Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

151

Transcript of Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

Page 1: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 1/150

Page 2: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 2/150

Tài liệu “Qu ản lý t ổng hợ p vùng ven bi ển” được biên soạn trong khuôn khổ chương trình hợp tác

về tăng cường năng lực Quản lý tổng hợp vùng ven biển giữa Tr ường Đại học Nha Trang (NTU)và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), theo Thỏa thuận hợp tác số 09-02/MCD. Tài liệu được hoàn thành vào n ăm 2011.

Nhóm soạn tài liệu:

Nguyễn Lâm Anh: Đại học Nha Trang

Tr ần Văn Phướ c: Đại học Nha Trang

Nguyễn Tr ọng Lương: Đại học Nha Trang

Nhóm chuyên gia tư vấn:

Marcel Marchand: Chuyên gia tư vấn quốc tế về quản lý vùng bờ, tập đoàn tư vấnDELTARES (Hà Lan)

Nguyễn Minh Sơn: Phó Viện tr ưởng, Viện Công nghệ Môi tr ường

Hứa Chiến Thắng: Phó Giám đốc, Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên -môi tr ường biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Vũ Minh Cát: Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủy lợi Hà Nội

Hồ Thị Yến Thu: Phó Giám đốc, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộngđồng (MCD)

Nhóm điều phối và hỗ tr ợ kỹ thuật hoàn thiện tài liệu:

Minh Hoàng: Tr ưởng phòng Quản lý Tài nguyên Vùng bờ, MCD

Vũ Thị Thảo: Chuyên viên phòng Quản lý Tài nguyên Vùng bờ, MCD

Lê Nguyên Khôi: Cán bộ phụ trách văn phòng đại diện MCD tại Khánh Hòa

Tài liệu này được xây dựng với sự hỗ tr ợ tài chính của Liên minhChâu Âu (EU) và Oxfam Novib. Phần nội dung của tài liệu do MCDvà Đại học Nha Trang phụ trách. Trong mọi tr ường hợp, tài liệunày không phản ánh quan điểm của EU hay Oxfam Novib.

Page 3: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 3/150

N ă m 2011

QUAÛN LYÙ TOÅNG HVUØNG VEN BIEÅN

Page 4: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 4/150

Page 5: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 5/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 3

LỜI TỰA

LỜI TỰA

Quản lý tổng hợp vùng ven biển là một cách tiếp cận mới trong quản lý tài nguyên ven biển đãđược giới thiệu và bước đầu áp dụng có hiệu quả ở Việt Nam.

Quản lý tổng hợp vùng ven biển (QLTHVVB)được xem như một hệ thống quản lý tài nguyên vàmôi tr ường theo cách tiếp cận tổng hợp, đặc tr ưng bởi quá trình lập và thực hiện kế hoạch có sự tham gia của đầy đủ các bên liên quan, nhằm giải quyết những vấn đề quản lý phức tạp ở vùngven biển. Cách tiếp cận này khắc phục được những khiếm khuyết trong quản lý truyền thống đơnngành và theo lãnh thổ, nhờ việc giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng không gian và tài nguyênvùng bờ giữa các ngành, c ơ quan và cộng đồng.

Xác định được tầm quan tr ọng của việc áp dụng QLTHVVB, chính phủViệt Nam đã ban hành Ngh ị định 25/2009/N Đ-CP ngày 6/3/2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi tr ường biển vàhải đảo. Đây là một văn bản pháp lý đánh dấu bước tiến quan tr ọng về thể chế quản lý tài nguyênvà bảo vệ môi tr ường biển và hải đảo của Việt Nam. Thêm vào đó, quyết định 158/Q Đ-TTg ngày09 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quản lý tổnghợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020 đã khẳng định nhu cầu cần áp dụng cách tiếp cận này trong quản lý tài nguyênở cácđịa phương ven biển nước ta.

Bên cạnh định hướng chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhiều cơ quan đào tạo và tổ chứcphi chính phủ cũng đang có những nỗ lực đáng kể trong việc thúc đẩy áp dụng cách tiếp cận trên. Điển hình là sự hợp tác giữa Tr ường Đại học Nha Trang, tỉ nh Khánh Hòa và Trung tâm Bảo tồn Sinhvật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), một tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động trong l ĩ nhvực bảo vệ tài nguyên ven biển và phát triển cộng đồng. MCD cùng với Đại học Nha Trang đã tổ chức biên soạn tài liệu “Quản lý tổng hợp vùng ven biển” nhằm hỗ tr ợ công tác giảng dạy cho sinhviên bậc đại học - nguồn nhân lực quản lý tài nguyên ven biển của đất nước trong tương lai, đồngthời cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà qu ản lý, nhà nghiên cứu và những người quan tâm tớivấn đề này. Tài liệu mang lại những kiến thức cập nhật về QLTHVVB, cung cấp những dẫn chứng,bài học kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng cách tiếp cận này trên thế giới vàở Việt Nam.

Tài liệu là một trong những cuốn sách tham khảo có giá tr ị về QLTHVVB do chính nhóm tác giả Việt Nam biên soạn, đóng góp vào việc phổ biến, nâng cao n ăng lực áp dụng QLTHVVB của đấtnước trong hiện tại và tương lai.

Với ý ngh ĩ a như vậy, tôi trân tr ọng giới thiệu tài liệu “Quản lý tổng hợp vùng ven biển” này tới độcgiả và các bạn đồng nghiệp.

Hà Nội, tháng 09 năm 2011

PGS.TSKH. Nguyễn Văn CưTổng cục tr ưởng

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Page 6: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 6/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN4

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU

Vùng ven biển (coastal area) là vùng chuyển tiếp giữa biển và lục địa, ch ịu tác động của sự tương

tác giữa thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển và khí quyển, hình thành nên sự đa dạng về tàinguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và giàu khoáng sản. Theo Cicin-Sain (2002) vùng ven biểnchỉ chiếm 20% bề mặt trái đất nhưng đóng vai trò quan tr ọng đối với cuộc sống con người trênhành tinh chúng ta. Khoảng 50% dân số thế giới sinh sống trong phạm vi 200 km vùng ven biển(UN 2002). Mật độ dân số trung bìnhở vùng ven biển vào khoảng 80 người/km2, gấp đôi mật độ dân số trung bình trên toàn thế giới (UNEP 2002). Trên 70% các thành phố đông dân nhất thế giới(hơn 8 triệu dân) nằm ở vùng ven biển (IOC 1999).

Các hệ sinh thái ven bờ đóng góp 90% sản lượng thủy sản thế giới, sản sinh ra 25% năng suấtsinh học, và đóng góp gần 80% trong tổng số 13.200 loài cá biển. Thực sự các hệ sinh thái đang

gánh trách nhiệm làm sạch và bảo vệ môi tr ường vùng ven biển tr ước các hoạt động kinh tế củacon người. Dođó, vùng ven biển là quan tr ọng đối với các quốc gia có biển, tr ở thành tiền đề chosự phát triển đa ngành, đa mục tiêu, trong đó có thuỷ sản, du lịch, hàng hải, dầu khí...

Tuy nhiên, vùng này lại luôn chịu những sức ép r ất lớn của các quá trình tự nhiên và các hoạtđộng của con người, dẫn đến luôn biến động, thường bị suy thoái và ô nhiễm. Sự bùng nổ dânsố, sự mở r ộng các đô thị và hình thành các đô thị mới ven biển; các loại chất thải từ nông nghiệp,công nghiệp và rác thải sinh hoạt; ô nhiễm do hoạt động của tàu bè, khai thác d ầu khí; sự khaithác quá mức và khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản; tàn phá các h ệ sinh thái; bão tố, lụt lội vàcác r ủi ro thiên nhiên cùng với sự dâng của mực nước biển do hiệu ứng nhà kính đã và đang xảy

ra. Đồng thời, các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành, đa mục tiêu, giữa phát triểnvà bảo tồn, giữa khai thác và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển đã xuất hiện vàngày càng gia tăng.

Một điều dễ nhận thấy r ằng mặc dù vùng ven biển là vùng đa chức năng, phục vụ sự phát triển đangành, nhưng cho đến nay hoạt động quản lý nó lại chủ yếu theo cách tiếp cận đơn ngành. Chínhvì thế, không những không giải quyết được các mâu thuẫn lợi ích trong phát triển mà còn tiếp tụclàm gia tăng và phức tạp hoá các mâu thu ẫn lợi ích đó. Cách quản lý như vậy sẽ không đảm bảotính bền vững của vùng ven biển. Thực tế đang đòi hỏi phải có phương thức quản lý mới, với mộtkhuôn khổ thống nhất và toàn diện cho các chính sách, k ế hoạch và hành động quản lý, nhằm đáp

ứng hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong một môitr ường thân thiện. Đó chính là cơ sở dẫn đến sự ra đời của quản lý tổng hợp vùng ven biển, đãđược đưa vào trong văn liệu khoa học thuộc chương 17, chương trình nghị sự 21 “Hành trang loàingười bước vào thế kỷ 21” tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6, 1992.

Việt Nam có phần lãnh thổ trên đất liền nằm bên bờ Biển Đông với chiều dài đường bờ biển trên3.260 km, có vùng biển r ộng trên 1 triệu km2, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển(cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Ven bờ có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc bộ. Vùng venbiển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25 triệu người, bằng gần 31%

dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005). Dự tính năm 20l0, dân số vùng venbiển khoảng gần 27 triệu người, trongđó lao động gần 18 triệu người; năm 2020, dân số khoảng

Page 7: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 7/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 5

MỞ ĐẦU

trên 30 triệu người, trongđó, lao động khoảng gần 19 triệu người. Vì vậy, vùng ven biển đã gắn bómật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảovệ môi tr ường của mọi miền đất nước.

Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã phê chu ẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982(UNCLOS). Việc quản lý tổng hợp vùng ven biển phát triển theo hướng bền vững đã và đangđược các cấp chính quyền quan tâm. Quyết định 158/2007/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 9/10/2007 phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ vàduyên hải Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát nhằm“Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi tr ường, phục vụ phát triển bền vững các tỉ nh, thành phố tr ực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung bộ và Duyên hảiTrung bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vùng ven biển”. Ngày 6/3/2009, Chínhphủ cũng đã ban hành Ngh ị định 25/2009/N Đ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môitr ường biển, hải đảo với 5 chương, 30 điều, làm cơ sở cho các hoạt động quản lý tổng hợp vùngven biển Việt Nam. Trong thực tế, quản lý tổng hợp vùng ven biển cũng đã được triển khai ở mộtsố địa phương Việt Nam những năm qua, như Quảng Ninh, Nam Định, Thừa Thiên Huế, QuảngNam, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu, dưới hình thức các dự án thí điểm với sự giúpđỡ của Cục Hải dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA), chính phủ Hà Lan, chương trình “Hợp tácquản lý môi tr ường khu vực biển Đông Á” (PEMSEA) và tổ chức phi chính phủTrung tâm Bảo tồnsinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD),đã bước đầu đạt được những thành công nhất địnhvà cần nhân r ộng ra cả nước. Tuy nhiên,điều này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo bàibản, nắm vững kiến thức và các kỹ năng thực hiện chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển.

Hiện nay việc giảng dạy môn học Qu ản lý t ổng hợ p vùng ven bi ển hoặc các kiến thức liên quan đãđược thực hiện ở một số tr ường Đại học như ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội và thành phốHồChíMinh, ĐH Thủy lợi, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Nẵng. Tr ường Đại học Nha Trang cũng đã triểnkhai giảng dạy môn học này cho sinh viên ngành Quản lý Môi tr ường và Nguồn lợi thủy sản, ngànhKhai thác hàng hải. Năm 2009, thông qua chương trình hợp tác về tăng cường năng lực Quản lýtổng hợp vùng ven biển giữa Tr ường Đại học Nha Trang (NTU) và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biểnvà Phát triển Cộng đồng (MCD), tài liệu “Quản lý tổng hợp vùng ven biển”được xây dựng dựa trênchuẩn đầu ra (KAS) cho ngành học Quản lý Môi tr ường và Nguồn lợi thủy sản của Tr ường Đại họcNha Trang. Nội dung chính của tài liệu gồm các kiến thức cơ bản về tầm quan tr ọng của vùng venbiển, các quá trình đang diễn ra dưới tác động tự nhiên và con người, các khái niệm về phát triểnbền vững và quản lý tổng hợp vùng ven biển, quy trình quản lý tổng hợp vùng ven biển với cáccông cụ hỗ tr ợ, các vấn đề quản lý tổng hợp vùng ven biển trên thế giới vàở Việt Nam. Mục đíchxây dựng tài liệu nhằm hỗ tr ợ công tác giảng dạy môn học Quản lý tổng hợp vùng ven biển chogiảng viên và sinh viên trong tr ường, đồng thời cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà qu ản lý,nhà nghiên cứu và những người quan tâm tới vấn đề quản lý vùng ven biển.

Mặc dù đã r ất nỗ lực trong quá trình biên soạn tài liệu này, song ch ắc chắn còn có những thiếu sótvà nhiều điều chưa được như mong muốn. Do vậy, chúng tôi r ất mong nhận được sự góp ý chânthành của đồng nghiệp, sinh viên, nhà quản lý…,để nội dung tài liệu này được điều chỉ nh kịp thờivà phù hợp với nhu cầu thực tiễn hơn.

Thay mặt cho Ban biên soạn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia do MCD giớithiệu, gồm ông Nguyễn Minh Sơn - Phó Viện tr ưởng Viện Công nghệ Môi tr ường; ông Hứa

Page 8: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 8/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN6

MỞ ĐẦU

Chiến Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi tr ườngbiển và hải đảo Việt Nam, (Tổng cục Biển và Hải đảo); ông Marcel Marchand - Tập đoàn tư vấnDELTARES (Hà Lan); bà Hồ Thị Yến Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển vàPhát triển Cộng đồng (MCD); ông Vũ Minh Cát - Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Biển, Đại học Thủylợi Hà Nội vìđã có những tư vấn chuyên môn cụ thể cho việc xây dựng các nội dung của tài liệu.Chúng tôi r ất biết ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ giáo viên và Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi tr ồngThủy sản; Khoa Khai thác Hàng hải; Khoa Kinh tế; các chuyên viên Phòng Biển-Hải đảo, Sở Tàinguyên Môi tr ường các t ỉ nh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa; cán bộ các Sở Khoa học Côngnghệ các tỉ nh Khánh Hòa, Ninh Thuận; Trung tâm Quan tr ắc Tài nguyên Môi tr ường Khánh Hòađã có những đóng góp quý báu để tài liệu này được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Tr ường Đại học Nha Trang và Phòng Khoahọc Công nghệ & Hợp tác Quốc tế đã quan tâm và t ạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành đượccuốn tài liệu này.

Nha Trang, tháng 09 năm 2011Thay mặt nhóm tác giảThs. Nguyễn Lâm Anh

Page 9: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 9/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 7

MỤC LỤC

MỤC LỤCMỞ ĐẦU 4

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN 9

1.1. Các đặc điểm của vùng ven bi ển 91.1.1. Khái niệm 91.1.2. Các quá trình ven biển 101.1.3. Tài nguyên vùng ven biển 16

1.2. Chức năng của vùng ven bi ển 281.2.1. Các hoạt động kinh tế xã hội tại vùng ven biển 28

1.2.2. Cạnh tranh tài nguyên giữa các ngành 34

1.3. Các vấn đề của vùng ven bi ển 381.3.1. Ô nhiễm môi tr ường 381.3.2. Suy thoái tài nguyên 401.3.3. Thiên tai 411.3.4. Sự cốmôi tr ường 411.3.5. Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng 42

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 46

2.1. Phát triển bền vững 462.1.1. Khái niệm 472.1.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững 472.1.3. Một sốmô hình phát triển bền vững 48

2.2. Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển 492.2.1. Quản lý biển và hải đảo 50

2.2.2. Quản lý tổng hợp vùng ven biển 52

PHẦN 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 57

3.1. Những đặc điểm của một kế hoạch Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển 57

3.2. Chu trình Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển theo mô hình PEMSEA 573.2.1. Căn cứ xây dựng và triển khai chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển 573.2.2. Các giai đoạn chính của quá trình xây dựng và triển khai chương trình

Quản lý tổng hợp vùng ven biển 583.2.3. Các yếu tố cần thiết cho sự thành công của chương trình Quản lý

tổng hợp vùng ven biển 61

Page 10: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 10/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN8

MỤC LỤC

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖTRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 62

4.1. Khái quát về công c ụ hỗ tr ợ Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển 624.1.1. Công cụ cung cấp và quản lý thông tin, dữ liệu 62

4.1.2. Công cụ phân tích và đánh giá 66

4.2. Một số công c ụ đặc tr ưng 784.2.1. Xây dựng hồ sơ vùng ven biển 784.2.2. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin tổng hợp 814.2.3. Truyền thông 84

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂNỞ VIỆT NAM 89

5.1. Hiện tr ạng và nhu c ầu quản lý tổng hợp vùng ven bi ển ở Việt Nam 895.1.1. Tình hình chung 895.1.2. Hiện tr ạng quản lý 895.1.3. Nhu cầu Quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 97

5.2. Thực tiễn hoạt động Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển ở Việt Nam 995.2.1. Xu hướng áp dụng Quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 995.2.2. Một số tr ường hợp điển hình về Quản lý tổng hợp vùng ven biển

tại Việt Nam 101

5.3. Một số tr ường hợp điển hình trên th ế giới 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 144

Page 11: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 11/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 9

PHẦN 1.ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀCỦA VÙNG VEN BIỂN

1.1. Các đặc điểm của vùng ven biển

Phần này trình bày các quan đ i ểm v ề phạm vi vùng ven bi ển trên thế gi ớ i và trong nướ c, c ũ ng như các quá trình t ự nhiên và các ngu ồn tài nguyên ở vùng ven bi ển.

1.1.1. Khái niệm

Hầu hết các tài liệu hướng dẫn Quản lý tổng hợp vùng ven biển được xuất bản đều cho r ằng vùngven biển (hay còn gọi là vùng bờ) là vùng giao hội của biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinhthái phụ thuộc vào sự tương tác lẫn nhau khá phức tạp giữa đất liền và biển.

Vùng bờ là một phần trong đới bờ, có những đặc tính tương tự như đới bờ. Vùng này bao gồm haiphần: vùng đất ven biển (vùng ven bi ển) và vùng biển ven bờ (vùng ven bờ ). Phạm vi lớn nhỏ củavùng bờ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng quản lý (Nguyễn Chu Hồi, 2005).Có nhiều cách định ngh ĩ a về khu vực đặc thù này.

Theo IUCN (1986), vùng bờ “là vùng màở đó lục địa và biển tương tác với nhau, với ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến lục địa và ranh giới về biển đượcxác định bởi giới hạn các ảnh hưởng từ lục địa đến biển”.

Theo dẫn chứng của Kay và Alder (1999), Bộ luật Quản lý và Bảo vệ vùng bờ ở Queensland n ăm1995 đã sử dụng một số định ngh ĩ a như sau:

Bãi biển là vùng đất nằm giữa ngấn nước cao và thấp của thuỷ triều lúc cao nhất; Vùng bờ bao gồm cả khu vực bên trong và bên ngoài bãi biển; Quản lý vùng bờ gồm bảo vệ, bảo tồn, tái tạo, và phát triển các hệ sinh thái tại vùng bờ; Tài nguyên vùng bờ gồm cả nguồn lợi tự nhiên và văn hoá; Vùng biển ven bờ là vùng biển tính đến giới hạn của thuỷ triều cực đại; Vùngđất ngập nước ven bờ bao gồm vùngđất ngập nước thuỷ triều, cửa sông, đầm lầy, r ừng

ngập mặn, hồhoặc dòng nước nhỏven bờ, bất kể việc nước tại đó là mặn, ngọt hay lợ. Vùng ven biển là: (a) vùng biển ven bờ; và (b) tất cả khu vực thuộc phía đất liền của vùng

ven biển, mà tại đó các đặc điểm, quá trình tự nhiên, sinh thái và các hoạt động con ngườiảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến bãi biển hay các tài nguyên vùng ven bờ.

Ranh giới vùng ven biển được xác định trên cơ sở thực tế bao gồm các khu vực và các hoạtđộng liên quan đến vấn đề quản lý quan tâm. Trong nhiều tr ường hợp, ranh giới vùngđất và biểnthường gắn với các điểm mốc tự nhiên chẳng hạn như mức nước triều thấp trung bình hay mứcnước triều cao trung bình, đảo, mũi đảo...

Qua nghiên cứu nhiều tài liệu và nhiều dẫn chứng khoa học liên quan đến vùng ven biển, có thể

Page 12: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 12/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN10

thấy: vùng ven biển ở mỗi nước r ất khác nhau, được xác định trên những cơ sở khác nhau. Cụ thể, vùng ven biển của một số quốc gia và lãnh thổ như Hawaii, Singapore,…được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1: Một số ví dụ về ranh giới vùng ven biển (Nguy ễ n M ộng, 2005)

Ở Việt Nam, nghị định 25 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi tr ường biển, hải đảo ban hành ngày 6/3/2009 đã ch ỉ rõ: “Vùng ven bi ển là vùng chuy ển ti ế p gi ữ a l ụ c đị a và bi ển, bao g ồm vùng bi ển ven bờ và vùng đất ven bi ển đượ c

xác đị nh theo ranh gi ớ i hành chính để qu ản lý.”

Trong tài liệu này, thuật ngữ vùng ven biển sẽ được dùng và hiểu theo định ngh ĩ a trên.

1.1.2. Các quá trình ven bi ển

a) Khí động l ự c học

Trong quá trình khí động lực học, gió đóng vai trò tr ực tiếp bứt và vận chuyển các hạt cát. Nănglượng để vận chuyển bùn cát phụ thuộc vào tốc độgió và tương tác của gió với mặt biển, mặt đất.Bề mặt và ma sát bề mặt làm thay đổi bản chất của dòng khí và quyết định tốc độgió gần lớp mặt.

Lớ p biên: Là một phần của tầng đối lưu bị thay đổi bởi quá trình tải. Theo Stull (1988), lớp biên làmột phần của tầng đối lưu, tr ực tiếp chịu ảnh hưởng của bề mặt trái đất chống lại các lực bề mặt.Sự tải (nhiệt, ẩm, động lượng) diễn ra do chuyển động r ối. Chuyển động r ối, gió bão tác động trênnền gió thường có thể hình dung như là các xoáy kích cỡ khác nhau, chồng lên nhau. Phần lớnchuyển động r ối trong lớp biên sinh ra do các tác động từ mặt đất. Ví dụ sự đốt nóng mặt đất củamặt tr ời tạo ra những luồng khí nóng bốc lên tạo thành các xoáy lớn. Ma sát dòng khí thổi qua mặtđất là nguyên nhân hình thành các ứng suất trên bề mặt dưới dạng các chuyển động r ối. Các vậtcản như cây cối, cồn cát làm chuyển hướng luồng gió và sinh r ối tại khu vực ngay sau vật cản. Khả năng vận chuyển vật chất trong chuyển động r ối thường lớn hơn trong các chuyển động khuếchtán phân tử. Tần suất khá cao của sự xuất hiện r ối gần mặt đất là một trong những đặc điểm phânbiệt lớp biên với phần còn lại của khí quyển.

Lớ p biên trong: Khi dòng khí bị thay đổi bởi ma sát mặt, nó cần một quãng đường để thích nghi vớibề mặt mới. Tại vùng chuyển tiếp do ma sát đó, hình thành lớp biên trong. Trong lớp biên trong,

Nướ c/ Bang Ranh gi ới trên đất liền Ranh giới trên biển

Rhode Island 200 dặm kể từ bờ biển Vùng lãnh hải (3 hải lý)

Hawaii Tất cả vùng đất liền, tr ừ các vùng cór ừng bảo vệ

Vùng nước của bang

Brunei Tất cả vùng đất liền và vùng nước venbờ cách mức nước cao trung bình 1km

Từ mức nước cao trung bình đến 200m nước sâu

Singapore Toàn bộ đất liền Vùng lãnh hải và các đảo xa bờ

Sri lanka 300 m từ mức nước cao trung bình 2 km từ mức nước thấp trung bình

Malaysia Ranh giới huyện 20 km từ bờ

Page 13: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 13/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 11

dòng gió thích ứng được với bề mặt mới. Chiều cao của lớp biên trong tăng dần từ điểm có sự chuyển tiếp ma sát b ề mặt. Phía trên độ cao này, luồng gió vẫn thích nghi với bề mặt tr ước khi cósự chuyển tiếp. Ở vùng đất có địa hình phức tạp, mặt cắt gió chứa một vài lớp biên trong chồnglên nhau. Tốc độgió theo chiều thẳng đứng sẽ khác nhau khi gặp địa hình này và nếu bỏ qua ảnhhưởng của địa hình thì sẽ r ất khó phân tích qui luật của gió và dẫn đến sai số lớn do không xemxét đến ma sát b ề mặt.

M ặt c ắt gió: Gió trung bìnhđóng vai trò chính trong sự vận chuyển ngang (hay chuyển động đốilưu). Ma sát làm tốc độ gió trung bình giảm đáng kể ở gần mặt đất. Trên một bề mặt đồng nhất,vô hạn và ở điều kiện bình thường, mối quan hệ giữa tốc độgió theo độ cao tuân theo quy luật cótên gọi là “Luật tường chắn”. Vì tốc độ gió tăng theo logarit của độ cao, nên mối quan hệ này cònđược gọi phân bố dạng logarit.

Dòng khí:Thường trên mặt đất, mặt cắt gió không có dạng chuẩn logarit và sự sai khác này phụ thuộc vào địa hình và độ nhám bề mặt. Khi dòng khíđi ngang qua các cồn cát, phân bố tốc độ giótừ chỗ ổn định khiở trên bãi biển sẽ bị xáo tr ộn khiđi qua cồn cát. Các thay đổi của địa hình làmtăng tốc độ gió trên đỉ nh và mặt phía biển của các cồn cát, làm giảm tốc độ đó ở dưới chân cồncát, cũng như mặt khuất gió của cồn cát. Sự tăng độnhám về phía đất liền do mật độ thực vật tăngcũng làm giảm tốc độgió. Vì vậy, tốc độ gió dọc theo một mặt cắt sẽ r ất khác nhau, phụ thuộc vàomức độ tăng hay giảm của nó. Sự thay đổi này có vai trò quan tr ọng đối với vận chuyển tr ầm tíchdo gió. Sự tăng hay giảm tốc độ gió còn phụ thuộc cả vào hướng gió. Nếu gió vuông góc với cồncát thì tác động của địa hình lên dòng khí đạt giá tr ị cực đại, nếu gió tác động xiên góc với cồn cátthì tác động của cồn cát lên dòng khí sẽ bị giảm và vì vậy ảnh hưởng của nó đến dòng khí sẽ nhỏ hơn. Những cồn cát cao có thể làm cho dòng khí bị chuyển hướng tạo ra gió ở gần chân cồn cátvà song song với nó. Tr ường hợp này, vận chuyển cát vào phía đất liền bị giảm đáng kể.

b) Thủy động l ự c học

Các quá trình thuỷ động lực học có thể kể đến như sóng, thủy triều, dao động mực nước và dòngchảy, v.v.

Dòng chảy: Dòng chảy là sự chuyển động có hướng của các h ạt nước. Vận tốc của dòng chảyngang thường được biểu diễn bằng knot (knot = hải lý/giờ). Đối với các dòng chảy có vận tốc nhỏ người ta sử dụng đơn vị hải lý/ngày. Trong các nghiên cứu lý thuyết người ta quyước dùng đơn vị cm/s. Dòng chảy là vận động làm vận chuyển các khối nước và làm xáo tr ộn mạnh các lớp nướcbiển và đại dương. Căn cứ vào các lực gây nên dòng chảy, có thể chia chúng thành 3 nhóm chính là:

Dòng chảy gradien là dòng chảy gây nên bởi gradien ngang của áp su ất thuỷ t ĩ nh xuấthiện khi mặt biển nằm nghiêng so với mặt đẳng thế. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nênđộnghiêng của mặt biển có thể chia các dòng chảy gradien thành: dòng chảy dâng rút (làdòng chảy gây nên bởi sự dâng và rút nước dưới tác dụng của gió); dòng chảy gradienáp lực (là dòng chảy gây nên bởi thay đổi áp suất khí quyển); dòng chảy bờ (là dòng chảygây nên bởi sự dâng mực nước ven bờ và các vùng cửa sông do nước sông chảy ra) vàdòng chảy mật độ (là dòng chảy gây nên bởi gradien ngang của mật độ nước). Nếu sự phân bố không đều của mật độ nước biển chỉ là do sự phân bố không đều của nhiệt độ

nước và độmuối gây nên, thì dòng chảy sinh ra được gọi là dòng chảy nhiệt muối.

Page 14: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 14/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN12

Dòng chảy gió và dòng ch ảy trôi: Dòng chảy trôi do tác động kéo theo của gió gâynên, còn dòng chảy gió thì do tác động của nguyên nhân nói trên và độ nghiêng mặtbiển tạo nên dướ i tác dụng tr ực tiếp của gió và sự phân bố lại mật độ do dòng chảy trôi.

Dòng tri ều là dòng chảy do lực tạo triều gây nên.

Sóng tạo ra gió địa phương và lừng là hiệu ứng của các quá trình nhiễu loạn trong biển. Lưu ý làsóng không làm di chuyển các hạt nước và tại độ sâu bằng nửa bước sóng thì sóng coi như khôngcó. Sóng có năng lượng r ất lớn, ước tính sóng dài với biên độ 7 mét tạo ra năng lượng khoảng1 triệu mã lực trên 1 km bờ biển. Đây là mối đe dọa cho môi tr ường và các hệ sinh thái ven biển.Sóng được phân ra thành hai loại là sóng tr ạng thái biển và sóng lừng. Sóng tr ạng thái biển đượchình thành bởi tr ường gió cục bộ và thường khá dốc với độ dài bước sóng gấp 10-20 lần độ caosóng. Khi sóng đã truyền càng xa khỏi nguồn (nơi tạo sóng) thì độ dốc của nó sẽ giảm. Lúc đó,sóng tr ở nên thấp và bước sóng khá dài (bước sóng lớn gấp 30 - 500 lần độ cao sóng) và đượcgọi là sóng lừng. Một nhóm sóng khác gọi là sóng triều. Loại sóng này được tạo bởi lực hút của

mặt tr ăng và mặt tr ời. Sóng triều thuộc loại sóng có bước sóng r ất dài được hình thành từ đạidương và có thể truyền vào vùng biển nông khiến mực nước biển dâng và rút một hoặc hai lầntrong ngày (còn gọi là thủy triều). Mực triều khác nhau đáng kể ở các nơi khác nhau trên trái đất.Tại một sốnơi, r ất khó nhận ra dao động của thuỷ triều vìđộ lớn r ất nhỏ (ví dụ như Địa Trung Hải),trong khiở một số nơi khác giá tr ị này có thể lên tới 7-10m (ví dụ ở Anchorage, Alaska). Nhómsóng lớn nhất còn gọi là sóng thần, được hinh thành do động đất hoặc địa chấn dưới đáy biển.Những con sóng này khá dài và chứa một năng lượng r ất lớn. Sóng thần r ất nguy hiểm vì r ất khónhận biết khiở ngoài khơi, nhưng tiến vào bờ với độ cao r ất lớn, thời gian r ất nhanh gây thiệt hạir ất lớn cho vùng ven biển.

Thủ y tri ều là sự vận động vận động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước và đóng vai tròhết sức quan tr ọng đối với đời sống, xã hội, kinh tế của con người và đối với sự sinh sản và pháttriển của các loại sinh vật; nó làm đa dạng hóa các h ệ sinh thái và đa dạng sinh học vùng ven biển.

Hình 1.1. Các dạng chuy ển động chính c ủa tr ầm tích trong m ặt vuông góc v ới bờ (Kraus vàHorikwa, 1992)

Page 15: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 15/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 13

Mực nước biển là một bề mặt hình ellipsoid bao quanh tráiđất, tượng tr ưng cho độ cao của biểnvà được dùng để lấy mốc về độ cao của vật thể trên trái đất. Đây là mực nước trung bình tươngđối tính trong toàn năm của một vùng biển, được xác định theo qui định trong tiêu chuẩn quốcgia của mỗi nước và có độ cao qui ước là “0 mét”. Mực nước biển có ý ngh ĩ a r ất quan tr ọng đốivới đới bờ. Ngày nay, mối đe dọa lớn cho con người và các loài sinh vật là mực nước biển đangdâng lên do hậu quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hội nghị liên chính phủ về biến đổi khí hậudo Liên Hợp Quốc tổ chức năm 2007 đã dự báo tới năm 2100, mực nước đại dương sẽ dâng lênkhoảng 18 đến 59 centimet. Những nghiên cứu gần đây hơn về tác động của hiện tượng băng tanở Nam Cực và đảo băng đã cho thấy mức tăng ước tính sẽ lên đến ít nhất một mét vào cuối thế kỷ này. Những tác động mạnh trên diện r ộng đó sẽ được nhân lên do tác động của bão nhiệt đớicùng với việc thất thoát các khu r ừng tự nhiên như hiện tượng các r ừng đước, các hệ sinh tháiven bờ bị mất dần đi.

Các quá trình động lực học và hình thái ở vùng ven bờ bị chi phối bởi hai hiện tượng chính đó làgió và thủy triều. Gió tr ực tiếp vận chuyển cát ở các bãi cát khô và tạo sóng, dòng chảy vào daođộng mực nước, còn thủy triều thì tạo ra sự lên xuống tuần hoàn của mực nước và các dòng triều.Trong hầu hết các tr ường hợp, vận chuyển bùn cát và sự thay đổi địa hình và hình dáng đườngbờ được sinh ra tr ực tiếp do ảnh hưởng của gió và dòng chảy, mặc dù trong một số tr ường hợpnhất định, không thể không nóiđến ảnh hưởng của gió.

Vận chuyển bùn cát mạnh nhất xảy ra ở vùng gần bờ, nơi sóng bị vỡ khi truyền vào vùng nướcnông. Khi sóng vỡ, năng lượng sóng bị phân tán và tạo nên chuyển động r ối. Sóng làm tăng mựcnước trung bình tại vùng sóng vỡ gọi là sóng vỗ bờ. Một phần sóng dồn lên và rút xuống theo độ dốc bờ. Khi sóng dồn lên, nước ngấm vào bãi cát và chảy xuống khi sóng rút, mang theo bùn cát.

Phần đỉ nh của sóng vỡ tạo ra sự vận chuyển nước vào bờ. Theo số liệu đo đạc, chuyển động củanước vào bờ cân bằng bởi vận chuyển ra biển của lớp nước thấp hơn thường gọi là dòng ngược.Về bản chất, dòng chảy từ bờ ra biển có thể xem là dòng do sóng dồn nước vào bờ gây nên. Khisóng truyền vào bờ với một góc xiên nào đó, hiện tượng sóng vỡ sẽ tạo ra dòng chảy dọc bờ (còngọi là dòng ven bờ).

Vận tốc quỹ đạo của sóng, dòng chảy và đặc biệt là chuyển động r ối của nước trong vùng sóngvỡ làm cho bùn cát bị bứt lên khỏi đáy và lơ lửng trong dòng nước. Dòng chảy sẽ mang bùn cáttheo hướng vuông góc với bờ biển. Dòng ngược từ bờ ra biển sẽ mang các hạt bùn cát lơ lửng raxa hơn. Một quá trình vận chuyển vào bờ khác xảy ra ở lớp sát đáy do tính không đối xứng củachuyển động quỹ đạo sóng. Phía ngoài vùng sóng vỡ, tính không đối xứng của sóng c ũng tạo nênsự vận chuyển bùn cát vào bờ và tr ọng lực có thể là yếu tố cản tr ở quá trình đó.

Vận chuyển dọc bờ ở những vùng gần bờ chủ yếu được thực hiện bởi dòng chảy do sóng và giósinh ra. Với độ cao khác nhau, sóng b ị vỡ ở những độ sâu khác nhau, sinh ra dòng ven khá liêntục và tạo ra phân bố bùn cát khác nhau trên h ướng vuông góc với bờ trong quá trình vận chuyểndọc bờ. Dòng triều kết hợp với chiều chuyển động quỹ đạo do sóng làm cho các h ạt bùn cát bứtlên khỏi đáy và sau đó vận chuyển dọc theo bờ. Cân bằng giữa lượng bùn cát đến và lượng bùncát ra khỏi mặt cắt nào đó phụ thuộc vào độ sâu và hình dáng b ờ biển. Sự mất cân bằng này (cóthể do tác động của con người) là nguyên nhân dẫn đến các quá trình thay đổi tự nhiên, chẳng hạnnhư sự hình thành các cồn cát ngầm hay các mũi đất nhô ra biển. Ví dụ việc xây các công trình

Page 16: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 16/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN14

như kè mỏ hàn, đê chắn sóng thường gây bồi phía tr ước trên đường vận chuyển của bùn cát vàgây xói lở ở các đoạn bờ phía sau. Liên quan đến các quá trình động lực, hình thái học này, cầnphân biệt các tác động ngắn hạn và lâu dài. Chẳng hạn, do sự thay đổi theo mùa của các điều kiệnthuỷ lực, có thể xảy ra biến động của bờ biển trong thời hạn ngắn, mà không nhất thiết áp dụngcác biện pháp khắc phục mang tính lâu dài.

Sự ổn định lâu dài của bờ biển mang tính chất ổn định động với tình tr ạng bất ổn định ngắn hạnthường xuyên xảy ra. Với các đoạn bờ biển thoải, hiện tượng xói xảy ra trong thời gian ngắn vàkéo dài liên tục. Điều này được minh họa trên hình 1.2.

Hình 1.2. Mức độ thay đổi của vị trí đườ ng bờ (Terwindt và Kroon, 1993)

c) Đị a động l ự c học

Các quá trình địa động lực học do sự mất ổn định về địa chất như sụt lún, nâng lên của mặt đất,động đất, hóa lỏng và tr ượt lở.

Sụt lún đất là hiện tượng r ất nguy hại cho đời sống xã hội của loài người và phá vỡ sự cân bằngsinh thái và đa dạng sinh học. Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, 2/3 số châu thổ lớntrên thế giới, nơi cư ngụ của gần nửa tỉ người, đang có nguy cơ bị lún hoặc sẽ bị nước biển nhấnchìm. Những phát hiện mới này dựa trên những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, 28 trong số 33châu thổ r ộng nhất thế giới đã hứng chịu những tr ận lụt nghiêm tr ọng trong một thập kỷ qua và gâyảnh hưởng xấu đến tổng số 260 ngàn km vuông diện tích châu thổ, ven biển và con sốnày sẽ tănglên r ất lớn trong thế kỷ này nếu mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu. Nguyênnhân chính gây lên hiện tượng sụt lún đất cơ bản là do hoạt động của con người như khai tháckhoáng sản, dầu mỡ, nước ngầm, xây đập ngăn nước. Ngoài ra, nó còn do địa chấn nên làm thayđổi cấu trúc lòngđất và gây nên hiện tượng sụt lún.

Đất tr ồi, hay còn gọi là sự nâng lên của bềmặt đất, xuất hiện nhiều ở những khu vực băng tan nhiều.Hiện tượng này được giải thích là: khi khối lượng băng nặng đè lên mặt đất, làm đất bị lún xuống,sau khi băng tan ra do khả năng tự đàn hồi của đất, đất được nâng lên và dù mực nước biển tănglên do băng tuyết tan ra, nhưng mức độnước dâng thấp hơn mức độ đất tr ồi. Vì thế đất tr ồi lên cao

Page 17: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 17/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 15

hơn. Hiện tượng đất tr ồi này đã xảy ra ở Juneau, thuộc Alaska (Mỹ). Ở một số khu vực khác như Bangladesh, người ta điều chỉ nh dòng nước từ thượng nguồn đổ ra những khu vực thấp để lớp đấtphù sa nâng cao lên và gi ảm ảnh hưởng của mực nước biển tăng cao. Còn ở Alaska, các nhà khoahọc đã ghi nhận, trong vòng 200 năm qua đất đã được nâng lên 3m so với mực nước biển. Hệ quả của đất tr ồi là làm nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùngđầm lầy, đất tr ồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt. Hiệu ứng này còn làm thay đổi giớihạn điền thổ, khiến các cư dân tranh luận để biết xem ai sẽ sở hữu những diện tích đất mới phát sinhnày và sử dụng ra sao. Ngoài ra, nước băng tan mang theo các l ớp cặn lắng khiến các dòng chảy tr ở nên nông cạn hơn, hạn chế sự di chuyển của tàu bè. Điều quan tr ọng hơn là những thay đổi về mặtđịa hình này đe dọa các hệ sinh thái.

Động đất là hiện tượng do những địa mảng nằm kề cận và di chuyển theo những phương hướngkhác nhau với những vận tốc vài cm mỗi năm. Khi di chuyển, chúng có thể đâm xéo vào nhau, mộtmảng sẽ chìm vào bên dưới mảng kia, hoặc chúng có thể di chuyển chèn ép bên nhau. Ranh gi ớihay mặt tiếp xúc giữa hai địa mảng chính là nơi động đất xảy ra. Đai lửa Thái Bình Dương (PacicRing of Fire), nơi mảng vỏ biển Pacic chìm bên dưới các vỏ lục địa Nam Mỹ, Bắc Mỹ về phía bờ Đông; bên dưới vỏ lục địa Á châu về phía bờ Tây là nơi ghi nhận nhiều hoạt động địa chấn cũngnhư núi lửa hiện nay. Hiện tượng động đất xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế,phá hủy các công trình nhân tạo và ít nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi tr ường.

Do các quá trình trên, diện mạo bờ biển luôn luôn bị thay đổi theo thời gian và không gian. Sự tiếntriển của địa mạo là kết quả tất yếu của những thay đổi của vận chuyển bùn cát theo không gianvà thời gian (Steetrel,1993). Khi sự vận chuyển bùn cát ít thì đáy biển sẽ nâng lên và ngược lại khivận chuyển tr ầm tích tăng thì nó sẽ bị xói mòn.Ở khu vưc bờ biển, sự tiến triển địa mạo thườngđược phản ánh bằng sự thay đổi vị trí đường bờ mà là yếu tố quyết định cho việc tiến hành cácbiện pháp, công trình chống xói lở bờ biển. Sự tiến triển địa mạo có thể phân thành hai loại - dàihạn và ngắn hạn. Sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại tiến triển này theo quan niệm thời gian làkhông tồn tại. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sự xói lở bờ biển và những biện pháp bảo vệ tương ứng,người ta thường ngh ĩ đến khoảng thời gian nào đó (có thể vài năm, có thể vài chục năm hoặchơn). Phạm vi thời gian đối với sự tiến triển ngắn hạn có thể r ất khác nhau. Đôi khi, sự thay đổi về địa mạo trong một cơn bão, một tr ận lũ lụt lại r ất đáng kể, trong khi thayđổi điều kiện sóng hàngnăm lại chỉ có thể dẫn đến những thay đổi điạ mạo mang tính ngắn hạn (thay đổi theo mùa). Để đưa ra được quyết định liên quan đến các biện pháp bảo vệ bờ biển, việc xem xét những diễn biếndài hạn r ất quan tr ọng, mặc dù quyết định đó được thực hiện đối với sự tiến triển ngắn hạn. Ví dụ,bờ biển về lâu dài có thể bị xói lở, nhưng vị trí của đường bờ vẫn còn ổn định trong những điềukiện bình thường. Tuy nhiên một cơn bão hay tr ận lũ lụt có thể gây ra những ảnh hưởng tức thời,thu hẹp bãi biển hay gây xói lở các cồn cát ở mức không chấp nhận được; vì vậy cần có ngay cácbiện pháp bảo vệ bờ biển. Điều này có ngh ĩ a là xói lở bờ biển dài hạn sẽ làm cho bờ biển khôngcòn khả năng duy trìđược sự thay đổi ngắn hạn. Rõ ràng, tổ hợp của sự xói lở gây ra bởi cả cáchình thức vận chuyển dọc bờ và giao bờ hoàn toàn có thể xảy ra. Nói chung, những diễn biến bấtlợi dài hạn diễn ra từ từ, nhưng liên tục (từng năm) gây ra tình tr ạng xói lở không thể phục hồi củabãi biển và các cồn cát. Ngược lại với xói lở dài hạn, xói lở ngắn hạn diễn ra không thường xuyêndo sự kiện nguy hiểm ít xảy ra (như nước dâng do bão và các tr ận bão biển). Hơn nữa, những thayđổi đáng kể của mặt cắt bờ biển trong tr ường hợp đó chỉ giới hạn ở những phần trên cao của mặtcắt như bãi và cồn cát và ch ỉ diễn ra trong một khoảng thời gian r ất ngắn. Trong tr ường hợp khôngcó sự thay đổi vận chuyển bùn cát dọc bờ hay tổng khối lượng bùn cát nằm giữa hai mặt cắt sẽ

Page 18: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 18/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN16

không đổi, mặc dù có sự biến đổi mặt cắt sau bão do xói lở cục bộ trên bề mặt cồn cát. Trong hầuhết các tr ường hợp, sự xói lở này chỉ tạm thời và mặt cắt bãi biển sẽ dần đần được phục hồi saubão, mà về nguyên tắc ít nhiều ở dạng cân bằng.

d) Sinh thái động l ự c học

Các quá trình sinh thái động lực học mô tả những thay đổi xảy ra trong hệ sinh thái do các quá trìnhnhư: quá trình khí động lực học (như tương tác khí quyển - biển hoặc sự vận chuyển bùn cát dogió); quá trình thuỷ động lực học; quá trình hình thái động lực học (như tương tác giữa vận chuyểnbùn cát và các thay đổi địa hình đáy biển và hình thái đường bờ); quá trình địa động lực học do sự mất ổn định về địa chất (như sụt lún, nâng lên của mặt đất, động đất, hoá lỏng và tr ượt lở).

1.1.3. Tài nguyên vùng ven bi ển

a) Tài nguyên t ự nhiên

Khái niệm

Tài nguyên t ự nhiên là toàn bộ giá tr ị v ật chất sẵn có trong t ự nhiên (như nguyên li ệu,nhiên liêu, v ật li ệu do t ự nhiên t ạo ra mà loài ng ườ i có thể khai thác và sử d ụ ng trong sản xu ất và phụ c v ụ đờ i sống), là nhữ ng đ i ều ki ện c ần thi ết cho sự t ồn t ại c ủ a xã hội loài ng ườ i.

Tất cả những dạng vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là tàinguyên tự nhiên mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi tr ường tự nhiên. Vì thế, tài nguyên tự nhiênmang tính chất xã hội vàđược xã hội hoá. Như vậy, nguồn tài nguyên tự nhiên luôn luônđược mở r ộng với sự phát triển của xã hội loài người. Tài nguyên tự nhiên có thể thu được từ môi tr ường tự nhiên, được sử dụng tr ực tiếp như không khí, nước, các loài sinh vật có trong tự nhiên và cũng cóthể sử dụng gián tiếp thông qua các quá trình khai thác và chế biến như các loại khoáng sản, đấtđai…để sản xuất ra các s ản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.

Hằng năm, con người lấy ra từ môi tr ường tự nhiên khoảng 35 - 40 tỉ tấn nguyên vật liệu. Các dạngtài nguyên tự nhiên chủ yếu bao gồm: các nguồn năng lượng (năng lượng mặt tr ời, năng lượnggió, năng lượng thuỷ triều, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, sinh vật,vv. Tài nguyên tự nhiên là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu của hoạtđộng sản xuất của xã hội.

Tài nguyên vùng bờ là những tài nguyên hình thành và phân bố ở trong vùng bờ. Lịch sử hìnhthành và phát triển loài người gắn liền với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Với sự phát triểncủa khoa học và công nghệ, nhận thức về tài nguyên thiên nhiên của con người cũng được thayđổi. Ban đầu, người ta quan niệm tài nguyên thiên nhiên là nhữ ng d ạng v ật chất c ụ thể c ủ a t ự nhiên mà con ng ườ i có thể sử d ụ ng để chế tác ra các v ật d ụ ng hàng ngày phụ c v ụ cho chính cu ộc sống c ủ a họ. Đây là quan niệm được biết đến theo ngh ĩ a hẹp và hoàn toàn tr ực quan. Cho nên, ch ỉ những dạng vật chất nhìn thấy như cây cối, quặng hoặc chim, thú... mới được hiểu là tài nguyên.Còn những yếu tố không nhìn thấy được như các chức năng, giá tr ị sinh thái và dịch vụ của mộthệ tự nhiên nào đó thì không được xếp vào quan niệm trên (Nguyễn Chu Hồi, 2003).

Page 19: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 19/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 17

Quá trình phát triển của xã hội loài người, cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học và côngnghệ, quan niệm về tài nguyên thiên nhiên đã thay đổi và được hiểu theo ngh ĩ a r ộng.

Theo quan ni ệm mớ i: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ các d ạng v ật chất hữ u d ụ ng cho con ng ườ i, c ũ ng như các y ếu t ố t ự nhiên mà con ng ườ i có thể sử d ụ ng tr ự c ti ế phoặc gián ti ế p để phụ c v ụ cho chính sự phát tri ển c ủ a họ.

Theo quan niệm này, tài nguyên thiên nhiên cũng là những hợp phần của môi tr ường tự nhiên vàcác dạng phi vật chất mà con người có thể sử dụng tr ực tiếp hay gián tiếp. Như vậy, các dạng vậtchất và các hợp phần của môi tr ường tự nhiên không hữu dụng hoặc ngược lại có thể gây tác hạicho sự sống và phát triển thì khôngđược quan niệm là tài nguyên thiên nhiên (Ruth A. Eblen, 1994).

Tài nguyên tự nhiên phân bố không đồng đều trên trái đất. Một số nước có nguồn tài nguyênphong phú và đa dạng như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia, vv làđiều kiện tốt để cácnước này phát triển nhanh và mạnh. Bên cạnh đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, ChâuM ĩ Latinh có ít tài nguyên tự nhiên hơn, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu hơn, đây lànguyên nhân làm cho các nước này chậm phát triển hơn.

Mặc dù tài nguyên tự nhiên nhìn chung r ất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với cácnguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu sử dụng không hợp lý thìđến một lúc nào đó sẽ vượt quákhả năng tự phục hồi, tái tạo đối với các nguồn tài nguyên phục hồi và cạn kiệt đối với các nguồntài nguyên không phục hồi. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên tự nhiên cóý ngh ĩ a r ất lớn cho sự phát triển bền vững.

Phân lo ại

Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu hoặc quản lý mà người ta có thể phân loại tài nguyên tự nhiêntheo các tiêu chuẩn khác nhau như:

Theo nguồn gốc của tài nguyên: Bao gồm tài nguyên sinh vật (cây cối, cá tôm, cua, v.v)và tài nguyên phi sinh vật (dầu khí, khí ga, nước, không khí, v.v).

Theo bản chất tồn tại: Bao gồm tài nguyên tái tạo (sinh vật, nước ngọt, đất. v.v) và tàinguyên không tái tạo (Khoáng sản, nguồn gen của một loại động vật nào đó nếu bị khaithác đến mức tuyệt chủng, v.v).

Theo mức độ sử dụng; Bao gồm tài nguyên nguyên khai và tài nguyên bị khai thác.

Theo bản chất khai thác: Bao gồm tài nguyên tiêu hao (các loài khoáng sản) và tài nguyênkhông tiêu hao (năng lượng mặt tr ời, không khí).

Theo công dụng kinh tế: Bao gồm tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tàinguyên du lịch, tài nguyên biển, tài nguyên đất, v.v

Tài nguyên sinh vật bao gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh như; tôm cá, táo, động vật phùdu... Tài nguyên sinh vật có thể được xem xét dưới các khía cạnh: đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái, nguồn lợi hải sản và tiềm năng nuôi tr ồng.

Ngược lại với tài nguyên sinh vật là tài nguyên phi sinh vật, bao gồm các dạng vật chất của thế

Page 20: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 20/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN18

giới vô sinh như: quặng kim loại, đất, đá, dầu khí, vật liệu xây dựng, năng lượng biển, du lịch, tiềmnăng phát triển cảng, và tiềm năng vị thế.

Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái đến mức nghiêm tr ọng và không thể tái tạo được. Ví dụ: nước có thể bị ô nhiễm; đất cóthể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn; tài nguyên thủy sản có thể bị khai thác cạn kiệt và một số loàisinh vật bị tuyệt chủng v.v.

Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn trong một khoảng thời gian nào đó, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Chẳng hạn, các loại tài nguyên khoáng sản có thể cạnkiệt sau khi khai thác như than, dầu khí, thiếc, sắt, v.v

Tài nguyên không khôi phục được bao gồmcác loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tàinguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm. Vìthế, các tài nguyên này khi khai thác cạn kiệt thìkhông phục hồi được.

Tài nguyên có khả năng phục hồi như đất tr ồng,các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợplí thì độ phì nhiêu của đất không những đượcphục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tàinguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển nếu được khai thác và quản lý tốt.

Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt tr ời, không khí, nước… Không khí và nước cólượng r ất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tàinguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên trái đất nhiều vùng đang phải đối mặt với tìnhtr ạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước sạch.

Sinh thái vùng ven bi ển

Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp từ phần đất liền sang biển. Thủy triều, sóng, nguồn nước ngọtđổ từ sông ra biển và vùng nước nông tạo nên một môi tr ường với các điều kiện thường xuyênthay đổi. Trong môi tr ường đó, có nhiều tr ạng thái, từ nước mặn tới nước ngọt, từ đá cứng tới hạtđất mịn, từ sáng tới tối, từ vùng nước đục tới vùng nước trong, từ vùng nước đọng tới vùng nướcchảy, từ tr ạng thái chìm tới tr ạng thái nổi. Phân hệ hữu sinh nơi đây bao gồm các hệ sinh thái vớicác quần xã vô cùng đa dạng, đã thích nghi với điều kiện sống tại vùng chuyển tiếp này. Phân h ệ hữu sinh thích ứng với tínhđa dạng và năng suất sinh học nổi tr ội làđặc điểm của vùng ven biển.Là nơi tập trung các hệ sinh thái, hai phần ba hệ sinh thái đại dương tập trung ở vùng ven biểnvà ba phần tư tổng năng suất sinh học (gC/m2) sơ cấp cũng tập trung ở đây. Tính từ vùng núi caođến vùng biển sâu nhất thì vùng ven biển là nơi có năng suất sản xuất sinh học tốiưu. Hệ sinh tháiven biển cũng tạo điều kiện tốt cho các chức năng sinh thái và tạo ra các mặt hàng tự nhiên chocon người. Việc duy trì hệ sinh thái này để có thể phục vụ cho các chức năng sinh thái tự nhiên làđiều không thể thiếu để phát triển bền vững hệ sinh thái của trái đất.

Page 21: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 21/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 19

Các hệ sinh thái đặc tr ư ng

H ệ sinh thái r ạn san hô:

Rạn san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống. Các r ạn san hô thường được thấyở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước có ít hoặc không có dinh dưỡng.

Hệ sinh thái r ạn san hô là tầng canxicacbonat lớn được hình thành qua nhiều thế kỷ từ san hô, tảovà các sinh vật tiết ra canxicacbonat khác. Điều kiện thuận lợi để phát triển r ạn san hô là nhiệt độ nước trên 180C, độ sâu nhỏ hơn 50 m, độmặn ổn định 36‰, nồng độ bùn cát thấp, nguồn nướckhông bị ô nhiễm và có nền đáy tương đối cứng.

Hình 1.3: Phân bố hệ sinh thái r ạn san hô trên th ế giới (UNEP-WCMC, 2001)

Sự phân bố của các hệ sinh thái r ạn san hô tập trung ở khu vực hai bên đường xích đạo tr ải từ v ĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam. Rạn san hô ng ầm ước tính bao phủ trên 284.300 km². Vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương (bao gồm Hồng Hải, Ấn ĐộDương, Đông Nam Á và Thái Bình Dương)chiếm 91,9% tổng số, trong đó, Đông Nam Á chiếm 32,3%, Thái Bình Dương 40,8% (Spalding etal., 2001).

Việt Nam nằm trong vùng đa dạng san hô lớn nhất thế giới,có điều kiện tự nhiên nói chung là thuận lợi cho sự phát triểncủa san hô t ạo r ạn. Tuy nhiên, chín phần mười trong số hơn1000 km2 r ạn san hô ở Việt Nam đang ở tình tr ạng nguy cấp,96% san hô b ị đe dọa, trong đó 75% bị đe dọa nghiêm tr ọngvà r ất nghiêm tr ọng (BộTài nguyên và Môi tr ường).

Các r ạn san hô và d ải san hô có chức năng để chắn sóng tự nhiên, bảo vệ các vùng bờ thấp tránh xói mòn. Các r ạn sanhô cũng góp phần vào việc bồi tích đất thông qua việc bồiđắp thêm cát vào các bãi biển. Bên cạnh đó, các r ạn san hôcũng là môi tr ường tốt để các loài thủy sinh sinh sản và pháttriển như cá r ạn, tôm, tôm hùm, hải sâm, v.v.

San hô t ại Khu bảo v ệ hệ sinh thái bi ểnR ạn Trào, xã V ạn H ư ng, huy ện V ạn Ninh,

t ỉ nh Khánh Hòa. Ảnh: MCD

Page 22: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 22/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN20

Ngoài ra, với vẻ đẹp tư nhiên, sự phong phú về mặt sinh học, đa dạng về màu sắc tự nhiên, vùngnước trong lành là những đặc điểm tốt để chúng tr ở thành các khu vực giải tríđược ưa chuộngtrên thế giới.

H ệ sinh thái r ừ ng ng ậ p mặn:

Là thuật ngữ mô tả hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền các thựcvật vùng triều với tổ hợp động, thực vật đặc tr ưng. Trong hệ sinh thái này, các động, thực vật, visinh vật trong đất và môi tr ường tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình trao đổi chấtvà đồng hóa năng lượng.

Hình 1.4: Phân bố r ừng ngập mặn trên th ế giới (FAO, 2007)

Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu trong các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới haibên đường Xíchđạo (từ 250 Bắc đến 250 Nam). Tổng diện tích r ừng ngập mặn trên thế giới ướctính khoảng 15.429.000ha, trong đó có 6.246.000ha thuộc Châu Á nhiệt đới và Châu Đại dương,5.781.000 ha ở Châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000ha thuộc Châu Phi.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho r ừng ngập mặn sinh tr ưởng và phát triển, đặc biệt làvùng ven biển đồng bằng Nam bộ. Tr ước chiến tranh, r ừng ngập mặn ở nước ta chiếm diện tíchtương đối lớn, khoảng 400.000ha (Maurand, 1943), trong đó vùng Nam bộ chiếm 250.000ha. Haivùng có r ừng ngập mặn tập trung là bán đảo Cà Mau khoảng 150.000ha và Rừng sát (khu vựcBiên Hòa và Tp Hồ Chí Minh) khoảng 40.000ha. Do khai thác r ừng để lấy than, gỗ, củi quá mứcnên diện tích r ừng giảm nhanh chóng, đến cuối năm 1960 r ừng ngập mặn chỉ còn ba phần tư diệntích. Từ năm 1962 -1971 cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ đã hủy diệt khoảng 104.123 ha, trongđó 52% ở mũi Cà Mau và 41%ở Rừng sát. Đến nay hệ sinh thái r ừng ngập mặn ở nước ta đã bị phá hủy nghiêm tr ọng, nguyên nhân chủ yếu là khai thác quá mức, phá r ừng làm ao nuôi tr ồngthủy sản, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư. Diện tích r ừng ngập mặn ước tính đến năm2002 là 156.608ha (Viện Điều tra quy hoạch r ừng, 2001).

Page 23: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 23/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 21

Môi tr ường thuận lợi cho hệ sinh thái r ừng ngập mặn phát triển là đất ngập nước, nguồn khoángvô cơ được bổ sung cho hệ sinh thái thông qua quá trình trao đổi nước từ sông và biển, và quátrình phân hủy chất vô cơ do vi sinh vật và các loài động vật. Các quần xã r ừng ngập mặn có nhiềulợi ích trong hệ sinh thái lớn hơn nơi chúng sống. Điểm nổi bật nhất là sản xuất ra một lượng lớnsinh khối và các chất bã - những thứ theo dòng nước mang đi làm giàu cho môi tr ường ven biển.Những mảnh vụn này sẽ là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật. Hệ sinh thái r ừng ngập mặncòn là nơi trúẩn và phát triển của các loài động vật trên cạn và dưới nước, là lá chắn sóng, bãocho vùng đất liền, là “cỗmáy” lọc nước khống lồ và có tác dụng lớn trong việc bảo vệ chất lượngnước thông qua khả năng tự tách chất dinh dưỡng ra khỏi nước. Bên cạnh đó, r ừng ngập mặncòn hỗ tr ợ một số hoạt động thương mại và các lợi ích đặc biệt cho cộng đồng cư dân ven biển.

H ệ sinh thái c ỏ bi ển:

Cỏ biển phân bố r ộng ở nhiều vùng ven biển nhiệt đới và ôn đới có nền nước nông, nước trongvà không có sóng mạnh. Nó không phát triển ở những vùng biển có năng lượng sóng mạnh đặcbiệt là trong và gần vùng biển có sóng cồn, sóng vỡ hoặc vùng cửa sông nhập lưu của nhiều dòngsông lớn có mang theo nhiều bùn cát.

Cũng giống như hệ sinh thái r ừng ngập mặn và r ạn san hô, h ệ sinh thái cỏ biển cũng tập trungphần lớn ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm giám sátbảo vệ thế giới (WCMC) thuộc Chương trình môi tr ường LHQ (Unep), diện tích cỏ biển trên thế giới hiện ở vào khoảng 177.000km2. Tuy nhiên, con số này không đầy đủ do chưa có một cuộckhảo sát nào ngoài khơi bờ biển phía tây của châu Phi và Mỹ Latinh.

Ở Việt Nam, cỏ biển phân bố dọc theo bờ biển, từ Bắc cho tới Nam, vùng triều ven biển, ven đảo,vùng cửa sông, r ừng ngập mặn, đầm phá, vũng, vịnh với diện tích ước tính 16.000ha.

Hình 1.5: Phân bố cỏ biển trên th ế giới (UNEP-WCMC, 2001)

Vai trò của của quần xã cỏbiển trong hệ sinh thái ven biển là cung cấp môi tr ường sống cho nhiềuloài cá, động vật không xương sống và các động vật khác, cung cấp nguồn thức ăn cho cac sinhvật định cư v ĩ nh viễn hoặc tạm thời ở đó. Ngoài ra, lá cỏ còn thu giữ các tr ầm tích và cũng làmgiảm dòng chảy và tác động của sóng, do đó có tác dụng ổn định môi tr ường, chống xói mòn.

Page 24: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 24/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN22

Hệ thống r ễ liên kết các tr ầm tích và ngăn cản sự tái tạo các thể vẩn, và cỏ biển cũng bảo vệ r ạnsan hô b ằng cách liên kết tr ầm tích và làm sạch nước. Bên cạnh đó, cỏ biển cũng đóng vai trò r ấtquan tr ọng đối với các chu kỳ carbon đại dương và khí hậu cũng như bảo vệ bờ biển. Khó có thể đo được giá tr ị kinh tế thực sự do cỏ biển đem lại. Tuy nhiên, diện tích cỏ biển trên thế giới đangngày càng b ị thu hẹp. Trong vòng một thập kỷ vừa qua, khoảng hơn 30.000 km2 tảo biển đã bị pháhủy. Những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả này là do các chất dinh dưỡng và tr ầm tích từ hoạt động của con người đổ ra biển, tàu bè, lấn đất, hoạt động nạo vét và một số phương phápđánh bắt cá.

H ệ sinh thái vùng c ử a sông và đầm phá:

Cửa sông là vùng nước ven biển nửa khép kín, liênkết tự do với biển khơi và trong đó nước biển tr ộn lẫnnước ngọt được đưa đến từ đất liền.

Đầm phá là một khoảng nước nông gần biển hoặcthông với biển và một phần hoặc hoàn toàn tách rakhỏi biển bởi một dải đất hẹp, dài và thấp, r ạn sanhô, đảo chắn sóng, bãi cát hoặc mũi đất. Các khu vựcđầm phá ven biển chiếm 13% bờ biển trên thế giớivà có năng suất cao (Knoppers, 1994). Do vị trí củachúng phân bố bao gồm cả trên đất liền và giao diệnvới biển, đầm phá ven biển là khu chuyển tiếp quan tr ọng cung cấp các hệ sinh thái, các dịch vụ thiết yếu cho con người (Levin et al.,2001).

Môi tr ường cửa sông và đầm phá là những ví dụ điển hình của những hệ sinh thái kết hợp, cânbằng giữa các thành ph ần vật lý và sinh học. Hệ thống này bao gồm nhiều hệ thống con liên kếtvới nhau do chu trình thủy triều và dòng nước theo chu trình thuỷ văn. Cả hai cung cấp năng lượnghỗ tr ợ cho toàn bộ hệ thống này. Cửa sông là môi tr ường không ổn định cho hỗn hợp của nướcngọt và nước mặn biến đổi. Do các điều kiện vật lýở cửa sông hay thất thường, tính đa dạng loàiở đây tương đối thấp. Tuy nhiên, điều kiện thức ăn r ất thuận lợi và do đó cửa sông giàu về sinhkhối. Cửa sông và đầm phá có mức năng suất cao. Năng suất thay đổi theo v ĩ độ, mùa và một số yếu tố vật lý và hoá học quan tr ọng của hệ sinh thái.

Cửa sông và đầm phá có nhiều chức năng tự nhiên quan tr ọng như cung cấp nguồn chất dinhdưỡng và chất hữu cơ cho các vùng nước ngọt và vùng ven biển thông qua hoạt động thuỷ triều;là môi tr ường sống cho nhiều loài thủy sản và động vật thân giáp có giá tr ị thương mại, giải trí vàlà địa điểm thuận lợi cho cá đẻ tr ứng, sinh tr ưởng vàphát triển hoặc ương giống cho nhiều loài cá có vây,động vật thân giáp và nhiều loài di cư.

H ệ sinh thái đầm l ầy nướ c mặn:

Các đầm lầy nước mặn ven biển là môi tr ường nằmgiữa khu vực thuỷ triều lên và xuống, là nơi chất nềnphần lớn là bùn và có nhiều thực vật nước mặn. Cácđầm lầy nước mặn phát triển phổ biến ở vùng ven

Phá Tam Giang, Thừ a Thiên Hu ế

Đầm Trà Ô, Bình Đị nh

Page 25: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 25/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 23

biển năng lượng thấp thuộc v ĩ độ trung bình và cao, còn ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới chúng bị thay thế bằng các quần xã cây ngập mặn. Một vùng đầm lầyổn định thường cung cấp nguồn nănglượng hỗ tr ợ cho các vùng lân cận có năng suất thấp hơn.

Sự xuất hiện các vùng đầm lầy nước mặn do điều kiện địa lý tự nhiên vùng ven biển chi phối, vìmôi tr ường bùn chỉ có thể tích luỹ ở nơi hoạt động sóng hạn chế. Do vậy, các bãi bùn và vùng đầmlầy thường thấy ở các vũng, vịnh, cửa sông b ị che chắn, ở chỗ khuất của các đảo và mũi đất. Tuynhiên, cũng thấy các đầm nước mặn tồn tạiở các vùng nông và r ộng ở ven biển. Bùn cát tích luỹ ở phần ven biển và đầm có thể phát triển thành đầm lầy nước mặn hoặc r ừng ngập mặn. Ở đâycó một tương tác hầu như không đổi giữa khối nước và vùng đầm lầy. Mối tương tác này đượctạo thuận lợi bởi một mạng các kênh r ạch. Do vậy nước, các chất hoà tan, các ch ất lơ lửng hoặchoà tan và các sinh v ật đi qua. Các loài cỏ thường là sinh vật sản xuất sơ cấp ưu thế, dù đôi khicó các loại thực vật cây bụi thấp thay thế cỏ.

Vùng đầm lầy cùng với bãi thuỷ triều và r ừng ngập mặn là nơi dừng chân đối với các loài chim ditrú kể cả chim nước. Vùngđầm lầy nước mặn cũng hỗ tr ợ cho nghề đánh cá ngoài khơi và là vùnglưu giữ vật chất trôi nổi do bão.

H ệ sinh thái bãi tri ều:

Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian trong ngày theo chu kỳ thủy triều, vớicác yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khíchi phối. Quần xã sinh vật thích nghi môi tr ường nàyvà sự liên kết giữa sinh vật và môi tr ường tạo nên hệ sinh thái bãi thủy triều.

Bãi thuỷ triều là vùng không có thực vật vì thuỷ triềulên xuống theo chu kỳ bao gồm nhật triều, bán nhậttriều và hỗn hợp triều. Thủy triều là yếu tố quan tr ọngnhất tác động lên các sinh vật bãi thủy triều. Vùng nàycó thể là bãi bùn hoặc bãi cát tuỳ thuộc vào độ thô củavật chất tạo nên chúng. Những môi tr ường sống này thường thấy kết hợp với các vùng đầm lầynước mặn, r ừng ngập mặn và bãi biển nằm ở phía đất liền của bãi thuỷ triều. Ở mức thuỷ triềuthấp, môi tr ường thuận lợi cho các quần xã đáy mềm và các bãi cỏ biển phát triển. Các bãi thuỷ triều có năng suất sinh học lớn tạo nguồn thức ăn cho các loại sinh vật lớn hơn như chim và cá,là nơi dừng chân cho các loài chim nước di trú.

Vùng triều có vai trò r ất quan tr ọng trong hệ sinh thái nước mặn bao gồm các chức năng như: là nơicư trú, sinh sống của các loài sinh vật biển (hai mảnh vỏ, rong, tảo, v.v); là nơi cung cấp nguồn lợikinh tế và cũng là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất, năng lượng, tạo nên nguồn sinh khối lớn tronghệ sinh thái; là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, làm tăng tính đa dạng vùng cửasông. Hơn nữa, hệ sinh thái vùng thủy triều góp phần vào việc điều hòa khí hậu thông qua các thảmthực vật. Ngoài ra, hệ sinh thái này còn có vai trò quan tr ọng trong chu trình dinh dưỡng.

H ệ sinh thái bãi bi ển:

Hệ sinh thái này đa dạng từ bãi cuội, sỏi chiếm ưu thế với số lượng hạn chế thực vật và động

Bãi tri ều, Giao Thủ y, Nam Đị nh

Page 26: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 26/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN24

vật. Năng suất sinh học của hệ sinh thái này khôngcao do hạn chế số lượng vi sinh vật sinh sống. Đâylà vùng đặc biệt có ý ngh ĩ a cho các loài rùa biển,nhạn biển và các loài chim biển khác sinh sản vàphát triển.

b) Tài nguyên nướ c ng ọt

Nước là thành phần môi tr ường quan tr ọng khôngthể thiếu trong hệ sinh thái môi tr ường. Môi tr ườngnước duy trì sự sống, sự trao đổi chất, sự cân bằngsinh thái trên toàn cầu. Bản thân môi tr ường nướclà dạng môi tr ường đầy đủ, có 3 thành phần chính là nước, chất hòa tan và chất khí. Nước ở cácdạng khác nhau như nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước ao hồ, sông ngòi, nước đóng băngtuyết, hơi nước và nước ngầm.

Chu trình nước toàn cầu đến từ nhiều nguồn khác nhau như sông ngòi, mưa, băng tuyết, nướcngầm, hơi nước trong không khí. Chu trình nước là một chu trình tuần hoàn: Nước từ biển và đấtliền bốc hơi trên bề mặt lên không trung, gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành mây, mây thấp tạo ra nhữnghạt nước lớn dẫn đến mưa. Ở những khu vực có nhiệt độ thấp, nước mưa tạo thành băng tuyết.Ngược lại ở những khu vực có nhiệt độ cao, nước mưa sẽ chảy xuống những chỗ tr ũng, ao hồ,sông suối, biển và đại dương sau đó tr ở lại chu kỳ tuần hoàn của nó. Một phần nước mưa trên bề mặt đất liền sẽ ngấm xuống đất và bổ sung vào nguồn nước ngầm. Chu trình nước toàn cầu quyếtđịnh khả năng cung cấp nước ngọt cho con người, hoạt động nông nghiệp, thủy điện và các hoạtđộng khác. Trong thực tế, nước ngọt và nước mưa phân bốkhông đồng đều phụ thuộc vào các yếutố như khí hậu, địa hình, vùng địa lý, v.v. Chính vì thế, có những nơi nguồn nước ngọt r ất dồi dàonhưng có những nơi thiếu nước ngọt hoặc nước kém chất lượng, nhất là ở những vùng có lượngmưa trung bình hàng năm thấp và dân số cao.

Hình 1.6: Mức độ bao ph ủ nước ngọt có thể làm nướ c uống trên th ế giới (WHO/UNICEF,2006)

Bãi bi ển thu ộc V ườ n qu ốc gia Núi Chúa, Ninh Thu ận

Page 27: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 27/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 25

Khối lượng nước trên trái đất ước tính khoảng 1385 triệu km3, trong đó nước mặn chiếm khoảng97,5%, 2,5% còn lại là nước ngọt cho cây cối,động vật và con người sử dụng. Tuy nhiên, gần 90%lượng nước ngọt này không thể sử dụng vì chúng tồn tại dưới dạng băng tuyết ở 2 cực của tráiđất. Khoảng 0,26% (93.000 km3) lượng nước ngọt trên trái đất có thể dùng được cho con ngườivà các loài sinh vật khác và khoảng 0,014% có thể dùng làm nước uống, phần lớn lượng nướcnày là mây và nguồn nước ngầm. Như vậy, chúng ta thấy r ằng, lượng nước ngọt trên bề mặt tráiđất không thực sự lớn và nước là nguồn tài nguyên tự nhiên có thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu quảnlý tốt nguồn nước có thể bị ô nhiễm và hậu quả của nó là thiếu nước sạch cho các hoạt động củaxã hội như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và cả nước sinh hoạt của con người.

Nước ngọt trên trái đất được sử dụng vào ba mục đích chính là sản xuất nông nghiệp khoảng69%, phục vụ các ngành công nghiệp khoảng 23%, nước uống và sinh hoạt khoảng 8%. Mức tiêuthụ nước ngọt của con người là khác nhau ở các quốc gia/vùng khác nhau. Lượng nước tiêu thụ trung bình trên đầu người mỗi năm ở Bắc Mỹ khoảng 1,280m3, các nước Châu Âu và Australiakhoảng 694m3, Các nước Asian khoảng 535m3, Nam Mỹ 311m3 và Châu Phi là 186m3. Bên cạnhđó, lượng nước ngọt tiêu thụ trên đầu người mỗi năm đang bị suy giảm nhanh chóng.

Sự gia tăng dân số đồng ngh ĩ a với mức tiêu thụ nước tăng và làm giảm mức lượng nước cung cấptrên đầu người. Dođó, sẽ dẫn đến tình tr ạng thiếu nước ngọt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vào năm 1989, khoảng 9.000 m3/người/năm; đến năm 2000 con số này giảm xuốngchỉ còn 7800 m3/người/năm. Hàng năm, dân số thế giới tăng lên khoảng 80 triệu người (tươngđương dân sốViệt Nam), kéo theo là nhu cầu sử dụng nước ngọt cũng tăng lên, ước tính mỗi nămkhoảng 64 tỷ m3. Một quốc gia có thể nói là căng thẳng về vấn đề nước ngọt khi khả năng cungcấp dưới 1,700m3/người/năm, nếu nhỏ hơn 1.000m3/người/năm được coi là nguồn nước bị khanhiếm. Theo chỉ số này, thì vào năm 1995 đã có tới 31 quốc gia với 0,5 tỷ người được xếp vào tìnhtr ạng căng thẳng và khan hiếm nước, đến năm 2025 sẽ là 48 quốc gia với gần 3 tỷ người và năm2050 là 54 quốc gia với 4 tỷ người sẽ bị thiếu nước ngọt (Gardner-Outlaw và Engelman, 1997).

Hình 1.7: Nguồn nướ c ngọt trên đầu ngườ i mỗi năm theo các vùng châu th ổ thế giới.

Page 28: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 28/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN26

Song song với dân số tăng cao và nguồn nướcngọt ngày càng khan hiếm, giá nước tiêu dùngcũng không ngừng tăng lên. Giá nước uống tănglên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia r ất khác nhau, tùythuộc vào khả năng cung cấp (xem hình 1.8).

Nhìn chung, ở vùng ven biển nguồn nước ngọtkhá dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước này cũngđang bị suy giảm đáng kể, do ô nhiễm nguồnnước và sự xâm nhập của nước mặn.

c) Tài nguyên khoáng s ản - d ầu mỏ

Khoáng s ản

Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ trái đất, mà thành phần hóa học và các tính chấtvật lý của chúng cho phép s ử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong l ĩ nh vực sản xuất ra củacải vật chất.

Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoángvật, khoáng chất có ích ở thể r ắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác được.Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏmà sau này có th ể được khai thác lại, cũng là khoángsản. Hầu hết khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, là tài sản quan tr ọng của quốc gia Dovậy phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội tr ước mắtvà lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khoáng sản có thể tồn tại ở tr ạng thái r ắn (quặng, đá),lỏng (dầu, nước khoáng,…), hoặc khí (khíđốt).

Khoáng sản cũng có thể hiểu là nguồn nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ, tuyệtđại bộ phận nằm trong lòngđất và quá trình hình thành có liên quan mật thiết đến quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài từ hàng ngàn năm, hàng tr ăm triệu năm.

Khoáng sản kim loại: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, mangan, crom, vanadi, niken,molipden, vonfram, coban); Nhóm kim loại cơ bản (thiếc, đồng, chì, kẽm, antimoan); Nhóm kimloại nhẹ (nhôm, titan, berylly); Nhóm kim loại quý hiếm (vàng, bạc, bạch kim); Nhóm kim loại phóngxạ (uran, thori) và nhóm kim loại hiếm.

Khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản hoá chất và phân bón (apatit, photphorit, barit,uorit,muối mỏ, thạch cao,…); Nhóm nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh chịu lửa, bảo ôn, sét - kaolin,magnezit, fenspat, diatomit…); Nhóm nguyên liệu kỹ thuật (kim cương, gra t, thạch anh, mica,tan, atbet, zeolit), Nhóm vật liệu xây dựng (đá macma, đá vôi, đá hoa, cát s ỏi).

Khoáng sản cháy: than (than đá, than nâu, than bùn), d ầu khí (dầu mỏ, khí đốt, đá dầu).

Ở Việt Nam, nguồn tài khoáng sản r ất phong phú về chủng loại và đa dạng về loại hình, trongđó có cả khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và cả các loại khoáng sản phi

Hình 1.8: Giá nướ c u ống trung bình ở một số nướ c (WHO/UNICEF, 2000)

Page 29: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 29/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 27

kim. Theo kết quả điều tra thăm dò đại chất và tìm kiếm khoáng sản, nước ta có hơn 3.500 mỏ vàđiểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản khác nhau, trong đó chúng ta đã khai thác được 270 mỏ và điểm quặng.

Dầu mỏ

Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong cáclớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏngđậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần r ất đadạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra,dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các s ản phẩm của ngành hóa d ầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc tr ừ sâu, nước hoa, nhựa đường, v.v. Khoảng 88% dầuthô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu (Cơ quan năng lượng quốc tế -International Energy Agency (IEA).

Dầu mỏ là nguồn tài nguyên có giá tr ị hàng đầu, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của cácquốc gia. Sự phân bốdầu khí trên thế giới khôngđều ở các nước và các vùng địa lý, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển. Tuy nhiên, do giá tr ị to lớn của nguồn tài nguyên này mà trong lịch sử thế giới đã xảy ra r ất nhiều cuộc chiến tranh, nhằm tranh giành quyền sử hữu chúng.

Tr ữ lượng dầu trên thế giới ước tính khoảng 1.178.161 tỷ thùng. Trong đó, các nước Trung Đôngchiếm l ĩ nh trên 60% tr ữ lượng toàn thế giới. Các nước có tr ữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới baogồm; Saudi Arabia có 262,73 tỷ thùng, chiếm 22,3% tr ữ lượng dầu mỏ thế giới; Iran 132,46 tỷ thùng (11,2%); Iraq 115,00 tỷ thùng (9,7%); Kuwait 99,00 tỷ thùng (8,4%); United Arab Emirates97,80 tỷ thùng (8,3%) ; Venezuela 77,22 tỷ thùng (6,5%); Nga 72,27 tỷ thùng (6,1%); Kazakitstan39,62 triệu thùng (3,4%). Ngược lại, các nước tiêu thụ dầu lớn lại là những nước có tr ữ lượng dầunhỏ như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Canada, Mexico, Brazil. Đặc biệt, Mỹ tiêu thụ khoảng 20.000.000thùng/ngày nhưng tr ữ lượng dầu của nước này chỉ khoảng 21,37 tỷ thùng, chiếm 1,8% lượng dầuthế giới (Bristish Petroleum-BP, Báo cáo thống kê 2004).

Hình 1.9: Phân bố tr ữ lượng và mức tiêu thụ dầu trên th ế giới

Page 30: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 30/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN28

Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài batriệu tấn. Đến nay, s ản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệutấn/năm. Qua tìm kiếm, thăm dò, các tính toán đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tậptrung chủ yếu ở thềm lục địa, tr ữ lượng khí thiên nhiên nhiều hơn dầu. Tổng tiềm năng dầu khítại các bể tr ầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, VùngTư Chính - Vũng Mây... với tr ữ lượng khoảng 5-6 tỷ tấn dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Khả năng khai thác mỗi năm từ 23-25 triệu tấn dầu thô. Hiện nay, nước ta đang xây dựng và đi vàohoạt động khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Vì thế, trong tương lai chúng ta cóthể tự đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu lỏng và khí đốt. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xâydựng các ngành công nghiệp hóa chất tạo ra các s ản phẩm từ dầu khí do ngành công nghiệp hóadầu cung cấp nguyên liệu (Viện Dầu Khí Việt Nam).

d) Tài nguyên nhân v ăn

Tài nguyên nhân văn là tất cả các đối tượng, hiệntượng do con người tạo ra tr ọng quá trình phát triểnbao gồm: truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá,văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng,khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạocủa con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vậtthể khác.

Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình đượctạo ra bởi tập thể hoặc cá nhân con ng ười trong quátrình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá (văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần)bao gồm: di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, bảotàng, v.v.

Ở Việt Nam có nhiều giá tr ị văn hóa như các lễ hội: Lễ hội cầu ngư, lễ hội Long Chu, lễ vía BàThiên Hậu, lễ tếCá Ông (cá Voi), lễXuân Thu, lễ hội cầu mùa, v.v. Các nghề và làng nghề thủ côngtruyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tređan, nghề dệt… mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.

Đối với vùng ven biển, tài nguyên nhân văn r ất phong phú và đa dạng gắn liền với lịch sử loàingười, lao động và sản xuất. Ngày nay, con người đã biết khai thác nguồn tài nguyên giá tr ị vàmang tính chất vùng miền này phục vụ cho sự phát triển kinh tế và chính cuộc sống của họ. Tàinguyên nhân văn gắn liền với các hoạt động kinh doanh du lịch, thể dục thể thao, lễ hội, v.v, cáchoạt động đó gắn liền với biển. Quốc gia nào biết khai thác và khai thác bền vững nguồn tàinguyên này sẽ có lợi thế cạnh tranh r ất lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và các ngànhđặc thù nói riêng.

1.2. Chức năng của vùng ven biển

1.2.1. Các hoạt động kinh tế xã hội tại vùng ven biển

Page 31: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 31/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 29

a) T ổng quan

Vùng ven biển có chức năng và tầm quan tr ọng r ất lớn đối với nền kinh tế của tất cả các quốc giacó biển và không có biển, cung cấp tài nguyên, địa thế, môi tr ường phát triển cho các ngành kinhtế. Các hoạt động ở vùng ven biển trong nhiều nước đã góp phần đáng kể vào sự tăng tr ưởngGDP của quốc gia. Ví dụ như Sri Lanka, vùng ven biển chỉ chiếm 20% diện tích đất cả nước,nhưng đã đóng góp 40% GDP của quốc gia với 50% dân số sống ở đây. Nhiều cộng đồng dâncư ở các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào các ngành công nghiệp như: dầu khí, đóng tàu, khaithác- nuôi tr ồng thủy sản, cảng biển, vận tải đường thủy, làm muối, năng lượng sạch và du lịch ở vùng ven biển.

Vùng ven biển có nhiều lợi thế để phát triển đa ngành nghề, đa l ĩ nh vực và nó kéo theo nhiều vấnđề xã hội. Vùng ven biển có vai trò và vị trí quan tr ọng cho phát triển kinh tế và các vấn đề sinh hoạtkhác, là nơi sinh sống lý tưởng bởi tính chất khí hậu ôn hòa, thịnh vượng về tài nguyên, nên cũnglà nơi cung cấp chỗ ở cho cộng đồng dân cư các châu thổ trên thế giới. Theo Edgren (1993) dânsố ước tính sống ở vùng ven biển ở cuối thế kỷ 20 bằng với dân số toàn cầu trong những năm 50của thế kỷ 20. Nhiều nghiên cứu chỉ ra r ằng hiện nay dân số ước tính đang sống ở vùng bờ biểntrên thế giới chiếm 50-70% trong số 5,3 tỉ người. Tuy nhiên, có sự khác nhau lớn giữa các nướcvề dân số, việc làm, mật độdân cư, thu nhập ở vùng bờ biển, chẳng hạn ở Kenya chỉ có 17% tổngsố dân định cư dọc bờ biển (Burbridge,1995). Xu hướng tăng dân số vẫn còn tiếp tục và trong 30năm tới, dân số ước tính sinh sống vùng bờ sẽ nhiều hơn dân số toàn cầu hiện nay (NOAA, 1994).

Phần lớn sự tăng dân số ở các nước đang phát triển diễn ra ở vùng đang đô thị hóa và tập trungphần lớn vào các vùng bờ biển như tr ường hợp ở các nước công nghiệp. Dân thành thị có mứctiêu dùng cao hơn và kiểu tiêu thụ khác nhau so với dân nông thôn, tăng nhu cầu lương thực - thựcphẩm đòi hỏi tăng năng suất trong nông - ngư nghiệp. Nhưng điều này thường bị cản tr ở do việcchuyển đất nông nghiệp để mở r ộng đô thị và giảm tiềm năng ngư nghiệp vì mất dần môi tr ườngsống thuận lợi của cá tôm và gia tăng ô nhiễm nước sông, nước biển do nguồn chất thải đô thị vàcông nghiệp.

Các thành phố ven biển thường kết hợp với những cảng biển lớn, thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá bằng đường thuỷ, thu hút được các ngành công nghiệp đầu tư và phát triển. Sự tăngtr ưởng kinh tế cung cấp việc làm và cơ hộiđầu tư, các thành phốven biển đã tr ở thành những ‘thỏinam châm” thu hút những người đang tìm kiếm cơ hội cải thiện kinh tế. Sức thu hút của vùng venbiển cũng còn ở du lịch, giải trí. Hiện nay, r ất nhiều đô thị đang được phát triển và mở r ộng nhằmđáp ứng nhu cầu của các c ư dân mới về nhà ở, vệ sinh và giao thông.

Nhiều vấn đề đã được đặt ra trong quản lý và qui hoạch liên quan đến mật độdân cư, sự phát triểncác công trình xây dựng, sự mâu thuẫn giữa quyền sử dụng công cộng và tư nhân các bãi biển vàvùng đất ven biển, làm gia tăng áp lực lên tài nguyên vùng ven biển và cơ sở hạ tầng chẳng hạnnhư giao thông, đất đai và hệ thống nước thải.

Song song với khả năng phát triển kinh tế, việc làm dồi dào, thu hút lao động, dân số tăng cao, thunhập và mức sống cao đòi hỏi các ngành khác như giáo dục - đào tạo, y tế, dịch vụ, văn hóa, giảitrí, điều dưỡng, v.v không ngừng phát triển. Do vậy, vùng ven biển thực sự năng động và đầy đủ các loại hình dịch vụ phát triển.

Page 32: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 32/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN30

Việt Nam chúng ta là một quốc gia biển với 70% dân số sống ở vùng ven biển và các hoạt độngkinh tế chủ yếu tập trungở vùng ven biển và trên biển, đang phát triển tương đối nhanh, mức tăngbình quân GDP hàng năm đạt từ 8 - 9%, phát triển kinh tế đang là mục tiêu của Chính phủ và cộngđồng. Đồng thời với mức sống được nâng cao, s ức ép đối với tài nguyên và môi tr ường cũngkhông ngừng gia tăng, qua những năm gần đây thể hiện sự phát triển chưa bền vững. Đó cũng làthách thức không nhỏ đối với Chính phủ, các nhà qu ản lý và cộng đồng cư dân.

b) C ảng bi ển - Giao thông

Vận tải biển quốc tế là một phần của thương mại quốc tế, ước tính vận chuyển tới 90% khối lượngtrao đổi thương mại toàn cầu. Vận tải biển luôn là cách thức vận chuyển hàng hóa hữu hiệu nhất. Đô đốc EE Mitropoulos, tổng thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) nhấn mạnh r ằng “N ếu không có tàu thủ y, một nử a thế gi ớ i sẽ “ đ óng băng” và nử a còn l ại sẽ chết đ ói”. Vùng ven biển là vùngtập trung của các c ửa sông, luồng lạch, vũng vịnh và cảng biển. Vì thế nó cho lợi thế về giao thôngđường thủy cực kỳ quan tr ọng, là cửa ngõ để giao thương giữa các n ền kinh tế trên thế giới, vớilợi ích kinh tế r ất lớn thông qua chuyển vận hàng hóa, hành khách. Giao thông th ủy là một trongnhững loại hình giao thông r ẻ nhất và vì thế nó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hàng hóa có thế mạnh cạnh tranh cao hơn, giá thành r ẻ hơn, mang lại sự thịnh vượng cho các quốc gia có biển.Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác, vận tải biển cũng có mặt trái của nó, ảnh hưởng tr ựctiếp lên các hệ sinh thái vùng ven biển, hệ sinh thái biển và đại dương.

Nước ta có trên 3.260 km bờ biển và có nhiều vị trí có thể xây dựng cảng biển như: Cửa Ông, CáiLân, Nghi Sơn, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất, Vân Phong, Thị Vải... đủ điều kiện chohàng tr ăm triệu tấn hàng hóa thông qua m ỗi năm (tham khảo bảng 1.2), đồng thời đảm bảo chongành sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và các ngành d ịch vụ biển phát triển cả trong hiệntại và tương lai.

Bảng 1.2: Lượng hàng hóa thông qua c ảng biển do Trung ương quản lý (đơn vị: 1.000 tấn)

Hàng hóa qua c ảng 1995 1998 2001 2004 2007

Hàng xuất khẩu 3.737,1 4.788,1 8.530,7 6.922,4 11.661,1

Hàng nhập khẩu 7.903,2 7.489,0 13.447,4 14.798,4 17.855,6

Hàng nội địa 2.823,2 4.864,0 8.589,6 12.140,0 16.730,1

Tổng 16.458,5 19.139,1 32.568,7 35.864,8 48.253,8

( Nguồn: T ổng c ụ c thống kê, 2009)

Riêng khu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựngcảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng các cảng có quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặccảng sông Cần Thơ. Chính vì những điều kiện thuận lợi trên, chúng ta đã có mục tiêu phát triểnkinh tế biển đến năm 2020 là kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp 53-55% tổng GDP của cả nước, trong đó ngành hàng h ải có vị trí hàng đầu. Với các chính sách mở cửa và hội nhập quốctế phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, các ngành kinh tế biển của Việt Nam sẽ ngày càng đóngvai trò quan tr ọng hơn trong nền kinh tế của Việt Nam và tỷ tr ọng GDP của kinh tế biển và ven biểnđạt 53-55% vào năm 2020 như chiến lược đã đề ra là có tính khả thi cao.

Page 33: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 33/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 31

c) Khai thác khoáng s ản và d ầu mỏ

Nhiều mỏ dầu khí, khíđốt tập trungở vùng ven biển. Đây là loại khoáng sản quý giá phục vụ pháttriển nền kinh tế đất nước và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của thế giới. Ngoài ra, vùng ven biểncũng chứa đựng nhiều loại khoáng sản quý giá khác. Theo sự phát triển của khoa học công nghệ,việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản thúc đẩy sự phát triển của các n ền văn minhnhân loại, đem lại sự thịnh vượng cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên cũnggây ra nhiều vấn đề môi tr ường nghiêm tr ọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các nền kinh tế khác. Môi tr ường vùng ven biển là thành phần chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm tr ọng nhất của việckhai thác khoáng sản, đặc biệt là các sự cố do khai thác dầu khí gây ra.

d) Du l ị ch và gi ải trí

Ngành công nghiệp du lịch quốc tế và nội địa khôngngừng tăng tr ưởng và phần lớn tập trung vào khuvực ven bờ. Du lịch thế giới tăng 260% khi so sánhgiữa 1970 và 1990, với mức tăng tr ưởng hàng nămkhoảng 2% đến 4.5% (Brandon, 1996). Ước tínhnăm 1995 cho thấy du lịch chiếm 10.9% toàn bộ GDP thế giới và thu hút 10.6% lực lượng lao độngtoàn cầu. (Hội đồng du lịch thế giới, 1996).

Rất nhiều nước đang phát triển coi du lịch là nguồnthu ngoại tệ quan tr ọng, nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch cho sự phát triển bềnvững và quản lý tốt nền công nghiệp này. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến môi tr ường và xã hội.Các vấn đề về môi tr ường bao gồm ảnh hưởng của sự phát triển các cơ sở du lịch như nhà nghỉ ,công viên, sân golf..., dẫn đến thay đổi phong cảnh tự nhiên và nếu quản lý không tốt sẽ là nguồngây ô nhiễm. Ảnh hưởng khác đến môi tr ường có thể kể đến việc tăng khai thác nguồn lợi biển vàven bờ do du khách kể cả việc neo đậu tàu thuyền gây hại đến tổ chức đáy, khai thác hải sản quámức và rác thải. Các vấn đề xã hội bao gồm sự xáo tr ộn cư dân bản địa, hạn chế tiếp cận nguồnlợi cho thu nhập và kiếm sống, thu hẹp vùng hoang dã, mâu thuẫn giữa người sử dụng tài nguyênvà thay đổi lối sống. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch đã kéo theo các ngành ph ục vụ giải trí như du thuyền thưởng ngoạn, lặn khám phá biển, lướt sóng, câu cá, t ắm nắng, tăm biển,v.v cùng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thì ngành du lịch giải trí cũng đang gây ranhững tác động không nhỏ ảnh hưởng đến môi tr ường ven bờ.

Ở Việt Nam, dọc bờ biển và các hải đảo, có hơn 125 bãi biển có thể phát triển du lịch, trong đó cótrên 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế như Trà Cổ, Bãi Cháy, ĐồSơn, Sầm Sơn, NhaTrang, Vũng Tàu, Phú Quốc,... dọc bờ biển có các di tích lịch sử văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm...Các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết nhau tạo thành một quần thể du lịchhiếm có trên thế giới như Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Với những điều kiện tự nhiên lý tưởngđó, ngành du lịch ở nước ta sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách nước ngoài, song việc quản lýkhai thác lại là một thách thức.

V ị nh H ạ Long

Page 34: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 34/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN32

e) Nông nghi ệ p

Vùng ven biển là nơi sinh sống lý tưởng cho con người và vì thế nơi đây cũng là môi tr ường tốtđể phát triển nông nghiệp. Việt Nam chúng ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn, chủ yếu tậptrungở các đô thị và đồng bằng duyên hải. Chính vì thế đã thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triểnkhá nhanh, cung cấp nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá tr ị cao. Đặc biệt, về sản xuất lúa gạo,từ một nước thiếu lương thực chúng ta đã tr ở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩugạo. Điều đó cho thấy, tiềm năng nông nghiệp của nước ta có triển vọng r ất lớn.

f) Thủy sản

Ngành thủy sản đóng góp một phần quan tr ọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển,cũng như cung cấp lượng thực phẩm dinh dưỡng và protein cần thiết cho con người. Việc khaithác, sử dụng nguồn lợi sinh vật biển ngày càng tăng góp phần tăng tr ưởng kinh tế quốc gia, nângcao đời sống, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho đa phần dân cư ven biển. Ước tínhcó khoảng 200 triệu người có cuộc sống tr ực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề cá (Weber,1994). Tuy nhiên, các hoạt động khai thác, nuôi tr ồng và chế biến thủy sản đã và đang tác độngđến môi tr ường theo chiều hướng tiêu cực. Bên cạnh đó, các hoạt động này cũng đang thể hiệnnhiều mâu thuẫn với các ngành khác như du lịch, khai thác cảng biển, khai thác khoáng sản.

Bảng 1.3: Sản lượng khai thác - nuôi tr ồng và tiêu dùng th ủy sản trên th ế giới (FAO, 2007)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

S ản l ượ ng t ừ nội đị a (1000 t ấ n)

Khai thác 6.6 6.7 6.5 6.6 6.8 7.0

Nuôi tr ồng 6.0 6.5 7.0 7.6 9.3 8.8

Tổng 12.6 13.2 13.5 14.2 16.1 15.8

S ản l ượ ng t ừ bi ển (1000 t ấ n)

Khai thác 72.0 69.8 70.2 67.2 71.3 69.7

Nuôi tr ồng 4.9 5.3 5.6 6.1 6.6 6.6

Tổng 76.9 75.1 75.8 73.3 77.9 76.3

Tổng SL khai thác 78.6 76.5 76.7 73.8 78.1 76.7

Tổng SL nuôi tr ồng 10.9 11.8 12.6 13.7 15.9 15.4

Tổng SL thủy sản 89.5 88.3 89.3 87.5 94.0 92.1

Tiêu dùng

Tiêu dùng cho người 63.9 65.7 65.7 67.5 68.9 69.0

Không làm thức ăn 25.6 22.6 23.6 20.0 25.1 23.1

Dân sốTG (tỷ người) 4.8 4.9 5.0 5.0 5.1 5.1

Tiêu dùng/người/năm (kg) 13.3 13.4 13.1 13.5 13.5 13.5

Page 35: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 35/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 33

Theo Burbridge (1995), có ba vấn đề cơ bản trongphát triển ngư nghiệp ở các nước công nghiệp vàcác nước đang phát triển. Thứ nhất, lao động thủ công trong nghề cá giảm ở một số nước. Nguyênnhân chính là do tr ữ lượng cá ven bờ bị suy giảmnhanh và tàu thuyền khai thác được cơ giới hóa.Thứ hai, khai thác quá mức do tăng cường lực khaithác và tối đa hóa hiệu quả của ngư cụ khai thác.Thứ ba là sự suy thoái môi tr ường ở vùng ven bờ vốn là nơi đẻ tr ứng, ương nuôi của nhiều loài thủysản. Đểgiảm áp lực lên nguồn lợi thủy sản tự nhiênvà tăng hiệu quả sản xuất, ở nhiều nước đã chuyển sang nuôi tr ồng thủy sản trong đó có Việt Nam.

Bảng 1.4: Sản lượng khai thác và nuôi tr ồng thủy sản của Việt Nam (T ổng c ục thống kê, 2009)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008

DT nuôi mặn, lợ (1000 ha) 397,1 556,1 642,3 683,0 713,8

SL nuôi (1000 tấn) 589,6 844,8 1.202,5 1.693,9 2.465,6

SL khai thác (1000 tấn) 1.660,9 1.802,6 1.940,0 2.026,6 2.136,4

Tổng SL thủy sản (1000 tấn) 2.250,5 2.647,4 3.142,5 3.720,5 4.602,0

Giá tr ị khai thác (tỷ đồng) 14.737,7 15.848,2 19.706,6 25.144,0 38.631,9

Giá tr ị nuôi tr ồng (tỷ đồng) 11.761,2 21.282,6 34.271,1 49.194,9 76.895,1

Tổng giá tr ị SX TS (tỷ đồng) 26.498,9 37.130,8 53.977,7 74.338,9 115.527,0

g) Khai thác các ngu ồn tài nguyên khác

Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản ven biển có tiềm năng lớn nhất với tr ữ lượng dự đoánhàng tr ăm tỷ tấn. Các mỏcát thủy tinh lớn và quan tr ọng như Vân Hải, Ba Đồn, Nam Ô, Thủy Triều,Hòn Gốm,... chất lượng khá tốt được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh caocấp và vật liệu khác.

Muối và các hóa chất biển chủ yếu là NaCl, là nguồn thực phẩm tối cần thiết trong cuộc sống và là

nguyên liệu điều chế các hóa ph ẩm công nghiệp khác. Theo đánh giá sơ bộ, tiềm năng diện tíchđể phát triển đồng muối vùng ven biển nước ta khá lớn, từ 50-60 nghìn ha, trong đó khoảng 60%tập trung ở ven biển tử Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

Nước ta có thể thu được năng lượng từ sóng biển, dòng hải lưu, thủy triều để làm nguồn năng lượngphục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, muốn khai thác được nguồn năng lượng này cần có vốn vàkỹ thuật cao. Nguồn phát triển năng lượng sức gió, thủy triều và sóng r ất có tiềm năng, nhưng doviệc đầu tư của chúng ta còn h ạn chế nên đến nay mớiđang ở giaiđoạn thử nghiệm và làm thíđiểm.

Tài nguyên khác như đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh, nước khoáng,... phân bố r ộng rãi

ở vùng ven biển trên các đảo, có thể phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, và cóý ngh ĩ a r ất quan tr ọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nuôi tôm hùm l ồng ở Khánh Hòa

Page 36: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 36/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN34

1.2.2. Cạnh tranh tài nguyên gi ữa các ngành

Trong vùng ven biển, sự cạnh tranh giữa các bên liên quan khác nhau đối với việc sử dụng tàinguyên và môi tr ường thường dẫn đến những xung đột mãnh liệt và dẫn đến sự phá hủy tínhthống nhất tài nguyên. Việc tìm hiểu mối liên hệ và tác động qua lại của các ngành ngh ề liên quansẽ giúp các nhà quản lý đưa ra chiến lược bảo đảm cho tất cả các nhóm hợp tác chặt chẽ vớinhau và khai thác, sử dụng một cách hợp lý tài nguyên và môi tr ường phù hợp với đặc thù sinhthái của từng vùng.

a) Giao thông - c ảng bi ển - công nghi ệ p tàu th ủy và các ngành khác

Giao thông - cảng biển và công nghiệp đóng tàu có tác động đến các ngành ngh ề khác, theo 2hướng tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực, khi xây dựng hệ thống cảng và giao thông đường biển sẽ kéo theo một số ngànhnghề khác phát triển như du lịch, vận tải, dịch vụ, xây dựng, các hoạt động kinh tế thương mại củacác ngành và giải quyết việc làm cho người lao động. Cảng biển và giao thông thủy tạo điều kiệncho hàng hóa nội địa xâm nhập vào thị tr ường thế giới với mức chi phí vận chuyển thấp nhất, tạolợi thế cạnh tranh tốt. Ngược lại, thị tr ường nội địa được đón nhận và tiêu dùng các mặt hàng củacác nền kinh tế khác chuyển đến với mức giá thấp nhất.

Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển cảng - giao thông và công nghiệp đóng tàu thủy cũng cónhững khía cạnh tác động không tốt đến một số ngành và l ĩ nh vực hoạt động khác. Cụ thể, cảngbiển và giao thông thủy có thể tác động đến nghề khai thác thủy sản và nuôi tr ồng do tác động đếnmôi tr ường sống của các loài thủy sản, do làm ô nhiễm nguồn nước tại khu vực cảng. Các tàu vậntải dầu tiềm ẩn nguy cơ r ất lớn cho môi tr ường biển và đại dương. Bên cạnh đó, cảng biển cũngtác động đến l ĩ nh vực bảo tồn tài nguyển biển như bảo tồn r ạn san hô, bảo tồn động vật hoangdã, bảo vệ rùa biển vì khi xây dựng hệ thống cảng biển đồng ngh ĩ a với việc xây dựng khu neo đậucho tàu thuyền và vì thế phá vỡ hệ thống r ạn san hô, làm mất bãi cát tự nhiên cho rùa và loại độngvật khác sinh sống. Ngành hàng hải nói chung cũng thải ra môi tr ường các chất độc hại và chấtthải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước r ửa tàu lẫn chất thải r ắn, mạt kim loại, sơn và các chấttẩy r ửa trong quá trình hoạt động. Những chất thải này làm thay đổi tính chất hóa lý của nước,ảnh hưởng tr ực tiếp tới động thực vật và thủy sinh biển và ven bờ cũng như gây tr ở ngại cho sự phát triển một số ngành công nghiệp biển, đặc biệt là công nghiệp làm muối, nuôi tr ồng thủy sảnvà khai thác du lịch ven bờ biển.

Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC)đưa ra con số ước đoán, hàng n ăm có khoảng 3,2triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau. Nguồn ô nhiễm lớn nhất xuất phát từ cáccơ sở công nghiệp và dân cư đô thị. Theo NRC, có khoảng 960.000 tấn dầu ô nhiễm từ nguồnnày, chiếm 30%. Đứng hàng thứ hai phải kể đến ô nhiễm do hoạt động của các tàu ch ở dầu vớimức đóng góp 22%, sau đó là các vụ tai nạn tàu chở dầu 13%.

Ở Việt Nam, ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễmnguồn nước do dầu và ô nhiễm tr ầm tích do lắng đọng các kim loại nặng. Bờ biển Việt Nam đượcphân ra 3 vùng nhạy cảm và đây cũng là điểm nóng của ô nhiễm biển ven bờ đó là: Vùng biển Hạ Long - Hải Phòng, vùng Đà Nẵng - Dung Quất và vùng Gành Rái - Vũng Tàu.

Page 37: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 37/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 35

Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu không cókét chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va và 13% do sự cố tràn dầu. Theo số liệu ước tínhcủa Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ cácnguyên nhân: do súc r ửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%.

Theo thống kê số liệu quan tr ắc tại các sông thuộc khu vực Hạ Long-Hải Phòng, nồng độdầu trongnước trung bình 0,26mg/l, tại khu vực Vũng Tàu - Đà Nẵng: trung bình 0,29mg/l, tại Bà Rịa-VũngTàu: dao động trong khoảng 0,14 đến 0,52mg/l, tất cả đều vượt giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam. Nhìnchung, chất lượng nước biển ven bờ chỉ đạt được mức B và C theo TCVN 5943-1995. Ô nhiễm dầutrong nước sẽ hủy diệt các loài cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm tr ọng hơn là khi hàmlượng dầu trong nước cao hơn 0,2mg/l, nước sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt được.

b) Du l ị ch - gi ải trí và các ngành khác

Du lịch và giải trí có thể được coi như là ngành công nghiệp sạch. Cũng như các ngành ngh ề khác,khi ngành du lịch và giải trí phát triển cũng tạo động lực cho các ngành ngh ề khác phát triển chẳnghạn như hệ thống nhà hàng khách s ạn, các d ịch vụ về văn hóa truyền thống, kinh tế xã hội, thươngmại, các làng nghề truyền thống, v.v. Bênh cạnh đó, phát triển du lịch cũng tác động đến một số ngành nghề hoặc l ĩ nh vực hoạt động khác. Cụ thể, phát triển du lịch có thể làm mất cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái của một vùng miền nào đó, du lịch lặn biển khám phá san hô có th ể làm chomôi tr ường sống của san hô và các loài th ủy sản sống trong khu vực đó bị ảnh hưởng. Hơn nữa,ngành du lịch cũng thải ra môi tr ường không ít rác thải ra môi tr ường. Vì thế cũng ảnh hưởng đếnl ĩ nh vực khai thác và nuôi tr ồng thủy sản.

c) Khai khoáng - d ầu khí và các ngành khác

Khai thác dầu khí có lợi ích về kinh tế r ất lớn, tuy nhiên cũng nảy sinh nguy cơ làm ô nhiễm môitr ường biển r ất cao. Những hoạt động khai thác dầukhí và vận tải trên biển thực tế đang gây ô nhiễm môitr ường biển. Trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ ônhiễm dầu trên biển gây ảnh hưởng nghiêm tr ọng đếnmôi tr ường sinh thái. Các sự cố trong quá trình khaithác, vận chuyển dầu không phải lúc nào cũng kiểmsoát được. Ước tính, ngành công nghiệp khai thácdầu khí thải ra môi tr ường khoảng 2% lượng ô nhiễm,tác động đến các ngành khác nh ư khai thác và nuôitr ồng thủy sản, bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệmôitr ường, du lịch, v.v. Các sự cố trong quá trình khai thác và vận chuyển dầu có thể kể đến là tràndầu, tai nạn tàu dầu, v.v.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp khai khoáng cũng thải ra môi tr ường nhiều chất thải độc hại, tácđộng đến hệ sinh thái xung quanh. Ở các tỉ nh ven biển Việt Nam, tình tr ạng khai thác cát đen (sakhoáng chứa titan) đã gây ô nhiễm môi tr ường nghiêm tr ọng, ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch,thủy sản và cộng đồng dân cư.

Thảm họa tràn d ầu t ại v ị nh Mexico, M ỹ

Page 38: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 38/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN36

Hình 1.10.Ảnh hưởng của các ho ạt động kinh tế xã hội tới vùng ven biển (Nguy ễ n Bá Quỳ ,2002)

d) Nông nghi ệ p – Công nghi ệ p và các ngành khác

Ngành nông nghiệp và công nghiệp trên thế giới và nước ta thể hiện sự phát triển không bềnvững. Các loại thuốc tr ừ sâu, diệt cỏ dùng trong nông nghiệp và các loại chất thải, nước thải củangành công nghiệp, v.v làm cho môi tr ường nước bị ô nhiễm, tác động xấu đến các ngành khácnhư thủy sản, du lịch - giải trí, các khu dân cư và chính ngành nông nghiệp.

Hiện nay, ở nước ta có khoảng 80% trong số2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi nămtừ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam, trong đó, 50% lượng chất thải côngnghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phốHồChí Minh và các tỉ nh lân cận, 30% còn lại phát sinhở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề (tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn miền Bắc) thải ra 774.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm.

Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Nguồn phát sinh chất thảinguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm). Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế tr ọng điểmphía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước. Trong khiđó,lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá chiếm27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước.

e) Nuôi tr ồng thủy sản và các ngành khác

Các đối tượng nuôi của ngành nuôi tr ồng thủy sản thường r ất nhạy cảm với môi tr ường sống. Vìthế đây là l ĩ nh vực dễ bị ảnh hưởng từ các l ĩ nh vực, ngành nghề khác. Tuy nhiên, nuôi tr ồng thủysản cũng tác động không nhỏ đến các l ĩ nh vực như du lịch, bảo tồn, môi tr ường, khai thác thủysản, v.v. Trong những năm gần đây, việc thúc đẩy phát triển nuôi tr ồng thủy sản và mở r ộng aonuôi đã phá hủy nhiều hệ sinh thái. Ví dụ, r ừng ngập mặn bị ô nhiễm vượt quá khả năng lọc chất

Page 39: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 39/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 37

thải của nó; hoặc chặt phá hay phát quang r ừng bừa bãi khiến cho ngành khai thác thủy sản phảitr ả giá vì không có nơi cho cá sinh sản và điều đó cũng đồng ngh ĩ a với việc ảnh hưởng đến mộtbộ phận dân cư vốn sống bằng nghề này. Bên cạnh đó, xử lý nước thải không tốt từ khâu xử lý aonuôi, thuốc chữa bệnh cho vật nuôi, dịch bệnh, v.v, đã đưa vào môi tr ường nhiều hóa chất độc hại.

Đối với ngành nuôi tr ồng thuỷ sản nước ta, do quy hoạch vùng nuôi chưa hợp lý, đầu tư côngnghệ vẫn còn lạc hậu, sản xuất manh mún và nhất là ý thức bảo vệ môi tr ường của các chủ nuôichưa cao… dẫn đến cá, tôm bị bệnh chết hàng loạt do môi tr ường nuôi bị ô nhiễm, gây thua lỗ cho người nông dân. Bên cạnh đó, một điều đang gây nhức nhối cho các nhà quản lý là hiện nay,lượng sa bồi các luồng, cửa sông liên tục tăng. Cho nên, công tác nạo vét ở các luồng vào cảngdiễn ra thường xuyên hơn, khiến cho bùn cát và các v ật chất gây ô nhiễm đã lắng xuống lại bị đưalên, hoà tan trong nước, làm gia tăng các nguy cơ gây ô nhiễm đến môi tr ường nước và hệ sinhthái xunh quanh. Sự di chuyển của bùn cát lơ lửng còn là một trong những nguyên nhân chính gâyra hiện tượng đục nước ở bãi tắm gây tác động lên ngành du lịch, phần nào giảm đi sự hấp dẫnđối với địa điểm du lịch này trong lòng du khách.

Hình 1.11: Ảnh hưởng của các ho ạt động KT-XHđến hệ sinh thái bi ển (Nguy ễ n Bá Quỳ ,2002)

f) Khai thác thủy sản v ớ i các ngành khác

Ngành khai thác thủy sản một mặt chịu tác động không mong muốn từ các l ĩ nh vực khác như cảngbiển, hàng hải, nuôi tr ồng, công nghiệp, v.v; mặt khác cũng tác động r ất lớn đến hệ sinh thái biểnvà các ngành khác. Tàu thuyền đánh bắt hải sản cũng xả ra môi tr ường xăng, dầu và các loại rácthải nguy hại khác.

Tương tự như hoạt động của ngành hàng h ải, tàu thuyền đánh bắt hải sản cũng xả ra xăng, dầuvà các loại rác thải nguy hại khác làm ô nhiễm môi tr ường, gây ảnh hưởng cho ngành nuôi tr ồng

Page 40: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 40/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN38

thủy sản, cho các loài động vật tự nhiên. Ngành khai thácthủy sản, mà đặc biệt là nghề lưới kéo đáy tác động r ấtlớn đến hệ sinh thái r ạn san hô, thảm cỏ biển. Vì thế,tr ực tiếp hoặc gián tiếp phá hoại môi tr ường sống củacác loại cá, tôm, động vật hai mảnh vỏ. Thảm cỏ biển làmôi tr ường để ấu trùng của các loài cá tôm sinh tr ưởngvà phát triển. Khi thảm cỏ này bị thương tổn sẽ tác độngđến khả năng sinh sản và bổ sung nguồn lợi thủy sản chongành đánh bắt.

Ngoài ra, hiện nay ngư dân ở Việt Nam và một sốkhu vựctrên thế giới vẫn sử dụng các biện pháp khai thác mangtính hủy cao như thuốc nổ, chất độc cyanua, lưới có kíchthước mắt nhỏ hơn quy định, khai thác cá chưa đủ kích thước cho phép, cá con, th ậm chí cònkhai thác cả những loài cấm, loài hạn chế khai thác. Điều này cho thấy, ngành khai thác thủy sảnphát triển chưa bền vững.

1.3. Các vấn đề của vùng ven biển

T ừ các r ủ i ro do thiên nhiên, trong đ ó có c ả ảnh hưở ng c ủ a sự bi ến đổi khí hậu, c ũ ng như hậu qu ả t ừ các hoạt động c ủ a con ng ườ i, vùng ven bi ển đ ang phải đối mặt v ớ i các v ấn đề liên quan đến ônhi ễm môi tr ườ ng, suy thoái tài nguyên.

1.3.1. Ô nhiễm môi tr ường

a) Khái ni ệm môi tr ườ ng

Môi tr ường vùng ven biển bao gồm cả môi tr ường tự nhiên và chức năng vốn có của nó. Chứcnăng và tầm quan tr ọng của môi tr ường vùng ven biển là r ất to lớn đối với con người và các độngthực vật, từ loài thấp nhất cho tới loài cao nhất. Các chức năng đó có thể kể đến như: cung cấpsinh cư tự nhiên, môi tr ường sống cho các loài; duy trì và phát triển đa dạng sinh học; điều hòamôi tr ường, thời tiết và khí hậu; bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn, thiên tai.

Giống như tất cả các môi tr ường tự nhiên, dải ven biển và các hòn đảo nhỏ cung cấp một số chứcnăng và quá trình thiết yếu đối với phúc lợi xã hội con người. Phúc lợi của con người phụ thuộctr ực tiếp hoặc gián tiếp vào khả năng sẵn có của hàng hóa và d ịch vụ môi tr ường mà hệ thốngbiển và ven biển có thể cung cấp. Vì dải ven biển chính là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền vàbiển cả, đặc tr ưng bởi hệ sinh thái đa dạng như các r ạn san hô, r ừng ngập mặn, bãi biển, cồn cátvà các vùng đất ngập nước, nhiều chức năng được thể hiện tập trung trên một khu vực nhất định.Sự tập trung các chức năng cùng với vị trí không gian làm cho dải ven biển và đảo nhỏ tr ở thànhđịa điểm thu hút người dân tới sống tại đó.

Về tổng thể, các chức năng môi tr ường (De Groot (1992)được định ngh ĩ a là “Khả năng của môitr ường tự nhiên cung cấp hàng hóa và d ịch vụ thỏa mãn nhu cầu của con người một cách bềnvững”, có thể phân thành các loại như chức năng điều chỉ nh, chức năng sản xuất và sử dụng, vàcác chức năng giải trí (De Groot; Vellinga et al. 1994). Việc đánh giá chức năng nào là quan tr ọng

Đánh bắt cá bằng thu ốc nổ

Page 41: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 41/150

Page 42: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 42/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN40

b) Khái ni ệm ô nhi ễ m môi tr ườ ng

Nhìn chung, môi tr ường ven biển là một hệ thống nhất. Khi mỗi môi tr ường thành phần (như nước,đất, không khí, v.v) bị ô nhiễm, sẽ kéo theo các môi tr ường thành phần khác bị ảnh hưởng. Tuynhiên, môi tr ường nước có sự tác động lớn nhất đến các thành phần môi tr ường khác.

Chất lượng nước bị đe dọa từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp,sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải, cầu cảng, v.v, là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất củanhiều sinh cảnh chẳng hạn như cỏ biển, hay lại gia tăng nhiều loài không mong muốn khác. Sự ônhiễm nguồn nước cũng liên quan đến nước và rác thải từ các tàu thuyền, đặc biệt ở các vũng vịnhkín và vùng cửa sông. Các s ự cố tràn dầu cũng là nguyên nhân đe doạ môi tr ường biển.

Các nguồn ô nhiễm có nguồn gốc có thể là từ đất liền thông qua hệ thống sông ngòi, rác thải tr ựctiếp và từ bầu khí quyển. Chất thải, chất gây ô nhiễm từ các hoạt động trên đất liền có thể kể đếnnhư: thuốc tr ừ sâu, kim loại nặng, độ đục do phù sa và nh ững rác thải công nghiệp độc hại khác.Thêm vào đó, ô nhiễm môi tr ường do các hoạt động thăm quan, du lịch, nghỉ mát tại các bãi tắmvà các khu nghỉ mát cũng là một trong những vấn đề đối với vùng ven biển.

Đểmôi tr ường ven biển trong lành thì không phải một cơ quan chức năng hay một ngành riêngbiệt nào có thể kiểm soát được, mà đó là cả một hệ thống các ngành (hình 1.13).

1.3.2. Suy thoái tài nguyên

Suy thoái tài nguyên chính là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của tài nguyên thành phần,gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người, sinh vật và thiên nhiên. Tài nguyên thành phầnđược hiểu là: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, r ừng, sông, hồ biển, sinhvật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiênnhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

Đối với tài nguyên không phục hồi như các loại khoáng sản, dầu mỏ, v.v suy thoái là do khai thácquá mức, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

Đối với tài nguyên phục hồi như sóng biển, thủy triều, gió, năng lượng mặt tr ời, v.v suy thoái cóhai nguyên nhân khách quan (biến đổi khí hậu làm thay đổi toàn bộ hay bộ phận của môi tr ườnghay tài nguyên thành phần) và chủ quan (do con người khai thác không đúng mức, không đúngquy trình, làm thayđổi chất lượng và số lượng của tài nguyên).

Đối với tài nguyên có thể phục hồi như không khí, nước, đất, tài nguyên sinh học bị suy thoái cơ bản cũng do tác nhân chủ quan (do con người khai thác quá mức, thải ra chất độc hại làm làm chochúng bị cạn kiệt, không có khả năng phục hồi hoặc phục hồi chậm) và tác nhân khách quan (là dothiên tai, sóng thần, lũ lụt làm cho các loại tài nguyên này bị ảnh hưởng đáng kể hay bị ô nhiễm).

Trong những năm gần đây r ừng ngập mặn đã b ị suy thoái nghiêm tr ọng, do chặt phá làm ao đìanuôi tr ồng thủy sản, lấy gỗ, lấy đất sản xuất nông nghiệp... Hậu quả là nơi sinh sôi của nhiều loàisinh vật biển bị hủy hoại, khí hậu vùng lân cận biến đổi theo hướng xấu, bờ biển bị xói lở. Điều đótác động đến môi tr ường và các hệ sinh thái liên quan.

Page 43: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 43/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 41

Rạn san hô, nơi trú ngụ của nhiều loài có giá tr ị kinh tế cao,nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng và quý báu cũng đang bị suy thoái ở nhiều nơi do khai thác quá mức, ô nhiễm môitr ường, cùng những tác động tiêu cực của du lịch biển.Thiệt hại về môi tr ường là không thể bù đắp được. Tuynhiên, trong việc xây dựng nhiều công trình kinh tế liênquan đến biển, vấn đề bảo tồn thiên nhiên biển lại chưađược quan tâm đúng mức.

Suy thoái tài nguyên đang xảy ra trên toàn thế giới nhấtlà ở các nước nghèo và nước đang phát triển. Đối vớicác nước này, họ cũng nhận thức được việc suy thoái;tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế và vì sự phát triển tr ước mắtnên vấn đề chưa được chú tr ọng giải quyết.

1.3.3. Thiên tai

Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con ngườiở một địa phương, mộtvùng, một đất nước, một khu vực hoặc cho toàn thế giới.

Động đất, núi lửa phun, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, lũ bùn, tr ượt đá, dịch bệnh, mất cân bằng sinhthái,… là những thiên tai mà con người đã biết đến. Nhưng danh mục các thiên tai không dừng lạiở đó mà cứ kéo dài ra cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Đồng thời phạm vi phát triểncủa thiên tai cũng mở r ộng không ngừng về phạm vi diện tích, tác hại đến ngày càng nhiều ngườihơn, thiệt hại đến kinh tế ngày càng to lớn hơn.

Như đã nói ở trên, đới bờ là nơi tập trung số lượng lớn dân cư, là nơi tập trung phần lớn các hoạtđộng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều r ủi ro do thiên tai. Theo khía cạnh tự nhiên, các hệ sinh thái ven biển có khả năng chống đỡ thiên tai r ất lớn, nếu chúng ta phá hủy haylàm giảm các hệ sinh thái ven biển như r ừng ngập mặn, r ạn san hô, bờ cát, làm thay đổi chế độ thủy triều, v.v thì khả năng chống đỡ của chúng sẽ giảm xuống. Mỗi khi khả năng tự chống đỡ củachúng bị giảm hay mất hoàn toàn, thì hậu quả tất yếu là con người và chính các hệ sinh thái đó bị tổn thương năng nề nhất. Đối với hầu hết các nước trên thế giới, thiên taiđều có khả năng đe dọađến tính mạng, tài sản và tinh thần của con người cũng như các loại sinh vật khác. Đối với conngười, sau thiên tai là nghèo đói, dịch bệnh, tệ nạn xã hội, v.v do thiên taiđã cướp đi mạng sống,nhà cửa, kho tàng, bến bãi, tài sản vật chất và cả tinh thần.

Theo các nhà khoa học, biện pháp phù hợp nhất đối với việc bảo tồn các tài nguyên sinh thái chínhlà các biện pháp duy trì các hệ thống tự nhiên vốn có chống lại thiên tai. Các hoạt động của conngười thường gây ra những thay đổi tại vungđất cần được bảo vệ, như khai thác cát, san hô, pháhủy hay làm suy giảm r ừng ngập mặn, do đó, làm giảm khả năng tự bảo vệ của bờ biển.

1.3.4. Sự cố môi tr ường

Sự cốmôi tr ường là điều bất lợi xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bấtthường của thiên nhiên, gây suy thoái môi tr ường.

Cá chết hàng loạt trên r ạn san hô

Page 44: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 44/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN42

Sự cốmôi tr ường là một giaiđoạn trong tai biến môi tr ường. Tai biến môi tr ường được chia thành3 giai đoạn, và giai đoạn cuối “sự cốmôi tr ường” là nguy hại nhất đối với con người và sinh vật.

Giai đ oạn nguy c ơ (hay hi ểm hoạ ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưaphát triển gây mất ổn định. Trong giaiđoạn này, hệ thống môi tr ường vẫn thể hiện sự ổn

định của nó và nói chung vẫn chưa có biếu hiện tác động xấu. Giai đ oạn phát tri ển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo tr ạng thái mất ổn định

nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi tr ường. Trong giaiđoạn này, môitr ường với khả năng vốn có của nó vẫn còn chống đỡ được. Đối với các sinh vật và hệ sinh thái nhạy cảm, thì giaiđoạn này đã tác động đến chúng nhưng ở mức độ nhỏ hoặccục bộ.

Giai đoạn sự cố môi tr ường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho conngười về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là taihoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm họa môi tr ường.

Lịch sử Trái đất từng ghi nhận, năm thảm họa lớn hay còn gọi là năm đợt tuyệt chủng hàng loạt,trong đó nặng nhất vào kỷ Permi cách nay 250 triệu năm, đã tuyệt diệt 90% các loài sinh vật biểnvà 75% các loài động thực vật trên cạn. Theo các nhà khoa h ọc, chúng ta đang chuẩn bị phải hứngchịu thảm họa thứ sáu, đó là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất tăng, làm tan băng tan và cuốicùng là nước dâng. Theo dự đoán lần này, mức độ tuyệt chủng trung bình diễn ra nhanh hơn từ 1.000-10.000 lần so với 60 triệu năm qua. Trong sốcác nguyên nhân mà giáo s ư Richard Kingsford(nhà sinh thái học thuộc tr ường Đại học tổng hợp bang New South Wales) nêu ra, có tình tr ạng môitr ường sống bị hủy hoại, khí hậu thay đổi, nạn ô nhiễm..., trong đó môi tr ường sống bị hủy hoại lànguy cơ lớn nhất, liên quan đến 80% các loài trên mặt đất bị đe dọa ở châu Đại Dương.

1.3.5. Biến đổi khí hậu và mực nướ c biển dâng

Biển đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao s ẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả việctần xuất lớn hơn của các dòng n ước nóng; tăng cường độ các tr ận bão, lũ lụt và hạn hán; mựcnước biển dâng cao; s ự phân tán nhanh h ơn của các b ệnh; mất đa dạng sinh học. Sự dâng lêncủa mực nước biển gây nên mối đe doạ nghiêm tr ọng có các quốc gia có mức độ tập trung cao cả dân cư và các hoạt động kinh tế ở các khu vực ven biển.

Theo các dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

(IPCC), trong vòng 100 năm tới, mực nước biển có thể tăng trungbình từ 25 đến 80cm, với ước tính tốt nhất là 50 cm.Kể cả khimức này thấp hơn 25% so với mức dự báo năm 1990, hay thậmchí thấp hơn từ 2-4 lần so với tốc độ thực tế trong 100 năm qua,thì vấn đề qui hoạch quản lý dải bờ biển vẫn luôn là vấn đề quantâm chính trong hoạch định vùng ven biển. Hơn nữa, sự phát thảikhí nhà kínhổn định hoặc giảm xuống, mực nước biển sẽ tiếp tụcgia tăng trong hàng thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ vì thời gianphản ứng lâu dài của hệ thống đại dương trên thế giới.

Mực nước biển gia tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và kinh tế xã hội ở vùng ven biển. Tácđộng của sự gia tăng mực nước biển đối với hệ thống cơ sở hạ tầng là (Tsyban và cộng sự, 1990):

Page 45: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 45/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 43

Làm ngập và chiếm chỗ đất ngập nước và vùng đất thấp; Xói mòn bờ biển; Làm tr ầm tr ọng nạn ngập lụt do bão ở bờ biển; Làm tăng độ mặn của vùng cửa sông và đe doạ tầng nước ngọt; làm giảm chất lượng

nước; Làm thay đổi phạm vi thuỷ triều ở các sông và v ịnh; Làm thay đổi kiểu lắng đọng bùn cát; Làm giảm lượng ánh sáng chiếu xuống đáy nước.

Những tác động này dẫn đến những hậu quả tiếp theo đối với các hệ sinh thái và cuối cùng ảnhhưởng đến các hệ thống kinh tế - xã hộiở vùng ven biển. Người ta thấy r ằng, những tác động nàykhông giống nhau trên thế giới và mỗi khu vực bị tác động khác nhau. Các khu vực này là các vùng

đồng bằng thủy triều và đồng bằng ven biển thấp, các bãi cát, các đảo chắn sóng, vùng đất ngậpnước ven biển, vùng cửa sông và đầm phá, r ừng ngập mặn và r ạn san hô. Các đảo nhỏ là tr ọng tâmcần quan tâm vì một sốdự báo cho r ằng các đảo san hô và đảo san hô vòng thấp sẽ hoàn toàn biếnmất hoặc sẽ không có sinh vật ở, do sự di dân ở một số quốc gia đảo nhỏ (Roy and Connell, 1991).

Nói chung, phản ứng của bất cứ hệ sinh thái ven biển nào với sự gia tăng mực nước biển phụ thuộc nhiều vào khả năng phục hồi nóđối với sự thay đổi. Các áp lực khác ngoài nguyên nhân liênquan đến khí hậu, như khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm và sự cạn kiệt bùn cát, đã tác độngbất lợi đến khả năng phục hồi của hệ sinh thái, gia tăng áp lực lên hệ sinh thái.

Các khu vực kinh tế - xã hội bị đe dọa bởi tác động thay đổi khí hậu và sự gia tăng của mực nướcbiển với mức độ khác nhau. Sự liên quan của những hiện tượng thay đổi khí hậu khác nhau gồmcả sự thay đổi mực nước biển, những hiện tượng cực đoan và nhiệt độ nước đối với các khu vựckinh tế - xã hội chủ yếu về khía cạnh tác động có tính thị tr ường và phi thị tr ường Trong mấy nămgần đây, đã có nhiều cố gắng đánh giá những tác động của sự thay đổi khí hậu và sự gia tăng củamực nước biển đến vùng ven biển. Năm 1991, nhóm quản lý vùng ven biển tr ước đây của IPCCđã công bốphương pháp luận về đánh giá khả năng dễ bị tổn hại của vùng ven biển đối với sự giatăng mực nước biển (IPCC CZMS, 1992). Phương pháp được phát triển dựa trên số liệu đánh giávề mức r ủi ro của ít nhất 46 nước. Những đánh giá này nhằm xác định số dân và tài nguyên b ị r ủiro cũng như chi phí, tính khả thi của các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động này.

K ế t quả một vài nghiên c ứ u v ề bi ển đổi khí hậu và mự c nướ c bi ển dâng

Nghiên c ứ u 1:

Xác định các nhóm dân cư chịu r ủi ro cao nhất do hiện tượng mực nước biển dâng và các c ơn lốcxoáy do ông Gordon McGranahan thuộc Viện Môi tr ường và Phát triển quốc tế tại Anh cùng cáccộng sự là Deborah Balk và Bridget Anderson ( Đại học New York và Đại học Columbia) thực hiện.

Các phát hi ện chính c ủa nghiên c ứu:

Nghiên cứu cho thấy có 634 triệu người (1/10 dân số thế giới) đang sống tại các vùngduyên hải,ở độ cao khoảng 10 mét trên mực nước biển.

Page 46: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 46/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN44

Trong số hơn 180 quốc gia có dân số sinh sống tại các vùng đất thấp ven biển, 130 nước(chiếm khoảng 70%) có đô thị lớn nhất tại vùng duyên hải chịu nguy cơ r ủi ro r ất cao. Hơnnữa, đối với các thành phố lớn trên thế giới (hơn 5 triệu dân), trung bình có khoảng 1/5dân số và 1/6 diện tích thuộc vùng ven biển có nguy cơ chịu r ủi ro cao.

Gần 2/3 các khu dân cư đô thị với dân số hơn 5 triệu người sống tại các khu vực cao hơnmực nước biển 0 - 10 mét.

Khoảng 75% dân số sinh sống trong các vùng có mức độ r ủi ro cao thuộc châu Á. 21 nước có hơn một nửa số dân sinh sống trong vùng có mức độ r ủi ro cao (16 nước là

các quốc đảo nhỏ). Các nước nghèo và các c ộng đồng nghèo tại các nước nghèo là đối tượng chịu r ủi ro cao

nhất.

Nghiên c ứ u 2:

Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển - phân tích so sánh. (Bàinghiên cứu Chính sách của Ngân hàng Thế giới 4136 tháng 2 năm 2007 http://econ.worldbank.org). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra giả thiết mực nước tăng lên ở 5 mức là 1m, 2m,3m, 4m và 5m để phân tích, so sánh.

Các phát hi ện chính c ủa nghiên c ứu ở khu vực Đông Á

Đông Á sẽ bị ảnh hưởng r ất lớn bởi mực nước biển dâng cao (SLR- Sea Level Rise). Tại mức SLR5 mét, Đông Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm tr ọng nhất trong các khu vực của các n ước đangphát triển. Từ mức tăng 1 mét đến 5 mét của SLR, dân sốbị ảnh hưởng là 2% đến 8.6%, trong khiảnh hưởng của GDP là 2.09% đến 10.2%. Khu vực đô thị và diện tích đầm lầy cũng bị ảnh hưởngr ất nghiêm tr ọng bởi SLR.

Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm tr ọng bởi SLR: khoảng 16% tổng diện tích của Việt Namsẽ bị ảnh hưởng với mực tăng 5 mét của SLR, làm cho quốc gia này tr ở thành nước thứ hai sauBahamas trong s ốcác nước được phân tích trong nghiên cứu này. Đa số ảnh hưởng này tác độngđến đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh tế nằm ở vùng đồng bằng của hai con sông này,

10.8% dân sốViệt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi mực SLRở mức 1 mét. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 84 quốc gia (tiếp theo là Ai Cập với 10.56%). Dân sốViệt Nam sẽ bị ảnh hưởng đến 35% với SRLở mức 5 mét. Ảnh hưởng của SLR đến GDP của Việt Nam khoảng 37%.

Page 47: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 47/150

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 45

Hình 1.14: Các khu vực của Việt Nam sẽ bị ngập khi nướ c biển dâng t ừ 1-5m

Page 48: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 48/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN46

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGVÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

2.1. Phát triển bền vữngSự phát triển bền vững (PTBV) là một ý tưởng xuất hiện trên 40 năm nay và ngày càng hoàn thiệngắn liền với một số cột mốc chính trong sự phát triển của chiến lược toàn cầu để khắc phục cácvấn đề về môi tr ường và xã hội. Các mốc thời gian đó có thể liệt kê như dưới đây:

Tuyên bố Stockholm

Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi tr ường Con người năm 1972 là cuộc họp chính thức quy mô toàncầu đầu tiên xem xét các hoạt động của con người tác động đến môi tr ường như thế nào. Hội

nghị ra Tuyên bố nhấn mạnh các vấn đề bức xúc về ô nhiễm, sự huỷ diệt tài nguyên, đe doạ môitr ường, mối hiểm nguy cho các loài và sự cần thiết nâng cao s ức khoẻ xã hội loài người. Hội nghị cũng công nhận sự cần thiết để các quốc gia cải thiện mức sống cho nhân dân và tuyên bố 26nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển là bền vững.

H ội ngh ị thượ ng đỉ nh Rio de Jaineiro

Năm 1992, hơn 170 nước gặp nhau ở Rio de Janeiro, Brazil tại Hội nghị thượng đỉ nh quốc tế lầnthứ nhất để bàn về các vấn đề bức xúc khẩn cấp về bảo vệ môi tr ường, và sự phát triển kinh tế xã hội. Một vài thoả thuận chung chủ yếu đã đạt được như hiệp định về ứng phó sự thay đổi khí

hậu nhằm làm giảm sự bức xạ khí nhà kính CO2 và CH4; hiệp định về đa dạng sinh học nhằm giaotrách nhiệm cho các quốc gia bảo tồn sự đa dạng loài và sử dụng tài nguyên sinh vật theo hướngbền vững; tuyên bố về các nguyên tắc về r ừng cho sự phát triển bền vững và chấm dứt chặt phár ừng; và đặc biệt là chương trình nghi sự 21 nhằm lập kế hoạch để đạt đến sự phát triển bền vữngtrong thế kỷ 21.

Chươ ng trình ngh ị sự 21

Hội nghị thượng đỉ nh Rio cho ra đời một kế hoạch chính cho sự phát triển bền vững gọi là chươngtrình nghị sự 21. Chương trình này đề xuất r ằng sự đói nghèo có thể được giảm thiểu khi cho con

người quyền sử dụng tài nguyên họcần cho cuộc sống của chính họ. Các nước đã phát triển đồngý tr ợ giúp các nước khác phát triển theo phương cách giảm thiểu tối đa sự tác động môi tr ườngkhi tăng tr ưởng kinh tế. Chương trình nghị sự 21 kêu gọi các nước giảm ô nhiễm, bức xạ và việcsử dụng tài nguyên thiên nhiên quí hiếm. Các chính phủ cần lãnh đạo theo hướng thay đổi nàynhưng nhấn mạnh sự đóng góp của người dân vào sự nghiệp chung và theo cách này các ho ạtđộng từ địa phương r ất được coi tr ọng.

Ngh ị đị nh thư Kyoto v ề sự thay đổi c ủa khí hậu

Năm 1997, các chính phủ gặp nhau ở Kyoto, Nhật Bản thêm một lần nữa bàn về vấn đề sự nóng

lên của trái đất. Những thoả thuận chung tr ước đó cố gắng giới hạn sự bức xạ của CO2 ngangbằng mức năm 1990. Nhiều quốc gia đã thất bại không đạt được mục tiêu thậm chí chỉ để giảm

Page 49: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 49/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN B

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 47

một ít, chỉ có Anh và Đức là thực hiện được. Tại Kyoto, các mục tiêu mới nhằm giảm khí nhà kínhđã được thông qua. Theo Nghị định thư Kyoto,đến 2012, sự bức xạ của 6 khí nhà kính chính sẽ phải được giảm thấp hơn mức năm 1990 cho giai đoạn 2008-2012.

Johannesburg 2002 “Rio+10”

Mười năm sau Hội nghị thượng đỉ nh Rio, các quốc gia gặp nhau để rà soát lại quá trình hướng đếnsự phát triển bền vững. Hội nghị tập trung vào sự đói nghèo và quyền có được nước uống sạchvà hệ thống vệ sinh an toàn. Một sốmục tiêu đã được thông qua như:

Giảm số lượng người khôngđược cung cấp nước uống sạch từ trên 1 tỷ xuống 500 triệuvào năm 2015

Giảm một nửa số người khôngđược đảm bảo hệ thống vệ sinh đúng cách xuống còn 1,2tỷ người.

Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng bền vững và khôi phục các đàn cá đã bị cạn kiệt.

Dưới đây sẽ đề cập đến khái niệm, nguyên tắc của PTBV và một số mô hình PTBVđã được ápdụng trên thế giới.

2.1.1. Khái niệm

Khái niệm về sự bền vững xuất hiện trong báo cáo của Uỷ ban thế giới vềMôi tr ường và Phát triển(WCED) vào năm 1987 cho r ằng:

Phát tri ển bền v ữ ng là sự phát tri ển nhằm thoả mãn nhu c ầu c ủ a thế hệ hôm nay như ng không làm t ổn hại đến nhu c ầu c ủ a thế hệ mai sau”.

Theo Snedaker và Getter (1985), trên h ầu khắp thế giới, các nguồn tài nguyên ven bờ có thể táitạo được có khuynh hướng bị giới hạn bởi khía cạnh kinh tế. Theo thời gian, nhu cầu sử dụng tàinguyên nhìn chung sẽ vượt quá mức cung cấp như là đất tr ồng tr ọt, nước ngọt, gỗ hay hải sản.Quản lý bền vững tài nguyên sẽ giúp cho việc đảm bảo các nguồn tài nguyên này vẫn còn đủ chothế hệ tương lai.

Khai thác bền vững là câu tr ả lời cho việc sử dụng và quản lý khôn ngoan đối với từng loài sinh

vật đơn lẻ và quần xã, đồng thời với nơi sinh cư và hệ sinh thái nơi chúng sinh sống. Tiêu chuẩncho sử dụng bền vững có ngh ĩ a là nguồn lợi sẽ không bị khai thác quá mức mà nó được tái tạo.

2.1.2. Các nguyên t ắc phát triển bền vững

Sự phát triển bền vững được xem như một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng thời của cả 4 l ĩ nhvực: kinh tế, nhân văn, môi tr ường và kỹ thuật. Phát triển bền vững bao gồm:

Phát triển kinh tế để nâng cao ch ất lượng cuộc sống.

Phát triển phù hợp về phương diện môi tr ường.

Phát triển cần lường tr ước tác động môi tr ường và sử dụng nguồn lợi nhưng phải bảo vệ các quá trình sinh thái và đa dạng sinh học.

Page 50: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 50/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN48

Phát triển một cách hợp lý, giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn lợi để đảm bảocho sự khai thác lâu dài.

Sự công bằng giữa các nhóm người trong xã hội bao gồm quyền của cư dân tại chỗ, sự công bằng giữa các thế hệ để bảo vệ quyền lợi cho các thế hệ tương lai và sự công bằng

quốc tế bảo đảm bổn phận với các quốc gia khác.

2.1.3. Một số mô hình phát tri ển bền vững

Mô hình phát triển bền vững trên từng l ĩ nh vực theo cách tiếp cận khác nhau. Mỗi cách tiếp cận vấnđề cho ra nội hàm xác định và đánh giá khác nhau tuy nhiên đều đảm bảo các nguyên tắc PTBVnhư đã trình bày ở trên. Dưới đây là một số tiếp cận của mô hình phát triển bền vững:

Mô hình Bảo v ệ môi tr ườ ng (BVMT) bền v ữ ng theo ti ế p c ận ma tr ận “Áp l ự c - Tình tr ạng - Ứ ng phó” (PSR)

Cách tiếp cận “Áp l ự c - Tình tr ạng - Ứ ng phó” (PSR) nhằm đánh giá l ĩ nh vực môi tr ường và pháttriển do tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD)đề xuất năm 1993, có nhiều chỉ tiêu khác nhaucần được sử dụng để quan tr ắc về: áp lực môi tr ường, tình tr ạng môi tr ường và những đáp ứng(ứng phó) của con người.

Cách tiếp cận PSR đưa ra phương pháp mô tả mối quan hệ giữa áp l ự c do hoạt động của conngười gây nên (trong năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp v.v.) với tình tr ạng của môi tr ường và dẫn đến ứ ng phó của các c ấp chính quyền, gia đình, doanh nghiệp và cộngđồng quốc tế …nhằm đối phó với tình tr ạng môi tr ường.

Mô hình phát tri ển bền v ữ ng đ ô th ị c ủa châu Âu theo các ch ỉ số bền v ữ ng chung

Dự án ch ỉ số bền vững của châu Âu do Viện Môi tr ường Đô thị Quốc tế với sự tham gia của 12đô thị châu Âu nhằm tạo ra hệ thống các ch ỉ số đo được ở các thành phố toàn châu Âu. Các ch ỉ tiêu bền vững đó là:

Môi tr ường trong lành: Số ngày trong năm có chất lượng không khí vượt quá tiêu chuẩncủa địa phương.

Không gian xanh: tỷ lệ phần tr ăm sốngườiđến với vườn cây xanh ở khoảng cách nhất định.

Sử dụng hiệu quả tài nguyên: Toàn bộ năng lượng, nước tiêu thụ, phế thải tính theo đầungười trong một năm. Tỷ sốgiữa các nguồn năng lượng có thể tái sinh và không thể tái sinh.

Chất lượng môi tr ường tin cậy: Tỷ lệ không gian mở cho diện tích được dùng ô tô. Khả năng đi lại: Số km đi bằng phương tiện giao thông (ô tô, xe đạp, phương tiện công

cộng, v.v..) tính theo đầu người trong một năm. Nền kinh tế xanh: Tỷ lệ phần tr ăm số công ty đã kết hợp phương pháp kiểm toán và quản

lý sinh thái (EMS) hoặc phương pháp tương tự. Độtr ường tồn: Số các hoạt động hoặc phương tiện văn hóa và xã hội.

Sự tham gia của cộng đồng: Số các nhóm, số thành viên hoặc tổ chức tình nguyện tínhtrên 1000 dân.

Page 51: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 51/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN B

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 49

Công bằng xã hội: Tỷ lệ phần tr ăm số người dưới mức nghèo khổ. Phúc lợi: Khảo sát s ự thỏa mãn của các công dân v ề chất lượng đời sống (Nội dung khảo

sát được địa phương quyết định)

Mô hình đ ánh giá ti ế n bộ v ề bền v ữ ng Nhóm Đánh giá Quốc tế do IUCN lập nhằm thử nghiệm và phát triển phương pháp thực tiễn để đánh giá những tiến bộ đạt được về bền vững. Phương pháp luận đánh giá theo hệ thống và dựavào người tiêu dùng (SUSA) với các nội dung sau:

Tính t ổng thể: cung cấp một cảm quan về hệ thống tổng thể (con ngườ i nằm trong hệ sinh thái).

Tính hướ ng vào mụ c tiêu: tập trung vào việc đánh giá hướng vào vấn đề cải thiện điềukiện sống của con người và hệ sinh thái.

Tính thứ bậc: phân nhóm các ch ỉ tiêu theo thứ tự đi từ cái riêng và cục bộ đến cái chungvà phổbiến, để hiểu được toàn bộ hệ thống là tốt lên hay xấu đi. Điều này cũng cho phépsử dụng được những chỉ tiêu phù hợp với địa phương, mà vẫn cho phép so sánh đượcở mức độ tổng quát cao hơn.

Dẫn d ắt bở i gi ả đị nh: nêu những đánh giá và đề xuất các hành động dưới hình thức cácgiả định để giúp nguời dùng nghiên cứu và cải thiện các hành động.

Mô hình quả tr ứ ng mô t ả tính bền v ữ ng c ủa xã hội

Con người nằm trong hệ sinh thái, như lòng đỏ nằm trong lòng tr ắng của quả tr ứng. Quả tr ứng tốtkhi cả lòng đỏ và lòng tr ắng đều tốt. Tương tự, xã hội bền vững chỉ khi cả hai: con người và hệ sinh thái đều đạt yêu cầu và được cải thiện. Con người và hệ sinh thái đều quan tr ọng như nhautrong điều kiện PTBV.

2.2. Quản lý tổng hợp vùng ven biển

Vùng ven biển r ất quan tr ọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội vàđời sống con người vì nhữngtài nguyên và giá tr ị quý giá của những tài nguyên ở đó. Hiện nay, vùng ven biển là tụ điểm pháttriển của nhiều quốc gia, nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời cũng chịu nhiềuảnh hưởng bởi các hoạt động này. Trong tương lai, vùng ven biển sẽ còn có tầm quan tr ọng ngàycàng cao do chiến lược hướng ra biển của nhiều quốc gia, nhiều địa phương và do số lượng dâncư sinh sống ở khu vực này sẽ ngày một nhiều hơn. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, pháttriển thương mại và các ngành kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở vùng ven biển, cùng với áp lực gia tăngdân số và những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đã và đang làm gia tăng các vấn đề về sử dụng tài nguyên, an sinh xã hội và phát triển ở vùng ven biển. Việc quản lý vùng ven biển dođó cần có sự nỗ lực tổng hợp và đa ngành.

Phần này sẽ trình bày t ổng quan v ề qu ản lý bi ển và hải đảo thông qua các hi ệ p ướ c qu ốc t ế c ũ ng như quá trình qu ản lý bi ển và hải đảo ở Vi ệt Nam. N ội dung chính sẽ đề c ậ p đến qu ản lý t ổng hợ p vùng ven bi ển v ớ i đị nh nghĩ a, nhu c ầu, thách thứ c và tr ở ng ại, thể chế và khung pháp lý, mụ c tiêu và các nguyên t ắc chỉ d ẫn.

Page 52: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 52/150

Page 53: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 53/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN B

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 51

Công ướ c đ a d ạng sinh h ọc 1992

Công ước đưa ra một định ngh ĩ a tương đối hoàn chỉ nh về sự đa dạng sinh học: “ Đa dạng sinhhọc có ngh ĩ a là tính biến thiên (đa dạng) giữa các h ệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, trên biển, cáchệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ, loài, giữa các loài và các h ệ sinh thái”.

Công ước cũng quy định một số nguyên tắc lớn về bảo vệ sự đa dạng sinh học: “Các quốc gia,phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc luật pháp quốc tế có toàn quyền khaithác các tài nguyên c ủa họ theo các chính sách mà h ọ đề ra; và có trách nhiệm bảo đảm r ằng cáchoạt động trong phạm vi thẩm quyền hay kiểm soát của họ không làm phương hại đến môi tr ườngcủa các quốc gia khác hoặc các khu vực không thuộc thẩm quyền quốc gia”.

Công ướ c v ề các vùng đấ t ng ậ p nướ c có t ầm quan tr ọng quốc t ế đặc bi ệt như là nơ i c ư trú c ủa loài chim n ướ c - Công ướ c RAMSAR ngày 2/2/1971 Công ước coi chức năng sinh thái cơ bản của các vùng đất ngập nước như là nơiđể điều hoà các ch ế độ nước và là nơi cư trú cho một hệ động và thực vật đặctr ưng, đặc biệt là loài chim nước. Công ước xác định các vùng đất ngập nước

tạo ra một nguồn tài nguyên có giá tr ị lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học và giải trí, mà sự tổn thấtcủa chúng sẽ không thể cứu chữa nổi. Côngước quy định đất ngập nước là những vùng đầm lầy,sình lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là thiên nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, vớinước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ, hay nước mặn, bao gồm cả các vùng nước biểncó độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp (điều 1).

Các quốc gia sẽ chỉ định ra những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mìnhđể đưa vào Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan tr ọng quốc tế (điều 2, khoản 1), tr ướchết là những vùng đất ngập nước có tầm quan tr ọng quốc tế đối với loài chim nước ở bất cứ mùanào (điều 2, khoản 2); xây dựng và thực hiện quy hoạch của mình nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục, sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước trongphạm vi lãnh thổ của mình.

c) Quản lý bi ển và hải đảo ở Vi ệt Nam

Theo các tài liệu hiện hành, Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển r ộng trên 1 triệu km2.Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung bình khoảng100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đấtnước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếunằm ở Vịnh Bắc bộ, với diện tích khoảng l.700 km2, trongđó, có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn l km2 và khoảng trên l.400đảo chưa có tên. Vì vậy, biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi tr ường của mọi miền đất nước.

Mục tiêu quản lý biển và hải đảo của Việt Nam đến năm 2020 là “phấn đấu đư a nướ c ta tr ở thành qu ốc gia mạnh v ề bi ển, làm giàu t ừ bi ển, bảo đảm v ữ ng chắc chủ quy ền,quy ền chủ quy ền qu ốc gia trên bi ển, đảo, góp phần quan tr ọng trong sự nghi ệ p công

nghi ệ p hóa, hi ện đại hóa, làm cho đất nướ c giàu, mạnh” (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 củaBan chấp hành Trung ương Đảng).

Page 54: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 54/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN52

Các yếu tố của chiến lược biển nước ta đến 2020 gồm có: Phát triển kinh tế - xã hội An ninh, quốc phòng, đối ngoại

Điều tra cơ bản tài nguyên môi tr ường biển Phát triển khoa học - công nghệ biển Bảo vệ môi tr ường biển và ven biển, phòng chống thiên tai Xây dựng hạ tầng biển và ven biển Phát triển các vùng biển tr ọng điểm

2.2.2. Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển

a) Đị nh ngh ĩ a

Tại hội nghị quốc tế về Vùng ven biển năm 1993, Quản lý tổng hợp vùng ven biển (QLTHVVB)được định ngh ĩ a như sau:

QLTHVVB bao g ồm vi ệc đ ánh giá toàn di ện, đặt ra các mụ c tiêu, quy hoạch và qu ảnlý hệ thống tài nguyên ven bi ển, có xét đến các y ếu t ố l ị ch sử , v ăn hoá và truy ền thống và các mâu thu ẫn trong l ợ i ích sử d ụ ng, là quá trình liên t ụ c ti ến tri ển nhằm đạt đượ c sự phát tri ển bền v ữ ng.

Theo Cicin - Sain B. và Knetch R. (1998), QLTHVVB là một quá trình được thực hiện liên tục,thông qua đó những quyết định sử dụng bền vững, phát triển và bảo vệ tài nguyên vùng ven bờ xây dựng và thực hiện. Nội dung chính là xây dựng được các thể chế và chính sách để hoà hợpcác giải pháp quản lý.

Thế giới còn nhiều định ngh ĩ a QLTHVVB, nhưng sự khác nhau giữa chúng là r ất ít. Hầu hết cácđịnh ngh ĩ a đều chứa đựng nội dung là: QLTHVVB là quy trình có tính liên tục, tính tiên phong trongthực hiện và có khả năng thích nghi cao nhằm quản lý nguồn tài nguyên cho sự phát triển bềnvững vùng ven bờ. QLTHVVB phải đạt được mục tiêu của nó trong các điều kiện hạn chế về môitr ường, kinh tế, xã hội và tự nhiên, cũng như trong hạn chế của các h ệ thống và thể chế về pháp lý.

Khái niệm tổng hợp là khái niệm mấu chốt của lý thuyết QLTHVVB. Tổng hợp được hiểu là sự thống nhất, hợp nhất, liên kết vào một mối chung. Tổng hợp bao hàm nhiều ngh ĩ a, như tổng hợpgiữa đất với nước, giữa hiện tại với tương lai, giữa các loại hình hoạt động khác nhau trong sử dụng tài nguyên chung, giữa phát triển và bảo tồn, giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế-xãhội, giữa các c ấp quản lý và các bên liên quan khác nhau. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn đãphân tích và đưa ra 3 phạm trù quan tr ọng của tổng hợp đối với cách tiếp cận QLTHVVB:

Tổng hợp theo tính h ệ thống: vùng ven biển có nước, đất, thực vật, động vật, cả ở trên cạn lẫn dưới biển và tất cả những gì liên quan đến chúng, như sông, suối, đồi, núi,r ừng,…ở xung quanh. Cần xem vùng ven biển như một thể thống nhất, không nên quản

lý tách riêng theo từng mảnh hay từng thành phần cấu tạo nên vùng ven biển. Tổng hợp theo ch ức năng: vùng ven biển có nhiều chức năng, như điều hoà khí hậu,

Page 55: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 55/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN B

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 53

cung cấp thực phẩm cho con người, phục vụ con người trong giao thông và phát triểncảng, nuôi tr ồng thủy sản, là chỗ vui chơi giải trí, du lịch, hấp thụ một phần chất thải từ lục địa... Không thể sử dụng vùng ven biển thiếu suy xét cho một hay vài mục đích, màkhông lưu ý đến các chức năng khác của nó và sự hạn chế của các chức năng đó.

Tổng hợp về chính sách: đảm bảo tính thống nhất trong chính sách và các hành độngquản lý vùng ven biển, giữa các ngành nh ư thuỷ sản, nông nghiệp, du lịch, công nghiệp,dân sinh… (tổng hợp theo chiều ngang), giữa các c ấp chính quyền, các cơ quan liênquan và cộng đồng ven biển (tổng hợp theo chiều dọc).

b) S ự c ần thi ế t c ủa Quản lý t ổng hợ p vùng ven bi ển

Rõ ràng là ở vùng ven biển r ất khó quản lý chỉ một loại tài nguyên cụ thể nào đó hoặc tăngcường sự phát triển ch ỉ của một l ĩ nh vực kinh tế nào đó khi thiếu vắng một khuôn khổ chung,tổng hợp và toàn diện trong chính sách qui hoạch và quản lý. Mục tiêu chung của một chương

trình quản lý tổng hợp như là quản lý tổng hợp vùng ven biển là để quản lý hiệu quả hơn và sử dụng bền vững tài nguyên ven bờ và đảm bảo môi tr ường tự nhiên một cách tốt nhất.

QLTHVVB hợp nhất những nguyên lý hiện đại trong qui hoạch và quản lý tài nguyên, nguồn thôngtin đầy đủ, và tiếp cận đa ngành. Điều đó chứng tỏ nó là một phương thức quản lý phù hợp nhằmmục đích tăng cường sự điều phối trong quản lý để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trongsử dụng tài nguyên ven bờ.

ĐểQLTHVVBđạt hiệu quả cao cần có mối liên kết r ộng lớn giữa chính quyền và các nhóm cóquyền lợi liên quan. Những hoạt động phức tạp trong khai thác hải sản, khai mỏ, giao thông vận

tải, quốc phòng, lợi ích công cộng, và du lịch giải trí đòi hỏi sự phối hợp quản lý và kết hợp đangành. Thực hiện việc kết hợp đòi hỏi sự tham gia đầy đủ các thành phần trong một chương trìnhquản lý tổng hợp. Bên cạnh sự hậu thuẫn từ phía chính quyền nhằm thúc đẩy hợp tác giữa cácngành và duy trì chính sách, điều quan tr ọng là các sáng kiến QLTHVVB phải tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, đảm bảo sự đồng thuận của các bên liên quan trong quá trình quy hoạchvà quản lý theo mô hình QLTHVVB.

c) Thách thứ c và tr ở ng ại

Quản lý các hoạt động của con người ở vùng ven biển gặp nhiều thách thức và phức tạp hơn là

đơn thuần quản lý chỉ trên biển hoặc đất liền. Những nguyên nhân chính làm cho quản lý tổnghợp và sử dụng bền vững vùng ven biển khó đạt được những tiến bộ nhanh chóng bao gồm:

Vùng ven biển đa dạng về hệ sinh thái; Vùng ven biển được sử dụng cho các nhu cầu thường ngày như ăn mặc, ở, trao đổi hàng

hoá cũng như cho các hoạt động văn hoá, giải trí; Sự tăng dân số nhanh chóng ở các nước đang phát triển đòi hỏi phải có kế hoạch cho

việc phát triển bền vững; Xu hướng di dân ra vùng ven biển;

Thể chế, pháp luật và các qui hoạch phát triển chủ yếu đáp ứng những quan tâm về kinhtế thường có mâu thuẫn với những mối quan tâm khác cùng phụ thuộc vào các hệ sinhthái vùng ven biển;

Page 56: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 56/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN54

Quan điểm tách biệt biển và đất liền trong khi chúng phụ thuộc vào nhau; Các thành phần kinh tế hiếm khi hợp tác để xây dựng chính sách và các ch ương trình

quản lý vì không nhận thấy rõ lợi ích và lo ngại không có thẩm quyền lập chính sách; Các nhà lập chính sách có th ể có thông tin khôngđầy đủ và cập nhật về giá tr ị hiện tại và

tương lai của vùng ven biển;

Thiếu định hướng chính sách trong tăng cường lập kế hoạch và thực thi quản lý phát triểnvùng ven biển

d) Thể chế và khung pháp lý

QLTHVVB phải dựa trên nền tảng chính sách và luật pháp của Nhà nước. Do đó cần thiết pháttriển sự định hướng chính sách để tăng cường lập kế hoạch quản lý và sử dụng hợp lý vùng venbiển thông qua các biện pháp sau:

Tăng cường sự trao đổi giữa các nhà khoa h ọc và các nhà lập chính sách về ý ngh ĩ a sinhthái, kinh tế xã hội của vùng ven biển;

Nâng cao hiểu biết về chức năng của các h ệ sinh thái ven bờ và nguồn lợi mà chúngmang lại;

Tăng cường hiểu biết của các nhà ho ạch định chính sách, làm qui hoạch và quản lý về các mối quan tâm của các thành ph ần kinh tế-xã hội;

Phát triển các chính sách, k ế hoạch và chiến lược quản lý tối ưu cho việc sử dụng vùngven biển và đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội

QLTHVVBđược xem như quá trình đa ngành, được thiết lập để cải thiện việc xây dựng qui hoạchvà bảo vệ tài nguyên thông qua liên kết và phối hợp. Nó không thể thay thế cho một chương trìnhđơn ngành như du lịch hay hàng hải, hoặc thay thế cho các chương trình lâm nghiệp hay nôngnghiệp ven bờ. Liên quan đến ngành thuỷ sản, trong khi chương trình QLTHVVB giúp bảo vệ sinhcảnh, các hệ sinh thái và chất lượng nước nhưng lại thường không đưa vào các ho ạt động quảnlý thuỷ sản, chẳng hạn như kiểm soát khai thác (ví dụ giấy phép, kích cỡ lưới, loại ngư cụ...) bởivì chức năng kiểm soát khai thác ch ỉ liên quan đến mỗi ngành thuỷ sản, còn QLTHVVB lại xét cácvấn đề đa ngành. Tuy nhiên mô hình quản lý tổng hợp có thể hỗ tr ợ quản lý khai thác thuỷ sản như quy định các khu vực được khai thác hay không và duy trì các hoạt động khai thác truyền thống.

Một xu hướng chung trong QLTHVVB hiện nay là sự phân cấp trong quản lý và nâng cao vai trò thamgia quản lý của cộng đồng ngườiđịa phương. Việc quản lý theo kiểu tập trung bao cấp từ trungươngngày càng bộc lộnhững nhược điểm khi nó không quan tâmđúng mức tới người sử dụng tài nguyênven bờ ở địa phương. Do thiếu sự hậu thuẫn và quan tâm của tất cả các thành phần liên quan đãdẫn đến quản lý thiếu hiệu quả. Tăng cường vai trò quản lý cho các cấp địa phương và sự phối hợp,cộng tác giữa chính quyền và cộng đồng dân cư trong việc quản lý tài nguyên ven bờ đang là một giảipháp hiệu quả nhằm quản lý và phát triển bền vững tài nguyên, bảo vệ môi tr ường vùng ven biển.

Nghị định 25/2009/N Đ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 25) về quản lý tổnghợp tài nguyên và bảo vệ môi tr ường biển, hải đảo là một văn bản pháp lý đánh dấu bước tiếnquan tr ọng về thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệmôi tr ường biển và hải đảo của Việt Nam. Nghị định đã bước đầu đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong QLTH vùng biển và ven biển nước ta.

Page 57: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 57/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN B

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 55

Tuy nhiên, quá trình triển khai QLTH trên thực tế đã va chạm đến r ất nhiều l ĩ nh vực ở địa phươngven biển mà địa phương đó đã có những kế hoạch, quy hoạch liên quan đến tài nguyên và môitr ường. Ví dụ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5-10năm, v.v... Liệu khi có quy hoạch sử dụng tài nguyên môi tr ường biển, hải đảo thì vai trò của nóthế nào trong bối cảnh trên?

Quy hoạch sử dụng tài nguyên cần được lập theo quan điểm tổng hợp, phù hợp với chiến lượcquản lý tổng hợp vùng ven biển địa phương đó, để tr ở thành “bộ lọc” nhằm lựa chọn và điều phốinhững hoạt động khác nhau ở vùng biển và ven biển. Bên cạnh đó, bài toán quy hoạch sử dụngtài nguyên vùng và quốc gia cũng là một thách thức. Nghị định 25 quy định BộTài nguyên và Môitr ường là cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác và Ủy ban Nhân dân các t ỉ nh ven biểnlập ra quy hoạch sử dụng tài nguyên, môi tr ường biển và hải đảo trong phạm vi cả nước, trongđó quy định UBND các tỉ nh đề xuất nhu cầu cho tỉ nh mình, sau đó Bộ Tài nguyên và Môi tr ườngsẽ tổng hợp. Vấn đề đặt ra là các vấn đề sử dụng, khai thác mang tính liên tỉ nh thì sẽ thế nào? (vìứng dụng quản lý tổng hợp vùng ven biển va chạm đến r ất nhiều vấn đề liên tỉ nh); việc tổng hợpcủa Bộ từ đề xuất của các t ỉ nh lên cũng sẽ như thế nào? (bởi vì quy hoạch chung cho biển và hảiđảo cả nước không phải như một phép cộng của các t ỉ nh thành). Như vậy, cần có thông tư hướngdẫn thực hiện thì các điểm này sẽ được làm rõ hơn.

e) Các mục tiêu và nguyên t ắ c ch ỉ d ẫ n c ủa QLTHVVB

Các mục tiêu của QLTHVVB

Mục đích chung của chương trình quản lý tổng hợp là đảm bảo việc sử dụng bền vững nhất tàinguyên vùng ven biển, duy trìở mức cao sự đa dạng sinh học, và bảo vệ thực sự các sinh cảnhđang bị đe dọa. Mục tiêu cụ thể của quản lý tổng hợp ven bờ có thể bao gồm hỗ tr ợ nghề cá, bảovệ cộng đồng tr ước thiên tai, thu hút du lịch, khuyến khích lợi ích công cộng, duy trì sản lượng từ r ừng ngập mặn và bảo tồn r ạn san hô.

Mục tiêu chủ yếu của QLTHVVB làđiều phối việc tiến hành nhiều l ĩ nh vực kinh tế khác nhau (ví dụ như vận tải thuỷ, nông nghiệp, nghề cá) hướng đến nền kinh tế xã hội tốiưu lâu dài, bao gồm cả giải quyết mâu thuẫn giữa các thành ph ần kinh tế và sắp xếp để đạt đến cân bằng về lợi nhuận.Theo hướng này, cách tiếp cận đa thành phần có thể hướng hoạt động của các ngành kinh tế mũinhọn tuân theo một hệ thống qui hoạch và quản lý hiệu quả vùng ven biển.

Ví dụ như cả ngành du lịch và ngành thủy sản phụ thuộc một phần lớn vào chất lượng môi tr ườnggồm cả chất lượng nước ven bờ. Cả hai ngành này có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng “vết dầuloang” như sự ô nhiễm, sự biến mất môi tr ường sống hoang dã và s ự giảm mỹ quan khi phát triểncông nghiệp dầu khí không theo kế hoạch. Do đó những ngành này cần hoạt động theo phươngthức quản lý tổng hợp.

Ở một ví dụ khác, ngành thuỷ sản đòi hỏi cảng dịch vụ tương tự như bên du lịch cũng phải lệ thuộc vào hệ thống cơ sở hạ tầng để cung cấp nước, hệ thống vệ sinh, giao thông và viễn thông.Do đó, qui hoạch cho cả hai ngành thuỷ sản và du lịch cần được xem xét hợp lý thông qua quảnlý tổng hợp.

Page 58: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 58/150

PHẦN 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN56

Các mục tiêu chung: Phát triển bền vững các vùng ven biển trên cơ sở phát triển đa ngành một cách hài hòa,

hiệu quả. Giảm nguy cơ đe dọa vùng ven biển do các thiên tai.

Bảo toàn các quá trình sinh thái quan tr ọng, các hệ thống hỗ tr ợ đời sống các loài (gồmcả loài người) và đa dạng sinh học ở vùng ven biển.

Các mục tiêu c ụ thể có thể g ồm: Bảo vệ, bảo tồn và khôi phục các hệ sinh thái vùng ven biển

Nâng cao nhận thức của cộng đồng ven biển trong quản lý tài nguyên và môi tr ường.

Thúc đẩy sinh kế bền vững và các hệ thống công nghệ vùng ven biển. Tăng cường các giải pháp quản lý liên ngành nhằm duy trì chất lượng môi tr ường và tài

nguyên vùng ven biển.Phân vùng chức năng và phân bổ tài nguyên vùng ven biển một cách công bằng, áp dụnggiải pháp giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành.

Các nguyên t ắc của QLTHVVB

Quản lý mang tính đa ngành. Mọi vấn đề chuyên biệt cần được sắp đặt trong khuôn khổ của kế hoạch quản lý tổng hợp.

Khai thác và giải quyết vấn đề theo một hệ thống, theo chức năng trong mối quan hệ giữacác hệ thống và việc sử dụng vùng ven biển.

Bảo đảm cân bằng giữa việc bảo vệ các hệ sinh thái quan tr ọng và phát triển kinh tế lâudài vùng ven biển. Xác định các mục tiêu ưu tiên có tính đến yêu cầu phục hồi các hệ sinhthái bị suy thoái hoặc chất lượng môi tr ường và định ra các hướng dẫn hợp lý để xử lývấn đề.

Thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi nhất định do các cơ quan phối hợp xác định. Hợp nhất nhu cầu của các ngành và v ấn đềmôi tr ường vùng ven biển thông qua các thoả

thuận giữa các ngành, các c ấp, các bên liên quan. Định ra một cơ cấu để giảm thiểu hay giải quyết các mâu thuẫn có thể phát sinh ở mức

độ khác nhau liên quan đến việc phân phối và sử dụng tài nguyên vùng ven biển. Khuyến khích nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà ho ạch định chính sách và

những người liên quan đến công tác quản lý vùng ven biển và lôi cuốn cộng đồng thamgia trong suốt quá trình lập kế hoạch quản lý. Chú ýđến mục tiêu xoá đói giảm nghèo vàcải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Có cơ chế tài chính tự chủ để quản lý lâu.

Page 59: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 59/150

PHẦN 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 57

PHẦN 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢPVÙNG VEN BIỂN

3.1. Những đặc điểm của một kế hoạch Quản lý tổng hợp vùng ven biển

Dạng cụ thể của một chương trình QLTHVVB phụ thuộc vào đặc điểm của vùng ven biển, các vấnđề cần giải quyết, và năng lực của địa phương. Tuy nhiên, mục tiêu chung của QLTHVVB là xâydựng một cơ chế thể chế đa ngành, đa bên, đa l ĩ nh vực nhằm tăng cường khả năng quản lý, sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên chung tại vùng ven biển, hỗ tr ợ quá trình phát triển bền vững.QLTHVVB cần được phát triển một cách có hệ thống, có tính đến thời gian cho việc thu hút cácnguồn kinh phí và xây dựng năng lực quản lý/kỹ thuật cấp địa phương nhằm hỗ tr ợ việc xác địnhvà triển khai các can thiệp công nghệ thích hợp; hỗ tr ợ sự hợp tác giữa các cơ quan và các bênliên quan; nâng cao nhận thức và thay đổi ý thức của các nhà làm chính sách, các nhà qu ản lýkinh tế, tài nguyên và các nhà nghiên cứu khoa học.

QLTHVVBđược thực hiện thông qua các chu trình liên tiếp nhau. Mỗi chu trình (giaiđoạn) cónhững mục tiêu cụ thể khác nhau đáp ứng những vấn đề nảy sinh mới với nhu cầu ngày càng caohơn, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được trong những chu trình tr ước. Một kế hoạchQLTHVVB thường mang các đặc điểm sau (Nguyễn Chu Hồi, 2005):

Có tính liên tục, gồm nhiều chu trình và có thể điều chỉ nh Có ranh giới xác định gồm cả hai phần: phần biển và đất liền

Có một thiết chế tổ chức với tư cách là một tổ chức độc lập hoặc một mạng lưới của cáctổ chức.

Tổng hợp các dự báo của vùng ven biển. Duy trì và tôn tr ọng văn hoá truyền thống, tâm linh và những kinh nghiệm bản địa.

Thu hút cộng đồng địa phương và xem xét các quan tâm v ề giới

3.2. Chu trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển theo mô hình PEMSEA

Có nhiều mô hình QLTHVVBđược áp dụng với số giai đoạn thực hiện khác nhau chẳng hạn như Dự án Hà Lan gồm 4 giai đoạn, trong khi mô hình của PEMSEA có 6 giaiđoạn, nhưng nhìn chungđều do sự sắp xếp các giai đoạn là đơn lẻ hay gộp nhiều giai đoạn lại với nhau và đều đảm bảophải có những giaiđoạn chính là chuẩn bị, xây dựng, phê duyệt, thực hiện, đánh giá và đề xuất chutrình mới. Trong phạm vi tài liệu này sẽ xét đến chương trình QLTHVVB do Chương trình Hợp tácvề Quản lý Môi tr ường các biển Đông Á (PEMSEA)đề xuất gồm 6 giai đoạn đang thực hiện ở ĐàNẵng và đã đạt được những thành công bước đầu (chi tiết về Dự án này được đề cập ở Phần 5).

3.2.1. Căn cứ xây dựng và triển khai chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển

Đầu tiên cần xem xét các căn cứ đủ để xây dựng một chương trình QLTHVVB. Các căn cứ nàybao gồm các yếu tố bên ngoài như các nguồn tài tr ợ từ các tổ chức, quỹ quốc tế để đảm bảo tàichính cho hoạt động của chương trình và các văn bản/tuyên bố quốc tế liên quan đến phát triển

Page 60: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 60/150

PHẦN 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN58

bền vững và quản lý tổng hợp vùng ven biển; và các yếu tố bên trong như các vấn đề về môitr ường, các tai nạn/ sự cố môi tr ường, các nhu cầu bảo tồn biển và các hệ sinh thái, các mâuthuẫn trong sử dụng đa ngành, quan điểm của các nhà ho ạch định chính sách trung ương và địaphương, chính sách đới bờ/luật về QLTHVVB của quốc gia.

Sau khi đã có các c ăn cứ để thực hiện chương trình, bước tiếp theo là xác định địa điểm triểnkhai chương trình QLTHVVB với phạm vi ranh giới vùng quản lý cụ thể, khởi động chương trìnhvà phê duyệt.

Các địa phương được xem là phù hợp khi xuất hiện các vấn đề về quản lý tài nguyên và môitr ường, quyết tâm của chính quyền và các bên liên quan và khả năng giải quyết được vấn đề,có thể nhân r ộng mô hình, và có các yếu tố hỗ tr ợ như tài chính và nguồn nhân lực để áp dụngchương trình QLTHVVB. Ranh giới vùng quản lý, cả trên đất liền và biển, được xác định cụ thể,đảm bảo tính khả thi.

Một khung chương trình QLTHVVB bao gồm: Chiến lược, mục tiêu, mục đích Cơ chế điều phối, phối hợp Kế hoạch công việc và ngân sách Hoạt động và kết quả cần đạt Quản lý chương trình Giám sát, đánh giá

Sau khi khung chương trình đã được hình thành, các Hội thảo khởi động (và tuyên truyền) sẽ được tiến hành để hoàn thiện khung chương trình. Các điều kiện cơ bản để một chương trìnhQLTHVVBđược phê duyệt là:

Chương trình QLTHVVBđược chuẩn bị với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Có nguồn tài chính cần thiết Địa phương có đủ năng lực tổ chức thực hiện chương trình Cam kết/ủng hộ của chính quyền địa phương

Xây dựng được mối liên kết hợp tác với các tổ chức khác trong và ngoài nước.

3.2.2. Các giai đoạn chính c ủa quá trình xây d ựng và triển khai chương trình Quản lý tổnghợp vùng ven bi ển

Một chương trình QLTHVVB có thể bao gồm một hay nhiều chu trình dạng xoắn ốc với 6 giaiđoạnnhư hình dưới.

Page 61: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 61/150

PHẦN 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 59

Hình 3.1: các giai đoạn của một chu trình QLTHVVB (PEMSEA)

1. Giai đoạn chuẩn bị bao gồm: Cơ chế quản lý dự án/chương trình Kế hoạch công vệc và ngân sách

Xác định các bên liên quan và tham vấn bước đầu Huấn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt Xây dựng chương trình giám sát dự án Đánh giá nhu cầu để hiểu rõ tr ạng thái vùng ven biển

Đánh giá nhu cầu để xây dựng các văn bản luật về QLTHVVB.

2. Giai đoạn khởi động bao gồm: Hồ sơ vùng bờ Xác định các vấn đề ưu tiên (bảo tồn đa dạng sinh học/môi tr ường sống; ô nhiễm môi

tr ường; biến đổi khí hậu/r ủi ro môi tr ường; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nguồn cấp và việcsử dụng nước)

Đánh giá r ủi ro ban đầu

Hệ thống quản lý thông tin tổng hợp Truyền thông

Page 62: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 62/150

PHẦN 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN60

Tham vấn các bên liên quan/Nâng cao nh ận thức cộng đồng Chiến lược QLTHVVB Xây dựng năng lực

3. Giai đoạn xây dựng: Khung chính sách thể chế Đánh giá chi tiết r ủi ro

Kế hoạch thực hiện chiến lược QLTHVVB Các kế hoạch hành động cụ thể (quản lý và ngăn chặn sự cốmôi tr ường do thiên nhiên và

con người; quản lý, bảo vệ và tái tạo các hệ sinh thái; quản lý cung cấp và sử dụng nước;quản lý an toàn lương thực và nghề kiếm sống; quản lý rác thải và giảm thiểu ô nhiễm)

Các lựa chọn đầu tư và cơ chế tài chính bền vững Giám sát môi tr ường tổng hợp Sự tham gia của các bên liên quan

4. Giai đoạn phê chu ẩn Cơ cấu tổ chức quản lý dự án/chương trình Chính sách, chiến lược, và kế hoạch hành động vùng bờ trong khoảng thời gian 3-5 năm Cơ chế cấp kinh phíđể thực hiện chương trình

5. Giai đoạn thực hiện Cơ chế điều phối và quản lý chương trình/dự án Chương trình giám sát môi tr ường Các kế hoạch hành động 3-5 năm

6. Giai đoạn sàng l ọc – củng cố Rà soát cơ cấu tổ chức Giám sát và đánh giá chương trình Thẩm định các chiến lược và kế hoạch hành động Nâng tầm chiến lược Kế hoạch cho chu trình tiếp theo (cập nhật hồ sơ vùng bờ; xác định các mục tiêu

QLTHVVB mới).

Page 63: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 63/150

PHẦN 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 61

3.2.3. Các yếu tố cần thiết cho s ự thành công c ủa chương trình Quản lý tổng hợp vùng venbiển

Để một chương trình QLTHVVB thành công cần thiết phải đảm bảo đượ c các yếu tố sau(Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Các yếu tố đảm bảo sự thành công c ủa chương trình QLTHVVB (PEMSEA)

Các yếu tố Mục tiêu

Cam kết của chính quyền Đạt được tính sở hữu

Sắp xếp thể chế Đểgiám sát chương trình và hỗ tr ợ điều phối

Văn bản pháp lý Làm cơ sở để thu hút sự tham giaHỗ tr ợ việc hài hòa chính sách

Khả năng huy động tài chính Duy trì chương trình

Nhận thức cộng đồng Đảm bảo sự tham gia

Năng lực cán bộ Đểthực hiện và mở r ộng các hoạt động QLTHVVB

Vai trò người đầu đàn Có được chủ tr ương, chỉ đạo xây dựng và triển khai chươngtrình

Hỗ tr ợ kỹ thuật Đảm bảo việc ra quyết định hợp lý

Page 64: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 64/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN62

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖTRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢPVÙNG VEN BIỂN

4.1. Khái quát về công cụ hỗ tr ợ Quản lý tổng hợp vùng ven biển

Mục này đề cập đến các công cụ hỗ tr ợ có thể được sử dụng trong quá trình QLTHVVBvà được trình bày theo 2 nhóm là nhóm các công cụ quan tr ắc và quản lý dữ liệu vànhóm các công cụ phân tích và đánh giá.

4.1.1. Công cụ cung c ấp và quản lý thông tin, d ữ liệu

a) H ệ thông tin đị a lý (Geographical Informations System – GIS)

Khái ni ệm

Hệ thông tinđịa lý (GIS) là một công cụmáy tính để lập bản đồvà phân tích các s ự vật, hiện tượngthực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp và lồng ghép các thao tác c ơ sở dữ liệu thông thường(như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích th ống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tíchđịa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS vớicác hệ thống thông tin khác và làm cho GIS có phạm viứng dụng r ộng trong nhiều l ĩ nh vực khácnhau (phân tích các s ự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Hiện nay, những tháchthức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá r ừng, thiên tai - chiếm mộtkhông gian địa lý quan tr ọng.

Thành ph ần c ủa GIS

GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người vàphương pháp.

Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIScó khả năng chạy trên r ất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy tr ạmhoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.

Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tíchvà hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.- Hệ quản tr ị cơ sở dữ liệu.- Công cụ hỗ tr ợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.- Giao diện đồ họa người-máyđể truy cập các công cụ dễ dàng.

Dữ liệu có thể coi thành phần quan tr ọng nhất trong một hệ GIS. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhàcung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ

liệu khác, thậm chí có thể sử dụng hệ quản tr ị cơ sở dữ liệu để tổ chức lưu giữ và quảnlý dữ liệu.

Page 65: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 65/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 63

Con người: công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể lànhững chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùngGIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.

Phương pháp: một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại làđượcmô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.

Dữ li ệu cho GIS

Những dữ liệu bản đồ nào là cần thiết?

Nhìn chung có một số loại dữ liệu bản đồ phổ biến sau: Bản đồ nền: bao gồm các bản đồ đường phố, đường quốc lộ; đường ranh giới hành

chính, ranh giới vùng dân cư; sông, hồ; mốc biên giới; tên địa danh và b ản đồ raster. Bản đồ và d ữ li ệu thươ ng mại: bao gồm dữ liệu liên quan đến dân số/nhân khẩu, người

tiêu thụ, dịch vụ thương mại, bảo hiểm sức khỏe, bất động sản, truyền thông, quảng cáo,cơ sở kinh doanh, vận tải, tình tr ạng tội phạm.

Bản đồ và d ữ li ệu môi tr ườ ng: bao gồm các dữ liệu liên quan đến môi tr ường, thời tiết,sự cốmôi tr ường, ảnh vệ tinh, địa hình và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bản đồ tham khảo chung: Bản đồ thế giới và quốc gia, các dữ liệu làm nền cho các cơ sở dữ liệu riêng.

b) Chươ ng trình quan tr ắ c môi tr ườ ng t ổng hợ p (Integrated Environmental Monitoring Program - IEMP)

Đị nh ngh ĩ a

IEMP là chương trình quan tr ắc tổng hợp về ô nhiễm môi tr ường, đánh giá về sinh cảnh, nguồntài nguyên và đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe con người và các yếu tố môi tr ường tại mộtkhu vực nhất định. Kết quả của đánh giá r ủi ro cung cấp các kết quả đầu vào cho IEMP. Dữ liệutừ IEMPđược sử dụng cho việc đánh giá r ủi ro chi tiết.

M ục tiêu Xác định, định lượng, sắp xếp những vấn đề ưu tiên và đánh giá việc tuân thủ để đánh giá

hiệu quả của hoạt động, nâng cao kiến thức để đưa ra các quyết định quản lý thích hợp. Giải quyết những hạn chế và các lỗ hổng của phương pháp tiếp cận hiện có để quan tr ắc

môi tr ường như: dữ liệu không tương ứng, không tích hợp thông tin, sự thiếu logic giữa kế hoạch quan tr ắc và thông số, không có ích cho các nhà qu ản lý/các nhà hoạch định chínhsách, chuyển dịch trong chiến lược quản lý vàđánh giá hiệu quả chương trình quan tr ắc.

Cách áp d ụng IEMP

Các ưu tiên, lỗ hổng dữ liệu và sự không chắc chắn được xác định trong đánh giá r ủi rođược sử dụng để xây dựng IEMP.

Page 66: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 66/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN64

Các dữ liệu, thông tin từ IEMPđược sử dụng để đánh giá r ủi ro chi tiết, cung cấp thôngtin chính xác cho đánh giá r ủi ro.

IEMP dài hạn cung cấp thông tin để đánh giá tình tr ạng môi tr ường và hiệu quả của cáchành động quản lý.

Áp dụng đánh giá r ủi ro tạo điều kiện cho việc sử dụng các thông tin kỹ thuật từ IEMPđể hỗ tr ợ các hành động và quyết định quản lý.

N ội dung chính c ủa IEMP Hình thành mạng lưới quan tr ắc liên ngành. Thành lập và sắp xếp chia sẻ thông tin. Thiết kế và xây dựng các tr ạm quan tr ắc.

Nâng cao năng lực để hỗ tr ợ cho IEMP.

Thiết lập cơ chế để chuyển giao kết quả. Xây dựng các cơ chế, thể chế và tổ chức trong việc thực hiện lâu dài IEMP và bền vững

mạng lưới quan tr ắc, tài nguyên và chia sẻ thông tin.

Hoàn thiện cơ chế thể chế để thực hiện IEMP một cách bền vững mạng lưới quan tr ắc,tài nguyên và chia sẻ thông tin.

IEMP là chương trình quan tr ắc tổng hợp về ô nhiễm môi tr ường, đánh giá về sinh cảnh, nguồntài nguyên và đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe con người và các yếu tố môi tr ường tại mộtkhu vực nhất định. Kết quả của đánh giá r ủi ro cung cấp các kết quả đầu vào cho IEMP. Dữ liệu

từ IEMPđược sử dụng cho việc đánh giá r ủi ro chi tiết.

c) Báo cáo hi ện tr ạng vùng ven bi ển (Current Status Report of Coastal Zone – CRCZ)

Khái ni ệm CRCZ

CRCZ là một hệ thống báo cáo dựa trên khung phát triển bền vững các biển Đông Á SDS - SEA,SDCA phối hợp với các chỉ số bổ sung của WSSD, Agenda 21.

Vai trò CRCZ

Củng cố thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Báo cáo về các xu hướng, mục tiêu và quản lý các phản hồi. Xác định các lỗ hổng về dữ liệu. Cung cấp các thông tin toàn diện và có cơ sở.

Tạo điều kiện cho giám sát và đánh giá.

Các yêu c ầu c ần chu ẩn b ị cho CRCZ Chính quyền địa phương cam kết đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính. Chính quyền cần cam kết và thực hiện theo báo cáo CRCZ.

Page 67: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 67/150

Page 68: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 68/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN66

Củng cố các thông tin từ các chương trình liên quan.

Trình bày các tài liệu về môi tr ường và kinh tế xã hội.

Giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong việc thực hiện QLTHVVB.

Đánh giá sự tiến bộ trong việc đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.

4.1.2. Công cụ phân tích và đánh giá

a) Đánh giá nhanh nông thôn (Rural Rapid Assessment - RRA)

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn nhấn mạnh tầm quan tr ọng của việc học nhanh và tr ựctiếp từ mọi người. RRA bao gồm cả lấy ý kiến địa phương và thu thập thông tin và cách nhận địnhthấu đáo của người dân địa phương, sử dụng nhiều phương pháp và công cụ bổ tr ợ lẫn nhau(Jackson và Ingles, 1995). RRA thường được áp dụng để thông báo cho những đối tượng bên

ngoài cộng đồng.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn bao gồm những nội dung chính sau: Một hoạt động được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu về một chủ đề đặc tr ưng, một

vùng, tình huống, nhóm người hoặc những gì được các đối tượng quan tâm tổchức RRA. RRA thường bao gồm việc thu thập thông tin bằng cách nói chuyện với mọi người trong

cộng đồng. Phương pháp này sử dụng nhiều chỉ dẫn về làm thế nào để tiến hành thu thập thông tin,

nghiên cứu thông tin và thu hút người dân địa

phương tham gia các hoạt động giải thích vàgiới thiệu chương trình. Phương pháp này sử dụng nhiều loại công cụ

bao gồm cả các bài tập và kỹ thuật để thu thậpthông tin, các phương thức tổchức thông tinđóđểnhiều đối tượng trong cộng đồng hiểu được,kỹ thuật mô phỏng sự tương tác lẫn nhau giữathành viên cộng đồng và các phương pháp để dễ dàng phân tích và thông báo nh ững pháthiện cũng như đưa ra các ho ạt động thích hợp.

Hộp công cụ RRA phải phong phú, đa dạng và thường xuyên được nâng cấp. Công cụ được lựachọn tùy theo mục tiêu, bối cảnh và các điều kiện cụ thể và cần phản ánh được các công cụ “cánhân” của người sử dụng. Theo danh mục công cụ, công cụ RRA gồm có: kiểm tra lại dữ liệu phụ,hội thảo, quan sát theo c ấu trúc, sắp xếp và phân loại, phỏng vấn, các cuộc họp cộng đồng, kỹ thuật lập bản đồ, các biểu đồ, hình minh họa và hiểu rõ các quá trình và những thay đổi.

Có bốn hạng mục lớn trong RRA:

Thăm dò: là nghiên cứu những điều kiện trong một vùng lãnh thổ cụ thể bằng cách quan

sát để có thể thiết kế các hoạt động triển khai thích hợp. Chủ đề: là nghiên cứu sâu về những vấn đề cụ thể nhằm hiểu rõ và đầy đủ các vấn đề đó.

M ột bu ổi nói chuy ện v ớ i c ộng đồng c ủ a cán bộ MCD t ại Lăng Cô, Hu ế

Page 69: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 69/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 67

Kiểm soát và đánh giá: là kiểm soát và đánh giá các ho ạt động đang được thực hiện. Tham gia: thúc đẩy nhiều hơn thành viên cộng đồng tham gia (Townsley, 1996).

b) Đánh giá r ủi ro môi tr ườ ng (Environmental Risk Assessment - ERA)

Khái ni ệm ERA

Sử dụng thông tin để đánh giá một cách có hệ thống và khoa học các hoạt động của con ngườitác động đến các hệ sinh thái và con người.

Vai trò ERA

Sử dụng thông tin để đánh giá các c ấp độ r ủi ro.

Kết hợp các thông tin nhận dạng và kỹ thuật: (i)ưu tiên các vấn đề môi tr ường cần quan

tâm, (ii) các lỗ hổng dữ liệu quan tr ọng và (iii) các khu vực không chắc chắn cần đánh giáthêm.

Cung cấp các đề xuất cơ bản về chính sách và qu ản lý. Cung cấp một môi tr ường thuận lợi cho các cá nhân và t ổ chức tham gia hợp tác

Các pha c ủa đ ánh giá r ủi ro

Hình 4.1. Các pha đánh giá r ủi ro

Đánh giá r ủi ro hồi c ố Nhằm tr ả lời câu hỏi: Bằng chứng nào gây tác h ại đến các đối tượng? Các bước đánh giá r ủi ro hồi cố:

Bước 1: Đánh giá các b ằng chứng về suy giảm của hệ sinh thái và môi tr ường với các đốitượng vật lý.

Bước 2: Đánh giá các b ằng chứng về suy giảm tài nguyên và sinh cảnh với các đối tượng vậtlý của vùng.

Bước 3: Xác định nguyên nhân tiềm năng suy giảm của đối tượng quan sát.

Bước 4: Đánh giá khả năng xác định nguyên nhân tiềm năng có thể đã gây ra s ự suy giảm.

Pha A: Xác định vấn đề

Pha B: Đánh giá rủi ro hồi cố Pha C: Đánh giá rủi ro dự báo

Pha D: Quản lý rủi ro

Page 70: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 70/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN68

Đánh giá r ủi ro d ự báo Nhằm tr ả lời câu hỏi: Các vấn đề gì gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người, hệ

sinh thái và các loài? Đánh giá r ủi ro dự báo bằng phương pháp Hệ số r ủi ro

Hệ số r ủi ro là tỷ lệ giữa nồng độ môi tr ường đo được hoặc nồng độ dự báo với nồng độ khônggây tác hại lên đối tượng.

S ử d ụng k ế t quả đ ánh giá r ủi ro như thế nào để quản lý r ủi ro? Kết quả của đánh giá r ủi ro chỉ có ý ngh ĩ a khi nó được sử dụng để quản lý r ủi ro.

Các kết quả khoa học của đánh giá r ủi rođược sử dụng để thiết lập các hành động quản lý.

Bảng 4.1. Ứng dụng kết quả đánh giá r ủi ro để quản lý r ủi ro

Các ví dụ áp dụng Các kết quả đánh giá RR s ử dụng như thế nào?

Xây dựng kế hoạch thực hiện chiếnlược.

Thông qua kết quả đánh giá r ủi ro để xác định các chiến lược vàxây dựng chương trình hành động.

Đầu tư môi tr ường. Bằng cách xác định các khu vực cần tập trung quản lý, ERA hỗ tr ợ xác định các chiến lược nhằm phân bổ các nguồn lực để hạn chế lãng phí nguồn tài nguyên.

Chương trình quan tr ắc môi tr ườngtổng hợp.

Các ưu tiên, lỗ hổng dữ liệu và các vấn đề không chắc chắn từ kếtquả đánh giá r ủi ro được sử dụng để xây dựng chương trình quantr ắc dài hạn với mục đích huy động các cơ quan có liên quan để giảm chi phí cho chương trình quan tr ắc.

c) Đánh giá tác động môi tr ườ ng (Environmental Impact Assessment – EIA)

Đị nh ngh ĩ a

Theo UNEP - Chương trình môi tr ường của Liên Hiệp quốc, “ Đánh giá tác động môi tr ường là mộtquá trình nghiên cứu được sử dụng để dự báo những hậu quả về môi tr ường của một dự án pháttriển quan tr ọng được dự kiến thực thi”. Trên cơ sở khái niệm này và điều kiện kinh tế xã hội nướcta, Điều 3, Luật BVMT năm 2005 quy định: Đánh giá tác động môi tr ường ( ĐTM) là việc phân tích,

dự báo các tác động đến môi tr ường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môitr ường khi triển khai dự án đó.

Quy trình thự c hi ện ĐTM

Gồm các bước:

1. Lập báo cáo ĐTM

2. Thẩm định báo cáo ĐTM

3. Phê duyệt báo cáo ĐTM

4. Hoạt động sau thẩm định ĐTM

Page 71: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 71/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 69

Chi tiết về ĐTM tại Việt Nam được quy định tại Luật Bảo vệ môi tr ường (2005), nghị định 80/2006/N Đ-CP và nghị định 21/2008/N Đ-CP của Chính Phủ và các văn bản pháp lý liên quan.

d) Phươ ng pháp đ ánh giá n ăng l ự c ch ị u t ải (Carrying Capacity Assessment – CCA)

Khái ni ệm

Khái niệm năng lực chịu tải liên quan đến khái niệm khả năng chống chịu và phục hồi, tức là cónhững giới hạn, hoặc ngưỡng mà nếu vượt qua thì hệ thống sẽ không tiếp tục thay đổi được nữa.Khái niệm này ngày càng được ứng dụng r ộng rãi trong quản lý các điểm đến du lịch với nhận thứcr ằng những nơi này có một năng lực chịu tải nhất định mà ở đó nếu mức độphát triển du lịch vượtquá thì môi tr ường sẽ suy thoái, cơ sở vật chất bị bão hòa, s ự quan tâm của khách du lịch giảm sút.

Xuất phát từ những nghiên cứu liên quan đến các quần thể động vật, ngày nay khái niệm năng lựcchịu tải không đơn thuần chỉ gồm những con số mà nó đang được phát triển thành công cụ quyhoạch và quản lý cho phép các nhà quy hoạch, các nhà qu ản lý xác định được “Mức độ thay đổibao nhiêu thì vẫn có thể chấp nhận được?”. Vì mọi hoạt động sử dụng môi tr ường thiên nhiên củacon người đều khó tránh khỏi tạo nên sự thay đổi cho môi tr ường nên điều đặc biệt quan tâm cầntìm hiểu là mức độ thay đổi bao nhiêu thì vẫn có thể chấp nhận được trong một bối cảnh xác định.Do đó khái niệm này tập trung vào việc quản lý những điều kiện môi tr ường và xã hội như mongmuốn, ví dụ như nó giúp xác định các yếu tố có tác động tiêu cực đối với môi tr ường biển và đưara những giải pháp quản lý để làm giảm nhẹ áp lực du lịch đối với các r ạn san hô. Năng lực chịutải có thể được phân chia thành các n ăng lực chịu tải thành phần cơ bản về sinh thái, môi tr ường,tự nhiên, xã hội và kinh tế. Dù vậy việc ước đoán năng lực chịu tải hay các giới hạn thay đổi cóthể chấp nhận được không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi mà có nhiều yếu tố liên quan đếnquá trình. Hơn nữa cũng không có phương pháp hay công thức cố định sẵn có, mỗi tr ường hợpcụ thể cần được xem xét, đánh giá một cách riêng biệt. (Sinh viên có thể tìm đọc thêm v ề Khung hướ ng d ẫn đ ánh giá năng l ự c ch ị u t ải trong tài li ệu c ủ a Lim L.C 1995. The concepts and analysisof carrying capacity: A management tool for effective planning.)

Việc triển khai đánh giá năng lực chịu tải có thể được coi là một quá trình bộ phận của quá trìnhtổng thể quy hoạch vùng ven biển. Công nghệ để xác định năng lực chịu tải cần định rõ những mụcđích, mục tiêu lâu dài và cả những can thiệp chính sách c ũng như tạo dựng một tầm nhìn cho sự phát triển của khu vực. Đây là một quá trình có tính chu kỳ và lặp lại gồm nhiều bước khác nhau(xác định vấn đề, xác định các yếu tố, chỉ thị, ngưỡng nguy cấp và những mức độ mong muốn,xây dựng các mục đích, các mục tiêu dài hạn, thiết kế các giải pháp lựa chọn khác nhau, đánh giátác động…). Việc đánh giá năng lực chịu tải cần được xem xét trong bối cảnh quá trình quy hoạchchiến lược tổng thể quốc gia với sự tham gia của tất cả các thành phần cốt cán quan tr ọng.

Các thông số c ủ a CCA: Các thông số sinh thái-tự nhiên liên quan đến toàn bộcác thành phần cố định và linhđộng

của môi tr ường tự nhiên cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng vì hầu hết tất cả những yếutố này đều có liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các thành phần cố địnhbao gồm năng lực hệ sinh thái, năng lực thừa hưởng sẵn có, chiều dài đường bờ biển, khí

hậu… Vì những nhân tốnày hầu hết là dễ dàng đo được nên cần xác định các giá tr ị sốcủachúng để có được cơ sở xác định năng lực chịu tải tổng thể. Các thành phần linhđộng chủ

Page 72: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 72/150

Page 73: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 73/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 71

Phươ ng pháp đ ánh giá SEA:

Bước 1:

Liệt kê các mục tiêu của chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, bao gồm các

quyết định chính thức cần phải đưa ra và xác định những khó khăn. Đưa các mục tiêu và các vấn đề ưu tiên, xác định các mâu thuẫn và mối quan hệ giữa

chúng, chỉ ra các cản tr ở của các mâu thu ẫn, xem xét xem chúng có thể thay đổi theo thờigian hoặc có thể dàn xếp được các mẫu thuẫn đó hay không.

Bước 2: Xác định phạm vi và phân tích hiện tr ạng môi tr ường, các vấn đề khác và các mục tiêu

bảo vệ. Tập trung vào các khía cạnh và các vấn đề chủ yếu, các ảnh hưởng tiêu cực docác chính sách, k ế hoạch, chương trình tạo nên.

Sử dụng các chính sách môi tr ường để liệt kê các mục tiêu bảo vệ môi tr ường tương ứngcho các khía cạnh hoặc vấn đề đó.

Bước 3:

Chỉ rõ các lựa chọn khả thi cho các quyết định quy hoạch và xác định các hậu quả môitr ường của chúng.

Xác định và đánh giá các khía c ạnh môi tr ường và các tác động, bao gồm cả các tác độngtích luỹ và những khía cạnh bền vững, không được xem nhẹ các ảnh hưởng đơn giảnmặc dù chúng khó định lượng.

Bước 4:

Xin tư vấn: xác định một số chuyên gia trung gian khách quan và xin họcác ý kiến về kết quả đánhgiá chiến lược tr ước khi ra quyết định thực hiện.

Bước 5: Xác định các biện pháp giảm thiểu và bồi thường các tác động đáng kể và tiến hành lựa

chọn các phương án tốt hơn. Trong bước này tập trung vào phân tích các tác động màkết quả sẽ là các tài liệu phục vụ cho quá trình ra các quyết định.

So sánh chúng với các mục tiêu bảo vệ môi tr ường tương ứng, so sánh các ph ương ánthay thế lựa chọn, bao gồm việc đề xuất chọn hoặc không.

Kiểm tra tính nhạy cảm của các kết quả phân tích xem có khả năng thay đổi trong các điềukiện hay khi dùng các giả thiết khác nhau.

Bước 6:

Xây dựng kế hoạch giám sát phù hợp và quyết định ở bước nào sẽ đánh giá việc thựchiện các hoạt động.

Xác định ở đâu cần đẩy mạnh đánh giá tác động môi tr ường; liệt kê các dự án, các ho ạtđộng… cần đánh giá tác động môi tr ường ở cấp dự án.

Page 74: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 74/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN72

Bước 7:

Tán thành hay phản đối các đề xuất. Thời gian và các điều kiện cho việc thực hiện.

N ội dung đ ánh giá SEA: Mô tả chi tiết các dự án có liên quan đến môi tr ường. Mô tả hiệ n tr ạ ng các thành phầ n môi tr ườ ng tự nhiên và các yế u tố kinh tế , xã hộ i liên

quan trong vùng thuộ c phạ m vi củ a dự án và củ a vùng kế cậ n. Đánh giá hiệ n tr ạ ng ô nhiễ m môi tr ườ ng, suy thoái môi tr ườ ng và đánh giá sứ c chị u tả i

củ a môi tr ườ ng trong vùng thuộ c phạ m vi củ a dự án và củ a vùng kế cậ n.

Dự báo diễ n biế n củ a cá c thành phầ n môi tr ườ ng tự nhiên và các yế u tố kinh tế , xã hộ ikhi dự án đượ c thự c hiệ n.

Đềxuấ t phương hướ ng giả i quyế t các vấ n đềmôi tr ườ ng trong quá trình thự c hiệ n dự án. Đềxuấ t quy hoạ ch xây dự ng các công trình xử lý chấ t thả i tậ p trung, các tr ạ m quan tr ắ c

môi tr ườ ng.

f) Đánh giá tài nguyên t ổng hợ p đ a tiêu chí (Multi-criteria Integrated Resource Assessment -MIRA)

MIRA là một cách tiếp cận mới giúp người ra quyết định có nhiều hiểu biết về môi tr ường để raquyết định bao gồm cả mối quan tâm của các bên liên quan.

Quy trình thườ ng là:

Tổ chức và xếp hạng tiêu chí quyết định. Liên kết các dữ liệu đến chính sách quyết định. Sử dụng bối cảnh quyết định để xác định tầm quan tr ọng của các tiêu chí quyết định. Thăm dò sự lựa chọn quyết định khác.

Quy trình MIRA g ồm 10 bướ c:

Bước 1: Đưa ra các câu h ỏi quyết định, quyết định lựa chọn các tiêu chí quyết định dựa trêncác câu hỏi đó.

Bước 2: Lựa chọn tập hợp các yếu tốmà ở đó cần sử dụng MIRA.

Bước 3: Tập hợp dữ liệu cần thiết cho mỗi tiêu chí.

Bước 4: Tập hợp danh mục vấn đề của các yếu tố.

Bước 5: Cân nhắc các tiêu chí.

Bước 6: Ra quyết định ban đầu.

Bước 7: Ra các quyết định khác cho vấn đề ban đầu và thay đổi vấn đề đó.

Bước 8: Thảo luận các vấn đề này với các bên liên quan.

Page 75: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 75/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 73

Bước 9: Ra quyết định cuối cùng.

Bước 10: Lặp lại.

Hình 4.2. Sơ đồ quy trình MIRA

Page 76: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 76/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN74

g) Phân tích l ợ i ích chi phí (Cost Bene t Analysis – CBA)

Khái ni ệm

Phân tích tài chính dự án được thực hiện để đánh giá xem dự án đó có khả năng sinh lợi cho đơnvị thực hiện hay không.

Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp dùng để đánh giá một dự án hay một chính sáchbằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấpthông tin cho việc ra quyết định.

Phân tích kinh tế (phân tích lợi ích chi phí) là phân tích mở r ộng của phân tích tài chính được thựchiện chủ yếu bởi Chính quyền hoặc các tổ chức quốc tế để đánh giá xem dự án hay chính sách cóđóng góp cải thiện phúc lợi quốc gia hay cộng đồng hay không (Frances Perkins, 1994).

Người phân tích có thể “đề xuất” dự án, còn việc quyết định tùy vào người ra quyết định. CBA cóý ngh ĩ a bổ sung cho quá trình ra quyết định, chứ không thay thế việc ra quyết định.

Phân lo ại CBA

Theo Boardman và ccs (2001), có thể chia thành 4 loại sau:

Ex-ante CBA:được tiến hành tr ước khi dự án được thực thi. Ex-post CBA:được tiến hành sau khi dự án được thực thi để xem lợi ích mang lại có lớn

hơn chi phí không. In medias res CBA: được tiến hành trong suốt thời kỳ thực thi dự án. Ex-ante/ex-post CBA: dạng kết hợp giữa ex-ante BCA và ex-post BCA.

M ục đ ích sử d ụng CBA

Có hai mục đích chính sau đây:

Giúp c ải thi ện vi ệc ra quy ết đị nh.

Thất bại thị tr ường = > sự can thiệp của chính quyền = > CBA cho biết liệu sự can thiệp này cómang lại hiệu quả hơn không? Lợi ích có lớn hơn chi phí không? Nói cách khác, mục đích củaCBA là giúp việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Giúp ng ườ i phân tích hi ểu bi ết thêm v ề d ự án c ũ ng như ti ến trình c ủ a nó.

Các bướ c thự c hi ện một CBA Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết. Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án. Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án (lượng hóa bằng tiền).

Chiết khấu các lợi ích và chi phíđể đưa về hiện giá.

Page 77: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 77/150

Page 78: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 78/150

Page 79: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 79/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 77

quản lý tài nguyên nước để tạo nên một ngôn ngữ, lối tư duy ngh ĩ chung theo một cáchnhất định. Các tiêu chí, mục tiêu và hạn chế của một vấn đề nào đó sẽ tr ở nên rõ rànghơn xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng DSS.

Các đặc điểm địa lý của DSS hỗ tr ợ sự giao tiếp giữa các bên liên quan có nh ững nền

tảng kiến thức khác nhau. Những phương tiện tr ợ giúp hình ảnh trong DSS ngày càngtr ở nên quan tr ọng hơn khi những thính giả không chỉ gồm có những nhà quản lý, nhà lậpchính sách mà còn c ả những người dân nữa.

Khả năng hỗ tr ợ giao tiếp trong việc tăng cường sự tham gia của quần chúng chủ yếuđược phát triển bằng những công cụ hỗ tr ợ thảo luận. Ví dụ các hệ thống hỗ tr ợ quyếtđịnh nhóm thì hỗ tr ợ việc ra quyết định phối hợp.

Khả năng tốiưu và mô phỏng trong phân tích các tình huống xung đột và thỏa hiệp có thể xảy ra để xác định giải pháp phù hợp nhất trong số tất cả các lựa chọn khác được tíchhợp trong DSS thông qua việc xây dựng các kịch bản “Nếu…thì..”.

Việc sử dụng GIS trong hệ thống hỗ tr ợ quyết định không gian cho phép việc xây dựng các bản đồ thủy động lực học và kinh tế - xã hội để hỗ tr ợ việc phân tích đa tiêu chí một vấn đề cùng một lúc.Các thành phần GIS hỗ tr ợ việc tạo lập hình ảnh các vị trí, các phương pháp, các tác động và thúcđẩy việc đánh giá vấn đề bằng việc cung cấp thông tin quan tr ọng cho cơ sở hạ tầng quản lý nước.

DSS hỗ tr ợ việc tài liệu hóa quá trình ra quyết định mà dẫn tới việc lựa chọn các giải pháp cụ thể do đó góp phần làm tăng sự minh bạch và công bằng. Đặc biệt DSS quản lý tài nguyên vùng venbiển được phát triển để hỗ tr ợ việc xác định các khoảng tr ống hiểu biết hiện có về các quá trình tự nhiên ở vùng ven biển và mối quan hệ của chúng với nhu cầu kinh tế - xã hội. Chúng cũng hỗ tr ợ:

Quản lý chất lượng nước (ví dụ như các chiến lược kiểm soát ô nhiễm, sự xâm nhậpmặn, chất lượng nước bề mặt…).

Quản lý xói mòn: quản lý các con đập và việc vận hành các hồ chứa cũng như dự báo. Xác định vị trí các công trình xây dựng (nhà máy xử lý nước; đập, tường chắn; tr ạm quan

tr ắc…). Đánh giá r ủi ro: dự báo lũ, tính toán thời gian di chuyển trong hệ thống cảnh báo sớm khi

có những sự cố bất ngờ. Quản lý lũ lụt và hạn hán trong bối cảnh Biến đổi khí hậu. Cácbiện pháp giảm hạn hán trong việc quy hoạch và vận hành các h ệ thống thủy lợi.

Thực thi pháp luật: DSS được điều chỉ nh theo mục đích cụ thể có thể hỗ tr ợ triển khai cácquy định về quản lý nước và hướng dẫn các bên liên quan để kiểm tra sự thực thi của cáccơ quan chức năng.

Đánh giá hiệu quả chi phí, các tác động xã hội tiềm năng của các lựa chọn khác nhaucũng như tính bền vững của các biện pháp quản lý nước.

Trong phân tích các bên liên quan, công c ụ Quasta có th ể được xem như một công cụ hỗ tr ợ quyết định định tính nhằm thu hút sự tham gia các bên liên quan trong quá trình ra quyết định.

M ột số trang web h ữ u ích

mDSS (hệ thống hỗ tr ợ quyết định vận hành và tổng hợp đa ngành cho s ử dụng bền vữngtài nguyên nước ở cấp lưu vực): http://www.netsymod.eu/mDSS/

Page 80: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 80/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN78

OPTIMA DSS(Tối ưu hóa quản lý nước bền vững)http://www.ess.co.at/OPTIMA/

RAMCO(Hệ thống hỗ tr ợ quyết định cho đánh giá tổng hợp các vấn đề quản lý bền vữngvùng ven biển)

http://www.netcoast.nl/projects/netcoast/tools/rikz/RamCo.htm WMSS(Hệ thống hỗ tr ợ quản lý nước).

http://www.meditate.hacettepe.edu.tr/prjdesc/objectives.htm TIDDD(Các công cụ để thông tin các cuộc thảo luận, đối thoại)

http://gouverne.c3ed.uvsq.fr/index.html NOSTRUM DSS(Mạng lưới về Thể chế, Khoa học và Công nghệ về sử dụng bền vững

tài nguyên nước vùng Địa Trung Hải.http://www.feem-web.it/nostrum/index.php

4.2. Một số công c ụ đặc tr ưng

Mục này đề cập đến một số công cụ cần thiết và thường được sử dụng trong quá trình QLTHVVBnhư xây dựng hồ sơ vùng bờ, hệ thống quản lý thông tin tổng hợp hay các công cụ truyền thông.

4.2.1. Xây dựng hồ sơ vùng ven biển

Hồ sơ vùng ven biển sẽ là cơ sở để thực hiện các hoạt động hoạch định, cung cấp cơ sở quản lývà là ranh giới để kiểm soát và đánh giá. Hồ sơ cần đủ chi tiết để có thể cung cấp cho người đọchiểu rõ về các điều kiện môi tr ường và xã hội, tại sao lại cần quản lý và làm thế nào để có thể quảnlýđược các điều kiện vùng ven biển (Denr và ccs, 2001).

Hồ sơ vùng ven biển sẽ gồm các nội dung chính sau: Đánh giá nguồn lợi và sinh thái (REA). Đánh giá kinh tế xã hội (SEA). Đánh giá cơ cấu tổ chức và luật pháp (LIA). Đánh giá vấn đề tồn tại, nhu cầu và cơ hội (PNOA).

a) Đánh giá ngu ồn l ợ i và sinh thái (Resources and Ecology Assessment - REA)Những đánh giá nguồn lợi và sinh thái (REAs) là các nghiên cứu chi tiết về các giới hạn sinhhọc và hóa lý. Thông tin thuđược có thể được dùng để xác định tình tr ạng hiện tại của hệ sinhthái. Các thông báo hoặc hồ sơ được tạo ra đều có đặc điểm kỹ thuật và số lượng thực tế. REAsthường do những người có trìnhđộkỹ thuật cao, hầu hết họ đến từ các tr ường đại học, thực hiện.

Nội dung REA có thể bao gồm những thông tin về các giới hạn sau: Về quy luật tự nhiên: tổng quan về địa lý bao gồm: đất, độ dốc, đáy biển, phân loại cư trú

ven bờ, tổng quan về r ừng ven bờ, sông và lưu vực sông.

Môi tr ường xung quanh: độmặn, độ đục và khả năng xâm nhập ánh sáng.

Page 81: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 81/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 79

Khí hậu: mùa, lượng mưa, gió, nhiệt độ, mây che phủ. Hải dương học: đo độ sâu của biển, mô hình lưu thông, lưu lượng thủy triều, sóng, chất

lượng nước, gió lốc, khả năng chảy và chất nền. Nơi cư trú quan tr ọng: r ạn san hô, thảm cỏ biển, r ừng ngập mặn, đất ngập nước, cửa

sông, đầm phá vũng vịnh,… Cá, các loài giáp xác, động vật thân mềm, động vật da gai, loài cá nhám, rong biển, động

vật có vú ở biển, các loài chim biển và các đời sống sinh vật biển khác. Sử dụng nguồn lợi: biển và nước ngọt. Các thuộc tính kỹ thuật của nghề cá: thủ công, quy mô nhỏ, thương mại, công nghiệp,

ngư cụ/công nghệ khai thác, loài bị đánh bắt, mức độ khai thác. Lịch sử sử dụng nguồn lợi: số người sử dụng nguồn lợi, ngư cụ, khai thác, nơi cư trú

(Walters và ccs, 1998).

b) Đánh giá kinh t ế xã hội (Socio-Economic Assessment - SEA)

Đánh giá kinh tế xã hội là một cách để nghiên cứu về các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa vàchính tr ị của các cá nhân, h ộ gia đình, nhóm người, cộng đồng và tổ chức. SEA khác với cácphương pháp đánh giá khác đó là chúng bao gồm những chủ đề trên và phụ thuộc vào mục đíchđánh giá. Một số SEA có thể là đánh giá đầy đủ về tất cả các chủ đề trên, một số khác lại chỉ tậptrung vào sự nhận thức của đối tượng tham gia hoặc mô hình sử dụng nguồn lợi. Chúng ta có thể tham khảo các phương pháp hệ của Bunce và ccs (2000).

Có r ất nhiều dạng giới hạn kinh tế xã hội có thể xuất hiện trong một SEA như: Các mô hình sử dụng nguồn lợi. Đặc điểm của các đối tượng tham gia. Các mối quan hệ quyền lực chính tr ị và kinh tế. Các đặc điểm sở hữu sản phẩm. Các vấn đề về giới. Nhận thức của đối tượng tham gia.

Kiến thức bản địa. Tiện nghi và dịch vụ công cộng. Các thuộc tính thị tr ường đối với vấn đề sử dụng nguồn lợi có chọn lọc. Các thuộc tính thị tr ường đối với vấn đề sử dụng nguồn lợi không chọn lọc. Những giá tr ị không thị tr ường và không sử dụng.

c) Đánh giá v ề luật và t ổ chứ c (Legal and Institution Assessment - LIA)

Đánh giá về luật và tổ chức nhằm nhận định và phân tích các tổ chức cũng như cơ chế quản lýđối với quản lý nguồn lợi trong cộng đồng. LIA nhận dạng các đối tượng sử dụng nguồn lợi khácnhau, các đối tượng tham gia, các tổ chức liên quan đến quản lý nguồn lợi, LIA tiến hành phân

Page 82: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 82/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN80

tích vai trò của những đối tượng kể trên trong quản lý cũng như đánh giá mức độ liên quan hiệntại của các đối tượng tham gia quản lý nguồn lợi. LIA nhận dạng và kiểm tra về mặt pháp chế, cácchính sách, quy định và các chương trình về quản lý nguồn lợi (nghề cá, quản lý ven bờ, khu bảotồn biển, các hệ sinh thái ven bờ) ở các cấp độ quản lý khác nhau (làng xã, thị xã, quận, huyện,tỉ nh, vùng, miền, quốc gia và quốc tế). LIA xácđịnh quyền sở hữu thực tế và sắp xếp mùa khaithác (chính thức và không chính thức) nhằm xác định quyền tiếp cận và sử dụng nguồn lợi, liệunhững quyền này có khả năng chuyển giao được không và phải theo các nguyên tắc nhất địnhkhông. LIAđóng vai trò quan tr ọng trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý.

Phân tích thể chế là một phương pháp phối hợp thường được để xác định pháp luật, chính sáchvà quy định đối với công tác quản lý nguồn lợi ven bờ và nghề cá ở các cấp độ quản lý khác nhaucả chính thức và không chính thức. Phương pháp này cũng được sử dụng để nhận biết quyền sở hữu và bố trí mùa khai thác nhằm xác định được quyền khai thác nguồn lợi, ai được quyền tiếpcận nguồn lợi và phải tuân thủ những quy tắc nào. Phân tích th ể chế cũng được dùng để đánh giámức độ tham gia hiện tại của các đối tượng sử dụng nguồn lợi trong quản lý nguồn lợi.

Cách tiếp cận để tiến hành một phân tích thể chế bao gồm:

Thu thập dữ liệu phụ về- Đối tượng tham gia.- Các tổ chức ở cấp cộng đồng.- Những điều chỉ nh cơ cấu ở cấp cộng đồng.- Các tổ chức/cơ quan trên cấp cộng đồng.- Những điều chỉ nh trên cấp cộng đồng.

Bổ sung và thông qua việc thu thập dữ liệu phụ bằng cách thu thập dữ liệu chính. Có thể sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật phối hợp, bao gồm cả phỏng vấn kết cấu và báncấu trúc, các nhóm tập trung, lập bản đồnguồn lợi, giới hạn thời gian lịch sử, các mô hìnhdòng chảy, các nghiên cứu cụ thể và biểu đồVenn.

Thu thập và phân loại dữ liệu, tập trung vào mối quan hệ giữa và trong việc sắp xếp thể chế và các tổ chức quản lý.

Xác định các phần bổ sung, xung đột, sự chồng chéo và những lỗ hổng trong tổ chức vàsắp xếp thể chế để hỗ tr ợ hoặc cản tr ở quản lý có hiệu quả ở các cấp độ quản lý khácnhau của chính quyền và trong nội bộ cộng đồng.

Nhận định đối tượng cần hỗ tr ợ quản lý như những quy định mới, luật, tổ chức và cơ chế ban hành.

Đềxuất các chiến lược triển khai các mô hình quan hệ vềmặt không gian, thời gian, dòngchảy và đưa ra quyết định sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau như mặt cắt, bản đồ,giới hạn thời gian, biểu đồVenn và ma tr ận.

Phân tích các nguyên t ắc thực hiện, quản lý và các cấp luật pháp. Thông qua những phát hiện cùng với cộng đồng để bảo đảm tính chính xác và hoàn chỉ nh

những lỗ hổng dữ liệu.

Page 83: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 83/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 81

d) Đánh giá các v ấ n đề t ồn t ại, nhu c ầu và c ơ hội (Problems of Need and Opportunity Assessment - PNOA)

Cán bộ tổ chức cần xác định các vấn đề và nhu cầu chủ yếu ngay từ khi mới vào cộng đồng vàtrong giaiđoạn hội nhập. Các đánh giá vấn đề, nhu cầu và cơ hội thứ yếu sẽ được tiến hành nhằmcập nhật những thông tin có được từ tr ước đó. Điều nhấn mạnh ở đây là nhận định các nguyênnhân cốt lõi của các vấn đề cũng như thống nhất quan điểm về những nguyên nhân này tr ước khitìm ra hướng giải quyết cũng như có những hành động cụ thể. Trong tr ường hợp các khoản tài tr ợ và nguồn lợi được dùng để giải quyết các vấn đề sẽ có thể bị giới hạn, thì việc tập trung nỗ lực làr ất quan tr ọng.

Xếp loạiưu tiên cho phép cộng đồng có những chế độ ưu tiên các vấn đề tồn tại những lựa chọndựa vào những tiêu chuẩn và ưu tiên đã được quy định của các cá nhân. X ếp loại theo hệ thốngcó thể được dùng để hỗ tr ợ cộng đồng xác định các vấn đề quan tâm hàng đầu có thể được thể hiện qua kế hoạch. Quá trình này bao gồm các hoạt động sau:

Tổ chức một cuộc hội thảo gồm các đối tượng tham gia liên quan. Xác định và phân loại các vấn đề hoặc lựa chọn cũng như liệt kê những lựa chọn lên

bảng. Xây dựng tiêu chuẩn ưu tiên hoặc lấy từ danh mục lựa chọn. Yêu cầu từng người tham dự cho điểm các lựa chọn theo hệ điểm số. Lập bảng những phản hồi của các thành viên nhóm và tính tổng điểm cho từng lựa chọn. Thống nhất ý kiến giữa các thành viên nhóm để có được những chung nhất (IIRR, 1998).

4.2.2. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin tổng hợp(Integrated Informations Management System - IIMS)

a) Khái ni ệm

IIMS là một hệ thống quản lý thông tin tổng hợp cho vùng ven biển và các thủy vực, là nơi lưu tr ữ các dữ liệu cần thiết cho việc quản lý biển và ven biển.

b) Vai trò c ủa IIMS

IIMS tổ chức và lưu giữ thông tin một cách có hệ thống cho phép lưu tr ữ, cập nhật và truycập dễ dàng.

IIMS tạo điều kiện cho việc sử dụng thông tin để hỗ tr ợ cho việc xây dựng chính sách vàcác quyết định.

IIMS có thể hỗ tr ợ giải quyết các vấn đề về chia sẻ thông tin còn hạn chế, sự phân táncủa các nguồn thông tin, trùng lặp trong nghiên cứu và thu thập thông tin/dữ liệu, sử dụngcác nguồn lực kém hiệu quả.

c) Tính năng chính c ủa IIMS

IIMS thúcđẩy toàn diện môi tr ường ứng dụng cơ sở dữ liệu.

Page 84: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 84/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN82

IIMS thân thiện với người sử dụng hệ thống truy vấn. IIMS liên kết được với các phần mềm bên ngoài. IIMS có thể sử dụng trên nền Windows hoặc hệ thống web.

d) Ứ ng d ụng IIMS để hỗ tr ợ l ậ p k ế hoạch, qu ản lý và ra quy ế t đị nh

Hình 4.3. Sơ đồ ứng dụng IIMS

Page 85: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 85/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 83

e) Áp d ụng IIMS trong chươ ng trình QLTHVVB IIMS hỗ tr ợ các ứng dụng khác nhau trong chương trình QLTHVVB:

- Hồ sơ môi tr ường/tình tr ạng vùng ven biển.- Biên soạn các thông tin hoặc dữ liệu đường ranh giới.- Nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội.- Chiến lược vùng ven biển và xây dựng kế hoạch thực hiện.- Đánh giá r ủi ro môi tr ường.- Phân tích giới.- Phân vùng sử dụng vùng ven biển.- Đầu tư môi tr ường.- Đánh giá tác động môi tr ường.- Kế hoạch ứng phó tràn dầu.

- Quan tr ắc tổng hợp môi tr ường. IIMS phục vụ như kho thông tin. IIMSđánh giá xu hướng, xác định hiệu quả của các biện pháp can thiệp vào kinh tế xã

hội và hệ sinh thái.

f) Các bướ c và yêu c ầu thi ế t l ậ p IIMS

Các bước thiết lập IIMS:

Bước 1: Đánh giá năng lực hiện có.

Bước 2: Mua sắm và lắp đặt các máy tính và phần mềm.

Bước 3: Đào tạo cán bộ có liên quan.

Bước 4: Thu thập, sàng lọc, chuẩn hoá và mã hoá d ữ liệu. Bước 5: Áp dụng trình diễn.

Yêu cầu thiết lập IIMS:

Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với chủ sở hữu dữ liệu.

Thể chế hoá cơ chế hợp tác để nhận được sự hỗ tr ợ của các bên.

g) Lợ i ích t ừ IIMS IIMS chuẩn hoá hệ thống thu thập, định dạng và lưu tr ữ dữ liệu. IIMS cung cấp quy trình phân tích, đóng gói và trình bày dữ liệu một cách khoa học trong

một định dạng phục vụ cho người sử dụng dữ liệu. IIMSđánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp để quản lý. IIMS tăng cường cách tiếp cận và sử dụng thông tin cho sản xuất, lập kế hoạch và quản lý.

Page 86: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 86/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN84

4.2.3. Truyền thông

a) Xây d ự ng k ế hoạch truy ền thông môi tr ườ ng

Biên t ậ p và phát hành s ổ tay hướ ng d ẫ n truy ền thông môi tr ườ ng

Nội dung tài liệu gồm các phần:

Những vấn đề chung về truyền thông môi tr ường: giới thiệu về truyền thông môi tr ườngvà vai trò của truyền thông môi tr ường trong quản lý môi tr ường.

Các phương pháp tiếp cận xây dựng hệ thống truyền thông môi tr ường: giới thiệu phươngpháp truyền thông cá nhân, phương pháp tiếp cận truyền thông nhóm, phương pháp tiếpcận truyền thông đại chúng và cộng đồng.

Giới thiệu các mô hình trên kênh truyền thông môi tr ường: có mô hình trên kênh chiều

dọc, mô hình trên kênh theo chiều ngang. Giới thiệu một số hình thức truyền thông môi tr ường. Giới thiệu các kiểu truyền thông môi tr ường: truyền thông môi tr ường trong quản lý dự án,

truyền thông môi tr ường nhân những ngày đặc biệt. Giới thiệu phương pháp xây dựng kế hoạch và thực hiện một chương trình truyền thông

môi tr ường gồm 4 giaiđoạn: xác định, lập kế hoạch, tạo sản phẩm truyền thông, thực hiệnvà phản hồi.

Sự tham gia của cộng đồng trong truyền thông môi tr ường.

Xây d ự ng k ế hoạch hành động giáo d ục và nâng cao nh ận thứ c v ề bảo v ệ môi tr ườ ng

Ví dụ Kế hoạch hành động truyền thông môi tr ường Việt Nam 2002 - 2005 gồm 5 nhiệm vụ cụ thể như sau:

Nhi ệm v ụ 1: Lồng ghép giáo d ụ c môi tr ườ ng vào hệ thống giáo d ụ c qu ốc dân v ớ i các hànhđộng là:

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chủ chốt của các tr ường. Tỉ nh, huyện, xã, phường hướng dẫn cho các tr ường cải thiện cơ sở tr ường lớp.

Hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khoá về bảo vệ môi tr ường cho học sinh và giáoviên.

Tổ chức diễn đàn học sinh và môi tr ường.

Nhi ệm v ụ 2: Nâng cao nhận thứ c và bồi d ưỡ ng ki ến thứ c nghi ệ p v ụ v ề bảo v ệ môi tr ườ ng chocán bộ công chứ c thu ộc các c ơ quan qu ản lý nhà nướ c và các t ổ chứ c qu ần chúng v ớ i các hànhđộng là:

Tập huấn đào tạo về quản lý môi tr ường cho cán bộ công chức các sở, ban, ngành,huyện, thành phố.

Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nh ận thức bảo vệ môi tr ường cho cán bộ các tổ chứcquần chúng trong tỉ nh (chú ý cán bộ cấp cơ sở).

Page 87: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 87/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BI

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 85

Lựa chọn, soạn thảo, in ấn để cung cấp tài liệu cập nhật về quản lý nhà nước trong l ĩ nhvực bảo vệ môi tr ường địa phương cho cán bộ công chức liên quan.

Nhi ệm v ụ 3: Truy ền thông nâng cao nh ận thứ c bảo v ệ môi tr ườ ng cho c ộng đồng v ớ i các hànhđộng là:

Tập huấn về bảo vệmôi tr ường nông thôn và nông nghiệp cho cán bộcủa Hội đồng Nhândân, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,...

Phối hợp với Mặt tr ận Tổ quốc, Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật, Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Y tế và các cơ quan thôngtin đại chúng đưa nội dung bảo vệ môi tr ường nông thôn và nông nghiệp thành chuyênmục thường xuyên, tổ chức các cuộc thi cho các Hội Nông dân huyện, xã về bảo vệ môitr ường, đưa nội dung môi tr ường vào quy chế làng văn hoá và liên hoan văn nghệ quầnchúng nông thôn.

Nhi ệm v ụ 4: Truy ền thông nâng cao nhận thứ c cho c ộng đồng đ ô th ị v ớ i các hành động là: Truyền thông thường xuyên trên các phương

tiện thông tin đại chúng với các nội dung quản lýchất thải đô thị, tiết kiệm sử dụng nước, các dạngnhiên liệu và năng lượng, thay đổi nhu cầu theohướng thân thiện môi tr ường, sử dụng hợp lý baobì chất dẻo, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát động ngày vệ sinh đô thị ở thành phố mỗitháng 1 lần.

In, phát các tờ bướm, tờ r ơi nhằm hướng dẫn vệ sinh môi tr ường đô thị.

Nhi ệm v ụ 5: Chươ ng trình nâng cao nhận thứ c bảo v ệ môi tr ườ ng khu v ự c sản xu ất kinh doanhv ớ i hành động là:

Tập huấn quản lý môi tr ường cho các cán bộ làm công tác quản lý môi tr ường của cácdoanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với các nội dung vềmôi tr ường lao động, quản lý chấtthải nguy hại, sản xuất sạch, hướng dẫn sử dụng bao bì, bao gói sản phẩm...

b) Xây d ự ng mạng l ướ i tuyên truy ền viên và nhóm tuyên truy ền viên nòng c ốt

T ậ p huấ n ki ế n thứ c truy ền thông môi tr ườ ng cho đội ng ũ tuyên truy ền viên nòng c ốt c ủacác s ở , ban, ngành và c ơ sở .

Việc tập huấn được tập trung vào 2 loại đối tượng chính: Đối với đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt của các s ở, ban, ngành, các đoàn thể chính

tr ị-xã hội và cán bộcơ sở tham gia được tập huấn về phương pháp luận truyền thông môitr ường, xây dựng kế hoạch truyền thông môi tr ường theo các đối tượng cần phải truyềnthông. Ngoài ra, các tuyên truyền viên còn được trang bị một số kiến thức quản lý nhànước về bảo vệ môi tr ường và các kinh nghiệm bảo vệ môi tr ường trong cộng đồng.

Cu ộc thi v ề bảo v ệ môi tr ườ ng cho c ộng đồng do MCD t ổ chứ c t ại xã Giao Xuân,

Giao Thủ y, Nam Đị nh

Page 88: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 88/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN86

Đối với cộng đồng tại các cơ sở, tiến hành điều tra đánh giá nhanh các v ấn đề bức xúc về môi tr ường bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có s ự tham gia của cộng đồng,xác định các vấn đề ưu tiên về môi tr ường thông qua điều tra thực tế và phỏng vấn tr ựctiếp đến cán bộ xã và nhân dân.

Cung cấp tài liệu, hướng dẫn cán bộ xã, thôn viết và đọc các bài thông tin về môi tr ường trên đàitruyền thanh của xã, thôn để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi tr ường trong cộng đồngdân cư.

Xây d ự ng mô hình thí đ i ểm truy ền thông môi tr ườ ng ở c ấ p xã

Các sở ban ngành phối hợp với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã, lãnh đạo thôn thành lập tổ côngtác thực hiện xây dựng mô hình thí điểm với các nội dung sau:

Tập huấn phương pháp luận và kinh nghiệm quản lý môi tr ường cho lãnh đạo xã, thôn.

Hướng dẫn kiến thức về bảo vệ môi tr ường cho cộng đồng dân cư như phân loại nguồnrác, cách xử lý rác...

Xây dựng quy chế bảo vệmôi tr ường của thôn, xã nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm củamọi người dân với cộng đồng.

Tổ chức hoạt động và duy trì hoạt động mỗi tháng 1 lần huy động cộng đồng tham giatổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khai thông cống rãnh.

Quy hoạch và xây dựng bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở ngoài đồng. Bố trí điểm chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh ở mỗi thôn.

Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân để xây dựng và ban hành quy ước bảo vệ môi tr ườngcấp thôn, xã.

Hỗ tr ợ kinh phí cho mô hìnhđiểm để thực hiện một số công việc về xử lý ô nhiễm môitr ường tại cộng đồng.

Kết hợp tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt; phê bình cá nhân vi phạm về vệ sinhmôi tr ường; giám sát, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện.

Xây dựng mô hình truyền thông môi tr ường thí điểm cấp thôn, xã cần đạt được các mục tiêu sau:

Nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi tr ường cho đối tượng truyền thông.

Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo và nhân dân về bảo vệ môi tr ường ở địa phương. Thay đổi thái độ đối với vấn đề môi tr ường cho đối tượng truyền thông thông qua tập

huấn. Thay đổi hành vi có liên quanđến vấn đề môi tr ường cho đối tượng truyền thông, thông

qua các hành động cụ thể. Từng bước tạo lập thói quen cho các đối tượng truyền thông về quản lý và duy trì bảo vệ

môi tr ường.

Page 89: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 89/150

Page 90: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 90/150

PHẦN 4. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN88

Phát tài liệu: không nên thực hiện phương pháp này một cách độc lập mà nên kết hợpvới hai phương pháp được nêu trên. Thực hiện như vậy sẽ tránh áp đặt các đối tượngtruyền thông trong việc tiếp nhận tài liệu, thông tin dẫn đến lãng phí (phát những tài liệu họ đã biết) hay thông tinđược phát không phù hợp. Việc phát tài liệu tiến hành độc lập cũngkhông giúp chương trình nhận được ý kiến phản hồi đánh giá chất lượng tài liệu, báo cáo,tr ừ khi áp dụng gợi ý trong phần giám sát đánh giá của tài liệu này, đó là đính kèm mộtphiếu nhận xét tài liệu trong mỗi cuốn báo cáo, tài liệu (chuyên môn) được phát hành.

Page 91: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 91/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 89

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂNỞ VIỆT NAM

5.1. Hiện tr ạng và nhu c ầu quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam

5.1.1. Tình hình chung

Chiến lược bảo vệ môi tr ường quốc gia (2001 - 2010) đề cập đến 5 l ĩ nh vực ưu tiên liên quan đếncác ngành và các khu vực địa lý tr ọng điểm trong quy hoạch và phát triển kinh tế. Tám hành độngtiếp theo liên quan đến các dạng tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái mà các l ĩ nh vực pháttriển đều phụ thuộc vào nó.

a) Quy hoạch, qu ản lý và c ải thi ện môi tr ườ ng cho phát tri ển bền v ữ ng Cải tiến công tác quản lý môi tr ường trong l ĩ nh vực công nghiệp. Bảo vệ và cải thiện môi tr ường đô thị. Bảo vệ và cải thiện môi tr ường nông thôn. Sử dụng bền vững tài nguyên, tăng cường công tác quy hoạch và quản lý môi tr ường

trong tất cả các l ĩ nh vực phát triển. Sử dụng bền vững tài nguyên, tăng cường công tác quy hoạch và quản lý môi tr ường ở

tất cả 8 vùng kinh tế tr ọng điểm và tự nhiên theo hướng dẫn của các kế hoạch hành độngvề môi tr ường khu vực.

b) Bảo v ệ, bảo t ồn và s ử d ụng bền v ữ ng tài nguyên thiên nhiên Bảo vệ môi tr ường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòngđất. Bảo vệ môi tr ường không khí. Bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững r ừng. Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững biển, các vùng bờ biển và hải đảo. Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước. Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững di sản tự nhiên và văn hóa.

5.1.2. Hiện tr ạng quản lý

a) Các nỗ l ự c quốc gia v ề bảo v ệ môi tr ườ ng ven bi ển

Các nguồn tài nguyên và môi tr ường biển và vùng ven biển của nước ta có tầm quan tr ọng tr ựctiếp đối với hàng chục triệu người dân nông thôn, đặc biệt đối với hơn 17 triệu dân sống ở cáchuyện ven biển và các đảo ven bờ. Cho nên, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo vệ và quản lý vùngven biển theo hướng hiệu quả và bền vững, với quan điểm là “nguồn lợi biển và tài nguyên bờ

Page 92: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 92/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN90

phải được sử dụng dài lâu, vừa thỏa mãn được nhu cầu kinh tế tr ước mắt trong sức chống chịucủa các h ệ sinh thái, vừa duy trì được nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau”.

Chính phủ, các ngành và các địa phương đã có những nỗ lực quản lý biển và vùng ven biển, đặcbiệt từ sau khi có Luật Bảo vệ môi tr ường (1993). Một hệ thống thể chế quản lý môi tr ường từ Trung ương xuống địa phương và các ngành liên quan được thiết lập và ngày càng được tăngcường, trong đó đặc biệt quan tr ọng là tổ chức bộmáy của BộTài nguyên Môi tr ường (Hình 5.1)và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kể từ ngày 16/08/2007 BộThủy sản chính thức sápnhập với Bộ NN&PTNT). Thậm chí Chính phủ còn có hẳn quy định cụ thể về tổ chức bộ phậnchuyên môn về bảo vệ môi tr ường tại các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước (Nghị định 81/2007/N Đ-CP).

Vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi tr ường vùng ven biển được xác nhận và họ bước đầu được lôi cuốn vào tiến trình quản lý. Một sốmô hình quản lý dựa vào cộng đồng hoặc tự quản của nhân dân địa phương đã được xây dựng thành công bước đầu, như Khu Bảo tồn biểnRạn Trào và một vài khu r ừng ngập mặn ở Khánh Hòa, Hải Phòng; bảo tồn rùa ở Ninh Thuận. Cáctổ chức quần chúng - xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên, các hội nghề nghiệp... đã phát động một số phong trào như “Phong tràovì biển xanh quê hương” hướng vào việc làm sạch bãi biển và bảo vệmôi tr ường biển. Tỉ nh KhánhHòa đã thành công trong việc huy động toàn dân tiêu diệt vấn nạn sao biển gai vương miện trongvịnh Nha Trang. Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI)đã cùng với Ban Quản lý vịnh Hạ Long soạncác tài liệu giáo dục di sản thiên nhiên cho các cấp học phổ thông của tỉ nh Quảng Ninh. Ngoài ra,một sốmôn học liên quan đến môi tr ường và tài nguyên biển, đến quản lý biển và vùng ven biểnđã được biên soạn và giảng dạy trong một số tr ường đại học ở trong nước. Mạng lưới giáo dục vàđào tạo môi tr ường quốc gia, trong đó có Tiểu ban biển và vùng bờ đã được hình thành và hoạtđộng có hiệu quả bước đầu.

Chỉ thị 36-CT/TW về Tăng cường công tác bảo vệ môi tr ường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước (1998) đã ch ỉ ra những quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về công tác bảovệ môi tr ường nói chung và biển nói riêng. Các chính sách về quản lý tài nguyên và môi tr ườngnói chung và biển nói riêng đã được ban hành ngày càng nhi ều, trong đó quan tr ọng là các luật:Khoáng sản (2010), Thuế bảo vệ môi tr ường (2010), Thuế tài nguyên (2009), Đa dạng sinh học(2008), Dầu khí (sửa đổi 2008), Bảo vệ môi tr ường (2005), Hàng hải (2005), Thủy sản (2003), Đấtđai (2003); Tài nguyên nước (1998). Cùng với đó là hàng loạt các chiến lược, kế hoạch và chươngtrình hành động quốc gia về nhiều l ĩ nh vực liên quan đến biển như Chiến lược quốc gia về Tàinguyên nước đến 2020; Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020; Định hướng Chiếnlược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Chiến lược Bảovệ môi tr ường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chương trình quản lý tổnghợp dải ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến 2010 và định hướng đến 2020; Quảnlý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi tr ường biển, hải đảo; Quy hoạch hệ thống Khu bảo tồn biểnViệt Nam đến 2020; Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan tr ắc tài nguyên môi tr ường quốc gia đếnnăm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu cũng như Kế hoạch hànhđộng ứng phó Biến đổi khí hậu của các bộ, ngành liên quan. Bên cạnh đó Chính phủ còn thànhlập Quỹ Bảo vệ môi tr ường Việt Nam cũng như cho áp dụng những chính sách riêng ưu đãi, hỗ tr ợ và xử phạt vi phạm hành chính trong l ĩ nh vực bảo vệ môi tr ường (Nghị định 81/2006/N Đ-CP;Nghị định 04/2009/N Đ-CP).

Page 93: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 93/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 91

Nhiều cơ quan đã tiến hành các ho ạt động điều tra nghiên cứu biển và vùng ven biển, đáng kể làChương trình điều tra nghiên cứu biển KHCN 06 và Chương trình Khoa học công nghệ Nhà nướcvề tài nguyên và môi tr ường KHCN 07. Các chương trình này đã cung cấp nhiều cứ liệu về môitr ường và tài nguyên phục vụ cho công tác quản lý biển và vùng ven biển thời gian qua. Đặc biệtđã thiết lập và đưa vào hoạt động Hệ thống quan tr ắc môi tr ường biển quốc gia từ năm 1995 vàở một số địa phương ven biển.

Đã áp dụng công cụ đánh giá tác động môi tr ường đối với các dự án phát triển riêng lẻ ở vùng venbiển, nhưng còn thiếu các công cụ áp dụng với các dự án quy hoạch và đầu tư cấp vùng. Đặc biệttrong giaiđoạn 1996 - 2000, Chính phủ đã hỗ tr ợ mở dự án quốc gia về “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam “ (mã sốKHCN 06-07). Đây là Dự án đầu tiên do chínhcác nhà khoa học và quản lý Việt Nam thực hiện. Kết quả của Dự án bao gồm: Xây dựng Báo cáophương pháp luận quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam; Hồ sơ môi tr ường vùng bờ Việt Nam vàhai vùng bờ Cát Bà - Hạ Long và Đà Nẵng; xây dựng Khuôn khổHành động quản lý vùng bờ ViệtNam và Phương án quản lý tổng hợp vùng bờ Cát Bà - Hạ Long và Đà Nẵng; một bộÁtlat về vùngbờ Việt Nam và hai khu vực trình diễn nói trên.

Việt Nam cũng đã ký và tham gia nhiều công ước quốc tế có liên quan đến quản lý môi tr ường vàtài nguyên biển như: Công ước RAMSAR, Côngước Luật biển, Công ước MARPOL, CôngướcDi sản, Công ước Đa dạng sinh học, và BộQuy tắc ứng xử nghề cá trách nhiệm. Nhưng trên thựctế việc triển khai còn nhiều lúng túng, hiệu quả đạt được còn hạn chế do chưa thống nhất cơ chế điều hành phối hợp, năng lực triển khai công ước trong bối cảnh biển của Việt Nam còn thiếu vàyếu, đôi khi không phù hợp và còn mang tính hình thức. Tăng cường và mở r ộng hợp tác quốctế trong l ĩ nh vực quản lý tổng hợp vùng ven biển, quản lý khu bảo tồn biển và đồng quản lý tàinguyên biển đã được chú tr ọng. Đáng kể là: các dự án hợp tác với Hà Lan, Hoa Kỳ, Đan Mạch,Canađa, Nhật Bản, UNEP, WB, ADB, Trung tâm Nghề cá quốc tế và Chương trình Khu vực UNDP/IMO/GEF. Các dự án này đã giúp phía Việt Nam tăng cường năng lực trong l ĩ nh vực quản lý biểnvà vùng ven biển. Vấn đề quản lý biển và vùng ven biển dựa vào cộng đồng vừa qua đã đượcthử nghiệm ở một số dự án, tuy nhiên kết quả chưa ổn định, còn mang tính “phong trào” và chưađược nhân r ộng do nhận thức của các c ấp lãnh đạo và chính người dân. Thường sau khi dự ánkết thúc, không còn hỗ tr ợ kinh phí, thì mô hình quản lý cũng “tan rã”. Nguyên nhân chính là: vaitrò của cộng đồng chưa được xác định rõ bằng các cơ sở pháp lý; thiếu các hình thức tạo nguồntài chính ổn định; thiếu các giải pháp cải thiện sinh kế người dân địa phương, chưa chú tr ọng đầyđủ các phương pháp nâng cao nh ận thức về tài nguyên và môi tr ường biển. Ngoài ra, ý thức chấphành pháp luật liên quan tới quản lý môi tr ường và tài nguyên biển còn yếu kém.

b) T ăng c ườ ng ki ểm soát môi tr ườ ng

Phương thức này bao gồm các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát,cưỡng chế thực thi, chủ yếu như: tiêu chuẩn môi tr ường, đánh giá tác động môi tr ường ( ĐTM),giám sát - cảnh báo môi tr ường, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát s ử dụng đất ven biểnvà nước ven bờ. Ban hành các tiêu chu ẩn môi tr ường cho phép đánh giá các mục tiêu hànhđộng, các đáp ứng quản lý môi tr ường của các ho ạt động phát triển ở vùng ven biển và trênbiển để bảo đảm tính bền vững. Tr ị số của các tiêu chu ẩn cụ thể phụ thuộc vào bản chất và thựctr ạng kinh tế của đất nước.

Page 94: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 94/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN92

Chính phủ và các bộngành liên quan đã có những kế hoạch, hướng dẫn, quy định khá cụ thể nhằmkiểm soát tốt hơn các vấn đề môi tr ường quốc gia, các văn bản quan tr ọng có thể kể đến gồm:

Quyết định 129/2001/Q Đ-TTg phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giaiđoạn 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 103/2005/Q Đ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 328/2005/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạchquốc gia kiểm soát ô nhiễm môi tr ường đến năm 2010.

Thông tư liên tịch 12/2005/TTLT-BTM-BTNMT-BGTVT hướng dẫn điều kiện an toàn môitr ường biển đối với hoạt động cung ứng dầu cho tàu biển do Bộ Thương mại, Bộ tàinguyên và Môi tr ường và BộGiao thông vận tải ban hành

Nghị định 140/2006/N Đ-CP của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi tr ường trong cáckhâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổchức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,chương trình và dự án phát triển.

Thông tư 08/2006/TT-BTNMT của Bộ TNMT hướng dẫn về đánh giá môi tr ường chiếnlược, đánh giá tác động môi tr ường và cam kết bảo vệ môi tr ường.

Quyết định Q Đ19/2007/BTNMT của Bộ TNMT ban hành Quyđịnh về điều kiện và hoạtđộng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi tr ường.

Chỉ thịCT26/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc theo dõi, giám sát và đánh giátình hình thực hiện các ch ỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên-môi tr ường và phát triển bền vững.

Quyết định 18/2007/Q Đ-BTNMT của BộTNMT về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thốngkê ngành tài nguyên và môi tr ườngQuyết định 03/2008/Q Đ-BTNMT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quantr ắc môi tr ường nước biển, khí thải công nghiệp và phóng xạ do Bộ tr ưởng BộTài nguyênvà Môi tr ường ban hành

Thông tư 10/2009/TT-BTNMT của Bộ TNMT quyđịnh về bộ chỉ thị môi tr ường quốc giađối với môi tr ường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ.

Thông tư 25/2009/TT-BTNMT của BộTNMT ban hành quy chuẩn quốc gia vềmôi tr ường. Thông tư 16/2009/TT-BTNMT của BộTNMT quyđịnh quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi

tr ường. Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của BộTNMT quyđịnh quản lý và bảo vệ môi tr ường khu

kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Thông tư 08/2010/TT-BTNMT của BộTNMT quyđịnh việc xây dựng báo cáo môi tr ường

quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi tr ường của ngành, l ĩ nh vực và báo cáo hiệntr ạng môi tr ường cấp tỉ nh.

Quyết định 4085/Q Đ-BNN-KHCN năm 2008 về việc ban hành Hướng dẫn đánh giá tácđộng môi tr ường trong chế biến thủy sản do Bộ tr ưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn ban hành

Page 95: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 95/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 93

Thông tư 57/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ban hành “Danh mục bổ sung sảnphẩm xử lý, cải tạo môi tr ường nuôi tr ồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam”.

Thông tư 14/2009/TT-BNN hướng dẫn quản lý môi tr ường trong chế biến thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bên cạnh với việc ban hành các v ăn bản pháp quy như trên, những hành động cụ thể do các bộ,ngành chức năng liên quan cũng đã được triển khai hiệu quả. Đáng kể nhất phải kể đến hệ thốngcác tr ạm quan tr ắc môi tr ường biển thành lập từ năm 1995 trong khuôn khổmạng lưới quan tr ắcmôi tr ường quốc gia. Việc lấy mẫu tiến hành định kỳ vào các tháng 3, 6, 9, 12 và ở 19 địa điểmlấy mẫu đặt lân cận các cảng biển, khu công nghiệp đô thị, khu du lịch, khai thác dầu khí... Tổngsố có 24 thông số được quan tr ắc đại diện cho môi tr ường vật lý, hóa học, sinh học và tr ầm tíchđáy. Đến nay đã phát hiện các chất gây nhiễm bẩn vùng biển và ven bờ như: Dầu, một số kim loạinặng, chất thải sinh họat, thuốc tr ừ sâu, chất hữu cơ. Hàm lượng của chúng có biểu hiện gia tăngtheo thời gian và mở r ộng theo không gian.

Trong công tác kiểm soát ô nhiễm biển, kết quả thống kê từ năm 1989 cho thấy hàng năm cókhoảng 10-20 vụ tràn dầu lớn nhỏ, nhiều vụ xác định cả qui mô và mức độ ảnh hưởng, góp phầnxử lý các vụ tràn dầu lớn. Hiện tượng thải dầu cặn xuất hiện tràn lan từ Bắc vào Nam vào mùa gióđông nam, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế ven biển, ven các đảo và ảnh hưởng tiềmẩn lâu dài đến môi truờng biển nước ta - đã được đánh giá và đề xuất biện pháp khắc phục sơ bộ.Bên cạnh đó, cũng đã kiểm soát một số hoạt động xả thải xuống biển và giải quyết nghiêm túc.

Page 96: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 96/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN94

Hình 5.1. Sơ đồ tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi tr ường Việt Nam

Page 97: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 97/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 95

Đểkiểm soát môi tr ường, việc cấp hoặc không c ấ p các loại gi ấy phép là một công cụ quan tr ọngđể kiểm soát môi tr ường. Ở nước ta, việc cấp phép được tiến hành thông qua đáp ứng yêu cầucủa pháp luật về thực hiện đ ánh giá tác động môi tr ườ ng ( ĐTM). Nghị định 80/2006/N Đ-CP ngày09/08/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi tr ường 2005, sau đó là Nghị địnhsố 21/2008/N Đ-CP ngày 28/02/2008 sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 80/2006 này đã đặt ra yêucầu tất cả các dự án phát triển hoặc tiến hành các ho ạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng biểnhoặc vùng ven biển đều phải tiến hành ĐTM theo các mức độkhác nhau, tùy thuộc vào quy mô vàmức độ tác động. Đây là một biện pháp quản lý nhà nước về môi tr ường hữu hiệu trong bối cảnhcủa một nước nghèo, nền sản xuất lạc hậu và khả năng gây ô nhiễm cao, nhưng nhu cầu sử dụngtài nguyên biển - ven biển cho mục đích phát triển và sinh kế lại r ất cao.

Thời gian qua, công cụ ĐTM chỉ áp dụng chủ yếu cho các dự án riêng lẻ, trong khi tác động củacác dự án trong một vùng lãnh thổ, các chính sách, qui ho ạch/kế hoạch chưa được quan tâm đúngmức, đôi khi ĐTM không phát huyđược tác dụng. Ngoài công cụ ĐTM, trongđánh giá môi tr ường( ĐGM) còn có những công cụ khác như đ ánh giá môi tr ườ ng chi ến l ượ c ( ĐMC) dùngđể đánh giátác động môi tr ường của các chính sách, các qui ho ạch/kế hoạch, và đ ánh giá môi tr ườ ng t ổng thể ( ĐTMT) dùngđể đánh giá tác động cộng hưởng, cùng lúc của các dự án phân bố trong cùngmột đơn vị lãnh thổ.

ĐTMđòi hỏi bất cứ tổ chức, cá nhân nào n ếu thực hiện dự án hoặc hoạt động có thể gây ảnhhưởng đến môi tr ường đều phải tiến hành phân tích và đánh giá tác động môi tr ường và phải đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và BVMT. Đây là một ngh ĩ a vụ mang tính nội dung gắnliền với quá trình xem xét, phê duyệt dự án và cấp phép, như dự án xây dựng nhà máy, khu côngnghiệp và đô thị ven biển, hoạt động thăm dò và tìm kiếm dầu khí... nhằm ngăn ngừa và hạn chế ngay từ đầu và ngay từ nguồn gây ô nhiễm môi tr ường biển. Đối với các tàu thuyền khi có đủ cácgiấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đi biển và giấy chứng nhận về phòng ngừa ô nhiễm môi tr ườnglà điều kiện để tàu thuyền được r ời bến. Việc áp dụng giấy phép cho phép các c ơ quan quản lý raquyết định rút hoặc tạm treo giấy phép để điều chỉ nh các hành vi vi phạm môi tr ường. Tuy nhiên,hệ thống cấp phép đôi khi chồng chéo, b ị lạm dụng và cần phải cải tiến các thủ tục cấp phép, tăngcường giám sát và chế độ báo cáo thường xuyên.

Quản lý sử dụng đất ven biển và vùng nước ven bờ cũng sẽ góp phần giảm thiểu các ảnh hưởngxấu đến môi tr ường vùng ven biển. Gần đây, người ta hay sử dụng biện pháp phân vùng chứ c năng của vùng nghiên cứu và xác định năng l ự c t ải của một hệ thống (tự nhiên, nhân tạo). Trên cơ sở đó đưa ra “ngưỡng” khai thác sử dụng phù hợp đối với một khu vực biển, một vùng ven biển,một khu bảo tồn biển hay một hệ sinh thái tự nhiên ở vùng ven biển...Các hình thức như phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên cho các mục đích phát triển ở vùng ven biển, xác định tính nhạy cảm vàtính kháng chế của các khu bờ, cấm một số hoạt động phát triển có khả năng gây ô nhiễm hoặcsuy thoái môi tr ường...là những biện pháp hỗ tr ợ hữu ích để giảm thiểu các tác động đến môitr ường biển và vùng ven biển. Tuy nhiên, các biện pháp như vậy còn chưa được áp dụng đại tràở nước ta.

Quan tr ắ c môi tr ườ ng là một trong những công cụ hữu hiệu để cung cấp cập nhật các thông tinquản lý môi tr ường. Đó là sự theo dõi định kỳ, lập đi lập lại theo không gian và thời gian đối vớimột số thông sốmôi tr ường đặc tr ưng cho chất lượng các hợp phần môi tr ường ở một vùng venbiển nhất định. Các thông tin từ hoạt động quan tr ắc - cảnh báo (QTCB) sẽ giúp nhà quản lý hiểu

Page 98: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 98/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN96

được hiện tr ạng, diễn biến chất lượng môi tr ường và để đánh giá hiệu quả của các công tác qu ảnlý môi tr ường. Thông thường người ta chia ra một số kiểu loại QTCB: quan tr ắc môi tr ường nền,quan tr ắc tác động và quan tr ắc tuân thủ.

Ở nước ta, nhận thức rõ tầm quan tr ọng của công tác QTCB nên một hệ thống quan tr ắc môitr ường biển quốc gia đã được thiết lập từ năm 1995 theo cơ chế phối thuộc nhằm tận dụng tiềmlực của các cơ quan khoa học về biển sẵn có. Trong hệ thống này, có ba tr ạm vùng quan tr ắc venbờ (miền Bắc, Trung, Nam), một tr ạm quan tr ắc vùng khai thác dầu khí thềm lục địa phía Namvà một tr ạm biển khơi. Hàng năm quan tr ắc 4 lần (4 quí), mỗi lần quan tr ắc tổng số 22 thông số (To, S%o, pH, dinh dưỡng, BOD, COD, DO, dòng chảy, dầu, thuốc tr ừ sâu, kim loại nặng, tảo gâyhại,...). Tổng số địa điểm quan tr ắc khoảng trên 20, gồm 2 loại tr ạm: nền (Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ,Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc) và tác động (phân bố ở các vùng của sông chính). Tại mỗi địa điểmquan tr ắc số lượng thông sốquan tr ắc cũng khác nhau phụ thuộc vào phân tích dự báo nguồn gâyô nhiễm khi qui hoạch. Từ năm 2000, các kết quả quan tr ắc đã góp phần vào báo cáo hiện tr ạngmôi tr ường trình Quốc hội hàng năm.

Hệ thống QTCB môi tr ường quốc gia còn bộc lộ nhiều yếu điểm: mạng lưới đo đạc và lấy mẫuquá thưa, kiểu quan tr ắc tuân thủ còn chưa được thiết lập (r ất cần cho các KBTB), các chỉ thị môitr ường (indicator) chưa được lựa chọn để điển hình hoá các thông s ố quan tr ắc, tần suất quantr ắc còn thưa, quy trình QA/QC còn chưa được áp dụng để bảo đảm độ tin cậy của các kết quả quan tr ắc, vị trí các địa điểm quan tr ắc còn chưa điển hình, kỹ thuật quan tr ắc còn chưa thống nhấtgiữa các cơ quan tham gia.

Các công cụ kinh tế được các quốc gia phát triển sử dụng r ộng rãi nhằm hỗ tr ợ cho các biện phápkiểm soát môi tr ường tr ở nên mềm dẻo, kịp thời và hiệu quả với chi phí thấp hơn.

Các công c ụ kinh t ế thường bao gồm: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sảnphẩm, lệ phí hành chính, thuế, các quỹ môi tr ường và các khoản tr ợ cấp khác. Trong khi hoạchđịnh mức kinh phí, thì việc xác định mức phí tốiưu để có hiệu lực r ăn đe giáo dục; mức phí khôngđược thấp quá làm mất tác dụng; nhưng mức phí quá cao dẫn đến tăng chi phí đầu vào của sảnxuất, gây áp lực và phản ứng từ các cơ sở sản suất, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây bất ổnđịnh xã hội.

c) Quản lý t ổng hợ p môi tr ườ ng vùng ven bi ển

Đây là nguyên tắc được ghi trong Điều 12 và 17 của Hiến pháp năm 1992 và Điều 3 của LuậtBVMT Việt Nam: các thành phần môi tr ường đều thuộc sở hữu toàn dân ( Điều 17, Hiến pháp1992) và xác định nội dung quản lý nhà nước về BVMT, phân công và phân cấp trong quản lýnhà nước về môi tr ường (tinh thần của Điều 3, Luật BVMT). Các hànhđộng quản lýđể thực hiệnnguyên tắc này đều phải chọn cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành và lôi cuốn các bên liên quantrong sử dụng đa ngành/đa mục tiêu tài nguyên thiên nhiên ở vùng ven biển. Đây là cách tiếpcận hoàn toàn mới và lần đầu tiên được đề cập đến trong Chương 17, Chương trình Nghị sự 21 năm 1992. Gần đây, do tầm quan tr ọng của vùng ven biển và xu hướng suy thoái tài nguyênbờ nước ta, nhiều nỗ lực quốc gia và quốc tế thông qua các dự án khác nhau về QLTHVVBđãđược tiến hành.

Page 99: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 99/150

Page 100: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 100/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN98

Nam có 12 đầm phá lớn ven biển, ở vị trí v ĩ độBắc 11o - 16o, với tổng diện tích 447,8 km2, trongđó có đầm phá đặc tr ưng thứ hai. Đầm phá ven biển Tam Giang- Cầu Hai (tỉ nh Thừa Thiên - Huế)là đầm phá lớn nhất (216 km2) và thuộc tỉ lệ lớn của thế giới, ở đầm phá hệ động vật và thực vậtgồm có 742 loài, không kể 73 loài chim nước. Nó đã hỗ tr ợ r ất nhiều cho sự phát triển kinh tế - xãhội ven biển của tỉ nh Thừa Thiên - Huế, từ đầm phá khoảng 4.500 - 5.000 tấn sản phẩm thuỷ sảntr ước kia được khai thác mỗi năm trong thời gian tr ước năm 1975 và sau này ch ỉ là 2.000 - 2.500tấn/năm. Các sản phẩm chính này là cá, tôm, nhuyễn thể, rong câu, chưa kể đến hàng nghìn tấncỏ biển (Hydrophytes) để làm phân bón và thức ăn cho gia súc. Đầm phá lớn khác ở tỉ nh Bình Định có tên là đầm Thị Nại có 686 loài hệ động vật và thực vật.

b) Mâu thuẫ n l ợ i ích trong s ử d ụng đ a ngành tài nguyên b ờ như :

Nuôi tr ồng thủy sản; nông nghiệp ven biển; lâm nghiệp; khai thác mỏ và chế biến khoáng sản venbiển; khai thác thủy sản; phát triển công nghiệp ven biển; giao thông vận tải; cảng và hàng hải;định cư/khai hoang lấn biển; du lịch ven biển; đô thị hóa và đổ phế thải; bảo tồn và bảo vệ; khoahọc và giáo dục; an ninh quốc phòng và khai thác dầu khí,…

Quan đ i ểm v ề mâu thu ẫ n

Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nó chứa đựng tiềm năng phát triển đa ngành và xảy ra các mâuthuẫn lợi ích trong bối cảnh lịch sử sử dụng đa ngành tài nguyên ven biển. Mâu thuẫn lợi ích trongsử dụng đa ngành tài nguyên biển được hiểu là những tranh chấp lợi ích phát triển giữa các ngành,cùng những thiệt hại do ngành này, l ĩ nh vực này gây ra cho những ngành khác và l ĩ nh vực khác.

Các ki ểu mâu thu ẫ n Theo hình thứ c khác nhau: tranh chấp không gian (thường ở nơi mà vị thế tr ở thành dạng

tài nguyên đặc biệt có giá tr ị); tranh chấp tài nguyên (ở một vùng ven biển hoặc trong khônggian một hệ sinh thái); tranh chấp đầu tư (khi thu hútđầu tư vào l ĩ nh vực này làm giảm nhẹ l ĩ nh vực khác) và tranh chấp môi tr ường (do tác động môi tr ường tiêu cực của ngành nàygây thiệt hại cho ngành khác).

Theo các t ươ ng quan: Mâu thuẫn một chiều (ngành này gây thiệt hại cho ngành kia vàkhông có phản ứng ngược); mâu thuẫn hai chiều (cả hai ngành gây thiệt hại cho nhau) vàmâu thuẫn nhiều chiều (một ngành chịu thiệt hại do nhiều ngành gây ra và ngược lại).

Qui mô thờ i gian và mứ c độkhác nhau: Mâu thuẫn tạm thời (hậu quả tranh chấp không lâudài, qui mô hẹp); mâu thuẫn đối kháng (gây thiệt hại lớn, khó có thể dung hòa) và xungđột lợi ích (xảy ra mâu thuẫn đối kháng ở mức độ gay gắt nhất).

c) S ứ c ép t ừ các ho ạt động phát tri ển Khai thác quá mức, hủy diệt. Suy thoái và ô nhiễm môi tr ường vùng ven biển.

Phá hủy nơi sinh cư vùng ven biển. Thiên tai (bão lũ, ngập lụt ven biển). Khai hoang lấn biển.

Page 101: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 101/150

Page 102: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 102/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN100

của QLTHVVB: như Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam, Ninh Bình, Phú Yên, v.v...đã đề nghị BộTài nguyên và Môi tr ường hỗ tr ợ, hướng dẫn và cho tham gia vào mạng lưới các địa phươngcó QLTHVVB hiện nay tại Việt Nam. Kinh nghiệm của dự án ICM trình diễn Đà Nẵng và Dự ánVNICZMđã giúp việc xây dựng đề xuất “Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển đới BắcTrung bộ và duyên hải Trung bộ” do BộTN&MTđược Chính phủ giao chủ trì xây dựng nhằm cụ thể hóa Quyết định số 113/2005/Q Đ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 39-NQ/TW ngày 16tháng 8 năm 2004 của BộChính tr ị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninhđới Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.

Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển đới Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm2010 định hướng 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2007/Q Đ- TTg ngày9/10/2007 bao gồm 14 tỉ nh ven biển miền Trung, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, được xây dựngthành 2 giai đoạn, từ nay cho đến 2010 và 2010 đến 2020 với nguồn kinh phí được xác định là650 tỷ cho hai giai đoạn. Các giải pháp thực hiện bao gồm: i) Tập trung xây dựng và kiện toàn cáccơ chế điều phối, hợp tác đa ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp vùng ven biển; phát triểnnguồn nhân lực và tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao s ự hiểu biết của các c ấp quản lývà cộng đồng phục vụ quản lý tổng hợp vùng ven biển. ii) Tăng cường và đa dạng hoá các nguồnvốn đầu tư cho quản lý tổng hợp vùng ven biển, trong đó: đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tổng hợp; và khuyến khích, thuhút và khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư khác thông qua các ch ương trình, dự án hợp tác quốctế song phương và đa phương; tích cực huy động thêm các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân trong nước và nước ngoài.

Đểphổ biến và thực hiện cách tiếp cận mới, triển khai các hoạt động bản lề QLTHVVB, hàng loạtnguyên tắc và nội dung công việc thực hiện QLTHVVB cụ thể đã được nêu trong Chương trìnhquản lý tổng hợp dải ven biển đới Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và cần được thống nhất,tiến hành trong phạm vi cả nước, như (i) Tạo ra mô hình QLTHVVB quy mô cấp tỉ nh phù hợp ápdụng cho các t ỉ nh ven biển của Việt Nam; (ii) Nâng cao hơn nữa quá trình thể chế hoá QLTHVVB;(iii) Tạo ra được hệ thống công cụ và hướng dẫn phù hợp cho áp dụng QLTHVVB; (iv) Nhanhchóng đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện QLTHVVB; (v) Cấp tỉ nh là cấp quan tr ọng nhất để áp dụngQLTHVVB; (vi) Có sự hướng dẫn và hỗ tr ợ của TW, thông qua đơn vị chuyên trách về QLTHVVBhiện mới được thành lập tại Cục BVMT và cần được nâng cấp trong thời gian tới; (vii) Có cơ chế phù hợp để lôi kéo các bên tham gia để có sự đồng thuận của các bên tham gia: các c ấp chínhquyền, đoàn thể, doanh nghiệp, khoa học, tư vấn, cộng đồng, ... vào quá trình đưa QLTHVVB vàothực tế; (viii) Lồng ghép, phối hợp với các chương trình, dự án liên quan khác để sử dụng hiệuquả các kết quả có được; (ix) Điều phối nhịp nhàng và hiệu quả các dự án QLTHVVB từ nguồntài tr ợ quốc tế,v.v...

Việc triển khai, vận hành QLTHVVBở các tỉ nh ven biển hiện nay gặp r ất nhiều khó khăn và bất cậpdo: Chưa có chính sách chung và h ướng dẫn về pháp lý cho việc vận hành QLTHVVB cấp tỉ nh;QLTHVVB của giai đoạn vừa qua ch ỉ mớiở mức sơ khai và còn r ất nhiều vấn để cần kiểm nghiệmvà tổng kết tr ước khi áp dụng đại trà vào thực tế; Chưa có hệ thống tổ chức phù hợp và đủmạnh ở Trung ương cũng như ở các tỉ nh; Chưa có các hướng dẫn về chuyên môn và kỹ thuật để áp dụngQLTHVVBở cấp tỉ nh; Chuyên gia QLTHVVB Việt Nam còn thiếu và yếu ở tất cả các cấp, đặc biệtlà thiếu chuyên gia có thể “nằm vùng”để giúp vận hành QLTHVVB; Cán bộ địa phương hiểu biết

Page 103: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 103/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 101

r ất hạn chế về QLTHVVB; Nhận thức về QLTHVVB chưa đầy đủ và còn r ất khác nhau: Vận hànhQLTHVVB còn bị hiểu sai lệch, nhiều khi nặng về khoa học nhưng coi nhẹ về quản lý; Kinh nghiệmvề QLTHVVB của Việt Nam cho đến nay mới đạt được bước ban đầu vì thế chưa có kinh nghiệm ở giai đoạn thực hiện để có thể lôi kéođầu tư.

QLTHVVB là một quá trình cải tiến hoạt động quản lý nhà nước ở các cấp đối với tài nguyên vàmôi tr ường vùng ven biển nhằm hướng đến phát triển bền vững, thông qua việc nhân r ộng và vậnhành một mô hình quản lý r ất có giá tr ị đã được đúc rút trong thực tế, mở ra cơ hội lớn cũng như thách thức không nhỏ về nhiều mặt trong giaiđoạn hiện nay. Việc tiếp tục có được sự hợp tác vàgiúp đỡ từ các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan đối với công cuộc tiến hành QLTHVVBở nước ta là hết sức cần thiết và cấp bách, mà quan tr ọng nhất là khâu đào tạo nguồn nhân lực,chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, và trao đổi chuyên gia.

5.2.2. Một số tr ường hợp điển hình về Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển tại Việt Nam

Tr ườ ng hợ p 1: Dự án đ i ểm trình di ễn qu ốc gia v ề QLTHVVB t ại thành phố Đà N ẵng 1

Giới thiệu

Nằm ở trung độ của đất nước, trên tr ục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đườngbiển và đường hàng không, Đà Nẵng là một trong những trung tâm phát triển kinh tế quan tr ọngcủa Việt Nam. Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổHội An, Thánhđịa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực vàquốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan tr ọng ra biển của Tây Nguyên vàcác nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmađến các nước vùng Đông Bắc Á, thông qua Hànhlang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa.

Vị trí địa lý chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào và sự phong phú, đa dạng của các nguồn tàinguyên thiên nhiên đã mang đến cho Đà Nẵng nhiều cơ hội phát triển các ngành thương mại, dịchvụ, du lịch, giao thông vận tải, đánh bắt hải sản, nuôi tr ồng thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng.Chính vì vậy, BộKhoa học, Công nghệ và Môi tr ường (KHCN&MT)đã đề xuất Chương trình Hợptác Khu vực trong Quản lý các Biển Đông Á (PEMSEA) chọn Đà Nẵng để xây dựng dự án điểmtrình diễn quốc gia về Quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) trong Khu vực, như một địa phươngphát triển mạnh và có nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi tr ường cao.

Để lựa chọn điểm trình diễn QLTHVB tại Việt Nam, cuối năm 2009, PEMSEAđã kết hợp với Bộ KHCN&MT tiến hành đợt khảo sát tại 4địa phương do Bộ đề xuất, bao gồm NghệAn, Quảng Bình, Đà Nẵng và Khánh Hòa và chọn Đà Nẵng và Khánh Hòa đưa vào danh sách xem xét cu ối cùng.Các tiêu chí lựa chọn của PEMSEA bao gồm:

Sự ủng hộ của lãnh đạo chính quyền và các ngành t ại địa phương; Tính điển hình của vấn đề tài nguyên, môi tr ường cần giải quyết; Khả năng nhân r ộng của kết quả.

1 Ng ườ i soạn: Nguy ễn Minh Sơ n, Phó vi ện tr ưở ng, Vi ện Công nghệ môi tr ườ ng

Page 104: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 104/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN102

Đợt khảo sát lần 2 đã được tiến hành vào đầu năm 2000 và Đà Nẵng được chọn là điểm trìnhdiễn quốc gia về QLTHVB tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2000, Tổ chức Hàng hải Thế giới (tr ực tiếpquản lý PEMSEA) và UBND thành phố Đà Nẵng đã chính thức ký văn bản thỏa thuận xây dựng vàtriển khai dự án QLTHVB Đà Nẵng, với sự chứng kiến của BộKhoa học công nghệ và môi tr ường.

Thông tin chung v ề dự án

Dự án Điểm trình diễn Quốc gia về QLTHVB tại thành phố Đà Nẵng được tiến hành trong thời gian5 năm với nguồn kinh phí tài tr ợ của Quỹ Môi tr ường Toàn cầu (GEF) là 450.000 đô la và vốn đốiứng của thành phố Đà Nẵng, tương đương 200.000 đô la. Vùng bờ thành phố Đà Nẵng ban đầuđược xác định, bao gồm phần đất liền là các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà,Ngũ Hành Sơn và phần biển là vịnh Đà Nẵng và vùng nước ven bờ Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn cáchbờ khoảng 5 km.

Trong quá trình triển khai Dự án, phạm vi thời gian và không gian của Dự án đã được điều chỉ nh:Dự án kéo dài đến tháng 6 năm 2006 và phạm vi không gianđược mở r ộng thêm huyện Hòa Vangvề phía đất liền và đến độ sâu 50m nước về phía biển (Hình 5.2).

Hình 5.2. Phạm vi không gian vùng Dự án QLTHVB thành phố Đà Nẵng

Dự án có hai mục tiêu chính: Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên và môi tr ường (TN&MT) vùng bờ, hỗ tr ợ phát

triển bền vững thành phố Đà Nẵng; Trình diễn mô hình QLTHVB cho cácđịa phương khác của Việt Nam và Khu vực Đông Á.

Về phía quốc tế, Dự án do PEMSEA tr ực tiếp quản lý.Ở cấp Trung ương, Chính phủ giao cho Bộ KHCN&MT (nay là BộTN&MT)điều phối.Ở cấp địa phương, Dự án do UBND thành phố Đà Nẵng

Page 105: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 105/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 103

quản lý thông qua Ban điều phối Dự án. Ban Điều phối Dự án được thành lập theo Quyết địnhsố 7997/QD-UB ngày 5 tháng 7 năm 2000 gồm 25 thành viên, trong đó có 1 Phó Chủ tịch UBND(Tr ưởng ban) và lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan quan tr ọng của Thành phố. Đâylà tổ chức điều phối hợp đa ngành cao nh ất ở Đà Nẵng, có nhiệm vụ chỉ đạo, quyết định các hoạtđộng của Dự án và huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan đến Dự án.

Sở Khoa học Công nghệ và Môi tr ường, sau đó là Sở Khoa học và Công nghệ và hiện nay là Sở Tài nguyên và môi tr ường, là cơ quan đầu mối giúp UBND Thành phố triển khai thực hiện Dự án.Văn phòng Dự án QLTHVBđặt tại cơ quan đầu mối, đảm nhiệm việc quản lý tr ực tiếp các hoạtđộng của Dự án. Nhóm Chuyên gia kỹ thuật đa ngành đã được thành lập để hỗ tr ợ Ban ĐPDA vàVăn phòng Dự án trong việc đánh giá các đề cương, sản phẩm và đề xuất kỹ thuật của từng nộidung cụ thể trong Dự án. Các bên liên quan đến tài nguyên môi tr ường vùng bờ Thành phố đềutham gia vào hoạt động quản lý Dự án. Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án được trình bày trên hình 5.3. Hình 5.3. Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án

Hoạt động và kết quả chính của Dự án

Hoạt động của Dự án được chia thành 6 giai đoạn (Hình5.4), bao gồm:

Giai đ oạn 1 - Chuẩn b ị : hình thành c ơ c ấu t ổchứ c, chu ẩnb ị ngu ồn l ự c, k ế hoạch, thông tin, d ữ li ệu ban đầu . Tại giaiđoạn này, đã thành lập Văn phòng Dự án, Ban Điều phốiDự án và Nhóm tư vấn Kỹ thuật đa ngành; xây dựng cácquy định về chức năng, quyền hạn của các tổ chức này.Mạng lưới tuyên truyền viên và Nhóm tuyên truyền viên

Hình 5.4. Chu trình QLTHVVB6 bướ c do PEMSEAđề xuất

Page 106: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 106/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN104

nòng cốt cũng đã được tổ chức, hỗ tr ợ cho công tác tuyền truyền, nâng cao nhận thức và lôi cuốnsự tham gia của cộng đồng. Một số cán bộcủa Văn phòng đã được đào tạo cấp tốc về QLTHVB tạiVăn phòng Chương trình Khu vực ở Manila. Kế hoạch công việc từng năm và cho toàn bộDự ánđược xây dựng. Hội thảo giới thiệu dự án kết hợp với việc tập hợp các thông tin, dữ liệu ban đầuđã được tổ chức, với sự tham gia của các bên liên quan chính.

Giai đ oạn 2 - Khở i động: đ ánh giá hi ện tr ạng và rà soát các v ấn đề t ại vùng bờ ; nâng cao nhậnthứ c c ộng đồng; t ổ chứ c qu ản lý thông tin, d ữ li ệu và xây d ự ng đị nh hướ ng chung. Một số hoạtđộng kỹ thuật quan tr ọng đã được triển khai tại giaiđoạn này, như:

Xây dựng Hồ sơ môi tr ường vùng bờ Thành phố; Xây dựng Chiến lược QLTHVB thành phố Đà Nẵng; Phân tích thể chế quản lý TN&MT; Thiết lập cơ sở dữ liệu về vùng bờ Thành phố;

Xây dựng và bước đầu triển khai kế hoạch truyền thông môi tr ường.

Giai đ oạn 3 - Xây d ự ng: xây d ự ng K ế hoạch hành động QLTHVB và các nội dung ư u tiên c ủ a K ế hoạch. Tại giaiđoạn này, một số nội dung quan tr ọng của QLTHVBđược xây dựng và thực hiện,bao gồm:

Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược QLTHVB; Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin tổng hợp (IIMS); Đánh giá ban đầu r ủi ro môi tr ường vùng bờ Thành phố;

Xác định nhu cầu đầu tư môi tr ường và đề xuất cơ chế tạo nguồn tài chính bền vững; Xây dựng Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ và khung thể chế để thực thi

Kế hoạch;

Xây dựng Chương trình quan tr ắc môi tr ường tổng hợp; Đềxuất tăng cường thể chế QLTHVB cho thành phố Đà Nẵng.

Giai đ oạn 4 - Phê chu ẩn: phê duy ệt các k ế hoạch công vi ệc, đề c ươ ng các hợ p phần, các t ổ chứ c và sản phẩm c ủ a Dự án.

UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt cơ cấu tổ chức quản lý Dự án và các v ăn bản liên quanđến chức năng, nhiệm vụ và cách thức hoạt động của các tổ chức này. Tất cả đề cương, kết quả của các nhiệm vụ đều được Ban Điều phối xem xét, thông qua, tr ước khi thực hiện hoặc kết thúc.UBND Thành phố xem xét và phê duyệt những sản phẩm quan tr ọng của Dự án, như Chiến lượcQLTHVB, Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, Kế hoạch Phân vùng sử dụng tổng hợpvùng bờ, Chương trình Quan tr ắc môi tr ường tổng hợp và Đềxuất tăng cường thể chế QLTHVB.

Giai đ oạn 5 - Thự c hi ện: tri ển khai Chi ến l ượ c và KHH Đ QLTHVB và các hoạt động khác đ ã đượ c phê duy ệt.

Tại giaiđoạn này, Dự án đã tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến những sản phẩm đãđược phê duyệt như:

Page 107: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 107/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 105

Kế hoạch truyền thông môi tr ường (thông qua các chiến dịch truyền thông và vận độngquần chúng tham gia bảo vệ môi tr ường và tìm hiểu về QLTHVB);

Quan tr ắc thí điểm để hoàn thiện Chương trình quan tr ắc môi tr ường tổng hợp; Khai thác IIMS (cập nhật, xử lý, quảng bá, chia sẻ thông tin dữ liệu);

Triển khai phân vùng, tập trung tr ước mắt cho vùng dành cho hoạt động du lịch ven biểnSơn Trà - Ngũ Hành Sơn;

Tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư môi tr ường.

Giai đ oạn 6 - Sàng l ọc và c ủng c ố: hoàn thi ện c ơ chế qu ản lý Dự án, đ ánh giá Dự án; đ úc rút kinh nghi ệm và đề xu ất chu trình QLTHVB thứ 2 cho Thành phố.

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Văn phòng Dự án tổ chức xây dựng báo cáo tháng, báo cáoquý và báo cáo n ăm, trình Ban Điều phối dự án và PEMSEA. Mỗi hoạt động cụ thể của dự án cũng

được đánh giá và lập báo cáo theo đề cương đã phê duyệt. Ngoài ra, đánh giá giữa kỳ và đánhgiá kết thúc dự án được các nhóm chuyên gia độc lập của UNDP thực hiện. Các kết quả, bài họckinh nghiệm được xác định, là cơ sở đề Dự án đề xuất các hoạt động tiếp theo sau khi Dự án kếtthúc (pha chuyển tiếp và chu trình QLTHVB thứ 2 của Đà Nẵng).

Về mặt tổ chức, Ban Điều phối Dự án được điều chỉ nh vào các năm 2003, 2005 và 2006, thôngqua các quyết định của UBND Thành phố, đáp ứng sự thay đổi vị trí công tác của các thành viênvà việc sắp xếp lại tổ chức của Bộ/sở KH&CN và TN&MT. Những đề xuất hoàn thiện thể chế QLTHVB cũng đã xây dựng và trình UBND Thành phố xem xét.

Đánh giá:

Thành qu ả nổi bật: Sau 6 năm triển khai, Dự án đã đạt thu được một số kết quả quan tr ọng.Về mặt tổ chức, Văn phòng Dự án, Ban Điều phối Dự án, Nhóm tư vấn Kỹ thuật đa ngành, Mạnglưới tuyên truyền viên và Nhóm tuyên truyền viên nòng cốt đã được thành lập, củng cố và hoạtđộng cho đến ngày nay. Cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành được xây dựng và hoạt động có hiệuquả, tạo được sự ủng hộ r ộng rãi của các bên liên quan.

Về mặt kỹ thuật, Dự án đã tạo ra một số sản phẩm giá tr ị, hỗ tr ợ đắc lực cho công tác bảo vệ vàquản lý TN&MT Thành phố. Đó là:

Chiến lược QLTHVB thành phố Đà Nẵng và kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược,như những định hướng dài hạn và lộ trình để Thành phố tăng cường quản lý TN&MT,hướng tới phát triển bền vững;

Hệ thống quản lý thông tin tổng hợp sử dụng GIS, với sự tham gia cung cấp thông tin vàkhai thác hiệu quả thông tin của nhiều bên liên quan;

Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ và khung thể chế để thực thi Kế hoạch,một công cụ quan tr ọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn sử dụng đa ngành, đa mụctiêu tại vùng bờ Thành phố. Các quy định sử dụng và cơ chế triển khai phân vùng cũngđược xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt và bước đầu áp dụng thử nghiệm cho vùng khaithác du lịch ven biển Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn;

Page 108: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 108/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN106

Chương trình quan tr ắc môi tr ường tổng hợp, lồng ghép dần dần vào hoạt động quan tr ắcmôi tr ường trên địa bàn Thành phố. Chương trình thể hiện được sự điều phối, phối hợp giữacác nguồn lực quan tr ắc, đối tượng cần quan tr ắc và các bên s ử dụng kết quả quan tr ắc;

Đềxuất tăng cường thể chế QLTHVB thành phố Đà Nẵng - cơ sở quan tr ọng để Thành

phố tiến hành thể chế hóa QLTHVB.

Bên cạnh đó, Dự án QLTHVBđã hỗ tr ợ và điều phối nhiều hoạt động khác liên quan đến bảo vệ TN&MT của Thành phố, như:

Điều tra đánh giá nguồn tài nguyên nước ngầm Thành phố;

Khảo sát điều tra đánh giá tài nguyên đất gò đồi huyện Hoà Vang;

Đánh giá nguồn tài nguyên san hô tại vùng biển ven bờ Đà Nẵng;

Xây dựng tr ạm xử lý nước thải KCN Hoà Khánh; Lập qui hoạch môi tr ường cho thành phố Đà Nẵng; Triển khai chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp;

Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

Về mặt đào tạo cán bộ và nâng cao nh ận thức cộng đồng, Dự án QLTHVB Đà Nẵng đã tham giavà tổ chức thực hiện nhiều hoạt động ở các cấp khu vực, quốc gia và địa phương:

Tổ chức cho cán bộ của các s ở ban, ngành, địa phương tham gia 17 lớp tập huấn, 10 hộithảo về quản lý TN&MT vùng bờ do PEMSEA, các tổ chức quốc tế và các cơ quan Trung

ương tổ chức; Tổ chức 37 lớp tập huấn/đào tạo tại Thành phố về bảo vệ, quản lý TN&MT cho gần 5.000

người, bao gồm lãnh đạo và cán bộcủa các s ở/ban/ngành, lãnh đạo của các qu ận/huyện,xã/phường, các đoàn thể, tổ dân phố;

Phối hợp tổ chức các chiến dịch BVMT như Hội thi Năng suất xanh, phát triển cây xanhđô thị, làm sạch bãi biển, giới thiệu BVMT vào các tr ường học... và nhiều chương trìnhtruyền thông môi tr ường khác;

Tổ chức nhiều cuộc họp chuyên gia và hội thảo tham vấn các bên liên quan trong su ốtquá trình triển khai Dự án.

H ạn chế và nguyên nhân: Do tính phức tạp của QLTHVB, Đà Nẵng không tránh khỏi những hạnchế mà nhiều địa phương khác trong Khu vực gặp phải.

Tr ước hết, một số hoạt động bị chậm tiến độ như: Xây dựng chiến lược QLTHVB: do sự tham vấn lúc đầu chưa đầy đủ, nên bản thảo Chiến

lược đã không được các bên liên quan ủng hộ, buộc Dự án hầu như phải làm lại hoàntoàn, từ khâu điều chính cấu trúc Chiến lược;

Chương trình quan tr ắc môi tr ường tổng hợp: việc lựa chọn chương trình quan tr ắc thí

điểm chưa hợp lý, nên không được phê duyệt ngay, mà phải điều chỉ nh nhiều lần; điềunày một phần do tính phức tạp của việc tổ chức chương trình quan tr ắc môi tr ường tổnghợp, phần khác do năng lực còn hạn chế của nhóm chuyên gia xây dựng nội dung này;

Page 109: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 109/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 107

Tăng cường thể chếQLTHVB cho thành phố Đà Nẵng: do liên tiếp có sự thay đổi nhân sự và tổ chức trong những năm 2003-2005, đặc biệt là việc chuyển khối quản lý môi tr ườngtừ Sở KHCN&MT sang Sở TN&MT, cácđề xuất hoàn thiện thể chế phải cập nhật nhiềuvà thiếu thời gian để tr ải nghiệm.

Thứ hai, một số sản phẩm của Dự án chưa được khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả. Đó là: Các dự án đầu tư môi tr ường: mặc dù đã đề xuất 2 dự án đầu tư môi tr ường trong l ĩ nh

vực xử lý nước thải, việc vận động các doanh nghiệp tham gia đầu tư gặp nhiều khó khănvì họ chưa yên tâm với chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành và chưa có đủ kinh nghiệmtrong l ĩ nh vực đầu tư này;

Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ và khung thể chế để thực thi Kế hoạch: mộtphần do tính phức tạp của cơ chế tổ chức triển khai phân vùng cần xây dựng, mặt khác donhững thay đổi về tổ chức trong quản lý môi tr ường tại địa phương.

Ngoài ra, sự hợp tác với Trungương và các địa phương khác trong việc tổ chức các hoạt độngchung và quảng bá kết quả của Dự án còn yếu: điều này chủ yếu do năng lực điều phối Dự áncòn hạn chế và một phần do không đưa quan tâm này một cách đầy đủ khi lập kế hoạch và ngânsách của Dự án.

Cuối cùng, việc lồng ghép các ho ạt động của Dự án vào các ho ạt động quản lý, bảo vệ TN&MTtrên địa bàn Thành phố chưa đạt kết quả mong đợi vì nhiều bên chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này và Dự án cũng chưa chỉ ra được cơ sở đảm bảo lợi ích và chi phí hiệu quả của việc phối hợp.

Một số bài học kinh nghiệm

Tính t ự chủ: QLTHVBđòi hỏi sự tự chủ, tự cường của địa phương. Điều này đã được tuân thủ trong suốt quá trình xây dựng và triển khai Dự án. PEMSEA và thành phố Đà Nẵng đã xây dựngkhung dự án với sự tham gia của các s ở, ban, ngành, cơ quan liên quan thông qua các bu ổi làmviệc của chuyên gia chương trình Khu vực với chuyên gia địa phương và 2 hội thảo các bên liênquan mở r ộng. Trên cơ sở khung dự án này, Văn phòng Dự án với sự chỉ đạo của Ban ch ỉ đạo dự án và sự hỗ tr ợ của Nhóm chuyên gia đa ngành đã tổ chức xây dựng đề cương chi tiết cho từnghoạt động cụ thể của Dự án. Đà Nẵng tự quản 100% kinh phí Dự án và việc tổ chức triển khaicác hoạt động theo các đề cương đã được phê duyệt. PEMSEA chỉ hỗ tr ợ kỹ thuật (từ xa) và cử chuyên gia sang Đà Nẵng để triển khai một số đợt tập huấn ngắn hạn, khi được Thành phố yêucầu. PEMSEA kiểm tra đề cương và chất lượng các s ản phẩm theo yêu cầu về kỹ thuật của từngnhiệm vụ và vấn đề chi tiêu, phù hợp với các quy định tài chính liên quan của IMO. Một chuyêngia quốc gia được thuê để hỗ tr ợ Dự án về mặt kỹ thuật; chuyên gia quốc gia đã làm việc 100%thời gian trong năm đầu tiên, giảm xuống 50% trong năm thức hai và được giải phóng hoàn toàntrong những năm còn lại của dự án, khi năng lực của đội ngũ cán bộ văn phòng đã đủ để tự triểnkhai Dự án. Tất cả những điều này đảm bảo việc nâng cao n ăng lực quản lý cũng như kỹ thuật củaThành phố trong QLTHVB, cũng như việc duy trì hoạt động này khi Dự án kết thúc.

Bố trí nguồn nhân l ự c và t ổ chứ c: Giám đốc Sở KHCN&MT tr ực tiếp điều hành Văn phòng dự án, đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và tổ chức triển khai các hoạt động của Dự án.Ba cán bộ chủ chốt khác của Văn phòng Dự án (làm việc 100% thời gian) đều có bằng đại họcngoại ngữ và được đào tạo cấp tốc 1 tháng tại Văn phòng Chương trình Khu vực về QLTHVB,

Page 110: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 110/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN108

tr ước khi Dự án chính thức triển khai. Điều này đảm bảo việc thực hiện tốt ngay từ đầu các hoạtđộng của Văn phòng.

Dự án đã tạo được một cơ chế chỉ đạo, điều phối thống nhất và đồng bộ, huy động được sự thamgia tích cực của tất cả các bên liên quan vào quá trình xây dựng và thực hiện dự án. Quy định về Ban điều phối đã ban hành ghi rõ việc không được thay thế các thành viên của Ban trong việc thamgia mọi hoạt động, nếu không được sự đồng ý của Tr ưởng ban. Tương tự, thành viên Nhóm tư vấnKỹ thuật đa ngành c ũng không được thay thế tùy tiện. Điều này làm cho các thành viên hiểu rõ về Dự án, đảm bảo chất lượng của các ý kiến, quyết định của họ đối với các đề xuất, sản phẩm của Dự án, cũng như sự ủng hộ của họ - đại diện cho các sở ban ngành, cơ quan liên quan, đối với Dự án.

Cũng cần nói r ằng, việc thay đổi 2 lần các thành viên Ban điều phối dự án và 4 lần Giám đốc dự án (chủ yếu là do nguyên nhân khách quan) đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ và chất lượngcủa Dự án. Tuy nhiên, tính kế thừa và khả năng duy trì Dự án, sau nh ững thay đổi này và nhữngthăng tr ầm liên quan đến việc điều chỉ nh về tổ chức quản lý TN&MTở cấp Trung ương cũng như địa phương, là một thành công lớn của Đà Nẵng trong hoạt động QLTHVB.

Làm t ốt công tác chu ẩn b ị : Dự án đã tập trung vào các hoạt động hết sức quan tr ọng trong thờigian đầu, đó là:

Đào tạo cán bộ văn phòng dự án về quản lý dự án và về QLTHVB; Xây dựng mạng lưới chuyên gia và đội ngũ tuyên truyền viên đến tận phường xã, tổ chức

đào tạo kỹ về QLTHVB cho cácđối tượng này;

Nhanh chóng tổ chức hoạt động nâng cao nh ận thức cộng đồng, tạo sự quan tâm, ủng

hộ của các bên liên quan; Tập hợp, củng cố và quản lý thông tin dữ liệu.

Những công việc chuẩn bị ban đầu này vô cùng quan tr ọng, tạo cơ sở cho các hoạt động của Dự án sau đó được thực hiện suôn sẻ.

Sau 6 năm thực hiện Dự án, thành phố Đà Nẵng đã đạt được những thành công đáng kể, cũngnhư đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu về QLTHVB, là mô hìnhđể các địa phương kháccủa Việt Nam và như Khu vực học hỏi, tham khảo và rút kinh nghiệm. Đà Nẵng là địa phương duynhất ở Việt Nam mà cơ cấu tổ chức QLTHVBđược duy trìđến hôm nay. Cũng chính vì những tác

động tích cực của Dự án QLTHVB, Đà Nẵng đã lập và triển khai Đềán xây dựng Thành phốMôitr ường vào năm 2020.

Tr ườ ng hợ p 2: Dự án đ i ểm trình di ễn qu ốc gia v ề Qu ản lý t ổng hợ p vùng ven bi ển t ại Qu ảng Nam2

Thông tin chung v ề khu vực

Quảng Nam là một tỉ nh ven biển ở vị trí trungđộ của đất nước, thuộc vùng phát triển kinh tế tr ọng

2 Ng ườ i soạn: H ứ a Chi ến Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Quy hoạch, đ i ều tra, đ ánh giá tài nguyên –môi tr ườ ng bi ển và hải đảo, T ổng c ụ c Bi ển và H ải đảo Vi ệt Nam

Page 111: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 111/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 109

điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáptỉ nh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉ nh Kon Tum và nước CHDCND Lào. Tỉ nh Quảng Nam có 18 đơnvị hành chính tr ực thuộc, bao gồm các huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, NúiThành, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Đông Giang, TâyGiang, Nam Giang, Quế Sơn, Nông Sơn, TP Hội An và TP Tam Kỳ. Diện tích tự nhiên của t ỉ nhQuảng Nam là 10.708,78 km2, dân số 1.454.324 người. Quảng Nam là một trong số ít nơi của cả nước có điều kiện thuận lợi để hình thành khu kinh tế (theo mô hình khu tế mở) đầu tiên của cả nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoákhông chỉ của tỉ nh Quảng Nam mà cả cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Vùng bờ tỉ nh Quảng Nam (hình 1), trên đất liền có diện tích tự nhiên khoảng 1.583 km2 (chiếmkhoảng 15% diện tích đất toàn tỉ nh), gồm 4 huyện và 02 thành phố: Điện Bàn, Duy Xuyên, ThăngBình, Núi Thành và 02 thành phố: Tam Kỳ, Hội An. Về phía biển - vùng nước ven bờ của tỉ nhkhoảng đến độ sâu 50 mét n ước, bao gồm cả đảo Cù Lao Chàm. Dân cư chiếm 57% dân cư toàn tỉ nh (trung bình vùng bờ 703 người/km2, trong đó dân số tập trung cao nhất tại TP. Hội Anvới 1.351người/km2). Nguồn lao động dồi dào và số lao động được đào tạo nghề khá cao so vớimặt bằng chung toàn tỉ nh. Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km tr ải dài trên 04 huyện: Dễ dàng nhận thấy r ằng gần như toàn bộ các hoạt động kinh tế tr ọng điểm của tỉ nh điều nằm tại vùngbờ. Trong những năm gần đây vùng bờ tỉ nh Quảng Nam là nơi đang diễn ra các hoạt động pháttriển kinh tế- xã hội mạnh mẽ và đa dạng như quá trình đô thị hóa, xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, du lịch, phát triển đánh bắt và nuôi tr ồng thủysản... Các cơ hội để phát triển kinh tế đang còn nhiều hứa hẹn, hàng loạt các Dự án đầu tư đã vàđang được triển khai. Do vậy, Quảng Nam cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đềmôi tr ường,không chỉ tác động đến sức khoẻ con người mà còn đe doạ sự phát triển bền vững tài nguyên môitr ường tỉ nh nhà.

Vùng bờ tỉ nh Quảng Nam được xác định để triển khai Dự án dựa trên ba yếu tố chính là (1) Vấnđề và các mối quan tâm đối với vùng bờ; (2) Biên giới hành chính; và (3) Khả năng quản lý củađịa phương.

Để lựa chọn địa phương triển khai thí điểm cho Dự án, đã tiến hành một số hoạt động “”đánhgiá sơ tuyển” trên cơ sở: phân tích các tài liệu liên quan đến môi tr ường, tài nguyên, sử dụng tàinguyên của các t ỉ nh/ thành phố ven biển; các đánh giá, kết luận của các nghiên cứu liên quantr ước đây về vấn đề tài nguyên môi tr ường các vùng ven biển Việt Nam; các kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của các t ỉ nh/ thành phố và các khu vực ven biển; mối quan hệ của địa phương vớicác cơ sở khoa học, giảng dạy, tư vấn về các l ĩ nh vực liên quan đến QLTH ĐB, đặc biệt là quan hệ với dự án ICM PEMSEA Đà Nẵng. Khảo sát thực tế và làm việc với chính quyền địa phương, vớimột số sở, ngành chính như Sở Tài nguyên và Môi tr ường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thủysản, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch cho thấy Lãnh đạo tỉ nh và các sở banngành Quảng Nam r ất quan tâm đến việc thực hiện dự án tại địa phương…Ngoài việc thoả mãnnhiều nhất các tiêu chí lựa chọn nêu trên, Quảng Nam còn là một trong 4 địa phương của miềnTrung nằm trong danh sách địa phương ưu tiên quản lý tài nguyên biển và ven bờ của Ngân hàngphát triển Châu Á trong Hỗ tr ợ kỹ thuật ADB 3830-VIE “ Đánh giá và tăng cường năng lực thể chế Quản lý tổng hợp vùng bờ cho các t ỉ nh miền Trung Việt Nam và dự án ADB 5712 REG về quản lýmôi tr ường biển và ven biển Đông.

Page 112: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 112/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN110

Hình 5.5. Vị trí vùng bờ Quảng Nam (nguồ n: Sở TNMT Quả ng Nam)

Thông tin chung v ề dự án QLTHĐB Quảng Nam

Dự án có tên “”Xây dựng khung mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ cấp tỉ nh và bước đầu triển khaiquản lý tổng hợp vùng bờ thí điểm tại một địa phương của Việt Nam” với mục tiêu cụ thể và lâu

dài là sử dụng mô hình QLTHVB của PEMSEA và kinh nghiệm của dự án hợp tác Việt Nam HàLan về QLTH ĐB (VNICZM)để giúp Ủy ban ND tỉ nh xây dựng và vận hành dự án QLTH ĐB tỉ nh,qua đó đúc rút kinh nghiệm xây dựng mô hình nhân r ộng QLTH ĐB sang các t ỉ nh ven biển kháccủa Việt Nam.

Dự án được tài tr ợ từ nguồn ngân sách dành cho ho ạt động sự nghiệp môi tr ường của Cục Bảovệ Môi tr ường. Sở Tài nguyên và Môi tr ường tỉ nh Quảng Nam được lựa chọn là cơ quan đầu mốiviệc tổ chức thực hiện dự án tại Quảng Nam.

Dự án được triển khai làm 2 giaiđoạn:

Giaiđoạn 1 trong 2 năm (2003-2004), chủ yếu tiến hành bước chuẩn bị và bắt đầu khởiđi vào khởiđộng. Giai đoạn này Phòng QLTH ĐB thuộc Cục BVMT phối hợp với các Trung tâm nghiên cứu ở Hà Nội như: Viện Cơ học, Viện KHCN Việt Nam; Trung tâm Viễn Thám, BộTNMT; Công ty tư vấnTECOS, BộTNMT; Văn phòng dự án VNICZM và Văn phòng dự án ICM Đà Nẵng.

Giai đoạn 2 trong 3 năm (2005-2007), có tến là thực hiện bước 3, 4 và 5 QLTH ĐB (của Chu trìnhICM). Do thayđổi cơ chế mà ở giai đoạn này, Viện Hải dương học Nha Trang chủ trì phối hợp vớimột số nhà khoa học ở Tr ường Đại hoc quốc gia Hà Nội, Viện Quy hoạch và kinh tế Thủ sản,…tổ chức thực hiện. Cục BVMT chỉ đóng vai trò là cơ quan quản lý và cấp vốn cho triển khai thực hiện.

Với mong muốn kế thừa và tiếp tục những thành quả của giai đoạn tr ước, tiến hành các b ước xâydựng, phê chuẩn và thực hiện QLTH ĐB song do thiếu thực tế và nặng về nghiên cứu, đánh giátài nguyên và môi tr ường tổng hợp nên kết quả thu được không vượt qua được bước khởi động.

Page 113: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 113/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 111

Việc tham gia của địa phương, Ủy ban ND tỉ nh, Sở TNMT và các Sở ban ngành khác ngàycàng giảm sút, cơ quan đàu mối thực hiện dự án tại Sở TNMT hoạt động giống như văn phòngdự án tiếp nhận dự án nghiên cứu hỗ tr ợ kỹ thuật của nước ngoài, không giống như văn phòncác dự án ICM Đà Nẵng hay trong khuôn khổ dự án VNICZMở Nam Định, TT Huế và Bà Rịa-

Vũng Tàu.Những hoạt động và kết quả chính của dự án

Giai đ oạn 1 (2003-2004) d ự án đạt đượ c k ết qu ả như sau:

(i) Khung dự án cấp tỉ nh chung được đề xuất, gồm các nội dung phải được triển khai,như sau: Làm đượ c bước chuẩ n bị và bắ t đầ u khở i độ ng QLTH ĐB, đó là: Quy hoạchQLTH ĐB; Hình thành chính sách; Thiết lập cơ chế điều phối và phối hợp; Thực hành hiệuquả; Thu hút cộng đồng tham gia vào quá trình QLTH ĐB; Tổng hợp thông tin môi tr ường,kinh tế, xã hội ngay từ lúc bắt đầu quá trình QLTH ĐB; Thiết lập cơ chế tạo nguồn tài chínhbền vững; Phát triển năng lực QLTH ĐBở mọi cấp; Giám sát tính hiệu quả của các dự ánvà chương trình QLTH ĐB

Về cơ cấu tổ chức đã được đề xuất theo mẫu hình của Đà Nẵng, thể hiện rõ sự tham gia, điềuphối và phối hợp của các bên liên quan c ủa vùng bờ.

(ii) Năm 2003 đã thực hiện được các nội dung như: Thành lập Văn phòng Dự án đặt tại Sở Tài nguyên và Môi tr ường Quảng Nam do Giám đốc Sở chủ trì cùng với sự tr ợ giúp củaTr ưởng phòng Quản lý Môi tr ường của Sở; Trang bị cho Văn phòng Dự án tại Quảng Nammột số thiết bị cơ bản mua mới bao gồm: 2 máy tính cá nhân, 1 máy in 1 máy Scan và các

phần mềm GIS như ARC/MAP, MICRO, ARCVIEW…; Đã xác định phạm vi không gianvùng bờ của Dự án về phía đất liền bao gồm các huyện/thị ven biển đó là Điện Bàn, HộiAn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành và về phía biển - vùng nước ven bờ của tỉ nh khoảng đến độ sâu 50 mét n ước, bao gồm cả đảo Cù Lao Chàm; Nâng cao nănglực QLTHVB cho cán bộ địa phương thông qua các khoá đào tạo về GIS, QLTHVB tại HàNội và Quảng Nam cho các cán b ộ tỉ nh Quảng Nam; Thu thập xử lý và quản lý thông tin/dữ liệu về vùng bờ: Đã thu thập, xử lý các số liệu, dữ liệu nhiều năm về các điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội, khảo sát bổ sung về chất lượng môi tr ường, đặc biệt làtại cửa Kỳ Hà, Núi Thành, xây dựng bản đồnền 1:25000 đối với vùng bờ và bước đầu xâydựng cơ sở dữ liệu sử dụng GIS; Thực hiện đánh giá ban đầu thể chế quản lý tài nguyên

và môi tr ường vùng bờ Quảng Nam.

Xây dựng hồ sơ môi tr ường vùng bờ Quảng Nam; Xây dựng kế hoạch truyền thông môi tr ườngvà bước đầu triển khai hoạt động này như thành lập nhóm tuyên truyền viên nòng cốt và mở khoátruyền thông cho các đại diện của các bên liên quan chính trong t ỉ nh.

(iii) Năm 2004 thực hiện một sốnội dung chính sau: Tiếp tục triển khai Kế hoạch truyền thôngmôi tr ường; Tiếp tục xây dựng năng lực cho các bộ địa phương thông qua việc đào tạo vàxây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện Dự án; Thu thập bổ sung và xây dựng cơ sở dữ liệuvề tài nguyên và môi tr ường, sử dụng công cụGIS; Xây dựng Chiến lược QLTHVB QuảngNam; Đềxuất khung kế hoạch hành động để thực hiện Chiến lược.

Page 114: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 114/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN112

Giai đ oạn 2 (2005-2007):

Năm 2005 Viện Hải dương học Nha Trang đượ c lự a chọ n là đơn vị tư vấ n, tiếp tục hỗ tr ợ kỹ thuậtthực hiện các bước tiếp theo của Dự án. Từ năm 2005 đến nay đã thực hiện được một số kết quả như: (1) Các cuộc điều tra, khảo sát để bổ sung dữ liệu. (thu thập phân tích mẫu, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội….), thực hiện chương trình quan tr ắc môi tr ường vùng bờ; (2) Tổ chức nhiềucuộc hội thảo nhằm lấy ý kiến của các bên liên quan; (3) Tổng quan lại tài liệu, đánh giá các điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Đặc điểm địa lý, dân cư, nguồn lợi và hoạt động kinh tế. Đánh giánhững thuận lợi và khó khăn cũng như những ưu và khuyết điểm của bước 1 và bước 2 mà Trungtâm môi tr ường biển đã thực hiện; (4) Xây dựng trang web Dự án: http://www.icam-quangnam.org.vn và đã hoạt động; (5) Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông môi tr ường, tập huấn nâng caotrình độ cho cán bộ của các phòng TN&MT các huyện, thành phố ven biển và UBND các xã venbiển trong vùng Dự án; (6) Bổ sung thiết bị văn phòng (Máy tính xách tay, máy tínhđể bàn, máyảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy đo nhanh môi tr ường); (7) Phân vùng đới bờ tỉ nh QuảngNam; (8) Xây dựng và trình UNND tỉ nh Quảng Nam phê duyệt chiến lược quản lý tổng hợp vùngbờ tỉ nh Quảng Nam; (8) Triển khai 03 mô hình trình diễn: mô hình đồng quản lý chất thải r ắn phụcvụ du lịch cộng đồng; mô hình phục hồi và sử dụng có hiệu quả hệ sinh thái thảm cỏ biển; mô hìnhphục hồi và bảo vệ hệ sinh thái r ạn san hô.

Một số tồn tại: Trong thời gian qua (cụ thể năm 2005) sự gắn kết giữa Chủ nhiệm Dự án và địa phương

Quảng Nam chưa được chặt chẽ. Kinh phíđược phê duyệt cho các hoạt động của Dự án chậm (Phê duyệt vào Quý IV) nên khó khăn cho việc triển khai kế hoạch do bị chi phốinhiều về thời gian cũng như thời tiết của mùa mưa.

Trìnhđộcán bộ tạiđịa phương tham gia Dự án còn nhiều hạn chế, chỉ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm trong khiđó mục tiêu của Dự án QLTHVB r ất lớn và bao quát hầu như tấtcả các hoạt động kinh tế xã hội tại vùng bờ.

Cán bộ tư vấn hỗ tr ợ kỹ thuật chưa thường xuyên, nhiệt tình với các công việc (các môhình trình diễn, bắt đầu triển khai từ năm 2006 nhưng đến cuối năm 2008 gần kết thúc Dự án mới triển khai các nội dung cụ thể), nhiều nội dung công việc được di chuyển từ nămnày sang n ăm khác.

Cùng một Dự án nhưng có 02 đơn vị tư vấn thực hiện tuy ở thời điểm khác nhau nhưngvới cách làm và tiếp cận công việc khác nhau nên hiệu quả của mục tiêu đặt ra chưa cao.

Chưa tranh thủ sự giúp đỡ tư vấn về kỹ thuật của PEMSEA. Chưa nhận được sự chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của các cơ quan chức năng cấp trên.

Đánh giá chung v ề dự án Tháng 11 năm 2004, Quảng Nam được đưa vào danh sách các điểm “song song” áp dụng QLTH ĐBtrong khuôn khổChương trình Khu vực PEMSEA do việc BộTNMT cam kết hỗ tr ợ tỉ nh nhân r ộngQLTH ĐB, phù hợp với tiêu chí và mong muốn của PEMSEA. Với việc tham gia hai dự án trên,Quảng Nam đã đạt được một sốkết quả ban đầu như: thiết lập được cơ sở dữ liệu GIS, phác thảo

Hồ sơ môi tr ường đới bờ, Chiến lược QLTH ĐB và Kế hoạch truyền thông; đã hình thành Văn phòngdự án, Ban Chỉ đạo, Nhóm tư vấn kỹ thuật đa ngành và Mạng lưới tuyên truyền viên nòng cốt nhưng

Page 115: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 115/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 113

hoạt động trên thực tế của các Nhóm này chưa được tiến hành xuất từ nhu cầu và thực tế của địaphương mà chủ yếu góp ý cho các sản phẩm khoa học được tạo ra của bên tư vấn. Nhiều hoạtđộng kỹ thuật cụ thể phục vụ cho thực hiện QLTH ĐB như xây dựng kế hoạch hành động QLTH ĐB,đánh giá r ủi ro môi tr ường, xây dựng chương trình quan tr ắc môi tr ường tổng hợp, triển khai Kế hoạch truyền thông, tham vấn, lôi cuốn các bên tham gia, thì hầu như chưa được tiến hành. Lãnhđạo Sở TNMT tỉ nh, cơ quan đầu mối thực hiện QLTH ĐB và lãnh đạo các Sở ban ngành liên quanđều không quan tâm và chưa nhận thức việc dự án đem lại lợi ích thực sự cho cơ quan mình, địaphương mình. Quảng Nam chưa thực sự tăng cường được năng lực quản lý tổng hợp đới bờ màmới chỉ được tăng cường năng lực về thông tin khoa học vùng bờ và một sốcán bộ tham gia dự ánđược đào tạo về một số l ĩ nh vực chuyên môn và được trao đổi học tập kinh nghiệm với PEMSEA.

Như vậy, Quảng Nam là địa phương đang áp dụng QLTH ĐB ở giai đoạn đầu, chuẩn bị và khởiđộng. Vai trò chủ trì và chủ động của tỉ nh chưa có được, trong khiđó vai trò của nhóm tư vấn vànghiên cúu r ất cao đã làm cho dự án QLTH ĐB không còn là dự án “vận hành” mà là dự án nghiêncứu, đề xuất thực hiện. So với tiêu chíđánh giá mức độ thành công dự án của PEMSEAđề ra (ICMCode) thì dự án QLTH ĐB Quảng Nam còn phải phấn đấu nhiều, trong thời gian dài và phải tự chủ hơn mới hòng đạt được kết quả và hiệu ứng quản lý như mong muốn.

Các bài học kinh nghiệm của dự án trong việc giới thiệu và áp d ụng QLTHĐB

Để đi đúng hướng và đạt được đích, cần thiết xem xét bài học sau:

QLTH ĐB phải được hiểu đúng, là công cụ và phương thức của quản lý, không phải thuầntúy là mô hình nghiên cứu và càng không phải là đề tài nghiên cứu môi tr ường hoặc đề tài sự nghiệp môi tr ường qua đó mới làmđúng;

Các nội dung cần tiến hành trong các bước đi (mô hình QLTH ĐB của PEMSEA) trong kế hoạch ban đầu, cần được địa phương tuân thủ, chủ động thảo luận và xây dựng dưới sự tư vấn của các đơn vị tư vấn;

Vai trò của địa phương là quan tr ọng nhất để bảo đảm thắng lợi: Lãnhđạo Chính quyềnđịa phương tỉ nh phải quan tâm, tham gia điều hành; Lãnh đạo Sở TNMT phải tr ực tiếptham gia tổ chức thực hiện và cần coi QLTH ĐB là công cụ quản lý của đơn vị mình;

Tổ chức hoạt động phải rõ ràng và thường xuyên (Ban Chỉ đạo, văn phòng dự án; Giámđóc dự án; điều phối viên; tổ chuyên gia liên ngành, tư vấn khoa học,…); mỗi người/nhómcần có được vai trò rõ ràng trong hoạt động này;

Chọn tư vấn đúng và có kinh nghiệm nhằm hỗ tr ợ cho vận hành là r ất quan tr ọng, cần ápdụng phương pháp sử dụng chuyên gia tư vấn như dự án ICM Đà nẵng hoặc VNICZM,qua đó nâng tầm tự chủ của địa phương lên

Đánh giá và điều chỉ nh: Trong quá trình tổchức thực hiện, dự án cần được đánh giá và điềuchỉ nh nội dung thực hiện phù hợp với hoàn cảnh và khả năng tiếp nhận của tỉ nh

Tham vấn quốc gia và quốc tế là công việc cần được tiến hành, qua đó có thêm kinhnghiệm và điều chỉ nh những khiếm khuyết của dự án

Ủng hộ của Chính phủ là cần thiết và cần được cụ thể hóa, tránh việc nêu ra một cách

hình thức

Page 116: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 116/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN114

Tr ườ ng hợ p 3: Dự án Vi ệt Nam Hà Lan v ề Qu ản lý T ổng hợ p Vùng ven bi ển – thành công bướ c đầu c ủ a mô hình qu ản lý hai c ấ p3

Bối cảnh

Sau Hội nghị Liên hợp quốc về Môi tr ường và Phát triển (UNCED) năm 1992 và Hội nghị thế giớivề vùng ven biển (WCC) năm 1993, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm thực hiện cáccam kết của mình tại các sự kiện quốc tế này, trong đó có cam kết triển khai áp dụng Quản lý Tổnghợp Vùng ven biển (QLTHVVB) vào thực tiễn công tác quản lý nhằm ứng phó với các vấn đề liênquan đến môi tr ường và phát triển ở vùng ven biển. Với sự hỗ tr ợ của cộng đồng quốc tế, một số công trình, dự án đã được thực hiện phục vụ cho mục tiêu này. Một trong những sáng kiến đầutiên là Dự án Việt Nam - Hà Lan về QLTHVVB (VNICZM),được triển khai trong khuôn khổhợp tácgiữa chính phủ hai nước Việt Nam và Hà Lan kế thừa Dự án Đánh giá khả năng bị tổn thương củavùng ven biển Việt Nam (VVA) tr ước đó.

Tổng quan v ề dự án VNICZM

Dự án Việt Nam - Hà Lan về Quản lý tổng hợp vùng ven biển (VNICZM)được thực hiện trong hơn5 năm (9/2000 - 4/2006), do Chính phủ Hà Lan tài tr ợ, hướng tới mục tiêu tổng thể là giới thiệu vàhỗ tr ợ áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp vào quản lý, quy hoạch và phát triển vùng bờ ViệtNam, qua đó góp phần nâng cao ch ất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng bờ tr ước thiên tai và tai biến môi tr ường. Dự án VNICZM triển khai hoạt động ở cấp trung ương và cấp tỉ nh, đồng thời bước đầu tiếp cận xuống cấp huyện, với mong muốn thiếtlập một mô hình thống nhất để triển khai lâu dài, trên nguyên tắc phát triển bền vững và phù hợp

với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.Trong hai năm đầu, Dự án do BộKhoa học Công nghệ và Môi tr ường quản lý và điều phối thôngqua Cục môi tr ường. Từ cuối năm 2002, do có sự điều chỉ nh cơ cấu Chính phủ, Dự án chuyểnsang thuộc sự quản lý và điều phối của Cục Bảo vệ Môi tr ường thuộc Bộ Tài nguyên và Môitr ường. Trong quá trình xây dựng và thực hiện, Dự án nhận được sự hỗ tr ợ kỹ thuật của nhiều đơnvị và chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là tập đoàn tư vấn NEDECO, Hà Lan và cácđối tácliên quan như RIKZ và IHE (Hà Lan), Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Tư vấn Môi tr ường biểnthuộc Viện Cơ học (Việt Nam). Các công tác của Dự án được triển khai ở Hà Nội và 3 tỉ nh venbiển là Nam Định (miền Bắc), Thừa Thiên - Huế (miền Trung) và Bà Rịa - Vũng Tàu (miền Nam).

Ba tỉ nh này với những vấn đề đặc tr ưng của vùng bờ từng khu vực của Việt Nam được chọn làmthí điểm để giới thiệu và triển khai QLTHVVB.

Mục tiêu dự án

Dự án VNICZM hướng tới các mục tiêu cụ thể sau đây: Nâng cao nhận thức vềQLTHVVB cho các cấp thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức ở trung

ương và địa phương, các bên liên quan và cộng đồng dân cư ở vùng ven biển;

3 Ng ườ i soạn: H ồTh ị Y ến Thu, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo t ồn sinh v ật bi ển và Phát tri ển c ộng đồng (MCD).

Page 117: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 117/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 115

Tăng cường năng lực quản lý vàđiều phối cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định liênquan đến vùng ven biển;

Hỗ tr ợ việc thiết lập chương trình QLTHVVB dài hạn và hình thành cơ quan đầu mối chocác hoạt động QLTHVVBở Việt Nam;

Triển khai mô hình ứng dụng phương thức tiếp cận tổng hợp vào thực tiễn quản lý vùngbờ ở ba tỉ nh thí điểm của dự án là Nam Định, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mô hình quản lý và cơ chế hoạt động

QLTHVVB là một quá trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi tr ường vùng ven biển với sự thamgia, hợp tác lâu dài và hệ thống của tất cả các thành phần kinh tế, các cơ quan chính phủ, các tổ chức và cá nhân có liên quan. Bên c ạnh đó, Dự án hướng tới tác động ở các cấp quản lý và cộngđồng dân cư. Như vậy đòi hỏi phải có một mô hình triển khai Dự án thích hợp để có thể huy động,duy trì và phát huyđược sự tham gia và hợp tác đó. Vì vậy, Dự án áp dụng cơ cấu quản lý và triểnkhai thực hiện theo hai cấp, trung ương và địa phương, như được minh họa trong hình dưới đây.

Hình 5.6. Mô hình quản lý hai cấp của dự án VNICZM

C ấ p trung ươ ng

Ở cấp trung ương, Dự án được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia liên bộ được thànhlập theo quyết định của Bộ KHCN&MT do Thứ tr ưởng Bộ KHCN&MT (sau này là Bộ TNMT) làmTr ưởng ban. Ban đầu, Ban Chỉ đạo Quốc gia có 11 thành viên là đại diện cấp vụ của các bộ, ngành,cơ quan trung ương gồm Khoa học, Công nghệ và Môi tr ường, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn, Thủy sản, Khí tượng - Thủy văn, Du lịch, và đại diện của các địa phương thíđiểm gồm Phó Chủ tịch tỉ nh Nam Định và Giám đốc Sở KHCN&MT tỉ nh Thừa Thiên - Huế (TTH) vàtỉ nh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT). Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy sự tham gia của lãnh đạocác tỉ nh TT Huế và BRVT là r ất cần thiết và sẽ tăng cường hơn cho Ban Chỉ đạo Quốc gia. Chính

Page 118: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 118/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN116

vì vậy, đến đầu năm 2002, Phó Chủ tịch các t ỉ nh TTH và BRVT chính thức được mời tham gia BanChỉ đạo Quốc gia, nâng tổng số thành viên của Ban lên 13 người. Đáng chú ý là các Phó Ch ủ tịchcủa 3 tỉ nh thí điểm cũng đồng thời là Tr ưởng Ban Chỉ đạo của Dự án VNICZM thíđiểm tại tỉ nh nhà.Cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Dự án là Cục Môi tr ường thuộc Bộ KHCN&MT (sau này làCục Bảo vệ Môi tr ường thuộc BộTN&MT). Cục tr ưởng Cục Môi tr ường đảm nhiệm chức vụ Giámđốc Dự án và đứng đầu một Ban Giám đốc Dự án Quốc gia gồm 3 thành viên khác là các Giámđốc Sở KHCN&MT (sau này là Sở TN&MT) của 3 tỉ nh thí điểm. Các giám đốc Sở KHCN&MT nàyđồng thời giữ trách nhiệm Giám đốc Dự án thí điểm tại mỗi tỉ nh.

Ban Giám đốc Dự án Quốc gia có bộ phận giúp việc là Ban Thư ký Dự án. Ban Thư ký gồm cácthành viên là lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục Môi tr ường. Tr ưởng Ban thư kýđồng thời là Điều phốiviên Dự án Quốc gia.

Các công tác của Dự án được tr ực tiếp điều phối và thực hiện bởi Văn phòng Dự án Quốc giaở Hà Nội. Văn phòng Dự án được cơ cấu gọn nhẹ với một số cán bộ, nhân viên hành chính vàchuyên gia kỹ thuật nòng cốt, được huy động từ Cục Môi tr ường, các cơ quan liên quan, và từ các nguồn nhân lực khác. Văn phòng Dự án còn thiết lập mối liên kết cộng tác với đông đảo cácchuyên gia thuộc nhiều l ĩ nh vực khác nhau. Nhóm Chuyên gia Đa ngành này giữ vai trò tư vấn vàhỗ tr ợ Văn phòng Dự án trong những nhiệm vụ, công tác cụ thể, theo yêu cầu của Dự án.

Từ khi Chính phủ thành lập mới Bộ Tài nguyên và Môi tr ường vào cuối năm 2002, và Cục Bảovệ Môi tr ường (từ tiền thân là Cục Môi tr ường) vào đầu năm 2003, Dự án chuyển sang thuộc sự quản lý và điều hành của các cơ quan này, trong đó Bộ TN&MT giữ vai trò tương đương với Bộ KHCN&MT tr ước đây và Cục BVMT tiếp thu nhiệm vụ làm đầu mối triển khai Dự án từ Cục MT cũ.

C ấ p t ỉ nh

Cơ cấu tổ chức Dự án ở 3 tỉ nh thí điểm Nam Định, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu cũngtheo mô hình tương tự ở cấp trung ương. Mỗi Dự án thí điểm đều có Ban Chỉ đạo, Giám đốc vàVăn phòng dự án.

Ban Chỉ đạo Dự án thí điểm do UBND tỉ nh thành lập với sự tham gia của các thành viên là lãnhđạo các sở, ban, ngành, quận/huyện liên quan và do Chủ tịch UBND tỉ nh làm Tr ưởng ban. Tr ưởngBan Chỉ đạo Dự án thí điểm cũng là thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Mỗi Dự án thí điểm đặt dưới sự điều hành của Giám đốc Dự án thí điểm là Giámđốc Sở KHCN&MT(sau này là Sở TN&MT) của tỉ nh và thành viên Ban Giám đốc Quốc gia. Các hoạt động của dự ánthí điểm do Văn phòng dự án thí điểm điều phối và thực hiện. Văn phòng này do Điều phối viên dự án thí điểm phụ trách và có sự tham gia của một số cán bộ chuyên môn và nhân viên hành chính.Bên cạnh đó, mỗi dự án thí điểm đều có một Nhóm Tư vấn Kỹ thuật gồm các chuyên gia trongnhiều l ĩ nh vực khác nhau từ các sở, ban, ngành của tỉ nh. Nhóm chuyên gia này đảm nhiệm cáccông tác kỹ thuật của Dự án thí điểm theo từng yêu cầu cụ thể của Dự án.

H ỗ tr ợ k ỹ thu ật c ủ a các chuyên gia Hà Lan

Bên cạnh đội ngũ quản lý và chuyên môn của Việt Nam ở hai cấp trung ương và địa phương, Dự

Page 119: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 119/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 117

án được sự hỗ tr ợ của tập đoàn tư vấn NEDECO (Hà Lan) và cácđối tác khác như RIKZ4 và IHE5,về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến QLTHVVB. Ngoài các chuyên gia sang công tác tại Hà Nộivà các t ỉ nh thí điểm theo từng đợt ngắn hạn để hỗ tr ợ những nội dung kỹ thuật cụ thể, NEDECOcòn cử 4 chuyên gia công tác thường trú tại 4 văn phòng dự án. Tại mỗi văn phòng dự án, cácchuyên gia này cố vấn và hỗ tr ợ điều phối viên tr ực tiếp triển khai điều phối và thực hiện các hoạtđộng của Dự án.

Cơ chế hoạt động

Ở cấp trung ương, Văn phòng Dự án Quốc gia tại Hà Nội vận hành các công việc thường ngàycủa Dự án, lập báo cáo tài chính, báo cáo ti ến độ, báo cáo kỹ thuật và các kế hoạch công tác vàphân bổ kinh phí cho 4 văn phòng Dự án tại trungương và các t ỉ nh. Văn phòng Hà Nội giữ liênlạc chặt chẽ với các văn phòng dự án thí điểm, điều phối các hoạt động và cung cấp hỗ tr ợ cả về quản lý và kỹ thuật cho các dự án thí điểm khi cần thiết.

Ở cấp tỉ nh, các dự án thí điểm hoạt động dưới sự điều hành tr ực tiếp của Giám đốc Dự án thíđiểm và theo sự điều phối của Văn phòng Dự án Quốc gia. Khi cần có sự hỗ tr ợ về chuyên mônđối với các vấn đề cụ thể trong khuôn khổ hoạt động của mình, Dự án thí điểm mời chuyên giathuộc Nhóm Tư vấn Kỹ thuật cộng tác. Trong một số tr ường hợp, Dự án thí điểm có thể yêu cầuhỗ tr ợ từ Văn phòng Dự án Quốc gia.

Bên cạnh bộ khung cố định trong quản lý, điều hành và thực hiện Dự án như vậy, Dự án còn ápdụng một cơ chế hoạt động mềm dẻo, linh hoạt, cho phép xem xét, nghiên cứu và giải quyết nhiềuvấn đề quan tr ọng và cấp thiết thông qua các cuộc họp Nhóm Chuyên gia Đa ngành, các Nghiêncứu Tr ọng điểm và Hội thảo Khoa học Chuyên đề tổ chức ở cả hai cấp trung ương và địa phương.Hàng năm, các văn phòng Dự án ở Hà Nội và các tỉ nh thí điểm đều tổ chức Hội thảo để giới thiệu,báo cáo các ho ạt động của Dự án với các cấp chính quyền và công chúng, và cũng để tạo diễn đàntrao đổi thông tin, kinh nghiệm về l ĩ nh vực QLTHVVB với giới chuyên môn và các bên quan tâm.

Các hoạt động và kết quả đạt đượ c

Sau hơn 5 năm triển khai Dự án áp dụng mô hình quản lý và cơ chế hoạt động như mô tả ở phầntrên, Dự án đã triển khai 7 nhóm hoạt động và đạt được các kết quả chính như sau:

1. Thiết lập cơ sở vật chất cho ho ạt động của Dự án và hỗ tr ợ các ho ạt động điềuch ỉnh, s ắp xếp về thể chế và hành chính phù h ợp cho triển khai QLTHVVBở ViệtNam: Thiết lập các văn phòng dự án tại Hà Nội và 3 tỉ nh thí điểm với đầy đủ trang thiếtbị cần thiết, kể cả phương tiện giao thông; Xây dựng đội ngũ cán bộ văn phòng dự ánđủ năng lực và làm việc hiệu quả; Thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực với các bênliên quan trong QLTHVVB; Khởi xướng và triển khai các hoạt động nhằm thiết kế, xâydựng và thiết lập cơ cấu thể chế phù hợp cho QLTHVVBở cả hai cấp trung ương và địaphương, huy động được sự tham gia của nhiều bên quan tâm, kết quả bước đầu đáng kể

4 Vi ện Qu ốc gia v ề Qu ản lý Bi ển và Vùng bờ thu ộc BộGiao thông,Công chính và Qu ản lý nướ c, Hà Lan5 H ọc vi ện K ỹ nghệ Thủ y l ự c, C ơ sở hạ t ầng và Môi tr ườ ng, Delft, Hà Lan

Page 120: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 120/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN118

là sự thành lập cơ quan đầu mối về QLTHVVBở Việt Nam là Phòng Quản lý Tổng hợpVùng ven biển thuộc Cục Bảo vệ Môi tr ường năm 2003.

2. Thu thập số liệu tổng quan v ề các d ự án và kế hoạch liên quan đến vùng ven bi ểnViệt Nam: Lập được thống kê các dự án của Việt Nam và các dự án được quốc tế hỗ tr ợ liên quan đến vùng ven biển, và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển ViệtNam, ở cả cấp quốc gia và cấp tỉ nh. Số liệu thống kê được lưu tr ữ và quản lý trong mộtbộ cơ sở dữ liệu có thể chạy trên nhiều phần mềm máy tính và tải lên mạng Internet. Số liệu thống kê giúp cho các nhà quản lý và các cấp ra quyết định nắm được tổng quan cáchoạt động đã và đang diễn ra ở vùng ven biển.

3. Lập chiến lượ c và kế hoạch hành động QLTHVVB cho các tỉnh thí điểm, tiến tới xâydựng chiến lượ c và kế hoạch hành động QLTHVVB quốc gia: Tăng cường nhận thứcvà năng lực của các c ấp ra quyết định và các nhà chuyên môn ở cả hai cấp quốc gia vàcấp tỉ nh về Chiến lược và Kế hoạch Hành động QLTHVVB; Hoàn thành việc xây dựng

Chiến lược và Kế hoạch Hành động QLTHVVB cho ba tỉ nh Nam Định, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu kèm theo bộ Kế hoạch Hành động ưu tiên, được UBND tỉ nh phêduỵệt và cho phép đi vào thực hiện; Lập được hướng dẫn chung về xây dựng Chiến lượcvà KHH ĐQLTHVVB cấp tỉ nh; Xây dựng khung Chiến lược Quốc gia về QLTHVVB và bàngiao cho BộTN&MTđể tiếp tục hoàn thiện.

4. Cải thiện công tác qu ản lý và khả năng truy c ập số liệu về vùng ven bi ển theo tiêuchuẩn thống nhất: Khung cơ sở dữ liệu GIS phục vụQLTHVVBđược xây dựng cho cáctỉ nh thí điểm theo chuẩn dữ liệu GIS của Cục Môi tr ường; Bộ cơ sở dữ liệu thông tin vớitrên 450 lớp dữ liệu được lập và tải lên trang Web của Dự án; Nhiều khóa đào tạo cơ bảnvà chuyên sâu về GIS được tổ chức, giành cho các cán bộ trong và ngoài Dự án; Cácsản phẩm từ công cụ GIS được sử dụng và hỗ tr ợ hiệu quả cho công tác lập Chiến lượcvà Kế hoạch hành động tại các tỉ nh thí điểm; Đặc biệt là các sản phẩm và số liệu của Dự án được công bố và phổ biến r ộng rãi.

5. Đào tạo, tăng cường năng lực về QLTHVVB cho các cán bộ quản lý và chuyên giakỹ thuật của Việt Nam: Dự án đã cung cấp một chương trình đào tạo phong phú, tậptrung vào giới thiệu và phổ biến các nguyên tắc, công cụ và ứng dụng của QLTHVVB chocác cán bộ quản lý cấp bộ, ngành, tỉ nh và chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam. Chươngtrình đào tạo được thực hiện ở các tỉ nh thí điểm, ở Hà Nội, ở Philippines, vàở Hà Lan.Ngoài ra, chương trình đào tạo còn có các nội dung phụ tr ợ khác như đào tạo về giới và

cộng đồng, kinh tế môi tr ường, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý.6. Xác định một số vấn đề tr ọng điểm liên quan đến vùng ven bi ển, ở cấp trung ương

và địa ph ương, và đề xuất giải pháp theo h ướng quản lý tổng hợp: Dự án đã xácđịnh và tổ chức nghiên cứu 6 vấn đề tr ọng điểm liên quan đến vùng ven biển, ở cấp trungương và địa phương, gồm có (i) thể chế hóa QLTHVVBở Việt Nam, (ii) nhu cầu về kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu ở khu vực TP HồChí Minh và Vũng Tàu, (iii)động lực họcvùng bờ ở khu vực Nam Định và nam châu thổ sông Hồng; (iv) quy hoạch sử dụng đấtmới bồiở huyện Ngh ĩ a Hưng, Nam Định; (v) tiềm năng du lịch sinh thái ở Vườn Quốc giaXuân Thủy, Nam Định; và (vi) khả năng triển khai mô hình hóa chế độ thủy động lực khuvực đầm phá Thừa Thiên - Huế. Tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề về các vấn đề vànghiên cứu đó, tham vấn các chuyên gia và các bên liên quan v ề kết quả nghiên cứu và

Page 121: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 121/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 119

các biện pháp đề xuất, từ đó lập đề cương dự án về nội dung liên quanđể gửi tới các cấpthẩm quyền và các nhà tài tr ợ. Đặc biệt, từ nghiên cứu về thể chế hóa QLTHVVBở ViệtNam, các khuyến nghị của tiểu dự án này được Bộ TN&MT xem xét và quyết định chophép thành lập Phòng QLTHVVB trong cơ cấu Cục Bảo vệ Môi tr ường từ đầu năm 2003.

7. Triển khai QLTHVVB tại 3 tỉnh thí điểm là Nam Định, Thừa Thiên – Huế, và Bà Rịa –Vũng Tàu: giới thiệu và áp dụng các nguyên tắc, công cụ và phương pháp của QLTHVVBđể xem xét và giải quyết những vấn đề đặc thù của vùng bờ ở từng tỉ nh thí điểm, bướcđầu đưa QLTHVVB lồng ghép vào công tác qu ản lý của các t ỉ nh. Tại Nam Định, chiếnlược bảo vệ đường bờ ở huyện Hải Hậu là vấn đề được ưu tiên. Dự án thí điểm ở Nam Định đã hỗ tr ợ địa phương áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp, trong đó không chỉ những quá trình tự nhiên diễn ra ở vùng bờ và hiện tượng xói lở được xem xét, mà cácvấn đề xã hội như tái định cư, phát triển cộng đồng và công bằng giới cũng được quantâm. Ở TT Huế, Dự án đã tiến hành nghiên cứu hệ thống đầm phá và đặc điểm của vùngbờ ở đó trên quan điểm tiếp cận tổng hợp. Các vấn đề cụ thể như quan tr ắc chất lượngnước, ứng dụng viễn thám vào phân vùng nhạy cảm lũ lụt, mô hình hóa quá trình thủyđộng lực v.v… cũng được triển khai với sự hỗ tr ợ của Chương trình hợp tác vùng bờ CCP. Tại BRVT, Dự án thí điểm đã rà soát nh ững vấn đề chính của một tỉ nh có hoạt độngkinh tế cường độ cao với những tác động đến môi tr ường và sinh thái, xem xét một số vấn đề cấp thiết đối với địa phương như suy thoái chất lượng nước ở khu vực cửa sông,ven biển, sự cố tràn dầu, xói lở bờ biển, v.v.... Quan tr ọng hơn, ở cả ba t ỉ nh thí điểm,Dự án VNICZMđã hỗ tr ợ nâng cao nh ận thức và huy động được sự quan tâm của lãnhđạo UBND tỉ nh, các sở ban ngành và địa phương trong tỉ nh và cả cộng đồng dân cư về QLTHVVB và sự cần thiết áp dụng tiếp cận này để quản lý, khai thác và phát triển hợp lýtài nguyên thiên nhiên vùng bờ và bảo vệ môi tr ường. Quá trình chuẩn bị, xây dựng vàhoàn thiện Chiến lược QLTHVVBở các tỉ nh là quá trình làm việc theo tiếp cận đa ngànhvới sự hợp tác chặt chẽ và điều phối hợp lý giữa các s ở, ban, ngành chức năng và cácbên liên quan, trong đó các nguyên tắc và công cụ của QLTHVVBđược huy động tối đavào việc lập chính sách. Từ đó, quá trình QLTHVVBđã thực sự được khởi động trongthực tiễn quản lý của địa phương.

Bài học kinh nghiệm

Từ thực tế triển khai Dự án, có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm về tổ chức và quản lý như sau: Mô hình giới thiệu và áp dụng QLTHVVB theo hai cấp trung ương và địa phương là hợp

lý và hiệu quả. QLTHVVB là cần thiết và phải được áp dụng tr ước hết ở các địa phươngven biển, khu vực đầy tiềm năng nhưng cũng hết sức nhạy cảm, đang phải đương đầuvới những vấn đề nan giải trong quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môitr ường. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam các cơ quan chức năng cấp tỉ nh, địa phương vàcơ sở có r ất nhiều hạn chế về nhận thức, năng lực, thông tin, v.v... Dođó, sự định hướng,hỗ tr ợ, và tạo điều kiện từ phía trung ương (từ các bộ ngành, các cơ quan chuyên mônvà các chuyên gia kỹ thuật) là thiết yếu. Mô hình hai cấp cho phép phát huy cao độ cácnguồn lực có thể có, khai thác được tính chủ động của địa phương và huy động đượcsự hỗ tr ợ của trung ương, đặc biệt phù hợp với một tiếp cận mang tính tổng hợp như QLTHVVB;

Page 122: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 122/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN120

Ở mỗi cấp, việc thành lập Ban Chỉ đạo dự án đa ngành tạo được cơ chế chỉ đạo đồng bộ,huy động được sự tham gia của nhiều bên liên quan ngay từ những hoạt động đầu tiêncủa Dự án. Đặc biệt, ở cấp tỉ nh, việc các Ban Ch ỉ đạo dự án thí điểm đều do Phó Chủ tịch UBND tỉ nh làm Tr ưởng ban và các thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận/

huyện liên quan là điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp cận QLTHVVB mà Dự án giới thiệuđược thâm nhập vào thực tiễn công tác quản lý của UBND và các cơ quan của tỉ nh với sự chỉ đạo, điều phối thống nhất và đồng bộ. ở cấp trung ương, nếu Ban Chỉ đạo được tăngcường với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan thì vai trò chỉ đạo mang tínhđa ngành s ẽ được nâng cao;

Nâng cao nhận thức về đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng ven biển, về tầm quantr ọng của vùng ven biển và việc phải quản lý, khai thác và phát triển tài nguyên thiên nhiênở vùng ven biển theo hướng bền vững là cơ sở để tiếp thu và áp dụng tiếp cận QLTHVVBvào thực tiễn. Việc nâng cao nh ận thức cần được thực hiện cho tất cả các bên liên quan,bao gồm các cấp ra quyết định, các nhà qu ản lý và các cán bộ kỹ thuật ở các ngành, cáckhu vực kinh tế và cộng động dân cư;

Xác định đúng vấn đề cấp bách của từng địa phương và hỗ tr ợ địa phương đưa tiếp cậnQLTHVVB vào sử dụng như một công cụ để xem xét, giải quyết vấn đề đó một cách đồngbộ và triệt để là cơ sở để thu hút sự quan tâm và huy động sự cam kết mạnh mẽ của cáccấp lãnh đạo vào quá trình giới thiệu và triển khai QLTHVVB của Dự án tại các tỉ nh thí điểm;

Việc thành lập các Văn phòng Dự án Hà Nội và ở các tỉ nh thí điểm là hết sức cần thiết.Các văn phòng này là đầu mối tổ chức, điều phối và thực hiện các hoạt động của Dự án. Với chức năng đó, đòi hỏi các Văn phòng Dự án phải có đội ngũ cán bộ có năng lựcchuyên môn và đặc biệt là năng lực quản lý dự án ở mức cao để đáp ứng được yêu cầu

của công tác;Cơ chế hoạt động của Dự án với các Nhóm Tư vấn Kỹ thuật và Chuyên gia Đa ngành chophép huy động được một lực lượng đông đảo các nhà qu ản lý, các nhà khoa học, cácchuyên gia kỹ thuật ở trung ương và địa phương tham gia tư vấn, tham mưu và đóng gópkiến thức chuyên môn cho các hoạt động của Dự án. Nhờ đó, các vấn đề mà Dự án đề cập đến đều được xem xét từ nhiều góc độ và các biện pháp giải quyết được đề xuất đềumang tính tổng hợp, hệ thống và đa ngành, theo nguyên t ắc của QLTHVVB. Việc tập hợplực lượng tư vấn này cũng là cách nâng cao nh ận thức và đào tạo vềQLTHVVB, góp phầnhình thành các chuyên gia đa ngành cho các ho ạt động về QLTHVVB trong tương lai;

Việc triển khai Dự án với nhiều bên tham gia thuộc các cấp khác nhau, các địa phươngkhác nhau đòi hỏi một cơ chế làm việc vừa mềm dẻo, linh hoạt, vừa thống nhất và đồngbộ, trong đó phân công trách nhiệm hợp lý, thông tin liên lạc kịp thời và báo cáo đầy đủ làcác điều kiện tiên quyết để đảm bảo Dự án vận hành tốt và hiệu quả.

Page 123: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 123/150

Page 124: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 124/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN122

vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở đề xuất của địa phương, tổ chức MCD tiếp tục tìm kiếmvà kết nối với một số dự án khác để hỗ tr ợ địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản và r ạn san hô.

Khu bảo vệ Rạn Trào nằm trong khu vực biển thuộc xã Vạn Hưng (hình 5.7), huyện Vạn Ninh, tỉ nhKhánh Hòa. Tổng diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 89 ha, trong đó vùng lõi bảo vệ nghiêmngặt có diện tích 54 ha. KBVđược quản lý bởi chính người dân địa phương với sự ủng hộ củacác cấp chính quyền, các cơ quan khoa học. Tr ực tiếp bảo vệ KBV là các thành viên cộng đồng,do chính cộng đồng bầu chọn.

Hình 5.7. Bản đồ Khu bảo vệ Hệ sinh thái bi ển Rạn Trào

Hình 5.8. Sơ đồ tổ chức quản lý Khu bảo vệ Hệ sinh thái bi ển Rạn Trào

Page 125: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 125/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 123

Hoạt động và kết quả chính

Theo chu trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển 6bước do PEMSEA đề xuất (Hình 5.9) thì toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành Khu bảo vệ Hệ sinhthái biển Rạn Trào đã tr ải qua hầu hết các giai đoạnchính của chu trình tuy nhiên diễn tiến của các giaiđoạn r ất linh hoạt, bao gồm:

Giai đ oạn 1- Chuẩn b ị

Trong giai đ oạn này, mụ c tiêu là chu ẩn b ị ngu ồn l ự c,thi ết l ậ p c ơ c ấu t ổ chứ c, thu thậ p thông tin d ữ li ệu c ơ sở và chu ẩn b ị k ế hoạch thự c hi ện.

Theo đó 01 Ban Quản lý và Tổ thực hiện Dự án được xây dựng gồm các thành viên là cán bộ vàngười dân của huyện Vạn Ninh và xã Vạn Hưng. Tổchức MCD (khiđấy gọi là IMA Việt Nam) cũngđược mời tham gia Ban quản lý và chủ yếu thực hiện vai trò tư vấn điều phối công việc. Sau nàycác hoạt động dự án đều được thực hiện thông qua sự điều phối và tr ực tiếp tham gia của BanQuản lý và Tổ này.

Công tác đào tạo, tập huấn về điều tra kinh tế - xã hội (PRA; PCRA),đa dạng sinh học biển đượctổchức và triển khai cho các cán bộ thủy sản và ngư dân địa phương để xây dựng nguồn nhân lựctại chỗ, chuẩn bị cho công tác đánh giá, thu thập dữ liệu cơ sở ban đầu kinh tế - xã hội và nguồnlợi biển. Đồng thời công tác tuyên truyền vận động nâng cao nh ận thức người dân về ý thức bảovệ môi tr ường và nguồn lợi biển cũng đã được triển khai thông qua tổ chức Ngày làm sạch biểnquốc tế, tập huấn về kỹ thuật nuôi các loài 02 mảnh vỏ, các cuộc thi tìm hiểu về môi tr ường vànguồn lợi biển, thi biểu diễn văn nghệ và vẽ tranh cho học sinh…

Giai đ oạn 2 – Khở i động

Trong giai đ oạn này, mụ c tiêu là xác đị nh đượ c hi ện tr ạng ngu ồn l ợ i thủ y sản và các v ấn đề, các mối đ e d ọa đến hệ sinh thái ven bờ ; thu thậ p các thông tin nền; nâng cao nhận thứ c c ộng đồng v ề sinh v ật bi ển và nhu c ầu bảo v ệ ngu ồn l ợ i.

Tiếp theo công tác đào tạo, tập huấn về điều tra kinh tễ - xã hội và đa dạng sinh học biển, cáccuộc điều tra trên thực địa cũng được tổ chức tiến hành với thành phần nòng cốt là những cán bộ,người dân đã được tập huấn dưới sự điều phối, hướng dẫn của các chuyên gia Viện Hải dươnghọc; Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản và Tổ chức MCD. Các thông tin, dữ liệu thu thập đượctừ các cuộc điều tra được lưu tr ữ, tổng hợp và phân tích để xây dựng thành các báo cáo đánh giában đầu. Các báo cáo này được trình bày và thảo luận với chính quyền, cộng đồng địa phươngđể cùng tìm kiếm, xây dựng phương án quản lý tài nguyên tốt hơn; trên cơ sở đó ý tưởng thànhlập Khu bảo vệ biển đã được đưa ra thảo luận và lấy ý kiến các cơ quan chức năng của tỉ nh cùngcác đối tác khác về việc tổ chức thực hiện. Cùng với đó các hoạt động nâng cao nh ận thức tiếptục được triển khai bằng các hoạt động Làm sạch biển, tham quan Bảo tàng Hải dương học, tr ồngr ừng ngập mặn, đặc biệt đã thành lập Tổ thu gom rác thôn Xuân Tự với thành phần nòng cốt làphụ nữ (250 hộ tham gia).

Hình 5.9. Chu trình QLTHVB6 bướ c do PEMSEAđề xuất

Page 126: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 126/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN124

Giai đ oạn 3 - Xây d ự ng

Trong giai đ oạn này, mụ c tiêu là xây d ự ng k ế hoạch hành động gi ải quy ết các v ấn đề, các mối đ ed ọa; t ổ chứ c c ộng đồng và thi ết l ậ p quy chế c ộng đồng.

Từ những ý tưởng đề xuất của cộng đồng và chính quyền địa phương cũng như những góp ýcủa các cơ quan chức năng có liên quan, UBND huyện Vạn Ninhđã cùng với Tổ chức MCD phốihợp hoàn thành bản đề xuất dự án có tên gọi là “Khu bảo tồn biển Rạn Trào do địa phương quảnlý” vàđệ trình lên UBND tỉ nh Khánh Hòa để xét duyệt. Các nhóm cộng đồng chuyên trách đượcthành lập để triển khai các nội dung công việc liên quan như nhóm hạt nhân, nhóm tuyên truyền,nhóm xây dựng Quy chế Rạn Trào. Thành viên các nhóm này là các ngư dân và cả các cán b ộ địaphương được lựa chọn và tập huấn, đào tạo các kỹ năng, kiến thức phù hợp. Quy chế Rạn Tràođược xây dựng dựa trên những đề xuất của chính quyền, cộng đồng địa phương và tham vấn vớicác cơ quan chức năng để đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật. Một sốnội dung quan

tr ọng khác của giai đoạn này được thực hiện gồm có: Xây dựng kế hoạch phân vùng chức năng khu vực Rạn Trào Xây dựng Hồ sơ pháp lý Xây dựng Kế hoạch quản lý 02 năm (2009 - 2010)

Giai đ oạn 4 – Phê duy ệt

M ụ c tiêu c ủ a giai đ oạn này là phê duy ệt đề xu ất d ự án, thi ết l ậ p tính pháp lý KBV, các k ế hoạchhoạt động c ũ ng như c ơ c ấu t ổ chứ c qu ản lý bảo v ệ KBV R ạn Trào.

Trong giaiđoạn này UBND tỉ nh Khánh Hòađã phê duyệt Dự án “Khu bảo tồn biển Rạn Trào” (Côngvăn số 2497/UB ngày 07 tháng 11 năm 2001 của UBND tỉ nh Khánh Hoà); Hồ sơ pháp lý Khu bảovệ Rạn Trào (Công văn số 4671/UBND ngày 29 tháng 07 năm 2008 của UBND tỉ nh Khánh Hòa).

Trên cơ sở đó, UBND huyện Vạn Ninh đã ra quyết định thành lập Khu bảo vệ Hệ sinh thái RạnTrào (Quyết định 1738/Q Đ-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2008); Kế hoạch quản lý Khu bảo vệ Hệ sinh thái biển Rạn Trào (Quyết định 2357Q Đ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2009);

Giai đ oạn 5 – Tri ển khai

M ụ c tiêu giai đ oạn này là tri ển khai các k ế hoạch, nội dung hoạt động đ ã đượ c phê duy ệt.

Các nội dung công việc được triển khai trong giaiđoạn này gồm có: Ra mắt Khu bảo vệ biển Rạn Trào Thành lập Ban quản lý Khu bảo vệ HST biển Rạn Trào Tổ chức giám sát nguồn lợi Tái tạo r ạn san hô (thả r ạn san hô nhân t ạo) Thiết lập vùng ranh giới bảo vệ (thả phao ranh)

Thực thi Quy chế Rạn Trào Triển khai các chiến dịch truyền thông theo chủ đề

Page 127: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 127/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 125

Triển khai Chương trình phát thanh vềKBV Rạn Trào trên hệ thống phát thanh địa phương Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn theo chủ đề Hình thành Trung tâm Giáo dục môi tr ường cộng đồng

Tuyên truyền và thử nghiệm sinh kế thân thiện môi tr ường (NTTSđa loài; nuôi thử nghiệmmột số loài nhuyễn thể; Du lịch sinh thái cộng đồng) Tổ chức các hoạt động giao lưu và học hỏi kinh nghiệm với các địa phương khác trong

cả nước

Giai đ oạn 6 – Sàng l ọc, c ủng c ố

M ụ c tiêu giai đ oạn này là hoàn thi ện c ơ chế t ổ chứ c, đ ánh giá k ết qu ả Dự án; tài li ệu hóa bài học kinh nghi ệm và chia sẻ; chu ẩn b ị k ế hoạch cho chu trình ti ế p theo.

Các hoạt động đã được thực hiện trong giaiđoạn này gồm có: Tổ chức đánh giá nhận thức về Khu bảo vệ Rạn Trào Đánh giá sinh học và kinh tế - xã hội Khu bảo vệ Rạn Trào Bàn giao Khu bảo vệ Rạn Trào cho địa phương Điều chỉ nh Quy chế Rạn Trào Ban quản lý Khu bảo vệ Rạn Trào được điều chỉ nh và bổ sung Nhóm hạt nhân bảo vệ Rạn Trào được điều chỉ nh và bổ sung

Đánh giá:

Thành qu ả nổi bật: Sau 9 năm triển khai, đến nay quá trình xây dựng và vận hành Khu bảo vệHệ sinh thái biển Rạn Trào đã tr ải qua hoàn thiện 01 chu trình QLTHVB (chu trình 6 bước do PEMSEAđề xuất) và đang trong quá trình thực hiện chu trình thứ 2. Cụ thể:

Chu trình lần 01 gắn liền với quá trình thực hiện Dự án “Khu bảo tồn biển Rạn Trào” vàbàn giao Khu bảo vệ Rạn Trào cho chính quyền địa phương

Chu trình lần 02 gắn liền với quá trình xây dựng Hồ sơ pháp lý và triển khai Kế hoạchquản lý

Về bảo vệ nguồn lợi

San hô: qua thời gian nhìn chung độphủ san hô không thay đổi nhiều, hai loài san hô cứng chiếmưu thế ở Rạn Trào thuộc về san hô dạng khối Goniopora lobata và Platygyra sinensis, san hô mềmưu thế thuộc về giống Sinularia. Kết quả khảo sát bước đầu cũng ghi nhận 28 giống san hô cứng,3 giống san hô mềm.

Cá r ạn san hô: Nhìn chung mật độ cá r ạn tăng, xuất hiện nhiều loài có kích thước lớn và ghinhận thêm sự phục hồi của hai loài cá thuộc loại giám sát nguồn lợi ở địa phương là Heniochusacumminatus, Lutianus kasmira

Page 128: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 128/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN126

Sinh v ật đ áy kích thướ c l ớ n: không ghi nhận được cá thể nào, tuy nhiên có sự xuất hiện của mộtsố loài có giá tr ị kinh tế cao như ốc bàn tay, ốc nhảy đỏ lợi và mật độ cao của loài ốc gaiDrupella conus.

Vùng ngoài khu bảo t ồn: Trong khi số lượng cũng như kích thước cá r ạn san hô ở r ạn Trào gia tăngthì nguồn lợi cá r ạn san hô ở khu vực không được bảo vệ tiếp tục giảm nhiều so với tr ước đây.

Nhìn chung, mặc dù độ phủ san hô ở khu vực Rạn Trào không tăng lên nhiều lắm, nhưng nguồnlợi sinh vật r ạn san hô ở khu vực này đã tăng lên đáng kể.

Các dữ liệu thu được từ các cuộc điều tra kinh tế-xã hội về nhận biết của ngư dân và các thànhviên cộng động khác về sự thay đổi sản lượng khai thác thủy sản ở địa phương cho thấy có sự nhận thức tích cực của người dân địa phương về tác động của khu bảo vệ biển đối với sự phụchồi nguồn lợi biển (Hình 5.10)

Hình 5.10. Nhận thức của ngườ i dân về thay đổi nguồn lợi bên trong và ngoài KBV Rạn Trào

Về nhận thức

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy đã có khoảng 18 sự kiện nâng cao nh ận thức cộng đồng được tổ chức với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như Làm sạch bờ biển, biểu diễn văn nghệ, thikiến thức, sáng tác th ơ ca… với khoảng hơn 5.300 lượt người tham gia tr ực tiếp vào các sự kiện.

Kết quả của các cuộc điều tra năm 2005, 2007 và 2009 cho thấy mức độ tham gia của người dântrong khu vực xã Vạn Hưng trong các hoạt động bảo vệ môi tr ường, bảo vệ nguồn lợi cũng như hiểu biết các hoạt động đó là khá cao so với các xã khác trong vịnh Vân Phong. Ý thức gìn giữ môi tr ường biển và nguồn lợi thủy sản tại vùng dự án được nâng cao, nh ận thức về bảo vệ môitr ường sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển của đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõr ệt. Người dân đã có ý thức trong việc vệ sinh môi tr ường biển và đất liền, không xả chất thải sảnxuất và sinh hoạt làm ô nhiễm môi tr ường.Tình tr ạng khai thác thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt cơ bản đã được xoá bỏ: đánh mìn, dùng xianua, phá hoại các r ạn san hô. Vai trò, trách nhiệmtrong công tác bảo vệ Rạn Trào cũng đã được người dân nhận thức rõ ràng hơn (Hình 5.11).

Page 129: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 129/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 127

Hình 5.11. Hành động đượ c ngườ i dân thực thi khi phát hi ện xâm phạm KBV Rạn Trào

Đặc biệt vai trò của phụ nữ trong cộng đồng đã có những biến chuyển đáng kể kể từ khi thành lậpKhu bảo vệ thông qua việc tham gia tích cực hơn trong các hoạt động liên quan đến Khu bảo vệ và có tiếng nói nhiều hơn trong các quyết định liên quan đến cộng đồng.

Về tổ chức

Ban quản lý KBV Rạn Trào, Ban quản lý Trung tâm giáo dục môi tr ường cộng đồng, các nhómcộng đồng chuyên trách (bảo vệ; tuyên truyền; du lịch sinh thái cộng đồng) đã được thành lập vàhoạt động trong suốt 9 năm qua, và cũng đã được củng cố, kiện toàn trong một số thời kỳ. Cơ chế điều phối, hợp tác với các cơ quan hữu quan từ cấp tỉ nh đến cấp huyện, xã cũng như với cácđịa phương khác được xây dựng và triển khai, là nguyên tắc căn bản để vận hành và duy trì KBVRạn Trào cho đến nay.

Về nghiên c ứu

Kể từ khi được thành lập và vận hành, KBV hệ sinh thái biển Rạn Trào đã tr ở thành một điểmnghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên (cả đại học và sau đại học), các cơ quan, tổ chức quan tâm. Đã có khoảng 14 nghiên cứu được triển khaiở đây, trong đó có 05 nghiên cứu cấpthạc sỹ và 01 nghiên cứu cấp tiến sỹ. Từ những kết quả nghiên cứu và đánh giá này, cơ sở dữ liệucho KBV Rạn Trào cũng đã được xây dựng như danh lục các loài thủy sinh, hồ sơ cộng đồng…,đóng góp tích cực vào công tác quản lý tài nguyên ven bờ của huyện Vạn Ninh.

Về tăng cường năng lực

Đã có khoảng 35 sự kiện tập huấn, đào tạo được tổ chức với sự tham gia của khoảng 796 lượtngười, gồm các cán bộ và người dân địa phương về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến côngtác quản lý bảo vệ nguồn lợi, thực thi quy chế, phát triển sinh kế và kinh doanh. Bên cạnh đó, cáccán bộ và người dân tham gia trong công tác quản lý KBV Rạn Trào còn được tạo cơ hội để đượcgiao lưu, học hỏi với các địa phương khác thông qua các chuyến tham quan thực tế, tham gia trìnhbày Hội thảo từ cấp quốc gia đến cấp quốc tế, vùng.

Số người

trả lời

Page 130: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 130/150

PHẦN 5. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN128

H ạn chế và nguyên nhân: Mặc dù đạt được những kết quả nhất định nhưng mô hình KBV HSTbiển Rạn Trào vẫn gặp phải những hạn chế, khó khăn nhất định, đặc biệt khiđây còn được coi làmô hình trình diễn đầu tiên ở Việt Nam về QLTHVVB cấp cơ sở. Đó là:

Tính pháp lý c ủ a Khu bảo v ệ R ạn Trào: do trong chu trình đầu tiên quá tập trung vào việc thànhlập Khu bảo vệ, tổ chức cộng đồng nên mặc dù Khu bảo vệ Rạn Trào được ra mắt từ năm 2002nhưng chưa có tính pháp lý, chưa được sự công nhận chính thức của chính quyền cấp tỉ nh. Chínhđiều này cũng đã làm hạn chế tính hiệu quả trong điều phối với các cơ quan hữu quan địa phươngthực thi quy chế bảo vệ Rạn Trào dựa vào cộng đồng. Đến chu trình thứ hai, khi tính pháp lý củaKhu bảo vệ đã được xác lập với sự công nhận của UBND tỉ nh Khánh Hòa và quyết định thành lậpchính thức Khu bảo vệ Hệ sinh thái biển Rạn Trào của UBND huyện Vạn Ninh. Tuy vậy thách thứcđặt ra chính là sự công nhận ở cấp quốc gia khi mà mối quan tâm của các chính sách ch ỉ dànhcho các Khu bảo vệ quy mô lớn.

Tính k ế thừ a: trong quá trình vận hành Khu bảo vệ Rạn Trào đã có sự thay đổi vị trí lãnh đạo đứngđầu ở cấp huyện, cấp xã. Sự thay đổi này đã dẫn đến sự kế thừa không đầy đủ những sáng kiếncủa toàn bộquá trình và đã gây những ảnh hưởng nhất định đến những thành quả của dự án mặcdù về cơ bản thành phần và lực lượng nhân sự trong cơ cấu quản lý, tổ chức vẫn được duy trì.

H ệ thống c ơ sở d ữ li ệu: mặc dù đã có khá nhiều những điều tra, đánh giá và nghiên cứu trong khuvực tuy nhiên những dữ liệu, thông tin thu thập được chưa được lưu giữ một cách có hệ thống.Nguyên nhân là trong cơ cấu quản lý Khu bảo vệ chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việcthu thập và lưu giữ thông tin, bên cạnh đó các hoạt động quản lý chỉ chú tr ọng vào việc triển khaitrên thực địa mà chưa quan tâm đến các thông số khoa học.

T ổ chứ c đ i ều phối gi ữ a các c ơ quan chứ c năng: với vai trò lãnhđạo trong Ban quản lý KBV RạnTrào, UBND huyện Vạn Ninh làđơn vị chủ trì điều phối chính. Tuy nhiên nhận thức và năng lựcvề QLTHVVB của các cơ quan và các bên liên quan t ừ cấp tỉ nh đến huyện, xã còn chưa đầy đủ,do vậy hiệu quả điều phối gặp nhiều khó khăn dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lựchỗ tr ợ từ cấp tỉ nh cũng như lồng ghép các ho ạt động quản lý KBV trong hoạt động quản lý chungcủa địa phương.

Một số bài học kinh nghiệm

Các hạt nhân đị a phươ ng: Đây là một trong những yếu tố then chốt để triển khai QLTHVVB.Thông qua mô hình KBV Rạn Trào, các hạt nhân địa phương đã được lựa chọn và tạo thành 01mạng lưới hạt nhân địa phương, họ chính là các cán bộ, người dân từ cấp tỉ nh đến cấp huyện,có sự quan tâm đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề của vùng ven biển. Ở cấp tỉ nh, sự ủnghộ của lãnh đạo Sở NN&PTNT và Sở TNMT là những nhân tố vô cùng quan tr ọng để thuyết phụccác ban ngành ch ức năng khác cũng như chính quyền ở cấp tỉ nh có những hỗ tr ợ về nguồn lựcvà chỉ đạo kịp thời cho cấp triển khai dưới cơ sở. Ở cấp huyện, cấp xã những cán bộ, người dâncó năng lực đều đã được huy động tham gia vào cơ cấu quản lý của KBV HST biển Rạn Trào như Ban quản lý, các nhóm nòng cốt cộng đồng, và chính họ đã góp phần quyết định đến sự thànhcông của mô hình quản lý này. Tuy nhiênđiều quan tr ọng là cần phải duy trì và tiếp tục phát triểncác hạt nhân địa phương này theo cùng một mục tiêu chung để tập trung nguồn nhân lực, giữ vững các thành quả đạt được và tiến tới những thành công mới.

Page 131: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 131/150

Page 132: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 132/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI BANGLADESH

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN130

5.3. Một số tr ường hợp điển hình trên th ế giới7

Tr ường hợp 1. Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển tại Bangladesh

1. Bối cảnh

Bangladesh có phần lớn diện tích thuộc vùng đồng bằng châu thổ của ba hệ thống sông lớn: sôngHằng, sông Brahmaputra và Meghna. Ba con sông này g ặp nhau và tạo thành một lưu vực r ộngkhoảng 1.720.000 km2 ở phía nam của dãy núi Himalaya. Bờ biển dọc theo vịnh Bengal dài khoảng710 km, là nơi có một trong những vùng r ừng ngập mặn lớn nhất thế giới: r ừng Sunderban. Vùngđồng bằng này là một trong những khu vực màu mỡ nhất thế giới, có chiều ngang dọc theo bờ biển khoảng 350 km.

Khoảng 150 triệu người đang sống trên vùng đồng bằng này, bất chấp những r ủi ro từ lũ lụt gây rabởi gió mùa, dòng chảy nặng và bão nhiệt đới. Phần lớn vùng đồng bằng sông Hằng-Brahmaputracó mật độ dân số vào khoảng 1500 người/km2 khiến cho nơi này tr ở thành một trong những vùngđông dân cư nhất trên thế giới. Tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 2%.

Năm 1999, chính phủ Bangladesh đã thông qua một chính sách hỗ tr ợ cách tiếp cận QLTHVVB(MoWR 1999). Theo chỉ thị về thực hiện Chính sách này, một văn phòng phát triển chương trìnhthúc đẩy QLTHVVBđược thành lập vào năm 2001, thuộc cơ quan Quy hoạch Thủy lợi (WARPO)của BộThủy lợi. Năm 2005, một Chính sách về vùng ven biển đã được ban hành. 2. Thiết lập thể chế

Bangladesh có chính quyền quản lý tập trung cao với một nền văn hóa hành chính mạnh mẽ. Cácquyết định được đưa ra từ cấp trung ương, ngay cả với các vấn đề địa phương. Vùng ven biển làmột khu vực có sự yếu kém về thể chế: mặc dù đã có một số cơ quan chính phủ hoạt động tại cáckhu vực ven biển, song hầu như các cơ quan này không có mối liên hệ nào với nhau và thể chế r ờir ạc là tình tr ạng phổbiến. Chỉ có giao tiếp song phương giữa Bộ đất đai và các cơ quan thực thi kháckhi họ cần đất cho mục đích xây dựng. Hơn nữa, hầu như r ất ít cơ quan ch ịu trách nhiệm ở cấp địaphương, nếu có cũng chỉ được hoạt động từ cấp hành chính dưới quận (hay cấp Thana theo cáchgọi của Bangladesh và subdistrict theo tiếng Anh);đây không phải là một tr ường hợp mà tất cả cáccơ quan đều chịu trách nhiệm về chương trình liên quan đến các vùng ven biển (Islam et al. 2009).

Chính phủ Bangladesh, với sự tài tr ợ của các tổ chức quốc tế, đã đưa ra một Chính sách quốc giavề nước, hướng dẫn tất cả các hoạt động trong l ĩ nh vực này theo quan điểm quản lí tài nguyên nướctổng hợp (Integrated Water Resources Management). H ơn nữa, chính phủ đã chuẩn bịmột kế hoạchquản lý Nước quốc Gia (NWMP) xem xét các nhu cầu lâu dài, quản lý và sử dụng tài nguyên nướcxuyên suốt mọi l ĩ nh vực. Trong năm 2005, chính phủ đã đưa ra một Chính sách về vùng ven biển,cung cấp hướng dẫn chung cho tất cả các vấn đề cần quan tâm về quản lí và phát triển vùng venbiển, theo đó người dân ven biển có thể có được cuộc sống trong một môi tr ường an toàn và thuậnlợi. Chiến lược và các chương trìnhđầu tư đã được phát triển để thực hiện các mục tiêu chính sách.

7 Ng ườ i soạn: Dr. Marcel Marchand, chuyên gia t ư v ấn qu ốc t ế v ề qu ản lý vùng bờ , công ty t ư v ấnDeltares, Hà Lan

Page 133: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 133/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI BANGLADESH

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 131

3. Xác định ranh gi ới vùng ven biển

Vùng ven biển của Bangladesh có diện tích 47.201 km2, chiếm 32% diện tích cả nước, gồm có 19quận (hình 5.12), khoảng 35 triệu người sống ở vùng ven biển, chiếm 29% dân số cả nước.

Hình 5.12. Bản đồ vùng ven bi ển Bangladesh

Ba tiêu chí được xem xét để xác định ranh giới đất liền của vùng ven biển Bangladesh. Đó là: ảnhhưởng của nước thủy triều, xâm nhập mặn và lốc xoáy/bão. 19 quận của nước này đều bị ảnhhưởng tr ực tiếp hoặc gián tiếp bởi một số hiện tượng trên (Kế hoạch QLTHVVB, 2005).

4. Các vấn đề chính

Áp l ự c v ề không gian sử d ụ ng

Đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra thuộc khu vực đông dân cư nhất thế giới. Với mật độ dân số hơn 1000 người/km2 và tỉ lệ tăng dân số 2%, khu vực này có áp lực cao về không gian sử dụng.Ở Bangladesh, đồng bằng vẫn còn những vận động địa chất với các nhánh sông không ổn định.Xói mòn bờ sông và đảo là một trong những vấn đề chính, và có lẽ là nguyên nhân tự nhiên quantr ọng nhất dẫn đến việc thiếu đất đai và tái định cư bắt buộc.

Nông nghi ệ p và phòng chống l ũ l ụ t

Phần lớn dân số của vùng đồng bằng sông Hằng phụ thuộc vào ngành nông nghiệp và ngành

Page 134: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 134/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI BANGLADESH

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN132

công nghiệp liên quan đến nông nghiệp. Mỗi năm trên 60.000 người bị mất đất đai do xói mòn dọctheo các con sông chính. T ỉ lệ xói mòn hàng năm ước tính vào khoảng 10.000 ha trong khi đó bồitụ tự nhiên chỉ là 2.500 ha. Chống xói mòn làưu tiên hàng đầu của Bangladesh hiện nay.

Một nhân tố thứ hai làm hạn chế sản xuất nông nghiệp và giảm mức độ an toàn của cư dân nôngnghiệp là lũ lụt. Hầu như năm nào cũng có lũ lụt ở Bangladesh, với cường độ khác nhau. Trongmột năm bình thường, 20% diện tích cả nước bị ngập nước sông và nghẽn hệ thống thoát nước.Lũ lụt trong trong khoảng thời gian 100 năm có thể làm ngập 60% đất nước. Do đó, bảo vệ ngườidân khỏi lũ và cải thiện thủy lợi cũng là một mối quan tâm chính ở Bangladesh. Tính đến naykhoảng 1600 km2 đất nông nghiệp đã được bảo vệ tốt. Lũ lụt cũng có thể xảy ra do gió xoáy, bãovà sóng thần. Mặc dù tần suất của những tr ận lũ lụt này là thấp (những tr ận lũ lớn liên quan đếnbão và sóng thần được ghi nhận trong các năm 1970, 1991 và 2007), lũ lụt có thể r ất tàn khốc.Ví dụ, cơn bão tháng 4 năm 1991 với sóng thần cao 6 - 7,5 mét đã cướp đi sinh mạng của gần150.000 người.Cơn bão Bloha năm 1970 không mạnh bằng nhưng cũng là một cơn bão nhiệt đớichết chóc nhất trong lịch sử. Khó có thể biết được chính xác số lượng người thiệt mạng mà chỉ cóthể ước tính con số vào khoảng 300.000 đến 500.000 người. Đểgiảm tổn thất về người và của,Bangladesh đã tập trung vào phát triển hệ thống cảnh báo và dự báo lũ.

Chất l ượ ng nướ c

Vấn đề chính liên quan đến chất lượng nước là việc cung cấp nguồn nước uống đáng tin cậy. Hiệnnay nước mặt bị ô nhiễm do việc xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa được xử lí. Mặc dùBangladesh đã có những bước tiến đáng kể trong việc cung cấp nước sạch cho người dân, songvẫn có một sự khác biệt lớn về nguồn nước được cung cấp trên phạm vi toàn quốc. Việc sử dụngnhà vệ sinh r ất hạn chế, trung bình chỉ 16% ở các vùng nông thôn. Bệnh tiêu chảy tr ở thành mộtvấn đề sức khỏe lớn ở Bangladesh, làm chết hơn 100.000 tr ẻ em mỗi năm.

Vào cuối những năm 1970, nguồn nước ngầm từ giếng khoan đã thay thế các nguồn nước mặttruyền thống bị ô nhiễm. Tuy nhiên,đến năm 1993, nồng độ asen cao được phát hiện ở tầng nướcngầm nông. Khảo sát hiện tại (2001) cho thấy 25% dân số ở đồng bằng tiếp xúc với ô nhiễm vượtquá tiêu chuẩn quốc gia, và 25% khác không đáp ứng tiêu chuẩn của WHO.

Đất ng ậ p nướ c

Các vùng đất ngập nước nhạy cảm về mặt sinh thái của Bangladesh đang ch ịu áp lực r ất lớndo con người lấn chiếm và sử dụng chúng cho sinh kế và sản xuất của họ. Khu r ừng ngập mặnSunderban, là một khu Ramsar, cần sự quan tâm đặc biệt vì những phần quan tr ọng của r ừng đãbị mất do sự can thiệp của con người.

5. Các hoạt động QLTHVVB

Chính sách vùng ven biển quy định việc xây dựng và thực hiện Chiến lược Phát triển vùng venbiển để giảm nghèo, tăng tr ưởng kinh tế và phát triển xã hội. Chiến lược này sẽ là một sự xác địnhrõ giới hạn về mặt thời gian và nguồn lực với những hoạt động phát triển vùng bờ ưu tiên, nhưngtrong đó sẽ có đưa ra một quy trìnhđể thực hiện các chính sách ch ứ không chỉ là xây dựng một kế hoạch tổng thể truyền thống. Chiến lược như vậy đưa ra những chọn lựa quan tr ọng, chẳng hạntrong mối liên quan đến các mục tiêu khu vực, nhóm người thiệt thòi và các vấn đề khác. Tr ọng

Page 135: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 135/150

Page 136: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 136/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐỨC

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN134

Tr ường hợp 2: Quản lý tổng hợp vùng ven bi ển tại Đức

1. Bối cảnh

Bờ biển Đức bị phân cách theo hai biển: biển Bắc và biển Baltic. Đây không chỉ là sự phân cáchvề mặt không gian. Nguồn gốc khác nhau, chế độ thủy triều, độmặn và phạm vi tác động đã tạora một bờ biển riêng biệt và các hệ sinh thái ven biển khác biệt. Những hoạt động khai thác vùngven biển và các di sản văn hóa là không giống nhau và hệ thống liên bang ở Đức cho phép việcquản lý hai vùng một cách độc lập. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu phát triển vùngven biển tổng hợp đã ngày càng tr ở nên rõ ràng hơn.

Một chiến lược quốc gia cho việc phát triển và thực hiện QLTHVVBở Đức, dựa vào khuyến nghị 2002/413/EG của Liên minh châu Âu,đã được xây dựng trong năm 2005/06 và chính phủ chấpthuận vào tháng 3 năm 2006. Việc xây dựng chiến lược này là một phần của tiến trình QLTHVVB.Nó đi theo một tiến trình r ộng (sơ bộ) với sự tham gia của các bên khác nhau, t ổng hợp các bêntham gia phù hợp thành một nhóm hoạt động hỗ tr ợ, được trình bày, thảo luận tại các hội nghị.Trong quá trình này, những quan điểm khác nhau từ các bên liên quan và s ự cần thiết của việctrao đổi cởi mở rõ ràng đã xuất hiện và có ảnh hưởng đến chiến lược này.

Chiến lược đã mô tả và phân tích hiện tr ạng sinh thái, kinh tế, xã hội và pháp lý trong khu vực biểnvà ven biển, trên cơ sở đó diễn giải các bước hỗ tr ợ quá trình QLTHVVB và thực hiện các nguyên tắccơ bản của QLTHVVB. Nóđòi hỏi có sự phân tích hiện tr ạng vùng ven biển. Phần lớn các nguyên tắcQLTHVVB cơ bản đã được thực hiện bởi các công cụ pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nó thúc đẩycó một số chỉ nh sửa trong công cụ quản lý pháp lý và nhằm vào việc thúc đẩy quá trình QLTHVVBthông qua việc thành lập một ban thư kí QLTHVVB. Các diễn đàn QLTHVVBđược dự kiến như mộtphương tiện chính trong trao đổi và diễn giải các mục tiêu chung cho sự phát triển của các vùngven biển. Kinh nghiệm sẽ được tiếp thu thêm ở các cấp độkhác nhau trong các dự án đã thực hiện.

2. Thiết lập thể chế

Đức có một cơ cấu chính phủ liên bang và bao gồm các tiểu bang của liên bang được gọi là‘Länder’. Trong các vùng nước ven biển, hơn 10 bộ thuộc cấp quốc gia và cấp tiểu bang cũng như chính quyền các cấp quốc gia, cấp tiểu bang và cấp khu vực phải có trách nhiệm. Một vấn đề đặcbiệt trong vùng nước ven biển là sự mở r ộng quyền quản lý về mặt không gian khác nhau. Các bộ thuộc Liên bang chịu trách nhiệm về các vùng biển và ven biển bao gồm BộNgoại giao, Nội vụ, Tàichính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công trình Côngcộng và Quy hoạch thành phố, Môi tr ường, Giáo dục và Nghiên cứu. Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan hành pháp có trách nhi ệm dọc theo vùng ven biển như Viện Thủy sản (BFAFi), Vận chuyểnvà thủy văn (BSH), Bảo tồn thiên nhiên (BfN) và Cơ quan Môi tr ường (UBA).

Các tiểu bang ch ịu trách nhiệm chính về quản lý vùng ven biển. Cơ sở quản lý là hệ thống quyhoạch không gian được xây dựng tốt và được thiết kế có thứ bậc, mà có thể xem là mang tínhtổng hợp ở một sốkhía cạnh. Quan tr ọng nhất trong khía cạnh này là các chương trình Quy hoạchvùng có ràng buộc về mặt pháp lý do các cơ quan quy hoạch vùng của mỗi Liên bang hoặc khuvực xây dựng. Kết quả của quá trình quy hoạch là các bản đồ cho thấy hiện tr ạng khai thác thựctế và các mục tiêu phát triển tương lai. Các chương trình Quy hoạch vùng đảm bảo tính liên tụcvà độ tin cậy của các quá trình quy hoạch và ra quyết định.

Page 137: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 137/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐỨC

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 135

3. Xác định ranh gi ới vùng ven biển

QLTHVVB sẽ được áp dụng trong phạm vi các đặc khu kinh tế, trong khu vực kéo dài 12 dặm, cácvùng nước chuyển tiếp theo qui định của Chỉ thị Khung kế hoạch về tài nguyên nước, các khu lâncận vùng cửa sông, vùng ch ịu ảnh hưởng của thủy triều cũng như các quận lân cận và các đơnvị hành chính tương ứng trên bờ. QLTHVVB phải thâm nhập vào mọi l ĩ nh vực liên quan, do đó,tất cả các bên s ẽ đóng góp để thực hiện. Trong lúcđó, các cách tiếp cận từ trên xuống (top down)hoặc từ dưới lên (bottom up) phải bổ sung cho nhau vì các cách ti ếp cận khác nhau s ẽ phù hợpcho các vấn đề hay các thách thức khác nhau.

Hình 5.13. Bản đồ vùng ven bi ển Đức (Màu xanh da tr ời nhạt là vùng 12 dặm, màu xanh datr ời đậm hơn là đặc khu kinh tế)

4. Các vấn đề chính

V ận chuy ển và phát tri ển c ảng bi ển

Bờ biển Đức có lưu lượng vận chuyển dày đặc. Các cảng chính là Hamburg và Bremen. Tại đâyluôn luôn tồn tại một nguy cơ về sự cố tràn dầu và hóa chất.

Khai thác mỏ: khí đốt và d ầu

Vùng biển Bắc và biển Wadden có các h ồ chứa dầu và khí đốt lớn. Số lượng các giàn khoan dầukhí đã tăng từ 300 lên 475 từ 1990 đến 1998. Việc khai thác và vận chuyển qua đường ống luônluôn chứa r ủi ro nhất định về sự cố tràn dầu.

N ăng l ượ ng tái t ạo: c ối xay gió trên bi ển và trên đất li ền

Mặc dù 14 trang tr ại gió ngoài khơi với 80 cối xay gióđã được cấp phép quy hoạch từ vùng đặckhu kinh tế Đức, đến nay chúng vẫn chưa được xây dựng. Những tác động của sự phát triển trang

Page 138: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 138/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐỨC

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN136

tr ại gió ngoài khơi đã gây ra một cuộc tranh luận giữa nhiều bên ở Đức. Việc thành lập các khuvực đa mục tiêu trên biển có thể đem lại tiềm năng tổng hợp các nhu cầu mâu thuẫn nhau bằngcách tối ưu hóa sự phù hợp giữa những người sử dụng.

Khai thác thủ y sảnBiển Bắc là một trong những vùng biển đánh bắt cá sâu r ộng nhất trên thế giới. Bên cạnh mộtsố loài cá vẫn trong tình tr ạng tốt thì r ất nhiều loài cá khác đang b ị đánh bắt quá mức một cáchnghiêm tr ọng (chẳng hạn như cá tuyết và cá bẹt). Một số phương thức đánh bắt cá gây hại chomôi tr ường (như thả lưới dưới đáy biển) và có những xung đột với các ngành khác chẳng hạn như các trang tr ại gió và các hoạt động khác làm giảm diện tích có thể đánh bắt.

Du l ị ch

Đối với hầu hết các thị tr ấn ven biển, du lịch là hoạt động kinh tế chính. Dự báo sẽ có các xung độttiềm năng với các hoạt động ven biển khác như hoạt động ở trang tr ại gió (làm hỏng cảnh quan)và hoạt động bảo tồn thiên nhiên (làm nhiễu loạn).

An toàn v ớ i l ũ l ụ t

Có tới 12.000 km2 đất thấp ở vùng ven biển ở Đức dễ bị lũ lụt. Nếu không được bảo vệ, vùng đấtnày sẽ bị ngập trong những đợt sóng bão mạnh. Hơn 2,3 triệu người sống trong những vùng đấtthấp ven biển này. Hàng triệu euro được chi hàng năm cho các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ ngườivà tài sản nơi đây.

Bảo t ồn thiên nhiên

Phần lớn các vùng ven biển nằm trong tình tr ạng bảo vệ của Mạng lưới Natura2000 (mạng lướicác khu bảo tồn thiên nhiên) của Liên minh châu Âu. Đặc biệt, vùng biển Wadden có các giá tr ị về mặt tự nhiên r ất cao và có tầm quan tr ọng quốc tế bởi có các loài chim di cư và là khu vực nuôidưỡng nhiều loài cá. Thường xuyên có mâu thuẫn giữa bảo tồn và r ất nhiều hoạt động khác trongvùng ven biển như là vận chuyển, đánh bắt cá và vận hành trang tr ại gió.

5. Các hoạt động QLTHVVB

Chính phủ liên bang đã cải thiện bộ công cụ pháp lý bằng việc áp dụng luật pháp của châu Âu -đặc biệt là Đánh giá Môi tr ường chiến lược, chỉ thị khung hoạt động về tài nguyên nước, mở r ộngcủa Đạo luật Tự do Thông tin và sự tham gia của công chúng cũng như các hướng dẫn của Natura2000 - đưa vào luật pháp của Đức và qua s ự phát triển mạnh các quy định quốc gia (như luật tăngcường việc bảo vệ người dân khỏi lũ, mở r ộng quy hoạch vùng tới Vùngđặc quyền kinh tế và sửađổi Pháp lệnh Lắp đặt ngoài khơi (Offshore Installations). Hơn nữa, các chương trình có mục đíchphát triển phù hợp với QLTHVVBđã được thiết kế phối hợp với các tiểu bang. Chương trình baogồm hội nghị hàng hải quốc gia, khái niệm cảng của các c ảng biển Đức, chỉ huy trung tâm trongcác tr ường hợp hàng hải khẩn cấp. Các vấn đề quan tr ọng khác bao gồm các chiến lược quốc giavề phát triển bền vững và đa dạng sinh học, chiến lược biển cũng như hợp tác ba bên về bảo vệ biển Wadden với Hà Lan và Đan Mạch.

Page 139: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 139/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐỨC

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 137

Trong những năm gần đây, các tiểu bang của Đức đã phát triển các hoạt động đa dạng trong l ĩ nhvực quy hoạch và phát triển vùng cũng như các phương pháp quản lý tổng hợp vùng ven bờ. Bêncạnh đó, chính quyền địa phương đã hướng tới các mục tiêu và các hành động vì tầm quan tr ọng củaQLTHVVB thông qua hợp tác khu vực, tham gia vào các diễn đàn và các dự án quốc tế cũng như cáchoạt động trong khung hành động của các dự án địa phương trong Chương trình nghị sự 21.

6. Kết quả và triển vọng

Chiến lược quốc gia kêu gọi một số điều chỉ nh về các công cụ pháp lý và nhằm vào việc thúc đẩyquá trình QLTHVVB thông qua việc thiết lập một ban thư kí QLTHVVB. Diễn đàn QLTHVVBđượcdự kiến như một phương tiện chính để trao đổi và xây dựng các mục tiêu chung cho sự phát triểncủa các vùng ven biển.

Các tiểu bang đã tăng cường nỗ lực của họ để thiết lập các nguyên tắc QLTHVVBở cấp khu vực vàđịa phương, xây dựng tuyên ngôn về sứ mệnh QLTHVVB của họ. Mặt khác, QLTHVVBđược xemnhư là một phương pháp tiếp cận sinh thái với định hướng nhấn mạnh về khía cạnh môi tr ường.Chiến lược của Đức vẫn chưa tác động được đến các khía cạnh quan tr ọng về kinh tế và xã hội.

Cơ cấu liên bang của Đức có r ủi ro tiềm tàng là mỗi tiểu bang ven biển của Đức sẽ thực hiện kế hoạch của riêng mình mà không tham vấn và hợp tác với các tiểu bang khác (chẳng hạn thiếusự trao đổi giữa vùng Baltic và vùng biển Bắc). Trong quy hoạch vùng, việc xác định các bên liênquan và sự tham gia của công chúng ch ỉ diễn ra ở một mức độ r ất hạn chế và ở giai đoạn muộn.

7. Bài học kinh nghiệm

Có hai tr ường hợp nghiên cứu điển hình ở vùng ven biển Đức: cửa sông Oder và v ịnh Lubeck.Tr ường hợp ‘QLTHVVB - cửa sông Oder’ là một dự án nghiên cứu chủ yếu ở cấp vùng nhằm thunhập hiểu biết chứ không đưa ra các giải pháp thực hiện. Tr ường hợp ‘QLTHVVB - vịnh Lubeck’là một phương án địa phương về bảo vệ bờ biển sử dụng cách tiếp cận QLTHVVB. Cả hai nghiêncứu cho thấy tầm quan tr ọng của sự tham gia của các bên liên quan ở vùng ven biển. Sự ủng hộ của họ là r ất quan tr ọng trong việc chấp thuận QLTHVVB và thành công của các dự án. Tr ườnghợp Lubeck sử dụng phân tích độ nhạy cảm được chứng minh là một công cụ thiết thực cho mộtquá trình tham gia một cách sáng t ạo. Câu hỏi làm thế nào để QLTHVVBđược tr ả lời khác nhautrong 2 tr ường hợp. Tr ường hợp ‘QLTHVVB - cửa sông Oder’ đem lại kinh nghiệm tốt về chươngtrình cấp khu vực. Nó như một cái ô phù hợp để đạt được các cam kết về mặt chính tr ị. Các hoạtđộng của văn phòng chương trình nghị sự đã dẫn đến các cấu trúc mới về công việc, truyền thôngvà thông tin trong khu vực. Tr ường hợp ‘QLTHVVB - vịnh Lubeck’ tích hợp các khía cạnh củaQLTHVVB vào các giải pháp phòng vệ ven biển. Một mặt, điều đó sẽ dẫn đến sự lệ thuộc của cáckhía cạnh QLTHVVB trong các giải pháp phòng vệ ven biển. Mặt khác, việc tài tr ợ cho các giảipháp này đã được quy định bởi pháp luật và sẽ được tiếp quản bởi cấp chính quyền cao hơn.

Đức là một ví dụ về một đất nước phát triển đang cố gắng thực hiện QLTHVVB. Vì chiến lượcchung về QLTHVVB vừa mới được thông qua (2006) nên vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luậncuối cùng về hiệu quả của nó. Những gì có thể học được từ tr ường hợp này là ngay cả với mộtđất nước có r ất nhiều luật và hiến pháp thì vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát triển vùng venbiển một cách bền vững và tổng hợp, mà một phần là do cơ cấu hành chính chồng chéo và phânmảnh. Ngoài ra, còn vấn đề về sự cam kết của các bên liên quan v ẫn chưa được giải quyết.

Page 140: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 140/150

Page 141: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 141/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI SURINAME

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 139

3. Xác định ranh gi ới vùng ven biển

Ranh giới của khu vực QLTHVVBở Suriname được xác định dựa trên sự kết hợp giữa các đặcđiểm về hành chính và tự nhiên. Phần hướng ra biển được giới hạn bởi khu vực 12 hải lý, ngh ĩ alà vùng lãnh hải của quốc gia trong đó luật pháp và các quy định được phép thi hành. Trên đất liềnkhu vực QLTHVVB bao gồm vùng ven biển mới được bồi lấn và vùng ven biển cũ, chủ yếu gồmđất sét với một số các doi cát và lớp vỏ sò. Nó bao gồm các doi cũ (cảnh quan Lelydorp8) và tầngsét biển cũ (cảnh quan Para 9), là vùng vàng nhạt trên bản đồ hiện tr ạng đất. Các mảnh đất nhỏ của làng Zanderij hay vùng cảnh quan ‘Dek’ cũng nằm trong khu vực QLTHVVB (vùng màu tr ắng).

4. Các vấn đề chính

Hầu hết các hoạt động kinh tế và phần lớn dân số Suriname đều tập trung ở vùng ven biển. Điềunày làm cho việc xây dựng và thực thi chính sách quản lí tổng hợp vùng ven biển không phải làmột nhiệm vụ dễ dàng. Có vô số các vấn đề nhưng chỉ cần một giải pháp.

H ạn chế trong phát tri ển kinh t ế và sử d ụ ng tài nguyên thiên nhiên

Vùng ven biển của Suriname được ưu đãi với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai màu mỡ,nước ngọt, tr ữ lượng cá và tôm, r ừng, tài nguyên dầu và khoáng sản. Hiện nay một số trong những tàinguyên này được sử dụng chưa đúng mức và/hoặc sử dụng một cách r ất không hiệu quả, trong khinhững tài nguyên khác có xu hướng bị khai thác quá mức. Những vấn đề này cản tr ở sự tăng tr ưởngbền vững và cân bằng kinh tế ở các huyện nông thôn và dẫn đến việc di cư đến Paramaribo.

Xói l ở bờ bi ển

Phần lớn bờ biển Suriname chiếm ưu thế về đất bùn có r ừng ngập mặn. Các động lực về xói mònvà bồi tụ bờ biển bị chi phối bởi một hệ thống các bờ đất bùn lớn và các khu vực giữa bờ chạytheo hướng đông tây dọc theo bờ biển. Khu vực có bờ đất bùn ở bờ biển thì đang được bồi tụ cònnhững khu vực giữa các bờ thì đang b ị xói mòn. Trong một thời gian r ất dài (hàng ngàn năm), toànbộ bờ biển này sẽ được bồi đắp dần.

Việc phá hủy tại chỗ các vành đai bảo vệ r ừng ngập mặn dọc theo bờ biển và các khúc sông bên

8 Tên một th ị tr ấn c ủ a qu ận Wanica thu ộc Suriname9 Tên một qu ận c ủ a Suriname

Page 142: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 142/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI SURINAME

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN140

trong càng làm tr ầm tr ọng thêm quá trình xói mòn tự nhiên. Việc xây dựng đê biển đã giải quyếtđược kịp thời vấn đề xói mòn tuy nhiên việc bảo dưỡng đê điều là cần thiết. Chuyển đổi r ừng ngậpmặn thành đất nông nghiệp dẫn đến xói mòn bờ biển nghiêm tr ọng và làm mất đất đáng kể. Việcmở r ộng đô thị về phía bắc của Paramaribo đang đe dọa các khu vực r ừng ngập mặn và có thể dẫn đến các vấn đề như gia tăng xói mòn bờ biển, gây ách tắc thoát nước và ngập lụt.

Lỗ hổng trong qu ản lí bảo t ồn thiên nhiên

Suriname là một trong số ít các quốc gia có nhiều bờ biển vẫn còn được bao phủ bởi r ừng ngậpmặn nguyên sơ. Nhiều giá tr ị tự nhiên quan tr ọng dọc bờ biển thuộc một trong các MUMAs (khuvực quản lí đa dụng). Thật không may, các khung thể chế để quản lí khu vực này còn yếu do mộtloạt các yếu tố bao gồm thiếu nhân sự, thiếu vốn, chính sách và thực thi pháp luật môi tr ườngchưa đầy đủ, sự điều phối giữa các bộ liên quan còn kém. Hơn nữa, một số lượng lớn các mối đedọa đã được xác định, bao gồm phá r ừng, đốt các thảm thực vật, săn bắn và săn bắt tr ộm, chiếmđất trái phép và khai thác nước tưới tiêu từ các đầm lầy nước ngọt. Điều này một phần là do sự yếu kém của các cơ quan quản lí.

Thi ếu quy hoạch không gian và c ơ sở hạ t ầng

Với sự tập trung đông nhất và vẫn đang phát triển về dân số, Paramaribo phải đối mặt với nhữngthách thức nghiêm tr ọng liên quan đến các tiện ích công cộng, cơ sở hạ tầng đường bộ và pháttriển nhà ở. Thật không may là khung pháp lý và luật pháp quy hoạch không gian và phát triển cơ sở hạ tầng là không đủ để đáp ứng với những yêu cầu này. Thiếu nhân sự và sự trì tr ệ làm việc củacác cơ quan công quyền càng làm vấn đề thêm nan giải, dẫn đến ùn tắc giao thông, suy thoái chấtlượng môi tr ường và sử dụng không gian không hiệu quả. Mặc dù ít căng thẳng hơn nhưng mộtsố trong những vấn đề này cũng đã xuất hiện ở các đô thị cũng như các vùng nông thôn ven biển.

Các v ấn đề trong qu ản lí nướ c và môi tr ườ ng

Vì tính chất địa mạo của khu vực ven biển nên chế độ thủy văn trên bề mặt cũng như nước ngầmr ất phức tạp và gây ra một số vấn đề cho quá trình phát triển. Các vấn đề quan tr ọng nhất là: lũ lụtđịnh kì do mưa lớn và sự lên xuống của thủy triều, xâm nhập mặn (qua sông và nước ngầm), cảntr ở dòng nước chảy tự nhiên và các vấn đề về chất lượng nước. Xói lở bờ sông và nhu cầu hoatiêu cho giao thông đường thủy yêu cầu các biện pháp k ĩ thuật nạo vét sông. Bên cạnh các vấnđề này, khả năng đồng hóa của các khoang đất và không khíđang b ị quá tải cục bộ, dẫn đến sự suy giảm chất lượng môi tr ường.

5. Các hoạt động QLTHVVB

Tham v ấn các bên liên quan, hội thảo, đ ào t ạo t ại chỗ

Hơn 80 cuộc họp với các bên liên quan khác nhau đã được tổ chức trong thời gian từ tháng 2 đếntháng 6 năm 2009. Phần lớn các thông tin thu thập theo cách này đã được sử dụng trong giaiđoạnphân tích. Kết quả đầu ra của giai đoạn phân tích được thảo luận với các bên liên quan và nhữngngười khác quan tâm đến các vấn đềQLTHVVB thông qua các hội thảo được tổ chức vào tháng 08năm 2009. Kết quả của hội thảo (các ưu tiên và các đề xuất) được đưa vào Kế hoạch QLTHVVB.

Page 143: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 143/150

Page 144: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 144/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI SURINAME

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN142

việc tích tụ liên tục ở bờ biển. Tuy nhiên, các công trình k ĩ thuật dọc theo bờ biển làm ngăn cảnquá trình bồi tụ do thủy triều, làm cản tr ở nghiêm tr ọng sự tăng lên của mực nước biển.

Các bi ện pháp và khuy ến ngh ị

Một trong những tr ở ngại chủ yếu cho việc quản lí tổng hợp bờ biển thành công là môi tr ườngthể chế, trong đó bao gồm cả các cơ quan và tổ chức chính phủ cũng như khung pháp lý. Đối vớinhiều l ĩ nh vực liên quan đến chính sách, pháp luật hiện đại đã được soạn thảo (ví dụ như luật môitr ường), nhưng phần lớn là chưa được ban hành. Việc thiếu sự liên kết trong chính phủ và sự hạnchế về nhận lực có trình độ cao càng làm cho nỗ lực phối hợp để giải quyết các vấn đề ven biểntr ở nên r ất khó khăn.

Luật QLTHVVBđã được đề xuất để đảm bảo sự điều phối và tổng hợp tối đa trong quản lí bờ biển.Khi luật QLTHVVBđược đưa vào hệ thống pháp luật hiện hành mà trong đó một số điều luật đangáp dụng đã bao gồm một số quy định liên quan đến vùng ven biển, có lẽ việc cần thiết phải làm làsửa đổi lại một số điều luật này để làm cho chúng tr ở nên hài hòa với Luật QLTHVVB.

Các hành động chung và các biện pháp cụ thể đã được xác định để giải quyết các vấn đề khu vựcven biển. Các hành động chung cần được thực hiện ở cấp quốc gia và chủ yếu giải quyết với sự điều chỉ nh về thể chế như pháp chế, nâng cao nh ận thức, xây dựng cơ sở dữ liệu và cải cách thể chế. Các biện pháp cụ thể nhắm tới từng vấn đề cụ thể và thường được bản địa hóa (tức là liênquan đến một huyện hoặc địa phương cụ thể).

Một phần ngân sách vừa phải được đầu tư cho công tác nghiên cứu, các dự án nghiên cứu, đàotạo, tư vấn và xây dựng kế hoạch trong 5 năm tiếp theo. Ngoài ra, việc thực hiện duy tu các bờ sông, nâng cấp mạng lưới cấp nước và hoàn thành s ẽ cần một nguồn đầu tư đáng kể.

Cần phải nhấn mạnh r ằng đối với một số lớn các biện pháp thì việc không bổ sung ngân sách làcần thiết. Thay vào đó, những biện pháp này đòi hỏi các hoạt động của các tổ chức chính phủ,được tài tr ợ thông qua ngân sách hàng n ăm của họ, mặc dù điều này có thể đòi hỏi việc tái phânbổ ngân sách. Nhiều biện pháp chung, như việc thông qua và thực thi các điều luật cần phải cósự tham gia tích cực của các Bộ và nội các chính phủ.

K ế hoạch nâng cao nh ận thứ c

Mục đích của việc nâng cao nh ận thức QLTHVVB là giúp tạo ra một môi tr ường thuận lợi để thôngtin cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan v ề các vấn đề và lợi ích của QLTHVVBvà giúp thúc đẩy những thay đổi trong hành vi của các nhà ho ạch định chính sách, các biên liênquan quan tr ọng và r ộng hơn là xã hội dân sự. Mục đích là để đạt được hiệu quả lâu dài về hànhvi và tháiđộ.

6. Kết quả và triển vọng

Dự thảo kế hoạch QLTHVVB, Dự thảo kế hoạch nâng cao nh ận thức và dự thảo luật QLTHVVBđãđược trình chính phủ Suriname. Cùng với nhau chúng tạo thành một bước quan tr ọng hướng tớisự phát triển bền vững vùng ven biển. Nó tùy thuộc vào việc chính phủ thúc đẩy và khởi động thực

Page 145: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 145/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN TẠI SURINAME

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 143

hiện những nhân tố này như thế nào. Trong khi đó, tr ường đại học ở Paramaribo tiếp tục nghiêncứu về quản lí nước và các quá trình ven biển. Các tổ chức phi chính phủ như WWF - Guyanastiếp tục làm việc cùng cộng đồng ngư dân để xây dựng các k ĩ thuật đánh bắt cá bền vững hơn vàhỗ tr ợ nâng cao nh ận thức cộng đồng địa phương. Bờ biển của Suriname vẫn còn được bao phủ bởi r ất nhiều hệ sinh thái phong phú và vẫn còn chưa muộn để bảo tồn chúng. QLTHVVB vẫn cònchậm trong giaiđoạn chuẩn bị và hi vọng r ằng nó sẽ sớm tăng tốc và được triển khai tốt.

7. Các điểm cần học tập

Chúng ta có thể rút ra một số bài học quan tr ọng từ nghiên cứu này. Tr ước hết chúng ta thấy r ằngviệc thực hiện các biện pháp QLTHVVB không thực sự là vấn đề tiền bạc. QLTHVVB không cầnnguồn đầu tư lớn. Thay vào đó nó đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách s ẵn lòng cải thiện môitr ường thể chế, cùng với các điều luật và quy định mới. Do đó chúng ta thấy r ằng QLTHVVB làmột quá trình hướng đến một thể chế quản lý tốt. Nhiều điều có thể đạt được nếu các sáng kiếnđược phát triển và thực hiện.

Chúng ta cũng thấy r ằng tăng mực nước biển không phải là vấn đề nghiêm tr ọng, miễn là bờ biểnr ừng ngập mặn tự nhiên được duy trì. Mặc dù các bờ biển của Suriname r ất ngập mặn có thể tiếptục duy trì công việc mà không cần chi phí: cuốn các tr ầm tích và tích tụ chúng lại để tăng lên cùngvới mực nước biển đang tăng.

Một điều hiển nhiên từ nghiên cứu này là QLTHVVB không chỉ bảo vệ các giá tr ị sinh thái. Thayvào đó, nó còn giải quyết các vấn đề tr ực tiếp ảnh hưởng đến đời sống ấm no của con người sốngở bờ biển. Sản lượng đánh bắt cá suy giảm, ngập lụt thường xuyên trong thành phố và ô nhiểmthủy ngân, mặc dù đã được đề cập nhưng không nghiêm tr ọng, có ảnh hưởng tr ực tiếp đến sứckhỏe người dân và thu nhập của họ. Sử dụng khôn khéo các hệ sinh thái hiện tại, được thúc đẩybởi việc triển khai các khu vực quản lí đa dụng (MUMAs), là một khái niệm có lợi cho cả sự thịnhvượng của con người lẫn đa dạng sinh thái. Mặc dù công tác triển khai này vẫn đang được tiếp tụchoàn thiện nhưng việc thiết lập các MUMA từ những năm 90 đã cho thấy Suriname đã thấy đượctầm quan tr ọng của chúng từ lâu.

Page 146: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 146/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Amy W. Ando, Madhu Khanna, Amy Wildermuth and Suzanne Vig. 2004.Natural ResourceDamage Assessment: Methods and Cases . Illinois Waste Management and ResearchCenter (A Division of the Illinois Department of Natural Resources) One Hazelwood Dr.Champaign, IL 61820.

2. Bunce, L., P. Townsley, R. Pomeroy and R. Pollnac. 2000.Socioeconomic Manual for Coral Reef Management. Australian Institute of Marine Sciences, Townsville, Australia.

3. BMVBS and BBR. 2006. ICZM:strategies for coastal and marine spatial planning , Researchproject of the Federal Ministry of Transport, Building and Urban Affairs (BMVBS) and FederalOf ce for Building and Spatial Planning (BBR).

4. Ceballos-Lascurain, H. 1996. Tourism, Ecotourism and Protected Areas: The state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development. IUCN, Gland,Switzerland and Cambridge, UK.

5. Cicin-Sain B., and Knecht R., 1998.Integrated Coastal and Ocean Management: Concept and Practices. Island Press.

6. Cifuentes Arias, M. 1992. Determinacion de Capacidad de Carga Turistica en AreasProtegidas. CATIE, Turrialba, Costa Rica.

7. Clark, J.R. 1998. Coastal sea: The conservation challenge. Blackwell science 1998.

8. Clark, J.R., 1992. Integrated Management of Coastal Zone . FAO Fisheries Technical Paper.No.327. Rome, FAO. 1992. 167p.

9. Courtney, C. A. and White, A.T., 2000.“Integrated Coastal Management in the Philippines:Testing New Paradigms, Coastal Management 28 (2000): 39-53.

10. Coccossis, H. and Mexa, A. (eds) 2004. The Challenge of Tourism Carrying Capacity Assessment: Theory and Practice , Ashgate, Aldershot

11. Cụ c Bả o vệ Môi tr ườ ng, Báo cáo k ế t qu ả d ự Xây d ự ng và tri ển khai mô hình qu ản lý t ổng hợ p đớ i bờ (QLTH ĐB) cho các t ỉ nh ven bi ển Vi ệt Nam, giai đ oạ n 2003-2004.

12. DA-BFAR, DENR-CEP, DOST-PCAMRD, HARIBON, ICLARM, IIRR, 1998.Training Manual on Integrated Coastal Management: Philippines.

13. EUCC, 2007.Coastal management in Germany, special Coastline.

14. Forest Inventory and Planning Institute (FIPI). 2001.Report on national forest inventory implemented by Decision No. 03/2001/QD-TTg of Prime Minister dated 5 January, 2001.

15. Gerald Gerald Schernewski. 2002. Integrated Coastal Zone Management (ICZM): FromEuropean strategy to practise in Germany, Baltic Sea Research Institute Warnemünde.

16. GoB 2005: Coastal Zone Policy . Ministry of Water Resources, Government of the People’sRepublic of Bangladesh.

Page 147: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 147/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17. Integriertes Küstenzonenmanagement in Deutschland. Nationale Strategie für ein integriertesKüstenzonenmanagement. 2006. Kabinettsbeschluss vom 22.03.2006 Bundesministeriumfür Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit. Bonn.

18. Jackson, B. and A. Ingles. 1995. Participatory Techniques for Community Forestry: A Field Manual . Nepal - Australia Community Forestry Project. Technical Note 5/95. ANUTECH PtyLtd, Canberra.

19. Kay R., Alder J., 1999. Coastal planning and management. Spon Press, 2000.

20. Nagothu U.S., Sekhar N.U. 2005.Integrated coastal zone management in Vietnam: Present potentials and future challenges . Ocean & Coastal Management, V. 48, P. 813 - 827.

21. Nguyễn Chu Hồi, 2003. C ơ sở Tài nguyên và Môi tr ườ ng. Giáo trình cho sinh viên Đại HọcKhoa học và Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyen Chu Hoi, 2003.National environment strategy and implementation in coastal areasin Vietnam. Training documents on MPA management in Nha Trang city.

23. Nguyen Chu Hoi, 2005.ICZM lecture(MSc education program of Aquaculture Department).Nha Trang University.

24. PEMSEA, 2009.ICZM training materials for level 01 (draft).Da Nang city.

25. Post, J.C. and Lundin, C.G., 1996. Guidelines for Integrated Coastal Zone Management.The World Bank, Washington D.C., USA.

26. Pomeroy R.S. and R. Rivera-Guieb, 2008. Đồng qu ản lý nghề cá – Sổ tay Thự c hành. Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.27. Ortolano, L. 1984. Environmental Planning and Decision Making , John Wiley and Sons,

New York

28. Sở Tài nguyên và Môi tr ườ ng Quả ng Nam, 2008, Dự án qu ả n lý t ổ ng hợ p vù ng bờ t ỉ nhQu ả ng Nam-nhữ ng bài họ c kinh nghi ệ m.

29. Townsley, P. 1996. Rapid Rural Appraisal, Participatory Rural Apraisal and Aquaculture.FAO Fisheries Technical Paper no. 358. Food and Agriculture Organization of the UnitedNations, Rome.

30. Walters, J.S., J. Maragos, S. Siar and A. White. 1998. Participatory Coastal Resource Assessment: A Handbook for Community Workers and Coastal Resource Managers . CoastalResource Management Project and Silliman University, Cebu city, Philippines.

Page 148: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 148/150

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN146

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Website tham kh ảo

http://pemsea.org

http://oceanworld.tamu.edu/students/coral/- r ạn san hô

http://www.seagrasswatch.org/home.html - cỏ biển

http://www.bulletin.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese/C1177/2009/08/N26196/?1 - Biế n đổ i khíhậ u và đa dạ ng sinh họ c ở Việt Nam (GS.TS Võ Quý [Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 219, 2009).

http://upload.mt.gov.vn/pdf/Kich%20ban%20Bien%20doi%20khi%20hau%20cho%20Viet%20 Nam.pdf - Kịch bản biển đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

http:// ood. retree.net - Mực nước biển dâng

http://www.worldclimatereport.com/index.php/category/climate-changes/sea-level-rise/ - Biến đổikhí hậu

http://www.climate.org/topics/sea-level/index.html - Biến đổi khí hậu.

http://mcdvietnam.org/vi-VN/News/bienvavungbo/cauchuyenquanly/ykienchuyengia/2009/05/MCD-voi-cong-cu-quan-li-tong-hop-tai-nguyen-va-bao-ve-moi-truong-bien-hai-dao/136.aspx -MCD vớicông cụ quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi tr ường biển, hải đảo.

Khóa học qua mạng tham khảo

CoastLearn (EUCC)

IKZM Lerner (Germany/Poland)

OceanTeacher (IOC Unesco)

Page 149: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 149/150

Page 150: Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

8/4/2019 Quản lý tổng hợp vùng ven biển - ĐH Nha Trang, MCD

http://slidepdf.com/reader/full/quan-ly-tong-hop-vung-ven-bien-dh-nha-trang-mcd 150/150