Phó-Tế Vĩnh Viễn Là Ai? - jngoc.com · thầm kín che dấu nỗi lòng ẩn sâu, để...

38
TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 209 Phó-Tế Vĩnh Viễn Là Ai? Sau một đêm trằn trọc, tôi thấy chút lao đao trong lòng. Từ phòng ngủ đi ra, bước chân nặng trĩu những suy tư vẫn còn vương đọng. Một đêm thao thức trong tiếng nấc mơ hồ dĩ vãng. Tôi không biết vì đâu, chỉ biết càng nhắm mắt thì tâm hồn càng hỗn loạn. Tôi nhớ tôi, hay nhớ những vật vờ của tháng ngày trùng điệp truân chuyên. Cuộc đời con người quả thật chỉ khi nằm xuôi tay mới tránh hết được muộn phiền. Từ những vui buồn lẫn lộn, những mua vui nhất thời của tuổi trẻ càng ngày càng nở hoa trong lòng, một loại hoa dại hoang dã trên những mảnh thời gian vùi dập của miệt mài nơi chiến trận, hay bên những đống tro tàn phế thải rong chơi của muộn phiền tan nát tuổi mưng mủ phận đời. Cuộc đời ai chả có những thăng trầm, nhất là tình cảm. Lòng con người đã chẳng là nơi bí mật và ôm ấp muôn vạn những bí ẩn sao? Người ta hay thề thốt, vì đó là bệnh nan y của con người, thứ dịch mà con người không sao có thể tìm

Transcript of Phó-Tế Vĩnh Viễn Là Ai? - jngoc.com · thầm kín che dấu nỗi lòng ẩn sâu, để...

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 209

Phó-Tế Vĩnh Viễn Là Ai?

Sau một đêm trằn trọc, tôi thấy chút lao đao trong lòng. Từ phòng ngủ đi ra, bước chân nặng trĩu những suy tư vẫn còn vương đọng. Một đêm thao thức trong tiếng nấc mơ hồ dĩ vãng. Tôi không biết vì đâu, chỉ biết càng nhắm mắt thì tâm hồn càng hỗn loạn. Tôi nhớ tôi, hay nhớ những vật vờ của tháng ngày trùng điệp truân chuyên. Cuộc đời con người quả thật chỉ khi nằm xuôi tay mới tránh hết được muộn phiền.

Từ những vui buồn lẫn lộn, những mua vui nhất thời của tuổi trẻ càng ngày càng nở hoa trong lòng, một loại hoa dại hoang dã trên những mảnh thời gian vùi dập của miệt mài nơi chiến trận, hay bên những đống tro tàn phế thải rong chơi của muộn phiền tan nát tuổi mưng mủ phận đời.

Cuộc đời ai chả có những thăng trầm, nhất là tình cảm. Lòng con người đã chẳng là nơi bí mật và ôm ấp muôn vạn những bí ẩn sao? Người ta hay thề thốt, vì đó là bệnh nan y của con người, thứ dịch mà con người không sao có thể tìm

210 J. Ngoïc

được thuốc chữa, nên con người vẫn luôn lầm tưởng, và tự bào chữa cho những không thật với chính mình. Họ hứa yêu nhau nồng thắm, và tràn đầy mộng mơ huyền thoại, thứ ngôn từ ma chay lãng quên nhưng lại là thứ vũ khí sắc bén và hữu hiệu nhất để con người sẵn sàng cho nhau tất cả, từ thân xác và ngay cả linh hồn. Những lời yêu đương đó phải chăng chỉ là nhất thời lầm tưởng, hay mãi là những thầm kín che dấu nỗi lòng ẩn sâu, để rồi tư tưởng đi hoang và những đêm dài luôn là những trằn trọc tìm về một khác lạ hồi hộp bất chợt hàng ngày bắt gặp…

Tôi thở dài trút bỏ, nhưng hình như càng trút bỏ thì sự mông lung càng xoay mình cựa quậy, khiến tôi tưởng vấp té vì sợi dây điện của chiếc máy tính cá nhân tôi dùng tối qua còn cắm trong ổ điện ngang qua lối đi. May thay, tôi cũng chưa đến nỗi già quá độ nên vẫn còn gượng dậy dễ dàng. Tôi lắc đầu như tự an ủi mình, rồi bước thẳng đến lấy thuốc cao máu, một công việc hàng ngày, bất di bất dịch.Tôi không biết ở tuổi tôi, những người khác thế nào, nhưng sáng nào cũng vậy, công việc đầu tiên là phải nuốt trôi 4 viên thuốc như một dinh dưỡng mà không có thì tất cả suy sụp và đổ vỡ. Dòng máu trong tôi được lưu hành đúng là nhờ những viên thuốc, nếu không, có thể vì tính bất trị sẽ khiến tôi không còn khả năng kiềm chế muộn phiền, vì bẩm sinh tôi đã là con người đa nghĩ, để rồi sức ép từ trái tim tôi lúc nào cũng chồi xụp, như một dòng suối với biết bao khối đá cản đường, những khối đá của lo âu cả nghĩ, hay vì mệnh số chao đảo của kiếp tha hương đang khiến tôi dần mất đi niềm tin của ngày trai trẻ….Và tôi phó mặc khoảnh khắc, để cố gắng tìm cho mình một buổi sáng khác với những buổi sáng hàng ngày trong tuần, mà ngày nào cũng thế, mười ngày như một, thức dậy, chân trước chân sau đã phải vật lộn với thời gian, nhất là cảnh xa lộ kẹt xe buổi sáng nơi thành phố này….

Và tôi cố quên khoảnh khắc để tìm hương vị thanh thản, dù là giả tạo, nhưng tối thiểu lúc này tạm nghĩ như

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 211

một ân huệ cho mình, nên tôi loay hoay pha cà phê cho chính mình, một công việc mà thường ngày ít khi tôi tự làm.

Khi tôi còn đang xít xoa với hương vị của ly cà phê vừa pha trên tay, bỗng tôi nghe từ đâu có tiếng chim hót. Tôi nhìn ra vườn sau nhà, tiếng chim hót rộn ràng ngay sau vườn nhà tôi. Chút ngạc nhiên, vì tôi vẫn tưởng trời còn tối, có lẽ bệnh lãng trí đã bắt đầu thân mật với tôi. Tôi đến bên cửa kéo tấm màn che rồi nhìn ra. Bình minh đã rộn ràng khoe trên những bông hoa tường-vi mầu đỏ nơi đài Đức Mẹ. Mầu hoa đỏ thắm tươi như đang mỉm cười với nắng mai lóng lánh khiến lòng tôi man mác dạt dào một tơ duyên huyền bí ẩn sâu bừng dậy.

Tôi thấy cuộc đời con người đôi khi cũng tràn ngập những rạo rực hoang dã bất chợt nếu con người biết thân quen và tìm gặp. Mầu nhiệm thiên nhiên quả lúc nào cũng cho ta những thân quen gần gũi, nhưng hình như ta hay thờ ơ để rồi tự chìm trong cô đơn buồn bã. Tự nhiên tôi nhớ tới lời kinh-thánh: “Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: Lấy gì mà ăn; Hay cho thân xác các con: Lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó”.

Trong gợi nhớ gọi về trong tư tưởng đó, càng khiến tôi đắm nhìn và chìm ngập trong huyền diệu mà Thiên Chúa đã tác tạo và an bài. Và bỗng dưng tôi nhớ tới cô cháu họ của nhà tôi đến chơi cách đây mấy tuần, khi hỏi tôi về loại

212 J. Ngoïc

hoa tường-vi trồng ngay bên đài Đức Mẹ sau vườn nhà tôi. Cô cháu tôi đã nhờ tôi ngắt một cành về làm mẫu, để cho người bà con trên Dallas, vì có đứa con gái đặt tên Tường Vi, mà không biết tường-vi là loại hoa nào.

Từ đó, tôi bỗng nhớ tới Tường Vi, người con gái của nhiều năm về trước mà tôi thân quen, nay đã trở thành một nữ-tu đang truyền giáo bên Phi-châu. Người con gái mà tôi cũng một thời hoang mang trong lòng vì sự hiền thục và khiêm tốn thật của một tâm hồn trong sáng không chút vẩn vương thế tục, mà lúc đó, một người bạn trai tai ác của tôi lại luôn coi như một giả dối che đậy.

Nhưng thực ra cũng có thể ngày đó bạn tôi bị phụ tình, bị một người con gái khác, ngoài mặt rất hiền thục và dịu dàng, nhưng trong lòng thì như dao găm mà không ai hay, mãi tới khi bạn tôi bị người con gái đó bỏ rơi, bị phó mặc với bao nhiêu lý do mâu thuẫn, bạn tôi mới chưng hửng, thì mọi chuyện đã hoàn toàn tuyệt vọng. Tôi nhớ bạn tôi đã từng bảo tôi ngày còn quen người con gái có tên Thúy Vi đó, bạn tôi rất tâm đắc câu ca dao tục ngữ: “Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon.” Và bạn tôi luôn tấm tắc khen Thúy Vi:

- Mày thấy Thúy Vi không chỉ đẹp người, mà còn đẹp nết, tao đã chọn đúng người.

Nhưng không hiểu sao lúc đó tôi lại cảm thấy một ngượng ngập nào đó khi gặp Thúy Vi, vì ở Thúy Vi tôi không tìm thấy sự chân thật của hiền dịu như bạn tôi nóí, mà ngược lại, tôi vẫn mông lung trong lòng một suy nghĩ bất an mà tôi không thể diễn tả, vì tôi thấy hình như Thúy Vi chứa ẩn một dối trá nào đó mà khó ai có thể nhìn thấy, cũng giống như những nhà chính trị lão thành biết giấu giếm và luôn căn cơ lợi hại cho mình.

Ngoài ra ngày đó, còn một điểm rất lạ trong tôi, tôi luôn nhìn Thúy Vi giống như một chiếc thùng rỗng. Một chiếc thùng rỗng được vẽ bằng lớp sơn giả hiệu. Hay nói khác hơn, như một xướng ngôn viên trong đài truyền hình

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 213

nào đó: Khuôn mặt xinh xắn, vì được làm duyên và tô phết bằng những lớp phấn thời đại. Dáng người thì qúy phái với những chiếc váy mắc tiền thay đổi hàng ngày, không khác chi những người mẫu trưng diện đương thời, nhưng bề sâu thì rỗng tuyếch, không chút hoa mỹ tâm hồn, nhất là không khác chi loài vẹt, nhiều khi không biết mình đọc gì, hỏi gì và nói gì… vì thế tôi đã thường đùa giống như con búp bê bằng nhựa rỗng tuyếch...

Và nào có thể ngờ, những tư tưởng mà tôi hoang mang đó lại là sự thực, và đã trở nên một bất hạnh nhãn tiền sau này cho bạn tôi. Tôi đã trải qua không biết bao cố gắng để an ủi bạn tôi, hầu bạn tôi bớt đau khổ, để khỏi quẩn trí mà sinh ra tai hoạ cho mình.

Thúy Vi quả thật là một người con gái mang nặng vật chất, và luôn che đậy những dối trá bằng cách đánh bóng trên mọi khía cạnh che mắt thế gian, nhất là che mắt bạn tôi, nên khi bạn tôi nhận ra, và khi đã hoàn toàn bị sức mạnh của giả trá vùi dập, thì bạn tôi đã phải trả giá về sự nhẹ dạ của mình, từ đó, bạn tôi đã ngất lên ngất xuống, đã đau khổ và cùng tận trong xót xa, đến nỗi mấy lần bạn tôi đã toan tính kết liễu đời mình. Chính vì thế, tôi đã phân tích, an ủi, và tìm đủ cách hầu bạn tôi gỡ rối chính mình ra khỏi sầu não trước gian dối thế gian…

Chính vì thế, tôi nhớ đã rủ bạn tôi cùng xem phim “The Thorn birds” để an ủi chính mình về những bề trái của cuộc đời ngay nơi những vị chủ chăn, hầu xoa dịu phần nào nỗi đau trong lòng của bạn tôi.

Quả thật ngay lúc đó tôi chỉ muốn bạn tôi hiểu rằng, dù địa vị nào, và dù cảnh huống nào thì cũng có người tốt, người xấu, do đó, không nên tự trách mình mà hãy vươn lên trong sự thiệt thòi và nhơ nhớp nhất của cuộc đời.

Nhưng ngờ đâu, chính lần đó, vì xem phim The Thorn Birds mà bạn tôi đã rối đức tin, và cuối cùng đã cùng tôi tranh luận suốt mấy ngày liền, vì bạn tôi đã hoàn toàn mất niềm tin nơi những chủ chăn, vì với một linh-mục như

214 J. Ngoïc

Ralph, môt vị linh-mục rất đạo đức và thánh thiện, hơn nữa còn được truyền chức giám-mục, mà có thể xa ngã dễ dàng với Meggie, một cô gái sống nơi một nông trại ít văn minh như thế.

Nhưng với tôi, tôi lại thấy phim rất hay và lột trần được rất nhiều điều mà người công-giáo cần phải coi và nghĩ lại về mọi phương diện và mọi mặt hàng ngày khi phải xã giao, hoặc giao tiếp với các linh-mục, nhất là những bậc nữ nhi…

Sự xa ngã của Ralph mà Richard Chamberlain thủ vai không phải là một xa ngã do bản năng nguyên thủy, mà là một sự xa ngã do chính giáo dân đã tạo thành. Người giáo dân công-gíao đôi khi đã quá thờ ơ đến bổn phận của một linh-mục, nên đã vô tình hay cố ý lãng quên bổn phận chính mình, là luôn “phải” giúp đỡ các linh mục, không chỉ bằng lời cầu nguyện, mà ngay việc làm hàng ngày, đừng để các linh-mục nẩy sinh lòng tham lam… kêu ngạo…

Tuy nhiên khi đào sâu, lòng tôi quả thật cũng hoang mang. Tôi hoang mang không phải vì tội lỗi, nhưng ho-ang mang vì sự định giá nhân phẩm của con người rất khó khăn, vì làm sao ai có thể ngờ rằng, một bề ngoài thánh thiện đó lại chứa cả một tâm sự hoàn toàn khác biệt.

Bây giờ thì bạn tôi đã trở thành một mục-sư, mặc dầu xưa kia cũng từng là một chủng sinh, một thầy với 3 năm triết, đã tu và tưởng đã chịu chức. Nhưng thật ra không hẳn vì The Thorn Birds hay vì Thúy Vi, mà còn nhiều lý do, mà lý do tệ hại nhất là bạn tôi quen biết quá nhiều những người chức giới, hoặc là bạn bè, hoặc là cùng sinh hoạt lâu ngày, nên lộ diện những điều mà bạn tôi không thể chấp nhận, những giả dối và lạm dụng của những con buôn lợi lộc, thực sự mới là lý do đã khiến bạn tôi xoay chiều.

Tuy nhiên, tôi vẫn thường bảo bạn tôi, là mình đi đạo là tin vào Chúa chứ không phải vì những lầm lỗi của người đời mà bỏ đi niềm tin của mình, như vậy, người thiệt thòi là mình chứ không phải là ai khác. Nhưng dĩ nhiên bạn tôi

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 215

đã cứng đầu không nghe điều tôi nói, và chỉ coi như một điều khôi hài, có thể bạn tôi nghĩ tôi mới là kẻ cần phải kiểm soát lại lối suy nghĩ và con người chính tôi hơn là bạn tôi. Có mấy ai trên đời mà không nghĩ mình đúng, và có mấy ai trên đời mà chấp nhận điều mình làm là sai? Nên tôi cười trừ và luôn tôn trọng sự tự do và lối suy luận của bạn tôi, vì ở đâu cũng là Chúa, và đâu cũng dậy ăn ngay ở lành. Nhưng phải công nhận một điều, là bây giờ bạn tôi rất thuộc và đi sâu vào kinh-thánh.

Nghĩ tới đây tôi chút ngậm ngùi, nhưng rồi phó mặc. Tôi đưa ly cà phê lên hớp một ngụm nhỏ. Mùi cà phê hôm nay không thơm như mọi ngày, mà tôi còn cảm thấy đắng và không chút mùi vị. Vừa lúc đó nhà tôi từ phòng ngủ đi ra, nhìn thấy nhà tôi, tôi đã không ngần ngại:

- Cà phê hôm nay không chỉ đắng, mà anh còn cảm thấy hình như không có chút mùi vị gì của cà phê em ạ.

Nhà tôi nhìn tôi, hình như chút bực dọc:- Ơ hay! Anh pha chứ đâu phải em pha, sao anh lại hỏi

em?Tôi lắc đầu:- Có lẽ vì cà phê cũ, hay vì em mua loại rẻ tiền phải

không?Nhưng nghĩ sao tôi làm hòa:- Hay là tại vì anh cả đêm không ngủ, nên miệng đắng,

uống gì cũng không biết ngon.Nhà tôi lúc này mới nhìn tôi:- Sao lại không ngủ được? Có phải chuyện hôm qua ở

nhà bác Hai làm anh khó chịu phải không? Anh lúc nào cũng cả nghĩ nên dễ bị chi phối. Cẩn thận đấy, có tuổi rồi mà còn nghĩ quanh, nghĩ quẩn, máu bốc lên, thuốc nào uống cũng vô hiệu đấy.

Tôi thở dài:- Cũng không hẳn.Rồi tôi tiếp:- Thực ra câu chuyện hôm qua cũng thường thôi, để ý

216 J. Ngoïc

làm gì cho thêm mệt.Nhà tôi vừa bước đến nhà bếp vừa trả lời:- Anh nghĩ như vậy cũng tốt.Nhưng bỗng dưng nhà tôi dừng lại hỏi tôi:- Anh còn nhớ năm 1992 anh đã phân tích gì cho em

không? Lúc đó chẳng phải anh cũng tính đi học thầy sáu vĩnh viễn sao?

Tôi cắt ngang nhà tôi:- Cái gì mà thầy sáu vĩnh viễn. Phải noí là phó-tế vĩnh

viễn chứ. Rồi tôi tần ngần một chút như cố nhớ lại. Lúc sau tôi

bảo nhà tôi:- Chứ không phải em muốn cho anh đi nhưng anh

không đi sao?Và tôi cười:- Hôm qua Hai còn nhắc lại, và hỏi anh tại sao không đi

học phó-tế. Anh đã lắc đầu bảo Hai là anh không đủ lòng tin chính mình.

Nhà tôi nghe thế mỉm cười:- Chứ không phải là sợ có gì xảy ra cho em, anh không

được lấy vợ chứ gì?Tôi đưa cả hai tay lên trời:- Ôi xin Chúa chứng giám. Một vợ đã đủ chết rồi, còn

đèo bồng thêm thì anh xin bái lạy. Anh đã chẳng nói: “Kiếp sau xin ở một mình, cho dù cơ cực một mình vẫn hơn” sao?

Nhà tôi nguýt dài không nói. Tôi nhìn nhà tôi mỉm cười và chợt nhớ tới tháng ngày qua, những ngày mà tôi còn hăng say với công việc nhà thờ, những ngày mà tôi như bạn tôi chưa biết nhiều, và gần gũi với những điều, những việc, mà đáng lý ra tôi không nên gần gũi…

Tôi nhớ vào năm đó, một vị linh-mục chánh xứ đã có ý đề nghị cho tôi đi học khoá phó-tế vĩnh viễn. Lúc đầu tôi cũng đã nghĩ ngợi mông lung và cố gắng tìm hiểu về phó-tế vĩnh viễn là ai.

Thực ra, không biết có bao nhiêu người công-giáo hiểu

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 217

chức năng của thầy sáu hay thầy phó-tế và phó-tế vĩnh viễn là gì. Chính vì thế, trong một bữa tiệc một người công-giáo đã không ngần ngại trả lời người bạn không cùng tôn giáo khi hỏi:

- Có phải thầy sáu là những người muốn đi tu làm linh-mục, nhưng không đậu linh-mục nên phải làm thầy sáu không?

Và thật một bất ngờ, vì người bạn công-giáo ngồi cùng bàn với tôi đã ấm ớ không biết trả lời ra sao, khiến tôi phải lên tiếng:

- Tùy thuộc vào giáo-hội công-giáo ở một số nước, như ở Hoa-Kỳ chẳng hạn, có hai loại phó-tế, một là: “thầy” phó-tế, người chịu chức thánh để sửa soạn lãnh nhận chức linh-mục. Sở dĩ người công-giáo Việt-Nam gọi là thầy-sáu, vì tất cả các chủng sinh ngay sau khi hoàn tất chương trình huấn giáo trong nhà-tập, thì đã được gọi là thầy rồi. Và có lẽ vì để tránh sự lầm lẫn, và cũng là thói quen xưng hô, nên giáo dân vẫn giữ chữ “thầy” nguyên thủy, rồi kèm sau đó chữ “phó tế” hoặc “sáu”, sau khi các thầy đã được lãnh nhận chức sáu trong bảy chức thánh để sửa soạn lãnh chức linh-mục đời đời.

Và tôi tiếp:- Thường chức thầy-sáu hay thầy phó-tế của các thầy

tu được lãnh nhận một năm trước như là một ân sủng để không chỉ sửa soạn, mà còn sẵn sàng cho chức thánh linh-mục đời đời, tức là chức bảy trong bảy chức thánh. Và nếu như vì một lý do nào đó mà các thầy-sáu này không tiếp tục lãnh nhận chức linh-mục, thì chức thầy-sáu cũng sẽ bị bỏ quên. Còn thứ hai là: “phó-tế vĩnh viễn” thì không phải là những người đi tu dòng hay chủng viện, mà những vị này đã được giới thiệu qua các linh-mục chánh-xứ sở tại, và chỉ huấn luyện trong những ngày cuối tuần, nên phải kéo dài mất 3 năm. Tuy nhiên chương trình học của các phó-tế vĩnh viễn chỉ thu gọn một ngàn giờ mà thôi. Ngoài ra, điều căn bản khác nữa là: những người đi dự khóa phó-

218 J. Ngoïc

tế vĩnh viễn phải theo tiểu chuẩn ấn định rất rõ ràng là: nếu độc thân thì phải trên 25 tuổi, và nếu đã có gia đình thì phải trên 35 tuổi. Người đã có gia đình hay chưa có gia đình đều phải hứa không lập gia đình sau khi đã lãnh nhận chức phó-tế vĩnh viễn, dù vợ qua đời hay xa nhau dù bất kỳ lý do gì. Nhưng nhớ một điều, là không phải hội đồng giám-mục ở nước nào cũng có chương trình khoá học phó-tế vĩnh viễn, mà có những nơi không có, như Việt Nam chẳng hạn.

Nhưng tôi cũng chỉ giải nghĩa tóm gọn như vậy, chứ còn thực ra tôi cũng đã tìm hiểu, nhất là được một linh-mục bạn đã giải nghĩa cặn tường. Người bạn linh-mục tôi đã tỉ mỷ trong một lần hai chúng tôi cùng mạn đàm, khi người bạn của tôi đến thăm chúng tôi tại tư gia. Người bạn tôi nói:

- Trước khi tìm hiểu về phó tế, chúng ta hãy tìm hiểu danh từ phó tế từ đâu. Danh từ phó tế phát xuất từ chữ Hy lạp “diakonos” có nghĩa là "người tôi tớ", "người phụ giúp". Các phó tế được coi như là tai, là mắt, là miệng lưỡi, thậm chí còn như là con tim cũng như linh hồn của giám-mục" trong việc chăm sóc giáo-hội như được ghi lại trong một tài liệu cổ Didascalia.

Tôi cắt ngang lời bạn tôi:- Nếu phó-tế phát xuất từ tiếng Hy-lạp “diakonos” thì

tại sao người Việt mình lại không gọi là phó-tế, mà lại gọi là thầy phó-tế.

Bạn tôi trả lời ngay:- Người Việt mình là thế. Nhiều lúc cứ nghĩ là: gọi sao

cũng được, vì đó cũng chỉ là câu gọi thôi. Nhưng thực ra, ông nói đúng, không có thầy phó-tế vĩnh viễn, mà chỉ có phó-tế vĩnh viễn mà tôi. Thầy phó-tế phải để gọi những phó-tế sửa soạn được truyền chức linh-mục mới đúng.

Nhưng tôi xuề xòa:- Tôi đồng ý với ông, người Việt mình nhiều lúc xưng

hô loạn lên, bố mẹ linh-mục cũng cố, mà ngay cả bố mẹ các

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 219

sơ cũng cố, chẳng hiểu danh xưng cố từ đâu, từ đời nào, và có ẩn ý gì, tốt hay xấu, hay lại là một ẩn ý không mấy tốt đẹp nào đó không hay… Thấy người ta gọi, mình cũng gọi, nên đôi khi đến nực cười. Mai mốt bố mẹ phó-tế vĩnh viễn chắc rồi cũng xưng cố luôn. Nhưng nếu điều này xảy ra thì có lẽ không còn là cố, mà là quá cố mất cụ ạ

Và tôi tiếp:- Nhưng thôi, bây giờ thì xin ông giải thích, chức phó-

tế vĩnh viễn được dựng lên từ đâu và lúc nào?Bạn tôi suy nghĩ rồi bảo tôi:- Trước khi trả lời ông, mình nói sơ qua cho ông biết

về hành trình của mình trước khi chịu bảy chức thánh, để từ đó ông thấy sự khác biệt thật sự của phó-tế vĩnh viễn và thầy sáu, tức là thầy phó tế thế nào.

Rồi bạn tôi trầm giọng:- Đối với dòng tu, để trở thành một linh-mục, mình

đã phải trải qua thời gian chủng-sinh hết năm trung-học, phải đậu tú-tài toàn phần, sau đó mới vào nhà-tập thêm một năm thử thách. Năm trong nhà tập các tập-sinh tụi mình phải ở tròn một năm, một năm không rời nhà dòng, và cũng năm đó các tập-sinh mặc áo dòng để sẵn sàng con đường tu đức, huấn nhục và tìm hiểu chính mình trong cùng chiều sâu của hiến dâng. Trong thời gian đó, dù gia đình có người đau, bệnh, và thậm chí qua đời, tập-sinh cũng không được rời nhà dòng. Mục đích để tập-sinh tìm sự thử thách thật, quên mình và chỉ còn nghĩ tới đời sống mình là: từ nay sẽ thật sự thuộc quyền của nhà dòng theo quy luật và đường lối sống hoàn toàn. Sau năm nhà-tập, các tập-sinh tụi mình được chuyển tới giai đoạn khác, và cách xưng hô cũng thay đổi. Các tập-sinh trở thành các “thầy”, để nhờ đó, nhờ vào sự huấn nhục, học hỏi và tiêm nhiễm, mặc dầu mới chỉ thô thiển và rất khiêm nhường so với con đường dài còn phải đi. Những ai còn cố giữ lòng tin và can đảm vác Thánh-giá trước khổ nhục hiến dâng, sẽ được tiếp tục ba năm triết-học để học hỏi và chuyên

220 J. Ngoïc

luyện chuyển hướng cuộc đời qua sự hiểu biết bằng những suy luận trước đời sống của con người và Thiên Chúa qua các sách tâm-lý-học, để phải thấu hiểu tâm lý quần chúng hầu chia sẻ và hướng dẫn trong những ý tưởng vững chắc, song song với những bài về đạo-đức-học, về vũ-trụ-học, luân-lý-học... Tất cả không ngoài mục đích hoàn hảo hóa thật sự, sự thông suốt căn bản để suy tư, cùng lý luận “chân thiện mỹ” của con người, hầu hành động và thi hành theo sự phán đoán về đời sống con người không lệch lạc và không sai lầm hóa điều Chúa dậy. Ngoài ra, trong các năm triết-học, tụi mình cũng sẽ được căn bản hướng dẫn mở đầu về những môn học khác như Thượng-đế-học, giáo-hội-học, giáo-lý thánh-kinh... để các thầy không quên tầm quan trọng như nhập môn, để bước vào thần học. Do đó, các thầy sẽ từ từ suy tư từng tư tưởng của các triết gia từ xưa tới cận đại, để chính mình tìm mình và suy luận triết lý riêng để chính xác hòa mình trong căn bản.

Ngừng một chút bạn tôi tiếp:- Sau khi trải qua ba năm triết-học, với sự chín nhuần

và tương đối về giá trị cũng như sự cần thiết của con người. Các thầy sẽ được gửi về các nhà trường khác của nhà dòng, hoặc những nơi truyền giáo, những giáo-xứ... để dậy học hoặc chu toàn trách nhiệm của bề trên trao phó. Đây cũng được coi như là một sự thử thách mới mà thường được gọi nôm na là đi “giảng đạo”. Thời gian một năm, hai năm, ba năm có khi còn tùy thuộc hoàn cảnh từng cá nhân cũng như nơi bề trên ấn định. Mục đích là: để các thầy có cơ hội khai triển các nhân đức đã lãnh nhận trong những năm qua, đã dầy công học tập, cũng như đối đầu trước những suy tư mời gọi của thế tục, và tìm hiểu rõ ràng trước những sai đụng hàng ngày, để tự trưởng thành trong đời sống tu trì, vì tu không phải cho mình, nhưng tu là để được sống, và hoàn toàn sống cho tha nhân, do đó, tha nhân mới là căn bản để xây dựng đời sống linh-mục thật sự, vì nơi tha nhân, và từ tha nhân, Chúa mới hiện hữu và xuống thế.

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 221

Bạn tôi lại trầm ngâm rồi tiếp: - Những năm giảng đạo quả cần thiết, và còn cần thiết

hơn, vì tụi mình còn có cơ hội hoạt động và bầy tỏ, cũng như xả thân trước đời sống tông đồ, làm căn bản của sự hiểu biết lớn dần trong con người các thầy trước khác biệt giữa đời sống trong nhà dòng và ở ngoài. Và rồi cuối cùng là con đường chót của bốn năm thần-học. Những môn về giáo-hội-học, tín-lý, hay về các thánh-sử sẽ được thấm nhuần và trở nên tinh vi hơn. Vì thế, vị chi từ ngày vào nhà-tập, sau khi đã xong lớp tú-tài, nếu không tính thêm các năm học thêm theo nhu cầu của nhà dòng, tối thiểu một năm nhà-tập, hai năm giảng đạo, ba năm triết-học và bốn năm thần-học, cả thảy mười năm mới đủ để có thể chịu chức linh-mục. Bạn thấy có dài không?

Tôi gật gù rồi bảo bạn linh-mục của tôi:- Như vậy không nói chi tới các linh-mục, mà chỉ so

sánh giữa thầy phó-tế và phó-tế vĩnh viễn quả cách nhau một trời một vực phải không cụ?

Bạn linh-mục của tôi nhìn tôi trả lời:- Ông nói đúng, một đằng thì chỉ trải qua 1000 giờ

trong những ngày cuồi tuần, còn một đàng thì phải trải qua từ ngày trở thành tập sinh tới khi chịu chức “sáu” mất cả chục năm trời, thì suy ra, biết bao nhiêu là giờ học, có phải cả gần 20,000 giờ không? Nhất là còn luôn duy trì đời sống cộng đồng trong nhà dòng và rất ít có dịp về thăm nhà?

Nhưng rồi bạn linh-mục của tôi thở dài và nói:- Thôi mình chuyển đề, bây giờ mình trả lời ông phó tế

vĩnh viễn được đặt thành từ bao giờ và thế nào.Rồi bạn linh-mục của tôi từ tốn:- Trong sách công vụ tông-đồ có nói đến việc các tông-

đồ đề nghị với cộng-đoàn Kitô hữu tiên khởi hãy chọn ra bảy người xứng đáng là: Têphanô, Philip, Prokhorô, Ni-kanor, Timôn, Parmêna, và Nicolaô. Và sau khi đã được các tông-đồ cầu nguyện và đặt tay, các vị này trở thành những phụ tá giúp đỡ công việc mục vụ của các tông-đồ, và

222 J. Ngoïc

đây là những phó tế đầu tiên trong hội-thánh.Rồi bạn linh mục của tôi tiếp:- Ngược dòng lịch sử, khởi nguyên thì chức phó-tế

được hiểu có tính cách vĩnh viễn. Nhưng từ thế kỷ thứ bốn, giáo-hội tây phương mới nhìn đến phó-tế như là một thánh chức với sứ vụ tạm thời trước khi chịu chức linh-mục và vai trò của phó-tế bị hạn chế vào công việc phụng vụ mà thôi. Đến khi Công đồng Vatican II mới khôi phục lại vai trò phó-tế như "một bậc riêng và vĩnh-viễn thuộc phẩm trật". Và trong hiến-chế tín-lý, giáo-hội trình bày minh bạch và sáng quyết về bản chất và vai trò của phó-tế, đặc biệt là vai trò phó-tế vĩnh viễn như sau: "Ở bậc thấp hơn của hàng giáo-phẩm có các phó-tế, những người đã được đặt tay, không phải để lãnh nhận chức vụ linh-mục, nhưng là để phục vụ. Thực vậy, được ân sủng bí tích bồi bổ, các phó-tế trong sự hiệp thông với giám-mục và linh-mục đoàn, phục vụ dân Thiên Chúa bằng việc phụng vụ, giảng dạy, và bác ái. Khi được những vị có thẩm quyền chỉ định, các phó-tế được cử hành trọng thể phép Thanh Tẩy, giữ và trao Mình Thánh Chúa, nhân danh giáo-hội chứng kiến và chúc lành hôn phối, mang của ăn đàng cho kẻ hấp hối, đọc thánh-kinh cho tín hữu, rao giảng lời Chúa, chủ toạ việc phụng tự và kinh nguyện của tín hữu, cử hành các á bí tích, chủ toạ lễ nghi tang chế và an táng".

Tôi suy nghĩ hỏi bạn tôi:- Như vậy chức phó-tế vĩnh viễn thuộc về chức tư tế

đúng không?Bạn tôi gật đầu, nhưng rồi tiếp tục giải nghĩa:- Các phó-tế vĩnh viễn được trao tác vụ bác ái, được

trao công tác phụng vụ, hướng dẫn những người muốn trở thành Kitô hữu dự tòng, cho cộng đoàn rước Mình Máu Thánh Chúa trong Thánh Lễ, cũng như đưa Mình Thánh cho những ai đau ốm, và công bố tin-mừng qua việc dạy giáo lý, hay rao giảng.

Rồi từ từ bạn tôi tiếp:

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 223

- Việc khôi phục thánh chức phó-tế vĩnh viễn theo tinh thần của công-đồng Vatican II được chính thức áp dụng trong giáo-hội kể từ lúc đức thánh-cha Phaolô VI ban hành Tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem, "Thánh chức phó-tế", ngày 18 tháng 06 năm1967. Văn kiện này cũng như bộ giáo-luật 1983 qui định rằng các ứng viên phó-tế vĩnh viễn phải ít nhất là 25 tuổi nếu độc thân và không thể kết hôn sau khi thụ phong phó tế, hoặc ít là 35 tuổi nếu đã có gia đình với sự đồng thuận của người vợ và không thể tục huyền sau khi người vợ qua đời. Sau khi được truyền chức và được đức giám-mục sở tại bổ nhiệm, các phó-tế vĩnh viễn sẽ thi hành mục vụ theo sự chỉ dẫn của vị giám-mục và với các linh-mục. Mặc dầu mục vụ phó-tế vĩnh viễn bao gồm phụng vụ, rao giảng Lời Chúa và công việc bác ái, tùy theo khả năng cũng như sở thích của từng cá nhân phó-tế vĩnh viễn khác nhau, và tất nhiên là phải hoàn thoàn theo sự chấp nhận và thuận ý của đức giám-mục. Ngoài ra, các phó-tế vĩnh viễn cũng có thể hoạt động trong các mục vụ khác như ở các nhà tù, nhà thương, nhà hưu dưỡng, hay trường học, những nơi nào được đức giám-mục hoặc các linh-mục sở tại cần và giới thiệu..

Tôi ngắt lời:- Nhưng đào tạo một phó-tế thì như thế nào?Suy nghĩ một chút bạn tôi thong thả:- Ðể thực hiện sứ vụ được giao phó, dĩ nhiên giáo-hội

đã rất quan tâm và luôn cố gắng hết sức, hầu các phó-tế vĩnh viễn có được một chương trình huấn dậy đầy đủ. Nhưng như ông biết, 1000 giờ, nếu tính ra, nếu 1 ngày học 8 tiếng, mỗi tuần 5 ngày, thì chỉ mất 25 tuần lễ là đủ, thì làm sao mà có thể học hỏi hết được những gì mà các linh-mục đã trải qua, đấy là không kể đến thời gian chủng sinh, và những năm đầu tu đức như tôi nói ở trên. Từ đó ông thử so sánh, ông sẽ thấy sự khác biệt thế nào, nhất là đời sống các linh-mục lại được giáo huấn và trải qua một thời gian rất dài theo đời sống cộng đồng, do đó các linh-mục hiển

224 J. Ngoïc

nhiên có sự tu đức vững vàng, nên các linh-mục gần giáo dân và dễ hoà đồng với giáo dân, đấy là chưa kể đến những khó khăn về các nhân tố dị đồng của cá nhân các phó-tế vĩnh viễn, cũng như gia đình các phó-tế vĩnh viễn trong đời sống hàng ngày của bậc gia đình, mà hầu như luôn có những bất hoà hay những bất đồng không tên hàng ngày xảy ra.

Rồi bạn tôi tiếp:- Ngày 10 tháng 03 năm 1998, toà-thánh đã ban hành

tài liệu: "Những tiêu chuẩn căn bản cho việc đào tạo phó-tế vĩnh viễn" để bảo đảm sự thống nhất trong việc huấn luyện và mục vụ của các phó-tế vĩnh viễn khắp nơi. Ðức hồng-y Pio Laghi, tổng-trưởng thánh-bộ giáo-dục Công-giáo lúc bấy giờ, đã ca ngợi tiêu chuẩn đào tạo phó-tế vĩnh viễn do giáo-hội Hoa Kỳ đề ra, và muốn rằng "những tiêu chuẩn này thống nhất trong cả giáo-hội". Và theo chương trình đào tạo do toà-thánh đưa ra, các ứng viên phó-tế vĩnh viễn phải có một thời gian chuẩn bị và sau đó có ít là 3 năm học hỏi và tham gia các sinh hoạt liên quan; gặp gỡ thường xuyên với một vị linh-hướng được bề trên chấp thuận; Có tối thiểu 1.000 giờ học về thần học, luân lý và giáo huấn xã hội.

Bạn linh mục của tôi lại từ tốn:- Nói rõ ràng hơn là: trong phẩm trật của Giáo Hội

hiện nay có hai dạng phó-tế: phó-tế vĩnh viễn và phó-tế chuyển tiếp dành cho những ai sẽ tiếp tục lãnh nhận chức linh-mục. Dầu vậy, ở một số nơi, hình thức phó-tế vĩnh viễn (nhất là phó-tế vĩnh viễn có gia đình) vẫn còn là một điều xa lạ. Lý do là thẩm quyền khôi phục phó-tế vĩnh viễn tùy thuộc vào quyết định của hội đồng giám-mục các nước và với sự chấp thuận của toà-thánh: "Các vị giám-mục địa phương dưới những hình thức khác nhau, với sự chấp thuận của chính đức giáo-hoàng có đủ thẩm quyền để xem xét có nên bổ nhiệm các phó-tế vĩnh viễn ấy, và bổ nhiệm ở đâu, để họ cùng cộng tác coi sóc các linh hồn".

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 225

Nói tới đây, hình như bạn linh-mục của tôi muốn nhấn mạnh điều gì nên một lúc sau mới tiếp:

- Là những thừa tác viên của giáo-hội, được trao phó sứ mạng phục vụ dân Chúa, các phó-tế vĩnh viễn còn giúp thăng tiến hoạt động tông đồ giáo dân. "Dấn thân nhiều hơn các linh-mục trong các môi trường và cơ cấu trần thế, phó-tế vĩnh viễn được cảm thấy khuyến khích nuôi dưỡng sự gần gũi giữa thừa tác vụ và hoạt động giáo dân trong việc phục vụ vương quốc Thiên Chúa" (ÐGH Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung ngày 13.10.1993). Cuối cùng, mặc dầu không có chức tư tế thừa tác (ordained priest-hood) như các linh-mục, các phó-tế vĩnh viễn là những thừa tác viên được phong chức để phục vụ hội-thánh trong thừa tác vụ rao giảng Lời Chúa, lo việc phụng tự, chăm sóc cộng đoàn và thực thi bác ái, và như thế đang dấn bước theo chân của Chúa Kitô, Ðấng đã làm tôi tớ cho mọi người.

Tôi lắng nghe với tâm tình của một người bạn thật sự vì lòng tôi vẫn luôn muốn được biết về những giá trị của giáo-hội qua chức thánh mà Thiên Chúa đã đặt ra. Tôi tin và hiểu rằng, con người đều được dựng lên bởi một bàn tay nào đó. Lòng tin tưởng vào một đấng quyền năng phải có, điều đó là tùy theo tín ngưỡng, và niềm tin của mỗi người phát triển theo sự vận chuyển qua giảng giải của từng thế hệ và từng hệ thống sắp đặt. Giáo-hội công-gíao hẳn nhiên cũng tùy thuộc theo hoàn cảnh xã hội nên mỗi thời và mỗi nơi có thể khác nhau. Giáo-hội thời trung cổ hiển nhiên có đường lối hành đạo và sống đạo khác với đường lối hiện tại nên sự chuyển biển hẳn nhiên là điều tất yếu.

Vừa lúc đó bạn linh-mục của tôi lại tiếp:- Những điều mình nói với ông chỉ là lý thuyết căn bản

hạn hẹp. Cuộc đàm thoại như thế này hiển nhiên không thể nào nói hết được tất cả chiều sâu và tín lý theo kèm. Tuy nhiên, mình cũng minh xác với ông là để trở thành một phó-tế vĩnh viễn không đơn thuần và hạn hẹp như thế đâu. Chúng ta ai cũng có thể trải qua một ngàn giờ học không

226 J. Ngoïc

mấy khó, nhưng điều khó là làm sao giữ được đời sống của một phó-tế vĩnh viễn như giáo-hội muốn mới thật sự khó khăn. Con người ta ai cũng thích nịnh hót, thích được mọi người để ý, nhất là tham danh vọng và quyền thế luôn là điểm yếu và mối lo của đời sống tu đức, nên đôi khi rất khó để tìm được một phó-tế vĩnh viễn có căn bản đạo đức và lòng hy sinh thật sự.

Nghe tới đây tôi xen vào:- Mình hằng nghĩ, đi tu hẳn như ông có lẽ tốt hơn,

vì không vướng bận gia đình. Đằng này, vì vướng bận gia đình mình nghĩ sẽ khó khăn gấp mấy lần, vì nào là vợ con rồi gia đình bố mẹ. Nếu được người vợ không mắc chứng bệnh cao ngạo lắm điều và tham danh cầu lợi thì còn tạm yên, chứ gặp phải kẻ mưu toan và gian xảo thì quả là điều rất tai hại, vì lúc bấy giờ phó-tế vĩnh viễn mà muốn yên bề gia thế thì chỉ còn biết vâng phục vợ và nghe theo bà phán, nếu bà phán mà không nghe theo, thì phó-tế chỉ còn cách lủi thủi ôm chăn ra salon một mình đúng không???

Bạn linh-mục của tôi thở dài:- Không phải không có và không phải các vị giám-mục

không nghĩ đến điều đó. Chính vì thế, khi tuyển chọn phó-tế vĩnh viễn các linh-mục chánh xứ phải rất thận trọng tìm hiểu gia thế, vì không chỉ chọn phó-tế vĩnh viễn mà còn chọn cả gia đình, nhất là vợ con của những người đi tham dự khóa học. Điều này rất quan trọng, vì phó-tế vĩnh viễn thuộc về hàng tư tế sau các linh-mục.

Suy nghĩ một chút bạn linh-mục của tôi tiếp:- Ông biết rằng, hàng tư tế trong giáo-hội công-giáo chỉ

gồm ba thành phần, thứ nhất là giám-mục, thứ hai là linh-mục và thứ ba là phó-tế vĩnh viễn. Ba thành phần này được lãnh nhận chức thánh, và chính vì thuộc về hàng tư tế nên vấn đề chọn lựa phải rất khắt khe. Do đó khi các linh-mục chánh-xứ đã phỏng vấn nhiều lần trước, không chỉ người chồng, mà cả người vợ đều phải cam kết, cũng như ký nhận tất cả điều kiện mà toà giám-mục đưa ra để trở thành một

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 227

phó-tế vĩnh viễn sau này. Tôi cũng nhấn mạnh một điều nữa là, các phó-tế vĩnh viễn mặc dầu do đức giám-mục ban quyền huấn luyện nhưng điều hành hoàn toàn do linh-mục chánh xứ. Khác với các linh-mục, tất cả bổ nhiệm là do toà-giám mục, còn các phó tế thì được chọn lựa cũng như gửi đi tham dự là do các linh-mục chánh-xứ. Do đó, khi học xong trở về là sẽ trực thuộc và làm việc cho giáo xứ đó. Nếu vì lý do nào đó, linh-mục chánh xứ bị đổi hay không muốn nhận, thì phó-tế vĩnh viễn đó sẽ phải tìm các giáo xứ khác, và nếu nhu cầu các giáo xứ khác trong địa phận không cần, thì coi như thất nghiệp.

Bạn linh-mục tôi nhìn tôi:- Ngay như các linh-mục cũng khác nhau, các linh-

mục thuộc các dòng tu thì toàn quyền chỉ định và có thể đi khắp các nơi trên thế giới theo nhu cầu của nhà dòng. Còn các linh-mục triều được tuyển chọn và đào tạo do địa phận nên khi đã chịu chức thì hoàn toàn trực thuộc vào nhân sự của địa phận mình. Chính vì thế, nhiều linh-mục triều khi bị từ chối tại địa phận mình đã phải đi lang thang như người thất nghiệp không có việc làm cho tới khi tìm được địa phận khác bằng lòng chấp nhận thì mới có cơ hội làm việc. Chức linh-mục thì đời đời, nhưng công việc và sinh hoạt của một linh-mục thì không đời đời. Còn một điều rất quan trọng khác biệt giữa các linh-mục và phó-tế vĩnh viễn là các linh-mục thì được huấn giáo theo tinh thần cộng đồng như mình đã nói với ông hồi nãy, tức là có một đời sống chung trong tiểu chủng-viện hoặc đại chủng-viện nên sự học hỏi và kinh nghiệm về đời sống cộng đồng tương đối vững chắc. Riêng về các phó-tế vĩnh viễn thì không có được đào tạo theo đời sống cộng đồng, nên bản chất cá nhân tính rất nhiều, đấy là chưa kể bản tính cá nhân đó còn phải bị lệ thuộc rất nhiều vào gia đình mình đã vậy, còn gia đình vợ mình nữa. Chính vì thế, mà một vị giám-mục khi được bổ nhiệm làm chánh toà giám-mục địa phận ngoài miền bắc ở quê nhà, đã nhận ra rất niều linh-mục ngoài

228 J. Ngoïc

bắc đã không được đào tạo theo đời sống chung trong thời gian 1954 tới 1975, nên mất căn bản đời sống cộng đồng, do đó đã cố gắng tạo ra hoàn cảnh mới để có thể gom tất cả các linh-mục chưa có cơ hội sống cộng đồng về sống chung, hầu có căn bản về sự cần thiết của đời sống cộng-đồng. Ông thấy đó, đời sống cộng đồng rất quan trọng cho sinh hoạt của các linh-mục.

Tôi nghe thế nên hỏi bạn tôi:- Như vậy là không phải linh-mục nào cũng được đào

tạo giống nhau sao?Bạn linh-mục tôi mỉm cười:- Ông biết rất rõ mà, chính vì sự đào tạo không giống

nhau nên lý đoán đôi khi hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên vì các linh-mục dù biết vậy nhưng vẫn cố bảo vệ lẫn nhau. Ngay cả tới trình độ kiến thức và tri thức cũng thế, làm sao có được sự đồng hoà phải không? Nhiều linh-mục ở các nước chậm tiến, nhất là các nước bị bưng bít chính trị thì trình độ thánh-kinh và giáo-lý cũng rất sơ sài. Nhưng nói thế thôi, chứ nhiều vị dù không học vấn cao, nhưng lại có đời sống đạo rất tốt nên những vị này cũng rất đáng tôn trọng.

Nhưng bạn tôi bỗng ngừng nói nhìn tôi:- Mình đi xa đề quá rồi phải không? Ông hỏi tôi về

phó-tế vĩnh viễn, không hiểu sao tôi lại loanh quanh tới các linh-mục. Tôi bắt đầu cũng mẫm cảm rồi. Có lẽ vì là linh-mục nên dễ bị mẫn cảm, ông bỏ qua cho.

Tôi ngắt lời bạn tôi:- Chưa đâu, ông còn minh mẫn khối. Sở dĩ ông loanh

quanh như vậy là vì muốn cho tôi hiểu thấu đáo hơn thôi.Rồi tôi trầm tĩnh:- Ông nghĩ mình có nên học phó-tế vĩnh viễn không.Bây giờ thì bạn tôi chăm chú nhìn tôi như một sự lạ.

Bạn tôi không tin tôi, hay vì lý do gì đã khiến bạn tôi ngạc nhiên nhìn tôi với ánh mắt lạ lùng thế. Tôi bối rối và định nói điều gì, nhưng nghĩ sao lại thôi. Lúc sau bạn tôi hỏi lại

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 229

tôi:- Ông nghĩ sao mà hỏi tôi thế?Rồi bạn linh mục của tôi không chờ tôi trả lời, lại tiếp:- Người thứ nhất mà ông cần hỏi là chính ông, vì không

phải là làm hay không làm phó-tế vĩnh viễn mà được, mà ông có sẵn sàng hy sinh và sống đời sống tông-đồ thực sự không. Ông phải suy đắn, đây là ý nghĩ nhất thời hay sự thẩm định kỹ càng từ lâu. Vì ông nhớ đời sống của một phó-tế vĩnh viễn rất quan trọng, vì ông sống ngay trong lòng giáo dân, sự sai lầm của ông sẽ tai hại tới giáo dân trong giáo xứ rất nhiều, đôi khi thay vì đưa người ta đến gần Chúa thì lại đẩy giáo dân xa Chúa hơn…. Chắc ông hiểu ý tôi.

Và bạn tôi tiếp:- Rồi tới người thứ hai đôi khi còn quan trọng hơn cả

chính ông nữa, đó là vợ ông. Vì khi ông đã là phó-tế vĩnh viễn, thì vợ ông cũng phải sống theo tinh thần vợ của một phó-tế vĩnh viễn. Vợ ông không thể lơ là điều này, và càng không có thể biến ông thành một người đắc tội với giáo-hội vì những sự thông thường cả nghe trong đời sống vợ chồng mà sự phức tạp biến thể hàng ngày không theo quy ước và định kiến nhất định. Khổ là, những lúc đó, ông lại mềm lòng chiều theo ý vợ mình, dù ông biết điều đó không đúng, để rồi làm mất căn bản sống chính mình trong đời sống của một phó-tế vĩnh viễn phải có.

Linh-mục bạn tôi nhìn tôi rồi lại tiếp:- Người thứ ba là ai ông biết không? Là con ông, ông

ạ. Sau đó mới đến gia đình ông… Ông cần phải hỏi và xin góp ý của từng người, vì không ai hiểu ông bằng gia đình ông. Sau đó lắng nghe và tìm câu trả lời thiết thực nhất.

Ngừng một chút, bạn linh-mục của tôi tiếp:- Nhưng thôi để tôi kể ông nghe câu chuyện của một

phó-tế vĩnh viễn quen với tôi. Chuyện tương đối dài, nhưng tôi chỉ tóm tắt một phần nhỏ. Tôi sẽ tạm thời dùng tên Mỹ thay cho tên Việt để khỏi hiểu lầm

230 J. Ngoïc

Bạn linh mục của tôi trầm giọng…………

“………. John và Kate đã cưới nhau khá lâu, các con cũng đã lớn khôn, con đầu đang học trung-học. John tương đối thích sinh hoạt cộng đồng. Hay đúng hơn John thích đám đông và luôn tạo cho mình trung tâm điểm để mọi người ngó đến. Dĩ nhiên điều này cũng có người yêu, kẻ ghét. Tuy nhiên điểm đặc biệt là John rất biết chiều và làm bằng lòng linh-mục chánh xứ, nhất là khéo léo xã giao và đưa đón khiến linh-mục chánh xứ để ý và luôn dành tình cảm đặc biệt cho John. Chính vì thế, khi linh-mục chánh xứ “nghĩ”, là vì nhu cầu của giáo xứ càng ngày càng phát triển nên rất cần một phó-tế vĩnh viễn để phụ giúp linh-mục chánh xứ, John đã được linh-mục chánh xứ gọi vào và bày tỏ ý mình. John nghe lời đề nghị đó như một đặc biệt, vì chính John từ lâu cũng mong có ngày được trở thành một phó-tế vĩnh viễn, vì trong lòng John luôn nhóm lửa một thích thú và hãnh diện nếu được đứng trên bục giảng để “giảng dậy” thánh-kinh trước cộng đồng dân Chúa. Sự thích thú và hãnh diện đó đã nhiều lần khiến John tưởng đã vào xin linh-mục chánh xứ để xin cho được đi học. Ngờ đâu, sự mong ước đó bây giờ lại là sự thật. Phải chăng, ngay từ trong cùng sâu của sự gần gũi linh-mục chánh xứ đã là đầu mối cho ý định của mình…

Thế rồi, John đem vui mừng đó về nói cho Kate, vợ John. Kate ngồi nghe trong đăm chiêu bình thản, mãi sau mới hỏi John:

- Anh có ý định học phó-tế vĩnh viễn từ bao giờ, sao em không hay?

John lưỡng lự:- Cũng lâu rồi nhưng anh ngại nói.Kate nhìn John:- Lý do gì anh đi học và tại sao anh lại ngại?John bình thản:- Thì lý do muốn dâng mình và phụng sự Chúa.Kate ngắt lời John:

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 231

- Anh biết câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa” không? Anh có chắc là hiến mình cho Chúa để làm việc mà không nghĩ tới danh lợi hào nhoáng không? Hay vì tự ái và một thúc đẩy nào đó trái với điều của một phó-tế vĩnh viễn phải có?

Rồi Kate tiếp luôn:- Em là đàn bà, có lẽ không nhận thức được những quan

trọng và nhất thiết như anh. Em biết anh là người thích hoạt động và tìm hiểu về kinh-thánh, nhưng những điều đó với em không đủ, vì thích là một chuyện, mà mình có làm và giữ được không mới là điều quan trọng. Vì phó-tế vĩnh viễn là chức thánh chứ không phải là chức tước bình thường. Hơn nữa lại là phó-tế vĩnh viễn thì khác chi chức thánh của linh-mục đời đời. Đời sống linh-mục với em đã là một khó khăn, nhưng phó-tế vĩnh viễn không chỉ khó khăn mà còn khó khăn hơn nữa. Vì khi anh trở nên phó-tế thì sự tu đức không chỉ riêng mình anh mà còn lôi kéo cả em và các con vào nữa. Em và các con cũng phải tu đức để sao cho đúng với vợ, với con của phó-tế vĩnh viễn.

Nói tới đây Kate hình như trầm tĩnh hơn. Kate cảm động:- Em sẽ theo ý anh, dù anh quyết định thế nào. Nhưng

điều em lo sợ, vẫn không phải là em, mà là chính anh. Anh chắc chắn phải hiểu chính anh hơn là em hiểu anh. Với em, ba năm phải hy sinh những ngày cuối tuần để anh đi học, mặc dầu là lâu, nhưng so với sự cần thiết để chuẩn bị cho một phó-tế vĩnh viễn, thì quả không lâu lắm đâu anh ạ. Người ta thường nói, càng học càng thấy mình ngu, do đó, ba năm, hay một ngàn giờ mà giáo-hội ấn định cho chương trình tu học của phó-tế vĩnh viễn thì thấm thía vào đâu với sự bao la của thần học và triết học công-giáo, đấy chưa kể đến còn bao nhiêu điều phải biết, nhất là về thánh-kinh, về giáo-lý, về giáo-luật … Chính vì sự hiểu biết hạn chế này cũng sẽ khó khăn không ít, nhất là, nhiều khi vì bẩm tính con người cao ngạo, thùng rỗng kêu to, biết một mà cứ ngỡ biết trăm, đôi khi dễ trở thành kêu ngạo thực sự, vì từ cái ít

232 J. Ngoïc

đã trở nên nhiều và tưởng mình là người trí thức công-giáo. Em có nghe chuyện về một thầy sáu, sau khi đi học khoá tĩnh tâm 3 ngày về, đã bình thản nói với những người cùng khoá: “Mấy bài tĩnh tâm này có gì đâu mà phải nghe phải học, tôi đã học thần học còn cao siêu gấp bội”.

Và Kate im lặng như trấn tĩnh, rồi nói với John:- Vì thế, em sợ, và rất sợ, lỡ mai này anh cũng như thế,

thì em không biết phải nói sao? Và nhất là, vì đó mà chúng mình có phải sống trong dối trá với mình và với những người quanh mình không?

John nghe thế ngắt lời Kate:- Yên tâm, anh sẽ không bao giờ để chuyện đó xảy ra.Nhưng Kate thở dài:- Em tin anh. Nhưng anh ạ, đường dài mới biết con ngựa

nào là con ngựa hay. Anh chưa đi học khóa phó-tế vĩnh viễn mà anh đã quả quyết là việc đó không xảy ra. Nhưng anh không nhớ là thời gian và môi trường sống có thể biến đổi con người rất dễ dàng sao? Bây giờ thì anh nghĩ vậy, nhưng khi anh có con dao sắc trong tay, liệu anh có biết cân nhắc hay chỗ nào anh cũng muốn chặt, muốn chém. Anh không thấy sao? Những ngày bên Việt Nam, anh đã chẳng nghe bố mẹ phàn nàn mỗi khi đi dự thánh lễ về, nhất là khi phải nghe cha xứ hằn học và chửi mắng giáo dân trên toà giảng sao? Lời Chúa là những Lời phải được trân qúy và giảng giải trong tinh thần sốt sắng và khiêm nhường, vì khi đứng trên toà giảng, linh-mục phải hiểu, những gì mình nói là do ơn Chúa Thánh Thần, nên không thể vì lý do gì mà làm mất sự trung tín chính mình. Chính vì thế, không thể lợi dụng lòng ích kỷ và sự hằn học trách mắng hay răn dậy trái phép, dù có dùng thí dụ chăng nữa. Chúa không bao giờ muốn các linh-mục dùng phúc-âm để mạt sát hay hằn học giáo dân, mà là để đồng cảm và thánh hoá trong sự thánh thiện thật sự theo chân lý của Chúa. Các linh-mục còn thế, huống hồ các phó-tế vĩnh viễn. Nhất là các phó-tế vĩnh viễn đó không chỉ riêng mình, lại còn gia đình vợ con. Đời sống của họ và

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 233

gia đình họ có đủ làm gương để nói về nhân cách không? Và anh của em sau này có thế không? Anh có mang em ra làm thí dụ hoặc để khoe khoang trên toà giảng, để rồi người đời nhìn em như một dị hợm vô duyên không? Em sợ là vì thế, sợ anh nhắc tên, sợ anh nhờ các linh-mục cám ơn “vợ phó-tế”, sợ anh dùng chức thánh để nói những điều sai với bổn phận thiêng liêng của mình.. và nhất là em sợ những sinh hoạt của em trong giáo xứ bị ảnh hưởng tới anh…

John bình thản:- Em chỉ cả nghĩ chứ làm sao có chuyện đó. Anh đã không

tốt hơn thì thôi sao lại mất đi bản chất của mình.Nhưng Kate lắc đầu:- Khó nói lắm anh ạ. Con người ta chả hay thay lòng đổi

dạ khi dư dả sao? Hơn nữa, đối với sự toa rập và nhậy cảm của danh vọng người ta cũng hay mất thăng bằng lắm. Ai mà ngờ được đúng không anh? Do đó, cũng đừng vội nghĩ mình sẽ hoàn hảo, mà hãy luôn thận trọng trước khi biến mình thành một người, thay vì mang tin mừng đến cho mọi người, lại làm tôi cho ma qủy để rồi các giáo dân nhìn mình như một tôi tớ của satan.

Rồi Kate thở dài:- Nhưng tất cả những gì em nói với anh hôm nay chỉ là

tâm tình của một người vợ hiểu anh và lúc nào cũng sẵn sàng theo ý anh.

Và Kate nói trong vâng phục:- Em và các con sẽ tùy theo quyết định của anh. John nhìn sâu trong mắt Kate, rồi bỗng dưng đến ngồi

bên Kate vừa nói:- Cha xứ nói là phải bàn với em, và quyết định phải là

quyết định của cả anh và em. Vì chính em phải ký giấy tờ và bằng lòng chấp nhận tất cả những điều kiện đã ghi trong văn bản trở thành phó tế vĩnh viễn thì anh mới có thể đi học được. Nếu vì lý do gì em không bằng lòng thì anh vĩnh viễn cũng không bao giờ có cơ hội.

Kate im lặng, một sự im lặng sẵn sàng hay một che đậy?

234 J. Ngoïc

Nào ai có thể thấu nổi nỗi lòng lo sợ của Kate lúc này.Kate mừng, thật sự không phải không có. Phàm tính con

người có ai mà không thích chồng mình được trọng vọng, được gọi ông nọ bà kia. Nhưng khổ thay, Kate là người âm thầm và ngoan đạo thật sự nên ít muốn phô trương, nhất là bị điều này tiếng kia sau này, vì những đồn thổi không đâu. Nhưng vì đằng nào cũng thế, gạo đã nấu thành cơm, thì cũng đành sẵn sàng chấp nhận với tất cả bổn phận của một người vợ. Chồng đã muốn, thì không thể nào Kate lại dửng dưng. Vì thế chút đắn đo Kate nói:

- Dĩ nhiên em chiều ý anh và sẽ cố gắng thuận theo con đường mà anh chọn. Nhưng anh cũng phải biết rằng, khi anh trở thành phó-tế vĩnh viễn thì không ít thì nhiều chúng mình cũng phải thay đổi đời sống thường nhật của chúng mình. Nhất là không chỉ anh, mà cả em và con đều phải biết khiêm nhường và hy sinh. Anh đừng ngạc nhiên nếu sau này em tránh quanh quẩn bên anh như trước anh nhé. Anh hiểu ý em.

Kate ngừng nói, đăm chiêu do dự, vì trong Kate cũng vừa tràn ngập những ưu tư mà Kate chưa muốn, hay nói khác hơn, là chưa đúng lúc chia sẻ với chồng ngay lúc này. Có lẽ Kate sợ một không đúng nào đó e sẽ làm mất đi sự hăng say lúc này của John. Vì Kate nghĩ, Kate phải hết mực kiên nhẫn giúp đỡ và tìm hiểu về đời sống gia đình cũng như đời sống của một phó-tế vĩnh viễn. Kate sẽ tìm cho mình một điểm đứng rõ rệt trong giáo-xứ, nơi đó, tất cả công việc tông-đồ của Kate trong giáo-xứ phải âm thầm chứ không như trước đây. Sự vồn vã thái quá sẽ ảnh hưởng tới John, nếu John về làm việc cho giáo-xứ. Kate phải tránh tất cả những giao dịch có tính cách cá nhân, nhất là những việc đó có lợi riêng mình, dù hình thức nào, tinh thần hay vật chất. Kate không muốn người đời xì xèo Kate lợi dụng chồng là phó-tế vĩnh viễn để phô trương chính mình, nhất là những lời khen tụng cá nhân nơi giáo-xứ. Sự tự do không chỉ Kate mà ngay cả con Kate cũng sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, khổ một điều, nếu thái

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 235

quá cũng sẽ trở nên người đạo đức giả, mà nếu hời hợt và ơ thờ quá thì lại không biết giữ cho chồng…

Ôi biết bao vấn đề nan giải và khó khăn, nhất là lời ăn tiếng nói và giáo dục gia đình thì càng phải được cân nhắc bảo trọng kỹ càng. Con Kate không thể nào là đứa trẻ bất trị khi bố nó đứng trên toà giảng nói về gia đình, về giáo dục và về những điều hay lẽ phải mà thanh thiếu niên phải biết qúy trọng, nhất là biết vâng lời. Con Kate không thể nào là đứa trẻ có con ngoại hôn. Không thể nào là đứa trẻ nghiện ngập ma túy. Không thể nào là đứa trẻ phóng đãng bê tha… Mà ở đời, chẳng phải cha mẹ sinh con, trời sinh tính sao? Vì thế, thật không dễ dàng nếu Kate gặp phải đứa con trắc nết thì quả là một phiền phức và hậu quả khó lường cho chồng Kate, một phó-tế vĩnh viễn…

Mà không chỉ thề, lâu nay Kate vẫn là người hoạt động trong giáo xứ, thì từ nay Kate có phải khéo léo để từ chối sinh hoạt mà Kate đã thường sinh hoạt không? Vì Kate không muốn cả vợ lẫn chồng quanh quẩn trên gian cung thánh, biết đâu chả làm khó chịu cho giáo dân, e sẽ tạo ra dịp tội, khiến giáo dân vì vợ chồng Kate mà phải hoạ lây… Và nhất là, lỡ trong một lúc bốc đồng, John huyên thuyên về một điều gì sai tín lý, sai sự thật và sai tình người, thì Kate sẽ phải làm sao?

Kate còn đang phập phồng trong những suy nghĩ không đâu thì John tiếp:

- Anh sẽ sống và sẽ sống theo đúng đời sống của một phó-tế vĩnh viễn.

Kate nghe John nói, tự dưng lòng Kate càng chao đao, vì Kate vừa nhớ ra, tuần vừa rồi, Kate có đi dự một đám cưới con một người bạn. Một đám cưới thật linh đình với đôi bên cha mẹ đều khá giả. Cô dâu và chú rể lại rất đẹp đôi. Cô dâu thì nhan sắc, chú rể thì rất con trai tính, miệng luôn nở nụ cười thương yêu đằm thắm. Thật quả là mẫu người của các cô gái mới lớn thời nay. Nhưng vì là đám cưới tại một câu lạc bộ có sự chứng kiến của mục-sư, Kate cũng không rõ thuộc giáo phái nào, Kate chỉ biết là, khi mục-sư hỏi cô dâu là sẵn

236 J. Ngoïc

sàng chưa, thì cô dâu trả lời sẵn sàng, và sẽ thường yêu chú rể trong lúc bệnh tật cũng như khoẻ mạnh… cũng giống như các cô dâu làm lễ cưới trong nhà thờ. Nhưng khi đến lượt chú rể, thì chú rể như thuộc lòng, những câu nói tràn đầy xúc động, lại rất duyên dáng khiến cô dâu đã không cầm được nước mắt. Mà không chỉ cô dâu, hầu như ai trong hội trường cũng đều ngấn lệ vì những lời hứa hẹn, những sẵn sàng và những nhiệt huyết của một cậu trai trẻ đã ngỏ lời và hứa với cô dâu. Chú rể đã nói: “Anh đã chờ và chờ từ lâu cơ hội này, cơ hội được hứa với em là anh sẽ yêu em suốt đời này. Anh sẽ nhớ em từng giây, ngày nào cũng vậy, anh nghĩ anh sẽ không thể nào chờ tới giờ tan sở để được về cùng em, cùng ăn cơm với em. Anh cũng không thể nào chờ thêm những giây phút mà không phải bây giờ, mãi mãi bên em, lo lắng và săn sóc em, từng giây trong đời em. Anh sẽ và luôn nghĩ tới em như nhịp thở của anh. Anh sẽ không thể nào vắng em, và sẽ không bao giờ không nhớ đến em như giây phút này, giây phút của tình yêu hai ta, sẽ gắn bó, bên nhau và yêu thương nhau cho đến hơi thở cuối cùng của đời sống lứa đôi…”

Kate đã cầm tay John, đã rơi lệ và đã oà khóc trong lòng vì những lời hứa mà Kate tin là rất trung thực của cậu trai trẻ….

Nhưng giữa lúc mà Kate đang tràn ngập sự tin tưởng của tình yêu đôi lứa đó, bỗng John ghé tai Kate nói nhỏ:

- Em có bao giờ thấy cặp vợ chồng nào giữ được lời hứa không em? Những lời hứa của chú rể nghe thật cảm động, nhưng anh không biết có tồn tại không? Mà có khi chỉ sau một tuần đã đầy rẫy những thất vọng.

Kate nhớ, khi nghe John nói, Kate đã nhìn John với một suy đắn rất nhanh về tình yêu và hôn nhân của chính John và Kate. Và Kate đã giật mình, vì quả tình yêu của Kate và John hình như còn tồn tại, nhưng có lẽ tồn tại vì thói quen hay vì nghĩa nhiều hơn là tình. Vì không chỉ John mà cả Kate, cả hai đã dần lạnh nhạt, dần mất đi tất cả những mặn nồng của lúc đầu. Vì đúng như lời John nói, không biết

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 237

những lời hứa đó có còn tồn tại hay chỉ là những sáo ngữ nhất thời như không biết bao ngàn, vạn, triệu, tỉ… những lời hứa của các cuộc hôn nhân khác… Vì: “Tình yêu thì thiên về lãng mạn, mà hôn nhân thì thiên về vật chất”. Khi mới quen nhau, tất cả các tế bào của rung cảm vẫn còn đầy đủ. Vẫn còn hoạt động rất nhiệt thành và rất sung mãn… Nhưng ngày qua ngày, tất cả các tế bào đó dần trở nên ù lỳ và hời hợt. Do đó, người ta mới ngoại tình, mới tìm rung động nơi những người khác. Những rung động mà người ta nghĩ người phối ngẫu đã không còn, đã tuyệt nọc và đã vô giác…

Và chính ý nghĩ đó đã khiến Kate bần thần và khủng hoảng trong cả bữa tiệc…

Lúc này đây Kate nghĩ lại, nghĩ tới lời hứa mà John vừa hứa là sẽ thế này, sẽ thế kia… Khiến Kate nhìn John để cố lừa mình. Nhưng Kate đã không làm được, vì Kate đã trải qua và đã sống với John nên Kate hiểu, lời hứa này có lẽ rồi và chắc cũng sẽ như lời John nói và nhận định về lời hứa của chú rể, là sẽ như bọt bong bóng, sẽ tan và biến mất.

Tuy nhiên Kate đã không dám nói và bình phẩm, mà chỉ biết cúi đầu ôm chặt ý nghĩ trong lòng….

Bạn linh-mục của tôi kể đến đây, bỗng ngừng nói. Hình như bạn linh-mục của tôi đang nhớ về dĩ vãng, một dĩ vãng nào đó đã khiến bạn tôi phải do dự, phải phân vân và phải khắc khoải chính mình.

Thấy thế tôi trầm tĩnh hỏi bạn tôi:- Thế cuối cùng John có đi học không?Bạn tôi thở dài rồi nói:- Dĩ nhiên là có đi học và đã thành phó-tế vĩnh viễn. Rồi lúc sau bạn tôi tiếp:- Và đấy mới là khởi nguyên, một bắt đầu cho một cuộc

sống mới mà Kate đã dần mất chính Kate.Nhưng nói tới đây, bỗng bạn linh-mục tôi lại do dự, rồi

bỗng thở dài nhìn tôi. Tuy nhiên bạn tôi đã không nói gì thêm.

238 J. Ngoïc

Nghe bạn linh mục tôi thở dài, tôi phân vân trong lòng với những suy nghĩ khác nhau. Nền tảng gia đình vững chắc hay không, không từ một người, mà phải có sự đồng cảm và bằng lòng từ hai phía. Vợ chồng luôn phải thông cảm, chia sẻ và đồng hành với nhau. Đời sống hôn nhân luôn phải được trân qúy và mẫu mực trong bản chất thật của nó chứ không chỉ bề ngoài. Nó là hai, nhưng lại là một. Tuy nhiên, bản tính con người thì lại dị biệt nên sự hoà đồng không phải tự nó mà có, mà cả một chuỗi dài cố gắng của cả hai người.

Giữa sự mâu thuẫn bẩm sinh của con người, điều quan trọng là phải biết cái tôi của mình. Sự nhận định đứng đắn về cái tôi và những dị kiến chính mình sẽ là sự gần gũi nhất để khiến chúng ta hoà đồng và tìm đến nhau dễ dàng. Vì thực ra, nếu chúng ta muốn hành đạo và sống đạo đứng đắn, thì chúng ta hiểu rằng, đạo không xa bản tính của con người, nếu chúng ta theo đạo mà xa bản tính của con người ta, thì chúng ta tự đã xa đạo (Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo). Chúng ta không cần phải cố gắng chối bỏ bản thân mình mới trở nên người tốt, mà chúng ta nên chia sẻ và hoà đồng, nhất là chúng ta nên tránh làm việc gì mà chúng ta không muốn người khác, hay người phối ngẫu của mình làm cho mình (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).

Tôi lại nghĩ, có thể Kate là người rất chu đáo trong nền tảng gia đình. Tuy nhiên, Kate vẫn không thể nào hoàn chỉnh toàn diện đời sống gia đình nếu không có sự đồng hành của John. Trước ngày đi học phó-tế, có thể John đã có những khả quan về sự đắn đo và quyết tâm của mình, vì vẫn còn hăng say mới mẻ, và nhất là lòng nhiệt huyết trong John vẫn còn cuồn cuộn như sóng thần. Và điều này có thể sẽ khiến Kate tưởng đây là sự thay đổi thật. Do đó, Kate có thể rất bằng lòng và tin tưởng nơi John, vì Kate chưa đắp chăn nên làm sao biết chăn có rận hay không?

Nhưng rồi tư tưởng tôi lại ngược chiều và xoay qua-

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 239

nh những viển vông thường tình mà con người hay mắc phải. Những nhất tâm đầy nhiệt huyết của thuở ban đầu ấy đã chẳng thường hay bị quét dọn dễ dàng trong ta sao? Tôi chắc hẳn Kate đã khuyến khích John và âm thầm cầu nguyện cho John với sự chân thành tuyệt đối theo bản ngã hướng thiện của mình (phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân). Nhưng thời gian có làm nguội lạnh hay mê hoặc tâm hồn Kate, tâm hồn John, để rồi cả hai cùng suy thoái và mất đi sự cố gắng căn bản chính mình khởi nguyên không?

Vì phải chăng, nếu cuộc sống chỉ đơn thuần thì làm sao con người phải trải qua những bể ải không định. Những bể ải bất chợt nó đến như những ngọn sóng bất trị khiến con người đôi khi không làm sao có thể chuyển biến, mà phải khuất phục như một định mệnh….

Tôi đang suy nghĩ, bỗng bạn linh-mục của tôi lên tiếng:- Mình cảm phục Kate lắm. Kate tâm sự với mình,

những ngày cuối tuần trước khi John đi học hiển nhiên Kate đã bị thu hẹp và đơn độc riêng mình. Kate đã phải lủi thủi, lại còn phải cố sống và tạo cho mình cách sống mới. Dĩ nhiên không ai bắt buộc Kate, nhưng chính Kate phải nghĩ tới. Từ lời ăn tiếng nói tới cách đi đứng. Mà ngay cả cách ăn vận của Kate cũng phải tùy thuộc rõ ràng từng lúc, từng nơi. Vì Kate không muốn thành thói quen, để rồi trở thành định kiến không đâu sau này cho John. Và cũng chính sự cảm phục sự nhã nhặn khiêm nhường của Kate, nên có lần mình gặp Kate, mình đã không ngại kể cho Kate nghe chuyện người vợ của một phó tế vĩnh viễn đã đòi hỏi phải có chỗ đậu xe dành riêng cho phó tế ngay khi chồng mới về nhận việc. Một chuyện rất thật, không phải chồng mà là vợ của phó-tế đòi hỏi, trong khi người vợ quên rằng, đáng lẽ phó-tế cần phải tôn trọng giáo dân và sống hoà đồng như giáo dân, thì mới thực sự chu toàn phần nào chức năng của mình. Nhưng nào ngờ, mình kể điều đó cho Kate nghe thì Kate lại nghĩ mình nói đùa, nên bảo mình là:

240 J. Ngoïc

“Làm sao mà có chuyện đó được”. Sự trong sáng của Kate là thế đó, đơn thuần và khiêm nhường. Nhưng Kate nào hiểu rằng ở đời này những loại tài xế và những kẻ ham danh luôn tỏ thái độ hơn chủ đầy rẫy phải không ông?

Bạn linh-mục của tôi lại ngừng nói. Lại chút do dự. Hình như bạn tôi ngại ngẫm điều gì, hay cũng có thể vì e dè khi nói tới người thứ ba không có mặt. Do đó mãi sau bạn linh-mục của tôi mới từ tốn:

- Ngại lắm ông ạ. Mình nói với ông không phải chê bôi hay nói xấu. Mà là để ông tìm thấy một chút gì đó, hầu ông tìm được câu trả lời của tôi về câu hỏi: “ông có nên đi học phó-tế vĩnh viễn hay không?” Và cũng hy vọng chính ông thẩm định và xác tín điều tôi nói có đúng đắn hay không.

Và bạn linh mục của tôi lại tiếp:- Phó-tế vĩnh viễn đi học phải phẩm định chính mình

đã đành, nhưng gia đình cũng không kém. Vì ý nghĩ này mà Kate răn đe chính Kate phải hy sinh bản thân, và phải sống và sống tốt trước khi John thực thụ nhận chức phó-tế. Nhưng rồi, hình như mọi sự đã không theo ý Kate, nhất là sau khi John đã phủ phục trước bàn thánh để lãnh nhận chức thánh mà John đã dầy công cả một thời gian dài. John đã dần trở nên tự tôn và bắt đầu suy nghĩ theo mình. Những suy nghĩ tưởng tầm thường nhưng lại là những bế tắc. Đời sống gia đình từ đó cũng bắt đầu chao đảo theo xu hướng chuyển biến ngược chiều với sự chân chính thật sự. Khó thay là những chuyển biến đó không giới hạn trong gia đình, mà ngay ngoài xã hội. John bắt đầu có những cử chỉ đạo đức không đúng lúc, hay nói khác hơn là những thái độ khác với con người thật của mình. Sự đạo đức bề ngoài nếu thái quá sẽ phản ứng ngược khiến người đối diện mất thăng bằng trong ý nghĩ và dễ trở nên mất thiện cảm. Linh-mục hay phó-tế cũng vậy, tất cả phải chân thật, sự chân thật thật sự tự nó sẽ cuốn hút tha nhân. Kate đã phải nghe, dĩ nhiên không ai nói trước mặt Kate, mà chỉ xì xèo bàn tán khi không có Kate về John. Những điều phê

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 241

bình John của những người trong và ngoài giáo xứ mà Kate nghe được là thường do tình cờ, hay từ một người bạn rất thân của Kate. Kate về nói với John, nhưng tất cả như nước đổ đầu vị. Từ đó, những bất đồng về chứng kiến, về nhân sinh quan, càng ngày càng âm ỉ biến động trong Kate và John. Tình yêu lứa đôi của Kate và John cũng vì đó mà bị vạ lây, khiến cả hai tưởng như không còn gần gũi và mất dần cảm xúc, khiến Kate đôi khi tưởng như John bắt đầu thay đổi, nhất là những ngày sau này, vì lý do sinh hoạt, John bắt đầu đi sớm về trễ, bắt đầu thân thiện với những người không nên thân, có thể vì bùi tai, hay bị phong toả từ tâng bốc quyền lực vô nghĩa. Và nhất là bắt đầu tỏ vẻ thái độ của người mang chức thánh trong mình.

Bạn linh mục của tôi lại ngừng nói. Lúc sau mới tiếp:- Tuy nhiên Kate vẫn phải sống trong che đậy như

không có gì xảy ra. Đời sống John và Kate dần trở nên sống cho bề ngoài hoàn toàn. Nếu ai gặp Kate và John đều có cảm giác của một gia đình thánh thiện và hòa nhã. Nhưng nào ai ngờ, tất cả những thánh thiện đó chỉ là những lớp sơn bóng bảy để che đậy những bế tắc mà Kate đang gánh chịu vì sự giả dối và thiếu chân thành của người chồng của mình. Những che đậy mà trước đây khi John chưa đi học đã không hiện hữu. Vì lúc đó, Kate có đời sống bình thường riêng mình không phải đi đứng và ăn nói theo nhịp sống của những người giáo dân trong xứ đạo. Nhất là Kate không phải chứng kiến những trái mắt, những phật ý từ căn bản của chồng, từ tinh thần đến vật chất. Và nhất là đời sống vợ chồng, mà chỉ chung đụng và sống bên nhau mới rõ. Giá trị tinh thần và giá trị vật chất dĩ nhiên không thể so sánh vì nó có rất nhiều dị biệt, mà dị biệt quan trọng nhất vẫn là sự chân thật từ nội tâm. Và khi nội tâm bị lạm dụng thì hiển nhiên sẽ mất thăng bằng và sẽ rơi trong trạng thái ngờ vực chính mình, để rồi từ đó nảy sinh ra những vô cớ khiến mình bị mê hoặc không còn phân biệt thiện ác. Vì thế, khi Kate phải chứng kiến và phải nghe những điều

242 J. Ngoïc

không thật đó, nhất là những tư tưởng mà John dẫn chứng trên toà giảng hầu như hoàn toàn khác những gì xảy ra hàng ngày mà Kate nhận thật nơi con người John, thì hiển nhiên làm sao không khiến Kate bị mặc cảm tội lỗi thay cho chồng. Nhưng khổ là làm sao Kate tâm sự, làm sao Kate bày tỏ và làm sao Kate có thể chia sẻ cùng ai. Do đó bệnh ung thư chịu đựng của Kate càng ngày càng trở nên khó trị đến độ Kate đã phải tạo cho mình một lớp vải thưa để che chính con người mình, hầu Kate có thể nhìn John vẫn là người chồng của Kate.

Kể tới đây, hình như bạn linh-mục của tôi hơi phiền não. Có lẽ bạn tôi thông cảm với Kate, hay cũng có thể vì vẫn e dè khi phải nói đến. Mãi một lúc sau bạn tôi mới tiếp:

- Tôi không biết điều mình nghĩ có đúng hay không. Nhưng với tôi, đối với các giáo xứ Việt Nam ở xứ Mỹ này, phó-tế vĩnh viễn không nhất thiết phải có, nhưng chỉ vì xứ này có, xứ kia cũng phải có mà thôi, bệnh thời đại mà lại.

Bạn linh-mục của tôi lại nói:- Tôi có theo dõi một số sinh hoạt của các giáo-xứ,

những việc mà các phó-tế đảm trách, hầu như không có mấy công việc nhất định phải cần tới sự hiện diện của phó-tế. Những chuyện không có phó-tế, các linh mục phó xứ đều có thể hoàn thành rất dễ dàng, nhất là giáo-xứ nào cũng có các sơ phụ giúp hàng tuần.

Rồi phân vân, bạn tôi bình thản:- Có lần tôi được hân hạnh đồng tế tại một xứ đạo bên

Mỹ này. Tôi nhớ rất rõ, hôm đó là thứ năm tuần thánh, một ngày rất quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của tam nhật thánh Phục-sinh (Easter Triduum). Như ông biết, trong ngày này có bốn sự kiện được kỷ niệm: việc rửa chân cho môn đệ, thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly, sự đau khổ của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani, và sự phản bội của Judas Iscariot. Lễ này diễn ra vào buổi tối. Theo tiếng Latin, thì triduum có nghĩa là một thời kỳ ba ngày, dường như liên tưởng đến ba ngày, kể từ sự chết đến sống

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 243

lại của Chúa Giêsu. Ngày này cũng được đánh dấu như là ngày mà Chúa thiết lập chức linh-mục đời đời, để tiếp tục con đường cứu độ của Chúa. Nhưng hôm đó, thật là một ngỡ ngàng cho tôi, trên gian cung thánh có tới trên dưới 10 vị linh mục, nhưng khi giảng giải phúc-âm, tôi không biết vì lý do gì, vì linh-mục chánh xứ, phó xứ, cả hai đều bận không thể sửa soạn bài giảng, hay vì một lý do đặc biệt nào khác, lại do phó-tế dẫn giải phúc-âm, đặc biệt lại dẫn giải về đời sống linh-mục. Ông thử nghĩ xem, làm sao phó-tế có thể hiểu được đời sống linh-mục như chính các linh-mục. Do đó, cả một bài giảng, phó-tế đã quanh quẩn trong những ý nghĩa vật chất và con người thế gian của linh-mục, mà không đưa ra được điều gì xác tín trong mầu nhiệm ơn gọi của chức năng qua đời sống linh-mục. Phó-tế có lẽ đã dẫn đạt đời sống linh mục qua kinh nghiệm bản thân, nên đã đưa ra những nhận định trái ngược với sự cao cả của chức năng linh-mục mà Chúa đã thiết lập để tiếp tục con đường cứu độ của Ngài. Cả một bài giảng, phó-tế đã không nói về mầu nhiêm, hoặc là chỉ mô phỏng rất sơ sài, mà chỉ nhấn mạnh về sự tẻ nhạt, về sự hy sinh, và về những hất hủi vật chất của các linh-mục khi phải sống đời độc thân cô quạnh. Và đặc biệt còn kết tội giáo dân là: chính những người giáo-dân đã không biết thông cảm và thương xót các linh-mục, để rồi đã bôi bác, đặt điều và năng nhục các linh-mục. Mình nghe mà ngỡ ngàng không ít, khiến mình có cảm tưởng như mình là một tội đồ đang nài xin và cầu cạnh quan toà thứ tội. Và cũng chính vì thế mà một yếm thế vô vọng trong lòng đã làm mình phải cúi mặt trong suốt bài giảng của phó-tế hôm đó.

Rồi bạn linh-mục tôi tiếp:- Chức năng linh-mục không đơn thuần và nghèo nàn

đến thế đúng không ông? Tự chức năng linh-mục là phục vụ tha nhân chứ không phải là để tha nhân thương xót hay cầu cạnh. Linh-mục không sợ cô đơn, không ngại dèm pha, không màng mâu thuẫn phỉ báng, vì chính sự cô đơn,

244 J. Ngoïc

chính sự phỉ bảng, chính những mâu thuẫn đó đã chẳng là sự mặc khải mà Thiên Chúa đã đặc ân, để từ đó người linh-mục thánh hoá chính mình qua hồng ân đó sao? Linh-mục hay cả con người linh-mục sẽ không nao núng, không buồn khổ và không thất vọng khi sống cô độc, vì chưng đấy là con đường mà linh-mục chấp nhận. Linh-mục dù có buồn khổ và cô đơn đến đâu, và cho dù có bị năng nhục và phỉ báng tới đâu, cũng làm sao so sánh được một phần mà Đức Chúa Giêsu đã phải trải qua khi Ngài còn sống trên thế gian. Do đó, khi lãnh nhận chức linh-mục là người linh-mục đã nhất tâm đi theo con đường của Chúa, là phụng sự tha nhân và sẵn sàng cho tha nhân, thì cớ chi lại sợ hãi cô đơn, sợ hãi dị nghị và sợ hải những điều phỉ báng, mà biết đâu chính Chúa đã gửi đến, để người linh-mục có cơ hội cùng giáo dân thánh hoá và làm đẹp ơn gọi của mình. Ngoài ra, linh-mục còn phải sống và hành đạo theo chân lý và mầu nhiệm đặc sủng trong chức năng, nhất là luôn mỉm cười và hãnh diện trong tất cả những điều bất hạnh, dù là điều bất hạnh to nhỏ, để chính nhờ đó mà người linh-mục sẽ tồn tại trong chức năng của mình theo ý Chúa.

Ngừng một chút, bạn linh-mục của tôi lại tiếp:- Mình thật khó hiểu, và vẫn không hiểu tại sao, ngày

lễ thứ năm tuần thánh, một ngày rất quan trọng, nhất lại là ngày nói về sự thiết lập chức năng linh-mục, mà lại để cho một phó-tế giảng giải và nói về chức năng mà một phó-tế chưa từng sống qua. Hơn nữa, mình cũng đắn đo và suy nghĩ, không hiểu bài giảng có được kiểm soát hay góp ý trước khi dẫn giải không? Nhưng theo như sự diễn đạt của phó-tế hôm đó thì mình chắc là đã không hề được kiểm soát và góp ý của linh-mục. Vì mình nghĩ, không linh-mục nào lại có ý tưởng hạn hẹp và thất ý như những lời lẽ của phó-tế hôm đó. Chính vì thế, mình tiếc là chính linh-mục đã đánh mất cơ hội truyền đạt mầu nhiệm cứu chuộc, cũng như cảm xúc từ ân sủng đặc biệt của ngày thứ năm tuần thánh, một ân sủng rất hiếm hoi để người giáo dân có cơ

TìnhYeâu,HoânNhaân&NöôùcMaét 245

hội cảm hoá chính mình trong ngày đầu tam nhật thánh phục-sinh.

Nghe bạn của tôi nói, tôi mới chợt nhớ tới sự cao cả của chức năng linh-mục. Và tôi thật sự rất đồng lòng với nhận xét của bạn tôi. Vì chính tôi cũng đã từng rơi trong hoàn cảnh này, hoàn cảnh mà tôi đi dự thánh lễ về, không những không sốt sắng thêm mà còn mang thêm tội vì những sai lạc từ những dẫn chứng không đâu trong các bài giảng.

Từ đó tôi nhớ thánh Gioan-Maria Viannê mô tả bằng chính cảm nghiệm của ngài về thiên chức linh-mục “cao trọng hơn các thiên thần”. Thánh Gioan-Maria Viannê nói: ”Nếu tôi gặp một linh-mục và một thiên thần, tôi sẽ chào linh-mục trước khi chào thiên thần. Thiên thần là bạn của Thiên Chúa, nhưng linh-mục nắm giữ chỗ của Ngài”. Về tầm quan trọng của linh-mục, ngài còn nói : “Nếu chúng ta không có bí tích truyền chức thánh, thì chúng ta sẽ không có Chúa. Ai đã đặt Ngài trong nhà tạm? Ai đã đón nhận linh hồn chúng ta lúc khởi đầu cuộc sống của nó? Ai nuôi dưỡng linh hồn và tăng sức mạnh cho nó trên cuộc hành trình? Ai sẽ chuẩn bị cho nó xuất hiện trước nhan Thiên Chúa, bằng cách rửa linh hồn này lần sau hết trong máu của Chúa Giêsu Kitô? Tất cả các câu trả lời luôn là “linh-mục”. Vai trò của linh mục thật là lớn lao : “Không có linh-mục, cái chết và cuộc thương khó của Chúa không giúp ích gì, vì chính linh-mục tiếp nối công trình cứu chuộc trên trần gian”.

Quả thật, người giáo dân công-giáo không nên lo lắng đến sự cô đơn hay buồn tủi của các linh-mục sống đời độc thân, mà phải hãnh diện về sự cô đơn đó. Tôi hay nghe người ta phàn nàn và thương hại các linh-mục, nhất là hay nói đến nỗi cô đơn khi phải lủi thủi một mình, khi các buổi sinh hoạt thường nhật trong giáo-xứ đã tan, sân giáo đường trở nên cô quạnh. Hay sau những buổi yến tiệc lúc nào cũng lẻ loi một mình, nhất là có chút hơi men vì giao tế…. Người công-giáo phải đồng hành và hãnh diện về đức vâng lời, thanh bần và khiết tịnh từ chính căn bản nơi

246 J. Ngoïc

các linh-mục, vì chính sự cô đơn, sự mâu thuẫn từ giáo dân, hay ngay cả sự phỉ báng… tất cả đều là do ý định của Thiên Chúa gửi đến để thánh hoá hơn là luận phạt. Vì âu đây chẳng là hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa sao? Chính vì thế mới có tám mối phúc thật, mới: “phúc cho ai chịu khốn nạn vì đạo ngay ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy…..”

Trong ý nghĩ đó, tôi càng nhận chân được giá trị lời của bạn linh-mục của tôi, nhất là tầm quan trọng trong ý nghĩa phụng vụ của từng ngày, từng mùa, kể cả những ngày thường niên. Vì thế, hiển nhiên không phải vì có sự hiện diện hay nể nang phó-tế, mà nên dùng cho đúng lúc, đúng chỗ và nhất là phải thấu rõ khả năng hiểu biết, khả năng thuyết giảng của từng cá nhân phó-tế, và đặc biệt nên suy đắn: thật sự có nhất thiết phải để cho phó-tế giảng hay không? Hơn nữa, những ngày lễ quan trọng, lại là ngày thư năm tuần thánh, có lẽ không vì lý do gì lại để một người không sống trong chức năng linh-mục nói về chức năng đó. Và nhất là, các linh-mục nên cố gắng sửa soạn bài giảng, vì giáo dân hầu như ai cũng muốn được nghe Lời Chúa dẫn giải từ linh-mục, những người đã được huấn giáo và đào tạo sâu rộng và vững vàng về tín lý, thần-học, phúc-âm, giáo-luật, còn phải trải qua những năm dài trong đời sống cộng đồng, nên hiển nhiên thấm nhuồn và sâu sắc hơn.

Ôi! Âu đây có phải là một sơ ý, hay lại là một nhất thiết của một suy nghĩ ẩn sâu đặc biệt nào đó mà những người tầm thường như chúng tôi không thể thông đạt?

J.Ngọc