phần i. thủ tục sơ tuyển

79
HỒ SƠ MỜI SƠ TUYỂN Tên dự án: Dự án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ theo hình thức đối tác công tư (PPP) Phát hành ngày: 23/12/2015 Bên mời thầu: Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tư vấn lập Hồ sơ mời sơ tuyển Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU Đã ký và đóng dấu Nguyễn Đăng Trương 1

Transcript of phần i. thủ tục sơ tuyển

Page 1: phần i. thủ tục sơ tuyển

HỒ SƠ MỜI SƠ TUYỂN

Tên dự án: Dự án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Phát hành ngày: 23/12/2015

Bên mời thầu: Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tư vấn lập Hồ sơ mời sơ tuyển

Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam

CỤC TRƯỞNGCỤC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU

Đã ký và đóng dấu

Nguyễn Đăng Trương

1

Page 2: phần i. thủ tục sơ tuyển

Mục lục

GIỚI THIỆU......................................................................................................................................................................4

1. Tổng quan dự án - Dự án Ứng dụng Thương mại Điện tử trong Mua sắm Chính phủ...................4

2. Bối cảnh dự án.........................................................................................................................................4

3. Quy trình đấu thầu..................................................................................................................................5

4. Lịch trình của quy trinh sơ tuyển..........................................................................................................5

PHẦN I. THỦ TỤC SƠ TUYỂN......................................................................................................................................7

CHƯƠNG I: CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ...................................................................................................................7

1. Nội dung sơ tuyển....................................................................................................................................7

2. Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư...............................................................................................................7

3. Nội dung Hồ sơ mời Sơ tuyển.................................................................................................................7

4. Làm rõ HSMST, khảo sát hiện trường, hội nghị tiền đấu thầu..........................................................8

5. Sửa đổi HSMST.......................................................................................................................................8

6. Chi phí dự sơ tuyển.................................................................................................................................9

7. Ngôn ngữ của HSDST.............................................................................................................................9

8. Nội dung của HSDST..............................................................................................................................9

9. Đơn dự sơ tuyển.......................................................................................................................................9

10. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư.................................10

11. Thời gian có hiệu lực của HSDST..........................................................................................................10

12. Quy cách HSDST và chữ ký trong HSDST...........................................................................................10

13. Niêm phong và ghi bên ngoài HSDST...................................................................................................11

14. Thời điểm đóng thầu...............................................................................................................................11

15. HSDST nộp muộn....................................................................................................................................12

16. Sửa đổi, thay thế và rút HSDST.............................................................................................................12

17. Mở thầu....................................................................................................................................................12

18. Bảo mật.....................................................................................................................................................13

19. Làm rõ HSDST........................................................................................................................................13

20. Các đối tác có liên quan..........................................................................................................................14

21. Đánh giá HSDST và xếp hạng nhà đầu tư............................................................................................14

22. Điều kiện được lựa chọn vào danh sách ngắn.......................................................................................14

23. Công khai kết quả sơ tuyển....................................................................................................................14

24. Giải quyết khiến nghị trong đấu thầu....................................................................................................14

CHƯƠNG II: BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU..........................................................................................................16

CHƯƠNG III. QUY TRÌNH VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDST.................................................................21

Mục 1. Đánh giá tính hợp lệ HSDST....................................................................................................................21

Mục 2. Đánh giá năng lực tài chính, năng lực và kinh nghiệm về kỹ thuật..........................................................22

CHƯƠNG IV: BIỂU MẪU DỰ SƠ TUYỂN...........................................................................................................29

2

Page 3: phần i. thủ tục sơ tuyển

A. PHÁP LÝ..................................................................................................................................................30

MẪU A01: ĐƠN DỰ SƠ TUYỂN......................................................................................................................30

MẪU A02: GIẤY UỶ QUYỀN...........................................................................................................................32

MẪU A03: THỎA THUẬN LIÊN DANH.........................................................................................................33

MẪU A04: CÁC ĐỐI TÁC CÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................................................36

B. NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM.........................................................................................................37

MẪU B01: THÔNG TIN NHÀ ĐẦU TƯ..........................................................................................................37

MẪU B02: KÊ KHAI NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ.........................................................38

MẪU B03: CAM KẾT NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ..................40

MẪU B04: CÁC KINH NGHIỆM TRONG 5 NĂM QUA..............................................................................42

MẪU B05: CÁC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN DANG DỞ............................................................................45

MẪU B06: CÁC NHÂN SỰ CHỦ CHỐT ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN..........................................47

MẪU B07: HỒ SƠ KHÔNG HOÀN THÀNH CÁC HỢP ĐỒNG TRƯỚC ĐÂY........................................49

MẪU B08: KIỆN TỤNG ĐANG GIẢI QUYẾT (1)...........................................................................................50

MẪU B09: CÁC NĂNG LỰC LIÊN QUAN KHÁC........................................................................................51

MẪU B10: NHẬN ĐỊNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ.......................................52

PHẦN II. BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN...........................................................................................................................54

CHƯƠNG V: BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN..........................................................................................................54

A. Giới thiệu về dự án....................................................................................................................................54

B. Yêu cầu chính cho nhà đầu tư...................................................................................................................55

1. Hạng mục công việc và Quy mô hệ thống.............................................................................................55

2. Địa điểm triển khai Dự án......................................................................................................................58

3. Thời gian Thực hiện Dự án.....................................................................................................................58

C. Chú thích thêm về báo cáo nghiên cứu khả thi.........................................................................................59

3

Page 4: phần i. thủ tục sơ tuyển

GIỚI THIỆU

1. Tổng quan dự án - Dự án Ứng dụng Thương mại Điện tử trong Mua sắm Chính phủ theo hình thức đối tác công tư (PPP)

1.1. Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”) với sự hỗ trợ tư vấn giao dịch từ Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam) (sau đây gọi tắt là “Tư vấn giao dịch”) kính mời các đơn vị doanh nghiệp hoặc liên danh quan tâm nộp đơn sơ tuyển (“Hồ sơ dự sơ tuyển”) cho gói thầu thiết kế, xây dựng, lắp đặt, cấp vốn, vận hành và bảo trì hệ thống Mua sắm chính phủ điện tử (sau đây gọi tắt là “Hệ thống e-GP” hoặc “Dự án”) theo hình thức Đối tác công tư (“PPP”).

1.2. Hệ thống e-GP, sau khi hoàn thành, sẽ là công cụ chính giúp chính phủ Việt Nam thực hiện hoạt động mua sắm hàng hóa, xây lắp, các gói hỗn hợp, các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn và các dịch vụ khác trên toàn quốc. Nhằm tận dụng chuyên môn và kỹ thuật của khu vực tư nhân, Chính phủ đã quyết định thực hiện dự án này theo hình thức đối tác công tư (PPP).

1.3. Trong mô hình PPP này, đối tác tư nhân được lựa chọn sẽ tự thiết kế, xây dựng, lắp đặt, cung cấp vốn, vận hành và bảo trì hệ thống e-GP bằng nguồn tài chính của mình và đổi lại sẽ được thu phí sử dụng từ các cơ quan Chính phủ và nhà cung cấp sử dụng hệ thống trong thời hạn của hợp đồng.

1.4. Quy trình đấu thầu cho dự án được tiến hành trong hai giai đoạn; giai đoạn đầu (Sơ tuyển) cho phép Chính phủ đánh giá HSDST và chọn ra các nhà đầu tư phù hợp để nhận Hồ sợ mời thầu (HSMT). Sau quá trình đấu thầu, một nhà đầu tư đủ điều kiện và phù hợp nhất sẽ được lựa chọn làm đối tác với Chính phủ trong dự án trọng điểm này.

1.5. Văn bản này cung cấp các nội dung chi tiết của dự án, khung thời gian cụ thể cho quy trình sơ tuyển và các biểu mẫu dự sơ tuyển.

2. Bối cảnh dự án

2.1. Trên thế giới, mua sắm trực tuyến đã được ghi nhận là một hình thức tiên tiến hàng đầu nhằm đạt được hiệu quả, minh bạch và tính cạnh tranh cho hoạt động mua sắm công.

2.2. Tại Việt Nam, “Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ” hay Dự án Mua sắm Chính phủ trực tuyến (Dự án e-GP) nằm trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 27/12/2005), Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010) và Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện dự án.

2.3. Mục tiêu tổng thể của Dự án là ứng dụng các tiến bộ của CNTT, viễn thông để xây dựng, quản lý và vận hành một cách bền vững Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống e-GP) nhằm thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng trên cơ sở đảm bảo an toàn, cạnh tranh, công khai minh bạch và hiệu quả kinh tế

2.4. Một hệ thống mua sắm trực tuyến thí điểm (Hệ thống thí điểm) đã được xây dựng và vận hành trong hai giai đoạn, năm 2009 – 2011 (giai đoạn 1) và năm 2012 – 2013 (giai đoạn 2). Hệ thống thí điểm được xây dựng tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn, bao gồm các hệ thống thành

4

Page 5: phần i. thủ tục sơ tuyển

phần như đấu thầu điện tử, cổng thông tin, hệ thống quản trị người sử dụng và giải pháp PKI cơ bản.

2.5. Theo kết quả thu được từ giai đoạn thí điểm và đề xuất từ MPI, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 7019/VPCP-KTN ngày 10/10/2011 phê duyệt việc thực hiện dự án e-GP theo mô hình Đối tác công tư. Sau khi hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2014, Cục Quản lý Đấu thầu, là đơn vị Quản lý dự án e-GP, đang tiến hành lựa chọn nhà đầu tư phù hợp và đủ điều kiện để thực hiện dự án.

2.6. Dự án này sẽ được thực hiện theo hình thức DBFOMT (Thiết kế, Xây dựng, Cấp vốn, Vận hành, Bảo trì và Chuyển giao) thuộc mô hình hợp đồng PPP, trong đó cơ chế thanh toán là Người dùng dịch vụ (Người mua và Người bán). Dự án dự kiến kéo dài 13 năm, bao gồm hai giai đoạn: Lắp đặt hệ thống e-GP (Khoảng 1,5 năm) và vận hành và bảo trì hệ thống e-GP (Khoảng 11,5 năm)

2.7. Trong hình thức DBFOMT thuộc hợp đồng PPP, nhà đầu tư có trách nhiệm Thiết kế, Xây dựng, Cấp vốn, Vận hành và Bảo trì hệ thống trong thời hạn hợp đồng và sẽ chuyển giao lại hệ thống cho Chính phủ sau khi đã hoàn thành hợp đồng.

2.8. Hệ thống yêu cầu lắp đặt 11 chức năng con bao gồm: Cổng thông tin, Quản lý người dùng, Trung tâm Hỗ trợ Khách hàng, Đấu thầu điện tử, Mua sắm qua mạng, Hợp đồng điện tử, Thanh toán trực tuyến, Danh mục sản phẩm, Văn bản điện tử, Quản lý Thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu và Bảo lãnh điện tử

2.9. Mô hình hợp đồng DBFOMT PPP cho phép nhà đầu tư được linh hoạt và chủ động trong thiết kế và xây dựng hệ thống dựa trên hạ tầng và hệ thống CNTT sẵn có của mình đồng thời đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật được nêu chi tiết trong hợp đồng PPP.

3. Quy trình đấu thầu

3.1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư bao gồm quy trình sơ tuyển các nhà đầu tư tiềm năng và quy trình đấu thầu để lựa chọn ra một nhà đầu tư đạt tiêu chuẩn.

3.2. Giai đoạn sơ tuyển nhằm đánh giá tổng quát năng lực tài chính và các kinh nghiệm liên quan đến dự án của các nhà đầu tư tiềm năng tham gia sơ tuyển. Giai đoạn này kết thúc khi Bên mời thầu chọn được và công bố danh sách ngắn bao gồm các nhà đầu tư thỏa mãn các yêu cầu sơ tuyển và đạt điều kiện để tham gia vòng hai.

3.3. Giai đoạn đấu thầu sẽ đánh giá chi tiết hơn các nhà đầu tư trong danh sách ngắn đặc biệt về giải pháp công nghệ, kế hoạch kinh doanh và tính tuân thủ theo luật pháp

3.4. Bên mời thầu, với sự hỗ trợ của tư vấn giao dịch, sẽ tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư được lựa chọn nhằm tìm ra một nhà đầu tư/liên danh phù hợp nhất để thực hiện dự án

3.5. Trong quá trình sơ tuyển và đấu thầu, Bên mời thầu sẽ lần lượt tổ chức Hội nghị tiền sơ tuyển và Hội nghị đấu thầu nhằm giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư liên quan đến việc chuẩn bị các HSDST và HSDT

4. Lịch trình của quy trinh sơ tuyển

STT Hoạt động Khung thời gian

1 Công bố Sơ tuyển Thứ Sáu, 18/12/2015

2 Ban hành HSMST Thứ Tư, 23/12/2015

5

Page 6: phần i. thủ tục sơ tuyển

3 Hội nghị tiền sơ tuyển Thứ Năm, 07/01/2016

4 Thời hạn nộp HSDST Thứ Tư, 03/02/2016

6

Page 7: phần i. thủ tục sơ tuyển

PHẦN I. THỦ TỤC SƠ TUYỂN

CHƯƠNG I: CHỈ DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

1. Nội dung sơ tuyển

1.1 Bên mời thầu với tên và địa chỉ quy định tại Bảng dữ liệu (BDL) mời nhà đầu tư quan tâm đến dự án được mô tả trong Chương V- Báo cáo tóm tắt dự án nộp HSDST.

1.2 Tổng vốn đầu tư/Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án được quy định tại BDL.

1.3 Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay của nhà đầu tư được quy định tại BDL.

1.4 Các thông tin cơ bản về dự án được nêu tại BDL.

2. Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư

2.1 Nhà đầu tư (độc lập hoặc từng thành viên trong liên danh) có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại BDL;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định trong Luật Đấu thầu;

f) Các điều kiện khác như nêu trong BDL.

3. Nội dung Hồ sơ mời Sơ tuyển

3.1 HSMST gồm có phần Giới thiệu, Phần 1, Phần 2 và Bảng Dữ liệu theo quy định tại Mục 5 CDNĐT (nếu có), trong đó cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

Giới thiệu

Phần I. Thủ tục sơ tuyển

- Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư;

- Chương II. Bảng dữ liệu;

- Chương III. Quy trình và tiêu chuẩn đánh giá HSDST;

- Chương IV. Biểu mẫu dự sơ tuyển;

Phần II. Báo cáo tóm tắt dự án

- Chương V. Báo cáo tóm tắt dự án

7

Page 8: phần i. thủ tục sơ tuyển

3.2 Thông báo mời sơ tuyển do Bên mời thầu phát hành hoặc cung cấp chỉ có tính chất thông báo, không phải là một phần của HSMST.

3.3 Bên mời thầu không chịu trách nhiệm về tính không chính xác, không hoàn chỉnh của HSMST, tài liệu giải thích làm rõ HSMST, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi của HSMST theo quy định tại Mục 5 CDNĐT mà không do Bên mời thầu cung cấp.

3.4 Nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả thông tin chỉ dẫn, BDL, biểu mẫu, báo cáo tóm tắt dự án và các yêu cầu khác trong HSMST để chuẩn bị HSDST.

4. Làm rõ HSMST, khảo sát hiện trường, hội nghị tiền đấu thầu

4.1 Trong trường hợp cần làm rõ HSMST, nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị làm rõ đến Bên mời thầu theo địa chỉ tại Mục 1.1 CDNĐT hoặc đặt câu hỏi trong hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) theo quy định tại Mục 4.4 CDNĐT. Khi Bên mời thầu nhận được đề nghị làm rõ HSMST của nhà đầu tư trước thời điểm đóng thầu tối thiểu một số ngày theo quy định tại BDL, Bên mời thầu phải có văn bản trả lời tất cả đề nghị làm rõ HSMST. Bên mời thầu sẽ gửi văn bản làm rõ HSMST cho nhà đầu tư có yêu cầu làm rõ HSMST và tất cả nhà đầu tư khác đã nhận HSMST từ Bên mời thầu, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi HSMST thì Bên mời thầu phải tiến hành sửa đổi HSMST theo thủ tục quy định tại Mục 5 CDNĐT.

4.2 Nhà đầu tư nên đi khảo sát hiện trường dự án cũng như khu vực liên quan và tự chịu trách nhiệm tìm hiểu mọi thông tin cần thiết để lập HSDST. Toàn bộ chi phí đi khảo sát hiện trường do nhà đầu tư tự chi trả.

4.3 Bên mời thầu sẽ cho phép nhà đầu tư và các đối tác của nhà đầu tư tiếp cận hiện trường dự án để phục vụ mục đích khảo sát hiện trường với điều kiện nhà đầu tư và các đối tác của nhà đầu tư cam kết rằng Bên mời thầu không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với nhà đầu tư và các đối tác của nhà đầu tư trong việc khảo sát hiện trường này. Nhà đầu tư và các đối tác của nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà đầu tư đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

4.4 Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà đầu tư thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMST. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMST, nhà đầu tư nên gửi yêu cầu làm rõ đến Bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung hội nghị tiền đấu thầu sẽ được Bên mời thầu ghi lại thành biên bản, trong đó nêu rõ nội dung các câu hỏi của nhà đầu tư và nội dung câu trả lời của Bên mời thầu nhưng không nêu tên nhà đầu tư có câu hỏi. Các nội dung làm rõ được lập thành văn bản làm rõ HSMST và gửi đến tất cả các nhà đầu tư đã nhận HSMST từ Bên mời thầu. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMST. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà đầu tư. Trường hợp HSMST cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, Bên mời thầu sẽ phát hành văn bản sửa đổi HSMST như quy định tại Mục 5 CDNĐT.

5. Sửa đổi HSMST

8

Page 9: phần i. thủ tục sơ tuyển

5.1 Việc sửa đổi HSMST được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc phát hành văn bản sửa đổi HSMSTvà được coi là một phần của HSMST.

5.2 Văn bản sửa đổi HSMST kèm theo quyết định phê duyệt của người có thẩm quyền được gửi đến tất cả nhà đầu tư nhận HSMST từ Bên mời thầu.

5.3 Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMST đến các nhà đầu tư đã nhận HSMST từ Bên mời thầu theo thời gian quy định tại BDL. Nhằm giúp các nhà đầu tư có đủ thời gian để sửa đổi HSDST, Bên mời thầu có thể quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 14.2 CDNĐT. Nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bên mời thầu là đã nhận được các tài liệu sửa đổi HSMST theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

6. Chi phí dự sơ tuyển

Nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDST. Trong mọi trường hợp, Bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự sơ tuyển của nhà đầu tư.

7. Ngôn ngữ của HSDST

HSDST cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDST trao đổi giữa nhà đầu tư với Bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định trong BDL.

8. Nội dung của HSDST

HSDST do nhà đầu tư chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau:

8.1 Đơn dự sơ tuyển theo quy định tại Mục 9 CDNĐT;

8.2 Giấy ủy quyền theo MẪU A02 Chương IV (trong trường hợp cần thiết);

8.3 Thỏa thuận liên danh đối với trường hợp nhà đầu tư liên danh theo MẪU A03 Chương IV;

8.4 Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 10 CDNĐT;

8.5 Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự sơ tuyển theo quy định tại Mục 9 CDNĐT;

8.6 Các nội dung khác nêu tại BDL (nếu có).

9. Đơn dự sơ tuyển

9.1 Đối với nhà đầu tư độc lập, đơn xin dự sơ tuyển phải được chuẩn bị theo MẪU A01 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển, được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của nhà đầu tư (người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc người được ủy quyền; trường hợp ủy quyền, để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền, nhà đầu tư cần gửi kèm theo có giấy ủy quyền theo MẪU A02 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển hoặc bản chụp Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh được chứng thực hoặc các tài liệu khác chứng minh thẩm quyền của người được ủy quyền).

9

Page 10: phần i. thủ tục sơ tuyển

9.2 Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự sơ tuyển phải được chuẩn bị theo MẪU A01 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển, được ký tên và đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của từng thành viên trong liên danh hoặc người đại diện hợp pháp của liên danh nếu tư cách đại diện được ghi rõ tại thỏa thuận liên danh.

10. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư

10.1 Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

10.2 Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư:

a) Năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được kê khai theo các Mẫu tại phần B Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển;

b) Các tài liệu khác nêu tại BDL (nếu có).

11. Thời gian có hiệu lực của HSDST

11.1 HSDST phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSDST nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

11.2 Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDST, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà đầu tư gia hạn hiệu lực của HSDST. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDST thì HSDST của nhà đầu tư không được xem xét tiếp. Nhà đầu tư chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDST. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

12. Quy cách HSDST và chữ ký trong HSDST

12.1 Nhà đầu tư phải chuẩn bị số lượng bản gốc và bản chụp HSDST theo số lượng nêu tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HSDST”, “BẢN CHỤP HSDST”.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSDST thì nhà đầu tư phải chuẩn bị 01 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ tương ứng phải ghi rõ “BẢN GỐC HSDST SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HSDST SỬA ĐỔI”, “BẢN GỐC HSDST THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HSDST THAY THẾ”.

12.2 Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự khác biệt giữa bản gốc và bản chụp thì xử lý theo quy định tại BDL.

12.3 Bản gốc của HSDST phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự sơ tuyển, các văn bản bổ sung, làm rõ HSDST (nếu có) và các biểu mẫu khác được lập theo quy định tại Chương IV phải được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký tên và đóng dấu (nếu có), trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo MẪU A02 Chương IV hoặc bản chụp Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh được chứng thực hoặc các tài liệu khác chứng minh thẩm quyền của người được ủy quyền và được nộp cùng với HSDST.

12.4 Trường hợp là nhà đầu tư liên danh thì các nội dung của HSDST nêu tại Mục 12.3 CDNĐT phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh theo thỏa thuận liên danh. Văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên trong liên danh.

10

Page 11: phần i. thủ tục sơ tuyển

12.5 Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự sơ tuyển.

13. Niêm phong và ghi bên ngoài HSDST

13.1 Túi đựng HSDST bao gồm bản gốc và các bản chụp HSDST, bên ngoài phải ghi rõ "HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN".

Trường hợp nhà đầu tư có sửa đổi, thay thế HSDST thì hồ sơ sửa đổi, thay thế (bao gồm bản gốc và các bản chụp) phải được đựng trong túi bên ngoài phải ghi rõ “HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN THAY THẾ”.

Các túi đựng: HSDST, HSDST sửa đổi, HSDST thay thế phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà đầu tư.

13.2 Trên các túi đựng hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin:

a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

b) Tên người nhận là tên Bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT;

c) Tên dự án theo quy định tại Mục 1.4 CDNĐT;

d) Dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở thầu”.

13.3 Trong trường hợp HSDST gồm nhiều tài liệu, nhà đầu tư cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDST của bên mời thầu được thuận tiện, đảm bảo sự toàn vẹn của HSDST, tránh thất lạc, mất mát.

13.4 Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định của HSMST này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDST trong quá trình chuyển đến Bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDST theo hướng dẫn quy định tại các Mục 13.1 và 13.2 CDNĐT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDST nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định nêu trên.

14. Thời điểm đóng thầu

14.1 Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc gửi HSDST đến địa chỉ của Bên mời thầu theo quy định tại Mục 1.1 CDNĐT nhưng phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDST của tất cả nhà đầu tư nộp HSDST trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà đầu tư tham dự sơ tuyển chưa mua hoặc chưa nhận HSMST trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua HSMST thì nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu khoản tiền nêu tại BDL trước khi HSDST được tiếp nhận.

14.2 Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu nộp HSDST khi sửa đổi HSMST theo Mục 5 CDNĐT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của Bên mời thầu và nhà đầu tư theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

14.3 Khi gia hạn thời điểm hết hạn nộp HSDST, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho các nhà đầu tư đã nhận HSMST hoặc đã nộp HSDST, đồng thời đăng tải thông báo gia hạn thời điểm hết hạn nộp HSDST trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế). Khi thông báo, bên mời thầu sẽ ghi rõ thời điểm hết hạn nộp HSDST mới để nhà đầu tư có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung HSDST theo yêu cầu mới. Nhà đầu tư đã nộp HSDST có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sung HSDST của mình. Trường hợp nhà đầu tư chưa

11

Page 12: phần i. thủ tục sơ tuyển

nhận lại hoặc không nhận lại HSDST thì bên mời thầu quản lý HSDST đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

15. HSDST nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDST nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDST nào mà Bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDST nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư.

16. Sửa đổi, thay thế và rút HSDST

16.1 Sau khi nộp HSDST, nhà đầu tư có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDST bằng cách gửi văn bản thông báo có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, trường hợp ủy quyền thì phải gửi kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mục 12.3 CDNĐT.

16.2 Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDST phải được gửi kèm với văn bản thông báo việc sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho Bên mời thầu theo quy định tại Mục 12 và Mục 13 CDNĐT, trên túi đựng văn bản thông báo phải ghi rõ “SỬA ĐỔI HSDST” hoặc “THAY THẾ HSDST”;

b) Được Bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 14 CDNĐT.

16.3 HSDST mà nhà đầu tư yêu cầu rút sẽ được trả lại cho nhà đầu tư theo nguyên trạng.

16.4 Nhà đầu tư không được sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDST sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của HSDST mà nhà đầu tư đã ghi trong đơn dự sơ tuyển hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của HSDST.

17. Mở thầu

17.1 Ngoại trừ các trường hợp quy định tại Mục 15 và Mục 16.3 CDNĐT, Bên mời thầu phải mở công khai và đọc to, rõ các thông tin theo Mục 17.3 CDNĐT của tất cả HSDST đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở thầu không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.

17.2 Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDST theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở bản gốc HSDST, HSDST sửa đổi (nếu có) và đọc to, rõ những thông tin sau: tên nhà đầu tư, hiệu lực của HSDST, số lượng bản gốc, bản chụp và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đại diện của Bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự sơ tuyển, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có), thoả thuận liên danh (nếu có). Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDST nào khi mở thầu, trừ các HSDST nộp muộn theo quy định tại Mục 14 CDNĐT.

17.3 Đối với trường hợp xin rút HSDST:

12

Page 13: phần i. thủ tục sơ tuyển

Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ các thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “RÚT HSDST”, túi đựng HSDST của nhà đầu tư có đề nghị rút HSDST sẽ được giữ nguyên niêm phong và trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư rút HSDST và vẫn mở HSDST tương ứng nếu văn bản thông báo “RÚT HSDST” không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư và phải được công khai trong lễ mở thầu.

17.4 Đối với trường hợp sửa đổi HSDST

Bên mời thầu sẽ tiến hành mở túi đựng văn bản thông báo “SỬA ĐỔI HSDST”, văn bản thông báo gửi kèm sẽ được mở và đọc to, rõ cùng với các HSDST sửa đổi tương ứng trước khi mở HSDST ban đầu của nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư sửa đổi HSDST nếu văn bản thông báo sửa đổi HSDST không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư. Chỉ có các HSDST được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

17.5 Đối với trường hợp thay thế HSDST:

Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “THAY THẾ HSDST” và HSDST thay thế này sẽ được thay cho HSDST bị thay thế. HSDST bị thay thế sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà đầu tư thay thế HSDST nếu văn bản thông báo thay thế HSDST không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà đầu tư và phải được công khai trong lễ mở thầu.

17.6 Bên mời thầu phải lập biên bản mở thầu trong đó bao gồm các thông tin quy định tại Mục 17.2 CDNĐT. Đại diện của các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà đầu tư trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến tất cả các nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.

18. Bảo mật

18.1 Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDST phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà đầu tư hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình sơ tuyển nhà đầu tư cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDST của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSDST.

18.2 Trừ trường hợp làm rõ HSDST theo quy định tại Mục 19 CDNĐT, nhà đầu tư không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDST của mình và các vấn đề khác liên quan đến dự án trong suốt thời gian từ khi mở HSDST cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển.

19. Làm rõ HSDST

19.1 Sau khi mở HSDST, trong trường hợp phát hiện nhà đầu tư thiết tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

19.2 Sau khi mở HSDST, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ HSDST theo yêu cầu của bên mời thầu. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà đầu tư phải được thực hiện bằng văn bản bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có HSDST cần phải làm rõ. Tài liệu làm rõ HSDST được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDST.

13

Page 14: phần i. thủ tục sơ tuyển

19.3 Trong văn bản yêu cầu làm rõ phải quy định thời hạn làm rõ của nhà đầu tư. Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ, hoặc nhà đầu tư có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSDST của nhà đầu tư theo thông tin nêu trong HSDST đã nộp trước thời hạn đóng thầu.

19.4 Trường hợp sau khi hết hạn nộp HSDST, nhà đầu tư phát hiện HSDST thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu trong khoảng thời gian nêu tại BDL để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi là một phần của HSDST. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc đã nhận được các tài liệu bổ sung làm rõ của nhà đầu tư bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

20. Các đối tác có liên quan

Nhà đầu tư phải kê khai các đối tác dự kiến sẽ cùng tham gia thực hiện dự án theo MẪU A04 tại Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển.

21. Đánh giá HSDST và xếp hạng nhà đầu tư

21.1 Đánh giá HSDST theo quy trình và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III.

21.2 Xếp hạng nhà đầu tư theo quy định tại BDL.

22. Điều kiện được lựa chọn vào danh sách ngắn

Nhà đầu tư được xem xét, lựa chọn vào danh sách ngắn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

22.1 Có HSDST hợp lệ;

22.2 Có tổng điểm đánh giá về năng lực, kinh nghiệm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu theo quy định tại Mục 2 Chương III, điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn mức điểm tối thiểu theo quy định tại Mục 2 Chương III.

22.3 Thuộc danh sách xếp hạng nhà đầu tư theo quy định tại Mục 21.2 CDNĐT.

23. Công khai kết quả sơ tuyển

Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển, Bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả sơ tuyển (danh sách ngắn) lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn và Báo đấu thầu, đồng thời gửi văn bản thông báo kết quả sơ tuyển tới các nhà đầu tư nộp HSDST.

24. Giải quyết khiến nghị trong đấu thầu

Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình sơ tuyển nhà đầu tư đến Bên mời thầu, Người có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương XII Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 88, 89 và 90 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.

14

Page 15: phần i. thủ tục sơ tuyển

15

Page 16: phần i. thủ tục sơ tuyển

CHƯƠNG II: BẢNG DỮ LIỆU

*Chỉ dẫn nhà đầu tư: CDNĐT

CDNĐT 1.1

Tên và địa chỉ của bên mời thầu:- Bên mời thầu: Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Đại diện: Ông Nguyễn Sơn – Giám đốc BQL Dự án e-GP PPP- Địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam- Số tầng/ Số phòng: Phòng 301, Tầng 3, Nhà G, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Số 6B

Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam- Thành phố: Hà Nội- Số điện thoại: +84 968906877- Số Fax: +84 08044323- Email: [email protected]; [email protected].

CDNĐT 1.2

Tổng vốn đầu tư của dự án là 334,895 tỉ đồng, (tương đương 15,2 triệu USD)Nhà đầu tư chịu trách nhiệm xác định mức vốn yêu cầu tối thiểu, có thể thấp hoặc cao hơn mức yêu cầu trong nghiên cứu khả thi

CDNĐT 1.3

Yêu cầu về vốn chủ sở hữu và vốn vay mà nhà đầu tư phải huy động:

- Vốn chủ sở hữu tối thiểu mà nhà đầu tư phải thu xếp: 50,250 tỉ đồng hay 2,28 triệu USD

- Vốn vay mà nhà đầu tư phải huy động: 284,645 tỉ đồng hay 12,92 triệu USDCDNĐT 1.4

Thông tin cơ bản của dự án bao gồma) Tên dự án: Dự án Ứng dụng Thương mại điện tử trong Mua sắm Chính phủ

theo hình thức Đối tác công tư (Dự án e-GP).b) Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội, Việt Namc) Mục tiêu chính của dự án:

Ứng dụng các tiến bộ của CNTT, viễn thông để xây dựng, quản lý và vận hành một cách bền vững Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống e-GP) nhằm thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng trên cơ sở đảm bảo an toàn, cạnh tranh, công khai minh bạch và hiệu quả kinh tế

Mục tiêu cụ thể của dự án:- Xây dựng hệ thống e-GP tiên tiến nhằm chuẩn hóa quy trình mua sắm công

tại Việt Nam và đạt được tính minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.- Xây dựng Hệ thống gồm 11 hệ thống thành phần bao gồm: Cổng thông tin

(Portal); Quản lý người dùng (User Management); Hỗ trợ người dùng (Call Center); Ðấu thầu điện tử (e-Bidding), Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall), Quản lý hợp đồng qua mạng (e-Contract), Thanh toán điện tử (e-Payment); Danh mục sản phẩm (Item list); Văn bản điện tử (e-Document); Quản lý năng lực nhà cung cấp (Supplier’s Performance Management); Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee) cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống này.

- Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ quá trình triển khai đấu thầu qua mạng đồng thời sẵn sàng kết nối và tích hợp với các hệ thống quản lý khác của Chính phủ điện tử Việt Nam.

- Xây dựng, vận hành, bảo trì và nâng cấp hệ thống trong vòng 13 năm- Nâng cao tỉ lệ sử dụng hệ thống của các bên mời thầu, nhà đầu tư, doanh

16

Page 17: phần i. thủ tục sơ tuyển

nghiệp và các bên liên quan khác thông qua quản lý thay đổi, tập huấn, các chiến dịch nâng cao nhận thức và hướng dẫn người dùng

- Đảm bảo các thông tin đấu thầu như số người dùng đăng kí, yêu cầu mua sắm, thông báo mời thầu, lựa chọn nhà thầu trúng thầu, hợp đồng, thanh tra và thanh toán trên mạng Internet được tải lên hệ thống; dần dần tăng số lượng đấu thầu qua mạng.

- Thiết kế và xây dựng một hệ thống e-GP đủ khả năng kết nối với các hệ thống quốc gia liên quan và đáp ứng các yêu cầu mới (về ngôn ngữ, quy trình,…) trong bối cảnh Việt Nam mới ký kết hàng loạt các hiệp định quốc tế và thỏa thuận hợp tác (e.g. TPP, EU, WB, OCDS , etc.)

d) Quy mô, công suất dự án: Vui lòng tham khảo Phần III – Báo cáo tổng hợp dự án

e) Diện tích sử dụng đất (nếu có): Dự án không sử dụng đấtf) Tổng vốn đầu tư/ mức đầu tư của dự án: theo Báo cáo nghiên cứu khả thi mức

vốn đầu tư của dự án được ước tính là 334,895 tỉ đồng hay 15,2 triệu USDg) Vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có): Chính phủ đã phê

duyệt mức đóng góp cho dự án là 44 tỉ đồng hay 2 triệu USD (tương đương 15.6% tổng vốn đầu tư của dự án)

h) Loại hợp đồng PPP: DBFOMT (Thiết kế, Xây dựng, Cấp vốn, Vận hành, Bảo trì và Chuyển giao)

i) Dự kiến Kế hoạch triển khai thực hiện dự án (Tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình): Dự án được thực hiện trong 13 năm, trong đó dự kiến 1,5 năm cho thiết kế

và xây dựng hệ thống, 11,5 năm cho vận hành Thời gian dự kiến đưa vào vận hành: 1,5 năm sau khi ký hợp đồng với nhà

đầu tư được lựa chọnj) Các nội dung khác (nếu có): Vui lòng tham khảo Phần III – Báo cáo tổng hợp dự

ánCDNĐT 2.1 (d)

- Nhà đầu tư tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. Cụ thể như sau:+ Tư vấn lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:

Liên doanh Deayeong Unitec và Teckad Corporation,o Deayeong Unitec, Tầng 7, Tòa nhà 6, Số 60-25, Gasan-dong, Geumcheon-

gu, Seoul, Hàn Quốco Teckad Corporation, Khu 316, Tầng 3, Tòa nhà ICC, 71 Nguyễn Chí

Thanh, Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại: +84 - 4 - 62558111 Fax: +84 - 4 – 62559111Mã số doanh nghiệp: 0104879628

+ Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:Công ty TNHH KPMG Việt Nam, Tầng 46, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam, Tầng 16, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.Trung tâm Tư vấn nghiệp vụ và hỗ trợ đánh giá hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin trực thuộc Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Tầng 2 – Tòa nhà Detech building, Số 8A đường Tôn Thất Thuyệt, phường Mỹ Đình 2, quận

17

Page 18: phần i. thủ tục sơ tuyển

Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam+ Tư vấn lập HSMST: Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam, Tầng

16, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

+ Tư vấn đánh giá HSDST: Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam, Tầng 16, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

- Nhà đầu tư tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hay tổ chức quản lý với Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

CDNĐT 2.1 (đ)

Không áp dụng

CDNĐT 2.1 (f)

1. Nhà đầu tư trong nước được khuyến khích liên kết với nhà đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực khi dự sơ tuyển

2. Nhà đầu tư nước ngoài phải liên kết với nhà đầu tư trong nước khi đăng kí sơ tuyển

CDNĐT 4.1

Bên mời thầu phải nhận được văn bản đề nghị làm rõ HSMST (đồng thời gửi email tới địa chỉ [email protected] ) tối thiểu 5 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNĐT 4.3

Bên mời thầu sẽ không tổ chức khảo sát hiện trường.

CDNĐT 4.4

Hội nghị tiền đấu thầu nhằm giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư sẽ được tổ chức vào:- Thời gian: 14h00 ngày 07/01/2016- Địa điểm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Thành

phố Hà Nội, Việt NamCDNĐT 5.3

Tài liệu sửa đổi HSMST sẽ được Bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà đầu tư đã nhận HSMST từ Bên mời thầu trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu 10 ngày.Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMST không đáp ứng theo quy định thì Bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng

CDNĐT 7

Tiếng Anh

CDNĐT 8.6

Không áp dụng

CDNĐT 10.1

Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư:a) Đối với nhà đầu tư độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ

của mình như sau:- Bản sao công chứng: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặcquyết định

thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc có cơ quan thuế xác nhận, kèm theo bản sao công chứng của một trong các tài liệu dưới đây:+ Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;+ Quyết toán hoàn thuế (thuế GTGT và thuế TNDN) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm kê khai;

18

Page 19: phần i. thủ tục sơ tuyển

+ Bằng chứng về quyết toán hoàn thuế điện tử của nhà đầu tư;+ Văn bản xác nhận của cơ quan thuế (bao gồm chứng nhận tổng số thuế) về việc thực hiện các nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư;+ Báo cáo kiểm toán (nếu có);

- Các tài liệu khác chứng minh nhà đầu tư là đơn vị hạch toán độc lậpb) Đối với nhà đầu tư liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu nêu tại Điểm a Khoản này đối với từng thành viên trong liên danh;- Thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo MẪU A03 tại Chương IV – Biểu

mẫu dự sơ tuyển

CDNĐT 10.2 (b)

Không áp dụng

CDNĐT 11.1

Thời hạn hiệu lực của HSDST ít nhất là 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng sơ tuyển

CDNĐT 12.1

Số lượng bản HSDST cần nộp là: 1 bản gốc and 5 bản chụp bằng Tiếng Anh

Trường hợp sửa đổi, thay thế HSDST thì nhà đầu tư phải nộp các bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDST.

CDNĐT 12.2

Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì HSDST của nhà đầu tư bị loại

CDNĐT 14.1

- Thời điểm đóng sơ tuyển là: 15 giờ 00 phút, Thứ Sáu ngày 21 tháng 1 năm 2016, giờ Việt Nam

- HSMST có mức giá bán là: 2.000.000 ĐỒNG. Nhà đầu tư có thể tải bộ HSMST miễn phí từ website: http://muasamcong.mpi.gov.vn và trả phí sơ tuyển khi nộp HSDST

CDNĐT 17.1

Thời điểm mở thầu là: 15 giờ 30 phút, Thứ Tư ngày 03 tháng 2 năm 2016 tại địa điểm mở thầu:- Phòng hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

CDNĐT 19.2

Nhà đầu tư phải trả lời yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu làm rõ

CDNĐT 19.4

Nhà đầu tư được tự gửi tài liệu để làm rõ HSDST đến Bên mời thầu trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày đóng thầu. Bất kì hồ sơ làm rõ nào Bên mời thầu nhận được sau thời điểm này sẽ không được ghi nhận

CDNĐT 21.2

HSDST của nhà đầu tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất.Trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn 04 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.

CDNĐT 24

Địa chỉ nhận đơn kiến nghị:a) Địa chỉ của Bên mời thầu:

- Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình,

19

Page 20: phần i. thủ tục sơ tuyển

Hà Nội- Số Fax: +84 080 44323;- Số điện thoại: +84 080 44241;

b) Địa chỉ của người có thẩm quyền:- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội- Số Fax: +84 080 44323;- Số điện thoại: +84 080 44241;

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn:- Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình,

Hà Nội- Số Fax: +84 080 44323;- Số điện thoại: +84 080 43650;

20

Page 21: phần i. thủ tục sơ tuyển

CHƯƠNG III. QUY TRÌNH VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDST

Mục 1. Đánh giá tính hợp lệ HSDST

1.1 Kiểm tra HSDST:a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSDST;b) Kiểm tra các nội dung trong bản gốc HSDST, bao gồm: Đơn dự sơ tuyển, Thỏa thuận liên

danh (nếu có), Giấy ủy quyền ký đơn dự sơ tuyển (nếu có); tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm và các nội dung khác thuộc HSDST theo quy định tại Mục 8 CDNĐT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá HSDST.

1.2 Đánh giá tính hợp lệ HSDST:HSDST của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây: a) Có bản gốc HSDST;b) Có đơn dự sơ tuyển được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu1. Đối với nhà

đầu tư liên danh, đơn dự sơ tuyển phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu 1 hoặc thành viên thay mặt liên danh ký đơn dự sơ tuyển theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Không có tên trong hai hoặc nhiều HSDST với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;

d) Thời hạn hiệu lực của HSDST đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 11 BDL;e) Đối với nhà đầu tư liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành

viên liên danh ký tên, đóng dấu1 và đáp ứng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của thành viên đứng đầu liên danh là 25% và từng thành viên trong liên danh là 15% theo quy định tại Mục 2 Chương III. Thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh theo MẪU A03 Chương IV – Biểu mẫu dự sơ tuyển;

f) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 2.1 CDNĐT.

Nhà đầu tư có HSDST hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

1.3 Nguyên tắc đánh giáa) Nhà đầu tư sẽ được đánh giá dựa trên khả năng tài chính, kinh nghiệm và năng lực kỹ thuật.b) Mỗi nhà đầu tư sẽ được cho điểm theo thang điểm 100, với tối đa 20 điểm dành cho khả

năng tài chính và 80 điểm cho năng lực kỹ thuật.c) Tổng điểm tối thiểu nhà đầu tư phải đạt được để đạt yêu cầu sẽ được cung cấp nhưng không

thấp hơn 60 điểm và điểm chi tiết cho từng yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% số điểm tối đa cho từng yêu cầu đó (trừ yêu cầu về Tài chính cho “ Khả năng huy động vốn” và yêu cầu về Kỹ thuật cho “Ý kiến đánh giá về Báo cáo nghiên cứu khả thi”)

1 Trường hợp nhà đầu tư không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự sơ tuyển và các tài liệu khác trong HSDST là của người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

21

Page 22: phần i. thủ tục sơ tuyển

Mục 2. Đánh giá năng lực tài chính, năng lực và kinh nghiệm về kỹ thuật

2.1 Đánh giá năng lực tài chínha) Nếu nhà đầu tư tham gia sơ tuyển dưới hình thức liên danh, đánh giá tài chính sẽ dựa trên đánh giá tất cả các thành viên trong liên danh. Mỗi

thành viên sẽ được đánh giá riêng về khả năng tài chính để thực hiện vai trò đảm nhận. Sau đó, liên danh sẽ được đánh giá tổng thể để xác định khả năng tài chính đáp ứng các yêu cầu theo hợp đồng và khả năng thu xếp nguồn tài chính cần thiết.

b) Khả năng tài chính sẽ được đánh giá qua việc xem xét:

- Báo cáo tài chính đã kiểm toán do nhà đầu tư nộp;- Các thông tin được công bố công khai; và- Xếp hạng tín dụng (nếu có) bởi các cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín.

c) Các yếu tố chính để đánh giá năng lực tài chính bao gồm:

Cấu phần/ Yêu cầu Số điểm tối đa

Số điểm yêu cầu tối

thiểu

Thang đánh giá Nhà đầu tư Thang điểm tương ứng

1. Năng lực tài chính – Khả năng huy

động vốn

1.1. Chứng minh cam kết đáp ứng đủ yêu cầu vốn tối thiểu cho dự án (theo Chương II, CDNĐT 1.3)

3 Thư Cam kết đáp ứng được số vốn tối thiểu 50,250 tỉ đồng 3

22

Page 23: phần i. thủ tục sơ tuyển

Cấu phần/ Yêu cầu Số điểm tối đa

Số điểm yêu cầu tối

thiểu

Thang đánh giá Nhà đầu tư Thang điểm tương ứng

Nhà đầu tư/thành viên liên danh cần cung cấp:

o Một thư Cam kết đáp ứng đủ vốn tối thiểu 50,250 tỉ đồng của nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư liên danh, tổng số vốn cam kết trong thư Cam kết cộng lại của các thành viên phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu của dự án là 50,250 tỉ đồng

Nhà đầu tư cần hoành thành MẪU B03 cho nội dung này

Thư Cam kết đáp ứng được ít hơn số vốn tối thiểu 50,250 tỉ đồng 0

1.2 Chứng minh cam kết huy động đủ phần vốn vay cho dự án (theo Chương II, CDNĐT 1.3)

Nhà đầu tư/thành viên liên danh cần cung cấp:

o Bản sao công chứng Bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chứng tín dụng về phần vốn yêu cầu còn lại của dự án

Để tránh nhầm lẫn, tổng vốn đầu tư yêu cầu của dự án là 334,895 tỉ đồng. Theo đó, Bảo lãnh cần đáp ứng đủ Yêu cầu vốn vay, bằng tổng vốn đầu tư trừ số vốn nhà đầu tư cam kết ban đầu. Ví dụ, nếu nhà đầu tư lựa chọn đầu tư ban đầu 100 tỉ đồng, số tiền nhà đầu tư cần được bảo lãnh sẽ là (334,895 – 100 = 235,895 tỉ đồng)

Đối với nhà đầu tư liên danh, tổng số vốn được bảo lãnh của các thành viên cộng lại ít nhất phải đủ cho Yêu vầu vốn vay như quy định ở trên

Nhà đầu tư cần hoành thànhMẪU B03 cho nội dung này

3

Có Bảo lãnh của ngân hàng ít nhất bằng phần vốn vay còn lại (334,895 tỉ đồng trừ số vốn cam kết tại mục 1.1.)

3

Không có Bảo lãnh của ngân hàng đủ cho phần vốn vay còn lại (334,895 tỉ đồng trừ số vốn cam kết tại mục 1.1.)

0

1. Tổng điểm cho Năng lực tài chính – Khả năng huy động vốn 6

2. Khả năng tài chính –

2.1. Chứng minh khả năng thực hiện các dự án có quy mô tương tự

Nhà đầu tư/thành viên liên danh cần cung cấp:4 2

Có nhiều hơn 2 dự án có quy mô vốn tương tự hoặc lớn hơn do nhà đầu tư thực hiện

4

23

Page 24: phần i. thủ tục sơ tuyển

Cấu phần/ Yêu cầu Số điểm tối đa

Số điểm yêu cầu tối

thiểu

Thang đánh giá Nhà đầu tư Thang điểm tương ứng

Kinh nghiệm dự án

o Ghi nhận hoàn thành các dự án có quy mô tương tự (Theo MẪU B04).

Đối với nhà đầu tư liên danh, đánh giá cho cả liên danh bằng tổng tất cả các dự án đã hoàn thành của tất cả các thành viên liên danh cộng lại

Nhà đầu tư cần hoành thành MẪU B04 cho nội dung này

Có 2 dự án có quy mô vốn tương tự hoặc lớn hơn do nhà đầu tư thực hiện 2

Có ít hơn 2 dự án có quy mô vốn tương tự hoặc lớn hơn do nhà đầu tư thực hiện

0

2. Tổng điểm cho Khả năng tài chính – Kinh nghiệm dự án 4 25. Năng lực tài chính 5.1. Đánh giá Giá trị tài sản ròng của Nhà đầu tư/ Thành

viên liên danh

Giá trị tài sản ròng bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ tổng nợ trong mỗi năm tài chính

Đối với nhà đầu tư liên danh, mỗi thành viên trong liên danh sẽ được đánh giá một cách độc lập năng lực tài chính thực hiện phần nghĩa vụ của họ trong liên danh

Nhà đầu tư cần hoành thành MẪU B02 cho nội dung này

2 1

Giá trị tài sản ròng lớn hơn 50,250 tỉ đồng trong tất cả các năm tài chính được đánh giá

2

Giá trị tài sản ròng lớn hơn 50,250 tỉ đồng trong năm tài chính gần nhất và 1 năm tài chính còn lại trong các năm được đánh giá

1

Giá trị tài sản ròng nhỏ hơn 50,250 tỉ đồng trong năm tài chính gần nhất hoặc 2 năm trong các năm được đánh giá

0

3.2. Đánh giá Lợi nhuận biên của Nhà đầu tư/ Thành viên liên danh

Lợi nhuận biên bằng thu nhập thuần chia cho tổng doanh thu của doanh nghiệp

Đối với nhà đầu tư liên danh, mỗi thành viên trong liên danh sẽ được đánh giá một cách độc lập năng lực tài chính thực hiện phần nghĩa vụ của họ trong liên danh

Nhà đầu tư cần hoành thành MẪU B02 cho nội dung này

2 1Lợi nhuận biên dương trong cả 3 năm, trong đó có ít nhất 1 năm đạt trên 5% 2

Lợi nhuận biên dương trong 2 năm 1

Lợi nhuận biên dương từ 0-1 năm 0

24

Jamie Meacham, 12/04/15,
The minimum score applies to this sub-category not to each of the 5 criteria
Page 25: phần i. thủ tục sơ tuyển

Cấu phần/ Yêu cầu Số điểm tối đa

Số điểm yêu cầu tối

thiểu

Thang đánh giá Nhà đầu tư Thang điểm tương ứng

3.3. Đánh giá Vốn lưu động của Nhà đầu tư/ Thành viên liên danh

Vốn lưu động bằng tài hiện hiện có trừ nợ hiện có của doanh nghiệp

Đối với nhà đầu tư liên danh, mỗi thành viên trong liên danh sẽ được đánh giá một cách độc lập năng lực tài chính thực hiện phần nghĩa vụ của họ trong liên danh

Nhà đầu tư cần hoàn thành MẪU B02 cho nội dung này

2 1

Vống lưu động dương trong cả 3 năm 2

Vống lưu động dương trong 2 năm 1

Vống lưu động dương từ 0-1 năm 0

3.4. Đánh giá Tiền và các khoản tương đương tiền của Nhà đầu tư/ Thành viên liên danh

Nhà đầu tư/ Thành viên liên danh sẽ được đánh giá dựa trên số dư tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong báo cáo tài chính gần nhất

Đối với nhà đầu tư liên danh, mỗi thành viên trong liên danh sẽ được đánh giá một cách độc lập năng lực tài chính thực hiện phần nghĩa vụ của họ trong liên danh

Nhà đầu tư cần hoàn thành MẪU B02 cho nội dung này

2

Số dư tiền mặt trên 103 tỉ đồng 2

Số dư tiền mặt từ 50,250 - 103 tỉ đồng 1

Số dư tiền mặt dưới 50,250 tỉ đồng 0

4.2. Đánh giá Các sự kiện về bảng cân đối kế toán của Nhà đầu tư/ Thành viên liên danh

Nhà đầu tư/ thành viên liên danh sẽ được đánh giá các sự kiện liên quan đến bảng cân đối kế toán của họ thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo xếp hạng tín dụng (nếu có) và các nguồn thông tin được công bố rộng rãi

Đối với nhà đầu tư liên danh, mỗi thành viên trong liên danh sẽ được đánh giá một cách độc lập năng lực tài chính thực hiện phần nghĩa vụ của họ trong liên danh

Nhà đầu tư cần hoàn thành MẪU B02 cho nội dung này

2 1

Không có/ Có nhưng không đáng kể các sự kiện về bảng cân đối kế toán, không có khả năng sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính của nhà đầu tư

2

Có các sự kiện về bảng cân đối kế toán đáng lưu ý, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính của nhà đầu tư

0

25

Page 26: phần i. thủ tục sơ tuyển

Cấu phần/ Yêu cầu Số điểm tối đa

Số điểm yêu cầu tối

thiểu

Thang đánh giá Nhà đầu tư Thang điểm tương ứng

3. Tổng điểm cho Năng lực tài chính 10 5

Tổng tỉ trọng 20 7

d) Tổng điểm cho đánh giá năng lực tài chính là 20 điểm. Để được lựa chọn vào vòng đấu thầu, nhà đầu tư/ thành viên liên danh phải đạt điểm tối thiểu yêu cầu cho tổng điểm và cho mỗi mục

e) Nếu nhà đầu tư hoặc bất kì thành viên nào của liên danh là công ty con của một tập đoàn lớn, đơn vị này có thể củng cố năng lực tài chính của mình bằng các minh chứng hỗ trợ từ công ty mẹ như Bảo Lãnh của công ty mẹ (PCG), trong trường hợp này sẽ cần đánh giá năng lực tài chính của công ty mẹ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư hoặc thành viên liên danh cần cung cấp các tài liệu bổ sung về công ty m

26

Page 27: phần i. thủ tục sơ tuyển

2.2 Đánh giá năng lực kỹ thuậta) Đối với nhà đầu tư liên danh, số điểm của cả liên danh sẽ được đánh giá dựa trên tổng số kinh nghiệm và năng lực kĩ thuật của tất cả các thành

viên trong liên danh cộng lạib) Các tiêu chí đánh giá năng lực kĩ thuật dựa trên các kinh nghiệm và các thông tin dưới đây:

STT Tiêu chí Tổng điểm

Điểm tối thiểu Tiêu chí phụ Cách thức chấm điểm chi tiết Thang

điểm

1Kinh nghiệm hệ thống Chính phủ điện tử trong 5 năm qua

20 10

Nhà đầu tư cần cung cấp ví dụ các dự án đã hoàn thành trong 5 năm qua trong 3 lĩnh vực (xây dựng phần mềm thuộc Chính phủ điện tử, vận hành và bảo trì phần mềm thuộc Chính phủ điện tử và kinh nghiệm mua sắm trực tuyến (cho khối công và tư)). Nhà đầu tư cần hoàn thành MẪU B04 cho nội dung này

1.1 7 3.5 Kinh nghiệm xây dựng phần mềm thuộc Chính phủ điện tử

Nhiều hơn 5 dự án 72 đến 4 dự án 3.5Ít hơn 2 dự án 0

1.2 6 3Kinh nghiệm vận hành và bảo trì phần mềm thuộc Chính phủ điện tử

Nhiều hơn 5 dự án 62 đến 4 dự án 3Ít hơn 2 dự án 0

1.3 7 3.5 Kinh nghiệm mua sắm trực tuyến (cho khối công và tư)

Nhiều hơn 3 dự án 71-2 dự án 3.50 dự án 0

2 Kinh nghiệm kỹ thuật 20 10

Nhà đầu tư cần cung cấp chi tiết về việc có sở hữu các cấu phần được yêu cầu trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay không, lưu ý điểm mấu chốt là chức năng của cấu phần, không phải việc sử dụng hiện tại. Nhà đầu tư có thể chứng minh mình có cấu phần Trung tâm hỗ trợ khách hàng dưới một dạng dự án phần mềm khác. Nhà đầu tư cần chứng minh kinh nghiệm về tái cấu trúc quy trình làm việc (BPR) và số cán bộ kỹ thuật hiện đang làm việc ở Việt Nam. Nhà đầu tư cần hoàn thành MẪU B04 và 09 cho nội dung này

2.1 7 3.5Số cấu phần yêu cầu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi mà nhà đầu tư sở hữu

Có 7-11 cấu phần 7Có 3-6 cấu phần 3.5Ít hơn 3 cấu phần 0

27

Page 28: phần i. thủ tục sơ tuyển

2.2 7 3.5Kinh nghiệm tái cấu trúc quy trình làm việc (BPR) trong các dự án phần mềm

Thể hiện kinh nghiệm BPR sâu rộng thông qua ví dụ về 3 dự án liên quan đã hoàn thành trong đó yêu cầu thực hiện BPR trước khi áp dụng phần mềm 7Có kinh nghiệm về BPR thông qua ví dụ về 1-2 dự án liên quan đã hoàn thành trong đó yêu cầu thực hiện BPR trước khi áp dụng phần mềm 3.5Không có kinh nghiệm về BPR 0

2.3 6 3 Số cán bộ kỹ thuật hỗ trợ vận hành và bảo trì hệ thống

Có nhiều hơn 75 nhân viên kỹ thuật 6Có 25-75 nhân viên kỹ thuật 3Có ít hơn 25 nhân viên kỹ thuật 0

3 Đội ngũ chuyên gia 16 8

Nhà đầu từ cần cung cấp CV của 3 lãnh đạo chủ chốt (Giám đốc dự án, Lãnh đạo nhóm Thiết kế và Lãnh đạo nhóm Vận hành & Bảo trì)sử dụng Mẫu được cung cấp. Nhà đầu tư cần hoàn thành mẫu B06 cho nội dung này

3.1 10  5Số năm kinh nghiệm về e-GP, Chính phủ điện tử và Phần mềm của nhóm nòng cốt

Tổng số hơn 30 năm 10Tổng số từ 15-30 năm 5Tổng số dưới 15 năm 0

3.2 6  3 Số năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam của nhóm nòng cốt

Tổng số hơn 15 năm 6Tổng số từ 5-15 năm 3Tổng số dưới 5 năm 0

4 Phương pháp tiếp cận dự án 12 6

Nhà đầu tư cần nêu tóm lược phương pháp tiếp cận ba khía cạnh dưới đây. Nhà đầu tư cần hoàn thành MẪU B10 cho nội dung này

4.1 42

Phương pháp quản lý dự án

Phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng, có cấu trúc rành mạch, sử dụng các phương pháp quản lý dự án đã được công nhận 4Phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng nhưng thiếu phương pháp luận 2Không có phương pháp quản lý dự án rõ ràng 0

4.2 4 2 Phương pháp quản lý thay đổiPhương pháp quản lý thay đổi được xác định rõ ràng, đề xuất được các ý tưởng tốt nhằm gia tăng tỉ lệ sử dụng hệ thống 4Phương pháp quản lý thay đổi được xác định rõ ràng 2

28

Page 29: phần i. thủ tục sơ tuyển

Không có phương pháp quản lý thay đổi rõ ràng 0

4.3 4 2 Khung thời gian của dự án

Kế hoạch thời gian thực hiện dự án mạch lạc, rõ ràng, thể hiện khả năng hoàn thành được kế hoạch đặt ra 4Kế hoạch thời gian thực hiện dự án mạch lạc, rõ ràng, nhưng còn quan ngại về khả năng hoàn thành được kế hoạch đặt ra 2Kế hoạch thực hiện không thực tế 0

5 Ý kiến đánh giá về Báo cáo nghiên cứu khả thi 12

Nhà đầu tư cần đọc Báo cáo nghiên cứu khả thi tại website muasamcong và cung cấp ý kiến đánh giá về ba khía cạnh sau. Các ý kiến đánh giá là rất quan trọng nên nhà đầu tư được khuyến khich cung cấp càng nhiều càng tốt. Nhà đầu tư cần hoàn thành MẪU B10 cho nội dung này

5.1 4Ý kiến về Chi phí xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi

Nhà đầu tư đưa ra nhận xét chi tiết, sâu sắc về chi phí xây dựng dự kiến trong báo cáo nghiên cứu khả thi, và đưa ra ý kiến của mình về mức độ cao/thấp của dự trù này. 4Nhà đầu tư đưa ra một số nhận xét nhưng thiếu nhất quán hoặc ít giá trị về chi phí xây dựng dự kiến trong báo cáo nghiên cứu khả thi và ý kiến về mức độ cao/ thấp của dự trù này 2Không có nhận xét hoặc nhận xét thể hiện sự thiếu hiểu biết 0

5.2 4Ý kiến về Giả định doanh thu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi

Nhà đầu tư đưa ra nhận xét chi tiết, sâu sắc về giả định doanh thu, cách thức tính và đưa ra ý kiến về mức độ chính xác của giả định này 4Nhà đầu tư đưa ra một số nhận xét nhưng thiếu nhất quán hoặc chưa sâu sắc về giả định doanh thu, cách thức tính và đưa ra ý kiến về mức độ chính xác của giả định này 2Không có nhận xét hoặc nhận xét thể hiện sự thiếu hiểu biết 0

4.3 4Ý kiến về Giải pháp công nghệ trong Báo cáo nghiên cứu khả thi

Nhà đầu tư đưa ra nhận xét chi tiết, sâu sắc về các cấu phần được áp dụng, các giai đoạn triển khai và các thách thức đặt ra đối với chi tiết kĩ thuật trong báo cáo nghiên cứu khả thi 4Nhà đầu tư đưa ra một số nhận xét nhưng thiếu nhất quán hoặc chưa sâu sắc về các cấu phần được áp dụng, các giai đoạn triển khai và các thách thức đặt ra đối với chi tiết kĩ thuật trong báo cáo nghiên cứu khả thi 2Không có nhận xét hoặc nhận xét thể hiện sự thiếu hiểu biết 0

Tổng tỉ trọng 80 34

29

Page 30: phần i. thủ tục sơ tuyển

CHƯƠNG IV: BIỂU MẪU DỰ SƠ TUYỂN

A. Pháp lý:

1. MẪU A01: ĐƠN DỰ SƠ TUYỂN

2. MẪU A02: GIẤY UỶ QUYỀN (Áp dụng đối với nhà đầu tư độc lập)

3. MẪU A03: THỎA THUẬN LIÊN DANH

4. MẪU A04: CÁC ĐỐI TÁC CÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

B. Năng lực và Kinh nghiệm

1. MẪU B01: THÔNG TIN NHÀ ĐẦU TƯ

2. MẪU B02: KÊ KHAI NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

3. MẪU B03: CAM KẾT NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

4. MẪU B04: CÁC KINH NGHIỆM TRONG 5 NĂM QUA

5. MẪU B05: CÁC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN DANG DỞ

6. MẪU B06: CÁC NHÂN SỰ CHỦ CHỐT ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN

7. MẪU B07: HỒ SƠ KHÔNG HOÀN THÀNH CÁC HỢP ĐỒNG TRƯỚC ĐÂY

8. MẪU B08: KIỆN TỤNG ĐANG GIẢI QUYẾT

9. MẪU B09: CÁC NĂNG LỰC LIÊN QUAN KHÁC

10. MẪU B10: NHẬN ĐỊNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

30

Page 31: phần i. thủ tục sơ tuyển

A. PHÁP LÝ

MẪU A01: ĐƠN DỰ SƠ TUYỂN

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: ___ [ghi tên Bên mời thầu](sau đây gọi là Bên mời thầu)

Sau khi nghiên cứu Hồ sơ mời sơ tuyển số [ghi số của Hồ sơ mời sơ tuyển] ___ của [ghi tên Bên mời thầu] phát hành ngày ___ và văn bản sửa đổi Hồ sơ mời sơ tuyển số ___ [ghi số của văn bản sửa đổi, nếu có] ngày___ nhằm chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án ___ [ghi tên Dự án], Chúng tôi, ___ [ghi tên nhà đầu tư] xin nộp Hồ sơ dự sơ tuyển đối với Dự án nêu trên. Hồ sơ dự sở tuyển này được nộp không có điều kiện và ràng buộc kèm theo.

Chúng tôi hiểu rằng Bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển dựa trên các thông tin được cung cấp trong hồ sơ dự sơ tuyển này. Chúng tôi cam kết rằng rằng tất cả các thông tin mà chúng tôi cung cấp đều chính xác và tất cả các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm gửi kèm hồ sơ dự sơ tuyển là bản chụp của các bản gốc tương ứng.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Bên mời thầu bất kỳ thông tin bổ sung, làm rõ cần thiết nào khác theo yêu cầu của Bên mời thầu.

Chúng tôi cam kết rằng:

1. Chúng tôi đã nghiên cứu và không có kiến nghị nào đối với nội dung của Hồ sơ mời sơ tuyển và các phụ lục kèm theo;

2. Chúng tôi là nhà đầu tư độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính đối với:

+ Bên mời thầu: Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư+ Tư vấn lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi: Liên doanh Deayeong Unitec và

Teckad Corporation, + Tư vấn tái thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:

Công ty TNHH KPMG Việt NamCông ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam

+ Tư vấn lập và thẩm định HSMST: Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam, + Tư vấn đánh giá HSDST và thẩm định kết quả sơ tuyển: Công ty TNHH

PricewaterhouseCoopers Việt Nam

3. Chúng tôi cũng như từng thành viên liên danh (trong trường hợp là nhà đầu tư liên danh) là nhà đầu tư không đang trong thời gian bị điều tra;

4. Chúng tôi là nhà đầu tư không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

31

Page 32: phần i. thủ tục sơ tuyển

5. Chúng tôi và bất kỳ thành viên nào trong Liên danh (trong trường hợp là nhà đầu tư liên danh) không đồng thời là Nhà đầu tư độc lập hoặc là thành viên của bất cứ liên danh nào khác cùng tham gia sơ tuyển Dự án này;

6. Chúng tôi đồng ý và cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan đối với tất cả các nghĩa vụ của nhà đầu tư trong quá trình sơ tuyển.

Hồ sơ dự sơ tuyển này có hiệu lực trong thời gian___ngày, kể từ ngày___ tháng ___ năm ___

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký và đóng dấu]

32

Page 33: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU A02: GIẤY UỶ QUYỀN

(Áp dụng đối với nhà đầu tư độc lập)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Tôi là [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của Nhà đầu tư], là người đại diện theo pháp luật của [ghi tên Nhà đầu tư] có địa chỉ tại [ghi địa chỉ của Nhà đầu tư], bằng văn bản này ủy quyền cho: [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia đấu thầu Dự án [ghi tên Dự án] do [ghi tên Bên mời thầu] tổ chức:

[- Ký đơn dự sơ tuyển;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia sơ tuyển, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMST và văn bản giải trình, làm rõ HSDST;

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;

- Các công việc khác [ghi rõ nội dung các công việc (nếu có).]

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên Nhà đầu tư]

___ [ghi tên Nhà đầu tư] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do___ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____. Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau.Người ủy quyền giữ ____ bản.Người được ủy quyền giữ ____ bản. Đính kèm theo bản gốc của Hồ sơ dự sơ tuyển một (01) bản.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của Nhà đầu tư, chức danh, ký tên và đóng dấu

(nếu có)]

33

Page 34: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU A03: THỎA THUẬN LIÊN DANH

(Địa điểm), ngày___ tháng___ năm___

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh: ___ [Ghi tên từng thành viên liên danh]

Quốc gia nơi đăng ký thành lập:

Mã số thuế:

Địa chỉ:

Điện thoại

Fax:

Email:

Người đại diện theo pháp luật:

Chức vụ:

Giấy ủy quyền số ___ ngày___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia đấu thầu Dự án ___ [ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến Dự án nêu trên là: ___ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

Địa chỉ giao dịch của Liên danh: a) Điện thoại: b) Fax: c) Email: d) Người đại diện của Liên danh:

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với bên thứ ba để tham gia sơ tuyển Dự án nêu trên.

34

Page 35: phần i. thủ tục sơ tuyển

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện các công việc trong quá trình sơ tuyển và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án nêu trên như sau:

1. Các bên nhất trí thỏa thuận cho. ___ [ghi tên một thành viên] đại diện cho liên danh để thực hiện các công việc sau (có thể điều chỉnh, bổ sung theo thoả thuận của các bên):

[- Ký đơn dự sơ tuyển;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia sơ tuyển, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMST và văn bản giải trình, làm rõ HSDST;

- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;

- Các công việc khác, trừ việc kí kết hợp đồng [ghi rõ nội dung các công việc (nếu có).]

2. Vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong liên danh [ghi cụ thể vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong liên danh và ghi tỷ lệ phần trăm vốn góp trong liên danh, trong đó bao gồm vốn chủ sở hữu]:

STT Tên thành viên Vai trò tham gia

Vốn góp

Giá trị Tỉ lệ %

1 Thành viên 1 [Tài chính]

2 Thành viên 2 [Kỹ thuật]

3 Thành viên 3 [Vận hành/ Quản lý]

Tổng 100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên thỏa thuận cùng chấm dứt;

35

Page 36: phần i. thủ tục sơ tuyển

- Có sự thay đổi thành viên liên danh. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi thành viên liên danh được Bên mời thầu chấp thuận thì các bên phải thành lập thỏa thuận liên danh mới;

- Liên danh được lựa chọn trúng thầu và sau khi đã ký kết Hợp đồng dự án;

- Liên danh không được lựa chọn vào danh sách ứng viên tiềm năng

- Liên danh không trúng thầu;

- Hủy việc sơ tuyển dự án theo thông báo của Bên mời thầu;

- Hủy việc lựa chọn nhà đầu tư của dự án theo thông báo của Bên mời thầu;

Thỏa thuận liên danh này được lập thành ___ bản gốc, mỗi thành viên liên danh giữ___ bản, nộp kèm theo hồ sơ dự sơ tuyển 01 bản gốc. Các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh[ghi tên đại diện hợp pháp của từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

1. Nhà đầu tư phải liệt kê tỷ lệ góp vốn trong liên danh của các thành viên. 2. Trong liên danh, phải liệt kê vai trò tham gia của từng nhà đầu tư (ví dụ: thành viên 1 tham gia với vai trò

thực hiện các công việc về xây dựng công trình dự án; thành viên 2 tham gia với vai trò thực hiện các công việc về vận hành, quản lý; thành viên 3 tham gia với vai trò cấp vốn...)

36

Page 37: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU A04: CÁC ĐỐI TÁC CÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

STT Tên đối tácQuốc gia nơi

đăng ký thành lập

Vai trò tham gia (nhà thầu, tổ chức cung cấp

tài chính,…)

Người đại diện theo pháp luật

1 Công ty 1 [Cấp tài chính]

2 Công ty 2 [Nhà thầu xây dựng]

3 Công ty 3 [Nhà thầu vận hành/ quản lý]

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký và đóng dấu]

37

Page 38: phần i. thủ tục sơ tuyển

B. NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM

MẪU B01: THÔNG TIN NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

1. Tên Nhà đầu tư:

- Quốc gia nơi thành lập:

- Địa chỉ [ghi địa chỉ trụ sở chính và các văn phòng đại diện/chi nhánh ở Việt Nam (nếu có)]:

- Điện thoại:

- Email:

- Số fax: - Người liên hệ [ghi rõ tên, chức vụ, điện thoại, số fax, email]:

- Người đại diện [ghi tên, chức danh, số điện thoại, số fax, địa chỉ email]:

2.Thông tin về chủ sở hữu nắm giữ từ 5% cổ phần trở lên:

STT Tên người sở hữu Quốc tịch Tỉ lệ nắm giữ

1

2

3

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký và đóng dấu (nếu có)]

Ghi chú:

1. Nhà đầu tư cần nộp kèm theo tài liệu chứng minh gồm: Bản sao công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp

38

Page 39: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B02: KÊ KHAI NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

Tôi là (tên), (chức vụ), là đại diện hợp pháp được uỷ quyền của (tên Nhà đầu tư/ tên liên danh Nhà đầu tư), xác nhận và cam kết rằng những thông tin được cung cấp trong văn bản này là đúng sự thật và các tài liệu kèm theo là bản sao chính xác với tài liệu gốc.

Các thông tin tài chính (theo USD )(tỷ giá quy đổi [ ] USD/ ĐỒNG)

Năm kết thúc [xxxx] 2015 2014 2013

Doanh thu [ ] [ ] [ ]

Lợi nhuận ròng [ ] [ ] [ ]

Giá trị tài sản ròng [ ] [ ] [ ]

Tiền và các khoản tương đương tiên [ ] [ ] [ ]

Số liệu kết quả hoạt động tài chính

Tỉ suất lợi nhuận [ ] [ ] [ ]

Tỉ số thanh toán hiện thời [ ] [ ] [ ]

Cần cung cấp cách tính toán các thông tin và dữ liệu hiệu quả hoạt động tài chính nêu trên trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Rà soát các công bố tài chính, văn bản trên thị trường chứng hoán và các thông tin được công bố về các sự kiện về Bảng cân đối kế toán được công bố

Tài liệu đính kèm:

Báo cáo tài chính đã đưđối kế toán được ccó cơ quan thu chính đã , kèm theo bu chính đã , đối kế toán đượèm theo bu cườèm theo bu c

+ Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;+ Quyết toán hoàn thuế (thuế GTGT và thuế TNDN) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm kê khai;+ Bằng chứng về quyết toán hoàn thuế điện tử của nhà đầu tư;+ Văn bản xác nhận của cơ quan thuế (bao gồm chứng nhận tổng số thuế) về việc thực hiện các nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư;+ Báo cáo kiểm toán (nếu có);+ Các tài liệu khác

Báo cáo xếp hạng tín dụng mới nhất (nếu có) □

39

Nguyen Viet Tu Uyen, 23/11/15,
should reconsider as FY 2015 has not ended yet so information for this part may not be available
Page 40: phần i. thủ tục sơ tuyển

Nếu đơn vị nộp đơn dự sơ tuyển cần dựa vào công ty mẹ để chứng minh năng lực tài chính của mình, cần cung cấp các tài liệu:

Chứng minh hỗ trợ từ công ty mẹ □

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty mẹ trong 3 năm gần nhất □

Ghi chú: Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư/ Liên danh[tên, chức danh, ký và đóng dấu]

40

Page 41: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B03: CAM KẾT NGUỒN CUNG CẤP TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

(Địa điểm), ngày . . . tháng . . . năm . . .

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

1. Tôi là (tên), (chức vụ), là đại diện hợp pháp được uỷ quyền của (tên Nhà đầu tư/ tên liên danh Nhà đầu tư), xác nhận và cam kết rằng những thông tin được cung cấp trong văn bản này là đúng sự thật và các tài liệu kèm theo là bản sao chính xác với tài liệu gốc.

2. Tôi xin xác nhận (nhà đầu tư/ thành viên liên danh) có cam kết chắc chắn về khoản vốn đầu tư cho dự án trị giá (__) đồng

3. Các nguồn tài chính, tín dụng sau đây đã được cam kết và sẽ được huy động để thực hiện dự án:

Nguồn tài chính Giá trị

1.

2.

3.

4.

4. Tài liệu kèm theo:

- Bản sao có công chứng Thư bảo đảm cung cấp nguồn Tài chính/ Tín dụng cho (Nhà đầu tư/ liên danh) của (Ngân hàng/ Tổ chức tài chính tín dụng).

- (Tài liệu liên quan khác) 5. Danh sách các danh sách các quan khác) bảo đảm cung cấp nguồn Tài chính/ Tín dụng cho (Nhà

đầu tư/ liên

Tên nhà đầu tư/ thành viên liên danh:

1 Số hiệu hợp đồng:

Tên dự án:

Tổng vốn đầu tư:

Giá trị đầu tư của nhà đầu tư/ thành viên liên danh:

Loại hợp đồng:

Quốc gia:

2 Tên nhà thầu/ cơ quan có thẩm quyền:

41

Page 42: phần i. thủ tục sơ tuyển

Địa chỉ:

3 Cá nhân có thẩm quyền:

Địa chỉ liên lạc:

Điện thoại:

Số Fax:

Địa chỉ Email:

4 Tham gia dự án với vai trò là Nhà đầu tư độc lập Thành viên liên danh Quản lý dự án Đầu tư tài chính Nhà thầu

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp dự án (trường hợp nhà đầu tư là liên danh)

5 Dự án hoàn thành: Vượt tiến độ Đúng tiến độ Chậm tiến độ

(Lặp lại nếu cần thiết)

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư/ Liên danh[tên, chức danh, ký và đóng dấu]

42

Page 43: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B04: CÁC KINH NGHIỆM TRONG 5 NĂM QUA

(Sử dụng mẫu này cho mỗi kinh nghiệm mà Nhà đầu tư/ mỗi thành viên liên danh đã thực hiện)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

[Nhà đầu tư liệt kê các dự án có kinh nghiệm tương tự với lĩnh vực dự án và kinh nghiệm tương tự trong lĩnh vực liên quan, bao gồm mua sắm trực tuyến, chính phủ trực tuyến và tái cấu trúc quy trình hoạt động]

1. Dự án số 1:

Tên nhà đầu tư/ Thành viên liên danh:

1 Số hợp đồng:

Tên Dự án:

Tổng mức đầu tư/tổng vốn đầu tư

Loại hợp đồng: [Mua sắm Chính phủ trực tuyến, Phần mềm Chính phủ điện tử, Mua sắm Tư nhân trực tuyến và Tái cấu trúc quy trình hoạt động]

Quốc gia:

2 Tên Bên mời thầu/ Cơ quan có thẩm quyền:

Địa chỉ:

3 Tên cán bộ có thẩm quyền:

Địa chỉ liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Email:

4 Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của Dự án đã thực hiện này với Dự án đang đấu thầu:

5 Tham gia dự án với vai trò là Nhà đầu tư độc lập Thành viên liên danh Quản lý dự án Đầu tư tài chính Nhà thầu

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp dự án (trường hợp nhà đầu tư là liên danh)

6 Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

Mô tả dự án và các điểm tương đồng;

43

Page 44: phần i. thủ tục sơ tuyển

Đối với các dự án mua sắm trực tuyến vui lòng cho biết quy mô thực hiện (địa lý, quốc gia, địa phương) các phần mềm được sử dụng, các cấu phần được triển khai và chức năng, số lượng người dùng, khu vực công hay tư nhân, kết quả quan trọng và lợi ích cho người nhận.

Đối với dự án Chính phủ điện tử vui lòng cho biết phạm vi thực hiện, (địa lý, quốc gia, địa phương) công nghệ sử dụng, số lượng người dùng,Đối với dự án tái cấu trúc quy trình hoạt động xin cho biết phạm vi của quy trình, phương pháp tiếp cận cấp cao để tái cấu trúc và các phần mềm đã được giao

7 Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện- (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . USD- (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . USD- (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . USD

8 Thời gian của dự án:- Ngày ký hợp đồng:- Kết thúc xây dựng- Hoạt động vận hành kể từ:

9 Dự án hoàn thành: Vượt tiến độ Đúng tiến độ Chậm tiến độ

10 Năng lực của Nhà Đầu Tư trong việc kiểm soát chi phí của các dự án đã hoàn thành[+ Tổng chi phí/giá được giảm bớt trong khi vẫn đáp ứng mọi yêu cầu của hợp đồng + Tổng chi phí/giá đúng như dự kiến trong khi trong khi vẫn đáp ứng mọi yêu cầu của hợp đồng ]- Năng lực của Nhà Đầu Tư trong việc tuân thủ tiến độ dự kiến của các dự án đã hoàn thành[+ Bàn giao sớm trong khi trong khi vẫn đáp ứng mọi yêu cầu của hợp đồng + Bàn giao đúng hạn trong khi trong khi vẫn đáp ứng mọi yêu cầu của hợp đồng ]- Năng lực của Nhà Đầu Tư trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các dự án

11 Lịch sử tranh chấp, kiện tụng

12 Vắn tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/ hoạt động vận hành

2. Dự án 2: …

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư/ Liên danh[tên, chức danh, ký và đóng dấu]

[Xác nhận của đơn vị kiểm toán độc lập cho từng dự án hợp lệ về: - Vốn chủ sở hữu đã đầu tư của dự án: - Tổng chi phí đầu tư/giá trị công việc đã thực hiện/ - Tổng chi phí/tổng giá trị tài sản đã vận hành và bảo dưỡng/doanh thu từ hoạt động thương mại của dự án - Xác minh vốn điều lệ của nhà đầu tư trong doanh nghiệp dự án (trường hợp là nhà đầu tư liên danh]

[Xác nhận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về: - Năng lực của nhà đầu tư về chất lượng công việc đã thực hiện: kiểm soát chi phí, tiến độ, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án]

44

Page 45: phần i. thủ tục sơ tuyển

[Xác nhận của đơn vị kiểm toán độc lập và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có chữ ký, tên và chức danh của người ký]

45

Page 46: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B05: CÁC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN DANG DỞ

(Sử dụng mẫu này cho mỗi Dự án mà Nhà đầu tư/ mỗi thành viên liên danh đang thực hiện dang dở)

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

[Nhà đầu tư liệt kê các dự án đang thực hiện dang dở tương tự với lĩnh vực dự án và kinh nghiệm tương tự trong lĩnh vực liên quan, bao gồm mua sắm chính phủ trực tuyến, mua sắm khu vực tư trực tuyến, chính phủ trực tuyến và Vân hành và Bảo trì phần mềm]

1. Dự án số 1:

Tên nhà đầu tư/ Thành viên liên danh:

1 Tên dự án:

Tổng mức đầu tư/tổng vốn đầu tư:

Loại hợp đồng:

Quốc gia:

2 Tên bên mời thầu/Cơ quan có thẩm quyền:

Địa chỉ:

3 Tên cán bộ có thẩm quyền:

Địa chỉ liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

4 Mô tả ngắn gọn về điểm tương đồng của Dự án đã thực hiện này với Dự án đang đấu thầu:

Tham gia dự án với vai trò là Nhà đầu tư độc lập Thành viên liên danh Quản lý dự án Đầu tư tài chính Nhà thầu

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp dự án (trường hợp nhà đầu tư là liên danh)

5 Mô tả ngắn gọn về phần công việc đã thực hiện:

6 Mô tả ngắn gọn về phần công việc còn phải thực hiện:

7 Giá trị của (các) phần công việc đã thực hiện- (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . USD- (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . USD- (Giá trị và loại tiền tệ) tương đương . . . USD

8 Doanh thu của dự án từ hoạt động thương mại;- Doanh thu trong năm đầu tiên từ hoạt động thương mại

9 Vốn chủ sở hữu được huy động:

46

Page 47: phần i. thủ tục sơ tuyển

10 Thời gian của dự án:- Ngày ký hợp đồng:- [Thời gian kết thúc xây dựng]- [Thời gian bắt đầu hoạt động vận hành]

11 Vắn tắt về các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật/ hoạt động vận hành:

2. Dự án số 2:…

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư

[ghi tên, chức danh, ký và đóng dấu]

[Xác nhận của đơn vị kiểm toán độc lập về các dự án hợp lệ về: - Vốn chủ sở hữu đã đầu tư của dự án : - Tổng chi phí đầu tư/giá trị công việc đã thực hiện/ - Tổng chi phí/tổng giá trị tài sản đã vận hành và bảo dưỡng/doanh thu từ hoạt động thương mại của

dự án - Xác minh vốn điều lệ của nhà đầu tư trong doanh nghiệp dự án (trường hợp là nhà đầu tư liên

danh] [Xác nhận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về: - Giá trị công việc đã thực hiện, giá trị công việc còn lại - Năng lực của nhà đầu tư về chất lượng công việc đã thực hiện : kiểm soát chi phí, tiến độ, đáp ứng

tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án ] [Xác nhận của đơn vị kiểm toán độc lập và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có chữ ký, tên và chức danh của người ký]

47

Page 48: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B06: CÁC NHÂN SỰ CHỦ CHỐT ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

1. Vị trí: [tên vị trí]

Họ và tên

Quốc tịch

Ngày tháng năm sinh

Mô tả năng lực chuyên môn

Mô tả các kinh nghiệm chung

Mô tả các kinh nghiệm liên quan

Từ …. đến …. Đơn vị công tác:

Chức vụ:

Nhiệm vụ:

Từ …. đến …. Đơn vị công tác:

Chức vụ:

Nhiệm vụ:

Từ …. đến …. Đại học/ học viện

Chuyên ngành:

Từ …. đến …. Đại học/ học viện

Chuyên ngành:

…..

Các chứng chỉ chuyên môn Tên chứng chỉ chuyên môn:

Tổ chức đào tạo:

Thời gian đào tạo:

….

2. Vị trí [Tên vị trí]

48

Page 49: phần i. thủ tục sơ tuyển

Họ và tên

Quốc tịch

Ngày tháng năm sinh

Mô tả năng lực chuyên môn

Mô tả các kinh nghiệm chung

Mô tả các kinh nghiệm liên quan

Từ …. đến …. Đơn vị công tác:

Chức vụ:

Nhiệm vụ:

Từ …. đến …. Đơn vị công tác:

Chức vụ:

Nhiệm vụ:

Từ …. đến …. Đại học/ học viện

Chuyên ngành:

Từ …. đến …. Đại học/ học viện

Chuyên ngành:

…..

Các chứng chỉ chuyên môn Tên chứng chỉ chuyên môn:

Tổ chức đào tạo:

Thời gian đào tạo:

….

3. . . .

[Mỗi vị trí được mô tả trong không quá 2 trang A4]

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư[tên, chức danh, ký và đóng dấu]

49

Page 50: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B07: HỒ SƠ KHÔNG HOÀN THÀNH CÁC HỢP ĐỒNG TRƯỚC ĐÂY

(Địa điểm), ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

Tên nhà đầu tư/ Thành viên liên danh:

1 Tên dự án:

Quốc gia:

2 Tên bên mời thầu/ Cơ quan có thẩm quyền:

Địa chỉ:

3 Tên cán bộ có thẩm quyền:

Địa chỉ liên lạc:

Điện thoại:

Fax:

Tên cán bộ có thẩm quyền:

4 Tham gia dự án với vai trò là Nhà đầu tư độc lập Thành viên liên danh Quản lý dự án Đầu tư tài chính Nhà thầu

5 Lý do của việc không hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng::

6 Phương hướng xử lý trong thời gian tới::

…..

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư/ thành viên được ủy quyền

[ghi tên, chức danh, ký và đóng dấu]

50

Page 51: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B08: KIỆN TỤNG ĐANG GIẢI QUYẾT (1)

Tên nhà đầu tư: ________________Ngày: ______________________Tên thành viên của nhà đầu tư liên danh (nếu có):_________________________

Các vụ kiện tụng đang giải quyết

Chọn một trong các thông tin mô tả dưới đây: Không có vụ kiện nào đang giải quyết. Dưới đây là mô tả về các vụ kiện đang giải quyết mà nhà đầu tư là một bên đương sự (hoặc mỗi thành viên của liên danh nếu là nhà đầu tư liên danh).

Năm Vấn đề tranh chấpGiá trị vụ kiện đang giải quyết tính bằng

đồng

Tỷ lệ của giá trị vụ kiện đang giải quyết so với giá trị tài sản

ròng

Ghi chú:(1) Nhà đầu tư phải kê khai chính xác, trung thực các vụ kiện tụng đang giải quyết; nếu Bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà đầu tư nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi “gian lận” và HSDST sẽ bị loại. Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì từng thành viên của nhà đầu tư liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư

[tên, chức danh, ký và đóng dấu]

51

Page 52: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B09: CÁC NĂNG LỰC LIÊN QUAN KHÁC (Sử dụng mẫu này cho các kinh nghiệm mà

Nhà đầu tư/mỗi thành viên trong liên danh có)

(Địa điểm), ngày . . . tháng . . . năm . . .

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

[Đơn vị dự sơ tuyển cần liệt kê các giải pháp phần mềm mà nhà đầu tư hoặc thành viên trong liên danh hiện có]

Cấu phần Nhà đầu tư/ Liên danh hiện có

Thành viên liên danh Tên cấu phần tương tự

Cổng thông tin □ Có □ Không

Quản lý người dùng □ Có □ Không

Trung tâm Hỗ trợ Khách hàng

□ Có □ Không

Đấu thầu điện tử □ Có □ Không

Mua sắm qua mạng □ Có □ Không

Hợp đồng điện tử □ Có □ Không

Thanh toán trực tuyến □ Có □ Không

Danh mục sản phẩm □ Có □ Không

Văn bản điện tử □ Có □ Không

Quản lý Thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu

□ Có □ Không

Bảo lãnh điện tử □ Có □ Không

[Nhà đầu tư cần liệt kê số lượng nhân sự hiện có đảm nhận hỗ trợ và bảo trì phần mềm cũng như quốc gia hoạt động của các nhân sự này]

Só lượng nhân sự Quốc gia hoạt động

52

Page 53: phần i. thủ tục sơ tuyển

Việt Nam

Quốc gia 2

Quốc gia 3

[Nhà đầu tư cần cung cấp chi tiết kinh nghiệm BPR – Tái cấu trúc quy trình làm việc trong vòng 5 năm trở lại đây]]

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư

[tên, chức danh, ký và đóng dấu]

53

Page 54: phần i. thủ tục sơ tuyển

MẪU B10: NHẬN ĐỊNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (Địa điểm), ngày . . . tháng . . . năm . . .

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

[Nhà đầu tư cần trình bày bình luận của mình dưới mẫu theo chủ đề như dưới đây. Lưu ý – Việc đưa ra bình luận là bắt buộc. Các bình luận cần được trình bày theo mẫu phù hợp. Nội dung Phần A được giới hạn trong 20 trang và nội dung Phần B được giới hạn trong 20 trang]

1. Bình luận của nhà đầu tư về Báo cáo khả thi

Bình luận và chi phí xây dựng:Nhà đầu tư đưa ra nhận xét về chi phí xây dựng dự kiến trong báo cáo nghiên cứu khả thi, và đưa ra ý kiến của mình về mức độ cao/thấp của dự trù này.

Bình luận về giả thiết doanh thu:Nhà đầu tư đưa ra nhận xét về giả định doanh thu, cách thức tính và đưa ra ý kiến về mức độ chính xác của giả định này

Bình luận về giải pháp công nghệ:Nhà đầu tư nên đưa ra các bình luận chi tiết về các cấu phần được triển khai, các giai đoạn triển khai và bất kì khó khăn nào có thể xảy ra đối với đặc điểm kĩ thuật mô tả trong báo cáo Khả thi

Các bình luận khác:

2. Phương pháp tiếp cận dự án của nhà đầu tư

Phương pháp thực hiện các giai đoạn thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống

Các điểm chính trong kế hoạch hỗ trợ quản lý thay đổi (bao gồm chuẩn hóa quy trình) và các ý tưởng giúp tăng tỉ lệ sử dụng hệ thống

Đánh giá về khung thời gian tổng thể của dự án và khả năng hoàn thành khung thời gian này

54

Page 55: phần i. thủ tục sơ tuyển

3. Khung thời gian cho dự án

Nhà đầu tư cần nộp một khung thời gian tổng thể cấp cao cho kế hoạch thực hiện dự án, trong đó nêu ra các hoạt động chính cho giai đoạn thiết kế và xây lắp ban đầu và thời gian dự án cho các hoạt động đó

Nhà đầu tư nên sử dụng mẫu khung thời gian của riêng mình

Đại diện hợp pháp của Nhà đầu tư/ Liên danh[tên, chức danh, ký và đóng dấu]

55

Page 56: phần i. thủ tục sơ tuyển

PHẦN II. BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN

CHƯƠNG V: BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN

A. Giới thiệu về dự án

1. Để có được cái nhìn tổng quan về dự án, nhà đầu tư nên tìm hiểu các chi tiết trong Báo cáo nghiên cứu khả thi (tiếng Anh và tiếng Việt) có thể tải về từ trang web của e-GP.

2. Vui lòng truy cập vào đường dẫn sau - http://muasamcong.mpi.gov.vn/

Đợi tới khi toàn bộ trang web được tải về và chọn e-GP tại góc phải phía trên.

56

Page 57: phần i. thủ tục sơ tuyển

Đường dẫn sẽ chuyển tới trang thông tin với các tài liệu liên quan bao gồm danh sách các báo cáo

57

Page 58: phần i. thủ tục sơ tuyển

B. Yêu cầu chính cho nhà đầu tư

Vui lòng tham khảo thông tin chi tiết trong Báo cáo nghiên cứu khả thi

1. Hạng mục công việc và Quy mô hệ thống

1.1 Hạng mục công việc

1.1.1 Cài đặt hệ thống e-GP

1.1.1.1 Thiết kế lại Quy trình nghiệp vụ/ Quy hoạch chiến lược thông tin (BPR/ISP) để lắp đặt Hệ thống e-GP

- Kế hoạch củng cố hệ thống quy tắc, quy định và quy trình nghiệp vụ liên quan đến Hệ thống e-GP.

- Kế hoạch chuẩn hóa các quy trình, thủ tục và mẫu hồ sơ, tài liệu liên quan đến Hệ thống e-GP.o Các mẫu hồ sơ, tài liệu điện tử, như TBMT, HSMT, HSDT,…o Quy trình thủ tục sử dụng hệ thống e-GPo Thông tin đăng ký nhà thầu, bên mời thầuo Mã quản lý người sử dụng và Danh mục sản phẩm

- Lập kế hoạch kết nối hệ thống e-GP với hệ thống của các cơ quan đơn vị khác như sau:o Hệ thống chứng thực chữ ký số (PKI) của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ

ký số công cộng (được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông)o Hệ thống của Tổng cục Thuế nhằm đảm bảo các nhà thầu thực hiện các trách nhiệm về

thuếo Hệ thống Kho bạc Nhà nước và hệ thống Ngân hàng nhà nước để triển khai Thanh toán

trực tuyếno Các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo lãnh (các ngân hàng và các đơn vị bảo lãnh)o Các công ty xếp hạng tín dụng để quản lý thông tin xếp hạng tín dụng của nhà thầu

(nếu có)o Các tổ chức quản lý kinh nghiệm của các chuyên gia như các kiến trúc sư hoặc các

chuyên gia kỹ thuật (nếu có)- Lập kế hoạch mở rộng hoạt động của hệ thống và tăng số lượng người dùng.o Tổ chức vận hành hệ thống.o Xây dựng các điều khoản sử dụng và các quy tắc quy trình nghiệp vụ cho hệ thống e-

GP.- Lập kế hoạch đào tạo cho người dùng và xúc tiến tuyên truyền quảng bá hệ thống, nâng cao

nhận thức về đấu thầu qua mạng

1.1.1.2 Lắp đặt Hệ thống Ứng dụng e-GP

a) Triển khai các hệ thống thành phần phục vụ các bước chính trong quy trình đấu thầu

- Triển khai hệ thống e-GP có chức năng xử lý toàn bộ quy trình đấu thầu, bao gồm đăng ký người dùng, thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, kiểm tra và thanh toán qua mạng.

58

Page 59: phần i. thủ tục sơ tuyển

- Triển khai hệ thống e-GP cho phép tất cả người dùng tham gia quá trình đấu thầu một cách tiện lợi và nhanh chóng thông qua việc hệ thống cho phép đăng ký một lần duy nhất và cung cấp thông tin tích hợp, chẳng hạn như danh mục sản phẩm và các thông báo mời thầu.

b) Triển khai các hệ thống thành phần phục vụ việc quản lý và các quy định chung

- Hệ thống có các chức năng cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật và quy định liên quan đến đấu thầu

- Hệ thống có các chức năng cung cấp các nội dung liên quan đến đấu thầu như thông báo mời thầu, Chuyên mục Hỏi đáp và các dữ liệu khác

- Hệ thống có các chức năng quản trị chẳng hạn như đăng ký người dùng

c) Triển khai các hệ thống thành phần thực hiện chức năng kết nối với các hệ thống có liên quan

- Triển khai các chức năng để kết nối hệ thống e-GP với hệ thống của các cơ quan, đơn vị có liên quan phù hợp với kết quả đã đề ra trong bước nghiên cứu BPR/ISP ở trên.

1.1.1.3 Thiết lập hạ tầng phục vụ cho việc vận hành hệ thống e-GP

- Thiết lập trung tâm dữ liệu và hệ thống vận hành để đảm bảo vận hành tốt hệ thống e-GP.- Lắp đặt phần cứng, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu, hệ thống bảo mật và các thiết bị mạng

để vận hành hệ thống e-GP.

1.1.2 Dịch vụ Vận hành và Bảo trì hệ thống e-GP

- Tiến hành đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ sau khi lắp đặt hệ thống e-GP- Nhận các dịch vụ bảo hành xử lý sự cố, hỏng hóc như lỗi thiết bị, lỗi lắp đặt, lỗi ứng dụng

trong thời hạn hợp đồng.- Cung cấp dịch vụ vận hành và bảo trì trong thời hạn hợp đồng.

1.2 Quy mô Hệ thống e-GP

1.2.1 Hệ thống Ứng dụng e-GP

Đề xuất về các hệ thống thành phần trong hệ thống e-GP được trình bày trong bảng sau

Bảng [ 0-1 ] Hệ thống thành phần của hệ thống e-GP

STT Hệ thống thành phần Mô tả

1 Cổng thông tin (Portal)

Là giải pháp điện tử nhằm cung cấp thông tin tích hợp trên hệ thống e-GP và đóng vai trò như một điểm truy cập tích hợp đối với các hệ thống dịch vụ e-GP chi tiết, đóng vai trò như cổng kết nối cho tất cả các hoạt động gắn liền với Bên mời thầu và nhà thầu

2 Quản lý người dung (User Management)

Là giải pháp điện tử để quản lý thông tin chi tiết người dùng hệ thống

3 Văn bản điện tử (e-Document)

Là giải pháp điện tử để khởi tạo, xử lý và phân phát các văn bản/tài liệu điện tử cần thiết khi triển khai hệ thống đồng thời có khả năng kết nối với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tạo điều kiện thuận tiện cho người sử dụng và phân phối văn bản điện tử cần thiết trong

59

Page 60: phần i. thủ tục sơ tuyển

vận hành hệ thống

4 Đấu thầu điện tử (e-Bidding)

Là giải pháp điện tử nhằm tiến hành đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn theo quy định của Luật Đấu thầu.

5 Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall)

Là giải pháp điện tử để tiến hành các quy trình nghiệp vụ trong mua sắm thường xuyên các hàng hóa và dịch vụ đã được tiêu chuẩn hóa theo hợp đồng theo đơn giá, từng bước thực hiện hình thức mua sắm công tập trung qua mạng theo thông lệ quốc tế

6 Quản lý hợp đồng qua mạng (e-Contract)

Là giải pháp điện tử để tiến hành các quy trình nghiệp vụ bao gồm đàm phán, ký kết, giám sát các hợp đồng mua sắm hàng hoá, xây lắp dân dụng và các dịch vụ tư vấn.

7 Thanh toán điện tử (e-Payment)

Là giải pháp điện tử để tiến hành các quy trình nghiệp vụ thanh toán trong đấu thầu/mua sắm công

8 Danh mục sản phẩm (Item List)

Là giải pháp điện tử cung cấp các chức năng như tìm kiếm sản phẩm, quản lý, phân loại và quản lý thuộc tính tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm

9 Quản lý năng lực nhà cung cấp (Supplier’s Perfomance Management)

Là giải pháp điện tử để quản lý thông tin do các hiệp hội nhà thầu hoặc các cơ quan quản lý có liên quan cung cấp như năng lực quản lý, hồ sơ xây dựng, thông tin về nhân lực kỹ thuật cần có để đánh giá năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của nhà thầu

10 Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee)

Là giải pháp điện tử cho phép nhận bảo lãnh điện tử từ các đơn vị bảo lãnh

11 Trung tâm hỗ trợ khách hàng (Call Center)

Là giải pháp điện tử để xử lý các yêu cầu qua điện thoại, Internet và các công cụ hỗ trợ khác một cách nhanh chóng và chính xác, dịch vụ hỗ trợ người sử dụng tích hợp cung cấp sự trợ giúp nhà thầu, bên mời thầu và các cơ quan tổ chức có liên quan khi sử dụng hệ thống

1.2.2 Năng lực của Hệ thống e-GP

Bảng dưới đây đề xuất năng lực của hệ thống e-GP trong báo cáo này.

Bảng [ 0-2 ] Năng lực đề xuất của hệ thống e-GP

Mục Mô tả Dung lượngSố lượng người dùng kết nối với hệ thống

• Số lượng người dùng trung bình kết nối với hệ thống (trong 24 giờ)

• 2.500 người

• Số lượng người dùng tối đa kết nối (trong 1 giờ)

• 500 người

• Tỷ lệ tăng người dùng hàng năm • Tăng hàng năm là 30% (cần 5 năm với tốc độ gia tăng trên)

Tỷ lệ sử • Số lượng người dùng đồng thời (vào • 250 người

60

Page 61: phần i. thủ tục sơ tuyển

dụng cùng một thời điểm)• Số hoạt động/người • 4 trường hợp/giây• Kích thước trang Web • 5K• Thời gian đáp ứng cho phép • 2giây ~ 3giây

2. Địa điểm triển khai Dự án

Trụ sở chính của Doanh nghiệp dự án thực hiện Dự án e-GP cần được đặt tại Hà Nội, thủ đô Việt Nam. Hệ thống chính của Dự án e-GP phải đặt trong một Trung tâm Dữ liệu tại Hà Nội đáp ứng được các yêu cầu Cấp 3 của tiêu chuẩn TIA 942 (Tham khảo Mục 2.5 Thiết kế lắp đặt Trung tâm Dữ liệu trong Phần III. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ) và phải đặt Máy chủ Sao lưu tại một điểm cách xa hệ thống chính để đảm bảo lưu dữ liệu một cách an toàn ngay cả trong trường hợp xảy ra thảm họa.

3. Thời gian Thực hiện Dự án

3.1. Lắp đặt hệ thống e-GP

Việc lắp đặt hệ thống e-GP sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ lắp đặt 6 hệ thống thành phần, gồm: Cổng thông tin (Portal), Quản lý người dùng (User Management), Danh mục sản phẩm (Item List), Văn bản điện tử (e-Document), Đấu thầu điện tử (e-Bidding), và Trung tâm Hỗ trợ Khách hàng. Giai đoạn 2 sẽ lắp đặt 5 hệ thống thành phần còn lại, gồm: Quản lý năng lực nhà cung cấp (Supplier Performance Management), Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee), Quản lý hợp đồng qua mạng (e-Contract), Thanh toán điện tử (e-Payment), và Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall).

- Giai đoạn 1Giai đoạn 1 dự kiến sẽ kéo dài 18 tháng, trong đó 5 tháng đầu của Giai đoạn 1 sẽ thực hiện BPR/ISP. Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 18 của Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành lắp đặt 6 ứng dụng e-GP. Sẽ có khoảng thời gian trùng lặp một tháng do BPR/ISP và Lắp đặt Ứng dụng e-GP được thực hiện đồng thời. Dự kiến Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu vào quý III/2016 và kết thúc vào quý IV/2017.

- Giai đoạn 2Giai đoạn 2 sẽ kéo dài 6 tháng và dự kiến hoàn thành vào quí IV/2022

3.2. Vận hành và bảo trì hệ thống e-GP

Trong giai đoạn 1, việc vận hành, bảo trì, nâng cấp Hệ thống, triển khai phí sẽ bắt đầu được thực hiện từ tháng 07/2017 đối với 06 hệ thống thành phần.

Từ tháng 01/2022 việc vận hành, bảo trì, nâng cấp, triển khai thu phí sẽ thực hiện đối với 05 hệ thống thành phần còn lại.

Sau khi hoàn thành Giai đoạn 1 về Lắp đặt Hệ thống e-GP, việc Vận hành và Bảo trì hệ thống e-GP sẽ bắt đầu. Thời hạn hợp đồng cho việc Vận hành và Bảo trì hệ thống e-GP dự kiến kéo dài khoảng 11.5 năm.

Việc nâng cấp, tăng cường hệ thống dự kiến thực hiện hai lần trong thời gian hợp đồng (do vòng đời của các hệ thống công nghệ thông tin thường được xác định là 5-7 năm) – chi tiết sẽ được đề cập trong RFP. Thời điểm nâng cấp, tăng cường như trên (vào trước thời điểm chuyển giao khoảng 1-2 năm) để đảm bảo Nhà nước nhận được một hệ thống hoạt động ổn định, và được cập nhật những công nghệ mới nhất.

61

Page 62: phần i. thủ tục sơ tuyển

Thời hạn hợp đồng kéo dài 13 năm dự kiến từ ngày 01/07/2016 đến 30/6/2029.

C. Chú thích thêm về báo cáo nghiên cứu khả thi

1. Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập lần đầu vào năm 2012 và cập nhật vào năm 2013/4 khi có những thay đổi đáng kể về mặt pháp luật. Nhà đầu tư cần hiểu rõ báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án để hỗ trợ cho việc đưa hệ thống vào sử dụng bởi người dùng tại Việt Nam.

2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 giới thiệu về hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, yêu cầu nhà thầu và bên mời thầu sử dụng hệ thống hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho việc mua sắm.- Điều 5 Luật Đấu thầu về Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư nêu rõ để có tư cách hợp lệ

để đấu thầu, nhà thầu phải “..Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia”- Điều 8 Luật Đấu thầu về Thông tin đấu thầu nêu rõ tất cả các tài liệu liên quan tới đấu thầu

“…phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia”3. Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT/-BKHDT-BTC ban hành tháng 9/2015 được áp

dụng toàn quốc. Thông tư chỉ rõ cơ sở pháp lý để sử dụng hệ thống mua sắm điện tử, giải thích những thông tin cần được chuyển tiếp và các hoạt động của hệ thống. Thông tư này cũng chỉ ra các chi phí giao dịch sẽ được tính khi sử dụng hệ thống và các loại chi phí, lệ phí liên quan.

4. Nhà đầu tư cần chú ý rằng doanh thu dự kiến trong báo cáo nghiên cứu khả thi được tính trước khi các điều luật/thông tư trên được ban hành. Nhà đầu tư cũng nên xem xét tác động tiềm năng tới tỉ lệ sử dụng hệ thống.

5. Cục Quản lý Đấu thầu (PPA) cam kết sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của tỉ lệ sử dụng hệ thống và đã dành ra ngân sách cho các hoạt động quản lý thay đổi cần thiết để khuyến khích cũng như yêu cầu sử dụng hệ thống. PPA sẽ nêu rõ chi tiết về kế hoạch trong quá trình RFP.

6. Nhà đầu tư trúng thầu được yêu cầu hỗ trợ PPA nâng cao tỉ lệ sử dụng hệ thống. PPA sẽ chịu rủi ro pháp lý về việc thực thi các thay đổi trong luật pháp, và nhà đầu tư trúng thầu cần xem xét các hình thức khác linh hoạt hơn để nâng cao tỉ lệ sử dụng như các chiến dịch nâng cao nhận thức, hướng dẫn sử dụng, đào tạo và tiếp thị.

7. Chi phí xây dựng và bảo trì hệ thống cũng được tính dựa trên công nghệ của 03 năm trước. Nhà đầu tư nên xem xét các phương án sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại để giảm thiểu chi phí xây dựng và bảo trì.

62