Nợ xấu nhtmcp đông á

69
i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 :............................................................................................................... 3 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. .......................................................................................................... 3 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. .................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM. ............................................................................ 3 1.1.2. Phân loại .......................................................................................................... 3 1.1.3. Vai trò của tín dụng ......................................................................................... 5 1.2. NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG. .............................................................................. 5 1.2.1. Khái niệm:.......................................................................................................... 6 1.2.2. Phân loại .......................................................................................................... 6 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM ................................... 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á. ....................... 8 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Đông Á. ......................... 9 2.1.1. Giới thiệu chung. ............................................................................................. 9 2.1.2. Tầm nhìn,sứ mệnh,giá trị cốt lõi. .................................................................... 9 2.1.3. Các kênh giao dịch. ............................................................................................ 9 2.1.4. Các cổ đông pháp nhân lớn. ............................................................................... 9 2.1.5. Công ty thành viên ........................................................................................... 10 2.1.6. Hệ thống quản lý chất lượng ............................................................................. 10 2.1.7. Công nghệ ......................................................................................................... 10 2.1.8. Các giải thưởng đạt được. ................................................................................. 10 2.1.9. Các loại bằng khen. .......................................................................................... 11 2.1.10. Ý nghĩa logo.................................................................................................... 11

Transcript of Nợ xấu nhtmcp đông á

Page 1: Nợ xấu   nhtmcp đông á

i

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1 : ............................................................................................................... 3

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI. .......................................................................................................... 3

1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. .................................................................................. 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM. ............................................................................ 3

1.1.2. Phân loại .......................................................................................................... 3

1.1.3. Vai trò của tín dụng ......................................................................................... 5

1.2. NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG. .............................................................................. 5

1.2.1. Khái niệm: .......................................................................................................... 6

1.2.2. Phân loại .......................................................................................................... 6

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM ................................... 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á. ....................... 8

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Đông Á. ......................... 9

2.1.1. Giới thiệu chung. ............................................................................................. 9

2.1.2. Tầm nhìn,sứ mệnh,giá trị cốt lõi. .................................................................... 9

2.1.3. Các kênh giao dịch. ............................................................................................ 9

2.1.4. Các cổ đông pháp nhân lớn. ............................................................................... 9

2.1.5. Công ty thành viên ........................................................................................... 10

2.1.6. Hệ thống quản lý chất lượng ............................................................................. 10

2.1.7. Công nghệ ......................................................................................................... 10

2.1.8. Các giải thưởng đạt được. ................................................................................. 10

2.1.9. Các loại bằng khen. .......................................................................................... 11

2.1.10. Ý nghĩa logo.................................................................................................... 11

Page 2: Nợ xấu   nhtmcp đông á

ii

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ĐÔNG Á thời gian qua....

17

2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua : ..................................... 17

2.3.2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của NHTMCP Đông Á : ................ 18

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NHTMCP ĐÔNG Á. .................... 19

3.1. ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI

GIAN QUA. ................................................................................................................... 19

3.1.1. Tóm tắt tổng quan. ........................................................................................ 19

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam ...................................... 21

3.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC NHTM HIỆN NAY. .................................... 26

3.2.1. Tình hình nợ xấu ở ngân hàng thương mại hiện nay. ................................... 26

3.3. Thực trạng nợ xấu tại NHTMCP Đông Á hiện nay : ........................................... 30

3.3.1. Hoạt động tín dụng : ...................................................................................... 30

3.4. Đôi nét về tình hình hoạt động của DAB – Chi nhánh Lê Văn Sỹ: ..................... 38

3.4.1. Giới thiệu chung: ........................................................................................... 38

3.4.2. Các chỉ tiêu cơ bản : ...................................................................................... 39

CHƯƠNG 4: .............................................................................................................. 42

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH VÀO VIỆC PHÂN TÍCH

NỢ XẤU – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ. ................................................................ 42

4.1. Ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính vào việc phân tích nguyên nhân nợ xấu : .. 42

4.1.1. Đánh giá tổng quan cuộc nghiên cứu: .............................................................. 42

4.1.2. Ước lượng hàm hồi quy tuyến tính : ................................................................. 45

4.1.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng : ........... 50

4.1.4. Kết quả bảng khảo sát : ..................................................................................... 54

4.2. Giải pháp : ............................................................................................................... 56

4.2.1. Phòng ngừa nợ có vấn đề : ................................................................................ 56

4.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nợ xấu : ............................. 59

4.3. Kiến Nghị. ............................................................................................................... 61

Page 3: Nợ xấu   nhtmcp đông á

iii

4.3.1. Đối với ngân hàng TMCP Đông Á. .................................................................. 61

4.4.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam. .......................................................... 62

Kết Luận. ................................................................................................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỤC.

Phụ lục 1 : Bảng khảo sát nguyên nhân nợ xấu tại NHTM hiện nay .

Phụ lục 2 : Kết quả bảng khảo sát ( thống kê bằng SPSS 16 )

Phụ lục 3 : Kết quả chạy mô hình SPSS.

Page 4: Nợ xấu   nhtmcp đông á

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.

Bảng 1.1 : Các chỉ tiêu quan trọng DAB giai đoạn 2006-2010 ...................................... 24

Bảng 3.1 : Tổng dư nợ cho vay các ngân hàng giai đoạn 2006-2009 ............................. 35

Bảng 3.2 : Tỷ trọng mức dư nợ của từng NH so với toàn khối năm 2009 ...................... 36

Bảng 3.3 : Tỷ lệ nợ xấu qua các năm của NHTM giai đoạn 2006-2009 ......................... 37

Bảng 3.4 : Dư nợ BIDV giai đoạn 2006-2009 theo từng nhóm nợ ................................. 38

Bảng 3.5 : Tỷ lệ nợ xấu bình quân năm 2006-2009 của 12 NH ...................................... 39

Bảng 3.6 : Dư nợ EIB giai đoạn 2007-2008 theo từng nhóm nợ .................................... 39

Bảng 3.7 : Dư nợ tín dụng DAB giai đoạn 2006-2010 ................................................... 41

Bảng 3.8 : Dư nợ DAB theo thời gian ............................................................................. 43

Bảng 3.9 : Dư nợ DAB theo theo nghành kinh tế ........................................................... 45

Bảng 3.10 : Tỷ lệ LN từ hoạt động tín dụng/Dư nợ BQ .................................................. 47

Bảng 3.11 : Tỷ lệ nợ xấu DAB và toàn nghành 2006-2010 ............................................ 49

Bảng 3.12 : Tổng dư nợ cuối kì DAB-CN Lê Văn Sỹ .................................................... 50

Bảng 3.13 : Dư nợ theo thời gian DAB-CN Lê Văn Sỹ .................................................. 51

Bảng 3.14 : Dư nợ theo loại hình DAB-CN Lê Văn Sỹ .................................................. 51

Bảng 3.15 : Tỷ lệ nợ xấu DAB-CN Lê Văn Sỹ ............................................................... 52

Bảng 4.1 : Nghề nghiệp hiện tại ...................................................................................... 54

Bảng 4.2 : Số lần vay vốn ngân hàng .............................................................................. 55

Bảng 4.3 : Thu nhập hàng tháng ...................................................................................... 55

Bảng 4.4 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo loại hình ngân hàng cho vay ............................... 56

Bảng 4.5 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp ........................................ 56

Bảng 4.6 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo giá trị ................................................................... 56

Bảng 4.7 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo thời gian vay........................................................ 57

Bảng 4.8 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo hình thức trả nợ ................................................... 57

Bảng 4.9 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo lịch sử vay vốn .................................................... 57

Bảng 4.10 : Kết quả phân tích mô hình ........................................................................... 60

Bảng 4.11 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ................................................................. 63

Bảng 4.12 : Nguyên nhân ảnh hưởng khả năng trả nợ khách hàng ................................. 65

Bảng 4.13 : Các yếu tố người đi vay cho rằng có thể làm cho khoản nợ gốc khó trả đúng

hạn ................................................................................................................................... 68

Bảng 4.14 : Khi cho KH vay vốn,ngân hàng chú trọng đến yếu tố nào để nhằm giảm thiểu

việc KH không trả nợ đúng hạn....................................................................................... 69

Page 5: Nợ xấu   nhtmcp đông á

v

DANH MỤC HÌNH VẼ,BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 : Dư nợ tín dụng DAB ................................................................................. 41

Biểu đồ 3.2 : Dư nợ DAB theo thời gian giai đoạn 2006-2010 ...................................... 44

Biểu đồ 3.3 : Dư nợ DAB theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006-2010 ....................... 46

Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ LN từ hoạt động tín dụng / tổng dư nợ ............................................. 48

Biểu đồ 3.5 : Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ................................................................ 48

Biểu đồ 3.6 : Tỷ lệ nợ xấu ............................................................................................... 49

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức .................................................................................................. 20

Page 6: Nợ xấu   nhtmcp đông á

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

CIC : Trung tâm thông tin tín dụng

CTCP : Công ty cổ phần

CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn.

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

NVTD : Nhân viên tín dụng

DAB : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MHB : Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng song Cửu Long.

ACB : NHTMCP Á Châu

VCB : NHTMCP Ngoại Thương

EIB : NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

STB : NHTMCP Sài Gòn Thương Tín

ABB : NHTMCP An Bình

VIB : NHTMCP Quốc Tế

SHB : NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội

Phương Nam : NHTMCP Phương Nam

Navibank : NHTMCP Nam Việt

Page 7: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, đất nước hội nhập ngày càng sâu rông như

ngày nay bất cứ ngành kinh doanh nào cũng đều chịu sự cạnh tranh cao, muốn có lợi

nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro cao. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài thông

lệ đó. Do đó, nếu ngân hàng nào không chấp nhận rủi ro thì sẽ không có lợi nhuận. Tín

dụng là một hoạt động quan trọng mang tầm chiến lược trong các ngân hàng, một hoạt

động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn không ít rủi

ro. Và hệ quả của các rủi ro này là các khoản nợ xấu phát sinh, gây ảnh hưởng không tốt

đến lợi nhuận kinh doanh cũng như tính thanh khoản của ngân hàng.

Trong một thập niên trở lại đây, thế giới xẩy ra cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm

2008, và theo thống kê ở Việt Nam có 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng

nặng nề từ khủng hoảng và 50% trong tình trạng không trả được nợ, do đó đã đẩy tỉ lệ nợ

xấu của toàn ngành ngân hàng lên cao. Các chuyên gia trong ngành ngân hàng nhận định,

sau khủng hoảng sẽ khó tránh được tình trạng nợ khó đòi gia tăng. Liệu rằng bốn năm

qua sau khủng hoảng tình hình nợ xấu của các ngân hàng có khả quan hơn. Hơn thế nữa,

đối diện với những thách thức trong một nền kinh tế quá bất ổn và nhiều khó khăn như

hiện nay ở Việt Nam, ngành ngân hàng nói chung hay các ngân hàng thương mại nói

riêng đã có những quyết sách gì để lèo lái con thuyền của mình vượt qua các cơn bão “lãi

suất” ngày càng khó dự đoán. Và Ngân Hàng TMCP ĐÔNG Á - một trong những ngân

hàng hàng đầu Việt Nam – cũng đã có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng tín

dụng, hạn chế nợ xấu trong hoạt động của mình?

Để làm rõ hơn những vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Nợ xấu – Thực trạng và

giải pháp quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ĐÔNG Á” nhằm tìm hiểu và đưa ra một số ý kiến đóng góp vào công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại

ngân hàng TMCP ĐÔNG Á.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Bài chuyên đề trên gồm 4 mục tiêu:

- Nghiên cứu lý luận cơ bản về tín dụng của NHTM, một số vấn đề nợ xấu trong

hoạt động tín dụng của NHTM.

- Đánh giá tổng quan tỷ lệ nợ xấu cũng như tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt

Nam giai đoạn 2007 – 2010. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt động

và các chỉ tiêu có liên quan của ngân hàng TMCP ĐÔNG Á qua 4 năm trên.

- Tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay, từ đó tìm

ra những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu và cách phòng ngừa.

- Giải pháp và kiến nghị hạn chế nợ xấu tại NHTMCP ĐÔNG Á thời gian tới.

3. Phương pháp nghiên cứu.

Page 8: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

2

Dữ liệu sử dụng trong đề tài : dữ liệu thống kê

Từ BCTC của các NHTM giai đoạn 2007 – 2010

Từ BCTC của NHTMCP ĐÔNG Á giai đoạn 2007 – 2011

Từ số liệu nội bộ của NHTMCP ĐÔNG Á – chi nhánh LÊ VĂN SỸ.

Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích và làm rõ vấn đề

của bài nghiên cứu.

Sử dụng phầm mềm Eview để lập mô hình hồi quy tuyến tính kết hợp phần mềm

SPSS 11.5 (hoặc 16.) để thống kê bảng câu hỏi khảo sát để rút ra kết luận , từ đó

đưa ra những giải pháp.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của bài chuyên đề tập trung vào tỷ lệ nợ xấu của hệ thống

NHTM giai đoạn 2007 – 2011, trong đó chủ yếu nghiên cứu về hoạt động tín dụng, tổng

dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP ĐÔNG Á qua các năm.

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu:

Lời mở đầu

Chương 1: Lý luận tổng quan về quản lý nợ xấu tại NHTM

Chương 2: Tổng quan về ngân hàng TMCP ĐÔNG Á

Chương 3: Thực trạng nợ xấu tại NHTMCP ĐÔNG Á

Chương 4: Ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính vào việc phân tích nguyên nhân

nợ xấu – Giải pháp – Kiến nghị

Kết Luận

Page 9: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

3

CHƯƠNG 1 :

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI.

1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.

1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM.

Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với doanh nghiệp hoặc cá nhân

dưới hình thức cung ứng tín dụng bằng tiền.

Trong nền kinh tế, NHTM là trung gian tài chính, vừa là người đi vay vừa là người

cho vay. Với tư cách là người đi vay, NHTM nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân,

hoặc phát hành các tín chỉ tiền gửi, kì phiếu… để huy động vốn. Và với tư cách người

cho vay, ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để cung cấp tín dụng cho doanh

nghiệp, các nhân… có nhu cầu.

Tín dụng ngân hàng cung cấp dạng tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ

phận nguồn vốn tập trung tại NHTM. NHTM cung ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, cá

nhân trong ngắn hạn, trung và dài hạn, để phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu

cầu sinh hoạt tiêu dùng trong dân cư.

1.1.2. Phân loại.

Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo yêu cầu của

khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên

quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lợi của tín dụng và khả năng hoàn trả khách hàng.

Có 3 loại

Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, được sử dụng để bù đắp

sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá

nhân

Tín dụng trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng để đầu tư mua sắm

tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,

xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

Tín dụng dài hạn: trên 60 tháng, được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn

như xây nhà ở, đầu tư các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và

mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Căn cứ vào hình thức tín dụng

Dựa vào tiêu chí tín dụng bao gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê tài

chính, bao thanh toán trong đó:

Page 10: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

4

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao

cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian

nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Chiết khấu: là việc ngân hàng ứng tiền trước cho khách hàng tương ứng đến

hạn.

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết

với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghiac vụ tài chính thay cho

khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cam

kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận…

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên khách hàng hoặc bên mua hàng

thông qua việc mua lại có quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát

sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa,

cung ứng dịch vụ.

Cho thuê tài chính là việc ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời

hạn sao cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi

(thời gian khoảng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn thuê, khách hàng có thể

mua lại tài sản đó.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

Tin dụng có đảm bảo: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp,

cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba bằng tài sản. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân

hàng có được nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ.

Tín dụng không đảm bảo: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo

lãnh của bên thứ ba. Loại tín dụng này có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín,

kinh doanh thường xuyên có lãi, tình hình tài chính hiệu quả, vững mạnh.

Phân loại theo rủi ro:

Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tính an toàn của các

khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời hiệu quả. Có 2 loại như sau:

Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

Tín dụng có vấn đề: là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như

khách hàng chậm tiêu thụ, gặp thiên tai, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, trì hoãn nộp

báo cáo tài chính…

Phân loại khác:

Theo đối tượng tín dụng thì có tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định

Theo mục đích có tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng…

Các khoản phân loại cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hóa trong cấp tín

dụng của ngân hàng. Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộng phạm vi tài trợ

Page 11: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

5

nhưng vẫn duy trì nhữn lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế. Ngoài ra các cách phân loại

này cho phép ngân hàng theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để

có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức, chính sách mở rộng phù hợp.

1.1.3. Vai trò của tín dụng.

Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp

phần đầu tư phát triển kinh tê

Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân phối

vố tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá

trình sản xuất liên tục.

Ngoại ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích

tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Thông qua

hoạt động tín dụng giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý

đẩy mạnh quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội.

Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hoạt động của các ngân hàng là tập trung vố tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà vốn này

nằm phân tán khắp nơi, trong tay các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và cá nhân,

trên cơ sở cho vay các đơn vị kinh tế, những người có nhu cầu về vốn và từ đó thúc đẩy

nền kinh tế phát triển.

Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành

mũi nhọn.

Trong điều kiện nước ta, Nhà nước tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành

kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở lôi cuốn các ngành kinh tế

khác phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí…

Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hách toán kinh tế của các

doanh nghiệp

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức.

Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng có hiệu quả.

Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng,

tức phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp

đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều

kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp.

Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước

ngoài.

Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với kinh tế

thế giới, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối kết kinh tế các

nước với nhau.

Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò

quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên

ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.

1.2. NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG.

Page 12: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

6

1.2.1. Khái niệm:

NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc

quy định phân loại Nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau.

Đầu tiên ta thấy tìm hiểu về khái niệm nợ qua hạn. Theo khoản 5 điều 2, “Nợ qua

hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã qua hạn. Định nghĩa

trên có nghĩa là nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn thanh toán mà người đi vay không trả,

hoặc chỉ trả nợ một phần thì sẽ bị chuyển sang nợ qua hạn. NHNN đã xếp nợi qua hạn

gồm các nhóm Nợ 2,3,4, và 5.

Theo khoản 6 điều 2, “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy

định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Như vậy nợ xấu cũng là nợ quá hạn, nhưng

mức độ rủi ro lúc này cao hơn.

1.2.2. Phân loại:

Ngoài cách phân loại nợ theo phương pháp “định lượng” tượng tự như các quy

định trước đây, Quyết định 493 còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều

kiện được thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp “định

tính” nếu được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Ngoài ra với sự ra đời của QĐ

18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ 493 về việc

phân loại nợ và trích lập dự phòng nhằm mục đích cải tiến và giúp cho việc quản lý và xử

lý nợ tại NHTM hiệu quả và phù hợp hơn với thực tiễn và đặc trưng nền kinh tế Việt

Nam bấy giờ. Việc phân loại nợ được chia làm 5 nhóm sau đây:

Phương pháp “Định Lượng”

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy

đủ cả gốc và lãi đúng hạn

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng

thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh

nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ

đầy đủ nợ gốc và lãi đúng định kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

Page 13: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

7

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ

hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b khoản này.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi

đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 81 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu qua hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo

thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ

được cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạ

hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Phương pháp “ Định Tính”

Lần đầu tiên phương pháp “đinh tính” được Quyết Định 493 cho phép áp dụng đối

với tổ chức tín dụng đủ điều kiện. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành năm

nhóm tương ứng như năm nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng,

nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên

hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

được NHNN chấp nhận. Các khoản nợ bao gồm:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh

giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là

khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả

năng trả nợ

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đáng

giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ

chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Page 14: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

8

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là

khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM.

Có nhiều tiêu chí được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng,

trong đó có các tiêu chí cơ bản sau:

Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời

điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo

công thức sau:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn:

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn =

Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp phân tích khả năng cho vay của NHTM với khả năng huy động

vốn, đồng thời xác định được 1 đồng vốn sử dụng hiệu quả như thế nào.

Chỉ tiêu lợi nhuận:

LN từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ lợi nhuận =

Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Lợi nhuận từ hoạt

động tín dụng là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và giá vốn huy động. Thông thường

trong hoạt động ngân hàng, NHTM nào có chất lượng tín dụng tốt hơn, tỷ lệ nợ xấu thấp

hơn thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn ở các NHTM khác có cùng một mức

dư nợ.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á.

Page 15: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

9

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Đông Á.

2.1.1. Giới thiệu chung.

Ra đời vào ngày 01 tháng 7 năm 1992, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) tự hào

vì đã có một chặng đường hơn 18 năm hoạt động ổn định và phát triển vững chắc. Cùng

với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, DongA Bank đã lựa chọn cho mình

hướng đi phù hợp với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Đến nay, sau hơn 18

năm, có thể thấy những thành tựu vượt bật của DongA Bank qua những con số ấn tượng

như sau:

Vốn điều lệ tăng 22.500%, từ 20 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng.

Tổng tài sản đến cuối năm 2010 là 55.873 tỷ đồng.

Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32 phòng

ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 224 chi nhánh,

phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc.

Nhân sự tăng 7.596%, từ 56 người lên 4.254 người.

Sở hữu 5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

2.1.2. Tầm nhìn,sứ mệnh,giá trị cốt lõi.

Tầm nhìn: Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam – Vươn ra quốc tế,

được khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu.

Sứ mệnh: Bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, chúng ta cùng nhau kiến tạo

nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng sự và

cộng đồng.

Giá trị cốt lõi: “Ngân hàng Đông Á – Ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của

những trái tim”: Chúng tôi xác định giá trị cốt lõi của Ngân hàng Đông Á chính là

Niềm tin – Trách nhiệm – Sáng tạo – Đồng Hành – Nhân Văn – Nghiêm chính –

Tuân thủ – Đoàn kết.

2.1.3. Các kênh giao dịch.

Ngân hàng Đông Á truyền thống (hệ thống 224 điểm giao dịch trên 50 tỉnh thành)

Ngân hàng Đông Á Tự Động (hệ thống hơn 1.400 máy ATM)

Ngân hàng Đông Á Điện tử (DongA Ebanking với 4 phương thức SMS Banking,

Mobile Banking, Phone Banking và Internet Banking)

2.1.4. Các cổ đông pháp nhân lớn.

Văn phòng Thành ủy TP.HCM

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ)

Công Ty CP Vốn An Bình

Page 16: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

10

CTCP Sơn Trà Điện Ngọc

Cty TNHH MTV Du Lịch Thương Mại Kỳ Hòa

Công Ty TNHH Ninh Thịnh

CTy TNHH MTV XD và KD Nhà Phú Nhuận

2.1.5. Công ty thành viên

Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Money Transfer)

Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) và Công ty Quản lý Quỹ đầu tư

chứng khoán Đông Á (DongA Capital)

Công ty CP Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.)

2.1.6. Hệ thống quản lý chất lượng

Hoạt động của các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000.

2.1.7. Công nghệ

Từ năm 2003, DongA Bank đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ và chính thức

đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống từ tháng

6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với việc thành công trong đầu tư

công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, DongA Bank cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp

ứng nhu cầu của mọi Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, DongA Bank có

khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự

động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi.

2.1.8. Các giải thưởng đạt được.

2010

Tỷ lệ công điện đạt chuẩn STP (Straight – Through – Processing) 2010 do Ngân

hàng New York trao tặng

Doanh Nghiệp Việt Nam Vàng 2010

Sao Vàng Đất Việt 2003, 2005, 2007, 2008, 2010

Thương Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia 2010

Thương Hiệu Việt Yêu Thích Nhất 2010

Kỷ lục Việt Nam – Máy Bán Vàng Đầu Tiên tại Việt Nam

Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2008, 2009, 2010

Top 500 Thương Hiệu Việt 2010

Website và Dịch vụ Thương Mại Điện Tử được người tiêu dùng ưa thích nhất

Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ Thông tin – Truyền thông” tiêu

biểu 2008, 2010

Đơn vị chuyển tiền tiên phong nhất năm 2010 – Kiều Hối Đông Á

Page 17: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

11

2006 – 2009

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu - 2009

Cúp Vàng Thương hiệu Việt lần 6 - 2009

Giải thưởng Thương hiệu Vàng, Logo và slogan ấn tượng - 2009

Thương hiệu chứng khoán chưa niêm yết – 2009

Chứng nhận chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc - 2008

Danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất” - năm 2008

Top 10 Ngân hàng được hài lòng nhất năm - 2008

Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin tiêu biểu - 2008

Chứng nhận Ngân hàng có hệ thống máy ATM lưu động đầu tiên tại Việt Nam -

2008

Chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” - Máy ATM TK21 – nhận và đổi tiền trực tiếp qua

máy ATM – 2007

Chứng nhận chất lượng “Thanh toán quốc tế xuất sắc – 2006, 2007

Giải thưởng "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng - Tài chính -

Bảo hiểm” - 2006.

Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo

bình chọn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP).

Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán quốc tế do

Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và

Bank of New York trao tặng.

Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng

thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu

Châu Á Zdnet trao tặng.

Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á trao.

2.1.9. Các loại bằng khen.

Bằng khen Vì sự nghiệp khuyến học do Hội khuyến học Việt Nam trao tặng.

Bằng khen Tấm lòng vàng do BCH Hội khuyến học trao tặng.

Bằng khen thành tích xuất xắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia

hợp tác kinh tế quốc tế do Ủy ban Quốc gia về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao

tặng.

Bằng khen về việc đóng góp cho sự phát triển giáo dục do Bộ Giáo Dục và Đào

Tạo trao tặng

Bằng khen thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động và ủng hộ quỹ “Vì

người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM trao tặng.

2.1.10. Ý nghĩa logo

Nhận diện Thương hiệu

Page 18: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

12

Ba chữ A cách điệu lồng ghép thành thể hiện mục tiêu đạt hệ số tín nhiệm

3 chữ A (AAA). Đây là hệ số tín nhiệm cao nhất đánh giá chất lượng hoạt động

của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình tượng này cũng biểu trưng cho vầng

ánh dương màu cam mọc từ phía Đông, một hình ảnh của thành công nhưng vẫn

không thiếu sự ấm áp, gần gũi.

Nét chữ với các góc cong hài hoà thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển,

thích nghi với thời đại trên nền tảng vững chắc của chữ , làm nên một

DongA Bank hoàn hảo trong hoạt động.

Sự phối hợp giữa màu xanh dương đậm - kế thừa từ màu xanh truyền thống của

DongA Bank và màu cam mang đến niềm tin, sự thân thiện, cởi mở và tràn đầy

sức sống.

Hình ảnh logo mới hướng đến 3 giá trị nổi bật mà DongA Bank cam kết đem lại

cho Khách hàng và đối tác - không ngừng sáng tạo, thân thiện và đáng tin cậy.

Đồng thời, logo mới của DongA Bank cũng thể hiện định hướng đa dạng hoá hoạt

động, chủ động hội nhập và xây dựng một ngân hàng đa năng - một tập đoàn tài

chính vững mạnh với đội ngũ nhân lực gắn kết chặt chẽ, không ngừng sáng tạo vì

những giá trị mới mẻ và thiết thực cho cuộc sống.

Hội Sở: 130,Phan Đăng Lưu ,Phường 3,Quận Phú Nhuận,TP HCM,Việt Nam.

Điện thoại: (+84.8) 3995 1483 - 3995 1484.

Fax: (+84.8) 3995 1603 - 3995 1614.

E-mail: [email protected]. Website: www.dongabank.com.vn

2.1.11. Cơ cấu tổ chức.

Page 19: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

13

Hình 2.1 : Cơ Cấu Tổ Chức NHTMCP Đống Á.

Page 20: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

14

2.2. HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN.

Chặng đường hình thành và phát triển từ năm 1992 đến nay là hành trình liên tục của

những nỗ lực, của nhiệt huyết và đam mê, từng bước xây dựng một DongA Bank vững

mạnh và trường tồn.

1992

Ngày 01/07/1992 đánh dấu sự ra đời của DongA Bank với 56 cán bộ, nhân viên làm việc

tại trụ sở đầu tiên, số 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Phú Nhuận, TP.HCM (nay là

đường Nguyễn Văn Trỗi). Với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, DongA Bank là ngân hàng đầu tiên

thực hiện tín dụng trả góp chợ dành cho đối tượng là tiểu thương và các hộ mua bán tại

các chợ.

1993

DongA Bank thành lập 3 chi nhánh: Quận 1, Hậu Giang (TP.HCM) và Hà Nội, chính

thức triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ.

1994

Vốn điều lệ DongA Bank tăng 30 tỷ đồng sau 2 năm hoạt động. Ngân hàng thành lập Chi

bộ Đảng, Công đoàn, Chi Đoàn thanh niên

1995

Vốn điều lệ DongA Bank tiếp tục tăng lên thành 49,6 tỷ đồng. DongA Bank trở thành đối

tác duy nhất nhận vốn ủy thác từ Tổ chức Hợp tác quốc tế của Thụy Điển (SIDA), tài trợ

cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

1998

DongA Bank là một trong hai Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ

Phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng thế giới.

2000

Vốn điều lệ DongA Bank tăng lên 97,4 tỷ đồng. Tháng 9/2000, DongA Bank trở thành

thành viên chính thức của Mạng thanh toán toàn cầu (SWIFT).

2001

Page 21: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

15

Công ty thành viên của DongA Bank - Công ty Kiều hối Đông Á được thành lập. DongA

Bank tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động.

2002

Sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của DongA Bank tăng lên gấp 10 lần - với tổng vốn là

200 tỷ đồng. Số cán bộ, nhân viên của DongA Bank là 537.

DongA Bank là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác

quốc tế Nhật Bản (JBIC) để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm này, DongA

Bank thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàng Đông Á, phát hành thẻ Đông Á. DongA Bank

cũng nhận chuyển giao đội bóng Công an TP.HCM, lập Công ty cổ phần Thể thao Đông

Á (Câu lạc bộ Bóng đá Ngân hàng Đông Á).

2004

Vốn điều lệ DongA Bank là 350 tỷ đồng. DongA Bank chính thức triển khai hệ thống

ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM. Tổng số cán bộ, nhân viên làm

việc cho ngân hàng là 824 người.

2005

DongA Bank thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa

các ngân hàng, hợp tác thành công với Tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc) và ký

kết hợp đồng nguyên tắc liên kết kinh doanh tại Việt Nam và Đài Loan giữa Ngân hàng

Đông Á – Công ty cổ phần Mai Linh – Tập đoàn Jampoo (Đài Loan).

2006

Cùng với mạng lưới 69 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, DongA Bank khánh

thành toà nhà hội sở tại 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

DongA Bank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát triển dịch

vụ thẻ ATM tại Việt Nam với 1 triệu khách hàng sử dụng thẻ đa năng chỉ sau 3 năm phát

hành thẻ. Ngân hàng triển khai thêm hai kênh giao dịch - Ngân hàng Đông Á Tự Động và

Ngân hàng Đông Á Điện Tử và chuyển đổi thành công sang core - banking, giao dịch

online toàn hệ thống. Năm này, DongA Bank cũng chính thức trở thành thành viên của tổ

chức thẻ VISA.

Công ty thành viên của DongA Bank – công ty Kiều hối Đông Á giữ vững vị trí dẫn đầu

7 năm liền.

2007

Page 22: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

16

Kỷ niệm 15 năm thành lập, DongA Bank chính thức thay đổi logo cùng hệ thống nhận

diện thương hiệu. Ngân hàng khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều trụ sở hiện đại theo

mô hình chuẩn của tòa nhà hội sở, mở rộng mạng lưới hoạt động với 107 chi nhánh,

phòng giao dịch trên 40 tỉnh, thành, phục vụ cho 2 triệu khách hàng.

Thẻ ATM thế kỷ 21 của DongA Bank được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức

năng nhận - gửi tiền trực tiếp và thu đổi ngoại tệ. Doanh số thanh toán quốc tế của

DongA Bank vượt 2 tỷ đô la Mỹ. DongA Bank lọt vào danh sách top 200 doanh nghiệp

lớn nhất Việt Nam do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) bình chọn.

2008

DongA Bank có mặt tại 50 tỉnh, thành trên cả nước với 148 điểm giao dịch và hơn 800

máy ATM. Ngày 8/8/2008, DongA Bank chính thức phát hành thẻ tín dụng, đánh dấu việc

kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thông qua Visa.

Số lượng khách hàng đạt 2,5 triệu. DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở

hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều

mệnh giá khác nhau trong một lần gửi

2009

Vốn điều lệ 4500 tỷ đồng

Tổng số nhân sự 3.691 người

Số lượng khách hàng đạt 4 triệu.

Chính thức kết nối 3 hệ thống liên minh thẻ VNBC, Smartlink và Banknetvn.

Nhận kỷ lục Guiness Việt Nam cho sản phẩm ATM lưu động, đồng thời triển khai nhiều

sản phẩm dịch vụ nổi bật như Vay 24 phút, Phủ sóng 1km, chi lương điện tử, đẩy mạnh

dịch vụ thanh toán hóa đơn…

Page 23: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

17

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP

ĐÔNG Á thời gian qua.

2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong

thời gian qua :

Trải qua hơn 19 năm hoạt động và phát triển,DAB vẫn giữ vững được sự tăng trưởng

ổn định.Điều này được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của

DAB trong bảng sau :

Bảng 1.1 : Các Chỉ Tiêu Quan Trọng DAB giai đoạn 2007-2010.

Chỉ Tiêu ĐV

tính

2007 2008 2009 2010

Tổng Tài

Sản

Tỷ

Đồng 27,376 34,713 42,520 55,873

Vốn Điều

Lệ

Tỷ

Đồng 1,600 2,880 3,400 4,500

Số dư huy

động vốn

Tỷ

Đồng 21,656 29,797 36714 47,756

Tổng dư nợ Tỷ

Đồng 17,808,599 25,570,810 34,355,544 38,436,238

Doanh số

TTQT

Triệu

USD 2,039 2,383 2,533 2,518

Số Thẻ

Phát Hành

Thẻ 724,351 755,887 1,483,993 700,000

Tổng

Doanh Thu

Tỷ

Đồng 2,287 4,444 3,954 ---

Lợi Nhuận

Trước

Thuế

Tỷ

Đồng

454,067 703,169 787,756 857,514

Lợi Nhuận

Sau Thuế

Tỷ

Đồng 332,265 538,737 587,648 659,328

Nguồn : tổng hợp BCTC DAB 2007-2010.

Đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản.

Tổng tài sản: tổng tài sản tăng nhanh qua các năm đạt 55,873 tỷ đồng

vào năm 2010,tăng 31,4% so với năm 2009.Vốn điều lệ đạt được 4500 tỷ đồng,tăng

32,35% bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.Cơ cấu tổng tài sản

được điều hành hợp lý ,tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng 82.89%.

Page 24: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

18

Tổng nguồn vốn huy động : so với năm 2006,số dư huy động vốn năm

2010 đã đạt 47,756 tỷ đồng,tăng 373%,và còn mong đợi tiếp tục tăng trong những năm

tiếp theo.

Hoạt động tín dụng : tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt 38,436 tỷ

đồng,tăng 10,8% so với đầu năm.Trong năm,công tác quản lý danh mục cho vay, hoàn

thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng và giải

ngân cho các dự án trung,dài hạn được kiểm soát tập trung tại hội sở.Khối giám sát của

ngân hàng đã ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn hiệu quả đã góp phần khống chế nợ xấu ở

mức 1,59%.

Thanh toán quốc tế : triển khai tại các chi nhánh hầu hết trên toàn

quốc.Sau khủng hoảng toàn cầu, thị trường thương mại quốc tế sụt giảm mạnh nhưng

doanh số thanh toán quốc tế của DAB vẫn ổn định,đạt 2.5 tỷ USD,tương đương năm

trước và góp phần tăng đáng kể nguồn thu dịch vụ của NH.

Thẻ : đến hết năm 2010,toàn ngân hàng đã phát triển thêm gần 700,000

thẻ,nâng tổng số thẻ hơn 4.55 triệu thẻ và chiếm 11,69% thị phần toàn nghành.

Kết quả kinh doanh : Lợi nhuận trước thuế toàn ngân hàng đạt 858 tỷ

đồng,tăng 8,68% so với năm 2009 và chỉ đạt 78% kế hoạch.

2.3.2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của NHTMCP

Đông Á :

Giai đoạn 2006-2010, nhìn chung hầu hết các chỉ tiêu cơ bản của DAB đã gia tăng rõ rệt,

đặc biệt vào năm 2007 khi mà DAB đã làm mới lại mình với logo mới và phương hướng

hoạt động mới cùng với những chính sách gần gũi thân thiện với khách hàng hơn,mở

rộng hơn đối tượng khách hàng.Tổng tài sản,vốn điều lệ của DAB đang tăng trưởng từng

ngày,và dần thể hiện vai trò của mình với nền kinh tế nói chung cũng như toàn hệ thống

ngân hàng nói riêng.Năm 2009,2010 đánh dấu thời kì khó khăn của toàn hệ thống ngân

hàng do phải trải qua thời kì hậu khủng hoảng và khủng hoảng công trên toàn thế

giới,cùng với sự không ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước :lạm phát,lãi suất biến

động,các cuộc đua lãi suất của các ngân hàng,chứng khoán suy giảm…vì vậy đã ảnh

hưởng đến lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu khác của DAB.Tuy nhiên, với phương châm

“Phát triển trên cơ sở bền vững” và “ Phát triển bền vững” của mình,DAB đang vươn

đến trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng tốt nhất Việt Nam vào năm 2015.

Page 25: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

19

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NHTMCP ĐÔNG Á.

3.1. ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI

GIAN QUA.

3.1.1. Tóm tắt tổng quan.

Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu trở nên khó đoán định hơn kèm theo nhiều rủi ro

suy thoái trong sáu tháng cuối năm 2011. Các nước đang phát triển của khu vực

Đông Á tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phát triển, song họ cũng phải đối mặt

với nhiều thách thức do cầu ở các nước phát triển tăng chậm, tác động của sự bất ổn

toàn cầu đối với tâm lý các nhà đầu tư, thiên tai và sự chấm dứt các gói kích cầu. Tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2011 chậm hơn so với năm 2010 và ước đạt

khoảng 5,8%.

Mặc dù tình hình thực hiện các chính sách cụ thể không đồng đều, song gói kích cầu

của chính phủ (Nghị quyết 11) đã bắt đầu cho thấy kết quả tích cực. Sau khi tăng lên

đỉnh điểm vào tháng Tám, lạm phát đang có chiều hướng giảm dần nhờ chính sách

tiền tệ thắt chặt được duy trì suốt cả năm. Thâm hụt ngân sách trong năm 2011 dự

kiến được cải thiện, song chủ yếu nhờ tăng thu hơn là giảm chi. Việc cắt giảm chi tiêu

và cải thiện hiệu quả các dự án đầu tư công vẫn chưa có nhiều kết quả như mong

muốn. Nhiều cuộc tranh luận đang diễn ra về phương thức cải cách khu vực doanh

nghiệp nhà nước song vẫn chưa thật sự rõ ràng về các chính sách cụ thể trong tương lai

liên quan tới lĩnh vực này.

Tình hình cán cân thanh toán tương đối êm ả. Thâm hụt cán cân vãng lai trong năm

2011 đã giảm trong khi xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn so với nhập khẩu và lượng

kiều hối lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng mạnh, chủ yếu là do giá cả hàng

hóa tăng. Nợ nước ngoài vẫn được duy trì ở mức bền vững, do thâm hụt cán cân thanh

toán chủ yếu được bù đắp bằng luồng vốn trung hạn đổ vào, trong đó phần lớn là

dòng vốn không tạo nợ (đầu tư trực tiếp nước ngoài) hoặc vốn vay ưu đãi (viện trợ

phát triển chính thức). Đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam vẫn tiếp tục ổn

định, mặc dù những cam kết mới đã giảm đi. Dự trữ ngoại hối trong sáu tháng đầu

năm đã được cải thiện và tiền đồng không có nhiều biến động. Tuy nhiên, trong

những tháng cuối năm, tỉ giá dự kiến sẽ có xu hướng biến động nhiều hơn do những

bất trắc về giá vàng, nhu cầu ngoại tệ để trả nợ ngân hàng và thanh toán nhập khẩu

có tính chất thời vụ, khi gần đến thời điểm cuối năm.

Việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài cộng với những biến động trong và

ngoài nước gần đây đang gây áp lực cho hệ thống ngân hàng.Nhiều biện pháp hành

Page 26: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

20

chính vẫn được sử dụng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ và chính các biện

pháp hành chính này lại là gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang

trong tình trạng thiếu thanh khoản, và tình trạng thiếu vốn vẫn là một vấn đề nổi

cộm của hệ thống ngân hàng. Chất lượng tài sản danh mục đầu tư của ngân hàng

cũng vẫn là mối quan ngại lớn do tăng trưởng tín dụng cao bất thường trong những

năm qua, lãi suất cho vay tăng và năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng

tương đối yếu. Các cơ quan chức năng đang thực hiện nhiều biện pháp để tháo gỡ bớt

những mối quan ngại này. Một kế hoạch hành động nhằm tái cơ cấu và kiện toàn hệ

thống ngân hàng hiện đang được soạn thảo. Năng lực của Cơ quan thanh tra giám sát

ngân hàng (BSA) đã được nâng lên đáng kể nhờ các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Một

bước đi quan trọng hướng đến một hệ thống ngân hàng minh bạch hơn là ban hành

thông tư về tăng cường công bố thông tin nhằm cải thiện công tác phổ biến thông tin

về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Gói chính sách bình ổn kinh tế do chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm đối phó với những

khó khăn trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu là giải pháp thích hợp, mặc dù tình hình

thực hiện chưa được đồng đều. Tác động của gói chính sách bình ổn và những khó khăn

trên thị trường tài chính toàn cầu dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2012. Các cơ

quan chức năng có thể giảm gánh nặng cho chính sách tiền tệ bằng cách đẩy nhanh

việc thực hiện các cấu phần mang tính cơ cấu của gói bình ổn. Tác động của những

biện pháp này sẽ chỉ xuất hiện sau một thời gian nữa, song chúng sẽ giảm bớt áp lực

về phía cầu và tình trạng thiếu vốn khả dụng đang làm cho doanh nghiệp và ngân

hàng khốn đốn.

Trong dài hạn, mục tiêu duy trì tăng trưởng cao trong thập niên tới của Việt Nam

đòi hỏi phải có những cải cách táo bạo như những cải cách đã thực hiện trong chương

trình Đổi Mới. Thách thức đặt ra cho Việt Nam sẽ khó khăn hơn so với giai đoạn trước,

và cũng không nhiều nước có thể đạt được tham vọng này. Việt Nam có ưu thế là lực

lượng lao động trẻ và cần cù, đây là một tài sản quan trọng sống còn để giúp đạt được

mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam nếu được trang bị những kỹ năng phù hợp và đi

kèm với đó là nguồn vốn cần thiết. Việt Nam cũng cần có một sân chơi bình đẳng để

khai thác tối đa những tiềm năng của mình. Khi người dân ngày càng có trình độ học

vấn cao hơn, và hoạt động sản xuất trở nên tinh vi, phức tạp hơn, thì yêu cầu đối với

tính tiên liệu, độ tin cậy và một sân chơi bình đẳng sẽ càng tăng. Trong bối cảnh đó thì

tính minh bạch sẽ là yếu tố then chốt. Tập trung sức mạnh kinh tế vào một số ít các

doanh nghiệp lớn có nguy cơ làm giảm các nỗ lực nhằm tạo dựng một sân chơi bình

đẳng. Tình trạng các ngành và doanh nghiệp có thế lực gây lũng đoạn vì lợi ích cục bộ

sẽ làm gia tăng tham nhũng, suy yếu tính hiệu quả và làm tổn hại tiềm năng chung của

toàn bộ nền kinh tế. Những thách thức về quản trị là rất phức tạp, song triển vọng

trung hạn của Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều nếu những thách thức này được khắc phục

càng sớm càng tốt.

Page 27: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

21

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam

Gói chính sách bình ổn bắt đầu phát huy tác dụng.

Gói chính sách bình ổn kinh tế đưa ra vào đầu tháng hai năm 2011 theo Nghị quyết

11 của Chính phủ đã góp phần làm giảm nhiệt lạm phát. Lạm phát theo tháng vào

tháng 11 đã giảm xuống 0,39%, từ mức trung bình 1,6% của mười tháng đầu năm

2011. Mặc dù chỉ số CPI so với cùng kỳ năm trước vẫn cao, đứng ở mức 19,8% vào

tháng 11, song giá cả rõ ràng đang giảm dần. Lạm phát trung bình 3 tháng đã giảm

nhanh xuống mức 0,5%, sau khi lên mức cao đến 2,6% vào tháng 5/2011. Ước tính CPI

cả năm nay sẽ giảm xuống mức dưới 19%.

Duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thể hiện khá nhất quán với chính sách tiền tệ thắt

chặt kể từ khi Chính phủ thông qua gói chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh

tế vĩ mô (Nghị quyết 11) vào tháng 2/2011. Tín dụng và tổng phương tiện thanh toán

(M2) đã tăng ở mức rất cao trong những năm trước, nhiều hơn mức cần thiết để khôi

phục tăng trưởng kinh tế và việc tiếp tục tiền tệ hóa nền kinh tế được coi là một trong

những nguyên nhân chính gây ra lạm phát. Trong năm 2010, tăng trưởng tín dụng của

nền kinh tế đạt mức 32,4% và tăng trưởng M2 là 33,3%. Trong năm 2011, NHNN đề ra

mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% và tăng tổng phương tiện thanh toán dưới

16% . Ước tính đến ngày 20 tháng 10, tăng trưởng tín dụng từ đầu năm là 8,6% và tăng

trưởng M2 là 7,5%. Ngân hàng Nhà nước ước tính tăng trưởng tín dụng và M2 cho cả

năm lần lượt là 12% và 10%. Những con cố này cho thấy nỗ lực của các cơ quan hoạch

định chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát xuống dưới một chữ số.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam được bổ sung bằng một loạt các biện pháp hành chính,

như hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, quy định trần lãi suất huy động tiền đồng và đô-

la, và kiểm soát việc mua bán ngoại tệ. Các biện pháp này có thể giải quyết một số bất

ổn vĩ mô trước mắt nhưng chúng thường có chi phí cao, giảm động cơ khuyến khích và

can thiệp vào hoạt động của cơ chế thị trường. Hơn nữa, các biện pháp hành chính sẽ

làm giảm sút hiệu quả của chính sách tiền tệ trong dài hạn. Chính sách tiền tệ ngày

càng phức tạp đòi hỏi chiến lược và định hướng tổng thế phải được thông tin một

cách minh bạch và rõ ràng. Nếu không sẽ tạo ra sự bất ổn cho các ngân hàng và người

tham gia thị trường. Ngay sau khi Nghị quyết 11 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước

đã quy định trần lãi suất huy động tiền đồng và ngoại tệ, và giới hạn mức cho vay phi

sản xuất của hệ thống ngân hàng, chủ yếu là cho kinh doanh bất động sản và chứng

khoán. Vào đầu tháng 9, Ngân hàng Nhà nước công bố hướng dẫn hạ thấp lãi suất cho

vay và khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung cung cấp tín dụng cho sản

xuất, phát triển nông nghiệp và nông thôn, xuất nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, và cho

doanh nghiệp vừa và nhỏ vay. Ngân hàng Nhà nước cũng áp dụng nghiêm ngặt mức

trần huy động tiền đồng là 14%. Điều đáng ghi nhận là các cơ quan hữu quan cam kết

sẽ thôi áp dụng các biện pháp hành chính một khi thị trường được ổn định trở lại.

Page 28: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

22

Thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai.

Thâm hụt tài khoản vãng lai đã giảm trong ba năm vừa qua, từ 12% GDP năm 2008

xuống ước khoảng 3,8% trong năm 2011. Mức thâm hụt này giảm xuống một phần là

nhờ dòng kiều hối mạnh và cải thiện thâm hụt thương mại (theo giá fob) với dự báo

sẽ đạt được 6% GDP cuối năm nay. Thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam được bù

đắp bằng luồng vốn ròng tăng lên, chủ yếu dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

và lượng lớn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Tỉ giá tiếp tục biến động.

Tiền đồng của Việt Nam có một giai đoạn ổn định từ khi Chính phủ thực thi Nghị

quyết 11. Thị trường ngoại hối tỏ ra bình ổn sau khi tiền đồng giảm giá mạnh vào tháng

2. Những biện pháp hành chính kèm theo như trần lãi suất huy động tiền gửi bằng đô-

la và hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, có lẽ có tác dụng trong ngắn hạn, song áp lực có

thể đang gia tăng do cầu bị dồn nén. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã mua

vào khoảng 6 tỉ USD trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay để tăng mức dự

trữ ngoại hối lên khoảng hai tháng nhập khẩu.

Tuy nhiên, tiền đồng đã bắt đầu mất giá so với đô-la Mỹ trở lại trong những tháng gần

đây, mặc dù dòng vốn vào vẫn cao hơn so với thâm hụt cán cân vãng lai. Sự mất giá của

tiền đồng là do lòng tin của các chủ thể trong nước bị giảm sút, điều này lại do những

biến động giá vàng, kỳ vọng lạm phát và biến động kinh tế toàn cầu gây ra. Trong điều

kiện đó, các chủ thể tham gia thị trường thường chuyển hướng nắm giữ tài sản sang

ngoại tệ, vì ngoại tệ được coi là nơi cất giữ tài sản an toàn hơn. Để đáp lại, Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam đã dần dần hạ thấp tỉ giá tham chiếu thông qua những đợt điều

chỉnh nhỏ, và can thiệp vào thị trường ngoại hối vào tháng 10. Áp lực tỷ giá dự kiến sẽ

gia tăng vào thời điểm cuối năm vì cầu ngoại tệ sẽ tăng trong những tháng cuối năm

để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu và hàng loạt các khoản vay ngân hàng bằng

ngoại tệ, dù dao động về tỉ giá hối đoái có thể tránh được.

Nợ công gia tăng kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu .

Nợ công của Việt Nam vẫn an toàn từ trước đến nay, song đã xấu đi nhiều kể từ cuộc

khủng hoảng toàn cầu cuối năm 2008. Tổng số dư nợ công ước tính bằng 57% GDP,

trong đó nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ bằng 46% GDP, nợ được Chính

phủ bảo lãnh bằng 11% và nợ trái phiếu chính quyền địa phương băng 0,3% GDP.

Tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam tính đến cuối năm 2010 ước tính đã ở mức 42%

GDP,cao hơn so với cuối năm 2007 gần 10 điểm phần trăm. Phần lớn nợ nước ngoài của

chính phủ Việt Nam và được chính phủ bảo lãnh là nợ ưu đãi với kỳ hạn dài và cấu trúc

đồng tiền vay khá đa dạng. Tính đến cuối năm 2010, cơ cấu đồng tiền vay nước ngoài

của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh bao gồm 39% bằng đồng yên Nhật, 27%

bằng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), 22% bằng đô-la Mỹ, 9% bằng Euro và 3% bằng các

đồng tiền khác. Số nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh vào thời

Page 29: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

23

điểm cuối năm 2009 vào khoảng 29,3% GDP và ước tính đã có thể tăng lên 31,1% GDP

vào 2010.

Mặc dù các chỉ số về nợ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện có thấp hơn so với các

mức

đánh giá trong phân tích bền vững nợ nhưng khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy

tình trạng nợ nước ngoài có thể thay đổi cực kỳ nhanh chóng trong các nước phát triển

cũng như đang phát triển. Trước khủng hoảng kinh thế toàn cầu đã có nhiều quốc gia

đang phát triển có được vị thế tài khóa thuận lợi do họ đã thực thi các chính sách thận

trọng từ những năm đầu của thập kỷ trước. Tuy nhiên, việc phải triển khai các chính

sách kích cầu nhằm đối phó khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm gia tăng nợ công ở

hàng loạt nước phát triển cũng như đang phát triển.Nợ công ở các nước công nghiệp

có thể tăng lên mức 110% GDP vào năm

2015 tức là gần 40 điểm phần trăm cao hơn so với thời điểm trước khủng hoảng. Tại các

nước thu nhập thấp, giá trị hiện tại ròng của nợ công so với GDP ước tăng thêm 5-7 điểm

phần trăm trong hai năm 2009-2010 và khoảng 40% số các nước thu nhập thấp đã

thuộc diện khó khăn về nợ công hoặc tiềm ẩn nguy cơ rơi vào tình cảnh này (theo “Nợ

quốc gia và khủng hoảng tài chính” Carlos Primo Braga và Gallina A. Vincelette).

Việt Nam cũng khó có thể tránh được nguy cơ nợ công gia tăng. Một nguyên nhân gây

nên sự bất trắc, và do đó là một rủi ro khó lượng hóa, đối với tính bền vững nợ là khoản

nợ tiềm ẩn chưa được phản ánh trong các số liệu thống kê chính thức về nợ của chính

phủ và được chính phủ bảo lãnh. Nợ nước ngoài của “khu vực ngoài quốc doanh”, bao

gồm cả các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân không được chính

phủ bảo lãnh trong năm năm vừa qua đã tăng từ 4,4% GDP ở năm 2005 lên 11,1% trong

năm 2010.

Nghĩa vụ công khai của các khoản nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đã tăng từ

1,7% lên 4,4% GDP trong giai đoạn từ 2005 đến 2010. Một số DNNN nợ nhiều, đặc

biệt là trong ngành đóng tàu và xi măng được cho biết là đang gặp phải khó khăn trong

việc trả nợ. Chính phủ nhận thức rất rõ về những rủi ro này, và hiện nay đang chuyển

sang tăng cường công tác giám sát và quản lý nợ của các DNNN bằng cách thắt chặt

quy định và thay đổi chế độ báo cáo. Cần phải tập trung vào việc đơn giản hóa yêu cầu

báo cáo, tăng cường các nghĩa vụ công khai thông tin, đánh giá rủi ro tổng hợp thay vì

theo dõi sát sao từng quyết định đi vay. Nâng cao quản trị doanh nghiệp là công việc

hết sức cần thiết trong các DNNN về quản lý nói chung và trách nhiệm giải trình tài

chính nói riêng. Cải thiện được những khía cạnh này không những sẽ làm giảm bớt các

vấn đề nợ phát sinh từ các nghĩa vụ tiềm ẩn, mà còn giúp chuyển đổi các DNNN thành

các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Có dấu hiệu căng thẳng trong khu vực ngân hàng.

Khu vực ngân hàng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế vĩ mô bất lợi,

chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng trưởng suy giảm. Tổng tăng trưởng tiền gửi vào cuối

quý ba năm nay đạt 9,8% song trong tháng 9 đã cho thấy tăng trưởng âm (-1,07%).

Tăng trưởng tín dụng cũng chậm lại đáng kể, xuống còn 8,14% vào cuối quý ba, chủ yếu

Page 30: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

24

là do thanh khoản trong hệ thống ngân hàng giảm sút và các hành động chính sách của

NHNN. Cắt giảm tăng trưởng tín dụng là cần thiết để chống lạm phát, nhưng hậu quả

của nó là ách tắc tín dụng lại gây nhiều khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp.

Chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là một mối quan ngại thường trực trong bối

cảnh tín dụng tăng trưởng bất thường trong những năm qua, lãi suất cho vay cao và

năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng tương đối yếu. Theo số liệu chính thức,

tỉ lệ nợ xấu (NPL) của hệ thống ngân hàng vào khoảng 2% tính đến cuối năm 2010, và

tăng lên 3,2% tính tại thời điểm cuối tháng 8/2011. Nợ xấu ngân hàng dự báo sẽ tăng

trong những tháng tới, khi quá trình giảm bớt đòn bẩy nợ đầy khó khăn vẫn tiếp diễn.

Rủi ro của hệ thống ngân hàng đối với các DNNN làm ăn thua lỗ và các khoản cho

vay bất động sản là mối quan ngại đặc biệt. Các khoản vay dành cho DNNN ước tính vào

khoảng 27% tổng dư nợ. Mặc dù lượng tín dụng từ các NNTMQD cho các DNNN vay

đã giảm dần trong những năm gần đây nếu xét về tỉ lệ trong tổng dư nợ tín dụng,

song đây vẫn là một nguồn gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng. Những đề xuất thay

đổi trong Nghị định 09/2009/NĐ-CP về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà

nước và hạn chế đầu tư của DNNN vào các doanh nghiệp khác là những quyết định

đáng nghi nhận. Một số ngân hàng nhỏ và trung bình còn chịu rủi ro cho vay bất động

sản mà bằng chứng là số lượng đang gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng

cửa và các doanh nghiệp (ví dụ như một số nhà máy xi măng) không thanh toán được

các khoản vay đến hạn.

An toàn vốn tối thiểu vẫn là một vấn đề nổi cộm không chỉ với các ngân hàng nhỏ mà

cả đối với các ngân hàng lớn cả về con số tuyệt đối lẫn tỉ lệ an toàn vốn. Nói về con số

tuyệt đối, thời hạn các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3 nghìn tỉ đồng

(khoảng 143 triệu USD theo tỉ giá hiện hành) vào cuối năm 2010 đã được gia hạn thêm

một năm nữa, vì nhiều ngân hàng nhỏ không thể đáp ứng được yêu cầu này. Xét về tỉ

lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), cả hệ thống ngân hàng ước tính đã đạt vượt 9%. Với tỉ lệ

nợ xấu gia tăng và chất lượng tài sản được báo cáo là đang xấu đi, tỉ lệ an toàn vốn tối

thiểu ở một số ngân hàng có lẽ đã yếu đi. Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có thể

sẽ mang thêm vốn, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cho các ngân hàng trong

nước như đã thấy trong các trường hợp Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đầu tư vào

Vietinbank và Ngân hàng Commonwealth của Australia tăng vốn cổ phần cho Ngân

hàng Cổ phần Liên Việt.

Vấn đề tái cơ cấu và kiện toàn khu vực ngân hàng đang được tích cực thảo luận và

chính phủ đang xây dựng một kế hoạch hành động nhằm giải quyết các thách thức kể

trên. Nhiều định chế tài chính có quy mô nhỏ, hoạt động ở thành thị và có tốc độ tăng

trưởng danh mục cho vay rất cao. Mặc dù đã hỗ trợ cho các ngân hàng yếu thông qua

tăng thêm thanh khoản, song Ngân hàng Nhà nước cũng có ý cho biết rằng có thể sẽ

phải có những động thái kiện toàn lại nếu như các ngân hàng yếu kém hoạt động

không tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.

Chính phủ cũng đang nỗ lực củng cố khuôn khổ thanh tra, giám sát và thực thi tốt các

quy định của ngành tài chính. Công tác thanh tra giám sát ngân hàng đã được các đối

tác phát triển chú trọng hỗ trợ trong năm vừa qua, và năng lực của Cơ quan Thanh tra

Giám sát Ngân hàng (BSA) đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc thực thi giám sát vẫn

Page 31: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

25

còn yếu và cần được tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với Luật về các tổ chức tín dung

(2010). Việc lệ thuộc vào các biện pháp hành chính vẫn còn phổ biến và sẽ phải giảm

dần để nhường chỗ cho các cơ chế dựa vào thị trường.

Một bước đi quan trọng hướng đến một môi trường minh bạch hơn của hệ thống ngân

hang là việc ban hành Thông tư 35/2011/TT-NHNN của NHNNVN về vấn đề công khai

và cung cấp thông tin của ngân hàng trung ương. Nỗ lực cung cấp định kỳ những

thông tin quan trọng như một số các chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs) là rất đáng hoan

nghênh, đặc biệt khi những quy định phức tạp về bảo mật thông tin vẫn còn đang có

hiệu lực. Thông tư này là bước khởi đầu tốt nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để các

báo cáo và quy trình công khai như vậy tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế. Trong

các năm tới đây, NHNNVN cần tiếp tục tăng cường tính minh bạch thông qua việc công

khai thêm các chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs) và các số liệu thống kê khác về toàn

ngành ngân hàng (và của từng ngân hàng) như các nước láng giềng trong khu vực.

Page 32: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

26

3.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở CÁC NHTM HIỆN NAY.

3.2.1. Tình hình nợ xấu ở ngân hàng thương mại hiện nay.

3.2.1.1. Tổng dư nợ cho vay của các NH.

Bảng 3.1 : Tổng dư nợ cho vay các ngân hàng giai đoạn 2006-2009.

Ngân

Hàng

2006 2007 2008 2009

BIDV 90,620,489 119,373,755 151,972,506 197,594,780

MHB 10,113,433 12,982,372 - 20,136,341

ACB 17,014,419 31,810,857 34,832,700 62,357,978

VCB 70,024,632 97,512,401 112,792,965 189,309,600

EIB 10,207,791 18,452,151 21,232,198 38,381,855

STB 14,394,313 35,378,147 35,008,864 59,657,004

DAB 7,970,615 17,808,599 25,570,810 34,355,544

ABB 1,130,930 6,858,134 6,538,980 12,882,962

VIB 9,111,234 16,744,250 19,774,509 27,352,682

SHB 492,983 4,183,502 6,252,699 12,828,748

PHƯƠNG

NAM

4,665,207 5,874,117 9,539,821 19,785,791

NAVIBAN

K

354,255 4,363,446 5,474,558 9,959,607

Nguồn :Từ BCTC các NH.

Ở trên ta chỉ phân tích thực trạng ở một số NH mang tính chất đại diện,phân làm 2 nhóm

chính là : Ngân hàng thương mại nhà nước(NHTMNN) và Ngân hàng thương mại cổ

phần (NHTMCP).

Đại diện cho nhóm NHTMNN là ngân hàng BIDV và MHB và trong NHTMCP sẽ chia

làm 2 nhóm: NHTMCP lớn và NHTMCP nhỏ(dựa vào vốn điều lệ và tổng dư nợ cho

vay):trong đó đại diện NHTMCP lớn là 5 ngân hàng: ACB(TMCP Á

Châu),VCB(NHTMCP Ngoại Thương),EIB(Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VN),STB(Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)và DAB (NHTMCP Đông Á);đại diện cho nhóm 5

NHTMCP nhỏ gồm : ABB(Ngân hàng TMCP An Bình ),VIB(NHTMCP Quốc

Tế),SHB(NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội),Phương Nam (NHTMCP Phương Nam) và cuối

Page 33: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

27

cùng là Navibank (NHTMCP Nam Việt).

Trước khi đi vào phân tích tình hình nợ xấu ở các ngân hàng ta xem qua vấn đề dư nợ cho

vay trước để có cái nhìn tổng quan về mức độ,quy mô dư nợ tín dụng của mỗi ngân hàng

trong hệ thống các ngân hàng được xem xét :

Liên tục dẫn đầu tổng dư nợ qua các năm thuộc về NH BIDV thuộc nhóm NHTMNN với

mức tổng dư nợ cuối năm 2009 là 197,594,780 triệu đồng,chiếm 30,39% tổng dư nợ các

ngân hàng đang xét.

Cũng liên tục đứng ở vị trí thứ 2 là VCB với mức tổng dư nợ cuối năm 2009 là

189,309,600 triệu đồng,chiếm 29,11% tổng dư nợ khối các ngân hàng này.

Và khối chiếm tỉ lệ dư nợ cho vay thấp nhất thuộc về nhóm NHTMCP nhỏ,trong đó thấp

nhất là ngân hàng Nam Việt chỉ có 1,53% tổng dư nợ cho vay nhóm các ngân hàng đang

phân tích.

Bảng 3.2 : Tỷ trọng mức dư nợ của từng ngân hàng so với toàn khối năm 2009.

BIDV MHB ACB VCB EIB STB

28.86% 2.94% 9.11% 27.65% 5.61% 8.71%

An Bình VIB SHB P.Nam Navibank DAB

1.88% 4.00% 1.87% 2.89% 1.45% 5.02%

Nguồn : Kết quả tự tính toán.

Phân tích mức dư nợ cho vay của mỗi ngân hàng so với toàn khối chỉ cho thấy

mức độ cũng như quy mô trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Nhưng liệu quy

mô đó có đi song song với chất lượng các khoản vay cũng như độ an toàn trong hoạt

động cho vay ta cần xét đến tỷ lệ nợ xấu của các NH.

3.2.1.2. Phân tích tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ qua các năm :

Bảng 3.3 : Tỷ lệ nợ xấu qua các năm của NHTM giai đoạn 2006-2009:

2006 2007 2008 2009

BIDV 11.922% 4.800% 2.753% 2.801%

MHB 2.881% 1.201% - 2.029%

ACB 0.195% 0.084% 0.886% 0.408%

VCB 2.657% 3.294% 4.612% 2.253%

EIB 0.845% 0.875% 4.712% 1.834%

STB 0.723% 0.230% 0.595% 0.644%

DAB 0.77% 0.45% 2.55% 1.33%

An Bình 2.703% 1.506% - -

VIB 1.490% 1.245% 1.844% 1.276%

SHB 1.368% 0.503% 1.886% 2.792%

Phương Nam 3.121% 4.112% 2.309% 2.333%

Navibank 1.040% 1.163% 2.906% 2.452%

Nguồn : Tự tổng hợp từ BCTC các NH.

Page 34: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

28

Nhìn vào bảng tổng kết tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chúng ta có thể nhận thấy :

Tỷ lệ nợ xấu cao nằm tập trung ở nhóm NHTMNN trong đó BIDV là một trong những

điển hình,với mức nợ xấu năm 2006 là gần 12% tổng dư nợ,khoảng 23,844,156 triệu

đồng, tỷ lệ này đã giảm rất nhiều so với mức 31.2% năm 2005 ; có thể có giải thích vì

đây là một ngân hàng TMNN năm 2005 cơ cấu tín dụng mới chuyển biến từ hoạt động

chính sách (cho vay theo kế hoạch Nhà Nước)là chủ yếu sang cho vay thương mại,tín

dụng có đảm bảo tăng dần tỷ lệ nợ xấu này cũng dần được cải thiện ở các năm tiếp theo.

Năm 2007,NH đã thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ

xấu như : đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế;kiểm soát

chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay,từng khách hàng;hạn chế cho vay những

khách hàng có nợ xấu; tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu;xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi

nợ;cơ cấu lại các khoản nợ;xử lý rủi ro và bán nợ.

Bảng 3.4 : Dư nợ BIDV giai đoạn 2006-2008 theo từng nhóm nợ :

Đơn vị : triệu VNĐ

BIDV 2006 2007 2008

Nợ đủ tiêu chuẩn 52,690,962 85,340,970 116,336,846

Nợ cần chú ý 27,125,763 28,302,527 31,452,426

Nợ dưới tiêu chuẩn 7,052,529 3,535,021 2,832,544

Nợ nghi ngờ 365,733 238,447 413,369

Nợ có khả năng mất vốn 3,385,502 1,956,790 937,321

Nguồn : Tổng hợp từ BCTC BIDV 2006-2009.

Và ta cũng thấy bằng chứng cho hiệu quả cải cách ở BIDV đó là dư nợ ở nhóm nợ dưới

tiêu chuẩn cũng như nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm đáng kể từ năm 2006-2007.Như

vậy,ngân hàng bước đầu đã đạt được thành công trong công tác quản lý tín dụng theo

thông lệ quốc tế.

Thêm một điều đáng chú ý ở BIDV đó là vào năm 2008,năm của khủng hoảng kinh tế thế

giới , đa số các NH trong hệ thống các NH đang xem xét đều có tỷ lệ nợ xấu tăng lên kể

cả ACB,chỉ có BIDV và Phương Nam là tỷ lệ này giảm xuống.Nguyên nhân tỷ lệ này

không những không tăng mà còn giảm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế mặc dù dư nợ

tín dụng tăng lên là vì ; BIDV đã kiểm soát chặt chẽ tín dụng,nâng cao chất lượng tín

dụng,vì vậy dư nợ ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn cũng như nợ có khả năng mất vốn tiếp tục

giảm mạnh,mặc dù ở nhóm nợ nghi ngờ có tăng lên, nhưng nhóm này chiếm tỉ trọng

không lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nợ xấu.

Trong nhóm NHTMCP lớn hay xét trong cả 3 nhóm ngân hàng thì ACB là một ngân hàng

nổi bật lên nhờ vào tỷ lệ nợ xấu rất thấp .Ta thấy rằng trong giai đoạn 2006-2009,tỷ lệ nợ

xấu của ACB luôn dưới 0.5%,ngoại trừ năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới nên tỷ lệ nợ tăng lên đến 0.9%.Đây là một con số đáng kinh ngạc

mà nhiều ngân hàng khác đều mong muốn.ACB đã thể hiện sự chủ động trong việc cân

đối chúng,chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận cho cổ đông trong khi vẫn đảm bảo

nguyên tắc thận trọng cần thiết.Phần lớn các khoản bợ quá hạn đều có khả năng thu hồi

được là do được đảm bảo bằng tài sản có tính thương mại cao,chủ yếu bằng bất động sản

nên có giá trị lớn.Ngoài ra,tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung hạn luôn

Page 35: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

29

bằng 0% qua các năm,thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà Nước là

40%.Điều đó thể hiện khả năng thanh toán của ACB luôn luôn được duy trì ở mức an

toàn cao.Tỷ lệ nợ xấu ACB cuối năm 2008 là 0,9% tuy cao hơn cùng kỳ năm trước,nhưng

thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn nghành (3,5%).

Bảng 3.5 : Tỷ lệ nợ xấu bình quân năm 2006-2009 của 12 NH.

BIDV MHB ACB VCB EIB STB

10.716% 2.143% 0.374% 3.346% 1.876% 0.549%

DAB VIB SHB P.NAM NAVIBANK AN BÌNH

1.275% 1.464% 1.637% 2.838% 1.978% 1.810%

Nguồn : Tổng hợp từ tính toán dựa vào số liệu bảng 3.3.

Ngoài 2 NH với tỷ lệ nợ xấu nổi bật gian đoạn 2006-2009: cao nhất và thấp nhất trong

nhóm NH đang xét nhìn chung ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu ở nhóm NHTMNN tương đối

cao,tỷ lệ nợ xấu ở nhóm NHTMCP nhỏ ở mức trung bình và tỷ lệ này ở nhóm NHTMCP

lớn là thấp nhất.Tuy nhiên điều này đối với VCB và EIB cần phải xem xét lại.

Đối với VCB tỷ lệ nợ xấu tương đối cao,đứng thứ 2 chỉ sau BIDV,tuy nhiên khác với

BIDV đã có nhiều biến đổi tích cực mặc dù hiện tại vẫn là NHTMNN,VCB đã cổ phần

hoá từ năm 2007,nhưng vẫn còn chậm chạp trong cơ chế đổi mới.Nói chung ở VCB có sự

đổi mới nhưng không nhanh,mạnh,triệt để và hiệu quả như các NHTM khác.

Đối với EIB nhìn chung tỷ lệ nợ xấu là thấp qua các năm,chỉ ở mức khoảng 1.168%/năm

nếu không có năm 2008.Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu năm 2008-năm của khủng hoảng kinh tế-

lại là một sự đột biến bất thường tăng đến 3.8% so với năm 2007.

Bảng 3.6 : Dư nợ EIB giai đoạn 2007-2008 theo từng nhóm nợ.

Đơn vị: triệu VNĐ

EIB 2007 2008

Nợ đủ tiêu chuẩn 18,173,103 19,554,894

Nợ cần chú ý 117,587 676,782

Nợ dưới tiêu chuẩn 47,930 405,871

Nợ nghi ngờ 67,700 372,759

Nợ có khả năng mất vốn 45,831 221,892

Nguồn : tổng hợp từ BCTC Eximbank 2007-2008.

Nhìn vào bảng thống kê so sánh các nhóm nợ của EIB qua 2 năm 2007 và 2008 ta thấy

nợ ở nhóm 3 thuộc nhóm nợ xấu : nợ dưới tiêu chuẩn,nợ nghi ngờ,nợ có khả năng mất

vốn đều tăng cao điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu của EIB tăng lên đột biến.

Đến năm 2009 tỷ lệ này tuy vẫn cao so với giai đoạn trước khủng hoảng nhưng vẫn có

chiều hướng giảm mạnh,giảm đến 2,9% chỉ còn 1.83% vì EIB đã giảm tốc độ tăng trưởng

kỳ vọng xuống để cố gắng khắc phục tỷ lệ nợ xấu.

Page 36: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

30

TỔNG KẾT : Tóm lại qua phần phân tích thực trạng trên ta đã có một cái

nhìn toàn cảnh hơn về tỷ lệ nợ xấu hiện nay trong hệ thống NH nói chung cũng như một

số NH nói riêng . Nhìn chung giai đoạn từ năm 2006-2009 ,tỷ lệ nợ xấu của hầu hết các

NH ở mức dưới 3% trừ một số trường hợp.Và tỷ lệ này có cải thiện dần qua các năm

bằng chứng là năm 2009,tỷ lệ nợ xấu ở các NH đều thấp dưới 3%.Bước sang năm

2010,sự ra đời thông tư 13 và thông tư 19 với hàng loạt quy định mới khắt khe hơn đảm

bảo cho độ an toàn cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng cũng sẽ góp phần giúp tỷ

lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm xuống.Với quy định về tỷ lệ an toàn vốn phải

nâng lên 9% buộc các các ngân hàng phải bắt đầu cơ cấu dần các khoản nợ nhằm đáp ứng

theo yêu cầu trên của NHNN.

3.3. Thực trạng nợ xấu tại NHTMCP Đông Á hiện nay :

3.3.1. Hoạt động tín dụng :

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng , nó quyết định đến phần lớn đến

kết quả hoạt động kinh doanh và quá trình tuần hoàn,chu chuyển vốn trong hoạt động

kinh doanh tiền tệ và mang đến nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.Chính vì thế mà

khi dư nợ càng cao thì nó sẽ mang đến khoản lợi nhuận càng cao,nhưng nó mang đến

tiềm ẩn rủi ro lớn nếu không thu hồi được nợ.Nếu ngân hàng cho vay không có kế

hoạch,chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận thì rủi ro tín dụng sẽ rất cao,nợ xấu gia tăng gây ảnh

hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và kinh tế xã hội nói

chung.Sau đây là vài phân tích về tình hình dư nợ của ngân hàng :

3.3.1.1. Tổng dư nợ tín dụng :

Bảng 3.7 : Dư nợ tín dụng DAB giai đoạn 2006-2010.

Đơn vị : triệu đồng

DAB 2006 2007 2008 2009 2010

Dư nợ 7,970,615 17,808,599 25,570,810 34,355,544 38,436,238

Nguồn : Tổng hợp từ BCTC DAB 2006-2010.

Page 37: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

31

Tổng dư nợ cho vay tăng mạnh trong giai đoạn từ 2006-2010, từ 7,970,615 tỷ đồng

(2006) đến 38,436,238 tỷ đồng (2010), tăng 383%.Tổng dư nợ qua các năm luôn tăng ở

mức cao,điều đó cho thấy ở ban lãnh đạo của DAB chú trọng đến hoạt động tín dụng,và

xem đây là một trong những nguồn tạo lợi nhuận quan trọng của ngân hàng.Năm

2007,DAB đã mở rộng,đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay

vốn đa dạng của mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp,DAB đã và đang tiếp tục hợp

tác với các tổ chức tài chính nổi tiếng quốc tế để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

tại Việt Nam như :

Chương trình của Word Bank – Rural Development Fund (gọi tắt là quỹ RDF):

cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn trong lĩnh vực phát triển nông thôn.

Chương trình của Japanese Bank for International Cooperation (gọi tắt là JBIC) :

cho vay chủ yếu trung và dài hạn,tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư

đổi mới công nghệ và cơ sở hạ tầng .

Chương trình của Asian Development Bank ( gọi tắt là ADB): cho vay mua nhà

đối với người có thu nhập thấp.

United State Agency for International Development (gọi tắt là USAID): bảo lãnh

cho Đông Á Bank trong cho vay đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Chương trình của Swedish International Development Agency (gọi tắt là SIDA):

cho vay trung hạn,tài trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới công nghệ

và cơ sở hạ tầng.

Chính vì vậy mà tổng dư nợ tín dụng năm 2007 đã tăng khoảng 120% so với năm

2006.Tiếp theo đà phát triển trên,DAB đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu trong năm 2008

khi tổng dư nợ cho vay đạt 25,570.810 tỷ đồng,tăng 43% so với cuối năm 2007.Năm

2008 thật sự là một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ Việt Nam với những cuộc

chạy đua lãi suất của các ngân hàng nhỏ,nhưng đứng trước tình hình trên,DAB không

muốn làm “nóng” thêm thị trường nên chủ trương tăng tổng tài sản,thông qua tăng trưởng

nguồn vốn ở mức hợp lý và không chạy đua lãi suất nhằm góp phân thực hiện chủ trương

của chính phủ ổn định thị trường,đồng thời thực hiện huy động thoả thuận nên lãi suất

cho vay hợp lý thu hút nhu cầu vay cao từ khách hàng.Cho đến hết năm 2010,tổng dư nợ

cho vay đã đạt được hơn 38,436.238 tỷ đồng,tăng khoảng 11% so với đầu năm.

Ngoài ra,DAB đã không ngừng tăng vốn điều lệ qua từng năm để tăng thêm nguồn vốn

cho vay,và đến nay đã đạt 4500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó,số lượng chi nhánh ,phòng giao dịch,điểm giao dịch gia tăng qua các năm

từ 69 chi nhánh,phòng giao dịch,(2006) tăng lên 218 địa điểm (2010).

Dư kiến tổng dư nợ tín dụng trong năm 2011 sẽ tiếp tục gia tăng 23% so với năm 2010

đạt mốc 47,000 tỷ đồng.

Như vậy,điểm qua một vài nguyên nhân tăng dư nợ ở DAB :

Số lượng chi nhánh /phòng giao dịch tăng mạnh qua các năm,hệ thống DAB đã

mở rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước góp phần đưa người dân tiếp cận nguồn

vốn dễ dàng hơn.

Page 38: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

32

Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng cho cả khách hàng cá nhân và doanh

nghiệp,mở rộng phạm vi và đối tượng cho vay vốn,thủ tục ngày càng đơn giản

hơn.

Hợp tác với các tổ chức tổ chức quốc tế nhằm đem nguồn vốn giá rẻ đến cho các

khách hàng có nhu cầu.

Vốn điều lệ tăng qua từng năm,tạo thêm nguồn vốn cho khách hàng vay.

Nền kinh tế tăng trưởng tốt trong giai đoạn gần đây,khách hàng đã quan tâm nhiều

hơn đến việc vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất,hoạt động kinh doanh.

Ban lãnh đạo,nhân viên tín dụng của ngân hàng có trình độ chuyên môn cao,không

ngừng học hỏi,mở rộng quan hệ,tận tình tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách

hàng có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của mình.

Nhìn chung,dư nợ tín dụng tại DAB đã tăng 383% qua 5 năm và có xu

hướng tiếp tục tăng trưởng tốt trong tương lai.Chi tiết về dư nợ tín dụng theo thời

gian,theo thành phần kinh tế dưới đây sẽ góp phần mang đến một cái nhìn khái

quát hơn về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á.

Dư nợ theo thời gian :

Dư nợ phân theo thời hạn vay thể hiện một góc nhìn khác về dư nợ cho vay

nhằm mục đích thể hiện được cơ cấu nợ trong tổng dư nợ phân theo thời hạn

vay như thế nào và nó cho thấy được dư nợ vay tập trung chủ yếu vào kì hạn

vay trong tổng dư nợ cho vay.Dư nợ vay của DAB giai đoạn 2006-2010 được

thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.8 : Dư nợ DAB theo thời gian.

Đơn vị :triệu đồng.

Cho Vay 2006 2007 2008 2009 2010

Ngắn hạn 6,602,475 13,516,874 16,147,548 22,865,544 25,783,028

Trung hạn 1,146,950 3,577,932 7,974,700 9,162,088 9,970,361

Dài hạn 221,190 713,793 1,448,562 2,327,912 2,682,849

Tổng cộng 7,970,615 17,808,599 25,570,810 34,355,544 38,436,238

Nguồn : tổng hợp từ BCTC DAB 2006-2010.

Bảng 3.9 : Dư nợ DAB theo thời gian (%).

Cho Vay 2006 2007 2008 2009 2010

Ngắn hạn 82.84% 75.90% 63.15% 66.56% 67.08%

Trung hạn 14.39% 20.09% 31.19% 26.67% 25.94%

Dài hạn 2.78% 4.01% 5.66% 6.78% 6.98%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100%

Page 39: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

33

Đến cuối năm 2006,dư nợ tín dụng đạt 7,970.615 tỷ đồng ,trong đó dư nợ ngắn hạn là

6,602.475 tỷ đồng,chiếm 82.84% tổng dư nợ.Dư nợ ngắn hạn năm 2010 là 25,783.028 tỷ

đồng,chiếm 67.08% tổng dư nợ.Như vậy,ngân hàng vẫn cho vay chủ yếu ở kì hạn ngắn ,

trong 5 năm tỷ lệ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và gấp 3.9

lần so với năm 2006.Tuy nhiên,tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần qua các năm,từ

82.84% (2006) nay chỉ còn 67.08%(2010; và các khoản vay trung dài hạn có khả năng

gia tăng,đặc biệt là khoản vay trung hạn.Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2010 là

9,970.361 tỷ đồng,chiếm 25.94% so với dư nợ 2006 là 1,368.140 tỷ đồng,chiếm

17.16%.Như vậy,cả tổng dư nợ và tỷ trọng cho vay trung dài hạn đều gia tăng qua các

năm,khách hàng có xu hướng vay trung hạn nhiều hơn.

Dư nợ phân theo nghành kinh tế :

Một góc nhìn khác là phân chia dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế.Việc phân chia

này cho thấy hoạt động cho vay chủ yếu cho đối tượng nào trong nền kinh tế.Để dễ dàng

cho việc phân tích ,dựa vào bảng BCTC của DAB,tôi chia dư nợ tín dụng các thành phần

và tỷ trọng của từng yếu tố qua các năm để thấy được sự biến động qua giai đoạn 2006-

2010.

Page 40: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

34

Bảng 3.9 : Dư nợ DAB theo nghành kinh tế.

Đơn vị : triệu đồng.

Đối tượng KH 2006 2007 2008 2009 2010

DNNN 681,698 731,496 847,980 903,252

CTY TNHH 4,964,484

4,868,178 7,797,353 10,493,765 11,769,176

CTYCP 4,079,293 8,408,267 11,758,347 13,829,358

DN TN 668,296 724,218 1,414,609 1,014,716

KHÁC 104,627 131,176 169,359 157,589

CÁ NHÂN 3,006,130 7,455,342 7,778,300 9,671,484 10,762,147

TỔNG 7,970,614 17,857,434 25,570,810 34,355,544 38,436,238

Đối tượng

KH

2006 2007 2008 2009 2010

DNNN 3.82% 2.86% 2.47% 2.35%

CTY TNHH

62.28%

27.26% 30.49% 30.54% 30.62%

CTCP 22.84% 32.88% 34.23% 35.98%

DNTN 3.74% 2.83% 4.12% 2.64%

KHÁC 0.59% 0.51% 0.49% 0.41%

CÁ NHÂN 37.72% 41.75% 30.42% 28.15% 28%

TỔNG 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn :tổng hợp từ BCTC DAB 2006-2010.

Qua bảng trên,nếu chỉ xét 2 đối tượng là khách hàng doanh nghiệp (KHDN) thì ta

có thể thấy rằng có sự thay đổi lớn trong cơ cấu cho vay giữa 2 đối tượng.Nếu như

năm 2006,dư nợ của KHDN là 4,964.484 tỷ đồng,chiếm 62.28% tổng dư nợ so với

KH CN là 37.72% thì đến năm 2010,dư nợ của KHDN đã là 27,674.091 tỷ đồng ,

chiếm 72% tổng dư nợ.Mặc dù vào năm 2007,tỷ trọng cho vay của KH CN có tăng

nhưng sau đó tỷ trọng này đã giảm dần qua các năm.Điều này cũng không có gì

bất ngờ khi mà KHDN vẫn là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng.

Page 41: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

35

Nguồn: tổng hợp từ BCTC DAB 2006-2010.

Nếu xét ở khía cạnh các thành phần kinh tế chi tiết thì ta thấy khách hàng vay vốn của

DAB qua các giai đoạn trên chủ yếu là KHCN,CTCP và công ty TNHH.Cụ thể như sau:

Công ty TNHH và CTCP luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay(luôn

chiếm trên 50% tổng dư nợ) và đang có xu hướng gia tăng.Năm 2007,tổng dư nợ của 2

thành phần kinh tế trên là 8,947.471 tỷ đồng (50.1%) thì sang năm 2010,con số dư nợ đã

lên đến 25,598.534 tỷ đồng ,chiếm 66.6%.Đặc biệt có một sự gia tăng đáng kể vào năm

2009 do trong năm này,nhà nước thực hiện hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp sản

xuất,kinh doanh nên đã kích thích các doanh nghiệp sử dụng vốn vay để phục hồi và sản

xuất.Chính vì vậy mà sự gia tăng dư nợ tín dụng từ 16,205.62 tỷ đồng năm 2008 lên

22,252.112 tỷ đồng năm 2009(tăng đến 37.3%) của 2 loại hình công ty trên là điều không

có gì đáng ngạc nhiên.

Mặc dù tỷ trọng cho vay của KHCN có xu hướng giảm nhưng tổng dư nợ thì gia tăng qua

từng năm.Nếu như năm 2006,con số này chỉ là 3,006.13 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã

tăng lên đến 10,762.147 tỷ đồng.Từ năm 2007,doanh số tín dụng của cá nhân tiếp tục

tăng mạnh do DAB đã đưa ra nhiều sản phẩm hơn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách

hàng như mua nhà,mua hàng,mua ô tô,mua xe máy,thanh toán học phí,mua laptop,cho

Page 42: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

36

vay ứng trước tiền bán chứng khoán,thấu chi tài khoản thẻ.Ngoài ra DAB còn cho vay

đối với tiểu thương tại các chợ và cán bộ-nhân viên tại các đơn vị hành chánh sự nghiệp

hoặc chi lương qua DAB.

Các thành phần kinh tế còn lại tỷ trọng còn khá nhỏ (dưới 10%) và có xu hướng tiếp tục

giảm.DNNN tuy có tăng nhẹ trong doanh số cho vay nhưng tỷ trọng giảm đều qua các

năm,là do DNNN còn nhiều hạn chế trong cơ chế điều hành,quản lý cũng như các hình

thức đảm bảo nợ vay nên dư nợ cứ tiếp tục giảm.Nhưng chung,DNCN,CTCP và

CTTNHH vẫn là những khách hàng chính của DAB vì đây là những loại hình kinh doanh

chính của nền kinh tế do đó chiếm dư nợ cao nhất trong tổng cơ cấu cũng là điều dễ hiểu.

3.3.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để

đánh giá về hoạt động tín dụng.Ngân hàng mà có tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2,3,4,5) và

nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) cao thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận vì phải trích các khoản dự

phòng rủi ro ( bao gồm dự phòng rủi ro cụ thể cho từng khoản vay và dự phòng rủi ro

chung ).Những khoản dự phòng này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng,và chỉ khi nợ

xấu giảm,các khoản này mới được hoàn nhập lại.Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của

DAB trong giai đoạn 2006-2010 được phản ánh trong bảng sau :

Bảng 2.10 : Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng / Dư nợ BQ.

Đơn vị : Tỷ đồng.

2006 2007 2008 2009 2010

LN TỪ TÍN DỤNG 801.579 1,802 3,622.3 3,211.6 3,499

DƯ NỢ BÌNH QUÂN 6,635 11,513 23,463 29,464 35,896

TỶ LỆ 12.08% 15.65% 15.44% 10.90% 9.78%

Nguồn : tổng hợp từ BCTC DAB 2006-2010.

Nhìn chung,sau 5 năm,lợi nhuận từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm ,nhưng

Page 43: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

37

không đều.Năm 2010,tỷ lệ lợi nhuận hoạt động tín dụng/tổng dư nợ bình quân là

9.78%,giảm so với tỷ lệ của năm 2006 là 12.08%.Tuy nhiên nguồn lợi nhuận thì gia tăng

mạnh,và cùng chiều với dư nợ cho vay.Đặc biệt trong năm 2007,2008 khi DAB có nhiều

chính sách đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng thì cùng với sự tăng gấp đôi trong

tổng dư nợ từ 2008 so với 2007(23,463 tỷ đồng so với 11,513 tỷ đồng ),lợi nhuận cũng

gia tăng gấp đôi ( 3,622.3 tỷ đồng so với 1,802 tỷ đồng ).Mặc dù năm 2008,khủng hoảng

tài chính xảy ra ở Mỹ kéo theo sự sụt giảm về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

trong nước và đến cuối năm,nền kinh tế lạm phát và tăng trưởng chậm; tuy nhiên,với tôn

chỉ phát triển an toàn và vững chắc,DAB đã hạn chế cho vay bất động sản và chứng

khoán đầu tư cũng như các khoản cho vay không an toàn,vì vậy tỷ lệ nợ xấu không đáng

kể,các khoản trích dự phòng rủi ro không cao nên lợi nhuận vẫn đạt được mức kế

hoạch.Bước sang năm 2009,dù cuộc khủng hoảng tài chính đã đi qua nhưng ảnh hưởng

của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng vẫn

lớn.Với chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ,hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh

nghiệp hoạt động sản xuất,một số khách hàng đã tiến hành thanh toán nợ trước hạn(đang

ở mức lãi suất cao),sau đó vay lại để được hưởng chính sách ưu đãi lãi suất.Lãi suất cho

vay thì cứ giảm dần theo yêu cầu của NHNN,trong khi đó,nguồn vốn huy động từ năm

trước với lãi suất cực cao thì không thể giảm do khó khăn trong việc thương lượng lãi

suất với khách hàng.Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng năm 2009

và chứng minh là tỷ lệ trên đã giảm chỉ còn 10.9%,tương ứng với lợi nhuận 3211.6 tỷ

đồng,mặc dù dư nợ cho vay năm này đã tăng lên 25.7% so với năm 2008.

3.3.1.3. Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hoạt động tín dụng và nó đánh giá

một cách khá đầy đủ về bức tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng.Tiêu chí này cho

thấy phần nào về hoạt động cho vay trong quá khứ vì thông thường một khoản vay phát

sinh nợ xấu sau khoảng 1 năm từ khi giải ngân,ít có khoản vay nào quá hạn trong thời

gian 2 hay 3 tháng.Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gặp nhiều rủi ro và có nguy cơ

thiếu thanh khoản nếu ngân hàng bị vỡ nợ,khách hàng vay không thể trả được nợ.Vì

vậy,ngày nay,các ngân hàng đều quan tâm đến chất lượng khoản vay của mình hơn là

doanh số vay,một mặt giúp gia tăng nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (không phải

nhập dự phòng quá nhiều),mặt khác nó sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao được hệ số tín

nhiệm của mình trên toàn thế giới.Với phương châm “ Chất lượng – Bền vững “,DAB

đang hướng đến sự tăng trưởng ổn định trong môi trường kinh tế vĩ mô đầy “song gió“

như hiện nay.Dưới đây là bảng tỷ lệ nợ xấu của DAB qua từng năm để chúng ta có thể

đánh giá chính xác hơn về hoạt độngcho vay của ngân hàng.

Bảng 3.11: Tỷ lệ nợ xấu DAB và toàn nghành 2006-2010.

2006 2007 2008 2009 2010

DAB 0.77% 0.45% 2.55% 1.33% 1.59%

Bình quân toàn nghành 2.65% 2.00% 3.5% 2.20% 2.50%

Nguồn: tổng hợp từ BCTC DAB 2006-2010.

Page 44: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

38

Nguồn : tổng hợp từ BCTC DAB 2006-2010.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy,trong giai đoạn 5 năm từ 2006-2010,tỷ lệ nợ xấu ở DAB có xu

hướng gia tăng từ 0.77% (2006) lên 1.59% (2010),tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu DAB vẫn thấp

hơn chỉ số trung bình của toàn nghành,điều đó cho thấy so với cả hệ thống kinh tế,DAB

vẫn đang cố gắng giữ được một tỷ lệ an toàn.Có một sự gia tăng đột biến trong năm 2008

khi tỷ lệ nợ xấu của DAB từ 0.45% năm 2007 đã tăng lên đến 2.55%.Đây là hậu quả của

cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 khiến việc trả nợ của các doanh

nghiệp trở nên khó khăn hơn,đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu .So sánh tỷ lệ nợ xấu

của DAB so với bình quân toàn nghành qua biểu đồ trên,ta thấy sự biến động là như

nhau,điều đó chứng tỏ sự khó khăn ảnh hưởng mạnh đến cả nền kinh tế chứ không riêng

gì ngân hàng Đông Á.Bước sang năm 2009,2010,với phương châm hoạt động BỀN

VỮNG,DAB đã chủ động trong việc lựa chọn những khoản vay có chất lượng tốt,nên đã

góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu.Năm 2010,DAB đã từng bước hoàn thiện hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ,quản lý danh mục cho vay ,cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng và

giải ngân các dự án trung và dài hạn được kiểm soát tập trung tại Hội sở,ngoài ra khối

giám sát của ngân hàng còn tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn

hiệu quả,từ đó đã góp phần khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.59%.Đây là thành quả rất

đáng trân trọng của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

3.4. Đôi nét về tình hình hoạt động của DAB – Chi nhánh Lê Văn Sỹ:

3.4.1. Giới thiệu chung:

Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Lê Văn Sỹ toạ lạc tại 343,Lê Văn

Sĩ,Phường 13,Quận 3,TP HCM.Ngân hàng đi vào hoạt động từ cuối năm

Page 45: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

39

2007,và đến nay bao gồm khoảng 25 nhân viên với 2 Phó Giám Đốc Chi

Nhánh.

3.4.2. Các chỉ tiêu cơ bản :

3.4.2.1. Tổng dư nợ cuối kì :

Bảng 2.12 : Tổng dư nợ cuối kì DAB –CN Lê Văn Sỹ.

DAB 2008 2009 2010

Dư nợ DAB-LVS( tỷ đồng) 400.292 415.634 408.428

Tỷ trọng 1.57% 1.21% 1.06%

Nguồn : Số liệu nội bộ.

Nhìn vào bảng thống kê trên,ta có thể thấy rằng từ khi thành lập đến nay,tổng dư nợ của

chi nhánh Lê Văn Sỹ dao động trong khoảng 400 tỷ đồng,chiếm khoảng 1.5% so với toàn

hệ thống và đạt được hạn mức tín dụng mà ngân hàng được giao.Tỷ trọng cho vay so với

toàn hệ thống có xu hướng giảm từ 1.57% trong năm 2008 xuống 1.06% cuối năm 2010.

Phân chia theo thời gian:

Bảng 3.13 : Dư nợ theo thời gian DAB-CN Lê Văn Sỹ.

DAB 2008 2009 2010

Ngắn hạn 60% 61.50% 59.57%

Trung hạn 22% 18.50% 20%

Dài hạn 18% 20% 20.43%

Nguồn : số liệu nội bộ.

Nhìn chung,dư nợ cho vay của DAB – chi nhánh Lê Văn Sỹ theo thời gian không thay

đổi nhiều qua các năm,dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm đa số với khoảng 60%,so với khoảng

vaytrung dài hạn là 40%.Cũng như xu hướng của toàn hệ thống nói chung,chi nhánh vẫn

tập trung cho vay chủ yếu ngắn hạn,tuy nhiên khoản vay trung dài hạn cũng chiếm tỷ lệ

khá cao,ty trọng nhìn chung tương đối ổn định qua các năm.

Phân chia theo loại hình :

Bảng 3.14 : Dư nợ theo loại hình DAB – Chi nhánh Lê Văn Sỹ.

DAB 2008 2009 2010

Cá nhân 20% 22% 25%

Doanh nghiệp 80% 78% 75%

Nguồn: Số liệu nội bộ.

Đối tượng khách hàng doanh nghiệp vẫn là mục tiêu chính mà chi nhánh hướng đến với

tỷ trọng cho vay giữa doanh nghiệp và cá nhân là 80%-20%(năm 2008) so với 75%-25%

Page 46: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

40

(2010).Như vậy,các khoản vay có xu hướng chuyển sang khách hàng cá nhân,tuy nhiên

chỉ với một tỷ lệ nhỏ,từ 20% năm 2008 lên 25% năm 2010.

3.4.2.2. Tỷ lệ nợ xấu :

Bảng 3.15 : Tỷ lệ nợ xấu DAB-CN Lê Văn Sỹ.

DAB 2008 2009 2010

LN từ hoạt động tín dụng(tỷ đồng) 12.809 12.763 11.231

Vốn huy động bình quân (tỷ đồng) 278.359 300.389 320.276

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0 0

Nguồn : Số liệu nội bộ .

Nhìn vào bảng số liệu trên,ta thấy có một sự gia tăng nhẹ trong nguồn vốn huy

động tăng khoảng 20 tỷ đồng qua từng năm; tuy nhiên lợi nhuận thì lại có xu hướng

giảm.Điều này cũng dễ hiểu do giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn đầy khó khăn của

nghành ngân hàng khi phải hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế trong và

ngoài nước,và chi nhánh Lê Văn Sỹ cũng không là ngoại lệ.Năm 2009 và 2010,lợi nhuận

của DAB giảm do 2 cuộc chạy đua lãi suất khiến ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy

động trong khi lãi suất cho vay nếu quá cao sẽ gây khó khăn cho người vay vốn.Chưa kể

khi lãi suất dần hạ nhiệt,khách hàng đã đồng loạt thanh toán nợ trước hạn,và vay lại

khoản vay mới để hưởng lãi suất ưu đãi và lãi suất thấp,trong khi nguồn vốn huy động

của ngân hàng vẫn ở lãi suất cao.Bước sang năm 2010 đầy biến động với sự bất ổn của

nền kinh tế vĩ mô cùng hàng loạt chính sách mới từ NHNN đã gây nhiều khó khăn cho hệ

thống ngân hàng,vì vậy dù lợi nhuận có giảm nhưng so với mặt bằng chung,đó cũng là

một thành công trong việc quản trị thanh khoản của NH Đông Á – Chi Nhánh Lê Văn Sỹ

Điểm đặc biệt của chi nhánh là tỷ lệ nợ xấu luôn là 0%.Trong bối cảnh kinh tế như

hiện nay,việc chi nhánh không để có nợ xấu là một điều rất đáng biểu dương.Việc giữ cho

tỷ lệ nợ xấu luôn bằng 0%,nghĩa là ngân hàng sẽ cẩn trọng hơn trong các quyết định cho

vay của mình,điều đó đồng nghĩa với lợi nhuận cho hoạt động tín dụng sẽ không cao,tuy

nhiên chính điều này giúp chi nhánh luôn kinh doanh ổn định,mức độ rủi ro tín dụng

thấp,và an toàn vốn cao hơn,đặc biệt là trong giai đoạn bất ổn hiện nay.Một số nguyên

nhân để chi nhánh Lê Văn Sỹ đạt được những thành tích trên :

Lãnh đạo và nhân viên tín dụng luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của

mình,theo sát người vay vốn,hỗ trợ giúp đỡ,thông báo thường xuyên các khoản

vay đến hạn để khách hàng chủ động trả nợ đến hạn.

Lãnh đạo ngân hàng thực hiện tốt chỉ tiêu ,hạn mức tín dụng được cấp,không chạy

theo mục tiêu,thành tích ;theo sát nhân viên tín dụng;không vì lợi ích cá nhân mà

cấp tín dụng cho các khoản vay đạt yêu cầu.

Nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn cao,phân tích,thẩm định hồ sơ nhạy

bén và trung thực,luôn có trách nhiệm với công việc,theo sát người đi vay,thực

hiện đầy đủ các quy trình thẩm định cả trước,trong và sau khi cho vay,vì vậy hạn

chế đến mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.

Page 47: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

41

Chính sách cả ngân hàng ưu tiên phát triển tín dụng về chất lượng hơn số lượng

,đảm bảo các khoản vay có thể thu hồi được,đánh giá chính xác về khách hàng vay

vốn… để thực hiện phương châm NH không có nợ xấu.

* Tóm Tắt Chương 3* :

Thực trạng tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NH TM qua giai

đoạn 2006-2010 phản ánh một cách chính xác tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam bây

giờ .Trên cơ sở phân tích các số liệu trên của các NHTM đại diện nói chung và của

DAB nói riêng,ta có thể đánh giá phần nào về thực trạng hoạt động kinh doanh tín

dụng NH Đông Á,cũng như những nguyên nhân đem đến thành công và hạn chế,từ

đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu ,tiến tới nâng cao chất lượng tín

dụng của ngân hàng,góp phần vào việc xây dựng và ổn định phát triển kinh tế cả

nước.

Page 48: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

42

CHƯƠNG 4:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH VÀO VIỆC PHÂN TÍCH NỢ

XẤU – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ.

4.1. Ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính vào việc phân tích nguyên nhân nợ xấu :

4.1.1. Đánh giá tổng quan cuộc nghiên cứu:

4.1.1.1. Đánh giá tổng quan về đối tượng khảo sát :

Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng ,làm cho khách

hàng không thể thanh toán khoản vay đúng hạn,từ đó dẫn đến các khoản nợ

xấu;trong quá trình làm đề tài này,tôi đã thực hiện khảo sát ý kiến của các trưởng

phòng và nhân viên tín dụng ngân hàng Đông Á,ngân hàng BIDV,ngân hàng

Viettinbank và các sinh viên chuyên nghành Toán Tài Chính-Khoá 34 trường Đại

học Kinh Tế TP HCM; đồng thời tiến hành lấy ý kiến của các nhân viên tín dụng

về các khoản nợ xấu ( chỉ tính các khoản nợ gốc bị chuyển sang nợ nhóm 3 trở lên

) đã phát sinh thời điểm cuối năm 2010.

Bảng khảo sát được thực hiện bởi 51 đối tượng,trong đó gồm 21 anh/chị là

trưởng phòng,nhân viên tín dụng thuộc phòng Tín dụng tại các Ngân hàng;25 sinh

viên năm 4 chuyên nghành Toán Tài Chính Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM và 5

người thuộc đối tượng khác.

Bảng 4.1 : nghề nghiệp hiện tại.

Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid chua co viec

sinh vien

cong nhan vien

chuc

khác

Total

1

25

21

4

51

2.0

49.0

41.2

7.8

100.0

2.0

49.0

41.2

7.8

100.0

2.0

51.0

92.2

100.0

(nguồn : tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS ).

Xét theo mức thu nhập và theo số lần đi vay ngân hàng của đối tượng khảo sát thì ta

được kết quả như sau :

Page 49: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

43

Bảng 4.2 : Số lần vay vốn ngân hàng.

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid Chua lan nao

1-2 lan

Tren 2 lan

Total

25

12

14

51

49.0

23.5

27.5

100.0

49.0

23.5

27.5

100.0

49.0

72.5

100.0

Bảng 4.3 : Thu nhập hàng tháng.

Frequency Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

Valid duoi 1 trieu

1 – duoi 5 trieu

5 – duoi 7 trieu

7 – duoi 10 trieu

10 – duoi 15 trieu

Tren 15 trieu

Total

14

12

9

9

3

4

51

27.5

23.5

17.6

17.6

5.9

7.8

100.0

27.5

23.5

17.6

17.6

5.9

7.8

100.0

27.5

51.0

68.6

86.3

92.2

100.0

Như vậy,ta có thể thấy rằng những đối tượng được khảo sát chiếm tỷ trọng bằng nhau

giữa sinh viên và cán bộ ngân hang,đồng thời chiếm khoảng trên 30% là những người

có thu nhập cao( trên 7 triệu đồng ) và chiếm 50 % là đã từng vay vốn ngân hàng.Vì

vậy,kết quả bảng khảo sát sẽ theo sát với thực tế hơn.

4.1.1.2. Đánh giá tổng quan mô hình nghiên cứu :

Trong bài nghiên cứu này,do hồ sơ nợ xấu có độ bảo mật cao khó tiếp cận

nên các số liệu về hồ sơ vay vốn của khách hàng (gồm 55 khoản vay ) như : khoản nợ

xấu ,dư nợ,lãi suất cũng như nguyên nhân phát sinh chủ yếu được cung cấp bởi hơn 20

anh,chị phòng tín dụng,trong đó các yếu tố cần chú ý như : “lãi suất “ là lãi suất cuối

cùng của khoản vay; “doanh thu” là lãi suất cuối cùng của khoản vay; “ doanh thu” là

doanh thu trung bình của khách hàng qua 2 năm; “lợi nhuận ròng” là lợi nhuận ròng

của khách hàng vay vốn qua 2 năm.

Page 50: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

44

Trong 55 khoản vay có phát sinh nợ xấu được khảo sát thì các hồ sơ do NH Quốc doanh

cho vay chiếm 29.1% và 70.9% còn lại do NHTMCP.Số liệu cụ thể được liệt kê trong

bảng sau:

BẢNG 4.4 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo loại hình ngân hàng cho vay.

Loại Ngân Hàng Số khoản nợ xấu (n=55) Tỷ lệ (%)

NH Quốc Doanh 16 29.1

NH TM CP 39 70.9

(nguồn : số liệu điều tra ).

Các khoản vay này được ký kết bởi ngân hàng với các chủ thể gồm cá nhân,DNTT,công

ty TNHH và CTCP và các loại hình khác với tỷ trọng sau:

BẢNG 4.5 : Cơ cấu các khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp.

Loại hình DN Số khoản nợ xấu(n=55) Tỷ lệ (%)

Cá nhân 15 27.27

DNTN 10 18.18

Cty TNHH & CTCP 29 52.73

Khác 1 1.82

(nguồn : số liệu điều tra).

Giá trị các khoản nợ xấu theo khảo sát từ 10 triệu- 3,590 triệu đồng.Nếu các khoản vay

nợ xấu theo giá trị thì ta có được tỷ lệ sau:

Bảng 4.6 : Cơ cấu các khoản nợ xấu theo giá trị.

Giá Trị Số lượng (n=55) Tỷ lệ (%)

Dưới 500 triệu 28 50.91

500-1000 triệu 12 21.82

Trên 1000 triệu 15 27.27

(nguồn : số liệu điều tra .)

Nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp thường tập trung cho vay ngắn hạn hơn là

trung,dài hạn,vì vậy tỷ trọng các khoản nợ xấu cũng đi theo xu hướng trên với % là các

khoản vay ngắn hạn và % là các khoản trung,dài hạn.

Bảng 4.7: Cơ cấu các khoản nợ xấu theo thời gian vay .

Thời gian Số khoản nợ xấu (n=55) Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 35 63.6

Trung dài hạn 20 36.4

(nguồn : số liệu điều tra )

Thêm vào đó ,hình thức trả nợ ( trả gốc định kỳ hay trả cuối kỳ) cũng góp phần tạo

ra nợ xấu hay không,bởi việc thanh toán gốc cuối kỳ sẽ khiến gánh nặng về lãi kéo dài

suốt thời gian vay,đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,khi mà lãi suất liên tục tăng.Việc trả

gốc định kỳ sẽ giúp cho khách hàng giảm được khoản trả lãi hàng kỳ và nợ gốc sẽ giảm

dần,từ đó giúp việc thanh toán của khách hàng dễ dàng hơn.

Page 51: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

45

Bảng 4.8 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo hình thức trả nợ.

Hình thức trả nợ Số khoản nợ xấu (n=55) Tỷ lệ (%)

Định kỳ 9 16.36

Cuối kỳ 46 83.64

(nguồn : số liệu điều tra )

Ngoài ra,lịch sử vay vốn cũng là 1 yếu tố cần xem xét cho các khoản vay.Dưới đây là lịch

sử vay vốn của 55 khách hàng có nợ xấu theo kết quả nghiên cứu trên :

Bảng 4.9 : Cơ cấu khoản nợ xấu theo lịch sử vay vốn.

Lịch sử vay vốn Số khoản nợ xấu ( n=55) Tỷ lệ (%)

Có nợ đủ tiêu chuẩn 37 67.27

Đã từng có nợ không đủ tiêu chuẩn 4 7.27

Chưa vay trước đây 14 25.45

Nguồn :số liệu điều tra.

Ta thấy rằng những khách hàng có lịch sử vay vốn tốt,chea từng có nợ không đủ

tiêu chuẩn thì trong kết quả khảo sát lại chiếm tỷ lệ cao trong việc để nợ quá hạn.Nguyên

nhân có thể do nhân viên tín dụng dễ dãi hơn trong việc cho họ vay tiếp các khoản tiếp

theo nên lơ là trong việc thẩm định hoặc cũng có thể do những yếu tố khách quan của nền

kinh tế gây ra.Ta hãy tìm hiểu cụ thể hơn qua các phân tích tiếp dưới đây.

4.1.2. Ước lượng hàm hồi quy tuyến tính :

Để ước lượng giá trị khoản nợ xấu mà khách hàng không trả đúng hạn,tôi sử dụng

phương pháp hồi quy tương quan.Mục đích của phương pháp này là ước lượng mức độ

liên hệ (mức tương quan) giữa nhiều biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc

( biến được giải thích ),hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau.

4.1.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính bội :

Từ mô hình dạng tổng quát,dựa vào những thông tin thu thập được từ cuộc nghiên cứu

trên ,tôi xin đưa ra phương trình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên nhân nợ xấu

với các biến độc lập dùng để giải thích dự kiến như sau:

Y = a0 + a1X1 + … + a4X4 + a5D1 + … + a16D12 .

Trong đó :

Y: số tiền khách hàng chưa trả được cho ngân hàng ( thuộc nợ xấu ).

a0: hằng số.

ai : các hệ số ước lượng của biến độc lập( i=1,16).

X1 : số tiền khách hàng vay vốn ngân hàng.

X2 : lãi suất vay.

X3 : Doanh thu trung bình của KH trong 2 năm trước khi vay.

X4: Lợi nhuận ròng trung bình của KH trong 2 năm trước khi vay.

Page 52: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

46

D1 : (biến giả ) Loại hình ngân hàng.

D1=1 : ngân hàng quốc doanh.

D1 = 0: ngân hàng ngoài quốc doanh.

D2 : ( Biến giả ) Loại hình doanh nghiệp 1.

D2 = 1 : Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

D2 = 0: khác.

D3 : ( biến giả ) Loại hình doanh nghiệp 2.

D3 = 1 : công ty TNHH,công ty cổ phần (CTCP).

D3 = 0 : khác.

D4 : ( biến giả ) Loại hình doanh nghiệp 3.

D4 = 1 : Khách hàng cá nhân.

D4 = 0: khác.

D5 : ( biến giả ) Thời hạn vay.

D5 = 1 :ngắn hạn.

D5 = 0 : trung dài hạn.

D6: (biến giả ) Tài sản đảm bảo.

D6 = 1 : có tài sản đảm bảo (thế chấp ).

D6 = 0 : không có tài sản đảm bảo ( tín chấp ).

D7 : ( biến giả ) Lịch sử vay vốn 1.

D7 = 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn.

D7 = 0 : khác.

D8 : (biến giả ) Lịch sử vay vốn 2.

D8 = 1 : Đã có nợ không đủ tiêu chuẩn.

D8 = 0 :khác.

D9: (biến giả ) Hình thức trả nợ.

D9 = 1 : cuối kì.

D9 = 0 : định kì.

D10 : (biến giả ) Nợ xấu do yếu tố bất khả kháng.

D10 = 1 : có gặp yếu tố bất khả kháng.

D10 = 0 : không gặp yếu tố bất khả kháng.

D11: ( biến giả ) Nợ xấu do được nhà nước bảo lãnh khoản vay.

D11 = 1 : Có.

D11 = 0 : không.

Page 53: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

47

D12 : ( biến giả ) Nợ xấu do NVTD thông đồng,làm việc thiếu trách nhiệm.

D12 = 1 : Có.

D12 = 0 : không.

4.1.2.2. Kết quả phân tích mô hình :

Để hiểu rõ hơn về cách đánh giá những yếu tố gây ra nợ xấu cho ngân hàng,ta xem xét

mối tương quan giữa số tiền khách hàng chưa trả cho ngân hàng ( nợ xấu nhóm 3 trở lên )

với các nhân tố tác động dự kiến như trên bằng cách ứng dụng phần mềm SPSS 16.để xử

lý các số liệu thu thập được ; và ta được kết quả phân tích mô hình như sau :

Bảng 4.10 : Kết quả phân tích mô hình:

Chỉ tiêu Hệ số ƯL Sai số Giá trị t P- value

Hằng số 790.963 825.584 -0.958 0.344

Số tiền vay vốn ban đầu(X1) 0.091 0.0012 7.719* 0.000

Lãi suất vay (X2) 8177.517 4740.237 1.725** 0.092

Doanh thu trung bình (X3) 0.001 0.002 0.578 0.567

Lợi nhuân ròng TB (X4) -0.143 0.057 -2.513* 0.016

Loại hình ngân hàng (D1) -8.820 136.497 -0.065 0.949

Loại hình DN1 (D2) -369.682 180.144 -2.052* 0.047

Loại hình DN2 (D3)

Loại hình DN3 (D4) -104.009 175.059 -0.594 0.556

Thời hạn vay (D5) 8.416 151.351 0.056 0.956

Tài sản đảm bảo (D6) 68.663 220.741 0.311 0.757

Lịch sử vay vốn 1 (D7) 56.958 164.046 0.347 0.730

Lịch sử vay vốn 2 (D8) -326.655 259.282 -1.260 0.215

Hình thức trả nợ (D9) -435.212 154.991 -2.808* 0.008

Yếu tố bất khả kháng (D10) 585.398 181.494 3.225* 0.003

Nhà nước bảo lãnh (D11) 147.111 247.377 0.595 0.555

NVTD thông đồng (D12) -98.181 178.947 -0.549 0.586

R-square (R2) 0.817

F-statistic (giá trị F) 11.590

Sig F 0.000

Giá trị Durbin-Watson 1.924

Có ý nghĩa ở mức 5%(*),10%(*)

(nguồn : tổng hợp từ kết quả SPSS).

Page 54: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

48

Đánh giá sự phù hợp của mô hình :

Thước đo sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính ở đây là hệ số xác định R2,hệ

số này nói lên phần trăm biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến

độc lập.

Theo kết quả phân tích trên thì R2 = 81.7% cho thấy mô hình đã được xây dựng

phù hợp với thực tế đén hơn 80%,nghĩa là có 81.3% sự biến động của số nợ xấu

khách hàng gặp phải có thể được giả thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa các biến

độc lập : số tiền vay vốn ban đầu,lãi suất vay,lợi nhuận ròng,loại hình DN

1,hình thức trả nợ và yếu tố bất khả kháng.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình :

Giá trị được dùng để kiểm định là giá trị F (F-Statistic).Việc kiểm định này nhằm

đảm bảo cho kết luận rằng sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính mẫu với các

hệ số tìm được vẫn còn giá trị khi suy ra mô hình thực tế cho tổng thể.

Để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể,ta đặt giả thiết:

H0 : R2 = 0 : nghĩa là không có mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố độc

lập với đại lượng cần giải thích trong tổng thể.

Ta sử dụng giá trị F để làm căn cứ cho việc chấp nhận hay bác bỏ giả thiết trên.Giá

trị F được tính như sau :

Phương sai của Y được giải thích bằng các biến trong phương trình

F =

Phương sai của Y được giải thích bởi các biến khác

Đại lượng dùng để so sánh là đại lượng có phân phối F với k bậc tự do ở tử số và n-k-1

bậc tự dở mẫu số.Giá trị F(k,k-1,∞) này được tra trong bảng phân phối Fisher với mức ý

nghĩa ∞= 5%.

Điều ta cần là chứng minh giả thiết H0 bị bác bỏ,nghĩa là khi F > F(k,n-k-1, ∞) để thấy được

có mối quan hệ tuyến tính giữa nhân tố độc lập với đại lượng cần giải thích trong tổng

thể.

Theo kết quả phân tích từ SPSS,ta thấy F= 11.590 > F ( 16,38,5%) và sigF=0 < 0.05

nên ta chưa có đủ bằng chứng để chấp nhận giả thiết H0.

Như vậy,ta kết luận được rằng mô hình hồi quy được xây dựng có ý nghĩa khi suy ra cho

tổng thể.

Kiểm định sự tương quan trong mô hình :

Kiểm định sự tương quan trong mô hình nhằm đảm bảo cho việc không có sự

tương quan giữa các biến trong mô hình.Phương pháp kiểm định được sử dụng để

phát hiện ra hiện tượng tự tương quan là kiểm định d Durbin-Watson.

Ta sử dụng đại lượng d để làm căn cứ xét hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Page 55: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

49

Tổng bình phương độ lệch các sai số

d =

Tổng bình phương các sai số

Thông thường d có giá trị từ 0 đến 4 với :

0 < d < 1 : có hiện tượng tự tương quan dương.

1 < d < 3 : không có hiện tượng tự tương quan âm.

3 < d < 4 : có hiện tượng tự tương quan âm.

Theo kết quả phân tích từ SPSS, d = 1.924 nằm trong khoảng (1-3) nên ta có thể kết luận

rằng không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình đã xây dựng.

Đây là mô hình hồi quy của mẫu,để đảm bảo ý nghĩa của mô hình khi suy ra cho tổng

thể,ta tiến hành kiểm định giả thiết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy.

Để kiểm định sự phù hợp của các hệ số trong mô hình hồi quy mẫu khi suy ra tổng thể,ta

đặt giả thiết H0 : ai = 0 khi xác suất của giá trị t ( sig t ) < mức ý nghĩa ∞.

Theo kết quả đã phân tích trên,ở mức ý nghĩa 5%,ta xác định được 5 nhân tố có hệ

số ước lượng được đảm bảo có ý nghĩa thống kê,đó là : ( X1 ) số tiền vay vốn ban đầu (

sig t = 0.000 );(X4) lợi nhuận ròng trung bình ( sig t=0.016);

(D2) loại hình doanh nghiệp 1 ( sig t = 0.047 );(D9) hình thức trả nợ ( sig t = 0.08);(D10)

yếu tố bất khả kháng (sig t= 0.03).

Ngoài ra , phương trình trên sẽ chịu thêm sự tác động nữa từ nhân tố thứ 6 là lãi

suất vay vốn (X2) có sig t = 0.092, bên cạnh 5 nhân tố đã nêu ở trên với độ tin cậy 90%

có ý nghĩa về mặt thống kê.

4.1.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khoản nợ xấu từ phía khách hàng

qua mô hình hồi quy tuyến tính :

Phương trình được ước lượng ở trên cho ta thấy các biến: số tiền vay vốn ban đầu ( X1 );

lãi suất trung bình (X2);lợi nhuận ròng trung bình (X4);loại hình doanh nghiệp 1(D2);hình

thức trả nợ (D9);yếu tố bất khả kháng ( D10) là những biến dự đoán tôt nhất cho số tiền

mà người đi vay không trả được cho ngân hàng đúng hạn gây ra nợ xấu. Các yếu tố dự

kiến còn lại không phải là không tác động đến số tiền.

Vì vậy,có thể nói những yếu tố còn lại đó cùng với một số yếu tố khách quan tồn tại trong

thực tế khác chính là phần biến động ngẫu nhiên của mô hình.

Bảng 4.11 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng.

Biến Nhân tố ảnh hưởng Hệ số ước lượng

X1 Số tiền vay vốn ban đầu 0.091

X2 Lãi suất trung bình 81.775

X4 Lợi nhuận ròng trung bình -0.143

D2 Loại hình DN 1 (DNTN) -369.682

D9 Hình thức trả nợ -435.212

D10 Yếu tố bất khả kháng 585.398

(nguồn : kết quả từ bảng phân tích SPSS )

Page 56: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

50

Ảnh hưởng của nhân tố số tiền vay vốn ban đầu ( X1 ) :

Hệ số a1 = 0.091 >0 cho biết giữa số tiền khách hàng vay vốn và số tiền khách hàng

bị nợ xấu có mối quan hệ đồng biến với nhau,nghĩa là nếu khách hàng vay càng

nhiều thì càng có khả năng các khoản nợ xấu không trả được sẽ gia tăng.Cụ thể là :

với độ tin cậy 95%,khi các yếu tố khác không đổi,cứ 1% số tiền vay tăng thêm( hoặc

giảm đi ) sẽ làm cho số tiền không trả được tăng thêm ( hoặc giảm đi ) 0.091 %.

Ảnh hưởng nhân tố lãi suất trung bình ( X2).

Hệ số a2 = 81.775 > 0 cho biết giữa lãi suất vay vốn và số tiền khách hàng bị nợ xấu

có mối quan hệ đồng biến với nhau,nghĩa là nếu lãi suất vay càng cao thì càng có khả

năng các khoản nợ xấu không trả được sẽ gia tăng.Cụ thể là : với độ tin cậy 90%,khi

các yếu tố khác không đổi,cứ 1%;lãi suất vay tăng thêm (hoặc giảm đi) sẽ làm cho số

tiền không trả được lên ( hoặc giảm đi) 81.78%.

Ảnh hưởng nhân tố lợi nhuận ròng trung bình ( X4)

Ta thấy hệ số a4= - 0.143< 0,nghĩa là yếu tố lợi nhuận ròng trung bình và số tiền

khách hàng bị nợ xấu nghịch chiều với nhau.Cụ thể với độ tin cậy 95%,khi lợi nhuận

ròng trung bình tăng lên ( hoặc giảm xuống ) 1% thì khoản nợ xấu khách hàng gặp

phải sẽ giảm (hoặc tăng ) 0.143%.

Ảnh hưởng của nhân tố loại hình doanh nghiệp 1 ( biến giả D2)

Với hệ số a6= -369.682, có nghĩa là trong số các khách hàng vay vốn thì nếu như

khách hàng là DNTN thì họ sẽ có số nợ xấu ít hơn các loại hình khác 369.682 triệu

đồng.

Ảnh hưởng của nhân tố hình thức trả nợ ( D9)

Với hệ số a9=-435.212,có ý nghĩa là nếu khách hàng trả nợ với hình thức cuối kì mới

trả gốc thì khoản nợ xấu gặp phải sẽ nhiều hơn khách hàng trả nợ gốc theo định kì là

435.212 triệu đồng.Điều này trong thực tế cũng chính xác bởi vì nếu khách hàng dồn

hết nợ gốc đến cuối kì mới trả thì sẽ gây gánh nặng lớn về lãi suất cũng như khoản dư

nợ;chưa kể nếu việc kinh doanh gặp khó khăn thì càng khó trả nợ đúng hạn hơn là

việc trả dần dần sẽ giảm rủi ro cho ngân hàng hơn.

Ảnh hưởng của nhân tố yếu tố bất khả kháng ( D10 )

Hệ số góc a10 = 585.398,với ý nghĩa là các khách hàng vay vốn khi gặp yếu tố bất

khả kháng như hoả hoạn,thiên tai… sẽ khó có khả năng trả nợ đúng hạn hơn so với

việc không gặp các nguyên nhân khách quan này và số nợ xấu khi gặp sẽ lớn hơn

585.398 triệu đồng.

Bên cạnh đó,các yếu tố khác không dự đoán được bởi mô hình có tác động tổng hợp làm

tăng số tiền nợ xấu lên 790.963 triệu đồng bên cạnh ảnh hưởng của những yếu tố trên.

Tóm lại,ta có thể kết luận rằng với độ tin cậy 95%,các yếu tố như số tiền vay vốn ban

đầu;lãi suất trung bình;lợi nhuận ròng trung bình;loại hình DN 1;hình thức trả nợ;yếu tố

bất khả kháng làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng với ngân hàng,từ đó

làm gia tăng nợ xấu.

4.1.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng :

Theo bảng khảo sát thu thập được,thì các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ của khách hàng,làm khách hàng trả nợ gốc ( hoặc lãi) trễ hạn,từ đó tỷ lệ nợ

Page 57: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

51

xấu gia tăng như sau :

Bảng 4.12 : Nguyên nhân ảnh hưởng khả năng trả nợ khách hàng :

Yếu tố

Phần trăm

lựa chọn(%)

Đồng ý

*Nhóm yếu tố khách quan : 74.5

1.Kinh tế suy thoái làm kinh doanh khó khăn,không trả nợ đúng hạn. 19.6

2.Hành lang pháp lý và hệ thống văn bản pháp luật chưa chặt chẽ. 21.6

3. Chính sách của nhà nước về hỗ trợ lãi suất. 68.6

4. Kinh tế trong nước bất ổn,lạm phát,lãi suất gia tăng. 76.5

5. Yếu tố bất khả kháng như : thiên tai,hoả hoạn,lụt,động đất…

*Nhóm yếu tố chủ quan:

A. Do khách hàng (KH): 70.6

1.Năng lực tài chính của KH yếu kém,vốn tự có thấp . 68.6

2.Hoạt động kinh doanh của KH không gặp thuận lợi. 62.7

3. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích. 47.1

4.KH lập hồ sơ giả để vay vốn. 45.1

5. KH qua đời đột ngột hay bị phá sản,giải thể. 25.5

6.KH được nhà nước bảo lãnh,không qua thẩm định phương án SX. 45.1

7. KH không muốn trả nợ.

B. Do nhân viên tín dụng ( NVTD)

1. Năng lực nhân viên tín dụng thấp. 54.9

2. Không tuân thủ quy trình thẩm định,thiếu trách nhiệm. 62.7

3. Đạo đức kém,thông đồng với người đi vay để trục lợi riêng. 47.1

C. Do lãnh đạo ngân hàng.

1.Chạy theo chỉ tiêu,cho vay nhiều để đạt hạn mức 43.1

2. Không sâu sát với NVTD,KH vay vốn,thiếu trách nhiệm. 49.0

3. Lãnh đạo trục lợi cá nhân,làm hồ sơ giả cho KH vay vốn. 66.7

D. Các yếu tố khác :

1.TS đảm bảo bị giảm giá trị,bị tranh chấp hay thu hồi. 47.1

2. Định giá TS đảm bảo cao hơn giá trị thực. 45.1

3. Dòng tiền thu nợ chưa kịp về để trả nợ NH. 76.5

(nguồn :tổng hợp từ kết quả khảo sát ).

Từ các thông tin trên cùng với thực tế quan sát được trong quá trình thực tập,em

xin rút ra những nguyên nhân làm cho khách hàng vay vốn khó có khả năng trả nợ gốc

đến hạn như sau:

Page 58: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

52

4.1.3.1. Nguyên nhân khách quan :

Nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (74.5%) ở các sự lựa chọn đó là kinh tế suy

thoái ,gây khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn.Tất cả các chủ thể hoạt động kinh

doanh đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau tạo nên một chuỗi các mắt

xích.Đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi mà quá trình toàn cầu hoá ngày càng

mở rộng và phổ biến,sự phát triển của quốc gia này ảnh hưởng sâu rộng đến quốc

gia khác thì các mắt xích trên lại càng liên kết chặt chẽ và quan hệ mật thiết với

nhau.Khi một nền kinh tế suy thoái sẽ làm cho hầu như các chủ thể kinh tế khác

lâm vào tình trạng vỡ nợ hoặc hoạt động kinh doanh gặp khó khăn và doanh số sụt

giảm.Khi đó,các khoản vay tại ngân hàng đến thời kì thanh toán không thực hiện

đúng cam kết của ngân hàng.Và hậu quả của nó là các khoản nợ xấu phát sinh.

Nguyên nhân tiếp theo và cũng chính là bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện

nay là sự bất ổn kinh tế,lạm phát,lãi suất gia tăng.Khi nền kinh tế trong nước

không ổn định,lạm phát tăng cao sẽ kéo theo lãi suất tăng.Những doanh nghiệp

mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao,họ có khả năng tìm đến những

nguồn vốn khác.Phần lớn những doanh nghiệp chấp nhận lãi suất cao đó xuất phát

từ sự thiếu vốn trầm trọng,năng lực tài chính hạn chế,độ tín nhiệm thấp nên không

thể tiếp cận với những nguồn vốn khác.Và tất nhiên,nguy cơ nợ xấu ngân hàng

tăng lên.

Một nguyên nhân nữa chiếm tỷ trọng cũng khá cao nhưng thuộc những yếu tố gây

tổn thất không thể đo lường trước hoặc không thể tránh khỏi dù đã nhận biết trước

: lũ lụt,hạn hán,bão,song thần,hoả hoạn… Những yếu tố này thường gây thiệt hại

lớn và có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp.Do đó các nhân tố này khi đã xảy ra

sẽ làm cho nợ xấu tăng lên do doanh nghiệp mất khả năng chi trả.

Các nguyên nhân khác nhau như môi trường pháp lý càng chặt chẽ và phù hợp với

thực tế càng góp phần ổn định hoạt động hoạt động kinh tế,đảm bảo quyền lợi cho

các bên tham gia.Quốc gia mà có hệ thống pháp luật không chặt chẽ,chưa đầy

đủ,thiếu đồng bộ và không nghiêm minh thì không thể đảm bảo cho một môi

trường kinh doanh an toàn hay bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên cho vay được.

4.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan :

Từ phía khách hàng :

Nguyên nhân hàng đầu là do năng lực tài chính của ngân hàng yếu kém,vốn tự có

thấp(70.6%).Với nguồn vốn chủ sở hữu thấp,hoạt động kinh doanh chủ yếu phụ

thuộc vào nguồn vốn vay ,điều này có thể giúp người đi vay lợi dụng được đòn

bẩy tài chính để nâng cao ROE,tuy nhiên lại chứa đựng rủi ro lãi suất lớn,nhất là

trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay khi lãi suất cho vay không ngừng được điều

chỉnh tăng.Đi kèm theo nguyên nhân này cũng có thể do sự tiếp tay từ phía nhân

viên tín dụng ngân hàng khi cho vay với đối tượng có năng lực tài chính kém,hoặc

cấp tín dụng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu.

Page 59: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

53

Nguyên nhân tiếp theo (68.6%) là do hoạt động kinh doanh của khách không gặp

thuận lợi,sự xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh hay nhu cầu của người tiêu

dùng giảm sút khiến lợi nhuận suy giảm,không theo kịp chỉ tiêu chủ doanh nghiệp

đưa ra.

Một nguyên nhân mang tính gian lận từ phía khách hàng là do sử dụng vốn vay

không đúng mục đích (chiếm 62.7%).Đây là một trong những gian lận xảy ra phổ

biến trong thực tế hiện nay.Việc không giám sát chẽ của ngân hàng sau khi phát

tiền vay tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích,dẫn đến rủi ro

không thu hồi được vốn vay nếu khách hàng bị thua lỗ,phá sản.

Ngoài ra những nguyên nhân như khách hàng lập hồ sơ vay vốn giả hoặc khách

hàng qua đời đột ngột,giải thể… cũng chiếm tỷ lệ cao ( trên 40%).

Từ phía ngân hàng :

Nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do nhân viên tín dụng làm việc thiếu trách

nhiệm (62.7%),không thực hiện đúng các quy trình tín dụng,không theo sát khách

hàng nên không biết được tình hình kinh doanh của người vay như thế nào để có

hướng xử lý hạn chế rủi ro.

Một nguyên nhân khác nữa là trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng còn kém :

chất lượng thẩm định kém,quản lý lỏng lẽo…Nhân viên tín dụng thẩm định không

chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh hay đinh giá không đúng giá trị thực

của tài sản đảm bảo,đẩy giá trị lên quá cao so với mức vay vốn dẫn đến rủi ro hay

thiếu thông tin khách hàng,ngành ngề kinh doanh…dẫn đến thẩm định phương án

vay vốn không chính xác,đánh giá không đúng năng lực thật sự của khách

hàng,không phát hiện được những âm mưu lừa đảo.

Nếu xét theo nguyên nhân từ lãnh đạo ngân hàng thì đa số các khoản nợ xấu giá trị

lớn đều do đạo đức nghề nghiệp kém.Lãnh đạo sử dụng chức vụ của mình thông

đồng với khách hàng làm sao lệch hồ sơ,hoặc móc nối với nhân viên tín dụng cố ý

làm sai quy trình để nhằm vụ lợi cá nhân gây rủi roc ho ngân hàng.

Một số nguyên nhân khác như ngân hàng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các rủi ro

tiềm ẩn có thể xuất hiện,cấp tín dụng bừa bãi; lãnh đạo chạy theo chỉ tiêu ,cho vay

vượt hạn mức;cán bộ không nhiệt huyết với công việc…

Page 60: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

54

4.1.4. Kết quả bảng khảo sát :

Năm 2011 bắt đầu với một sự bất ổn lớn trong nền kinh tế khi các chính sách của NHNN

liên tục và đánh dấu một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam.Vì thế,trong bảng

khảo sát này,khi đưa ra 2 câu hỏi : trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, “ những yếu

tố nào mà người đi vay cho rằng có thể ảnh hưởng làm cho khoản nợ gốc (hoặc lãi) của

họ khó trả đúng hạn “ và” khi cho khách hàng vay vốn,ngân hàng chú trọng đến yếu tố

nào để nhằm giảm thiểu việc khách hàng không trả nợ ( hoặc lãi) đúng hạn”,kết quả khảo

sát như sau :

Bảng 4.13: Yếu tố người đi vay cho rằng có thể làm khoản nợ gốc khó trả đúng hạn.

Responses Percent of Cases N Percent

Lai suat cho vay

cau 5 Chi phi san xuat

Thoi han vay

So tien vay

Thuong hieu ngan hang

Chinh sach NHTM

Chinh sach NHNN

Loai tien vay (vang,VND,USD)

Total

41

32

19

32

1

7

25

29

186

22.0%

17.2%

10.2%

17.2%

0.5%

3.8%

13.4%

15.6%

100.0%

82.0%

64.0%

38.0%

64.0%

2.0%

14.0%

50.0%

58.0%

372.0%

(nguồn : tổng hợp từ kết quả khảo sát ).

Lãi suất cho vay vẫn là yếu tố quan trọng nhất với 82% sự lựa chọn bởi vì lãi suất

càng cao thì gánh nặng lãi vay của khách hàng phải trả càng cao,cùng với khoản

nợ gốc vô hình sẽ đẩy người đi vay vào thế không đủ tiền trả nợ,bởi lãi suất tăng

lên sẽ khiến kế hoạch trả nợ của khách hàng bị thay đổi.

Hai yếu tố tiếp theo mà khách hàng luôn chú ý đó là chi phí sản xuất và số tiền vay

vốn ngân hàng.Chi phí sản xuất càng cao sẽ khiến lợi nhuận khách hàng giảm,từ

đó ảnh hưởng đến khoản trả lãi và gốc,đặc biệt khi số tiền vay vốn càng lớn thì lãi

vay và số gốc trả cũng càng lớn.

Loại tiền vay và chính sách của NHNN cũng là những yếu tố cần xét đến.Trong

một nền kinh tế bấp bênh như hiện nay,khi tỉ giá ngoại tệ thì thay đổi thường

Page 61: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

55

xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu,đồng tiền Việt

Nam sẽ càng mất giá;hoặc khi khách hàng vay vốn bằng vàng nhưng giá vàng lại

tăng sẽ làm khoản vay gia tăng theo.Khách hàng phải trả nợ theo giá trị cao hơn

giá trị ban đầu đã vay,và điều đó vô hình chung đã dẫn đến những khoản nợ quá

hạn.

Đối với các NHTM,khi cho các khách hàng vay vốn cũng sẽ chú trọng đến các yếu tố sau

:

Bảng 4.14 : khi cho KH vay vốn,ngân hàng chú trọng đến yếu tố nào nhằm giảm thiểu

việc KH không trả nợ đúng hạn.

Responses Percent of Cases N Percent

Cau 6a loai hinh doanh nghiep

loi nhuan rong cua khach hang

linh vuc kinh doanh

so tien vay

muc dich vay von

thoi han vay von

lich su vay von

von chu so huu

tai san dam bao no vay

do tin nhiem

Total

4

36

31

23

42

21

36

10

34

32

269

1.5%

13.4%

11.5%

8.6%

15.6%

7.8%

13.4%

3.7%

12.6%

11.9%

100.0%

7.8%

70.6%

60.8%

45.1%

82.4%

41.2%

70.6%

19.6%

66.7%

62.7%

527.5%

(nguồn : tổng hợp từ kết quả khảo sát )

Mục đích vay vốn là yếu tố mà ngân hàng chú trọng nhất theo kết quả bảng khảo

sát (82.4%).Trong tình hình tín dụng thắt chặt như hiện nay,đặc biệt là sự thắt chặt

trong tín dụng phi sản xuất : vay để kinh doanh chứng khoán,bất động sản… thì

việc khách hàng sử dụng vốn vay với mục đích gì sẽ quyết định đến lãi suất và số

tiền cho vay.Ngoài ra,việc khách hàng vay và sử dụng vốn có đúng mục đích hay

không cũng mang một yếu tố quan trọng,bởi việc sử dụng vốn vay sai mục đích

như đã cam kết có thể mang đến cho khách hàng một kết quả kinh doanh không

tốt,từ đó đưa khách hàng đến nguy cơ không trả nợ được.

Lợi nhuận ròng là yếu tố định lượng và là chỉ tiêu quan trọng không kém vì đó

chính là nguồn trả nợ chính của khách hàng.Khi lợi nhuận càng cao thì càng có

Page 62: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

56

nguồn trả nợ cho khách hàng.Các yếu tố như lãi suất,chi phí sản xuất,lạm phát…sẽ

ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận ròng này.

Lịch sử vay vốn của khách hàng là một trong những yếu tố ngân hàng tìm hiểu để

đưa vào xét cho vay với lãi suất và số tiền là bao nhiêu vì nó thể hiện uy tín của

khách hàng trong việc thanh toán nợ.Ngân hàng thường xét lịch sử vay vốn cũng

như dư nợ hiện tại của người vay thông qua dữ liệu từ hệ thống CIC của NHNN.

Một số yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng như :tài sản đảm bảo nợ vay,độ

tín nhiệm của khách hàng,lĩnh vực kinh doanh,số tiền vay...

***Kết luận : Như vậy qua bảng khảo sát và các kết quả được phân tích ở trên,ta

có thể đánh giá được phần nào những nguyên nhân gây nên nợ xấu tại NHTM

hiện nay,cùng với những yếu tố mà khách hàng và ngân hàng chú ý trong việc

phòng ngừa nợ xấu,từ đó đưa ra những giải pháp góp phần đưa đến những khoản

tín dụng chất lượng hơn,trong sạch hơn,để giúp hoạt động kinh doanh của ngân

hàng đạt nhiều kết quả tốt hơn.

4.2. Giải pháp :

Để làm tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý nợ của ngân hàng nhằm làm

giảm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trong quá trình hoạt động của mình,DAB đã đưa

ra nhiều quy chế và quy trình xử lý rủi ro để góp phần ngăn chặn cũng như hạn

chế đến mức có thể những tổn thất có thể xảy ra.Mặt khác,trong năm 2011,DAB

dự kiến sẽ xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,từ đó sẽ mang đến

một cái nhìn chính xác hơn và sự đánh giá đầy đủ,khách quan hơn về khách hàng

của ngân hàng,góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu như DAB đã đề ra,với mục tiêu giảm tỷ

lệ này chỉ còn dưới 1.5%.

4.2.1. Phòng ngừa nợ có vấn đề :

4.2.1.1. Đối với nhân viên tín dụng :

Kiểm tra trước ,trong và sau khi cho vay.Thực hiện kiểm sau khi cho vay

với đầy đủ các quy trình sau :

Kiểm tra hồ sơ vay vốn: được thực hiện đối với các hồ sơ đã lưu

lại,hoặc thông qua trao đổi trực tiếp.

Tái kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,mục đích sử

dụng vốn của khách hàng.

Tái thẩm định năng lực tài chính :

Đối với KHDN : Phân tích BCTC và tài liệu liên quan để

đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Page 63: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

57

Đối với KHCN : tuỳ theo sản phẩm tín dụng, nhân viên tín

dụng tái kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng dùng để trả

nợ cho ngân hàng.

Tái thẩm định TSĐB :

Bảo đảm giá trị tài sản thế chấp,cầm cố còn lại theo giá trị thị

trường tại thời điểm tái thẩm định tối thiểu phải bằng tỉ lệ cho

vay so với tài sản thế chấp/cầm cố đã được cấp có thẩm quyền

phê duyệt.

Thẩm định về tính pháp lý TSĐB so với thời điểm giao dịch

đảm bảo,đặc biệt là tài sản hình thành trong tương lai.

Cập nhật thông tin liên quan đến khoản vay,phân tích biến

động thường ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Quản lý,theo dõi và thu hồi nợ,kể cả nợ đã xử lý rủi ro.

Phân tích chất lượng tín dụng,phân loại khoản vay theo đúng

nguyên tắc để đưa ra kế hoạch kiểm tra,phòng ngừa và xử lý.

Thu thập và khai thác các thông tin một cách thường xuyên để có

hướng xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề.Các nguồn thông tin bao gồm

thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước các cấp,cơ quan nội chính,cơ quan

thuế,các phương tiện thông tin đại chúng,từ đối thủ cạnh tranh của khách

hàng và từ CIC…

4.2.1.2. Đối với các cấp quản lý của nhân viên tín dụng :

Chủ động ngăn ngừa mối quan hệ bất thường giữa nhân viên tín dụng với khách

hàng vay,kiểm tra mức độ trung thực trong tờ trình của nhân viên tín dụng;kiểm tra tinh

thần trách nhiệm của nhân viên tín dụng với công việc.

4.2.2. Các hình thức xử lý nợ xấu :

4.2.2.1. Thành lập công ty mua bán nợ trực thuộc ngân hàng:

Trong năm 2010,DongA Bank đã có văn bản gửi các cổ đông xin ý kiến về việc thành

lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Đông Á ( AMC ) thuộc 100% vốn của ngân

hàng.Công ty có vốn điều lệ là 50 tỷ đồng,với thời gian hoạt động là 70 năm.

Theo đề án thành lập,AMC sẽ tiếp nhận,quản lý và giải quyết các khoản nợ quá hạn khó

đòi của ngân hàng;tiếp nhận,quản lý tài sản đảm bảo nợ vay ( tài sản cầm cố,thế chấp…)

liên quan đến các khoản nợ để xử lý và thu hồi trong thời gian ngắn nhất;chủ động bán

các tài sản đảm bảo nợ vay thuộc quyền định đoạt của ngân hàng;xử lý tài sản đảm bảo

nợ vay bằng biện pháp thích hợp :cải tạo,sửa chữa,nâng cấp tài sản để bán,cho thuê,khai

thác kinh doanh,góp vốn,liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ….

Sự ra đời của AMC là một việc làm thiết yếu,nhằm giải quyết nợ xấu,cơ cấu lại nợ

quá hạn cho ngân hàng và khai thác kinh doanh có hiệu quả các tài sản được cấn trừ nợ

Page 64: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

58

hoặc được toà án giao để giảm thiểu các thiệt hại cho ngân hàng,đồng thời giải quyết

được vấn đề quản lý tài sản cầm cố thế chấp một cách hiệu quả.

4.2.2.2. Cơ cấu lại khoản nợ ngân hàng- miễn giảm lãi :

Gia hạn nợ :

- Gia hạn nợ là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ (gốc,lãi) vượt quá

thời hạn đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng và

khách hàng.

- Gia hạn nợ được áp dụng khi có sự kiện bất khả kháng và khách hàng vẫn còn khả

năng trả nợ cho ngân hàng.

- Tiếp tục thu hồi Nợ khi hết thời gian gia hạn.

Khoanh nợ :

- Là biện pháp tạm thời chưa thu nợ ( gốc,lãi ) trong một thời gian nhất định và

không tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó.

- Gia hạn nợ được áp dụng khi có sự kiện bất khả kháng và khách hàng vẫn có khả

năng trả được nợ cho DAB.

Mục đích miễn giảm lãi :

- Tạo điều kiện cho khách hàng khắc phục khó khăn,khôi phục sản xuất,kinh

doanh,tạo nguồn thu nhập trả được nợ.

- Tạo điều kiện để DAB xử lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn,nợ xấu nhanh chóng

và đạt hiệu quả.

- Nhằm thu hồi vốn nhanh để nâng cao năng lực tài chính của DAB.

- Để tăng tính cạnh tranh trên thị trường tín dụng và phù hợp với xu hướng thị

trường tại từng thời điểm trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng/cam kết.

4.2.2.3. Xử lý TSĐB :

Một số hình thức xử lý TSĐB theo quy định của DAB như sau :

DAB chủ động bán các tài sản không bắt buộc phải đăng kí quyền sở hữu tại cơ quan

nhà nước có thẩm quyền theo thoả thuận tại hợp đồng cầm cố / thế chấp tài sản để vay

vốn đã kí kết.Ngân hàng có thể áp dụng trước khi khởi kiện và có thể ngay sau khi

khách hàng phát sinh khoản nợ quá hạn mà đơn vị đánh giá là khách hàng không có

khả năng trả nợ và cần sớm xử lý TSĐB để bảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Khách hàng uỷ quyền cho DAB bán tài sản theo 2 cách : trực tiếp bán tài sản cho

người mua,hoặc bán tài sản thông qua hình thức đấu giá.

Nhận TSĐB để trừ nợ.Để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng,ngân hàng có

thể nhận hay mua lại TSĐB .Đối với TSĐB là các giấy tờ có giá,sổ tiết kiệm,các

khoản tiền gửi có kì hạn…ngân hàng dựa trên các cam kết uỷ quyền trong hợp đồng

tín dụng để tiến hành thu nợ.Đối với các TSĐB khác,nếu mua lại phải theo giá thị

trường.

Chuyển đổi khoản nợ của khách hàng thành góp vốn của khách hàng vào doanh

nghiệp.

DAB xử lý tài sản thông qua việc khởi kiện/thi hành án theo quy định của pháp luật

Page 65: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

59

Xoá nợ : Ngân hàng sẽ thực hiện xoá nợ đôi với các khoản tín dụng “đóng băng” hội

đủ điều kiện để xử lý rủi ro,hoặc theo chỉ định của chính phủ,để nhằm lành mạnh hoá

hoạt động tín dụng của mình.Ngân hàng có thể xoá các khoản nợ bằng cách giảm lợi

nhuận hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.

4.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nợ xấu :

4.2.3.1. Nâng cao công tác tổ chức và quản lý nhân sự :

Để có thể tồn tại và phát triển vững chắc ,DAB phải có được sự điều hành,lãnh

đạo bởi người am hiểu chuyên môn cao,nhân viên phải thành thạo nghiệp vụ,có đạo đức

nghề nghiệp,tuân thủ các quy chế,quy định nghiêm túc.Đã có rất nhiều ngân hàng sụp đổ

chỉ vì khồn am hiểu nghiệp vụ và không tuân theo các quy định chuẩn mực trong hợp

đồng.Cho nên,công tác quản lý nhân sự thật sự quan trọng,cần thiết không thể thiếu đối

với sự phát triển của ngân hàng.Em xin đề xuất một số ý kiến của mình trong công tác tổ

chức và quản lý nhân sự như sau :

Nâng cao chất lượng đầu vào: cần tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn các kỳ thi tuyển

nhân viên để có thể tuyển được các nhân viên có trình độ,có năng lực.Không nên

quá chú trọng vào bằng cấp ứng viên nộp mà phải xem khả năng thật sự và mức độ

phù hợp với công việc mà nhân viên ứng tuyển.

Quan tâm hơn đối với công tác đào tạo cán bộ : nên thường xuyên tổ chức các lớp

tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên,nhất là nhân viên tín dụng.

Tổ chức các buổi thảo luận,buổi nói chuyện chuyên đề,buổi nói chuyện giữa các

phòng ban để trao đổi kinh nghiệm trong công việc nói chung và việc phòng

chống rủi ro nói riêng.Tổ chức các buổi văn nghệ,giao lưu giữa cán bộ của ngân

hàng,giao lưu với các cán bộ ngân hàng bạn.Từ đó.Khơi dậy lòng tin và lòng yêu

nghề của cán bộ ngân hàng.

Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh: đúng với năng lực và khả năng hoàn thành

công việc của từng cán bộ nhân viên,giúp giữ được nhân viên cho ngân hàng.Có

chính sách hấp dẫn nhằm khuyến khích ý tưởng sang tạo của nhân viên.

Bố trí hợp lý giữa cán bộ mới vào nghề và cán bộ có kinh nghiệm lâu năm làm

việc tại ngân hàng để các cán bộ có thể học hỏi lẫn nhau bổ sung những kiến thức

và kinh nghiệm để hoàn thành công việc của mình.Sắp xếp cán bộ theo đúng trình

độ và theo đúng tính chất của công việc tại các phòng.

4.2.3.2. Tăng cường khâu kiểm tra,kiểm soát nội bộ.

Ngân hàng cần phải xây dựng bộ máy kiểm tra,kiểm soát nội bộ đủ sức cả về số lượng

lẫn chất lượng nhằm tăng cường công tác quản lý tín dụng chặt chẽ hơn,đưa hoạt động

tín dụng phát triển đúng hướng,an toàn,hiệu quả,đảm bảo ngăn ngừa rủi ro có thể xảy

ra.

Ngân hàng phải xây dựng hệ thống kiểm soát đồng nhất ở toàn ngân hàng.Quy

trách nhiệm cụ thể từng đối tượng để có hình thức quản lý ,xử lý hiệu quả.

4.2.3.3. Nâng cao công tác đánh giá năng lực pháp lý , tư cách và uy tín của

người đi vay.

Ngân hàng rà soát lại hồ sơ pháp lý khoản vay , trong trường hợp hồ sơ pháp lý

Page 66: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

60

chặt chẽ cần bổ sung,ngân hàng phải tiến hành bổ sung ngay trong thời gian sớm nhất.

Đối với các khách hàng mới,việc tìm hiểu đòi hỏi phải thu thập nhiều thông tin từ

khách hàng của ngân hàng,khách hàng của người vay,nhà cung cấp của người vay,từ

trung tâm rủi ro của Ngân hàng trung ương …Nếu trong quá khứ,họ trả nợ đầy đủ và

đúng hạn thì sẽ thuận lợi hơn cho việc quyết định cấp tín dụng.Nếu có bằng chứng về

sự chậm trễ thường xuyên trong việc trả nợ,thì đó là biểu hiện không tốt,có thể đưa

đến việc quyết định không cho vay.Nếu có nghi ngờ về uy tín của khách hàng thì ngân

hàng có thể yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo cao hơn để an toàn hơn,hay

từ chối khéo không cho vay.

4.2.3.4. Nâng cao công tác thẩm định các yếu tố của môi trường kinh

doanh :

Quan tâm,xem xét các yếu tố của môi trường kinh doanh trên thị trường hoặc từ các

cơ quan thông tin đại chúng,từ báo chí ,tivi,mạng Internet….về tình hình giá

vàng,ngoại tệ,tỷ giá hối đoái,tình hình luật pháp,những thay đổi liên quan đến nghành

nghề mà khách hàng đang kinh doanh.

Tổng hợp và phân tích thông tin các vấn đề đang xảy ra đối với ngành hàng,mặt

hàng,lĩnh vực kinh doanh,dịch vụ mà ngân hàng cho vay kết hợp với các chỉ số kinh

tế vĩ mô của đất nước như tốc độ tăng trưởng,tỷ lệ lạm phát,lãi suất cho vay,lãi suất

huy động,tỷ giá hối đoái,chu kì sống của sản phẩm hàng hoá,dịch vụ mà khách hàng

sử dụng vốn vay của ngân hàng để đầu tư.Thông qua đó thiết lập mối quan hệ giữa

môi trường kinh tế vĩ mô đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách

hàng.

4.2.3.5. Biện pháp phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Để né tránh hoặc giảm thiểu rủi ro đến mức tối thiểu trong hoạt động tín dụng,ngân

hàng có thể dùng nhiều giải pháp khác nhau để phân tán ,né tránh rủi ro.

Đồng tài trợ

Đối với những khoản vay có nhu cầu vốn vay quá lớn và ngân hàng khó có thể

kiểm soát hết các khoản tín dụng đó thì nên tiến hành đồng tài trợ với các ngân

hàng hay các tổ chức tín dụng khác để phân tán rủi ro cho mình.

Bán nợ ( áp dụng khi ngân hàng đã phát tiền xong cho khách hàng ).

Bán nợ là việc bán lại các hợp đồng tín dụng chưa đến hạn thanh toán.Tuỳ vào tình

hình nguồn vốn của ngân hàng,sự đánh giá không khả quan tình hình của khách

hàng,trong một số trường hợp ngân hàng có thể bán lại các hợp đồng tín dụng đó

cho ngân hàng khác,thậm chí bán cho một cá nhân nào đó để tránh rủi roc ho

chính mình ( đẩy rủi ro ).

Bảo lãnh cho nhau

Xây dựng 1 hệ thống pháp luật bình đẳng và ổn định,kích thích đầu tư trong

và ngoài nước.

Thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước,các Ngân hàng

Thương mại quốc doanh.

Cải cách hệ thống thuế,nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT hợp

lý hơn.

Page 67: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

61

Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với

tài sản,loại bỏ khả năng khách hàng có thể dùng một tài sản thế chấp vay

vốn tại nhiều ngân hàng khác nhau.

Xây dựng và triển khai thực hiện 1 chương trình kiểm soát ngân hàng từ

phía nhà nước.

Xây dựng hệ thống luật thương phiếu để điều chỉnh quan hệ mua bán,cầm

cố thương phiếu,đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Nâng cao vai trò của công tác kiểm toán,tránh sự lãng phí của nhà nước cho

công tác kiểm toán.Hiện nay,trong báo cáo đã thông qua báo cáo thường

ghi : “ kết quả của công tác kiểm toán không có giá trị trong vay vốn ngân

hàng”.

Các ngân hàng có thể bảo lãnh cho nhau nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy

ra.Tuy nhiên,cần phải xem xét hình thức này giống như 1 giải pháp đảm

bảo sự an toàn ngân hàng.

Không tập trung cho vay quá nhiều đối với 1 nghành nghề nhất định.

4.3. Kiến Nghị.

4.3.1. Đối với ngân hàng TMCP Đông Á.

Trong xu hướng tiếp tục đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trước yêu cầu hội

nhập,các NHTM nước ta đã và đang đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện

ích,phát triển các dịch vụ phi tín dụng,đa dạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại…

Do đó,Ngân hàng Đông Á nên có chính sách tăng cường hơn nữa các dịch vụ,ngoài

các dịch vụ truyền thống Đông Á nên tập trung hơn nữa các dịch vụ tài chính liên

quan: tư vấn khách hàng thu chi hộ ( thu chi tiền mặt,chi lương nhân viên),dịch vụ tài

khoản,dịch vụ cho thuê lãi,quản lý hộ tài sản,dịch vụ theo yêu cầu…

Thu nhập từ hoạt động tín dụng hiện nay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập

của Đông Á.Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng không những đảm bảo thu nhập

lớn cho Ngân hàng mà còn đảm bảo nguồn thu đó bền vững; đồng thời đảm bảo hiệu

quả kinh doanh cho khách hàng vay vốn.Một trong những giải pháp quan trọng đó là

phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng,phải có cơ chế,chính sách tín dụng

phù hợp.

Bên cạnh đó,Đông Á nên tách biệt chức năng và nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro

thành phòng riêng để hoạt động quản lý rủi ro được chuyên sâu hiệu quả hơn.

Nên chia bộ phận tín dụng ra thành nhiều bộ phận chuyên biệt để dễ dàng hơn trong

quản lý và công việc hiệu quả hơn như :

Bộ phận chuyên thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.

Bộ phận chuyên phụ trách về lập hợp đồng,báo lãi,thu nợ,lãi.

Bộ phận chuyên pháp lý về tài sản đảm bảo của khách hàng : nhiệm vụ xem

giấy tờ của tài sản đảm bảo có hợp lệ không và đi công chứng.

Việc chuyên biệt chức năng của các bộ phận giúp việc đào tạo nghiệp vụ chuyên cho từng

bộ phận sẽ dễ dàng,hiệu quả hơn và giúp rủi ro tín dụng được hạn chế đến mức tối thiểu.

Page 68: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

62

Cần hoàn thiện hơn hệ thống quản lý của Hội sở để việc quản lý các chi nhánh được chặt

chẽ hơn từ đó có biện pháp chỉ đạo sát sao với các hoạt động mang tính chất rủi ro cao

của Chi nhánh.

4.4.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng của trung tâm Thông tin tín dụng Ngân

hàng (CIC),Trung tâm Thông tin và phòng ngừa rủi ro (TPR) để cung cấp thông tin cho

các ngân hàng có chất lượng cao hơn,nhanh chóng,kịp thời và đầy đủ.

Sớm ban hành luật bảo hiểm tín dụng,xây dựng và ban hành các quy chế liên quan đến

bảo hiểm tín dụng hợp lý,áp dụng hiệu quả.

***KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ***

Phần mềm SPSS 16. Được sử dụng trong bài nghiên cứu kết hợp với hình thức phỏng vấn

và bảng khảo sát để đưa ra được mô hình hồi quy tuyến chứng minh mối quan hệ tuyến

tính giữa các nguyên nhân gây ra nợ xấu với khoản nợ xấu mà người đi vay không trả

được khi đến hạn,từ đó chứng minh được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp chủ

yếu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.Từ những số liệu đã phân tích và

đánh giá trong chương 3,cùng với kết quả chạy mô hình hồi quy SPSS trên,đề tài thực tập

này xin đề xuất 1 số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy trình tín dụng tại

Ngân Hàng Đông Á,giảm tỷ lệ nợ xấu còn ở mức thấp,nâng cao khả năng cạnh tranh và

mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất cho hoạt động tín dụng tại ngân

hàng.

Page 69: Nợ xấu   nhtmcp đông á

GVHD :Th.S HOÀNG NGỌC NHẬM

63

Kết Luận.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng,mang lại nguồn lợi nhuận

lớn cho các NHTM và góp phần không nhỏ vào sự phát triển trong tương lai của nền kinh

tế.Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay: bất ổn liên tục,lạm phát tăng cao,các cuộc

chạy đua lãi suất trên toàn hệ thống khiến ngân hàng phải đối diện với những rủi ro thanh

khoản và rủi ro lãi suất rõ rang hơn, và “đau đầu” hơn trong các quyết sách kinh doanh để

vừa đảm bảo có lợi nhuận,vừa giữ vững an toàn vốn cho mình.Đặc biệt,với chỉ thị số

01/CT-NHNN do thống đốc NHNN ban hành ngay1/3/2011,yêu cầu các NHTM trên toàn

hệ thống giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống còn tối đa 16% đến hết năm nay,càng

làm lợi nhuận trong hoạt động tín dụng giảm sút.Bởi cho vay kinh doanh bất động

sản,chứng khoán luôn mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng.

Chính vì vậy,đa số các NHTM trên cả nước đều gặp nhiều khó khăn trong hoạt

động tín dụng của mình.Là 1 trong những Ngân hàng hàng đầu của cả nước,DAB cũng

không tránh khỏi những khó khăn trên,tuy nhiên với phương châm “PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG” mà mình đã đặt ra,NH Đông Á đã không ngừng cải thiện hệ thống kiểm soát nội

bộ,cải tiến quy trình tín dụng,chú trọng “chất lượng” hơn “số lượng” … nên tỷ lệ nợ xấu

luôn có xu hướng giảm thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Đề tài mong muốn mang đến 1 cái nhìn cơ bản nhất về thực trạng hoạt động tín

dụng hiện nay tại hệ thống NHTMMM nói chung cung như của ngân hàng TMCP Đông

Á nói riêng,trong đó chú trọng đặc biệt đến tỷ lệ nợ xấu cùng với công tác quản lý,xử lý

nợ xấu ở NH Đông Á.Từ đó có thể đề xuất 1 số giải pháp khắc phục những tồn tại đồng

thời phát huy những thành tựu đã đạt được trong công tác này.