nguy cơ ngập úng cho các khu vực lân cận và do vậy cần điều chỉnh sử dụng đất ở bên trong (và bên ngoài) hành lang thoát lũ� Đây là ý tưởng sáng tạo và nhìn chung là hợp lý trên phương diện kỹ thuật�Tuy nhiên, cần có sự hiểu biết thấu đáo hơn nữa về điều kiện thủy lực trong vùng dự án – đây là điều kiện tiên

9Tóm tắt

quyết để xác định thiết kế hợp lý cho hành lang thoát lũ� Ý tưởng hiện nay chưa đảm bảo nước từ các khu vực dễ bị ngập lũ xung quanh được xả vào hành lang thoát lũ� Các giải pháp công trình bổ sung như mở rộng hơn nữa hành lang thoát lũ về phía Đông Bắc, mở rộng và nâng cấp hệ thống kênh rạch, cửa cống được yêu cầu xem xét để hành lang thoát lũ thực hiện đầy đủ vai trò của một khu vực tiêu nước� Chỉ khi có hành lang thoát lũ bổ sung ở phía Đông Bắc mới có thể giảm đáng kể mức độ ngập lụt ở khu vực nông thôn, thành phố Long Xuyên và Cần Thơ� Ngoài ra, hành lang thoát lũ có độ dốc thấp, nên không thể giả thuyết rằng nước sẽ tự động chảy theo hướng bắc – nam và xả ra biển Đông mà không cần bất kỳ biện pháp công trình bổ sung nào� Theo đánh giá sơ bộ, dòng chảy này sẽ không được đảm bảo theo ý tưởng hiện nay thậm chí ngay cả trong trường hợp lũ cực đoan, có nghĩa là nước sẽ tích trong hành lang thoát lũ�

Lợi ích cho Kiên Giang, cả về quản lý lũ và lợi ích thứ cấp (chứa nước) là khó có thể nhận biết một cách rõ ràng và do vậy cần phải được nghiên cứu sâu hơn trong nghiên cứu khả thi đầy đủ� Về quản lý lũ, lợi ích rõ ràng nhất là do giảm mực nước ở kênh Vĩnh Tế� Tuy nhiên, ảnh hưởng được giả định khá nhỏ so với thực tế rằng lũ ở kênh này không đặt ra nguy cơ lớn đối với tỉnh� Do theo dự kiến, chỉ các hiện tượng lũ cực đoan mới đưa tới một lượng nước ngọt đáng kể cho Kiên Giang, các khoản đầu tư cho trữ nước dường như không có lợi vào thời điểm này� Các kết quả sơ bộ này dẫn tới kết luận rằng mục tiêu dự án nên tập trung vào quản lý lũ và hỗ trợ chuyển đổi sinh kế người dân để khuyến khích họ “sống chung với lũ” hơn là việc tập trung quá nhiều vào các lợi ích khác như trữ nước�

Một vấn đề quan trọng khác, có thể ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt cuối cùng của tiểu dự án là 2 đập cao su tại kênh Vĩnh Tế� Do 2 đập này hiện đang là các công trình duy nhất kiểm soát dòng chảy đổ vào hành lang thoát lũ, nên các tác động của chúng cần được xem xét khi thiết kế dự án thậm chí nếu dự án không được Ngân hàng Thế giới tài trợ� Nâng cấp đập để tăng lưu lượng nước xả vào hành lang thoát lũ có thể coi là biện pháp chính nhằm giảm lũ có hiệu quả ở khu vực phía tây của hành lang thoát lũ� Nếu việc nâng cấp bị trì hoãn hay thậm chí bị từ chối thì ý tưởng chính của tiểu dự án cần phải xem xét lại� Các phân tích kinh tế cho thấy không thể tự động giả định rằng dự án này sẽ hấp dẫn trên khía cạnh kinh tế� Quy mô, vị trí và thiết kế các giải pháp công trình cho quản lý lũ và nước cần được xác định cẩn thận để đảm bảo đạt được hệ số chi phí – lợi ích cao�

Tuy nhiên, xét thấy ý tưởng dự án có tính phù hợp cao, với khả năng giúp giảm thiểu đáng kể tổn thất do lũ ở các khu vực lân cận, nghiên cứu tiền khả thi khuyến nghị rằng ý tưởng dự án và thiết kế hành lang thoát lũ này cần được đánh giá cụ thể hơn� Một nghiên cứu khả thi toàn diện như vậy cần bao gồm các hoạt động như được đề xuất trong Bảng 6 cũng như được tóm tắt trong phần kết luận của báo cáo này�

10 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

2� CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Nhiệm vụ nghiên cứu được bắt đầu tháng 12/2015� Cuộc họp khởi động được thực hiện với nhóm cán bộ Chương trình GIZ ICMP để tiếp thu hướng dẫn về đề xuất kỹ thuật, làm rõ những kết quả mong đợi và định hướng các bước tiếp theo� Dựa trên phản hồi từ Chương trình GIZ ICMP, tham vấn nội bộ được thực hiện để huy động tư vấn, điều chỉnh kế hoạch hoạt động và xác định vai trò và trách nhiệm của mỗi chuyên gia� Theo đó, hai đợt công tác đã được thực hiện�

Đợt công tác của trưởng nhóm, 12/2015

Nhóm trưởng Tiến sĩ� Johannes Wölcke thực hiện đợt công tác tới Việt Nam từ 30/11 – 11/12/2015 nhằm điều chỉnh kế hoạch hoạt động cùng GIZ, giới thiệu nghiên cứu tới các đối tác (ví dụ: Bộ NN&PTNT/Sở NN&PTNT, VIỆN KHTLMN/VIỆN QHTLMN và Ngân hàng Thế giới) và tìm hiểu mối liên kết với các hoạt động đầu tư có liên quan, bao gồm Chương trình Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long của Ngân hàng Thế giới� Một phần trong đợt công tác này, nhóm trưởng được yêu cầu phải đưa ra những khuyến nghị liên quan đến định hướng cho hai nghiên cứu khả thi khác của GIZ “Nghiên cứ khả thi về bảo vệ tổng hợp vùng bờ” (xem Báo cáo cuối cùng có liên quan) và “Khả thi về nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu”�

Nhóm trưởng đã tham gia đợt tiền thẩm định chương trình do Ngân hàng Thế giới tài trợ� Mục đích chính của Ngân hàng Thế giới trong đợt công tác này là: (i) rà soát tiến độ các hoạt động chuẩn bị, đặc biệt là hiện trạng các Nghiên cứu khả thi của một số tiểu dự án được lựa chọn và các biện pháp bảo vệ cần có; (ii) thực hiện khảo sát thực địa tới các vùng trong địa bàn các tiểu dự án đề xuất thực hiện trong năm đầu tiên để đánh giá kỹ thuật, môi trường và xã hội; và (iii) thống nhất các bước tiếp theo và cập nhật khung thời gian chuẩn bị dự án bao gồm quá trình phê duyệt của Chính phủ Việt Nam và đàm phán dự án�

Đợt công tác của Ngân hàng Thế giới bắt đầu bằng cuộc họp khởi động với Bộ NN&PTNN và Bộ TN&MT tại Hà Nội� Ngoài ra, các đợt thảo luận với nhóm thực hiện dự án của Ngân hàng Thế giới (Nhóm trưởng: Anjali Archaya) được thực hiện nhằm xem xét khả năng kết nối Nghiên cứu khả thi của GIZ (bao gồm bảo vệ vùng bờ, quản lý nước, nông nghiệp) với Chương trình của Ngân hàng Thế giới� Bộ NN&PTNN (cùng VIỆN KHTLMN/VIỆN QHTLMN) và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức một hội thảo tại TP�HCM nhằm trao đổi về hiện trạng của bốn tiểu dự án� Trưởng nhóm tư vấn cũng tham gia các chuyến công tác thực địa tới địa bàn các tiểu dự án tiềm năng ở Kiên Giang và An Giang� Tại Cần Thơ, ông Wölcke đã tham gia cuộc họp sơ kết nội bộ đợt công tác của Ngân hàng Thế giới�

Theo kết luận của nhóm chuyên gia, cần lưu ý các điểm chung sau:

y Phản hồi Bộ NN&PTNT về nghiên cứu khả thi của các tiểu dự án Ngân hàng Thế giới: Trong quá trình công tác, kết quả các nghiên cứu khả thi về 4 tiểu dự án đầu tiên đã được trình bày và thảo luận tại TP Hồ Chí Minh cũng như trong các chuyến thực địa� Nhìn chung, các vấn đề sau cần được chú ý: (i) cần cân nhắc cụ thể những cách tiếp cận tổng hợp đối với bảo vệ vùng bờ thay vì chỉ chú trọng vào “đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng” (ví dụ: đê, cống bê tông); (ii) tác động của các hình thức đầu tư đề xuất tới sinh kế phải được tính toán cụ thể; (iii) cần tập trung hơn

11Các hoạt động chính

vào các phân tích kinh tế và tài chính; (iv) các tiểu dự án thúc đẩy tăng sản xuất lúa gạo (hoặc tiếp tục với ba vụ lúa) trong một số các trường hợp�

y Tập trung vào “Nghiên cứu khả thi về quản lý nước”: Phương án đầu tiên được thảo luận trong đợt công tác là hỗ trợ nghiên cứu khả thi của một tiểu dự án cụ thể được thực hiện như là một phần trong chương trình tổng thể của Ngân hàng Thế giới� Nhóm thực hiện dự án của Ngân hàng Thế giới bày tỏ mối quan tâm đối với việc hỗ trợ nghiên cứu khả khi của tiểu dự án 1 ở An Giang/Kiên Giang (Tứ giác Long Xuyên), bởi khu vực này được đánh giá là phức tạp, cả về mặt kỹ thuật và chính trị� Các khía cạnh kỹ thuật (quản lý lũ/tiêu lũ ở Thượng nguồn đồng bằng) và vị trí địa lý phù hợp với ưu tiên và kinh nghiệm của ICMP� Một phương án khác được thảo luận là hỗ trợ nghiên cứu khả thi của tiểu dự án 3 ở Đồng Tháp� Địa điểm này cũng là lĩnh vực kỹ thuật liên quan tới quản lý lũ và tiêu lũ� Tuy nhiên, khu vực này không thuộc phạm vi hoạt động của ICMP� Cả hai tiểu dự án này sẽ được xem xét trong đợt hai của các tiểu dự án� Hiện nay, theo thời gian dự kiến, nghiên cứu khả thi của Bộ NNPTNT sẽ được thực hiện trong nửa cuối năm 2016� Theo như kế hoạch ban đầu, phương án nghiên cứu khả thi tập trung vào hệ thống thông tin thủy lợi cũng được xem xét, nhưng chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng do có sự thay đổi ưu tiên từ các bên liên quan, đối tác và nhóm ICMP� Sau đợt công tác, ICMP đã tổ chức tham vấn Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới và đi đến kết luận rằng Nghiên cứu khả thi của GIZ được coi là Nghiên cứu tiền khả thi tập trung vào tiểu dự án 1 do các nguyên nhân như đã đề cập ở trên�

Đợt công tác Nghiên cứu khả thi đầy đủ tháng 4/2016

Đợt công tác nghiên cứu khả khi đầy đủ được thực hiện từ 30/03 đến 14/04/2016� Đợt công tác tập trung vào 2 nội dung chính “Nghiên cứu khả thi về bảo vệ tổng hợp vùng bờ” và “Nghiên cứu khả thi về quản lý nước”� Các mục tiêu chính của đợt công tác gồm: (i) tìm hiểu hiện trạng giai đoạn chuẩn bị của các tiểu dự án được lựa chọn của Ngân hàng Thế giới; (ii) xác định các thách thức cụ thể trong quá trình chuẩn bị của các tiểu dự án được lựa chọn (bao gồm những thách thức liên quan tới thực hiện nghiên cứu khả thi/tiền khả thi); (iii) thu thập dữ liệu và thông tin sẵn có; (iv) khảo sát thực địa tới các vùng thực hiện nghiên cứu; và (v) xác định cách thức hoàn thiện nghiên cứu với sự phối hợp chặt chẽ từ nhóm cán bộ của GIZ ICMP� Nhóm tư vấn bao gồm: Dr� Johannes Wölcke (Nhóm trưởng), TS� Thorsten Albers (Chuyên gia kỹ thuật bờ biển và sông ngòi), TS� Hồ Đắc Thái Hoàng (Chuyên gia rừng ngập mặn), Max Roth (Chuyên gia rừng ngập mặn), Dr� Miriam Vorlaufer (Kinh tế học), TS� Nguyễn Nghĩa Hùng (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật nông thôn và phát triển hạ tầng, VIỆN KHTLMN), Chuyên gia quản lý dự án, TS� Đặng Thanh Lâm (Phó viện trưởng VIỆN QHTLMN, Chuyên gia tài nguyên nước), TS� Phạm Trọng Thịnh (Giám đốc, Phân viện ĐTQHR, Chuyên gia lâm nghiệp), và TS� Đinh Công Sản (Phó viện trưởng VIỆN KHTLMN, Chuyên gia tài nguyên nước)�

Đợt công tác bắt đầu bằng cuộc họp khởi động tại Văn phòng GIZ ICMP Hà Nội� Trong buổi họp đó, phương pháp tiếp cận và công tác hậu cần cho đợt công tác đã được hoàn thiện� Một cuộc họp được tổ chức với Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới để xác định rõ hơn vai trò của Nghiên cứu khả thi của ICMP trong việc chuẩn bị các dự án liên quan� Đợt công tác được tiếp tục với một cuộc họp khác với cán bộ của ICMP ở thành phố HCM� Ngoài ra, các cuộc họp với tư vấn trong nước (cán bộ của các viện tại thành phố HCM như VIỆN KHTLMN, VIỆN QHTLMN và Phân viện ĐTQHR) để làm rõ thực thực

12 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

trạng chuẩn bị các tiểu dự án tương ứng và để chuẩn bị cho các chuyến đi thực địa� Các chuyến đi thực địa được tổ chức tới An Giang và Kiên Giang (tiểu dự án 1), và các khu vực khác liên quan tới nghiên cứu “Khả thi bảo vệ tổng hợp vùng bờ”, đặc biệt ở Sóc Trăng/Đảo Cù Lao Dung (tiểu dự án 7) và Cà Mau (tiểu dự án 8 cùng khu thực địa tiềm năng của KfW và AFD)� Một phần trong chuyến thực địa, các tư vấn đã tham gia cuộc họp liên tỉnh An Giang và Kiên Giang do GIZ tổ chức để thảo luận ý tưởng tiểu dự án cơ bản� Trong suốt các chuyến thực địa, các tư vấn quốc tế được đồng hành cùng tư vấn Việt Nam và cán bộ ICMP tại các tỉnh� Trở lại thành phố HCM, một số cuộc họp với tư vấn Việt Nam đã được tổ chức thêm để thảo luận các vấn đề còn lại và các bước tiếp theo� Họp tổng kết được tổ chức ngày 14 tháng 4 (trao đổi qua skype với văn phòng ICMP Hà Nội)�

Báo cáo khởi động và Báo cáo giữa kỳ

Báo cáo khởi động và Báo cáo giữa kỳ được nộp đúng thời gian lần lượt trong tháng 1 và tháng 4 năm 2016� Báo cáo khởi động trình bày các kết quả chính của đợt công tác thực hiện bởi nhóm trưởng, báo cáo này cung cấp kế hoạch làm việc cập nhật và xác định các bước tiếp theo (bao gồm đợt công tác đánh giá tiền khả thi toàn diện, báo cáo giữa kỳ và các mốc quan trọng khác)� Báo cáo giữa ký tóm lược các kết quả của đợt công tác đánh giá tiền khả thi toàn diện và xác định phương pháp tiếp cận điều chỉnh (xem chương 3)� Ngoài ra, báo cáo giữa kỳ còn cung cấp kết quả sơ bộ liên quan đến tiểu dự án 1 của Ngân hàng Thế giới� Cuối cùng, các kết quả của Nghiên cứu khả thi dự định được trình bày tại hội thảo cho các bên liên quan chính tại Cần Thơ đầu tháng 7 năm 2016�

13Phương pháp tiếp cận

3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Nghiên cứu tiền khả thi của GIZ cung cấp các đánh giá tiền khả thi tổng hợp cho tiểu dự án 1 của Dự án WB-9 “Chương trình Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long” do Ngân hàng Thế giới tài trợ� Tiểu dự án được lựa chọn bởi nó được coi là phức tạp về mặt kỹ thuật và nhạy cảm về chính trị� Đánh giá này sẽ được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu khả thi đầy đủ được thực hiện bởi các tư vấn trong nước của Bộ NN&PTNT� Chương này mô tả cách tiếp cận chiến lược đã được sửa đổi và các phương pháp áp dụng đánh giá�

3�1 Điều chỉnh phương pháp tiếp cận

Như đã đề cập ngắn gọn tại Chương 2, ngay từ đầu và trong mỗi bản tham chiếu nhiệm vụ được cho là sẽ đề cập tới hệ thống thông tin thủy lợi ở thượng nguồn đồng bằng sông Cửu Long� Tuy nhiên, đợt công tác của nhóm trưởng hồi tháng 12/2015 quyết định sẽ tập trung hơn vào tiểu dự án 1 của Ngân hàng Thế giới� Sau khi nộp Báo cáo khởi động vào tháng 2/2016, nhóm GIZ ICMP đã chỉ ra những ưu tiên liên quan đến trọng tâm của những nghiên cứu khả thi cần được điều chỉnh� Trong khi những thay đổi này có ý nghĩa lớn hơn đối với nghiên cứu khả thi về bảo vệ vùng bờ thì chúng cũng có ảnh hưởng tới nghiên khả thi về quản lý nước� Trong các giai đoạn đầu thực hiện nhiệm vụ, càng lúc càng rõ ràng rằng tiểu dự án 1 (i) rất phức tạp về mặt kỹ thuật, (ii) có rất ít công việc chuẩn bị được triển khai và (iii) vùng dự án khá nhạy cảm về mặt chính trị vì bao gồm 2 tỉnh� Nhận thức được sự thay đổi về phạm vi của nghiên cứu khả thi bảo vệ vùng bờ và sự phức tạp của tiểu dự án 1 (và hiện trạng chuẩn bị rất sơ bộ), nghiên cứu khả thi về quản lý nước- cũng như nghiên cứu khả thi bảo vệ vùng bờ được thống nhất là sẽ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật và kinh tế/tài chính (yếu tố 1-3 trong 7 yếu tố được được nêu trong đề xuất kỹ thuật và báo cáo khởi động), trong khi đó các yếu tố khác 4-7 (ví dụ: tác động môi trường và xã hội, nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện thể chế) không được xem xét cụ thể hơn nữa� (xem Hình 1)�

Hình 1: Kế hoạch công việc đã sửa đổi

14 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Để làm rõ hơn những yếu tố nằm trong báo cáo cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi về quản lý nước, các tư vấn đưa ra hình minh họa các giai đoạn thực hiện công việc theo “cơ cấu chi phí cho kỹ sư và kiến trúc sư” (HOAI) và chu kỳ dự án đầu tư tiêu biểu (xem Hình 2)� Các giai đoạn thực hiện này không chỉ áp dụng cho các đầu tư cơ sở hạ tầng, mà về nguyên tắc cũng áp dụng cho các loại hình đầu tư khác như phục hồi rừng ngập mặn� Như đã chỉ ra trong Hình 2, nghiên cứu đánh giá tiền khả thi quản lý nước sẽ tập trung vào hai giai đoạn đầu tiên “đánh giá cơ bản” và “thiết kế và lập kế hoạch sơ bộ” (bao gồm phân tích chi phí – lợi ích), hai giai đoạn này thường được thực hiện như một phần trong việc thẩm định và chuẩn bị dự án đầu tư� Các giai đoạn khác 3 – 9 bao gồm thủ tục đấu thầu và giai đoạn xây dựng được thực hiện như một phần trong quá trình triển khai dự án đầu tư và sẽ không được đề cập đến trong nghiên cứu tiền khả thi này�

Hình 2: Minh họa sản phẩm cuối cùng – Các giai đoạn thực hiện theo HOAI

Ngoài ra, Hình 3 minh họa chi tiết hơn yếu tố nào xuất hiện ở hai giai đoạn đầu “đánh giá cơ bản” và “thiết kế và lập kế hoạch sơ bộ” có trong nghiên cứu khả thi của ICMP� Giai đoạn 1 “đánh giá cơ bản” bao gồm việc xác minh mục tiêu dự án, phân tích thách thức, xác định điều kiện biên và phát triển ý tưởng các giải pháp đề xuất� Giai đoạn 2 “thiết kế và lập kế hoạch sơ bộ” xác định các giải pháp phù hợp (xem xét tính thực tế và hiệu quả chi phí, tính bền vững về xã hội và môi trường), phát triển ý tưởng lập kế hoạch (gồm có các phương án lựa chọn, bản vẽ và đánh giá, và thiết kế sơ bộ), và ước tính chi phí – lợi ích�

15Phương pháp tiếp cận

Hình 4 chỉ ra vị trí của 9 tiểu dự án của Ngân hàng Thế giới theo kế hoạch trong “Chương trình Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”� Hình tròn trong Hình 4 đánh dấu vị trí vùng tiểu dự án 1 ở tỉnh An Giang và Kiên Giang�

Hình 3: Giai đoạn thực hiện theo HOAI “Đánh giá cơ bản” và “Thiết kế và lập kế hoạch sơ bộ”

Hình 4: Vị trí vùng tiểu dự án 1 Ngân hàng Thế giới

16 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

4� MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN 1

Theo Khung quản lý xã hội và môi trường (ESMF) của Ngân hàng Thế giới, tên hiện nay của tiểu dự án 1 là “Nâng cao khả năng thoát lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng Tứ giác Long Xuyên”� Tiểu dự án 1 là một trong các tiểu dự án mà các nghiên cứu khả thi đầy đủ dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2016�

Hình 5: Tiểu dự án 1 An Giang - Kiên Giang

Hình 5 mô tả khu vực dự án và các loại hình đầu tư theo đề xuất ban đầu của các tư vấn của Bộ NNPTNT được giao nhiệm vụ phát triển ý tưởng� Đề xuất ý tưởng đó đã được sử dụng làm cơ sở cho đánh giá nghiên cứu tiền khả thi này� Dù các mục tiêu của tiểu dự án chưa được xác định, trong chuyến công tác mục tiêu trở nên rõ ràng là nhằm phòng chống lũ dựa trên hệ thống hành lang thoát lũ kết hợp với cải thiện quản lý nước cho sinh kế bền vững (“chủ động sống chung với lũ”)1� Trong chuyến công tác, các bên liên quan đã thảo luận liệu có nên mở rộng mục tiêu thêm nữa và nên nắm bắt những lợi ích tiềm năng cho quản lý nước, như trữ nước và quản lý độ phì nhiêu của đất�

Một quan điểm khác trong thảo luận là mức độ hưởng lợi của Kiên Giang từ tiểu dự án� Các phân tích được thực hiện trong các chương sau đây sẽ định hình những thảo luận này�

1 “Sống chung với lũ” có nghĩa là điều chỉnh hệ thống sinh kế theo tần suất và mức độ lũ lụt. Ví dụ như điều chỉnh sinh kế lúa ba vụ. “Sống chung với lũ” không có nghĩa là tránh lũ hoàn toàn.

17Mô tả tiểu dự án 1

Khu vực dự án đề xuất làm hành lang thoát lũ có diện tích 33�600 ha và trải dài dọc tỉnh An Giang (17�000 ha) và Kiên Giang (16�000 ha)� 150�000 người được cho là đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án (tác động rộng hơn có thể là 470�000 ha và 1,8 triệu người ở khu vực Tứ giác Long Xuyên)� Hành lang thoát lũ được đề xuất đáp ứng với sự kiện lũ cực đoan với tần suất lặp lại là 50 năm� Rõ ràng điều đó có nghĩa là hành lang thoát lũ cũng phải có khả năng sử dụng trong trường hợp lũ “yếu” và thường xuyên hơn� Các tư vấn của Bộ NN&PTNT đã chia hành lang thoát lũ thành 3 vùng� Vùng đầu tiên và lớn nhất có đặc điểm là canh tác lúa 2 vụ và trải rộng khắp hành lang thoát lũ� Đối với các hệ thống sinh kế, việc thí điểm các biện pháp thay thế trong mùa lũ được đề xuất, bao gồm nuôi tôm sú và kết hợp canh tác lúa, cây công nghiệp và thủy sản tự nhiên� Nhằm cho phép chuyển đổi các biện pháp sinh kế, dự kiến thành lập 6 hợp tác xã, 6 mô hình, và tổ chức đào tạo cho 1�650 hộ gia đình� Về cơ sở vật chất, đề xuất nâng cấp 50-60 km đê thấp, xây mới 20 cống (chưa xác định vị trí chính xác đầu tư xây dựng), hai cầu và đập tràn xả lũ�

Hình 6: Diện tích lúa hai vụ tại trung tâm của hành lang thoát lũ ở góc phía đông nam của rừng tràm phía nam.

Vùng thứ hai là một tam giác có diện tích 1�750 ha, nơi đây hệ thống canh tác lúa ba vụ chiếm ưu thế� Tại khu vực này, đề xuất chuyển đổi sang canh tác lúa 2 vụ (ví dụ: lúa, cỏ/chăn nuôi, thủy sản tự nhiên)� Trong khu vực này, đề xuất thành lập một hợp tác xã, một mô hình và tổ chức đào tạo cho 300 hộ gia đình� Về cơ sở hạ tầng, dự kiến đầu tư xây dựng ba cây cầu, cửa cống và nạo vét kênh mương� Bốn hình vẽ sau đây được lấy

18 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

trực tiếp từ bài trình bày của tư vấn Bộ NN&PTNT, những người đã đề xuất một số hình thức đầu tư cho diện tích lúa 3 vụ này� Các hình vẽ này chỉ minh họa ý tưởng ban đầu của các tư vấn về hình thức đầu tư được quan tâm� Đánh giá thực tế với những đề xuất này sẽ được trình bày trong Chương 6 của Báo cáo�

Hình 7: Phương án 1 cho các giải pháp công trình đối với diện tích lúa 3 vụ trong khu vực giữa của hành lang thoát lũ.Đề xuất của các tư vấn Bộ NN&PTNT

Hình 8: Phương án 2 cho các giải pháp công trình đối với diện tích lúa 3 vụ trong khu vực giữa của hành lang thoát lũĐề xuất của các tư vấn Bộ NN&PTNT

19Mô tả tiểu dự án 1

Hình 9: Phương án 3 cho các giải pháp công trình đối với diện tích lúa 3 vụ trong khu vực giữa của hành lang thoát lũĐề xuất của các tư vấn Bộ NN&PTNT

Vùng 3 gồm rừng tràm Trà Sư và khu giữa của hành lang thoát lũ phía nam trong vùng tam giác lúa 3 vụ với diện tích xấp xỉ khoảng 3�000 ha� Trong khu vực này, đầu tư ban đầu bao gồm mô hình đồng quản lý nuôi sò huyết, thành lập hai hợp tác xã và đào tạo cho 600 nông hộ� Ngoài ra, việc hỗ trợ du lịch sinh thái cộng với đầu tư cơ sở hạ tầng như bốn cửa cống, hai cầu, nâng cấp đê và nạo vét cũng được xét tới (xem Hình 10)�

Hình 10: Các hình thức đầu tư đề xuất tại rừng tràm Trà Sư

Trong chương tiếp theo, sẽ phân tích điều kiện tự nhiên của địa bàn có liên quan đến tiểu dự án 1.

20 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

5� ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG DỰ ÁN

5�1 Điều kiện biên thủy văn

Sông Mê Kông là một trong mười hai hệ thống sông lớn nhất thế giới với chiều dài 4�200 km� Sông bắt nguồn từ núi Tây Tạng của Tibet và chảy vào biển Đông ở phía Nam Việt Nam� Sông có diện tích lưu vực khoảng 795�000 km²� Tại Việt Nam, diện tích lưu vực vào khoảng 40�500 km² (Dinh et al� 2012)� Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ Phnom Pênh, Campuchia� Tại đây, sông Mê Công được chia thành sông Tiền và sông Hậu (Hình 11)� Sông Hậu là một nhánh chính của hệ thống sông Mê Kông và chảy qua các tỉnh của Việt Nam như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng� Tổng diện tích lưu vực sông Tiền vào khoảng 490 km² (Thu 2006)� Hầu hết các địa điểm thuộc Đồng bằng Cửu Long Việt Nam có độ cao chưa đến 5m so với mực nước biển�

Hình 11: Bản đồ sông Mê Kông ở Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long thuộc khu vực gió mùa với nhiệt độ trung bình 25 độ C� Do ảnh hưởng gió mùa, vùng có hai mùa mưa và khô� Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10� Lượng mưa trung bình năm ở lưu vực sông Mê Kông là 1�400m, được phân bố chủ yếu trong một vài tháng của mùa mưa� Điều này có nghĩa là cần tiêu thoát một lượng nước lớn trong thời gian ngắn, đây được coi là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long� Trong các tháng ba, tư và năm, mức độ bốc hơi nước cao nhất có thể đạt từ 180-220 mm� Khi mùa mưa bắt đầu, mức độ bốc hơi nước giảm còn 100-150 mm� Gió đông bắc chiếm ưu thế trong suốt mùa khô� Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió đổi hướng thành gió tây nam� Khi có bão, tốc độ gió là 15-18

21Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

m/s (Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam – Hà Lan 2011)�

Tổng lưu lượng trung bình hàng năm của Sông Tiền và Sông Hậu quan sát được tại Tân Châu và Châu Đốc là khoảng 387 tỷ m³� Lưu lượng không được phân bố đều trong năm� Lưu lượng đạt mức cao trong mùa lũ, đặc biệt trong tháng 9 và tháng 10, khi mà tốc độ dòng chảy có thể đạt tới 25�500 m³/s (Tri, 2012)� Tổng lưu lượng nước trong hai tháng này chiếm tới 17% lưu lượng trung bình năm� Vào mùa khô, tốc độ dòng chảy giảm đáng kể và đạt mức tối thiểu là 2�340 m³/s trong tháng 4�

Ở khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia, lưu lượng dòng chảy của sông Tiền lớn hơn nhiều so với lưu lượng của sông Hậu� Lượng nước tại trạm Tân Châu (Sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) chiếm lần lượt 80% và 20% tổng lưu lượng nước hàng năm� Tuy nhiên do nhánh sông Vàm Nao kết nối hai sông này nên lưu lượng dòng chảy về phía nam Cần Thơ (sông Hậu) và Mỹ Thuận (sông Tiền) là gần như bằng nhau� Vì vậy, sông Vàm Nao đóng vai trò quan trọng để tái phân phối dòng chảy của hai dòng sông này�

Bảng 1: Lưu lượng trung bình tại trạm Tân Châu và Châu Đốc (giai đoạn 1977–1999)Nguồn: MRC, quy hoạch kiểm soát lũ để phát triển đồng bằng sông Cửu Long (MRC, 2005 )

Trong bối cảnh điều kiện biên thủy văn, cần lưu ý là có 11 dự án thủy điện đã được đề xuất trên sông Mê Công ở Thái Lan, Lào, và Campuchia� Một nghiên cứu của DHI và HDR (2015) kết luận là việc xây dựng bất kỳ đập nào trong số đã đề xuất có thể tác động đáng kể đến kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là những vùng ngập lũ ở Campuchia và Việt Nam� Tác động có thể bao gồm: (i) dòng chảy và mực nước biến đổi mạnh; (ii) giảm bồi lắng phù sa và dưỡng chất; và (iii) tăng xâm nhập mặn� Những kịch bản này cần được xem xét khi thiết kế và thực hiện tiểu dự án 1�

Hình thái đáy sông không đồng nhất bao gồm nhiều hố trũng, chỗ ngoặt, uốn với hình dạng khác nhau� Trong những năm qua, hình thái đáy sông đang thay đổi� Ví dụ, năm 1998 sông Hậu gần thành phố Cần Thơ “là đoạn có chỗ ngoặt, uốn cong, chia luồng và được bao quanh bởi hai vực” (Brunier et al� 2014)� Mười năm sau, chỗ uốn bên thành phố đã biến mất vì quá trình xói lở� Một vấn đề khác của sông Hậu là sự mất mát vĩnh

22 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

viễn các vật liệu đáy sông� So với sông Tiền, sông Hậu mất khoảng 110 triệu m³ trong giai đoạn 10 năm�

Nước ngầm ở đồng bằng sông Cửu Long khá phong phú và được sử dụng cho nhiều mục đích: sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp� Tuy nhiên, khai thác không bền vững dẫn tới nước ngầm bị suy giảm, đặc biệt trong mùa khô ở một số khu vực nhất định (Cù Lao Dung)� Ví dụ, nhiều giếng khoan được lắp đặt trong dự án phát triển đời sống của người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long� Hậu quả là chất lượng nước ngầm giảm một cách đáng kể� Ô nhiễm và đất nhiễm phèn cũng như xâm nhập mặn xảy ra trong suốt mùa khô (An et al� 2014)� Nước ngầm ở lưu vực sông Mê Công tồn tại trong các tầng chứa có cấu trúc của lòng chảo� Phần giữa sông Tiền và sông Hậu là phần sâu nhất trong bảy tầng chứa nước� Hơn một trăm năm qua, nước ngầm vẫn là nguồn nước ngọt duy nhất� Ở hầu hết các nơi, chất lượng nước ngọt vẫn tốt tuy nhiên ô nhiễm được ghi nhận ở nhiều khu vực khác nhau� Nguồn gây ô nhiễm là từ chất thải nông nghiệp, chất ô nhiễm trên bề mặt, ô nhiễm asen hoặc nhiễm mặn� (Vo & Huynh 2015)�

5�2 Lũ lụt

Khí hậu ở lưu vực sông Mê Kông chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu do El Niño� El Niño là hiện tượng liên quan đến dòng hải lưu ấm đại dương, trong khi dao động phương nam liên quan đến biến động khí quyển� Hệ quả của hiện tượng này là hạn hán, lũ lụt và bão nhiệt đới� Hiện tượng lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm có mức độ lũ thượng nguồn, vận hành biển hồ Tonle Sap (vùng ngập nước của Campuchia), chế độ thủy triều biển Đông – biển Tây, lượng mưa cục bộ, điều kiện địa mạo của các vùng ngập lũ và tác động con người trên toàn bộ lưu vực�

Giữa các năm 1991 và 2002, một vài cơn lũ và xói lở nghiêm trọng đã xảy ra gây thiệt hại đáng kể cho hàng nghìn nạn nhân (Bảng 2)� Trong năm 2000, lũ lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cơn lũ cao nhất kể từ năm 1930, đã gây thiệt hại kinh tế xã hội nặng nề� Trong cơn lũ này, lưu lượng xả trung bình tháng 9 là 29�624 m³/s� Hơn 95�000 ngôi nhà bị phá hủy, hơn 50�000 gia đình phải sơ tán và 448 người thiệt mạng trong đợt thiên tai này� 110�000 ha lúa bị giảm năng suất� Tổng thiệt hại ước tính hơn 4�500 tỷ Đồng� Thiệt hại lớn không chỉ do lưu lượng dòng chảy và đỉnh lũ mà còn do lũ về sớm khoảng 6 tuần trước mùa mưa� Trận lũ này được ghi nhận là một trong những trận lũ cao nhất trong khu vực (Bảng 3)� Tổng lượng nước lũ là 420 triệu m³, xấp xỉ 17% chảy vào sông Hậu và 83% đổ vào sông Tiền� Một điểm đặc biệt nữa là trận lũ có đỉnh lũ phân bố rộng (Hình 12)� Đỉnh lũ ghi nhận ngày 29 tháng 9 ở mực nước 4,7m theo sau là mức 4,2m vào 4 tuần sau đó�

23Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

1991 1994 1995 1996 2000 2001 2002

Số người chết 158 407 199 217 448 412 170

Nhà cửa hư hỏng 19�747 50�590 28�240 78�859 95�283 17�108 5�209

Gia đình di cư 7 6 11�431 38�735 50�956 27�826 6�670

Năng suất lúa giảm [ha] 88�837 202�189 62�399 107�707 111�907 33�036 15�777

Tổng thiệt hại [tỷ đồng] 2�217 2�228 700 2�181 4�597 1�456 457

Nguồn: NGUYEN 2006

Bảng 2: Thiệt hại do lũ tại đồng bằng sông Cửu Long

Year1978 1996 2000 2011

Mực nước lũ [m.a.D] 4,44 4,54 4,70 4,18

Nguồn: VIỆN KHTLMN

Bảng 3: Mực nước lũ lịch sử trên sông Hậu

1.8

2.3

2.8

3.3

3.8

4.3

4.8

m [t

rên

mực

nướ

c bi

ển]

Thời gian

Mực nước (Châu Đốc, 2000)

mực nước

Hình 12: Mực nước tại trạm đo Châu ĐốcNguồn số liệu: VIỆN KHTLMN

Những số liệu trên đây chỉ ra rằng diện tích lưu vực của sông Hậu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các trận lũ lớn� Vì thế Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống giảm nhẹ thiên tai� Các kênh rạch sẵn có ở Đồng bằng sông Cửu Long được nạo

24 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

vét sâu hơn và mở rộng để kiểm soát lũ� Thông thường, chức năng chính của các kênh rạch này là để chuyển nước từ sông Hậu cho sản xuất nông nghiệp� Ở khu vực Tứ giác Long Xuyên, các kênh rạch có hướng tây bắc và đông nam song song với sông Hậu đã được xây dựng�

Tuy nhiên, lũ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có mặt tích cực� Thứ nhất, lũ mang một lượng lớn phù sa, chủ yếu từ thượng nguồn, bồi lắng cho Đồng bằng sông Cửu Long� Quá trình bồi lắng góp phần mở rộng Đồng bằng sông Cửu Long về phía biển đông, cải thiện độ phì nhiêu của đất, tạo nguồn cá và những điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản� Dòng chảy lũ cũng giúp cải thiện chất lượng nước, đặt biệt là rửa phèn và hạn chế sâu bệnh� Ngoài ra, nguồn nước ngọt này rất quan trọng cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh kế, cung cấp hệ sinh thái nước ngọt dồi dào cho toàn đồng bằng�

5�3 Biến đổi khí hậu

Tần suất và cường độ lũ tăng có thể một phần do biến đổi khí hậu toàn cầu� Vì vậy, các hiện tượng này được dự báo sẽ còn tăng trong tương lai� Đồng thời, hạn hán cũng có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng� Một trong những tác động rõ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu là nước biển dâng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long - khu vực có địa hình trũng thấp� Tác động nhãn tiền nhất do nước biển dâng đối với Đồng bằng sông Cửu Long là gia tăng nguy cơ ngập lụt� Các báo cáo khác nhau như IPCC AR5 đã đưa ra các kịch bản nước biển dâng trong tương lai� Nước biển dâng chắc chắn sẽ khiến thời gian và tần suất lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng theo� Lũ lụt không chỉ ảnh hưởng đến vùng ven biển, mà còn ảnh hưởng đến các vùng thượng nguồn cửa sông lớn do khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế và sự xâm nhập sâu rộng của thủy triều vào đất liền� Ví dụ như, mực nước ở Cần Thơ cũng sẽ có xu hướng tương tự như nước biển dâng� Ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng sẽ giảm dần về phía thành phố Long Xuyên� Tuy nhiên, tác động gián tiếp từ nước biển dâng như cản trở lưu lượng xả sẽ làm tăng mật độ và cường độ lũ�

Tuy nhiên, tập trung vào vấn đề nước biển dâng và chế độ thủy triều có thể dẫn tới việc đánh giá thấp mực nước thực tế trong tương lai trong khi bỏ qua các tác động liên quan tới biến đổi khí hậu như thay đổi hình thái đáy sông và thay đổi lượng mưa� Các kịch bản với mùa khô kéo dài và lượng mưa tăng trong mùa mưa cần phải xét đến các yếu tố này trong các nghiên cứu trong tương lai�

Theo hai kịch bản nước biển dâng trung bình 25 cm vào giữa thế kỷ 21 (dự đoán thực tế nằm trong khoảng 24 – 29cm) và 60cm vào cuối thế kỷ (dự đoán thực tế trong khoảng 43 – 73cm), thì khả năng ngập tại trung tâm Cần Thơ sẽ tăng lên� Ví dụ, theo các nghiên cứu gần đây, hàng năm các khu vực gần bờ sông sẽ bị ngập trong tổng thời gian 3 tháng nếu nước biển dâng 60cm (THAO et al� 2014)�

Do vậy, quản lý và phòng chống lũ bền vững sẽ là mối quan tâm chính trong các thập niên tiếp theo và các chiến lược cũng như biện pháp đề xuất cần xét đến các công trình xây dựng trong trung và dài hạn� Bên cạnh sự gia tăng tần suất các hiện tượng cực đoan về khí hậu thủy văn, như lũ lụt hay bão nhiệt đới, tần suất và cường độ hạn hán cũng tăng theo� Hạn hán nghiêm trọng đã liên tục xảy ra trong các mùa khô vừa

25Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

qua, đặc biệt là những đợt hạn hán chịu ảnh hưởng từ hiện tượng El-Nino năm 2016� Hạn hán dẫn đến mực nước suy giảm và vì vậy giảm chất lượng nước do xâm nhập mặn và quá trình axit hóa của đất, gây thiệt hại đáng kể cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản� Thiếu nước có khả năng làm gia tăng mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng nước khác nhau ở cấp tỉnh và cấp quốc tế�

5�4 Xâm nhập mặn

Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn lớn nhất cả nước, xảy ra trên diện tích xấp xỉ 1,77 triệu ha� Nước mặn thường ảnh hưởng tới 45% diện tích đồng bằng trong mùa khô� Đặc biệt trong tháng 3 và tháng 4 khi dòng chảy thượng nguồn thấp và liên tục có gió đông dẫn đến mực nước thủy triều tăng gây xâm nhập mặn vào nội đồng� Xâm nhập bị chi phối bởi sự tương tác giữa lưu lượng xả của sông và chế độ thủy triều của biển�

Vào mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 6, lưu lượng xả trung bình của sông Mê Công là khoảng 6�000 m³/s� Từ tháng 3 đến tháng 4, lưu lượng nước thấp nhất xấp xỉ 2�500 m³/s� Hệ quả là xâm nhập mặn tiến sâu vào trong đất liền trong giai đoạn này� Thời gian này của mùa khô, thủy triều là yếu tố chính ảnh hưởng tới mực nước và dòng chảy ở đồng bằng sông Cửu Long� Chế độ thủy triều của biển Đông là bán nhật triều không ổn định với hai đỉnh và hai đáy cũng như hai đợt triều cường và yếu trong tháng� Khi dòng chảy thượng nguồn giảm, thủy triều có thể xâm nhập sâu 60 – 70km vào đất liền từ các cửa sông của hệ thống sông Mê Công� Thủy triều của biển Tây theo chế độ nhật triều không ổn định với một đỉnh và 1 đáy� Biên độ khoảng 0,8–1,0 m có tác động nhỏ tới đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng chủ yếu tới các kênh nhỏ và sông Ông Đốc và hệ thống sông Cái Lớn�

Mức độ xâm nhập mặn trung bình của nước biển ở đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 4 được trình bày tại Hình 13� Ở khu vực ven biển, độ mặn đạt trên 16 g/l trên diện tích 210�000 ha� Khu vực tiếp giáp với bờ biển cấu thành vùng rộng lớn nhất (1�195�680 ha) và có độ mặn 4-16 g/l�

Vùng bờ biển phía tây thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau có địa hình thấp (0,2–0,6 m trên mực nước biển)� Độ mặn tại các trạm đo dao động nhiều cả trong tháng và trong năm� Xâm nhập mặn bị ảnh hưởng bởi thủy triều biển Tây� Độ mặn tăng đều từ tháng 3 đến tháng 4� Khu vực này cũng được cung cấp nước ngọt từ sông Hậu� Mức độ xâm nhập mặn ở hầu hết các cửa sông đạt mức 60km vào sâu trong đất liền và ảnh hưởng mạnh đến khu vực cửa sông vào tháng 3 và tháng 4� Hình 14 trình bày phân bố độ mặn từ cửa sông Hậu tại biển đông ở Sóc Trăng�

26 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Hình 13: Diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn trong tháng 4 ở ĐBSCLNguồn: VIỆN KHTLMN 2010

Hình 14: Phân bố độ mặn ở cửa sông HậuTri et al. 2006

27Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

5�5 Chế độ lũ ở Tứ giác Long Xuyên

Thời gian di chuyển của lũ từ Phnom Pênh tới Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) lần lượt là 2 – 3 ngày� Vận tốc của lũ giảm dần sau khi sông Mê Kông được chia vào sông Tiền và sông Hậu� Gia tăng mực nước thường không quá 10cm/ngày trong thời gian lũ theo mùa ở cả hai con sông� Trong trường hợp lũ, sông Tiền và sông Hậu xả 92,6% tổng lượng nước thượng nguồn vào biển Đông (trong đó 82-86% nước thoát từ sông Tiền và 14-18% từ sông Hậu)� 4,6% tổng lượng nước được thoát ra biển Tây và 2,8% thoát qua sông Vàm Cỏ ở phía đông bắc� (Lanh et al�, 2005)�

Hình 15 là sơ đồ thủy văn đơn giản khu vực tứ giác Long Xuyên� Sơ đồ minh họa dòng chảy dọc sông Hậu và sông Tiền khi bắt đầu đổ vào biên giới Việt Nam� Dòng chảy ở sông Tiền khi vào Việt Nam chiếm đến 85% tổng lưu lượng nước và của sông Hậu chiếm 15%� Như trình bày trên Hình 15, một phần nhỏ dòng chảy sẽ đổ vào kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia theo hướng tây nam và chảy qua hai tỉnh An Giang và Kiên Giang� Ngoài ra, kênh được bổ sung nước từ lưu vực hai bên bờ kênh� Hiện nay, lượng nước tại kênh Vĩnh Tế có thể thoát được tối đa 800 m³/s thông qua vận hành 2 đập cao su� Tuy nhiên các khu vực ở phía tây tỉnh Kiên Giang và An Giang vẫn bị ngập nước qua kênh Vĩnh Tế (Khu vực A)� Ngoài ra, khi mực nước cao, nước từ sông Hậu sẽ tràn vào tứ giác Long Xuyên và gây ngập lụt cho diện tích lớn (Khu vực B)� Thành phố Long Xuyên và Cần Thơ đều trải qua các đợt ngập lớn khi có lũ lụt� Lượng nước chảy vào Khu vực B ảnh hưởng đáng kể tới mực nước của thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ� Nâng độ cao của đê dọc sông Hậu và theo đó giảm lưu lượng xả vào Khu vực B sẽ làm tăng mực nước lũ ở cả hai thành phố�

Hình 15: Sơ đồ thủy văn đơn giản cho vùng Tứ giác Long Xuyên

Trong phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết hơn về sự phân bố dòng chảy ở vùng Đồng

28 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên (TGLX), và sẽ tập trung chủ yếu vào vùng TGLX vì khu vực này liên quan trực tiếp đến tiểu Dự án 1� Hình 16 minh họa lưu lượng nước ước tính tối đa trong mùa lũ năm 2000� Tình trạng ngập lũ vùng Đồng tháp Mười chủ yếu do dòng chảy từ biên giới với Cam-pu-chia chảy qua sông Tiền� Nước lũ ở vùng Đồng tháp Mười rút trở lại sông Tiền và sông Vàm Cỏ�

Hình 16: Ước tính lưu lượng nước tối đa và tổng lượng nước năm 2000

Lanh et al., 2005

Thực trạng vùng TGLX được trình bày chi tiết hơn sau đây� TGLX có tổng diện tích khoảng 490�000 ha, trong đó 239�814 ha (48,92%) thuộc tỉnh An Giang, 235�054 ha (47,97%) thuộc tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ 15�183 ha (3,11%) thuộc thành phố Cần Thơ� TGLX phía Tây Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông Nam giáp sông Hậu, phía Đông Nam giáp Kênh Cái Sắn, phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan� TGLX chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ từ thượng nguồn, gây ngập lụt, thiệt hại nghiêm trọng về người và của (xem Hình 17)� Ngoài ra, TGLX hiện đang liên tục phải đối mặt với những thách thức về đất nhiễm phèn, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt tại một số khu vực vào mùa khô�

29Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

Hình 17: Tình hình ngập lụt ở TGLXNguồn: VIỆN QHTLMN

Tình hình ngập lụt ở TGLX xảy ra chủ yếu do lũ sông Mê Kông, chảy qua các vùng đất ngập nước của Cam-pu-chia và Kênh Vĩnh Tế từ phía Bắc, và chảy qua sông Hậu (xem Hình 18)� Nước từ vùng đất ngập nước của Cam-pu-chia và Kênh Vĩnh Tế chiếm 42% tổng lượng nước lũ và nước từ sông Hậu chiếm 58%� Ngoài ra, lượng mưa trong khu vực phần nào cũng gây ra lũ lụt� 78% nước lũ đổ vào biển Tây và 22% đổ vào Bán đảo Cà Mau�

Nhìn chung, thủy triều trên sông Mê Kông ít có tác động đến lũ chính vụ� Tuy nhiên, nó gây cản trở dòng chảy và làm chậm quá trình thoát nước ra biển, đặc biệt trong những ngày triều cường� Lưu lượng nước có thể chảy chậm trong những ngày triều cường� Kết quả là, mực nước trên các con sông và khu vực đất liền dâng cao đến tận Tân Châu và Châu Đốc� Lưu lượng dòng chảy chậm gây ra bồi lắng nhất thời tại một số đoạn sông�

Trong những năm gần đây, nhiều biện pháp quản lý lũ lụt khác nhau đã được quy hoạch và áp dụng tại TGLX, như xây đê, cầu, đập, cống và đập tràn� Mục đích chính của các công trình này là quản lý lũ lụt, tạo phù sa cho đất liền, cải tạo đất phèn, tăng năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, phát triển cở sở hạ tầng, kinh tế-xã hội và phòng tránh thiên tai� Cống được xây dựng để kiểm soát độ mặn� Hiện còn tồn tại một số vấn đề về quản lý phòng chống lũ lụt dưới đây:

y Cần hoàn thành, nâng cấp và duy trì hệ thống quản lý lũ hiện tại và theo kế hoạch

y Cần hoàn thành hai đập Tha La và Trà Sư đồng thời cần xây dựng quy trình vận hành

y Thiếu hệ thống quản lý lũ dọc sông Hậu

y Thiếu quy trình vận hành cống để kiểm soát xâm nhập mặn�

30 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Hình 18: Phân bố dòng chảy tại TGLX (nguồn: VIỆN QHTLMN)

Tại nhiều địa điểm, tác động thứ cấp của lũ lụt gây gia tăng thiệt hại như xói lở bờ sông (xem Hình 19) và ô nhiễm môi trường do lũ�

Hình 19: Xói lở ở thành phố Long Xuyên năm 2012

Xói lở bờ sông dọc đường lộ 91, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú (Nguồn: VIỆN QHTLMN)

Nhiều km đê được xây dựng, đặc biệt từ năm 2003 đến năm 2013 tại TGLX và góp phần bảo vệ nhiều vùng nông thôn rộng lớn thoát khỏi lũ lụt� Khu vực tiêu lũ bị biến mất đã làm gia tăng ngập lụt ở các khu vực đô thị nằm ở hạ lưu, như thành phố Long Xuyên

31Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

và thành phố Cần Thơ (Hình 20)� Nguồn nước lũ chủ yếu chảy vào qua các kênh hẹp� Trong tình huống lũ lớn, mực nước dâng cao tràn qua đê, gây thiệt hại và vỡ một số đoạn đê và gây ra ngập lụt trên các vùng rộng lớn� Tại biên giới giữa Cam-pu-chia và Việt Nam, hệ thống đê dọc kênh Vĩnh Tế đã được gia cố, gồm một con đường và vài cây cầu� Gần đây các giải pháp công trình này cũng dẫn đến gia tăng mực nước và mức độ ngập lụt phía Cam-pu-chia�

Hình 20: Tình trạng ngập lụt ở thành phố Long Xuyên (ảnh trái) và thành phố Cần Thơ (ảnh phải)

Nguồn: VIỆN QHTLMN

Khi tính đến những thay đổi gần đây và những kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau, cần quản lý phòng chống lũ lụt toàn diện và bền vững cho vùng TGLX� Cần khôi phục các khu vực tiêu lũ đã bị mất nhằm hạn chế tình trạng ngập lụt các vùng đô thị hạ lưu và thoát nước hiệu quả cho các vùng nông thôn bị ngập lũ� Hành lang thoát lũ được quy hoạch tại TGLX cũng nên góp phần đạt được mục tiêu này� Do đó, mục đích chính của hành lang thoát lũ là để quản lý lũ bằng cách (i) tạo ra các khu vực tiêu lũ nhằm giảm tình trạng ngập lụt ở vùng đô thị hạ lưu; và (ii) thoát lũ vào khu vực Biển phía Tây thay vì vùng TGLX�

Để thực hiện ý tưởng về hành lang thoát lũ này, cần có một số giải pháp công trình và phi công trình� Các nội dung khác như trữ nước ngọt, bổ sung nguồn nước ngầm thông qua thấm ngấm và tăng cường quản lý xâm nhập mặn có thể có những tác động tích cực, tuy nhiên chúng được xem là các lợi ích thứ cấp�

32 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

6� ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Phần trên đã trình bày các điều kiện tự nhiên và thủy văn vùng dự án ở quy mô lớn� Phần tiếp theo, báo cáo sẽ đánh giá các biện pháp được đề xuất cho tiểu dự án 1� Bước đầu tiên là đánh giá các điều kiện thủy văn tác động đến việc vận hành hành lang thoát lũ� Trong các phần tiếp theo, sẽ đánh giá các giải pháp đề xuất ban đầu của các chuyên gia tư vấn Bộ NN&PTNT, gồm các giải pháp công trình để quản lý nước và phòng chống lũ lụt và các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp� Tiếp theo đánh giá kỹ thuật này là phân tích kinh tế của tiểu dự án 1� Chương này cũng đề xuất các hoạt động/các bước cần tiến hành như là một phần của toàn bộ nhiệm vụ nghiên cứu khả thi toàn diện của các chuyên gia tư vấn trong nước�

Hình 21 và Hình 22 minh họa vị trí đề xuất của hành lang thoát lũ trong khu vực TGLX và 03 khu vực chính nằm trong hành lang thoát lũ (xem chương 4)� Hành lang thoát lũ theo đề xuất nằm trên tổng diện tích 33�600 ha và cắt qua các kênh hiện có� Các con đê hiện có tạo thành ranh giới 2 phía của hành lang thoát lũ� Nhìn chung, trong hành lang thoát lũ có diện tích luân canh lúa 2 vụ (Vùng 1, xem Hình 23: Mặt cắt dọc của hành lang thoát lũ� Yếu tố cốt lõi của quy hoạch là sự tồn tại của vùng rừng Tràm ở phía Bắc (Vùng 3) làm gián đoạn toàn bộ chiều rộng của hành lang thoát lũ nên phải làm sao tạo được không gian cho dòng chảy� Một yếu tố quan trọng khác là vùng tam giác màu đỏ có luân canh lúa 3 vụ (Khu 2)� Việc tạo ra một hệ thống thông thoáng về dòng chảy phải đi đôi với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất�

Hình 21: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long gồm hành lang thoát lũ tại Tứ giác Long Xuyên (TGLX)

33Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

Hình 22: Các khu vực khác nhau trên hành lang thoát lũ

6�1 Tính chất thủy lực cơ bản của hành lang thoát lũ

Trong các chuyến đi khảo sát thực địa dọc hành lang thoát lũ như được quy hoạch tại tỉnh Kiên Giang và An Giang, nhóm tư vấn đã phát hiện một số vấn đề cơ bản về thủy lực� Các vấn đề này đã được thảo luận trong quá trình khảo sát và những cuộc họp tiếp theo�

Trong giai đoạn quy hoạch hiện tại, còn một số vấn đề chưa được làm rõ:

y Khả năng nâng cấp đập cao su: Hiện nay, 2 đập cao su ở kênh Vĩnh Tế giáp với Cam-pu-chia là các công trình duy nhất kiểm soát dòng chảy đổ vào hành lang thoát lũ� Tình trạng của 2 đập này không còn tốt và cần phải duy tu, bảo dưỡng� Năng lực thoát lũ tối đa của 2 đập này là 800m3/s� Lưu lượng chảy tối đa qua kênh Vĩnh Tế xấp xỉ 3�900m3/s vào năm 2000, chảy dọc biên giới Cam-pu-chia và đổ vào Biển Tây� Do đó 2 đập này chỉ có khả năng tiêu thoát 20% lưu lượng nước kênh Vĩnh Tế vào hành lang thoát lũ� Vì đã xảy ra nhiều đợt lũ lụt nghiêm trọng, kể cả sau khi xây dựng 2 đập cao su dọc biên giới, nên cần gia tăng năng lực của 2 đập để có thể tiêu thoát lượng nước bổ sung khỏi Kênh Vĩnh Tế, giúp cải thiện tình hình quản lý lũ dọc biên giới� 2 Đập này hiện không nằm trong đề xuất của tiểu dự án 1�

y Nhánh thoát lũ thứ hai: Đề xuất một nhánh thoát lũ thứ hai là một phần của tiểu dự án ở vùng phía bắc tam giác (xem Hình 22) ở cạnh phía đông của hành lang thoát lũ� Theo đề xuất này, sẽ giảm cao trình đoạn đê tương ứng để dòng nước từ khu vực phía đông bắc bị ngập lụt có thể chảy vào hành lang thoát lũ� Tuy nhiên không rõ liệu độ dốc tự nhiên có đủ để tạo ra dòng chảy ổn định hoặc có thể cần thêm công trình hạ tầng� Cần có nhánh thoát lũ thứ 2 này để đánh giá toàn diện hành lang thoát lũ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hạn chế nguy cơ lũ lụt tại các vùng nông thôn phía đông bắc hành lang thoát lũ�

y Ý nghĩa đối với thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ: Ngoài ra, nhánh thoát lũ thứ hai này rất quan trọng trong quản lý lũ tại thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ vì 2 đập cao su tại Kênh Vĩnh Tế không có tác động lớn đến mực

34 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

nước tại các thành phố này� Do đó, nhánh thoát lũ thứ hai này rất quan trọng để đánh giá các hạng mục đầu tư�

y Xác định lũ thiết kế: Hiện nay chưa xác định cụ thể hành lang thoát lũ sẽ được thiết kế như thế nào ứng với chu kỳ lặp lại của các trận lũ (hay mức độ nghiêm trọng của các trận lũ)� Các vấn đề về lưu lượng và mực nước trên hành lang thoát lũ vẫn chưa rõ ràng�

y Thời gian ngập nước của hành lang thoát lũ: Vì vẫn chưa đánh giá được dòng chảy của hành lang thoát lũ, nên cũng chưa thể đánh giá được thời gian ngập nước�

y Mực nước ở tỉnh Kiên Giang: Kết quả là vẫn chưa rõ lượng nước đổ vào tỉnh Kiên Giang thông qua hành lang thoát lũ là bao nhiêu�

Cần xem xét và trả lời các câu hỏi này trong báo cáo nghiên cứu khả thi toàn diện (xem phần 6�3)� Các vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế và vị trí của các biện pháp công trình, cũng như việc đánh giá thiết kế và vị trí của các biện pháp công trình này� Ngoài ra, chỉ có thể đánh giá sâu các tác động thứ cấp sau khi hiểu rõ hơn về các vấn đề nêu trên� Nhằm đánh giá nhanh các khoản đầu tư đề xuất trong tiểu dự án 1 và đưa ra đề xuất cho nghiên cứu khả thi toàn diện, thì bước đầu tiên nhóm tư vấn đã thực hiện là xây dựng mô hình giản hóa�

Dùng phần mềm ArcGIS tiến hành xây dựng mô hình thủy tĩnh gần đúng với các kịch bản lũ để hiểu sơ bộ về mực nước và từ đó đánh giá hiệu quả chung của hành lang thoát lũ� Một mô hình số độ cao tạo ra tập hợp dữ liệu nền� Hình 23 cho thấy cao độ địa hình dọc theo mặt cắt dọc của hành lang thoát lũ� Vị trí của 2 khu rừng Tràm và vùng tam giác được đánh dấu� Mặt cắt dọc bị gián đoạn bởi một số yếu tố cắt ngang như đê bao, đê hoặc đường bộ� Nhìn chung, độ dốc ở phần phía Bắc hành lang thoát lũ tại tỉnh An Giang rất nhỏ và gần như bằng 0� Độ dốc khá nhỏ ở phần trung tâm, và độ dốc ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang lại gần bằng 0� Theo mô hình này, vẫn chưa thể tính toán hướng dòng chảy rõ ràng cho toàn bộ diện tích hành lang thoát lũ vì độ dốc thấp� Nếu dòng nước chảy qua các kênh hiện có, thì dòng chảy rất chậm nhưng ổn định từ phía Bắc xuống phía Nam trong điều kiện bình thường� Thậm chí kể cả khi lượng nước lớn được dẫn vào hành lang thoát lũ, thì vận tốc cũng sẽ không tăng mạnh� Kết quả là, rất có thể thời gian ngập nước lũ trong hành lang thoát lũ sẽ kéo dài�

Rừng tràm Rừng tràmTam giác

Hình 23: Mặt cắt dọc của hành lang thoát lũ

35Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Hình 24: Mặt cắt dọc đoạn Đông Bắc của hành lang thoát lũ

Hình 24 cho thấy cao trình dọc mặt cắt dọc đoạn phía đông bắc của hành lang thoát lũ giữa sông Hậu và hành lang thoát lũ tại nhánh thoát lũ thứ 2 theo đề xuất� Độ dốc tự nhiên của tuyến đều rất thấp� Trong trường hợp xảy ra lũ, chỉ có lượng nước ở ngay khu vực liền kề hành lang thoát lũ mới chảy vào hành lang thoát lũ� Tuy nhiên, nước từ các khu vực xa hành lang thoát lũ (chẳng hạn khoảng 20-25km) sẽ không thể chảy vào hành lang thoát lũ nếu không có thêm bất kỳ giải pháp công trình nào� Tóm lại, đặc điểm địa hình trong khu vực hành lang thoát lũ và các khu vực xung quanh là không thuận lợi cho ý tưởng đập tràn xả lũ� Cần có thêm các công trình hạ tầng cơ bản như cống và nâng cấp/mở rộng kênh mương�

Căn cứ vào mô hình số độ cao sẵn có, đã tính toán được lượng nước mà hành lang thoát lũ có thể tiêu thoát và các mực nước tương ứng trong hành lang thoát lũ� Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 4, trong đó “hành lang thoát lũ 1” hàm ý nói đến hành lang thoát lũ theo đề xuất hiện nay còn “hành lang thoát lũ 2” hàm ý đến đề xuất bổ sung nhánh thoát lũ theo hướng đông bắc nối với sông Hậu (đề xuất giải pháp thứ 2 sẽ được trình bày thêm ở phần sau)� Giả định lưu lượng nước tối đa 800m3/s chảy qua 2 đập cao su, thì tổng lưu lượng 69,1·106 m³/ngày sẽ chảy vào hành lang thoát lũ� Theo Bảng 4, mực nước tương ứng sẽ là 0,25m nếu nước được phân bổ đều khắp toàn bộ hành lang thoát lũ� Đương nhiên, nước lũ ở lại phần phía đông bắc của hành lang thoát lũ (khoảng 19% toàn bộ diện tích) và tương ứng các mực nước ở đó sẽ cao hơn (khoảng 1,05m)� Điều này cũng có nghĩa là trong kịch bản này (công suất đập hiện có), mực nước trong hành lang thoát lũ thuộc tỉnh Kiên Giang sẽ rất thấp� Nhằm giảm nguy cơ lũ lụt dọc kênh Vĩnh Tế, cần tăng năng lực của 2 đập cao su� Nếu lượng nước chảy vào hành lang thoát lũ tăng tại vị ví này, thì sẽ xảy ra tình trạng ngập nước đáng kể trong hành lang thoát lũ (xem Bảng 4 “Hành lang thoát lũ 1” ở Bảng 4 là hành lang thoát lũ chính ban đầu, trong khi “Hành lang thoát lũ 2” là nhánh thoát lũ bổ sung ở phía Đông Bắc)� Giả định tổng lượng nước chảy vào hành lang thoát lũ sẽ tăng 100% theo kịch bản nêu trên, thì mực nước tương ứng sẽ là 0,5m nếu nước được phân bố đều trên toàn bộ hành lang thoát lũ� Nhưng đa số lượng nước sẽ nằm lại phần đông bắc của hành lang thoát lũ�

Tuy nhiên, dòng chảy từ Kênh Vĩnh Tế vào hành lang thoát lũ sẽ không làm giảm đáng kể mực nước ở sông Hậu và do đó không giúp giảm nguy cơ lũ lụt tại thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ và các vùng nông thôn phía đông bắc hành lang thoát lũ�

36 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

HÀNH LANG THOÁT LŨ 1

HÀNH LANG THOÁT LŨ 2

HÀNH LANG THOÁT LŨ 1 + 2

Mực nước trong HL Thoát lũ (m) Lượng nước [m³] Σ V [m³] Σ V [m³]

0,25 69.46 · 106 24.89 · 106 94.35 · 106

0,50 138.93 · 106 49.78 · 106 188.71 · 106

1,00 277.86 · 106 99.56 · 106 377.42 · 106

1,20 333.43 · 106 119.47 · 106 452.90 · 106

1,50 416.79 · 106 149.34 · 106 566.13 · 106

1,87 519.60 · 106 186.18 · 106 705.78 · 106

2,00 555.72 · 106 199.12 · 106 754.84 · 106

2,30 639.08 · 106 228.99 · 106 868.07 · 106

2,50 694.65 · 106 248.90 · 106 943.56 · 106

3,00 833.58 · 106 298.68 · 106 1,132.27 · 106

3,10 861.37 · 106 308.64 · 106 1,170.01 · 106

3,20 889.15 · 106 318.60 · 106 1,207.75 · 106

3,30 916.94 · 106 328.55 · 106 1,245.50 · 106

3,50 972.51 · 106 348.46 · 106 1,320.98 · 106

4,96 1,378.19 · 106 493.83 · 106 1,872.02 · 106

Bảng 4: Mực nước và lượng nước tối đa trong hành lang thoát lũ

Hiện không có chuỗi số liệu lịch sử tin cậy về lượng nước cần tiêu thoát từ khu vực đông bắc hành lang thoát lũ trong trường hợp xảy ra lũ nhằm giảm đáng kể mực nước ở các vùng này� Giả định trung bình có khoảng 2�600m3/s nước chảy từ sông Hậu đổ vào TGLX và phải được dẫn qua hành lang thoát lũ� Lượng nước tương đương 224·106 m³/ngày sẽ gây ra mực nước gần 1m nếu nước phân bố đồng đều trên toàn hành lang thoát lũ (xem Bảng 4)� Nếu tập trung ở phần phía Bắc của hành lang thoát lũ (khoảng 45% tổng diện tích), thì mực nước ở vùng đó tương ứng sẽ cao hơn (khoảng 1,45m)�

Nếu giả định mực nước ở thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ cần phải giảm mạnh, thì giả định lượng nước 4�000m3/s phải tiêu thoát có kiểm soát vào hành lang thoát lũ� Tương ứng 346·106 m³/ngày, thì mực nước dâng ở mức 1,30m nếu nước được phân bổ đều trên toàn hành lang thoát lũ� Kết hợp dòng chảy 138,93 · 106 m³/ngày từ phía tây bắc của hành lang thoát lũ (chảy qua kênh Vĩnh Tế do 2 đập cao su được nâng cấp) với dòng chảy 346·106 m³/ngày từ phần phía đông bắc hành lang thoát lũ, tổng lưu lượng dòng chảy lên đến 484,93·106 m³/ngày� Theo kịch bản này, mực nước sẽ khoảng 1,7m nếu nước được phân bổ đều trên toàn hành lang thoát lũ� Kịch bản này có thể đối chiếu với sự kiện lũ năm 2000, giả định đây sẽ là một sự kiện lũ có chu kỳ lặp lại là 50 năm�

Tuy nhiên, như đã mô tả ở trên, trong thực tế nước sẽ không phân bố đều trên toàn bộ hành lang thoát lũ� Hình 25 minh họa sự phân bố nước trong khu vực An Giang của hành lang thoát lũ tùy theo mực nước dựa trên mô hình tĩnh�

37Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Hình 25: Đồ họa mực nước ở hành lang thoát lũ An Giang

Hiện nay, vùng đông bắc hành lang thoát lũ đang chịu lũ lụt mà không được kiểm soát� Nước từ khu vực này cần thoát vào hành lang thoát lũ� Tuy nhiên, độ dốc tự nhiên không cho phép thoát nước nếu không có thêm các giải pháp công trình mà hiện vẫn chưa được đề cập đến trong đề xuất� Ngoài ra, tác động của lũ lụt không được kiểm soát tại các vùng nông thôn đối với mực nước sông Hậu còn hạn chế� Mục tiêu cần có một quy hoạch toàn diện làm giảm mực nước tại thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ khi xảy ra các hiện tượng cực đoan� Do đó, cần đánh giá các phương án thoát lũ khác cho hành lang thoát lũ� Một giải pháp được đề xuất là nối trực tiếp hành lang thoát lũ với sông Hậu (có tên gọi “nhánh thoát lũ số 2” trong Bảng 4)� Nhánh bổ sung này do Bộ NN&PTNT đề xuất ở giai đoạn đầu của quy hoạch, nhưng sau đó bị loại (chủ yếu do lo ngại về số tiền đền bù cho nông dân quá cao)�

Hình 26 mô tả hành lang thoát lũ với nhánh bổ sung� Từ quan điểm thủy văn, thì đây là một đề xuất đáng xem xét� Chiều dài của nhánh thoát lũ này là 27 km với bề rộng 4 km� Lượng nước giữ lại sẽ tăng khoảng 1/3 so với phương án không có nhánh bổ sung�

Kịch bản đề cập ở phần trên (kết hợp dòng chảy do nâng cấp 2 đập cao su (138,93 · 106 m³/ngày) và lượng nước cần thiết để giảm mạnh mực nước tại 2 thành phố (346,106·106 m³/ngày) sẽ tạo ra tổng lượng nước 484,93·106 m³/ngày� Năng lực bổ sung của nhánh đông bắc sẽ tạo ra mực nước khoảng 1,2 m nếu nước được phân bố đồng đều trên toàn hành lang thoát lũ� Vì kịch bản hành lang thoát lũ 1 gây ra mực nước khoảng 1,7 m, nên nhánh bổ xung sẽ góp phần làm mực nước giảm 0,5 m�

Tuy nhiên, những lợi ích chính sẽ là hạ thấp một cách hiệu quả mực nước tại các vùng có nguy cơ lũ lụt do có nhánh nối trực tiếp với sông Hậu� Đằng nào cũng sẽ cần xây dựng các công trình quản lý lũ khác nhau như đê, đập tràn xả lũ ở vùng phía đông hành lang thoát lũ nhằm cho phép dòng chảy ở vùng đồng bằng đổ vào hành lang thoát lũ, ngay cả khi tính đến nhánh của hành lang thoát lũ� Việc tạo ra nhánh thoát lũ

38 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

thứ 2 sẽ đồng nghĩa với việc mở rộng các công trình quản lý lũ này�

Hình 26: Nhánh thoát lũ thứ 2 nối với sông Hậu

Bảng 5 tóm tắt ba phương án thiết kế hành lang thoát lũ ở Đông Bắc được thảo luận đến trong nghiên cứu tiền khả thi� Nếu hành lang thoát lũ sẽ được thiết kế như đề xuất ban đầu, lưu lượng nước vào hành lang không đủ để giảm ngập lụt ở những vùng xung quanh và do đó sẽ có ngập lụt không kiểm soát được ở khu vực Đông Bắc� Nếu có các biện pháp bổ sung ở phía Đông Bắc, như bờ đê, kênh, nạo vét kênh, lưu lượng có thể được cải thiện� Tuy nhiên, vẫn có ngập lụt không kiểm soát được ở khu vực Đông Bắc� Việc mở rộng hành lang thoát lũ dưới dạng một nhánh kết hợp với các biện pháp bổ sung sẽ không chỉ giúp tăng lưu lượng, mà còn cải thiện tình hình quản lý lũ lụt (giảm hiện tượng lũ lụt không được kiểm soát)�

Phương án Đặc điểm Sự phù hợp

Phương án 1:

Theo đề xuất ban đầu

y Như đề xuất ban đầu

y Không có các biện pháp bổ sung

y Lưu lượng vào hành lang thoát lũ không đủ

y Lũ không kiểm soát được ở Đông Bắc

39Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Phương án 2:

Các biện pháp bổ sung ở Đông Bắc

y Các biện pháp bổ sung ở Đông Bắc (vd� nạo vét, kênh, đê)

y Tăng cường lưu lượng xả vào hành lang thoát lũ

y Lũ không kiểm soát được ở Đông Bắc

Phương án 3:

Nhánh thoát lũ thứ hai (bao gồm cả các biện pháp bổ sung)

y Các biện pháp bổ sung ở Đông Bắc (vd� nạo vét, kênh, đê)

y Đấu nối với sông Hậu

y Tăng cường lưu lượng xả vào hành lang thoát lũ

y Cải thiện quản lý lũ lụt (giảm lũ lụt không kiểm soát được)

Bảng 5: Các phương án thiết kế hành lang thoát lũ ở Đông Bắc

Những phép tính toán giản hóa ở trên cho thấy hành lang thoát lũ dự kiến đóng vai trò quan trọng trong quản lý lũ ở TGLX� Tuy nhiên, cần lưu ý lượng nước không đủ để tự chảy vào khu vực tiêu lũ nếu không bổ sung các giải pháp công trình2� Ngoài nhánh thoát lũ bổ sung, việc nâng cấp 2 đập cao su, bổ sung nguồn nước lũ đầu vào, thì cần nâng cấp hệ thống kênh và cống� Hiện tại, dường như những lợi ích đối với tỉnh Kiên Giang trong quản lý lũ chỉ giới hạn với Kênh Vĩnh Tế� Ngoài ra, do thực tế lượng nước lớn sẽ chỉ đổ vào các vùng lớn hơn của hành lang thoát lũ tại Kiên Giang trong trường hợp xảy ra các hiện tượng cực đoan với khoảng chu kỳ lặp lại 50 năm, nên các khoản đầu tư nhằm hiện thực hóa các lợi ích thứ cấp (vd chứa nước) nếu xét về mặt kinh tế và tài chính dường như không đủ hấp dẫn� Khía cạnh này cần được phân tích chi tiết hơn trong nhiệm vụ nghiên cứu khả thi toàn diện�

Ngoài ra, các tính toán này cho thấy lượng nước tiêu thoát tiềm năng có thể lớn do đó cần thiết kế công trình cho các hiện tượng cực đoan� Các hiện tượng miêu tả như trên được sử dụng để tính toán cho các trận lũ có chu kỳ lặp lại 50 năm (HQ50)� Do đó cần có những khoản đầu tư lớn, như nâng cấp cải tạo đê� Các giải pháp đề xuất không có tác động đến công tác quản lý nước thông thường, chẳng hạn như không ảnh hưởng đến lượng xả lũ hàng tháng hay hàng năm� Các tác động thứ cấp như trữ nước ngọt hay lọc nước ngầm sẽ không khả thi nếu chỉ xảy ra các trận lũ thông thường� Nếu cần sử dụng hành lang thoát lũ cho các trận lũ với chu kỳ lặp lại ngắn hơn thì cần có công trình thoát lũ có kiểm soát thứ hai ở phần đông bắc của hành lang thoát lũ với cao trình thấp hơn tại sông Hậu�

6�2 Đánh giá các giải pháp đề xuất

Phần này đưa ra đánh giá kỹ thuật cho các giải pháp đề xuất ban đầu cho tiểu dự án 1� Các giải pháp có thể chia thành giải pháp công trình phục vụ quản lý lũ và quản lý nước và giải pháp liên quan đến lâm nghiệp và giải pháp sinh kế (xem Hình 5)� Trong

2 Vì có những định nghĩa khác nhau, cần lưu ý là trong báo cáo này, “tiêu lũ” có nghĩa là một khu vực (trong dự án này là hành lang thoát lũ) trong đó nước có thể chảy vào nhằm giảm lụt ở những vùng xung quanh� “Chứa nước” có nghĩa là nước được thu lại/lưu giữ để dùng vào mùa khô và biện pháp này cần những công trình bổ sung�

40 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

khi 02 nhóm giải pháp đầu tiên gồm giải pháp công trình và giải pháp liên quan đến lâm nghiệp được đề cập đến trong các phần bổ sung, thì giải pháp sinh kế được đề cập đến trong phần phân tích kinh tế� Phân tích kinh tế này đánh giá khả năng có lợi ích thu được từ đề xuất tiểu dự án 1� Cần nhấn mạnh việc đánh giá các giải pháp đề xuất chỉ là đánh giá sơ bộ và tập trung vào mức độ phù hợp của mục đích của các giải pháp cụ thể� Chỉ có thể đánh giá chi tiết hơn (gồm quy mô, vị trí và thiết kế) sau khi hiểu rõ hơn về thủy văn (xem phần 6�3)�

6�2�1 Đánh giá các giải pháp công trình quản lý lũ và quản lý nước

Bảng 5 liệt kê các giải pháp công trình đề xuất trong quản lý lũ và quản lý nước cho từng vùng, gồm các kết quả đánh giá kỹ thuật� Phải cụ thể hóa quy mô, vị trí và thiết kế của hầu hết các giải pháp đề xuất căn cứ vào mô hình thủy văn đề cập dưới đây trong phần 6�3�

Đặc biệt, trong Vùng 1 (2 vụ lúa), để thực hiện hành lang thoát lũ cần xây dựng một số công trình điều tiết vì vùng này trải rộng toàn bộ diện tích hành lang thoát lũ (ngoại trừ rừng tràm và khu vực tam giác 3 vụ lúa)� Cần bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống đê trong và dọc hành lang thoát lũ và điều chỉnh hệ thống này thích ứng với điều kiện thủy động lực phát sinh từ tần suất lũ thiết kế với hành lang thoát lũ được chọn� Tại thời điểm này, là quá sớm để đánh giá liệu việc nâng cấp 50 km đê và đê bao theo đề xuất liệu có hợp lý cũng như để đưa ra đề xuất về vị trí/thiết kế�

Việc thực hiện hành lang thoát lũ cũng có nghĩa là phải điều chỉnh công trình thủy lợi và hệ thống thoát nước, và từ đó xây dựng hoặc điều chỉnh hệ thống cống� Ngoài ra, tại thời điểm này không thể kết luận số lượng 20 cống đã đề xuất là có phù hợp hay không, cũng như không thể đề xuất vị trí chính xác của các cống� Hai con đường giao thông chính (TL943 và QL80) tạo thành rào cản cắt ngang hành lang thoát lũ� Do đó, cần xây dựng cầu để tạo không gian dòng chảy� Cần xây dựng cầu trên đường TL943 vì nó cắt ngang phần trung tâm của hành lang thoát lũ� Cần xác nhận việc xây dựng cầu tại QL80 sau khi có bản thiết kế hành lang thoát lũ cuối cùng do vị trí của cây cầu này nằm ở điểm cuối phía Nam hành lang thoát lũ� Tại các kênh dọc TL943 và kênh Cái Sắn, đề xuất xây dựng 02 đập tràn xả lũ nhằm đảm bảo không gian dòng chảy, đề xuất này nhìn chung là khả thi�

Vùng 2, diện tích trồng 3 vụ lúa, được coi là yếu tố quan trọng của hành lang thoát lũ� Ở đây, 2 con đường TL 941 và TL945 là 2 rào cản cắt ngang chiều dọc hành lang thoát lũ� Nhằm đảm bảo tính thẩm thấu, đề xuất xây dựng 2 cầu cạn và 4 cầu� Đề xuất chiều dài các cầu cạn dài 200 m có vẻ hợp lý� Đề xuất nạo vét các con kênh (6 km) nhìn chung là hợp lý vì hiệu quả thoát nước sẽ tăng�

Rừng tràm Trà Sư cũng là một yếu tố quan trọng khác của hành lang thoát lũ� Một số yếu tố công trình như cầu, đập tràn xả lũ và đê phải được xây dựng nhằm đảm bảo không gian dòng chảy� Cầu cạn và cầu qua sông cần được xây dựng để tạo không gian dòng chảy dọc theo hành lang thoát lũ� Cần nạo vét các kênh để tăng khả năng thoát nước� Quy hoạch chung phải toàn diện và cần cân nhắc đến việc xây dựng và vị trí của các cầu cạn và cầu bắc qua sông� Cần bổ sung cống và nạo vét kênh mương nhằm điều chỉnh khu vực này thích ứng với những điều kiện biên thủy văn thay đổi trong thời gian lũ lụt�

41Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Hình 27: Kênh và đê bảo vệ tại điểm cuối phía đông bắc hành lang thoát lũ

Đề xuất đầu tư Đánh giá kỹ thuậtVùng 1: 2 vụ lúaNâng cấp 50 km đê bao và đê

Đề xuất hợp lý� Cần bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống đê trong và dọc hành lang thoát lũ và điều chỉnh hệ thống này thích ứng với điều kiện thủy động lực phát sinh từ thiết kế hành lang thoát lũ được chọn� Quy mô, thiết kế và các địa điểm phải phụ thuộc vào kết quả xây dựng mô hình thủy văn�

Xây dựng 20 cống mới cho các công trình tưới tiêu và thoát nước

Nhìn chung hợp lý� Số lượng và vị trí phải được xác định sau khi quyết định thiết kế cuối cùng của hành lang thoát lũ dựa trên mô hình số� Thiết kế cuối cùng cũng xác định thông số kích thước cần thiết cho các cống�

Xây dựng 2 cây cầu trên 2 con đường TL943 và QL80 (1 x 200 m)

Hai con đường này là các rào cản cắt ngang hành lang thoát lũ� Cần xây dựng các cây cầu để tạo không gian dòng chảy dọc theo hành lang thoát lũ� Chiều dài đề xuất chưa rõ� Nhìn chung, đề xuất xây 2 cây cầu hợp lý� Cần xây 01 cây cầu trên TL943 vì nó cắt ngang phần trung tâm của hành lang thoát lũ� Cần thẩm định việc xây dựng cây cầu trên QL80 sau khi có thiết kế cuối cùng của hành lang thoát lũ vì vị trí của nó nằm ở điểm cuối phía nam hành lang thoát lũ�

42 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Đề xuất đầu tư Đánh giá kỹ thuậtXây dựng 2 đập tràn xả lũ tại các con kênh dọc TL943 và Cái Sắn (1 x 200m)

Nhìn chung hợp lý� Phải xác định kích thước cuối cùng sau khi có thiết kế cuối cùng của hành lang thoát lũ�

Vùng 2: 3 vụ lúa Xây dựng 2 cây cầu cạn (2 x 200 m) trên 2 con đường TL941 và TL945

Hai con đường này là 2 rào cản cắt ngang hàng lang thoát lũ� Cần xây các cầu cạn nhằm tạo không gian dòng chảy dọc theo hàng lang thoát lũ� Chiều dài đề xuất hợp lý� Đề xuất xây 2 cầu cạn là hợp lý�

Xây dựng 2 đập tràn xả lũ (2 x 200 m)

Nhìn chung hợp lý� Phải xác định kích thước cuối cùng sau khi có thiết kế cuối cùng của hành lang thoát lũ�

Xây dựng 2 cây cầu trên TL945

Con đường này là rào cản cắt ngang hành lang thoát lũ theo chiều dọc� Cần xây cầu để tạo không gian dòng chảy cho hành lang thoát lũ� Địa điểm và chiều dài đề xuất vẫn chưa rõ� Nhìn chung, việc đề xuất xây dựng cầu hợp lý, tuy nhiên cần xác nhận sau khi có thiết kế cuối cùng của hành lang thoát lũ� Quy hoạch phải toàn diện và phải xem xét việc xây dựng và vị trí của cầu cạn�

Xây 2 cây cầu ở bờ phía Nam kênh Mạc Cần Dưng

Đề xuất hợp lý nhằm duy trì giao thông và khả năng tiếp cận

Nạo vét 6 km kênh Đề xuất nạo vét nhìn chung hợp lý nhằm tạo hiệu quả dòng chảy theo yêu cầu� Phải xác định chiều dài và đặc biệt độ sâu sau khi đã có thiết kế cuối cùng của hành lang thoát lũ�

Vùng 3: Rừng Tràm Trà Sư Xây dựng 1 cầu cạn Đề xuất nhìn chung hợp lý nhằm tạo không gian dòng chảy� Xây dựng 4 đập tràn (1 x 100 m)

Đề xuất nhìn chung hợp lý giúp xả lũ� Kích thước vẫn chưa rõ ràng và phải xác định sau khi có thiết kế cuối cùng�

Xây dựng 2 cây cầu Đề xuất hợp lý để duy trì giao thông và khả năng tiếp cận và tạo không gian dòng chảy�

Nâng cấp 20 km đường đê

Đề xuất hợp lý� Cần nâng cấp hệ thống đê trong rừng nhằm tạo chức năng chung của hành lang thoát lũ�

Nạo vét 3 km kênh Đề xuất nạo vét nhìn chung hợp lý để tạo ra hiệu quả xả lũ theo yêu cầu� Phải xác định chiều dài và đặc biệt độ sâu sau khi có thiết kế cuối cùng hành lang thoát lũ� Phải tránh làm hạ mực nước ngầm�

Xây dựng 4 cửa cống mới

Đề xuất này hợp lý� Các cửa cống cần quản lý dòng chảy qua rừng� Phải xác định các kích thước cuối cùng sau khi có thiết kế cuối cùng hành lang thoát lũ�

Bảng 6: Tóm tắt Đánh giá kỹ thuật các biện pháp đề xuất cho tiểu dự án 1

6�2�2 Đánh giá các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp

Hành lang thoát lũ theo đề xuất trong tiểu dự án 1 gồm 2�800 ha rừng Tràm được

43Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

trồng vào năm 1978� Khu rừng Tràm này được chia làm 2 phần: diện tích 860 ha khu vực phía Bắc (Rừng Trà Sư) và 1�940 ha ở vùng giữa hành lang thoát lũ� Cả hai khu rừng đều thuộc tỉnh An Giang� Rừng Tràm mọc tự nhiên trên toàn bộ tỉnh An Giang� Trong những thập kỷ gần đây, phần lớn diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang canh tác lúa nước� Loài Tràm cajuputi chiếm khoảng 70-90% diện tích rừng Trà Sư với mật độ 6�100 – 7�000 cây/ha�

Các hoạt động dự án dự kiến chỉ liên quan đến khu rừng Trà Sư� Đối với diện tích 1�940 ha, không đề xuất hoạt động nào, có thể do các vấn đề về chủ quản (diện tích này thuộc quân đội quản lý)� Rừng Tràm Trà Sư nằm ở xã Văn Giao, huyện Tịnh Biên và do Ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh quản lý� Diện tích này tách ra làm 2 lô 448 ha và 426 ha� Cả hai lô rừng này đều bị cô lập bởi 1 con kênh thoát lũ và có đê bao xung quanh (xem Hình 10)� Hiện nay có 3 kênh chính dẫn nước từ phía Bắc đến phía Nam khu rừng: 1 kênh ở bờ phía Đông và 1 kênh ở phía Tây khu rừng và kênh thứ 3 chảy xuyên qua trung tâm khu rừng�

Hình 28: Rừng ngập nước trong khu rừng Tràm Trà Sư

Trong tiểu dự án 1, vai trò chính của rừng Tràm Trà Sư là tiềm năng điều tiết dòng chảy từ phía Bắc xuống phía Nam dọc hành lang thoát lũ� Nhằm đáp ứng vai trò này, hiện đang đề xuất nhiều giải pháp� Trước khi đánh giá các giải pháp này, sẽ trình bày ngắn gọn các lợi ích khác gồm các dịch vụ hệ sinh thái, đa dạng sinh học, điều tiết và sử dụng nước, hấp thụ các-bon�

44 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Các dịch vụ hệ sinh thái

Từ quan điểm toàn cầu, đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái có hiệu quả và giá trị nhất� Đất ngập nước đóng vai trò quan trọng trong chu trình thủy văn của từng quốc gia và của toàn cầu, đồng thời đang thực hiện chức năng cầu nối giữa tài nguyên nước, thực phẩm và năng lượng� Các vùng đất ngập nước mang lại nhiều lợi ích quan trọng và đa dạng, gồm các dịch vụ hệ sinh thái như cung ứng, điều tiết, văn hóa và hỗ trợ (xem Bảng 7)� Chẳng hạn, giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ước tính đạt khoảng US$44�000/ha/năm tính trung bình toàn cầu (TEEB, 2013)� Duy trì và bảo vệ rừng Trà Sư sẽ góp phần duy trì các dịch vụ quan trọng này�

Dịch vụ Hệ sinh thái Miêu tả Mức độ tương đốiChức năng cung ứngThực phẩm Sản xuất cá, hoa quả, ngũ cốc, mật

ong v�v…Cao

Nước ngọt Lưu trữ và giữ nước ngọt, cung cấp nước tưới tiêu

Thấp

Điều tiếtĐiều tiết khí hậu Điều tiết khí nhà kính, nhiệt độ,

lượng mưa và các hiện tượng khí hậu khác

Trung bình

Chế độ thủy văn Bổ cập & tạo dòng chảy nước ngầm, trữ nước

Trung bình

Thiên tai Kiểm soát lũ, phòng chống bão Trung bìnhVăn hóaGiải trí/thẩm mỹ Du lịch, đánh giá cao các đặc điểm

tự nhiên Trung bình

Hỗ trợĐa dạng sinh học Môi trường sống cho các loài Trung bìnhChu kỳ dinh dưỡng Lưu trữ, tái tạo và xử lý các chất

dinh dưỡng Cao

Hình thành đất Giữ chất phù sa bồi lắng và tích lũy chất hữu cơ�

Trung bình

Bảng 7: Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước Nguồn: TEEB, 2013

Đa dạng sinh học

Rừng Tràm Trà Sư có giá trị bảo tồn cao vì rừng là nơi cư trú của nhiều loài chim, động vật lưỡng cư và cá nước ngọt� Các Loài cây chính trong rừng Tràm Trà Sư là loài Mel-aleuca Cajuputi với mật độ 6�100 – 7�000 cây/ha� Chiều cao trung bình của loài cây này là 8 m và tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 67% tổng diện tích tự nhiên của Trà Sư, gồm đường thủy và đồng cỏ� Tìm thấy các loài cỏ như Eleocharis dulcis (cỏ năng ngọt), Mypmphoides indica, Ludwidgia adscendens, Ipomea aquatic, và Cyperus iria ở các vùng đất ngập nước trong khi đó các loài Sesbania cannabina, Panicum repens và Phragmites

45Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

vallatoria đang mọc ở các vùng khô hạn hơn� Tất cả các loài này đều cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng và cân bằng (Roberts et al, 2000)� Trà Sư được coi là khu bảo tồn chim và là sinh cảnh cho một số loài chim như Mycteria leucocephala (Giáng sen), Anhinga melanogaster (Điêng điểng), Ploceus hypoxanthus, Ardea purpurea, Nycti-corax nycticorax and Phalacrocorax niger, Streptopelia tranquebarica và Stutnus malaba-ricus.Theo các quan chức địa phương, quần thể một số loài chỉ còn sót lại một số cá thể và hiện được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng�

Do có giá trị đa dạng sinh học, khu vực này được sử dụng làm du lịch sinh thái theo mô hình mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương� Trong tổng số khoảng 400 hộ, có khoảng 100 hộ thu lợi từ 80�000 lượt khách mỗi năm nhờ tham gia vào các hoạt động du lịch�

Điều tiết và sử dụng nước

Là một bộ phận của hệ thống hành lang thoát lũ, rừng Trà Sư có chức năng chính là điều tiết dòng chảy� Các vùng đất ngập nước liên tục tiếp nhận hoặc chuyển đi một lượng nước qua trao đổi với khí quyển, các con suối và mạch nước ngầm� Do đó, vị trí có điều kiện địa chất thuận lợi cũng như nguồn cung nước đầy đủ và liên tục rất quan trọng nhằm đảm bảo sự tồn tại của vùng đất ngập nước (Carter, 1998)� Việc thoát nước và sử dụng quá tải nguồn nước ngầm làm thời gian trữ nước hàng năm của các vùng đất ngập nước bị rút ngắn lại� Kết quả là điều kiện khô hạn trong hệ thống sinh thái đất ngập nước có thể xảy ra thường xuyên, dẫn đến gia tăng cháy rừng� Cháy có thể gây nguy hại đến toàn bộ hệ thống sinh thái, dù cây tràm vừa có khả năng chịu lửa vừa có khả năng thích ứng với các mực nước cạn theo mùa (Wade et al, 1980)�

Mùa khô hiện nay, chính quyền địa phương phải bơm nước vào khu rừng Trà Sư (khoảng 800�000m3/tháng)� Việc duy trì mực nước cao nhằm tránh hạn hán và phòng chống cháy rừng� Tuy nhiên, việc bơm nước này làm giảm nguồn nước ở hạ nguồn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt canh tác lúa� Khi so sánh với các trường hợp tương tự và nhu cầu nước trung bình của hệ sinh thái đất ngập nước rừng tràm, lượng nước đề cập ở trên có vẻ là con số thực tế� Cần lưu ý rằng việc bơm nước vào rừng hàng năm có thể không cần thiết vì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết� Do đó, nếu mùa khô không nghiêm trọng như năm 2016 thì có thể không cần bổ sung thêm nước�

Lưu trữ carbon

Các vùng đất ngập nước có tiềm năng hấp thu carbon lớn và khả năng trữ nước lớn cả trên và dưới mặt đất (xem Hình 29)� Trong khi sinh khối trên mặt đất thấp hơn sinh khối của các khu rừng nhiệt đới, thì các vùng đất ngập nước tích tụ lớp than bùn giàu carbon trong nhiều năm (Erwing, 2009)� Hình 29 minh họa chu trình carbon đơn giản, trong đó các loài cây ngập nước hấp thu carbon từ không khí, hầu hết sau đó được lưu giữ lại trong sinh khối và một phần thoát ra từ quá trình hô hấp thực vật�

46 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Hấp thụ

CO2 trong khí quyển được hập thụ vào cây cối trong quá trình quang hợp

Một phần carbon bị trả lại khí quyển trong quá trình hô hấp� Phần còn lại được lưu trữ trong lá, cành, thân, và rễ cây�

Lưu trữ

Lá, cành, thân và rễ cây chết chứa carbon được chôn trong đất� Đất thường hoặc luôn luôn ngập trong nước triều� Môi trường thiếu ô xy làm cho quá trình phân huỷ vật chất của cây rất chậm, từ đó lưu giữ lượng carbon đáng kể

Hình 29: Chu trình các-bon giản lược

Nguồn: NOAA, 2014

Đất than bùn trong vùng đất ngập nước chủ yếu kỵ khí� Kết quả là tốc độ phân hủy rất thấp� Do đó, vùng đất ngập nước như khu rừng Tràm Trà Sư thực hiện cùng lúc hai chức năng, lưu trữ carbon và góp phần hấp thụ carbon� Tuy nhiên, trong điều kiện kỵ khí, các vùng đất ngập nước chắc chắn có khả năng thải ra khí nhà kính gồm metan, NOx, và CO2� Yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi xem xét đến nhu cầu sử dụng nước lớn vào mùa khô� Do đó, lợi ích của việc bơm bổ sung nước vào rừng tràm Trà Sư gồm: (i) phòng chống cháy rừng, và (ii) đảm bảo lưu trữ khí nhà kính�

Đối với các khu rừng Tràm trong tiểu dự án 1, hiện không có số liệu về khả năng lưu trữ carbon� Căn cứ vào nghiên cứu mở rộng đối với các rừng tràm của tỉnh Cà Mau với tổ hợp loài tương tự, có thể giả định lượng carbon lưu trữ trên và dưới mặt đất dao động trong khoảng 300 – 800 tCO2e/ha (Tran et al, 2015) (tCO2e = tấn tương đương CO2)� Sau khi xem xét các khu rừng Tràm được trồng vào năm 1978, lớp than bùn khá mỏng và do đó ước tính khả năng lưu trữ carbon của các khu rừng này đạt tối đa 500 tCO2e/ha�

Sau khi phân tích các lợi ích chung của rừng Tràm Trà Sư, các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp đề xuất trong tiểu dự án 1 được đánh giá như sau:

Hoạt động 1: Cây cầu dẫn vào khu Du lịch Sinh thái

Đề xuất nâng cấp cây cầu dẫn vào khu rừng Trà Sư� Hiện nay, chỉ có xe máy có thể đi qua cây cầu này và cây cầu nâng cấp có thể cho phép cả ôtô và xe buýt chạy thẳng vào cổng khu du lịch sinh thái� Vì điểm dẫn vào khu lịch sinh thái nằm ở rìa khu rừng, nên không tác động nhiều đến đa dạng sinh học� Giải pháp can thiệp này được cho là hợp lý, hiện nay chưa nhìn thấy tác động tiệu cực nào� Việc thay thế cây cầu hiện nay không được ảnh hưởng xấu đến không gian dòng chảy�

47Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Hình 30: Cây cầu hiện tại dẫn vào rừng Tràm Trà Sư

Hoạt động 2: Đào sâu Kênh Nhơn Thới (3 km)

Nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn dòng chảy từ phía Bắc xuống phía Nam, dự án đề xuất nạo vét kênh chính giữa hai lô rừng Tràm theo chiều dọc� Việc nạo vét này sẽ tăng lưu lượng nước chảy qua rừng Tràm và do đó tăng cường xả nước xuống phía Nam� Đồng thời dòng chảy bổ sung này có ích trong thời gian xảy ra lũ và tốt cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào mùa khô� Tuy nhiên, đồng thời giải pháp này cũng giảm lượng nước trong rừng vào mùa khô, làm tăng nguy cơ cháy rừng�

Đề xuất nạo vét kênh nhìn chung hợp lý nhằm tạo hiệu quả dòng chảy cần thiết� Chiều dài và đặc biệt độ sâu phải được xác định sau khi có thiết kế cuối cùng hành lang thoát lũ� Phải tránh làm hạ thấp mực nước ngầm� Vào mùa khô, kết hợp với các giải pháp đề xuất khác có thể giữ được đủ mực nước trong rừng�

Hoạt động 3: Lắp đặt thêm 04 cống

Đề xuất một giải pháp can thiệp khác là lắp đặt thêm 04 cống nhằm điều tiết tốt hơn lượng trữ nước và lưu lượng chảy rừng Tràm� Ý nghĩa của giải pháp can thiệp này là nhằm quản lý tốt hơn dòng chảy vào những năm “bình thường”, nhưng đặc biệt trong thời gian xảy ra lũ lụt� Giải pháp can thiệp này là đề xuất hợp lý vì nó góp phần cải thiện công tác quản lý nước trong khu rừng Trà Sư và quản lý hiệu quả hơn các hiện tượng

48 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

lũ lụt cực đoan� Phải xác định kích thước cuối cùng sau khi có thiết kế cuối cùng hành lang thoát lũ� Ngoài hoạt động 2 và 3, đề xuất đưa quản lý nước trong và quanh khu rừng Tràm Trà Sư vào nội dung tiểu dự án để có thể quản lý tốt hơn việc trữ nước và dòng chảy�

Hoạt động 4: Tăng cường hệ thống đê bao (20 km)

Ngoài ra, đề xuất thêm hoạt động nâng cấp đê xung quanh khu rừng� Hiện nay, các đê chỉ bị nước tràn qua khi xảy ra các hiện tượng lũ lụt cực đoan� Mực nước cao có thể tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và tỷ lệ sống sót của cây, dẫn đến mất sinh cảnh thực vật và động vật (vd� loài sếu chỉ sinh sống trên vùng nước rất nông, điều kiện sống này sẽ không thể duy trì nếu rừng Tràm bị ngập lụt nặng trong một thời gian dài)�

Về nguyên tắc, đề xuất đầu tư này có vẻ hợp lý� Cần nâng cấp hệ thống đê trong rừng nhằm tạo ra chức năng hoạt động chung của hành lang thoát lũ� Tuy nhiên, cần hiểu rõ về chế độ nước để đánh giá thêm�

Hoạt động 5: Tăng cường du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Các giải pháp mềm của tiểu dự án mong muốn thúc đẩy du lịch sinh thái và du lịch dựa vào cộng đồng� Các giải pháp và hoạt động cụ thể vẫn chưa xác định được� Tuy nhiên, nhìn chung du lịch sinh thái cần được tăng cường hơn nữa nhằm nâng cao lợi ích của cộng đồng xung quanh một cách bền vững�

Có thể tăng cường du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau: (i) tăng cường năng lực cho cộng đồng đang làm việc trong ngành dịch vụ; (ii) đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc địa phương (chẳng hạn, mật ong); (iii) phát triển các dịch vụ mới hoặc cải tiến các dịch vụ để cung cấp trong và xung quanh rừng Tràm Trà Sư; và (iv) xây dựng các ấn phẩm quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh khu du lịch sinh thái Trà Sư� Theo báo cáo, khoảng 80�000 lượt khách đến tham quan khu du lịch này mỗi năm� Mong muốn con số này tăng đáng kể có vẻ như không thực tế� Tuy nhiên có thể tận dụng việc tăng cường các dịch vụ cung cấp�

Hoạt động 6: Đồng quản lý nuôi sò trong rừng ngập nước

Ý tưởng ban đầu của dự án gồm thành lập HTX và đào tạo cho các hộ gia đình tham gia đồng quản lý nuôi sò trong rừng ngập mặn� Tuy nhiên, trong quá trình tham quan khảo sát và thảo luận với các chuyên gia tư vấn trong nước, sáng kiến này không có lợi thế nổi bật� Du lịch sinh thái có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng được coi là giải pháp thuận lợi�

Một lựa chọn bổ sung được thảo luận là hoạt động phòng chống cháy rừng dựa vào cộng đồng� Việc gắn kết phòng chống cháy rừng với một loại sáng kiến kinh tế nào đó sẽ áp dụng cho cộng đồng, mang lại lợi ích kinh tế hoặc xã hội từ hoạt động phòng chống cháy rừng� Điều này phụ thuộc nhiều vào các giải pháp sử dụng nguồn tài nguyên của Vườn cho kinh tế (như du lịch – Hoạt động 5 hay Lâm sản phi gỗ)� Việc này có thể thực hiện thông qua phân bổ lợi ích dựa vào kết quả phòng chống cháy rừng thành công hoặc tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay quy mô nhỏ với điều kiện gắn với hiệu quả phòng chống cháy rừng�

49Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Các nội dung chính gồm:

y Duy trì các mực nước cao tại một số địa điểm cụ thể trong Vườn

y Đốt có kiểm soát để tạo ra vành đai cản lửa xung quanh các khoảnh rừng tràm bị đe dọa�

y Giáo dục nâng cao nhận thức các cộng đồng xung quanh

y Thành lập đội phòng cháy chữa cháy

y Cộng đồng tham gia tăng cường phòng cháy chữa cháy có thể làm giảm lượng nước hiện đang được bơm vào rừng để phòng chống cháy, từ đó làm tăng lượng nước dành cho canh tác lúa ở phía Nam của Trà Sư�

6�2�3 Phân tích tài chính và kinh tế

Phân tích hiệu quả kinh tế của các giải pháp công trình và các giải pháp liên quan đến rừng phục vụ công tác quản lý lũ xác định phần đánh giá kỹ thuật là một phần của đánh giá tiền khả thi tiểu dự án 1� Ngoài ra, các giải pháp sinh kế theo đề xuất của các chuyên gia tư vấn Bộ NN và PTNT cũng được cân nhắc xem xét� Khả năng lợi ích chung của đề xuất dự án này được thể hiện qua giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)� Việc phân tích này căn cứ vào phép so sánh “có và không có dự án”� Ngoài ra, giả định một khoảng thời gian 30 năm và tỷ lệ chiết khấu 10%� Dựa vào mô tả định lượng các điều kiện thủy văn khu vực dự án để đánh giá tác động của đề suất hành lang thoát lũ đối với cường độ và tần suất của các sự kiện lũ theo chu kỳ 5 năm

Các lợi ích kinh tế chính của tiểu dự án này gồm:

y Tránh mất mát cơ sở hạ tầng nhà nước và tư nhân và thất thoát trong sản xuất nông nghiệp do xảy ra lũ lụt theo chu kỳ 5 năm (gồm tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ)�

y Tăng sản lượng nông nghiệp một cách bền vừng nhờ áp dụng các hệ thống sinh kế dựa vào lũ lụt

y Tăng cường khả năng phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và hệ thống sinh kế nhờ cải thiện chất lượng đất và nước và đa dạng sinh học�

y Cải thiện tính ổn định xã hội và mức sống nhờ hạn chế các rủi ro thiên tai�

Hai lợi ích trực tiếp sau cùng (chất lượng đất và đa dạng sinh học, và ổn định xã hội và mức sống) vẫn chưa được định lượng hóa trong phần phân tích kinh tế này�

Liên quan đến quản lý lũ, mọi giải pháp liệt kê trong Bảng 6 (Mục 6�2�1) đã được đưa vào phân tích� Do hạn chế về năng lực kỹ thuật và xây dựng, việc nhân rộng mô hình dự kiến phân bố trong toàn bộ thời gian dự án 6 năm� Đơn giá xây dựng căn cứ vào định mức chi phí do các chuyên gia tư vấn Bộ NN và PTNT cung cấp tính thời điểm đơn giá năm 2015� Ước tính chi phí bảo dưỡng hàng năm bằng 3% tổng chi phí xây dựng� Nhằm định lượng hóa những thiệt hại do lũ lụt gây ra, sử dụng số liệu lũ năm 2000 do VIỆN QHTLMN cung cấp� Căn cứ vào biểu đồ thủy văn, dự đoán giảm được 20% thiệt hại nhờ các đề xuất đầu tư�

Đối với các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp, đã cân nhắc, xem xét tất cả các khoản

50 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

đầu tư được trình bày trong mục 6�3�2� Theo đề xuất của các chuyên gia Bộ NN và PTNT, các khoản đầu tư vào đồng quản lý rừng gồm thành lập hợp tác xã và đào tạo nông dân� Dự kiến thực hiện các giải pháp quản lý lũ trong khoảng thời gian 6 năm� Chi phí thành lập HTX và đào tạo nông dân căn cứ vào định mức chi phí do chuyên gia Bộ NN và PTNT cung cấp tính theo đơn giá năm 2015� Đối với kịch bản “không có dự án”, sử dụng thông tin về khối lượng mật ong bán ra thị trường, giá giao tại cổng nông trại và tỷ suất lợi nhuận do Ban Quản lý Rừng Phòng hộ cung cấp� Rừng Tràm cung cấp các chức năng hệ sinh thái còn nguyên vẹn, cho thấy ít có sự can thiệp của con người trong vùng này� Do đó, dự đoán hợp lý là sản lượng mật ong trong tương lai có khả năng ổn định trong kịch bản “không có dự án”� Các khoản đầu tư dự kiến vào đồng quản lý giúp gia tăng sản lượng/khai thác mật ong rừng và tăng giá giao tại cổng trang trại� Khi xem xét tiềm năng thị trường hạn chế, những dự đoán thận trọng được đưa ra căn cứ vào kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn và Ban quản lý Rừng phòng hộ

Đối với kịch bản “không có dự án”, sử dụng thông tin về số lượt khách tham quan, phí vào cửa và tỷ suất lợi nhuận do Ban quản lý Rừng Phòng hộ cung cấp� Việc thúc đẩy du lịch sinh thái dự đoán sẽ giúp tăng số lượng khách tham quan� Tham khảo ý kiến với BQL Rừng Phòng hộ, ước tính thận trọng số lượng khách tham quan� Các lợi ích phi định lượng gồm: i) lợi ích thông qua sự tham gia có hệ thống hơn của các cộng đồng sinh sống xung quanh� Điều đó sẽ góp phần tăng cường nhận thức về môi trường, tăng quyền quản lý và hạn chế các hoạt động bất hợp pháp (chủ yếu là săn bắn trộm) gây ảnh hưởng xấu đến Trà Sư; và ii) cải thiện tính đa dạng sinh học và tăng cường phòng chống cháy rừng nhờ các hoạt động phối hợp quản lý và bảo vệ (phòng chống cháy rừng dựa vào cộng đồng)�

Các giải pháp quản lý lũ và các giải pháp liên quan đến đến rừng do chuyên gia Bộ NN và PTNT đề xuất đã được đánh giá về mặt kỹ thuật và điều chỉnh thích ứng trong khi đó các giải pháp về sinh kế trong phân tích kinh tế này chỉ đơn thuần căn cứ vào những đề xuất của các chuyên gia Bộ NN và PTNT� Nhằm tăng cường chuyển đổi từ sản xuất lúa thâm canh sang các hệ thống sinh kế dựa vào lũ, đã đề xuất các mô hình sinh kế dưới đây: (i) mô hình tăng cường sản xuất vụ lúa đông xuân kết hợp nuôi tôm nước ngọt; (ii) tăng cường sản xuất lúa đông xuân kết hợp trồng hoa màu trên đất cạn; (iii) tăng cường trồng 2 vụ lúa kết hợp với hoa màu� Ngoài ra, tăng cường trồng lúa nổi và hoa màu đã được bổ sung vào phần phân tích kinh tế� Số liệu gần đây cho thấy lúa nổi được trồng luân canh với hoa màu có thể tạo ra lợi ích kinh tế cao hơn so với các giống lúa cao sản (chủ yếu do chi phí canh tác lúa nổi thấp)� Do đó, hiện nay các hệ thống sinh kế thay thế dựa vào lũ đang là đề tài ngày càng được quan tâm (Nguyễn, 2015)� Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sản xuất lúa nổi cũng đang phải đối mặt với những thách thức nhất định (ICMP, 2015)�

Tại tỉnh An Giang, các giống hoa màu như sắn, ớt, bí đỏ, cà muối, tỏi tây, dưa chuột, ngô hay khoai sọ được trồng luân canh với lúa (Nguyễn, 2015)� Do các nông hộ nhỏ khó tiếp cận các nguồn tài chính, nên chỉ cân nhắc trồng các giống cây trồng có chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp� Vì sắn cần chi phí đầu tư ban đầu thấp và phù hợp với điều kiện đất phèn, nên kết quả phân tích ủng hộ cho sắn� Những vấn đề cần cân nhắc khác, chẳng hạn như biến động giá thị trường lớn, khó tiếp các thị trường giá trị cao và năng lực đàm phán kém do khả năng bảo quản hạn chế đều vượt ngoài phạm vi của nghiên cứu tiền khả thi này�

51Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Theo đề xuất của các chuyên gia Bộ NN và PTNT, việc ứng dụng các mô hình sinh kế thay thế được thúc đẩy nhờ 4 hoạt động chính: (i) thực hiện nhóm cụm/hợp tác xã; (ii) thiết lập các mô hình trình diễn; (iii) thiết lập/tăng cường hệ thống khuyến nông khuyến lâm; (iv) thực hiện các công trình tưới tiêu và các công trình theo dõi giám sát chất lượng nước/đất; (iv) xúc tiến sản xuất canh tác theo hợp đồng� Các hoạt động này phù hợp với chương trình “cánh đồng mẫu lớn” của Chính phủ Việt Nam, khuyến khích nông dân tổ chức HTX và thiết lập mối quan hệ lâu dài với các công ty thông qua hợp đồng� Các hợp đồng này sẽ bao gồm nguồn cung đầu vào, cung cấp dịch vụ tư vấn khuyến nông từ các đại lý công ty và mua lại sản phẩm của người nông dân theo giá thỏa thuận� Chương trình này nhằm tạo điều kiện tăng năng suất và giảm chi phí giao dịch, đặc biệt đối với các nông hộ quy mô nhỏ (Smith, 2013)�

Đối với các giải pháp liên quan đến sinh kế, xây dựng mô hình dòng tiền cho một hecta� Dự kiến thời gian đầu tư và thực hiện các hoạt động này là 6 năm� Hiện đã có số liệu về sản lượng trung bình và giá bán trung bình giao tại cổng trang trại� Mọi số liệu đều tham khảo mức giá năm 2014� Số liệu về chi phí sản xuất và lợi ích do Sở NN và PTNT cung cấp�

Dự đoán sản lượng nuôi tôm nước ngọt tăng thêm được thị trường nội địa và một phần thị trường xuất khẩu hấp thụ, mà không tác động đến giá cả� Dự đoán nhu cầu thủy sản trong nước, đóng góp hơn 30% lượng protein động vật trong chế độ ăn hàng ngày, sẽ tăng hơn 6%/năm do tăng trưởng dân số và chất lượng cuộc sống được cải thiện� Phần lớn sản lượng nuôi trồng thủy sản hiện nay được xuất khẩu, dự đoán nhu cầu xuất khẩu vẫn mạnh� Tuy nhiên, cần hiểu rõ những rủi ro thị trường trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào�

Các lợi ích phi định lượng bắt nguồn từ việc chuyển dịch sang các hệ thống sinh kế dựa vào lũ bao gồm các dịch vụ hệ sinh thái hỗ trợ, như tái sử dụng tài nguyên nước và cung cấp môi trường sống và các dịch vụ văn hóa, như nghỉ dưỡng, các giá trị thẩm mỹ, lợi ích tinh thần và bảo tồn nguyên vị các phương thức canh tác lúa truyền thống�

Dự đoán các giải pháp can thiệp theo đề xuất sẽ giảm thiệt hại khoảng 20%, dự án ước tính sẽ đạt tỷ lệ Hoàn vốn Nội bộ (IRR) 2% và Giá trị Hiện tại Thuần (NPV) đạt US$ 28�910 triệu (ở mức chiết khấu 10%)� Do đó, Dự án sẽ không có lợi nhuận trên quan điểm kinh tế� Các chỉ số chủ chốt về hiệu quả thực hiện được tóm tắt trong Bảng 8�

Chi phí/lợi ích Giá trị

Tổng chi phí Dự án (US$) (6 năm) 81�583 triệu

Tổng lợi ích dự án (US$) (6 năm) 24�519 triệu

Lợi ích tài chính ròng (US$) (6 năm) -57�063 triệu

Giá trị hiện tại thuần (10%) (US$) (30 năm) -28�910 triệu

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (%) (30 năm) 2

Bảng 8: Kết quả phân tích kinh tế

Tuy nhiên, kết quả phân tích độ nhạy cho thấy tỷ lệ hoàn vốn nội bộ bị tác động khá mạnh mẽ bởi những thay đổi trong hiệu quả của các giải pháp can thiệp theo đề xuất� Nếu dự kiến các giải pháp đề xuất sẽ góp phần giảm 50-60% thiệt hại, dự án sẽ đạt tỷ lệ IRR tương ứng 13 và 17% (xem Hình 31)�

52 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Hình 31: Mức độ nhạy của IRR đối với những thay đổi trong hiệu quả của các khoản đầu tư dự kiến

Một khía cạnh khác cần cân nhắc trong phần phân tích kinh tế này đó là tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng� Tỷ lệ IRR đang phản ứng khá nhạy đối với nước biển dâng�Ước tính nước biển dâng 0,25 m, IRR sẽ tăng 6%� Nước biển dâng 0,5 m sẽ làm IRR đạt mức 30%�

Kết quả phân tích kinh tế cho thấy lợi nhuận kinh tế của dự án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải đáp tại thời điểm này� Chỉ khi dự đoán khá lạc quan về hiệu quả các giải pháp can thiệp trong việc hạn chế thiệt hại lũ lụt, thì có thể đạt được tỷ lệ IRR hợp lý� Do đó, vấn đề kinh tế học của dự án cần cân nhắc xem xét cẩn thận trong quá trình chuẩn bị sau này� Kết quả cho thấy việc lựa chọn loại biện pháp gồm quy mô và địa điểm sẽ là yếu tố chủ chốt nếu khả năng lợi nhuận của các giải pháp can thiệp này là một mục tiêu cần đạt được�

6�3 Khuyến nghị cho nghiên cứu khả thi đầy đủ�

Nhìn chung, việc quy hoạch hành lang thoát lũ, và tổng thể tiểu dự án 1, hiện đang ở giai đoạn hình thành khái niệm ban đầu� Tuy nhiên, ý tưởng cơ bản là sáng tạo và theo tiếp cận quản lý lũ toàn diện và bền vững thông qua thiết lập các khu vực thoát lũ� Các khu vực và công trình thoát lũ có thể được quản lý theo cách thức tối ưu hóa sử dụng đất và cho phép xả lũ tối đa khi lũ xảy ra� Do đó,việc tạo hành lang thoát lũ và các khoản đầu tư tương ứng nhìn chung hợp lý xét về quan điểm kỹ thuật� Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu tiền khả thi, còn một số câu hỏi quan trọng cần được làm rõ trong nghiên cứu khả thi toàn diện� Các vấn đề này chủ yếu liên quan đến điều kiện thủy lực của hành lang thoát lũ� Những vấn đề thủy lực này sẽ quyết định quy mô, vị trí và thiết kế của hầu hết các biện pháp cần được thực hiện trong tiểu dự án�

Nghiên cứu tiền khả thi đã khuyến nghị các hoạt động mà nghiên cứu khả thi toàn diện cần thực hiện� Các hoạt động này được phân chia như dưới đây�

53Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

6�3�1 Khuyến nghị cho các giải pháp công trình phục vụ quản lý lũ và nước

Mô hình số thủy văn

Hiện nay, ngoài kết quả đánh giá sơ bộ chế độ thủy lực của hành lang thoát lũ trong nghiên cứu tiền khả thi này, không có bất kỳ tính toán thủy văn nào� Nhằm thực hiện đánh giá cuối cùng hành lang thoát lũ và để xác định quy mô, thiết kế và vị trí của các giải pháp công trình, cần xây dựng mô hình số thủy văn� Việc xây dựng mô hình này giúp đánh giá mức độ tương tác giữa các giải pháp khác nhau trong hệ thống hành lang thoát lũ phức tạp� Mô hình giản hóa 1 chiều như trình bày ở phần trên chưa đủ để định lượng các mực nước và lưu lượng xả dự kiến và cần phải có các thông số tương ứng trong quá trình thiết kế� Đánh giá tài chính đối với đề xuất hành lang thoát lũ phụ thuộc rất nhiều vào những tác động đối với khu vực đô thị vùng hạ lưu và những lợi ích do giảm mực nước ở các khu vực xung quanh� Do đó, mô hình hành lang thoát lũ phải được gắn vào một mô hình toàn diện của sông Hậu� Do đó mô hình hành lang thoát lũ phải cân nhắc kết cấu chiều ngang của hành lang thoát lũ� Đặc biệt khi xảy ra các hiện tượng cực đoan, dòng chảy không được tập trung vào một kênh chính mà phải được phân bổ trên một vùng rộng lớn có độ nhám khác nhau�

Vì những lý do trên, cần thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định một mô hình 2 chiều� Mô hình số địa hình cung cấp cơ sở hình học cho mô hình nêu trên� Các ranh giới như kênh, đê và đê bao cần được xác định và xem xét cụ thể� Các thông số đầu vào mang tính kiểm soát cần xem xét ít nhất là mực nước tối thiểu trong kênh, nguồn nước đầu vào qua 2 đập cao su, cao trình đỉnh đê sườn phía đông hành lang thoát lũ cần hạ thấp, và lưu lượng nước đổ ra Biển Tây� Cần xem xét và đánh giá các giải pháp công trình đề xuất khác như cống hay cầu bằng mô hình số� Có thể đạt được giải pháp thiết kế tối ưu sau khi có kết quả nhiều lần chạy mô hình khác nhau� Nhiều kịch bản tính toán khác nhau sẽ dẫn đến một thiết kế hành lang thoát lũ cuối cùng�

Các bước chính của quá trình xây dựng mô hình số gồm:

y Thiết lập hình học (căn cứ vào mô hình số địa hình)

y Xác định các ranh giới (như kênh, đê bao, đê)

y Xem xét các yếu tố kiểm soát lũ hiện có, như cống, cầu và đập tràn

y Xác định điều kiện biên (mực nước, dòng vào, dòng ra, độ nhám lòng dẫn, độ nhám của thảm thực vật và cơ sở hạ tầng)

y Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình (sử dụng bộ số liệu sẵn có và tổng hợp chuỗi thời gian)

y Xác định các kịch bản khác nhau (vd� các sự kiện lũ, công trình bổ sung như cống, đập tràn)

y Chạy các kịch bản mô hình khác nhau để cân nhắc các thiết kế hành lang thoát lũ khác nhau�

Căn cứ vào các kết quả (chẳng hạn, lượng nước xả cần thiết qua 1 cửa cống), có thể xác định kích thước của một công trình cần thiết�

Các lợi ích chính của mô hình số gồm:

54 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

y Hiểu chi tiết về chế độ thủy văn của hành lang thoát lũ

– Gồm mực nước và lưu lượng xả nước khi xảy ra các sự kiện lũ khác nhau

– Hiện trạng (khi không có hành lang thoát lũ)

– Sau khi xây xong hành lang thoát lũ

– Gồm cân nhắc, xem xét các giải pháp thay thế và các kịch bản�

y Điều chỉnh các giải pháp công trình đề xuất nhằm tối ưu hóa thiết kế chung

y Xem xét sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau�

y Thiết kế chi tiết cơ sở hạ tầng theo đề xuất thích ứng với tình hình thủy văn được tính toán�

Đặc biệt, việc thiết lập và hiệu chỉnh mô hình mất nhiều thời gian và gặp nhiều thách thức� Do diện tích mô hình lớn và sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố khác nhau (chẳng hạn đê, đê bao, kênh, cửa cống) với các mức cản dòng chảy khác nhau (tổn thất ma sát), thì cần đơn giản hóa ở mức độ nhất định� Tuy nhiên, mô hình này phải mô phỏng được điều kiện thực tế càng nhiều càng tốt, và do đó không nên quá tập trung vào đơn giản hóa� Ước tính việc xây dựng toàn bộ mô hình sẽ mất 6-10 tháng với sự điều hành của 1-2 kỹ sư thiết kế mô hình số có kinh nghiệm�

Đánh giá các giải pháp lựa chọn thiết kế hành lang thoát lũ

Như đã thảo luận ở trên, nước không chảy tự động, nếu không bổ sung thêm các giải pháp công trình cho hành lang thoát lũ� Kết quả tính toán thủy văn cơ bản trong Phần 6�1� cho thấy việc mở rộng thêm, chẳng hạn thêm một nhánh nối vùng Đông Bắc có thể giúp (i) kiểm soát dòng chảy từ sông Hậu thuộc khu vực phía đông hành lang thoát lũ; và ii) hạn chế rủi ro lũ lụt ở thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ� Cần tăng cường đánh giá tác động và các giải pháp lựa chọn trong nghiên cứu khả thi đầy đủ� Việc xây dựng mô hình số có thể tạo ra góc nhìn rõ hơn về vấn đề này�

Đánh giá việc nâng cấp đập cao su

Hiện nay, 2 đập cao su tại Kênh Vĩnh Tế là đập kiểm soát dòng chảy duy nhất đổ vào hành lang thoát lũ� Mặc dù 2 đập này không nằm trong đề xuất kỹ thuật của tiểu dự án 1, nhưng cần cân nhắc các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của các đập cao su này (chẳng hạn hạ thấp đỉnh đập hoặc mở rộng đập)� Nếu không nâng cấp đập này, tiểu dự án sẽ phải xem xét lại� Mô hình này nên chạy nhiều kịch bản khác nhau nhằm đưa ra một phiên bản cập nhật mô hình đập có công suất thoát lũ tăng tối đa�

Đánh giá nhánh thoát lũ thứ hai

Đề xuất nhánh thoát lũ thứ hai ở phía đông bắc hành lang thoát lũ� Nghiên cứu khả thi này cần khai thác các giải pháp kỹ thuật cho thiết kế và xem xét liệu giải pháp đó có phù hợp xét trên quan điểm thủy văn� Cần nhánh thứ 2 này để đánh giá hành lang thoát lũ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạn chế rủi ro lũ lụt ở các vùng nông thôn phía đông bắc hành lang thoát lũ và tại thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ� Nghiên cứu khả thi này cần đánh giá lưu lượng xả qua nhánh thoát lũ thứ hai đổ vào

55Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

hành lang thoát lũ và các tác động tương ứng tại khu vực này� Vì lượng nước mưa là đầu vào lớn, nên mô hình này phải kết hợp với mô hình thoát nước mưa�

Xác định chu kỳ lặp lại /mức lũ thiết kế

Nghiên cứu khả thi cần xác định chu kỳ lặp lại và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện lũ, để từ đó thiết kế hành lang thoát lũ phù hợp� Việc này làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy, chiều sâu ngập nước và thông số và số lượng các biện pháp kiểm soát lũ� Cần đánh giá lượng nước và mực nước với các chu kỳ lặp lại khác nhau khi xảy ra các hiện tượng cực đoan� Lần nữa, mô hình này sẽ cung cấp những góc nhìn quan trọng�

Xác định mực nước tại tỉnh Kiên Giang

Việc xây dựng mô hình cơ bản trong phần đánh giá tiền khả thi cho thấy mực nước trong hành lang thoát lũ thuộc tỉnh Kiên Giang ước tính đạt mức thấp� Tại thời điểm này, có thể dự đoán chỉ khi xảy ra các hiện tượng cực đoan với chu kỳ lặp lại 50 năm thì mới gây ra lượng nước lớn tại khu vực này� Tuy nhiên, dự đoán này cần phải xác nhận trong nghiên cứu khả thi đầy đủ và nằm trong xây dựng mô hình�

6�3�2 Khuyến nghị cho các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp

Đánh giá thủy văn rừng Tràm Trà Sư

Rừng Trà Sư đóng vai trò quan trọng trong điều tiết dòng chảy trong hành lang thoát lũ� Về mặt lý thuyết, rừng có thể có chức năng trữ nước và do đó làm suy giảm dòng chảy dưới hạ lưu hoặc xả nước vào mùa khô� Đồng thời, cần đảm bảo giữ đủ mực nước trong rừng nhằm bảo vệ hệ sinh thái nguyên vẹn và phòng chống cháy rừng� Các giải pháp công trình theo đề xuất, như nạo vét kênh, xây cửa cống và xây cầu, ảnh hưởng đến hệ thống phức tạp này� Do đó, cần có công tác quản lý nước hợp lý� Kết quả là, cần đánh giá thêm hệ thống thủy văn trong nghiên cứu khả thi đầy đủ�

Đánh giá tác động môi trường của các giải pháp công trình

Các giải pháp công trình theo đề xuất rất có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng Tràm� Ảnh hưởng tương tự cũng có thể xảy ra đối với đề xuất tăng cường du lịch sinh thái� Tuy nhiên, quy định ESMF của Ngân hàng Thế giới có bao gồm Đánh giá Tác động Môi trường thuộc phần thực hiện dự án�

Đánh giá công tác phòng chống cháy rừng dựa vào cộng đồng

Công tác phòng chống cháy rừng dựa vào cộng đồng có thể là một giải pháp cần tăng cường xem xét trong nghiên cứu khả thi đầy đủ� Cần đánh giá cộng đồng nào được hưởng lợi và bằng cách nào� Cần xác định cơ cấu thể chế, gồm vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan�

6.3.3 Khuyến nghị khác

Các mô hình sinh kế thay thế

Cần ưu tiên cụ thể hóa các giải pháp sinh kế trong nghiên cứu khả thi đầy đủ� Cần xác

56 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

định thêm các hệ thống canh tác nhằm tạo điều kiện chuyển đổi các mô hình sinh kế thích ứng tốt hơn đối với các điều kiện môi trường thay đổi và bị nhân lên do biến đổi khí hậu� Chẳng hạn, 3 vụ lúa có vẻ như không mang lại lợi nhuận và không có tính bền vững nữa� Cần lưu ý rằng việc xác định các hệ thống canh tác thay thế không nên chỉ giới hạn ở các vấn đề nông học/kỹ thuật mà cần xem xét rõ: (i) có chính sách và chiến lược phù hợp; (ii) xác định các trở ngại, rào cản (chẳng hạn khả năng tiếp cận công nghệ, khả năng tiếp cận đầu vào, khả năng tiếp cận tài chính); (iii) tăng cường các mối liên kết giữa nghiên cứu – dịch vụ khuyến nông – người nông dân; (iv) tăng cường năng lực cho các cán bộ khuyến nông; (v) tăng cường năng lực cho nhóm hộ/hợp tác xã; (vi) khả năng tiếp cận thị trường/lồng ghép vào chuỗi giá trị�

Phân tích kinh tế và tài chính

Phân tích kinh tế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu này cho thấy khả năng lợi nhuận của tiểu dự án 1 không tự động được bảo đảm� Do đó nó phải là yếu tố trọng tâm của nghiên cứu khả thi đầy đủ� Đặc biệt đối với tiểu dự án 1, không nên tiến hành phân tích kinh tế sau khi mọi việc đã hoàn thành, chẳng hạn như sau khi đã hoàn tất thiết kế dự án thực tế, mà nên tiến hành phân tích kinh tế như là một yếu tố lồng ghép vào quá trình xây dựng dự án� Bằng cách đó, việc phân tích kinh tế có thể giúp lựa chọn các giải pháp phù hợp đồng thời giúp cụ thể hóa vị trí và thiết kế của các giải pháp công trình� Cũng cần lưu ý, cụ thể đối với phân tích này vì vẫn chưa xác định cụ thể được các giải pháp, nên chi phí được ước tính bằng các số liệu tương đối� Cụ thể hóa thiết kế hành lang thoát lũ cũng sẽ giúp tính toán được chính xác chi phí và lợi ích trong phân tích này� Bảng 9 tóm tắt những khuyến nghị và hoạt động được xác định ở phần trên�

Hoạt động Mục đích/mục tiêu chính

Thủy văn và các biện pháp công trình cho quản lý lũ và quản lý nước.

Xây dựng mô hình thủy lực y Yêu cầu cơ bản để xây dựng khái niệm và thiết kế hành lang thoát lũ (do còn hiểu biết hạn chế về thủy văn tại khu vực dự án)

Đánh giá các giải pháp thiết kế hành lang thoát lũ

y Đảm bảo xả lũ từ các vùng dễ bị ngập lụt (Tứ Giác Long Xuyên, thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ) vào hành lang thoát lũ�

Đánh giá việc nâng cấp 2 đập cao su

y Đánh giá tác động của việc nâng cấp đối với dòng chảy và mực nước trong hành lang thoát lũ (hiện nay đây là công trình duy nhất kiểm soát dòng chảy vào hành lang thoát lũ)

Đánh giá nhánh thoát lũ thứ hai

y Xem xét các giải pháp kỹ thuật đối với thiết kế và xem xét liệu giải pháp này có phù hợp từ quan điểm thủy văn (yếu tố quan trọng cho các vùng Đông Bắc dễ bị lũ lụt)

Xác định chu kỳ lặp lại / mức lũ thiết kế

y Đánh giá các sự kiện lũ (mức độ nghiêm trọng của các đợt lũ) để xác định thiết kế hành lang thoát lũ phù hợp

Xác định mực nước tại tỉnh Kiên Giang

y Tăng cường đánh giá lợi ích của tỉnh Kiên Giang (về quản lý lũ và các tác động thứ cấp)

57Đánh giá kỹ thuật và tài chính các giải pháp đề xuất

Các giải pháp liên quan đến lâm nghiệp

Đánh giá thủy văn rừng Tràm Trà Sư

Đảm bảo chức năng điều tiết của rừng

Đánh giá tác động môi trường của các giải pháp công trình

Hạn chế và giảm nhẹ các rủi ro môi trường từ các đề xuất giải pháp công trình và du lịch sinh thái

Đánh giá công tác phòng chống cháy rừng dựa vào cộng đồng

Giúp thành lập cơ cấu thể chế và chia sẻ lợi ích phù hợp

Khác

Các giải pháp sinh kế y Đánh giá: (i) khung chính sách và chiến lược phù hợp; (ii) xác định các trở ngại, rào cản (chẳng hạn khả năng tiếp cận công nghệ, khả năng tiếp cận đầu vào, khả năng tiếp cận tài chính); (iii) tăng cường các mối liên kết giữa nghiên cứu – dịch vụ khuyến nông – người nông dân; (iv) tăng cường năng lực cho các cán bộ khuyến nông; (v) tăng cường năng lực cho nhóm hộ/hợp tác xã; (vi) khả năng tiếp cận thị trường/lồng ghép vào chuỗi giá trị�

Phân tích kinh tế và tài chính

y Giúp xây dựng khái niệm và thiết kế hành lang thoát lũ đề xuất và đảm bảo tỷ lệ chi phí và lợi ích hợp lý

Bảng 9: Các hoạt động cần tiến hành trong nghiên cứu khả thi toàn diện

58 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

7. KẾT LUẬN

Tiểu dự án 1 thuộc Dự án vốn vay WB-9 “Nâng cao khả năng Thoát lũ và Thích ứng Biến đổi Khí hậu vùng Tứ giác Long Xuyên” do Ngân hàng Thế giới tài trợ vẫn đang trong giai đoạn xây dựng khái niệm ban đầu� Ý tưởng cơ bản là hành lang thoát lũ đóng vai trò như một khu vực tiêu lũ nhằm hạn chế rủi ro lũ lụt cho các khu vực lân cận đồng thời từ đó điều chỉnh sử dụng đất trong và ngoài hành lang thoát lũ� Ý tưởng này là có tính sáng tạo và nhìn chung hợp lý về mặt kỹ thuật�

Tuy nhiên, việc hiểu rõ hơn tính chất thủy lực cơ bản của vùng dự án là điều kiện tiên quyết để xác định thiết kế hành lang thoát lũ phù hợp� Ý tưởng của tiểu dự án 1 hiện không cho thấy có sự đảm bảo chắc chắn rằng lượng nước từ các khu vực dễ bị ngập lụt sẽ chảy vào hành lang thoát lũ� Cần có thêm các giải pháp công trình như mở thêm nhánh thoát lũ thứ 2 ở phía đông bắc, mở rộng và nâng cấp hệ thống kênh, và hệ thống cống cho phép hành lang thoát lũ thực hiện đầy đủ chức năng của một khu vực tiêu lũ� Ngoài ra do độ dốc trong hành lang thoát lũ thấp, nên không thể đảm bảo nước ở hướng Tây Bắc sẽ tự chảy, nếu không có thêm các giải pháp công trình, và đổ vào Biển Tây� Theo đánh giá sơ bộ, lưu lượng dòng chảy này sẽ không được đảm bảo thậm chí khi xảy ra lũ lụt, nước có thể bị tích tụ lại trong hành lang thoát lũ�

Dự đoán lợi ích của tỉnh Kiên Giang, cả về quản lý lũ và lợi ích thứ cấp (như trữ nước) hiện tại chưa rõ� Liên quan đến quản lý lũ, lợi ích duy nhất có thể thấy vào thời điểm này là giảm mực nước trên kênh Vĩnh Tế� Tuy nhiên, dự đoán tác động không đáng kể căn cứ vào thực tế tình trạng ngập lụt của kênh Vĩnh Tế không gây ra rủi ro lớn nào cho tỉnh� Vì dự đoán chỉ khi xảy ra các sự kiện lũ cực đoan thì nước ngọt mới tới tỉnh Kiên Giang, các khoản đầu tư vào việc trữ nước dường như không mang lại lợi nhuận� Tuy nhiên, khía cạnh này phải được phân tích tiếp tục trong nghiên cứu khả thi toàn diện� Kết quả ban đầu cũng đưa ra kết kết luận mục tiêu dự án nên tập trung vào quản lý lũ và hỗ trợ chuyển đổi sinh kế giúp người dân “chung sống với lũ” hơn là tập trung quá nhiều vào các lợi ích khác, như trữ nước� Chỉ với nhánh thoát lũ bổ sung ở phía Đông Bắc, hành lang thoát lũ mới có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ lũ lụt ở thành phố Long Xuyên và Cần Thơ�

Một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng đến phê duyệt cuối cùng của tiểu dự án là 2 đập cao su tại kênh Vĩnh Tế� Vì đây là công trình duy nhất kiểm soát đầu vào hành lang thoát lũ, nên tác động của nó cần xem xét khi xây dựng dự án, kể cả khi không được Ngân hàng Thế giới tài trợ� Cần xem xét việc nâng cấp 2 đập nhằm tăng lượng nước thoát vào hành lang thoát lũ để hạn chế hiệu quả tình trạng ngập lụt ở các vùng phía tây hành lang thoát lũ� Nếu đề xuất nâng cấp bị trì hoãn hoặc thậm chí bị từ chối, thì đề xuất tiểu dự án này cũng cần xem xét lại�

Phân tích kinh tế cho thấy tiểu dự án này không tự động hấp dẫn đầu tư trên quan điểm kinh tế� Cần xác định cẩn trọng quy mô, vị trí và thiết kế của các giải pháp công trình cho quản lý lũ và quản lý nước nhằm đảm bảo tỷ lệ chi phí và lợi ích phù hợp�

Tuy nhiên, căn cứ vào tính đúng đắn của ý tưởng ban đầu và khả năng hạn chế đáng kể thiệt hại và mất mát ở những vùng lân cận, báo cáo khuyến nghị cần đánh giá thêm ý tưởng và thiết kế của hành lang thoát lũ này� Nghiên cứu khả thi toàn diện cần đặc biệt chú trọng đến các nội dung sau: (i) xây dựng mô hình số thủy văn để phát triển

59Kết luận

khái niệm cơ bản và thiết kế hành lang thoát lũ; (ii) đánh giá các giải pháp thiết kế hành lang thoát lũ, chẳng hạn nhánh thoát lũ bổ sung ở phía đông bắc, nhằm đảm bảo đủ lượng nước xả vào hành lang thoát lũ; (iii) đánh giá việc nâng cấp 2 đập cao su (mặc dù việc nâng cấp này chưa được Ngân hàng Thế giới tài trợ) vì hiện nay đó là công trình duy nhất có tác động lớn đến mực nước; (iv) đánh giá dòng nhận nước có kiểm soát để thoát lũ cho các vùng lân cận ở phía đông bắc; (iv) xác định chu kỳ lặp lại / mức lũ thiết kế từ đó xây dựng hành lang thoát lũ phù hợp (vi) xác định mực nước ở Kiên Giang (xem phần trên) ; (vii) đánh giá thủy văn của rừng tràm Trà Sư nhằm đảm bảo chức năng điều tiết của rừng; (viii) đánh giá các mô hình đồng quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong rừng Trà Sư (công tác phòng chống cháy rừng); (ix) cụ thể hóa hỗ trợ chuyển đổi các giải pháp sinh kế thay thế; và (x) phân tích kinh tế và tài chính cho phép xây dựng thiết kế hợp lý và tỷ lệ chi phí và lợi ích phù hợp� Trong danh mục các hoạt động đề xuất cần tiến hành trong nghiên cứu khả thi đầy đủ, cần lưu ý có thể tiến hành hầu hết các phân tích và đánh giá dựa vào mô hình thủy văn số theo đề xuất� Phạm vi và khung thời gian thực hiện các bước yêu cầu này có vẻ hợp lý căn cứ vào mức độ phức tạp kỹ thuật và tính nhạy cảm chính trị của đề xuất tiểu dự án�

60 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

8� TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahmed, N�, Bunting, S�W�, Rahman, S�, & Garforth, C�J� (2013)� Các chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho mô hình nuôi tôm-cá-lúa kết hợp ở Bangladesh nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi xã hội-sinh thái, Báo cáo tổng kết hoạt động nuôi trồng thủy sản, 6(1)�

AN, T� D�, TSUJIMURA, M�, PHU, V� L�; KAWACHI, A�, HA, D� T� (2014): Đặc tính hóa học của nước mặt và nước ngầm trong lưu vực ven biển, Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam: p� 731�716, Đại học Kyoto�

Beverley R� Clarkson, Anne-Gaelle E� Ausseil, Philippe Gerbeaux� 2015� CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC� Viện nghiên cứu Landcare, New Zealand

Brunier, G�, Anthony, E� J�, Goichot, M�, Provansal, M�, Dussouillez, P� (2014): Những thay đổi hình thái gần đây của sông Mekong và sông Hậu, Đồng bằng sông Mekong: Tác động rõ rệt của tình trạng khai thác lòng sông và bất ổn vùng đồng bằng: Trang dòng 182

Carter, V� 1998� Các khía cạnh kỹ thuật của vùng đất ngập nước: Đặc điểm thủy văn vùng đất ngập nước, Chất lượng nước, vàcác chức năng đi kèm� Báo cáo quốc gia tóm tắt về Tài nguyên đất ngập nước� Trung tâm khảo sát Địa chất và Cấp nước của Hoa Kỳ, Trang 2425�

DHI và HDR (2015): Study on the Impacts of Mainstream Hydropower on the Mekong River� Final Report prepared for the Ministry of Natural Resources and Environment�

Dinh et al� (2012): Tác động của BĐKH đối với các rủi ro lũ lụt, dễ bị tổn thương của vùng Tứ Giác Long Xuyên ở Đồng bằng Sông Cửu Log trên Tạp chí Quốc tế về Quản lý Lưu vực sông: p� 103�

Erwin K (2009) Vùng đất ngập nước và biến đổi khí hậu toàn cầu: vai trò phục hồi vùng đất ngập nước trong một thế giới thay đổi� Quản lý Sinh thái Vùng đất ngập nước 17(1):71–84� doi:10�1007/s11273-008-9119-1

GIZ, (2014)� Quản lý nước và thích ứng với BĐKH của An Giang: nghiên cứu phạm vi kinh tế, xem: http://daln�gov�vn/r/files//ICMP-CCCEP/tai_lieu/Document/An-Gi-ang/Cost-benefit-analysis---Floating-Rice�pdf�

ICMP (2015): Hỗ trợ nhân rộng mô hình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) trên Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam� Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH, 6/2015�

Irving AD, Connell SD, Russell BD (2011) Phục hồi các loài thực vật ven biển nhằm cải thiện khả năng lưu trữ carbon toàn cầu: những thành tựu đạt được� PLoS One 6(3):e18311

Joffre, O� & Bosma, R� (2009)� Loại hình nuôi tôm ở Bạc Liêu, đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng thống kê đa biến, Các hệ sinh thái Nông nghiệp & Môi trường, xem tại: https://www�researchgate�net/publication/222417908�

Lanh, D� T� et al (2005) Nghiên cứu về sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và dòng chảy

61Tài liệu tham khảo

môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếng Việt)� Dự án WRSI của Danida�

MRC [Ủy ban sông Mekong] (2005) Tổng quan về chế độ thủy văn của lưu vực sông Mekong� Ủy ban sông Mê Kông, Vientiane,73 pp

Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ NOAA, 2014� Hấp thu Carbon 101

Nguyen, K�V� (2015)� So sánh chi phí và lợi ích của các hệ thống canh tác lúa nổi và canh tác lúa thâm canh tại đồng bằng sông Cửu Long, xem: https://www�researchgate�net/publication/283655293�

Nguyen, Q� M� (2000): Tình hình lũ lụt đồng bằng sông cửu Long trong quá khứ và hiện tại (trực tuyến)� Xem: http://info�mrcmekong�org/assets/midocs/0001642-environ-ment-mekong-delta-floods-in-the-past-and-present�pdf (20�4�2016)�

Nguyen, X� H� (2006): Báo cáo về quản lý lũ và giảm nhẹ thiên tai tại đồng bằng sông cửu long: p� 3, 5f, 7f, thành phố HCM�

Roberts, J�, Young B and Marston F�, 2000� ‘Ước tính nhu cầu nước cho cây trồng của vùng đất ngập nước lũ’� Trang 04/00�

VIỆN KHTLMN (2010) Báo cáo về theo dõi và giám sát đồng bằng sông Cửu Long năm 2010� Các chương trình điều tra cơ bản năm 2010

Smith, W� (2013)� Nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội cho việc tham gia của các nhà tài trợ, báo cáo ODI, xem: https://www�odi�org/sites/odi�org�uk/files/odi-assets/publications-opinion-files/9060�pdf�

TEEB 2013� Tính kinh tế của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học cho nước và đất ngập nước� London bà Brussel, Viện Chính sách Môi trường Châu Âu (IEEP) và Ban Thư ký Ramsar, 78p

Thao, D� N� et al� (2014): Thiên tai ven biển và Biến đổi Khí hậu tại Việt Nam, Elsevier� ISBN: 978-0-12-800007-6� Japan

Thu, P� M� (2006): Vùng cửa sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long (trực tuyến)� Xem: http://nest�su�se/mnode/Asia/Vietnam/hau/haubud�htm (11�4�2016)�

Tonneijck, M�, Van Halsema, G�, Dirks, F�, & Fiselier, J� (2016)� Dự án tổng hợp Phục hồi Khí hậu và Sinh kế bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long

Tran, D�B�, Dargusch, P�, Moss, P�, Hoang, T�V�, 2015, � Đánh giá trữ lượng carbon và khả năng chịu nhiễm mặn của rừng Tràm bị suy thoái tại Miền Nam Việt Nam

Tri V� K�, Nghia, P� D�, Kiem, L� V� (2006) Dự báo tác động của thượng nguồn đối với ngưỡng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam� Trong: Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai về phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông� Phnom Penh, 16–18/9/2006

Tri, V� K� (2012): Hệ thống cơ sở hạ tầng thủy văn và thủy lực ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam� Trong:Renaud, F�G�, Kuenzer, C� (Eds�): Hệ thống đồng bằng sông Cửu Long –Phân tích liên ngành một vùng đồng bằng sông cửu long� Springer�

62 Quản lý nước ở vùng thượng nguồn ĐBSCL

Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng (2011): Đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước: p� 8, 15 (trực tuyến)� xem: http://nguy-enthanhmy�com/courses/GOOD-Mekong-Water-Resource-2011�pdf (11�4�2016)�

VO, T� D� & HUYNH, V� K� (2015): Nhu cầu hộ gia đình cung cấp nguồn nước ngầm sạch cho vùng đồng bằng sông cửu long, Việt Nam: p� 3ff, trong: năng lượng tái tạo: năng lượng gió, nước, năng lượng mặt trời�

Wade, D�, J� Ewel, and R� Hofstetter� 1980� Cháy trong các hệ sinh thái Florida ở phía Nam� Cục phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Báo cáo Kỹ thuật SE-17� Trạm Thí nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam, Asheville, NC� 125 p

63Tài liệu tham khảo

In ấn

Cơ quan xuất bản

Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở chính Bonn and Eschborn, GermanyChương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP)Phòng K1A, Số14 Thụy Khuê, Tây HồHà Nội, Việt Nam www.giz.de/en/worldwide/357.html [email protected]

Xuất bảnTháng 7 - 2016

Thiết kế và trình bàyChương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP)

Bản quyền sử dụng ảnh

Biên tậpLý Minh Đăng, Severin Peters

Soạn thảoJohannes Wölcke, Thorsten Albers, Max Roth, Miriam Vorlaufer, Annika Korte

Với sự đóng góp củaTS. Nguyễn Nghĩa Hùng (Giám đốc Trung tâm Phát triển Kỹ thuật và Hạ tầng Nông thôn, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam), TS. Hồ Đắc Thái Hoàng (Phó giám đốc Viện TNMT, Đại học Huế), TS. Đặng Thanh Lâm (Phó viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam), TS. Phạm Trọng Thịnh (Giám đốc, Phân viện Điều tra và Quy hoạch rừng), và TS. Đinh Công Sản (Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chỉnh trị sông và Phòng chống thiên tai, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam).

GIZ chịu trách nhiệm về nội dung ấn phẩm này

Đại diện choBộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ)