NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ...

11
THỜI ĐIỂM CẤN TRỪ NGHĨA VỤ TÍNH LÃI CHẬM THANH TOÁN Trang 6 - 7 TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CÔNG BỐ 06 ÁN LỆ MỚI Trang 8 - 9 HỎI VÀ ĐÁP THI HÀNH ÁN Trang 10 THÁNG 3 2018 H CHIẾN THUẬT NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN ĐỂ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ THÀNH CÔNG Trang 3 - 5 ©2018 LE & TRAN. All rights reserved. Aorney Adversing.

Transcript of NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ...

Page 1: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

THỜI ĐIỂM CẤN TRỪ NGHĨA VỤ VÀ TÍNH LÃI CHẬM THANH TOÁN

Trang 6 - 7

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAOCÔNG BỐ 06 ÁN LỆ MỚI

Trang 8 - 9

HỎI VÀ ĐÁPTHI HÀNH ÁN

Trang 10

THÁNG 3 2018

H

CHIẾN THUẬT NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ

HƯỚNG DẪN ĐỂTRANH TỤNG HIỆU QUẢ VÀ THÀNH CÔNGTrang 3 - 5

©2018 LE & TRAN. All rights reserved. Attorney Advertising.

Page 2: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

ban biên tập

Mr. STEPHEN LE HOANG CHUONGManaging Partner

[email protected]

Mr. CHAD L. MEEKAffiliate Counsel

Mr. DEREK PHAN VAN CONG DANHSenior Associate

Ms. HALEY CHAU KIM HANHAssociate

Ms. ESTHER CAO DIEU QUYNH TRANGTrainee Solicitor

2 TẠP CHÍ TRANH TỤNG Tháng 3 /2018

Page 3: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

quan điểm pháp lý

Khởi kiện là thủ tục đầu tiên trong quy trình tố tụng để

bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm. Chuẩn bị tốt cho việc

khởi kiện sẽ là cơ sở vững vàng để thực hiện hiệu quả những

chiến thuật tố tụng trong suốt toàn bộ vụ kiện, từ đó đạt

được mục đích khởi kiện với chi phí tối thiểu. Vì vậy, cần

chú ý những vấn đề sau đây:

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tiến hành khởi kiện cá nhân hoặc tổ chức đã vi phạm là việc nên làm. Tuy nhiên, trong một vụ việc, có thể có nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm. Một số người thì trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm trong khi đó, một số khác chỉ liên quan gián tiếp đến hành vi vi phạm. Câu hỏi đặt ra, liệu rằng chỉ nên tiến hành khởi kiện người mà có lỗi chủ yếu khi gây ra thiệt hại hay không? Trong phần lớn các trường hợp, điều này không hẳn là đúng. Thông thường, tranh tụng thường thiên về hướng kiện để đòi bồi thường hơn là kiện để trừng phạt người vi phạm. Theo đó, để kiện đòi được tối đa số tiền bồi thường, việc khởi kiện nên hướng đến cá nhân hoặc tổ chức có năng lực tài chính để thực hiện việc bồi thường trong trường hợp bản án, phán quyết được tuyên theo hướng có lợi cho nguyên đơn.

Ví dụ một vụ việc, A và B (cả hai đều là người nước ngoài) cùng ký kết một hợp đồng hợp tác kinh doanh để thành lập và điều hành một khách sạn ở Việt Nam. Theo hợp đồng, mỗi bên có trách nhiệm đầu tư 50% cho khách sạn. Tuy nhiên, trên thực tế, A là người đã thuê nhà, nâng cấp, xây dựng lại ngôi nhà thành khách sạn và chi trả cho tất cả nội thất; trong khi B không tiến hành đầu tư như đã cam kết. Theo đó, B lại dùng mối quan hệ của mình với người cho thuê nhà để chiếm đoạt khách sạn và ngăn không cho A được vào bên trong. Trong trường hợp này, việc kiện B vì đã vi phạm hợp đồng hợp tác kinh doanh là một lựa chọn rất hiển nhiên. Tuy nhiên, B lại là một người nước ngoài và hầu như không đứng tên bất kỳ tài sản nào tại Việt Nam. Như vậy, việc kiện B có khả năng không giúp cho A thu hồi tài sản được. Mặt khác, kiện người cho thuê nhà lại là một lựa chọn khả thi hơn. Người cho thuê nhà là chủ sở hữu của ngôi nhà được sử dụng để kinh doanh khách sạn, như vậy, người đó chắc chắn có thể chi trả cho A bằng thu nhập hoặc tài sản của mình. Tuy nhiên, việc kiện người cho thuê nhà cũng đồng nghĩa với việc A phải làm đơn khởi kiện theo một hướng khác với dự định ban đầu (ví dụ, kiện người cho thuê nhà vì đã vi phạm hợp đồng thuê thay vì kiện B vì đã vi phạm hợp đồng hợp tác kinh doanh).

Như vậy, việc xác định ai là người có điều kiện tài chính là rất quan trọng và có thể thay đổi đáng kể chiến thuật tranh tụng và kết quả cuối cùng của vụ kiện.

1. Nên kiện ai?

CHIẾN THUẬT

NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢHƯỚNG DẪN ĐỂ

TRANH TỤNG HIỆU QUẢ VÀ THÀNH CÔNG

Mr. DEREK PHAN VAN CONG DANHSenior Associate

3TẠP CHÍ TRANH TỤNGTháng 3 /2018

Page 4: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

Thông thường, tòa án nơi đặt trụ sở chính của bị đơn (nếu bị đơn là tổ chức) hoặc nơi cư trú của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc khởi kiện có thể thực hiện tại:

y Tòa án nơi có chi nhánh của bị đơn, khi vụ tranh chấp có liên quan đến các hoạt động của chi nhánh;

y Tòa án nơi thực hiện hợp đồng.

Lựa chọn tòa án gần với mình là một điều khá quan trọng. Điều này không chỉ góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, mà còn giúp nguyên đơn có thể theo dõi các tình tiết mới của vụ kiện một cách kịp thời. Chẳng hạn, giả sử công ty A có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh ký kết hợp đồng với một công ty B có trụ sở tại Thành phố Hà Nội để thực hiện một dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh, thì công ty A có thể khởi kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thành phố Hà Nội. Nếu công ty A khởi kiện ở Thành phố Hà Nội, công ty A đã tự đặt mình vào vị trí yếu thế ngay từ đầu bởi sẽ rất bất tiện cho công ty A để tham gia và theo sát một vụ kiện tại một tòa án ở quá xa.

Các chiến thuật đưa yêu cầu vào đơn khởi kiện sẽ tùy thuộc vào việc khởi kiện tại tòa án hay tại trung tâm trọng tài.

2. Nên nộp đơn khởi kiện ở đâu?

3. Những yêu cầu nên đưa vào đơn khởi kiện?

3.1. Nếu khởi kiện tại tòa án

Nên cân nhắc rằng:

y Án phí thấp, ví dụ đối với tranh chấp thương mại có giá trị 1.000.000.000 Đồng (khoảng 43.966 Đô-la Mỹ), án phí ở giai đoạn xét xử sơ thẩm là 42.000.000 Đồng (khoảng 1.847 Đô-la Mỹ) và ở giai đoạn xét xử phúc thẩm là 2.000.000 Đồng (khoảng 88 Đô-la Mỹ).

y Việc hoàn trả án phí đơn giản:

h Án phí sơ thẩm sẽ không được tính đối với các yêu cầu khởi kiện được rút trước hoặc tại phiên tòa xét xử sơ thẩm;

h 50% án phí phúc thẩm sẽ được hoàn trả nếu yêu cầu kháng cáo được rút trước khi diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm.

y Rút lại yêu cầu khởi kiện thì đơn giản và thường chỉ cần một xác nhận bằng văn bản gửi đến tòa án. Tuy nhiên, việc bổ sung yêu cầu khởi kiện thường sẽ đòi hỏi nguyên đơn và tòa án phải tiến hành lại gần như toàn bộ các thủ tục tố tụng, bao gồm (i) nộp đơn khởi kiện bổ sung, (ii) xem xét yêu cầu bổ sung và ra thông báo về tạm ứng án phí, (iii) đóng tạm ứng án phí với yêu cầu bổ sung, (iv) chính thức thụ lý yêu cầu bổ sung, và (iv) mở phiên họp hòa giải giữa các bên về yêu cầu bổ sung. Trong đó, việc mở lại phiên họp hòa giải là mất nhiều thời gian nhất vì tòa án sẽ phải sắp xếp thời gian hợp lý để thông báo và triệu tập các bên có liên quan. Việc tiến hành lại các thủ tục như vậy có thể khiến kéo dài quá trình giải quyết vụ việc và gây tốn kém

3.2. Nếu khởi kiện tại trung tâm trọng tài

Nên cân nhắc rằng:

y Phí trọng tài khá cao, ví dụ đối với tranh chấp thương mại có giá trị 1.000.000.000 Đồng (khoảng 43.966 Đô-la Mỹ), phí trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) là 85.800.000 Đồng (khoảng 3.772 Đô-la Mỹ).

y Phí trọng tài sẽ không được hoàn trả toàn bộ khi rút các yêu cầu khởi kiện, ví dụ tại VIAC:

h Trước khi hội đồng trọng tài được thành lập: 70% phí trọng tài sẽ được hoàn trả;

h Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập nhưng trước khi có lịch họp giải quyết tranh chấp: 40% phí trọng tài sẽ được hoàn trả;

h Sau khi có lịch họp giải quyết tranh chấp nhưng trước khi diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp: 20% phí trọng tài sẽ được hoàn trả.

y Tương tự như thủ tục tố tụng tại tòa án, việc rút lại yêu cầu khởi kiện cũng đơn giản và thường chỉ cần một xác nhận bằng văn bản gửi đến trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, khác với thủ tục tố tụng tại tòa án, thủ tục tố tụng tại trọng tài thường đơn giản hơn, được tiến hành nhanh hơn và không bắt buộc phải hòa giải trước khi đưa ra xét xử. Vì vậy, việc bổ sung yêu cầu khởi kiện cũng có thể được tiến hành rất nhanh và không ảnh hưởng nhiều đến thời gian giải quyết vụ việc. Ngoài ra, việc bổ sung yêu cầu tại phiên họp giải quyết tranh chấp vẫn có thể được chấp nhận nếu (i) việc bổ sung yêu cầu được thực hiện trước thời điểm kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp cuối cùng, (ii) yêu cầu bổ sung nằm trong thẩm quyền giải quyết của trọng tài và (iii) việc bổ sung yêu cầu này không bị lạm dụng nhằm mục đích gây khó khăn, trì hoãn việc ra Phán quyết Trọng tài (vd: nguyên đơn có dấu hiệu cố tình trì hoãn trong việc bổ sung yêu cầu khởi kiện để kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp, đưa ra những yêu cầu không liên quan đến những vấn đề đang được xem xét và giải quyết, v.v.).

Do đó, đối với trường hợp khởi kiện tại trung tâm trọng tài, điều cần thiết là phải biết chọn lọc yêu cầu khởi kiện, tức là chỉ nên đưa ra những yêu cầu nào mà có khả năng thắng cao để đảm bảo phí trọng tài được giữ ở mức hợp lý. Sau đó, tùy theo diễn biến của quá trình tranh tụng mà nguyên đơn có thể cân nhắc bổ sung thêm hoặc rút bớt các yêu cầu khởi kiện.

thời gian, chi phí cho nguyên đơn. Ngoài ra, nếu việc bổ sung yêu cầu được thực hiện sau khi mở phiên tòa thì tòa án sẽ có thể từ chối việc bổ sung yêu cầu này.

Do đó, đối với trường hợp lựa chọn khởi kiện tại tòa án thì ngay từ đầu nên đưa ra càng nhiều yêu cầu khởi kiện càng tốt và sau đó rút dần các yêu cầu không có khả năng thắng cao. Hơn nữa, việc có nhiều yêu cầu khởi kiện ngay từ đầu sẽ là lợi thế thương lượng cho nguyên đơn trước khi tòa án tiến hành xét xử (lưu ý sẽ có những vụ kiện chỉ nhằm mục đích thương lượng để giải quyết vụ việc chứ không cần phải đợi toà án xét xử).

4 TẠP CHÍ TRANH TỤNG Tháng 3 /2018

Page 5: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

Nếu đó là một vụ kiện với khả năng thắng cao, việc đưa toàn bộ luận cứ và chứng cứ vào đơn khởi kiện có thể là một chiến thuật tốt để gây áp lực cho phía đối thủ. Tuy nhiên, đây không phải là chiến thuật khôn ngoan trong tất cả các vụ việc, vì:

y Có thể làm lộ chiến thuật tranh tụng quá sớm, và theo đó, đối thủ sẽ có thời gian để chuẩn bị các biện pháp đối phó;

y Có thể làm lãng phí thời gian một cách không cần thiết. Luận cứ và chứng cứ sẽ vẫn có thể được bổ sung trong quá trình tố tụng sau này. Do đó, việc tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị đơn khởi kiện không hẳn là một chiến thuật hiệu quả, đặc biệt khi thời gian là một yếu tố quan trọng (ví dụ, có thể phải khởi kiện thật nhanh để kịp thời hiệu khởi kiện).

Hơn nữa, đối với chứng cứ, chỉ nên nộp các chứng cứ mà góp phần chứng minh cho luận cứ của mình. Không nên nộp những tài liệu, chứng cứ không cần thiết, bởi vì:

y Làm như vậy sẽ làm lãng phí thời gian của thẩm phán hoặc trọng tài, khiến họ không thể tập trung vào các chứng cứ có liên quan đến vụ việc. Việc nộp toàn bộ chứng cứ, tài liệu hiện có và mong đợi các thẩm phán hoặc trọng tài đọc tất cả các tài liệu, chứng cứ và tự hệ thống lại giúp nguyên đơn là không thực tế, bởi họ sẽ không làm như thế;

y Làm như vậy có thể sẽ cung cấp cho bên đối thủ những thông tin cần thiết cho chiến thuật đối phó của họ, tức là bên đối thủ có thể dùng chính chứng cứ được cung cấp này để tấn công ngược lại. Điều quan trọng nhất khi nộp bất kỳ chứng cứ nào là phải kiểm tra thật kỹ xem những chứng cứ ấy có chứa bất cứ thông tin nào có thể gây bất lợi hay không; và nếu có, nên cân nhắc có thể thay thế chứng cứ ấy bằng một chứng cứ khác hay không.

4. Nên đưa ra bao nhiêu chứng cứ và luận cứ trong đơn khởi kiện?

5TẠP CHÍ TRANH TỤNGTháng 3 /2018

Page 6: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

TÍNH LÃI CHẬM THANH TOÁN

&THỜI ĐIỂM CẤN TRỪ NGHĨA VỤ

6 TẠP CHÍ TRANH TỤNG Tháng 3 /2018

Page 7: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

thực tiễn xét xử và đánh giá

1. Tóm tắt vụ việc

- Nguyên đơn: Công ty TNHH MTV B (“Công ty B”).

- Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Dịch vụ H (“Công ty H”).

1.1. Ngày 10/7/2012, Công ty B và Công ty H ký hợp đồng thuê tàu với thời gian thuê là 06 tháng (có thể gia hạn 01 tháng hoặc trả tàu trước 01 tháng so với thời gian thuê), tiền thuê là 1.150 Đô la Mỹ/ngày, được thanh toán trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thanh toán của Công ty B.

1.2. Ngày 15/7/2012, Công ty B giao tàu cho Công ty H và ngày 20/01/2013, Công ty H hoàn trả lại tàu cho Công ty B.

1.3. Tính đến ngày 22/3/2013, Công ty H đã trả 127.326,11 Đô la Mỹ tiền thuê tàu cho Công ty B, và còn thiếu số tiền là 25.820,74 Đô la Mỹ, tương đương 539.653.466 Đồng. Do đó, Công ty B đã khởi kiện Công ty H ra Tòa án Nhân dân Quận A, Thành phố Hải Phòng để yêu cầu Công ty H thanh toán khoản tiền còn thiếu này và tiền lãi do chậm thanh toán.

1.4. Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm, Công ty H phản tố yêu cầu Công ty B thanh toán tiền lương cho 02 thuyền viên mà Công ty H đã thanh toán thay cho Công ty B trong quá trình thuê tàu để bù trừ nghĩa vụ theo yêu cầu khởi kiện của Công ty B.

1.5. Theo đó, cả tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm đều chấp nhận cho Công ty H được bù trừ nghĩa vụ với số tiền là 201.591.502 Đồng. Tuy nhiên, có quan điểm khác nhau giữa hai cấp tòa về thời điểm bù trừ và cách tính tiền lãi. Cụ thể:

y Tòa án cấp sơ thẩm tính tiền lãi của khoản tiền Công ty H còn nợ đến thời điểm xét xử là: 539.653.466 Đồng tổng tiền nợ gốc x 10% lãi suất/12 tháng x 52 tháng nợ (tính từ thời điểm nợ đến thời điểm xét xử) = 233.849.835 Đồng. Sau đó, tòa án mới tiến hành bù trừ nghĩa vụ để xác định số tiền Công ty H phải trả là: (539.653.466 Đồng tổng tiền nợ gốc + 233.849.835 Đồng tiền lãi) – 201.591.502 Đồng tiền bù trừ nghĩa vụ = 571.911.799 Đồng;

y Tòa án cấp phúc thẩm lại bù trừ số tiền ngay từ đầu. Tức xác định số nợ gốc còn lại là 539.653.466 Đồng tổng tiền nợ gốc – 201.591.502 Đồng tiền bù trừ nghĩa vụ = 338.061.964 Đồng. Sau đó, tòa án cấp phúc thẩm mới tính tiền lãi để xác định số tiền Công ty H phải trả là: (338.061.964 Đồng tiền nợ gốc còn lại x 10% lãi suất/12 tháng x 52 số tháng nợ) + 338.061.964 Đồng tiền nợ gốc còn lại = 484.555.482 Đồng.

2. Đánh giá của Lê & Trần

Theo Lê & Trần, cách tính toán của cả hai tòa án đều có sự bất hợp lý và chưa hoàn toàn công bằng. Cách tính của tòa án sơ thẩm sẽ có lợi cho Công ty B nhưng sẽ bất lợi cho Công ty H. Ngược lại, cách tính của tòa án cấp phúc thẩm lại có lợi cho Công ty H nhưng bất lợi cho Công ty B.

Trong vụ việc này, tòa án cần xác định chính xác thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho 02 thuyền viên (tức khoản tiền mà Công ty H phản tố yêu cầu bù trừ nghĩa vụ trong phán quyết cuối cùng) để xác định chính xác thời điểm bù trừ nghĩa vụ và tính lãi.

Theo đó, khoản lãi sẽ được tính như sau: toàn bộ khoản nợ gốc của Công ty H sẽ được tính lãi cho đến thời điểm phát sinh tiền lương cho thuyền viên; sau đó, nợ gốc sẽ được bù trừ với tiền lương cho thuyền viên và giảm đi 201.591.502 Đồng và tiếp tục được tính lãi cho khoảng thời gian còn lại. Nói cách khác, khoản tiền mà Công ty H phải thanh toán = [nợ gốc đã được bù trừ theo yêu cầu phản tố] + [tiền lãi trên tổng nợ gốc, tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ thanh toán đến thời điểm phát sinh tiền lương cho thuyền viên] + [tiền lãi số nợ gốc còn lại sau khi bù trừ khoản tiền lương cho thuyền viên, tính từ thời điểm bù trừ nghĩa vụ trở đi].

7TẠP CHÍ TRANH TỤNGTháng 3 /2018

Page 8: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

CÔNG BỐ

Tòa án Nhân dân Tối cao

8 TẠP CHÍ TRANH TỤNG Tháng 3 /2018

Page 9: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

Ngày 28/12/2017, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-CA công bố 06 án lệ mà theo đó tòa án nhân dân các cấp phải nghiên cứu, áp dụng trong hoạt động xét xử kể từ ngày 15/02/2018. Bao gồm các án lệ cụ thể sau:

bạn có biết

1 Án lệ về việc công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp (Án lệ số 11/2017/AL)

Nội dung của án lệ bao gồm 02 vấn đề: (i) trong trường hợp trên đất có nhiều tài sản thuộc sở hữu của nhiều người khác nhau, bao gồm cả người có quyền sử dụng đất và người này chỉ thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình trên đất thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật nếu nội dung và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật; (ii) trong trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận với bên nhận thế chấp cho phép bên nhận thế chấp bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng trên đất có nhà thuộc sở hữu của người khác thì chủ sở hữu nhà được ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó.

2 Án lệ về việc xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi tòa án đã hoãn phiên tòa (Án lệ số 12/2017/AL)

Trong trường hợp tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa với lý do hoãn không phải do lỗi của đương sự thì đến khi phiên tòa được mở lại nhưng đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ vắng mặt thì được xem là triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt.

3 Án lệ về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ (Án lệ số 13/2017/AL)

Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thỏa thuận phương thức thanh toán L/C theo tập quán thương mại quốc tế (Quy tắc thực hiện thống nhất về tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP600) của Phòng Thương mại Quốc tế) và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam mà hợp đồng mua bán bị hủy bỏ thì thư tín dụng L/C không bị mất hiệu lực thanh toán vì đây là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán, được người mua lập để yêu cầu ngân hàng thanh toán tiền cho người bán nếu họ xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ mà không cần quan tâm đến việc các bên thực hiện hợp đồng như thế nào (ví dụ như có giao hàng đúng chất lượng hay không, có giao hạn đúng thời hạn hay không).

4 Án lệ về việc công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng nhưng lại được thể hiện trong các văn bản khác (Án lệ số 14/2017/AL)

Lấy ví dụ trong vụ kiện tranh chấp giữa nguyên đơn là ông Quàng Văn P1 và bị đơn là anh Quàng Văn P2 và vợ là chị Phan Thị V được Tòa Dân sự Tòa án Nhân dân Tối cao giải quyết giám đốc thẩm ngày 17/01/2011, mặc dù trong hợp đồng tặng cho giữa ông P1 với anh P2 và chị V không ghi rõ điều kiện tặng cho nhưng giữa các bên đã có giấy ủy quyền, văn bản cam kết thể hiện rõ điều kiện này, nên tòa án vẫn phải xem đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện.

5 Án lệ về việc công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực) nếu đất được đổi đã được đăng ký, kê khai diện tích và ghi nhận tại sổ địa chính, được canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài (Án lệ số 15/2017/AL).

6 Án lệ về việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng nếu (i) các đồng thừa kế khác biết nhưng không phản đối việc chuyển nhượng đó và (ii) số tiền có được từ việc chuyển nhượng được dùng để lo cho cuộc sống của các đồng thừa kế (Án lệ số 16/2017/AL).

9TẠP CHÍ TRANH TỤNGTháng 3 /2018

Page 10: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

Q: Thời điểm nào thì phát sinh quyền yêu cầu thi hành án?

A: Về nguyên tắc, bản án, quyết định chỉ được thi hành sau khi có hiệu lực, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt liên quan đến vấn đề cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì dù chưa có hiệu lực và có khả năng bị kháng cáo, kháng nghị, bản án, quyết định vẫn có thể được thi hành ngay nếu có yêu cầu.

Q: Trong bao lâu thì người có quyền yêu cầu thi hành án phải thực hiện quyền này?

A: Người có quyền yêu cầu thi hành án phải thực hiện quyền này của mình trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực. Sau thời gian này, nếu không có yêu cầu thi hành án thì đương nhiên bị mất quyền, trừ trường hợp gặp trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng.

Q: Nếu như theo bản án hoặc quyết định của tòa án, bên A phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên B theo nhiều đợt với thời hạn khác nhau, nhưng hết thời hạn đợt 1 mà bên A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên B có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với nghĩa vụ thanh toán cho toàn bộ thời gian hay không?

A: Không. Chỉ những nghĩa vụ nào đã đến hạn thì cơ quan thi hành án dân sự mới ra quyết định thi hành án đối với những nghĩa vụ đó; trừ trường hợp các bên thỏa thuận được việc thi hành một lần đối với toàn bộ nghĩa vụ có thời hạn khác nhau thì cơ quan thi hành án dân sự mới ra quyết định thi hành án chung cho toàn bộ nghĩa vụ.

hỏi và đáp t h i h à n h á n

10 TẠP CHÍ TRANH TỤNG Tháng 3 /2018

Page 11: NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN HIỆU QUẢ TRANH TỤNG HIỆU QUẢ …letranlaw.com/wp-content/uploads/LeTran.Law-Review.Litigation.March... · để thực hiện hiệu quả những

LE & TRAN BuildingNo.9, Area 284 Nguyen Trong Tuyen Street, Ward 10, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City

T: ( +84 28 ) 38 42 12 42 F: ( +84 28 ) 38 44 40 80 E: [email protected]