QU¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC ë CéNG HßA D¢N...

183
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ ÁNH QU¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LμO Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Hà Nội - 2016

Transcript of QU¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC ë CéNG HßA D¢N...

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ ÁNH

QU¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC

ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO

Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và

giải phóng dân tộc

Hà Nội - 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ ÁNH

QU¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC

ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO

Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và

giải phóng dân tộc

MÃ SỐ: 62 22 03 12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Hà Mỹ Hương

2. PGS.TS. Thái Văn Long

Hà Nội - 2016

Bản đồ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công

trình nào khác.

Tác giả

Đỗ Thị Ánh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 7

1.1. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được 8

1.2. Những vấn đề nghiên cứu chưa được giải quyết và cần tập trung làm rõ 23

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC BẢO VỆ,

CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO SAU CHIẾN TRANH LẠNH 25

2.1. Nhân tố trong nước 25

2.2. Nhân tố quốc tế 45

Chương 3: THỰC TIỄN BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA

CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 1991 ĐẾN

NĂM 2011 61

3.1. Đường lối bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân

dân Lào 61

3.2. Thực tiễn 20 năm bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào (1991 - 2011) 76

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP

DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ

NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 103

4.1. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công cuộc bảo vệ, củng cố

độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 103

4.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 136

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 172

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ

viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

1. ACD Asia Cooperation Dialogue Diễn đàn đối thoại hợp tác

châu Á

2. ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á

3. APEC Asia - Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu

Á - Thái Bình Dương

4. AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN

5. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

6. ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

7. ASEM Asia - Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu

8. CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương

9. CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

10. CNTB Chủ nghĩa tư bản

11. CNXH Chủ nghĩa xã hội

12. CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

13. EU European Union Liên minh Châu Âu

14. ĐLDT Độc lập dân tộc

15. FAO Food and Agriculture

Organization

Tổ chức Nông nghiệp và

lương thực Liên hợp quốc

16. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

17. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

18. GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở

rộng

19. ICAO The International Civil

Aviation Organization

Tổ chức hàng không dân dụng

quốc tế

20. IMF International Moneytary Quỹ Tiền tệ Quốc tệ

2

STT Chữ

viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

Fund

21. LHQ The United Nations Liên hợp quốc

22. NDCM Nhân dân cách mạng

23. UNESCO

United Nations Educational

Scientific and Cultural

Organization

Tổ chức Văn hoá, Khoa học

và Giáo dục Liên hợp quốc

24. UNICEF United Nations Children's

Fund Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

25. UNODC United Nations Office on

Drugs and Crime

Cơ quan phòng chống ma túy

và tội phạm Liên hợp quốc

26. WB World Bank Ngân hàng thế giới

27. WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới

28. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

29. XHCN Xã hội chủ nghĩa

30. QPTD Quốc phòng toàn dân

31. Nxb Nhà xuất bản

TÊN CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế

(Đơn vị: %)

Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế trong tổng GDP và GDP trên đầu người ở

Lào (2000-2008)

(Đơn vị: %)

Bảng 3.3: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chủ yếu của CHDCND Lào giai

đoạn 1995-1999

(Đơn vị: %)

Bảng 3.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của CHDCND Lào giai

đoạn 2005-2009

(Đơn vị: USD)

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (1995-2005)

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (2005-2011)

TÊN BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005-2013

(Đơn vị: Triệu USD)

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trước hết, có thể khẳng định, mỗi quốc gia - dân tộc trên thế giới dù lớn

hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều có quyền lựa chọn cho mình một

mục tiêu, một con đường phát triển. Song sự lựa chọn đó có thể đúng, phù

hợp, có thể chưa đúng, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể,

điều này trước hết phụ thuộc vào trí tuệ, bản lĩnh, ý chí, thế giới quan của giai

cấp, nhà nước cầm quyền.

Trong thế kỷ XX, nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa đã giành được

độc lập, dẫn đến sự ra đời của các nước đang phát triển, trong đó có Lào.

Củng cố độc lập dân tộc, lựa chọn con đường phát triển phù hợp với quốc gia

dân tộc mình là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, sống còn đối với các nước

đang phát triển nói chung và Lào nói riêng. Độc lập dân tộc (ĐLDT) bao hàm

hai nội dung cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau: quyền tối cao của quốc gia

trong phạm vi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong

quan hệ quốc tế. Quyền tối cao trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải

quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... mà không có sự can

thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của

quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ tất cả các quốc gia tham gia

quan hệ quốc tế đều là những chủ thể bình đẳng và hoàn toàn độc lập, tự

quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình. Còn nếu như sự lựa

chọn con đường phát triển đúng đắn thì việc bảo vệ và củng cố nền ĐLDT sẽ

được thực hiện một cách tốt nhất.

Trong bối cảnh quốc tế mới sau Chiến tranh lạnh, với những xu thế phát

triển mới của các mối quan hệ quốc tế, của bối cảnh thế giới và khu vực, đã

xuất hiện nhận thức, quan niệm và cách tiếp cận mới về ĐLDT và đấu tranh

bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển. Trước hết, có thể khẳng định,

mối quan hệ giữa ĐLDT và củng cố sức mạnh an ninh quốc gia, giữa ĐLDT

2

và hội nhập quốc tế, giữa ĐLDT và các giá trị tự do, dân chủ là mối quan hệ

biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, ĐLDT là nền tảng cho công

cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại, kinh tế - xã hội phát

triển bền vững là cơ sở cho việc bảo vệ nền ĐLDT trong tiến trình hội nhập

khu vực và quốc tế.

Đối với Lào, giống như các nước đang phát triển khác, ĐLDT là mục

tiêu cao cả, giá trị tinh thần quý giá nhất của người Lào, là sự thể hiện tập

trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân các bộ

tộc Lào - một dân tộc có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, đã từng chiến

thắng nhiều kẻ thù xâm lược. Chính quá trình lịch sử đó đã hun đúc nên ở

nhân dân Lào ý chí đấu tranh bất khuất để bảo vệ và củng cố ĐLDT.

Trong các nước Đông Nam Á, CHDCND Lào là quốc gia duy nhất

không có biển, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục địa (tiếp giáp với 5

nước láng giềng: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia và Myanma)

với diện tích là 236.800 km2, dân số hơn 6,8 triệu người (với 49 dân tộc anh

em). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm

lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Đảng

NDCM Lào, quân và dân Lào đã đồng tâm hiệp lực làm nên chiến thắng, tô

đậm thêm những trang sử hào hùng của nhân dân Lào. Ngay sau khi giành

được độc lập, Lào tuyên bố đi theo con đường XHCN, nhưng trong điều kiện

nền kinh tế đi lên từ một điểm xuất phát thấp, bị chiến tranh tàn phá nặng nề

cộng với sự bao vây cấm vận từ các thế lực thù địch trong và ngoài nước, nên

công cuộc tái thiết đất nước vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đặc

biệt, trong những năm cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,

CNXH hiện thực ở Liên Xô và Trung Đông Âu sụp đổ. Sự kiện chấn động

thế giới này đã khiến các nước đi theo con đường XHCN như Lào, Việt

Nam, v.v. mất đi chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần và vật chất. Để chèo

lái con thuyền cách mạng Lào vượt qua muôn vàn khó khăn, Đảng NDCM

3

Lào một mặt vẫn kiên định con đường XHCN; mặt khác, đã điều chỉnh

chính sách đối nội và đối ngoại, ra sức nâng cao nội lực để đưa đất nước

từng bước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trở thành một

hiện thực khách quan, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính

trị, v.v.. Đối với Lào, đây là một thời cơ thuận lợi để tranh thủ vốn, khoa học

- công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài, phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế đã làm cho nền ĐLDT và chủ quyền quốc gia của Lào

đứng trước những thách thức mới, những nguy cơ tiềm tàng và đa dạng, nảy

sinh từ những nhân tố bên ngoài cũng như từ chính quá trình phát triển của

đất nước. Nền tảng của ĐLDT bị thách thức gay gắt trên cả hai phương diện:

quyền tối cao trong việc định đoạt các vấn đề trong nước và quyền bình

đẳng trong quan hệ quốc tế. Vấn đề bức thiết đặt ra cho Lào là làm sao giải

quyết hài hòa hai nhiệm vụ chiến lược dài lâu là bảo vệ chính thể XHCN,

ĐLDT, chủ quyền, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế thành công.

Để hội nhập quốc tế hiệu quả, Lào phải củng cố nền độc lập, xây dựng

và phát triển kinh tế, từng bước khắc phục những yếu kém, rút ngắn khoảng

cách chênh lệch về trình độ của Lào so với khu vực và thế giới. Đảng và

Nhà nước Lào đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy lý luận: từ quan

điểm tăng cường đoàn kết toàn dân, tăng cường đoàn kết nội bộ lực lượng

cách mạng, đoàn kết quốc tế trước hết là đoàn kết với các nước XHCN anh

em; sang quan điểm mở rộng quan hệ và hợp tác với tất cả các nước không

phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập

chủ quyền của nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi, tranh thủ mọi điều kiện

thuận lợi để phục vụ sự nghiệp đổi mới. Tại Đại hội V (năm 1991), Đảng

NDCM Lào đã khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và phát huy chế độ dân chủ

nhân dân, xây dựng các tiền đề để từng bước tiến lên CNXH. Phát huy dân

4

chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đề cao vai trò của các cơ quan tổ chức

công chúng và cơ quan tổ chức xã hội, xây dựng bộ máy nhà nước trở thành của

nhân dân, do dân và vì dân, theo Hiến pháp và pháp luật, phát huy vai trò lãnh đạo

của Đảng trong hệ thống chính trị. Không ngừng, củng cố việc bảo vệ an ninh -

quốc phòng toàn dân tộc, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ chế độ

mới vững chắc, đảm bảo ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội. Tiếp tục

mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước và các cơ quan tổ chức quốc tế. Tất cả là

xây dựng nước Lào có hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất và bền vững, góp phần

vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ về xã hội trong thế giới” [24, tr.24].

Tuy nhiên, từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình trong nước,

khu vực và thế giới đã và đang có những biến động phức tạp, khó lường, đặt

ra nhiều thách thức rất mới và rất khác đối với công cuộc xây dựng đất nước

của CHDCND Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố nền

ĐLDT của Lào trong bối cảnh quốc tế mới sau Chiến tranh lạnh; từ đó rút ra

những bài học cả về mặt lý luận và thực tiễn là một việc làm hữu ích với Lào.

Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1991 đến năm 2011” để viết luận

án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc

tế và giải phóng dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến

ĐLDT của CHDCND Lào sau chiến tranh lạnh, luận án tập trung làm rõ thực

tiễn bảo vệ, củng cố nền ĐLDT của Lào từ năm 1991 đến năm 2011, chỉ ra

những thành tựu và hạn chế, từ đó rút ra một số kinh nghiệm.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích rõ những nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến công

cuộc bảo vệ ĐLDT của CHDCND Lào sau Chiến tranh lạnh.

5

- Phân tích làm rõ thực tiễn bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào

trong hai thập niên (kể từ năm 1991, khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đến năm

2011, là năm diễn ra Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào).

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công cuộc bảo vệ ĐLDT ở

CHDCND Lào giai đoạn 1991-2011 và rút ra một số kinh nghiệm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình bảo vệ, củng cố

ĐLDT của CHDCND Lào. Các vấn đề được tiếp cận nghiên cứu là đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước Lào cũng như thực tiễn triển khai thực hiện

đường lối, chính sách đó của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở

(trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: Tập trung nghiên cứu quá trình bảo vệ và củng cố

ĐLDT của Lào năm 1991 đến năm 2011. Sở dĩ tác giả chọn giai đoạn này có

hai lý do:

Thứ nhất, năm 1991 là năm Liên bang Xô viết giải thể, năm chấm dứt

trật tự hai cực Ianta và cuộc Chiến tranh lạnh. Đối với các nước lựa chọn con

đường XHCN như Lào, Việt Nam, Trung Quốc, v.v. thì sự kiện Liên Xô giải

thể và CNXH hiện thực ở Liên Xô và Trung Đông Âu sụp đổ là thách thức

lớn đối với ĐLDT của các quốc gia này. Song, sự chấm dứt Chiến tranh lạnh

cũng mở ra cơ hội thuận lợi để Lào mở cửa hợp tác với các quốc gia khác trên

thế giới.

Thứ hai, năm 2011 là năm diễn ra Đại hội IX của Đảng NDCM Lào.

Đây là đại hội tạo bước đột phá trong tổ chức thực hiện đường lối đổi mới, tạo

cơ sở vững chắc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm

2020 và tiếp tục tiến lên theo con đường XHCN.

- Về mặt nội dung: Nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT thông

qua các chính sách phát triển cũng như quá trình triển khai thực hiện của Lào

6

trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh; kinh tế; văn

hóa - xã hội giai đoạn 1991-2011.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận mácxít.

Trong quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, luận án quán triệt

phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quốc gia - dân tộc, về thời

đại và quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc; về hoà bình và cùng tồn tại hoà

bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau; tư tưởng chỉ đạo

của đồng chí Cayxỏn Phômvihản; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà

nước Lào về ĐLDT, bảo vệ và củng cố ĐLDT. Ngoài ra, còn vận dụng những

nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH.

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án là phương pháp

lịch sử và phương pháp lôgíc. Các phương pháp khác như: phân tích, tổng

hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, v.v. cũng được sử dụng như là những phương

pháp hỗ trợ cần thiết cho hai phương pháp chủ yếu nêu trên.

5. Những đóng góp của luận án

- Luận án trình bày, phân tích một cách hệ thống các chính sách của

Đảng và Nhà nước Lào, hướng vào nội dung xây dựng, bảo vệ nền ĐLDT của

đất nước Lào; từ đó làm rõ một thời kỳ lịch sử quan trọng của Lào (1991-

2011), góp phần làm phong phú thêm quá trình củng cố và bảo vệ nền ĐLDT

trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

- Từ việc đánh giá những thành công, hạn chế của Nhà nước Lào trong

việc bảo vệ, củng cố nền ĐLDT trong giai đoạn 1991-2011, luận án chỉ ra

một số tác động của các chính sách đó đối với việc giải quyết các vấn đề kinh

tế - xã hội, củng cố ĐLDT, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Lào hiện nay.

- Qua phân tích thực tiễn công cuộc củng cố, bảo vệ ĐLDT của CHDCND

Lào giai đoạn 1991-2011, luận án đã rút ra một số vấn đề và bài học kinh nghiệm

đối với bảo vệ, củng cố ĐLDT ở Lào trong những giai đoạn tiếp theo.

7

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng

dạy về các vấn đề có liên quan.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo

vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang phát triển nói chung, CHDCND Lào

nói riêng trong bối cảnh thế giới mới sau Chiến tranh lạnh; quan điểm của

Đảng NDCM Lào đối với bảo vệ, củng cố ĐLDT trong giai đoạn 1991-2011;

thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm

đối với bảo vệ ĐLDT của CHDCND Lào trong những chặng đường tiếp theo.

- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài

liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn học lịch sử phong

trào giải phóng dân tộc, lịch sử thế giới cận hiện đại. Đồng thời, cũng là tài liệu

tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu về quan hệ quốc tế ở các viện

nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan hoạt động thực tiễn có liên quan.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án

gồm 4 chương 8 tiết.

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

CHDCND Lào được ví như chiếc cầu nối liền các nước trong khu vực

Đông Nam Á trên đất liền. Lào có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa

dạng, con người sống hiền hòa với thiên nhiên, v.v.. Đặc biệt, cho dù CNXH

hiện thực ở Liên Xô và ở các nước Trung Đông Âu sụp đổ, nhưng Lào là

một trong số ít các nước XHCN còn lại vẫn giữ được chế độ XHCN cũng

như sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và nền ĐLDT. Đó là những lý do

khiến Lào được các học giả trên thế giới, trong khu vực tìm hiểu, dành thời

gian nghiên cứu.

1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1.1.1. Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu lịch sử phát triển và cuộc

đấu tranh giành độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

* Các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam

Cuốn “Lịch sử Lào” của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Văn hóa

- Thông tin, Hà Nội, năm 1998, dài 623 trang là một công trình có giá trị to

lớn đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Lào. Ngoài lời nói đầu, lời kết, cuốn

sách gồm 4 phần: Phần thứ nhất: Từ những di tích văn minh thời tiền sử và sơ

sử đến sự hình thành các mường cổ đại trên đất Lào; Phần thứ hai: Vương

quốc Lào - Lạn Xạng thời xây dựng và bảo vệ đất nước; Phần thứ ba: Nước

Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Phần thứ tư: Cuộc đấu tranh của

nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của

Đảng NDCM Lào, thắng lợi vĩ đại năm 1975. Vì thời gian nghiên cứu của

cuốn sách đến năm 1998, nên nó chỉ có ý nghĩa rút ra bài học cũng như tham

khảo tư liệu về thời gian trước năm 1998.

Cuốn sách “Lịch sử Lào hiện đại tập II” của hai tác giả Nguyễn Hùng

Phi - TS. Buasi Chasơnsúc, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006. Cuốn

sách dài 274 trang, gồm 4 phần: Phần I: Tình hình Đông Dương và Lào sau

9

Hiệp định Giơnevơ 1954; Phần II: Đế quốc Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân

mới ở Lào; Phần III: Nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân

dân cách mạng Lào tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đánh bại đế quốc Mỹ xâm

lược (1954-1975); Phần IV: Một số thành quả chính trong công cuộc bảo vệ,

xây dựng và phát triển nước CHDCND Lào cuối thế kỷ XX (1976-2000). Cuốn

sách có giá trị to lớn đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu lịch sử đất nước

Lào qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và

hơn 20 năm sau khi giải phóng đất nước.

Cuốn sách “Lào đất nước - con người” của Hoài Nguyên, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách dài 906 trang, được tập hợp từ thực tế

điều tra ở các bản làng của các dân tộc, bộ tộc Lào; kết hợp với tư liệu báo cáo

của các địa phương, tài liệu nghiên cứu khoa học của Lào. Qua cuốn sách,

người đọc có thể hiểu hơn về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình dựng nước,

giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân các bộ tộc Lào.

Ngoài ra, đề cập đến chủ đề này còn có các bài viết được đăng tải trên

các tạp chí, khái quát những thành tựu đã đạt được trong 30 năm xây dựng và

phát triển kinh tế - xã hội ở Lào (1975-2005) của các tác giả như: Trần Công

Hàm - Nguyễn Hào Hùng: “Ba mươi năm nước CHDCND Lào: Những thành

tựu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6-2005; Trương Duy Hòa: “Một số

thành tựu cơ bản trong 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế ở CHDCND

Lào (1975-2005), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6-2006; Lê Thanh

Hải: “Quá trình trưởng thành của mặt trận Lào xây dựng đất nước”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6-2011, v.v..

* Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Lào

Cuốn sách “Lào, con người, xã hội và văn hóa” được thực hiện theo dự

án nghiên cứu về văn hóa thế giới do Đại học Yale khởi xướng và đặt dưới sự

bảo trợ của Fichier liên quan đến các mối quan hệ nhân văn, xuất bản lần đầu

năm 1960 (được tái bản lần thứ ba năm 1967) tại Thái Lan. Đây là công trình

10

mô tả về cấu trúc xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị của nước Lào, lấy cảm

hứng phần lớn từ những tài liệu do người Pháp đương thời viết ra, cung cấp

bức chân dung về một xã hội truyền thống và sự biến đổi của nó dưới chế độ

thuộc địa Pháp trước lúc “Chiến tranh đặc biệt” (1965-1967) của Mỹ xảy ra

trên chiến trường Đông Dương.

Từ năm 1961 trở đi là thời kỳ bùng nổ thực sự những nghiên cứu của

người Mỹ về Lào. Những lực lượng nghiên cứu về Lào được huy động rộng

rãi từ các trường đại học, viện nghiên cứu, chính trị gia, quan sát viên có mặt

tại Lào (các nhà báo, các nhà hoạt động chống chiến tranh, các nhân viên

chính phủ). Có thể nêu tên một số công trình tiêu biểu như: “Cuộc xung đột ở

Lào: Các chính sách trung lập” của nhà báo Arthur J.Dommen; “Chiến lược

cộng sản ở Lào” của A.M.Halpern và H.B.Fredman đã phân tích vai trò Hà Nội

(Việt Nam) và vai trò của Liên Xô, Trung Quốc đối với khu vực Đông Dương;

“Lào: Cuộc cách mạng khu vực theo chu kỳ” của Annes Jonas và George

Tanham; tuyển tập các bài nghiên cứu “Nước Lào: Chiến tranh và cách mạng”,

Nxb New York, năm 1968. Các công trình này đã đưa ra những quan điểm đầy

tranh cãi về tình hình Lào nhưng đây là tư liệu tốt cho tác giả thực hiện luận án.

Cuốn “Laos and the victorious struggle of the Lao people against U.S Neo

- Colonialism” của Phoumi vongvichit (Lào và sự đấu tranh sôi nổi của nhân dân

Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ), Nxb Neo Lao haksat publications,

năm 1969. Cuốn sách gồm có 5 nội dung: 1. Nhận định chung về sự gieo

trồng của chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước này và những cuộc đấu tranh

của nhân dân Lào; 2. Chiến thắng của nhân dân Lào đối với thực dân Pháp và

can thiệp Mỹ trong lịch sử cách mạng của Lào; 3. Chủ nghĩa thực dân kiểu

mới của Mỹ và “chiến tranh đặc biệt” tại Lào; 4. Sự xâm lược của chủ nghĩa

thực dân mới và sự đấu tranh của nhân dân Lào; 5. Những thành tựu của cách

mạng Lào trong đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ và ý nghĩa to lớn

đối với nhân dân Lào. Đây là những tài liệu tham khảo tốt về thời kỳ trước

11

khi nước CHDCND Lào ra đời cũng như nhân tố lịch sử tác động đến công

cuộc đổi mới của đất nước Lào hiện nay mà luận án nghiên cứu.

Bản báo cáo “Serious bankruptcy of Nixon doctrine in Laos” (Sự phá

sản của học thuyết Nixon trên đất nước Lào) của Souphanouvong, cơ quan

phát hành Neo Lao haksat press, năm 1971. Bản báo cáo dài 29 trang được

hoàn thành vào ngày 2-10-1971. Bản báo cáo đã tóm tắt quá trình sụp đổ của

học thuyết Nixon tại bán đảo Đông Dương. Học thuyết do tổng thống Mỹ -

Nixon đưa ra đã không thắng nổi tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước

Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là tài liệu chính thống đáng tin cậy giúp

tác giả có được những hiểu biết sâu sắc về lịch sử cách mạng của Lào.

Cuốn “Hai ông Hoàng và cuộc đấu tranh cho độc lập” của Rungmani,

xuất bản năm 1974 tại Băng Cốc, Thái Lan. Cuốn sách nghiên cứu phong trào

đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào trong kháng chiến chống thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Cuốn “Lịch sử quân đội nhân dân Lào (1945-1995)” của Cục Khoa

học - Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng - CHDCND Lào, Nxb Quân đội nhân

dân, Viêng Chăn, năm 1998. Nội dung tổng quát của cuốn sách đã tổng hợp

lại những bài học kinh nghiệm của Đảng NDCM Lào trong lãnh đạo công tác

tuyên truyền, vận động để tổ chức xây dựng lực lượng quân đội nhân dân Lào

vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Những thành tích to lớn và

truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Lào là thành tích chung của

Đảng, Nhà nước và của nhân dân các bộ tộc Lào, được bắt nguồn từ tinh thần

đại đoàn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân dưới sự lãnh

đạo của Đảng. Đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách

mạng nói chung, của quân đội nhân dân Lào nói riêng; đồng thời là nguồn tài

liệu tham khảo tốt cho tác giả thực hiện luận án.

Cuốn “Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

NDCM Lào (1945-1975)” của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương

12

Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2004. Nội dung xuyên

suốt của cuốn sách đã tổng kết lại toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng

NDCM Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thời kỳ

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Cuốn sách “Quá trình phát triển của Nhà nước Lào” của Phongsavat

Bouppha, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2005. Cuốn sách đã trình bày khá

rõ các mốc lịch sử ra đời, phát triển của Nhà nước Lào; cũng như quá trình

đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm

lược của quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào tại các tỉnh Hạ Lào (1945-

1975)” của Vụ Khoa học và lịch sử Bộ Quốc phòng - CHDCND Lào, Nxb

Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2005. Cuốn sách đã tái hiện những năm tháng

lịch sử hào hùng của quân và dân các bộ tộc Lào trong kháng chiến chống

thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược.

Cuốn sách “Lịch sử Đảng NDCM Lào” của Ban Nghiên cứu lý luận và

thực tiễn Trung ương Đảng NDCM Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm

2005. Cuốn sách đã phân tích đầy đủ và chân thực nhất lịch sử hình thành của

Đảng NDCM Lào, đồng thời, khẳng định mục tiêu của Đảng NDCM Lào là

đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc Lào.

Cuốn “Tổng kết chiến tranh” của Cục Khoa học - Lịch sử quân sự,

Phòng Nghiên cứu lịch sử Bộ Quốc phòng - CHDCND Lào, Nxb Quân đội nhân

dân, Viêng Chăn, năm 2008. Nội dung trọng tâm của cuốn sách đã tổng hợp

lại các sự kiện xảy ra trong các mặt trận lớn, nhỏ; thu thập, cập nhật các số

liệu thông tin đáng tin cậy trong thời kỳ tiến hành chiến tranh giải phóng

dân tộc; đồng thời tổng hợp lại những đóng góp to lớn của các tầng lớp

nhân dân cả sức người, sức của để viện trợ, tiếp tế lương thực, thực phẩm

ra tiền tuyến, v.v..

13

Cuốn “Tìm hiểu các bộ tộc ở CHDCND Lào” của Viện Khoa học xã hội

và nhân văn quốc gia, Viện Nghiên cứu các bộ tộc - tôn giáo - CHDCND Lào,

Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2009. Nội dung của cuốn sách đã đề cập những

nét đặc trưng về phong tục tập quán, tín ngưỡng, nguồn gốc hình thành, cơ sở kinh

tế và đời sống văn hóa - xã hội của các bộ tộc ở CHDCND Lào. Kết quả nghiên

cứu về dân tộc, tôn giáo là cơ sở quan trọng trong xác định mục tiêu, đối tượng,

nội dung, hình thức, biện pháp công tác dân vận của Đảng NDCM Lào để tuyên

truyền vận động, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào đi

vào cuộc sống thực tế của mọi tầng lớp nhân dân thiết thực, hiệu quả.

Nghiên cứu về quá trình trưởng thành, phát triển và vai trò của Đảng

NDCM Lào cũng như Mặt trận Lào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ

củng cố ĐLDT, có một số bài như của Cayxỏn Phônvihản: “Tư tưởng và tình

cảm cách mạng cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, là

nguồn cổ vũ của nhân dân các bộ tộc Lào”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5 (210)

tháng 5-2008; của Sủnthon Xaynhặchắc: “Đảng NDCM Lào - 55 trưởng

thành và phát triển”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 (232), 3-2010, v.v..

Tại Thái Lan các nhà khoa học cũng dành sự quan tâm nghiên cứu về

Lào, tiêu biểu là Mayoury & Pheuiphanh Ngaosyvathn: “Lao historiography

and Historians: Case study of the war between Bangkok and the Lao in

1827” (Nghiên cứu cuộc chiến tranh giữa Băng Cốc và Lào trong năm

1872), Tạp chí Journal of Southeast Asian Studies (Chuyên đề nghiên cứu

Đông Nam Á), XX -1(1989); Đại học Chụ La Lông Kon: “Lào”, Tạp chí

Châu Á thường niên, số 12, Nxb Băng Cốc, năm 1999.

1.1.2. Tiếp cận dưới góc độ lựa chọn con đường phát triển nhằm

củng cố độc lập dân tộc và phát triển đất nước của Lào

* Các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam

Cuốn “Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” của Nguyễn Xuân Sơn

và Thái Văn Long (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Cuốn

14

sách đã đề cập đến đường lối đối ngoại của các nước trong khu vực Đông Nam

Á, trong đó trình bày rất cụ thể đường lối đối ngoại của Lào, từ sau khi giành

độc lập đến khi bắt đầu công cuộc đổi mới (1986) và những năm tiếp theo.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi thực hiện luận án.

Cuốn “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn

cầu hóa” của tác giả Thái Văn Long, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

Trong chương II, tác giả đã phân tích những nhân tố tác động đến ĐLDT của

các nước đang phát triển, chỉ ra những tác động thuận lợi cũng như thách thức

đối với các nước đang phát triển. Ở chương II, tác giả đã chỉ rõ và phân tích

cụ thể về những lực lượng chính tham gia đấu tranh bảo vệ và củng cố ĐLDT

hiện nay của các nước đang phát triển. Chương III, tác giả đã phân tích nội

dung cơ bản về đấu tranh vì ĐLDT của các nước đang phát triển. Chương 4,

trên cơ sở phân tích những đặc điểm chung của cuộc đấu tranh bảo vệ, củng

cố ĐLDT của các nước đang phát triển, tác giả dành riêng để viết về cuộc đấu

tranh bảo vệ và củng cố độc lập của Việt Nam, trong đó có nêu một số bài học

kinh nghiệm có giá trị tham khảo cao cho tác giả luận án.

Cuốn “Kinh tế Lào và quá trình chuyển đổi cơ cấu” của Uông Trần

Quang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. Với 261 trang và nhiều bảng

biểu, phụ lục, v.v. cuốn sách đã miêu tả một cách nhìn tương đối toàn diện và

sâu sắc về nền kinh tế của Lào trong mối liên hệ với những tác động của thế

giới hiện đại mà Lào đang dần tìm cách hội nhập.

Cuốn “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề

đặt ra đối với Việt Nam” của các tác giả Phan Văn Rân và Nguyễn Hoàng

Giáp (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đã

tiếp cận vấn đề bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển trên cơ sở phân

tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ quyền quốc gia dân tộc, về toàn

cầu hóa, từ đó công trình góp phần làm rõ thêm những nội dung mới và cấp

thiết đặt ra đối với chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa hiện

15

nay. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ quyền

quốc gia dân tộc, về toàn cầu hóa, các tác giả đã góp phần làm rõ thêm những

nội dung mới và những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với chủ quyền quốc gia dân

tộc trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Đây cũng là một tài liệu tham khảo

quý giá để tác giả triển khai một số nội dung của luận án.

Cuốn sách “Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở CHDCND

Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trương Duy Hòa, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012. Cuốn sách dài 247 trang, đã phân tích và dự

báo tình hình phát triển chính trị - kinh tế ở Lào giai đoạn 2011-2020, dựa trên

sự nhìn nhận và đánh giá những vấn đề nổi bật trong quá trình phát triển ở Lào

cả về kinh tế và chính trị. Cuốn sách gồm có 3 chương: Chương I: Các vấn đề

và xu hướng chính trị ở CHDCND Lào; Chương II: Những vấn đề kinh tế nổi

bật của Lào hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020; Chương III: Tác động của

tình hình chính trị - kinh tế ở CHDCND Lào tới Việt Nam giai đoạn 2011-

2020. Đây là một công trình có ý nghĩa đối với tác giả khi phân tích về đường

lối phát triển kinh tế nhằm bảo vệ và củng cố ĐLDT của CHDCND Lào.

Nghiên cứu về con người, kinh tế Lào, có các bài viết đáng chú ý như:

Nguyễn Đình Cử - Đặng Thảo Quyên: “CHDCND Lào: Tài nguyên con

người - khâu đột phá để phát triển”, Tạp chí Cộng sản, số 836 (tháng 6-2012);

Nguyễn Hồng Nhung: “Triển vọng phát triển kinh tế Lào nhìn từ thực trạng

các dòng vốn vào Lào trong những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 5-2012.

Nghiên cứu về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn cán bộ của

CHDCND Lào có bài viết của tác giả Lưu Đạt Thuyết - Cao Duy Tiến: “Đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong 45 năm qua”, Tạp chí Lý luận

chính trị, số 9-2007.

16

Nghiên cứu lĩnh vực truyền thông ở Lào đối với việc cân bằng giới,

góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, có bài viết của tác giả Phạm Thị Mùi:

“Truyền thông trong phát triển giới ở CHDCND Lào”, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á, số 1-2005.

Về một số nội dung và bài học của Việt Nam cũng như của các nước

đang phát triển về vấn đề bảo vệ ĐLDT và hội nhập quốc tế sau Chiến tranh

lạnh, có các bài của các tác giả: Nguyễn Thị Quế, “Bảo vệ ĐLDT trong bối

cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10 (251), 10-2011; Nguyễn

Hoàng Giáp, “ĐLDT và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8-2011; Nguyễn Viết

Thảo, “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và ĐLDT trong xu thế toàn cầu hoá”, Tạp

chí Lý luận chính trị, số 1-2014; Hà Mỹ Hương, “Kinh nghiệm trong xử lý mối

quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế của Cadắcxtan”, Tạp chí Lý

luận chính trị, số 1-2015; Đàm Trọng Tùng, “Các yếu tố đe doạ an ninh phi

truyền thống đối với ĐLDT, chủ quyền quốc gia”, Tạp chí Lý luận chính trị, số

6-2015. Những bài viết được đăng tải trong các tạp chí nghiên cứu nêu trên là

những tài liệu tham khảo rất có ích cho tác giả khi nghiên cứu công cuộc bảo

vệ, củng cố ĐLDT của Lào sau Chiến tranh lạnh.

Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay, tác

giả Uông Minh Long có bài viết: “Quan hệ với các nước láng giềng trong

chính sách đối ngoại của CHDCND Lào thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á, số 1-2012.

Ngoài ra, còn có các luận án được bảo vệ trong thời gian gần đây có nội

dung liên quan đến luận án của tác giả như “Quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT

của CHDCND Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến năm 2010” của

Uông Minh Long, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

năm 2012; luận án “Bảo vệ độc lập của CHDCND Lào trên lĩnh vực an ninh

chính trị từ năm 1986 đến năm 2012” của Viêngxay Thammasith, năm 2016.

17

Tuy nhiên, những công trình này chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể trong

công cuộc bảo vệ ĐLDT của Lào.

* Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Lào

Chủ tịch Cayxỏn Phônvihản có cuốn sách: “Xây dựng cơ sở vững chắc để

đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường XHCN”, Nxb Quốc gia, Viêng

Chăn, 1980. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai

trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng chiến lược, lâu dài về chủ trương,

chính sách, xây dựng cơ sở vững chắc của CNXH. Tác giả đã phân tích nhiều vấn

đề quan trọng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức xây dựng cơ sở toàn diện

của CNXH, trong đó nhấn mạnh về xây dựng hệ thống chính trị và nền dân chủ

XHCN. Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền vận động các tầng lớp nhận

thức về quyền và nghĩa vụ công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước

bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội v.v..

“Les sources contemporaines du Laos 1976-2003” (Nguồn gốc sự phát

triển của Lào từ 1976-2003) của tác giả Khamla Sisomphu, Nguyễn Hào

Hùng và Yang Baoyun. Cuốn sách dài 1127 trang, được xuất bản tại Singapo

năm 2003, đã phân tích những thành tựu cũng như những hạn chế trong

đường lối, chính sách phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng NDCM

Lào sau khi kháng chiến chống Mỹ thành công.

Cuốn “Cẩm nang hệ thống tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản

lý các cấp” của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc

gia, Viêng Chăn, 2001. Nội dung trọng tâm của cuốn sách là các quy định về

nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác dân vận của Đảng mang

tính chỉ thị hướng dẫn, nhấn mạnh các biện pháp, cách thức tổ chức nhằm

triển khai nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, đưa Nghị quyết đi vào

thực tế cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân.

Cuốn “Đọc cho kỹ, cho hết, hiểu cho đúng, tổ chức thực hiện thành

hiện thực, hiệu quả” của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào,

18

Nxb Xạ-phan Thoong-Can-phim, Viêng Chăn, 2002. Nội dung bao quát,

trọng tâm của cuốn sách nhấn mạnh về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ tiến hành

cuộc vận động tuyên truyền trong quá trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từ Trung ương đến địa phương nhằm quán

triệt và thực hiện thành công mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước Lào trong công cuộc đổi mới đất nước.

Cuốn “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của Chủ tịch Cayxỏn

Phônvihản, Anh hùng của dân tộc” của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng

NDCM Lào, Văn phòng nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Quốc gia,

Viêng Chăn, 2005. Cuốn sách đã nêu bật các phẩm chất năng lực, đạo đức

cách mạng, nhân cách, phương pháp tác phong công tác gần gũi trong vận

động tuyên truyền, thuyết phục đối với quần chúng nhân dân của Chủ tích

Cayxỏn Phônvihản. Đồng thời khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng

của Người là sự nghiệp vì nước, vì dân vượt qua muôn vàn khó khăn, để đổi

lấy độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, v.v..

Cuốn “CHDCND Lào 30 năm (1975-2005)” của Ban Tuyên huấn Trung

ương Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, 2005. Cuốn sách mang

tính tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của ĐNDCM

Lào từ năm 1975 đến năm 1989, tổng hợp những thành tựu thắng lợi của dân

tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong suốt quá trình tiến hành cuộc

tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn phản động

tay sai, lưu vong trong và ngoài nước; đồng thời khắc phục hậu quả chiến

tranh; xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền cách mạng của dân, do dân và

vì dân. Những năm 1990-2005, Đảng NDCM Lào lãnh đạo và vận động nhân

dân các bộ tộc Lào đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới đạt được thành tích

quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho CHDCND Lào có chuyển biến tích cực về

phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - quốc phòng v.v..

19

Cuốn “Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông thôn, xóa đói - giảm

nghèo (2006-2010)” của Văn phòng Chính phủ, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn,

2008. Cuốn sách đã trình bày tính cấp thiết của chương trình phát triển nông

thôn, xóa đói - giảm nghèo, đưa ra các nội dung, biện pháp, cách thức để thực

hiện chương trình phát triển nông thôn, xoá đói, giảm nghèo ở Lào.

Ở nước ngoài, cũng có một số nghiên cứu về Lào như: Cuốn “Country

gender assessment for Lao PDR” (Đánh giá về sự bình đẳng giới ở

CHDCND Lào) của The world bank Lào, 2012. Cuốn sách dài 85 trang, gồm

bốn chương: Chương I: Thúc đẩy bình đẳng giới trong thủ đô; Chương II:

Kinh tế tạo ra sự cân bằng về những cơ hội và rủi ro; Chương III: Phụ nữ

tham gia vào công việc xã hội và tiếng nói của họ; Chương IV: Khu vực mới

nổi và những rủi ro. Trong cuốn sách có những bảng tổng hợp số liệu về

phát triển kinh tế - xã hội, những đánh giá về bình đẳng giới ở Lào trong

thập niên đầu thế kỷ XXI. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ quá

trình thực hiện luận án của tác giả.

Báo cáo “Lao PDR - UNESCO country programming document 2012-

2015” (Đất nước Lào - trong chương trình của UNESCO từ năm 2012 đến năm

2015) của tổ chức UNESCO tại Băng Cốc, 2012. Báo cáo dài 45 trang, gồm bốn

phần: Phần 1: Phân tích tình hình (Lào - quốc gia nhỏ, các vấn đề phát triển

phù hợp, những thách thức và cơ hội cho UNESCO); Phần 2: Hợp tác trong

quá khứ - hiện tại và kinh nghiệm; Phần 3: Đề xuất khuôn khổ hợp tác; Phần

4: Quan hệ đối tác. Bản báo cáo như một bức tranh tổng thể về đất nước, con

người, văn hoá - xã hội của Lào những năm gần đây. Đây là tài liệu tham

khảo về Lào trên lĩnh vực văn hoá - xã hội mà tác giả quan tâm.

Đáng chú ý là hiện thực đổi mới ở Lào hướng vào nền kinh tế thị

trường đã làm cho các tác giả Thái Lan bớt đi định hướng chính trị và tính ý

thức hệ. Từ đó, xuất hiện những công trình có tính chất khoa học như bài

nghiên cứu của Mana Malapetch (năm 1991) về “Kinh tế và chính trị ở Lào

dưới chế độ XHCN” cũng như nhiều bài viết của các tác giả khác đăng trên tạp

20

chí hàng năm của Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Chulalongkorn với

sự chính xác và tôn trọng đường lối phát triển kinh tế và chính trị, đối ngoại

của CHDCND Lào trong những năm qua.

Từ năm 2005, nhờ triển khai các chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông

thuộc Đại học Ubon Ratchathani (Ubon Ratchathani: Mekong subregion social

research center), đã có hàng loạt nghiên cứu mang tính thực tiễn cao về kinh tế

và xã hội học Lào. Những nghiên cứu của học giả Thái Lan và nước ngoài tập

trung vào những tác động của kinh tế thị trường, đặc biệt những tác động thương

mại và du lịch vùng biên (trên hành lang Đông - Tây), sự đầu tư nước ngoài dẫn

đến sự biến đổi kinh tế - xã hội - văn hóa Lào cùng với những hệ lụy của nó như:

“di cư và hoạt động buôn bán bất hợp pháp ở CHDCND Lào: Những câu hỏi

thẩm tra các nạn nhân bị bóc lột tình dục” (Migrations and Trafficking in Lao

PDR: Questions for Intervention with Victims of Sexual Exploitation) của

Dedier Bertrand; “Những vấn đề xa lạ khác: vượt biên, bạo lực tình dục và chủ

nghĩa sắc tộc ở vùng biên giới Thái - Lào” (The Exotic Others: Crossborder

Mobility, Sexual Violence and Racism in Thai - Lao Border Zone) của Natedao

Taotawin; “Hội nhập kinh tế và các quan hệ tộc người: Nghiên cứu trường hợp

tại các tỉnh Luông NậmThà và Savănnakhệt (Economic integration and ethnic

relations: Case studies from Luang Namtha and Savannakhet provinces, Lao

PDR) của Andrew W.Dang; “Tác động của toàn cầu hóa đối với một cộng đồng

vùng biên ở Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, sự nổi lên và phản ứng đối với chợ

người Hoa tại Mường Huội Xài, CHDCND Lào” (The impact of globalization

on a borderland community in the GMS the emergence and reaction to Chinese

market at Muang Huay Xai, Lao PDR) của Ekamol Saichan, Pittaya Phusai; “Sự

phát triển kinh tế trì trệ ở CHDCND Lào: Tác động của những rào cản phi thuế

quan và những kẽ hở kinh tế biên mậu áp vào các sản phẩm nông nghiệp từ

CHDCND Lào sang Thái Lan bằng con đường chính thống qua biên giới”

(Arresting economic development in the Lao PDR: The impact of non-tariff

barries and economic rents imposed on the cross border trade in agricutural

21

commodities from the Lao PDR to Thailand by border officials) của Krisada

Pacharavanich, Titipo Phakdeewanich, Shane Tar.

Nghiên cứu những vấn đề khác nhau trong phát triển kinh tế của

CHDCND Lào: Cụ thể như về khó khăn khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, có các công trình của tác giả Khămpheng Saysômpheng: “Công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết”, Tạp chí

Alunmay, số 6-2000; Khămpheng Saysômpheng: “Huy động sức mạnh toàn

dân tạo tiền đề kinh tế - xã hội cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí

Khòsana, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, 2001; về lý giải tại sao phải cổ

phần hóa doanh nghiệp ở Lào, có công trình của tác giả Phônthilát

Phômphôthi: “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Alunmay, số

5-2003; về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng NDCM Lào trong

giai đoạn hiện nay có các bài của tác giả Vănnalạt Chaynhavông: “Một số

vấn đề về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào trong

thập kỷ mới”, Tạp chí Nghiên cứu của Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Lào, số 12-2012; National Assembly, Ministry of planning and

investment “Development plan (2011-2015), publisher by The State Press,

Vientiane Capital, 2011 (Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Kế hoạch phát

triển giai đoạn 2011-2015”, Nxb Quốc gia, Thủ đô Viêng Chăn, 2011).

Nghiên cứu về sự phát triển kinh tế ở CHDCND Lào có một số bài viết

bằng tiếng Việt tiêu biểu như: Khămpheng Saysômpheng, “Về tiền đề và bước

đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở CHDCND Lào”, Tạp chí Lý luận chính

trị, số 2-2001; Phônthilát Phômphôthi, “Sự cần thiết khách quan tiếp tục đổi mới

tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước ở CHDCND Lào”, Tạp chí Giáo dục lý

luận, số 12-2001; Vănnalạt Chaynhavông, “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của CHDCND Lào trong giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1-

2012; Vănnalạt Chaynhavông, “Phát triển công nghiệp ở CHDCND Lào”, Tạp

chí Lý luận chính trị, số 6-2012; XổmPhon XỉChaLơn, “Thành tựu phát triển

22

kinh tế ở Lào qua 25 năm đổi mới và tiềm năng hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào”,

Tạp chí Lý luận chính trị, số 9-2012.

Nghiên cứu về Đảng NDCM Lào, Nhà nước Lào, văn hoá chính trị ở

Lào có các bài viết đáng chú ý như: Lachay Sinhsuvăn, “Đảng NDCM Lào

lãnh đạo hệ thống chính trị ở CHDCND Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số

3-2010; Thong Băn Sẻng A Phon, “Đảng NDCM Lào lãnh đạo giữ vững an

ninh chính trị - thành công và kinh nghiệm”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4-

2010; Sủnthon Xaynhachắc, “Đại hội IX của Đảng NDCM Lào: Giai đoạn

phát triển mới của cách mạng Lào”, Tạp chí Cộng sản, số 824, tháng 6-

2011; Khamla Lovanxay, “Quản lý nhà nước về đất đai ở CHDCND Lào”, Tạp

chí Lý luận chính trị, số 5-2012; Alun Bunmisay, “Những đặc điểm cơ bản của

văn hoá chính trị nước CHDCND Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8-2012.

Nghiên cứu về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn cán bộ của CHDCND

Lào có các bài viết: Phônthilát Phômphôthi, “Thực trạng giải pháp nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước ở CHDCND Lào”,

Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2-2004; ÙnKẹo SỉPạSợt, “Nâng cao chất lượng và

hiệu quả công tác tổ chức - cán bộ cấp tỉnh ở Lào hiện nay”, Tạp chí Lý luận

chính trị, số 10-2009.

Viết về giao thông nông thôn - một trong những mũi nhọn để phát triển

xã hội, xoá đi khoảng cách chênh lệch và nối liền các vùng miền ở Lào - có bài

của tác giả Keng Lao Blia Yao, “Giao thông nông thôn Lào - những thành tựu

và dự án”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2-2005.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào còn có các kế hoạch cụ thể

trong tổng kết cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội: “Kết quả tổ

chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm (2001-

2005)”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2006; “Kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội đất nước 5 năm (2006-2010)”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, 2006; “Tổng

kết giữa nhiệm kỳ tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm (2006-2010)”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tháng 7-2008; “Kế

23

hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước (2008-2009)”, Nxb Quốc gia, Viêng

Chăn, 2009; “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước (2009-2010)”, Nxb

Quốc gia, Viêng Chăn, 2010; “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước

(2011-2012)”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, 2012.

Nghiên cứu sơ lược sự nghèo khổ của nước CHDCND Lào trong khu

vực Châu Á, tổ chức OPMAC Corporation có bài: “Lao People’s democratic

republic study for poverty profiles of the Asian”, 2010.

Ngoài ra, trong các trang mạng thông tin có giá trị trao đổi nghiên cứu

về Lào đầy đủ nhất phải kể đến các Website của các tổ chức tài chính, tiền tệ,

các tạp chí điện tử đã có mặt nhiều năm ở Việt Nam và Lào.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VÀ CẦN

TẬP TRUNG LÀM RÕ

1.2.1. Những vấn đề nghiên cứu chưa được giải quyết

Nghiên cứu về Lào thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Việt Nam, Lào và các nhà nghiên cứu ở các nước trong khu vực và trên thế

giới. Tuy nhiên, các công trình kể trên chưa mang tính toàn diện và tính hệ

thống, do mục đích, phạm vi, thời gian nghiên cứu khác nhau hoặc tập trung

vào những lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội của Lào.

Các công trình công bố kể trên chỉ nghiên cứu các vấn đề riêng lẻ về

lịch sử, chính trị - xã hội, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, con người, v.v. trong

quá trình phát triển của CHDCND Lào. Cho đến nay, chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách có hệ thống về công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT của

Lào trên tất cả các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh

tế - thương mại, văn hóa - xã hội trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011.

Trong khi đó, kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Lào đã thực hiện chính sách

đổi mới toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, cải cách mở cửa thị trường,

liên kết và hội nhập với khu vực và thế giới đạt được nhiều thành tựu quan

trọng. Tuy nhiên, cả hiện tại và tương lai, con đường bảo vệ, củng cố ĐLDT

của Lào không hề bằng phẳng, chính xác hơn là bên cạnh nhiều cơ hội thuận

24

lợi là những thách thức không kém phần gay gắt. Chính vì vậy, nghiên cứu

một cách có hệ thống quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào

trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011 có ý nghĩa quan trọng về mặt lý

luận để rút ra bài học của những năm đầu thời kỳ đổi mới đối với bảo vệ, giữ

vững ĐLDT, phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào.

Các công trình đã nghiên cứu chưa chỉ ra những vấn đề trong bảo vệ

ĐLDT cũng như kinh nghiệm từ quá trình đó trên các lĩnh vực của đời sống kinh

tế - xã hội; đồng thời, chưa chỉ ra được mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế với

quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT ở CHDCND Lào. Khoảng trống mà các công

trình trên chưa đề cập đến chính là việc nghiên cứu tổng thể, toàn diện về một

giai đoạn bảo vệ ĐLDT từ năm 1991 đến năm 2011 của đất nước Lào.

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ

Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình đi

trước, luận án tập trung và làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, phân tích làm rõ những nhân tố chủ quan và khách quan,

bên trong và bên ngoài tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT của

CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2011, cụ thể là những nhân tố trong

nước và nhân tố quốc tế.

- Thứ hai, đưa ra một bức tranh trung thực, sát đúng về thực trạng bảo

vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2011. Cụ thể là

Luận án phân tích làm rõ đường lối, chính sách bảo vệ và củng cố ĐLDT; các

nội dung và biện pháp bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào trên các

lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại,

văn hóa - xã hội.

- Thứ ba, đánh giá những thành công, hạn chế; từ đó chỉ ra những vấn

đề đối với Lào trong bảo vệ, củng cố ĐLDT ở những giai đoạn tiếp theo;

đồng thời, rút ra kinh nghiệm từ quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT của

CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2011.

25

Chương 2

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC BẢO VỆ,

CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO SAU CHIẾN TRANH LẠNH

2.1. NHÂN TỐ TRONG NƯỚC

2.1.1. Khái quát về Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý và ý nghĩa của nó: CHDCND Lào là quốc gia không lớn,

nằm ở trung tâm của bán đảo Đông Dương với diện tích 236.800 km2, nhưng

lại có vị trí địa lý giao lưu với các nền kinh tế năng động trong khu vực.

Nhìn trên bản đồ tự nhiên, Lào có vị trí hết sức đặc biệt so với các nước

Đông Nam Á khác: Lào nằm sâu trong lục địa, không có đường ra biển,

nhưng là đất nước duy nhất có đường biên tiếp giáp với 5 nước láng giềng:

Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Campuchia. Ngày nay, vị trí

tương đối biệt lập của Lào vì không có biển đã trở thành vị trí trung chuyển

của khu vực và là vùng đệm lý tưởng của nhiều nước trong cuộc cạnh tranh

địa - kinh tế, địa - chiến lược quan trọng.

Địa hình chủ yếu bao gồm núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích của

Lào (trong đó 1/3 lãnh thổ là núi đồi với độ cao từ 200m đến 2820m so với

mặt nước biển), bên cạnh đó là núi, dốc, thung lũng, ít sông. Các cao nguyên

nằm xen kẽ với núi đồi, cho nên việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các

vùng không thuận tiện do địa hình phức tạp và hệ thống giao thông đường

bộ còn kém phát triển.

Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa

khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ

tháng 12 đến tháng 4 năm sau. CHDCND Lào có các vùng khí hậu hình thành

trên cơ sở khác biệt về tự nhiên. Vùng miền núi của Lào có thể chia thành ba

26

vùng khí hậu khá đặc trưng. Vùng núi phía Bắc (bao gồm cả một phần vùng

núi cao của Viêng Chăn và Bô Ly Khăm Xay) là khu vực có nhiều núi cao

trùng điệp, khí hậu mát mẻ trong cả mùa hè lẫn mùa đông; do đó, phù hợp với

chăn nuôi gia súc và một số loại cây ăn quả, sản xuất lâm nghiệp phát triển.

Vùng Trung và Nam Lào (tính từ phía Đông thuộc dãy núi Trường Sơn) là

khu vực có nhiều dãy núi với độ dốc thấp hơn Bắc Lào, có đặc điểm khí hậu

ấm áp quanh năm, cũng là nơi có nhiều rừng rậm, rừng nguyên sinh với nhiều

loại cây gỗ quý và thú rừng. Vùng đồng bằng phía Tây ven bờ sông Mê Kông

có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phần lớn là phù sa nhưng thường bị

mưa xói mòn, nhiều nơi đã trở thành chua phèn, bạc màu, hoang hóa. Khí hậu

ở đây dường như nóng quanh năm. Do dân cư tập trung đông nên trình độ sản

xuất hàng hóa ở vùng này cao hơn các vùng khác.

Tài nguyên thiên nhiên: Lào là quốc gia rất giàu lâm sản và khoáng sản

(cánh kiến trắng chiếm 70% sản lượng thế giới), mỏ thiếc có hàm lượng cao

chiếm từ 50 - 63 %, các mỏ vàng nằm trên khắp đất nước Lào; ngoài ra, Lào

có các mỏ chì, sắt, đồng thau, kẽm, thạch cao, đá vôi, v.v., dọc theo biên giới

Việt Nam - Lào còn có dầu mỏ, lưu huỳnh. Lào có nhiều loài động vật quý

hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ, tuy

nhiên rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng do nạn săn trộm và

phá rừng. Đặc biệt, Lào có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, một số con

sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn có lưu lượng nước chảy mạnh, vì vậy

thích hợp với xây dựng nhà máy thủy điện.

Điều kiện tự nhiên đa dạng tạo ra những thuận lợi và hạn chế đối với

phát triển kinh tế - xã hội của Lào như sau:

Thuận lợi: CHDCND Lào có vị trí đầu mối giao thông, vị trí tiếp giáp

với nhiều nước ở khu vực ASEAN, châu Á. Nếu cơ sở hạ tầng của Lào được

nâng cấp, một số chính sách về thông quan hàng hóa được cải thiện hơn nữa

thì Lào sẽ thật sự trở thành trung điểm trên con đường giao lưu hàng hóa giữa

27

các nước. Đây là một thế mạnh để Lào phát triển kinh tế hàng hóa và tăng thu

ngân sách nhà nước. Là đất nước có nhiều tài nguyên nước, vì vậy, nếu trong

tương lai Chính phủ Lào thực hiện thành công chương trình đầu tư xây dựng

hệ thống thủy điện, thì không những Lào sẽ có nguồn năng lượng điện dồi

dào phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ trong nước, mà còn có thể xuất

khẩu sang các nước láng giềng, thu về ngoại tệ với quy mô tương đối lớn.

Ngoài ra, theo đánh giá của các nhà địa chất, Lào có trữ lượng lớn về vàng,

thiếc, chì, đá quý, than đá, v.v. với chất lượng tốt; nếu được đưa vào khai thác

thì sẽ có nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Hạn chế: Trong khi vùng núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, thì

vùng đồng bằng lại bị chia cắt, không thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng

hóa quy mô lớn. Đặc biệt, vì không có biển nên Lào khó khăn trong vận

chuyển hàng hóa xuất khẩu, trong khi kinh tế biển ngày càng chiếm vị trí

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Mặc dù Lào có thể sử dụng các

dịch vụ vận tải biển của nước khác, nhưng đường đi ra các cảng biển làm tăng

chi phí chuyên chở, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

2.1.1.2. Đặc điểm xã hội - văn hóa

Về dân cư, khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, đây là

nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất

thấp. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào

được gọi chung là Lào Lùm. Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người

H’Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc

Tây Tạng - Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào [204]. Các bộ lạc

vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một

cách tổng quát, tộc người này được biết đến như là người Lào Sủng hay người

Lào vùng cao. Còn các vùng núi ở trung tâm và miền Nam là nơi sinh sống

của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn - Khmer, được biết đến như là người Lào

Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng

28

nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối thập niên 40 của

thế kỷ XX và sau năm 1975. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ xâm lược, đa số người H’Mông tham gia kháng chiến, đóng góp

công sức cho cách mạng Lào; bên cạnh đó, cũng có một bộ phận không nhỏ

làm tay sai cho giặc, được xây dựng thành “lực lượng đặc biệt” do tướng

Vàng Pao chỉ huy. Trên thực tế, đây là lực lượng “xung kích” của Mỹ tại

chiến trường Bắc Lào trong “Chiến tranh đặc biệt” ở Đông Dương, cũng là

lực lượng nuôi dưỡng mưu đồ lập “Vương quốc H’Mông tự trị”.

Về ngôn ngữ, ngôn ngữ chính thức của Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Tai.

Tiếng Tai là một bộ phận của họ ngôn ngữ trải dài từ Assam Ấn Độ đến tỉnh

Vân Nam (miền Nam Trung Quốc). Đáng chú ý là kể cả những bộ tộc thiểu

số ở Lào cũng có ngôn ngữ và thổ ngữ riêng. Tiếng Lào chuẩn được sử dụng

ở vùng Viêng Chăn trở thành quốc ngữ. Tiếng Lào ngày nay rất khác tiếng

Lào trước cách mạng, nhất là ở Viêng Chăn, khi nhiều lối nói lễ nghi và trang

trọng đã biến mất trong một xã hội ít phân biệt giai cấp hơn.

Về tín ngưỡng tôn giáo, hiện nay ở Lào Phật giáo được coi là quốc

giáo, tuy nhiên bên cạnh đó, còn có các loại tín ngưỡng khác. Tín ngưỡng thờ

cúng thần linh là một loại tín ngưỡng cổ ở Lào. Mặc dù tôn trọng đạo Phật

nhưng người Lào vẫn chú trọng thờ cúng các vị thần liên quan đến cuộc sống,

đến sản xuất. Tín ngưỡng thờ phỉ (ma) được người Lào quan niệm là người

chết cũng có linh hồn, linh hồn người chết nhập vào một vật thể nào đó có uy

lực thì trở thành vật linh thiêng. Tín ngưỡng Bàlamôn từng xâm nhập vào

Lào, nhưng hiện nay đã mờ nhạt dần và nhường chỗ cho đạo Phật. Đặc điểm

tôn giáo nói trên đã ảnh hưởng đến tác phong, lối sống của người Lào từ khi

bắt đầu hình thành đất nước cho đến nay. Vì vậy, xã hội Lào tương đối bình

yên, mọi người ít bon chen và thích cuộc sống với nhịp độ chậm rãi.

Nhìn chung, với đặc điểm văn hóa - xã hội như vậy, nhân dân các bộ

tộc Lào lại có cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, nên từ xa xưa đã

29

hình thành nên tính cách con người Lào - chất phác, mộc mạc, giản dị và chân

thành; gắn liền với đó là một nền văn hóa đa dạng các loại hình nghệ thuật từ

ăn, mặc ở, sinh hoạt hàng ngày đều mang đậm nét của đạo Phật.

2.1.1.3. Đặc điểm chính trị

Xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước và củng cố hệ thống chính

quyền là vấn đề chính trị nội bộ cực kỳ quan trọng của chính quyền mỗi quốc

gia. Bộ máy quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị của một đất nước phải

hợp hiến, hợp pháp và được người dân tôn trọng, ủng hộ thì mới tồn tại vững

chắc. Ở CHDCND Lào, bộ máy quyền lực nhà nước, hệ thống chính quyền

đã được xây dựng từng bước khá thành công trong quá trình phát triển đất

nước mấy chục năm vừa qua. Trên thực tế, bộ máy quyền lực của CHDCND

Lào hoạt động khá hiệu quả, phù hợp với tập quán sinh hoạt tôn giáo và văn

hóa của nhân dân các bộ tộc Lào, đáp ứng cơ bản các quyền lợi về chính trị -

an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. Hệ thống chính trị - xã hội ở Lào là hệ

thống các thiết chế chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Lào xây

dựng đất nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội của

nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, vì mục tiêu xây dựng

nước Lào “Hòa bình - Độc lập - Thống nhất - Dân chủ - Thịnh vượng”. Có

thể thấy rằng, đây là một trong những thể chế chính trị có nhiều nét khác

biệt so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Lịch sử xây dựng,

phát triển của chính quyền dân chủ nhân dân ở Lào là một quá trình đấu

tranh lâu dài, oanh liệt và phức tạp. CHDCND Lào là quốc gia theo chế độ

nhất nguyên chính trị, dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất (Đảng

NDCM Lào), tuyên bố xây dựng đất nước theo mô hình nhà nước pháp quyền

XHCN - nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.

Năm 1991, Hiến pháp Lào được ban hành bằng sắc lệnh của Chủ tịch

nước ký ngày 15-8-1991 và Lào quyết định tổ chức bầu cử Quốc hội khóa III

(1991-1995) vào ngày 20-12-1991 theo tinh thần Hiến pháp 1991 và Luật bầu

30

cử đại biểu Quốc hội mới. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình

phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của

Đảng NDCM Lào.

Điều đặc biệt chú ý ở Lào hiện nay là người giữ chức vụ cao nhất về

Đảng thường kiêm chức người đứng đầu chính quyền: Tổng Bí thư kiêm Chủ

tịch nước, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, Bí

thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng, Bí thư Huyện ủy kiêm Huyện trưởng, Bí thư

Đảng địa phương kiêm Trưởng ban, v.v., ở tất cả các cơ cấu chính quyền và

đoàn thể khác cũng đều như vậy. Thiết chế này giúp cho công việc tránh

chồng chéo và tinh giảm bộ máy. Đây là một thiết chế rất có ý nghĩa mà các

nước có chế độ một đảng lãnh đạo có thể nghiên cứu, tham khảo, học tập. Đối

với cơ quan tư pháp, Lào thành lập hệ thống Tòa án và Viện Kiểm sát theo

Luật Tổ chức Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân năm 1989 gồm: Tòa án nhân

dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Tòa án và Viện Kiểm sát quân sự Trung ương.

Với mô hình này, nền dân chủ ở Lào được thực hiện theo hình thức tập trung

dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương

phục tùng Trung ương trên nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

Theo Hiến pháp của Lào thì người dân trực tiếp bầu ra Quốc hội (hiện nay

gồm 132 đại biểu) là những người đại diện cho dân để họ bầu ra Chủ tịch

nước và các thành viên Chính phủ.

Đối với Lào, việc xác định một Đảng duy nhất lãnh đạo, một hệ thống

quyền lực thống nhất có thể nói là phù hợp, nhưng khi vận hành cả hệ thống

chính trị thì việc phân biệt vai trò, chức năng của Đảng và chính quyền cấp

tỉnh, bộ, ngành còn hết sức phức tạp. Từ trước đến nay, đặc điểm của thể chế

chính trị Lào được hiểu là thống nhất cao với sự lãnh đạo của Đảng NDCM

Lào. Đảng là một thành viên của hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của

Đảng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như xây dựng đất nước không thể

31

phủ nhận. Trong bối cảnh thế giới mới sau Chiến tranh lạnh, nhận thức này

không sai nhưng chưa đủ; bởi vì, sự tham gia của đông đảo các lực lượng

chính trị - xã hội đã làm thay đổi tính chất thuần nhất của hệ thống chính trị

truyền thống. Khách quan mà nói, kết quả hoạt động của cả hệ thống chính trị

là sản phẩm của sự tương tác về chính trị - xã hội rất đa dạng. Trong tính

thống nhất của lợi ích quốc gia, dân tộc vẫn có sự đa dạng về lợi ích giữa

những nhóm xã hội khác nhau. Chính vì vậy, nền chính trị hiện đại không thể

là sản phẩm của riêng hệ thống chính trị như quan niệm trước đây; do đó, để

phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt

động của Đảng; đồng thời nêu cao vai trò các thiết chế trong toàn bộ hệ thống

chính trị - xã hội đó. Sự hiện diện của các tổ chức xã hội rộng lớn, đặc biệt là

các hội đoàn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp,

kinh doanh, dịch vụ xã hội, v.v., tuy không trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ

chính trị của Đảng nhưng trong điều kiện nền dân chủ XHCN, để bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên, các tổ chức này có tác động to lớn

đến đời sống kinh tế - chính trị của đất nước.

Ở Lào, không có xung đột giữa chính trị và tôn giáo. Trong một chừng

mực nhất định, công tác vận động tôn giáo ở Lào có nhiều thuận lợi hơn so

với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia v.v., vì ở Lào

Phật giáo được xem như là quốc giáo, các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo,

Kitô giáo, đạo Tin lành, v.v. đều có tồn tại ở Lào nhưng số lượng rất ít, không

đáng kể nên phạm vi ảnh hưởng hẹp. Phật giáo trên đất nước Lào thuộc dòng

tiểu thừa đã hiện diện từ nhiều thế kỷ, bản chất đôn hậu, thuần khiết hơn

nhiều so với Phật giáo ở một số nước Đông Nam Á khác.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đến nay, nhìn

chung, nhân dân các bộ tộc Lào đã nhận thức tương đối sâu sắc, rõ ràng về vị

trí, vai trò của mình đối với công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, đa số nhân dân tỏ thái độ tự hào,

32

trân trọng về truyền thống vẻ vang của dân tộc cũng như những giá trị truyền

thống cao đẹp, quý báu mà tổ tiên, cha ông đã để lại; tin tưởng vào sự lãnh đạo

của Đảng và quản lý của nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước và hội

nhập kinh tế quốc tế; tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, của dân

tộc. Bên cạnh đó, người dân Lào, đặc biệt là thế hệ trẻ có trình độ văn hóa khá

cao, am hiểu khá sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong đời sống

chính trị, về đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triển của thời đại ngày nay.

2.1.2. Khái quát lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Lào

giai đoạn trước năm 1991

Quá trình bảo vệ và củng cố ĐLDT của nhân dân các bộ tộc Lào là những

chặng đường lịch sử vẻ vang gắn liền với sự phát triển của đất nước Lào.

2.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945

* Các cuộc đấu tranh trong lịch sử của nhân dân các bộ tộc Lào nhằm bảo

vệ và củng cố độc lập dân tộc.

Vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, khi các quốc gia trên bán đảo

Trung Ấn nói chung và Tây Trường Sơn nói riêng đang trên đà phát triển, thì

ở Lào vẫn còn duy trì hình thái các mường cổ đại cát cứ trên lưu vực tả, hữu

ngạn sông Mê Kông. Do cát cứ, nhỏ bé, các mường ở Lào hầu hết bị phong

kiến ngoại bang thống trị: từ thế kỷ XIII trở về trước là đế quốc Khơme, thế

kỷ XIV là phong kiến Sukhôthay, v.v.. Để thực hiện nhiệm vụ lớn lao lúc đó

là giải phóng và thống nhất đất nước, đại quân của Phạ Ngừm đã thắng lợi vẻ

vang vào năm 1357. Đặc biệt, nước Lào dưới triều đại Sulinha Vôngsa được

coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của phong kiến Lào (1633-1690) [115].

Nhưng sau khi vua Sulinha Vôngsa qua đời (1690), nội bộ hoàng tộc lại

xảy ra mâu thuẫn tranh giành ngôi vua, dẫn đến năm 1707 đất nước bị chia cắt

thành hai vương quốc Luông Pha Bang và Viêng Chăn. Năm 1713, Mường

Chămpaxắc lại tách khỏi Vương quốc Viêng Chăn, trở thành vương quốc thứ

ba. Năm 1778, phong kiến Xiêm đã phá bỏ những hòa ước cam kết tôn trọng

33

quyền độc lập tự chủ về lãnh thổ của hai nước, đem quân vượt biên giới tấn

công Chămpaxắc, Viêng Chăn và Luông Pha Bang. Dưới sự thống trị hà khắc

của phong kiến Xiêm, nhân dân Lào vô cùng cực khổ. Năm 1804, Chậu Anụ

lên ngôi vua, đã tiến hành hai cuộc khởi nghĩa, nhưng đều không thành công,

song đã để lại tiếng vang lớn và dư âm còn mãi trong lòng nhân dân Lào.

* Sự cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và những

phong trào đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

Năm 1861, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc thăm dò Lào và năm 1888

chính thức đem quân xâm lược nước Lào. Ngày 3-12-1895, vua Luông Pha

Bang đã ký với toàn quyền Pháp ở Đông Dương về Luật tổ chức chế độ bảo

hộ đối với Lào. Ngày 19-4-1899, Pháp lập thống sứ ở Lào. Ngày 19-8-1899,

PônĐume ra sắc lệnh đặt nước Lào thành đơn vị hành chính thứ 5 của Liên

bang Đông Dương. Sau khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, xã hội Lào trở thành

xã hội thuộc địa nửa phong kiến, với hai giai cấp chủ yếu là phong kiến và

nông dân; ngoài ra, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân dần dần được

hình thành. Trong tình cảnh đó, như bài báo “Đông Dương” đăng trên Tạp

chí Cộng sản của Đảng Cộng sản Pháp số 14 và số 15, Nguyễn Ái Quốc đã

viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì

đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ

đến… Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: CNXH chỉ còn

phải làm cái việc gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” [106,

tr.10]. Nhân dân các bộ tộc Lào đã không ngừng nổi dậy chống lại ách cai trị

của thực dân Pháp để giành độc lập, tự do, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt

hại, nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đó đều bị dìm trong bể máu, vì thiếu

một đường lối lãnh đạo của một chính đảng cách mạng chân chính.

* Quá trình đấu tranh dẫn đến sự ra đời quốc gia Lào độc lập.

Tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng

sản Đông Dương, đề ra cương lĩnh giải quyết những vấn đề cơ bản của cách

34

mạng dân tộc dân chủ ở ba nước Đông Dương. Từ đây cách mạng Lào bước

sang một giai đoạn phát triển mới, hòa vào dòng thác tiến bộ của lịch sử, trở

thành một bộ phận cấu thành hữu cơ của trào lưu cách mạng thế giới.

Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, ngày 24-4-1939, Trung ương Đảng

Cộng sản Đông Dương đã có Thông báo gửi các cấp bộ Đảng vạch ra phương

hướng và nhiệm vụ cần kíp trước mắt. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương

Đảng lần thứ 8 (5-1941) đã phân tích tình hình ở Đông Dương và thế giới, đề

ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là cách mạng giải phóng dân tộc, thành lập ở

mỗi nước một mặt trận riêng (ở Lào là mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh).

Khi Nhật đầu hàng đồng minh (15-8-1945), Xứ ủy lâm thời Ai Lao đã nhanh

chóng cử cán bộ tổ chức quần chúng đấu tranh. Từ ngày 23-8 đến cuối tháng

9-1945, nhân dân các bộ tộc Lào đã nổi dậy giành được chính quyền ở địa

phương (chủ yếu các thành phố lớn) và chính quyền cách mạng đã được thành

lập ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Savanakhệt, Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Luông

Pha Bang. Ở Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã làm

thay đổi cục diện Đông Dương, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

và nước Lào tuyên bố độc lập, thành lập chính phủ trung lập. Cụ thể là ngày

12-10-1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy và được sự thúc đẩy của lực lượng

vũ trang Việt kiều, một chính phủ độc lập lâm thời được thành lập ở Lào.

Chính phủ lâm thời tuyên bố: Nước Lào trở thành một nước độc lập, tự do và

thống nhất không ai có thể chia cắt được.

2.1.2.2. Giai đoạn 1945 - 1954

Tháng 3-1946, thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Lào, chúng đã gây vụ

thảm sát dã man đối với hàng trăm dân thường Lào và Việt kiều tại Thà khẹt.

Thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện và lâu dài” của Đảng

Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Ai Lao đã tạm thời cho toàn bộ lực lượng cách

mạng, kể cả nhân dân trong các thành phố rút về nông thôn, rừng núi. Chính

phủ Trung ương lâm thời sơ tán sang Thái Lan.

35

Chính quyền dân chủ nhân dân Lào có mầm mống từ Chính phủ kháng

chiến Lào Ítxala. Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1950, Đại hội Mặt trận Lào

kháng chiến đã họp tại Tuyên Quang (Việt Nam), do Hoàng thân

Xuphanuvông làm Chủ tịch Mặt trận kiêm Thủ tướng Chính phủ và đồng chí

Cayxỏn Phônvihản làm Bộ trưởng Quốc phòng. Tháng 2-1951, Đại hội lần

thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Tuyên Quang (Việt Nam).

Đại hội thông qua Nghị quyết về đường lối, nhiệm vụ chung, đề ra chủ trương

cho Việt Nam, Lào, Campuchia xây dựng đảng cách mạng riêng của mình

cho phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi nước. Đại hội cũng thông qua

báo cáo về đường lối cách mạng Lào và đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách

mạng Lào: Đoàn kết toàn dân, đánh đổ đế quốc xâm lược và các hạng bù nhìn

tay sai của chúng, làm cho nước Lào hoàn toàn độc lập và thống nhất.

Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc

thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ở Giơnevơ và đặt dấu chấm hết

cho sự xâm lược của Pháp trên bán đảo Đông Dương.

2.1.2.3. Giai đoạn 1954 - 1975

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp khỏi

Đông Dương, từng bước can thiệp, xâm lược, hòng biến Lào trở thành thuộc

địa kiểu mới, căn cứ quân sự ngăn chặn phong trào cách mạng giải phóng dân

tộc và bao vây, uy hiếp các nước XHCN từ phía Đông Nam Á. Một lần nữa,

quân dân các bộ tộc Lào lại đứng trước thử thách khắc nghiệt, đối mặt với

hành động xâm lược của đế quốc Mỹ.

Ngày 22-3-1955, tại tỉnh Sầm Nưa, 20 đại biểu đại diện cho 300 đảng

viên toàn quốc về dự Đại hội thành lập Đảng. Đại hội đã nhất trí thông qua

báo cáo thành lập Đảng, Điều lệ Đảng, những chính sách cơ bản và chương

trình hành động trước mắt của Đảng. Đại hội nhất trí lấy tên Đảng là Đảng

Nhân dân Lào (đến năm 1972 đổi tên thành Đảng NDCM Lào), đồng chí

Cayxỏn Phônvihản được bầu làm Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

36

Mặt trận Lào Ítxala đổi tên thành Mặt trận Lào yêu nước hay còn gọi là Neo

Lào Hắc Xạt (6-1-1956).

Từ năm 1954 đến cuối năm 1959, lực lượng cách mạng Lào còn gặp

nhiều khó khăn, song với quyết tâm đánh, biết đánh và biết thắng, Đảng Nhân

dân Lào đã đề ra chủ trương, chính sách, phương pháp đấu tranh đúng đắn,

giành thắng lợi có ý nghĩa rất quan trọng. Sự lớn mạnh của cách mạng Lào đã

buộc đối phương phải nhân nhượng và Chính phủ Liên hiệp lâm thời lần thứ

hai ra đời ngày 22-6-1962 với sự tham gia của Mặt trận Lào yêu nước ở một

vị thế cao hơn.

Những năm 1973-1975, ở Lào đã nổi lên phong trào đấu tranh mạnh

mẽ chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai phản động dưới nhiều hình thức vô cùng

phong phú, đưa ra nhiều khẩu hiệu đấu tranh từ thấp đến cao, từ việc đòi dân

chủ, đòi thi hành Hiệp định Viêng Chăn đến đòi lật đổ bọn phản động, tay sai

trong chính quyền liên hiệp, v.v.. Giữa lúc tình thế cách mạng trực tiếp ở Lào

đã xuất hiện thì cách mạng Campuchia và cách mạng Việt Nam giành thắng

lợi, những sự kiện này đã tác động rất lớn đến sự phát triển và thắng lợi của

cách mạng Lào. Ngày 2-12-1975, tại Thủ đô Viêng Chăn, Đại hội quốc dân

Lào được triệu tập với 264 đại biểu, đại diện cho 3 triệu nhân dân các bộ tộc

Lào. Đại hội tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến lỗi thời, tiếp nhận

đơn xin thoái vị của vua Lào, đơn xin giải thể của Hội đồng quốc gia chính trị

liên hiệp, Chính phủ Liên hiệp dân tộc lâm thời. Nước CHDCND Lào được

thành lập, do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch nước, đồng chí Cayxỏn

Phônvihản làm Thủ tướng Chính phủ.

2.1.2.4. Giai đoạn 1975 - 1991

Chiến thắng vĩ đại tháng 12-1975 của nhân dân các bộ tộc Lào đã hoàn

thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa đất nước Lào bước vào một

kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử dân tộc, đó là xây dựng và bảo vệ chế

độ dân chủ nhân dân.

37

Tuy nhiên, Lào là một trong những nước nghèo, kém phát triển; trình độ

dân trí thấp; cơ chế và phương pháp quản lý hành chính tập trung, quan liêu bao

cấp; cơ sở hạ tầng nghèo nàn; thị trường nhỏ hẹp, nằm sâu trong nội địa; nhân lực,

nguồn vốn thiếu nghiêm trọng; khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật tiên tiến còn

nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc xoá bỏ mọi tàn dư, ảnh hưởng và thế lực thực

dân kiểu mới của đế quốc Mỹ và của chế độ quân chủ là một khó khăn rất lớn trên

con đường xây dựng CNXH ở Lào. Nhận thức rõ tình hình mới, Văn kiện Đại hội

III (1976), đặc biệt là Văn kiện Đại hội IV của Đảng NDCM Lào (năm 1986) đã

vạch ra đường lối xây dựng, đổi mới đất nước Lào:

Củng cố chế độ chuyên chính vô sản, mở rộng dân chủ XHCN, tăng

cường thống nhất tư tưởng và chính trị trong toàn xã hội. Thực hiện cách

mạng tư tưởng trên lĩnh vực văn hoá, nhằm xây dựng văn hoá mới và con

người mới XHCN... Phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, hợp tác với các

nước XHCN anh em và các nước bạn bè trên thế giới [22, tr.17].

Kết quả là sau hơn 10 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, nhờ đường

lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng NDCM Lào và quyết tâm của nhân dân các

bộ tộc Lào, Lào đã đập tan những âm mưu phá hoại của kẻ thù, đảm bảo an

ninh quốc phòng cho đất nước và phát triển kinh tế - xã hội đạt được một số

thành tựu, thành công.

2.1.3. Tình hình Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào sau Chiến tranh lạnh

*Về chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh

Về chính trị: Sau sự kiện Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 25-8-1991 bị

cấm hoạt động và Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết ngày 8-12-1991 bị giải

thể, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thời kỳ thoái trào. Sự sụp đổ của

chế độ XHCN ở Liên Xô và Trung Đông Âu đã tác động rất mạnh đến Lào

trên mọi phương diện: tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, v.v..

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân lao động Lào mất

phương hướng, hoài nghi tính đúng đắn của con đường xây dựng CNXH.

38

Trong khi đó, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động phá rối, thậm chí âm

mưu cướp chính quyền ở vài nơi. Mặc dù một trong những xu thế lớn sau

Chiến tranh lạnh là hòa bình, hợp tác và phát triển, nhưng các thế lực thù địch

vẫn có âm mưu xoá bỏ các nước XHCN còn lại, trong đó có nước Lào

XHCN. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội Lào còn nghèo và kém phát triển cũng

ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì sự ổn định chính trị của đất nước. Tất cả

những điều này đã và đang đặt ra những thách thức đối với công cuộc bảo vệ,

củng cố ĐLDT của Lào. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng

NDCM Lào, tình hình chính trị Lào đã dần đi vào ổn định, vai trò lãnh đạo

của Đảng NDCM Lào và chế độ XHCN được giữ vững.

Về ngoại giao: Tình hình phức tạp mới trên thế giới sau sự sụp đổ của

CNXH hiện thực ở Liên Xô và Trung Đông Âu cùng với sự kết thúc Chiến tranh

lạnh đặt ra những vấn đề rất mới và rất khác cho ngoại giao Lào. Tình hình đó

đòi hỏi công tác ngoại giao của Lào không những phải thật tỉnh táo theo phương

châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà cần tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại, nhất

là trong cách tiếp cận với các đối tượng khác nhau trong quan hệ quốc tế. Do đó,

trong văn kiện Đại hội V (3-1991), Đảng NDCM Lào đã đề ra tư tưởng đối

ngoại của Lào là kiên quyết giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, xây dựng

CNXH, đồng thời, linh hoạt, mềm dẻo khi xử lý các mối quan hệ quốc tế. Trong

thực tiễn, Lào cố gắng cân bằng ảnh hưởng giữa các cường quốc và các nước

láng giềng của Lào, nhưng rõ ràng việc quyết định “nghiêng” hay “không

nghiêng” về bên nào đó trong chiến lược phát triển lâu dài của mình là một sự

lựa chọn vô cùng khó khăn. Trong khi đó việc chủ động hợp tác với nước ngoài

và các tổ chức quốc tế của Lào còn nhiều hạn chế; Lào cũng chưa phát huy được

khả năng và thế mạnh “cầu nối trên đất liền” trong khu vực Đông Nam Á về

chung chuyển hàng hoá cũng như các hoạt động thương mại.

Về quốc phòng - an ninh: Lào là đất nước có diện tích tương đối rộng,

nhưng dân số không lớn, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, nên gặp

39

phải những khó khăn nhất định trong bảo vệ an ninh biên giới. Thêm vào đó,

đường lối quốc phòng - an ninh toàn dân, toàn diện chưa vận động được sự

tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân. Phương châm kết hợp

quốc phòng - an ninh với xây dựng cơ sở, phát triển kinh tế - văn hóa hiệu quả

chưa cao. Việc thực hiện củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang nhất là lực

lượng tự vệ, lực lượng giữ gìn trật tự an ninh ở cơ sở tiến hành chưa sâu sắc

và chưa triệt để. Bên cạnh đó, bọn phản động Lào sống lưu vong tại nước

ngoài vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại công cuộc xây dựng đất nước của nhân

dân Lào; các thế lực thù địch ở phương Tây còn lợi dụng các vấn đề nhân

quyền, dân tộc để gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của Lào. Mặc dù vậy,

về tổng thể Lào vẫn giữ được an ninh của đất nước, trật tự an toàn xã hội

được đảm bảo, đất nước không xảy ra những biến động lớn.

* Tình hình kinh tế

Sau khi Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) bị giải thể, quan hệ kinh

tế giữa Lào với Liên Xô và các nước Đông Âu bị gián đoạn, hàng xuất khẩu

sang các thị trường này bị đình đốn, Lào gặp phải rất nhiều khó khăn trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân bị sa sút mạnh.

Nhưng về sau, nhờ môi trường chính trị khá ổn định, kinh tế của Lào đã phát

triển và có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 7%/năm. Sự bình ổn về kinh tế

một thập niên sau Chiến tranh lạnh phần lớn chủ yếu dựa trên sản xuất nông

nghiệp, vốn chiếm 80% lực lượng lao động và một nửa tổng sản phẩm quốc

nội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Lào còn những tồn tại

nhất định trong thực hiện chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế

được hoạt động kinh doanh công bằng trước pháp luật để cùng tham gia góp

phần xây dựng và phát triển đất nước; chưa có quan điểm rõ ràng về hiệu quả

kinh tế - xã hội đối với mọi thành phần kinh tế; các cơ quan nhà nước chưa

phát huy được chức năng của mình trong quản lý kinh tế thị trường, v.v..

* Tình hình văn hóa - xã hội

40

Đời sống vật chất và tinh thần trở nên ổn định và có chất lượng cao

hơn, các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục không ngừng phát triển. Với chủ

trương coi giáo dục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn

minh, hiện đại, ngành giáo dục của Lào đã có những bước tiến dài. Đảng và

Nhà nước Lào chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,

cũng như chăm sóc sức khoẻ, xây dựng môi trường, không gian văn hoá mang

đậm tính dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội Lào còn tồn tại nhiều vấn đề như

việc phân phối, điều tiết thu nhập chưa hợp lý, ảnh hưởng xấu đến công bằng

trong xã hội. Tiến trình cải cách giáo dục tiến triển chậm, không đáp ứng

được đòi hỏi của thực tiễn. Công tác chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém,

từ trang thiết bị lạc hậu đến đội ngũ thầy thuốc ít về số lượng và hạn chế về

chất lượng.

Từ thực tiễn những năm sau Chiến tranh lạnh, có thể thấy một số thuận lợi

và khó khăn trong việc bảo vệ và củng cố ĐLDT của Lào như sau:

Thuận lợi: Tình hình chính trị ở Lào ổn định, trật tự an toàn xã hội

được đảm bảo, kinh tế phát triển theo chiều hướng tốt, đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân được cải thiện từng bước. Những thành tựu bước đầu

của công cuộc đổi mới đã làm cho nhân dân các bộ tộc Lào tin tưởng vào

đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước Lào. Trong quá trình hội

nhập, Lào có những lợi thế nhất định về tài nguyên, con người, tính năng

động và chính sách đối ngoại đúng đắn. Lào cũng đang có những thời cơ

thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác đầu tư, trao đổi khoa học - kỹ thuật, trình

độ quản lý, giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới và trong khu vực. Đây

là những thời cơ rất quý báu nếu biết cách tận dụng phục vụ cho công cuộc

bảo vệ và củng cố ĐLDT ở Lào.

Khó khăn: Trên lĩnh vực chính trị, vẫn còn nhiều thế lực thù địch chống

đối, phá hoại, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào trong

lãnh đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Vấn đề chống tham

41

nhũng, lãng phí tiếp tục là một “nghị sự” nóng bỏng ở Lào, việc giải quyết

vấn đề này có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh chính trị của Đảng

NDCM Lào, con đường xây dựng chế độ XHCN tại Lào. Trên lĩnh vực kinh

tế - xã hội, Lào đối mặt với không ít khó khăn từ xuất phát điểm thấp, cơ sở

hạ tầng nền kinh tế có nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng quản lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và các dự án đầu tư nước ngoài;

trình độ dân trí thấp, v.v.. Bài toán khó đối với Lào là: làm thế nào để vừa

tham gia hội nhập khu vực và thế giới, vừa bảo vệ và phát huy được lợi ích

dân tộc. Nỗi lo thực tế hiện nay vẫn là sự hiểu biết chưa nhiều và sự chuẩn bị

chưa tích cực của giới doanh nhân Lào trong khi một môi trường cạnh tranh

rộng lớn đã hình thành và đang chờ đón họ. Những khó khăn này luôn tạo ra

những nguy cơ tiềm ẩn bên trong đe doạ đến công cuộc bảo vệ ĐLDT ở Lào.

2.1.4. Quan niệm về độc lập dân tộc, củng cố độc lập dân tộc và mối

quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế

“Độc lập dân tộc” và “bảo vệ độc lập dân tộc” là khát vọng chính

đáng của các dân tộc trên thế giới, bao gồm quyền làm chủ và phát triển đất

nước, sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ trong

quan hệ với các dân tộc khác dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.

ĐLDT là một chân lý có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, là giá

trị tinh thần cao cả không chỉ đối với Lào mà còn là giá trị mang tính phổ quát

đối với tất cả các dân tộc đã hoặc đang đấu tranh để giải phóng dân tộc và tìm

con đường phát triển phù hợp cho đất nước mình. Theo Từ điển Tiếng Việt,

thuật ngữ “độc lập dân tộc” của một nước vừa là tính từ vừa là danh từ. Trên

phương diện tính từ thì ĐLDT là không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân

tộc khác; còn trên phương diện danh từ thì ĐLDT là trạng thái của một nước

hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác

hoặc dân tộc khác [150, tr.444].

42

“Củng cố ĐLDT” trong bối cảnh hiện nay là tổng thể hoạt động của các

chủ thể nhằm làm cho nền ĐLDT trở nên bền vững, chắc chắn hơn; là quá

trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm, phá hoại để

giữ gìn, bảo vệ ĐLDT; là một nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của sự nghiệp

bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Củng cố ĐLDT trong hội nhập quốc tế của Lào là một bộ phận cấu

thành của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN của nhân dân Lào trong tình hình

mới. Như vậy, bảo vệ và củng cố ĐLDT còn là yêu cầu tất yếu của hội nhập,

là yếu tố bảo đảm thành công của hội nhập quốc tế.

Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa độc

lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại

lẫn nhau. Trong đó, độc lập tự chủ là mục tiêu, còn hội nhập quốc tế là

phương thức thực hiện và độc lập tự chủ là yếu tố quyết định sự thành bại của

hội nhập quốc tế. Nói cách khác, độc lập tự chủ thuộc nhóm mục tiêu, còn hội

nhập quốc tế thuộc nhóm công cụ trong quá trình hoạch định và thực thi chính

sách phát triển của một quốc gia.

Độc lập, tự chủ là tiền đề của hội nhập quốc tế. Có thể khẳng định như

vậy vì những lẽ cơ bản sau:

Một là, một quốc gia dân tộc có được độc lập, tự chủ thì mới định ra

được những hướng đi đúng đắn, phù hợp với quốc gia dân tộc mình trong quá

trình hội nhập quốc tế. Nếu như hội nhập quốc tế là điều các quốc gia dân tộc

hầu như không thể né tránh nếu muốn phát triển trong thời đại toàn cầu hóa,

thì có thể khẳng định, độc lập, tự chủ là cái gốc của hội nhập quốc tế. ĐLDT

có được củng cố vững chắc thì hội nhập quốc tế mới thành công.

Hai là, tư thế của một nước độc lập làm tăng giá trị của quốc gia đó

trong hội nhập quốc tế. Độc lập, tự chủ sẽ giảm thiểu ở mức tối đa khả năng

việc hoạch định và triển khai chính sách của một quốc gia bị tác động bởi các

43

yếu tố bên ngoài, nhất là trong tình huống sự tác động đó ảnh hưởng không

thuận tới lợi ích dân tộc của nước đó. Còn ngược lại, nếu không có độc lập, tự

chủ, một nước sẽ có thể trở thành “quân cờ” cho các thế lực kinh tế, chính trị

quốc tế trong quá trình hội nhập.

Ba là, độc lập tự chủ để giữ gìn bản sắc dân tộc. Cho dù thế giới đang

toàn cầu hóa, nhưng các quốc gia dân tộc càng hội nhập sâu rộng với thế giới

càng cần có bản sắc riêng và càng có nhu cầu giữ gìn bản sắc (các giá trị văn

hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị truyền thống tốt đẹp, v.v.) của quốc gia

dân tộc mình. Đơn giản là vì nếu đánh mất bản sắc trong quá trình hội nhập,

thì nước đó sẽ bị “hoà tan”, bị lệ thuộc vào nước khác.

Như vậy là, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, độc lập, tự chủ

không đồng nghĩa với biệt lập, mà để có độc lập, tự chủ các nước càng phải

tăng cường hội nhập quốc tế. Tiêu chí để đánh giá độc lập, tự chủ hiện nay

không phải là mức độ “tối thiểu hóa” quan hệ với bên ngoài, mà là sự tự quyết

trong việc mở rộng (hoặc thu hẹp) các mối quan hệ quốc tế theo nhu cầu của

lợi ích quốc gia. Còn tiêu chí để đánh giá hội nhập quốc tế không phải là sự

tham gia nhiều hay ít vào đời sống quốc tế, mà là sự tham gia ấy có đáp ứng

lợi ích quốc gia, dân tộc vào thời điểm cụ thể đó hay không.

Hội nhập quốc tế tác động trở lại đối với độc lập dân tộc.

Trong mối quan hệ biện chứng, tương tác này, về phần mình, hội nhập

quốc tế phục vụ cho mục tiêu giữ độc lập, tự chủ. Trước hết, hội nhập quốc tế

làm tăng tiềm lực, vị thế (thế và lực) của đất nước trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, hội nhập quốc tế là cơ sở để tăng cường khả năng giữ ĐLDT.

Đó là vì, một mặt, các quốc gia khi hội nhập quốc tế là đã tham gia vào đời

sống quan hệ quốc tế, với các mối quan hệ ràng buộc và đan xen lợi ích lẫn

nhau. Mặt khác, hội nhập quốc tế làm tăng thêm nguồn lực để vừa bảo vệ đất

nước, vừa đưa quốc gia đó vào “dòng chảy” chính của xu thế phát triển ở khu

vực cũng như trên toàn thế giới.

44

Thứ ba, hội nhập quốc tế buộc các nước phải có những thay đổi, điều

chỉnh những quan niệm về độc lập, tự chủ. Vì trong quá trình hội nhập, tham

gia hợp tác, liên kết quốc tế, mỗi quốc gia đều phải điều chỉnh chính sách của

mình cho phù hợp với các điều khoản ràng buộc, theo thông lệ quốc tế.

Thứ tư, hội nhập quốc tế còn có thể hạn chế độc lập, tự chủ. Đây chính

là vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc trong mối quan

hệ của hai thành tố này. Ví dụ: khi tham gia vào thị trường chung ASEAN,

các quốc gia trong khối phải tuân thủ theo những quy tắc đã ký kết về miễn

thuế, chống bán phá giá, sử dụng nguồn lao động, v.v..

Thứ năm, hội nhập quốc tế góp phần phân hóa xã hội của từng nước.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, tất yếu nảy sinh những lợi ích khác nhau

đối với các nhóm khác nhau trong một quốc gia. Từ đó, góp phần làm trầm

trọng hơn các mâu thuẫn nội bộ, làm giảm đồng thuận nội bộ do xuất hiện các

cách hiểu về lợi ích quốc gia cũng như phương cách thực hiện lợi ích quốc gia

khác nhau. Lợi ích nhóm sẽ dần nổi trội hơn, làm cho quá trình quyết sách trở

nên phức tạp và khó khăn hơn, nhất là trong trường hợp lợi ích nhóm trong

một nước lại tìm được đồng minh ở bên ngoài.

Như vậy, bên cạnh những tác động tích cực trở lại đối với độc lập, tự

chủ, hội nhập quốc tế còn đem lại những quan niệm mới về độc lập, chủ

quyền, đưa đến những yếu tố mới làm giảm cố kết nội bộ, tác động tiêu cực

với việc củng cố độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng: “Độc lập dân tộc” và “bảo vệ độc lập

dân tộc” là khát vọng chính đáng của các dân tộc trên thế giới, bao gồm

quyền làm chủ và phát triển đất nước, sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền

quốc gia, độc lập tự chủ trong quan hệ với các dân tộc khác dựa trên cơ sở

bình đẳng cùng có lợi.

Đối với CHDCND Lào, để bảo vệ vững chắc ĐLDT, vấn đề đặt ra là

phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm các giải pháp khả thi,

45

vừa mang tính tổng thể, toàn diện, vừa mang tính cụ thể. Đảng và Nhà

nước CHDCND Lào nhìn chung thống nhất quan điểm rằng, trong bối cảnh

thế giới mới, một vấn đề cốt lõi, có tầm quan trọng hàng đầu là nâng cao

nội lực (cả về chính trị, kinh tế và xã hội), nghĩa là nâng cao sức mạnh

quốc gia tổng hợp, tạo ra “sức đề kháng” quốc gia vững chắc, từ đó sẽ hóa

giải thành công các nguy cơ trong tiến trình hội nhập quốc tế. Lào cũng cho

rằng, với một nước nhỏ, đang phát triển như Lào, càng cần nâng cao tinh thần

độc lập tự chủ, không nghiêng ngả giữa các nước lớn. Hội nhập quốc tế là một

quá trình mang tính hai mặt, nên nếu không có được một tinh thần, ý chí độc

lập tự chủ, thì sẽ đưa đất nước vào bế tắc trong hội nhập quốc tế, từ đó tạo cơ

hội thuận lợi cho các thế lực bên ngoài nhảy vào thao túng, chi phối đời sống

chính trị - kinh tế của nước đó phục vụ cho lợi ích ích kỷ của họ. Cần khôn

ngoan và tỉnh táo nhận rõ tính hai mặt của hội nhập quốc tế, từ đó vừa tận

dụng được cơ hội thuận lợi, vừa tránh được những nguy cơ.

2.2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ

2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau

Chiến tranh lạnh

“Chiến tranh lạnh” là một cuộc chiến tranh khá đặc biệt trong lịch sử

nhân loại, khi thế giới bị chia ra thành “hai phe”, “hai cực” đối đầu nhau về ý

thức hệ, song không có cuộc “chiến tranh nóng” quy mô lớn nào xảy ra giữa

“hai phe”, “hai cực”. Nhưng cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập

niên đã làm cho hai siêu cường Liên Xô và Mỹ suy giảm thế mạnh của họ trên

nhiều mặt so với các cường quốc khác. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,

Chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô giải thể đã làm thay đổi căn bản cục

diện và tình hình thế giới. “Nhìn chung, các nước đều điều chỉnh quan hệ đối

ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa nhằm giành cơ hội thuận lợi để

phát triển đất nước và xác lập vị trí tốt nhất trong trật tự thế giới mới đang

hình thành” [85, tr.57].

46

2.2.1.1. Tình hình thế giới

Sau Chiến tranh lạnh, chính trị quốc tế đã có những thay đổi sâu sắc,

trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch nhau: Mỹ có tham vọng thiết

lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong khi Nga, Trung Quốc và một số nước

lớn khác đấu tranh cho một trật tự đa cực, sự đấu tranh giữa hai khuynh

hướng diễn ra ngày càng gay gắt với ưu thế rõ rệt của khuynh hướng “đa

cực”, “đa phương” [73, tr.10]. Thế giới trong hai thập niên đầu sau Chiến

tranh lạnh có những đặc điểm mới như sau:

Thứ nhất, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành một trong

những xu thế chủ đạo của thế giới.

Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có bước phát triển

nhảy vọt, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - chính trị và quan hệ quốc tế.

Thứ ba, nhân loại đứng trước nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống và

những vấn đề mang tính toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự giải

quyết nếu không có sự hợp tác đa phương.

Thứ tư, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ lôi cuốn nhiều nước tham gia.

Thứ năm, khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ luỵ của nó đã

gây ra rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế thế giới.

Như vậy, cục diện và tình hình thế giới đã và đang tác động tích cực và

tiêu cực đến công cuộc bảo vệ và củng cố ĐLDT của nhân dân các bộ tộc Lào.

* Tác động tích cực

Thứ nhất, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển chiếm ưu thế trong quan

hệ quốc tế đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc bảo vệ và củng cố

ĐLDT của các nước đang phát triển nói chung và CHDCND Lào nói riêng.

Trong tình hình mới, Lào ít nhiều tránh được sự lôi kéo, tranh giành ảnh hưởng

từ các nước lớn. Vì vậy, Lào có thể độc lập hơn trong việc đề ra chính sách

phát triển quốc gia dân tộc, đồng thời chủ động tìm kiếm sự hợp tác vì mục tiêu

hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ chung của nhân loại.

47

Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có bước phát triển

nhảy vọt, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - chính trị và quan hệ quốc tế.

Biểu hiện mới của cách mạng khoa học - công nghệ là sự phát triển của kinh

tế tri thức, mà thông qua kinh tế tri thức, Lào có thể đi tắt, đón đầu những

công nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu

Lào có chính sách phù hợp và chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực thì đây là cơ hội

vàng, tạo ra bước đột phá ngoạn mục nhằm nâng cao trình độ phát triển khoa

học - công nghệ so với các nước công nghiệp tiên tiến.

Thứ ba, toàn cầu hóa tạo cơ hội cho Lào theo kịp các nước trong khu

vực. Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất trên

toàn thế giới, tạo điều kiện tăng nhanh việc truyền bá và chuyển giao khoa học

- công nghệ trên thế giới. Nếu tiếp thu được trình độ quản lý và kỹ thuật tiên

tiến, Lào có thể chuyển nhanh nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện

đại. Toàn cầu hoá một mặt gây sức ép mạnh mẽ và gay gắt về cạnh tranh, đòi

hỏi Lào phải tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và

hiệu quả của nền kinh tế nói chung, mỗi doanh nghiệp nói riêng. Mặt khác,

toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị

trường mới, những đối tác mới cho Lào trong tiến trình hội nhập. Đồng thời,

toàn cầu hoá tạo ra khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực

cần thiết, quan trọng cho Lào từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn vốn tri

thức, kinh nghiệm, cả về chiến lược dài hạn và tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ

mô của quốc gia lẫn tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng đơn vị.

Về đoàn kết quốc tế, quá trình toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện thuận lợi

cho việc xích lại gần nhau, đoàn kết giữa CHDCND Lào và các nước đang

phát triển khác. Toàn cầu hoá góp phần nâng cao vai trò của Lào trong hệ

thống quốc tế từ đó góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ,

củng cố ĐLDT. Các nhân tố thông tin, vốn, công nghệ, tri thức, v.v. tạo nên

sự ràng buộc liên kết lẫn nhau bao nhiêu thì cũng tạo nên những vũ khí đấu

tranh có hiệu quả hơn cho Lào.

48

* Tác động tiêu cực

Thứ nhất, nếu trật tự thế giới hai cực mất đi đã làm giảm các cuộc xung

đột bắt nguồn từ sự đối đầu Xô - Mỹ trước đó thì nó cũng làm mất đi giới hạn

kiềm chế đối với các xung đột khác hoặc làm bộc lộ rõ nét và ngày càng gay

gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Môi trường an ninh toàn cầu sau

Chiến tranh lạnh trở nên không ổn định, nội chiến, xung đột mới xảy ra tại

nhiều nơi trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Lào nói

riêng, “sự không ổn định của an ninh quốc tế ảnh hưởng lớn đến nền ĐLDT”

[103, tr.12]. Các cuộc chiến tranh cục bộ, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy

đua vũ trang, bạo loạn lật đổ diễn ra trên thế giới, v.v., tác động trực tiếp đến

vấn đề người H’Mông trong chính sách hòa hợp dân tộc của Lào.

Thứ hai, mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm gia tăng

khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Lào. Do vậy,

nếu không có đối sách hữu hiệu, Lào sẽ không chỉ bị tụt hậu xa về mức sống

mà cả về trình độ phát triển. Một lĩnh vực khác gây không ít khó khăn cho

Lào là kết cấu hạ tầng và hệ thống tài chính còn nhiều yếu kém. Cho nên, để

bắt nhịp được bước tiến của cách mạng khoa học - công nghệ, Lào cần phải

đầu tư rất lớn vào lĩnh vực then chốt này, trong khi nguồn vốn huy động trong

nước hạn chế, khả năng thu hút vốn nước ngoài không dễ dàng.

Thứ ba, mặt trái của toàn cầu hoá tạo ra những thách thức nghiêm trọng

đối với Lào như sau:

Về an ninh, chính trị - xã hội: Với sự gia tăng cả về chiều rộng lẫn bề

sâu của toàn cầu hóa, quyền năng của quốc gia Lào đứng trước những thách

thức mới, khi nhiều quyền lực của nhà nước độc lập bị xói mòn và chuyển

vào tay các thực thể khác. Ngày càng có nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm

soát của nhà nước như: môi trường sinh thái, luồng di chuyển vốn, luồng

thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử, v.v.. Về mặt xã hội, toàn cầu hóa tất

yếu dẫn đến sự đổ vỡ hoặc mất đi của nhiều ngành sản xuất, sự phá sản của các

49

xí nghiệp yếu kém, mà hệ quả là người lao động Lào đứng trước nguy cơ mất

việc làm; từ không có việc làm sẽ dễ nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội tiêu

cực khác, chẳng hạn như mại dâm, buôn bán, sử dụng ma túy, nạn khủng bố,

căn bệnh thế kỷ AIDS, v.v..

Đối với ĐLDT của Lào: Tham gia toàn cầu hóa, chính phủ không còn

quyền độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chính sách kinh tế, mà Lào

thì lại quá phụ thuộc vào ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Trong khi đó

toàn cầu hóa kinh tế đang lấy mậu dịch thế giới làm điều kiện, coi thị trường

thế giới là cơ sở, tiền tệ quốc tế là hạt nhân. Trong bối cảnh đó, an ninh kinh

tế, nhất là trên lĩnh vực tài chính của Lào không được đảm bảo trước xu thế

toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa nới rộng thị trường tài chính của các quốc gia,

giúp cho dòng vốn dễ dàng lưu thông hơn trên bình diện thế giới. Tuy nhiên,

cũng chính vì thế nền tài chính của nhiều nước lại dễ bị những kẻ đầu cơ quốc

tế hoặc các thế lực khác lũng đoạn.

Về văn hóa và bản sắc dân tộc: Toàn cầu hóa đã và đang tác động

mạnh vào lĩnh vực văn hóa tư tưởng, làm xói mòn bản sắc dân tộc của mỗi

quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực

này. Trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế, Lào chịu sự tác động rất lớn

của nền kinh tế thị trường khiến cho đạo đức xã hội đứng trước nguy cơ bị

suy đồi, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ chạy theo

đồng tiền được kích thích, các sản phẩm văn hóa độc hại ngày càng có cơ hội

phát triển, v.v., làm biến đổi bản chất con người và bản chất xã hội. Bài toán

đặt ra với nhân dân Lào là nếu không biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn

hóa của nhân loại trên cơ sở bảo vệ và phát huy truyền thống nhân dân các bộ

tộc Lào thì trong hội nhập với khu vực và thế giới, Lào có thể bị hòa tan.

2.2.1.2. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Khu vực CA - TBD có vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế,

văn hóa, an ninh, v.v., trên thế giới. Trong mấy thập niên gần đây, CA - TBD

nổi lên như là một khu vực tăng trưởng nhanh và phát triển năng động nhất

50

thế giới. Hiện khu vực này đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới về

kinh tế, chính trị và văn hóa. Những thành công của CA - TBD về tăng trưởng

kinh tế cùng với thế mạnh về vốn, dự trữ ngoại tệ, lao động trẻ, tính năng

động, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ đã nâng cao vị thế của CA -

TBD so với các khu vực khác [107, tr.215]. Đây cũng là nơi thể hiện rõ nét

nhất việc duy trì sự khác biệt về thể chế chính trị, chế độ xã hội và cho dù

thuộc thể chế, chế độ chính trị - xã hội nào thì các nước trong khu vực này

đều tiến hành cải cách và đổi mới để phù hợp với bối cảnh sau Chiến tranh

lạnh. Ở đây, tam giác phát triển Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản đóng vai trò chủ

yếu chi phối và tập trung nhiều quyền lực nhất hiện nay và cả trong nhiều

năm tới [105, tr.356]. Quan hệ trong tam giác này vẫn tiếp tục vừa hợp tác,

vừa xung đột, vừa phối hợp vừa mâu thuẫn, vừa đối thoại, vừa đối kháng và

kiềm chế lẫn nhau. Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cũng gây hậu quả nguy

hiểm tiềm tàng trong khu vực: sự bất bình đẳng về thu nhập, những biến động

bất lợi của dân số thế giới, tội phạm quốc tế, nạn khủng bố, ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng, v.v.. Thêm vào đó, vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều

Tiên; vấn đề Đài Loan; vấn đề tranh chấp lãnh hải thuộc vùng Biển Đông,

Hoa Đông, v.v., đang là trở ngại đối với hợp tác khu vực. Ngoài ra, còn có

mâu thuẫn về quan điểm giá trị, dân chủ, nhân quyền giữa Mỹ và nhiều nước

phương Tây với các nước châu Á.

Là một quốc gia ở khu vực CA - TBD, Lào không thể không chịu sự

chi phối nhiều mặt từ khu vực. Nhưng có thể nhận định rằng, tác động của

cục diện CA - TBD mang lại thuận lợi nhiều hơn là khó khăn cho Lào. Chưa

bao giờ Lào có được môi trường quốc tế thuận lợi như những năm đầu thế kỷ

XXI cho sự nghiệp phát triển đất nước. Về phần mình, điều này cũng đặt ra

cho Lào một trách nhiệm to lớn là làm thế nào để có thể tận dụng cơ hội, vượt

qua những khó khăn và thách thức để phát triển nhanh và bền vững hơn.

Tình hình Đông Nam Á: Từ 5 quốc gia sáng lập ban đầu ngày 08-8-

1967, sau bốn lần mở rộng (1984, 1995, 1997, 1999), ASEAN đã quy tụ sự

51

tham gia của 10 quốc gia Đông Nam Á. Trên chặng đường hơn 40 năm xây

dựng và phát triển, ASEAN từ hiệp hội của những nước nghèo, chậm phát

triển đã vươn lên trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động, với số dân

hơn 600 triệu người, diện tích 4,7 triệu km2, quy mô GDP đạt gần 900 tỷ USD

và tổng giá trị thương mại khoảng 800 tỷ USD [122, tr.7]. Thành tựu ấn tượng

này đã đưa ASEAN trở thành một đối tác giàu tiềm năng của nhiều nước và tổ

chức quốc tế, một thực thể chính trị - kinh tế có vai trò ngày càng nổi bật ở

CA - TBD cũng như trên thế giới.

Bước sang thế kỷ XXI, để kịp thích ứng với tình hình mới, ASEAN đã

tự điều chỉnh và đổi mới. ASEAN đã đẩy mạnh liên kết nội khối sâu và toàn

diện hơn. Sự phát triển năng động của ASEAN cùng với những thành tựu đạt

được trong hợp tác, liên kết nội khối và những nỗ lực mở rộng quan hệ với

các đối tác bên ngoài, nhất là với các nước lớn, làm cho ASEAN ngày càng

thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất, có vai trò và vị thế

quốc tế quan trọng, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Lào, tác

động tích cực đến công cuộc bảo vệ ĐLDT, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

Xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, ASEAN là một bộ phận rất

quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng

hóa và láng giềng hữu nghị của Lào. Tuy nhiên, quan hệ Lào - ASEAN vẫn còn

những biểu hiện hạn chế về chất lượng, hiệu quả và chiều sâu, còn thiếu các điều

kiện cho sự phát triển vững chắc, ổn định, lâu dài.

2.2.2. Ảnh hưởng của một số nước đối với Cộng hoà dân chủ nhân

dân Lào

2.2.2.1. Ảnh hưởng của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia láng giềng lớn của Lào. Trước đây ảnh hưởng

của Trung Quốc tại Lào còn hạn chế, do cách biệt về địa hình núi non hiểm

trở, đi lại khó khăn, phương tiện thông tin, vận tải lạc hậu. Hiện nay, khi đất

nước Lào trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các nước láng giềng và

52

các nước lớn thì Trung Quốc trở thành một trong các nhân tố có tác động

mạnh mẽ nhất trong cuộc đua tranh tại đây.

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc và Lào đẩy mạnh quan

hệ hữu nghị láng giềng, hợp tác toàn diện ở nhiều cấp độ và trên nhiều bình

diện: chính trị, kinh tế, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, v.v.. Các nhà lãnh đạo

cấp cao Trung Quốc và Lào đã nhiều lần qua lại thăm chính thức nhau; qua đó,

hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ hướng tới thế kỷ XXI với phương châm: “Ổn

định vững chắc, tin tưởng lẫn nhau, láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác”

[38]. Trung Quốc cam kết tài trợ dài hạn cho dự án xây dựng hệ thống đường

sắt quốc gia của Lào dự kiến sẽ chạy từ biên giới Lào - Trung Quốc đến Viêng

Chăn và Thà Khẹt, rồi đi tiếp tới biên giới Lào - Việt Nam giai đoạn 2011-

2015, kèm theo hình thức cho vay khoảng 4 tỷ USD. Trong toan tính của Trung

Quốc thì Lào được coi là cửa ngõ thông sang các nước ASEAN, tạo lợi thế cho

Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, Thái Lan và các nước phương Tây,

đặc biệt tranh giành ảnh hưởng với Việt Nam. Trung Quốc muốn trở thành

nước có vị trí, ảnh hưởng lớn nhất và toàn diện nhất ở Lào. Ở tầm vĩ mô, Chính

phủ Trung Quốc nắm giữ vai trò chỉ đạo, điều hành thống nhất mọi quan hệ

hợp tác với Lào, chịu trách nhiệm đầu tư trực tiếp vào các công trình trọng

điểm. Ở tầm vi mô, Trung Quốc đứng ra bảo lãnh, hỗ trợ pháp lý cho các

doanh nghiệp, công ty tư nhân trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Lào. Để

thực hiện mục tiêu của mình, Trung Quốc đã chú trọng hợp tác đầu tư phát

triển các tuyến đường giao thông kể cả đường bộ, đường hàng không và đường

thủy dọc theo sông Mê Kông. Năm 2007, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng

tuyến đường dài 215 km, nối Trung Quốc qua cửa khẩu Bò Tèn ở tỉnh Luông

Nậm Thà (Bắc Lào) thông sang Thái Lan qua Huội Xài ở phía Tây Bắc Lào.

Trung Quốc thuyết phục Lào tham gia vào “Tứ giác phát triển kinh tế” bao

gồm Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Myanma; đồng thời, kết hợp phát triển

kinh tế các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư Lào, từ năm 2001 đến tháng 6-2010, Trung Quốc đã đầu tư

53

vào Lào 369 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt trị giá hơn 2,643 tỷ USD, xếp

thứ hai sau Thái Lan (với 254 dự án, trị giá đăng ký 2,666 tỷ USD) [78, tr.81].

Riêng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư vào Lào 47 dự án với số vốn đăng

ký đạt trị giá 932,8 triệu USD (xếp thứ hai sau Việt Nam với 48 dự án, trị giá

vốn đăng ký 1,4 tỷ USD). Cán cân thương mại hai chiều Trung Quốc - Lào

không ngừng tăng nhanh chóng. Giai đoạn 2001 - 2005, Trung Quốc xuất khẩu

sang Lào 410,9 triệu USD và nhập khẩu 66,48 triệu USD; năm 2008, Trung

Quốc xuất sang Lào 369 triệu USD và nhập từ Lào 154 triệu USD [137, tr.9].

Về phần mình, Lào đã, đang và sẽ tranh thủ tiềm lực kinh tế của Trung Quốc

để xây dựng và phát triển đất nước.

Về đào tạo nguồn nhân lực, Trung Quốc cam kết từ năm 2011 đến năm

2020, mỗi năm Trung Quốc sẽ nhận đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho 300 cán

bộ Lào hệ sau đại học. Chính phủ Lào đồng ý cho Trung Quốc xây dựng Học

viện Khổng Tử tại Đại học Quốc gia Lào [38]. Trung Quốc đã và sẽ bỏ tiền

xây dựng giúp Lào hầu hết cơ sở hạ tầng thiết yếu đóng vai trò xương sống

cho nền kinh tế Lào, giúp Lào hiện đại hóa đất nước và chuẩn bị đội ngũ cán

bộ ngang tầm với sự phát triển của Lào. Đổi lại, Trung Quốc đã, đang và sẽ

thu được nhiều lợi ích địa - kinh tế (thông qua việc được cấp phép khai thác tài

nguyên khoáng sản, rừng, quỹ đất rộng lớn của Lào; được thực hiện nhiều dự

án kinh tế - xã hội lớn, v.v.) và địa - chính trị, gia tăng ảnh hưởng không chỉ ở

Lào mà còn ở khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt là vấn đề di dân sang Lào định

cư, một mặt vừa giảm tải được số dân đông (kéo theo việc làm và các vấn đề xã

hội) của Trung Quốc, mặt khác số lượng người dân gốc Trung ở Lào càng lớn

thì càng thuận lợi cho việc buôn bán (bởi số lượng dân này sẽ là những sợi dây

kết nối với người dân tại Trung Quốc); đây được xem như một toan tính chiến

lược lâu dài của Trung Quốc tại quốc gia này. Nhìn chung, ảnh hưởng kinh tế

và chính trị của Trung Quốc tại Lào gia tăng với tốc độ chóng mặt, không

quốc gia nào có thể cạnh tranh được.

54

2.2.2.2. Ảnh hưởng của Việt Nam

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống tốt

đẹp từ lâu đời. Những năm tháng đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ xâm lược, nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, gian khổ đã chứng

tỏ tình đoàn kết, gắn bó, thuỷ chung, son sắc của nhân dân hai nước. Sau năm

1975, Việt Nam và Lào đều bắt tay vào xây dựng CNXH. Kết thúc Chiến

tranh lạnh, khi công cuộc đổi mới, mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường

trở thành xu thế chung của thời đại, mối quan hệ Việt Nam - Lào đã từ đồng

minh trong chiến đấu trở thành đối tác chiến lược trong phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi nước.

Trước sức ép của toàn cầu hóa, cả Việt Nam và Lào đều chịu những tác

động mạnh mẽ từ bên trong và bên ngoài; do đó, đòi hỏi hai nhà nước phải

điều chỉnh chính sách để thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường. Việt Nam

luôn coi trọng mối quan hệ với Lào, Lào không chỉ chiếm vị trí ưu tiên đặc

biệt mà còn là đối tác chiến lược gần gũi và thân thiết. Về phần mình, Lào

luôn bày tỏ quyết tâm duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và

hợp tác toàn diện với Việt Nam. Có thể nói rằng, trong lịch sử thế giới chưa

có mối quan hệ nào mẫu mực, thủy chung, trong sáng được tôi luyện qua thời

gian và khói lửa chiến tranh như quan hệ Việt Nam - Lào. Tuy nhiên, hiện

nay do tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, quan hệ Việt

Nam - Lào đứng trước nhiều thách thức gay gắt. Nói chung, quan hệ chính trị

giữa hai nước chỉ được xây dựng bền vững trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa hai

bên phải đóng vai trò then chốt. Nếu nhân tố kinh tế chưa đủ mạnh thì sớm

hay muộn mối quan hệ ấy cũng trở nên mờ nhạt, thiếu sức sống. Thực tế này

đang diễn ra với quan hệ Việt Nam - Lào, khi ảnh hưởng của Việt Nam tại

Lào ngày càng bị giảm sút, bởi vì bên cạnh Lào là một số nước lớn hơn hẳn

Việt Nam về vị thế kinh tế trên bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Theo số liệu

thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào: Từ

55

năm 2001 đến năm 2009, tổng số vốn FDI của Việt Nam tại Lào đạt 2,11 tỷ

USD, xếp thứ 3 trong tổng số 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Lào;

Thái Lan xếp ở vị trí thứ nhất với 2,666 tỷ USD; Trung Quốc ở vị trí thứ hai

với 2,643 tỷ USD. Viện trợ của Việt Nam cho Lào so với Nhật Bản và Trung

Quốc còn nhiều hạn chế. Nếu hàng năm, Trung Quốc và Nhật Bản viện trợ

cho Lào hàng trăm triệu USD thì chẳng hạn, năm 2009 Việt Nam viện trợ cho

Lào 17,3 triệu USD. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào

Lào thiếu chiến lược nhất quán, ít được Chính phủ Việt Nam khuyến khích

đầu tư, hỗ trợ về vốn lẫn cơ chế chính sách, dẫn đến tình trạng “mạnh ai

người ấy làm”, v.v.. Thực trạng này đã phần nào làm giảm lòng tin của nhân

dân Lào vào một số doanh nghiệp Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam khó

có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại Lào.

Về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, đã và đang có hàng ngàn lưu học

sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Tuy

nhiên, mặc dù hai nước đã có nhiều cố gắng trong việc gìn giữ mối quan hệ

truyền thống tốt đẹp trong quá khứ cũng như hiện nay, nhưng dưới tác động

của xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, thì quan

hệ Việt Nam - Lào ít nhiều cũng bị ảnh hưởng và vị trí của Việt Nam trên đất

Lào tất yếu cũng sẽ thay đổi so với trước đây.

2.2.2.3. Ảnh hưởng của Thái Lan

Lào và Thái Lan là hai nước láng giềng, trong lịch sử có nhiều biến cố,

thăng trầm xảy ra trong mối quan hệ của hai nước. Thái Lan nhiều lần đem

quân xâm lược Lào cũng như đóng cửa biên giới, gây khó khăn cho giao

thương hàng hóa của người dân Lào. Khép lại quá khứ, hiện nay Lào và Thái

Lan đang có mối quan hệ chính trị khá tốt đẹp. Mặc dù thể chế chính trị hai

nước khác biệt nhau, nhưng điều đó không trở ngại đến việc hai bên thiết lập

quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực song phương và đa phương.

56

Đối với Thái Lan, Lào chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ kinh tế,

chính trị, an ninh và văn hóa. Về chính trị, hai bên vẫn thường xuyên có các

đoàn đại biểu viếng thăm lẫn nhau ở các cấp, các địa phương và các tổ chức

nghề nghiệp xã hội; tiến hành hợp tác bảo vệ an ninh biên giới, đẩy nhanh tiến

độ cắm mốc biên giới trên sông và trên đất liền. Như vậy, sự hợp tác về chính

trị tốt đẹp đã làm cho quan hệ hai nước xích lại gần nhau hơn, tạo cơ sở cho

việc hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Về kinh tế, Lào luôn là thị trường truyền thống quen thuộc, mảnh đất

tiềm năng thu hút đầu tư của Thái Lan. Hai nước vốn dĩ có nhiều nét tương

đồng về văn hóa nên thị hiếu tiêu dùng tương đối giống nhau, vì vậy, hàng

hóa Thái Lan rất được ưa chuộng tại Lào. Trong quan hệ thương mại, tỷ trọng

nhập khẩu của hàng hóa từ Thái chiếm khoảng 60% đến 70% tổng giá trị

nhập khẩu của Lào bao gồm các loại hàng như máy móc, phương tiện giao

thông vận tải, thiết bị đồ gia dụng, v.v.. Hàng hóa Lào xuất khẩu sang Thái

Lan chiếm khoảng 30% đến 40% tổng giá trị xuất khẩu, bao gồm các loại

hàng hóa như điện năng, khoảng sản, nông sản, các loại nguyên liệu thô, gỗ,

v.v.. Thương mại giữa hai nước có giá trị tăng liên tục từ năm 2000 đến năm

2009, với tổng giá trị thương mại là khoảng 71.989,4 triệu Bạt. Năm 2010,

Thái Lan là đối tác thương mại hàng đầu của Lào, còn Lào là đối tác thương

mại xếp thứ 26 của Thái Lan trên thế giới và thứ 7 trong khu vực Đông Nam

Á, sau các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Philippin,

Myanmar, với tổng trị giá thương mại 2,85 triệu USD chiếm 0,8% của tổng

giá trị thương mại của Thái Lan. Trung bình mỗi năm, Lào nhập khẩu từ Thái

Lan 2,7 tỷ USD, hầu hết là các sản phẩm xăng dầu, ô tô, phụ tùng, vật liệu

xây dựng và các sản phẩm tiêu dùng [205]. Xét về thương mại, Thái Lan vẫn

là đối tác lớn nhất của Lào trong bất cứ trường hợp nào.

Thái Lan còn đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực cho Lào, vì

thông qua đội ngũ cán bộ được đào tạo, Thái Lan có thể tăng cường ảnh

57

hưởng chính trị, kinh tế, văn hóa tại Lào. Ngoài ra, Thái Lan vẫn đang nỗ lực

để xóa đi tàn dư những trang sử nặng nề trong quan hệ Lào - Thái Lan và

nhiều vấn đề vẫn còn tồn đọng hiện nay như: việc xây dựng một số công trình

thủy điện trên sông Mê Kông do Thái Lan tiến hành đã ảnh hưởng tiêu cực

đối với Lào, đây cũng là nhân tố gây nhiều tranh cãi; vấn đề người lao động

Lào trên đất Thái Lan buộc phải về nước, v.v.. Về phía Lào, do còn nhiều khó

khăn, tiềm lực quốc phòng hạn chế, Lào luôn bày tỏ quan điểm sẵn sàng hợp

tác chặt chẽ với Thái Lan nhằm thu hút đầu tư trực tiếp từ Thái Lan để phát

triển kinh tế - xã hội trong nước.

2.2.2.4. Ảnh hưởng của Nhật Bản

Lào chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược đối ngoại Đông Nam

Á của Nhật Bản do có sức hấp dẫn về lợi ích lâu dài. Mục đích của Nhật Bản

là thông qua các diễn đàn như Tiểu vùng sông Mê Kông, Hành lang Đông

Tây, Tam giác phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và bước tiến xa

hơn nữa là hợp tác Đông Á, châu Á - Thái Bình Dương để tìm kiếm vai trò và

ảnh hưởng kinh tế - chính trị của mình.

Sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản ngày càng nhận thức rõ hơn: nếu Mỹ

có Mỹ latinh thì Nhật Bản có khu vực Đông Nam Á - thị trường truyền thống

lâu đời và là “sân sau” của Nhật Bản [164, tr.39]. Với nguồn dự trữ ngoại tệ

khổng lồ, trình độ khoa học - kỹ thuật hiện đại, có vai trò lớn trong các tổ

chức kinh tế, tài chính trong khu vực và thế giới, Nhật Bản hoàn toàn có khả

năng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của Lào. Còn đối với Lào, hợp tác

Nhật Bản - Lào trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, đào tạo đội ngũ

cán bộ,… tạo thêm khả năng cho Lào có thể hội nhập thành công với khu vực

và thế giới cũng như nâng cao vị thế kinh tế, chính trị của mình trên trường

quốc tế. Năm 1999, Nhật Bản viện trợ cho Lào 271,8 triệu USD, chiếm 58,2%

tổng viện trợ của nước ngoài cho Lào [211]. Năm 2007, Nhật Bản viện trợ

cho Lào 1,2 tỷ Yên dành cho dự án lớn Non-Project giúp Lào nhập các

58

nguyên liệu như xăng, dầu, sắt, thép, v.v., nhất là ưu tiên cho các lĩnh vực

phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, văn hóa, y tế; 400 triệu Yên cho

dự án xây dựng Trung tâm Lào - Nhật. Đây là nơi bồi dưỡng năng khiếu thể

thao, nhất là những môn thể thao truyền thống Nhật Bản như Judo, Karatedo,

Aikido và trao đổi văn hoá [212]. Thực tế cho thấy, các dự án Nhật Bản triển

khai tại Lào sau khi hoàn thành đã phát huy tác dụng tốt đối với sự phát triển

kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

2.2.2.5. Ảnh hưởng của Mỹ

Nhìn lại quá khứ, cuộc chiến tranh Đông Dương (1955-1975) đã để lại

cho Mỹ nỗi đau lớn nhưng cũng thông qua thất bại này, Mỹ hiểu hơn về các

nước Đông Dương, để từ đó điều chỉnh chính sách phù hợp. Bước sang thế kỷ

XXI, Mỹ xác định lợi ích quốc gia của mình tại Lào bao gồm bốn vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, khuyến khích và hỗ trợ Lào giảm tối đa và tiến tới triệt phá

hoàn toàn cây thuốc phiện, thay thế bằng các loại cây lương thực khác; đồng

thời, hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Thứ hai, thúc đẩy

việc tôn trọng nhân quyền bao gồm cả việc tôn trọng tự do tôn giáo và tự do

tín ngưỡng. Thứ ba, khuyến khích Lào xây dựng thành công nền kinh tế thị

trường; cùng Lào ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Thứ tư, phối hợp

với các nhà chức trách Lào tìm kiếm hài cốt lính Mỹ và quân nhân Mỹ mất

tích trong chiến tranh.

Đây là bốn vấn đề đã được Chính phủ Mỹ coi là những lĩnh vực ưu tiên

trong sứ mệnh ngoại giao và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại Lào. Thực

chất sự quan tâm của Mỹ đối với Lào và lợi ích của Mỹ tại đây gắn liền với

lợi ích của Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước phương Tây

khác, vì Mỹ và các nước này là đồng minh thân cận. Chính vì vậy, mối quan

tâm của Mỹ và các nước này đối với Lào có nhiều điểm tương đồng.

Chiến lược của Mỹ một mặt viện trợ, đầu tư, buôn bán cho Lào; mặt

khác, gây sức ép tổng hợp để chuyển hóa thể chế chính trị Lào từ trong nội

59

bộ. Sự quan tâm của Mỹ dành cho Lào chủ yếu xuất phát từ lợi ích chính trị,

còn lợi ích kinh tế - thương mại không đáng kể. Năm 2009, kim ngạch thương

mại hai nước là 63,8 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với năm 2004 và Mỹ đứng

thứ 7 trong số các đối tác thương mại lớn tại Lào [160]; “Viện trợ của Mỹ cho

Lào rất nhỏ giọt, qua những chương trình như tháo gỡ bom mìn, chống ma

túy, cải thiện khả năng mậu dịch, phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS, tìm kiếm

quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, giáo dục, v.v..” [138]. Tổng viện trợ

của Mỹ cho Lào năm 2009 là 5 triệu USD, đến năm 2010 là 5,15 triệu USD;

so với Nhật Bản viện trợ cho Lào mỗi năm đạt trên dưới 100 triệu USD để

xây dựng cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học và đào tạo nguồn nhân lực.

Qua con số trên có thể thấy, ảnh hưởng kinh tế của Mỹ tại Lào chưa tương

xứng với vai trò cường quốc và tiềm năng khổng lồ của Mỹ. Năm 2007, Mỹ

đã có động thái tích cực trong việc điều chỉnh chiến lược đối với Lào thông

qua việc bắt giữ Vàng Pao và đồng bọn nhằm gây tiếng vang lớn trong cộng

đồng thế giới và xây dựng uy tín của người Mỹ trong cuộc đấu tranh chống

khủng bố; đồng thời, tạo dựng niềm tin đối với Lào. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn

tiếp tục dung túng cho một số tổ chức người Lào lưu vong tại Mỹ có quan

điểm và tiếng nói trái ngược với Chính phủ Lào, phối hợp với Thái Lan trong

một số hoạt động nhằm cản trở sự nghiệp cách mạng của nhà nước và nhân

dân các bộ tộc Lào. Trước những động thái vừa mang tính tích cực và tiêu cực

của Mỹ, Chính phủ Lào vẫn kiên trì chính sách ngoại giao mềm dẻo đối với

Mỹ nhằm thu hút viện trợ để phát triển kinh tế - xã hội.

Tiểu kết chương 2: Trong hai thập niên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết

thúc, công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào chịu tác động

nhiều mặt từ các nhân tố trong nước (địa - chính trị, kinh tế, xã hội,…) cũng

như từ các nhân tố quốc tế nói chung và ảnh hưởng của một số nước láng

giềng, nước lớn nói riêng. Các nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong và

bên ngoài này vừa tạo nên những thời cơ thuận lợi mới cho Lào, đồng thời

60

cũng đặt ra cho Lào những thách thức rất khác trong bảo vệ, củng cố ĐLDT.

Nhưng có thể khẳng định rằng, trong các nhân tố nói trên, các nhân tố trong

nước mang tính quyết định đến công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT và sự phát

triển của đất nước Lào nói chung. Lào được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên

đất, rừng, nước, khoáng sản, động thực vật phong phú và đa dạng. Đây cũng

là điều kiện thuận lợi để Lào tranh thủ thu hút vốn, khoa học - công nghệ,

trình độ quản lý từ các nước phát triển trong tiến trình hội nhập với khu vực

và quốc tế; song cũng là bất lợi vì an ninh quốc gia sẽ luôn luôn trong tình

trạng cần phải báo động, các thế lực thù địch lợi dụng địa hình đồi núi để

chống phá công cuộc đổi mới cũng như trật tự an toàn xã hội ở Lào. Trong ba

nhân tố bên trong bị tác động nhiều từ quá trình hội nhập thì nhân tố chính trị

mang tính thời sự, trực tiếp; nhân tố kinh tế mang tính cơ bản, lâu dài; nhân tố

văn hóa - xã hội tác động đến đời sống hàng ngày của người dân. Như vậy,

nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân các bộ tộc Lào là phải phát huy nội lực, tranh

thủ ngoại lực để nắm bắt thời cơ, từng bước khắc phục khó khăn; tiến hành

phát triển kinh tế kết hợp với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng

cường vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào.

61

Chương 3

THỰC TIỄN BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011

3.1. ĐƯỜNG LỐI BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG

HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 1991-2011

3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào

3.1.1.1. Mục tiêu

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà

nước Lào đã nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa bảo vệ, củng cố ĐLDT với

hội nhập quốc tế. Môi trường và xu thế quốc tế hóa hiện nay vừa là cơ hội

vừa là thách thức đòi hỏi Đảng NDCM Lào phải chủ động “nắm lấy và vượt

qua để đưa công cuộc xây dựng đất nước vững bước tiến lên” [30, tr.13].

Trong các văn kiện Đại hội, từ Đại hội V (3-1991) đến Đại hội IX (3-2011),

Đảng NDCM Lào xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trên các lĩnh vực

chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hoá - xã hội và có

những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với thực tiễn luôn thay đổi qua mỗi

kỳ Đại hội Đảng.

* Trên lĩnh vực chính trị:

Sau khi mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Trung Đông Âu sụp

đổ, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều thay đổi đã tác động mạnh đến

đời sống chính trị ở Lào. Tại Đại hội V (3-1991), Đảng NDCM Lào xác định

phải đổi mới hệ thống chính trị và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng:

Đổi mới hệ thống chính trị, khôi phục tổ chức của hệ thống

chính trị dân chủ nhân dân và đổi mới phương thức hoạt động trên cơ

sở quy định rõ ràng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mỗi thành

phần, đảm bảo tăng cường vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng, biểu

62

dương hiệu lực về quản lý, tạo điều kiện quản lý của cơ quan nhà

nước, cùng với phát huy vai trò của các cơ quan tổ chức quần chúng,

làm cho cả hệ thống chính trị và mỗi thành phần hoạt động đúng đắn

với vai trò, chức năng của mình [24, tr.41].

Xây dựng Nhà nước Lào thành nhà nước của dân, do dân và vì dân,

đồng thời nâng cao vai trò quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật là nội dung

được xác định trong văn kiện Đại hội VI (3-1996) của Đảng NDCM Lào:

Củng cố và xây dựng nhà nước thành nhà nước của dân, do dân

và vì dân, tích cực phát huy vai trò chức năng của các cơ quan quyền

lực nhà nước về sự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội với pháp

luật, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng hiệu quả và làm cho chế

độ dân chủ nhân dân ổn định vững chắc [25, tr.51].

Đại hội VII (3-2001) và Đại hội VIII (3-2006) của Đảng NDCM Lào

khẳng định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước của

dân, do dân và vì dân là nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn mới:

Tiếp tục củng cố hệ thống chính trị, xây dựng Đảng trở thành Đảng

trong sạch, vững mạnh, giáo dục đào tạo tư tưởng chính trị trong đội ngũ

đảng viên để Đảng thành gương mẫu tiên phong về thực hiện nhiệm vụ và

đời sống trong sạch, tiến bộ, xây dựng nhà nước thành nhà nước của dân,

do dân và vì dân, thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo quy chế

pháp luật, giải quyết vấn đề xã hội giảm bớt với tính không hiệu quả, phát

huy xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [29, tr.69].

Như vậy, trong đường lối chính trị từ Đại hội V đến Đại hội IX, Đảng

NDCM Lào đã chú trọng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo

của Đảng, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

* Trên lĩnh vực ngoại giao:

Trên cơ sở nhận thức rõ những thay đổi lớn lao của cục diện thế giới,

Đảng và Nhà nước Lào khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện thắng lợi

63

đường lối đổi mới, đồng thời khẳng định rõ: Đổi mới nhưng không xa rời mục

tiêu CNXH, không từ bỏ mục tiêu XHCN mà đổi mới là nhằm thực hiện mục

tiêu đó một cách tốt nhất. Nghị quyết Đại hội V (3-1991), Đảng NDCM Lào

nhấn mạnh:

CHDCND Lào tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách

đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước,

không phân biệt chế độ chính trị khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc tôn

trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi, góp

phần cùng với các dân tộc đấu tranh vì sự nghiệp hoà bình, độc lập dân

tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [24, tr.40-41].

Quan điểm ngoại giao toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là ngoại giao

kinh tế của Lào đã không chỉ tiếp tục thể hiện tư tưởng, khát vọng hoà bình và

độc lập thực sự, tinh thần quốc tế trong sáng của nhân dân Lào đối với các

dân tộc trên thế giới, mà còn giúp Lào tận dụng được sự giúp đỡ, ủng hộ quý

báu của các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Các nước láng

giềng, các tổ chức và phong trào chính trị trên thế giới là những chủ thể quốc

tế cần có những ưu tiên mới trong chính sách đối ngoại của Lào. Đại hội VI

(3-1996) nhấn mạnh:

Phải chuẩn bị điều kiện cần thiết để Lào gia nhập khối ASEAN

đồng thời tiếp tục coi trọng phát triển hợp tác, hữu nghị với các nước

láng giềng, mở rộng quan hệ với các nước, với các tổ chức tài chính và

phi chính phủ; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hoà bình, hữu nghị,

hợp tác cùng phát triển; mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền, các

chính đảng và các phong trào tiến bộ trên cơ sở tôn trọng độc lập, tự

chủ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, góp phần tăng

cường hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia [25, tr.45].

Đường lối chính trị trong văn kiện Đại hội VII (3-2001) của Đảng

NDCM Lào khẳng định, Lào sẵn sàng hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập,

64

chủ quyền, bình đẳng, gắn quan hệ ngoại giao với quan hệ hợp tác kinh tế

quốc tế:

Tăng cường chủ động trong hoạt động ngoại giao và hợp tác

quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối ngoại giao, hòa bình, độc lập,

hữu nghị và hợp tác, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào

việc nội bộ của nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Thực hiện

chính sách đa dạng mô hình, mở rộng từng bước theo điều kiện và khả

năng thực tế, quan hệ chính trị quan hệ ngoại giao gắn bó với quan hệ

hợp tác về kinh tế quốc tế [28, tr.49-50].

Kế thừa và phát triển những quan điểm đối ngoại hoà bình và độc lập,

tự chủ, Đại hội VIII (3-2006) và Đại hội IX (3-2011), Đảng NDCM Lào một

lần nữa nhấn mạnh:

Thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập, hữu nghị và

hợp tác; phát triển quan hệ hợp tác quốc tế đa dạng, đa phương, đa mức

độ và đa hình thức trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có

lợi; gắn quan hệ chính trị, ngoại giao với quan hệ hợp tác kinh tế quốc

tế; tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển

kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước [30, tr.39].

Như vậy, đường lối đổi mới chính sách đối ngoại của Đảng NDCM Lào

từ Đại hội V đến Đại hội IX là phù hợp với thực tiễn và yêu cầu mới đặt ra

đối với công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT trong điều kiện hội nhập nền kinh tế

khu vực và thế giới.

* Trên lĩnh vực kinh tế:

Đại hội V (3-1991) của Đảng NDCM Lào xác định đường lối kinh tế

trong giai đoạn mới là thúc đẩy quan hệ thương mại nhằm từng bước tham

gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: “Tận dụng tiềm năng và những

thuận lợi trong quan hệ thương mại quốc tế để thúc đẩy sự phát triển thương

65

mại hàng hoá trong nước và từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế” [24, tr.33].

Đại hội VI (3-1996) của Đảng NDCM Lào khẳng định ổn định tiền tệ,

điều chỉnh giá cả và kiềm chế lạm phát, khuyến khích đầu tư nước ngoài,

phát triển khoa học - công nghệ:

Giữ vững ổn định về tiền tệ, điều chỉnh chỉ số giá cả hàng hóa và

tỷ lệ lạm phát, giữ vững giá trị tiền kíp và sử dụng tiền kíp để thanh

toán trong nước, quản lý sử dụng tiền tệ phù hợp với quy chế và pháp

luật. Mở rộng hợp tác về kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm

để tranh thủ lực lượng của quốc tế kết hợp với lực lượng trong nước,

phát triển Tổ quốc tiến bộ, văn minh và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu

tư khoa học - công nghệ để phát triển đất nước bước sang văn minh,

hiện đại [25, tr 35-36].

Để củng cố quan hệ sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, khai thác

các thế mạnh của đất nước, trong Văn kiện Đại hội VII (3-2001), Đảng

NDCM Lào khẳng định:

Tích cực phát triển lực lượng sản xuất gắn với củng cố quan hệ

sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, khai thác phát huy các ngành thế

mạnh gắn bó với thúc đẩy khuyến khích mạnh mẽ sản xuất của nhân dân,

khai thác và phát huy năng lực của mọi phần kinh tế đóng góp vào xây

dựng phát triển đất nước, ra sức xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm

nghiệp gắn bó với công nghiệp và dịch vụ, xây dựng cơ cấu kinh tế vùng

để phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương cũng như cả nước. Đề ra

chính sách khai thác nguồn vốn và phân bổ phù hợp về đầu tư, chú ý xây

dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học - công nghệ... [28, tr.27].

Đại hội VIII (3-2006), Đảng NDCM Lào khẳng định tiếp tục sản xuất

hàng hoá, xây dựng các khu sản xuất hàng hoá trọng điểm ở mỗi địa

66

phương, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát huy thế mạnh “cầu nối” vận

chuyển hàng hoá trong khu vực Đông Nam Á:

Tiếp tục triển khai chương trình ưu tiên về sản xuất lương thực, ráo

riết tăng cường sản xuất hàng hóa do sử dụng nguyên liệu từ nông - lâm

nghiệp theo yêu cầu của thị trường, bảo vệ và khai thác lâm thổ sản theo

hướng sản xuất hàng hóa đa dạng và có mô hình càng ngày càng lớn,

tiếp tục phát triển và xây dựng khu sản xuất hàng hóa trọng điểm trong

mỗi địa phương và nâng cao năng lực sản xuất do vận dụng khoa học -

công nghệ mới hiện đại... Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ

do thực thi chương trình phát triển cơ sở hạ tầng để thông sang Biển

Đông và đường nối liền khu vực, củng cố tuyến đường giữa các tỉnh và

đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông, các cơ sở hạ tầng dịch vụ khác,

chú ý nâng cao chất lượng về dịch vụ [29, tr.114].

* Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh:

Xác định được tầm quan trọng của quốc phòng - an ninh trong bảo vệ và

xây dựng đất nước, tại Đại hội V (3-1991), Đảng NDCM Lào khẳng định:

Bảo vệ quốc phòng - an ninh để có chất lượng mới theo hướng

tăng cường năng lực lãnh đạo trực tiếp của Đảng, phát huy sức mạnh

tổng hợp cả nước do có sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế. Xây dựng lực

lượng bảo vệ quốc phòng - an ninh là phải nắm chắc theo hướng chất

lượng là chính, bên cạnh xây dựng lực lượng quân đội chủ lực mạnh mẽ

toàn diện, tiếp tục xây dựng lực lượng quân đội địa phương [24, tr.38].

Trong Văn kiện Đại hội VI (3-1996) và VII (3-2001), Đảng NDCM Lào

đã đề ra đường lối cụ thể hơn về xây dựng quân đội chính quy, phát triển thế

trận toàn dân gắn với phát triển nông thôn, bảo vệ quốc phòng - an ninh với

phát triển kinh tế - xã hội:

Củng cố, bảo vệ quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ độc lập, chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ của CHDCND Lào; đảm bảo trật tự an ninh

67

và ổn định vững chắc để xây dựng phát triển đất nước. Chú ý xây dựng và

củng cố quân đội nhân dân toàn diện, lấy chất lượng là chủ yếu để xây

thành quân đội cách mạng có quy chuẩn và hiện đại từng bước, tích cực

củng cố bộ đội địa phương và đội du kích. Tăng cường, củng cố và xây

dựng thế trận toàn dân gắn với phát triển nông thôn, kết hợp chặt chẽ việc

bảo vệ quốc phòng - an ninh với sự phát triển kinh tế - xã hội [25, tr.49-50].

Đại hội VIII (3-2006), Đảng NDCM Lào nêu rõ tinh thần sẵn sàng chiến

đấu, tăng cường xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở, hoàn thiện hệ thống

pháp luật để giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội:

Tăng cường mạnh mẽ và nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu của

lực lượng vũ trang nhân dân, ra sức củng cố xây dựng lực lượng bảo vệ an

ninh để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị hiện nay. Tăng cường

xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh ở cơ sở, củng cố cơ chế và các quy chế

theo dõi thanh tra, kiểm tra về nhập cảnh, xuất cảnh thuận lợi và đảm bảo

hiệu quả, tăng cường quản lý dân cư một cách hệ thống, chặt chẽ và hiện

đại. Quy định và xây dựng mới các biện pháp, quy chế và pháp luật để

ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong xã hội [29, tr.66-67].

* Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội:

Về mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội, Đại hội V (3-1991) của Đảng

NDCM Lào nêu rõ:

Tiếp tục chú ý giải quyết chính sách xã hội trong đó phải chú ý

tiếp tục triển khai chiến lược giáo dục từ năm 1991-2000, đề ra kế

hoạch và chuyển mục đích, nhằm nâng cao trình độ giáo dục quốc gia

của Lào sát gần tiêu chuẩn giáo dục quốc tế. Từng bước, khuyến khích

rộng rãi phong trào tập thể dục và thể thao trong công chúng. Bảo vệ và

phát huy truyền thống văn hóa của quốc gia tiên tiến, ổn định lâu dài,

xúc tiến và hỗ trợ các dân tộc kế thừa truyền thống đa dạng nghệ thuật,

văn hóa. Để văn hóa có những nét đặc trưng riêng của quốc gia và tiếp

68

thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, củng cố, nâng cao chất

lượng của y tế, nhằm đảm bảo dịch vụ y tế và đảm bảo đời sống cho

nhân dân trong cả nước [24, tr.35-36].

Trong văn kiện Đại hội VI (3-1996), VII (3-2001), Đảng NDCM Lào

nhấn mạnh: “Tiếp tục tăng cường phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội đi đôi

với phát triển kinh tế, làm cho xã hội công bằng, văn minh” [25, tr.37].

Văn kiện Đại hội VIII (3-2006), Đảng NCDM Lào xác định mục tiêu,

nhiệm vụ của lĩnh vực văn hoá - xã hội: “Củng cố và phát triển nâng cao trình

độ văn hóa thông tin theo kịp với sự phát triển của thế giới” [29, tr.122].

Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới và Lào có những thay đổi,

nên trong văn kiện Đại hội IX (3-2011), Đảng NDCM Lào đề ra những mục

tiêu xây dựng đất nước như sau:

Mục tiêu chung đến năm 2020, phấn đấu phát triển đất nước để thoát

khỏi tình trạng kém phát triển. Mục tiêu cụ thể bao gồm bốn bước đột phá: 1.

Cần đột phá giải phóng về mặt tư duy, tránh quan điểm tư tưởng giáo điều,

bảo thủ, lười biếng, quá tả hoặc thiên hữu; 2. Cần đột phá mạnh mẽ về phát

triển nguồn nhân lực, nhất là việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ,

năng lực trên mọi lĩnh vực cho cán bộ tương xứng với yêu cầu của sự phát

triển; 3. Cần đột phá trong khắc phục các thể chế hành chính, quản lý còn

kìm hãm phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ; 4. Cần đột phá trong xóa

đói nghèo cho nhân dân bằng việc khai thác các nguồn vốn bằng các chính

sách khuyến khích đặc biệt, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có trọng

điểm, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các lĩnh vực khác [30, tr.15].

3.1.1.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Đảng NDCM Lào xác định các nhiệm

vụ cụ thể nhằm xây dựng đất nước và bảo vệ ĐLDT như sau:

Thứ nhất, giữ môi trường hòa bình, ổn định chính là tiền đề cho sự

phát triển đất nước.

69

Giữ vững môi trường hoà bình ổn định là tạo điều kiện thuận lợi cho

hợp tác, phát triển đất nước. Muốn giữ được môi trường hoà bình, phải giữ

vững ổn định chính trị trong nước, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của

các thế lực thù địch; đồng thời, phải tăng cường hợp tác, hội nhập đưa nền

kinh tế của Lào tham gia vào khu vực ASEAN, tạo thế ràng buộc, phụ thuộc

lẫn nhau cùng phát triển. Giữ môi trường hòa bình là nhiệm vụ số một của

Chính phủ Lào, là khát vọng của nhân dân các bộ tộc Lào sau những năm

chiến tranh kéo dài gây nhiều đau thương, mất mát.

Thứ hai, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Đảng NDCM Lào khẳng định: “Nước ta là một nước nông nghiệp,

phần lớn nhân dân sinh sống ở nông thôn… do đó, nông thôn phát triển bao

nhiêu thì chính sách đoàn kết bình đẳng giữa các bộ tộc được tốt bấy nhiêu,

lực lượng sản xuất được giải phóng… sự phân công trong xã hội hợp tình

hợp lý” [25, tr.23]. Như vậy, muốn ổn định đời sống nhân dân trước hết phải

phát triển nông thôn, xây dựng kinh tế hộ gia đình, xây dựng các cụm kinh tế

- văn hóa, đảm bảo người dân có sức khỏe tốt, bản làng có an ninh, hệ thống

chính trị ở cấp bản vững chắc. Riêng vùng miền núi, địa hình hiểm trở và

căn cứ địa cách mạng cũ, nhà nước hỗ trợ chủ yếu về vốn, kỹ thuật, chuyên

viên, vận động sức mạnh của toàn xã hội tham gia.

Xóa đói giảm nghèo là nền tảng để xây dựng một xã hội bình đẳng,

thông qua việc khuyến khích sản xuất hàng hóa và phát triển nông thôn. Đảng

NDCM Lào coi xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm

giàu là nhiệm vụ trung tâm trong những năm tới. Xóa đói giảm nghèo gắn liền

với “xây dựng bản phát triển, tiến tới trở thành bản lớn là trung tâm kinh tế -

văn hóa của khu vực trung tâm và trở thành đô thị nhỏ trong nông thôn” [30,

tr.18]; thúc đẩy phong trào xây dựng bản văn hóa, điển hình về y tế, bản không

tội phạm, không ma túy. Đảng NDCM Lào đề ra mục tiêu số hộ nghèo trên

toàn quốc còn dưới 10%, tăng tuổi thọ bình quân đạt 68,3 tuổi, hoàn thành mục

70

tiêu thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015 [30, tr.44], phát triển văn hóa tương

xứng với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

Thứ ba, hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã trở thành điều kiện

không thể thiếu đối với Lào trong quá trình phát triển. Bên cạnh những cơ

hội mà Lào có thể tận dụng để xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế cũng đặt

ra những thách thức rất lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc

gia, chủ quyền dân tộc. Trong bối cảnh đó, tính độc lập của Lào bị đe dọa

bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia; thẩm quyền và khả

năng hành xử theo ý chí của riêng Lào sẽ bị hạn chế; sự ổn định của hệ

thống chính trị và các thiết chế xã hội sẽ luôn chịu áp lực của những đòi hỏi

mới để phù hợp với quá trình tự do hóa thương mại và mở cửa.

Một câu hỏi lớn đặt ra với Chính phủ và nhân dân Lào: Làm thế nào

để hội nhập, song vẫn giữ vững được ĐLDT, chủ quyền quốc gia, duy trì ổn

định chính trị trong nước, tăng thế và lực của Lào trên trường quốc tế ? Thực

chất của hội nhập quốc tế là hợp tác và đấu tranh của các quốc gia nhằm phát

triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, củng cố độc lập chính trị

và làm phong phú bản sắc dân tộc của mình. Nắm bắt được bản chất của hội

nhập, Đảng NDCM Lào xác định:

Tạo ra môi trường khách quan thuận lợi để tiếp tục sự nghiệp đổi

mới, phát huy những hình ảnh tốt đẹp và đề cao uy tín, vai trò của nước

ta trên trường quốc tế, tranh thủ rộng rãi tình cảm, sự giúp đỡ, viện trợ

và hợp tác của các nước và bạn bè quốc tế, góp phần xứng đáng vào sự

nghiệp hòa bình, ĐLDT, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội của các

dân tộc… trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn

tại hòa bình [25, tr.36].

71

Những mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên đã được Đảng NDCM Lào lãnh

đạo nhân dân các bộ tộc Lào thực hiện trong suốt những năm sau Chiến tranh

lạnh, giúp công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của Lào không ngừng gặt hái

được những thành công.

3.1.2. Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Kiên trì mục tiêu ĐLDT và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Cayxỏn Phônvihản vừa là bài học đúc kết được, vừa là nội

dung cơ bản của cuộc đấu tranh vì ĐLDT của Lào trong xu thế toàn cầu hóa.

Do đó, nội dung bảo vệ ĐLDT của CHDCND Lào sau Chiến tranh lạnh được

thể hiện trên các lĩnh vực chính như sau:

3.1.2.1. Về chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh

Trên lĩnh vực chính trị: Giữ vững, kiên định thể chế chính trị đất nước

và con đường phát triển của dân tộc là vấn đề cốt lõi trong việc bảo vệ ĐLDT

của Lào. Không thể có ĐLDT thực sự, nếu Lào không giữ vững được thể chế

chính trị và con đường phát triển của nhân dân Lào. Bảo vệ chính thể và sự ổn

định chính trị là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quá độ XHCN của cách mạng

Lào. Trong đó, Đảng NDCM Lào là đảng cầm quyền, lãnh đạo về đường lối

chính trị, tư tưởng và tổ chức, lãnh đạo xây dựng nhà nước và định hướng

phát triển xã hội, song quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ; Đảng và

Nhà nước Lào được nhân dân uỷ quyền và chịu sự giám sát của nhân dân.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy: “Hễ xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ,

Đảng sẽ trở thành một thứ câu lạc bộ mở rộng cho chủ nghĩa cơ hội, bè phái,

vô chính phủ đủ loại, cuối cùng đưa đến chỗ tan rã về mặt tổ chức, cũng như

thủ tiêu bản thân Đảng” [29, tr.43]. Do đó, bảo vệ, xây dựng Đảng NDCM

Lào là vấn đề then chốt trong quá trình xây dựng đất nước Lào. Những năm

cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi cuộc khủng hoảng

chính trị ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu diễn biến phức tạp, nhưng

Đảng NDCM Lào luôn giữ được thế chủ động, không mất phương hướng

72

chính trị, không bị dao động tâm lý mà Đảng vẫn kiên định con đường

XHCN đã lựa chọn từ những năm 30 của thế kỷ trước. Đại hội IX đã rút ra 5

bài học có ý nghĩa quan trọng để Đảng NDCM Lào tiếp tục lãnh đạo thành

công sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian tới, trong đó bài học thứ

nhất khẳng định rõ: “Tăng cường sự đoàn kết và thống nhất trong toàn Đảng,

toàn dân là nhân tố cơ bản để đảm bảo ổn định về chính trị; giữ vững trật tự

và ổn định xã hội là điều kiện cơ bản để thực hiện thành công hai nhiệm vụ

chiến lược xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế” [130, tr.98].

Trên lĩnh vực ngoại giao: Chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao và

hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng; đồng thời là một

nội dung lãnh đạo công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Lào XHCN, giữ

vững và củng cố hơn nữa ĐLDT trong tình hình mới.

Do nhận thức được tình hình thế giới và khu vực đã và đang diễn biến

phức tạp, Đảng NDCM Lào xây dựng đường lối ngoại giao với mục đích:

Tạo ra môi trường thuận lợi từ bên ngoài cho công cuộc phát triển

kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Làm cho thế giới hiểu đúng và dành sự

hợp tác, ủng hộ giúp đất nước ta, đồng thời góp phần vào phong trào đấu

tranh của các dân tộc vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội, đề

cao vai trò của Nhà nước ta trên trường quốc tế [29, tr.19].

Đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào chính là sự kế thừa truyền

thống dân tộc, đồng thời là sự vận dụng đúng đắn, phát triển sáng tạo quan

điểm chủ nghĩa Mác - Lênin. Thông qua đường lối đối ngoại hòa bình, thế

giới đã nhận diện khá rõ nét về mô hình XHCN đang phát triển là đặc trưng ở

Lào trong sự đa dạng của các con đường phát triển khu vực Đông Nam Á.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Quốc phòng - an ninh là công cuộc

giữ nước của quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lấy lực

lượng vũ trang làm nòng cốt nhằm giữ vững hòa bình, răn đe, ngăn chặn và

đẩy lùi các hoạt động chống phá của kẻ thù; đồng thời sẵn sàng đánh thắng

73

chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Cố Chủ tịch Cayxỏn

Phônvihản đã luôn căn dặn Quân đội nhân dân Lào: “Quốc phòng và an ninh

phải gắn chặt với nhau, quốc phòng - an ninh vững chắc, xây dựng các lực

lượng vũ trang địa phương và mạng lưới an ninh ở cơ sở cho vững mạnh tạo

nên sức mạnh tổng hợp tại chỗ, trở thành tiềm lực cách mạng không bao giờ

cạn” [97, tr.3]. Trong đó, cần tập trung: Tiếp tục thực hiện đường lối quốc

phòng - an ninh toàn dân, toàn diện tạo thành ý thức và trách nhiệm của nhân

dân, các cán bộ, cơ quan, ngành, đơn vị kinh doanh, của bản làng và các cơ sở

trên toàn quốc; Xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về mọi mặt, lấy chất

lượng là chủ yếu, từng bước xây dựng thành quân đội cách mạng chính quy

hiện đại; Củng cố và xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh ở Trung ương và địa

phương; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang và

sự nghiệp quốc phòng - an ninh; Thực hiện tốt hơn chính sách đối với cán bộ

- chiến sỹ, quan tâm đến những người làm nhiệm vụ ở vùng xa xôi hẻo lánh

và gia đình của họ [25, tr.35-36].

Xác định đúng vị trí, vai trò quốc phòng - an ninh phản ánh tầm nhìn

chiến lược của Đảng NDCM Lào về sự cần thiết phải tiếp tục củng cố, tăng

cường quốc phòng - an ninh.

3.1.2.2. Về kinh tế

Trước đổi mới, các nguồn lực kinh tế của Lào không được khơi dậy,

bởi sự hạn chế của cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Với

đường lối đổi mới kinh tế, kinh tế thị trường định hướng XHCN đã ra đời,

phát triển, mọi nguồn lực xã hội được giải phóng và góp phần to lớn vào việc

phát triển kinh tế cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong văn kiện Đại

hội VI, Đảng NDCM Lào nêu rõ những phương hướng cụ thể trong lĩnh vực

kinh tế [25, tr.20-21]:

Thứ nhất, khẳng định cơ cấu kinh tế Lào là cơ cấu kinh tế nhiều thành

phần, nhiều hình thức sở hữu và nhiều tổ chức kinh tế cùng tồn tại lâu dài.

74

Thứ hai, chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, nhất thiết phải

có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế một cách có hệ thống và

đồng bộ hơn. Trong đó, kinh tế hộ gia đình là điểm khởi đầu trong việc xây

dựng các điển hình tiên tiến về sản xuất, chế biến hàng hóa và dịch vụ phát

triển rộng khắp.

Thứ ba, trong những năm tới cần phải tiếp tục củng cố và xây dựng các

thành phần kinh tế của nhà nước có hiệu quả bằng cách nâng cao trình độ kỹ

thuật, công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại để có khả năng giữ vai trò chủ

chốt trong một số ngành sản xuất, dịch vụ.

Thứ tư, để phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có của đất nước nói

chung và của từng vùng nói riêng, Đảng tiếp tục chủ trương xây dựng cơ cấu

kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ ngay từ đầu. Trong

đó nông - lâm nghiệp là cơ sở, xây dựng công nghiệp là trọng tâm, khuyến

khích và phát triển mạnh ngành dịch vụ theo hướng hiện đại hóa.

Thứ năm, nắm vững kế hoạch và chương trình phát triển của các nước

láng giềng, kể cả chương trình hợp tác phát triển của quốc tế trong tiểu khu

vực để làm cho kế hoạch phát triển các vùng của Lào gắn liền với chương

trình hợp tác phát triển giữa các nước. Khẩn trương nghiên cứu lập kế hoạch

chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020.

Thứ sáu, tiếp tục củng cố và tăng cường quản lý của nhà nước đối với

nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện cho các đơn vị

sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh trên thị

trường trong và ngoài nước.

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, trong văn kiện Đại hội IX,

Đảng NDCM Lào có sự điều chỉnh phương hướng phát triển kinh tế để phù

hợp với tình hình mới như sau [30, tr.45-46]:

Thứ nhất, kiên định lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,

chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, xây dựng kinh tế thị trường

theo định hướng XHCN.

75

Thứ hai, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước đối với

nền kinh tế, củng cố và hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý kinh tế có tính

khuyến khích tích cực.

Thứ ba, tập trung giải quyết cơ bản xóa nghèo cho nhân dân bằng các

chính sách và biện pháp khuyến khích đặc biệt nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sản

xuất hàng hóa và phát triển nông thôn.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp theo hướng xen canh, đảm bảo an ninh

lương thực, bảo vệ, khôi phục và tăng độ che phủ rừng hoặc diện tích có cây

xanh nhiều hơn.

Thứ năm, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy

hoạch và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, quan tâm hơn đến bảo vệ môi

trường, tham gia tích cực đấu tranh giải quyết hiện tượng nóng lên của trái

đất; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Như vậy, sự điều chỉnh của Đại hội IX so với Đại hội VI thể hiện

CHDCND Lào đang đi đúng hướng xây dựng nền kinh tế thị trường theo định

hướng XHCN có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, tiến tới xây dựng một

nền kinh tế độc lập tự chủ, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất

lượng cuộc sống của nhân dân; đồng thời tích cực hội nhập kinh tế khu vực và

thế giới nhằm góp phần bảo vệ ĐLDT.

3.1.2.3. Về văn hóa - xã hội

Cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần, xây dựng nguồn

lực con người được Đảng NDCM Lào khẳng định là một nhiệm vụ quan

trọng để xây dựng, phát triển bền vững đất nước. Lào coi việc đào tạo nguồn

nhân lực có trình độ cao là nhu cầu mang tính chiến lược lâu dài, nên chất

lượng đào tạo nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm,

thường xuyên kiểm tra. Các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, chăm

sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, v.v., đã và đang được

hoàn thiện. Để phát triển văn hóa - xã hội tương xứng với kinh tế, đảm bảo

76

hài hòa và bền vững, Đảng xác định văn hóa - xã hội phải thực hiện các nội

dung cụ thể như sau [30, tr.46]:

Thứ nhất, coi phát triển hệ thống giáo dục quốc gia và đào tạo con người

là trung tâm và là nhiệm vụ quan trọng, với các khâu đột phá nhằm đào tạo nhân

lực về các ngành nghề: công nhân, thợ lành nghề, kỹ sư, chuyên gia, cán bộ quản

lý - hành chính, người điều hành, v.v. có chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ công tác của các tổ chức Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Thứ hai, xây dựng người Lào mạnh về thể chất và thể lực thông qua

thực hiện chính sách y tế theo hướng lấy phòng bệnh, nâng cao thể lực là

chính; lấy điều trị chất lượng và đáp ứng đầy đủ dịch vụ y tế là quan trọng,

thực hiện chế độ điều trị miễn phí đối với bệnh nhân nghèo khó, cơ nhỡ.

Thứ ba, phát huy trí tuệ của toàn dân tộc, xây dựng người Lào văn

minh về tinh thần, tư tưởng và đạo đức cách mạng, có nhân sinh quan, thế

giới quan tiến bộ, kế thừa phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh

hoa văn hóa thế giới.

Thứ tư, giải quyết những vấn đề nổi cộm trong xã hội bằng sức mạnh

tổng hợp của toàn xã hội và thực hiện thỏa đáng các chính sách xã hội với

mọi đối tượng.

Dưới ảnh hưởng của quá trình nhập cư, nền văn hóa - xã hội truyền thống

của nhân dân các bộ tộc Lào đang chịu sự tác động mạnh mẽ của những yếu tố

ngoại lai và trở nên bị pha tạp. Trong bối cảnh này, mối đe dọa bào mòn tính bền

vững của văn hóa - xã hội với những truyền thống tốt đẹp đang ngày càng lớn

dần. Do đó, Đảng NDCM Lào xác định rõ ràng rằng chăm lo xây dựng và phát

triển văn hóa - xã hội chính là xây dựng nền móng vững chắc cho tương lai.

3.2. THỰC TIỄN 20 NĂM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (1991 - 2011)

3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị

Cũng như các quốc gia dân tộc khác, sự ổn định chính trị có tầm quan

trọng đặc biệt, mang tính quyết định đối với sự phát triển lâu dài và nhiều mặt

77

của Lào. Do đó, để bảo vệ, củng cố ĐLDT, Đảng NDCM Lào đã xác định rõ là

trước hết phải tạo lập sự ổn định chính trị trong nước. Từ nhận thức này, Đảng

NDCM Lào đã có đường lối, chính sách hợp lý để thực hiện mục tiêu cuối

cùng là dân giàu, nước mạnh và xây dựng thành công CNXH ở Lào.

Thứ nhất, xây dựng, củng cố bộ máy quyền lực nhà nước và hệ thống

chính trị.

Trong giai đoạn 1975-1986, hệ thống chính trị ở Lào có sự phát triển cả

về số lượng lẫn chất lượng nhưng bộ máy còn cồng kềnh. Bởi vậy, Nghị

quyết Đại hội V của Đảng NDCM Lào đã khẳng định cần phải “Đổi mới hệ

thống chính trị” [24, tr.41]. Ngày 20-12-1991, Lào quyết định tổ chức bầu cử

Quốc hội khóa III (1991-1995) theo tinh thần Hiến pháp 1991 và Luật Bầu cử

đại biểu Quốc hội mới; kết quả có 85 đại biểu được bầu lên từ 8 khu vực bầu

cử, trong đó có 8 đại biểu nữ. Hội đồng nhân dân ba cấp ở địa phương bị xóa

bỏ, lấy cấp cơ sở là làng trực thuộc cấp huyện. Đối với cơ quan hành pháp, từ

năm 1992, Lào đổi tên Hội đồng Bộ trưởng thành Chính phủ, thay thế chức

danh “Chủ tịch Ủy ban nhân dân” bằng chức danh “Tỉnh trưởng” (hoặc Đô

trưởng), Huyện trưởng và Trưởng bản (bỏ cấp xã trong hệ thống chính quyền,

biến cơ chế quản lý theo chiều ngang là chủ yếu thành cơ chế quản lý theo

chiều dọc, kết hợp với chiều ngang. Đây là một bước đột phá có ý nghĩa trong

việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo

của Đảng NDCM Lào. Từ đây, Hội đồng nhân dân tối cao đã chính thức

chuyển đổi thành Quốc hội. Luật Quốc hội Lào quy định: Cứ 50.000 người

dân phải có 1 đại biểu Quốc hội, nếu tỉnh nào có ít hơn 150.000 người thì

cũng phải có 3 đại biểu Quốc hội. Điều 49 của Luật Quốc hội Lào quy định:

“Nghị sỹ Quốc hội không được kiêm chức trong cơ quan hành pháp và cơ

quan tư pháp, trừ trường hợp cần thiết và có sự đồng ý của Ban Thường vụ

Quốc hội trên cơ sở đề nghị của cơ quan có liên quan”. Nhưng đến Quốc hội

khóa IV (1996-2000), xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan, nghị sỹ Quốc

78

hội có quyền kiêm chức ở cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Số đại biểu

Quốc hội ở các ngành, các cơ quan Trung ương có 30 đại biểu, ở các địa

phương có 55 đại biểu. Trong số 85 đại biểu Quốc hội có 6 đại biểu là tầng

lớp nhân sỹ, 45 đại biểu thuộc tầng lớp trí thức, 3 đại biểu là nhà kinh doanh,

31 đại biểu là giới chính trị và các nhà chuyên môn.

Sau 10 năm tiến hành đường lối đổi mới đất nước, Lào đã đạt được

những thành tựu rất quan trọng về ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân

dân. Đại hội VI Đảng NDCM Lào đưa ra vấn đề xây dựng nhà nước dựa trên

cơ sở pháp luật đáp ứng yêu cầu của xây dựng hệ thống chính trị trong giai

đoạn mới như sau:

Củng cố và xây dựng nhà nước thành nhà nước của dân, do dân

và vì dân, tích cực phát huy vai trò chức năng của các cơ quan quyền

lực nhà nước về sự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội với pháp

luật, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng có kết quả và làm cho

chế độ dân chủ nhân dân vững chắc, ổn định [25, tr.51].

Năm 2010, các đơn vị hành chính ở Lào có 16 tỉnh, 1 thủ đô với 140

quận, huyện và 8.805 bản. Trong cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị dân chủ

nhân dân ở cấp tỉnh của Lào hiện nay bao gồm: Văn phòng tỉnh (gồm Văn

phòng đảng bộ và Văn phòng chính quyền); Ban Tổ chức tỉnh; Ban Kiểm tra

tỉnh; Ban Tuyên giáo tỉnh; Mặt trận Lào xây dựng đất nước; Đoàn Thanh niên

NDCM Lào; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Liên hiệp công đoàn; Trường Lý luận

chính trị. Các ngành chuyên môn khác chịu sự quản lý theo chiều dọc từ bộ

đến tỉnh, huyện và cơ sở. Số đại biểu Quốc hội khóa VI (2006-2010) tăng lên

nhằm đáp ứng yêu cầu biến đổi của tình hình đất nước: Có 115 đại biểu, trong

đó có 92 đại biểu người Lào Lùm, 17 đại biểu Lào Thơng và 6 đại biểu Lào

Xủng [28, tr.51].

Thực tiễn lịch sử đã một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng

NDCM Lào và chế độ chính trị của nước CHDCND Lào được nhân dân Lào

79

hoàn toàn tin tưởng, ủng hộ và bảo vệ. Nhìn vào truyền thống công tác nhân

sự của Lào, có thể thấy tuổi đời của các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư

Trung ương Đảng khá cao, chẳng hạn, 2/3 số lượng Ủy viên Bộ Chính trị và

Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VIII có tuổi đời trung bình khoảng 67

tuổi đến 68 tuổi, vào năm 2011 vẫn tiếp tục tham gia Bộ Chính trị và Ban Bí

thư khóa X. Như vậy, cán bộ lãnh đạo hiện nay của Lào thuộc thế hệ trưởng

thành trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đa số trực tiếp chiến đấu trong

lực lượng quân đội hoặc công an, đã và đang lãnh đạo đất nước khắc phục

hậu quả chiến tranh, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế thị

trường và hội nhập quốc tế, v.v.. Cán bộ được xem là khâu then chốt trong

việc giữ vững sự ổn định chính trị nội bộ ở Lào. Một điều rất đáng chú ý là

số đông cán bộ trẻ làm lãnh đạo của Lào hiện nay có tư tưởng cấp tiến, có

năng lực và trình độ chuyên môn khá cao. Được đào tạo, bồi dưỡng và thử

thách, một số Ủy viên Trung ương trẻ của Đảng NDCM Lào tuy mới tham

gia Ban Chấp hành Trung ương từ tháng 3-2006 nhưng đến giữa khóa VIII

(năm 2009) đã nắm giữ những chức vụ tương đương như Bí thư kiêm Tỉnh

trưởng. Đây là những cán bộ được xếp vào hàng ngũ có triển vọng, một số

người được bồi dưỡng đặc biệt và có thể phát triển rất nhanh, có khả năng

nắm giữ những vị trí then chốt trong số các lãnh đạo cao cấp của Đảng và

Nhà nước Lào từ khóa IX (2011-2015).

Thứ hai, mở rộng dân chủ và nâng cao vai trò của Đảng cầm quyền.

Bản chất của vấn đề dân chủ nằm trong bản chất của thể chế chính trị

Lào. Cũng giống như Việt Nam và một số nước XHCN khác, Lào không theo

chế độ đa nguyên, tam quyền phân lập mà thực hiện xây dựng mô hình nhà

nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng

NDCM Lào. Với mô hình này, nền dân chủ hiện đại ở Lào được thực hiện

theo hình thức “dân chủ tập trung, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục

tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương”, là nguyên tắc “tập thể

80

lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Đây là mô hình dân chủ rất đặc thù trong quản

lý nhà nước ở Lào: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Theo

Hiến pháp Lào, người dân trực tiếp bầu ra đại biểu Quốc hội - những người

đại diện cho dân để họ bầu ra Chủ tịch nước và thành viên Chính phủ. Người

đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra, có nhiệm kỳ 5

năm. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng do Chủ tịch nước đề cử và

Quốc hội thông qua. Đường lối, chính sách của Chính phủ Lào do Đảng

NDCM Lào lãnh đạo thông qua 11 Ủy viên Bộ Chính trị và 50 Ủy viên Trung

ương Đảng. Các Bộ trưởng, các Trưởng ban, ngành của Đảng, người đứng

đầu các ủy ban chuyên trách của Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội và

đoàn thể, thường là Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào. Như vậy, nền dân

chủ ở Lào mang đặc trưng của nền dân chủ tập trung. Người dân không có

quyền bầu trực tiếp Chủ tịch nước mà thông qua người đại diện của họ là đại

biểu Quốc hội. Trong sinh hoạt Đảng, bản chất của nền dân chủ tập trung

được duy trì tuyệt đối từ Trung ương đến cơ sở. Có thể nhận định rằng, nhân

dân các bộ tộc Lào nhìn chung luôn là những người chấp hành nghiêm chỉnh

các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Có được điều

này còn do người dân Lào phần lớn theo đạo Phật, sống hiền lành, tốt bụng và

bao dung, trong điều kiện vấn đề nhân quyền được thực hiện khá tốt, điều

kiện vật chất không đến nỗi thiếu thốn.

Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh

liên kết và hội nhập, nhiều vấn đề mới nảy sinh: ô nhiễm môi trường sinh thái,

gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nhập cư trái phép, bất bình đẳng

giữa các dân tộc, v.v., khiến cho dân chúng Lào phát sinh “tâm lý bất bình” và

có tiếng nói “phản biện”. Chẳng hạn như xung quanh việc Chính phủ Lào cho

Trung Quốc thuê 1600 ha đất gần khu vực Thạt Luổng với thời gian 50 năm

để xây dựng “Phố người Hoa” (China Town) đã không nhận được sự đồng

tình từ phía người dân, dẫn đến “quyết sách” đó của Chính phủ bị đổ vỡ.

81

Trước tình hình mới, tại Đại hội IX, Đảng NDCM Lào nhấn mạnh: “Tiếp

tục ổn định chính trị trên cơ sở củng cố, khôi phục chế độ dân chủ nhân dân, trong

đó Đảng NDCM Lào là hạt nhân, phát huy dân chủ và phát triển bền vững Tổ

quốc. Đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [30, tr.26].

Thứ ba, vấn đề hòa hợp dân tộc.

Lào là một quốc gia có nhiều đặc thù: địa hình núi non hiểm trở, dân cư

thưa thớt, các dân tộc sống rải rác, trình độ văn hóa và phong tục tập quán có

nhiều nét khác biệt. Nhìn lại lịch sử cận và hiện đại Lào cho thấy, giữa các tộc

người ở Lào chưa bao giờ xảy ra xung đột tự phát về tranh giành lãnh thổ

hoặc không gian sinh tồn, ngoại trừ các cuộc xung đột mang nặng tính chất ý

thức hệ ở thời kỳ hiện đại giữa những người H’Mông theo Vàng Pao trước

đây với lực lượng cách mạng Lào trong thời gian chiến tranh (1955-1975) và

xung đột của người Lào H’Mông với chính quyền cách mạng Lào kéo dài từ

sau năm 1975 đến nay do có sự giật dây, tiếp sức của một số thế lực bên ngoài

xuất phát từ nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau.

Về mặt lịch sử, người H’Mông đến Lào muộn hơn (vào đầu thế kỷ

XIX) và sinh sống chủ yếu ở các vùng cao, đây cũng là điều gây nhiều bất ổn

cho sự hòa hợp dân tộc của CHDCND Lào. Về mặt dân số, nhóm 6 tộc người

nói ngôn ngữ Lào - Thay chiếm 66,2% (trong đó người Lào chiếm 52,5%); 27

tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khmer chiếm 22,7%; số người nói ngôn ngữ

Mông - Dao chiếm 7,4%; số người nói ngôn ngữ Tạng - Miến khoảng 2,7%;

số dân nói ngôn ngữ Việt - Mường khoảng 0,1% và các tộc người khác

khoảng 1% [78, tr.40]. Như vậy, có sự chênh lệch rất lớn giữa tộc người nói

ngôn ngữ Lào - Thay và các tộc người nói các ngôn ngữ khác. Đây là điều

đáng quan tâm và là vấn đề quan trọng đối với Chính phủ Lào khi hoạch định

chính sách, đặc biệt là chính sách hòa hợp dân tộc. Giải quyết vấn đề hoà hợp

dân tộc ở Lào thực chất là giải quyết hài hoà các vấn đề lịch sử, dân số, bản

sắc văn hoá, tôn giáo, xã hội cũng như các vấn đề giáo dục, y tế, khoảng cách

82

giàu nghèo, sự bất bình đẳng, v.v.. Những vấn đề liên quan đến hoà hợp dân

tộc, Quốc hội Lào có Uỷ ban dân tộc do một Bộ trưởng phụ trách. Uỷ ban này

đóng vai trò là cơ quan tư vấn quan trọng cho Đảng và Nhà nước Lào trong

việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách có liên quan đến vấn đề hoà hợp

dân tộc, trước hết là các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết những vấn đề

thiết thực, bức xúc của đời sống kinh tế của các tộc người. Để giải quyết vấn

đề này, năm 2000, danh mục tên gọi 49 dân tộc ở Lào chính thức được ban

hành. Mục đích trước mắt để giúp các “tộc người” tạo thành dân tộc Lào đa

dạng trong sự thống nhất, làm cho các dân tộc thiểu số được bình đẳng với

nhóm tộc người Lào đang chiếm đa số; mục đích lâu dài nhằm ngăn ngừa

mâu thuẫn và xung đột sắc tộc tiềm tàng có thể nảy sinh sau này.

3.2.2. Trên lĩnh vực ngoại giao

Xuất phát từ bối cảnh lịch sử, địa lý đặc thù của dân tộc, nên ngay từ xa

xưa, tổ tiên người Lào đã triển khai mối quan hệ giao bang khá đặc biệt với

các thực thể lân bang. Nước Lào là một nước nhỏ lại nằm ở vị trí địa lý khá

nhạy cảm, nên muốn non sông thanh bình, dân cư an lạc thì phải xử lý quan

hệ đúng đắn và phù hợp với lân bang. Chính vì thế, trải qua mấy nghìn năm

dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Lào đã gây dựng, hun đúc và truyền

lại cho con cháu đời sau những di sản tinh thần quý báu mang đậm bản sắc

dân tộc và bản lĩnh của người Lào, trong đó ngoại giao Lào là một di sản có

cội nguồn truyền thống lâu đời của cha ông. Những tư tưởng ngoại giao quan

trọng trong di sản đó đang được Đảng NDCM Lào kế thừa, phát triển và vận

dụng vào việc hoạch định đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng NDCM Lào.

Đó là: giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia; hòa bình,

hòa hiếu, hữu nghị và khoan dung; tiếp thu những thành tựu của văn minh

nhân loại để phát triển đất nước. Bằng tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh

nghiệm quý báu trong hoạt động ngoại giao, Đảng NDCM Lào nhấn mạnh

chủ trương phải hoạch định phương hướng mới trong quan hệ đối ngoại nhằm

83

làm cho đất nước Lào vươn lên, tạo cho nhân dân Lào có được cuộc sống ấm

no, hạnh phúc, tiến tới ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh

quốc gia. Trong bài chỉ đạo mang tính chiến lược có tiêu đề “Chuyển xuống

nông thôn và mở rộng quan hệ với nước ngoài” (năm 1989), Tổng Bí thư

Cayxỏn Phônvihản đã đưa tư duy mới vận dụng vào công tác ngoại giao.

Người viết:

Trong tình hình mới, phương châm trong hoạt động ngoại giao

của Lào là tạo quan hệ về mặt chính trị, lấy hoạt động ngoại giao hòa

nhập vào quan hệ kinh tế với nước ngoài, rà soát mới về mặt kinh tế - xã

hội của nước Lào, coi đó là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của Lào, tạo nên cơ sở vững bền và lâu dài cho quan hệ

hữu nghị giữa Lào với các nước có liên quan [37, tr.85].

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hoạch định được một đường lối

ngoại giao đúng đắn, Đại hội IV của Đảng NDCM Lào được coi là Đại hội

khởi xướng việc đổi mới tư duy hoạt động ngoại giao và được cụ thể hóa

trong các Nghị quyết Trung ương Đảng sau đó. Đại hội IV mở ra một trang

mới cho nền ngoại giao Lào hiện đại và đặt cơ sở vững chắc cho bước đột phá

trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các

quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Lào ở những chặng đường tiếp theo.

Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư Cayxỏn Phônvihản và Ban Chấp hành

Trung ương Đảng NDCM Lào đã có quyết tâm cao trong đổi mới cơ chế quản

lý, điều chỉnh hệ thống tư pháp chung (kể cả Hiến pháp), đáp ứng nhu cầu mở

rộng hợp tác và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để chuyển kinh tế tự nhiên

sang kinh tế hàng hóa. Đồng thời, Tổng Bí thư Cayxỏn Phônvihản đã sang

thăm CHXHCN Việt Nam, CHDCND Trung Hoa, CHDC Triều Tiên, Nhật

Bản, Pháp, Thái Lan, v.v., để quảng bá đường lối đổi mới và tìm cách thu hút

vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Tổng Bí thư Cayxỏn Phônvihản còn đón

tiếp các chuyên gia ngân hàng, tài chính, tư pháp, v.v. của nước ngoài đến

84

Lào để trao đổi ý kiến, nhằm vận dụng kinh nghiệm của thế giới vào hoàn

cảnh thực tiễn của Lào, làm cho sự nghiệp đổi mới của Lào được tiến hành tốt

hơn, chính trị - xã hội bền vững, an ninh - quốc phòng ổn định.

Đại hội V và Đại hội VI của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định

đường lối ngoại giao hòa bình, ĐLDT, hữu nghị và hợp tác với các nước

không phân biệt chế độ chính trị, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ

quyền của nhau, bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

Khi tình hình quốc tế và trong nước có những thay đổi mới, Đảng và

Nhà nước CHDCND Lào đã kịp thời bổ sung, phát triển đường lối, chính sách

ngoại giao sâu sắc và toàn diện hơn thể hiện trong văn kiện Đại hội VII (3-

2001): “Thực hiện chính sách đa dạng hóa mô hình; mở rộng từng bước phù

hợp theo điều kiện, khả năng thực tế, kết hợp hài hòa giữa quan hệ chính trị -

quan hệ ngoại giao - quan hệ hợp tác về kinh tế quốc tế” [28, tr.50].

Tích cực chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, trong đó đặc biệt

coi trọng quan hệ láng giềng và hợp tác khu vực ASEAN, đây chính là quan

điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào được thể hiện trong văn kiện Đại hội VIII

(3-2006): “Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế… tích cực tham gia hoạt động

trong phạm vi ASEAN, phạm vi hợp tác khu vực, cùng với phạn vi hợp tác hai

bên và nhiều bên; mở rộng hợp tác với các nước bạn bè, các cơ quan của Liên

hiệp quốc; chú ý thực hiện các hiệp ước quốc tế” [29, tr.44].

Trong Đại hội IX (3-2011), Đảng và Nhà nước Lào nhấn mạnh quan

điểm: “Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế với khu vực, quốc tế; đặc biệt tập

trung hợp tác trong phạm vi ASEAN, hợp tác trong khu vực sông Cửu Long

(GMS). Tiếp tục chuẩn bị gia nhập tổ chức Thương mại thế giới và chuẩn bị

sẵn sàng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEM năm 2012” [30, tr.27].

Từ những mục tiêu về ngoại giao được xác định trong các văn kiện của

Đảng NDCM Lào, có thể tổng kết thực tiễn hoạt động đối ngoại của Lào giai

đoạn 1991-2011 cụ thể như sau:

85

Với Việt Nam, Lào luôn xác định mối quan hệ giữa hai nước là quan hệ

truyền thống lâu đời, hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện. Đảng và Chính phủ

Lào coi đây là mối quan hệ quốc tế đặc biệt có một không hai trên thế giới, mang

tính chiến lược, trong sáng, thủy chung và hiếm có trong lịch sử bang giao giữa

các quốc gia. Vì vậy, cùng với Việt Nam, Lào khẳng định quyết tâm không

ngừng tăng cường bảo vệ và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam

nhằm đáp ứng lợi ích thiết thân của hai nước trên mọi lĩnh vực.

Với Trung Quốc, Lào rất coi trọng mối quan hệ này, vì đây là nước láng

giềng “khổng lồ” và là đối tác hàng đầu trong viện trợ kinh tế, đầu tư và buôn

bán với Lào. Lào cho rằng, thông qua mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực

khác nhau với Trung Quốc, Lào có thể cải thiện, nâng cao thế và lực của quốc

gia dân tộc mình tại khu vực Đông Nam Á.

Với Thái Lan, Lào có mối quan hệ láng giềng lâu đời từ những nét

tương đồng về văn hóa - lịch sử. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan hệ

giữa hai nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì cả hai đều là “cửa

ngõ” của nhau trong mọi hoạt động liên kết và giao lưu.

Với Campuchia và Myanma, mặc dù quy mô giao thương và đầu tư của

Lào với hai nước này không lớn như với ba đối tác trên nhưng với hàng trăm

cây số đường biên tiếp giáp với Campuchia và Myanma ở những khu vực

nhạy cảm: “vùng tam giác vàng” (với Myanma) và khu tam giác phát triển

(với Campuchia), không cho phép Lào coi nhẹ mối quan hệ với hai nước này

bởi các tác động tương hỗ từ nhiều phía.

Với các nước còn lại trong khu vực ASEAN và các nước bên ngoài khu

vực như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, EU…, Lào luôn

bày tỏ nguyện vọng mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác trên cơ sở đôi

bên cùng có lợi. Trên thực tế, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia

đã và đang có nhiều dự án viện trợ và hợp tác đầu tư tại Lào, mang lại lợi ích

86

cho cả đôi bên; đồng thời các nước này cũng không ngừng nâng cao ảnh

hưởng chính trị và kinh tế của họ tại Lào.

Với các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế và các thể chế

hợp tác đa phương như Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc

tế, Ngân hàng phát triển châu Á, ASEAN+1, ASEAN+3, v.v., Lào đều có mối

quan hệ hợp tác tốt đẹp và tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức này trong

công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường.

Bản chất nền ngoại giao Lào thời kỳ sau Chiến tranh lạnh là nền ngoại

giao hòa bình và tiến bộ. Điều đó bắt nguồn từ bản chất, mục tiêu, lý tưởng

của Đảng NDCM Lào và chế độ xã hội của Lào. Kiên định mục tiêu, lý tưởng

XHCN trước mọi biến động to lớn của thời cuộc, đường lối, chính sách đối

ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào khẳng định sự trung thành với chủ

nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đứng về phía nhân loại tiến bộ trong

cuộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả của loài người là công bằng, hòa bình, ổn

định, hợp tác để phát triển. Nền ngoại giao Lào trong thời kỳ mới còn thể hiện

bản chất hữu nghị, thân thiện. Bản chất ấy thể hiện ở phương châm đối ngoại

rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với tinh thần sẵn sàng là bạn, là đối tác

tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc

lập, thịnh vượng của khu vực và thế giới.

3.2.3. Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh

Cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước,

lĩnh vực quốc phòng - an ninh là lĩnh vực quan trọng mà Đảng, Nhà nước,

nhân dân các bộ tộc Lào luôn chăm lo, xây dựng và củng cố. Vì vậy, tiềm lực

và thế trận QPTD, gắn với thế trận an ninh nhân dân, công tác quốc phòng

ngày càng được tăng cường. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục

được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thật sự

xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lào XHCN.

87

Theo quan điểm của Đảng NDCM Lào, nền quốc phòng của Lào là một

nền QPTD mà “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” đã nỗ lực xây dựng; là một

nền quốc phòng mang tính chất “của dân, do dân, vì dân”, phát triển theo

hướng “toàn diện, độc lập, tự chủ và ngày càng hiện đại dưới sự lãnh đạo của

Đảng, quản lý của Nhà nước, nhằm giữ hòa bình, ổn định đất nước, sẵn sàng

đánh bại mọi loại hình xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc,

phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Lào” [16, tr.6].

Từ nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của quốc phòng - an ninh, Đảng

NDCM Lào đưa ra mục tiêu xây dựng quốc phòng - an ninh chú trọng chất

lượng, xây dựng quân đội chủ lực và quân đội địa phương:

Bảo vệ quốc phòng - an ninh để có chất lượng mới theo hướng

tăng cường năng lực lãnh đạo trực tiếp của Đảng, phát huy sức mạnh

tổng hợp cả nước do có sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế. Xây dựng

lực lượng bảo vệ quốc phòng - an ninh phải nắm chắc theo hướng

chất lượng là chính, bên cạnh xây dựng lực lượng quân đội chủ lực

mạnh mẽ toàn diện, tiếp tục xây dựng lực lượng quân đội địa phương

[24, tr.38].

Để khích lệ quân nhân yên tâm phục vụ trong quân đội, Đảng NDCM

Lào đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các quân nhân và người nhà của các

quân nhân, để họ yên tâm giữ vững tay súng bảo vệ Tổ quốc: “Thực hiện

chính sách ưu đãi với đội ngũ cán bộ chiến sĩ ở vùng sâu, vùng xa và gia đình

của họ” [25, tr.50].

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạch định đường lối cũng

như công tác chỉ đạo đối với các lực lượng vũ trang; kết hợp phát triển kinh tế

với tăng cường bảo vệ quốc phòng, an ninh. Mặt khác, tăng cường tuyên

truyền để các chiến sỹ thấm nhuần chủ trương của Đảng; từ đó, nguyện trung

thành với sự nghiệp xây dựng CNXH ở Lào:

88

Tăng cường sự lãnh đạo dứt khoát, trực tiếp và toàn diện của

Đảng đối với lực lượng vũ trang, phát huy bản chất và truyền thống anh

hùng của lực lượng vũ trang. Kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa sự phát

triển kinh tế - xã hội với sự tăng cường việc bảo vệ quốc phòng - an

ninh và củng cố pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ quốc phòng phù hợp với

điều kiện mới. Xây dựng lực lượng bảo vệ quốc phòng - an ninh thành

lực lượng vững chắc, chính quy, hiện đại, nâng cao năng lực của lực

lượng làm nhiệm vụ bảo vệ nội bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng

chống ma túy và bảo vệ kinh tế. Tăng cường việc giáo dục tuyên truyền

tư tưởng chính trị để làm cho cán bộ chiến sĩ có lý tưởng cao cả, trung

thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân [28, tr.48-49].

Chuẩn bị cho việc ra đời Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột vào năm 2015,

Đảng NDCM Lào khẳng định phải tăng cường hợp tác với các nước trong khu

vực trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước:

Tiếp tục tăng cường sự quan hệ hợp tác về lực lượng bảo vệ quốc

phòng - an ninh với các nước anh em XHCN và bạn bè; củng cố các cơ

chế và quy chế về thanh tra, kiểm tra xuất - nhập cảnh, quản lý dân cư

phù hợp với tình trạng mới, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và thuận lợi

trong đời sống của nhân dân cũng như người nước ngoài. Củng cố cơ sở

hạ tầng kỹ thuật vật chất, bổ sung phương tiện, vũ trang hiện đại, bảo

vệ chủ quyền của đất nước ổn định [30, tr.89].

Thực hiện đường lối của Đảng NDCM Lào, các đơn vị bộ đội đã căn cứ

vào điều kiện, khả năng thực tế và nhiệm vụ của từng đơn vị để thực hiện các

nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên toàn tuyến biên giới một cách hiệu quả.

Nhà nước Lào đã thực hiện sự phân công địa bàn hoạt động trên các tuyến

biên giới rất rõ ràng cho các đơn vị quân đội: khu vực 1 - tuyến biên giới phía

Tây (Lào - Thái Lan) gồm có 7 huyện đội, 5 tiểu đoàn và một số đại đội độc

lập của bộ đội địa phương; khu vực 2 - tuyến biên giới phía Nam (Lào -

89

Campuchia) gồm có 3 huyện đội, 2 tiểu đoàn, 1 trường quân sự địa phương;

khu vực 3 hoạt động trên các địa bàn bảo vệ các tuyến đường - cầu 13 Nam

Lào và những mục tiêu chiến lược quan trọng trong các thành thị và khu vực

đồng bằng; khu vực 4 là các địa bàn miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa,

vùng phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; khu vực 5 gồm có 3

huyện đội và một số đại đội độc lập hoạt động theo tuyến biên giới phía Đông

(Lào - Việt Nam). Từ năm 1995 đến 2003, Lào và Việt Nam đã phối hợp xây

dựng bộ bản đồ kỹ thuật số đường biên giới quốc gia Lào - Việt tỷ lệ 1/50.000

phục vụ công tác quản lý biên giới. Ngày 15 và ngày 16-3-2007, tại Thủ đô

Viêng Chăn đã diễn ra cuộc trao đổi về đường biên giới Lào - Việt Nam từ

ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến ngã ba biên giới Việt Nam

- Lào - Campuchia dài trên 2000 km, giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng

ban Biên giới - Bộ Ngoại giao Vũ Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào

Phongsavath. Hai bên cũng trao đổi về dự thảo Hiệp ước sửa đổi điểm khởi

đầu của đường biên giới Lào - Việt Nam và các vấn đề về quản lý biên giới.

Hàng năm, Bộ An ninh, Bộ Quốc phòng của Lào cùng Bộ Công an, Bộ

Quốc phòng Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN thường xuyên trao

đổi kinh nghiệm, phối hợp chiến đấu chống bọn phản động, gián điệp, bảo vệ

an ninh nội bộ. Đặc biệt, Việt Nam giúp Lào đào tạo nhiều cán bộ quân sự, an

ninh, đáp ứng yêu cầu của công tác quốc phòng - an ninh.

3.2.4. Trên lĩnh vực kinh tế

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Lào là một trong những nước

nghèo, kém phát triển. Đứng trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước Lào đã

có những quyết sách vô cùng quan trọng tác động đến nền kinh tế ở Lào.

Căn cứ vào đặc điểm nền kinh tế thị trường của Lào, Chính phủ Lào

quyết định đổi mới quản lý nhà nước về giá cả, dựa trên quan điểm cơ bản:

“Tiếp tục xoá bỏ những tàn dư của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, vận

dụng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm phát huy vai

90

trò tích cực đòn bẩy giá cả, thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã

hội, thúc đẩy quá trình tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân

dân” [100, tr.141].

Trong văn kiện Đại hội V, Đảng NDCM Lào đã có sự điều chỉnh một

số chính sách như phát triển kinh tế hộ gia đình, chính sách thuế, chính sách

khuyến khích sản xuất nông nghiệp, chính sách bảo lãnh giá… nhưng đặt

dưới sự điều tiết, quản lý của Nhà nước Lào:

Khuyến khích mạnh mẽ kinh tế gia đình của nông dân nhằm từng

bước chuyển sự sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.

Nghiên cứu đổi mới các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp

như là: chính sách thuế nông nghiệp theo hướng khuyến khích thực

hiện thâm canh, tăng năng xuất, chính sách khuyến khích sản xuất nông

nghiệp và dịch vụ ở vùng sâu vùng xa, chính sách thu thuế bằng tiền và

bằng sản phẩm, chính sách bảo lãnh giá trị hàng hóa nông nghiệp,

chính sách tín dụng nông nghiệp. Quy định chính sách tài chính - tiền tệ

để thực hiện vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, đảm bảo thanh tra,

kiểm tra, định hướng hoạt động kinh tế quốc gia [24, tr.32].

Chính phủ Lào xác định kinh tế nông thôn là một khu vực kinh tế cơ

bản trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, phát triển kinh tế nông thôn có

thể coi như tiền đề để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước Lào và được triển khai với các nội dung cụ thể như sau:

Phát triển kinh tế nông thôn theo mục tiêu là để giảm khoảng

cách chênh lệch nhau giữa khu vực nông thôn và đô thị lớn bằng cách

tập trung cải thiện và tăng cường mạng lưới giao thông, thông tin và cải

thiện đời sống nhân dân trong khu vực nông thôn nhất là ở vùng xa xôi,

chiến lược xây dựng là để tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cơ

cấu kinh tế [7, tr.10].

91

Vai trò của Nhà nước Lào thể hiện rõ hơn bao giờ hết trong việc đổi

mới kinh tế, đó là xác định rõ ràng rằng, đổi mới không chỉ xuất phát từ yêu

cầu chung của quá trình phát triển kinh tế thị trường bình thường, mà còn xuất

phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo

yêu cầu vững chắc về tính pháp quyền của nhà nước XHCN. Tại Đại hội VI,

Đảng NDCM Lào đã xác định cụ thể hơn nhiệm vụ của các ngành:

Phát triển công nghiệp đi đôi với sự phát triển nông - lâm nghiệp

và khai thác trọng điểm các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên, đảm

bảo hợp lý và có hiệu quả về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Quy

định chính sách thương mại mới, để thúc đẩy và phát triển sản xuất,

chuyển hóa kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa, tạo điều kiện phát

triển thị trường trong nước và nối liền với thị trường khu vực, thị

trường thế giới [25, tr.31-32].

Qua một thời gian thực hiện đổi mới kinh tế, cơ cấu kinh tế Lào đã có bước

chuyển biến theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng đều

qua các năm, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ (số liệu ở bảng 3.1).

Bảng 3.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế

(Đơn vị: %)

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1991 100 58,2 16,8 25,0

1992 100 59,1 16,9 24,0

1993 100 57,5 17,7 24,8

1994 100 57,1 18,0 24,9

1995 100 55,2 19,1 25,7

1996 100 53,0 21,0 26,0

1997 100 52,2 20,8 27,0

1998 100 52,0 21,7 26,3

Nguồn: Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN của Tổng cục thống kê,

Hà Nội, năm 1998.

92

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp

và dịch vụ đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó có việc góp phần tăng GDP

trên đầu người (thể hiện qua bảng 3.2):

Bảng 3.2. Cơ cấu ngành kinh tế trong tổng GDP và GDP trên đầu người ở

Lào (2000 - 2008)

(Đơn vị: %)

Nội dung 2000-

2001

2001-

2002

2002-

2003

2003-

2004

2004-

2005

2005-

2006

2006-

2007

2007-

2008

Nông nghiệp 45,8 45,5 45,3 45,2 45 43,5 42,9 37,3

Công nghiệp 27,3 26 26,2 26,6 27,8 30,5 31,1 35,7

Dịch vụ 26,9 28,5 28,5 28,2 26,4 26 26 27

GDP/người (USD) 342 338 365 403 506 568 678 810

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2007-2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư Lào, Ủy Ban kế hoạch đầu tư, 2007.

Tiếp tục xây dựng có trọng điểm các khu sản xuất tại mỗi địa phương,

tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông

ra Biển Đông và nối liền các quốc gia trong khu vực nhằm chủ động hội nhập

kinh tế,… là những nội dung được khẳng định trong văn kiện Đại hội VIII:

Tiếp tục chú trọng và triển khai kế hoạch hợp tác với các nước do

Chính phủ đề ra trong thực tế để thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng

chủ yếu, cơ bản, đồng thời nỗ lực phát triển những mặt hàng tiềm năng

để trở thành những mặt hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao hiệu quả

xuất khẩu..., tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ quốc tế, mở rộng hợp

tác song phương và đa phương, chuẩn bị những bước hội nhập tổ chức

WTO và khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) [29, tr.117].

Sau mấy năm đổi mới kinh tế, những tiến triển trong ngoại thương của

Lào được thể hiện trong bảng sau:

93

Bảng 3.3. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chủ yếu của CHDCND Lào

giai đoạn 1995 - 1999

(Đơn vị: %)

Thị trường 1995 1996 1997 1998 1999

Tổng kim ngạch xuất khẩu 100 100 100 100 100

1. Thị trường ASEAN 45,90 78,24 16,56 35,43 65,42

Thái Lan 22,37 29,68 14,66 34,24 42,27

Việt Nam 23,53 48,35 0,05 0,74 23,09

Singapore 0,02 0,24 0,94 0,03 -

Malaysia 0,01 0,02 0,04 0,01 0,06

2. Các nước và khu vực

khác ở Châu Á

5,34 1,49 37,80 4,94 18,50

Trung Quốc 2,35 0,24 0,15 1,47 8,65

Hồng Kông 0,17 0,16 0,03 0,20 0,45

Nhật Bản 1,41 0,52 3,58 0,86 4,50

Đài Loan 1,34 0,39 31,66 0,20 4,06

Hàn Quốc 0,01 0,16 0,35 0,36 0,81

3. Các nước Châu Mỹ 1,55 2,10 3,15 0,62 4,46

Mỹ 1,44 2,01 2,90 0,55 3,17

Canada 0,11 0,09 0,25 0,04 1,30

4. Các nước Châu Âu 10,06 7,75 13,58 20,99 11,10

Pháp 2,99 2,52 1,06 5,80 3,76

Đức 3,41 1,48 6,16 4,67 3,34

Italia 0,22 0,32 2,57 1,04 0,20

Hà Lan 1,44 - 1,98 0,08 1,36

Liên bang Nga 0,03 0,16 0,38 - 3,57

Đan Mạch 0,03 0,30 0,20 0,31 0,31

Phần Lan 0,46 0,24 0,80 0,41 0,43

Nguồn: Bộ Thương mại và Du lịch CHDCND Lào, Viêng Chăn, năm 2000.

94

Sau hơn hai thập kỷ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Lào đã có

quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới; do đó, thị trường xuất khẩu

hàng hoá của Lào cũng được mở rộng, ví dụ từ năm 2005 đến năm 2009:

Bảng 3.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của CHDCND

Lào giai đoạn 2005 - 2009

(Đơn vị: USD)

Thị trường

Giai đoạn 2005 - 2009

Kim ngạch Tỷ trọng % Tăng bình quân %

1. Các nước và khu vực

khác ở Châu Á

3.122.301.145 68,73

Thái Lan 1.803.592.829 39,70 52,28

Việt Nam 546.842.051 12,04 46,68

Malaysia 214.767.690 4,73 12,85

Trung Quốc 190.090.969 4,18 98,78

Hàn Quốc 172.561.001 3,80 883,18

Đài Loan 159.711.471 3,52 169,73

Nhật Bản 34.735.134 0,76 70,67

2. Các nước Châu Âu 853.074.964 18,78

Thụy Sỹ 302.088.374 6,65 651,11

Anh 194.534.990 4,28 879,66

Đức 167.641.468 3,69 25,08

Pháp 114.693.505 2,52 -13,04

Hà Lan 74.107.717 1,63 14,14

3. Các nước Châu Mỹ 78.804.915 1,73

Mỹ 56.922.352 1,25 143,06

Cannada 21.882.653 1,48 0,76

4. Châu Đại Dương 488.723.361 10,76

Australia 488.723.361 10,76 7,37

Tổng 4.379.813.596

Nguồn: Bộ Thương mại và Du lịch CHDCND Lào, Viêng Chăn, năm 2010

95

Như vậy, trong 20 năm sau Chiến tranh lạnh, nhìn chung nền kinh tế

Lào tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, tạo

cơ sở cho kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Kinh tế được cải thiện đã

đưa lại các hiệu quả về mặt chính trị - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo,

giải quyết việc làm cho người lao động, v.v..

Biểu đồ 3.1 dưới đây cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội của Lào giai

đoạn 2005-2013 liên tục tăng. Những con số dưới đây dù còn nhỏ bé nhưng

cũng thể hiện rõ rệt nền kinh tế Lào đã có bước phát triển so với những năm

trước đây. Nước CHDCND Lào đi lên từ một điểm xuất phát thấp so với các

nước trong khu vực cũng như thế giới. Thực hiện nhất quán nền kinh tế thị

trường nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

nhà nước, theo định hướng XHCN, nền kinh tế đất nước đã biến không thành

có, biến ít thành nhiều.

Biểu đồ 3.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ năm 2005 đến 2013

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê Lào (2014), Tổng kết chỉ số kinh tế vĩ mô đến

năm 2013, Viêng Chăn.

2.840 3.248

3.925 5.001

5.633 6.354

8.181 7.740

10.190

0.000

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

96

Như vậy, từ chính sách hợp tác kinh tế quốc tế, chính sách thu hút đầu

tư nước ngoài vào nền kinh tế đất nước, nhiều dự án kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài được ký kết, hoạt động và đưa lại kết quả đáng phấn khởi. Điều đó không

những đưa lại nguồn lợi kinh tế về mặt đóng góp hiện vật, sản phẩm mà nó còn

đưa lại nhiều giá trị khác: kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh,

trình độ người lao động trong nước cũng tăng lên. Đồng thời còn đưa lại các hiệu

quả về mặt chính trị, xã hội khẳng định đường lối của Đảng NDCM Lào là đúng

đắn, phù hợp, góp phần giảm nghèo, góp phần giải quyết lực lượng lao động dư

thừa của xã hội đáng kể. Tuy nhiên, đất nước Lào đã và đang tiếp tục phải đối

mặt với nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô nan giải như thâm hụt ngân sách, chênh lệch

giữa tiết kiệm và đầu tư. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước và xây dựng thành công CNXH, Đại hội IX của Đảng NDCM

Lào đã nhấn mạnh:

Phát triển công nghiệp chế biến mà có nguyên liệu trong nước

đáp ứng dài hạn, phát triển ngành công nghiệp nhẹ để sản xuất hàng

hóa cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài, thúc đẩy

khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nông

thôn và doanh nghiệp gia đình, khuyến khích rộng rãi sản xuất thủ công

truyền thống của nhân dân Lào, tiếp tục mở rộng hợp tác và hội nhập

thương mại với nước ngoài, tích cực chuẩn bị hội nhập khu thương mại

tự do ASEAN năm 2015 và gia nhập vào thành viên cơ quan thương

mại quốc tế [30, tr.74].

3.2.5. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Văn hoá là một vấn đề rộng lớn, đa dạng từ cách ăn, mặc, ở, đến lối

sống, cách ứng xử, đạo đức, lễ nghi, tiếng nói, chữ viết, thông tin, báo chí,

học vấn, văn học, nghệ thuật, v.v.. Văn hóa Lào hình thành và phát triển cùng

với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Lào. Đặc điểm nổi bật

trong nền văn hóa Lào là văn hóa nông nghiệp. Những con người đã sinh cơ

97

lập nghiệp trên đất nước Lào bao gồm nhiều bộ tộc trong một quốc gia dân

tộc. Mỗi bộ tộc có tiếng nói riêng, có phong tục tập quán riêng, có lối sống

riêng, v.v.. Nhưng quá trình dựng nước, giữ nước đã thống nhất tiếng nói, chữ

viết Lào của các bộ tộc thành tiếng nói, chữ viết phổ thông, dùng ngôn ngữ

phổ thông làm công cụ giao tiếp, mục tiêu trong tương lai không xa sẽ tiến tới

xóa nạn mù chữ.

Đảng và Nhà nước Lào thể hiện rõ quan điểm giữ gìn, phát huy những

yếu tố lành mạnh trong phong tục tập quán của mỗi bộ tộc. Những làn điệu

dân ca, những loại nhạc cụ, những điệu múa, ... của các bộ tộc vẫn được tôn

trọng, tiếp tục bổ sung cho nền văn hóa nghệ thuật Lào. Trong Hiến pháp năm

1991, Nhà nước CHDCND Lào khẳng định: Mỗi bộ tộc đều có quyền bảo vệ

và phát triển phong tục tập quán, văn hóa tốt đẹp của mình, v.v.. Hoạt động

giáo dục và văn hóa nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chế độ dân chủ

nhân dân, nâng cao tinh thần đoàn kết nhân dân các bộ tộc.

Những sắc thái của văn hóa các bộ tộc Lào được khuyến khích bảo vệ

mọi giá trị tốt đẹp; đồng thời, Đảng và Nhà nước Lào hướng dẫn cách loại bỏ

những gì kìm hãm sự tiến bộ và chỉ đạo cách tiếp thu những tinh hoa văn hóa

của nước ngoài, biết tránh, chống lại những lối sống sa đọa, trụy lạc, trái với

đạo đức chân - thiện - mỹ. Trong văn kiện Đại hội V, Đảng NDCM Lào

khẳng định: “Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa của quốc gia, ổn định

lâu dài, xúc tiến và hỗ trợ các dân tộc kế thừa truyền thống đa dạng các loại

hình văn hóa, nghệ thuật. Để văn hóa có những nét đặc trưng riêng của quốc

gia và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [24, tr.36].

CHDCND Lào nằm giữa năm nước láng giềng, trong đó có ba nền

kinh tế phát triển hơn là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Trong tương lai

không xa khi mạng lưới giao thông vận tải được hoàn thiện thì quan hệ kinh

tế - văn hóa giữa Lào với các nước sẽ phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế hội

nhập, Lào có nhiều thuận lợi để giao lưu tiếp thu những giá trị văn hóa của

98

quốc gia khác; tuy nhiên, Lào cũng đứng trước nguy cơ tiềm ẩn mai một bản

sắc văn hóa dân tộc mình. Chính vì thế, trong Hiến pháp Lào (5-2003), tại

Điều 23 khẳng định:

Nhà nước khuyến khích bảo tồn nền văn hoá dân tộc, đại diện cho

truyền thống tốt đẹp của đất nước và của các dân tộc trong khi vẫn chấp

nhận tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá thế giới. Nhà nước khuyến khích

các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, sáng chế, quản lý và bảo vệ di sản văn

hoá, lịch sử, tự nhiên và bảo tồn cổ vật. Nhà nước tham gia phát triển và

mở rộng các hoạt động truyền thông đại chúng vì mục đích bảo vệ và phát

triển đất nước. Tất cả các hoạt động văn hoá và truyền thông đại chúng

gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc truyền thống văn hoá tốt đẹp và

nhân phẩm của nhân dân Lào đều bị cấm [32].

Về mặt xã hội, sau 5 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội V

Đảng NDCM Lào xác định mục tiêu từ năm 1991 đến năm 2000: “Nâng cao

trình độ giáo dục quốc gia của Lào sát gần tiêu chuẩn giáo dục quốc tế. Từng

bước, khuyến khích rộng rãi phong trào tập thể dục và thể thao trong công

chúng” [24, tr.35]. Đối với việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Đảng

NDCM Lào khẳng định: “Củng cố, nâng cao chất lượng của y tế, nhằm đảm

bảo dịch vụ y tế và đảm bảo đời sống cho nhân dân trong cả nước” [24, tr.36].

Nguồn nhân lực có thể được cải thiện về lượng và chất thông qua đầu

tư cho giáo dục, đào tạo tại chỗ và đầu tư vào y tế, dinh dưỡng. Tiêu chí cơ

bản để đánh giá nguồn nhân lực là số lượng bình quân hàng năm được đào tạo

của lực lượng lao động. Nhìn chung, các nhà kinh tế luôn coi đầu tư vào giáo

dục, đào tạo là khoản đầu tư có hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực. Qua việc phân tích mối quan hệ tương hỗ hiển nhiên giữa các khoản đầu

tư vào nguồn nhân lực và thu nhập; rút ra được kết luận rằng, trình độ giáo

dục cao lý giải cho mức sản lượng cao. Như vậy, nguồn nhân lực tốt là kết quả

của việc đầu tư đúng hướng vào việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của lực lượng

99

lao động; hay nói cách khác, giáo dục và đào tạo là chìa khóa cho công cuộc xây

dựng và phát triển. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VI đã nêu rõ:

“Nâng cao chất lượng giáo dục các cấp; nghiên cứu phương hướng cải cách hệ

thống giáo dục mới trong cả nước. Tổ chức và phát triển thể thao; giáo dục kết

hợp với đa dạng mô hình mới” [25, tr.38]. Sức khỏe con người là nhân tố quyết

định đến chất lượng giáo dục và lao động; do đó, Đảng NDCM Lào quyết định

cần: “Mở rộng mạng lưới y tế từ Trung ương đến địa phương” [25, tr.38].

Trong số các nước Đông Nam Á, LHQ xác định Lào là một trong số

bốn quốc gia “kém phát triển nhất” (ba nước còn lại là Campuchia, Myanma,

Đông Timo). Theo số liệu thống kê của Ủy ban dân số thế giới (năm 2010):

Lào là một trong những nước có tỷ lệ sinh cao nhất châu Á (2,32%) với mức

bình quân khoảng 33,96 trẻ sơ sinh/1000 người dân. Tuy nhiên, điều đáng chú

ý là sự tăng tỷ lệ dân số tự nhiên của Lào chủ yếu tập trung ở khu vực nông

thôn, nơi cư trú của phần lớn dân cư Lào. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng

lực lượng lao động tập trung hầu hết ở những khu vực nông thôn sẽ đặt ra rất

nhiều thách thức như cơ hội tìm kiếm việc làm ở nông thôn bị hạn chế; giáo

dục ở khu vực nông thôn kém hiệu quả và chất lượng thấp hơn so với khu vực

thành thị. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở khu vực nông thôn chiếm hơn

40%, dẫn đến giảm khả năng nhận thức của trẻ khi chúng theo học ở các cấp

học. Các dịch vụ y tế ở nông thôn cũng ở dưới mức tiêu chuẩn thông thường

so với điều kiện này tại các khu vực thành thị. Tất cả những điều này, có thể

làm cho gánh nặng về chi ngân sách của Lào cho dân số, y tế và giáo dục sẽ

càng nặng thêm trong việc giải quyết bài toán đào tạo nguồn nhân lực.

Năm 2004-2005, Chính phủ Lào đã tổ chức thực hiện nhiều dự án về

xóa đói giảm nghèo cho nhân dân như xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách giáo

dục, y tế, v.v.. Đến cuối năm 2005, Nhà nước và nhân dân Lào đã lập “quỹ

phát triển làng”, trong đó có vốn hỗ trợ của nhà nước 25 tỷ Kíp vào việc phát

triển 47 huyện nghèo nhất trong toàn quốc [7]. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM

100

Lào lần thứ VIII khẳng định: “Tiếp tục thực hiện chính sách dân số đi đôi với

tốc độ phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhân dân có việc làm và nghề lao

động để đáp ứng cho yêu cầu thị trường lao động trong nước và nước ngoài”

[29, tr.121]. Để xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, đồng bằng -

miền núi, phát triển chất lượng chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế từ Trung

ương đến cơ sở, Đảng NDCM Lào đề ra nhiệm vụ phải: “Tăng cường dịch vụ

y tế cho các bộ tộc ở vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng bệnh viện ở

Trung ương và các tỉnh” [29, tr.122].

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Lào, tháng 12-2011:

GDP đạt 8,181 tỷ USD, bình quân đầu người đạt hơn 1000 USD/người; ngân

sách chi cho giáo dục chiếm 4% GDP. Trình độ học vấn của đa số dân cư ở

Lào hiện nay còn thấp, mới chỉ khoảng 27% dân số trên 15 tuổi đã hoàn

thành giáo dục tiểu học và đối với phụ nữ tỷ lệ này mới chỉ đạt 22%.

Khoảng 70% lực lượng lao động của Lào tập trung ở nông thôn và khoảng

60% cơ sở sản xuất nông nghiệp trong toàn quốc vẫn sản xuất chủ yếu để

phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Điều này cho thấy, vòng luẩn

quẩn giữa sản xuất còn yếu kém với chất lượng nguồn nhân lực của Lào.

Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đưa ra quan điểm của Nhà

nước Lào về giáo dục: “Tích cực cải thiện hệ thống giáo dục quốc gia nhằm

đảm bảo giáo dục phát triển về số lượng và chất lượng. Tiếp tục cử cán bộ đi

học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ sự nghiệp

xây dựng đất nước” [30, tr.79]. Hội nhập với khu vực và thế giới, đòi hỏi

Lào phải thực hiện các cam kết theo chuẩn của quốc tế về phát triển y tế,

phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân. Điều này được thể

hiện trong đường lối của Đảng: “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa

bệnh cho nhân dân. Đảm bảo nhân dân có sức khoẻ tốt theo cam kết với Tổ

chức y tế thế giới” [30, tr.79].

101

Tóm lại, để nâng cao chất lượng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo,

nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Lào xác

định việc đào tạo cán bộ, nâng cao dân trí là nội dung mang tính chiến lược

lâu dài. Trong đào tạo cán bộ, đặc biệt chú ý đào tạo cán bộ chủ chốt, cán

bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của Lào. Đồng thời, củng cố và

cải tiến hệ thống giáo dục phổ thông, chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học của

Lào để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược của phát triển đất

nước. Giáo dục ở Lào hiện nay là một yếu tố then chốt có tính quyết định

trong việc đáp ứng các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực

sản xuất, cạnh tranh và tăng cường hội nhập quốc tế.

Trong lĩnh vực y tế, ngoài việc cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu kinh

nghiệm từ các nước phát triển, đang phát triển; CHDCND Lào còn có nhiều

chính sách về xây dựng, phát triển ngành y tế, tổ chức mạng lưới y tế từ

Trung ương đến địa phương. Bộ Y tế kịp thời đề ra những biện pháp phòng

chống dịch bệnh như sốt rét, dịch tả, các bệnh nhiễm khuẩn, bướu cổ, tiêm

chủng mở rộng, bảo hiểm y tế, hành nghề y dược tư nhân, hợp tác liên doanh

sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, v.v..

Trong lĩnh vực văn hóa, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều chính

sách cụ thể, giúp cho các địa phương thực hiện tốt đường lối, chính sách của

Đảng; Nhà nước đầu tư trang thiết bị như sách, báo, tivi, v.v., đến với bà con

vùng sâu, vùng xa, đem lại niềm vui lớn cho họ. Bên cạnh đó, việc tuyên

truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước Lào đến với đồng bào

nhân dân các bộ tộc Lào khu vực vùng sâu, vùng xa; tránh các thế lực thù địch

dùng “diễn biến hóa bình”, lợi dụng tôn giáo, sắc tộc để gây chia rẽ dân tộc.

Tiểu kết chương 3: Có thể khẳng định, ĐLDT là một trong những mục

tiêu cao nhất được đề ra và được nhân dân các bộ tộc Lào kiên trì đấu tranh

không khoan nhượng để giành lấy trong lịch sử đất nước Lào. Hiện tại cũng

như trong tương lai, bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào vẫn luôn luôn

102

là vấn đề thường trực trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào.

Trên thực tế, trong 20 năm sau Chiến tranh lạnh, mặc dù đất nước vẫn còn

nghèo đói và lạc hậu, các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn ra sức

chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở Lào, nhưng nhờ có đường lối, chính

sách đúng đắn của Đảng NDCM Lào, công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT của

CHDCND Lào trong 20 năm (1991-2011) đã được triển khai tích cực và đồng

bộ. Sức mạnh quốc gia mà Lào tạo lập được trong hai mươi năm (1991-2011)

là sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết nhân

dân các bộ tộc Lào, của các nhân tố vật chất và tinh thần của đất nước Lào nói

chung. Cần nhấn mạnh rằng, trong điều kiện nền tảng vật chất - kỹ thuật còn

nhiều hạn chế, nhưng nhân dân các bộ tộc Lào với tinh thần tự chủ, tự lực, tự

cường đi đôi với tích cực hội nhập quốc tế, đã phát huy những ưu việt của thể

chế chính trị, tạo lập được sự đoàn kết thống nhất để thực hiện sự nghiệp đổi

mới toàn diện đất nước và vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất, bảo vệ

được ĐLDT và chủ quyền quốc gia.

Từ thực trạng bảo vệ, củng cố ĐLDT của Lào trong bối cảnh toàn cầu

hóa, có thể thấy rằng, bên cạnh việc nâng cao sức mạnh kinh tế, thì việc tăng

cường sức mạnh chính trị, cải thiện đời sống văn hóa - xã hội, củng cố quốc

phòng - an ninh, tạo lập sự đồng thuận xã hội, phát triển khối đoàn kết toàn

dân tộc vẫn là những nhân tố mang tính quyết định đối với bảo vệ độc lập,

chủ quyền quốc gia của CHDCND Lào.

103

Chương 4

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN

TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 1991

ĐẾN NĂM 2011 VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.1. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC

BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN

DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 1991-2011

4.1.1. Thành tựu và nguyên nhân

4.1.1.1. Thành tựu

Hai mươi năm (1991-2011) không phải là một khoảng thời gian dài so

với chiều dài lịch sử của nhân dân các bộ tộc Lào, nhưng đây là giai đoạn khó

khăn trong quá trình xây dựng đất nước Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và

Nhà nước Lào với đường lối, chủ trương phù hợp, công cuộc bảo vệ, củng cố

ĐLDT của CHDCND Lào đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

* Trên lĩnh vực chính trị

Một là, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đã tạo ra

sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực chính trị.

Quốc hội Lào đã thông qua Hiến pháp năm 1991 và ban hành Hiến

pháp năm 2003 (sửa đổi), tại Điều 2 đã khẳng định chế độ chính trị ở Lào:

“Nước CHDCND Lào là một nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực

đều thuộc về nhân dân, được thực hiện bởi nhân dân và vì lợi ích của nhân

dân các bộ tộc gồm mọi tầng lớp xã hội với công nhân, nông dân và trí thức là

lực lượng nòng cốt” [32].

Sau mấy thập niên thực hiện sự nghiệp đổi mới, CHDCND Lào đã thu

được những thành tựu quan trọng về chính trị đối nội và đối ngoại, đời sống

của nhân dân được cải thiện GDP tăng trung bình từ 6,5% đến 7% một năm,

an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, vị thế của Lào ngày

càng được nâng cao trên trường quốc tế, uy tín của Nhà nước CHDCND Lào

104

được xây dựng trên nền móng là lòng tin của nhân dân Lào. Trong đó, hệ

thống chính trị được xây dựng, củng cố ngày càng hoàn thiện, hoạt động theo

cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; vai trò của các tổ

chức đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được phát huy, góp sức củng cố cả

hệ thống chính trị làm nên những thành công bước đầu của công cuộc đổi

mới. Nhà nước Lào bảo đảm quyền công dân, quyền con người, nâng cao

trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hiện dân chủ; đồng thời,

tăng cường kỷ cương của đất nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự

phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc

thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, vai trò của pháp luật

được đề cao.

Quốc hội Lào có bước cải cách quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu

Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, tăng

cường bộ phận chuyên trách, làm tốt chức năng lập pháp, giám sát và quyết

định các vấn đề trọng đại của đất nước Lào. Quốc hội hoạt động ngày càng

dân chủ hơn, tại các hội nghị, các đại biểu tranh luận, thảo luận một cách

thẳng thắn; đồng thời, mở rộng chất vấn các Bộ trưởng các bộ, tăng cường

lắng nghe và tiếp xúc cử tri, v.v.. Nhờ vậy, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Lào được nâng cao, nhân dân quan tâm nhiều hơn đến quyền và nghĩa vụ của

mình đối với nhà nước.

Ở Lào, có sự nhất trí, đồng thuận giữa Đảng và các tổ chức nhân dân.

Mặt trận Lào tiến hành công tác vận động quy tụ các tổ chức đoàn thể chính

trị - xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo trong xây dựng đất nước. Các tổ chức nhân

dân này hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng NDCM Lào. Vì vậy, về cơ bản có sự nhất trí cao từ phía tổ chức này

với chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng. Người ta nhận thấy

tại Lào không có sự mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương, Đảng và Nhà

nước với tôn giáo.

105

Chế độ chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào được sự công

nhận của cộng đồng quốc tế. Bạn bè gần xa đã và đang ủng hộ, giúp đỡ, hợp

tác với Lào có hiệu quả. Lào đang tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước

phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Australia, nước lớn như Trung Quốc, v.v. và

các tổ chức quốc tế như Tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ...

Đây cũng là nhân tố mang lại sức mạnh to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, củng

cố ĐLDT của Lào thời gian qua.

Hai là, vấn đề hòa hợp dân tộc được giải quyết khá hiệu quả.

Điều 8, Hiến pháp Lào năm 2003, xác định rõ ràng chính sách dân tộc

mà Đảng và Nhà nước Lào đang thực hiện như sau:

Nhà nước theo đuổi chính sách thúc đẩy bình đẳng và thống nhất

giữa tất cả các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền bảo vệ, bảo tồn,

phát huy truyền thống và văn hoá tốt đẹp của chính dân tộc mình và của

đất nước. Tất cả các hành vi gây chia rẽ và phân biệt giữa các dân tộc

đều bị cấm [32].

Vấn đề dân tộc, chủ yếu là người H’Mông được Đảng và Nhà nước Lào

giải quyết theo đường lối hòa hợp dân tộc. Đảng và Nhà nước Lào đã áp dụng

chính sách sử dụng cán bộ người H’Mông đảm nhiệm trọng trách trong bộ

máy lãnh đạo Đảng. Nhiệm kỳ Đại hội khoá VIII (tháng 3-2006), trong thành

phần Ban Chấp hành Trung ương Đảng có bốn Uỷ viên Trung ương là người

H’Mông, trong đó ba người giữ các chức vụ cấp cao như Uỷ viên Bộ Chính

trị Đảng NDCM Lào, kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội là bà Pani Diathotu, Bí thư

Trung ương Đảng - kiêm Bí thư Thành uỷ Viêng Chăn là ông Xổm Bắt

Diapaoho. Ngoài ra, có bốn người H’Mông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung

ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, ba người làm Bí thư Tỉnh uỷ, kiêm

Tỉnh trưởng, một số người khác là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, huyện uỷ, sỹ

quan quân đội và công an, v.v..

106

Đối với các dân tộc thiểu số khác, Chính phủ Lào luôn có các chính

sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng của họ trong công cuộc phát triển kinh

tế - xã hội chung của Lào. Chính sách hoà hợp dân tộc tạo ra các thành công

như: sự bình đẳng chính trị; khuyến khích sản xuất; thúc đẩy văn hoá - giáo

dục và phúc lợi xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng; tăng cường năng lực

lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đối với các vấn đề dân tộc. Về khía cạnh

chính trị - kinh tế, việc bảo đảm quyền bình đẳng của tất cả công dân sống

trên lãnh thổ Lào theo Hiến pháp Lào là thành quả to lớn nhất của Chính phủ

Lào. Bên cạnh các quyền bình đẳng về chính trị đã được ghi trong các văn

bản pháp lý của Nhà nước Lào, người H’Mông và các dân tộc thiểu số khác

còn luôn được Chính phủ Lào chăm lo phát triển kinh tế thông qua các dự án

xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế ở các

vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhìn chung, trong giải quyết các vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước Lào

luôn thống nhất, không có sự kỳ thị, phân biệt giữa các tộc người, thực hiện

quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Nhà nước Lào đã có nhiều kế hoạch tăng

cường hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và khả năng hoạt động Ủy ban dân tộc

của Quốc hội và các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan; đưa nhiều cán

bộ có trình độ, am hiểu văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân địa phương

tăng cường cho những nơi có điểm nóng. Đảng NDCM Lào coi trọng công tác

xây dựng lực lượng chính trị tại chỗ gắn liền với xây dựng và phát triển toàn

diện nông nghiệp và nông thôn; làm tốt công tác quốc phòng - an ninh; chú

trọng việc đào tạo, bồi dưỡng già làng, trưởng bản; nâng cao trình độ nhận thức

và phương pháp công tác dân vận cho cán bộ Trung ương và cơ sở; đặc biệt

chú trọng công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí nói chung.

Ba là, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Ngân sách nhà nước được

ban hành kịp thời, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và đi vào cuộc sống.

107

Trong bối cảnh đất nước cải cách, mở cửa, hội nhập với khu vực và thế

giới, công cuộc đổi mới của Lào đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng

đất nước cũng ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức gay gắt

như tệ đặc quyền, tham nhũng, móc ngoặc của một bộ phận cán bộ chủ chốt

từ Trung ương đến địa phương ngày càng phát triển với biểu hiện tinh vi,

phức tạp, khó kiểm soát. Trước tình hình đó, Chính phủ Lào đã ban hành

“Luật Phòng, chống tham nhũng” số 03/QH được Quốc hội thông qua ngày

19-5-2005; còn “Luật Ngân sách nhà nước” có hiệu lực năm 2006. Luật

Phòng, chống tham nhũng và Luật Ngân sách nhà nước là các khung pháp lý

quan trọng, quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức thực hiện

đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với quản lý, sử dụng ngân sách nhà

nước công khai minh bạch, hiệu quả và tránh lãng phí.

Luật Phòng, chống tham nhũng: 5-2005 đã tạo cơ sở pháp lý để xã hội

tham gia đấu tranh chống tham nhũng qua việc quy định vai trò và trách

nhiệm của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức thành viên. Trong

đó ghi nhận và đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của các đoàn thể xã hội,

báo chí, doanh nghiệp và công dân trong phòng, chống tham nhũng, có những

quy định cụ thể nhằm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia của xã hội; quy

định rõ về quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức và công dân, cơ chế

cụ thể thực hiện quyền này; quy định những nội dung cơ bản về tố cáo hành

vi tham nhũng.

Luật Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước có tác động trực tiếp

đến việc thực hiện các chức năng của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội, là

một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của

bộ máy quản lý nhà nước. Về chính sách thu ngân sách nhà nước: Hệ thống

chính sách thu ngân sách nhà nước ngày càng được đổi mới và hoàn thiện

theo hướng tạo lập môi trường kinh doanh công bằng và bình đẳng, góp phần

khuyến khích đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với

108

yêu cầu của giai đoạn mới. Chính sách thu từng bước thay đổi theo hướng tích

cực, hiện đại, hội nhập với các nước trong khối ASEAN và đảm bảo nguồn

lực tài chính cho Nhà nước Lào thực hiện các nhiệm vụ, chức năng trong từng

giai đoạn. Về điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Luật Ngân sách nhà nước được ban

hành góp phần khuyến khích xuất khẩu, hút đầu tư vốn FDI từ bên ngoài,

khuyến khích đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích

cực, tăng thu nhập bình quân đầu người và nâng cao chất lượng sống của

nhân dân Lào. Về sử dụng ngân sách nhà nước: Do Luật Ngân sách nhà nước

quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, các chế tài xử lý vi phạm trong sử dụng

ngân sách nhà nước, vì vậy, đã giảm lãng phí, thất thoát đối với sử dụng sử

dụng ngân sách nhà nước.

Theo tổng kết, đánh giá của Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính

Lào (tháng 2-2011) về những thành công trong quản lý thu ngân sách nhà

nước giai đoạn (1995-2010): Lào đã cơ bản vượt qua ngưỡng ngân sách nhà

nước phụ thuộc vào viện trợ và vay nợ nước ngoài vì thuế đã trở thành nguồn

thu chủ yếu (trên 70% tổng số thu) ngân sách nhà nước, đảm bảo được các

khoản chi thường xuyên và có tích lũy dành cho đầu tư phát triển kinh tế - xã

hội, trả nợ và từng bước kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Kíp.

* Trên lĩnh vực ngoại giao

Một là, thay đổi nhận thức về thời đại ngày nay sát đúng hơn.

Đảng và Nhà nước Lào đã dần dần có nhận thức đúng đắn và sâu sắc

hơn về thời đại, về những xu thế phát triển mới; từ đó đã từng bước đổi mới

tư duy về quan điểm đối ngoại. Đảng NDCM Lào nhận thức đầy đủ hơn tính

chất lâu dài, quanh co phức tạp của thời đại quá độ từ hình thái kinh tế - xã

hội TBCN lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu

là CNXH. Từ nhận thức đúng đắn đó, Lào đã khẳng định mục tiêu của cuộc

đấu tranh trong thời đại ngày nay là hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã

hội. Xây dựng thành công CNXH ở Lào không phải là con đường thẳng tắp

109

mà phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường, nhiều bước quanh co,

phức tạp, thậm chí có cả những bước thụt lùi của lịch sử, vì vậy phải vừa

hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Công cuộc bảo vệ, củng cố

ĐLDT, đòi hỏi Đảng NDCM và Nhà nước Lào có bước đổi mới từ cách nhìn

thế giới dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn toàn diện coi thế

giới như môi trường tồn tại và phát triển của Lào; nhận thức rõ hơn về vấn

đề địch - ta, đối tượng - đối tác theo tinh thần “thêm bạn bớt thù”. Vì vậy,

quan điểm của Đảng NDCM Lào là sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của

các nước trong cộng đồng quốc tế, tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác

quốc tế và khu vực.

Đảng và Nhà nước Lào luôn coi trọng việc giữ vững môi trường hòa

bình, ổn định chính trị - xã hội, giải quyết tốt các vấn đề về biên giới, lãnh thổ

với các nước có liên quan, bảo vệ được độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn

vẹn lãnh thổ. Đảng lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào phát huy truyền thống

cần cù, sáng tạo, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân các bộ

tộc Lào; củng cố và xây dựng Nhà nước Lào thực sự là nhà nước của dân, do

dân và vì dân. Có thể nói rằng, những thắng lợi này đã hình thành bài học quý

giá trong công cuộc bảo vệ ĐLDT ở Lào: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại, đoàn kết quốc tế, kiên trì nguyên tắc hòa bình, đối thoại mềm

dẻo, linh hoạt để giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng có

chung đường biên.

Hai là, phá bỏ thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ với các nước,

các tổ chức khu vực và thế giới.

Từ chỗ bị bao vây, cô lập cho đến nay Lào đã mở rộng quan hệ chưa

từng có trong lịch sử theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, trên nguyên tắc

tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công

việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Hoạt động ngoại giao đa phương

hóa, đa dạng hóa của Lào được triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả quan

110

trọng. Gia nhập tổ chức LHQ từ rất sớm (ngày 14-12-1955), Lào nhận được

sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan thuộc tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hầu

như các cơ quan của LHQ đều đã có trụ sở tại Lào: Tổ chức Y tế thế giới

(WHO), Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF), v.v.. Về phần mình, Lào cũng có

nhiều đóng góp tích cực nhằm bảo vệ nền hòa bình chung của thế giới và vì

sự tiến bộ chung của nhân loại.

Ngay từ năm 1992, Chính phủ Lào đã bắt đầu nhìn nhận địa vị thành

viên ASEAN như là phương tiện để tăng cường ảnh hưởng quốc tế của mình,

với mục đích đảm bảo an ninh - chính trị quốc gia là lợi ích quan trọng hàng

đầu và nâng cao vị thế của Lào trong khu vực và thế giới. Các quốc gia nhỏ

và yếu thế thường mong muốn tham gia vào cộng đồng để phát huy sức mạnh

tập thể trong việc bảo vệ lợi ích an ninh của dân tộc mình, CHDCND Lào

cũng không phải ngoại lệ. Năm 1997, Lào trở thành thành viên của ASEAN,

do đó có nhiều thuận lợi hơn cho việc theo đuổi những mục tiêu an ninh của

mình và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khuôn khổ ASEAN. Việc

tham gia vào ASEAN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho CHDCND Lào trong

quá trình đàm phán giải quyết các vấn đề quốc tế liên quan đến Lào như vấn

đề buôn lậu, vận chuyển ma túy ở biên giới giữa Lào - Thái Lan, Lào - Việt

Nam; đồng thời, Lào có thể tham gia tích cực hơn vào nền chính trị khu vực

và quốc tế, có thể tiếp cận với các thể chế quốc tế đa phương khác trên thế

giới cả về chính trị và ngoại giao. Thông qua các khung hợp tác khu vực như

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM), Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng

(PMC) và các cuộc gặp thượng đỉnh của ASEAN, Chính phủ Lào thể hiện rõ

quan điểm và lập trường theo đuổi đường lối ngoại giao hoà bình, hợp tác và

hữu nghị của quốc gia mình.

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Lào đăng cai tổ chức thành công các

Hội nghị: Hội nghị Bộ trưởng khu vực sông Mê Kông - sông Hằng về hợp

tác du lịch (11-2000), Hội nghị bàn tròn về tài trợ cho Lào lần thứ 7 (11-

111

2000), Hội nghị cấp cao ASEAN 10 tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn với việc

thông qua Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP) và Hiệp định khung

ASEAN về lĩnh vực ưu tiên cho hội nhập nhằm kiến tạo Cộng đồng kinh tế

ASEAN (AEC) như một khu vực tự do thương mại vào năm 2020, xây dựng

thị trường chung ASEAN vào cuối năm 2015. Lào cũng là quốc gia đóng

góp vào thành công của các Hội nghị khác như ASEAN+1, ASEAN+3,

AIPO, ARF, v.v., Diễn đàn hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Nhìn

chung, không thể nói hết lợi ích mà Lào có được từ các chương trình ưu tiên

thông qua hợp tác đầu tư của IMF, WB, Nhật Bản, Australia, ADB, v.v.. Lào

đang là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế như: FAO, WHO,

G77, ICAO, IMF, WB, ADB, v.v.. Lào còn tham gia ký nhiều hiệp ước quốc

tế như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, Hiệp ước về xây dựng

khu vực không có vũ khí hạt nhân. Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

130 nước, đặt đại sứ quán ở 25 nước, 5 tổng lãnh sự quán, hai cơ quan đại

diện ở New York, Giơnevơ; có quan hệ với gần 100 chính đảng ở các nước.

Đây là những cơ hội vàng cho Lào thúc đẩy các quan hệ ngoại giao song

phương và đa phương theo hướng sâu sắc hơn, hiệu quả hơn.

*Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh

CHDCND Lào nhận thức sâu sắc quốc phòng - an ninh là một nhân tố

rất quan trọng đối với việc bảo vệ, củng cố ĐLDT. Trong nhận thức của

Chính phủ và nhân dân Lào đã có sự phát triển và đổi mới. Nhận thức về mục

tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện lịch sử mới là không chỉ bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ mà còn là bảo vệ Đảng, Nhà

nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ nền

an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định

chính trị và môi trường hoà bình để phát triển đất nước, v.v..

Trong nhận thức về sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc, Lào xác

định, sức mạnh lực lượng vũ trang là sức mạnh nòng cốt; phát huy nội lực là

chính; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp quân sự với

112

kinh tế, chính trị với ngoại giao; ngăn ngừa không để xảy ra chiến tranh, đồng

thời sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chiến tranh và giành thắng lợi.

Trong nhận thức về xây dựng nền QPTD, Lào xác định, quốc phòng Lào là

nền quốc phòng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mang tính chất toàn

dân, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại dưới sự lãnh đạo

của Đảng NDCM Lào. Trong nhận thức về phương thức bảo vệ Tổ quốc, Lào

cho rằng phải kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang và phi vũ trang; kết hợp với

bảo vệ với xây dựng, trong đó lấy xây dựng để bảo vệ; xây dựng vững chắc

thế trận QPTD kết hợp với thế trận an ninh nhân dân; quán triệt tư tưởng cách

mạng tiến công, chủ động, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hành động của

các thế lực thù địch.

Những nhận thức đúng đắn nêu trên đã đưa đến kết quả là Lào đã giữ

vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Sự lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước Lào đã đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vào công

cuộc cải cách; tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi, mở rộng quan hệ đối

ngoại; tăng cường thế và lực của Lào trên trường quốc tế.

Lào cũng đã chủ động tham gia các diễn đàn song phương (Lào - Việt

Nam, Lào - Trung Quốc, Lào - Thái Lan, Lào - Campuchia, Lào - Myanma),

diễn đàn đa phương (hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông) v.v., nhằm bảo vệ

vững chắc địa bàn biên giới, lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh

quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, góp phần vào làm thất

bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các lực lượng thù địch trong và

ngoài nước. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh đạt được

nhiều kết quả, thể hiện trên các mặt chủ yếu như sau:

Một là, hợp tác phòng chống ma túy, buôn lậu hàng hóa qua biên giới.

Nhà nước Lào đã sớm phê chuẩn ba công ước quốc tế: Công ước

Kiểm soát ma tuý (năm 1961), Công ước về các chất gây nghiện (năm

1971), Công ước về cấm vận chuyển chất gây nghiện (năm 1972), qua đó thể

113

hiện rằng, Chính phủ và nhân dân Lào từ lâu đã quyết tâm hợp tác trong

phòng, chống ma tuý. Từ năm 1993, các nước Tiểu vùng sông Mê Kông

cùng với UNODC (Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp

quốc) ký Bản ghi nhớ MOU (Memorandum of Understanding) thành lập cơ

quan phòng chống ma túy trong khu vực. Khởi đầu có bốn quốc gia là Trung

Quốc, Lào, Thái Lan và Myanma. Đến năm 1995, cơ chế này đã được mở

rộng hơn với sự tham gia của Việt Nam và Campuchia. Trong khuôn khổ

này, các bên thỏa thuận tăng cường hợp tác thông qua các chương trình, dự

án trong các lĩnh vực: xóa bỏ cây có chất ma túy; đấu tranh chống tội phạm

về ma túy; phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng sử dụng ma túy và ngăn chặn

lây nhiễm HIV trong số người nghiện tiêm chích ma túy. Năm 2011, Hội

nghị MOU đã tổ chức ở Lào, thống nhất cho rằng, cơ chế hợp tác Tiểu vùng

là một khuôn khổ hợp tác năng động, hiệu quả của khu vực, tiếp tục đóng

vai trò như một diễn đàn để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng

cường hợp tác giữa các nước trong phòng, chống ma túy.

Hai là, trao đổi thông tin và hợp tác về hậu cần - kỹ thuật với các nước

láng giềng.

Lào đã cử nhiều đoàn chuyên gia và chuyên viên kỹ thuật của Bộ Quốc

phòng đi học tập và nghiên cứu ở một số nước với mục đích nâng cao trình độ

chuyên môn như thẩm định, lập kế hoạch sửa chữa, phục hồi các loại vũ khí,

trang thiết bị, phương tiện quân sự để chủ động phòng chống chiến tranh khi bị

xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ. Mô hình hợp tác quốc phòng của Lào - Việt

Nam, Lào - Thái Lan, Lào - Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ,

chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng cũng như các trang thiết bị, phương tiện

quân sự qua lại biên giới; phối hợp chặt chẽ trong việc vận tải quá cảnh; đặc

biệt là vấn đề mua sắm hàng hóa, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí và khí tài

quân sự, sau khi ký kết các hiệp định liên quan đến quốc phòng - an ninh.

Hàng năm, Lào tổ chức đưa đi học ngắn hạn cho hàng trăm sỹ quan các

cấp khác nhau tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Riêng đối với Việt Nam,

114

Lào đã tăng cường tổ chức và phối hợp chặt chẽ việc tìm kiếm và hồi hương

nhiều hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia quân sự Việt

Nam đã hy sinh trên đất nước Lào. Theo Báo cáo tổng kết của Bộ Quốc

phòng Lào (năm 2010): Lào - Việt Nam đã phối hợp tìm kiếm được 16.536

mộ và bốc, đưa về Việt Nam được 13.000 hài cốt. Chính phủ Lào tiếp tục

phối hợp giải quyết vấn đề khen thưởng cho tập thể, cá nhân quân tình

nguyện, chuyên gia quân sự của Quân đội nhân dân Lào và Việt Nam đã có

những thành tích xuất sắc, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự nghiệp

giải phóng, xây dựng đất nước Lào trong những thập kỷ qua.

Ba là, từng bước hoàn thành cắm mốc biên giới theo thông lệ quốc tế

để xây dựng các tuyến đường biên giới hòa bình, hữu nghị, an ninh.

Ngày 15 và ngày 16-3-2007, tại Thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra cuộc

trao đổi về đường biên giới Việt Nam - Lào từ ngã ba biên giới Việt Nam -

Lào - Trung Quốc đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia dài trên

2000 km. Ngày 5-9-2008, tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị -

Việt Nam) và Đenxavẳn (Savannakhệt - Lào) đã khánh thành mốc đôi 605 (1)

và 605 (2). Mốc đôi 605 là cặp cột mốc đầu tiên trong Dự án tăng dày và tôn

tạo hệ thống mốc quốc giới. Đồng thời hoàn thành xây dựng cột mốc ngã ba

biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia và tổ chức ký kết “Hiệp ước xác định

giao điểm đường biên giới giữa CHXHCN Việt Nam, CHDCND Lào và

Vương quốc Campuchia” vào ngày 26-8-2008, tạo điều kiện thúc đẩy Chương

trình tam giác phát triển, duy trì sự ổn định trên tuyến biên giới Việt Nam -

Lào. Ngày 22-10-2009, tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh

Nghệ An) đã diễn ra lễ khánh thành cột mốc quốc giới Việt Nam - Lào, khẳng

định tính pháp lý về chủ quyền lãnh thổ hai quốc gia. Ngày 11-1-2010, diễn ra

cuộc họp vòng 6 của đoàn chuyên viên liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam

- Lào tại Thủ đô Viêng Chăn và nhất trí lấy năm 2010 làm “Năm tăng tốc cắm

mốc”, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu cắm 237 vị trí mốc, đồng thời hoàn thành

115

số mốc chưa cắm được theo kế hoạch năm 2009. Có thể nói rằng, việc xác

định rõ ràng các mốc biên giới Việt - Lào là một mẫu mực của sự hợp tác, tôn

trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Tính đến hết năm 2010,

Lào đã hoàn thành việc phân định và cắm mốc, tôn tạo dày thêm 2336 km

biên giới với ba nước sớm nhất là Việt Nam, Trung Quốc và Myanma. Biên

giới với Thái Lan và Campuchia về cơ bản các nước đã xây dựng được Hiệp

định khung về phân định và cắm mốc, tiến hành công tác này một cách khẩn

trương theo thông lệ quốc tế. Đây chính là cơ sở để thực hiện thắng lợi công

cuộc xây dựng các tuyến đường biên giới hòa bình của Lào, vun đắp tình đoàn

kết với các nước láng giềng trên tinh thần “làng cạnh, nhà kề”, góp phần ổn định

an ninh chính trị, chủ quyền lãnh thổ của Lào trong khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung, quốc phòng - an ninh đã góp phần quan trọng vào việc

chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, bảo vệ Đảng NDCM Lào, chế độ

XHCN và sự ổn định chính trị để phát triển đất nước, thực hiện nhiệm vụ bảo

vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của

CHDCND Lào.

* Trên lĩnh vực kinh tế

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đứng trước vô vàn thử thách,

Nhà nước CHDCND Lào đã kiên cường lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó

khăn và lực cản. Lào đã đi từ một nền kinh tế còn rất lạc hậu, trình độ văn hóa

của nhân dân hết sức thấp kém, cơ sở vật chất hầu như không có gì, ngân khố

eo hẹp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiên tai liên tiếp xảy ra, v.v.,

đến một nền kinh tế có tích luỹ, đời sống vật chất của nhân dân được cải

thiện. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV

(1986), công cuộc đổi mới đất nước được triển khai toàn diện, đem lại những

thay đổi chưa từng thấy trên đất nước Lào. Đổi mới được bắt đầu trên lĩnh

vực kinh tế với hai nội dung cơ bản: điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ

chế quản lý kinh tế. Việc xác định lấy nông - lâm nghiệp làm nhiệm vụ hàng

116

đầu, trong đó cơ cấu nông - lâm - công nghiệp - dịch vụ trở thành cơ sở hoạch

định những mục tiêu chính của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ ba

(1991-1995) được xây dựng nhằm thực hiện hóa các mục tiêu do Đại hội V

của Đảng NDCM Lào đề ra.

Trong giai đoạn 1991-1995, Lào đã đạt được tăng trưởng GDP bình

quân 6,4%/năm, thu nhập quốc dân đạt 344 USD/người vào năm 1995; xuất

nhập khẩu đạt con số tương ứng 274,3 triệu USD và 485,5 triệu USD vào năm

1995. Kể từ năm 1988, Lào bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

với số dự án và số vốn ngày càng gia tăng. Tính đến cuối kỳ kế hoạch 5 năm

lần thứ ba, Chính phủ Lào đã cấp giấy phép cho 589 dự án FDI với tổng vốn

đăng ký đạt khoảng 5,6 tỷ USD [171, tr.2]. Từ năm 1991 trở đi, nhờ kết hợp

chặt chẽ giữa chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, mở rộng môi trường

quan hệ chính trị quốc tế nhằm phát triển kinh tế, từng bước hội nhập, Lào đã

đạt được những thành tựu to lớn trực tiếp tác động đến sự thay đổi của bộ mặt

kinh tế đất nước. Từ chỗ quan hệ kinh tế chủ yếu là nhận viện trợ, Lào đã thể

hiện những bước đi độc lập, tự chủ của mình trên con đường chuyển biến sang

hợp tác, đầu tư quốc tế nhằm thu hút rộng lớn hơn nữa các nguồn vốn và kỹ

thuật cũng như tìm kiếm thị trường thế giới. Các mối quan hệ cũng chuyển từ

phương diện các nhà tài trợ cho Lào đã chuyển sang thành các nhà đầu tư, các

đối tác, bạn hàng của Lào, hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi, không can thiệp

vào công việc nội bộ của nhau. Những thay đổi này bắt nguồn từ quá trình đổi

mới đường lối đối ngoại của Lào, dẫn đến việc đất nước Lào trở thành địa chỉ

tin cậy và hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài; do đó, số vốn dự án đầu tư của nước

ngoài tại Lào ngày càng gia tăng.

Hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Lào góp phần hình

thành một số ngành công nghiệp quan trọng của Lào như thủy điện, khai thác

khoảng sản, dệt may, chế biến nông lâm sản, năng lượng, v.v., đồng thời cũng

góp phần nâng cao kim ngạch thương mại và đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa

117

xuất khẩu cho Lào. Như vậy, Lào không chỉ tăng vốn đầu tư nước ngoài theo

từng năm nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế mà còn mở rộng hoạt

động đối ngoại, phá thế bị cô lập, hạn chế những rào cản về mặt địa lý và bắt

đầu hướng nền kinh tế ra bên ngoài.

Bước sang kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1996-2000), do chịu tác động

nặng nề của khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997-1998) khởi phát tại

Thái Lan khiến đồng tiền Kíp của Lào mất giá, bị lạm phát ở mức kỷ lục

142,01% vào năm 1998, sau giảm xuống còn 86,46% năm 1999, rồi ổn định

dần với mức trên dưới 10% kể từ năm 2000 đến 2011. Mặc dù vậy, trong giai

đoạn này kinh tế Lào vẫn đạt mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng

5,8%/năm, xuất khẩu đạt 324 triệu USD và nhập khẩu đạt 540 triệu USD vào

năm 2000 [171, tr.3].

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ năm (2001-2005), tình hình thế giới

có những biến động hết sức phức tạp sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 tại

Mỹ, tiếp đến là chiến tranh nổ ra tại Ápganixtan (2001) và chiến tranh Irac

(2003), các hoạt động khủng bố và chống khủng bố trở thành vấn đề thời sự.

Giá dầu tăng đã ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của kinh tế khu vực và thế

giới. Thêm vào đó, dịch bệnh SARS, dịch cúm gia cầm, hạn hán, lũ lụt xảy ra

liên tiếp tại một số nước châu Á, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các nền

kinh tế trong khu vực và thế giới. Những biến động nói trên đã tác động mạnh

mẽ đến sự phát triển kinh tế Lào, đặt kinh tế - xã hội của Lào đứng trước

những thách thức quyết liệt. Mặc dù vậy, kinh tế Lào vẫn duy trì được mức

tăng trưởng khá với tốc độ bình quân đạt 6,2%/năm và thuộc vào loại cao so

với các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (1995-2005)

Năm 1995-

1996

1996-

1997

1997-

1998

1998-

1999

1999-

2000

2000-

2001

2001-

2002

2002-

2003

2003-

2004

2004-

2005

% 6,8 7,0 7,0 4,8 5,2 5,8 5,9 5,9 6,5 7,0

Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, năm 2005.

118

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong kỳ kế hoạch này có những thay

đổi theo chiều hướng tiến bộ; trong đó, về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của ngành

nông - lâm nghiệp trong GDP đã giảm từ 50% năm 2000 xuống còn 45,9%

vào năm 2005, tỷ trọng công nghiệp - thủ công nghiệp tăng theo các năm

tương ứng từ 23,3% lên tới 27,9%, dịch vụ từ 25,7% lên tới 26,2%. Về cơ cấu

lao động, năm 2000 có 78,6% lao động Lào hoạt động trong lĩnh vực nông -

lâm nghiệp; đến năm 2005 giảm xuống còn 76,6%. Tỷ lệ lao động Lào trong

lĩnh vực công nghiệp - thủ công nghiệp tăng lên tương ứng theo các năm nói

trên là 6,9% và 7,8%. Lĩnh vực thu hút FDI đạt được những thành tựu đáng

chú ý, cuối năm 2005 đạt 491 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 456 triệu USD

và nhập khẩu đạt 686 triệu USD [171, tr.4].

Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (2006-2010) của Đảng NDCM Lào được

thực hiện khi bối cảnh quốc tế, trong nước có nhiều thuận lợi. Nhìn chung,

Lào được các nước phát triển đánh giá là điểm đến an toàn của các nhà đầu

tư. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc, nhân tố thuận lợi lớn

nhất cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Lào. Nhờ có

những định hướng rõ ràng của Đảng NDCM Lào, nên thu nhập bình quân đầu

người ước tính đạt 841 USD vào năm 2009, tỷ lệ lạm phát từ năm 2001 đến

2010 (ngoại trừ năm 2002-2003 lạm phát 15,2%) bình quân ở mức dưới

10%/năm [78, tr.147].

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (2005-2011)

Năm 2005-

2006

2006-

2007

2007-

2008

2008-

2009

2009-

2010

2010-

2011

% 8,1 8,0 7,9 7,8 8,1 8,0

Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, năm 2011.

Cơ cấu kinh tế trong tổng GDP có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ:

khu vực nông - lâm nghiệp ngày càng giảm, trong đó, công nghiệp và dịch vụ

có xu hướng ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2010, giá trị khu vực nông -

119

lâm nghiệp trong GDP chỉ còn chiếm khoảng 40,9%; công nghiệp chiếm

33,2% và dịch vụ khoảng 25,9%.

Lĩnh vực kinh tế đối ngoại cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Xuất

khẩu đã tăng mạnh so với các năm trước do có nguồn lợi đóng góp của khu

vực khai thác khoáng sản, xuất khẩu điện năng. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu

trong khoảng thời gian năm 2005 đến năm 2010, bình quân đạt gần 42%/năm

(so với Việt Nam 24,2%; Thái Lan 16,9%; Singapo 8,6%; Campuchia 15%;

Myanma 8,23%). Trong khoảng thời gian này, nhập khẩu tăng 39,9%, đạt

khoảng 1,4 tỷ USD vào năm 2010 [171, tr.5]. Trước đây, Lào chỉ có một số

thị trường truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Hiện nay Lào

đã xuất khẩu hàng hóa sang gần 50 thị trường, trong đó có nhiều thị trường

lớn và rất tiềm năng như Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Australia, v.v..

Có thể nói rằng, sau Chiến tranh lạnh, nền kinh tế Lào phát triển khá ấn

tượng, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định do giá nguyên liệu, nhiên

liệu tăng cao trên thế giới đã tác động tích cực đến kinh tế CHDCND Lào.

Theo phân tích của WB, các ngành kinh tế dựa vào tài nguyên đóng

góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng GDP của Lào từ năm 2006 đến năm

2011. Các ngành khai thác mỏ, điện năng đóng góp 3 điểm phần trăm, khai

thác vàng và đồng đóng góp 2 điểm phần trăm; nông nghiệp, công nghiệp chế

tạo và xây dựng mỗi nhóm góp 1 điểm phần trăm. Thực tế cho thấy, đóng góp

của ngành chế tạo Lào vào tăng trưởng GDP thấp hơn ngành nông nghiệp.

Ngành thương mại Lào đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường năng

lực thâm nhập thị trường nước ngoài cho hàng hóa Lào thông qua nhiều hình

thức như tiến hành đàm phán trực tiếp giữa các quan chức thương mại cấp

cao, ký kết hợp đồng buôn bán; tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các nhà kinh

doanh trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng

thị trường, thu hẹp khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu; tuân thủ việc

thực hiện hiệp định thị trường mậu dịch tự do ASEAN và chuẩn bị các điều

kiện để tham gia đàm phán gia nhập WTO trong thời gian tới.

120

Ngân sách nhà nước: Trong giai đoạn năm 1996-2000, tốc độ tăng thu

ngân sách của Nhà nước Lào tăng vọt (đạt 230,15 tỷ Kíp vào năm 1999, tăng

3,77 lần so với năm 1990). Đến giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng không còn

cao như giai đoạn trước nhưng số thu hàng năm khá lớn, năm sau cao hơn năm

trước (2010-2011 tổng thu ngân sách là 10.653,050 tỷ Kíp tăng 1,3 lần so với

năm 2009-2010). Từ năm 2005 trở lại đây, Nhà nước Lào đã dành một phần

ngân sách cho đầu tư, mặc dù còn nhỏ so với khoản vay nước ngoài để đầu tư,

đây là nguồn vốn hết sức quan trọng thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Lào.

Trong đó, Chính phủ Lào chú trọng xây dựng mới và sửa chữa các

tuyến đường bộ, củng cố nhiều bến cảng trên các tuyến đường thủy thuộc hệ

thống sông Mê Kông, cải tạo hệ thống sân bay, đặc biệt là sân bay quốc tế Vạt

Tày ở Thủ đô Viêng Chăn, đồng thời nâng cấp 2 sân bay Luông Pha Bang

(tỉnh Luông Pha Bang) và sân bay Pắcxế (tỉnh Chămpasắc) thành sân bay

quốc tế. Đến cuối năm 2006, trên cả nước đã có 31.209 km đường bộ, trong

đó 4.497 km đường rải nhựa, 10.097 km đường cấp phối (rải đá), 16.615km

đường đất. Đáng chú ý nhất là quốc lộ số 13 chạy từ Bắc Lào đến Nam Lào

có tổng chiều dài 1.230 km, thông thương Trung Quốc và Campuchia qua

Lào. Ngoài ra, 5 con đường quan trọng đã được xây dựng nằm trong hệ thống

hành lang đường bộ Đông - Tây, nối liền các nước trong Tiểu vùng Mê Kông

thông qua Lào: Đường R3 nối Trung Quốc với Thái Lan, đường 8 nối Việt

Nam (qua cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh) với Thái Lan, đường 9 nối Việt Nam

(qua cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị) với Thái Lan, đường 12 nối Việt Nam

(qua cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình) với Thái Lan, đường 18B nối Việt Nam

(qua cửa khẩu Bờ Y, Kon Tum) với Thái Lan [9, tr.89].

Nhìn chung, do kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu

đầu tư, cơ cấu lao động của CHDCND Lào đều có bước chuyển dịch tích cực theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều lợi thế của từng vùng, từng ngành,

từng sản phẩm của nền kinh tế Lào từng bước được phát huy; hiệu quả, sức cạnh

121

tranh của một số lĩnh vực, một số sản phẩm đã có nhiều cải thiện. Hệ thống tài

chính, tiền tệ của quốc gia Lào được hình thành, phát triển vững chắc, kinh tế đối

ngoại tiếp tục được mở rộng, kết cấu hạ tầng được tăng cường xây dựng.

* Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Cùng với việc phát triển, tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, mở

rộng ngoại giao, củng cố an ninh - quốc phòng, Đảng và Nhà nước Lào đã

quan tâm xây dựng nền văn hóa mới, giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là

chú trọng đến sự phát triển con người toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Nhiều

học giả nước ngoài đã khẳng định rằng: Lào là tấm gương sáng trong việc

phát triển kinh tế thị trường kết hợp giải quyết thành công nhiều vấn đề thuộc

lĩnh vực văn hóa - xã hội. Có thể khái quát những thành công có ý nghĩa lịch

sử mà Đảng và Nhà nước Lào đạt được trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, góp

phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn 1991-2011 như sau:

Thứ nhất, trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo. Những năm đầu thời kỳ đổi mới,

đời sống của mọi tầng lớp dân cư gặp muôn vàn khó khăn, đói nghèo vẫn diễn ra ở

mọi vùng miền của Lào. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, kết hợp sức mạnh tổng

hợp trong nước và quốc tế, bằng trí tuệ và tinh thần chủ động, đoàn kết, Đảng và Nhà

nước Lào đã thành công trong việc giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tạo ra

sức chuyển biến, cải thiện rõ rệt đời sống của đại bộ phận nhân dân. Công cuộc xóa

đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt kết quả đầy ấn tượng. Theo tiêu chuẩn quốc

gia, tỷ lệ hộ đói giảm từ 30% năm 1992 xuống 7% năm 2005; còn theo tiêu chuẩn

quốc tế (tính theo chuẩn 1 USD/ngày/người), thì tỷ lệ nghèo chung đã giảm từ 58%

năm 1993 xuống 28,9% năm 2002; nếu tính theo chuẩn mới 2USD/ngày/người thì

hộ nghèo ở Lào năm 2004 là 27,5% [204], đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm

xuống còn 20,4% [30, tr.61]. Phụ lục 6 đưa ra bức tranh về tỷ lệ dân sống ở mức

nghèo khổ của Lào so với các nước khu vực ASEAN.

Thứ hai, sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng

hóa về loại hình từ mầm non đến tiểu học, cao đẳng, đại học. Từ năm 1996,

giáo dục tiểu học là miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 6 đến 14

122

tuổi. Theo Luật Giáo dục năm 2000 của Lào, mọi người dân phải học tập

không phân biệt giới tính, tôn giáo, vùng miền hay địa vị xã hội. Hầu hết các xã

đã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Các huyện đã có trường phổ

thông trung học, trường đại học lớn được xây dựng ở Thủ đô Viêng Chăn (Đại

học quốc gia Lào năm 1996), đồng thời, mở thêm trường Đại học quốc gia Lào

tại tỉnh Chămpasắc và Đại học Xuphanuvông tại tỉnh Luông Pha Bang (giai đoạn

2001-2005), các trường dạy nghề được mở rộng và ngày càng phát triển trên địa

bàn các tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân địa phương. Phong trào

khuyến học, khuyến tài được phát động rộng khắp, phong trào xã hội hóa giáo

dục ngày càng lan tỏa rộng và được nhân dân tích cực hưởng ứng. Tỷ lệ mù chữ

ở Lào đang thay đổi theo chiều hướng tích cực như cam kết của Chính phủ Lào

với tổ chức UNESCO. Chất lượng giáo dục được xếp thứ 141/173 (năm 2000)

và 133/173 (năm 2008) trong các quốc gia được xếp hạng [200].

Thứ ba, khoa học - công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có

bước phát triển nhất định. Tính đến cuối năm 2005, có khoảng 80% số huyện

và 60% số bản ở Lào có thể liên lạc bằng điện thoại. Cả nước Lào đã có

phòng bưu điện tại 104 quận/huyện với 130 trạm bưu điện, 23.247 thùng thư

công cộng, khoảng 414.904 máy điện thoại (trong đó có 87,5 ngàn máy điện

thoại cố định, 327 ngàn máy điện thoại di động phủ sóng tới 80 huyện/thị,

2.570 điểm thuê bao Internet [77, tr.11]. Nhiều thành tựu khoa học - công

nghệ được đưa vào áp dụng trong thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội

rõ rệt, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông,

v.v.. Hiện nay, Lào có quan hệ hợp tác về khoa học - công nghệ với nhiều

nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Australia, cũng như với Trung Quốc và

các tổ chức phi chính phủ. Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ đã cung cấp

luận cứ khoa học phục vụ Đảng và Nhà nước Lào trong hoạch định đường

lối, chủ trương, chính sách đổi mới; tham gia xây dựng các chương trình, dự

án phát triển kinh tế - xã hội, chủ động tiếp thu và làm chủ các ứng dụng

123

công nghệ nhập từ nước ngoài. Phụ lục 8 cho thấy sự nỗ lực của Đảng, Nhà

nước và nhân dân Lào trong việc nâng cao trình độ học vấn của nhân dân.

Thứ tư, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tử

vong trẻ sơ sinh hạ thấp đáng kể, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5

tuổi, về cơ bản thanh toán một số dịch bệnh phổ biến trước đây như dịch tả,

sốt rét, uốn ván, v.v., khống chế thành công dịch cúm gà (H5N1), viêm đường

hô hấp cấp (SARS). Tuổi thọ trung bình của người dân là 63,51 tuổi (năm

2011), chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2010 là 0,497, xếp thứ 122/169

quốc [200], năm 2011 chỉ số HDI xếp thứ 138/187 quốc gia được điều tra

[217]. Từ năm 2006 đến năm 2008, mỗi năm Bộ Y tế tổ chức khám và chữa

bệnh ngoại khóa tăng khoảng 1.534.464 lượt người, nằm điều trị tại bệnh viện

hơn 360.000 lượt người, phẫu thuật hơn 17.784 lượt người, mổ tim mạch 310

ca, xét nghiệm 1.500.000 lần, chụp X quang 125.000 lần [217].

Thứ năm, sự nghiệp văn hóa có nhiều tiến bộ. Những giá trị văn hóa

đặc sắc của nhân dân các bộ tộc Lào được kế thừa và phát triển, góp phần làm

phong phú thêm nền văn hóa Lào thống nhất trong sự đa dạng. Đảng và Nhà

nước Lào đã đẩy mạnh công tác giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài.

Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa Lào từng bước được hình thành.

Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa

bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể được giữ gìn, tôn tạo. Hệ

thống các sản phẩm văn hóa góp phần phát triển ngành du lịch, cũng như nền

kinh tế quốc dân. Văn hóa và con người Lào được bạn bè thế giới hiểu biết rõ

hơn. Dân trí được nâng lên, cùng với văn hoá phát triển đã góp phần khơi dậy

tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo

ra bầu không khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lên.

4.1.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

* Về khách quan:

Một là, quá trình toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ

đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới tác động trực tiếp đến CHDCND Lào,

124

buộc Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào phải sự lựa chọn con đường hội

nhập kinh tế khu vực và thế giới để phát triển. Các nước trong khu vực

ASEAN và cộng đồng quốc tế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Lào về vốn đầu

tư, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, trình độ quản lý

v.v.. Từ đó, Lào có được nguồn ngoại lực quan trọng phục vụ sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Hai là, giá nguyên liệu và nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới

tăng cao, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu từ các hoạt động ngoại thương

của Lào đến với các châu lục trên thế giới (xuất khẩu của Lào chủ yếu dựa

vào khai thác lợi thế có sẵn về tài nguyên, khoáng sản). Bên cạnh đó, luồng

trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á lục

địa đều qua lãnh thổ của Lào. Vị trí địa lý tự nhiên này lý tưởng cho việc

trung chuyển hàng hóa và là vùng đệm cho nhiều nước trong cuộc cạnh tranh

địa - kinh tế và địa - chiến lược quan trọng.

* Về chủ quan:

Một là, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng NDCM Lào, cụ thể

là sự đổi mới trong tư duy dẫn đến sự đổi mới trong đường lối chính sách và

sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã

hội. Quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của

Đảng NDCM Lào đã tác động mạnh mẽ và tích cực đến nhận thức, trạng thái

tư tưởng, tâm lý, tạo điều kiện để củng cố lòng tin cho các tầng lớp nhân dân

và đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với Đảng và Nhà nước Lào. Sự lãnh đạo

đúng đắn của Đảng cũng là nhân tố quan trọng góp phần làm tăng thêm nhiệt

tình cách mạng, sự nỗ lực vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và nhân

dân các bộ tộc Lào trong quá trình xây dựng đất nước.

Hai là, Lào có môi trường chính trị ổn định, người dân hiền hòa. Chính

vì vậy, đã có nhiều nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài chọn Lào là điểm đến làm

việc và sinh sống lâu dài. Qua đó, Lào có thêm nhiều nhà khoa học giỏi, lao

125

động tay nghề cao, nguồn vốn dồi dào, v.v., góp phần đáng kể cho sự nghiệp

phát triển kinh tế - xã hội của Lào.

Ba là, Lào trở thành thành viên của ASEAN năm 1997. Gia nhập ASEAN

giúp Lào có thêm nhiều cơ hội hợp tác với các nước trong khu vực và hưởng lợi

từ nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế. Hơn nữa, ASEAN còn là cánh cửa

cho Lào tiến bước vào ASEM, WTO sau này. ĐLDT, chủ quyền quốc gia của

Lào được các nước thành viên trong khu vực góp phần bảo vệ. Từ đây, uy tín và

vị thế của Lào ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế.

Bốn là, hệ thống chính trị của Lào từ Trung ương đến cơ sở từng bước

được hoàn thiện. Đảng NDCM Lào lãnh đạo việc củng cố và hoàn thiện hệ

thống chính trị gắn chặt với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Chính từ

quá trình củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị đã tạo hiệu lực trong thực

hiện cơ chế quản lý xã hội của nhà nước pháp quyền và tác động tích cực đến

sự phát triển về kinh tế, sự ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh,

độc lập chủ quyền quốc gia được bảo đảm, vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM

Lào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội tiếp tục được phát huy. Đó là cơ

sở phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đoàn kết dân tộc, đồng thời nâng cao

vai trò quản lý của nhà nước bằng hệ thống pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi

và công bằng xã hội cho mọi người dân.

Năm là, Chính phủ Lào đề ra chính sách kinh tế hợp lý. Nhà nước Lào

xác định nền kinh tế thị trường ở Lào là nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Trên thực tế, Lào đã tạo ra bước đột phá

trong lịch sử phát triển kinh tế của Lào, đó là bước chuyển từ một nền kinh tế

tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa có sự cạnh tranh khốc liệt giữa cung

và cầu, giá trị và giá cả, phân phối và tiêu dùng. Thêm vào đó, Chính phủ Lào

rất quan tâm tới hoạt động xúc tiến thương mại, thay đổi kịp thời cơ chế,

chính sách quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường, góp phần tạo nên sự chuyển

biến tích cực trong hoạt động đầu tư sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

126

Sáu là, Đảng NDCM Lào đã nhận thức đúng đắn mối quan hệ khăng khít

giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong quá trình phát

triển, Đảng và Nhà nước Lào luôn coi con người với tư cách vừa là động lực của

phát triển kinh tế - xã hội, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là chủ thể

của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Lào tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1. Hạn chế

* Trên lĩnh vực chính trị

Một là, nhận thức lý luận về CNXH và con đường lên XHCN còn một số

vấn đề chưa rõ, chưa sâu sắc hoặc chưa cụ thể. Công tác nghiên cứu lý luận còn

chậm đổi mới, đôi lúc mang nặng tính hình thức nên tính hiệu quả không cao.

Hai là, hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, chính trị phát triển chưa

đồng bộ với kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách.

Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa

ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Biên chế

của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên nhưng chất lượng công vụ thấp.

Ba là, việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN tuy có

nhiều tiến bộ song cũng còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực

nhà nước còn nhiều bất cập. Số văn bản luật ngày càng tăng nhưng hiệu lực

pháp lý chưa cao, việc phát huy dân chủ chưa đi liền với đảm bảo kỷ cương,

kỷ luật, pháp luật. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn

chế, cải cách hành chính còn chậm trễ, cải cách tư pháp còn lúng túng. Mặc

dù Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về

tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh

đạo và sức chiến đấu của Đảng; song công tác xây dựng Đảng chưa có nhiều

chuyển biến cơ bản trong tình hình mới. Chưa có những giải pháp hiệu quả để

ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan

127

liêu, tiêu cực trong xã hội còn diễn ra nghiêm trọng. Công tác tư tưởng, lý

luận, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, công tác dân vận

còn nhiều bất cập.

Bốn là, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận

Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể nhân dân chậm đổi mới. Năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức Đảng còn thấp, quản lý đảng viên

chưa chặt chẽ, phân định chế độ trách nhiệm không rõ ràng, nhất là đối với

người đứng đầu các cơ quan, tổ chức Đảng.

Những hạn chế trên đây làm cho Đảng NDCM Lào chưa thật sự trong

sạch, vững mạnh, chưa ngang tầm nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến lòng tin của

cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

* Trên lĩnh vực ngoại giao

Một là, công tác thông tin đối ngoại của Lào còn nhiều hạn chế so với

yêu cầu, nhiệm vụ, chưa có sự gắn kết nhịp nhàng, chưa phát huy được sức

mạnh của khối đoàn kết toàn dân một cách thường xuyên, hiệu quả. Nhiều

ngành chức năng chưa phát huy tính sáng tạo trong việc chuẩn bị nội dung

thông tin tuyên truyền đối ngoại. Nhìn thẳng vào sự thật, công tác tuyên

truyền và thông tin đối ngoại của Lào mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn còn khá

nhiều bất cập, hạn chế hiệu quả bảo vệ, củng cố ĐLDT của đất nước.

Hai là, Chính phủ Lào còn lúng túng trong việc triển khai các hoạt

động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong quan hệ với các nước lớn, Lào còn

ở thế bị động do chưa nắm bắt kịp thời sự điều chỉnh trong chính sách của các

nước lớn và sự phức tạp của quan hệ quốc tế.

* Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh

Một là, mặc dù Chính phủ Lào đã rất cố gắng bảo vệ an ninh biên giới

nhưng các hoạt động buôn lậu ma túy, hàng hóa qua biên giới vẫn diễn ra

hàng ngày nên CHDCND Lào đang phải đối mặt với nguy cơ đe dọa ĐLDT,

chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là tuyến hành lang Đông - Tây

128

vốn được coi là triển vọng mới cho hợp tác giữa các nước láng giềng. Hơn

nữa vấn đề biên giới lãnh thổ của Lào với Trung Quốc, Myanma, Việt Nam,

Thái Lan và Campuchia chưa được giải quyết triệt để.

Hai là, tính khoa học, đồng bộ, tính pháp lệnh cao của quản lý nhà

nước về quốc phòng - an ninh trước hết thể hiện ở kế hoạch tổng thể, chưa

được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng

ngành, từng địa phương trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật,

chính sách thống nhất của Nhà nước; đồng thời, sự phân công, phân cấp chưa

hợp lý với nhu cầu, nhiệm vụ từng cấp, từng ngành, từng vùng lãnh thổ.

Những khác biệt về ưu tiên chiến lược, năng lực quốc gia giữa các nước trong

ASEAN và những tồn tại về xung đột, tranh chấp lãnh thổ, thách thức an ninh

phi truyền thống có xu hướng gia tăng đang và sẽ là những vấn đề đặt ra đối

với các nước trong khu vực, trong đó có Lào.

Ba là, phương tiện, vũ khí để bảo vệ Tổ quốc còn lạc hậu, cộng thêm

với trình độ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh còn

thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đặc biệt là đối với công tác dân vận ở

cơ sở của các đơn vị bộ đội địa phương chưa tương xứng với nhiệm vụ của

Đảng và Nhà nước giao phó.

* Trên lĩnh vực kinh tế

Một là, chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh

quốc gia của nền kinh tế còn thấp. Các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong

nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nên nhiều mặt hàng

vẫn phải nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, dẫn đến cán cân

xuất nhập khẩu của Lào luôn trong trạng thái âm, nhập khẩu nhiều hơn xuất

khẩu. Khoảng cách này nếu tiếp tục gia tăng, càng làm cho kinh tế Lào phát

triển kém bền vững và phụ thuộc vào nước ngoài, thiếu tính năng động của

một nền kinh tế.

129

Hai là, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chậm được hoàn

thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ giữa các

vùng miền (các tỉnh miền Bắc Lào người dân còn ít biết đến khái niệm “kinh

tế thị trường”).

Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và thiếu tính hiện đại,

cộng hưởng với thất thoát lãng phí trong đầu tư đang là rào cản cho sự phát

triển. Chính vì vậy, việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và

dịch vụ tương đối chậm (nông nghiệp chiếm hơn 50% tỷ trọng các ngành sản

xuất), làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và

thế giới. Bên cạnh đó, chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp để phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vẫn là một bài toán khó

do tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn còn quá thấp.

* Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Một là, quản lý văn hóa chưa phát huy được sự tham gia hưởng ứng

của toàn xã hội, đa số nhân dân vẫn ngầm hiểu rằng, văn hóa là trách nhiệm

của Nhà nước. Khái niệm “bản sắc văn hóa dân tộc”, “hội nhập văn hóa”,

“giao lưu văn hóa” vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Hai là, trên một số mặt, một số lĩnh vực, nhân dân vùng sâu, vùng xa

chưa được hưởng đầy đủ, công bằng những thành quả của công cuộc đổi mới.

Chẳng hạn, truyền thông đại chúng ở Lào tuy có khởi sắc nhưng phát triển

còn chậm; hầu hết người dân ở khu vực nông thôn, miền núi sống trong cảnh

không có điện, ít hiểu biết về phòng tránh dịch bệnh. Hơn nữa, công tác phổ

cập pháp luật đến nhân dân còn hạn chế quá lớn, người dân sống ở vùng sâu,

vùng xa vẫn còn duy trì những hủ tục lạc hậu (bị bệnh mượn thầy cúng, chăm

sóc trẻ em theo cách tự nhiên “trời sinh voi ắt sinh cỏ”). Theo thống kê của

UNESCO, chỉ số nghèo đa chiều (MPI) của Lào năm 2000-2008 là 0,267, số

130

dân Lào sống trên dưới 1 USD (PPP USD) một ngày năm 2006 là 23%; chi

phí cho y tế chiếm 2,8% GPD (năm 2011), mật độ bác sỹ 0,19 bác sỹ/1000

dân, 0,7 giường/1000 dân (năm 2010); tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS chiếm 0,3%

dân số (năm 2012); tỷ lệ béo phì 2,6% dân số (năm 2008); trẻ em dưới 5 tuổi

nhẹ cân hơn mức quy định chiếm 31,6% dân số (năm 2006); chi phí cho giáo

dục chiếm 2,8 GDP (năm 2010), tỷ lệ biết đọc và viết từ 15 tuổi trở lên chiếm

72,7% dân số [198]. Có thể thấy rằng, những chỉ số trên về văn hóa - xã hội

của Lào là thấp hơn mức trung bình của thế giới.

4.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Một là, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Họ đã

không từ một thủ đoạn nào, tiến hành chống phá CHDCND Lào trên lĩnh vực

chính trị nhằm thúc đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến” trong lòng xã hội, làm

biến chất chế độ, suy giảm tiềm lực chính trị - tinh thần của đất nước, chệch

hướng từ kinh tế dẫn đến chệch hướng về chính trị. Các thế lực thù địch, phản

động lợi dụng các tổ chức tài chính và các định chế tài chính thế giới, các tổ

chức phi chính phủ (NGOs) để gây sức ép với Lào về chính trị; ngoài ra, còn sử

dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo để kích động, chia

rẽ, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ của Lào, v.v.. Trên thực tế, vấn đề người

H’Mông gắn với quá khứ chiến tranh chưa xa ở Lào; trong khi đó, hiện nay vẫn

còn tồn tại các nhóm phỉ hoạt động lén lút trong rừng và nhận được sự tài trợ của

các thế lực bên ngoài. Trong thời gian qua và cả những năm sắp tới, nếu các thế

lực thù địch vẫn tiếp tục giữ thái độ chính trị tiêu cực đối với Lào về vấn đề

người H’Mông thì đây vẫn là yếu tố tiềm ẩn, rủi ro gây nguy cơ làm mất ổn định

tình hình chính trị nội bộ ở Lào. Vì vậy, Chính phủ Lào vẫn sẽ tiếp tục phải đối

mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc giải quyết thấu đáo vấn đề này.

Hai là, sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức

tạp, khu vực CA - TBD cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định. Đặc biệt

131

trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, khi Thái Lan khủng hoảng về

kinh tế, Lào cũng bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là đến đời sống của nhân dân Lào vì

kinh tế của Lào phụ thuộc nhiều vào Thái Lan như hàng hóa tiêu dùng, may mặc,

thuốc men, đồ điện, đồ gia dụng, v.v.. Từ thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình thế

giới tiếp tục diễn biến phức tạp cả về kinh tế lẫn chính trị - an ninh, tạo nên những

thách thức, khó khăn mới cho công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT của Lào.

Ba là, đường biên giới với 5 nước láng giềng phần lớn là núi non hiểm

trở, nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra phức tạp, thủ đoạn

ngày càng tinh vi. Các loại hàng hóa chủ yếu như: thuốc lá ngoại, đường kính

trắng Thái Lan, gỗ quý hiếm, ô tô (theo hình thức tạm nhập tái xuất), động vật

hoang dã (ước tính có tới 190 loài động vật hoang dã trở thành hàng hóa trao

đổi giữa Việt Nam - Trung Quốc, Lào - Trung Quốc, Myanma - Trung Quốc,

để làm thực phẩm đặc sản, dược liệu quý hiếm cho Trung Quốc), v.v.. Theo

đánh giá của Andrew Walker và một số học giả khác trong cuốn “Where

China meets Southeast Asia”, chỉ tính riêng năm 1993 đã có tới 183 tấn

heroin được “xuất khẩu” từ Myanma vào thị trường các nước láng giềng, hầu

hết số ma túy này được sản xuất tại vùng tam giác vàng: Trung Quốc - Lào -

biên giới Bắc Thái Lan, số heroin này trị giá 165 tỷ USD (trong khi đó, Thái

Lan xuất khẩu gạo được 132 tỷ USD, ít hơn lượng heroin từ Myanma). Số

lượng heroin từ vùng tam giác vàng thẩm thấu vào Vân Nam (Trung Quốc)

rồi từ đây tiếp tục luồn lách qua các vùng biên giới để vào thị trường Lào, sau

đó lan tỏa dần đến tận hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Hình thức buôn bán

phụ nữ và trẻ em cũng diễn ra khá phổ biến, thị trường tiêu thụ chính là Thái

Lan và Trung Quốc. Số người trẻ, đẹp được đưa vào các ổ chứa, khách sạn ở

Thái Lan; số khác được đưa vào thị trường Trung Quốc để bù đắp cho sự

thiếu hụt về giới tính, chủ yếu là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nhìn nhận một cách khách quan, biên giới của CHDCND Lào luôn là một

điểm nóng, nhạy cảm đối với an ninh - quốc phòng của đất nước.

132

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, Lào vốn là một nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu, đi lên từ xuất

phát điểm thấp. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ học vấn

của đại bộ phận dân cư nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Người

dân quen với cuộc sống an phận, tư tưởng này đè nặng lên suy nghĩ, hành

động của người sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, manh mún. Đây là khó khăn lớn

trong việc xây dựng nông thôn mới ở Lào hiện nay.

Hai là, Nhà nước Lào còn buông lỏng việc quản lý các thành phần kinh

tế cũng như việc nắm giữ những khâu quan trọng của nền kinh tế. Nhà nước

chưa tận dụng hết các lợi thế về nguồn vốn và tài sản cơ bản của đất nước,

nên làm giảm hiệu lực quản lý và vai trò điều tiết thị trường của Nhà nước.

Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang các hình thức sở hữu khác

“thiếu suy nghĩ kỹ càng, kinh tế tập thể bị vứt bỏ…” [26, tr.40]. Trong định

hướng của Nhà nước, phát triển kinh tế hàng hóa lấy nông thôn là địa bàn

chính, nhưng khi thực hiện “khu vực nông thôn chưa được thúc đẩy mạnh mẽ,

nông thôn phần lớn chưa được hỗ trợ vốn, kỹ thuật để phát triển” [26, tr.41].

Do đó, ổn định kinh tế về giá cả thị trường chưa vững chắc, nguy cơ lạm phát

cao vẫn có thể xảy ra khi viện trợ và vay nợ nước ngoài giảm đi hoặc tác động

bằng diễn biến từ bên ngoài.

Ba là, cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ thiếu về lượng và yếu về chất,

chưa theo kịp với xu thế của thời đại, vì vậy, năng lực tổ chức triển khai chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đến nhân dân, nhất là ở cấp

“bản” còn yếu. Sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong chỉ đạo thực

hiện thiếu chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ đối với

nhân dân còn mang tính “nửa vời” do lương và phụ cấp thấp nên họ chưa

nhiệt tình với công việc.

Bốn là, khả năng phân tích dự báo tình hình diễn biến thị trường quốc

tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế. Trong khi khả

133

năng thích ứng của các doanh nghiệp Lào trước bối cảnh mới trên thị trường

thế giới còn yếu. Bên cạnh đó, giao thông, sân bay, kho hàng, v.v., thiếu trầm

trọng nên đã giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.

Năm là, nạn tham nhũng, lợi dụng chức quyền để trục lợi cá nhân còn

diễn ra khá phổ biến do hệ thống luật pháp lỏng lẻo, còn nhiều kẽ hở cộng

thêm đói nghèo và bất bình đẳng về kinh tế là nhân tố chủ yếu gây nên tâm

trạng “bất bình” trong nhân dân và đe dọa chính sách hòa hợp dân tộc của

Đảng và Nhà nước Lào.

Sáu là, việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất

chưa được mạnh dạn đầu tư nên sự chuyển hướng từ kinh tế tự nhiên sang

kinh tế hàng hóa rất chậm chạp, kéo theo năng suất lao động thấp, sản lượng

ít và không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Cho nên, Nhà nước buộc phải

nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu luôn nghiêng về nhập khẩu.

4.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền độc lập, chủ

quyền của Lào luôn đứng trước những thách thức, nguy cơ tiềm tàng. Nó

không chỉ xuất hiện thông qua diễn biến của tình hình khu vực và thế giới mà

còn nảy sinh chính từ trong quá trình phát triển của đất nước. Để khắc phục

những yếu kém, hạn chế nhằm đẩy mạnh toàn diện công cuộc xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, Chính phủ Lào phải tiếp tục giải quyết một số vấn đề đặt ra

như sau:

Thứ nhất, bảo vệ Đảng vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi

trách nhiệm cao, nhất là trong việc giáo dục đảng viên, cán bộ nêu cao ý thức

cảnh giác cách mạng, hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch đang ra sức

phá hoại thành quả xây dựng đất nước và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng

NDCM Lào. Việc bổ nhiệm cán bộ giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng và

Nhà nước cần phải được tiến hành cẩn trọng, kiên quyết xử lý kỷ luật, thậm

134

chí đưa ra khỏi Đảng những cán bộ biến chất về chính trị, thoái hóa về đạo

đức, lối sống. Cần phải đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng sao cho

Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cũng như việc ngăn chặn, đẩy lùi, giảm

thiểu tệ tham nhũng, sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước. Qua đó, giúp

Đảng có chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân để nhân dân tự nguyện đi

theo Đảng, sống và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Lào XHCN.

Thứ hai, cần nâng cao hơn nữa trình độ dân trí bằng phổ cập giáo dục

các cấp, miễn giảm học phí đối với học sinh nghèo nhằm tạo ra sự bình đẳng

trong giáo dục và tăng phụ cấp cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, giúp họ

yên tâm công tác. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc

phát huy vai trò “kiểm tra”, “giám sát” của nhân dân về các hoạt động của cơ

quan nhà nước. Nhà nước CHDCND Lào được xây dựng trên cơ sở nhà nước

pháp quyền XHCN, là nhà nước của dân, do dân và vì dân; do đó, nhân dân

có quyền lợi và nghĩa vụ đối với Nhà nước của mình. Đồng thời, tăng cường

công tác dân vận để người dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước Lào.

Thứ ba, ở Lào, nền kinh tế trong quá trình đổi mới được xây dựng theo

mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng còn ở mức độ sơ khai.

Nhà nước Lào cũng như các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân

phải tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, bao gồm quy luật cạnh tranh,

cung cầu, giá cả..., phù hợp với định hướng XHCN. Cần giải quyết tốt hơn

mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường: vai trò của Nhà nước trong điều tiết

thị trường, vai trò của thị trường trong phân bố tài nguyên, phân bổ các nguồn

lực trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nhà nước tiếp tục đổi mới, bổ sung cơ

chế, chính sách, thể chế pháp luật để đảm bảo sự bình đẳng thực sự của kinh

tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, phát huy mạnh mẽ hơn vai trò,

động lực của kinh tế tư nhân. Đồng thời, đầu tư có trọng điểm mang tính

chiến lược, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, tránh đầu tư ồ ạt mà hiệu

quả không cao gây thất thoát ngân sách.

135

Thứ tư, về mô hình và phương thức quản lý, phát triển xã hội. Làm rõ

mô hình xã hội Lào đang hướng đến là mô hình xã hội đoàn kết, đồng thuận,

hài hòa, xây dựng một cộng đồng văn minh, trong đó tầng lớp trung lưu sẽ

ngày càng chiếm số đông trong xã hội. Chủ động quản lý phân tầng xã hội,

quản trị sự biến đổi xã hội, có chính sách kinh tế - xã hội, văn hóa, đồng bộ để

cải thiện điều kiện sống của nhân dân; chủ động xây dựng cơ cấu xã hội hợp

lý trên cơ sở phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào.

Cần có các chính sách và giải pháp hiệu quả hơn để giải quyết thấu đáo “vấn

đề người H’Mông”.

Thứ năm, Chính phủ Lào cần tập trung giải quyết vấn đề biên giới lãnh

thổ, tiến hành hoàn thành việc cắm mốc biên giới với 5 quốc gia láng giềng

sớm nhất khi có thể. Bởi vấn đề biên giới không chỉ chứa đựng những yếu tố

“nhạy cảm”, liên quan đến quan hệ láng giềng mà còn là “điểm nóng” diễn ra

tình trạng buôn lậu ma túy, hàng hóa. Hơn nữa, biên giới của Lào luôn được

các thế lực phản động lựa chọn là con đường đi vào Việt Nam, Trung Quốc,

Campuchia, Thái Lan, Myanma để thực hiện chống phá chế độ, gây chia rẽ

dân tộc tại quốc gia mà chúng có kế hoạch từ trước. Dó đó, việc giải quyết

thấu đáo vấn đề biên giới lãnh thổ là hết sức cấp bách để góp phần bảo vệ,

củng cố ĐLDT của Lào.

Thứ sáu, vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Lào trong

thời đại mới. Để định hướng đúng đắn cho việc xây dựng và phát triển văn

hóa và con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phát huy

truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong giai đoạn mới, cần đẩy mạnh nghiên

cứu xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Lào; làm rõ hơn các tiêu chí về

xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tiêu chí cụ thể của

con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu nước,

nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

136

Thứ bảy, tình hình khu vực và thế giới đang có những diễn biến phức

tạp, Lào với vị trí địa lý như “cầu nối” trên đất liền của ASEAN đang nằm

trong “tầm ngắm” của các nước lớn để tạo ảnh hưởng đối với khu vực Đông

Nam Á và châu Á. Vì thế, trong việc xử lý các mối quan hệ đối ngoại với các

nước lớn, các nước láng giềng, Chính phủ Lào nên duy trì chính sách “cân

bằng động”, với mục đích vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo được

nền ĐLDT của mình trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng. Sứ mệnh

bảo vệ và củng cố ĐLDT đòi hỏi Đảng và Nhà nước Lào phải có lập trường

và quan điểm vững vàng, xử lý mọi công việc phải đặt lợi ích quốc gia dân

tộc lên trên hết.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC

LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Sự nghiệp bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia của Lào trong bối cảnh

toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp của tất cả các

cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, của toàn hệ thống chính trị với

việc xây dựng và thực thi một hệ giải pháp toàn diện, đồng bộ, cụ thể, nhằm

hóa giải thành công những nguy cơ, thách thức đang đặt ra dưới tác động của

toàn cầu hóa hiện nay. Trong giai đoạn 1991-2011, ngoài quyết tâm chính trị

cao, Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân Lào đã có nhiều cố

gắng lớn, hành động thiết thực, nên đã từng bước khắc phục những khó khăn,

vượt qua các rào cản nhằm bảo vệ vững chắc ĐLDT, chủ quyền quốc gia để

hội nhập với khu vực và thế giới. Có thể rút ra một số kinh nghiệm từ quá

trình bảo vệ, củng cố ĐLDT ở Lào trong hai mươi năm sau Chiến tranh lạnh

như sau:

Thứ nhất, vừa kiên trì mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH, vừa tích

cực và chủ động hội nhập quốc tế.

ĐLDT gắn liền với CNXH là mục tiêu xuyên suốt trong lịch sử đấu

tranh giành ĐLDT và xây dựng đất nước Lào thời kỳ đổi mới. Kinh nghiệm

137

lịch sử 20 năm sau Chiến tranh lạnh cho thấy, cho dù CNXH hiện thực thất

bại ở Liên Xô và các nước XHCN Trung Đông Âu, nhưng nhờ kiên trì mục

tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH nên Lào đã vượt qua những năm tháng thử

thách cam go nhất để ngày càng thu được nhiều thành công trong bảo vệ chế

độ XHCN và xây dựng đất nước. Có thể nói, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Cayxỏn Phônvihản là cơ sở khoa học, phương pháp

luận cách mạng để Lào xây dựng các chủ trương, chính sách đổi mới và cũng

là điều kiện tiên quyết để bảo vệ độc lập, tự chủ của đất nước.

Sau Chiến tranh lạnh, kiên trì mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH

không chỉ là giữ vững chủ quyền quốc gia mà còn là độc lập về đường lối

chính trị; chủ động, không lệ thuộc về đường lối kinh tế. Nói cách khác,

ĐLDT được thể hiện qua việc quyết định lựa chọn con đường, mô hình phát

triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Lào và những xu thế tích

cực của nhân loại tiến bộ. Nếu như trước đây, mối đe doạ đến chủ quyền quốc

gia dân tộc thường được hiểu là từ các lực lượng bên ngoài, từ các hoạt động

quân sự, thì sau Chiến tranh lạnh, mối đe doạ này vẫn còn tồn tại nhưng không

còn là nhân tố duy nhất đe doạ chủ quyền quốc gia dân tộc. CHDCND Lào còn

đứng trước hàng loạt vấn đề bên trong lãnh thổ quốc gia, có thể ảnh hưởng trực

tiếp hoặc gián tiếp đến chủ quyền quốc gia dân tộc như an ninh kinh tế, an ninh

lương thực, môi trường sinh thái, tiêu cực trong xã hội, v.v.. Do đó, Chính phủ

Lào đã thông qua tuyên truyền để nhân dân nhận thức được nội dung, biểu hiện

mới của ĐLDT gắn liền với CNXH trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Trong tình hình mới, đòi hỏi Chính phủ Lào phải mở rộng hội nhập

quốc tế, tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới nhằm tạo sức mạnh cho

giữ vững ĐLDT nhưng không xa rời mục tiêu xây dựng XHCN ở Lào. Hội

nhập quốc tế không những tăng tiềm lực, vị thế đất nước mà còn tạo ra mối

quan hệ ràng buộc, đan xen lợi ích; đồng thời tăng thêm nguồn lực cho bảo vệ

đất nước, đưa quốc gia phát triển theo dòng chảy của thời đại. Bên cạnh đó,

138

“độc lập tự chủ là điều kiện tiên quyết để có thể hội nhập quốc tế thành công,

mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực” [89, tr.100]. Nghĩa là muốn hội nhập

quốc tế sâu rộng mà hiệu quả thì ĐLDT càng phải củng cố. Có thể nhận thấy

rằng, có ĐLDT thì quan hệ quốc tế của Lào mới có chân tầng vững chắc, vị

thế của Lào được nâng lên khi hội nhập. Trong giai đoạn 1991-2011, nhìn

chung Lào đã thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng NDCM Lào: ĐLDT

gắn liền với CNXH, đồng thời “vừa mở cửa tốt, vừa đảm bảo quốc phòng an

ninh, bảo vệ nội bộ tốt” [50, tr.236]. Thực ra đây là sự lựa chọn không hề dễ

dàng đối với một quốc gia, nhất là quốc gia đang phát triển, đi theo con đường

XHCN như Lào.

Trên thực tế, đi đôi với giữ vững độc lập tự chủ, Lào đã tích cực tham

gia hội nhập quốc tế nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó thành công với

các thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập; chủ động lựa chọn các tổ chức

để tham gia, các đối tác và hình thức quan hệ, thời điểm tham gia hội nhập,

xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động

điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Do điều kiện lịch sử của Lào khác với các

nước đang phát triển về vị trí địa lý, con người, về điểm xuất phát kinh tế,

song có điểm chung với các nước là phụ thuộc ít nhiều vào các nước tư bản

về vốn, công nghệ, thị trường nên dễ gặp rủi ro hơn trong hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế càng sâu thì vấn đề bảo vệ độc lập, lợi ích quốc gia càng

phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Trong thời đại toàn cầu hóa, lợi ích quốc

gia, dân tộc không chỉ đơn thuần là tính bất khả xâm phạm của chủ quyền

quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là sự an toàn, không bị các thế lực bên

ngoài đe dọa đến quyền tự quyết của quốc gia trong phạm vi đất nước mình.

Đồng thời, cùng với việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc của mình, Lào cũng

hết sức tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước khác, tuyệt đối không vì lợi

ích của Lào mà dẫn tới vi phạm lợi ích hoặc độc lập, chủ quyền quốc gia của

nước khác. Ví dụ như đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và

139

Trung Quốc, Lào bày tỏ quan điểm yêu cầu hai nước tôn trọng Công ước

quốc tế về Luật Biển năm 1982, đưa ra các giải pháp hòa bình, chống chiến

tranh, xung đột leo thang ảnh hưởng xấu đến tình hình khu vực.

Thứ hai, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và thống nhất trong

toàn Đảng là nhân tố cơ bản đảm bảo sự ổn định về chính trị.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Để đưa cuộc cách

mạng đến thắng lợi hoàn toàn, việc phát huy được tính chủ động, sáng tạo,

tham gia một cách tích cực, tự giác của nhân dân là vấn đề mang tính sống

còn. Trong củng cố ĐLDT giai đoạn 1991-2011, việc dựa vào dân, phát huy

tính sáng tạo và sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân luôn là chìa khoá cho sự

thành công của Lào.

Thực tiễn bảo vệ và củng cố ĐLDT ở Lào cho thấy, các thế lực thù địch

luôn dùng chính sách chia rẽ dân tộc, cố tình gây nên tình trạng bất đồng, mâu

thuẫn, chống đối lẫn nhau giữa các bộ phận dân cư Lào. Bằng các phương

sách khác nhau, chúng lợi dụng thổi phồng mặt không đồng nhất, khuếch đại

sự khác biệt giữa các dân tộc, các tôn giáo, xuyên tạc các chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước Lào, v.v.. Chúng lợi dụng những khó khăn về đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân Lào, lợi dụng các thiếu sót, những sơ

hở, khó khăn, những yếu kém trong quản lý của các cấp chính quyền, thậm

chí còn bịa đặt, vu khống, đưa ra thông tin thất thiệt làm cho nhân dân nghi

ngờ, dẫn đến mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước Lào, làm suy giảm khối đại

đoàn kết toàn dân tộc của Lào. Do đó, Đảng NDCM Lào khẳng định việc

“tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thống nhất trong nội bộ Đảng”

ngay trong chủ đề của Đại hội IX, cho thấy quyết tâm xây dựng khối đại đoàn

kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào.

Để thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn tiếp theo, cần xác định

rõ các yếu tố quan trọng và những điểm tương đồng giữa các giai cấp, tầng

lớp, dân tộc, tôn giáo, “tạo sự đoàn kết giữa các dân tộc trên cơ sở sự đa dạng

140

về văn hoá - xã hội, tạo chuyển biến tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo...

Kịp thời quan tâm xử lý và kiên quyết chống lại âm mưu chia rẽ và phá hoại

khối đại đoàn kết dân tộc” [30, tr.26]; “Điều quan trọng hơn hết là phải xây

dựng và thực thi hiệu quả các chiến lược, chính sách đoàn kết các dân tộc sinh

sống trên đất nước mình, tạo sự đồng thuận xã hội cao” [89, tr.100]. Mà muốn

đoàn kết được các dân tộc rất khác nhau sinh sống ở các vùng miền cũng rất

khác nhau về truyền thống lịch sử, về ngôn ngữ, về quan niệm giá trị ..., tạo

nên sự đồng thuận xã hội, thì phải có những chính sách cụ thể, thiết thực, vừa

tôn trọng bản sắc riêng của từng dân tộc, vừa đáp ứng những nhu cầu, lợi ích

thiết thân của họ. Và một khi đã đoàn kết được các dân tộc sinh sống trên các

vùng miền khác nhau của đất nước, tạo nên sự đồng thuận xã hội, thì chính

sách hội nhập quốc tế của giới cầm quyền sẽ nhận được những góp ý đúng

đắn, chân thành, có giá trị cao của các tầng lớp nhân dân, từ đó giới cầm

quyền có thể điều chỉnh tốt nhất chính sách hội nhập quốc tế. Suy cho cùng,

để tạo dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện xây dựng kinh tế thị

trường định hướng XHCN hiện nay, điểm mấu chốt là Đảng và Nhà nước Lào

phải quan tâm giải quyết thỏa đáng vấn đề lợi ích, kết hợp hài hoà lợi ích của

các giai tầng, các bộ tộc khác nhau.

Đặc biệt, Đảng NDCM Lào đã rất chú trọng tới việc đoàn kết, thống

nhất trong Đảng, coi đây là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn kiện Đại hội IX của Đảng NDCM Lào xác

định xây dựng Đảng: “Đoàn kết thống nhất, có ý chí và hành động mạnh mẽ,

quản lý chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh, có phương thức lãnh đạo khoa học,

sáng tạo và sát thực tế, kiên quyết trong phòng chống tham nhũng và các hiện

tượng tiêu cực trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và hàng ngũ cán bộ, đảng

viên” [30, tr.32]. Sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào giữ vai trò quyết định

đến sự thành bại của công cuộc xây dựng đất nước Lào. Vai trò lãnh đạo của

Đảng NDCM Lào thể hiện ở chỗ là được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

141

tưởng Cayxỏn Phônvihản nên Đảng đưa ra được những quyết sách chính trị

phù hợp trong tiến trình cách mạng. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng,

nhân dân Lào có thể đánh bại các thế lực trong và ngoài nước luôn có âm

mưu xâm hại đến chủ quyền quốc gia dân tộc. Đảng NDCM Lào không chỉ có

khả năng hoạch định đường lối, chủ trương, mà còn có khả năng đưa các

quyết định đó vào quần chúng, tổ chức thực hiện thông qua phong trào quần

chúng và hoạt động của Nhà nước Lào đã biến những chủ trương đúng đắn đó

thành những thay đổi tích cực trong hiện thực, nâng cao thế và lực của Lào,

góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Lào XHCN. Điều vô cùng quan trọng là

đảng cầm quyền “phải xây dựng được lòng tin trong nhân dân, mà để có được

lòng tin trong dân chúng, trước hết bộ máy công quyền phải trong sạch, bộ

máy hành chính công phải hoạt động hiệu quả” [89, tr.100]. Chính đó là cơ sở

cho sự đoàn kết, thống nhất về quan điểm, ý chí và hành động trong toàn

Đảng, toàn dân và toàn quân. Đây cũng là bài học rất có giá trị mà Đảng

NDCM Lào phải đặc biệt quan tâm trong sự nghiệp bảo vệ, củng cố ĐLDT

của CHDCND Lào hiện tại và tương lai.

Thứ ba, ra sức nâng cao nội lực bằng việc tạo môi trường pháp lý

thuận lợi cho đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, phát huy dân

chủ, hoàn thiện hệ thống chính trị, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý

của Nhà nước.

Đảng và Nhà nước CHDCND Lào có nhận thức rất đúng đắn rằng, việc

xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, đẩy lùi lạm

phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, từ đó đẩy mạnh phát triển

kinh tế, tạo nền tảng vật chất - kỹ thuật là những biện pháp vô cùng quan

trọng để nâng cao nội lực, phục vụ sự nghiệp bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc

gia trong tiến trình hội nhập. Đảng NDCM Lào đã ưu tiên cao nhất để khắc

phục kịp thời những khó khăn, hạn chế, vướng mắc về cơ chế và chính sách,

nhất là trong bối cảnh những tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu;

142

góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy cải cách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động và tích cực hội nhập

kinh tế quốc tế. Trong những giai đoạn phát triển tiếp theo, phải có những

chính sách cụ thể, thiết thực hơn nhằm phát triển kinh tế bền vững, từ đó nâng

cao nội lực quốc gia cả về thế và lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất

nước. Xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ, cho phép Lào khai thác

được cả nguồn lực bên ngoài lẫn trong nước, có thể kết hợp nội lực và ngoại

lực thành sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Đảng và Nhà nước Lào cũng xác định, phát huy dân chủ thực chất

trong mọi lĩnh vực là cơ sở để tăng cường hơn nữa sự tham gia tích cực của

các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý, giám sát các quá trình kinh tế - xã

hội. Đây cũng là một yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ

thống chính trị theo hướng hiện đại; đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu lực,

hiệu quả quản lý của Nhà nước. Một hệ thống chính trị vững mạnh, một nhà

nước pháp quyền XHCN trong sạch, một nền dân chủ không còn những biểu

hiện mang tính hình thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất định sẽ phát

huy cao độ sức mạnh đoàn kết dân tộc để vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã

hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vừa giữ vững độc lập,

chủ quyền quốc gia trước những thách thức của toàn cầu hóa.

Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh và đối ngoại

sẽ đảm bảo cho Đảng, Nhà nước Lào nắm vững tình hình, dự báo chính xác,

kịp thời những diễn biến mọi mặt của đất nước, những động thái cơ bản của

khu vực và thế giới. Từ đó, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp

nhằm khai thác, phát huy tối đa mọi tiềm năng trong nước, tranh thủ ngoại lực,

tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, giữ vững định hướng

143

XHCN. Đồng thời, Nhà nước Lào duy trì được trật tự, kỷ cương, an toàn xã

hội, giữ vững ổn định chính trị, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu

hoạt động chống phá, thù địch, không bị động bất ngờ trước mọi tình huống.

Sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước Lào là nhân tố quyết định

mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác xây dựng

cán bộ nguồn đủ phẩm chất là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa

sống còn đối với hoàn thiện hệ thống chính trị ở Lào. Xây dựng Nhà nước

Lào pháp quyền XHCN và các đoàn thể nhân dân thật sự trong sạch, vững

mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong

Chính phủ, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước Lào, góp

phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà

nước Lào. Trong hệ thống chính trị một Đảng lãnh đạo như Lào, cần tiếp tục

xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo đất nước sao cho

vừa làm gia tăng sức mạnh tổng hợp của quốc gia, vừa cải thiện và nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, vừa hội nhập quốc tế thành công,

qua đó nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Lào. Thực tiễn xây dựng hệ thống

chính trị ở Lào, cho thấy, cần nghiên cứu, tham khảo và tiếp thu một cách

chọn lọc các kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài. Cải cách và hoàn thiện

nhà nước pháp quyền Lào XHCN của dân, do dân và vì dân phải được chú

trọng hơn nữa. Sự vận hành thông suốt, hiệu quả và hiệu lực cao của hệ thống

chính trị là yếu tố cơ bản để tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân

tộc và sức mạnh chính trị của đất nước Lào. Hệ thống chính trị phải đủ năng

lực xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát triển của đất nước nói chung,

cũng như những vấn đề liên quan đến bảo vệ vững chắc ĐLDT trong quá

trình hội nhập. Hệ thống chính trị vững mạnh sẽ tạo sức đề kháng cao và làm

thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đồng thời đẩy lùi

nguy cơ “tự diễn biến” từ bên trong. Sức mạnh chính trị của Lào là sức mạnh

của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với hạt nhân lãnh

144

đạo là Đảng NDCM Lào. Như vậy, muốn bảo vệ ĐLDT và chủ quyền quốc

gia dân tộc của Lào, điều quan trọng hơn hết là phải tạo môi trường pháp lý,

phát triển kinh tế - xã hội, phát huy dân chủ, hoàn thiện hệ thống chính trị,

nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước Lào.

Thứ tư, xử lý đúng đắn, linh hoạt các vấn đề khu vực, quốc tế có liên

quan trực tiếp đến an ninh và phát triển của đất nước.

Bài học từ quá trình thực hiện hội nhập quốc tế của Lào trong hai mươi

năm sau Chiến tranh lạnh cho thấy, các thế lực thù địch đã không từ một âm

mưu, thủ đoạn nào nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”, chống phá công

cuộc xây dựng CNXH của Lào. Âm mưu, thủ đoạn chống phá ngày càng trở

nên đa dạng, tinh vi và hiểm độc hơn. Trong đó, việc lợi dụng chính sách mở

cửa, hội nhập quốc tế của Lào để thâm nhập, can thiệp nhằm gây mất ổn định

an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội, từ đó làm chệch hướng con đường phát

triển của Lào là hiện tượng phổ biến. Do đó, Đảng NDCM Lào luôn quán triệt

tinh thần đề cao cảnh giác, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bảo

vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, giữ vững độc lập chủ

quyền, an ninh quốc gia. Một mặt, Đảng, Nhà nước Lào ra sức chỉnh đốn

Đảng, xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, kiên quyết đấu

tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; mặt khác, tăng cường sự gắn bó

máu thịt giữa Đảng và các tầng lớp nhân dân, chủ động và tích cực triển khai

chính sách dân tộc và tôn giáo, xóa đói giảm nghèo, khắc phục khoảng cách

phát triển giữa các vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân

tộc ít người đang sinh sống, coi đây là những biện pháp hữu hiệu nhất để

chống lại “diễn biến hòa bình”.

Có thể nói rằng, biên giới của Lào là vấn đề rất nóng bỏng hiện nay

trong công tác bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ, bởi vì tội phạm thường

buôn lậu ma tuý, hàng hoá qua biên giới giữa 5 quốc gia có chung đường biên

của Lào. Vì vậy, thời gian qua Đảng NDCM Lào tăng cường giáo dục chính

145

trị, tư tưởng, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các lực

lượng vũ trang cũng như cuộc sống của nhân dân vùng biên. Bên cạnh đó,

Lào đã và đang nâng cấp vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; xây dựng

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chính quy, hiện đại, thiện chiến, đề

cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá

của các thế lực thù địch đối với Nhà nước Lào.

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính nhạy cảm của quan hệ

với các nước láng giềng và các nước lớn đối với an ninh và phát triển của

Lào, nên Đảng và Nhà nước Lào một mặt kiên trì chính sách đối ngoại đa

dạng hóa, đa phương hóa; mặt khác, vẫn dành ưu tiên cao nhất cho các mối

quan hệ này. Bởi lẽ, đây là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo lập môi trường quốc tế

hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội,

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quan hệ với các nước lớn phải hết sức

thận trọng và tạo lập sự “cân bằng lợi ích” mang tính động để có thể linh hoạt,

tùy từng vấn đề, từng thời điểm, lựa chọn cách giải quyết phù hợp. Vị thế của

Lào trên bàn cờ chiến lược quốc tế hiện nay và trong thời gian tới, một phần

rất quan trọng tùy thuộc vào việc xử lý đúng đắn, tạo dựng được những điều

kiện thuận lợi cho Lào trong quan hệ với láng giềng và các nước lớn.

Xu thế dịch chuyển của trật tự thế giới theo hướng đa cực, cạnh tranh

quyền lực giữa các nước lớn trên phạm vi thế giới cũng như ở các khu vực

tiếp tục gay gắt, quyết liệt; đồng thời, luôn nảy sinh những diễn biến khó

lường thường có những tác động tiêu cực đối với các nước đang phát triển.

Do đó, đối với Lào, việc nắm bắt đúng những động thái chuyển dịch của trật

tự thế giới cũng như quan hệ giữa các nước lớn để đưa ra đối sách thích hợp

có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Như vậy, thực hiện đường lối đối ngoại mở

rộng là một yêu cầu khách quan đối với Lào trong công cuộc bảo vệ ĐLDT

sau Chiến tranh lạnh.

146

Động thái trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á gần đây cho thấy,

trong số những bất ổn và xung đột tiềm tàng thì tranh chấp Biển Đông trở

thành vấn đề “tâm điểm” thu hút sự quan tâm và can dự của nhiều nước lớn.

Vì lợi ích chiến lược của mình ở Biển Đông, các nước lớn hữu quan chắc

chắn sẽ có phản ứng khác nhau. Ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng của

Biển Đông vốn được tạo nên từ những liên đới hữu cơ đa dạng; do đó, cách

hành xử đơn phương để độc tôn chi phối nó là điều không thể. Tuy nhiên, khả

năng “mặc cả” giữa các nước lớn có thể phương hại đến hòa bình của các

nước láng giềng của Lào, và Lào cũng khó tránh khỏi bị lôi kéo vào các cuộc

tranh chấp này. Để giữ gìn mối quan hệ với các nước láng giềng cũng như bảo

vệ lợi ích của Lào thì Đảng NDCM Lào phải thật sự tỉnh táo, khôn ngoan

trong quan hệ song phương và đa phương. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, đi

theo một nước lớn này để đối đầu hoặc chống lại một nước lớn khác không

phải là phương sách tối ưu trong quan hệ quốc tế. Chính sách này lại càng

không phù hợp với đời sống quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, khi xu thế

toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế là điều kiện cho sự

phát triển của Lào. Như vậy, trong điều kiện mới, Lào đứng trước nhiệm vụ

quan trọng là hoạch định và thực thi một chính sách ngoại giao khôn khéo để

tận dụng tốt nhất các thời cơ thuận lợi và giảm thiểu các nguy cơ, thách thức

từ bên ngoài. Nhìn tổng thể, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng, Nhà nước và nhân dân

Lào trong giai đoạn 2011-2016 và những giai đoạn tiếp theo là: Tiếp tục ổn

định chính trị, xây dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, lấy đó làm cơ

sở bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Tiểu kết chương 4: Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011, nhân

dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã đạt được những thành tựu

quan trọng trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc

phòng, văn hóa - xã hội, mang tầm chiến lược, có ý nghĩa lịch sử vô cùng to

lớn; qua đó, giúp Lào nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.

147

Nhìn một cách tổng thể, mặc dù Đảng và Nhà nước Lào đã cố gắng nhưng

chúng ta vẫn có thể thấy nhiều hạn chế còn tồn tại trên các lĩnh vực khác nhau

trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào XHCN. Những bài học về

bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia của Lào trong thời kỳ hội nhập quốc tế,

góp phần làm phong phú về mặt lý luận và thực tiễn đối với các nước đang

phát triển, tích cực hội nhập song cũng phải thận trọng, bước đi những bước

vững chắc, không chần chừ nhưng cũng không nóng vội, giản đơn. Hiện nay,

cùng với xu hướng đa cực hóa trên thế giới đã và đang tạo điều kiện thuận lợi

cho CHDCND Lào tiếp tục theo đuổi chính sách đa phương, đa dạng hóa

quan hệ quốc tế; từ đó, củng cố ĐLDT của mình và mở rộng hội nhập quốc tế.

Nếu xu hướng đa cực hóa tạo ra nhiều sự lựa chọn trong chính sách của Đảng

NDCM Lào thì sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông

Nam Á cũng làm tăng thêm vị thế địa - chính trị của Lào. Tuy nhiên, xu

hướng đa cực hóa và sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn

cũng tạo ra không ít thách thức đối với an ninh và phát triển của Lào. Tham

vọng bá chủ, kiểm soát không gian địa - chính trị của một số nước lớn tại khu

vực có thể gây ra nhiều điều khó xử trong quan hệ của Lào với các nước lớn.

Sự nghiệp củng cố ĐLDT của CHDCND Lào giai đoạn 1991-2011 đã đặt ra

những yêu cầu cụ thể và thiết thực cho đất nước ở những giai đoạn tiếp theo.

Có thể thấy rằng, củng cố và bảo vệ ĐLDT vẫn là nhiệm vụ thường trực,

không ngừng nghỉ của toàn Đảng và toàn dân CHDCND Lào.

148

KẾT LUẬN

Nhìn lại chặng đường lịch sử mà nhân dân các bộ tộc Lào đã đi qua

trong hai mươi năm (1991-2011), có thể thấy Đảng và Nhà nước Lào đã nỗ

lực tập trung mọi lực lượng để xây dựng, củng cố và tăng cường sức mạnh

tổng hợp quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Chủ trương, chính sách,

đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Lào là yếu tố đặc biệt quan trọng

làm nên thành công của sự nghiệp bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia và sự

phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Đường lối của Đảng được xây

dựng trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm ưu tiên số một, đặt trong mối

quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ giữa những yêu cầu cấp thiết bên trong và

tác động của bối cảnh bên ngoài; đồng thời, trong hoạch định và thực hiện

chủ trương, đường lối, chính sách trên các mặt, Đảng NDCM Lào đã luôn tỉnh

táo, linh hoạt và sáng tạo. Đảng NDCM Lào hiểu rõ mối quan hệ biện chứng

giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa an ninh và phát triển; từ đó xác định

nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, phát huy tối đa

nội lực, tranh thủ ngoại lực; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Quần chúng nhân dân các bộ tộc Lào là những người làm nên lịch sử

đất nước Lào trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp

xây dựng đất nước. Lịch sử đấu tranh cách mạng cho thấy, những thành công

hay thất bại của phong trào cách mạng đều xuất phát từ vai trò của quần

chúng nhân dân. Do đó, trong tình hình mới, Đảng NDCM Lào đã đề cao

công tác dân vận, giúp nhân dân hiểu và nắm rõ đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước Lào. Từ đó có thể khẳng định rằng, chính nhân dân các bộ

tộc Lào là nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện thắng lợi sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ thành công độc lập,

chủ quyền quốc gia trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.

ĐLDT, chủ quyền quốc gia của Lào hiện nay không chỉ đơn thuần là

tính bất khả xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ mà còn là sự an toàn,

không bị đe dọa đối với chế độ chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và định

149

hướng XHCN cũng như các quyền duy trì, bảo vệ lợi ích chính đáng của công

dân, của Nhà nước Lào ở nước ngoài. Hệ thống chính trị của Lào đã và đang được

tiếp tục đổi mới mạnh mẽ theo hướng đồng bộ, hiệu quả từ phương thức hoạt

động đến cơ chế tương tác và vận hành của mỗi bộ phận cấu thành, cùng với sự

tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Công cuộc đổi mới hệ thống chính trị cũng

nhằm mục đích nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân các bộ

tộc Lào, sức mạnh chính trị của đất nước, sao cho bộ máy công quyền đủ năng lực

xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát triển của đất nước cũng như những

vấn đề liên quan đến bảo vệ vững chắc ĐLDT, chủ quyền quốc gia trong quá trình

hội nhập. Hệ thống chính trị vững mạnh sẽ tạo ra sức đề kháng cao và làm thất bại

mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Một vấn đề lớn mà CHDCND Lào đang phải đối mặt sau Chiến tranh lạnh

là nguy cơ tụt hậu về kinh tế do trình độ xuất phát điểm thấp. Do đó, nhiệm vụ xây

dựng và phát triển kinh tế; đồng thời, tiếp tục định hướng phát triển kinh tế nhanh,

có hiệu quả, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực sự được coi là trọng tâm hàng đầu, nhằm tăng

cường sức mạnh vật chất - kỹ thuật làm nền tảng bảo vệ ĐLDT.

Bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia đòi hỏi sự kết hợp nhiều nhân tố,

song vai trò của sức mạnh quốc phòng - an ninh vẫn còn nguyên giá trị của

nó. Cùng với việc quan tâm đầu tư vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và xây dựng

thế trận quốc phòng - an ninh thì Đảng và Nhà nước Lào đang tăng cường

giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ, nhân dân các bộ tộc Lào.

Để có thể phát huy vị thế địa - chiến lược, trong quá trình củng cố ĐLDT,

bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững thì đối với Lào,

về đối ngoại, trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa các mối

quan hệ quốc tế, thực sự coi ASEAN là một trong những trụ cột chính của chính

sách đối ngoại. Cần đặc biệt coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với các

nước láng giềng; đồng thời, chú trọng thiết lập hay mở rộng, nâng cấp quan hệ đối

tác chiến lược với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp,

Australia, v.v.. Toàn bộ điều đó sẽ tạo ra cú hích mới, cải thiện vị thế của Lào

150

trong khu vực và trên thế giới; góp phần thiết thực bảo vệ vững chắc ĐLDT, chủ

quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Phát huy những thành tựu và kinh nghiệm thu được trong quá trình thực

hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991-2001, 2001-2010, tại

Đại hội IX, Đảng NDCM Lào xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

quốc gia giai đoạn 2011-2020 bao gồm hai chiến lược lớn: 1. Xây dựng và phát

triển đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Để đạt được mục tiêu đó

phải tập trung vào phát triển các ngành kinh tế sao cho vừa có tốc độ phát triển

cao vừa bền vững, phát triển nguồn nhân lực, giảm bớt những vấn đề bất ổn, mất

cân đối về kinh tế. 2. Phát triển và giữ vững ngành nông - lâm nghiệp để đảm bảo

về lương thực và đáp ứng nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, phát triển

vững chắc một số ngành công nghiệp lớn, công nghiệp trọng yếu làm tiền đề cho

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế đất nước. Quy hoạch khu vực

phát triển kinh tế đất nước: khu vực công nghiệp, khu vực kinh tế đặc biệt - riêng -

biên giới, khu vực kinh tế với việc xây dựng Thủ đô Viêng Chăn trở thành trung

tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước, trung tâm dịch vụ quốc tế, v.v..

Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội với mạng lưới giáo dục ở tất cả các bản làng, các

huyện và tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo

dục - đào tạo. Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, toàn

Đảng, toàn quân và toàn dân Lào đã ra sức phấn đấu triển khai có hiệu quả bốn

khâu đột phá chiến lược mà Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đã đề ra, phấn đấu

đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020 và thực hiện

thành công mục tiêu: “Xây dựng nước mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hoà hợp,

dân chủ, công bằng và văn minh.”

Tóm lại, bảo vệ vững chắc ĐLDT, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh

thổ của Lào được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, cũng là cuộc đấu

tranh lâu dài, kiên trì, bền bỉ với những khó khăn và thử thách to lớn cả từ bên

trong đất nước lẫn từ bên ngoài lãnh thổ. Đây là sự nghiệp của toàn dân Lào,

trong đó Đảng và Nhà nước Lào giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, định hướng,

còn quần chúng nhân dân các bộ tộc Lào giữ vai trò quyết định.

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Ánh (2010), “Một số quan điểm của Chủ

tịch Hồ Chí Minh về quan hệ Việt - Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 5 (122).

2. Đỗ Thị Ánh (2013), “Quan hệ Việt - Lào trong thời kỳ đổi mới”, Tạp

chí Giáo dục lý luận - Học viện khu vực I, Hà Nội, số 196.

3. Đỗ Thị Ánh (2013), “Vài nét về quan hệ Việt Nam - Lào từ thế kỷ

XIV đến đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Giáo dục lý luận - Học viện khu vực I, Hà

Nội, số 197.

4. Đỗ Thị Ánh (2013), “Đối ngoại nhân dân trong quan hệ Việt Nam -

Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị - Hành chính quốc gia Lào, số 18.

5. Đỗ Thị Ánh (2013), “Những thành công trong việc vận dụng tư

tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh ở Lào”, Tạp chí Khoa học xã hội

quốc gia Lào, số 6.

6. Đỗ Thị Ánh (2013), “Đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trong đấu

tranh giải phóng dân tộc từ năm 1954 đến 1975”, Tạp chí Giáo dục lý luận -

Học viện khu vực I, Hà Nội, số 199.

7. Đỗ Thị Ánh (2013), “Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển mối quan hệ

Việt Nam - Lào trong kháng chiến chống Mỹ”, Thông tin Nghiên cứu Quốc

tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ

quốc tế, số 1+2(51+52).

8. Đỗ Thị Ánh (2013), “Về quan hệ đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt -

Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số

5(270).

9. Đỗ Thị Ánh (2015), “Hoạt động đầu tư của một số nước vào Cộng

hoà dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12.

152

10. Nguyễn Xuân An, Đỗ Thị Ánh (2016), “Nhiều kết quả tích cực trong

công tác phối hợp phòng, chống tội phạm về ma tuý biên giới giữa tỉnh Sơn La và

các tỉnh Bắc Lào”, Tạp chí Cảnh sát phòng, chống tội phạm, số 4(74).

11. Đỗ Thị Ánh (2016), “Một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế của

Lào giai đoạn 1991-2011”, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, truy cập ngày 29

tháng 6 năm 2016.

12. Đỗ Thị Ánh, Keovichith Khaykhamphithoune (2016), “Trao đổi

kinh nghiệm vận động nhân dân tham gia phòng, chống ma tuý trên tuyến

biên giới Việt Nam - Lào”, Tạp chí Cảnh sát phòng, chống tội phạm, số 7.

13. Đỗ Thị Ánh (2016), “Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng

hoà dân chủ nhân dân Lào (1991-2011), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 310.

153

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Lào

1. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2001), Cẩm nang hệ thống

tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, Nxb Quốc gia,

Viêng Chăn.

2. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (2002), Đọc cho hết, hiểu cho đúng, tổ

chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

3. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2005), Văn phòng nghiên

cứu lý luận và thực tiễn, Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của

Chủ tịch Cayxỏn Phônvihản, Anh hùng của dân tộc, Nxb Quốc gia,

Viêng Chăn.

4. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2005), Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào 30 năm (1975-2005), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

5. Bộ Chính trị (2004), Tổng kết chiến tranh nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Nhân dân cách mạng Lào (1945-1975), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm (2001 - 2005), Nxb Quốc gia,

Viêng Chăn.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước 5 năm (2006 - 2010), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước (2007 - 2008), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tổng kết giữa nhiệm kỳ tình hình tổ chức

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010),

Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước (2008 - 2009), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

154

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước 5 năm (2009 - 2010), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước 5 năm (2011 - 2012), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

13. Bộ Ngoại giao Lào - Học viện Ngoại giao Lào (2008), Lịch sử ngoại giao

Lào, Tài liệu lưu trữ, Viêng Chăn.

14. Bộ Nông - Lâm nghiệp (2006), Tổng kết tổ chức thực hiện quy hoạch phát

triển nông - lâm nghiệp năm 2005 - 2006 và phương hướng nhiệm vụ

năm 2006 - 2007, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

15. Bộ Quốc phòng (1998), 50 năm lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1945 -

1995), Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn.

16. Bộ Quốc phòng (2005), Đường lối quốc phòng của Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

17. Cayxỏn Phônvihản (1980), Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước

vững bước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, Nxb Quốc gia,

Viêng Chăn.

18. Cayxỏn Phônvihản (1990), Tăng cường đoàn kết thống nhất, hoàn thành

thắng lợi nhiệm vụ năm 1990, Nxb Vi xả hạn kít can phím chăm nài

sức xả, Viêng Chăn.

19. Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005), Nxb Quốc

gia, Viêng Chăn.

20. Cục Khoa học - Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào

(1998), Lịch sử QĐND Lào (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân,

Viêng Chăn.

21. Cục Khoa học - Lịch sử quân sự, Phòng Nghiên cứu lịch sử Bộ Quốc phòng

(2008), Tổng kết chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn.

155

22. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IV, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

23. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1988), Tài liệu Hội nghị Ban Chấp hành

Trung ương Đảng NDCM Lào lần thứ 5 khóa IV, Nxb Quốc gia Lào,

Viêng Chăn.

24. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ V, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

25. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

26. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 - Ban

chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

27. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1999), Tài liệu Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ 8 khóa VI, Nxb

Quốc gia, Viêng Chăn.

28. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

29. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

30. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

31. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

32. Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sửa đổi và bổ sung năm

2003), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

33. Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2014), Tư tưởng của Chủ tịch Cayxỏn

Phônvihản về xây dựng bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống

chính trị của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nxb Quốc Gia,

Viêng Chăn.

156

34. Khăm Phong Bút Đa Vông (2007), Lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

35. KhămTày Xỉphẳnđon (1995), “Sự nghiệp vẻ vang của Đảng Nhân dân

cách mạng Lào”, trong cuốn Phát huy truyền thống vẻ vang của dân

tộc và của Đảng ta, tiếp tục đưa đất nước tiến lên vững chắc”, Nxb

Nạ Khon Luổng, Viêng Chăn.

36. Ngân hàng Trung ương Lào (2011), Tổng kết nền kinh tế Lào năm 2011,

Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

37. Phun Sỉ Pa Xợt (1991), Cayxỏn Phônvihản - người con của nhân dân

Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

38. Thỏa thuận (2008), Chiến lược hợp tác Lào - Trung Quốc giai đoạn 2011

- 2020, Viêng Chăn.

39. Tổng cục Thống kê (2005), Hộ gia đình ở Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào, Nxb Giáo dục, Viêng Chăn.

40. Tổng cục Thống kê (2014), Tổng kết chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2013, Nxb

Quốc gia, Viêng Chăn.

41. Tổng kết thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào từ 1975 - 2005 (2006), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

42. Ủy Ban kế hoạch Nhà nước - Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia (1999),

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Cộng hoà dân chủ nhân

dân Lào đến năm 2020 (Bản dịch), Viêng Chăn.

43. Ủy ban Kế hoạch và hợp tác (2002), Chiến lược công nghiệp hóa, hiện

đại hóa năm 2001 - 2020, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

44. Văn phòng Chính phủ (2008), Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông

thôn, xóa đói - giảm nghèo (2006-2010), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

157

45. Văn phòng kiểm soát ma tuý và phòng chống tội phạm Liên hợp quốc

(UNODC) (2012), Báo cáo tình hình ma tuý tại Lào trong 10 năm

gần đây, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

46. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Nghiên cứu các bộ tộc -

tôn giáo (2009), Tìm hiểu các bộ tộc ở Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

47. Phongsavat Bouppha (2005), Quá trình phát triển của Nhà nước Lào,

Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

48. Vụ Khoa học và lịch sử Bộ Quốc phòng (2005), Lịch sử kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của quân đội và nhân

dân các bộ tộc Lào tại các tỉnh Hạ Lào (1945 - 1975), Nxb Quốc gia,

Viêng Chăn.

Tiếng Việt

49. Alun Bunmisay (2012), “Những đặc điểm cơ bản của văn hoá chính trị

nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8.

50. Ban Nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách

mạng Lào (2005), Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tóm lược),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Bộ Ngoại giao - Ban Nghiên cứu lịch sử ngoại giao (2009), Vận dụng tư

tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

52. Bounthan Kousonnong (2006), “Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong

chính sách đối với Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu quốc

tế, số 3.

53. Bunkhon Bunchít (2005), Vai trò nhà nước đối với sự phát triển kinh tế

nông thôn ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến

sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

158

54. Bunphêng Sỉpasợt (2010), Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng ở các sư đoàn

bộ binh Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sỹ,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

55. Bunthoong Chítmani (2010), Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo

xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

56. Cayxỏn Phônvihản (1975), Nước Lào đang tiến bước trên con đường vẻ

vang của thời đại, Nxb Neo Lào Hắc Xạt, Bản dịch của Ủy ban Khoa

học xã hội Việt Nam.

57. Cayxỏn Phônvihản (1975), Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

58. Cayxỏn Phônvihản (1979), Một vài kinh nghiệm chính và một số vấn đề

phương hướng mới của cách mạng Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội.

59. Cayxỏn Phônvihản (2008), “Tư tưởng và tình cảm cách mạng cao quý của

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ của nhân

dân các bộ tộc Lào”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5 (210).

60. Chăn Seng Phimmavông (2003), Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

61. Chăn Thaphon (2002), Chính sách của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đối

với Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành

Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

62. Công Chắcnokẹo (1997), Đổi mới quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành

công nghiệp trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Cộng

hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

63. Nguyễn Đình Cử - Đặng Thảo Quyên (2012), “Cộng hoà dân chủ nhân

dân Lào: Tài nguyên con người - khâu đột phá để phát triển”, Tạp chí

Cộng sản, số 836.

159

64. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Lịch sử

quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, văn kiện Tập II (1946-

1955), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam(2012), Lịch sử

quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, văn kiện Tập III (1956-

1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam(2012), Lịch sử

quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, văn kiện Tập IV (1976-

1985), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam(2012), Lịch sử

quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, văn kiện Tập V (1986-

2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Trần Đương (2007), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hoàng thân Xuphanuvông,

Nxb Thông tấn, Hà Nội.

69. Nguyễn Hoàng Giáp (2007), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ đặc

biệt và tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào”, Tạp

chí Thông tin đối ngoại, số 41.

70. Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Hữu Cát - Nguyễn Thị Quế (2008), Hợp

tác liên kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam, Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

71. Nguyễn Hoàng Giáp (2011), “Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á, số 8.

72. Nguyễn Hoàng Giáp (2013), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam

Á giữa một số nước lớn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế (2014), Phong trào Cộng sản

quốc tế: hiện nay và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

160

74. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

75. Lê Thanh Hải (2011), “Quá trình trưởng thành của Mặt trận Lào xây dựng

đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6.

76. Trần Công Hàm - Nguyễn Hào Hùng (2005), “Ba mươi năm nước Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào: Những thành tựu”, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á, số 6.

77. Trương Duy Hoà (2006), “Một số thành tựu cơ bản trong 30 năm xây

dựng và phát triển kinh tế ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

1975 - 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6.

78. Trương Duy Hòa (2012), Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

79. Vũ Xuân Hồng (2007), “Công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới và quan

hệ đối ngoại nhân dân với Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9.

80. Vũ Dương Huân (Chủ biên), (2003), Quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Học viện

Quan hệ quốc tế, Hà Nội.

81. Nguyễn Hào Hùng (2004), “Chính sách đối ngoại của Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào thời kỳ sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 6.

82. Nguyễn Hào Hùng (2008), “Nước Pháp và hành trình nghiên cứu về Lào

hơn một thế kỷ qua”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2.

83. Nguyễn Hào Hùng (2008), “Tình hình nghiên cứu Lào ở nước Mỹ”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6.

84. Nguyễn Hào Hùng (2009), “Thái Lan nghiên cứu về Lào”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á, số 6.

85. Hà Mỹ Hương (2002), “Trật tự nào cho thế giới ?”, Tạp chí Cộng sản, số 11.

161

86. Hà Mỹ Hương (2003), “Từ BăngĐung đến Cula Lămpơ: Ngót nửa thế kỷ

một chặng đường lịch sử của phong trào không liên kết”, Tạp chí Cộng

sản, số 24.

87. Hà Mỹ Hương (2003), “Cục diện quan hệ quốc tế giữa các nước lớn những

năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản, số 14.

88. Hà Mỹ Hương (2006), “Quan hệ giữa các nước lớn khu vực châu Á - Thái

Bình Dương: Một vài phân tích và dự báo”, Tạp chí Cộng sản, số 10.

89. Hà Mỹ Hương (2015), “Kinh nghiệm trong xử lý mối quan hệ giữa độc

lập tự chủ và hội nhập quốc tế của Cadắcxtan”, Tạp chí Lý luận chính

trị, số 1.

90. Keng Lao Blia Yao (2005), “Giao thông nông thôn Lào - những thành tựu

và dự án”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2.

91. Khamla Vonvanxay (2012), “Quản lý nhà nước về đất đai ở Cộng hoà dân

chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5.

92. Khaykhăm Vanmavôngsy (2002), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện

nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

93. Khămpha Monvôngsay (2004), Quân đội Lào với sự nghiệp xây dựng

kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện

chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

94. Khămphăn Khumbolin (1991), Một số đặc điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh

tế ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án

phó tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

95. Khămpheng Saysômpheng (2001), “Về tiền đề và bước đi của công nghiệp

hoá, hiện đại hoá ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận

chính trị, số 2.

162

96. Khămphoong Bútđavông (1998), Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách nhà

nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

97. Khămtày Xỉphẳnđon (1992), “Đồng chí Cayxỏn Phônvihản với sự trưởng

thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Lào”, (người dịch Trần

Công), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4.

98. Nguyễn Văn Khoan (2008), Việt - Lào hai nước chúng ta, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

99. Lachay Sinhsuvăn (2010), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ

thống chính trị ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận

chính trị, số 3.

100. Liane Thykeo (2001), Quản lý nhà nước về giá cả hàng hoá trong nền kinh

tế thị trường ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Hà Nội.

101. Văn Linh (1972), Đất nước hoa Chămpa, Nxb Phổ thông, Hà Nội.

102. Uông Minh Long (2012), “Quan hệ với các nước láng giềng trong chính

sách đối ngoại của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thời kỳ đổi mới”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1.

103. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong

xu thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

104. Mahảxỉla Xiravông (1957), Lịch sử Lào từ thượng cổ đến giữa thế kỷ XIX,

Nxb Giáo dục Lào, bản dịch tiếng Lào của Viện Đông Nam Á.

105. M. Rajaretnam - Thái Quang Trung (2013), Một Đông Nam Á: Vận mệnh

chung, tương lai chung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

106. Hồ Chí Minh (2010), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

107. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến năm 2020, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

163

108. Phạm Thị Mùi (2005), “Truyền thông trong phát triển giới ở Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1,tr 48-53.

109. Nguyễn Thu Mỹ (1998), ASEAN hôm nay và triển vọng trong thế kỷ XXI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

110. Trình Mưu - Vũ Quang Vinh (chủ biên) (2004), Quan hệ quốc tế những

năm đầu thế kỷ XXI - vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

111. Vương Hải Nam (2007), Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ đổi

mới, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Quan

hệ quốc tế, Hà Nội.

112. Nguyễn Hồng Nhung (2012), “Triển vọng phát triển kinh tế Lào nhìn từ

thực trạng các dòng vốn vào Lào trong những năm gần đây”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5.

113. Phương Nhung (2005), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào: Chặng đường nửa

đầu thế kỷ đấu tranh và thắng lợi vẻ vang”, Tạp chí Cộng sản, số 7.

114. Lương Ninh (1983), Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội.

115. Hoài Nguyên (2008), Lào - đất nước, con người, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

116. Nguyễn Hùng Phi - TS. Buasi Chasơnsúc (2006), Lịch sử Lào hiện đại

tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

117. Phônthilát Phômphôthi (2001), “Sự cần thiết khách quan tiếp tục đổi mới

tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 12.

118. Phônthilát Phômphôthi (2004), “Thực trạng giải pháp nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Cộng hoà dân

chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2.

119. Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

164

120. Uông Trần Quang (1999), Kinh tế Lào và quá trình chuyển đổi cơ cấu,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

121. Nguyễn Thị Quế (2011), “Bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh hội

nhập quốc tế”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10 (251).

122. Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Hoàng Giáp (2012), Việt Nam gia nhập

ASEAN từ năm 1995 đến nay: Thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

123. Vũ Công Quý - Nguyễn Thị Thi (1998), “Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

với việc gia nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1.

124. Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân

tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

125. Phạm Sang (1994), Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào,

Luận văn phó tiến sỹ khoa học lịch sử, Học viện chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

126. Nguyễn Kim Sơn (1994), “Một số vấn đề thực trạng kinh tế - xã hội ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, trong cuốn Tìm hiểu lịch sử văn

hóa Lào, tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

127. Nguyễn Xuân Sơn - Thái Văn Long (1997), Quan hệ đối ngoại của các

nước ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

128. Sơntha Nuthămmavông (2006), Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển

nền kinh tế nhiều thành phần ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện

nay, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

129. Sủnthon Xaynhachắc (2010), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào 55 năm

trưởng thành và phát triển”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3.

130. Sủnthon Xaynhachắc (2011), “Đại hội IX của Đảng Nhân dân cách

mạng Lào giai đoạn phát triển mới của cách mạng Lào”, Tạp chí

Cộng sản, số 824.

165

131. Trần Cao Thành (1995), Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: 20 năm xây dựng

và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

132. Trần Cao Thành (1995), “Vai trò của kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển

kinh tế xã hội Lào từ 1975 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 3.

133. Lê Bá Thảo (1994), “Một số vấn đề địa lý của Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào”, trong cuốn sách Tìm hiểu lịch sử văn hóa Lào, tập III, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

134. Nguyễn Viết Thảo (2014), “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân

tộc trong xu thế toàn cầu hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1.

135. Nguyễn Xuân Thắng (2003), Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện

nay của kinh tế thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

136. Thongbăn Sẻngaphon (2010), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo

giữ vững an ninh chính trị - thành công và kinh nghiệm”, Tạp chí Lý

luận chính trị, số 4.

137. Thông tấn xã Việt Nam (2008), Bản tin “Kinh tế quốc tế”, số 046.

138. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Tài liệu số 098-TTX, ngày 13-4-2010.

139. Lưu Đạt Thuyết - Cao Duy Tiến (2007), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của

Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh trong 45 năm qua”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9.

140. Trần Dân Tiên (2005), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ

tịch, Nxb Trẻ - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

141. Đàm Trọng Tùng (2015), “Các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống

đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia”, Tạp chí Lý luận chính

trị, số 6.

142. Nguyễn Vũ Tùng (2009), “Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc

tế”, Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới, số 2.

166

143. Unkẹo Sỉpạsợt (2009), “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tổ chức -

cán bộ cấp tỉnh ở Lào hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10.

144. Vănnalạt Chaynhavông (2012), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn 2011 - 2010”,

Tạp chí Lý luận chính trị, số 1.

145. Vănnalạt Chaynhavông (2012), “Phát triển công nghiệp ở Cộng hoà dân

chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6.

146. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1998), Lịch sử Lào, Nxb Văn hóa -

thông tin, Hà Nội.

147. Viện Lịch sử Đảng (1951), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Đông

Dương, lần thứ II, Hà Nội.

148. Viện Quan hệ quốc tế (2012), Tập bài giảng Quan hệ quốc tế - Hệ cao

cấp lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

149. Viện Quan hệ quốc tế (2013), Những vấn đề quốc tế đương đại và quan

hệ đối ngoại của Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

150. Vietlex - Trung tâm từ điển học (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

151. Vixúc Phômthithắc (2003), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ

thống chính trị trong sự nghiệp đối mới hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

152. Xắcxavắt Xuânthenphinmason (2003), Công tác tư tưởng của Đảng Nhân

dân cách mạng Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

153. Xổm phon Xỉ cha lơn (2012), “Thành tựu phát triển kinh tế Lào qua 25

năm đổi mới và tiềm năng hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào”, Tạp chí Lý

luận chính trị, số 9.

154. Xuphanuvông (1951), “Thư của Hoàng thân Xuphanuvông gửi cụ Lê

Thước”, ngày 7-11-1951, Phòng tư liệu Viện Nghiên cứu Đông

Nam Á.

167

Tiếng Anh và tiếng Pháp

155. Allan Beesey (2005), Selling Sex on the Boundaries: The Crossroad of

sexual desire and economic need, Thailand.

156. A staff report (1971), Prepared for the use of the subcommittee on U.S

security agreements and commitments abroad of the committee on

foreign relations united states senate (Chuẩn bị cho sử dụng tiểu ban của

Mỹ bảo vệ hiệp định và đưa quân đi đánh ở nước ngoài; ủy ban ở nước

ngoài kể lại cho thượng nghị viện Mỹ), cơ quan phát hành: U.S

government printing office Washington.

157. Andrew Burkle, Justine Vaisutis (2007), Laos, Published by Lonely

Planet Publishcations Pty Ltd.

158. Dean Fobzbes and Cecile Cutler (2006), “Lao in 2005: 30 years of the

People’s Democratic Republic”, Asian Survey, Vol.XL VI,

January/February.

159. Dedier Betrand (2005), Migrations and trafficking in Lao PDR:

Questions for intervention with victims of sexual exploitation,

Thailand.

160. Congressional research service prepared for menbers and committees of

congress by Thomas Lum - Specialist in Asian Affairs (Foreign

Affairs, Defense, and Trade Division), Junuary 7th

, 2008: “Laos:

Background and U.S relations”.

161. Hans U.Ruther (2002), Markets, Administration and Development,

English - Lao Reader VI, Vientiane, p.36.

162. Indian centre for studies on Indochina, New Delhi (Trung tâm nghiên cứu về

Đông Dương) (1977), Laos land and its people.

163. Ekamol Saichan - Pittaya Phusai (2005), The impact of globalization on a

borderland community in the GMS the emergence and reaction to

Chinese market at Muang Huay Xai, Lao PDR, Thailand.

168

164. Keesing (1993), Record World Events, Tokyo.

165. Khamla Sisomphu, Nguyễn Hào Hùng và Yang Baoyun (2003), Les

sources contemporaines du Laos” (dịch tiếng Anh: Contemporary

sources on Laos: 1976 - 2003, dịch tiếng Việt: Nguồn gốc sự phát

triển của Lào từ 1976 - 2003), Singapore.

166. Krisada Pacharavanich - Titipo Phakdeewanich - Shane Tar (2005),

Arresting economic development in Lao PDR: The impact of non-

tariff barries and economic rents imposed on the cross border trade in

agricutural commodities from the Lao PDR to Thailand by border

officials, Thailand.

167. Martin Stuar-Fox (1982), Contemporary Laos: Studies in the politics anh

society of the Lao People Democratic Republic (Nước Lào hiện đại:

Những nghiên cứu chính trị và xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân

Lào), Nxb London: University of Queensland Prees.

168. National Statistical Centre: Basic Statistic of the Laos PDR, Annual

Report from 1996 - 2000, by Laos and English, Vientiane, 1996,

1997, 1998, 1999, 2000.

169. People’s republic of China (1959), Concerning the situation in Laos (Bàn

về vị thế của nước Lào), Nxb Foreign languages press peking.

170. Phoumi vongvichit (1969), Laos and the victorious struggle of the Lao

people against U.S Neo - Colonialism (Lào và sự đấu tranh sôi nổi của

nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ), Nxb Neo Lao

haksat publications.

171. Phonkeo & Thonglor, The year 2003 in review, Vientiane Time,

December 30- January 4, 2004.

172. SAYO Laos Magazine (2006), “30th year of Lao PDR, Vientiane”,

January, No.16.

169

173. Souphanouvong (1971), Serious bankruptcy of Nixon doctrine in Laos (Sự

phá sản của học thuyết Nixon trên đất nước Lào), cơ quan phát hành Neo

Lao haksat press.

174. Su Youngge Ecology Without Boders. Where CHINA meets Southeast

Asia. Singapore 2000.

175. Saveng Phinith, Phou Ngeun Souk-Aloun, Vannida Thongchanh (1998),

Histoire du pays Lao, de la pre’histoire à la re

’piblique, L

’’Harmattan

Inc; Montre’al: L’’Harmattan, Paris.

176. The World Bank, Lao PDR Economic Monitor, The World Bank

Vientiane Office, October 2003.

177. The World Bank Laos (2012), Country gender assessment for Lao PDR,

Vientiane.

178. Thomas Lum (2008), Laos: Background and U.S. Relations,

Congressional research service prepared for members and commitees

of congress. Foreign Affairs, Defense and Trade Division, Asia

Affairs.

179. UNESCO (2012), Lao PDR - UNESCO country programming document

2012 - 2015, Thailand.

Tiếng Thái Lan

180. Uthay Thepsittha (1968), Lào, đất nước anh em trên tả ngạn sông Mê

Kông, Thái Lan.

181. Sathien Koses (1973), Bán đảo Đông Dương xưa, Thái Lan.

182. Rungmani (1974), Hai ông Hoàng và cuộc đấu tranh cho độc lập, Thái Lan.

183. Boompluk Suanphong (1978), Con đường đi tới mất tự do; cuộc sống dưới

chế độ cộng sản ở Lào, Thái Lan.

184. Teum Wiphakphatchanakit (1987), Lịch sử Lào, Thái Lan.

170

Các trang Web

185. http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/nr040730095659/nr0471200743/nr

0505171880813/ns0506011611736

186. http://petrotimes.vn/news/vn

187. http://www.baomoi.com

188. http://hanoimoi.com.vn

189. http://thanhtra.com.vn

190. http://www.mofa.gov.la (trang Web của Bộ Ngoại giao Lào)

191. http://www.bol.gov.la (trang Web của Ngân hàng Quốc gia Lào)

192. http://muonglaomagazine.com (trang Web của Tạp chí Mương Lào)

193. http://www.moc.gov.la

194. http://www.pasaxon.org.la (Báo Nhân dân Lào)

195. http://www.kpl.net.la (Báo Đất nước Lào)

196. http://www.vientianemail.net (Báo Viêng Chăn Mai)

197. http://www.worldbank.org/en/country/lao

198. http://www.uis.unesco.org/Library/Documents/lao-pdr-unesco-country-

programming-document-education-2012-2015-en.pdf

199. http://www.imf.org/external/np/sec/pn/2011/pn11112.htm

200. http://www.theodora.com/wfbcurrent/laos/laos_people.html

201. http://www.adb.org/documents/PRF/knowledge-products/LAO-4339-

gender-equality.pdf

202. http://www.amnestyusa.org/our-work/coutries/asia-and-the-pacific/Lao

203. http://www.indexmundi.corn/Laos/demographics-profile.html

204. http://www.wikipedia.org/wiki/human-rights-in-Laos

205. http://www. humantrafficking.org

206. http://www.vientinatimes.org.la/constitution.htm

207. http://www.stea.gov.la

171

208. Xem:http://socongthuonght.gov.vn/xuc-tien-thuong-mai/viet-nam-lao-

tang-cuong-hop-tac-thuong-mai-va-111au-tu

209. Xem:http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr0408071

05039/ns141126095945

210. Xem:http://cepece.edu.vn:8080/vi/h-p-tac-chuyen-gia/297-h-p-tac-giao-

d-c-va-phat-tri-n-ngu-n-nhan-l-c-vi-t-nam-lao.html

211. Xem: http://www.la.em-Japan.go.jp

212. Xem:http://vneconomy.vn/the-gioi/nhat-ban-vien-tro-cho-lao-16-ty-yen-

66785.htm

213. Xem:http://vov.vn/thegioi/lao-tang-cuong-hop-tac-voi-nhat-ban-

386346.vov

214. Xem:http://www.ctvc.edu.vn/vi/tin-van/nhung-thanh-tu-noi-bat-cua-

chdcnd-lao

215. Xem:http://www.clv.development.org/portal/pls/portal/docs/5737146pdf

216. Xem: http://www.ide.go.jp/English/publish/download/dp/pdf/205.pdf

217. Xem: http://www.hdrstarts.undp.org/en/countries/profiles/Lao.html

218. Xem: http://www.antv.gov.vn/hop-tac-viet-nam-lao-chong-ma-tuy

172

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tổng thu ngân sách nhà nước (1995-2010) ở Lào

(Đơn vị: Tỷ Kíp)

Các khoản

thu

1995-1996 2000-2001 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010

Tổng thu 230,15 1.779,42 5.107,60 6.134,00 7.312,04 8.340,77 8.140,17

Thuế và phí 110,00 1.509,91 4.411,30 5.460,10 6.617,47 7.589,00 7.052,90

Thu khác 120,15 269,51 696,30 673,90 694,57 751,77 1.087,26

Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài Chính Lào, năm 2011

Phụ lục 2: Kim ngạch xuất khẩu của Lào vào các thị trường giai

đoạn 2001-2010

Đơn vị: Triệu USD

Thị

trường

Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Châu Á 23.570 182.090 16.991 9.995 6.973 63.486 183.413 188.311 109.166 124.449

ASEAN 167.407 16.999 183.535 175.588 230.204 590.040 485.452 592.409 678.190 773.136

Châu Mỹ 8.812 366 6.275 5.647 6.254 6.935 16.334 39.486 10.240 11.674

Châu Âu 100.267 119.199 93.741 121.805 129.046 124.690 154.344 353.718 233.368 266.040

Châu Đại

Dương

119 222 40.958 61.273 83.144 92.704 86.024 133.535 93.438 106.519

Châu Phi 24.710 3.742 11.124 12 2 153 0 0 0 0

Tổng 324.885 322.618 352.624 374.320 455.623 878.088 925.567 1.307.459 1.124.402 1.281.818

Nguồn: Bộ Công thương Lào, năm 2011.

Phụ lục 3: Đầu tư nước ngoài tại Lào (2001-2011)

Đơn vị: Triệu USD

Năm tài khóa Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu

USD)

2001 - 2002 80 133

2002 - 2003 178 426

2003 - 2004 161 533

2004 - 2005 143 1245

2005 - 2006 171 2699

173

2006 - 2007 191 1136

2007 - 2008 152 1215

2008 - 2009 208 4312

2009 - 2010 207 1402

2010 - 2011 288 2734

Nguồn: Vụ Kế hoạch tổng hợp và dịch vụ - Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế

hoạch và Đầu tư Lào, năm 2011.

Phụ lục 4: Phân bổ dòng FDI vào Lào giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: USD

STT Lĩnh vực/Ngành Số dự án đã

đăng ký

Giá trị đầu tư

(USD)

1 Sản xuất điện 47 4.153.051.585

2 Nông nghiệp 211 1.155.164.225

3 Khai thác mỏ 202 3.162.124.956

4 Công nghiệp và thủ công nghiệp 262 1.025.642.679

5 Dịch vụ 226 1.402.287.005

6 Thương mại 133 312.202.360

7 Xây dựng 43 288.480.951

8 Khách sạn và nhà hàng 85 235.411.245

9 Công nghiệp gỗ 49 118.833.034

10 Ngân hàng 23 165.096.000

11 Viễn thông 5 156.165.978

12 May mặc 40 30.474.920

13 Dịch vụ tư vấn 61 21.245.252

Tổng số 1387 12.226.000.190

Nguồn: Planning Strategy and Service Division, Investment Promotion

Department IPD, Lao PDR, 2011.

174

Phụ lục 5: Đầu tư của Nhà nước Lào từ năm 2005-2010

Đơn vị tính: Tỷ Kíp

Năm

Nội dung

2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010

Tổng vốn đầu tư 3.649,00 2.614,59 3.642,03 3.329,88 5.125,27

Vốn trong nước 424,00 516,59 688,00 1.137,82 1.265,00

Vốn vay nước ngoài 3.225,00 2.098,00 2.954,03 2.192,06 3.860,27

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 - 2010, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư Lào, xuất bản năm 2009, trang 70.

Phụ lục 6: Tỷ lệ dân sống ở mức nghèo khổ trong ASEAN

Quốc gia Tỷ lệ nghèo (%)

Campuchia 31 (năm 2007)

Myanma 32,7 (năm 2007)

Inđônêxia 13,33 (năm 2010)

Malayxia 3,6 (năm 2007)

Philipin 32,9 (năm 2006)

Việt Nam 10,6 (năm 2010)

Thái Lan 9,6 (năm 2006)

Lào 20,4 (năm 2010)

Nguồn: CIA World Factbook, 2010.

Phụ lục 7: Sự tiến bộ theo hướng giáo dục cho mọi người ở

CHDCND Lào (1999-2008)

Giáo dục cho

mọi người

Nội dung Theo dõi

nghiêm

ngặt

Giảm

theo

dõi

Theo

dõi

Đạt

được

Xu hướng

1999 và 2008

Mục tiêu 1: Chăm

sóc trẻ và giáo dục

Tỷ lệ nhập học thô

ở tiểu học

* Tăng từ 8% lên

15%

Mục tiêu 2: Giáo

dục tiểu học

Tỷ lệ nhập học

đúng tuổi tiểu học

* Tăng từ 78% lên

82%

Mục tiêu 3: Nhu cầu

học tập ở thanh niên

và người lớn

Tỷ lệ biết đọc chữ

(15-24 tuổi)

* Tăng từ 78,5% lên

84%

Tỷ lệ nhập học thô

cấp hai

* Tăng từ 33% lên

44%

Mục tiêu 4: Cải

thiện trình độ biết

đọc chữ ở người lớn

Người lớn biết đọc

chữ (>15 tuổi)

* Tăng từ 68,7 lên

73%

175

Mục tiêu 5: Đánh

giá cân bằng giới

tính và bình đẳng

trong giáo dục

Cân bằng giới tính

ở tiểu học

* Cải thiện từ 0,85

lên 0,91

Cân bằng giới tính

ở cấp hai

* Cải thiện từ 0,69

lên 0,81

Mục tiêu 6: Bình

đẳng trong giáo dục

Tốt nghiệp ở tiểu

học

* Tăng từ 54% lên

67%

Tỷ lệ học sinh/

giáo viên tiểu học

* Cải thiện từ 31:1

lên 30:1

Nguồn: UNESCO GMR in 2006 and 2011, page 4.

Phụ lục 8: Số lượng sinh viên theo học năm 2005-2006 và 2008-

2009

2005 - 2006 2008 - 2009

Bằng cấp Tổng Nữ Nam Tổng Nữ Nam

Trung học kỹ thuật 20.915 9.220 11.695 12.761 4.850 7.911

Bằng tốt nghiệp cao

đẳng, bằng cử nhân

48.847 18.776 30.071 111.945 48.168 63.777

Thạc sỹ - - - 387 128 259

Tiến sỹ - - - 92 2 90

Tổng 73.118 29.037 44.081 125.372 53.240 72.132

Nguồn: Ministry of Education (MOE) 2006 and 2009, page.25

Phụ lục 9: Xuất nhập khẩu của Lào 2005-2011

Đơn vị: Triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chênh lệch xuất - nhập khẩu

2005 553.08 881.97 - 328.89

2006 882.00 1060.19 - 178.16

2007 992.69 1064.63 - 141.49

2008 1091.90 1403.17 - 313.26

2009 1052.79 1461.10 - 408.41

2010 1746.40 2060.40 - 314.06

2011 1853.98 2422.86 - 568.89

Nguồn: Bank of the Lao PDR, 2011.