PHẦN 1: LÝ THUYẾT - pvpower.vn · ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM HỘI THI TAY NGHỀ...

27
1/27 TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM HỘI THI TAY NGHỀ ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ LẦN I NĂM 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ĐÁP ÁN THI VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẦN 1: LÝ THUYẾT u 1: Nhim vcủa NMĐ liên quan đến công tác điều độ HTĐ Quốc gia - Tchức công tác quản lý kỹ thut, quản lý vận hành đảm bo cho thiết bvận hành ổn định và dự phòng ở mức độ sẵn sàng cao nhất. - Thông báo về khnăng sẵn sàng phát điện, mc dphòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của NMĐ theo yêu cầu của ĐĐQG. - Thc hiện phương thức vận hành do cấp điều độ điều khin giao. - Quản lý công tác sửa chữa định kcác thiết bthuc quyn quản lý. Lập lch theo dõi, đăng ký sửa cha thiết btheo đúng quy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa cha thiết btheo lịch đã được duyệt đảm bo chất lượng, đúng tiến độ. - Tchc thc hiện công tác khắc phc scố, nhanh chóng bàn giao thiết bvào vận hành trong thời gian ngn nht sau sc. Chđộng phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sc. - Thông báo tình hình sự c, hiện tượng bất thường ca thiết bcho cấp điều độ điều khiển và cấp điều độ kiểm tra theo quy định để phi hợp phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sc. - Cung cấp tài liệu kthuật, thông số kthuật, thông số vận hành, quy trình vận hành thiết bcủa nhà máy cho cấp điều độ điều khiển và cấp điều độ kiểm tra để thc hin tính toán chế độ vận hành, chỉnh định relay bo vvà tự động trên toàn HTĐ QG khi có yêu cầu. - Đảm bảo phương thức, thiết bsẵn sàng khởi động đen của NMĐ (nếu có). - Tchc din tp xlý sự cvà diễn tập phòng cháy, chữa cháy theo kế hoch do NMĐ đề ra, tham gia din tp xlý sự ctoàn HTĐ QG. - Tchc bồi dưỡng, hun luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân vân viên vận hành đảm bo trình độ theo chc danh vận hành.

Transcript of PHẦN 1: LÝ THUYẾT - pvpower.vn · ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM HỘI THI TAY NGHỀ...

1/27

TỔNG CÔNG TY

ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

HỘI THI TAY NGHỀ ĐIỆN LỰC

DẦU KHÍ LẦN I NĂM 2017

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG ĐÁP ÁN THI VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

Câu 1: Nhiệm vụ của NMĐ liên quan đến công tác điều độ HTĐ Quốc gia

- Tổ chức công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành đảm bảo cho thiết bị vận hành

ổn định và dự phòng ở mức độ sẵn sàng cao nhất.

- Thông báo về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực

hiện phương thức vận hành của NMĐ theo yêu cầu của ĐĐQG.

- Thực hiện phương thức vận hành do cấp điều độ điều khiển giao.

- Quản lý công tác sửa chữa định kỳ các thiết bị thuộc quyền quản lý. Lập lịch theo

dõi, đăng ký sửa chữa thiết bị theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa

chữa thiết bị theo lịch đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

- Tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố, nhanh chóng bàn giao thiết bị vào vận

hành trong thời gian ngắn nhất sau sự cố. Chủ động phân tích, tìm nguyên nhân và đề

ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

- Thông báo tình hình sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị cho cấp điều độ điều

khiển và cấp điều độ kiểm tra theo quy định để phối hợp phân tích, tìm nguyên nhân

và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

- Cung cấp tài liệu kỹ thuật, thông số kỹ thuật, thông số vận hành, quy trình vận hành

thiết bị của nhà máy cho cấp điều độ điều khiển và cấp điều độ kiểm tra để thực hiện

tính toán chế độ vận hành, chỉnh định relay bảo vệ và tự động trên toàn HTĐ QG khi

có yêu cầu.

- Đảm bảo phương thức, thiết bị sẵn sàng khởi động đen của NMĐ (nếu có).

- Tổ chức diễn tập xử lý sự cố và diễn tập phòng cháy, chữa cháy theo kế hoạch do

NMĐ đề ra, tham gia diễn tập xử lý sự cố toàn HTĐ QG.

- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân vân viên vận hành đảm bảo

trình độ theo chức danh vận hành.

2/27

Câu 2: Quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị được quy định như thế nào? Áp

dụng cụ thể đối với các NMĐ

1. Quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị (Thông tư số 40/2014/TT-BCT:

Quy trình điều độ HTĐ Quốc gia)

a. Quyền điều khiển thiết bị:

- Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy điều độ thay

đổi chế độ làm việc của thiết bị (thay đổi công suất phát P, Q; khởi động, ngừng tổ

máy, đóng, cắt máy cắt; dao cách ly …).

- Mọi sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh chỉ huy

điều độ trực tiếp của cấp điều độ này, trừ trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn

được (cháy hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn thiết

bị) ở nhà máy điện hoặc trạm điện, cho phép Trưởng ca nhà máy điện hoặc

Trưởng kíp trạm điện tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và

phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong,

Trưởng ca hoặc Trưởng kíp phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên

có quyền điều khiển các thiết bị bị sự cố.

b. Quyền kiểm tra thiết bị:

- Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ huy điều

độ thay đổi hoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị không thuộc

quyền điều khiển của cấp điều độ này.

- Mọi lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải được phép của

cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại mục 2 của chương này; và sau khi thực

hiện xong lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải báo lại kết

quả cho cấp điều độ có quyền kiểm tra.

2. Quy định quyền điều khiển trong các trường hợp vận hành không bình thường:

- Trường hợp xử lý sự cố, các cấp điều độ được quyền thay đổi chế độ làm việc các

thiết bị thuộc quyền điều khiển trước; báo cáo sau cho cấp điều độ có quyền kiểm tra

thiết bị này.

- Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa

đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) ở NMĐ hoặc trạm điện cho phép

Trưởng ca (hoặc Trưởng kíp) trực ca tiến hành thao tác theo quy trình mà không phải

xin phép Nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự

3/27

cố của mình. Sau khi xử lý phải báo cáo ngay cho Nhân viên vận hành cấp trên có

quyền điều khiển các thiết bị này.

3. Quy định quyền điều khiển và quyền kiểm tra các thiết bị tại NMĐ:

- Quyền điều khiển của ĐĐQG đối với NMĐ là quyền huy động công suất hữu công

các tổ máy phát điện. Việc huy động công suất hữu công phải tuân thủ theo các đặc

tính kỹ thuật vận hành của nhà máy.

- Mọi thao tác trên các thiết bị thuộc nhà máy gây ảnh hưởng đến việc huy động công

suất các tổ máy, NMĐ phải đăng ký và thực hiện theo lệnh của KSĐH HTĐ Quốc

gia.

- Trong mọi trường hợp, các tổ máy phát điện của NMĐ chỉ được khởi động, hoà lưới

điện quốc gia khi có lệnh của KSĐH HTĐ Quốc gia (hoặc KSĐH HTĐ miền Nam

nếu được uỷ quyền).

4. Các thiết bị tại NMĐ thuộc quyền điều khiển của ĐĐM Nam, bao gồm:

a. Điều chỉnh công suất vô công: các tổ máy phát điện;

b. Toàn bộ các thiết bị nhất thứ có cấp điện áp 220kV;

Mọi thao tác trên các thiết bị này, NMĐ phải đăng ký và thực hiện theo lệnh của

KSĐH HTĐ miền Nam.

5. Các thiết bị thuộc quyền điều khiển của Trưởng ca NMĐ:

- Là toàn bộ các thiết bị còn lại (toàn bộ các thiết bị mà KSĐH HTĐ Quốc gia và

KSĐH HTĐ miền Nam không có quyền điều khiển). Trưởng ca, Trưởng kíp của nhà

máy có quyền độc lập thao tác trên các thiết bị này, nhưng nếu việc thao tác có ảnh

hưởng đến biểu đồ phát công suất của nhà máy vào hệ thống và/hoặc có ảnh hưởng

đến vận hành ổn định của nhà máy và/hoặc hệ thống thì phải báo cáo và chỉ được

thực hiện khi có sự đồng ý của KSĐH HTĐ Quốc gia hoặc KSĐH HTĐ miền Nam

(theo phân cấp quyền điều khiển) trừ những trường hợp sự cố.

- Các thiết bị thuộc trách nhiệm quản lý vận hành của NMĐ là toàn bộ các thiết bị của

NMĐ đến ranh giới là các DCL ngoài đường dây các phát tuyến trạm 220kV NMĐ.

CÂU 3: Nhiệm vụ cụ thể của trưởng ca NMĐ được qui định trong Quy định

nhiệm vụ trực ca vận hành. Một số nhiệm vụ cụ thể đối với trưởng ca

NMĐ trong công tác xử lý bất thường trong nhà máy

1. Nhiệm vụ của Trưởng ca

TC trực tiếp chỉ huy toàn bộ công tác vận hành hệ thống thiết bị NMĐ, bảo đảm sản

xuất điện an toàn và hiệu quả; thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác nhiệm vụ vận

4/27

hành. TC chịu trách nhiệm toàn bộ công tác trong ca trực, trường hợp có điều gì chưa

rõ phải báo ngay cho QĐ/PQĐ PXVH.

a. Khi vào nhận ca, TC phải:

1) Kiểm tra, nắm rõ tình trạng vận hành các hệ thống thiết bị chính: Khối TBK-

MPĐ-MBA, TBH-MPĐ-MBA, HRSG, tình trạng kết dây trạm điện và tình hình

hệ thống điện, tình hình nhiên liệu, nước cấp lò, hệ thống nước làm mát, các bất

thường/tồn tại, tình hình sửa chữa thiết bị từ ca trước và hiện tại.

2) Nắm vững biểu đồ công bố công suất, biểu đồ dự kiến huy động công suất của Ao,

lịch đăng ký công tác, PCT đang làm việc v.v.

3) Đọc và nắm rõ nội dung các văn bản liên quan đến công tác vận hành Nhà máy,

các mệnh lệnh, thông báo còn hiệu lực.

4) Kiểm tra tình hình nhân sự trong ca.

5) Liên lạc với GDS để nắm thông tin về tình hình cấp khí, các thông số đầu vào của

hệ thống khí.

6) Báo KSĐH HTĐ A0 & A2 tình hình vận hành hệ thống thiết bị theo phân cấp điều

độ HTĐ.

7) Xem xét, đánh giá báo cáo tình hình vận hành và nhắc nhở các VHV thực hiện

đúng nhiệm vụ trực ca.

Trước khi khởi động các khối hệ thống thiết bị chính, TC phải tổ chức CVH thao tác

kiểm tra và giám sát chặt chẽ từ chuẩn bị đến khi khởi động, hoà lưới thành công.

b. TC trực vận hành phải:

1) Tổ chức, giám sát vận hành nhằm bảo đảm sự hoạt động tốt nhất của các tổ máy

và các khối hệ thống thiết bị trong toàn Nhà máy. Luôn lưu ý, nhắc nhở toàn CVH

thực hiện nghiêm Quy định an toàn.

2) Đảm bảo sẵn sàng, khả dụng, tin cậy các tổ máy/hệ thống thiết bị dự phòng.

3) Thực hiện nghiêm các quy định về chế độ PCT, PTT và phối hợp với các đơn vị

bảo trì, sửa chữa.

4) Chỉ huy việc kiểm tra các hệ thống thiết bị nhằm duy trì phương thức vận hành

hợp lý, kinh tế, tối ưu của các hệ thống thiết bị, phân phối đúng mức P, Q giữa các

tổ máy trên cơ sở tính toán suất hao nhiên liệu.

5) Chỉ huy các cương vị vận hành ghi nhận thông số, chỉ số công công tơ và kiểm tra

báo cáo sản xuất hàng ngày.

TC chịu trách nhiệm về tình hình vận hành toàn bộ hệ thống thiết bị. Trong mỗi ca

trực TC/TK phải đi kiểm tra (ít nhất 03 lần) hệ thống thiết bị các cương vị vận hành,

ghi thời gian, tình hình kiểm tra và ký tên vào NKVH, nội dung kiểm tra tại các

cương vị tại chỗ:

- Tình trạng thiết bị, chế độ vận hành, tồn tại bất thường thiết bị.

- Việc chấp hành quy trình, quy định, mệnh lệnh và cách ghi chép NKVH, bảng ghi

thông số của VHV.

- Tình trạng AT-VSCN, PCCC, môi trường.

5/27

Trường hợp xử lý sự cố hoặc bận những công tác khác mà không thể đi kiểm tra đủ

03 lần thì TC phải ghi lý do cụ thể vào NKVH.

Trước khi rời khỏi vị trí để đi kiểm tra, TC phải ủy nhiệm lại cho TK chỉ huy tại

PKSTT. Khi có công tác quan trọng mà TK không đủ thẩm quyền giải quyết thì phải

báo cáo ngay cho TC để có ý kiến hoặc trở về PKSTT để trực tiếp giải quyết.

c. Mệnh lệnh của TC truyền đạt cho VHV:

1) Phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ rõ thứ tự thao tác; giải thích về mục đích, yêu cầu và

tính chất mệnh lệnh để việc chấp hành chính xác.

2) Mỗi lần không quá một mệnh lệnh thao tác. Trường hợp mệnh lệnh sau cần căn cứ

vào việc thi hành mệnh lệnh trước, thì cần phải đợi người thi hành trực tiếp báo

cáo rồi mới tiếp tục ra mệnh lệnh tiếp theo.

3) Ghi lệnh thao tác vào NKVH của TC và của VHV.

d. Khi ra mệnh lệnh, TC phải:

1) Biết rõ người nhận lệnh.

2) Yêu cầu người nhận lệnh nhắc lại nội dung mệnh lệnh, báo cáo qua điện thoại

hoặc bộ đàm lúc bắt đầu và lúc hoàn tất thực hiện mệnh lệnh.

3) Chịu trách nhiệm về nội dung mệnh lệnh.

Khi VHV có đề nghị thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết thì TC phải có quyết định

rõ ràng giải quyết đề nghị và TC phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với đề nghị của

VHV.

Nghiêm cấm TC:

i) Ra mệnh lệnh cho những người chưa được đào tạo, chưa sát hạch hoặc chưa đủ

khả năng thực hiện.

ii) Nghe báo cáo thay.

iii) Căn cứ vào tín hiệu, thiết bị chỉ thị để phán đoán việc thực hiện mệnh lệnh.

Không có sự rõ ràng, dứt khoát đối với các đề nghị của VHV.

Một số nhiệm vụ cụ thể đối với trưởng ca NMĐ trong công tác xử lý bất

thường trong nhà máy.

- Chỉ huy ca vận hành xử lý bất thường theo đúng quy trình của hệ thống thiết bị trong

nhà máy.

- Phân tích kỹ nguyên nhân và tìm giải pháp tối ưu nhất xử lý để hệ thống thiết bị trở

lại trạng thái vận hành bình thường.

- Báo cáo ngay cho QĐVH những bất thường.

- Khi có bất thường trong NMĐ, Trưởng ca NMĐ có nhiệm vụ duy trì các tổ máy phát

không được tự động tách tổ máy ra khỏi lưới trừ những trường hợp nguy hại đến tính

mạng con người và /hoặc thiết bị.

- Ghi chép đầy đủ thông tin đối với các bất thường hệ thống thiết bị.

6/27

Câu 4: Nguyên tắc xử lý sự cố Trong NMĐ.

- Phải áp dụng mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ và ngăn chặn sự cố phát triển,

lan rộng làm tổn hại đến thiết bị và con người;

- Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị/Nhà máy sau khi sự cố. Phân tích các

hiện tượng để tìm nguyên nhân;

- Nhanh chóng khôi phục lại các hệ thống, thiết bị để đưa Nhà máy vào vận hành an

toàn;

- Lệnh chỉ huy xử lý sự cố phải do Trưởng ca thực hiện. Lệnh phải ngắn gọn, rõ ràng,

chính xác;

- Trong thời gian thực hiện xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện thông

tin liên lạc phục vụ chỉ huy xử lý sự cố vào mục đích khác;

- Trong quá trình xử lý sự cố nhân viện vân hành phải tuân thủ các qui định, các tiêu

chuẩn, quy phạm, quy trình chuyên ngành và những tiêu chuẩn an toàn do nhà chế

tạo qui định.

Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất, hiệu suất của nhà máy nhiệt điện; biện

pháp khắc phục.

I. Đối với nhà máy nhiệt điện chu trình hỗn hợp

1. Điều kiện môi trường:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm giảm khả năng giải nhiệt của các hệ thống làm mát dẫn

đến hiệu suất của tất cả các hệ thống/thiết bị bị giảm do không được giải nhiệt tối ưu.

Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến chân không trong bình ngưng, công suất Turbine

khí và các máy phát điện. Từ đó, hiệu suất chu trình bị giảm rõ rệt.

- Độ ẩm không khí cao dẫn đến khối lượng riêng của không khí cao, lượng O2 có

trong một thể tích không khí cao làm cho phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn hơn, từ đó

hiệu suất Turbine khí tăng. Mặc khác, độ ẩm môi trường cao cũng làm ảnh hưởng

đến tuổi thọ các thiết bị do bị ôxy hóa nhanh hơn (đặc biệt là trong môi trường bị

nhiễm mặn). Để khắc phục điều này, ta cần phải có biện pháp bảo dưỡng và vệ sinh

thiết bị hợp lý.

- Nhiễm bẩn trong không khí: làm gia tăng nhanh sai biệt áp suất nhà lọc gió và độ bẩn

cánh máy nén gió, làm giảm áp suất sau máy máy nén gió dẫn đến giảm hiệu suất

TBK.

- Biện pháp khắc phục: thường xuyên theo dõi sai biệt nhà lọc gió và vệ sinh nếu có

điều kiện; Rửa máy nén gió theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

7/27

2. Vận hành hợp lý các hệ thống thiết bị nhà máy điện: thường xuyên kiểm tra và

khắc phục kịp thời các bất thường thiết bị như rò hơi, nhiệt độ nước làm mát, bi rửa

bình ngưng,…nhằm mục đích đảm bảo độ an toàn - tin cậy của các hệ thống thiết bị;

tiết kiệm tối đa nhiên liệu, vật tư, điện tự dùng.

3. Chất lượng nhiên liệu: độ sạch, nhiệt trị của nhiên liệu cao dẫn đến hiệu suất của

Turbine khí cao.

4. Hệ thống tối ưu hóa khe hở tầng cách Máy nén gió - Turbine khí (HCO): đối với

các tổ máy thế hệ mới V94.3A, Siemens thiết kế thêm Hệ thống HCO nhằm nâng

cao hiệu suất của Turbine khí .

II. Đối với nhà máy nhiệt điện than

Hiệu suất của chu trình nhiệt theo chu trình Rankine

v Hiêu suât chu trinh Rankine theo công thưc carnot:

n = 1- T2/T1

T2: Nhiêt đô hơi thoat ( Các yếu tố về Tuabin)

T1: Nhiêt đô hơi câp (Các yếu tố về Lò hơi)

Hiệu suất nhà máy hay là hiệu suất chu trình nhiệt tập trung chủ yếu vào hiệu suất

của 2 hệ thống lớn đó là:

Hiệu suất Lò hơi:

Hiệu suất Lò hơi ảnh hưởng trực tiếp đến suất hao than, theo thời gian vận hành

hiệu suất lò hơi sẽ bị giảm dần và không còn đạt được giá trị định mức. Các yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu suất Lò hơi bao gồm các tổn thất nhiệt lò hơi:

Tổn thất do cháy không hết về mặt cơ học;

Tổn thất do cháy không hết về mặt hóa học;

Tổn thất nhiệt theo khói thoát;

Tổn thất nhiệt theo xỉ;

Tổn thất nhiệt theo vách lò ra môi trường.

Để cải nâng cao hiệu suất Lò hơi, giảm suất hao than chúng ta phải thí nghiệm hiệu

chỉnh giảm các tổn thất nhiệt về thấp nhất có thể.

Hiệu suất chu trình Tuabin:

Hiệu suất chu trình Tuabin bao gồm: Hiệu suất trong Tuabin, hiệu suất bình ngưng,

hiệu suất các bình gia nhiệt, các hiệu suất cơ khí…Hiệu suất chu trình tuabin thông

thường nằm trong khoảng 40-43%, khi một trong các thiết bị thuộc chu trình tuabin

giảm hiệu suất sẽ kéo theo hiệu suất giảm xuống

Hiệu suất trong tuabin:

8/27

Các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất trong tuabin bao gồm: Bám bẩn

các tầng cánh tua bin, các cơ cấu chèn tầng cánh theo thời gian sẽ tăng khe hở

chèn làm cho lượng hơi bypass qua tầng cánh làm giảm hiệu suất, các yếu tố về

cơ khí như các bợ trục, mất cân bằng .. cũng ảnh hưởng một phần nhỏ đến hiệu

suất trong của Tuabin;

Hiệu suất các bình gia nhiệt:

Các bình gia nhiệt bản chất là các bộ trao đổi nhiệt, khi khả năng trao đổi nhiệt

giảm tức là hiệu suất giảm xuống thì nhiệt độ nước cấp sẽ giảm, nhiệt độ nước

ngưng từ hơi trích sẽ tăng và sẽ được xả về bình ngưng gây tổn thất nhiệt. Theo

thời gian vận hành các giàn ống của bình gia nhiệt sẽ bị bám bẩn bề mặt làm

giảm khả năng trao đổi nhiệt, đồng thời khi mực các bình gia nhiệt thay đổi so

với giá trị thiết kế thì hiệu suất cũng thay đổi theo, bởi vì bình gia nhiệt thông

thường gồm có 3 vùng gồm vùng Desuper heating, condensing, drain cooling,

khi mực nước ngưng thay đổi cả 3 vùng này sẽ bị thay đổi theo và hiệu suất trao

đổi nhiệt sẽ bị ảnh hưởng;

Hiệu suất bình ngưng:

Bình ngưng khi trao đổi nhiệt kém đi tức là sẽ ảnh hưởng đến các thông số cuối

của chu trình nhiệt từ đó sẽ làm hiệu suất chu trình giảm xuống. Có nhiều nguyên

nhân gây suy giảm hiệu suất bình ngưng, một vài nguyên nhân chính đó là: nhiệt

độ nước tuần hoàn tăng cao, các giàn ống trao đổi nhiệt bị bám bẩn, hệ thống làm

sạch không tốt, chân không bình ngưng cao do bị lọt khí hoặc hệ thống bơm chân

không làm việc không hiệu quả…

Câu 6: Nêu ý nghĩa, ứng dụng của Chu trình Rankine

Giơi thiêu sơ lươc vê chu trinh Rankine.

Chu trình Rankine là một chu kỳ nhiệt chuyển đổi nhiệt thành công. Nhiệt độ này

được cung cấp bên ngoài vào một vòng khép kín, mà nước thường được sử dụng là chất

lỏng làm việc. Chu trình này tạo khoảng 80% của tất cả năng lượng điện được sử dụng

trên khắp thế giới, bao gồm hầu như tất cả nhiệt mặt trời, năng lượng sinh khối, than và

các nhà máy điện hạt nhân. Nó được đặt theo tên của William John Macquorn Rankine,

một bác học người Scotland.

Mô tả:

9/27

Chu trình Rankine mô tả một mô hình hoạt động của chu trình nhiệt động lực hơi nước,

phổ biến nhất là tại các nhà máy điện. Nguồn nhiệt thường gặp cho các nhà máy điện sử

dụng chu trình Rankine là đốt cháy của than đá, khí tự nhiên, dầu, và phân hạch hạt nhân.

Các quá trình của chu trình Rankine

Câu 7: Giải thích tại sao phải phun nước giảm nhiệt độ tầng cánh cuối tuabin hạ áp

khi ở tải thấp? Đánh giá xác định nguyên nhân khi xảy ra bảo vệ nhiệt độ hơi

thoát tuabin HP/IP/LP tác động?

- Chức năng: nước phun vào TB được lấy từ đầu thoát bơm nước ngưng và sau đó đưa

qua lọc đến HT bằng 2 đường ống dẫn tới vỏ TB hạ áp. HT phun nước thực hiện

10/27

chức năng tránh hiện tượng thông hơi của tầng cánh cuối TB hạ áp khi VH không tải

hay tải thấp. Trong tình trạng chạy không tải các tầng cánh cuối của TB hạ áp có

khuynh hướng bị thông hơi do không đủ lượng hơi đưa vào TB.

- Sự nguy hiểm hiện tượng thông hơi là điểm đặc trưng lớn cùng với độ chân không

bình ngưng thấp. Sự thông hơi này làm cho nhiệt độ tăng lên gây nguy hiểm cho

cánh TB, vỏ hoặc ống bình ngưng. Để tránh hiện tượng làm nóng TB hạ áp cần phun

nước ngưng vào phần trên của vỏ TB hạ áp, lượng nước này sẽ lấy đi bớt lượng nhiệt

từ hơi quá nhiệt bằng cách bốc hơi.

Câu 8: Trình tự xử lý sự cố khi một trong các rơ le bảo vệ MPĐ-MBA tác động làm

ngừng tổ máy

- Chỉ đạo Ca vận hành giám sát qúa trình xuống máy khẩn cấp của tổ máy trên OM và

tại chỗ đảm bảo cho tổ máy xuống máy an toàn (lưu ý nguồn tự dùng), đồng thời

phải đảm bảo sự vận hành an toàn cho tổ máy còn lại.

- Báo cáo tình hình sơ bộ tổ máy sự cố và tình trạng hiện tại của Nhà máy cho A0, LĐ

Cty.

- Chỉ đạo Ca vận hành ghi lại các báo động trên OM và các đèn báo tại tủ bảo vệ.

- Căn cứ vào các báo động trên OM, eventlog, các đèn báo trên ma trận trip và các

thông số vận hành trước khi sự cố để xác định chính xác nguyên nhân sự cố.

- Yêu cầu PVPS qua kiểm tra, khắc phục nguyên nhân sự cố.

- Chỉ đạo Ca vận hành thao tác cách ly thiết bị cho sửa chữa công tác. Sau khi khắc

phục xong nguyên nhân sự cố, tiến hành tái lập lại thiết bị của tổ máy về tình trạng

dự phòng, báo cáo A0, LĐ Công ty.

- Chỉ đạo Ca vận hành khởi động lại, hòa lưới và tăng tải theo yêu cầu A0.

- Tổ chức họp rút kinh nghiệm sự cố.

Câu 9: Trình bày nội dung cần thực hiện trước khi đóng điện cho máy biến áp chính

sau đại tu? Trường hợp đóng điện máy biến áp không thành công do bảo vệ tác

động mà không rõ nguyên nhân thì cần phải thực các công việc gì?

- Đơn vị quản lý vận hành bàn giao máy biến áp đã kết thúc công tác, người và

phương tiện sửa chữa đã rút hết, đã tháo hết các tiếp địa di động, máy biến áp đủ tiêu

chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;

- Cắt hết các tiếp địa cố định các phía của máy biến áp;

- Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);

11/27

- Kiểm tra hệ thống bảo vệ, hệ thống làm mát máy biến áp đã đưa vào vận hành;

- Đặt nấc phân áp ở vị trí thích hợp, tránh quá điện áp máy biến áp khi đóng điện;

- Đóng các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;

- Đóng máy cắt phía nguồn phóng điện máy biến áp, sau đó lần lượt đóng máy cắt các

phía còn lại;

- Chuyển đổi nguồn tự dùng (nếu cần);

- Sau khi đưa máy biến áp vào vận hành, kiểm tra tình trạng vận hành của máy biến

áp. Tùy theo chế độ vận hành có thể đưa chế độ tự động điều chỉnh nấc phân áp vào

làm việc.

Trường hợp đóng điện không thành công do bảo vệ tác động mà chưa rõ nguyên nhân thì:

1. Kiểm tra và upload Trip log từ rơ le để điều tra chức năng bảo vệ nào tác động.

2. Trường hợp chức năng bảo vệ rơ le hơi, bảo vệ so lệch tác động thì phải tìm rõ

nguyên nhân và khắc phục hoàn toàn nguyên nhân và được phép đóng điện lại theo

quyết định của PGĐ kỹ thuật Nhà máy.

Câu 10: Cách kiểm tra, phân tích để ra quyết định giả lập tín hiệu (SIM) hoặc nối tắt

một tín hiệu bảo vệ tổ máy? Lấy ví dụ để minh họa?

- Xem xét tín hiệu, xác định mục đích sim tín hiệu bảo vệ để làm gì? (Sim để xử lý

bất thường trong khi máy đang vh, sau khi xử lý xong thì xả sim hay sim tín

- hiệu lâu dài vì 1 bất thường chưa xử lý được.)

- Trình bày phương án thực hiện, kiểm tra sự ảnh hưởng (liên quan) của tín hiệu cần

sim đến các tín hiệu còn lại cả trong phần mềm và ngoài phần cứng.

- Xác định vị trí sim tín hiệu. (Vì nếu không kiểm soát được có thể dẫn đến sim ở vị trí

này mà làm trip hệ thống khác hoặc làm hệ thống khác hoạt động sai).

- Được sự đồng ý của P.GĐ phụ trách VH.

- Sau khi sim xong ghi vào sổ (ngày tháng năm, tín hiệu nào sim, mục đích sim, VHV

cần theo dõi gì). Sau đó hoàn thiện 1 bộ hồ sơ lưu giữ.

- Vd: các đơn vị cho vd minh họa.

Câu 11: Những điều cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ an toàn, dây tiếp địa di động,

sào cách điện, bút thử điện, ủng cách điện .

1. Dây tiếp địa di động:

- Kiểm tra dây tiếp địa di động còn trong thời gian sử dụng cho phép

12/27

- Kiểm tra sơ bộ tình trạng bên ngoài của dây tiếp địa di động có hiện tượng tróc, sứt,

đứt…..hay không?

a. Nơi đặt tiếp đất

- Sau khi kiểm tra không còn điện, phải đặt tiếp đất và làm ngắn mạch tất cả các pha

ngay. Đặt tiếp đất tại vị trí nào phải thử hết điện tại vị trí ấy.

- Tiếp đất phải đặt về phía có khả năng dẫn điện đến. Dây tiếp đất phải là dây chuyên

dùng, bằng dây đồng trần (hoặc bọc vỏ nhựa trong), mềm, nhiều sợi, tiết diện nhỏ

nhất là 25 mm2.

- Nơi đặt nối đất phải chọn sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các phần dẫn

điện đang có điện.

- Số lượng và vị trí đặt tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn

trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó.

- Khi làm các công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm phân phối hoặc tủ phân phối, để

giảm bớt số lượng dây tiếp đất lưu động, cho phép đặt tiếp đất ở thanh cái và chỉ ở

mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc và khi chuyển sang làm việc ở mạch đấu

khác thì đồng thời chuyển dây tiếp đất. Trong trường hợp đó chỉ cho phép làm việc

trên mạch đấu có đặt tiếp đất.

- Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn, trên mỗi phân đoạn phải đặt một dây tiếp đất.

- Trên đường trục cao áp không có nhánh phải đặt tiếp đất ở hai đầu. Nếu khu vực sửa

chữa dài quá 2 km phải đặt thêm một tiếp đất ở giữa.

- Đối với đường trục có nhánh mà nhánh không cắt được cầu dao cách ly thì mỗi

nhánh (nằm trong khu vực sửa chữa) phải có thêm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.

- Đối với hai đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường (đường kia vẫn vận

hành) thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá 500 m. Riêng đối với các khoảng

vượt sông thì ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại hai cột hãm cần phải có thêm tiếp đất phụ

đặt ngay tại các cột vượt.

- Đối với các nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200 m cho phép đặt một tiếp đất để

ngăn nguồn điện đến và đầu kia nhất thiết phải cắt cầu dao cách ly của máy biến áp.

- Đối với các đường cáp ngầm nhất thiết phải đặt tiếp đất hai đầu của đoạn cáp.

- Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất bằng cách

chập 3 pha với dây trung tính và đấu xuống đất. Cần chú ý kiểm tra các nhánh có

máy phát của khách hàng để cắt ra, không cho phát lên lưới.

b. Nguyên tắc đặt và tháo tiếp đất

13/27

- Đặt và tháo tiếp đất đều phải có hai người thực hiện, trong đó một người phải có

trình độ an toàn ít nhất bậc IV, người còn lại phải có trình độ an toàn ít nhất bậc III.

- Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn,

khi thực hiện phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào cách điện để lắp vào

đường dây.

- Khi tháo tiếp đất phải làm ngược lại.

- Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bu -lông. Nếu đấu

vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi đấu phải cạo sạch rỉ ở

chỗ đấu tiếp đất. Trường hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc khó bắt bu lông thì phải đóng

cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất.

c. Sào cách điện:

- Kiểm tra sào cách điện còn trong thời gian sử dụng cho phép.

- Nếu cần, phải dùng kìm hoặc sào cách điện, trước khi đặt phải dùng giẻ khô lau sạch

bụi của rào chắn.

- Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây xem còn điện

hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác.

- Không được sử dụng sào khi bị ẩm ướt.

2. Ủng cách điện:

- Kiểm tra ủng cách điện còn trong thời gian sử dụng cho phép.

- Đóng và cắt máy ngắt, cầu dao cách ly truyền động bằng tay đều phải mang găng tay

cách điện, đi ủng hoặc đứng trên ghế cách điện. Cho phép tiến hành đóng, cắt trên

cột với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao tác không

nhỏ hơn 3 m.

- Khi đặt rào chắn phải hết sức thận trọng, phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện

hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và phải có hai người.

- Đối với lưới điện có cấp điện áp từ 1 kV trở lên, dụng cụ an toàn để thao tác phải có:

Sào cách điện (trừ nơi có hợp bộ cầu dao, máy ngắt), Găng cách điện, ủng cách điện.

3. Bút thử điện:

- Kiểm tra sơ bộ tình trạng bên ngoài của Bút thử điện, sào bút thử điện có hiện tượng

gì hay không

- Kiểm tra bút thử điện còn hoạt động tốt hay không bằng cách test bút thử điện ở điện

áp thấp

14/27

- Dùng bút thử (chọn cấp điện áp để thử) nơi cần xác định không còn điện

Câu 12: Căn cứ vào các điều kiện gì để xác định hoặc đánh giá các biện pháp an toàn

đã đầy đủ trước khi cho phép một đơn vị bên ngoài vào thực hiện công tác trên

thiết bị của nhà máy? Cho ví dụ để làm rõ?

- Trước khi cho phép các nhà thầu bên ngoài vào thực hiện công tác trên thiết bị của

nhà máy, cần căn cứ vào các điểm sau:

- Tình hình hoạt động hiện tại của nhà máy và mức độ quan trọng của hệ thống thiết bị

mà nhà thầu sẽ thực hiện công tác;

- Phải được sát hạch an toàn đạt yêu cầu.

- Biện pháp thực hiện, thi công, lắp đặt, sửa chữa của nhà thầu;

Phương án thực hiện

Nguồn nhân lực

Dụng cụ, công cụ

Thời gian

- Đánh giá mối nguy, biện pháp an toàn của nhà thầu;

- Ví dụ cụ thể: Nhà thầu Siemens thực hiện công tác nâng cấp hệ thống điều khiển

T3000.

- Thực hiện vào lúc đại tu nhà máy;

- Nhà thầu Siemens cung cấp các tài liệu về biện pháp thi công:

Job Mehtod Statement;

Job Hazard Analysis;

Commissioning Procedure.

PHẦN II: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ/ BẤT THƯỜNG THIẾT BỊ

Câu 1: Trình bày cách xử lý khi 1 bơm nước làm mát chính bị trip, khi nhà máy

đang vận hành đầy tải?

I. Hiện tượng:

- Trên màn hình OM báo động bơm Main cooling số 1 protection Trip;

- Còi báo động;

- Tại trang màn hình động cơ bơm Main cooling: động cơ bơm Main cooling số 1 bị

trip.

II. Trình tự xử lý:

15/27

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

1 Trưởng ca MTĐK Giảm tải ngay các tổ máy về tải

Min

2 Trưởng ca MTĐK Giám sát chặt chẽ bơm số 2

đảm bảo vận hành an toàn

3 Trưởng ca MTĐK Theo dõi các thông số áp suất,

nhiệt độ bình ngưng

4 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng bơm Main cooling số 1 bị

trip

5 Trưởng ca Báo cáo A0 tình trạng sự cố và

xin A0 giảm tải các tổ máy về

tải Min

6 Trưởng ca

Trưởng kíp Phối họp VHV GM kiểm tra

tình trạng tại chỗ bơm Main

cooling số 1

7 Trưởng ca Báo cho GDC.

8 Trưởng ca Báo PVPS kiểm tra tình trạng

bơm Main cooling số 1 bị trip

9 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

PVPS

Xác định nguyên nhân dẫn đến

bơm làm mát số 1 Trip: do áp

xuất; độ rung; lưu lượng nước

cấp….

10 Trưởng ca MTĐK

PVPS

Kiểm tra tình trạng bơm do bảo

vệ tác động đã đến trip

11 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng sau

khi xác định được nguyên nhân

chính xác

12 Trưởng ca PVPS Đã khắc phục xong sự cố bơm

Main cooling số 1

13 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng PVPS đã xử lý xong bất

thường thiết bị

14 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Khởi động và kiểm tra tình

trạng bơm Main cooling số 1

vận hành.

15 Trưởng ca Báo cáo A0 đã khắc phục xong

sự cố

16 Trưởng ca Xin A0 tăng tải các tổ máy ở

tải Max

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố

Main cooling số 1 bị trip.

Câu 2: Trình bày cách xử lý khi độ rung bơm CEP tăng cao khi nhà máy đang vận

hành đầy tải ?

16/27

I. Hiện tượng:

- Trên màn hình OM báo động độ rung bơm CEP số 1 tăng cao;

- Còi báo động;

- Tại trang màn hình bơm CEP: bơm CEP số 1 độ rung tăng cao.

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

1 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại

chổ tình trạng độ rung bơm

CEP số 1

2 Trưởng ca

MTĐK Phối họp VHV GM chạy bơm

CEP số 3 dự phòng và kiểm

nhận chạy tốt

3 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng động rung bơm CEP số

1 tăng cao

4 Trưởng ca Báo PVPS kiểm tra độ rung

thực tế độ rung bơm CEP số 1

5 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

PVPS

Điều tra phân tích nguyên

nhân xác định bơm CEP số 1

tăng cao: do độ rung bơm thật

sự; bộ chuyển tín sai….

6 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Phối họp VHV GM ngừng

bơm CEP số 1

7 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng sau

khi xác định được nguyên

nhân chính xác

8 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Viết PTT cô lập bơm CEP số

1 và bàn giao cho PVPS xử lý

9 Trưởng ca PVPS đã xử lý xong tình

trạng độ rung bơm CEP số 1

10 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng PVPS đã xử lý xong bất

thường thiết bị

11 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Chạy bơm CEP số 1 để đo đạt

và đưa bơm CEP số 1 vào dự

phòng

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý độ rung

bơm CEP số 1 tăng cao.

Câu 3: Trình bày cách xử lý khi áp suất bình ngưng tăng cao?

I. Hiện tượng:

- Trên màn hình OM báo động áp suất bình ngưng tăng cao;

- Còi báo động;

- Tại trang màn hình bình ngưng: áp suất bình ngưng tăng cao.

17/27

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận

lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

1 Trưởng ca MTĐK Giảm tải ngay các tổ máy về tải

Min

2 Trưởng ca

Báo cáo A0 tình trạng bất

thường vê áp xuất bình ngưng

và xin A0 giảm tải các tổ máy

về tải Min

3 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại

chổ tình trạng hệ thống hơi

chèn đang vận hành

4 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại

chổ trạng thái van phá chân

5 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại

chổ tình trạng hệ thống CEP

đang vận hành

6 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại

chổ tình trạng lưu lượng nước

làm mát chính

7 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng áp suất bình ngưng tăng

cao

8 Trưởng ca

Báo PVPS kiểm tra các hệ

thống hơi chèn, van phá chân,

CEP và lưu lượng nước làm

mát chính

9 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

PVPS

Xác định nguyên nhân dẫn đến

áp xuất bình ngưng tăng cao

thật sự: do rò rỉ trên hệ thống

hơi chèn; van phá chân; CEP;

lưu lượng nước làm mát….

11 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng sau

khi xác định được nguyên nhân

chính xác

12 Trưởng ca PVPS đã xử lý xong tình trạng

áp xuất bình ngưng tăng cao

thật sự

13 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng PVPS đã xử lý xong bất

thường thiết bị

14 Trưởng ca Báo cáo A0 đã khắc phục xong

bất thường áp xuất bình ngưng

tăng cao

15 Trưởng ca Xin A0 tăng tải tổ máy và hòa

lưới tăng lên tải Max

18/27

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý áp suất

bình ngưng tăng cao.

Câu 4: Trình bày cách xử lý khi mực bao hơi giảm đột ngột

I. Hiện tượng:

- Trên màn hình OM báo động mực bao hơi (HP/IP/LP) giảm đột ngột;

- Còi báo động;

- Tại trang màn hình mực bao hơi: mực bao hơi (HP/IP/LP) giảm đột ngột.

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận

lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

1 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra tại trên màn hình và tại

chổ tình trạng mực bao hơi

(HP/IP/LP)

2 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Phối họp VHV GM chạy bơm

FWP dự phòng và kiểm nhận chạy

tốt

3 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại chổ

tình trạng SOV cấp nước bao hơi

4 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại chổ

tình trạng van control (CV) cấp

nước bao hơi

5 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại chổ

tình trạng hệ thống nước cấp bao

hơi

6 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại chổ

tình trạng van xã liên tục về

Blowdown

7 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại chổ

tình trạng van xã gián đoạn về

Blowdown

8 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và tại chổ

tình trạng tín hiệu hiển thị mực

bao hơi

9 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng mực bao hơi (HP/IP/LP)

giảm đột ngột

10 Trưởng ca Báo PVPS cho người sang kiểm

tra mực bao hơi (HP/IP/LP) giảm

đột ngột

11 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

PVPS

Điều tra phân tích nguyên nhân

xác định mực bao hơi (HP/IP/LP)

giảm đột ngột

12 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng sau khi

19/27

xác định được nguyên nhân chính

xác

13 Trưởng ca PVPS đã xử lý xong tình trạng

mực bao hơi (HP/IP/LP) giảm đột

ngột

14 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng PVPS đã xử lý xong bất

thường thiết bị

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý mực bao

hơi (HP/IP/LP) giảm đột ngột.

Câu 5: Trình bày cách xử lý khi mất điện toàn bộ nhà máy?

I. Hiện tượng:

- Trên các màn hình OM báo động các tổ máy, lò thu hồi nhiệt bị trip;

- Trên các màn hình OM báo động máy cắt trạm 220Kv và máy cắt tự dùng bị trip;

- Còi báo động;

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận

lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

1 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Lệnh cho các VHV xử lý mất

điện toàn nhà máy

2 Trưởng ca

Báo A0, A2 tình hình sự cố:

MC nào mở, bảo vệ nào tác

động…

3 Trưởng ca Báo các đơn vị liên quan:

Đạm, GDC, QĐ PX, PVPS

4 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng bơm nhớt

bôi trơn khẩn chạy tốt

5 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng các tổ máy

bị tríp

6 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng máy phát

điện diezel vận hành tốt và

cấp điện cho thanh cái tự dùng

của các tổ máy

7 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng các máy cắt

cấp điện từ thanh cái diezel

cho thanh cái các tổ máy đã

đóng

8 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng các bơm

20/27

nhớt bôi trơn và bơm nhớt

nâng trục, trở trục vận hành

tốt

9 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng các tổ máy

trở trục tốt

10 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Ghi nhận các role bảo vệ tác

động và các máy cắt đã mở do

role tác động

11 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

PVPS

Điều tra phân tích nguyên

nhân mất điện toàn bộ nhà

máy: do sự cố trên hẹ thống

điện, do role bảo vệ thanh cái

tác động….

12 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng sau

khi xác định được nguyên

nhân chính xác

13 Trưởng ca Liên lạc với A0, A2 xác định

tình trạng sự cố đã khắc phục

14 Trưởng ca

Trưởng

kíp

VHV BĐ

MTĐK

VHV GM

Lệnh tất cả VHV reset tất cả

các role bảo vệ tác động dẫn

đến sự cố mất điện toàn nhà

máy

15 Trưởng ca

Trưởng

kíp

VHV BĐ

MTĐK

Phối hợp A2 nhận điện từ lưới

điện vào trạm 220kV của nhà

máy và điện tự dùng của các

tổ máy

16

Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng các bơm

nhớt bôi trơn và bơm nhớt

nâng trục, trở trục vận hành

tốt.

17

Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Kiểm nhận trên màn hình và

tại chổ tình trạng các tổ máy

trở trục tốt

18 Trưởng ca

Trưởng

kíp

VHV BĐ

MTĐK

VHV GM

Lệnh tất cả VHV reset tất cả

các role bảo vệ tác động để

đưa các tổ máy sẳn sàng khới

động

19 Trưởng ca Báo A0 các tổ máy sẳn sàng

khởi động

20

Trưởng ca Trưởng

kíp

VHV BĐ

MTĐK

VHV GM

Lệnh tất cả VHV khởi động

và hòa lưới lại các tổ máy

21/27

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm sự cố mất điện toàn nhà

máy.

Câu 6: Trình bày cách xử lý khi nhiệt độ các gối trục máy phát điện tăng cao (tăng từ

từ) khi nhà máy đang vận hành đầy tải

I. Hiện tượng:

- Trên màn hình OM báo động nhiệt độ các gối trục máy phát điện tăng cao;

- Còi báo động;

- Tại trang màn hình máy phát điện: nhiệt độ các gối trục máy phát điện tăng cao

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

3 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra trên màn hình và

tại chổ tình trạng hệ thống

nhớt bôi trơn đang vận hành

tốt

4 Trưởng ca

MTĐK Theo dõi các thông số áp

suất, nhiệt độ các gối trục

của máy phát

5 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra tại chổ tình trạng

hệ thống nhớt bôi trơn đến

các gối trục máy phát có rò

rỉ hay không?

7 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng

tình trạng các gối trục của

máy phát điện tăng cao

8 Trưởng ca

Báo PVPS gắn các đồng hồ

hiển thị áp xuất nhớt bôi trơn

các gối trục đề đánh giá

nguyên nhân gây nên các gối

trục của máy phát điện tăng

cao

9 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

PVPS

Xác định nguyên nhân dẫn

đến các gối trục của máy

phát điện tăng cao: do rò rỉ

nhớt trên các gối trục; áp

xuất tại các gối trục thấp….

11 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng sau

khi xác định được nguyên

nhân chính xác

12 Trưởng ca PVPS đã xử lý xong tình

trạng các gối trục của máy

phát điện tăng cao

13 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng

tình trạng PVPS đã xử lý

22/27

xong bất thường thiết bị

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý nhiệt độ

các gối trục máy phát điện tăng cao (tăng từ từ).

Câu 7: Trình bày cách xử lý khi rơ le hơi máy biến áp phát tín hiệu báo động

I. Hiện tượng:

- Trên màn hình OM rơ le hơi máy biến áp phát tín hiệu báo động;

- Còi báo động;

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận

lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

Trưởng ca MTĐK Giảm tải ngay tổ máy về tải

Min

Trưởng ca

Báo cáo A0 tình trạng bất

thường rơ le hơi máy biến áp

phát tín hiệu báo động và xin

A0 giảm tải tổ máy về tải Min

3 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra xem xét bên ngoài

máy biến áp xem có phát hiện

bất thường gì không?

4 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Kiểm tra theo dõi các thông số

I,U của máy phát điện

5 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra tại chổ tình trạng các

nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu

MBA, tình trạng vận hành của

các quạt làm mát MBA

7 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng rơ le hơi máy biến áp

phát tín hiệu báo động

8 Trưởng ca

Báo PVPS phối hợp ca vận

hành xác định nguyên nhân dẫn

đến tình trạng rơ le hơi máy

biến áp phát tín hiệu báo động

9 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

PVPS

Xác định nguyên nhân dẫn đến

tình trạng rơ le hơi máy biến áp

phát tín hiệu báo động: do lọt

khí vào MBA, thiếu dầu, mức

dầu hạ quá thấp, Sự cố, chạm

chập mạch nhị thứ…..

11 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng sau

khi xác định được nguyên nhân

chính xác

12 Trưởng ca PVPS đã xử lý xong tình trạng

23/27

áp xuất bình ngưng tăng cao

thật sự

13 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng PVPS đã xử lý xong bất

thường thiết bị

14 Trưởng ca Báo cáo A0 đã khắc phục xong

bất thường áp xuất bình ngưng

tăng cao

15 Trưởng ca Xin A0 tăng tải các tổ máy ở

tải Max

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý rơ le hơi

máy biến áp phát tín hiệu báo động.

Câu 8: Trình bày cách xử lý khi có báo cháy, cháy trong khoang kích từ máy phát

Tua bin hơi? Nhà máy đang chạy đầy tải?

I. Hiện tượng:

- Trên tủ báo cháy PKSTT báo cháy trong khoang kích từ máy phát Tua bin hơi;

- Còi báo động;

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận

lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

3 Trưởng kíp VHV GM

Lệnh VHV phối hợp Trưởng ca

kiểm tra tại chổ khoang khích từ

máy phát Tuabine hơi và xác

định báo cháy, hay cháy thật sự

hay không?

4 Trưởng ca

Báo động trên loa nhà máy có

chữa cháy tại khoang khích từ

máy phát Tuabine hơi (cháy thật

sự

5 Trưởng ca Trưởng

kíp

Nhấn nút ngừng khẩn cấp

Tuabine hơi

6 Trưởng kíp

Báo lực lượng chữa cháy chuyên

nghiệp của nhà máy tham gia

chữa cháy

Trưởng kíp Báo A0 ngừng khẩn cấp do có

cháy trong khoang khích từ máy

phát Tuabine hơi

7

Trưởng kíp Báo cáo trưởng ban UCTHKC

tình trạng cháy tại khoang khích

từ máy phát Tuabine hơi

8

Trưởng kíp Báo lực lượng chữa cháy chuyên

nghiệp (113) của tỉnh tham gia

chữa cháy

24/27

9 Trưởng kíp

Trưởng ca phối hợp trưởng ban

UWCTHK, PCCC tỉnh xác định

đã dập tắt đám cháy trong

khoang khích từ máy phất

Tuabine hơi

11 Trưởng kíp

Trưởng ca phối hợp trưởng ban

UWCTHK, PCCC tỉnh xác định

nguyên nhân gây ra cháy trong

khoang khích từ máy phất

Tuabine hơi

12 Trưởng ca Nhận lệnh của QĐ phân xưởng

khi có lệnh đưa tổ máy vào sẳn

sàng khởi động

14 Trưởng ca Báo cáo A0 đã khắc phục cháy

tại khoang khích từ máy phát

Tuabine hơi

15 Trưởng ca Xin A0 tăng tải tổ máy và hòa

lưới tăng lên tải Max

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý khi có báo

cháy, cháy trong khoang kích từ máy phát Tua bin hơi? Nhà máy đang chạy đầy tải?.

Câu 9: Trình bày cách xử lý khi khởi động máy lên mà không hòa lưới được?

I. Hiện tượng:

- Trên màn hình OM báo động máy cắt đầu cực hòa lưới không được;

- Còi báo động;

- Tại trang màn hình máy cắt: máy cắt báo lỗi không hòa được

II. Trình tự xử lý:

Stt Người ra

lệnh

Người

nhận

lệnh

Nội dung mệnh lệnh Nội dung/thao tác

thực hiện lệnh

1 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra chế độ chọn MC đầu

cực đúng vị trí UNSELECT

chưa?

2 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra tai chổ chế độ chọn

MC đầu cực đúng vị trí remote

chưa?

3 Trưởng ca MTĐK

VHV GM

Kiểm tra tai chổ chế độ chọn

MC đầu cực có báo lỗi không?

4 Trưởng ca

MTĐK

VHV GM

Kiểm tra tại chổ bộ hòa có ở vị

trí sẳn sàng không? Có báo lỗi

không?

5 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng MC đầu cực hòa lưới

không được

6 Trưởng ca MTĐK Xác định nguyên nhân dẫn đến

25/27

VHV GM

PVPS

máy cắt đầu cực hòa lưới

không được: do chế độ chọn

máy cắt không đúng, máy cắt

không chọn đúng chế độ làm

việc…hay bộ hòa, máy cắt báo

lỗi

7 Trưởng ca Báo PVPS kiểm tra máy cắt

đầu cực hay bộ hòa báo lỗi

8 Trưởng ca

Báo cáo QĐ phân xưởng sau

khi xác định được nguyên nhân

MC đầu cực hòa lưới không

được

9 Trưởng ca

PVPS đã xử lý xong tình trạng

MC đầu cực hòa lưới không

được

10 Trưởng ca Báo cáo QĐ phân xưởng tình

trạng PVPS đã xử lý xong MC

đầu cực hòa lưới không được

11 Trưởng ca

Báo cáo A0 đã khắc phục xong

bất thường MC đầu cực hòa

lưới không được

12 Trưởng ca Xin A0 hòa lưới lại tổ máy

III. Họp rút kinh nghiệm: Ca vận hành họp rút kinh nghiệm trong việc xử lý MC đầu

cực hòa lưới không được

PHẦN 3: THỰC HÀNH

Câu 1: Viết PTT và cách thực hiện để kiểm tra MBA chính khi có rơle bảo vệ so lệch

tác động?

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng, mở của MC và DCL, DNĐ của từng NMĐ cụ thể.

- Kiểm tra không còn điện áp.

- Treo phiếu án động.

Câu 2: Viết PTT và cách thực hiện để kiểm tra 1 bơm nước làm mát chính khi có bảo

vệ tác động gây ngừng bơm (trip).

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của MC

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của van đầu thoát.

- Kiểm nhận hệ thống nhớt điều khiển van.

- Treo phiếu án động.

Câu 3: Viết PTT và cách thực hiện để kiểm tra 1 bơm nước cấp khi có bảo vệ nhiệt

độ tác động gây ngừng bơm (trip).

26/27

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của MC

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của van đầu thoát, đầu hút

- Kiểm nhận hệ thống nhớt điều khiển van.

- Treo phiếu án động.

Câu 4: Viết PTT và cách thực hiện để kiểm tra 1 bơm nước ngưng khi có bảo vệ tác

động gây ngừng bơm (trip).

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của MC

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của van đầu thoát, đầu hút

- Kiểm nhận hệ thống nhớt điều khiển van.

- Treo phiếu án động.

Câu 5: Viết PTT và cách thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra 1 bơm nhớt chính

khi có bảo vệ tác động ngừng bơm (trip).

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của MC

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của van đầu thoát, đầu hút

- Kiểm nhận hệ thống nhớt điều khiển van.

- Theo dõi áp suất nhớt.

- Treo phiếu án động.

Câu 6: Viết PTT và cách thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra máy phát điện khi

có bảo vệ chạm đất tác động.

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng, mở của MC và DCL, DNĐ của từng NMĐ cụ thể.

- Kiểm tra ko còn điện áp.

- Kiểm tra nồng độ oxi, ni tơ trước khi vào MF điện, tùy từng nhà máy.

- Treo phiếu án động.

Câu 7: Viết PTT và cách thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra 1 nhánh bơm rút

chân không bình ngưng khi có bảo vệ tác động trip.

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của MC

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của van đầu thoát, đầu hút.

- Theo dõi chân không bình ngưng.

- Treo phiếu án động.

Câu 8: Viết PTT và cách thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra 1 bộ trao đổi nhiệt

của hệ thống nhớt.

27/27

- Thực hiện theo quy định phiếu công tác, phiếu thao tác.

- Kiểm nhận vị trí đóng mở của van đầu thoát, đầu hút.

- Theo dõi nhiệt độ bồn nhớt.

- Treo phiếu án động.

- Lưu ý khu vực làm việc.7