QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ...

16
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN TRIẾT HỌC NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI 2006

Transcript of QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ...

Page 1: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN

VIỆN TRIẾT HỌC

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ XÃ HỘI CÔNG

DÂN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2006

Page 2: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN TRIẾT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ XÃ HỘI CÔNG

DÂN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN

Mã số: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn

- HÀ NỘI 2006 -

Page 3: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung và

các trích dẫn trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thu Hương

MỤC LỤC

Page 4: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

MỞ ĐẦU: .................................................................................................... 2

CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LÝ LUẬN CHO SỰ

HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA MÔNGTEXKIƠ........... Error! Bookmark not defined.

1.1. Môngtexkiơ - cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩmError! Bookmark not defined.

1.2 Những tiền đề kinh tế - xã hội và lý luận cho sự hình thành tư tưởng của

Môngtexkiơ.............................................. …Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Tiền đề kinh tế - xã hội ...................................................................... 17

1.2.2 Tiền đề lý luận…………………………………………………....Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA

MÔNGTEXKIƠ VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Error! Bookmark not defined.

2.1 Quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dânError! Bookmark not defined.

2.2 Quan niệm của Môngtexkiơ về nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not defined.

2.3. Mấy suy nghĩ bước đầu về việc xây dựng xã hội công dân và nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng của Môngtexkiơ về

những vấn đề này. ........................................Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN............................................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 13

Page 5: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử tư tưởng chính trị nhân loại, vấn đề xã hội công dân (“xã hội

dân sự” - thuật ngữ được sử dụng ở nước ta gần đây) và nhà nước pháp quyền đã

được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ngay từ thời cổ đại, vấn đề này

đã được đề cập trong triết học của Platôn, Arixtốt… Sự hình thành nhà nước

pháp quyền, như nhiều nhà khoa học đã khẳng định, gắn liền với sự phát triển

dân chủ, mà chủ yếu là với vấn đề bảo đảm sự thống trị của pháp luật trong đời

sống xã hội. Tư tưởng này không phải là mới, song nhiều năm nay, nó lại gần

như bị lãng quên, bởi người ta coi đó là phạm trù của nhà nước tư sản và do vậy,

là xa lạ với chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó

công dân đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Đây là một công việc đầy khó

khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong xã hội. Đặc biệt, đối với

những nhà nghiên cứu triết học ở nước ta thì việc tìm hiểu lý luận về xã hội công

dân và nhà nước pháp quyền được đặt ra như là một trong những nhiệm vụ

nghiên cứu quan trọng hàng đầu. Bởi, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và

vì dân luôn được Đảng và nhà nước ta đặt ra ngay từ khi thành lập, ngày càng

thể hiện rõ phẩm chất và những đặc trưng của một Nhà nước pháp quyền của

dân, do dân, vì dân. Hiến pháp và hệ thống pháp luật của chúng ta ngày càng

được bổ xung và hoàn thiện không chỉ phù hợp với những đặc thù của sự phát

triển đất nước, mà còn hướng tới sự phù hợp với hệ thống công ước quốc tế.

Đây là cơ sở để chúng ta hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa. Nước ta,

mặc dù phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt với nhiều hy sinh, mất mát

và giờ đây, vẫn đang trong tình trạng của một nước chậm phát triển, nhưng chủ

trương xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn được khẳng định.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định “Nhà nước

ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, và nhấn mạnh: “Cần xây dựng cơ

chế vận hành của nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều

thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối

hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Page 6: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong

văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp

hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công

quyền”[12, tr.45]. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta không chấp nhận

"tam quyền phân lập" như trong các nhà nước pháp quyền tư sản, song trên cơ

sở đánh giá một cách toàn diện tư tưởng phân chia quyền lực ở các nhà nước

này, chúng ta đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo các nhân tố hợp lý của

nó vào thực tiễn nước ta thông qua các qui định trong Hiến pháp hiện hành.

Đứng trước vấn đề mới mẻ đó thì một trong những con đường hữu hiệu

nhất là tiếp cận từ lịch sử tư tưởng triết học về xã hội công dân và nhà nước

pháp quyền. Trong số những vấn đề cần quan tâm, tư tưởng của Môngtexkiơ là

dấu mốc quan trọng, vì ông là người có công lớn trong việc đề xuất tư tưởng gắn

xã hội công dân với nhà nước pháp quyền. Tư tưởng này của ông đã được nhiều

nhà triết học, nhà tư tưởng sử dụng làm cơ sở cho sự nghiên cứu vấn đề này

trong các giai đoạn tiếp theo. Do vậy, nghiên cứu tư tưởng của Môngtexkiơ về

xã hội công dân và nhà nước pháp quyền là một vấn đề có ý nghĩa lý luận quan

trọng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân trong thời

đại ngày nay. Bởi lẽ, như Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Tư duy lý luận chỉ là một

đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần

phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có

một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [6, tr.487].

Trên thực tế, chúng ta mới chỉ bước đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xã hội dân chủ mà trong đó, mọi cán bộ,

đảng viên và công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân

dân - xã hội dân sự (xã hội công dân). Theo đó, có thể nói, việc nghiên cứu tư

tưởng của các nhà triết học là cần thiết. Xét từ góc độ này, quan điểm của

Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền có ý nghĩa lý luận và

thực tiễn thực sự cấp bách. Với suy nghĩ đó, chúng tôi lựa chọn “Quan niệm của

Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong lịch sử triết học, ngay từ thời Cổ đại, các nhà tư tưởng, các nhà triết

học cũng đã đề cập đến xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Người có

công lớn trong việc đề xuất tư tưởng gắn xã hội công dân với nhà nước pháp

quyền, trước hết phải nói đến Môngtexkiơ. Ông đã thể hiện tư tưởng về xã hội

Page 7: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

công dân và nhà nước pháp quyền trong một số tác phẩm tiêu biểu, như Những

bức thư Ba Tư, Bàn về tinh thần pháp luật…Năm 1748, tác phẩm Bàn về tinh

thần pháp luật của ông đã được xuất bản. Kể từ đó cho đến nay, Bàn về tinh

thần pháp luật đã được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được

nhiều độc giả trên thế giới biết đến, trong đó có cả bản dịch ra tiếng Việt và độc

giả nước ta.

Nhìn chung, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu từ góc độ

lịch sử triết học về tư tưởng của Môngtexkiơ, và quan niệm của ông về xã hội

công dân và nhà nước pháp quyền. Đã có không ít nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu, đưa ra những đánh giá, nhận định khác nhau về những quan niệm

này của ông, mặc dù đây là vấn đề khá phức tạp, có những ảnh hưởng theo chiều

hướng khác nhau đến sự phát triển xã hội. Trong luận văn này, chúng tôi không

có điều kiện để trình bày tất cả các công trình nghiên cứu quan điểm triết học

của ông về nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, mà chỉ có thể kể đến các

công trình tiêu biểu sau đây:

Trong số những công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử triết học về tư

tưởng của Môngtexkiơ, trước hết phải kể đến Lịch sử triết học- Triết học thời kỳ

tiền tư bản chủ nghĩa. Đây là công trình do Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

xuất bản 1957 và đến 1962 được dịch sang tiếng Việt. Công trình này đã khái

quát những tư tưởng về triết học do Môngtexkiơ nêu ra và cũng đã chỉ ra ảnh

hưởng của chúng đến việc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng Pháp

1789.

Năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho tái bản cuốn Lịch sử

triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên. Công trình này đã giới thiệu một cách

khái quát về thân thế, sự nghiệp của Môngtexkiơ, phân tích thế giới quan của

ông trong các vấn đề xã hội.

Công trình 106 nhà thông thái do P.S.Taranốp biên soạn (Đỗ Minh Hợp

dịch và hiệu đính, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000) cũng

đã trình bày một cách vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp và học thuyết chính trị của

Môngtexkiơ.

Page 8: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

Văn học phương Tây thế kỷ XVIII (Phùng Văn Tửu và Đỗ Ngoạn đồng tác

giả), nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản năm 1983.

Công trình này mặc dù khai thác về lịch sử văn học, nhưng trong thời kỳ Khai

sáng Pháp, các nhà văn đồng thời cũng là nhà triết học, nên các tác giả cũng đã

làm rõ tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Tây thế kỷ XVIII, trong đó có tư

tưởng Môngtexkiơ.

Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới là công trình do nhiều học

giả nổi tiếng ở Liên bang Nga biên soạn và do Nhà xuất bản “Đại học” Mátxcơva

xuất bản. Bộ sách này được Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dịch sang

tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2001). Đại cương lịch sử các

tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới là công trình do Nguyễn Thế Nghĩa

chủ biên. Các công trình này đã chỉ rõ quá trình phát sinh, phát triển các tư

tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới, trong đó có tư tưởng của

Môngtexkiơ. Những công trình này đã phân tích vai trò của của học thuyết tam

quyền phân lập của Môngtexkiơ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong

kiến, hệ tư tưởng phong kiến và bảo vệ chế độ sở hữu tư sản.

Lịch sử tư tưởng chính trị là công trình biên soạn của tập thể tác giả Khoa

Chính trị học- Phân viện báo chí và tuyên truyền, do Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia xuất bản năm 2001. Các tác giả công trình này đã khẳng định

Môngtexkiơ là nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc của Pháp, đồng thời chỉ ra

những tư tưởng chính trị của ông trong Tinh thần pháp luật và Những bức thư

Ba Tư.

Năm 2004, Nhà xuất bản Lý luận chính trị đã tái bản tác phẩm Bàn về tinh

thần pháp luật do Hoàng Thanh Đạm dịch. Đây là một công trình khoa học thực

sự, bởi ngoài nội dung tác phẩm, dịch giả còn giới thiệu một cách ngắn gọn về

cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Môngtexkiơ. Ngoài ra, dịch giả còn cung cấp

thêm những sự kiện xã hội, phần phụ lục giới thiệu các tác phẩm chính của

Môngtexkiơ Bảo vệ tác phẩm tinh thần pháp luật, một vài phần trong các tác

phẩm khác của Môngtexkiơ như Những bức thư Ba Tư và Những nhận định về

Page 9: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

nguyên nhân cường thịnh và suy thoái của Rome, ngoài ra còn hai tác phẩm văn

học của ông.

Trong những năm gần đây, vấn đề về xã hội công dân và nhà nước pháp

quyền đã được một số tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu.

Năm 2006, tác giả Lê Tuấn Huy đã cho ra mắt bạn đọc công trình Triết

học chính trị Môngtexkiơ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trên

cơ sở sửa chữa, bổ xung luận án tiến sĩ của chính tác giả (bảo vệ năm 2005 tại

Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Tác giả đã phân tích những cống

hiến xuất sắc của Môngtexkiơ về vấn đề này, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa

những tư tưởng triết học chính trị của Môngtexkiơ với đòi hỏi của Nhà nước

pháp quyền Việt Nam. Tác giả đã vận dụng những hạt nhân hợp lý trong nguyên

tắc phân quyền của Môngtexkiơ để luận giải con đường xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sỹ triết học nghiên cứu về nhà

nước pháp quyền đã được bảo vệ tại Viện Triết học: Tìm hiểu tư tưởng về nhà

nước pháp quyền và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của tác giả

Đào Ngọc Tuấn, bảo vệ năm 1994; Tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà nước

trong lịch sử triết học và quan điểm của Đảng ta về xây dựng nhà nước Việt

Nam của tác giả Nguyễn Thanh Dũng, bảo vệ năm 1998. Các tác giả này đã

nghiên cứu những tư tưởng mang tính lý luận về nhà nước pháp quyền trong lịch

sử để từ đó, vận dụng vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng

cộng sản Việt Nam đã phối hợp cùng với Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội

Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn: “Sáu mươi năm xây dựng Nhà

nước cách mạng Việt Nam của dân, do dân, vì dân”. Các báo cáo khoa học tham

gia Hội thảo này không chỉ khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế,

bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam,

đặc biệt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn đề xuất

những giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa Nhà

Page 10: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Trong số các báo cáo này đã có nhiều báo cáo về xã hội

công dân và nhà nước pháp quyền, như “Nhà nước pháp quyền, xã hội công dân

và vấn đề quyền và nghĩa vụ công dân” của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, Viện

Triết học; “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vấn đề thực thi

quyền làm chủ của nhân dân” của tác giả Đặng Hữu Toàn, Viện Triết học;

“Quan điểm về nhà nước pháp quyền và những vấn đề đặt ra ở nước ta hiện nay”

của tác giả Nguyễn Đình Tường, Viện Triết học; v.v..

Gần đây, trên các tạp chí Triết học, Nghiên cứu Lập pháp, Nhà nước và

Pháp luật…cũng có những bài viết về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.

Chẳng hạn, Một số vấn đề về xã hội công dân (Đỗ Trung Hiếu, Tạp chí Triết

học, số 10-2002); Vai trò của xã hội công dân đối với việc xây dựng nhà nước

pháp quyền (Vũ Thư, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9 - 2003); Xã hội công

dân và nhà nước pháp quyền (Stupisin, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số

4-1990); Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền

(Lê Minh Tâm, Tạp chí Luật học, số 2 -2002),…

Có thể nói, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử triết

học về tư tưởng của Môngtexkiơ nói chung và quan niệm của ông về xã hội

công dân và nhà nước pháp quyền nói riêng là không nhiều. Chúng ta chủ yếu

biết đến triết học của Môngtexkiơ qua một số tư liệu, sách dịch và qua giới thiệu

ở một số từ điển triết học, giáo trình về lịch sử triết học phương Tây.

Xã hội công dân và nhà nước pháp quyền là vấn đề chính trị - pháp lý hết

sức phức tạp. Do vậy mà cho đến nay, quan niệm của những người nghiên cứu

về vấn đề này còn có điểm khác biệt, thậm chí trái ngược nhau. Đây là một khó

khăn cho người nghiên cứu.

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những công trình nghiên cứu trên

về Môngtexkiơ như những tài liệu tham khảo.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Page 11: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải những tư tưởng cơ bản

của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền để trên cơ sở đó,

đưa ra một số suy nghĩ bước đầu về việc xây dựng xã hội công dân và nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn này tập trung giải quyết những

nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, phân tích những điều kiện kinh tế- xã hội và tư tưởng có ảnh

hưởng đến sự hình thành quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà

nước pháp quyền.

Thứ hai, phân tích những quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân

và nhà nước pháp quyền.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Môngtexkiơ về xã hội công dân

và nhà nước pháp quyền, nêu ra một vài suy nghĩ về việc xây dựng xã hội công

dân và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền là vấn đề chính

trị - pháp lý hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về công sức của các

nhà khoa học. Đây là một đề tài có thể nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi không có tham vọng tìm

hiểu vấn đề nhà nước pháp quyền và xã hội công dân trên mọi góc độ, mà giới

hạn đề tài nghiên cứu của mình ở phương diện triết học, thông qua sự phân tích

các tác phẩm của Môngtexkiơ.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp những tác phẩm của

Môngtexkiơ viết về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền trên nền tảng lý

luận của triết học Mác – Lênin về những vấn đề này, đồng thời kế thừa có chọn

lọc những công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả đi trước.

Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng

các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

Page 12: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lôgíc

kết hợp với phương pháp lịch sử... để trình bày các vấn đề.

6. Cái mới của luận văn

Luận văn góp phần khẳng định Môngtexkiơ là người đã đưa ra chủ trương

chủ xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, dân chủ - xã hội công dân và nhà

nước pháp quyền trên cơ sở tam quyền phân lập; đồng thời khẳng định những

quan điểm này của ông là lý luận mở đường cho xã hội Pháp đi tới cách mạng tư

sản.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn góp phần nghiên cứu tư tưởng của các triết gia

phương Tây về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Hệ thống hóa tư tưởng

triết học của Môngtexkiơ về những vấn đề này.

Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra những đóng góp của Môngtexkiơ đối

với thực tiễn xã hội hiện thực.

Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho

việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học phương Tây ở các trường đại học,

cao đẳng.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ

bản của luận văn bao gồm hai chương, năm tiết.

Page 13: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương (1994), Tìm hiểu về Nhà nước và

pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Lê Văn Cảm (1997), Học thuyết về nhà nước pháp quyền và thực tiễn

của nó ở liên bang Nga, Nxb "sáng tạo" hội khoa học kỹ thuật Việt

Nam tại liên bang Nga, Mátxcơva.

3. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền

của Hêghen, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Dũng (1998), Tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà

nước trong lịch sử triết học và quan điểm của Đảng ta về xây dựng

nhà nước Việt Nam, luận văn thạc sỹ Triết học bảo vệ tại Viện Triết

học.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb

Giao thông vận tải, Hà Nội.

Page 14: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

14. Trần Ngọc Đường (2005), Cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Cộng sản (5), tr 30-

34.

15. Phạm Văn Đức (2005), Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Triết học (9), tr 5-12.

16. Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật (1998), Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

17. Norman Hampson (2004), Đại cách mạng Pháp (Phong Đảo dịch),

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

18. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở

Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đỗ Trung Hiếu (2002), Một số vấn đề về xã hội công dân, Tạp chí

Triết học (10), tr 41- 47.

20. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với

việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

21. Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Môngtexkiơ với việc xây dựng

nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

22. Bùi Việt Hương (2005), Sự phát triển quan niệm về xã hội công dân ở

phương Tây, Tạp chí Thông tin Chính trị học (4), tr 10-15.

23. Khoa Chính trị học - Phân viện báo chí và tuyên truyền (2001), Lịch

sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

25. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 14, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

26. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

27. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

28. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

29.

Môngtexkiơ (2004), Bàn về tinh thần pháp luật (Hoàng Thanh Đạm

dịch), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

30. Nguyễn Thế Nghĩa chủ biên (1999), Đại cương lịch sử các tư tưởng

và học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Quyền (2005), Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp trong

điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

Page 15: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

dân, do nhân dân và vì nhân dân, Tạp chí Cộng sản (735), tr 20-23.

32. Jean - Jacques Roussean (2004), Bàn về khế ước xã hội (Hoàng Thanh

Đạm dịch), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

33. Tô Huy Rứa (2005), Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì

nhân dân, Tạp chí Cộng sản (745), tr 23-27.

34. Bùi Ngọc Sơn (2004), Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh

văn hoá Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

35. Stupisin (1990), Xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, Thông tin

Khoa học xã hội (4), tr 12-14.

36. P.S.Taranốp (2000), 106 nhà thông thái ( Đỗ Minh Hợp dịch và hiệu

đính), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Lê Minh Tâm (2002), Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm

nhà nước pháp quyền, Tạp chí Luật học (2), tr 32-38.

38. Tập thể tác giả Viện thông tin Khoa học xã hội (1991), Nhà nước pháp

quyền và xã hội công dân, Hà Nội.

39. Tập thể tác giả (2003), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

40. Tập thể tác giả (1997), Triết học dùng cho nghiên cứu sinh và học viên

cao học không thuộc chuyên nghành triết học, tập1, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

41. Hồ Văn Thông (1998), Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát

triển hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Trọng Thóc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân

do dân vì dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Vũ Thư (2003), Vai trò của xã hội công dân đối với việc xây dựng nhà

nước pháp quyền, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (9), tr 12-18.

44. Đặng Hữu Toàn (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa và vấn đề thực thi quyền làm chủ của nhân dân , Tạp chí Khoa

học Xã hội (9), tr. 10-15.

45. Đào Ngọc Tuấn (1994), Tìm hiểu tư tưởng về nhà nước pháp quyền và

vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, luận văn thạc sỹ triết

học được bảo vệ tại Viện Triết học.

Page 16: QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ Xà HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16538/1/V_L2_00954.pdfviỆn khoa hỌc xà hỘi viỆt nam ĐẠi hỌc

46. Nguyễn Đình Tường (2005),"Quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam

về Nhà nước pháp quyền và những vấn đề đặt ra ở nước ta hiện nay",

Tạp chí Triết học (11), tr 5-10.

47. Phùng Văn Tửu, Đỗ Ngoạn (1983), Văn học phương Tây thế kỷ XVIII,

Nxb Đại học trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

48. Phùng Văn Tửu chủ biên (1991), Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XVIII,

Nxb Ngoại văn, Hà Nội.

49. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1962), Lịch sử Triết học - Triết học

thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa (Triết học khai sáng từ thế kỷ XVII đến

đầu thế kỷ XIX ), Nxb Sự thật, Hà Nội.

50. Văn hoá thông tin (2001), (Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch),

Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Hà Nội.

51. Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

52. Đinh Ngọc Vượng chủ biên (1991), Thuyết tam quyền phân lập và bộ

máy nhà nước tư sản hiện đại, Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà

Nội.

53. Nguyễn Văn Yểu (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, Tạp chí Cộng sản (743), tr 3- 7.