quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

30
 QUN TRVN LƯU ĐỘNG I. Nhng vn đề chung 1.1. Vn lưu động và tài sn lưu động 1.1.1 Khái nim Vn trong sn xut kinh doanh được chia làm nhiu loi, tùy thuc vào mc tiêu nghiên cu và sdng mà người ta có các tiêu thc phân loi. Căn cvào trng thái luân chuyn, người ta chia thành vn cđịnh và vn lưu động. Trong đó: Vn lưu động: Biu hin vmt giá trca toàn btài sn lưu động thuc sở hu ca doanh nghip. Giá trca các cphiếu, trái phiếu doanh nghip shu và các khon tin sdng trong quá trình sn xut, kinh doanh (giá trcác khon phi thu, khon tn kho…). Vy, tài sn lưu động là gì? Tài sn lưu động: Là nhng tư liu sn xut tham gia vào trong quá trình sn xut ra sn phm, chuyn toàn bgiá trca nó vào giá trsn phm làm ra và có giá trsdng trong phm vi mt năm. Ví d: các khon tin mt và các khon đầu tư ngn hn, các khon phi thu khách hàng, các khon tn kho như hàng hóa, bán thành  phm, nguyên vt liu trong kho hay hàng hóa đang trên đường vn chuyn . 1.1.2 Đặc đim ca vn lưu động 1.1.2.1 So sánh vn lưu động và vn cđịnh Vn lưu đng Vn cđịnh - Vn lưu động chtham gia vào mt chu ksn xut, kinh doanh. - Vn cđịnh tham gia vào nhiu chu ksn xut kinh doanh để to ra sn  phm. - Hình thái v t c ht và đặc tính sdng  ban đầu thay đổi ho àn toà n. - Hình thái vt cht và đặc tính sdng  ban đầu cơ bn khô ng thay đổi. - Vn lưu độ ng được d ch chuyn mt ln và toàn bvào giá trsn phm mi to ra. - Vn cđịnh dch chuyn dn tng  phn giá trvào c hi phí kinh doanh q ua các kkinh doanh. 1.1.2.2 Ví d1

Transcript of quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

Page 1: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 1/30

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

I. Những vấn đề chung

1.1. Vốn lưu động và tài sản lưu động1.1.1 Khái niệm

Vốn trong sản xuất kinh doanh được chia làm nhiều loại, tùy thuộc vào mục

tiêu nghiên cứu và sử dụng mà người ta có các tiêu thức phân loại. Căn cứ vào trạng

thái luân chuyển, người ta chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó:

Vốn lưu động: Biểu hiện về mặt giá trị của toàn bộ tài sản lưu động thuộc sở 

hữu của doanh nghiệp. Giá trị của các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp sở hữu và các

khoản tiền sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh (giá trị các khoản phải thu,

khoản tồn kho…). Vậy, tài sản lưu động là gì?

Tài sản lưu động: Là những tư liệu sản xuất tham gia vào trong quá trình sản

xuất ra sản phẩm, chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm làm ra và có giá

trị sử dụng trong phạm vi một năm. Ví dụ: các khoản tiền mặt và các khoản đầu tư

ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng, các khoản tồn kho như hàng hóa, bán thành

 phẩm, nguyên vật liệu trong kho hay hàng hóa đang trên đường vận chuyển .1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 

1.1.2.1 So sánh vốn lưu động và vốn cố định

Vốn lưu động Vốn cố định

- Vốn lưu động chỉ tham gia vào một

chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu

kỳ sản xuất kinh doanh để tạo ra sản

 phẩm.

- Hình thái vật chất và đặc tính sử dụng

 ban đầu thay đổi hoàn toàn.

- Hình thái vật chất và đặc tính sử dụng

 ban đầu cơ bản không thay đổi.

- Vốn lưu động được dịch chuyển một

lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm mới

tạo ra.

- Vốn cố định dịch chuyển dần từng

 phần giá trị vào chi phí kinh doanh qua

các kỳ kinh doanh.

1.1.2.2 Ví dụ

1

Page 2: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 2/30

 Nhà sản xuất bánh kẹo đã sử dụng 10 triệu để mua đường, sữa, socholate, và

các phụ liệu… nhập kho. Một tuần sau, số nguyên liệu này được đưa vào dây chuyền

sản xuất để làm ra bánh socola và nhập kho thành phẩm. Tuần tiếp theo, số bánh kẹo

này được đưa ra các cửa hàng đại lý. Hai tuần sau đại lý chuyển tiền vào tài khoảncông ty. Như vậy lượng tiền 10 triệu đã bị đọng vốn trong qua trình dự trữ, sản xuất

và lưu thông trong vòng bốn tuần chính là vốn lưu động.

 Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai

đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ, sản xuất, lưu thông. Sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn

lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.

1.1.3 Mục tiêu quản trị vốn lưu động - Nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

- Đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn.

- Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.

Tiền chính là nhựa sống của doanh nghiệp, nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả

năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn bị đẩy vào tình trạng

xấu. Dự báo trước tình hình nguồn tiền trong tương lai là yếu tố tối quan trọng để ra

quyết định trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, quản trị vốn lưu động là một

mảng rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

1.2. Phân loại vốn lưu động

1.2.1. Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất 

kinh doanh.

Theo cách phân loại này, vốn lưng động được phân thành:- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị của vật tư, nhiên

liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động.

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang,

 bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành phẩm, vốn

 bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí..); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược,

ký quỹ ngắn hạn; các khoản phải thu.

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của từng loại vốn trong

2

Page 3: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 3/30

trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ 

cấu sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

1.2.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện.

Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:- Vốn vật tư hàng hoá bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,

công cụ lao động, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành

 phẩm.

- Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quý..); các khoản

đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh

toán.

1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ sở hữu về vốn

Theo cách phân loại này vốn lưu động được phân thành vốn chủ sở hữu và vốn

vay. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình

thành từ vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định

trong việc huy động và quản lý, sử dụng vốn hợp lý hơn.

1.2.4. Phân loại theo nguồn hình thành.

Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có thể hình thành từ các nguồn: vốn

điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, liên kết, vốn đi vay.

Cách phân loại này cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động

của doanh nghiệp. Mỗi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh

nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn.

1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.

Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành

 phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau thìcó kết cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động theo các cách

thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những đặc điểm riêng

về vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó có được các biện pháp quản lý phù hợp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động, có thể chia thành 3 nhóm chính:

- Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư như khoản cách giữa doanh nghiệp với nơi

cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư.

- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của

doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sảm phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất;

3

Page 4: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 4/30

trình độ tổ chức và quản lý.

- Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán, thủ tục thanh

toán, việc chấp nhận kỷ luật thanh toán.

II. Quản lý hàng tồn kho

Quản lý tồn kho là tính lượng tồn kho tối ưu sao cho chi phí nhỏ nhất. Quản trị tồn

kho được thực hiện trên 4 câu hỏi sau:

- Lượng đặt hàng là bao nhiêu đơn vị vào thời điểm quy định?

- Vào thời điểm nào thì đặt hàng?

- Loại hàng dự trữ nào được chú ý?

- Có thể thay đổi chi phí tồn kho hay không?

2.1 Hàng tồn kho và chi phí hàng kho.

2.1.1 Hàng tồn kho: 

Hàng tồn kho là những tài sản:

+ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường.

+ Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang.

+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được dùng để tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Theo khái niệm như trên thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp gồm:

- Theo mục đích sử dụng:

• Dự trữ: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, đã mua đang đi

trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến, hàng hoá tồn kho, hàng mua

đang đi đường, hàng gửi bán, hàng gửi đi gia công chế biến.

• Sản xuất: Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành nhưngchưa làm thủ tục nhập kho, chi phí dịch vụ dở dang

• Tiêu thụ: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

- Theo nguồn hình thành:

• Hàng mua vào: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, đã mua

đang đi trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến, hàng hoá tồn kho,

hàng mua đang đi đường…

4

Page 5: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 5/30

• Hàng tự gia công, sản xuất: Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm

hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho, thành phẩm tồn kho và

thành phẩm gửi đi bán…

•  Nhập từ các nguồn khác:Trong doanh nghiệp hiện nay, chủ yếu sử dụng cách phân loại theo mục đích

sử dụng.

2.1.2 Chi phí tồn kho

2.1.2.1 Chi phí lưu kho:

Chi phí lưu kho bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng hóa trong kho một

khoản thời gian xác định trước. Chi phí lưu giữ được tính trên mỗi đơn vị hàng lưu

kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ,

chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi

 phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho.

- Chi phí lưu giữ: Nếu doanh nghiệp thuê kho thì chi phí này bằng với số tiền

thuê kho phải trả, trường hợp nhà kho thuộc sở hữu doanh nghiệp thì chi phí lưu trữ

 bao gồm chi phí khấu hao và chi phí trả lương cho nhân viên coi kho, nhân viên quản

lý điều hành ….- Chi phí hư hỏng và thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời: chi phí này phát sinh

do giá trị hàng tồn khi bị giảm đi.

- Chi phí bảo hiểm: là các chi phí phát sinh do hàng tồn kho bị mất cắp, hỏa

hoạn và các thảm họa tự nhiên khác.

- Chi phí thuế: là những loại chi phí phát sinh do các qui định của luật thuế

hoặc của chính phủ trên giá trị hàng tồn kho.

- Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho: Là chi phí sử dụng nguồn vốn này để đầu tưvào giá trị hàng tồn kho, nếu nguồn vốn là vay thì chi phí đầu tư vào hàng tồn kho là

chi phí trả lãi vay, nếu nguồn vốn tự có thì chi phí này là chi phí cơ hội bị mất đi trong

trường hợp lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này đầu tư cho ngành nghề khác. Chi phí

tồn trữ cũng bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, nhưng đa phần là chi phí

 biến đổi, một phần là chi phí cố định. Trong các mô hình quản lý hàng tồn kho đều

xem chi phí này là chi phí biến đổi, nó sẽ thay đổi theo số lượng hàng dự trữ.

2.1.2.2   Chi phí đặt hàng :

5

Page 6: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 6/30

Chi phí đặt hàng bao gồm các chi phí giao dịch, vận chuyển và chi phí giao

nhận hàng, chi phí đặt hàng được tính cho mỗi lần đặt hàng khi doanh nghiệp đặt hàng

từ bên ngoài.

Chi phí đặt hàng bao gồm: chi phí chuẩn bị một yêu cầu mua hàng, chi phí đểlập được một đơn đặt hàng như chi phí thương lượng, chi phí nhận và kiểm tra hàng

hóa, chi phí vận chuyển và chi phí trong thanh toán.

Yếu tố giá cả thay đổi và phát sinh chi phí trong những công đọan phức tạp

như vậy đã ảnh hưởng đến chi phí cho mỗi lần đặt hàng của doanh nghiệp. Nếu đơn

đặt hàng được cung cấp từ nội bộ thì chi phí đặt hàng chỉ bao gồm cơ bản là chi phí

sản xuất, chi phí phát sinh khi khấu hao máy móc và duy trì họat động sản xuất. Trên

thực tế, chi phí cho mỗi lần đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và chi phí

 biến đổi, bởi vì một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng như chi phí giao nhận và kiểm tra hàng

hóa thường biến động theo số lượng hàng được đặt mua.

Trong nhiều mô hình quản lý tồn kho đơn giản giả định chi phí cho mỗi lần đặt

hàng là cố định và độc lập với số đơn vị hàng được đặt mua.

Chi phí khác như:

- Giảm doanh thu do mất hàng

- Mất uy tín với khách hàng

- Gián đoạn sản xuất

2.1.2.3 Tính chi phí lưu kho:

Ví dụ 1:

Giả sử rằng doanh nghiệp bán được S đơn vị hàng hóa/năm, và số lần đặt trong

mỗi năm là N lần. Như vậy số hàng đặt trong mỗi năm là S/N và lượng tồn kho trung

 bình sẽ là:Lượng tồn kho tb =

Với: S=120000 đơn vị

N= 4 lần đặt hàng

= 120000/4 = 30000đv/ 1 lần đặt hàng

 Như vậy: Ngay sau khi tàu cập bến, lượng hàng tồn kho lớn nhất sẽ là

30000đv, và khi lô hàng mới nhập về kho, lượng hàng ở kho ở mức thấp nhất và bằng

0. Lượng tồn kho trung bình sẽ là 15.000đv

6

Page 7: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 7/30

Giả sử rằng hàng tồn kho có giá trị p=20000đ/đv

Gía trị hàng lưu kho TB=p*A= 20000đ/đv*15000đv = 300tr đ

Chi phí lưu kho = 10% giá trị lưu kho=10*300tr = 30tr đ/năm

Chi phí bốc dỡ, xếp vào kho là 20tr đ/nămChi phí bảo hiểm kho là 5tr đ /năm

Khấu hao và thanh lý tài sản cũ không dùng được = 10tr đ

Tổng chi phí tồn kho = 30+20+5+10=65 tr đ

Vậy tỷ lệ % chi phí tồn kho trong năm = 65tr đ/300tr đ= 0.217

 Nếu gọi:

C = Tỷ lệ chi phí lưu kho/ năm

TCC (Total carrying cost) = Tổng chi phí tồn kho

P = Đơn giá hàng lưu kho

A = Giá trị tồn kho trung bình

Ta có: TCC = C*p*A = 0.217*20000Đ/Đv * 15000đv = 65tr.Đ

Ví dụ 2:

Chi phí đặt hàng: là chi phí đặt một lô hàng mới. Chi phí này bao gồm chi phí

quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí này thường cố định cho một lô

hàng đặt cho dù lô hàng này lớn hay nhỏ, do vậy chi phí này sẽ thấp nếu lô hàng đặt

lớn và ngược lại chi phí sẽ cao nếu lô hàng đặt nhỏ.

Gọi F là chi phí cố định cho một lần đặt hàng và bằng 100.000đ

 N là số lần đặt hàng trong năm.

TOC(Total ordering cost) là tổng chi phí đặt hàng.

TOC = F*N mà ta biết N = )Do vậy: TOC = F*

Tổng chi phí đặt hàng: TOC = 100000* = 400000

Tổng chi phí tồn kho (Total inventory cost):TIC

Tổng chi phí tồn kho sẽ được tính bằng công thức:

TIC = TCC + TOC → min

Ta có A = Q/2 Trong đó: Q là lô hàng một lần đặt.

Phương trình tổng quát tính tổng chi phí tồn kho sẽ là:

7

Page 8: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 8/30

TIC = (C*p*Q/2) + (F)*(S/Q)→min

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức tồn kho

Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ đểsản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường ở 

3 dạng: Nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, các sản phẩm dở dang và bán

thành phẩm, các thành phẩm chờ tiêu thụ.

2.2.1 Đối với dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, mức tồn kho dự thường phụ

thuộc vào:

- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh

nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: Dự

trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất

có tính chất thời vụ).

- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.

- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật

liệu với doanh nghiệp.

- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.

- Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng.

2.2.2 Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các

nhân tố ảnh hưởng gồm:

- Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản

 phẩm.

- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.

- Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.2.2.3 Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng 

các nhân tố:

- Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.

- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp.

2.3 Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả EOQ (Econmic Ordering

Quantity)

8

Page 9: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 9/30

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economics Order Quantity Model) là

một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất định lượng được sử dụng để xác

định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, trên cơ sở 02 loại chi phí:

- Chi phí đặt mua hàng (chi phí mua hàng).- Chi phí tồn trữ hàng tồn kho (chi phí dự trữ).

Hai loại chi phí trên có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu số lượng

nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên cho mỗi lần đặt hàng thì chi phí đặt hàng sẽ

giảm xuống nhưng chi phí tồn trữ sẽ tăng lên. Mục tiêu của mô hình quản trị hàng tồn

kho EOQ sẽ lựa chọn mức tồn kho sao cho ở mức đó tổng hai loại chi phí này là thấp

nhất. EOQ về bản chất là một công thức kế toán xác định mà tại đó sự kết hợp của

đơn hàng, chi phí và chi phí hàng tồn kho thực là ít nhất.

Mục tiêu của việc quản trị tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự

trữ tài sản tồn kho. Với giả định như trên thì có 2 loại chi phí biến đổi, đó là chi phí

tồn trữ (Ctt) và chi phí đặt hàng (Cdh). Trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Có thể mô

tả mối quan hệ giữa 2 loại chi phí này bằng đồ thị:

Lượng đặt hàng tối ưu được tính bằng công thức:

EOQ =

Trong đó:

EOQ là lượng hàng đặt tối ưu cho một lần đặt.

F là chi phí cố định cho một lần đặt hàng.S là lượng hàng bán ra hằng năm.

9

Page 10: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 10/30

C là phí lưu kho, được tính bằng so với giá trị hàng lưu kho TB.

p là giá thành một đơn vị lưu kho.

Sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ có dạng:

Ví dụ: Công ty X ký hợp đồng cung ứng mặt hàng “áo bảo hộ” cho công ty Y.

Các số liệu được cho như sau:S= 20000 áo sơ mi/năm.

C= 25% giá trị hàng lưu kho.

 p= 60000 đồng/áo.

F= 1tr.đồng/lô hàng.

Công ty X không trực tiếp sản xuất mà đặt hàng công ty khác. Hãy tính lô hàng

tối ưu cho một lần đặt và tổng chi phí tồn kho?

=> Chúng ta sẽ tính lượng hàng tối ưu cho một lần đặt như sau:

Áp dụng công thức lô hàng tối ưu đã có:

EOQ = = 1633 (áo)

Số lần đặt hàng trong năm sẽ là: 20000/1633 = 12 lần/năm.

Tổng chi phí tồn kho se là:TIC = TCC +TOC = 0.25*50000* = 22.3tr.đồng

10

Page 11: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 11/30

2.4. Thiết lập hệ thống kiểm soát tồn kho và mô hình JIT.

2.4.1 Thiết lập hệ thống kiểm soát tồn kho.

Phân tích mô hình EOQ cùng với dự trữ bảo hiểm có thể sử dụng để xác địnhmức tồn kho. Nhưng trong quản trị tồn kho còn phải thiết lập một hệ thống kiểm tra

tồn kho. Hệ thống kiểm soát tồn kho có thể thay đổi từ đơn giản đến phức tạp. Tùy

theo loại hình doanh nghiệp và đặc tính hàng tồn kho.

 Một số phương pháp kiểm soát hàng tồn kho:

1. Phương pháp đường kẻ đỏ: dùng kiểm tra lượng dự trữ, sử dụng một đường

kẻ đỏ để vẽ bên trong xung quanh chỗ để hàng để chỉ dẫn điểm tái đặt hàng nghĩa là

khi hàng dự trữ xuống tới đường kẻ đỏ, đó là lúc công ty phải đặt lô hàng mới.

2. Phương pháp hai thùng: dùng kiểm soát lượng dự trữ, khi một trong hai

thùng chúa hàng dự trữ hết, công ty phải đặt mua hàng mới.

3. Hệ thống máy vi tính: một hệ thống kiểm soát lượng dự trữ bằng máy vi tính

để tính điểm tái đặt hàng và cân đối lượng tồn kho.

4. Hệ thống đáp ứng ngay: là hệ thống kiểm tra trong đó nhà máy sắp xếp, điều

độ giữa bộ phận sản xuất và người cung ứng sao cho nguyên vật liệu đến lúc cần cho

quá trình sản xuất.

5. Nguồn bên ngoài: công ty sẽ mua các bộ phận cần thiết ở bên ngoài chứ

không sản xuất trong xưởng của mình.

6. Mối quan hệ giữa lịch sản xuất và mức dự trữ: một doanh nghiệp có thể sản

xuất liên tục trong năm nếu lượng dự trữ được xây dựng trên cơ sở sản xuất. Lượng

dự trữ sẽ tăng trong thời gian hàng bán chậm và sau đó sẽ giảm khi đến mùa bán chạy

nhất, nhưng dự trữ bình quân vẫn ở mức cao.2.4.2 Hệ thống sản xuất tức thời mô hình JIT.

2.4.2.1 Giới thiệu mô hình JIT 

Phương pháp Just-In-Time (JIT) được gói gọn trong một câu: “đúng sản phẩm

với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”. Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi

công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn

sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ. Điều này

cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất

ra cái mà khách hàng muốn.

11

Page 12: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 12/30

 Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu,

hàng hoá và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế

hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy

trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không,chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.

Mục đích (của) JIT là nhằm giảm thiểu các những hoạt động không gia tăng

giá trị và không di chuyển hàng tồn trong khu vực dây chuyền sản xuất. Điều này sẽ

dẫn đến thời gian sản xuất nhanh hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, sử dụng thiết bị

hiệu quả hơn, yêu cầu không gian nhỏ hơn, tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp hơn, chi phí thấp

hơn, và lợi nhuận cao hơn.

JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất tin gọn (Lean) hay sản xuất

không tồn kho, bởi vì yếu tố then chốt của việc áp dụng thành công JIT là giảm tồn

kho tại nhiều công đoạn khác nhau dây chuyền sản xuất tới mức tối thiểu. Điều này

cần phải có sự phối hợp tốt giữa những công đoạn sao cho mỗi công đoạn chỉ sản xuất

chính xác số lượng cần thiết cho công đoạn sau. Nói một cách khác, một công đoạn

chỉ nhận vào chính xác số lượng cần thiết từ công đoạn trước.

2.4.2.2 Đặc trưng của hệ thống JIT 

Bản chất của hệ thống JIT là một dòng sản phẩm đều đặn đi qua hệ thống với

lượng tồn kho nhỏ nhất. Hệ thống JIT có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

1. Mức độ sản xuất đều và cố định

Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua

một hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu

và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao tác phải

được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ. Do đó, lịch trình sản xuất phải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng và

sản xuất.

2. Tồn kho thấp

Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp.

Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang

và thành phẩm chưa tiêu thụ.

Lượng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng. Lợi ích rõ ràng nhất của lượng

tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian và tiết kiệm chi phí do không phải ứ đọng

12

Page 13: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 13/30

vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho. Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn

nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực

dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ

làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố gắng khắc phục những sự cố trong sảnxuất và dẫn đến chi phí tăng cao. Phương pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho,

từ đó người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết những khó khăn phát sinh.

3. Kích thước lô hàng nhỏ

Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản

xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích

cho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau:

- Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít

hơn so với lô hàng có kích thước lớn. Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm

diện tích kho bãi.

- Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc.

- Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại

lô hàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn.

4. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh

Theo phương pháp này, người ta sử dụng các chương trình làm giảm thời gian

và chi phí lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân thường được huấn

luyện để làm những công việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ và thiết bị cũng như quá

trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa, thiết bị và đồ gá đa năng có thể

giúp giảm thời gian lắp đặt. Hơn nữa, người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để

giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những thao tác có

tính lặp lại. Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhau trên những thiết bịgiống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh trong trường

hợp này là cần thiết.

5. Bố trí mặt bằng hợp lý

Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu sản phẩm. Thiết

 bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráp

hay xử lý giống nhau. Để tránh việc di chuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khu

vực thì người ta đưa những lô nhỏ chi tiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâm

13

Page 14: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 14/30

làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm

đến mức tối thiểu.

Mặt khác, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian

cho đầu ra cũng giảm. Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơnvà máy móc thiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong

công nhân.

2.4.2.3 Lợi ích của việc áp dụng mô hình Just in time.

- Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sảnxuất và

tiêu thụ sản phẩm.

- Giảm nhu cầu về mặt bằng.

- Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại.

- Giảm thời gian phân phối trong sản xuất.

- Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất.

- Dòng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, do các công

nhân có nhiều kỹ năng nên họ có thể giúp đỡ lẫn nhau và thay thế trong trường hợp

vắng mặt.

- Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị.

- Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của quá trình

sản xuất, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân.

- Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.

- Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Tóm lại, JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại,

trong đó sản phẩm luân chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình và córất ít tồn kho. Các lợi ích của JIT đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà sản xuất từ vài thập

niên trở lại đây, và việc áp dụng hệ thống JIT trong các doanh nghiệp nước ta là biện

 pháp không thể thiếu được nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện

nay.

III. Quản lý Ngân quỹ và chứng khoán ngắn hạn

3.1. Quản lý Ngân quỹ

3.1.1 Khái niệm

14

Page 15: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 15/30

 Ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ tại

một thời điểm nhất định của doanh nghiệp. Quản lý ngân quỹ liên quan đến các dòng

tiền vào ra doanh nghiệp, quản lý mức cân đối tiền trong quỹ.

- Thực chi ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực chi ra trong kỳ, có thể bằng tiền, chuyển khoản hoặc các chứng khoán có giá trị như tiền. Thực chi ngân quỹ

 bao gồm các khoản: phải trả nhà cung cấp, chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản và

những khoản khác mà doanh nghiệp không thực sự phải chi. Thực chi ngân quỹ được

 phân chia theo các hoạt động: thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực chi

cho hoạt động tài chính, thực chi cho hoạt động bất thường.

- Thực thu ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực thu được trong kỳ có

thể bằng tiền hoặc bằng chuyển khoản. Thực thu ngân quỹ không bao gồm những

khoản: chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản phải thu khách hàng, khấu

hao tài sản cố định…Thực thu ngân quỹ được hình thành từ các nguồn sau: Thực thu

từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực thu từ hoạt động tài chính, thực thu từ hoạt

động bất thường.

Đối tượng của quản trị ngân quỹ là: Quản trị tiền mặt tại quỹ và quản trị tiền

gửi tại ngân hàng. Mà sau đây, sẽ gọi chung là tiền mặt.

Đặc điểm của tiền mặt là:

- Có mức sinh lời thấp nhưng có tính thanh khoản cao nhất.

- Sức mua của tiền luôn có xu hướng giảm do lạm phát.

Do đó, tỷ lệ sinh lời của tiền mặt có thể đạt giá trị âm. Vì vậy, mục tiêu của

quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt mà doanh nghiệp cần để duy trì mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2 Lý do giữ tiền mặt Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần giữ một lượng tiền mặt nhất định, với

các lý do sau :

• Để thực hiện các giao dịch: Bảng cân đối tiền mặt rất quan trọng đối với

các doanh nghiệp. Các khoản phải trả được thanh toán bằng tiền mặt, các khoản phải

thu được gửi vào tài khoản bằng tiền mặt. Bảng cân đối tiền mặt gắn liền với thu chi

tiền mặt, nó cần thiết hằng ngày cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Lập quỹ dự phòng: Dòng tiền vào và ra đôi lúc không thể đoán được.

Do đó, doanh nghiệp cần phải giữ một lượng tiền mặt nhất định để phòng ngừa những

15

Page 16: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 16/30

rủi do bất ngờ của dòng tiền tệ. Quỹ dự phòng này được gọi là bẳng cân đối dự phòng.

Theo nguyên tắc ,dòng tiền tệ của doanh nghiệp càng khó đoán trước, thì quỹ dự

 phòng càng phải lớn. Nếu doanh nghiệp có nguồn vay dễ dàng và có thể vay bắt cứ

lúc nào, khoản dự phòng có thể giảm. Mặt khác, doanh nghiệp cần có một quỹ dự phòng lớn dưới hình thức các chứng khoán ngắn hạn. Vì các chứng khoán này mang

lại một lãi suất thu nhập cao hơn là lãi suất gửi tiền ngân hàng.

• Lập quỹ đầu cơ: Tiền mặt còn được dùng để thỏa mãn lợi thế mua sắm

của doanh nghiệp khi có cơ hội. Nguồn này gọi là quỹ đầu cơ.

3.1.3 Một số kỹ thuật quản trị tiền mặt:

3.1.3.1 Đồng bộ hóa dòng tiền mặt 

 Nếu doanh nghiệp chắc chắn về dòng nhập quỹ, xuất quỹ thì doanh nghiệp có

thể duy trì một cân đối tiền mặt bình quân chặt chẽ. Các công ty hoạt động trong lĩnh

vực sản xuất hàng tiêu dùng, dầu mỏ, thẻ tín dụng.., thường sắp xếp để ghi hóa đơn

cho khách hàng để thanh toán các hóa đơn riêng của họ dựa trên cơ sở “các chu kỳ

thanh toán” trong cả tháng. Việc đồng bộ hóa dòng ngân quỹ, đảm bảo tiền mặt khi

cần thiết và vì thế giúp công ty giảm tối thiểu tài khoản tiền mặt, giảm nợ ngân hàng,

giảm chi phí vay và do đó tăng lợi nhuận.

3.1.3.2 Giảm thời gian kiểm tra hóa đơn

Khi khách hàng ghi hóa đơn thanh toán cho daonh nghiệp không có nghĩa là

doanh nghiệp chính thức nhận được ngân quỹ ngay. Trên thực tế, doanh nghiệp phải

mất một khoảng thời gian dài để thực hiện các hoạt động kiểm tra ngân phiếu và sử

dụng tiền mặt. Nếu như có nhiều ngân hàng tham gia vào quá trình xử lý thì chỉ khi

ngân hàng cuối cùng chuyển quỹ đến ngân hàng của doanh nghiệp thì lúc đó doanh

nghiệp mới có thể sử dụng ngân quỹ.3.1.3.3 Kỹ thuật vốn trôi nổi

Vốn trôi nổi là khoảng chênh lệch giữa số dư trong sổ sách của công ty (hay

của cá nhân) và số dư trong sổ ghi của ngân hàng.

Giả sử một công ty ghi lại rằng bình quân họ viết sec khoảng 50 triệu đồng mỗi

ngày và mất sáu ngày để sec được chuyển và trừ ra khỏi tài khoản ngân hàng của công

ty. Điều này làm cho số ghi trong sổ sec công ty thấp hơn 300 triệu đồng so với tài

khoản của ngân hàng, khoản chênh lệch này được gọi là vốn trôi nổi chi tiêu. Ngược

lại, giả sử công ty cũng nhận sec 50 triệu đồng mỗi ngày nhưng họ phải mất bốn ngày

16

Page 17: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 17/30

để khoản tiền này được gởi và chuyển vào tài khoản của họ. Điều này dẫn đến khoản

chênh lệch 200 triệu đồng, được gọi là vốn trôi nổi thu hồi nợ.

Vốn trôi nổi ròng của công ty là khoảng chênh lệch giữa 300 triệu đồng vốn

trôi nổi chi tiêu và 200 triệu đồng vốn trôi nổi thu hồi, bằng 100 triệu đồng.Về căn bản, quy mô của vốn trôi nổi ròng của một công ty là một phương trình

tính đến khả năng đẩy nhanh tiến độ thu hồi sec và trì hoãn tiến trình chuyển sec cho

người khác. Các công ty hiệu quả phải thực hiện rất nhiều hoạt động mới có thể đẩy

nhanh thời gian xử lý của những tờ sec gởi đến và vì thế mới đưa ngân quỹ vào quá

trình hoạt động một cách nhanh hơn, và họ cũng cố gắng trì hoãn hết mức thời gian

thanh toán trong phạm vi có thể chấp nhận.

3.1.3.4 Đẩy nhanh tốc độ thu tiền

Các nhà quản trị tài chính tìm các phương thức để thu hồi nợ nhanh hơn từ khi

các giao dịch tín dụng bắt đầu có hiệu lực. Có nhiều kỹ thuật được áp dụng vừa để

đẩy nhanh tốc độ thu nợ và để đưa quỹ đến nơi cần thiết. Trong đó có kỹ thuật thanh

toán qua điện thoại hay ghi nợ tự động:

Các công ty ngày càng muốn được thanh toán các hóa đơn lớn qua điện thoại

hoặc ghi nợ tự động. Với hệ thống ghi nợ điện tử, ngân quỹ được tự động trừ ra khỏi

tài khoản này và cộng vào tài khoản kia. Tất nhiên, sự tiến bộ trong hoạt động thu nợ 

tốc độ cao và công nghệ thông tin đang ngày càng làm cho quá trình này trở nên khả

thi và hiệu quả hơn.

3.1.3.5 Kiểm soát quá trình thanh toán

Có rất nhiều cách làm chậm quá trình thanh toán và giữ tiền mặt ở ngân hàng

lâu hơn. Cụ thể:

- Kế hoạch hóa và tập trung hóa việc thanh toánCác công ty thường trả hóa đơn đúng thời hạn chứ không nên trả trước hay sau

ngày hẹn. Việc thanh toán trước sẽ làm giảm số dư tiền mặt bình quân trong khi trả

muộn sẽ ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của công ty hoặc mất cơ hội nhận chiết

khấu tiền mặt. Tập trung hóa việc thanh toán từ các tài khoản chi tiêu được duy trì ở 

ngân hàng trung tâm giúp giảm thiểu lượng tiền mặt nhàn rỗi mà công ty giữ ở các

văn phòng khu vực và ở các tài khoản ngân hàng chi nhánh

- Kéo dãn thời gian thanh toán các khoản nợ phải trả

17

Page 18: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 18/30

 Nhiều công ty thanh toán các khoản nợ phải trả trước khi đến hạn. Dĩ nhiên là

không có lợi khi trả các khoản nợ trước khi đến hạn trừ nhà cung cấp thực hiện giảm

giá chiết khấu đối với các đơn hàng thanh toán sớm.

3.1.4 Nội dung quản trị tiền mặt theo quan điểm hàng tồn kho.Công thức: Xác định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu là:

 

Trong đó: Q: Mức tiền mặt mục tiêu

P: Chi phí cho một lần rút tiền

TM: Tổng nhu cầu tiền mặt cần tiêu dùng

r :Lãi suất

Ví dụ: Doanh nghiệp dự kiến nhu cầu chi tiêu là 50 trđ/tuần trong vòng 8 tuần

liên tiếp. Như vậy, tổng nhu cầu chi tiêu dự kiến trong kỳ là 400tr. Chi phí cho 1 lần

giao dịch chứng khoán là 0.25tr. Lãi suất chứng khoán ngắn hạn trên thị trường là

2%/8 tuần. Như vậy, mức tiền mặt mục tiêu được tính như sau:

 

3.2. Quản lý chứng khoán ngắn hạn

3.2.1 Khái niệm

Chứng khoán ngắn hạn là các công cụ tài chính có tính thanh khoản cao ( khả

năng chuyển đổi ra thành tiền) .

Lý do đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn: các loại chứng khoán thanh khoản

cao thường có thu nhập thấp hơn các loại tài sản tài chính khác. Mặc dù vậy, các công

ty vẫn phải đầu tư vào nó với 1 số lý do sau:

- Dùng để thay thế tiền mặt dưới hình thức tài sản tương đương tiền mặt. Một

số doanh nghiệp giữ 1 tập danh mục chứng khoán ngắn hạn để thay thế 1 lượng tiền

mặt lớn. Khi tiền mặt hết, doanh nghiệp sẽ bán chứng khoán để tái tạo nguồn vốn tiền

mặt cần thiết. Trong trường hợp này, chứng khoán được dùng để thay thế tiền mặt vànó được coi là tài sản tương đương tiền mặt.

18

Page 19: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 19/30

- Đầu tư tạm thời: hình thức đầu tư tạm thời của chứng khoán thường xuất hiện

trong những trường hợp như sau:

a. Tài trợ theo mùa hay theo chu kì sản xuất: Nếu doanh nghiệp có chính sách

đầu tư chặt chẽ, vốn dài hạn sẽ lớn hơn tài sản lưu động thường xuyên, khi lượng tồnkho và khoản phải thu ở mức thấp công ty sẽ mua chứng khoán ngắn hạn. Mặt khác,

với chính sách đầu tư thoáng doanh nghiệp sẽ không mua chứng khoán ngắn hạn. Với

chính sách trung dung, khi tới thời kì đáo hạn, tài sản thường xuyên sẽ được tài trợ 

 bằng vay dài hạn, các nhu cầu tồn kho và các khoản phải thu tăng theo mùa sẽ được

tàu trợ bằng vay ngắn hạn, nhưng doanh nghiệp vẫn phải dự trữ các loại chứng khoán

ngắn hạn vào những thời điểm ổn định.

 b. Các nhu cầu tài trợ: Chứng khoán ngắn hạn thường được tích lũy ngay dưới

ngày thanh toán thuế hàng quý của doanh nghiệp. Nếu 1 trái phiếu phát hành đã tới

ngày đáo hạn, doanh nghiệp vẫn có thể đầu tư 1 tập danh mục chứng khoán ngắn hạn

để đáp ứng nhu cầu vốn.

3.2.2 Một số rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao.

a. Rủi ro về mất khả năng thanh toán của công ty phát hành chứng khoán: Đó

là rủi ro của công ty phát hành nợ không có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay.

 b.Rủi ro đột ngột: Là loại rủi ro xuất hiện đột ngột làm tăng rủi ro về khả năng

thanh toán nợ của công ty phát hành chứng khoán.

c. Rủi ro về lãi suất: Rủi ro xuất hiện khi nhà đầu tư tăng lãi suất.

d. Rủi ro về lạm phát: Là rủi ro xuất hiện khi lạm phát tăng cao làm giảm giá

trị của tiền tệ.

e. Rủi ro thanh khoản: Rủi ro xuất hiện khi chứng khoạn không thể bán được

trong 1 thời gian ngắn han.f. Thu nhập của chứng khoán: Chứng khoán nào có rủi ro càng lớn thì lợi

nhuân càng cao.

3.2.3. Nội dung chứng khoán ngắn hạn

Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm:

• Tín phiếu kho bạc

• Thỏa thuận nhận Ngân hàng ( giấy xác nhân của ngân hàng)

• Các loại chứng khoán mua theo thỏa thuận mua lại…

19

Page 20: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 20/30

Do đó cần quản lý chứng khoán ngắn hạn hợp lý, đảm bảo khả năng chuyển ra

thành tiền, đáp ứng nhu cầu về vốn, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao.

a. Tín phiếu kho bạc

Tín phiếu kho bạc là những tín phiếu chiết khấu có thời hạn ngắn tượng trưngmột nghĩa vụ của chính phủ đối với trái chủ. Tín phiếu kho bạc hoàn toàn không có

rủi ro phá sản, được lưu hành rộng rãi và có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi

nhanh trên thị trường. Do đó tín phiếu kho bạc được coi là công cụ tài chính an toàn

nhất, có ưu thế nhất so với các loại hình tài sản khác trên thị trường tài chính.

Tín phiếu kho bạc được trao đổi trên thị trường có tính cạnh tranh cao, tính

thanh khoản cao cho phép nhà đầu tư bán chúng một cách nhanh chóng để thỏa mãn

nhu cầu tiền mặt. Lợi nhuận thu được do đầu tư vào tín phiếu kho bạc thường được

miễn thuế.

Tín phiếu kho bạc nhà nước có tính thanh khoản cao do vậy độ rủi do thấp và

lãi suất của nó thấp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng trái phiếu kho bạc như một loại

tài sản thay thế tiền mặt.

b. Thương phiếu

Thương phiếu là một giấy hẹn nợ không có đảm bảo, có thời hạn đáo hạn cố

định, được bán với giá chiết khấu hay dưới hình thức không ghi lãi suất.

Thời hạn của thương phiếu thường là từ 20 – 45 ngày. Các loại thương phiếu

thường không được mua bán trực tiếp trên thị trường thứ cấp nên tính thanh khoản có

một số hạn chế nhất định. Hầu hết các nhà đầu tư thường giữ chúng cho tới khi đáo

hạn. Thời gian đáo hạn từ 3 – 270 ngày, thu nhập từ hương phiếu của nhà đầu tư bị

đánh thuế hoàn toàn theo mức thuế chính phủ.

c. Chấp thuận ngân hàng Chấp thuận ngân hàng là một hối phiếu có thời hạn, trên đó ghi rõ tổng số tiền

sẽ được ngân hàng chấp thuận, nó nhận trách nhiệm thanhtoán khi hối phiếu này đáo

hạn.

Chấp thuận ngân hàng chủ yếu được sử dụng tài trợ cho các giao dịch thương

mại quốc tế và tồn trữ hàng hóa. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng cũng được

sử dụng giao dịch trong nước.

20

Page 21: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 21/30

Các chấp thuận ngân hàng thường có thời hạn từ 30 – 180 ngày. Vì rủi ro

chấp thuận ngan hàng cao hơn và mức thanh khoản của nó thấp hơn lên chấp thuận

ngân hàng có lãi suất cao hơn trái phiếu kho bạc.

d. Chấp thuận mua lạiLà những hợp đồng hợp pháp bao gồm việc bán chứng khoán của người vay

cho người cho vay, với sự ủy thác của bên vay để mua lại chứng khoán tại mức giá

hợp đồng cộng thêm chi phí lãi suất quy định. Người vay có thể làm 1 định chế tài

chính, 1 ngân hàng tương mại hoặc là 1 thương gia trong hội đồng chứng khoán chính

 phủ. Chấp thuận mua lại có thể đáo hạn cho từng thời gian cụ thể, hoặc không cố định

thời gian đáo hạn. Lãi suất của nó thường nhỏ hơn lãi suất của trái phiếu kho bạc.

IV. Quản lý khoản phải thu

4.1. Chính sách tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là: Quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới các

hình thức mua bán chịu hàng hóa. Trong đó, người bán chuyển giao quyền sử dụng

vốn tạm thời cho người mua trong một khoảng thời gian nhất định. Sau một khoảng

thời gian thỏa thuận người mua có trách nhiệm thanh toán cả vốn lẫn lãi cho người

 bán. Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến và quan trọng nhất đốivới doanh nghiệp.

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa

hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng

với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi.

Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu

không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu

 bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinhcác khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy,

doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Chính sách tín dụng thương mại hay chính sách bán chịu thể hiện quan điểm

của doanh nghiệp về tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận do các khoản phải thu đem

lại.

Chính sách tín dụng thương mại gồm một số các yếu tố sau: 

21

Page 22: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 22/30

- Tiêu chuẩn tín dụng: Liên quan đến sức mạnh tài chính cần thiết để khách

hàng tín dụng có thể được chấp nhận mua tín dụng.

- Thời hạn tín dụng: Là thời gian mà người mua được trì hoãn thanh toán,

nghĩa là từ lúc ghi hóa đơn đến thời hạn cuối cùng họ phải thanh toán.- Chiết khấu thanh toán: Tỷ lệ phần trăm giảm giá và thời hạn trả trước để nhận

được chiết khấu thanh toán.

- Chính sách thu hồi nợ: Được đo lường bởi mức độ chặt chẽ hay lỏng lẻo của

công ty trong nỗ lực thu hồi các hợp đồng trả chậm.

4.1.1 Tiêu chuẩn tín dụng 

Là những yếu tố liên quan đến sức mạnh tài chính cần thiết và mức độ tín

nhiệm tín dụng mà mỗi khách hàng phải đảm bảo để có quyền hưởng mức tín dụng

mà công ty cấp cho họ. Việc thiết lập tiêu chuẩn tín dụng nhằm đo lường chất lượng

tín dụng, qua đó xác định khả năng của khách hàng trong việc chấp hành các nghĩa vụ

và xác suất mất mát của doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng. Phương pháp

 phán đoán “5 Cs” là phương pháp truyền thống thường được sử dụng để đánh giá chất

lượng tín dụng:

- Tư cách tín dụng (Character)

Đặc tính này ám chỉ mức độ uy tín hay không uy tín của khách hàng. Đó là,

thái độ tự giác trong thanh toán nợ của khách hàng. Yếu tố này rất quan trọng vì một

hoạt động giao dịch tín dụng luôn luôn đi kèm với một sự hứa hẹn phải thanh toán.

- Khả năng thanh toán (Capacity)

Đặc tính này ám chỉ sự xét đoán về khả năng trả nợ của khách hàng. Sự xét

đoán có thể căn cứ vào các giao dịch trong quá khứ, tình hình thanh toán thực tế,

 phương pháp quản trị doanh nghiệp.- Vốn (Capital)

Đặc tính này được đo lường bởi tình trạng tài chính tổng quát của doanh

nghiệp qua sự phân tích các tỷ số tài chính, tỷ số nợ/vốn, tỷ số thanh toán, chú trọng

đặc biệt vào các tài sản vật chất của doanh nghiệp.

- Thế chấp (Collateral)

Đặc tính này ám chỉ các tài sản mà khách hàng có thể dùng để bảo đảm cho

22

Page 23: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 23/30

khoản nợ của mình.

- Điều kiện kinh tế (Condition)

Liên quan đến sự phát triển kinh tế vi mô, vĩ mô có ảnh hưởng tới khả năng

thanh toán nợ của khách hàng. Ví dụ: trong điều kiện kinh tế suy thoái khả năng thanhtoán nợ của khách hàng giảm mạnh.

4.1.2 Thời hạn tín dụng 

Là khoảng thời gian mà người mua được trì hoãn thanh toán từ lúc ghi hóa đơn

đến thời hạn cuối cùng họ phải thanh toán. VD: Thời hạn tín dụng của công ty X là

“net 30” áp dụng đối với tất cả các khách hàng. Có nghĩa là, thời hạn thanh toán của

khách hàng là 30 ngày.

Ra quyết định thay đổi thời hạn bán chịu: Doanh nghiệp có 2 lựa chọn ra quyết

định thay đổi thời hạn bán chịu đó là:

Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu.

23

Page 24: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 24/30

Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu

Khi mở rộng hay thu hẹp thời hạn bán chịu, doanh nghiệp phải xem xét sự

đánh đổi bù trừ giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí tăng thêm, xem xét xem mức tănglợi nhuận có đủ bù đắp mức tăng chi phí không? Hay tiết kiệm chi phí có đủ bù đắp

lợi nhuận giảm không? Để từ đó ra quyết định đúng đắn nhất.

4.2.3 Chiết khấu thanh toán

Là việc giảm giá hàng hóa cho những khách hàng thanh toán sớm (khuyến

khích khách hàng thanh toán nợ sớm).

Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng chính sách thanh toán “2/10 net 30”, có nghĩa là

thời hạn thanh toán nợ của khách hàng là 30 ngày và những khách hàng thanh toán

sớm trong vòng 10 ngày đầu sẽ được hưởng chiết khấu 2%.

Mục đích của việc áp dụng chiết khấu thanh toán của doanh nghiệp có thể là:

kích thích gia tăng doanh số, tìm kiêm khách hàng mới, khuyến khích được khách

hàng thanh toán sớm từ đó giảm được kỳ thu tiền bình quân cũng như giải phóng

nhanh hàng tồn kho góp phần tái sản xuất nhanh chóng. Bên cạnh đó, áp dụng chiết

khấu thanh toán còn giúp doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm mới cũng như gia tăngnăng lực cạnh tranh trong ngành.

24

Page 25: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 25/30

- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu

Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải

thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận. Liệu

giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận haykhông.

Mô hình Tăng tỷ lệ chiết khấu

Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu

25

Page 26: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 26/30

Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán

chịu nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình thực tiễn

hay không.

Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, nếu tình hình thay

đổi, tiết kiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy công ty cần thay đổi

chính sách chiết khấu.

4.2. Phân tích và ra quyết định tín dụng thương mại

Khi cung cấp chính sách tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành

 phân tích để đánh giá các rủi ro liên quan và khả năng khách hàng thanh toán các

khoản nợ phải theo kế hoạch. Mục tiêu là để đánh giá khả năng thanh toán của khách

hàng. Điều này liên quan đến nghiên cứu về thị trường, doanh nghiệp, tình hình tài

chính cũng như một số các yếu tố khác. Quá trình phân tích và ra quyết định tín dụng

thương mại cho khách hàng của doanh nghiệp được thể hiện qua hình dưới đây:

26

Page 27: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 27/30

Sau khi phân tích tín dụng khách hàng dựa trên các tính toán và cân nhắc, bàn

 bạc kỹ lưỡng, doanh nghiệp sẽ ra quyết định có thực hiện chính sách bán chịu đối với

khách hàng đó hay không?.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần tiến hành phân tích và ra quyết định thayđổi chính sách tín dụng thương mại hay không? Dưới đây là 2 mô hình ra quyết định

thay đổi chính sách tín dụng thương mại (Chính sách bán chịu):

Sơ đồ 1.1 Mô hình nới lỏng chính sách tín dụng

Sơ đồ 1.2 Mô hình thắt chặt chính sách tín dụng

4.3 Chính sách thu hồi nợ:

 Các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán xuất phát từ nhiều nguyên nhân,

khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu có thể là do khách hàng

kinh doanh thua lỗ, dẫn đến việc gặp khó khăn về dòng tiền hoặc mất khả năng thanh

toán, làm cho doanh nghiệp bán phải gánh thêm phần nợ phải thu quá hạn hoặc khó

27

Tăng khoản phải thu

Tăng doanh

thu

Tăng lợinhuận

Tăng chi phí vàokhoản phải thu

Tăng lợi nhuận đủ bùđắp tăng chi phí

không?

Ra quyết định

 Nới lỏng chính sáchtín dụng

Giảm khoản phải thu

Giảm doanhthu

Giảm lợinhuận

Tiết kiệm chi chi phícho khoản phải thu

Tiết kiệm chi phí đủ bù đắp lợi nhuận giảm

không?

Ra quyết định

Thắt chặt chính sáchtín dụng

Page 28: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 28/30

đòi. Ngoài ra, đa số DN Việt Nam hiện nay mua bán chủ yếu dựa vào uy tín, ít dùng

đến các hợp đồng kinh tế. Vì thế, nhiều doanh nghiệp bị khách hàng giam nợ vô thời

hạn nhưng không có cơ sở pháp lý để đòi nợ. Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng,

nhiều doanh nghiệp đã đưa ra chính sách bán chịu khá ưu đãi, thậm chí dễ dãi. Điềunày càng làm tăng khả năng phát sinh khoản nợ khó đòi và rủi ro không thu hồi được

nợ. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách thu hồi nợ phù hợp với điều kiện doanh

nghiệp mình.

Đó là các biện pháp áp dụng để thu hồi những khoản nợ phải thu, được đo

lường bởi mức độ chặt chẽ hay lỏng lẻo của DN trong nỗ lực thu hồi các hợp đồng trả

chậm. Chính sách thu hồi nợ liên quan đến các thủ tục, biện pháp mà doanh nghiệp sử

dụng để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Những biện pháp đó bao gồm gửi thư, nhắc

nhở, cử người đến gặp trực tiếp và cuối cùng là các biện pháp mang tính pháp lý…

28

Page 29: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 29/30

Một số hành động mà doanh nghiệp có thể áp dụng đối với trường hợp nợ quá

hạn:

Những thay đổi trong chính sách thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, kỳ

thu tiền và phần trăm thất thoát nợ. Nếu doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng những

 biện pháp cứng rắn, kiên quyết hơn thì cơ hội thu hồi nợ càng lớn hơn, từ đó sẽ hạn

chế được các khoản nợ phải thu quá hạn hoặc khó đòi và qui mô nợ phải thu sẽ giảm

xuống. Tuy nhiên , doanh nghiệp áp dụng các biện pháp càng cứng rắn thì chi phí thu

tiền càng cao, thêm vào đó một số khách hàng có thể không muốn bị mất uy tín khi bị

áp dụng các biện pháp cứng rắn trong việc thanh toán và do đó doanh thu bán hàng

trong tương lai có thể sẽ bị giảm xuống.

Baùn chòu quaùhaïn:

Haønh ñoäng:

30 ngaøy

Ñieän thoaïi cho boä phaän keátoaùn cuûa khaùch haøng.

40 ngaøyÑieän thoaïi cho boä phaän keátoaùn cuûa khaùch haøng (nhaéclaïi)

50 ngaøy Göûi thö nhaéc nôï

60 ngaøy Göûi thö nhaéc nôï laàn thöù hai

70 ngaøy Tieáp xuùc vôùi caáp laõnh ñaïo

90 ngaøy Caûnh baùo ngöøng giao dòch

Hôn 90 ngaøyNgöng giao dòch vaø nhôø toøaaùn can thieäp

29

Page 30: quẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

5/16/2018 qu N L V N L U NG - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-von-luu-dong 30/30

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 04Môn: Quản trị tài chính

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hương.

 Nhóm trưởng: Tạ Khánh Hòa.

STT Họ và Tên Mã Sinh viên Lớp

1 Vũ Văn Ái 532839 K53QTKDA

2 Dương Thị Công 542961 K54QTKDC

3 Vũ Minh Đức 542966 K54QTKDC

4 Tạ Khánh Hòa 541642 K54KTDNB

5 Lê Thị Thu Hoài 542976 K54QTKDC

6 Trương Thị Thu Hoài 542977 K54QTKDC

7 Trần Thị Thương Huyền 542985 K54QTKDC

8 Vũ Thị Khánh Ly 542998 K54QTKDC

9 Đỗ Thị Nhàn 543008 K54QTKDC

10 Nguyễn Thị Thảo 543023 K54QTKDC

30