PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế...

197
PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nghề chăn nuôi gà của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời nhưng do tập quán chăn nuôi lạc hậu cho nên người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo phương thức quảng canh, phân tán, số lượng không nhiều, sản phẩm làm ra mang tính tự cung tự cấp. Nhưng từ năm 1970 trở lại đây nghề nuôi gà có những bước tiến nhanh và vững chắc. Từ phương thức chăn nuôi phân tán quảng canh chuyển sang phương thức tập trung có quy mô như sự hình thành các trang trại, gia trại và nông hộ nuôi gà, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến trên thế giới vào sản xuất nên đã đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn gà, khuyến khích dịch chuyển chăn nuôi trang trại công nghiệp lên các vùng trung du miền núi, vùng còn nhiều quỹ đất, mật độ chăn nuôi thấp, dân cư thưa, khuyến khích chuyển đổi các vùng đất trống, trồng trọt kém hoặc dưới tán cây ăn quả để chăn nuôi gà vườn đồi. Đây chính là một hướng xóa đói giảm nghèo mà Đảng và

Transcript of PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế...

Page 1: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghề chăn nuôi gà của nước ta đã có lịch sử rất lâu đời nhưng do tập

quán chăn nuôi lạc hậu cho nên người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo

phương thức quảng canh, phân tán, số lượng không nhiều, sản phẩm làm ra

mang tính tự cung tự cấp. Nhưng từ năm 1970 trở lại đây nghề nuôi gà có

những bước tiến nhanh và vững chắc. Từ phương thức chăn nuôi phân tán

quảng canh chuyển sang phương thức tập trung có quy mô như sự hình thành

các trang trại, gia trại và nông hộ nuôi gà, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa

học kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến trên thế giới vào sản xuất nên đã đẩy nhanh

tốc độ phát triển đàn gà, khuyến khích dịch chuyển chăn nuôi trang trại công

nghiệp lên các vùng trung du miền núi, vùng còn nhiều quỹ đất, mật độ chăn

nuôi thấp, dân cư thưa, khuyến khích chuyển đổi các vùng đất trống, trồng

trọt kém hoặc dưới tán cây ăn quả để chăn nuôi gà vườn đồi. Đây chính là

một hướng xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực

hiện và đã có những thành công bước đầu. Trong chiến lược phát triển nông

nghiệp toàn diện, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá bền vững, Bắc Giang

khuyến khích phát triển nghề chăn nuôi gà đồi về tất cả quy mô, năng suất và

chất lượng. Những năm qua nghề chăn nuôi gà đồi đã góp phần xoá đói giảm

nghèo, nâng cao mức sống cho hàng nghìn hộ dân trong tỉnh.

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với đặc điểm đất

đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây

lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Thực

hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện

Page 2: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

nay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi gà đồi. Sự phát triển chăn nuôi

gà đồi tại huyện không những đã góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm

cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang đặc điểm

của sản xuất hàng hóa.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề chăn nuôi gà

đồi còn tồn tại một số khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ

thuật (KHKT) của các hộ nông dân còn hạn chế, nghề chăn nuôi nói chung, chăn

nuôi gà đồi nói riêng của huyện chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách

quan như dịch bệnh, thị trường… Do đó, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá

hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà

đồi, tìm hiểu rõ thực trạng nghề chăn nuôi gà đồi tại địa phương từ đó có cơ

sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn đó tạo điều

kiện cho nghề chăn nuôi gà vườn đồi tại địa phương ngày càng phát triển là

việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên

Thế, tỉnh Bắc Giang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến

chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân, đề xuất một số giải pháp phát triển chăn

nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, Bắc Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi

gà đồi của hộ nông dân.

- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi ở

huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Page 3: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ

nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ nông dân huyện Yên

Thế hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà

đồi của hộ nông dân trong huyện?

- Những thuận lợi, khó khăn và thách trong phát triển chăn nuôi gà đồi

của hộ nông dân trong huyện?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững chăn nuôi

gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên

Thế, cụ thể:

- Theo quy mô: Lớn, trung bình, nhỏ.

- Theo đặc thù của hộ nuôi: Hộ kiêm ngành nghề, hộ thuần nông.

- Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

a. Về nội dung

Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên

Thế, tỉnh Bắc Giang.

b. Về không gian

Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.Các nội

dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nông dân điển hình ở 2 xã đại diện,

đó là xã Phồn Xương và xã Tam Tiến

c. Về thời gian

Page 4: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

- Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong 3

năm 2008, 2009, 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian hộ chăn

nuôi gà đồi lứa gần nhất.

- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 09/01/2011 đến ngày 23/05/2011.

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về phát triển phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi, phát triển bền

vững

Phát triển

Hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về phát triển. Trong

phạm trù triết học, phát triển là một thuộc tính phân biệt của vật chất. Sự vật

và hiện tượng của hiện thực không trong trạng thái bất biến, mà phải trải qua

một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện cho đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát

triển thể hiện tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa

là bất kỳ một sinh vật, hiện tượng, một hệ thống, cũng như cả thế giới nói

chung không đơn giản chỉ là biến đổi, mà luôn chuyển sang những trạng thái

mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại

hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kỳ sinh

vật hay hệ thống nào cũng đều được quy định không chỉ bởi các mối quan hệ

bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Tuy có rất nhiều khái niệm

và quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể hiểu theo nghĩa chung

nhất về phát triển là việc làm ra nhiều sản phẩm hơn cái vốn có của sự vật,

hiện tượng, làm phong phú về chủng loại cũng như thay đổi chất lượng tùy

vào người sử dụng.

Phát triển kinh tế

Page 5: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Có thể hiểu phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi nền kinh tế quốc

dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Đối với

các nước đang phát triển thì phát triển kinh tế là quá trình mà nền kinh tế

chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiện CNH- HĐH. Đó là sự

tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế,

văn hóa, pháp luật, thậm chí về kĩ năng quản lí, phong tục và tập tục. Tăng

trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế, nhưng

không đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập

và sản phẩm bình quân đầu người. Phát triển kinh tế bao gồm cả sự tăng về

qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội.

Phát triển nông nghiệp bền vững

Cho ®Õn nay cã rÊt nhiÒu ®Þnh nghÜa vÒ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng, trong ®ã ®Þnh nghÜa ®îc nh¾c ®Õn nhiÒu nhÊt lµ ®Þnh nghÜa cña Uû ban ThÕ giíi vÒ M«i trêng & Ph¸t triÓn ®a ra n¨m 1987: “ Ph¸t triÓn bÒn v÷ng lµ sù ph¸t triÓn ®¸p øng nhu cÇu hiÖn t¹i mµ kh«ng lµm tæn h¹i ®Õn kh¶ n¨ng ®¸p øng nhu cÇu cña thÕ hÖ t¬ng lai”. Ngµy nay kh¸i niÖm bÒn v÷ng ph¶i nh¾ híng tíi: bÒn v÷ng vÒ kinh tÕ bÒn v÷ng vÒ chÝnh trÞ, x· héi vµ bÒn v÷ng vÒ m«i trêng. VÒ ph¸t triÓn n«ng nghiÖp bÒn v÷ng ta cã thÓ dÉn ra ®Þnh nghÜa cña TAC/CGIAR (Ban cè vÊn kü thuËt thuéc nhãm chuyªn gia quèc tÕ vÒ nghiªn cøu n«ng nghiÖp): “N«ng nghiÖp bÒn v÷ng ph¶i bao hµm sù qu¶n lý thµnh c«ng tµi nguyªn n«ng nghiÖp nh»m tho¶ m·n nhu cÇu cña con ngêi ®ång thêi c¶i tiÕn chÊt lîng m«i trêng vµ g×n gi÷ ®îc tµi nguyªn nhiªn nhiªn. Nh vËy lµ sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng lu«n lu«n bao gåm c¸c mÆt:

Page 6: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

- Khai th¸c sö dông hîp lý nhÊt tµi nguyªn thiªn nhiªn hiÖn cã ®Ó tho¶ m·n nhu cÇu ¨n ë cña con ngêi.

- G×n gi÷ chÊt lîng tµi nguyªn thiªn nhiªn cho c¸c thÕ hÖ sau.

- T×m c¸ch båi dìng t¸i t¹o n¨ng lîng tù nhiªn th«ng qua viÖc t×m c¸c n¨ng lîng thay thÕ, nhÊt lµ n¨ng lîng sinh häc (chu tr×nh sinh häc).Trong ®Þnh nghÜa trªn, còng cÇn ph¶i lu ý ®Õn môc tiªu mµ nã ph¶i ®¹t, ®ã lµ:

- Kinh tÕ sèng ®éng- Kü thuËt thÝch hîp- X· héi tiÕp nhËn

§Þnh nghÜa nµy suy réng ra cßn nãi ®îc mèi quan hÖ x· héi, tr×nh ®é ph¸t triÓn kinh tÕ víi c¸c biÖn ph¸p kü thuËt ®-îc ¸p dông.

Phát triển chăn nuôi

Khi nói đến phát triển chăn nuôi, người ta thường quan tâm đến các

khía cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương

thức chăn nuôi.

Phát triển về mặt số lượng: số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc vào

mục tiêu chăn nuôi hay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Với mục

tiêu chăn nuôi để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn nuôi

không nuôi số lượng lớn và không quan tâm đến hạch toán chi phí. Với mục

tiêu hàng hóa thì số lượng vật nuôi đưa vào chăn nuôi lớn hơn nhiều so với

chăn nuôi để giải quyết thực phẩm gia đình. Chăn nuôi là ngành có lợi thế

kinh tế nhờ quy mô.

Page 7: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan

trọng nhất là: mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, trình độ chuyên môn kỹ thuật

của người chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi có những điều kiện tốt về mặt bằng

sản xuất, vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm, có chuyên môn kỹ thuật cao

sẽ thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi với số lượng lớn và ngược lại.

Phát triển về mặt chất lượng: chất lượng phát triển chăn nuôi có thể được

đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như: sự tăng trưởng ổn định trong

một thời kỳ nhất định; khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh

trên thị trường; năng suất lao động đạt được khi phát triển chăn nuôi, lợi ích

thu được của người chăn nuôi và của cộng đồng xã hội.

Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có

các yếu tố quan trọng là: khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ

trong chăn nuôi của người chăn nuôi là cao hay thấp; chất lượng sản phẩm

chăn nuôi cung cấp ra thị trường cao hay thấp; thu nhập và lợi nhuận tính trên

một đơn vị sản phẩm cao hay thấp; tổng thu nhập và lợi nhuận thu được của

người chăn nuôi cao hay thấp…

Các hình thức tổ chức chăn nuôi: chăn nuôi có nhiều hình thức tổ chức

sản xuất khác nhau phụ thuộc mục tiêu chăn nuôi, các yếu tố về nguồn lực, thị

trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức tổ

chức chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành 2 nhóm

chăn nuôi là chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung.

Chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay khá phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái. Hiện

nay nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân chăn nuôi gà nhỏ lẻ với mục tiêu

chính là giải quyết thực phẩm gia đình, phần sản phẩm của các hộ chăn nuôi

nhỏ lẻ bán ra thị trường không nhiều và phần lớn chỉ được thực hiện khi các

hộ có nhu cầu chi tiêu tiền mặt với số lượng nhỏ. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất tiện

dụng đối với các hộ nông dân nhưng đây lại là hình thức chăn nuôi có hiệu

quả thấp, luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm.

Page 8: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Chăn nuôi tập trung được phát triển trong các hộ, các trang trại, doanh

nghiệp có điều kiện về mặt bằng sản xuất, về vốn đầu tư, về nhân lực, công

nghệ và thị trường tiêu thụ. Mục tiêu chính của những người chăn nuôi theo

những hình thức này là chăn nuôi hàng hóa tìm kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam

hiện nay số lượng các chủ hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm tập

trung tuy không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể về sản phẩm hàng

hóa cung cấp cho thị trường xã hội. Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ có những

thuận lợi nhất định trong việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa và tiện kiểm

soát dịch cúm lây lan.

2.1.2 Các phương thức chăn nuô gà trên thế giới và Việt Nam.

* Phương thức chăn nuôi truyền thống

Là hình thức chăn thả tự nhiên, hình thức chăn nuôi truyền thống hiện

vẫn tồn tại và phát triển hầu hết ở các vùng nông thôn đặc biệt ở các nước

đang phát triển và các nước chậm phát triển. Việt Nam với gần 80% dân số

sống ở nông thôn thì chăn nuôi gà theo hình thức quảng canh vẫn là chủ yếu.

Phương thức chăn nuôi này có đặc điểm: vốn đầu tư ban đầu ít, đàn gà được thả

rông, tự do tìm kiếm thức ăn, tự ấp và nuôi con. Thời gian nuôi gà thịt từ 4 - 5

tháng mới đủ trọng lượng giết thịt. Trọng lượng lúc đủ tuổi giết thịt là 1,3 – 1,5kg.

Do chăn nuôi thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh

khiến đàn gà dễ mắc bệnh, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả chăn nuôi

không cao. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi này cho chất lượng thịt rất

thơm ngon, đầu tư thấp, không thích hợp với quy mô chăn nuôi lớn, yêu cầu

chăn nuôi có vườn thả rộng.

Các giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi truyền thống là giống

gà Ri, Đông Tảo, Hồ, Mía,… là những giống cần cù chịu khó kiếm ăn, sức

chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, thịt có hương vị thơm ngon đặc biệt đối

với từng loại gà, từng địa phương.

Page 9: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ

gia đình nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu

hộ chăn nuôi gia cầm) với tổng số gà theo thời điểm ước tính khoảng 110-115

triệu con (chiếm khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm).

* Phương thức chăn nuôi công nghiệp

Phương thức này dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất trên một đơn

vị diện tích chuồng nuôi, dùng các giống gà cao sản để tạo ra sản lượng thịt,

trứng nhiều nhất, hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất, cùng với sự đầu tư

về trang thiết bị, chuồng trại tiên tiến, tự động hoá thao tác, quy trình chăn

nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo phương pháp công nghiệp, điều

kiện, môi trường chăn nuôi đều theo ý muốn chủ quan của con người. Hình

thức chăn nuôi này còn gọi là chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.

Phương thức chăn nuôi này có ưu thế là cho sản phẩm nhanh với năng

suất cao, dễ được người chăn nuôi chấp nhận. Các nhà khoa học đã tạo ra một

bước đột phá trong công nghệ sản xuất con giống, thức ăn hỗn hợp để phù

hợp với phương thức chăn nuôi này. Kết quả là rút ngắn ngày nuôi, sản phẩm

được sản xuất ra nhiều hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn cho một đơn vị sản phẩm.

Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây,

nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các giống

cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline, ...), sử dụng hoàn toàn thức ăn công

nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, chủ

động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động...Năng suất chăn nuôi

đạt cao: gà nuôi 42-45 ngày tuổi đạt 2,2-2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2-2,3 kg

TA/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270-280 trứng/năm, tiêu tốn 1,8-1,9 kg TA/10

quả trứng...Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18-20% trong tổng

sản phẩm chăn nuôi gà.

Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia công, liên kết của các

trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P Group, Japffa, Cargill,

Page 10: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Proconco. Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và

kinh nghiệm chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức công

nghiệp này.

* Phương thức chăn nuôi gà bán công nghiệp (chăn nuôi gà vườn, gà đồi có

áp dụng tiến bộ kỹ thuật)

Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm nuôi

gà truyền thống với chăn nuôi theo quy trình có áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên

tiến qua các giai đoạn. Phương thức chăn nuôi này xuất hiện từ nhu cầu thực

tế của xã hội đòi hỏi càng nhiều về số lượng sản phẩm nhưng chất lượng sản

phẩm cao, hương vị sản phẩm thơm ngon. Đây là sự kết hợp của hai phương

thức chăn nuôi truyền thống và công nghiệp.

Phương thức chăn nuôi này là sự kết hợp tiến bộ kỹ thuật về con giống

nuôi năng suất cao và chất lượng thịt thơm ngon với thức ăn sử dụng là thức

ăn hỗn hợp, kết hợp với thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên. Khi chăn nuôi gà theo

phương thức này, thời gian 1,5 - 2 tháng đầu gà được nuôi nhốt hoàn toàn và

cho ăn thức ăn công nghiệp (nuôi úm). Ở giai đoạn 1 tháng trước khi xuất

chuồng, gà được thả vườn, đồi, cho ăn thức ăn hỗn hợp cùng với thức ăn bổ

sung như ngô, cám gạo, cám mạch, rau xanh… để nâng cao chất lượng, làm

cho thịt chắc, giảm bớt mỡ, nước do nuôi công nghiệp trong giai đoạn đầu.

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên, có sự can thiệp

hợp lý của con người nhằm đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao, đàn gà phát triển tốt,

hiệu quả chăn nuôi cao hơn hình thức chăn nuôi quảng canh. Thời gian nuôi

một lứa gà theo phương thức này cho đến khi xuất chuồng là 65 – 70 ngày với

trọng lượng xuất chuồng từ 1,8 – 2,4kg.

Mục tiêu phương thức này mang đậm tính sản xuất hàng hóa chứ không

thuần tuý là sản xuất tự cấp tự túc. Gần đây, phương thức chăn nuôi này được

áp dụng tại nông thôn đồng bằng, trung du, ven đô và được nuôi dưới các

hình thức chăn nuôi: tập trung, bán công nghiệp, thả vườn với con giống phù

Page 11: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

hợp với điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất, phong tục tập quán từng vùng, tạo

ra sản phẩm có chất lượng cao, duy trì được hương vị truyền thống và đáp

ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

2.1.3 Lý luận về kinh tế hộ nông dân

2.1.2.1. Các khái niệm cơ bảna. Khái niệm về hộ

Tại hội thảo quốc tế về quản lý trang trại nông nghiệp năm 1980, trên quan

điểm sản xuất, tiêu dùng các đại biểu đã thống nhất cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ

bản của xã hội, có liên quan đến các hoạt động sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và

các hoạt động khác”.

Trên phương diện thống kê, Liên hiệp quốc khái niệm: “Hộ là những người

sống chung dưới một mái nhà, ăn chung và có chung ngân quỹ”

Khi nghiên cứu quá trình đô thị hoá ở Châu Á, Giáo sư MC.Gree (1989)

nguyên giám đốc học viện Châu Á, thuộc trường đại học CoLumbia (Hoa kỳ) có

quan điểm thiên về khía cạnh thu nhập cho rằng: “Thành viên của hộ không nhất

thiết phải sống chung dưới một mái nhà, miễn là họ có đóng góp chung vào ngân

quỹ của gia đình”

Dưới góc độ nhân chủng học, Raul (1989) khẳng định: “Hộ là những người

có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong qua trình sáng tạo ra sản

phẩm để bảo tồn chính mình”

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng: “Các thành viên của hộ không nhất

thiết phải có chung huyết tộc”.

Trên thực tế vẫn vẫn chưa có khái niệm thống nhất về hộ, song qua các

khái niệm nêu trên, khái niệm về hộ có thể khái quát như sau: “Hộ là một nhóm

ngươì có chung huyết tộc hoặc không chung huyết tộc, họ không nhất thiết phải

sống chung dưới một mái nhà, nhưng có chung nguồn thu nhập và ăn chung, các

thành viên cùng tiến hành sản xuất và có chung ngân quỹ”.

b. Khái niệm hộ nông dân

Page 12: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Theo F.Ellis (1988). Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng

đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống

kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc chưng bởi sự tham gia từng phần vào

thị trường với mức hoàn hảo không cao.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở,

vùa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là

đơn vị xã hội. Trình độ phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đến

sản xuất hàng hoá hoàn toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, nó

quyết định đến mối quan hệ giữa nông hộ và thị trường.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động

phi nông nghiệp như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Do đó nông

hộ là chủ thể kinh tế nông thôn.

c. Khái niệm về kinh tế nông hộ

Như chúng ta đã biết, kinh tế hộ nông dân đã tồn tại lâu đời, độc lập và tự

chủ như các thành phần kinh tế khác. Do kinh tế hộ nông dân được tiếp cận từ

nhiều góc độ khác nhau cho nên, các khái niệm về kinh tế hộ nông dân cũng khác

nhau. Nhưng ta có thể lấy một khái niệm chung nhất đó là: “Kinh tế hộ nông dân,

là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực

như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến

hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung. Mọi quyết định

trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước

thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển”.

Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình.

Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia đình

xã viên là một bộ phận cấu thành của kinh tế tập thể, nên sự phát triển của kinh tế

tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình. Vì vậy không thể đồng nhất giữa

kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân.

Page 13: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Ở các nước Tây âu và một số nước Châu Á, xác định kinh tế hộ là kinh tế

cá thể, nó thuộc thành phần kinh tế cá thể. Ở nước ta kinh tế hộ không thuộc thành

phần kinh tế cá thể, nó chỉ là loại hình kinh tế dùng để phân biệt với kinh tế tập thể

và kinh tế nhà nước. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng hiện tại chưa được xếp vào

thành phần kinh tế nào, nó có mối quan hệ với các thành phần kinh tế khác và là

cơ sở hình thành nên kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp.

Trước đây chúng ta quan niệm, kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ làm nông

nghiệp bao gồm cả Nông- Lâm- Ngư nghiệp. Nhưng đến nay đã quan niệm kinh

tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, có nguồn thu từ sản xuất nông

nghiệp và phi nông nghiệp.

2.1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân

Một là, có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý

và sử dụng các yếu tố sản xuất. Bởi vì sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung,

nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất

vốn có, cũng như tài sản khác của hộ. Mặt khác, do dựa trên cơ sở kinh tế chung

và cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm

rất cao và việc bố trí xắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý. Từ

đó hiệu quả sử dụng lao động và nguồn lực trong kinh tế nông hộ rất cao.

Hai là, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bố chặt chẽ, và

được chi phối bởi quan hệ huyết thống. Kinh tế nông hộ được tổ chức với quy mô

nhỏ, thông thường chủ hộ vừa là người quản lý, điều hành vừa là người trực tiếp

tham gia lao động sản xuất, nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động

sản xuất là rất cao, việc tổ chức sản xuất rất linh hoạt và có cơ cấu đơn giản.

Ba là, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

có quy mô nhỏ, nên bao mô lớn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, nông hộ có thể huy

động được mọi nguồn lực, thậm trí cả cắt giảm khẩu phần tất yếu của mình để đầu

tư cho mở rộng sản xuất. Khi gặp điều kiện bất lợi có thể nhanh chóng thu hẹp

quy mô sản xuất, thậm trí có thể quay về sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp.

Page 14: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bốn là, có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người

lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi thành viên gắn bó với nhau cả trên cơ sở lợi

ích kinh tế, huyết tộc, giờ cũng có sự thích ứng dễ ràng hơn, so với các doanh

nghiệp nông nghiệp có quy văn hoá làng xã, nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để

phát triển sản xuất, mọi thành viên có mối ràng buộc chặt chẽ, tự giác trong lao

động sản xuất và đương nhiên được thừa hưởng thành quả lao động chung của

nông hộ. Đây chính là động lực cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ.

Năm là, kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ nhưng hiệu

quả. Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng xuất thấp mà nó có khả

năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để có năng xuất và đem lại

hiệu quả kinh tế cao hơn, đó chính là biểu hiện của sản xuất lớn. Thực tế đã cho

thấy, kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế thích hợp nhất, với điều kiện của sản xuất

nông nghiệp và có khả năng phát huy được thế mạnh của mình trong tổ chức sản

xuất kinh doanh nông nghiệp, vì vậy cần có sự tác động và tạo điều kiện kịp thời.

Sáu là, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của nông hộ là

chủ yếu. Trong sản xuất của nông hộ mọi nguồn lực của nông hộ đều có thể tập

trung cho sản xuất nhưng chủ yếu là nguồn lực sẵn có của nông hộ, chỉ khi nào

nguồn lực không đủ để duy trì sản xuất ở mức thấp nhất, thì mới xảy ra tình trạng

thuê mướn lao động và vay mượn vốn cho sản xuất.

2.1.2. 3 Tính tất yếu khách quan và vai trò kinh tế hộ nông dân

a. Tính tất yếu khách quan

Kinh tế nông hộ bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ

của các thành viên để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đem lại thu nhập để nuôi

sống mọi thành viên, tích luỹ làm giàu cho nông hộ và đóng góp cho xã hội.

Qua nghiên cứu ở hầu hết các nước trên thế giới, người ta thấy rằng

kinh tế nông hộ là phương thức sản xuất đặc biệt, tồn tại trong mọi chế độ xã

hội, từ nô lệ qua phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Kinh tế

Page 15: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

nông hộ có quy luật phát triển riêng của nó và trong mỗi chế độ nó có một

cách thích ứng riêng để tồn tại và phát triển.

Trong chế độ phong kiến nông hộ sản xuất ra sản phẩm thặng dư chủ

yếu để cống nạp và tiêu dùng cho gia đình, trong giai đoạn này điều kiện sản

xuất và đời sống của nông hộ vô cùng khó khăn.

Bước sang xã hội tư bản chủ nghĩa, sản xuất nông hộ chưa kịp thích

ứng với nền sản xuất xã hội. Kinh tế nông hộ nằm ngoài phạm vi của phương

thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng nông hộ vẫn có khả năng duy trì hoạt

động sản xuất và tái sản xuất mở rộng, phát triển ngay trong lòng của chủ

nghĩa tư bản.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh tế nông hộ có điều kiện để phát

triển, măc dù trong một số thời điểm bị coi nhẹ và đánh giá thấp. Nhưng nông

hộ đã thực sự có sự phát triển thích ứng và phù hợp với nền kinh tế xã hội chủ

nghĩa, trở thành cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã.

Trên cơ sở trên cho thấy hình thức kinh tế nông hộ là một hình thức kinh

tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, nó được hình thành, tồn tại và phát triển

một cách khách quan, lâu dài dựa trên chế độ tư hữu về các yếu tố sản xuất.

b. Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế

Trong nền kinh tế xã hội, sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế,

các phương thức sản xuất là hoàn tòan khách quan, kinh tế nông hộ cũng là một

bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Qua nghiên cứu về kinh tế hộ ở một số nước

và ở Việt nam cho thấy, từ trước đến nay, qua bất kỳ chế độ xã hội nào, kinh tế

nông hộ cũng có các thức để tồn tại, phát triển và có những đóng góp nhất định

cho nền kinh tế, đó là:

+ Kinh tế hộ góp phần làm tăng nhanh sản lượng, sản phẩm cho xã hội như

lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu… Ở Mỹ, với 1,94 nông trại đã cung

cấp 59,2% lượng nông sản hàng hoá cho xã hội; Hung ga ri sản phẩm của nông

Page 16: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

trại chiếm 60 % tổng sản phẩm hàng hoá trên thị trường nông thôn; Với nước ta

mặc dù quy mô kinh tế hộ còn nhỏ, phân tán nhưng đã cung cấp cho xã hội 95%

sản lượng thịt, 90% sản lượng trứng và 93 % sản lượng rau quả. Sản xuất nông

nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp.

- Kinh tế nông hộ góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản

xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.

- Kinh tế nông hộ góp phần to lớn trong giải quyết việc làm và nâng cao thu

nhập cho người dân nông thôn. Vì vai trò đó mà Lê nin đã viết: “Ý định dùng sắc

lệnh, luật lệ để thiết lập chế độ canh tác tập thể, tước mất vai trò kinh tế nông hộ

trong đời sống hiện thực là hết sức ngu xuẩn”

Bên cạnh đó kinh tế nông hộ còn một số tồn tại chưa được khắc phục đó là:

Điều kiện sản xuất có hạn, trong đó chủ yếu là đất đai nên không có điều kiện để

mở rộng sản xuất, nhất là sản xuất với quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng

hoá, nếu không có sự trợ giúp về vốn và khoa học kỹ thuật, công nghệ, chính sách

của nhà nước; do thói quen sản xuất nhỏ, quen với tập quán canh tác cũ nên ảnh

hưởng rất lớn đến việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất.

Page 17: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

2.1.4 Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà đồi

2.1.4.1 Khái niệm

Chăn nuôi gà là một nghề truyền thống của nông dân có từ rất xa xưa.

Trước đây chăn nuôi gà trong mổi gia đình ở nước ta chủ yếu là chăn thả đơn

thuần, quy mô nhỏ lẻ, chỉ đảm bảo, chỉ đảm bảo một phần nào đó cho nhu cầu

của gia đình, hoàn toàn chưa có ý thức trở thành nhu cầu trao đổi hàng hoá.

Chăn nuôi gà truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay

nó vẫn còn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát triển

và các nước chậm phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp và 70% dân

số sống ở nông thôn, việc chăn nuôi gà theo phương thức này vẫn là chủ yếu.

Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ít, thời gian

nuôi kéo dài. Do chăn thả tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảm

bảo vệ sinh nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu qỉa chăn nuôi

không cao. Do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ

thuật trên toàn thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành chăn nuôi nói chung và

ngành chăn nuôi gia cầm nó riêng cũng không ngừng phát triển. Từ chăn nuôi

theo phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên chuyển sang chăn nuôi theo

phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hoá quy mô lớn, nhằm đáp ứng được

nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội. Những đột phá về mặt công nghệ tạo con

giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đã

tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển. Phương thức sản xuất cũ đã không còn

phù hợp nữa và dần dần được thay thế bằng phương thức chăn nuôi mới cho

năng xuất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi gà đồi của nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có thể

hiểu: “là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh, tăng năng xuất

trên mọi đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà lai để tạo ra năng

suất, hiệu quả cao trong cùng một thời gian, cùng với sự đầu tư về trang thiết

bị máy móc, chuồng trại chăn nuôi. Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gà

Page 18: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

đồi là thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp kết hợp với thức

ăn có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như: cám gạo, cám ngô, cám mạch, rau

xanh,..., điều kiện môi trường chăn nuôi được chủ động điều chỉnh phù hợp

với từng giai đoạn phát triển của vât nuôi nhất là trong giai đoạn đầu của gà

con”.(Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn).

2.1.4.2 Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật

* Đặc điểm kỹ thuật

Gà là một loại vật nuôi dễ thích nghi với môi trường sống, dễ nuôi, có

thể nuôi dưới nhiều phương thức khác nhau. Môi trường thích hợp với nuôi

gà nhất là chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồng không được ẩm ướt,

luôn phải giữ khô ráo, thoáng khí. Ngược lại, nếu môi trường nuôi không

thích hợp, gà dễ mắc bệnh và xảy ra đại dịch gây ra tổn thất rất lớn trên quy

mô rộng khắp.

Các giống gà thông thường được nuôi tùy theo phương thức chăn nuôi,

có thể là gà ta như gà Ri, gà Hồ, hoặc một số giống gà siêu thịt sử dụng trong

nuôi công nghiệp.

* Đặc điểm kinh tế:

Chăn nuôi gà là ngành sản xuất truyền thống gắn liền với nông dân

nước ta từ lâu đời và đã trở thành ngành sản xuất không thể thiếu trong hệ

thống nông nghiệp. Đối với chăn nuôi gà không phải theo hình thức chăn nuôi

công nghiệp thì tài sản cố định không lớn, không cần xây dựng kiên cố, giá trị

thuốc phòng và trị bệnh không nhiều. Sản phẩm chăn nuôi gà có thể tiêu thụ

trên thị trường rộng lớn. Thời gian để nuôi một lứa gà thịt tuỳ theo phương

thức chăn nuôi, nhưng theo phương pháp công nghiệp thì không lớn (từ 2 – 4

tháng).Chăn nuôi gà có thể tận dụng được sản phẩm của nông nghiệp và giúp

cho ngành chế biến phát triển. Chăn nuôi gà rất dễ thu hồi vốn sản xuất do đó

lãi suất tạo ra cao, có tác dụng sử dụng triệt để các nguồn vốn ngắn hạn (nuôi

một lứa gà tốn thời gian ngắn).

Page 19: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

2.1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh kỹ thuật trong chăn nuôi gà

- Mức tiêu tốn thức ăn/kg thịt xuất chuồng.

- Sản lượng thịt/năm.

- Chất lượng thịt:

+ Hàm lượng khoáng chất

+ Trọng lượng thân thịt/Trọng lượng thịt hơi

2.1.5 Vai trò của nghề chăn nuôi gà đồi

* Cung cấp thực phẩm và chữa bệnh

Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế

giới. Nếu so sánh với thịt lợn và thịt bò, lượng đạm thịt gà cao hơn rất

nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ ít hơn. Ngoài ra, thịt gà được chế biến

thành nhiều món ăn ngon khác nhau: cơm gà, gà chiên, gà nướng. gà

tần, gà hấp, gà luộc, …Ở các cửa hiệu thức ăn nhanh thế giới như

McDonald, KFC thịt gà luôn được đưa lên hàng đầu thực đơn.

Nhu cầu về thịt gà có lẽ chỉ đứng sau thịt lợn trên thế giới với mức

tiêu thụ khoảng trên 80 triệu tấn hàng năm.

* Nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá

Ngoài sản phẩm chính là gà thương phẩm, gà thuốc, chăn nuôi gà còn

thu được một lượng phân bón khá lớn dùng cho trồng trọt, nguồn phân thải có

thể dùng cho đồng ruộng hoặc vườn cây, ao cá,…đem lại hiệu quả tối đa cho

sản xuất nông nghiệp.

* Mang lại thu nhập cho nông dân

Chăn nuôi gà được đánh giá là ngành có nhiều rủi ro nhưng đây cũng là

ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại huyên Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang tính

đến năm 2010 đã phát triển đàn gà lên hơn 5,0 triệu con, là địa phương có

tổng đàn gà lớn nhất phía Bắc nước ta, nhiều hộ đã vươn lên thành hộ khá, hộ

giàu với phong trào chăn gà nơi đây. Nuôi gà tại Yên Thế đã trở thành một

Page 20: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

điển hình về hiệu quả kinh tế với tổng giá trị lên tới 550 tỷ đồng hàng năm,

được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đánh giá cao và tới tham quan học

hỏi. Dù gặp nhiều khó khăn và dịch bệnh nhưng năm 2009 có hộ chăn nuôi đã

đạt tới lợi nhuận hơn 45 triệu đồng trên một lứa nuôi 1500 con.

Ngoài ra phát triển chăn nuôi gà đồi giúp tận dụng tốt những sản phẩm

từ trồng trọt, tận dụng được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để

tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sôngs con

người. Phát triển chăn nuôi gà đồi giúp tạo ra những thay đổi về cơ cấu lao

động trong xã hội, trong nội bộ ngành nông nghiệp.

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi

2.1.6.1 Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên tuy cũng có ảnh hưởng đến phát triển

chăn nuôi gà đồi nhưng không ảnh hưởng mạnh giống như ngành trồng trọt

bởi vì:

Gà là loài có phổ thích nghi rộng, điều này được minh chứng bằng sự

tồn tại của các loại gà và ngành chăn nuôi gà trên khắp các dạng địa hình, các

dạng thời tiết ở tất cả các châu lục.

Nếu như ngành trồng trọt là ngành sản xuất ngoài trời trên địa bàn

rộng, rất khó kiểm soát diễn biến tự nhiên thì chan nuôi gà vườn đồi thường

được tổ chức trong hệ thống chuồng trại gần nhà hoặc ngay tại gia đình . Như

vậy con người có thể đối phó với các diễn biến bất thuận của điều kiện tự

nhiên dễ dàng hơn ngành sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất

thuận thời tiết mang tính hủy diệt như lụt lội, lũ quét, bão lớn, lốc xoáy,…thì

chăn nuôi gà vườn đồi cũng gặp phải những khó khăn lớn, kết quả và hiệu

quả chăn nuôi gà bị giảm sút.

Page 21: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

2.1.6.2 Điều kiện nguồn lực

Các yếu tố về nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đến mọi

ngành sản xuất kinh doanh. Chăn nuôi gà vườn đồi cũng không phải là trường

hợp ngoại lệ về sự ảnh hưởng của yếu tố này.

* Về vốn đầu tư:

vốn là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất và mang tính quyết định đối với

sự phát triển của ngành hàng chăn nuôi gà vườn đồi. Trong trường hợp chăn

nuôi nhỏ lẻ để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình, người chăn nuôi không

cần nhiều vốn nên họ cũng không quan tâm vấn đề vốn. Để phát triển chăn

nuôi hàng hóa, người chăn nuôi cần phải có vốn đầu tư xây dựng chuồng trại,

mua sắm trang thiết bị chăn nuôi, mua giống hoặc chăn nuôi gà bố mẹ để sản

xuất giống, mua thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và nhiều khoản chi phí khác.

Lượng vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô mong muốn của người chăn nuôi, có

thể vài triệu đồng, có thể hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Tuy nhiên trong

điều kiện hiện nay, khi mà thu nhập và tích lũy của người dân huyện Yên Thế

cón khá khiêm tốn thì việc đầu tư phát triển chăn nuôi gà vườn đồi theo

phương thức chăn nuôi quy mô lớn không phải chuyện dễ dàng.

* Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ

thống cấp thoát nước, hệ thống các cơ sở dịch vụ chăn nuôi, hệ thống chợ

nông thôn,…) ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi gà vườn đồi. Ở Yên

Thế, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển không đều giữa các

xã. Những xã có cơ sở hạ tàng phục vụ sản xuất phaqts triển thì ngành chăn nuôi

gà vườn đồi phát triển và ngược lại. Tuy nhiên người chăn nuôi chỉ có đủ năng

lực và chủ động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản

xuất trong cơ sở của mình mà không thể đầu tư xây dựng đồng thời phục vụ

nhiều ngành sản xuất. Để có một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đáp

Page 22: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

ứng được các yêu cầu sản xuất nói chung, chăn nuôi gà vườn đồi nói riêng cần

phải có sự hỗ trợ từ Nhà nước và phía cộng đồng.

* Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Yếu tố này ảnh hưởng đến chăn nuôi gà đồi trên các phương diện: một

là các giống gà mới có năng xuất cao dựa vào chăn nuôi đã làm cho năng suất

chăn nuôi được nâng cao. Nếu như trước đây, nông dân thường sử dụng các

giống gà truyền thống của địa phương thì đến nay cơ cấu giống đã có nhiều

thay đổi. Một số giống gà mới vừa cho năng suất cao vừa có chất lượng thịt

tốt đưa vào chăn nuôi trên diện rộng làm cho thu nhập từ chăn nuôi gà của

người nông dân được cải thiện hơn. Hai là, với sự phát triển mạnh mẽ của

khoa học kỹ thuật và công nghệ, chăn nuôi gà theo phương thức bán công

nghiệp hay (gà vườn đồi) ngày càng tỏ ra có ưu thế, tính kinh tế nhờ quy mô

ngày càng được khai thác tốt hơn làm cho giá thành sản xuất giảm, từng bước

tăng được lợi thế cạnh tranh của ngành hàng chăn nuôi gà vườn đồi. Ba là,

trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chăn nuôi ngày càng được năng cao

đã góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công

nghệ mới trong chăn nuôi gà làm cho năng suất lao động ngày càng cao hơn.

Bốn là sự phát triển của khoa học và công nghệ góp phần hết sức quan trọng

trong việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi.Khoa học

kỹ thuật và công nghệ gips người chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh một cách chủ

động và hiệu quả, bảo vệ được lợi ích sản xuất và lợi ích cộng đồng.

* Yếu tố thị trường

Thị trường của ngành hàng chăn nuôi gà đồi bao gồm thị trường các

yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. Các yếu tố đầu vào quan trọng của chăn

nuôi gà đồi là vốn, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nhiên liệu năng

lượng, vốn đầu tư, lao động, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đầu ra cung cấp

các sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng. Sự biến động của thị trường, đặc

Page 23: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

bệt là biến động giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng trực tiếp đến

lợi nhuận thu được từ chăn nuôi gà đồi.

Đối với thị trường đầu vào: hệ thống cung ứng vật tư cho chăn nuôi gà

đồi ở Yên Thế hiện nay còn qua nhiều cầu, cấp trung gian nên vật tư đến tay

người sản xuất phải chịu nhiều khâu chi phí, giá bán cao làm tăng chi phí sản

xuất. Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y ở nước ta hiện

nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên sự biến động giá nguyên

liệu chế biến thức ăn chăn nuôi rất thất thường, giá thuốc thú y trong nước,

giá cả lao động nông nghiệp,nông thôn ngày càng có xu hướng tăng cao

nhưng việc đầu tư hiện đại hóa công nghệ chăn nuôi gà đồi còn rất chậm, đa

số người chăn nuôi còn sản xuất thủ công, tốn kém nhiều lao động, chi phí

sản xuất cao.

Đối với thị trường đầu ra: thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi gà

đồi ngày càng cạnh tranh quyết liệt do tác động của quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế. Theo lộ trình gia nhập WTO, nước ta sẽ từng bước cắt giảm hàng rào

thuế và phi thuế đối với sản phẩm chăn nuôi gia cầm trong đó có gà đồi. Đây

là cơ hội thuận lợi cho sản phẩm chăn nuôi gà ở các quốc gia tiến tiến tràn

vào nước ta chiếm lĩnh thị trường rất gay go, khốc liệt. Bên cạnh đó người

tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao cả về khồi lượng, chất lượng, vệ sinh thực

phẩm và ngày cang tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm gà đã qua chế biến.

Những yêu cầu mới của thị trường đòi hỏi ngành hàng chăn nuôi gà đồi phải

có những sự điều chỉnh căn bản cả về quy mô, cơ cấu, chủng loại sản phẩm,

phương thức chăn nuôi và phát triển công nghệ chế biến. Tuy nhiên trong

điều kiện hiện nay, khi đa số nông dân huyện Yên Thế còn khó khăn về vốn

đầu tư và chưa quen với phương thức chăn nuôi tiên tiến thì sự thay đổi để

phù hợp nhu cầu thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn.

Page 24: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

* Yếu tố về chính sách:

Thông qua hệ thống chính sách vĩ mô, Nhà nước có thể điều tiết được sự

phát triển các ngành kinh tế nói chung, ngành hàng chăn nuôi gà đồi nói

riêng. Nhà nước có thể sử dụng hai hệ thống chính sách sau đây để điều tiết

sự phát triển của ngành hàng chăn nuôi gà đồi:

+ Chính sách thuế và hàng rào phi thuế: Nhà nước có thể sử dụng hàng

rào thuế và phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước. Hiện nay nước ta đã ra

nhập một số tổ chức thương mai lớn như AFTA,WTO, hàng rào thuế phải

từng bước cắt giảm theo lộ trình hội nhập, chính sách thuế phải tuân thủ các

luật lệ quốc tế. Trong điều kiện chính sách thuế xuất nhập khẩu tiến tới bình

đẳng giữa các quốc gia, Nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế để đảm

bảo sản xuất trong nước mà phổ biến nhất hiện nay là sử dụng hàng rào kỹ

thuật( các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định

của từng quốc gia).

+ Chính sách hỗ trợ phát triển: trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới,

các hình thức hỗ trợ qua giá cho mọi ngành sản xuất nói chung, ngành hàng

chăn nuôi gà đồi nói riêng không được luật pháp quốc tế chấp nhận. Để

khuyến khích phát triển chăn nuôi gà đồi, Nhà nước ban hành các chính sách

hỗ trợ không qua giá như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và

thương mại, hỗ trợ quy hoạch phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn tín dụng, hỗ trợ

kỹ thuật thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ

KHKT và công nghệ mới vào sản xuất.

+ Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng các chính sách khác để điều tiết sự

phát triển chăn nuôi gà đồi tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược về phát triển

ngành hàng này trong từng thời kỳ ở từng từng địa bàn cụ thể.

* Yếu tố dịch bệnh:

Dịch bệnh đặc biệt là cúm gà do chủng vi rút H5N1 gây ra là yếu tố rủi

ro đối với đàn gà trên phạm vi cả nước nói chung, gà đồi huyện Yên Thế nói

Page 25: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

riêng. Sự xuất hiện của dịch cúm đã gây ra nhiều thiệt hại cho cả người sản

xuất và người tiêu dùng ở huyện Yên Thế . Đối với người sản xuất, khi dịch

cúm xuất hiện, các sản phẩm chăn nuôi gà đồi ở nơi không có dịch cũng

không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá rất rẻ, người chăn nuôi bị thua lỗ

nặng nề. Trong vùng công bố dịch, người chăn nuôi được hỗ trợ thiệt hại

nhưng mức hỗ trợ đền bù là quá thấp, chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ so

với những chi phí đã bỏ ra. Trong điều kiện như vậy nhiều hộ chăn nuôi bị

thua lỗ nặng, có một số cơ sở chăn nuôi gà đồi đứng trước bờ vực phá sản.

Người tiêu dùng cũng phải chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trên 2

phương diện: một là khi dịch cúm xuất hiện, người tiêu dùng phải chuyển

sang tiêu dùng các loại thực phẩm thay thế như thịt lợn, thịt bò, thủy hải sản

làm cho giá cả các mặt hàng này tăng lên; hai là, ở một số địa phương lân cận

một số người bị nhiễm cúm do virut H5N1 gây ra đã phải điều trị hết sức tốn

kém, một số người đã bị tử vong gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.

Từ khi xuất hiện dịch cúm đến nay( 2003), chăn nuôi gà đồi Yên Thế đứng

trước những khó khăn rất lớn:

+ Một số cơ sở chăn nuôi gà đồi bị phá sản, một bộ phận nông dân bị

mất việc làm nhưng rất khó chuyển sang ngành nghề khác vì vốn đầu tư vào

chăn nuôi gà đồi không thu hồi được.

+ Chăn nuôi nhỏ lẻ, khó kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm nhưng rất khó

có thể hạn chế vì đây là ngành chăn nuôi thân thuộc không thể thiếu đối với

người nông dân trong vùng.

+ Việc phục hồi sản xuất sau dịch gặp nhiều khó khăn do người dân

thiếu vốn đầu tư nhưng ngân hàng lại e ngại rủi ro khi cho nông dân vay vốn

phát triển chăn nuôi gà đồi.

+ Công tác phòng chống dịch cúm còn nhiều bất cập cả từ phía nhà

nước và sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi.

Page 26: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

+ Sau khi công bố hết dịch, nhu cầu tiêu dùng thịt gà đồi Yên Thế tăng

lên đã khuyến khích sự có mặt của sản phẩm gà Trung Quốc không rõ nguồn

gốc. Sự xuất hiện của các sản phẩm gà lậu Trung Quốc gây ra những khó

khăn lớn cho sự phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế, nguyên nhân là do gà

đồi Yên Thế không cạnh tranh được về giá cả, ngoài ra nó còn là nguồn lây

lan dịch cúm gà rất nguy hiểm.

2.2 Cơ sở thực tiễn phát triển chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà trên thế giới

2.2.1.1Phát triển về số lượng gà trên thế giới

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm

2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn

trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò

1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con,

đặc biệt gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con... Tốc độ

tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua

thường chỉ đạt trên dưới 1% năm. Các quốc gia có số lượng gà nuôi lớn của

thế giới như sau:

Bảng 2.1. Các nước có số lượng gà lớn nhất năm 2009

Đơn vị tính:1000 con

STT Tên nước Đơn vị Số lượng1 Trung Quốc 1000 Con 4.702.2782 Indonesia 1000 Con 1.341.7843 Brazil 1000 Con 1.205.0004 India 1000 Con 613.0005 Iran (Islamic Republic of) 1000 Con 513.0006 Mexico 1000 Con 506.0007 Liên Bang Ngà 1000 Con 366.2828 Pakistan 1000 Con 296.0009 Nhật Bản 1000 Con 285.34910 Thổ Nhĩ Kì 1000 Con 244.280

Page 27: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Nguồn: Fao,2010Số lượng gà đươc nuôi nhiều số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà,

nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và

năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng

thứ 13 thế giới.

2.2.1.2 Phát triển về sản phẩm chăn nuôi gà trên thế giới

Theo điều tra của cục chăn nuôi năm 2009, tổng sản lượng thịt gia súc

và gia cầm sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt

trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1

triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và

còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa...

Thịt lợn, 37.7

Thịt gà, 28.5

Thịt bò, 22.6

Khác, 12.7

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Thịt lợn Thịt gà Thịt bò Khác

Sản phẩm

Tỷ lệ Tỷ lệ %

Nguồn: Fao, 2010.

Hình 2.1: Cơ cấu sản lượng thịt gia súc và gia cầm trên thế giới năm 2009.

Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thứ nhì

là thịt gà 28,5% đứng thứ hai về sản lượng sản phẩm thịt gia súc gia cầm, thịt

bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và

các vật nuôi khác.

Page 28: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2010 là 67,4 triệu tấn, bình

quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản xuất trứng trên

thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 27,8 triệu tấn /năm chiếm trên 40% tổng sản

lượng trứng của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ

2,51 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,33 triệu tấn,

thứ sáu là Liên Bang Nga 2,2 triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,94 triệu tấn, thứ

tám là Indonesia 1,31 triệu tấn thứ chín là Pháp 924,7 tấn và thứ mười là Thổ

Nhĩ Kỳ 918,3 tấn.

Bảng 2.2 Các nước có sản lượng trứng cao nhất thế giới năm 2010 (Tấn)

Nguồn: FAO, 2010

STT Tên nước Đơn vị Số lượng

1 Trung Quốc Tấn 27.899.250

2 Hoa Kỳ Tấn 5.338.700

3 Ấn Độ Tấn 3.060.000

4 Nhật Tấn 2.505.000

5 Mexico Tấn 2.337.215

6 Liên Bang Nga Tấn 2.210.184

7 Brazil Tấn 1.939.340

8 Indonesia Tấn 1.306.332

9 Pháp Tấn 924.700

10Thổ Nhĩ Kỳ Tấn 918.300

Page 29: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 2.3 Các nước có sản lượng thịt gà lớn nhất thế giới (1.000 tấn)

  2004 2005 2006 2007 2008

Mĩ 15.286 15.870 15.930 16.211 16.558

Trung Quốc 9.998 10.200 10.350 11.500 12.500

Brazil 8.408 9.350 9.355 10.305 10.895

EU-27 7.852 8.169 7.740 8.111 8.200

Mexico 2.389 2.498 2.592 2.730 2.825

India 1.650 1.900 2.000 2.300 2.600

Liên Bang Nga 650 900 1.180 1.350 1.485

Argentina 910 1.030 1.200 1.280 1.380

Nhật 1.124 1.166 1.227 1.241 1.235

Iran 1.171 1.153 1.153 1.153 1.153

Việt Nam 316 322 322 322 322

Toàn thế giới 59.612 62.902 63.797 67.753 70.748

Nguồn: USDA, 2009

Từ năm 2004 đến năm 2008, sản lượng thịt gà vẫn không ngừng tăng,

tốc độ tăng trung bình khoảng 1%. Năm 2004, sản lượng thịt gà của toàn thế

giới là 59.612 nghìn tấn, thì năm 2008 đạt 70.748 nghìn tấn. Trong quá trình

phát triển đàn gà chăn nuôi, Mĩ luôn đứng đầu về sản lượng thit, năm 2004

đạt 15.286 nghìn tấn, đến năm 2008 đạt 16.558 nghìn tấn thịt gà. Sản lượng

luôn chiếm tỷ lệ 23%- 26% tổng sản lượng thịt gà thế giới. Các nước tiếp theo

là Trung Quốc, Brazil, EU- 27,...và Việt Nam đã được lựa chọn có sản phẩm

thịt gà cao thứ 11 trên thế giới, năm 2004 đạt 316 nghìn tấn gà, từ năm 2005

đến 2008 giữ mức ổn định 322 nghìn tấn thịt gà, chiếm 0,45% đến 0,55% sản

phâmt thịt gà thế giới.

Page 30: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 2.4 : Các quốc gia nhập khẩu gia cầm lớn nhất thế giới (Tr.Tấn)

Năm

Nước  2004 2005 2006 2007 2008

Liên Bang Nga 1,016 1,225 1,189 1,222 1,240

Nhật Bản 582 748 716 696 690

Châu Âu 489 609 605 640 650

Trung Quốc 174 219 343 482 600

Ả Rập 429 484 423 470 490

Mexico 326 374 430 400 400

Nam Phi 154 189 260 239 244

United Arab Emirates 158 167 182 238 260

Hồng Kông 244 222 243 215 245

Việt Nam 36 6 29 160 170

Trên toàn thế giới 5,457 6,144 6,282 6,984 7,264

Nguồn: USDA, 2009

Các quốc gia nhập khẩu thịt gà lớn nhất thế giới đứng đầu luôn là nước

Liên Bang Nga, mặc dù sản xuất trong nước vẫn liên tục tăng trong thời gian

qua. thứ hai là Nhật Bản, tiếp theo là các nước Châu Âu, Trung Quốc,... và

trong đó có Việt Nam. Trên toàn thế giới, sản lượng thịt gà xuất khẩu đạt

5.457 nghìn tấn thì năm 2008 đạt 7.264, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm

khoảng 25%.

Page 31: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 2.5: Các quốc gia xuất khẩu gia cầm lớn nhất thế giới (Tr.Tấn)

 Năm

Nước2004 2005 2006 2007 2008

Brazil 2,416 2,739 2,502 2,922 3,215

Mĩ 2,170 2,360 2,361 2,618 2,722

Châu Âu 725 691 684 623 620

Trung Quốc 241 331 322 358 400

Thái Lan 200 240 261 297 320

Canada 74 101 110 139 140

Kuwait 24 97 38 60 70

Argentina 66 84 80 59 80

Chile 39 52 56 34 34

United Arab Emirates 15 20 10 30 30

Trên toàn thế giới 6,044 6,801 6,494 7,236 7,722

Nguồn: USDA, 2009

Xuất khẩu thịt gia cầm trong giai đoạn 2004 – 2008, Brazil là nước

đứng đầu về sản lượng, đứng thứ hai là Mĩ, rồi đến các nước Châu Âu, Trung

Quốc,..Trên toàn thế giới, Năm 2004 đạt 6.044 nghìn tấn, đến năm 2008 đạt

7.722 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng 27,8%.

Sự tăng trưởng đều đặn về sản phẩm thịt gà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu

của các nước trên đây chứng tỏ thế giới ngày càng quan tâm đến sự phát triển

chăn nuôi gà cả về mặt chất lượng và số lượng.

2.2.1.Phát triển về phương thức chăn nuôi gà trên thế giới.

Phương thức chăn nuôi gà hiện nay của các nước trên thế giới có ba

hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công

nghệ cao ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy

mô nhỏ và quảng canh.

Page 32: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Phương thức chăn nuôi gà quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất

lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và

một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi gà công nghiệp thâm

canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại,

cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các

công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi gà

như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính.

Chăn nuôi gà bán thâm canh và quảng canh tại phần lớn các nước đang phát

triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn

nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất

thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.

Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát

triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng chăn

nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà

công nghiệp trên lồng tầng và trên nền xi măng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ

năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với

chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại

trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.

2.2.1.4 Xu hướng của thị trường sản phẩm chăn nuôi gà trên thế giới

Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi

như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu

nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là

thịt, trứng và sữa. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng

năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất về số

lượng. Với tổng sản lượng sữa trên 696 triệu tấn năm sữa bò chiếm 80% tổng

sản lượng sữa sau đó là sữa dê 15% và các loại sữa khác 5%. Với dân số thê

giới trên 6,7 triệu người như hiện nay thì bình quân đầu người hàng năm là

102,7 kg sữa.

Page 33: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Nếu dân số của thê giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số

lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước

phát triển đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng

30 kg/người/năm. Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế

giới nói chung báo sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian

tới không chỉ về số lượng vật nuôi nói chung, số lượng gà nói riêng, mà còn

về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm

và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi sẽ được toàn xã hội quan

tâm hơn nữa từ trang trại đến bàn ăn. Quản lý, kiểm soát chất thải vật nuôi để

bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trường sống cho con người là vấn để

không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàn cầu. Một vấn đề khác đang

đặt ra là phát triển chăn nuôi gà phải thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu do

sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiều quốc gia có nhiều nguy cơ

nhất trong đó có Việt Nam.

Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới vài năm gần đây có sự tăng

trưởng liên tục. Sản xuất thịt gà đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với sự

tăng trưởng của thịt gia cầm khác và cao nhất so với sản lượng thịt bò, thịt

lợn. Dự kiến trong thời gian vài năm tới, chăn nuôi gà vẫn tiếp tục trên đà

tăng trưởng cao bởi nhiều lợi thế và cơ hội.

Là ngành sản xuất mà các tiến bộ về di truyền giống, các đổi mới

không ngừng trong quá trình sản xuất và quản lý mang lại hiệu quả ngày càng

cao qua từng năm mà không ngành chăn nuôi nào có được.

Là ngành sản xuất nhanh tạo ra sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm

đều tăng qua các năm, ở hầu hết các nước trên thế giới.

Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và

trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongg chăn nuôi cùng thói quen tiêu

dùng, đàn gà được phân bố không đều. Trên 50% gà trên thế giới được nuôi ở

Page 34: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

châu Mỹ, trên 40% gà công nghiệp nuôi tại nước Mỹ, rồi đến một số nước

Tây Âu. Gà thả vườn, thả đồi có áp dụng tiến bộ kỹ thuật và gà địa phương

được nuôi nhiều nhất ở Trung Quốc và các nước châu Á.

2.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

2.2.2.1 Phát triển về số lượng gà trong nước

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản

xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản

xuất của ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản

xuất của ngành chăn nuôi và giá trị sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của

cục chăn nuôi,mức tăng trưởng giai đọan 2001-2005 đạt 2,74% về số lượng

đầu con, trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch

cúm gia cầm 6,67%. Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001

và đạt cao nhất vào năm 2003: 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm

2004, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003; năm 2005,

đàn gà đạt 159,89 triệu con, tăng 0,9% so với 2004. Chăn nuôi gà luôn chiếm

72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm (Cục chăn nuôi, 2006).

Từ năm 2005, tình hình chăn nuôi gia cầm cũng như chăn nuôi gà bắt đầu ổn

định lại, năm 2005 đạt 159,8 triệu con gà, cả và chuyên thịt và gà chuyên

trứng, tới năm 2010 đạt 233 triệu con với mức tăng trưởng 14,6%. Định

hướng tới năm 2015. tổng đàn gà Việt Nam lên tới 350 triệu con. (Tổng cục

Thống kê 2010).

Page 35: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

0

50

100

150

200

250

300

350

400

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Địnhhướng2015

Năm

Số g

à (T

riệu

con)

số lượng gà(triệu con)

Hình 2.2: Số lượng gà Việt Nam qua các năm gần đây (Tr.con).

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010

(http://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=19066&lg=vn)

Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng,

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Trung du miền núi phí Bắc và đồng

bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ về lượng đầu con của các vùng này năm 2009

tương ứng là 26%; 22%; 22% và 20% chiếm 90% đàn gà của cả nước. Các

vùng có sản lượng thấp nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ

10% về số lượng đầu con của cả nước năm 2009. (Hình...)

Page 36: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

26%

22%

22% 4%6%

20%

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi phíaBắcBắc Trung Bộ và Duyên hảimiền TrungTây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 2.3: Tỷ lệ số lượng gà các vùng trong cả nước năm 2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010.

2.2.2.2 Phát triển về sản phẩm thịt gà, trứng gà trong nước

Page 37: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

0

200

400

600

800

1000

1200

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Địnhhướng2015

Năm

Số lư

ợng

gà g

iết t

hịt

Số gà giết thịt

Hình 2.4: Số lượng gà giết thịt các năm gần đây và định hướng năm 2015

(Tr.con)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010.

Năm 2005, nhu cầu về sản phẩm gà giết thịt của nước ta chỉ đạt 247,6

triệu con, thì năm 2010 đã đạt 673,3 triệu con. Cùng với tình hình tăng dân số

và nhu cầu sản phẩm gà thịt ngày càng cao, định hướng năm 2015, số lượng

gà giết thịt đạt 1004,6 triệu con

Page 38: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Năm

Sản

lượn

g trứ

ng (T

r.quả

)

Sản lượng(Tr quả)

Hình 2.5: Sản lượng trứng gà trong nước các năm gần đây

Nguồn: Cục chăn nuôi, 2010.

Qua bảng 2.3 ta nhận thấy rằng, hình thức nuôi gà bán công nghiệp

luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các năm và càng ngày càng được mở rộng

thêm quy mô, sau đó là hình thức nuôi công nghiệp, hai hình thức này dần

được thay thế hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ cho năng xuất thịt trứng rất thấp.

Năm 2005, hình thức chăn nuôi gà nhỏ lẻ khá phổ biến chiếm tỷ lệ 74,9%,

chăn nuôi gà bán công nghiệp chỉ chiếm 20,5%, và 4,6% hộ nông dân nuôi gà

công nghiệp thìtới năm 2009. tỷ lệ các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ,

bán công nghiệp và công nghiệp lần lượy là: 28%; 40% và 32%. Dự tính của

cục chăn nuôi tới năm 2015, tỷ lệ các hộ nông dân chăn nuôi gà theo 3 hình

thức trên là: 25%; 40% và 35%.

Số lượng gà giết thịt trên 3 hình thức nuôi này luôn biến động theo quy mô,

gà nuôi để sản xuất thịt luôn chiếm tỷ lệ cao trên 60% so với số gà nuôi lấy

trứng ăn và trứng giống. Các hộ nuôi gà bán công nghiệp chủ yếu nuôi gà thịt,

còn chăn nuôi gà công nghiệp và nhỏ lẻ lấy trứng ăn nhiều hơn.

Page 39: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

(http://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=19066&lg=vn

Số lượnng gà được nuôi không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này

cho thấy ngành chăn nuôi gà đã phát triển tốt trong những năm qua. Nhu cầu

thị trường về thịt và trứng gà cũng không ngừng tăng lên do dân số và thu

nhập của người dân trên toàn xã hội ngày càng cao. Đây chính là các điều

kiện thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi gà.

2.2.2.3 Phát triển về phương thức chăn nuôi gà ở Việt Nam

Phát triển chăn nuôi gà đã khẳng định vai trò to lớn và lợi ích đem lại

đó là tạo ra việc làm cho một bộ phận nông dân nghèo, cải thiện đời sống của

nông dân vùng nông thôn, chuyển đổi từ đất vườn đồi kém hiệu quả sang

chăn nuôi gà đồi. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước có nghề chăn nuôi gà phát

triển thì nước ta hiện nay cũng phải đối mặt với sự ô nhiễm, dịch bệnh… Việc

chăn nuôi gà nếu tiến hành tự phát thiếu sự chỉ đạo, quản lý của các cơ quan

thẩm quyền hay không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến những thiệt hại nghiêm

trọng cho người chăn nuôi và môi trường sinh thái.

Page 40: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

0

20

40

60

80

100

120

140

160

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Địnhhướng2015

Năm

Số lư

ợng

gà n

uôi

Nuôi nhỏ lẻNuôi bán công nghiệpNuôi công nghiệp

Hình 2.6: Các hình thức nuôi gà trong nước các năm gần đây và định

hướng năm 2015.

Ở nước ta, trước đây hình thức chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, nhưng

mấy năm trở lại đây, số gà được nuôi hình thức nuôi công nghiệp và bán công

nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao để phù hợp với xu thế thị trường mới và

nâng cao khả năng phòng dịch bệnh cho đàn gà. Năm 2005, số gà được nuôi

nhỏ lẻ, bán công nghiệp và công nghiệp lần lượt là: 119,7; 32,7 và7,4 triệu

con với tỷ lệ : 70,9%; 20,5% và 16,9%, thì đến nay lại là: 65,24; 97,86; 69,9

triệu con. Tỷ lệ của các hình thức nuôi đó là: 25%; 42%; 30%. Chăn nuôi gà

không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn phát triển về mặt chất lượng,

một cách ổn định và bền vững, bởi vậy các hính thức nuôi bán công nghiệp và

công nghiệp sẽ nâng cao được năng suất, chất lượng của đàn gà, khả năng

Page 41: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

phòng chống dịch bệnh được tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của

người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Nguồn: Cục chăn nuôi, 2010

2.2.2.4 Xu thế phát triển chăn nuôi gà của nước ta trong quá trình hội nhập

Níc ta ®«ng d©n, gÇn 70% d©n sè sèng dùa vµo n«ng nghiÖp, trong ®ã cã gÇn 20% sèng díi møc nghÌo míi. Ngµnh ch¨n nu«i phæ biÕn lµ quy m« nhá dùa trªn hé gia ®×nh, tr×nh ®é ph¸t triÓn thÊp, quy m« s¶n xuÊt nhá bÐ, manh món, n¨ng suÊt thÊp, chÊt lîng thÊp, vÖ sinh thùc phÈm kÐm. Ch¨n nu«i nhá r¶i r¸c m©u thuÉn víi vÖ sinh m«i trêng. ViÖc giÕt mæ ph©n t¸n còng gãp phÇn lµm t¨ng « nhiÔm m«i tr-êng. Tuy sù liªn kÕt chÆt chÏ gi÷a ch¨n nu«i , trång trät ®· gióp cho n«ng d©n nghÌo sö dông tèt nhÊt thøc ¨n s½n cã, Ýt gÆp rñi ro, nhng s¶n xuÊt nhá kh«ng t¹o ®îc søc m¹nh thÞ tr-êng. C¸c s¶n phÈm ch¨n nu«i hÇu hÕt lµ cung cÊp cho thÞ tr-êng néi ®Þa, phÇn xuÊt khÈu qu¸ nhá nhoi do gi¸ thµnh cao vµ c¸c rµo c¶n vÒ vÖ sinh an toµn.

Qua t×nh h×nh ph¸t triÓn trªn cã thÓ thÊy dï t¨ng trëng liªn tôc trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, nhng søc tiªu thô s¶n phÈm chăn nuôi gà cña d©n ta cßn ë møc rÊt thÊp, kh¶ n¨ng ph¸t triÓn gia cầm cßn rÊt lín.

Cã thÓ dù ®o¸n ®îc lµ trong nh÷ng n¨m tíi, níc ta sÏ cã nh÷ng biÕn ®æi s©u s¾c:

Sù co hÑp cña ch¨n nu«i n«ng hé, sè lîng c¸c tr¹i nhá sÏ gi¶m trong khi c¸c trang tr¹i võa vµ lín sÏ dÇn dÇn ph¸t triÓn.

Page 42: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Chuçi liªn kÕt däc trong c¸c ngµnh hµng s¶n xuÊt sÏ ®îc t¨ng cêng, h×nh thøc ch¨n nu«i hîp ®ång sÏ ph¸t triÓn ®Ó hoµ nhËp víi thÞ trêng.H×nh thøc ch¨n nu«i h÷u c¬ (gµ vên, vÞt ®ång) sÏ bÞ gi¶m ®¸ng kÓ do nhu cÇu phßng dÞch.

Mét dù b¸o còng dÔ thÊy lµ, sau héi nhËp WTO sù ®Çu t cña c¸c C«ng ty níc ngoµi vµo lÜnh vùc ch¨n nu«i sÏ t¨ng m¹nh. Ngay tõ b©y giê ®· thÊy sù xuÊt hiÖn ë thÞ trêng níc ta nh÷ng s¶n phÈm thÞt gia cÇm nhËp tõ bªn ngoµi ngµy cµng t¨ng, tríc lµ ®Ó th¨m dß thÞ trêng vµ sau ®ã ®Ó ngêi tiªu dïng ë ®©y quen víi c¸c th¬ng hiÖu. Sù ®Çu t níc ngoµi vµo thÞ trêng níc ta lµ kh¸ thuËn lîi:

- Nhu cÇu thùc phÈm cña thÞ trêng ë ®©y lµ rÊt lín do tèc ®é nhanh cña qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸ vµ c«ng nghiÖp ho¸, vµ s¶n phÈm còng rÊt ®îc gi¸.

- C¸c c«ng nghÖ ch¨n nu«i c«ng nghiÖp ®ång bé ®· cã s½n víi nh÷ng d©y chuyÒn thiÕt bÞ ®ång bé, hiÖu qu¶ cao.

- Còng nh c¸c níc ®ang ph¸t triÓn kh¸c, chi phÝ m«i tr-êng ë níc ta lµ thÊp h¬n nhiÒu so víi c¸c níc tiªn tiÕn.

- Sù tù do ho¸ th¬ng m¹i cµng lµm dÔ dµng cho viÖc gäi vèn ®Çu t trùc tiÕp (FDI).

Tãm l¹i, nhËn râ sù thay ®æi cÊu tróc ch¨n nu«i trong héi nhËp kinh tÕ lµ ®iÒu quan träng ®Ó ta cã ®îc c¸c chÝnh s¸ch phï hîp, c¸c thÓ chÕ cÇn thiÕt, ®iÒu chØnh sù ph¸t triÓn kÞp thêi theo híng bÒn v÷ng nh»m ®¶m b¶o sinh kÕ cho ng-êi nghÌo - thµnh phÇn dÔ tæn th¬ng nhÊt trong héi nhËp kinh tÕ.

Page 43: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

2.1.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn nuôi gà ở

Việt Nam

Giai đoạn 2007 đến 2015 về phát triển nuôi gia cầm nói chung và chăn

nuôi gà nói riêng như sau:

- Phấn đấu tăng tỷ trọng thịt gia cầm (cả gà và thủy cầm) đạt 29% năm

2011 và 32% nănm 2015 trong tổng sản lượng thịt các loại.

- Sản lượng thịt gà chiếm 84% năm 2011; 88% năm 2015 trong tổng

đàn gia cầm.

- Mức tăng trưởng dự kiến tới năm 2015 như sau: tốc độ tăng đàn gà là

8,5% , sản lượng thịt 1.992 nghìn tấn; sản lượng trứng 9.236 quả.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở giết

mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm vệ sinh, an toàn thực phẩm và

nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2011 cả nước có 130

cơ sở giết mổ, với công suất 230 triệu con, đạt 30% so với số đầu con sản

xuất; Đến năm 2015, cả nước có 170 cơ sở, công suất giết mổ đạt 385 triệu

con, đạt 35% số đầu con sản xuất. (Cục chăn nuôi 2008)

Đảng và nhà nước ta đã có chính sách nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi

trong giai đoạn này, cụ thể là những giải pháp như:

Quyết định số 394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/3/2006

về chính sách hỗ trợ khuyến khích ngành chăn nuôi gia cầm, ngành giết mổ,

chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp. Nội dung cơ bản các địa

phương cụ thể hoá chính sách này, ưu đãi cao nhất về các lọai thuế, tiền thuê

đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ 40% lãi suất vốn vay đầu tư để người dân

được tiếp thu nguồn hỗ trợ.

Quyết định số 4099/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của

Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy trình và tiêu chuẩn thức ăn chăn

Page 44: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

nuôi. Theo đó, quyết định chỉ rõ hàm lượng các chất cho phép có trong Thức

ăn chăn nuôi và các tiêu chuẩn ngành khác.

Đề án số 96/ĐA-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân

dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về xây dựng mô hình nuôi gà bố mẹ

giống địa phương. Đề án đã cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp nhằm khôi

phục, phát triển nhanh giống gà địa phương có ngoại hình đẹp, chất lượng tốt

nuôi theo phương thức thả đồi, thả vườn, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu gà

giống thương phẩm cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nhập

gà giống từ bên ngoài chất lượng không đảm bảo.

Đề án số 57/ĐA-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân

dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững

giai đoạn 2008 - 2011. Đề án nhằm mục tiêu khai thác lợi thế về đất đai, lao

động, và sản phẩm trồng trọt sẵn có của địa bàn để phát triển an toàn sinh học

đàn gà giống và gà thương phẩm của địa phương, cung cấp sản phẩm sạch

hợp vệ sinh tiến tới xây dựng thành công thương hiệu “gà đồi Yên Thế”

Page 45: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

2.2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan

2.2.5.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về

các giải pháp phát triển chăn nuôi và các biện pháp khống chế sự lây lan của

dịch cúm gia cầm.

Trong nghiên cứu của Khalid N.Alrwis E.rancis(2007) về “Technical

Efficiency of Broiler Farms in the Central Region of Saudi Arabia: Stochastic

Frontier Approach”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các trang trại chăn nuôi

gà công nghiệp tại trung tâm của Arapxeut với mục tiêu đo lường hiệu quả kỹ

thuật theo các quy mô trang trại khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp

cận cận biên để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả bình quân đạt 89% và

các trang trại quy mô nhỏ đạt hiệu quả kỹ thuật ở mức 83%, các trang trại lớn

đạt mức hiệu quả kỹ thuật khoảng 82%.

Rushton và các cộng sự (2004) đã có công trình nghiên cứu về ảnh

hưởng của dịch cúm gia cầm đến 5 quốc gia Đông Nam Á. Qua nghiên cứu,

tác giả và cộng sự cũng khẳng định chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ trong các nông

hộ vừa đạt hiệu quả thấp vừa là nguồn lây nhiễm dịch cúm gia cầm rất nguy

hiểm. Tác giả đã đưa ra khuyến cáo: “Các quốc gia Đông Nam Á cần phải có

sự điều chỉnh mạnh mẽ ngành hàng gia cầm theo hướng phát triển chăn nuôi

tập trung, gắn với chế biến công nghiệp và khi dịch cúm xảy ra thì biện pháp

hiệu quả nhất vẫn là khoanh vùng và thực hiện tiêu hủy hoàn toàn đàn gia

cầm trong vùng công bố nhiễm dịch”

Taha,FA (2003) đã có công trình nghiên cứu gia cầm và những yêu cầu

về thức ăn ở các quốc gia có thu nhập trung bình: trường hợp nghiên cứu ở Ai

Cập. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định chăn nuôi gia cầm có vai

trò khá quan trọng đối với một bộ phận nông dân ở các nước có thu nhập

trung bình. Tác giả đã đưa ra một số kết luận về vấn đề thức ăn chăn nuôi,

trong đó nổi bật nhất là kêt luận về thức ăn chăn nuôi gia cầm ở một số nước

Page 46: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

có thu nhập trung bình chưa đảm bảo chất lượng, trong thành phần thức ăn có

hàm lượng Dioxin khá cao, vượt ngưỡng cho phép, có nguy cơ gây hại cho

sức khỏe con người. Tác gỉa cũng đưa ra khuyến cáo việc Chính Phủ các

nước có thu nhập trung bình cần có biện pháp quản lý tốt hơn về chất lượng

thức ăn và thuuocs thú y. Có như vậy thì sản phẩm sản xuất ra mới có thể đảm

bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, điều mà toàn thể cộng

đồng thế giới đang rất quan tâm.

2.2.5.2 Nghiên cứu trong nước

Tác giả Hà Công Điệp(2008) trong đề tài “Đánh giá hiện trạng chăn

nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”. Nghiên cứu chỉ ra

rằng huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 77,35% hộ nông dân chăn nuôi gia

cầm. Quy mô chăn nuôi phổ biến là nhỏ lẻ, có tới 90,85% số hộ nuôi dưới 50

con gia cầm. Nuôi gà thả hoàn toàn chiếm 63,33%, nuôi bán chăn thả chiếm

36%, nuôi nhốt hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp 0,67%. Tình hình tiêu thụ rất

thuận lợi đối với các sản phẩm gia cầm nội, tuy nhiên đối với các sản phẩm

gia cầm ngoại và các hộ tiêu thụ với số lượng ít lại gặp nhiều khó khăn. Gia

cầm bán thịt chủ yếu là tiêu thụ qua lái buôn.

Nghiên cứu phát triển tổ chức nông dân sản xuất thịt lợn chất lượng cao

tại khu vực Đồng bằng sông Hồng do Vũ Trọng Bình, Bùi Thị Thái- Bộ môn

Hệ thống nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được

thực hiện năm 2002. Các tác giả đã chứng minh sự liên kết của nông dân theo

một quy trình kỹ thuât chung nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra

khối lượng sản phẩm có chất lượng đồng nhất, đủ lớn để tham gia vào thị

trường. Báo cáo khẳng định khả năng các hộ chăn nuôi nhỏ có thể giảm giảm

giá thành sản xuất, tham gia vào thị trường hiệu quả thông qua liên kết nông

dân. Người chăn nuôi đã thực hiện chung về các dịch vụ mua thức ăn gia súc,

hợp đồng tư vấn thú y, quản lý chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản

Page 47: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

phẩm. Nghiên cứu cũng khẳng định liên kết nông dân thông qua các hành

động tập thể phát triển chăn nuôi lợn chất lượng cao một cách bền vững.

Tóm lại, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề phát triển chăn nuôi gia cầm, bao gồm cả các nghiên cứu kỹ thuật,

các nghiên cứu về thị trường và nghiên cứu các thể chế, chính sách. Đặc biệt

từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện và lan rộng ra tất cả các châu lục trên thế

giới thì các nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gia cầm được cộng đồng thế

giới quan tâm.

Page 48: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung

du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về

hướng Đông Bắc. Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa

phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - Bắc Giang

Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình – Thái Nguyên

Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh

tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có thị

trấn Lục Nam và thị trấn Đồi Ngô là hai trung tâm tập trung dân cư đông đúc,

tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện, nói

chung, từng xã nói riêng, đặc biệt là xã Bình Sơn có sự phát triển vững chắc

trong thời gian tới.

3.1.1.2 Đặc điểm về địa hình và thổ nhưỡng

Bình Sơn là xã thuộc vùng núi cao, nhiều sông, suối nhỏ. Địa hình bị

chia cắt đa dạng bởi nhiều sông suối nhỏ. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống

Đông Namên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt

địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Có thể phân

chia ra 3 dạng địa hình chính như sau.

Page 49: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

+ Địa hình đồng bằng: Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ kẹp

giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-8o. Trên địa hình này có khả năng phát

triển cây lương thực cây rau, màu.

+ Địa hình đồi núi thấp: Phân bố rải rác trong xã, có độ chia cắt trung

bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-15o. Độ phì của đất trung bình,

chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Trên loại địa hình này

cho khả năng phát triển cây lâu năm (Vải thiều, Hồng..)

+ Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía bắc của huyện, thường bị

chia cắt bởi độ dốc khá lớn, hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao

trung bình so với mặt nuớc biển từ 200- 300 m. Dạng địa hình này có diện

tích 9200 ha (chiến 30,56 % diện tích tự nhiên của toàn huyện). Vùng này đất

đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn. Điều kiện địa hình và

đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và

chăn nuôi gia súc.

Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây

sang đông, chia làm 03 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng đồi núi thoải

xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi

bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt

là chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

3.1.1.2 Đặc điểm về khí hậu thời tiết

* Nhiệt độ

Huyện Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới

gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 mùa khô từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4oC. Nhiệt độ trung bình

cao nhất năm là 26,9oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm là 20,5oC, Tháng

có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 ; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng

Page 50: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 1oC). Những tháng rét đậm rét hại có tác động

xấu đến phát triển nông nghiệp nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng

* Lượng mưa

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng mưa trung bình

của vùng trung du bắc bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa

từ tháng 4 đến tháng 10 chiến 85% tổng lượng mưa của cả năm, trong đó tập trung

nhiều vào các tháng 6, 7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời

gian ngập úng không dài nhưng dễ gây lũ ống, lốc xoáy.

Ngược lại trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa

chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng bốc

hơi cao ảnh hưởng tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi

trung bình năm 1012,2 mm. Lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng

6,7,8, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều.

* Độ ẩm không khí.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng4)

và thấp nhất là 76% (tháng12).

Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,

có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Huyện có

lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng.

Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi phát triển.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Theo số liệu thống kê của phòng địa chính nông nghiệp huyện Yên Thế

thì tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

là 30.141,31 ha trong đó, đất nông nghiệp chiếm 30,93%, đất lâm nghiệp

chiếm 48,53%, đất thổ cư chiếm 4,8%, đất chưa sử dụng chiếm 3,66% và đất

phi nông nghiệp chiếm 12,08%. Cụ thể qua số liệu bảng 3.1có thể thấy tình

hình sử dụng đất đai của huyện như sau:

Page 51: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: năm

2010 là 9.322,80 ha giảm 0,23% so với năm 2008, tương ứng với 21,50 ha.

Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển

đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công

nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất thổ cư.

Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn

(56,06% vào năm 2009) và diện tích đất này có xu hướng giảm qua các năm,

bình quân 3 năm giảm 0,14%. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây

hàng năm ở nơi vùng đất trũng được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì

3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm. Bình quân 3 năm, diện tích đất trồng

cây lâu năm của huyện giảm 0,03%. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự

đầu tư cho cây vải thiều trên các diện tích đất vườn và đồi một cách ồ ạt, từ

mấy năm trước đây đất trồng vải chiếm hơn 50% diện tích cây lâu năm.Vải

thiều khi được mùa thì mất giá, khi được giá lại mất mùa, đầu ra cho quả vải

thiều Yên Thế gặp rất nhiều khó khăn, không ổn định. Phần diện tích cây lâu

năm còn lại được thay bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị

kinh tế cao hơn và được tận dụng để lấy bóng mát phục vụ chăn nuôi gà đồi

trên địa bàn huyện.

Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) có xu hướng tăng

3,16% (bảng 3.1) bình quân 3 năm, tập trung cho việc phát triển diện tích ao

nuôi cá thịt các loại như Mè, Trắm, Rô phi đơn tính và nuôi cá giống. Riêng

diện tích đất nông nghiệp khác của huyện qua 3 năm không có nhiều thay đổi

và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 48,53% tổng diện

tích đất tự nhiên năm 2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu như không đáng

kể qua 3 năm. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như

vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã được giao quyền sử dụng và quản lý

Page 52: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

cho các cá nhân, cơ quan kiểm lâm, các công ty lâm nghiệp đóng ttreen địa

bàn huyện làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt là

năm 2008 đã giao toàn bộ diện tích rừng làm rừng sản xuất.

Với các đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp cũng có

biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm khá ổn định.

Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện

tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 30,93% năm 2010. Đây là là điều kiện

thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa toàn

diện. Ngoài ra diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm gần 50% tổng

diện tích, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi,

vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế

huyện ngày càng phong phú. Đây cũng là cơ hội tốt cho việc tạo ra các sản

phẩm hảng hóa mũi nhọn phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu

cho ngành công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu như Vải

Thiều Yên Thế, Chè Yên Thế và Gà đồi Yên Thế,...

3.1.2.2 Đặc điểm về dân số và lao động

Lao động là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sản

xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi

mà trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số

và lao động của huyện cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi

khác của tỉnh Bắc Giang.

Qua bảng 3.2 tổng dân số của huyện năm 2010 là 126.355 người, tăng

0,63% so với năm 2009 ( tương ứng với 728 người). Bình quân qua 3 năm, dân

số của huyện tăng 0,68%. Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm, bình quân

trong 3 năm giảm 0,29%/năm, số nhân khẩu phi nông nghiệp luôn tăng, bình

quân trong 3 năm tăng 9,08%/ năm. Tuy nhiên số nhân khẩu trong nông nghiệp

còn chiếm tỷ lệ khá cao là 75,0% trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2010.

Page 53: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Năm 2010, toàn huyện có 32.650 hộ, trong đó 78,07% là hộ nông

nghiệp. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 4,24%, số hộ nông nghiệp

tăng chậm, trong 3 năm tăng 2,73%, số hộ phi nông nghiệp tăng nhanh là

9,99%.

Page 54: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

tình hình dân số và lao động huyện Yên Thế qua 3 năm (2008 - 2010)Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 so sánh (%)

chỉ tiêu ĐVT SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 09/08 10/09 bq

1 Tổng số nhân khẩu khẩu 114.192 100 115.654 100 116.870 100,0 101.28 101.05

1.1 Khẩu nông nghiệp khẩu 94.431 83 93.992 81 92.531 79 99.54 98.45

1.2 Khẩu phi nông nghiệp khẩu 19.761 17 21.662 19 24.339 21 109.62 112.36

2 Tổng số hộ hộ 30.152 100 31.483 100 32.940 100 104.41 104.63

2.1 Hộ nông nghiệp hộ 24.381 81 24.845 79 24.986 76 101.90 100.57

2.2 Hộ phi nông nghiệp hộ 5.771 24 6.638 21 7.954 24 115.02 119.83

3 Tổng số lao động lao động 59.086 100 60.612 100 61.423 100 102.58 101.34

3.1 Lao động nông nghiệp lao động 49.011 83 48.670 80 48.805 79 99.30 100.283.2 Lao động phi nông nghiệp lao động 10.075 21 11.942 20 12.618 21 118.53 105.66

4 Một số chỉ tiêu bình quân4.1 Nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 3,79 3,67 3,55

4.2 Lao động/hộ Lđ/hộ 1.959605 1.92.5229 1.864693

4.3 Nhân khẩu/lao động khẩu/Lđ 1.932641 1.908104 1.902707

Page 55: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Về lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 3,61%.

Trong đó, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ

lệ khá cao là 80,10% năm 2010. Lao động phi nông nghiệp liên tục tăng qua 3

năm bình quân là 4,91%. Số nhân khẩu/lao động tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở

mức 1,93 năm 2010, bình quân 3 năm giảm 0,26%. Cùng với việc diện tích

đất nông nghiệp liên tục giảm đã gây không ít khó khăn cho kinh tế hộ gia

đình phát triển. Cũng qua bảng 3.1 cho thấy trong 3 năm số nhân khẩu/hộ

cũng có xu hướng giảm bình quân 3 năm giảm 1,64%. Vài năm trở lại đây,

nhiều lao động trên địa bàn huyện đã di cư đến các thành phố lớn, xuất khẩu

lao động ra nước ngoài. Đây là một hướng mới giải quyết lao động dư thừa ở

nông thôn Việt Nam nói riêng, lao động nông thôn huyện Yên Thế nói riêng.

3.1.2.3 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng của huyện

* Hệ thống đường giao thông

Thực hiện chủ trương của huyện về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã

và đang đượ quan tâm đúng mức. Tính đến năm 2011, huyện có 65 km đường

tỉnh lộ chạy qua, đường liên huyện là75,5 km, đường liên xã là 320 km.

Trong đó 100% đường tỉnh lộ đã được rải nhựa, 90% đường liên xã được rải

nhựa, bê tông và 60% đường liên xã được cứng hóa, rải bê tông. Đây là điều

kiện quan trọng giúp Yên Thế đi lên phát triển kinh tế xã hội bền vững, giao

lưu văn hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong vài

năm tới.

* Hệ thống điện và thông tin liên lạc

Tính đến cuối năm 2010, toàn huyện có 75 trạm biến áp với tổng công

suất là 15000 KVA. Hiện nay, đã có 100% số hộ trong toàn huyện được sử

dụng điện, trong tổng số 21/21 xã, thị trấn đã có điện. Điều đó đã góp phần

nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong

huyện tạo điều kiện tốt tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Page 56: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Về hệ thống thông tin liên lạc:

Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đã có đài phát thanh, hệ thống loa

truyền thanh xuống tận thôn xóm. Đến nay trong toàn huyện đã có 10.500

máy điện thoại cố định, đưa bình quân số máy điện thoại lên 11 máy/100 dân.

Trong toàn huyện đã có 5 trạm tiếp sóng di động của hầu hết các mạng điện

thoại trong nước. Hệ thống điện và thông tin liên lạc phát triển đã tạo điều

kiện cho việc tuyên truyền thực hiện các hoạt động, các chương trình khuyến

nông trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả.

Hệ thống y tế - giáo dục:

Toàn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm Thị trấn Cầu

Gồ và hệ thống các trạm xá đặt tại các xã. Ngoài ra còn có các cơ sở khám

chữa bệnh tư nhân, các cơ sở y tế đều có đội ngũ bác sĩ đảm bảo yêu cầu

khám chữa bệnh, góp phần chăm lo sức khỏe cho cư dân trong và ngoài

huyện.

Về giáo dục, toàn huyện có 46 trường học các cấp, trong đó có 21

trường tiểu học, 21 trường THCS, 3 trường THPT và 1 trung tâm dạy nghề.

Hệ thống giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu

học tập của nhân dân. Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục như

hiện nay có thể tin tưởng rằng Yên Thế sẽ có đủ số lượng, chất lượng cán bộ

quản lý và đội ngũ lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong

thời kỳ mới.

Máy móc thiết bị:

Toàn huyện có 450 ô tô, máy kéo, 205 máy xay xát, 215 máy làm đất

loại nhỏ và 112 máy tuốt lúa liên hoàn. Vói số lượng máy móc được trang bị

như hiện naythif khâu vận chuyển cơ bản đã được cơ giới hóa toàn bộ, việc

gieo cấy, làm đất đã được cơ giới hóa đến 60% và việc xay xát đã được thực

hiện 100% bằng máy. Điều này không chỉ góp phần giải phóng sức người mà

còn giúp cho việc gieo cấy các vụ trong năm trở nên nhanh chóng kịp thời vụ,

Page 57: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

tạo điều kiện phát triển đồng bộ cả ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ

trong sản xuất nông nghiệp.

* Công trình thủy lợi

Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùa

mưa, các xã ven sông như Đồng Kỳ, Bố Hạ thường xuyên xảy ra tình trạng

úng lụt do nước không thoát kịp thời. Ngược lại vào mùa khô thì hầu hết các

xã trong huyện đều có tình trạng hạn hán xảy ra với mức độ khác nhau như ở

Đông Sơn, Hương Vĩ, Bố Hạ....Vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi

của huyện Yên Thế hết sức quan trọng. Vài năm trở lại đây, được sự hỗ trợ

của Nhà Nước, tổ chức dự án PLAN và dự án giảm nghèo WB, hệ thống kênh

mương dùng cho việc tưới tiêu của huyện đã được cải thiện kiên cố hóa, tình

trạng lũ lụt và hạn hán đã được hạn chế, mùa màng được đảm bảo nước tưới.

Hiện nay toàn huyện có 35 trạm bơm các loại, hệ thống mương kiên cố đạt

183/200 km kênh mương. Trên toàn huyện có 96 hồ đập trữ nước phục vụ cho

công tác tưới tiêu, trong đó chỉ có 6 hồ đập có dung tích nước đạt trên 100 ha.

Với hệ thống thủy lợi như vậy, nếu biết khai thác một cách khoa học và hợp

lý thì chắc chắn công tác thuye nông sẽ là mắt xích quan trọng tạo nên sự phát

triển kinh tế của huyện trong những năm tới.

3.1.2.3 Kết quả phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Thế trong thời gian qua

Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây đặc

biệt là từ năm 2000 đến nay, kinh tế của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện

Yên Thế nói riêng đã đạt được những kết quả phát triển vượt bậc.

Năm 2010, thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hôi của huyện

ủy, tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển nhanh, toàn

diện và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 11,59% đã vượt

kế hoạch đề ra. Các đề án thuộc chương trình phát triển nông lâm nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Sản xuất công nghiệp

– thủ công nghiệp phát triển cao cả về giá trị và cơ cấu. Việc tranh thủ các

nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện tương đối tốt.

Page 58: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Thế qua 3 năm (2008 – 2010)

Chỉ tiêuNăm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 09/08 10/09 BQTổng giá trị sản xuất 568629 100,00 635791 100,00 730201 100,00 111,81 114,85 113,32I. Ngành nông, lâm nghiệp 283689 49,89 318117 50,03 391709 53,64 112,14 123,13 117,511. Trồng trọt 156232 27,48 145926 22,95 144057 19,73 93,40 98,72 96,022. Chăn nuôi - thuỷ sản 9775 17,19 136033 21,40 203894 27,92 139,16 149,89 144,433. Lâm nghiệp 22064 3,88 28028 4,41 34412 4,71 127,03 122,78 124,894. Dịch vụ nông nghiệp 7643 1,34 813 1,28 9346 1,28 106,37 114,96 110,58II. Ngành CN - TTCN - XDCB 134876 23,72 153549 24,15 168431 23,07 113,84 109,69 111,751. Công nghiệp 26587 4,68 32957 5,18 36521 5,00 123,96 110,81 117,202. Tiểu thủ công nghiệp 34718 6,11 41358 6,50 47213 6,47 119,13 114,16 116,613. Xây dựng cơ bản 73571 12,94 79234 12,46 84697 11,60 107,70 106,89 107,30III. Ngành thương mại, dịch vụ 150064 26,39 164125 25,81 170061 23,29 109,37 103,62 106,45IV. Một số chỉ tiêu bình quân                  1. GTSX/Nhân khẩu 6.07   6,73   7,67   110,96 113,91 112,432. GTSX NN/Nhân khẩu NN 3.71   4,17   5,15   112,64 123,26 117,833. GTSX/LĐ 11.75   13,02   14,83   110,82 113,87 112,344. GTSX NN/LĐNN 7.08   8,01   9,80   113,07 122,46 117,67 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế, 2008

Page 59: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2008 là

1.067.157,5 triệu đồng tăng lên 1.176.213,0 triệu đồng vào năm 2009, tức là

tăng lên 10,22%, đến năm 2010 tăng lên 12,99% so với năm 2009, tương

đương với 1.328.965,82 triệu đồng. Bình quân 3 năm tăng 11,59%, có được

sự tăng trưởng vượt bậc này là do giá trị sản xuất (GTSX) của hầu hết các

ngành đều tăng. GTSX ngành nông nghiệp chiếm trên 50% tổng giá trị sản

xuất, bình quân qua 3 năm tăng 13,41%. Trong cơ cấu sản xuất ngành nông

nghiệp, GTSX ngành trồng trọt có xu hướng giảm qua 3 năm, bình quân giảm

3,44%, đến năm 2010 thì ngành trồng trọt chỉ chiếm 36,8% GTSX toàn ngành

nông nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do : diện tích cây hàng năm

đặc biệt là cây lúa giảm mạnh nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành

đất xây dựng cụm công nghiệp và chuyển thành đất thổ cư. Ngoài ra diện tích

trồng cây lâu năm như vải thiều trong hoàn cảnh mất giá như vài năm hiện

nay không còn cho giá trị kinh tế cao như trước nữa.

Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ( CN &NTTS) có xu hướng

tăng mạnh qua 3 năm, bình quân tăng 30,0%. Có được kết quả này là do sự

phát triển mạnh chăn nuôi gà đồi , và theo đó là phát triển đàn bò ở các xã

trọng điểm, phát triển đàn lợn theo hướng nạc hóa tại một số xã đặc biệt khó

khăn của huyện. Chăn nuôi gia súc gia cầm được đẩy mạnh bằng việc đưa các

kiến thức tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống

của nông dân đã góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và làm tăng GTSX

ngành chăn nuôi. Trong 3 năm trở lại đây, công tác phòng dịch được các cơ

quan chức năng và hộ dân thực hiện tốt nên không để dịch bệnh lớn xảy ra.

Sự gia tăng vượt bậc của ngành chăn nuôi đã nâng GTSX ngành nông

nghiệp toàn huyện cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.

Ngành lâm nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể về GTSX, từ 39.715,2

triệu đồng năm 2008 lên 62.629,8 triệu đồng năm 2010, bình quân 3 năm

tăng 25,58%. Ngành dịch vụ nông nghiệp do chưa được đầu tư đúng mức nên

Page 60: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

tốc độ tăng GTSX chậm chạp, bình quân qua 3 năm tăng 11,19%, chưa đáp

ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, vì vậy huyện Yên Thế cần quan

tâm hơn nữa tới lĩnh vực này.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành điều tra các hộ, trang trại chăn nuôi gà của 2 xã có chăn

nuôi gà đồi với quy mô trên 200 con/lứa tại địa bàn huyện Yên Thế,đó là 2 xã

Tam Tiến và Phồn Xương. Cơ cấu đàn gà đồi của 2 xã này trong năm 2010

chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu đàn gà đồi của cả huyện. Theo báo cáo

của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thế năm 2010, số

lượng gà của xã Tam Tiến chiếm 10,2%, xã Tam Tiến chiếm 13,10% tổng đàn

gà đồi huyện Yên Thế.

Trong định hướng của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Yên Thế, 2 xã này là các xã chăn nuôi gà đồi trọng điểm trong thời gian hiện tại

và lâu dài. Các hộ được chọn để điều tra là các hộ chăn nuôi gà đồi có quy mô từ

200con/lứa trở lên, nuôi liên tục từ 2 năm trở lên, có đầu tư xây dựng chuồng trại

tương đối phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chăn nuôi gà đồi

  Điều tra các đại lý, doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi và dịch vụ

thú y; các doanh nghiệp, tư thương tham gia tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 2 xã

Tam Tiến và Đồng Kỳ

3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin

*Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được công bố trên sách báo, các

loại báo cáo tổng kết của huyện,...Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã

thu thập số liệu thứ cấp đó là:

Page 61: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của huyện; số

liệu thống kê về ngành chăn nuôi gà của huyện Yên Thế và các xã nghiên cứu

trong các năm từ 2008 – 2010.

+ Các thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về phát triển

chăn nuôi gà đã được công bố.

* Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra hộ

nông dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng hỏi, được thu

thập ở 70 hộ dân 2 xã có chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, mỗi hộ chăn

nuôi từ 200 con/lứa trở lên. Mỗi xã chúng tôi điều tra 35 hộ dân.

+ Các thông tin cần thu thập từ các hộ, trang trại chăn nuôi gồm:

- Thông tin về chủ hộ

- Thông tin về cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ và tài sản phục vụ chăn

nuôi gà.

- Thông tin về số lượng gà nuôi trên lứa; số lứa nuôi/năm; sản lượng

thịt hơi xuất chuồng 1 năm; giống gà nuôi; chi phí giống,...

- Thông tin về chi phí thức ăn chăn nuôi gà: chi phí đậm đặc; chi phí

cám ăn thẳng; chi phí ngô,...

- Thông tin chi phí thú y, chi phí chăm sóc và các chi phí khác trong

chăn nuôi gà tại hộ.

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Công cụ hỗ trợ cho tổng hợp và xử lý số liệu và dữ liệu là phần mềm exel.

3.2.4 Phương pháp phân tích

* Thống kê mô tả

Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như

các số bình quân, số tương đối, tuyệt đối để đánh giá chung kết quả, hiệu quả

chăn nuôi gà vườn đồi của hộ nông dân.

* Thống kê so sánh

Page 62: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Thông qua phương pháp này để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố đến việc ra quyết định giữa hộ chăn nuôi gà với nhau để có sự đối chứng

giữa các hộ. Xem xét những yếu tố cơ bản nhất quyết định đến ứng xử của họ,

từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp góp phần khuyến khích nông dân sản

xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi

- Số con chăn nuôi bình quân /lứa

- Số con xuất chuồng bình quân/ lứa

- Tỷ lệ số con sống đến khi xuất chuồng

- Số lứa bình quân/ năm

- Số ngày chăn nuôi bình quân/ lứa

- Khối lượng bình quân / con xuất chuồng

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu về kết quả chăn nuôi gà vườn đồi

- Số con xuất chuồng bình quân 1 năm/hộ

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân một năm/hộ

- Sản lượng phân gà xuất bán bình quân 1 năm/hộ

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao

động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).

GO của hộ chăn nuôi gà vườn đồi được tính như sau:

GO = ∑Qi*Pi

Trong đó:

Qi: Sản lượng thịt gà hơi bình quân 1 hộ xuất bán

Pi: Gía bán bình quân 1kg thịt hơi

- Tổng chi phí (TC)Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong

một thời kỳ sản xuất, bao gồm:

+ Chi phí vật chất bao gồm chi phí về con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền

điện, chất độn chuồng và các công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.

+ Chi phí dịch vụ là chi phí thuê lao động ngắn hạn

IC = ∑Cj

Page 63: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất sản xuất ra sản phẩm j

Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí

trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó

VA = GO – IC

Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao

gồm cả công lao độlợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ.

MI = GO - IC - A - T – W

A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

T: thuế phải nộp

W: tiền thuê lao động (nếu có)

Lợi nhuận Pr = MI – V*Pi

V: số ngày lao động gia đình

Pi: giá của một ngày lao động gia đình

Lao động trong chăn nuôi gà là lao động không liên tục, nên số ngày lao động

gia đình V được tính quy đổi thành số ngày công (8 tiếng/ngày công)

Thời gian nuôi gà trong một ngày *Tổng số ngày nuôi một nứa gà

V = 8

Pi tính theo giá lao động phổ thông tại thời điểm chăn nuôi của hộ là

60.000/ngày lao động

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả chăn nuôi gà đồi

- Hiệu quả sử dụng chiphis trung gian ( VA/IC; MI/IC; Pr/ TC )

- Hiệu quả sử dụng tổng chi phí ( VA/TC; MI/TC; Pr/TC)

- Hiệu quả sử dụng lao động:

+ Giá trị gia tăng(VA)/ ngày lao động gia đình

+ Thu nhập hỗn hợp (MI)/ ngày lao động gia đình

+ Lợi nhuận (Pr)/ngày lao động gia đình

Là phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số thống kê được sử dụng so sánh

giữa các nhóm hộ chăn nuôi gà.

Page 64: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHẦN 4

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TẠI HUYỆN YÊN THẾ

TỈNH BẮC GIANG

4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế

4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà vườn đồi của huyện Yên Thế

Với quan điểm phát triển kinh tế là trọng tâm, căn cứ tiềm năng thế

mạnh của địa phương, ngay từ đầu năm 2006, Huyện ủy Yên Thế đã xây

dựng và ban hành chương trình phát triển nông thôn, lâm nghiệp hàng hóa

giai đoạn 2006 – 2010 trong đó xác định phát triển chăn nuôi gà đồi là một

trong bốn con hàng hóa chỉ đạo; phấn đấu đến năm 2015, tổng đàn gia cầm

trên địa bàn huyện đạt 5 triệu con. Phần lớn các xã, thị trấn đặc biệt là các xã

có diện tích vườn đồi rộng đều xác định chăn nuôi gà đồi, phát huy thế mạnh

của địa phương cần tập trung phát triển quy mô lớn ở các xã Phồn Xương,

Tam Tiến.

Có thể thấy cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Yên Thế qua 3 năm,

chăn nuôi gia cầm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong toàn ngành chăn nuôi.

Năm 2008, chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm tỷ trọng 37,07% nhưng đến năm

2010 đã chiếm tới 40,29% GTSX ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm bình

quân qua 3 năm tăng 165,97%. Đóng góp đáng kể trong ngành chăn nuôi gia

cầm phải kể đến sự phát triển chăn nuôi gà đồi, đây là ngành luôn chiếm trên

90% trong tổng đàn gia cầm của huyện. Năm 2009 GTSX chăn nuôi gà tăng

19,52.% so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục tăng lên 50,33. % so với năm

2009. Bình quân qua 3 năm, GTSX ngành chăn nuôi gà tăng 35,53.%. Đây là

kết quả đáng mừngtrong quá trình thực hiện đề án phát triển chăn nuôi gà đồi

bền vững giai đoạn 2006-2010 của huyện.

Page 65: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 4.1 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi – nuôi trồng

thủy sản huyện Yên Thế năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu ĐVTNăm So sánh

2008 2009 2010 09/08(%) 10/09(%) BQ(%)

1. GTSX ngành CN

và NTTS tr.đ 219575 251661 371087 114.61% 147.46% 130

a.Gia súc tr.đ 110381 122483 176007 110.96% 143.70% 126,27

b. NTTS   22528 27607 38333 122.54% 138.85% 130,46

c.Gia cầm tr.đ 81397 96462 149511 118.51% 155.00% 130,45

- Gà tr.đ 77883 93089 139937 119.52% 150.33% 135,53

- Gia cầm khác tr.đ 3513.2 3372.3 4601.5 95.99% 136.45% 134,04

d.Chăn nuôi khác tr.đ 5269.8 5108.7 7236.2 96.94% 141.64% 117,18

2. Cơ cấu GTSX các

vật nuôi trong ngành

CN và NTTS              

a.Gia súc % 50.27 48.67 47.43 - - -

b. NTTS % 10.26 10.97 10.33 - - -

c.Gia cầm % 37.07 38.33 40.29 - - -

- Gà % 35.47 36.99 37.71 - - -

- Gia cầm khác % 1.6 1.34 1.24 - - -

d.Chăn nuôi khác % 2.4 2.03 1.95 - - -

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Yên Thế

Với các biện pháp tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện cùng với các giải

pháp kích cầu sản xuất và tiêu thụ hợp lý nên phong trào chăn nuôi gà đồi

được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Có được kết

quả này là do sự quan tâm, phối hợp, trợ của huyện trong việc phát triển đàn

Page 66: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

gà thịt và gà bố mẹ tại địa phương. Huyện đã tổ chức thực hiện đề án phát

triển đàn gà bố mẹ giống địa phương năm 2008, phát triển chăn nuôi gà đồi

bền vững giai đoạn 2008 – 2011. Cơ chế hỗ trợ cụ thể của đề án nuôi gà bố

mẹ là: Đối với các hộ trong danh sách hưởng lợi được hỗ trợ 60% tiền mua

con giống, 100% tiền mua Vacxin Marek và công tiêm phòng. Các hộ không

thuộc trực tiếp các đối tượng hưởng lợi đề án nếu có nhu cầu nuôi gà bố mẹ,

hoặc các hộ có trong danh sách thực hiện đề án nếu muốn mở rộng quy mô

chăn nuôi với số lượng lớn sẽ được cho vay với vốn ưu đãi tạo việc làm tại

Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0,65%/ tháng để chăn nuôi. Đối với

các hộ gia đình tổ chức lắp đặt máy ấp trứng nếu tham gia thêm dịch vụ ấp gà

giống thuê cho mọi người có nhu cầu trong khu vực sẽ được xem xét hỗ trợ

20% giá máy lắp đặt từ nguồn quỹ khuyến công của huyện. Đối với các hộ

chăn nuôi gà đồi thịt có nhu cầu vay vốn phát triển chăn nuôi gà đồi được

xem xét cho vay vốn với mức lãi suất hỗ trợ chăn nuôi của Ngân hàng Nông

nghiệp PTNT huyện. Trong năm 2010, Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc

Giang đóng vai trò là cơ quan chủ trì dự án “ Tạo lập, quản lý và phát triển

nhãn hiệu chứng nhận “ Gà đồi Yên Thế”. Tổng kinh phí thực hiện dự án:

1.680,18 triệu đồng. Đối tượng được hưởng lợi từ dự án: Sở Khoa học và

công nghệ tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Thế, UBND các xã, các hộ

nông dân chăn nuôi gà đồi Yên Thế, doanh nghiệp và người chế biến tiêu thụ

sản phẩm. Thời gian thực hiện 24 tháng ( từ 01/2010 đến 12/2011).

Page 67: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 4.2: Tình hình phát triển đàn gà đồi và sản phẩm chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế

Chỉ tiêu ĐVTNăm So sánh

2008 2009 2010 09/08 10/09 BQ

1. Số hộ chăn nuôi gà đồi  Hộ 21.025 23.128 25.785 110,0 111,49 110,74

2. Tổng đàn gà đồi  Con 1.899.594 2164870.72 2855855.87 113,96 131,92 122,61

Gà thịt  Con 1.880.598 2136727.40 2824441.46 113,62 132,19 122,55

Gà đẻ trứng  Con 18.996 28.143 31.414 148,15 111,62 128,61

3. Giá trị sản phẩm            

Sản lượng thịt gà đồi hơi  kg 3.479.107 4.444.393 6.213.771 127,75 139,81 133,64

Sản lượng trứng gà đồi  Quả 2.849.391 4.221.498 4.712.162 148,15 111,62 128,60

4. Bình quân gà đồi thịt/hộ  Con 89,44 92,39 109,54 103,29 118,56 110,66

5. Bình quân gà đẻ/hộ  Con 0,90 1,22 1,22 134,68 100,12 116,10

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Yên Thế.

Page 68: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Qua bảng 4.2 có thể thấy chỉ trong thời gian ngắn, số hộ chăn nuôi qua

các năm đã tăng lên đáng kể, bình quân 3 năm tăng 10,7%.Tổng đàn gà của

huyện đã phát triển mạnh với tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 22,62%

trong đó sản phẩm gà đồi thịt tăng bình quân 3 năm là 22,55 %, đàn gà đẻ

tăng 28,6%, đưa giá trị sản phẩm chăn nuôi gà đồi thịt tăng bình quân 33,64

% và sản lượng trứng tăng 28,60% qua 3 năm, góp phần đáng kể vào sự phát

triển kinh tế của huyện.

Phương thức nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế chủ yếu là chăn nuôi

nhỏ lẻ theo hướng truyền thống và chăn nuôi bán công nghiệp. Theo thống kê

của Phòng NN&PTNT huyện thì có khoảng 34% số hộ chăn nuôi gia cầm là

chăn nuôi nhỏ lẻ. Những hộ này nuôi gà đồi với số lượng ít, chủ yếu là nuôi

thả tự do, cho ăn thức ăn tận dụng và không bán sản phẩm thường xuyên. Đối

với các hộ chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa thì số lượng gà đồi lớn gấp rất

nhiều lần so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Trình độ chăn nuôi gà hàng hóa ở nhiều hộ

dân đã được nâng lên rõ rệt, nhiều mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn với quy

mô lớn từ 4000 – 8000 con/lứa và nhiều lứa/năm đã được hình thành và từng

bước nhân ra diện rộng. Tính đến tháng 10 năm 2010, số hộ chăn nuôi gà thịt,

số hộ chăn nuôi gà đồi thịt với quy mô 1000 – 4000 con/ lứa đã trở nên khá

phổ biến ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Tính bình quân số gà thịt, năm

2008 bình quân một hộ nuôi 89,44.con gà thịt thì năm 2010 đã tăng lên

109,34 con gà thịt/hộ. Số lượng gà đẻ cũng tăng đáng kể qua 3 năm đã góp

phần giải quyết giống gà thịt trên địa bàn huyện.

Về tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện: do có

sự phối hợp của các ban ngành chuyên môn và sự thực hiện vệ sinh phòng dịch

nghiêm túc của người chăn nuôi nên trong vòng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn

huyện không xảy ra dịch cúm gia cầm mặc dù số lượng gà nuôi rất lớn.

Theo số liệu thống kê của huyện, trong đợt rét đậm,rét hại kéo dài đầu

năm 2008, số gà trên địa bàn huyện bị chết rét với số lượng khá lớn khoảng

trên 550.000 con, thiệt hại ước tính trên 25 tỷ đồng. Giá rét kéo dài là tác

nhân chính phát dịch bệnh qua đường hô hấp cùng với nhiều bệnh khác, đặc

Page 69: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

biệt đàn gà rong giai đoạn úm, nhiều hộ chăn nuôi gà đồi theo kiểu phong trào

không chuẩn bị đủ điều kiện chăn nuôi về chuồng trại, bóng điện, thuốc

phòng bệnh bảo vệ đàn gà nên dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và gây ra thiệt

hại lớn.

Chăn nuôi gà đồi Yên Thế đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ dân,

lợi thế về vườn đồi với mô hình nông lâm kết hợp đã giúp cho nhiều hộ dân

có thu nhập từ 150 đến 250 triệu đồng/năm. Nhiều khoản chi tiêu trong các hộ

gia đình khó khăn đã được giải quyết từ chăn nuôi gà đồi, tạo việc làm, nâng

cao mức sống cho người lao động

4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế

Chăn nuôi gà thịt huyện Yên Thế theo hướng chăn nuôi truyền thống

và bán công nghiệp mà đa phần trong nghiên cứu này nhắc tới là chăn nuôi gà

theo hướng bán công nghiệp(gà đồi), do vậy kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt có

những đặc trưng riêng.

Hình 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà đồi thịt tại huyện Yên ThếDo xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đối với sản phẩm gà

thịt, đặc biệt là gà đồi được tiêu dùng gà tươi sồng, phục vụ những dịp ngày

rằm, mùng 1 và các ngày lễ tết. Hiện nay có rất ít cơ sở lớn chuyên chế biến

Hộ chăn nuôi

Thương lái thu gom

Người bán buôn Người bán lẻ

Người giết mổ

Người tiêu dùng cuối cùng

Page 70: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

gà sạch tại miền Bắc, do vậy tác nhân các lò mổ lớn trong mắt xích tiêu thụ gà

thịt là không có mặc dù tổng đàn gà thịt tại địa phương là khá lớn.

Phần lớn sản phẩm gà thịt được tiêu thụ dưới dạng sống qua các thương

lái. Sản lượng gà thịt được tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 80% tổng sản

lượng gà. Số còn lại được đem bán tại các chợ địa phương, người giết mổ gia

cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ luôn tại đó. Số gà tiêu thụ qua các thương lái được

chuyển đến các đại lý bán buôn, bán lẻ tiêu thụ ở các tỉnh khác như Bắc Ninh,

Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng,…Mắt xích cuối cùng là người tiêu dùng

sản phẩm gà thịt trong và ngoài tỉnh.

Bảng 4.3 Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế

Diễn giải ĐVTNăm So sánh

2008 2009 2010 09/08 10/09 BQ

1. Sản lượng thịt gà hơi kg 3.479.107 4.444.393 6.213.771 113,50 113,04

Tiêu thụ trong tỉnh % 72,08 70,24 68,14 - - -

Tiêu thụ ngoài tỉnh % 27,92 29,96 31,86 - - -

2. Sản lượng trứng quả 2.849.391 4.221.498 4.712.162 139,97 141,98

Tiêu thụ trong tỉnh % 73,19 67,58 65,02 - - -

Tiêu thụ ngoài tỉnh % 26,81 32,42 34,98 - - -

3. Giá bán thịt gà hơi đ/kg 46.200 50.700 55.400 109,74 109,27

4. Giá bán trứng giống đ/quả 3.600 3.830 4.200 106,38 109,66

Người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi tiêu thụ khi có kênh tiêu thụ

trực tiếp từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng chủ yếu là người hàng xóm,

người địa phương khác.

Qua bảng 4.3 ta nhận thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm gà trứng và thịt

gà của huyện chủ yếu ở thị trường trong tỉnh, khoảng trên 70%. Giá bán thịt

và trứng gà của huyện qua 3 năm có chiều hướng tăng lên mạnh, cụ thểgiá gà

thịt hơi năm 2008 46,2 nghìn đồng, năm 2010 51 nghìn đồng. Giá bán trứng

Page 71: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

giống là 3,6 nghìn đồng năm 2008 thì năm 2010 lên 4,2 nghìn đồng. Thị

trường tiêu thụ sản phẩm gà đồi thịt và trứng gà thịt là chưa chắc chắn, phần

lớn còn phụ thuộc vào thương lái thu gom. Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua

hợp đồng mới chỉ xuất hiện ở một số ít trang trại và doanh nghiệp thương

mại, chưa có sự liên kết chặt chẽ

4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà vườn đồi của các hộ nông dân huyện

Yên Thế

4.2.1 Đặc điểm của hộ chăn nuôi gà vườn đồi huyện Yên Thế

4.2.1.1 Đặc điểm của chủ hộ chăn nuôi gà vườn đồi

Trong hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trò rất quan trọng, quyết

định lớn nhất đến các phương thức sản xuất của hộ, phương hướng phát triển

sản xuất của hộ trong tương lai. Trong chăn nuôi gà đồi và việc lựa chọn

phương thức chăn nuôi, hình thức liên kết phù hợp để nâng cao hiệu quả chăn

nuôi thì phần lớn các quyết định là do chủ hộ.

* Tuổi của chủ hộ

Tuổi tác thường thể hiện kinh nghiệm sống cũng như sự thâm niên,

kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Ngoài ra, tuổi còn ảnh hưởng đến quy mô

làm ăn và phân phối lao động. Theo kết quả điều tra ở 100 hộ chăn nuôi gà

đồi trên 40 tuổi chiếm 82,9%, sự phân bố tuổi của các chủ hộ được thể hiện qua

bảng sau:

Bảng 4.4 Phân bố tuổi của các chủ hộ chăn nuôi gà đồi

Tuổi SL (hộ) Tỷ lệ (%)

20- 29 6 8,57

30- 39 8 11,43

40- 50 30 42,86

> 50 26 37,14

Tổng số (%) 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

Page 72: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Theo bảng số liệu trên cho thấy chủ hộ tuổi 30 - 50 chiếm 54,29%,

trong khi chủ hộ trẻ tuổi dưới 30 chỉ chiếm 8,57%. Tỷ lệ chủ hộ trên 50 tuổi

chiếm tỷ lệ khá cao là 37,14%, những người lớn tuổi thường cho ra những

quyết định chín chắn, cẩn thận trong hoạt động chăn nuôi gà đồi.

* Nghề nghiệp và sử dụng lao động

+ Về nghề nghiệp của nông hộ: Nghề chăn nuôi gà đồi là một nghề

truyền thống, số lao động tham gia NTTS ngày càng tăng, qua thực tế cho

thấy nghề này có mức thu nhập cao nhưng không ổn định, do vậy nông dân

chưa dám đầu tư hết nguồn lực vào chăn nuôi gà đồi mà thêm vào đó một số

ngành khác.

Yên Thế là một huyện nông nghiệp cho nên các thành viên trong từng

hộ gia đình cũng như các gia đình chăn nuôi gà đồi phải làm nhiều nghề để

tăng thu nhập. Qua kết quả điều tra ở các hộ có chăn nuôi gà đồi thấy rằng chỉ

có trên 34,29% tương đương với 24 hộ là số hộ kiêm thêm ngành nghề khác,

còn chủ yếu là thuần nông và chiếm tỷ lệ 65,71%, đương đương 46 hộ ,các hộ

nông dân xem trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính, ổn định hơn, đặc biêt là

chăn nuôi gà đồi thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5 Đặc thù của các nông hộ

Nghề nghiệp chính Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Hộ thuần nông 46 65,71

Hộ kiêm ngành nghề 24 34,29

Tổng số 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

+ Vấn đề sử dụng lao động trong nông hộ: Qua quá trình điều tra cho

thấy, số lao động tham gia chăn nuôi đồi chiếm khoảng 75% tổng số lao động

của nông hộ. Trong đó có 61,86% lao động là nam và 38,14% lao động là nữ,

Page 73: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

số lao động nữ chăn nuôi gà đồi. Số lao động còn lại trong hộ tham gia vào

các hoạt động khác như trồng trọt, chăn nuôi khác, buôn bán.

* Kinh nghiệm chăn nuôi gà đồi của chủ hộ

Số năm kinh nghiệm của chủ hộ thể hiện qua số năm đã chăn nuôi gà

đồi. Kết quả điều tra như sau:

Bảng 4.6 Số năm kinh nghiệm của các chủ hộ

Số năm kinh nghiệm SL (người) Tỷ lệ (%)

2- 5 44 62,86

6- 9 18 25,71

10 8 11,43

Tổng số 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

Kết quả cho thấy chỉ có 11,43% số chủ hộ có 10 năm kinh nghiệm và

25,71% số chủ hộ có 6 - 9 năm kinh nghiệm. Số chủ hộ còn lại chiếm 62,86%

có dưới 5 năm kinh nghiệm chăn nuôi gà đồi. Điều này chứng tỏ nghề nuôi gà

đồi tại địa phương là một nghề đã có từ lâu nhưng gần đây phong trào đầu tư

lớn mới trở nên mạnh mẽ. Số năm kinh nghiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả

chăn nuôi của nông hộ.

* Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa giáo dục thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức chăn

nuôi gà đồi tiến bộ vào thực tế sản xuất. Đặc biệt, trình độ của các chủ hộ

đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các thay đổi xảy ra đối với các đàn

gà của mình.

Theo kết quả điều tra cho thấy thì các hộ nuôi đa phần có trình độ văn

hóa thấp. Các hộ có trình độ văn hóa cấp 1 và cấp 2 chiếm 80%, có trình độ

Page 74: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

cấp 3 chỉ chiếm có 18,57% số chủ hộ trong tổng số điều tra. Kết quả điều tra

về trình độ văn hóa của chủ hộ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7 Trình độ văn hóa của chủ hộ

Trình độ học

vấn chủ hộSL (người) Tỷ lệ (%)

Cấp 1 36 51,43

Cấp 2 21 30,0

Cấp 3 13 18,57

Tổng số 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

Ngoài ra, số lao động không có bằng cấp chiếm 97 %, trong đó 3% chủ

hộ có trình độ trung cấp, sơ cấp. Theo điều tra cho hầu hết các hộ đều được

đào tạo qua các lớp tập huấn (chiếm 75 %) và dựa vào kinh nghiệm bản thân

để chăn nuôi gà đồi.

4.2.2. Thông tin về tình hình phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ điều tra

4.2.2.1 Quy mô chăn nuôi gà đồi của các hộ điều tra

Bảng 4.8 Qui mô chăn nuôi gà đồi của hộ ( 1 hộ chăn nuôi)

Qui mô SL (hộ) Tỷ lệ

Qui mô nhỏ (200 - dưới 2000 con) 18 25,71

Qui mô vừa (2000 - 6000 con) 30 42,86

Qui mô lớn ( > 6000 con) 22 31,43

Tổng số 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

Chúng tôi phân tổ các hộ nông dân chăn nuôi gà đồi như sau: 25,71%

các hộ thuộc quy mô nhỏ, là các hộ có số gà nuôi từ 200 đến dưới 2000 con

trong một năm; các hộ nuôi từ 2000 đến 6000 con thuộc nhóm quy mô vừa,

chiếm 42,86%, còn lai các hộ nuôi nhiều trên 6000 con thuộc quy mô lớn.

Page 75: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Qua bảng 4.8 ta nhận thấy, quy mô nuôi gà đồi của các hộ khá chênh lệch, hộ

nuôi ít nhất là 200 con/năm, hộ nuôi nhiều nhất trên 6000 con/năm. Số gà

chúng tôi điều tra phân tổ quy mô trong đề tài là gà nuôi lấy thịt.

4.2.2.2 Giống gà nuôi của các hộ chăn nuôi gà đồi

Bảng 4.8 Giống gà nuôi của các hộ chăn nuôi gà đồi

Giống gà SL (hộ) Tỷ lệ(%)

Gà lai 54 76,87

Gà ta 16 23,13

Tổng số 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

Trong chăn nuôi gà đồi Yên Thế hiện nay các hộ nông dân chủ yếu

nuôi các giống gà ta (gà địa phương) và gà lai giữa giống địa phương với một

số giống như Lương Phượng, Tam Hoàng. Trước đây người dân Yên Thế

thường chỉ nuôi giống gà ta, giống gà lai khó bán và tiêu tốn nhiều thức ăn,

nhưng vài năm trở lại đây, các hộ chuyển sang nuôi gà lai cho năng suất cao,

chất lượng thịt tốt, vóc dáng tương đối giống gà ta, trọng lượng khi xuất

chuồng khoảng 1,95 kg đến 2,2 kg trong khi gà ta chỉ đạt 1,7kg đến 2 k, thời

gian nuôi kéo dài. Dần dần giống gà lai đã trở nên phổ biến với các hộ nông

dân Yên Thế,mang lại hiệu quả kinh tế cao cho họ. Qua bảng 4.8 ta thấy, tỷ lệ

các hộ nuôi giống gà lai và và ta là:76,87% và 23,13%. Những hộ thuần nông,

thuộc quy mô vừa và quy mô lớn sử dụng giống gà lai là chủ yếu, các hộ kiêm

ngành nghề và nuôi nhỏ lẻ thường hay sử dụng giống gà ta.

4.2.2.4 Phương thức chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế.

Chăn nuôi gà đồi là phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, mức độ

đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn đến mức như chăn nuôi theo quy

mô công nghiệp. Nguồn thức ăn chủ yếu sử dụng cho chăn nuôi gà là kết hợp

cám công nghiệp với các loại thức ăn khác chứ không hoàn toàn là cám công

Page 76: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

nghiệp ăn thẳng nên cần một số máy móc để phục vụ cho chăn nuôi như máy

nghiền, phối trộn thức ăn, máy phát điện. .

Tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, phải đến 98% số hộ nông dân chăn

nuôi gà theo phương thức nuôi bán công nghiệp (gà đồi). Gà nuôi được cho

ăn thẳng và nhốt vào chuồng úm trong vòng một tháng, sau đó được cho thả

vườn đồi và cho ăn thức ăn tự phối trộn là cám đậm đặc trộn với ngô nghiền

cho tới khi xuất bán. Phương thức chăn nuôi này đã trở nên rất phổ biến tại

các xã trên địa bàn huyện Yên Thế dần thay thế cho hình thức chăn nuôi nhỏ

lẻ, tận dụng truyền thống trước đây

4.2.2.5 Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra

Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra là diện tích vườn, đồi mà

các hộ có thể chăn nuôi gà đồi, các tài sản, công cụ phục vụ cho chăn nuôi gà

như chuồng trại, máy nghiền, máng ăn uống, lưới quây,…

Diện tích đất vườn đồi có thể phát triển chăn nuôi gà đồi của huyện rất

lớn, bình quân là 2.364,6 m2. Những hộ nuôi ở quy mô vừa và quy mô lớn có

nhiều diện tích đất để phát triển chăn nuôi gà đồi hơn những hộ thuộc quy mô

nhỏ. l 2250,0 m2 của nhóm hộ quy mô nhỏ, 2145,0 m2 của nhóm hộ quy mô

vừa, và 2690,0 m2 của nhóm hộ quy mô lớn. các hộ ở quy mô nhỏ thường

không sử dụng hết diện tích vườn đồi để phát triển chăn nuôi gà đồi, mà chỉ

quây lại một phần diện tích đất sử dụng. Còn những hộ nuôi gà đồi quy mô lớn

hầu như sử dụng triệt để. Phần đất có khả năng chăn nuôi được các hộ chia làm

nhiều khác nhau để luân phiên nuôi các lứa gà, tránh để tình trạng ô nhiễm môi

trường do nuôi nối tiếp các lứa gà trên cùng một diện tích đất chăn thả.

Về tài sản phục vụ cho chăn nuôi gà đồi không quá phức tạp vì hộ nông

dân có thể lợi dụng được diện tích vườn đồi để chăn thả. Chuồng trại, máng

ăn uống, lưới quây là tài sản cần thiết nhất cho chăn nuôi gà đồi cho nên

100% các hộ chăn nuôi đều có. Tài sản có giá trị lớn hơn như máy nghiền

thức ăn chăn nuôi chủ yếu được các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, các hộ thuần

nông sử dụng để tiết kiệm chi phí, thời gian, chủ động hơn trong cung cấp

Page 77: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

thức ăn chăn nuôi. Trong 70 hộ nông dân nuôi gà đã điều tra, hơn 90% số hộ

có loại tài sản này thuộc các hộ quy mô lớn, các hộ quy mô vừa có 65% số hộ

và có 48% hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có máy nghiền thức ăn. Các hộ mua máy

nghiền dùng cho chăn nuôi gà đều cho rằng việc sử dụng máy nghiền giảm

bớt chi phí cho chế biến thức ăn và công đem đi nghiền thuê vì giá trị một

máy nghiền bình quân 4 tr.đ có thể sử dụng cho 5 - 6 năm, nếu nuôi 4 lứa gà

1000 con thì chỉ mất nhiều nhất 500.000đ tiền khấu hao, trong khi nếu thuê

nghiền bên ngoài thì phải mất đến 700.000đ tiền công nghiền chưa kể công

vận chuyển đến trại.

Máy phát điện sử dụng cho thời kỳ úm gà con nếu mất điện cũng đã

được đầu tư ở nhiều hộ, giá trị bình quân 6 tr.đ/máy. Do mức độ quan trọng

của tài sản này chưa thật sự cấp thiết nên ít hộ chăn nuôi đầu tư cho loại tài

sản này.

Tài sản, cung cụ sử dụng cho chăn nuôi gà đồi được sử dụng trong

nhiều năm, hộ càng chăn nuôi quy mô lớn, và những hộ thuần nông chăn nuôi

gà đồi mang lại thu nhập chính cho họ đã đầu tư đầy đủ về chuồng trại, máy

móc,… hơn những hộ thuộc nhóm hộ khác. Điều này cho thấy nhận thức của

hộ trong chăn nuôi gà đồi có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Những nhóm hộ

đầu tư đủ tài sản chăn nuôi gà đồi đã góp phần đáng kể vào sự phát triển trong

chăn nuôi gà đồi của huyện, sự phát triển về quy mô và tiến bộ KHKT.

4.2.2.2 Nguồn cung cấp thức ăn, giống, vốn và thuốc thú y

Trong sản xuất, đặc biệt là trong chăn nuôi, đầu vào đóng một vai trò

vô cùng quan trọng, nó cùng với kỹ thuật và các yếu tố khác quyết định chất

lượng sản phẩm cuối cùng. Để phát triển chăn chăn nuôi gà đồi theo hướng

hàng hoá thì việc xác định mối liên kết giữa người chăn nuôi với các đối tác

cung cấp đầu vào là hết sức cần thiết. Các đầu vào trong chăn nuôi gà như:

giống, thức ăn công nghiệp, thức ăn khác, dịch vụ thú y, thuốc thú y, tín dụng.

Trong thực tế, sự phát triển chăn nuôi gà đồi cần phải được thể hiện sự liên

kết giữa người chăn nuôi và đối tác cung cấp đầu vào là sự trao đổi, mua bán

Page 78: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

thường xuyên giữa người chăn nuôi và đối tác cung cấp, loại đối tác cung cấp

đầu vào.

Theo kết quả điều tra các hộ chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, hiện

nay đã có 65,62% (45/70 hộ) tổng số hộ chăn nuôi mua con giống từ một

nguồn cố định và giữ mối quan hệ này trong quá trình chăn nuôi. Số hộ còn

lại không có mối quan hệ mật thiết gì với người sản xuất con giống, nơi nào

bán con giống tốt hơn thì họ mua khi được người cùng nuôi giới thiệu.

72.2263.63 63.33 63.04

70.57 66.67 62.08

27.7836.37 36.67 36.96

29.43 33.33 37.92

0

20

40

60

80

100

120

Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Thuần nông Kiêm ngànhnghề

Gà lai Gà ta

Mua từ nguồn cố định Mua từ nguồn khác

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2011-05-17

Hình 4.2: tỷ lệ hộ mua con giống từ nguồn cố định

Nguồn cung cấp con giống phục vụ cho chăn nuôi gà tại huyện Yên

Thế gồm những lò ấp của địa phương và những cơ sở cung cấp con giống ở

các địa phương khác lân cận như huyện Tân Yên, huyện Phú Bình của tỉnh

Thái Nguyên, huyện Hiệp Hòa,...Trứng giống được thu mua từ nhiều nơi khác

nhau nên chất lượng con giống không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng và

độ đồng đều của sản phẩm, có thể còn là nguồn lây lan dịch bệnh cho đàn gà

Page 79: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

của địa phương. Một số cơ sở cung cấp con giống mới thành lập, chỉ được

một vài lứa cung cấp giống tốt để lấy khách hàng, sau một thời gian chất

lượng con giống giảm dần, không đạt tiêu chuẩn mà chính cơ sở ấp trứng đó

đưa ra.

Tỷ lệ hộ mua con giống từ nguồn cố định được thể hiện qua hình 4.2:

xét theo quy mô, nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ là lớn nhất, chiếm tỷ lệ

72,22.% tổng số hộ tham gia. Có 63,63% số hộ ở quy mô vừa và 63,33.% hộ

chăn nuôi ở quy mô lớn mua con giống ở nguồn cung cấp cố định; xét theo

đặc thù hộ nuôi, có 60,04% số hộ thuần nông và 70,07% số hộ kiêm ngành

nghề mua từ nguồn giống cố định; xét theo giống gà thì tỷ lệ hộ nuôi gà lai sử

dụng nguồn giống cố định cao hơn hộ nuôi gà ta. Tỷ lệ đó là: 66,67% và

62,08%.

* Sử dụng thức ăn nước uống trong chăn nuôi gà đồi

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà đồi nói riêng thức ăn luôn

chiếm một tỷ lệ rất lớn trong gía thành sản phẩm. Mức độ quan hệ thường xuyên

trong mua bán thức ăn chăn nuôi (TACN) của người chăn nuôi với người cung

cấp TACN cũng thể hiện sự liên kết, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên mua và bán.

Quy mô chăn nuôi của địa phương thường lớn, lượng tiêu thụ TACN là khá cao.

61.11

83.3390.91 84.78

70.8481.48

75

38.89

16.679.09 15.22

29.1618.52 25

0

20

40

60

80

100

120

Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Thuần nông Kiêm ngànhnghề

Gà lai Gà ta

Tỷ lệ

%

Mua từ nguồn cố định Mua từ nguồn khác

Page 80: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Hình 4.3: Tỷ lệ hộ mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ nguồn cố địnhTuy nhiên số hộ chăn nuôi gà đồi mua thức ăn công nghiệp từ một

nguồn cung cấp cố định chỉ chiếm 80%, cụ thể ở hình 4.3, tỷ lệ số hộ chăn

nuôi gà đồi của các nhóm hộ theo quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn lần

lượt là: 61,11%; 83,33% và 90,91%. Các hộ ở quy mô nhỏ không có sự gắn

kết chặt chẽ với các nhà cung cấp TACN, vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm

trong chăn nuôi gà đồi. Thức ăn mà họ mua để sử dụng cho chăn nuôi gà đồi

nhóm hộ quy mô nhỏ thường rẻ tiền, chất lượng thấp hơn ở nhóm hộ quy mô

vừa và quy mô lớn.

Xét về nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm ngành nghề, nhóm hộ

thuần nông sử dụng thức ăn công nghiệp từ nguồn cung cấp cố định lớn hơn

nhóm hộ kiêm ngành nghề, cụ thể là các tỷ lệ đó lần lượt là : 84,78%;70,84%.

Xét về nhóm hộ nuôi giống gà lai và giống gà ta, tỷ lệ hộ giống gà lai mua từ

nguồn cung cấp cố định lớn hơn hộ nuôi giống gà ta, các tỷ lệ đó là: 81,48%

và 75%.

Qua tình hình liên kết với các tác nhân cung cấp TACN công nghiệp,

có thể nhận thấy người chăn nuôi đã phần nào có mối liên kết với các tác

nhân này. Tuy nhiên chủ yếu là họ liên kết với những tác nhân trung gian là

các đại lý chứ chưa đặt mối quan hệ bền vững với công ty sản xuất TACN

để giảm gía thành sản phẩm. Để phát triển chăn nuôi gà đồi, các hộ nông dân

cần tìm hiểu kỹ nguồn thức ăn tốt để đảm bảo năng suất và chất lượng đàn

gà của họ.

* Sử dụng chất độn chuồng, chất khử trùng và các loại thức ăn khác

Chất độn chuồng là trấu được sử dụng trong 100% số hộ chăn nuôi,

ngoài ra hộ có thể sử dụng rơm rạ, mùn cưa, phoi bào, vỏ lạc,...để làm giảm

độ ẩm và giữ nhiệt cho chuồng nuôi vì gà con có yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm

rất khắt khe.

Page 81: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Vôi bột và thuốc khử trùng được sử dụng thường xuyên, thuốc sát trùng

được phun liên tục 3 đến 4 lần trong một tháng, dọn vệ sinh cơ học 4

lần/tháng và rắc vôi bột chuồng nuôi, vườn nuôi trước khi nuôi gà đồi.

Các hộ chăn nuôi gà đồi tại các xã điều tra đã chú ý và thực hiện đầy đủ

công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại trước khi chăn nuôi. Tuy nhiên các hộ

chăn nuôi mà hầu hết là các nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, kiêm ngành

nghề chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, còn vội vàng, chủ quan làm cho điều

kiện phòng dịch bệnh các hộ chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả và

kết quả chăn nuôi gà đồi của hộ.

Chăn nuôi gà đồi là phương thức chăn nuôi không hoàn toàn chỉ cho gà

ăn thức ăn công nghiệp mà còn có thêm các loại thức ăn khác như ngô, cám

gạo, cám mạch,...Có hơn 40% các hộ mua các loại thức ăn này từ nguồn cung

cấp thức ăn cố định. Nguồn cung cấp các loại thức ăn này chủ yếu là người

bán lẻ và một số đại lý cám. Các hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và quy mô lớn,

những hộ thuần nông, nuôi gà lai chủ yếu liên kết với một vài thương lái

chuyên thu mua ngô từ những vùng khác để cung cấp ngô hạt cho các hộ chăn

nuôi cho nên giá mua ngô hạt của các hộ này rẻ hơn các hộ chăn nuôi khác từ

200 đến 400 đồng/kg ngô hạt. Chính vì thế có thời kỳ ngô hạt trở nên khan

hiếm, nhiều người chăn nuôi phải mua với giá cao hoặc không có nhiều ngô

để mua nhưng họ vẫn đảm bảo thức ăn loại này cho đàn gà của họ với giá

thỏa thuận với các lái buôn thu ngô. Khi liên kết với người cung cấp các loại

thức ăn khác cho chăn nuôi gà đồi thì người chăn nuôi và người mua đều thỏa

thuận đối tác theo hình thức hợp đồng miệng, dựa trên mối quan hệ sẵn có và

lòng tin tường giữa hai bên.

* Sử dụng thuốc thú y và phòng bệnh trong chăn nuôi gà đồi

Dịch bệnh rất dễ bị sảy ra với đàn gà nếu không phòng bệnh kịp thời

cho đàn gà. Thuốc và dịch vụ thú y là yếu tố không thể thiếu trong chăn nuôi

gà đồi, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh rất phức tạp như hiện nay. Sự liên

Page 82: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

kết với các đối tượng cung cấp thuốc, dịch vụ thuốc thú y giúp cho người

chăn nuôi yên tâm đầu tư, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh gây ra.

44.4460 54.55 56.52 50.02 55.56 50

55.5640 45.45 43.48 49.98 44.44 50

0

20

40

60

80

100

120

Quy mônhỏ

Quy môvừa

Quy môlớn

Thuầnnông

Kiêmngànhnghề

Gà lai Gà ta

Tỷ lệ

%

Mua từ nguồn cố định Mua từ nguồn khác

Hình 4.4: Tỷ lệ hộ sử dụng dịch vụ thú y từ nguồn cố địnhQua điều tra cho thấy,quan hệ giữa người chăn nuôi và các đối tượng

cung cấp dịch vụ thú y chưa ở mức độ chặt chẽ. Bình quân chỉ có 54,29%

tổng số hộ chăn nuôi mua thuốc thú y từ nguồn cung cấp cố định. Trong đó ít

nhất là nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ chỉ có 44,23%, tỷ lệ hộ quy mô lớn

và quy mô vừa lần lựơt là : 60%; 54,55%. Xét theo đặc thù hộ nuôi,nhóm hộ

kiêm ngành nghề có tỷ lệ ít hơn nhóm hộ thuần nông cụ thể là 56,52% và

50,02%. Theo giống gà hộ nuôi gà lai cao hơộ nuôi gà ta, 55,56% và 50%.

Nguồn cung cấp dịch vụ thú y cho người chăn nuôi gà đồi tại địa

phương chủ yếu là các đại lý và người bán lẻ tại địa phương. Các hộ chưa có

lòng tin với người cung cấp dịch vụ thuốc thú y vì chất lượng dịch vụ thú y

chưa được đảm bảo. Đa phần các hộ chăn nuôi khi đi mua thuốc và sử dụng

dịch vụ thú y theo sự giới thiệu của những người đã mua trước đó, nếu không

thấy tốt họ tự chuyển sang cơ sở khác. Mặt khác, các cơ sở kinh doanh thuốc

và dịch vụ thuốc thú y rất nhiều trên địa bàn huyện nên người chăn nuôi có

nhiều lựa chọn khi sử dụng dịch vụ này.

Page 83: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Chất lượng dịch vụ của hệ hống thú y chưa cao, người chăn nuôi gà đồi

Yên Thế khó có thể liên kết chặt chẽ với một đối tác cung cấp dịch vụ nàymột

cách cố định. Những người bán thuốc và dịch vụ thú y vì lý do này cũng khó

có thể tạo mối quan hệ bền vững với người chăn nuôi gà địa phương mặc dù

nhu cầu về dịch vụ này là rất lớn và thường xuyên

Gà cũng như một số loại gia cầm khác, mấy năm gần đây tình hình dịch

bệnh hết sức phức tạp. Để góp phần phát triển chăn nuôi gà một cách bền

vững, thì dịch vụ thuốc thú y cần được địa phương trú trọng sao cho có hiệu

quả hơn.

* Cung cấp dịch vụ tín dụng, nguồn vốn cho chăn nuôi gà vườn đồi

Vốn đầu tư là yếu tố đầu vào đầu tiên quyết định quá trình chăn nuôi

gà đồi của hộ.có nguồn vốn tốt hộ chăn nuôi sẽ đầu tư tốt các yếu tố đầu vào

mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.

Huyện Yên Thế hiện nay chưa có sự đầu tư tín dụng một cách chính

thức. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều phải sử dụng vốn vay trừ một số hộ khá,

có điều kiện kinh tế hoặc đã chăn nuôi lâu năm có khả năng quay vòng vốn.

Thông thường lượng vốn vay của mỗi hộ được hình thành từ nhiều nguồn vốn

khác nhau, theo nhiều kênh vay vốn.

Page 84: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

0

20

40

60

80

100

120

Quymô nhỏ

Quymô vừa

Quymô lớn

Thuầnnông

Kiêmngànhnghề

Gà lai Gà ta

Tỷ lệ

%

Tổng Vay ngân hàng Vay nguồn khác

Hình 4.5 Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn vốn qua các kênh vay vốnTheo kết quả điều tra hộ chăn nuôi gà đồi, có trên 90% tổng số hộ chăn

nuôi có tiếp cận dịch vụ tín dụng trong đó các hộ vay từ ngân hàng khoảng

42,79%, còn lại 47,3% từ các nguồn vay khác.

4.2.2.3 Quy mô, năng suất, sản lượng sản phẩm của các nhóm hộ chăn nuôi

* Nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo quy mô

Để đánh giá được một cách chính xác về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật

chúng tôi tiến hành điều tra 70 hộ có chăn nuôi gà đồi với các quy mô chăn

nuôi khác nhau được thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông

dân Yên Thế theo quy mô

Diễn giải ĐVT BQ chung

Chia ra

Quy mô nhỏQuy mô

vừaQuy mô lớn

1.Số con chăn nuôi BQ/lứa Con 1199.7 409.5 862.39 2306.2

2.Số con xuất chuồng BQ/lứa Con 1124.36 376.25 824.76 2145

3.Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 93.72 91.88 95.34 93.01

4.Số lứa nuôi BQ/năm Lứa 3.42 3.4 3.59 3.2

5.Thời gian chăn nuôi BQ/lứa Ngày 103.4 105.32 102.92 102.5

6.Khối lượng BQ 1 con XC Kg 2.31 2.25 2.42 2.21

7.Số lượng thịt hơi BQ/lứa Kg 2597.27 846.56 2076.03 4740.45

8. SL thịt hơi BQ/hộ Kg 8882.67 2878.3 7874.99 15169.44

Page 85: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

Để đánh giá được một cách chính xác về các chi tiêu kinh tế, kĩ thuật

chúng tôi tiến hành điều tra 70 hộ có chăn nuôi gà đồi với các qui mô chăn nuôi

khác nhau được thể hiện qua bảng 4.9

Về số lứa chăn nuôi bình quân trên năm của 70 hộ điều tra là 3,42 lứa.

Trong đó nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa có số lứa chăn nuôi bình quân/

năm lớn hơn nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ và qui mô lớn. Cụ thể ở nhóm

hộ chăn nuôi vừa số lứa bình quân/ năm là 3,59 lứa, chỉ tiêu này đối với nhóm

hộ chăn nuôi nhỏ là 3,4 lứa, giảm 0,19 lứa/ năm và nhóm hộ chăn nuôi với qui

mô lớn là 3,2 lứa, giảm 0,39 lứa/ năm so với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa.

Số con bình quân/ lứa của 70 hộ điều tra là 1199,7 con trong đó nhóm

hộ chăn nuôi với qui mô vừa là 862,39 con, qui mô nhỏ là 409,5 con, qui mô

lớn là 2.360,2 con. Cùng với qui mô, số con chăn nuôi tương ứng với sản

lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân/ lứa của các nhóm hộ chăn nuôi lần lượt

là 846,56 kg đối với qui mô nhỏ; 2.076,53 kg đối với nhóm hộ chăn nuôi qui

mô vừa và 4.740,45 kg đối với nhóm hộ chăn nuôi qui mô lớn.

Nguyên nhân là do số lứa chăn nuôi/ năm của nhóm hộ chăn nuôi qui

mô vừa có số lứa/ năm là lớn nhất so với nhóm hộ chăn nuôi qui mô nhỏ và

qui mô lớn là do nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa đã tận dụng hết diện tích đất

vườn đồi để chăn thả với số con nuôi/ lứa phù hợp, kết hợp tốt các qui trình kĩ

Page 86: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

thuật trong chăn nuôi gà đồi dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn các qui mô còn

lại. Còn với nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ đã không tận dụng hết những

điều kiện về diện tích đất đai, kĩ thuật trong chăn nuôi tức là chăn nuôi nhỏ lẻ,

manh mún không tập trung, nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn là do số lượng

con chăn nuôi lớn lên tới 2.306,2 con/ lứa. Từ đó, việc tăng hệ số quay vòng

trong chăn nuôi gà đồi( số lứa/ năm) là khó khăn hơn nếu không đủ diện tích

chăn thả và điều kiện để đầu tư cho chăn nuôi. Tuy nhiên, số gà thịt nuôi bình

quân/ lứa là khá khác biệt, gấp gần 3 lần số chỉ tiêu này của hộ chăn nuôi với

qui mô vừa và gấp gần 6 lần với nhóm hộ nuôi qui mô nhỏ dẫn đến hiệu quả

trong chăn nuôi gà đồi không bằng nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa.

* Nhóm hộ chăn nuôi gà vườn đồi theo đặc thù hộ nuôi

Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật trong chăn nuôi gà vườn của hộ nông dân

theo đặc thù hộ nuôi chúng tôi chia ra làm 2 nhóm: nhóm hộ thuần nông và

nhóm hộ kiêm ngành nghề được thể hiện qua bảng:4.10

Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ

nông dân Yên Thế theo quy mô

Diễn giải ĐVTBQ

chung

Chia ra

Hộ thuần

nông

Hộ kiêm

ngành nghề

1.Số con chăn nuôi BQ/lứa Con 1.199,7 1.254,91 1.093,88

2.Số con xuất chuồng BQ/lứa Con 1124,36 1.185,92 1.006,37

3.Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 93,72 94,50 92,0

4.Số lứa nuôi BQ/năm Lứa 3,42 3,56 3,15

5.Thời gian chăn nuôi BQ/lứa Ngày 103,40 102,15 105,80

6.Khối lượng BQ 1 con XC Kg 2,31 2,37 2,21

Page 87: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

7.Số lượng thịt hơi BQ 1 lứa Kg 2.597,27 2.825,42 2.224,08

8. SL thịt hơi BQ 1 hộ Kg 8882,67 10005.84 7005,84

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo hướng sản xuất kinh doanh chúng tôi chia ra làm 2 nhóm: nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm ngành nghề và được thể hiện qua bảng 4.10:

Về số con chăn nuôi bình quân/ lứa đối với hai hộ này chênh lệch nhau không lớn. Nhưng về số lứa chăn nuôi bình quân/ năm của nhóm hộ thuần nông cũng cao hơn nhóm hộ kiêm ngành nghề là 0,41 lứa và cao hơn bình quân chung cho 70 hộ điều tra là 0,14 lứa/ năm. Tỉ lệ số con sống đến khi xuất chuồng/ lứa của nhóm hộ thuần nông cũng cao hơn nhóm hộ kiêm ngành nghề 2,5% và khối lượng bình quân một con xuất chuồng cũng cao hơn 0,16 kg so với nhóm hộ kiêm ngành nghề.

Sản lượng bình quân xuất chuồng bình quân 1 hộ/ năm của nhóm hộ thuần nông là 10.005,84 kg; nhóm hộ kiêm ngành nghề là 7.005,84 kg.

Từ những phân tích ở bảng 4.10 ta có thể nhận xét nhóm hộ thuần nông chăn nuôi gà đồi hiệu quả hơn nhó hộ kiêm nganh nghề là do: Bởi vì chăn nuôi là nguồn thu nhập chính của hộ thuần nông, do vậy họ phải đầu tư công sức nhiều hơn trong chăn nuôi hay nói cách khác nhóm hộ thuần nông có kinh nghiệm hơn so với nhóm hộ kiêm ngành nghề trong chăn nuôi.* Nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo giống gà nuôi

Trong chăn nuôi gà vườn đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chủ yếu sử dụng hai loại gà đó là gà lai và gà ta. Vì vậy khi phân tích các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật trong chăn nuôi gà vườn đồi của hộ nông dân chúng tôi chia thành 2 nhóm hộ: nhóm hộ chăn nuôi sử dụng giống gà lai và nhóm hộ sử dụng giống gà ta thể hiện qua bảng 4.11Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà vườn đồi của hộ

nông dân huyên Yên Thế theo giống gà nuôi

Diễn giải ĐVT BQ chungChia ra

Gà lai Gà ta

Page 88: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

1.Số con chăn nuôi BQ/lứa Con 1199.7 1212.6 1156.1625

2.Số con xuất chuồng BQ/lứa Con 1124.36 1137.18 1081.0925

3.Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 93.72 93.78 93.5175

4.Số lứa nuôi BQ/năm Lứa 3.42 3.57 2.91375

5.Thời gian chăn nuôi BQ/lứa Ngày 103.4 99.06 118.0475

6.Khối lượng BQ 1 con XC Kg 2.31 2.38 2.07375

7.Số lượng thịt hơi BQ 1 lứa Kg 2597.27 2592.77 2612.4575

8. SL thịt hơi BQ 1 hộ Kg 8882.67 9256.19 7622.04

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

Trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc

Giang chủ yếu sửe dụng hai loại giống gà đó là giống gà lai và giống gà ta. Vì

vậy khi phân tích các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trong chăn nuôi gà đồi của hộ

nông dân chúng tôi chia thành hai nhóm hộ: nhóm hộ chăn nuôi sử dụng

giống gà lai và nhóm hộ chăn nuôi sử dụng giống gà ta thể hiện qua bảng 4.11

Qua bảng 4.11 số con chăn nuôi bình quân/ lứa của giống gà lai là

1.212,6 con, giống gà ta là 1.156,16 con, tỉ lệ số con sống đến khi xuất

chuồng của hai giống gà này chênh lệch nhau không lớn cụ thể là giống gà lai

là 93,78%, giống gà ta là 93,52% nhưng lại khác nhau rất rõ về số lứa nuôi

bình quân/ năm, khối lượng bình quân một con xuất chuồng của nhóm hộ

chăn nuôi giống gà lai cao hơn nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta là 0,66 lứa và

0,31kg/ con. Chính số lứa nuôi/ năm và khối lượng xuất chuồng bình quân 1

con đã ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 1 hộ

chăn nuôi/ năm cụ thể là: Nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai là 9.256,19 kg,

nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta là 7.622,04 kg. Lý do mà số lứa chăn nuôi

bình quân/ năm của nhóm hộ chăn nuôi giống lớn hơn là vì thời gian chăn

nuôi bình quân/ lứa ngắn hơn, tăng trọng nhanh hơn so với giống gà ta.

Page 89: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

4.2.2.4 Chi phí cho chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyệnYên Thế

Chí phí sản xuất sẽ một phần phản ánh hiệu quả trong nuôi gà đồi của

hộ nông dân. Với những qui mô khác nhau chi phí bình quân tính cho một hộ

chăn nuôi sẽ phản ánh hiệu quả đầu vào trong chăn nuôi. Chúng tôi chia ra

thành nhiều nhóm họ chăn nuôi theo các tiêu thức khác nhau để so sánh chi

phí trong chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ( tính bình quân cho một hộ chăn

nuôi). Qua đó có thể nhận xét được nhóm hộ nào sử dụng đầu vào hiệu quả

hơn với giả định giá bán là tương đương nhau giữa các nhóm hộ.

Số hộ điều tra được phân theo qui mô, đặc thù hộ nuôi và giống gà

nuôi. Các nhóm hộ khác nhau có thể có chi phí bình quân khác nhau do sự

khác nhau về việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà ở đó qui mô chăn nuôi,

giống nuôi…sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự sai khác đó.

* Chi phí sản xuất của các nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo qui mô

Với các qui mô chăn nuôi khác nhau ở 3 mức, đầu tư chi phí chăn nuôi

theo từng nhóm hộ chăn nuôi ở các qui mô được thể hiện ở bảng 4.12

Qua bảng 4 .12 chúng ta thấy tổng chi phí (TC), chi phí trung gian( IC)

và các chi phí khác tính bình quân cho một hộ chăn nuôi gà đồi được thể hiện

như sau:

Chi phí bình quân một hộ chăn nuôi gà đồi ở các qui mô chăn nuôi

khác nhau có chi phí cũng khác nhau cụ thể: Tổng chi phí, chi phí trung gian

chăn nuôi gà đồi lần lượt là 294.101,18 nghìn đồng, 270.169,13 nghìn đồng/

hộ chăn nuôi trong một năm( với số con tương ứng là 4.965,39 con). Trong đó

cùng với chỉ tiêu này ở nhóm hộ chăn nuôi này với qui mô nhỏ lần lượt là

119.601,18 nghìn đồng, 111.591,50 nghìn đồng( với số con tương ứng là

1.380,06 con). Tương tự như vậy các khoản chi phí khác như lao động gia

đình và khấu hao TSCĐ ở các quy mô chăn nuôi khác nhau nên chi phí cũng

khác nhau.

Page 90: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Trong cơ cấu chi phí của ba nhóm hộ chăn nuôi gà đồi với các qui mô

khác nhau, chi phí thức ăn luôn chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng chi phí sản

xuất: bình quân một hộ là 213.015 nghìn đồng, trong đó 92.008,60 nghìn

đồng đối với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ, 186.602,30 nghìn đồng đối

với hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và 348.040 nghìn đồng đối với hộ chăn nuôi ở

qui mô lớn; sự khác biệt giữa chi phí thức ăn có thể ảnh hưởng khá lớn đến

tổng chi phí chăn nuôi gà đồi của các hộ chăn nuôi. Chi phí thức ăn của các

hộ chăn nuôi ở qui mô vừa trong chăn nuôi gà đồi thịt thấp hơn so với hộ

chăn nuôi ở qui mô nhỏ là… nghìn đồng/ kg gà thịt xuất bán. Lý do: thứ nhất,

là các hộ chăn nuôi gà ở qui mô vừa do liên kết được với các công ty sản xuất

TACN, các đại lý trong mua bán thức ăn chăn nuôi của các công ty và các đại

lý TACN nên được mua TACN và ngô hạt với giá rẻ hơn so với các hộ chăn

nuôi ở qui mô nhỏ, đây là lý do chủ yếu; thứ hai, thời gian nuôi một lứa gà

thịt của các hộ chăn nuôi ở qui mô vừa thường ít hơn so với các hộ chăn nuôi

ở qui mô nhỏ từ 3 đến 5 ngày nên phần nào giảm được hao phí thức ăn/ kg so

với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ. Nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn tiết

kiệm được chi phí thức ăn so với các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ là 9,02 nghìn

đồng/ kg gà thịt xuất bán cũng do có mối liên hệ tốt hơn các hộ chăn nuôi ở

qui mô nhỏ trong mua thức ăn của đại lý, công ty sản xuất TACN và giảm hao

phí thức ăn/ kg xuất bán.

Về chi phí cho thú y, phòng chữa bệnh cho gà của hộ chăn nuôi ở qui

mô lớn là cao nhất so với nhóm hộ còn lại, cao hơn 0,51 nghìn đồng/ kg so

với nhóm hộ chăn nuôi vừa,nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ hơn o,48 nghìn

đồng/ kg đối với hộ chăn nuôi ở qui mô vừa.

*Chi phí sản xuất của các nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo đặc thù của hộ nuôi

Page 91: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 4.12: chi phí sản xuất chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ chia theo đặc thù hộ nuôi ( hộ/năm)

Chỉ tiêuBQ chung Chia ra

Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớnChi phí( 1000đ)

Tỷ lệ (%)

Chi phí( 1000đ) Tỷ lệ (%) Chi phí

( 1000đ) Tỷ lệ (%) Chi phí( 1000đ) Tỷ lệ (%)

Số gà CNBQ/hộ (con) 4.965,39 1.380,06 3.234,00 10,259,84Sản lượng thịt xuất chuồng 8882,67 2878,3 7874,99 15169,44Tổng chi phí 294.101,18 100,00 119.601,18 100,00 249.134,97 100,00 498.191,461 100,001.Chi phí trung gian 270169,13 98,90 111.591,5 93,3 226.371,04 90,86 459.639,13 94,251.1 Con giống 34.538,36 10,64 12.007,9 9,99 24.093,3 9,67 67.215,64 10,031.2 Cám ăn thẳng 60.482,75 18,61 21.832,55 18,18 42.042,52 16,88 117.251,4 17,491.3 Ngô 44.300,19 30,32 33.528,56 27,92 69.207,6 27,78 19.148,7 28,551.4 Cám đậm đặc 10.8232,84 33,35 36.647,49 30,51 75.352,2 30,24 211.639,9 31,571.5 Chất độn 3.247,39 1,00 1.103,196 0,92 2.263,8 0,91 6.342,979 0,951.6 Thuốc thú y 13.005,26 4,00 4.678,403 3,90 9.055,2 3,63 25.204,6 3,761.7 Điện 2.167,27 0,67 779,7339 0,65 1.519,98 0,61 4.185,196 0,621.8 Lưới quây 1.517,91 0,47 545,8239 0,45 1.067,64 0,43 2.927,246 0,441.9 Máng ăn uống 1.274,09 0,39 467,8426 0,39 895,62 0,36 2.449,842 0,361.10 Thuê LĐ ngắn ngày 1.403,07 0,48 0 0,41 873,18 0,35 3.273,627 0,492 Lao động gia đình 20.322,14 6,17 6.800,091 5,66 19.461,88 7,81 32.558,71 4,863 Khấu hao 36.09,91 1,10 1.209,586 1,01 3.302,05 1,32 5.993,621 0,893.1 Chuồng trại 3.008,99 0,91 1.006,853 0,84 2.881,62 1,15 4.820,79 0,723.2 Máy nghiền 600,92 0,18 202,7333 0,17 420,43 0,17 1.172,83 0,17

Page 92: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Để so sánh đầu tư chi phí của hai nhóm hộ chăn nuôi này chúng tôi tính

bình quân cho 1 kg thịt gà xuất bán. Chi phí trung gian bình quân của nhóm

hộ kiêm ngành nghề là 213.760,86 nghìn đồng/kg gà thịt xuất bán, trong đó

chỉ tiêu này của nhóm hộ thuần nông chỉ là 300.664,69 nghìn đồng. Chi phí

trung gian của nhóm hộ kiêm ngành nghề cao hơn của nhóm hộ thuần nông là

0,46 nghìn đồng/kg thịt gà hơi. Điều này phù hợp với thực tế bởi vì đối với hộ

thuần nông thì nguồn thu nhập chính của họ từ chăn nuôi, do đó họ quan tâm

đến giá con giống, thức ăn,...để tiết kiệm chi phí cho chăn nuôi gà đồi.

Chi phí lao động gia đình của nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm

ngành nghề cũng có sự khác nhau, nhóm hộ kiêm ngành nghề có chi phí lao

động gia đình lớn hơn 0,03 nghìn đồng/kg gà thịt xuất bán so với nhóm hộ

thuần nông. Những hộ kiêm ngành nghề chăn nuôi gà với số lượng ít hơn, lao

động có ít kinh nghiệm, không tập trung một cách hợp lý vào chăn nuôi như

nhóm hộ thuần nông.

Chỉ tiêuBQ chung

Đặc thù hộ nuôiHộ thuần nông Hộ kiêm ngành nghề

Chi phíTỷ lệ (%)

Chi phíTỷ lệ (%)

Chi phíTỷ lệ (%)

( 1000đ) ( 1000đ) ( 1000đ)Số gà CNBQ/hộ (con)   4.102,97     4.580,42     3.259,76  Sản lượng thịt xuất chuồng(kg)   8882.67     10.005,84     7.005,84  

Tổng chi phí 294.229,47 100,00 326.594,71 100,00 232.196,09 100,001.Chi phí trung gian 270.869,09 98,90 300.664,69 93,13 213.760,86 92,13

1.1 Con giống 34.538,36 10,64 38.337,58 9,91 27.256,52 11,361.2 Cám ăn thẳng 60.482,74 18,61 67.135,84 17,36 47.730,96 19,88

1.3 Ngô 44.300,19 30,32 49.173,21 12,0 34.960,23 17,01.4 Cám đậm đặc 108.232,8 33,35 120.138,41 31,0 85.413,72 35,58

1.5 Chất độn 3.947,39 1,00 4.381,60 1,07 3.115,15 1,9

1.6 Thuốc thú y 13.005,27 4,00 14.435,85 4,01 10.263,33 4,28

Page 93: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

1.7 Điện 2.167,27 0,67 2.405,67 6,27 1.710,34 0,71

1.8 Lưới quây 1.517,91 0,47 1.684,88 2,51 1.197,88 0,51.9 Máng ăn uống 1.274,09 0,39 1.414,24 2,94 1.005,47 0,421.10 Thuê LĐ ngắn ngày 1.403,07 0,48 1.557,41 1,41 1.107,26 0,52 Lao động gia đình 20.322,14 6,17 22.557,58 5,83 16.037,56 6,68

3 Khấu hao 309,91 1,10 344,0 1,04 244,57 1,19

3.1 Chuồng trại 3.008,99 0,91 3.339,98 0,86 2.374,59 0,99

1.2 Máy nghiền 600.92 0,18 667.02 0,17 474,23 0,2Lao động và kinh nghiệm chăn nuôi gà đồi rất quan trọng, nó có thể

giúp tối thiểu hóa chi phí cho chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh một cách hiệu

quả. Giữa hai nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ thuần nông khá khác

nhau về điều kiện này, hộ thuần nông có nhiều điều kiện chăm sóc hơn so với

hộ kiêm ngành nghề, và họ cũng có nhiều kinh nghiệm hơn, sử dụng đầu vào

tiết kiệm hơn nhóm hộ kiêm ngành nghề.

Bảng 4.13: chi phí sản xuất chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ chia theo

đặc thù hộ nuôi ( hộ/năm)Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

*Chi phí sản xuất của các nhóm hộ chăn nuôi gà đồi theo giống gà nuôi

Giống gà nuôi là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong

chăn nuôi gà đồi. Giống gà khác nhau thì chế độ chăm sóc cũng khác nhau,

khả năng tăng trọng và khả n ăng đề kháng đối với dịch bệnh cũng khác nhau.

Bảng 4.14 mô tả chi phí bình quân tính cho hai giống gà: giống gà lai và

giống gà ta. Để phản ánh chi phí bình quân đó chúng tôi tính chi phí bình

quân cho 1 kg gà thịt xuất bán.

Tổng chi phí bình quân/kg gà thịt xuất bán của nhóm hộ chăn nuôi

giống gà ta cao hơn giống gà lai là 0,5 nghìn đồng, do đặc điểm của giống gà

Page 94: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

lai tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi/lứa ngắn hơn so với chăn nuôi giống gà

ta.

Hộ chăn nuôi giống gà ta có chi phí ttrung gian trong chăn nuôi cao

hơn hộ nuôi giống gà lai là 0,46 nghìn đồng/kg gà thịt xuất bán, lý do giống

gà lai tiêu tốn thức ăn cho một ngày lớn hơn giống gà ta song gà lai tăng trọng

tốt hơn gà ta, tính cho 1kg gà thịt xuất bán thì chi phí thức ăn của hộ nuôi gà

ta lại vao hơn. Khi các yếu tố khác không đổi giống gà lai sẽ tăng trọng nhanh

hơn và do đó có thể đem lại hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.14 cho biết chi phí lao động gia đình của hộ nuôi giống gà ta

cao hơn hộ nuôi giống gà lai là 0,03 nghìn đồng/kg thịt gà xuất bán. Công lao

động gia đình bỏ ra chăm sóc cho đàn gà tính trên ngày có thể tương đương

nhau giữa hai nhóm hộ, nhưng hộ nuôi giống gà lai có chi phí lao động bình

quân /kg gà thịt nhỏ hơn hộ nuôi giống gà ta. Sự chênh lệch này do thời gian

nuôi một lứa giống gà lai ngắn hơn so với giống gà ta. Thông thường thời

gian nuôi một lứa giống gà lai khoảng 90 ngày được xuất bán, trong khi đối

với giống gà ta khoảng 120 – 130 ngày. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chi

phí lao động của hai nhóm hộ chăn nuôi hai giống gà khác nhau này.

Về chi phí phân bổ, khấu hao tài sản cố định của hai nhóm hộ nuôi

giống gà lai và giống gà ta chênh lệch nhau không đáng kể. Giống gà nuôi

khác nhau không làm thay đổi chi phí khấu hao, chi phí phân bổ một cách rõ

ràng trong chăn nuôi gà đồi.

Nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta có chi phí cao hơn nhóm hộ chăn nuôi

gà lai, nếu chưa tính đến giá bán thì hộ nuôi giống gà ta có hiệu quả sử dụng

thức ăn thấp hơn hộ nuôi giống gà lai, chi phí sử dụng lao động cho nuôi gà ta

cũng cao hơn chi phí lao động sử dụng cho chăn nuôi giống gà lai.

Bảng 4.14: chi phí sản xuất chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ chia theo

giống gà nuôi (hộ/năm)

Chỉ tiêu BQ chungGiống gà

Gà lai Gà taChi phí Tỷ lệ (%) Chi phí Tỷ lệ (%) Chi phí Tỷ lệ (%)

Page 95: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

( 1000đ) ( 1000đ) ( 1000đ)Số gà CNBQ/hộ (con)   4.102,97     4.328,98     3.237,64  Sản lượng thịt xuất chuồng(kg)   8882.67     9256.19     7.622,04  

Tổng chi phí 294.229,47 100,00 303.056,35 100,00 264.438,74 100,001.Chi phí trung gian 270.997,42 98,90 279.127,34 93,13 243.558,93 92,13

1.1 Con giống 34.538,36 10,64 35.574,51 9,91 31.041,35 11,361.2 Cám ăn thẳng 60.482,74 18,61 62.297,22 17,36 54.358,86 19,81.3 Ngô 44.300,19 30,32 45.629,20 12,0 39.814,80 17,01.4 Cám đậm đặc 108.232,8 33,35 111.479,78 31,0 97.274,23 35,58

1.5 Chất độn 3.947.39 1,00 4.065,81 1,07 3.547,72 1,9

1.6 Thuốc thú y 13.005,27 4,00 13.395,43 4,01 11.688,49 4,28

1.7 Điện 2.167,27 0,67 2.232,29 6,27 1.947,83 0,71

1.8 Lưới quây 1.517,91 0,47 1.563,45 2,51 1.364,22 0,51.9 Máng ăn uống 1.274,09 0,39 1.312,31 2,94 1.145,09 0,421.10 Thuê LĐ ngắn ngày 1.531,4 0,48 1.577,34 1,41 1.376,35 0,52 Lao động gia đình 20.322,14 6,17 20.931,80 5,83 18.264,52 6,68

3 Khấu hao 309,91 1,10 319.21 1,04 278,53 1,99

3.1 Chuồng trại 3.008,99 0,91 3.099.26 0,86 2.704,33 0,99

1.2 Máy nghiền 600,92 0,18 618.95 0,17 540,08 0,2Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

4.2.2.5 Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi

Để đánh giá được vai trò của sự phát triển chăn nuôi gà đồi lấy thịt đối

với công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi,

Page 96: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

chúng tôi tiến hành phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi gà

thịt đồi của cá cnhóm hộ điều tra.

Do ít sử dụng công lao động nên hiệu quả sử dụng lao động là khá cao

tính bình quân 1 ngày công lao động là 8 giờ với mức tiền công bình quân là

60 nghìn đồng.

* Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo quy mô

Page 97: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Bảng 4.15 Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

theo quy mô

Diễn giải ĐVT BQChia ra

Quy mô nhỏ

Quy mô vừa

Quy mô lớn

1.Kết quả

1.1 SL thịt hơi BQXC (Q) Kg 8.882,67 2.878,3 7.048,65 15.169,44

1.2 Giá trị sản xuất (GO) 1000

đ

45.3016,2 146.793,3 401.624,5 895.475,17

1.3 Tổng chi phí (TC) 1000

đ294.101,18

119.601,18 249.134,9 498.191,46

1.4 Chi phí trung gian (IC) 1000

đ

270.169,13 111.591,50 226.371,04 459.639,13

1.5 Giá trị gia tăng (VA) 1000

đ

182.847,04 35.201,8 175.253,45 314.002,3

1.6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000

đ

117.834,06 33.992,21 171.078,22 304.735,1

1.7 Lợi nhuận (Pr) 1000

đ

157.511,92 27.192,12 151.616,34 272.176,4

1.8 Lao động gia đình (V) Công 338,70 113,33 324,36 542,65

2 Hiệu quả

2.1 VA/TC Lần 0,62 0,29 0,70 0,63

2.2 MI/TC Lần 0,60 0,28 0,69 0,66

2.3 Pr/TC Lần 0,54 0,23 0,61 0,55

2.4 VA/IC Lần 0,68 0,32 0,77 0,68

2.5 MI/IC Lần 0,66 0,30 0,76 0,66

2.6 Pr/IC Lần 0,58 0,24 0,70 0,59

2.7 VA/V 1000

đ

539,85

301,6 540,30 578,65

Page 98: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

2.8 MI/V 1000

đ

525,05

299,93 527,43 561,57

2.9 Pr/V 1000

đ

465,05

239,93 467,43 501,57

2.10 TC/Q 1000

đ

33,11

41,55 31,6 32,84

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả một cách khá chính xác

trong chăn nuôi gà đồi thịt vì ở chỉ tiêu này đã tính đến chi phí cho lao động

gia đình. Đây là điều hộ chăn nuôi nên quan tâm vì hộ nông dân chủ yếu sử

dụng lao động gia đình nhàn rỗi để chăn nuôi. Để biết được lợi nhuận chăn

nuôi ở quy mô nào là lớn nhất có thể tính bình quân cho 1 kg gà thịt xuất

chuồng ở các quy mô chăn nuôi khác nhau. Nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ

có lợi nhuận/kg gà thịt xuất bán là thấp nhất chỉ đạt 9,45 nghìn đồng. Nhóm

hộ chăn nuôi ở quy mô vừa có lợi nhuận cao nhất là 19,25 nghìn đồng.nhóm

hộ ở chăn nuôi ở quy mô lớn đạt 17,94 nghìn đồng.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí trong chăn nuôi gà đồi

thịt thể hiện qua bảng ... : chỉ tiêu VA/TC của nhóm hộ chăn nuôi với quy mô

vừa là cao nhất đạt 0,70 lần tức là bỏ ra một đồng chi phí chi phí thì hộ chăn

nuôi gà đồi vói quy mô vừa thu được 0,70 đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu

VA/IC của nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa là cao nhất đạt 0,77 lần tức là

bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì hộ chăn nuôi gà đồi với quy mô vừa thu

được 0,77 đồng giá trị gia tăng. Cùng với chỉ tiêu này ở hai nhóm hộ chăn

nuôi với quy mô nhỏ và quy mô lớn thấp hơn chỉ đạt 0,32 lần đối với hộ quy

mô nhỏ,0,68 lần với hộ quy mô lớn. Chỉ tiêu MI/IC của nhóm hộ ở quy mô

vừa cũng cao hơn 0,35 lần so với hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ và 0,09 lần

nhóm hộ ở quy mô lớn. Nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô lớn chăn nuôi hiệu quả

Page 99: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

hơn so với các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ. Sự chênh lệch các chỉ tiêu hiệu

quả của hai nhóm hộ này là 0,36 lần.

Chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình phản ánh chính xác nhất hiệu quả

sử dụng lao động gia đình của hộ. Nhóm hộ chăn nuôi với quy mô lớn có lợi

nhuận bình quân cao nhất và cũng có chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình là

cao nhất đạt 542,64 nghìn đồng. Hộ chăn nuôi ở quy mô vừa có hiệu quả sử

dụng lao động gia đình cũng khá cao với lợi nhuận/lao động gia đình là

324,36 nghìn đồng. Thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ đạt

113,33 nghìn đồng lợi nhuận/công lao động gia đình. Cũng qua bảng chúng

tôi thấy giá thành để sản xuất ra 1kg thịt gà hơi của nhóm hộ chăn nuôi ở quy

mô vừa là hiệu quả nhất đạt 31,64 nghìn đồng. Trong khi đó nhóm hộ chăn

nuôi ở quy mô nhỏ phải bỏ ra là 41,55 nghìn đồng/kg và ở quy mô lớn là

32,84 nghìn đồng/kg.

* Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo đặc thù

của hộ nuôi

Bảng 4.16 : Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

theo đặc thù của hộ nuôi (hộ/năm)

Diễn giải ĐVT BQChia ra

Hộ thuần nông Hộ kiêm ngành nghề

Kết quảSL thịt hơi BQXC (Q) Kg 8.882,67 10.005,84 6.627.75

Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 45.3016,2 510.297,80 331.387.5Tổng chi phí (TC) 1000đ 294.101,18 326.594,71 271.720.61Chi phí trung gian (IC) 1000đ 270.169,13 300.664,70 253.054.41Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 182.847,04 209.633,20 78.333.09Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 117.834,06 207.731,70 61.288.05Lợi nhuận (Pr) 1000đ 157.511,92 185.174,20 45.437.46Lao động gia đình (V) Công 338,70 375,96 264.1766

Hiệu quả

VA/TC Lần 0,62 0,64 0,62

Page 100: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

MI/TC Lần 0,60 0,64 0,61

Pr/TC Lần 0,54 0,57 0,54VA/IC Lần 0,68 0,70 0,67MI/IC Lần 0,66 0,69 0,67

Pr/IC Lần 0,58 0,62 0,59VA/V 1000đ 539,85 557,59 537,0MI/V 1000đ 525,05 552,54 531,95

Pr/V 1000đ 465,05 492,54 471,952.10 TC/Q 1000đ 33,11 32,64 33,14

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

Các chỉ tiêu kết quả trong chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo đặc thù hộ

nuôi chúng tối chia ra làm 2 nhóm: nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm

ngành nghề được thể hiện qua bảng ...

Nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ thuần nông có các điều kiện rất khác

nhau về điều kiện vốn, lao động, chăm sóc và vệ sinh trong chăn nuôi. Do vậy

giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) và lơi

nhuận (Pr) của hai nhóm hộ này rất khác nhau. Cụ thể là GO chăn nuôi gà đồi

của hộ nông dân thuần nông là 510.297,80 đồng, chỉ tiêu này của nhóm hộ

kiêm ngành nghề là 357.297,80 đồng. Tương tự như vậy các chỉ tiêu VA, MI,

Pr lần lượt của các hộ thuần nông là: 209.633,20; 207.731,70; 185.174,20

đồng, của các hộ kiêm ngành nghề là: 143.536,98; 142.185,16; 126.147,60

của nhóm hộ kiêm ngành nghề.

Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả chi phí trong chăn nuôi gà đồi , chỉ tiêu VA/IC

của nhóm hộ thuần nông thu được 0,70 đồng giá trị gia tăng, chỉ tiêu VA/IC

của nhóm hộ kiêm ngành nghề đạt o,67 đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu MI/IC

của nhóm hộ thuần nông cũng cao hơn 0,03 lầnso với hộ kiêm ngành nghề.

Chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình phản ánh chính xác hiệu quả sử dụng lao

động gia đình của hộ. Nhóm hộ thuần nông có lợi nhuận bình quân cao hơn

và cũng có chỉ tiêu lợi nhuận/LĐGĐ cao hơn và đạt 492,54 nghìn đồng. Ở chi

tiêu này hộ kiêm ngành nghề chỉ đạt 471,95 nghìn đồng lợi nhuận /LĐGĐ tức

Page 101: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

nhỏ hơn hộ thuần nông là 20,59 nghìn đồng. Qua bảng ta cũng nhận thấy để

sản xuất ra 1 kg gà thịt hơi của nhóm hộ thuần nông hiệu quả hơn nhóm hộ

kiêm ngành nghề. Cụ thể hộ thuần nông họ chỉ phải bỏ ra 32,64 nghìn đồng,

trong khi đó hộ kiêm ngành nghề phải bỏ ra 33,14 nghìn đồng để sản xuất ra 1

kg thịt gà đồi hơi, cao hơn nhóm hộ thuần nông là 0,5 nghìn đồng.

Nhóm hộ thuần nông chăn nuôi gà đồi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

nhóm hộ kiêm ngành nghề. Điều đó hoàn toàn phù hợp vói thực tế khi nhóm

hộ thuần nông chú trọng hơn vào chăn nuôi gà đồi, đây là nguồn thu nhập

chính của họ, giúp họ làm giàu.

* Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân theo giống gà nuôi

Bảng 4.17: Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

theo giống gà nuôi (hộ/năm)

Diễn giải ĐVT BQ Chia raGiống gà lai Giống gà ta

Kết quả  

SL thịt hơi BQXC (Q) Kg 8.882,67 9.256,17 7.622,04

Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 453.016,2 472.065,7 388.724,0

Tổng chi phí (TC) 1000đ 294.101,18 303.056,35 264.438,74

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 270.169,13 279.127,34 243.558,93

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 182.847,04 192.938,30 115.165,11

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 117.834,06 191.041,80 443.510,23

Lợi nhuận (Pr) 157.511,92 170.110,0 125.245,71

Lao động gia đình (V) 1000đ 338,70 348,86 304,41

Hiệu quả Công

VA/TC 0,62 0,64 0,55

MI/TC Lần 0,60 0,63 0,54

Pr/TC Lần 0,54 0,56 0,47

VA/IC Lần 0,68 0,69 0,60

MI/IC Lần 0,66 0,68 0,59

Pr/IC Lần 0,58 0,61 0,51

Page 102: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

VA/V Lần 539,85 553,05 476,88

MI/V 1000đ 525,05 597,61 471,44

Pr/V 1000đ 465,05 487,61 411,44

2.10 TC/Q 1000đ 33,11 32,74 34,69Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2011

Giống gà nuôi là một yếu tố đầu vào rất quan trọng trong chăn nuôi gà đồi,

giống gà tốt, chi phí phù hợp giúp nông dân tiết kiệm công lao động, gà có

khả năng khangs bệnh và tăng trưởng nhanh, bán được giá. Bảng ... phản ánh

kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi của huyên Yên Thế như sau:

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chăn nuôi gà đồi của nhóm hộ chăn nuôi giống

gà lai GO, VA, MI, Pr lần lựợt là 472.065,7; 192.938,3; 191.041,8; 170.110,0

cùng với các chỉ tiêu này của nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta là 388.724;

145.165,11; 143.510,23; 125.245,71.

Để biết xem hiệu quả kinh tế chăn nuôi giữa hai giống gà này chúng tôi đi

phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của hộ chăn nuôi giống gà lai và hộ chăn nuôi

giống gà ta được thể hiện qua bảng...

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi giống gà lai đều cao hơn so với

nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn

và hiệu quả sử dụng lao động là VA/IC, MI/IC, Pr/IC, VA/V, MI/V, Pr/V thể

hiện qua bảng... giá trị gia tăng tính cho một đồng chi phí trung gian của

nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai là 0,69 lần tức cứ bỏ ra một đồng chi phí

trung gian thì thu về được 0,69 đồng giá trị gia tăng. Cùng với chỉ tiêu này

của nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta chỉ đạt 0,60 lần. Tương tự như vậy thu

nhập hỗn hợp tính cho một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ chăn nuôi

giống gà lai cao hơn mức bình quân chung là 0,02 lần, và cao hơn nhóm hộ

chăn nuôi giống gà ta 0,08 lần. MI/TC của nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai là

0,63 lần trong khi đó chỉ tiêu này của nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta là 0,54

lần. Lợi nhuận tính trên một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ chăn nuôi

giống gà lai cũng rất cao đạt 0,61 lần trong khi đó mức bình quân là 0,58 lần,

Page 103: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai bỏ ra một công lao động gia đình thu được

348,86 nghìn đồng lợi nhuận, thì nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta chỉ có được

304,41 nghìn đồng. Chi phí để sản xuất ra 1 kg thịt gà hơi của hộ nuôi giống

gà lai cũng thấp hơn hộ nuôi giống gà ta, hộ nuôi giống gà lai sử dụng chi phí

đầu vào trong chăn nuôi gà đồi hiệu quả hơn hộ chăn nuôi giống gà ta, cụ thể

là họ chỉ chi ra 32,47 nghìn đồng, trong khi đó hộ chăn nuôi giống gà ta phải

chi ra 34,69 nghìn đồng.

Tóm lại, nhóm hộ chăn nuôi giống gà lai có các chỉ tiêu về kết quả và hiệu

quả kinh tế cao hơn nhóm hộ chăn nuôi giống gà ta. Do vậy nên khuyến

khích cácc hộ nông dân huyện Yên Thế mở rộng quy mô chăn nuôi giống gà

lai để nâng cao thu nhập cho người dân.

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà của địa phương

Sau quá trình nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi trong địa bàn huyện Yên

Thế, có thể chia các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của chăn nuôi

gà đồi thành 2 nhóm sau:

4.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài

Nhân tố bên ngoài là những nhân tố có tác động gián tiếp tới sự phát triển của

ngành chăn nuôi gà đồi trong huyện, bao gồm:

+ Chính sách phát triển: Các chính sách của Đảng và Chính Phủ có tác động

quan trọng tới sự phát triển chăn nuôi gà đồi của địa phương. Có tác động

thúc đẩy hoặc kìm hãm thông qua việc ban hành, thực thi một số chính sách

như cho vay vốn sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chính sách

khuyến khích phát triển, chính sách tiêu thụ sản phẩm… Tỉnh ủy và các cấp

chính quyền đã ban hành nhiều chính sách liên quan tới ngành chăn nuôi gà

đồi nhưng nhìn chung khi chính sách này tới được các hộ nông dân trong

huyện thì chỉ có ban hành mà không thực thi hoặc có thực thi nhưng thủ tục

lại rất rườm rà gây khó khăn cho người sản xuất.

+ Khoa học kỹ thuật, công nghệ: Việc phát triển khoa hoc, công nghệ trong

nước gây ảnh hưởng tới phát triển không chỉ riêng ngành chăn nuôi gà đồi.

Page 104: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Các mô hình chăn nuôi gà đồi hiệu quả hay các kỹ thuật tiên tiến trong chăn

nuôi gà đồi nếu được áp dụng trong thực tế sẽ đem lại những kết quả cao,

nhanh chóng thúc đẩy kinh tế của địa phương.

+ Khuyến nông: Công tác khuyến nông tới từng hộ dân trong huyện chưa

được chú trọng. Hằng năm huyện Yên Thế có tổ chức từ 1 đến 2 lần hội thảo

trình diễn mô hình, hướng dẫn kỹ thuật, cách phòng trị bệnh trong chăn nuôi

gà cho các hộ dân ở các xã trong huyện.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi: Hiện tại sản phẩm thịt và

trứng gà của địa phương tiêu thụ phần lớn do các lái buôn đến ngay nhà thu

mua. Một số ít sản phẩm được bán trong huyện và tỉnh khác. Hộ chăn nuôi ít

được biết các thông tin về giá cả thị trường, nhiều khi nông dân bị ép giá nên

kết quả và hiệu quả thu được không cao. Nhìn chung thị trường tiêu thụ chưa

ổn định và đảm bảo tính lâu dài, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà trong

tương lai. Hiện nay, để phát triển mạnh chăn nuôi gà đồi, thị trường tiêu thụ

gà đồi được rộng lớn, một trong những vấn đề mà huyện cần giải quyết đó là

xây dựng và phát triển thành công thương hiệu “ Gà đồi Yên Thế”

4.3.2 Nhóm nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chăn nuôi gà đồi

của địa phương bao gồm:

+ Điều kiện tự nhiên: Diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết làm thiệt hại

đến sản lượng chăn nuôi gà đồi trong toàn huyện. Hiện nay nông dân toàn

huyện đã có hệ thống chuồng trại che chắn phần nào làm giảm bớt thiệt hại do

bão, lũ gây ra.

+ Lao động: Số lao động hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gà đồi phần lớn

là do lao động tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể. Số lao động chăn nuôi gà

đồi đang ngày gia tăng cho thấy ngành chăn nuôi gà đồi trong huyện đang

phát triển.

+ Trình độ, nhận thức của người dân: Tuy lý do nông hộ tiến hành NTTS đều

vì kinh tế. Nhưng trình độ, nhận thức của chủ hộ lại là những yếu tố quyết

Page 105: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

định trong sản xuất, từ giống nuôi, quy mô nuôi, phương thức nuôi, sử dụng

vốn và lao động của gia đình…

s

4.5.1 Những quan diêm, định hướng phát triển chăn nuôi gà vườn đồi của hộ

nông dân huyện Yên Thế cho những năm tới

* Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm này thì phát triển chăn nuôi gà đồi được coi là một hệ

thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Ta có thể hình

dung điều đó qua trình tự sau:

+Sản xuất:

Phân bố vùng chăn nuôi (quy hoạch vùng chăn nuôi hợp lý)

Công nghệ sản xuất (con giống phải đảm bảo chất lượng, chuyển giao

khoa học, công nghệ mới vào sản xuất)

Chính sách kinh tế vĩ mô (thuế, giá cả, đầu tư tín dụng nông nghiệp…)

+Chế biến:Xây dượng nhà máy chế biến địa bàn; Công nghệ chế biến;

Địa điển chế biến; Hợp đồng thu mua sản phẩm.

+Tiêu thụ: Tìm thị trường, bạn hàng; tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng;

quảng cáo bán hàng; ký kết hợp đồng tiêu thụ; hợp tác liên doanh, sản xuất và

tiêu thụ, chính sách kinh tế vĩ mô.

Như vậy trình tự trên phát triển chăn nuôi gà đồi nơi đây (khâu sản

xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm về thịt gà. Khâu

cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định sự thành bại của sản xuất,

cái chính của khâu này là timof thị trường và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng

thời tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng cũng rất quan trọng làm tốt điều

này để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

*Quan điểm sản xuất hàng hóa

Khi nền kinh tế phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỷ

mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng lên thì việc chăn nuôi gà

đồi từng bước chuyển sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Đây là xu hướng

Page 106: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

có tính quy luật của sự phát triển. Vì thế việc chăn nuôi gà đồi của hộ nông

dân trong huyện muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý đến vấn đề này. Như vậy

trong quá trình phát triển phải có các chính sách và giải phát đúng đắn, hợp lý

từng bước cho việc hình thành các trang trại, các hợp tác xã, các mô hình

chăn nuôi điểm hình đẻ nhân rộng. Chỉ có điều kiện như vậy thì mới có thể

đưa những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và số

lượng gà thương phẩm.

*Quan điểm hiệu quả

Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản

lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tropng điều kiện đó thì

việc giao lưu kinh tế giữa các đìa phương ngày càng phát triển và được nhà

nước khuyến khích nhất là trong việc mua bán và trao đổi những sản phẩm

của nông nghiệp nói chung và thịt gà thương phẩm nói riêng. Mặt khác việc

giao lưu kinh tế giữa các nước với các nước trong khu vực và trên thế giới

ngày càng mở mang và phát triển nhanh chóng (nhất là khi Việt Nam đã là

thành viên chính thức của WTO). Trong điều kiện mua bán và trao đổi mọi

loại sản phẩm đã trở nên bình thường thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính

đến hiêụ quả kinh tế xã hội

- Việc sản xuất thịt gà thương phẩm phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, tức là

sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao trên một ngày công lao động, trên một

tấn sản phẩm, trên một đồng vốn bỏ ra.

- việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phải góp phần tích cực

vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện

sống cho người dân nông thôn.

* Quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái

Bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề được Đảng và nhà nước hết sức

quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên vào việc phát triển kinh tế

đang làm cho môi trường bị hủy hoại nghiên trọng. Mặt khác việc sử dụng

Page 107: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

một cách bừa bãi những sản phẩm của nghành hóa chất như thuốc trừ sâu,

diệt cỏ làm cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề.

Chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế,tỉnh Bắc Giang có thể tạo ra

nhưỡng sản phẩm gà sạch tiến tới xây dượng thành công thương hiệu “gà đồi

Yên Thế”, và tạo ra lượng phân bón hữu cơ cho đồng ruộng, góp phần vào

bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp sạch.

4.5.2 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi với những

diễn biến hết sức phức tạp đã gây ảnh hưởng lớn tới nghành chăn nuôi nước

ta. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cả xã hội đều đã biết

đến các loại dicchj bệnh nguy hiển như: Dịch cúm gia cầm; bệnh lở mồm long

móng trên đàn gia súc; hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai

xanh)…là những dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát, lây lan trên diện

rộng bất cứ lúc nào nếu người chăn nuôi lơ là, chủ quan và không có biện

pháp quản lý hữu hiệu trong chăn nuôi.

Trên thực tế nhưỡng năm qua trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã

khẳng định chăn nuôi gà theo hướng thả đồi và phương pháp hữu hiệu để bảo

vệ an toàn cho đanof gia cầm. Chăn nuôi gà đồi đã và đang là mô hình chan

nuôi điển hình và khá thành công tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Dù là

một địa phương chăn nuôi gà với quy mô lớn của tỉnh nói riêng và của cả

nước nói chung, nhưng tình ohinhf chăn nuôi gà đồi của huyện vẫn còn nhiều

mặt yếu kém; bên cạnh đó chăn nuôi gà gặp không ít những thách thức; bên

cạnh đó chăn nuôi gà tại huyện cũng có rất nhiều điieemr mạnh và những cơ

hội mở ra cho chăn nuôi gà đồi nơi đây. Vì vậy, nếu biết tận dụng những cơ

hội và phát huy điểm mạnh và đồng thời khác phục khó khăn, linh hoạt trước

thách thức thì mô hình chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế vẫn còn có thể

nâng cao hiệu quả, phát triển hơn nữa cả về chiều rộng và chiều sâu.

Huyện ủy, UBND huyện Yên Thế đã có chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi gia

cầm đặc biệt là chăn nuôi gà đồi trong những năn tới ở địa phương. Huyện kết

Page 108: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

hợp với các công ty thuốc thú y, TACN để tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và

hỗ chợ những điều kiện cần thiết cho nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi gà

đồi, nhân rộng mô hình từ các địa phương khác trong huyện. Đặc biệt là

Huyện ủy, UBND huyện đẩy mạnh việc xây dựng các câu lạc bộ, mô hình,

liên kết trong chăn nuôi gà đồi cộng đồng nhằm huy động lực lượng của cả xã

hội tham gia.

Huyện phấn đấu đến năm 2015 phổ biến và thực thi mô hình chăn nuôi gà đồi

ở tất cả các xã trong huyện. tập chung khai thác lợi thế tiềm năng đất đai sẵn

có để phát triển bền vững đàn gà thương phẩm. Phấn đấu đến năm 2015 tổng

đàn gà đạt mức 5 triệu con, sản lượng thịt đạt 9.000- 10.000 tấn. Áp dụng

tổng hợp và đồng bộ các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn

ngừa các loại dịch bệnh xảy ra, khống chế dịch cúm gia cầm và không để xảy

ra các loại dịch bệnh trong chăn nuôi gà và gia cầm nhằm cung cấp cho thị

trường sản phẩm sạch, hợp vệ sinh, góp phần thành công xây dựng thương

hiệu “gà đồi Yên Thế” trong thời gian tới.

4.5.3 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

4.5.3.1 Giải pháp thị trường

Tiêu thụ sản phẩm là điều rất quan trọng trong chăn nuôi gà đồi, sản

phẩm không được bán đúng thời điểm sẽ làm tăng chi phí thức ăn khi sản

lượng không tăng hoặc tăng không đáng kể làm giảm lợi nhuận trong chăn

nuôi gà đồi. Gà thương phẩm chủ yếu được bán cho tư thương và do thiếu

thông tin thị trường nên chăn nuôi bị ép giá, có 97% hộ CN chorằng bị ép giá

92% thường xuyên bán cho tư thương. Cần tăng cường thông tin thị trường

đến cán bộ chăn nuôi kịp thời, đầy đủ từ đó các hộ sẽ lắm bắt được thông tin

giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm gà đồi để các hộ chăn nuôi chủ động trong

tiêu thụ sản phẩm của mình.

Các cơ quan chính quyền cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thị

trường, ngoài ra các cơ quan chính quyền tìm cách hỗ chợ nông dân tiêu thụ

đầu ra các hình thức như liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các cơ

Page 109: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

sở thu mua, các công ty, trung tâm giết mổ…Sản phẩm gà đồi tại đây với vị

thế về số lượng và chất lượng đã được người tiêu dùng khẳng định, vì vậy

các cơ quan chính quyền hoàn toàn tạo ra các hình thức hợp đồng tiêu thụ sản

phẩm trong dài hạn với số lượng lớn.

Các hộ chăn nuôi cũng tạo ra các mối lieren kết giữa các nhóm hộ,liên

kết với các đơn vị thu gom, bao tiêu sản phẩm để bán sản phẩm với giá tốt

nhất tránh các trường hợp bán cho các tư thương bị ép giá.Các nhóm hộ có

thể tự tiêu thụ sản phẩm của mình cho các công ty, trung tâm thu mua lớn mà

không cần đến tư thương . Những hộ chăn nuôi tại đây chưa chủ động trong

tiêu thụ sản phẩm, còn phụ thuộc rất nhiều vào các tư thương đã làm cho lợi

nhuận của họ bị giảm đáng kể do bàn và không bán đúng thời điểm.

Bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì cần quan tâm đến thị trường cung

ứng đầu vaò cho các hộ chăn nuôi

4.5.3.2 quy hoạch vùng chăn nuôi

Công tác quy hoạch định hướng chăn nuôi là cần thiết khi mở

rộng quy mô chăn nuôi gà đồi. xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm phù

hợp với điều kiện đất đai, lao động. Từng bước tách hẳn việc nuôi gà riêng

biệt không sống chung với người và vật nuôi khác, không khuyến khích các

hộ nuôi gà ở khu vực đông dân cư,trường học.

Kiên quyết không cấp giấy phép cho các hộ chăn nuôi với số lượng lớn

nếu không đủ điều kiện, đồng thời đẩy mạnh và chăn nuôi gà theo hướng

trang trại, khuyến khích các hộ có đất vườn đồi rộng chăn nuôi với quy mô

lớn. Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi với quy mô lớn đấu thầu hoặc thuê

những mảnh đồi chưa chăn nuôi, khuyến khích họ phát triển kinh tế vườn đồi.

Do tiềm năng đất đai là rất lớn nhiều vùng đất đồi còn chưa sử dụng cho các

mục đích phát triển kinh tế. Vì vậy khuyến khích phát triển chăn nuôi gà đồi

là hợp lý và là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng núi đồi Yên

Thế.

4.5.3.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Page 110: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

* Nâng cao chất lượng thức ăn cho chăn nuôi

Giá thức ăn có ảnh hưởng trưc tiếp đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi.

Trong điều kiện hiện nay giá thức ăn còn cao và nhiều biến động, trong khi

chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế với quy mô khá lớn , vì vậy được tao ra

các mối liên kết nhóm hộ để mua các sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí

đáng kể trong chăn nuôi.

Ngoài ra giá thức ăn trong chăn nuôi cồn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

tế trong chăn nuôi gà đồi. Vì vậy cần khuyến khích các hộ đầu tư mua thức ăn

chăn nuôi của công ty lớn, có uy tín và chất lượng cao. Cần tạo điều kiện cho

hộ tiếp cận với các hãng cám có chất lượng uy tín hơn nữa. Quản lý chặt chẽ

các đơn vị cung ứng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn xã, huyện tránh sự xâm

nhập những hãng cám không đảm bảo chất lượng tới các hộ nông dân.

* Sử dụng các nguồn con giống tin cậy và đảm bảo chất lượng

Gía con giống tăng sẽ làm cho hiệu quả kinh tế giảm vì vậy cần thiết phải lựa

chọn con giống cho chăn nuôi có chất lượng đảm bảo. Con giồn cho chăn

nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế được đem từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu

là tư nhân. Vì vậy giá cả và chất lượng đều không có gì đảm bảo. Các hộ chăn

nuôi mua với giá đắt nhưng chất lượng không đảm bảo, vì thế khi chăn nuôi

không có sự sinh trưởng và phát triển đồng đều làm giảm hiệu quả kinh tế.

Các hộ cần mua con giống tốt tại các cơ sở đảm bảo chất lượng, không tham

rẻ, và cần nâng cao kỹ năng chọn con giống tốt cho mình.

Huyện Yên Thế cần phải xây dựng các cơ sở sản xuất giống tại địa phương,

đảm bảo về chất lượng, số lượng và giá cả để nông dân Yên Thế đạt hiệu quả

kinh tế cao hơn.

* Lựa chọn quy mô chăn nuôi hợp lý

Tùy vào điều kiện nguồn vốn của mỗi hộ có thể tăng hay giảm quy mô chăn

nuôi cho hợp lý. Các nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ nên tăng quy mô

chăn nuôi………….

Page 111: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

4.5.2.4 Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người chăn nuôi

Lợi thế về điều kiện tự nhiên và, quy mô chăn nuôi và chất lượng sản phẩm

đã được khẳng định cùng với những co hội về vốn, khoa học kỹ thuật. Tuy

nhiên điều quan trọng nhất lại là trình độ khoa học kỹ thuật của người chăn

nuôi. Hiệu quả kỹ thuật tại các hộ chưa cao là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

như trình độ văn hóa của người nuôi chính, khả năng tiếp cận khuyến

nông,...bởi vậy các hộ chăn nuôi gà đồi trước hết cần học hỏi cách chăm

sóc,thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh cho gà.

Công tác khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông

nghiệp. Phải tăng cường hơn nữa việc tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật

trong chăn nuôi, tư vấn giúp các nông hộ tự tin, sử dụng đầu vào một cách tối

ưu và chăn nuôi có hiệu quả hơn. Công tác thú y cần phải làm tốt hơn nữa,

quản lý tốt nguồn giống tại địa phương. Thường xuyên tổ chức hội thảo và tổ

chức đi tham quan học hỏi lẫn nhau trong chăn nuôi gà đồi. Khuyến nông

đóng vai trò cầu nối giúp hộ nông dân chăn nuôi hiệu quả hơn.

4.5.2.5 Nâng cao công tác thú y

Trước tiên cần làm tốt công tác thú y phòng bệnh cho đàn gà nuôi tại huyện,

cần quản lý tốt nguồn giống nuôi ở địa phương nhất là nguồn gốc của các

giống gà được mua tại các địa phương khác. Để phòng dịch bệnh hiệu quả

cho vùng chăn nuôi gà với quy mô lớn cần thiết phải có nguồn giống tin cậy,

các cơ quan chính quyền cần xây dựng các cơ sở cung ứng giống tại địa

phương, hoặc quy định chặt chẽ về nguồn giống mua ngoài.

Tổ chức tiêm phòng, tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc đầy đủ và triệt để.

Phổ biến kỹ thuật thú y cơ bản về phòng chống dịch. Thường xuyên mở các

lớp đào tạo thú y cho các hộ chăn nuôi giúp họ năng cao kiến thức và nâng

cao ý thức trong phòng chống dịch bệnh.

Thường xuyên chuẩn đoán,với các hộ chăn nuôi có biểu hiện gà mắc bệnh.

Theo dõi liên tục tình hình mắc bệnh trong gia cầm, đưa ra các dự báo kịp

Page 112: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

thời để các hộ chăn nuôi cùng với các cơ quan chính quyền có biện pháp

phòng bệnh hiệu quả.

Có biện pháp xử lý các vùng đất chăn nuôi lâu năm mà không đảm bảo vệ

sinh khử trùng, tại đó đất đai đã có nguy cơ ô nhiễm và tiềm ẩn dịch bệnh.

Hiện tại các hộ vẫn dùng những cách thủ công là rắc vôi và phơi đất cho lần

nuôi lứa mới nhưng xét về lâu dài, cần thiết pahỉ có biện pháp kỹ thuật hiệu

quả xử lý đất vùng ô nhiễm.

4.4.2.6 Chính sách phát triển chăn nuôi

Các giải pháp nêu trên chủ yếu chú trọng phát triển chăn nuôi gà đồi theo

chiều sâu, nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gà đồi. Với

những thế mạnh về đất đai, khí hậu,..cần quan tâm mở rộng hơn nữa quy mô

chăn nuôi gà đồi Yên Thế. Huyện cần hỗ trợ thêm cho các hộ chăn nuôi quy

mô lớn xây dựng, sửa chữa chuồng trại, hỗ trợ trợ tiền mua con giống, hoàn

trả tiền sau mỗi lứa gà xuất

Vốn rất cần thiết cho cho chăn nuôi gà đồi, các hộ chăn nuôi đa phần là các

hộ thuần nông cho nên họ thường khó khăn về vốn. Cần tạo mọi điều kiện và

đơn giản hóa các thủ tục trong vay vốn để hộ nông dân dễ tiếp cận được

nguồn vốn, từ đó phát triển chăn nuôi gà cả theo chiều rộng và theo chiều sâu.

Tạo điều kiện cho hộ nông dân vay ở các tổ chức như ngân hàng chính sách

xã hội, tổ chức cựu chiến binh, hội phụ nữ với các mức ưu đãi. Tăng cường

việc giám sát quá trình, sử dụng vốn của các hộ và khuyến cáo cho họ cách

dùng đồng tiền vốn như thế nào hiệu quả nhất.

Page 113: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ5.1 Kết luận

Trong những năm qua, chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

ngày càng phát triển đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho

người nông dân và đã đáp ứng yêu cầu sản phẩm tiêu dùng ở địa phương và

các vùng lân cận. Tuy nhiên phát triển chăn nuôi gà đồi vẫn chưa tương xứng

với tiêm năng hiện có của huyện, còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch

đồng bộ làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

Phương thức chăn nuôi gà đồi của huyện đã dần thay thế phương thức chăn

nuôi quảng canh và công nghiệp nhằm tăng số lượng và chất lượng đàn gà đồi

Yên Thế. Vị trí của chăn nuôi gà đồi ngày càng trở nên quan trọng trong cơ

cấu ngành kinh tế của huyện

Lợi nhuận trong chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ như sau:

Nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa cho lợi nhuận cao nhất 19,25 nghìn

đồng/kg gà thịt xuất bán, chỉ tiêu này của nhóm hộ chăn nuôi nhỏ là 9,45,

nhóm hộ chăn nuôi lớn là 17,94.

Nhóm hộ thuần nông có lợi nhuận thu được cao hơn nhóm hộ kiêm ngành

nghề là 0,5 nghìn đồng tính trên 1 kg gà xuất bán.

Nhóm hộ sử dụng giống gà lai trong chăn nuôi thu được cao hơn nhóm hộ sử

dụng giống gà ta là 1,95 nghìn đồng tính trên 1 kg gà xuất bán.

5.2 Kiến Nghị

5.2.1 Đối với Nhà nước

Nhà nước cần có các chính sách thích hợp để điều chỉnh giá bán thức ăn chăn

nuôi gà nhằm giúp cho người chăn nuôi giảm được giá thành sản xuất. Nhà

nước cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu tìm ra loại con giống có

năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon, co khả năng chống bệnh tốt.

5.2.1 Đối với địa phương

Page 114: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kỹ thux thuật cho các bộ khuyến

nông. Chú trọng đến công tác phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, chuyển giao kỹ

thuật mới tới hộ nông dân.

Thực hiện tốt công tác phòng bệnh, dự báo dịch bệnh trong chăn nuôi, công

tác thú y cần khắt khe hơn, hiệu quả hơn, đi sâu vào từng hộ dân hướng dẫn

họ cách phòng phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả. Đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng nông thôn, quy hoạch vùng chăn nuôi gà đồi tập trung, tạo điều kiện cho

người dân sản xuất, tiêu thụ dễ dàng.

5.2.2 Đối với hộ chăn nuôi gà đồi

Các hộ chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến khâu phòng trừ dịch bệnh cho

đàn gà, khi có dịch bệnh xảy ra cần giải quyết ngay một cách triệt để, không

để các ổ dịch lây lan ra ngoài trở thành dịch lớn ảnh hưởng tới toàn bộ khu

vực gây tổn thất lớn cho những người chăn nuôi khác.

Các hộ cần giữ vệ sinh tuyệt đối trong khu vực chuồng trại của mình không

cho các con vật trung gian lây truyền bệnh có thể làm ảnh hưởng đến đàn gà

như chuột, bọ,...có các biện pháp vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi .

Bản thân các hộ cũng phải tự nâng cao kiến thức của mình về chăn nuôi cũng

như các công tác phòng trừ dịch bệnh nhằm tự phòng tránh được những rủi ro

cho chính đàn gà của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Page 115: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN CHĂN NUÔI GÀ

Thời gian phỏng vấn: Ngày …. tháng … năm 2011Họ tên người được phỏng vấn: …………………………….Địa chỉ:

- Thôn:…………………………………………..- Xã:……………………………………………..- Huyện: Yên Thế

PHẦN I: THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ CHĂN NUÔI GÀTHỊTCâu 1: Giới tính chủ hộ:

Nam NữCâu 2: Năm sinh: …………………..Câu 3 :Số năm kinh nghiệm nuôi gà của chủ hộ:……… năm.Câu 4: Trình độ học vấn của chủ hộ:

Dưới 5 nămTừ 6 – 9 nămTrên 10 năm

Trình độ chuyên môn của chủ hộ:Trung cấp kỹ thuậtCao đẳngĐại học

Câu 5: Nghề nghiệp chính của chủ hộThuần nôngKiêm ngành nghềPhi nông nghiệp

PHẦN II: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ CHĂN NUÔI GÀ THỊTCâu 6: Số nhân khẩu:………………………………………………………Câu 7: Số lao động của hộ:…………………………………………………Câu 8: Tình hình đất đai của hộ:

Chỉ tiêuTổng số (m2)

Được chia (m2)

Đất thuê, mua Cho thuêDiện tích (sào)

Giá thuê (đ/sào/năm)

Diện tích (sào)

Giá thuê (đ/sào/năm)

1.Đất thổ cư 2.Đất cây hàng năm3.Đất cây lâu năm4.Mặt nước NTTS5.Vườn6.Rừng7.Đất khác

Câu 9: Diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi gà của hộ:…………………….m2

Câu 10: Thu nhập của hộ/năm:…………………

Page 116: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

- Từ trồng trọt: …………………………..+ Cây hàng năm:……………………………+ Cây lâu năm:……………………………..+ Rừng: ……………………………………- Từ chăn nuôi:…………………………...+Lợn: ………………………………………+ Gà:……………………………………….+ Trâu bò:………………………………….+ Nuôi trồng thủy sản: ……………………- Từ hoạt động phi nông nghiệp:………………….

Câu 11: Hộ chăn nuôi bao nhiêu con gà thịt: …………..con /lứa. Số lứa gà nuôi trong năm: ………..lứa/năm

Câu 12: Hộ tham gia hình thức liên kết nào?Liên kết với DNTham gia nhóm Chăn nuôiChăn nuôi độc lập

Câu 13: Hình thức chăn nuôi gà thịt của hộ:Chỉ nuôi sản xuất thịtNuôi hỗn hợp (nuôi cả gà đẻ, có hoặc không mua thêm gà giống để nuôi gà thịt bán)

PHẦN III: THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘA. Thông tin về sử dụng đầu vào:Câu 14: Giống gà thịt hộ chăn nuôi:

Gà taGà laiGà công nghiệp

Câu 15: Hộ có mua giống từ một nguồn cung cấp thường xuyên không? Có KhôngNếu có, nguồn mua giống thường xuyên của hộ là:

Gia đình tự sản xuấtMua từ trang trại khác ở địa phươngMua từ trang trại ở địa phương khácMua từ trại gà Nhà nướcNguồn khác

Câu 16: Hộ mua cám đậm đặc, cám hỗn hợp từ nguồn cung cấp thường xuyên không? Có KhôngNếu có, nguồn mua cám đậm đặc, thức ăn hỗn hợp của hộ là:

Công ty sản xuất cámĐại lý cấp IĐại lý cấp IINgười bán lẻ

Page 117: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Câu 17: Hộ có mua các thức ăn khác (cám gạo,ngô,…) của người bán cố định không? Có KhôngNếu có, nguồn mua thức ăn khác thường xuyên của hộ là:

Đại lý cấp IĐại lý cấp IINgười bán lẻ khácHàng xóm

Câu 18: Hộ có sử dụng dịch vụ thú y, thuốc thú y từ các nguồn cung cấp thường xuyên không? Có KhôngNếu có, nguồn cung cấp dịch vụ thú y, thuốc thú y thường xuyên của hộ là:

Trạm thú yCán bộ thú y cơ sởĐại lý thuốc thú yNgười bán lẻ thuốc thú y

Câu 19: Vốn đầu tư cho chăn nuôi của hộ trong một năm là bao nhiêu:…………………….đHộ có vay vốn tín dụng cho chăn nuôi không? Có Không

Nếu có, lượng vốn vay là:………………Thời gian vay:……………..Lãi suất : …………………(theo tháng hay theo năm)Nguồn vay vốn tín dụng của hộ ở:

Ngân hàng NN & PTNTNgân hàng chính sách xã hộiBạn bè/ người thân.Các tổ chức, đoàn thểKhác: ………………..

Câu 20: Lợi ích của hộ khi mua đầu vào ở địa điểm cố định:Miễn phí công vận chuyển đến trại chăn nuôiMua chịu các đầu vàoĐược hỗ trợ kỹ thuậtGiá rẻ hơn các nơi khácChất lượng đầu vào đảm bảoĐảm bảo chất lượng sản phẩmĐược cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụTrợ giúp mặc cả với người mua sản phẩmKhác (cụ thể):……………………………..

B. Thông tin về thực hiện quy trình kỹ thuậtCâu 21: Hộ thực hiện các quy trình , chỉ tiêu kỹ thuật nào sau:

Nguồn giống đồng nhấtHộ tiêm phòng vacxin cúm

Page 118: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Hộ tiêm phòng các bệnh khácHộ có chuồng trại đảm bảo Hộ khử trùng chuồng trại định kỳHộ vệ sinh chuồng nuôi hàng ngàyHộ có kiểm soát bãi chăn thả

Câu 22: Hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà không? Có KhôngMức độ tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ:

Thường xuyên tham giaCó tham gia nhưng ítKhông bao giờ

Nếu không, hộ học cách nuôi gà ở đâu là chính:Từ bạn bèTừ sách báo của hãng thức ăn và thú yTừ ti vi, đàiTừ khuyến nông

C. Thông tin về tiêu thụ sản phẩm của hộCâu 23: Hộ có bán sản phẩm cho người mua cố định không? Có Không

Nếu có, người mua cố định gà thịt của hộ là:Thương lái địa phươngThương lái địa phương khácNgười giết mổ

Câu 24: Phương thức thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm của hộ là:Ứng tiền trướcTrả ngay bằng tiềnMua chịu

Câu 25: Hộ xác định giá bán gà như thế nào:Theo giá thị trườngHỏi những người cùng nuôi khácQua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tivi,…)Khác ……………………………………………………………………

Page 119: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHẦN IV: THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘ( Thông tin này tính cho lứa gà nuôi gần đây nhất của hộ, ứng với số con/lứa đã cung cấp ở phần II, câu 11)Câu 26: Chi phí giống:

Số lượng con giống: ……………………………………………con.Trong đó: Giống gà của nhà: …………………………con.

Giá gà con giống: …………………………………………….đ/con.Tỷ lệ sống tới khi xuất bán:…………%

Đối với hộ chăn nuôi hỗn hợp:Chi phí đàn gà bố mẹ: …………………………………………Trong đó: Chi phí giống được hỗ trợ:…………………………………Thời gian cho sản phẩm của đàn gà bố mẹ:………………………………Chi phí ấp trứng để lấy giống nuôi tại hộ: ……………………………Dự kiến bao lâu nữa phải thay đàn gà bố mẹ:…………………………

Câu 27: Chi phí thức ăn cho gà thịtLoại thức ăn ĐVT Đơn giá (đ/kg) Số lượng (kg) Chi phí

(1.000đ)1. GĐ nuôi nhốt- Cám ăn thẳng2. GĐ thả vườn- Cám ăn thẳng-Cám đậm đặc- Ngô- Thức ăn khácTổng CP thức ănChi phí thức ăn cho gà bố mẹLoại thức ăn ĐVT Đơn giá (đ/kg) Số lượng (kg) Chi phí

(1.000đ)

Câu 28:Chi phí thú y, phòng trừ dịch bệnh:Loại thuốc, hóa chất ĐVT Đơn giá (đ) Số lượng Chi phí

(1.000đ)- Vôi khử trùng-Thuốc kháng sinh-Thuốc bệnh- Thuốc sát trùng-Tiêm phòng Tổng chi phí thú y

Page 120: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Câu 29:Tài sản hộ dùng trong chăn nuôi:Loại tài sản Tuổi thọ Giá trị ban đầu

(đ)Số năm đã SD

Còn lại

1.Chuồng trại2. Máy phát điện3. Máy nghiền4. Máng ăn, máng uống5. Tài sản khác Câu 30:Chi phí lao động phục vụ cho chăn nuôi gà:Loại công việc

Lao động gia đình (ngày)

Lao động thuêNgày công Đơn giá

(1.000đ)Chi phí (1.000đ)

- Vệ sinh- Chăm sóc- KhácCâu 31: Chi phí xăng dầu, điện phục vụ chăn nuôi gà:

Chi phí xăng dầu:……………………………………Chi phí điện:…………………………………………

Câu 32: Chi phí khác: Loại chi phí ĐVT Đơn giá Số lượng Chi phí (1.000đ)Lưới quâyChất độn chuồngThuê nghiền TACN

PHẦN V: THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘCâu 33: Sản lượng gà xuất chuồng/lứa (lứa gần đây nhất)

Sản lượng bán: ………………..kgGiá bán:………………………..kg

Câu : Thu thừ sản phẩm phụ chăn nuôi gà của hộ:Phân gà: ……………………….tấn.Giá bán: ……………………….đ/tấn.

Câu 34: Hộ chăn nuôi gà có gặp dịch bệnh không?Nếu có, số gà bị bệnh là:

Cả đànKhác

Tỷ lệ gà được chữa khỏi bệnh của hộ là: ….%

Page 121: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHẦN VI: THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA HỘCâu 35: Theo hộ, hiện nay chăn nuôi gà đang gặp những khó khăn:- Vốn sản xuất: ………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………- Dịch bệnh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………- Đầu vào: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………- Tiêu thụ sản phẩm: …………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………-Khác………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Câu 36: Những khó khăn này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình chăn nuôi của hộ?

Không thể mở rộng quy mô chăn nuôiKhông thể đẩu tư hiện đại hệ thống chuồng trạiKhông yên tâm sản xuấtGiảm thu nhậpMôi trường ô nhiễmKhác ……………………………………………………………………

Page 122: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

PHẦN VII: THÔNG TIN VỀ TIẾP CẬN CỦA HỘ VỚI HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT

Câu 37: Bác thấy việc liên kết trong chăn nuôi gà có cần thiết không?Rất cần thiếtCần thiếtKhông cần thiết lắmHoàn toàn không cần thiết

Câu 38: Hộ có được tiếp cận những thông tin về liên kết trong chăn nuôi gà tại địa phương không?

Biết rất rõBiết rõBiết nhưng không hiểuHoàn toàn không biết

Câu 39: Hộ có biết những lợi ích mà liên kết đem lại cho chăn nuôi gà không?

Biết rất rõBiết rõHiểu sơ quaHoàn toàn không biết

Câu 40: Hộ có muốn tham gia liên kết trong chăn nuôi gà theo hình thức nhóm chăn nuôi không?

Rất muốn tham giaMuốn tham giaKhông muốn tham gia

Câu 41: Lý do hộ không muốn tham gia nhóm chăn nuôi trong chăn nuôi gà………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Câu 42: Hộ có muốn tham gia liên kết với doanh nghiệp không? Có KhôngCâu 43: Lý do hộ không muốn liên kết với tư thương:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Câu 44: Hộ có ý định từ bỏ mối liên kết trong chăn nuôi hiện đang tham gia không? Có KhôngLý do:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 123: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

Câu 45: Lý do hộ ngừng liên kết với đối tác cung cấp đầu vào:Sản phẩm không đảm bảo chất lượngGiá đầu vào cao Lãi suất caoChuyển sang đối tác khác tốt hơnKhác:……………………………

Câu 46: Lý do hộ ngừng liên kết với đối tác tiêu thụ sản phẩmChuyển bán cho người khác được giá hơnSản phẩm không đảm bảo chất lượngThích bán tự do để chờ giá thị trường cao hơnĐổi tác đặt vấn đề chấm dứt quan hệKhác………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……....Câu 47: Theo hộ, liên kết trong chăn nuôi gà tại địa phương hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì:- Thuận lợi:………… …………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..- Khó khăn:…………………….………………………………………………………..………………………………………………………………………………………….Câu 48: Ý kiến đóng góp của hộ để phát triển các hình thức liên kết trong chăn nuôi gà tại địa phương:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

http://www.agro.gov.vn/news/dulieu_sms.aspx

Page 124: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................................3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

GÀ ĐỒI..................................................................................................................................4

2.1 Cơ sở lý luận....................................................................................................................4

2.1.1 Lý luận về phát triển phát triển kinh tế, phát triển chăn nuôi, phát triển bền vững......4

2.1.2 Các phương thức chăn nuô gà trên thế giới và Việt Nam.............................................7

2.1.3 Lý luận về kinh tế hộ nông dân...................................................................................10

2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản.............................................................................................10

2.1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân....................................................12

2.1.2. 3 Tính tất yếu khách quan và vai trò kinh tế hộ nông dân.........................................14

2.1.4 Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà đồi..........................................16

2.1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh kỹ thuật trong chăn nuôi gà.........................................................18

2.1.5 Vai trò của nghề chăn nuôi gà đồi...............................................................................18

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi...............................................19

2.2 Cơ sở thực tiễn phát triển chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam.............................25

2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà trên thế giới...........................................................25

2.2.1.Phát triển về phương thức chăn nuôi gà trên thế giới.................................................30

2.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam............................................................33

2.1.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

..............................................................................................................................................40

2.2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan......................................................................42

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU45

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.........................................................................................45

Page 125: PHẦN I MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/13/nghien-cuu... · Web view, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên.......................................................................................45

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................47

3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................56

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...........................................................................56

3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin.....................................................................56

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin.......................................................................................57

3.2.4 Phương pháp phân tích................................................................................................57

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................58

PHẦN 4 PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC

GIANG.................................................................................................................................60

4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế.........................................60

4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà vườn đồi của huyện Yên Thế................................60

4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế.............................65

4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà vườn đồi của các hộ nông dân huyện Yên Thế......67

4.2.1 Đặc điểm của hộ chăn nuôi gà vườn đồi huyện Yên Thế...........................................67

4.2.2. Thông tin về tình hình phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ điều tra....................70

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà của địa phương............................99

4.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài.............................................................................................99

4.3.2 Nhóm nhân tố bên trong............................................................................................100

4.4 Đánh giá chung tình hình phát triển chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

............................................................................................................................................100

4.4.1 Thuận lợi để phát triển chăn nuôi gà đồi...................................................................101

4.4.2 Khó khăn ảnh hưởng đến phát triển nuôi gà đồi huyện Yên Thế.............................102

4.5.1 Những quan diêm, định hướng phát triển chăn nuôi gà vườn đồi của hộ nông dân

huyện Yên Thế cho những năm tới....................................................................................103

4.5.2 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân.................................105

4.5.3 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân.................................106

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................112

5.1 Kết luận........................................................................................................................112

5.2 Kiến Nghị.....................................................................................................................112

5.2.1 Đối với Nhà nước......................................................................................................112

5.2.1 Đối với địa phương...................................................................................................112

5.2.2 Đối với hộ chăn nuôi gà đồi......................................................................................113