NỘI DUNG ĐỀ TÀI

82
MĐẦU 1. Tính cn thiết ca đề tài Các yếu tcung, cu, giá csc lao động, thông tin thtrường... là nhng yếu tcơ  bn ca thtrường lao động. Chúng có mi quan hqua li cht chvi nhau. Gii quyết hài hòa các mi quan hnày stác động rt ln đến tăng trưởng kinh tế, to vic làm và phát trin ngun nhân lc. Phát trin thtrường có nghĩa là làm tăng ngun cung và cu lao động, thông tin thtrường thông sut và các giao dch din ra thun li và nhanh chóng. Nhvy, mt khi thtrường lao động phát trin slàm tăng khnăng kiếm được vic làm ca người lao động và khnăng tuyn dng lao động ca doanh nghi p, kết ni được cung cu lao động. Vic sdng ngun lc xã hi trnên hiu quhơn do nhà đầu tư có nhiu thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư hp lý, người lao động quyết định công vic mà có thkhai thác tt nht năng lc ca h. khía cnh khác, thtrường lao động phát trin scung cp thông tin hu ích để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vc giáo dc nghnghip và các cơ sgiáo dc nghnghip đưa ra các quyết định đào to đối vi nhng nghthtrường có sc cu ln. Đồng thi thông tin thtrường lao động còn có tác dng điu chnh hành vi ca người lao động trong vic tđịnh hướng hc ngh, bi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kthut. Có thnói, thông tin thtrường còn có tác dng làm khơi dy ngun cung nhân lc tim năng ca thtrường. Trong mt không gian kinh tế nht định, cơ hi vic làm tt hơn (nhờ  phát trin thtrường) slàm ny sinh dòng dch chuyn lao động tbên ngoài vào làm gia tăng ngun cung lao động. Như vy có thnói thc hin các bin pháp phát trin thtrường lao động cũng có tác động tt đối vi phát trin ngun nhân lc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vlý thuyết, thông tin thtrường lao động là mt mng lưới thông tin đặc bit là hình thc liên kết gia các ngun thông tin vthtrường lao động tcác tchc, cá nhân có chc năng và nhim vsn xut, lưu tr, phbiến và sdng thông tin thtrường lao động (người lao động, đơn vsdng lao động, tchc gii thiu vic làm, cơ sđào to, cơ quan hoch định chính sách,…) Thông tin cơ bn vthtrường lao động thường bao gm: thông tin vcung – cu lao động, tin công/tin lương, vđào to dy ngh, tht nghip, thiếu vic làm, chlàm vic mi, chlàm vic trng v.v… Hthng thông tin thtrường lao động hiu quvi thông tin đầy đủ, cp nht thường xuyên, độ tin cy cao sđáp ng tt cho vic qun lí vĩ mô và điu chnh các hot động ca thtrường, thúc đẩy thtrường lao động phát trin. Hthng thông tin thtrường lao động hiu qulà phi phù hp, dhiu, dtiếp cn phù hp vi mi đối tượng đáp ng nhu cu ca người sdng thông tin; có khnăng nhìn thy được và giúp ng phó nhanh vi - 1 -

Transcript of NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Page 1: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 1/82

MỞ ĐẦU

1. Tính cần thiết của đề tài

Các yếu tố cung, cầu, giá cả sức lao động, thông tin thị trường... là những yếu tố cơ  bản của thị trường lao động. Chúng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Giải quyết hàihòa các mối quan hệ này sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và pháttriển nguồn nhân lực. Phát triển thị trường có nghĩa là làm tăng nguồn cung và cầu lao động,thông tin thị trường thông suốt và các giao dịch diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Nhờ vậy,một khi thị trường lao động phát triển sẽ làm tăng khả năng kiếm được việc làm của ngườilao động và khả năng tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, kết nối được cung cầu laođộng. Việc sử dụng nguồn lực xã hội trở nên hiệu quả hơn do nhà đầu tư có nhiều thông tinđể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, người lao động quyết định công việc mà có thể khaithác tốt nhất năng lực của họ.

Ở khía cạnh khác, thị trường lao động phát triển sẽ cung cấp thông tin hữu ích để cácnhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáodục nghề nghiệp đưa ra các quyết định đào tạo đối với những nghề thị trường có sức cầu lớn.Đồng thời thông tin thị trường lao động còn có tác dụng điều chỉnh hành vi của người laođộng trong việc tự định hướng học nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.Có thể nói, thông tin thị trường còn có tác dụng làm khơi dậy nguồn cung nhân lực tiềmnăng của thị trường. Trong một không gian kinh tế nhất định, cơ hội việc làm tốt hơn (nhờ 

 phát triển thị trường) sẽ làm nảy sinh dòng dịch chuyển lao động từ bên ngoài vào làm giatăng nguồn cung lao động. Như vậy có thể nói thực hiện các biện pháp phát triển thị trườnglao động cũng có tác động tốt đối với phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinhtế.

Về lý thuyết, thông tin thị trường lao động là một mạng lưới thông tin đặc biệt là hìnhthức liên kết giữa các nguồn thông tin về thị trường lao động từ các tổ chức, cá nhân có chứcnăng và nhiệm vụ sản xuất, lưu trữ, phổ biến và sử dụng thông tin thị trường lao động (ngườilao động, đơn vị sử dụng lao động, tổ chức giới thiệu việc làm, cơ sở đào tạo, cơ quan hoạch

định chính sách,…)Thông tin cơ bản về thị trường lao động thường bao gồm: thông tin về cung – cầu lao

động, tiền công/tiền lương, về đào tạo dạy nghề, thất nghiệp, thiếu việc làm, chỗ làm việcmới, chỗ làm việc trống v.v…

Hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả với thông tin đầy đủ, cập nhậtthường xuyên, độ tin cậy cao sẽ đáp ứng tốt cho việc quản lí vĩ mô và điều chỉnh các hoạtđộng của thị trường, thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Hệ thống thông tin thị trường

lao động hiệu quả là phải phù hợp, dễ hiểu, dễ tiếp cận phù hợp với mọi đối tượng đáp ứngnhu cầu của người sử dụng thông tin; có khả năng nhìn thấy được và giúp ứng phó nhanh với

- 1 -

Page 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 2/82

những thay đổi của thị trường lao động (ví dụ khủng hoảng tài chính dẫn đến nguy cơ mấtviệc làm); sử dụng nhiều kênh để phổ biến thông tin một cách kịp thời chân thật nhất.

Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng thông tin thị trường lao động vànhững dự báo xu hướng thị trường để đưa ra các chính sách mới và sửa đổi các chính sáchhiện hành như xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, thực hiện

những cải cách trong dạy nghề, các chính sách tạo việc làm để đáp ứng sự thay đổi của thịtrường lao động.

Phát triển thị trường lao động với nội dung cơ bản là giải quyết mối quan hệ giữacung và cầu lao động, giá cả sức lao động. Mục tiêu chính sách của việc phát triển thị trườnglao động là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, tăng tỷ lệ người lao động có việclàm ổn định, chắp nối việc làm hiệu quả, đảm bảo thực hiện bảo hiểm thất nghiệp có hiệuquả, sử dụng hiệu quả các quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, tự tạo việc làm.

Trong những năm gần đây, Bộ LĐ-TBXH đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách pháttriển thị trường lao động. Năm 2008, Bộ đã thành lập Trung tâm quốc gia dự báo và thôngtin thị trường lao động để nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo cung cầu lao động và xâydựng hệ thống thông tin thị trường lao động cấp quốc gia nhằm khắc phục những bất cập,mất cân đối trong cung – cầu lao động. Trước mắt, Bộ đang triển khai các hoạt động đầu tưnâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm; hỗ trợ các địa

 phương tổ chức giao dịch việc làm, đặc biệt là vận hành sàn giao dịch việc làm; hoạt động tổchức điều tra thị trường cầu lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động tiến tới

triển khai trên phạm vi cả nước vào năm 2010.

Ở cấp tỉnh, trước những đòi hỏi bức thiết từ thực tế quản lý thị trường lao động,Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thịtrường lao động vào tháng 7/2009 và đang có những bước triển khai xây dựng giải pháp pháttriển hệ thống dự báo và thông tin thị trường lao động. Một số tỉnh khác có thị trường laođộng phát triển như Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh phía Bắc đang nghiên cứu xâydựng mô hình trên để giải quyết các vấn đề dự báo và thông tin thị trường lao động cấp địa

 phương.Ở Tiền Giang, thị trường lao động, hệ thống thông tin thị trường đang dần hình thành

và phát triển. Do vậy, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo,người lao động, người học nghề trong quá trình tuyển dụng, đào tạo bởi các bên chưa có đầyđủ thông tin lẫn nhau về nhu cầu việc làm, học nghề, tuyển dụng, năng lực đào tạo. Thực tếnày đòi hỏi phải có giải pháp xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động để đáp ứngnhu cầu thông tin của các bên sử dụng, đồng thời giúp thị trường lao động phát triển. Mặtkhác, quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp hóa nói riêng ngày càng

tạo sức cầu lớn và đa dạng về nguồn nhân lực. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho tăng trưởngtrong dài hạn đòi hỏi phải có dự báo dài hạn về nguồn cung, cầu nhân lực từ đó có những

- 2 -

Page 3: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 3/82

giải pháp phát triển nguồn nhân lực và những điều chỉnh nhất định chiến lược phát triển kinhtế, gắn kết giữa cung cầu nhân lực.

 Năm 2008, Ủy ban Nhân nhân tỉnh đã bổ sung nhiệm vụ và biên chế cho Trung tâmGiới thiệu việc làm Tiền Giang thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tinvà dự báo thị trường lao động. Tuy nhiên, để đơn vị này hoạt động có hiệu quả cần thiết có

những nghiên cứu cơ bản về mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành hệthống thông tin thị trường lao động của một đơn vị có chức năng thông tin và dự báo thịtrường lao động trên địa bàn tỉnh. Đề tài “ Dự báo cung cầu lao động và xây dựng hệthống thông tin thị trường lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020” hy vọng sẽđóng góp tích cực vào việc nghiên cứu này.

2. Mục tiêu của đề tài

- Dự báo nguồn cung và nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền giang giai

đoạn 2010-2020 làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, chính sách, giải pháp phát triểnnhân lực của tỉnh. (dự báo dài hạn)

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh và khuvực nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động chính xác, kịp thời, có chất lượng chongười có nhu cầu sử dụng (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người lao động, cơ sở đào tạo,học sinh,…).

- Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực qua đào tạo đảm bảo

sự gắn kết giữa cung và cầu nhân lực.

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp sau: khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, lấyý kiến chuyên gia và áp dụng một số mô hình dự báo dân số, cung - cầu lao động,…

- 3 -

Page 4: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 4/82

PHẦN I

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

TỈNH TIỀN GIANG

1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Tiền Giang

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và đồng thời thuộc vùng KTTĐPN. PhíaBắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Namgiáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông, nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền,với chiều dài 120 km. Diện tích tự nhiên 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL

và 8,1% diện tích vùng KTTĐPN. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 8huyện (trong đó 1 huyện mới tách ra vào tháng 6/2008), thành phố Mỹ Tho và thị xã GòCông. Dân số trung bình năm 2008 1.749.992 người, mật độ dân số 704 người/km2.

 Nằm trong vùng KTTĐPN, với hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang có cơ hội lớn trong việc tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinhnghiệm quản trị và thông tin, đồng thời thừa hưởng lợi thế của người đi sau với vai trò là mộtvệ tinh của TPHCM.

Tiền Giang có mạng lưới giao thông đường bộ quan trọng với 4 tuyến quốc lộ chính(1A, 30, 50, 60), đường cao tốc TP HCM – Trung Lương và hai cầu huyết mạch Mỹ Thuận,Rạch Miễu, là tỉnh nối liền hai miền Đông - Tây Nam bộ; cùng với hệ thống các sông, bờ 

 biển, cảng biển tạo thuận lợi cho phát triển giao thông thủy bộ, vận tải biển, giao lưu trao đổihàng hoá với tỉnh trong vùng, cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính chiếm khoảng53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vậtnuôi phong phú, đa dạng và có điều kiện sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên, với tổng diện tích

đất nông nghiệp 182.720 ha, bình quân đầu người 1.076 m 2, bình quân trên 1 lao động nôngnghiệp 2.925 m2 và có xu hướng giảm dần bởi áp lực gia tăng dân số, đặt ra yêu cầu cấp thiếtđối với Tiền Giang phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Về tài nguyên, Tiền Giang có hơn 6 triệu m3 mỏ đất sét, trên 1 triệu m3 than bùn vàhơn 93 triệu m3 mỏ cát sông. Tài nguyên thủy sản khá đa dạng gồm thủy sản nước ngọt, thủysản nước lợ và hải sản; tài nguyên rừng gồm rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm tái sinhvùng Đồng Tháp Mười. Nhìn chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối nghèo nàn.

Tiền Giang có tiềm năng khá về du lịch, với các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như ditích văn hóa Óc Eo, Gò Thành, di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, Ấp Bắc, lũy Pháo Đài,

- 4 -

Page 5: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 5/82

nhiều lăng mộ, đền chùa… và các điểm du lịch sinh thái ở Cù lao trên sông Tiền, vùng ĐồngTháp Mười và biển Gò Công.

1.2 Kinh tế - xã hội 

Kinh tế Tiền Giang thời gian qua tăng trưởng tương đối khá. Tổng sản phẩm nội địa(GDP) trên địa bàn tỉnh năm 2008 là 24.895 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn1996-2005 là 8,54% (tính theo giá so sánh 1994), cao hơn bình quân cả nước (7,23%), xấp xỉmức tăng bình quân của các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN. Giai đoạn 2006-2008 tăng trưởng11,77 %. Trong đó, khu vực công nghiệp xây dựng, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân16,7%; 2006-2008 tăng đến 22,12%. GDP bình quân đầu người 478 USD, bằng 96% so vùngĐBSCL và bằng 74,7% so cả nước. Quy mô và nhịp độ tăng GDP cho ở bảng 1.1 và bảng1.2.

Bảng 1.1 Quy mô GDP các ngành giai đoạn 1996-2008 Đơn vị: tỷ đồng, giá hiện hành

Thực hiện

1995 2000 2005 2008

Tổng GDP 4.234 6.916 12.872 24.895

 Nông lâm nghiệp 2.718 3.909 6.186 12.330

Công nghiệp - XD 542 1.055 2.884 5.640

Dịch vụ 973 1.952 3.802 6.925

 Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2007, Cục Thống kê Tiền Giang.

Bảng 1.2 Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996-2008

 Đơn vị: %, giá so sánh 1994

Chỉ tiêuNhịp độ tăng trưởng

1996-2000 2001-2005 2006-2008 1996-2005

1. GDP Tiền Giang 8,08 9,00 11,77 8,54

- Nông lâm nghiệp 4,60 5,08 5,66 4,84

- Công nghiệp-Xây dựng 10,21 16,70 22,12 13,41

- Dịch vụ 14,58 11,35 13,16 12,95

2. GDP toàn quốc 6,95 7,51 na 7,23

 Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2008, Cục Thống kê Tiền Giang; Niên giám thống kê 2000, 2006, Tổng cục Thống kê.

- 5 -

Page 6: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 6/82

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăngkhá nhanh. Từ năm 2002, KCN Mỹ Tho và sau đó KCN Tân Hương cũng chính thức đi vàohoạt động, công nghiệp Tiền Giang có bước phát triển khá mạnh. Một số KCN khác nhưLong Giang, Gia Thuận, Tàu Thủy Soài Rạp, KCN Dịch vụ dầu khí, đã đồng loạt triển khaitừ năm 2008, và các KCN giai đoạn sau năm 2010 sẽ tạo bước đột phá mới cho công nghiệp

Tiền Giang trong những năm sắp tới, đồng thời đặt ra yêu cầu lớn đối với nguồn nhân lực,đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo nghề. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khu vực nôngnghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế với 44,79%, so với cả nước là 20,37%(2006). Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995-2007 được làm rõ ở bảng 1.3.

Bảng 1.3 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995-2008 Đơn vị tính: %

Chỉ tiêuHiện trạng

1995 2000 2005 2008Tổng GDP 100,0 100,0 100,0 100,0

 Nông lâm nghiệp 64,19 56,52 48,06 49,53

Công nghiệp – XD 12,80 15,25 22,41 22,66

Dịch vụ 22,98 28,22 29,54 27,82

 Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2007, Cục Thống kê Tiền Giang.

Tiền Giang chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy và phát huycác nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đối vớinguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn khá khiêm tốn, tổng vốn đăng ký 493 triệu USD,trong đó vốn thực hiện đến năm 2008 164,9 triệu USD. GDP từ khu vực này chỉ chiếm 4,2%tổng GDP toàn tỉnh. Hạn chế này làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận, chuyển giao côngnghệ mới, nhân tố thúc đẩy phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3.503 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký: 10.680 tỷ đồng,trong đó có 711 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chiếm 20,29% tổng số doanh nghiệptrong tỉnh. Trong tổng số doanh nghiệp có 2.708 doanh nghiệp tư nhân, 599 công ty TNHH,

100 Công ty TNHH 1 thành viên, 96 công ty cổ phần. Có 93 Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhândân với tổng vốn hoạt động hơn 797 tỷ đồng. Gồm 16 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 38hợp tác xã nông nghiệp, 10 hợp tác xã thương mại dịch vụ, 10 hợp tác xã vận tải, còn lại làhợp tác xã thủy sản và quỹ tín dụng nhân dân. Các hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân vớihơn 40.000 xã viên và tạo thêm việc làm cho hơn 25.000 lao động.

Bảng 1.4 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: %

Thành phần kinh tế 1995 2000 2005 20081. Kinh tế Nhà nước 11,0 15,7 14,5 12,3

- 6 -

Page 7: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 7/82

2. Kinh tế tập thể 0,5 1,7 1,1 1,3

3. Kinh tế tư nhân 5,2 9,0 13,3 14,8

4. Kinh tế cá thể 78,7 71,6 68,6 67,3

5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 4,6 2,0 2,5 4,2

 Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2007, Cục Thống kê Tiền Giang .

Tổng thu ngân sách năm 2008 là 3.255 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn 1.959 tỷđồng. Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2008 là 38.196,83 tỷ đồng, chiếm 35% trênGDP, trong đó năm 2008 là 8.474 tỷ đồng, chiếm 34,04%.

Về giáo dục, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu nhất định. Cuối năm 2004, tỉnhđạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đến tháng 12/2005, toàn tỉnh đạt chuẩn

 phổ cập giáo dục THCS. Cuối năm 2006, số học sinh phổ thông đạt 1.659 em/ 1 vạn dân,thấp hơn bình quân vùng ĐBSCL (1.688), vùng KTTĐPN (1.715), cả nước (1.932). Điều

này có thể lý giải do lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học giảm mạnh, do Tiền Giang sớm đạtđược những thành tựu trong chương trình kế hoạch hóa gia đình so với nhiều tỉnh. Tuynhiên, số học sinh THPT chỉ đạt 266 em trên 1 vạn dân, xấp xỉ vùng ĐBSCL (261) và thấphơn nhiều so với vùng KTTĐPN (300), cả nước (365). Là tỉnh đứng áp chót trong các tỉnhvùng KTTĐPN, và thấp hơn các tỉnh có đường ranh giới chung Tiền Giang như Vĩnh Long(361), Bến Tre (315) và Long An (297), phải chăng Tiền Giang chưa tập trung cao cho giáodục THPT (Phụ lục 11).

Tiền Giang có hệ thống các cơ sở y tế khá phát triển, ngoài hệ thống các bệnh viện

trung tâm tỉnh, khu vực, các huyện, trạm y tế các xã (100% xã đều có trạm y tế), tỉnh còn cócác bệnh viện chuyên khoa như tâm thần, lao, mắt, phụ sản, y học cổ truyền. Các chươngtrình chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả khá tốt, tỷlệ sinh giảm nhanh hơn so với bình quân các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc sức khỏe chưa đạt yêu cầu, chất lượng phục vụ chưa cao, sốlượng giường bệnh/ 1 vạn dân chỉ đạt 17,6 giường, cao hơn trung bình vùng ĐBSCL (16,9),nhưng thấp vùng KTTĐPN (22,4) và cả nước (21). Số bác sĩ / 1 vạn dân 4,0 bác sĩ, thấp hơn

vùng ĐBSCL (4,2), vùng KTTĐPN (5,2) và cả nước (5,0) (Phụ lục 13).Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2008 của dân cư Tiền Giang 1.074.000

đồng, trong đó thu nhập từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm đến 36% (cả nước năm 2004:27,54%) cho thấy người dân Tiền Giang dựa vào nguồn lợi nông nghiệp là chủ yếu. Tổng chitiêu bình quân đầu người /tháng năm 2008 là 765.000 đồng, trong đó chi cho ăn, uống, hútchiếm 46,3%, tỷ trọng chi ngoài ăn uống có tăng lên nhưng rất chậm. Tỷ lệ hộ nghèo năm2008 là 9,3%. Tình trạng nhà ở trong cư dân được cải thiện, nhưng năm 2005 còn đến 33,1%nhà tạm với điều kiện sống, vệ sinh không được đảm bảo. Năm 2008, tỷ lệ hộ dân sử dụng

điện là 99,8%, tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 79,4%, tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệsinh là 38,1%, một bộ phận dân cư ở vùng nông thôn, xa trung tâm không có điều kiện tiếp

- 7 -

Page 8: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 8/82

Biểu đồ 1.1: cơ cấu dân số theo đơn vị hành chính năm 2008

TP Mỹ Tho

10%

TX Gò Công

6%

H. Cái Bè

17%

H. Tân Phước

3%

H.châu Thành

15%

H.Chợ Gạo

11%

H.Gò Công Tây

8%

H.Cai Lậy

19%

H.Gò Công Đông

8%

H.Tân Phú Đông

3%

cận các phúc lợi xã hội. Điều kiện thu nhập và điều kiện sống như vậy sẽ là trở ngại đáng kể cho Tiền Giang trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống, tình trạng sức khỏe, một yếutố phản ánh chất lượng nguồn nhân lực.

An ninh trật tự an toàn xã hội, môi trường, vệ sinh đô thị được đánh giá khá tốt so vớicác tỉnh trong khu vực. Đây là nhân tố tích cực tạo môi trường thuận lợi để phát triển du lịch,

nghỉ dưỡng, thu hút cư dân từ bên ngoài, đặc biệt cư dân từ các thành phố công nghiệp vàthu hút nguồn nhân lực trình độ cao.

2. Thực trạng phát triển thị trường lao động tỉnh Tiền Giang

2.1 Thực trạng phát triển dân số - yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung nhân lực của thị trường lao động 

2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng dân số

Tiền Giang là một tỉnh đông dân, có quy mô lớn thứ 2 trong các tỉnh vùng ĐBSCL,sau An Giang. Năm 2008, dân số trung bình 1.749.992 người, chiếm khoảng 9,72% dân

số vùng ĐBSCL, 9,75% dân số vùng KTTĐPN và 1,95% dân số cả nước. Mật độ dân số 704người/km2, cao gấp 1,61 lần trung bình vùng ĐBSCL và 2,72 lần so với trung bình cả nước.Tiền Giang có mật độ dân số đứng thứ hai trong vùng, sau Vĩnh Long. Trong 10 năm (1996-2005) dân số tăng 118.144 người, tốc độ tăng bình quân 7,23% o/năm (cả nước 14,5%o). Giaiđoạn 2006-2008 tăng 51.141 người, tốc độ tăng 9,94%o/năm .

Mức sinh dân số Tiền Giang giảm khá nhanh, trong 13 năm (1995-2008) tỷ lệ sinhgiảm từ 25,25%o xuống còn 16,5%o, bình quân mỗi năm giảm 0,67%o, trong đó giai đoạn2005-2008 giảm 0,18%o. Mức giảm sinh chậm hơn trong những năm gần đây, cho thấy việcthực hiện giảm sinh ngày càng khó khăn hơn khi gần đạt mức sinh thay thế. Với tỷ lệ chết

 biến động không lớn - bình quân 5%o/năm, nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm cùng mức độvới tỷ lệ sinh, từ 18,82%o năm 1995 xuống 11,29%o năm 2008 (Phụ lục 1).

2.1.2 Đặc điểm và cơ cấu dân số

- Cơ cấu dân số theo đơn vị hành chánh  Nguồn: Niên giámThống kê2008, CụcThống kêTiền Giang 

- 8 -

Page 9: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 9/82

Biểu đồ 1.1 cho thấy, qui mô dân số theo đơn vị hành chánh khá đều, ngoại trừ huyệnTân phú Đông và huyện Tân Phước có qui mô khoảng 3% dân số toàn tỉnh. Riêng huyện TânPhước thuộc vùng Đồng Tháp Mười bị nhiểm phèn nặng và thường xuyên ngập lũ nên dùtỉnh đã tập trung cải tạo nhằm phân bổ lại dân cư nhưng qui mô và mật độ dân cư còn thấp168 người/km2 (Biểu đồ 1.2).

Biểu đồ 1.2: Mật độ dân số theo đơn vị hành chánh năm 2008

3.737

979168

702

762

1.028

814

765

547

217

TP Mỹ Tho

TX Gò CôngH. Tân Phước

H. Cái Bè

H.Cai Lậy

H.châu Thành

H.Chợ Gạo

H.Gò Công Tây

H.Gò Công Đông

H.Tân Phú Đông

TP Mỹ Tho là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh nên mật độ dân số rất cao 3.737người/ km2, các huyện còn lại không chênh lệch lớn về mật độ dân số. Điều đáng quan tâm là

hầu hết các huyện có mật độ dân số cao, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp,trong khi kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên đặt ra nhiều vấn đề đối với tỉnh về đầutư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng năng suất lao động và thu nhập.

- Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn

Trong giai đoạn 1996-2008, dân số thành thị tăng bình quân 1,92%/năm, nông thôntăng 0,61%/năm, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị - nông thôn từ 12,8%-87,2% (1995) lên 14,9% - 85,1% (2008). Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi không nhiều, (thấp

hơn nhiều so với cả nước, vùng KTTĐPN và cả vùng ĐBSCL) cho thấy tốc độ đô thị hoácũng như mức độ phát triển chậm của kinh tế Tiền Giang, đặc biệt là phát triển sản xuất côngnghiệp, dịch vụ.

Bảng 1.5 Tỷ lệ dân số thành thị giai đoạn 1995-2008 Đơn vị tính: %

1995 2000 2005 2006 2008

1.Tiền Giang 13,08 13,43 15,02 14,94 14,85

- 9 -

Page 10: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 10/82

2. Cả nước 20,75 24,18 26,88 27,12 na

3. Vùng ĐBSCL 15,69 17,60 20,90 20,66 na

4. Vùng KTTĐPN 41,03 46,72 48,33 48,79 na

 Nguồn : Niên giám thống kê 2000, 2006, Tổng cục Thống kê.

 Niên giám thống kê 2000, 2006, 2008, Cục Thống kê Tiền Giang.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Bảng 1.6 Cơ cấu dân số Tiền Giang theo nhóm tuổi

Chỉ tiêu  Ngày 1/4/1999 Ngày 1/4/2006

Tổng số Cơ cấu Tổng số Cơ cấu

Tổng dân số 1.606.792 100,00 1.713.314 100,00

0-14 tuổi 480.913 29,93 434.256 25,35

15-59 tuổi 997.336 62,07 1.117.349 65,22>= 60 tuổi 128.543 8,00 161.709 9,44

 Nguồn: Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, Điều tra biến động dân số ngày 1/4/2006, Tổng cục Thống kê.

Bảng 1.6 cho thấy, có sự giảm tuyệt đối và tương đối ở nhóm 0-14 tuổi . Đây là nhómtuổi đi nhà trẻ, học mẫu giáo, tiểu học và THCS. Sự giảm dân số ở nhóm tuổi này tạo điềukiện thuận lợi để Tiền Giang nâng chất các hoạt động giáo dục dưới tuổi phổ thông trunghọc, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, và nhờ vậy nâng cao chất lượng nguồn cung nhân

lực.

 Nhóm 15-59 tuổi tăng 120.013 người, bình quân mỗi năm tăng hơn 17.100 người.Đây là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung vào lực lượng lao động, là động lực phát triển kinh tếxã hội của tỉnh, nhưng đồng thời cũng là sự thách thức đối với tỉnh trong việc giải quyết nhucầu việc làm và các vấn đề xã hội khác.

Mặc dù tỷ trọng nhóm dân số dưới 15 tuổi có xu hướng giảm dần và tăng dần các nhóm tuổicòn lại. Tuy nhiên, nhìn chung dân số Tiền Giang được xem là dân số trẻ.

2.1.3 Xu hướng di chuyển dân cư dưới tác động của thị trường lao động

Là tỉnh đông dân, nên từ những năm 1990, số dân xuất cư ra ngoài tỉnh tìm việc khálớn, trong giai đoạn 1996-2000, chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư trên 18.000 người/năm.Tuy nhiên xu hướng này ngày càng giảm, đến giai đoạn 2001-2008 bình quân chỉ cònkhoảng 4.000 người/năm. Từ sau năm 2002, nhờ sự ra đời của nhiều doanh nghiệp thuộc cácngành thâm dụng lao động trên địa bàn Tiền Giang, làm giảm bớt sự di chuyển lao động phổthông ra ngoài tỉnh. Trong thời gian này dân nhập cư vào Tiền Giang có xu hướng gia tăng.Tuy nhiên, kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 (kết quả tổng hợp sơ bộ: 1.670.216 người)

- 10 -

Page 11: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 11/82

cho thấy chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư bình quân giai đoạn 2001-2008 trên 14.000người mỗi năm.

Quan sát trong 12 tháng trước ngày 1/4/2006, tổng số dân xuất cư ra ngoài tỉnh là15.329 người, trong đó nơi đến tập trung vào các địa phương có công nghiệp, dịch vụ pháttriển để tìm cơ hội việc làm, học tập như TP HCM (11.139 người), Bình Dương (845), Long

An (670), Đồng Nai (421). Người xuất cư tập trung vào nhóm tuổi 15-29, chiếm đến 68,25%tổng số người xuất cư. Tổng số dân nhập cư cùng thời gian trên là 10.735 người, trong đóTPHCM (2.865), Bến Tre (2.619), Long An (1.126), Đồng Tháp (791), Vĩnh Long (705) [].Quan sát cho thấy, dân nhập cư vào Tiền Giang chủ yếu là lao động phổ thông, số doanhnhân, lao động có kỹ năng thì không nhiều. Thống kê 6 doanh nghiệp thuộc các ngành thâmdụng lao động (may, chế biến thủy sản) ở KCN Mỹ Tho có 1.216 lao động là người ngoàitỉnh, chiếm 18,67% tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệpthuộc các ngành khác người lao động ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ không đáng kể (Tổng hợp từ kết

quả khảo sát 54 doanh nghiệp). Điều này đặt ra vấn đề đã đến lúc cần xác định quy mô hợplý các ngành thâm dụng lao động tại Tiền Giang. Sự phát triển quá nóng các ngành này cónguy cơ làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực.

2.2 Thực trạng các yếu tố cung - cầu nhân lực trong thị trường lao động tỉnh TiềnGiang 

2.2.1 Thực trạng nguồn cung nhân lực

2.2.1.1 Quy mô, cơ cấu nguồn cung nhân lựcVới quy mô lớn và trẻ, dân số Tiền Giang tạo sức cung lớn về lực lượng lao động.

Giai đoạn 1996-2007, bình quân lực lượng lao động (dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinhtế) tăng 1,55%, đến năm 2007 đạt 983.251 người, tăng thêm 153.441 người so năm 1996.Trong thời gian trên, tốc độ tăng dân số bình quân chỉ là 0,81%, còn tốc độ tăng dân số trongtuổi lao động bình quân là 1,43 %. Sự khác nhau này làm thay đổi cơ cấu dân số. Tỷ trọnglao động trong tuổi tăng từ 61,73 % lên 66,03 % và tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên tăng từ72,89% lên 77,95%. Sự gia tăng số người trong tuổi lao động cũng như dân số từ 15 tuổi trở 

lên là nguyên nhân chính làm tăng quy mô lực lượng lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia lựclượng lao động (dân số >= 15 tuổi hoạt động kinh tế so dân số >= 15 tuổi) gần như ổn định,xấp xỉ 72% (Bảng 1.7). Mức tăng này tạo áp lực khá lớn đối với nền kinh tế của tỉnh, sự quátải đối với nguồn cung việc làm đã dẫn đến một bộ phận dân cư ra ngoài tỉnh làm việc, tuynhiên, xu hướng này đã giảm đáng kể sau năm 2002.

Bảng 1.7 Quy mô lực lượng lao động Tiền Giang giai đoạn 1996-2007

- 11 -

Page 12: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 12/82

 NămDân sốtrung bình

Dân số15 + tuổi

Dân số15 + tuổiso tổngdân số

(%)

Lựclượng lao

động(Dân số15 + tuổiHĐKT)

Dân số15 + tuổiHĐKTso Dânsố 15 +

tuổi (%)

Dân sốtrong tuổilao động

Dân sốtrong

tuổi LĐso tổngdân số

(%)

19961.587.18

11.156.96

4 72,89 829.810 71,72 979.736 61,73

20001.618.41

21.220.31

9 75,40 876.748 71,85 1.030.994 63,70

20051.698.85

11.280.83

4 75,39 935.963 73,07 1.102.554 64,90

20071.733.88

01.351.55

3 77,95 983.251 72,75 1.144.881 66,03

Tốc độ tăngBQ/năm

1996-2000 0,49 1,34 1,39 1,28

2001-2005 0,97 0,97 1,32 1,35

2006-2007 1,03 2,72 2,50 1,90

1996-2007 0,81 1,42 1,55 1,43

 Nguồn: Số liệu thống kê Lao động - Việc làm từ năm 1996 đến 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Lực lượng lao động có xu hướng tăng dần ở các nhóm sau tuổi 35. Sau 10 năm, nhómtuổi 15-34 giảm từ 58,25 % còn 45,25 %, nhóm tuổi 35-54 tăng từ 35,70 % lên 45,72%. Xu

hướng già hóa lực lượng lao động vừa nêu cần phải được tính đến trong việc xác định cơ cấukinh tế ngành, quy mô các ngành cần sử dụng lao động trẻ tuổi như các ngành may, chế biếnlương thực-thực phẩm và các ngành thâm dụng lao động khác trong định hướng phát triểncông nghiệp của tỉnh (phụ lục 4).

Mặt khác, sự thay đổi cơ cấu tuổi lực lượng lao động cũng như cơ cấu dân số độ tuổilao động là nguyên nhân làm cho tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (Dân số 15 + tuổi HĐKTso Dân số 15 + tuổi) của Tiền Giang khá cao, dao động trên dưới 73%. Trong đó, sự gia tăng

tuyệt đối và tương đối của nhóm tuổi 25-44, nhóm có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trên90%, là nguyên nhân chính của tình trạng trên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động còn phụthuộc vào xu hướng của các nhóm dân số không hoạt động kinh tế. Ở Tiền Giang, giai đoạn1996-2007, so với dân số từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ người đi học tăng từ 4,98% lên 6,65%,người già yếu tăng từ 10% lên 12,24%. Trong khi đó người nội trợ giảm từ 7,43% còn 5,1%và người ốm đau - tàn tật giảm từ 4,27% còn 1,9% (phụ lục 3). Hai xu hướng thay đổi nàygần như bù trừ nhau nên tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 10 năm qua gần như không đổi.Trong cùng thời gian trên tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cả nước giảm khá nhanh từ

75,8% còn 71,1%, do tỷ lệ người đi học tăng nhanh từ 7,18% lên 12,2%.

2.2.1.2 Chất lượng nguồn cung nhân lực

- 12 -

Page 13: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 13/82

Trong phạm vi đề tài này, chất lượng nguồn cung nhân lực được xem xét qua các chỉsố về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ học vấn của lực lượng laođộng Tiền Giang được thể hiện ở bảng 1.8

Bảng 1.8 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn năm 2007 Đơn vị tính : %

Tỉnh/ VùngTổng

số

Chia theo trình độ học vấn

chữ

Chưa

tốt

nghiệp

tiểu

học

Tốt

nghiệp

tiểu

học

Tốt

nghiệp

THCS

Tốt

nghiệp

THPT

1. Tiền Giang 100 1,89 20,40 43,63 19,00 15,08

2. Toàn quốc 100 3,58 11,90 28,89 31,11 24,53

3. Vùng ĐBSCL 100 4,49 22,27 41,08 18,38 13,784. Vùng KTTĐPN 100 1,86 12,93 32,69 23,10 29,42

 Nguồn: Số liệu Thống kê Lao động- việc làm năm 2007, Bộ Lao động Thương binh và XH.

Bảng trên cho thấy mặt bằng trình độ học vấn của lực lượng lao động Tiền Giang kháthấp, có tới hơn 22% chưa tốt nghiệp tiểu học, gần 44% tốt nghiệp tiểu học và chỉ có hơn34% tốt nghiệp THCS trở lên. Trong khi đó tỷ lệ tốt nghiệp THCS trở lên của cả nước vàvùng KTTĐPN là trên 52%. Đây là điểm yếu lớn nhất của nguồn nhân lực Tiền Giang.

 Những hạn chế này gây khó khăn trong chương trình đào tạo nghề cho lực lượng lao động, bởi lẽ mặt bằng học vấn tối thiểu cho đào tạo CNKT lành nghề phải từ THCS trở lên.

Mặt bằng học vấn vừa nêu cho phép nhận định không mấy lạc quan về trình độchuyên môn kỹ thuật sẽ được làm rõ trong bảng 1.9.

Bảng 1.9 Cơ cấu LLLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007 Đơn vị tính : %

Tỉnh/vùngTổng

số

Chia theo trình độ CMKT

Chưa

qua

đào tạo

CNKT

không

 bằng

Cóchứng

chỉ

nghề

ngắn

hạn

 bằng

nghề

dài

hạn

Trung

học

chuyê

n

nghiệp

Cao

đẳng

Đại

học

trở lên

1. Tiền Giang 100 76,15 15,27 1,61 0,44 3,56 1,47 1,49

2. Toàn Quốc 100 65,25 18,31 2,66 2,14 5,28 1,93 4,43

3. Vùng ĐBSCL 100 66,82 23,71 2,09 0,70 3,12 1,36 2,21

- 13 -

Page 14: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 14/82

4. Vùng KTTĐPN 100 52,26 27,26 3,64 3,05 5,04 2,03 6,72

 Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

 Năm 2007, lao động qua đào tạo Tiền Giang chiếm 23,85% lực lượng lao động, cứ 4người tham gia hoạt động kinh tế thì có chưa đến 1 người được đào tạo. Trong khi đó, tỷ lệ

lao động qua đào tạo của cả nước, vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN lần lượt là 34,75%;33,18% và 47,74%. Năm 1996, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tiền Giang là 9,28%, cao hơn

 bình quân vùng ĐBSCL (7,53%) và thấp hơn cả nước (12,31%), đến năm 2007 Tiền Giangtụt xa so cả nước và cả vùng ĐBSCL (Bảng 1.10). Lực lượng lao động khá dồi dào, nhưngtrong đó có hơn 76% chưa qua đào tạo, Tiền Giang sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiến trìnhCNH cũng như quá trình hội nhập vùng KTTĐPN.

Bảng 1.10 Tỷ lệ lao động qua đào tạo giai đoạn 1996-2007

 Đơn vị tính: %1996 2000 2002 2003 2007

1. Tiền Giang 9,28 10,41 14,39 19,67 23,85

2. Toàn quốc 12,31 15,51 19,70 20,99 34,75

3. Vùng ĐBSCL 7,53 10,03 12,48 13,20 33,18

4. Vùng KTTĐPN na na na na 47,74

 Nguồn: Số liệu thống kê Lao động – Việc làm năm 1996, 2000, 2003, 2007, Bộ Lao động Thương binh và

 Xã hội.

Trong tổng số lao động qua đào tạo, lao động có kỹ năng nghề bậc thấp chiếm hơn70%, lao động được đào tạo có “quy củ”, bao gồm CNKT có bằng, THCN, cao đẳng, đại họctrở lên chiếm hơn 30%. Cơ cấu các nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật có sự mất cân đốilớn, tỷ lệ giữa cao đẳng - đại học, THCN, CNKT là 1 / 1,20 / 5,85. Theo Bộ Lao độngThương binh và Xã hội tỷ lệ hợp lý là 1 / 4 / 10-15. Tính riêng nhân lực ngành công nghiệp,tỷ lệ giữa cao đẳng - đại học, THCN, CNKT lành nghề và CNKT bán lành nghề là 1 / 1,62 /

0,80 / 76,58. Theo Viện Chiến lược phát triển, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương(2001), ở giai đoạn phát triển công nghiệp từ thủ công lên cơ khí như Việt Nam hiện nay thìtỷ lệ nhân lực công nghiệp hợp lý phải là 1 / 4 / 20 / 60 (Bảng 1.11). Như vậy, mặc dù thiếunhân lực qua đào tạo nhưng lại thừa tương đối ở cấp đại học-cao đẳng và thiếu trầm trọngCNKT lành nghề. Xem xét tỷ lệ thất nghiệp của lao động có chuyên môn kỹ thuật vùngĐBSCL, cho thấy có sự thừa tương đối ở nhóm có trình độ cao, tỷ lệ thất nghiệp CNKT lànhnghề và bán lành nghề là 1,45%, THCN là 1,66%, cao đẳng là 1,97% và đại học là 2,64% [].Tỷ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học cao gần gấp 2 lần so với người được

đào tạo CNKT. Tiền Giang nằm trong vùng ĐBSCL, có lẽ cũng không phải là một ngoại lệ.

- 14 -

Page 15: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 15/82

Thực trạng nói trên là bằng chứng của chính sách đào tạo nguồn nhân lực không hợplý cũng như tâm lý “ thích làm thầy hơn làm thợ ” của nhiều học sinh và phụ huynh học sinh.Hệ quả là nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo vốn đã hạn hẹp lại bị lãng phí do một bộ

 phận nhân lực được đào tạo nhưng chưa được sử dụng. Chính sách đào tạo không hợp lý thểhiện ở chỗ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra mục tiêu đến năm 2010 học sinh trong độ tuổi

 phổ cập bậc trung học vào học THPT chiếm 50%, THCN 15% và dạy nghề 15% (công vănsố 3420/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậctrung học). Theo thống kê thực tế có khoảng 68% học sinh theo đuổi hết chương trình và tốtnghiệp THPT và 50% học sinh tốt nghiệp THPT vào học hệ đại học hoặc cao đẳng. Như vậy,Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hướng đến mục tiêu cứ 10 học sinh THCS có ít nhất hơn 2 họcsinh vào đại học hoặc cao đẳng (chưa kể số học sinh trung cấp liên thông lên cao đẳng - đạihọc) và chưa đến 8 học sinh học TCCN hoặc học nghề. Tỷ lệ này còn rất xa với tỷ lệ hợp lý(1 / 4 / 10-15). Trong thực tế bất hợp lý này càng rõ ràng hơn. Báo cáo năm học 2007-2008

của Sở Giáo dục Tiền Giang, có 78,26% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10, 6,57% vàocác trường nghề và TCCN, 15,17% không tiếp tục học tập. Đây là nguyên nhân chính dẫnđến sự lệch hướng trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực.

Bảng 1.11 Tương quan lực lượng LĐ được đào tạo nghề nghiệp năm 2007

CNKT bán

lành nghề

CNKT

lành nghề

Trung học

chuyên

nghiệp

Cao đẳng-

Đại học

1. Tiền Giang : - Số lượng 166.024 4.337 35.088 29.110

- Tỷ lệ 5,70 0,15 1,20 1,00

* Công nghiệp: - Số lượng 89.363 934 1.885 1.167

- Tỷ lệ 76,59 0,80 1,62 1,00

2. Toàn quốc : - Số lượng 9.795.290 997.906 2.466.812 2.969.064

- Tỷ lệ 3,30 0,34 0,83 1

3. Tỷ lệ nhân lực hợp lý

* Chung (i) 10-15 4 1* Ngành công nghiệp (ii) 60 20 4 1

 Nguồn: Số liệu thống kê Lao động- Việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

(i): Báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), trích trong “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL”, Bùi Thị Thanh, 2005;

(ii): Viện Chiến lược phát triển, chính sách công nghiệp (2001), trích trong “ Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn

nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, TS Trương Thị Minh Sâm, 2003.

Xét theo ngành kinh tế, lao động qua đào tạo trong ngành nông – lâm – ngư nghiệpchỉ chiếm 6,91%, công nghiệp – xây dựng chiếm 66,47% và dịch vụ chiếm 38,78% (Bảng

1.12). Như vậy có thể nói lao động làm việc trong ngành nông nghiệp hầu hết là chưa quađào tạo. Nếu như cải thiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong ngành nông

- 15 -

Page 16: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 16/82

nghiệp sẽ giúp Tiền Giang nâng cao năng suất lao động trong ngành này và là điều kiện thúcđẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.Thực tế trong những năm gần đây Tiền Giang thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề cho laođộng nông nghiệp - nông thôn nhưng cần có sự thay đổi về nội dung và hình thức để nângcao hiệu quả đào tạo. Từ năm 2004 đến 2008 Tiền Giang hỗ trợ đào tạo 25.636 người nhưng

chủ yếu dưới hình thức dạy nghề thường xuyên có thời gian đào tạo khá ngắn. Một nghiêncứu cho thấy có 59,4% số người được hỏi đã áp dụng được kiến thức vào công việc, 65,1%cải thiện được thu nhập và 92,04% kiến nghị nhà nước nên tiếp tục chương trình hỗ trợ họcnghề cho lao động nông thôn nhưng cần phải điều chỉnh thời gian đào tạo và tăng thêm thiết

 bị, dụng cụ thực hành (Báo cáo Sở lao động Thương binh và Xã hội)

Bảng 1.12 Lực lượng lao động có việc làm qua đào tạo

theo ngành kinh tế năm 2007

Lĩnh vực được đào tạo LLLĐ có việclàm (người)

LLLĐ có việclàm được đào

tạo (người)

Tỷ lệ qua đàotạo (%)

Tổng số 970.950 233.403 24,04

1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp 571.043 39.440 6,91

2. Công nghiệp – Xây dựng 140.429 93.349 66,47

3. Dịch vụ 259.477 100.614 38,78

 Nguồn: Số liệu thống kê Lao động- Việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

2.2.2 Thực trạng nguồn cung nhân lực qua đào tạo

2.2.2.1 Nguồn cung nhân lực qua đào tạo từ hệ thống các cơ sở đào tạo trong tỉnh

Hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gồm: 1 trường đại học, 2trường cao đẳng, 3 trường TCCN, 3 trường trung cấp nghề, 1 trường CNKT, 2 trung tâm dạynghề và 7 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (phụ lục 10). Ngành nghề đào tạo vàquy mô tuyển sinh bình quân giai đoạn 2005- 2007 của các trường như sau:

- Trường đại học Tiền Giang được thành lập từ năm 2005 (trên cơ sở hợp nhất trườngCao đẳng cộng đồng và trường cao đẳng sư phạm), đào tạo đa ngành đa cấp. Hệ đại học đàotạo các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, xây dựng, sư phạm tiểu học, trung học; hệ caođẳng đào tạo các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, công nghệ thực

 phẩm, cắt may, kỹ thuật điện-điện tử, công nghệ ô tô, xây dựng, phát triển nông thôn và cácngành sư phạm; hệ TCCN đào tạo các nghề kế toán, kinh doanh thương mại, nghiệp vụ dulịch, may, công nghệ thực phẩm, điện-điện tử,... và đào tạo giáo viên phổ thông. Quy mô

tuyển sinh 2.400 học sinh, trong đó hệ đại học 600 học sinh .

- 16 -

Page 17: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 17/82

- Trường Cao đẳng Y tế (được nâng cấp từ trường trung học y tế vào đầu năm 2008)đào tạo ngành điều dưỡng đa khoa hệ cao đẳng và các nghề: điều dưỡng, dược, hộ sinh, yhọc cổ truyền hệ trung cấp. Quy mô tuyển sinh 900 học sinh.

- Trường Cao đẳng nông nghiệp (được nâng cấp từ trường trung học dạy nghề nôngnghiệp và phát triển nông thôn Nam bộ từ đầu năm 2008), đào tạo hệ cao đẳng TCCN và

trung cấp nghề ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, chế biến nông sản,kế toán, quản lý đát đai. Quy mô tuyển sinh 1.000 học sinh/năm.

- Trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin III đào tạo hệ TCCNvà trung cấp nghề ở lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh.Quy mô tuyển sinh 500 học sinh.

- Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật mới thành lập, tuyển sinh năm 2008, đào tạo hệTCCN ở các nghề kế toán, tin học, du lịch, điện-điện tử, hàn. Quy mô tuyển sinh 380 học

sinh.- Trường trung học văn hóa nghệ thuật, đào tạo hệ TCCN với các nghề thư viện, múa,

thanh nhạc, quản lý văn hóa, du lịch. Quy mô tuyển sinh 140 học sinh.

- Trường trung cấp nghề Tiền Giang (nâng cấp từ trường dạy nghề Tiền Giang, năm2007) đào tạo hệ cao đẳng các nghề điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô,quản trị mạng, kế toán doanh nghiệp, và hệ trung cấp đào tạo các nghề điện - điện tử, côngnghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, xây dựng, may, quản trị mạng, đồ họa, kế toán doanh

nghiệp. Quy mô tuyển sinh 860 học sinh.- Trường trung cấp nghề khu vực Gò Công (nâng cấp từ trung tâm dạy nghề, năm

2008) đào tạo hệ trung cấp các nghề điện, công nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, may, kế toándoanh nghiệp. Quy mô tuyển sinh 340 học sinh.

- Trường trung cấp nghề khu vực Cai Lậy (nâng cấp từ trung tâm dạy nghề, năm2008) đào tạo hệ trung cấp các nghề điện, công nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, may. Quymô tuyển sinh 320 học sinh.

 Ngoài ra trên địa bàn Tiền Giang còn có Trường công nhân kỹ thuật giao thông; 2trung tâm dạy nghề Tân Phước, Châu Thành (được thành lập từ năm 2005); 7 trung tâm kỹthuật tổng hợp hướng nghiệp và 3 trung tâm giới thiệu việc làm đào tạo hệ sơ cấp nghề vàdạy nghề thường xuyên. Qui mô đào tạo khoảng 2.500 học viên.

Kết quả đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tiền Giang giaiđoạn 1996 -2008 cho ở bảng 2.13

Bảng 2.13 Học sinh tốt nghiệp các trường trong tỉnh giai đoạn 1996-2008

 Đơn vị tính: người

96-2000 01-2005 06-2008 96-2008 BQ/năm

- 17 -

Page 18: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 18/82

1.Công nhân kỹ thuật 11.230 27.164 30.587 68.981 5.748

- Chứng chỉ nghề (dưới 1 tháng) na 4.686 20.950 na Na

- Chứng chỉ sơ cấp nghề (<1 năm) na 19.554 8.368 na Na

- Bằng nghề (1 năm trở lên) na 2.924 1.269 na Na

2. Trung học chuyên nghiệp 3.864 4.684 4.049 12.597 1.050

3. Cao đẳng - Đại học 4.492 2.453 1.922 8.867 739

Tổng cộng 19.586 34.301 36.558 90.445 7.537

 Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2006, 2008, Cục Thống kê Tiền Giang;

 Báo cáo công tác dạy nghề Tiền Giang giai đoạn 2001-2005, năm 2006, 2007, 2008.

Bình quân giai đoạn 1996-2008, số học sinh tốt nghiệp CNKT dài hạn và ngắn hạn5.748 học sinh/năm, hệ TCCN 1.050 học sinh, cao đẳng – đại học 739 học sinh/năm.

 Nhờ tập trung đầu tư, năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng lênđáng kể. Số học sinh tuyển mới từ hệ trung cấp (TCCN và trung cấp nghề) đến trình độ đạihọc ở các cơ sở đào tạo trong tỉnh năm 2008 là 4.926 học sinh, trong đó hệ đại học 572 họcsinh, cao đẳng 1.211 học sinh, TCCN 1.903 học sinh và trung cấp nghề 1.240 học sinh (Phụlục 10). Nếu tính cả số học sinh đào tạo theo các hình thức liên kết giữa các cơ quan, đơn vịtrong tỉnh với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh thì quy mô tuyển sinh hệ trung cấp trở lên trên địa

 bàn tỉnh Tiền Giang hàng năm 5.400 học sinh. Tuy nhiên, số lượng tuyển sinh mới bắt đầutăng nhanh từ năm 2008 nên nguồn cung nhân lực qua đào tạo có trình độ từ trung cấp trở lên mới thật sự tăng lên sau năm 2010.

2.2.2.2 Nguồn cung nhân lực qua đào tạo từ hệ thống các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh

Tiền Giang nằm gần trung tâm đào tạo nhân lực Tp HCM và Tp Cần Thơ, các nămgần đây trung bình có khoảng 5.000 học sinh vào học hệ cao đẳng-đại học các trường thuộccác trung tâm đào tạo này và một số trường thuộc các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ(báo cáo Sở Giáo dục) và ước tính có khoảng 3.000 học sinh học hệ trung cấp (chưa có thốngkê chính thức). Ngành học rất đa dạng từ kinh doanh - quản lý, công nghệ kỹ thuật, khoa họcgiáo dục, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên… Các trường đại học có đông học sinh Tiền

Giang vào học (mỗi năm có hơn 100 học sinh) như các trường ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế TpHCM, ĐH Nông lâm, ĐH Bách khoa, ĐH sư phạm kỹ thuật Tp HCM, ĐH Dân lập CửuLong… Nhóm trường thứ hai có số học sinh vào học tương đối đông là ĐH Công nghiệp,Khoa học tự nhiên, Ngân hàng, Khoa học xã hội nhân văn, Kiến trúc… các ĐH dân lập nhưHồng Bàng, Hùng Vương, Công nghệ, Công nghệ Sài Gòn…

Sự đa dạng các ngành học, cấp học và với số lượng khá lớn học sinh Tiền Giang theohọc các trường nói trên tạo nên nguồn cung nguồn nhân lực qua đào tạo ở dạng tiềm năng

khá lớn và với chất lượng cao cho tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế dưới tác động của thị trườnglao động, học sinh Tiền Giang sau khi tốt nghiệp về tỉnh làm việc không phải là nhiều, nhấtlà ở bậc đại học, cao đẳng. Kết quả nghiên cứu của GS. TS. Hồ Đức Hùng và nhóm tác giả

- 18 -

Page 19: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 19/82

thực hiện năm 2005 bằng hình thức tổ chức các buổi thảo luận nhóm (PRA) với các sinh viêncủa Tiền Giang đang học tập tại TP HCM (trong khuôn khổ đề tài khoa học “ Nghiên cứu cơ cấu đầu tư từ các nguồn vốn trong xã hội ở tỉnh Tiền Giang – Hiện trạng và giải pháp ”), chothấy có đến 90% trong số họ có ý định ở lại TP HCM tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Lý domà họ ở lại là muốn có một việc làm với thu nhập cao, muốn có cơ hội nâng cao năng lực

 bản thân qua thử thách công việc, muốn có cơ hội học tập cao hơn ... Đối với những ngườimuốn trở về Tiền Giang, nhóm nghiên cứu nhận thấy điểm học tập trung bình của họ (6,2)thấp hơn nhóm còn lại (6,8), như vậy, có thể kết luận rằng những người có ý định trở về TiềnGiang làm việc đa số là những người có năng lực chưa xuất sắc.

Hiện nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Tuy nhiên, đểcó thể đánh giá mức độ đóng góp nguồn cung tiềm năng này vào nguồn nhân lực của tỉnhqua phép so sánh sau. So sánh giữa số lao động có trình độ cao đẳng - đại học tăng lên sau11 năm (1996-2007) là 15.508 người và số học sinh tốt nghiệp trình độ trên trong cùng thờigian trên là 35.800 học sinh (trong tỉnh 8.296 và ngoài tỉnh khoảng 27.500), thì ước tínhtrong 11 năm qua có khoảng 20.300 học sinh tốt nghiệp cao đẳng đại học không về tỉnh làmviệc hoặc rời tỉnh tìm việc làm nơi khác, chiếm tỷ lệ 56,7% so với số học sinh tốt nghiệp.

 Nếu tính riêng số học sinh học các trường ngoài tỉnh tỷ lệ không về tỉnh làm việc ắt hẳn sẽcao hơn. Có thể nhận định, Tiền Giang chưa khai thác có hiệu quả nguồn cung tiềm năngnày.

2.2.2.3 Đánh giá mức độ đáp ứng nguồn cung nhân lực qua đào tạo đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

 Nguồn cung nhân lực qua đào tạo được phản ảnh qua 3 mặt: số lượng, chất lượng vàcơ cấu.

Thứ nhất, về số lượng, mắt dù có nhiều cố gắng trong đầu tư, nhưng nhìn chung, hệthống các sơ sở đào tạo khá mỏng, hầu hết mới thành lập hoặc nâng cấp từ năm 2005 trở lạiđây nên cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên còn khá khiêm tốn. So với các tỉnh khác trong

khu vực (Long An, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp) số lượng và quy mô các cơ sở đàotạo của Tiền Giang khiêm tốn hơn. Do vậy, chỉ số học sinh-sinh viên hệ đại học-cao đẳng,TCCN học tại Tiền Giang là 32 học sinh trên 1 vạn dân (năm 2006), trong khi cả nước là228, vùng KTTĐPN là 354, và vùng ĐBSCL nơi có điều kiện kinh tế xã hội gần giống nhưTiền Giang, thì số học sinh cũng đạt 66 học sinh/1 vạn dân, cao hơn 2 lần (phụ lục 12).

Hạn chế này dẫn đến nguồn cung nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu củadoanh nghiệp. Khảo sát 60 doanh nghiệp, có đến 70,37% cho rằng khó hoặc rất khó tuyển

dụng lao động qua đào tạo. Mức độ thường xuyên thiếu hụt lao động của doanh nghiệp đốivới lao động qua đào tạo ở trình độ chứng chỉ nghề chiếm 22,22%; CNKT có bằng 27,78%;

- 19 -

Page 20: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 20/82

THCN 20,37%; cao đẳng 20,37% và đại học trở lên chiếm 44,44% trong tổng số doanhnghiệp được khảo sát (Báo cáo Sở lao động Thương binh và Xã hội).

Đối với người học, so sánh giữa số học sinh theo học các trường đào tạo từ hệ trungcấp nghề, TCCN trở lên với số học sinh tốt nghiệp THPT và số học sinh tốt nghiệp THCSkhông vào lớp 10 (kể cả số học sinh học dở dang THPT), cho thấy hàng năm Tiền Giang có

khoảng 2.000 học sinh tốt nghiệp THPT và hơn 2.300 học sinh tốt nghiệp THCS vì nhiều lýdo khác nhau không tiếp tục việc học tập, 7.100 học sinh học dở dang hoặc không tốt nghiệpTHPT. Điều này làm hạn chế nguồn cung nhân lực qua đào tạo.

Kết quả khảo sát 232 lao động chưa qua đào tạo có độ tuổi từ 15 đến 30, cho biết họkhông thể tiếp tục việc học tập bởi các lý do: kinh tế khó khăn không thể tiếp tục việc họctập (29,74%), không có khả năng học tiếp hoặc thi trượt (27,16%), phải phụ giúp việc nhà(18,53%), thích đi làm kiếm tiền (17,67%), không thích việc học (3,88%), lý do khác

(3,02%). Công việc hiện tại của họ chủ yếu là tham gia làm kinh tế gia đình (38,79%), đanglàm việc tại doanh nghiệp (20,26%), đang làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ(18,53%), nội trợ, ốm đau, (12,50%)... Trong số những người được khảo sát, có 43,1% cónguyện vọng tiếp tục việc học tập, trong đó 38,79% có nhu cầu học nghề, 4,31% có nhu cầuhọc văn hóa. Nhu cầu học nghề của họ chủ yếu tập trung ở nhóm trình độ thấp: hệ sơ cấpnghề (57,78%), trung cấp nghề (28,89%), TCCN (10,0%), cao đẳng đại học (3,33%).  Như vậy, nếu như có chính sách khuyến khích và giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế sẽ thuhút một lượng khá lớn người lao động chưa qua đào tạo tham gia học nghề và như thế sẽ 

làm tăng nguồn cung nhân lực qua đào tạo nghề. (Báo cáo Sở Lao động TBXH).

Thứ hai, cơ cấu nguồn cung lao động qua đào tạo không phù hợp, lĩnh vực đào tạochưa đa dạng và có sự trùng lắp giữa các cơ sở đào tạo. Tiền Giang có đến 6 trường đào tạohệ TCCN, trong khi chỉ có 3 trường đào tạo CNKT lành nghề (theo Luật dạy nghề, hệ CNKTđược chuyển đổi thành trung cấp nghề). Khảo sát 751 lao động có trình độ sơ cấp trở lênđang làm việc ở các doanh nghiệp thì chỉ có 27,97% được đào tạo từ trường dạy nghề hoặctrung tâm dạy nghề nhưng có đến 37,68% được đào tạo từ trường TCCN hoặc trường cao

đẳng-đại học, 27,7% được đào tạo tại doanh nghiệp (Báo cáo Sở Lao động TBXH) . Điều đócho thấy hệ thống các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề chưa được phát triển, cơ cấu cáccơ sở đào tạo và dạy nghề chưa hợp lý. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là các nhóm nghề cơ khíđộng lực, cơ khí chế tạo, điện, điện tử, điện lạnh, may... Khả năng nghiên cứu, dự báo, nắm

 bắt nhu cầu, định hướng phát triển của thị trường lao động của các cơ sở đào tạo chưa đượctốt, chậm phát triển ngành nghề mới. Nhiều nghề thị trường đã tạm “bão hòa” nhưng vẫn tiếptục đào tạo như sửa chữa ô tô, điện tử dân dụng, kế toán, quản trị kinh doanh... Trong khi đócó những ngành nghề thị trường đang thiếu thì cung ứng không đủ như cơ khí chế tạo, kỹ

thuật xây dựng, dịch vụ du lịch... Sự mất cân đối giữa nhóm cơ sở đào tạo (các trường đạihọc, THCN) và nhóm cơ sở dạy nghề (trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề) đã được lãnh

- 20 -

Page 21: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 21/82

đạo tỉnh nhận thức và tháng 5/2009 đã thông qua “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạonguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”. Tuy nhiên phải mất nhiều thời gian mớiđiều chỉnh được những hạn chế và mất cân đối này.

Thứ ba, chất lượng nguồn cung nhân lực qua đào tạo còn nhiều bất cập. Theo ý kiếncủa 60 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tùy theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của

người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp (từ trình độ chứng chỉ nghề đến trình độ đạihọc), có từ 1,85% đến 18,52% doanh nghiệp cho rằng kiến thức người lao động được đào tạolà “ rất tốt ” ; 27,78% đến 44,44% là “ tương đối tốt ” và 16,67% đến 27,78% là “ được ” .Về kỹ năng của người lao động, có từ 3,7% đến 20% doanh nghiệp cho là “ rất tốt ”, 27,78%đến 40,74% là “ tương đối tốt ” và 14,81% đến 25,93% là “ được ”. Như vậy, tùy theo trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo, có từ 20% đến 40% ý kiến cho rằng kiến thức và kỹnăng của nguồn nhân lực chỉ “ tạm được ” hoặc “ không đáp ứng được ” yêu cầu công việchoặc không xác định được (Báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo kỹ năng nghề bậc thấp và bậc trung(như trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề), chất lượng đào tạo tại các cơ sở này còn được

 phản ánh qua “mức độ phù hợp” của chương trình giảng dạy, thiết bị thực hành, phương pháp giảng dạy, trình độ giáo viên, thời gian đào tạo. Thăm dò ý kiến của 60 doanh nghiệp,sự ít phù hợp hoặc không phù hợp của các yếu tố trên lần lượt là 48% (tổng số doanh nghiệpcó ý kiến); 55,56%; 50%; 33,3% và 55%. Rõ ràng cần có sự đổi mới đối với các yếu tố đầuvào cấu thành chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề. 

Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường/trung tâm dạy nghề, nhóm các ý kiến(từ 60 doanh nghiệp) đề nghị tăng thêm thời gian thực hành (16,45%), đầu tư thiết bị thựchành hiện đại (12,50%) và đề nghị có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp(15,79%), có tỷ lệ khá cao so với các nhóm ý kiến khác càng cho thấy doanh nghiệp có yêucầu cao hơn đối với kỹ năng thực hành của người lao động sau khi được đào tạo. Thực tế dễthấy là mặt bằng công nghệ thiết bị thực hành của các cơ sở đào tạo đang sử dụng tronggiảng dạy thường có độ trể nhất định so với công nghệ được sử dụng trong quy trình sản xuất

tại doanh nghiệp.  Để khắc phục điểm yếu này vấn đề đặt ra là cần có sự liên kết giữa nhàtrường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề, nhất là trong đào tạo thực hành.

Khảo sát trực tiếp 356 người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có trình độchuyên môn kỹ thuật từ CNKT có bằng trở lên (trong tổng số 2.512 người lao động đượckhảo sát), có 25% cho rằng công việc mà họ đang làm ít hoặc không phù hợp với nghề, lĩnhvực được đào tạo; trên 32,59% cho rằng kiến thức và kỹ năng mà họ được đào tạo chỉ đápứng một phần hoặc đáp ứng rất ít yêu cầu công việc họ đang làm; 44,66% có nhu cầu được

đào tạo lại, trong đó có 69,81% có nhu cầu đào tạo nâng cao, 15,72% đào tạo cập nhật kiếnthức và 6,29% đào tạo nghề khác (Báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội). Mức độkhông phù hợp giữa kiến thức và kỹ năng đối với công việc cho thấy có sự lãng phí khá lớn

- 21 -

Page 22: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 22/82

trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như sự bất cập của nguồn nhân lực có kỹ năng đối vớiyêu cầu phát triển kinh tế xã hội Tiền Giang.

2.2.3 Thực trạng cầu nhân lực theo ngành và thành phần kinh tế

2.2.3.1 Cầu nhân lực theo ngành kinh tế 

Với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (chiếm 45,27% GDP), Tiền Giang có đến 58,81%lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và hơn 40% lao động làm việc trongngành công nghiệp, dịch vụ. Trong khi đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của cả nước là47,8%, vùng ĐBSCL là 48,3% và vùng KTTĐPN đến 71,87% (Bảng 1.13). Sau 11 năm(1996-2007), tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 63,57% còn 58,81%, lao động côngnghiệp tăng từ 11,29% lên 14,46%, lao động dịch vụ gần như không thay đổi (Biểu đồ 1.1).Thời điểm năm 1996, tỷ trọng lao động nông nghiệp của cả nước và vùng ĐBSCL đều caohơn Tiền Giang (69,8% và 65,66%), đến năm 2007 trật tự đã đảo ngược. Điều này cho thấy

sự chuyển dịch cơ cấu lao động cùng với xu hướng CNH diễn ra ở Tiền Giang chậm tươngđối so với bình quân các tỉnh trong vùng và cả nước. Tỷ trọng lao động nông nghiệp cao còn

 phản ánh sự kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Năng suất lao động ngànhnông nghiệp (tính theo giá trị sản xuất năm 2007) chỉ bằng gần 1/4 năng suất lao động ngànhcông nghiệp.

Bảng 1.13 Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế năm 2007

Vùng/ Tỉnh Tổng số

Chia theo nhóm ngành kinh tế 

 Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ

1. Tiền Giang 100 58,81 14,46 26,72

2. Toàn quốc 100 52,21 19,23 28,56

3. Vùng ĐBSCL 100 51,70 17,36 30,94

4. Vùng KTTĐPN 100 28,13 28,23 43,64

 Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Năm 1996

Nông-lâm-

ngư nghiệp

63,57%

Công

nghiệp -

xây dựng

11,29%

Dịch vụ

25,14%

Năm 2007

Dịch vụ

26,72%

Công

nghiệp -

xây dựng

14,46%

Nông-lâm-

ngư nghiệp

58,81%`

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu lao động Tiền Giang theo ngành kinh tế 1996/2007

- 22 -

Page 23: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 23/82

 Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm năm 1996, 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

2.2.3.2 Cầu nhân lực theo thành phần kinh tế 

Lực lượng lao động Tiền Giang có đến 86,29% làm việc trong thành phần kinh tế cáthể (làm ra 64,43% GDP), kế đến kinh tế tư nhân 8,36%, kinh tế nhà nước 4,6%, kinh tế tậpthể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa đến 1%. Kinh tế Tiền Giang chủ yếu là kinh tếhộ, quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp (Bảng 1.13), một lần nữa cho thấy hiệu quả sử dụngnguồn nhân lực Tiền Giang chưa cao. Điều này đòi hỏi Tiền Giang quan tâm thực hiện pháttriển đa dạng các thành phần kinh tế đặc biệt kinh tế tư nhân, tập thể và kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Bảng 1.13 Cơ cấu lao động và năng suất lao độngtheo thành phần kinh tế năm 2007

Thành phần kinh tếLao động

(người)

Cơ cấu

lao động

(%)

 Năng suất lao

động (triệu đồng

GDP /người)

Tổng số 970.950 100,00 18,87

1. Kinh tế Nhà nước 45.207 4,66 52,832. Kinh tế tập thể 2.466 0,25 70,67

3. Kinh tế tư nhân 81.171 8,36 34,72

4. Kinh tế cá thể 837.811 86,29 14,09

5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 4.294 0,44 259,27

 Nguồn : Số liệu Thống kê Lao động- việc làm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

 Niên giám thống kê 2006, Cục Thống kê Tiền Giang.

2.2.3.3 Đánh giá cầu nhân lực qua tình trạng hoạt động kinh tế 

Quan sát tình trạng hoạt động kinh tế của lực lượng lao động Tiền Giang cho thấy có93,13% lực lượng lao động đủ việc làm; 5,18% thiếu việc làm và 1,69% thất nghiệp (trongđó tỷ lệ thất nghiệp thành thị 4,87%). Tỷ lệ người đủ việc làm đều cao hơn toàn quốc vàvùng ĐBSCL nhưng thấp hơn vùng Đông Nam bộ và tỷ lệ thất nghiệp đều thấp hơn toànquốc và các vùng. Sau 10 năm (1996-2006), tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị có xu hướnggiảm từ 5,63% còn 4,87% và hệ số sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng từ

61,78% lên 79,93% (Phụ lục 8 và 9).

- 23 -

Page 24: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 24/82

Mức độ toàn dụng nhân lực của Tiền Giang khá cao bởi các lý do. Thứ nhất, trongnhững năm gần đây Tiền Giang phát triển khá mạnh các ngành thâm dụng lao động. Riêngsố lao động trong các ngành may, chế biến thủy sản trong giai đoạn 2002-2007 đã tăng lên4,39 lần. Sự phát triển khá nóng các ngành thâm dụng lao động còn dẫn đến tình trạng thiếunhân lực trong nhiều doanh nghiệp. Kết quả khảo sát 54 doanh nghiệp thì có đến 20,37%

doanh nghiệp cho rằng thường xuyên thiếu lao động phổ thông và 22,22% doanh nghiệpthiếu lao động trình độ sơ cấp nghề (Báo cáo Sở Lao động TBXH). Thực tế này đòi hỏi TiềnGiang cần xác định quy mô, cơ cấu, giới hạn phát triển các ngành công nghiệp thâm dụnglao động, từng bước nâng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ caohơn. Thứ hai, ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấukinh tế và cơ cấu lao động, hệ số sử dụng thời gian lao động tăng đáng kể còn nhờ vào việctập trung đầu tư phát triển, thâm canh trong nông nghiệp, trong giai đoạn 1995-2004 hệ số sửdụng đất cây hàng năm tăng từ 2,6 lần lên 2,98 lần. Thứ ba, Tiền Giang nằm trong vùng

KTTĐPN (70 km) có thị trường lao động phát triển, nhu cầu nhân lực lớn đã tạo lực hút khámạnh đối với nguồn nhân lực của tỉnh.

2.2.4 Sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tác độngđến cầu nhân lực.

Tiền Giang có 02 khu công nghiệp, 04 cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp đi vàohoạt động, tổng diện tích là 327 ha, trong đó Khu công nghiệp Mỹ Tho, Cụm công nghiệpTrung An và Cụm công nghiệp An Thạnh đã lắp đầy với tổng diện tích là 106 ha. Các khu,cụm công nghiệp khác: KCN Long Giang, KCN Tàu thuỷ Soài Rạp, KCN Dịch vụ Dầu khí,CCN Tam Hiệp, CCN Bình Đông, CCN Gia Thuận . . . đang trong quá trình khởi động.

*  KCN Mỹ Tho.

Diện tích 79,14 ha, thuộc xã Bình Đức- huyện Châu Thành và xã Trung An - TP MỹTho. Đến nay, cơ bản đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, đã lắp đầy 100% diện tích côngnghiệp với 27 dự án, trong đó có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút hơn 7.700 laođộng. Hoạt động với các ngành nghề: chế biến nông, thủy sản, may mặc . . .

* Khu công nghiệp Tân Hương.

Diện tích 197,33 ha, thuộc xã Tân Hương, huyện Châu Thành, đã thực hiện hơn 60%cơ sở hạ tầng giai đoạn I (138 ha) có 13 nhà đầu tư thuê lại đất với tổng diện tích 45,9 ha,đến nay đã có 4 dự án đã triển khai hoạt động sử dụng hơn 900 lao động. Định hướng kêugọi đầu tư những ngành: dệt may, da giày, bao bì, thuốc, phân vi sinh, chế biến nông sản, lắpráp cơ khí . . .

* Cụm công nghiệp Trung An.

- 24 -

Page 25: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 25/82

Diện tích 17,46 ha, thuộc địa bàn xã Trung An, TP Mỹ Tho, đã lắp đầy 100% diệntích với 11 dự án đã đi vào hoạt động, thu hút trên 3.400 lao động. Ngành nghề sản xuất:may mặc, sản xuất đồ gỗ, nhựa….

* Cụm công nghiệp An Thạnh.

Diện tích 10 ha, thuộc địa bàn thị trấn Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, đã giao 100%

diện tích đất, hiện có 29 dự án hoạt động thu hút trên 700 lao động, chuyên xay xát và lau bóng gạo.

* Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh.

Diện tích 23,5 ha, thuộc địa bàn phường 10, TP Mỹ Tho, đã đầu tư 95% hạ tầng kỹthuật, có 07 doanh nghiệp thuê lại đất với tổng diện tích 9,7 ha; có 02 doanh nghiệp đã đi vàohoạt động, thu hút trên 150 lao động. Định hướng đầu tư: sản xuất hàng gia dụng, chế biếnlương thực thực phẩm.....

* Cụm công nghiệp Song Thuận.

Diện tích 57,9 ha, thuộc địa bàn xã Song Thuận, huyện Châu Thành, đã có 12 dự ánđầu tư được triển khai, đã đưa vào hoạt động 07 dự án, thu hút trên 1.800 lao động ngành chế

 biến thủy sản. Định hướng đầu tư: chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí . . .

Tiến độ phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh còn chậm do việc quảng báhình ảnh cũng như công tác xúc tiến đầu tư chưa đúng mức và so với với những tỉnh, thành

 phố khác chính sách ưu đãi đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Tuy nhiên, sự ra đời và phát triển

các KCC, CCN đã làm gia tăng đáng kể sức cầu nhân lực trên thị trường, góp phần là giảmáp lực nhu cầu việc làm và giảm di dân ngoài tỉnh. Tính đến cuối năm 2008 có 14.650 laođộng làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN, CCN, trong đó có hơn 88% lao động làngười Tiền Giang. Khảo sát hơn 50 doanh nghiệp trong các KCN, CCN cho thấy:

Lao động chủ yếu là lao động trẻ, nhóm dưới 29 tuổi chiếm đến 57,93%, nhóm trên40 tuổi chiếm 24,71% do các KCN, CCN của tỉnh mới hình thành và do đa số làm trong cácdoanh nghiệp chế biến nông, thủy sản và may mặc.

Trình độ học vấn tương đối khá với hơn 90% đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên,1% chưa tốt nghiệp tiểu học. Về chuyên môn, kỹ thuật, lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm 84,03%, trong đó trình độ cao đẳng trở lên chiếm hơn 12,5%; TCCN chiếm10,65%, CNKT có bằng 5,95%, CNKT không bằng chiếm đến 44,95%

Về chuyên ngành đào tạo, lao động có trình độ TCCN trở lên nghề kế toán, quản trịchiếm hơn 33%, còn lại là lao động kỹ thuật; công nhân kỹ thuật không bằng và lao độngtrình độ sơ cấp chủ yếu là nghề may, sơ chế thủy sản.

Mặc dù mức độ phát triển và thu hút lao động vào làm việc trong các KCN, CCNchưa nhiều nhưng đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân lực. Có đến 36 % doanh nghiệp thường

- 25 -

Page 26: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 26/82

xuyên thiếu hụt nhân lực và sự thiếu hụt không chỉ ở lao động có chuyên môn cao, lao độngqua đào tạo, mà còn thiếu hụt cả lao động phổ thông (20,37%).

3. Thực trạng hệ thống thông tin thị trường lao động và các hoạt động hỗ trợ thị trườnglao động

3.1 Thực trạng hệ thống thông tin thị trường lao động 3.1.1 Các cơ quan, tổ chức có chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thông tin thị trường

lao động.

Trong tỉnh, ngoài Cục Thống kê, nhiều tổ chức, cơ quan cũng thu thập, xử lý và cungcấp thông tin thị trường lao động trực tiếp hoặc gián tiếp. Các nhà cung cấp thông tin thịtrường lao động, cũng vừa là đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin chủ yếu như:

Nhà cung cấp Các nguồn dữ liệu

Cục Thống kê Điều tra dân số, lực lượng lao động, các kếtquả thống kê

Sở Lao động – TBXH Thống kê việc làm và thất nghiệp, điều tradoanh nghiệp

Ban Quản lý các khu công nghiệp Thông tin về doanh nghiệp trong các khucông nghiệp

Sở Giáo dục và Đào tạo Thống kê về giáo dụcSở Kế hoạch và Đầu tư Thông tin về đầu tưTrung tâm Giới thiệu việc làm Thông tin việc làm

Cơ sở đào tạo Thông tin về đào tạo Người sử dụng lao động Nhu cầu lao động Người lao động Nhu cầu việc làmBáo chí, Đài truyền hình – truyềnthanh

Các thông tin

Các tổ chức khác Nguồn dữ liệu

Một số đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin và mục đích của việc sử dụng thông tinthị trường lao động:

Người sử dụng Nội dung sử dụng

Lãnh đạo các ngành, các cơ quan hoạch định chính sách

- Dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động,tương quan giữa cung cầu lực lượng lao động

- Số người có việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp

Các cơ sở đào tạo - Nhu cầu về lao động có tay nghề theo các ngànhnghề, sự thừa thiếu lao động có tay nghề trong xãhội

Các Trung tâm Giới thiệu việclàm (TTGTVL)

- Thông tin tình hình việc làm ở các doanh nghiệp- Các điều kiện tham gia cơ hội làm việc của

- 26 -

Page 27: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 27/82

người lao động (trình độ nghề nghiệp, sức khỏe,giới tính)

- Các chương trình giáo dục và đào tạo ở địa phương

 Người lao động tìm việc - Tìm kiếm cơ hội làm việc và những yêu cầu củacông việc, lương bổng, điều kiện làm việc

 Người sử dụng lao động (cácdoanh nghiệp)

- Lực lượng lao động của địa phương, lao động cóchuyên môn kỹ thuật

Thông tin thị trường lao động gồm nhiều dạng thông tin khác nhau phản ánh các khíacạnh khác nhau của thị trường lao động như: thông tin về việc làm, thất nghiệp, tiền lươngthu nhập, số giờ làm việc, chỗ việc làm trống, thông tin về đào tạo…

Dữ liệu liên quan đến thông tin được hình thành từ nhiều nguồn, qua các cuộc điều

tra, báo cáo hoặc qua việc đăng ký:

Chỉ tiêu Nguồn thống kê chủ yếu

Thông tin việc làm - Điều tra LĐ-VL, TĐT dân số- Điều tra DN

Thông tin thiếu việc làm - Điều tra LĐ-VL

Thông tin thất nghiệp - Điều tra LĐ-VL

- Đăng ký tại các TTGTVLTiền lương thu nhập - Điều tra DN

Số giờ làm việc - Điều tra LĐ-VL- Điều tra DN

Thông tin việc làm trống - Điều tra DN- Đăng ký tại các TTGTVL

Thông tin về đào tạo - Điều tra LĐ-VL, TĐT dân số- Báo cáo của các cơ sở đào tạo

Hiện nay các cuộc điều tra chủ yếu được tiến hành do Trung ương thực hiện như điềutra dân số chu kỳ 10 năm 1 lần, điều tra lao động – việc làm hàng năm (do Tổng cục tổchức); điều tra doanh nghiệp hàng năm, gần đây nhất, năm 2008, là cuộc điều tra thực trạngvà nhu cầu sử dụng lao động các hợp tác xã phi nông nghiệp và năm 2009 là điều tra thựctrạng và nhu cầu sử dụng lao động các doanh nghiệp trong tỉnh (do Bộ LĐTBXH).

Các cuộc điều tra, thu thập thông tin ở cấp tỉnh thực hiện qua:

- Cục thống kê thực hiện điều tra thống kê hàng năm và công bố dưới dạng niên giám

thống kê với nhiều nội dung, trong đó có các nội dung về dân số - lao động, thông tin doanhnghiệp, về đào tạo …

- 27 -

Page 28: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 28/82

- Định kỳ Sở Lao động – TBXH điều tra ở một số doanh nghiệp lớn có sử dụng nhiềulao động tình hình sử dụng lao động, thu thập các thông tin như: thông tin về doanh nghiệp,

 biến động lao động, nhu cầu sử dụng lao động để báo cáo theo yêu cầu của Bộ Lao động TBvà XH.

- Các phòng lao động – TBXH huyện báo cáo định kỳ về Sở Lao động TB và XH

tình hình biến động lao động của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về số lượng lao động,tình hình mất việc làm, thiếu việc làm và nhu cầu sử dụng lao động.

 Ngoài ra thông tin về việc làm trống cung cấp qua các Trung tâm GTVL, thông tin vềđào tạo cung cấp từ các cơ sở đào tạo trong tỉnh.

3.1.2 Nội dung và phương thức cung cấp thông tin

 Nội dung thông tin thị trường gồm 2 mặt: thông tin về cung và thông tin về cầu.

Nội dung thông tin Nguồn thông tin

Cunglao

động

- Dân số và sự phân chia dân sốtheo địa bàn, độ tuổi, giới tính,..- Lực lượng lao động (người laođộng tìm việc), lao động đã quađào tạo (từ các cơ sở đào tạo), tỷlệ có việc làm, thiếu việc làm,thất nghiệp

- Các cuộc TĐT dân số của TCTK - Các cuộc điều tra LĐ-VL hàng nămcủa TCTK 

- Từ các cơ sở đào tạo trong tỉnh về sốlượng, ngành nghề đào tạo- Từ các TTGTVL qua người lao động

đăng ký tìm việc

Cầulao

động

- Thông tin về người sử dụng laođộng, chỗ làm việc trống, chỗlàm việc mới

- Xu hướng phát triển thị trườngcầu lao động trong doanh nghiệp

 phân theo ngành, nghề

- Điều tra doanh nghiệp do Bộ LĐ-TBXH tổ chức

- Doanh nghiệp cung cấp qua các hìnhthức tuyển dụng- Thông tin doanh nghiệp, nhu cầutuyển dụng của doanh nghiệp qua cácTTGTVL, Ban quản lý các Khu công

nghiệp (KCN)- Các thống kê báo cáo do Sở LĐ-TBXH thực hiện

- Thống kê của Sở Kế hoạch & Đầu tư,Cục Thống kê thông tin về doanhnghiệp

3.1.2.1 Thông tin về cầu lao động 

* Thông tin từ Sở LĐ-TBXH 

- 28 -

Page 29: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 29/82

Sở LĐ-TBXH hàng năm thực hiện điều tra doanh nghiệp như trong năm 2008 và năm2009 theo chương trình của Bộ LĐ-TBXH với nội dung chủ yếu thống kê tình hình sử dụnglao động, thông tin chỗ làm việc trống, chỗ làm việc mới, tiền lương/thu nhập, số giờ làmviệc,…Tuy nhiên kết quả Bộ công bố rất chậm nên thông tin này ở địa phương vẫn chưa sửdụng được.

Ở cấp tỉnh, Sở thống kê thông tin thị trường lao động chủ yếu là tình hình sử dụng laođộng trong các doanh nghiệp: số lượng, cơ cấu lao động, lao động mất việc làm, thiếu việclàm, biến động lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp,…. Tuy nhiên nguồn dữ liệutổng hợp không đầy đủ (chủ yếu là các doanh nghiệp lớn) do doanh nghiệp không thực hiệnđúng chế độ báo cáo, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và phân bố ở các huyện.

 Nguồn dữ liệu chủ yếu phục vụ công tác báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

* Thông tin từ doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát 42 doanh nghiệp trong các khu – cụm công nghiệp sử dụng nhiềulao động và có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn, cho thấy doanh nghiệp chuyển tải thông tinnhu cầu tuyển dụng lao động qua nhiều phương thức: tự thông báo tuyển dụng tại doanhnghiệp chiếm 85,71%, tuyển qua các TTGTVL là 73,81%, qua phương tiện thông tin đạichúng là 38,1%, qua liên kết với cơ sở đào tạo 23,81%, hình thức khác 11,9% tổng số doanhnghiệp được khảo sát. Và hiệu quả tuyển dụng cao nhất là qua hình thức tự tuyển, kế đến làqua các TTGTVL và qua liên kết với các cơ sở đào tạo.

Thông tin về nhu cầu lao động của doanh nghiệp được cung cấp qua nhiều phươngtiện và nhiều kênh khác nhau trên thị trường lao động. Tuy nhiên hình thức chủ yếu vẫn là tựtuyển, cho thấy các công cụ hỗ trợ thị trường ở tỉnh chưa phát triển.

*Thông tin qua các trung tâm giới thiệu việc làm

Đối với hình thức tuyển dụng qua các TTGTVL thì doanh nghiệp tuyển dụng chủ yếuqua TTTGTVL Tiền Giang chiếm 93,94%, các TTGTVL khác trong tỉnh không quá 30%doanh nghiệp có đăng ký tuyển dụng. Trong năm 2008 nhu cầu các doanh nghiệp tuyển dụng

qua các TTGTVL trên 40.000 lao động, trong đó qua TTGTVL Tiền Giang chiếm gần 50%.Điểm tích cực là ngày càng có nhiều doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng qua các TTGTVL.

 Ngoài việc doanh nghiệp đăng ký cầu tuyển dụng qua TTGTVL, các TTGTVL cònchủ động khai thác nhu cầu từ doanh nghiệp. Nhưng việc này chỉ có TTGTVL Tiền Giangthực hiện để phục vụ hoạt động các phiên giao dịch việc làm hàng tháng.

Có được thông tin, các trung tâm chuyển tải thông tin đến người lao động qua cáchọat động:

- Qua hoạt động tư vấn – giới thiệu việc làm ở hầu hết các trung tâm. Và ngày càngcó nhiều người lao động quan tâm đến loại thông tin này.

- 29 -

Page 30: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 30/82

Tuy nhiên, theo ý kiến của 542 người lao động được khảo sát thì thông tin đa dạng dễtiếp cận chiếm 25,83%, thông tin vừa đủ để tìm hiểu 42,25%, còn ít thông tin chưa đáp ứngnhu cầu tìm việc 29,7%. Cho thấy thông tin tại các TTGTVL vẫn chưa đáp ứng sự mong đợicủa người lao động. Mặc dù vậy, vẫn có 71,22% số người mong muốn thông tin việc làmnên được chuyển qua TTGTVL.

Đối với 33 doanh nghiệp đã có đăng ký tuyển dụng qua TTGTVL chỉ có 15,15%doanh nghiệp cho biết là được đáp ứng hoàn toàn và gần đủ nhu cầu, 36,36% doanh nghiệpcho rằng được đáp ứng ở mức độ trung bình, 45,45% cho là được đáp ứng ít hoặc rất ít. Điềunày cho thấy các TTGTVL vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Qua các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại TTGTVL Tiền Giang và ở các khu vực. Hoạt động giao dịch việc làm qua các phiên giao dịch việc làm đã thu hút đượcsự quan tâm và tham gia giao dịch ngày càng nhiều từ phía doanh nghiệp và người lao động.Tuy nhiên mức độ thỏa mãn nhu cầu các đối tượng tham gia vẫn còn chưa được đáp ứng:

Trung bình các phiên giao dịch việc làm có 10 doanh nghiệp tham gia, với nhu cầutrên 1.000 lao động, doanh nghiệp tuyển dụng được chỉ gần 10% nhu cầu. Trong 42 doanhnghiệp được khảo sát thì 54,76% doanh nghiệp đã có tham gia, cho thấy còn nhiều doanhnghiệp vẫn còn chưa có nhu cầu tham gia tuyển dụng trực tiếp tại các phiên giao dịch việclàm mà chủ yếu là gởi thông tin gián tiếp.

 Người lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm ngày càng nhiều, nhưng tỷ lệngười lao động tìm được việc làm chưa cao. Ý kiến của 194 người có tham gia phiên giaodịch thì có 77,32% nhận xét thông tin tương đối nhiều, nhiều và rất nhiều; có 19,59% nhậnxét thông tin còn ít và 2,06% là rất ít, cho thấy thông tin tại các phiên giao dịch vẫn còn chưađáp ứng nhu cầu cho người lao động.

Từ đó có thể thấy thông qua các phiên giao dịch việc làm thì doanh nghiệp và ngườilao động mức độ kết nối chưa cao, cần phải có những giải pháp để thực hiện kết nối việc làmqua các phiên giao dịch việc làm hiệu quả hơn.

- Thông tin cung cấp trên website: www.vieclamtiengiang.vn  của TTGTVL Tiền

Giang. Website việc làm của tỉnh đã thật sự là kênh cung cấp thông tin hiệu quả, khi số lượttruy cập khai thác thông tin ngày càng nhiều. Tính từ khi khai thác đến nay đã có 320.000lượt truy cập

Theo khảo sát 452 người lao động thì có 58,12% sử dụng mạng internet để tìm hiểuthông tin việc làm, là phương tiện tìm hiểu thông tin việc làm thứ hai (đứng thứ nhất là đếntrực tiếp các TTGTVL). Riêng 259 người tìm hiểu qua website vieclamtiengiang.vn thì43,24% người lao động cho rằng thông tin ít sinh động chỉ vừa đủ để tìm hiểu và 20% cho

rằng thông tin còn ít và khó tiếp cận. Ý kiến của 118 người có đăng tin tuyển dụng quawebsite thì 67,8% cho rằng việc đăng thông tin tìm việc qua website là dễ dàng và 28,81%cho rằng khó và 1,69% cho rằng rất khó.

- 30 -

Page 31: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 31/82

Đối với 42 doanh nghiệp được khảo sát thì có 22 doanh nghiệp đã có tìm hiểu thôngtin qua website của tỉnh, có 14 doanh nghiệp đã có đăng thông tin tuyển dụng. Trong đó 12doanh nghiệp cho rằng đăng thông tin là dễ và 2 doanh nghiệp cho rằng khó.

Kết quả trên cho thấy website là kênh cung cấp thông tin quan trọng cho người laođộng có nhu cầu tìm hiểu thông tin việc làm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của

người muốn truy cập thông tin.- Thông tin cung cấp cho các cơ quan, đoàn thể địa phương. Hình thức này do được

các trung tâm, nhất là các trung tâm thuộc các tổ chức đòan thể cung cấp cho cơ quan đoànthể cấp dưới, tuy nhiên cơ chế cung cấp thông tin chưa thường xuyên. Tại các huyện côngtác tuyên truyền phổ biến thông tin chưa được đẩy mạnh đến với người lao động tại địa

 phương.

- Thông tin cung cấp cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh, thông qua việc Trung tâm

tham gia các ngày hội việc làm của các trường. Có 3/9 trường đã có liên kết với TTGTVLTiền Giang đó là Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ vàTrường Trung cấp nghề Tiền Giang. Hình thức trao đổi thông tin 2 chiều, trường cung cấpdanh sách học sinh, sinh viên theo các ngành nghề đào tạo cho Trung tâm để cung cấp chocác đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Trung tâm cung cấp thông tin nhu cầu tuyển dụng laođộng cho nhà trường để chuyển tải đến sinh viên. Ngòai hình thức này, giữa 2 bên chưa cómối liên hệ nào có thể coi là chặt chẽ, thường xuyên và ổn định. Kết quả khảo sát cho thấy,tất cả các trường đều có nhu cầu được TTGTVL của tỉnh cung cấp thông tin tuyển dụng

thường xuyên cho trường để các trường có định hướng đào tạo và tham gia tư vấn việc làmvào các ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm trường tổ chức.

* Ban quản lý các khu công nghiệp.

Hàng tháng hoặc định kỳ 6 tháng, Ban quản lý thu thập thông tin nhu cầu lao độngcủa các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Hình thức thu thập thông tin chủ yếu quađiện thoại, một số bằng bằng văn bản.

Ban quản lý đã cung cấp cho các Trung tâm Giới thiệu việc làm, một số cơ sở đào tạotrong tỉnh có nhu cầu thông qua hình thức văn bản. Tuy nhiên do chưa có hình thức thu thậpthống nhất và ổn định nên chất lượng thông tin chưa cao, cần phải được rà soát lại. Một sốdoanh nghiệp đăng ký nhu cầu tuyển dụng đối với Ban quản lý, nhưng khi Trung tâm Giớithiệu việc làm liên hệ để giới thiệu lao động thì doanh nghiệp phản hồi không có hoặc hếtnhu cầu tuyển dụng. Phương thức cung cấp thông tin bằng văn bản không thuận lợi chongười sử dụng thông tin, vì sẽ khó lưu trữ và xây dựng nguồn thông tin lâu dài để có thể đốichiếu so sánh trong từng giai đoạn. Cần thiết phải xây dựng cơ chế trao đổi cung cấp thông

tin hiệu quả hơn.* Thông tin từ Cục thống kê.

- 31 -

Page 32: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 32/82

Qua niên giám thông kê, Cục thống kê cung cấp các thông tin về số lượng doanhnghiệp, số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo huyện và phân theo cácngành kinh tế. Các thông tin này ở dạng “tổng cầu” có ích cho nghiên cứu hơn. Thông tinchưa được công bố trên website của tỉnh. Từ đó cho thấy hình thức công bố thông tin thốngkê chưa được rộng rãi cho đối tượng có nhu cầu sử dụng, thông tin chưa được chi tiết, nguồn

dữ liệu cũ so với thời điểm công bố và số lượng ấn phẩm thống kê còn khiêm tốn (chủ yếu phục vụ co các cơ quan lãnh đạo và các cơ quan quản lý quan trọng trong tỉnh) cho nên dạngthông tin này khó tiếp cận và không thuận tiện cho người sử dụng thông tin.

* Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư 

Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh (số lượng doanhnghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy mô, địa điểm,…) thông tin này được báo cáothường xuyên định kỳ cho Bộ chủ quản, Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Công an tỉnh,

các sở ban ngành thuộc lĩnh vực đầu tư. Ngoài ra thông tin này được cung cấp cho các cơ quan ban ngành khác khi có nhu cầu qua hình thức bằng văn bản. Tuy nhiên, giữa số liệuđăng ký và thực tế họat động sản xuất kinh doanh có khỏang cách khá lớn nên thông tin khótiếp cận và khó sử dụng.

3.1.2.2 Thông tin về cung lao động 

* Thông tin từ Cục Thống kê.

Thông tin về cung lao động từ kết quả điều tra dân số, điều tra lao động việc làm

(ngành thống kê tiếp nhận từ Bộ LĐ-TBXH bắt đầu năm 2008) và các cuộc điều tra khác củangành thống kê được công bố qua các ấn phẩm thống kê và thông thường sau 1 năm mớicông bố kết quả nên có những nhược điểm như đã nêu ở phần thông tin về cầu lao động.

Đối với thông tin liên quan đến cơ sở đào tạo công bố qua niên giám với các thôngtin: số lượng các trường phổ thông, cơ sở đào tạo và dạy nghề, số lượng học sinh tốt nghiệptừng năm… Tuy nhiên thông tin còn ở dạng tổng quát, không phản ánh được số lượng cácngành nghề đào tạo và số lượng học sinh được đào tạo và tốt nghiệp từng năm theo từng

ngành.Hình thức phổ biến/cung cấp thông tin thống kê chủ yếu hiện nay là qua các ấn phẩm

truyền thống trên giấy, website của TCTK chưa cập nhật các thông tin số liệu mới nên cũnglà khó khăn cho việc tiếp cận các thông tin thống kê và thông tin đưa ra còn chưa kịp thời,kết quả một số cuộc điều tra công bố chậm đã làm giảm ý nghĩa và giá trị các số liệu thu thậpđược.

* Thông tin từ các cơ quan quản lý (Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động – TBXH)

thông tin được tổng hợp từ báo cáo của các trường thuộc Sở quản lý về kế hoạch đào tạo, sốlượng học sinh, ngành nghề đào tạo... Nguồn thông tin thứ cấp này tương đối đầy đủ về các

- 32 -

Page 33: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 33/82

cơ sở đào tạo, tuy nhiên thông tin chỉ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, các báo cáo vềđào tạo, ít được chia sẽ ra bên ngoài.

* Thông tin từ các cơ sở đào tạo

Hiện nay, trong quá trình đổi mới hoạt động đào tạo theo định hướng thị trường đápứng nhu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo không chỉ dừng lại ở chỗ trang bị nghề nghiệp chongười lao động đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn giúp họ có được việc làm. Để thực hiện tốtđiều này, các cơ sở đào tạo có nhu cầu chuyển tải thông tin nguồn cung lao động cơ sở mìnhđào tạo đến được với người sử dụng lao động, đồng thời rất cần sự hỗ trợ cung cấp thông tintừ nhiều phía mà tiêu biểu là các TTGTVL và các đơn vị sử dụng lao động trong mối quanhệ cung cầu trên thị trường lao động.

Kết quả khảo sát 9 cơ sở đào tạo trong tỉnh cho thấy đa số các cơ sở đào tạo và dạynghề chưa xây dựng được hệ thống thông tin của cơ sở mình về năng lực đào tạo, ngành

nghề đào tạo, số lượng học sinh tốt nghiệp theo nghề từng năm, khả năng hợp tác liên kếtđào tạo với các đơn vị sử dụng lao động.

Một số cơ sở đào tạo có thành lập ban chuyên trách hay trung tâm hỗ trợ sinh viên,ngoài việc hỗ trợ sinh viên trong chương trình tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, giớithiệu việc làm, các trung tâm này còn giữ vai trò cung cấp thông tin cho các bên sử dụng nhưcác doanh nghiệp, TTGTVL, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạynghề. Tuy nhiên, cũng còn nhiều cơ sở đào tạo chưa thành lập đơn vị có chức năng làm đầu

mối trong việc thu thập và cung cấp thông tin nên việc kết nối thông tin đến các đơn vị sửdụng còn hạn chế.

Trường ĐH Tiền Giang, Trường Trung cấp nghề Tiền Giang, Trường CĐ Nôngnghiệp Nam Bộ đã có liên kết với các TTGTVL và doanh nghiệp để tổ chức các ngày hội tưvấn – giới thiệu việc làm cho sinh viên khi ra trường như đã nêu ở phần trên.

Hiện nay một số trường cũng quan tâm đến việc thu thập thông tin của học sinh saukhi tốt nghiệp về tỷ lệ tìm được việc làm, việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo,

mức độ đáp ứng yêu cầu công việc…để trường có cơ sở định hướng, điều chỉnh trong côngtác đào tạo của mình, đồng thời là nguồn thông tin làm cơ sở cho các công tác đánh giá, dự báo thị trường lao động. Việc thực hiện thông qua các hình thức: liên hệ phản hồi từ phíadoanh nghiệp, gửi phiếu khảo sát, gọi điện thoại, thông qua liên hệ giữa giáo viên hay các

 phòng khoa với sinh viên. Tuy nhiên, công tác này chưa thực hiện thường xuyên, phương pháp chưa hiệu quả, thiếu đội ngũ và kinh phí để thực hiện, tỷ lệ phản hồi rất thấp nên mộtsố cuộc khảo sát không tổng hợp được, không phản ánh được tình hình chung.

Ở chiều ngược lại, hầu hết các cơ sở đào tạo nhận thấy chưa có được thông tin về cầu

lao động trên thị trường do chưa có sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, vớiTTGTVL và với các cơ quan quản lý nhà nước. Các thông tin nếu có được cũng rất rời rạc,

- 33 -

Page 34: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 34/82

thiếu tính hệ thống và có được từ những cách thức riêng cho nên các cơ sở đào tạo chưa có 1hệ thống thông tin về cầu lao động để làm cơ sở cho việc định hướng đào tạo cho mình. Đốivới thông tin cung cấp, nhà trường cần được các cuộc “ngồi lại” giữa các cơ quan có liênquan để trao đổi thống nhất tiến hành thực hiện các chương trình đào tạo cụ thể ngành nghề

 phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cần có một cơ quan có chức năng điều phối, cần một cơ 

chế phối hợp thống nhất, cung cấp thông tin thường xuyên và kịp thời. Đa số các trườngnhận thấy Trung tâm GTVL của tỉnh có thể đảm nhận vai trò này.

3.1.2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin thị trường lao động.

* Mặt được:

- Hoạt động quản lý nhà nước về thông tin thị trường lao động đã được tăng cường,các cơ chế chính sách về thu thập báo cáo và các chỉ tiêu cơ bản về thị trường lao động đãđược ban hành.

- Vai trò của TTGTVL Tiền Giang trong việc quan sát, thu thập, phân tích và cungcấp thông tin thị trường lao động để phục vụ cho doanh nghiệp, người lao động, cơ sở đàotạo, cơ quan quản lý nhà nước đã bước đầu được xác lập, đóng góp tương đối tích cực vàohoạt động phát triển thị trường lao động của tỉnh. Thông tin thị trường lao động được phổ

 biến rộng rãi qua nhiều hình thức giao dịch việc làm phong phú như tổ chức sàn giao dịchviệc làm, ngày hội tư vấn – GTVL, xây dựng website người tìm việc - việc tìm người đang

 phát triển tốt.

- Nguồn cung cấp thông tin thị trường cung – cầu lao động ngày càng đa dạng: cáccuộc điều tra khảo sát về dân số - lao động – việc làm hàng năm từ Trung ương đến địa

 phương, các cơ sở đào tạo, ban quản lý khu công nghiệp, các TTGTVL, các cơ quan banngành khác đã có sự quan tâm và cũng là nguồn cung cấp thông tin quan trọng.

* Mặt tồn tại, hạn chế:

- Chưa có bộ chỉ tiêu thông tin thị trường lao động thống nhất làm cơ sở cho việc tổchức thu thập, xử lý, lưu trử, cung cấp và chia sẽ thông tin. Chưa có quy định về cơ chế trách

nhiệm trong việc cung cấp thông tin.- Không có sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị làm nhiệm vụ thông tin thị trường lao

động, các nguồn thông tin còn rời rạc chưa được chia sẽ giữa các bên, nên hiệu quả khai thácthông tin còn thấp. Chất lượng thông tin trong nhiều trường hợp không đáp ứng được yêucầu của người sử dụng, nhiều thông tin còn chưa đầy đủ, độ tin cậy không cao.

+ Hiện nay các TTGTVL chưa xây dựng một hệ thống các trạm quan sát, thu thập cơ sở dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu đăng ký tìm việc. Từ đó thông tin nhận được

chưa đầy đủ, không phản ánh được chính xác thông tin về cung - cầu lao động, công tác dự báo, nhận dạng xu hướng thị trường vẫn chưa có độ chính xác và tin cậy cao. Với vai trò là

- 34 -

Page 35: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 35/82

đầu mối giao dịch trực tiếp, kết nối cung và cầu lao động, nhưng các TTGTVL nhưng vẫnchưa chú trọng thực hiện tốt vai trò này.

+ Việc tiếp cận với doanh nghiệp để thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao độngcủa doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, cơ chế quy định cung cấp thông tin còn chưa chặtchẽ, thông tin thu thập được chưa chuẩn xác và đầy đủ.

+ Các cơ sở đào tạo chưa có đầu mối để gắn kết thông tin với các đơn vị khác, chưacó mối liên hệ thường xuyên với các TTGTVL, các doanh nghiệp.

+ Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước: Cục Thống kê, Sở LĐ-TBXH, Sở Kếhoạch – Đầu tư, Sở Giáo dục – Đào tạo chưa được chia sẻ rộng rãi cho các đơn vị có nhu cầusử dụng, thông tin chủ yếu được cung cấp chia sẻ nội bộ trong khu vực nhà nước

- Hình thức, phương tiện cung cấp chưa đa dạng và không tiện ích, không thuận lợicho quá trình khai thác cập nhật. Ví dụ như website việc làm của tỉnh, các sản phẩm thống

kê, các báo cáo hành chánh của các cơ quan, tổ chức.

 Những tồn tại và hạn chế vừa nêu đặt ra vấn đề cần thiết phải thiết lập một hệ thốngthông tin thị trường trong đó quy định nội dung thông tin, thời gian, cơ chế trách nhiệm trongviệc cung cấp thông tin, phát triển các hình thức cung cấp thông tin đa dạng và tiện ích. Việcxây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động là một công việc lớn, phức tạp, lâu dài cầnđược sự quan tâm của các ngành, các cấp và nhiều đối tượng có liên quan.

3.2 Các hoạt động hỗ trợ thị trường lao động TTGTVL làm nhiệm vụ là cầu nối trung gian giữa người người sử dụng lao động và

người lao động, thiết lập các chương trình thu thập, phân tích, lưu giữ và cung cấp thông tinthị trường lao động cho các đối tượng sử dụng; tư vấn về các cơ hội việc làm, nghề nghiệp;

 bên cạnh đó TTGTVL cũng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhucầu trước mắt của thị trường lao động, giúp người lao động thích ứng với công việc. Điềunày cho thấy vai trò của các trung tâm trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho thịtrường lao động, giới thiệu việc làm có hiệu quả sẽ góp phần tăng số lượng và chất lượng

giao dịch trên thị trường lao động thúc đẩy thị trường lao động phát triển và vận hành tốthơn.

3.2.1 Hệ thống các TTGTVL trong tỉnh.

Hiện tại Tiền Giang có 4 Trung tâm Giới thiệu việc làm phân bố tập trung tại Thành phố Mỹ Tho, gồm TTGTVL Tiền Giang thuộc Sở Lao động – TBXH và 3 trung tâm thuộccác tổ chức đoàn thể: Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên CSHCM và Hội Liên hiệp phụ

nữ tỉnh. Trong đó TTGTVL Thanh niên có 3 văn phòng đại diện tại Huyện Đoàn các huyệnCái Bè, Chợ Gạo và Gò Công Đông. TTGTVL Tiền Giang chuẩn bị đưa vào hoạt động 2 chi

- 35 -

Page 36: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 36/82

nhánh vào đầu năm 2010 tại Thị xã Gò Công và huyện Cai Lậy đáp ứng nhu cầu giao dịchviệc làm tại các huyện phía Đông và phía Tây của tỉnh.

Trong thời gian qua các trung tâm đã và đang được đầu tư nâng cao năng lực hoạtđộng như: cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư máy móc trang thiết bị, tăng cường đội ngũ cán bộ.Hầu hết các trung tâm có đủ điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động; riêng

TTGTVL Tiền Giang đang được đầu tư cở vật chất, trang thiết bị nâng cấp sàn giao dịchviệc làm với quy mô đáp ứng nhu cầu giao dịch việc làm của cả tỉnh.

Về kinh phí hoạt động có trung tâm được cấp kinh phí để hoạt động, một số trungtâm khác chỉ được đơn vị quản lý cấp một phần, nên các trung tâm còn gặp khó khăn về kinh

 phí để hoạt động.

Đội ngũ cán bộ nhân viên:

Tên đơn vịTổng số

nhân viênSố nhân viênthực hiện tư vấn - GTVL

TTGTVL Tiền Giang 17 4TTGTVL Liên đoàn Lao động 8 2TTGTVL Thanh niên 7 1TTGTVL Hội Liên hiệp phụ nữ 4 1

Các TTGTVL của các tổ chức đoàn thể do số biên chế ít nên số nhân viên phụ trách

công tác tư vấn – giới thiệu việc làm còn thiếu. Đa số nhân viên thực hiện tư vấn tại cáctrung tâm đều chưa được tập huấn về nghiệp vụ nên công tác tư vấn, giới thiệu việc làm còngặp nhiều khó khăn. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động cần thiết phải có sự củng cố tăngcường đội ngũ cán bộ và nâng cao về nghiệp vụ.

3.2.2 Hiệu quả hoạt động các trung tâm

3.2.2.1 Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.

Kết quả thực hiện năm 2008 cho ở bảng sau: Đơn vị tính: lượt người

 Nội dungTTGTVLHLHPN

TTGTVLTN

TTGTVLLĐLĐ

TTGTVLTG

Tổng

 Nhu cầu tuyển dụng 170 9.000 12.000 20.000 41.170 Nhu cầu đăng ký tìm việc 80 1.600 500 6.500 8.680Tư vấn + Việc làm 147 3.264 800 11.200 15.411

+ Nghề 179 1.360 380 1.600 3.519

+ XKLĐ 3 0 20 800 823Giới thiệu việc làm 102 2.284 176 2.800 5.362Giới thiệu nhận được V.làm 42 1.590 126 2.250 4.008

- 36 -

Page 37: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 37/82

Số liệu tư vấn, giới thiệu việc làm Trung tâm GTVL Tiền Giang quacác năm

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

2004 2005 2006 2007 2008 năm

lượt người

tư vấnviệc làm

giới thiệuviệc làm

Qua số liệu cho thấy TTGTVL Tiền Giang vẫn giữ vai trò là TTGTVL tiêu biểu củatỉnh với kết quả thực hiện giới thiệu việc làm chiếm tỷ lệ cao và TTGTVL Hội Liên hiệp phụnữ quy mô và năng lực nhỏ nên kết quả giao dịch việc làm còn hạn chế. Tuy vậy, trong năm2008 các Trung tâm đã giải quyết việc làm cho 4.008 lao động và thu hút được sự quan tâm

ngày càng nhiều từ phía đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia giao dịch việclàm, góp phần làm giảm nhu cầu bức bách của xã hội về việc làm.

Riêng TTGTVL Tiền Giang, quá trình phát triển công tác tư vấn giới thiệu việc làmgiai đoạn 2004-2008 cho ở biểu đồ sau:

3.2.2.2 Chức năng môi giới cung ứng lao động cho doanh nghiệp.

Trước đây việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh của cáctrung tâm thực hiện nhiều, nhất là cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong các khuchế xuất ở TP.HCM. Hiện tại, TTGTVL Tiền Giang, TTGTVL Liên đoàn Lao động vẫn còn

ký kết hợp đồng cung ứng lao động cho doanh nghiệp ở KCN Mỹ Tho, Bình Dương,Tp.HCM nhưng chỉ cung ứng được khoảng 20% nhu cầu của các doanh nghiệp, chủ yếu làlao động phổ thông các ngành như may mặc, lắp ráp điện tử... do lực lượng lao động phổthông có nhu cầu tìm việc rất ít.

3.2.2.3 Đào tạo kỹ năng cho người lao động đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Hình thức này đã giảm sút rất mạnh do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyểndụng lao động phổ thông (may mặc, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử…) nên đa số cácdoanh nghiệp tự tuyển dụng và đào tạo tay nghề cho lao động khi vào làm việc và kèm theocác chế độ khuyến khích người lao động vào làm việc.

- 37 -

Page 38: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 38/82

3.2.2.4 Tư vấn đào tạo đối với các cơ sở đào tạo

Trong thời gian vừa qua các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã có mối liên kết với cácTTGTVL (chủ yếu là TTGTVL Tiền Giang) thông qua việc mời Trung tâm tham gia cácngày hội tư vấn việc làm cho sinh viên và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho cáccơ sở đào tạo có nhu cầu: trường Đại học Tiền Giang, trường Cao đẳng nông nghiệp Nam

Bộ, trường Trung cấp nghề Tiền Giang,….

3.2.2.5. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. 

Tên đơn vị

Học viêntốt nghiệp

trung bình/năm

Học viênđược giớithiệu việc

làm

 Ngành nghề đào tạo

1. TTGTVL Tiền Giang 300 210

May công nghiệp, sữa

chữa máy may côngnghiệp, điện tử

2. TTGTVL Liên đoànLao động

120 36 Kế toán, quản lý đô thị

3. TTGTVL Thanh niên 150 98May công nghiệp, sữachữa máy tính, kế toán

4. TTGTVL Hội Liên hiệp phụ nữ

180 144Tin học, nữ công giachánh, may công nghiệp

Tổng 750 488

Các Trung tâm thực hiện dạy nghề chủ yếu là đào tạo ngắn hạn hệ sơ cấp nghề vàchứng chỉ nghề dưới 3 tháng. Học viên sau khi học xong đều được Trung tâm liên hệ giớithiệu việc làm, số lượng học viên tốt nghiệp trung bình hàng năm 750 người và khoảng 488người được giới thiệu việc làm (65%).

Giới thiệu việc làm chủ yếu ở ngành may giới thiệu cho các công ty may trong tỉnh,ngoài ra còn giới thiệu ngành điện tử đến các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu

chế xuất tại TP.HCM.

3.2.2.6 Tổ chức các phiên giao dịch việc làm

Tháng 10/2007 TTGTVL Tiền Giang đã khai trương sàn giao dịch việc làm và trangweb việc làm. Đến nay công tác vận hành Sàn giao dịch việc làm đã được mang lại kết quảthiết thực kết nối cung – cầu lao động, cụ thể:

- Trong năm 2008 đã tổ chức 4 phiên giao dịch việc làm có 243 lượt doanh nghiệp,

cơ sở dạy nghề, TTGTVL tham gia, với 83 lượt đơn vị tham gia trực tiếp, 160 lượt tham giagián tiếp thông qua sàn giao dịch, nhu cầu tuyển dụng trên 20.000 lao động. Qua các phiêngiao dịch việc làm đã có 5.786 lượt người lao động tham gia, 2.300 lượt lao động đăng ký

- 38 -

Page 39: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 39/82

tìm việc, có 1.733 lượt lao động được phỏng vấn trực tiếp, 654 người được tuyển dụng trựctiếp và 680 người được hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp sau phiên giao dịch; có 200 lượt laođộng đăng ký đi xuất khẩu lao động, 250 người đăng ký học nghề.

- Năm 2009 đẩy mạnh thực hiện công tác giao dịch việc làm dự kiến cả năm thựchiện 12 Phiên giao dịch (1 phiên/tháng), trong 6 tháng đầu năm 2009 đã tổ chức 8 phiên giao

dịch việc làm có 180 lượt doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề, TTGTVL tham gia, với 75 lượt đơnvị tham gia trực tiếp, 105 lượt tham gia gián tiếp thông qua sàn giao dịch, nhu cầu tuyểndụng trên 12.000 lao động. Qua các phiên giao dịch việc làm đã có 6.849 lượt người laođộng tham gia, 2.613 lượt lao động đăng ký tìm việc, có 1.606 lượt lao động được phỏng vấntrực tiếp, 270 người được tuyển dụng trực tiếp và 622 người được hẹn phỏng vấn tại doanhnghiệp sau phiên giao dịch; có 94 lượt lao động đăng ký đi xuất khẩu lao động, 129 ngườiđăng ký học nghề.

Qua công tác tổ chức các phiên giao dịch việc làm cho thấy sàn giao dịch việc làm làmột mô hình hoạt động hiệu quả, tiết kiệm thay thế cho các hội chợ việc làm trước đây. Quahoạt động các phiên giao dịch việc làm, từng bước đã đưa hoạt động giao dịch việc làm ngàycàng đến gần với người lao động hơn, giúp họ làm quen với việc đăng ký qua mạng, tạo điềukiện cho họ có nhiều cơ hội việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động trong tương lai, góp

 phần quan trọng kết nối cung cầu lao động.

Đối với trang web www.vieclamtiengiang.vn của TTGTVL Tiền Giang đi vào hoạtđộng từ năm 2007 đến nay đã gần 2 năm, đây thật sự là kênh tìm hiểu thông tin việc làm hiệu

quả đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người lao động, đến nay đã có trên 270.000 lượttruy cập, trung bình mỗi tháng có trên 10.000 lượt truy cập và trên 300 lượt truy cập mỗingày. Sáu tháng đầu năm 2009 đã có 592 lượt lao động đăng ký tìm việc trên website dựkiến năm 2009 sẽ có trên 1.000 lượt lao động đăng ký.

3.2.2.7 Công tác xuất khẩu lao động 

Trong năm 2008 đã có 481 lao động chính thức đăng ký và tham gia đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài. Trong đó đã chính thức xuất cảnh 120 lao động (Malaysia: 9, Nhật

Bản: 53, Hàn Quốc: 58)

Sang năm 2009 đến tháng 9/2008 có 423 lao động chính thức đăng ký và tham gia.Trong đó đã chính thức xuất cảnh 48 lao động (Nhật Bản: 3, Hàn Quốc: 45)

Qua kết quả cho thấy công tác xuất khẩu lao động của tỉnh ngày càng được người laođộng quan tâm và tham gia, xuất khẩu lao động đã góp phần cải thiện cuộc sống tăng thunhập cho gia đình; tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động hiện nay vẫn còn nhiều khó khăndo: ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế các nước làm giảm nhu cầu tuyển dụng lao động,

công tác vận động tuyên truyền còn yếu, người lao động tâm lý ngại đi xa, điều kiện về taynghề, học vấn, thể chất và phí cao nên số lượng lao động đăng ký tham gia cũng chưa nhiều.

- 39 -

Page 40: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 40/82

3.2.2.8 Công tác thông tin thị trường lao động :

TTGTVL Tiền Giang đã phối hợp với phòng Lao động – TBXH các huyện, thành, thịtrong tỉnh để thu thập thông tin nhu cầu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động tại địa

 phương để vận động người lao động tham gia các Phiên giao dịch việc làm; đồng thời cungcấp thông tin nhu cầu tuyển dụng của Trung tâm về địa phương phổ biến cho người lao

động. Các TTGTVL cũng đã cung cấp thông tin nhu cầu tuyển dụng cho các Đoàn thể tại địa phương.

Tuy hệ thống các TTGTVL phân bố không đồng đều chủ yếu ở Tp.Mỹ Tho, cácTrung tâm còn hạn chế về đội ngũ cán bộ, cũng như công tác tư vấn, giới thiệu việc làmnhưng thông qua các hoạt động của mình các TTGTVL đóng vai trò rất quan trọng trongviệc gắn kết cung cầu lao động, hỗ trợ thị trường lao động phát triển góp phần giải quyết vấnđề việc làm. Để nâng cao hơn nữa vai trò của các TTGTVL, đẩy mạnh tăng cường các hoạtđộng hỗ trợ thị trường lao động phát triển cần thiết phải có những chính sách phát triển cácTTGTVL trong thời gian tới.

3.3 Thực trạng chính sách thu hút lao động có chuyên môn cao thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

3.3.1 Chính sách thu hút của nhà nước

Học hỏi kinh nghiệm từ sự thành công của một số địa phương, từ năm 2003, TiềnGiang ban hành chính sách trợ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo,

 bồi dưỡng và thu hút, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Chính sách đã được điều chỉnhnhiều lần theo hướng ưu đãi và khuyến khích hơn. Nhờ vậy, chính sách này đã có nhữngthành công nhất định trong việc khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức Tiền Giang họctập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ sau đại học, góp

 phần vào việc thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học của TiềnGiang giai đoạn 2004-2010.

Ở mục tiêu thứ hai của chính sách, thu hút, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (tiến

sĩ, thạc sĩ, cử nhân đạt loại khá trở lên), hầu như đạt kết quả rất hạn chế. Từ khi ban hànhchính sách hầu như chưa có trường hợp nào có trình độ sau đại học về tỉnh công tác trongcác cơ quan nhà nước. Hỗ trợ tạo nguồn hơn 20 học sinh tốt nghiệp đại học tiếp tục học sauđại học và 19 học sinh đang học đại học ở nước ngoài. Thật ra, so với các tỉnh khác thì mứctrợ cấp của Tiền Giang không thấp hơn, nhưng chính sách này không đạt kết quả là do cácnguyên nhân:

Chính sách thu hút nhân lực ở Tiền Giang chỉ chú trọng đến lợi ích vật chất (khoản

hỗ trợ bằng tiền). Trong khi đó, để đưa ra quyết định chọn một nơi làm việc, người lao độngcòn quan tâm đến những vấn đề khác như cơ hội việc làm, điều kiện làm việc, học tập,nghiên cứu, cơ hội thăng tiến; điều kiện sống, phúc lợi xã hội (giao thông, giáo dục, y tế...)

- 40 -

Page 41: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 41/82

đảm bảo cho cuộc sống của họ và con cái họ; và thái độ “ trọng dụng ” của chính quyền địa phương, của tổ chức mà họ làm việc. Xét riêng khía cạnh thu nhập, do có sự khác biệt khálớn về mặt bằng tiền lương giữa Tiền Giang với các địa phương hạt nhân vùng KTTĐPN chonên mức trợ cấp từ chính sách (dù đó là sự cố gắng lớn đối với ngân sách địa phương) vẫnkhông đủ sức lấp đầy khoảng cách này (số tiền trợ cấp chỉ đáng bằng vài tháng lương nếu

tìm được việc làm tốt ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương...). Đây là khó khăn chung củanhiều tỉnh có thị trường lao động chưa phát triển như Tiền Giang.

Kết quả khảo sát của Sở Lao động Thương binh và Xã hội năm 2008 đối với gần 300sinh viên đang học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 60% sinh viên muốn làm việcđúng chuyên môn, có từ 52-59% sinh viên quan tâm đến môi trường làm việc và cơ hộithăng tiến hơn là thu nhập.

3.3.2 Chính sách thu hút của doanh nghiệp

Phần lớn doanh nghiệp đều nhận thức vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp. Trong số 60 doanh nghiệp đã khảo sát, có 72,22% doanh nghiệp đã ápdụng những chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân lực có kỹ năng. Số doanh nghiệp còn lạichưa quan tâm đến chính sách này phần nhiều là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc làcác công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước. Trong các chính sách, biện

 pháp doanh nghiệp đã áp dụng, vấn đề cải thiện điều kiện làm việc được đặt lên hàng đầu với27,27%, kế đến là ưu đãi về tiền lương 23,64%, xây dựng môi trường làm việc 20%, hỗ trợ chỗ ở 10,91%, phương tiện đi lại 3,64%, hỗ trợ khác 14,55%. Nhìn chung, các chính sáchchưa đem lại hiệu quả như mong muốn, nhiều doanh nghiệp vẫn thường xuyên trong tìnhtrạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng (Báo cáo Sở Lao động TBXH).

Sự kém hiệu quả của chính sách thu hút nguồn nhân lực từ phía nhà nước và doanhnghiệp đã khiến Tiền Giang phải đối mặt ngày càng nghiêm trọng hơn đối với tình trạng “chảy máu chất xám ” và gây nên những tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Như đãnêu (phần phân tích nguồn cung nhân lực các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh) sinh viên cao đẳngđại học không về tỉnh làm việc hoặc rời tỉnh tìm việc làm nơi khác, chiếm tỷ lệ 56,7% so với

số học sinh tốt nghiệp.

- 41 -

Page 42: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 42/82

PHẦN IIDỰ BÁO CUNG CẦU NHÂN LỰC

TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2020

1. Những căn cứ dự báo cung, cầu nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020

1.1 Phân tích những nhân tố tác động, những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động tỉnh Tiền Giang 

1.1.1 Những điểm mạnh cơ bản

- Tiền Giang có nguồn lao động dồi dào, với sức cung lớn nếu tập trung đào tạo sẽ trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển nói chung và là nhân tố để phát triển thị

trường lao động của tỉnh nói riêng.- Nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng và khi các tuyến đường cao tốc,

đường sắt nối liền TP HCM hình thành, với khoảng cách 70 km, thời gian đi lại không quá 1giờ... sẽ tác động mạnh đến sự hợp tác phát triển kinh tế giữa Tiền Giang với các tỉnh trongvùng KTTĐPN, thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

- Điều kiện tự nhiên, sinh thái phong phú đa dạng, khí hậu ôn hòa, an ninh trật tự xãhội, vệ sinh đô thị được đánh giá khá tốt so với các tỉnh trong khu vực ... Một khi hạ tầng

kinh tế, hạ tầng xã hội được cải thiện, Tiền Giang sẽ hội đủ các yếu tố tạo nên môi trườngthuận lợi cho nhu cầu làm việc, nghỉ dưỡng, cư trú… tạo động lực thu hút dân cư, nhân lực,

 phát triển thị trường lao động.

1.1.2 Những điểm yếu cơ bản

- Tiền Giang có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cókỹ năng, có trình độ chuyên môn cho phát triển. Hệ thống cơ sở đào tạo hiện tại chưa đápứng được yêu cầu đào tạo nhân lực sẽ là lực cản đối với phát triển nguồn nhân lực cũng như

thị trường lao động.

- Với xuất phát điểm thấp và qui mô nền kinh tế còn nhỏ bé, cơ cấu kinh tế chưa tiêntiến, công nghiệp dịch vụ chậm phát triển, chưa tạo nên sức cầu lớn về nhân lực, yếu tố pháttriển thị trường lao động.

1.1.3 Những cơ hội cho phát triển

- Gia nhập vùng KTTĐPN, Tiền Giang có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình tái

 phân bổ nguồn lực. Trong quá trình tái phân bổ nguồn lực và phân công hợp tác phát triển,Tiền Giang có cơ hội phát triển các ngành công nghiệp và một số lĩnh vực dịch vụ như giáodục – đào tạo, y tế. Đây chính là cơ hội để Tiền Giang mời gọi đầu tư phát triển các cơ sở 

- 42 -

Page 43: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 43/82

đào tạo, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển thị trường lao động vềchất.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cả nước cũng như Tiền Giang có cơ hộithu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và tiếp cận công nghệ đào tạo tiên tiến để phát triển nguồnnhân lực và thị trường lao động của tỉnh.

1.1.4 Những thách thức đối với sự phát triển

Gia nhập vùng KTTĐPN là cơ hội, nhưng cũng là thách lớn trong việc cạnh tranhhuy động các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng. Trong tươnglai hệ thống giao thông khu vực thông suốt, rút ngắn thời gian đi lại giữa Tiền Giang với cáctỉnh vùng KTTĐPN và với các tỉnh “sân sau” Tiền Giang. Sự cạnh tranh thu hút các nguồnlực cho đầu tư phát triển, trong đó có nguồn nhân lực sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Sự yếu thếtrong cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển thị trường lao

động.

1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Tiền Giang đến năm 2020 đưa ra mục tiêukinh tế xã hội như sau:

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo được sự chuyển biến lớn về năng suất, chất

lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá và của toàn nền kinh tế. Đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa gắnliền với đô thị hóa. Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển văn hoá, xã hội và bảo vệ môitrường sinh thái, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao chất lượngcuộc sống của nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh phát triển mạnhcủa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả

nước, có nền kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, xã hội văn minh, môitrường sinh thái được bảo vệ, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội vững mạnh.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.2.1 Mục tiêu kinh tế 

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm thời kỳ 2006-2020; khuvực nông -lâm - ngư nghiệp tăng 4,0-4,2%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng 19,0 -20,8%/năm,dịch vụ tăng 13,7-14,3%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006-2010, GDP tăng bình quân khoảng

12% -13%/năm, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 4,3-4,5%, công nghiệp-xây dựng tăng 22,6- 25,9%, dịch vụ tăng 13,8-13,9%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.025 - 1.080 USD(giá thực tế), tăng 3,4 lần so năm 2000, đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người.

- 43 -

Page 44: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 44/82

- Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 22,4% năm2005 lên 33%-34% năm 2010 và 48,5% năm 2020; nông lâm nghiệp giảm từ 48,1% xuống33-35% năm 2010 và 15,0% năm 2020; dịch vụ tăng từ 29,5% năm 2005 lên 32%-33% năm2010 và 36,5% năm 2020 (phụ lục 16).

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu

tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài . Phấn đấu kim ngạch xuất khẩuđạt 400 triệu USD năm 2010 và trên 1.800 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuấtkhẩu bình quân 17%/năm giai đoạn 2006-2010 và 16,2%/năm giai đoạn 2011-2020; giá trịxuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020.

1.2.2.1 Mục tiêu xã hội

Tạo chuyển biến cơ bản về văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, không ngừng nâng caotrình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 - 2020 dưới 1,0%, giảm tỷ lệ sinh bìnhquân hàng năm 0,03%. Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khuvực thành thị xuống còn dưới 4% từ năm 2010 và nâng thời gian sử dụng lao động khu vựcnông thôn lên khoảng 85% vào năm 2010 và trên 90% năm 2020. Bằng mọi nguồn vốn vànhiều hình thức đầu tư để tạo nhiều việc làm mới, hàng năm thu hút trên 20 ngàn lao động(2006-2010) và trên 40 ngàn lao động (2011-2020). Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%năm 2010 và khoảng 51% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới)

xuống còn khoảng 10% năm 2010 và dưới 6% vào năm 2020.- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các

 bậc học như sau: nhà trẻ trên 15%; mẫu giáo trên 70%; tiểu học 100%; trung học cơ sở đạt99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2010 không còn người mù chữ và toàn tỉnhđạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, tỷ lệ huy động họcsinh so độ tuổi, nhà trẻ là 50%, mẫu giáo 99%, tiểu học 100%, trung học cơ sở trên 99%,trung học phổ thông đạt trên 75%.

- Tốc độ đổi mới công nghệ phân đấu đạt bình quân 20-25%/năm.- Đến năm 2010: 99,5% số hộ có điện sử dụng; 88% hộ dân nông thôn có nước sạch sử

dụng; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã và 85% được trải nhựa, dal, bê tông.Đến năm 2020, 100% số hộ có điện sử dụng ; 95% dân số nông thôn có nước sạch sử dụng.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 26% năm 2010 và trên 37% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, đạt 6 bác sĩ/vạn dân và khoảng 8 bác sĩ/vạndân vào năm 2020; nâng tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân lên 26 giường (2010) và 29 giường

(2020.

- 44 -

Page 45: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 45/82

1.3 Định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn 2010-2020

Theo Quyết định số số 34478/QĐ-UBND ngày 03/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnhPhê duyệt Đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Tiền Giangđến năm 2020, các khu công nghiệp tập trung chủ yếu tại 2 địa bàn Đông Nam huyện Tân

Phước và huyện Gò Công Đông; đồng thời hình thành, phát triển 2 vùng đô thị công nghiệphiện đại ở 2 khu vực trên.

Đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 10 khu công nghiệp với diện tích hơn 4.360 ha và 30cụm, tuyến công nghiệp được xây dựng với diện tích 1.471 ha. Ngoài 2 khu công nghiệp và 4cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp hoạt động sẽ đề nghị Chính phủ bổ sung thêm và kêugọi đầu tư các khu, cụm công nghiệp như sau:

1. Vùng Công nghiệp khu vực Đông Nam huyện Tân Phước:

Bố trí 3 KCN với diện tích 1.627 ha, gồm: KCN Long Giang 540 ha, KCN TânPhước 1 có 470 ha và KCN Tân Phước 2 có 490 ha cùng với việc bố trí khu đô thị côngnghiệp. Theo kế hoạch đến năm 2015 lắp đầy trên 70% và 2020 lắp đầy 100% diện tích.

Là vùng công nghiệp đa ngành nghề, ít gây độc hại, gồm những ngành chủ yếu:- Thiết bị gia dụng và công nghiệp nhẹ;- Sản xuất máy móc, thiết bị điện tử;- Vật liệu xây dựng và sản phẩm hóa cơ bản;

- Chế biến đồ gỗ, trang trí nội thất;- Thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế;- Dệt, may, các sản phẩm về da;- Chế biến nông, thủy sản.- Ngành nghề có kỹ thuật cao.- Cơ khí chính xác, công nghệ sinh học, sản xuất đồ chơi trẻ em.

2. Vùng Công nghiệp khu vực Gò Công:

Vùng công nghiệp khu vực Gò Công diện tích 13.052 ha đất ven biển bị nhiễm mặnkhông thuận lợi cho sản xuất công nghiệp, nằm trãi dài từ các xã Vàm Láng, Gia Thuận, TânPhước, Tân Trung, Bình Đông, Bình Xuân và Kiểng Phước thuộc huyện Gò Công Đông vàthị xã Gò Công. Tổng diện tích 4 khu công nghiệp 2.773 ha gồm: KCN Tàu thủy Soài Rạp285 ha, KCN Dầu khí 920 ha, KCN Bình động 211 ha và KCN Gia Thuận - cảng biển TânPhước 594 ha và KCN Soài rạp 763 ha. Theo kế hoạch đến năm 2015 lắp đầy trên 85% vànăm 2020 lắp đầy 100% diện tích.

 Ngành nghề sản xuất:

- Đóng và sửa chữa tàu thuỷ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu làm sạch vỏ tàu, cảng chuyêndùng tàu lash, kho bãi, dịch vụ cảng lash.

- 45 -

Page 46: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 46/82

- Cơ khí lắp ráp, chế tạo- Công nghiệp cơ khí chính xác, lắp ráp ô tô.- Sản xuất các máy móc, thiết bị chuyên ngành dầu khí, hóa dầu.- Hóa dầu, hóa chất, mỹ phẩm- Công nghiệp lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng, hàng kim loại.

- Công nghiệp công nghệ cao.- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, hàng nông thủy sản.- Công nghiệp may mặc, dệt, giầy da.- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.- Cảng dịch vụ dầu khí- Sản xuất các thiết bị, vật liệu trang trí nội - ngoại thất.

3. Các cụm công nghiệp:

a. Thành phố Mỹ Tho: có 5 CCN với diện tích 136,5 ha. Một phần nhỏ diện tích để didời các cơ sở sản xuất trong nôi ô thành phố, ngành nghề sản xuất: may mặc, cơ khí, nhựagia dụng, chế biến lương thực-thực phẩm

 b. Thị xã Gò Công: có 1 cụm công nghiệp với diện tích 150 ha, chuyên sản xuất: cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, điện-điện tử.

c. Huyện Cái Bè: có 3 CCN với diện tích 115 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biếnlương thực thực phẩm, cơ khí, may mặc.

d. Huyện Cai Lậy: có 4 CCN với diện tích 227 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biếnlương thực thực phẩm, rau quả, dược phẩm, may mặc, cơ khí.

đ. Huyện Tân Phước: có 3 CCN với diện tích 311 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biếnlương thực thực phẩm, phân bón, dược phẩm, may mặc, cơ khí.

e. Huyện Châu Thành: có 4 CCN với diện tích 262 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biếnlương thực thực phẩm, thủy sản, cơ khí.

f. Huyện Chợ Gạo: có 3 CCN với diện tích 126 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biếnlương thực thực phẩm, các sản phẩm từ dừa, phân bón, dược phẩm, may mặc, vật liệu xâydựng, cơ khí.

g. Huyện Gò Công Tây: có 4 CCN với diện tích 100 ha. Ngành nghề sản xuất: chế biến lương thực thực phẩm, các sản phẩm từ dừa, chế biến khoáng sản, may mặc, cơ khí.

h. Huyện Tân Phú Đông: CCN Phú Thạnh diện tích 15 ha. Ngành nghề đầu tư: chế biến thủy sản, lương thực- thực phẩm, cơ khí, may.

Theo hiện trạng thu hút lao động ở các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thờigian qua, dự kiến tiến độ xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp trong thời gian tới

- 46 -

Page 47: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 47/82

và quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thì nhu cầu lao động tăng thêm của các khu, cụm côngnghiệp giai đoạn 2010-2015 khoảng 75.000 lao động và giai đoạn 2016-2020 khoảng120.000 lao động.

Trên cơ sở kết quả khảo sát lao động ở doanh nghiệp, dự báo lao động làm việc tạicác khu, cụm công nghiệp qua đào tạo sẽ chiếm hơn 95%, trong đó trình độ sơ cấp chiếm

khoảng 60%, trung cấp cao đẳng khoảng 25%, còn lại từ đại học trở lên.Trên cơ sở định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm

2020, dự báo nhu cầu lao động trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chia theo 3khu vực như sau:

1. Khu vực 1, gồm các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân PhúĐông và thị xã Gò Công chủ yếu phát triển các ngành: sản xuất-lắp ráp các thiết bị cơ khí,đóng sửa chữa tàu thuyền, điện, hóa dầu, chế biến nông-thủy sản; trong đó sản xuất và lắp

ráp cơ khí là chủ đạo. Nhu cầu lao động tăng thêm: 100.000 lao động, trong đó giai đoạn2010-2015: 40.000 lao động.

2. Khu vực 2, gồm 3 huyện phía tây: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước chủ yếu phát triểncác ngành: thiết bị gia dụng, điện tử, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, dệt, may, chế biến lươngthực, thực phẩm. nhu cầu lao động tăng thêm 75.000 người, trong đó giai đoạn 2010-2015 là26.000 lao động.

3. Khu vực 3, gồm huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho, chủ yếu phát triển các

ngành: cơ khí lắp ráp, thuốc, may mặc, chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm. Nhu cầulao động tăng thêm khoảng 20.000, trong đó giai đoạn 2010-2015 hơn 9.000 lao động.

2. Dự báo cung nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2020

Dự báo lực lượng lao động trên cơ sở dự báo dân số từ 15 tuổi trở lên và dự báo tỷ lệtham gia lực lượng lao động trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên.

Để dự báo dân số 15 tuổi trở lên đề tài này sử dụng phương pháp chuyển tuổi dân số

tại thời điểm hiện tại đến các năm mốc dự báo. Phương pháp chuyển tuổi dựa vào số dânhiện tại theo từng nhóm tuổi và hệ số sống theo nhóm tuổi để tính số dân theo nhóm tuổi cònsống đến các năm dự báo (tính riêng cho nam và nữ). Dân số năm gốc dựa vào kết quả tổngđiều tra dân số ngày 1/4/1999 có đối chiếu với kết quả điều tra biến động dân số ngày1/4/2006. Hệ số sống theo nhóm tuổi được trích trong bảng sống ứng với tuổi thọ theo dự

 báo của Tổng cục Thống kê.

Từ kết quả điều tra dân số ngày 1/4/1999, Tổng cục Thống kê xây dựng bảng sống

dân số Tiền Giang giai đoạn 2000-2005 với tuổi thọ trung bình 74,49 tuổi và dự báo khảnăng sống cùng với tuổi thọ trung bình dân số Tiền Giang đến năm 2020 (Bảng 2.1). Trung bình sau 5 năm, tuổi thọ trung bình tăng thêm 0,8 tuổi. Tính toán và dự báo của Tổng Cục

- 47 -

Page 48: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 48/82

Thống kê khá phù hợp với kết quả tính toán tuổi thọ trung bình trong đề tài “ Đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI) Tiền Giang giai đoạn 2000-2007” (Bảng 2.2). Sau 7 năm tuổi thọtrung bình dân số Tiền Giang tăng thêm 1,04 tuổi.

Bảng 2.1 Dự báo tuổi thọ dân số Tiền Giang giai đoạn 2006-2020

2000-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020

Tuổi thọ trung bình 74,49 75,75 76,45 76,91

 Nguồn: Tính toán và dự báo tuổi thọ dân số Tiền Giang của Tổng cục Thống kê.

Bảng 2.2 Tuổi thọ dân số Tiền Giang giai đoạn 2000-2007

2000 2004 2005 2006 2007

Tuổi thọ trung bình 74,57 75,32 75,46 75,48 75,61 Nguồn: Đo đạc chỉ số phát triển con người Tiền Giang (HDI) giai đoạn 2000-2007, Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy

Tiền Giang.

Kết quả dự báo dân số 15 tuổi trở lên bằng phương pháp chuyển tuổi ở các năm 2010,2015 và năm 2020 cho ở phụ lục 17.

Bước thứ 2, dự báo tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ này biến đổi theo xuhướng biến đổi của các nhóm dân số không hoạt động kinh tế (đi học, nội trợ, già yếu, ốmđau - tàn tật...) và cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên. Từ kết quả phân tích xu hướng biến đổicác nhóm dân số không hoạt động kinh tế Tiền Giang và cả nước giai đoạn 1996-2007 (phầnthực trạng nguồn cung nhân lực) cho phép dự báo tỷ lệ tham gia lực lượng lao động TiềnGiang từ nay đến năm 2020 sẽ không có sự thay đổi lớn so với hiện tại. Tuy nhiên, xu hướngchủ đạo là tỷ lệ người đi học sẽ tiếp tục tăng do có nhiều cơ hội học tập hơn và tỷ lệ ngườigià sẽ tăng do xu hướng già hóa dân số. Dự báo tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ giảmdần theo xu hướng chung của cả nước nhưng chậm hơn, có thể đạt mức 72% vào năm 2010,

71% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020 (cả nước hiện nay là 71,1%).Kết quả dự báo nguồn cung lực lượng lao động theo tuổi, giới tính được thể hiện ở 

 bảng 2.3 và phụ lục 17

Bảng 2.3 Dự báo cung lực lượng lao động giai đoạn 2010- 2020( thời điểm 1/1 hàng năm)

 Đơn vị tính : người

2005 2010 2015 2020

Dân số trong tuổi lao động1.094.572 1.193.039 1.228.813 1.254.816

Dân số 15+ 1.268.642 1.387.444 1.484.388 1.578.853

Dân số 15+ tăng thêm sau 5 năm 118.802 96.944 94.465

- 48 -

Page 49: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 49/82

Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%) 73,07 72,00 71,00 70,00

Lực lượng lao động 926.997 998.960 1.053.915 1.105.197

LLLĐ tăng thêm sau so năm 2005 71.963 126.919 178.201

 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

 Lực lượng lao động ngày 1/1/2005 tính từ lực lượng lao động điều tra ngày 1/7/2005

 Nguồn cung lao động có xu hướng giảm dần sau năm 2010, giai đoạn 1996-2005, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 14.000 người, nhưng đến giai đoạn 2010-2020 lực lượnglao động chỉ tăng thêm hơn 10.000 người. Sau 15 năm chỉ tăng thêm 178.200 người. Sựgiảm sút này do hệ quả của chính sách giảm sinh từ những năm 90 . Dự báo này chỉ ra rằng trong tương lai rất gần, Tiền Giang sẽ chuyển từ giai đoạn chịu áp lực giải quyết việc làmdo nguồn cung lao động dồi dào sang thời kỳ thiếu hụt nhân lực cho tăng trưởng kinh tế  nhưđã xảy ra từ nhiều năm qua đối với một số tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN như Bình Dương,Đồng Nai và gần đây là Long An.

3. Dự báo cầu nguồn nhân lực theo các khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2020

 Nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế có thể được dự báo theo nhiều phương pháp.Để có cơ sở so sánh và lựa chọn kết quả phù hợp, đề tài dự báo tăng trưởng việc làm theo 2

 phương pháp:

3.1 Dự báo theo phương pháp độ co giãn việc làm đối với GDP 

Phương pháp này dựa vào hệ số co giãn việc làm đối với GDP và dự báo tăng trưởngGDP (mục tiêu kinh tế) để tính nhu cầu lao động tại năm dự báo. Việc dự báo được tínhriêng cho từng khu vực kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịchvụ. Phân tích tác động tăng trưởng kinh tế đến tạo việc làm của Tiền Giang giai đoạn 1996-2007, cho thấy hệ số co giãn việc làm đối với GDP ngành nông nghiệp là 0,1398, ngànhcông nghiệp là 0,3169 và ngành dịch vụ là 0,1316. Giả định hệ số co giãn việc làm trongnhững năm tới là không đổi, kết quả dự báo việc làm cho ở bảng 2.4 (Phương pháp và kếtquả dự báo được trình bày chi tiết ở phụ lục 18)

Bảng 2.4 Dự báo việc làm đến năm 2020 (phương pháp co giãn) Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2007 2010 2015 2020

1. Việc làm tại năm dự báo 970.949 1.031.369 1.210.260 1.520.558

- Nông, lâm, ngư 571.043 580.328 599.152 621.282- Công nghiệp-xây dựng 140.429 175.045 288.440 491.989

- 49 -

Page 50: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 50/82

- Dịch vụ 259.477 275.997 322.667 407.288

07-2010 07-2015 07-2020

2. Việc làm tăng thêm so 2007 60.420 239.311 549.609

- Nông, lâm, ngư 9.285 28.109 50.239

- Công nghiệp-xây dựng 34.616 148.011 351.560

- Dịch vụ 16.520 63.190 147.811

 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

3.2 Dự báo theo phương pháp năng suất lao động 

Phương pháp này tính nhu cầu lao động dựa vào dự báo tốc độ tăng năng suất laođộng và dự báo tăng trưởng GDP. Việc dự báo cũng được tính riêng cho từng khu vực kinhtế: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Kết quả hồi qui năng suấtlao động theo thời gian, giai đoạn 1996-2007, cho thấy tốc độ tăng suất lao động bình quân

trong nông nghiệp là 4,34%, công nghiệp – xây dựng là 10,89% và dịch vụ là 9,60%. Giảđịnh tốc độ tăng năng suất lao động bình quân các năm tới là không đổi, kết quả dự báo việclàm cho ở bảng 2.5. (Phương pháp và kết quả dự báo được trình bày chi tiết ở phụ lục 19)

Bảng 2.5 Dự báo việc làm đến năm 2020 (phương pháp NSLĐ) Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2007 2010 2015 2020

1. Việc làm tại năm dự báo 970.949 1.036.682 1.170.526 1.281.413

- Nông, lâm, ngư 571.043 561.180 549.649 535.585- Công nghiệp-xây dựng 140.429 183.087 265.686 325.990

- Dịch vụ 259.477 292.415 355.192 419.837

07-2010 07-2015 07-2020

2. Việc làm tăng thêm so 2007 65.733 199.577 310.464

- Nông, lâm, ngư -9.863 -21.394 -35.458

- Công nghiệp-xây dựng 42.658 125.257 185.561

- Dịch vụ 32.938 95.715 160.360 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Kết quả dự báo nhu cầu việc làm tăng thêm giai đoạn 2007-2020 ở 2 phương pháp cósự khác biệt khá lớn, phương pháp co giãn gần 550.000 người, còn phương pháp năng suấtlao động trên 310.000 người (chênh lệch nhau 240.000 người). Ở phương pháp thứ hai, laođộng ngành nông nghiệp giảm về cơ cấu và cả số lượng tuyệt đối so với năm 2007, nhưngcòn chiếm tỷ trọng khá lớn. Cơ cấu lao động nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ở 2

 phương pháp lần lượt là: 41/32/27 và 42/25/33.

3.3 Lựa chọn kết quả dự báo

- 50 -

Page 51: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 51/82

 Nghiên cứu quá trình CNH của một số nước ASEAN, có những điểm tương đồngnhư quá trình CNH của Việt Nam hiện nay (bảng 2.6), cho thấy tốc độ tăng năng suất laođộng bình quân thời kỳ 1988 – 2005 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao độngtrung bình của Tiền Giang tính được từ kết quả hồi quy giai đoạn 1996-2007. So sánh nàycho phép dự báo năng suất lao động trung bình giai đoạn 2008-2020 có thể thấp hơn giai

đoạn 1996-2007 và như vậy nhu cầu lao động để thực hiện mục tiêu tăng trưởng có khả năngnhiều hơn kết quả dự báo thể hiện ở bảng 2.5. Phân tích này cho phép nhận định nhu cầu laođộng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo quy hoạch kinh tế xã hội sẽ gần với kết quả dự

 báo theo phương pháp 1( phương pháp co giãn). Hay nói cách khác, kết quả dự báo theo phương pháp có độ tin cậy cao hơn.

Bảng 2.6 Tốc độ tăng năng suất lao động một số quốc giabình quân thời kỳ 1988-2005

 Đơn vị tính: %

Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Malaysia 3,024 3,079 2,980

Thailand 3,080 2,669 0,297

Indonesia 2,502 0,559 1,550

 Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank) năm

2006.

4. Đánh giá cung, cầu nhân lực trong dài hạn và một số gợi ý chính sách

Từ kết quả dự báo ở trên cho thấy nhu cầu nhân lực để thực hiện mục tiêu kinh tế caohơn cung lực lượng lao động trong cùng thời kỳ từ 130.000 (PP2) đến 370.000 người (PP1).

 Nếu không có những điều chỉnh về cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế, trong những nămtới, Tiền Giang sẽ thiếu hụt nhân lực trầm trọng.

Tiền Giang là tỉnh có mật độ dân số cao, điều kiện hạ tầng kinh tế, kỹ thuật yếu và ítcó lợi thế cạnh tranh (so với các tỉnh hạt nhân vùng KTTĐPN) trong việc thu hút nguồn nhânlực, cho nên Tiền Giang không nên hướng đến mục tiêu huy động một số lượng lớn nguồnnhân lực từ bên ngoài để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực mà không có sự chọn lọc. Mặc dù theodự báo cầu nhân lực cho phát triển lớn nguồn cung nhân lực của tỉnh, tuy nhiên, trong nhữngnăm tới trước sức hút của thị trường lao động Khu vực vùng KTTĐPN, xu hướng xuất cưvẫn chiếm ưu thế hơn nhập cư và ưu thế còn kéo dài đến năm 2020 nhưng sẽ giảm dần cùngvới quá trình đầu tư phát triển của tỉnh.

Với những nhận định trên, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng theo quy hoạch(12,5%/năm) một số gợi ý chính sách đối với Tiền Giang như sau:

- 51 -

Page 52: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 52/82

- Điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp trong quá trình thu hút đầu tư theo hướnggiảm dần các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, tăng dần các ngành có hàm lượngcông nghệ cao và giá trị gia tăng cao. Tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ khí,điện-điện tử, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồuống ở dạng tinh chế, có giá trị gia tăng cao. Phát triển có mức độ và có chọn lọc các ngành

may công nghiệp, các ngành chế biến lượng thực thực phẩm, thủy sản ở dạng sơ chế, giá trịgia tăng thấp. Sự thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp và bố trí công nghệ phải đảm bảonăng suất lao động tăng từ 10,98% giai đoạn 1996-2007 lên 12,43% giai đoạn 2010-2020.(Bảng .7)

- Đối với ngành nông nghiệp cần thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính nhằm đẩymạnh cơ giới hóa và các giải pháp kỹ thuật, sinh học để có bước đột phá về năng suất laođộng trong nông nghiệp vừa giải quyết bài toán nhân lực vừa tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấulao động. Các giải pháp trong nông nghiệp phải đảm bảo năng suất lao động tăng từ 4,34%

giai đoạn 1996-2007 lên 6,21% giai đoạn 2010-2020.

Bảng 2.7 Dự báo tăng trưởng GDP và năng suất lao độnggiai đoạn 2010-2020 theo gợi ý chính sách

2007 2010 2015 2020

1. GDP 10.252 14.408 26.593 47.968- Nông nghiệp 4.058 4.530 5.487 6.612

- Công nghiệp - xây dựng 2.340 4.160 10.122 20.824

- Dịch vụ 3.854 5.718 10.984 20.532

2. Cơ cấu GDP 100 100 100 100

- Nông nghiệp 40 31 21 14

- Công nghiệp - xây dựng 23 29 38 43

- Dịch vụ 38 40 41 43

3. Năng suất Lao động (tr.đ) 10,56 14,48 25,52 44,01

- Nông nghiệp 7,11 8,35 11,20 15,55

- Công nghiệp - xây dựng 16,66 25,34 46,26 76,42

- Dịch vụ 14,85 19,82 32,94 52,32

2007-2010 2011-2015 2016-2020 2007-2020

4. Tốc độ tăng NSLĐ 11,10 12,00 11,51 11,61

- Nông nghiệp 5,54 6,05 6,78 6,21

- Công nghiệp - xây dựng 14,99 12,79 10,56 12,43- Dịch vụ 10,09 10,70 9,70 10,17

- 52 -

Page 53: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 53/82

 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020Tính toán của nhóm tác giả

Từ những gợi ý chính sách nêu trên, dự báo lực lượng lao động làm việc trong cácngành kinh tế chủ yếu đến năm 2020 cho ở bảng 2.8 và bảng 2.9

Bảng 2.8 Dự báo Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tếgiai đoạn 2010 -2020

2007 2010 2015 2020

1.Tổng số 970.949 995.000 1.042.000 1.090.000

- Nông nghiệp 571.043 542.275 489.740 425.100

- Công nghiệp xây dựng 140.429 164.175 218.820 272.500

- Dịch vụ 259.477 288.550 333.440 392.400

2.Cơ cấu 100 100 100 100- Nông nghiệp 59 54,5 47 39

- Công nghiệp xây dựng 14 16,5 21 25

- Dịch vụ 27 29 32 36

 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.

Bảng 2.9 Dự báo Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tếchủ yếu giai đoạn 2010 -2020

 Đơn vị tính: Người

2007 2010 2015 2020

Tổng số 970.949 995.000 1.042.000 1.090.000

1 Nông nghiệp 571.043 542.300 489.700 425.100

- Trồng trọt - chăn nuôi 554.662 524.000 467.900 398.900

- Thủy sản 16.381 18.300 21.800 26.200

2 Công nghiệp - xây dựng  140.429 164.200 218.800 272.500

2.1 CN khai thác mỏ 1.601 2.100 3.400 5.500

2.2 CN chế biến 105.302 121.900 155.600 198.500

Trong đó:

- CN LTTP và đồ uống 65.000 75.200 96.000 122.600

- CN dệt - may - da - giày 13.000 14.200 16.500 19.100

- CN cơ khí - điện - điện tử 5.100 6.800 12.000 21.000

2.3 CN SX phân phối điện nước 1.916 2.300 3.200 4.600

2.4 Xây dựng 31.610 36.600 46.700 59.600

3 Thương mại - Dịch vụ 259.477 288.500 333.500 392.400

- 53 -

Page 54: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 54/82

Trong đó:

- Thương nghiệp 125.574 139.876 167.424 200.397

- Khách sạn nhà hàng 26.114 27.486 29.933 32.599

- Vận tải 38.307 40.268 43.764 47.563

 Nguồn: tính toán của nhóm tác giả.

5. Dự báo cầu nguồn nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2010 – 2020

 Nghiên cứu xu hướng chất lượng nhân lực các tỉnh vùng KTTĐPN cho thấy trong 7năm (2000-2007), tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 20,2% lên 47,74%, dự kiến có thể đạtmục tiêu trên 50% vào năm 2010. Đối với Tiền Giang có bước khởi đầu quá trình CNHchậm hơn các tỉnh trong vùng khoảng 10 năm, nên có thể đạt được trình độ CNH của vùng ở thời điểm hiện tại vào năm 2020 hoặc sớm hơn. Như vậy vào năm 2020, tỷ lệ lao động quađào tạo ở Tiền Giang có thể đạt trên 50%.

Mặt khác, xem xét mối tương quan giữa cầu lao động qua đào tạo đối với tăng trưởngGDP giai đoạn 1996-2007, thời kỳ Tiền Giang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, chothấy cứ 1% tăng trưởng GDP nhu cầu lao động qua đào tạo tăng thêm 0,683202 %. Giả địnhhệ số co giãn nhu cầu lao động qua đào tạo trong những năm tới không đổi thì nhu cầu laođộng qua đào tạo đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 29,02%, 40,46% và 54,16% (sovới nhu cầu lao động tính theo phương pháp co giãn) (Phụ lục 20).

Đối chiếu với Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Tiền

Giang đến năm 2020 (tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010: 35%, năm 2015: 45% và năm2020: 51%), các dự báo này khá phù hợp nhất là ở thời điểm năm 2020.

 Nếu dự báo tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 50% - 54% vào năm 2020 đủ độ tin cậy,quy mô lao động qua đào tạo được dự báo theo 2 phương án: dự báo theo nguồn cung lựclượng lao động (PA I) và dự báo theo cầu lực lượng lao động (PA II).

Bảng 2.10 Các phương án dự báo nguồn cung lao động qua đào tạoTiền Giang đến năm 2020

 Đơn vị tính : người2007 2010 2015 2020

1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 23,85 28,00 38,00 51,00

2. Dự báo lực lượng lao động qua đào

tạo

2.1 Theo cung lực lượng lao động (PA I)

- Cung lực lượng lao động (bảng 2.3) 983.251 998.960 1.053.915 1.105.197

- Lực lượng lao động qua đào tạo 234.479 279.709 400.488 563.650

2.2 Theo cầu lực lượng lao động (PA II)- Dự báo cầu lực lượng lao động

(phương pháp co giãn, bảng 2.4) 970.949 1.031.369 1.210.260 1.520.558

- 54 -

Page 55: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 55/82

- Lực lượng lao động qua đào tạo 288.783 459.899 775.485

uồn: Năm 2007: Số liệu Thống kê Lao động- việc làm năm 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

 Năm 2010, 2015 và 2020: tính toán của nhóm tác giả.

* Lựa chọn phương án khả thi

Xuất phát từ quan điểm nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cho phù hợp với nguồn

cung nhân lực của tỉnh, đề tài chọn kết quả dự báo lao động qua đào tạo theo phương án Ilàm mục tiêu xây dựng giải pháp phát triển nguồn cung nhân lực qua đào tạo.

Về quy mô, theo dự báo ở trên, đến năm 2020 tổng số lao động qua đào tạo đạt564.000 người. Như vậy, từ nay đến năm 2020, lực lượng lao động qua đào tạo tăng thêm330.000 người, trong đó giai đoạn 2007-2010 là 46.000 người, giai đoạn 2010-2015 là120.000 người và giai đoạn 2015-2020 là 164.000 người. Tốc độ tăng bình quân 7%/năm,trong đó giai đoạn giai đoạn 2007-2010 tăng trung bình 6,16%, giai đoạn 2010 trở đi tăng

trên 7%. (Bảng 2.11)Về cơ cấu, trước xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành công

nghiệp và nếu thực hiện tốt các giải pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với yêucầu của quá trình CNH. Cơ cấu nhân lực giữa trình độ đại học – cao đẳng, THCN, CNKTlành nghề và CNKT bán lành nghề có thể đạt tỷ lệ 1 / 2 / 2 / 6 (hay 1 / 2 / 8) vào năm 2020và tiến đến tỷ lệ hợp lý 1 / 4/ 10-15 sau năm 2020. Công nhân kỹ thuật lành nghề có tốc độtăng bình quân trong từng giai đoạn từ 22% đến 35%, kế đến là THCN tăng từ 6% đến 9%,cao đẳng - đại học tăng từ 3% đến 5%, CNKT bán lành nghề tăng từ 3% đến 5%. RiêngCNKT bán lành nghề tăng khá nhanh trong giai đoạn trước năm 2015 do nhu cầu còn lớn từcác ngành công nghiệp thâm dụng lao động và ngành nông nghiệp nhưng sẽ giảm nhanh saunăm 2015.

Bảng 2.11 Dự báo phát triển nguồn cung nhân lực qua đào tạođến năm 2020

 Đơn vị tính : người

  2007 2010 2015 2020

1. Quy mô lao động qua đàotạo 234.000 280.000 400.000 564.000- CNKT bán lành nghề 166.000 196.000 258.000 309.000- CNKT lành nghề 4.000 10.000 37.000 102.000- Trung học chuyên nghiệp 35.000 42.000 65.000 102.000- Cao đẳng - Đại học 29.000 32.000 40.000 51.000

2. Cơ cấu lao động qua đào tạo- CNKT bán lành nghề 5,72 6,13 6,45 6,06

- CNKT lành nghề 0,14 0,31 0,93 2,00- Trung học chuyên nghiệp 1,21 1,31 1,63 2,00- Cao đẳng - Đại học 1,00 1,00 1,00 1,00

- 55 -

Page 56: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 56/82

  2007-20102011-2015

2016-2020

2007-2020

3. Tốc độ tăng bình quân/năm 6,16 7,39 7,11 7,00- CNKT bán lành nghề 5,69 5,65 3,67 4,90- CNKT lành nghề 35,72 29,91 22,48 28,29- Trung học chuyên nghiệp 6,27 9,13 9,43 8,58

- Cao đẳng - Đại học 3,34 4,56 4,98 4,444. Lao động qua đào tạo tăngthêm trong giai đoạn 5 năm 46.000 120.000 164.000 330.000CNKT bán lành nghề 30.000 62.000 51.000 143.000CNKT lành nghề 6.000 27.000 65.000 98.000Trung học chuyên nghiệp 7.000 23.000 37.000 67.000Cao đẳng - Đại học 3.000 8.000 11.000 22.0004. Lao động qua đào tạo tăngthêm trong 1 năm 15.300 24.000 32.800 25.400

CNKT bán lành nghề 10.000 12.400 10.200 11.000CNKT lành nghề 2.000 5.400 13.000 7.500Trung học chuyên nghiệp 2.300 4.600 7.400 5.200Cao đẳng - Đại học 1.000 1.600 2.200 1.700

 Nguồn: Năm 2007: Số liệu Thống kê Lao động- việc làm năm 2007, Bộ Lao động TB và XH..Năm 2010, 2015 và 2020: tính toán của nhóm tác giả.

PHẦN III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNGVÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNGTIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

- 56 -

Page 57: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 57/82

1. Giải pháp phát triển nguồn cung nhân lực qua đào tạo giai đoạn 2010-2020 đảm bảocân đối, gắn kết giữa cung, cầu nhân lực

1.1 Phát triển giáo dục phổ thông tạo nguồn cho phát triển giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục phổ thông là tiền đề cho phát triển giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, để chuẩn bị nguồn cung nhân lực cho thị trường lao động trong thời kỳ cất cánh công nghiệp, pháttriển giáo dục phổ thông của Tiền Giang trong giai đoạn này cần đặt trọng tâm vào giáo dụcTHPT. Cùng với việc đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học cáctrường TCCN và trung cấp nghề để hướng đến mục tiêu phổ cập bậc trung học vào năm2015. Song song đó, củng cố và duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS. Sự pháttriển giáo dục THPT tập trung vào các vấn đề chủ yếu:

- Tăng đầu tư ngân sách cả về quy mô và cơ cấu cho cho giáo dục THPT. Đầu tư xâydựng kiên cố hóa trường học, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo hướng

chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đảm bảo mọi địa bàn đều có trường THPT, phấn đấu có 100% sốtrường đạt chuẩn quốc gia.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh, thực hiện các chính sách hỗ trợ học phícho các học sinh nghèo, không để học sinh không thể tiếp tục chương trình THPT vì lý dokinh tế. Phấn đấu tỷ lệ huy động học sinh vào học bậc trung học đạt trên 62% năm 2010 và75% năm 2020 so với dân số trong độ tuổi.

- Có kế hoạch đào tạo giáo viên THPT đảm bảo đủ số lượng và đạt chuẩn theo quy định.

Thực hiện đào tạo giáo viên theo hình thức cử tuyển, kết hợp hỗ trợ về vật chất trong quátrình học tập, cam kết tham gia giảng dạy sau khi tốt nghiệp. Có chính sách ưu đãi đặc biệtcho giáo viên về tỉnh nhận công tác giảng dạy trong các trường THPT, trợ cấp khó khăn chogiáo viên công tác ở các địa bàn xa trung tâm, điều kiện sinh hoạt đi lại khó khăn... Phấn đấu100% giáo viên đều đạt chuẩn và 50% giáo viên đạt trình độ sau Đại học.

1.2 Quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh

* Mục tiêu : phát triển nguồn cung nhân lực qua đào tạo của Tiền Giang cần đạtđược đồng thời hai yêu cầu về quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực (Bảng 2.11).

Để đạt mục tiêu trên, Tiền Giang cần sớm triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lướicác cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (UBND tỉnh phê duyệt tạiquyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 12/6/2009), đảm bảo sự cân đối giữa các cơ sở đào tạochuyên môn kỹ thuật và cơ sở dạy nghề. Theo quy hoạch cho thấy quy mô tuyển sinh của

các cơ sở đào tạo nghề có bước phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, quy mô tuyển sinh cáctrường nghề đào tạo trung cấp nghề trở lên (CNKT lành nghề) chỉ chiếm 19,33%, trong khi

- 57 -

Page 58: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 58/82

đó đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ TCCN trở lên chiếm đến 36,02%. Tương quan này chưacho thấy được bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu đào tạo nhân lực của tỉnh. Do vậy,trong quá trình thực hiện quy hoạch cần xem xét, điều chỉnh quy mô các loại hình trường cho

 phù hợp. Trong đó, năng lực của các cơ sở dạy nghề cần phải được xếp ưu tiên số một trongđầu tư phát triển, kế đến là các cơ sở đào tạo hệ TCCN và các trường đào tạo hệ cao đẳng – 

đại học. Trong tổng năng lực đào tạo bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2020 (25.400người) thì cơ cấu tối ưu là CNKT bán lành nghề chiếm 43%, CNKT lành nghề 29%, THCN20%, đại học – cao đẳng hơn 6% (Bảng 2.11).

* Số lượng  các cơ sở đào tạo (công lập) theo quy hoạch đến năm 2020 của tỉnh(quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 12/6/2009) là 31 cơ sở gồm 1 trường đại học, 3 trườngcao đẳng, 5 trường TCCN, 1 trường Cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề, 7 trung tâmdạy nghề và 10 cơ sở dạy nghề khác ( trung tâm GTVL, trung tâm giáo dục thường xuyên vàtrung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp)

* Ngành nghề đào tạo:

- Đào tạo nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, TCCN : các nghề thuộc lĩnh vực sư phạm (toán, vật lý, ngữ văn, tiểu học, mầm non, mỹ thuật, âm nhạc, thanh nhạc…), lĩnh vựcy tế (dược sĩ, dược tá, y sĩ đa khoa, điều dưỡng, hộ sinh, y học cổ truyền, y học dự phòng,vật lý trị liệu…), kinh doanh-quản lý-dịch vụ (kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị nhàhàng, khách sạn, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ lữ hành, quản lý văn hóa, thư viện, quản lý tàinguyên nước…), công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, công nghệ thực phẩm, cơ khí, kỹ

thuật điện- điện tử, kỹ thuật xây dựng, lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, thú y, trồng trọt, bảovệ thực vật, nuôi trồng thủy sản, hoa viên cây cảnh, công nghệ sinh học, chế biến rau quả…)

- Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề (Cao đẳng nghề, trung cấp nghề), bán lànhnghề (sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên): vận hành, sửa chữa, bảo trì các thiết bị điệncông nghiệp, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, điện tử dân dụng; thiết bị cơ khí, phương tiệnvận tải đường bộ, đường thủy, máy thi công; máy nông nghiệp; thiết bị lạnh trong công nghệchế biến và bảo quản nông sản, thiết bị chế biến lương thực thực phẩm; thiết bị hóa dầu; kỹ

thuật xây dựng, thi công công trình dân dụng, cầu đường bộ, sản xuất vật liệu xây dựng;công nghệ may, giày da; công nghệ thông tin (đồ họa, thiết kế trên máy tính, quản trị mạng,sửa chữa lắp ráp máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu…), chế biến lương thực thực phẩm, quản trịdoanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, thư ký và nghiệp vụ văn phòng, giáo viên dạy thựchành sơ cấp nghề...

1.3 Ưu tiên và tập trung cao nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề

Định hướng phát triển sản xuất công nghiệp Tiền Giang dự báo nhu cầu lớn về

CNKT lành nghề và bán lành nghề. Để đáp ứng nhu cầu này, Tiền Giang cần có có sự chuẩn bị và tập trung đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu CNKT về số lượng và

- 58 -

Page 59: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 59/82

chất lượng. Phát triển nhanh dạy nghề còn nhằm mục tiêu từng bước điều chỉnh cơ cấu nhânlực hợp lý giữa các cấp trình độ.

Để có bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực dạy nghề, Tiền Giang nên thực hiệncác giải pháp đầu tư phát triển và nâng cao năng lực đào tạo của hệ thống các cơ sở dạynghề (trường và trung tâm dạy nghề) bao gồm đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,

chương trình, thiết bị dạy nghề đủ về số lượng và đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Hàng nămtỉnh cần dành khoản ngân sách đủ lớn để thực hiện bằng được mục tiêu nâng cao năng lựcđào tạo nghề. Giai đoạn 1 (từ nay đến 2012) đầu tư phủ kín các cơ sở dạy nghề theo quyhoạch được duyệt. Giai đoạn 2 (từ 2015 đến 2020) đầu tư mở rộng qui mô và phát triển vềchất.

1.3.1 Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề

Để tăng nhanh số lượng, năng lực các cơ sở dạy nghề, trong điều kiện chưa thể đẩy

mạnh xã hội hóa, việc đầu tư ngân sách của tỉnh để phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghềcông lập là rất cần thiết. Một số hướng cần ưu tiên sau:

- Đầu tư 3 trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh (Trường Cao đẳng nghề TG, TrườngTrung cấp nghề KV Cai Lậy, Trường Trung cấp nghề KV Gò Công) theo hướng hiện đại đạtchuẩn trường quốc gia và Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải. Các cơ sở dạy nghềcần được đầu tư hoàn chỉnh về phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, thưviện, ký túc xá, nhà làm việc, nhà ăn, nhà tập, sinh hoạt thể dục thể thao... và các công trình

 phụ khác đảm bảo yêu cầu về quy mô và chất lượng đào tạo.- Đầu tư 7 trung tâm dạy nghề, đối với những huyện chưa có trường dạy nghề, đạt

các yêu cầu về phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, trang trại phục vụ dạy nghề lao động nông thôn...

- Đối với thiết bị dạy nghề, đầu tư đủ thiết bị, dụng cụ, mô hình đủ số lượng theo đầuhọc sinh đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành. Từng bước hiện đại hóa để rút ngắnkhoảng cách về trình độ công nghệ giữa thiết bị thực hành tại cơ sở dạy nghề và thiết bị hoạt

động sản xuất tại doanh nghiệp. Để tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư, đối với thiết bị thựchành hiện đại, có giá trị lớn, cần đầu tư tập trung theo từng lĩnh vực thuộc thế mạnh của từngtrường, từng trung tâm dạy nghề và gắn với định hướng phát triển kinh tế của các vùng kinhtế trong tỉnh. Tránh việc đầu tư dàn đều, manh mún dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trongkhai thác, sử dụng.

1.3.2 Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề về số lượng và chất lượng

Giáo viên dạy nghề là yếu tố đầu vào quan trọng đối với chất lượng đào tạo nghề và

để có được lực lượng giáo viên đạt yêu cầu về số lượng và trình độ đòi hỏi phải có quá trìnhchuẩn bị dài hơi hơn so với các yếu tố đầu vào khác như cơ sở vật chất, thiết bị... Do vậy,Tiền Giang cần sớm có sự chuẩn bị đội ngũ giáo viên.

- 59 -

Page 60: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 60/82

Căn cứ vào quy hoạch mạng lưới, quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề đến năm2020, dự báo nhu cầu giáo viên dạy nghề năm 2020 khoảng 2.200 người như vậy từ nay đếnnăm 2020 phải bổ sung khoảng 2.000 giáo viên trong đó trình độ trên đại học chiếm 5%, Đạihọc 31%, cao đẳng 49% trình độ khác 15%.

Để có đủ số lượng giáo viên, Tiền Giang quan tâm thực hiện các biện pháp:

- Tuyển dụng mới giáo viên từ sinh viên khá, giỏi ở các trường đào tạo giáo viên dạynghề, các trường đại học cao đẳng thuộc các lĩnh vực phù hợp và những người đã qua làmviệc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Dự báo nhu cầu giáo viên dạy nghề sẽ tăng đột biếntrong những năm tới. Do vậy, Tiền Giang cần có kế hoạch tổ chức đào tạo giáo viên dạynghề theo hình thức cử tuyển thông qua ký hợp đồng đào tạo giữa tỉnh và các trường đào tạogiáo viên dạy nghề. Nguồn đào tạo từ học sinh tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi, có nguyệnvọng làm việc trong lĩnh vực dạy nghề. Đào tạo giáo viên có trình độ cao đẳng trở xuống từnguồn học sinh tốt nghiệp từ các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong tỉnh.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các hình thức học tập nângcao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại các trường, tham quan học tập kinhnghiệm đào tạo nghề tại các trường nghề, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại tại các doanhnghiệp.

- Có chính sách hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với giáo viên dạy nghề, cụ thể như:+ Tạo điều kiện về nhà ở theo các hình thức: cho thuê, mua nhà trả góp từ quỹ nhà

của nhà nước, vay tín dụng ưu đãi (được nhà nước hỗ trợ lãi suất) để tự xây nhà.+ Giáo viên đủ điều kiện tuyển dụng được hưởng ngay chế độ của viên chức nhà

nước để họ yên tâm làm việc, thay vì thông qua hình thức hợp đồng lao động như hiện nay.+ Có chế độ thưởng vật chất cho giáo viên dạy giỏi để khuyến khích giáo viên nâng

cao trình độ giảng dạy. Tôn vinh những giáo viên có thành tích xuất sắc và thâm niên caotrong lĩnh vực dạy nghề.

1.3.3 Đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy

Việc đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy được thực hiện theocác biện pháp:

- Đổi mới kết cấu chương trình dạy nghề hiện nay theo hướng tăng cường rèn luyệnkỹ năng thực hành cho học sinh bằng cách giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thựchành; kết hợp các chương trình môn học lý thuyết và môn học thực hành thành các mô-đuntích hợp; gắn kết giữa thực tập kỹ năng nghề với sản xuất tạo ra sản phẩm...

- Nội dung chương trình, cần có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình xây

dựng, thẩm định. Đảm bảo các kiến thức và kỹ năng của người học nghề sau khi được đàotạo đáp ứng được phần lớn yêu cầu của đa số các doanh nghiệp.

- 60 -

Page 61: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 61/82

- Các cơ sở dạy nghề cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tínhtích cực, sáng tạo trong học tập của người học nghề. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về

 phương pháp giảng dạy, tổ chức hội giảng để các giáo viên học tập trao đổi chuyên môn,kinh nghiệm trong giảng dạy. Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập các cơ sở dạy nghềnước ngoài để tiếp cận công nghệ và phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến.

1.4 Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực đáp ứng sự thay dổi của thị trường 

Sự thay đổi nhanh chóng trong các quá trình sản xuất, công nghệ và các quá trìnhquản lý xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực có khả năng thích ứng cao với yêu cầu của thị trườnglao động. Ngoài sự linh hoạt trong nội dung chương trình đào tạo, vấn đề thường xuyên cậpnhật kiến thức cho đội ngũ lao động theo các hình thức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ là không thể thiếu. Trong lĩnh vực nông nghiệp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ 

cấu lao động cũng đặt ra yêu cầu đào tạo lại nhân lực cho khu vực nông thôn. Với yêu cầunhư vậy giải pháp đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực tập trung vào 3đối tượng chủ yếu: nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp, nhân lực trong khu vực nôngthôn và nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước.

1.4.1 Đối với các doanh nghiệp, tỉnh Tiền Giang cần mở rộng chính sách hỗ trợ chi phí để doanh nghiệp tự đào tạo và đào tạo lại lao động cho doanh nghiệp mình nhằm đáp ứngtốt hơn yêu cầu đào tạo tại doanh nghiệp. Đào tạo tại doanh nghiệp được thực hiện theo hình

thức vừa học vừa làm hoặc các lớp dạy nghề cạnh doanh nghiệp (chủ yếu là CNKT bán lànhnghề), dạy nghề theo hình thức kèm cặp, truyền nghề tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịchvụ nhỏ; Hỗ trợ chi phí để doanh nghiệp gửi lao động đào tạo ở nước ngoài, đối với các ngànhcó yêu cầu kỹ thuật cao hoặc các ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệvật liệu mới, công nghệ tự động hóa...

Tạo mối liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc đào tạogắn kết với yêu cầu của thị trường. Thực hiện tốt điều này sẽ hạn chế được những sản phẩmđưa ra thị trường không đạt yêu cầu, giảm áp lực đào tạo lại trong các doanh nghiệp. Các

 biện pháp có thể là:

+ Phát triển hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cơ sở dạy nghềtuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo có sự tham gia góp ý kiến của doanh nghiệp, đảm

 bảo “ sản phẩm” đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Học sinh học lý thuyết ở trường và có thể học kỹ năng nghề tại doanh nghiệp trên máy móc, thiết bị của doanhnghiệp. Điều này đem lại lợi ích cho cả hai. Doanh nghiệp có thể khai thác tốt thiết bị, cơ sở đào tạo không phải quá bận tâm đến việc đầu tư thay thế thiết bị cho phù hợp với công nghệ

luôn thay đổi và nhiều tốn kém. Đây chính là hình thức đào tạo theo hướng cầu và giúp nângcao hiệu quả đào tạo.

- 61 -

Page 62: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 62/82

+ Hình thức thứ hai, doanh nghiệp tuyển dụng lao động và gửi cho cơ sở đào tạo theoyêu cầu của doanh nghiệp và có sự phối hợp phân chia trách nhiệm trong quá trình đào tạo.Thực chất đây cũng là hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng. Nhưng điểm khác biệt cơ bản sovới hình thức trên, là người lao động có việc làm trước khi đào tạo. Do đó, hình thức này còncó tác dụng khuyến khích học sinh tham gia học nghề vì đảm bảo được việc làm.

1.4.2 Đối với lao động khu vực nông thôn, cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác đào nghề cho lao động khu vực này cầngiải quyết các vấn đề về phương pháp, hình thức tổ chức lớp đào tạo, ngành nghề, phươngtiện, thời gian đào tạo... phù hợp với độ tuổi, trình độ học vấn và hoàn cảnh của lao độngnông thôn.

Kết hợp tổ chức dạy nghề tập trung tại cơ sở đào tạo và các lớp dạy nghề lưu độngtheo địa bàn dân cư để người dân có thể học nghề mà không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động

sản xuất hiện tại của họ. Thời gian đào tạo phải đủ để chuyển tải kiến thức và kỹ năng nghề,đảm bảo sau khi học nghề có thể hành nghề, lao động sản xuất được, tránh đào tạo hình thức,chạy theo số lượng nhưng kém hiệu quả. Nội dung và ngành nghề đào tạo phải đáp ứng mụctiêu nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp vừa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế diễn ra thuận lợi. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, tiền ăn trongthời gian học nghề… đối với lao động nông thôn, đặc biệt là các đối tượng hộ nghèo, cậnnghèo, bộ đội xuất ngũ, người tàn tật,…

+ Đối với dạy nghề nông nghiệp cần gắn kết việc đào tạo với với việc hướng dẫnnông dân thực hiện các mô hình sản xuất, tổ chức sản xuất và hỗ trợ thông tin thị trường, tiêuthụ sản phẩm... để có thể ứng dụng ngay và có hiệu quả kiến thức nghề vào công việc.

+ Đối với dạy nghề phi nông nghiệp cần tập trung vào các ngành nghề phục vụ CNHkhu vực nông thôn như sửa chữa vận hành các thiết bị cơ khí nông nghiệp, điện nông thôn,thiết bị gia đình, sơ chế, bảo quản nông sản, sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp từnguyên phụ liệu tại chỗ, các nghề truyền thống, dịch vụ... để người lao động tự chuyển đổinghề nghiệp. Các địa phương (xã, phường, cơ quan lao động, tổ chức đoàn thể) đứng ra giúp

doanh nghiệp tuyển sinh, phối hợp với các cơ sở dạy nghề đào tạo nghề và cung ứng theođơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong các khu – cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn.

1.4.3 Đối với lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước, tỉnh tiếp tục thực hiệnchương trình đào tạo chuẩn hóa cán bộ, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Hỗtrợ một phần chi phí học tập để khuyến khích cán bộ công chức tự đào tạo. Tỉnh cần thốngkê số lượng cán bộ, công chức viên chức có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo để xây dựngkế hoạch đào tạo. Giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh đối với các ngành có

khả năng. Củng cố phát triển, nâng cao năng lực các trung tâm giáo dục thường xuyên, trungtâm học tập cộng đồng. Bên cạnh đó, trong khâu tuyển dụng cần chú ý đảm bảo yêu cầu vềchuyên môn để tránh việc đào tạo lại sau này.

- 62 -

Page 63: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 63/82

1.5 Chính sách hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, người học nghề và doanh nghiệp

Bên cạnh các giải pháp tác động trực tiếp đến các nhân tố làm gia tăng nguồn cungnhân lực cho thị trường, Tiền Giang nên mạnh dạn, chủ động thực hiện thí điểm hoặc đề xuấtvới Chính phủ nghiên cứu ban hành một số chính sách khuyến khích, điều chỉnh hành vi đối

với các cơ sở đào tạo nghề, người học nghề và doanh nghiệp nhằm hạn chế những khiếmkhuyết của thị trường.

1.5.1 Chính sách phát triển các cơ sở đào tạo nghề ngoài nhà nước

Đây là giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội cho phát triển nguồn cungnhân lực cho thị trường. Để thực hiện tốt việc này cần thực hiện các biện pháp:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng các cơ sở đàotạo nghề thông qua việc thực hiện chính sách miễn thuế doanh thu, thuế thu nhập doanhnghiệp và thuế sử dụng đất đối với nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề.

- Quy hoạch và tạo quỹ đất cho việc phát triển các cơ sở đào tạo nghề, trong đókhông thu tiền thuê đất kể cả các cơ sở đào tạo ngoài công lập.

- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, mua trang thiết bị phục vụ dạy nghề.

- Thực hiện cơ chế đấu thầu giao chỉ tiêu và kinh phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo

công lập và ngoài công lập. Tạo cơ chế bình đẳng trong cạnh tranh về chất lượng và chi phíđào tạo nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập phát triển.

- Thực hiện thí điểm việc cho phép cơ sở đào tạo ngoài công lập đầu tư vào các cơ sở đào tạo công lập và thí điểm cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ sở đào tạo công lập cho thuê cơ sở vật chất, thương hiệu để các cơ sở đào tạo ngoài công lập tuyển sinh đào tạo các nghề, cáclĩnh vực mà họ có năng lực.

1.5.2 Chính sách khuyến khích đối với người học nghề

- Thực hiện các biện pháp làm gia tăng nhanh chóng số người tham gia học nghề.Phấn đấu thu hút 20% học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề vào năm 2010 và 35% vàonăm 2020 và thu hút khoảng 20% học sinh tốt nghiệp THPT vào học nghề, bằng các biện

 pháp:

+ Thực hiện tuyên truyền rộng rãi để làm thay đổi nhận thức về nghề nghiệp, cơ hộiviệc làm, thu nhập, thăng tiến và vị trí xã hội của người học nghề. Đẩy mạnh giáo dục hướngnghiệp cho học sinh phổ thông nhằm thu hút vào học nghề. Nội dung hướng nghiệp là giới

thiệu và định hướng nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp, khả năng học tiếp lên bậc họccao hơn, tư vấn định hướng nghề phù hợp với khả năng.

- 63 -

Page 64: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 64/82

+ Sớm ban hành quy định liên thông từ trình độ cao đẳng nghề lên đại học nghề hoặckỹ sư thực hành, để mở ra cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp của người học nghề.

+ Thực hiện cơ chế kiểm soát của nhà nước đối với chỉ tiêu tuyển sinh, đảm bảo tínhcân đối giữa đại học-cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (cao đẳng nghề, trungcấp nghề và sơ cấp nghề), giữa các nhóm ngành kỹ thuật và nhóm ngành kinh tế xã hội thông

qua hình thức giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo và cấp ngân sách hoạt động cho các cơ sở đàotạo. Đối với các sở ngoài công lập cũng cần được giám sát, chế tài các cơ sở vi phạm chỉ tiêutuyển sinh nhằm phát triển cân đối giữa các cấp trình độ. Khắc phục sự buông lỏng quản lýnhà nước về cơ cấu đào tạo.

+ Sớm xóa bỏ hình thức đào tạo văn hóa nghề ở các trung tâm kỹ thuật tổng hợphướng nghiệp. Với thời gian 3 năm học chương trình bổ túc văn hóa và một số kỹ năng nghềsẽ không giúp được người học có việc làm cũng như đủ sức để học lên trình độ cao hơn. Đểtránh lãng phí thời gian và tài chính, cần xóa bỏ hình thức văn hóa nghề, định hướng số họcsinh này vào các trường dạy nghề hoặc trường trung cấp chuyên nghiệp.

+ Phát triển các hình thức đào tạo liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghềđể đảm bảo việc làm cho người học nghề sau khi tốt nghiệp, làm tăng niềm tin cho người họcnghề.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính như miễn giảm học phí, cấp học bổng, tín dụng ưu đãi nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính đối với một bộ phận người họcnghề. Trong đó, việc quy định mức thu học phí của Nhà nước đối với người học nghề phảiưu đãi hơn đối với các cấp học khác để thu hút nhiều học sinh vào học nghề.

1.5.3 Chính sách đối với doanh nghiệp

- Tỉnh cần mở rộng chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho doanh nghiệp (trên cơ sở sửa đổi quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/9/2008) để khuyến khích các doanhnghiệp tự đào tạo, góp phần làm tăng nguồn cung CNKT cho thị trường lao động, đặc biệt làCNKT bán lành nghề. Cách làm này vừa giảm bớt gánh nặng đầu tư ngân sách vào các cơ sở 

dạy nghề nhà nước vừa tăng thêm hiệu quả xã hội nhờ khai thác tốt máy móc thiết bị và cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp cho đào tạo nghề.

- Ngược lại, đối với các doanh nghiệp không “ tự đào tạo ” cần nghiên cứu đề xuất Nhà nước quy định các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật phải trả một phần chi phí đào tạo thông qua chính sách thuế sử dụng lao động. Chính sáchnày nhằm thể hiện trách nhiệm, chia sẽ và thực hiện công bằng xã hội trong công tác đào tạo.Đồng thời, nhà nước có thêm nguồn thu để tái tạo vốn đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Vấn đềnày tuy mới ở Việt Nam, nhưng đã thực hiện thành công ở nhiều nước []. Cần làm thay đổi

nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

- 64 -

Page 65: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 65/82

1.6 Giải pháp thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo

Tiền Giang có số lượng rất lớn học sinh, sinh viên người Tiền Giang tốt nghiệp đạihọc cao đẳng tại các trung tâm đào tạo của vùng. Đây là nguồn nhân lực có trình độ chuyênmôn cao, được đào tạo từ nhiều trường với đa dạng các chuyên ngành khác nhau, kể cả đàotạo ngoài nước. Nếu có chính sách thu hút tốt, Tiền Giang sẽ có thêm nguồn nhân lực chất

lượng cao cho phát triển, góp phần phát triển chất lượng nguồn cung của thị trường lao động.

1.6.1 Chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo

Không có những lợi thế cạnh tranh về hạ tầng kinh tế xã hội và sức hấp dẫn vật chấtđủ mạnh làm tiền đề cho chính sách thu hút nguồn nhân lực, cho nên chính sách ưu đãi củaTiền Giang không nên quá chú trọng đến khuyến khích lợi ích vật chất (thu nhập, điều kiệnsống...) và xem đó là yếu tố duy nhất mà cần quan tâm đúng mức các yếu tố khác như tạomôi trường, điều kiện làm việc, sự trọng dụng, cơ hội cống hiến, thăng tiến... Với quan điểm

như vậy, chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng tập trung vào các nội dungsau:

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính theo chính sách đào tạo, bồi dưỡng vàthu hút cán bộ, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp tỉnh đang áp dụng (nghị quyết số196/2008/NQ-HĐND ngày 6/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang) đối với ngườitốt nghiệp sau đại học, đại học loại khá giỏi trở lên về tỉnh làm việc.

- Nhà nước, doanh nghiệp đặt hàng và chịu chi phí đào tạo đối với các trường, người

học cam kết về làm việc cho cơ quan, doanh nghiệp.- Hỗ trợ thêm thu nhập cho người có trình độ đại học trở lên có chuyên ngành mà

tỉnh, doanh nghiệp đang cần. Thời gian hỗ trợ trong một thời gian nhất định từ 1-3 năm đầumới làm việc có mức lương thấp. Mức hỗ trợ hàng tháng đảm bảo được mức sống tối thiểu,ổn định trong thời gian đầu làm việc.

- Tỉnh cần có chính sách tạo quỹ đất và xây nhà giá rẽ cho mua trả chậm với lãi suấtthấp hoặc không lãi đối với người có trình độ sau đại học, trình độ đại học loại khá, giỏi trở 

lên về tỉnh làm việc cho cơ quan nhà nước và cả các doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ nhà ở sẽ tạo nên ưu thế cạnh tranh so với các thành phố lớn trong việc thu hút nguồn nhân lực cótrình độ cao. Do các nơi này thường có giá nhà đất đắt đỏ.

- Về phía người quản lý các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, cần nhận thức vàcoi trọng việc sử dụng hiền tài. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp dưới, tỏ thái độ trọngdụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội được cống hiến. Việc đề bạt, bổ nhiệm phải đúngngười đúng việc, người có đức có tài, có năng lực thật sự. Xây dựng môi trường làm việc

minh bạch, công bằng, cởi mở, thân thiện và các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu làm việc và nghiên cứu khoa học của giới trí thức. Để thực hiện điều nàycác cơ quan, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện những quy định về tiêu chuẩn của

- 65 -

Page 66: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 66/82

từng chức danh, công việc; quy chế làm việc, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên; điềukiện để được tiếp tục đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm (thời gian, hiệu quả làm việc, thành tích côngtác...)

- Xây dựng đội ngũ trí thức đầu đàn làm cầu nối liên kết, dẫn dắt, tập hợp trí thức trẻthông qua việc hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Tỉnh cũng cần đặt hàng

nhiều đề tài nghiên cứu khoa học để trí thức tham gia. Thực hiện các đề tài vừa tạo điều kiệnvật chất vừa tạo cơ hội cống hiến của trí thức.

- Đưa thông tin nhu cầu lao động tại các cơ quan doanh nghiệp trong tỉnh để học sinh,người lao động dễ dàng tiếp cận. Nội dung thông tin gồm ngành, nghề tuyển dụng, chínhsách ưu đãi, điều kiện làm việc, cơ hội học tập... lên các trang web của tỉnh và của ngành Laođộng – Thương binh và Xã hội.

2. Chính sách phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện các hoạt động hỗtrợ thị trường lao động

2.1 Các Trung tâm giới thiệu việc làm do các cơ quan nhà nước quản lý:

Đối với TTGTVL TG cần nâng cao vai trò là TTGTVL chủ đạo của tỉnh, là đầu mốiliên kết có hiệu quả giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động.

Bộ máy tổ chức các Trung tâm cần được củng cố và tăng cường, đặc biệt là tăngcường nhân viên thực hiện công tác giới thiệu việc làm các TTGTVL Hội liên hiệp phụ nữ,

TTGTVL Thanh niên. Đội ngũ cán bộ cần được đào tào tập huấn chuyên môn và nghiệp vụ:tin học, tư vấn – GTVL, thông tin thị trường lao động.

Hỗ trợ kinh phí hoạt động, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ tưvấn – GTVL và cung ứng lao động. Đầu tư nâng cấp sàn giao dịch việc làm của tỉnh, củng cốvà vận hành website việc làm hoàn thiện cả hình thức và nội dung.

Các TTGTVL các đoàn thể cần hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách tổ chức thuthập và cung cấp thông tin thị trường lao động; thu thập thống kê đầy đủ thông tin liên quan

về thị trường lao động từ các hoạt động giới thiệu việc làm của Trung tâm. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin về trình độ kỹ năng củangười tìm việc, cầu lao động, xu hướng phát triển các ngành nghề.

Tăng cường kết nối giữa các TTGTVL trong việc chia sẽ thông tin lẫn nhau, cácTrung tâm có thể cùng tham gia đăng thông tin qua website vieclamtiengiang.vn để hìnhthành website việc làm chung của cả tỉnh..

Công tác quản lý về giới thiệu và cung ứng lao động cần được tăng cường và rà soát

kỹ, xây dựng cơ chế phản hồi giữa Trung tâm, người lao động và đơn vị sử dụng lao động đểnắm bắt đối tượng người lao động được giới thiệu.

- 66 -

Page 67: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 67/82

 Ngoài hình thức tư vấn giới thiệu tại Trung tâm, các TTGTVL cần nghiên cứu ápdụng các hình thức khác như: phục vụ thông qua mạng internet (hỏi đáp trực tuyến); tư vấnqua tổng đài điện thoại.

Các Trung tâm cần đẩy mạnh công tác triển khai thông tin thị trường lao động và cáchoạt động giao dịch việc làm đến các cơ quan, đoàn thể ở địa phương

 Nâng cao và mở rộng đào tạo nghề, kỹ năng nghề đáp ứng theo nhu cầu doanhnghiệp kết hợp giới thiệu việc làm sau khi đào taọ.

2.2 Các Trung tâm giới thiệu việc làm ngoài nhà nước:

Ở tỉnh ta hiện nay chưa có tổ chức giới thiệu việc làm ngoài nhà nước, thời gian quacũng có một số tổ chức và cá nhân đến Sở LĐ-TBXH tìm hiểu hoạt động giới thiệu việc làm;nhưng do điều kiện thủ tục thành lập hoạt động giới thiệu việc làm theo quy định của nhànước còn vướng mắc, thị trường lao động của tỉnh chưa phát triển mạnh, hoạt động giới thiệuviệc làm còn kém hiệu quả nên chưa thu hút được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân.

Trong thời gian tới, nhà nước cần có những quy định thông thoáng hơn về điều kiệnthủ tục thành lập hoạt động giới thiệu việc làm; có những chính sách khuyến khích hỗ trợ như: thuế, đất đai, mặt bằng, tín dụng… nhằm thực hiện việc xã hội hóa hoạt động giới thiệuviệc làm.

3. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động

3.1 Nâng cao năng lực hoạt động bộ phận thực hiện dự báo và thông tin thị trường lao động.

Hiện nay đã thành lập Phòng Thông tin thị trường và Dự báo nguồn lao động trực

thuộc TTGTVL Tiền Giang thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Để có cơ sở thựchiện đầy đủ các chức năng dự báo và thông tin cần thống nhất lại tên gọi: “Phòng Dự báocung cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động”.

* Phòng có các chức năng:

- Khảo sát, điều tra, thu thập thông tin thị trường lao động, nguồn cung nhân lựcchung và nhân lực qua đào tạo từ các cơ sở đào tạo trong tỉnh, ngoài tỉnh.

- Nghiên cứu, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin thị trường. Xây dựng, cập nhật,lưu trữ cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động.

- 67 -

Page 68: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 68/82

- Dự báo cung cầu nhân lực và xu hướng thị trường hàng năm và giai đoạn 5 năm, 10năm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đào tạonguồn nhân lực của tỉnh.

- Làm đầu mối phối hợp các hoạt động tiếp nhận và cung cấp thông tin thị trường laođộng tới các cơ quan có liên quan, các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, hợp tác các vấn đề liên quan đến xây dựng và pháttriển hệ thống thông tin thị trường lao động.

* Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể:

Phòng gồm 2 tổ công tác với 8 biên chế.

a. Tổ Dự báo và xây dựng cơ sở dữ liệu:(4 người)

- Khảo sát, điều tra, thu thập, thông tin về thị trường lao động. Tổ chức hội thảo

chuyên đề về nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động.- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu của tỉnh về thị trường lao động.

- Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo biến động của các yếu tố thị trường laođộng. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động của thị trường theo trình độ và ngành nghề đào tạo.Dự báo nguồn cung nhân lực của tỉnh, trong đó có nhân lực qua đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển thị trường lao động.

b. Tổ Thông tin thị trường lao động:(4 người)- Thực hiện điều tra, khảo sát, thống kê, thu thập, khai thác nhu cầu thông tin về thị

trường lao động.

- Cung cấp, tư vấn các nội dung thông tin liên quan về thị trường lao động, các chínhsách pháp luật lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp,… cho mọi đối tượng có nhu cầusử dụng.

- Làm đầu mối phối hợp trong hoạt động tiếp nhận và chia sẽ thông tin thị trường lao

động giữa các bên liên quan.

- Xây dựng và quản lý Website phục vụ thông tin thị trường lao động của tỉnh.

* Giải pháp về nhân sự

- Hiện tại Phòng thông tin thị trường và Dự báo nguồn lao động (Theo cách gọi hiệnnay) có 4 biên chế, để đi vào hoạt động triển khai và vận hành hệ thống thông tin thị trườnglao động cần bổ sung thêm 4 biên chế, trong đó có các chuyên ngành quản trị nguồn nhânlực, kinh tế phát triển, công nghệ thông tin.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thông qua việc đào tạo, tậphuấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp cho các hoạt động thống kê, thu thập, phân

- 68 -

Page 69: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 69/82

tích, dự báo thông tin thị trường lao động; sử dụng, quản lý, bảo trì và nâng cấp website vàcơ sở dữ liệu về thị trường lao động.

3.2 Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động.

3.2.1 Mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động.

Mục tiêu tổng quát:- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động của tỉnh: bao gồm

các thông tin về thực trạng lao động tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động,nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ, ngành nghề (gọi tắt thông tin cầu lao động);thông tin về nguồn lao động, việc làm, thất nghiệp, biến động lao động theo từng giai đoạn,địa bàn (gọi tắt thông tin cung lao động);

- Dự báo, phân tích các yếu tố cung – cầu nhân lực làm cơ sở đề ra các giải pháp,chính sách về việc làm, phát triển và bố trí hợp lý nguồn nhân lực

- Cung cấp và phổ biến thông tin về thị trường lao động cho mọi đối tượng có nhucầu sử dụng thông tin

Mục tiêu cụ thể:

- Thu thập thông tin về cung, cầu lao động để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thôngtin về cung - cầu lao động

- Dựa trên cơ sở dữ liệu đã xây dựng tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá nhu cầu

nhân lực, mức độ đáp ứng giữa cung – cầu nhân lực để từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn: ngắn hạn (quí, năm), trung hạn (2 - 3 năm), dài hạn (5 -10 năm) cho thị trường lao động.

- Dự báo các yếu tố cung – cầu thị trường lao động:

+ Dự báo nhu cầu lao động số lượng việc làm theo số lượng, ngành nghề, trình độ nhằm địnhhướng phát triển cho hoạt động đào tạo và cung ứng nhân lực.

+ Dự báo dân số và nguồn lao động, xem xét nguồn nhân lực bổ sung và rời khỏi thị trườnglao động, khối lượng người lao động đang có việc làm và tìm kiếm việc làm

+ Dự báo đào tạo thể hiện mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm, so sánh đánh giá từ dự báonhu cầu lao động theo cơ cấu việc làm sang cơ cấu đào tạo theo trình độ.

- Phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các đối tượng có nhu cầusử dụng: người lao động, người sử dụng lao động, học sinh sinh viên, cơ sở giáo dục đào tạo,cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương dưới nhiều hình thức đa dạng như:website, bản tin, các phương tiện thông tin đại chúng….nhằm phục vụ cho các giao dịch việc

làm được thuận lợi, tạo cơ sở dự báo nhu cầu đào tạo nghề và nâng cao hiệu quả hoạch địnhcác chính sách phát triển thị trường lao động.

- 69 -

Page 70: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 70/82

- Thông qua việc thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động, tiếp tục khảosát, đánh giá nhu cầu thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thôngtin để làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ số thông tin thị trường lao động.

3.2.2 Giải pháp thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin thị trường lao động.

3.2.2.1 Đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin.

Qua khảo sát sơ bộ nhu cầu thông tin của các tổ chức, cơ quan có nhu cầu sử dụngthông tin thị trường lao động đã cơ bản xác định các chỉ số thông tin cần thiết của các đốitượng có nhu cầu sử dụng như sau:

Đối tượng có nhucầu sử dụng thông

tinNhu cầu sử dụng thông tin

 Người lao động - Thông tin chổ làm việc trống, yêu cầu của công việc

- Triển vọng phát triển các ngành nghề, các yêu cầu về kỹ năng

- Thông tin về nội dung, yêu cầu của các chương trình đào tạogiúp cho người lao động lựa chọn các nội dung, hình thức đàotạo phù hợp

Đơn vị sử dụng laođộng

- Thông tin cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh (theo tuổi, giớitính, trình độ, khu vực)

- Nguồn lao động qua đào tạo theo ngành nghề từ các cơ sở đàotạo

- Khả năng cung ứng nguồn lao động của các TTGTVL.

- Nhằm để doanh nghiệp lên kế hoạch sử dụng nhân lực trongdoanh nghiệp, thu hút lao động ở địa phương, đánh giá cơ hộituyển dụng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh

Cơ sở đào tạo - Nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo từ thị trường lao động,

xu hướng phát triển các ngành nghề để làm cơ sở cho địnhhướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Trung tâm GTVL - Thông tin nhu cầu việc làm các doanh nghiệp trong và ngoàiđịa phương, điều kiện tuyển dụng và mức lương…

- Các chương trình, thông tin về giáo dục, đào tạo để phục vụcho người tìm việc

- Cung cấp và chia sẽ thông tin giữa các Trung tâm.

Cơ quan quản lý,hoạch định chínhsách về thị trường lao

- Tỷ lệ tăng dân số, lực lượng lao động, việc làm, thất nghiệp,số lượng đào tạo, nhu cầu về nhân lực nhằm cung cấp bứctranh tổng quát về động thái cung, cầu của thị trường lao

- 70 -

Page 71: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 71/82

động động, xu hướng chuyển đổi cơ cầu kinh tế và việc làm, sự mấtcân đối giữa cung và cầu, tình hình thất nghiệp………..

Trên cơ sở xác định các chỉ số nhu cầu thông tin, tiến hành xác định các sản phẩmđầu ra của hệ thống thông tin thị trường; kế hoạch thu thập, xử lý, thông tin và cơ chế cung

cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin.3.2.2.2 Dữ liệu đầu ra của hệ thống thông tin thị trường lao động.

Các sản phẩm đầu ra ở [Phụ lục 21] gồm các biểu 1,2,3,4,5,6,7,8,9

a. Thông tin cầu lao động

- Tổng hợp, thống kê thông tin cầu lao động theo ngành nghề gồm 27 lĩnh vực ngànhnghề và phân theo các cấp trình độ [biểu số 1 - phụ lục 21] qua thu thập thông tin của Trungtâm Giới thiệu việc làm tỉnh hàng tháng, quí.

- Cập nhật, tổng hợp thông tin cầu lao động hàng quí theo Thông tư 25 ngày14/7/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Trích dẫn Thông tư ở phần phụ lục)về việc hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động.

Thông tin gồm các chỉ số: số lượng, loại hình, lĩnh vực hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp; số lao động làm việc trong doanh nghiệp; trình độ học vấn, trình độ chuyênmôn của lao động; số lao động đã ký hợp đồng lao động; số chổ làm việc trống [biểu số 2 -

 phụ lục 21] tổng hợp từ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện/thành/thị xã(gọi chung là huyện)

Đánh giá tình hình biến động doanh nghiệp và biến động lao động từng huyện quatổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phần cầu lao động do các huyện báo cáovề Sở [biểu số 3 - phụ lục 21]

- Thông tin các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư, thành lập vào tỉnh chủ yếu là ở cáckhu – cụm công nghiệp, các thông tin về: quy mô, địa điểm, ngành nghề đầu tư, dự kiến nhucầu lao động

Qua đó hình thành danh bạ doanh nghiệp của tỉnh, trong đó có các khu – cụm côngnghiệp, các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động

- Trên cơ sở thu thập thông tin tiến hành phân tích, dự báo xu hướng nhu cầu laođộng của các đơn vị, doanh nghiệp hàng tháng, quí, 6 tháng, từng năm theo từng địa phương,khu vực kinh tế, thành phần kinh tế, khu – cụm công nghiệp, thị trường lao động ngoài nước.

b. Thông tin cung lao động

- Thống kê, phân tích nhu cầu tìm việc làm của người lao động theo ngành nghề vàtrình độ [biểu số 4 - phụ lục 21] qua thu thập của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh hàngtháng

- 71 -

Page 72: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 72/82

- Thống kê, cập nhật các thông tin về dân số và nguồn lao động qua thu thập thôngtin từ kết quả điều tra lao động – việc làm hàng năm và điều tra dân số (Cục thống kê) [biểusố 5 - phụ lục 21] các thông tin:

+ Quy mô và tốc độ tăng dân số

+ Cơ cấu dân số theo đơn vị hành chính, thành thị - nông thôn, theo nhóm tuổi

+ Quy mô lực lượng lao động:

* Số người hoạt động kinh tế: gồm có việc làm và không có việc làm (thất nghiệp)

* Số người không hoạt động kinh tế: đi học, nội trợ, không có khả năng lao động, không làmviệc không có nhu cầu làm việc

+ Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi

- Tổng hợp biến động về tình trạng việc làm của các hộ dân cư qua kết quả ghi chép

cung lao động theo Thông tư 25 [biểu số 6 - phụ lục 21].- Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo [biểu số 7, 8, 9 phụ lục 21]

Thu thập thông tin tất cả các cơ sở đào tạo hình thành danh bạ các cơ sở đào tạotrong tỉnh với các thông tin cập nhật về:

+ Trình độ đào tạo, quy mô đào tạo từng ngành nghề

+ Số lượng tốt nghiệp và tuyển mới hàng năm và kế hoạch dự kiến các năm kế tiếp

3.2.2.3 Đối tượng và nội dung thu thập thông tin (dữ liệu đầu vào)

Các sản phẩm đầu ra ở [Phụ lục 22] gồm các biểu 1,2,3,4,5,6,7 

a. Đối với thông tin cầu lao động

Các Trung tâm Giới thiệu việc làm

- Gồm 4 Trung tâm Giới thiệu việc làm hiện nay trên địa bàn tỉnh gồm TTGTVLTiền Giang thuộc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội và 3 Trung tâm thuộc các tổ chứcđoàn thể: Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên CSHCM và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

- Nội dung: Thu thập thông tin của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quađăng ký nhu cầu tuyển dụng tại Trung tâm hàng tháng theo mẫu [biểu số 1 - phụ lục 22]

- Thời gian: Biểu tổng hợp (biểu số 1) được hoàn thành và chuyển về Trung tâm Giới

thiệu việc làm tỉnh trước ngày 5 của tháng liền kề. Các doanh nghiệp trong tỉnh

- 72 -

Page 73: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 73/82

- Thu thập quí đầu năm 2010 gồm 150 doanh nghiệp. Do các doanh nghiệp vừa vànhỏ qua cuộc điều tra “Thực trạng lao động và nhu cầu sử dụng năm 2009” nhu cầu lao độngvà biến động lao động rất ít nên trước mắt với mẫu thu thập thông tin chỉ chọn các doanhnghiệp lớn có sử dụng nhiều lao động, thường xuyên có biến động lao động, thu hút lao độngchủ yếu của tỉnh; trong quá trình thực hiện sẽ cập nhật thêm doanh nghiệp để thu thập các kỳ

kế tiếp+ Ở các khu – cụm công nghiệp: gồm 35 doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Mỹ Tho,

Khu công nghiệp Tân Hương, Khu công nghiệp Long Giang, Cụm công nghiệp Trung An,Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh.

+ Các doanh nghiệp khác: gồm 115 doanh nghiệp phân bố ở các địa phương: Thành phố Mỹ Tho 66, Cái Bè 7, Cai Lậy 6, Châu Thành 20, Tân Phước 3, Chợ Gạo 2, Gò CôngTây 4, Thị xã Gò Công 5, Gò Công Đông 2.

- Nội dung: Thu thập nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp từng quí và dự kiến nhucầu quí liền kề, quí cuối của năm thu thập nhu cầu dự kiến năm liền kề theo mẫu phiếu thuthập [biểu số 2 - phụ lục 22]

- Thời gian: Phiếu thu thập thông tin của doanh nghiệp được hoàn thành và chuyểnvề Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh trước ngày 15 tháng đầu của quí liền kề.

 Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội các huyện

- Tổng hợp thông tin doanh nghiệp qua ghi chép cầu lao động do Phòng Lao động – Thương binh Xã hội các huyện thực hiện cập nhật, thống kê từng quí theo Thông tư 25

- Nội dung: Các huyện tổng hợp theo sổ ghi chép cầu các thông tin cơ bản về doanhnghiệp [biểu số 3 - phụ lục 22]

- Thời gian: Biểu tổng hợp (biểu số 3) tại huyện hoàn thành và chuyển về Trung tâmGiới thiệu việc làm tỉnh trước ngày 30 tháng đầu của quí liền kề.

 b. Đối với thông tin cung lao động

Các Trung tâm Giới thiệu việc làm: Gồm 4 Trung tâm như ở phần trên

- Nội dung: Thu thập thông tin của người lao động đến đăng ký tìm việc làm tạiTrung tâm hàng tháng theo mẫu biểu tổng hợp [biểu số 4 - phụ lục 22]

- Thời gian: Biểu tổng hợp (biểu số 4) được hoàn thành và chuyển về Trung tâm Giớithiệu việc làm tỉnh trước ngày 5 của tháng liền kề.

- 73 -

Page 74: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 74/82

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

- Báo cáo của huyện gởi về tỉnh trước ngày 30 tháng đầu quí liền kề [biểu số 5 - phụlục 22] gồm các nội dung:

+ Tổng số người từ 10 tuổi trở lên

+ Số người tham gia hoạt động kinh tế: số người có việc làm và người thất nghiệp

+ Số người không tham gia hoạt động kinh tế

+ Biến động: số người chuyển đến và chuyển đi

+ Biến động về việc làm: Số người thay đổi từ thất nghiệp sang có việc làm, từ không hoạtđộng kinh tế sang có việc làm và thay đổi từ có việc làm sang thất nghiệp, số người từ có

việc làm sang không hoạt động kinh tế. Các cơ sở đào tạo trong tỉnh

- Thu thập thông tin của 23 cơ sở đào tạo trong tỉnh gồm: gồm 1 trường đại học, 2trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường trung cấp nghề, 1 trườngCNKT, 2 trung tâm dạy nghề, 4 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và 4 cơ sở dạynghề là các TTGTVL, các cơ sở đào tạo tư nhân hay công lập khác khi có phát sinh.

- Nội dung: Nội dung thu thập theo mẫu phiếu thu thập [biểu số 6, 7 phụ lục 22] gồmcác thông tin cơ bản: quy mô, ngành nghề đào tạo…

- Thời gian: Mỗi năm thu thập 2 lần, lần 1 vào tháng 4 và lần 2 vào tháng 11 củanăm. Các cơ sở đào tạo hoàn thành phiếu và gởi về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh trướcngày 15 của tháng thực hiện thu thập thông tin.

Cục Thống kê tỉnh

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thường xuyên cập nhật số liệu dân số, lao động;thống kê, đánh giá tình hình biến động từng thời kỳ, giai đoạn từ kết quả các cuộc điều trathống kê.

3.2.2.4 Xây dựng cơ chế, chính sách và trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý vàcung cấp thông tin thị trường lao động 

Các cơ quan chức năng cần xây dựng các cơ chế, chính sách về chế độ báo cáo, thuthập và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinhdoanh, các trường, cơ sở đào tạo, các Trung tâm Giới thiệu việc làm, Phòng Lao động – 

- 74 -

Page 75: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 75/82

Thương binh & Xã hội các huyện,…..tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thốngthông tin thị trường lao động của tỉnh.

a. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

- Quán triệt nội dung công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao độngcủa tỉnh đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, các doanh nghiệp, các Trung

tâm Giới thiệu việc làm thực hiện tốt, đúng thời gian việc cung cấp thông tin về Trung tâmGiới thiệu việc làm của tỉnh để tổng hợp báo cáo.

- Chỉ đạo các Phòng ban chuyên môn của Sở: Phòng Lao động – Việc làm, phòngQuản lý – đào tạo nghề hỗ trợ nghiệp vụ và cung cấp các thông tin về lao động - việc làm,đào tạo nghề cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cập nhật và dần hoàn thiện hệ thốngthông tin thị trường lao động.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan: Cục Thống kê, Sở Kế hoạch – 

Đầu tư, Sở Giáo dục – Đào tạo, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trường Đại học TiềnGiang, các trường Cao đẳng để hỗ trợ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thực hiện tốtviệc thu thập thông tin.

 b. Cơ sở đào tạo:

Các cơ sở đào tạo cần thành lập trung tâm hay bộ phận chuyên trách làm đầu mốitiếp nhận và cung cấp thông tin, có thể là trung tâm hỗ trợ sinh viên (phụ trách công tácchính trị sinh viên, hỗ trợ việc làm cho sinh viên, liên hệ với doanh nghiệp, TTGTVL)

c. Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần phân công trách nhiệm cho bộ phận tiếp nhận cung cấp thông tin(bộ phận nhân sự) cung cấp thông tin theo đúng thời gian, thông tin đầy đủ và chính xác

d. Các Trung tâm Giới thiệu việc làm:

Các Trung tâm cần thực hiện thống kê đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của doanhnghiệp và nhu cầu đăng ký tìm việc của người lao động theo các biểu mẫu cung cấp, phân

công cụ thể cán bộ phụ trách liên hệ công tác với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh.e. Cơ quan, ban ngành liên quan:

- Cục Thống kê tỉnh hỗ trợ cung cấp thông tin kết quả các cuộc điều tra: Lao động -việc làm, điều tra dân số; niên giám thống kê hàng năm của tỉnh, các kết quả thống kê có liênquan về thị trường lao động.

- Sở Giáo dục – Đào tạo hỗ trợ cung cấp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnhthông tin về giáo dục, đào tạo do Sở quản lý.

- 75 -

Page 76: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 76/82

- Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế tỉnh hỗ trợ cho Trung tâm Giới thiệu việc làmtỉnh cập nhật danh sách doanh nghiệp để hình thành niên giám doanh nghiệp, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh liên quan tác động đến cung – cầu lao động

- Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh hỗ trợ cho Trung tâm Giới thiệu việclàm tỉnh thu thập thông tin các doanh nghiệp trong các khu - cụm công nghiệp.

f. Trung tâm Giới thiệu việc làm Tiền Giang

- Phòng Thông tin thị trường – Dự báo nguồn lao động thuộc TTGTVL TG trựctiếp thực hiện công tác xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh

- Phát hành biểu mẫu, phiếu thu thập thông tin, hướng dẫn cho các đơn vị cung cấpthông tin đúng tiến độ

- Xử lý, tổng hợp thông tin lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quí và đột xuất lên cơ quan quản lý cấp trên khi cần.

- Quản lý, sử dụng kết nối website, các phần mềm quản lý thị trường lao động vớiCổng thông tin điện tử việc làm của cả nước

3.2.2.5 Quy trình và phương pháp dự báo

a. Quy trình: Quy trình dự báo được tóm tắt cơ bản chia thành 9 bước như sơ đồ bêndưới.

Sơ đồ: Quy trình dự báo cung – cầu nhân lực

- 76 -

Xác định mục tiêu cần dự báo

Xác định nội dung dự báo

Xác định khía cạnh thời gian dự báo

Xem xét dữ liệu phục vụ cho dự báo

Lựa chọn mô hình phương pháp dự

 báo

Đánh giá mô hình

Chuẩn bị dự báo

Thực hiện và trình bày kết quả dự báo

   K   h

   ô  n  g  p   h   ù

   h  ợ

  p     Ý

   k   i    ế  n  c   h  u  y   ê  n  g   i  a

Theo dõi, đánh giá kết quả dự báo

Đề xuất giải pháp/kiến nghị

Dự báo

Thịtrường/Xã hội

Page 77: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 77/82

Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo

 Như xác định ở mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, mục tiêudự báo có 3 nội dung lớn: Dự báo nhu cầu lao động số lượng việc làm; Dự báo đào tạo; Dự

 báo dân số và nguồn lao động, để từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị đối với sự phát triển thịtrường lao động.

Bước 2: Xác định nội dung dự báo

- Dự báo cầu: Dự báo nhu cầu lao động theo lĩnh vực ngành nghề và trình độ chuyênmôn. Dự báo theo tháng, quí, năm

- Dự báo cung: gồm

+ Dự báo dân số và nguồn lao động: Dự báo dân số theo nhóm tuổi, dự báo nguồncung lực lượng lao động. Dự báo từng năm, 5 năm và 10 năm

- 77 -

Page 78: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 78/82

+ Dự báo đào tạo: Dự báo quy mô đào tạo theo từng ngành nghề ở các cấp bậc đàotạo theo từng năm hoặc 5 năm; nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh

Bước 3: Xác định khía cạnh thời gian dự báo

Hai khía cạnh thời gian cần xem xét:

- Thứ nhất: Độ dài của dự báo, như trình bày ở bước 2

- Thứ hai: Tùy theo tính cấp thiết của từng nội dung dự báo mà có thể thay đổi thờigian dự báo

Bước 4: Xem xét dữ liệu

Dữ liệu cần để dự báo có từ 2 nguồn: nguồn bên trong và bên ngoài. Dữ liệu có thể ở 

dạng sẵn có (các báo cáo, kế hoạch) hoặc chưa được tổng hợp (chủ yếu thu thập dữ liệu chưađược tổng hợp)

Từ môi trường bên trong:

- Dự báo cầu lao động:

+ Chiến lược, kế hoạch kinh doanh

+ Nguồn nhân lực hiện tại

+ Dự kiến tỷ lệ phát sinh chổ làm việc thay thế, số chỗ làm việc mới

- Dự báo đào tạo:

+ Kế hoạch đào tạo từng năm, từng giai đoạn

+ Nguồn nhân lực đang đào tạo

+ Chỉ tiêu tốt nghiệp, tuyển sinh hàng năm

+ Thống kê của ngành giáo dục về nguồn nhân lực qua đào tạo trong và ngoài tỉnh

- Dự báo dân số và nguồn lao động:

+ Nguồn thống kê dân số, lao động từ kết quả các cuộc điều tra liên quan đến dân số, việclàm, lao động (điều tra lao động – việc làm, điều tra dân số, các báo cáo)

Từ môi trường bên ngoài:- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- 78 -

Page 79: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 79/82

- Các quy định của nhà nước

- Sự phát triển kinh tế, công nghệ và sự cạnh tranh, từng ngành kinh tế

- Các yếu tố của thị trường lao động

- Khuynh hướng xã hội và nhân khẩu học

Bước 5: Lựa chọn mô hình phương pháp dự báo

Để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho một tình huống dự báo, những yếu tố quantrọng cần thiết phải xem xét:

- Loại và lượng dữ liệu đã có

- Bản chất nguồn dữ liệu trong quá khứ

- Tính cấp thiết của dự báo

- Độ dài dự báo

- Kiến thức chuyên môn của người làm dự báo

Trong quá trình thực hiện dự báo Tổ dự báo dự kiến áp dụng một số phương pháp dự báo cung - cầu lao động trình bày ở [phụ lục 23]

Bước 6: Đánh giá mô hình

Đánh giá mô hình chủ yếu áp dụng với phương pháp định lượng, đánh giá mức độ phùhợp phương pháp đối với mẫu dữ liệu

Lấy ý kiến của chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực lao động, việc làm cân nhắc vàđánh giá phương pháp dự báo nếu chưa phù hợp thì quay lại bước 5.

Bước 7: Chuẩn bị dự báo

Đối với 1 nội dung dự báo nếu có thể sẽ áp dụng hơn một phương pháp và sau đó sosánh, chọn lọc phương pháp phù hợp với các tình huống khác nhau để chọn ra phương ánthích hợp nhất

Bước 8: Thực hiện và trình bày kết quả dự báo

Kết quả dự báo được trình bày viết kết hợp với bảng biểu, đối với các chuỗi dữ liệu dài

trình bày dưới dạng đồ thị (giá trị thực và giá trị dự báo).

- 79 -

Page 80: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 80/82

Báo cáo kết quả dự báo được gởi về đơn vị quản lý cấp trên đồng thời phổ biến thôngtin để các đơn vị, tổ chức, cá nhân,…

Bước 9: Theo dõi đánh giá kết quả dự báo

Theo dõi kết quả dự báo xác định giá trị lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực, tìm ra

nguyên nhân sự chênh lệch giá trị, xác định độ độ lớn của sai số

3.2.3 Xây dựng mạng lưới thu thập, cung cấp và phổ biến thông tin thị trường laođộng.

3.2.3.1 Hình thức, phương tiện thu thập và cung cấp thông tin:

- Qua hình thức bằng văn bản phiếu thu thập thông tin

- Qua đường truyền internet: Qua Website của TTGTVL TG

• Đối với hình thức bằng văn bản: áp dụng đối với những đơn vị không có điều

kiện, nhu cầu sử dụng đường truyền internet, việc thu thập cung cấp thông tin có thể quađường bưu điện hoặc trực tiếp gửi phiếu thu thập thông tin.

• Hệ thống Website:

+ Nâng cấp Website việc làm của tỉnh www.vieclamtiengiang.vn với chuyên mục“Thông tin thị trường lao động”

+ Mục đích: Thu thập, lưu trữ, phố biến thông tin thị trường lao động của tỉnh chocác đối tượng có nhu cầu sử dụng qua Website.

+ Hình thức vận hành: Có chức năng upload và download dữ liệu, các mẫu phiếuđược đăng trên website để các đơn vị có thể tải về và gửi về Trung tâm qua hòm thư điện tử:[email protected]

3.2.3.2 Mạng lưới thu thập, cung cấp và phổ biến thông tin thị trường lao động 

[Sơ đồ phụ lục 24]

Trung tâm Giới thiệu việc làm cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm xử lý, tổng hợp nhữngkết quả quan trọng về thông tin thị trường lao động của tỉnh và báo cáo lên cấp tỉnh (Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội) và cấp Trung ương (Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tinTTLĐ)

Trung tâm Giới thiệu việc làm đóng vai trò làm đầu mối thu thập, xử lý và cung cấpthông tin ở cấp tỉnh; thông tin thu thập sẽ là nguồn dữ liệu đầu vào để xây dựng cơ sở dữ liệuvề cung – cầu lao động, thông tin được thu thập sau khi xử lý, phân tích đồng thời sẽ cung

cấp ngược lại cho các đối tượng là đầu vào, phổ biến cho người lao động, người sử dụng laođộng, các nhà quản lý, các cơ sở đào tạo một cách đầy đủ, kịp thời; đáp ứng nhu cầu thông

- 80 -

Page 81: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 81/82

tin cho mọi đối tượng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả lập kế hoạch phát triển nguồnnhân lực, công tác hoạch định chính sách phát triền kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác thông tin sẽ được chiết xuất phục vụ cho Sàn giao dịch việc làm để thựchiện kết nối qua các Phiên giao dịch việc làm.

3.2.4 Nguồn kinh phí thực hiện triển khai vận hành hệ thống thông tin thị

trường lao động.

 Nội dung sử dụng:

- Hỗ trợ các đơn vị cung cấp thông tin: các cơ sở đào tạo, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, các Trung tâm Giới thiệu việc làm, doanh nghiệp

- Xây dựng, nâng cấp và vận hành mạng thông tin trên Website, đưa cơ sở dữ liệucủa Trung tâm hòa vào Cổng thông tin điện tử về việc làm của cả nước.

- Hỗ trợ chi phí về đào tạo đội ngũ cán bộ đảm bảo có trình độ chuyên môn, nghiệpvụ, kỹ năng phù hợp cho các hoạt động thống kê, thu thập, dự báo và phân tích thông tin thịtrường lao động

- Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin;hỗ trợ việc phổ biến thông tin thị trường lao động tới mọi đối tượng có nhu cầu thông quaxuất bản các ấn phẩm, tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích,…liên quan thông tin thị trường laođộng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phân tích thực trạng vừa nêu cho phép rút ra các kết luận quan trọng.

Thứ nhất, nguồn cung nhân lực của Tiền Giang hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu

của thị trường số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sự không đáp ứng ứng này đã dẫn đến cung,

cầu không gặp nhau.

Thứ hai, chính sách phát triển công nghiệp bằng mọi giá, thiếu sự chọn lọc trong thời

gian qua, có nguy cơ dẫn đến sự phát triển quá nóng các ngành công nghiệp thâm dụng lao

động, tạo nên sự thiếu hụt nguồn nhân lực không chỉ ở nguồn nhân lực trình độ cao mà còn

thiếu hụt cả nhân lực trình độ thấp và chưa quan đào tạo.

Thứ ba, dự báo cung cầu nhân lực cho thấy trong tương lai rất gần Tiền Giang sẽ

chuyển từ giai đoạn chịu áp lực giải quyết việc làm do nguồn cung lao động dồi dào sangthời kỳ thiếu hụt nhân lực cho tăng trưởng kinh tế. Đòi hỏi phải có sự điều chỉnh nhất định

- 81 -

Page 82: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7/16/2019 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

http://slidepdf.com/reader/full/noi-dung-de-tai-563387ce5205c 82/82

về mục tiêu tăng trưởng, cơ cấu các ngành công nghiệp và các giải pháp cơ giới hóa, kỹ

thuật, sinh học trong nông nghiệp.

Thứ tư, hệ thống thông tin thị trường ở Tiền Giang mới hình thành; chưa có sự gắnkết chặt chẽ giữa các đơn vị làm nhiệm vụ thông tin thị trường; các nguồn thông tin còn rờirạc, chất lượng thấp, các hoạt động hỗ trợ thị trường chưa phát triển. Hình thức cung cấp

thông tin chưa đa dạng và không tiện ích, chưa đáp ứng các bên có nhu cầu.

2. Kiến nghị

Thứ nhất, trên cơ sở dự báo xu hướng thị trường, đặc biệt là dự báo nguồn cung trongdài hạn, Tiền Giang cần nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp trong quá trìnhthu hút đầu tư theo hướng giảm dần các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, tăng dầncác ngành có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao. Tăng nhanh tỷ trọng các

ngành công nghiệp cơ khí, điện-điện tử, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biếnlương thực, thực phẩm, đồ uống ở dạng tinh chế, có giá trị gia tăng cao. Phát triển có mức độvà có chọn lọc các ngành may công nghiệp, các ngành chế biến lượng thực thực phẩm, thủysản ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Đối với ngành nông nghiệp cần thực hiện chính sáchhỗ trợ tài chính nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa và các giải pháp kỹ thuật, sinh học để có bướcđột phá về năng suất lao động trong nông nghiệp vừa giải quyết bài toán nhân lực vừa tạotiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thứ hai, Tiền Giang nên sớm triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở đàotạo nghề đến năm 2020. Trong đó, ưu tiên, tập trung nguồn lực phát triển các cơ sở dạy nghềvà các chính sách hỗ trợ dạy nghề để nâng chất lượng điều chỉnh cơ cấu nguồn cung, đápứng yêu cầu của thị trường.

Thứ ba, nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm để nâng chất lượng và đadạng hóa các hoạt động hỗ trợ thị trường thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Khuyếnkhích phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm ngoài nhà nước thông qua các chính sáchhỗ trợ như: thuế, đất đai, tín dụng,…

Thứ tư, cần thiết phải thiết lập, củng cố hệ thống thông tin thị trường lao động trênầ ấ ề ế