Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

40

description

Nội San Sen Trang số 8 do Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Úc Đại Lợi phá hành nhân mùa Phật Đản Phật Lịch 2554

Transcript of Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Page 1: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi
Page 2: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Kính Mừng Phật Đản

Sự Tích Mạnh Thường Quân

Chắp Tay Nguyện Cầu Đức Phật Đản Sanh

Hai Dòng Nước

Tam Độc Tham-Sân-Si

Bức Thư Dành Cho Con

Lòng Mẹ Chuyện Thần Thoại Ấn Độ

thơ Mothers’ Day

Cậu Bé Hiếu Thảo

Lễ Phật Đản OV nữ GĐPT Long Hoa

Retreat at Sunnataram Forest Monastery

Bài dịch sang tiếng Việt: Khóa Tu Tại Tu Viện Sunnataram Forest

Bài dịch sang tiếng Việt: Thử Thách

Walking Meditation

My acrostic poem on Chanh Phap

Niềm Vui

Tôi Yêu GĐPT

8

9

4

6

10

13

15

17

18

19

21

28

33

35

37

38

39

Mừng P

hật

Đản

Mừng N

gày C

ủa M

Page 3: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Chủ Trương Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi Thực Hiện: Ban Báo Chí Nguyên Mai Trần Thị Kim Hoàng Quảng Lạc Đỗ Văn Đức Diệu Hạnh Lê Nguyên Thủy Với Sự Đóng Góp Của: Nguyên Phước Tâm Lễ Minh Ngọc Chúc Hòa Tâm Minh Thiếu Nữ GĐPT Chánh Pháp Oanh Vũ GĐPT Long Hoa Thư từ bài vở ý kiến...xin gởi đến: [email protected] Sen Trắng 28 Phát hành vào dịp Đại Lễ Phật Đản PL 2554 Sen Trắng 29 Sẽ phát hành vào dịp Đại Lễ Vu Lan PL 2554

Ảnh Bìa: Sân chùa, Tu Viện Sunnataram Forest

Bundanoon, NSW 2578, Australia.

http://www.sunnataram.org/

Page 4: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

rong lúc trò chuyện hay trong văn học Việt nam, có những thành ngữ được dùng để

diễn đạt một ý nghĩ hay một ngụ ý nào đó... mà nếu người đang trò chuyện hay đang đọc văn

không rõ sự tích thì không hiểu rõ hết ý nghĩa của câu chuyện. Ví dụ ta nghe nói: “Xin quí vị

mạnh thường quân ủng hộ cho buổi gây quỹ hôm nay...” Một số vị có thể hiểu rằng mạnh

thường quân là người có hảo tâm trong việc giúp cho cuộc gây quỹ, nhưng không biết tại

sao người ta dùng từ ngữ “mạnh thường quân” mà không dùng từ ngữ hảo tâm?

Một số những từ ngữ đặc biệt như trường hợp vừa kể đã đi vào ngôn ngữ, nhứt là văn chương

Việt nam từ hồi nào không ai biết, nhưng nó đã có mặt và được dùng nhiều khi vô ý, nhiều

khi cố tình, trong ngôn ngữ Việt nam. Để cho anh chị em huynh-trưởng và đoàn-sinh có thêm

tiếng mẹ đẻ, SEN TRẮNG mở mục tích “Chuyện xưa tich cũ”, mở đầu với sự tích Mạnh

Thường Quân”.

Lời giới thiệu:

Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa hiệp

trong lịch sử nước Trung-hoa hơn 2000 năm

trước(lúc bấy giờ nước Trung-hoa còn chia

ra hằng chục nước nhỏ). Mạnh Thường

Quân là con của quan tướng-quốc nước Tề

(tướng-quốc cũng như là thủ-tướng ngày

nay), một trong bảy “nước” mạnh của nước

Trung-hoa thời ấy. Quan tướng-quốc nước

Tề tên Điền Anh, ông có đến mấy chục

người con trai. Mạnh Thường Quân tên là

Điền Văn, con của một người tiểu-thiếp (tức

là vợ bé). Điền Văn sinh nhằm ngày 5 tháng

5 (âm lịch), thời bấy giờ người ta tin đó là

“ngày xấu” nên quan tướng-quốc bảo người

tiểu-thiếp phải bỏ đi (nghĩa là phải giết Điền

Văn ngay từ lúc mới sinh!). Thương con,

người tiểu-thiếp đem dấu Điền Văn, nhờ

người thân trong gia đình nuôi nấng.

Điền Văn là một cậu bé đẹp đẽ và thông

minh. Lên 5 tuổi, người tiểu-thiếp đem con

đến gặp cha. Quan tướng-quốc giận lắm,

nhưng thấy con mặt mũi đẹp đẽ nên nguôi

lòng. Cậu bé Điền Văn biết mình có nhiều

anh em và không có ai bị bỏ phế như mình,

nên hỏi cha: “Thưa cha, con có tội gì

không?” Tất nhiên là quan tướng-quốc giả

vờ nói qua chuyện khác. Qua cuộc đối đáp,

SEN TRẮNG

T

Page 5: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Khi Điền Văn làm tướng-quớc nước Tề, ông giao thiệp càng rộng hơn nên

hằng ngày có hằng ngàn người khách đến xin yết kiến. Ông không từ chối

tiếp kiến bất cứ một ai, dù sang hay hèn. Mọi người muốn gặp quan tướng-

quốc, phải chờ nhiều ngày mới đến phiên mình để được quan tướng-quốc

tiếp kiến. Vì vậy Mạnh Thường Quân phải xây khách xá rộng lớn để khách

chờ đợi. Tất nhiên việc chờ đợi ngày này qua ngày khác nên tại khách xá

phải có chỗ ăn, chỗ ngủ cho khách, có đến hằng ngàn người. Sử sách viết

rằng có đến 3000 vị khách ở lại nhà khách của quan tướng-quốc nước Tề

mỗi ngày. Danh tiếng quan tướng-quốc của nước Tề vang khắp mọi nơi và

được hàng quí tộc các nước phong tặng ông danh hiệu là Mạnh Thường

Quân.

Cuộc đời của vị Mạnh Thường Quân còn dài với nhiều buồn vui, thăng

trầm... nhưng vì trang Sen Trắng có hạn nên chúng ta chỉ cần biết bấy

nhiêu thôi, để hiểu nghĩa thành ngữ mạnh thường quân trong các trường

hợp nghe đến hay đọc thấy Sen Trắng.

quan tướng-quốc thấy đứa con thông

minh nên thương mến, ra lệnh đem về

nuôi nấng như các con khác.

Điền Văn học hành rất giỏi, hơn 10 tuổi đã

được mọi người thương kính. Lớn lên, ông

giao thiệp với nhiều bạn ở các “nước láng

giềng”, tiếng tăm lừng lẫy. Một hôm, ông

hỏi quan tướng-quốc: “Thưa cha, con của

con thì gọi là gì?” – “Gọi là cháu.” – “Con

cuả cháu gọi là gì?” – “Gọi là chắt.” –

“Chắt của chắt gọi là gì?” –... “Cha không

biết!” – “Thưa cha, nhà mình giàu có để

của cải cho ai ăn, khi con ăn không hết,

cháu ăn không hết, chắt... chiu ăn cũng

không hết?” Quan tướng-quốc ngó lơ,

không trả lời… Về sau, Điền Văn nối ngôi

cha làm quan tướng-quốc nước Tề, nước

Tề càng trở nên một nước mạnh trong 7

nước lớn của nước Trung-hoa hơn 2000

năm về trước: Năm 221 trước tây-lịch,

Tần Thủy-hoàng phải dẹp xong nước Tề

mới hoàn thành việc thống-nhất nước

Trung-hoa. Với mộng muôn năm

trường trị, nên ông tự đặt danh hiệu là

“Tần Thủy Hoàng”, các con cháu sẽ là

Tần Nhị Thế, Tam Thế… vạn vạn thế.

Page 6: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Ngày rằm tháng tư âm lịch đối với

người Phật tử chúng ta là một ngày

trọng đại. Đó là ngày được chọn để

làm lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Bổn Sư

Thích Ca Mâu Ni sinh ra đời, ngày Đức

Thế Tôn thị hiện cõi Ta-bà. Ngày nầy

được gọi dưới nhiều tên khác nhau:

Theo tiếng Anh thì gọi là Buddha’s

birthday, tiếng Sanscrit thì gọi là Ve-

sak, theo tiếng Pali thì gọi là Vesàkha.

Nam do Thiền sư Thích Tố Liên (Hội

Tăng già Bắc Việt) làm Trưởng Phái

Đoàn, tham dự hội nghị thành lập Hội

Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (World

Fellowship of Buddhism) được tổ chức

tại thủ đô Colombo, Tích Lan từ ngày

26/5 đến 27/6/1950. Tổ chức nầy sau

khi tham khảo kinh sách và các tài liệu

lịch sử, đã công bố Đức Phật Thích Ca

Mâu Ni đản sanh năm 624 trước Tây

Còn theo tiếng Việt thì có nhiều cách gọi như:

Quán Phật hội, Giáng Đản hội, Phật Đản hội

(pháp hội kỷ niệm ngày Phật đản sanh), Phật

Đản, Khánh Đản, Sinh nhật của Đức Phật…

Theo sự tích Đức Phật Thích Ca, trong kinh sách

ghi lại ngày sanh của Đức Phật có chỗ không

đồng: chỗ thì ghi là ngày mùng tám tháng hai, chỗ

thì ghi là ngày mùng tám tháng tư, lại có chỗ thì

ghi là ngày rằm tháng tư...

Còn năm sanh của Đức Phật, lịch sử cũng ghi lại

có chỗ sai khác:

Theo lịch sử Phật giáo Tây Tạng thì Đức Phật

đản sanh năm 626 trước Tây lịch.

Theo lịch sử Phật giáo Tích Lan thì Đức Phật đản

sanh năm 624 trước Tây lịch.

Theo lịch sử Phật giáo Miến Điện thì Đức Phật

đản sanh năm 561 trước Tây lịch.

Theo chứng tích do các nhà khảo cổ Tây phương

tìm được và công bố thì Đức Phật đản sanh vào

năm 563 trước Tây lịch.

Theo bia đá đặt tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya,

Ấn Độ), đánh dấu nơi Đức Phật thành đạo, thì ghi

Đức Phật đản sanh vào năm 623 trước Tây lịch.

Năm 1950, 26 phái đoàn đại diện cho các nước

Phật giáo, trong đó có phái đoàn Phật Giáo Việt

lịch, nhập diệt năm 544 trước Tây lịch và chọn

ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm làm ngày kỷ

niệm Đức Phật đản sanh. Cũng theo đó, vào

ngày Phật Đản, cứ lấy năm dương lịch cộng với

năm Phật nhập diệt (544 trước Tây lịch) để bắt

đầu cho một Phật lịch, (sau ngày rằm tháng tư

năm nay, năm 2010 cộng với 544, Phật lịch sẽ

được bắt đầu tính là Phật lịch 2554).

Trong ngày rằm tháng tư, lễ hội kỷ niệm ngày

Đức Phật đản sanh, có lễ Quán Phật Hội (là lễ

tắm Phật). Chữ Quán Phật Hội ngày nay ít còn

được nghe nhắc tới mà chúng ta thường nghe

đến một tên khác được dùng nhiều hơn là lễ Mộc

Dục. Theo nghĩa Hán-Việt, chữ Mộc nghĩa là gội

rửa, chữ Dục nghĩa là tắm. Nói chung, lễ Mộc

Dục là lễ tắm gội. Theo lệ thường ở Chùa, lễ nầy

được cử hành vào thời công phu lúc 4:30 sáng.

Sở dĩ cử hành lễ Mộc Dục vào sáng sớm vì theo

sự tích ghi lại thì Đức Phật đản sanh vào lúc rạng

đông. Sau khi Phật đản sanh, các vị Phạm

Vương, Đế Thích, Tứ Thiên Vương mang các thứ

nước thơm đến cúng dường, tắm rửa thân Phật

sơ sanh. Sau khi Phật nhập diệt, theo lệ đó, hàng

năm cứ đến ngày Phật đản, để tưởng nhớ đến

công đức của Phật, người Phật tử đều có tổ chức

lễ tắm Phật là do vậy.

Page 7: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Đó là tám nhân duyên khiến cho trái đất rung động

do Phật thuyết, được ghi lại trong kinh Du Hành,

Trường A Hàm.

Cũng trong thời công phu sáng của lễ tắm Phật,

chúng ta cũng được nghe bài kệ tán thán công đức

của Phật Thích Ca như sau:

Trong lễ tắm Phật, chúng ta thường được nghe

tụng bài kệ như thế nầy:

Ngã kim quán dục chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu

Đồng chứng Như Lai hiện pháp thân.

(Hôm nay được tắm cho Như Lai

Trí tuệ quang minh công đức lớn

Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm

Được thấy trần gian hiện pháp thân)

Trong sự tích Phật giáo có ghi lại là khi Đức Phật

đản sanh, trái đất rung động. Đức Phật có giải

thích cho Tôn giả A Nan nghe về 8 duyên cớ

khiến cho trái đất rung động như sau:

1. Vì đất nương trên nước, nước nương trên

gió, gió nương ở hư không mà tồn tại. Khi

trong hư không có gió lớn nổi dậy thì nước

lớn bị lay động, nước lớn bị lay động thì quả

đất bị lay động. (Đây chính là nguyên nhân

khiến các mảng địa tầng di chuyển, chạm vào

nhau hay trượt, gối lên nhau, tạo nên động

đất ngày nay, chú thích của người viết).

2. Khi có một vị Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni vừa đắc

đạo hoặc có một vị Đại-thiên-thần muốn thử

thần thông thời trái đất rung động.

3. Khi có một vị Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất

giáng thần vào thai mẹ.

4. Khi có vị Bồ-tát từ thai mẹ theo hông bên mặt

xuất sanh.

5. Khi có vị Bồ-tát vừa thành ngôi chánh giác.

6. Khi Phật chuyển pháp luân.

7. Khi Phật giáo hóa xong, xả bỏ tuổi thọ.

8. Khi Phật nhập niết bàn.

Tán lễ Thích Tôn

Vô thượng năng nhân

Tăng kỳ cửu viễn tu nhơn

Đẩu suất giáng thần

Trường từ bảo vị kim luân

Tọa bồ đề tòa đại phá ma quân

Nhứt đổ minh tinh đạo thành giáng pháp lâm

Tam thừa chúng đẳng quy tâm, vô sanh dĩ chứng

Hiện tiền chúng đẳng quy tâm, vô sanh tốc chứng.

Tứ sanh cửu hữu đồng đăng Hoa-tạng huyền môn

Bát nạn tam đồ cộng nhập Tỳ-lô tánh hải.

(Kính lạy Thích Ca

Tột bực Bu-da

Nhơn tu nhiều kiếp lâu xa

Xuống giữa Ta-bà

Hy sinh ngôi báu nước nhà

Ngồi gốc đa, chiến thắng quân ma

Đắc đạo sao mai sáng lòa, mưa pháp sa

Theo về xe pháp cả ba, đã chứng Phật-đà

Hiện giờ chúng đối trước tòa, mau chứng Phật-đà

Bốn loài chín cõi đồng lên cửa huyền Hoa-tạng

Tám nạn ba đồ, chung vào biển tánh Tỳ-lô).

Nhân ngày Phật Đản, trong lòng cảm thấy dâng lên

niềm hân hoan, em xin gởi lời kính thăm đến quý

Trưởng lão và anh chị em Áo Lam khắp nơi với lời

cầu chúc:

“ĐẠO NIỆM TĂNG TẤN, PHƯỚC HUỆ SONG TU”.

Tâm Lễ, viết từ Úc Đại Lợi.

Ngày rằm tháng tư năm Canh Dần, dương lịch năm

2010, Phật lịch 2554.

Page 8: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

CHẮP TAY NGUYỆN CẦU

Nhắc tới Phật đản, người

ta nghĩ ngay đến vườn Lâm

Tỳ Ni, cách đây hơn hai

mươi lăm thế kỷ, vào một

buổi sáng đẹp trời, chim ca

rộn rã, hoa nở muôn nơi,

hương sen thơm ngát, trong

vườn ngự uyển, hoàng hậu

Maya đang từng bước nhàn

du thưởng hoa, khi đến cội

Vô ưu, thì Đản sinh thái tử.

Đó là Tất Đạt Đa, người mà

sau này, khi tròn mười chín

tuổi xuân đã làm nên một

sự kiện trọng đại trong lịch

sử tư tưởng triết học và tôn

giáo thời bấy giờ: từ bỏ

cung vàng điện ngọc, địa vị

quyền lực cao sang để ra đi

tìm chân lý, và mười một

năm sau đó đã trở thành

Bậc Đạo sư vĩ đại sau khi

khám phá ra con đường

giác ngộ Vô thượng Chính

đẳng Chính giác, mà hôm

nay chúng ta đang tôn thờ

và từng bước noi theo.

Nhưng, hai chữ Phật đản

vốn có nghĩa là một vị Phật

ra đời – hay thị hiện cũng

được. Mà Phật có nghĩa là

giác ngộ và tỉnh thức. Vậy

đáng lý ra, khi nhắc đến

Phật đản, chúng ta nghĩ đến

một chúng sinh vừa giác

ngộ, tỉnh thức. Phật đản

như vậy thì không nhất thiết

ở vườn Lâm Tỳ Ni hay ở

bất cứ một nơi nào mà

chúng ta cần phải khảo cổ

hay xử lý văn bản gì đó để

tìm ra một Đức Phật gọi là

lịch sử! Mà nơi nào, ở đâu

có một chúng sinh sống

trong tỉnh thức và giác ngộ

thì ở đó có một vị Phật ra

đời. Thật vậy, Phật đản đích

thực không phải tại vườn

Lâm Tỳ Ni vào năm 624

trước Tây lịch, mà đã Đản

sinh vào một kiếp thật lâu

xa trước đó rất nhiều. Kinh

A Hàm ghi lại rằng, vào

một kiếp xa xôi, xa lắm, khi

Đức Phật còn là một con

người bình thường, chưa

biết tu tập là gì. Trong kiếp

đó, Ngài làm một người con

bất hiếu với cha mẹ. Vì

nhân ấy, sau khi chết. Ngài

thọ quả báo bị đoạ vào địa

ngục Vô gián, trên đầu phải

đội vòng lửa đỏ, hừng hực

lửa cháy, đau khổ đến tận

cùng. Khi ấy, Ngài hỏi viên

cai ngục rằng mình phải

chịu nỗi khổ đau này đến

bao giờ. Viên cai ngục trả

lời, chừng nào trên trần

gian có một người con bất

hiếu bằng hoặc hơn Ngài bị

đoạ vào đây để thay thế cho

Ngài. Nghe vậy, Ngài liền

khởi niệm mong cho trên

trần gian có thêm nhiều

người bất hiếu để nhanh

chóng bị đoạ vào đây thay

thế chỗ mình. Nhưng oan

nghiệt thay, niệm ấy vừa

khởi, vòng lửa dữ bỗng

nhiên siết chặt vào đầu

Ngài hơn nữa là lửa cháy

càng khốc liệt, khiến cho

Ngài không thể nào chịu

nổi, toàn thân rã rời tưởng

chừng như tan thành tro

bụi. Ngay lúc đó, Ngài cảm

Page 9: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

thấy hối hận và thấm thía

nỗi khổ đau của cái quả báo

làm con bất hiếu, tự trong

sâu thẳm tâm thức Ngài

bỗng khởi lên tâm niệm

nguyện cầu cho tất cả mọi

người trên thế gian đừng ai

trở thành người con bất

hiếu nữa và nếu như có ai

lỡ dại trót làm điều bất hiếu

thì Ngài xin chịu thay cho

người đó. Mầu nhiệm thay,

khi tâm niệm ấy vừa khởi

thì Ngài thoát khỏi địa ngục

và sinh lên cõi trời! Kể từ

đó, Ngài tinh tấn tu tập,

hành Bồ tát đạo, vun bồi

công đức, thành tựu Thánh

giới, trải qua vô số kiếp,

đầy đủ tám vạn bốn ngàn

oai nghi tế hạnh, công viên

quả mãn, phạm hạnh đã

thành, Ngài thành Phật quả.

Rõ ràng, Phật đã Đản sinh

ngay từ lúc phát khởi tâm

niệm nguyện thay thế cho

tất cả chúng sinh đang chịu

khổ đau (Nguyện đại chúng

sinh thọ vô lượng khổ), và

thành Phật khi có thể khiến

cho tất cả chúng sinh đạt

được an vui hạnh phúc, giải

thoát chân thật (Linh chư

chúng sinh tất cánh đại lạc).

Chính vì ý nghĩa này mà

kinh điển Đại thừa nói rằng

Đức Phật đã thành Phật từ

vô lượng kiếp, và sự kiện

lịch sử Đức Phật đản sinh

tại vườn Lâm Tỳ Ni, sinh

bên hông phải, bước đi bảy

bước trên hoa sen và tuyên

ngôn “Thiên thượng thiên

hạ…” là sự thị hiện. Mùa

Phật đản năm nay lại về.

Trong không khí hân hoan

của muôn triệu người con

Phật, chúng ta thành kính

chắp tay nguyện cầu cho tất

cả mọi người đều phát khởi

tâm niệm nghĩ đến nhau,

quan tâm và giúp đỡ cho

nhau thoát khỏi những nỗi

khổ, niềm đau, đó là chúng

ta đang nguyện cầu cho

nhiều vị Phật đản sinh và

thành Phật trong tương lai.

Vì rằng, Phật, trong ý nghĩa

đích thực của từ này, được

làm bằng chất liệu hay yếu

tố từ bi và trí tuệ, là phước

trí nhị nghiêm. Cho nên, khi

nào và ở đâu có một chúng

sinh phát triển được những

yếu tố đó, thì ở đó có một

vị Phật ra đời.

Thích Nguyên Hùng

'On Le Phat Dan, I practiced for a dance and performed it in front of everyone. I was shy.

After that, I bathed Phat. Then we ate and played games. We took a photo with the whole

GDPT. Finally I went home. I had a great day!'

Huynh Phuong Mi

Oanh Vũ Nữ - GĐPT Long Hoa

Vào ngày Lễ Phật Đản, em đã được tập múa và trình diễn cho mọi người

xem. Em thấy mắc cở. Sau đó, em được dự lễ tắm Phật. Kế đến, chúng

em được ăn trưa và chơi trò chơi. Chúng em được chụp hình lưu niệm

với tất cả phụ huynh và anh chị em trong GĐPT Long Hoa. Cuối cùng

em ra về. Em có một ngày tuyệt đẹp.

Page 10: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Học lịch sử đức Phật Thích-Ca từ Sơ sanh đến Xuất gia có nhiều đoạn làm cho chúng ta

xúc động mạnh, ngay từ hồi còn ấu thơ đến khi đã trưởng thành. Thật vậy, đoạn kể thái tử

Tất-đạt-đa không chạy đi xem lễ hạ điền như các vương tôn công tử khác trong hoàng

cung mà tìm đến một gốc cây hồng táo ngồi tĩnh tọa, không phải ngồi trong vài ba phút mà

ngồi hằng giờ, không phải ngồi vọc cát vọc đất chơi mà ngồi tham thiền hẳn hoi... Ôi, con

người có nhân cách đặc biệt đã “phát tiết” ngay khi còn rất bé.

Theo tục truyền, khi đức Phật đản sinh, có

hai vòi nước nóng và lạnh phun ra để tắm

Phật. “Tắm Phật” đối với chúng ta còn có

ý nghĩa sâu xa hơn một chút: đó là khi múc

nước tắm Phật, mỗi người chúng ta đều

phải nghĩ đến sự thanh lọc tâm ý để tâm ý

không bị ô nhiễm bởi ba độc tham, sân, si.

Mỗi khi tắm, chúng ta tự nghĩ: thân mình

dơ thì lấy nước để tắm rửa còn Tâm dơ thì

làm sao, lấy cái gì để rửa? Vì vậy bài học

của “Tắm Phật” là dạy chúng ta phải

thường xuyên “tắm gội” tâm mình trong

đời sống hằng ngày, chứ không phải đợi

đến ngày Phật đản mới nghĩ đến! Không

những chỉ trong lúc tắm Phật hay tắm gội

thân mình mà ngay cả trong những lúc rửa

chén bát hằng ngày nữa, chúng ta cũng

phải quán sát về sự tồn tại của thân tâm ô

nhiễm và nỗ lực chuyển hóa đoạn trừ!

Có bài kệ nói là rửa chén bát với tâm

chánh niệm, thanh lọc tâm ý thì việc rửa

chén bát đó cũng linh thiêng không kém gì

tắm tượng Phật sơ sinh:

Washing the dishes

Is like bathing a baby Buddha

The profane is the sacred

Everyday mind is Buddha’s mind

Thật vậy, nếu tâm ta luôn sống trong từng

sát-na thiện, những việc làm của thân,

miệng, ý đều nhằm huấn luyện tâm, cải tạo

tâm... thì tất cả đều là Phật pháp. Cái tâm

bình thường ấy chính là tâm Đạo, là tâm

Phật; còn trái lại, cho dù chúng ta có đọc

“thiên kinh vạn quyển” nhưng miệng luôn

nói chuyện thị phi, ý luôn nghĩ cách làm

hại người khác nếu họ làm trái ý mình,

v.v... thì thật uổng công. Vì vậy, nếu chúng

ta nghĩ rằng mình đi chùa 5 năm, 10 năm,

30 năm, 40 năm... rồi, nhưng nếu chúng ta

không đi ra khỏi những tham lam (không

tâmminh

Page 11: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Người “được” thì hoan hô, hả hê, khoái

chí, người “mất” thì tuyệt vọng, có thể

đi đến tự tử, điên loạn, v.v...

Đức Phật của chúng ta ở cái tuổi

đắc chí nhất của cuộc đời, có đầy đủ

tuổi trẻ, danh vọng, quyền lực của một

vì vua, vừa đẹp, vừa hùng dũng, chiến

thắng tất cả các vì vua khác, có vợ đẹp,

con ngoan... Ngài không có một giây

phút nào không trăn trở cho số phận con

người trước vô thường của cuộc sống.

Ngài không thao thức vì ngai vàng, vì

giấc mộng đế vương, nghĩ cách chinh

phục đất nước này, vương quốc nọ như

những vị đại đế trong cuộc đời, nét mặt

Ngài luôn u buồn vì nghe được một

tiếng gọi của lương tâm, cầu mong Ngài

tìm đường cứu khổ cho nhân loại, vì

Ngài đã “thấy” rất rõ tuổi trẻ rồi sẽ úa

tàn, sức khỏe rồi sẽ mất, nhường cho

tuổi già và bệnh hoạn, và rồi cái chết sẽ

đến lặng lẽ bất ngờ… ai cũng không

qua khỏi quá trình ấy dù là người mạnh

nhất trần gian; cho nên cái đau của Ngài

là cái đau của nhân loại, của muôn loài

chúng sanh. Ngài đã gánh lên vai mình

những hoài bão lớn lao cao cả cho nên

hai dòng nước nóng lạnh của cuộc đời,

đối với Ngài đâu phải có áp lực lớn như

đối với một con người bình phàm.

phải chỉ tham tiền mới gọi là tham đâu

nha!☺☺!!) thành kiến, cố chấp, ganh tị,

tranh chấp, hẹp hòi, ích kỷ, phe nhóm,

cục bộ… phiền não vẫn còn y nguyên và

như thế thì việc đi chùa của chúng ta

cũng coi như “dỏm” đó nha! ☺☺!!

Trở lại câu chuyện khi thái tử Tất-đạt-

đa ra đời, có hai vị Long vương đến phun

hai dòng nước để tắm cho Ngài; một vị

phun ra dòng nước nóng, một vị phun ra

dòng nước lạnh với ý nghĩa Thái tử là

con người đặc biệt, có thể chịu đựng nổi

sức mạnh của hai dòng nước, kham nhẫn

nổi sức nóng lạnh, tượng trưng cho

những áp lực nặng nề thường xuyên tác

động lên con người đó là khổ-vui, được-

mất, thịnh-suy, khen-chê, thường được

gọi là “bát phong” của cuộc đời. Nghĩa

đen của việc tắm “hai dòng nước” rất dễ

dàng thoải mái nhưng nghĩa bóng, nghĩa

biểu tượng thì thật là khó làm, khó chịu

đựng, khó kham nhẫn. Thật vậy, những

người chịu khổ trước được vui sướng,

sau thường hay quên những ngày khổ

cực, khinh chê những người bần cùng.

Còn những người sướng trước khổ sau

thì than thân trách phận, oán trời trách

đất, làm nhiều chuyện khùng điên hại

mình hại người, làm như trên đời này

mình khổ là một chuyện hết sức vô lý,

người ta khổ thì… OK!☺☺!!

Page 12: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Vì vậy, Đạo của Ngài trao truyền cho

chúng ta hôm nay là Đạo vô ngã. Ngài

tuyên bố Phật pháp không phải là của cá

nhân ai, chư Phật dù có ra đời hay

không thì Phật pháp vẫn hiện hữu, Ngài

không dành độc quyền về Phật pháp,

mặc dù kinh điển Phật giáo dạy về Vô

thường, Vô ngã, Nhân duyên, Duyên

khởi, Nhân quả, Nghiệp báo, v.v...

nhưng Ngài vẫn luôn xác nhận rằng đó

là những định luật Ngài đã phát hiện ra,

chứng minh và dạy cho đệ tử của Ngài,

tất cả chúng sanh đều có quyền áp dụng

những định luật đó vào cuộc sống của

mình để có an lạc, hạnh phúc.

Chúng ta, nếu xưng là Phật tử, là con

của đức Thế Tôn, chúng ta cũng phải

thấm nhuần tinh thần ấy; vì mục đích

của Phật pháp, luôn làm điều lợi ích cho

chúng sanh, Phật pháp để chữa lành

bệnh cho tha nhân, đem hạnh phúc đến

cho chúng sanh chứ không gây nên đau

khổ cho muôn loài.

Đức Phật của chúng ta, ngay khi

Ngài còn tại thế cũng đã bị những người

xấu dùng đủ thủ đoạn để ám hại, đủ mọi

hình thức nói xấu, bôi nhọ vu khống,

v.v... nhưng Ngài luôn im lặng, không

có chuyện “ăn miếng trả miếng” như

phàm phu; đôi khi đối diện với những

người xấu ác, Ngài vẫn ôn tồn bảo

rằng “những lời mắng nhiếc của ông

xem như quà ông đem đến cho mà ta

không nhận, ông hãy đem về đi!” chỉ có

thế thôi!

Đức Phật, không phải của ai cả, cho

nên khi nói “đức Phật của chúng ta”

người viết đã kèm theo một lời xin lỗi

trong tâm mình, đức Phật là người tỉnh

thức, đạo của Ngài là đạo tỉnh thức,

người tự nhận mình Phật tử là người cố

gắng tu học theo Đạo tỉnh thức, sống

chánh niệm trong mọi lúc, ở mọi nơi.

Nếu được như vậy, chúng ta sẽ không

bao giờ nghĩ sai, nói sai, làm sai, nghĩa

là nói, làm những điều bất thiện hại

người hại vật chỉ vì lợi ích bất chánh

của cá nhân mình. Duy trì chánh niệm

trong cuộc sống, chúng ta sẽ đi trong

lòng cuộc đời với những áp lực của hai

dòng nước nóng lạnh khắt khe của cuộc

đời với tâm bình khí hòa, không loạn

động, không nao núng, vì đã có Phật

pháp làm kim chỉ nam, thuyền đời coi

như đã được định hướng.

Nhân mùa Phật đản, chúng ta hãy thành

tâm chúc nhau luôn tinh tấn tu học và tu

tập để xứng đáng là người con Phật -

Phật tử.■

Page 13: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

1. Tham: Tham lam. Tánh của Tâm sở

này là người tham lam, tánh hay để ý

dòm rình những cái gì họ ưa thích: tiền

tài, sắc đẹp, danh vọng, miếng ăn, chỗ

ở v.v… Rồi họ lập mưu này kế nọ, để

chiếm đoạt để tìm kiếm cho được, được

mấy cũng không vừa, nên tục ngữ có

câu: " Bể kia dễ lắp, túi tham khó đầy!".

Tham cho mình, rồi tham cho bà con

quyến thuộc. Nói rộng ra, tham cho cả

quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng

tham, mà nhân loại tranh giành xâu xé

cướp bóc giết hại lẫn nhau, chịu không

biết bao nhiêu điều thống khổ. Nghiệp

dụng của nó: làm chướng ngại "Vô

Tham" và sanh tội lỗi.

2. Sân: Nổi nóng. Tánh của Tâm sở

này là người có tánh nóng nảy, gặp

những việc trái ý thì nổi nóng lên,

trong tâm bực tức, không an, ngoài mặt

nhăn nhó, xấu xí vô cùng, mắt đỏ tía

hoặc tái xanh. Bộ dạng thô bỉ, thốt ra

lời nói thiếu nhã nhặn, có khi đánh đập

hoặc chém giết người. Phật tử chúng

ta, mỗi khi nổi sân lên, cắc cớ lấy kiến

rọi mặc mình, thật "ngộ" hết sức…

không phải là Phật-tử chút nào! Tánh

"nóng nảy" rất có hại: làm cho anh em

chẳng ưa, trong gia đình không được

hòa nhã, ngoài xã hội chẳng được kính

yêu. Nhiều người vì nóng nảy mà

đánh đập vợ con, lắm khi phải mang

bịnh tật suốt đời, hoặc giết hại đồng

bào, chủng loại. Nghiệp dụng của nó:

làm cho thân tâm không yên ổn,

chướng ngại tánh "Vô Sân" và sanh

các tội lỗi.

3. Si: Ngu si, si mê (trong đạo Phật

gọi là vô minh, không sáng suốt). Đối

với sự vật hiện tiền, tâm tánh mờ ám,

không có trí huệ sáng suốt để phán

đoán việc hay- dở, tốt- xấu, lợi-hại

v.v… nên mới làm những điều tội lỗi,

như có người đã có gia đình vẫn si mê

trai gái hay ngược lại si mê chồng hay

vợ người khác. Có hại cho mình, và

người (theo thế tục gọi là "dại" hay

"ngu"). Cái Si này thường ám ảnh

trong tất cả việc làm. Một người tham

tiền, đánh bài bạc, mê casino, vì si mê

ám ảnh, nên đến lúc thua hết của tiền

mà cũng không chán.

Có một người vì lòng tham, si nổi lên,

giữa lúc ban ngày đông người, vào

tiệm giựt vàng.

Lính bắt được hỏi: "Anh không thấy

lính tráng ở chung quanh và không sợ

tù tội sao?"

Page 14: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

mình, người đánh bạc, cậu giựt vàng,

có thể thắng được lòng tham, không

đến nổi bị hết của và mang tù tội. Cho

biết trong lúc Tham mà có Si, thì có hại

rất lớn! Khi nóng giận cũng vậy, nếu

trong lúc nóng giận mà sáng suốt, biết

suy xét việc lợi hại, lúc ấy có thể dằn

bớt sự nóng giận ít nhiều! Trái lại vì bị

si mê ám ảnh, nên nói càn làm bướng,

đến khi hết giận rồi thì tội lỗi quá

nhiều! Nên tục ngữ có câu: "Ăn nóng

mất ngon, giận lắm mất khôn" là vậy.

Nghiệp dụng của nó sanh ra các pháp

tạp nhiễm và chướng ngại tánh "Vô si".

Tham Sân Si theo đạo Phật, ba thứ độc

nầy không phải do thần linh tạo ra, do

định mệnh an bài, hay có ra một cách

may rủi. Vì tất cả mọi phản ứng tâm lý

(tâm sở) đều do nhân duyên, ở đây có

nghĩa là do tâm lý và cảnh vật xúc tác

với nhau mà phát sinh ra. Có thể nói

tham sân si là sản phẩm của tâm lý chủ

quan xấu xa. Ba pháp nầy được duy trì

và phát triển liên tục theo giòng sống

của chúng sanh trong hiện tại cũng như

trong quá khứ và nếu không được diệt

trừ thì chúng vẫn tồn tại và phát triển

trong tương lai: phút sau cùng như các

đời sau của mỗi chúng sanh. Chúng

hiện hữu và phát triển nơi những con

người không giác ngộ giải thoát qua

hành động xấu ác của thân (như giết

hại,trộm cướp, tà hạnh) trong lời nói xấu ác của miệng (như nói dối, nói thêu

dệt, nói hai lưỡi, nói thô ác) trong tư

tưởng xấu ác của ý (tham muốn, tàn bạo,

hiểu sai).Chúng có thể được tìm thấy

một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn

ngữ, và ý nghĩ của bản thân cũng như

của bản thân của kẻ khác. Kinh nghiệm

cho ta biết bất cứ ở đâu hay lúc nào, nếu

tham sân si có mặt và ngự trị thì cuộc

sống riêng hay chung đều trở nên xấu xa

đau khổ. Điều cần lưu ý là không nên

xem tham sân si như là những gì trừu

tượng, chỉ hiện hữu trong tâm lý con

người mà phải tìm thấy sự hiện hữu cựu

thể của chúng qua những hành động

chiếm đoạt, bốc lột, tàn bạo, giết hại,

qua những tư tưởng tối tăm, lầm lạc

trong mọi sinh hoạt cá nhân và tập thể.

Ngọc Mai

“Hãy chăm sóc Tâm Ý của bạn vì chúng

sẽ trở thành Lời Nói của bạn.”

“Hãy chăm sóc Lời Nói của bạn vì

chúng sẽ trở thành Hành Động của bạn.”

“Hãy chăm sóc Hành Động của bạn vì

chúng sẽ trở thành Thói Quen của bạn.”

“Hãy chăm sóc Thói Quen của bạn vì

chúng sẽ hình thành Bản Tánh của bạn.”

“Hãy chăm sóc Bản Tánh của bạn vì

chúng sẽ hình thành Định Mệnh của

bạn.”

“Và Định Mệnh của bạn sẽ là Cuộc Đời

của bạn."

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh trả lời rằng: "Lúc đó tôi chỉ thấy vàng thôi; nếu

thấy lính tráng, thì tôi đâu dám làm như thế!"

Đây là những bằng chứng, trong lúc tham, vì có si mê

ám ảnh, nên người đánh bạc nọ mới hết cửa hết nhà;

anh giựt vàng kia mới mang gông cùm từ tội! Nếu

trong lúc ấy, được sáng suốt, phân biệt lợi hại, thì anh

thanh niên kia có thể thắng lại được dục vọng của

Page 15: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

“Óc chỉ thấy tên con và

dáng dấp. Tim chỉ chứa

bóng hình con tấp nập.”

Con yêu dấu, khi đến tuổi về già.

Cha mẹ không còn tươi như hoa

Mà nhăn nhó, mặt cau, mắt ướt.

Con sẽ thấy không còn vui như trước.

Nhưng cũng đừng cau có lại mẹ cha.

Vì khi xưa, con khóc óe vang nhà.

Mẹ cha vẫn vui tươi như hội.

Nếu cha mẹ tay run không cầm nổi.

Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà.

Xin con đừng gắt mắng hạng người già.

Vì lúc bé, con vẫn thường rơi vãi.

Mẹ cha vẫn phải khom lưng nhặt lại.

Từng miếng cơm, chút thịt con làm

văng.

Mẹ vừa cười vừa nhìn con lăng xăng.

Nghe con “xin lỗi” mà ấm lòng hơn Tết.

Nếu cha mẹ có nói nhiều, phát mệt.

Có những câu lảm nhảm, không đầu

đuôi.

Con hãy nhớ năm xưa, nằm trong nôi

Mẹ kể mãi một chuyện xưa cổ tích

Cha cũng vậy, những khi con không

thích,

Lên giường nằm để ngủ giấc hồn nhiên.

Cha kể đi kể lại chuyện ông Tiên.

Chuyện Tướng Cướp, Thạch Sanh, nhiều

chuyện bịa.

Nếu cha mẹ rồi ít năng tắm rửa.

Con cũng đừng bịt mũi, dang xa.

Bởi khi xưa, mẹ phải gọi cả nhà.

Mới tắm được cho con một lát.

Con nghịch chơi, người dính đầy bụi cát.

Mực lấm lem, tay chân bẩn như ma.

Mẹ mới dội nước, con đã khóc la.

Không chịu tắm, không chịu vào bồn rửa.

Cha phải dỗ con hoài, con mới sửa.

Mãi lớn khôn, mới đi tắm một mình.

Nếu mẹ cha rồi không hiểu văn minh.

Máy móc mới đủ hình đủ kiểu.

Cũng đừng cười chê ông bà già hủ lậu.

Mà nên giảng cho cha mẹ cách dùng.

Vì năm con hai tuổi, cái gì cũng lạ lùng.

Cha mẹ phải cầm tay con, chỉ dẫn.

Rồi lớn lên, cha dậy con cẩn thận.

Đừng nghịch máy này, đừng đụng vật kia.

Cha giảng cho con từng chút, từng ly.

Page 16: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Cách mở radio, bật đèn, mở bếp, vặn

tivi.

Con đã nở những nụ cười hạnh phúc.

Nếu mẹ cha mà nhớ, quên tùy lúc.

Đừng cằn nhằn cha mẹ ngu khờ.

Biết bao lần con quên sách vở ở nhà.

Cha phải chạy như bay về nhà lấy.

Điều quan trọng là cha mẹ cần được

thấy.

Dáng hình con quanh quẩn đâu đây.

Ngửi hơi con mà trong mắt cay cay.

Con còn đó, tim cha đầy máu nóng.

Nếu mẹ cha quá già không muốn sống.

Con hãy hiểu cho: rồi tới lúc con cũng

già.

Sẽ tới hồi cuộc sống như lướt qua.

Ý sống hết, mà chỉ còn tồn tại.

Một cây khô, một cánh hoa vương vãi.

Một bộ xương có hiểu biết vật vờ.

Những kỷ niệm xưa đầy ắp, chan hòa.

Trong ánh mắt, trong dấu tay run rẩy.

Hơi thở ngập ngừng, âm thanh lẩy bẩy.

Không ham vui, chỉ còn chút tình yêu.

Tình yêu con, yêu cháu thật nhiều.

Óc chỉ thấy tên con và dáng dấp.

Tim chỉ chứa bóng hình con tấp nập.

Dấu chân xưa chạy nhẩy tung tăng.

Từng nốt muỗi đau, từng cơn nhức trong

răng.

Từng cơn sốt đổi da, đổi thịt.

Mẹ cha đã từng bao đêm quên mệt.

Ngồi bên con, nghe hơi thở đều hòa.

Dù cho con khó chịu, khóc la.

Cha mẹ vẫn dấu yêu con trên hết.

Và, bây giờ, khi tới gần cõi chết.

Vật dụng mang theo vẫn chỉ bóng hình

con.

Còn chút hơi tàn, cha mẹ mong tặng con:

Niềm hạnh phúc, sướng vui bất tận.

Thôi, vài hàng, của mấy người sắp lẫn.

Cha mẹ sẽ quên đã từng tặng hành trang.

Kiến thức, thông minh, sắc đẹp... con

đang mang.

Những hiểu biết về cuộc đời gian khó.

Những can đảm, chai lì, không biết sợ.

Để con thành người tài giỏi hôm nay.

Những bằng cấp mà con có trong tay.

Là kết quả của bao đêm mẹ khóc.

Là rụng rơi của bao nhiêu sợi tóc.

Của ngàn ngày đưa đón con đi.

Thôi, nói làm chi? Nhắc làm chi?

Mẹ đang nói: hãy đừng làm con mệt...

Nghỉ đi con, để vui thỏa ngày mai...

Page 17: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Chàng Mohandas thuộc dòng dõi quý tộc, đến tuổi trưởng thành. Ngày nọ

khi đi săn, chàng cỡi ngựa ngang làng kia, ghé vào một căn nhà để xin nước

uống. Khi gặp thiếu nữ trong nhà, chàng như người mất hồn. Tình yêu chớm nở

và mãnh liệt ngay lúc ban đầu. Nhưng oái oăm thay, hai dòng họ lại

Chuyện thần thoại Ấn Độ kể rằng:

Tuy là câu chuyện không có thật, để dạy dỗ người đời, song nó phản ảnh

một vẻ đẹp cao cả trong tình yêu của mẹ. Chính giây phút mà lẽ ra trái tim mẹ

phải hận thù và nguyền rủa đứa con bất hiếu, thì trái tim ấy lại thương yêu và

lo lắng khi có bất cứ điều gì làm con mình bị tổn thương. Tình yêu của mẹ thật

ngọt ngào biết bao!

có một mối thù truyền kiếp. Không gì chia cắt được, họ lén lút gặp nhau. Khi

Mohandas muốn đám cưới, nàng lạnh lùng nói: “Nếu chàng thật yêu em hơn bất

cứ ai trong đời nầy, hãy về nhà giết mẹ, mang trái tim đem sang cho em, và hôn

lễ sẽ cử hành ngay lập tức.”

Là đứa con hiếu thảo, Mohandas không thể làm một việc đại ác như thế,

nhưng tình yêu thôi thúc, nỗi khao khát được sống với người yêu, khiến chàng

nghĩ rằng: Trước sau gì mẹ ta cũng sẽ qua đời! Thế là, một đêm nọ, lúc gia đình

ngủ yên, Mohandas vào phòng, đâm mẹ chết, mổ lấy quả tim, cầm trên tay,

phóng ngựa qua khu rừng để đem đến cho người yêu. Trái tim người mẹ vẫn còn

nóng và đẫm máu. Trong lúc phi ngựa quá nhanh, trái tim tuột khỏi tay chàng,

rơi vào bụi gai rừng. Mohandas dừng ngựa nhảy xuống, vạch gai tìm kiếm, chàng

trở nên tức giận khi gai xước rách da thịt làm chảy máu. Chàng càu nhàu, nguyền

rủa vì tìm mãi mà không thấy quả tim. Một lúc sau, chàng bỗng thấy trong đám

bụi rậm có hào quang phát ra như hình trái tim, và một tiếng nói thân thương nhỏ

nhẹ của mẹ bảo rằng: “Mohandas, gai nhọn có làm con đau không?"

Page 18: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

"M" is for the million things she gave me,

"O" means only that she's growing old,

"T" is for the tears she shed to save me,

"H" is for her heart of purest gold;

"E" is for her eyes, with love-light shining,

"R" means right, and right she'll always be,

Put them all together, they spell

“MOTHER",

A word that means the world to me.

Ward Johnson (c. 1915)

There were some flowers waiting

for us,

But stopped and looked when I

passed.

They were beautiful, pretty and pale,

Though they were not for sale.

Realised that they were for mum,

So I looked at them and up some.

Stuck them in this small, green ball,

And left them till we leave.

So to mum here

Happy Mothers day.

I love you mum dear.

Diệu Lý - Vũ Tố Uyên

Thiếu Nữ Chánh-Pháp

Page 19: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

làng nọ có một cậu bé rất nghèo. Mỗi ngày phải đi lượm những thức ăn

rơi rớt ngoài chợ đem về cho mẹ ăn qua ngày.

Một hôm trên đường đi ra chợ cậu bé vô tình nghe được đám trẻ nhà giàu thách

nhau đá chén cơm đầy lên cao để vui thỏa thích.

Cậu ta liền nghĩ: “Nếu họ thách nhau đá chén cơm, thì chiều nay Mẹ sẽ có cơm

ăn. Mẹ chắc mừng lắm! vì lâu lắm rồi Mẹ chưa được ăn chén cơm nào.”

Trong khi cậu ngồi chờ cho chén cơm rớt xuống, thì cả bọn nhà giàu đuổi không

cho câu ngồi đó và nói rằng:

“mày dơ dáy quá và hôi thúi nữa, ngồi đây làm gì hãy đi chỗ khác.”

Cậu bé không nói gì và cứ ngồi lì. Bọn nhà giàu tức quá nên cùng nhau đánh

đập cậu bé, nhưng cậu bé vẫn không nhúc nhích.

Bọn trẻ ngạc nhiên và hỏi nhau: “Sao nó không biết đau, bị chảy máu tùm lum

mà không la, không bỏ chạy mà ngồi đó rướm nước mắt.”

Có đứa trả lời: “Chắc nó khùng.”

Có đứa hỏi thêm: “Sao mày bị đánh mà còn ngồi

yên đó, không bỏ chạy?”

Cậu liền trả lời: “Thà tôi bị đánh nhưng Mẹ tôi sẽ

có cơm ăn.”

rong

Page 20: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Một cậu trong bọn lại hỏi: “Tại

sao bị đánh thì Mẹ của mày có

cơm ăn? Mẹ của mày đâu?”

Cậu vừa khóc vừa trả lời: “Vì Mẹ tôi mù lòa nên mỗi ngày tôi phải đi lượm

những thức ăn rơi rớt ngoài chợ đem về cho Mẹ tôi ăn. Hôm nay nghe được các

anh thách nhau đá chén cơm, tôi nghĩ rằng thế nào cơm cũng rớt xuống đất và

các anh sẽ không bao giờ ăn cơm bị rớt xuống đất. Lâu lắm rồi mẹ tôi chưa

được ăn cơm, nên tôi ngồi đây chờ.”

Bọn trẻ nghe đều giựt mình trước câu trả lời của cậu bé và làm cho chúng hổ

thẹn và tội lỗi cho việc phung phí của mình. Chúng liền bảo nhau không đá

chén cơm nữa mà tặng cho cậu bé đem về cho Mẹ cậu.

Cậu bé hết lòng biết ơn đám trẻ và trước khi cậu ra về, cậu tặng đám trẻ một câu

ngắn gọn:

“Hãy quý những gì bạn đang có!”

Ngọc Mai

Page 21: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

On 25 April 2010 and 26 April 2010, taking ad-

vantage of the Anzac Day long weekend,

GĐPT Chánh Pháp organised a retreat for 60

people to Sunnataram Forest Monastery [SFM]

near Bundanoon NSW [www.sunnataram.org].

These 60 people comprised of 16 guardians/

parents [phụ huynh], 10 huynh trưởng

[leaders], and 34 đoàn sinh of all Ngành. We

hired 2 Fairfield Council buses.

This summary of that retreat concentrates on the eye-opening experiences we had rather

than the mundane accounts like we left Chùa Thiên Ấn at 7:20 and arrived at 9:10, ...

The abbot introduced himself as Venerable Phra

Mana. To me, the word <<venerable>> was re-

dundant as Phra already means venerable in

Thai, equivalent to Thượng Toạ in Viet. Phra

gave us a 45 minute orientation in which he sub-

divided the 34 đoàn sinh into 8 teams whose

names were Right Understanding [Chánh Kiến],

Right Thought [aka Right Aspiration, Chánh Tư

Duy], Right Speech [Chánh Ngữ], Right Action

[aka Right Behaviour, Chánh Mạng], Right Liveli-

hood [Chánh Nghiệp], Right Effort [Chánh Tinh

Tấn], Right Mindfulness [Chánh Niệm], Right Concentration [Chánh Định] [http://

en.wikipedia.org/wiki/Eightfold_Path]. Our homework was to research meanings of those

names and to show Phra at the end.

For a start, SFM was of the Theravada traditions whereas GĐPT Chánh Pháp had Maha-

yana background, we took a while to adjust. The difference was enhanced by the fact that

SFM was founded in Thai Buddhist traditions. The Buddha statues looked different. The

sculptures were more pointy.

Page 22: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

And we had to observe more rules:

A clear demarcation was drawn between the sexes. Females were not to approach male sleeping quarters and vice versa, without authorisations.

An Ưu Bà Di [Upàsika] was not to touch Thầy, preferably keeping a distance of 2 metres. When she wanted to hand Thầy something, she was best to ask an Ưu Bà Tắc [Upàsaka] to help, or she could place the item on a tray where Thầy would collect from.

We were not to point our feet at the Buddha nor Thầy. Observing this rule was hard for a group of young Viet Buddhists who had no reservation about the feet at all in both Viet and Australian cultures, and who hardly practised meditation at all. When their legs hurt, naturally they either wanted to change or streched the legs.

It was offensive to touch Thầy's head. I doubt that we ever wanted, or had the need, to touch Thầy's head ?

It was impolite to turn one's back, especially one's rear end, to Buddha or Thầy, hence retreating was the preferred way of leaving.

Preserve water.

At lunch, we experienced for the first time Dana [offering, Đàn-Na]. I had hoped to wit-

ness Dana but actually involved in Dana, not once but twice, was beyond expectation.

It was beautiful to see an Oanh Vũ spooned

rice into a monk's alms bowl. The practice

of Dana put a Buddhist that much closer to

his teacher in every respect. We savoured

this Dana experience that we can never get

with our Mahayana venerables.

Food was exceptional. On the first day we

had something like 10 courses, 7 of which, I

was told, were made by Jue Eam's group.

They had a lot of experience among themselves. Jue Eam asked Cô Nhàn to be the chef

because Cô Nhàn had cooked for SFM and many retreats like this. The other 3 food

courses were Thai cooking, contributed by the Thai volunteers who regularly came from

Sydney to help with the ongoing construction. According to Theravada traditions, they

have light refreshment instead of proper dinner. However, as GDPT Chánh Pháp’s young

members were not familiar with this tradition, we had a permission from Phra to have

light dinner. Dinner was not light. After dinner, we had 4 types of chè [sweet soup

desserts], which most people thought 1 sweet soup would suffice. The Vietnamese

say <<Có thực mới vực được Đạo>> meaning <<Food gives energy to uplift

Dharma>>. It was so true here, the food was so fresh, so tasty, and so abundant

that if we failed to learn Dharma, we only had ourselves to blame.

Page 23: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Bowing was different. Bowing was natural and frequent at SFM. We saw Thai Buddhists

bowed to Buddha and Thầy in the Main Hall [Chánh Điện], and in the garden. I under-

stood bowing was a way to pay respect to person[s] with higher Dharma experience, an

obvious measurement of which was the number of years that they were in the Dharma.

In contrast, the Mahayana venerables that we know gave us the impression that bowing

was so significant, so serious. I witnessed one Thầy moved aside when bowed to, as if

he wanted to divert the bow energy to the Buddha altar behind. Another Thay's face

turned so serious as he put his hands together in lotus bud configuration to receive a

bow, as if he was about to receive a kung fu blow from the bower. We hardly saw a Ma-

hayana venerable bow to another whereas at SFM, in one morning chanting session, we

saw Phra Mana bowed twice [6 bows in total] to a venerable of higher rank, even though

Phra Mana was the abbot. At SFM, the xá [half bow] was hardly seen, one either per-

formed the full bow [touching the ground at 5

points] or one did not.

After lunch, we were lectured inside the Egypt Ex-

hibition Hall. Phra Mana showed how the lotus had

significant place in Egyptian art long before the

Buddha. A bottle of Egyptian lotus perfume was

passed around among other artefacts. He came to

the conclusion that India borrowed the lotus

In the afternoon of the 25th, Phra Mana took

us to a spacious area. On the ground was

half the map of the World stretching from

Europe to the Far East. He told us that

this map was that of the World 4,000

years ago. Significant features on this

map were the location of Egypt, location

of the Silk Road, location of India, the

field ofi nfluence of Buddha, and location of

symbolism from Egypt. This idea was reinforced the next morning by 2 Indian carved

stones dated 2,200 years ago. One carved stone showed the lotus flower with 7 seeds in

the middle, representing 7 Steps to Enlightenment [Thất Bồ Đề Phần, aka Thất Giác Chi,

http://www.thuvienhoasen.org/phathocphothong-03-09(2).htm], outside of which were 8

petals, representing the 8 Fold Noble Path [Bát Chánh Đạo, http://

www.thuvienhoasen.org/phathocphothong-03-10.htm], which is in turn surrounded by 12

petals, representing 12 Links Of Existence [12 Nhân Duyên, http://

www.thuvienhoasen.org/u-phcb2-1-1.htm]. The other carved stone was a marriage of 2

sacred symbols: the same lotus flower sacred in Egypt, silhouetted by a white elephant

sacred in India.

Page 24: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

the Far East. The map also showed known locations of pillars by Asoka Emperor. Also

shown were locations where Buddhism spread to at the time. In the background was a

copy of one of Asoka pillars supporting a 4-face lion. Again, the purpose of this map

reading was to show how sacred symbolism changed shape from one culture to the next.

Phra guided us on a bushwalk that afternoon. I considered the bushwalk as a different

form of Theravada training. As the bushwalk was

long, it tested the endurance of the participants.

Of prime importance here was the breadth. One

had to regulate the breadth to minimise expensed

energy as one climbed hills. Please read an ac-

count by Tu <<Walking Meditation>> dedicated

to this bushwalk.

That evening could be filled with fun around a

camp fire, but it poured down until 22:00. The

camp firewood that we collected after the bushwalk had to be used some other time. We

changed the program to acting. Every of the 8 teams had 15 minutes to consult among

themselves and huynh trưởng, before acting out the meaning of their team's name.

Chương and Hoàng were assigned judges. We had so much laughter. The people's choice

was team Right Concentration with 9 votes out of 33, basically because of Đức's dancing.

9/33, though the highest score, could not reflect

the opinion of the majority. Chương and Hoàng

were surprised that all teams understood their

team's name, hence understood the Eightfold No-

ble Path. This was the first time these people en-

countered the Eightfold Noble Path which was re-

served for huynh trưởng [leaders]. The judges

gave the highest score 8/10 to Right Mindfulness

and Right Thought. To be fair, Right Mindfulness

had an edge over Right Thought. Most huynh

trưởng agreed. For a start, Right Mindfulness [Chánh Niệm] happens to be at the core OF

ALL BUDDHIST PRACTICES. To put it John Wayne's way of saying: <<All 8

branches in the Eightfold Noble Path were equal, but Right Mindfulness was more

equal !>> The team chose to act out application of Right Mindfulness to the Five

Precepts. They acted 5 examples. Good planning. Good coverage. They struck

the nail on the head as Precepts are at the core of Right Mindfulness. Their fre-

quent use of the words <<stop>> and <<really>> surprised the judges

Page 25: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

with their insights and creativity. Mindfulness is a tool best used in the mind, when the

idea is being formed, before any deed is performed.

The morning of the 26th started with meditation at 5:30 then chanting. Then we had

<<yochi>> exercises in the garden under Phra Mana's instruction. The term <<yochi>>

was coined by Phra to mean a marriage between Yoga and Taichi. Some movements

were from Yoga, some from

Taichi. It was a glorious morn-

ing. Following Phra's words,

we embraced the loving kind-

ness of nature, of the moun-

tains, of the plants, of our

teachers, of our parents, of

the people who love us, ...

and we took all that love inside. At this point, I recalled having done the same exercises

6 years before, in the same garden. Miền Tịnh Khiết had organised a retreat like this in

2004. At that time there was no standing Buddha statue yet. Everyday of those 6 years,

Phra took into himself the loving kindness of nature, while I took into myself defilements.

Oh Buddha, what a difference that made us ? A trickling water leak can make a big dif-

ference in 6 years. Then after we took in the loving kindness, we absorbed in our hands

all the tiredness, the pain, the sickness, the suffering, ... and threw them back at the re-

cycling bin of Jervis Bay in 3 loud throws. The term <<loving kindness>> was frequently

used and practised at SFM. The term <<recycle>> was so apt and fashionable.

It was that same morning when my eyes really got opened. Phra Mana led us to a series

of stones. Before looking at what the stones were about, we practised sitting meditation

in which one meditated where one sat even with legs dangling. It was a glorious morn-

ing. The birds were singing to the freshness and regrowth following the night's heavy

rain. There was no time to tell us what to contemplate upon during sitting meditation, so

I just used the breadth as the object. At one stage I fell asleep and almost tipped over.

In lotus posture meditation one could not fall but here one could. After sitting meditation,

Phra Mana showed us the first stone carving of Prince Siddharta leaving the palace.

I looked at the stone carving as just <<another depiction of Buddha's life>> de

spite Phra informing us that the stone was a copy of the 2,200 year old original

stone.

I had learned the story 30 years before and saw it through the Chinese eyes.

The story of Buddha's life got repeated many times as I grew up in GĐPT, and

reconfirmed by series of pictures by Chinese artists in Phap Bao Pagoda in

Bonnyrigg NSW.

Page 26: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

The story funnelled down through generations of huynh trưởng, but no one could tell me

where the source was. I gradually became bored with the story and questioned its validity:

how a new born baby could walk 7 steps and lotus blossomed under his feet ? I misunder-

stood that the story of Buddha's life was conjured up by Chinese scholars a few hundred

years ago. Until a week before the retreat, I stumbled on a Mahayana sutra named Ma-

haparinirvana Sutra [Kinh Đại Bát Niết Bàn], the Viet translation by HT Thích Trí Tịnh

[http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-00.htm, http://lirs.ru/do/

Mahaparinirvana_Sutra,Yamamoto,Page,2007.pdf]. At the 7th chapter, Phẩm Tứ Tướng,

the Sutra explained the depiction that a new born baby walked 7 steps and lotus blos-

somed under his feet was symbolic and should not be taken literally. I read that there is a

Theravada version of the same sutra. That gave the story of Buddha's life a historical ba-

sis, and confirmed it in many very different places. Mahaparinirvana Sutra was supposed to

be discoursed by Buddha before Nirvana, so His life story must be 2,500 years old. One

can gain a deeper understanding at http://www.thuvienhoasen.org/phatdan-92.htm.

Let us return to the stone carvings in front of us. Here I was standing in front of a 2,200

year old stone carving. I checked again, the sign really said <<Bharhut Stupa, Sunga Pe-

riod 200BC-100AD>>. Here was a 2,200 years old pictorial confirmation of the story of

Buddha's life. Most likely, I deduced, the story I had learned 30 years ago was based on

these stone carvings. Oh my Buddha, the sky

crumbled ! For a moment, I felt I was the ar-

chaeologist Indiana Jones, learning from the

source. My first hand information was slightly dif-

ferent. The figures looked different, they looked

more Indian, of course. What was important was

that the stone carvings did not show Prince

Siddharta. The artist[s] obviously had the ability

to carve his figure but chose not to. In the stone

carving depicting how Prince Siddharta left the palace [Sanchi Stupa, Sunga Period 200BC-

100AD], said goodbye to the city's pipal tree, arrived at the Anoma River, then let Channa

return with the horse Kanthaka, we still could not find the Prince's

figure anywhere. Phra Mana did not explain why the artist[s] left out the Prince's

figure. We speculated:

1. The artist[s] were forbidden to show the Prince's figure, or

2. The artist[s] were waiting for an agreed standard figure of the Prince, and did

not want to show a figure that could become wrong, all out of reverence for the

Prince. I regretted not having brought my camera. One needed a high resolution

camera to take detailed photos of these carvings. Should I make a return visit to this

place ?

Page 27: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Then Phra showed us a 1 metre high bo-

dhi tree. Phra said that before the name

bodhi, this tree was called pipal tree.

This was the first time I heard of the

term <<pipal>>. Phra continued that the

pipal tree already had a revered place in

Indian culture before Buddha. Buddha

chose to attain enlightenment under the

pipal tree, much like one gets a good job

easily if one can show an applicable degree from Harvard University ! From the point of

his enlightenment, people referred to the pipal tree as the bodhi tree.

As all impermanent things must end, our visit was no exception. Before we ended our

visit, Phra Mana walked through what we had done in the last 30 hours then he resolved

our queries. He stressed that The Eightfold Noble Path is one package [singular], not

eight separate paths [plural]. The name Eightfold Noble Path implies that one has to util-

ise all 8 branches as 1 package because one branch depends on the other seven

branches.

We left SFM at around 3pm of the 26th. I said in my farewell speech that we had learned

so much under Phra Mana's guidance. Where else could we find a 4,000 year old World

map, 2,200 year old stone carvings, and an expert teacher on the subject, all in one

spot ? The presentation was so pictorial and hands on that benefitted young learners im-

mensely, and the result of which is this summary you are reading. I, on behalf of GĐPT

Chánh Pháp, presented Phra with 4 gifts for 4 venerables, 1 gift for Kun Kim, and a dona-

tion for SFM. <<How does one say goodbye?>> I asked, meaning I wished we could

stay longer to experience more fruitfulness. Kun Kim expressed that GĐPT Chánh Pháp

was one of the best groups to visit SFM and that we were welcome to return any time.

As I left the Monastery's gate I regretted missing the chance to say <<Kop Kun Krap>> !

Chúc Hoà Phan Hồng Chương - 2010/04/28.

“the pipal tree already had a revered

...From the point of his enlightenment, people

referred to the pipal tree as the bodhi tree”

place in Indian culture before Buddha…

THE END

Page 28: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

ào các ngày 2010/4/25 và 2010/4/26,

nhân dịp nghỉ lễ Anzac Day, GĐPT

Chánh Pháp tổ chức một khoá tu cho 60

người tại tu viện Sunnataram Forest Monas-

t e r y g ầ n B u n d a n o o n N S W

[www.sunnataram.org]. 60 người này gồm

16 phụ huynh, 10 huynh trưởng, và 34 đoàn

sinh từ mọi Ngành. Chúng tôi thuê 2 xe buýt

cỡ 25 chỗ ngồi từ Fairfield Council. Bài viết

này chú trọng vào những kinh nghiệm mở

nhãn quan chúng tôi thay vì những chi tiết

thông thường như xe buýt rời Chùa Thiên

Ấn lúc 7:20 và đến nơi lúc 9:10, ... Vị trụ trì

tự giới thiệu là Venerable Phra Mana. Theo

tôi nghĩ, tĩnh tự <<venerable>> là dư thừa

vì Phra, trong tiếng Thái, đã có nghĩa tôn

đức, tương đương với Thượng Toạ trong

tiếng Việt. Thầy dẫn nhập chúng tôi trong

45 phút, người chia 34 đoàn sinh thành 8

chúng và đặt tên là Chánh Kiến, Chánh Tư

Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh

Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm,

Chánh Định [http://en.wikipedia.org/wiki/

Eightfold_Path].Thầy giao cho bài làm là tìm

hiểu ý nghĩa của 8 từ ngữ đó và cho thấy sự

hiểu biết của mình trước khi ra về.

Đầu tiên SFM theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ

mà GĐPT Chánh Pháp lại theo Phật Giáo Đại

Thừa, chúng tôi cần một lát để thích nghi.

Thêm vào đó SFM là chùa Thái, có những

tục lệ của Phật Giáo Thái Lan. Tượng Phật

trông khác. Kiến trúc trông <<nhọn>> hơn.

Và chúng tôi phải giữ những luật lệ sau đây:

Có ranh giới rõ rệt 2 giới nam nữ. Chưa có phép, phái nữ không được đến gần chỗ ngủ của phái nam và ngược lại.

Ưu bà di [Upàsika, Phật tử nữ] không được chạm Thầy, tốt hơn là giữ khoảng cách 2 mét. Khi người nữ muốn dâng Thầy vật gì, cô ta nên để vật ấy trên một bệ để Thầy nhận, hay cô có thể nhờ một Ưu Bà Tắc [Upàsaka] giúp.

Chúng tôi không được chỉ bàn chân về hướng Phật hay Thầy. Lệ này khó cho nhóm Phật tử Việt chúng tôi, vì trong cả hai văn hoá Việt và Úc, bàn chân không được xem là vật dơ. Lại nữa, chúng tôi rất ít toạ thiền, khi chân đau là chúng tôi muốn đổi thế ngồi. Mà hễ đổi chân thì khó tránh khỏi, một lúc nào đó, hướng chân về Phật hay về Thầy.

Không được chạm đầu Thầy, hành động này là vô lễ. Tôi không nghĩ ra được khi nào muốn chạm đầu Thầy, hay khi nào cần chạm đầu Thầy.

Xoay lưng lại, nhất là mông đít, hướng Phật hay Thầy là vô lễ. Cách tốt nhất là đi lui.

Tiết kiệm nước.

Page 29: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Vào Ngọ trai, chúng tôi được dự vào Đàn Na

[offering]. Tôi hy vọng chỉ được thấy Đàn

Na nhưng không ngờ được dự vào không

những một lần mà hai lần. Thật là đẹp cảnh

em Oanh Vũ múc cơm vào bình bát của

Thầy. Nghi thức Đàn Na đưa người Phật tử

đến gần Thầy trên mọi phương diện. Chúng

tôi quý báu nghi thức Đàn Na này mà chúng

tôi không kinh nghiệm được với quý thầy

Đại Thừa của chúng tôi.

Thức ăn ngon tuyệt. Ngày thứ nhất có

khoảng 10 món ăn, mà tôi được cho biết là

7 món trong đó là do nhóm của Jue Eam.

Nhóm của anh có nhiều kinh nghiệm. Anh

nhờ cô Nhàn làm đầu bếp vì cô Nhàn đã nấu

cho SFM và nhiều khoá tu như vậy. 3 món

kia là món Thái do nhóm Phật tử Thái từ

Sydney thường đến giúp việc xây cất. Theo

Phật Giáo Nguyên Thuỷ, buổi tối chỉ được ăn

nhẹ. Nhưng GĐPT Chánh Pháp được Thầy

cho phép ăn tối nhẹ. Bữa ăn tối không có

nhẹ. Tráng miệng có 4 thứ chè, mà nhiều

người nghĩ 1 thứ đủ rồi. Tiếng Việt có câu

<<có thực mới vực được Đạo>> thật đúng

ở đây. Thức ăn thật tươi, ngon miệng, và

nhiều ê hề, nên nếu chúng tôi không học

được Đạo thì chỉ có mình tự trách mình.

Lễ lạy ở đây khác. Cái lạy tự nhiên và xảy ra

thường hơn. Chúng tôi thấy Phật tử Thái lạy

Phật và Thầy trong Chánh Điện, rồi cả ngoài

vườn sau. Tôi hiểu lạy là để tỏ lòng

cung kính người có kinh nghiệm Đạo

cao hơn, mà thường được đo bằng

hạ lạp. Tương phản với quý thầy

Đại Thừa chúng tôi biết, họ tạo

cảm tưởng lễ lạy là chuyện hệ

trọng lắm. Tôi chứng kiến một vị

thầy khi nhận 3 lạy thì đứng né

sang bên như thể hướng năng lượng của

cái lạy kia lên bàn thờ Phật đàng sau, còn

vị thầy khác nghiêm sắc diện, chắp tay lại

mà nhận lạy như thể thầy nhận một

chưởng kungfu. Chúng tôi chưa thấy một vị

thầy Đại Thừa lạy vị thầy Đại Thừa khác,

nhưng ở SFM, trong thời công phu sáng,

chúng tôi thấy Thầy Mana lạy thầy khác,

chắc là cao hạ lạp hơn, 2 lần [tổng cộng 6

lạy], mặc dầu Thầy Mana là trụ trì. Ở SFM,

cái xá ít khi được làm, người ta làm nguyên

cái lạy, 5 điểm chấm đất, hay là không làm

gì cả.

Sau bữa trưa, chúng tôi được thuyết giảng

trong phòng triển lãm về Ai Cập. Thầy

Mana chứng minh hoa sen đã có vị trí kính

trọng trong nghệ thuật Ai Cập, lâu trước

đức Phật. Một lọ dầu thơm hoa sen và các

vật cụ lịch sử khác được truyền đi vòng

vòng. Thầy kết luận là Ấn Độ mượn huy

hiệu hoa sen từ Ấn Độ. Điều này được

chứng minh hùng hồn hơn vào sáng hôm

sau bằng 2 tảng đá điêu khắc 2.200 năm

trước. Một tảng đá chứa hình hoa sen với 7

hạt chính giữa tượng trưng Thất Bồ Đề

Phần [http://www.thuvienhoasen.org/

phathocphothong-03-09(2).htm], chung

quanh là 8 cánh tượng trưng Bát Chánh

Đạo [http://www.thuvienhoasen.org/

phathocphothong-03-10.htm], rồi vòng

ngoài lại được bao bọc bởi 12 cánh, tượng

trưng cho Thập Nhị Nhân Duyên [http://

www.thuvienhoasen.org/u-phcb2-1-1.htm].

Tảng đá kia khắc huy hiệu hoa sen được

tôn kính bên Ai Cập, đứng trước bóng một

hình con voi trắng được tôn kính bên Ấn

Độ.

Chiều ngày 25, Thầy Mana đưa chúng tôi

Page 30: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

đến một khoảng đất trống. Trên mặt đất là

bản đồ nửa thế giới trải rộng từ Âu Châu

sang Viễn Đông. Thầy nói đây là bản đồ của

thế giới vào thời 4.000 năm trước. Những

điểm đáng chú ý là vị trí của Ai Cập, Con

Đường Lụa, vị trí của Ấn Độ, không gian

hoằng hoá của đức Phật, và vị trí của Miền

Viễn Đông. Bản đồ chỉ những chỗ mà Vua A

Dục đặt trụ đá, và những vùng mà ánh sáng

Phật Giáo lan đến. Đồng thời bản đồ này

cũng cho thấy huy hiệu được tôn kính thay

đổi theo văn hoá của từng sắc dân. Đứng

sừng sững cao 4m đàng sau bản đồ là bản

sao trụ đá của Vua A Dục tại Lâm Tỳ Ni, trên

đó có con sư tử 4 đầu.

Thầy hướng dẫn chúng tôi lên núi chiều

hôm đó. Đối với tôi, Thiền Hành Lên Núi là

cách thực tập khác của Phật Giáo Nguyên

Thuỷ. Thiền Hành lâu như vậy nhằm nuôi

sức dẻo dai của người tham dự. Chung quy

cũng ở chỗ hơi thở. Người tham dự phải

điều vận hơi thở để giảm thiểu năng lượng

khi trèo núi. Xin đọc bài riêng về cuộc leo

núi của Tú mang tên <<Thử Thách>>.

Tối hôm ấy đáng lý chúng tôi rất vui quanh

lửa trại nhưng trời trút nước đến 22 giờ. Củi

để đốt lửa trại mà chúng tôi nhặt sau Thiền

Hành Lên Núi đành để dùng vào dịp khác.

Chúng tôi đổi chương trình thành diễn kịch.

8 chúng có 15 phút để bàn thảo giữa họ với

nhau và với huynh trưởng trước khi trình

diễn ý nghĩa của tên chúng. Chương và

Hoàng là giám khảo. Chúng tôi cười bể

bụng. Mọi người chọn chúng Chánh Định với

số phiếu 9 trên 33, vì vũ khúc của anh Đức.

9/33 là số phiếu cao nhất nhưng nó không

phản ảnh được ý của số đông đại chúng.

Chương và Hoàng ngạc nhiên là các chúng

am hiểu ý nghĩa tên chúng của mình, hay

nói cách khác là hiểu Bát Chánh Đạo. Đây là

lần đầu tiên các em gặp gỡ Bát Chánh Đạo,

một đề tài dành riêng cho huynh trưởng.

Giám khảo chọn chúng Chánh Niệm và

Chánh Tư Duy với số điểm đồng hạng 8/10.

Công bằng mà nói, Chánh Niệm vượt trội

Chánh Tu Duy. Các huynh trưởng khác đồng

ý. Trước tiên đề tài Chánh Niệm là trọng

tâm của MỌI PHÁP MÔN PHẬT GIÁO. Nói

theo kiểu John Wayne là: <<8 chi của Bát

Chánh Đạo đều quan trọng bằng nhau,

riêng Chánh Niệm là bằng hơn cả !>>

Chúng Chánh Niệm trình diễn chánh niệm

trong 5 trường hợp giữ 5 giới. Sắp đặt tài

tình. Bao quát. Họ gõ đúng chỗ vì Giới là

trọng tâm của Chánh Niệm. Hai từ

<<ngưng>> và <<chắc không ?>> thường

được dùng làm kinh ngạc giám khảo về mức

độ am tường và sáng tạo của họ. Chánh

Niệm hữu hiệu nhất khi còn trong tâm, khi

tác ý, trước khi khẩu nghiệp và thân nghiệp

được tạo.

Ngày 26 bắt đầu lúc 5giờ30 bằng thiền toạ

rồi tụng kinh Pali. Sau đó Thầy hướng dẫn

chúng tôi tập <<yochi>> trong vườn. Từ

<<yochi>> do Thầy Mana lập ra từ hai từ

yoga và taichi. Thầy lấy vài động tác từ

yoga, vài động tác từ taichi. Trời hôm ấy

đẹp làm sao.

Theo lời Thầy, chúng tôi ôm vào lòng

sự từ ái của thiên nhiên, của rừng

núi, của thầy tổ, của cha mẹ, của

người thương yêu ta, ... Ở điểm này,

tôi nhớ lại Miền Tịnh Khiết đã tổ

chức khoá tu tương tự 6 năm trước,

Page 31: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

vào năm 2004. Lúc đó chưa có tượng Phật

A Di Đà đứng. Mỗi ngày trong 6 năm,

Thầy vơ vào năng lượng từ ái của thiên

nhiên còn tôi vơ vào phiền não. Phật ơi, 6

năm làm cho Thầy khác tôi như thế nào ?

Giọt nước nhỏ trong 6 năm còn tụ thành

ao lớn huống hồ gì ...? Sau khi vơ vào sự

từ ái, chúng tôi thấm vào bàn tay tất cả

những mệt nhọc, đau đớn, bệnh hoạn

trong người và ném chúng, trong 3 lần

hoà tiếng reo to, ra xa tận thùng tái biến

chế của Jervis Bay. Từ <<sự từ ái>>

thường được dùng và thực tập tại SFM,

còn từ <<tái biến chế>> thật thích nghi

và hợp thời.

Cũng trong sáng hôm ấy huệ nhãn của tôi

được mở. Thầy Mana dẫn chúng tôi đến

một khu có nhiều phiến đá điêu khắc.

Trước khi xem hình trên đá, chúng tôi

thiền ngồi tại chỗ với đôi chân thòng

xuống. Sáng hôm ấy đẹp tuyệt vời. Chim

hót ca ngợi sự tươi mát và sự đâm chồi

sau cơn mưa lớn tối hôm trước. Thầy

không có thời giờ để hướng dẫn chúng tôi

chú tâm vào gì trong lúc toạ thiền, nên tôi

dùng hơi thở làm đối tượng. Có lúc, tôi

ngủ gật và xém ngã bật ngửa. Trong tư

thế kiết già hay bán già bạn không thể

ngã được nhưng ở đây bạn có thể. Sau

thiền toạ, Thầy Mana cho chúng tôi xem

phiến đá thứ nhất khắc quang cảnh Thái

Tử Tất Đạt Đa rời hoàng cung. Tôi xem

phiến đá như bao nhiêu hình cuộc đời đức

Phật đã thấy qua, mặc dầu Thầy có nói

phiến đá là bản sao của phiến đá nguyên

thuỷ 2.200 năm. Tôi đã được học cuộc đời

đức Phật 30 năm trước qua con mắt của

người nghệ sĩ Trung Quốc. Câu chuyện

được lập đi lập lại khi tôi lớn lên trong

GĐPT, và được lập lại lần chót qua một bộ

tranh của hoạ sĩ Trung Quốc tại chùa

Pháp Bảo Bonnyrigg NSW. Chuyện cuộc

đời của đức Phật được truyền qua nhiều

thế hệ huynh trưởng nhưng không ai

khẳng định được nguồn gốc của nó. Tôi

dần dần trở thành chai với truyền thuyết

và bắt đầu có những thắc mắc tính khả tín

của nó: làm sao một trẻ sơ sinh đi được 7

bước và hoa sen nở dưới gót chân? Tôi

hiểu lầm rằng truyền thuyết cuộc đời đức

Phật được chế ra bởi các học giả Trung

Hoa mấy trăm năm trước. Cho đến một

tuần trước khoá tu, tôi tình cờ đọc được

một kinh Đại Thừa tên Đại Bát Niết Bàn,

bản dịch của HT Thích Trí Tịnh

[http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb

-00.htm, http://lirs.ru/do/

Mahaparinir-

vana_Sutra,Yamamoto,Page,2007.pdf].

Ở chương thứ 7, Phẩm Tứ Tướng, Kinh

giải thích hình ảnh một trẻ sơ sinh đi 7

bước và hoa sen nở dưới gót chân là sự

thị hiện, không nên diễn nghĩa theo đúng

văn tự. Tôi đọc rằng Kinh này cũng có

một bản trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ.

Như vậy truyền thuyết cuộc đời đức Phật

có căn bản lịch sử, được lập lại ở nhiều

nơi trong kinh tạng. Kinh Đại Bát Niết Bàn

được nói bởi đức Phật trước Niết Bàn nên

truyền thuyết về cuộc đời Ngài đã có

2.500 năm. Độc giả có thể tìm hiểu

nhiều hơn tại

http://www.thuvienhoasen.org/phat

dan-92.htm.

Page 32: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Trở về với những phiến đá trước mắt. Tôi

đang đứng trước một phiến đá có 2.200

năm tuổi. Tôi kiểm lại: lời chú thích thật đề

<<Bharhut Stupa, Sunga Period 200BC-

100AD>>. Đây là một chứng minh bằng

hình, đã 2.200 năm, về cuộc đời đức Phật.

Bài học 30 năm trước rất có thể xuất phát

từ những phiến đá điêu khắc này. Lạy Phật,

bầu trời xụp xuống! Trong một thoáng tôi

cảm tưởng như mình là nhà khảo cổ Indi-

ana Jones nghiên cứu từ nguồn gốc. Đối

tượng đầu tay của tôi dĩ nhiên trông khác,

các hình điêu khắc trông Ấn Độ hơn. Quan

trọng hơn cả là không tìm thấy hình Thái Tử

Tất Đạt Đa nơi nào trên các phiến đá. Nghệ

nhân có đủ tài để khắc hình Ngài nhưng

không cố tình không làm. Trong cảnh tượng

khi Thái Tử rời thành [Sanchi Stupa, Sunga

Period 200BC-100AD], đến lễ bái cây pipal

lớn [tiền thân của giống cây bồ đề], dừng

vó câu tại giòng sông Anôma, sau đó để Sa-

nặc trở về với ngựa Kiền-trắc, hình của Thái

Tử vẫn được để trống. Thầy Mana không

giải thích tại sao để trống. Chúng tôi đặt giả

thuyết:

1. Nghệ nhân bị cấm khắc hình của Thái

Tử, hoặc

2. Nghệ nhân đang chờ các nghệ nhân khác

thoả hiệp trên một tiêu chuẩn nào đó, họ

không muốn khắc trước một hình mà sau

này sẽ thành sai, chỉ vì tôn kính Thái Tử.

Tôi tiếc là không đem theo máy chụp

ảnh. Ở đây cần một máy có độ giải

cao để chụp chi tiết các phiến đá.

Tôi có nên trở lại đây với máy ảnh

không ? Sau đó, Thầy và chúng

tôi ngồi quanh một cội bồ đề cao

khoảng 1 mét.

Thầy nói cây này có tên nguyên thuỷ là pi-

pal, trước khi đổi tên là bồ đề. Đây là lần

đầu tôi nghe thấy tên pipal. Thầy tiếp, cây

pipal đã được người Ấn Độ tôn kính trước

Phật. Đức Phật chọn thành đạo dưới cây pi-

pal để phát huy Đạo của Ngài. Người ta dễ

chấp nhận những gì Ngài giảng dạy khi biết

Ngài thành đạo dưới cội pipal, tương tự như

một người tốt nghiệp từ đại học Harvard thì

dễ kiếm việc tốt. Từ khi Ngài thành đạo

người ta gọi cây pipal là cây bồ đề. Như mọi

thứ khác vô thường, khoá tu của chúng tôi

cũng không ngoại lệ. Trước khi chúng tôi ra

về, Thầy Mana ôn lại những gì xảy ra trong

30 giờ qua. Thầy nhấn mạnh Bát Chánh Đạo

là 1 pháp [số ít] chứ không phải là 8 pháp

[số nhiều]. 1 pháp này chia làm 8 chi nhánh

và phải dùng cả 8 vì một nhánh nhờ vào

những nhánh kia mà thành tựu.

Chúng tôi rời SFM khoảng 3 giờ trưa ngày

26. Tôi có thưa trong lời từ biệt là chúng tôi

học được rất nhiều dưới sự hướng dẫn của

Thầy Mana. Chúng tôi không tìm đâu được

nơi quy tụ một bản đồ thế giới 4.000 năm

trước, những phiến đá điêu khắc đã 2.200

năm, và một người hướng dẫn lỗi lạc trong

đề tài. Những điều Thầy trình bày được cho

mục kích và thực nghiệm tại chỗ làm cho

người trẻ thích thú. Đại diện cho GĐPT

Chánh Pháp, tôi dâng 4 Thầy 4 phần quà, 1

phần cho cô Kim, theo sau là phong bì cúng

dường SFM. Tôi hỏi <<Làm sao người ta nói

chia tay ?>> có nghĩa ước gì nhóm chúng

tôi có thể ở lại lâu hơn để hưởng lợi lạc. Cô

Kim nói GĐPT Chánh Pháp là một trong

những nhóm dễ thương nhất đến viếng SFM

và chúng tôi được hoan nghinh trở lại bất cứ

lúc nào. Lúc xe rời cổng tu viện tôi tiếc rằng

mình để lỡ cơ hội nói <<Kop Kun Krap>> !

Chúc Hoà Phan Hồng Chương - 2010/04/28.

Page 33: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

For our „walking meditation‟ session, we

expected to go on a peaceful stroll through

the bush. Instead we deviated from the

footpath and bushwalked for more than

two hours through a dense forest to reach

the cliff of the mountain. Nonetheless, the

magnificent view of the expansive forest

was well worth the sweat, leg aches and

tears.

We began our „walk‟ in a single silent line.

We were told by the Venerable to concen-

trate on our breathing with each step we

took. However, our walk turned into a hike

when the Venerable led us through a path

where we began climbing up large, unsta-

ble boulders and sliding down steep slopes.

It was too difficult to stay silent any longer

as we couldn‟t help but shout “Watch out!”

or “Be careful” any time we thought some-

one was about to slip or fall. Although we

were no longer silent, each group showed

great teamwork as they instinctively

worked together to help one another up the

mountain. We were amazed and impressed

to see how fit the Venerable was, as he

swiftly moved ahead of us while we all

struggled to keep up with him.

After much struggle, we finally reached

what we thought was our final destination.

For most of the parents it was, but for all

the enthusiastic youngsters, we continued

to climb all the way to the top of the cliff

and left our parents and older HTR behind

for their much needed rest.

The rest of the climb proved to be twice as

difficult and tiring. The slopes were

steeper, the rocks were a lot more slippery

and we had to continuously fight back

branches that were in our way. We could

feel our leg muscles become tenser and our

sweat seeping through our ao lam. It was a

great relief when we finally reached the

cliff and we felt a sudden rush of exhilara-

tion as we took in the amazing view. For a

few minutes, our prior feelings of pain and

exhaustion were forgotten as we sat and

meditated right on the edge of the cliff,

breathing in the fresh, mountain air. The

Venerable spoke about the mountains, lik-

ening its unrestrained and nurturing nature

to our parent‟s love.

Page 34: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

We felt very relaxed and peaceful as it is

not often we get to be so close with nature

and escape our busy working lives and

studies, where it is a lot more difficult for

us to find the time to embrace the natural

wonders which surround us. As the sun

began to set, we couldn‟t stay at the cliff

for much longer. Walking back was just as

agonising and seemed endless. Even the

youngsters had to have rests along the way

and some even found walking sticks to

support themselves on the hike back. But

like all things, our walk came to an end.

Despite our struggles along the way, it felt

very uplifting and satisfying to have com-

pleted the hike.

Sunday and Monday we spent at the Sunnataram Forest Monastery,

Under the guidance of Venerable (Pramana).

Never have we felt so peaceful and calm, taking a break from our busy lives and

Not using technology such as the internet and TV for two days.

Always learning about the history of Buddhism,

The Venerable has ignited our inquisitive minds, to

Always ask questions to gain a deeper understanding of Buddha‟s teachings.

Relaxed is how we felt throughout the entire retreat,

Amazing food was lovingly prepared by our parents.

Meditation helped us to clear our minds,

Freeing our thoughts to concentrate on our breathing.

Our time spent at the Monastery was an enriching and joyous experience,

Remembering all that that Venerable has taught us,

Each day we will attempt to practice Buddha‟s teachings,

So that we can lead a happy and fulfilling life,

To become dutiful Buddhist disciples.

Page 35: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Đến giờ “thiền hành”, mọi

người ai cũng nghĩ rằng mình

sẽ được thanh thản tản bộ trên

những đường lối có sẵn trong

rừng. Nhưng không ngờ trước

đuợc là chúng em phải đi hơn

hai tiếng đồng hồ băng qua khu

rừng rậm để đến vách đá cao.

Từ trên núi cao nhìn xuống là

một khung cảnh thật to lớn và

tuyệt vời, đáng cho chúng em

đổ mồ hôi nước mắt và tê tái cả

chân để được nhìn thấy một

thắng cảnh thanh đẹp như vậy.

Mọi người bắt đầu thiền hành

trong im lặng theo một hàng dài

với sự hướng dẫn của Thầy Pra

Mana, chúng em chăm chú từng

bước đi và tập hít thở nhẹ

nhàng. Tuy bắt đầu là vậy,

nhưng từ từ cuộc “thiền hành”

đã trở thành cuộc đi bộ

đường dài khập khểnh khi phải

trèo lên những hòn đá to lớn hay

có khi phải bước lên những tảng

đá mòn trơn trượt và có lúc còn

phải trượt xuống vực sâu. Thật là

một sự khó khăn khi phải giữ im

lặng, cứ mỗi khi chúng em thấy

một ai đó xém vấp té là không

thể tránh được những lời kêu to

như “coi chừng” hay “cẩn thận”.

Tuy không giữ được sự im lặng

nhưng mỗi đội đã thể hiện tinh

thần đồng đội giúp đỡ lẫn nhau

và dựa vào nhau để trèo lên núi

cao. Thật không ai có thể ngờ

được sự nhanh nhẹn và mạnh

khỏe của Thầy khi Thầy nhẹ

nhàng trèo lên núi cao hay xuống

vực sâu. Chúng em đã phải cố

gắng hết sức mình để duổi theo

kịp Thầy.

Sau nhiều sự khó khăn và mệt

nhọc, chúng em cuối cùng cũng

đến được một nơi mà chúng em

tưởng lầm rằng đã đến đích.

Đối với nhiều bậc phụ huynh

thì nơi này là nơi đi tới cuối

cùng của cuộc “thiền hành”, tuy

nhiên chưa kịp nghĩ ngơi thì

Thầy lại nói con đường tiếp

theo lại khó khăn hơn nhiều và

vì thế là những phụ huynh và

các anh chị huynh trưởng “lớn

tuổi” đã ngừng lại đó nghỉ ngơi

chờ Thầy trở lại dẫn về lại

Chùa. Còn những bậc phụ

huynh và huynh trưởng trẻ,

thanh và thiếu ai cảm thấy mình

vẫn còn sức đã hăng hái tiếp tục

trèo cao theo Thầy lên tới đỉnh

núi.

Cuộc hành trình leo núi tiếp tục

quả thật là khó khăn và mệt

nhọc hơn gấp hai lần. Dốc núi

(Theo sự hướng dẫn của thầy Thái Lan Pra

Mana tại chùa Sunnataram - Bundanoon NSW)

“bắp chân hai bên càng lúc càng co động lại

và mồ hôi thấm rỉ qua áo lam đang mặc!”

Page 36: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

“Dốc núi càng lúc càng khó đi hơn…”

nhàng khi hấp thụ được vẻ đẹp

thiên nhiên xung quanh mình vì

ít khi chúng em có những cơ

hội được gần gủi với thiên

nhiên như thế này hay tránh

được những bận rộn của công

việc và việc học hằng ngày của

mình.

Chúng em ngồi đó không lâu

thì mặt trời bắt đầu lăng xuống,

không thể ở lâu trên núi được

nữa chúng em bắt đầu khởi

hành đi xuống núi. Không ngờ

xuống núi cũng càng khổ sở

hơn và đường đi sao như dài

hơn nhiều.

Chúng em tuy trẻ và tương đối

khỏe mạnh cũng phải có lúc

ngưng lại nghỉ ngơi trên đường

về và vài người trong chúng em

cũng cần đến gậy để giúp dìu

chuyến đi về được dễ dàng hơn.

Và cũng như mọi việc, cuộc đi

“thiền hành” cũng đến lúc

chấm dứt. Mặc dù chúng em đã

phải trải qua bao khó nhọc,

nhưng tâm hồn chúng em như

được nâng cao và thật hài lòng

nơi chính mình khi đã hoàn

thành cuộc “thiền hành” này.

Quảng Tăng – Lê Nguyên Tú

GĐPT Chánh-Pháp

Tháng 4, 2010

càng lúc càng khó đi hơn,

những hòn đá lại càng dễ bị

trượt hơn và chúng em còn phải

vừa đi vừa gạt bỏ những cành

cây vướn tầm mắt hay nằm trên

lối đi. Lúc đó bắp chân hai bên

càng lúc càng co động lại và

mồ hôi thấm rỉ qua áo lam đang

mặc. Đến cuối cùng, chúng em

cũng đã trèo lên đến vách núi,

từ trên cao nhìn xuống, phong

cảnh tuyệt vời làm lòng chúng

em nhẹ nhỏm và bổng dưng vui

vẻ, hớt hở hơn. Trong giây phút

ngắn ngủi đó, chúng em đã

quên đi những cảm giác mệt

mỏi và nhức nhối trước đó.

Thầy cho chúng em ngồi xuống

và nhập thiền ngay trên đỉnh

núi, hít vào những luồn khí tươi

mát của núi non.

Thầy bắt đầu nói về núi non,

những thiên nhiên chúng em

đang được hấp thụ tựa như tình

thương không bờ bến và thiên

liêng của những bậc cha mẹ.

Trong giây phút đó, chúng em

cảm thấy rất bình thản và nhẹ

Page 37: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

hánh Pháp đối với em đúng như là một gia đình rất lớn, vì mọi

người đều lo lắng và chăm sóc cho nhau.

át, ca và cười nói vui vẻ là điều em thích nhất về GDPT Chánh Pháp.

nh, Chị, Em đến với nhau để sinh hoạt chung cùng đàn.

hững ngày Chủ Nhật, các em đến trường tiểu hoc ở Fairfield để

sinh hoạt.

ọc được rất nhiều điều mà em không học được ở đâu hết.

hải giúp đỡ nhau mới thực hành được bài đã học.

àng tuần em vui vẻ đi đến trường học Chánh Pháp.

nh, Chị, Em ăn chay mỗi tuần, có thức ăn rất là ngon.

hải yêu thương lẫn nhau để cho gia đình ngày càng thêm lớn mạnh.

Jessica Tạ

Thiếu Nữ Chánh-Pháp

Page 38: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Em tên là Nguyễn Kim Chi, pháp danh Diệu Hiền và năm

nay em 17 tuổi. Em sinh hoạt ở GĐPT Pháp-Bảo được

khoảng 10 năm và hiện em đang sinh hoạt với GĐPT

Chánh-Pháp được 6 tháng. Mỗi tuần em cứ mong đến

ngày Chủ Nhật để em được gặp mặt bạn bè và các anh chị em khác nữa. Có những lúc em cảm

thấy làm biếng đi sinh hoạt vì phải dậy sớm vào Chủ Nhật nhưng khi nhớ lại gia đình mỗi tuần

sinh hoạt rất vui làm em có hứng để đi.

Chánh-Pháp đã cho em nhiều kỷ niệm thí dụ như 2 đêm lotto tại Hội Chợ Tết ở Fairfield Show-

ground và 2 ngày 1 đêm tại trại Tu Học Bundanoon. Mỗi lần em thấy anh chị em cười tươi, em

vui lắm và làm em cười theo. Có những lúc em cảm thấy buồn nhưng khi nghĩ lại những chuyện

vui trong gia đình, làm em vui lên và quên đi như không có gì buồn hết.

Trong GĐPT cho em nhiều cơ hội để học Phật Pháp và tiếng Việt. Ba mẹ em rất vui khi họ hàng

của em ở bên Việt Nam họ có thể hiểu được cuộc sống bên Úc của gia đình em vì em thỉnh thoảng

viết thư về cho họ bằng tiếng Việt. Ba mẹ em vui vì từ ngày em vào GĐPT em được học hỏi rất

nhiều thứ và được biết thêm đây đó. Mỗi lần GĐPT tổ chức đi đâu, em cứ mong là tất cả mọi

thành viên trong GĐPT đều có thể có mặt để chia sẻ niềm vui với nhau.

Em thích chia sẻ niềm vui, nổi buồn với các bạn trong GĐPT. Mỗi tuần đến với gia đình, em đều

học được đều mới. Thí dụ như Thủ Quỹ của Chánh Pháp, em cứ tưởng đâu Johnny Từ Bi (hộp

đựng quỹ từ thiện) là Thủ Quỹ vì cái hộp này đựng tiền ủng hộ. Nhờ anh chị giảng dạy nay em

mới hiểu là Thủ Quỹ của Chánh Pháp là chị Nguyễn Thị Kim Phượng và chị có trách nhiệm bảo

quản chi tiêu và thu nhập tài chánh của Chánh Pháp! Em rất thích các anh chị giảng dạy cho em vì

em thấy dễ hiểu hơn em học ở trường. Ở đây em cảm thấy các anh chị rất tích cực và dạy chúng

em bằng tất cả tấm lòng.

Em hy vọng rằng đời của em luôn luôn được bên cạnh GĐPT vì em lúc nào cũng thấy hạnh phúc

khi được ở gần các anh chị trong GĐPT và nhất là được học những điều hay và ý nghĩa ở nơi các

anh chị.

Diệu Hiền Nguyễn Thị Kim Chi

Thiếu Nữ Chánh Pháp

Page 39: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

NE of the best things about GDPT is the opportunity it gives

young people to be involved. We are encouraged to acknowledge

our compassion through charity and volunteer work/events, talents

through performance and skills at state and national camps.

I remember when I first joined and Chanh Phap, along with Huyen

Quang and Phap Bao, held a Disability Day. It felt amazing when I

saw the smiles not only on the faces of the individuals from the com-

munity who came to the event, but also on all of the GDPT members

involved. Then we did a candle dance at a Vietnamese Charitable

Dinner. As I continued to be a member of GDPT, I

found more reasons to feel willing to give

my time and dedication to activities. We

continued to develop performances for

more charity events, such as Voice of

Hope. In addition, we continued to ac-

tively participate in roaming around

Cabramatta with cardboard boxes in our

hands to raise money for the bushfires and

to clean the community on Clean Up Aus-

tralia Day over the years. These

events have caused me to open my eyes to reality, as I have experienced more than I ever would have

if I never joined.

One of my favourite activities every Sunday is the lion dancing/martial arts after the long day of

Vietnamese and Buddhist Studies. Of course they were... interesting. But, who could deny that the

intense exercise that is equivalent to “ownage” as Ken says is somewhat fun. I enjoy Wendy being

my lion bum and seeing Kimmy attempt to do a jump split, Nam trying to reach his toes, Davey do-

ing his stunts, Kristine‟s random comments, Kelvin‟s extreme enthusiasm (even when he had a bum

cramp), Beatrice as she leaves while we have to stay and burn calories and Thao‟s laziness, as she

sits by to watch us cry in pain.

Camp; the best thing about it would have to be living under the same roof as a whole lot of people

who just know you so well that they really are a part of your family. Nothing compares to the feeling

of warmth and comfort Chanh Phap provides.

As we all say,

I ♥ CP

Võ Vi Vân

Thiếu Nữ Chánh-Pháp

Page 40: Nội San Sen Trang Số 28 - GĐPT Úc Đại lợi

Em Võ Vi Vân GDPT Chánh Pháp đã trúng giải may mắn được sổ vào ngày 15/06/2010 vừa qua với sự hiện diện và chứng nhận của ACE trong Ban Báo Chí.

Chúc em đi xem phim thật là VUI và mong em sẽ tiếp tục đóng góp bài viết cho Sen Trắng!