PHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA BẠN QUÁ NHỎ BÉ filePHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI...

72
PHI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRI CA BN QUÁ NHLi gii thiu Chưa ai có thddàng đối din vi cái mà chúng ta gọi là “sự sống” và “sự chết” mà không có mt nim tin tôn giáo. Khó khăn đối vi nhiu người ngày nay là hkhông thy được Đức Chúa Tri đáp ng đủ cho nhng nhu cu trong thi bui hin đại này. Trong khi đó, kinh nghim vcuc sng ca hphát trin trong hàng chc chiu hướng, và phm vi nhn thc ca trí tuhđược mmang đến đỉnh đim ca trng thái bi ri do bi nhng skin trên thế gii và nhng khám phá khoa hc, nhng ý nim ca hvĐức Chúa Tri phn ln vn còn trong tình trng bt động. Đối vi người trưởng thành rõ ràng hkhông thtôn thmt quan nim vĐức Chúa Tri; mt quan nim đơn sơ vĐức Chúa Tri tn ti trong tâm trí ca mt đứa trtrong la tui trường Chúa nht, trkhi anh ta được sa son để phnhn kinh nghim ca chính mình vcuc sng. Nếu bi snlc hết sc ca ý chí anh ta làm được điu này anh ta sluôn giu trong lòng ni lo smt chân lý mi nào đó có thphơi trn snon trca đức tin anh ta. Và luôn bi snlc như vy mà anh ta hoc thphượng hoc hu vic mt Đức Chúa Tri, Đấng tht squá nhđể có thđiu khin lòng trung tín và stnguyn đã trưởng thành ca anh ta. Đối vi nhng người bên ngoài các Hi Thánh tôi có vnhư đây chính là thái độ ca người Cơ Đốc. Nếu hkhông tích cc bo vquan nim vượt bc vĐức Chúa Tri thì hđang p mt Đức Chúa Tri nhà kính, Đức Chúa Tri có thchtn ti gia nhng trang Kinh Thánh hoc trong 4 bc tường ca mt nhà th. Vì vy tham dgithphượng ca mt Hi Thánh schđể gia nhp vào mt nhóm đạo đức giđể muếy nghĩa ca sbình an vi giá ý nghĩa ca chân lý, và nhiu người có thin chí skhông tán đồng cuc giao dch như vy. Không thphnhn rng có mt stht nhtrong li phê bình này. Chc chn có nhng Cơ Đốc nhân txưng vi nhng quan nim non trvĐức Chúa Tri, nhng quan nim này không thnào đứng vng trước nhng cơ bão cuc đời tht chtrong vài giây phút ngn ngi. Nhưng Cơ Đốc nhân không phi luôn không hiu biết, ngây ngô, hoc không trưởng thành. Rt nhiu trong shđã giđức tin trong Đức Chúa Tri, mt đức tin tng được tinh luyn và phát trin bi nhng sc ép và tình trng phc tp ca thi hin đại, cũng như bi kinh nghim trc tiếp tuy ít i nhưng đáng kvchính Đức Chúa Tri. Hđã nhn thy đủ để biết rng Đức Chúa trời vô cùng “lớn hơn” so với các tphca chúng ta đã tưởng tượng vNgài, và skhám phá khoa hc thi hin đại chkhng định nim tin ca hrng con người chmi bt đầu hiu đầy đủ mt Đấng rt phc tp y, Đấng đằng sau

Transcript of PHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA BẠN QUÁ NHỎ BÉ filePHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI...

PHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA BẠN

QUÁ NHỎ BÉ

Lời giới thiệu

Chưa ai có thể dễ dàng đối diện với cái mà chúng ta gọi là “sự sống” và “sự chết”

mà không có một niềm tin tôn giáo. Khó khăn đối với nhiều người ngày nay là họ

không thấy được Đức Chúa Trời đáp ứng đủ cho những nhu cầu trong thời buổi

hiện đại này. Trong khi đó, kinh nghiệm về cuộc sống của họ phát triển trong hàng

chục chiều hướng, và phạm vi nhận thức của trí tuệ họ được mở mang đến đỉnh

điểm của trạng thái bối rối do bởi những sự kiện trên thế giới và những khám phá

khoa học, những ý niệm của họ về Đức Chúa Trời phần lớn vẫn còn trong tình

trạng bất động. Đối với người trưởng thành rõ ràng họ không thể tôn thờ một quan

niệm về Đức Chúa Trời; một quan niệm đơn sơ về Đức Chúa Trời tồn tại trong tâm

trí của một đứa trẻ trong lứa tuổi trường Chúa nhật, trừ khi anh ta được sửa soạn để

phủ nhận kinh nghiệm của chính mình về cuộc sống. Nếu bởi sự nỗ lực hết sức của

ý chí anh ta làm được điều này anh ta sẽ luôn giấu trong lòng nỗi lo sợ một chân lý

mới nào đó có thể phơi trần sự non trẻ của đức tin anh ta. Và luôn bởi sự nỗ lực

như vậy mà anh ta hoặc thờ phượng hoặc hầu việc một Đức Chúa Trời, Đấng thật

sự quá nhỏ bé để có thể điều khiển lòng trung tín và sự tự nguyện đã trưởng thành

của anh ta.

Đối với những người ở bên ngoài các Hội Thánh tôi có vẽ như đây chính là thái độ

của người Cơ Đốc. Nếu họ không tích cực bảo vệ quan niệm vượt bậc về Đức

Chúa Trời thì họ đang ấp ủ một Đức Chúa Trời nhà kính, Đức Chúa Trời có thể chỉ

tồn tại giữa những trang Kinh Thánh hoặc trong 4 bức tường của một nhà thờ. Vì

vậy tham dự giờ thờ phượng của một Hội Thánh sẽ chỉ để gia nhập vào một nhóm

đạo đức giả và để muếy nghĩa của sự bình an với giá ý nghĩa của chân lý, và nhiều

người có thiện chí sẽ không tán đồng cuộc giao dịch như vậy.

Không thể phủ nhận rằng có một sự thật nhỏ trong lời phê bình này. Chắc chắn có

những Cơ Đốc nhân tự xưng với những quan niệm non trẻ về Đức Chúa Trời,

những quan niệm này không thể nào đứng vững trước những cơ bão cuộc đời thật

chỉ trong vài giây phút ngắn ngủi. Nhưng Cơ Đốc nhân không phải luôn không

hiểu biết, ngây ngô, hoặc không trưởng thành. Rất nhiều trong số họ đã giữ đức tin

trong Đức Chúa Trời, một đức tin từng được tinh luyện và phát triển bởi những sức

ép và tình trạng phức tạp của thời hiện đại, cũng như bởi kinh nghiệm trực tiếp tuy

ít ỏi nhưng đáng kể về chính Đức Chúa Trời. Họ đã nhận thấy đủ để biết rằng Đức

Chúa trời vô cùng “lớn hơn” so với các tổ phụ của chúng ta đã tưởng tượng về

Ngài, và sự khám phá khoa học thời hiện đại chỉ khẳng định niềm tin của họ rằng

con người chỉ mới bắt đầu hiểu đầy đủ một Đấng rất phức tạp ấy, Đấng ở đằng sau

cái mà chúng ta gọi là “sự sống”.

Ngày nay nhiều người, thường với sự không thoả lòng, đang sống mà không có

chút đức tin nào nơi Đức Chúa Trời. Điều này không bởi vì họ quá xấu xa hoặc ích

kỷ hoặc như cách nói của những người xưa là “vô thần” nhưng bởi với một trí tuệ

trưởng thành họ đã không thấy Đức Chúa Trời đủ ớn để “giải thích” cuộc sống,

không đủ lớn để phù hợp với thời đại khoa học mới, không đủ lớn để khiến họ hết

lòng ngưỡng mộ và tôn vinh, và cuối cùng để khiến họ hết lòng tình nguyện cho

Đức Chúa Trời đó.

Mục đích của sách này là cố gắng thực hiện hai điều thứ nhât là phơi bày những

quan niệm không thoả đáng về Đức Chúa Trời vẫn còn vương vấn một cách vô

thức trong tâm trí nhiều người, và những quan niệm ngăn trở chúng ta nhìn thấy,

Đức Chúa Trời thật và thứ hai là đưa ra những phương cách mà qua đó chúng ta có

thể tìm gặp một Đức Chúa Trời thật cho chính mình. Nếu quả thật rằng có Đấng

nào đó đang kiểm soát toàn bộ sự huyền bí của sự sống và sự chết, chúng ta khó có

thể mong chờ thoát khỏi một nhận thức về sự vô ích và sự nãn lòng cho đến khi

chúng ta bắt đầu nhận ra Ngài như thế nào và những mục đích của Ngài là gì.

I. Viên cảnh sát thường trú:

Đối với nhiều người lương tâm hầu như là tất cả con đường để họ nhận biết Đức

Chúa Trời. Tiếng nói nhỏ nhẹ của lương tâm khiến họ cảm thấy tội lỗi và bất hạnh

trước, trong lúc và sau khi làm điều sai phạm là tiếng nói Đức Chúa Trời dành cho

họ. Chính tiếng nói này ít nhất đối với phạm vi nào đó, kiểm soát tư cách đạo đức

của họ. Chính giọng nói này, đã thúc đẩy họ chen vai sát cánh vào chức vụ không

mấy lý thú này và chọn lựa con đường gian khó hơn.

Ngày nay không có người nào nghiêm túc ủng hộ cho một tôn giáo trưởng thành

thật sự lại phủ nhận chức năng của lương tâm, hoặc phủ nhận rằng tiếng nói của nó

ít nhất có thể đưa ra khái niệm mơ hồ nào đó về trật tự đạo đức nằm đằng sau cái

thế giới hiển nhiên mà chúng ta sống trong đó. Tuy nhiên để đặt lương tâm vào

trong Đức Chúa Trời là một việc làm rất nguy hiểm. Bởi một mặt, như chúng ta sẽ

nhận ra ngay rằng lương tâm không phải là một kim chỉ nam luôn luôn chính xác,

và mặt khác chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ bị cảm động để thờ phượng, yêu

thương và hầu việc một tiếng nói bên trong liên tục rầy rà, tiếng nói tệ nhất là làm

hại đến sự thoả lòng của chúng ta và may mắn lắm là tiếp tục để chúng ta có thái

độ phủ nhận hơn hướng đi của đạo đức.

Lương tâm có thể quá dễ dàng bị lệch lạc hoặc được phát triển không lành mạnh ở

người nhạy cảm, và quá dễ dàng bị bỏ qua và bị lấn át bởi loại người vô tình, đến

nỗi nó tạo ra một thần tượng, rất không thoả lòng. Bởi trong khi có thể đúng khi

cho rằng mỗi người bình thường đều có một nhận thức sơ khai về đạo đức bởi đó

anh ta có thể phân biệt đúng và sai thì phát triển, không phát triển hoặc sự lệch lạc

của nhận thức đó phần lớn là một vấn đề về sự nuôi nấng, dạy dỗ, và sự truyền bá.

Ví dụ về ý thức nhất, chúng ta có thể giả thiết một đứa trẻ được nuôi nấng bởi bố

mẹ là những người ăn chay rất nghiêm khắc. Nếu đứa trẻ đó, giờ là một thanh niên

trưởng thành, cố ăn thịt thì anh ta rất có thể sẽ chịu sự công kích vô cùng tồi tệ của

“lương tâm”. Nếu anh ta được nuôi dạy phải xem những thú vui chính đáng nào đó

là “trần tục” và đáng trách thì anh ta cũng sẽ chịu sự cắn rứt của lương tâm nếu anh

ta tìm kiếm những nguồn giải trí bị ngăn cấm ấy. Tiếng nói ấy chắc chắn có vẻ

giống tiếng nói của Chúa, nhưng nó chỉ là tiếng nói của sự dạy dỗ ban đầu; Sự dạy

dỗ rằng đã quy định nhận thức đạo đức của anh ta.

Ví dụ về sự ảnh hưởng thứ hai trên nhận thức đạo đức, chúng ta có thể rút ra nhận

xét từ một “người có tinh thần thượng vỏ”, người đã được huấn luyện từ bé rằng

“không đúng” khi bắn một con chim đang đậu. Nếu anh ta làm như vậy, dù vô tình,

chắc chắn anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ và nhận thức mình đã hành động sai, mặc dù

khi bắn một con chim đang bay khoảng 20 mét ở trước nòng súng của anh ta sẽ

không có chút cảm giác tội lỗi nào. Lương tâm của anh ta được dạy dỗ cách không

tự nhiên và chính như vậy mà “những điều nghiêm cấm vẫn được duy trì trong

vòng những người lễ độ cũng như những người không lễ độ.

Mọi môn thể thao, và quả thật nhiều ngành nghề, có thể cung cấp rất nhiều ví dụ

nhận thức về đạo đức được dạy dỗ phải biết rằng những điều nào đó “không được

làm”. Cảm giác phạm tội và thất bại do làm điều cấm kỵ có thể khá sai lầm, và

trong nhiều trường hợp rất không cân đối với điều sai trái thật sự về đạo đức, nếu

quả thật có bất kỳcảm giác nào như vậy.

Về ví dụ về cách thứ ba; nhận thức đạo đức có thể được qui định, chúng ta có thể

rút ra được một cách mà trong đó sự truyền bá công khai ảnh hưởng đến những

người có ý thức nhạy cảm suốt chiến tranh thế giới sau cùng. Nhận thức cực đoan

về tội lỗi hoàn toàn có thể bị khuấy đọng nếu trang giấy bị thiêu huỷ (bởi sự truyền

bá đã nói rằng nó nên được tận dụng), hoặc nếu một hành trình bằng đường sắt

được thừa nhận (phải chăng sự truyền bá hét vào tai mọi người rằng “hành trình

của bạn thật sự cần thiết không?”).

Trong quốc xã Đức, dĩ nhiên, sự truyền bá như vũ khí làm hư hại đến nhận thức

đạo đức đã trở nên một nghệ thuật tạo hình. Ví dụ thù ghét người Do Thái dường

như là một bổn phận xác thực, và một đảng viên quốc xã tốt chắc chắn phải chịu

lương tâm cắn rứt nếu anh ta đã tử tế đối với người thuộc chủng tộc bị khinh miệt

ấy.

Những ví dụ này có thể quá đủ để chứng tỏ sự ngu dại khi gọi lương tâm là Đức

Chúa Trời. Rõ ràng nhận thức đạo đức vô giá này có thể được giáo dục đúng đắn

bởi sự truyền bá, miễn chúng ta có thể tin chắc điều chúng ta muốn nói là đúng

đắn. Nhưng để định nghĩa từ đó chúng ta cần phải tìm biết Đức Chúa Trời - vì nếu

không có Đức Chúa Trời không ai có quyền thúc đẩy ủng hộ những quan niệm về

“sự đúng đắn” của mình, ngoại trừ nhận thức đạo đức của riêng anh ta. Nếu không

có Đức Chúa Trời mà bởi Ngài “cái đúng” và “cái sai” có thể được khẳng định một

cách đáng tin cậy, thì những phán xét về đạo đức có thể không là gì khác hơn một

quan điểm, chịu ảnh hưởng bởi sự dạy dỗ, giáo dục và sự truyền bá.

Trong nước Anh này, hàng thế kỷ truyền thống Cơ Đốc đã ngấm vào đời sống của

người ta đến nỗi họ quên đi bằng cách nào nhận thức đạo đức của họ đã được qui

định bởi một Cơ Đốc giáo bị pha loãng, nhưng chân thật. Thái độ của họ đối với

đàn bà và con trẻ, đối với người yếu đuối và cô thế, hoặc đối với súc vật, chẳng

hạn gần như không “bẩm sinh” như chúng ta nghĩ là một sự chấn động đối với

nhiều người trong những lực lượng vũ trang của dân này, những lực lượng được

đặt ở nước ngoài suốt cuộc chiến cuối cùng, khi phát hiện nhận thức đạo đức nghèo

nàn và mù quáng thế nào trong chiều hướng này trong các nước không có truyền

thống Cơ Đốc, chắc chắn nhiều người quy điều này cho sự thật rằng các cư dân của

những nước này bất hạnh vì không phải là người Anh! Sẽ đúng hơn khi nói rằng họ

đã bất hạnh vì không có nhận thức đạo đức được khích lệ và phát triển bởi sự dạy

dỗ, giáo dục và sự truyền bá theo Cơ Đốc.

Nhiều nhà luân lý học, cả Cơ Đốc nhân và không phải Cơ Đốc nhân, đã cfhỉ ra sự

giảm sút trong nhận thức đạo đức của chúng ta qua những năm gần đây. Ít nhất có

thể tranh luận rằng sự giảm sút này hầu như hoàn toàn do người ta không còn toàn

tâm chú ý đến những lý tưởng Cơ Đốc như trước. Cơ Đốc giáo thật không bao giờ

có một đối thủ quan trọng nào trong sự giáo dục nhận thức đạo đức tồn tại trong

những người bình thường.

Tuy nhiên có nhiều người, thậm chí trong vòng những người tự xưng là Cơ Đốc, bị

khốn khổ bởi lương tâm trưởng thành không lành mạnh mà họ sai lầm khi cho đó

là tiếng của Đức Chúa Trời. Nhiều bà nội trợ buộc mình phải dốc hết sức để làm

hài lòng tiếng nói bên trong nào đó đang đòi hỏi sự hoàn hảo. Tiếng nói này có thể

là chính những yêu cầu của cô đặt ra hoặc là những dấu tích của sự giáo dục thời

thơ ấu, nhưng chắc chắn nó không thể là tiếng nói của Đấng Quyền năng đứng

đằng sau vũ trụ.

Mặt khác, một thương buôn tuổi trung niên, người từ lâu đã dạy lương tâm anh ta

phải biết phục tùng, có lẽ tự thuyết phục mình rằng anh ta là một người sống tốt.

Với vẽ tự hào thậm chí anh ta có thể thốt lên rằng mình không bao giờ làm gì trái

với lương tâm. Nhưng không thể nào tin rằng tiếng nói yếu ớt của sự mơ hồ mà

anh ta gọi lại là tiếng nói Đức Chúa Trời trong bất kỳ nghĩa thực nào.

Chắc chắn lương tâm hoặc quá trưởng thành hoặc được giáo dục sai lạc, hoặc suy

tàn đều không thể được xem như Đức Chúa Trời hay thậm chí là một phần của

Ngài. Vì nếu nó là Ngài, thì Đức Chúa trời có thể trở thành một bạo chúa đòi hỏi

quá cao đứng trước những người nhạy cảm, và là “tiếng nói bên trong” dễ chịu đối

với những người vô tình, tiếng nói này sẽ không bao giờ can thiệp vào niềm thoả

lòng của con người.

II. Ký ức về cha mẹ

Nhiều nhà tâm lý làm cho chúng ta tin rằng khuynh hướng của toàn bộ cuộc đời

con người phần lớn được xác định bởi thái độ của người đó trong những năm đầu

sống với cha mẹ. Nhiều người bình thường, những người có một thời thơ ấu hạnh

phúc, có lẽ chế nhạo điều này, nhưng tuy thế các bệnh viện và văn phòng tư vấn

của các nhà tâm lý luôn đông đúc những người có cuộc sống nội tâm bị sức ép đè

nặng trong thời thơ ấu bởi mối liên quan của họ với cha mẹ. Khá nhiều bình

thường, những người chẳng bao giờ nghĩ đến sợ quay sang bệnh học tâm thần, tuy

nhiên có một nổi sự khác thường về cơ quan quyền lực, hoặc về một cá nhân có

ảnh hưởng lớn thuộc một trong hai giới tính, điều này có thể dễ dàng được truy

nguyên từ sự chuyên chế của cha hoặc mẹ. Ngược lại có nhiều người phải chịu

lăng mạ bởi tên gọi “người bị loạn thần kinh”, nhưng tuy nhiên họ được thích nghi

cách không hoàn toàn với cuộc sống và nhận thức bên trong của họ về tính ưu việt

làm cho họ rất khó khăn để làm việc là sống trong cuộc đời. Cũng dễ dàng không

kém để truy nguyên trong lịch sử của họ một thời thơ ấu được nuông chiều quá

mức đến nỗi hư hỏng, trong đó tình yêu thương tự nhiên của đứa trẻ đó không bao

giờ được kiểm soát hoặc hướng dẫn phải quan tâm đến người khác. Đứa trẻ này

thật là “cha của thiên hạ”.

Nhưng phải làm gì với khái niệm không thích đáng về Đức Chúa Trời? Điều này

cho rằng khái niệm đầu tiên về Đức Chúa Trời hầu hết được xây dựng cách cố định

trên quan niệm của con trẻ về cha chúng. Nếu nó may mắn có một người cha tốt thì

điều này hoàn toàn tốt, dĩ nhiên nếu khái niệm về Đức Chúa Trời tăng trưởng với

những nhân cách còn lại. Nhưng nếu đứa trẻ đó e sợ (hoặc tồi tệ hơn, lo sợ và cảm

thấy tội lỗi bởi nó lo sợ) cha ruột của nó, thì có khả năng là Cha Thiên thượng sẽ là

một Đấng đáng sợ trong mắt chúng. Lại nữa, nếu nó may mắn, nó sẽ bỏ qua khái

niệm này, và quả thật nó sẽ phân biệt giữa ý niệm “đáng sợ” ban đầu và khái niệm

trưởng thành sau này của nó. Nhưng nhiều người không thể bỏ qua cảm giác tội lỗi

và sợ hãi, và trong những năm trưởng thành vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác ấy, mặc

dù thực sự không có gì dính dáng với mối tương quan thật của họ với Đức Chúa

Trời hằng sống. Điều này không có gì khác hơn là tiềm thức về cha mẹ. Nhiều thầy

tế lễ và các giáo sĩ Cơ Đốc có một số hiểu biết về tâm lý học chắc hẳn sẽ gặp một

người có nỗi sợ hãi bất thường đối với Đức Chúa Trời, và có thể nhận ra ý nghĩa

của sự sợ hãi về tâm lý học hơn là theo tôn giáo. Một vài người trong số họ chắc sẽ

vui mừng vì nhận thấy đức tin tôn giáo phát triển trong niềm vui và sự tin tưởng,

khi sự không hoà hợp về tâm lý đã được phân tích và giải quyết. Mô tả tiến trình

đó nằm ngoài phạm vi của sách này, nhưng đáng phải theo dõi vì lợi ích của những

người phải chịu đựng nỗi sợ hãi của, hoặc cảm giác quá kinh sợ từ, ý niệm về Đức

Chúa Trời cho rằng cội rễ của những khó khăn của họ thật không phải là “tội lỗi”

hoặc “sự bất trị” của họ nhưng là điều họ cảm nhận về cha mẹ họ khi họ còn thơ

bé.

Mặt dù rất không thoả đáng nhưng thật thú vị khi chú ý ở đây rằng thành công của

một loại Cơ Đốc giáo nào đó hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào cảm giác tội lỗi

này. Vì “Phúc Âm” sẽ được tiếp nhận chỉ bởi những người mà trong họ cảm giác

tội lỗi có thể dễ dàng bị đánh thức hoặc khích động. Thật vậy, các nhà truyền giáo

loại Cơ Đốc giáo này (trái với thí dụ của chính Chúa Cứu Thế) sẽ nỗ lực để thuyết

phục và khích lệ “sự lên án tội lỗi” trong lòng những thính giả của họ. Những kết

quả của sự nỗ lực này thường không lớn, các nhà truyền giáo qui cho sự việc này là

do sự cứng lòng của các thính giả. Thực sự do bởi phản ứng lành mạnh chống lại

sự tiêm nhiễm tội lỗi không tự nhiên luôn ám ảnh tất cả nhưng chỉ những người mà

thời thơ ấu bất hạnh của họ đã khiến họ sẵn sàng tiếp nhận hình thức công kích

thuộc linh này.

Dĩ nhiên điều này không phủ nhận sự thật về tội lỗi loài người hay phủ nhận tính

cần thiết của sự tha thứ bởi Chúa. Có một “sự lên án tội lỗi” thật nó rất khác trong

phẩm chất với cái được sinh ra bởi sự truyền bá Phúc Âm áp lực cao. Những vấn

đề này sẽ được quan tâm hồn trong một chương sau. Điều mà chúng ta cần quan

tâm ở đây là việc thiết lập một khái niệm về Đức Chúa Trời một khái niệm dựa vào

mối tương quan sợ hãi trong thời thơ ấu, không phải là nền móng thoả đáng cho

một Cơ Đốc giáo trưởng thành. Kính sợ Đức Chúa Trời là đặc điểm của thế hệ

trước, sự kính sợ này là kết quả của sự sợ hãi cha mẹ, và không khó để khơi gợi

nhận thức về tội lỗi hoặc sự sợ hãi địa ngục trong những người thời thơ ấu bị

nhuộm đầy những ký ức về tội lỗi, tủi hổ và nỗi sợ sự trừng phạt.

Cũng in đậm nét trong tâm trí một số nhà tâm lý không phải người Cơ Đốc sự

chuyển tiếp giữa hình ảnh người cha trong thời thơ ấu và khái niệm sau đó về Đức

Chúa Trời, họ sẽ đi đến chỗ nói rằng mọi tôn giáo đều có xu hướng thoái lui, đó là

nỗ lực để trở về tình trạng phụ thuộc của thời thơ ấu bằng cách bám chặt vào ý

niệm về cha hoặc mẹ. Người ta khó có thể phủ nhận rằng điều này đúng trong một

vài trường hợp, nhưng nó rõ ràng là ý nghĩ vô lý trong trường hợp của một số nhân

vật vĩ đại nhất và chín chắn nhất mà thế giới này nhận thấy họ là những người giữ

niềm tin kiên định nơi chính Đức Chúa Trời. Hơn nữa nó là kinh nghiệm của các

Cơ Đốc nhân, những người từng được chưa trị bằng phân tâm học mặc dầu tiến

trình này đưa ra khỏi đức tin của họ điều gì đó như trẻ con và thậm chí uỷ mị đa

cảm, tuy nhiên ở đó vẫn giữ một phần cốt lõi vững chắc của sự tin quyết và đức tin

trưởng thành hoàn toàn thoả đáng.

Nhưng chắc chắn, nó có thể bị phản đối, chính Chúa Cứu Thế đã dạy chúng ta phải

xem Đức Chúa Trời là Cha. Chúng ta phải từ bỏ sự tương tự của chính Ngài

không? Dĩ nhiên không, miễn là chúng ta nhớ rằng đó là sự tương tự. Khi Cứu

Chúa dạy dỗ các môn đồ hãy xem Đức Chúa Trời như Cha Thiên Thượng Ngài

không có ý nói rằng ý niệm của họ về Đức Chúa Trời nhất thiết phải dựa vào

những ý niệm của họ về cha của mình. Cho dù chúng ta biết có thể rất nhiều người

trong số những người nghe Ngài dạy dỗ có những người cha không xứng đáng, bạo

ngược, ngu dại, tự phụ, vô trách nhiệm hoặc hay nuông chiều. Đây là mối liên hệ

mà Cứu Chúa đang nhấn mạnh. Tình yêu thương và sự quan tâm dành cho con cái

ở người cha tốt trong thế gian mô tả cho con người một mối tương quan mà họ có

thể hiểu được, thậm chí khi chính họ không còn cha! Cũng chính mối tương giao

mà Cứu Chúa đang nói đến có thể được con người tin tưởng dựa vào trong mối

quan hệ của họ với Đức Chúa Trời.

Có những Cơ Đốc nhân dường như không hiểu điều này cách đúng đắn. Bởi Chúa

Cứu Thế phán rằng loài người phái trở nên “như con trẻ” (tức loại bỏ tất cả sự xấu

hổ, sự thoả hiệp và tính hoài nghi của tuổi trưởng thành) trước khi họ có thể đặt

chân vào Nước Thiên Đàng với tính giản dị và sự chân thành một số người từng

cho rằng Ngài đánh giá cao tính non trẻ của con người. Thật buồn cười khi cho

rằng Đức Chúa Trời có thể mong ước những người đã trưởng thành cứ mãi đi

chậm chạp trong tình trạng thuộc linh con trẻ để giữ cho mối tương quan cha con

tình cảm hơn. Quả thật, kinh nghiệm cho thấy rằng chính người Cơ Đốc trưởng

thành là những người có thể bắt đầu nhận thấy rất ít về “độ lớn” của Chúa mình.

Trước đây anh ta có thể nghĩ rằng sự so sánh mối quan hệ giữa một em bé đi chập

chững và ngưới cha trưởng thành của nó với mối quan hệ của chính anh ta với Đức

Chúa Trời quả là sự phóng đại của hố sâu ngăn cách, ít nhất trong sự hiểu biết.

Nhưng trong sự trưởng thành càng hơn của mình anh ta có thể nhận thấy Cứu

Chúa, trong tấm lòng nhơn từ của Ngài, chắc chắn không phóng đại sự khác biệt

đáng kinh sợ giữa con người và Đức Chúa Trời.

Có một Đức Chúa Trời, Đấng lớn hơn chúng ta lớn hơn rất nhiều so với chúng ta là

người lớn hơn một đứa trẻ con đang bò lê trên tấm thảm trước lò sưởi, không phải

là giữ khái niệm như đứa trẻ về Đức Chúa Trời, nhưng đúng hơn là ngược lại. Chỉ

khi chúng ta giới hạn những sự khuấy đọng của tâm trí sau Đấng Tạo ra nó bằng

cách áp đặt trên nó những ý nghĩ dễ bị quên lãng về cha mẹ phần xác của chúng ta,

rằng chúng ta dần trở nên chán nản trong thuộc linh và tự hỏi tại sao đối với chúng

ta những nguồn mạch của sự thờ phượng và tình yêu không tuôn chảy. Chúng ta

phải để lại đằng sao “ký ức về cha mẹ” nếu chúng ta muốn thấy được một Đức

Chúa Trời “đủ lớn”.

III. Một ông lão đáng kính.

Chuyện kể lại rằng một số trẻ em ở tuổi trường Chúa Nhật một lần được bảo phải

viết ra suy nghĩ của chúng về Đức Chúa Trời. Ngoại trừ một số ít còn lại tất cả

những bài làm đều bắt đầu như sau: “Đức Chúa Trời là một ông lão rất già sống ở

Thiên Đàng…” Dù câu chuyện này có thật hay không, nhưng chắc chắn có một

điều rằng trong nhiều tâm trí của trẻ thơ. Đức Chúa Trời là một “ông già”. Dĩ nhiên

điều này một phần do những người bề trên của chúng luôn luôn là những người

“già” đối với chúng và Đức Chúa Trời vì vậy mà phải “già” hơn tất cả. Hơn nữa,

một đứa trẻ thường được dạy rằng nó sẽ làm được điều này hoặc sẽ hiểu được điều

kia “khi nó lơn hơn”, như thế rất tự nhiên mà Nguồn của mọi sức mạnh và sự khôn

ngoan quả thật đối với nó dường như rất già. Thêm nữa, tâm trí của nó có thể được

làm đầy bằng những câu chuyện về những việc làm của Đức Chúa Trời đã xảy ra

“lâu rồi”. Kết quả là đứa trẻ này có thể cảm thấy và thậm chí hình dung Đức Chúa

Trời như một người nào đó rất già.

Có thể nói rằng không có điều hại đặc biệt nào trong vấn đề này. Vì một đứa trẻ

phải biến đổi chính nó để phù hợp với thế giới của người lớn, ở đó có thể không có

gì sai trong khái niệm của nó về một Đức Chúa Trời “cao tuổi”. Tuy vậy vẫn có

một mối nguy hiểm đó là đứa trẻ sẽ hình dung Đức Chúa Trời này không chỉ như

một “ông lão”, mà còn là người „cố hư, lỗi thời”, và thật vậy nó có thể bị ấn tượng

với những việc làm của Đức Chúa Trời trong “thời xa xưa” mà nó có thể không

hiểu được quan điểm cho rằng Đức Chúa Trời đang vận hành với một năng lực

không hề suy yếu trong hiện tại và đang dẫn dắt đến một tương lai đầy hi vọng.

Nhưng thậm chí nếu công nhận rằng hình dung Đức Chúa Trời như “ông lão” sẽ

không hại gì cho đứa trẻ thì sự bền bỉ của quan niệm trong thời thơ ấu dưới bề mặt

của tâm trí có thể khiến cho nó rất khó khăn để tăng trưởng và hiểu quan niệm thoả

đáng về Đức Chúa Trời trong những năm sau đó. Để thử khái niệm “lỗi thời” này

có đang còn trong những người trẻ tuổi trong hiện đại hay không, thuộc thử

nghiệm tâm lý đơn giản gần đây được áp dụng đối với một nhóm thanh niên gồm

nhiều thành phần. Họ được hỏi và phải trả lời ngay mà không có suy nghĩ, một câu

hỏi “Theo bạn Đức Chúa Trời có hiểu ra-đa không?” Gần như tất cả đều đáp

“không” và dĩ nhiên kèm theo một trận cười, vì với một tâm trí có ý thức đã nhận

ra sự vô lý của câu trả lời này. Nhưng, cũng đơn giản như cuộc thử nghiệm, nó đủ

để chứng tỏ rằng ở đàng sau tâm trí họ, những thanh niên này vẫn giữ quan điểm

cho rằng Đức Chúa Trời không thoả đáng cho thời hiện đại. Cuộc thảo luận sau đó

chỉ cho thấy trong khi “họ thật sự không nghĩ nhiều về điều này” họ đã tự do công

nhận rằng quan điểm về Đức Chúa Trời, được hấp thụ một vài năm trước, tồn tại

trong một ngăn tách biệt khỏi kinh nghiệm, kiến thức và quan điểm hiện đại của

họ. Như thế, họ đang tôn kính ký ức về một ông lão đáng kính, Đấng rất có quyền

năng trong thời của Ngài, nhưng bị cho là không thể tiến kịp sự phát triển thời hiện

đại.

Ngày nay có thể có nhiều người với một “vết rạn” tương tự trong những khái niệm

thuộc trí thức của họ. “Ông lão đáng kinh” được đối đãi với lòng tôn sùng và kính

trọng - hãy xem Ngài đã phù hộ thế nào cho các tổ phụ chúng ta - nhưng Ngài khó

có thể được trông đợi để đương đầu với những sự phức tạp và những vấn đề của

cuộc sống ngày nay! Nếu sự vô lý của “vết rạn” này làm chúng ta bật cười, thì tốt

hơn nhiều.

Có nhiều người trong các Hội Thánh của chúng ta và nhiều lời giảng dạy mang

tính tôn giáo nói chung có xu hướng khích lệ khái niệm “lỗi thời”, Kinh Thánh

được đọc bằng ngôn ngữ đẹp nhưng cổ xưa, đó là một luật. Những giờ thờ phượng

của chúng ta thường được dẫn dắt hoàn toàn trong một thứ ngôn ngữ mà không ai

sử dụng ngày nay. Chúng ta xưng hô Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện của

mình bằng ngôi thứ 2 số ít rất cổ xưa - và chính những lời cầu nguyện này thường

tạo ra một cảm giác phải trình bày nó với một hình thức mà để Ông Lão đáng kính

ấy vừa có thể hiểu được vừa có thể chấp nhận được. Những bài thánh ca của chúng

ta, với một số ngoại lệ đáng chú ý, thường diễn tả một người thuộc triều đại

Victoria và rất hiếm khi là một quan điểm “đủ lớn” về Đức Chúa Trời. Để đánh giá

đúng giá trị thật của những bài thánh ca này chúng phải được đọc lớn tiếng với

giọng lạnh lùng và khác biệt với giọng điệu được ưa thích. Trong lễ báp-tem, hôn

lễ và lễ tang, chúng ta luôn sử dụng thứ ngôn ngữ mà người bình thường khó có

thể hiểu được, nhưng ngôn ngữ mà họ cảm thấy mơ hồ này rất cổ xưa và không có

liên hệ gì với cuộc sống thật của họ. Họ tôn kính Ông Lão đáng kính ấy và những

đặc điểm lạ thường của Ngài, nhưng họ không cảm thấy muốn thờ phượng Ngài

như một Đức Chúa Trời hằng sống.

Các bài giảng và những bài thuyết trình hết lần này đến lần khác bị nhồi nhét với

biệt ngữ mang tính tôn giáo và những từ thuật ngữ chuyên môn mà không được

nhận sự đồng cảm nào từ những người thời nay. Chắc chắn niềm vui của một nhà

truyền giáo là biết được rằng ông không chỉ đang hầu việc chính Đức Chúa Trời

như những vị thánh trong quá khứ, mà còn đang sử dụng những cụm từ đã đi vào

truyền thông lâu đời nhưng có nhiều ý nghĩa đối với họ. Nhưng đối với các thính

giả hiện đại của mình (nếu họ có thể trong phạm vi nghe được!), nhà truyền giáo

ấy chỉ có thể cảm thấy yêu thương thời quá khứ. Những lời của ông có thể có nét

đẹp và chân giá trị, nhưng nó là nét đẹp và chân giá trị của quá khứ, và sứ điệp của

ông thường tỏ ra không hoàn toàn thích hợp cho những vấn đề của hôm nay.

Nơi nào con người chịu “tác động” bởi sự nuôi dạy theo Cơ Đốc thì sự thờ phượng

của một Hội Thánh bình thường ở đó có thể làm hài lòng đối với phạm vi nào đó.

Qua thời gian rèn luyện lâu dài, rất có thể họ đang “thể hiện ra” như họ cứ tiếp tục.

Nhưng đối với lớp trẻ ngày nay, được nuôi dạy mà không có nền tảng như vậy, sự

thờ phượng Cơ Đốc theo tập quán dường như lỗi thời mà mang tính phản động, và

những quan niệm về Đức Chúa Trời đượ ckhơi gợi trong tâm trí họ sẽ thuộc kiểu

Ông Lão đáng kính. Nhu cầu cấp bách, dù không rõ ràng của họ không dành cho

Đức Chúa Trời của dân Do Thái cổ xưa, cũng không dành cho Đức Chúa Trời của

nước Anh thời đại Victoria, nhưng Đức Chúa Trời của thời đại nguyên tử - Đức

Chúa Trời của năng lực sự khôn ngoan và tình yêu thương ngày nay.

Người tài giỏi thường phê phán nghiêm khắc giới trẻ ngày nay “không có ý thức về

lịch sử”. Nhưng chắc chắn điều đó không làm người ta kinh ngạc. Những thay đổi

trong cuộc sống hiện đại quá lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi giới trẻ ngày nay

không thể nhận thấy gì ngoài mối liên hệ mong manh nhất giữa điều có vẻ đơn

giản với họ và cuộc sống bình ổn của một thế hệ đã qua và cuộc sống chuyển động

quá nhanh quá phức tạp của thế giới ngày nay. Nhận thức về lịch sử thường là kết

quả của sự trưởng thành, và trong khi một Cơ Đốc nhân có kinh nghiệp có thể vui

mừng nghĩ rằng mình đang thờ phượng chính Đức Chúa Trời mà Áp-ra-ham,

Môi-se, Đa-vít và các thánh của Hội Thánh Cơ Đốc đã thờ phượng, thì giới trẻ

ngày nay, thậm chí họ biết Áp-ra-ham Môi-se, Đa-vít là ai, sẽ rất thản nhiên trước

mối liên hệ mang tính lịch sử này. Nhu cầu của họ là dành cho một Đức Chúa Trời

thoả đáng của thời đại ngày nay; nhận thức lịch sử có thể sẽ đến sau đó.

Sẽ rất cần thiết, như chúng ta thấy trong một chương sau, để nhìn lại lịch sử nhân

loại về những sự kiện có thật làm nền tảng cho cái nhìn của Cơ Đốc nhân về Đức

Chúa Trời. Nhưng cũng cần thiết như vậy để trở lại thế giới hiện đại, khi đã được

trang bị với những sự kiện lịch sử thiết yếu. Tuy nhiên không có hình ảnh nào huy

hoàng và đáng nhớ trong lịch sử có thể làm thoả mãn những tấm lòng đang tìm

kiếm một Đức Chúa Trời hằng sống đương thời.

IV. Nhu mì và hiền lành

Rất đáng tiếc là từ “con trẻ” chỉ có một vài từ có vần với nó để thích hợp cho việc

sáng tác thánh ca. Nhưng đối với sự ít ỏi của ngôn từ này chúng ta cũng có được

hai câu thơ mà hàng trăm ngàn người chắc chắn đã được học trong thời thơ ấu của

họ.

Chúa Giê-xu hiền lành nhu mì

Ngài dịu dàng nhìn xem con trẻ

Nhưng có lẽ không phải do những qui tắc của sự đặt câu mà tác giả dùng từ “hiền

lành” để nói đến Chúa Cứu Thế Giê-xu, vì ở đâu đó trong một bài thánh ca cho trẻ

em bắt đầu như sau:

Trẻ thơ trong nhà Chúa phải luôn

hiền lành vâng lời và tử tế như Ngài

Tại sao lại “hiền lành”. Trong số tất cả những tính từ có thể được dùng chỉ Cứu

Chúa, từ này có vẻ là một trong những từ ít thích hợp nhất. Khi được áp dụng chỉ

một người nào đó thì từ này gợi lên điều gì trong tâm trí chúng ta? Chắc chắn là

một hình ảnh của người nào đó quá hiền lành chẳng dám mở miệng, người nào đó

không thích dính dáng đến chuyện gì để khỏi gây chuyện và tránh phiền phức bất

cứ nơi nào có thể, một người có khí chất trầm lặng hầu như xa lạ với những cảm

xúc của một bản chất đầy nhiệt huyết, một người hơi tầm thường, vừa tẻ nhạt vừa

không hứa hẹn gì.

Từ “hiền lành” này rõ ràng được sự dùng có cân nhấc để mô tả một người không

do dự để thách thức và chỉ ra những hành động đạo đức giả của những người mộ

đạo trong thời của Ngài. Ngài đã bước đi vô hại qua một đám đông sát hại, một

người không hề tầm thường, Ngài được đánh giá bởi những nhà chức trách như

một mối nguy hiểm chung, một người có thể bị xúc động đến giận dữ bởi sự bốc

lột trơ tráo hoặc bởi tính ngưỡng tự mãn; một người can đảm mà Ngài quyết tâm

bước đến nơi mà Ngài biết rõ nơi đó có nghĩa là sự chết, mặc dù đứng trước những

âm mưu của những bạn bè có thiện chí! Hiền lành! Quả một từ dùng để chỉ tính

cách mà sự thách thức của nó và tính hấp dẫn lạ lùng của nó suốt 19 thế kỷ không

suy kiệt chút nào. Chúa Cứu Thế Giê-xu có thể được gọi là “nhu mì”, trong nghĩa

chỉ sự khiêm nhường và quên mình và hoàn toàn tận hiến cho điều mà Ngài xem là

đúng, dù bản thân phải trả bất cứ giá nào, nhưng “hiền lành” thì chẳng bao giờ!

Tuy nhiên chính sự kết hợp của “nhu mì và hiền lành” này đã được, thậm chí đang

được áp dụng rất thường để chỉ về Ngài. Chúng ta khó có thể bị bất ngờ nếu con

trẻ sớm cảm thấy ngay rằng chúng đã bỏ qua “Đấng chăn Chiên hiền lành” và tìm

kiếm những vị anh hùng cho chúng ở những nơi khác.

Nhưng nếu ấn tượng về một Chúa Giê-xu nhu nhược và đa cảm được tạo ra (giả

sử, tất cả thường bởi những bài thánh ca ngọt ngào và những hình ảnh mang tính

tôn giáo xinh đẹp), sự tổn hại của nó không qua đi khi giới thanh niên chối bỏ khái

niệm ngốc nghếch và như trẻ con này. Có thể ở đó sẽ lưu giữ trong tâm trí họ ý

tưởng rằng Đấng Christ và Cơ Đốc giáo là sự nhu nhược và đa cảm mà không có

ích gì cho thế giới bình thường này. Vì chắc chắn rằng “thần không thoả đáng” đặc

biệt này, thần hiền lành, nhu nhược và đa cảm, vẫn tồn tại trong tâm trí nhiều

người đã trưởng thành. Thật vậy chính từ “Giê-xu” gọi lên cho nhiều người sự

nhân hậu ngọt ngào nào đó (điều này một cách vô tình có thể dễ dàng được đặt

trong vị trí thích hợp của nó bởi sự hiểu biết các sách Phúc Âm ở những người lớn

có đầu óc hiểu biết). Sự hấp dẫn của đặc điểm ngọt ngào đáng chán này, hoặc của

những người mà những phương cách của họ được tìm thấy trong khái niệm như

vậy, được những người bình thường đánh giá đúng đắn “một cách không ngay

thẳng”. Nhưng thật ra không có mối liên hệ nào giữa cái được gọi là phương pháp

“creeping -Jesus” về cuộc đời và bản tánh của một Cứu Chúa thật. Nét đẹp, tình

yêu thương và lòng nhân từ thật của bản tánh Đấng Christ dĩ nhiên không bị phủ

nhận hoặc đánh giá thấp, nhưng khi một đặc tính bị chế diễu do làm tổn hại đến

những đặc tính khác chúng ta gây ra sự bóp méo cách lố bịch có thể hấp dẫn loại

người uỷ mị bệnh hoạn.

Mối nguy hiểm của khái niệm về nhu mì và hiền lành tăng gấp hai lần. Thứ nhất, vì

Cơ Đốc nhân tin rằng bản tánh của Đấng Christ là sự thể hiện chính xác trong

không gian và thời gian bản tánh của Thượng Đế vĩnh hằng, rất thích đáng để đưa

đến khái niệm về Đức Chúa Trời, một khái niệm mơ hồ uỷ mị. Chúng ta sẽ nói

nhiều hơn điều này ở một chương sau và ở đây chúng ta chỉ đưa ra sự bất khả năng

của cảm giác ở một người đã trưởng thành bị thúc ép thờ phượng một thần mà sự

trang bị về cảm xúc của thần này ít được phát triển hơn chính người đó. Mối nguy

hại thứ hai đó là từ đó rất hiển nhiên Cơ Đốc nhân sẽ cho rằng Đức Chúa Trời là

tình yêu thương, một trong những tất cả đức tính đẹp đẽ và đánh kính nhất này bị

giảm giá trị.

Dường như khái niệm “nhu mì và hiền lành” của Thượng Đế có thể được nhận

thấy bản chất cách dễ dàng, nhất là trong những người có thời thời thơ ấu được tô

vẽ đầy màu sắc đến thái độ uỷ mị đối với “Đức Chúa Giê-xu”, tuy nhiên kinh

nghiệm cho thầy rằng khái niệm này đang vận hành dưới mức độ ý thức của nhiều

Cơ Đốc nhân. Những người này thấy những hành vi, thậm chí những tư tưởng của

họ, bị kiềm chế bởi lý cớ lệch lạc về “tình yêu thương”. Họ không thể sử dụng

những khả năng phê bình của họ cũng không thể nói một chân lý rõ ràng cũng

không gặp gỡ các bạn của họ “cách tự nhiên” vì họ sợ hãi họ phạm tội nghịch cùng

Chúa “nhu mì và hiền lành” này. Đối với người không phải Cơ Đốc nhân tỏ ra

không thật hoặc thậm chí như những người đạo đức giả, trong khi “tình yêu

thương” mà họ cố gắng bày tỏ đối với người khác thường là sự bắt chước đáng

khinh của một điều có thật. Vì, giống những người đa cảm, Chúa nhu mì và hiền

lành này thực ra độc ác, và những người mà cuộc sống của họ chịu sự kiểm soát

của Chúa này từ những năm đầu của thời thơ ấu, đã không bao giờ được phép phát

triển cái tôi thật của họ. Bị thúc ép phải tỏ lòng yêu thương nên họ không bao giờ

tự do để yêu thương.

Có một nhánh khác của sự thờ phượng thần giả này, thần mà chắc chắn được đề

cập. Đâu là lý tưởng Cơ Đốc uỷ mị về “sự thánh thiện”. Chúng ta nghe, hoặc đọc,

về một người nào đó được cho là một người thực sự thánh thiện anh ta không bao

giờ nhìn thấy bất kỳ sự gì gây tổn hại trong bất cứ ai và không bao giờ nói một lời

nghịch cùng bất cứ ai trong suốt cuộc đời. Nếu đây thực sự là sự thánh thiện theo

Cơ Đốc thì Chúa Cứu Thế Giê-xu không phải là thánh. Quả thật Ngài đã dạy loài

người không nên xét đoán lẫn nhau, nhưng Ngài không bao giờ có ý rằng họ phải

nhắm mắt với sư xấu hoặc làm ra vẻ mọi người đều vô tội. Chính Ngài không

nhượng bộ những ảo mộng màu hồng của bản chất loài người: Ngài “biết điều gì

trong con người” như Giăng nói cách ngắn gọn: chúng ta cũng không thể hình

dung Ngài hoặc dùng hoặc bào chữa cho sự sử dụng cố định của những từ về “sự

yêu thương”. Đối với Ngài, nói về chân lý rõ ràng đối với Ngài quan trọng hơn làm

cho cử toạ của Ngài dễ chịu: mặc dù cũng rõ ràng tình yêu chân thật của Ngài dành

cho loài người tạo cho Ngài sự khéo léo, khôn ngoan và sự thông cảm. Ngài là

Tình yêu thương trong hành động, nhưng Ngài không nhu mì và hiền lành.

V. Sự hoàn hảo tuyệt đối

Trong số những thần giả có thễ không có mối phiền lòng nào trong thế giới thần

linh lớn hơn “một vị thần một trăm phần trăm”. Vì thần này có vẻ tin cậy được. Có

thể dễ dàng lý luận rằng vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn vẹn, và vì Ngài yêu cầu sự

trung tín hoàn toàn trong những vật thọ tạo của Ngài, thì cách tốt nhất của sự hầu

việc, sự làm vui lòng và sự thờ phượng Ngài phải được thiết lập trên những tiêu

chuẩn 100% tuyệt đối và đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta vâng theo chúng. Trên

hết Chúa Cứu Thế phán:

“Các ngươi phải trọn vẹn”

Tiêu chuẩn 100% này là mối đe doạ thật sự đối với Cơ Đốc nhân thuộc nhiều

nhóm tự tưởng khác nhau, và đã dẫn dắt một số đông những người có lương tâm

nhạy cảm đối với điều rất thường được gọi “sự suy sụp và thần kinh”. Và nó lấy đi

niềm vui và tính tự phát khỏi đời sống Cơ Đốc của nhiều người mơ hồ nhận ra rằng

điều có nghĩa là cuộc sống “tự do hoàn toàn” đã trở nên một sự nô lệ tù túng.

Có thể chỉ những người có những nền móng hoặc khí chất vững chắc tìm thấy

được trong “một chúa 100% ấy” một sự chuyên chế kinh khủng. Một người hướng

ngoại trẻ tuổi và có sức mạnh về thể chất có thể nói liếng thoáng về “sự trong sạch,

trung thực. sự yêu thương và không ích kỷ 100%”. Nhưng dù anh ta là gì đi nữa,

anh ta cũng không có khái niệm mờ mịt nhất về “ý nghĩa 100%” là gì. Anh ta

không có sự trang bị về tri thức cũng không có sự trí tưởng tượng để có thể hiểu

thấu sự trọn vẹn thật sự là gì. Anh ta không phải loại người để phân tích những

động lực của chính mình, hoặc xây dựng một lương tâm giả tạo để giám sát những

hành vi của chính mình, hoặc bị đối diện với hình ảnh tinh thần đáng sợ về ý nghĩa

của sự toàn vẹn 100% là gì trong mối quan hệ đến đời sống và sự nỗ lực của chính

mình. Điều mà anh ta nói bởi “sự trong sáng, chân thật. 100% chỉ là sự trong sáng

và chân thật như anh ta thật lòng biết là thế nào. Và đó là một vấn đề rất khác.

Nhưng một người có ý thức, nhạy cảm, có óc tưởng tượng phong phú, người hơi

thiếu tự tin và bị thiên về sự tự xét nội tâm, sẽ nhận thấy sự toàn vẹn 100 % là điều

thật sự kinh khủng. Anh ta càng nghĩ về nó theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời,

anh ta sẽ càng cảm thấy tội lỗi và khổ sở, và anh ta không thể nào nhìn thấy gì

ngoài sự bế tắc của mình. Nếu anh ta giảm bớt 100% đó thì anh ta đang phản bội

lại ảo tưởng thuộc linh của chính mình, và chính Đức Chúa Trời, Đấng có thể giúp

anh ta sẽ là tác giả (như anh ta tưởng) của những mạng lệnh kinh khủng ấy! Không

lấy làm lạ tại sao anh ta thường “suy sụp”. Bi kịch thường là “chúa 100%” này

được đưa vào cuộc đời của những người nhạy cảm bởi những người không nhạy

cảm khi được so sánh, những người không nhạy cảm này không thể hình dung

cách chính xác sự tổn hại mà họ đang làm.

Cách này tiết lộ điều gì? Những lời của Chúa Cứu Thế “Hãy học theo ta” cung cấp

một manh mối tốt nhất. Một số Cơ Đốc nhân nhiệt thành trong thời hiện đại của

chúng ta thuộc loại thành thật này có xu hướng xem Cơ Đốc giáo như một môn

trình diễn. Nhưng cũng như nguyên thuỷ nó vẫn là cách sống, và không có nghĩa

một màn trình diễn được thực hiện cho lợi ích của thế giới xung quanh. “Học theo”

ám chỉ tăng trưởng, chỉ sự sai phạm và sự sửa chữa lỗi lầm, chỉ một tiến trình đi

lên đều đặn hướng đến một lý tưởng, “sự toàn vẹn” đối với điều mà Đấng Christ

đòi hỏi con người phải tiến lên là lý tưởng này. Một Cơ Đốc nhân năng nổ thời

hiện đại thuộc những nhóm nào đó thích lợi dụng sự toàn vẹn 100% như một tập

hợp những luật lệ phải được tuân phục ngay tức khắc, thay vì như một lý tưởng nổi

bật phải được theo đuổi một cách thành tâm. Con đường tắt của anh ta thực tế làm

cho những người không có trí tưởng tượng thoả lòng trước khi anh ta phải là người

có trí tưởng tượng và đưa những người ấy đến chỗ thất vọng. Sự xuyên tạc chân lý

Cơ Đốc như vậy không thể bắt nguồn từ Đấng đã từng nói rằng “ách ta êm ái” và

“gánh ta nhẹ nhàng” cũng không thể từ Phai-lô môn đồ Ngài, người đã tuyên bố

sau nhiều năm trải nghiệm rằng ông “tạo một dấu ấn như thể ông đã không đạt

được và đã không toàn vẹn”.

Nhưng thậm chí đối với những người không bối rối bởi Cơ Đốc giáo “100%” thì

sự tưởng tượng về sự toàn vẹn giống như vậy có thể đang giả dạng là Đức Chúa

Trời trong tâm trí họ. Bởi chính sự tưởng tượng mà nó sinh ra sự tê liệt và cảm

gíac bất mãn. Lý tưởng thật, như chúng ta sẽ nhận thấy sau, khích động, khích lệ

và sinh ra sự tương tự với chính nó.

Nếu chúng ta tin vào Đức Chúa Trời, tự nhiên chúng ta phải tin rằng Ngài là Đấng

Toàn vẹn. Nhưng chắc không nghĩ, nếu nói theo cách thông thường, rằng Ngài vì

vậy mà không thể quan tâm đến bất cứ điều gì ít toàn vẹn hơn (Nếu quả thật vậy thì

nhân loại này sẽ rơi vào tình trạng thật tồi tệ).

Cơ Đốc nhân có thể nói thành thật rằng chính “mong muốn” của Đức Chúa Trời dễ

chi phối tình yêu thương và lòng trung tín hết lòng của con cái Ngài, nhưng để

hình dung rằng Ngài sẽ không có quan hệ nào với họ cho đến khi họ được sửa soạn

dành cho Ngài sự tận hiến hoàn toàn chỉ là sự phát lộ khác của “chúa 100%” đó.

Cuối cùng thì người nào, ngoài những người rất tự mãn và toại nguyện, ai sẽ khẳng

định rằng mình hoàn toàn “chịu chi phối” hoặc “cải đạo” bởi tình yêu thương? Và

ai sẽ phủ nhận mối quan tâm của người cha dành cho đứa con trai hoang đàng khi

chỉ số thuộc linh của anh ta thật sự chỉ ở mức thấp nhất?

Đức Chúa Trời quả là Đấng Toàn vẹn, nhưng Ngài không là người cầu toàn, và

100% không phải Đức Chúa Trời.

VI. Chỗ dựa nương trên trời

Những người phê bình Cơ Đốc giáo thường tranh cãi rằng đức tin tôn giáo là một

dạng của “sự chạy trốn thực tại “về mặt tâm lý. Họ nói rằng người nào tìm kiếm

những vấn đề và những yêu cầu của đời sống trưởng thành quá nhiều đối với anh ta

sẽ nỗ lực nhìn lại sự dễ chịu và lệ thuộc của thời thơ ấu bằng cách vẽ ra cho mình

một hình ảnh người cha hoặc người mẹ đầy tình yêu thương, người mà anh ta gọi

là Đức Chúa Trời. Phải công nhận rằng có rất nhiều đạn dược sẵn cho cuộc tấn

công như vậy, và câu đầu tiên của một bài thánh ca rất nổi tiếng và rất được yêu

thích cho chúng ta là một ví dụ rõ ràng.

Giê-xu Đấng hằng yêu thương tôi

Tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài

Lúc sóng bủa ầm bên chân tôi

Trong khi bão tố đang vang dội

Xin che tôi, xin giấu kín luôn

Cho qua cơn mưa, ác gió ôn

Thẳng đến bến bình yên thiên môn

Mong ơn Chúa tiếp rước linh hồn

Nếu những từ này được hiểu theo giá trị bên ngoài của chúng thì đây là sự chạy

trốn thực tại, sự ao ước có ý thức để được che giữ an bình cho đến khi cơn bão tố

và sức ép của cuộc sống trôi qua, và không có lời thanh minh nào từ những người

yêu thích bài thánh ca này có thể thay đổi ý nghĩa rõ ràng của nó. Người ta khó có

thể phủ nhận rằng nếu đây là Cơ Đốc giáo thật thì lời buộc tội về sự “trốn tránh

thực tại”, về sự non nớt dễ xúc động và sự thoái hư như con trẻ, phải được thẳng

thắng thừa nhận là đúng. Nhưng mặc dù “Đức Chúa Trời của sự giải thoát” này rất

thông thường, nhưng hướng đi của Cơ Đốc nhân thật được lập theo một chiều

hướng rất khác. Không ai cáo buộc Người sáng lập nó non trẻ trong sự hiểu biết,

trong suy nghĩ, sự dạy dỗ, hoặc trong tư cách đạo đức, và lịch sử của Hội Thánh

Cơ Đốc cung cấp hàng ngàn thí dụ về những tính cách phát triển nửa vời rất rụt rè,

những người này không chỉ nhận thấy trong đức tin họ điều mà các nhà tâm lý gọi

là sự hoà nhập, mà còn đương đầu với những khó khăn và nguy hiểm, trong cách

mà khiến cho mọi sự chế nhạo, sự trốn tránh thực tại trở nên buồn cười cách thô

thiển.

Tuy vậy trong Cơ Đốc giáo có hay không một yếu tố chính đáng về điều mà người

thù địch có thể gọi là sự chạy trốn thực tại?

Truyền thống Cơ Đốc đáng tin cậy, và đặc biệt tiểu sử của những người có thể

được xem là “các thánh” trong hàng Cơ Đốc nhân đầu tiên, cho thấy rằng suốt

những thời kỳ này những nam nữ anh hùng đã tìm thấy trong Đức Chúa Trời “nơi

ẩn núp” cũng như “sức mạnh” cho họ. Thật vô lý khi nghĩ rằng những người có

tầm vóc thuộc linh như vậy đã chịu dưới sự ảnh hưởng của sự thoái lui như con trẻ,

và chúng ta buộc phải tìm kiếm xa hơn lời giải thích này.

Các nhà tâm lý thời hiện đại thường nói rằng không phải những cơn bão tố và

những áp lực bên ngoài cuộc sống đã đánh ngã và phá vỡ nhân cách, nhưng chính

là những sự chiến đấu và sự đau khổ bên trong nó. Nếu một người có lòng vui

mừng và ổn định, anh ta có thể đối diện, thậm chí với sự thích thú, với những khó

khăn nằm ngoài nhân cách của anh ta. Ví dụ, một người có hạnh phúc trong hôn

nhân và mỗi ngày có thể trở về với gia đình hạnh phúc mình thì không thể bị đánh

bại những căng thẳng bên ngoài. Nhưng cũng một người đó có thể rất dễ bị xúc

động và cảm thấy cuộc đời nói chung quá sức anh ta nếu hôn nhân của anh ta, ví

dụ, bị tan vỡ - thật ra nếu trung tâm của những hoạt động của anh ta bị phá huỷ.

Ngày nay Cơ Đốc nhân vẫn khẳng định rằng chính xác trung tâm kiên cố này do

đức tin nơi Đức Chúa Trời qui định. Một Cơ Đốc nhân chân thành có thể và loại bỏ

sự mạo hiểm trong tất cả loại hoạt động đòi hỏi cao và đầy nguy hiểm, nhưng mọi

lúc anh ta đều biết rằng mình có một trung tâm của những hoạt động hoàn toàn ổn

định và không thay đổi mà trở lại với nó anh ta có thể có sức mạnh, sự tươi mới và

sự phục hồi. Trong ý nghĩa đó anh ta “trốn chạy” đến Đức Chúa Trời, dù anh ta

không trốn tránh những trách nhiệm và gánh nặng của cuộc đời. Chính “sự trốn

chạy” của anh ta làm anh ta thích nghi với cuộc đối đầu hàng ngày với những căng

thẳng và khó khăn của cuộc sống.

Nhưng điều này đã nói vì nó phải được nói - vì sự thoái lui có chu kỳ hợp lý của

Cơ Đốc nhân trong sự liên hệ có ý thức với Đức Chúa Trời của anh ta, chúng ta

hãy trở về quan niệm không thoả đáng về Đức Chúa Trời, quan niệm hoàn toàn

quá thông thường với những người nào đó - một chúa mà dưới ngực Ngài chúng ta

có thể ẩn núp “cho qua cơn, mưa ác gió ôn”.

Những người nào dù không có ý thức nhưng thật đang tìm kiếm một người thay

thế cha hoặc mẹ, bởi sự luyện tập thường xuyên, có thể sẵn sàng hình dung một

chúa dễ chịu và sẵn có đúng nơi đúng lúc như vậy. Họ có thể gọi chúa đó là

“Giê-xu” và thậm chí viết những bài thánh ca hay về chúa này, nhưng chúa của họ

không là Chúa Giê-xu của các Phúc Âm, Đấng thật sự đã làm nản lòng bất kỳ

người nào uỷ mị, chạy đến bên ngực Ngài và thường bảo con người hãy ra đi và

làm những điều khó khăn nhất và gian khổ nhất, sự thấu hiểu và thông cảm của

Ngài luôn luôn dành sẵn cho cần đến Ngài, tuy nhiên ấn tượng chung về tính cách

của Ngài trong các sách Phúc Âm cho thấy Ngài là Đấng đang dẫn dắt con người

đi đến sự hiểu biết và tăng trưởng hơn. Ngoài khích lệ họ thoát khỏi cuộc đời, Ngài

đến, theo lời của Ngài, để đem lại “sự sống dư dật hơn”, và cuối cùng Ngài để các

môn đồ Ngài làm thành một nhiệm vụ mà chắc hẳn đã làm nản lòng trái tim cứng

cỏi nhất. Cơ Đốc giáo nguyên thuỷ chắc chắn không có dấu vết xấu nào về sự trốn

tránh thực tại.

Nhưng ngày nay người nào còn cố tâm gìn giữ chúa không thoả đáng dặc biệt này

bằng cách vẫn muốn có được sự bảo vệ dễ chịu như thời thơ ấu có thể gây rất

nhiều tổn hại mà họ không hay biết. Đây là những thí dụ.

1. Họ cản trở chính mình trong sự tăng trưởng. Nếu họ tưởng tượng rằng Đức

Chúa Trời đang nói “Hãy đến với ta” nhưng thật ra Ngài đang nói “Hãy nhơn danh

ta mà ra đi”, thì họ đang cản trở chính mình khỏi sự phát triển sức lực thuộc linh,

hoặc sự tăng trưởng tính độc lập đúng mức - ngoài sự thật rằng họ đạt được rất ít

cho mục tiêu mà họ tin rằng họ hết lòng với.

2. Bằng cách lây sang những người khác với hình thức ngoan đạo “nương trên

ngực Ngài”, họ có thể dễ dàng khích lệ những người này có xu hướng giữ thái độ

như trẻ con và lãnh tránh trách nhiệm.

3. Bằng cách cung cấp cho những nhà phê bình những ví dụ sống động về “sự trốn

tránh thực tại” họ có trách nhiệm đối với sự xuyên tạc đức tin chính thống, đức tin

này chống lại những người trưởng thành về tâm lý, những người này tự nhiên

không mong chấp nhận một Chúa Giê-xu uỷ mị.

4. Bằng cách “thoái lui khỏi nổi đau đớn về tinh thần” thay vì chiến đấu với nó, họ

cản trở những ẩn ý của sứ điệp Cơ Đốc khỏi đụng chạm đến toàn bộ đời sống và

hành vi của con người đang rất cần sự cứu chuộc. Oswald Chambers đã quá cố có

lần khẳng định rằng “Cơ Đốc nhân không có quyền ẩn núp trong Chúa Giê-xu bởi

chính suy nghĩ của họ gây khó khăn cho họ - Lời nói trên tổng kết khía cạnh này

của vấn đề rất rõ ràng.

Lời nhạo báng nhắm vào Hội Thánh đầu tiên cho rằng Cơ Đốc nhân hầu như đều

xuất thân từ những tầng lớp tội phạm hoặc nô lệ thấp kém. Câu trả lời cho những

sự thật trong sức ép đó này là những người nào biết mình là tội nhân, và những

người nào biết cuộc đời này khó khăn thế nào thì tự nhiên có thể đáp ứng lại Phúc

Âm, Nguồn đem lại cách giải quyết cho tội nhân và kẻ bị áp bức, hơn những người

nghĩ rằng họ “tốt lành” và được bảo vệ một cách thoải mái chống lại những điều

gây đau đớn của cuộc đời. Nhưng Cơ Đốc nhân không giữ nguyên tình trạng tội ác

sau khi cải đạo, và nhiều nô lệ yếu đuối đã trở nên những đầy tớ có năng lực và có

trách nhiệm.

Ngày nay lời buộc tội rằng sứ điệp của cơ Đốc giáo chỉ thu hút lớp người non trẻ

về tâm lý. Thậm chí nếu lời cáo buộc đó là đúng, thì câu trả lời cho nó sẽ là: những

người nào biết rằng mình ở tại những con số 6 và những con số 7 với chính họ,

chắc chắn đáp lại Phúc Âm mà đưa ra sự hoà nhập về tâm lý (trong số những điều

khác) hơn những người cảm thấy hoàn toàn có đủ năng lực và được thích nghi tốt.

Tuy nhiên một Cơ Đốc nhân thật không còn duy trì sự non nớt hoặc còn ở trong sự

tranh chiến nội tâm. Chỉ nếu khi anh ta bị “gắn chặt” với Chúa không thoả đáng

cho sự giải cứu thì anh ta bộc lộ đặc điểm thảm hại của một người quen thói dựa

nương nơi ngực.

VII. Đức Chúa Trời trong chiếc hộp

Một người mà bề ngoài được đưa vào tổ chức Cơ Đốc giáo, có thể có, và thường

có, sự kính trọng sâu sắc đối với Đức Chúa Trời, và sự tôn kính thật lòng nào đó

đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu (dù có thể rất hiếm khi quan tâm đến Ngài và những

yêu cầu của Ngài bằng tâm trí trưởng thành của anh ta). Nhưng điều khó nói của

anh ta về Cơ Đốc giáo của các Hội Thánh không chỉ là sự khác nhau của họ trong

nhóm giáo phái, nhưng còn là tinh thần “đi nhà thờ”, tinh thần này có vẻ thâm nhập

họ hoàn toàn. Đối với người ấy, họ dường như đã chiếm được và đã thuần hoá và

giáo dục với sự liên kết của chính họ. Đó thật sự rất to lớn nhưng bị bó buộc trong

những cái hộp nhỏ bé do con người tạo ra với những cái nhãn gọn gàng dính trên

chúng. Người ấy có thể không bao giờ nghĩ đến việc nói thành lời những điều mình

nghĩ và cảm nhận.

Những Hội Thánh có vẻ đang nói với người này “Nếu anh nhảy qua vòng xiếc

hoặc dấu hiệu riêng của chúng tôi trên đường kẻ được chấm những điểm tròn đặc

biệt của chúng tôi thì chúng tôi sẽ giới thiệu Kinh Thánh cho anh. Nhưng nếu

không thì không có Đức Chúa Trời nào dành cho anh cả”. Điều này đối với anh ta

dường như là ý nghĩa ngớ ngẩn, và sự vô lý, ngạo mạn và làm khó chịu. “Nếu có

một Đức Chúa Trời toàn tại”, anh ta cảm thấy rất giận gữ, “thì Ngài ở đây trong

nhà và ở ngoài đường, ở đây trong quán rượu và ở hiệu sách. Và nếu quả thật Ngài

quan tâm đến tôi và muốn tôi yêu thương và hầu việc Ngài, thì Ngài sẵn có cho tôi,

và cho mọi người khác nư Tom, Dick, hay Harry những người cũng cần Ngài, mà

không có bất kỳ sự can thiệp nào từ những người chuyên môn. Nếu Chúa là Đức

Chúa Trời, Ngài sẽ vĩ đại, và rộng lượng và oai nghiêm, và tôi không thể nhận thấy

rằng bất kỳ ai có thể nói họ đã tạo ra một “góc” trong Ngài, hoặc nhốt Ngài trong

cái hộp riêng của họ”.

Dĩ nhiên, rất dễ dàng để vượt qua sự phòng vệ của các Hội Thánh, và lưu ý rằng

mọi nguyên nhân phải được đưa vào tổ chức nếu nó có hiệu quả, rằng mọi xã hội

phải có luật lệ của nó, rằng chính Chúa Cứu Thế đã lập nên Hội Thánh, vân

vân….Nhưng nếu các Hội Thánh tạo ấn tượng cho người ngoài rằng Đức Chúa trời

hầu như hoạt động cách riêng biệt qua một hệ thống tổ chức mà họ đã xây dựng

nên và tồi tệ hơn chẳng có hệ thống tổ chức nào khác mang nhãn hiệu của họ, thì

họ không thể ngạc nhiên nếu nhận thấy phiên bản của họ về Đức Chúa Trời bị hạn

chế, không thoả đáng và không chịu “gia nhập tổ chức hiệp nhất của họ”.

Chắc chắn có nhiều nguyên do cho tình trạng thái hoá của Cơ Đốc giáo trở thành

việc đến nhà thờ, và sự thu hẹp của Phúc Âm đối với toàn nhân loại thành một

nhóm niềm tin được ủng hộ, nhưng nguyên nhân chính phải là do sự thờ phượng

một chúa không thoả đáng, một chúa bị giới hạn và bị điều chỉnh, là “một người tốt

ở trong nhà thờ” theo từ ngữ của những người thờ phượng. Vì thái độ thật tiết lộ

cách chắc chắn đối tượng thật của sự thờ phượng của loài người.

Tất cả Cơ Đốc nhân, dù Hội Thánh của họ thế nào, dĩ nhiên sẽ bác bỏ ngay lập tức

quan điểm cho rằng chúa của họ là một siêu mẫu mực của giáo phái họ, và người ta

không cho rằng sự thờ phượng nói thẳng ra là bị. Tuy nhiên, dưới mức độ phê bình

có ý thức này về một tâm trí, ví dụ đối với người công giáo Anh quốc, họ hoàn

toàn có thể nghĩ về Đức Chúa Trời như được hài lòng đặc biệt đối với Công giáo

Anh quốc, đầy nghi ngờ về Tin Lành, và thẳng thắng làm bất mãn bởi tất cả - hình

thức của tín ngưỡng không theo quốc giáo. Người Công giáo La Mã, những người

khẳng định tích cực rằng lễ phong chức trong Hội Thánh Anh quốc là “không có

hiệu lực”, và không có “ân điển” nào có thể được nhận qua các lễ ban phước thuộc

giáo hội Anh, chỉ đang thờ phượng một chúa là một người Công giáo La Mã, và

hoạt động cách miễn cưỡng, nếu trong bất kỳ cách nào qua các nguồn thông tin

không thuộc La Mã. Mặc khác một người ở cấp thấp nhất trong nhà thờ phải công

nhận, nếu anh ta trung thực, rằng chúa mà anh ta thờ phượng phản đối mạnh mẽ

những lễ phục, khói hương và nhang đèn trên bàn thờ. Bi kịch của những ví dụ

này, điều có thể được mô phỏng đến mức độ thái quá bất cứ lúc nào, không phải là

sự khác biệt về quan điểm, mà có thể sẽ tồn tại với chúng ta cho đến ngày phán xét,

nhưng là tội lỗi về ý nghĩ điên rồ quá mức và đáng ghét vì cố xem Đức Chúa Trời

như một lãnh đạo của nhóm người theo một quan điểm đặc biệt.

Người biết suy nghĩ ở ngoài các Hội Thánh không bị tổn thương nhiều bởi những

sự khác nhau của các giáo phái. Đối với anh ta, trong sự hạnh phúc vì không biết gì

của anh ta, những sự khác nhau này chỉ là những biến đổi về tâm lý rất bình

thường của khí chất và sở thích của nhân loại được mô tả trong môi trường tôn

giáo. Điều mà anh ta không thể cam chịu là sự đòi hỏi khó thực hiện được lập ra

bởi mỗi người để được thành “một người đúng đắn”. Sự đoán phạt của anh ta chính

xác dựa trên cơ sở thực nghiệm - chẳng phải Cứu Chúa đã nói rằng “xem trái biết

cây” hay sao? Nếu anh ta phải nhận thấy rằng Hội Thánh, nơi khiến cho sự đòi hỏi

rõ nét nhất và đặc biệt nhất được tiếp tục và duy trì theo những quan điểm của

chính Chúa Toàn Năng, rõ ràng đang sản sinh ra một tính cách cơ Đốc tốt đẹp

nhất, rõ ràng đang kiểm soát sự ảnh hưởng Cơ Đốc cao nhất, và rõ ràng được đổ

đầy Thánh Linh sống động của Đức Chúa Trời nhất -có lẽ anh ta có thể tha thứ cho

sự đòi hỏi đặc biệt này. Nhưng anh ta không nhận thấy gì giống như vậy. Không có

giáo phái nào có sự độc quyền về “ân điển” của Đức Chúa Trời, và không có giáo

phái nào có một công thức đặc biệt cho sự sinh ra tính cách Cơ Đốc. Đối với người

qua tâm hời hợt thì rất đơn giản. Đức Chúa Trời thật không để ý bất cứ gì về những

chiếc hộp này. “Thánh Linh hà hơi ở nơi nào Thánh Linh được lắng nghe” và là

vấn đề đối với sự bất quy tắc của con người.

Hơn nữa, người quan sát biết suy nghĩ của chúng ta, người ở bên ngoài các Hội

Thánh, có nhiều ý tưởng về chính mình. Những khám phá về ngành khoa học về

vật lý và sinh vật thời hiện đại, về thiên văn học, và về tâm lý học, đã làm ảnh

hưởng sâu sắc khái niệm của anh ta về “độ lớn” của Đức Chúa Trời. Nế có một

người tài trí đằng sau những điều phức tạp bao la của các hiện tượng mà con người

có thể quan sát được, thì đó chính là Đấng đáng kính sợ trong quyền năng và sự

khôn ngoan của Ngài: chắc chắn không phải là một chúa nhỏ bé. Hoàn toàn có thể

tưởng tượng được Đấng này có một ý định tốt lành và ý định đó đang được thực

hiện trên hành tinh nhỏ bé này. Thậm chí có thể tin rằng Đức Chúa Trời này có chú

tâm hạ thấp chính Ngài trở nên hình xác của loài người để đến thế gian trong Thân

vị, như tất cả Cơ Đốc nhân khẳng định. Nhưng có một điều, mà sỉ nhục lý lẽ và

làm dao động sự hiểu biết, phải được nói rằng Đức Chúa Trời này chỉ vận hành nơi

nào có một nhóm các giám mục mạnh mẽ.

“Người ngoài” này, những người không biết gì về sự pha tạp của truyền thống, sự

kết án, sự khác nhau trung thực, và sự phật ý kín giấu, nằm đằng sau những sự

phân rẽ của Hội Thánh Cơ Đốc, nhận thấy rõ ràng ưu điểm của tiền tuyến Cơ Đốc

hợp nhất và không kể nhận biết tại sao các Hội Thánh không thể “hoà nhập với

nhau”. Vấn đề này chắc chắn rất phức tạp, vì có nhiều sự khác nhau trung thực

được ủng hộ với sự chân thành, nhưng nó chỉ làm cho không thể giải quyết được

bởi vì những giáo phái khác (có thể không ý thức) hình dung Đức Chúa Trời là

người La Mã hoặc thành viên giáo hội Anh, hoặc thành viên của giáo phái Tin

Lành hoặc người thuộc hội Giám lý hoặc tín đồ của Giáo hội trưởng lão hoặc là gì

đó mà ta biết. Nếu họ có thể thấy xa hơn một chúa không thỏa đáng của họ, và

thoáng thấy bản chất của Đức Chúa Trời, họ có thể thậm chí dở cười dở khóc. Kết

quả sẽ là một sự thống nhất mà thật sự làm nổi trội hơn những sự khác biệt thay vì

phớt lờ chúng với thái độ lịch sự ngoài mặt và sự khinh rẻ trong lòng.

VIII. Giám đốc quản lý

Có một khái niệm về Đức Chúa Trời mà dường như từ ấn tượng đầu tiên nó rất

diệu kỳ và vinh quang, nhưng khái niệm này chứng minh đủ nghịch lý về sự kiểm

tra một ý khác trong các ý kiến về sự “quá nhỏ bé”. Phải nghĩ rằng Đức Chúa Trời,

Đấng có trách nhiệm trên những sự mênh mông đáng kinh hãi của vũ trụ, không

thể nào quan tâm đến những cuộc đời những chấm nhỏ của ý thức con người tồn

tại trên hành tinh chẳng có ý nghĩa gì này.

Thậm chí có được những bước khởi đầu trong việc sự đánh giá sự vĩ đại của Đấng

quyền năng đang kiểm soát một hệ thống lạ thường mà khoa học đang tiết lộ cho

chúng ta là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc nhưng có ích. Vì Đức Chúa Trời quá

vĩ đại và toàn bộ thiên cầu của sự sống chúng ta (chỉ xét trên một người duy nhất)

lại quá nhỏ bé so với Ngài, nên chúng ta có thể cảm giác rằng mình không thể nào

tưởng tượng được Ngài lại đang dành sự quan tâm rất chi tiết đến từng đời sống

của mỗi con người mà như những người nhân vật chủ chốt của Cơ Đốc giáo khẳng

định. Đối với họ, và số người này thường không ít, những người âm thầm mong

ước sự giải thoát khỏi trách nhiệm về đạo đức (và lý lẽ của những người này về tôn

giáo nhuộm đầy ước mong đó), điều này có thể là sự dễ chịu tuyệt vời - loại dễ

chịu mà những học sinh non có thể thấy được khi nhận ra trong một trường có

hàng ngàn đứa con trai thì tội lỗi nhỏ nhặt của nó chắc chắn không bị Thầy hiệu

trưởng để ý. Đối với những người khác, ý tưởng về sự tầm thường của họ có lẽ

đang làm thất vọng - họ không cảm thấy được tự do nhiều như được lang thang

theo gió.

Nhưng phản ứng của con người đối với ý niệm về “độ lớn” kinh khiếp của Đức

Chúa Trời dù thế nào đi nữa, thì điểm dáng chú ý là lời giải thích của họ “Tôi

không thể tưởng tượng một Đức Chúa Trời vĩ đại như vậy lại đang quan tâm đến

tôi” v.v..Anh ta “không thể tưởng tượng”, điều này có nghĩa đon giản rằng tâm trí

của anh ta không có khả năng ghi nhận những ý niệm về sự mênh mông đáng kinh

hãi và về sự quan tâm nhỏ nhặt đến từng chi tiết rất nhỏ cũng một lúc. Nhưng trong

mọi hoàn cảnh nó cho thấy rằng Đức Chúa Trời không thể đáp ứng cả 2 ý niệm (và

nhiều hơn nữa).

Đằng sau sự bất lực để tưởng tượng một Đức Chúa Trời như vậy là một ý lẽ vô

thức cổ xưa nhưng rất thường gặp về “các chúa không thoả đáng” - xu hướng xây

dựng lên một hình ảnh trong tâm trí về Đức Chúa Trời từ sự hiểu biết và kinh

nghiệm của chúng ta về con người. Ví dụ, chúng ta biết rằng nếu một người có

trách nhiệm trên 50 người khác, thì anh ta có thể dễ dàng làm cho mình nên quen

thuộc với gia cảnh, bản tánh, những khả năng và những nét cá biệt của từng người.

Nếu anh ta chịu trách nhiệm trên 500 người anh ta vẫn có thể dành sự quan tâm

riêng của từng người; nhưng đối với anh ta thì không thể nào biết và nhớ từng chi

tiết về từng cá nhân. Nếu anh ta có trách nhiệm trên 5000 người, nói chung anh ta

có thể làm người thông minh và tốt bụng, nhưng anh ta không thể nào biết chừng

ấy người một cách cá nhân, thật ra anh ta cũng không cố gắng để biết hết. Anh ta

càng ở địa vị cao, thì mối liên hệ cá nhân của anh ta càng ít. Bởi trong thế giới hiện

đại này, chúng ta đang có xu hướng ngày càng nhận thấy nhiều người được thêm

lên với con số rất lớn, vì những mục đích khác nhau, chúng ta buộc phải công nhận

ràng sự quan tâm cá nhân của “người có trách nhiệm” càng ít đi. Sự công nhận này

đã ngấm vào những đầu óc vô thức của chúng ta, và chúng ta thấy nó hầu như

khiến chúng ta nghĩ rằng Đấng Cao cả hơn hết chắc chắn quan tâm rất ít đến từng

cá nhân. Quả thật, nếu Ngài là Đấng vô lượng vô biên thì quan điểm về sự liên hệ

với từng cá nhân nhỏ bé trở nên rất buồn cười.

Nhưng chỉ khi chúng ta đang mô tả Đức Chúa Trời dựa trên điều mà chúng ta biết

về con người. Đó là lý do tại sao ở đây người ta tranh luận rằng điều mà từ ấn

tượng đầu tiên xuất hiện như một quan điểm rất thoả đáng về Đức Chúa Trời thật

ra là không thoả đáng - nó dựa vào một nền móng quá nhỏ bé. Con người có thể

được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời; nhưng không thích đáng để nghĩ

Đức Chúa Trời không là gì hơn một người được phóng đại lên đến mức vô tận.

Ví dụ, có những người rất lo âu với suy nghĩ làm sao Đức Chúa Trời cùng một lúc

có thể nghe và nhậm những lời cầu nguyện và những ước vọng của loài người trên

khắp thế giới. Họ lo nghĩ như vậy bởi hình ảnh trong tâm trí họ luôn nghĩ đến một

người trực điện thoại tổng đài đang bận rộn đang trả lời những cuộc gọi ở một tổng

đài có kích thước siêu phàm nào đó. Nên nói thẳng rằng “Tôi không thể tưởng

tượng điều này có thể được thực hiện thế nào” (đây là sự thật theo nghĩa đen) tốt

hơn là từ bỏ một tâm trí chứa hình ảnh một con người được phóng đại lên đang

thực hiện những điều hầu như không thể thực hiện.

Tất cả những khái niệm có vẽ “kiêu kỳ” về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời cần được

quan tâm cẩn thận kẻo e chúng chỉ trở thành những sự phóng đại các đặc tính nào

đó của con người, ví dụ như chúng ta có thể ngưỡng mộ kiểu tu thân ép xác áp đối

với đồ ăn, sự hấp dẫn của tính dục, và tiện nghi vật chất chẳng hạn. Nhưng nếu

trong sự hình thành một hình ảnh về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời chúng ta

chỉ phóng đại tính chất tinh thần và thuyết khổ hạnh đến mức độ thứ n, chúng ta

buộc phả có một số kết luận đặc biệt. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy chính

mình đang sẵn sàng hình dung ra sự quan tâm của Đức Chúa Trời trên con trẻ (vì

chúng nó là những mẫu nhỏ bé của thiên đàng “không”?), nhưng không thể tưởng

tượng sự chấp thuận, chỉ để phát hoạ, những hành động dẫn đến khái niệm của họ!

Tương tự, dĩ nhiên rất tự nhiên và đúng đắn khi cho rằng sự thờ phượng mà chúng

ta dâng lên cho Đức Chúa Trời nơi công cộng phải thuộc đặc tính có thể được chấp

nhận cao nhất. Những điều đó chắc chắn không làm chúng ta nghĩ đến một Chúa

của “chương trình thứ III” êm dịu, Đấng thích chương trình biểu diễn xuất sắc, của

một ban hợp xướng chuyên nghiệp bất chấp đạo lý hơn sự la hét lộn xộn của những

tấm lòng chân thành nhưng không được tập luyện. Giữ khái niệm cho rằng Đức

Chúa Trời chỉ như một con người được phóng đại là có nguy cơ nghĩ Ngài chỉ như

một tổng chỉ huy, người không thể có thờ gian quan tâm chi tiết đến đời sống của

tất cả thuộc hạ mình. Tuy nhiên có một Chúa vượt quá mức của nhân cách và quá

xa cách với bối cảnh của con người, mà trong đó chúng ta chỉ có thể đánh giá đúng

“những giá trị”, tức có một Chúa, Đấng chỉ là một nhóm các phẩm chất hoàn hảo,

điều này có nghĩa là một quan niệm và không còn gì hơn. Chúng ta cần một Đức

Chúa Trời có quyền hạn nắm giữ, cũng như phán truyền, cùng một lúc trong Ngài

có cả sự To Lớn và sự Nhỏ Bé. Điều này là khái niệm thật và thoả đáng về Đức

Chúa Trời được mặc khải bởi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cơ Đốc giáo tin điều này và

chúng ta sẽ nghiên cứu nó nhiều hơn ở một chương sau.

IX. Một Đức Chúa Trời gián tiếp

Bình thường hầu hết con người đều có một tầm nhìn giới hạn nào đó về cuộc sống,

và đối với phạm vi lớn hơn rất nhiều so với điều họ hiểu, họ dựa vào kinh nghiệm

gián tiếp về cuộc sống được tìm thấy trong sách, phim ảnh và kịch nghệ. Chẳng

hạn, rất ít người trong chúng ta biết rõ hoặc thân thiết một thám tử, một nhà tạo

mẫu thời trang, một chủ nhân gánh xiếc, một võ sĩ quyền anh, hay một bác sĩ

chuyên khoa Harley Street. Nhưng một tác giả khéo léo có thể làm cho chúng ta

cảm thấy rằng mình như đã biết rất rõ chính tấm lòng và cuộc đời của những người

này, và nhiều người khác nữa. Hầu như không chút nghi ngờ thắc mắc chúng ta

thêm những điều chúng ta đã đọc và xen vào trong tổng số cuối cùng của cái mà

chúng ta gọi là “kinh nghiệm” của mình. Tiến trình này gần như tự động hoàn toàn

và có thể hầu hết chúng ta đều vô cùng sửng sốt nếu bất ngờ chúng ta biết được tỉ

lệ của “kiến thức về thế giới” mà chúng ta tích luỹ được do sự quan sát và kinh

nghiệm trực tiếp rất nhỏ bé thế nào.

Ý nghĩa của kiến thức gián tiếp về cuộc sống đối với vấn đề chúng ta quan tâm là:

khái niệm về bản tánh của Đức Chúa Trời hình thành dần trong tâm trí chúng ta

phần lớn được tạo nên bởi những kết luận mà chúng ta rút ra được từ “những thần

hựu” và “những sự đoán phạt” trong cuộc đời chủ yếu trong cách Ngài hiện ra để

xử lý (hoặc không xử lý) những vật thọ tạo của Ngài. Vì vậy nếu kiến thức về cuộ

csống của chúng ta (rất có thể là một ẩn số đối với chúng ta) sai lầm, thiên vị hoặc

uỷ mị, chúng ta rất có thể tìm thấy cho một mình một chúa gián tiếp, chúa này rất

khác với Chúa thật.

Có ba con đường chính trong đó tiểu thuyết (chúng ta có thể kể đến sách, phim ảnh

và kịch nghệ) có thể là chúng ta lầm đường lạc lối và kết quả là làm ảnh hưởng sâu

sắc đến quan điểm mà chúng ta vô tình nghĩ về Đức Chúa Trời và sự vận hành của

Ngài trong cuộc sống nhân loại.

1. Sự ngấm ngầm lờ đi Đức Chúa Trời và tất cả những vấn đề về tôn giáo.

Rất nhiều sách tiểu thuyết mô tả cuộc sống như thể chẳng có một Đức Chúa Trời

nào, và con người không có bất cứ một tôn giáo nào trong nhân cách của họ. Ví dụ

chúng ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết những người làm chúng ta say mê họ biểu

lộ những phẩm chất làm chúng ta thích thú nhất như vượt qua được những khó

khăn không thể tin được bằng một lòng can đảm làm xúc động lòng người, làm

những người hy sinh anh dũng nhất và dành được hạnh phúc và sự yên bình vô

cùng - tất cả đều không có ý ám chỉ nhỏ nhất nào về Đức Chúa trời. Độc giả hầu

như buộc phải suy nghĩ rằng tất cả sự quan trọng hoá mà Cơ Đốc giáo tạo ra về “sự

tìm kiếm sức mạnh của Đức Chúa Trời” v.v.. là chẳng có gì đáng quan tâm cả.

Trái lại, chúng ta rất ít đọc về những nhân vật xấu xa, những người chẳng bao giờ

đau khổ bởi sự cắn rứt của lương tâm vì lòng tham lam, độc ác, ti tiện hoặc ngạo

mạn. Dường như không có một sức mạnh thuộc linh đang vận hành nào lưu ý đến

họ, ở những thời điểm dễ bị nguy hiểm, một cách sống tốt hơn, và sự ăn năn là

điều không thể tưởng. Độc giả có thể lại vô tình kết luận rằng Đức Chúa Trời

không có ảnh hưởng gì đến những nhân vật “xấu xa”.

Con đường vòng này, để cẩn thận tránh né Đức Chúa Trời và khiá cạnh tôn giáo,

có lẽ không là đặc tính của tiểu thuyết hay nhất, nhưng nó rất thường thấy. Đặc biệt

trong phim ảnh, trừ một vài ngoại lệ đáng chú ý, “thần hựu” là chủ đề đối với hầu

hết những tập quán vững chắc. Những tập quán này bao gồm hệ thống các qui tắt

đạo đức “có vay mà không trả” rất được mong muốn trong xã hội, và một kết cuộc

có hậu chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng bất kỳ sự giống nhau giữa thần hữu trên phim

ảnh và những hành động thật của Đức Chúa Trời trong những biến cố của loài

người chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Trong cuộc sống thật, như bất cứ mục sư xứng đáng nào cũng biết rõ, con người

bình thường đôi lúc cũng quan tâm đến Đức Chúa Trời và những vấn đề thuộc linh.

Kẻ gian ác, và thậm chí những người không có suy nghĩ, đôi khi cũng bị lương tâm

họ đánh động. Hơn nữa những sự căng thẳng và khủng hoảng, tức hơi thở của cuộc

đời đối với các tác giả tiểu thuyết, chính là những điều thường ngấm ngầm gợi lên

ý nghĩa về tôn giáo và tâm linh. Chính hiện tượng đặc biệt này mà các tác giả thời

hiện đại, tôi không biết tại sao họ lại hơi dè dặt với nó và đôi lúc hầu như phân tích

thiếu lành mạnh những hành động của các nhân vật họ viết ra phải thường dùng

con đường vòng đó để đi tránh qua toàn bộ phạm vi của những mối tương quan

giữa loài người với Đức Chúa Trời của họ.

2. Sự xuyên tạc có chủ ý về tôn giáo.

Dĩ nhiên có thể tranh luận rằng tuyên truyền Cơ Đốc giáo không thuộc bổn phận

của một tác giả viết tiểu thuyết - và điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng gây ấn tượng

cho người khác rằng Cơ Đốc giáo và Hội Thánh không hơn gì một vấn đề để người

ta nhạo báng cũng không thuộc công việc của họ. Dĩ nhiên rất thích thú đối với họ

- họ có thể đang loại bỏ lòng hận thù thời trẻ con với một người dì theo Tin Lành -

khi mô tả các tu sĩ như một diễn viên hài, người có niềm tin mù quáng, hoặc thiếu

hiểu biết về cuộc đời như một đứa trẻ, và Cơ Đốc nhân như những người giả hình

kiêu ngạo. Thậm chí họ cảm thấy rằng giá trị kịch nghệ trong một chủ toạ chi hội

(giáo hội Anh), một người chuyên chế trong gia đình, hoặc trong một chấp sự theo

quốc giáo, người có ác tâm ngấm ngầm, nhiều hơn trong các bài báo đích thực.

Nhưng họ không công bằng, cũng không thực hiện công bằng đối với những sự

kiện có thật trong cuộc sống, thậm chí dù bài viết của họ có thể đem lại sự thích

thú cao độ cho độc giả, những người quá sẵn sàng để tiếp nhận sự tán đồng trong

cảm giác của chính họ rằng “dù sao tôn giáo đều là sự mục nát”.

Một lần nữa sẽ không công bằng khi nhắm lời chỉ trích này vào một tiểu thuyết hay

nhất, nhưng nó rất thường gặp trong mẫu phổ biến, và dần dần chắc chắn nó ảnh

hưởng đến khái niệm và tôn giáo và về Đức Chúa Trời trong tâm trí của nhiều độc

giả.

3. Sự vận hành của thần hựu.

Một tác giả viết tiểu thuyết (và điều này không là cái ít nhất trong số những sự thu

hút của nguồn tác giả) ở địa vị của một vị chủ đối với các tác phẩm sáng tạo của

chính mình. Ông ta có thể thúc đẩy trình diện những điều kỳ diệu của ông trong

cách bí ẩn, hoặc tàn bạo, hoặc không công bằng, và không ai có thể nói gì ông ta

và còn hơn thế nữa. Nếu ông ta hành động khéo léo (chẳng hạn như Thomas Haray

đã làm) ông ta có thể đầu độc mạnh mẽ độc giả của ông với nhận thức về Định

mệnh bởn cợt một cách cay đắng thay vì nhận thức về Đức Chúa Trời. Ông có thể

truyền đạt nổi thống khổ bằng thao tác đơn giản nhất trong các thao tác, bởi ông

chính là thần hựu, nhưng ông ta không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về những

quá trình vận hành của sự sống thực bằng cách ấy.

Toàn bộ bi kịch của vua Lear có thể nói là phụ thuộc vào sự điều khiển của

Shakespear qua nhân vật Cordilia. Bởi nàng không thể nhận thấy (dù mọi nữ sinh

ngồi tận cùng hàng cuối của rạp hát đều có thể thấy) hậu quả có thể xảy ra của

“chuyện tầm thường” đần độn của nàng… bi kịch này bị công kích. Nhưng sẽ sai

lầm sâu sắc khi khước từ những thảm hoạ được sắp sếp của tác giả vị đại nhất về bi

kịch này với những tình huống và nhân tố phức tạp có trong những nỗi khổ đau của

đời sống thực sự.

Những kết luận như đối với bản chất của sự sống và Đức Chúa Trời có thể chỉ

được suy ra từ bằng chứng của tiểu thuyết do con người tạo ra trong rất ít trường

hợp. Vậy nên chúng ta cần phải thường xuyên cảnh giác đối với “chúa gián tiếp”

này - một chúa mà sự hấp thụ liên tục những quan điểm tiểu thuyết nuôi dưỡng

trong tiềm thức của chúng ta. Một mảnh nhỏ của cuộc đời thật, được quan sát trực

tiếp cho thấy những nền móng tốt cho những kết luận của chúng ta hơn toàn bộ thế

giới thần tiên của tiểu thuyết cho thấy.

X. Lời ca thán triền miên.

Đối với một vài người hình ảnh trong tâm trí họ về Đức Chúa Trời là một loại mập

mờ của sự thất vọng, họ nói cách phẫn nộ và thường tỏ ra tự thương hại mình.

“Đây là Dấng tôi tin nhưng Ngài làm tôi chán nản”. Cuộc đời còn lại của họ

thường bị che bóng bởi sự chán ngán này. Từ đó có thể không có đề cập nào về

Đức Chúa Trời, Hội Thánh, tôn giáo, hoặc ngay đến vị linh mục mà không bắt đầu

toàn bộ quá trình liên kết này với kết luận buồn thảm của nó. Đức Chúa Trời là

một sự thất vọng.

Dĩ nhiên một vài người khá thích thú sự than vãn triền miên này. Năm tháng không

làm mờ đi chút nào những chi tiết bi thảm của lời cầu xin không được đáp ứng hay

thảm hoạ không xứng đáng. Nhớ lại sự không thành tín của Đức Chúa Trời dường

như đem lại cho họ sự hài lòng đáng ghê tởm giống như sự hài lòng mà những

người khác tìm thấy khi đếm lại những chi tiết rùng rợn trong “hoạt động” của họ.

Dĩ nhiên những người khác thấy rằng một Đức Chúa Trời, Đấng đã thất bại là lời

bào chữa dễ chấp nhận nhất cho những ai không muốn quan tâm đến bất kỳ nỗ lực

hoặc trách nhiệm nào về đạo đức. Mọi gợi ý về sự vâng phục hay đi theo Đức

Chúa Trời có thể bị chống đối nhiều hơn bởi cái nhìn khác của sự than vãn triền

miên này.

Dĩ nhiên một chúa như vậy quả rất không thoả đáng. Đối với những ai tự thuyết

phục mình rằng Đức Chúa Trời đã thất bại, thì không thể thờ phượng và hầu việc

Ngài được trong bất kỳ tinh thần nào ngoại trừ tinh thần miễn cưỡng và chiếu lệ.

Điều thường xảy ra cho những người này là họ đã thiết lập trong tâm trí mình

những điều mà theo họ Đức Chúa Trời phải làm và không nên làm, và khi Ngài có

vẽ không đi theo mệnh lệnh đặc biệt của họ thì họ bắt đầu ca thán bất bình. Tuy

nhiên chắc chắn sáng suốt hơn và phù hợp hơn cho loài người chúng ta khi tìm ra,

đến chừng mức chúng ta có thể, những con đường mà trong đó Đức Chúa Trời

hoạt động. Chúng ta phải phát hiện như chúng ta có thể, những giới hạn mà Ngài

đã đặt ra cho chính Ngài vì những mục đích của cuộc thí nghiệm vĩ đại mà chúng

ta gọi là sự sống, và sau đó hãy làm hết sức để liên kết chính mình với những

nguyên tắc đạo đức và hợp tác với những mục đích mà chúng ta chắc chắn không

có quyền quyết định, nhưng tuy vậy trong thời điểm cao nhất của chúng ta chúng ta

biết những mục đích ấy là đúng đắn. Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ xuất hiện để làm

nản lòng những ai đang nỗ lực lợi dụng Ngài như một sự tiện dụng, một chỗ dựa,

hoặc một nguồn an ủi cho những hoạch định của riêng họ. Đức Chúa Trời chẳng

bao giờ làm nản lòng những ai chân thành mong muốn hợp sức với mục đích của

chính Ngài.

Chắc chắn người ta tự do công nhận rằng trong thế giới dùng để thử nghiệm này,

thế giới mà Đức Chúa Trời đã ban cho đặc quyền tự quyết định, không thể không

có “bệnh tật và tai nạn”. Hơn nữa, ảnh hưởng tích tụ qua nhiều thế kỷ bởi sự chọn

lựa của hàng triệu người nhằm làm vừa lòng chính họ hơn vừa lòng Đấng đã thiết

kế ra “toàn bộ màn trình diễn này” đã tiêm nhiễm toàn hành dinh này. Đây là điều

mà các nhà thần học muốn nói khi họ gọi hành tinh này là một thế gian “đầy tội

lỗi”. Rất tự nhiên điều này có nghĩa rằng ở chừng mực mà thế gian này chịu ảnh

hưởng, những người thô bạo, vô tình và ích kỷ sẽ thường xuyên thoát khỏi nó

nhưng người yếu đuối và uỷ mị thường phải gánh chịu. Một khi chúng ta chấp

nhận những khả năng của quyền tự định đoạt này, chúng ta có thể nhận thấy rằng

những sự bất công và những lời kêu ca phàn nàn là điều không thể tránh khỏi (như

Đấng Christ có lần đã nói “nó chắc là những nhu cầu mà tội lỗi xuất hiện”) chúng

ta có lẽ không tán thành sự mạo hiểm mà Đức Chúa Trời đã chọn khi trao cho loài

người quyền tự do chọn lựa - chúng ta chắc hẳn còn thích Đức Chúa Trời tạo ra

một chủng loại người máy lúc nào cũng tốt đẹp vui vẽ và nhơn lành hơn. Nhưng

đây hoàn toàn không là vấn đề. Đức Chúa trời đã có thể làm gì, nhưng là vấn đề

Ngài đã làm gì. Chúng ta phải chấp nhận cách các sự việc đang diễn ra như hiện

nay, và nếu chúng ta phải trách cứ ai đó thì chắc chắn công bằng hơn chúng ta nên

trách Con Người, họ đã lựa chọn sai và tạo ra một thế giới lệch lạc.

Người nào cảm thấy Đức Chúa Trời là sự thất vọng tức họ không hiểu những điều

kiện để chúng ta dựa vào nó để sống trong hành tinh này. Họ luôn muốn có một thế

giới mà trong dó cái tốt được ban thưởng và cái xấu bị trừng trị - như trong một

nhà trẻ được quán lý tốt. Họ muốn nhìn thấy người tốt luôn luôn được thịnh vượng

và kẻ xấuu luôn luôn chịu đau khổ. Dĩ nhiên không có gì sai trái với nhận thức của

họ về sự công bình. Nhưng họ hiểu lầm những điều kiện của cuộc sống tạm hiện

tại này cuộc sống mà Đức Chúa Trời đã rút cánh tay Ngài khơi nó, có thể nói rằng

để tạo cơ hội cho kế hoạch của Ngài về quyền tự quyết định đều tìm ra lời giải cho

nó. Sự công bình sẽ được xác minh đầy đủ khi bức màn hạ xuống trên sân khấu,

đèn nhà hát bật sáng và chúng ta bước ra thế giới thật bên ngoài.

Sẽ luôn có những lúc chúng ta chỉ thấy cây mà không thấy rừng (không hiểu được

chủ đề chính) với tầm nhìn giới hạn hiện nay của chúng ta. Sự bất công và bi kịch

vu vơ đôi lúc nằm ngoài sự kiểm soát và tầm hiểu biết của chúng ta. Dĩ nhiên

chúng ta có thể mặc nhiên công nhận một Đức Chúa Trời trong trí tưởng tượng,

Ngài không có giác quan, tình yêu và sự công bình tốt đẹp bằng chúng ta có cho

mình, và chúng ta có thể tìm thấy sự hài lòng tai ác khi trách cứ Ngài. Nhưng con

đường đó không dẫn đến đâu. Bạn không thể thờ phượng một Đấng làm người ta

thất vọng.

XI. Người Ga-li-lê yếu đuối.

Nếu họ hoàn toàn chân thành, nhiều người sẽ phải công nhận rằng Đức Chúa Trời

đối với họ hầu như là một sức mạnh hoàn toàn tiêu cực trong cuộc sống họ. Không

chỉ Ngài luôn gợi lên “trong chúng ta một tiếng nói nhỏ nhẹ để kiểm soát từng lỗi

lầm”, nhưng còn toàn bộ bản tánh của Ngài dường như khước từ, gây trở ngại và

ức chế bản thân họ. Mặc dù những người như vậy chẳng bao giờ công nhận điều

này, họ đang sống và công nhận những lời cay đắng của Simburne.

Ngài đã không thắng kẻ thù, ôi người Ga-li-lê yếu đuối.

Thế gian này càng u ám bởi hơi thở Ngài

So sánh với những người không phải Cơ Đốc nhân đương thời của họ thì đời sống

họ có vẻ ít sức sống và màu sắc, ít tính tự phát và ít tự tin hơn. Thần của họ bao

xung quanh họ với những điều ngăn cấm, nhưng lại không ban cho họ sinh lực và

lòng can đảm. Có lẽ họ sống dưới bóng của tay thần ấy nhưng nó làm cho họ nên

còi cọc, nhợt nhạt và yếu đuối. Mặc dầu tư tưởng này có vẽ bất kính đối với những

người tôn sùng thần này, một chúa như vậy rất tai hại cho đời sống nhân loại, và

không ai ngạc nhiên khi Chúa ấy không thu hút được lòng trung thành của những

người có tâm hồn và tính độc lập, và có niềm vui thích say mê cuộc sống phong

phú và đầu màu sắc này.

Những từ được viết ra ở trên là sự phơi bày rõ ràng về một thần giả, nhưng dĩ

nhiên những người thờ phượng bất hạnh không bao giờ nhận thấy sự gò bó của họ

rõ ràng như thế họ sẽ trốn thoát khỏi cảnh ấy. Họ bị kết buộc với Chúa tiêu cực của

họ bởi sự nuôi dạy, bởi những truyền thống của Hội Thánh hoặc một đảng phái,

bởi sự điều khiển của những câu Kinh Thánh độc lập nào đó ho8ạc bởi một lương

tâm bệnh hoạn. Cuối cùng họ thật sự cảm nhận ràng bản thân họ là sai, tự do là sai,

thích cái đẹp là sai, mở mang, phát triển là sai. Nếu không có sự chấp thuận của

chúa họ thì họ không thể làm điều gì. Thảm hoạ sẽ luôn luôn đem họ đến gần địa

ngục không sớm thì muộn, nếu họ dám đi xa hơn những giới hạn của “hoạch định

của chúa ấy dành cho họ”.

Một cách tự nhiên những người như vậy chỉ có thể giữ lòng trung thành hạn hẹp

của họ bằng những nỗ lực hết mình. Họ không có cơ hội để tôn trọng, yêu thương

và thờ phượng Đấng vinh quang, đẹp đẽ và đáng yêu. May mắn lắm họ chỉ có thể

yêu thương và thờ phượng bởi chúa của họ là một chúa ghen tuông, và họ phải

theo ý muốn và lời răn dạy của ngài. Đời sống họ quá gò bó, chật hẹp và buồn rầu,

bởi chúa của họ cũng giống như vậy. Chắc chắn có những sự đền bù trong sự thờ

phượng vì chúa này, và những sự đền bù này thường là:

1. Niềm tin rằng niềm vui và sự tự do của những người không tán thành sự thờ

phượng chúa tiêu cực này, chỉ là một ảo tưởng. Nhưng người thờ lạy chúa tiêu cực

thường thể hiện chính mình bằng cách hình dung và giải thích chi tiết những căng

thẳng và những xung đột nội tâm của những ai không biết chúa của họ. Thật ra,

những người có vẻ xét đoán rất đúng đắn khi cảm thấy ưa thích những căng thẳng

và xung đột của đời sống bình thường hơn sự căng thẳng triền miên và không thể

chịu đựng được khi thờ phượng một chúa luôn làm nghèo nàn đi sức sống và màu

sắc của cuộc sống.

2. Có một niềm thích thú từ sự đau khổ về tinh thần nào đó khi bị giằng xé bởi sức

mạnh tàn phá của một thần tiêu cực. Điều này hoàn toàn xuất hiện trong một bài

thánh ca vẫn còn được hát trong những nhóm nào đó

Ôi tôi muốn mình không là gì,

Chỉ may nằm dưới chân Ngài

Như chiếc bình không và vỡ nát

Toàn quyền Ngài sử dụng.

Dĩ nhiên ý nghĩa hài hước này bị ngăn chặn bởi chúa tiêu cực ấy, hoặc những

người tôn thờ chúa này bị buộc phải nhận thấy sự vô lý với ước muốn của người

nào đó lại muốn mình “không là gì”, là “một chiếc bình vỡ nát” và “trống không”

nằm dưới chân Đức Chúa Trời! Vẫn còn tốt hơn, vì rất vô ích khi nghiên cứu Tân

Ước (một sách tràn ngập sự tự do, niềm vui, lòng can đảm và sức sống trong đó) để

tìm ra bất kỳ sự chứng thực nào về câu thơ thật sự gây sửng sốt ở trên và khái niệm

về Đức Chúa Trời… Nếu có một sách nào dạy dỗ loài người phải là “một điều gì

đó để đứng vững và chiến đấu, phải tràn đầy sự vui mừng, lòng can đảm táo bạo và

đầy sức sống hơn trước đây khi họ không có Đức Chúa Trời thì quyển sách đó là

sách Tân Ước!

3. Quan niệm đem đến nguồn an ủi về tình trạng được làm “một điều gì đó đặc

biệt”. Những người tôn thờ vị chúa tiêu cực thường làm chính họ dễ chịu bởi cảm

giác rằng điều gì đó tốt cho “thế gian này” thì không đủ tốt cho họ những người

được tuyển chọn, những người độc nhất. Thậm chí điều này có nghĩa là một cuộc

sống được vạch trần những vẽ đẹp của nghệ thuật của những niềm vui và sự giải trí

bình thường, một cuộc sống bị hạn chế trong tất cả những ý nghĩa mô tả thông

thường - đó là một giá ít ỏi để phải trả để được làm người biệt lập, những người

độc nhất vô nhị.

Quan niệm đáng khinh về tình trạng được làm “một điều gì đó đặc biệt” này được

nối kết với sự tuyệt vọng, để chúng ta nhận thấy những người thờ lạy chúa tiêu cực

ấy luôn buộc chặt mình vào những luật lệ của họ về “sự riêng biệt”; chúa tiêu cực

của họ là đấng biết rõ tấm lòng sâu kín của họ, những tấm lòng mà cuộc sống họ

thật sự không thể tỏ bày bất kỳ những phẩm chất tốt đẹp nào đối với những người

bạn “trần tục” và những bạn hữu “Cơ Đốc trần tục” - để ít nhất họ có thể cảm nhận

rằng họ được chọn như những người được yêu thương đặc biệt của thần họ thờ lạy!

Tất cả điều này không dễ chịu và không thu hút sự quan tâm, nhưng nó rất thường

gặp trong vòng những người sùng đạo. Vấn đề dành cho họ là: họ có dám công

khai chống lại hoặc từ bỏ chúa trong tưởng tượng này với sự bất bình luôn luôn và

tìm kiếm một Chúa là Đấng tích cực, Đấng ban sự sống, lòng can đảm và sự vui

mừng, và luôn mong các con cái Ngài đứng vững trên đôi chân của chính họ?

XII. Hình ảnh phản chiếu.

Một cái máy chiếu phim chiếu lên màn ảnh một hình ảnh lớn từ một bức ảnh có

kích thước nhỏ bằng một con tem thể nào, thì tâm trí của con người cũng có xu

hướng “chiếu” lên người khác những tư tưởng và tình cảm thật sự tồn tại trong nó

thể ấy. Ví dụ một người phạm tội sẽ chiếu trên người khác sự nghi ngờ và sự chê

trách, thậm chí họ hoàn toàn không biết tội lỗi của anh ta là gì. Dĩ nhiên đây là hiện

tượng tâm lý bình thường.

Chúng ta có khuynh hướng làm điều giống vậy trong khái niệm của tâm trí chúng

ta nghĩ về Đức Chúa Trời (như đã được lưu ý có một số người nói rằng toàn bộ

quan niệm về Đức Chúa Trời chỉ là một “sự phản chiếu” trong cuộc sống của

người trưởng thành với ước muốn như con trẻ là mong được sự bảo vệ của cha,

nhưng điều này chúng ta không thể chấp nhận vì những lý do ở trên). Một xã hội

khắt khe về đạo đức sẽ phản chiếu những phẩm chất thống trị và có thể chấp nhận

cách mặc nhiên một chúa nghiêm khắc và khắt khe về đạo đức. Một xã hội không

nghiêm và dễ chịu có thể sẽ sinh ra một thần với nhiều quyền năng tốt lành như

ông già Noen vậy.

Khuynh hướng tương tự có thể quan sát được trong những trường hợp riêng, chúng

ta được lưu ý trong phần “Đức Chúa Trời trong chiếc hộp” về một loại người nhiệt

tình trong giáo hội có xu hướng sinh ra một chúa của nhóm người chăn đi nhà thờ

như thế nào. Nhưng dĩ nhiên chiều hướng ấy đi xa hơn điều này và luôn có một

mối nguy hiểm đe doạ khi hình dung một chúa có những phẩm chất đạo đức giống

như những phẩm chất của chúng ta, dĩ nhiên được phóng đại và được thanh tẩy, và

với những dấu vết mù quáng giống như vậy. Bằng cách này chúa mà chúng ta hình

dung có thể nhất quyết chống lại sự say sưa. Mặc dù nó không cám dỗ chúng ta,

những là một thói xấu làm đầu lòng chúng ta với sự căm hờn phẫn nộ, có thể nhắm

mắt làm ngơ với những cách thức kinh doanh của chúng ta bởi Ngàicũng cảm thấy

như chúng ta rằng “công việc là công việc”.

Hiển nhiên, nếu khái niệm của Đức Chúa Trời không là điều gì đó cao hơn sự

phóng đại nhưng phẩm chất tốt đẹp của chúng ta, thì sự hầu việc và thờ phượng

của chúng ta sẽ không khác gì sự hầu việc và thờ phượng chính mình. Một chúa

như vậy có thể là chỗ dựa cho lòng tự trọng của chúng ta nhưng đương nhiên

không có khả năng giúp chúng ta có được một chiến thắng về đạo đức và chúa này

sẽ được tìm thấy trong thời gian hoạn nạn khó khăn nhất để rồi biến mất một cách

khó hiểu.

Hơn nữa, chúng ta được tạo dựng nên không phải để chúng ta có thể thật sự hài

lòng với sự phản chiếu nhỏ nhất. Thậm chí Nareissus đôi lúc chắc cũng phát mệt

với việc công nhận hình phản chiếu của chính ông! Trong việc chọn bạn hoặc một

người bạn đời, người ta thương chọn người nào đó rất khác biệt với mình, điều này

đủ để cho thấy rằng họ không chỉ mong tìm kiếm một bản sao của những tính cách

của chính mình. Nếu chúng ta bị xúc động trước sự thờ phượng thật và được thúc

đẩy dâng chính mình, thì chắc chắn bởi một điều gì đó không chỉ cao hơn vô cùng

mà còn bởi một điều gì đó “khác” hơn chính bản thân chúng ta.

Để đáp ứng cho yêu cầu này Cơ Đốc nhân chúng ta sẽ cân nhắc sau, và chúng ta sẽ

không làm gì hơn là lưu ý rằng một chúa này, đấng hoàn toàn, hoặc thậm chí một

phần, chỉ là sự phản chiếu của chính chúng ta, rất không thoả đáng cho những nhu

cầu của cuộc sống và không bao giờ có thể làm thức tỉnh trong chúng ta sự thờ

phượng và hầu việc thực. Thật vậy chúa này thật sự nguy hiểm như một vũng nước

kẻ nghèo cuối cùng trở thành Nareisus.

XIII. Hỗn hợp

Ý nói ở trên có khoảng hàng tá, nó không làm suy biệt những chúa nhỏ bé tràn

ngập tâm trí con người. Để mô tả đầy đủ tất cả phải tốn rất nhiều giấy bút, nhưng

chỉ mô tả ngắn gọn vài vị này cũng đủ bộc lộ rõ hơn sự giả tạo của họ.

Chúa trong lúc khẩn cấp

Nếu có một điều nên được làm rõ ràng cho những ai tiếp nhận sự khải thị của Đức

Chúa trời trong thiên nhiên và Kinh Thánh thì điều đó là Ngài không bao giờ vội

vã. Sự chuẩn bị lâu dài, hoạch định cẩn thận và tiến triển từ từ, có thể xem là

những đặc tính hàng đầu của một đời sống thuộc linh. Tuy nhiên có nhiều người có

tốc độ tín ngưỡng cuồng nhiệt. Với sự xao lãng ngữ cách của nó họ phát triển

nguyên văn đó như một biểu ngữ. “Việc Vua cần khẩn cấp” và tiếp tục dồn ép

chính họ và những người theo họ như muốn điên lên với những căng thẳng và lo

lắng! Những người ủng hộ nhiệt tình cho sự truyền giáo ra nước ngoài kêu gào

“Hãy xem từng phút trôi qua, hàng ngàn linh hồn ngoại đạo bước vào cái chết mà

không có Cứu Chúa”. Hãy truyền bá Phúc Âm đến cùng trái đất trong thế hệ này!

Chúa cho tầng lớn người ưu tú trong xã hội

Chính bản tính của nhân loại đã tạo nên và tôn kính một “tầng lớp có độc quyền

độc lợi”, và một số Cơ Đốc nhân thời hiện đại xem những người mạc khải thần

linh bằng cách này hay cách khác như một người khá hơn những bạn bè họ về

thuộc linh. Những hình thức bình thường của sự thờ phượng và cầu nguyện có thể

đáp ứng đủ cho những người bình thường, nhưng đối với những người có sự hiểu

biết trực tiếp về Đức Chúa Trời, thì theo nghĩa đen anh ta ở trong một tầng lớp bởi

chính Ngài. Bạn không thể mong gặp được một người tham dự lễ cầu kinh buổi tối

trong nhà thờ giáo xứ của anh ta khi có những sư hiện thấy chờ đợi anh ta trong

việc học!

Tân Ước không tán thành cái nhìn tâng bốc này của những người có ân tứ về sự

hiện thấy huyền bí. Nó luôn đích thực và thực tiễn. Chính bởi kết quả của họ mà

con người sẽ biết được Đức Chúa Trời không phân biệt ai: tôn giáo thật được mô

tả, bằng những điều bình thường như vậy, như sự viếng thăm những người gặp khó

khăn và sự kiên tâm giữ đức tin dù những hoàn cảnh bên ngoài có tác động thế

nào. Dĩ nhiên Tân Ứơc không xem việc có khải tượng về Đức Chúa Trời là một

điều làm hại cho con người, nhưng có một sự đòi hỏi lành mạnh trên khải tượng

như vậy đó là chúng phải được tỏ ra trong tình yêu thương và sự phục vụ.

Ít nhất những người chấp nhận lời xưnglà Đức Chúa Trời của Đấng Christ nên chú

ý rằng Ngài không khớp với hình ảnh của Hội Thánh thần bí chút nào. Những ai bị

mê hoặc bởi tính ưu việt được giả thiết của linh hồn thần bí hẳn có thể soạn ra một

bản liệt kê những đặc tính của Đấng Christ, kết quả sẽ có thể đưa ra một kết luận

gây bất ngờ.

Thật ra không có một qui định nào cho một “từng lớp có đặc quyền” trong Cơ Đốc

giáo thuần tuý, Chúa Cứu Thế đã nói với các môn đồ đầu tiên của Ngài rằng

“Trong các ngươi không nên có điều như vậy, các ngươi là anh em nhau”.

Chúa của Bê-tên.

Có nhiều người có niềm tin tôn giáo có thể nói, họ quen thuộc với Giê-hô-va nhiều

hơn với Chúa Cứu Thế Giê-xu, nếu chân lý được nói ra. Cựu Ước có ý nghĩa với

họ hơn Tân Ước, lại nếu chân lý được truyền ra.

Những người này là những người xem tôn giáo như một sự thoả thuận, họ vâng

theo những luật lệ nào đó và Đức Chúa Trời sẽ thành tín chăm sóc họ và những

mối quan tâm của họ. Những người này là những người viết ra và nói “chỉ khi” dân

sự vâng theo 10 điều răn thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ chiến thắng, hoặc mưa

móc, hoặc thời tiết thuận lợi, hoặc bất cứ điều gì họ cần trong thời điểm nào đó. Họ

thích mọi điều được chuẩn bị từ trước và thậm chí Phúc Âm bị giản lược thành một

công thức, để nếu bạn ký tên vào hàng có chấm, thì có thể nói bạn hoàn được vào

thiên đàng! Họ thích một bức thư hơn một tinh thần, và những điều rất rõ ràng hơn

những nguyên tắc mơ hồ. Họ thường ám chỉ “Giê-hô-va” hơn ám chỉ “Đức Chúa

Trời”.

Những người như vậy đã không đánh giá đúng tính chất cách mạng của sự xâm

nhập thế giới này của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế, mặc dù họ sẽ bị khiếp

sợ nếu được cho rằng họ chưa tiếp nận tầm quan trọng của sự công bố Ngài ban ra.

“Điều nàu đã được nói rồi…. nay Ta nói cùng các ngươi”

Nhưng Đức Chúa Trời thời Cựu Ước của họ sẽ không đáp ứng đủ cho lòng khao

khát của con người thời hiện tại, tuy nhiên họ có thể vỗ tay tán thành sự “vô tín”

trong thời đại ngày nay. Đức Chúa Trời không là Đức Chúa Trời của sự chết

nhưng của sự sống.

Chúa nhưng không phải Thượng Đế.

Khái niệm này là một trong những khái niệm “được khai sáng” nhất và “hiện đại”

nhất. Đức Chúa Trời hoàn toàn được phi cá nhân hoá và trở thành một tập hợp cuối

cùng của giá trị cao nhất. Ý tưởng như vậy luôn có trong tâm trí của những người

khởi đầu những cuộc sống định cư và là những người có ít kinh nghiệm về chất

liệu nguyên thuỷ của đời sống nhân loại bình thường. Rõ ràng không thể xảy ra đối

với bất kỳ khái niệm nào ngoại trừ khái niệm trí tuệ nhất để lưu giữ trong tâm trí

họ (chỉ để thờ phượng và phục vụ) một Đức Chúa Trời không hơn gì điều chúng ta

nghĩ là có những giá trị cao nhất, tăng lên đến mức độ thứ n.

Các chúa với những danh khác bất kỳ

Con người từng được định nghĩa một cách đúng đắn như một “động vật biết thờ

phượng”. Nếu vì một lý do nào đó mà con người không có một Đức Chúa Trời nào

thì đương nhiên họ sẽ thờ phượng một điều gì đó. Những thần tượng thay thế cho

Đức Chúa Trời gặp trong thời hiện đại là một nhà nước, sự thành công, hiệu năng,

tiền bạc, “sự quyến rũ”, quền lực, thậm chí sự an ninh. Dĩ nhiên không ai gọi

chúng là “Đức Chúa Trời”, nhưng chúng có một ảnh hưởng và đòi hỏi sự tận trung

mà lẽ ra chỉ thuộc một mình Đức Chúa Trời thật. Chỉ khi con người tìm thấy Đức

Chúa Trời thì họ mới có thể nhận ra bản năng thờ phượng của họ đã bị méo mó và

lầm đường thể nào.

LỜI CHUYỂN

Trước khi sang phần thứ 2 cùa sách này tác giả thấy cần phải có một lời giải thích

ngắn gọn.

Không phải ý định của chúng ta là lập nên hay chỉ một chúa lớn hơn và tối hơn,

đấng có thể chỉ có tính giả tạo nhiều như bất kỳ thiên sứ không hấp dẫn nào mà

chúng ta đã loại bỏ. Điều mà chúng ta đang cố gắng thực hiện là mở rộng cửa trí và

hồn để nhờ đó mà ánh sáng của Đức Chúa trời thật có thể chiếu vào. Nếu một

người sống trong một căn phòng kiểm tra ánh sáng, mặt trời có thể chiếu sáng

trong sự rực rỡ chói loà và chính người đó sẽ không biết gì về nó. Anh ta có thể

thấp cho mình một cây nến hoặc anh ta có thể khoan một lỗ trong nơi giam hãm

mình. Trong trường hợp đầu có thể anh ta chẳng bao giờ có gì hơn là tia sáng le lói

giả tạo, và trong trường hợp thứ 2 anh ta sẽ chỉ có một cái nhìn rất ít về ánh sáng

ban ngày thật sự: Một số thần mà chúng ta quan tâm, không gì hơn là sự giả tạo,

một số khác là những cái nhìn qua lỗ kim về ánh sáng thật. Điều mà chúng ta đang

cố gắng thực hiện sau đó không phải là thắp một cây nến mới nhưng để hạ những

tấm chắn sáng xuống. Không có nguyên nhân nào giải thích tại sao chúng ta phải

bằng lòng với cây nến hoặc cái lỗ kim ấy nếu một suy nghĩ được xác định một chút

và một hành động chân thật một chút sẽ dời đi những tấm chắn sáng ấy.

I. Đức Chúa Trời không bị giới hạn lại một điểm

Dường như có một số người đã dành quá nhiều thời gian trong việc “dọn sạch mặt

đất” nhưng điều này tuyệt đối không cần thiết. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ muốn

hầu việc Đức Chúa Trời bằng tấm lòng chân thật và sâu kín của chúng ta nếu Ngài

hiện ra lờ mờ trong tâm trí thuộc tiềm thức của chúng ta như một đấng đội tài

chuyên quyền hoặc một Người phá bĩnh, hoặc như một đấng đang lợi dụng địa vị

của mình làm cho chúng ta, những thể hay chết khốn khổ này, cảm thấy tội lỗi và

lo sợ. Chúng ta chỉ bị ấn tượng bởi “độ lớn” và quyền năng vô lượng vô biên của

Đức Chúa Trời, chúng ta phải được thúc đẩy lòng tôn sùng, kính trọng và yêu mến

chân thành, nếu chúng ta từng thờ phượng Ngài.

Tuy nhiên, trước hết chúng ta hãy mở rộng tất cả cánh cửa của lòng mình và nỗ lực

đánh giá đúng “tầm cở” của Đức Chúa Trời. Ngài không bị giới hạn đối với những

vấn đề tôn giáo hoặc thậm chí đối với sự giải thích “về tín ngưỡng” của cuộc sống.

Ngài chắc chắn không bị hạn chế về thời gian, chúng ta cũng không nên hình dung

Ngài như một vị thần địa phương của hành tinh này hoặc thậm chí của vũ trụ này,

vũ trụ mà sự khảo sát về thiên văn bấy lâu đã phát hiện ra. Dĩ nhiên nó không là

kích thước vật lý mà chúng ta luôn cố hình thành trong tâm trí mình (kích thước

vật lý không quan trọng. Bằng bất cứ sự sắp xếp hợp lý những giá trị loài người có

giá trị, lớn hơn rất nhiều so với một quả núi có kích thước 10 lần kích thước vật lý

của anh ta). Tốt hơn nên nhận thấy tầm hoạt động rộng hơn vô cùng của đấng Tạo

Hoá, cục diện đáng kin ngạc của những tiến trình thuộc về trí tuệ của Ngài, những

tiến trình mà khoa học phát hiện ra bằng sự lao động vất vã, một đại dương mênh

mông của những điều mà chúng ta chỉ có thể gọi là “Đức Chúa Trời” trong một

góc nhỏ của nó loài người sống đi lại và tồn tại.

Suy gẫm về sự rộng lớn và mênh mong này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phơi

bày các vị chúa nhỏ bé không thoả đáng, nhưng nếu chúng ta dừng lại ở đó thì

chúng ta không thể đi xa hơn ý nghĩa về một Đức Chúa Trời “không bị giới hạn”

rất mơ hồ, một điều gì đó phi cá nhân hoá mà sau đó là sự không thoả lòng cách

lập dị.

Có những người sẽ khiến cho “một điều gì đó này thành Đức Chúa Trời của tương

lai. Dựng lên một khái niệm tinh thần từ những giá trị được biêt đến như đạo đức

tốt, chân lý và cái hay cái đẹp, họ khiến chúng ta suy nghĩ trong trí và thờ phượng

trong lòng. Nguồn của những giá trị cao nhất. Đức Chúa Trời như vậy không phải

là Con người trong bất kỳ ý nghĩa nào, và dù cho ý tưởng này có vẻ làm hài lòng

một số người trí thức nhất trong thời đại của chúng ta nó vẫn không, và có thể

chẳng bao giờ làm hài lòng những người bình thường. Chắc chắn nó không cung

cấp một Phúc Âm để cứu những nỗi thất vọng và những sự vô nghĩa của cuộc

sống, trong thực tế nó cũng không tạo ra một mũi nhọn tấn công chống lại những

sự xấu xa được hình thành lâu đời. Thờ phượng, yêu thương và hầu việc gợi ý cho

hầu hết chúng ta một thân vị, với Ngài chúng ta có thể thiết lập mối tương quan cá

nhân nào đó, mặc dù người ta không thể không lưu ý rằng một sự thu hút rất lớn

của một Đức Chúa Trời không phải là con người đó là không có yêu cầu nào có thể

được đặt trên chúng ta! Ngài (hoặc Nó) có thể được dùng ít hay nhiều tuỳ ý thích

của chúng ta!

Bằng cách này chúng ta có thể nhận thấy một tình thế khó xử, mặc dù thường là vô

tình, của nhiều người trong thời hiện đại không thuộc tôn giáo có tổ chức. Nếu họ

sử dụng trí óc và sự tưởng tượng của họ thì không thể không nhận thấy rằng nếu có

một Đấng Tối Cao thì Ngài chắc chắn vô cùng lớn hơn những khái niệm của các tổ

phụ chúng ta. Họ càng hiểu biết thì khoa học càng tỏ bày cho họ, tầm hiểu biết của

họ càng phát triển thì các vị chúa nhỏ bé ngày xưa càng không thoả đáng. Tuy sự

rộng lớn này dường như càng ngày càng phi cá nhân hoá Đức Chúa Trời cho đến

khi Ngài trở thành một ý niệm trừu tượng mơ hồ không được tập trung lại.

Ở một mặt của tình thế khó xử này nhiều người từ bỏ ý niệm về sự nhận biết Đức

Chúa Trời, và nuôi giữ những hy vọng của họ và dùng năng lực của họ vào “sự

tiến bộ” của nhân loại. Trong sự tuyệt vọng luôn sinh ra những qui định với những

giá trị “vĩnh cửu”, họ có được sự thoả lòng nào đó trong việc cải tiến “ngay tức

khắc”, có liên hệ chính họ với những giá trị hiện tại về điều mà họ khá chắc chắn.

Thật ra, trừ khi chúng ta có thể liên hệ hoạt động này với Đức Chúa Trời, tức với

điều gì đó vượt không gian và thời gian, thực hiện điều này là một sự xuẩn ngốc

khác thường, và chúng ta chỉ cần một vài bước hợp lý để đánh giá đúng nó. Tạm

thời chúng ta hãy công nhận rằng chúng ta đang tiến bộ, rằng nhân loại vì tất cả

những cuộc chiến tàn phá của nó đang từng bước và chắc chắn ngày càng trở nên

khoẻ mạnh, giàu có và khôn ngoan. Giả sử tiến trình này, bất kểnhững trở lực, vẫn

tiến triển hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm. Thì có lẽ trong một lúc nào đó ở một

tương lai rất xa nhân loại đang sống trên hành tinh này sẽ chinh phục thiên nhiên

bởi kiến thức khoa học, sẽ giải quyết được tất cả những căng thẳng và những tình

trạng tâm lý không bình thường của các mối tương quan cá nhân bằng những

phương cách tâm lý tiến bộ vô cùng, và sẽ sống một cuộc đời hầu như khoẻ mạnh

hạnh phúc và thoả lòng đến kinh ngạc, chúng ta có thể nói cách công bằng rằng đó

là mục đích của những người đang tự do cống hiến năng lực cho sự tiến bộ của

nhân loại, và của những người đang hô hào rằng chúng ta hãy sống vì hậu thế.

Nhưng sau đó là gì? Hành tinh này, đến chừng mực kiến thức chúng ta có thể hiểu,

rốt cuộc sẽ trở nên hạnh phúc đến nỗi không thể sống được (thậm chí bởi phương

tiện nhân tạo), hoặc sẽ bị tiêu diệt bởi sự va chạm với vật thể khác nào đó. Những

phương tiện, toàn bộ kết quả từ sự tiến bộ của nhân loại, của mọi nỗ lực và khát

vọng và lý tưởng sẽ là sự huỷ diệt hoàn toàn trong sự giá lạnh chết người của

khoảng không giữa các vì sao. Và không có gì xảy ra hơn nữa.

Tuy nhiên sự tiến bộ của nhân loại đối với nhiều người là giá trị cao nhất để sống

cho nó. Dĩ nhiên nếu họ không muốn đi quá cảnh tượng cuối cùng này, họ có thể

tự thuyết phục mình rằng niềm hạnh phúc sau này của con cháu chúng ta ở một

triệu năm sau tính từ hôm nay là một lý tưởng xứng đáng để sống và chết cho nó.

Nhưng nếu kết cuộc không là gì, và sự tưởng tượng hoàn toàn vô lý, chắc chắn

không có một người hiểu biết nào có thể xem nó như một lý tưởng để đòi hỏi lòng

trung thành hoàn toàn của tâm trí và tấm lòng của người trưởng thành.

II. Manh mối đối với sự thật.

Sự phát minh ra năng lượng khổng lồ được phóng ra bởi sự phân chia hạt nhân

nguyên tử và những minh chứng không thể nào quên về sức tàn phá của “bom

nguyên tử” đã giúp chúng ta trong việc tìm kiếm cho sự thật mà chúng ta khó có

thể nhận ra. Chúng đã chứng minh trước toàn bộ thế giới này rằng cái mà chúng ta

gọi là “vật chất”, thật ra có thể bị phá huỷ. Nhiều điều ma trước đây chúng ta xem

là bất diệt, chẳng hạn thiết giáp và bê tông, dưới điều kiện nào đó có thể bị tan biến

thành hơi nước mỏng manh hơn khói thuốc. Thật ra vì toàn bộ vật chất trong hành

tinh chúng ta, sống động hoặc bất động đều được hình thành từ những nguyên tử

được sắp xếp khác nhau, không thể nghĩ rằng một số thí nghiệm hoặc hành động có

chủ tâm nào đó có thể đưa đến kết quả trong một phản ứng dây chuyền, có thể nói

làm bùng nổ mọi nguyên tử hình thành nên thế giới này. Dù chúng ta thích nó hay

không thì giờ đây chúng ta đang sống dưới bóng của sự tan rã dần dần như vậy của

vũ trụ như vậy. Điều ở đây này khó có thể làm gì khác hơn là để tâm trí chúng ta

đánh giá những giá trị “tinh thần” cao hơn rất nhiều so với trước đây. Bởi những

giá trị này chúng ta muốn nói đến những phẩm chất của tinh thần của nhân cách,

những phẩm chất có thể nhận biết được và có thể đánh giá được, nhưng không thể

nào cân và đo theo phương pháp khoa học - và không thể có sự huỷ diệt về vật

chất. Trong sự hiểu biết về số phận cuối cùng có thể xảy ra cho hành tinh này và về

mối đe doạ hiện tại đối với đời sống nhân loại, chúng ta buộc phải quan tâm xem

cuối cùng có hay không một thực tế ngoài cái thự tế vật chất có thể cân đo được

này, chúng ta bắt đầu tự hỏi không biết toàn bộ tình thế này có là sự trái ngược với

điều loài người từng nghĩ hay không. Họ thường nói về những giá trị “tinh thần”

nhưng điều gì đó mơ hồ và không chắc chắn, và những giá trị vật chất lại vững

chắc, “có thực” và thực tế. Họ đang bắt đầu nhận thấy rằng tình thế này rất có thể

là thật. Chúng ta chắc chắn nhận thấy bằng chứng về tính có thể bị huỷ diệt chung

của vật chất có lẽ dù sao cũng đúng đắn khi cho rằng “sự thật” nằm ở lãnh vực

khác nói chung, và giá trị của nó dù sao cũng không chắc chắn.

Dĩ nhiên điều này được tin tưởng một cách sẵn lòng bởi những tính khí này hơn

bởi những tính khí khác. Các nhà thơ, hoạ sĩ và những triết gia, cũng như nhiều

người tầm thường khác ở mọi lứa tuổi có thể ít nhiều ý thức sâu sắc rằng “tinh

thần” luôn quan trọng hơn vật chất rất nhiều. Nói thẳng ra đối với nhiều người

trong số họ, cuộc sống vật chất hiện tại này là giai đoạn có thể nhìn thấy và hữu

hình hoặc một chiến trường của những sức mạnh tinh thần. Những giá trị phổ quát

như chân lý, đạo đức tốt, cái hay cái đẹp, thường được xem là tồn tại ngoài cũng

như được bày tỏ trong cuộc sống của thế giới này. Đối với một số người trong số

đó cuộc sống hiện tại này chỉ là sự mở đầu, phải sống dưới sự khó khăn và ngăn

trở, của cuộc sống tự do không bị ràng buộc của tinh thần. Quan điểm của nhóm

người sau là thực tế - của nhóm đầu là sự kiện quan trọng nhưng chỉ thoáng qua.

Trực giác lâu dài này giờ được áp đặt trên nhân loại như một giả thuyết mạnh mẽ

và khả thi bởi sự tan rã đang đe doạ của thế giới vật chất nay. Và sự tán thành bên

trong dành cho nó đủ để trong lòng nhiều người có được một manh mối vững chắc

cho sự thật dù bất cứ trường hợp nào. Nó khiến cho quan niệm về Đức Chúa Trời

nên thực tế hơn và đáng có hơn.

Cuối cùng, nếu quả thật bản chất của sự thật này là về tinh thần và nó chỉ liên quan

một cách tạm thời và ngẫu nhiên với vật chất thì bất hợp lý khi mong muốn biết

điều gì đó về Đấng duy tâm đằng sau cách các sự việc diễn ra. Đối với về những

người không có trí tưởng tượng linh hồn luôn có vẻ không thật và kỳ lạ, họ dần dần

thấy rõ ràng hơn thế giới vật chất này, một thế giới có thực và hữu hình đối với họ,

hầu như không xác thực. Con người thường có khả năng dựa vào một số năm trong

cuộc sống vật chất đang vận hành có thể là thật, ở năm này là vật đệm có hiệu quả

nhất giữa họ và những bản chất thuộc linh được phơi bày mà trong những lúc mềm

yếu hơn họ đã nghi ngờ. Giờ đây vật đệm bằng vật chất của họ được chứng minh là

không thể tin cậy được. Bất kỳ lúc nào họ cũng có thể bị đẩy vào thế giới của tâm

linh. Những chiếc neo của họ đang trượt đi, và nếu họ cảm thấy cần một nơi thả

neo (thực chất sao không là một người nào đó) họ chắc phải tìm trong thế giới của

tâm linh - và họ chắc chắn tìm thấy Đức Chúa Trời.

Chú ý: Ta không nên nghĩ rằng những điều gọi là tinh thần lại ít “vững chắc” hơn

vật chất (dù tinh thần hiện tại là điều vô hình). Vì nó có tính bền, nên nó có thể

chứng tỏ là vững chắc hơn trong một ý ngĩha nào đó. Đó là cách riêng của chúng ta

để xem xét những điều mà đã khiến cho những sức lực của một người trở nên vững

chắc hơn những phẩm chất tinh thần của nhân cách anh ta là một ví dụ. Ý tưởng

cho rằng thế giới thật này có tính vững chắc hơn hầu giải thích cách thông thạo và

tài tinh nhất. Tiến sĩ C.S Lewis trong tác phẩm của trí tưởng tượng của ông về

Thiên đàng và Địa ngục. The Great Divoice (Một sự tách biệt lớn).

III. Những gợi ý mối khác cho thực tế

Mọi người đều nhạy cảm với cái đẹp dù rõ ràng sự nhạy cảm ở người này có thể

nhiều hơn ở người khác. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy rằng ngay cả người ít mơ

mộng nhất cũng bị xúc động bởi những dáng vẻ của cái đẹp. Ranh giới giữa sự u

sầu và kỳ diệu biến đổi rất lớn theo từng người khác nhau. Đối với một số người

nó là đặc ân lôi cuốn của thời thơ ấu, với một số khác là sự dâng trào và tiếng sóng

vỗ của biển cả, số khác lại là sự huy hoàng rực rỡ của đỉnh núi, với một số khác lại

là bài ca mùa xuân của những chú chim, một số khác nữa thì lại là mùi của khói

than củi hoặc của những đêm thu đầy sương tuyết, và một số người khác, nếu kể ra

thì chẳng bao giờ kết thúc. Tất cả mọi loại hình thơ, nhạc, hoạ đều ciân chínhmang

lời chứng cho tình cảm yêu thương cái đẹp luôn tiếp tục trong mỗi con người, và

cho nỗ lực hết mình để khiến cái đẹp sống và làm phong phú cho cuộc sống bình

thường của họ.

Cái đẹp thật dường như luôn mang theo nó một dấu hiệu của sự buồn bã đôi lúc rất

sầu thảm; và chúng ta thường bối rối vì không hiểu tại sao điều này lại xảy ra như

vậy. Nếu cái đẹp được mong chờ và được tiếp đón thì chắc chắn đem lại niềm vui

tuyệt đối. Nỗi buồn hiếm khi đi kèm đồng hành trong, với những niềm vui trần thế

khác. Trong niềm thoả thích của một bữa ăn thân mật, trong sự thành công khi giải

quyết một vấn đề khó khăn, hoặc trong sự làm thành một công việc sáng tạo, thì có

niềm vui mừng nhưng không có nỗi buồn. Rất có thể cái đẹp là một dấu hiệu mờ

nhạt của đều có thực, đúng đắn và vĩnh cửu, để chúng ta cảm nhận mà không có

quá trình ý thức của tư tưởng: “Đây là điều mà cuộc sống phải như vậy, hoặc nó

phải như vậy trong thực tế”. Và như vậy khi so sánh điều đó với kinh nghiệm mỗi

ngày thông thường của chúng ta với tất cả nhược điểm và sự xấu xa của nó có thể

làm tăng nỗi khổ đau cay đắng ấy? Hoặc như một số người nghĩ, có vẻ rất kỳ lạ, nó

là một dạng hoài cổ - điều mà Wordsworth gọi là “Lời gợi ý về tình trạng bất tử”.

Nó có phải là linh hồn bất diệt trong một con người khi nhớ lại ở đây trong ngôi

nhà bằng đất sét những niềm vui nổi bật về Quê Hương thật của mình không?

Dĩ nhiên không ai có thể nói. Nhưng sự hấp dẫn của cái đẹp không thể loại đi cách

thanh thản sự hấp dẫn này rất phổ biến tuy nhiên nó có thể bị bóp méo hoặc giảm

giá trị. Nó là một triển vọng đối với điều gì đó, và chắc chắn nó chỉ rỏ điều đó nằm

ngoài những giới hạn của không gian và thời gian hiện nay. Trong bất cứ trường

hợp nào chúng ta cũng có thể nói rằng cái đẹp khơi gợi lòng khát khao và ước

muốn mãnh liệt không được thoả mãn (và một số người cho rằng nó không bao giờ

có thể được thoả mãn) trong thế giới này.

Gợi ý thứ 2 về với bản chất của thực tế là điều chúng ta chỉ thể gọi bằng cái tên hơi

kém thân thiện là “đạo đức tốt”. Làm cho tâm trí chúng ta tự ý thức về sự công

nghĩa, sự đạo đức và những điều tốt đẹp, đó là thu hút không thể tránh khỏi về sự

tốt lành. Tuy nhiên ngoài lý tưởng mà sự rèn luyện của chúng ta hướng đến, chúng

ta có một sự tôn kính vô thức dành cho những điều như tính lương thiện, thật thà,

liêm chính, trung tín, nhơn từ, công bình và tôn trọng người khác. Thật ra chúng ta

khó nhận ra ý nghĩa của sự công nhận về giá trị của những điều này cho đến khi

chúng được thử thách trực tiếp bởi chế độ quốc xã Đức. Thậm chí ngày nay rất

nhiều người khó có thể hiểu được ý nghĩa của sự thật phổ biến với hàng triệu người

khác, mà chúng ta đã lên án sự phản bội, hung ác, gian dối và sự phản đối ích kỷ

những giá trị đạo đức truyền thống như “những điều xấu xa”. Nếu cảm xúc về sự

tốt lành của chúng ta không là gợi ý cho thực tế cuối cùng thì điều chúng ta có thể

làm là nói rằng cá nhân chúng ta không thích những đặc tính của triết lý đảng quốc

xã. Nếu không có một tiêu chuẩn nào đó vì đạo đức để chúng ta đặt ra (một cách

vô tình) một câu hỏi về nó, thì chỉ là sự khác biệt về quan điểm. Một đảng viên đế

quốc xã có quyền nói rằng anh ta không thích những giá trị đạo đức của chúng ta,

và ai có thể nói hoặc anh ta hoặc chúng ta là chính nghĩa? Để đối phó những tôn

kính phản bội hung ác và tàn bạo đã làm tổn hại ý thức chung của nhân loại chúng

ta phải thiết lập cách vững chắc hơn một mục tiêu để vươn tới. Tại sao có nhận

thức đạo đức phổ biến này? Tại sao chúng ta cho rằng “điều thiện” thì tốt hơn

“điều ác”? Chắc chắn sự công nhận cái tốt, được cắm rễ sâu và phổ biến, là một

điều khác xa với lời gợi ý không đáng kể về thực tế.

Cả cái đẹp và cái tốt (chắc chắn trong những cách khác nhau) có tác động trên con

người, nó không thể giải thích bằng những từ của thế gian mà chúng ta biết, và đối

với nó chúng ta có thể thêm vào sự tìm kiếm chân lý của nhân loại. Họ không chỉ

muốn biết sự thật, dù sự tích luỹ một cách cẩn thận những sự thật được xác minh là

một trong những hành động đáng được ngưỡng mộ nhất của nhân loại, họ còn

mong tìm kiếm ý nghĩa nào đó đối vì sự bí ẩn của cuộc sống này. Những nghiên

cứu khoa học, triết học và tôn giáo, tất cả trong những phương cách khác nhau của

nó, chứng minh rằng con người muốn vươn tới sự hiểu biết ngày càng nhiều hơn

về chân lý. Nhưng tại sao họ nên làm vậy? Tại sao họ không hài lòng với điều họ

có và họ biết? Tại sao họ không thể chấp nhận sự chết, sự xấu xa và bệnh tật mà

không lo lắng về chúng? Tại sao họ, trong mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia, phải nỗ lực

tìm kiếm một điều gì đó - mỗi điều đó sẽ làm hài hoà, giải thích và làm thành

những việc phi thường khiến người ta hoang mang về cuộc sống này. Suy lý như

chúng ta phải thực hiện, từ điều chúng ta biết đến điều chúng ta không biết, chúng

ta có thể nói cách công bằng rằng đồ ăn đáp ứng cho cơn đói, nước cho cơn khát,

và một bạn đời cho sự khát khao về tình dục, nên sự khao khát chung về chân lý

cũng có thể được sự đáp ứng và sự làm trọn tuy nhiên để tìm được thì thật khó

khăn.

IV. Có một Đức Chúa Trời được nhìn thấy rõ hay không?

Cái đẹp, cái tốt và chân lý, dù nó xuất hiện bất cứ nơi đâu đều chắc chắn là những

gợi ý, nhưng chúng có vẽ giống những máy ảnh được điều chỉnh tận “điểm ở vô

tận” chúng ta không thể nói sự thật họ đang chỉ ra nó là thế nào và lớn ra sao.

Mặc dù bây giờ mọi người đều biết cái đẹp, cái tốt và chân lý có nghĩa gì, nhưng

không thể hình dung chúng như những giá trị tuyệt đối, chúng ta có thể hình dung

một vật đẹp nhưng không thể hình dung cái đẹp, một người tốt, nhưng không thể

hình dung cái tốt; một sự kiện có thật nhưng không thể một chân lý. Tuy nhiên một

khi chúng ta suy nghĩ đến một vật xinh đẹp trong tâm trí thì thường đến dễ dàng

làm đầy tâm trí với những cái đẹp khác; một khi chúng ta quan tâm một người tốt

thật sự thì chúng ta có thể mở rộng và phát triển thêm những phẩm chất của anh ta

cho đến khi chúng ta bắt đầu có được quan niệm về đạo đức; nhưng nếu chúng ta

vững tin về một sự thật chắc chắn (đặc biệt nếu tự chúng ta khám phá ra nó), ngay

tức khắc chúng ta nghĩ về một thế giới của chân lý - chúng ta bắt đầu hình dung

một đặc tính tuyệt đối của chân lý.

Sau đó lần đầu tiên chúng ta nhận ra cái đẹp khi được thấy nó trong một vật xinh

đẹp, cái tốt trong một người tốt, sự thật trong sự kiện mà chúng ta tin chắc. Nhưng

giá trị tuyệt đối có thể tồn tại như những khái niệm về tinh thần đối với một triết

gia được huấn luyện, nhưng một người bình thường chắc chắn nhận ra giá trị của

mình tập trung ở những người hoặc những vật mà anh ta biết trước khi anh ta có

thể hiểu chúng.

Bây giờ cúhng ta hãy bước thêm một bước nữa. Người mạc khải thần linh tự nhận

là có thể hiểu về Đức Chúa Trời trong thì tuyệt đối. Nhưng họ khác thường hơn cả

một triết gia, và mọi cố gắng của một người bình thường nhằm “hình dung ra” Đức

Chúa Trời sẽ không đem lại kết quả gì ngoài “khung cảnh lờ mờ” mà những người

đã nỗ lực ở thời hiện tại luôn than phiền về nó. Tuy nhiên nếu một người có thể

nhìn thấy Đức Chúa Trời rõ và tin chắc rằng anh ta đang nhìn thấy Đức Chúa Trời,

bị giảm xuống nhưng vốn xác thực, như trong trường hợp về cái đẹp, cái tốt và

chân lý, anh ta có thể thêm vàot ất cả những ý niệm mơ hồ và những ấn tượng mà

anh ta có về sự oai nghi, tráng lệ và phẩm chất của Đấng vô cùng, và “nhìn thấy

Đức Chúa Trời”.

Nhưng anh ta có thể nhìn thấy một Đức Chúa Trời được thấy rõ như vậy không?

Chắc rằng hơn cả những tia nắng và chớp sáng của thần linh - chắc phải có một

ngọn lửa luôn bùng cháy để ánh sáng của nó có thể được kiểm chứng và đánh giá

cách hợp lý.

Đây là một vấn đề lý thú cho nhân loại chúng ta để quan sát cách mà Đấng vô cùng

- bày tỏ cho loài người Bản Tính có thể thấy được. Tư Tưởng có thể diễn tả được

và mục đích được giải thích của Ngài - có thể giới thiệu chính Ngài trong dòng lịch

sử nhân loại mà không làm xáo trộn hoặc phá vỡ nó. Rõ ràng có một “sự giáng

cấp” không thể tin được về “độ lớn” của Đức Chúa Trời xứng hợp với cuộc sống

trong hành tinh này. Chắc chắn có một sự chấp nhận hoàn toàn về những giới hạn

không gian và thời gian của cuộc sống hiện tại. Điều này phải được thực hiện cách

hợp lý - ví dụ nó không chỉ là một hành động được làm vì ích lợi của con người.

Nếu điều đó được thực hiện thì Đức Chúa Trời là con người. Không thể có sự

thuyết phục rõ ràng nào về một Đức Chúa Trời thật trong một sinh vật lạ lùng nữa

thần thánh. Đấng có những quyền thế siêu nhiên. Mặc dù rõ ràng nhiều người đã

được “hà hơi” để nói chân lý, để tạo nên cái đẹp và để chứng minh cái tốt, nhưng

nó cũng không thể đáp ứng đủ cho sự nhận thấy rõ cách đáng tin và đặc thù để dựa

vào một người “được hà hơi rất mực”. Vì tính đáng tin cậy hoàn toàn, vì tính hấp

dẫn chung vì tính xác thực được bảo đảm cách cá nhân liên quan đến tất cả lẽ thật

khác, chính Đức Chúa Trời phải thực hiện điều này.

Giả sử Đức Chúa Trời đi vào dòng lịch sử và được sinh ra như một hài nhi A.

Trong chừng mực của những giới hạn về không gian, thời gian và hoàn cảnh cho

phép, A sẽ lớn lên như một Đức Chúa Trời “có thể được nhìn thấy” trong bản chất

con người, nói diễn tả suy nghĩ và mô tả cuộc sống bằng những từ mà loài người

có thể hiểu được. Một khi chấp nhận lời A xưng mình là Đức Chúa Trời, Đấng

đang bày tỏ chính Ngài bằng từ ngữ của loài người, con người sẽ có rất nhiều điều

để họ có thể nhờ đó mà sống.

Thứ nhất, giờ đây loài người chắc chắn “bản tánh” của Đức Chúa Trời vĩnh hằng là

gì. Vì Ngài nói chắc chắn rằng người nào nhận thấy Ngài tức nhận thấy Đức Chúa

Trời. Thứ hai những sự thật về con người và Đức Chúa Trời, những nỗi lo lắng

triền miên về sự đau khổ tội lỗi và sự chết, những hy vọng mơ hồ về thế giới vĩnh

cửu theo sau thế giới này - những câu hỏi trên và hàng chục câu hỏi khác giờ đây

có một quan điểm tham khảo phù hợp, bởi quan điểm này con người có thể được

điều chỉnh nếu không ổn định. Thứ ba, loài người có thể nhận được thông tin trực

tiếp cho câu hỏi “cuộc sống này là thế nào?” và bằng cách nào họ có thể phối hợp

với hoạch định và với Đấng quyền năng đứng đàng sau không gian và thời gian?

Thứ tư, nếu họ đã tin chắc, như chúng ta đang thừa nhận, rằng Đấng đằng trước

mắt họ thật sự là Đức Chúa Trời trở nên con người, họ sẽ có thể nhận thấy điều gì

đó hoàn toàn đặc biệt trong lịch sử của thế giới. Chính Đức Chúa Trời đang đương

đầu với cuộc sống với những điều kiện mà chính Ngài đã áp đặt trên những tạo vật

của Ngài. Họ sẽ nhận thấy Đức Chúa Trời không ngự trên ngai cao cả, nhưng Ngài

bước xuống chiến trường của cuộc sống này.

Dĩ nhiên, nếu A thực sự đến với một thế giới của không gian và thời gian này và

trở nên một con người, thì A chắc chắn đã đến trong một thời điểm đặc biệt nào đó

và sống ở một nơi đặc biệt nào đó. Đến chừng mực mà điều ngẫu nhiên và hoàn

cảnh bên ngoài ảnh hưởng Ngài sẽ bị ảnh hưởng, sửa đổi và giới hạn đối với một

số phạm vi. Vì vậy Ngài không thể là sự mô tả đầy đủ và Đức Chúa Trời - không

có thời gian hay không gian nào đủ cho điều đó. Nhưng trong sự giới hạn mà Ngài

đặt cho chính mình, Ngài sẽ là sự hội tụ hoàn toàn chân thật và thoả đáng của bản

tánh Đức Chúa Trời. Ngài không chỉ là thông tin và khuôn mẫu mà còn là một khe

hở để qua đó con người có thể nhìn thấy càng nhiều hơn về Đức Chúa Trời. Nếu

một khi con người tin chắc lời xưng lạ lùng của Ngài là chân thật, họ có thể nhận

thấy rằng Đức Chúa Trời, có thể nói sẽ được nhìn thấy qua khe hở có hình dáng A.

Kiến thức, kinh nghiệm và sự am hiểu, có thể được mở mang càng hơn qua năm

tháng, nhưng điều đó không có nghĩa là loài người trở nên quá lớn đối với Đức

Chúa Trời. Vì A chắc sẽ cho chúng ta một Sự Thật chắc chắn bởi sự chứng minh

của Ngài trong thời gian và không gian, xung quanh sự thật này mọi điều khác về

chân lý, cái tốt và cái đẹp có thể được kêt tinh một cách thích hợp và thoả đáng.

V. Nếu Đức Chúa Trời được nhìn thấy rõ (I)

Nếu A bước vào cuộc sống của hành tinh này như thế, thì chắc hẳn đã có những

hiện tượng nào đó xảy ra trừ khi (về khả năng mà chúng ta không quan tâm) những

luật lệ bình thường của cuộc sống tạm thời không có tác dụng.

Địa điểm đầu tiên không chắc rằng A sẽ được công nhận là Đức Chúa Trời với bất

kỳ ý nghĩa có thực nào, và với bất cứ trường hợp nào trong một thời gian. Con

người hầu như đánh giá và tuyên bố chắn chắn sự hiện diện một cách cá nhân của

Đức ChúaTrời trong cuộc sống bởi hai tiêu chuẩn. Thứ nhất, họ có thể mong chờ

một phẩm chất thiêng liêng rõ ràng và luôn luôn hiển hiện. Họ mong muốn có

được cảm giác kinh hãi hoặc được nhìn thấy ánh hào quang của thần thánh, hoặc

chứng kiến những quyền năng siêu nhiên. Nói cách khác, họ không trông mong,

Đức Chúa Trời thực sự là con người, nhưng chỉ giả vờ là một con người - và hai

điều đó không giống nhau chút nào. Đức Chúa Trời giả vờ làm con người có thể

đạt được tất cả kỳ công phi thường trong lãnh vực về đạo đức, tinh thần, thuộc linh

hay thậm chí về thuộc thể. Điều đó có thể gây ấn tượng, nhưng nó không đưa con

người đi đến đâu; họ không thể hiểu và biết nhiều hơn về Đức Chúa Trời. Họ có

thể bị loá mắt, nhưng họ vẫn không được soi sáng. Thứ ba nếu khả năng đầu tiên

không xảy ra, con người hầu như chắc chắn mong nhìn thấy một “thánh nhân”

thuộc dạng siêu thần bí, Sự khôn ngoan của người quá uyên bác cho lời nói và đôi

mắt người quá mải mê với thế giới thực trên thiên đàng đến nỗi không thể quen với

thế gian bình thường này. Nếu A được mạc khải như một người hoàn toàn được

thích nghi, hoàn toàn lành mạnh, sáng suốt và không cuồng tín như vậy thì lời

xưng nhận mình là Đức Chúa Trời của A sẽ bị xem là kỳ dị và báng bổ (lời tự

xưng mà A phải nói ra trong thời điểm thích hợp, trừ khi người nào đó bất ngờ

hiểu được chân lý này). Nếu A xuất hiện giữa vòng những người luôn đề cao khái

niệm về Đức Chúa Trời rằng đối với Ngài khoác trên mình bản tính tội lỗi của

nhân loại là việc làm mất phẩm giá không thể tượng tượng được đối với Thượng

Đế của A, thì nhiệm vụ đối với A sẽ vô cùng khó khăn hơn. Nhưng nếu A xuất

hiện giữa vòng những người luôn nuôi ý nghĩ rằng có những dấu vết nào đó của

Đức Chúa Trời trong bản tính con người, thì ít nhất cũng có một vài người có thể

thấy rõ điều gì đang xảy ra. Chính là những người gièm phe hoặc khinh thị bản

chất con người để đề cao quan niệm của họ về Đức Chúa Trời, Đấng rất có thể

hoàn toàn không quan tâm đến sự giống hệt của A.

Nhưng tất nhiên sẽ có một điều gì đó về A ngoài nhân cách lành mạnh và vững

vàng. Chẳng hạn như có một giọng nói đầy quyền lực - một sự đảm bảo âm thầm

của một chuyên gia khi nói về đề tài của chính mình khi A nói về những sự thật cơ

bản của cuộc sống của con người và của Đức Chúa Trời. Trừ khi những hiểu biết

qua loa và trực giác của họ sai, con người sẽ nhận thấy, có thể với sự xúc động,

rằng trong sự giảng dạy của A là một tập hợp làm tất cả những tia sáng đơn lẻ

trong sự hiểu biết mà họ đã từng kinh nghiệm. Vài người trong số họ ít nhất buộc

phải cảm nhận “Điều người này đang nói là sự thật. Đây là thực tế. Đây là điều mà

chúng ta từng luôn hy vọng về Đức Chúa Trời, và đây là điều mà chúng ta luôn

cảm giác về cuộc sống”. Ví nếu như thế giới này không hoàn toàn ngu dại hoặc

gian ác thì lời của A hẳn đã đánh một tiêng động trong lòng nhiều người.

Dĩ nhiên không chỉ là lời của A đã nói. Nếu A không có bất kỳ quyền năng siêu

nhiên nào, thì A sẽ gặp nhiều khó khăn, cám dỗ, thử thách và chán nản trong đời,

và phản ứng của A đối với những điều này, cũng như đối với những niềm vui nỗi

buồn khác của cuộc sống sẽ phần nào tạo một ấn tượng rõ ràng. A sẽ mạc khải một

bản tính. Dù bạn hữu của A và những người quan tâm đến A có nhận ra bản tánh

ấy lúc đó hay không, A vẫn cho họ thấy không chỉ một đặc tính của một Đức Chúa

Trời vô hình nhưng được nhìn thấy rõ và đang vận hành trong đời sống bình

thường của con người, còn cho thấy kiểu mẫu của một nhân loại toàn vẹn. Điều

thực sự xảy đến cho A dĩ nhiên tuỳ thuộc vào thời gian và địa điểm mà Đức Chúa

Trời quyết định lồng ghép chính Ngài vào trong lịch sử, nhưng trong một nghĩa

nào dó nó luôn như thế, vì Bản Tánh được mô tả bằng những thuật ngữ của con

người sẽ giống nhau và kiểu mẫu đủ sẽ luôn đi kèm cùng một mẫu giống nhau.

Đây là một điểm quan trọng, vì nó đưa ra một bằng chứng, nếu như có sự ghi chép

chính xác có thể dùng được về nó và về giá trị phổ biến. Sự xâm phạm riêng tư

không cần được lập lại liên tục.

Chúng ta có thể suy đoán cách thích đáng rằng thế giới như nó hiện có, sẽ có

những phản ứng khác hơn là vui vẽ công nhận lời giảng dạy của A là đúng. Vì

trong thực tế con người không phải lúc nào cũng “yêu thích điều cao nhất khi trước

mắt họ” và chân lý không phải luôn là một vị khách được tiếp đón vui vẻ. Do đó

chúng ta có thể đoán trước rằng là có rất nhiều sự chống đối và xuyên tạc. Những

điều này chúng ta sẽ xem trong sự xuất hiện chính thức của A.

1. Một thử thách cho những giá trị đạo đức hiện thời và có thể làm đảo ngược hoàn

toàn của sự xét đoán thông thường. Yêu thích tiền bạc hoặc địa vị, ham muốn

thành công, và mong được tránh khỏi tất cả những vấn đề khó khăn, làm méo mó

sự đoán xét của thế gian và có thể hơn thế nữa. Giá trị của A phải được nhận thấy

không chỉ là một sự nhỏ nhặt làm người ta khó chịu, mặc dù có thể những giá trị ấy

sẽ bị bác bỏ như “những lý tưởng tốt đẹp nhưng hoàn toàn không khả thi”.

2. Một sự dò xét làm xáo trộn động cơ hơn là sự trình diễn có ý nghĩa. Nhìn cuộc

sống từ sự thật thay vì từ quan điểm thông thường, A dường như hiểu biết nhiều về

điều kín nhiệm thông thường. Điều này có thể làm cho A trở thành kẻ thù cũng như

bạn hữu.

3. Sự nhấn mạnh những giá trị thật của con người, đặc biệt nhấn mạnh tình yêu

thương dành cho A tất nhiên sẽ nhận thấy sức quyến rũ và sự thông minh làm lệch

sự đánh giá của nhiều người, và sẽ định rõ vấn đề thật của thế gian, tức là không có

đủ tình yêu để vận hành. Hầu như tình yêu thương hoặc tự thu mình hoặc bị giới

hạn trong một vòng tròn nhỏ đã được chọn. A sẽ cho thấy Sự Sống Thế Giới thực

tế, Đức Chúa Trời và thậm chí những điều đem lại sự an toàn cho nhân loại, yêu

cầu họ nên biết mở rộng vòng tròn yêu thương và sự hiểu biết của mình. A chắc

chắn khẳng định tình yêu đối với Đức Chúa Trời sẽ không tồn tại nếu không có

tình yêu giữa con người với nhau.

4. Chấp nhận việc tìm kiếm chân lý của chính con người. Ví dụ tình yêu thương

thật và sự hy sinh bản thân luôn luôn là những đặc tính làm xúc động nhất ở con

người. A có thể sẽ chứng minh rằng điều này là do những người biết yêu thương và

những người đã hy sinh thân mình cho người khác, những người này gần như đang

phản ánh bản tánh của Đức Chúa Trời hơn là của một ai khác.

5. Có thể hợp lý để chúng ta mong chờ A chấp nhận sự cảm nhận của chúng ta về

sự đáng yêu của thiên nhiên, về đặc ân trong thời thơ ấu về nếp sống lành mạnh

của gia đình. Lý tưởng của A chắc chắn cao hơn lý tưởng của chúng ta, nhưng lý

tưởng ấy không dị thường hoặc hoàn toàn khác biệt với điều chúng ta đã biết, như

một lý tưởng không thể chấp nhận được. Đối với sự mạc khải của A về chân lý

thực, phản ứng của người chân thật có thể sẽ là “Điều này nghe có vẽ đúng. Đây là

điều mà trong sâu kín của lòng tôi, tôi luôn biết nó đúng và thật”.

6. Chúng ta không chờ đợi rằng A, giống như một số người cải cách tôn giáo trong

lịch sử, sẽ lên án con người là “những tội nhân khốn khổ”. Thật vậy điều đó không

cần thiết. Sự không thành thật luôn thấy khó chịu khi sự thành thật hiện diện thật,

sự ảo tưởng trong khi thực tế hiện diện và sự ích kỷ khi tình yêu thương hiện diện,

chúng ta có thể tin tưởng rằng trong sự hiện diện của một người trọn vẹn và đạo

đức có rất nhiều nỗi lo lắng về tinh thần sẽ được khơi gợi cách tự phát, đôi lúc

không rõ ràng đôi lúc sâu sắc. Một số người sẽ được kích thích lòng khao khát

mãnh liệt đối với sự trọn vẹn, nhưng số khác lại tức giận phẫn nộ và quyết định

thoát ra khỏi phạm vị gây ra nỗi lo lắng hoặc loại bỏ nó.

7. Như thế chúng ta có thể tin rằng có một sự xung đột với người theo tín ngưỡng

truyền thống. Ở đây A có khả năng gặp khó khăn hơn bất cứ nơi nào, vì A sẽ

nghịch cùng những thần giả, sự tự cao, tôn giáo “giao dịch”, và đặc biệt những

người tách cuộc sống tôn giáo khỏi cuộc sống thật, và giờ đây đang diễn thay vì

sống một đời sống con người.

8. Chúng ta chắc chắn có thể mong chờ một lời kêu gọi đến thinh giả để tái tập

trung đời sống của họ trên một Đức Chúa Trời có thật thay vì trên những sự vật

hay trên chính họ. Con người, đặc biệt những người có tinh thần thế gian, có thể sẽ

kết luận rằng A đang gọi họ là “những tội nhân khốn khổ” và bảo họ phải “ăn

năn”. Thật ra A hầu như đang van nài họ “hãy suy nghĩ về cuộc sống theo cách

khác” - như chính A biết rõ nó thật sự thế nào - với Đức Chúa Trời là trung tâm và

tất cả những đều khác được bắt nguồn từ Ngài.

VI. Nếu Đức Chúa Trời được nhìn thấy rõ (II)

Mọi điều này, và nhiều điều hơn chúng ta có thể tưởng tượng cách mơ hồ, chắc

chắn sẽ gặp A và sẽ đau lòng nếu A như chúng ta giả thiết, là một con người thật

sự. Vì A sẽ ở địa vị của một người đang nhận thấy chân lý ấy và hầu như không có

khả năng làm cho người khác nhận thấy. A sẽ thấy họ mù mờ về Đức Chúa Trời

của họ và trôi dạt ngày càng xa khỏi thực tế. Đối với một người nhạy cảm điều này

sẽ chứng tỏ một sự đau đớn cực độ về tinh thần; tất nhiên chúng ta không thể

tưởng tượng được sẽ có nghĩa gì đối với Một-người-trở-thành Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể tưởng tượng A như hành ảnh một con người trọn vẹn, không lơ

lững một cách siêu phàm trong không trung huyền bí, nhưng với đôi chân vững

chắc trên đất. Sự vững vàng của A đối với cuộc sống, sự vui mừng của A đối với

cái đẹp và tất cả những điều tốt lành, tình yêu thương cách tự nguyện của A dành

cho con người, cũng như quan điểm “tiêu chuẩn” những giá trị mới của A chắc

chắn sẽ làm sửng sốt một số người. Có lẽ họ sẽ chấp nhận một hình ảnh thánh ở thế

giới khác, người mà chẳng bao giờ nhận thấy sự tổn hại trong bất kỳ người nào, và

xưng nhận là Đức Chúa Trời mang hình dáng con người; nhưng vì là một con

người thật sự, người mà sự hiện thân của tất cả những gì thật sự thuộc về con

người, cũng như chỉ là mối quan hệ với ý nghĩa sâu nhiệm của cuộc sống, mà xưng

là Đức Chúa Trời quả là điều gây nhiều sửng sốt. Đôi mắt nhìn thấu suốt những sự

trá hình nhỏ nhặt của cuộc sống, cái lưỡi diễn đạt chân lý trong một hình thức dễ

nhớ và đúng mức, một nhân tánh hoàn toàn không có sự sợ hãi nào nhưng tràn đầy

tình yêu thương cao cả- những điều này là những điều rất khó đáp ứng, thậm chí

đối với một người tốt nhất trong nhân loại.

Thế gian thường hợp sức khoá miệng hoặc tiêu diệt những người tiên tri đúng đắn

nhất. Con đường của các tiên tri và người cải cách luôn gặp khó khăn và không

tránh khỏi cái chết, không có lý do nào cho rằng A sẽ có số phận khác (dĩ nhiên

luôn đoán rằng A đã buộc chính mình không chấp nhận sự can thiệp của thần

thánh). Thật vậy, chỉ bởi Chân lý thật, sự tốt lành thật, cái đẹp thật, Đức Chúa Trời

thật được nhìn thấy trong hình dáng con người, điều đó hữu lý khi hình dung rằng

tất cả những quyền lực của ác linh ghét sự thật và yêu cái tôi sẽ gia nhập những lực

lượng chống lại người xâm nhập không được đón tiếp cách vui mừng này. Sự

xuyên tạc, sự vu khống, sự đè nặng của tập tục và quyền thế lâu đời, sự tuyên

truyền sai lạc - tất cả vũ khí này sẽ được sử dụng để chống lại A. Nếu A phải

chứng tỏ mình, thì A sẽ không ăn năn và không thể bị mua chuộc và đường đến

hoàn toàn với của cái ác. A có thể sẽ bị bỏ tù, thậm chí bị kết án tử với lời buộc tội

không tưởng nào đó. Nếu điều này xảy ra dĩ nhiên nó sẽ là một trường hợp mỉa mai

không có sự tương ứng trong lịch sử giới! Đức Chúa Trời hoạch định và sắp đặt

một sự thăm viếng thế gian cho chính Ngài, và phản ứng của thế gian này là từ bỏ

Ngài!

Dĩ nhiên đây chỉ là một mặt của bức tranh. Có thể có nhiều người nhận thấy điều A

đang dự định và những người bị khích động sâu sắc bởi tính cách và cuộc đời của

A. Có thể có nhiều người dần dần nhận ra rằng lời xưng mình là Đức Chúa Trời

của A rất có thể là đúng. Tuy nhiên sự nghiệp giảng dạy chân lý của A có dài hay

ngắn, thì điều gì đó trong lời người nói và việc người làm đã được ghi nhớ hoặc

được viết lại trong những văn bản, thậm chí nếu A bị đẩy đến trại tập trung, hoặc

bị giết theo luật pháp thì chân lý ấy vẫn còn. Một số người có thể đã nhận ra ý

nghĩa của con người mà họ đã sống, làm việc và trò chuyện với, và số khác đã hiểu

được giá trị to lớn trong lời A rao giảng cho nhân loại, những người này sẽ nỗ lực

rao truyền ra cho thế giới. Nhưng nếu không là người quá hoài nghi, chúng ta có

thể kết luận cách lôgic rằng một thế giới không chấp nhận sự hướng dẫn của Đức

Chúa Trời khi sự hướng dẫn ấy ở ngay trước mặt họ với một hình thức dễ hiểu, thì

thế giới đó, ngoại trừ một ít người, sẽ không nghiêm túc chấp nhận những lời tuyên

bố của vài người tôn thờ một người đã chết.

VII. A đã đến?

Khá nhiều người trên khắp thế giới đã kết luận rằng A theo giả thiết đó đã xuất hện

trong lịch sử - thật ra A ngang bằng một người, đó là Giê-xu, người đã được sinh ra

ở Palestine khoảng 19 thế kỷ trước. Hầu hết những khả năng mà chúng ta đưa ra có

thể đã xảy ra nếu Đức Chúa Trời phải bước vào thế gian bằng phương tiện của con

người và về một lịch sử đã được ứng nghiệm trong cuộc đời và sự giảng dạy của

Chúa Giê-xu. Và có một số đặc điểm thêm vào rất đáng kể khác khó phỏng đoán,

và chúng ta sẽ quan tâm những đặc điểm ấy khi thích hợp.

Dĩ nhiên nó là một bước tiến rất lớn về tri thức (nó đang được thấy và mất cảm xúc

về đạo đức) để chấp nhận đặc điểm lịch sử nổi bật này như sự nhìn thấy đã được

định trước về Đức Chúa Trời trong cuộc đời của con người. Nó không được thực

hiện dễ dàng hơn bởi con người phần lớn không từ bỏ tính đa cảm, sự tôn sùng tục

mê tín, và những mối liên hệ theo truyền thống xung quanh Ngài. Rõ ràng đây

không phải là một vấn đề dễ dàng cho một tâm trí chân thành trong hiện tại để hiểu

rõ những sự bồi dần, những điều không thích hợp và nhận thấy một Thân vị - một

Bản tính - đặc biệt vì những bản ghi chép, dù chúng được xem xét cách kỹ lưỡng

hơn bất kỳ tài liệu lịch sử nào khác, có số lượng rất ít. Hơn nữa những ai có ảnh

hưởng mơ hồ trong thời thơ ấu về một Chúa Giê-xu, thì không bao giờ dùng những

khả năng trưởng thành của họ để phê bình vấn đề này. Họ dường như khó nhận ra

tầm quan trọng lớn nhất của lên Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên nếu

tạm thời chúng ta hình dung lời xưng nhận ấy là đúng thì tâm trí hầu như quay

cuồng với ý nghĩa của nó. Chỉ có thể có nghĩa rằng đây là Chân lý, đây là Bản tánh

của Đức Chúa Trời, Bản Thiết Kế thật cho sự sống, Tiêu Chuẩn so sánh đích thực

cho những giá trị, sự khẳng định hoặc sự sửa đổi đáng tin cậy cho tất cả sự tìm

kiếm và những ý niệm mơ hồ về Cái Đẹp, Chân Lý, và Điều Tốt Lành, về thế gian

này và thế giới mai sau. Cuộc sống không bao giờ hoàn toàn tăm tối hoặc hoàn

toàn vô nghĩa nếu một khi chìa khoá mở ra ý nghĩa của nó nằm trong tay chúng ta.

Mặc dù sự nghiên cứu đúng mức và chân thành về những tài liệu có thể dùng được

là rất cần thiết, nhưng để khẳng định Chúa Giê-xu thật sự là hiện thân của Đức

Chúa Trời trong hình dáng con người, chỉ là một quyết định thuộc về tâm trí. Tâm

trí vô thức của chúng ta sẽ cảm nhận (thậm chỉ nếu một tâm trí có ý thức không

cảm nhận) rằng chấp nhận Sự Thật duy nhất như vậy không thể không ảnh hưởng

đến toàn bộ đời sống chúng ta. Với tính độc lập hoàn toàn chúng ta có thể nghiên

cứu và đánh giá về tôn giáo, nhưng chúng ta không thể duy trì tính độc lập của

mình nếu đối tượng tìm hiểu của chúng ta lại chính là Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên đây

là lý do nhiều người trí thức khác dựng nên một con đường vòng hữu hiệu quanh

lời Chúa Giê-xu xưng mình là Đức Chúa Trời. Là người sáng suốt và có trí tưởng

tượng, họ hoàn toàn biết rằng một khi chấp nhận lời xưng nhận ấy là đúng tức họ

phải điều chỉnh lại những mục đích, giá trị và ảnh hưởng của chính mình, đây là

điều họ không muốn thực hiện. Mô tả Chúa Giê-xu như một hình ảnh vĩ đại nhất

của lịch sử hoặc là một thầy giáo đạo đức tốt nhất mà thế gian này từng thấy,

không hứa hẹn gì cho ai. Nhưng một khi để cho tâm trí bị hốt hoảng chấp nhận sự

thật rằng người này thật là Đức Chúa Trời được hiện thân rõ ràng có lẽ hứa hẹn

điều gì đó cho mọi người. Có mọi lời bào chữa cho sự dò dẫm trong bóng tối,

nhưng trong ánh sáng không có gì bị che khuất khỏi thực tế, chính bởi chúng ta

nhận thức rõ điều này, và không chỉ vì chúng ta cảm thấy bằng cớ này quá xa xưa

và ít oi, mà chúng ta lưỡng lự kết buộc chính mình với một niềm tin vượt xa như

vậy, niềm tin cho rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu thật sự là Đức Chúa Trời.

Nhưng dĩ nhiên chúng ta không hoàn toàn không cam kết chính mình trong sự

miễn cưỡng! Chúng ta muốn làm thoả mãn những ước muốn khát khao của chúng

ta đối với sự thật, chúng ta muốn biết ý nghĩa của cuộc sống và muốn có những cơ

sở thuộc linh mà trên đó chúng ta có thể xây dựng một đức tin để sống. Tóm lại,

chúng ta muốn biết Đức Chúa Trời. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đưa ra ba dấu hiệu

đáng lưu ý! Nhờ ba dấu hiệu này con người có thể biết được lời xưng nhận của

Ngài và sự mặc khải của Ngài là đúng (không bởi “bằng chứng” khoa học, nhưng

bởi lòng tin vững chắc rằng điều đó hoàn toàn hợp lý đối với họ, nó phát sinh trong

họ), ba dấu hiệu nằm trong ba lời phán của Ngài mà mọi người đều biết ngay đến

những người không quen nhiều với các sách Phúc Âm.

- “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải

là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta” (GiGa 7:17)

- “Ai đã thấy ta tức là đã thấy Cha” (GiGa 14:9)

- “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng

Cha” (GiGa 14:6)

Ba lời này, đặc biệt là hai lời sau, quá ngạo mạn nếu chúng được nói ra bởi một

thầy dạy đạo đức là con người chính cóng, nhưng chúng chắc chắn được nói ra bởi

A hay Chúa Cứu Thế Giê-xu nếu Ngài thật là Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem ý

nghĩa của ba lời này.

a. Trên thực tế Chúa Giê-xu nói rằng sẽ không có sự chấp nhận nào đối với lẽ thật

về cách sống mà Ngài đưa ra như một cách sống đúng đắn cho đến khi con người

được sửa soạn làm thành ý muốn, tức hợp tác với mục đích của Đức ChúaTrời.

Điều này đồng thời loại trừ những lời phê bình suông về Cơ Đốc giáo và bất kỳ sự

đánh giá hời hợt nào về những phẩm chất tốt của nó. Chúa Cứ Thế đã nói “Các

ngươi không thể biết cho đến khi các ngươi sẵn lòng làm theo”.

Từ các sách Phúc Âm có thể thấy rõ Chúa Cứu Thế xem sự yêu thương bản thân sự

quan tâm đến bản thân và sự làm lợi cho bản thân như đối lập trực tiếp với cách

sống thật. Hai luật lệ cơ bản của Ngài đối với cuộc sống đó là “năng lực tình yêu”,

thay vì bị thu mình nó trước hết nên dành cho Đức Chúa Trời và sau đó cho những

người khác. Ngài nói “Nếu ai theo ta, hãy từ bỏ chính mình (tức từ bỏ xu hướng

yêu bản thân) vác thập giá mình (tức gánh chịu cái giá đau đớn cho sự từ bỏ đó)

mà theo ta (tức sống cách tích cực theo những nguyên tắc mà Ta dạy và giải thích).

Giờ đây khi con người thực hiện điều này, thậm chí cách tạm thời và không quả

quyết, anh ta nhận thấy chính mình có liên hệ với điều gì đó thật hơn điều anh ta

tiếng biết trước đây, có một ý nghĩa rằng anh ta đang chạm phải một dòng suối sâu

và mạnh mẽ, nó chạy xuyên qua cuộc sống. Nói cách khác, ngay lúc anh ta thực sự

biết yêu thương thì anh ta nhận thấy chính mình có mối liên hệ với sự sống của

Đức Chúa Trời (và dĩ nhiên, nếu Đức Chúa Trời là tình yêu thương thì đây là điều

duy nhất được chờ đợi). Bây giờ anh ta biết chắc đây là cách sống thật, cách sống

hạnh phúc và rất hữu ích. Giờ đây anh ta biết rằng lời dạy của Chúa Cứu Thế

không chỉ là một nguyên tắc cư xử của con người, nhưng là một phần của loại thực

tế này. Anh ta có thể cố tâm tìm kiếm cách sống này, anh ta có thể chạm được nó

bởi tình cờ hoặc thậm chí bởi ảnh hưởng của sự cần thiết, chẳng hạn như khi một

người chồng ích kỷ từ bỏ bản tính ích kỷ ấy bởi phải chăm sóc cho người vợ đau

yếu và dĩ nhiên anh ta có thể rơi lại con đường cũ, chỉ yêu bản thân. Nhưng suốt

thời gian anh ta ở gần mục đích sống của Đức Chúa Trời anh ta biết rằng đây là sự

sống thật. Dĩ nhiên điều này có thể làm cản trở và thậm chí chọc tức giới phê bình

vô tư, nhưng nó là sự thử thách hợp lý phổ thông mà hiệu lực của nó thực sự không

thể phủ nhận.

b. Chúa Cứu Thế khẳng định rằng Ngài thể hiện cách chính xác và đáng tin bản

tính của Đức Chúa Trời. Như chúng ta đã thấy ở trên, Ngài không thể bộc lộ hoàn

toàn Đức Chúa Trời, nhưng Ngài có thể thể hiện trong hình ảnh con người một bản

tánh mà con người có thể hiểu, ngưỡng mộ, yêu thương và kính trọng, hoặc thậm

chí sợ hãi và thù ghét.

Những ai chấp nhận lời xưng này sẽ nhận thấy Ngài là một khe hở mà qua đó sự

bao la và huy hoàng của Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy. Không điều gì khoa

học bày tỏ, không điều gì mà tất cả sự phức tạp của tư tưởng hiện đại có thể đòi hỏi

trong khái niệm của nó về Đức Chúa Trời, hoặc bỏ xa hoặc làm lỗi thời Bản Tánh

đã được mạc khải. Thật vậy sẽ là một sai lầm khi cho rằng Đức Chúa Trời vĩnh cửu

đó không “lớn hơn” Chúa Giê-xu người Na-xa-rét, bị giới hạn bởi thời gian, không

gian và hoàn cảnh. Nhưng những ý tưởng lớn nhất, rộng nhất và cao nhất về Đức

Chúa Trời, mà tâm trí có thể nghĩ ra, sắp xếp chính chúng mà không có sự bất hoà

và tính phi lý xung quanh bản tánh mà Chúa Giê-xu đã mạc khải.

Một lần nữa chúng ta không có “chứng cớ” khoa học nào về điều này. Nhưng

ngươc lại những ai khước từ lời xưng nhận của Chúa Gie-xu phải đặt ra, và giữ gìn

một cách tích cực với nỗ lực liên tục về mặt tinh thần, một Đức Chúa Trời mơ hồ

của những giá trị cơ bản, những ai chấp nhận lời xưng này nhận thấy có thể với sự

sửng sốt, rằng Đức Chúa Trời trở nên có thực và “có thể được biết đến” mà không

cần một nỗ lực nào.

c. Nếu Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đức Chúa Trời thì Ngài chắc chắn phán rằng Ngài

là đường đi, chân lý và sự sống, hoặc những lời có ý nghĩa tương đương, và chúng

ta nhận thấy Ngài nói thêm một sự thật không thể thay đổi đó là không ai có thể

đến cùng Đức Chúa Trời nếu không qua Ngài. Đây là một thách thức không dựa

vào lý thuyết, Thật sự nếu không qua Ngài thì loài người có thể biết Đức Chúa

Trời hay không? Chắc chắn có một số vấp ngã trên cách sống của Chúa Cứu Thế,

thậm chí trên Thánh Linh của Ngài, mà không nhận ra chúng ở đâu. Nhưng thật rất

ý nghĩa, những người khước từ lời xưng nhận của Chúa Cứu Thế như điều kỳ diệu,

hoặc thậm chí phớt lờ nó, thì không nhận biết Đức Chúa Trời; ngược lại có nhiều

người rất giản dị với một ít giáo lý thần học và triết lý sống lại nhận thấy rằng họ

“biết Đức Chúa Trời” khi họ đặt lòng tin vào bản tánh mà họ có thể tin cậy và kính

yêu. Ít nhất nhiều lời nhạo báng giới trí thức cấp cao do có “đức tin đơn giản” có

thể bắt nguồn từ sự ganh ghét nào đó. Giới trí thức vô tư, những người sẽ không

phó thác chính mình, trong sâu kín tấm lòng họ biết rằng mình không nhận biết

Đức Chúa Trời, thật vậy tất cả những điều họ biết xa cách Ngài hàng triệu dặm.

Tuy nhiên người nào chấp nhận lời xưng của “Đức Chúa Trời được nhìn thấy” thì

nhận ra Đức Chúa Trời là một thực tế sống, và sự tranh luận và sự khinh rẽ tất

nhiên sẽ bỏ họ lại trong lạnh lùng như vậy.

Rõ ràng chấp nhận lời xưng của Chúa Cứu Thế sau khi suy nghĩ cách cẩn thận và

hợp lý, hoàn toàn là sự cầu may. Vì chính quyết định này, như hàng ngàn người đã

chứng minh, sẽ mang theo nó sự chấp nhận trong tấm lòng rất rõ ràng, có bao

nhiêu tranh luận cho sự chấp nhận này cũng xứng đáng.

VIII. Những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống (I)

Thật không dễ dàng tóm tắt chính xác Bản Tánh và Chân Lý được mạc khải bởi

Chúa Cứu Thế Giê-xu, thậm chí nếu chúng ta không bỏ qua các phần tóm tắt đó

trong những tài liệu mà chính chúng ta cho rằng chúng ta ghét và không hoà hợp.

Trong nước “Cơ Đốc giáo” này tất cả chúng ta hầu như có quan niệm nào đó được

nhận thức trước, thậm chí rất mờ hờ, về bản tánh Đức Chúa Trời và chúng ta cần

đề phòng “sự đọc to lại” những việc làm và lời phán của Ngài, những điều tâm trí

chúng ta nghĩ về Ngài. Con người đã chế ngự, sửa đổi và “giải thích” quá nhiều về

sứ điệp của Ngài đến nỗi nhiều “lưỡi của nó bị cùn đi”. Và sự tôn sùng của chúng

ta về phẩm chất văn học cao của bản dịch A.V. (Authorized Version) quen thuộc

cũng không làm được gì nhưng chỉ gây cảnt rở mà thôi. Lẽ thật nên được xem như

sự thật, nó được xem là “một tư tưởng đẹp” may mắn lắm là “một chân lý về tôn

giáo” hơn là một sự khả thi và xác thực để chúng ta hoạt động và xây dựng trên nó.

Một “sự thật” trong nghiên cứu tâm lý hoặc trong khoa học y khoa chẳng hạn được

chấp nhận là “đúng” hơn lời phán của Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên nếu Cứu Chúa là

Đức Chúa Trời thì sư thật ấy sẽ là một con đường vòng khác.

Vì vậy nó có thể giúp trình bày những nguyên tắc cơ bản của Chúa Cứu Thế

Giê-xu trong một hình thức có phần xa lạ.

Lẽ thật mà Chúa Cứu Thế Giê-xu giảng dạy là cách sống đúng đắn. Nó không là

một tôn giáo, thậm chí không là một tôn giáo tốt nhất, nhưng chính Đức Chúa Trời

đang giải thích bằng ngôn ngữ mà loài người có thể hiểu phải sống thế nào cho có

ý nghĩa. Tất nhiên vì có một Đức Chúa Trời và sự sống là quan niệm của Ngài, và

vì “tôn giáo” bởi được xác định là sự liên kết loài người và Đức Chúa Trời, sẽ có

một tính chất tôn giáo đối với vấn đề này, nhưng chúng ta sẽ phạm một sai lầm

quen thuộc nếu chúng ta không nhận ra Đấng Christ đang hướng dẫn toàn bộ sự

sống, và không phải Ngài, nhưng chính chúng ta đang chia ra một phần riêng và

gọi nó là “tôn giáo”.

Nếu chúng ta chấp nhận lời xưng là Đức Chúa Trời của Chúa Cứu Thế, thì chúng

ta có quyền hy vọng những sự thật cơ bản nào đó sẽ được nói cho chúng ta trên

quyền lực của Ngài, để dù bất cứ trường hợp nào chúng ta cũng có thể trở nên

những người hợp tác thông minh và sẵn lòng với toàn bộ cách các Sự Việc đang

xảy ra mà chúng ta gọi là cuộc sống. Vậy thì đây là những nhu cầu của chúng ta,

được đặt dưới dạng những câu hỏi đơn giản.

1. Đức Chúa Trời là người thế nào?

Câu trả lời của Chúa Cứu Thế rất rõ ràng. Ngài là “cha”. Khi chúng ta nghe chân lý

quen thuộc này chúng ta gần như luôn tra xét Bản Tánh của Đức Chúa Trời theo

điều mà chúng ta biết về người cha. Điều này có thể hiểu đầy đủ, nhưng nó làm

đảo ngược chân lý thực. Nếu Đức Chúa Trời là “Cha” trong Thiên Nhiên, Bản

Tánh và sự Vận Hành, thì chúng ta nhận được những đặc tính của mình từ Ngài

(nếu chúng ta là cha mẹ). Chắc chắn trên một tỉ lệ rất nhỏ và trong tình trạng hoàn

toàn lầm lỗi, chúng ta đang sao lại điều gì đó về bản tánh của Đức Chúa Trời. Nếu

một khi chúng ta chấp nhận rằng toàn bộ quyền năng đằng sau vũ trụ đáng kinh

ngạc này là bản tánh mà Chúa Cứu Thế chỉ có thể mô tả như “Cha”, thì toàn bộ sự

sống này được tôn lên. Nếu thật sự chúng ta đang nhìn thấy những mối quan hệ của

con người rất vụn vặt và không hoàn hảo như là những ảnh hưởng thật của Bản

Tánh Đức Chúa Trời, thì một luồng ánh sáng ngay tức khắc loá lên trên mọi cuộc

sống mà chúng ta có thể nhìn thấy. Con người, và những mối quan hệ của chúng ta

với họ, ngay lập tức nên rất quan trọng. Hầu hết cuộc đời được nhận thấy chỉ là

khung cảnh của nó, giai đoạn của nó, “chỗ dựa” của nó - công việc của nó nằm

trong lãnh vực con người. Vấn đề đó chính là con người không phải sự việc. Như

vậy không thể tách rời Cơ Đốc giáo khỏi đời sống. Những ai đã nỗ lực tách rời tôn

giáo trong thời họ khỏi cuộc sống bình thường được Chúa Cứu Thế gọi là “kẻ giả

hình” tức họ đang thể hiện một vai trò diễn mà không phải dang thực sự sống.

2. Mục đích của cuộc sống là gì?

Chúa Cứu Thế không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này trong dạng yếm thế hiện

đại của nó, dạng này nói rằng “có đáng để sống chút nào không?” nhưng Ngài đáp

lời những ai muốn biết phải làm gì với sức sống, những tình cảm và những tài năng

mà họ được ban cho. Ngài cũng đáp lời cho những ai đã nhận thấy bằng trực giác

rằng cuộc sống hiện tại rất ngắn ngủi và không trọn vẹn và muốn biết làm thế nào

để được hoà nhập trong dòng chảy bất tận của cuộc đời bất tận. Những câu hỏi này

giống nhau rất nhiều. Trong cả hai trường hợp con người điều muốn biết làm thế

nào để họ có thể làm một với mục đích thật của cuộc sống. Và dĩ nhiên họ vẫn còn

muốn biết nữa. Chúa Cứu Thế đã phán có hai nguyên tắc chính về cách sống và

mọi đạo lý và sự uyên bác thật có thể nói phải tuỳ thuộc vào hai nguyên tắc ấy.

Thứ nhất, phải kính yêu Đức Chúa Trời với tất cả tấm lòng mình, và thứ hai phải

yêu thương anh em bằng hữu như yêu chính bản thân mình. Nếu người nào vâng

giữ hai nguyên tắc này thì theo Cứu Chúa người đó được hoà hợp với Mục đích

của sự sống, một mục đích vượt thời gian.

Hai nguyên tắc này, một trong số đó liên quan đến sự Vô Hình và sự không đổi,

nguyên tắc còn lại liên quan đến sự hữu hình và có thể thay đổi, bao gồm toàn bộ

những mối quan hệ trong đời sống một con người. Chúa Cứu Thế làm cho chúng

trở nên rất thiết thực và được liên kết thành một khối vững chắc. Sự biểu lộ tình

yêu dành cho Đức Chúa Trời không nằm ở lòng tôn kính bình thường cũng không

ở sự tư duy huyền bí, nhưng ở sự vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thật ra ý

muốn đó thường có nghĩa là cứu giúp và phục vụ cho người khác. Loài người

không thể “làm bạn với” Đức Chúa Trời chỉ với điều kiện là vâng phục Ngài hoàn

toàn, và thậm chí để “làm bạn” với con người cũng vậy. Cứu Chúa phán rõ rằng

không thể nào trong bản chất của sự vật con người vừa hoà thuận với Đức Chúa

Trời lại vừa mâu thuẫn với người lân cận mình. Sự thật làm người ta lo lắng này

thường được bưng bít, nhưng không thể phủ nhận rằng Chúa Cứu Thế đã nói đến

nó, và chân lý của nó được cất giữ (hoặc chúng ta có thể nói cách hợp lý hơn là

được ướp hương) trong lời cầu nguyện xin sự tha thứ trong bài “Cầu nguyện

chung” quen thuộc.

Mục đích của cuộc sống dường như là sự chiến thắng từ từ của con người để đạt

đến sự trung thành hết lòng với hai nguyên tắc này, sự thiết lập luật lệ của Đức

Chúa Trời. Chúa Cứu Thế đã đặt tên cho nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc “chính

và quan trọng nhất”, có thể vì nếu những nguyên tắc và giá trị không được lập nên

bởi tình yêu thương dành cho một Đức Chúa Trời thật thì sẽ “không có đủ tình yêu

thương để vận hành”. Thế gian này sẽ tiếp tục yêu thương cái phạm vi được chọn

của nó, tiếp tục xem thường, lợi dụng hoặc thù ghét phạm vi bên ngoài nó trừ khi

lòng con người trước hết được hoà hợp với “Đức Chúa Cha”. Những ai đề cao

nguyên tắc thứ hai mà quên đi nguyên tắc thứ nhất, đã chứng tỏ hết lần này đến lần

khác sự khôn ngoan của sự chọn lựa của Cứu Chúa về trật tự của họ.

IX. Những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống (II)

3. Điều gì thật sự không ổn với thế gian này?

Đây là một câu hỏi cực kỳ quan trọng nếu chỉ vì nó được hỏi quá thường xuyên và

được trả lời bằng quá nhiều cách khác nhau. Chúa Cứu Thế đã giải đáp nó, không

trực tiếp, nhưng chỉ bởi lời bóng gió. Trong lời chẩn đoán, ở đây cho rằng có lẽ

quan trọng nhất trong tất cả khi nhận ra quyền lực tối cao của điều Chúa Cứu Thế

đã nói. Không ai trong chúng ta suy nghĩ hoặc nói hoặc cảm giác mà không có sự

thành kiến, và tất cả chúng ta dễ gắn những sự thật vào một học thuyết. Chúa Cứu

Thế không có thành kiến và không có học thuyết. Ngài đến để ban cho chúng ta

những sự thật, và chúng rất đơn giản là “sức mạnh để yêu thương” mà Ngài giới

thiệu, nên được dành cho Đức Chúa Trời và người xung quanh, sức mạnh tình yêu

này đã từng thu mình lại. Những vấn đề cơ bản về niềm hạnh phúc không thuộc tri

thức nhưng thuộc cảm xúc. Theo Chúa Cứu Thế nó “nằm ngoài tấm lòng” mà ở đó

phát sinh mọi điều làm đổ vỡ những mối tương quan hoặc giữa cá nhân với nhau

hoặc giữa các nhóm người.

Rõ ràng nếu chúng ta chấp nhận hai nguyên tắc lớn nhất của Chúa Cứu Thế, thì

“tội lỗi” đó sẽ nằm trong sự chọn lựa để theo đuổi chúng. Đối với Cứu Chúa

Giê-xu tội lỗi nghiêm trọng nhất không phải là việc dùng không đúng chỗ năng lực

tình yêu, có thể do sự ngu dốt hoặc chỉ do bất cẩn, nhưng là sự chọn lựa cố ý để nó

trôi chảy hoặc đến Đức Chúa Trời hoặc đến với những người khác. Điều này giải

thích một số thay đổi đáng ngạc nhiên của Đức Chúa Trời trong việc xét đoán đạo

đức thông thường. Chính sự kiêu hãnh sự tự cao và sự lợi dụng người khác, đã làm

cho Ngài nổi cơn thịnh nộ. Thật vậy Ngài xem tình yêu cái tôi như một kẻ thù quái

ác. Con người còn phát hiện và tiêu diệt bản tánh này một cách thậnt rọng nếu

muốn đi theo con đường yêu thương mang tính xây dựng của Ngài.

Suy nghĩ một chút chúng ta sẽ thấy sự sáng suốt của Ngài thật sự như thế nào.

Trong khi không có “tội lỗi” nào mà chúng ta có thể biết lại không xuất phát từ

tình yêu cái tôi, tuy nhiên những tội lỗi làm tổn hại nhất là gây đau khổ nhất là

những tội lỗi làm toại nguyện nhất lòng yêu cái tôi.

Trong hoàn cảnh như vậy thời gian của Cứu Chúa rất ngắn và Ngài đã không lãng

phí nó để giải quyết những dấu hiệu tồn tại của cái xấu. Nó là động cơ và thái độ

của tấm lòng tức là trung tâm cảm xúc mà Ngài quan tâm. Nó là điều Ngài kêu gọi

loài người thay đổi, vì rõ ràng một khi những tình cảm trong lòng được liên kết với

Đức Chúa Trời thì sự biểu lộ bên ngoài của cuộc sống sẽ chịu trách nhiệm với

chính nó.

4. Đức Chúa Trời dự định loài người phải là người thế nào?

Đối với câu hỏi này Chúa Cứu Thế đã trả lời rõ ràng và đầy đủ, nếu quan tâm

nghiêm túc nó sẽ thật sự gây sửng sốt cho người học thức, Ngài đã đảo ngược hoàn

toàn những giá trị và những ước muốn bình thường, dù nhiều người bỏ qua sự thật

chắc chắn này bởi vì thể loại thơ và ngôn ngữ rất cổ xưa của những điều mà ngày

nay chúng ta gọi là “Các Phước Lành”. Tính chất cách mạng này trở nên rõ ràng

ngay tức khắc tuy vậy nếu chúng ta thay “hạnh phúc cho” bằng “Phước cho” (điều

này hoàn toàn hợp lý) và nếu chúng ta diễn giải dài dòng những ngữ điệu quen

thuộc của bản dịch A.V. và đặt nhiều suy nghĩ hơn trong hình thức mà trong đó

chúng ta chấp nhận một cách bình thường những sự thật và những sự định nghĩa.

Chúng ta có thể làm giảm nhẹ tính chất thật của chúng bằng cách đối chiếu từng

“phước lành” với cái nhìn bình thường của con người và thế giới trong suốt những

thế kỷ qua, chúng ta có thể thực hiện như sau:

Hầu hết con người đều nghĩ:

Hạnh phúc cho những kẻ trục lợi, vì họ được sống trong thế gian này.

Hạnh phúc cho người ương ngạnh, vì họ không bao giờ để cho cuộc sống làm tổn

thương họ.

Hạnh phúc cho những ai phàn nàn vì cuối cùng họ có con đường riêng của họ.

Hạnh phúc cho kẻ chán chường, vì họ chẳng bao giờ lo lắng vì tội lỗi mình.

Hạnh phúc cho những cai nô vì họ đạt được những thành quả.

Hạnh phúc cho những người am hiểu thế giới này, vì họ biết con đường của họ đó

đây.

Hạnh phúc cho những kẻ gây rối vì người ta phải chú ý đến họ.

Chúa Cứu Thế Giê-xu đã phán:

”Phước cho những kẻ có lòng khó khăn vì Nước thiên đàng là của những kẻ ấy!

Phưtóc cho những kẻ than khóc, vì sẽ được an ủi!

Phước cho những kẻ nhu mì vì sẽ hưởng được đất!

Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được nó đủ!

Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!

Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!

Phước cho những kẻ làm cho người hoà thuận vì sẽ được gọi là con Đức Chúa

Trời!

Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước Thiên đàng là của những

kẻ ấy!”

Khá rõ ràng Chúa Cứu Thế đang xây dựng những lý tưởng của phẩm chất khác với

những lý tưởng được đại chúng chấp nhận. Ngài đang phát thảo một dạng những

đặ tính của con người mà có thể nói cách thích đáng rằng những đặc tính này đang

hợp tác với mục đích của cuộc sống, và bởi lời bóng gió Ngài đang phơi bày một

phương thức sống thông thường về cơ bản phụ thuộc vào sự yêu cái tôi và phương

thức sống này dẫn đến mọi sự bất hạnh.

Chúng ta nên chú ý “phương cách” để sống hạnh phúc và hữu ích là thuộc nỗ lực

chung. Nó không tương ứng với những sự khác nhau về tính khí và những sự thay

đổi trong khả năng. Nó phát hoạ một loại bản tánh hợp lý đối với mọi người được

ân tứ hoặc không được ân tứ tương đối, mạnh mẽ hoặc yếu đuối, nhanh nhẹn hoặc

chậm chạp (sáng ý hoặc tối đa). Một lần nữa chúng ta nhận thấy Chúa Cứu Thế

vạch rõ những đặc điểm bên ngoài, nhưng trên thái độ quan trọng bên trong.

Cũng nên chú ý mặc dù chúng ta gọi những định nghĩa của Ngài là “sự cải cách”

nhưng chúng rất thực tế. Thật vậy rất nhiều người có thể nhận ra rằng khi theo

chúng con người trở thành những cái tôi thật của họ và không là những bản tánh

tham lam, ganh đua, yêu bản ngã; những bản tánh này là nguyên nhân gây ra nhiều

rắc rối cho thế gian. Chúa Cứu Thế đang khôi phục một trật tự đúng, con người có

thể công nhận nó đúng, Ngài không áp đặt một bộ luật độc đoán.

5. Chúng ta sẽ hiểu thế nào về nỗi đau khổ và bệnh tật, sự bất công và sự gian ác?

Chúng ta nhận thấy những điều mà nhiều người phóng đại lên như một chướng

ngại lớn nhất của niềm tin tôn giáo thì được Chúa Cứu Thế chấp nhận như một

phần tạo nên cuộc sống. Ngài không làm ra vẻ chúng không tồn tại Ngài đương

đầu cách cá nhân với chúng bằng cách lập lại, bất cứ khi nào có thể, trật tự đúng về

sức khoẻ, sự minh mẫn và lòng tốt hữu ích. Ngài không đưa ra lời hứa rằng những

ai đang theo Ngài trong hoạch định tái thiết lập sự sống trên những nguyên tắc cơ

bản và hợp lý sẽ có khả năng miễn dịch đặc biệt đối với nỗi đau khổ và buồn phiền

- chính Ngài cũng không kinh nghiệm khả năng miễn dịch như vậy. Tuy nhiên

Ngài đã hứa hẹn một sự vui mừng và lòng dũng cảm đủ, một tình yêu thương và

lòng tin đủ trong Đức Chúa Trời để những ai đi theo đường lối Ngài có thể làm

được gì đó hơn là chỉ tồn tại trên thế gian. Bởi họ ở trong sự hoà thuận với sự sáng

và Thánh Linh của chính Đức Chúa Trời nên họ có khả năng đánh bại cái ác. Họ

có thể dành thế chủ động và tiêu diệt cái xấu bằng cái tốt.

Mặc dù Chúa Cứu Thế đã không giải thích rõ ràng về sự tồn tại của nỗi đau khổ và

sự gian ác trong thế gian, nhưng Ngài ám chỉ những sự kiện đáng để chúng ta quan

tâm cách nghiêm túc.

a. “Vi phạm những luật lệ” có nghĩa là chịu khổ đau. Hoạt động của lòng yêu cái

tôi ở mức độ lớn, có nghĩa vi phạm hàng loạt hai nguyên tắc cơ bản của Ngài đối

với sự sống con người không thể nhưng có nghĩa là sự “tiêm nhiễm” lan tràn và rất

phức tạp của sự đau khổ. Con người không phải là một đơn vị riêng lẻ và mọi hoạt

động của họ ở một vài mức độ, có ảnh hưởng đến người khác. Sự nhân lên những

ảnh hưởng của vô số hành động bởi hàng triệu con người chỉ quan tâm cái tội thay

vì quan tâm Đức Chúa Trời, có thể được nghĩ cách hợp lý rằng nó đang huỷ hoại

thế giới. Cách duy nhất để con người được giải cứu khỏi vòng lẩn quẩn tội lỗi - đau

khổ mà trong đó thế gian này có liên quan là phải tái tập trung cuộc sống của họ

vào Đức Chúa Trời. Họ có thể thực hiện được điều này bằng cách quyết tâm đặt

niềm tin mình nơi bản tánh mà Chúa Cứu Thế đã bày tỏ trong thân vị và do đó

nhận thấy rằng cuộc sống thật, trong sự hoà thuận với Đức Chúa Trời chính là sự

vâng theo Ngài và những nguyên tắc cơ bản của Ngài.

Như vậy không có câu trả lời dễ dàng nào cho vấn đề về sự gian ác và nỗi đau khổ

và cũng không có con đường dễ dàng nào để giải quyết nó. Nhưng Chúa Cứu Thế

đã khắc phục vấn đề này cách triệt để và thoả đáng bởi được sự ủng hộ của một vài

người đối với cách sống mới. Theo Ngài, hầu hết loài người đang đi trên con

đường rộng rãi với những tiêu chuẩn thông thường, con đường này mang trong nó

mối đe doạ về sự huỷ diệt. Con đường hẹp kèm theo những luật lệ căn bản, những

luật lệ này hoà hợp với Đức Chúa Trời nên không bị ảnh hưởng bởi vật chất,

không ảnh hưởng bởi điều mà chúng ta gọi là sự chết, thì cất rất ít người đi theo.

Hoạch định về sự giải cứu của Ngài (hoặc sự cứu rỗi, một từ được dùng nhiều)

phải được bắt đầu với một ít người. Họ phải là lực lượng tiên phong của cái tốt

chống lại cái xấu.

b. Chúa Cứu Thế đã nói rất rõ về quyền lực của ác linh, và đã sử dụng tiêng nói

của những người đương thời với Ngài, Ngài đã gọi quyền lực này là “Sa-tan”, “ma

quỉ” hoặc “kẻ gian ác”. Giờ đây dù bất cứ sự thuyền bá nào nằm đằng sau sự tồn

tại của quyền lực ác linh như vậy đi nữa - hoặc chúng ta chấp nhận quan niệm

Miltonic về quyền năng của một thiên sứ sa ngã hoặc chúng ta tưởng tượng một ác

linh trong thế giới này như sự phát sinh những ảnh hưởng tích tụ qua nhiều thế kỷ

của cách sống ích kỷ - cũng không thể lẫn tránh được điều Cứu Chúa đã phán và

hành động, trên giả định rằng có một quyền lực của sự xấu xa (ma quỉ) đang vận

hành trong thế gian. Nếu chúng ta chấp nhận lời Đấng Christ xưng Ngài là Đức

Chúa Trời là thật thì điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc.

Chúng ta quá quen với tư tưởng hiện đại xem cái ác no như “lỗi lầm”, như những

“vấn đề phát sinh” của nền văn minh, hoặc chỉ là một vấn đề không thể giải thích

được, một lần nữa những người học thức không sẵn sàng chấp nhận chính lời giải

thích của Đức Chúa Trời - đó là có một ác linh đang vận hành trong thế gian.

Chúng ta nhận thấy Cứu Chúa nói rất rõ ác linh này như có trách nhiệm đối với

bệnh tật và sự mất trí cũng như là một kẻ thu triền miên của những ai muốn đi theo

một trật tự mới và đúng đắn.

Con người hiện đại khao khát một lời giải thích đầy đủ và thường xem mình không

có cách nào giới hạn về mặt đạo đức trừ khi anh ta khống chế trọn vẹn những sự

thật ấy. Dĩ nhiên vì vậy mà thuyết bất khả tri luận lửng lờ trở nên phổ biến. Tuy

nhiên, dường như Chúa Cứu Thế, Đức Chúa Trời trở thành Người, đã không cho

con người lời giải thích đầy đủ về nguồn gốc và sự hoạt động của lực lượng gian ác

này trong thế gian. (Hoàn toàn có thể cho rằng trong sự tồn tại hiện nay của chúng

ta, chúng ta không thể nào hiểu được dù bằng bất cứ cách nào). Nhưng Ngài đã

thừa nhận cái xấu như là cái xấu, không phải như sự thiếu vắng cái tốt. Ngài đã

tiêu diệt cái xấu bất cứ nơi nào Ngài thấy nó tồn tại. Ngài đó chỉ ra những con

đường, mà đi theo nó cái xấu có thể bị đánh bại và Ngài đã nói về những nguồn

tích cực rất cần thiết cho sự đánh bại như vậy, và chúng ta sẽ xem xét nhưng nguồn

này sau.

X. Những câu hỏi cơ bản khác.

Chân lý về tội lỗi và sự tha thứ là gì?

Không sớm thì muộn câu hỏi này hoặc dạng này hay dạng khác phải được đưa ra

và cần lời giải đáp. Vì vấn đề về sự tiếp cận không hoàn toàn của loài người đến

với Sự Trọn Vẹn về đạo đức của Đức Chúa Trời là công việc của mọi tôn giáo

xứng với cái tên đó. Bởi hầu hết con người trong thời hiện đại đều không có nhận

thức nào về Đức Chúa Trời nên hầu như cũng không có nhận thức về “tội lỗi - vì

trong kinh nghiệm của loài người có một mối liên hệ rất ý nghĩa giữa hai nhận thức

này. Nơi nào nhận thức về Đức Chúa Trời trở thành một điều gì đó giống như thực

tế thì ở đó không sớm thì muộn sẽ nảy sinh nhận thức về tội lỗi và sự thất bại. Và

nơi nào có nhận thức về tội lỗi thì nơi đó có một niềm tin cắm rễ sâu rằng “phải

làm điều gì đó về nó”. Hoặc vật, thậm chí cả con người, bị đem làm sinh tế, những

của lễ chuộc tội với nhiều dạng và nhiều hoạt động của lễ rửa tội - tất cả chứng

minh cho sự khao khát muốn “làm điều gì đó” để nối gần hai bờ ngăn cách về đạo

đức giữa sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự đầy dẫy tội lỗi của loài người.

Rất nhiều chủ đề uỷ mị (tức không thật) đã được nói và viết ra về vấn đề tội lỗi và

sự tha thứ, vì vậy chúng ta phải dọn lòng mình trước khi chúng ta nhận thấy ý

nghĩa của những điều Chúa Cứu Thế phải nói về chủ đề rất quan trọng này. Sau đó

chúng ta hãy bắt đầu bằng cách thực hiện những quan sát sau:

1. Chúng ta không đề cập đến vi phạm hay tội lỗi “giả tạo”

Trong phần đầu của quyển sách này chúng ta đã xem lương tâm có thể khiến cho

con người cảm thấy tội lỗi như thế nào, đơn giản bởi vì có những tiêu chuẩn và

những điều cấm kỵ nào đó đã được thiết lập trong tâm trí con người và anh ta đã

không “tuân theo giới hạn đó”. Tất cả các tôn giáo, đáng tiếc là không ngoại trừ Cơ

Đốc giáo, có xu hướng khuấy động trong nhóm người nào đó nhận thức giả tạo về

tội lỗi này, điều này có thể có ít hoặc không có liên hệ gì với địa vị thật của con

người trước Đức Chúa Trời. Có thể Pha-ri-si giáo bằng những lời khinh miệt cay

đắng; là tôn giáo thể hiện xu hướng này ở mức cao nhất; nhưng sẽ sai lầm khi nghĩ

rằng Pha-ri-si giáo đã biến mất sau khi Chúa Cứu Thế chịu thương khó. Mối nguy

hiểm của hệ thống này, và lý do tại sao Chúa Cứu Thế đã công kích nó gay gắt; đó

là những giá trị của nó là giả tạo. Những người kiêu ngạo và theo chuẩn mực cảm

thấy “tốt lành trước mặt Đức Chúa Trời” chỉ khi họ không được như vậy, và những

người khiêm nhuờng và nhạy cảm, cảm thấy tuyệt vọng và lo âu vì những lý do sai

lầm (phân đoạn ngắn mô tả về người Pha-ri-si và người thâu thuế của Chúa Cứu

Thế trong những lời cầu nguyện của họ là một lời tường thuật không thể quên về

quan điểm này).

2. Chúng ta không đề cập sự so sánh nhỏ nhặt với sự trọn vẹn.

Chúng ta đã nói ở phần đầu của sách này về những mối nguy hiểm của sự thờ lạy

Chúa “100 phần trăm” như Đức Chúa Trời. Nhiều nhận thức về tội lỗi, sự xấu hổ

và mặc cảm tội lỗi có trong những loại người nào đó đơn giản chỉ vì sự so sánh

(tưởng tượng) của họ về những tiêu chuẩn con người với điều mà họ nghĩ là những

tiêu chuẩn thần thánh. Dĩ nhiên họ cảm thấy thất vọng! Để khiến cho bất kỳ ai cảm

giác như một kẻ ngốc nghếch lầm lạc vô vọng, bạn chỉ cần dựng nên một tiêu

chuẩn, và tiếp tục nuôi dưỡng nó. Đây có thể là điều mà chúng ta so sánh với sự

khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nhưng để ước chừng sự chưa hoàn chỉnh nhất của

nó, chỉ tiếp tục nuôi dưỡng tiêu chuẩn đó sẽ là điều vô cùng thấp kém đối với

Ngài! Tóm lại kết quả có thể dự báo chắc chắn đó là không có ai có thể sánh được

với Đấng tạo dựng nên họ, và không có nhận thức hay đáng giá nào cho rằng Đấng

Tạo Hoá muốn những vật thọ tạo của Ngài cảm thấy thấp kém và bị sỉ nhục vĩnh

viễn khi được so sánh với Ngài! Tuy nhiên sự so sánh này, luôn được che đậy và

cải trang, thường được thực hiện ở trong một dạng bài giảng nào đó và một dạng

sách tôn giáo nào đó. Nhưng cảm giác của sự tuyệt vọng và không thoả đáng mà

nó gây ra bị hiểu sai lầm là “sự lên án của tội lỗi”.

3. Chúng ta không đề cập đến sự nhục nhã không đáng kể

Nếu được kiểm tra tâm lý sẽ có rất nhiều người phản ứng với lòng oán giận dành

cho những từ như “tội lỗi”, “phạm lỗi”, “không vâng lời”, “hình phạt”, v.v.. Điều

này không nhất thiết vì cuộc sống trưởng thành của họ quá kiêu ngạo và tự mãn

đến nỗi họ phẫn nộ trước những lời phê bình, nhưng bởi trong lòng họ vẫn tồn tại

một vùng dễ đổ vỡ, dễ động lòng được nối kết với những tội nhẹ của thời thơ ấu.

Trừ khi họ may mắn khác thường thì có thể vẫn nhớ lờ mờ sự xấu hổ, sự nóng

giận, sự yếu đuối và sự nhục nhã của những lần tinh nghịch trong thời thơ ấu và

những hình phạt vì chúng, mặc dù họ đã quên những tình huống ấy lâu rồi. Nó

chính là sức ép và sự xung đột, mà chúng ta đã thắng hơn và thoát khỏi sự chi phối

ở lứa tuổi trưởng thành, và đối với họ xưng mình là “tội nhân” giống như tiếp tục

tình nguyện chịu đựng sự nhục nhã thời thơ ấu. Vì một cậu bé bị đánh vào mông

chẳng có gì quan trọng, nhưng đối với một người trưởng thành bị đánh là sự mất

danh giá không kể xiết. Dĩ nhiên nó thật sự không là sự lập lại tội lỗi và sự nhục

nhã thời thơ ấu mà một nhà truyền giáo đáng kính cố làm thức tỉnh, nhưng ông ta

dường như đang làm vậy. Có một nhận thức thật về tội lỗi không giống tình trạng

bị sỉ nhục chút nào.

Một nhận thức đúng mức về tội lỗi, mặc cảm tội lỗi, sự xấu hổ, nhận thức này liên

hệ với một Đức Chúa Trời thật, dường như bao giờ cũng để thức tỉnh (mặc dù

không lúc nào cũng thức tỉnh ngay) để xuất hiện ít nhất bốn con đường khác nhau,

chúng ta sẽ cố gắng minh hoạ 4 con đường này.

a. Chúng ta giả sử rằng có một người rất tự hào vì khả năng của anh ta có thể vẽ

xong rất nhanh một bức hoạ nhỏ với kết quả như ý, một lần anh ta phát hiện một

mảnh vải được gắn trên tường. Vì sự hài lòng của chính mình và sự đánh giá cao

của các bạn bè, anh ta vẽ nhanh một bức tranh nhỏ sáng đẹp, có hiệu quả và khiến

người ta thích thú. Bước lui ngắm tác phẩm của mình rõ hơn, đột nhiên anh ta phát

hiện rằng mình đã vẽ một chút vô nghĩa của mình trên một góc của bức tranh lớn

tuyệt vời nhất, nó lớn đến nỗi anh ta không nhận ra chiều dài của nó hoặc thậm chí

không nhận ra có một bức tranh ở đó. Cảm giác của anh ta rất giống với cảm giác

của một người khi anh ta đột nhiên nhận ra phạm vi rộng lớn của bản thiết kế của

Đức Chúa Trời trong cuộc sống, và thấy nỗ lực đáng khinh thường và không hoà

hợp mà cách sống của chính anh ta bấy lâu thể hiện trái ngược với cái nền đó. Đó

thật là sự lên án của tội lỗi.

b. Để minh hoạ con đường thứ hai để nhận thức thật về tội lỗi có thể đến, chúng ta

sẽ dùng một câu chuyện mà chúng ta tin có thật mặc dù không thể kiểm tra được

nguồn gốc của nó. Một người trẻ tuổi thuộc loại “hết thuốc chữa” lớn lên trong sự

lười biếng, bởi sự nhanh nhẹn bẩm sinh nào đó và tính hài hước vốn có anh ta xoay

sở được trong nhiều năm qua để tránh khỏi trở ngại nghiêm trọng trong đời. Câu

nói anh ta rất thích thốt ra là “Tôi sống cuộc đời của chính mình, và tôi không cần

bận tâm đến ai”. Tuy nhiên dần dần sự tự tin của anh ta vượt quá sức và anh ta bị

kết án với trọng tội và bị đi tù 3 năm. Ở trong tù anh ta vẫn cứng lòng và không hề

hối hận. Anh ta ngang bướng nói “Tôi làm gì với cuộc đời tôi không phải là

chuyện của người khác. Tôi sẽ không phạm cùng bốn lỗi lầm hai lần”. Sau này khi

ra tù, vì không có nơi nào khác để đi, anh ta quyết định ở nhà vài đêm để có thời

gian “đắn đo suy tính”. Anh ta đã không gặp mẹ mình kể từ ngày thấy bà to tròn

hồng hào đang đứng khóc như mưa ở góc xa trong phiên toàn xử án anh. Nhưng

khi cánh cửa nhà anh bật mở, một người đàn bà già yếu, tóc bạc phơ trước mặt anh,

ngay lúc đó anh ta không hiểu điều gì đã xảy ra, một vài giây nhìn chầm chầm

người đàn bà ấy rồi anh ta bật khóc “Ôi, mẹ con đã làm gì với mẹ rồi?” anh ta nức

nở nước mắt ràn rụa, không có hình phạt hay cảnh tù tội nào từng làm anh ta đau

buồn đến như vậy.

Câu chuyện này chỉ minh hoạ hình ảnh một người khi đột nhiên nhận ra nỗi đau

mà mình gây ra cho người khác bởi chỉ nghĩ đến bản thân mình. Thật đáng tiếc,

không có mấy ai nhận ra hậu quả bởi những việc làm sai trái của mình một cách

sống động như trong câu chuyện trên. Nhưng khi anh ta nhận ra anh ta có thể trải

nghiệm sự lên án trung thực của tội lỗi. Khi Saul Knore trong tác phẩm Everlasting

Mary của Masefield, mở to mắt mình, anh ta đột nhiên nhận ra “tổn hại nào tôi gây

ra thuộc về tôi”. Điều đó chính sự lên án của tội lỗi. Khi con người không chỉ nhận

thấy cuộc đời của mình nằm ngoài sự hoà hợp với mục đích của Đức Chúa Trời,

mà còn nhận ra sự bất hoà này đã gây tổn hại và tiêm nhiểm đến đời sống của

nhiều người, đó là lúc anh ta bắt đầu cảm nhận mạnh mẽ rằng mình là “một tội

nhân”.

c. Để minh hoạ điểm tiếp theo chúng ta phải nói đến một câu chuyện đơn giản, câu

chuyện này chắc chắn sẽ làm cho một người từng trải phải mĩm cười. Có hai thanh

niên cùng tuổi chọn hai con đường ở hai hướng khác nhau. A cương quyết tận

dụng mọi điều thú vị trong cuộc sống, mà anh ta có thể. B cũng cương quyết không

kém để “thành đạt”. Mặc dù bị bạn mình chế giễu B theo học “các lớp ban đêm” và

lúc rãnh rỗi anh ta chăm chỉ vùi mài với môn học anh ta đã chọn. Chúng ta giả sử

rằng hai người bạn này đi trên hai con đường khác nhau và không gặp nhau trong

nhiều năm. Sau thời gian đó, chắc chắn B đã thành đạt và có một địa đầy trọng

trách với mức lương cao. Còn A đã được rất ít. phản ứng của A khi gặp lại B có thể

là một chút ganh tị vô cớ, nhưng cũng có thể A sẽ tự nủh “Tôi quả là một thằng

ngốc, bao nhiêu cơ hội tôi để bỏ qua. B chính là loại người mà lẽ ra tôi phải

giống!”

Câu chuyện chất phát này minh hoạ khá rõ “sự lên án của tội lỗi” có thể phát sinh

thế nào. Một người sống cách ích kỹ và tình cờ gặp người nào đó đã tìm thấy hạnh

phúc và sự thoả lòng khi phối hợp với mục đích của Đức Chúa Trời mà anh ta biết.

Người thứ nhất có lẽ mạo nhận toàn bộ sự việc như một trò đùa. “Dĩ nhiên một lão

già luôn có chút ý thức về tôn giáo” - nhưng ông ta rất có thể nhận thấy trong

những người khác loại người mà lẽ ra chính ông phải giống như vậy. Những tiêu

chuẩn mà ông đã chế giễu và Đức Chúa Trời mà ông luôn giữ khoảng cách, đã tạo

ra một điều gì đó trong người khác, điều mà ông rất mong muốn. Nếu suy nghĩ của

ông về việc đã qua là “Tôi thật là một thằng ngốc” thì ông ta cũng đang bắt đầu có

một ý thức trung thực về tội lỗi.

d. Con đường thứ tư khó giải thích hơn; con đường để “sự lên án của tội lỗi” có thể

xuất hiện. Thật sự đó là sự phát hiện sức mạnh to lớn và không thể lay chuyển của

cái tốt thật và tình yêu thật. Người không trung thực căm ghét và lo sợ chân lý;

người thiếu trách nhiệm về tình dục tỏ vẻ hoài nghi về sự đam mê thật đang trải

qua, nhưng nơi sâu kín trong lòng anh ta căm ghét và sợ nó: người chỉ coi trọng

bản thân ghét và sợ sự ảnh hưởng không kể xiết của một nhân cách tận hiến quên

mình cho một sự nghiệp. Tóm lại người gian ác và chỉ quan tâm đến bản thân thật

sự e ngại người tốt. Họ biểu lộ sự e sợ ấy bằng những lời nhạo báng và thái độ hoài

nghi, và sự khủng bố tích cực khi hoàn cảnh cho phép.

Giờ đây khi ý thức về sức mạnh của cái tốt và tình yêu thương tác động trên một

người, hoặc bởi đời sống của một người khác, bởi điều gì đó anh ta đọc và thấy

được, hoặc bởi sự tác động bên trong tâm hồn anh ta, thì anh ta thật sự bị lên án vì

tội lỗi. Anh ta biết rằng sớm hay muộn gì trò chơi này cũng xảy ra - Bản Chất của

Sự Sống là Tốt Lành không phải Xấu Xa. Anh ta bất ngờ nhận thấy rằng sự tốt

lành và tình yêu thương mà anh ta khinh thường là sự hèn yếu thực tế lại mạnh mẽ

lạ thường. Phi-e-rơ có lần cảm thấy điều này về Chúa Cứu Thế và trong một phút

hoảng loạn đã kêu lên “Chúa ơi xin rời khỏi tôi vì tôi là người có tội”. Dĩ nhiên

một số người thành công trong việc kiềm giữ nỗi sợ hãi điều tốt lành (mà thật sự

nó là nỗi sợ Đức Chúa Trời) ở khoảng cách an toàn trong cả đời sống của họ,

nhưng họ sống trong mối đe doạ liên tục bởi sợ thực tế phơi bày, và khi nó phơi

bày thì sẽ có một ý thức mạnh mẽ về tội lỗi.

XI. Chúa Cứu Thế và vấn đề về tội lỗi.

Dĩ nhiên có nhiều con đường đích thực khác mà trong đó con người thấy sự thất

bại về đạo đức trước Đức Chúa Trời. Tuy nhiên anh ta có thể đi đến mức độ nhận

thức, sớm hay muộn thì anh ta cũng nhận ra điều gì có thể mô tả như sự phá sản

của địa vị anh ta. Ví dụ anh ta nhận thấy rằng cuộc sống của anh ta đã làm hại

nhiều người rằng mình đã phá hỏng bản thiết kế, rằng anh ta đã đóng vai một thằng

ngốc quá lâu trong cuộc đời mình. Có lẽ anh ta nhận rằng anh ta đã vi phạm trật tự

của sự vật. Tuy nhiên anh ta không thể làm được gì nhiều về điều đó. Có thể anh ta

hối tiếc và có thể anh ta nhận lỗi. Anh ta có thể quyết định làm tốt hơn trong tương

lai. Nhưng nếu ý thức của anh ta về tội lỗi không chỉ là sự biểu hiện bên ngoài thì

anh ta sẽ cảm nhận hai điều. Thứ nhất, việc lập lại mối quan hệ nào đó phải được

thực hiện giữa bản ngã tội lỗi của anh ta và sự trọn vẹn về đạo đức của Đức Chúa

Trời và đến đây anh ta có thể cảm thấy đồng cảm chút ít với quan niệm chung về

sự tế lễ được tìm thấy trong những tôn giáo chính). Thứ hai, anh ta cần đảm bảo

rằng mình có thể được và được chấp nhận trong mối thông công với Đức Chúa

Trời. Anh ta mong muốn, đôi lúc có cố ý, được hoà hợp với ý nghĩa và mục đích

của cuộc sống, và tuy vậy anh ta cảm thấy không ai giúp mình có thể chuộc lỗi,

một việc làm mà anh ta ý thức được sự cần thiết của nó.

Vì vậy đối với bất kỳ người nào hiểu được lời xưng nhận đặc biệt của Chúa Cứu

Thế cách nghiêm túc thì nhìn nhận cách Ngài giải quyết vấn đề tội lỗi và sự hoà

giải giữa loài người với Đức Chúa Trời là việc làm có ý nghĩa và đáng quan tâm

nhất. Những sự kiện sau đây nổi bật trong những tài liệu.

1. Chúa Cứu Thế rất ít khi gọi loài người là “tội nhân” và cho đến mức chúng ta

biết. Ngài không bao giờ chú tâm khiến họ cảm thấy mình là tội nhân, ngoại trừ

trong trường hợp của những kẻ tự cao và cứng lòng, trong trường hợp đó Ngài

dùng sự đột kích để vạch trần cách nghiêm khắc tội lỗi (chúng ta có thể mô phỏng

đây là một trường hợp Ngài nhận thấy như một căn bệnh trầm kha cần một phương

thuốc mạnh). Một số nhà truyền giáo Phúc Âm với vũ khí chính là việc gây cho

người ta có ý thức về tội lỗi, sẽ nhận thấy chính họ như một loại đạn dược phi

thường nếu họ không được dùng gì khác hơn là lờ được chép của Chúa Cứu Thế.

Dĩ nhiên điều này không nói lên rằng cuộc đời và lời của Chúa Cứu Thế không tạo

ra ý thức đích thực về tội lỗi và sự thất bại được phát hoạ ở trên, nhưng không thể

phủ nhận rằng Ngài đã không khởi sự chức vụ với mục đích làm cho các thính giả

của Ngài nhận thấy rõ ý thức về tội lỗi.

2. Chúng ta nhận thấy Chúa Cứu Thế xưng rằng Ngài có quyền “tha thứ tội lỗi”

nhưng những nền tảng mà trên đó tội lỗi của con người có thể được tha thứ, trong

lời được chép lại của Cứu Chúa, không phải là những nên tảng thông thường được

nhiều Cơ Đốc nhân giả định. Chúng ta nhận thấy trong Chúa Cứu Thế một mối liên

kết gần gũi giữa sự tha thứ tội lỗi và sự tồn tại của tình yêu thương trong tấm lòng

con người. “Xin tha tội cho chúng con như chúng con tha kẻ phạm tội nghịch cùng

chúng con” là lời quá quen thuộc đối với chúng ta đến nỗi khó có thể hiểu được sự

thật rằng Chúa Cứu Thế đã kết nối mối thông công với Đức Chúa Trời và mối

thông công với nhân loại cách vững chắc, có chỗ chép lại lời Ngài phán sau khi

đưa ra một thí dụ rằng “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho

anh em mình, thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy”. Hơn nữa có

một lần Ngài nói về một người đàn bà rất mang tiếng xấu rằng “tội lỗi đàn bà này

nhiều lắm, đã được tha hết vì người đã yêu mến nhiều”. Dường như đối với tôi phù

hợp với lời dạy của Cứu Chúa để giữ vững tình yêu thương đó là điều kiện tiên

quyết của sự tha thứ, và tôi thấy câu chuyện ngắn tiếp theo sau của Ngài về người

Pha-ri-si là một cái khác trong số những lời không nhất quán đó. Về điều này, lời

đáp cho câu hỏi “Ai là người lân cận ta” là một ví dụ điển hình.

Mặt khác, dường như có khả năng mà loài người đặt chính họ ra ngoài sự tha thứ

bằng cách “phạm tội nghịch cùng Đức Thánh Linh. Từ sự xem xét bối cảnh, điều

này sẽ xuất hiện như sự pha trộn của việc khước từ sự công nhận chân lý và việc

không cho phép lòng mình yêu thương người khác. Nếu chính Đức húa Trời vừa là

Chân lý vừa là tình yêu thương thì rất hợp lý khi cho rằng sự cương quyết từ chối

chân lý và tình yêu thương sẽ gây ra một thái độ, thái độ này khiến cho sự hoà

thuận với Đức Chúa Trời không thể xảy ra.

Giờ đây nếu đúng Đức Chúa Trời là Chân lý và Tình Yêu Thương thì dễ dàng nhận

thấy những tội lỗi lớn nhất sẽ là sự không thực tế, giả hình, lừa gạt nói dối, hoặc

bất kỳ điều gì mà chúng ta gọi là tội lỗi trái ngược với chân lý, và sự yêu cái tôi,

điều này làm cho mối tương quan với mọi người xung quanh và cách cư xử hợp lẽ

của con người không thể thực hiện được. Sự tha thứ vì vậy mà phải cốt ở sự phục

hồi thực tế, tức Chân Lý và Tình Yêu Thương.

3. Giờ đây chắc chắn chúng ta thắc mắc có phải Chúa Cứu Thế đã nói điều gì đó về

vấn đề “sự hoà giải” được đề cập ở trên. Ngài chắc đã nói bóng gió về điều này,

Ngài đã nói về sự phó mạng sống Ngài làm “giá chuộc nhiều người” và trong bữa

tiệc cuối cùng với các môn đồ, Ngài đã nói vè thân thể Ngài bị đánh đập và huyết

Ngài bị đổ ra để trả “thay cho tội lỗi”.

Giờ đây chắc chắn có thể nói rằng đối với vấn đề về sự hoà giải (như đối với vấn

đề về sự chết rồi sống lại) Chúa Cứu Thế, Đấng mà chúng ta xem như Đức Chúa

Trời trong hình dạng con người, có thể đưa ra một câu trả lời tốt nhất và đầy đủ

nhất bằng minh chứng trên thực tế. Bản thân Ngài, vừa là Đức Chúa Trời vừa là

một con người, có ảnh hưởng đến sự hoà giải này, một mình con người thì không

đủ quyền năng để thực hiện điều đó.

Có vô số học thuyết tập trung quanh sự chết của Chúa Cứu Thế như sự cứu chuộc

tội lỗi cho cả thế gian, và rất nhiều học thuyết trong số đó không tán tụng chính

chúng như một trí tuệ hiện đại đích thực, chúng ta có thể đưa ra cách sau đây để

xem xét vấn đề này.

Chúng ta đã từng nói về vòng lẩn quẩn của tội lỗi - khốn khổ - cái chết mà trong đó

thế gian này bị ảnh hưởng, và về sự bất lực của cá nhân con người khi muốn giải

phóng mình khỏi cái bẫy của những việc làm sai trái của chính mình, để tự mìnht

ẩy sạch khỏi sự tiêm nhiễm tích tụ của cách sống ích kỷ trong thế gian.

Bây giờ giả sử rằng Đức Chúa trời, Đấng đã trở thành một con người và bộc lộ

trong con người đó Thần tánh và Nhân tánh, cho phép chính Ngài dính dáng trong

sự phức tạp này, dù bản thân Ngài là vô tội. Đức Chúa Trời, Đấng đã lập nên

những luật lệ bất di bất dịch về nguyên nhân và kết quả, chủ tâm tự phơi bày cho

những hậu quả của sự yêu cái tôi và tội lỗi của thế gian. Bởi Ngài là Đức Chúa

Trời, để làm điều như vậy đúng lúc là biểu thị cho một thái độ vĩnh cửu, và chúng

ta nhìn thấy bản tánh của Đức Chúa Trời trong một điểm sáng hoàn toàn khác nếu

chúng ta nhận ra Ngài không bài bỏ công lý, không đưa ra một nhiệm vụ làm đảo

ngược luật pháp và trật tự tự nhiên, nhưng vượt qua sự thù ghét mà chúng ta không

thể tưởng bằng cách chính Ngài trở nên một Người thay thế và Ngài chịu đựng

trong Thân Vị sự khốn khổ và cái chết phù hợp với tự nhiên và không thể tránh

được mà thế gian này đã chịu, Đấng Trọn Vẹn về đạo đức mà con người kính sợ

bằng lòng trở thành một nhân tánh chịu dưới những giới hạn, trung tâm của sự tấn

công của cái ác. Chúng ta không thể tưởng tượng điều này liên quan đến gì, nhưng

thậm chí bắt đầu nghĩ rằng nó có thể là sự thật làm người ta sửng sốt.

Cơ Đốc nhân tin rằng hành động hoà giải này có ý nghĩa bên trong đằng sau sự

kiện mang tính lịch sử về sự chết của Chúa Cứu Thế. Sự không thực tế, tôn giáo

giả tạo, lòng căm thù cay đắng, tính tham lam và ganh tị nằm đằng sau án tử hình

hợp pháp của Chúa Cứu Thế là điều không đáng kể, sự thật chắc hẳn giống như

vậy dù bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu Chúa Cứu Thế xuất hiện cái xấu cũng sẽ giao

chiến với cái tốt hiện thân, và dù cho nó là thập tự giá, dây treo cổ, máy chém hay

phòng hơi ngạc đi nữa, thì Chúa Cứu Thế cũng quyết chọn cái chết vì ích lợi của

nhân loại.

XII. Sự giảng hoà thoả đáng.

Ở đây chúng ta sẽ không cố vượt qua học thuyết về sự hoà giải, nhưng có lời chép

đơn giản rằng nó là vấn đề về sự thật không thể tranh cãi, ấy là khi con người nhận

biết Đức Chúa Trời đã chủ động trong việc tái thiết lập mối quan hệ giữa Ngài và

loài người, và đã phải chịu sự nhục nhã khốn cùng của cái chết, thì thái độ của họ

đối với Đức Chúa Trời từ đó trở đi được thay đổi một cách sâu sắc. Một nhận thức

có phần lủng củng nhưng không thể thay đổi được cho rằng “phải làm diều gì đó

về nó”, đây là nhận thức được chúng ta đề cập ở phần trên, hầu như nó tạo ra một

điểm dừng cách lạ lùng. Mặc dù nó có thể đánh bại nguyên nhân của con người khi

xác định chính xác điều gì từng được thực hiện, nhưng họ biết rằng “một điều gì

đó” đã được thực hiện. Quan niệm về Đức Chúa Trời đã được thay đổi hoàn toàn.

Quan niệm này hầu như chắc chắn gây khó chịu và có thể là một mối đe doạ, tuy

nhiên nguyên nhân có thể biểu thị điểm này. Vị quan xét thường được nhắc đến

trước đây giờ được xem là Đấng Yêu Thương và Đấng Giải Cứu, và nếu như việc

xét lại những quan niệm này xảy ra đột ngột thì buộc phải có sự giải thoát đáng kể

về cảm xúc.

Đối với những loại người trí thức việc tán thành về mặt tinh thần cho lời gợi ý

“Chúa Giê-xu đã chết thay cho tôi” đáng tiếc lại quá dễ dàng. Nhưng thật sự tin

rằng chính Đức Chúa Trời đã giải quyết vấn đề then chốt về những vướng mắc của

loài người bằng việc làm phải trả giá quá cao đến mức không tưởng và bằng chính

bản thân Ngài lại là một việc làm có chiều sâu hơn nhiều. Khái niệm về Đức Chúa

Trời càng lớn thì giới trí thức càng choáng váng với tư tưởng này, nhưng một khi

nó được công nhận là đúng thì không quá lời khi nói rằng toàn bộ nhân cách sẽ

được định hướng lại. Vì hầu hết những người nào trong lòng có ý thức đạo đức vận

hành bằng cách này hay cách khác, thì luôn cố gắng, có thể bởi vô thức “đưa ra

một trường hợp” để thanh minh cho tình trạng đạo đức của chính mình. Sự cố gắng

này có thể ít khi nào đạt đến mức độ tỉnh táo của tinh thần, nhưng chính là ở đó, và

“sự lên án của tội lỗi” mà chúng ta đã xác định ở trên luôn sớm xảy ra, mặc dù

phần nhiều nó có thể nó được giữ ở khoảng cách khá xa. Nhận ra rằng nỗ lực này

để bào chữa cho chính mình là một sự khuây khoả lớn. Nỗ lực vô vọng để hoàn trả

“cho việc làm quá mức cho phép” này có thể được bỏ qua một cách thanh thản. Nó

đã được dựa vào một quan niệm giả tạo, đó là niềm tin trung tâm của cuộc sống

phải nằm trong bản thân nó. Nó là một đòn nặng giáng vào bộ mặt tự hào và là một

cú xoáy mạnh vào những thói quen của người có trí thức để dịch chuyển niềm tin

trung tâmdó sang Một Người trọn vẹn thật sự, Đấng này đã và cũng đang là Đức

Chúa Trời. Nhưng nếu sự thay đổi này có kết quả thì sự khuây khoả và sự giải

thoát sẽ rất lớn, và năng lực bị đè nén trước đây được giải phóng. Đây là điều mà

Tân Ước muốn nói đến bởi được cứu nhờ đức tin nơi Chúa Cứu Thế.

Dĩ nhiên điều này vượt xa hơn một học thuyết, con người ở mọi độ tuổi, mọi quốc

gia, và mọi tính khí khác nhau đều có phản ứng giống nhau đối với hoà giải của

Chúa Cứu Thế. Thật vậy, tác dụng của bằng chứng này quá lớn đến nỗi sẽ rất sáng

suốt khi công nhận ở đây có sự huyền bí ngoài những khả năng định nghĩa của

chúng ta, nếu chúng ta không thể hiểu điều gì đã xảy ra và lúng túng khi giải thích

nó. Thậm chí chúng ta có thể khiêm tốn nói rằng Đức Chúa Trời trở nên con người

ấy đã làm điều gì đó quá lớn lao, sự vĩ đại của nó chúng ta chỉ có thể hiểu được

trong mức độ hết sức giới hạn.

Nhưng dù cho chúng ta có thể rất sợ hãi, chúng ta cũng không cần phải ngưng vận

dụng trí tuệ của mình, và chúng ta không thể thôi ngưỡng mộ tính chính xác rất cao

về tâm lý mà với nó công việc này được dự tính để tác động đến những bản tánh

của con người. Những ai ở mức độ nào đó, đã sống trong tình yêu thương và lẽ thật

sẽ nhận thấy hầu như bằng trực giác sức mạnh và điểm quan trọng của công việc

này. Tuy nhiên những ai âm thầm giữ tính kiêu ngạo và yêu cái tôi mình thì sẽ

không nhận thấy gì đáng ngạc nhiên và có rất ít điều để họ có thể công nhận - mặc

dù công việc này có thể ám ảnh họ cách kỳ lạ như thể nó là chìa khoá của cánh cửa

nào đó đã bị lãng quên đã lâu trong ý nghĩa thật của cuộc đời. Chính những người

đó là người nhận ra sự nghèo nàn thuộc linh của mình và là người nhận thấy trong

công việc của Chúa Cứu Thế một con đường dẫn vào mối tương giao với Đức

Chúa trời, chính những người giàu có” bị “quay lưng ngoảnh mặt”.

Mặc dù ở đây chúng ta có một tiêu chuẩn để tỏ bày bản chất đang tồn tại, nhưng

chúng ta có rất nhiều điều hơn điều đó. Nếu một người kiêu ngạo và yêu cái tôi

một khi nhận thấy rằng Đức Chúa Trời là như thế đó thì có thể, và đôi lúc, cải cách

toàn bộ tỉ lệ những giá trị của anh ta. Nếu một người có cách sống cẩu thả một khi

thấy công việc này là sự kết toán đúng lúc của điều luôn xảy ra - đó là một loại tội

lỗi, bao gồm cả tính thờ ơ, về cơ bản đang cố tìm cách phá hại Đức Chúa Trời -

anh ta cũng có thể nhìn cuộc đời với cặp mắt rất khác. Đức Chúa Trời có thể phán

ra những điều răn của Ngài từ núi Si-nai và loài người có thể rất kinh hãi, tuy nhiên

về thực chất của mình họ vẫn chính xác là họ như trước đây. Nhưng để một người

nhận thấy Đức Chúa Trời của anh ta xuống thế gian như một con người, chịu khổ,

chịu cám dỗ, phải lao động vất vả và khổ sở để rồi cuối cùng đã chết như một

người có tội, anh ta thật là một người cứng lòng;, người không dễ xúc động. Vì lời

khẳng định của Chúa Cứu Thế rằng Ngài không chỉ là Đức Chúa Trời mà còn là

một Người Đại Diện, có quyền năng rất lớn hầu như không thể tin được. Hơn 19

thế kỷ trôi qua từ khi án tử hình hợp pháp nhưng bị coi là sai trái ấy xảy ra ở đất

nước Palestine nhỏ bé nhưng hỗn loạn đó, con người vẫn xem sự chết ấy như một

vấn đề cá nhân. Sự chết này dường như được dự tính để đáp ứng những nhu cầu

không có ý thức rõ ràng của họ “Con Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương tôi và phó

chính mình Ngài vì tôi”. Phao-lô đã viết, như thế lúc đó công việc ấy chỉ ảnh

hưởng đến một mình ông; nhưng những lời đó đã được nhắc lại cách tự phát bởi

một số người đạo mạo từ thời của ông. Việc chấp nhận sự hoà giải này lan rộng

đến nỗi chúng ta không hể nào dễ dàng gạt bỏ nó, đặc biệt vì cách suy nghĩ tích

cực khác chỉ đơn giản là khước từ sự bế tắc, mà sự bế tắc này là “sự thật” đối với

người nhạy cảm thuộc linh.

XIII. Sự chứng minh với kẻ thù nghịch.

Chúng ta đề cập ở trên rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu, theo mức độ mà chúng ta biết

đã không nói nhiều về vấn đề tội lỗi và sự tha thứ tội lỗi, nhưng đã đưa ra câu trả

lời đầy đủ và thoả dáng bằng sự chứng minh bởi cá nhân Ngài. Lời giải đáp của

Ngài cũng như vậy đối với một vấn đề khác luôn hiện diện trong tâm trí con người

đó là “có sự sống sau sự chết không?”. Cho dù trong lời dạy đã được ghi lại của

Ngài sự tồn tại của một thế giới thật, một thế giới không chịu ảnh hưởng bởi thời

gian và không gian, được chấp nhận nhưng câu trả lời đầy đủ và thoả đáng cho câu

hỏi con người có thể sống qua được trải nghiệm chung về sự chết hay không đã

được giải bày bằng minh chứng bởi cá nhân. Một sự kiện lịch sử được quan tâm,

như trong trường hợp về công việc hoà giải, đã cho chúng ta câu trả lời thiết thực

nhất cho thắc mắc của nhân loại.

Dĩ nhiên không thể nào phóng đại tầm quan trọng của tính chất có thật của một sự

kiện, sự kiện này thường được biết đến với cáit ên: sự phục sinh. Sau tất cả lời

xưng nhận và lời hứa của Ngài, nếu Chúa Cứu Thế đã chết luôn và chỉ tiếp tục tồn

tại như một ký ức dễ chịu thì Ngài chỉ có thể được tôn sùng như một điều rất tốt

đẹp nhưng như một người bị hiểu lầm sâu sắc. Những lời Ngài xưng mình là Đức

Chúa Trời, những lời Ngài khẳng định mình là nguyên tắc của sự sống, sẽ chỉ là sự

sự ảo tưởng mà thôi. Những tuyên bố đầy quyền uy của Ngài về bản chất của Đức

Chúa Trời, của Con Người và của Sự sống ngay lập tức sẽ bị người ta đặt nghi vấn.

Tại sao Ngài phải đúng đối với những việc nhỏ nếu Ngài đã bị chứng minh là hoàn

toàn sai trong việc lớn?

Vì vậy hoàn toàn tự nhiên khi cả Cơ Đốc nhân và những người không phải là Cơ

Đốc nhân nên xem vấn đề: có phải Sự Sống Lại thật sự đã xảy ra hay không, như

một vấn đề cơ bản mà toàn bộ sự khẳng định của Cơ Đốc nhân thật sự dựa vào nó.

Cuộc tranh luận trên cả hai phía đã được kéo dài và rất quyết liệt qua nhiều thế kỷ,

và ở khoảng cách từ sự kiện này không thể nào có bất kỳ bằng chứng mới hoặc

ngay cả quan điểm mới nào có thể xuất hiện. Dường như đây không phải là vấn đề

mà cuối cùng có thể được lắng dịu bằng việc nghiên cứu cẩn thận hoặc bởi cuộc

tranh luận tài tình nhất. Thiếu sự sắp xếp lịch đại và thiếu sự chấp nhận thận trọng

lẫn nhau mà biểu thị đặc điểm những câu chuyện về sự sống lại dường như một

mặt là bằng chứng về bản chất bất cẩn và thậm chí giàu trí tưởng tượng của con

người, trong khi mặt khác những điều tương tự dường như là sự ngây thơ của

những người tin vào điều mà mình không cần xây dựng một phần hết sức rõ ràng

cho bằng chứng. Một lần nữa những lần xuất hiện được ghi lại chỉ dành cho những

người đứng về phía “Chúa Giê-xu” là đủ cho nhóm người kết luận rằng chúng

thuộc về giá trị hoàn toàn chủ quan, trong khi đối với nhóm khác nó chỉ là một

bằng í¬ đơn giản rằng chỉ có những ai thực chất được hoà giải với Đức Chúa Trời

mới có thể nhận biết tính thực tế cuộc sống một khi nó được thoát ra khỏi những

giới hạn của không gian và thời gian trong hiện tại.

Như vậy chúng ta không định cố gắng sắp xếp theo trật tự những cuộc tranh luận

về phía này hay phía kia, nhưng chỉ đưa ra 3 câu hỏi, các câu hỏi này phải được trả

lời cách vô tư nếu sự kiện lịch sử về sự sống lại không được công nhận.

1. Điều gì đã làm thay đổi các môn đồ đầu tiên?

Không có lời ghi chép nào có thể phủ nhận sự kiện hầu hết các môn đồ của Chúa

Giê-xu đã lìa bỏ Ngài khi Ngài chịu đóng đinh, và sau đó, với cái chết của Thầy

mìnhvà những niềm hy vọng của họ tan mất, họ đã sống trong nỗi lo lắng vô cùng

cho tương lai. Nhưng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn sau đó chúng ta nhận

thấy họ tràn đầy sinh lực và sức sống thuộc linh và bất chấp quyền lực của các nhà

chức trách ngoại đạo và người Do Thái, họ công khai công bố rằng chính mắt họ

đã nhìn thấy Chúa Giê-xu đang sống, không phải chỉ thấy một lần nhưng nhiều lần

sau khi Ngài chịu đóng đinh trước công chúng, và họ đã kêu gọi tất cả mọi người

cùng chia sẻ niềm tin với họ rằng Người này thật là Đức Chúa Trời. Đây không

phải là lòng can đảm thách thức chỉ bộc phát trong thời gian ngắn, nhưng là ngọn

lửa đức tin cháy đều đặn và mạnh mẽ bắt đầu lan rộng khắp thế giới được biết sau

đó, lòng tin vững chắc này nhiều năm qua như một phong trào làm cản trở, làm

lúng túng và chọc giận các nhà cầm quyền. Chắc chắn chính là sự lạm dụng quá

mức sự cả tin khi tin rằng sự thay đổi thái độ cách đột ngột và kéo dài này được

xây dựng trên ảo giác, sự cuồng loạn hoặc trên sự giả tạo tài tình. Chúng ta hoàn

toàn có thể phản đối đức tin Cơ Đốc này, nhưng không thể phủ nhận các Cơ Đốc

nhân đầu tiên đã tin tưởng chắc chắn họ đã nhìn thấy, rờ đụng và trò chuyện với

Chúa Cứu Thế sau khi đã đã bị đóng đinh, được đem xuống, và được đặt trong

phần mộ đá có niêm phong và được lính La Mã canh gác cẩn thận.

2. Nếu sự sống lại đã không xảy ra, thì Chúa Cứu Thế là ai?

Những ai không được đọc các sách Phúc Am từ nhỏ sẽ nghĩ rằng họ có thể dễ dàng

dứt bỏ yếu tố “huyền bí” của sự sống lại, và họ vẫn giữ suy nghĩ rằng Chúa Cứu

Thế như một Lý tưởng, như một Thầy giáo dạy đạo đức tốt nhất mà thế giới từ biết

đến - và còn nhiều điều khác nữa. Nhưng các sách Phúc Am, cả 4 sách, chứa đựng

rất nhiều lời khẳng định mang tính siêu nhiên về vai trò của Chúa Cứu Thế và nếu

mỗi con người không tiếp tục xem xét điều Chúa Cứu Thế đã nói và điều Ngài

không nói, thì không thể nào tránh khỏi kết luận rằng Ngài đã tin chính Ngài là

Đức Chúa Trời và vì vậy đã phán vớ quyền năng rất đặc biệt. Nếu Ngài đã tin như

vậy và đã phán như vậy mà lại không sống lại từ kẻ chết thì không còn nghi ngờ gì

Ngài đã là một người mất trí. Ngài chỉ là một người trẻ tuổi có lý tưởng cao và cam

tâm chịu khổ trên nấc thang cao nhất đó, và vì lý do này mà không thể được xem

như vị Thầy vĩ đại nhất của thế giới, không có vị Môhamet hay Phật hay vị thầy vĩ

đại nào khác lại đi bộ qua nhiều dặm đường chỉ để nói những lời tâng bốc chính

mình. Sự thân quen đã làm nhiều người không nhận ra tính lạ lùng của lời xưng

nhận của Chúa Cứu Thế và lòng tôn kính theo truyền thống đã ngăn trở họ trong

việc đánh giá đúng mức nó. Nếu thực tế Ngài không sống lại, thì lời xưng nhận của

Ngài là giả dối và quả thật Ngài đã là một nhân vật quá nguy hiểm.

3. Tại sao nhiều Cơ Đốc nhân tin chắc rằng Chúa Cứu Thế không chỉ đã sống lại,

mà vẫn còn đang sống ngày nay?

Mặc dù câu hỏi này có thể làm giới phê bình nổi giận nhưng nó là một câu hỏi hợp

lý. Trải nghiệm thông thường của các Cơ Đốc nhân về mọi tính khí và về mọi dân

tộc 19 thế kỷ qua không thể bị gạt đi một cách ung dung được. Hàng ngàn người

ngày nay có niềm tin vững chắc rằng Đấng mà họ hầu việc không phải là một hình

ảnh của vị anh hùng trong quá khứ, nhưng là một nhân vật hằng sống với những

nguồn mạch thuộc linh tuôn đổ trên họ. Người ta sẽ thấy rất khó khăn để viết một

bài thơ, nhưng nếu anh ta than khóc “William Shakespeare ơi, xin giúp tôi” thì

chẳng có điều gì xảy ra cả. Người ta có thể vô cùng lo sợ, nhưng nếu chỉ kêu gào

“Horatio Neleon ơi, hãy giúp tôi” thì cũng không có câu trả lời nào đáp lại. Nhưng

nếu ở nơi tận cùng của các nguồn đạo đức hoặc bằng nỗ lực của ý chí mình anh ta

vẫn không thể nào tập trung được tình yêu thương và điều tốt đẹp có ý nghĩa tích

cực, và anh ta kêu cầu “xin Cứu Chúa giúp con”, tức thì sẽ có điều gì đó xảy ra.

Nhận thức về sự tăng trưởng thuộc linh, về việc có được sức sống thuộc linh từ

một nguồn hằng sống, rất rõ ràng đến nỗi các Cơ Đốc nhân không thể không tin vị

anh hùng của họ vượt xa hơn một hình ảnh nổi bật lạ lùng trong quá khứ.

Việc niềm tin này chỉ đến với những ai đã tập trung lòng tin thầm kín của mình nơi

Chúa Cứu Thế Giê-xu dường như lấy đi khỏi nó tất cả sức sống trong mắt của giới

phê bình thù nghịch. Tuy nhiên nếu, bởi cố gắng tưởng tượng nhà phê bình ấy sẽ

thừa nhận trong chốc lát rằng những lời khẳng định của Chúa Cứu Thế là đúng,

chắc chắn anh ta công nhận tình huống đó hợp lý. Nếu Chúa Cứu Thế mạc khải

một cách sống đúng đắn và ban cho loài người khả năng được hoà hợp với sự sống

của Đức Chúa Trời (tức “sự sống đời đời”), thì chắc chắn kết quả là hễ ai sống theo

cách sống khác thì không thể đánh giá đúng đặt tính của cách sống thật bằng một

hành động liên tục đó trừ khi và cho đến khi anh ta “quyết tâm lao vào nó. Một

người có thể viết, tranh luận hoặc thậm chí có thể viết, những bài thơ về tình yêu

của nhân loại, nhưng anh ta không biết yêu thương cho đến khi anh ta ở trong nó,

và ngay cả sau đó sự hiểu biết của anh ta về nó chỉ tăng lên khi anh ta vứt bỏ bản

tính yêu cái tôi của mình và chấp nhận những nổi đau, trách nhiệm cũng như

những niềm vui khi yêu thương người khác.

Chúa Cứu Thế đã nói rằng: “Hễ ai nhận biết lời dạy ta là Chân lý của con người

hay Chân lý của thần linh thì hãy làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời”.

Người nào tiếp nhận sự thử thách sâu sắc này, tin chắc rằng Chúa Cứu Thế vẫn

sống.

XIV. Sự huỷ diệt sự chết.

Đức Chúa Trời được nhìn thấy, Chúa Cứu Thế Giê-xu, đã mạc khải cho con người

không chỉ những lời hướng dẫn thoả đáng để đáp ứng cho một đời sống hạnh phúc

và hữu ích nhưng còn là những phương tiện mà bởi đó con người có thể kết nối với

sự sống vô tận của Đức Chúa Trời. “Thiên đàng” có thể nói không phải là phần

thưởng cho “một cậu bé ngoan” (mặc dù nhiều người dường như nghĩ vậy), nhưng

là sự tiếp tục và phát triển đặc tính của sự sống được bắt đầu khi niềm tin trung tâm

của một người được chuyển từ chính họ sang Đức Chúa Trời trở bên con người.

“Đức tin này liên kết anh ta ngay với chân lý và tình yêu thương và thật ý nghĩa.

Khi Chúa Cứu Thế Giê-xu nhiều lần đã nói “sự sống đời đời” như được bước vào

ngay tức khắc, mặc dù rõ ràng kéo dài không có giới hạn sau việc xảy ra trong hiện

tại mà chúng ta gọi là cuộc sống. Hễ ai tin vào tính xác thực của sứ điệp Ngài rao

giảng và đặt lòng tin mình vào đó thì đã nhận được đặc tính của “sự sốtng đời đời”

rồi (GiGa 3:36; 5:24; 6:47 v.v..). Ngài đến không chỉ cho con người được “sự

sống” mà còn cho họ sự sống mới với đặc tính sâu sắc hơn và lâu dài hơn (GiGa

10:10; 10:28; 17:3 v.v…).

Nếu tiếp nhận điều này chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi nhận thấy lời dạy đáng

kinh ngạc của Chúa Cứu Thế về sự chết vật lý. Sự chết này không chỉ là một trải

nghiệm mà trong đó nỗi kinh hãi về nó được cất đi mà còn như một thử nghiệm

trong đó sự kinh hãi về nó không hề tồn tại chút nào. Đối với một số lý do hoặc

những lời nói khác của Chúa Cứu Thế (điều này rõ ràng được hiểu rất chính xác

khi con người đang cố gắng chứng minh quan điểm về chủ nghĩa hoà bình hay về

sự ly hôn chẳng hạn) người ta thường tỏ thái độ hoài nghi khi Ngài nói về kinh

nghiệm thông thường về sự chết khi nó ảnh hưởng đến những người có niềm tin

căn bản đặt nơi chính Ngài “Nếu kẻ nào giữ lời ta, sẽ chẳng thấy sự chết bao giờ”

(GiGa 8:51), “còn ai sống và tin ta thì không hề chết” (GiGa 11:26). Không thể

không kết luận rằng ý nghĩa Chúa Cứu Thế định truyền đạt đó là sự chết là một

kinh nghiệm hoàn toàn không đáng kể đối với những ai đã bắt đầu sống một đời

sống có đặc tính vĩnh cửu.

Rất nhiều năm trước Phao-lô đã viết “Đức Chúa Giê-xu Christ đã huỷ diệt sự chết”

nhưng chỉ một vài người từ thời của ông có vẻ tin điều đó. Quyền lực của thần tối

tăm ngày xưa, chắc chắn đã được phát sinh trong nỗi lo sợ bản năng, rất khó lay

chuyển và rất nhiều trước giả Cơ Đốc có vẻ không thể chấp nhận sự huỷ diệt cái

chết ấy, mặc dù có những hy vọng sáng láng về “sự sống đời sau”. “Trũng bóng

chết”, “cửa tăm tối của tử thần”, “những nổi đau khổ đắng cay của sự chết” và

hàng ngàn câu mô tả khác đã cho thấy rõ ràng rằng rất nhiều Cơ Đốc nhân không

thật sự tin điều Chúa Cứu Thế đã nói. Có thể nói người có tội lớn nhất là John

Bunjan, ông đã viết trong quyển Pilgrim‟s Pross (Hành trình của người hành

hương) của mình về một dòng sông băng mà những người hành hương phải đi qua

trước khi đến thành phố thiên đàng (Celestial City). Hàng ngàn người, có thể đến

hàng triệu người có thể đã chịu ảnh hưởng trong những năm dễ bị tác động của họ

khi đọc quyển sách này. Tuy nhiên “dòng sông băng” đó hoàn toàn là sản phẩm

của nổi sợ hãi của chính Bunyan, và sẽ vô ích khi muốn tìm sự chấp nhận nhỏ nhất

trong Tân Ước về quan niệm này của ông. “Ngủ yên trong Chúa”, “qua đời và về

với Chúa”, “ngủ yên” - đây là những từ mà Tân Ước sử dụng. Đã đến lúc “dòng

sông băng”, “cửa tử thần”, “nổi đau khổ đắng cay” và tất cả những hình ảnh u sầu

còn lại phải được đặt đối diện với sự thật. “Đức Chúa Giê-xu Christ đã huỷ diệt sự

chết”.

Đối với nhiều người sự thật này có vẻ quá tốt đẹp đến nỗi nó không thể có thật.

Nhưng nếu nó có vẻ như vậy thật, thì chính bởi chúng ta không sẵn sàng chấp nhận

tính chất cách mạng của sự kiện chính Đức Chúa Trời bước vào thế gian này. Một

khi chúng ta dần dần nhận thấy rõ rằng Đức Chúa Trời (nghe có vẻ khó tin) thật sự

đã đồng hoá chính Ngài với Con Người, rằng Ngài đã chủ động trong việc thực

hiện sự hoà giải rất cần thiết giữa con người với chính mình Ngài, và đã vạch ra

một con đường mà bởi đó những bản tính của loài người nhỏ bé có thể bắt đầu dấn

thân vào cuộc phiêu lưu bao la của cách sống có Đức Chúa Trời làm trung tâm, sự

chết có thể được xem là không đáng kể - như sự mất tác dụng của một cổ máy tạm

thời được sửa chữa lại chỉ để phù hợp cho một giai đoạn nhất thời.

Cho đến bây giờ chúng ta chỉ nói đến “sự chết” khi nó ảnh hưởng trên những

người đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế, bản tánh Ngài, giá trị của Ngài, và trên hết

là lời Ngài xưng nhận mình chính là bản tính được mạc khải của một Đức Chúa

Trời vô cùng vĩ đại. Không có một ghi chú vui vẻ đầy hứa hẹn nào hoặc trong các

sách Phúc Am hoặc trong các sách còn lại của Tân Ước dành cho những ai đặt lòng

trông cậy vào những khả năng của chính mình hoặc vào những sự sắp xếp và

những giá trị của hệ thống thế giới trong hiện tại. Chỉ “trong” Chúa Cứu Thế,

“trong” Người Đại Diện cũng là Đức Chúa Trời sự chết có thể bị quên đi với tâm

trạng bình an và “Thiên Đàng” được tiếp đón với lòng tự tin. Chúng ta không có lý

do gì để cho rằng sự chết là bất cứ điều gì ngoài một thảm hoạ cho những ai không

bám chặt vào sự sống vô tận của Đức Chúa Trời.

XIV. Học thuyết đến thực tế.

Nếu con người chấp nhận sự thật cho rằng bản tánh của Đức Chúa Trời được nhìn

thấy trong Chúa Cứu Thế, nếu họ công nhận công việc hoà giải và sự chứng minh

với cái chết là đúng, và nếu chính họ sẵn lòng từ bỏ cách sống đặt cái tôi làm trung

tâm và theo cách sống được Cứu Chúa giải bày và rao giảng, thì họ sẽ chưa hoàn

toàn hết gặp những khó khăn. Vì họ nhận thấy rằng ngoài nỗ lực không bình

thường hoặc cách giải quyết không đều đặn thì họ không đủ sức mạnh thuộc linh

để sống một đời sống trên cấp độ mới. Đơn giản họ không có sức ấy để sống lâu

dài như một người tiên phong của con người mới. Họ có thể thấy nó đúng, và có

thể ao ước, thậm chí với lòng thiết tha nhất, đi theo con đường mới này, nhưng

trong thực tế họ không đạt được đặt tính mới của cách sống này. Họ có lẽ trách cứ

quá khứ của mình, họ có thể trách sự ảnh hưởng hiện tại của một thế giới không

nhận biết Đức Chúa Trời mà họ đang sống trong đó, họ thậm chí có thể đưa ra kết

luận đáng buồn rằng nó hoàn toàn là một học thuyết tốt đẹp nhưng không cót ác

dụng trong thực tế.

Dĩ nhiên sự bế tắc rất tự nhiên này được Chúa Cứu Thế dự đoán trước. Chẳng hạn

Ngài biết rất rõ rằng các môn đồ trong thời của Ngài sẽ suy sụp rất nhanh ngay khi

sự ủng hộ và hà hơi của Ngài trên họ bị cất đi bởi sự chết. Vì vậy Ngài đã hứa cho

họ một Thánh Linh mới, Đấng này sẽ ban cho họt ất cả lòng con đảm, sự củng cố

về mặt đạo đức, tình yêu thương, tính kiên trì nhẫn nại, sức chịu đựng và

nhữngphẩm chất khác mà họ cần. Đọc thêm các sách tân Ước khác ngoài 4 sách

Phúc Am ta có thể nhậnt hấy rõ ràng lời hứa này đã được thực hiện. Những người

bình thường không chỉ “cải đạo” từ thái độ yêu cái tôi trước đây của họ, mà còn

nhận được sức sống thuộc linh đầy đủ để không gây ra một khuấy động nhỏ nào

trong thế giới họ đã sống. Thật sai lầm khi nghĩ rằng việc nhận được ân tứ này nói

chung dẫn đến sự biểu hiện dễ kích động. Chức năng, bình thường của nó là sinh ra

trong đời sống con người những phẩm hạnh như Phao-lô đã liệt kê trong Ga-la-ti

đoạn 5 : lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành,

trung tín, mềm mại, tiết độ. Thật ra đây chính là những đức tính mà loài người dễ

“lạm dụng” và nếu kết hợp với nhau chúng cùng tạo thành một bản tánh tương ứng

với Người Đại Diện đó, tức chính Chúa Cứu Thế.

Chính sự xâm nhập của một điều gì đó (hoặc một ai đó) từ bên ngoài vào đời sống

của con người mà những người trí thức hiện đại thấy khó chấp nhận. Chúng ta đều

bị “qui định bởi quan điểm hiện đại, quan điểm này xem toàn bộ cuộc sống như

một hệ thống dành riêng. Rất nhiều điều có thể xảy ra trong hệ thống này nhưng

không thể nghĩ rằng toàn bộ tiến trình nguyên nhân và hậu quả rộng lớn ấy sẽ bị

cản trở từ bên ngoài bằng bất cứ cách nào.

Nhưng khi chúng ta cho rằng, thậm chí chỉ vì lợi ích tranh luận, lời rao giảng của

Chúa Cứu Thế là sự thật - rằng cuộc sống nhỏ bé này giữ vai trò tương phản với

tấm phong vĩ đại của sự tồn tại không bị ảnh hưởng của thời gian - thì ít nhất cũng

có thể cho rằng dưới những điều kiện nào đó của sự hoà hiệp giữa sự tồn tại không

hoàn hảo này với sự trọn vẹn của sự sống đời đời có thể thiếp lập một điểm tiếp

xúc. Đối với chúng ta kết quả sẽ là siêu nhiên theo nghĩa đen. Thật vậy, chúng ta

đã thấy con người có thể tình cờ nhận ra điều gì đó thuộc về cái đẹp chân lý, sự tốt

lành, hoặc tình yêu thương và nhận ra “điểm tận cùng kia” được nối với sự vĩnh

cửu. Ở những lần như vậy quan niệm về hệ thống dành riêng rõ ràng không thoả

đáng.

Giờ đây chúng ta có lẽ ao ước rằng những sự xâm nhập này sẽ xảy ra thường

xuyên hơn và dễ thấy rõ hơn, nhất là nếu chúng ta khá mệt mỏi với quan niệm về

hệ thống dành riêng và ý thức mơ hồ nhưng dứt khoát về thế giới thật. Tuy nhiên

chúng ta biết nhiều về điều này, và có thể tin tưởng cách thích đáng rằng nếu người

nào thật lòng muốn đi theo con đường của Chúa Cứu Thế, và mở lòng mình với

Đức Chúa Trời, có thể nói anh ta chắc chắn sẽ nhận được điều gì đó từ Thánh Linh

của Đức Chúa Trời. Khi sức chứa trong anh ta tăng lên và nguồn mạch của sự

thông công mở rộng thêm thì anh ta sẽ nhận được nhiều hơn. Giăng sẵn sàng gọi

điều này là việc nhận sự di truyền của chính Đức Chúa Trời (IGi1Ga 3:9). Dĩ nhiên

điều này không làm cho con người ở trong tình trạng trung dung thuộc linh. Cái tôi

của người đó được thanh tẩy và được nâng lên, và mặc dù anh ta sẽ mang nét

chung giống nhau rõ rệt của dòng dõi Đấng Christ, nhưng khá nghịch lý anh ta sẽ

là “chính mình” hơn trước đây.

Ở đây chúng ta có thể chỉ ra một điểm khác nhau lớn, sự khác nhau này tồn tại

giữa Cơ Đốc giáo của những ngày đầu và Cơ Đốc giáo ngày nay. Đối với chúng ta

nó đã trở thành một sự trình diễn, một sự giữ gìn các luật lệ, trong khi đối với

những người trong thời đó, đơn giản nó là sự xâm nhập vào đời sống nói chung. Sự

khác nhau này chắc chắn do bởi chúng ta quá do dự (thậm chí chúng ta nhận ra sự

bất lực của mình) để bác bỏ quan niệm về hệ thống dành riêng đó. Chúng ta có quá

ít cái mà Tân Ước gọi là “đức tin”. Vì rõ ràng” đức tin” là sự đòi hỏi đầu tiên để

thiết lập mối liên hệ giữa thế giới này và thế giới vĩnh hằng nên chắc chắn chúng ta

không thể kinh ngạc về sự khác nhau quá lớn trong đặc tính giữa Cơ Đốc giáo của

thế kỷ đầu tiên và Cơ Đốc giáo của thế kỷ 19.

Không có quyền lực bên ngoài thì lời giảng dạy của Cứu Chúa vẫn còn là quan

niệm tốt đẹp, trêu ngươi nhưng không thể đạt đến được. Với hệ thống dành riêng

đó không sớm thì muộn chúng ta cũng thốt lên rằng: “Ta không thể thay đổi bản

chất của con người”. Những lý tưởng không thành công vì sự quá nghèo nàn về

thuộc linh, và thái độ hoài nghi và tuyệt vọng thay thế cho chúng.

Nhưng sự kiện Chúa Cứu Thế đến thế gian bản thân nó là sự phủ nhận làm người

ta bối rối về quan niệm hệ thống dành riêng luôn luôn chi phối suy nghĩ của chúng

ta. Và lời khuyên lập đi lập lại của Ngài rằng phải “tin nơi Chúa” còn gì hơn là lời

kêu gọi chúng ta không nên, dù với vẻ bề ngoài, để mình bị rơi vào lối suy nghĩ

theo hệ thống dành riêng đó? “hãy xin, sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa, sẽ mở

cho” - những lời quen thuộc này còn là gì ngoài lời mời gọi chúng ta hãy vươn đến

sự vĩnh hằng và thực tại? Nếu chúng ta muốn hợp tác, Thánh Linh ngay tức khắc

sẵn sàng giúp cho chúng ta. “Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái

mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt

cho những người xin Ngài sao?”

XV. Tóm lược.

Có lẽ giờ đây chúng ta có thể tóm tắt được những lẽ thật cơ bản về sự tồn tại của

chúng ta trên hành tinh này, những lẽ thật đó có thể được người ta thành tâm tán

thưởng để đáp ứng cho cả hai sự kiện của một tình huống khi chúng ta nhận thấy

được chúng và những nhu cầu sâu xa của tinh thần con người.

Chúng ta không thể nào có khái niệm quá lớn về Đức Chúa Trời, và kiến thức khoa

học (ở mọi lãnh vực) càng tiến bộ thì quan niệm của chúng ta về sự khôn ngoan vô

cùng và phức tạp của Ngài càng lớn hơn. Tuy nhiên, trừ khi chúng ta vẫn còn bối

rối, lúng túng và từ bỏ tất cả hy vọng nhận biết Đức Chúa Trời như một Thân vị,

chúng ta phải chấp nhận hoạch định của riêng đó muốn mạc khải chính Ngài trong

một con người, Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Nếu chúng ta chấp nhận điều này như một sự thật, như sự thật của lịch sử, thì có

thể tìm thấy câu trả lời thoả đáng và toàn diện cho rất nhiều vấn đề, và điều quan

trọng tương tự đó là sẽ tìm thấy một “nền” phù hợp mà trên đó những tình trạng

khó khăn không được giải quyết có thể được bỏ qua với sự tin quyết.

“Con đường đi đến” đức tin này một phần thuộc về trí tuệ, một phầnlà vấn đề liên

quan đến sự ràng buộc về đạo đức. Sự yếu đuối của thế gian này (và như vậy là sự

yếu đuối của những cá nhân tạo thành thế gian) được cho là do năng lực của tình

yêu thương đó đi sai hướng, hoặc nó tự thu mình hoặc được dành cho những điều

sai trái. Triệu chứng bên ngoài, và hậu quả của sự lệch hướng này rất dễ nhận thấy

(ít nhất trong những người khác) trong cái mà chúng ta gọi là “tội lỗi” hay “lòng

ích kỷ”. “Sự biến đổi” đầy quyết tâm mà Đức Chúa Trời trở nên Con Người đã kêu

gọi, là sự thay đổi thái độ sai trái đó, cương quyết dành toàn bộ năng lực của tình

yêu ấy trước hết cho Đức Chúa Trời và sau là cho những người xung quanh. Nếu

không có sự thay đổi này, Ngài đã nói rất thẳng thắng đến một thế giới mà sự tận

diệt đang chờ nó. Ở đâu có sự thay đổi này xảy ra một cách chân thành thì Ngài nói

rằng ở đó loài người có thể “nhận biết” Đức Chúa Trời, bắt đầu một đặc tính mới

của cách sống mà sự chết vật lý không có quyền lực trên nó. Có 3 vấn đề nảy sinh,

(a) vấn đề về sự lập lại mối tương giao giữa loài người bị tiêm nhiễm về đạo đức

với sự tốt lành của Đức Chúa Trời, sự tái thiết lập mối tương giao này tất yếu là

một đòn chí tử đối với cái xấu. (b) Thật sự sống vẫn tiếp tục sau cái chết về vật lý

hay không và (c) bằng cách nào loài người có thể tìm thấy quyền năng để làm như

vậy nếu như họ muốn sống một đời sống trên cấp độ mới, là hai vấn đề còn lại -

Chúa Cứu Thế đã giải quyết bằng 3 minh chứng, như chúng ta thấy ở trên.

Cho đến đây chúng ta làm thay đổi về mặt tri thức, nhưng chúng ta phải lập lại

điều đã được nói ở một chương trước, đó là sự thật về giải pháp ngoài khả năng

con người đối với sự bế tắc của thế gian chỉ sống động khi nó bị tác động đến.

Những nhà phê bình suông phải từ bỏ tính vô bổ của mình nếu họ muốn gia nhập

vào nhóm người có niềm tin vững chắc đây là một Chân lý.

Có vẽ như chiến lược của Chúa Cứu Thế là để giành được lòng trung thành của

một số người thật lòng đáp ứng lại cách sống mới. Họsẽ là người tiên phong của

trật tự mới, những người dẫn đầu trong cuộc cải tiến chống lại sự ngu dốt, ích kỷ,

độc ác, “giả hình” và sự thờ ơ tích tụ của rất nhiều người trong nhân loại. Mục đích

ở trước mặt họ, vì mục đích này họ phải làm việc và cầu nguyện - và nếu cần họ

phải chịu đau khổ và thậm chí phải chết, mục đích đó là xây dựng một Nước mới

của lòng trung tín cao nhất trong mỗi người. Vương Quốc của Đức Chúa Trời.

Vương quốc này phải vượt qua mọi rào cản về sắc tộc và quan trọng là vượt qua

mọi ranh giới của không gian và thời gian.

“Hội Thánh”, tên của nhóm người đi tiên phong đó, đã và đang mở ra nhiều lời phê

bình, nhưng nó đã thực hiện được rất nhiều sự tiến bộ bất ngờ. Trong bất cứ trường

hợp nào nó cũng đang cố gắng hoàn thành hoạch định thiêng liêng, và trong mức

độ có thể nó hoạt động cùng với những đường lối của chân lý thật và tình yêu thật,

dĩ nhiên nó không thể thất bại, bất cứ điều gì hơn điều Đức Chúa Trời có thể không

tiếp tục tồn tại.

Ở giữa thời kỳ của chủ nghĩa lạc quan giữa những cuộc chiến tranh thế giới một số

Cơ Đốc nhân phấn khởi nói rằng “sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đầy dẫy trong thế

gian như nước đầy dẫy trên biển và “các nước của thế gian đang trở thành Nước

của Đức Chúa Trời và của Chúa Cứu Thế” như thể toàn thể nhân loại sắp chấp

nhận sự tể trị của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên điều này thật vô lý Những người đáp lại

chân lý này đã luôn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, và khi Đức Chúa Trời đến thế gian

trong Thân vị thì số người đáp lại Thân vị đó cũng không nhiều. Thật vậy dường

như Đấng Christ (nhận biết cái xấu và lòng ích kỷ được ăn sâu bám rễ vững chắc

thế nào và con người phải khó khăn rao sao để bứt ra khỏi bản tánh yêu cái tôi của

chính họ) đã không dự định trước việc thiết lập trọn vẹn một vương quốc của Đức

Chúa Trời trên hành tinh này thậm chí vào thời gian dừng sự thử nghiệm mà chúng

ta gọi là sự sống (ví dụ xem LuLc 18:8).

Vì vậy người theo đường lối mới được kêu gọi phải hết mình rao truyền “tin lành

về Nước Đức Chúa Trời” nhưng để lúc nào cũng nhận biết sự thành công hoặc thất

bại của Vương quốc này không bao giờ có thể được đánh giá chỉ bằng sự tham

khảo những số liệu thống kê số “Cơ Đốc nhân” vào khoảng thời gian bất kỳ nào

đó. Vương quốc này được bám rễ trong sự sống thật (đôi lúc chúng ta gọi là “sự

sống đời đời”, và khi thời gian tiếp tục trôi qua con số người thuộc nước này và dự

phần vào các hoạt động của nó, nhưng những người đã vượt qua cơ cấu của không

gian và thời gian tất nhiên sẽ vượt nhiều hơn con số những thành viên tích cực

đang sống trong khoảng thời gian đặc biệt nào dó trong thế giới hiện tại.

Giới phê bình thường phàn nàn rằng nếu thế giới này vẫn còn trong tình trạng hiện

nay của nó sau 19 thế kỷ có Cơ Đốc giáo thì nó không thể là một tôn giáo tốt. họ

đã phạm hai sai lầm rất buồn cười. Đầu tiên Cơ Đốc giáo - quả thật - không bao

giờ được chấp nhận ở tỉ lệ cao và vì vậy chưa bao giờ giữ vị trí điêu khiển “tình

trạng của thế giới” mặc dầu ảnh hưởng của nó cũng rất đáng kể, và thứ hai, họ đã

hiểu sai bản chất của Cơ Đốc giáo. Không nên đánh giá nó bằng sự thành công hay

thất bại trong sự cải cách một thế giới luôn khước từ nó. Nếu nó thất bại ở nơi nó

được chấp nhận thì có thể có cơ sở để phàn nàn, nhưng nó không thất bại như vậy.

Nó là sự mạc khải một cách sống thật, là con đường để nhận biết Đức Chúa Trời,

con đường để sống một đời sống có thuộc tính vĩnh hằng, và không được xem như

một công cụ của xã hội để giảm tỷ lệ li dị hay giảm tình trạng phạm pháp của thanh

thiếu niên. Bất kỳ “tôn giáo” nếu nó được chấp nhận bởi một số ít dân chúng nào

đó, cũng có thể áp dụng loại sức ép có giới hạn đó. Tôn giáo của Chúa Cứu Thế

làm thay đổi con người (nếu họ sẵn lòng trả giá cho sự thay đổi đó) để họ sống một

cách tự nhiên và bình thường như “những con trai và con gái” của Đức Chúa Trời

và dĩ nhiên họ vận dụng một ảnh hưởng lớn trên cộng đồng. Nhưng nếu Cơ Đốc

giáo thất bại, nó thất bại vì những lý do giống như những lý do mà Chúa Cứu thế

đã thất bại và mọi sự định án đều rơi đúng ngay trên thế giới nào khước từ Ngài và

tôn giáo của Ngài.