PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT...

8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN” TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ X 4 4 (XEM TRANG 3) ĐÀ LẠT: Bãi bỏ 10 thủ tục hành chính về đất đai UBND thành phố Đà Lạt vừa ra quyết định bãi bỏ 10 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai đã được ban hành vào ngày 22/3/2013. Lý do bãi bỏ vì 10 thủ tục hành chính này hiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng gồm: Cấp lại, cấp đổi Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Đăng ký chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân; Đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất; Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép của hộ gia đình, cá nhân; Cung cấp thông tin địa chính về thửa đất; Tách thửa, hợp thửa đất; Điều chỉnh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và đính chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản hình thành trong tương lai; Xóa đăng ký thế chấp. VĂN VIỆT Trả lại thiên nhiên cho rau Nỗi lo phân bón kém chất lượng (XEM TRANG 7) TUỔI TRẺ LÂM ĐỒNG: Tự hào 15 năm tình nguyện Để trọn đạo và đời 5 Bước đột phá trong cải cách hành chính ở Di Linh 6 THÀNH PHỐ BẢO LỘC Thi hành án dân sự còn có những bất cập ° Trang trại “rau thiên nhiên” của anh Nguyễn Quốc Thắng ở Ka Đơn, Đơn Dương mỗi ngày xuất bán ra thị trường 200kg rau, củ, quả. Đ oàn công tác Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu vừa có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt và đại diện các ngành liên quan, lãnh đạo các địa phương có QL 20 chạy ngang qua về tiến độ thi công nâng cấp cải tạo QL 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng. Báo cáo tại buổi làm việc cho thấy, quá trình giải phóng mặt bằng khá thuận lợi, nhân dân chủ yếu hiến đất, không nhận tiền đền bù. Một số vướng mắc như vướng đất rừng, vướng cột điện… đang được tiến hành làm thủ tục để giải quyết. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhắc nhở các địa phương tiếp tục vận động nhân dân bị ảnh hưởng sống dọc tuyến đường sớm bàn giao mặt bằng cho công trình. Mặt bằng bàn giao tới đâu phải thi công ngay tới đó. Ngoài ra, trong quá trình thi công cần chú ý đảm bảo công tác an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và an toàn lao động, Ông Nguyễn Ngọc Đông cũng nhắc nhở các nhà thầu... Bộ Giao thông vận tải làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về tiến độ nâng cấp cải tạo Quốc lộ 20 Chú trọng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng (XEM TIẾP TRANG 2) ° Vườn cà phê của anh Vy Văn Bao và Lương Văn Phượng bị rụng lá và cháy khô dần. BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4325 THỨ BA 4-8-2015 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên. (Bác nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu, 18/1/1949, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia)

Transcript of PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT...

Page 1: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN”

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ X

4

4

(XEM TRANG 3)

ĐÀ LẠT: Bãi bỏ 10 thủ tục hành chính về đất đai

UBND thành phố Đà Lạt vừa ra quyết định bãi bỏ 10 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai đã được ban hành vào ngày 22/3/2013. Lý do bãi bỏ vì 10 thủ tục hành chính này hiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng gồm: Cấp lại, cấp đổi Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Đăng ký chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân; Đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất; Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép của hộ gia đình, cá nhân; Cung cấp thông tin địa chính về thửa đất; Tách thửa, hợp thửa đất; Điều chỉnh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và đính chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản hình thành trong tương lai; Xóa đăng ký thế chấp. VĂN VIỆT

Trả lại thiên nhiên cho rau

Nỗi lo phân bón kém chất lượng

(XEM TRANG 7)

TUỔI TRẺ LÂM ĐỒNG:Tự hào 15 năm tình nguyện

Để trọn đạo và đời

5 Bước đột phá trong cải cách hành chính ở Di Linh

6 THÀNH PHỐ BẢO LỘCThi hành án dân sự còn có những bất cập

° Trang trại “rau thiên nhiên” của anh Nguyễn Quốc Thắng ở Ka Đơn, Đơn Dương mỗi ngày xuất bán ra thị trường 200kg rau, củ, quả.

Đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu vừa có buổi làm việc với

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt và đại diện các ngành liên quan, lãnh đạo các địa phương có QL 20 chạy ngang qua về tiến độ thi công nâng cấp cải tạo QL 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng.

Báo cáo tại buổi làm việc cho thấy, quá trình giải phóng mặt bằng khá thuận lợi, nhân dân chủ yếu hiến đất, không nhận tiền đền bù. Một số vướng mắc như vướng đất rừng, vướng cột điện… đang được tiến hành làm thủ tục để giải quyết.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhắc nhở các địa phương tiếp tục vận động nhân dân

bị ảnh hưởng sống dọc tuyến đường sớm bàn giao mặt bằng cho công trình. Mặt bằng bàn giao tới đâu phải thi công ngay tới đó. Ngoài ra, trong quá trình thi công cần chú ý đảm bảo công tác an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và an toàn lao động, Ông Nguyễn Ngọc Đông cũng nhắc nhở các nhà thầu...

Bộ Giao thông vận tải làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về tiến độ nâng cấp cải tạo Quốc lộ 20

Chú trọng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng

(XEM TIẾP TRANG 2)

° Vườn cà phê của anh Vy Văn Bao và Lương Văn Phượng bị rụng lá và cháy khô dần.

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4325 THỨ BA 4-8-2015

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên.

(Bác nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu, 18/1/1949, Hồ Chí Minh toàn

tập, NXB Chính trị Quốc gia)

Page 2: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

THÖÙ BA 4 - 8 - 20152

° Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII và HĐND thành phố khóa X gồm tổ bầu cử số 4, số 7, số 1 và số 9 đã có buổi tiếp xúc cử tri tại địa bàn phường 1, 2, 6, 7, 11, 12 và xã Trạm Hành, Xuân Trường.

Tại các buổi tiếp xúc, cử tri địa phương đã kiến nghị về nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung là việc xuống cấp của nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Đà Lạt, việc phát triển du lịch chất lượng cao cần phải làm đồng bộ ngay từ việc nhỏ nhất. Cụ thể, cử tri phường 2 có nhiều kiến nghị về vấn đề nâng cấp cải tạo đoạn suối từ cầu Nguyễn Công Trứ đến Phan Đình Phùng, vì đoạn đường đã gây thiệt hại về con người và vật chất trong thời gian mưa lũ vừa qua; hộ sở hữu nhà có diện tích nhỏ 30m2 có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Cử tri tổ 7 - 8 - 9 thuộc phường 2 kiến nghị nhiều lần về việc cấp đất xây hội trường dân phố để sinh hoạt, nhưng đến nay đã quá lâu chưa được cấp có thẩm quyền trả lời; việc cắm biển giao thông còn tùy tiện, thiếu khoa học trên đường Lý Tự Trọng - Phan Bội Châu; đề nghị nên giao cho dân quản lý bảo vệ chất lượng tuyến đường Bùi Thị Xuân, vì rất nhiều xe du lịch tải trọng lớn đậu đỗ trên vỉa hè làm hư hỏng đường, khiến nhân dân bức xúc; việc hoàn trả mặt đường chưa đáp ứng kỹ thuật của Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng khi thực hiện dự án thu gom xử lý nước thải gây bất bình trong nhân dân. Cử tri đề nghị tỉnh, thành phố nên có sự điều hành phối hợp giữa các đơn vị viễn thông - điện lực để thực hiện cáp ngầm đảm bảo đồng bộ trong cách làm và đảm bảo mỹ quan đô thị; làng hoa Thái Phiên đã được công nhận làng nghề, nhân dân kiến nghị nên xây dựng cổng làng để thu hút du khách đến tham quan… Đại diện UBND thành phố, ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã ghi nhận và tiếp thu những ý kiến của nhân dân về những vấn đề tồn tại, hạn chế để phát triển thành phố ngày càng toàn diện hơn. Những nội dung cụ thể tại địa phương đã được chính quyền cấp cơ sở giải trình cụ thể, chi tiết trước nhân dân. Những ý kiến thuộc thẩm quyền tỉnh, sẽ được đại biểu HĐND ghi nhận và báo cáo lên kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.

° Trước đó, đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII và đại biểu HĐND thành phố Đà Lạt khóa X đã có buổi tiếp xúc với cử tri phường 4, phường 9, phường 3, phường 10 của thành phố Đà Lạt. Tham dự có ông Võ Ngọc Hiệp - TUV, Phó Bí

thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; đại diện UBMTTQ, các hội đoàn thể thành phố, các đại biểu HĐND và đông đảo cử tri tham dự.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri tổ 2 - phường 4 kiến nghị việc một số cơ sở kinh doanh gas trên địa bàn phường 4 hoạt động thiếu an toàn gây nguy hiểm cho người dân xung quanh; việc lấn chiếm đường hẻm công cộng tại khu quy hoạch Trường Cao đẳng Nghề, nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm vi phạm, gây bất bình trong nhân dân. Cử tri kiến nghị thành phố nên để đường Bà Triệu là đường một chiều và cắm biển cấm đậu xe ô tô trên đường; việc thiếu trách nhiệm của một số cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong việc cấp cứu bệnh nhân đau ruột thừa là học sinh Trần Bích Huyền, bệnh viện không cấp cứu ngay, mà lại yêu cầu chuyển bảo hiểm đúng tuyến rồi mới chữa bệnh gây bức xúc trong nhân dân… Cử tri phường 3 và phường 10

kiến nghị việc nâng cấp sửa chữa đường thoát nước của Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng, cần hoàn trả mặt đường sớm, một số hẻm khu vực An Bình chưa được lấy rác thường xuyên gây ô nhiễm môi trường; việc thiếu trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng khu vực Khe Sanh khiến một số hộ xây dựng trái phép nhưng chưa được xử lý; quy hoạch khu Phạm Hồng Thái đã quá lâu mà chưa được triển khai, đền bù thỏa đáng gây bức xúc nhân dân… Các ý kiến thuộc thẩm quyền địa phương đã được chính quyền các phường 3, 4, 9, 10 trả lời trực tiếp tại buổi tiếp xúc. Những nội dung thuộc thẩm quyền thành phố đã được ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố giải trình, tiếp thu ý kiến và trình những nội dung không thuộc thẩm quyền lên HĐND tỉnh trong kỳ họp tới đây. NGUYỆT THU

Đại biểu HĐND tỉnh và thành phố Đà Lạt tiếp xúc cử tri° Nhiều cử tri kiến nghị về sự xuống cấp của đường giao thông nội thành

° Cử tri phường 2 kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến hạ tầng cơ sở.

Kiểm tra công tác đấu thầu dự án tại Lâm ĐồngPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn

Yên cùng đại diện một số sở, ngành và địa phương đã có buổi làm việc với ông Lê Văn Tăng - Cục trưởng Cục quản lý Đấu thầu - thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các thành viên trong đoàn. Nội dung buổi làm việc liên quan đến tình hình chấp hành các quy định của Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn bộ luật này trong công tác đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do các sở, ngành và địa phương trong tỉnh quản lý. Theo đó, đoàn kiểm tra của Cục quản lý Đấu thầu sẽ tiến hành kiểm tra công tác đấu thầu bao gồm: số lượng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu đã được tỉnh ban hành; nội dung các văn bản và tình hình thực hiện của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án lập,

phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng như cơ sở pháp lý, điều chỉnh, trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu... Đồng thời, đoàn tiến hành kiểm tra việc thực hiện đấu thầu đối với các dự án: Nhà văn hóa và hội trường xã Tà Nung (Đà Lạt), đường Đoàn Thị Điểm (Bảo Lộc); xây dựng vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng trên tuyến quốc lộ 20 - đoạn qua thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng); Khu di tích lịch sử căn cứ kháng chiến Cát Tiên và Gói thầu mua hóa chất tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch gia súc gia cầm đợt 2 năm 2014; Gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục phục vụ công tác giảng dạy, học tập năm học 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh.

Thời gian làm việc của đoàn kiểm tra diễn ra từ ngày 28/7 - 1/8. XUÂN TRUNG

Sẽ biên soạn và phát hành bộ sách giáo khoa giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng

Đẩy mạnh truyền thông về cải cách hành chính trên sóng truyền hình Lâm Đồng

Ra mắt Câu lạc bộ kỹ năng cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở

Ngày 29/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Lạt đã ra mắt Câu lạc bộ kỹ năng cán bộ Hội cơ sở với mục đích nâng cao kỹ năng vận động, thương thuyết, giao tiếp, ứng xử. Câu lạc bộ gồm 39 thành viên đại diện cho các xã, phường trên địa bàn thành phố tham gia. Việc thành lập Câu lạc bộ kỹ năng cán bộ Hội phụ nữ cơ sở với lịch sinh hoạt mỗi tháng một lần sẽ tạo

điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trao đổi kinh nghiệm cũng như kỹ năng công tác Hội phụ nữ, thông qua đó kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, đời sống vật chất, tinh thần của hội viên để giúp đỡ. Đây là một trong các chương trình hoạt động của Hội Phụ nữ nhằm giúp chị em hiểu và nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong tình hình mới.

AN NHIÊN

107 xã đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2015-2020 từ 15% trở lên

Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp xã, phường, thị trấn. Theo Ban Tổ chức cán bộ Hội LHPN tỉnh, qua thống kê, có 107/147 xã (chiếm 72,7%) đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy từ 15% trở lên. Trong đó một số xã có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cao như xã Liêng Srônh (huyện Đam Rông), phường 5 (Đà Lạt), phường BLao (Bảo Lộc), xã Đạ Quyn (huyện

Đức Trọng). Đặc biệt xã Tân Nghĩa (huyện Di Linh) có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt cao nhất tỉnh (54,55%); Bên cạnh các xã, phường đạt và vượt tỷ lệ nữ theo quy định, vẫn còn 40/147 xã có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy chưa đạt như phường Lộc Sơn (Tp. Bảo Lộc), xã Tân Văn (huyện Lâm Hà), xã Đinh Trang Hòa (huyện Di Linh). Riêng xã Đạ Ploa (huyện Đạ Huoai) không có nữ tham gia cấp ủy. DIỆU HIỀN

Đó là Kế hoạch vừa được UBND tỉnh ban hành để thực hiện Quyết định số 404/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Theo kế hoạch, Đề án sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (7/2015 - 6/2016) thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực nghiệm SGK mới do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn, tổ chức biên soạn và phát hành bộ SGK

giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng từ năm học 2015 - 2016 (gồm SGK địa phương bậc tiểu học, SGK Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý địa phương cấp THCS và THPT). Giai đoạn 2 (7/2016 - 6/2018) sẽ tập huấn giáo viên để thực hiện chương trình mới, SGK mới đối với lớp 1, lớp 6 và lớp 10. Giai đoạn 3 (7/2018 - 12/2023), từ năm học 2018 - 2019 sẽ bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với từng cấp học.

TUẤN HƯƠNG

Sở Nội vụ Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm đến nay đã thực hiện được 6 chương trình “Gặp gỡ - đối thoại về cải cách hành chính (CCHC)” trên sóng truyền hình Lâm Đồng. Theo kế hoạch, trong năm 2015, Sở Nội vụ tiếp tục phối hợp với Truyền hình Lâm Đồng cùng các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện 11 chương trình “Gặp gỡ - đối thoại về CCHC”. Chương trình được truyền hình trực tiếp định kỳ vào ngày chủ nhật tuần thứ hai hằng tháng. 6 chương trình thực hiện trong các tháng đầu năm nay tập trung vào giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở: Lao động Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục đào tạo; Giao thông vận tải; Công an tỉnh; Bảo hiểm xã hội Lâm Đồng; các huyện, thành Đức Trọng, Lạc Dương, Đạ Huoai, Đà Lạt…

Trong các chương trình, thủ trưởng các cơ quan trực tiếp tham gia và trả lời các câu hỏi của người dân. Những câu hỏi chưa giải đáp được thì cơ quan đó phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong vòng 10 ngày làm việc và phải thực hiện lời hứa với dân nếu có. Chương trình này đang tạo được sức thu hút rất lớn của người dân trong tỉnh. VT

... phải đánh giá chính xác tình hình thi công, thi công đúng tiến độ đã cam kết, đồng thời phải thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng. Các đơn vị có liên quan cần phối hợp chặt chẽ hơn, thu xếp vốn cần nhanh chóng hơn cũng như cẩn trọng chọn nhà thầu trong những phần đường làm theo hợp đồng BOT.

Công trình khôi phục cải tạo QL 20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng (km123+105, 17- km 268) theo hình thức Hợp đồng BOT kết hợp BT có tổng vốn đầu tư trên 4.100 tỷ đồng chạy dọc suốt chiều dài Lâm Đồng với tham vọng sau khi hoàn chỉnh sẽ thu ngắn thời gian đi lại giữa thành phố Hồ Chí Minh với Đà Lạt chỉ còn 5h, thay vì 8h như hiện tại. D.Q

Chú trọng kỹ thuật... (TIẾP TRANG 1)

° Toàn cảnh buổi làm việc.

THÔØI SÖÏ - CHÍNH TRÒ

Page 3: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

CCB Nguyễn Thành Duy được Phó Chủ tịch nước tặng Cúp “Doanh nhân CCB tiêu biểu toàn quốc”

Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2015), Hiệp hội Doanh nghiệp Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam phối hợp với Tập đoàn truyền thông Việt Nam tổ chức hành trình “Trở lại chiến trường xưa - tri ân đồng đội”, với sự tham gia của hàng trăm doanh nhân CCB trong cả nước, trong đó có sự hiện diện của doanh nhân CCB Nguyễn Thành Duy - Giám đốc Công ty TNHH Trường Huy ở số 8, Nguyễn Đình Chiểu, phường 9, Đà Lạt. Tại Lễ hành trình, doanh nhân CCB Nguyễn Thành Duy đã được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng ảnh Bác Hồ, Cúp vàng “Doanh nhân, doanh nghiệp CCB tiêu biểu toàn quốc năm 2015” vì có nhiều thành tích trong việc giúp đỡ các CCB có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hội CCB Đà Lạt, hoạt động “Nghĩa tình đồng đội”…

HOÀNG KIẾN GIANG

Hỗ trợ từ 30-200 triệu đồng/mô hình sản xuất điển hình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, ngân sách Trung ương và tỉnh Lâm Đồng sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất điển hình và tổ chức hội thảo nhân rộng. Theo đó, mỗi mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững được hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng. Đối với mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện tối đa 100 triệu đồng/mô hình. Riêng việc xây dựng các mô hình sản xuất kinh tế tập thể điển hình được hỗ 50% kinh phí thực hiện, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/trang trại và 200 triệu đồng/hợp tác xã. Ngoài ra, còn hỗ trợ 50% kinh phí 2 năm đầu xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thuộc dự án cánh đồng lớn.

VŨ VĂN

Sơn Điền được mùa lúa đông xuân

Trong vụ đông xuân năm 2015, bà con nông dân xã Sơn Điền đã gieo sạ được 110ha lúa, đạt 100% kế hoạch. Tính đến thời điểm này, bà con nông dân Sơn Điền đã thu hoạch được 30% diện tích, năng suất bình quân đạt 5,2 tấn/ha (tăng 0,7 tấn/ha so với vụ đông xuân năm 2014). Tổng sản lượng ước đạt trên 570 tấn.

Đạt được kết quả trên là nhờ UBND xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất đúng thời vụ. Bên cạnh đó, ý thức của người dân cũng được nâng lên rõ nét. Bà con đã thực hiện tốt quy trình làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại và sử dụng các giống lúa mới kháng bệnh, năng suất cao. Sơn Điền là xã vùng sâu của huyện Di Linh, có đông đồng bào DTTS sinh sống.

NDONG BRỪM

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN”

Trả lại thiên nhiên cho rauª VĂN VIỆT

Hạt niêm trừ sâu bọ - bài học “đầu tay”Vượt “đường xa ướt mưa”, tôi đặt chân đến

trang trại “rau thiên nhiên” rộng 7ha, tọa lạc giữa một triền đồi sản xuất đa canh cây ngắn ngày với cây dài ngày thuộc địa bàn xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương. Chủ trang trại ở tuổi 7X, Nguyễn Quốc Thắng đưa cho tôi một đôi ủng cao, thay thế đôi giày nhuộm đầy bùn đất đường xa. Thấy tôi e ngại, Thắng giải thích: “Đây là những đôi ủng giành riêng người đi làm vườn và khách tham quan. Hàng ngày, trước khi sử dụng, từng đôi ủng đã được rửa sạch sẽ bằng nước giếng khoan và “vô trùng” bằng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường trong lành ở vườn rau…”. Bên cạnh nơi treo những “đôi ủng sinh học” là hệ thống đường ống nước ngầm bơm lên hòa tan với nước hạt niêm (các tài liệu khoa học thường viết là hạt neem) và một tỷ lệ rượu gạo để phân phối tưới phun đều đến từng luống rau. Dừng lại bên một chiếc thùng lớn “trung chuyển” nước hạt niêm đậm đặc một màu xám nhạt, tỏa lên mùi hăng hắc, Thắng cho biết, mỗi diện tích rau được bơm phun nước hạt niêm ít nhất mỗi tuần một lần. Cứ theo tỷ lệ 1kg hạt niêm đưa vào máy xay nhuyễn rồi “phối trộn” với 500 lít nước và một ít rượu gạo là tạo thành những liều thuốc phòng trừ các loại bệnh hại trên rau, củ, quả với tác dụng khá cao. “Cây niêm phân bổ trồng ở các vùng xứ cát nóng thuộc tỉnh Ninh Thuận. Giá mua về trong năm 2015 khoảng 35.000đồng/kg hạt. Khi bơm phun dung dịch chứa hoạt chất hạt niêm theo cách khuấy đều với nước và rượu, không chỉ diệt trừ tương đối nhanh các loài sâu bệnh, nấm bệnh trên mặt đất, tuyến trùng dưới mặt đất; mà còn phát tán mùi ngai ngái để xua đuổi các loại côn trùng gây hại, đồng thời ức chế và giảm khả năng đẻ trứng của các loài sâu bệnh khác trên vườn rau…” - Thắng khẳng định công hiệu của hạt niêm trên thực địa đồng rau canh tác của mình qua những mùa mưa - nắng.

Với mong muốn được tự cung, tự cấp thuốc sinh học, những ngày đầu thực hành trồng “rau thiên nhiên”, nông gia Nguyễn Quốc Thắng đã trồng thử nghiệm cây niêm trên vùng đất Đơn Dương nhưng không có kết quả. Do mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khiến cho cây niêm đang thời kỳ đâm chồi nảy lộc bỗng “đứng yên” một thời gian dài rồi héo rũ. Có thể vì bộ rễ cây niêm thường xuyên “bội thực” khi hấp thu dinh dưỡng trong đất đỏ bazan Lâm Đồng. Nhưng thiệt hại đắt giá nhất ở thời điểm này (vào năm 2010) không phải những hàng cây niêm chết non, mà chính chính là không thể cân đối được liều lượng nước hạt niêm tương ứng với mức độ hoành hành của sâu bọ trên cây trồng, chưa tạo ra được môi trường tự nhiên đối kháng giữa sinh vật có lợi và sinh vật có hại, lượng tồn dư phân bón, thuốc hóa học trong đất vẫn còn nhiều… dẫn đến hàng ngàn mét vuông cà chua, ớt ngọt và nhiều loại rau xanh khác đều phát hiện trơ cành trụi lá chỉ sau một vài buổi sáng thăm vườn. “Nhìn mọi luống rau gần như thiệt hại trắng khi mới qua khoảng từ 1-2 tuần sinh trưởng, coi như bao nhiêu công sức, vốn liếng đầu tư trang trại rau hữu cơ năm đầu tiên đã tiêu tan hết vào đất…” - Thắng nhắc nhớ một bài học “mất tiền, được kinh nghiệm!”.

“Hộ gia đình tôi có cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở xã Lạc Lâm, Đơn Dương. Chỉ cần mở tủ lấy ra đôi, ba chai nhỏ chứa thuốc hóa học, đưa ra khuấy vào nước tưới sẽ diệt trừ ngay tức khắc các loài sâu bọ độc hại nhất đối với cây trồng. Nhưng nếu làm như vậy thì đồng nghĩa với việc phá sản đường

Rau xanh sản xuất trong môi trường sinh trưởng tự nhiên ở Đà Lạt và các vùng phụ cận đang xuất hiện rải rác nhiều nơi. Rau không chỉ gieo trồng trên chậu giá thể sắp đặt ở ban công, sân thượng, hiên nhà; mà còn luân canh, xen canh theo từng luống đất lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi biệt lập; giữa những vườn nối vườn cây trái, cỏ hoa chen chúc đón lấy ánh sáng mặt trời. Dẫu trong điều kiện sinh thái khác nhau, song tất cả các loại “rau thiên nhiên” đều cho tôi cảm nhận một hương vị nồng đượm chất đất đỏ bazan của cao nguyên Lâm Đồng.

hướng xây dựng trang trại “rau thiên nhiên” mà gia đình tôi đã ấp ủ bao năm…” - Thắng không quên những trăn trở bấy giờ.

Là chủ nhân một vườn ươm lớn hàng đầu ở huyện Đơn Dương, Thắng chợt nhớ đến những bạn hàng người nước ngoài cung cấp các hạt giống rau cho mình cũng là những chuyên gia đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam, nên đã tức tốc hẹn gặp trực tiếp để “thọ giáo” kỹ thuật về trồng rau hữu cơ. Hóa ra toàn bộ quy trình sản xuất rau hữu cơ đều đơn giản mà Thắng chưa thực hành đầy đủ là: bố trí hài hòa giữa sản xuất luân canh, xen canh rau với rau và rau với các loài thực vật đối kháng nhằm thu hút hoặc xua đuổi côn trùng. Trong đó, biện pháp quyết định trước tiên phải tăng cường trồng cây luân

canh với mục đích cải tạo đất trong nhiều năm liền, sau đó mới tính đến thời vụ gieo trồng và thu hoạch.

Luân canh, xen canh và cách lyDẫn tôi đến những hàng cây muồng vàng,

những trảng cỏ sữa… trồng đệm theo ranh giới đất trang trại rau hữu cơ với đất trồng cây cà phê, chuối, các loại cây đậu, đỗ ngắn ngày theo biện pháp canh tác thông thường của những hộ dân liền kề, Thắng liên tưởng đến một hình thức dùng thiên nhiên bên trong để thu hút và cách ly sự xâm nhập của sâu bệnh từ thiên nhiên bên ngoài. Rồi trở lại ngồi gần luống cây cà rốt trồng xen dưới chân cây bắp và liên canh với cây cà tím, khoai lang, củ cải, Thắng nhổ lên rất nhẹ tay một bụi củ cà rốt đeo bám dày đặc: “Đất tơi xốp là có nhờ sự phát triển của cây đậu phộng hoang dại…”. Nhìn qua thân dây, lá, bông... của cây đậu phộng hoang dại không khác gì cây đậu phộng thương phẩm được chăm sóc quanh những triền sông xứ đồng bằng, nhưng dưới bộ rễ của nó - thay vì kết trái cho hoa lợi trực tiếp cho người trồng, đã ngày đêm tỏa ra từng nhánh nhỏ, miệt mài khoan thủng những đường rãnh nhỏ dưới mặt đất, tạo môi trường thuận lợi cho “rồng đất” và các sinh vật có lợi khác đua nhau sinh sôi, nhân đàn, giúp bộ rễ các cây rau, củ, quả phát triển khỏe mạnh, loại bỏ những mầm mống của bệnh hại tiềm ẩn. Tôi chụm lại 5 ngón tay lật lên một vốc đất dưới gốc một loại cây trồng ngay dưới chân mình, được nhận lại một cảm giác mềm, mịn và tơi xốp như đang tiếp xúc với luống đất mới vừa

hoàn tất những đường cày, đường bừa.Bước sang đám khoai lang ngoài trời, Thắng

bất ngờ lôi lên từ dưới lớp lá xanh thẫm một chiếc chai nhựa khoét chiếc lỗ hổng bên phía hông. Đưa mắt lại gần thấy rõ từng con bọ đen chết nổi lềnh bềnh trong chai nước. “Con sùng đó. Là đối tượng dịch hại đục phá củ khoai lang làm rỗng phần ruột, thu hoạch bao nhiêu cũng

phải bỏ đi!” - Thắng nói và cho biết thêm rằng, cứ trên 1ha đất trồng khoai lang thì đặt 120 chai nước, bỏ vào trong một miếng mồi làm bẫy con sùng. Miếng mồi này bằng đầu ngón tay út, một dạng của chế phẩm sinh học sản xuất từ một viện nông nghiệp ở miền Tây Nam Bộ, khi đặt vào chiếc bẫy chai nhựa sẽ phát tán một mùi hương mời gọi, lôi cuốn từng con sùng cách xa cả trăm mét cũng “xăm xăm băng lối” đến nơi rồi… chìm vào nước chết ngạt. Hôm tôi đến, Thắng đang gửi mua về 120 miếng mồi bẫy con sùng với tổng số tiền 2,4 triệu đồng, đủ sử dụng trong thời hạn 6 tháng để bảo vệ gần như sạch bệnh tuyệt đối ở các phần lá, thân dây, gốc cây và củ khoai lang từ lúc xuống giống đến lúc chăm sóc, thu hoạch. Tương tự ở bên trong nhà kính xen canh

và luân canh của trang trại, Thắng treo phất phơ những miếng bẫy bằng vải nhựa vàng đậm hình chữ nhật, trên mặt vải quét một lớp keo dính sinh học với nhiều mùi hương hấp dẫn nhiều loại côn trùng khác nhau. Đi giáp một vòng 5.000m² nhà kính, tôi được tùy thích ngắt hái thưởng thức các loại cây trái tươi xen canh và luân canh như: cà chua các loại, đậu cove, đậu nành, đậu rồng…cùng nhiều giống rau ăn lá khác. Và có lẽ bất kỳ ai cũng như tôi sẽ rất thích thú khi được tản bước bên những thửa rau từ trong nhà kính ra đến ngoài trời với ngập đầy hoa cỏ, dập dềnh đàn bướm bay, đàn ong lượn lờ trên mặt đất, nghe tiếng rả rích của ve sầu mùa hè, tiếng ếch nhái rộn ràng sau những ngày mưa…

Những triền đồi “rau thiên nhiên”Ngồi nghỉ chân bên hiên nhà quản lý trang

trại, Thắng lại nhổ lên một củ cà rốt vừa rửa sạch đất bazan đưa tôi ăn sống. Củ cà rốt có kích thước tương đương bằng ngón chân cái, vỏ ngoài thô nhám, gân guốc, nhưng giòn giòn, có vị ngọt đậm đặc chất nhựa tươi như đang còn lưu dẫn, chuyển hóa dinh dưỡng hữu cơ trong đất. “Hiện mỗi ngày, trang trại thu hoạch, rửa sạch rồi vận chuyển đến nơi người tiêu dùng trong nước khoảng 200kg rau, củ, quả tươi sản xuất theo phương pháp hữu cơ, số lượng chia đều các chủng loại gồm cà rốt, cà chua, cà tím, bắp ngọt, đậu nành… Trong đó, người Nhật sinh sống tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 80% số người tiêu dùng; 20% còn lại là thực khách của các nhà hàng lớn ở Sài Gòn...

° Trang trại “rau thiên nhiên” của anh Nguyễn Quốc Thắng ở Ka Đơn, Đơn Dương mỗi ngàyxuất bán ra thị trường 200kg rau, củ, quả.

(XEM TIẾP TRANG 7)

THÖÙ BA 4 - 8 - 2015 3 KINH TEÁ

Page 4: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

THÖÙ BA 4 - 8 - 20154 VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Với mục tiêu xung kích tình nguyện vì an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng; phong trào liên tục phát triển, các đội

hình thanh niên tình nguyện ngày càng đa dạng trên nhiều lĩnh vực, với những hoạt động cụ thể, đảm nhận những việc khó, việc mới đã thu hút hàng trăm ngàn thanh niên tham gia. Trong 15 năm qua, đơn vị Đoàn các cấp đã thực hiện 7.858 công trình thanh niên; hoạt động tình nguyện được tổ chức đồng loạt từ cấp tỉnh đến cơ sở nhằm hỗ trợ các địa phương nghèo giải quyết những vấn đề cấp thiết với hàng trăm đội hình tình nguyện tham gia “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Mùa hè xanh”... Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được đẩy mạnh, tuổi trẻ toàn tỉnh đã góp 183.250 ngày công giúp đỡ các gia đình chính sách, tu sửa chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm. Các hoạt động nhân ái vì sức khỏe cộng đồng đã thu hút 10.541 lượt y, bác sĩ trẻ tổ chức 527 đợt khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 32.615 lượt bệnh nhân nghèo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng. Tham gia xóa nhà tạm, các cấp Đoàn - Hội đã vận động đoàn viên, thanh niên và các doanh nghiệp trong tỉnh ủng hộ xây dựng 529 nhà nhân ái cho các gia đình khó khăn. Phong trào hiến máu tình nguyện, sẵn sàng hiến máu cứu người trong trường hợp khẩn cấp với “Lễ hội xuân hồng”, “Hành trình đỏ”, “Những giọt máu hồng” được đông đảo bạn trẻ hưởng ứng. 83.622 lượt ĐVTN đã tình nguyện hiến máu, thu được 47.881 đơn vị máu, đáp ứng trên 90% nhu cầu máu của bệnh viện.

Các đội hình tình nguyện thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động riêng phù hợp với chuyên môn của từng lực lượng. Đoàn viên khối lực lượng vũ trang làm công tác dân vận, vận động thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, tổ chức cấp phát chứng minh nhân dân tại nhà cho người già, người khuyết tật, neo đơn. Đoàn viên khối công nhân viên chức tổ chức các hoạt động nhận đỡ đầu trẻ em nghèo, trao tặng máy vi tính; đoàn viên, thanh niên khối trường học “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức đến trường”; thanh niên nông thôn tu sửa hệ thống thuỷ lợi, nạo vét mương, khơi thông dòng chảy, san lấp, tu sửa, làm đường giao thông nông thôn, sửa

TUỔI TRẺ LÂM ĐỒNG:

Tự hào 15 năm tình nguyệnª QUỲNH UYỂN

Phong trào tình nguyện ở Lâm Đồng được đánh dấu bằng mùa hè năm 2000, khi những sinh viên Đại học Đà Lạt không về nhà, mà dành những ngày hè trong những năm tháng đẹp nhất của đời mình đến với đồng bào Đầm Ròn (Đam Rông bây giờ), thôn 5 (Đồng Nai Thượng - Cát Tiên), Gia Bắc, Sơn Điền (Di Linh)... để “ba cùng” với bà con ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất của tỉnh. 15 năm qua (2000 - 2015), phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ Lâm Đồng có sức lan toả mạnh mẽ, thể hiện đầy đủ ý nghĩa đẹp đẽ của tinh thần tình nguyện: xung kích, nhiệt tình, sẵn sàng dấn thân, đến những nơi gian khó nhất, làm những việc nặng nhọc nhất, góp phần giải quyết những khó khăn của cộng đồng; đồng thời, phong trào đã trở thành trường học sinh động để thanh niên trải nghiệm, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

chữa đường điện, thành lập các tổ vần công, đổi công, góp vốn giúp đỡ nhau trong sản xuất...

Thanh niên xung kích tình nguyện làm những việc cấp thiết nảy sinh từ cuộc sống. Góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” được đẩy

lên mạnh mẽ. Hơn 350 đội hình thanh niên tình nguyện ra quân gìn giữ trật tự ở các chốt giao thông, chợ, giao lộ, ngã ba, trường học. Đặc biệt, mô hình “Tuyến đường thanh niên tự quản” đã góp phần đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng đời sống văn hóa. Các đội hình, CLB tuổi trẻ

với pháp luật, tuổi trẻ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được hình thành đã đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong thanh thiếu nhi, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội. Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Đoàn đã đẩy mạnh phong trào Tuổi trẻ hành động bảo vệ môi trường với nhiều hoạt động: thu gom rác thải, tiết kiệm điện, hưởng ứng giờ trái đất, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, trồng cây phân tán, vận động giảm sử dụng túi nilon nhằm giảm thiểu rác thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương... Thanh niên Đà Lạt thường xuyên vệ sinh vớt rác thải trên các con suối Phan Đình Phùng, Cam Ly khơi thông dòng chảy; thanh niên Đơn Dương thường xuyên ra quân diệt cây mai dương ở các bãi bồi ven sông, chống xâm lấn dòng chảy và xâm thực đất canh tác...

Màu áo xanh tình nguyện để lại trong lòng người đậm nét nhất, quen thuộc nhất, sôi nổi nhất là Chiến dịch mùa hè xanh hàng năm. Trong đó, chương trình “Tiếp sức mùa thi” thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, qua 15 năm đã vận động hỗ trợ 15.750 chỗ ở, hơn 24 ngàn suất cơm, tư vấn thủ tục cho hàng chục ngàn thí sinh dự thi đại học tại Đà Lạt. Chiến dịch tình nguyện hè đã thu hút hàng ngàn sinh viên hăng hái “3 cùng” với nhân dân tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, để lại tình cảm tốt đẹp trong lòng đồng bào, đi dân nhớ, ở dân thương.

15 năm, phong trào thanh niên tình nguyện đã để lại dấu ấn, niềm tin yêu, kỳ vọng, tự hào của nhân dân vào một thế hệ kế cận đủ sức kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân giao phó. Các giá trị tình nguyện do tuổi trẻ Lâm Đồng tạo dựng đã góp phần xây dựng văn hóa con người, tạo nên lớp thanh niên giàu lòng nhân ái, biết hy sinh, có nghĩa, có tình, sống có khát vọng, hoài bão, có lý tưởng cao đẹp - anh Phan Đức Thái, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã khẳng định.ª

° Tuổi trẻ góp sức tình nguyện làm đường giao thông nông thôn.

Dễ phải đến hơn 3 lần nhờ người quen liên hệ trước, tôi mới được dịp trò chuyện cùng Linh mục Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang, Linh mục Quản xứ Lâm Phát (thôn 8, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm), tại công trường Nhà thờ Giáo họ A-nê-đê (thôn 13, xã Lộc Ngãi), lúc Linh mục đang đẩy chiếc xe rùa chất đầy gạch như một phụ hồ chuyển đến các thợ xây.

Để trọn đạo và đờiª TRỊNH CHU

G iữa ngổn ngang những đá, gạch, giàn giáo, xi măng và sắt thép nơi công trường,

nếu không có sự giới thiệu của mọi người, tôi không nhận ra vị cha xứ đáng kính đang xắn tay làm việc cùng bà con giáo dân. Đầu đội mũ rộng vành, chân đi ủng, mồ hôi nhễ nhại, tôi trông Linh mục Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang chẳng khác gì một phụ hồ. “Có cùng làm việc với giáo dân, mới có cơ hội hiểu được những tâm tư, tình cảm của giáo dân.

Hiểu rồi mới biết cách để mà chia sẻ. Người mục tử chăm sóc đàn chiên, khi thấy đàn chiên vui, hạnh phúc tức là người mục tử đã làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình” - Linh mục Quản xứ Lâm Phát Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang cho biết.

Sinh năm 1968 tại Đà Lạt, Linh mục Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang nhậm chức Quản xứ Lâm Phát kể từ ngày 1/12/2012. Từ đó đến nay, ngoài việc phụng sự Chúa, Linh mục Trang chính là “cầu nối” giữa đạo và đời, giữa chính quyền và Giáo xứ; giúp bà con giáo dân nắm bắt và thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” cũng như tích cực tham gia trong phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn Giáo xứ Lâm Phát. Linh mục Quản xứ Lâm Phát Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang còn là người khởi xướng và chủ trì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải ngay từ trong các gia đình giáo dân trước khi tập kết đúng điểm quy định. Ngoài ra, các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở địa phương cũng luôn được Linh mục Trang cùng với chính quyền sở tại tích cực hỗ trợ. “Người tín hữu tốt cũng là người công dân tốt.

Bởi vậy, trong mọi hoàn cảnh, tôi luôn cố gắng hiệp thông cùng Giáo Hội và giáo dân để phục vụ xã hội, phục vụ tha nhân và làm tròn bổn phận người công dân sống tốt đạo, đẹp đời” - Linh mục Quản xứ Lâm Phát Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang quan niệm.

Bên cạnh việc vận động bà con giáo dân tích cực tham gia các phong trào xã hội, Linh mục Trang đã và đang đồng hành cùng giáo dân xây dựng 2 nhà thờ (Nhà thờ Giáo họ Lê Bảo Thịnh, ở thôn 8, xã Lộc Ngãi và Nhà thờ Giáo họ A-nê-đê, ở thôn 13, xã Lộc Ngãi) làm nơi thờ phụng Chúa. Tổng kinh phí để xây dựng 2 nhà thờ này vào khoảng 40 tỷ đồng. Hiện, Nhà thờ Giáo họ A-nê-đê và Nhà thờ Giáo họ Lê Bảo Thịnh đang trong quá trình hoàn thiện những công đoạn cuối. Cùng lúc xây dựng 2 nhà thờ trên, Linh mục Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang chủ trì việc tu bổ, tôn tạo lại hàng rào Nhà thờ Giáo xứ Lâm Phát. Trước khi tu bổ, tôn tạo lại hàng rào, việc đầu tiên của Linh mục Quản xứ Lâm Phát là lùi hàng rào vào bên trong hơn 1 mét để tiện cho việc mở đường sau này. Vị Linh mục chỉ cười hiền: “Biết là có vất vả thật, nhưng tôi không làm một mình. Tôi đồng hành cùng các tín hữu và

bà con giáo dân”.Theo nhiều người dân nơi đây,

kể cả người ngoại đạo, Linh mục Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang là một người rất nhân hậu. Trong xứ, hễ gia đình nào gặp hoạn nạn hoặc ai đó có hoàn cảnh khó khăn đều được Linh mục Trang tận tình giúp đỡ. Những bài giảng của cha trong các buổi lễ luôn sâu sắc và gần gũi. Bà Vũ Thị Liên, một người dân ở thôn 8, xã Lộc Ngãi, không giấu được vẻ tự hào: “Từ khi cha về với Giáo xứ Lâm Phát, bà con nơi đây luôn phấn khởi, sống chan hòa, hăng say lao động. Cha Trang sống gần gũi như một ông nông dân”.

Khi nhắc đến Linh mục Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang, ông Lê Công Đức, nguyên Chủ tịch UBMT Tổ quốc xã Lộc Ngãi, nhận xét: Giáo xứ Lâm Phát gồm 15 giáo họ, với hàng ngàn giáo dân. Trước hết, cha là một người có trách nhiệm với giáo dân của mình. Bằng công việc cụ thể, cha đã thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây. Giáo dân không chỉ giàu hơn về đời sống tín ngưỡng, mà đời sống vật chất cũng thay đổi đáng kể”.

“Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” là đường hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Linh mục Quản xứ Lâm Phát Đa Minh Nguyễn Ngọc Trang đã sống đúng như thế. Bởi theo Linh mục Trang, giữa đạo và đời không hề có sự khác biệt, mà luôn hỗ tương, hiệp thông cùng nhau.ª° Linh mục Trang trực tiếp tham gia xây dựng công trình.

Page 5: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

THÖÙ BA 4 - 8 - 2015 5 VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Ngay từ đầu năm 2015, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Bảo Lộc đã phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong nữ CNVCLĐ của TP. Qua 7 tháng triển khai cho thấy, nội dung phong trài thi đua của Hội luôn gắn với các hoạt động phát triển KT-XH tại địa phương; nhiều mô hình hoạt động được các cấp hội đăng ký gắn với việc giúp đỡ hội viên, phụ nữ nghèo; các đơn vị triển khai đăng ký 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua đến hội viên, phụ nữ. Trong đó, đáng kể là Hội LHPN TP Bảo Lộc trong 7 tháng qua tiếp tục vận động hội viên tiết kiệm được hơn 1,1 tỷ đồng để giúp vốn cho

349 chị em được vay đầu tư phát triển kinh tế gia đình; cùng đó, tổ chức hội các cấp và hội viên đã giúp 72 chị 219 ngày công, 15kg gạo, 7.750.000 đồng tiền mặt, 57 con gà, 2.100 cây cà phê giống, 3 tấn phân bón... Cùng đó, Hội LHPN TP Bảo Lộc còn phối hợp tổ chức được 18 lớp tập huấn cho 789 chị về kỹ thuật trồng, ghép, chăm sóc, vệ sinh vườn cà phê, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc vật nuôi; đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, nhân rộng các mô hình vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí về môi trường do TP phát động.

K.D

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TP BẢO LỘCTiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua

Phòng Giáo dục Đà Lạt cho biết, trong năm học 2015-2016, thành phố sẽ mở rộng chương trình dạy thí điểm tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đến thêm 3 trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn Đà Lạt, gồm THCS Nguyễn Đình Chiểu, THCS và THPT Tây Sơn, THCS và THPT Chi Lăng. Các trường này sẽ tổ chức các “lớp chọn” để dạy tiếng Anh chương trình mới theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia cho học sinh từ lớp 6. Học sinh muốn vào các lớp này phải vượt qua được một kỳ khảo sát do Sở GD Lâm Đồng

tổ chức với các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Những học sinh không qua được kỳ thi này sẽ học tiếng Anh theo chương trình 7 năm hiện hành. Ngày 10/8/2015 sẽ tổ chức khảo sát tại các trường trên, tuy nhiên trong trường hợp có ít học sinh đăng ký vào “ lớp chọn”, nhà trường có thể không cần khảo sát đầu vào. Trước đó, trên địa bàn Đà Lạt đã có THCS Phan Chu Trinh triển khai dạy thí điểm khá thành công tiếng Anh chương trình mới này tại các lớp chọn trong 3 năm học gần đây.

V.T

Đà Lạt: Thêm 3 trường THCS dạy thí điểm tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia

UBND huyện Di Linh vừa phối hợp Ban Dân tộc tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường cho 70 cán bộ các ngành liên quan và trưởng thôn, già làng của 15 xã có các công trình nước sinh hoạt.

Trong 2 ngày tập huấn, các học viên được nghe phổ biến và khái quát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường giai đoạn 2012 - 2015; phổ biến các văn bản của trung ương và địa phương về nước sạch và vệ sinh môi trường; tình hình

và kết quả triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường của huyện giai đoạn 2012 - 2015; công tác vận động người dân nâng cao ý thức quản lý, vận hành và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt; giới thiệu các mô hình quản lý, vận hành bền vững, phù hợp với địa phương; vai trò của các đoàn thể trong việc tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt; tham quan thực tế một số mô hình quản lý có hiệu quả.

X.LONG

Di Linh: Tập huấn kỹ năng truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường

Ngày 28/7, Hội LHPN huyện Đam Rông đã tổ chức lễ bàn giao “Mái ấm tình thương” cho 4 hộ gia đình hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn là Ndrang K’Phước (thôn 5, xã Đạ Long), Kon Yông K’Măng (thôn Cil Múp, xã Đạ Tông), Ndu H’Nguyên (thôn 2, xã Rô Men) và Nông Thị Keo (thôn Thanh Bình, xã Phi Liêng) với tổng trị giá 122 triệu đồng, trong đó Công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng hỗ trợ 120 triệu đồng và Hội LHPN huyện Đam Rông hỗ trợ từ nguồn Quỹ “Mái ấm

tình thương” của huyện 2 triệu đồng cho hộ Kon Yông K’Măng - thôn Cil Múp xã Đạ Tông đặc biệt khó khăn.

Đây là công trình thứ 2 chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Đam Rông của Hội LHPN huyện, sau công trình trồng cây xanh đã được thực hiện vào dịp 19/5. Tại buổi lễ bàn giao, đại diện UBND huyện, Hội LHPN huyện và chính quyền địa phương đã trao những phần quà chúc mừng các gia đình và động viên các gia đình cần cố gắng hơn nữa vượt qua khó khăn.

AN NHIÊN

Trao “Mái ấm tình thương” cho 4 gia đình hội viên phụ nữ nghèo

Ông Nguyễn Quang Thái - Trưởng Phòng Giáo dục Đức Trọng cho biết, tính đến nay đã có 36/76 trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Bao gồm: Bậc học mầm non có 8 trường, bậc tiểu học có 23 trường và khối THCS gồm có 5 trường. Trong đó, có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là Trường Mẫu giáo Vành Khuyên và Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp.

Đặc biệt, những năm qua, giáo

dục vùng dân tộc của huyện tiếp tục được quan tâm; chất lượng giáo dục trong vùng luôn được củng cố và duy trì, thu hẹp đáng kể với vùng thuận lợi. Từ năm 2010 đến nay, trong vùng dân tộc có 4 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia lần đầu, gồm: Mẫu giáo N’thol Hạ, Tiểu học N’thol Hạ, Tiểu học Sơn Trung và Tiểu học Đăng Srônh; 3 trường được công nhận duy trì đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm, gồm: Tiểu học Tà Hine, Tiểu học P’ré và Tiểu học Tà Năng. THY VŨ

Đức Trọng: 36 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia

Tăng số lượng thủ tục giải quyết tại bộ phận một cửaBước đột phá lớn nhất trong cải

cách hành chính (CCHC) tại Di Linh, theo ông Đới Ngọc Văn, Trưởng phòng Nội vụ Di Linh chính là việc mạnh dạn nâng số thủ tục hành chính (TTHC) giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa) của huyện từ 20 thủ tục trước đây lên 198 thủ tục trong tổng số 254 TTHC thuộc thẩm quyền cấp huyện giải quyết.

Việc nâng số TTHC giải quyết lên con số 198 trong 17 lĩnh vực đã được Di Linh bắt đầu thực hiện từ 1/11/2014.

Bước đột phá trong cải cách hành chính ở Di Linh ª GIA KHÁNH

Tăng số lượng thủ tục hành chính giải quyết tại bộ phận một cửa của huyện, duy trì “Ngày thứ bảy vì dân”, chuẩn bị đưa một cửa điện tử vào thực hiện; Di Linh đang nỗ lực tạo bước đột phá mạnh mẽ trong cải cách hành chính.

“Đây là một nỗ lực rất lớn của huyện để tạo bước đột phá trong công tác CCHC trên địa bàn”- ông Văn cho biết. Trong 6 tháng đầu năm nay, số hồ sơ giải quyết trên địa bàn huyện là 11.697 trong tổng số 11.837 hồ sơ tiếp nhận, đạt 98,62%, trong đó số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 11.544. Với các phòng ban chuyên môn có TTHC liên quan nhưng chưa thực hiện giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, huyện yêu cầu niêm yết ở cơ quan và giải thích trực tiếp để công dân và các tổ chức biết khi cần liên hệ giải quyết hồ sơ.

Với cấp xã, UBND Di Linh cũng chỉ đạo rà soát và đưa vào giải quyết tại bộ phận một cửa ít nhất 80% thủ tục trong bộ TTHC cấp xã đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công bố. Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn Di Linh đã đưa trên 80% thủ tục trong tổng số 150 TTHC thuộc thẩm quyền cấp xã vào giải quyết tại bộ phận một cửa của xã. Theo yêu cầu của UBND huyện, trong những tháng sắp đến, các

trẻ em dưới 6 tuổi.Theo ông Văn, việc giải quyết

TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận một cửa của huyện và của các xã, thị trấn từ khi tăng số lượng thủ tục đến nay đã dần đi vào nền nếp và hoạt động khá ổn định. Hầu hết TTHC, mức phí, lệ phí đều được huyện và các xã, thị trấn công khai hóa một cách kịp thời, đúng quy định tại bộ phận một cửa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi công dân, tổ chức trên địa bàn đến giao dịch. Với những TTHC khi có quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng công bố sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới… huyện đều cập nhật niêm yết kịp thời. Việc mở các loại sổ quản lý hồ sơ, giấy biên nhận và việc cập nhật thông tin hồ sơ được thực hiện đầy đủ tại bộ phận một cửa.

Duy trì “Ngày thứ bảy vì dân”Một trong những cách làm có tính

“đột phá” của Di Linh trong CCHC

trong nhiều lĩnh vực khác. Theo ông Văn, việc huyện duy trì “Ngày thứ bảy vì dân” đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong công tác CCHC tại địa phương, không chỉ lắng nghe những vấn đề người dân quan tâm, ghi nhận ý kiến đóng góp mà huyện còn trực tiếp giải quyết được rất nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Sau mỗi đợt đi, UBND huyện có thông báo cho các phòng ban, giao thời hạn cụ thể để giải quyết các ý kiến của dân. “Hầu hết người dân qua tiếp xúc đều khá hài lòng nên huyện vẫn tiếp tục duy trì “Ngày thứ bảy vì dân” trong thời gian đến” - ông Văn cho biết.

Vẫn còn những tồn tại trong CCHC của Di Linh hiện nay. Trước nhất, theo ông Văn, cơ sở vật chất ở nhiều xã, thị trấn còn rất nhiều khó khăn, phòng làm việc, trang thiết bị tại bộ phận một cửa một số xã chưa đạt chuẩn theo quy định. Trong đội ngũ thực thi công vụ, nhiều cán bộ vẫn chưa bắt kịp với yêu cầu công việc; trong lĩnh vực đất đai, tiến độ giải quyết hồ sơ vẫn còn chậm vì liên quan nhiều thủ tục cần thời gian... Chính vì vậy, để vận hành tốt hơn công tác CCHC, huyện đang rất cần những cán bộ có kinh nghiệm tại bộ phận một cửa.

Theo lộ trình CCHC của tỉnh, trong năm nay, Di Linh (cùng 2 huyện, thành khác trong tỉnh là Bảo Lộc và Bảo Lâm) sẽ triển khai một cửa điện tử hiện đại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện (sau Đà Lạt, Đức Trọng và Đạ Tẻh). Ông Văn cho biết, huyện đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống; cùng phối hợp với nhà cung cấp xây dựng phần mềm eGate cho một cửa điện tử hiện đại của huyện và đang chạy thử nghiệm, sắp đến sẽ đưa vào sử dụng chính thức.ª

xã thị trấn trên địa bàn sẽ đưa toàn bộ 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp xã vào thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã, thị trấn theo đúng lộ trình CCHC của huyện. Theo Phòng Nội vụ Di Linh, hiện đã có 14/19 xã, thị trấn tại Di Linh giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông từ xã đến huyện đối với 9 thủ tục thuộc lĩnh vực đất đai và trong thời gian đến sẽ có thêm 2 xã nữa thực hiện việc liên thông này. Trước đó, từ tháng 1/2015, tất cả 19/19 xã, thị trấn trên địa bàn đã giải quyết liên thông đối với nhóm thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký thường trú cho

những năm gần đây được Sở Nội vụ Lâm Đồng đánh giá khá cao chính là “Ngày thứ bảy vì dân”. “Ngày thứ bảy vì dân” được thực hiện từ năm 2011, khi lãnh đạo huyện cùng các phòng ban chuyên môn xuống các xã vào ngày thứ bảy để lắng nghe, ghi nhận các ý kiến của dân về các vấn đề bức xúc, chủ yếu là chuyện đất đai, nhằm tìm giải pháp hỗ trợ dân. Cách làm này khá hiệu quả nên huyện sau đó đã duy trì đều đặn cách làm này, hình thành “Ngày thứ bảy vì dân”. Đến nay, “Ngày thứ bảy vì dân” tại Di Linh đã thành nếp, được người dân các xã rất mong chờ. Đoàn của huyện sẽ đến lần lượt 19 xã, thị trấn trong năm, đối với những xã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, đoàn sẽ đến nhiều lần. Và không chỉ là chuyện đất đai, từ đầu năm 2014 đến nay, trong “Ngày thứ bảy vì dân”, đoàn còn ghi nhận giải quyết thủ tục

° Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận

tiếp nhận và trả kết quả của huyện

Di Linh.

Thêm 3 huyện, thành phố trong tỉnh áp dụng mô hình một cửa điện tử hiện đại

Sở Nội vụ Lâm Đồng cho biết, sắp đến sẽ có thêm 3 huyện, thành trong tỉnh áp dụng mô hình một cửa điện tử hiện đại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Đó là hai huyện Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc. Hiện, Sở Thông tin Truyền thông Lâm Đồng đã lập thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, chuyển giao phần mềm một cửa hiện đại trên nền mã nguồn mở cho 3 địa phương này đưa vào sử dụng sắp đến. Trước đó, Lâm Đồng đã có 3 huyện thành áp dụng mô hình một cửa điện tử hiện đại gồm Đà Lạt, Đức Trọng, Đạ Tẻh và 2 đơn vị cấp xã, phường gồm Phường 1- Đà Lạt và thị trấn Liên Nghĩa - Đức Trọng. Theo đánh giá của ngành chức năng, hệ thống một cửa hiện đại hoạt động khá ổn định, góp phần tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường tính kỷ luật và trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ. VIẾT TRỌNG

Page 6: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

6 THÖÙ BA 4 - 8 - 2015

Phổ biến pháp luật cho 55 nghìn lượt người dân nông thôn

Ngày 30/7, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức diễn tập công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn, với sự tham gia của hơn 100 đội viên PCCC là công nhân, người lao động của Công ty.

Các đội viên PCCC của Công ty được tập huấn và quán triệt một số nội dung liên quan đến công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC; Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai và Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số

79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; những vấn đề cơ bản về công tác cứu nạn, cứu hộ; cấu tạo chức năng, tác dụng và cách bảo quản một số dụng cụ PCCC.

Tại buổi diễn tập, các học viên còn được hướng dẫn thực hành công tác PCCC; lập đội hình PCCC; các thao tác kiểm tra máy bơm chữa cháy và sử dụng bình bột dập tắt đám cháy; một số tình huống giả định được đặt ra để kiểm tra độ phản ứng nhanh của các học viên. Được biết, công tác diễn tập PCCC là hoạt động được triển khai thường niên tại Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng.

HẢI UYÊN

Diễn tập PCCC tại Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng

Theo Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bảo Lộc, năm 2015, tổng số án cũ tồn

đọng từ những năm trước chuyển sang gồm 1.033 việc. Và, nếu cộng thêm án mới thụ lý trong năm nay, thì Chi cục Thi hành án dân sự thành phố phải giải quyết 1.574 việc, với giá trị tiền phải thi hành trên 267 tỷ đồng. Qua rà soát, phân loại, trong số những việc phải thi hành, số vụ việc có điều kiện thi hành chiếm xấp xỉ 50% và việc chưa có điều kiện thi hành chiếm 50%.

Với khối lượng công việc khá nặng nề, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố đã xây dựng kế hoạch công tác; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể từng tháng và cả năm cho từng chấp hành viên. Trong quá trình giải quyết thi hành án, Chi cục cũng đã yêu cầu chấp hành viên và cán bộ của đơn vị phải tăng cường công tác vận động, giải thích và thuyết phục người phải thi hành án; thông báo công khai về trình tự, thủ tục thi hành án; thông báo quyền và nghĩa vụ các bên đương sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự … Nhờ vậy, từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục đã giải quyết xong 316 việc. Tuy tỷ lệ việc đã giải quyết xong so với

ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

THÀNH PHỐ BẢO LỘC

Thi hành án dân sự còn có những bất cập ª XUÂN LONG

Một thực trạng phổ biến không riêng gì tại thành phố Bảo Lộc, mà ở các địa phương khác cũng thế, do còn có những bất cập trong việc thi hành án dân sự, nên án còn tồn đọng chưa thi hành được ngày càng nhiều!

án có điều kiện thi hành chỉ mới đạt 40%, nhưng đây là một sự cố gắng, nỗ lực của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bảo Lộc.

Để giải quyết những vụ án tồn đọng và phức tạp, trong thời gian qua, Chi cục thi hành án đã lập danh sách, xây dựng kế hoạch giải quyết án tồn đọng để trình UBND thành phố phê duyệt; đồng thời, liên hệ trực tiếp với Trại giam để thu các khoản tiền của các đối tượng đang cải tạo, trước khi xem xét cho hưởng đặc xá theo quy định. Việc tổ chức cưỡng chế thi hành án, các chấp hành viên tích cực vận động, giải thích để các đương sự tự nguyện thi hành án hoặc thỏa thuận giải quyết. Công tác vận động cũng được thực hiện kể cả sau khi tiến hành cưỡng chế. Vì vậy, một số vụ việc sau khi kê biên tài sản, đương sự đã thỏa thuận nhận tài sản để trừ vào tiền phải thi hành án, không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế giao tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số vụ việc, người phải thi hành án tỏ thái độ chây ỳ, cương quyết chống đối hoặc trốn bỏ khỏi địa phương, buộc cơ quan thi hành án phải phối hợp với các ngành liên quan áp dụng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo việc thi hành

án. Hiện nay, trong số 37 vụ việc phải cưỡng chế thi hành án, chỉ mới có 4 vụ việc đã giải quyết xong; còn 33 vụ việc đang thẩm định giá, bán đấu giá tài sản.

Theo Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bảo Lộc, những bất cập và khó khăn còn tồn tại trong công tác thi hành án dân sự, là tài sản kê biên rất khó bán. Có những tài sản kê biên đã giảm giá nhiều lần nhưng vẫn không bán được. Bởi lẽ, người mua có tâm lý “ngại” mua tài sản kê biên của người bị thi hành án, do khó khăn trong việc giao tài sản cho người mua. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải quyết về việc và tiền phải thi hành án đạt còn thấp.

Luật Thi hành án dân sự quy định thời gian miễn, giảm kéo dài (5 năm, 10 năm tương ứng với khoản thu cho ngân sách Nhà nước) đã dẫn đến án tồn đọng chưa thi hành được ngày càng tăng. Việc xác minh đối tượng này cũng đòi hỏi nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian và chi phí. Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) buộc chấp hành viên phải chủ động xác minh điều kiện thi hành án (không buộc người có đơn yêu cầu thi hành án xác minh, như Luật Thi hành án dân sự năm 2008) sẽ làm gia tăng số lượng phần việc cho cơ quan thi hành án và chấp hành viên… Ngoài ra, còn có một số bất cập khác, từ đó, án tồn đọng chưa thi hành được ngày càng chồng chất!ª

Ngày 30/7, TAND huyện Bảo Lâm đã mở phiên tòa xét xử lưu động và Hội đồng xét xử đã tuyên án 10 năm tù giam đối với bị cáo Lê Huy Bình (50 tuổi, quê quán thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích.

Theo cáo trạng của Viện KSND huyện Bảo Lâm, để có tiền tiêu xài, khoảng 24 giờ, ngày 12/11/2014, Bình vào thôn 3 (xã B’Lá, huyện Bảo Lâm) lấy trộm 3 bao cà phê nhân (trị giá 1.780.000 đồng) của gia đình anh Trần Xuân Sơn (41 tuổi) và Phan Thị Kết (38 tuổi). Khi bị vợ chồng anh Sơn phát hiện, tri hô và đuổi theo, Bình đã dùng dao tự chế đâm nhiều nhát vào anh Sơn và chị Kết. Theo giám định pháp

y, anh Sơn bị thương tích 12%, chị Kết bị thương tích 33%. Ngoài hành vi phạm tội trên, trong thời gian từ ngày 2/11 đến ngày 9/11/2014, Bình đã thực hiện trót lọt 3 vụ trộm cắp cà phê nhân và 1 vụ trộm cắp máy xay cà phê tại huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc, với tổng trị giá tài sản bị chiếm đoạt hơn 18 triệu đồng. Trước đó, bị cáo Bình đã có nhiều tiền án về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh Quốc gia và trộm cắp tài sản.

Tại phiên tòa, bị cáo Bình đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Ngoài án phạt 10 năm tù, Bình còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình anh Trần Xuân Sơn hơn 53 triệu đồng.

ĐÔNG ANH

AN NINH - TRẬT TỰ

10 năm tù cho kẻ gây trọng thương 2 vợ chồng

Đạ Huoai: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng trộm cắp tài sản

Công an huyện Đạ Huoai cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với 2 đối tượng là Nguyễn Văn Hiếu (25 tuổi) và Nguyễn Thành Hiếu (23 tuổi) cùng ngụ tại phường B’Lao (TP Bảo Lộc) để điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.

Tại cơ quan điều tra, bước đầu 2 đối tượng khai nhận, trong 2 ngày (14 và 15/7), cả 2 đã cùng nhau thực hiện 3 vụ trộm cắp tài sản của nhiều hộ dân tại thị trấn Mađaguôi và xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai). Trong lúc 2 đối tượng này đang trên đường mang 44 con gà và 8 con thỏ bắt trộm được đến bán tại một số quán nhậu ở thị trấn Mađaguôi thì bị công an phát hiện và bắt giữ.

KHÁNH PHÚC

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảotrên mạng xã hội

Ngày 30/7, Công an thành phố Đà Lạt cho biết vừa nhận được trình báo của bà Nguyễn Thị S. (49 tuổi, trú tại Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, TP Đà Lạt) bị kẻ gian lừa đảo trên mạng xã hội facebook.

Vào 6 giờ ngày 25/7, bà S. lên mạng xã hội Facebook thì thấy có tin nhắn thông báo bà trúng thưởng giải đặc biệt gồm 100 triệu đồng, 1 xe máy Liberty trị giá 67 triệu đồng, 1 thẻ đổ xăng miễn phí 5 triệu đồng và kèm theo yêu cầu phải thanh toán bằng hình thức cào thẻ nạp tiền trị giá 1,5 triệu đồng để làm thủ tục nhận thưởng. Bà S. làm theo thì đến 10 giờ cùng ngày có số điện thoại lạ gọi đến yêu cầu bà nộp thêm 5,2 triệu đồng. Bà S. tiếp tục nạp tiền và chờ đến 19 giờ cùng ngày vẫn không thấy ai đến trao thưởng mới sinh nghi rồi trình báo công an nhờ xác minh, xử lý.

Cùng với tiện ích rất lớn của mạng xã hội facebook đem lại thì hiện nay một số kẻ gian đã lợi dụng khai thác thông tin, kết bạn rồi lừa đảo trên mạng xã hội. Đây là thủ đoạn mới của tội phạm, mọi người dân cần đề cao cảnh giác.

TIẾN DÂN

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh, từ đầu năm 2015 đến nay, tình hình vi phạm Luật Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giảm 6 vụ so với cùng kỳ năm ngoái.

Đạt được kết quả trên là do Hạt Kiểm lâm huyện đã làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị chủ rừng, Ban Lâm nghiệp các xã tổ chức các đợt tuyên truyền; tuần tra, truy quét phát hiện và lập biên bản

28 vụ vi phạm lâm luật. Trong đó, 15 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật và 13 vụ mua bán, cất giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước. Hạt đã xử lý 25 vụ, tịch thu tang vật, phương tiện gồm 15m3 gỗ xẻ các loại, 2 xe máy, 10 xe lôi tự chế và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 9 đối tượng, thu nộp ngân sách 50 triệu đồng.

NDONG BRỪM

Đạ Tẻh: Vi phạm Luật Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giảm

Trong 6 tháng qua, Sở Y tế Lâm Đồng đã tổ chức thanh tra hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh đối với 17 cơ sở; qua đó, phát hiện 1 cơ sở bán lẻ thuốc vi phạm (giấy chứng nhận thực hành tốt Nhà thuốc đã hết thời hạn, xử phạt hành chính với số tiền 3.000.000 đồng). Cùng đó, Sở cũng đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất các cơ

sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2015, đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Kết quả: 3 cơ sở vi phạm các quy định về hành nghề y dược và chứng chỉ hành nghề đã hết hạn, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở, phạt tiền 2 cơ sở với tổng số tiền 2.600.000 đồng.

AN NHIÊN

Kiểm tra đột xuất 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đều phát hiện có vi phạm

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2015 tới nay, Chi cục đã hỗ trợ 9 dự án của các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lí chất lượng và công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Theo đó, các doanh nghiệp áp dụng xây dựng hệ thống quản lý như ISO, công cụ 5s, kaizen, KPIs được Chi cục

hỗ trợ từ 35-45 triệu đồng/dự án. Tổng kinh phí đã hỗ trợ là 385 triệu đồng. Đây là hoạt động nằm trong chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của Lâm Đồng. Tính từ năm 2012 tới nay, đã có 45 dự án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được hỗ trợ số tiền trên 1,7 tỷ đồng.

D.Q

Hỗ trợ 9 dự án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Sở Tư pháp Lâm Đồng cho biết, trong những tháng đầu năm nay, các ngành chức năng tỉnh được giao nhiệm vụ đã phổ biến pháp luật đến trên 55 nghìn lượt người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Cụ thể, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã tổ chức 2 hội nghị tập huấn các nội dung pháp luật chuyên ngành về thủy lợi, bảo vệ thực vật, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn cho trên 300 người dân các xã vùng dân tộc thiểu số tại Lạc Dương và Đam Rông. Cùng đó, Công an tỉnh

đã phối hợp với các cơ quan ban ngành, chính quyền các xã, phường, thị trấn trong tỉnh tổ chức gần 150 buổi nói chuyện pháp luật về Luật Phòng chống buôn bán người, Luật Cư trú, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng cháy chữa cháy cho gần 55 nghìn lượt người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Việc phổ biến pháp luật được thực hiện theo Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2013-2016 của tỉnh. VT

Page 7: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

THÖÙ BA 4 - 8 - 2015 7 7 TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

ĐẠ HUOAI: Tỷ lệ tham giaBảo hiểm Y tế còn thấp

UBND huyện Đạ Huoai cho biết, đến nay, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khám, chữa bệnh trên địa bàn đã được đầu tư, nâng cấp, mở rộng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Hiện nay, 80% trạm y tế trên địa bàn đã có bác sĩ (9 bác sĩ/10.000 dân); 41/61 thôn, tổ dân phố có nhân viên y tế phụ trách; 100% cơ sở y tế có bác sĩ đến khám bệnh hàng tuần.

Tuy nhiên, đến nay, toàn huyện mới chỉ có khoảng 22.400/36.000 người dân tham gia mua Bảo hiểm Y tế (BHYT), đạt 62,09%. Phần lớn người dân tham gia BHYT ở Đạ Huoai là người nghèo và đối tượng chính sách được Nhà nước trợ cấp miễn phí chế độ tham gia BHYT. Theo chủ trương chung, đến cuối năm 2015, địa phương phải có 70% và cuối năm 2020 đạt ít nhất 80% số người dân tham gia BHYT. Để hoàn thành chỉ tiêu này, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, đòi hỏi địa phương cần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT.

KHÁNH PHÚC

265 nhà tình thương Chữ thập đỏ dành tặng người nghèo

Theo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, từ năm 2009 đến nay, thông qua công tác phát triển cộng đồng, Hội đã vận động được hơn 10,3 tỷ đồng. Từ số tiền này, đã có 265 nhà tình thương Chữ thập đỏ được xây tặng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam, người nghèo và người già neo đơn. Trong đó, có một số cơ quan, đơn vị đã tích cực hưởng ứng chương trình này như: Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Công thương, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Công ty Ladofar, Công ty Cấp thoát nước, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Phân xã Lâm Đồng... Ngoài ra, Hội còn vận động giúp đào mới 14 giếng nước, làm cầu, xây trường mẫu giáo và trao 2.718 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, trị giá gần 1,9 tỷ đồng. T.VŨ

Di Linh mở khóa học bơiđầu tiên

Sáng ngày 31/7, huyện Di Linh đã kết thúc khóa học bơi cho 30 học sinh. Đây là khóa đầu tiên do Huyện Đoàn phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện tổ chức cho các em thiếu niên trong huyện.

Trong thời gian khóa học, các em được tập luyện kỹ thuật bơi (bơi tự do và bơi ếch) và các kỹ năng phòng chống đuối nước. Bước đầu, các em đã chập chững biết bơi; trong đó, có 80% số em có thể bơi được từ 10 - 20 mét và 20% số em bơi từ 5 - 10 mét. Khóa học này chủ yếu là giúp các em biết kỹ thuật ban đầu; sau đó, tiếp tục tự luyện tập để nâng cao khả năng bơi lội. Theo Huyện Đoàn Di Linh, đây là khóa học bơi thí điểm đầu tiên, được nhiều phụ huynh đồng tình. Sắp tới, Huyện Đoàn sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các khóa tiếp theo (chủ yếu là vào dịp nghỉ hè). Đây là một công việc rất cần thiết, vì bơi lội không chỉ là một môn thể thao, rèn luyện sức khỏe, mà còn giúp ích cho các em có khả năng phòng chống đuối nước. XUÂN LONG

Nỗi lo phân bón kém chất lượngª NDONG BRỪM

Những năm gần đây, mặc dù các ngành chức năng đã tích cực “vào cuộc”, nhưng tình trạng kinh doanh phân bón kém chất lượng vẫn còn len lỏi, xuất hiện trên thị trường, gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho bà con nông dân.

T hời gian qua, một số hộ đồng bào DTTS ở thôn Đăng Srồn và thôn Hiệp Hòa, xã Ninh Gia (Đức Trọng) đều có chung tâm lý lo lắng và bức

xúc trước thực trạng vườn cà phê đang trong giai đoạn cho quả, xanh tươi, nhưng khi bón phân khoảng vài ngày thì toàn bộ cây cà phê của bà con có dấu hiệu “đứng”, chồi không bung phát và dẫn đến hiện tượng cành lá cháy khô, rụng quả, thậm chí có một số cây bị chết.

Tiếp xúc với chúng tôi, anh K’Huynh Đa Guôt vẫn chưa thể giấu hết nỗi buồn hiện rõ trên khuôn mặt, vì 2,3ha cà phê năm thứ 4 của gia đình anh đang trong giai đoạn sung sức, cho trái và hy vọng trong niên vụ này sẽ có mùa vụ bội thu, nhưng từ khi dùng phải phân bón kém chất lượng, vợ chồng anh luôn trong tâm trạng âu lo, bồn chồn vì vườn cà phê có nguy cơ bị mất mùa. Anh cho biết: “Mọi năm, bà con chúng tôi thường ứng trước với Đại lý kinh doanh phân bón Cổng Tuệ (phân NPK Philippine) nhưng do đã hết, nên buộc phải lấy phân NPK 16-8-16-13S+TE (bao bì ghi rõ Công ty Ứng dụng Công nghệ Sinh học An Thái, TP Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk). Gia đình tôi mua 16 bao (8 tạ). Mỗi tạ phân giá 1,2 triệu đồng (cộng lãi suất 15.000 đồng/tháng) bón cho 2,3ha cà phê. Sau khi bón khoảng 7 - 8 ngày, cà phê có dấu hiệu vàng lá và 15 ngày sau thì lá bị cháy, cành khô, rụng quả... Thời

điểm chúng tôi bón phân là vào trung tuần tháng 6, có mưa liên tục (do ảnh hưởng cơn bão số 1)”.

Tương tự, các gia đình chị Drong Ái Kiều, K’Thiết, Tra Ghi A Nít đều là những gia đình trẻ, mới tách ra ở riêng để tạo dựng cuộc sống, nên cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Không có ruộng lúa nước, cuộc sống của họ chủ yếu chỉ dựa vào từ vài sào cà phê, còn thời gian rảnh rỗi thì đi làm thuê. “Gia đình em có 9 sào cà phê năm thứ 4, với 900 cây. Ngoài cà phê sẻ, em còn trồng xen khoảng 2.000 cây cà phê Catimo. Trước khi bón phân, vườn cà phê phát triển bình thường. Với diện tích trên, gia đình em chỉ bỏ trước 3 tạ phân NPK An Thái. Những cây cà phê Catimo do bỏ ít, nên rất may không bị chết cháy, mà chỉ có dấu hiệu “đứng”, cây không phát chồi, cành. Còn cà phê sẻ thì bón với liều lượng nhiều hơn, nên dẫn đến tình trạng bị cháy lá, khô cành, rụng quả và có một số cây bị chết khô” - Chị Drong Ái Kiều nói.

Không chỉ riêng ở thôn Đăng Srồn, bà con người Nùng ở thôn Hiệp Hòa cũng có hoàn cảnh tương tự. Vào ngày 9/7/2015, các ông Vy Văn Bao, Lương Văn Phượng, Dương Văn Chừ đến Đại lý kinh doanh phân bón Thành Bé để ứng trên 2 tấn phân bón NPK 16-7-18+TE (Bao bì ghi chuyên dụng cho cây công nghiệp. Nguyên liệu ngoại nhập 100% của Công ty TNHH

phân bón Group, ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa - Long An). Ông Vy Văn Bao cho biết: “Vì thời tiết đang mưa, nên sau khi mua về, bà con chúng tôi bỏ ngay cho cây cà phê, với liều lượng khoảng 0,5kg/cây. Khoảng 5 ngày sau vào thăm vườn, thấy cà phê vàng, cháy lá, rụng trái, nên báo cho Đại lý biết. Đại lý hướng dẫn tưới nước, còn tiền dầu, ngày công Đại lý sẽ trả. Về phía Công ty cho rằng, bà con mình bón phân không đúng kỹ thuật; bón phân không tưới nước như đã hướng dẫn trên bao bì, nhưng thực tế trên bao bì không có sự hướng dẫn trên”.

Gia đình anh Lương Văn Phượng có 2,5ha cà phê. 1,2ha anh Phượng sử dụng phân bón của Công ty trên thì bị hiện tượng vàng, cháy lá, rụng quả, khô cành, bộ rễ có màu đen và có những cây nặng hơn thì bị chết khô. Riêng 1,3ha còn lại anh Phượng dùng phân bón khác thì cây cà phê vẫn phát triển bình thường. Theo biên bản kiểm tra, ghi nhận tại hiện trường của UBND xã Ninh Gia, những diện tích cà phê sử dụng phải phân bón kém chất lượng nói trên có mức độ thiệt hại từ 40 - 70%.

Sau khi biết vườn cà phê bón phải phân kém chất lượng, bà con đã tập trung xử lý để cứu sống cây bằng cách cạo lớp đất phân rồi dùng máy bơm tưới nước vào bồn, gốc cây nhằm rửa trôi dư lượng phân đã bón, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Do hoàn cảnh khó khăn, nên hầu hết bà con đều ứng trước phân với các đại lý kinh doanh phân bón, rồi tới mùa thu hoạch sẽ trả tiền gốc lẫn lãi. Nhưng với việc dùng phải phân bón kém chất lượng của một số hộ dân ở thôn Đăng Srồn, Hiệp Hòa (xã Ninh Gia), chẳng những làm vườn cà phê bị hư hại, làm giảm năng suất, sản lượng và nặng hơn dẫn đến mất mùa là điều không thể tránh khỏi. Điều này, kéo theo những khó khăn, hệ lụy trong việc thanh toán nợ nần, tìm nguồn vốn đầu tư để phục hồi lại vườn cây...

Ông Nguyễn Ngọc Huyên - Chủ tịch UBND xã Ninh Gia, cho biết: “Sau khi nghe người dân phản ánh về việc sử dụng phân bón của 2 đại lý kinh doanh phân bón Cổng Tuệ (thôn Đăng Srồn) và Thành Bé (thôn Hiệp Hòa) làm cho vườn cà phê cháy lá, khô cành, rụng quả, UBND xã đã đi kiểm tra, xác minh, ghi nhận hiện trường; đồng thời, phối hợp với Phòng Hạ tầng, Đội Quản lý thị trường tiến hành tạm giữ, niêm phong số phân tại 2 đại lý nói trên và làm báo cáo với UBND huyện và các ngành chức năng của huyện để lấy mẫu phân gửi đi kiểm định chất lượng, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận. Chính quyền địa phương mong muốn các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, đánh giá để xác định rõ nguyên nhân và sớm thông báo với bà con nông dân”.ª

° Vườn cà phê của anh Vy Văn Bao và Lương Văn Phượng bị rụng lá và cháy khô dần.

... Phần lớn hệ thống siêu thị và chợ đầu mối rau trong nước chưa nhận làm kênh phân phối rau hữu cơ vì giá bán ra khá cao - gấp từ 5-10 lần giá các loại rau thông thường... ” - Thắng thống kê và nói thêm về năng suất “rau thiên nhiên” của trang trại đang dần ổn định ở tuổi năm thứ 5, nhưng mới đạt mức thu hoạch bằng 50% so với năng suất rau có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”.

Ước tính đến nay, Thắng 7X đầu tư cả chục tỷ đồng để trả thiên nhiên về cho rau, củ, quả trên diện tích 7ha trang trại nơi vùng xa xã Ka Đơn, Đơn Dương, lợi nhuận bắt đầu gặt hái trong những năm tới dự kiến đạt từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm. Tôi nêu những con số này, anh Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung

tâm Khuyến nông Lâm Đồng đánh giá: “Trên vùng rau Lâm Đồng vài năm gần đây, Trung tâm đã triển khai thành công các mô hình sản xuất rau hữu cơ theo kỹ thuật quảng canh truyền thống và theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Với hộ gia đình anh Nguyễn Quốc Thắng ở Ka Đơn, Đơn Dương đã tự tìm tòi, học hỏi xây dựng mô hình trang trại rau hữu cơ là rất đáng khích lệ. Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu thụ rau hữu cơ trong tương lai, Lâm Đồng cần xác định những vùng chuyên canh diện tích lớn để định hướng sản xuất, bố trí các nguồn vốn ưu đãi, vận động nông dân mở rộng liên kết tạo ra một chuỗi giá trị sản phẩm đa dạng, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người

tiêu dùng...”.Lúc trò chuyện ở trang trại, Thắng còn

kể tôi nghe gần nửa tháng trời tiếp cận với kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ ở vùng ven Tokyo, Nhật Bản mới hay: “Chất đất bên Nhật pha trộn rất nhiều cát. Nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm khá cao. Nhưng những cánh đồng rau hữu cơ của họ đã hình thành và phát triển tươi tốt hàng chục năm qua, mang lại lợi nhuận vượt trội cho người nông dân...”. Tôi liên tưởng: “Nếu so sánh về lợi thế tự nhiên với vùng sản xuất ở Nhật Bản mà Thắng đã đến thì thổ nhưỡng, khí hậu của Đà Lạt và các vùng phụ cận rất may mắn được “lộc trời” hào phóng ban tặng sự phì nhiêu, trong lành để có thể cho ra đời những triền đồi “rau thiên nhiên” ngút ngàn tầm mắt...”.ª

Trả lại thiên nhiên... (TIẾP TRANG 3)

Kiểm tra việc xây dựngáp dụng hệ thống quản lýchất lượng ISO trong tỉnh

UBND tỉnh đã có chỉ đạo Sở Khoa học Công nghệ cùng phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại 47 cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trong những tháng cuối năm nay. Hiện có 35 trong tổng số 50 đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước trong tỉnh đã công bố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; có 9 đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện công bố; 3 đơn vị đang triển khai thực hiện và 3 đơn vị sẽ thực hiện trong năm 2016. VT

Page 8: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201508/14363_so_ngay_4.8.2015.pdf · địa phương có QL 20 chạy ngang

THÖÙ BA 4 - 8 - 20158 8

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Hỏi: Nội dung mới của Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính về thuế GTGT và TNCN?

Trả lời: 3. Bổ sung: Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát

sinh thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch.

4. Bổ sung: Doanh thu tính thuế TNCN bao gồm các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng mà cá nhân nhận được.

Trước: Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân không nói đến các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng.

5. Bổ sung: Quy định tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản:- Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/

năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.

- Trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho 1 người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

- Doanh thu tính thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

- Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN xác định theo doanh thu trả tiền một lần. (CÒN NỮA)

Doanh nghiệp hỏi - Ngành Thuế trả lời

THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦNcủa Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết

Lâm Đồng đã đầu tư tại Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng

1. Thông tin về cổ phần bán đấu giá- Tên, địa chỉ tổ chức bán đấu giá: Công ty TNHHMTV Xổ số kiến

thiết Lâm Đồng, 04 Hồ Tùng Mậu - phường 3 - thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng

- Giá khởi điểm: 10.440 đồng/1 cổ phần2. Thông tin về tổ chức phát hành cổ phần: Công ty Cổ phần In

và Phát hành sách Lâm Đồng- Địa chỉ: 194 - Ngô Quyền - phường 6 - TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng- Điện thoại: 0633 831 180- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh các loại sách, văn hóa phẩm;

dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; đại lý du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch dã ngoại; phát hành sách và các loại bưu thiếp, dịch vụ văn phòng; liên doanh, liên kết với nhà xuất bản; phát hành băng đĩa nhạc; in ấn các loại biểu mẫu, sách giáo khoa, báo chí, tạp chí, hóa đơn đặc thù, in vé số, in tem nhãn; kinh doanh dịch vụ internet, trò chơi điện tử; cho thuê mặt bằng, cửa hàng, nhà văn phòng, kho bãi; in bao bì; kinh doanh đồ dùng gia dụng và hóa mỹ phẩm; kinh doanh khu vui chơi giải trí.

- Vốn điều lệ: 833.281 cổ phần = 8.331.810.000 đồngTrong đó:+ Tổng Công ty công nghiệp - In - Bao bì Liksin - TNHHMTV 625.880 cổ phần = 6.258.800.000 đồng; chiếm 75,11% VĐL+ Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng162.101 cổ phần = 1.621.010.000 đồng; chiếm 19,45% VĐL + Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước 29.000 cổ phần = 290.000.000 đ; chiếm 3,48% VĐL + Nhóm cổ đông ít người 16.300 cổ phần = 163.000.000 đồng; chiếm 1,96% VĐL3. Điều kiện tham dự đấu giá: Tất cả các nhà đầu tư đáp ứng các

điều kiện theo quy định tại quy chế bán đấu giá cổ phần của Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng đã đầu tư tại Công ty cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng.

4. Thời gian và địa điểm làm thủ tục đăng ký và tiền đặt cọc: Bắt đầu từ 8h đến 16h các ngày 31/7/2015 đến 13/8/2015.

- Địa điểm: Công ty TNHHMTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng- Địa chỉ: 04 Hồ Tùng Mậu - phường 3 - TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng- Tiền đặt cọc nộp vào tài khoản: Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết

Lâm Đồng, tài khoản số: 64110000001740, tại Ngân hàng: BIDV - CN Lâm Đồng; hoặc nộp tiền mặt tại Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng. Địa chỉ: 04 Hồ Tùng Mậu - phường 3 - TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.

5. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá:- Nộp trực tiếp vào thùng phiếu tại Công ty TNHHMTV Xổ số kiến

thiết Lâm Đồng: Chậm nhất 8h ngày 14/8/2015.- Gửi qua đường bưu điện đến Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết

Lâm Đồng: Chậm nhất 16h ngày 13/8/2015.6. Thời gian tổ chức bán đấu giá: Bắt đầu 8h ngày 14/8/2015, tại

Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng.7. Thời gian nộp tiền mua cổ phần: Bắt đầu từ 9h đến 16h từ ngày

14/8/2015 đến ngày 18/8/2015.8. Thời gian hoàn trả tiền cọc: Từ ngày 14/8/2015 đến ngày

18/8/2015.

THÔNG BÁO“V/v lập thủ tục chuyển nhượng QSD đất, quyền sở hữu

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”Xét hồ sơ đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của

hộ bà Nguyễn Thị Nụ thường trú tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Qua xác minh hồ sơ địa chính và thực tế sử dụng đất thấy:

Thửa đất số 296, tờ bản đồ số 07, bộ bản đồ địa chính xã Phi Liêng đã được cấp Giấy chứng nhận QSD đất số BE 984918 do UBND huyện Đam Rông cấp ngày 18/01/2012 cho ông Bùi Văn Sơn, sau đó, ngày 25/01/2012, ông Sơn đã sang nhượng cho hộ bà Nguyễn Thị Nụ nhưng hai bên không làm giấy tờ sang nhượng đất mà chỉ giao giấy chứng nhận trên cho bà Nụ. Đến ngày 04/02/201 5, bà Nụ đã làm đơn trình bày về việc xin sang tên giấy chứng nhận QSD đất gửi UBND xã Phi Liêng được Công an và UBND xã Phi Liêng xác nhận; UBND xã đã thông báo công khai về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn xã, diện tích 1.227m2, mục đích sử dụng đất cây lâu năm. Từ năm 2012 đến nay, bà Nguyễn Thị Nụ đã và đang sử dụng thửa đất trên ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Nhưng hiện nay, bên sang nhượng là ông Bùi Văn Sơn không có tại địa phương, đã chuyển đi nơi khác sinh sống không rõ địa chỉ liên hệ.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 82, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đam Rông thông báo:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo mọi trường hợp thắc mắc, khiếu nại hay tranh chấp đối với thửa đất trên, đề nghị liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đam Rông (số điện thoại 0633.616187) để được hướng dẫn giải quyết. Quá thời hạn thông báo, đơn vị sẽ cập nhật hồ sơ cơ sở dữ liệu hoàn thiện thủ tục sang nhượng QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bà Nguyễn Thị Nụ, đồng thời, gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp đổi giấy chứng nhận cho bà Nguyễn Thị Nụ theo quy định. Mọi khiếu nại sau thời gian thông báo, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đam Rông không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thông báo cấp GCNQSDĐ° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) huyện Di Linh thông báo:Ông (bà) Phạm Văn Thành - Phan Thị Lựa được UBND huyện Di Linh cấp GCNQSDĐ số AK 758065 ngày

19/11/2007 vào sổ theo dõi số H06725/QSDĐ, chi tiết như sau:Thửa đất số 54, tờ bản đồ số 32, xã Gung Ré, diện tích 4.392,7m2 đất CLN, thời hạn sử dụng đất đến 10/2057

đối với đất CLN.Ngày 23/3/2007, ông (bà) Phạm Văn Thành - Phan Thị Lựa chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn Đức

Khiết thường trú tại phường 4 - TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông (bà) Phạm Văn Thành - Phan Thị Lựa đã giao GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Đức Khiết.

Hiện nay, ông (bà) Phạm Văn Thành - Phan Thị Lựa ở đâu liên hệ với UBND xã Gung Ré hoặc Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Đức Khiết theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Di Linh thông báo:Bà Nguyễn Thị Thủy được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số AO 762074 ngày 13/02/2009,

vào sổ theo dõi số H08463/QSDĐ, chi tiết như sau: - Thửa đất số 196, tờ bản đồ số 25, thị trấn Di Linh, diện tích 100m2 đất CLN, thời hạn sử dụng đến 10/2059

đối với đất CLN.- Năm 2010, bà Nguyễn Thị Thủy chuyển nhượng QSDĐ cho bà Hồ Thị Hiền thường trú tại tổ dân phố 11,

thị trấn Di Linh, trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Nguyễn Thị Thủy đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Hồ Thị Hiền, tuy nhiên, trong quá trình cất giữ đã làm thất lạc giấy chứng nhận QSDĐ nêu trên, đã làm thông báo mất giấy chứng nhận QSDĐ số 15 ngày 01/04/2015 tại UBND thị trấn Di Linh.

Hiện nay, bà Nguyễn Thị Thủy ở đâu liên hệ với UBND thị trấn Di Linh hoặc Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Di Linh để lập thủ tục cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ đã mất, sau đó thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho bà Hồ Thị Hiền theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.