PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng...

7
TS. Horst Sommer giới thiệu về mô hình đào tạo hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. L à một trong ba cơ sở dạy nghề đầu tiên được phê duyệt thử nghiệm mô hình tự chủ tại Việt Nam, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã vinh dự được đón Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về dự lễ khai giảng năm học 2016 2017 tổ chức vào sáng ngày 18/11/2016. Tại buổi lễ, TS. Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường và TS. Horst Sommer, Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) đã báo cáo Phó Thủ tướng về những kết quả và kinh nghiệm quan trọng nhất tích lũy được từ việc triển khai chương trình thí điểm mô hình đào tạo hợp tác nghề 'Kỹ thuật viên Thoát và Xử lý nước thải (XLNT)'. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và ông Huỳnh Văn Tí, Thứ trưởng Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực của nhà trường với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) trong việc gắn kết doanh nghiệp vào đào tạo nghề. Những thành công bước đầu của việc áp dụng mô hình đào tạo phối hợp với doanh nghiệp cho thấy đào tạo gắn liền với yêu cầu nghề nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu của khối kinh tế là chìa khóa để tạo ra đột phá chất lượng đào tạo nghề. Đây cũng chính là tiền đề vững chắc để các cơ sở đào tạo nghề hướng tới tự chủ, được xã hội công nhận và xem trọng cũng như phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập ASEAN. Ý thức được rằng, đào tạo hợp tác với doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với sự phát triển của trường, TS. Nguyễn Thị Hằng đã thay mặt lãnh đạo và tập thể giáo viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cam kết với Phó Thủ tướng sẽ tiếp tục triển khai chương trình thí điểm đào tạo hợp tác trong nghề 'Kỹ thuật viên Thoát và XLNT' đồng thời nỗ lực nhân rộng mô hình này sang các nghề khác đang được đào tạo tại trường. PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP NỘI DUNG CHÍNH Nhìn lại năm đầu tiên thí điểm mô hình đào tạo hợp tác trong lĩnh vực nước thải Quốc Vụ Khanh Bộ Môi trường Đức Gunther Adler tại VietWater Expo 2016 11 cán bộ đào tạo doanh nghiệp trở thành giảng viên của Hội Cấp thoát nước Việt Nam Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải Số 04 07.2016 12.2016

Transcript of PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng...

Page 1: PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bà Petra Werlisch, Hiệu

TS. Horst Sommer giới thiệu về mô hình đào tạo hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp với Phó Thủtướng Vũ Đức Đam.

L à môt trong ba cơ sở day nghề đầutiên đươc phê duyệt thử nghiêm môhình tự chủ tai Viêt Nam, Trường

Cao đẳng Kỹ nghê II đã vinh dự đươc đónPhó thủ tướng Vũ Đức Đam về dự lễ khaigiảng năm học 2016 ­ 2017 tổ chức vàosáng ngày 18/11/2016.

Tại buổi lễ, TS. Nguyễn Thị Hằng,Hiệu trưởng nhà trường và TS. HorstSommer, Giám đốc Chương trình Đổi mớiĐào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) đã báocáo Phó Thủ tướng về những kết quả vàkinh nghiệm quan trọng nhất tích lũy đượctừ việc triển khai chương trình thí điểm môhình đào tạo hợp tác nghề 'Kỹ thuật viênThoát và Xử lý nước thải (XLNT)'. Phó Thủtướng Vũ Đức Đam và ông Huỳnh Văn Tí,Thứ trưởng Bộ Lao động­Thương binh vàXã hội, đặc biệt đánh giá cao những nỗ lựccủa nhà trường với sự hỗ trợ của Tổ chứcHợp tác Phát triển Đức (GIZ) trong việcgắn kết doanh nghiệp vào đào tạo nghề.

Những thành công bước đầu của việc ápdụng mô hình đào tạo phối hợp với doanhnghiệp cho thấy đào tạo gắn liền với yêucầu nghề nghiệp cũng như đáp ứng nhucầu của khối kinh tế là chìa khóa để tạo rađột phá chất lượng đào tạo nghề. Đâycũng chính là tiền đề vững chắc để các cơsở đào tạo nghề hướng tới tự chủ, đượcxã hội công nhận và xem trọng cũng nhưphát triển bền vững trong bối cảnh hộinhập ASEAN.

Ý thức được rằng, đào tạo hợp tácvới doanh nghiệp là yếu tố sống còn đốivới sự phát triển của trường, TS. NguyễnThị Hằng đã thay mặt lãnh đạo và tập thểgiáo viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II camkết với Phó Thủ tướng sẽ tiếp tục triển khaichương trình thí điểm đào tạo hợp táctrong nghề 'Kỹ thuật viên Thoát và XLNT'đồng thời nỗ lực nhân rộng mô hình nàysang các nghề khác đang được đào tạo tạitrường.

PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAOMÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀHỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP

NỘI DUNG CHÍNH

Nhìn lại năm đầu tiên thí điểmmô hình đào tạo hợp tác tronglĩnh vực nước thải

Quốc Vụ Khanh Bộ Môi trườngĐức Gunther Adler tạiVietWater Expo 2016

11 cán bộ đào tạo doanhnghiệp trở thành giảng viên củaHội Cấp thoát nước Việt Nam

Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt NamĐào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải

Số 0407.2016 ­ 12.2016

Page 2: PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bà Petra Werlisch, Hiệu

Đào tạo nghề cho lĩnh vực Nước thải Số 4 | 07.2016 – 12.2016 | Trang

T ừ tháng 11/2015, chương trìnhđào tạo thí điểm nghề 'Kỹ thuậtviên Thoát và Xử lý nước thải

(XLNT)' được đồng triển khai bởi TrườngCao đẳng Kỹ nghệ II và năm doanhnghiệp thoát và xử lý nước thải tạiTPHCM, Bình Dương, Khánh Hòa, CầnThơ và Bà Rịa – Vũng Tàu với sự hỗ trợkỹ thuật từ cácchuyên gia củaHợp phần 3: Đàotạo nghề trong lĩnhvực Nước thải,thuộc Chươngtrình Đổi mới Đàotạo nghề tại ViệtNam (GIZ). Toànbộ chương trình do Bộ Hợp tác Kinh tếvà Phát triển Liên bang Đức (BMZ) hỗtrợ.

Sau một năm triển khai, chươngtrình thí điểm đã đạt được những thànhcông đáng ghi nhận. Điển hình là Bộ Tiêuchuẩn nghề 'Kỹ thuật viên Thoát và Xử lýnước thải' đã được phát triển thành côngđịnh hướng theo tiêu chuẩn CHLB Đứcvới những điều chỉnh theo điều kiện thựctế của Việt Nam. Để đạt được kết quả

này, vai trò lãnh đạo chủ động của HộiCấp thoát nước Việt Nam trong việc kếtnối và thảo luận cùng các doanh nghiệptrong ngành cấp thoát nước là rất quantrọng.

Trong năm học đầu tiên, 22 học viêncủa lớp đào tạo thí điểm đã hoàn thành

ba kỳ đào tạo(tổng thời gian batháng) tại các nhàmáy xử lý nướcthải. Bằng việcthực hiện nhữngnhiệm vụ cụ thểdưới sự hướngdẫn tận tình của

các cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp, họcviên đã thu thập được nhiều kiến thứcthực tế và kỹ năng làm việc một cáchnhanh chóng, tường tận. Các em dần trởnên năng động, tự tin và tham gia mộtcách chủ động vào quá trình học tập vàlàm việc. Thái độ nghề nghiệp và nhữngnguyên tắc ứng xử của sinh viên đượcrèn dũa trong môi trường sư phạm cũngnhư trong thực tế tại doanh nghiệp.Thêm vào đó, các học kỳ đào tạo tạidoanh nghiệp còn mang lại cho các em

sinh viên cảm giác gắn bó với nhữngcông ty tiếp nhận đào tạo, qua đó bồi đắpniềm đam mê nghề nghiệp ngay khi cácem chưa rời ghế nhà trường. Điều nàyđược minh chứng rõ qua sự hài lòng củadoanh nghiệp đối với đóng góp của họcviên vào năng suất lao động của doanhnghiệp khi các em về học tập tại công ty.Hơn thế nữa, các doanh nghiệp đối táccòn hỗ trợ tài chính cho các học viên,như chi phí ăn ở và đi lại, khi các em vềhọc tập tại công ty. Điều này cũng chothấy sự quan tâm và sẵn sàng đầu tưvào công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹthuật tương lai của các doanh nghiệp.

"Tham gia chương trình đào tạo hợptác mang lại cho công ty chúng tôi nhiềulợi ích. Trước hết là cơ hội được trực tiếptham gia vào quá trình đào tạo lực lượngcông nhân kỹ thuật tương lai. Sau khicác em tốt nghiệp, chúng tôi sẽ được ưutiên tuyển dụng những em có năng lựcnhất trở thành nhân viên của công ty,những người mà tôi tin chắc sẽ đóng góp

rất hiệu quả vào sự phát triển của côngty. Vì thế chúng tôi luôn tích cực và sẵnsàng nhận thêm sinh viên về thực tập tạidoanh nghiệp.", bà Hoàng Thị MinhTrang, Giám đốc Nhà máy XLNT RạchBà, Công ty TNHH MTV Thoát nước vàPhát triển Đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu(BUSADCO) chia sẻ.

Sinh viên thu nhận được nhiều kinh nghiệm thực tế giá trị thông qua các kỳ đào tạo diễn ra ngay tại cácnhà máy xử lý nước thải.

NHÌN LẠI NĂM ĐẦU TIÊN THÍ ĐIỂM MÔHÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP TÁC TRONGLĨNH VỰC NƯỚC THẢI

Năm khóa đào tạo nâng cao đã được tổ chứctrong năm 2016 tại Việt Nam và Đức cho các giáoviên trường nghề và cán bộ đào tạo doanh nghiệp.

"[...] chúng tôi luôn sẵn sàng nhậnthêm sinh viên về thực tập tại doanhnghiệp.”, Bà Hoàng Thị Minh Trang,Giám đốc Nhà máy XLNT Rạch Bà

(BUSADCO)

2

Page 3: PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bà Petra Werlisch, Hiệu

Đào tạo nghề cho lĩnh vực Nước thải Số 4 | 07.2016 – 12.2016 | Trang

NHÌN LẠI NĂM ĐẦU TIÊN THÍ ĐIỂM MÔHÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP TÁC TRONGLĨNH VỰC NƯỚC THẢI

Ngoài ra, sự hợp tác giữa TrườngCao đẳng Kỹ nghệ II và năm công ty đốitác đã có những bước tiến rõ rệt và ngàycàng chặt chẽ hơn. Đặc biệt Trường Caođẳng Kỹ nghệ II đã rất linh động trongviệc sắp xếp và điều chỉnh chương trìnhgiảng dạy tại trường sao cho có thể phốihợp với kế hoạch hoạt động của cáccông ty, để mỗi khi sinh viên được gửi vềhọc tập tại doanh nghiệp đều có thể vừathu thập được nhiều kiến thức thực tếnhiều nhất, đồng thời đóng góp vào năng

suất hoạt động của doanh nghiệp. Trướcmỗi kỳ đào tạo tại doanh nghiệp, giáoviên của trường luôn trao đổi với các cánbộ đào tạo tại doanh nghiệp để thốngnhất chương trình giảng dạy ở trường vàdoanh nghiệp, nhằm mang lại hiệu quảhọc tập tốt nhất tại mỗi môi trường chosinh viên.

Trong năm 2016, các giáo viêntrường nghề và cán bộ đào tạo tại doanhnghiệp đã tiếp nhận năm khóa đào tạonâng cao tại Đức và Việt Nam nằm trongkhuôn khổ chương trình đào tạo nâng

cao năng lực định hướng thực tế, baogồm nâng cao trình độ chuyên môn vàphương pháp giảng dạy do Hợp phần 3:Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thảivà các chuyên gia Đức thực hiện từ năm2014. Theo kết quả đánh giá chất lượnggần đây được thực hiện bởi các chuyêngia Chương trình Đổi mới Đào tạo Nghềtại Việt Nam (GIZ), tính thực tế của nộidung bài giảng cũng như kiến thức và kỹnăng nghề của cán bộ đào tạo tại doanhnghiệp đều được đánh giá ở mức xuấtsắc.

Trong hai năm tiếp theo các họcviên sẽ thực hiện ba đợt thực tập tạidoanh nghiệp, mỗi đợt kéo dài từ 1,5 đến3,5 tháng. Nhằm đảm bảo chất lượngđào tạo và kết quả đầu ra, các công cụquản lý chất lượng như dự giờ sẽ tiếp tụcđược áp dụng thường xuyên tại cảtrường nghề và doanh nghiệp. Nhữngphản hồi mang tính hệ thống và liên tụccho các giáo viên trường nghề và cán bộđào tạo tại doanh nghiệp về mức độ địnhhướng người học và định hướng thựctiễn của các bài giảng là căn cứ để điềuchỉnh chương trình và phương pháp đàotạo, nhằm từng bước nâng cao chấtlượng dạy và học.

Các phương pháp dạy và học tiến bộ như phương pháp học tập tương tác đang được áp dụng trongchương trình đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học viên.

3

Page 4: PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bà Petra Werlisch, Hiệu

Đào tạo nghề cho lĩnh vực Nước thải Số 4 | 07.2016 – 12.2016 | Trang

N gày 01/07/2016, tại TP Dresden,CHLB Đức, TS. Nguyễn ThịHằng, Hiệu trưởng Trường Cao

đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bàPetra Werlisch, Hiệu trưởng Trung tâmĐào tạo nghề Kỹ thuật và Kinh tế Pirna(BSZ) đã kí kết thỏa thuận hợp tác trongđào tạo nghề. Thỏa thuận hợp tác nàynhằm tăng cường trao đổi quốc tế, hiểubiết về văn hóa, xã hội và truyền thốnggiữa hai nước Việt Nam và CHLB Đức.

Trong khuôn khổ hợp tác này, giáoviên của hai tổ chức sẽ hợp tác chặt chẽ

nhằm xây dựng một cơ chế trao đô i đê tìm hiểu cũng như học hỏi những ưunhược điểm của hệ thống giáo dục hainước Việt Nam và Đức. Qua đó, BSZ sẽhỗ trợ Trường CĐ Kỹ nghệ II xác định vàtriển khai những điểu chỉnh cần thiếtnhằm cải tiến chương trình đào tạo nghềtại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế vềđào tạo nghề. Cụ thể, Trường CĐ Kỹnghệ II sẽ hợp tác với BSZ trong cácngành kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật môitrường, tập trung vào việc trao đổi tài liệuhọc tập và giảng dạy chú trọng tính thựctiễn.

"Quan hệ hợp tác này sẽ hỗ trợchúng tôi trong việc tối ưu hóa chươngtrình giảng dạy, đặc biệt là cho nghề mớinhư xử lý nước thải. Các giáo viên khôngnhững có được cơ hội tìm hiểu về một hệthống giáo dục tiên tiến như của nướcĐức mà còn có thể thu thập rất nhiềukinh nghiệm giá trị, cũng như học hỏi tácphong làm việc chuyên nghiệp từ cácđồng nghiệp Đức, qua đó giúp họ nhanhchóng cải thiện kỹ năng giảng dạy.", TS.Nguyễn Thị Hằng vui mừng chia sẻ trongbuổi lễ kí kết. Nỗ lực hỗ trợ xây dựng cầunối giữa Việt Nam và CHLB Đức nhằmtrao đổi kiến thức và kinh nghiê m trongđào tạo nghề là một trong những hoạtđộng mà Hợp phần 3: Đào tạo nghềtrong lĩnh vực Nước thải triển khai ngaytừ khi dự án bắt đầu. Thỏa thuận hợp tácgiữa hai tổ chức giáo dục Đức­Việt chínhlà một thành công đáng ghi nhận cho nỗlực này.

TĂNG CƯỜNG TRAO ĐỔI QUỐC TẾ THÔNGQUA HỢP TÁC TRONG ĐÀO TẠO NGHỀGIỮA TRƯỜNG NGHỀ VIỆT NAM VÀ ĐỨC

TS. Nguyễn Thị Hằng (phải), Hiệu trưởng HVCT và bà Petra Werlisch, Hiệu trưởng BSZ tại buổi lễ kí kếtthỏa thuận hợp tác trong đào tạo nghề giữa hai trường.

Tuyển sinh 2016 ngành Kỹ thuậtviên Thoa t va XLNT: Khó khănvà những giải pháp tức thời

4

THÔNG TIN THÊM

Page 5: PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bà Petra Werlisch, Hiệu

Đào tạo nghề cho lĩnh vực Nước thải Số 4 | 07.2016 – 12.2016 | Trang

N gày 09/11/2016, Quốc Vụkhanh Bộ Môi trường, Bảotồn thiên nhiên, Xây dựng

và An toàn hạt nhân CHLB Đức,TS. Gunther Adler, đã đến tham dựvà phát biểu khai mạc Diễn đànngành nước Đức­Việt trong khuônkhổ triển lãm VietWater 2016.Trong diễn văn khai mạc, TS. Adlerđã nhắc đến và đánh giá cao cácthành quả đầu tiên của dự án hợptác Việt­Đức 'Đào tạo nghề tronglĩnh vực Nước thải' như hoànthành Bộ Tiêu chuẩn nghề, xâydưng và triển khai khóa đào tạohợp tác thí điểm đầu tiên. Hiểu rấtrõ thực trạng và các vấn đề củangành nước Việt Nam như thiếuhụt nhân lưc, thiết bị, công nghệ,Quốc Vụ khanh Adler khẳng địnhChính phủ Đức sẽ tiếp tục hỗ trợChính phủ Việt Nam thông quaviê c nâng cao chất lượng đào tạonghề ta i Việt Nam, cu thể là đàotạo sát thực tế hơn, nhằm đáp ứngđươc nhu cầu của thị trường laođô ng.

Tại diê n đàn, TS. Adler cũngđã gặp gỡ, trao đổi ngắn với TS.Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởngTrường Cao đẳng Kỹ nghệ II(HVCT), một trong những đối tácthực thi chính của dự án. Ông rấtvui mừng được biết sau mô t nămtriển khai chương trình đào tạo thíđiểm nghề 'Kỹ thuật viên Thoát vàXử lý nước thải', tất cả 22 sinhviên vâ n tiếp tục theo học cũngnhư bắt đầu xây dưng và bồi đắpniê m đam mê đô i với công viê ctương lai. Về phía doanh nghiê pđang hơp tác cùng HVCT, nhữnglợi ích khi chủ đô ng tham gia đàotạo ngày một rõ ràng hơn, như cơhội được trực tiếp đào tạo lựclượng lao động tương lai hayđược ưu tiên tuyển dụng các họcviên tốt nghiệp xuất sắc nhất. Vìvậy, các doanh nghiệp thể hiện rõhơn sự quan tâm và cam kết tiếptục hợp tác cùng HVCT triển khaichương trình thí điê m dư kiến kếtthúc vào cuối năm 2018.Quốc vụ khanh Bộ Môi trường Đức TS. Gunther Adler, TS. Nguyễn Thị

Hằng và bà Phan Hoàng Mai, Trưởng Hợp phần 3: Đào tạo nghề tronglĩnh vực Nước thải tại triển lãm Vietwater Expo 2016.

QUỐC VỤ KHANH BỘ MÔI TRƯỜNG ĐỨCĐÁNH GIÁ CAO CÁC THÀNH CÔNG TRONGĐÀO TẠO NGHỀ CHO LÃNH VỰC XLNT

5

Chương trình đào tạo nâng caocho GV trường nghề và CB đàotạo DN tiếp tục được triển khai

Page 6: PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bà Petra Werlisch, Hiệu

Đào tạo nghề cho lĩnh vực Nước thải Số 4 | 07.2016 – 12.2016 | Trang

N gày 17/11/2016, tại Nhà máy Xửlý nước thải Thủ Dầu Một, tỉnhBình Dương, Ông Cao Lại

Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước ViệtNam (Hội CTNVN) và TS. Horst Sommer,Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạoNghề tại Việt Nam (GIZ) đã trao chứngnhận Giảng viên kỹ thuật xử lý nước thảicủa Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho 11cán bộ đào tạo ta i doanh nghiệp. Đếntham dự buổi lễ có đại diện Lãnh đạoTổng cục Dạy nghề, Ban Lãnh đạo nămcông ty xử lý nước thải (XLNT) tại TP. HồChí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa, BàRịa – Vũng Tàu và Cần Thơ cũng nhưLãnh đạo Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Trong những năm gần đây, nhu cầuvề nâng cao trình độ cho lực lượng côngnhân kỹ thuật hiện đang làm việc tại cáccông ty XLNT nhưng chưa được đào tạobài bản liên tục tăng cao. Các công tythành viên đã đề nghị và công nhận HộiCTNVN là đầu mối trung tâm tổ chức cáckhóa bồi dưỡng ngắn hạn chất lượngcao, được thiết kế theo nhu cầu củadoanh nghiệp. Nhằm nâng cao khả năngcung cấp cũng như đảm bảo chất lượngcho các khóa học, Hội CTNVN đã tiếpnhận thêm vào đội ngũ giảng dạy 11giảng viên mới, đươc đào ta o bởiChương trình Đổi mới Đào tạo Nghề tạiViệt Nam (GIZ).

Từ năm 2014, trong khuôn khổ Hợpphần 3: Đào tạo nghề trong lĩnh vựcNước thải, thuộc Chương trình Đổi mớiĐào tạo Nghề tại Việt Nam (GIZ), 11giảng viên này đã tham gia vào 10 khóađào tạo nâng cao năng lực chuyên ngànhXLNT được tổ chức tại Việt Nam và Đức.Thông qua các khóa đào tạo này, các

giảng viên được bồi dưỡng chuyên sâukiến thức chuyên môn và trang bịphương pháp sư phạm dưới sự hướngdẫn của các chuyên gia giàu kinh nghiệmcủa Đức và Việt Nam. Hiện nay, họ đanglà cán bộ đào tạo nòng cốt của chươngtrình thí điểm đào tạo hợp tác 'Kỹ thuậtviên Thoát và Xử lý nước thải' đangđược đồng triển khai bởi Trường Caođẳng Kỹ nghệ II và các công ty chủ quảncủa họ. Với nhiệm vụ mới, các giảng viênsẽ hỗ trợ đắc lực cho Hội trong việc xâydựng và cung cấp các khóa học ngắnhạn trong tương lai gần.

Ngoài lực lượng giảng viên đượcđào tạo bài bản, toàn bộ chương trình đàotạo của các khóa học ngắn hạn được xâydựng dựa trên các học phần của chươngtrình đào tạo hợp tác cao đẳng nghề 'Kỹthuật viên Thoát và Xử lý nước thải' nêutrên. Với sự hỗ trợ của các chuyên giaĐức, chương trình đào tạo bậc cao đẳngnghề này đã được Hội CTNVN,TrườngCao đẳng Kỹ nghệ II và năm doanhnghiệp đối tác đồng phát triển thành côngdựa theo tiêu chuẩn Đức. Chương trìnhcủa các khóa ngắn hạn đều có thể đượcđiều chỉnh theo nhu cầu đào tạo cụ thểcủa các doanh nghiệp.

"Lực lượng công nhân kỹ thuật làtrái tim của tất cả các doanh nghiệp trongngành XLNT. Chúng tôi nhận định rõ việcphát triển, bồi dưỡng năng lực cho nhânviên của mình là một nhiệm vụ chiếnlược và sẵn sàng đầu tư cho các hoạtđộng này. Chúng tôi rất hy vọng các khóahọc nâng cao của Hội CTNVN sẽ giúpchúng tôi xây dựng được ực lượng kỹthuật viên được trang bị đầy đủ các kiếnthức chuyên môn nền tảng cũng như cáckỹ năng thiết yếu để làm việc trongngành XLNT.", ông Nguyễn Văn Thiền,Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công tyNước – Môi Trường tỉnh Bình Dương(BIWASE) chia sẻ sau buổi lễ.

THÔNG TIN THÊM

11 CÁN BỘ ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆPTRỞ THÀNH GIẢNG VIÊN KHÓA NGẮN HẠNCỦA HỘI CẤP THOÁT NƯỚC VIỆT NAM

11 giảng viên mới của Hội CTNVN sẽ hỗ trợ Hội xây dựng và cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹthuật XLNT cho đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện đang làm việc trong ngành nước thải.

"Lực lượng công nhân kỹthuật là trái tim của tất cả các

doanh nghiệp trong ngành XLNT",Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch

HĐTV, Cty Nước – Môi trường BìnhDương

6

Page 7: PHÓ TT ĐAM ĐÁNH GIÁ CAO MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ HỢP … · Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) cùng với bà Petra Werlisch, Hiệu

Đào tạo nghề cho lĩnh vực Nước thải Số 4 | 07.2016 – 12.2016 | Trang

Chịu trách nhiệm xuất bản

Tổng cục Dạy nghềSố 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: +84 4 39 74 52 07 (Phòng Tổng hợp Đối ngoại)Fax: +84 4 39 74 03 39

Cao đẳng Kỹ nghệ II502 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí MinhĐiện thoại: +84 8 37 31 40 63Fax: +84 8 37 31 38 28Email: [email protected]

Chương trình Đổi mới Đào tạo Nghề tại Việt NamHợp phần 3: Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải502 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí MinhĐiện thoại: +84 8 37 31 43 93 – 0Fax: +84 8 37 31 36 70www.giz.de/viet­namwww.tvet­vietnam.org

Biên soạn xong12/2016

Dàn trang và trình bàyHồ Thị Minh Ngọc

Hình ảnhTrang bìa: Ralf Baecker, Hồ Thị Minh NgọcTrang 2: Hồ Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Bích NgọcTrang 3: Hoàng Đình Tú, Hồ Thị Minh NgọcTrang 4: Willy Lenk (Công ty Thoát nước Dresden,CHLB Đức)Trang 5: Hồ Thị Minh NgọcTrang 6: BIWASE

Nội dungHồ Thị Minh Ngọc

Biên tậpPhan Hoàng Mai

7

Thông tin xuất bản

Thực thi bởi