NTM thang 9-2016.pdf

44
SOÁ 09/2016 Mỹ Đức hướng tới đô thị văn minh hiện đại Sản xuất hữu cơ, cần gì để phát triển? Vốn về “đánh thức” đồi rừng THÖ VIEÄN TÆNH BAØ RÒA - VUÕNG TAØU Ñòa chæ: Số 04 - Phạm Văn Đồng - P. Phước Trung - Tp. Bà Rịa Ñieän thoaïi: 064.3742101; Fax: 064.3742105 Email: [email protected] Website: http://thuvienbrvt.com.vn & http://thuvienbrvt.vn

Transcript of NTM thang 9-2016.pdf

Page 1: NTM thang 9-2016.pdf

SOÁ 09/2016

Mỹ Đức hướng tới đô thị văn minh hiện đại

Sản xuất hữu cơ, cần gì để phát triển?

Vốn về “đánh thức” đồi rừng

THÖ VIEÄN TÆNH BAØ RÒA - VUÕNG TAØU

Ñòa chæ: Số 04 - Phạm Văn Đồng - P. Phước Trung - Tp. Bà Rịa

Ñieän thoaïi: 064.3742101; Fax: 064.3742105

Email: [email protected]

Website: http://thuvienbrvt.com.vn & http://thuvienbrvt.vn

Page 2: NTM thang 9-2016.pdf

BAÛN TIN

NOÂNG THOÂN ÑOÅI MÔÙI

Soá 09/2016

-----------------------------------

PHAÙT HAØNH HAØNG THAÙNG

Trưởng Ban biên tập

TRẦN MINH THẾ

Chịu trách nhiệm nội dung

NGUYỄN QUANG PHI

BÙI VĂN MỘT

Biên tập - Trình bày

VŨ HÀ - QUANG SƠN

Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Số 04 - Phạm Văn Đồng - P. Phước Trung

Tp. Bà Rịa

Website:

Email:

MUÏC LUÏC

TIN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

1. Xuất khẩu gạo năm 2016: Bài toán lấy “chất” bù

“lượng”………………………………………..01

2. Trả lại sự “trong sạch” cho tôm………………02

VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI

3. Xã Xà Bang (Huyện Châu Đức): Đời sống người

dân đã thay đổi………………………………..04

4. Trung Hưng hướng đến Xã đạt chuẩn văn hóa nông

thôn mới………………………………………….06

5. Mỹ Đức hướng tới đô thị văn minh hiện đại………07

6. Đổi đời vùng biển Hậu Lộc: Không ồn ào, không

nợ đọng ………………………………………....09

7. Hà Tĩnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu: Hướng

đến sự hài lòng của người dân……………….10

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

8. Sản xuất hữu cơ, cần gì để phát triển? ……….12

9. Kỹ thuật rồng Na dai…………………………13

10. “Lập trình” cho na ra quả theo ý muốn……….15

11. Chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão……17

12. Nuôi lợn bằng men tiêu hóa sống…………….19

13. Nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép theo

hướng an toàn sinh học……………………….20

14. Công nghệ tạo bọt khí micro nano…………....21

15. Theo dõi ao nuôi tôm bằng điện thoại di động……23

16. Một số thảo dược thay thế kháng sinh………..26

NHÀ NÔNG LÀM GIÀU

17. Vốn về “đánh thức” đồi rừng………………....29

18. “Miền đất chết” sinh nhiều triệu phú………...33

19. Trồng nấm rơm trong nhà cho hiệu quả kinh tế

rất cao…………………………………………34

20. Trồng cọ dầu kiếm tiền tỷ…………………….38

Page 3: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Tin Nông nghiệp - Nông thôn

- 1 -

Xuất khẩu gạo năm 2016: Bài toán lấy “chất” bù “lượng”

háng 7/2016, xuất khẩu gạo ở

mức thấp nhất trong nhiều năm

qua, kéo theo 7 tháng cũng thấp,

chỉ được 3 triệu tấn, giảm gần 600.000 tấn,

tương đương với mức giảm 16,2% so với quý

I/2015. Sụt giảm về lượng là trong quý II, vì

quý I/2016 tăng 30% so với cùng kỳ năm

trước.

Nguyên do là sự giảm nhu cầu, cùng với

việc thay đổi chính sách kiềm chế nhập

khẩu ở các thị trường xuất khẩu gạo chính

của Việt Nam, và không loại trừ áp lực từ

việc Thái Lan xả kho gạo tồn kho. Châu Á

là khu vực thị trường chính về gạo của Việt

Nam, trong đó Trung Quốc chiếm 35%,

nhưng mấy tháng qua lưu lượng gạo vào

Trung Quốc, Philippines, Indonesia giảm.

Thị trường Malyasia có tăng nhưng không

bù lại sự thiếu hụt từ các khách hàng nói

trên. Tình hình tương tự ở Châu Phi, dù có

hai khách hàng mua tăng là Ghana (tăng

41%), Bờ Biển Ngà (tăng31%), song cũng

không bù được sa sút từ các thị trường khác

thuộc châu lục này.

Bù lại sự thiếu hụt về số lượng, giá bình

quân năm nay khả quan, nên số lượng giảm

16,2%, song kim ngạch chỉ hụt 12,2%.

Đóng góp vào sự sáng sủa về giá bình quân

do tỷ lệ lượng gạo thơm, gạo nếp, gạo

Japonica (dòng sản phẩm có nguồn gốc từ

Nhật) tăng đáng kể, trong đó lượng gạo

thơm sau 6 tháng chiếm tỷ trọng 31%.

Cho đến nay các đơn hàng lớn đã tất

toán, đơn hàng mới chưa mở thầu, nghĩa là

nhu cầu bên ngoài chưa lộ diện hết. Trong

khi đó, hiện tượng thời tiết cực đoan hạn,

mặn trên diện rộng đã ảnh hưởng không

nhỏ tới sản xuất lúa gạo, nhất là vựa lúa

Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó,

hàng trăm ngàn héc-ta lúa mùa của miền

Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 1, một số

phải gieo sạ lại... Tình hình trên báo hiệu

sản lượng thóc năm nay sẽ khó khăn và nhu

cầu gạo trong nước sẽ tăng. Có lẽ do nhận

định trước tình hình này, Hiệp hội Lương

thực Việt Nam (VFA) đã hạ dự báo mức

xuất khẩu gạo năm 2016 từ 6,5 triệu tấn

xuống còn 5,7 triệu tấn - mức thấp nhất

trong 8 năm năm gần đây, tuy vậy, con số

này có thể còn xuống thấp hơn.

Thực sự không vui khi phải hạ dự báo

chỉ tiêu xuất khẩu mặt hàng chủ lực này khi

Nhà nước vẫn giữ nguyên mục tiêu năm

2016 về kinh tế - xã hội nói chung và

thương mại nói riêng. Vì thế, lời giải cho

bài toán xuất khẩu gạo năm 2016 phải lấy

“chất” để bù “lượng”. Đó không chỉ là định

hướng cho năm nay mà còn là định hướng

chiến lược.

Trước tiên phải nâng cao hiệu quả kinh

tế của sản xuất lúa gạo theo hướng thích

ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nông

nghiệp bền vững. Phải ưu tiên phát triển

giống gạo chất lượng cao, hợp thị hiếu. Đổi

mới quy trình bảo quản sau thu hoạch, nâng

cao công suất, kỹ thuật chế biến để gạo

T

Page 4: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Tin Nông nghiệp - Nông thôn

- 2 -

thành phẩm tỷ lệ gãy vỡ thấp, độ bóng cao.

Có nhiều thành phẩm chế biến từ gạo đưa

thẳng vào hệ thống siêu thị. Với tỷ trọng

gạo chất lượng cao áp đảo, đảm bảo về vệ

sinh an toàn, sẽ là lời giải thuyết phục với

bài toán giảm số lượng, nhưng không giảm

kim ngạch cho hiện nay và mai sau.

Tiếp đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng

thượng hiệu gạo Việt Nam theo Đề án “Phát

triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/5/2015.

Đây là đề án mang tầm quốc gia đầu tiên

của Việt Nam đối với xây dựng thương hiệu

nông sản, là tiền đề cho việc xây dựng

thương hiệu cho các nông sản chủ lực khác.

Mục tiêu của Đề án là xây dựng thương

hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị,

hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao

sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập

khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong và

ngoài nước nâng cao giá trị gia tăng, thị

phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo

Việt Nam trên thị trường thế giới.

Đồng thời, làm tốt công tác thị trường

theo phương châm đa dạng hoá, tận dụng

tối đa các ưu đãi theo những hiệp định

thương mại tự do FTA vừa ký có liên quan

tới mặt hàng này. Tiếp tục củng cố các

khách hàng quen, yêu cầu chất lượng trung

bình. Từng bước mở rộng các thị trường

yêu cầu gạo cao cấp, khắt khe về an toàn vệ

sinh. Tại mỗi thị trường cố gắng tiếp cận

các kênh phân phối, không qua mối lái

trung gian.

Trên cơ sở đó, đẩy mạnh các hoạt động

xúc tiến thương mại, bằng các phương tiện,

trong mọi cơ hội, với sự phối hợp của các

lực lượng trong và ngoài nước để nhiều bạn

bè quốc tế biết tới vị hương vị của hạt gạo

Việt Nam.

Nguyễn Duy Nghĩa

Nguồn http://baodautu.vn/

Báo Đầu tư Online

……………………………………….

Trả lại sự “trong sạch” cho con tôm Vấn nạn tôm bơm tạp chất ở Việt Nam đã xảy ra nhiều năm nay, hệ lụy để lại đã rất

rõ ràng, thế nhưng việc kiểm tra và xử phạt vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa”. Đã đến lúc chúng

ta cần một hành động triệt để hơn.

Nguy cơ lớn

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản

và Thủy sản (NAFIQAD) xác định tình

trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên

liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở

ĐBSCL và thời gian qua tệ nạn này mỗi

năm một trầm kha hơn. Các chủ cơ sở bơm

tạp chất vào tôm đều sử dụng các loại tạp

chất xuất xứ từ Trung Quốc, có tên CMC.

CMC được hòa tan với nước, cho ra một

chất đặc sệt, bơm vào tôm bằng xi lanh

hoặc máy nén.

Cục An ninh Nông nghiệp - Nông thôn

(Tổng cục An ninh II, Bộ Công an), cho

biết sau khi bị bơm chích tạp chất, tôm

nguyên liệu tăng 10 - 20% trọng lượng, kích

Tôm sau khi được bơm chích tạp chất có thể tăng 10 -

20% trọng lượng

Page 5: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Tin Nông nghiệp - Nông thôn

- 3 -

cỡ. Cục An ninh Nông nghiệp - Nông thôn

khẳng định qua điều tra, “Nhiều nhà máy cơ

sở tiến hành bơm chích tạp chất vào tôm

nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng

Trung Quốc”.

Thế nhưng, chuyện không đơn giản là

vậy, khi mấy năm gần đây, tôm bơm tạp

chất bắt đầu được tiêu thụ mạnh trong thị

trường nội địa.

Ngày 26/7 vừa qua, lực lượng chức năng

tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bắt quả tang 2 cơ

sở kinh doanh thủy sản đang bơm tạp chất

vào tôm sú chết nhằm tạo màu sắc tươi sống

và tăng trọng, bán cho các nhà hàng tổ chức

tiệc cưới, thu giữ 150kg tôm sú chết cùng

202kg tạp chất.

Một nguyên nhân khác là tình hình tiêu

thụ tôm cho Trung Quốc rất bấp bênh,

tháng ít tháng nhiều, do không có hợp đồng

dài hạn. Khi khách hàng Trung Quốc không

mua thì các thương lái đem ra tiêu thụ trên

thị trường trong nước với giá rẻ.

Mỗi ký CMC giá chỉ 100.000 đồng, đổ

nước vào quậy đặc bơm vào tôm, khiến 100

kg tôm sú lên tới 120kg, không chỉ bán

được giá cao hơn mà còn tiêu thụ được tôm

sú đã chết, do sau khi bơm tạp chất thì tôm

vẫn giữ được màu sắc và độ căng mướt.

Các cơ quan chức năng tại Hà Nội đã phát

hiện nhiều nhà hàng tiệc cưới có tôm bơm tạp

chất. Ngay tại ĐBSCL, cũng nhiều lần bắt giữ

các cơ sở thuê người tiêm tạp chất vào tôm rồi

đem đi tiêu thụ giá rẻ. Việc ăn phải tôm tiêm

tạp chất, đặc biệt là tôm đã chết (có thể do bị

bệnh) có thể gây ra ngộ độc và mắc một số

chứng bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, rối loạn

tiêu hóa, thương hàn, tả…

Không còn là chuyện nhỏ

Mới đây, ông Lê Thanh Hùng, Phó Chủ

tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Việc

bơm chích tôm không dừng lại ở dạng dùng

kim chích mà dùng đến công nghệ máy để có

thể chích trong thời gian ngắn đạt số lượng

nhiều nhất. Người thực hiện bơm chích coi đó

là chuyện bình thường”. Điều đó có nghĩa là

số lượng tôm bơm tạp chất sẽ tăng rất nhanh

do các cơ sở từ bỏ thủ đoạn thủ công để

chuyển sang dùng máy bơm chích.

Đầu năm đến nay, lực lượng chức năng

Cà Mau cũng kiểm tra phát hiện 5 vụ bơm

chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, thẩm

tra loại bỏ tạp chất và xử lý phạt tiền gần

150 triệu đồng. Tuy vậy chính Chánh Thanh

tra Sở NN&PTNT cũng cho biết “Số vụ

việc bị phát hiện rất ít so với thực tế vụ việc

vi phạm. Hầu hết các vụ tôm có chứa tạp

chất bị phát hiện, xử lý chủ yếu là đang trên

đường vận chuyển”.

Sở dĩ việc phát hiện bắt tại trận hành vi

bơm tạp chất không dễ dàng là do các đối

tượng thường tiêm tạp chất vào ban đêm,

trong những cơ sở đã được bảo vệ nhiều lớp

và dư luận lo ngại một số doanh nghiệp

cũng tham gia vào việc này, theo yêu cầu

của thương lái Trung Quốc.

Trong năm 2015, các ngành chức năng

của tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện hơn 2,3 tấn

tôm bơm chích tạp chất. Trong 7 tháng đầu

năm 2016, phát hiện 8 trường hợp vi phạm,

xử phạt 500 triệu đồng... Bà Phan Thị Thu

Oanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh

Bạc Liêu cũng cho rằng tình trạng bơm

chích tạp chất vào tôm hiện nay “diễn ra

ngày càng phức tạp, có tổ chức”.

Mạnh tay hơn nữa

Nhiều người dân nuôi tôm nói rằng:

“Tuyệt đại cơ sở bơm tạp chất vào tôm là

các vựa của thương lái, người nông dân chỉ

đánh bắt và bán ngay cho thương lái tôm

còn tươi sống chứ không ai bơm tạp chất

Page 6: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Tin Nông nghiệp - Nông thôn

- 4 -

vào tôm”. Với ngành tôm, việc bơm tạp

chất đã trở thành mối họa lớn. Ngành tôm

Cà Mau, một trong địa phương nuôi tôm

chủ lực cho biết đã có những lô hàng xuất

khẩu bị phát hiện có tôm bơm tạp chất.

Ngành thủy sản nói chung và ngành tôm

Việt Nam nói riêng đang tích cực hội nhập

quốc tế, khôi phục các thị trường bị mất

trong mấy năm qua, tăng giá thành và hiệu

quả kinh tế, nhưng hiện tượng tôm bị bơm

tạp chất có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các

chỉ tiêu của ngành nếu không ngăn chặn kịp

thời. Tiêu thụ tôm trong nước cũng có dấu

hiệu tăng trưởng trong mấy năm gần đây,

nhất là ở các tỉnh phía Bắc, nhưng việc các

nhà hàng tiêu thụ tôm bơm tạp chất chắc

chắc cũng sẽ làm người dân phía Bắc ngại

ngần với loại thực phẩm này.

Dư luận hy vọng từ ngày 1/7/2016, Bộ

luật Hình sự 2015 có hiệu lực, nhiều hành

vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực

phẩm sẽ bị xử lý nghiêm khắc, có tính răn

đe cao với các mức phạt tù, thì tệ nạn bơm

và tiêu thụ tôm bơm tạp chất sẽ bị ngăn

chặn mạnh mẽ hơn, khi đó ngành tôm mới

có thể lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng

trong và ngoài nước.

>> Việc bơm tạp chất vào tôm không chỉ khiến việc xuất khẩu mặt hàng này trở nên khó khăn

mà còn làm cho các quy trình nuôi tôm sạch, nuôi tôm bền vững của người nông dân trở thành

vô ích. Nguy hại hơn, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và quyền lợi của người nuôi

tôm Việt Nam.

Nguyễn Anh

Nguồn http://thuysanvietnam.com.vn/

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

……………………………………………..

Xã Xà Bang (Huyện Châu Đức):

Đời sống người dân đã thay đổi

Xà Bang là một trong 21 xã được chọn thực

hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2. Sau hơn 3

năm triển khai thực hiện, đầu tháng 8-2016, xã

Xà Bang đã được UBND tỉnh trao Quyết định

công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Chủ tịch

UBND xã Xà Bang cho biết, ngay từ khi bắt

đầu thực hiện xây dựng NTM, địa phương

gặp không ít khó khăn, xuất phát điểm chỉ

đạt 10/19 tiêu chí. 9 tiêu chí còn lại chưa

đạt là cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thu

nhập của người dân… đòi hỏi vốn đầu tư

lớn. Trong khi đó, Xà Bang là xã thuần

nông, hệ thống giao thông chưa được đầu tư

đồng bộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất

Nâng cấp đường liên ấp Liên Sơn -

Liên Lộc xã Xà Bang.

Page 7: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Văn hóa Nông thôn mới

- 5 -

lượng đời sống người dân. Do đó, UBND

xã Xà Bang đã chú trọng công tác tuyên

truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm

của người dân trong việc cùng chung sức

xây dựng NTM. Theo ông Trọng, từ các

cuộc vận động, nhân dân đã tự nguyện đóng

góp tài sản, đất đai, hoa màu phục vụ cho

việc xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường

giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh

mương nội đồng. Kết quả, trong hơn 3 năm

triển khai, ngoài nguồn vốn ngân sách

43,192 tỷ đồng, vốn tín dụng 75 tỷ đồng,

vốn lồng ghép 46 tỷ đồng, địa phương còn

huy động được nguồn vốn đóng góp từ nhân

dân quy ra giá trị bằng tiền 41 tỷ đồng, DN

hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, đầu tư sản xuất

giúp giải quyết việc làm cho lao động địa

phương, với tổng số tiền 58 tỷ đồng. Từ

nguồn vốn này, xã Xà Bang đã tăng cường

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như

giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường

học, chợ, nhà ở, cơ sở vật chất…

Xác định rõ, xây dựng NTM không chỉ

thay đổi bộ mặt hạ tầng nông thôn mà còn

phải tập trung nguồn lực nâng cao thu nhập,

ổn định cuộc sống của người dân. Do đó,

thời gian qua, UBND xã đã phối hợp với

các đoàn thể như Hội Nông dân xã, Trung

tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN),

Đoàn Thanh niên, Hội LH Phụ nữ… tạo

điều kiện để người dân tiếp cận với với các

nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ khoa học

công nghệ để nâng cao năng suất cây trồng,

vật nuôi. Bà Hồ Thị Mỹ Hòa, Phó Chủ tịch

UBND xã Xà Bang cho biết, trước đây, việc

sản xuất trồng trọt chỉ mang tính nhỏ lẻ,

manh mún, người dân chủ yếu trồng điều,

cà phê, thu nhập mỗi vụ chỉ từ 20-30 triệu

đồng/ha. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, địa phương đã hỗ trợ, tập huấn kỹ

thuật để người dân chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, từ cà phê, điều sang thâm canh cây

tiêu cho thu nhập gấp 10 lần so với trồng

màu và cà phê, điều. Thêm vào đó, do đất

nông nghiệp ngày càng cằn cỗi, bạc màu,

năng suất canh tác giảm, địa phương cũng

đã tuyên truyền, hướng dẫn tạo điệu kiện để

người dân học nghề chuyển đổi cơ cấu sản

xuất tập trung vào chăn nuôi. Đến nay,

nhiều mô hình chăn nuôi như nuôi trùn quế,

nuôi lươn thương phẩm, nuôi dê, nuôi heo

theo mô hình trang trại đã giúp nhiều gia

đình thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc

sống, thu nhập mỗi năm gần 100 triệu

đồng/mô hình. Đến nay, thu nhập bình quân

đầu người của người dân ở xã Xà Bang đạt

hơn 37 triệu đồng/người/năm, tăng 17 triệu

đồng so với thời điểm năm 2012; tỷ lệ lao

động có việc làm thường xuyên đạt hơn

90%; đời sống của các hộ nghèo ngày càng

được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn

quốc gia còn dưới 3%. Ông Trần Văn Khoa,

ở ấp Liên Lộc cho biết, những năm 2010-

2011, việc nuôi heo của gia đình ông luôn

thua lỗ do dịch bệnh và giá cả bấp bênh. Từ

khi triển khai xây dựng NTM, hàng năm

ông đều được tham gia các lớp tập huấn,

tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ

vắc xin, áp dụng khoa học kỹ thuật, các loại

thuốc mới đã giúp việc chăn nuôi đạt kết

quả rõ rệt. Trong 2 năm 2014-2105, trung

bình 1 lứa nuôi 2.400 con, sau 7-8 tháng

chăn nuôi, trừ chi phí ông Khoa đạt lợi

nhuận gần 1 tỷ đồng.

Trao đổi về công tác giữ vững các tiêu

chí NTM trong giai đoạn tiếp theo, ông

Nguyễn Văn Trọng cho biết thêm, UBND

xã sẽ tiếp tục vận động người dân cùng

đóng góp để thực hiện nâng cấp, xây mới

thêm cơ sở hạ tầng cơ bản để bộ mặt nông

Page 8: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Văn hóa Nông thôn mới

- 6 -

thôn của xã ngày càng khang trang, đồng bộ

hơn. Đồng thời, tạo điều kiện, hỗ trợ mọi

mặt để người dân tiếp cận KHKT, đầu tư

phát triển chăn nuôi, tiếp tục triển khai

nhiều chính sách, chương trình phát triển

kinh tế để góp phần nâng cao thu nhập của

người dân, phấn đấu đến năm 2020 đạt thu

nhập bình quân 58 triệu đồng/người/năm.

Trong đó, tập trung vào triển khai nhân

rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết

thành lập các tổ hợp tác sản xuất, HTX để

nâng cao hiệu quả trong sản xuất…

Bài, ảnh: NGÔ THANH

Nguồn Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

…………………………………………….

Trung Hưng hướng đến Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới Xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đã được công nhận danh hiệu Xã Văn hóa và đang xây

dựng Xã Nông thôn mới. Ngày 3-6 vừa qua, Trung Hưng đã làm lễ phát động xây dựng

Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới theo Thông tư số 17/2011/TT- BVHTTDL của Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo qui định của Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du

lịch, Xã được công nhận

văn hóa nông thôn mới

cần đạt 5 tiêu chuẩn với

21 tiêu chí cụ thể. 5 tiêu

chuẩn đó là: Giúp nhau

phát triển kinh tế; nâng

cao chất lượng xây dựng

gia đình văn hóa, ấp văn

hóa; xây dựng thiết chế và

phong trào văn hóa, thể

thao ở cơ sở; xây dựng

nếp sống văn minh, môi

trường văn hóa nông

thôn; chấp hành chủ

trương, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước và qui

định của địa phương.

Là xã văn hóa, Trung

Hưng đã có nền tảng về

thiết chế và phong trào

văn hóa - thể thao ở cơ sở.

Hiện nay, 7 ấp của xã đều

có các câu lạc bộ (CLB)

đờn ca tài tử, bóng đá,

bóng chuyền… sinh hoạt thường xuyên. Hằng năm, xã đều tổ

chức thi đấu giao lưu các môn thể thao, đờn ca tài tử giữa các

ấp. Riêng CLB bóng đá của xã đạt giải Nhì Giải vô địch bóng

đá của huyện năm 2015, CLB Đờn ca tài tử luôn đạt giải Nhất

hoặc Xuất sắc trong các hội thi của huyện… Trong đó, có 3

giọng ca đạt giải cao trong cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ

2015" là Tô Kim Phương, Trung Đẳng và Tô Tất Loan.

Tình làng nghĩa xóm, tinh thần "tương thân, tương ái" luôn

được bà con ở Trung Hưng gìn giữ. Không chỉ giúp nhau làm

kinh tế, nâng cao đời sống, mọi người còn tương trợ nhau lúc

ốm đau, khó khăn, hoạn nạn, tặng quà, gạo cho người nghèo

dịp lễ, Tết… Hiện xã có trên 50 hộ nghèo, khó khăn được các

mạnh thường quân hỗ trợ 15kg gạo/tháng/hộ. Bà con còn góp

chi phí mua 3 xe cứu thương từ thiện và thường xuyên hỗ trợ

nguồn quỹ để duy trì hoạt động của các xe cứu thương, giúp

vận chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời.

Ông Nguyễn Văn Phát, Phó Chủ tịch UBND xã Trung

Hưng, cho biết: "Trung Hưng có được nền tảng cơ bản từ việc

xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa. Hiện địa phương đang dồn

sức cho việc xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, hệ thống

giao thông, trường lớp… Bên cạnh sự tiếp sức từ nguồn ngân

sách của huyện, xã còn nhận được sự hưởng ứng tích cực của

nhân dân qua việc góp tiền, góp sức để thực hiện các công

trình công cộng". Năm 2015, nhân dân xã Trung Hưng đã

đóng góp công sức và trên 3 tỉ đồng xây dựng mới 9 cây cầu

bê tông. Trong đó, cầu Trung Hưng 2 có qui mô lớn nhất với

kinh phí trên 1,4 tỉ đồng. Bà con ở ấp Thạnh Quới 1 và Thạnh

Page 9: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Văn hóa Nông thôn mới

- 7 -

Hưng 2 đã góp tiền lắp

đèn chiếu sáng một số

tuyến đường vào ban

đêm; những ấp khác cũng

đang vận động nhân dân

thực hiện. Ngoài ra, trong

quá trình xây dựng xã

nông thôn mới, xã Trung

Hưng được huyện hỗ trợ

kinh phí xây dựng mới và

nâng cấp 4 trường học,

trạm y tế và 4 tuyến

đường dài 9,6km…

Năm 2016, để chuẩn bị

cho quá trình xây dựng

Xã đạt chuẩn văn hóa

nông thôn mới, chính

quyền địa phương tiếp tục

huy động nhiều nguồn lực

thực hiện các công trình

phúc lợi xã hội. Hiện xã

đã nhận được sự hỗ trợ từ

quỹ Vì người nghèo, các

doanh nghiệp, ngân hàng,

Hội Bảo trợ Bệnh nhân

nghèo… để chuẩn bị xây

dựng 34 căn nhà đại đoàn

kết cho các hộ khó khăn

về nhà ở. Tại buổi lễ phát động xây dựng Xã đạt chuẩn văn

hóa nông thôn mới, Trung Hưng đón nhận trên 360 triệu đồng

kinh phí đóng góp của nhân dân, các đoàn thể để chuẩn bị xây

dựng các công trình cầu đường. Trong đó, nhân dân ấp Thạnh

Quới 1 đóng góp 100 triệu đồng và Huyện Đoàn hỗ trợ 20

triệu đồng cùng 100 bao xi măng để xây dựng mới cầu Xẻo

Vừng; nhân dân ấp Thạnh Trung cùng cán bộ xã đóng góp

140 triệu đồng để nâng cấp, mở rộng cầu Kinh Mới… Đặc

biệt, lão nông Lê Văn Sáu ở ấp Thạnh Hưng 2 hiến 2.600 mét

vuông đất cho xã để xây dựng nghĩa trang nhân dân. Ông Sáu

còn là một tấm gương người tốt, việc tốt tiêu biểu ở địa

phương với nhiều hoạt động từ thiện xã hội như: xây cầu, làm

đường, hỗ trợ gạo cho người nghèo, tặng quà trung thu cho trẻ

em có hoàn cảnh khó khăn… Ông Sáu tâm tình: "Bà con đồng

tình ủng hộ việc xây dựng xã văn hóa nông thôn mới nên hết

lòng đóng góp cho các phong trào. Tôi cũng như mọi người,

giúp được gì cho địa phương thì làm, chỉ mong quê hương

ngày càng phát triển, đời sống của bà con ngày càng tốt

hơn!".

Xã Trung Hưng đã có nền tảng vững chắc và khởi đầu tốt

đẹp để tiến tới danh hiệu cao hơn. Ông Huỳnh Văn Bằng, Bí

thư xã Trung Hưng, nhấn mạnh: "Xã sẽ phát huy sức mạnh

của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cùng chung sức đưa

mục tiêu được công nhận Xã văn hóa nông thôn mới thành

hiện thực".

Bài, ảnh: Lệ Thu

Nguồn http://www.baocantho.com.vn/

Báo Cần Thơ Online

……………………………………..

Mỹ Đức hướng tới đô thị văn minh hiện đại iệc thực hiện “Năm trật tự và

văn minh đô thị” tại huyện Mỹ

Đức (Hà Nội) được gắn với nâng

cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa,

xây dựng nông thôn mới. Đến nay, diện mạo

đô thị của Mỹ Đức có nhiều đổi thay, hướng

tới đô thị văn minh hiện đại...

V

Diện mạo đô thị của Mỹ Đức có nhiều đổi thay.

Page 10: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Văn hóa Nông thôn mới

- 8 -

Đề cao vai trò giám sát của nhân dân

Để nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân

dân đối với chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước, những bài học kinh

nghiệm trong quá trình thực hiện phát triển

kinh tế, xã hội nhiều năm qua được huyện

Mỹ Đức đặc biệt coi trọng. Cách đây hơn 2

năm khi triển khai thực hiện “Năm trật tự và

văn minh đô thị” huyện chỉ đạo theo

phương châm “Nhận thức đúng, chỉ đạo

toàn diện, thực hiện quyết liệt”. Do vậy,

ngay sau khi kiện toàn Ban Chỉ đạo từ

huyện đến cơ sở, Phòng Quản lý đô thị cơ

quan thường trực thị sát ở cơ sở, tham mưu

cho UBND huyện xây dựng kế hoạch sát

với thực tế, có trọng tâm, trọng điểm. Thêm

vào đó, vai trò giám sát, phát hiện của nhân

dân được đề cao để xử lý kịp thời vi phạm,

duy trì kỷ cương thực hiện trật tự văn minh

đô thị lâu dài, bền vững.

Nhờ kế hoạch xây dựng sát thực tế với

những giải pháp cụ thể nên quá trình thực

hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” đã

huy động được sự vào cuộc đồng bộ của các

ngành, đoàn thể. Điển hình, Phòng Giáo dục

và Đào tạo triển khai các giải pháp bảo đảm

an ninh, an toàn trường học, giáo dục an

toàn giao thông, sử dụng điện thoại đúng

quy định trong và ngoài nhà trường. Ban An

toàn giao thông huyện thường xuyên phối

hợp với Sở GTVT Hà Nội kiểm tra công tác

an toàn giao thông đường thủy nội địa tại xã

Hương Sơn, hồ Quan Sơn, Bến xe Tế Tiêu

nhằm phục vụ du khách an toàn nhất. Tại

ngã 5 Tế Tiêu, lực lượng Công an, Thanh

tra giao thông vận tải thường xuyên tuần

tra, kiểm soát xử lý xe taxi, xe ôm dừng đỗ

dưới lòng đường, trước cổng cơ quan đón

khách. Thêm vào đó, thực hiện “Năm trật tự

và văn minh đô thị” còn được gắn với nâng

cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa,

xây dựng nông thôn mới. Sau các đợt cao

điểm đều sơ kết rút kinh nghiệm, tăng

cường kiểm tra liên ngành để phát hiện kịp

thời và giải quyết dứt điểm vi phạm.

Gắn trách nhiệm của chính quyền cơ sở

Nhờ có di tích chùa Hương nổi tiếng và

điểm du lịch hồ Quan Sơn nên nhiều năm

qua huyện xác định đẩy mạnh phát triển

kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ và

quan tâm chỉ đạo bảo đảm trật tự đô thị, trật

tự an toàn giao thông. Đây là tiền đề để

huyện triển khai có hiệu quả “Năm trật tự

và văn minh đô thị” trong 3 năm qua.

Những phương án, rồi bài học kinh nghiệm

được đưa ra để giải quyết tồn tại ảnh hưởng

tới cảnh quan, văn minh đô thị. Cùng với

kiểm tra thường xuyên của lực lượng liên

ngành, giải pháp gắn trách nhiệm của chính

quyền sở tại với vi phạm trật tự đô thị là

một trong những giải pháp được duy trì từ

lâu để chống “tái vi phạm”.

Xác định thực hiện “Năm trật tự và văn

minh đô thị” là thời điểm thích hợp tạo

chuyển biến trách nhiệm của các cấp, các

ngành, ý thức của người dân nên huyện đề

cao tuyên truyền, kiểm tra liên ngành. Cùng

với xác định tuyến đường, khu vực trọng

điểm, Mỹ Đức còn tập trung đầu tư duy tu

sửa chữa các tuyến đường, lắp đặt đèn điện

tử trang trí tại thị trấn Đại Nghĩa, khu vực

ngã tư Đục Khê (xã Hương Sơn) và cổng

chào huyện. Trung tâm xã Đốc Tín trước

khi vào Khu di tích chùa Hương cũng được

đầu tư xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng

với chiều dài 400m.

Trồng mới hàng trăm cây sao đen,

phượng vĩ, trang trí hàng trăm chậu hoa tại

Page 11: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Văn hóa Nông thôn mới

- 9 -

thị trấn Đại Nghĩa. Duy trì thường xuyên hệ

thống đèn chiếu sáng thị trấn Đại Nghĩa, xã

Hương Sơn, Đốc Tín, Hồng Sơn, An Phú,

Thượng Lâm phục vụ chiếu sáng cho nhân

dân và du khách về tham quan chùa Hương

thuận lợi, an toàn. Tổ chức sơn kẻ phân làn,

kẻ vạch sơn 1,5m trên vỉa hè nhằm chống

lấn chiếm, tạo thông thoáng cho tuyến

đường và dành phần đường cho người đi

bộ. Cắm thêm biển hướng dẫn giao thông,

chấn chỉnh hoạt động bến xe, điểm đỗ xe

tĩnh, tụ điểm họp chợ dưới lòng đường và xây

dựng thêm các tuyến phố văn minh đô thị.

Để tạo điểm nhấn, năm 2016 Mỹ Đức

tập trung hoàn thiện vườn hoa dọc tuyến bờ

sông Đáy tại thị trấn Đại Nghĩa với diện

tích 1.856m2 nơi cổng chào huyện tiếp giáp

địa bàn huyện Ứng Hòa. Với hệ thống hạ

tầng kỹ thuật đồng bộ, vườn hoa trở thành

không gian công viên, sân chơi lý tưởng

cho người dân. Hệ thống cây xanh ven sông

sẽ góp phần quan trọng cải thiện khí hậu,

tạo dựng cảnh quan môi trường thân thiện,

xanh, sạch văn minh đô thị cho thị trấn. Đây

là một trong những công trình góp phần

thay đổi diện mạo của huyện theo hướng

hiện đại, văn minh.

Để bảo đảm kỷ cương “Năm trật tự và

văn minh đô thị 2016” và hướng tới đô thị

văn minh hiện đại, trên cơ sở kết quả đạt

được, lãnh đạo huyện Mỹ Đức tiếp tục yêu

cầu các xã, thị trấn rà soát lại kế hoạch, tập

trung giải quyết các tồn tại để có chuyển

biến tích cực hơn nữa. Đẩy mạnh phối hợp

đặt tên các tuyến đường, tiếp tục gắn biển

số nhà, biển ngõ, ngách theo quy định tại thị

trấn Đại Nghĩa và mở rộng ra các xã, vẽ sơ

đồ vị trí trên vỉa hè được phép bán hàng, đỗ

xe taxi... Diện mạo đô thị của Mỹ Đức sẽ có

nhiều đổi thay hơn nữa từ sự quyết liệt của

lãnh đạo huyện cùng sự chung sức đồng

lòng của mỗi người dân nơi đây.

Nhật Hạ

Nguồn http://hanoimoi.com.vn/

Báo Hà Nội Mới

……………………………………….

Đổi đời vùng biển Hậu Lộc:

Không ồn ào, không nợ đọng Với quyết tâm cao, Hưng Lộc đang dần về đích NTM trong năm 2016, còn Đa Lộc

cũng phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu này.

Là những xã bãi ngang của biển huyện

Hậu Lộc, xã Hưng Lộc và Đa Lộc đều đất

chật, người đông, tỷ lệ hộ nghèo cao nên

nguồn vốn huy động xây dựng NTM khó

khăn. Song với quyết tâm cao, Hưng Lộc

đang dần về đích NTM trong năm 2016,

còn Đa Lộc cũng phấn đấu sớm hoàn thành

mục tiêu này.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình sản xuất

ngô ngọt đạt năng suất, hiệu quả cao trên

con đường liên thôn được trải bê tông

phẳng lì, ông Vũ Văn Liêm, Phó Bí thư

Đảng ủy xã Hưng Lộc cho biết mấy năm

trước, con đường này còn lầy lội ngập cả

bánh xe.

Từ khi xây dựng NTM, với sự đóng góp

của người dân và các nguồn vốn huy động

khác, gần 5km đường nông thôn đã đạt

chuẩn với kinh phí 7,7 tỷ đồng. Bê tông hóa

10km đường trục nội đồng với mức đầu tư

13 tỷ, trong đó ngân sách xã hỗ trợ 4 tỷ, dân

đóng góp 9 tỷ.

Page 12: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Văn hóa Nông thôn mới

- 10 -

Cùng với việc hoàn thành các tuyến

đường giao thông, hệ thống rãnh thoát nước

được xây dựng mới, đảm bảo vệ sinh môi

trường. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của xã

thêm khang trang, sạch đẹp. Nếu không có

sự chỉ dẫn của ông Liêm, chúng tôi nghĩ

như lạc vào phố huyện nơi các nhà cao

tầng, ngói mới mọc lên san sát nhau từ

trung tâm xã Hưng Lộc nối sang xã Đa Lộc.

"Trong 5 năm qua với 3,2 tỷ đồng, trong

đó ngân sách xã 1,2 tỷ và nhân dân góp 2 tỷ,

xã đã xây mới và nâng cấp 4 nhà văn hóa

(NVH) thôn, đưa tổng số NVH đạt tiêu chuẩn

lên 12/12. Xã cũng làm mới 6 sân thể thao

thôn, tu sửa sân văn hóa xã đạt tiêu chuẩn.

Đặc biệt công trình trạm y tế xã được

xây mới 2 tầng và khuôn viên trạm với tổng

kinh phí 2,9 tỷ đồng, phục vụ tốt nhu cầu

khám chữa bệnh của người dân trong xã",

ông Nguyễn Văn Biển, Chủ tịch UBND xã

Hưng Lộc cho biết.

Là xã bãi ngang, tuy nhiên với 70% dân

số làm nông nghiệp nên khi bắt tay xây

dựng NTM, phát triển các lĩnh vực nông

nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu.

Vì thế, xã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ

cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi trên cơ sở

ứng dụng KHKT, phát triển nhiều loại cây

trồng giá trị kinh tế cao như ngô ngọt, ớt,

hành tỏi... Nhờ đó, giá trị sản xuất đạt 160 -

180 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng được xã

chăm lo nên bà con yên tâm phát triển đàn

giống, quy mô trang trại. Hiện toàn xã có 17

trang trại, trong đó có 14 trang trại gà, 2

trang trại vịt với tổng đàn con là 119.294

con, bình quân mỗi trang trại sử dụng 2 lao

động có thu nhập cao, ổn định.

Ngoài ra đàn trâu, bò, lợn theo hướng

sản xuất hàng hóa cũng tăng nhanh khi có

luồng gió NTM. Tổng giá trị ngành chăn

nuôi của xã đạt 5,2 tỷ đồng, kết quả này góp

phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

của xã, mang lại thu nhập đáng kể cho

người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Biển, qua hơn 5 năm xây dựng NTM, cái được lớn hơn cả của Hưng

Lộc là ý thức xây dựng tập thể, tinh thần vượt khó của người dân. Thực hiện chỉ đạo xây

dựng NTM của huyện là không nợ, không ồn ào, không chạy theo thành tích, việc gì dễ làm

trước, việc gì khó làm sau, đến nay xã đã đạt 16/19 tiêu chí.

Hoàng Bình

Nguồn http://nongnghiep.vn/

Báo Nông nghiệp Việt Nam

……………………………………………

Hà Tĩnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu: Hướng đến sự hài lòng

của người dân au 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hà

Tĩnh đã có 52 xã về đích. Để duy trì và phát triển bền vững những kết quả đó,

tỉnh Hà Tĩnh đã đi đầu xây dựng xã NTM kiểu mẫu, với mục tiêu từ nay đến

năm 2020 sẽ có 12 xã đạt chuẩn.

Xây dựng được 12.000 mô hình sản xuất

S

Page 13: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Văn hóa Nông thôn mới

- 11 -

Trò chuyện với PV, ông

Trần Huy Oánh - Chánh

Văn phòng Điều phối xây

dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

nói: “Không phải ngẫu

nhiên mà Ban Chỉ đạo

Chương trình xây dựng

NTM T.Ư ghi nhận và

đánh giá cao cách làm sáng

tạo của tỉnh Hà Tĩnh, đồng

thời đề nghị nhân rộng trên

địa bàn.

Để có được sự ghi nhận

đó, trong 6 năm qua cả hệ

thống chính trị từ tỉnh đến

huyện, xã, thôn xóm trên

địa bàn đã xây dựng lộ

trình thực hiện bài bản,

sáng tạo, nhằm góp phần

phát triển sản xuất, nâng

cao thu nhập cho cư dân

nông thôn”.

Ông Oánh nói thêm:

“Quá trình triển khai cho

thấy sự chỉ đạo quyết liệt

và tâm huyết từ tỉnh đến

tận thôn xóm đã thổi luồng

gió mới đến mọi tầng lớp

nhân dân, từ đó hình thành

các mô hình tốt, cách làm

hay. Đến nay, bình quân

các xã đạt 13,7 tiêu chí

(tăng 10,2 tiêu chí/xã so

với 5 năm trước), 52 xã đạt

chuẩn (đạt 23%), không

còn xã dưới 8 tiêu chí. Đặc

biệt, nhờ triển khai thực

hiện tái cơ cấu ngành nông

nghiệp sớm (từ năm 2011

với việc xác định 13 loại

sản phẩm nông nghiệp chủ

lực và thực hiện 4 “hóa”

(doanh nghiệp hóa - liên kết

hóa - xã hội hóa - quốc tế

hóa), nông nghiệp đã phát

triển nhanh với gần 12.000

mô hình sản xuất kinh doanh

đạt hiệu quả cao”.

Xây dựng thêm tiêu

chí 20

Về thôn Tân Văn, xã

Thạch Văn (huyện Thạch

Hà) - thôn đạt chuẩn khu

dân cư NTM kiểu mẫu, nơi

đã vinh dự đón Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng về

thăm hồi tháng 4.2016, ông

Nguyễn Kim Uy - Trưởng

thôn chia sẻ: “Việc kết hợp

phát triển kinh tế vườn với

xây dựng NTM không chỉ

giữ được nét bình dị của

làng quê mà còn giúp bà

con trong thôn có thu nhập

cao. Mỗi khu vườn mẫu

đều cho thu hoạch từ vài

chục đến vài trăm triệu

đồng/năm”.

Đặc biệt, để nâng chất

các xã đạt chuẩn NTM, Hà

Tĩnh đã sáng tạo thêm tiêu

chí 20: “Xây dựng khu dân

cư NTM kiểu mẫu, vườn

mẫu”. Đây được xem là

bước đột phá để duy trì và

tăng thêm các giá trị của xã

về đích NTM mà đến thời

điểm này chưa có tỉnh nào

thực hiện. Sau khi Hà Tĩnh

ban hành bộ tiêu chí riêng

của tỉnh, đã có 12 xã đăng

ký lộ trình đạt chuẩn xã

NTM kiểu mẫu giai đoạn

2015-2020.

“Theo đó, xã đạt chuẩn

NTM kiểu mẫu là xã đã được

công nhận đạt chuẩn NTM

và phải có 6 tiêu chí đạt

chuẩn theo quy định, ví dụ

như phải có mô hình nông

nghiệp ứng dụng công nghệ

cao đạt doanh thu tối thiểu 5

tỷ đồng, sản xuất các mặt

hàng nông nghiệp chủ lực có

liên kết với doanh nghiệp

chiếm 70% trở lên... Đặc biệt

về thu nhập, tối thiểu phải

bằng 1,2 lần so với mức quy

định xã đạt chuẩn trong năm

xét công nhận. Đường giao

thông phải được bê tông hóa,

nhựa hóa và có hệ thống đèn

chiếu sáng đạt từ 90% trở

lên...” - ông Oánh nói.

Hữu Anh - Ngô Thắng

Nguồn http://danviet.vn/

TW Hội ND Việt Nam

Xây dựng các tiêu chí NTM

phải tránh dàn hàng ngang

và phải chọn điểm nhấn. Xã

NTM kiểu mẫu phải thực

chất, vượt trội, bền vững,

đồng thời là nhân tố để nhân

ra diện rộng, trở thành

những miền quê đáng sống,

làm cho người dân hài

lòng”.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Lê Đình Sơn

Page 14: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 12 -

Sản xuất hữu cơ, cần gì để phát triển?

Để tạo điều kiện cho

các doanh nghiệp sản

xuất nông nghiệp hữu

cơ tiếp tục đứng vững

và mở rộng sản xuất,

đại diện một số đơn vị

đã có nhiều kiến nghị.

Một trang trại nông nghiệp hữu cơ

Dù một vài đơn vị sản xuất nông nghiệp

hữu cơ tiên phong như Hoa Viên đã nhận

được sự định hướng và giúp đỡ rất tận tình

của Sở NN-PTNT Hà Nội, Chi cục BVTV,

Chi cục Thú y, địa phương sở tại và các

chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp, Hiệp

hội Hữu cơ Việt Nam nhưng cơ bản vẫn còn

nhiều khó khăn.

Thứ nhất là tài chính. Hiện nay hầu hết các

doanh nghiệp nông nghiệp đều nhỏ bé, thiếu

vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư dài hạn để

đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị công nghệ

hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng

sản phẩm. Nguồn vốn chủ yếu của doanh

nghiệp là đi vay ngân hàng, chưa tiếp cận

được các nguồn vốn hỗ trợ khác. Do nguồn

tài chính hạn hẹp nên doanh nghiệp chỉ có thể

đầu tư trên diện tích hạn chế, sản lượng ít,

chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chi

phí đầu vào lớn trong khi thu nhập từ sản

phẩm hữu cơ còn chưa tương xứng với giá trị

thực nên trong sản xuất rau hữu cơ doanh

nghiệp vẫn đang phải bù lỗ.

Thứ hai là việc tiêu thụ sản phẩm gặp

nhiều khó khăn do nhận thức về lợi ích

của đa số người tiêu dùng về sản phẩm

hữu cơ còn hạn chế. Mặt khác tâm lý hoài

nghi sạch, bẩn lẫn lộn cũng ảnh hưởng

không nhỏ.

Thứ ba, nhà nước chưa có chính sách

chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho thị trường

nội địa, dù doanh nghiệp sản hữu hữu cơ

tuân thủ tuyệt đối quy trình vẫn chưa được

công nhận, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư là, bản thân doanh nghiệp sản xuất

hữu cơ không thể kiểm soát chặt chẽ được

sản phẩm đến tay người tiêu dùng, việc làm

hàng giả, hàng nhái có thể xảy ra gây mất

lòng tin ảnh hưởng đến uy tín của những

người sản xuất hữu cơ chân chính.

Thứ năm là công tác kiểm tra giám sát

chất lượng sản phẩm nông nghiệp của cơ

quan quản lý còn nhiều hạn chế nên vẫn có

tình trạng các sản phẩm rau quả kém chất

lượng được tiêu thụ tại thị trường nên ảnh

Page 15: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 13 -

hưởng đến khả năng tiêu thụ và tâm lý của

những doanh nghiệp làm ăn chân chính...

Cuối cùng, việc vận chuyển rau hữu cơ

trong nội thành Hà Nội bị hạn chế do quy

định cấm, hạn chế xe tải nên doanh nghiệp

phải sử dụng các phương tiện thay thế dẫn

đến chi phí cao, hiệu quả kinh tế thấp.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiếp tục đứng

vững và mở rộng sản xuất đại diện một số

đơn vị đã kiến nghị như sau:

1. Cơ chế chính sách: Nhà nước cần có

hệ thống văn bản pháp quy về tiêu chuẩn,

quy chuẩn quản lý nhà nước về nông nghiệp

hữu cơ từ sản xuất, chế biến, chứng nhận

chất lượng sản phẩm hữu cơ. Nhà nước cần

có cơ chế bảo lãnh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp

cận nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất thấp

để doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao

trong vấn đề sản xuất hữu cơ; đầu tư cơ sở

hạ tầng cho sản xuất và chế biến. Ngoài ra,

cần có cơ chế chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản

phẩm hữu cơ, hỗ trợ 100% kinh phí tham

gia các gian hàng tại hội chợ, hỗ trợ tiền

thuê cửa hàng, hỗ trợ trang thiết bị cơ sở hạ

tầng thương mại.

2. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Nhà

nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp được tiếp

cận với quy trình sản xuất nông nghiệp hữu

cơ của các nước tiên tiến trên thế giới.

3. Công tác tuyên truyền quảng bá sản

phẩm: Nhà nước cần tăng cường công tác

tuyên truyền quảng bá để người tiêu dùng

hiểu rõ hơn về các sản phẩm sản xuất hữu

cơ. Tổ chức PR truyền thông để đưa sản

phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng

một cách hiệu quả nhất.

4. Quản lý giám sát: Công tác thanh tra

kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp

cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt, có

cơ chế thưởng phạt minh bạch rõ ràng để

khích lệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Xử lý nghiêm minh các đơn vị cá nhân làm

hàng nhái hàng giả để đảm bảo công bằng

cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc và

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

5. Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ,

nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất

hữu cơ.

VÂN ĐÌNH

Nguồn http://nongnghiep.vn/

Báo Nông nghiệp Việt Nam

…………………………………………

Kỹ thuật trồng Na dai Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to

mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách

mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.

1. Nhân giống

Na được trồng chủ yếu

bằng hạt. Vào giữa vụ chọn

cây mẹ năng suất cao, chất

lượng tốt, đã cho thu 4-5 vụ

quả ổn định. Chọn quả mắt to,

tròn đều, trọng lượng 200-300g/quả, để chín

kỹ. Sau khi ăn, thu lấy hạt cho vào rổ nhựa

mắt nhỏ, dùng tro bếp, cát to xát bỏ hết thịt

quả, đãi sạch, phơi khô giòn

trong nắng nhẹ 20-30°C (không

phơi vào buổi trưa nắng to). 15-

20 ngày sau đem gieo. Trước

khi gieo ngâm hạt trong nước

sạch 12-24 giờ, đãi sạch, ủ hạt

trong cát ẩm. 15-20 ngày sau hạt nứt nanh,

cho vào bầu nylon thủng hai đáy kích thước

5x20cm; chất độn bầu gồm 70% đất bùn ải

Page 16: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 14 -

khô đập vụn + 29% phân chuồng mục + 1%

supe lân, hạt đặt sâu 2-3cm. Xếp bầu thành

luống, làm giàn che mưa to, nắng rát, sương

lạnh. Cây con 2-3 tháng tuổi cao 20-25cm,

có 5-6 lá thật, thân mập thì xuất vườn.

Có thể nhân giống na bằng phương pháp

nhân giống vô tính (ghép mắt, ghép cành).

Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó

hoặc mãng cầu xiêm, bình bát. Khi đường

kính cây đạt 0,8-1cm có thể tiến hành ghép.

Mắt ghép lấy trên cành đã rụng lá. Nếu gỗ

đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để

lại cuống, 2 tuần sau cuống sẽ rụng và có

thể lấy mắt ghép.

2. Trồng và chăm sóc

Chọn đất đồi dốc dưới 15°C, tầng đất

đáy dưới 1m, tốt nhất là đất dỏi cơm, đất đá

vôi. Na ưa độ pH trung tính. Đất chua cần

bón 30g vôi bột/sào Bắc bộ/năm (1 sào Bắc

bộ = 360m2).

3. Thời vụ

Vụ xuân trồng tháng 2-4, vụ thu trồng

tháng 8-10. Na dai nên trồng mật độ cao,

mỗi cây chiếm diện tích 2x3m. Hố trồng

được chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m,

rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình

tròn. Mỗi hố bón 20-30g phân chuồng hoai

mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ

trước 2-3 tháng. Cây trồng ở giữa hố, bầu

đặt ngang với mặt đất (không trồng sâu gây

nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn

cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70-80%.

4. Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để

cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ

2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết

mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1-0,2kg urê + 0,05-

0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc

30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách

gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-

tây hoặc nam-bắc).

5. Chăm sóc thời kỳ kinh doanh:

Bón làm 3 đợt trong năm, đợt 1 vào

tháng 2, tỷ lệ NPK là 1:1:1; đợt 2 vào tháng

6, tỷ lệ NPK là 1:1:2; đợt 3 sau khi thu quả

tháng 9, tỷ lệ NPK là 2:1:1. Lượng phân

bón ít hay nhiều tùy cây lớn hay nhỏ. Trung

bình mỗi cây bón 0,5-1kg urê, 0,5-1kg kali,

2-4kg supe lân, 30-50kg phân chuồng/năm.

Bón theo tán cây, thành 4 hốc đối xứng

nhau, độ sâu lấp phân 3-5cm.

Đốn trẻ: Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ

thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có

quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở

đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn

đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách

lần trước 0,2-0,3m.

Kích thích cây ra hoa, quả sớm: Để có

na bán vào tháng 7 (giá gấp 1,5 lần chính

vụ) thì từ đầu tháng 11 tiến hành phun

Ethell (3 lọ thuốc rấm chuối Trung Quốc

15ml pha với 10 lít nước) lên tán lá, sau 10-

15 ngày vặt hết lá na xanh còn lại, cây sẽ ra

hoa vào đầu tháng 4.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Mối hại gốc: Cây đang xanh tốt, lá úa

vàng, dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc

2-3 lần, mỗi lần cách nhau 6-7 ngày (mốc

hốc 2-3 lít nước thuốc để đuổi mối).

Làm sạch gốc na: Thường xuyên giữ

gốc thoáng sạch, không ủ bằng rơm, rạ, thân

lá để tránh mối hại rễ.

Nhện đỏ làm úa vàng, rụng lá, quả:

Dùng thuốc Sông Mã 24WG, Pegasus,

Regent… phun trừ.

Sâu đục quả: Thường gây hại khi quả có

đường kính 0,5-1cm, phòng chống bằng

thuốc Padan, Regent.

Theo Báo Kinh tế nông thôn

Page 17: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 15 -

“Lập trình” cho na ra quả theo ý muốn Nông dân huyện Lục Nam (Bắc Giang) có “tuyệt chiêu” bắt cây na ra hoa, đậu quả ở

bất kỳ vị trí nào trên thân, cành và bất cứ thời điểm nào

Ra quả từ thân

Chưa bao giờ, nông dân xã Huyền Sơn

thấy phấn khích với cây na như lúc này. Bởi

theo ông Bùi Văn Quang, Giám đốc HTX

Na dai Lục Nam: Một là, giá na rất cao. Hai

là, trồng na không bao giờ sợ mất mùa.

Cái thông tin phía sau chữ “hai là...” ấy

khiến tôi choáng. Nghĩ thầm, chắc vị này

“chém gió” cho vui. Nhưng, đó là sự thực.

Hồi ông Quang còn bé, đã thấy cây na

đứng chân ở vùng đồi núi Huyền Sơn. Mỗi

nhà chỉ trồng 2 - 3 cây, ăn chơi ăn bời trong

gia đình là chính. Từ năm 1995, nhờ có

thương lái miền xuôi làm “cầu nối”, thức

quả đặc sản này đã đến được bàn ăn của

người dân Thủ đô. Một làn na khoảng 50

quả bán được 260.000 đồng (tương đương

2/3 chỉ vàng thời bấy giờ). Thấy lợi nhuận

khủng, các đại gia vác tiền về đây mua đất,

trồng na.

Tuy nhiên, do không được chăm sóc

đúng cách, na cho năng suất thấp và bấp

bênh. Có năm, chỉ sau trận bão quét qua,

quả rụng đầy gốc. Nguyên do bởi trong điều

kiện tự nhiên, na thường ra hoa, đậu quả ở

đầu cành nên dễ bị gió quật. Cũng có năm,

na chín rộ chỉ trong 3 - 4 ngày, chủ vườn

không cắt kịp, trái lìa cành rơi bình bịch

xuống đất, vỡ nát.

Nắm thóp những điểm yếu trên, người

trồng na mày mò cách hoá giải. Trung tuần

tháng 11/2013, một nông dân xóm Khuyên,

xã Huyền Sơn thử nghiệm cắt cành để cho

cây thấp bớt, tránh gió bão. Nhưng khổ nỗi,

sang xuân, cây chỉ chồi lộc ở thân chứ

không ra hoa. Nguy cơ mất mùa hiện rõ.

Chủ vườn tiếp tục đánh liều, cắt cụt ngọn

cành non mới mọc ra từ thân cây. Bất ngờ,

sau 20 - 25 ngày, từ những kẽ lá của cành

cây cụt đua nhau nhú hoa, đậu quả. Quả na

hút dinh dưỡng trực tiếp từ thân cây nên

căng mọng, ngọt lịm và nhiều nước. Dù ra

hoa chậm hơn 1 tháng, nhưng năng suất

vườn na diện tích 3 sào của ông vẫn đạt 2,1

tấn (tương đương 20 tấn/ha). Một thành tích

mơ ước người trồng na.

Ép hoa nở bất cứ lúc nào

“Kỹ nghệ” trồng na độc nhất vô nhị này

được phổ biến ra toàn vùng. Nhờ đó, người

ta có thể điều khiển cây na chín sớm, chín

muộn hay chín đúng vụ tùy thích bằng

cách... cắt cành. Từ trung tuần tháng 6 âm

lịch, thương lái đã đánh xe tải lên Lục Nam

mua na, trong khi ở các vựa na khác như

Chi Lăng (Lạng Sơn), Chí Linh (Hải

Dương), quả na vẫn xanh lét. Giá bán na

đầu mùa bao giờ cũng đắt (45.000 - 50.000

đồng/kg), thậm chí có thời điểm lên tới

60.000 đồng/kg.

Ngay trong vùng na dai Lục Nam, cùng

một thời điểm, khi quả na vườn nhà này đã

to bằng quả trứng gà, chủ vườn bên cạnh

mới bắt đầu thụ phấn cho hoa để đón vụ na

chín muộn, bán giá cao. Nhờ đó, na Lục

Nam có thể rải vụ hơn 4 tháng (từ trung

tuần tháng 6 đến hết tháng 10 âm lịch). Na

không chín rộ trong thời gian ngắn, nghĩa là

không có chuyện ứ hàng. Và tất nhiên, cánh

thương lái không thể ép giá. Thậm chí,

thương lái ở Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái

Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế kéo đến

tận vườn để đặt cọc. Hiện tại, giá na loại 1

khoảng 28.000 - 30.000 đồng/kg, khá cao.

Page 18: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 16 -

Điểm khác biệt nhất của na dai Lục Nam

nằm ở màu sắc vỏ sáng bóng và độ bền của

quả. Dù đặt trên bàn thờ cả tuần, quả na

cũng không bị thâm vỏ như các loại na

trồng ở vùng đất khác. Bởi, na Lục Nam

được trồng ở những vùng đất rất khác biệt:

Địa hình cao, ráo nước nhưng chất đất giàu

dinh dưỡng, màu đen như kiểu mùn giun.

Nông dân Lục Nam tuyệt đối không bón

phân hóa học cho vườn na, thay vào đó là

phân bón hữu cơ gồm phân trâu (hoặc phân

gà) trộn lẫn tro rơm ủ hoai mục trong 8

tháng. Trong tro rơm có nhiều kali nên quả

ngọt, rất bền và cây khỏe mạnh, đủ dưỡng

chất nên gần như không có sâu bệnh.

Cá biệt, thu 800 triệu đồng/ha

Trước đây, nông dân để vườn na thụ

phấn tự nhiên nhờ côn trùng. Buổi sáng,

chiều tối con ong đi ăn phấn của hoa già.

Khi trời nắng, chúng chui vào bông hoa non

mới hé để trú ngụ vô tình thụ phấn cho hoa,

nhưng phấn dính trên chân lông con ong

không đều dẫn đến quả tròn quả vẹo, tỷ lệ

đậu quả không cao.

Thấy thế, bà con tự thụ phấn bằng cách

gom phấn hoa già sau đó thụ phấn cho hoa

non, quả non lớn lên rất đẹp mã. Nếu phát

hiện quả nào còi cọc, méo mó, chủ vườn có

thể cắt bỏ đi và cho ra hoa lứa khác để lấy

quả đẹp hơn.

Hộ ông Trần Văn Báo (xóm Khuyên) chỉ

có 5 sào trồng na. Lão nông này rải vụ na ra

làm hai đợt. Riêng đợt 1 đã thu được 100

triệu nhưng chưa cắt hết quả. Còn vụ na đợt

2 dự kiến thu được 50 triệu nữa. Như vậy,

nếu diện tích trồng na của nhà ông Báo là

1ha, thì số tiền thu được sẽ là trên 830 triệu

đồng. Trừ chi phí đầu tư phân bón khoảng

50 triệu đồng, lợi nhuận mà nông dân thu

được rất lớn.

Những hộ gia đình có vườn na cho năng

suất thuộc loại trung bình như ông Phương

Minh Hiến (xóm Khuyên) cũng đạt năng suất

từ 18 - 20 ha/vụ. Mặc dù vừa thu hoạch xong

lứa na thứ nhất (bắt đầu từ 25/6 - 24/8), thu

260 triệu đồng. Tuy nhiên, ông vẫn còn lứa na

thứ hai, dự kiến trung tuần tháng 10 sẽ bắt đầu

cho thu, giá trị 200 triệu nữa.

Để có na chín thường xuyên, bí quyết

của ông Phương Minh Hiến là: Từ tháng

giêng trở đi, mỗi ngày ông phương chỉ cắt

cành khoảng 10 gốc na. Nếu là cây khỏe,

đúng 20 ngày sau chúng sẽ ra hoa, còn cây

yếu hơn là 25 ngày. Như vậy, hoa được thụ

phấn theo từng đợt, rải đều trong nhiều

tháng và quả chín từ từ.

Được biết, hiện toàn huyện Lục Nam có

hơn 1.700ha na, doanh thu hàng trăm tỷ

đồng mỗi năm. Để xây dựng và phát triển

thương hiệu na dai Lục Nam, trước mắt,

UBND huyện đã hỗ trợ cho HTX Na dai

Lục Nam chi phí về túi ni lông (có in địa

chỉ và hình ảnh của vùng na Lục Nam) để

phát không cho thương lái (tương ứng với

số lượng na bán ra), từ đó dễ dàng truy xuất

nguồn gốc. Đồng thời, huyện cũng đang

nghiên cứu cơ chế hỗ trợ một phần phân

bón và các loại thuốc BVTV cho nông dân

theo đúng quy trình sản xuất VietGAP.

Ông Quang bên một cây na ra quả từ thân

Page 19: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 17 -

Theo ông Bùi Văn Quang, hiện tại,

tổng diện tích trồng na của HTX Na dai

Lục Nam có gần 100ha, trong số đó có

3,6ha đã được chứng nhận sản xuất theo

tiêu chuẩn VietGAP. Cách đây chừng 1

tuần, Cty CP Nông lâm nghiệp Việt Nam

đã bắt đầu thu mua na dai của HTX và

xuất khẩu sang thị trường Trung Đông.

Đây là tín hiệu vô cùng đáng mừng.

MINH PHÚC - TRẦN LONG

Nguồn http://nongnghiep.vn/

Báo Nông nghiệp Việt Nam

…………………………………………………..

Chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão

Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh

hưởng rất lớn đến sức khỏe gia

súc, gia cầm; đồng thời khi mưa to,

có thể gây ngập úng cục bộ hoặc

lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát

tán mầm bệnh, là điều kiện thuận

lợi để phát sinh dịch bệnh trên đàn

gia súc, gia cầm.

Khi gió lớn, những cơn gió giật có thể gây

đổ nhà, chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy,

chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão,

để tăng sức khỏe cho gia súc, gia cầm, tăng

khả năng chống chịu các tác động bất lợi của

ngoại cảnh và sự đe dọa của bệnh dịch là rất

cần thiết.

Để làm được điều đó, bà con phải thực hiện

tốt một số công việc sau đây:

1. Chuồng trại

Vị trí chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, dễ

thoát nước, cách các chuồng nuôi khác, xa khu

đông dân nhằm hạn chế nguy cơ truyền lây

dịch bệnh cho con người và ngược lại. Chuồng

nuôi nên xây dựng xa vùng lũ quét.

Chuồng nuôi phải chắc chắn, chống dột,

ngập lụt, có tấm che chắn mưa gió để bảo vệ

gia súc, gia cầm khi mưa to, gió lớn; phù hợp

với số lượng, đặc tính, lứa tuổi gia súc, gia

cầm. Ở những vùng đất trũng, nền chuồng

phải làm cao để tránh ngập úng. Có đủ bạt để

che mưa hắt.

Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả

khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát

nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô

nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt.

Đảm bảo cách ly giữa chuồng nuôi và khu

sinh hoạt hoặc giữa các chuồng nuôi. Nên có

hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi.

Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải)

phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí

thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học,

bệnh viện…

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm

Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng cho gia

súc, gia cầm, để tăng sức khỏe, giúp gia súc,

Phun sát trùng trong chuồng nuôi

Page 20: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 18 -

gia cầm có đủ khả năng chống lại các tác động

bất lợi, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện

tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với

giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất

của từng loại gia súc, gia cầm.

Đảm bảo nguồn thức ăn: cây cỏ là nguồn

thức ăn chính cho gia súc ăn cỏ, khi mưa bão,

cây cỏ dễ bị ngập, đổ và chết vì vậy cần chú ý

chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh, có thể

phơi khô (rơm và cỏ), ủ chua cỏ hoặc thân cây

bắp để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc

trong mùa mưa bão. Đặc biệt nên lưu ý cung

cấp thêm cho gia súc ăn cỏ nguồn thức ăn tinh

để chúng có thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết

giúp chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi

(nhưng chú ý tập cho gia súc ăn cỏ ăn thức ăn

tinh, ăn ít và tăng dần đến khoảng

2kg/con/ngày; cho ăn khô, không được hòa

nước cho uống). Với thức ăn, cần cung cấp đầy

đủ về số lượng và chất lượng, thức ăn cần bảo

quản ở những nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.

3. Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm

Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho gia súc,

gia cầm: thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ

trong và ngoài chuồng nuôi; định kỳ vệ sinh

máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi;

phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi gia

súc, gia cầm để diệt mầm bệnh có trong môi

trường. Chuẩn bị dự phòng một số thuốc thú y

thiết yếu như thuốc trợ sức, trợ lực, kháng sinh

phổ rộng, thuốc sát trùng…

Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có

thể sử dụng Chloramin-B, Clorin… để khử

trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô

nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho

vật nuôi.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: tiêm

phòng đầy đủ các vắc xin phòng bệnh thường

gặp ở vật nuôi như tụ huyết trùng cho trâu bò;

dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, phó

thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh cho

lợn; cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, tụ

huyết trùng cho gà; cúm gia cầm, dịch tả vịt,

tụ huyết trùng cho vịt, ngan.

- Bổ sung các vitamin, thuốc trợ sức, trợ

lực, men tiêu hóa cho gia súc, gia cầm khi thời

tiết bất lợi.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn gia

súc, gia cầm, đặc biệt dễ nhận biết những bất

thường vào sáng sớm thông qua:

+ Lắng nghe: để phát hiện được những âm

thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh

hằng ngày.

+ Quan sát trạng thái vật nuôi để phát hiện

được những bất thường như uể oải, ủ rũ hoặc

hung hăng; kiểm tra trạng thái phân, nước

tiểu; đồng thời kiểm tra lượng thức ăn, nước

uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm.

+ Ngửi: Nhận ra có mùi khác thường hay

sự kém thông thoáng… giúp biết được tình

trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm.

- Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu

hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu

cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia

súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng

ra xung quanh, tránh lây lan dịch bệnh.

4. Khi gia súc, gia cầm bị mưa ướt

Khi gia súc, gia cầm bị mưa hắt hoặc dột…

ngâm nước hoặc ướt lâu sẽ làm mất nhiệt,

giảm sức đề kháng và dễ phát sinh bệnh., vì

vậy cần đưa ngay gia súc, gia cầm ướt vào

chuồng khô và ấm. Với gia cầm phải đưa lên

chuồng lồng, sàn hoặc nền có đệm lót khô. Bổ

sung vitamin, men tiêu hóa để tăng sức đề

kháng cho gia súc, gia cầm, nếu có biểu hiện

bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô

hấp… thì phải điều trị kịp thời.

Nguyễn Liên Hương

Nguồn http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Page 21: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 19 -

Nuôi lợn bằng men tiêu hóa sống Hương Canh là một trong 3 xã, thị trấn đầu tiên của huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc)

thực hiện thí điểm sử dụng men tiêu hóa sống trong chăn nuôi lợn, góp phần giảm thiểu ô

nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Mô hình “Sử dụng men tiêu hóa sống trong

chăn nuôi lợn” do Trạm Khuyến nông huyện

Bình Xuyên phối hợp với Công ty TNHH

Thương mại và dịch vụ phát triển chăn nuôi

thực hiện từ năm 2013. Đến nay, người dân ở

thị trấn Hương Canh vẫn hưởng ứng sử dụng

men tiêu hóa sống cùng với thức ăn chăn nuôi,

đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình là gia đình bà Nguyễn Thị Hồng

ở tổ dân phố Vam Dộc. Năm 2013, bà đi tập

huấn ở UBND thị trấn và biết đến loại men

tiêu hóa sống này. “Dùng thử nghiệm, thấy

phân khô xốp, mùi hôi thối giảm bớt, hệ thống

chuồng trại bao quanh nhà không còn ảnh

hưởng như trước đây”, bà Hồng cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm, bà bảo: "Trộn thức ăn

theo tỷ lệ 1 thìa cafe men sống với 4 kg cám

ăn thẳng, rồi hòa với nước cho lợn ăn. Tuy

nhiên, tùy vào cân nặng cũng như thời gian

sinh trưởng của lợn mà thức ăn được điều

chỉnh cho phù hợp. Lợn xách tai mang về nuôi

ăn 200 gram cám/con/bữa, có khi lên tới 400

gram cám/con/bữa khi lợn phát triển lớn".

Để đảm bảo cho lợn sinh trưởng tốt và

nhanh xuất chuồng, mỗi ngày bà Hồng cho lợn

ăn 4 bữa, theo từng giờ 7 giờ, 12 giờ, 18 giờ

và 22 giờ. Ba bữa đầu, thức ăn là cám gạo, bột

ngô nấu trộn với men sống. Bữa phụ lúc 22

giờ, cho lợn ăn cám tổng hợp.

Mỗi con lợn nuôi từ khi "xách tai" đến khi

xuất bán khoảng 4 tháng, đạt trọng lượng 90 -

100kg, tiêu tốn 1kg men sống.

Ngoài việc làm tốt chế độ thức ăn, bà Hồng

cũng đảm bảo môi trường thuận lợi, thoáng

mát cho lợn sinh trưởng. Mùa hè, quạt mát sử

dụng triệt để, mùa đông che chắn bạt cẩn thận,

tránh lợn nhiễm rét. Hệ thống chuồng trại

được vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh.

Sau một lứa lợn xuất bán, việc vệ sinh chuồng

trại được tiến hành rửa chuồng bằng nước đun

sôi, quét vôi, phun khử trùng bằng thuốc

Benkocid hoặc Haliotis. Sau đó, để chuồng

trại khô ráo 10 - 15 ngày thì thả lứa lợn mới.

Với kinh nghiệm hơn 3 năm nuôi lợn dùng

men sống, bà Trần Thị Lan ở Tổ dân phố Nội

Giữa cho hay, trước đây gia đình xử lý hầm

biogas nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để ô

nhiễm. Khi sử dụng men tiêu hoá sống cho lợn

ăn, mùi hôi thối giảm rõ rệt.

Bà Lan cũng cho biết thêm, sử dụng men

tiêu hoá sống trong thức ăn cho lợn giúp cung

cấp các vi sinh vật có lợi, thức ăn được tiêu

hóa triệt để, không còn chất dư thừa nên phân

xốp, mùi hôi thối giảm. Ngoài ra, lợn sinh

trưởng, phát triển tốt, quy trình chăn nuôi

giảm thiểu 10 - 15 ngày nhờ lợn ăn khỏe, hấp

thu tốt và đạt trọng lượng xuất bán.

Bên cạnh đó, lợn sử dụng men sống giúp

ngăn ngừa và hạn chế các bệnh tiêu chảy, thừa

chất và phù đầu. “Khi thời tiết thay đổi hoặc

chuyển đổi chuồng trại, lợn có dấu hiệu bị tiêu

Bà Trần Thị Lan tiến hành vệ sinh chuồng

trại thường xuyên, 3 lần/ngày

Page 22: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 20 -

chảy, chỉ cần tăng lượng men sống, giảm thiểu

thức ăn sẽ ngăn chặn được bệnh tiêu chảy ở

lợn”, bà Lan chia sẻ.

Ông Trần Đình Độ, Phó Chủ tịch Hội Nông

dân thị trấn Hương Canh cho biết: Sử dụng

men vi sinh bổ sung vào thức ăn, mùi hôi

chuồng trại chăn nuôi giảm đến 60%. Men

tiêu hoá sống trộn vào thức ăn cho lợn ăn hàng

ngày giúp lợn tiêu hoá và hấp thu triệt để thức

ăn, phân thải ra không còn lượng thức ăn dư

thừa nên giảm mùi hôi thối rõ rệt.

Ông Độ chia sẻ, nuôi lợn ở 60 hộ thí điểm

trong 2 đợt, đến nay các hộ chăn nuôi trên địa

bàn vẫn tiếp tục sử dụng men sống. Thấy hiệu

quả chăn nuôi cao nên hầu hết các hộ chăn

nuôi lợn ở thị trấn đều sử dụng, góp phần

giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả

chăn nuôi.

Đỗ Thùy Mỵ

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

……………………………………………………

Nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép theo hướng

an toàn sinh học Là một trong 7 xã bán sơn địa của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) với nguồn nước sạch từ

khe suối, xã Nam Phương Tiến có thế mạnh nuôi trồng thủy sản.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến

nông Hà Nội, xã triển khai mô hình nuôi ghép

cá rô phi đơn tính và cá chép theo hướng an

toàn sinh học.

Mô hình được triển khai trên tổng diện tích

3ha mặt nước của 7 hộ gia đình. Giữa tháng

6/2016, các hộ bắt đầu thả cá giống, mật độ 3

con/m2, tỷ lệ nuôi ghép 40% cá chép và 60%

rô phi. Cá giống đạt kích cỡ từ 6 - 8cm, trung

bình 6 gram/con.

Trong hơn 2 tháng thả nuôi, cá sinh trưởng và

phát triển tốt, trung bình đạt 400 gram/con. Ông

Nguyễn Văn Cường (thôn Nam Hài) tham gia

mô hình cho hay: “Cá nuôi truyền thống với thức

ăn là cỏ, bột ngô và cám tăng trưởng chậm, hơn 2

tháng đạt chưa đến 100 gram. Tính đến thời điểm

này cá trong mô hình tăng trưởng gấp 5 lần so

với nuôi truyền thống”.

Ông Cường cho biết thêm, với mô hình

nuôi truyền thống phải mất 9 - 10 tháng mới

cho được thu hoạch. Với tốc độ cá sinh trưởng

trong mô hình như hiện nay, thời gian xuất

bán có thể rút ngắn chỉ còn 6 tháng.

Được biết, mỗi ngày ông Cường tiến hành

cho cá ăn 2 lần, buổi sáng 6 - 8 giờ, buổi chiều

16 - 18 giờ. Tùy theo trọng lượng của cá để

điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp với

trọng lượng của cơ thể. Cá nhỏ hơn 100 gram

ăn theo tỷ lệ 3 - 5% trọng lượng cơ thể. Khẩu

phần ăn điều chỉnh giảm dần khi cá lớn hơn,

cá 100 - 300 gram cho ăn 2 - 3%, và chỉ còn

1,5% khi cá lớn hơn 300 gram. Việc điều

chỉnh lượng thức ăn trong mỗi giai đoạn phát

triển của cá hạn chế nguồn dư thừa thải ra môi

trường ao nuôi. Khi thời tiết thay đổi, khả

năng ăn của cá giảm nên giảm thiểu lượng

thức ăn. “Khi cá có hiện tượng nổi đầu thì

không cần cho ăn”, ông Cường cho biết.

Để xử lý môi trường ao nuôi, gia đình ông

Cường tiến hành xử lý bằng chế phẩm sinh

học. Với diện tích ao nuôi rộng 4.300m2, chu

kỳ 20 ngày một lần, ông dùng 1,5kg men vi

sinh pha loãng 100 lít nước rồi tạt đều mặt ao.

“Nguồn nước suối dẫn vào ao rất sạch nên

công nghệ xử lý men vi sinh chỉ được thực

hiện 20 ngày/lần nhưng nước ao vẫn trong,

Page 23: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 21 -

sạch, màu xanh nõn chuối, cá sinh trưởng tốt”,

ông cũng cho biết thêm.

Sử dụng hệ thống quạt khí nhằm tăng

cường ôxy cho cá phụ thuộc vào thời tiết, khối

lượng và mật độ cá trong ao. Với thời tiết

thuận lợi, quạt khí chỉ sử dụng 12 tiếng/ngày.

Thời tiết lặng trời, nhu cầu ôxy của cá cao nên

quạt khí được sử dụng 24/24h.

Cũng tham gia mô hình nuôi cá an toàn

sinh học, anh Nguyễn Tự Dũng (thôn Núi Bé)

chia sẻ, mô hình vẫn còn mới mẻ với các hộ

dân nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán

bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

và Trạm Khuyến nông Chương Mỹ nên khi

nuôi cũ không gặp phải khó khăn.

Quy trình nuôi cá theo hướng an toàn sinh

học được thực hiện nghiêm ngặt từ công đoạn

tát cạn, vét bùn, phát quang bờ bụi tạo mặt

thoáng cho ao, bờ bao chắc chắn, kiểm tra và

lấp các chỗ rò rỉ đến khử trùng bằng vôi bột

theo liều lượng 7-10kg/100m2 diện tích ao nuôi.

Sau 3 ngày khử trùng bằng vôi, tiến hành

bón lót bằng cách rải đều khắp ao 20 - 30kg

phân chuồng ủ hoai và 50kg lá xanh băm nhỏ

rải cho 100m2. Sau đó, lấy nước vào ao từ 0,3

- 0,4m, ngâm 5 - 7 ngày, vớt hết bã xác phân

xanh. Đây là giai đoạn quan trọng để tạo màu

ao. Ao có màu xanh nõn chuối là đạt chuẩn

theo quy định.

Kết thúc quá trình cải tạo, ao nuôi được cấp

đủ lượng nước sâu 1,5 - 1,8m, màu xanh nõn

chuối, độ trong từ 25 - 30cm, độ pH đạt 7,5 - 8,

hàm lượng ôxy hòa tan đạt từ 4,5 - 5,5mg/l đảm

bảo đủ điều kiện để tiến hành thả cá giống.

Trước khi thả cá giống, bao cá ngâm trong ao từ

10 - 15 phút rồi mở miệng túi ra từ từ để cá

không bị sốc trong môi trường nước mới.

Đỗ Thùy Mỵ

Nguồn Báo Nông Nghiệp Việt Nam

………………………………………………

Công nghệ tạo bọt khí micro nano Ứng dụng công nghệ

bọt khí micro nano trong

nuôi tôm được đánh giá

cho hiệu quả cao, đảm

bảo hàm lượng ôxy hòa

tan, ổn định môi trường

nước. Theo đó, có thể

giúp nghề nuôi tôm của

Việt Nam chuyển hướng

tích cực trong thời gian

tới.

Ao nuôi của anh Dũng nước trong, màu

xanh nõn chuối giúp cá sinh trưởng tốt

Công nghệ tạo bọt khí micro nano giúp đảm bảo lượng ôxy hòa tan

trong ao nuôi

Page 24: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 22 -

Ưu điểm

Công nghệ Micro bubles lần đầu tiên được

nghiên cứu thử nghiệm trong nuôi trồng thủy

sản tại Nhật Bản, tại các mô hình nuôi hàu,

điệp quạt. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của các

đối tượng nuôi được cải thiện do đảm bảo hàm

lượng ôxy hòa tan luôn ở mức tối ưu trong

suốt quá trình nuôi.

Trong nuôi tôm, để tăng cường hàm lượng

ôxy hòa tan, người nuôi thường sử dụng thiết

bị sục khí. Các thiết bị này có khả năng tạo

các bọt khí có kích thước từ vài mm đến cm.

Các bọt khí trao đổi ôxy với nước trong quá

trình di chuyển từ phía dưới lên trên bề mặt,

rồi vỡ ra khi tiếp xúc với không khí. Kích

thước bọt khí càng lớn tốc độ di chuyển càng

nhanh, do đó hiệu suất làm giàu ôxy hòa tan

trong nước thấp. Công nghệ tạo bọt khí cỡ

micro hoặc nano khắc phục được những điểm

yếu này do tạo ra bọt khí có kích thước siêu

nhỏ, cỡ vài trăm nm đến 40 micromet. Bọt khí

cỡ micro có tốc độ di chuyển rất chậm trong

môi trường nước làm gia tăng hiệu suất làm

giàu ôxy trong môi trường nước. Ngoài ra, vì

kích thước càng nhỏ thì áp suất bên trong càng

cao, giúp ôxy có trong bọt khí sẽ dễ hòa tan

vào trong môi trường nước hơn.

Các bọt khí có kích thước micro sẽ di

chuyển lên phía trên, gia tăng về kích thước

(do áp suất giảm dần). Hiệu suất làm giàu ôxy

cao và sự hiện diện của các bọt khí nano chìm

giúp cho hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi

ứng dụng công nghệ mới này luôn ở mức cao

hơn cả mức bão hòa trong điều kiện bình

thường. Cùng đó, áp suất riêng phần của ôxy

trong nước lớn sẽ đẩy bớt các loại khí khác

vào không khí, trong đó có CO2, nhờ vậy hạn

chế sự phát triển của tảo, ổn định môi trường

nước.

Cùng đó, bọt khí cỡ nano có thể giúp tách

các chất ô nhiễm ra khỏi môi trường nước, đặc

biệt là chất béo và được cho là ảnh hưởng rất

nhiều đến độ pH của nước. Theo một số

nghiên cứu khi các bọt khí cỡ micro hoặc nano

khi bị teo nhỏ lại rồi vỡ ra sẽ phóng thích

nhiều gốc tự do, có khả năng diệt khuẩn, khử

mùi hôi.

Ứng dụng trong nuôi tôm tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng công

nghệ micro nano trong nuôi tôm được ông

Trần Bá Cương, Giám đốc Công ty TNHH

Công nghệ HTC bắt đầu thực hiện năm 2014.

Đến nay, ông đã nghiên cứu và chế tạo thành

công thiết bị tạo bọt khí cỡ nhỏ và siêu nhỏ

bằng nhựa gọi là Micro Nano Oxygen và đã

được ứng dụng, nuôi thử nghiệm tại nhiều cơ

sở ở một số vùng nuôi. Theo đó, thu được các

kết quả ban đầu rất khả quan.

Ao nuôi tôm 5.000m2 sử dụng 3 máy tạo

Micro Nano Oxygen tại Bình Đại, Bến Tre

cho kết quả tốt. Hàm lượng ôxy hòa tan tối

thiểu vào buổi sáng sớm ở mức trên 6mg/l so

với mức yêu cầu 4mg/l. Việc luôn đảm bảo

hàm lượng ôxy hòa tan giúp tôm không bị

stress, khỏe mạnh và có tốc độ tăng trưởng tốt.

Cùng đó, khi ứng sử dụng thiết bị Micro Nano

Oxygen, 15 ngày đầu của vụ nuôi, pH ổn định

trong khoảng 7,4 - 7,8, màu nước ao khá bền

trong suốt vụ nuôi. Đồng thời, các chất cặn

bẩn được đẩy lên trên bề mặt ao nuôi giúp dễ

dàng loại bỏ, tăng độ trong của nước. Cùng

đó, tảo khuê phát triển tốt, làm nguồn thức ăn

tự nhiên cho tôm. Hệ số chuyển hóa thức ăn sẽ

thấp (có thể đạt khoảng 0,9).

Page 25: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 23 -

>> Hiện, Công ty HTC Nanotech đã sản xuất được 2 loại máy với công suất khác nhau, phù

hợp với từng điều kiện sản xuất. Máy Micronano Bubble MNO-1 có công suất 70 m3/giờ, 3 - 4

hp, 380 volt - 220 volt, có độ hòa tan ôxy tinh chất là 600 lít/giờ. Và máy MNO-2 có công suất

bơm là 36 m3/giờ, 2 hp, 220 volt, độ hòa tan ôxy tinh chất là 300 lít/giờ.

Nhật Minh

Nguồn http://thuysanvietnam.com.vn/

Tạp chí Thủy sản

……………………………………………..

Theo dõi ao nuôi tôm bằng điện thoại di động ệ thống giám sát môi trường nước bằng điện thoại di động hiện được nhiều

địa phương nghiên cứu và ứng dụng vào trong nuôi trồng thủy sản như An

Giang, Sóc Trăng. Theo đó, người nuôi dễ dàng kiểm soát và chủ động xử lý

khi yếu tố môi trường bất lợi với đối tượng nuôi.

Nguyên lý hoạt động

Hệ thống giám sát nồng độ ôxy hòa tan và

nhiệt độ qua điện thoại di động sẽ liên tục thu

tín hiệu môi trường nước ao nuôi bằng thiết bị

lấy mẫu nước; thiết bị này được kết nối với bộ

phận cảm biến thu số liệu rồi chuyển thông tin

tới bộ điều khiển. Theo đó, các dữ liệu về môi

trường sẽ được xử lý bởi bộ điều khiển trung

tâm. Bộ điều khiển sẽ đọc, xử lý tín hiệu và

gửi giá trị nhiệt độ, nồng độ ôxy, thời gian đo

và vị trí điểm đo lên điện thoại di động thông

qua phần mềm chuyên dụng được cài đặt trên

điện thoại. Dựa vào đó, người nuôi dễ dàng

giám sát giá trị nhiệt độ và ôxy của ao nuôi

trực tuyến.

Khi nhiệt độ và nồng độ ôxy nằm ngoài

ngưỡng cho phép đã cài đặt sẵn thì hệ thống sẽ

tự động: Cảnh báo bằng đèn báo động, còi báo

động ngay tại ao tôm, giúp người nuôi có thể

xử lý kịp thời như quạt nước cung cấp ôxy…

Ngoài ra, hệ thống có thể cảnh báo từ xa, như:

Phần mềm trên điện thoại di động sẽ phát loa

thông báo hoặc gửi tin nhắn, nhờ đó người

nuôi có thể giám sát và xử lý ở bất cứ nơi đâu.

Ứng dụng trong thực tiễn

Hệ thống giám sát này được Trung tâm

Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ An

Giang thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Bá

Thạnh, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn từ

25/4/2016. Đối tương nuôi thử nghiệm là tôm

càng xanh trong ao nuôi diện tích 4.000m2.

Với mật độ thả nuôi tôm giống 30 con/m2.

Nguồn tôm giống do hộ nuôi tự sản xuất,

trong quá trình nuôi sử dụng thức ăn công

nghiệp và thức ăn tươi sống.

Hiện tại, tôm đang phát triển tốt. Điểm thu

mẫu nước giám sát được đặt tại 2 vị trí (giữa

ao và bờ ao). Hệ thống giám sát gồm thiết bị

lấy mẫu nước từ ao tôm thông qua bộ điều

H

Hệ thống giám sát nồng độ ôxy hòa tan và

nhiệt độ bằng điện thoại di động

Page 26: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 24 -

khiển máy bơm và các van chọn vị trí đo và

phần mềm giám sát trên điện thoại di động.

Sau đó, nước được bơm vào 1 bồn có đặt 2

cảm biến: 1 cảm biến đo nhiệt độ, 1 cảm biến

đo nồng độ ôxy (DO). Hệ thống giám sát chất

lượng nước được cài đặt các giá trị: Nhiệt độ

cao nhất 300C, nhiệt độ thấp nhất 280C; nồng

độ ôxy cao nhất 6mg/lít, nồng độ ôxy thấp

nhất 3mg/lít.

Kết quả cho thấy: Nhiệt độ nước ao nuôi có

sự chênh lệnh giữa ngày và đêm dao động

trong khoảng 28,9 - 330C. Nhiệt độ thấp nhất

rơi vào khoảng 4 - 8 giờ sáng, cao nhất rơi vào

khoảng 12 - 17 giờ. Khi nhiệt độ cao hơn 300C

hoặc thấp hơn 280C, hệ thống sẽ phát tín hiệu

và gửi tin nhắn đến điện thoại của chủ hộ. Từ

đó, chủ hộ có biện pháp xử lý phù hợp.

Ôxy nước ao nuôi cũng có sự chênh lệnh

giữa ngày và đêm dao động trong khoảng 2,6 -

8,7mg/lít. Ôxy thấp nhất rơi vào khoảng 4 - 7

giờ sáng, cao nhất vào khoảng 13 - 15 giờ. Khi

ôxy cao hơn 6 mg/lít hoặc thấp hơn 3mg/lít, hệ

thống sẽ phát tín hiệu và gửi tin nhắn đến điện

thoại của chủ hộ. Chủ hộ sẽ vận hành quạt

nước để cung cấp ôxy cho ao nuôi trong

trường hợp ôxy xuống thấp hơn 3mg/lít.

Ông Trần Phú Vinh, Phó Giám đốc Trung

tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ

An Giang cho biết, bằng hệ thống giám sát

ôxy hòa tan và nhiệt độ bằng điện thoại di

động, người nuôi có thể nắm bắt được tình

hình nhiệt độ, ôxy hòa tan trong ao nuôi vào

mọi thời điểm trong ngày. Theo đó, có thể đưa

ra các giải pháp xử lý phù hợp như: giảm

lượng thức ăn, tăng cường quạt nước hay nâng

cao mực nước trong ao để có thể ổn định môi

trường nước. Hệ thống này hứa hẹn sẽ tạo ra

mô hình sản xuất có giá trị cao hơn.

>> Theo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ An Giang: Đến cuối tháng

9/2016, tôm nuôi trong mô hình thử nghiệm sẽ tiến hành thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế

một cách toàn diện hơn. Qua đó, có thể áp dụng vào thực tiễn và nhân rộng.

Gia Phong

Nguồn http://thuysanvietnam.com.vn/

Tạp chí Thủy sản

……………………………………………

Phòng, chữa bệnh cho cá bằng thảo dược iệc tận dụng những loại thảo dược trong tự nhiên như lá xoan, cây nghể, tỏi…

giúp xử lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh và hạn chế việc sử dụng

thuốc kháng sinh, giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Anh Hoàng Văn Nam (SN 1982) ở xã Nam

Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội có

thâm niên nuôi cá thương phẩm hơn 10 năm

qua. Anh cho biết mình thường sử dụng triệt

để nguồn thảo dược tự nhiên, dễ kiếm để

phòng trị bệnh cho cá.

Bắt đầu quy trình nuôi mới, anh Nam tiến

hành cải tạo, nạo vét ao và khử trùng bằng vôi

bột. Sau đó dùng cây văn tiết (tên gọi khác là

phân xanh) băm nhỏ, dìm xuống bùn và ngâm

trong nước từ 5 - 7 ngày để lá cây phân hủy.

Sau đó, anh vớt hết bã phân xanh và dẫn

nước vào ao nuôi. Đây là công đoạn quan

trọng trong việc khử trùng môi trường nước,

tạo nước ao có màu xanh nõn chuối, thích hợp

trong nuôi cá. Ngoài ra, cây văn tiết khi phân

V

Page 27: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 25 -

hủy cũng tạo ra các vi chất, vi sinh vật có lợi,

hình thành nguồn thức ăn ban đầu tự nhiên

cho cá.

Kết hợp việc sử dụng chế phẩm sinh học để

xử lý môi trường nước, đều đặn 15 ngày một

lần, anh Nam hòa loãng 2 - 3kg vôi với nước

cho 100m3 để khử trùng nước ao. Tuy nhiên,

việc vệ sinh này được thực hiện trong điều

kiện thời tiết mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời

và hạn chế tia cực tím.

Theo kinh nghiệm của anh Nam, khi lội

xuống ao có cảm giác nước bó vào chân và da

khô ráp khi lên bờ, anh rắc phân đạm và phân

lân để điều chỉnh nước ao, cho cá dễ dàng di

chuyển, bơi lội.

Anh Nam cho hay: Khi cá trong ao nuôi bị

dịch bệnh, nguy cơ lan tràn ra toàn ao là khó

tránh khỏi. Vì vậy giai đoạn phòng bệnh còn

quan trọng hơn chống bệnh. Ngoài việc xử lý,

cải tạo ao nuôi bằng vôi và thảo dược tự

nhiên, anh cũng có những bí quyết riêng trong

việc đưa thảo dược vào thức ăn cho cá, giúp

cá kháng bệnh và sinh trưởng tốt.

Anh chia sẻ, thường anh sử dụng 1kg tỏi

xay nhuyễn trộn với 100kg thức ăn, ngâm

trong 15 - 20 phút rồi cho cá ăn từ 3 - 6 ngày

trong một tháng, vừa phòng bệnh, vừa tốt cho

hệ tiêu hóa của cá phát triển.

Ngoài ra, thân và lá cây nghể băm nhỏ nấu

kỹ rồi lấy nước trộn vào thức ăn cho cá. Liều

lượng cho ăn 1 - 1,5kg thân, lá nghể

tươi/100kg cá, cho ăn 3 - 6 ngày liên tục, chữa

bệnh thối mang và viêm ruột ở cá hiệu quả.

Điều đáng lưu ý, cây nghể có tính nóng nên

dùng đúng liều lượng và không được lạm

dụng. Ngoài ra, lá xoan trị bệnh trùng mỏ neo

và trùng bánh xe rất tốt, lá và thân cây chuối

vừa làm thức ăn, vừa khử độc. Trồng cúc tần

bao quanh ven ao giúp cân bằng độ pH trong

ao, nhất là khi trời mưa.

Anh Nam cũng chia sẻ thêm, ngoài những

tác dụng phòng ngừa dịch bệnh của các loại

thảo dược, chủ hộ nuôi cũng cần tránh những

cây tự nhiên có hại cho ao nuôi, tránh trồng

ven ao nuôi cây gấc, cây bạch đàn...

Cũng sử dụng thảo dược trong nuôi cá, ông

Nguyễn Văn Thự (xã Võng Xuyên, huyện Phúc

Thọ) chia sẻ: Trong quy trình nuôi cá, ông cũng

sử dụng lá xoan trị bệnh trùng mỏ neo và trùng

bánh xe. Đặc tính của cây xoan có vị đắng, cá

được cọ xát thì những con trùng mỏ neo, trùng

bánh xe không bám vào vây và da. Theo kinh

nghiệm, sau khi cá có dấu hiệu nhiễm bệnh, bà

con nên chặt lá xoan buộc thành bó lớn, buộc ở

các góc ao và các cọc nhô lên trong ao. Cá bị

trùng bám sẽ bơi qua, cọ xát khiến trùng rơi ra

và bị chết. Để tránh thối ao, khi thấy bó xoan

chỉ còn cành thì vớt lên.

Ông Thự cũng chia sẻ thêm: Với cá trắm

cỏ, dùng lá cây xuyến chi vừa làm thức ăn cho

cá, vừa giảm phân đi ngoài, khử sạch mặt

nước và trị được bệnh đường ruột của cá.

Ngoài ra, ông Thự cũng sử dụng cây bươm

bướm, lá ổi làm thức ăn cho cá. Các loại thuốc

nam này đều điều trị bệnh đường ruột rất tốt ở cá.

Sử dụng thảo dược giúp cá nuôi của ông Thự

phát triển tốt, tránh mầm bệnh

Page 28: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 26 -

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng

Khuyến nông chăn nuôi - thủy sản (Trung

tâm Khuyến nông Hà Nội) cho biết: Thảo

dược có 2 công dụng chủ yếu là xử lý môi

trường nước và diệt bệnh hại, ký sinh trùng

ở cá. Nguồn thảo dược đều có sẵn trong tự

nhiên. Bà con nên tận dụng nguồn thuốc

quý này, hạn chế việc sử dụng hóa chất và

thuốc kháng sinh cho cá.

Nguồn http://nongnghiep.vn/

Báo Nông nghiệp Việt Nam

……………………………………………….

Một số thảo dược thay thế kháng sinh

ứng trước những thách

thức trong việc tìm giải

pháp thay thế kháng sinh

thì lựa chọn các thảo dược an toàn, dễ

kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả luôn

được các nhà khoa học ưu tiên. Dưới

đây là một số thảo dược tại Việt Nam có

thể sử dụng hiệu quả trong điều trị một

số bệnh cho động vật thủy sản.

Thuốc KN-04-12

Thành phần thuốc gồm các cây thuốc có

kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ

sữa, chó đẻ răng cưa...), vitamin và một số vi

lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột, có

mùi đặc trưng; có tác dụng phòng trị bệnh

nhiễm khuẩn (xuất huyết đốm đỏ, thối mang,

viêm ruột của thủy sản nuôi lồng bè).

Liều dùng: Cá giống: 4g thuốc/kg cá/ngày;

cá thịt: 2g thuốc/kg cá/ngày; thuốc được trộn

với thức ăn tinh nấu chín để nguội.

Phòng bệnh: trước mùa xuất hiện bệnh

(mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn 1 đợt 3 ngày

liên tục. Trong mùa bệnh cứ 30 - 45 ngày cho

cá ăn một đợt. Chữa bệnh cho cá ăn 6 - 10

ngày liên tục.

Thuốc chữa bệnh cá - VTS1-C

Chuyên trị các bệnh xuất huyết, thối mang,

hoại tử (đốm trắng) nội tạng và viêm ruột của

cá nuôi lồng bè, cá nuôi tăng sản và cá bố mẹ.

Thành phần gồm tinh dầu các cây thuốc có tác

dụng diệt khuẩn.

Phòng bệnh: Trước mùa xuất hiện bệnh

(mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn một đợt 3 ngày

liên tục. Trong mùa bệnh, cứ 30 - 45 ngày cho

ăn một đợt.

Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày.

Cách dùng: Liều dùng 0,1 - 0,2g/kg

cá/ngày. Trộn 100 g thuốc với 20kg thức ăn

tinh (5g thuốc/kg thức ăn) cho 500 - 1.000kg

cá ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực (10g/kg thức

ăn) bao thức ăn và thuốc.

Thuốc chữa bệnh tôm - VTS1-T

Chuyên trị các bệnh ăn mòn vỏ kitin, viêm

ruột và phân trắng của tôm nuôi bán thâm

Đ

Page 29: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 27 -

canh và thâm canh; gồm tinh dầu các cây

thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

Cách dùng: Liều dùng 0,2g/kg tôm/ngày.

Trộn 100g thuốc với 10kg thức ăn (10g

thuốc/kg thức ăn) cho 500kg tôm ăn/ngày. Có

thể dùng dầu mực (10g/kg thức ăn) bao thức

ăn và thuốc.

Phòng bệnh: Mỗi tháng cho tôm ăn một

đợt 5 ngày liên tục.

Chữa bệnh: Cho tôm ăn liên tục 6 - 10

ngày đến khi khỏi bệnh.

Thuốc EKAVARINE

Thuốc gồm 10% tinh dầu thực vật sản xuất

bằng công nghệ nano. Chuyên trị các bệnh

nhiễm khuẩn: viêm ruột, xuất huyết và đốm

trắng gan thận của cá nuôi thâm canh. Các

bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh viêm ruột, bệnh

hoại tử gan tụy cấp và bệnh phân trắng của

tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh. Thuốc

xuất xứ từ EU.

Cách dùng: Tắm 100 - 250ml/m3 (0,1 -

0,25ml/lít)/giờ hoặc ngâm 10ml/m3 (0,01ml/lít) nước;

hoặc trộn 5ml thuốc/kg thức ăn, cho 50kg cá tôm

ăn/ngày.

Phòng bệnh: Hàng tháng cho cá tôm ăn một

đợt 3 ngày liên tục; hoặc ngâm cho cá 1 đợt.

Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày đến

khi khỏi bệnh.

Tỏi (Allium sativum L.)

Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là

chất alixin (C6H10OS2). Đây là một hợp chất

Sulphur có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt

khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn.

Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi

trùng gây ra mỗi ngày dùng 50 g củ tỏi nghiền

nát cho 10kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày.

Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi

(bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10

- 15g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát

hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi

tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết

thảo dược tỏi đều có tác dụng (mẫn cảm) với

cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus,

V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas

hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia

alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn (Bùi

Quang Tề, 2006). Tỏi tách chiết thành cao dầu

phối chế thành thuốc chữa bệnh tôm cá (xem

mục thuốc VTS1-C và VTS1-T), có tác dụng

phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng

(bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá tra. Kết

quả sử dụng chế phẩm phối chế từ hoạt chất

tách chiết của tỏi và sài đất (VTS1-T) có tác

dụng phòng trị bệnh ăn mòn vỏ kitin do vi

khuẩn Vibrio spp cho tôm nuôi.

Cây xuyên tâm liên (Andrographus

panicullata (Burmif.f))

Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng

toàn cây xuyên tâm liên khô 1kg hay 1,5kg

cây tươi cho 50kg cá ăn một lần trong ngày ăn

liên tục 5 - 7 ngày.

Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk)

Đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh

xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt. Kết quả thử

tác dụng của các cao tách chiết thảo dược cao nhọ

nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V.

Page 30: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Kỹ thuật nông nghiệp

- 28 -

alginolyticus và A. hydrophila) (Bùi Quang Tề,

2006). Bột cỏ nhọ nồi phơi khô nghiền bột là một

trong thành phần của thuốc KN-04-12.

Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L)

Chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng sinh đối với vi

khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwasdsiella tarda

gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 -

20mm (Bộ môn bệnh cá Viện Nghiên cứu NTTS I,

1993). Liều dùng cho cá xem cây sài đất, nhọ nồi, bột

khô cũng đã được phối chế thành thuốc KN - 04 - 12.

Cây xoan (Melia azedarach L)

Để phòng trị bệnh cho cá thường dùng cành lá

xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3kg/m3

trước khi thả cá vào ương 3 ngày có thể phòng và

trị ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động

vật như Trichodina, Cryptobia, ký sinh trên cá

hương, cá giống. Bón 0,4 - 0,5kg/m3 trị bệnh

Lernaosis.

Cây cau (Areca catechu L)

Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus

clariasi) ký sinh trong ruột cá trê (theo Bùi

Quang Tề, 1985). Liều dùng: 4g hạt cau/kg cá/

ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày.

Trị bệnh sán dây: Bothriocephalus

gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ

(Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1g hạt

cau/2kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.

Cây keo giậu (Leucaena glauca Benth)

Theo Bùi Quang Tề, 1984, thí nghiệm tẩy

giun cho cá trê đen, liều lượng 2g bột hạt keo

khô/kg cá/ngày và cho ăn 3 ngày liên tục, kết

quả tẩy được giun trong ruột và dạ dày cá trê.

Dây thuốc cá (Derris spp)

Dây thuốc cá có chất hoạt kích chính là

Rotenon (hay Tubotoxin; Derris). Ở nước ta

dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi

tẩy dọn ao ương nuôi tôm giống, tôm thương

phẩm. Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra

chất nhựa trắng, để nước trong ao sâu 15 -

20cm, té nước ngâm rễ dây thuốc cá, sau 5 -

10 phút cá tạp nổi lên chết. Liều lượng dùng

thường 3 - 5kg rễ/1.000m3 nước

Thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake)

Trong hạt thàn mát có chứa 38 - 40% dầu,

có chứa các chất độc đối với cá như Rotenon,

Sapotoxin, chất gôm và albumin. Công dụng

tương tự dây thuốc cá, liều dùng 0,5 - 1kg

hạt/1.000m3

Cây trâm bầu

(Combretum quadrangulare)

Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12%),

tanan, axit axalic, canxi và các axit béo

palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanan,

flavonoit. Hạt làm thuốc tẩy giun sán. Lá và

vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Dùng tinh

dầu bằng cách phun xuống ao, bể cá sau 12

giờ diệt sán lá đơn chủ, liều lượng 1 ppm.

TS Bùi Quang Tề

Nguồn http://thuysanvietnam.com.vn/

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Page 31: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 29 -

Vốn về “đánh thức” đồi rừng Nhờ được vay vốn ưu đãi Ngân hàng

Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ dân ở

xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, Yên Bái có

điều kiện đầu tư sản xuất, tăng thu nhập,

tạo việc làm cho nhiều lao động địa

phương.

Chưa đầy 2 năm đã thoát nghèo

Dù có 1 xưởng bóc tách ván gỗ nhỏ, nhưng

cuộc sống của vợ chồng anh Phạm Văn Đức,

thôn 4, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên (Yên

Bái) vẫn chật vật. “Bóc ván gỗ cần sự chính

xác trong khâu ra thành phẩm, nhưng do thiếu

vốn đầu tư mua sắm máy móc, nên xưởng nhà

tôi ít đơn hàng, ít việc. Muốn vay vốn ngân

hàng thương mại nhưng lại sợ lãi suất cao…” -

anh Đức thổ lộ. Thông qua Hội ND xã, giữa

năm 2015, vợ chồng anh Đức được vay 50

triệu đồng tín dụng chính sách cho hộ sản xuất

kinh doanh vùng khó khăn. Anh đầu tư mua

máy móc, từ đó công việc bớt vất vả, chất

lượng và sản lượng sản phẩm tăng lên trông

thấy, có thêm nhiều đơn hàng.

Giải quyết được khó khăn, nhất là về vốn

đầu tư, xưởng bóc ván gỗ của anh Đức đã thu

hút tới 7 lao động, thời điểm đơn hàng nhiều

lên tới hơn 10 lao động. “Từ khi được vay

vốn, không chỉ tạo thêm được nhiều việc làm

cho bà con mà doanh thu của xưởng cũng tăng

cao, đạt tới 3 tỷ đồng/năm, lãi ròng gần 500

triệu đồng/năm. Có đồng vốn, tôi trồng thêm

rừng nguyên liệu gỗ, trồng quế, đứng ra thu

mua gỗ nguyên liệu”-anh Đức cho hay.

Cũng là đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng

CSXH, nhưng gia đình anh Nguyễn Đức Hội

(thôn 3, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên) lại

được vay chương trình hộ nghèo. Gia đình

thuần nông quanh năm bán mặt cho đất bán

lưng cho trời những cuộc sống vẫn không khá

lên được. “Khi được vay vốn, qua tham khảo

sự tư vấn của Hội ND xã, cán bộ tín dụng

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, tôi

quyết định chăn nuôi gà thịt. Đầu năm 2015,

được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng,

tôi xây dựng 300m2 chuồng trại để nuôi gà

thịt. Hiện nay, gia đình tôi đang nuôi gần

3.000 con gà thịt. Bình quân mỗi năm xuất

chuồng 3 lứa. Năm ngoái, bán 2 lứa gà thịt với

số lượng vài ngàn con, gia đình tôi có lãi gần

200 triệu đồng. Sau khi được vay vốn, chưa

đầy 2 năm sau tôi đã thoát nghèo”-anh Hội

cho hay.

Khai thác hiệu quả thế mạnh đồi rừng

Hòa Cuông là 1 trong những xã có tiềm

năng, thế mạnh phát triển kinh tế nông, lâm

nghiệp của huyện Trấn Yên. Hiện dư nợ tín

dụng chính sách qua ủy thác tại xã Hòa Cuông

là hơn 7,5 tỷ đồng với tổng số 750 hộ đang

được vay, trong đó chủ yếu tập trung ở 2

chương trình tín dụng lớn là cho vay hộ nghèo

và hộ cận nghèo.

Ông Đỗ Viết Bảo - Chủ tịch Hội ND xã

Hòa Cuông chia sẻ: “Tiềm năng, thế mạnh mà

không có vốn đầu tư thì “nó” vẫn cứ ngủ yên

trong đất đai, nguồn lao động thôi. Nếu không

có vốn của các chương trình tín dụng của

Nhờ được vay vốn ưu đãi, anh Phạm Văn

Đức (trái) đầu tư mở rộng xưởng bóc ván

gỗ. T.V.P

Page 32: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 30 -

Ngân hàng CSXH, bà con không biết xoay xở

vay vốn ở đâu. Nhiều hộ từ nghèo, cận nghèo

vươn lên khá, giàu ở Hòa Cuông cũng nhờ tác

động của các chương trình tín dụng của Ngân

hàng CSXH…”.

Theo lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng

CSXH huyện Trấn Yên, đơn vị này đang triển

khai 11 chương trình tín dụng ưu đãi trên địa

bàn. Một số chương trình tín dụng ưu đãi đã tỏ

rõ vai trò giảm nghèo bền vững ở miền núi,

vùng đồng bào dân tộc thiểu số như cho vay

hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ

sản xuất-kinh doanh vùng khó khăn…Tổng dư

nợ vốn tín dụng chính sách qua ủy thác đến

hết 8.2016 trên địa bàn huyện Trấn Yên đạt

hơn 291,1 tỷ đồng, nợ quá hạn chỉ có 238 triệu

đồng, chiếm tỷ lệ 0,08% trên tổng dư nợ ủy

thác.

Ông Trương Viết Tân - Phó Giám đốc

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện

Trấn Yên lý giải: “Một trong những yếu tố

đảm bảo sự tăng trưởng tín dụng đi đôi với

nâng cao chất lượng tín dụng là sự quan tâm

chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc

mạnh mẽ của các cấp chính quyền…”.

Việt Phương

Nguồn http://danviet.vn/

TW Hội ND Việt Nam

……………………………………………………

Chuyện “làm giàu không khó” ở Bình Phước “Làm giàu không khó” là câu khẳng định của anh Bùi Văn Thuấn ngụ ở ấp Thanh An,

xã Thanh Lương, thị xã Bình Long khi nói chuyện với chúng tôi trong chương trình

“Cùng nhà nông bàn cách làm giàu” do Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước

kết hợp với Đài Truyền thanh – Truyền hình tỉnh thực hiện.

Nghe có vẻ nghi ngờ, chúng tôi cùng nhau

đi “giải mã” câu nói trên, được anh Thuấn

chia sẻ rất cởi mở, thẳng thắn và thấy rằng câu

nói đó không phải không có cơ sở.

Có đất sản xuất, có kiến thức khoa học

kỹ thuật

Nếu không có đất phải đi thuê sẽ khó có thể

đầu tư một cách bài bản, đúng mức. Không có

kiến thức thì như người mù dò dẫm, tìm sự

may rủi sẽ thất bại lớn. Hiểu rất rõ điều này

nên trước khi nuôi heo, gà, anh đã chịu khó

tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị

bệnh cho gia súc gia cầm ở trên mạng, báo,

đài, cán bộ khuyến nông, tham gia lớp học

nghề chăn nuôi, tham gia tất cả các buổi tập

huấn, hội thảo về chăn nuôi, tham quan, học

tập kinh nghiệm ở những trang trại, những

người chăn nuôi trong vùng, tham gia vào

CLB khuyến nông của xã. Theo đó, anh đã

tích luỹ được vốn kiến thức đảm bảo cho chăn

nuôi của gia đình đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh việc học hỏi kiến thức về KHKT

anh còn tìm hiểu các thông tin về thị trường

đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y,

dụng cụ chăn nuôi để có được vật tư, con

Tham quan chuồng heo nái sinh sản theo tiêu

chuẩn VietGAHP của gia đình anh Thuấn

Page 33: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 31 -

giống chất lượng tốt, giá cả phù hợp; tìm kiếm

thị trường tiêu thụ, giải bài toán quản trị trong

chăn nuôi để hạ giá thành, nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm.

Đi trước một bước về ứng dụng KHKT

công nghệ

Ứng dụng KHKT công nghệ mới vào chăn

nuôi là vấn đề còn rất hạn chế, nhiều bà con

nông dân trong xã e ngại vì chưa tin tưởng vào

kết quả, song với suy nghĩ “nếu không áp

dụng sẽ bị tụt hậu về mọi mặt” nên ngay từ

đầu anh đã đầu tư con giống, chuồng trại, vật

tư chăn nuôi một cách bài bản như: sử dụng

giống heo siêu nạc, gà thả vườn Minh Dư; hệ

thống cho ăn, cho uống tự động; chăm sóc,

phòng bệnh đúng quy trình; chuồng trại

thoáng mát đúng quy chuẩn, sử dụng hầm bi-

o-gas để xử lý chất thải… Đặc biệt là sử dụng

các loại chế phẩm men sinh học thế hệ mới để

tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm mùi hôi,

hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm,

rút ngắn thời gian nuôi, chăn nuôi theo hướng

VietGAHP.

Tháng 7 vừa qua, đại diện cho CLB chăn

nuôi heo của xã, anh đã ký hợp đồng với Công

ty Cổ phần Vi sinh Thiên nông tại Tp. Hồ Chí

Minh thực hiện chuỗi liên kết giá trị về sản

xuất, bao tiêu sản phẩm heo thịt. Anh cũng là

hộ chăn nuôi heo đầu tiên của thị xã Bình

Long được cấp giấy chứng nhận “Thực hành

chăn nuôi tốt” theo tiêu chuẩn VietGAHP vào

tháng 1/2016.

Với hơn 2ha đất, anh đầu tư trồng nhãn, kết

hợp với chăn nuôi heo gà để tăng thu nhập

trên một đơn vị diện tích. Hiện nay, với quy

mô 4000 con gà thịt, 30 heo nái sinh sản, hơn

300 heo thịt, thu nhập trung bình mỗi năm

khoảng 600 – 700 triệu đồng sau khi đã trừ hết

chi phí, chỉ với 2 lao động chính là 2 vợ

chồng. Ngoài ra anh còn trang bị một xe tải

nhỏ chuyên chở gà của gia đình và các hộ

xung quanh cung ứng cho các đầu mối tiêu thụ

tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí

Minh. Dự định cuối năm nay anh tăng quy mô

đàn heo lên 60 nái với khoảng 700 heo thịt.

Điều mong muốn nhất của anh Thuấn là

được Nhà nước quan tâm, tìm kiếm thị trường

tiêu thụ ổn định, giúp người chăn nuôi tiếp cận

nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô, yên

tâm đầu tư sản xuất; có cơ chế chính sách để

thu hút các nhà doanh nghiệp về xã đồng hành

cùng người dân phát triển chăn nuôi, xây dựng

thương hiệu. Đồng thời lập được một “cái

chợ” ở trên mạng để mọi người chăn nuôi

được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, có thêm

nhiều thông tin kịp thời, bổ ích.

Với suy nghĩ và cách làm của anh như vậy,

đúng là “làm giàu không khó”.

Nguyễn Thị Hạnh

Trạm KN thị xã Bình Long, Bình Phước

Nguồn http://www.khuyennongvn.gov.vn/

TT Khuyến nông quốc gia

…………………………………………………….

Thành triệu phú miến dong dù không... biết chữ à phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh

dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã

tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu

dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

L

Page 34: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 32 -

Miến dong Triệu Thị Tá

Chúng tôi đến thăm khi chị Tá cùng các

con đang đóng gói miến dong. Chỉ tay vào

bao bì sản phẩm in chính hình “bà chủ” xinh

đẹp mặc bộ quần áo truyền thống của dân

tộc Dao, vai đeo gùi miến dong, chị Tá cười

nói: “Tôi tự lên ý tưởng làm bao bì sản

phẩm rồi xuống Hà Nội đặt in đấy. Lần đầu

xuống thủ đô đặt in bao bì, tôi run và bỡ ngỡ

lắm. Tôi thấy chất lượng sản phẩm miến

dong tốt chưa đủ mà phải thêm bao bì đẹp

mới thu hút khách mua”.

Sinh ra trong gia đình thuần nông nghèo,

học hết lớp 3 chị đã phải nghỉ học theo bố

mẹ lên nương. Đến bây giờ chị Tá vẫn chưa

biết đọc hết mặt chữ. Ở xã Yến Dương, từ

nhiều năm nay, cây dong riềng là nguồn thu

nhập chính của người dân. Giống như mọi

người, chị Tá cũng bắt đầu từ việc trồng

dong riềng rồi đến đi buôn bột dong. Đến

các tỉnh bạn, thấy mọi người sản xuất miến

dong cho thu nhập cao hơn rất nhiều, chị

nghĩ họ làm được thì tại sao mình không thể.

Năm 2011, chị một mình xuống Thái

Nguyên xin làm công nhân tại một cơ sở

làm miến, vừa học vừa quan sát. Sau hơn

một tháng chị quay về quê mạnh dạn vay

vốn đầu tư. Vốn sống ở thôn Phiêng Khăm

nhưng vì đường sá đi lại khó khăn, chị bèn

“hạ sơn” mua đất gần tỉnh lộ 258 thuộc thôn

Nà Viễn để dựng cơ sở. Chị đặt tên cơ sở

sản xuất là “Miến dong Triệu Thị Tá”.

Lấy chữ tín làm đầu

Chị Tá tâm sự, lúc đầu chưa nhiều kinh

nghiệm nên cũng có những mẻ miến không

thành. Không nản, chị rút kinh nghiệm qua

những lần thất bại, dần dà sợi miến thành

phẩm vừa đều, mịn, dai, có thể nấu đi nấu lại

nhiều lần không bị nát. “Khi miến dong làm

ra đã ưng cái bụng mình, tôi mới đi giới

thiệu, biếu không sản phẩm để mọi người

dùng thử. Nhận được lời khen của mọi

người tôi càng có thêm động lực mở rộng

quy mô sản xuất” - chị Tá thổ lộ.

Từ năm 2012, cơ sở sản xuất “Miến

dong Triệu Thị Tá” được cấp giấy phép kinh

doanh, có bao bì riêng và đăng ký nhãn hiệu.

Hiện, mỗi năm cơ sở của chị Tá tiêu thụ

khoảng 200 tấn bột dong cho bà con để sản

xuất ra hơn 60 tấn miến thành phẩm. Chị Tá

chia sẻ: “Để làm được miến dong ngon đòi

hỏi người chế biến phải giàu kinh nghiệm.

Điều quan trọng nhất trong làm ăn là phải

đặt chữ tín lên đầu”.

Đến nay chị Tá không cần phải mang

miến đi đâu bán nữa, bởi đã có nhiều tiểu

thương đến đặt hàng trước. Từ làm miến

dong, trừ chi phí chị Tá bỏ túi khoảng 400

triệu đồng/năm.

Vui hơn cả là chị được nhiều khách hàng

yêu mến, tin tưởng. Chị Tá thổ lộ: “Không

biết chữ nên số chị vất vả cả một đời, khổ

đến nỗi chồng đi làm ăn xa rồi biệt tăm tung

tích cả chục năm nay. Chị vẫn nói với hai

đứa con trai là học đi, học cho cả phần mẹ

nữa. Hiện con trai út nhà chị đang học Đại

học Lâm nghiệp”.

Chị Triệu Thị Tá (ngoài cùng bên phải)

giới thiệu sản phẩm miến dong đến các

khách hàng. Ảnh: Thu Hà

Page 35: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 33 -

"Là phụ nữ dân tộc thiểu số nhưng chị Triệu Thị Tá rất mạnh dạn, giỏi giang và năng

động. “Miến dong Triệu Thị Tá” bây giờ đã nổi tiếng đến các tỉnh gần, xa. Năm 2014,

“Miến dong Triệu Thị Tá” đã được T.Ư Hội NDVN tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu

biểu”.

Ông Lưu Hữu Oánh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Ba Bể

Thu Hà

Nguồn http://danviet.vn/

Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam

…………………………………………………

“Miền đất chết” sinh nhiều triệu phú Nằm lọt giữa dãy Pu Ta Cao và Pu Tếnh Hươn, vùng Noong Lào, Chiềng Pha (huyện

Thuận Châu, Sơn La), trước đây vốn được mệnh danh là “miền đất chết”, nhưng nay đã

khoác lên một bức tranh hoàn toàn khác. Họ, những người “mở đường” ngày ấy, đã trở

thành những triệu phú và là những hạt nhân đem lại cho Noong Lào màu xanh trù phú,

hưng thịnh!

Khai sáng đất nghèo

Ở tỉnh Sơn La, đặc biệt là khu vực huyện

Thuận Châu, Noong Lào vốn được coi là

miền đất hiểm, hình thành bởi sự “cùm kẹp”

của 2 dãy núi có tên Pu Ta Cao và Pu Tếnh

Hươn. Nghiệt thay, hai dãy này lại nằm

xuôi theo hướng mà vào kỳ cao điểm gió

Lào cứ thông thốc thổi về. Những cơn gió

nóng, khô và lấy nhiều nước nên cỏ cây vào

mùa nóng héo hon, xơ xác; mùa đông thì

gió lạnh thổi buốt rạt nên muông thú cũng

phải bỏ đi.

Xót xa trước miền đất rộng hàng trăm ha

bị bỏ hoang, hơn nữa, trước tình trạng

“người sinh nhưng… đất không nở”, nhiều

người đã quyết dấn thân về vùng đất này

kiếm kế sinh nhai, tiêu biểu là các ông Lò

Văn Pâng, Lò Văn Bun, Lò Văn Chum, Lò

Văn Thưng…

Đến với Noong Lào ngày nay, nói về

những tấm gương tỷ phú, người đầu tiên hay

được nhắc đến là ông Lò Văn Pâng. Trong

ngôi nhà khá bề thế cùng những vật dụng hiện

đại để phục vụ cuộc sống gia đình, ông Pâng

ngược lại thời cơ cực đi mở đất.

Ông bảo: “Lên Noong Lào, sức lực bỏ

ra, người dân vỡ đất mở ruộng trồng lúa,

mở đồi trồng ngô. Nhưng do khí hậu khắc

nghiệt, nên có “khéo co” thì người dân cũng

chỉ đủ ăn. Không chấp nhận cảnh giẫm chân

tại chỗ, ông và nhiều người dân ở đây đã

suy tính về một hướng đi mới để đem lại

bứt phá cho mình”.

Đang lúc loay hoay, may mắn, một chủ

trương về cây chè và cây cà phê đã được

cấp trên đưa về. Tuy nhiên, để các thứ cây

xa lạ ấy cắm chân, sống lại và làm giàu cho

dân đất này như hiện nay thì ban đầu cũng

Nhờ việc đầu tư đúng đắn mà ông Lò Văn

Bun đã có nguồn thu trăm triệu đồng từ

chè, cà phê và chăn nuôi gia súc.

Ảnh: Đ.T

Page 36: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 34 -

không đơn giản. Sau nhiều đêm suy nghĩ,

đoán định được lợi nhuận, ông Pâng đã

thuyết phục vợ con để lấy đất canh tác của

gia đình trồng chè và cà phê. Chè và cà phê

trồng ở Noong Lào hợp khí hậu thổ nhưỡng

đã bám đất phát triển nhanh chóng.

Thung lũng xanh Noong Lào

Khoát tay một vòng chỉ những diện tích

cà phê, chè xanh mướt hiện có, ông Pâng

vui vẻ nói: “Mỗi năm, nó đem về cho gia

đình tôi cả trăm triệu đồng đấy. Nhà này, xe

này, đồ dùng này, lại cả tiền cho con cái đi

học nữa…, đều nhờ nó cả. Nếu không mạnh

dạn, nếu không dám phá cách mà chỉ nhìn

vào cây lúa, cây ngô thì chả bao giờ có

được đâu”.

Ngoài gia đình ông Pâng, đến Noong

Lào ngày nay, khách xa phải ngạc nhiên về

những mô hình kinh tế trang trại và chăn

nuôi ở đây. Cùng với màu xanh của chè, cà

phê và tiếng mõ trâu lốc cốc, tiếng chuông

bò rình rang là ngày càng nhiều gia đình

triệu phú ra đời. Trong đó có gia đình ông

Lò Văn Bun. Sở dĩ ông Bun là người dẫn

đầu về kinh tế của bản do là người đầu tiên

mạnh dạn “xui” vợ con đem chè và cà phê

về đây trồng trước nhất. Từ vài nghìn m2

đất hoang cằn ban đầu, nay quỹ đất đai nhà

ông đã phủ xanh màu chè và cà phê. Hiện

nay, với gần 5ha chè và cà phê kết hợp với

chăn nuôi gia súc, mỗi năm gia đình ông đã

có thu đến cả trăm triệu đồng. “Ngang ngửa”

với gia đình triệu phú Lò Văn Pâng, Lò Văn

Bun, ở đất Noong Lào hiện nay còn có các

tên tuổi khác nữa như Lò Văn Chum, Lò Văn

Thưng…

Từ miền đất “vứt đi”, bằng sự dấn thân,

dám nghĩ, dám làm của nhiều người dân, hiện

nay cây chè và cây cà phê đang trở thành cây

trồng có thế mạnh, lan tỏa và để nhiều gia

đình học theo để làm giàu. Từ những cá nhân

ban đầu, hiện nay hai thứ cây trồng này đang

ngày lan rộng và phủ xanh cho đất nghèo một

thời có tên Noong Lào.

Đơn Thương

Nguồn http://danviet.vn/

Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam

………………………………………………

Trồng nấm rơm trong nhà cho hiệu quả kinh tế rất cao Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa,

nắng, trồng nấm rơm trong nhà có thể làm

từ 6 - 8 vụ/năm, rơm nguyên liệu giảm,

năng suất tăng nên mang lại hiệu quả kinh

tế rất cao.

Mô hình này đang được nhiều hộ nông dân

ở Kiên Giang đầu tư làm, mang lại nguồn thu

nhập khá.

Kiên Giang là tỉnh có đất trồng lúa lớn nhất

ĐBSCL, với trên 300.000ha, trong đó nhiều

diện tích trồng được 2 - 3 vụ/năm. Sau khi thu

hoạch lúa xong, nguồn rơm rạ thường được

đốt hoặc bỏ luôn tại ruộng, gây ô nhiễm môi

trường. Nhất là khi thâm canh tăng vụ, thời

gian cách ly giữa các vụ rất ngắn, chỉ khoảng

20 ngày nên rơm rạ không kịp phân hủy, gây

ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ tiếp theo.

Để khắc phục tình trạng này, ngành nông nghiệp

Kiên Giang đã hỗ trợ nông dân triển khai mô hình

máy thu rơm, cuộn lại thành bánh (bó). Ông Phù Khí

Nguyên, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang

cho biết, máy thu rơm sử dụng công nghệ của Trung

Quốc, loại gắn vào đầu máy kéo, có giá 60 triệu

đồng/máy, trong đó trung tâm hỗ trợ 20 triệu đồng.

Máy có thể thu được 3 - 4 ha/ngày từ nguồn rơm do

máy gặt đập thải ra trên đồng ruộng.

Page 37: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 35 -

“Với máy cuốn rơm, nông dân hạn chế việc

đốt đồng, giảm ô nhiễm khói bụi. Đồng thời

việc vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị cho vụ lúa

tiếp theo cũng dễ đàng hơn, tránh được hiện

tượng ngộ độc hữu cơ do rơm ra không kịp

phân hủy. Do đó, thời gian tới chúng tôi sẽ

tăng cường hỗ trợ thêm loại máy này cho nông

dân”, ông Nguyên cho biết thêm.

Từ nguồn rơm rạ do máy thu rơm mang về,

Trạm Khuyến nông huyện Tân Hiệp đã hỗ trợ

nông dân triển khai mô hình trồng nấm rơm

trong nhà. Anh Cao Hoàng Anh, nông dân ở

xã Thạnh Đông A tham gia mô hình chia sẻ:

“Trồng nấm rơm trong nhà có chi phí đầu tư

ban đầu cao hơn so với làm ngoài trời, nhưng

bù lại năng suất cao và làm được nhiều

vụ/năm nên hiệu quả kinh tế hơn hẳn”.

Theo tính toán của anh Hoàng Anh, để làm

250m2 nhà trồng nấm, tổng chi phí khoảng 36

triệu đồng, gồm cây, tôn làm mái che, mô tơ

bơm nước, hệ thống máy phun sương, nhiệt

kế… Nhờ đó, việc trồng nấm sẽ chủ động hơn,

tiết kiệm được công lao động, kiểm soát tốt

yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ và

không bị phụ thuộc vào thời tiết như khi trồng

nấm rơm ngoài trời. Thời gian sử dụng được 3

năm, mỗi năm làm được 6 vụ, tính ra chi phí

tăng thêm là 2 triệu đồng/vụ.

Về kỹ thuật trồng nấm, nông dân tham gia

mô hình được cán bộ kỹ thuật của Trạm

Khuyến nông huyện hỗ trợ, tập huấn hội thảo

ngay từ đầu vụ. Trồng nấm trong nhà nên rơm

có thể chất mô theo luống, chất trên kệ tầng

hoặc chất từng cây đứng (chất quanh cọc) để

tiết kiệm không gian.

Qua thực tế sản xuất, anh Hoàng Anh chia

sẻ: “Nấm rơm cần nhiệt độ và độ ẩm cao.

Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển tốt ở

giai đoạn ủ tơ là 33 - 35oC và 28 - 30oC khi ra

quả thể. Ẩm độ không khí trong nhà nấm khoảng

80 - 90% và rơm ủ là 65 - 70% (nắm rơm bóp

nhẹ nếu có nước rịn ra ở kẽ tay là vừa).

Sau khi rơm đã được ủ chín đúng kỹ thuật

thì tiến hành cấy meo (chất nấm) và khoảng 8

- 11 ngày thì có quả thể. Nấm lớn rất nhanh,

cần theo dõi thường xuyên để thu hoạch đúng

giai đoạn khi nấm hình trứng. Mỗi được chất

nấm thu hoạch được 2 đợt, cách nhau khoảng

7 - 8 ngày”. Với diện tích 250m2 nhà, mỗi vụ

gia đình anh Hoàng Anh thu hoạch được

khoảng 750kg, cao gần gấp đôi so với cách ủ

ngoài trời. Trong khi đó lượng rơm nguyên

liệu lại giảm, chỉ 7 - 8 kg rơm/kg nấm, so với

ủ ngoài trời cần tới 10kg rơm. Nấm thương

phẩm tiêu thụ khá thuận lợi, chủ yếu bán ăn

tươi, thương lái đến tận nơi thu mua với giá

60.000 đồng/kg.

Với mức giá này, mỗi vụ chất nấm gia đình

anh Hoàng Anh thu lợi nhuận gần 20 triệu

đồng. Nếu giá cả ổn định và năng suất tương

đương thì ước tính với 6 vụ nấm/năm, nguồn

thu mang lại cho gia đình anh hơn 110 triệu

đồng/diện tích 250m2.

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Kiên

Giang tổ chức hội thảo, đánh giá hiệu quả về

mô hình “Trồng nấm rơm trong nhà”, thu hút

nhiều nông dân trong vùng tham gia, học hỏi

kinh nghiệm và mạnh dạn đầu tư làm theo. Từ

đó, nguồn rơm nguyên liệu cũng trở nên hút

hàng, dịch vụ máy cuốn rơm làm không hết

việc mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ.

D.T. Chánh

Nguồn http://nongnghiep.vn/

Báo Nông nghiệp Việt Nam

Page 38: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 36 -

Người bắt đất cằn nở hoa Tuy tuổi cao nhưng ông Đặng Đình Thị, ở bản Hoa Mai, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn

(Sơn La) đã năng động áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Trang trại của ông đã

vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác tới thăm.

Bứt phá từ kinh tế vườn, đồi

Rời quân ngũ từ những năm đầu thập kỷ

90, về định cư tại bản Hoa Mai, xã Chiềng

Ban - nơi vợ đang công tác, ông Đặng Đình

Thị không khỏi có những lo âu. Chiềng Ban

vốn là vùng đồi đất rộng nhưng khô cằn nổi

tiếng, chỉ thích hợp với loài hoa ban vốn

khẳng khiu, chịu hạn. Quyết tâm khắc phục

gian khó của người lính Cụ Hồ trong ông Thị

đã gặp thời bởi khi ấy kinh tế hàng hóa ở Sơn

La manh nha phát triển.

Lúc đầu, trên mấy ha đất nương, ông Thị

lấy cây ngô lai VNL10 để xóa nghèo. Được

mấy năm sau thì cây mía xuất hiện và ông Thị

nhanh chóng chuyển đổi sang trồng mía

nguyên liệu cho nhà máy đường. Chưa kịp vui

với những nguồn thu mới thì cây mía ở

Chiềng Ban bị ảnh hưởng sương muối, Nhà

máy Mía đường Sơn La không thu mua kịp,

mía chất thành đống đốt như đốt củi trong nỗi

xót xa của các chủ vườn.

Ông Thị lại một lần nữa chấp nhận thay đổi

cây trồng. Lần này, cẩn thận hơn, ông chia đất

vườn ra thành nhiều lô, 1 phần diện tích trồng

ngô, còn lại chủ yếu trồng cây cà phê nhưng

có dành đất để trồng thêm cây ăn quả và kết

hợp cả chăn nuôi…

Ông Thị thổ lộ: “Với cách làm ấy, thu nhập

của gia đình tôi khá đảm bảo và nhanh chóng

bứt phá thành hộ khá, hộ giàu chỉ trong 7-8

năm. Tuy đã an toàn hơn nhưng tôi vẫn khao

khát nghề chăn nuôi hơn trồng trọt…”.

Ban đầu ông chỉ lựa chọn nuôi 4 con bò cái

và từ đấy nhân đàn lên. Nhưng khi đàn bò lên

tới 10 con thì thức ăn cho bò trở thành bài

toán nan giải bởi rừng đã có chủ nên bãi chăn

thả gia súc không còn. Muốn nuôi nhiều trâu,

bò chỉ còn cách nuôi nhốt chuồng và phải

chấp nhận bỏ bớt đất trồng cà phê để trồng cỏ

nuôi bò. Nhưng bò ăn tốn lắm, 25 con bò

trồng tới 1ha cỏ mà vẫn thiếu…” – ông Thị kể.

Công nghệ mới hóa giải khó khăn

Về công nghệ tưới ẩm áp dụng trong trồng

cỏ nuôi bò, ông Thị nhớ lại: “Tôi được Hội

ND và các cán bộ khuyến nông tập huấn, đưa

đi tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả

nhiều lần nên khi ông Hoàng Văn Chất - Bí

thư Tỉnh ủy Sơn La đưa công nghệ tưới ẩm

của Israel về, tôi mạnh dạn xin ứng dụng

ngay... Có công nghệ tưới ẩm, tôi vận dụng

không chỉ trên diện tích cây ăn quả, cây cà phê

mà đưa sang cả diện tích trồng cỏ…” – ông

Thị hào hứng kể.

Có tưới ẩm, vừa không tốn nước mà lại dư

dả cỏ quanh năm, ông đã tăng đàn bò nái lên

tới 35 con. Năm 2015 ông đã bán được gần 20

con bê, nghé các loại. “Năm nay, dự kiến tôi

có số nghé lên tới 22-23 con. Tính ra, thu nhập

Nhờ công nghệ tưới ẩm, cỏ quanh năm tươi tốt,

đàn bò nái nhà ông Thị ngày càng phát triển. K.T

Page 39: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 37 -

của tôi năm nay ước đạt gần 2 tỷ đồng cả từ

chăn nuôi và trồng trọt, tăng gấp 3 lần so với

năm 2013 và gần gấp đôi so với năm 2014.

Một vinh dự lớn đã đến với tôi là tháng

1.2014, trang trại của gia đình được Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác cấp

cao tới thăm và động viên…”.

Trong sản xuất, ông Thị đã tạo việc làm

thường xuyên cho 20 người. Ngoài ra, trong 3

năm vừa qua, ông Thị còn trực tiếp giúp 6 hộ

trong bản Chiềng Ban thoát nghèo nhờ những

kinh nghiệm làm ăn hay, hỗ trợ giống, vốn và

cho nuôi bò rẽ sinh sản.

Kiều Thiện

Nguồn http://danviet.vn/

TW Hội ND Việt Nam

………………………………………………….

Kỹ sư cơ khí thành tỷ phú nhờ... cam, bưởi Tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí Đại học

Bách khoa Hà Nội, nhưng nhiều người biết

tới Hoàng Hữu Quốc khi anh làm chủ trang

trại Bống Vàng tại quê nhà - xã Tiên Tiến,

huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Quốc là 1 trong

những gương làm kinh tế giỏi tại địa

phương...

“Nặng nợ” với quê hương

Năm 2006, Hoàng Hữu Quốc tốt nghiệp

Đại học Bách khoa Hà Nội với tấm bằng kỹ sư

cơ khí. Ra trường, Quốc quyết tâm bám trụ và

gây dựng sự nghiệp ở thủ đô. Quốc làm cho

nhiều công ty, cơ sở sản xuất cơ khí. Với kiến

thức đã học cộng tính cách nhanh nhẹn, chịu

vất vả, sau 1 thời gian làm thuê, Quốc tự mở 1

cơ sở buôn bán phụ tùng ô tô tại Hà Nội.

Cửa hàng đang lúc ăn nên làm ra thì ở quê bố

anh cũng thành lập trang trại Bống Vàng. Trang

trại Bống Vàng có quy mô hơn 6,5ha với cây

trồng chủ lực là các loại cam, bưởi đặc sản và

nuôi gia cầm, thủy sản. Quốc là người góp ý, tư

vấn với bố nhiều trong việc thiết kế, quy hoạch,

lập kế hoạch phát triển cho trang trại.

Những tưởng mọi thứ đều thuận lợi, tới

năm 2012, bố Quốc lâm trọng bệnh và qua

đời. Trang trại lớn ở quê nhà không có ai trông

nom, sau nhiều đêm mất ngủ, suy đi tính lại,

Quốc quyết định về quê tiếp quản và điều

hành trang trại Bống Vàng theo tâm nguyện

của bố.

“Việc kinh doanh của tôi có thể quay lại

trong thời gian thích hợp, chứ không thể bỏ lơi

công việc phát triển trang trại Bống Vàng, bởi

đó là tâm huyết cả đời của bố tôi và gia đình.

Tôi muốn tiếp quản và phát triển trang trại ở

mức cao hơn…”- Quốc thổ lộ.

Thu tiền tỷ

Khi anh tiếp quản trang trại, mặc dù sinh ra

và lớn lên ở đồng quê chiêm trũng, có thể thạo

cày, cấy, nhưng để phát triển và vận hành hiệu

quả 1 trang trại tương đối lớn, Quốc lại gần

như “mù tịt”. Nhưng bằng sự nhanh nhẹn,

tháo vát, không quản ngại khó khăn và đặc

biệt là không bảo thủ trước những kiến thức

khoa học kỹ thuật mới, Quốc từng bước học

hỏi, mạnh dạn áp dụng mô hình mới.

Trang trại Bống Vàng được Quốc xác định

trồng cam đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn

là chủ yếu. Quốc cho mở rộng và tu sửa hệ

thống ao và tập trung vào nuôi các loại cá có

giá trị kinh tế cao như chép lai, rô phi đơn tính

và trắm đen.

Ông Đặng Đình Thị là người dám nghĩ, dám

làm và thành công là hội viên gương mẫu với

cái tâm trong sáng sẵn sàng giúp người

nghèo.

Ông Nguyễn Thanh Huy - Trưởng ban Kinh

tế Hội ND tỉnh Sơn La

Page 40: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 38 -

Từ 1 anh chàng kỹ sư cơ khí còn

ngu ngơ về nông nghiệp ngày nào, giờ

đây Quốc đã trở thành 1 trong những

chủ trang trại giàu kiến thức nhất địa

phương khiến bà con nông dân trong

vùng phải tìm đến học hỏi, trao đổi.

Cũng trồng các loại cây có múi, nhưng

trang trại của Quốc trồng với mật độ

thưa hơn và chú trọng đến việc tỉa, tạo

tán, phát huy tối đa sinh lực của cây trong việc

ra hoa, đậu quả. Quốc còn áp dụng các biện

pháp phòng, trừ sâu bệnh bằng phương pháp

sinh học, hạn chế dùng các loại thuốc bảo vệ

thực vật có nguồn gốc hóa học.

Doanh thu năm 2015 của trang trại Bống

Vàng đạt hơn 4,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí,

lãi ròng 2,5 tỷ đồng.

Trang trại Bống Vàng là

một trong những trang trại

trọng điểm nhận được sự

quan tâm của cấp ủy, chính

quyền và Hội ND huyện

Phù Cừ bởi vai trò dẫn dắt

và là địa chỉ học hỏi, tham

quan nhân rộng mô hình sản

xuất nông nghiệp hàng hóa

hiệu quả. Năm 2016, trang trạng của Quốc đã

được tạo điều kiện mở rộng thêm 2,7ha, nâng

tổng diện tích lên 9,2ha như hiện nay.

Việt Phương

Nguồn http://danviet.vn/

TW Hội ND Việt Nam

………………………………………………

Trồng cọ dầu, kiếm tiền tỷ Có ai nghĩ trên vùng đất lung phèn nặng như huyện Bình Chánh (Tp. HCM) lại xuất

hiện nông trại cây cọ dầu rộng hàng chục ha? Thế mà nông dân (ND) xã Bình Lợi đã kiếm

tiền tỷ trên vùng đất này với những cây trồng mới.

Tôi vẫn nghĩ, cây cọ dầu

không thể thích nghi tốt với

điều kiện thổ nhưỡng trên

vùng đất Bình Lợi vốn lung

phèn nặng và khả năng ngập

úng cao, bởi cây cọ dầu phát

triển tốt trên đất pha cát và ưa

nơi có nhiều nắng. Thế

nhưng, khi chứng kiến thực tế

cây cọ dầu phát triển tốt và

cho năng suất trái cao, mới

thấy chủ nhân của nông trang

này không phải… “ném tiền

qua cửa sổ”.

Dám đột phá mới có ăn!

Như đã hẹn, tôi cùng

nhóm thương nhân Italia đến

nông trang cây cọ dầu của

anh Lê Phong Phú (xã Bình

Lợi, huyện Bình Chánh).

Trong phân xưởng nhỏ, anh

Phú cùng hai công nhân đang

ép dầu.

Trong khi ông Ianiele

Miccione - một nhà báo của tờ

La Gazzetta Dello Sport cùng

đi chung đoàn tỏ ra khá thích

thú khi thấy mấy ND Việt vật

lộn với cái máy ép dầu cọ thủ

công, thì vợ ông - một thương

nhân, lại luôn miệng hỏi anh

Phú về quy trình sản xuất và

giá bán dầu cọ tại thị trường

Việt Nam hiện ra sao. Bà cho

hay, tại Italia, thị trường rất

chuộng dầu cọ vì không nặng

mùi khi sử dụng như các loại

dầu ăn khác.

Theo anh Phú, mỗi ngày

anh thu hoạch khoảng 2-3 tấn

trái cọ dầu. Sau quy trình ép

dầu, anh thu khoảng 500kg

dầu thô. Hiện, anh bán dầu

thô này cho các xưởng sản

xuất công nghiệp chứ chưa

tinh luyện để làm dầu ăn.

“Tôi trồng cọ dầu để lấy trái.

Mỗi quầy trái có thể cân nặng

khoảng 10kg. Sau khi thu

hoạch, toàn bộ quả (cùi thịt,

hạt) đều được dùng để sản

xuất xà phòng và dầu ăn. Tuy

nhiên, tại xưởng mới chỉ làm

dầu thô vì chưa trang bị quy

Hoàng Hữu Quốc là

thành viên sáng lập nên

câu lạc bộ làm vườn của

địa phương. Câu lạc bộ

quy tụ 18 thành viên là

các chủ trang trại lớn của

xã cùng nhau trao đổi, hỗ

trợ kinh nghiệm, kiến thức

phát triển kinh tế.

Page 41: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 39 -

trình tinh luyện dầu. Các

phẩm cấp dầu cọ thu được từ

hạt hay cùi thịt như bã sẽ

được dùng làm phân bón và

thức ăn cho gia súc, gia cầm”

- anh nói.

Hiện, anh Phú trồng gần

50ha cây cọ dầu. Phần lớn

diện tích này tại xã Bình Lợi,

số còn lại ở các tỉnh Long An,

Bình Thuận. Theo tính toán,

mỗi ha cọ dầu được thu hoạch

quanh năm sẽ cho sản lượng

vào khoảng 10 tấn quả. Từ

đây, có thể sản xuất được 3

tấn dầu cọ từ vỏ quả và 250kg

dầu cọ từ hạt.

Không những vậy, trên đất

Bình Lợi còn hình thành một

làng mai rộng khoảng 200ha

với 200 hộ ND sản xuất. Chỉ

tính riêng trong Câu lạc bộ

Sinh vật cảnh xã Bình Lợi

hơn chục thành viên thì mỗi

năm xuất bán 200.000 cây

nguyên liệu, hàng ngàn cây

thành phẩm. Ông Phan Tiến

Đạt - Chủ nhiệm câu lạc bộ

cho biết, mỗi năm nông trại

của ông xuất bán hơn 1.000

cây mai thành phẩm, thu nhập

vài tỷ đồng.

Chỉ dấu phát triển

Bình Lợi là xã thuần nông,

thuộc diện nghèo nhất huyện

Bình Chánh. Diện tích đất tự

nhiên của xã khoảng 1.900ha,

trong đó có gần 1.600ha đất

nông nghiệp. Hiện xã đã hoàn

thành Chương trình xây dựng

nông thôn mới.

Theo ông Phan Tiến Đạt,

trước đây vùng đất Bình Lợi

được thành phố quy hoạch trồng

cây dứa cayene theo Chương

trình “hai cây hai con”. “ND cày

ải riết mà có thấy đời sống khấm

khá lên đâu. Đất phèn ngày càng

bạc màu, cây dứa ngày càng còi

cọc, năng suất đi xuống trông

thấy. Cây dứa cayene “chết” từ

đó. Bỏ cây dứa, ND chuyển

sang trồng mía. Cho đến giờ giá

mía vẫn bấp bênh, đời sống ND

cũng 3 chìm, 7 nổi” - ông Đạt

cho hay.

Xác định phát triển kinh tế

là nhiệm vụ trọng tâm, hàng

đầu, xã Bình Lợi đã chỉ đạo

người dân chăm lo sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu cây trồng,

vật nuôi. Các mô hình kinh tế

hiệu quả trên địa bàn được

nhân rộng như: Trồng dừa

xiêm Mã Lai, mai vàng, cá

kiểng, ổi… “Khi mới triển

khai, xã gặp không ít khó

khăn. Nguyên nhân là do các

mô hình chuyển đổi cây trồng

trước đó như dứa cayene hay

chanh đều thất bại, khiến

người dân mất niềm tin và

nghi ngờ các chính sách

chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Tuy nhiên, các mô hình

chuyển đổi đã khẳng định

được hiệu quả kinh tế nên bà

con hăng hái tham gia” - ông

Trương Thái Ngọc - Chủ tịch

UBND xã Bình Lợi nói.

Trần Đáng

Nguồn http://danviet.vn/

TW Hội ND Việt Nam

……………………………………………….

Nuôi cua đồng thương phẩm

đạt hiệu quả

Cua đồng là loại sống hoang dã, nhưng

anh Võ Minh Quang (thôn 1 xã Hồng Sơn,

Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) đưa vào

nuôi trong ao, ruộng… với thời gian nuôi

ngắn và mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Thả cua giống. Ảnh: N.L

Page 42: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 40 -

Sau một vài lần xem chương trình khuyến

nông về mô hình nuôi cua đồng, anh Quang tự

hỏi sao mình không nuôi trong khi cua đồng

ngoài tự nhiên ngày càng ít. Đặc biệt mùa nắng,

cua đồng rất hiếm, giá thị trường khá cao. Với

cách nghĩ ấy, anh Quang tiếp tục đọc nhiều tài

liệu trên mạng về phương pháp nuôi thả, cách

xây dựng ao nuôi và cho cua ăn… Năm 2014,

anh quyết định đầu tư nuôi cua đồng.

Với 2.000m2 đất vườn thanh long, anh

Quang cải tạo đắp bờ bao kiên cố, gắn ống để

điều tiết nước thuận tiện, bên trên quây bằng

prô-xi măng chắc chắn để hạn chế cua bò ra

ngoài. Trong ao, đắp nhiều bờ đất, trồng rau

muống tạo độ che phủ mặt ao trong lúc trời

nắng, đồng thời cua có thể đào hang trú ẩn và

lột xác. Để có nguồn cua trong ao, anh Quang

chọn giống khỏe, đồng đều, không bị bệnh và

gãy càng từ việc thu mua lại nguồn cua ngoài

tự nhiên tại địa phương, với 1.000 kg cua. Bởi

cua tại địa phương sống hoang dã, ít bệnh dễ

thích nghi theo điều kiện nuôi. Hơn nữa cua

đồng chưa có nơi sản xuất con giống.

Anh Quang cho biết: “Thức ăn cho cua rất

đa dạng từ cám, khoai, cá, ốc… kể cả thanh

long (hàng dạt) cắt nhỏ, sử dụng nguồn thức

ăn sẵn có. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà

điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cua

thường bắt mồi vào buổi chiều tối nên cho cua

ăn vào khoảng 17 giờ đến 19 giờ, mỗi tuần 1

lần. Có thể thả nuôi vài con cá trê, cá rô đồng

để ăn thức ăn thừa của cua, giảm ô nhiễm

nguồn nước.

Theo anh Quang, sau 4 tháng nuôi dùng lờ

đặt vào ao để thu tỉa bán cua thương phẩm. Với

cua nhỏ, cua cái đang mang trứng được để lại

nuôi. Nuôi cua đồng một lời một, cứ đầu tư 15

triệu đồng tiền giống thì thu về 30 triệu đồng.

Vào mùa nắng, thương lái thu mua giá cua đồng

khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg, là mặt hàng

được thị trường ưa chuộng, thương lái tìm đến

tận nhà thu mua. Nuôi cua đồng vừa đỡ tốn chi

phí, thu hoạch được nhiều lần/vụ. Có thể nói

rằng, mô hình nuôi cua đồng thương phẩm của

anh Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế. Mô

hình này có thể tận dụng những diện tích đất

trũng, đất trồng kém hiệu quả để phát triển sản

xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống

người dân địa phương.

Trang Hiếu

Theo Báo Bình Thuận

………………………………………..

Nuôi ngọc trai nước ngọt kiếm tiền tỷ mỗi năm

gọc nuôi cấy từ trai nước ngọt ở

Ninh Bình có độ dày, rất tròn,

kích cỡ to, màu sắc bóng đẹp

cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1ha nuôi trai

lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng,

nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.

N

Công đoạn ghép ngọc vào trai được thực hiện

rất cẩn thận.

Page 43: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 41 -

Thời gian gần đây, tại tỉnh Ninh Bình đang

thực hiện thành công nghề nuôi trai nước ngọt

lấy ngọc tại xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh.

Mô hình đặc biệt này đem lại hiệu quả kinh tế

cao cho nhiều hộ nông dân. Thu nhập kinh tế

từ việc nuôi trai lấy ngọc cao gấp 5 - 10 lần so

với các loại vật nuôi khác.

Anh Đặng Văn Lưu, người thực hiện

nghiên cứu đề tài đặc biệt này cho biết, mô

hình được triển khai áp dụng ở xã Khánh Lợi,

trên diện tích 2ha từ năm 2013. Đây là phương

pháp cấy ghép mô tế bào và nhân vào khu vực

xoang màng áo ngoài của trai nước ngọt.

“Kỹ thuật ghép cấy tiên tiến này cho ra sản

phẩm ngọc trai nước ngọt hình tròn, kích

thước từ 4 - 12mm, có chất lượng cao, màu

sắc rất đẹp”, anh Lưu chia sẻ.

Ông Đinh Văn Việt, đơn vị đầu tư nghiên

cứu, ứng dụng mô hình cho hay, Ninh Bình có

rất nhiều loài trai nước ngọt sinh sống. Vì thế,

việc nghiên cứu và phát triển nghề nuôi trai

lấy ngọc là rất hiệu quả, phục vụ du lịch đem

lại hiệu quả kinh tế cao.

Để có được viên ngọc trai nước ngọt, ban

đầu phải tìm được loài trai xanh cánh mỏng và

trai đen cánh dày. Hai loại trai này có tuổi thọ

cao, sức sống bền, khi trưởng thành có kích cỡ

lớn từ 20 - 35cm, trọng lượng hơn 2kg/con.

Cũng theo anh Lưu, thời gian nuôi thả trai

cấy ngọc từ 18 tháng đến 3 năm tùy thuộc vào

chất lượng nguồn nước ao nuôi và nhiệt độ

thời tiết từng năm. Kỹ thuật ghép ngọc trai

được thực hiện rất cẩn thận để trai sạch sẽ và

không bị nhiễm khuẩn. Theo đó, kỹ thuật cấy

ghép và nuôi dưỡng làm sao để trai không đào

thải nhân, tỷ lệ trai ngậm nhân cao.

Ông Việt chia sẻ thêm: “Sau khi cấy ghép

sức khỏe của trai rất yếu, vị trí các viên nhân và

tế bào chưa ổn định trong túi ngọc. Quá trình

thao tác phẫu thuật có những chấn thương làm

cho con trai bị đau và rất dễ nhiễm trùng. Vì

thế, khi nuôi dưỡng phải luôn giữ môi trường

bể nuôi sạch sẽ, các thao tác thực hiện phải nhẹ

nhàng mới giảm được tỷ lệ trai chết”.

Sau hai năm nuôi trồng, đến nay số trai cấy

ngọc còn sống của đơn vị ông Việt đạt 55,9%,

tương đương 11.200 con/ha và số ngọc trai thu

được 14.300 viên/ha. Sản phẩm ngọc trai thu

hoạch được phân làm sáu loại từ loại 1-5 và

loại ngọc tự nhiên, trong đó có viên ngọc trị

giá lên đến 5,5 triệu đồng.

“Ngoài sản phẩm chính là ngọc, vỏ trai còn

được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ.

Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn

chăn nuôi. Bên cạnh đó, loài trai sống ở tầng

đáy bể nuôi có thể kết hợp với các loài thủy

sản khác để tận dụng tầng nước mặt. Sau khi

trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 1ha ao nuôi đạt

trên 400 triệu đồng/năm.

Đến nay, trai nuôi nước ngọt ở Ninh Bình đã

cho ra thị trường ba dòng sản phẩm ngọc gồm:

ngọc trai tròn, ngọc trai cấy mô, ngọc trai hình

Khi thu hoạch, ngoài ngọc trai cho giá trị

kinh tế chính thì vỏ và thịt trai cũng được

tận dụng để làm hàng mỹ nghệ, thực phẩm

hoặc thức ăn chăn nuôi.

Page 44: NTM thang 9-2016.pdf

Nông thôn đổi mới Nhà nông làm giàu

- 42 -

tượng. Các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu

tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Nội, Tp. HCM...

Gia đình bà Đinh Thị Ân có 1.400m2 ao,

trước đây chỉ nuôi các loại cá truyền thống

không mấy hiệu quả. “Khi được chuyển giao

kỹ thuật, cung cấp về con giống và bao tiêu

toàn bộ sản phẩm, thu nhập của gia đình tôi

cao hơn nhiều lần so với nuôi các loại cá

truyền thống trước đây”, bà Ân nói.

Không chỉ gia đình bà Ân mà một số gia

đình khác tại địa phương hiện cũng đang nuôi

trai nước ngọt lấy ngọc.

Ông Hoàng Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở

Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình cho

hay, mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc rất

mới. Kết quả đạt được ban đầu cho thấy có thể

nhân rộng được nghề này.

“Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện như tập

huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để triển khai

nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Khi nuôi

trồng thành công sẽ nhân rộng ra phát triển ở

diện tích ao hồ các huyện như: Yên Khánh,

Nho Quan, Gia Viễn”, ông Lễ nói.

Thái Bá

Nguồn: http://dantri.com.vn/

Báo điện tử Dân trí

Công nghệ Tưới nhỏ giọt là gì?

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm

với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm

trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60%

nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng

vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy

bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống

máy tính kiểm soát.