Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

35
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016 ĐỀ ÁN Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I. Sự cần thiết xây dựng Đề án Kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như mỗi địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng phải được đầu tư đồng bộ và hiện đại thì nền kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng bộ với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, vì vậy việc xây dựng Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị là hết sức cần thiết. II. Cơ sở pháp lý - Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam; - Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”;

Transcript of Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

Page 1: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH QUẢNG NGÃI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

ĐỀ ÁNĐầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông,

hạ tầng đô thị

Phần thứ nhấtSỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. Sự cần thiết xây dựng Đề ánKết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị là nền

tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như mỗi địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng phải được đầu tư đồng bộ và hiện đại thì nền kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng bộ với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, vì vậy việc xây dựng Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị là hết sức cần thiết.

II. Cơ sở pháp lý- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt

Nam;- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”;

- Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”;

- Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

- Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Page 2: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

- Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 07/9/2012 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020";

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 23/10/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX;

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XIX về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị;

- Nghị quyết số 19/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 18 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

- Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Phần thứ haiTHỰC TRẠNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Thực trạng kết cấu hạ tầng đến năm 2015Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh

ta đã huy động được nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó, hạ tầng giao thông đã có bước phát triển mạnh, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có bước chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó hạ tầng thủy lợi, ứng phó biến đổi khí hậu, điện, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, văn hóa - thể thao - du lịch, hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp cũng được quan tâm đầu tư nên đã tạo ra diện mạo mới cho tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giảm nhẹ thiên tai, xóa đói giảm nghèo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

1. Hạ tầng giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh là 12.287km1. Trong đó, đã nhựa hóa, cứng hóa: 100% các tuyến quốc lộ (384/384km); 90,3% các tuyến đường tỉnh (362,3/401,3km); 86,6% các tuyến đường đô thị (214,4/247,7km); 64,9% các tuyến đường huyện (886,6/1.365,2km); 51,6% các tuyến đường xã (942,3/1.824,8km); 35,5% các tuyến đường chuyên dùng (94,7/266,5km); 26,3% các tuyến đường thôn, khối phố (821,6/3.120.7km) và 19,5% đường trục chính nội đồng (910/4.678km). Tính trung bình, đã nhựa hóa, cứng hóa được 37,6% tổng chiều dài các tuyến đường2, do đó khối lượng đường đất còn lại cần phải đầu tư xây dựng là 7.667km (12.287km x 62,4%). Cùng với việc đầu tư nâng cấp hệ thống đường bộ, những năm qua tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng bến xe, đến nay đã có 05 bến xe hoạt động, phục vụ tốt cho việc khai thác 82 tuyến vận tải 1 Bao gồm: Quốc lộ; đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường đô thị; đường chuyên dùng; đường thôn, khối phố và đường trục chính nội đồng. Mật độ trung bình đạt 2,39 km/km2 (12.287 km/5.131 km2), cao hơn nhiều so với trung bình chung cả nước là 1,72 km/km2 (570.448km/331.698km2).2 Có rất nhiều tuyến đường được nhựa hóa, cứng hóa cách đây hơn 10 năm nên đến nay đã hư hỏng nặng, mặt đường hẹp, sức chịu tải thấp đang cần vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa.

2

Page 3: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

khách cố định đến 25 tỉnh, thành phố; có 10 tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, bước đầu hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong việc đi lại của nhân dân; tuyến đường sắt Bắc Nam qua địa bàn tỉnh dài 99,86km, với khổ đường sắt rộng 1m; cảng Dung Quất 1 và cảng Sa Kỳ được đầu tư nâng cấp đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách; đã kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp cảng hàng không Chu Lai để tiếp nhận được máy bay Airbus A320, A321, đồng thời phối hợp với tỉnh Quảng Nam kêu gọi các hãng hàng không khai thác hàng ngày các đường bay từ Chu Lai đi thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Buôn Ma Thuột và ngược lại với tần suất 20 chuyến/tuần nên đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của doanh nghiệp và người dân.

2. Hạ tầng đô thị: Đến nay một số đô thị trên địa bàn tỉnh đã đạt được các tiêu chí về hạ tầng trong bộ tiêu chí phân loại đô thị, cụ thể: Thành phố Quảng Ngãi đã được công nhận là đô thị loại II, thị trấn Đức Phổ đã được công nhận là đô thị loại IV, thị trấn Ba Tơ, trung tâm huyện lỵ Minh Long, trung tâm huyện lỵ Lý Sơn, đô thị Vạn Tường đã được công nhận là đô thị loại V; thị trấn Di Lăng, Châu Ổ, Sông Vệ, La Hà, Mộ Đức, Trà Xuân, Chợ Chùa đạt tiêu chí đô thị loại V và các trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh, Sơn Tây, Tây Trà đang từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng để hình thành đô thị trung tâm huyện lỵ.

3. Hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 01 khu kinh tế, 04 khu công nghiệp3 và 15 cụm công nghiệp được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong 20 cụm công nghiệp được quy hoạch. Các công trình hạ tầng thiết yếu4 tại Khu kinh tế Dung Quất và 02 Khu công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Phú được xây dựng tương đối đồng bộ nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư5; bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh các địa phương cũng nỗ lực đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho việc hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh6.

4. Hạ tầng thủy lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu: Trên địa bàn tỉnh có 700 công trình thủy lợi phục vụ tưới7, với tổng năng lực tưới theo thiết kế là 89.357,9ha, trong đó năng lực khai thác tưới thực tế là 57.399,7ha, đạt 64,24%

3 Trong đó có 02 khu công nghiệp đang hoạt động (Tịnh Phong và Quảng Phú), 01 khu công nghiệp chưa hoạt động (Phổ Phong) và 01 khu công nghiệp mới được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào mạng lưới KCN (Đồng Dinh).4 Đường giao thông, điện chiếu sáng, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, ...5 Khu kinh tế Dung Quất có 80/122 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đi vào hoạt động với tổng vốn thực hiện 5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động; khu công nghiệp Tịnh Phong đã lấp đầy 80% diện tích; khu công nghiệp Quảng Phú đã lấp đầy 100% diện tích; đặc biệt, trong thời gian qua tỉnh đã tích cực kêu gọi, hỗ trợ cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hình thành giai đoạn 1 của Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, tạo động lực và xu hướng mới cho việc đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.6 Tiêu biểu như: Cụm công nghiệp La Hà (huyện Tư Nghĩa), cụm công nghiệp Đồng Dinh (huyện Nghĩa Hành), cụm công nghiệp Đồng Làng, Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ), cụm công nghiệp Bình Nguyên (huyện Bình Sơn), ...7 Gồm: 121 hồ chứa nước, 454 đập dâng, 05 đập ngăn mặn và 120 trạm bơm.

3

Page 4: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

so với thiết kế; tổng số chiều dài hệ thống kênh mương thủy lợi là 4.658km8, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương (toàn hệ thống) đạt 38%; toàn tỉnh có 103.004m đê sông, đê biển và đê cửa sông; 39.980,9m kè lát mái và 4.585,5m mỏ hàn.

5. Hạ tầng cung cấp điện: Trên địa bàn tỉnh hầu hết sử dụng điện lưới quốc gia; hiện có 06 nhà máy thủy điện đang hoạt động, với tổng công suất là 159,6MW9; khu kinh tế Dung Quất có 01 nhà máy phát điện diesel với 4 tổ máy có tổng công suất là 108MW, thường xuyên hoạt động phục vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất; thành phố Quảng Ngãi có 02 tổ máy phát điện diesel với công suất 4.200kW, huyện Lý Sơn có 09 tổ máy phát điện diesel với công suất 5.564kW, các tổ máy này không vận hành, dùng để dự phòng khi hệ thống điện quốc gia có sự cố; điện lưới quốc gia đã được đưa đến đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm; tính đến tháng 6 năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài đường dây tải điện thuộc lưới truyền tải là 376km10; chiều dài đường dây thuộc lưới phân phối trung áp là 2.392,8km11; đường dây hạ thế dài 2.866km; cáp ngầm trung áp dài 49,9km; cáp ngầm hạ áp dài 12,5km; trên địa bàn tỉnh có 01 trạm 500kV, 03 trạm 220kV, 08 trạm 110kV, 06 trạm trung gian 35kV, 04 trạm nâng áp và 2.415 trạm phân phối; có 6.996 công tơ ba pha và 328.263 công tơ một pha; toàn tỉnh có 184/184 xã có điện (trong đó xã An Bình, huyện Lý Sơn dùng điện năng lượng mặt trời); tỷ lệ hộ được cấp điện đạt 98,6% (328.263/332.841 hộ).

6. Hạ tầng thương mại, chợ, cửa hàng, siêu thị được đầu tư, nâng cấp hình thành mạng lưới phân phối hàng hóa rộng khắp các vùng. Đến nay, toàn tỉnh có 161 chợ và 07 siêu thị12.

7. Hạ tầng thông tin: Hạ tầng viễn thông đã được đầu tư đến trung tâm của 183 xã, phường, thị trấn (trừ xã An Bình, huyện Lý Sơn); 99% khu dân cư có sóng thông tin di động; 99% số xã có thư báo đến trong ngày; tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại đạt 94%, tỷ lệ người sử dụng internet (quy đổi) đạt 55%; hạ tầng truyền dẫn sóng phát thanh, truyền hình được mở rộng, đến năm 2015 có 85% số hộ gia đình tiếp cận được thông tin qua các phương tiện thông tin và truyền thông; hạ tầng công nghệ thông tin cũng được quan tâm đầu tư nên đã phục vụ tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý của các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhất là ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, cung cấp thông tin qua cổng thông tin điện tử, ...

8. Hạ tầng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ- Về giáo dục - đào tạo: Trên địa bàn tỉnh có 01 trường Chính trị và 14

Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố; 01 trường Quân sự địa phương; 03 trường Đại học; 06 trường Cao đẳng; 02 trường Trung cấp; 14 Trung tâm Dạy nghề Giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện, thành

8 Trong đó: Kênh mương chính dài 761,0km, kênh cấp 1, 2, 3 dài 701,0km và kênh nội đồng dài 3.196,0km.9 Gồm có: Cà Đú, Hà Nang, Nước Trong, Sông Riềng, Đăkđrinh, Huy Măng.10 Trong đó: đường dây 500kV dài 90,3km, đường dây 220kV dài 121,7km và đường dây 110kV dài 164km.11 Trong đó: đường dây 35kV dài 116,6km, đường dây 22kV dài 2.276,2km.12 Gồm: 02 chợ hạng I, 10 chợ hạng II, 128 chợ hạng III, 21 chợ chưa đủ điều kiện xếp hạng, 02 siêu thị hạng I và 05 siêu thị hạng III.

4

Page 5: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

phố13; 39 trường Trung học phổ thông và 3 trường Trung học phổ thông ngoài công lập14; 168 trường Trung học cơ sở15; 217 trường Tiểu học16; 208 trường Mầm non17; đến cuối năm 2015, có 309/362 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 48,89%18.

- Về khoa học - công nghệ: Trên địa bàn tỉnh có 87/200 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN; tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất công nghệ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đạt 59,6%.

9. Hạ tầng y tế: Đến nay đã có 09 bệnh viện đa khoa, 03 bệnh viện chuyên ngành19; 07 trung tâm y tế cấp huyện20; 06 trung tâm y tế dự phòng21; 09 trung tâm chuyên ngành và 02 chi cục22; 183 xã, phường, thị trấn có trạm y tế.

10. Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch:- Thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư, hoàn thiện, toàn tỉnh đã có

624/1.116 thôn, tổ dân phố có điểm sinh hoạt cộng đồng và 36/184 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại địa phương và phục vụ tốt hơn nhu cầu hội, họp trên từng địa bàn; nhiều di tích lịch sử được bảo quản, trùng tu, phục hồi, như: Điện Trường Bà (huyện Trà Bồng), Đền thờ An Hải (huyện Lý Sơn), Đền thờ Trương Định (thành phố Quảng Ngãi), khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (huyện Mộ Đức), di tích khởi nghĩa Ba Tơ, ...

- Các công trình phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao được nhà nước lập quy hoạch, đầu tư những công trình ít có khả năng sinh lợi; bên cạnh đó việc xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao đã được đầu tư mạnh, nhất là khu vực đô thị như: Sân bóng đá mini, sân tennis, các phòng tập thể dục, ... ; nhờ sự quan tâm của nhà nước trong việc lập quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu, cùng với sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư, đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu du lịch như: Khu du lịch Sa Huỳnh, Mỹ Khê, Thiên Đàng, Thác Trắng, ...

13 Đại học Phạm Văn Đồng, Đại học Tài chính - Kế toán, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh phân hiệu miền Trung; Cao đẳng Nghề cơ giới Quảng Ngãi, Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc - Quảng Ngãi, Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi, Cao đẳng Công thương TP Hồ Chí Minh - cơ sở Quảng Ngãi, Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất, Cao đẳng y tế Đặng Thùy Trâm; Trung cấp nghề tỉnh Quảng Ngãi, Trung cấp nghề Đức Phổ.14 Trong đó: có 1.019 phòng học, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 96,46%; 155 phòng bộ môn, có 27 phòng chưa đạt tiêu chuẩn và tỷ lệ kiên cố hóa đạt 96,13%; có 113 phòng phục vụ học tập, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 96,13%.15 Trong đó: có 1.837 phòng học, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 81,98%; 428 phòng bộ môn, có 253 phòng chưa đạt tiêu chuẩn và tỷ lệ kiên cố hóa đạt 73,27%; có 364 phòng phục vụ học tập, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 67,85%.16 Trong đó: có 3.255 phòng học, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 65,13%; 674 phòng phục vụ học tập, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 61,57%.17 Trong đó: có 1.629 phòng học, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 27,3%.18 Trong đó, có 51/208 trường mầm non, đạt 24,6%; 141/217 trường tiểu học, đạt 65%; 99/168 trường THCS, đạt 58,93%; 18/39 trường THPT, đạt 46,2%.19 BVĐK: Tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa, huyện Nghĩa Hành, Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ), huyện Mộ Đức, Dung Quất và Lao, Tâm thần, Y học cổ truyền.20 TTYT: Minh Long, Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng và Lý Sơn.21 TTYTDP: Tỉnh Quảng Ngãi, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi.22 TT: Phòng chống phong - da liễu; nội tiết; sót rét; mắt; chăm sóc sức khỏe sinh sản; truyền thông dân số; kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; giám định y khoa; phòng chosonh HIV/AIDS và chi cục: Dân số, kế hoạch hóa gia đình; an toàn vệ sinh thực phẩm.

5

Page 6: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

II. Kết quả đầu tư xây dựng giai đoạn 2010 - 2015

1. Về ban hành cơ chế chính sách đầu tư xây dựng- Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh ban hành

Quy định về một số chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi.

- Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND.

- Quyết định số 341/QĐ-UBND, ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh Quy định cơ chế hỗ trợ ximăng để xây dựng đường giao thông nông thôn, thực hiện Chương mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 - 2015.

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình dự án đầu tư trong Khu quy hoạch đô thị mới Vạn Tường thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

2. Kết quả đạt được2.1. Hạ tầng giao thông2.1.1. Về công tác quy hoạch: Đã phê duyệt: Quy hoạch phát triển giao

thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết giao thông vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch đấu nối vào các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 24, Quốc lộ 24B, Quốc lộ 24C; Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giai đoạn 2016 - 2025.

2.1.2. Về công tác đầu tư xây dựng- Về bến cảng, sân bay, đường sắt:

+ Hoàn thành việc đầu tư nâng cấp cảng Sa Kỳ, đủ sức tiếp nhận đồng thời 01 tàu khách 200 ghế và 01 tàu hàng có trọng tải 1.000 DWT, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn.

+ Cảng Dung Quất II đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết; cảng Bến Đình đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục công trình được ưu tiên đầu tư từ cơ chế, chính sách phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên, đến nay các dự án này chưa được triển khai thực hiện đầu tư.

+ Về đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai: Đã kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của sân bay Chu Lai; đồng thời phối hợp với tỉnh Quảng Nam, Cảng hàng không Chu Lai xúc tiến việc mở đường bay đi, đến Chu Lai.

+ Về nâng cấp, mở rộng đường sắt đoạn qua địa bàn tỉnh: Đã đầu tư nâng cấp, cải tạo 06 cầu yếu23; đầu tư xây dựng được 05 cầu đường bộ vượt

23 Cầu Cai Thọ/Km907+241; cầu Trà Bồng/Km907+756; cầu Bầu Ấu/Km924+200; cầu Nghĩa An/Km931+452; cầu Sông Vệ/Km941+273; cầu sông Thoa/Km945+560.

6

Page 7: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

đường sắt24 góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa các tuyến quốc lộ với đường sắt.

- Về đường bộ:+ Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:

Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đang tập trung triển khai đầu tư dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2017.

+ Đối với các tuyến Quốc lộ:Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi dài tổng cộng là 126,5km (kể cả

các đoạn tuyến tránh dài 28,5km), đến nay đã đầu tư mở rộng 04 làn xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ được 79,22km, còn lại 17,1km (đoạn Dốc Sỏi - VSIP) đang triển khai công tác bồi thường, GPMB, dự kiến khởi công trong tháng 9/2016.

Quốc lộ 24: Đã cơ bản hoàn thành mở rộng đoạn Km0 - Km8 với quy mô mặt cắt ngang 27m; đã xây dựng mới 06 cầu thuộc nguồn vốn JICA25.

+ Đối với đường tỉnh:Hoàn thành đưa vào sử dụng đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh,

giai đoạn 1 đoạn Mỹ Khê - Trà Khúc (dài 12,3km) và đang tập trung triển khai thi công đoạn Dung Quất - Mỹ Khê; hoàn thành nâng cấp mở rộng đường ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham) giai đoạn 1; hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa tuyến ĐT.623 (Sơn Hà - Sơn Tây); triển khai thi công đường bờ Nam sông Trà Khúc, đoạn Dung Quất - Bình Long (nay là Quốc lộ 24C) và đường Long Môn - Sơn Kỳ.

Ngoài ra, bằng các nguồn vốn có tính chất sự nghiệp đã khôi phục nền, mặt đường bằng bê tông xi măng được 89Km tại những vị trí xung yếu các tuyến đường tỉnh và khắc phục kịp thời các hư hỏng nhỏ góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

+ Đối với đường huyện: Đã đầu tư nhựa hóa, cứng hóa được hơn 576km26. Các tuyến giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã cơ bản được nhựa hóa, cứng hóa; tuy nhiên, vào mùa mưa việc đi lại đối với 08 xã còn gặp nhiều khó khăn27.

+ Đối với đường xã: Đã đầu tư nhựa hóa, cứng hóa được hơn 612km28.+ Đối với đường ngõ, xóm; đường trục chính nội đồng: Đã hỗ trợ 20.253

tấn ximăng cho 33 xã để xây dựng đường giao thông nông thôn, kết quả các xã đã thi công xây dựng được 662 tuyến, với tổng chiều dài là 142km.

- Về đường thủy: Tổ chức công bố đưa tuyến đường thủy nội địa đảo Lớn - đảo Bé và các tuyến trên lòng hồ thủy điện Đăkđrinh đi vào hoạt động theo đúng quy hoạch được duyệt.

- Về hạ tầng bến xe: Đã kêu gọi đầu tư đưa vào sử dụng 01 bến xe khách loại 2 tại thành phố Quảng Ngãi (bến xe Chín Nghĩa) và 01 bến xe khách loại 4 tại huyện Bình Sơn; ngoài ra do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 24 Cầu Ô Sông/QL24C, cầu Km1+418/QL24, cầu Km1109+900/QL1, cầu Km1115+276/QL1, cầu Km1122+800/QL1.25 Gồm cầu: Hố Tối/Km17+358, Suối Loa 1/Km22+427, Suối Loa 2/Km23+200, Nước Ren/Km28+280, Tài Năng/Km29+300 và Sông Liên/Km30+037.26 Trong đó, giai đoạn 2012 - 2015 hơn 461 km; tính đến cuối năm 2015 tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt 64,9%.27 Bao gồm: Ba Thành, Ba Vinh, Ba Điền, Ba Trang, Ba Nam, Ba Khâm thuộc huyện Ba Tơ; Trà Bùi thuộc huyện Trà Bồng; Trà Nham thuộc huyện Tây Trà.28 Trong đó, giai đoạn 2012 – 2015 hơn 490 km; tính đến cuối năm 2015 tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt 51,6%.

7

Page 8: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

Quảng Ngãi mặt bằng bến xe khách tại đường Lê Thánh Tôn bàn giao cho nhà đầu tư xây dựng trung tâm thương mại nên đã tổ chức di dời và đang triển khai xây dựng bến xe mới đạt tiêu chuẩn loại 1 tại khu đô thị Phú Mỹ.

2.2. Hạ tầng đô thị2.2.1. Về công tác quy hoạch: Đã phê duyệt: Quy hoạch xây dựng vùng

tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030; 12 Quy hoạch chung đô thị29; 8 Quy hoạch phân khu đô thị30.

2.2.2. Về công tác đầu tư xây dựng- Thành phố Quảng Ngãi: Đã hoàn thành đưa vào sử dụng các tuyến đường

như: Trường Chinh, Phan Đình Phùng nối dài, Nguyễn Tự Tân, Lê Đại Hành, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Sỹ Liên, Tô Hiến Thành, Cẩm Thành, Cao Bá Quát, nâng cấp mở rộng tuyến đường 623 (đoạn ngã tư Sơn Tịnh cũ - đường sắt Bắc Nam), mở rộng nút giao Bàu Giang và cầu Bàu Giang, sữa chữa cầu Trà Khúc 1; công trình thoát nước Hào Thành kết hợp đường giao thông.

Ngoài ra, thành phố Quảng Ngãi đã đầu tư đưa vào sử dụng 34 tuyến đường với tổng chiều dài là 46,54km, 404 tuyến đường giao thông nông thôn, hẻm phố với tổng chiều dài là 120,5km; đầu tư xây dựng được 2,64km đường dây trung áp, 12,8km đường dây hạ áp, 24km đường dây cấp điện cho các khu dân cư, 14 tuyến điện chiếu sáng công cộng với chiều dài 16,5km (lũy kế có 97 tuyến được đầu tư điện chiếu sáng công cộng, với chiều dài 97,3km), trong đó đã ngầm hóa đường dây được 28 tuyến phố; đã đầu tư được 188 tuyến điện chiếu sáng các đường hẻm, thôn với chiều dài là 69,1km và lắp đặt 13 cụm đèn tín hiệu giao thông; đầu tư được 40 trạm thu, phát sóng (BTS), nâng tổng số trạm trên địa bàn thành phố là 110 trạm; đầu tư 22km đường ống cấp nước cho các khu dân cư, đến cuối năm 2015 tỷ lệ dân số nội thành (8 phường) được cấp nước máy là 74%; cùng với việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật thì hạ tầng xã hội cũng được quan tâm đầu tư như: Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp được 9 cơ quan nhà nước của thành phố, 7 trạm y tế, 6 trung tâm văn hóa, 83 điểm sinh hoạt văn hóa, 9 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 3 trường THCS, 01 chợ đầu mối và đang triển khai xây dựng chợ trung tâm thành phố, thực hiện xã hội hóa xây dựng 23 sân bóng đá nhân tạo, 01 trung tâm văn hóa thể thao tại phường Trần Phú. Thành phố Quảng Ngãi đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh.

- Đô thị các địa phương: Đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng thúc đẩy phát đô thị tại các địa phương như: Đường trung tâm thị trấn Đức Phổ nối dài, đường Quốc lộ 1 - Mỹ Á, Đường Quốc lộ 1 - Phổ Vinh, Quốc lộ 24 đoạn qua đô thị Phổ Phong, tuyến tránh Quốc lộ 1 qua đô thị Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ; đường Trung tâm thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà; 29 Đô thị mới Thạch Trụ huyện Mộ Đức, thị trấn Trà Xuân huyện Trà Bồng, đô thị Minh Long huyện Minh Long, đô thị Tây Trà huyện Tây Trà, thị trấn Mộ Đức huyện Mộ Đức, thị trấn Chợ Chùa huyện Nghĩa Hành, thị trấn Sông Vệ huyện Tư Nghĩa, thị trấn La Hà huyện Tư Nghĩa, thị trấn Châu Ổ huyện Bình Sơn, đô thị Sơn Tây huyện Sơn Tây, đô thị Đức Phổ, thị trấn Ba Tơ.30 Dốc Sỏi huyện Bình Sơn, đô thị Sa Kỳ thành phố Quảng Ngãi, trung tâm đô thị Phổ Phong huyện Đức Phổ, trung tâm đô thị Trà Câu huyện Đức Phổ, khu đô thị - dịch vụ VSIP Quảng Ngãi giai đoạn 1, trung tâm huyện Lý Sơn, trung tâm huyện lỵ huyện Sơn Tịnh (mới), đô thị Sa Huỳnh.

8

Page 9: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

đường Trung tâm thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng; đường trung tâm huyện lỵ Minh Long; đường nội thị trấn Chợ Chùa và đường cầu Bến Đá, huyện Nghĩa Hành; đường trục chính phía Đông trung tâm thị trấn La Hà, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa; đường Quốc lộ 1 - Trường THPT Phạm Văn Đồng - Trường mầm non, Quốc lộ 24 đoạn qua thị trấn Thạch Trụ, tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức; đường Trung tâm huyện lỵ Lý Sơn; kè chống sạt lở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng; kè chống sạt lở sông Trà Bồng, thị trấn Châu Ổ, mở rộng cầu Châu Ổ/QL1, huyện Bình Sơn; khởi công xây dựng đường trung tâm huyện lỵ mới huyện Sơn Tịnh, Sơn Tây; mạng lưới cấp điện đã đầu tư tại các đô thị tương đối hoàn chỉnh; hệ thống chiếu sáng công cộng tại Vạn Tường và Đức Phổ đã được đầu tư tương đối đồng bộ, còn các đô thị còn lại chủ yếu đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng trên các trục đường chính; thu gom xử lý rác thải đã được thực hiện tại các khu dân cư tập trung.

Đến nay, thị trấn Đức Phổ đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV; thị trấn Châu Ổ, đô thị Vạn Tường, thị trấn Di Lăng, thị trấn La Hà, thị trấn Mộ Đức, thị trấn Chợ Chùa, thị trấn Ba Tơ, đô thị Lý Sơn, đô thị Minh Long đạt tiêu chí đô thị loại V và các trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh, Sơn Tây, Tây Trà đang từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng để hình thành đô thị trung tâm huyện lỵ; quy hoạch đô thị Dốc Sỏi đã được phê duyệt.

2.3. Hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

2.3.1. Về công tác quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025; Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết cảng Dung Quất II; UBND tỉnh đã phê duyệt các Quy hoạch: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết xây dựng: Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, Khu công nghiệp Dung Quất II, Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất (điều chỉnh), Khu công nghiệp Quảng Phú, Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa - Bình Phước; Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2.3.2. Về công tác đầu tư xây dựng- Khu kinh tế Dung Quất: Trong những năm qua được sự hỗ trợ của trung

ương, tỉnh đã từng bước đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất kết hợp với phát triển đô thị Vạn Tường. Trong đó, đã đầu tư hoàn thành các dự án như: Xây dựng các tuyến đường trục KCN Dung Quất phía Đông (giai đoạn II), xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư trong KKT Dung Quất, cầu cảng cá Sông Trà Bồng, nâng cấp tuyến đường Dốc Sỏi - Nhà máy đóng tàu Dung Quất, hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải KCN phía Đông Dung Quất. Khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1, với quy mô 600 ha.

Hiện nay, đang triển khai thực hiện đường Bình Long - cảng Dung Quất (giai đoạn 2), đường giao thông trục chính nối Trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, khu dân cư Hải Nam; xây dựng cầu Trà Bồng; đường Trì

9

Page 10: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

Bình - cảng Dung Quất; khởi công dự án Kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu thuyền - đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng.

Ngoài ra, tập trung triển khai các công trình phục vụ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để triển khai xây dựng, nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Sembcorp và các dự án khác để thu hút đầu tư.

- Hạ tầng các khu công nghiệp+ Khu công nghiệp Tịnh Phong: Đã đầu tư cơ sở hạ tầng và cho thuê

được 76,39ha/101,6ha đất công nghiệp (tổng diện tích quy hoạch là 140,72ha); tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đến tháng 10/2015 đạt 184,256 tỷ đồng, bằng 41% nhu cầu vốn đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng (445,862 tỷ đồng).

+ Khu công nghiệp Quảng Phú: Đã đầu tư cơ sở hạ tầng và cho thuê được 67,07ha/73,23ha đất công nghiệp (tổng diện tích quy hoạch là 92,15ha); tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đến tháng 10/2015 đạt 215,777 tỷ đồng, bằng 94% nhu cầu vốn đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng (229,855 tỷ đồng).

- Hạ tầng các cụm công nghiệp: 15/20 cụm công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 24,35 tỷ đồng.

2.4. Hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu2.4.1. Về công tác quy hoạch: Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển

rừng, Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến cửa Đại giai đoạn 2012 - 2020; Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2.4.2. Về công tác đầu tư xây dựng- Hạ tầng thủy lợi: Hoàn thành, đưa vào sử dụng Dự án Phát triển nông

thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung, Tiểu dự án Trà Câu thuộc dự án thủy lợi miền Trung, theo đó, đã kiên cố hoá được 35,6km kênh mương; khôi phục và nâng cấp 07 hồ chứa nước phục vụ tưới cho 846ha31.

Dự án Hồ chứa nước Nước Trong chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, đã triển khai thi công các dự án: Đê kè Hòa Hà32; Dự án tiêu úng, thoát lũ, chống sạt lỡ vùng hạ lưu sông Thoa; Tiểu dự án đập Đức Lợi; dự án cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cảng Sa Kỳ; dự án vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (giai đoạn 2).

- Hạ tầng ứng phó với biển đổi khí hậu: Thực hiện dự án Trồng mới và khôi phục rừng ngập mặn ven biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, triển khai các thủ tục để đầu tư dự án xây dựng hệ thống đê bao nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng khu vực xã Tịnh Kỳ và phía Đông huyện Sơn Tịnh; trồng rừng ngập mặn ven biển các xã Bình Phước, Bình Đông, Bình Dương, huyện Bình Sơn.

2.5. Hạ tầng cung cấp điện

31 Riêng trong giai đoạn 2012 - 2015 đã kiên cố hóa được 326,253km, với tổng kinh phí hơn 547 tỷ đồng.32 Thuộc Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.

10

Page 11: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

2.5.1. Về công tác quy hoạch: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020; Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2020, có xét đến năm 2030.

2.5.2. Về công tác đầu tư xây dựng: Đã hoàn thành 04 dự án thủy điện33 với tổng công suất là 146,3MW. Hoàn thành đưa vào sử dụng dự án cấp điện bằng cáp ngầm cho huyện Lý Sơn với tổng mức đầu tư 652,5 tỷ đồng trong tháng 9/2014; đang triển khai thi công 02 nhà máy thủy điện34 với tổng công suất là 78MW và Nhà máy quang điện mặt trời tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức với công suất 19,2MW.

2.6. Hạ tầng thương mại:2.6.1. Về công tác quy hoạch: Phê duyệt các Quy hoạch: Quy hoạch mạng

lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2015; Quy hoạch phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.

2.6.2. Về công tác đầu tư xây dựng: Đã đầu tư xây dựng 26 chợ35; kêu gọi đầu tư mới 2 siêu thị, nâng tổng số siêu thị trên địa bàn tỉnh là 7 siêu thị, đã khởi công dự án Chợ Quảng Ngãi vào tháng 2/2015.

2.7. Hạ tầng thông tin2.7.1. Về công tác quy hoạch: Phê duyệt các quy hoạch: Quy hoạch phát

triển bưu chính, viễn thông tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; điều chỉnh một số nội dung của Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.

2.7.2. Về công tác đầu tư xây dựng- Hạ tầng bưu chính, viễn thông, internet:

+ Cơ bản đầu tư hoàn thành mạng băng rộng đến 100% các xã, phường trong tỉnh, kết nối internet đến tất cả các trường học; hạ tầng mạng thông tin di động phát triển rộng khắp, mật độ phủ sóng 2G đạt 98% và 3G đạt 75% khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh đảm bảo phủ sóng tốt ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho các cấp chính quyền địa phương và nhân dân.

+ Hệ thống cống bể, cột treo cáp cơ bản đã đáp ứng được các nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân dân (tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp viễn thông còn thấp, chỉ đạt khoảng 8%). Tuyến cáp quang nội tỉnh đang được tăng cường đầu tư đến thôn, xóm; đến nay toàn tỉnh đã đạt 30% thôn có cáp quang.

+ Phát triển hạ tầng viễn thông, internet phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông tin liên lạc của nhân dân: Hạ tầng mạng bưu chính công cộng của tỉnh hiện có 22 bưu cục, 155 điểm bưu điện văn hóa xã, 45 đại lý, điểm

33 Gồm: Sông Riềng 3MW; Nước Trong 16,5MW; Đăkđrinh 125MW và Huy Măng 1,8MW.34 Sơn Tây 18MW, Sơn Trà 1 60MW.35 Trong đó: xây dựng mới 8 chợ; sửa chữa, nâng cấp 18 chợ.

11

Page 12: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

giao dịch; 99% số xã trên địa bàn tỉnh có thư báo đến trong ngày; 67 xã có điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng phục vụ nhân dân (không tính đại lý internet).

- Hạ tầng công nghệ thông tin:+ 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và UBND 14 huyện,

thành phố đều có cổng thông tin thành phần, trang điện tử và tổ chức ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, điều hành tác nghiệp (eOffice) phục vụ có hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành.

+ Hầu hết các cơ quan nhà nước đều có ứng dụng CNTT tại bộ phận “một cửa”. Hiện tại đã triển khai mô hình “một cửa điện tử hiện đại” để cung cấp dịch vụ hành chính công cho tổ chức và công dân ở thành phố Quảng Ngãi, huyện Sơn Hà và huyện Đức Phổ.

- Hạ tầng phát thanh, truyền hình: Hoàn thành dự án Trường quay Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường, củng cố, phát triển hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020”, đã đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống truyền thanh cơ sở ở một số xã của các huyện Ba Tơ, Lý Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng; chuyển toàn bộ hệ thống phát sóng từ băng tần 87-108MHz sang băng tần 54-68Mhz theo đúng quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020; đầu tư thiết bị cho các Đài truyền thanh và phát lại truyền hình các huyện miền núi.

2.8. Hạ tầng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ2.8.1. Về công tác quy hoạch: Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo

dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

2.8.2. Về công tác đầu tư xây dựng- Hạ tầng giáo dục - đào tạo: Đã đầu tư được: 1.976 phòng học các cấp, 316

phòng công vụ cho giáo viên, 14 phòng bộ môn, 24 phòng ở bán trú cho học sinh, 11 nhà hiệu bộ, 12 nhà thi đấu đa năng, 3 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 hội trường và 56 nhà vệ sinh; hoàn thành và đưa vào sử dụng Trường Đại học Phạm Văn Đồng (giai đoạn 1); đầu tư cơ sở vật chất và đưa vào hoạt động Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc - Quảng Ngãi.

Đến cuối năm 2015, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 24,6% (51/208) trường Mầm non, 65% (141/217) trường Tiểu học, 58,93% (99/168) trường THCS và 46,2% (18/39) trường THPT. 100% xã, phường, thị trấn có trường, lớp mầm non và trường tiểu học

- Hạ tầng khoa học - công nghệ: Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ phát triển khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế; trong thời gian qua đã hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án như: Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp; đầu tư trang thiết bị cho Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ; đang tổ chức triển khai 02 dự án: nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và đầu tư thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo của Trường Đại học Phạm Văn Đồng; đã hình thành 01 doanh nghiệp khoa

12

Page 13: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

học, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô; hỗ trợ 03 tỷ đồng cho 06 doanh nghiệp sản xuất đổi mới thiết bị công nghệ.

2.9. Hạ tầng y tế2.9.1. Về công tác quy hoạch: Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế

và mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.2.9.2. Về công tác đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào

sử dụng: Bệnh viện Y học cổ truyền; nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm; nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Mộ Đức; Trung tâm y tế dự phòng huyện Mộ Đức; Bệnh viện đa khoa các huyện: Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà và xây dựng mới 45 trạm y tế xã, phường, thị trấn; đang triển khai thi công các dự án: Bệnh viện sản nhi; mở rộng các khoa Thận nhân tạo, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh và Bênh nhiệt đới thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh; xử lý chất thải Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm và 05 trạm y tế36.

2.10. Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch2.10.1. Về công tác quy hoạch: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành văn

hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch chi tiết: Khu du lịch văn hóa Thiên Ấn, khu du lịch Đặng Thùy Trâm; điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch phân khu Khu du lịch Mỹ Khê; Quy hoạch phát triển du lịch đảo Lý Sơn.

2.10.2. Về công tác đầu tư xây dựng: Đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng: Khu lưu niệm Bác Phạm Văn Đồng (giai đoạn 2), Sân vận động tỉnh, Trường Năng khiếu thể dục, thể thao và dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Sa Huỳnh. Đang tiếp tục triển khai thực hiện dự án Khu du lịch biển Mỹ Khê và Sa Huỳnh và triển khai tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ 06 tộc họ ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn.

3. Những tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:

- Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, đầu tư thiếu đồng bộ và chưa hiện đại nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội kể cả trước mặt và lâu dài. Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; hạ tầng đô thị, du lịch phát triển chậm; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa hoàn thiện; công trình ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu còn yếu kém; hệ thống cấp, thoát nước còn bất cập, chất lượng nước thấp, nhiều vùng chưa có nước sạch sử dụng; hạ tầng thương mại, dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là khu vực nông thôn, miền núi; hạ tầng xã hội còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Việc lập và phê duyệt các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành tại một số ngành, địa phương còn chậm ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch đầu tư của ngành, địa phương; nhiều dự án thực hiện đầu tư còn kéo dài thời gian so với 36 xã Bình Hải, xã Phổ Khánh, phường Chánh Lộ, phường Nguyễn Nghiêm và xã Hành Trung

13

Page 14: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

tiến độ được duyệt; một số dự án vượt tổng mức đầu tư và gây khó khăn trong việc quản lý chi phí; công tác kiểm tra, giám sát chất lượng một số công trình hạ tầng trên địa bàn còn hạn chế nên chất lượng còn thấp.

- Việc thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào đầu tư công; nợ đọng xây dựng cơ bản của tỉnh ta hiện nay vẫn còn ở mức cao, chủ yếu là ở các địa phương; công tác quyết toán vốn đầu tư cho các dự án hoàn thành vẫn chưa được xử lý dứt điểm; công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình hạ tầng còn nhiều hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư.

- Nhiều công trình quan trọng của tỉnh chưa có nguồn lực để đầu tư như: cảng Dung Quất II, cảng Bến Đình (huyện Lý Sơn), nâng cấp bến cập tàu tại đảo Bé (huyện Lý Sơn), đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất II, đường Dốc Sỏi - phía Nam sân bay Chu Lai; hạ tầng đô thị Sơn Tây, Tây Trà, Dốc Sỏi; chưa hình thành các khu đô thị dọc sông Trà Khúc; chưa triển khai dự án cấp điện nông thôn; chưa hoàn thành dự án hồ chứa nước Nước Trong và một số công trình hồ chứa nước, đê, kè thủy lợi khác; một số cơ sở y tế cấp tỉnh vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư; chưa thực hiện xây dựng Trường Chính trị tỉnh; chưa đầu tư hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Dung Quất; chưa hình thành khu du lịch Cà Đam - Nước Trong; ....

4. Nguyên nhân: Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn thụ động, tư duy về kinh tế thị trường trong huy động nguồn lực chưa được đổi mới, trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chưa thật sự chủ động kêu gọi sự đóng góp của toàn xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; kinh tế trong nước phục hồi chậm nên cũng ảnh hưởng đến tỉnh ta, vì vậy việc thu hút các nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án khai thác quỹ đất thực hiện cầm chừng hoặc không thực hiện được.

- Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch; quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều yếu kém; quy hoạch xây dựng chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực; chưa có cơ chế, chính sách đột phá cho thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chưa có quy định cụ thể công trình được đầu tư từ ngân sách nhà nước, công trình khuyến khích xã hội đầu tư.

- Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2010 - 2015 là rất lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, cùng với tình trạng phân bổ nguồn lực đầu tư dàn trải, thiếu tập trung cho các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm, trọng điểm nên nguồn vốn đầu tư phát triển chủ yếu để bố trí cho trả nợ khối lượng hoàn thành và thực hiện các dự án chuyển tiếp; do đó việc bố trí vốn cho các dự án khởi công mới rất hạn chế; bên cạnh đó thị trường bất động sản đóng băng nên nguồn thu từ phát triển quỹ đất không đạt; vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn đầu tư gặp khó khăn dẫn đến một số công trình, dự án chưa được triển khai hoặc là triển khai không đúng tiến độ được duyệt.

- Năng lực quản lý, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành của một số đơn vị còn hạn chế; năng lực thực tiễn của một số đơn vị tư vấn lập Quy

14

Page 15: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc tổ chức lập một số quy hoạch còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa kết nối đồng bộ giữa lĩnh vực ngành với lãnh thổ.

- Cơ chế, chính sách về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi; công tác tổ chức bộ máy của các chủ thể tham gia thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa phù hợp; việc quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương qua các thời kỳ chưa chặt chẽ, còn nhiều yếu kém; năng lực của một số cán bộ của các chủ thể thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn hạn chế và có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực; bên cạnh đó một số chính quyền địa phương chưa chủ động, tích cực phối hợp với các chủ đầu tư để giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; năng lực điều hành của một số chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án còn hạn chế, không quyết liệt, thiếu sự kiểm tra, giám sát, chưa làm hết trách nhiệm, vai trò của chủ đầu tư nên dẫn đến tình trạng dự án chậm trễ, kéo dài, làm tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình không đảm bảo, ....

- Tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, không thực hiện theo kế hoạch đầu tư vẫn còn tồn tại; đầu tư không căn cứ vào nguồn lực thực tế nên dẫn đến nợ xây dựng cơ bản; bên cạnh đó, người đứng đầu đơn vị được giao làm chủ đầu tư chưa thật sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành nên dẫn đến tình trạng nợ quyết toán dự án hoàn thành kéo dài qua nhiều năm.

Phần thứ baQUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI

ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

I. Quan điểm chỉ đạo1. Thị trường giữ vai trò quan trọng trong huy động và phân bổ có hiệu quả

các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Cần đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từ sử dụng ngân sách nhà nước sang chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư.

2. Nguồn lực nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình, dự án có tác dụng lan tỏa lớn, thật sự cần thiết, cấp bách; các công trình an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư; hỗ trợ các công trình, hạng mục công trình cụ thể để khuyến khích thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải đồng bộ và hiện đại; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực; phát huy hiệu quả của liên kết vùng.

4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp của toàn dân; Nhà nước khuyến khích tổ chức, công dân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với

15

Page 16: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đa dạng hóa các hình thức đầu tư.

II. Mục tiêu tổng quát: Huy động nguồn lực xã hội cùng với ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu đưa Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

III. Nhiệm vụ chủ yếu1. Về hạ tầng giao thôngĐầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, bảo đảm kết nối

tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh trong khu vực; kết nối trung tâm của tỉnh tới trung tâm các huyện; khu kinh tế, các khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa, cứng hóa 100% đường tỉnh, 85% đường huyện và 65% đường xã; trong đó:

1.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư: - Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Quốc lộ 24 (đoạn Phổ Phong - thị

trấn Ba Tơ); Quốc lộ 1 (đoạn Dốc Sỏi - Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP); đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn 1; đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện miền Tây Quảng Ngãi (đoạn Long Môn - Sơn Kỳ); cảng Bến Đình; sửa chữa bến cập tàu đảo Bé; các trục giao thông chính ở các huyện; đường đến trung tâm các xã.

- Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương và cân đối nguồn lực của tỉnh để thực hiện đầu tư các dự án: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B (đoạn qua trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh); nâng cấp đường Quảng Ngãi - Chợ Chùa; đoạn còn lại của tuyến Sơn Hà - Sơn Tây; cầu cửa Đại; đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất II, giai đoạn 1; đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn II (ưu tiên đầu tư đoạn từ xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi đến xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức); đường Minh Long - Ba Động; đường Sơn Liên - cầu Tà Meo; đường Eo Chim - Trà Nham - dốc Bình Minh; tuyến ĐT.624B (Quán Lát - Đá Chát); tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham, giai đoạn 2) và một số tuyến đường từ các xã của huyện Tây Trà, Sơn Hà vào các tuyến đường tỉnh.

1.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Đường cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định; đầu tư Trạm dừng nghỉ kết hợp

bến xe khách tại huyện Đức Phổ; bến xe mới Quảng Ngãi; các bãi đỗ xe tại các huyện; bãi đậu xe công cộng tại các trung tâm kinh tế, thương mại; hạ tầng và các dịch vụ trên bờ phục vụ hoạt động cảng Sa Kỳ, cảng Bến Đình; tàu vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé, Vạn Tường - Lý Sơn,...

2. Về hạ tầng đô thịTập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng

bước đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí của một tỉnh công nghiệp; trong đó:2.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư:

16

Page 17: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

- Hạ tầng thành phố Quảng Ngãi: Hoàn thành đưa vào sử dụng các tuyến đường: bờ Nam sông Trà Khúc, Nguyễn Trãi (giai đoạn 2), Nguyễn Công Phương (giai đoạn 2), cầu Thạch Bích, khu dân cư phục vụ tái định cư Trung tâm hành chính tỉnh và các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu.

- Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị trung tâm cấp huyện và các đô thị mới; ưu tiên đầu tư để huyện Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh; phấn đấu đô thị Vạn Tường, thị trấn Châu Ổ, thị trấn Di Lăng đạt đô thị loại IV; đô thị Minh Long, Lý Sơn, Tây Trà trở thành thị trấn trực thuộc huyện; hoàn thành trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh, Sơn Tây; các đô thị còn lại hoàn thiện đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại V.

2.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: - Đường Chu Văn An; đường Phan Đình Phùng nối dài (đoạn từ đường

Trường Chinh, thành phố Quảng Ngãi qua huyện Tư Nghĩa); các đô thị 2 bên bờ sông Trà Khúc; nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch thành phố Quảng Ngãi, các thị trấn, các khu dân cư tập trung, các vùng thiếu nước sạch; Trung tâm dịch vụ hành chính công cấp tỉnh và các huyện, thành phố; hạ tầng kỹ thuật, xã hội, khu dân cư, khu đô thị… ở thành phố Quảng Ngãi, đô thị Vạn Tường và các đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác khu đô thị An Phú Sinh, Phú Mỹ, Nam Lê Lợi, khu dân cư Sơn Tịnh, Khu Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi; thực hiện khu dân cư phía Nam đường Hai Bà Trưng, khu đô thị sinh thái Thiên Tân, khu đô thị mới Thiên Tân, khu đô thị Bầu Giang và các dự án hạ tầng đô thị ở các thị trấn, thị tứ.

3. Về hạ tầng công nghiệpHuy động nguồn lực xã hội, bố trí hợp lý ngân sách nhà nước để đầu tư

hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp của tỉnh. Có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; thay đổi phương thức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp từ chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước sang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và hình thức đối tác công tư (PPP); đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp phải gắn với thu hút đầu tư, khắc phục đầu tư dàn trải, đầu tư không gắn với thu hút đầu tư; có cơ chế phù hợp khuyến khích đầu tư vào Khu công nghiệp Phổ Phong và các cụm công nghiệp; trong đó:

3.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư: - Hoàn thành đưa vào sử dụng đường Võ Văn Kiệt, đường nối Trung tâm

phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, đường Trì Bình - Dung Quất, cầu Trà Bồng; đường gom D3 và D4 Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP; đường số 3 Khu công nghiệp Tịnh Phong; khu tái định cư phục vụ dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; các hạ tầng kỹ thuật khác tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

17

Page 18: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

- Thực hiện đầu tư các tuyến đường trục vào Khu công nghiệp Dung Quất phía Đông, đường liên cảng Dung Quất 1, đường Dốc Sỏi - sân bay Chu Lai; đường nối Khu kinh tế Dung Quất 1 và Dung Quất 2 với quy mô hợp lý.

3.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phổ Phong và các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Dung Quất; các cụm công nghiệp; hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics; các dự án cảng biển, kho bãi; các dự án xử lý nước thải, rác thải, xử lý môi trường, cấp nước cho khu kinh tế, khu công nghiệp...

4. Về hạ tầng thương mạiĐầu tư phát triển mạnh hạ tầng thương mại tại trung tâm thành phố Quảng

Ngãi, trung tâm các huyện, khu kinh tế, các khu công nghiệp; dịch vụ, thương mại nông thôn, miền núi.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực: Hệ thống chợ tại các huyện, thành phố theo quy hoạch được duyệt; Trung tâm triển lãm, hội chợ Quảng Ngãi; các chợ đầu mối; các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh, trung tâm mua sắm; phát triển hệ thống thương mại điện tử... Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hình thành Trung tâm thương mại và nhà phố Shop house tại thành phố Quảng Ngãi,…

5. Về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Đầu tư, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất; xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông; các công trình ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng thích ứng với biến đổi khí hậu.

5.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư: - Hoàn thành các dự án đê kè Hà Hòa; đê bao ứng phó biến đổi khí hậu khu

vực xã Tịnh Kỳ và phía đông Bắc thành phố Quảng Ngãi; đê biển khu vực thôn Thạnh Đức (Đức Phổ); tiêu úng, thoát lũ, chống sạt lở vùng hạ lưu các sông, khu vực miền núi; cảng cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ; vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (giai đoạn 2); khu neo đậu và sửa chữa tàu thuyền thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn; Tiểu dự án hợp phần di dân tái định cư Hồ chưa nước Nước Trong.

- Thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham; sửa chữa các hồ, đập; đê chắn cát khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Cổ Luỹ; khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão tại Sa Cần, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở; đường cơ động kết hợp kè biển chống sạt lở xã An Bình (Lý Sơn); đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để thu hút đầu tư...

5.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là hệ thống luồng lạch, vũng neo đậu tàu thuyền, cảng biển; cơ sở bảo quản, chế biến hải sản; các dự án xử lý nước thải, rác thải, xử lý môi trường, cấp nước sạch, nghĩa trang nhân dân, khu dân cư vùng nông thôn, ven biển, đảo.

6. Về hạ tầng cung cấp điện

18

Page 19: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện; thúc đẩy hoàn thành đưa vào khai thác các dự án thủy điện đã được cấp phép; ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

6.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống truyền tải, phân phối điện ở nông thôn, miền núi; phấn đấu đến năm 2020 có 100% hộ dân có điện thắp sáng.

6.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư các dự án thủy điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng Nhà máy thủy điện Sơn Tây, Sơn Trà 1, Đăk Re, Đăk Ba, Đăkđrinh 2, Nhà máy điện mặt trời tại xã Đức Minh (Mộ Đức) và một số dự án lớn về điện khí ở Khu Kinh tế Dung Quất.

7. Về hạ tầng giáo dục, đào tạoƯu tiên huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển hệ thống

hạ tầng giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh.

7.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư kiên cố trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên và nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đầu tư phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú ở tất cả các cấp học ở miền núi; đầu tư nâng cấp, mở rộng Trường Chính trị tỉnh.

7.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư Trường Đại học Phạm Văn Đồng (giai đoạn 2); khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao.

Nghiên cứu thực hiện thí điểm chuyển đổi một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập (kể cả đào tạo nghề) cho doanh nghiệp quản lý và đầu tư phát triển.

8. Về hạ tầng y tếƯu tiên huy động và bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng y tế để từng bước nâng

cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm với các tỉnh trong khu vực.8.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư hoàn thành các dự án: Bệnh viện

Sản Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền (giai đoạn 2); xử lý nước thải Bệnh viên đa khoa tỉnh; xử lý chất thải y tế tập trung; các trạm y tế xã. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh đạt tiêu chí hạng 1; Trung tâm nội tiết tỉnh; nâng cấp Trung tâm y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn; Khoa ung bướu Bệnh viên đa khoa tỉnh; Ttrung tâm y tế dự phòng tỉnh; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; Trụ sở làm việc mới của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh kết hợp với khu khám, chữa bệnh cho cán bộ thuộc đối tượng 1.

8.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng các bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện đa khoa tỉnh; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chất lượng cao; khuyến khích xã hội hóa từng phần các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước; đầu tư công, quản lý, vận hành tư.

9. Về hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch

19

Page 20: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

Đầu tư xây dựng hạ tầng văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân; hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận là Công viên địa chất toàn cầu; huy động đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển các công trình hạ tầng phục vụ du lịch để phát huy thế mạnh, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội; các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, vùng miền trong tỉnh.

9.1. Ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội đầu tư hoàn thành Nhà luyện tập thi đấu đa năng tỉnh; đường trục chính khu du lịch Sa Huỳnh; đường trục chính và hệ thống điện chiếu sáng khu du lịch Mỹ Khê...

9.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư một số hạng mục công trình Khu Liên hợp thể dục, thể thao tỉnh; các khu vui chơi, giải trí; các khu, điểm du lịch: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Lý Sơn, Thiên Đàng, Bình Châu, Cà Đam; tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng Công viên Thiên Bút; thu hút đầu tư phát triển Khu văn hóa Thiên Ấn; đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.

10. Về hạ tầng thông tin, truyền thông, khoa học - công nghệĐầu tư phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông và các trung tâm nghiên

cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ từng bước đồng bộ, hiện đại.10.1. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thành dự án Trung

tâm dữ liệu tỉnh; dự án đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; triển khai Đề án tăng cường, củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở; 05 phòng thử nghiệm khoa học - công nghệ chuyên ngành; quy hoạch và xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Hòa (Dung Quất); Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp (giai đoạn 2).

10.2. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư từ 15 - 20 doanh nghiệp khoa học, công nghệ sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghệ cao và 05 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ,...

11. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 202011.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Đề án đến năm 2020:

55.483.993 triệu đồng, trong đó:- Phần Trung ương quản lý: 8.564.400 triệu đồng.- Phần Tỉnh quản lý: 26.881.778 triệu đồng.- Phần cấp huyện, xã quản lý: 1.484.315 triệu đồng.- Vốn các thành phần kinh tế khác: 18.553.500 triệu đồng.11.2. Tuy nhiên, theo tính toán dự kiến khả năng cân đối để thực hiện Đề

án đến năm 2020 khoảng: 33.259.994 triệu đồng37, trong đó:- Phần Trung ương quản lý: 8.214.400 triệu đồng.- Phần Tỉnh quản lý: 13.053.425 triệu đồng.

37 Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011 - 2015: 24.075.000 triệu đồng.

20

Page 21: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

- Phần cấp huyện, xã quản lý: 1.071.169 triệu đồng.- Vốn các thành phần kinh tế khác: 10.921.000 triệu đồng.

(chi tiết các biểu số 01, 02, 03 và 04 đính kèm)IV. Các giải pháp chủ yếuĐể thực hiện tốt việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trong giai

đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

1. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của từng ngành, lĩnh vực bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, kết nối; gắn quy hoạch hạ tầng với quy hoạch sử dụng đất; công khai quy hoạch cho nhân dân biết, giám sát.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

- Đổi mới mạnh mẽ việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư hạ tầng theo hướng trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên cho các công trình có sức lan toả, thực hiện các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

- Đổi mới phương thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng từ sử dụng chủ yếu ngân sách nhà nước sang phương thức Nhà nước chỉ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu nhằm tạo môi trường thuận lợi để huy động mọi nguồn lực của xã hội phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm lợi ích hợp lý của nhà đầu tư, Nhà nước và người dân.

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình về đầu tư xây dựng bảo đảm công khai, minh bạch; xác lập rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, tăng cường phân cấp đầu tư và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ thể tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng cường tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tư, rút ngắn tiến độ thực hiện để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

- Xác lập danh mục cụ thể các công trình, dự án ưu tiên thu hút đầu tư để tăng cường xúc tiến đầu tư. Có cơ chế, biện pháp tập trung ưu tiên thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước.

- Sắp xếp, kiện toàn và thành lập các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đúng với quy định của pháp luật.

3. Rà soát điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực xã hội vào phát triển hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hạ tầng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Ban hành mới cơ chế, chính sách:

21

Page 22: Quảng Ngãi, ngày tháng 8 năm 2016

+ Khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng.+ Hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự

án theo trình tự, thủ tục và đơn giá do Nhà nước ban hành. + Khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật

các khu công nghiệp.+ Tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.+ Huy động hợp lý nguồn lực đất đai để thực hiện các công trình, dự án hạ

tầng,...4. Huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KTXH.- Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách trung ương; các

nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); ưu tiên thu hút đầu tư một số công trình hạ tầng theo phương thức "đầu tư tư - sử dụng công", "đầu tư công - sử dụng tư".

- Xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn thu Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho tỉnh Quảng Ngãi để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết an sinh xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN - Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);- Thường trực HĐND tỉnh;- CT, các PCT UBND tỉnh;- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Nội vụ,Nông nghiệp và PTNT,Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;- Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất;- Ban Quản lý các KCN tỉnh;- UBND các huyện, thành phố;- VPUB: C,PCVP;- Lưu: VT, CNXD.

CHỦ TỊCH

Trần Ngọc Căng

22