PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik...

33
1 PHÁP ĐĂNG ĐẠI THN Tác gi: Tsele Natsok Rangdrol Li ta: Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche Gii thiu: Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche Dch tTng ngsang Anh ng: Erik Pema Kunsang Chuyn ra Vit ng: Thích NTrí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse Rinpoche, mt trong các vthy giáo thcủa Đức Đạt Lai Lt Ma th14, khai bút. Lama Tsele Pema Natsok Rangol là mt hc giPht hc uyên bác, thông thái nht,, shc thâm sâu nhất, đã hoàn thành những gì phải được hoàn thành ca các bc tôn sư nơi xTuyết và được biết qua danh hiu Kongpo Gotsang Natsok Rangdrol, không ai có thso sánh Lama vba khnăng học thức, đức hnh, và tâm hn cao thượng. Là hoá than của Đức TLô Giá Na, Lama tham dvà hoàn tt rt nhiu khóa tu hc, trnên mt vthy li lc, thong sut triết lý Phật pháp, được truyn tha ckinh ln Mt Tng ca hai trường pháp chánh Tông tân và c. Ngài gigii lut cc ktinh nghiêm, ngay trong nhng bui lln, rượu dùng cũng được thay bng nước pha mt. Lưỡi không bao ginếm cho dù mt git rượu. Tôi nhn thấy trong năm cuốn sách sưu tp ca Lama, tác phm này sđem lại nhiu li lc cho nhng người hu duyên tu tp Phật pháp. Nghĩa lý rõ rang dễ hiu, bao hàm tt cđiều thiết yếu quan trng vi nhiu chththc tin. Người hành trì chc chn gt hái kết qutt nếu y theo li chdy ca vthy thc chng này. Vì shu ích chung cho người tìm hc Pht cng clong tin thêm vng mnh, Tôi, ông lão Dilgo Khyentse, cvõ cho đệ tErik Pema Kunsang chuyn dch cun sách này tTng ngra Anh ng. Vậy độc ginên hết lòng tin tưởng Dilgo Khyentse Rinpoche.

Transcript of PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik...

Page 1: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

1

PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN

Tác giả: Tsele Natsok Rangdrol

Lời tựa: Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche

Giới thiệu: Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche

Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang

Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa

His Holiness Dilgo Khyentse Rinpoche, một trong các vị thầy giáo thọ của Đức

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, khai bút.

Lama Tsele Pema Natsok Rangol là một học giả Phật học uyên bác, thông thái

nhất,, sở học thâm sâu nhất, đã hoàn thành những gì phải được hoàn thành của các

bậc tôn sư nơi xứ Tuyết và được biết qua danh hiệu Kongpo Gotsang Natsok Rangdrol,

không ai có thể so sánh Lama về ba khả năng học thức, đức hạnh, và tâm hồn cao

thượng. Là hoá than của Đức Tỳ Lô Giá Na, Lama tham dự và hoàn tất rất nhiều khóa

tu học, trở nên một vị thầy lỗi lạc, thong suốt triết lý Phật pháp, được truyền thừa cả

kinh lẫn Mật Tạng của hai trường pháp chánh Tông tân và cổ. Ngài giữ giới luật cực kỳ

tinh nghiêm, ngay trong những buổi lễ lớn, rượu dùng cũng được thay bằng nước pha

mật. Lưỡi không bao giờ nếm cho dù một giọt rượu. Tôi nhận thấy trong năm cuốn

sách sưu tập của Lama, tác phẩm này sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho những người hữu

duyên tu tập Phật pháp. Nghĩa lý rõ rang dễ hiểu, bao hàm tất cả điều thiết yếu quan

trọng với nhiều chỉ thị thực tiển. Người hành trì chắc chắn gạt hái kết quả tốt nếu y theo

lời chỉ dạy của vị thầy thực chứng này. Vì sự hữu ích chung cho người tìm học Phật

củng cố long tin thêm vững mạnh, Tôi, ông lão Dilgo Khyentse, cổ võ cho đệ tử Erik

Pema Kunsang chuyển dịch cuốn sách này từ Tạng ngữ ra Anh ngữ.

Vậy độc giả nên hết lòng tin tưởng

Dilgo Khyentse Rinpoche.

Page 2: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

2

LỜI TỰA

Theo thói thường chúng tap hung phí rất nhiều thời gian, quay cuồng trong cuộc

sống, xa dần bản thể chân tâm trong cách hoạt động liên tục. Thiền, trái lại, là một

cách đem tâm trở về. Chúng ta sống trong môi trường căng thẳng, đua chen, cạnh

tranh, dành giựt, bám víu, chấp thủ, và chiếm đoạt, luôn luôn bận rộn, cuốn trôi theo

con trốt thời đại. Thiền thì ngược lại, vượt ra khỏi cảnh hổn loạn, một trạng thái không

có ganh đua đối nghịch, không tham vọng nắm giữ, không háo danh đoạt lợi, một trạng

thái không chấp nhận, không chối bỏ, không mong cầu, không sợ hãi, một trạng thái mà

lần lần chúng ta buông xả cả những cảm xúc và khái niệm đã từ lâu làm chủ đời mình.

Luyện tâm không có nghĩa là đè nén hay tẩy não, mà trước tiên phải nhận xét thật chắc

chắn rõ rang cách hoạt động của tâm. Một hiểu biết được truyền dạy từ vị thầy thực

chứng và sự hiểu có từ kinh nghiệm bản than, rồi đem sự hiểu biết đó áp dụng một

cách tuyệt khéo để hang phục vọng tâm ngày càng thuần nhuyễn cho tới khi làm chủ

được nó.

Mục đích của thiền là làm trổi dậy tánh rỗng rang, tỉnh giác, thanh tịnh bất động

của chân tâm tự nhiên sẵn có.

Đời sống tâm linh của chúng ta bị chia chẻ nát từng mảnh vụn. Thực sư, chúng

ta không biết mình là ai, hướng về khía cạnh nào, tin tưởng vào đâu. Rất nhiều ý kiến

mâu thuẩn, cảm xúc bức chế dành nhau đời sống nội tại làm cho tâm ta tản mạn mọi

nơi, cùng hướng. Vì vậy, thiền là đem tâm trở về. Để tâm trong trạng thái trong sáng

tự nhiên, buông xả, giải phóng tâm ra khỏi ngục tù giam hảm của bám víu, khát vọng.

Thư giản nghĩa là buông xả những căn thẳng, để tâm tự nhiên, buông cả ý nghĩ và cảm

xúc, để chúng tự lắng xuống và tan biến vào trong trạng thái tự nhiên chân thật của

tâm. Thiền không có nghĩa là gồng cứng. Không bắt tâm phải làm gì cả, cũng không

cố ý chinh phục điều chỉnh tâm, không rán sức để được an, mà chỉ cần tỉnh thức và

cảnh giác mỗi khi vọng tưởng và cảm xúc phát sanh, đem tâm trở về hơi thở hay đối

tượng quán tưởng ngay trong hoàn cảnh rối loạn đó. Nên biết rằng chúng ta có tâm là

có vọng tưởng và cảm xúc, nhưng nếu đừng bám vào, chạy theo, nuôi dưỡng, củng cố,

thì chúng tự động tan. Vọng tưởng như cơn gió đến rồi đi, đừng nghĩ về chúng hay tò

mò theo dõi, để nó tự động bay qua, nhất là đừng lưu lại những bóng dáng vừa qua.

Điều quan yếu là chúng ta đừng nên xao lãng phóng tâm, cho dù một sát na, mà luôn

luôn phải nổ lực phấn đấu, cảnh giác và tỉnh thức.

Page 3: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

3

GIỚI THIỆU

TÓM LƯỢC PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN

Diệu pháp này gồm ba phần: Kinh Đại Thủ Ấn, Chú Đại Thủ Ấn, và bản chất Đại

Thủ Ấn.

Kinh Đại Thủ Ấn là đạt quả vị Phật qua năm con đường (đạo lộ) và mười địa.

Chú Đại Thủ Ấn là kinh nghiệm bốn niềm vui (thọ hỷ) qua ba lễ Điểm đạo dẫn đến bốn

trình độ chân không. Bốn loại vui: Hỷ, cực hỷ, vô hỷ và nội hỷ giao điểm cho sự nhận

rõ chánh kiến tuyệt đối của Đại Thủ Ấn.

Cổ ngữ có câu: Dùng phương tiện trí đạt chân trí. Phương tiện trí ám chỉ bốn

trình độ chân không hiện hữu bởi bốn hỷ lạc. Còn chân trí là thực thể Đại Thủ Ấn.

Trình bày và lột trần bản chất Đại Thủ Ấn trong trạng thái tự nhiên này gọi là Chú Đại

Thủ Ấn.

Bản chất Đại Thủ Ấn được mô tả trong phạm vi thực thể, bản tánh, và diễn đạt.

Thực thể không sanh khởi, bản tánh không ngăn ngại, và diễn đạt đa dạng.

Thực thể Đại Thủ Ấn vạch trần nhiều nghĩa lý tuyệt luân như: Thực thể Đại Thủ

Ấn chính là tâm rỗng rang bình thường an trú tự nhiên không tác ý. Mặc dù pháp môn

Đại Thủ Ấn và tông Dzogchen nói về trạng thái tự nhiên dùng nhiều thuật ngữ khác

nhau, thực thì chúng không có gì khác. Qua những phương pháp này, tâm, vào lúc lâm

chung hội nhập ngay với pháp thân khi thể xác tan. Cũng có thể chứng đắc cảnh giới

Sắc Cứu Cánh Thiên khi còn mang thân tứ đại. Trạng thái này của Đại Thủ Ấn là cách

nhận thức toàn mỹ của tất cả các vị tôn sư thực học thực chứng ở Ấn Độ, không ngoại

lệ. Chỉ cần nghe danh Đại Thủ Ấn là luân hồi sanh tử dứt.

Về Nền tảng, Đạo lộ, và Thành quả. Nền tảng Đại Thủ Ấn là bản thể vô sanh,

thực chất không ngăn trệ, diễn đạt đa dạng. Pháp Dzogchen diễn tả ba khía cạnh này

là: thực thể, bản tánh, và lòng bi mẫn. Đại lội Đại Thủ Ấn là tâm rỗng rang tự nhiên an

trú không tác ý. Thành Quả Đại Thủ Ấn là đạt ngôi vị pháp thân của vô thiền

Bốn phương pháp Du-già Đại Thủ Ấn gồm có:

1. Nhất tâm (One-pointedness)

Page 4: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

4

2. Xả giãn (Simplicity)

3. Một vị (One-taste)

4. Vô thiền (Non-mediation)

Nhất tâm, pháp Du-già thứ nhất, có ba trình độ: hạ, trung, và thượng. Nhất tâm

gồm chung định và sự tiến triển dần qua từng giai đoạn quán tưởng có trợ giúp và

không trợ giúp. Sau rốt là định mà chư Như Lai đồng hoan hỷ. Trong quá trình này,

tâm ngưng kết, giảm lần.

Giai đoạn hai là Xả giản (Simplicity), có nghĩa là không còn tù động trong ba giai

đoạn hạ, trung, thượng; khoảng cách tâm ứ động rộng dần; trong khi nhất tâm chuyên

về định, xả giãn nhấn mạnh về tuệ minh sát. Một vị là trạng thái tâm mà trong đó định

và tuệ hợp nhất. Vạn hữu và tâm khởi đồng một vị. Không cần phải hạn chế hiện

tượng ở đây và tâm thức ở kia. Tâm đối đãi, giữa vạn hữu và tâm thức hòa lẫn vào

thành một vị trong bối cảnh bất nhị.

Trong kỳ nhập thất ở núi Gampo, Lord Gampopa giảng cùng đệ tự: Sự hòa nhập

vạn hữu và tâm thức giống như thế này! Vừa nói Ngài vừa đưa tay vuốt xuống trụ cột

chánh trong phòng, ngay lúc đó phần trên và khúc dưới cây cột rời nhau một khoảng.

Ông giám hộ sợ hãi, nghĩ trần nhà sẽ đổ lật đật tìm cây chống đỡ. Hành động của Ngài

nói lên giai đoạn một vị tột cao. Trạng thái giữa con người và thế giới, mọi miện tượng

đối đãi hòa nhập vào thành một vị trong bối cảnh không hai. Khái niệm đối đãi như tốt

xấu, sạch dơ, khổ vui, hiện hữu không hiện hữu, năng sở, hy vọng lo sợ, v.v.. Tất cả

đều hòa lẫn vào một vị duy nhất: ngôi vua của pháp thân.

Trong giai đoạn này có thể sẽ còn tiềm ẩn vài cảm thọ hưởng thụ sự vi diệu của

thể tánh, một vị. Nhưng đến giai đoạn thứ tư là vô thiền, ngay ý niệm vi tế của năng

sở, người tu cùng biểu tượng hành thiền, hòa nhập vào không gian, vô khái niệm tác ý.

Đây là ngội vị chứng pháp thân, đạt thành quả mà Tông Dzogchen gọi trạng thái này là

hành ấm đã dứt, không cần phải quán tưởng tu tập nữa.

Không ngưng trệ trạm Nhất tấm

Chớ kẹt hai thái cực Xả giãn

Không dính mắc ngôi một vị

Vô thiền siêu vượt tâm nhận thức

Đây là vài nét đại cương ngắn để hiểu về đại định Đại Thủ Ấn.

Tulka Urgyen Rinpoche,

Page 5: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

5

Nepal 1988.

DÀN BÀI

Kinh lễ Đức Đại Pháp Ấn (Namo Mahamudraye)

Hoàn toàn tịnh thanh từ vô thỉ

Bản thể trống vắng mọi duyên sinh

Chân trí vô thượng chiếu sáng ngời

Như thị, con nhận thức cùng kính lễ,

Dù vô tướng, thể luôn hằng hữu

Tạo chủng chủng cảnh giới thần diệu

Tôi sẽ trình bày cho người học Phật,

Nhậ ra chân tâm,

Bản thể này không thể tách rời.

Ý nghĩa vô số lời giáo huấn của chư Phật có một mục đích duy nhất là chỉ

rõ Phật tri kiến, hiện diện trong bản thể chúng sanh. Triết lý các tông phái Phật

giáo dạy chỉ mục đích này. Có nhiều cửa để vào đạo với nhiều cách giáo huấn.

Tùy theo căn cơ, trình độ hấp thụ của người học mà các phương tiện giáo huấn,

thuần hóa khác nhau. Do lòng từ vô biên, chư Phật dung thần lực không thể

nghỉ bàn nhiếp hóa chúng sanh.

Trong tất cả pháp môn, có một giáo pháp tối thượng, con đường giải thoát

ngắn nhất, nghĩa lý tối hậu siêu việt là đỉnh cao của tất cả kim cang thừa, tổng

hợp tất cả mật chú, chiếu sáng như mặt trời, tỉnh lặng như mặt trăng: Pháp Đăng

Đại Thủ Ấn, phương pháp cao siêu trực chỉ, con đường dễ nhất để đạt chân

tâm, chứng đắc ba pháp thân. Hành trình thẳng suốt duy nhất của tất cả chư

Phật, chư Tổ v` các bậc Thánh Hiền.

Bây giờ tôi sẽ giảng lược ý nghĩa các điều quan thiết, gồm ba tiêu đề:

Page 6: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

6

1. Nền tảng Đại Thủ Ấn, bản thể của vạn hữu; ý nghĩa tri kiến, giảng lược

các lầm lẫn và sự giải thoát.

2. Đại lộ Đại Thủ Ấn, biến hành tự nhiên của tánh tự tồn, phong cách đạo

lộ, các quả vị phải trải qua, giải thích rộng về công năng Định và Tuệ

minh sát.

3. Quả vị, phong cách và lợi ích của người đã hoàn thành qua sự triệt

ngộ tối hậu ba pháp thân Phật, giải thích phần kết luận.

TRI KIẾN

Nền tảng Đại Thủ Ấn, bản thể vạn hữu, ý nghĩa về chánh kiến, giảng lược trạng

thái hoan mang, lầm lẫn, và sự giải thoát.

Chân tâm không thể minh định là luân hồi hay niết bàn. Nó không ở ranh giới

giữa hai thái cực mà vượt qua giới hạn cường điệu, chê bai. Không bị ô nhiễm hoặc bị

hại bởi nỗi vui niềm sầu, được mất, hơn thua, v.v… Chân tâm không thể dùng văn từ,

chữ nghĩa hay lời diễn đạt. Nhưng là nguồn gốc của vũ trụ thiên hình vạn trạng, mặc

dù không thể thấy. Cho dù nó có biểu hiện cở nào, bản chất nó không có tự thể,

khoảng không gian vô giới hạn của sự sanh, trụ, diệt – pháp giới vô điều kiện. Từ ban

sơ, tánh tự nhiện của ba pháp than luôn hằng hữu và nó cũng được biết là nền tảng

Đại Thủ Ấn, bản thể tự nhiên của muôn vật. Tâm thể không có nền tảng và nguồn cội,

nhưng là căn bản cho tất cả mọi hiện tượng. Nó không phải là một vật hiện hữu trong

dòng suy tưởng của loài người hay chư Phật. Nhưng là kiến tạo sư cho tất cả những

gì hiện khởi, sanh tồn, và cơ cấu cho cả luân hồi lẫn niết bàn.

Nhận ra được thể này, ngộ rõ chân thể là đạt thành quả Phật (minh tâm kiến

tánh). Trái lại, còn vô minh, còn mê mờ tức chúng sanh, nguyên nhân để luân chuyển

trong vòng sanh tử luân hồi và cũng được gọi là nền tảng chung cho đọa lạc và an vui.

Tâm tánh cùng chung một nhà

Tâm chánh là Phật, tánh tà là ma

Tâm thể hạt giống muôn loài

Ba cõi sáu nẽo do đây mà ra

Một bản thể nhưng biểu hiện với nhiều dạng, nhiều sắc thái riêng biệt khác nhau

do ngộ hay không, thấy đúng như thật hay sai lầm. Dù trực nhận hay không, tâm thể

nguyên sơ này của ba pháp thân không tốt, không xấu, không tổn giảm, không hư hoại

Page 7: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

7

hay thay đổi. Các trường phái gọi nó là “tuyệt đối bất diệt” hay nền tảng nguyên thủy tự

nhiên.

Tánh tự nhiên này tồn tại như trung tính và là nền tảng trung dung, được biết

qua danh từ Tàng Thức hay A lại da duyên khởi; vì nó dung chứa cả căn bản luân hồi

và niết bàn. Tàng thức này không phải hư vô hay rỗng không, không có gì, mà nó tự

chiếu soi, hiểu biết, tác động không ngừng. Sự nhận thức này là tổng nền tảng tỉnh

giác, giống như mặt gương và ánh sáng của nó.

CĂN BẢN PHÂN CHIA

Bây giờ hãy theo dõi lời giải thích sự phân chia giữa luân hồi và niết bàn gốc từ

bản thể.

Khả năng nhận thức, hay khía cạnh của trí tỉnh giác tự chiếu soi (hậu đắc trí), thể

rỗng rang, bản chất là sự hiểu biết, gốc từ tri giác, thể và bản chất không rời nhau. Là

chủng tử, nhân của tất cả công năng Phật tánh, tăng ích và thanh tịnh trên đạo lộ, cũng

gọi là tánh Phật, pháp than, tự giác, trí siêu việt, Phật tâm, v.v… tất cả danh từ được

gọi để phân loại tượng trưng cho niết bàn, đều đồng một nghĩa. Nhập đạo, bắt buộc

phải hiểu và nhận thức khía cạnh trí huệ này.

Do vô minh không biết khía cạnh trung tính của căn bản này, bạn không nhận ra

tâm thể mình, nên trạng thái tự nhiên của nó không được biết đến. Vì thế, tâm bị phân

hai, gọi là đồng sanh vô minh hay gốc khối u mê từ vô thỉ, vì nó là cơ bản cho tất cả

vọng tưởng và cảm xúc điên đảo sanh khởi, nên cũng được gọi là căn bản cho tất cả

khuynh hướng lầm lạc.

Đây là nền tảng mê lầm của tất cả nhân sinh

Kinh Openess of Realization giảng: Khai mở sự giải thoát

Vì sự tỉnh thức không sanh từ nền tảng

Nên nó bị hoàn toàn quên lãng

Là nhân của vô mình và sai lạc.

Cùng với vô minh còn có bảy triền cái, kết quả từ ảo tưởng, như tham ái, trạo

cữ, hôn trầm, giải đải, phóng dật, v.v. Từ đồng sanh vô minh sanh ra thủ (một trong

mười hai nhân duyên), ngã và tự thể. Từ căn để này nảy ra cái Tôi và Người, tức năng

và sở.

Page 8: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

8

Không hiểu được căn tánh biểu hiện này là gì, gốc từ đâu, bạn bám víu vào nó

cho chúng như là vật ngoài mình. Ngay ban sơ, không nhận thức bản thể của vọng

nên dính mắc vào năng sở, gọi là khái niệm vô minh hay ý thức. Đây là hành vi nhận

thức sai lầm giữa tâm và vật, cho chúng là riêng biệt, hai thứ khác nhau; và theo đó có

40 trạng thái tư tưởng kết thành bởi tham vọng muốn nắm giữ (thủ), bám víu.

Từ sự biểu lộ của ý thức này, nhiều loại khuynh hướng và mê lầm khác phát

sanh. Thêm vào đó, qua sức mạnh của định nghiệp lâu đời làm nhân cho vô minh khởi

ra ba nghiệp căn bản như thể xác, vũ trụ, và tâm thể. Sáu căn, sáu trần, sanh ra khái

niệm vọng tưởng là sáu thức được gọi là tùy phiền não.

Năm sanh khi chánh và phụ (pranas) cung cấp môi trường cho vọng tưởng, qua

năng lực của thói quen dính mắc mê lầm, tự thể sẽ hiện ra vũ trụ và nhân sinh. Dựa

theo nền tảng này, sơn hà đại địa hình thành, cũng được gọi là vọng tâm. Vọng tâm

này khởi động năm cửa (mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân) sanh ra bám thủ. Vì thế gọi là năm

thức. Theo nó có 32 trạng thái tư tưởng kết quả từ tham, giận, sân si.

Theo khuynh hướng căn bản này làm gốc cho 80 trạng thái tư tưởng phụ từ từ

sanh khởi. Sự sai lầm lien chuyền tiếp nối. Do đây, bạn quanh quẩn trong luân hồi

sanh tử. Đây là con đường lầm lạc của tất cả phàm nhân chưa ngộ.

Bởi sự mê lầm làm khuynh hướng cho tất cả hiện tượng luân hồi và niết bàn tồn

tại. Tất cả vật thô từ thể chất và thanh tịnh cùng không thanh tịnh của xác than cũng

như các hiện tượng luân hồi, niết bàn, vũ trụ, nhân sinh, ba cõi đều hiện hữu phụ thuộc

hổ tương duyên sinh lẫn nhau. Tất cả như một giác mộng, trò ảo thuật trình diễn trên

sân khấu, không thật có. Quen thuộc dần qua tầm nhìn của bám víu, phàm nhân cho

chúng như vật trường tồn không hoại diệt, là có thật qua kinh nghiệm cảm xúc sung

sướng, khổ đau khác nhau của ba cõi, sáu loài; bạn quay cuồn trong nhân quả luân hồi

như bánh xe quay nước. Tất cả hành nghiệp của người phàm, thật ra, đều như thế cả.

TÂM THỂ TỒN TẠI CÁCH NÀO

Mặc dù mê lầm, lộn quanh trong luân hồi sanh tử, nhưng chân tâm Phật tánh

không hề tổn giảm.

Tất cả chúng đều có tánh Phật

Vì nghiệp lực tạm thời phủ che

Theo tuyệt đối, bản thể hằng hữu sáng ngời trong ba pháp than không rời nhau.

Hơn nữa, ngay khi bị phủ chê, thực thể nó vẫn thanh tịnh, rực rở. Sau hết, bản thể

Page 9: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

9

hiển lộn vào thời điểm đạt ngộ khi cấu nhiễm và chướng ngại đã được tịnh hóa. Do đó,

sự đối dãi mê lầm và giải thoát chỉ là danh từ được gán cho trạng thái còn vô minh,

vọng tưởng mà thôi.

Trước sau như một, đó là bản thể không thay đổi, hằng thanh tịnh từ vô thỉ, do

mê lầm, bạn tự trói buộc mình. Sự mê lầm này gốc từ tâm sanh, như vàng bị bọc bùn.

Nhiều phương cách tịnh hóa và chuyển vọng được truyền dạy. Bản thể này, là trí căn

bản, không biến đổi suốt ba thời, không có khái niệm sanh diệt, là khía cạnh chân trí.

Tất cả đạo lộ vì thế đều truyền dạy chung dưới tựa đề “Đạo Lộ Giải Thoát”. Đó là sự

nhận thức tối hậu của các bậc thánh.

Bạn có thể nghĩ: “Thật không hợp lý chút nào, với căn bản đơn thuần giải thích

như trên mà có thể chia ra cả luân hồi và niết bàn”. Sự thật, nó giống như long não,

vừa làm lợi ích và gây tổn hại tùy thuộc vào hơi nóng hay lạnh. Cũng thế, một chất độc

giết người cũng có thể cứu người nếu biết cách sử dụng khéo. Cũng vậy, bạn có thể

giải thoát nếu trực nhận sự tỉnh giác, ngộ tâm thể mình. Sự khác nhau chỉ là ngộ hay

không mà thôi.

Ngài Long-Thọ có nói:

Dục nhiễm thâm sâu che phủ

Làm chúng sanh mãi mãi

Vô minh vọng thức không còn

Thành Thánh, Tổ, Phật Đà.

Do đó, đối với mọi hiện tượng, khéo áp dụng theo chân lý hành sự một cách tinh

xảo. Sống theo Bát Chánh Đạo, chuyển lần ác nghiệp, pháp thân sẽ hiện, là căn bản

nền tảng Đại Thủ Ấn. Bạn sẽ tịnh hóa vọng tượng bằng đạo lộ Đại Thủ Ấn và chứng

quả vị ba pháp than là thành quả Đại Thủ Ấn. Bạn sẽ mở cửa kho tàng lợi lạc vô biên.

Người có chí hướng cao nên tìm minh sư thực chứng với năng lực gia trì, rồi tinh

chuyên y giáo phụng hành như các vị Tổ khi xưa cho tới khi thành đạt, không nên

phóng tâm lưỡi mũi hoặc khinh thường. Đây là khuôn vàng thước ngọc cho những ai

chuẩn bị khởi hành vào con đường tu tập giải thoát.

Hãy tận tình hết long tôn kính bậc thầy, tận tâm không lừa dối. Hơn nữa, nên

nhận sự gia trì nồng hậu của thầy. Đây là cốt tủy huyền diệu gia truyền của tất cả bậc

thánh đức vĩ đại, người đã hoàn thành những gì cần được hoàn thành.

Kinh Great Pacifying River (Dòng song đại an ổn), tuyên thuyết:

Trí vô sư không thể diễn đạt

Page 10: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

10

Chỉ có thể ngộ qua kinh nghiệm tích lũy, tịnh hóa vô mình

Qua sự gia trì của bậc chân sư đắc đạo,

Ngoài ra, nếu bạn nương theo ý nghĩa khác, chỉ là vọng.

Sau đây là phần chánh văn. Dù dạy theo cách nào, hay bạn hành theo truyền

thống của tông phái nào, cần hiểu rõ chính xác phương pháp thiền từ chánh kiến hay

áp dụng chánh kiến vào quán tưởng là điều tối hệ trọng, điểm chánh yếu là nhận sự

ban phước của bậc chân sư chánh truyền trong tong phái đó.

CHÁNH KIẾN

Thông thường, các trường phái triết học có nhiều lối nhận xét sai khác cho nên

có nhiều phương cách giảng dạy không đồng. Mỗi trường phái chứa đựng phương

pháp dạy và hành trì riêng. Tôi không bàn đến vấn đề tốt xấu, hay dở, chỉ tùy hỷ theo.

Trong bài này, tri kiến là tâm thể, hiện hữu từ vô thỉ, vĩ đại và thanh tịnh, tự tại

qua ba thời: quá khứ, hiện tại, và vị lai; không sanh, trụ, dị, diẹt, không đến không đi.

Bản thể này rất bất nhiễm bởi khái niệm tù động trong luân hồi, niết bàn, và đạo lộ.

Không trường tồn đoạn diệt, không lớn không nhỏ, tốt xấu, có không, hiện hữu không

hiện hữu. Vượt khỏi tranh luận và chứng cớ, chối bỏ và chấp nhận, thay đổi và ngăn

ngại, tất cả hiện tượng vũ trụ nhân sanh trong luân hồi và niết bàn.

Nhận đúng trạng thái nguyên sơ này của con người là hoàn toàn tự tại không rời

xa vạn hữu chân không, thanh sáng hòa đồng với ánh sáng chân tâm. Tâm thể này

hằng hữu và khai mở. Đây là chánh kiến của trạng thái thực thể tự tồn. Nhận thức

như thế gọi là chánh kiến.

Khi nhận thức vạn hữu như là,

Không có sự hiểu biết nào hơn.

Thật thì, tất cả vũ trụ và nhân sinh, luân hồi và niết bàn, là biểu hiện của ba pháp

thân. Tâm cũng như thực thể ba pháp thân chính tự nó không rời xa pháp giới tuyệt

đối. Tất cả sự hình thành luân hồi đều do tâm tác ý. Tất cả đạo lộ đều nằm trong chân

lý. Tất cả quả vị đều do năng lực của tâm.

Thể bất sanh của tâm là pháp thân, hiển lộ không ngại là ứng hóa than, hiện

khắp nơi nơi là báo thân. Ba thân này luôn hiện hữu như một thể. Nhận thức và an

trụ từ trạng thái tự nhiên này gọi là nhận thức đúng, là chánh kiến. Một cái nhìn khác

Page 11: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

11

trên tri kiến hay quán tưởng được dạy qua khái niệm thông minh đoán mò hay giới

thiệu như không rang buộc giữa hai thái cực tốt xấu, v.v. Chánh kiến Đại Thủ Ấn không

bao giờ dạy như thế.

ĐỊNH VÀ TUỆ MINH SÁT

Quán tưởng theo Đạo lộ Đại Thủ Ấn. Giảng về Định, Tuệ Minh Sát, sai lầm, khả

năng, quáng tưởng, hậu quán tưởng, hiểu sai, cách vượt qua đạo lộ, v.v.

Danh từ thiền (meditation) theo triết lý của nhiều trường phái giải thích khác

nhau. Phương pháp hành thiền trong bài này chỉ đơn giản là đem tâm trở về bản vị

nguyên sơ như như của nó, kéo dài và giữ vững trạng thái an tỉnh đó. Thiền không

phải là những gì ta có thể tạo tác như vật có hình tướng, màu sắc. Cũng không phải

kềm tâm, cưỡng bách, đè nén tư tưởng cùng khái niệm. Rất giản dị, thiền là để tâm

một cách tự nhiên không tác ý.

Tri thức và năng lực con người có nhiều loại sai biệt. Kẻ với năng lực sắc bén,

lanh le, có sự rèn luyện từ trước, có thể đạt ngộ đồng thời nhận ra tâm thể không cần

sự hướng dẫn qua định và tuệ minh sát. Ngoài ra, người thường cần phải tập luyện từ

từ. Vì thế, giai đoạn đầu phải rèn tâm trong trạng thái an trụ một chỗ bằng cách chú

tâm vào tượng Phật, mẫu tự, v.v. Hay huấn luyện theo phương thức luân xa qua các

đường kinh mạch và sanh lực trong thân. Khi thành công ở giai đoạn này (nghĩa là

được định), không cần sự trợ lực của các biểu tượng nữa.

ĐỊNH (SAMATHA)

Định trong thiền quán tưởng được dạy qua ba kỷ xảo như sau:

1. Đừng thơ thẩn theo ngoại cảnh hay nghĩ lung tung; an trú tâm không xao

lãng mật cách sảng khoái.

2. Đừng cố gắng kềm chế hay ép buộc, không nổ lực kiểm soát; an trú tâm tự

nhiên, không có để được an.

3. Đừng để cho bản chất của vọng tưởng và sự tỉnh giác lìa nhau, và đối nghịch

như dung cách đối trị; an trú tâm trong sáng tự nhiên trong sự nhận thức của

tỉnh giác.

Page 12: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

12

Những từ khác như không phóng tâm, vô thiền, không tác ý, cũng có thể dùng

cho ba tiến trình này. Ba cửa giải phóng chỉ dạy trong các tông phái chánh truyền đều

như thế cả.

Không rong ruổi theo ngoại cảnh và hành vi quá khứ là môi trường phân tán tâm;

giải phóng khỏi dấu vết. Tâm hiện tại, không xáo trộn bởi sự tác ý, từ chối, chấp nhận,

và hành động như nghĩ: “Nó xuất hiện đây! Tôi phải làm như thế này!” ; cửa giải phóng

rổng rang. Không dự vào việc tinh toán chuyện xảy đến trong tương lai, không tham

vọng mơ ước, như mong cầu đạt định, lo sợ thất bại; cửa giải phóng không mong cầu.

Tóm lại, chỉ đơn giản để tâm an trú tự nhiên không ô nhiễm bởi một sự tác ý nào.

Khi tư tưởng đột xuất khởi lên, chỉ tỉnh giác nhận ra nó mà không theo dõi những

gì xảy đến là đủ. Đừng sống với nó, đem tâm trở về biểu tượng. Cũng đừng tìm cách

đối trị. Những hành động như vậy là không phải điểm chánh để an trú tâm trong bản

thể.

Mặc dù các Đạo lộ khác gồm nhiều cách huấn thị, trong bài này duy chỉ có một

đường là nhận rõ thực chất những gì xảy ra. Nếu tìm kiếm một kỷ thuật nào khác thì

không phải thiền Đại Thủ Ấn.

Cố dụng tâm sẽ hỏng,

Không có vật dùng làm thiền,

Không xao lãng một sát na,

Tôi gọi, thiền Đại Thủ Ấn.

Khi tâm an trú như như trong trạng thái tự nhiên, tỉnh giác, định sẽ lần lần sanh.

Bằng cách nào?

Trước tiên, bạn sẽ cảm nhận xao động hơn với nhiều ý tưởng tuông tràn. Thỉnh

thoảng, giữa các luồng tư tưởng, bạn sẽ nhận ra một vài sát na nào đó, tâm yên đôi

chút. Đừng cho những ý tưởng này là khuyết điểm. Từ trước đến giờ, tâm bạn luôn

luôn huân sanh huân trưởng liên tục không gián đoạn mà bạn không nhận ra. Giờ, tâm

an đôi chút, bạn nhận rõ sự sai biệt giữa dòng tư tưởng đang hoạt động và tỉnh lặng.

Đây là kinh nghiệm sơ khởi của tỉnh giác. Như dòng suối đổ xuống từ trên núi.

Sau khi duy trì tư thế này một thời gian, vọng tưởng được khống chế phần nào,

bạn sẽ thư giản hơn, thân và tâm an vui trong quán tưởng. Đôi lúc, tuy rất ít, bạn hầu

như thoát khỏi bị vọng tưởng quấy nhiễu. Đây là giai đoạn trung gian. Như dòng sông

lững lờ trôi.

Page 13: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

13

Sau hết, quán tưởng tinh tấn miệt mài, không xao lãng. Thân không còn cảm

giác đau nhức, hoàn toàn an lạc. Tâm thanh tịnh không để ý ngày đêm, lâu mau, có

thể duy trì sự quán tưởng bao lâu tùy ý. Cảm xúc rối loạn sanh diệt lắng xuống. Không

bận tâm lo nghĩ vấn đề ăn mặc. Trí huệ và kinh nghiệm phát sanh. Chứng được vài

việc vượt bình thường. Đây là giai đoạn chót của Định. Như mặt biển êm sóng.

Nhiều thiền giả tới giai đoạn này nếu không trực tiếp thụ giáo với các vị thầy lão

luyện hay chứng ngộ, hoặc quán tưởng chuyên cần mà ít tham cứu học hỏi, sẽ mê đắm

với thành quả, khả năng tốt đạt được. Người ngoài cho họ đã chứng thánh vị, sẽ dẫn

tới sự nguy hiểm, tạo nên thảm họa cho cả hai, mình và người. Vì thế, người tu tập

phải cần hết sức thận trọng. Cố gắng quán tưởng để đạt định không phải là tiêu chuẩn

chánh của sự thực tập trong pháp Đại Định THủ Ấn, nhưng là nền tảng căn bản cần

thiết. Định không có sự thanh thoát dù bạn có hành trì bao lâu đi nữa sẽ không đạt bản

thể. Cần có sự nhận thức sắc bén, tỉnh giác, quán tưởng liên tiếp từng thời ngắn.

PHẦN CHÁNH CỦA TUỆ MINH SÁT

Nếu chưa hoàn toàn giải tỏa các mối nghi ngờ: Không biết bản thể của tâm có

hình dáng, màu sắc, nguồn gốc, chỗ trú, đến đi, thường còn hay đoạn diệt, có giới hạn,

không giới hạn, v.v. bạn sẽ không bao giờ đạt được chánh tri kiến về chân tâm. Như

thế, bạn sẽ không biết cách an trú vững trong sự quán tưởng một cách tự nhiên và

thoải mái như ý. Do đó, dù có thực hành bao lâu đi nữa, chỉ tự lừa dối mình một cách

ngoan cố, cố gắng vận công cách nào đi nữa sẽ không bao giờ vượt qua nhân quả của

ba cõi luân hồi.

Vì thế, trước tiên, phải làm sáng tỏ mọi hiểu lầm với vị thầy lỗi lạc. Và cũng cần

sự gia trì nữa. Nhớ đó, bạn sẽ trực tiếp kinh qua sự đạt ngộ. Như đã giải rõ ở đoạn

trên rằng ba than pháp luôn hiện hữ từ vô thỉ. Bạn sẽ kinh nghiệm trực tiếp sự tỉnh giác

vô khái niệm. Một sự tỉnh giác không còn khái niệm, thoát ra ngoài hai thái cực thường

còn và hư vô.

Mặc dù có kinh nghiệm và đã hiểu sự nhận thức, cảnh giác, chân không, không

chia cách, cái tỉnh giác này không thể dung lời diễn đạt, nó vườt ngoài ngôn từ chữ

nghĩa. Trạng thái này là đạt tỉnh giác trong tánh tự tồn tự nhiên, gọi là Tuệ Minh Sát.

Từ ban đầu, chúng ta chưa bao giờ, dù chỉ một phút giây, rời xa bản thể như thế

này. Nhưng vì chưa được sự truyền dạy và gia trì từ vị minh sư nên ta chưa nhận ra

thôi.

Page 14: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

14

Sự trực ngộ này lưu tồn trong định và nó quán sát tâm bạn tỉnh lặng hay suy

nghĩ. Nó chủ động mọi việc, mà tuồng như không tự thấy. Những luồng tư tưởng

tương tục sanh khởi của phàm nhân không gì khác hơn chính là trí Minh Sát biểu hiện

qua khái niệm suy tư. Hơn nữa, kinh nghiệm quán tưởng cùng với sự an lạc, tri giác và

vô niệm, cũng chính là diệu dụng của trí này trực nhận qua kinh nghiệm sanh khởi. Vì

không nhận thức được bản chất thực thể không khái niệm, nên những kinh nghiệm này

chỉ trụ trong trống vắng không làm nhân cho mục tiêu giải thoát.

Khi tâm không liên lụy bởi nội kết

Tất cả trần do sáu thức thu thập

Được giải phóng qua kinh nghiệm thiền

Thiền giả có nhận rõ tánh không hai này?

TÍNH HỢP NHẤT CỦA ĐỊNH VÀ TUỆ MINH SÁT

Định nghĩa là tâm duy trì trong trạng thái hỷ lạc, sáng suốt, vô tưởng sau khi các

khái niệm suy tư đã lắng. Tuệ Minh Sát nghĩa là lột trần, thấy rõ thực thể tâm tự giác

không phải vật, không thổi phồng và chê bai. Nói cách khác, định là vắng bóng hành vi

suy tưởng, tuệ minh sát là nhận rõ thực thể tư tưởng. Có nhiều cách giải thích, nhưng

sự thật thì, bất cứ sự tác ý hay kinh nghiệm nào không thể tách rời định và huệ. Tỉnh

lặng và suy nghĩ đều phát xuất từ tâm. Điều quan trọng là làm cách nào nhận ra kịp

thời lúc nào tỉnh hay suy nghĩ, đó là bản tánh tuệ minh sát.

Định là không liên hệ vào sự bám víu hình ảnh nào của lục căn thu thập, tuệ

minh sát là nhận thức sự tác ý không ngăn ngại. Trong sự nhận thức này tính hợp nhất

định và tuệ tròn vẹn. Nhận rõ thực thể của tư tưởng khi chúng bất ngờ xuất hiện là

định. Trực tiếp giải tỏa ngay bản chất nội tâm không khái niệm là tuệ minh sát. Như

vậy, trong khái niệm tư tưởng, định và tuệ cũng hòa nhập.

Hơn nữa, nhìn vào bản chất mà không để cảm xúc quấy nhiễu theo sau, ngay

khi chúng xuất hiện mãnh liệt là định. Nhận thức tánh rỗng rang của chủ thể (người

biết) và khách thể (cảm xúc rối loạn) hiện hữu không rời là tuệ minh sát. Tính hợp nhất

của định và tuệ minh sát cũng hội nhập ngay trong cảm xúc rối loạn.

KẾT

Page 15: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

15

Bản thể chân tâm không ẩn nơi tỉnh lặng hay suy nghĩ, tốt hay xấu, v.v. Tất cả

hiện tượng hiện ra do sự tác động không lưu ngại của tâm. Giống thế, định và tuệ minh

sát, tự chúng không có tự thể riêng. Dù vậy, để cho dễ hiểu hơn, sự tác động được

phân loại và dạy dưới nhiều danh từ khác nhau. Riêng định, không phải yếu tố chánh

trong pháp thiền quán Đại Thủ Ấn bởi: Tỉnh lặng chỉ là định thế gian. Định của ngoại

đạo, Thinh Văn, Duyên Giác, cũng như định cõi trời cũng thế. Vì thế, chúng không phải

là đạo lộ của bốn pháp điểm mật tông. Thiền Đại Thủ Ấn mà bám vào kinh nghiệm tỉnh

lặng là không được nhập môn. Quán tưởng Đại Thủ Ấn là cơ hội để thực tập những gì

sanh khởi và hiện hữu là pháp thên, nếu chấp nhận tỉnh lặng tốt, là thiền, và từ bỏ suy

tưởng cho là không phải thiền, là xấu, thì không phù hợp với vũ trụ, nhân sinh, và pháp

luân,

SAI LẦM VÀ NĂNG KHIẾU

Đã bàn qua ý nghĩa định và tuệ minh sát. Tôi sẽ giải thích về sai lầm và khả

năng, cũng như các mục đích khác nhau, gồm có hai phần: Phần tổng quát, giải thích

các sai lầm về vần đề không hiểu rõ cách duy trì và an trú tâm trong an tỉnh; Phần chi

tiết, giải thích cách thanh lọc nhiều loại vi phạm và lạc lối.

Giảit hích những sai lầm:

An trú tâm không tạo tác được coi là chìa khóa duy nhất nhận thức vô số pháp

môn thâm sâu huyền diệu truyền thừa trực tiếp trong sự thực tập của các tông

Mahamudra, Dzogchen, Cho, v.v.. Sự truyền thừa trực tiếp dạy qua nhiều cách khác

nhau tùy theo khả năng nhận thức và thâu thập của mỗi người.

Nhiều thiền giả cho sự thực hành quán tưởng chỉ đơn giản là để tâm trong trạng

thái không suy tưởng, mà trong đó những ý niệm thô và tế của sáu thức ngừng hoạt

động. Đây là đi lạc vào trạng thái cùn nhụt của định.

Người lại đoán quán tưởng bền vững là trạng thái vô ký trong tính cùn nhụt thiếu

sự tỉnh giác.

Người khác cho quán tưởng phải hoàn toàn sáng suốt, an lạc, tâm trống vắng và

bám vào kinh nghiệm này.

Page 16: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

16

Kẻ lại cắt quán tưởng ra từng giai đoạn, tin rằng chủ đề thiền là trạng thái tâm

trống vắng giữa hai ý niệm, chỗ ý tưởng trước vừa lặng và ý tưởng sau chưa khởi.

Người khác giữ chặc tư tưởng thế này: Bản thể chân tâm tức pháp thân! Là

chân không! Lại nghĩ, vạn vật không có tự thể. Giống như trò ảo thuật! giống như hư

không! Và cho đây là trạng thái quán tưởng, liền rơi vào thái cực suy đoán của thế trí

biện thông.

Có kẻ cho những gì xảy đến hay vọng tưởng là bản chất của thiền. Họ bị lạc

vào sự điên đảo dưới năng lực ý tưởng phàm nhân.

Phần nhiều cho vọng tưởng là khuyết điểm nên kiềm chế nó. Họ tin rằng an trụ

trong thiền sau khi khống chế vọng tưởng và cột chúng lại trong tư thế ứ động trong

tỉnh giác hay trong trạng thái khổ hạnh.

Tóm lại, tâm có thể đứng yên, quay cuồng với tư tưởng đảo lộn cùng cảm giác,

hoặc yên lặng trong an lạc, sáng suốt hay vô niệm; biết cách duy trì, an trú nội tâm

tương tục không gián đoạn một cách tự nhiên khi đối diện với những gì xảy đến mà

không khởi tham vọng, chối từ, hay đổi thay là rất hiếm. Cần phải có sự tôi luyện toàn

hảo, hài hòa với lời chỉ dẫn của vị thầy thực chứng chánh truyền trong tong phái đó.

THANH LỌC CÁC SAI LẦM VÀ LẠC LỐI

Tất cả các vị thầy đều chỉ dạy rất tỉ mỉ và rành rẻ bao quát về đề tài này. Tôi sẽ

giải thích các lỗi lầm đơn giản với lời trình bày sơ.

Bám víu vào ba kinh nghiệm hỷ lạc, sáng suốt, vô niệm khi trụ trong định sẽ tạo

nguyên nhân tái sanh trong ba cõi: Dục, Sắc và Vô Sắc. Thác sanh vào đó, bạn sẽ,

sau khi mạng chung, rơi vào cõi thấp hơn. Vì thế, không phải là con đường đưa đến

Phật quả.

Chia vấn đền này ra chi tiết thì có chính pháp Định. Khi an trụ tương tục trong

tỉnh lặng, vắng các tưởng thô của khái niệm năng và sở, nhưng vẫn còn khái niệm

người hành thiền và biểu tượng quán tưởng. Đây là Định sơ đẳng của tầng thứ nhất.

Tại sao vậy? Vì là định của các vị trời ở cõi nhất thiền. Quán tưởng như vậy sẽ tạo

nhân tái sanh làm Trời, cõi nhất thiền thiên.

Cũng vây, trạng thái Nhị thiền tâm không còn khái niệm và nhận thức sâu sắc,

nhưng kinh nghiệm an vui và hỷ lạc thiền quán vẫn còn.

Cõi Tam thiền tâm dứt vọng tưởng sanh khởi, chỉ còn hơi thở ra vào.

Page 17: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

17

Tứ thiền bặt hết vọng tưởng, tâm trong trang thái định lien tục sáng tỏ, không bị

trở ngại, rổng như hư không.

Đây là căn Tuệ Minh Sát, trên tất cả định thế gian. Nếu quán tưởng với luyến ái,

bạn lạc ngoài pháp Đại Thủ Ấn, tạo nhân tái sanh vào các cõi trời trên.

Hơn nữa, có người nghĩ: Tất cả mọi hiện tượng đều vô tận như hư không! Hoặc

“Sự tỉnh giác không thiên vị, vô hữu, vô tận!” Hay khái niệm không phải hiện hữu cũng

không phải vô hữu, nó không phải hành động của tâm! Hoặc “Tâm trong rỗng, không có

gì cả!” Trụ ở bốn trạng thái này là lạc vào bốn cõi vô sắc của cảnh giới Cứu Cánh, gọi

“Không gian vô tận, tỉnh giác vô tận, không có cũng không không có, và không có gì

cả”.

Định an bình của Duyên giác là tâm trong trạng thái đã xả bỏ bốn thứ vọng

tưởng này và chận được sự thu hút của lục trần. Bạn bảo tồn, ngăn sự chuyển vận

đường sanh lực của tâm. Mặc dù trạng thái này được dạy như là cơ bản chủ ý của

định, trong phạm vi bài này nó không phải là pháp quán tưởng không lỗi trừ khi được

gắn liền với Tuệ Minh Sát.

Tất cả chính pháp định này đều có khả năng tạm như trí tuệ siêu thế, thần thông.

Dù sao, bạn nên nhắm vào mục tiêu tối hậu là giải thoát chớ đừng chú tâm vào những

năng lực tương đối nông cạn. Nếu những khả năng này xảy đến tự nhiên và bạn bám

vào đó hay cảm thấy tự hào, sẽ chướng ngại cho sự giải thoát.

TÁM LOẠI LẠC ĐƯỜNG

Đã giải thích xong các sai lầm và cách lạc đường. Giờ tôi chỉ tám loại lạc lối:

1. Không nhận rõ bản thể là đồng nhất với hiện tượng và chân không thiên phú

ưu thế hơn tất cả mọi mặt, hổ tương duyên sanh lẫn nhau không trở ngại bởi

nhân quả, bạn rơi vào lỗi chú tâm vào khía cạnh rổng tuếch. Nhận ra lỗi này,

gọi là Cơ bản lạc lối từ thực thể chân không.

2. Giống thế, sau khi quán tưởng, mặc dù bạn hiểu sơ ý nghĩa trạng thái của

chân thể, nhưng kinh nghiệm chứng ngộ chưa có. Hay quên bẳng những gì

xảy ra, ý nghĩa không còn hiện diện rõ trong bạn, dù bạn có thể giải thích cho

người khác. Đây gọi là Tạm thời lạc lối từ chân thể.

3. Khi những gì cần thiết hiện tại chính là con đường tu tập, bạn lại khao khát

mong cầu những thành quả khác sau này. Đây gọi là Cơ bản lạc từ đạo lộ.

Page 18: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

18

4. Cho sự duy trì tâm tỉnh giác thường không hữu dụng mà mong cầu tạo một

tâm vĩ đại trong pháp quán tưởng và tìm kiếm một nơi nào khác, gọi là tạm

thời lạc từ đạo lộ.

5. Khi cảm giác quấy nhiễu nổi lên, không biết cách chuyển bản chất vào đường

tu lại quán tưởng sang pháp khác, theo trường phái thấp hơn, gọi là Cơ bản

lạc của biện pháp điều trị.

6. Không biết làm thế nào khi phiền não sanh khởi, như vọng tưởng chuyển

thành đạo lộ, lại chận đứng ngay hay diệt trừ nó trước khi an trú trong quán

tưởng. Đây gọi là tạm thời lạc lối từ biện pháp điều trị.

7. Không hiểu trạng thái bản thể, chân tâm là chân không, không nguồn gốc và

khởi nghĩ rằng: “Tâm không có tự thể!” hay “Nó trống không!” Đây là cơ bản

lạc vào ngoan không.

8. Lại nghĩ: “Trước kia tôi bị xao lãng vì chạy theo vọng tưởng, nay tôi thiền

quán rất tốt”, rồi duy trì trạng thái suy tư như thế. Hoặc nghĩ đã được sự tỉnh

giác, nhưng thật không phải thế. Đây gọi là tạm thời lạc lối chung chung.

TÓM LƯỢC

Không nhận rõ then chốt của trạng thái tâm thể và không giải tỏa được mối nghi

ngờ tâm thể là gì, bạn không may lạc vào tám lỗi trên và rất nhiều lối sai khác tựa hồ

như pháp quán tưởng. Cố sức tu tập theo pháp quán như thế không cần biết bạn thực

hành bao lâu đi nữa cũng không có kết quả tốt, nhiều người còn tạo cơ hội và nguyên

nhân cho trạng huống xấu. Có khi còn tạo cơ hội cho điều kiện tai hại như tái sanh vào

loài rồn khi quán diệt tận định. Vì thế, bạn không thể quán tưởng một cách lầm lẫn.

Hơn nữa, có người lại lầm nhận trạng thái hôn trầm hay vô ký, không vọng

tưởng là định. Họ nhầm Tuệ Minh Sát là dung tư tưởng phân biệt. Họ tưởng tâm lập

thể và nghiêm túc dán chằm chằm vào một chỗ là tỉnh giác, và lầm nhận trạng thái vô

ký là bản thể. Họ mê lầm cho tâm thế tục, người chưa khi nào biết qua mặt thật của

trạng thái bản thể, là tâm dứt khỏi sự sinh khởi. Họ nương vào trạng thái định an lạc

đối chút của thân không còn đâu là hỷ lạc tối cao nội tại. Họ lầm sự vịnh níu lôi kéo theo

lục trần khi chưa đạt sự nhận thức ở một trình độ nào đó để hiểu rõ tự thể không có đối

tượng mà cho là tri giác thông suốt thoát khỏi sự ràng buộc của đối tượng và cố định.

Họ hoang mang giữa sự u trệ của tri giác bị ngăn chận và trí huệ vô khái niệm.

Tóm lại, hết thảy lỗi lẫm, sai trái, lạc đường, v.v… là vì nguyên nhân lúc khởi đầu

không sưu tầm học hỏi để thực hành thấu triệt trọng tâm vấn đề như huân tập và tịnh

Page 19: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

19

hóa các chướng duyên. Vì thế, nghiệp chướng chưa giải trừ. Lại nữa, chưa thọ phép

gia trì, tâm chưa thanh tịnh và khó chuyển. Chưa giải tỏa nghi ngờ quan yếu trong sự

hành trì, bạn bị kẹt cứng trên lý thuyết, miệt mài theo chữ nghĩa. Sau rốt, không lấy sự

thực hành làm trọng yếu, sẽ trở thành người hướng ngoại tìm pháp, nghĩa là không

phải thiền sinh cũng không phải cư sĩ và làm hư lời giáo huấn dạy bảo của các bậc tôn

sư. Hạng người này nhan nhản trong thời mạt pháp hôm nay.

Không tin nghiệp do nhân quả đúc kết

Đề xướng thuyết hư vô, không phải hang phật tử

Khi mãn phần vào liền địa ngục Vô Gián

Tự diệt mình và họa lây kẻ khác

Người hành thiền nên dùng trí huệ khéo léo đừng trở thành người như vậy.

KINH NGHIỆM VÀ TỈNH GIÁC

Chuyên cần đạt nhất tâm, an trụ trong tỉnh lặng mà không là nạn nhân của sai

lầm rơi vào tà kiến, sơ xuất trong quán tưởng, không sai đường lạc lối. Lại nữa, giữ sự

tỉnh giác liên tục một cách thận trọng không lãng phí, mê lầm, buông thả theo phàm

tình, bạn sẽ có vài kinh nghiệm và ngộ tùy theo căn cơ, trình độ, khả năng tâm linh của

mình.

Thông thường, các vị thầy thông thái xuất thân từ nhiều tông phái phái khác

nhau, nên có nhiều lối mô tả các kinh nghiệm và ngộ đạo cũng sai khác. Người thì giải,

trong bốn pháp du già, sau khi hoàn tất giai đoạn hai, quán tưởng và hậu quán tưởng

không phân hai. Vì khác phân loại hai giai đoạn trên, mỗi kinh nghiệm và giác ngộ

riêng biệt. Vị thì dạy quán tưởng và hậu có mỗi trình độ riêng rẻ khác nhau trong bốn

pháp Du già. Thật ra thì có rất nhiều phương pháp khác nhau.

Giống thế, có nhiều tong phái quan tâm tới sự khác biết giữa kinh nghiệm và

nhận thức. Có vị dạy rằng ba giai đoạn nhất tâm chỉ là kinh nghiệm chớ không phải

tỉnh giác. Sự chỉ dạy sai khác có vô số chi tiết, như khi họ tin rằng tâm thể vào thời

điểm vô quán tưởng chứng được chân tâm.

Tất cả những lời dạy này xuất phát từ long bi mẫn với ý định làm phương tiện

thuần hóa vô số khuynh hướng, tâm tánh, tâm trạng con người. Vì thế, bạn không nên

xem một huấn thị nào đó là độc nhất. Chính tôi cũng chưa đạt tới, lỉnh hội nổi, hay

Page 20: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

20

thông suốt hết tất cả. Làm sao tôi có thể độc đoán cho một châm ngôn nào đó là hợp

căn cơ, đúng trình độ còn các khẩu khuyết khác không đúng lý. Như thế có khác gì

bẩm sinh bị mù không thể phân biệt tốt xấu. Theo thiển ý, dù sao, tôi sẽ tóm lược các

giai đoạn như sau:

QUÁN TƯỞNG VÀ HẬU QUÁN TƯỞNG

Thuật ngữ và thí dụ quán tưởng và hậu quán tưởng được trình bày trong suốt

quá trình giáo hóa của cả hai đoạn tu tập Kim Cang Thừa là phát triển và hoàn tất.

Danh từ “quán tưởng” có nghĩa là chú tâm vào biểu tượng thực tập mà không chen lẫn

vào với bất cứ hành động nào. Còn danh từ “hậu quán tưởng” là hòa dồng nó với hành

ođ6.ng khác trong những lúc nghỉ ngơi. Trạng thái tâm lúc đó được gọi là bảo đảm sự

hiểu biết đứng. Tất cả các hệ thống cải định như vậy. Hơn nữa, trong bài này chúng ta

có thể gọi quán tưởng khi thiền sinh mới khởi sự thực tập hành thiền; hậu quán tưởng

là khi đi, đứng, nằm, ngồi, ă,n ngủ, v.v. Còn các thiền giả xuất sắc hơn thì quán tưởng

và hậu quán tưởng không rời nhau, luôn luôn tự tại. Tâm xao lãng không còn, thiền

không gián đoạn.

KINH NGHIỆM VÀ NHẬN THỨC

Sự khác biệt giữa kinh nghiệm và nhận thức:

Kinh Nghiệm chỉ cho một sự thực hành đặc biệt ở trình độ cao hay thấp mà chưa

hòa đồng với tâm thể và còn chứa đựng sự buông xả cùng cách đối trị. Hoặc có thể

nói kinh nghiệm là duy trì khái niệm tách rời chủ thể và khác thể. Nhận thức là sự hành

trì và tâm không rời nhau mà thể hiện như bản thể, khi đó, thành quả đạt được là điều

chắc chắn.

Tóm lại, hai khía cạnh này có mặt không chỉ trong bài này mà hiện diện

trong tất cả cho những ai hành theo con đường tu như Du-Già, lòng từ bi, phát bồ đề

tâm, v.v…

Thí dụ sau đây diễn tả: Nghe đồn phong phanh hay một câu chuyện về Kim

Cang Thừa, khi hình ảnh và cảnh tượng hiện ra trong trí, bạn có thể diễn đạt lại cho

người khác. Đây là “trí thong minh”. Đến với Kim Cang Thừa từ khoảng cách hay nhìn

nét đại cương của hoạt cảnh để hiểu đại khái ý nghĩa thì gọi là kinh nghiệm. Chính tự

mình dấn thân vào Kim Cang thừa, nhìn tận mắt cẩn thận, cảm nhận chắc chắc về nó

thì gọi là nhận thức.

BA HẠNG NGƯỜI

Những điều này có dễ hiểu hay không tùy vào khả năng tiếp thu từng cá nhân.

Có thể phân ra ba hạng người, thông hiểu, kinh nghiệm, đạt ngộ khi nhìn vật biểu

Page 21: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

21

trưng. Hay có người trong khoảnh khắc đạt ngay tinh túy không cần trải qua thời gian

khổ luyện, gọi là “đốn ngộ”. Đây là căn cơ bậc thượng, đã có sự huân tập từ trước.

Hạng có khả năng kinh nghiệm, sức ngộ tăng giảm, không cần theo thứ lớp, gọi là hạng

“nhảy lớp”, thuộc khả năng trung. Ngoài ra, hạng bình thương, nguời lội ngược dòng

trong giai đoạn phát triển tùy theo trình độ khả năng, là căn cơ hạ chiếm đa số. Hai

hạng trước có thể nhập chung vào giai đoạn phát triển trên đoạn đường tu cho phù hợp

với hạng thứ ba. Tôi sẽ giai rõ theo phương pháp tiệm giáo.

BỐN PHÁP DU-GIÀ

Các trường phái dạy rằng tiến trình đến Phật quả kinh qua mười địa và năm đạo

lộ. Ở đây, tôi sẽ giải thích bốn trình độ chậm, pháp Du-Già nổi danh trong các dòng

chánh truyền của các bậc tổ khai đạo lỗi lạc khó sánh: Dakpo Kagyu (hiện nay là Ngài

Karmapola thứ 17 đương vị). Bốn pháp Du-già, mỗi pháp chia ra hạ, trung, và thượng,

tất cả có 12 pháp. Ý nghĩa căn bản Kinh Thần chú bí mật phi thường, của Ngài Dawo

Shonnu, Kinh dạy rằng:

Định, oai phong như Sư tử,

Bản chất không động, sáng ngời,

Tỉnh, nhận rõ chân nội trí

Với tâm kiên định đạt Nhẫn vị

Thoát khỏi đau khổ ba cõi:

Từ thiền quán đến xả giản,

Năng lực thiền quán sanh,

Đạt Noản vị, làm chủ tái sanh

Định thứ ba của một vị,

Tiến trình không gián đoạn, đạt Đảnh vị,

Định thứ tư, vững như kim cang,

Do thực hành vô thiền

Chân trí thấu suốt cảnh giới Phật,

Trạng thái Thế đễ nhất hiện tiền

Page 22: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

22

NHẤT TÂM

Khi một người phẩm chất tốt, từ giả cuộc đời, nhận và thờ thấy mình như vị

Phật, được sự gia trì, tu tập tinh tấn, an trú trong trạng thái hỷ lạc, sáng suốt, và vô

tưởng được vững chắc. Duy trì tư tưởng: “Thiền là tự giải tỏa những tư tưởng sanh

khởi qua nhận thức”, là nhất tâm hạ.

Mặc dù các vị Tôn sư cho ba giai đoạn nhất tâm là định, theo sự hiểu biết của

tôi, lẽ đương nhiên, người có căn cơ sai khác. Hơn nữa, người nào đã thấu tâm đạt

bổn, thì thực thể của định và tuệ hằng hữu như một. Vì thế, phải hiểu rằng, định được

chiếu soi bởi huệ. Sự hiểu biết ở điểm này, được chế ngự bởi nội kết, trong mơ bạn

cũng như người thường. Tóm lại, là sơ cơ, bạn sẽ trải qua nhiều trạng huống thấp cao,

lên xuống, khó duy trì sự quán tưởng.

Đến gia đoạn trung, bạn trụ thiền bao lâu tùy ý. Nhiều lúc, định ngay những lúc

không “ngồi”. Sự hiểu biết bớt bám vào nội kết nên khái niệm rộng mở hơn, tu tập xảy

ran gay trong giấc ngủ. Tóm lại, chánh niệm tỉnh giác trở nên đúng nghĩa hơn.

Kế là giai đoạn nhất tâm thượng, đêm như ngày trạng thái chánh niệm trở thành

kinh nghiệm hỷ lạc sáng suốt, vô thiền không gián đóạn. Không ngắt kinh nghiệm

thành từng đoạn, định luôn luôn. Thoát khỏi nội ma ngoại chướng và không còn dính

mắc vào sáu trần. Giao đoạn này bạn có thể đạt vài năng lực siêu phàm như thần

thông. Dù thế, bạn vẫn chưa thoát khỏi bám víu vào kinh nghiêm tuyệt diệu do ngộ, và

chưa thoát khỏi khái niệm tâm ngưng kết vào thiền. Có nhiều trình độ và khả năng

khác nhau của các thiền giả đã trải qua ba giai đoạn nhất tâm này, cũng như cấp bậc

chất nhất tâm tùy bạn có được long tin mạnh vào tỉnh giác của mình trong trạng thái hỷ

lạc trong sáng và vô thiền. Cũng thế, sự khác biết ở đây là bạn có hoàn thành tốt sự tu

tập nhằm ở chỗ kinh nghiệm bạn đạt có liên tục hay thỉnh thoảng. Hơn nữa, bạn có dễ

dàng chuyển hóa năng lực của sự sanh khởi không. Gieo được hạt giống sắc thân tùy

theo lòng bi mẫn tâm vị tha có khởi trong thời điểm tu tập. Bạn có làm chủ được sự

tương đối hay không nằm ở chỗ bạn đã chắc chắn vượt khỏi nhân duyên liên hệ đến

nhân quả. Đây là lời chỉ giáo, là khuôn vàng thước ngọc của các vị Tổ khai đạo của

tông Kagyu.

XẢ GIÃN

Đã lượt qua giai đoạn nhất tấm. Nếu tinh chuyên rèn luyện và không là nạn

nhân cho ngã mạn cống cao hay bám chặt những điều tuyệt kỷ, bạn sẽ tiến đến giai

đoạn xả giãn. Nói cách khác, bạn nhận thức đúng thực chất tâm thể không hạn cuộc ở

hai thái cực sanh, trụ, diệt. Trong giai đoạn tôi luyện tri giác, bạn đạt ngộ khi trạng thái

tỉnh giác chuyển thành thiền. Dù sao, nếu không đạt tỉnh giác, trạng thái hậu quán

Page 23: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

23

tưởng sẽ ứ động. Trong giấc mộng sẽ mơ hồ. Xả giãn hạ, chưa buông hết nội kết về

không, như nghĩ: “Tất cả hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh đều rổng”.

Vào giai đoạn xả giãn trung, sự ngưng kết về không và dính mắc vào bản chất tư

tưởng như thật, đã được thanh lọc. Sự bám vào ngoại cảnh cho là thật, dù sao, vẫn

chưa hoàn toàn tịnh hóa. Trong thời đoạn bảo đảm sự hiểu biết và giấc ngủ, ngưng kết

và dính mắc vào pháp trần xen kẻ nhau giữa hiện hữu và trống vắng, bạn sẽ chịu đựng

qua nhiều giao động bất thường trong sự rèn luyện.

Xả giản thượng là hoàn toàn dứt hẳn khái niệm sai quấy về luân hồi và niết bàn,

trong ngoài, tâm và vật, v.v. Thoát khỏi sự vịnh níu, nhận thức cùng không nhận thức,

trống hoặc không trống vắng. Quán tưởng ban ngày không gián đoạn, nội kết đôi khi

đánh lừa bạn trong giấc mơ. Dù sao, sự tỉnh giác còn gián đoạn. Vì thế, chuyên cần

thanh luyện thêm là điều cần thiết. Tóm lại, trong giai đoạn này, vì bạn kinh nghiệm về

không là chánh, và có kinh nghiệm không cho vạn hữu là thật, lòng trung thành, khái

niệm, lòng bi mẫn có thể bị giảm sút. Không trở thành nạn nhân cho chướng duyên

của không như kẻ thù là điều quan thiết.

Vào thời điểm này, nhận rõ thực thể xả giãn tùy thuộc vào bạn đã tịnh hóa được

những cấu nhiễm kinh nghiệm nội kết vào không hay chưa. Sự tu luyện đã hoàn mỹ

không tùy bạn có vượt khỏi mong cầu, sợ hãi, hay đã cắt đứt khái niệm sai lệch những

gì lãnh hội những gì là không. Bạn có hoán chuyển vọng tưởng cùng không tùy thuộc

vào sức nhạy bén trực nhận thực thể của tất cả vọng tưởng chỉ là không, xảy ra vào lúc

thực tập và ngủ. Được những năng lực này, tùy bạn có liên kết với khía cạnh tác động

cùng dấu hiệu thành công. Như khả năng chứng đắc sơ địa bồ tát khi đạt ứng hóa thân

làm lợi ích chúng sanh. Vượt qua cảnh giới tương đối và gieo chủng tử tùy bạn chọn

sự ăn khớp với lòng từ bi và tâm nguyện sau khi chứng đắc, hiểu thông suốt cách vận

hành của chân không không sanh khởi cũng như luật nhân quả. Bạn nên hiểu điểm

then chốt này.

MỘT VỊ

Sau khi đã hoàn tất giai đoạn hai, bạn hiểu định danh và khác biệt của sự đối đãi

như luân hồi, niết bàn, hình tướng, chân không, phát triển, hoàn thành, v.v. tất đều nằm

trong “một vị”. Mặc dù bạn có thể cô động tất cả vào đạo lộ cho sự tự giác, nếu còn

một chút kinh nghiệm ngưng kết hay dính mắc vào sự tự giác, gọi là một vị hạ.

Sau khi thanh lọc kinh nghiệm cảm nhận này, bạn đạt sự nhận thức rằng vật và

tâm không rời nhau. Không cần chú tâm vào biểu tượng quán tưởng để nhận thức.

Vậy, một vị trung là giải thoát khỏi sự đối đãi của năng và sở, sự tỉnh giác để nhận ra

cái biết đó.

Page 24: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

24

Với năng lực muôn hình vạn trạng của vạn hữu hiện ra như một vị, trí huệ phát

sanh. Nhận rõ một vị tự nó hiện ra vô số là một vị thượng.

Các vị chứng đắc truyền thừa dòng Kagyu dạy rằng quán tưởng cùng hậu quán

tưởng xen kẻ xảy ra vào thời điểm này. Nói cách khác, vọng tưởng hay cảnh hiện ra là

diệu dụng của tâm thể hay pháp thân, nhưng trong khía cạnh sanh khởi của nó hoặc nó

xảy đến cho một người còn vọng thì nó vẫn còn tánh cách hiện hữu thật của cái nhận

xét năn sở. Thật ra vọng có thể chuyển ngay lúc vừa khởi bằng sự tỉnh giác, một khả

năng nhạy bén mà ở trình độ thấp không có. Thời điểm sự tỉnh giác nhận ra vọng

tưởng trong bài này có nghĩa là theo dõi hay quan sát những gì xảy ra mà không lìa

tâm. Điều này tùy thuộc vào bạn có đạt được trình độ một vị chưa. Sự hành trì có toàn

hảo không tùy bạn còn bám víu vi tế vào sự đối trị. “Vọng khởi là thiền” tùy vào tri giác

đã vượt khỏi ảnh hưởng câu thúc của sáu căng. Khả năng phát sanh tùy theo bạn đạt

thật trí, làm chủ nội ma ngoại chướng và đã có năng lực thần thông. Làm chủ được sự

tương đối tùy theo bạn đã nhận ra sự hòa đồng của vạn hữu và tâm thể, hiểu luật nhân

quả, làm chủ thế giới và nhân sinh, đã được thực hành vào đạo lộ. Gieo chủng tử vào

báo thân tùy theo bạn có mở lòng từ bi vì lợi ích cho tất cả hữu tình hay không.

VÔ THIỀN

Sau khi hoàn tất giai đoạn một vị, kinh nghiệm đối đãi như chuyên cần quán

tưởng hay không quán tưởng, xao lãng hay không xao lãng được thanh lọc, bạn đạt

trạng thái tất cả kinh nghiệm đều thiền. Vô thiền hạ, là những cảm xúc vi tế, ảo giác tù

động, và khuynh hướng đêm cũng như lúc thực tập kinh nghiệm bảo đảm sanh khởi.

Vô thiền trung là khi những ảo giác nhưng kết này hoàn toàn được thanh lọc

xong, lúc mà sự liên tục đêm cũng như ngày trở thành một trạng thái chánh niệm tỉnh

giác không gián đoạn, do đó ngộ được bản thể nội tâm. Nhưng vô sư trí vẫn còn bị trí

đối đã làm vẫn đục, nhiễm ô che phủ. Vậy, chưa vượt khỏi trạng thái đó là vô thiền

trung.

Khi thiếu sự nhận thức về vô tưởng, chướng ngại vi tế của trí đối đãi này, giống

như tất cả nền tảng ý thức còn xót lại đã hoàn toàn tịnh hoá xong, ánh sáng mẹ và con

hòa lẫn, tất cả nhân duyên hội đủ, hòa tan vào thế giới vô biên của chân trí, phạm vi

pháp thân. Đây là vô thiền thượng, cũng được gọi là hoàn thành Phật thân tuyệt đối,

đạt thành quả vị tối hậu, hoàn thành những gì cần phải hoàn thành.

Muốn đạt bản thể của vô thiền chỉ giản đơn nhận thức những dấu hiệu ở giai

đoạn một vị.

Do đó, tùy vào tâm nghiệm chứng chủ đề quán tưởng hay sự quen nhuần

nhuyển đề mục đã thanh lọc chưa. Muốn thực hành toàn hảo chánh niệm vô thiền, coi

Page 25: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

25

bạn có tịnh hóa, buông xả tất cả ô nhiễm vô minh, trí đối đãi vi tế ẩn tàng, chuyển thành

chân trí chưa. Vọng tức chánh niệm khi tất cả khuynh hướng của nền tảng chuyển

thành trí. Khả năng phát triển tùy theo bạn đã thành công trong sự chuyển vật thể

thành thân ngũ sắc, tâm thành pháp thân, và tịnh hóa cá cõi (sáu cõi còn luân hồi).

Thực hiện hạt giống sắc thân tùy theo sự huân tập ba nghiệp hoàn thành và làm lợi ích

chúng sanh trong pháp giới. Khi Phật quả viên thành thì có thể tịnh hóa tất cả cảnh

phàm tương đối thành pháp giới tuyệt đối.

KẾT

Ý nghĩa trên được cô động thành bản thể, nhất tâm có nghĩa là duy trì thời gian

chánh niệm bao lâu tùy ý. Xả giãn là nhận rõ diện mạo tự nhiên như tâm bình thường

và nhận ra nó không có tự thể nền tảng và nguồn gốc. Một vị nghĩa là sự đối đãi ngưng

kết luân hồi và niết bàn đã giải tỏa vào tỉnh giác. Vô thiền nghĩa là những phiền não ô

nhiễm tiềm ẩn thanh lọc xong. Bản chất bốn pháp Du-Già bao gồm như trên.

Trọng điểm khác biệt giữa pháp quán tưởng cùng hậu quán tưởng của nhất tâm

nằm ở chỗ bạn có duy trì được sự tỉnh giác cùng không. Sự khác biệt giữa quán tưởng

và hậu quán tưởng của giai đoạn xả giãn nằm ở chỗ bạn có giữ chánh niệm hay không.

Tới một vị thì không phân biệt quán tưởng hay hậu quán tưởng, cả hai tương sinh cùng

nhau.

Lại nữa, tánh tự nhiên của tư tưởng khởi lên như không vọng là nhất tâm, khởi

lên rổng rang là xả giãn, khởi lên bình đằng là một vị, vượt qua khái niệm tác ý là vô

thiền.

Hơn nữa, vào thời điểm nhất tâm, không làm chủ được xao động, lúc xả giãn ý

thức được sự rổng (không thật) của nền tảng và căn gốc. Lúc một vị, giao động

chuyển thành trí, và trạng thái vô thiền là vượt khỏi danh từ động cùng không động.

Cũng được biết thêm rằng, sự đạt ngộ cao nhất vào thời điểm nhất tâm là nhận

thức sự không rời nhau giữa tỉnh lặng và vọng tưởng. Đối với xả giãn, chứng ngộ cao

nhất là nhận thức sự không lìa nhau giữa giao động và giải thoát. Còn một vị, là nhận

rõ sự không hai vũ trụ và tâm thể. Và vô thiền là nhận thức giữa quán tưởng cùng hậu

quán tưởng như một.

Hơn nữa, nhất tâm là khi tâm bạn bám víu vào vật thể; trạng thái tâm của xả

giãn là quán tưởng và hậu quán tưởng, trạng thái tâm của một vị là hợp nhất; và vô

thiền là khi tâm bạn đã trực ngộ.

Page 26: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

26

Sau cùng, vào thời điểm nhất tâm, vọng tưởng đã lặng; vào thời điểm xả giãn,

căn gốc của vọng tưởng được nhổ; vào thời điểm một vị, chân trí tỏa từ trong, và vô

thiền là đạt quân bình.

Tóm lại, rất nhiều loại sai khác không thể kể hết, nhưng phần quan yếu nhất

chắc chắn như sau: Trực diện bản tâm, nhận trạng thái tâm thể như nó là, biết cách

làm thế nào để duy trì tâm thường hằng như thế, không tác ý, không hành động nào, để

tâm tự nhiên là điều cần thiết.

Bồ tát Đại trí Niguma nói:

Nếu bạn không hiểu vạn hữu tức thiền,

Bạn đạt gì khi tìm cách đối trị,

Vọng không thể dứt bằng cách ném chúng

Nhưng chúng sẽ lặng, nếu nhận ra chỉ là huyển.

TĂNG TRƯỞNG

Tôi sẽ giải thích ngắn gọn áp dụng phương thức nào để đạt sự tăng tiến.

Theo đạo lộ Mật chú, các đức hạnh sai khác được đề cập: tinh vi, hơi tinh vi,

không tinh vi. Còn có mật hạnh và các loại hạnh kiểm khác. Trong bài này, quan trọng

nhất là làm tăng trưởng giai đoạn tiến triển và hoàn tất. Kỷ luật tốt nhất là duy trì bản

thể nội tâm không tác ý là quan trọng.

Trước tiên, trong thời gian sơ khởi ở giai đoạn góp nhặc tích lũy, thanh lọc

chướng ngại và nhận sự gia trì ban phước, hành trì hạnh hay nhất là đừng để căn, trần,

thức, lay động ô nhiễm, cũng đừng tự ti mặc cảm.

Kế, khi nắm vững, chánh kiến thực hành thiền quán, nhận thức thông suốt, bạn

khéo tinh tấn hành trì, hạ thủ công phu như đóng đinh vào cột và loại trừ tất cả kiêu

mạn, nghi ngờ còn trong tâm.

Sau rốt, có nhiều phương thức được chỉ dạy qua kinh điển, khẩu truyền trực tiếp

của các Tôn sư để người tu tiến triển. Mục đích khẩn yếu là: buông xả hoàn toàn tất cả

dính mắc thế tục, nhập thất ẩn tu một mình nơi thanh vắng là hạnh của nai bị thương.

Đối diện với chướng ngại không sợ hãi, lo âu, là cách hành trì của sư tử chơi thể thao

trên núi. Buông xả mọi bám víu và ràng buộc của các căn là cách hành trì như mây

Page 27: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

27

trên hư không. Không tự trói buộc mình bằng cách chấp nhận, từ chối tám gió: hỷ, nộ,

ái, ố, danh, cơ, hủy, dự, là hạnh của người điên. Nên giản đơn duy trì tâm tự nhiên

không ràng buộc vào đối đãi ngưng kết, là cách hành trì như giáo đâm hư không.

Khi thực thi các hạnh trên, cắt đứt sự trói buộc, ô nhiễm, phóng tâm và mong

cầu sợ hãi. Nếu chỉ còn một niệm nhỏ nhít bằng đầu sợi tóc như mong có triệu chứng,

kinh nghiệm đạt ngộ chứng thánh, bạn tự buộc mình trong ma chướng, trệ ngại đường

tiến tu, phủ che bản thể pháp thân. Chuyên chú duy trì nội tại, trụ tâm không tác ý một

cách tự nhiên, là hạnh tối thượng không gì hơn để chuyển sự vật vào đạo lộ.

Gạt bỏ tất cả mọi chướng ngại như vọng tưởng, khái niệm tiêu cực, cảm xúc

quấy nhiễu, đau đớn, sợ sệt, tật bệnh, ngay cả chết, nếu xảy ra. Làm thế nào chuyển

hóa chúng vào đạo lộ là phần chánh sự tu tập của Diệu Pháp Đại Thủ Ấn, cũng đừng

mong cầu hay nưong dựa vào bất cứ sự đối trị nào khả dĩ giúp mình đạt ngộ. Đây là

phương pháp chúa của tất cả pháp tăng ích, trưởng dưỡng trong sự hành trì, lúc hạ thủ

công phu tu tập.

Người nào thực hành được như vậy, chắc chắn sẽ làm chủ luân hồi niết bàn, vũ

trụ và nhân sinh, hoàn tất những gì cần phải hoàn thành. Lẽ đương nhiên, bạn phải

chặt đứt tất cả chướng ngại, rồi ánh sáng hiện, bóng tối tự tan. Đức Phật nội tâm hiển

lộ. Một kho tàng vô giá để lợi ích chúng sanh sẵn sàng mở cửa. Trái lại, thật rất uổng

phí mà thấy người hành thiền bỏ qua cơ hội quý báu đã được đặt vào tay họ, như trẻ

em hái bông, lãng phí cả đời hy vọng được điều tốt đẹp hơn.

NĂM CON ĐƯỜNG VÀ MƯỜI ĐỊA

Phần nhiều người giả danh tu hành ngày nay bị trói buộc bởi dục lạc thế tục,

chạy theo vật chất, gom góp tài sản cho được đầy đủ hơn. Ngoài sự ăn mặc, vui chơi,

họ không còn nghĩ gì khác hơn. Có người lại tự đầu độc mình bằng ngã mạn, danh

vọng, khoe khoang sự học rộng, văn hay chữ tốt. Nhưng lại thất bại trong việc chủ tâm

trí mình. Có kẻ mong cầu tìm học giáo nghĩa nhưng thiếu minh sư chỉ dạy. Do vậy,

phần nhiều giam mình trong sự thực hành khắc kỷ, tu hành khổ hạnh, không hiểu cách

hành trì. Nhiều thiền giả si mê khổ luyện, cuối cùng bị nghẻn lối.

Đôi lúc, người hành thiền sai trái thiếu căn bản đầy khắp dãy núi và chật cả

thung lũng, hổn loạn như nồi thịt hầm, hầu rổng tuếch. Vài người có thể trình bày khả

năng của bốn pháp Du Già. Rốt lại cũng chỉ nói suông, không lợi ích gì.

Page 28: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

28

Những ai may mắn được sự trực tiếp truyền thừa và đạt ngộ, họ không cần chữ

nghĩa văn tự. Sự hiểu biết do hành thiền phát sanh từ trí tuệ nội tâm. Những người

này, lẽ tất nhiên họ không cần sự giảng dạy dài dòng từ một người như tôi, kể chuyện

ở nơi xa xôi mà mình chưa đạt tới.

Một người thiên phú và có năng khiếu, từ bỏ mọi cám dỗ trong đời, thiên tư

kham nhẫn, được sự gia trì vào giáo huấn của vị thầy tài đức toàn hảo, có thể thực

thành tinh tấn, tự nghiệm chứng và đạt ngộ bốn pháp Du Già kể trên, tự động tiến triển

đến giai đoạn Năm đường đạo và Mườia địa.

NĂM ĐẠO LỘ

Nói cách khác, giai đoạn hạ, trung, thượng của con đường gom góp tư lương

bằng cách hành trì Tứ Gia Hạnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc. Tất cả các pháp này

được hoàn thành trong đạo lộ như sau.

Trước tiên, bắt đầu bằng sự phản chiếu đau khổ luân hồi sanh tử, khó khăn

trong việc tìm tự do, giàu sang, đời sống vô thường, v.v. Khía cạnh này chứa đựng

pháp Tứ Niệm Xứ. Quán thân bất tịnh, qúan thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán

pháp vô ngã. Tập trung tư tưởng vào điểm chánh để thực hành, tích lũy tư lương trên

đoạn đường hạ.

Giống thế, Tứ Chánh Cần là những việc ác chưa sanh, đừng cho sanh, diệt điều

ác đã sanh. Điều thiện chưa sanh, làm cho sanh, điều thiện đã sanh, tìm cách để phát

triển. Đường phát triển khả năng xấu, chuyên tâm trao dồi phát triển đức hạnh tốt.

Trong bài này bao gồm luôn Quy Y Tam Bảo, phát tâm bồ đề, trì chú giải nghiệp,

dâng mạn đà la. Đây là tích lũy và thực hành trì con đường trung.

Kế tiếp, Guru Du Già gồm có Tứ Như Ý Túc: một lòng tận tâm cùng thầy là Dục.

Nhận bốn pháp điểm đạo là Niệm. Khẩn thiết là Tinh Tấn. Sau cùng, hòa đồng tâm

mình và thầy là Định. Hành qua có điều này là con đường thượng.

Thừa Ba La Mật dạy khả năng tích lũy để hoàn thành con đường là bạn có thể

đến các cảnh giới thanh tịnh và diện kiến Báu thân Phật. Trong bài này, vị minh sư thể

hiện cho ba thân Phật và cảnh giới ngoài là cõi ứng hóa thân. Do thế, phù hợp với lời

giải thích trên.

Ba giai đoạn: hạ, trung, thượng vào thời điểm của nhất tâm là con đường chuyển

tiếp, gồm có bốn khía cạnh, Tứ gia hạnh: thấy tâm là Nõan; vững tâm là Đảnh; không bị

cảnh đời lôi cuốn là Nhẫn vị; chánh niệm không gián đoạn là Thế đệ nhất.

Page 29: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

29

Đến giai đoạn này bạn đạt được vài khả năng đặc biệt của Ngũ Lực. Niềm tin

chắc chắn vô bờ là năng lực của Tín. Nhìn vào bản thể không sao lãng là khả năng

của Niệm. Không bị giải đãi làm gián đoạn là khả năng Tinh Tấn. Chánh niệm liên tục

không phóng tâm là khả năng của Định. Nhận thức huyền nghĩa là khả năng của Huệ.

Năm khả năng này có năng lực chuyển hóa sách tấn nên gọi là Ngũ lực.

Nhận rõ và thực hành ba giai đoạn nhất tâm này, bạn hoàn thành con đường

chuyển tiếp vào giai đoạn Xả giãn. Vì nhận thức thực thể (thức tâm) mà trước kia chưa

đạt, hành giả chứng huệ nhãn.

Điểm này, thừa Ba La Mật dạy trao dồi Thất Bồ Đề phần (Seven-Budhi-factors =

Sattabojjhanga). Trong bài này, chúng tự nhiên có sẵn. Nói cách khác, an trú trong tự

thể pháp thân là định (bodhi-factor of samdhi = Samàdi-bojhanga) không để cảm thọ

quấy nhiễu là Xả. Thanh lọc các cấu nhiễm bằng cách nhớ nghĩ luôn tới định là Niệm.

Không còn bị sự giải đãi xao lãng làm chủ là Tinh Tấn. An lạc tự tại trong địnhl à Hỷ.

Tất cả chướng ngại thanh lọc xong là Khinh An. Nhận thức rõ luân hồi và niết bàn bình

đẳng là Trạch Pháp. Đây là Thất bồ đề phần hoàn tất.

Vài thiền sư cho biết con đường hành trì và chứng của Nhất Địa (Hoan Hỷ) là lúc

hoàn thành ba giai đoạn Xả giãn và bắt đầu vào Một vị. Còn các vị khác công nhận khi

chứng Hoan Hỷ Địa đúng vào lúc hậu quán tưởng, sau khi nhận thức bản thể ở giai

đoạn Xả giãn bước vào con đường chứng pháp nhãn. Sự sai khác tùy theo khả năng

từng người và căn cơ mỗi thiền giả.

Hoàn thành con đường tu tập chứng được Pháp nhãn như trên hành giả buốc

vào vị Địa, tức Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsakasutra) dạy:

Chứng được ngôi vị Địa, bạn giải thoát năm điều lo sợ: bị hại, chết, đọa và cõi

dưới thoát khỏi luân hồi và lo lắng.

Theo đường này, bạn xả được một phần vô minh. Chứng được một phần pháp

thân, cứ như thế tiến mãi.

Giai đoạn kế tiếp là con đường tu tập bồi dưỡng. Tại sao nói thế?

Vì bạn đã quen thuộc trực nhận bản thể, vững tin trên đạo lộ, pháp nhãn đã khai

mở.

Vào thời điểm này, bạn tu qua Bát Chánh Đạo. Ở đây, trạng thái quán tưởng là

định vô điều kiện. Trong giai đoạn bảo đảm kinh nghiệm, tám khía cạnh Bát Chánh gọi

là còn có điều kiện. Những gì là tám? Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh

Page 30: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

30

nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Tóm lại, không làm gì

ngoài ra hoàn thành toàn hảo các trạng thái này. Bát chánh đạo có nhiều năng lực làm

tăng ích các giải đoạn trên.

Địa thứ nhất là Hoan Hỷ, vì khả năng an lạc đặc biệt. Trong khi quán tưởng

không còn khái niệm phát sanh. Giai đoạn hậu quán tưởng, việc chánh trên đạo lộ là

thực hành bố thí ba la mật với tâm tự tại, không còn sợ hãi, bố thí cả đầu, mắt, tủy,

não, xương, v.v.. cho chúng sanh làm lợi ích.

Trong các kinh có dạy rõ chi tiết mười pháp ba la mật hợp với mười Địa theo thứ

tự tầng bậc. Trong bài này như sau:

Vào giai đoạn Xả giãn thứ nhất, niềm hỷ lạc của định tăng trưởng rất sâu, bạn

đạt Nhất Địa Hoan Hỷ. Thanh lọc xong các cấu nhiễm trong hành trình tu dưỡng, bạn

chứng Nhị Địa Ly Cấu. Hoàn thành trong việc làm lợi ích nhân sanh qua năng lực nhận

thức, đạt Tam Địa Phát Quang (ba địa ở Xả giãn hạ).

Tới Xả giãn trung, khả năng pháp thân gia tăng mãi, chứng Tứ Địa Diễm Huệ.

Vì thanh lọc xong tất cả cấu nhiễm câu sanh khó trừ bằng cách nhận rõ chân không và

cảm xúc không hai, chứng Ngũ Địa Cực Nan thắng (hai địa ở Xả giãn trung).

Vào thời điểm chứng ở Xã giản thượng, nhân vì nhận thức luân hồi và niết bàn

không sanh khởi, đạt Lục Địa Hiện Tiền. Từ đệ nhất tới đệ lục này tương đương với

Thinh Văn và Duyên Giác.

Kế đây, kinh nghiệm đối đãi như quán tưởng và hậu quán tưởng, luân hồi và niết

bàn, phần nhiều được hợp nhất, để bắt đầu vào giai đoạn nhận thức một vị là con

đường đạt Thất Địa Viễn Hành.

Không giao động trong chánh niệm, bạn ở giai đoạn một vị trung, chứng Bát Địa

Bất Động.

Sau khi thanh lọc tất cả cấu nhiễm còn lại, trừ vi tế vô minh, như kinh nghiệm ảo

tưởng đã tịnh hóa xong, bạn vào giai đoạn một vị thượng, chứng Cửu Địa Thiện Huệ.

Khi vi tế vô minh đối đãi tự nhiên dứt, tất cả khả năng tu tập trên đạo lộ và mười

Địa hoàn thành. Dù sao, vẫn còn chút chướng ngại của trí đối đãi sâu kín ngưng kết

cực vi tế vô minh của căn bản tỉnh giác còn tiềm ẩn. Trong bài này, thời điểm ở giai

đoạn hạ và trung của vô thiền, theo hệ thống thông thường gọi Đệ Thập Địa là Pháp

Vân. Cho tới đây, bạn sở hữu năng lực bằng Bồ Tát Đệ Thập Địa.

Page 31: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

31

PHẬT QUẢ

Vô minh không nhận thức thực thể vô khái niệm, khuynh hướng vi tế của trí đối

đãi, bây giờ cũng đã chuyển thành bản thể tỉnh giác, trí sáng như kim cương. Bạn đã

vĩnh viễn giải thoát khỏi tất cả chướng ngại. Chân trí cũng như lòng từ bi phát triển

toàn diện. Các trường phái khác cho giai đoạn này là tột đỉnh của đạo lộ. Phật quả

viên mãn. Trong bài này gọi là vô thiền thượng.

Theo mật chú, bạn đã chuyển được ác nghiệp, cảm xúc rối loạn, khuynh hướng

phàm tình, vì thế không còn gia công tấn hạnh nữa. Nhưng theo mức độ thực tập để

phát triển năng lực, vẫn còn một địa thứ mười một Phổ Quang, và địa thứ muời hai

Liên Hoa Vô Nhiễm.

Nhận thức trong hai thời điểm phi thường này: sắc thân lợi tha làm lợi ích cho

chúng sanh để hoàn thành pháp thân vi diệu tự lợi, bạn sẽ tiếp tục hoàn thành hạnh lợi

tha mãi trong vô số cõi nếu luân hồi chưa chấm dứt. Đây gọi là đệ thập tam địa – Kim

Cang Thủ.

Khi nào các đạo lộ và các địa còn tiếp nối thì vẫn gọi là còn đường tu tập. Khi

không còn chỗ cao hơn để tiến, gọi là con đường vô học. Vì vậy, địa thập tam Kim

Cang Thủ là quả vị sau rốt của nội tông mật chú.

NĂNG LỰC

Khi chứng những Địa này có những năng lực đặc biệt gì kèm theo?

Đệ Nhất Địa có thể du hành (thần túc thông) cùng lúc 100 cõi Phật độ trong

mười phương, diện kiến 100 vị Phật, nghe pháp. Có thể hành hạnh bố thí cùng lúc 100

chỗ khác nhau như hy sinh thân mạng, quốc thành, thê, tử không suy nghĩ. Phóng

quang đủ màu cùng lúc 100 tia sáng đủ loại. Cùng lúc giảng pháp 100 chỗ khác nhau

cho 100 đệ tử tùy theo khả năng của từng đệ tử. Đồng thời nhập 100 thứ định khác

nhau, như Sư Tử Hống, v.v. đã diễn tả trong Kinh Đại Bát Nhã. Có thể cùng lúc biểu

diễn 100 thứ thần thông như bay giữa hư không, độn thổ, đi xuyên núi đá, xuống nước

không chìm. Trên thân ra lửa, dưới thân phun nước hoặc ngược lại, hay biến ra đủ loại

thân, một biết ra nhiều, nhiếu biến thành một, có 700 loại năng lực như vậy.

Cũng thế, theo thứ tự Đệ Nhị Địa có 7000 năng lực biến hóa; Đệ Tam có 70,000;

Đệ Tứ có 700,000; như thế cho đến Đệ Thập Tam thì vô số kể, bất khả tư nghị. Với

tâm phàm không thể tính kể những khả năng này ra sao.

Page 32: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

32

Đại lộ đại định này là đỉnh cao của các tông phái chứa đựng mười địa và năm

con đường được dạy trong các tông phái không xen lẫn. Bản thể muôn vật, vì thế

người nào nhận đúng bốn pháp Du-Già sẽ lần lần hay tức khắc hoàn thành các khả

năng của đạo lộ này và đạt các địa.

Đây là con đường tắt bí ẩn của mật tông. Phần nhiều chim muông và thú hoang

sau khi sanh sẽ từ từ phát triển sức mạnh như cha mẹ chúng. Như chim đại bàng,

chúa loài bay; hay sư tử, chúa loài thú, đã tìm ẩn sức mạnh trong trứng hay trong thai

tạng, mà các loài thú khác không có năng lực này. Khi sanh ra đã có sẵn sức mạnh, có

thể tự lực cánh sanh, như bay liền khi mới vừa nở.

Giống thế, dấu hiệu đạt chứng không thành tựu nếu người hành trì còn bị trói

buộc trong thân tứ đại; sau này, khi sự triền phược đã giải tỏa và thành quả chín mùi,

khả năng đạt ngộ sẽ tự nhiên xảy đến.

Dù vậy, rất nhiều người, chú tâm vào đề mục chánh của đạo lộ, hòa hợp nghĩa

lý và trí huệ, lần lần sẽ có triệu chứng như thần thông, phép lạ. Nhưng thực tế, nếu

không đạt ngộ, không hiểu sự hoà hợp giữa hư không và trí huệ, tâm thể vượt ngoài

khái niệm tư duy, trạng thái tự nhiên của bản thể vạn vật và trí căn bản, vài người cho

mình là thánh, đều bị vô minh che phủ và ngự trị, trở nên tự mãn, bám vào sự thành

tựu tốt, thì họ chỉ tự dẫn mình đi xuống cõi thấp hơn. Rất nhiều người như vậy ngày

nay. Vì thế, những người có trí, nên hết sức cẩn thận!

TAM THÂN PHẬT QUẢ

Đã lược qua phần giải thích về nền tảng, đạo lô, chánh kiến, quán tưởng, và kỷ

luật; bây giờ là đoạn kết với ba điểm chánh: giải thích ý nghĩa quả vị, ba pháp thân liên

hệ nhau không rời hay hợp nhất của hai thân.

PHÁP THÂN

Khi một thiền giả có thiên tư trực nhận diện mạo tự nhiên của nền tảng Đại Thủ

Ấn, trạng thái nội tại, và chú tâm vào điểm then chốt hành trì trên đạo lộ Đại Thủ Ấn, có

chánh kiến và thực hành, đạt viên mãn trong sự tu tập thì đã thành công đạt mục tiêu

tối hậu là chứng pháp thân. Bản thể pháp thân là tỉnh giác và nền tảng đại trí không

thay đổi, không tăng giảm, có sẵn trong mỗi chúng sanh từ vô thỉ. Đây là những gì mà

bạn phải đạt trên đường tu tập, là điểm trọng yếu trên đường đạo. Ngoài trí căn bản

này ra không có gì, không có một Đức Phật mới hay một pháp thân lạ nào hiện ra.

Một đặc thù của pháp thân là: Bản chất thiên phú với chân trí huệ thông

suốt bản thể nó là, và hiểu tất cả vạn vật, hiện hữu là trí, được gọi là sự hiểu biết “gấp

Page 33: PHÁP ĐĂNG ĐẠI THỦ ẤN - linhsonmass.org · Dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ: Erik Pema Kunsang Chuyển ra Việt ngữ: Thích Nữ Trí-Hòa His Holiness Dilgo Khyentse

33

đôi”, vì bản thể nguyên sơ thanh tịnh, và trong thời điểm luân chuyển bị vô minh cấu

nhiễm đã được thanh lọc, nên pháp thân này được coi là “lưỡng tịnh”. Thực thì, nó

không bị ô nhiễm bởi nhận thức hay cái thấy tất cả hiện tượng, mà các khía cạnh khả

năng này luôn luôn toàn vẹn./.