NÔNG NGHIỆP

11
CỦA AUSTRALIA TẠI VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP

Transcript of NÔNG NGHIỆP

Page 1: NÔNG NGHIỆP

C Ủ A A U S T R A L I A T Ạ I V I Ệ T N A M

NÔNG NGHIỆP

Page 2: NÔNG NGHIỆP

1

Giới thiệu

Quan hệ nông nghiệp của Australia với Việt Nam được xuyên suốt qua tất cả các trụ cột chính trong mối quan hệ song phương giữa hai nước- kinh tế, đổi mới và an ninh. Là đại sứ, tôi luôn ấn tượng với bề dầy và chiều sâu trong hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực nông nghiệp, từ các dự án hỗ trợ nông hộ nhỏ sản xuất kinh doanh, cung ứng rau an toàn cho các siêu thị tại Hà Nội đến các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đi tiên phong ứng dụng công nghệ của Australia trong nuôi tôm bền vững tại Việt Nam.

Tài liệu Chiếu lược Nông Nghiệp Australia tại Việt Nam - đưa ra khung chiến lược cho quan hệ nông nghiệp của hai nước qua hai phái đoàn ngoại giao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phản ánh hoạt động của các cơ quan Chính phủ Australia có đại diện tại Việt Nam. Tài liệu này nêu ra phương thức chuyển đổi sang mối quan hệ đối tác thực sự của hai quốc gia trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, kế thừa và phát huy 40 năm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và tài nguyên nước.

Ngài Craig Chittick Đại sứ Australia tại Việt Nam

Đối tác nông nghiệp song phươngMặc dù Australia và Việt Nam đều là nhà sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn nhưng tỷ trọng thương mại nông nghiệp hai nước chỉ đạt giá trị 2.8 tỷ đô la vào năm 2016. Australia chiếm ưu thế trong xuất khẩu nguyên liệu thô như ngũ cốc, bông và động vật sống. Những mặt hàng này được chế biến tại Việt Nam giúp tạo việc làm và phát triển công nghiệp giá trị gia tăng cho Việt Nam. Australia cũng xuất khẩu rượu, thịt và các sản phẩm từ sữa, được sử dụng trong các nhà hàng và khách sạn trong nghành công nghiệp khách sạn và du lịch tại Việt Nam.

Công nghệ Australia đang được áp dụng tại các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam giúp nâng cao năng suất, an toàn và hỗ trợ Việt Nam phát triển những sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng quốc tế. Đầu tư của Australia vào Việt Nam giúp đa dạng hóa

nghành công nghiệp sản xuất như dệt may, điện tử và chế biến thực phẩm.

Những mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Australia được chế biến và tạo ra giá trị gia tăng tại Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Australia. Xuất khẩu thủy sản, hạt điều và trái cây nhiệt đới cũng đang phát triển.

Australia đã cung cấp gói hỗ trợ dài hạn giúp phát triển nghành nông nghiệp Việt Nam, phát triển cơ hội xuất khẩu cho lâm nghiệp, hải sản và trồng trọt và nâng cao kỹ năng thông qua hợp tác nghiên cứu, các chương trình học bổng và đào tạo. Từ đó, Aus4Vietnam sẽ hỗ trợ cải cách để tự do hóa nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới, và tạo nhiều cơ hội hơn cho khu vực kinh tế tư nhân.

01

02

Chương trình quản lý tổng hợp vùng viên biển tại Đồng bằng sông Cửu-Long do Australia tài trợ. Nguồn: GIZ

Ảnh bìa:Đầu bếp người Australia Luke Nguyen gặp chị Minh, một nông dân từ huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, được hỗ trợ trồng rau an toàn thông qua dự án do ACIAR tài trợ. Nguồn: Đại sứ quán Australia.

Page 3: NÔNG NGHIỆP

32

Aus4Innovation

Aus4Skills

Aus4Water

Aus4Equality Aus4Transport

Aus4Reform Aus4Vietnam

Công ty Australia đầu tư vào các nghành:thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt, sữa, bột mì, lúa mạch, thủy sản, chế biến rau quả.

Thương mại

Đầu tư

Hợp tác phát triển

Giáo dục và đào tạo

ACIAR:

A$100tr đô la Úc,24 năm, 170 dự án

Các dự án hiện ở các lãnh vực sau:• Kinh doanh nông nghiệp• Thủy sản• Lâm sản

• Chính sách phát triển nông nghiệp• Hệ thống chăn nuôi và thú y• Quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng

1.190 suất học bổng nghiên cứu nông nghiệp tại Australia

A$2,16 tỷ đô la A$637 triệu đô la

Công ty Việt Nam đầu tư vào nghành:Động vật sống

Từ năm 2012, có 23 �nh nguyện viên Australia làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và các nghành liên quan

sinh viên theo học nông nghiệp và những nghành liên quan tại Australia thông qua học bổng chính phủ Việt Nam500+

sinh viên học về nông nghiệp thông qua học bổngChính phủ Australia 430

cán bộ Việt Nam nhận học bổng nghiên cứu Endeavour trong đó có 18 cán bộ nhận học bổng sau đại học và 4 cán bộ nhận học bổng đào tạo ngắn hạn.

22cán bộ nhận học bổng John Allwright ACIAR73

cán bộ nhận học bổng (ngắn hạn) John Dillon ACAIR 18

cán bộ nhận học bổng ngắn hạn chính phủ Australia148

Tổng kim ngạch thương mại (2016): A$2,8 tỷ đô la

Lúa mì: 446 triệu đô la Lúa mạch vàmạch nha: 95 triệu đô la

Hợp tác kỹ thuật: chẩn đoán từ xa, xử lý sản phẩm cho kiểm dịch, an toàn thực phẩm, nguyên tắc thương mại toàn cầu, chứng nhận điện tử.

A$125tr. đô la cho dự án nước sạch và vệ sinh +

20tr. đô la cho chương trìnhAus4Water

A$35tr. đô cho chương trình

Aus4Equality bình đẳng giới trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch tại Sơn La và Lào Cai.

A$146tr. đô la cho chương

trình Aus4Skills, trong đó có nâng cao kỹ năng trong nghành nông nghiệp

A$2,8tr. đô cho quản lý rủi ro và thiên tai

A$6,5tr. đô la cho chương

trình Aus4Reform phát triển nông nghiệp cạnh tranh và thị trường sản phẩm

Động vật sống:287 triệu đô la

Gỗ và sảnphẩm gỗ:59 triệu đô la

Sản xuất gỗ250 triệu đô la*

Cà phê: 41 triệu đô la Cá: 62 triệu đô la

Tôm: 136 triệu đô la Hạt điều: 166 triệu đô la

Bông:230 triệu đô la

Hiệp định thương mạiHiệp định thương mại tự do ASEAN, Australia, New Zealand

Đối tác đàm phán tại Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) +Đối tác xuyên Thái Bình Dương

*Sản xuất gỗ không nằm trong thương mại nông nghiệp,thủy sản và lâm nghiệp

Quan hệ đối tác nông nghiệp Việt Nam -Australia

Page 4: NÔNG NGHIỆP

54

Các ưu tiên trong nông nghiệp của Australia tại Việt NamCác ưu tiên đã được xác định để phản ánh mối quan hệ hiện nay và có tính đến các ưu tiên và mục tiêu trong nông nghiệp và các lĩnh vực được quan tâm chung của mỗi nước. Những ưu tiên này lồng ghép các hoạt động liên quan từ các chương trình và chiến lược của Chính phủ Australia tại

Việt Nam bao gồm Australia trong Chiến lược Bình đẳng Giới năm 2016-2020, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) 2017-27, Aus4Equality, Aus4Reform, Aus4Innovation, Đối tác Australia và Ngân hàng Thế giới, và kế hoạch thị trường năm 2017 của Austrade.

03 Hỗ trợ ngành rau quả của Việt NamAustralia đang hỗ trợ cho sự phát triển ngành rau quả của Việt Nam thông qua thúc đẩy tiếp cận thị trường và cải thiện an toàn thực phẩm, cải thiện các quy trình sản xuất và xử lý sau thu hoạch. Việt Nam hiện đang xuất khẩu vải, xoài sang Australia, thanh long cũng sẽ sớm được xuất khẩu sang Australia, các công việc đánh giá hồ sơ cho xuất khẩu quả nhãn đang được xúc tiến. Các cuộc thảo luận thực vật đã được thiết lập tại Diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam-Australia để thống nhất các ưu tiên, cải thiện và hiện thực hóa các cơ hội xuất khẩu mới cho cả Việt Nam và Australia.

Australia cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ sử dụng quy trình chiếu xạ và xử lý nhiệt để loại bỏ dịch hại trên trái cây xuất khẩu và ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Australia, bao gồm hỗ trợ các cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu của Australia. Hai cơ sở chiếu xạ ở Việt Nam hiện nay đã được Australia chấp thuận để xử lý vải và xoài, bốn cơ sở xử lý nhiệt đã được chấp thuận để xử lý thanh long. Chính phủ và các doanh nghiệp Australia đang nỗ lực để có thêm các giải pháp xử lý bổ sung cho trái cây Việt Nam xuất khẩu vào Australia.

Australia hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật cho Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam thông qua Dự án Mạng lưới Chuẩn đoán khu vực ASEAN, xây dựng năng lực và cơ sở hạ tầng để chuẩn đoán dịch hại trên cây trồng. Ngoài ra, Australia đang nỗ lực tăng cường năng lực cho Việt Nam để thực hiện giám sát dịch hại thực vật, quản lý thông tin giám sát và báo cáo kết quả giám sát.

Trong năm 2017-2018, Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Nông sản Australia sẽ làm việc với các nhà xuất khẩu rau quả của Việt Nam để cải tiến công đoạn xử lý, vận chuyển để đảm bảo trái cây Việt Nam được bày bán trên các kệ hàng tại Australia và các thị trường xuất khẩu khác có chất lượng tốt. Chính phủ Australia đang tài trợ cho dự án này thông qua Chương trình Hợp tác Thương mại Nông sản và Tiếp cận Thị trường (ATMAC)

Chiến lược 2017-27 của ACIAR đưa ra đề xuất hỗ trợ liên tục cho ngành rau quả của Việt Nam, bao gồm các dự án phát triển kỹ năng tốt hơn để phân tích và giải quyết các thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sản xuất rau quả, nâng cao chất lượng và giá trị của hoa quả ôn đới và nhiệt đới, nâng cao chất lượng và số lượng rau an toàn. Các dự án cũng sẽ cung cấp thông tin thị trường và năng lực sản xuất đối với cây trồng quan trọng để hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện tốt công tác quy hoạch cho ngành trồng trọt.

Bộ trường Ngoại giao Áustralian và cựu Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại lễ khởi động dự án rau an toàn ACIAR Nguồn: ACIAR Nguồn: Amy Guihot

BẠN CÓ BIẾT?

Các công ty gạo Australia đang tìm nguồn cung gạo từ Việt Nam để ổn định cung, đồng thời cải thiện chất lượng và an toàn trong ngành lúa gạo Việt Nam. Xem thêm trang 10.

KINH TẾĐỔI MỚI

SÁNG TẠO AN NINH

Hợp tác nghiên cứu Quản lý rủi ro của biến đổi khí hậu

Tăng cường thương mại

An ninh nguồn nước

Nông nghiệp bền vững và

bao trùm

Khai thác hải sản bền vững

Phát triển kỹ năng

Hỗ trợ sáng tạo và khởi

nghiệp trong kinh doanh

nông nghiệp

Tăng cường hợp tác trong giới doanh nghiệp

Phát triển công nghệ nông nghiệp

Khuyến khích tăng trưởng kinh tế

Tham gia của khu vực tư nhân

Tăng cường đầu tư

Page 5: NÔNG NGHIỆP

76

CÁC ƯU TIÊN VỀ KINH TẾXúc tiến và thúc đẩy thương mại cho các mặt hàng nông lâm, thủy sản.

• Đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ các yêu cầu tiếp cận thị trường song phương.

— Diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam Australia tạo ra một cơ chế để thống nhất các ưu tiên tiếp cận thị trường và giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ nông nghiệp.

• Hỗ trợ các dự án để cải thiện kết quả tiếp cận thị trường cho Australia và Việt Nam.

• Tăng cường hiện thực hóa cơ hội diễn ra trong khuôn khổ các hiệp định thương mại khu vực.

• Vận động loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết hoặc không hiệu quả trong thương mại cho các mặt hàng nông sản.

• Cải thiện quy trình thông quan hai chiều thông qua tăng cường sử dụng hệ thống chứng nhận điện tử.

• Tăng cường tiếp nhận các mô hình chứng nhận chuẩn hóa, đặc biệt là trong các nhóm thương mại khu vực.

• Hỗ trợ xây dựng chính sách để tạo thuận lợi cho thương mại thông qua

quản lý an toàn thực phẩm và hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật xuất nhập khẩu minh bạch.

• Thực hiện các phân tích chính sách dựa trên bằng chứng để tăng cường an toàn thực phẩm tại các thị trường quốc tế và trong nước của Việt Nam, đồng thời tính toán chi phí và lợi ích của các cơ chế quản lý để đáp ứng yêu cầu của quốc gia nhập khẩu.

• Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại gỗ hợp pháp và tuân thủ các quy định khai thác gỗ bất hợp pháp của Australia thông qua xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho Việt Nam.

Nguồn: DAWR

Các đầu bếp Việt Nam sử dụng nguyên liệu của Australia trong cuộc thi ẩm thực Australia Nguồn: Tổng lãnh sự quán Australia

Khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp.

• Phối hợp với nông dân, doanh nghiệp tư nhân, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu để xác định những khó khăn trở ngại đối với việc phát triển thị trường quyền sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và minh bạch.

• Thực hiện nghiên cứu chính sách ứng dụng để xác định những hạn chế đối với thị trường sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp.

• Tài trợ cho nghiên cứu hợp tác để cải thiện an toàn thực phẩm và thu nhập của nông dân bao gồm tạo thuận lợi cho nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu.

• Hỗ trợ liên kết kinh doanh với khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng lao động nữ.

• Tài trợ cho Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện “Rà soát Chính sách Thuỷ sản và Nuôi trồng Thủy sản tại Việt Nam”.

Hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân.

• Tiến hành các nghiên cứu đánh giá về doanh nghiệp và ngành để hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân vào nông nghiệp.

• Hỗ trợ sự tham gia sâu hơn của khu vực tư nhân trong các ngành công nghiệp phụ trợ bao gồm vận tải, hậu cần và các dịch vụ liên quan.

• Hỗ trợ đối thoại công-tư về cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm.

• Xây dựng kế hoạch hành động hội nhập các doanh nghiệp nông nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu.

• Tài trợ cho Đối tác Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam (PSAV) để cải tiến các phương thức sản xuất nông nghiệp, chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy và mở rộng thị trường nông sản.

• Hỗ trợ xây dựng chính sách và ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp lãnh đạo nữ vừa và nhỏ để kết nối tốt hơn với các chuỗi giá trị toàn cầu.

• Tăng cường liên kết nữ giới có vị trí cao trong ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua các sáng kiến lãnh đạo.

• Huy động sự tham gia của khu vực tư nhân trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp và coi doanh nghiệp là một trong những đối tượng sử dụng chính các kết quả nghiên cứu

Áp dụng chứng nhận điện tửTrao đổi giấy phép xuất khẩu điện tử tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại thông qua quy trình xử lý và thông quan hiệu quả hơn cho các lô hàng thương mại, cải thiện an ninh và giảm nguy cơ gian lận chứng từ. Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) khuyến khích các thành viên áp dụng các hệ thống chứng nhận kiểm dịch động thực vật điện tử hài hoà hoá (ePhyto), bao gồm cả việc tài trợ để xây dựng một Trung tâm Toàn cầu và Hệ thống ePhyto Quốc gia Chung (GeNS).

Tháng 1 năm 2016 IPPC đã thực hiện một khảo sát về sự sẵn sàng tham gia hệ thống ePhyto và Việt Nam được xác định là một quốc gia có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng hệ thống GeNS. Chính phủ Australia đang tài trợ một dự án để phát triển và thực hiện hệ thống GeNS tại Việt Nam. Một khảo sát ban đầu đã được thực hiện vào tháng 3 năm 2017 và triển khai các công việc tiếp theo, bao gồm tổ chức hội thảo, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ những thay đổi pháp lý đã được lên kế hoạch cho năm 2017 và 2018.

[Photo: eCert, Andrew Taylor]

Nguồn: Andrew Taylor

BẠN CÓ BIẾT?

Việt Nam là quốc gia sản xuất tôm giống lớn nhất thế giới. Tìm hiểu công nghệ của Australia góp phần cải thiện năng suất, tính bền vững và an toàn trong ngành thủy sản Việt Nam như thế nào trong trang 13.

BẠN CÓ BIẾT?

Mỗi năm, cứ 100 người tiêu dùng Việt Nam thì có 10-15 người bị ảnh hưởng bởi bệnh từ thực phẩm. Xem cách thức Australia hợp tác giải quyết vấn đề này tại trang 9 và 12.

Page 6: NÔNG NGHIỆP

98

Thúc đẩy đầu tư tư nhân vào ngành nông nghiệp.

• Giảm rào cản đối với sự tham gia và đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

• Giảm thế độc quyền của doanh nghiệp nhà nước và các can thiệp làm méo mó thị trường nông nghiệp.

• Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp thông qua các dự án của ACIAR.

• Tổ chức các sự kiện kinh doanh nông nghiệp và các phái đoàn thương mại để tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Australia và Việt Nam.

• Thúc đẩy các liên kết và quan hệ đối tác trong nghiên cứu nông nghiệp, giáo dục, công nghệ, và dịch vụ

Nguồn: Getty Images

Intermalt, tỉnh Bà Rịa Vũng TàuNguồn : Intermalt

Mavin AustfeedNguồn : Mavin Austfeed

An toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợnỞ Việt Nam, an toàn thực phẩm là một ưu tiên cao đối với người dân và chính phủ. Bệnh từ thực phẩm (FBD) không chỉ là một vấn đề lớn liên quan đến sức khoẻ cộng đồng mà còn là một rào cản đối với nông hộ nhỏ muốn bán sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu có giá trị cao. Thịt lợn là loại thịt được tiêu dùng phổ biến nhất tại Việt Nam, nhưng dọc theo chuỗi giá trị thịt lợn, có nhiều mối nguy hại, chi phí tuân thủ cao, và năng lực thực thi yếu.

Dự án PigRISK có mục tiêu cải thiện sinh kế cho chăn nuôi nông hộ nhỏ tại Việt Nam và cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn. Dự án này do Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) quản lý cùng với các đối tác Việt Nam và do ACIAR tài trợ. Dự án xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nước và quốc tế nhằm giải đáp các câu hỏi như: Thịt lợn ở Việt Nam có an toàn không? Mức độ rủi ro như thế nào? Mức độ rủi ro cao hay thấp? Làm thế nào để quản lý những rủi ro này một cách hiệu quả nhất?

Sử dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường, PigRISK đã thực hiện đánh giá rủi ro sâu rộng, tăng cường năng lực an toàn thực phẩm, xác định và tạo ra các bằng chứng về rủi ro và tác động của an toàn thực phẩm. PigRISK đã xác nhận tác động lớn của các

bệnh từ thịt lợn – hàng năm, cứ 100 người tiêu dùng thì có từ 10-15 người bị ảnh hưởng bởi các bệnh từ thịt lợn. Dự án đã xác định nhiều điểm quan trọng cho các can thiệp quản lý rủi ro. Các kết quả nghiên cứu đang có nhiều tác động đến chính sách ở cấp quốc gia thông qua Nhóm Công tác An toàn Thực phẩm Quốc gia và Nhóm công tác Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm. Nhóm nghiên cứu đã trở thành một trong những nhóm hoạt động an toàn thực phẩm hàng đầu ở Việt Nam với sự công nhận rộng rãi của quốc tế.

Nghiên cứu thịt lợn an toàn sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính từ ACIAR trong vòng 5 năm tới cũng như hỗ trợ chính sách để cải thiện an toàn thực phẩm và hội nhập thị trường cho các mặt hàng chủ lực khác.

Nguồn : Getty Images/Flickr RF

Đầu tư của Australian vào ngành nông nghiệp Việt NamCác doanh nghiệp Australia đang đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm của Việt Nam như sản xuất bột mì, mạch nha, thức ăn chăn nuôi, thịt và các sản phẩm sữa.

Tập đoàn Interflour, một phần thuộc sở hữu của hợp tác xã lớn nhất Australia, và Tập đoàn CBH, điều hành hai nhà máy bột mì tại Việt Nam, một doanh nghiệp kinh doanh lúa mỳ. Doanh nghiệp này đã thành lập cơ sở hạ tầng để chế biến ngũ cốc và kho chứa hàng thuộc sở hữu tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Tập đoàn Interflour cũng đã khai trương nhà máy Mạch nha Intermalt tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2017. Nhà máy này sẽ có sản lượng năm khoảng 110.000 tấn mạch nha.

Tập đoàn Mavin được thành lập năm 2004 dưới tên Austfeed, tiền thân là một doanh nghiệp đầu tư của

Australia, để xây dựng một nhà máy thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp đã phát triển và trở thành một công ty do Việt Nam sở hữu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thiết bị nông nghiệp, sản xuất lợn giống và chế biến thực phẩm. Công ty vận hành một chuỗi cung ứng tổng hợp đầy đủ từ “trang trại tới bàn ăn”.

VN Futuremilk và MaxiFeed Australia là các doanh nghiệp 100% vốn Australia được thành lập tại tỉnh Tuyên Quang năm 2008. Trang trại sữa sử dụng hơn 70 lao động địa phương và sản xuất sữa chất lượng cao và chỉ bán cho một doanh nghiệp sữa lớn của Việt Nam là Vinamilk. VN Futuremilk đã ứng dụng có điều chỉnh công nghệ thức ăn, chăn nuôi, chăm sóc và công nghệ vắt sữa của Australia và các nước khác trên thế giới cho phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.

Page 7: NÔNG NGHIỆP

1110

Chia sẻ kiến thức về các hệ thống an toàn thực phẩm ngành bơ sữaDairy Australia, với sự hỗ trợ của Chính quyền Bang Victoria, tổ chức một chương trình học bổng hàng năm để nâng cao kiến thức về Hệ thống An toàn Thực phẩm ngành Bơ Sữa cho Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Chương trình kết hợp các tiết học lý thuyết do các chuyên gia chuyên ngành sữa, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Australia trình bày, tiếp xúc thực tế thông qua các chuyến thăm quan thực tế tại trang trại sữa và cơ sở sản xuất. Chương trình được thiết kế theo một tiến trình hợp lý dọc theo chuỗi giá trị, nêu bật các vấn đề an toàn thực phẩm liên quan tại mỗi điểm và giải thích phương thức các vấn đề này được tích hợp trong các khâu phía trước và sau như thế nào để vận hành được một hệ thống chặt chẽ.

Những người tham gia là nhân sự đang làm việc trong vai trò liên quan đến ngành công nghiệp sữa/ thực phẩm bao gồm các khâu: đảm bảo chất lượng; mua sắm/ đấu thầu các thành phần nguyên liệu sữa; sản xuất sản phẩm thực phẩm sử dụng nguyên liệu sữa nhập khẩu; tiếp thị và phân phối sản phẩm sữa nhập khẩu; và/ hoặc tuân thủ quy định. Ứng viên chủ yếu là những người giữ vai trò quản lý cấp trung và được doanh nghiệp của họ xác định có nhiều tiềm năng để tiến tới vai trò quản lý cấp cao trong suốt sự nghiệp của họ.

Đến nay, sáu học viên Việt Nam đã tham gia vào chương trình này và Dairy Australia cam kết sẽ tiếp tục cung cấp các cơ hội này trong tương lai.

Nguồn: Joshua Smith

Đảm bảo nhất quán trong cung cấp và cải tiến chất lượng, an toàn trong ngành lúa gạoCông ty SunRice của Australia đã thu mua gạo của Việt Nam từ 10 năm qua. Việt Nam hiện là đối tác quan trọng trong chiến lược của SunRice đảm bảo thu mua được các nguồn lúa gạo thay thế bền vững từ Việt Nam và của các nước nhằm bổ sung cho sản lượng gạo sản xuất trong nước của Australia. Trong những năm gần đây, SunRice đã mở văn phòng đại diện ở Việt Nam và hiện đang nghiên cứu mở rộng kinh doanh nguồn cung lúa gạo thông qua chiến lược đầu tư trực tiếp vào dây chuyển sản xuất và xuất khẩu gạo từ Việt Nam.

SunRice đang hợp tác tốt với các doanh nghiệp Việt Nam vốn đang có hợp đồng thu mua lúa gạo trực tiếp từ nông dân (chủ yếu khu vực xung quanh tỉnh Cần Thơ), rồi chế biến và đóng gói cung cấp cho SunRice. Hoạt động kinh doanh của SunRice ở Việt Nam đang thực sự mang lại lợi ích cho bà con nông dân thông qua việc phát triển giống gạo hạt cỡ vừa có giá thành cao, giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Các nhà máy xay xát chế biến trong nước hiện đang hưởng lợi từ sự đầu tư của SunRice nhờ chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn an toàn cho hạt gạo Việt Nam.

ƯU TIÊN VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠOHỗ trợ các đối tác nghiên cứu.

• Chiến lược của ACIAR tại Việt Nam cho giai đoạn 2017-27 hỗ trợ nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh doanh nông lâm, thủy sản, hệ thống chăn nuôi và thú y, quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng, xây dựng chính sách nông nghiệp.

• Nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên trong Hiệp định Hợp tác Khoa học và Công nghệ Australia - Việt Nam.

• Hỗ trợ hoạt động hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và Australia thông qua Chiến lược Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu trong Chương trình Đổi mới Khoa học Quốc gia

Phát triển kỹ năng và kiến thức cho các cán bộ chính phủ, cả nam và nữ giới, đại diện các viện nghiên cứu và doanh nghiệp.

• Chương trình Học bổng dài hạn Chính phủ Australia và Chương trình học bổng ngắn hạn dành cho tổ chức.

• Chương trình Học bổng ngắn hạn Chính phủ Australia dành cho cá nhân.

• Chương trình Học bổng Endeavour cho sinh viên và nghiên cứu sinh.

• Chương trình Học bổng nghiên cứu sinh John Dillon và John Allright do ACIAR.

• Chương trình Tình nguyện viên Phát triển Quốc tế của Australia.

• Chương trình Aus4Reform có kết nối với các cơ quan nghiên cứu và chính sách của Australia.

• Hợp tác với các tổ chức đa phương như Tổ chức Thú y Thế giới, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc và OECD.

Thiết lập cơ sở hỗ trợ đổi mới kinh doanh nông sản tại Việt Nam..

• Đánh giá cơ sở hạ tầng và các kịch bản chính sách nhằm giảm chi phí vận chuyển và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường thông qua sử dụng các nghiên cứu điển hình về chuỗi giá trị nông nghiệp.

• Nghiên cứu một cơ chế tài trợ mang tính đổi mới sáng tạo và bao trùm cho các chuỗi giá trị nông nghiệp

Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp và đổi mới sáng tạo.

• Đánh giá cơ sở hạ tầng và các kịch bản chính sách nhằm giảm chi phí vận chuyển và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường thông qua sử dụng các nghiên cứu điển hình về chuỗi giá trị nông nghiệp.

• Nghiên cứu một cơ chế tài trợ mang tính đổi mới sáng tạo và bao trùm cho các chuỗi giá trị nông nghiệp

Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp và đổi mới sáng tạo

• Xây dựng các chương trình ươm tạo, tăng tốc và hướng dẫn tư vấn có mục tiêu.

• Đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Australia.

Xúc tiến và thúc đẩy phát triển công nghệ trong nông nghiệp.

• Đưa Australia trở thành nguồn cung cấp thiết bị, công nghệ và dịch vụ nông nghiệp.

• Kết nối các nhà đổi mới ngành công nghiệp Australia với các cụm khởi nghiệp thông qua hợp tác nghiên cứu và phát triển, và các cơ hội thiết lập đối tác tại Việt Nam.

Nguồn: DAWR

BẠN CÓ BIẾT?

Hàng năm Việt Nam sản xuất 15.000 tấn hàu. Tìm hiểu xem Australia đã hỗ trợ cho sự phát triển của ngành nuôi hàu ở Việt Nam như thế nào trong trang 17.

Page 8: NÔNG NGHIỆP

1312

Các cựu sinh viên du học Australia học tập trong lĩnh vực nông nghiệp Nguồn: Đại sứ quán Australia

Phát triển đào tạo cho các cơ sở giết mổ gia súc tại Việt NamTăng trưởng thương mại gia súc sống giữa Australia và Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đầu tư kinh doanh bò thịt thương mại quy mô lớn và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thịt bò tại Việt Nam. Hoạt động thương mại này đã mang lại một số lợi ích đáng kể cho cả hai nước. Đối với Australia, hoạt động thương mại này cung cấp một thị trường xuất khẩu gia súc thay thế cho thị trường Indonesia. Đối với Việt Nam, giúp ổn định nguồn cung thịt bò tươi cho thị trường thông qua phát triển ngành nuôi bò vỗ béo và tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức xử lý và chế biến gia súc ở các lò mổ, bao gồm cải thiện phúc lợi động vật và an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu bò sống của Australia đã đầu tư vào hạ tầng và nhân lực để hỗ trợ những thay đổi này.

Để tạo một nền tảng cho những cải tiến trong tương lai, ngành chăn nuôi gia súc Australia hiện đang đầu tư cho hoạt động đào tạo cho các cơ sở chế biến thịt. Các cơ sở chế biến thương mại đã được chọn là những cơ sở đầu ngành trong việc sử dụng các kỹ thuật và công nghệ giết mổ. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Kentmaster đã cung cấp thiết bị giết mổ để đáp ứng dây chuyên công nghệ hiện đại chế biến thịt theo chiều dọc. Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) và Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ký một văn bản thỏa thuận để chính thức hợp tác thực hiện các hoạt động này.

Chính phủ Australia, thông qua chương trình Aus4Skills, đang triển khai một gói gồm các khoá đào tạo ngắn hạn của Australia, hỗ trợ kỹ thuật và tham quan học tập để đào tạo kỹ năng quản lý và kỹ thuật giết mổ cho cán bộ, nhân viên cơ sở giết mổ và nhân rộng mô hình quản lý lò mổ và các nhà phân phối thịt bò.

Nguồn: DAWR

Nguồn: Nguyen Van Thuan

BẠN CÓ BIẾT?

Hơn 1.000 suất học bổng của chính phủ Australia và Việt Nam đã được trao cho lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan tại các trường đại học Australia. Tìm hiểu cơ hội học bổng trong trang 11

ƯU TIÊN AN NINHHỗ trợ an ninh nguồn nước tại Việt Nam.

• Chia sẻ kinh nghiệm quản lý nguồn nước của Australia với Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng Mê Kông, hỗ trợ các ưu tiên cải cách quản lý nguồn nước của các Chính phủ vùng Mê Kông.

• Tài trợ cho Uỷ hội sông Mê Kông để đảm bảo rằng nước sông Mê Kông được phát triển một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên và giảm thiểu những tác động có hại cho con người và môi trường ở hạ lưu vực sông Mê Kông.

• Hỗ trợ quá trình tham vấn khu vực và các nỗ lực cải cách quốc gia nhằm quản lý tài nguyên nước minh bạch và toàn diện thông qua Chương trình Tài nguyên Nước Mê Kông.

• Khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân để cải thiện khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và vệ sinh cho các hộ gia đình nông thôn.

• Tạo thuận lợi cho sự tham gia liên tục giữa Hiệp hội Nước Australia và ngành nước Việt Nam.

Dự án Liên kết Đào tạo Thú y OIE Chương trình Ngăn chặn Dịch bệnh Động vật Xuyên biên giới và Bệnh Lây truyền từ Động vật sang Người (STBSZ) do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ đang hỗ trợ Đại học Queensland (UQ) và Đại học Nông Lâm NLU xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng trong đào tạo thú y tại Việt Nam. Dự án này, bắt đầu từ tháng 7 năm 2015, nhằm mục đích: thực hiện phân tích khoảng trống trong chương trình đào tạo hiện tại; giải quyết những khoảng trống lớn đã xác định trong chương trình đào tạo; góp phần thực hành giáo dục thú y bền vững; và xây dựng khung đánh giá kết quả cho chương trình hiện tại.

Đến nay, dự án đã hoàn thành phân tích khoảng trống, tổ chức hai hội thảo, đánh giá kết quả thông qua khảo sát sinh viên tốt nghiệp và người lao động, hỗ trợ trao đổi sinh viên. Dự án cũng thực hiện đánh giá vấn đề giới trong các dịch vụ thú y ở Đông Nam Á để nghiên cứu những tác động của việc gia tăng lực lượng lao động nữ. Thông qua dự án này, trường Đại học Nông Lâm đã được công nhận là đơn vị hàng đầu trong đào tạo thú y tại Việt Nam và hiện nay một số viện trường khác cùng bày tỏ mối quan tâm được tham gia chương trình. Chương trình cũng thúc đẩy các hoạt động bổ sung bao gồm chuyên gia Đại học Queensland tham gia giảng dạy trong Chương trình Nâng cao về Khoa học Thú y và một cán bộ trường Đại học Queensland tham dự hội thảo về xây dựng chương trình đào tạo Thạc Sĩ tại Đại học Nông lâm.

Công nghệ của Australia giúp đưa con tôm Việt Nam ra thế giớiĐược thành lập bởi doanh nhân người Úc gốc Việt, Văn Thanh Lương và gia đình ông vào năm 2001, Doanh nghiệp Thủy sản Việt - Úc hiện đang điều hành trại sản xuất tôm giống lớn nhất thế giới tại đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Doanh nghiệp sử dụng hơn 1.500 công nhân, hàng năm xuất khẩu trên 40 tỷ con tôm chất lượng cao, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và châu Âu.

Thành công liên tục của tập đoàn trong hai thập kỷ qua là kết quả trực tiếp của việc ứng dụng một cách sáng tạo bí quyết thay đổi công nghệ của Australia trong các công thức phối trộn thức ăn và nuôi trồng, cho phép Việt - Úc đi tiên phong trong nuôi tôm bền vững tại Việt Nam.

Bước đầu sử dụng công nghệ của cơ quan khoa học CSIRO để phát triển sản xuất tôm giống, Việt - Úc tiếp tục mở rộng mối quan hệ nghiên cứu và phát triển với các cơ sở và công ty công nghệ của Úc. Việt Úc hiện đang sử dụng công nghệ của CSIRO, AQ Systems (công ty công nghệ cảm biến) và MBD Energy (Công ty xử lý sinh thái nước nuôi tôm).

Các mối quan hệ hợp tác này đã dẫn đến các nghiên cứu và phát triển theo hướng công nghệ, bao gồm cả liệu pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, cho ăn tự động bằng sóng âm và ao nuôi nước mặn chạy bằng năng lượng mặt trời. Những phát triển này cho phép Việt - Úc có được giấy phép độc quyền chọn tạo giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú tại Việt Nam, và có uy tín trong sản xuất tôm với chất lượng cao nhất tại Việt Nam.

Với 7 Đối tác Công nghệ, Nghiên cứu và Phát triển Australia, Việt – Úc là ví dụ điển hình về hợp tác liên doanh, liên kết với Australia trong lĩnh vực nông nghiệp dựa vào đổi mới. Trong vòng 5 năm tới, tiền bản quyền của các đối tác này với các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân Australia được dự đoán sẽ lên đến hàng chục triệu đô la.

Đại sứ Australia đến thăm cơ sở Việt Úc tại Bạc LiệuNguồn: Đại sứ quán Australia

Page 9: NÔNG NGHIỆP

1514

Hỗ trợ một nền nông nghiệp bền vững và hòa nhập cho mọi đối tượng .

• Nâng cao năng lực cho phụ nữ nông thôn và người dân tộc thiểu số để họ có cơ hội tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế nông nghiệp và du lịch.

• Tăng cường tiếng nói của phụ nữ trong việc ra quyết định và lãnh đạo.

• Hỗ trợ các chính sách và dịch vụ của chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo hướng tiếp cận hòa nhập cho mọi đối tượng

• Phát triển thị trường nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam, thông qua đào tạo nghề và tiếp cận tài chính cũng như công nghệ để phụ nữ phát triển vượt trội.

• Hỗ trợ tăng tỷ trọng doanh nghiệp nữ và giảm chênh lệch năng suất lao động theo giới.

• Liên kết nông dân sản xuất nhỏ lẻ có hoàn cảnh khó khăn với thị trường.

• Phối hợp với Việt Nam để cung cấp phôi cây giống Australia, hỗ trợ các chương trình phát triển rừng trồng hiện có và tạo điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại và cho các sản phẩm gỗ có giá trị cao hơn.

Bà Triệu Mùi Phạm sản xuất cây quế với sự hỗ trợ từ chương trình do Australia tài trợNguồn: SNV, Care và Oxfam Việt Nam

Nguồn: DAWR

BẠN CÓ BIẾT?

Australia cải thiện phúc lợi động vật và kết quả an toàn thực phẩm trong nghành chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam. Đọc thêm ở trang 12.

Quản lý rủi ro biến đổi khí hậu.

• Xây dựng và áp dụng các giải pháp khoa học và chính sách để đánh giá về biến đổi khí hậu, những hạn chế tồn tại và các biến động từ biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các hệ thống nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Tây Bắc.

• Hỗ trợ triển khai các công nghệ tiên tiến và các giải pháp thực tiễn để ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục sạt lở bờ biển, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở những vùng dễ bị tổn thương nhất, thông qua Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển.

• Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với các khoản tài trợ trong giai đoạn đầu, thương mại hóa công nghệ, phát triển thị trường và các dịch vụ giúp đẩy nhanh hoạt động kinh doanh tập trung vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và kinh doanh nông nghiệp bền vững.

• Tăng cường quy hoạch và điều phối vùng, nâng cao việc chia sẻ kiến thức và quyết định đầu tư và sinh kế có khả năng chống chịu khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua cơ chế đồng tài trợ với Ngân hàng Thế giới.

• Thúc đẩy phát triển, thử nghiệm và nhân rộng các công nghệ, công cụ và cách tiếp cận mới nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong các giai đoạn canh tác và sản xuất lúa gạo, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu quốc gia và của tỉnh Thái Bình trong giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu.

• Xây dựng và áp dụng các giải pháp khoa học và chính sách để đánh giá biến đổi khí hậu và các khó khăn tồn tại, đặc biệt đối với đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền trung Tây nguyên

.

• Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

• Tăng cường hội nhập cho các doanh nghiệp nông nghiệp trong các lãnh vực trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp với các hệ thống nông nghiệp được cải tiến và toàn diện.

• Hỗ trợ các dự án để cải thiện quản lý đất và trồng trọt, nâng cao hiệu quả tại trang trại và giảm tác động tiêu cực đến tài sản của cộng đồng như tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng.

• Thúc đẩy một thị trường minh bạch và tích cực hơn đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Hỗ trợ thực hành đánh bắt hải sản bền vững.

• Thực hiện Bản ghi nhớ về phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không qua điều hành (IUU).

• Xây dựng và thực hiện Chương trình truyền thông Cộng đồng chung nhằm ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).

• Tài trợ cho Viện Khoa học Hàng hải Australia và Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập trung vào sức khoẻ vùng ven biển, mô hình sinh cảnh, quản lý và giám sát rạn san hô.

Hoạt động dự án thí điểm bảo tồn cây đước vùng đồng bằng sông Mekong Nguồn: GIZ

Mục tiêu chiến lược của ngành nông nghiệp Việt NamĐến năm 2030:

• Phát triển ngành nông nghiệp dựa vào lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh.

• Tiếp cận các thị trường xuất khẩu bền vững, có giá trị cao cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

• Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng cường đổi mới và ứng dụng công nghệ, cải cách thể chế hướng tới một ngành nông nghiệp hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

• Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp và khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân.

Page 10: NÔNG NGHIỆP

1716

Hỗ trợ Việt Nam đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày một lớnViệt Nam có một nền văn minh gắn với nguồn nước rất lâu đời. Việt Nam có đường bờ biển dài 2.300 km và trên 2.300 con sông, 2/3 dân số sống dọc theo ba lưu vực sông chính của Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với ngày càng nhiều những thách thức về quản lý tài nguyên nước xuất phát từ nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và, sự phân bổ không cân xứng các nguồn tài nguyên, quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu và sự phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng. Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước có vai trò vô cùng quan trọng nếu Việt Nam muốn hiện đại hoá ngành nông nghiệp, xây dựng các thành phố bền vững, đạt được kết quả tốt hơn về sức khoẻ cộng đồng và trao quyền cho phụ nữ. Giải quyết những thách thức này sẽ đòi hỏi chi phí lớn về vốn, đổi mới công nghệ và quản lý chiến lược tài nguyên nước của Việt Nam. Điều đáng khích lệ là Chính phủ Việt Nam đang hướng tới khu vực tư nhân và các đối tác quốc tế nhiều hơn để huy động vốn, công nghệ và chuyên môn cần thiết cho hiện đại hóa hệ thống quản lý nước

Là mạng lưới nước lớn nhất Australia với 5.000 thành viên đại diện cho ngành công nghiệp nước trị giá 20 tỷ đô la, Hiệp hội Nước Australia (AWA) đang nỗ lực kết nối đổi mới và chuyên môn về nước

của Australia với ngành nước của Việt Nam. Hợp tác với Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam và với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc, AWA đã tạo điều kiện cho sự tham gia mạnh mẽ của Australia tại triển lãm nước lớn nhất Việt Nam, Vietwater, vào năm 2015 và 2016, và sự tham gia mạnh mẽ của Việt Nam tại Ozwater’16 và Ozwater’17. Các tổ chức này đã tạo điều kiện cho một chương trình ghép đôi giữa 5 cơ sở của Úc và 5 công ty nước của Việt Nam để thực hiện các mục tiêu cải cách nước quan trọng của Chính phủ Việt Nam thông qua chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của Úc trong hoạt động cung cấp nước sạch, nước uống an toàn và đáng tin cậy cho các chuyên gia nước của Việt Nam.

Lễ ký kết chương trình ghép đôi tại OzwaterNguồn: AWA

Phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không qua điều hành (IUU)Khai thác đánh bắt hải sản bất hợp pháp (IUU) là một thách thức đáng kể đối với nỗ lực quản lý nghề cá quốc tế, và có tác động lớn tới an ninh lương thực và các nền kinh tế của khu vực. Cả Việt Nam và Australia thường xuyên bắt giữ các tàu đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ. Việt Nam và Australia là các bên tham gia các hiệp định khu vực chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU), bao gồm Kế hoạch Hành động Khu vực Đông Nam Á Thúc đẩy Thực hành Khai thác Hải sản có Trách nhiệm, bao gồm Chống đánh bắt Hải sản Bất hợp pháp (IUU) trong Vùng (RPOA). RPOA là một cách tiếp cận khu vực rất thành công để giải quyết nạn khai thác hải sản bất hợp pháp, trong đó các nước thành viên đã cam kết nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác đánh bắt hải sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động này, chia sẻ dữ liệu giám sát để cho phép các quốc gia từ chối tàu đánh bắt hải sản trái phép vào cảng.

Để ứng phó với thực trạng ngày càng nhiều vụ các tàu cá treo cờ Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp trong vùng biển Australia bị bắt giữ, Việt Nam và Australia đã thương thảo một Biên bản Ghi nhớ (MOU) chống khai thác hải sản bất hợp pháp. Thông qua Bản ghi nhớ này, Australia đã đề xuất một chiến dịch truyền thông cộng đồng trực tiếp cho ngư dân Việt Nam và các nhóm có liên quan khác trong ngành khai thác thủy sản nhằm nâng cao nhận thức về hậu quả của hành động khai thác hải sản bất hợp pháp. Cơ quan Quản lý Thủy sản Australia đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông cộng đồng trong năm 2017, bước đầu tập trung vào tỉnh Quảng Ngãi. Các chiến dịch truyền thông tương tự thực hiện trước đây tại các thị trường khác đã làm giảm đáng kể hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp khi mà ngư dân đã nhận thức rõ hơn về các quy định và hình thức xử phạt sẽ được áp dụng nếu vi phạm các quy định này.

Mô hình kinh doanh nông nghiệp giúp giảm nghèoBà Luyến trước đây trồng ngô và đậu làm cây trồng chính để tự cung tự cấp cho gia đình, hầu hết người nông dân ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc Việt Nam đều làm như vậy. Nhờ một dự án nghiên cứu của ACIAR, bà Luyến hiện nay đang quản lý một hợp tác xã nông nghiệp với 38 thành viên, chuyên sản xuất rau có chứng nhận an toàn để cung cấp cho các cửa hàng và siêu thị tại Hà Nội. Bà đã trả hết nợ, sửa sang lại ngôi nhà của mình, mua hai chiếc xe tải để hàng ngày vận chuyển các loại rau xanh chất lượng cao từ hợp tác xã đến các cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và thuê thêm lao động cùng với các thành viên trong gia đình phân loại và đóng gói sản phẩm.

Nhu cầu thực phẩm an toàn tại Việt Nam đang gia tăng, đặc biệt đối với sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Bà Luyến và các nông hộ nhỏ khác ở Mộc Châu đã nhận thấy cơ hội này và đã tham gia vào một dự án nghiên cứu của ACIAR áp dụng các phương pháp trồng an toàn và sáng tạo để sản xuất rau ôn đới, mà không có đủ nguồn cung vào mùa hè. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu rau an toàn cho Mộc Châu sau khi tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia. Dự án cũng hỗ trợ người nông dân bán hàng trực tiếp cho các cửa hàng và siêu thị.

Nhờ sự hợp tác hiệu quả giữa các viện nghiên cứu, các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân của Australia và Việt Nam, những người nông dân như bà Luyến giờ đây đã có thu nhập 75-100 triệu đồng/ ha/ năm (tương đương A$ 4.500 đến A$ 5.800 đô la) từ rau an toàn có chứng nhận, số tiền này cao gấp 4-5 lần so với phương thức sản xuất gạo và ngô.

Tây Bắc tiếp tục là một trong ba vùng đầu tư trọng điểm của ACIAR trong 10 năm tới. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua các chương trình của ACIAR và Aus4Equality hướng tới nhân rộng mô hình thành công của bà Luyến ra khắp các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam.

Đại sứ Chittick với bà Luyến tại nhà lưới trồng rau an toànNguồn: Tổng lãnh sự quán Australia

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của Việt NamNghề nuôi hàu tại Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển nhanh chóng trong hơn một thập kỷ qua. Nghề nuôi hàu đã được mở rộng ra cả nước với sản lượng ước đạt 15.000 tấn/ năm. Nhu cầu thị trường trong nước tiếp tục tăng cao và cơ hội xuất khẩu cũng có tiềm năng đáng kể để nghề này tiếp tục được nhân rộng. Tuy nhiên, ngành nuôi hàu cần nỗ lực hơn nữa để khắc phục những khó khăn bất cập, bao gồm sử dụng các công nghệ mới, quản lý sâu bọ biển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thông qua một dự án nghiên cứu do ACIAR tài trợ, các nhà khoa học Australia thuộc Viện Thủy sản Port Stephens, Bộ Công nghiệp bang New South Wales đang phối hợp với các nhà khoa học Việt Nam để nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng của con hàu Việt Nam thông qua áp dụng các kỹ thuật nuôi mới tương tự như ở Australia, và xây dựng một chương trình chọn tạo giống. Các chương trình giám sát chất lượng nước đã bắt đầu được triển khai, bao gồm thiết lập quy trình để đảm bảo rằng con hàu có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Ngoài việc hỗ trợ ngành nuôi hàu, ACIAR sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều tiềm năng để giúp các nông dân nhỏ có được sinh kế bền vững. Các loài có giá trị cao với chi phí đầu vào thấp và phương thức sản xuất tương đối đơn giản là mục tiêu của các chương trình này. Các nghề nuôi trồng trọng điểm bao gồm hải sâm, rong biển, trai lấy ngọc, cá và tôm biển.

Nguồn: ACIAR

Page 11: NÔNG NGHIỆP

18

Chúng tôi sẽ triển khai thực hiện chiến lược như thế nào

Diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam – Australia Forum (VAAF), được thành lập năm 2016, sẽ rà soát tiến độ thực hiện các cam kết. VAAF được chủ trì bởi một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Nước Australia và một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước CHXHCN Việt Nam. VAAF sẽ nhóm họp trên cơ sở thường niên.

Một Kế hoạch hành động nội bộ đã được xây dựng để quản lý và giám sát việc thực hiện các mục tiêu chính sách. Mỗi hành động có một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm thực hiện. Việc đánh giá rà soát thực hiện Kế Hoạch Hành động sẽ được thực hiện trước mỗi kỳ họp của VAAF. Cuộc họp đánh giá sẽ do Phó Đại sứ chủ trì. Việc thực hiện và giám sát sẽ được điều phối thông qua một Tham tán (Nông nghiệp).

04

Chị Triệu Thi Mùi với cây quế giống hữu cơ, một hoạt động do Australia tài trợNguồn: SNV, Care và Oxfam Việt Nam

Tăng lợi nhuận tại trang trại - bằng cách giảm chi phí và rào cản không cần thiết đối với năng suất và lợi nhuận

Giảm những quy định không cần thiết ở các cấp chính quyền, để giảm bớt các hạn chế lên các quyết định quản lý nông trại và khuyến khích đầu tư

Xây dựng cơ sở hạ tầng của thế kỷ 21- để tăng cường kết nối giao thông và thông tin với thị trường trong nước và quốc tế

Tạo việc làm có thu nhập cao trong nông nghiệp, bao gồm trong các ngành hạ nguồn như chế biến thực phẩm, bán lẻ thực phẩm, khách sạn và nhà hàng

Duy trì khả năng tiếp cận với thực phẩm tươi, chất lượng cao, giá cả hợp lý cho toàn bộ

người dân Australia

Tăng cường tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm

Tập trung vào lợi thế cạnh tranh của Australia để chúng ta có sự chuẩn bị đáp ứng nhu cầu thực

phẩm của tầng lớp trung lưu đang gia tăng trong khu vực

Hỗ trợ cộng đồng khu vực mạnh mẽ và sôi động

Giữ gia đình như là nền tảng của nông nghiệp bằng cách xây dựng và phát

triển lộ trình nghề nghiệp dựa trên sự ổn định tài chính, đào tạo và các lựa

chọn kế thừa

Người nông dân mạnh hơn- Nền kinh tế

mạnh hơn

Xây dựng cơ sở hạ tầng của thế kỷ 21

Sản xuất nông nghiệp thông

minh hơn

Tiếp cận thị trường cao cấp

Tăng cường cách tiếp cận của chúng tôi đối với hạn hán và quản lý rủi ro

Một bướcđi công bằng hơn cho các

kinh tếtrang trại

Các nguyên tắc và ưu tiên chính trong nông nghiệp của chính phủ Australia