PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

18
PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA Dự án Nâng công suất cơ sở sản xuất Ba Khánh từ 900 tấn sản phẩm/năm lên 15.000 tấn sản phẩm/năm (Kèm theo Quyết định số ………./QĐ-UBND ngày..... tháng….. năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long). 1. Thông tin về dự án - Tên dự án: Nâng công suất cơ sở sản xuất Ba Khánh từ 900 tấn sản phẩm/năm lên 15.000 tấn sản phẩm/năm. - Chủ dự án: Ông Trương Nhựt Khánh – Chủ cơ sở. + Địa chỉ liên hệ: 24D, khóm Tân Quới Tây, phường Trường An, Tp. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. + Điện thoại: 02703 815 066 - Địa điểm thực hiện dự án: 24D, khóm Tân Quới Tây, phường Trường An, Tp. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. - Quy mô dự án + Diện tích: Tổng diện tích khu đất đầu tư dự án 4.200 m 2 . + Công suất sản xuất: Sản phẩm đầu ra của cơ sở là các sản phẩm từ gạo như: Bún tươi, Bánh phở, Bánh canh gạo, Bún bò huế, Bánh ướt gạo, Bánh hỏi, Hủ tiếu,…với tổng khối lượng 15.000 tấn sản phẩm/năm. - Các hạng mục, công trình chính của dự án, gồm: Khu vực sản xuất, Khu vực kho nguyên liệu, Văn phòng, Khu vực RO, Khu vực lò hơi, Khu xử lý nước thải (chưa bao gồm phần diện tích xây âm dưới kho nguyên liệu), Khu chứa nước sạch, Phòng thay đồ, Nhà vệ sinh, Nhà xe, Nhà nghỉ công nhân, Kho Chất thải nguy hại + thông thường, Cây xanh, Đường nội bộ,… - Công nghệ sản xuất:

Transcript of PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

Page 1: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

PHỤ LỤC

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

Dự án Nâng công suất cơ sở sản xuất Ba Khánh từ 900 tấn sản phẩm/năm lên 15.000

tấn sản phẩm/năm

(Kèm theo Quyết định số ………./QĐ-UBND ngày..... tháng….. năm 2020

của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long).

1. Thông tin về dự án

- Tên dự án: Nâng công suất cơ sở sản xuất Ba Khánh từ 900 tấn sản phẩm/năm lên

15.000 tấn sản phẩm/năm.

- Chủ dự án: Ông Trương Nhựt Khánh – Chủ cơ sở.

+ Địa chỉ liên hệ: 24D, khóm Tân Quới Tây, phường Trường An, Tp. Vĩnh Long,

tỉnh Vĩnh Long.

+ Điện thoại: 02703 815 066

- Địa điểm thực hiện dự án: 24D, khóm Tân Quới Tây, phường Trường An, Tp. Vĩnh

Long, tỉnh Vĩnh Long.

- Quy mô dự án

+ Diện tích: Tổng diện tích khu đất đầu tư dự án 4.200 m2.

+ Công suất sản xuất: Sản phẩm đầu ra của cơ sở là các sản phẩm từ gạo như: Bún

tươi, Bánh phở, Bánh canh gạo, Bún bò huế, Bánh ướt gạo, Bánh hỏi, Hủ tiếu,…với

tổng khối lượng 15.000 tấn sản phẩm/năm.

- Các hạng mục, công trình chính của dự án, gồm: Khu vực sản xuất, Khu vực kho

nguyên liệu, Văn phòng, Khu vực RO, Khu vực lò hơi, Khu xử lý nước thải (chưa bao

gồm phần diện tích xây âm dưới kho nguyên liệu), Khu chứa nước sạch, Phòng thay

đồ, Nhà vệ sinh, Nhà xe, Nhà nghỉ công nhân, Kho Chất thải nguy hại + thông thường,

Cây xanh, Đường nội bộ,…

- Công nghệ sản xuất:

Page 2: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

2

* Quy trình sản xuất Bún tươi, Bánh canh gạo, Bún bò huế

Hình 1. Quy trình sản xuất bún tươi, bánh canh gạo, bùn bò huế

Gạo

Vo, ngâm

Xay nhuyễn

Ly tâm Nước thải

Nước thải Nước cấp

Chất thải rắn

Phối trộn

Ép sợi, hấp chín

Đóng gói và thành

phẩm

Nguyên liệu: muối, tinh bột khoai mì

(bánh canh gạo, bún

bò huế), chất bảo

quản và nước

Lò hơi cung cấp hơi

nước Khí thải

Page 3: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

3

* Quy trình sản xuất Bánh phở, Bánh ướt gạo

Hình 2. Quy trình sản xuất Bánh phở, Bánh ướt gạo

Gạo

Vo, ngâm

Xay nhuyễn

Ly tâm Nước thải

Nước thải Nước cấp

Nguyên liệu (muối, tinh

bột khoai mì , chất bảo

quản và nước)

Phối trộn

Tráng bánh,

hấp chín

Bôi dầu ăn chống dính

Lò hơi cung cấp

hơi nước

Dầu ăn

Cắt sợi

(Bánh phở)

Đóng gói và thành phẩm

Khí thải

Chất thải rắn

Chất thải rắn

Page 4: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

4

* Quy trình sản xuất Bánh hỏi

Hình 3. Quy trình sản xuất Bánh hỏi

Gạo

Vo, ngâm

Xay nhuyễn

Ly tâm Nước thải

Nước thải Nước cấp

Phối trộn

Ép sợi, hấp chín

Bôi dầu ăn chống dính

Nguyên liệu

(muối, chất bảo

quản và nước)

Lò hơi cung cấp hơi nước

Dầu ăn

Đóng gói và thành phẩm

Khí thải

Chất thải rắn

Chất thải rắn

Page 5: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

5

* Quy trình sản xuất Hủ tiếu, Bánh tráng

Hình 4. Quy trình sản xuất Hủ tiếu, Bánh tráng

2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ dự án (giai đoạn hoạt

động):

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

Nguyên liệu (muối,

tinh bột khoai mì, chất

bảo quản và nước)

Gạo

Vo, ngâm

Xay nhuyễn

Ly tâm Nước thải

Nước thải Nước cấp

Phối trộn

Tráng bánh,

hấp chín, sấy

khô

Bôi dầu ăn chống dính

(Hủ tiếu)

Lò hơi cung cấp hơi nước

Dầu ăn

Cắt sợi (Hủ tiếu)

Tạo hình (Bánh tráng)

Đóng gói và thành phẩm

Khí thải

Chất thải rắn

Chất thải rắn

Page 6: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

6

- Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn phát sinh từ hoạt

động của dự án.

- Bụi, khí thải phát sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa,

Bụi khí thải từ hoạt động của lò hơi, Khí thải từ việc sử dụng máy phát điện dự phòng,

Mùi hôi tại khu vực tập trung chất thải rắn, Khí thải và mùi hôi từ hệ thống thoát nước

thải, hệ thống xử lý nước thải, khu vực nhà vệ sinh, hầm tự hoại.

- Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải thông thường phát sinh từ hoạt động của dự

án.

- Chất thải nguy hại.

- Tác động khác: Tiếng ồn và môi trường vi khí hậu.

2.2. Quy mô, tính chất của nước thải

- Nước mưa chảy tràn

Nước mưa thu được từ 02 nguồn: nước mưa chảy trên mái được quy ước là nước

sạch và nước mưa chảy tràn trong đường nội bộ nhà xưởng. Nước mưa chảy tràn có

khả năng nhiễm bụi bẩn, chất rắn lơ lửng và các tạp chất khác có trong môi trường

xung quanh khu vực dự án. Nước mưa là nước quy ước sạch có thể thải trực tiếp ra

môi trường.

- Nước thải sinh hoạt

Lượng nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ nhân viên làm việc tại Cơ sở (sau khi

nâng công suất gồm có khoảng 190 người làm việc tại Cơ sở) với định mức nước

nước cấp 80 lít/người/ngày sẽ sử dụng tối đa khoảng 15,2 m3/ngày.đêm, lượng nước

thải phát sinh tương đương 15,2 m3/ngày (nước thải bằng 100% nước cấp).

Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất

dinh dưỡng và vi khuẩn,… với nồng độ các thông số ô nhiễm rất cao, lượng nước thải này

nếu không được xử lý trước khi xả ra môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và nước

của khu vực dự án.

- Nước thải sản xuất

Do đặc trưng từ hoạt động sản xuất của Cơ sở là sản xuất các sản phẩm từ gạo như

bún, phở, bánh canh, bún bò huế, bánh ướt, bánh hỏi, hủ tiếu,… Lượng nước thải

phát sinh nhiều nhất tại công đoạn vo, ngâm gạo,… Lượng nước thải này phát sinh

trong quá trình sản xuất như đã nêu ở Chương 1 bao gồm: nước thải sản xuất (từ

công đoạn vo, ngâm gạo, ly tâm,...) phát sinh khoảng 133,5m3/ngày (trung bình 1 tấn

sản phẩm sẽ phát sinh nước thải khoảng 3,2m3/ngày), nước thải từ hệ thống xử lý khí

thải được xả bỏ hằng ngày khoảng 0,24m3/ngày và nước vệ sinh sàn nhà xưởng

khoảng 4,8m3/ngày. Tổng lưu lượng nước thải của hoạt động sản xuất tại Cơ sở

khoảng 138,5 m3/ngày đêm.

Thành phần của nước thải chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ với nồng độ chất

ô nhiễm cao như BOD5, COD, Tổng Nitơ,Tổng Phospho,... đặc biệt là thành phần

chất hữu cơ khó phân hủy rất cao nếu không được xử lý tốt trước khi thải ra môi

trường ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng dân cư khu vực, đặc biệt nơi

tiếp nhận nước thải của dự án là Rạch Bà Điểu với mục đích sử dụng nước là cấp

nước sinh hoạt cho dân cư tại khu vực.

Page 7: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

7

2.3. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

- Bụi, khí thải phát sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa:

Khi nhà máy đi vào hoạt động, sẽ có một số lượng phương tiện vận chuyển nguyên

vật liệu và chở sản phẩm ra vào khu vực dự án, xe máy đi lại của cán bộ, công nhân

làm việc.

Dự tính số lượt xe có thể hoạt động trong ngày tại khu vực dự án khoảng 200 lượt

trong đó 6 lượt là xe tải; 4 lượt là các loại xe hơi; 190 lượt là xe gắn máy. Số lượng xe

sử dụng nhiên liệu là dầu chiếm khoảng 5% số lượng xe có động cơ (xe ô tô, xe tải), số

còn lại thì sử dụng nhiên liệu là xăng. Tuy nhiên, trong thực tế những phương tiện vận

tải di chuyển trên nhiều tuyến đường khác nhau và ở những thời điểm khác nhau nên

nồng độ chất ô nhiễm khí thải trong thực tế sẽ thấp hơn so với nồng độ được tính toán.

- Bụi khí thải từ hoạt động của lò hơi: Để phục vụ cho các công đoạn trong quá

trình sản xuất, Cơ sở có trang bị 01 lò hơi với công suất là 2,5 tấn hơi/giờ sử dụng

nhiên liệu là củi nhãn trong quá trình sản xuất của Cơ sở. Sau khi tăng công suất, dự

kiến lắp thêm 01 lò hơi với công suất là 5 tấn hơi/giờ.

Dự án sẽ sử dụng củi nhãn cho việc đốt lò hơi. Việc sử dụng các nguyên liệu như

củi nhãn làm chất đốt cho lò hơi thường tạo ra các khí gây ô nhiễm như bụi, SO2, NOx,

CO, CO2 (chiếm khoảng trên 90% thành phần khói thải), ngoài ra còn có muội than,

tro bụi. Chủ đầu tư sẽ có biện pháp xử lý thích hợp lượng khí thải này để giảm thiểu

tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trong giai đoạn vận hành và môi trường

xung quanh.

- Khí thải từ việc sử dụng máy phát điện dự phòng: Khi bị mất điện hay có sự cố về

điện, dự án sẽ sử dụng máy phát điện để duy trì tạm thời mọi hoạt động. Dự án sử

dụng 01 máy phát điện với công suất 100 kVA. Máy phát điện sử dụng nguồn nhiên

liệu là dầu DO. Quá trình hoạt động của máy phát điện không chỉ phát sinh tiếng ồn

mà còn sinh ra các khí thải như: bụi, CO, SO2, NOx gây ảnh hưởng đến môi trường

làm việc và sức khoẻ của nhân viên trong công ty.

- Mùi hôi tại khu vực tập trung chất thải rắn: Mùi phát sinh từ sự phân hủy các chất

hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt tại khu tập kết chất thải rắn.

Ô nhiễm mùi không chỉ gây mất mỹ quan môi trường mà còn gây nên cảm giác khó

chịu cho công nhân viên và dân cư trong khu vực dự án. Thành phần chất gây ô nhiễm

gồm CH4, NH3, H2S. Do đó, Chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom chất thải kịp thời và

xử lý theo đúng quy định.

- Khí thải và mùi hôi từ hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải, khu vực

nhà vệ sinh, hầm tự hoại:

Khí thải phát sinh từ các khu vực này có thành phần của các hơi khí độc như NH3,

H2S, Metan,… và các loại khí khác tùy thuộc vào thành phần nước thải. Lượng khí độc

hại này không lớn, nhưng có mùi đặc trưng. Do đó, Chủ dự án sẽ có biện pháp khắc

phục nguồn ô nhiễm này. Theo nghiên cứu của Tchobanoglous và cộng sự (năm

1993), các khí thải tạo ra từ hoạt động trên chủ yếu là CH4 (chiếm 40 -60%), CO2

(Chiếm 40 -60%),N2 (Chiếm 2 -5%) NH3 (Chiếm 0,1 -1%), H2S, Mercaptan và các

hợp chất chứa lưu huỳnh (Chiếm 0,1 - 1%), còn lại là các khí khác (CO, H2,…).

Page 8: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

8

Mùi hôi từ khu vực xử lý nước thải chủ yếu phát sinh từ các đơn nguyên tại đó có

xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí.

Các loại khí thải phát sinh ở trên gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, gây mùi

hôi, khó chịu cho nhân viên làm việc tại dự án và dân cư xung quanh.

2.4. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt

Phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân viên. Số lượng công nhân viên của dự

án là 190 người, ước tính chất thải rắn sinh hoạt của dự án là 190 kg/ngày đêm, thành

phần chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, vỏ trái cây,… và các

chất vô cơ như: các loại bao bì nilon, giấy, lon, chai,…

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Đối với loại hình sản xuất của dự án, chất thải rắn không nguy hại phát sinh như

vỏ chai dầu ăn, bao bì hư hỏng, tro xỉ từ quá trình đốt lò hơi, căn bột lắng,… không

nhiễm thành phần nguy hại.

Thành phần chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh cụ thể như sau:

+ Bao bì hư hỏng, can nhựa dựng dầu sau khi sử dụng phát sinh với khối lượng

hiện tại khoảng 40 kg/ ngày, sau khi tăng công suất lượng chất thải này phát sinh

khoảng 250 kg/ ngày.

+ Cặn bột lắng phát sinh với khối lượng hiện tại khoảng 10 kg/ ngày, sau khi

tăng công suất lượng chất thải phát sinh khoảng 150 kg/ ngày.

+ Tro xỉ từ việc đốt củi nhãn cho hoạt động của lò hơi: với công suất hoạt động

hiện tại, lượng tro xỉ phát sinh khoảng 50 kg/ ngày, sau khi tăng công suất, 02 lò hơi sẽ

hoạt động luân phiên, khi đó lượng tro xỉ phát sinh khoảng 70 kg/ ngày.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của hệ thống hiện tại phát sinh khoảng 4

kg/ngày. Sau khi nâng công suất sản xuất lượng nước thải sẽ tăng lên nên Cơ sở cải tạo

hệ thống xử lý nước thải, lượng bùn thải từ hệ thống phát sinh khoảng 9kg/ngày.

Lượng chất thải rắn công nghiệp này phát sinh với khối lượng khá lớn, nếu không

có biện pháp thu gom, xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng dân cư

lân cận dự án.

2.5. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn hoạt động hiện tại của nhà máy

ước tính vào khoảng 20 kg/năm, khi tăng công suất lượng chất thải nguy hại dự kiến sẽ

tăng lên khoảng 60 kg/ năm. Khối lượng phát sinh cụ thể được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn hoạt động

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

(Rắn/Lỏng/Bùn)

CTNH

Số lượng

(Kg/năm)

1 Dầu động cơ, hộp số bôi trơn

tổng hợp thải (Dầu nhớt thải) Lỏng 13 02 06 50

2 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 20 01 21 5

3 Giẻ lau, bao tay dính dầu mỡ Rắn 15 02 02 2

4 Hộp mực in thải Rắn 08 02 04 3

Page 9: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

9

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

(Rắn/Lỏng/Bùn)

CTNH

Số lượng

(Kg/năm)

Tổng 60

Các loại chất thải nguy hại nêu trên, nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý

theo đúng quy định có thể gây rơi vãi, làm mất vệ sinh môi trường thành phố, gây ô

nhiễm môi trường nước, không khí, đất, làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng và luôn

chứa đựng nguy cơ gây nguy hại đối với sức khỏe con người và các hệ sinh thái lâu

dài.

2.6. Quy mô, tính chất của chất thải khác: Không.

3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án (giai đoạn hoạt

động)

3.1. Về thu gom và xử lý nước thải

- Nước mưa chảy tràn: Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng dọc theo đường

nội bộ của nhà máy. Nước mưa từ mái khu vực nhà xưởng và văn phòng được thu gom

bằng các ống PVC 220 chạy xuống các hố ga thu nước. Sau đó lắng cặn trước khi

thoát ra Rạch Bà Điểu.

- Nước thải sinh hoạt: tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án khoảng

15,2 m3/ngày. Toàn bộ lượng nước thải này sẽ được thu gom, xử lý sơ bộ bằng bể tự

hoại trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án. Tại dự án đã xây

dựng 02 hầm tự hoại với thể tích 12m3/hầm.

- Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất

Nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn ngâm, vo gạo, từ hệ thống xử lý khí

thải, vệ sinh nhà xưởng …. Phát sinh với tổng lưu lượng khoảng 138,5 m3/ ngày được

thu gom bằng hệ thống ống PVC 114 đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của

dự án.

Hiện tại, tại dự án đã có hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế 60m3/ngày,

tuy nhiên khi tăng công suất lượng nước thải vượt quá công suất thiết kế của hệ thống

hiện tại nên dự án sẽ tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải này. Cơ sở sẽ xây dựng

hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế là 180 m3/ ngày (Công suất hệ thống xử

lý nước thải đã tính toán bằng tổng lượng nước thải phát sinh với hệ số an toàn K=1,2).

Như đã phân tích ở trên, nước thải của Cơ sở là nước thải chứa tinh bột với hàm

lượng chất hữu cơ khó phân hủy và phức tạp rất cao. Do đó, quy trình công nghệ xử lý

nước thải phải chuyển hóa được các hợp chất hữu cơ phức tạp khó phân hủy này thành

các hợp chất hữu cơ đơn giản trước khi đưa vào công đoạn xử lý sinh học thông thường

mới có thể xử lý hiệu quả.

Page 10: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

10

- Quy trình xử lý nước thải, công suất 180m3/ngày đêm như sau:

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A, Kq=0,9, Kf=1,1) – Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, trước khí thải ra Rạch Bà Điểu.

Nước sau xử lý đạt QCVN

40:2011, Cột A thoát ra

Rạch Bà Điểu

Bể xử lý bằng thủy sinh

thực vật

Bể khử trùng

Sân phơi bùn

Nước thải sinh hoạt Nước thải sản xuất

Bể trung hòa

Bể axit hóa

Bể phản ứng

Bể thu gom

Bể hiếu khí

Bể điều hòa

Bể kỵ khí

Bể lắng

Bể trung gian

Bể tự hoại

Máy thổi khí

Bể phân hủy bùn

HCl

NaOH

Page 11: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

11

3.2. Về xử lý bụi, khí thải

- Giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải từ hoạt động giao thông

+ Sử dụng phương tiện vận chuyển đã được kiểm định.

+ Trong quá trình vận chuyển phải phủ kín thùng xe bằng bạt và chở đúng tải

trọng cho phép.

+ Dùng dầu DO có hàm lượng S = 0,05%, thường xuyên kiểm tra và bảo trì, đảm

bảo tình trạng kỹ thuật xe tốt.

+ Toàn bộ các tuyến đường giao thông nội bộ được bê tông hóa nên giảm thiểu

phát sinh bụi.

+ Vào những ngày hanh khô, nhiều gió, tiến hành phun nước trên các tuyến

đường để hạn chế cuốn bụi theo các phương tiện vận chuyển, thời gian phun sẽ tập

trung vào trước các giờ cao điểm.

+ Trong khu vực dự án và xung quanh sẽ tổ chức thực hiện việc trồng cây xanh

và thảm cỏ để tạo bóng mát và cảnh quan cho khu vực. Cây xanh có tác dụng rất lớn

trong việc cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực dự án và xung quanh.

- Giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động lò hơi

+ Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi cung cấp nhiệt của dự án là củi nhãn chính vì vậy,

lượng khí thải phát sinh từ nguồn này chủ yếu bụi, CO, NOx, SO2. Khí thải phát sinh ra

từ lò hơi được Cơ sở thu gom và xử lý qua hệ thống xử lý khí thải nhằm xử lý đạt tiêu

chuẩn trước khi thải ra môi trường.

+ Tại dự án có 02 lò hơi, công suất 2,5 tấn hơi/giờ và 05 tấn hơi/giờ, hệ thống xử

lý khí thải đi kèm theo lò hơi; do đó, dự án có 02 hệ thống xử lý khí thải lò hơi, quy

trình xử lý giống nhau.

- Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải như sau:

Hình. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải

Cyclon lắng bụi

Khí thải từ lò hơi

Quạt hút

Tháp hấp thụ

Ống khói

Khí thải sau xử lý đạt QCVN

19:2009/BTNMT, Cột B

Giao cho đơn vị có chức

năng thu gom xử lý

Bể dung dịch NaOH

Bể lắng cặn

Thu gom xử lý định kì

Page 12: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

12

- Biện pháp giảm thiểu từ việc tác động của máy phát điện dự phòng

+ Theo đánh giá phía trên, hoạt động của máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên

liệu là dầu DO với tỷ lệ S là 0,005% nên khí thải phát sinh năm trong giới hạn cho

phép của QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B mà không cần qua xử lý.

+ Ngoài ra, máy phát điện dự phòng chỉ sử dụng khi có sự cố cúp điện, việc sử

dụng mang tính chất gián đoạn, vì vậy chủ dự án sẽ có biện pháp quản lý như sau:

+ Đảm bảo sử dụng nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của máy phát điện dự

phòng là dầu DO với tỷ lệ S là 0,005%.

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy phát điện để máy được hoạt động tốt nhất,

giảm thiểu việc phát sinh khí thải.

+ Máy phát điện được đặt tại khu vực riêng biệt.

- Biện pháp giảm thiểu mùi hôi tại khu vực tập trung chất thải rắn

+ Bố trí các thùng thu gom rác có nắp đậy để lưu chứa rác;

+ Tô chưc thu gom rac thai hàng ngày và h ợp đồng với đơn vị có chức năng để

thu gom, xử lý, cụ thể rác thải sinh hoạt phát sinh tại dự án sẽ được thu gom vào các

thùng chứa có nắp đậy, hàng ngày sẽ có xe thu gom rác của Công ty Cổ phần Công

trình Công Cộng Vĩnh Long đến thu gom và xử lý.

- Biện pháp giảm thiểu khí thải và mùi hôi từ hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử

lý nước thải, nhà vệ sinh, hầm tự hoại

+ Hệ thống cống thoát nước được xây dựng là hệ thống cống kín;

+ Tại các miệng cống thoát nước mưa có song chắn chất thải rắn, tránh tình trạng

chất thải rắn làm bít miệng cống và làm tắc đường ống;

+ Thường xuyên nạo vét hố ga.

+ Định kỳ khoản 03 tháng kiểm tra hệ thống xử lý nước thải để kịp thời phát hiện

những hư hỏng để thay thế tránh tình trạng ngưng hoạt động của hệ thống làm phát

sinh mùi hôi.

3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông

thường

- Rác thải sinh hoạt: Chủ dự án sẽ bố trí khu vực chứa chất thải để đáp ứng các yêu

cầu về môi trường như: xây dựng mái che cho toàn bộ khu vực lưu trữ chất thải; các

khu vực lưu trữ được bố trí riêng biệt; có cao độ nền đảm bảo nước mưa không chảy

tràn vào khu vực chứa rác. Chủ dự án sẽ bố trí thùng rác để thu gom rác, các thùng rác

này được lưu chứa tạm tại khu vực có diện tích lưu trữ 7,5 m2.

Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý đúng quy định 1 ngày/lần.

- Rác thải sản xuất thông thường

+ Đối với bao bì thải, dự án tận dụng bao bi hư hỏng, sai quy cách để chứa tro xỉ

thải từ quá trình đốt lò hơi. Toàn bộ lượng tro xỉ này được chứa trong bao bì, cột kín

và lưu chứa tạm tại khu vực lò hơi, sau đó bán cho các hộ dân trong khu vực để trồng

cây.

Page 13: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

13

+ Can nhựa chứa dầu ăn phục vụ sản xuất sau hi dùng hết dầu ăn sẽ được thu

gom đưa về kho chứa có diện tích 12 m2, định kì, đơn vị cung cấp dầu ăn sẽ đến thu

hồi lại các can nhựa này.

+ Ngoài ra, trong quá trình hoạt động còn phát sinh một lượng cặn bột lắng trong

quá trình sản xuất, lượng cặn bột lắng này có khả năng tái sử dụng nên chủ dự án

không thải bỏ mà cho các hộ dân lân cận trong khu vực để phục vụ làm thức ăn cho

việc chăn nuôi heo.

+ Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, Cơ sở sẽ hợp đồng với đơn vị có

chức năng định kì đến thu gom, vận chuyển và xử lý.

3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, quản lý theo Thông tư 36/2015/TT-

BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất

thải nguy hại, cụ thể:

- Chất thải nguy hại phát sinh sẽ được nhân viên phụ trách thu gom, trực tiếp đem

xuống lưu trữ tại kho chất thải nguy hại.

- Kho chất thải nguy hại có diện tích khoảng 4 m2.

- Tại khu vực kho chất thải nguy hại trang bị các thùng chứa có nắp đậy, dán nhãn,

mã chất thải nguy hại, để thu gom và bảo quản từng loại chất thải rắn nguy hại.

- Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý

CTNH đúng quy định.

3.5. Công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải khác: Không.

3.6. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm khác

* Giảm thiểu tiếng ồn và môi trường vi khí hậu

- Dự án sử dụng gió tự nhiên, tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc bằng

cách bố trí cửa lấy gió và thải gió một cách hợp lý giúp cho không khí lưu thông tuần

hoàn tốt nhất.

- Để tăng cường hiệu quả thông thoáng trong nhà xưởng và giảm thiểu tác động đến

công nhân làm việc tại khu vực sản xuất, dự án bố trí các quạt hút công nghiệp tại

những vị trí thích hợp.

- Tường rào, cây xanh, thảm cỏ được trồng tại Nhà máy giúp giảm thiểu lan truyền

tiếng ồn ra khu vực xung quanh. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:

+ Trang bị các máy móc sản xuất công nghệ hiện đại.

+ Bố trí và vận hành máy móc trên dây chuyền sản xuất một cách hợp lý để tránh

xảy ra hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn.

+ Vận hành máy móc, thiết bị đúng quy trình kỹ thuật.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị.

+ Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân.

- Đối với các phương tiện ra, vào khu vực dự án:

+ Xe ra vào yêu cầu đi với tốc độ chậm 5km/h, không bóp còi.

Page 14: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

14

+ Không cho các xe nổ máy trong lúc chờ nhận hàng.

+ Thường xuyên kiểm tra máy móc, độ mòn các chi tiết máy, luôn tra dầu mỡ,

bôi trơn các máy, bảo dưỡng các thiết bị và thay thế các chi tiết bào mòn;

- Ngoài ra, trồng cây xanh trong khuôn viên dự án cũng có tác dụng hạn chế tiếng

ồn tại khu vực. Cây xanh được trồng thành các mảng bao quanh công trình và dọc

đường giao thông tạo khoảng xanh, đảm bảo môi trường làm việc xanh và đảm bảo

điều kiện vi khí hậu phù hợp cho toàn dự án.

3.7. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

3.7.1. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải

* Sự cố khu vực chứa chất thải

Kho chứa chất thải được bố trí tại khu vực riêng biệt. Xung quanh kho chứa chất

thải nguy hại có rãnh để thu gom chất thải lỏng trường hợp xảy ra sự cố nếu thiết bị

chứa chất thải đổ vỡ, chất thải sẽ không tràn lan ra ngoài hoặc lẫn vào nước mưa mà sẽ

được thu gom theo rãnh xung quanh kho.

* Sự cố đối với bể tự hoại

Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể tự hoại, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, tránh

các sự cố có thể xảy ra như:

- Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn phân, nước tiểu không tiêu thoát được

thì phải thông bồn cầu và đường ống dẫn để tiêu thoát phân và nước tiểu.

- Tắc đường ống thoát khí bể tự hoại gây mùi hôi thối trong nhà vệ sinh hoặc có thể

gây nổ hầm cầu. Trường hợp này phải tiến hành thông ống dẫn khí nhằm hạn chế mùi

hôi cũng như đảm bảo an toàn cho nhà vệ sinh.

- Thuê đơn vị có chức năng tới thu gom bùn và cặn lắng định kỳ.

* Sự cố hệ thống xử lý nước thải

- Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn, nhân viên

vận hành được đào tạo kiến thức chuyên môn.

- Lắp rắp thiết bị hoạt động theo chế độ luân phiên để có thiết bị dự phòng khi cần

thiết và hạn chế tối đa việc hỏng hóc thiết bị hệ thống xử lý (máy bơm nước thải qua

các công đoạn, máy thổi khí tại công đoạn xử lý hiếu khí).

- Vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống một cách thường xuyên

theo đúng hướng dẫn kỹ thuật nhà cung cấp.

- Lập hồ sơ giám sát kỹ thuật các công trình đơn vị để theo dõi sự ổn định của hệ

thống, đồng thời tạo cơ sở để phát hiện sự cố một cách sớm nhất.

- Lấy mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước sau xử lý định kì nhằm đánh giá hiệu

quả hoạt động của hệ thống xử lý.

- Báo ngay cho cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố để có biện pháp khắc

phục kịp thời.

- Ngưng hoạt động nếu hệ thống xử lý nước thải không có khả năng xử lý nước thải

đạt quy chuẩn môi trường cho phép.

Page 15: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

15

* Sự hệ thống xử lý khí thải

- Thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo dưỡng định kỳ các công trình

xử lý để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo khí thải đạt quy chuẩn quy

định trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Chuẩn bị một số bộ phận, thiết bị dự phòng đối với bộ phận dễ hư hỏng như: quạt

hút, đường ống.

- Những người vận hành các công trình xử lý bụi được đào tạo các kiến thức về

công trình vận hành xử lý bụi, khí thải.

- Nếu sự cố không tự khắc phục được tại chỗ thì Chủ Cơ sở sẽ ngưng hoạt động sản

xuất để sửa chữa và khắc phục, khi nào khắc phục và sửa chữa xong sẽ tiếp tục sản

xuất.

3.7.2. Sự cố hóa chất

- Hóa chất được lưu giữ trong kho cách ly, tránh xa nguồn có khả năng phát lửa và

tia lửa điện.

- Người sử dụng hóa chất được trang bị bảo hộ lao động như găng tay, kính tránh

tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

- Chủ dự án lập Kế hoạch hoặc phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo

quy định và thực hiện Kế hoạch hoặc phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

đã được phê duyệt khi có sự cố.

3.7.3. Sự cố nổ lò hơi

- Lập bảng nội quy hướng dẫn vận hành và khắc phục cố thường gặp tại khu vực lò

hơi.

- Sử dụng nước cấp cho lò hơi theo đúng quy định của nhà sản xuất.

- Sử dụng lò hơi có các thông số kỹ thuật đúng quy định và có giấy phép của cơ

quan có thẩm quyền. Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn hơi và các đồng hồ đo

nhiệt độ, áp suất. Định kỳ bảo trì, sửa chữa lò hơi và hợp đồng đơn vị chuyên môn

thẩm định chất lượng lò hơi đúng quy định.

- Sử dụng bông ROCKWOOL dày 100mm và thép mạ màu dày 0,5mm bao bọc bên

ngoài, nhằm chống nhiệt từ thân lò và ống dẫn gây bỏng cho công nhân.

3.7.4. Sự cố ngộ độc thực phẩm

- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng

theo quy định.

- Sử dụng bao bì thực phẩm bảo đảm chắc chắn, an toàn, không bị thôi nhiễm các

chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, không bị ô nhiễm

các tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

- Nước sử dụng luôn đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc sản xuất, chế biến

(QCVN 01:2009/BYT đối với nước ăn uống và QCVN 02:2009/BYT đối với nước

sinh hoạt).

- Hơi nước sử dụng cho sản xuất luôn bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm

cho thực phẩm.

Page 16: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

16

- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm được thiết kế và chế tạo an toàn,

không bị nhiễm vào thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất; dễ làm

sạch, khử trùng và bảo dưỡng, không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn.

- Công nhân trực tiếp sản xuất luôn chấp hành “Thực hành bàn tay tốt” như rửa tay

sau khi đi vệ sinh hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể, đụng tay vào súc vật, sau

mỗi lần nghỉ. Trang phục bảo hộ riêng, mặc tạp dề, đeo khẩu trang, đội mũ che tóc khi

sản xuất.

- Hàng năm học tập bổ sung và cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm. Công nhân

trực tiếp tham gia sản xuất được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần.

4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

- Công trình xử lý bụi, khí thải.

- Công trình xử lý nước thải.

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường.

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại.

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.1.1. Giai đoạn vận hành thử nghiệm

a. Giám sát khí thải

* Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý

khí thải:

- Thông số giám sát: Lưu lượng thải, Bụi tổng; SO2, NOx, CO.

- Tần suất giám sát: 15 ngày/lần, vận hành thử nghiệm ít nhất 75 ngày (đo đạc, lấy

và phân tích mẫu tổ hợp đầu ra của hệ thống xử lý).

- Vị trí giám sát: 02 mẫu khí thải lò hơi sau hệ thống xử lý của 02 lò hơi. Tọa độ:

X1 = 1134122, Y1= 556290, X2 = 1132452, Y2 = 546135

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

* Giai đoạn đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý

khí thải:

- Thông số giám sát: Lưu lượng thải, Bụi tổng; SO2, NOx, CO.

- Tần suất giám sát: 07 ngày liên tiếp, tần suất 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích

mẫu đơn 07 mẫu đầu ra của hệ thống xử lý).

- Vị trí giám sát: 02 mẫu khí thải lò hơi sau hệ thống xử lý của 02 lò hơi. Tọa độ:

X1 = 1134122, Y1 = 556290, X2 = 1132452, Y2 = 546135

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

b. Giám sát nước thải

* Giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý

nước thải:

Page 17: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

17

- Tần suất giám sát: 15 ngày/lần, vận hành thử nghiệm ít nhất 75 ngày (đo đạc, lấy

và phân tích mẫu tổ hợp tại một số công đoạn của hệ thống xử lý).

- Vị trí và thông số giám sát nước thải được trình bày chi tiết như sau:

Bảng. Vị trí và thông số giám sát nước thải giai đoạn điều chỉnh hiệu suất và hiệu

quả của công trình xử lý nước thải

STT Vị trí lấy mẫu Thông số

1 Nước thải đầu vào HTXLNT, tại bể thu gom. pH, COD, TSS, tổng

Nitơ, BOD5, tổng

photpho, Coliform,

Sunfua, Amoni, clo

dư.

Nước thải sau công đoạn xử lý hóa lý, tại bể điều hòa.

2

Nước thải đầu ra của HTXLNT, tại bể khử trùng, trước

khi dẫn thải ra nguồn tiếp nhận. Tọa độ: X = 546162,

Y = 1132763

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về nước thải công nghiệp (Kq=0,9, Kf=1,1).

* Giai đoạn đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý

nước thải:

- Tần suất giám sát: 07 ngày liên tiếp, tần suất 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích

mẫu đơn 01 mẫu đầu vào và 07 mẫu đầu ra của hệ thống xử lý).

- Vị trí và thông số giám sát nước thải được trình bày chi tiết như sau:

Bảng. Vị trí và thông số giám sát nước thải giai đoạn vận hành ổn định công trình

xử lý nước thải

STT Vị trí lấy mẫu Thông số

1 Nước thải đầu vào HTXLNT, tại bể thu gom pH, COD, TSS, tổng Nitơ,

BOD5, tổng photpho,

Coliform, Sunfua, Amoni,

clo dư. 2

Nước thải đầu ra của HTXLNT, tại bể khử

trùng, trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Tọa

độ: X = 546162, Y= 1132763

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về nước thải công nghiệp (kq=0,9, kf=1,1).

c. Giám sát chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (CTNH)

- Chất thải rắn thông thường:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: theo dõi, giám sát việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt

vào nơi chứa; lưu giữ hợp đồng hoặc chứng từ hoặc giấy tờ có liên quan đến việc

chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.

+ Chất thải sản xuất thông thường: lập sổ theo dõi khối lượng, chủng loại chất

thải rắn sản xuất phát sinh hàng ngày thu gom vào nơi chứa. Lưu giữ hợp đồng, chứng

từ, biên bản chuyển giao chất thải rắn sản xuất cho đơn vị có chức năng vận chuyển,

xử lý.

- Chất thải nguy hại:

+ Chủ dự án sẽ cập nhật thông tin về chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong báo cáo

định kỳ.

Page 18: PHỤ LỤC CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

18

+ Lập sổ theo dõi khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh hàng ngày

thu gom vào nơi chứa theo quy định. Lưu giữ hợp đồng, chứng từ, biên bản chuyển

giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý và quản lý CTNH

theo quy định.

5.1.2. Giai đoạn vận hành thương mại

a. Giám sát khí thải

- Vị trí giám sát: 02 mẫu khí thải lò hơi sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi 1 và 2

(Tọa độ: X1 = 1134122, Y1 = 556290, X2 = 1132452, Y2 = 546135).

- Thông số giám sát: Lưu lượng thải, bụi tổng, SO2, NO2, CO.

- Tần suất giám sát: 01 lần/03 tháng.

- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn hiện hành (QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ, cột B).

b. Giám sát nước thải

- Vị trí giám sát: 01 mẫu nước thải trước khi xử lý và 01 mẫu nước thải sau xử lý

(Tọa độ: X = 546162, Y = 1132763) tại bể khử trùng trước khi thải vào nguồn tiếp

nhận.

- Thông số giám sát: pH, COD, TSS, tổng Nitơ, BOD5, tổng photpho, Coliform,

Sunfua, Amoni, clo dư.

- Tần suất giám sát: 01 lần/03 tháng.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A, Kq=0,9, Kf=1,1.

c. Giám sát chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

- Chất thải rắn thông thường:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: theo dõi, giám sát việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt

vào nơi chứa; lưu giữ hợp đồng hoặc chứng từ hoặc giấy tờ có liên quan đến việc

chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.

+ Chất thải sản xuất thông thường: lập sổ theo dõi khối lượng, chủng loại chất

thải rắn sản xuất phát sinh hàng ngày thu gom vào nơi chứa. Lưu giữ hợp đồng, chứng

từ, biên bản chuyển giao chất thải rắn sản xuất cho đơn vị có chức năng vận chuyển,

xử lý.

- Chất thải nguy hại:

+ Chủ dự án sẽ cập nhật thông tin về chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong báo cáo

định kỳ.

+ Lập sổ theo dõi khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh hàng ngày

thu gom vào nơi chứa theo quy định. Lưu giữ hợp đồng, chứng từ, biên bản chuyển

giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý và quản lý CTNH

theo quy định.

6. Các điều kiện có liên quan đến môi trường: Không.