NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA...

60
TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 www.oxfam.org Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ Tỏa Sáng), một tổ chức phụ nữ dựa vào cộng đồng, chuyên tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng kinh doanh và nâng cao kiến thức về vấn đề quyền. Shining Mothers đề cập đến các vấn đề tác động đến họ ở nơi họ sống và trình bày tại các cuộc họp, sự kiện nhằm đảm bảo tiếng nói của họ đƣợc chính phủ biết đến. Kawangware, Nairobi, Kenya. 2016. nh: Allan Gichigi/Oxfam NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% Đã đến lúc cần phải xây dựng một nền kinh tế nhân văn, mang lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời, thay vì chỉ cho một vài ngƣời có đặc quyền Những ƣớc tính gần đây cho thấy chỉ có 8 ngƣời giàu nhất sở hữu khối tài sản bằng tài sản của một nửa số dân nghèo nhất của thế giới. Khi sự phát triển chỉ mang lại lợi ích cho những ngƣời giầu nhất thì phần còn lại của xã hội – đặc biệt là những ngƣời nghèo nhất – phải gánh chịu hậu quả. Chính thiết kế của các nền kinh tế và các nguyên tắc kinh tế đã đƣa con ngƣời tới tình trạng cực đoan nhƣ hiện nay, không bền vững và không công bằng. Nền kinh tế của chúng ta phải ngừng đãi ngộ hậu hĩnh những ngƣời thuộc tầng lớp cao nhất, thay vào đó phải vì lợi ích của tất cả mọi ngƣời. Nền kinh tế vì con ngƣời này nhất định không thể thiếu vai trò của các chính phủ và doanh nghiệp có trách nhiệm và tầm nhìn với nỗ lực mang lại lợi ích cho ngƣời lao động, ngƣời sản xuất, bảo vệ môi trƣờng, quyền của phụ nữ và hệ thống thuế bình đẳng và hiệu quả.

Transcript of NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA...

Page 1: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017

www.oxfam.org

Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ Tỏa Sáng), một tổ chức phụ nữ dựa vào cộng đồng, chuyên tổ chức các khóa tập

huấn về kỹ năng kinh doanh và nâng cao kiến thức về vấn đề quyền. Shining Mothers đề cập đến các vấn đề tác động đến họ ở nơi họ

sống và trình bày tại các cuộc họp, sự kiện nhằm đảm bảo tiếng nói của họ đƣợc chính phủ biết đến. Kawangware, Nairobi, Kenya. 2016.

ảnh: Allan Gichigi/Oxfam

NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% Đã đến lúc cần phải xây dựng một nền kinh tế nhân văn, mang lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời, thay vì chỉ cho một vài ngƣời có đặc quyền

Những ƣớc tính gần đây cho thấy chỉ có 8 ngƣời giàu nhất sở hữu khối tài sản bằng tài sản của một nửa số dân nghèo nhất của thế giới. Khi sự phát triển chỉ mang lại lợi ích cho những ngƣời giầu nhất thì phần còn lại của xã hội – đặc biệt là những ngƣời nghèo nhất – phải gánh chịu hậu quả. Chính thiết kế của các nền kinh tế và các nguyên tắc kinh tế đã đƣa con ngƣời tới tình trạng cực đoan nhƣ hiện nay, không bền vững và không công bằng. Nền kinh tế của chúng ta phải ngừng đãi ngộ hậu hĩnh những ngƣời thuộc tầng lớp cao nhất, thay vào đó phải vì lợi ích của tất cả mọi ngƣời. Nền kinh tế vì con ngƣời này nhất định không thể thiếu vai trò của các chính phủ và doanh nghiệp có trách nhiệm và tầm nhìn với nỗ lực mang lại lợi ích cho ngƣời lao động, ngƣời sản xuất, bảo vệ môi trƣờng, quyền của phụ nữ và hệ thống thuế bình đẳng và hiệu quả.

Page 2: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

2

NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99%

Đã bốn năm trôi qua kể từ khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới xác định bất bình đẳng kinh

tế là một hiểm họa lớn đe dọa sự ổn định xã hội,1 và ba năm kể từ khi Ngân hàng

thế giới xác định việc chấm dứt nghèo đói và vì sự thịnh vƣợng chung là hai mục

đích song hành của tổ chức này.2 Kể từ đó, mặc dù các nhà lãnh đạo thế giới đã

cùng thông qua mục tiêu toàn cầu là giảm sự bất bình đẳng, thì khoảng cách giữa

ngƣời giầu với phần còn lại của thế giới vẫn ngày càng giãn rộng . Tình trạng này

không thể tiếp diễn. Nhƣ Tổng thống Obama đã nói tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc

trong bài diễn văn cuối cùng vào tháng Chín, 2016: „Một thế giới, mà ở đó chỉ 1% dân

số của nhân loại kiểm soát số lƣợng tài sản tƣơng đƣơng với 99% dân số còn lại, sẽ

không bao giờ ổn định.‟

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng bất bình đẳng toàn cầu vẫn chƣa giảm xuống chút nào:

• Kể từ năm 2015, 1% dân số, những ngƣời giầu nhất thế giới đã và đang sở hữu

lƣợng tài sản lớn hơn lƣợng tài sản của phần còn lại của thế giới.3

• Giờ đây trên thế giới có tám ngƣời sở hữu khối tài sản tƣơng đƣơng với một nửa

dân số nghèo nhất trên thế giới4

• Trong vòng 20 năm nữa, 500 ngƣời sẽ chuyển giao 2,1 nghìn tỉ đô la cho những

ngƣời thừa kế của họ - con số này lớn hơn GDP của Ấn độ, một quốc gia với 1,3

tỉ dân.5

• Thu nhập của 10% ngƣời nghèo nhất tăng chƣa đến 3$ mỗi năm trong giai đoạn

từ 1988 đến 2011, trong khi thu nhập của 1% ngƣời giầu nhất đã tăng gấp 182

lần.6

• Một giám đốc điều hành của một trong 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất

đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn (FTSE-100) có thu nhập

hàng năm tƣơng đƣơng với thu nhập của 10,000 ngƣời công nhân trong các nhà

máy may mặc ở Băng-la-đét.7

• Ở Mỹ, trong một nghiên cứu mới của mình, nhà kinh tế học Thomas Piketty đã chỉ

ra rằng trong vòng 30 năm vừa qua thu nhập của 50% dân số, phần nửa dƣới

nghèo hơn của nhân loại, không hề tăng, trong khi đó thu nhập của 1% những

ngƣời giầu nhất tăng 300%.8

• Ở Việt Nam, thu nhập mà ngƣời giầu nhất kiếm đƣợc trong một ngày nhiều hơn

số tiền mà ngƣời nghèo nhất kiếm đƣợc trong 10 năm.9

Và nếu không đƣợc xem xét lại, thì tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng này có

nguy cơ sẽ chia cắt xã hội của chúng ta thành nhiều phần. Tội phạm, và bất ổn sẽ

gia tăng, cùng với đói nghèo.10

Tình trạng này cũng khiến cho nhiều ngƣời phải sống

trong lo lắng và chỉ còn ít ngƣời đƣợc sống trong hy vọng.

Từ sự kiện Brexit cho đến thành công của Donald Trump trong chiến dịch tranh cử,

lo lắng gia tăng về tình trạng phân biệt chủng tộc và sự mất niềm tin đối với nền

chính trị cầm quyền , ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, ngƣời dân ở các quốc

gia giầu có không còn sẵn sàng chấp nhận cái gọi là hiện trạng nữa. Và tại sao họ lại

phải chấp nhận, khi mà những gì mà họ nhận đƣợc là đồng lƣơng không đƣợc tăng,

công việc không ổn định và khoảng cách giầu nghèo ngày càng lớn? Bài toán đặt

ra ở đây là làm thế nào để đƣa ra một sự lựa chọn thay thế tích cực – mà không

phải là một giải pháp với sự phân tầng càng trầm trọng thêm.

Tình hình của những ngƣời nghèo cũng phức tạp tƣơng tự nhƣ vậy và cũng khiến

‘Khoảng cách giữa người giầu và người nghèo ở Kenya đôi khi rất đáng xấu hổ. Ranh giới giữa người giầu và những người thuộc tầng lớp thấp hơn chỉ là một bức tường. Bạn thấy con của người giàu lái ô tô và khi bạn băng qua đường bụi đã phủ đầy người hoặc nếu trời mưa thì nước bắn tung tóe lên người của bạn.’

Jane Muthoni, thành viên của Shining Mothers, một nhóm cộng đồng đƣợc Oxfam hỗ trợ

Page 3: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

3

ngƣời ta không kém lo lắng. Hàng trăm triệu ngƣời đã đƣợc thoát nghèo trong những

thập kỷ gần đây, và đây là một thành tựu đáng để thế giới tự hào. Tuy nhiên, cứ tám

ngƣời trên thế giới thì có một ngƣời phải đi ngủ với cái bụng rỗng không. Và giá nhƣ

sự tăng trƣởng trong giai đoạn 1990 và 2010 thực sự mang đến lợi ích cho ngƣời

nghèo, thì giờ đây hơn 700 triệu ngƣời, phần lớn là phu nữ, đã không phải sống

trong đói nghèo.11

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nguồn lực hiện có, ba phần tƣ sự

đói nghèo có thể đƣợc đẩy lùi, thông qua việc tăng thuế, cắt giảm chi tiêu quân sự và

chi tiêu trong những lĩnh vực khác.12

Ngân hàng thế giới nhấn mạnh rằng, nếu

những nỗ lực của họ không đƣợc tăng lên gấp đôi để chấm dứt tình trạng bất bình

đẳng, thì các nhà lãnh đạo thế giới sẽ không thể đạt đƣợc mục tiêu của mình là

chấm dứt nghèo đói cùng cực vào năm 2030.13

Mọi thứ không nhất thiết phải theo cách nhƣ vậy. Những giải pháp đối với bất bình

đẳng không nhất thiết làm tăng sự chia cắt. Báo cáo Nền kinh tế dành cho 99% sẽ

phân tích việc các tập đoàn và những ngƣời siêu giầu đang làm trầm trọng thêm

cuộc khủng hoảng bất bình đẳng ra sao, và cần phải làm gì để thay đổi điều này. Tài

liệu này cũng phân tích những giả thiết sai lầm đã đánh lừa chúng ta bao lâu nay, và

đề xuất các giải pháp khả thi nhằm xây dựng một thế giới công bằng hơn với một

nền kinh tế nhân văn hơn - trong đó con ngƣời, chứ không phải lợi nhuận, là trọng

tâm và những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất luôn đƣợc ƣu tiên.

NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, những ngƣời ở trên đỉnh cao nhất luôn là

những ngƣời dành đƣợc nhiều nhất, đây là một sự thật không thể chối cãi. Một

nghiên cứu của Oxfam đã chỉ ra rằng trong vòng 25 năm qua, 1% ngƣời giầu nhất có

thu nhập nhiều hơn tổng thu nhập của 50% dân số ở tầng lớp dƣới đáy gộp lại.14

Thay vì dành cho những tầng lớp trung bình và thấp, thu nhập và sự giàu có lại đang

dồn hết về những ngƣời giàu ở mức độ đáng báo động. Nguyên nhân của tình trạng

này là gì? Những tập đoàn và những ngƣời siêu giầu là những chủ thể đóng vai trò

chính ở đây.

Các tập đoàn, phục vụ lợi ích của giới chóp bu

2015/16 là hai năm thành công của những tập đoàn kinh tế lớn: lợi nhuận cao và

tổng doanh thu của 10 tập đoàn lớn nhất trên thể giới lớn hơn tổng doanh thu của

180 quốc gia nghèo nhất cộng lại.15

Các doanh nghiệp là các nhân tố quyết định của một nền kinh tế thị trƣờng, và khi các

doanh nghiệp phục vụ cho lợi ích của tất cả mọi ngƣời thì chính các doanh nghiệp sẽ

là các chủ thể chính trong công cuộc xây dựng các xã hội công bằng và thịnh vƣợng.

Nhƣng khi các doanh nghiệp chỉ phục vụ những ngƣời giàu, thì những thành quả của

tăng trƣởng kinh tế lại không đến đƣợc tới những ngƣời cần đến những thành quả đó

hơn ai hết. Để mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho những ngƣời giàu nhất, các tập đoàn

lại càng vắt kiệt những ngƣời công nhân và ngƣời sản xuất – và tìm cách trốn thuế-

nguồn tài chính giúp mang lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời

nghèo.

Vắt kiệt những người công nhân và người sản xuất

Trong khi thu nhập của nhiều giám đốc điều hành, những ngƣời thƣờng đƣợc trả

Page 4: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

4

lƣơng bằng cổ phần, đã tăng với tốc độ chóng mặt , mức lƣơng của những ngƣời lao

động bình thƣờng và những ngƣời sản xuất lại hiếm khi tăng, thậm chí trong một vài

trƣờng hợp còn giảm. Giám đốc điều hành của công ty thông tin đứng đầu của Ấn

Độ có thu nhập gấp 416 lần mức lƣơng của một nhân viên bình thƣờng trong công ty

đó.16

Những năm 1980, những ngƣời nông dân trồng cây ca cao đƣợc nhận 18% giá

trị của thanh sô cô la – ngày nay họ chỉ đƣợc nhận 6%.17

Trong một số trƣờng hợp,

hình thức lao động cƣỡng bức hoặc nô lệ còn đƣợc sử dụng để giảm chi phí của các

doanh nghiệp. Tổ chức Lao động Thế giới ƣớc tính rằng 21 triệu ngƣời đang là nạn

nhân của lao động cƣỡng bức, những ngƣời này theo ƣớc tính đang tạo ra 150 tỉ đô

la lợi nhuận mỗi năm.18

Các công ty may mặc lớn trên thế giới đều có liên quan tới

các nhà máy quay bông ở Ấn Độ, các em gái thƣờng bị ép lao động trong những nhà

máy này.19

Những ngƣời công nhân đƣợc trả lƣơng thấp nhất, và làm việc trong

những điều kiện bấp bênh nhất chủ yếu là phụ nữ và các em bé gái.20

Ở khắp nơi

trên thế giới, các tập đoàn đang cắt giảm các chi phí lao động một cách rất tàn nhẫn

– để miễn sao miếng bánh kinh tế đƣợc chia cho những ngƣời công nhân và những

ngƣời sản xuất trong chuỗi cung ứng của họ ngày càng ít đi. Điều này làm trầm trọng

thêm tình trạng bất bình đẳng và triệt tiêu nhu cầu .

Lách thuế

Một trong các biện pháp mà các tập đoàn áp dụng để tối đa hóa lợi nhuận, đó là

đóng càng ít thuế càng tốt. Họ thực hiện việc này bằng cách tận dụng các thiên

đƣờng thuế hoặc đặt các quốc gia trong tình thế cạnh tranh, và buộc phải cắt thuế,

miễn thuế hoăc giảm thuế. Mức thuế doanh nghiệp đang giảm trên toàn thế giới, và

việc này – cùng với các hành vi trốn thuế đang rất phổ biến – giúp đảm bảo rằng các

tập đoàn phải đóng ít thuế nhất có thể. Apple đã bị cáo buộc là chỉ trả 0.005% thuế

cho lợi nhuận của tập đoàn này ở Châu Âu năm 2014.21

Trốn thuế khiến cho các

quốc gia đang phát triển mất đi 100 tỉ đô la mỗi năm.22

Với các chính sách về thời

gian ƣu đãi thuế và miễn thuế, các quốc gia còn mất thêm nhiều tỉ đô la nữa. Những

ngƣời nghèo nhất là những ngƣời chịu nhiều thiệt thòi nhất, bởi vì họ chính là những

ngƣời phụ thuộc nhiều nhất vào các dịch vụ công đáng lẽ phải đƣợc chi trả từ nguồn

thuế bị thất thu này. Kenya đang mất 1,1 tỉ đô la mỗi năm do việc miễn thuế cho các

tập đoàn, con số này gần lớn gấp đôi ngân sách cho y tế - đây là quốc gia có tỉ lệ tử

vong liên quan đến sinh nở của phụ nữ là 1/40.23

Lý do gì thúc đẩy những hành vi

này của các doanh nghiệp? Có hai lý do: việc chú trọng vào các lợi nhuận ngắn hạn

cho cổ đông và sự phát triển của „chủ nghĩa tƣ bản thân hữu‟.

Chủ nghĩa tư bản nuông chiều thái quá các cổ đông

Ở nhiều nơi trên thế giới, mục tiêu duy nhất của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi

nhuận cho các cổ đông. Điều này không chỉ có nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận ngắn

hạn mà còn có nghĩa là trả tỉ lệ lợi nhuận lớn hơn cho những ngƣời sở hữu cổ phần.

Ở Anh, năm 1970, cổ đông đƣợc trả 10% lợi nhuận; và hiện nay tỉ lệ này là 70%.25

Ấn Độ, con số này còn tƣơng đối thấp, nhƣng cũng đang tăng nhanh, ở nhiều doanh

nghiệp, tỉ lệ này hiện đã cao hơn 50%.26

Nhiều ngƣời đã chỉ trích việc này, trong đó

có Larry Fink, CEO của Blackrock (nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới)27

và Andrew

Haldane, Chuyên gia Kinh tế Trƣởng tại Ngân Hàng Anh.28

Tỉ lệ lợi nhuận cho cổ

đông tăng là hình thức có lợi cho ngƣời giầu, bởi vì đa phần các cổ đông là những

ngƣời thuộc nhóm giầu nhất trong xã hội, nhƣng hình thức này lại làm trầm trọng

thêm tình trạng bất bình đẳng. Các tổ chức đầu tƣ , nhƣ các quỹ hƣu trí, hiện sở hữu

tỉ lệ cổ phần thấp hơn bao giờ hết trong các tập đoàn. Ba mƣơi năm trƣớc, các quỹ

hƣu trí sở hữu 30% cổ phần ở Anh; giờ đây các quỹ này chỉ sở hữu 3%.29

Khoản lợi

‘[N]gày càng có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hưởng ứng các hành động giúp mang lại những lợi ích tức thì cho cổ đông, ví dụ như mua lại cổ phần hoặc tăng cổ tức, trong khi đó lại không chú trọng đầu tư vào việc đổi mới lực lượng lao động có tay nghề hoặc những chi phí đầu tư cơ bản thiết yếu để duy trì sự tăng trưởng

trong dài hạn.’24

Larry Fink, CEO of Blackrock

Page 5: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

5

nhuận đƣợc trả cho cổ đông chính là khoản lẽ ra có thể đƣợc dùng để trả thêm cho

những ngƣời sản xuất và công nhân, trả thêm thuế, hoặc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng

hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu

Nhƣ đã đƣợc trình bày trong báo cáo Nền kinh tế dành cho 1% của Oxfam,30

các

doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực – tài chính , khai khoáng, may mặc,

dƣợc và các lĩnh vực khác – đã sử dụng quyền lực và tầm ảnh hƣởng lớn của mình

để đảm bảo rằng các quy định và các chính sách của quốc gia và quốc tế đƣợc vận

hành theo cách sao cho lợi nhuận tiếp tục sinh sôi nảy nở. Ví dụ, các tập đoàn dầu

lửa ở Nigeria đã tìm mọi cách để đƣợc giảm thuế nhiều nhất có thể..31

Thậm chí cả lĩnh vực công nghệ, một lĩnh vực đƣợc cho là tƣơng đối trung thực,

cũng ngày càng có nhiều tập đoàn bị buộc tội liên quan đến chủ nghĩa thân hữu.

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã trở thành một trong những công ty vận động

hành lang lớn nhất ở Washington và tại các cuộc đàm phán ở Châu Âu liên quan đến

các quy định và thuế về chống độc quyền.32

Chủ nghĩa tƣ bản thân hữu phục vụ cho

những ngƣời giầu, những ngƣời sở hữu và vận hành các doanh nghiệp, với cái giá

phải trả là những tác động nghiêm trọng của nó đối với lợi ích công và nỗ lực giảm

nghèo. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ hơn phải vật lộn để canh tranh và

cuối cùng những ngƣời bình thƣờng phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ

khi họ phải đối mặt với sự liên minh giữa các nhóm và quyền lực độc quyền của các

tập đoàn và những ngƣời có mối liên hệ mật thiết với chính phủ. Ngƣời giầu thứ ba

thế giới- Carlos Slim, kiểm soát khoảng 70% các dịch vụ điện thoại di động và 65%

dịch vụ điện thoại cố định ở Mexico, chiếm khoảng 2% GDP.33

Vai trò của những người siêu giầu trong cuộc khủng hoảng bất

bình đẳng

Hiển nhiên là chúng ta đang sống trong thời đại của những ngƣời siêu giầu, một „thời

đại vàng‟ thứ hai, trong đó các vấn đề xã hội và tham nhũng đang khoác trên mình

những bộ cánh lộng lẫy. Theo phân tích của Oxfam, những ngƣời siêu giầu bao gồm

tất cả những cá nhân có tài sản ròng trị giá từ 1 tỉ đô la trở lên. 1.810 tỉ phú đô la năm

2016 theo danh sách của Forbes, 89% là nam giới, sở hữu 6,5 nghìn tỉ đô la – ngang

với tài sản của 70% nhân loại ở tầng lớp đáy.34

Trong khi chỉ có một số ít tỉ phú trở

nên giàu có chủ yếu là nhờ sự chăm chỉ và tài năng, phân tích của Oxfam về nhóm

này chỉ ra rằng một phần ba tài sản của các tỷ phú trên thế giới là từ thừa kế, trong

khi đó, 43% có thể liên quan tới chủ nghĩa thân hữu.35

Khi tài sản đã đƣợc tích lũy hoặc kiếm đƣợc nó lại sản sinh ra các động lƣợng riêng

của mình. Những ngƣời siêu giầu lại có tiền để đầu tƣ vào những lĩnh vực hứa hẹn

nhất, và từ năm 2009, khối tài sản sở hữu bởi những ngƣời siêu giầu đã tăng trung

bình 11% mỗi năm. Tỉ lệ tích lũy này cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ tích lũy mà những

ngƣời tiết kiệm thông thƣờng có thể đạt đƣợc. Cho dù có thông qua các quỹ phòng

ngừa rủi ro hay qua các cửa hàng với đầy những tác phẩm mỹ thuật và xe ô tô cổ

điển 37

, kỹ nghệ bí mật trong quản lý sự giầu có đã thành công rực rỡ trong việc gia

tăng thịnh vƣợng cho những ngƣời siêu giầu. Tài sản của Bill Gates đã tăng 50%

tƣơng đƣơng 25 tỉ đô la kể từ khi ông rời Microsoft năm 2006, bất chấp những nỗ lực

đáng ca ngợi của ông trong việc cho đi phần lớn tài sản của mình.38

Nếu những tỉ

phú này tiếp tục đảm bảo đƣợc mức tăng lợi nhuận nhƣ vậy, thì 25 năm nữa chúng

‘Cho dù ban đầu sự bất bình đẳng của sự giàu có có chính đáng ra sao, thì sự giàu có có thể phát triển và tự nó có thể làm cho nó tồn tại vượt ra ngoài bất cứ sự biện hộ nào liên quan đến lợi ích xã

hội.’36

Thomas Piketty, nhà kinh tế học và tác giả của cuốn Tư bản trong Thế ký 21

Page 6: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

6

ta có thể có ngàn tỉ phú đầu tiên trên thế giới.

Những khối tài sản đồ sộ mà chúng ta thấy ở những ngƣời giầu có nhất và có thu

nhập cao nhất là những chứng cớ rõ ràng nhất minh chứng cho cuộc khủng hoảng

bất bình đẳng và cuộc khủng hoảng này đang triệt tiêu những nỗ lực của cuộc đấu

tranh nhằm chấm dứt nghèo đói cùng cực. Nhƣng những ngƣời siêu giầu không phải

là những ngƣời ôn hòa, đang ngồi hƣởng thụ sự giàu có tập trung một cách thụ

động. Mà chính họ đang tích cực nỗ lực không ngừng để duy trì sự giàu có tập trung

này mãi mãi.

Một cách để khiến cho việc này xảy ra đó là thông qua các hoạt động đầu tƣ. Là

những cổ đông lớn nhất (đặc biệt trong các quỹ cổ phần tƣ nhân và các quỹ phòng

hộ), những thành viên giàu có nhất của xã hội là những ngƣời hƣởng lợi nhiều nhất

từ văn hóa tôn thờ cổ đông, văn hóa này đang bóp méo hành vi của những doanh

nghiệp.

Trốn thuế, mua chuộc các chính trị gia

Làm thế nào để phải trả càng ít thuế càng tốt là chiến lƣợc của nhiều ngƣời siêu

giầu.40

Để đạt đƣợc mục đích này, họ tận dụng tối đa mạng lƣới thiên đƣờng thuế bí

mật trên toàn cầu, nhƣ đƣợc tiết lộ bởi các tài liệu Panama và các bản tƣờng trình

khác. Các quốc gia cố gắng cạnh tranh để thu hút những ngƣời siêu giầu, và đổi lại

là họ phải hy sinh chủ quyền của quốc gia. Những ngƣời siêu giầu, những ngƣời lƣu

vong để tránh thuế có nhiều điểm đến để lựa chọn trên toàn thế giới. Với một khoản

đầu tƣ tối thiểu là 2 triệu bảng, bạn có thể có đƣợc quyền sống, làm việc, mua bất

động sản ở Anh và hƣởng lợi từ chính sách giảm thuế hào phóng. Ở Malta, một thiên

đƣờng thuế lớn, bạn có thể mua quyền công dân đầy đủ với 650,000 đô la Mỹ.

Gabriel Zucman đã ƣớc tính rằng khoảng 7.6 nghìn tỉ tài sản đang đƣợc cất dấu ở

nƣớc ngoài.41

Tính riêng ở Châu Phi, quốc gia này thất thu khoảng 14 tỉ đô la do

những ngƣời siêu giầu sử dụng các thiên đƣờng thuế - Oxfam đã tính rằng số tiền

này có thể đủ để chi trả cho việc chăm sóc y tế cứu sống bốn triệu trẻ em, và đủ trả

lƣơng cho giáo viên giúp đảm bảo rằng tất cả trẻ em Châu Phi có thể tới trƣờng.

Mức thuế áp dụng cho những ngƣời giầu và thu nhập cao nhất đã và đang tiếp tục

giảm trong thế giới của những ngƣời giàu có. Ở Mỹ, trong những năm gần đây, mức

thuế thu nhập của những ngƣời có thu thập cao nhất chỉ bằng 70% so với năm 1980;

và hiện nay chỉ còn là 40%.42

Ở các nƣớc đang phát triển, thuế áp dụng cho những

ngƣời giầu thậm chí còn thấp hơn: một nghiên cứu của Oxfam đã chỉ ra rằng mức

cao nhất trung binh là 30% đối với thu nhập, và một tỉ lệ lớn số tiền thuế này không

bao giờ thu đƣợc.43

Nhiều ngƣời siêu giầu còn sử dụng quyền lực, tầm ảnh hƣởng và các mối quan hệ

của mình để mua chuộc những chính trị gia và đảm bảo rằng các luật lệ đƣợc xây

dựng vì lợi ích của họ. Các tỉ phú ở Brazil đã vận động hành lang cho việc giảm

thuế,44

và các tỉ phú ở Sao Paulo thích sử dụng trực thăng để đi làm, bên dƣới là tắc

đƣờng và cơ sở hạ tầng xuống cấp.45

Một số những ngƣời siêu giầu cũng sử dụng

sự giầu có của mình để giúp mua chuộc các kết quả chính trị mà họ mong muốn, tìm

cách tác động đến các cuộc bầu cử và các chính sách công. Anh em nhà Koch, hai

trong số những ngƣời giầu có nhất trên thế giới, đã có ảnh hƣởng lớn đối với các

chính trị gia bảo thủ ở Mỹ, hỗ trợ cho nhiều chuyên gia nghiên cứu chính sách có

tầm ảnh hƣởng lớn cũng nhƣ phong trào Tiệc Trà,46

đồng thời đóng góp đáng kể vào

việc ngăn cản phong trào kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu. Ảnh hƣởng chính trị

tích cực của những ngƣời siêu giầu và những ngƣời đại diện của họ là những nhân

tố trực tiếp làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, bởi vì những tác động này tạo nên

‘Hình thức bất bình đẳng gia tăng không thể được duy trì trong bất cứ xã hội nào. Trên thực tế, chưa bao giờ trong lịch sử loài người mà sự giàu có được tích tụ ở mức độ như vậy mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.’

Nick Hanauer, một tỉ phú và

là một doanh nghiệp39

Page 7: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

7

những „vòng lặp hồi tiếp có tác dụng gia cố ‟ mà trong đó những ngƣời chiến thắng

cuộc chơi lại có thêm nguồn lực để chiến thắng giòn giã hơn ở các lần tới.47

NHỮNG GIẢ THIẾT SAI LẦM LÀ NHÂN TỐ THÖC ĐẨY NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 1%

Nền kinh tế hiện nay của 1% dân số đƣợc xây dựng trên một loạt các giả thiết sai,

những giả thiết này lại chính là cơ sở của rất nhiều chính sách, dự án đầu tƣ và các

hoạt động của chính phủ, các doanh nghiệp và những ngƣời giàu có, và những giả

thiết này đã tác động tiêu cực tới những ngƣời nghèo và xã hội nói chung. Trong

những giả thiết này có một số giả thiết về kinh tế. Một số thì thiên về một khái niệm

kinh tế học mà những nhà sáng lập ra gọi nó là „tân chủ nghĩa tự do‟, những khái

niệm này đã giả định một cách sai lầm rằng sự giầu có đƣợc thiết lập ở những tầng

lớp trên sẽ „lan tỏa‟ xuống cho tất cả những ngƣời khác. IMF đã xác định tân chủ

nghĩa tự do là nguyên nhân chính thúc đẩy tình trạng bất bình đảng49

. Chúng ta sẽ

không thể lật ngƣợc lại tình thế, nếu chúng ta không giải quyết đƣợc những giả thiết

sai trái này:

1. Giả thiết sai #1: Thị trường luôn đúng, và vai trò của chính phủ nên được

hạn chế ở mức tối thiểu. Trên thực tế, thị trƣờng đã thất bại trong việc chứng

minh rằng thị trƣờng là biện pháp tốt nhất để tổ chức và định giá cuộc sống chung

hay để kiến tạo tƣơng lai chung của chúng ta. Chúng ta đã và đang chứng kiến thị

trƣờng đang bị bóp méo bởi tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu ra sao và những

ngƣời bình thƣờng đang phải trả giá; và sự phát triển quá mức của lĩnh vực tài

chính đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng nhƣ thế nào. Ngƣời ta đã

và đang chứng kiến, với việc tƣ nhân hóa các dịch vụ công nhƣ y tế, giáo dục hay

nƣớc, ngƣời nghèo, đặc biệt là phụ nữ đang bị đẩy ra ngoài lề của phát triển.

2. Giả thiết sai #2: Các doanh nghiệp cần phải tối đa hóa lợi nhuận và cổ tức

cho cổ đông bằng mọi giá. Tối đa hóa lợi nhuận đã giúp thu nhập của những

ngƣời vốn đã giàu tăng mạnh với tỉ lệ hoàn toàn không cân đối, trong khi đó lại

tạo ra những áp lực không cần thiết đối với công nhân, nông dân, những ngƣời

tiêu thụ, cung ứng, các cộng đồng và môi trƣờng. Thay vào đó, chúng ta có nhiều

cách khác, mang tính xây dựng hơn, để góp phần thúc đẩy thịnh vƣơng chung

cho tất cả mọi ngƣời, và trên thế giới có rất nhiều ví dụ điển hình về các biện

pháp mang tính xây dựng này.

3. Giả thiết sai #3: Sự giầu có tột độ của cá nhân là việc tốt và là dấu hiệu

thành công và việc đó không có gì liên quan tới bất bình đẳng. Thay vào đó,

sự nổi lên của Thời kỳ vàng mới, với một lƣợng khổng lồ tài sản lớn tập trung

vào một số ít ngƣời, đa phần là nam giới, thực sự không hiệu quả xét trên góc độ

kinh tế và có tác động hủy hoại nếu xét trên góc độ chính trị. Việc này cũng phá

hủy những tiến bộ chung mà chúng ta đã đạt đƣợc. Cần phải có một hình thức

phân chia của cải bình đẳng hơn.

4. Giả thiết sai #4: Tăng GDP phải là mục đích chính của việc xây dựng chính

sách. Tuy nhiên, nhƣ Robert Kennedy đã nói năm 1968: „GDP là thƣớc đo mọi

thứ, trừ những thứ có thể khiến cho cuộc sống trở nên đáng giá.‟ GDP không thể

đếm đƣợc khối lƣợng công việc đồ sộ mà những ngƣời phụ nữ trên thế giới đã

làm mà không đƣợc trả lƣơng. Nó không thể tính đến sự bất bình đẳng, điều này

có nghĩa là GDP của một quốc gia nhƣ Zambia có thể tăng cùng với số lƣợng

ngƣời nghèo.

‘Thay vì thúc đẩy phát triển, các chính sách theo chủ nghĩa tân tự do đã và đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, và đe dọa sự phát triển bền vững.’

IMF48

‘[GDP] GDP là thước đo mọi thứ, trừ những thứ giúp cho cuộc sống trở nên đáng

giá.’50

Robert Kennedy, 1968

Page 8: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

8

5. Giả thiết sai #5: Mô hình kinh tế của chúng ta là bình đẳng xét trên góc độ

giới. Trên thực tế, việc cắt giảm các dịch vụ công, vấn đề công ăn việc làm và

quyền lao động ảnh hƣởng nhiều nhất tới phụ nữ. Phụ nữ là những ngƣời ít đƣợc

đảm bảo nhất trong công việc và bị trả lƣơng thấp nhất với một tỉ lệ hoàn toàn

không cân xứng, và phụ nữ cũng là những ngƣời phải đảm nhiện phần lớn những

công việc chăm sóc không lƣơng – và những việc này không đƣợc tính đến trong

GDP, trong khi đó nếu không có những đóng góp này thì nền kinh tế của chúng

ta cũng không thể vận hành.

6. Giả thiết sai #6: Những nguồn lực trên trái đất là vô hạn. Đây không chỉ là một

giả thiết sai lầm, mà giả thiết này có thể dẫn tới những hậu quả thảm khốc cho

hành tinh của chúng ta. Mô hình kinh tế của chúng ta đang phụ thuộc vào việc

khai thác môi trƣờng trong khi phớt lờ những giới hạn mà hành tinh của chúng ta

có thể chịu đựng. Hệ thống kinh tế này là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng

biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng và không thể kiểm soát.

Sáu giả thiết này cần phải đƣợc đảo ngƣợc, và việc này rất cấp thiết. Đây là những

giả thiết đã quá lỗi thời, mang tính hoài cổ, và đã không thể giúp mang lại sự thịnh

vƣợng và ổn định chung. Các giả thiết này đang khiến chúng ta đi chệch hƣớng.

Ngay lúc này đây, nền kinh tế của chúng ta cần phải đƣợc điều hành theo cách khác

– một nền kinh tế nhân văn.

MỘT NỀN KINH TẾ NHÂN VĂN, ĐƢỢC THIẾT KẾ ĐỂ PHỤC VỤ CHO 99%

Chúng ta cần phải cùng nhau thiết lập lợi ích chung, và phải thiết kế một nền kinh tế

phục vụ lợi ích của 99% thay vì của 1%. Những ngƣời nghèo, cho dù họ có ở

Uganda hay Hoa Kỳ, mới chính là những ngƣời phải đƣợc hƣởng lợi từ nền kinh tế.

Loài ngƣời có khả năng lạ kỳ, có khối tài sản khổng lồ và trí tƣởng tƣợng vô hạn.

Chúng ta phải tận dụng những thế mạnh này để thiết lập một nền kinh tế nhân văn

mang lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời, chứ không chỉ một số ít ngƣời có đặc quyền.

Một nền kinh tế nhân văn sẽ tạo ra những xã hội tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn. Nền

kinh tế đó sẽ đảm bảo công việc ổn định với mức lƣơng tử tế. Nền kinh tế đó sẽ đối

xử công bằng với phụ nữ và nam giới. Không ai phải lo lắng về những chi phí chữa

bệnh. Mọi đứa trẻ đều có cơ hội để phát huy tiềm năng của mình. Nền kinh tế đó sẽ

phát triển trong khuôn khổ những giới hạn của hành tinh của chúng ta, và một thế

giới tốt đẹp hơn, bền vững hơn sẽ đƣợc truyền lại cho mọi thế hệ kế tục.

Thị trƣờng là động cơ chính của cỗ máy tăng trƣởng và thịnh vƣợng, nhƣng chúng

ta không thể ngộ nhận rằng động cơ này là cái điều khiển chiếc ô tô hay quyết định

hƣớng đi phù hợp nhất. Thị trƣờng cần phải đƣợc quản lý chặt chẽ vì lợi ích của tất

cả mọi ngƣời để đảm bảo rằng lợi ích của tăng trƣởng đƣợc phân bổ đều, và để đảm

bảo rằng vấn đề biến đổi khí hậu đƣợc đáp ứng một cách thỏa đáng hoặc để mang

lại các cơ hội chăm sóc y tế và giáo dục cho nhiều ngƣời – đặc biệt là, nhƣng không

phải chỉ dành riêng cho, những quốc gia nghèo nhất.

Một nền kinh tế nhân văn sẽ có một số những hợp phần chính giúp giải quyết các

vấn đề là nguyên nhân góp phần gây ra cuộc khủng hoảng bất bình đẳng hiện nay.

Tài liệu này chỉ đƣa phác thảo ra các hợp phần đó, nhƣng những thông tin sẽ là cơ

sở cho việc phát triển những hợp phần này chi tiết hơn.

‘Thế giới của chúng ta không thể nào được nâng đỡ nếu một nửa của nó có vị thế quá

nhỏ bé.’ 51

Charlotte Perkins Gillman, một nhà xã hội học và một phụ nữ đòi quyền bầu cử

Page 9: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

9

Trong một nền kinh tế nhân văn:

1. Các chính phủ sẽ phục vụ cho 99%. Chính phủ có trách nhiệm giải trình là vũ

khí lợi hại nhất để đối phó lại tình trạng bất bình đẳng cùng cực và là chủ thể

chính trong một nền kinh tế nhân văn. Các chính phủ phải lắng nghe ý kiến của

mọi ngƣời, chứ không chỉ một số ít ngƣời giàu có và những ngƣời vận động hành

lang. Chúng ta cần nhìn thấy sự hồi phục của không gian công cộng, đặc biệt là

nơi phụ nữ và những nhóm ngƣời bị bỏ ngoài lề có thể nói lên tiếng nói của mình.

Trách nhiệm giải trình của chính phủ càng cao thì xã hội của chúng ta sẽ càng trở

nên công bằng.

2. Các chính phủ sẽ hợp tác, chứ không chỉ cạnh tranh. Toàn cầu hóa không

thể tiếp tục có nghĩa là cuộc chạy đua khắc nghiệt đến điểm đích là quốc gia có

mức thuế thấp nhất và các quyền lao động không mang lại lợi lợi ích cho ai khác

ngoài những ngƣời giầu nhất. Chúng ta phải dứt khoát chấm dứt thời đại của các

thiên đƣờng thuế. Các quốc gia cần phải hợp tác, dựa trên cơ sở bình đẳng, để

tiến tới một sự đồng thuận mới trên toàn cầu và thiết lập một quy trình có đạo đức

để đảm bảo rằng các doanh nghiệp và những ngƣời giầu có đóng thuế một cách

bình đẳng, môi trƣờng đƣợc bảo vệ và những ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng tử

tế.

3. Các công ty sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Các chính phủ nên hỗ

trợ các mô hình kinh doanh có thể thúc đẩy hình thức chủ nghĩa tƣ bản giúp

mang lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời và tạo dựng một tƣơng lai bền vững. Thành

quả của các hoạt động kinh doanh phải đƣợc dành cho những ngƣời thúc đẩy và

tạo ra nó – đó chính là xã hội, ngƣời lao động và các cộng đồng địa phƣơng. Việc

vận động hành lang của các tập đoàn và những nền dân chủ đƣợc mua bán cần

phải đƣợc chấm dứt. Các chính phủ phải đảm bảo các doanh nghiệp phải trả

lƣơng và đóng thuế một cách công bằng đồng thời chịu trách nhiệm với các tác

động mà họ gây ra với hành tinh.

4. Chấm dứt giầu có cực độ và nghèo đói cùng cực. Thời đại Vàng ngày nay

đang ngầm phá hoại tƣơng lai của chúng ta, và thời đại này cần phải đƣợc chấm

dứt. Những ngƣời giầu phải đóng góp vào xã hội một cách bình đẳng và không

thể có những đặc quyền vô lý nào cho phép họ quay mặt làm ngơ. Để thực hiện

đƣợc điều này chúng ta cần phải chứng kiến những ngƣời giầu đóng thuế công

bằng: chúng ta phải tăng thuế đối với cả tài sản và thu nhập cao để đảm bảo một

sân chơi bình đẳng hơn và kiểm soát tốt hơn việc trốn thuế của những ngƣời siêu

giầu.

5. Một nền kinh tế nhân văn sẽ phục vụ phụ nữ và nam giới một cách bình

đẳng. Bình đẳng giới sẽ là trọng tâm của nền kinh tế nhân văn, đảm bảo rằng cả

hai nửa của nhân loại đều có cơ hội công bằng trong cuộc sống và có quyền

đƣợc sống những cuộc sống tốt đẹp. Những cản trở đối với sự tiến bộ của phụ

nữ, bao gồm sự tiếp cận giáo dục và y tế cần phải đƣợc chấm dứt mãi mãi. Các

định kiến xã hội sẽ không còn có thể quyết định vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã

hội và, đặc biệt các công việc chăm sóc không lƣơng sẽ đƣợc ghi nhận, giảm đi

và tái phân bổ.

6. Công nghệ sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của 99%. Công nghệ

mới có nhiều khả năng sẽ giúp chuyển biến cuộc sống của chúng ta theo chiều

hƣớng tốt đẹp hơn. Việc này chỉ có thể xảy ra khi chính phủ có sự can thiệp tích

cực, đặc biệt là trong việc kiểm soát công nghệ. Trong thời gian gần đây, các

nghiên cứu của chính phủ đã hỗ trợ cho một số phát minh lớn, trong đó có điện

thoại thông minh. Các chính phủ phải can thiệp để đảm bảo rằng công nghệ góp

phần giảm chứ không phải tăng tình trạng bất bình đẳng.

Page 10: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

10

7. Một nền kinh tế nhân văn sẽ được vận hành bởi năng lượng tái tạo bền

vững. Nhiên liệu hóa thạch đã là nguồn nhiên liệu tiếp sức cho tăng trƣởng kinh

tế từ thời kỳ công nghiệp hóa, nhƣng những nhiên liệu này hiện đã không còn

tƣơng thích với một nền kinh tế đặt nhu cầu của đa số làm mục tiêu hàng đầu. Ô

nhiễm không khí từ việc đốt than đã gây ra hàng triệu ca chết non trên toàn thế

giới, trong khi đó những tác động mang tính phá hủy đƣợc gây ra bởi biến đổi khí

hậu lại đánh mạnh nhất vào những ngƣời nghèo nhất và dễ bị tổn thƣơng nhất.

Năng lƣợng tái tạo bền vững có thể tạo ra cơ hội tiếp cận năng lƣợng phổ thông

và tăng cƣờng sự phát triển năng lƣợng trong khi vẫn tôn trọng những giới hạn

của hành tinh.

8. Định giá và đo những gì thật sự có giá trị. Vƣợt ra ngoài phạm vi của GDP,

chúng ta cần phải đánh giá sự tiến bộ của nhân loại sử dụng nhiều biện pháp thay

thế hiện có. Những biện pháp mới này phải tính đến khối lƣợng công việc không

đƣợc trả lƣơng mà những ngƣời phụ nữ trên toàn thế giới đang thực hiện. Những

phƣơng pháp mới này không chỉ phản ảnh phạm vi của các hoạt động kinh tế mà

còn phải đánh giá đƣợc sự phân bổ của thu nhập và tài sản . Những phƣơng

pháp này phải chú trọng đảm bảo tính bền vững, góp phần xây dựng một thế giới

tốt đẹp hơn ngày hôm nay và cho các thế hệ tƣơng lai, và giúp chúng ta đánh giá

tiến bộ thực sự của xã hội mà chúng ta đang sống.

Chúng ta có thể và phải xây dựng một nền kinh tế nhân văn hơn, trƣớc khi quá

muộn.

Page 11: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

11

1 MỘT THỜI ĐẠI MÀ SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ĐƢỢC XÁC ĐỊNH BỞI BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ ĐỘC QUYỀN

MỘT THẾ GIỚI MÀ TRONG ĐÓ 1% NHÂN LOẠI ĐANG KIỂM SOÁT KHỐI TÀI SẢN BẰNG TÀI SẢN CỦA 99% CÕN LẠI SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỀN VỮNG

Tháng 9/ 2016, trong bài diễn văn cuối cùng của mình tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc,

Tổng thống Obama đã nói rằng: „Một thế giới mà tại đó 1% dân số của nhân loại đang

kiểm soát khối lƣợng tài sản bằng khối lƣợng tài sản của 99% dân số còn lại sẽ không bao

giờ bền vững.‟52

Cũng trong cùng tháng đó, báo cáo mở đầu của Ngân hàng Thế giới về

nghèo đói và thịnh vƣợng chung cũng chỉ ra rằng bất bình đẳng ở các quốc gia đang tăng

cao hơn so với 25 năm trƣớc đó, và rằng „giảm tình trạng bất bình đẳng sẽ là chìa khóa để

đạt đƣợc mục tiêu giảm nghèo [Phát triển Bền vững] vào năm 2030‟.53

Các chuyên gia

nghiên cứu của IMF đã cảnh báo rằng tình trạng bất bình đẳng sẽ ảnh hƣởng xấu đến

tăng trƣởng54

và càng làm trầm trọng thêm các rào cản và sự bất công mà con ngƣời đang

phải đối mặt do các yếu tố về giới tính, sắc tộc và địa lý.55

Danh sách liệt kê các hậu quả

về xã hội và chính trị gây ra bởi tình trạng bất bình đẳng cực độ còn rất dài.56

Theo nhiều

nhà bình luận, việc bị bỏ lại đằng sau và bị đứng ngoài lề của sự thịnh vƣợng mà một số ít

ngƣời đang đƣợc hƣởng chính là nguyên nhân lý giải tại sao đa phần ngƣời bỏ phiếu tại

Anh đã chọn việc từ chối quyền thành viên của Liên minh Châu Âu vào tháng 6/ 201657

thành công của Donald Trump trong cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ.58

Các nhà lãnh đạo thế giới hiện đã thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững, những

mục tiêu này đƣợc áp dụng cho tất cả các quốc gia không kể quốc gia đó đang ở giai đoạn

phát triển nào. Các mục tiêu này bao gồm Mục tiêu 10 là „giảm bất bình đẳng giữa và trong

nội bộ các quốc gia‟. Cam kết này, cùng với việc các vấn đề của bất bình đẳng đang đƣợc

công nhận một cách rộng rãi, rất đƣợc hoan nghênh, nhƣng đáng tiếc là những hành động

đáp ứng cho tới thời điểm này vẫn còn hạn chế. Tăng trƣởng GDP và lợi nhuận cá nhân

hơn tất thảy vẫn là những động lực thúc đẩy duy nhất đối với lộ trình phát triển toàn cầu,

của quốc gia và của các doanh nghiệp, bất kể nỗ lực nào đi chệch hƣớng khỏi những mục

tiêu này liên quan đến các lo ngại về bất bình đẳng đều bị đe dọa.59

Chính vì vậy, chúng ta

vẫn tiếp tục chứng kiến các chính sách đƣợc xây dựng dựa trên những mục tiêu lệch lạc

và sai lầm, phục vụ cho lợi ích của chính những ngƣời xây dựng nên các chính sách đó –

đƣợc theo đuổi theo cách để bảo vệ cho tình trạng bất bình đẳng – thay vì là những biện

pháp để đảm bảo sự phát triển bền vững và phúc lợi cho con ngƣời.

Báo cáo này sẽ phản bác lại những mục tiêu chung và lý lẽ đƣợc phổ biến rộng rãi là cơ

sở cho việc đƣa ra các quyết định kinh tế - và đề xuất những giải pháp thay thế bền vững

và bình đẳng hơn cho xã hội của chúng ta.

Phạm vi của cuộc khủng hoảng bất bình đẳng nhƣ hiện nay đòi hỏi cần có giải pháp không

chỉ là một vài thay đổi nhỏ về chính sách hoặc một đáp ứng mang tính hình thức. Ngay lúc

này đây chúng ta cần phải nắm lấy cơ hội này để đảm bảo vấn đề bất bình đẳng đƣợc

công nhận rộng rãi và chúng ta cần phải thực hiện những hành động có ý nghĩa để giải

quyết vấn đề.

Page 12: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

12

SỰ TÍCH TỤ CỦA CẢI NGÀY CÀNG TRỞ NÊN SÂU SẮC

Tổng tài sản trên toàn cầu60

đã đạt tới con số đáng kinh ngạc là 255 nghìn tỉ đô la.

Kể từ năm 2015, hơn một nửa con số này đã và đang thuộc sở hữu của 1% ngƣời

giầu nhất thế giới. Trong số những ngƣời giầu có nhất, dữ liệu của năm nay đã chỉ ra

rằng tổng tài sản ròng của tám ngƣời giầu nhất thế giới là 426 tỉ đô la, con số này

tƣơng đƣơng với tổng tài sản ròng của một nửa nhân loại ở tầng lớp dƣới.61

Của cải đƣợc tiếp tục lũy tích cho những ngƣời giầu có. Trong vòng ba thập kỷ vừa

qua, những ngƣời sở hữu vốn liên tục chứng kiến lợi nhuận của họ luôn tăng ở mức

vƣợt xa tốc độ tăng trƣởng kinh tế62

Các báo cáo trƣớc đó của Oxfam đã cho thấy sự

giàu có cực độ và đang ngày càng tăng của một số ít ngƣời đã đƣợc chuyển hóa

thành quyền lực và tầm ảnh hƣởng đối với các chính sách và thể chế một cách phi lý

nhƣ thế nào.63

Trong khi đó sự tích lũy các tài sản bình thƣờng nhất, đặc biệt là các tài sản nông

nghiệp nhƣ đất và thú nuôi, lại là một trong các biện pháp quan trong nhất để thoát

nghèo.64

Những ngƣời nghèo rất cần đên tài sản để có thể đối phó lại với các cú sốc

tài chính ví dụ nhƣ để chi trả hóa đơn y tế. Tuy nhiên, Credit Suisse đã chỉ ra rằng

tổng tài sản của 50% những ngƣời nghèo nhất ít hơn một phần tƣ của 1% tổng tài

sản ròng của thế giới.65

Chín phần trăm số ngƣời trong nhóm này có tài sản âm (tổng

nợ lớn hơn tổng tài sản), và phần lớn trong số họ sống ở các quốc gia giàu có hơn

tại đó có các hình thức nợ cho sinh viên và các hình thức tín dụng khác. Nhƣng thậm

chí nếu chúng ta trừ đi số nợ của những ngƣời đang sống ở Châu Âu và Bắc Mỹ, thì

tổng tài sản của 50% của những ngƣời tầng lớp dƣới vẫn ít hơn 1%.

Không giống nhƣ sự giầu có tột cùng của những ngƣời ở tầng lớp trên cùng, tài sản

của họ có thể đƣợc quan sát và ghi chép trong nhiều danh sách ngƣời giầu, thông tin

về tài sản của những ngƣời ở dƣới đáy của sự phân bổ lại rất hạn chế. Tuy nhiên,

chúng ta biết rằng nhiều ngƣời nghèo trên thế giới đang chứng kiến những nguồn

lực giúp tạo ra của cải cho họ đang mất dần 66

– đó là đất đai, nguồn tài nguyên và

nhà cửa – đây là hậu quả của việc quyền đất đai không đƣợc đảm bảo, tịch thu đất,

đất đai bị chia cắt và xói mòn, biến đổi khí hậu, thu hồi nhà cửa ở đô thị và việc di dời

nhà cửa cƣỡng ép. Trong khi tổng đất canh tác trên thế giới đã tăng lên,67

nhƣng đất

canh tác của các hộ gia đình nhỏ thì chiếm một tỉ lệ ngày càng giảm trong tổng số

diện tích đất canh tác này. Tỉ lệ sở hữu đất trong năm nhóm có tài sản thấp nhất đã

giảm 7,3% trong giai đoạn từ những năm 1990 và 2000.68

Những thay đổi liên quan

đến sở hữu đất đai ở các nƣớc đang phát triển diễn ra chủ yếu là do việc thu hồi đất

đai trên diện rộng, với việc chuyển giao đất từ các nông dân nhỏ sang các nhà đầu

tƣ lớn và việc chuyển đổi đất từ đất phục vụ cho mục đích sinh kế sang đất thƣơng

mại.69

Tới 59% thỏa thuận có đất đai liên quan đến đất cộng đồng mà những dân tộc

thổ dân và những cộng đồng nhỏ tuyên bố quyền sở hữu, và những thỏa thuận đất

này đã khiến cho hàng triệu ngƣời có nguy cơ phải di dời nhà cửa.70

Tuy nhiên chỉ có

14% trong số thỏa thuận này đƣợc thực hiện tuân thủ đầy đủ quy trình về sự „đồng

thuận tự nguyện, trƣớc và đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ‟ (FPIC).71

Việc phân bổ

đất đai đƣợc cho là diễn ra bất bình đẳng nhất ở Châu Mỹ La tinh, ở khu vực này

64% tổng khối lƣợng tài sản có liên quan đến những tài sản phi tài chính nhƣ đất và

nhà ở72

và 1% „siêu nông trƣờng‟ ở Châu Mỹ La Tinh hiện kiểm soát diện tích đất

sản xuất lớn hơn so với 99% nông trƣờng còn lại.73

Page 13: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

13

Hộp 1: Tính toán của Oxfam về tình trạng bất bình đẳng trong phân chia tài sản

Tháng 1/2014, Oxfam ƣớc tính chỉ riêng 85 ngƣời đã sở hữu khối tài sản bẳng một nửa

nhân loại ở tầng lớp dƣới. Tính toán này đƣợc thực hiện dựa trên các dữ liệu về tổng tài

sản ròng của những ngƣời giầu nhất thế giới, theo công bố của Forbes và dữ liệu về việc

phân bổ tài sản trên toàn cầu của Credit Suisse. Trong ba năm vừa qua, chúng tôi đã tìm

hiểu thông tin từ các nguồn dữ liệu này để tìm hiểu xem việc phân bổ tài sản trên toàn

cầu đang diễn biến ra sao. Trong báo cáo tháng 10/2015 của Credit Suisse, 1% những

ngƣời giầu nhất trên thế giới có khối lƣợng tài sản tƣơng đƣơng với 99% ngƣời còn lại.74

Trong năm nay chúng tôi nhận thấy rằng tài sản của 50% dân số toàn cầu thuộc tầng lớp

dƣới đã thấp hơn con số ƣớc tính trƣớc đó, và tổng tài sản của họ chỉ bằng tổng tài sản

của tám ngƣời. Hàng năm, Credit Suisse đã thu thập các nguồn thông tin mới và đáng tin

cậy hơn để ƣớc tính tỉ lệ phân bổ tài sản toàn cầu: báo cáo mới nhất của tổ chức này đã

chỉ ra rằng nợ trong nhóm nghèo nhất tăng và tài sản của 30-50% dân số thế giới cũng

giảm. Năm ngoái, ƣớc tính tỉ lệ tài sản lũy tích của 50% dân số tầng lớp dƣới là 0,7%; con

số này đã giảm xuống 0,2% trong năm nay.

Sự phân bổ tài sản không đồng đều đƣợc thể hiện qua những con số này đã thu hút sự

quan tâm của rất nhiều ngƣời, với cả về mức độ bất bình đẳng mà những con số này

đang phơi bày, và với những dữ liệu ẩn sau đó và chính cả các số liệu tính toán. Có hai

thách thức phổ biến nhất mà mọi ngƣời hay nhắc tới. Thứ nhất, do sự vận hành hiệu quả

của thị trƣờng tín dụng, những ngƣời nghèo nhất có thể giầu xét trên phƣơng diện thu

nhập, nhƣng thực tế họ đang có những khoản nợ ròng (đây là suy nghĩ của một sinh viên

tốt nghiệp Harvard đang mắc nợ). Tuy nhiên, về mặt dân số, nhóm này không đáng kể

nếu so với tổng dân số toàn cầu, trong đó 70% số dân của 50% những ngƣời ở lớp dƣới

đang sống ở các quốc gia có thu nhập thấp. Tổng nợ ròng của 50% ngƣời ở tầng lớp

dƣới trong tổng dân số toàn cầu chỉ chiếm 0,4% tổng khối lƣợng tài sản trên toàn cầu,

tƣơng đƣờng 1,1 nghìn tỉ đô la. Nếu bạn không tính đến nợ ròng, thì tài sản của 50% dân

số ở lớp dƣới này là 1,5 nghìn tỉ đồng. Và khối lƣợng tài sản của nhóm này chỉ tƣơng

đƣơng với khối lƣợng tài sản của 56 ngƣời giầu nhất thế giới.

Thách thức thứ hai đó là sự thay đổi theo thời gian của tài sản ròng có thể là kết quả của

sự biến động về tỉ giá, việc này không có tác động lớn đến những ngƣời muốn sử dụng

tài sản của mình ở trong nƣớc. Bởi vì báo cáo của Credit Suisse thể hiện giá trị là đô la

Mỹ, nên dĩ nhiên tài sản đƣợc nắm giữ bằng đồng tiền tệ khác phải đƣợc chuyển đổi

sang đô la Mỹ. Thực tế, tài sản ở Anh đã giảm 1,5 nghìn tỉ đô la trong vòng một năm qua

do sự xuống giá của đồng bảng Anh. Tuy nhiên, sự biến động của tỉ giá không thể biện

hộ cho sự bất bình đẳng về của cải đã tồn tại từ lâu nhƣ Credit Suisse đã chỉ ra (sử dụng

tỉ giá hiện tại): kể từ năm 2000, 50% dân số ở tầng lớp dƣới chƣa bao giờ có nhiều hơn

1,5% tổng số tài sản và 1% dân số là những ngƣời giầu nhất luôn sở hữu nhiều hơn 46%

khối lƣợng tài sản. Do vai trò quan trọng của vốn đƣợc trao đổi trên phạm vi toàn cầu

trong tổng dự trữ tài sản, tỉ giá vẫn là một cách hợp lý để quy đổi giữa các loại tiền tệ.

Và cuối cùng, chúng tôi tin rằng chúng ta cần phải phân tích sự phân bổ của cải, đặc biệt

là tài sản của những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất – và cần phải thu thập một cách có hệ

thống các dữ liệu khảo sát có chất lƣợng và có thể đối chiếu dễ dàng để tính tổng tài sản

sở hữu bởi và trong nhóm những hộ gia đình nghèo.

10%

nghèo nhất 2 3 4 5

50%

nghèo nhất

Tính toán

2015 -0.3 0.1 0.1 0.3 0.5 0.7

CẬP NHẬT

2015 -0.4 0.0 0.1 0.2 0.3 0.2

Dữ liệu

2016 -0.4 0.0 0.1 0.2 0.3 0.2

Page 14: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

14

ĐỂ KẾT THÖC TÌNH TRẠNG NGHÈO CÙNG CỰC VỀ THU NHẬP CHÖNG TA CẦN PHẢI ĐẢM BẢO SỰ TĂNG TRƢỞNG TOÀN DIỆN

Hàng trăm triệu ngƣời đã thoát nghèo trong những thập kỷ gần đây. Đây là thành tựu

đáng để thế giới tự hào. Tuy nhiên trên thế giới cứ tám ngƣời thì vẫn còn một ngƣời

lên giƣờng buổi tối với cái bụng rỗng. Trong giai đoạn từ 1990 và 2010, nếu những

ngƣời nghèo đƣợc hƣởng lợi từ tăng trƣởng kinh tế, thì trong giai đoạn này thêm 700

triệu ngƣời, phần lớn là phụ nữ, đáng lẽ đã không còn phải sống trong đói nghèo.76

Nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến mức tăng trƣởng gấp đôi về GDP trong vòng 30

năm vừa qua, với tất cả các mức thu nhập đều tăng, và theo đó là tỉ lệ nghèo cùng

cực trên thế giới cũng giảm. Nhƣ đƣờng màu đỏ trong Hình 1 dƣới đây thể hiện, thu

nhập thực trong tất cả các nhóm thu nhập đã tăng đáng kể trong giai đoạn từ 1988

và 2011, đặc biệt là các nhóm thu nhập ở giữa. Tỉ lệ tăng thấp nhất là ở nhóm có thu

nhập cao hơn: đây là hậu quả trực tiếp của thời kỳ 2008–2011, khi cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh đặc biệt tới các quốc gia có thu nhập cao.

Với tác động của giai đoạn 2008 – 2011, hình dáng của biểu đồ là một phiên bản rút

gọn của „biểu đồ hình con voi‟ rất nổi tiếng‟77

, biểu đồ này đã đƣợc nhiều ngƣời chú ý

do đã nêu bật đƣợc những nhóm thu nhập mà đã đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất trong

vòng ba thập kỷ vừa qua – những ngƣời có mức thu nhập trung bình và những

ngƣời có thu nhập cao nhất.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa sự tăng trƣởng tuyệt đối về thu nhập của các nhóm

khác nhau lại rất không đồng đều – hơn nhiều so với những gì mà tỉ lệ tăng trƣởng

đơn thuần thể hiện - kể cả sau khi tính đến cú sốc về kinh tế đối với thu nhập thời kỳ

sau năm 2008, nhƣ đƣợc thể hiện bằng đƣờng màu xanh trong Hình 1. Thu nhập

của 10% những ngƣời nghèo nhất đã tăng lên tới 65$ tính từ năm 1988 đến 2011,

nghĩa là tăng thêm chƣa đến 3$ mỗi năm, trong khi thu nhập của 1% những ngƣời

giầu nhất đã tăng 182 lần, tức là 11,800 đô la Mỹ. Một nghiên cứu của Oxfam đã chỉ

ra rằng trong vòng 25 năm vừa qua, thu nhập của 1% những ngƣời giàu có nhất

nhiều hơn tổng thu nhập của một nửa dân số ở lớp dƣới cộng lại, và gần một nửa

(46%) tổng thu nhập tăng lên lại thuộc về 10% những ngƣời giầu nhất.78

Điều này rất

quan trọng, bởi vì 10% ngƣời nghèo nhất của thế giới vẫn đang sống dƣới mức

nghèo đói cùng cực với mức 1.90 đô la mỗi ngày,79

và Ngân hàng Thế giới đã dự

đoán rằng với việc phân bổ thu nhập nhƣ hiện nay chúng ta sẽ không thể đạt đƣợc

chỉ tiêu toàn cầu trong xóa nghèo vào năm 2030. Ngay cả khi đây là một tham vọng

rất khiêm tốn, bởi vì ngƣỡng nghèo của chính các quốc gia trên thực tế cũng đã cao

hơn 1.90 đô la mỗi ngày. Gần ba tỉ ngƣời, hoặc tƣơng đƣơng một nửa dân số toàn

cầu, đang sống dƣới „ngƣỡng nghèo xét trên khía cạnh đạo đức‟, ngƣỡng nghèo này

đƣợc tính là số tiền mỗi ngày mà con ngƣời cần để có thể đạt đƣợc tuổi thọ bình

trƣờng là hơn 70 tuổi.80

‘Hình thức bất bình đẳng gia tăng không thể được duy trì trong bất cứ xã hội nào. Trên thực tế, chưa bao giờ trong lịch sử loài người mà sự giàu có được tích tụ ở mức độ như vậy mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Nick Hanauer, một tỉ phú và

là một doanh nghiệp75

Page 15: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

15

Hình 1: Sự tăng trưởng thu nhập toàn cầu theo mười nhóm thu nhập, 1988–2011

Nguồn: Tính toán của tác giả , sử dụng dữ liệu từ Lakner và Milanovic (2013). Tất cả thu nhập được thể hiện theo sức mua bình quân năm 2005 (2005 PPP) bằng đô la, thể hiện thu nhập thực tế vào năm 2005.

Sự tăng trƣởng thu nhập không đồng đều (và với sự tăng trƣởng này làm trầm trọng

thêm bất bình đẳng về thu nhập) là kết quả của các xu hƣớng của các thị trƣờng lao

động ở nhiều quốc gia, giàu và nghèo. Tổng thu nhập bao gồm thu nhập từ lao động

mà ngƣời công nhân kiếm đƣợc và phần thu đƣợc cho số vốn đã đầu tƣ của những

ngƣời sở hữu vốn. Trên toàn thế giới, chúng ta nhận thấy rằng lát bánh mà những

ngƣời công nhân đã và đang nhận ngày càng nhỏ đi, trong khi đó những ngƣời sở

hữu vốn tiếp tục phát đạt.81

Thậm chí ở Trung Quốc, một quốc gia có mức lƣơng đã

tăng gần gấp ba trong thập kỷ vừa qua, tổng thu nhập thậm chí còn tăng nhanh hơn,

do hệ số thu nhập trên vốn đầu tƣ cao. Vốn cổ phần đang ngày càng tăng hầu nhƣ là

một phần thƣởng chỉ dành riêng cho những ngƣời giầu nhất, bởi vì họ sở hữu một

lƣợng vốn lớn, không tƣơng xứng với tỉ lệ.82

Ở Mỹ, một nghiên cứu mới đƣợc thực

hiện bởi nhà kinh tế học Thomas Piketty đã chỉ ra rằng thu nhập của 50% dân số ở

tầng lớp dƣới không tăng, trong khi đó thu nhập của 1% dân số là những ngƣời giàu

nhất đã tăng 300%.83

Rõ ràng là sự tăng trƣởng trên toàn cầu không mang lại lợi ích

cho tất cả mọi ngƣời; mà chủ yếu chỉ mang lợi cho một số ít ngƣời có đặc quyền.

Khoảng cách về mức lương ngày càng tăng

Liên quan đến việc phân chia lao động, sự chênh lệch về mức lƣơng đã và đang

tăng lên. Đặc biệt trong các nền kinh tế mới nổi mức lƣơng trong những lĩnh vực tay

nghề thấp đã giảm so với năng suất và ở rất nhiều quốc gia giàu có, mức lƣơng này

cũng đứng im tại chỗ, trong khi đó lƣơng của những ngƣời ở trên đỉnh cao nhất vẫn

tiếp tục tăng.84

Trong một năm, số tiền mà một CEO của một trong 100 FTSE (100

Công ty lớn nhất trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn) kiếm đƣợc trong một

năm bằng tiền lƣơng của 10,000 ngƣời lao động trong các nhà máy may tại Băng-la-

đét.85

Giám đốc điều hành của một công ty thông tin đứng đầu ở Ấn Độ kiếm gấp 416

lần mức lƣơng của một nhân viên bình thƣờng.86

Ở các nền kinh tế phát triển, sự bất

bình đẳng về mức lƣơng ngày càng tăng đã trở thành một nguyên nhân duy nhất

thúc đẩy bất bình đẳng về thu nhập,87 88

trong khi đó có các quốc gia tình trạng bất

bình đẳng đã giảm, lý do thƣờng thấy là lƣơng thực tế của những ngƣời ở tầng lớp

dƣới đã tăng đáng kể. Trong trƣờng hợp của Brazil, từ năm 2001 tới 2012, nhờ có

những chính sách cấp tiến về mức lƣơng tối thiểu, tiền lƣơng thực tế của 10% dân

số là những ngƣời nghèo nhất đã tăng nhiều hơn so với những ngƣời trong nhóm

10% dân số là những ngƣời giầu nhất,89

.90

Ở nhiều quốc gia đang phát triển nơi mà

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

160%

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Top 1%

absolute income growth per capita (US$ 2005 PPP)

% income growth per capita

Tăng thu nhập tuyệt đối trên đầu ngƣời (US$ PPP 2005)

Tỉ lệ tăng thu nhập trên đầu ngƣời

1% cao nhất

Page 16: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

16

chênh lệch về mức lƣơng đang ngày càng lớn, khoảng cách lƣơng giữa những

ngƣời lao động khác nhau với những kỹ năng khác nhau và trình độ học vấn khác

nhau là nhân tố chính thúc đẩy sự bất bình đẳng. Mức lƣơng của những ngƣời lao

động có tay nghề cao và với trình độ học vấn cao hơn đã tăng, trong khi những mức

lƣơng của ngƣời lao động tay nghề thấp lại giảm. Sự chênh lệch này là nguyên nhân

gây ra tỉ lệ bất bình đẳng về thu nhập ở Châu Á,ở mức 25-35%.91

Sự chắt bóp trong lao động và tiền lƣơng áp cho những ngƣời lao động lƣơng thấp

nhất đã khiến cho họ phải làm các công việc bấp bênh và thu nhập rất thấp. Năm

2008, ngƣời làm công ăn lƣơng ở Nepal chỉ kiếm đƣợc 73 đô la mỗi tháng, tiếp theo

là 119 đô la ở Pakistan (2013) 121 đô la ở Cam-pu-chia (2012). Do mức lƣơng thấp,

Pakistan và Cam-pu-chia là hai trong số các quốc gia có tỉ lệ nghèo ở những ngƣời

lao động cao nhất trên thế giới.92

Ở nhiều quốc gia, thậm chí mức lƣơng tối thiểu

theo pháp luật quy định cũng không thể đáp ứng đủ mức lƣơng cần thiết để họ có

thể chi trả cho những điều kiện sống tối thiểu. Mức lƣơng tối thiểu của những ngƣời

công nhân trồng chuối tại Cộng Hòa Dominic chỉ bằng 40% mức lƣơng đủ để ngƣời

lao động sống trong điều kiện sống trung bình; ở Băng-la-đét, thì mức lƣơng chỉ

bằng 20% mức lƣơng đủ để họ có thể sống một cuộc sống tử tế.93

Phụ nữ và thanh

niên là những ngƣời đặc biệt có nguy cơ đối mặt với tình trạng công việc bấp bênh:

cứ hai trong số ba thanh niên ở những quốc gia có thu nhập thấp nhất phải làm

những công việc tự do có rủi ro cao hoặc là lao động trong nhà và không đƣợc trả

lƣơng.94

Trong các nƣớc OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế), gần 40%

ngƣời lao động trẻ tuổi đang làm các công việc không phù hợp với tiêu chuẩn quy

định, ví dụ nhƣ hợp đồng hoặc công việc tạm thời, hoặc những công việc bán thời

gian không mong muốn.95

Quyền thương lượng tập thể của công nhân bị thu hẹp

Cơ cấu của thị trƣờng việc làm đang thay đổi cùng với đó là quyền thƣơng lƣợng tập

thể giảm đi, đã làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tỉ lệ

ngƣời lao động tham gia vào các hiệp hội giảm, và IMF đã nhận thấy mối quan hệ

giữa sự suy giảm này và sự tăng lên của tỉ lệ thu nhập của 10% những ngƣời ngƣời

giầu nhất ở các nền kinh tế phát triển.96 97

Ở Đan Mạch, dựa trên một thỏa thuận

thƣơng lƣợng tập thể, một nhân viên làm việc tại Burger King có thể kiếm 20 đô la

mỗi giờ; trong khi một nhân viên ngƣời Mỹ cũng làm việc cho cùng công ty đó, nhƣng

không có cơ hội thƣơng lƣợng giống ngƣời đồng nghiệp ngƣời Đan Mạch kia, và chỉ

đƣợc trả 8.90 đô là mỗi giờ.98

Ở các quốc gia phát triển, trong nền kinh tế „gig‟ (kinh

tế tự do), ngƣời lao động đƣợc thuê để cung cấp một số đầu ra đƣợc xác định chứ

không trở thành nhân viên, số lƣợng ngƣời lao động tự do đã tăng lên, việc này đã

đặt ngƣời lao động vào các tình hình tài chính bấp bênh hơn. Quyết định quan trọng

đƣợc đƣa ra đối với Uber tại Anh tháng 10/ 2016, theo quyết định này những ngƣời

lái xe phải đƣợc trả mức lƣơng đủ để trang trải cuộc sống và họ đƣợc trả lƣơng cho

những ngày nghỉ lễ, đã là một hình thức công nhận quyền của ngƣời lao động trong

lĩnh vực đang ngày càng phát triển này.99

Điều quan trọng là các công việc không

chính thức tiếp tục là một trong các nguồn thu nhập quan trọng nhất của mọi ngƣời,

đặc biệt là phụ nữ, ở những quốc gia có thu nhập thấp,100

ở những quốc gia này

những ngƣời lao động không đƣợc hƣởng mức lƣơng tối thiểu hoặc quyền của

ngƣời lao động không đƣợc tôn trọng vì thế họ rất dễ bị lạm dụng.

Page 17: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

17

Hộp 2: Sự bảo về vệ mặt pháp lý đối với những người giúp việc gia đình ở

Brazil

Ở Brazil, đa phần những ngƣời giúp việc gia đình là phụ nữ. Năm 2015, Brazil

đã thông qua một luật nhằm trao quyền bình đẳng cho những ngƣời giúp việc

gia đình, nhƣ đối với các ngành nghề khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quá

trình triển khai luật mới, khoảng 1,4 triệu ngƣời giúp việc gia đình đã đăng ký

trên eSocial, một hệ thống đăng ký về lao động, phúc lợi và tài chính.101

‘Hệ thống eSocial này rất quan trọng, bởi vì giờ đây chúng tôi có cách để biết là

có bao nhiêu người đang được quản lý, và do vậy quyền của họ được pháp luật

bảo vệ. Tôi tin rằng xu hướng này sẽ dần phát triển, nhận thức của người dân

sẽ tăng, và họ sẽ đăng ký và rồi những gì cần được thực hiện sẽ được thực

hiện. Sau khi luật có hiệu lực, số những người giúp việc gia đình trẻ tuổi đã

giảm. Đối với chúng tôi, đó là một dấu hiệu tích cực. Cụ bà của tôi là một nô lệ;

bà tôi, mẹ tôi và tôi là những người giúp việc gia đình. Tôi đã trở thành người

giúp việc gia đình từ năm tôi 10 tuổi và tôi không có cơ hội được học hành. Giờ

đây, khi biết rằng những người trẻ tuổi được tạo điều kiện để đi học đại học và

số người làm công việc giúp việc gia đình cũng đã giảm, đối với tôi, đây là một

chiến thắng quan trọng. Chúng ta cần những thế hệ không ngừng nỗ lực để

thành công trong các lĩnh vực khác của thị trường lao động. [một bé gái] có thể

trở thành giúp việc gia đình nếu em muốn, nhưng đó không thể là một cánh cửa

mở ra duy nhất cũng không phải là số phận của em. Năm 2008, khi Tổng thống

Lula phê duyệt nghị định cấm thuê trẻ dưới 18 tuổi làm giúp việc gia đình, có

người đã chỉ trích nghị định này, cho đó là quy định vô lý. [...] Chúng tôi không

muốn [đứa trẻ này] phải lang thang ngoài đường hoặc phải lao động. Chúng tôi

muốn em được đi học, như vậy sau này em có thể trở thành một bác sỹ hoặc

một kỹ sư. Như vậy, em có thể làm những gì mà em muốn, không chỉ công việc

nội trợ.’

Nguồn: Một cuộc phỏng vấn với Creuza Oliveira, Chủ tịch Liên đoàn Những ngƣời giúp việc gia

đình Quốc gia của Brazil (FENATRAD).

Phụ nữ ngày càng nghèo hơn trước

Có sự khác biệt lớn về giới, khi chúng ta xét tới kẻ thắng ngƣời thua trong bối cảnh

khoảng cách về thu nhập ngày càng tăng, phụ nữ chắc chắn có nhiều khả năng rơi

vào nhóm một nửa dân số có thu nhập thấp trong hệ thống phân bổ thu nhập. Trên

toàn thế giới, cơ hội cho phụ nữ tham gia vào thị trƣờng việc làm vẫn thấp hơn 27%

so với nam giới.102 Ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, chỉ có một phần tƣ phụ nữ

tham gia vào lực lƣợng lao động, và ở Nam Á con số này là một phần ba, so với ba

phần tƣ nam giới ở những khu vực này.103

Ngay cả khi đã tham gia vào thị trƣờng lao

động, phụ nữ có nhiều khả năng làm các công việc không đƣợc bảo vệ bởi luật lao

động hơn so với nam giới.104

Trong các công việc chính thức, phụ nữ luôn kiếm đƣợc

ít hơn nam giới. Báo cáo hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xuất bản năm

2016 về bất bình đẳng giới đã chỉ ra rằng năm 2015, bất bình đẳng trong việc tham

gia vào nền kinh tế thực tế đã tăng lên, và báo cáo này cũng ƣớc tính rằng phải mất

170 năm nữa thì phụ nữ mới có mức lƣơng bằng với nam giới.105

Nguyên nhân của

tình trạng này là so sự phân biệt đối xử công khai, khi mà phụ nữ đƣợc trả ít hơn cho

những công việc tƣơng tự và với giá trị tƣơng tự, một nguyên nhân khác đó là phụ

nữ chủ yếu tập trung vào các công việc đƣợc trả lƣơng thấp và những công việc bán

thời gian. Thu nhập của phụ nữ ít hơn so với nam giới từ 31% đến 75% do chênh

lệch về mức lƣơng và các bất bình đẳng kinh tế khác nhƣ khả năng tiếp cận với dịch

vụ bảo trợ xã hội, những nguyên nhân này tích tụ lại và khiến cho họ ngày càng trở

Page 18: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

18

nên nghèo hơn.106

Nhƣ đƣợc trình bày trong Bảng 1, ngay cả các nền kinh tế phát

triển, nơi mà những chênh lệch về tiếp cận giáo dục hầu nhƣ đã đƣợc xóa bỏ, nam

giới vẫn tiếp tục chiếm đa số trong các nhóm có thu nhập cao, trong khi phụ nữ vẫn

phải đảm nhiệm những công việc không lƣơng ở gia đình với tỉ lệ hoàn toàn không

tƣơng ứng.

% phụ nữ

trong nhóm

10% dân số

có thu nhập

cao nhất

% phụ nữ

trong nhóm

1% dân số

giầu nhất thế

giới

Tỉ lệ công

việc chăm

sóc không

lương do phụ

nữ đảm

nhiệm (năm

gần đây nhất)

Tây Ban Nha

2010 33% 22% 63%

Đan Mạch 2013 31% 16% 57%

Canada 2013 30% 22% 61%

New Zealand

2013 29% 19% 65%

Ý 2014 29% 20% 75%

Anh 2013 28% 18% 65%

Úc 2012 25% 22% 64%

Na-uy 2013 22% 14% 57%

Nguồn: http://www.lse.ac.uk/InternationalInequalities/pdf/III-Working-Paper-5---Atkinson.pdf and OECD stat

Employment: Thời gian dành cho các công việc đƣợc trả lƣơng và không đƣợc trả lƣơng, theo giới tính

Những xu thế cổ xúy cho tình trạng bất bình đẳng gia tăng về của cải và thu nhập

đang ngày càng phổ biến ở các nền kinh tế. Các doanh nghiệp và các cá nhân siêu

giàu đều đang đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy những sự bất bình đẳng này.

‘‘Khoảng cách giữa người giầu và người nghèo ở Kenya đôi khi rất đáng xấu hổ. Ranh giới giữa người giầu và những người thuộc tầng lớp thấp hơn chỉ là một bức tường. Bạn thấy con của người giàu lái ô tô và khi bạn băng qua đường bụi đã phủ đầy người hoặc nếu trời mưa thì nước bắn tung tóe lên người của bạn.’

Jane Muthoni, thành viên của Shining Mothers, một nhóm cộng đồng đƣợc Oxfam hỗ trợ

Bảng 1: Sự phân chia thị trường lao động theo giới tại các quốc gia phát triển

Page 19: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

19

2 NHỮNG ĐỘNG CƠ THÖC ĐẨY SỰ TĂNG TRƢỞNG CHỈ PHỤC VỤ LỢI ÍCH THIỂU SỐ

VAI TRÕ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC THÖC ĐẨY CUỘC KHỦNG KHOẢNG BẤT BÌNH ĐẲNG

Các doanh nghiệp đang phát triển lớn mạnh hơn bao giờ hết. Xét về doanh thu, 69

trong số 100 thực thể lớn nhất hiện nay là các tập đoàn, mà không phải các quốc

gia.107

10 tập đoàn lớn nhất thế giới – trong danh sách này bao gồm Wal-Mart, Shell

và Apple – có tổng doanh thu lớn hơn nguồn thu chính phủ của 180 quốc gia „nghèo

nhất‟ cộng lại, danh sách này có các quốc gia nhƣ Ireland, Indonesia, Israel,

Colombia, Hy Lạp, Nam Phi, Iraq và Việt Nam.108

Doanh thu, hoặc doanh số, cung

cấp cho chúng ta một cái nhìn về phạm vi của các hoạt động đằng sau những ông

lớn này, nhƣng những tập đoàn đã quá thành công trong việc biến doanh số thành

lợi nhuận. 10 tập đoàn có lợi nhuận cao nhất nƣớc Mỹ năm 2015 đã kiếm đƣợc tổng

số lợi nhuận là 226 tỉ đô la, tƣơng đƣơng 30 đô la tính trên mỗi đầu ngƣời trên toàn

hành tinh.109

Các doanh nghiệp là các chủ thể chính trong nền kinh tế thị trƣờng, và khi họ hoạt

động để phục vụ lợi ích cho tất cả mọi ngƣời, họ có thể trở thành những yếu tố quan

trọng góp phần xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vƣợng. Tuy nhiên, lợi nhuận

mà các doanh nghiệp tạo ra lại không đƣợc chia sẻ; thay vào đó những lợi nhuận

này lại chủ yếu chỉ dành cho những ngƣời giàu. Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp

đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng nhằm cắt giảm các chi phí và trả lợi

nhuận cho những ngƣời sở hữu và điều hành các doanh nghiệp, việc này cùng với

sự nổi lên của „chủ nghĩa tƣ bản thân hữu‟ đang khiến cho khoảng cách giữa những

ngƣời giàu và phần còn lại của thế giới ngày càng lớn.

Cắt giảm lương ở những tầng lớp dưới đáy

Về mặt ngắn hạn, lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc tạo ra khi số chênh lệch giữa

giá đầu vào và giá đầu ra cao, điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải giảm các chi

phí đầu vào nhƣ lao động. Apple đã đặc biệt thành công trong việc cắt giảm chi phí

đầu vào này, nhƣ đƣợc trình bày trong Hình 2, theo đó năm 2010, gần ba phần tƣ

doanh số từ iPhone của tập đoàn này đã trở thành lợi nhuận.

Page 20: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

20

Hình 2: Apple giảmthiểu các chi phí nguyên liệu và lao động để tối đa hóa lợi

nhuận (Apple iPhone 2010)110

Nguồn: Phân tách giá trị ước tính của giá bán buôn iPhone 4 năm 2010, được tính bởi Kenneth L. Kraemer, Greg Linden và Jason Dedrick (2011).

Cắt giảm lƣơng là nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng và có tác động đáng

kể xét về góc độ con ngƣời. Nhiều báo cáo đã buộc tội Apple vì đã vắt kiệt sức lao

động của những ngƣời công nhân ở Trung Quốc, khi bắt họ làm việc 12 giờ mỗi ca

trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt để sản xuất iPhones và iPads.111

Những

ngƣời công nhân làm việc với mức lƣơng thấp trên toàn thế giới tiếp tục chứng kiến

mức lƣơng của họ bị cắt giảm, đặt biệt là thông qua các dây chuyền cung ứng toàn

cầu, theo đó các nhà cung ứng cạnh tranh nhau để cung cấp đến ngƣời tiêu dùng

các sản phẩm ở mức giá rẻ nhất. Phụ nữ là những ngƣời bị ảnh hƣởng lớn nhất, bởi

vì họ là những ngƣời có nhiều khả năng phải làm những công việc không ổn định và

với mức lƣơng thấp. Trong những năm 1980, những ngƣời nông dân trồng ca cao

nhận đƣợc 18% giá trị của một thanh sô-cô-la, ngày nay họ chỉ nhận đƣợc 6%.112

Các báo cáo gần đây của Oxfam đã phát hiện ra rằng các doanh nghiệp tại Malawi,

Việt nam và Kenya, những doanh nghiệp này đang là nhà cung ứng cho các tập

đoàn có lợi nhuận cao nhất ở Anh, đã trả lƣơng cho những ngƣời lao động ở đây rất

thấp. Chúng tôi tính rằng lƣơng của ngƣời trồng hoa ở Kenya có thể đƣợc tăng gấp

đôi nếu giá của mỗi bó hồng, hiện là 4 bảng Anh, chỉ cần tăng thêm 5 xu.113

Trong

một số trƣờng hợp cực đoan, lao động cƣỡng bức, còn đƣợc biết đến là hình thức

nô lệ kiểu mới, có thể đƣợc sử dụng để giảm chi phí của doanh nghiệp trong khi cái

giá phải trả xét trên góc độ con ngƣời là không thể đo lƣờng đƣợc. ILO đã ƣớc tính

rằng có khoảng 21 triệu ngƣời là nạn nhân của lao động cƣỡng bức, những ngƣời

lao động này tạo ra 150 tỉ đô la lợi nhuận mỗi năm.114

Ngƣời ta có thể tìm thấy các

chứng cớ về lao động cƣỡng bức từ ngành công nghiệp bông ở Uzbekistan115

cho

tới các cánh đồng tôm ở Thái Lan. Các công ty may mặc lớn nhất trên thế giới đều

đã và đang có liên quan đến các xƣởng quay bông ở Ấn Độ, những nhà máy này

thƣờng xuyên sử dụng lao động cƣỡng bức đối với các em gái.116

Trong khi đó,

khoảng cách giữa những ngƣời công nhân đƣợc trả lƣơng thấp với những cán bộ

điều hành cấp cao thì càng ngày càng lớn.117

Cổ tức hàng năm của công ty mẹ của

Zara chia cho Amancio Ortega – ngƣời đàn ông giầu thứ hai thế giới - là 1,108 triệu

euro, gấp 800, 000 lần lƣơng hàng năm của một ngƣời công nhân trong một nhà

máy cung cấp may mặc tại Ấn Độ.118

58.5

14.5

21.9

5.3

Apple profits

Other profits

Cost of raw materials

Cost of labour

Lợi nhuận của Apple

Lợi nhuận khác

Chi phí nguyên liệu thô

Chi phí lao động

Page 21: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

21

Trốn thuế

Nguồn thu từ thuế là nguồn tài chính thiết yếu cho việc xây dựng và triển khai các

chính sách giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng, và những hình thức thuế lũy tiến có

thể trực tiếp giúp thu hẹp khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Nguồn thu từ

thuế cũng giúp cung cấp các dịch vụ mà có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp,

nhƣ cơ sở hạ tầng, những công dân có sức khỏe và trình độ học vấn. Tuy nhiên, các

doanh nghiệp thƣờng tìm mọi cách để giảm tối thiểu số thuế phải đóng. Có hai hình

thức mà các doanh nghiệp thƣờng áp dụng để trốn thuế: thông qua việc sử dụng các

thủ thuật kế toán sử dụng các thiên đƣờng thuế và lỗ hổng của luật pháp; hoặc thông

qua các thỏa thuận thuế ƣu đãi và các „kỳ nghỉ‟ thuế với một số các quốc gia. Ngƣời ta

ƣớc tính rằng Nigeria mất 2.9 tỉ đô la từ thuế do những chính sách thuế ƣu đãi.119

dụ, một chính sách thuế đã quy định rằng bất kể một hoạt động đầu tƣ của cá nhân

hay doanh nghiệp vào hệ thống hạ tầng do nhà nƣớc làm chủ sẽ đƣợc ƣu đãi thuế;120

theo chính sách này, năm ngoái một công ty do Aliko Dangote – ngƣời đàn ông giầu

nhất Châu Phi121

- sở hữu đã đƣợc giảm 30% thuế trong một dự án giao thông đƣờng

bộ.122

Ngoài chính sách nói trên ông trùm trong ngành xi măng này còn đƣợc hƣởng

nhiều chính sách ƣu đãi thuế khác từ trƣớc đó rất lâu.123

Một số các tập đoàn doanh

nghiệp lớn nhất đang hoàn toàn không đóng một đồng thuế nào: năm 2014, Apple đã

bị cáo buộc là đã đóng mức thuế 0.005% cho phần lợi nhuận của tập đoàn này ở Châu

Âu.124

Các tập đoàn đa quốc gia có thể dạo quanh để tìm kiếm các thỏa thuận tốt nhất với

các quốc gia khác nhau đƣa hệ thống thuế của quốc gia này ra so sánh và mặc cả

cạnh tranh với thuế của quốc gia khác. Việc này đã dẫn tới xu hƣớng giảm thuế

doanh nghiệp trong một vài thập kỷ gần đây, với mức giảm nhiều hơn so với các

mức thuế khác. Năm ngoái, tám trong số mƣời quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu

của thế giới đã giảm mức thuế doanh nghiệp hoặc đã tuyên bố kế hoạch giảm.125

Năm 1990, mức thuế doanh nghiệp trung bình theo luật pháp quy định của G20 là

40%; năm 2015, mức này còn 28.7%.126

Ngoài mức công bố chính thức, ngày càng

có nhiều thỏa thuận miễn thuế hoặc ƣu đãi đặc biệt giữa các chính phủ và từng

doanh nghiệp. Ví dụ, năm 2014, để cạnh tranh thu hút đầu tƣ của Samsung,

Indonexia đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 10 năm, trong khi đó

Việt Nam miễn thuế trong 15 năm.127

Các tập đoàn đa quốc gia cũng có thể khôn khéo tận dụng những lợi thế của những

quy định thuế quốc tế và các thiên đƣờng thuế để trốn thuế. Dƣới hình thức này, các

tập đoàn thƣờng tận dụng các hoạt động thƣơng mại giữa các công ty con khác

nhau của tập đoàn để giảm hoặc xóa lợi nhuận ở quốc gia mà họ đáng lẽ phải trả

thuế và thay vào đó đăng ký lợi nhuận ở những nơi có mức thuế thấp. Một công ty ở

Uganda đã sử dụng các công ty vỏ bọc ở các thiên đƣờng thuế để trốn việc đóng

400 triệu tiền thuế. Số tiền này lớn hơn số tiền mà chính phủ Uganda đã chi cho y tế

hàng năm. Cũng may là chính phủ đã yêu cầu dừng hoạt động này.128

Ƣớc tính về trốn thuế của các tập đoàn khác nhau theo các báo cáo. IMF ƣớc tính

rằng số thuế thất thu của các quốc giá thuộc OECD tƣơng đƣơng khoảng 1% GDP

và Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD) ƣớc tính rằng

các quốc gia phát triển đang mất ít nhất 100 tỉ đô la mỗi năm.129

Số tổn thất này

nhiều hơn số tiền đủ để đảm bảocho 124 triệu trẻ em, hiện không đƣợc tới trƣờng,

có thể tiếp cận với các cơ hội giáo dục.130

Page 22: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

22

Chủ nghĩa tư bản nuông chiều thái quá các cổ đông

Cắt giảm các chi phí lao động và sản xuất và đóng thuế ở mức tối thiểu đã giúp cho

các doanh nghiệp có thể trả tỉ lệ lợi nhuận ngày càng lớn cho những ngƣời sở hữu

các doanh nghiệp này. Đối với các công ty đƣợc niêm yết công khai, những hình

thức tối đa hóa lợi nhuận này đã mang lại những phần thƣởng lớn cho những cổ

đông.131

Đối với các doanh nghiệp ở Anh, tỉ lệ lợi nhuận đƣợc chia cho các cổ đông

dƣới hình thức chi trả cổ tức, chứ không phải đƣợc tái đầu tƣ vào doanh nghiệp, đã

tăng từ 10% tổng số lợi nhuận năm 1970 lên 70% nhƣ hiện nay.132

Năm 2015, tỉ lệ

này là 86% và 84% tƣơng ứng ở Öc và New Zealand, một phần nhờ vào tín dụng

thuế mà các nhà đầu tƣ nhận đƣợc trên số tiền trả cổ tức của họ.133

Ở Ấn Độ, do lợi

nhuận của 100 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất đã tăng, tỉ lệ lợi nhuận ròng đƣợc sử

dụng để chia cổ tức cũng tăng mạnh trong vòng một thập kỷ vừa qua, đạt tới 34%

trong năm 2014/15, với khoảng 12 doanh nghiệp tƣ nhân trích 50% lợi nhuận doanh

nghiệp trả cho cổ tức (xem Hình 3). Các doanh nghiệp cũng đang tích trữ tiền mặt:

theo công ty đánh giá xếp hạng Moody‟s, các doanh nghiệp (phi tài chính) của Mỹ đã

nắm giữ tổng 1,7 nghìn tỉ đô la trong bảng tổng kết tài sản vào thời điểm cuối năm

2015134

, các doanh nghiệp này đã và đang mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp

mình để tăng giá trị cho các cổ đông. Ở Mỹ, tính từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2016,

500 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất đã chi trung bình 64% lợi nhuận của mình để

mua lại cổ phiếu.135

Hình 3: Lợi nhuận và tiền trả cổ tức của 100 doanh nghiệp niêm yết lớn nhát

tại India136

Nguồn: Đánh giá của Mint về 100 công ty lớn nhất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Bombay,

dữ liệu của Capitaline.

Vấn đề sẽ không trở nên nghiêm trọng nhƣ vậy nếu tất cả chúng ta đều là cổ đông,

cùng chia sẻ lợi nhuận từ những doanh nghiệp phát đạt. Tuy nhiên, để sở hữu cổ

phần, ai đó cần phải có vốn để đầu tƣ ngay từ đầu, và vì thế hầu nhƣ tất cả cổ phần

của doanh nghiệp là do các cá nhân giàu có và các tổ chức đầu tƣ sở hữu. Ngay cả

ở các quốc gia mà các quỹ hƣu trí chủ yếu là các nhà đầu tƣ tổ chức, trên thực tế

đang chia sẻ lợi nhuận với những ngƣời đƣợc hƣởng tiền trợ cấp, cổ phần của các

quỹ trong những tài sản sinh lợi này cũng đã giảm đi. Ở Anh, 30 năm trƣớc, các quỹ

hƣu trí sở hữu khoảng 30% cổ phần, nhƣng tỉ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 3% trong

năm 2014.137

Các tổ chức tài chính trung gian nhƣ các quỹ cổ phần tƣ nhân và các

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

400000

15

20

25

30

35

40

% s

hare

of

pro

fits

go

ing

to

sh

are

ho

lders net profit

(Rupee, Crore)

dividend payout ratio

% Tỉ lệ lợi

nhuận được chia cho

các cổ

đông

Lợi nhuận ròng

(Rupee, Crore)

Tỉ lệ chi cho cổ tức

Page 23: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

23

quỹ phòng hộ, cũng nhƣ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, mới chính là những cổ đông

lớn.138

Ở Mỹ, các doanh nghiệp đang ngày càng bị thâu tóm bởi các tổ chức tài chính

trung gian, và 1% dân số giầu nhất thế giới đang tận dụng triệt để các tổ chức này.

Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã tính rằng việc này khiến cho doanh thu bị thất thoát khoảng

100 tỉ đô la.139

Phục vụ lợi ích của các nhà đầu tư

Lợi ích của cổ đông là nhân tố quyết định ảnh hƣởng tói các quyết định của doanh

nghiệp. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp có tầm nhìn ngắn hạn. Việc

trả thƣởng cho các cán bộ quản lý bằng các quyền mua cổ phiếu, một phần trong gói

lƣơng, đã khiến cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng trực tiếp

bởi các lợi ích ngắn hạn, và các cán bộ quản lý bị đặt dƣới áp lực phải hành động vì

lợi ích của các cổ đông (trong đó có chính họ) thay vì chú trọng vào sản xuất, bán

hàng và các lợi ích dài hạn khác.140

Trong khi đó, những cổ đông còn lại đầu tƣ thông

qua các thị trƣờng cổ phiếu đại chúng hiện đại là những ngƣời giao dịch ẩn danh,

không phải những nhà đầu tƣ thực sự quan tâm tới những lợi ích dài hạn tối ƣu

nhất.141

Cách suy nghị thiển cận này, hay còn đƣợc gọi là „chủ nghĩa tƣ bản ngắn

hạn‟, đã đe dọa tính bền vững của các khoản đầu tƣ, đối với cả chính các doanh

nghiệp và các nhân viên, ngƣời tiêu thụ và môi trƣờng. Theo Larry Fink, CEO của

Blackrock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới: „[N]gày càng có nhiều lãnh đạo

doanh nghiệp hƣởng ứng các hành động mà có thể giúp mang lại những lợi ích tức

thì cho cổ đông, ví dụ nhƣ mua lại cổ phần hoặc tăng cổ tức, trong khi đó lại không

chú trọng đầu tƣ vào việc đổi mới, lực lƣợng lao động có tay nghề hoặc những chi

phí đầu tƣ cơ bản thiết yếu để duy trì sự tăng trƣởng trong dài hạn.‟142

Các doanh

nghiệp vận hành theo nguyên tắc kiếm lợi nhanh không tạo ra tăng trƣởng bền vững.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu

Kể từ năm 1990, tài sản của các tỉ phú đã tăng mạnh, tài sản này bắt nguồn từ

những ngành công nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các chính phủ, ví dụ nhƣ

xây dựng và khai thác mỏ. Điều này đặc biệt đúng ở các nƣớc đang phát triển,

nhƣng đây cũng là một vấn đề quan trọng ở các nƣớc giàu.143

The Economist đã gọi

tình trạng này là „chủ nghĩa thân hữu‟.

Nhƣ Oxfam đã trình bày trong các tài liệu trƣớc đó, 144

các tập đoàn thuộc tất cả các

lĩnh vực – tài chính, khai khoáng, may mặc, dƣợc phẩm và các ngành khác – đã sử

dụng quyền lực và tầm ảnh hƣởng lớn của mình để đảm bảo rằng các quy định và

các chính sách quốc gia và cả quốc tế đƣợc hình thành theo cách giúp đảm bảo lợi

nhuận liên tục cho các doanh nghiệp này. Ví dụ, năm 2015, các công ty dƣợc đã chi

hơn 240 triệu đô la Mỹ để vận động hành lang ở Washington.145

Carlos Slim, ngƣời

giầu thứ ba thế giới, kiểm soát khoảng 70% dịch vụ điện thoại di động và 65% dịch

vụ điện thoại cố định tại Me-hi-cô. OECD đã tính rằng ngành viễn thông hoạt động

một cách bất thƣờng này ở Me-hi-cô đã gây tổn thất khoảng 129,2 tỉ đô la đối với

các hoạt động phúc lợi trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2009, con số này tƣơng ứng

với 1,8% GDP mỗi năm.146

Các tập đoàn dầu lửa ở Nigeria đã tìm mọi cách để đƣợc

giảm thuế nhiều nhất có thể..147

Ở Châu Âu, một báo cáo đƣợc thực hiện năm 2014,

đánh giá ảnh hƣởng của lĩnh vực tài chính, đã phát hiện rằng ngành công nghiệp tài

chính đã chi hơn 120 triệu euro mỗi năm cho hoạt động vận động chính sách tại

Brussels và thuê hơn 1700 ngƣời thực hiện các hoạt động vận động hành lang.148

Ngay cả trong lĩnh vực công nghệ, một ngành vốn đƣợc coi là tƣơng đối trung thực,

cũng đang dính líu nhiều hơn vào các cáo buộc liên quan đến chủ nghĩa thân hữu.

Page 24: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

24

Alphabet, công ty mẹ của Google, hiện là một trong những nhà vận động hành lang

lớn nhất ở Washington và Brussels liên quan đến các quy định chống độc quyền và

hệ thống thuế.149

Chủ nghĩa tƣ bản thân hữu này phục vụ cho lợi ích của những ngƣời giàu, và cái giá

phải trả của nó đã tác động tiêu cực đến lợi ích công. Điều này có nghĩa là những

ngƣời bình thƣờng rốt cục là phải trả nhiều tiền hơn để mua dịch vụ và sản phẩm,

bởi vì giá đã bị thao túng bởi các liên minh và các thế lực độc quyền của các tập

đoàn và quan hệ của họ với chính phủ. Trong chủ nghĩa tƣ bản thân hữu, các doanh

nghiệp tận dụng các mối quan hệ của mình để đạt đƣợc các quy định lỏng lẻo và các

chính sách thuế thấp hơn, việc này khiến các chính phủ thất thu.

VAI TRÕ CỦA NHỮNG NGƢỜI SIÊU GIẦU TRONG CUỘC KHỦNG KHOẢNG BẤT BÌNH ĐẲNG

Những ngƣời siêu giầu, đƣợc xác định ở đây là các tỷ phú trên thế giới, đã tài sản

tăng mạnh trong 30 năm vừa qua. 1.810 tỉ phú đô la theo danh sách của Forbes năm

2016, 89% là nam giới, sở hữu 6,5 nghìn tỉ đô la – số tài sản này tƣơng đƣơng số

tài sản của 70% dân số của nhân loại ở tầng lớp dƣới cùng. Các tỉ phú là đại diện

cho sự tập trung của cải và lợi nhuận thu đƣợc từ nguồn vốn đầu tƣ đang tăng chóng

mặt.

Phần thưởng hào phóng

Một khi của cải – hoặc nguồn vốn – đƣợc tích lũy, thì khối của cải này sẽ phát triển

nhanh chóng. Những ngƣời siêu giàu có thể đạt đƣợc các mức lợi nhuận mà những

ngƣời tiết kiệm bình thƣờng không bao giờ có thể mơ tới, và điều này càng làm rộng

thêm khoảng cách giữa những ngƣời giàu có với phần còn lại của thế giới. Cho dù

những lợi nhuận này có thể đến từ các quỹ phòng hộ hay các cửa hàng đầy ắp các

tác phẩm nghệ thuật hay những chiếc xe cổ điển,151

thì ngành công nghiệp quản lý

sự giầu có hoàn toàn bí mật này đã cực kỳ thành công trong việc củng cố sự thịnh

vƣợng của những ngƣời siêu giàu. Đầu tƣ ban đầu càng lớn thì nhà đầu tƣ càng thu

đƣợc lợi nhuận cao. Khả năng sinh lợi cực cao có thể là cơ sở để giải trình cho các

khoản chi phí ban đầu chi cho các dịch vụ tƣ vấn phức tạp và những hoạt động đầu

tƣ rủi ro cao. Năm 2009, thế giới có 793 tỉ phú với tổng khối lƣợng tài sản ròng là 2,4

nghìn tỉ đô la. Tính tới năm 2016, 793 ngƣời giầu nhất thế giới đã có tổng số lƣợng

tài sản là 5,0 nghìn tỉ đô la, tài sản của nhóm những ngƣời siêu giàu này đã tăng

11% mỗi năm. Khi Bill Gate rời Microsoft năm 2006, tổng tài sản ròng của ông là 50 tỉ

đô la. Con số này đã tăng lên 75 tỉ đô la sau một thập kỷ, cho dù ông đã hào phóng

cho đi một lƣợng lớn tài sản của mình thông qua Quỹ tài trợ của ông. Công ty dịch vụ

tài chính toàn cầu UBS đã ƣớc tính rằng trong vòng 20 năm tới, 500 ngƣời sẽ giao

lại hơn 2,1 nghìn tỉ đô la cho những ngƣời thừa kế - một con số lớn hơn GDP của Ấn

Độ, quốc gia với 1,3 tỉ dân.152

Nếu tỉ lệ sinh lợi này tiếp tục tăng, thì rất có thể thế giới

sẽ có nghìn tỉ phú đầu tiên trong vòng 25 năm tới.

Tầm ảnh hưởng của sự giầu có

Một nghiên cứu của Oxfam đã phát hiện ra rằng một phần ba tài sản của các tỉ phú

trên thế giới là tài sản đƣợc thừa kế, và 43% trong số đó đƣợc cho là có liên quan

đến chủ nghĩa thân hữu.153

Những phát hiện này cũng khá tƣơng đồng với những

phân tích của tạp chí The Economist và các tổ chức khác,154

những phát hiện này đã

‘Cho dù từ ban đầu sự bất bình đẳng của sự giàu có có chính đáng ra sao, thì sự giàu có có thể phát triển và tự nó có thể làm cho nó tồn tại vượt ra ngoài bất cứ sự biện hộ nào liên quan đến lợi ích

xã hội.’150

Thomas Piketty, nhà kinh tế học và tác giả của cuốn Tư bản trong Thế ký 21

Page 25: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

25

lật lại những quan niệm rằng đa phần những ngƣời siêu giầu có đƣợc khối tài sản

của họ là do làm việc chăm chỉ và do sự suất sắc của bản thân họ.

Những ngƣời siêu giàu quan tâm đến việc xây dựng các chính sách mà có thể phục

vụ cho việc tích lũy tài sản của họ, hơn là những chính sách có tác động cấp tiến đối

với xã hội; nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc phân bổ tài sản càng không bình đẳng thì

họ càng có lợi và vì vậy họ sẽ cố sử dụng tầm ảnh hƣởng của mình theo cách đó.155

Theo Donella Meadows, ngƣời giầu đang thiết lập „vòng hồi tiếp tăng cƣờng‟ theo đó

những ngƣời thắng trong cuộc chơi lại có đƣợc thêm nguồn lực để tiếp tục giành

đƣợc nhiều hơn nữa.156

Ví dụ, họ sử dụng của cải của mình để hậu thuẫn những

ứng cử viên chính trị, tài trợ cho việc vận động hành lang và – một cách gián tiếp –

tài trợ tài chính cho các viên nghiên cứu chính sách và các trƣờng đại học để xoay

các diễn giải kinh tế và chính chị theo hƣớng các giả định sai nhƣng lại có lợi cho

những ngƣời giàu. Các tỉ phú ở Brazil đã vận động hành lang cho việc giảm thuế,157

và các tỉ phú ở Sao Paulo thƣờng thích sử dụng trực thăng để đi làm, mặc bên dƣới

là tắc đƣờng và cơ sở hạ tầng xuống cấp.158

Ở Mỹ, anh em nhà Koch, hai trong số

những ngƣời giầu có nhất trên thế giới, đã có ảnh hƣởng lớn đối với các chính trị gia

bảo thủ ở Mỹ, hỗ trợ cho nhiều chuyên gia nghiên cứu chính sách có tầm ảnh hƣởng

lớn cũng nhƣ phong trào Tiệc Trà,đồng thời đóng góp đáng kể vào việc ngăn cản

phong trào kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu.159

Anh em ngƣời Ấn Độ Gupta là

hai doanh nhân bị cáo buộc đã có quan hệ thân mật và lợi dụng sự ảnh hƣởng vi

pháp của mình đối với Tổng thống Nam Phi, Jacob Zuma.160

Là các cổ đông lớn nhất, những ngƣời siêu giầu là những ngƣời hƣởng lợi chính, cổ

tức luôn luôn là mục tiêu đƣợc ƣu tiên hơn bất kỳ mục tiêu nào khác, nhƣ đã đƣợc

trình bày trong phần 2.1, việc chú trọng quá mức này đã dẫn tới sự ra đời của các

chính sách nhằm giảm lƣơng và trả thuế doanh nghiệp thấp nhất có thể. Những

ngƣời giầu có là các cá nhân đầu tƣ vào các quỹ cổ phần tƣ nhân và các quỹ phòng

hộ.

Đóng thuế là trách nhiệm của những người khác

Những ngƣời siêu giầu đóng góp cho xã hội nói chung chủ yếu thông qua các khoản

thuế đánh trên thu nhập, tài sản và thuế doanh lợi (thuế đánh vào lợi nhuận thu đƣợc

từ việc bán các khoản đầu tƣ hoặc tài sản), những khoản thu từ thuế này có thể

đƣợc sử dụng để chi trả các dịch vụ công thiết yếu và tái phân bổ của cải từ những

ngƣời giầu nhất cho những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất. Tuy nhiên, IMF đã phát

hiện ra rằng kể từ đầu những năm 1980, các hệ thống thuế trên toàn thế giới rõ ràng

càng ngày càng trở nên kém cấp tiến/ tụt hậu hơn, với việc cắt giảm các mức thuế

thu nhập đối với những ngƣời giầu nhất, cắt giảm thuế doanh lợi và cắt giảm thuế

thừa kế và thuế tài sản161

Dữ liệu đƣợc thu thập phục vụ cho báo cáo sắp tới của

Oxfam „Cam kết Giảm Chỉ số Bất bình đẳng‟ đã chỉ ra rằng thuế thu nhập cao nhất

trung bình ở các quốc gia phát triển đã giảm 30%, và thêm vào đó, đa phần các

chính phủ không thu đƣợc khoản thuế này.162

Ở Mỹ, nơi chiếm tới 30% số tỉ phú của

thế giới, mức thuế cao nhất trong thời gian gần đây chỉ bằng 70% mức thuế của năm

1980; hiện nay là 40%, với thuế doanh lợi thậm chí còn thấp hơn nhiều, chỉ 20%..163

Các quốc gia đang tự đặt mình ở trạng thái rơi tự do để thu hút những ngƣời siêu

giàu và cho phép những ngƣời này trốn thuế. Với 2 triệu bảng Anh, những ngƣời

siêu giàu lƣu vong để tránh thuế có thể mua quyền sống và làm việc ở Anh (nhƣng

trốn thuế). Với chỉ 650,000 đô la họ có thể mua quyền công dân đầy đủ ở Malta. Bên

cạnh đó, có chứng cứ cho thấy rằng những ngƣời siêu giầu đã tận dụng triệt để

mạng lƣới thiên đƣờng thuế trên toàn cầu và các bí mật về thuế để trốn thuế. Một

Page 26: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

26

ƣớc tính khiêm tốn đã ƣớc tính rằng số lƣợng tài sản cá nhân đƣợc giữ ở nƣớc

ngoài là 7,6 nghìn tỉ đô la.164

Chỉ tính riêng ở Châu Phi, số lƣợng tài sản ở nƣớc

ngoài của những ngƣời Châu Phi giàu có ƣớc tính là 500 tỉ đô la, việc này khiến cho

các quốc gia Châu Phi mất khoảng 14 tỉ đô la thu nhập mỗi năm.165

Mạng lƣới bí mật

tinh vi này đã đƣợc phơi bày trong các tài liệu đƣợc tiết lộ trong vụ rò rỉ tài liệu

Panama năm 2016. Trong khi báo chí dĩ nhiên chỉ chú trọng đến các tên nổi tiếng có

dính líu, thì vụ rò rỉ này cũng cho thấy một thực tế rằng việc những ngƣời giầu sử

dụng các thiên đƣờng thuế để tránh việc đóng thuế ở nƣớc nhà phổ biến nhƣ thế

nào, và mạng lƣới các luật sƣ, kế toán và ngân hàng đã đƣợc thiết lập tinh vi ra sao

để hỗ trợ cho hành vi này.166

Page 27: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

27

3 ĐIỀU NÀY ĐÃ XẢY RA NHƢ THẾ NÀO? NHỮNG GIẢ THIẾT SAI LỆCH ĐANG LÀ KIM CHỈ NAM CHO TIẾN TRÌNH NÀY

Rốt cục chính là các chính phủ, những chủ thể chịu trách nhiệm đối với các luật lệ,

quy định và chính sách, kiểm soát nền kinh tế và định hình xã hội mà chúng ta đang

sống. Các chính phủ có thể, nếu họ muốn, sử dụng quyền lực và các công cụ chính

sách để can thiệp mạnh mẽ vào nỗ lực giảm bất bình đẳng ở một quốc gia, và phục

vụ cho lợi ích của những ngƣời ở tầng lớp đáy của hệ thống phân chia lợi ích kinh tế

và của xã hội theo nghĩa rộng hơn. Hoặc họ có thể đứng ra một bên để mặc cho

khoảng cách giữa ngƣời giầu và ngƣời nghèo tiếp tục lớn thêm, và rồi cuộc khủng

hoảng bất bình đẳng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Một điều rất dễ nhận thấy đó là trong những thập kỷ gần đây, nhiều chính phủ đã thất

bại trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng. Thiếu chính sách thỏa đáng từ phía

chính phủ về mức lƣơng tối thiểu cũng nhƣ chính sách bảo vệ quyền của ngƣời công

nhân trong thƣơng lƣợng tập thể và đình công đã khiến ngƣời dân gặp nhiều khó

khăn để có các công việc tử tế. Các chính sách về thuế và chi tiêu chƣa thực sự

đƣợc vận hành hiệu quả trong việc tái phân bổ của cải từ ngƣời giàu sang ngƣời

nghèo.

Kiến thức, các chứng cứ và kinh nghiệm là những yếu tố cần thiết để làm cơ sở cho

việc xây dựng các chính sách và quy định. Tuy nhiên, sự quả quyết, tin tƣởng và các

giả định có thể thậm chí còn có tầm hảnh hƣởng lớn hơn. Những giả thiết làm cơ sở

cho các quyết định và hành động của chính phủ, và các lời khuyên và các hành động

của các cá nhân và doanh nghiệp, có một tác động lớn và lâu dài đối với xã hội của

chúng ta.

Hiện tại, nền kinh tế dành cho 1% dân số đƣợc xây dựng dựa trên một bộ các giả

thiết sai lầm. Trong số này, có một số giả thiết về kinh tế và một số giả thiết liên quan

tới một hình thức đặc biệt của mô hình chính sách kinh tế có tên gọi là „chủ nghĩa tân

tự do‟. Phần này sẽ thảo luận về sáu trong số những giả thiết này, những giả thiết mà

đã từ lâu luôn có ảnh hƣởng lớn đến việc xây dựng chính sách.

‘Đối với nhiều người (phần lớn là cánh tả), chủ nghĩa tân tự do vẽ ra một trật tự thế giới hiện đại và thực tế rằng không có ai, tự xưng mình là người theo chủ nghĩa tự do, có thể phủ nhận rằng không có ai sẵn lòng đứng ra bảo vệ trật tự đó. Đúng vậy, không ai còn làm như vậy.’

Học viện Adam Smith 167

Page 28: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

28

Hộp 3: Cái tên nói lên điều gì? Sự trở lại của chủ nghĩa tân tự do

30 năm qua thế giới đã chứng kiến sự nổi lên của một loạt các tƣ tƣởng tập

trung vào việc mở rộng thị trƣờng và chủ nghĩa cá nhân. Những tƣ tƣởng này

đã giúp cho doanh nghiệp có nhiều quyền hơn, linh động hơn và tự do hơn, và

theo đó là các hành động mang tính tập thể, sự điều tiết của nhà nƣớc và sự

can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế giảm đi.

Những tƣ tƣởng này là cơ sở cho „Đồng thuận Washington‟, một khái niệm

đƣợc hình thành năm 1989, đây là nền tảng cơ sở cho các chính sách đƣợc

xây dựng bởi Ngân hàng Thế giới và IMF tại các nƣớc phát triển trong hai thập

kỷ sau đó. Trong những năm gần đây, „chủ nghĩa nguyên lý thị trƣờng‟ đã đƣợc

sử dụng bởi các nhân vật nhƣ Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney168

nhà kinh tế học Joseph Stiglitz169

để nắm bắt những ý tƣởng này.

Ban đầu, những ý tƣởng này đƣợc những nhà sáng lập ra nó gọi chung là chủ

nghĩa tân tự do. Milton Friedman trong một tài liệu năm 1951170

đã nói rằng „chủ

nghĩa tân tự do thực sự mang lại hy vọng về một tƣơng lai tốt đẹp hơn và … trở

thành luồng ý kiến chủ đạo‟. Nhƣng tên gọi này đã không đƣợc sử dụng bởi

những ngƣời ủng hộ nó, và sau đó tên gọi này chủ yếu đƣợc sử dụng trong

những chỉ trích. Tuy nhiên, gần đây thuật ngữ chủ nghĩa tân tự do lại bắt đầu

đƣợc sử dụng rộng rãi trở lại, đặc biệt sau khi tài liệu quan trọng của IMF thảo

luận về chủ nghĩa tân tự do và tác động của nó đối với bất bình đẳng đƣợc xuất

bản.171

Một điều quan trọng là những tƣ tƣởng quan trọng này phải đƣợc thảo luận nhƣ

là một nhóm các tƣ tƣởng và giả thiết đƣợc gắn kết với nhau một cách mạch

lạc. Để thực hiện đƣợc việc này chúng ta cần phải có một cái tên mà đƣợc sử

dụng rộng rãi và khi nói đến tất cả mọi ngƣời, cả những ngƣời ủng hộ và những

ngƣời chỉ trích nó, đều có thể hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ tài liệu của IMF và do

đây là cái tên mà những nhà sáng lập chủ nghĩa này đã đặt ra, Oxfam đã sử

dụng thuật ngữ chủ nghĩa tân tự do trong tài liệu này và cũng muốn khuyến

khích mọi ngƣời sử dụng thuật ngữ đó. Học viện Adam Smith cũng đã nhận

thấy rằng thuật ngữ này cần đƣợc khôi phục lại để có thể bào chữa cho nó.172

GIẢ THIẾT SAI LẦM #1: THỊ TRƢỜNG LUÔN ĐÖNG VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ NÊN ĐƢỢC TỐI THIỂU HÓA

Thị trường luôn là cách hiệu quả nhất để phân bổ giá trị. Đa phần các thị trường có chức năng tự điều chỉnh và chính phủ nên điều tiết thị trường càng ít càng tốt. Các cơ chế thị trường nên được áp dụng với càng nhiều hoạt động của con người càng tốt.

Niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của thị trƣờng, cùng với cách nhìn nhận tiêu cực về

sự can thiệp của chính phủ, là nền tảng cho các suy nghĩ tân tự do. Thị trƣờng là một

động cơ có sức mạnh siêu nhiên đối với sự tăng trƣởng và thịnh vƣợng.

Page 29: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

29

Nhƣng một mình nó, thị trƣờng không phải là cách tốt nhất để quản lý và xác định giá

trị cuộc sống chung của chúng ta, lực lƣợng thị trƣờng sẽ không thể đảm bảo tƣơng

lai chung của chúng ta. Thị trƣờng cần phải đƣợc quản lý tốt vì lợi ích của con ngƣời

và của hành tinh. Sự phát triển quá đà của khu vực tài chính là một ví dụ cho nhận

định này. Phát triển quá nhanh, kết quả của việc bãi bỏ quy định trên phạm vi rộng và

sử dụng quyền lực to lớn của mình để vận động chính sách và gây ảnh hƣởng nhằm

nới lỏng các quy định và các lĩnh vực nhƣ thuế, khu vực tài chính đã phát triển vƣợt

quá mức độ mà ở đó nó có thể mang lại lợi ích cho xã hội.174

Năm 2008, khu vực này

đã đánh gục nền kinh tế toàn cầu.175

Một điều rõ ràng là trong khi thị trƣờng đặc biệt có ích trong nhiều lĩnh vực của cuộc

sống, nhƣng nó không phải là hữu ích và phù hợp với mọi trƣờng hợp. Trong trƣờng

hợp độc quyền tự nhiên, ví dụ nhƣ trong lĩnh vực vận tải hoặc cơ sở hạ tầng thiết

yếu, rõ ràng là tính sở hữu của nhà nƣớc và sự điều tiết chặt chẽ là cần thiết để điều

chỉnh những điểm yếu của cạnh tranh trong những lĩnh vực này và đảm bảo sự tiếp

cận của ngƣời dân.176

Và trong một số lĩnh vực của đời sống con ngƣời, có nhiều

quan điểm về giá trị mà còn quan trọng hơn cả giá thành.177

Ví dụ nhƣ y tế và giáo

dục ƣu việt là quyền của tất cả mọi ngƣời, chứ không phải chỉ của những ngƣời có

tiền để mua những dịch vụ đó. Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh đƣợc đánh giá là một

trong những dịch vụ y tế hiệu quả và có hiệu suất lớn nhất trên thế giới.178

Dựa trên

tinh thần hợp tác, chứ không phải cạnh tranh, và dựa trên sự quy hoạch và điều phối

ở tầm quốc gia, dịch vụ này đảm bảo rằng không có ngƣời dân Anh nào cần phải trả

tiền để đƣợc khám bệnh. Các chính phủ có thể và phải là những chủ thể có quyền

lực trong nền kinh tế. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đơn giản chỉ cần sử dụng các

nguồn lực hiện có, ba phần tƣ dân số đang sống trong nghèo đói cùng cực có thể

thoát nghèo thông qua việc tăng thuế và giảm các chi phí quốc phòng và chi phí tụt

hậu khác.179

‘Thay vì thúc đẩy phát triển, các chính sách theo chủ nghĩa tân tự do đã và đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, và đe dọa sự phát triển bền vững.’

IMF173

Page 30: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

30

GIẢ THIẾT SAI LẦM #2: CÁC TẬP ĐOÀN PHẢI TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC CHO CỔ ĐÔNG BẰNG MỌI GIÁ

Sinh lời phải là thước đo thành công và là chỉ số hiệu quả chính của một công ty.

Cắt giảm thuế, các chi phí lao động và các chi phí khác và tối đa hóa doanh thu đƣợc

hiểu là biện pháp duy nhất để tăng lợi nhuận. Mọi ngƣời vẫn nói rằng đây là mô hình

hiệu quả nhất để tạo công ăn việc làm, cung cấp hàng hóa và dịch vụ và chia sẻ

thành quả với những ngƣời sở hữu thông qua cổ tức. Các nhà đầu tƣ bị thu hút bởi

các doanh nghiệp nào đƣa ra cam kết sẽ trả cổ tức nhiều nhất nếu nhà đầu tƣ đóng

góp vốn vào công ty. Việc này lại giúp mang lại nhiều nguồn đầu tƣ hơn cho những

công ty có lợi nhuận cao nhất, và nếu những đóng góp tài chính này đƣợc sử dụng

khôn ngoan, sẽ nâng cao triển vọng tƣơng lai của các công ty này.

Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, các chính phủ bị đặt dƣới sức ép phải xây dựng các

chính sách giúp tạo ra, thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ các công ty hoạt động dựa trên

động lực tối đa hóa lợi nhuận và lấy cổ đông làm trọng tâm. Tƣ tƣởng này đã khiến

cho hàng loạt dịch vụ đƣợc tƣ nhân hóa, từ đƣờng sắt cho đến các bệnh viện, và tƣ

tƣởng này cũng giúp các doanh nghiệp nhận đƣợc những hỗ trợ hào phòng từ phía

cộng đồng tài trợ quốc tế180

Những tiến trình này cũng khiến cho các công ty hoạt

động theo hình thức này tăng mạnh, xét trên gốc độ giá trị vốn hóa thị trƣờng, và

khiến cho lĩnh vực tài chính (không đƣợc điều tiết) có vai trò to lớn trong việc mua

bán cổ phần công ty dựa trên những kết quả lợi nhuận ngắn hạn.

Tuy nhiên, quy mô hiện nay của các công ty và lợi nhuận của những công ty này đã

bắt đầu khiến ngƣời ta phải lo lắng. Lý thuyết kinh tế học truyền thống dạy chúng ta

rằng trong một thị trƣờng cạnh tranh, lợi nhuận nên ở mức „bình thƣờng‟ và „mức lợi

nhuận cao quá mức bình thƣờng‟ là dấu hiệu của độc quyền và tìm kiếm đặc lợi.

Nhƣ đã trình bày trong phần 2.1, với một tỉ lệ không tƣơng xứng, những lợi nhuận đó

giúp cho thu nhập của những ngƣời giầu tăng mạnh, trong khi đó lại tạo áp lực đối

với những ngƣời lao động, nông dân, ngƣời tiêu thụ, ngƣời cung ứng, các cộng đồng

và môi trƣờng. Lợi nhuận có thể thỏa mãn những nhà đầu tƣ giàu có nhƣng nó lại

gây tổn thƣơng cho xã hội. Ví dụ nhƣ, động cơ tối đa hóa lợi nhuận trong ngành

dƣợc thƣờng dẫn tới tình trạng giá thuốc bị đội lên mức cao nhất có thể - những loại

thuốc mà đáng lẽ có thể giúp đƣợc nhiều ngƣời hơn nếu chúng đƣợc bán với giá

thấp hơn.181

Báo cáo năm 2016 của Ủy ban Cấp cao về Tiếp cận Thuốc của Tổng

thƣ ký Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh „sự thiếu nhất quán giữa các phƣơng pháp tiếp

cận dựa trên thị trƣờng và các nhu cầu y tế công‟.182

Page 31: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

31

Các quốc gia phải chấm dứt việc cho rằng để thu hút các dự án đầu tƣ có giá trị, thì

lƣơng phải đƣợc cắt giảm. Nghiên cứu của ILO đƣợc thực hiện năm 2012 đã phát hiện

ra rằng lý thuyết này hầu nhƣ không chính xác: bất cứ một kết quả tích cực nào thu

đƣợc từ xuất khẩu hoặc đầu tƣ cũng không thể bù đắp lại đƣợc thiệt hại do việc tiêu

thụ và nhu cầu trong nƣớc giảm, hậu quả của việc cắt giảm lƣơng.184

Báo cáo này cũng

chỉ ra rằng ở cấp toàn cầu, chính sách này rút cục cũng đã tự bị tiêu hủy. Cuộc đua để

đạt mức lƣơng thấp nhất chỉ có nghĩa là nhu cầu trên toàn cầu đang giảm ở mức chƣa

từng có, và điều gì sẽ xảy ra sau đó? Một nhà nghiên cứu tham gia vào thực hiện

nghiên cứu của ILO, Ozlem Onaran, đã nói rằng: „Hành tinh của chúng ta không giao

thƣơng với Sao Hỏa.185

Tuy nhiên, các mô hình phát triển thịnh vƣợng nhất ở mọi nơi trên thế giới đã cho thấy

một điều rằng các mô hình thƣơng mại bền vững nhất chỉ có thể tồn tại với mức lợi

nhuận thỏa đáng – chứ không phải ở mức tối đa. Những mô hình này hoặc ƣu tiên một

sứ mệnh xã hội nào đó hơn là ƣu tiên việc tối đa hóa lợi nhuận, hoặc các doanh nghiệp

mà tại đó các chủ thể bị tác động mạnh nhất bởi doanh nghiệp đó cũng chính là những

ngƣời sở hữu nó. Các doanh nghiệp do chính các nhân viên sở hữu nhƣ Mondragon,

một tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn này đã thực hiện chính sách bảo đảm công ăn việc

làm và mức lƣơng quân bình, đã phát triển mạnh ở nhiều nền kinh tế, thƣờng các

doanh nghiệp này có doanh số và tỉ lệ tăng trƣởng việc làm cao hơn so với các doanh

nghiệp khác.186

Những doanh nghiệp này cũng có thể từ bỏ lợi nhuận gia tăng để trả

cho công nhân và nông dân mức lƣơng và mức giá công bằng hơn, hoặc sẵn sàng chi

cho các hoạt động nhằm đảm bảo tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên.

GIẢ THIẾT SAI LẦM #3: SỰ GIẦU CÓ TỘT ĐỘ CỦA CÁ NHÂN LÀ VÔ HẠI VÀ LÀ DẤU HIỆU CỦA THÀNH CÔNG – VÀ VIỆC NÀY KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG CÁ NHÂN

Những người người cực giầu tồn tại được là thành tựu của nền kinh tế và họ được như vậy là nhờ chính những tài năng và kỹ năng của họ. Sự bất bình đẳng giữa những người ở tầng lớp cao nhất và những người ở đáy của xã hội không có ý nghĩa gì miễn là nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng.

Nhƣ đã đƣợc trình bày trong phần 2 ở trên, chẳng những không phải là một yếu tố vô

hại, mà sự nổi lên của một tầng lớp những ngƣời siêu giầu còn vừa là một dấu hiệu cho

thấy rằng các nền kinh tế đang hoạt động không bình thƣờng và vừa là một nhân tố làm

trầm trọng thêm sự hoạt động không bình thƣờng đó.

Quan điểm cho rằng phần lớn khối lƣợng tài sản mà những ngƣời giầu nhất có đƣợc là

nhờ sự lao động chăm chỉ và tài năng của họ vẫn là một quan điểm rất phổ biến, cho dù

có nhiều chứng cứ đã chứng minh điều ngƣợc lại.187

Điều này cũng tƣơng tự với cách

nhìn nhận rằng cho dù tài sản của họ có đƣợc bằng cách nào, thì những ngƣời siêu giàu

vẫn đang đóng góp tích cực vào sự tăng trƣởng kinh tế và cuộc sống của chúng ta sẽ tốt

hơn nếu có họ. Thực tế cho thấy điều hoàn toàn ngƣợc lại. IMF đã chỉ ra rằng các quốc

gia bình đẳng hơn thì thƣờng phát triển hơn và bền vững hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra

rằng quốc gia nào có nhiều tỉ phú hơn thì quốc gia đó cũng có tốc độ tăng trƣởng chậm

hơn.188

Việc phần lớn của cải tập trung vào số ít ngƣời không có ý nghĩa nhiều về mặt

kinh tế; và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn khi mà những ngƣời giầu nhất sử dụng quyền

lực để củng cố vị trí kinh tế của họ, và làm cho tình trạng bất bình đẳng càng nghiêm

trọng hơn.

‘Chúng ta phải phân biệt giữa các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, với các doanh nghiệp chỉ kiếm đủ lợi nhuận để tái đầu tư vào mô hình của họ, để họ có thể cung cấp các dịch vụ và hàng hóa thiết yếu – Chìa khóa của chủ nghĩa tư bản bền vững là mức lợi nhuận hợp lý chứ không phải lợi nhuận tối đa.’

Pamela Hartigan, nguyên giám đốc của Trung tâm Doanh nghiệp

Xã hội Skoll tại Oxford 183

Page 32: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

32

GIẢ THIẾT SAI LẦM #4: TĂNG TRƢỞNG GDP PHẢI LÀ MỤC TIÊU TỐI THƢỢNG CỦA HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

Tăng trưởng GDP của một quốc gia là chỉ số tốt nhất để đánh giá quốc gia đó đang phát triển như thế nào.

Tổng sản phẩm quốc nội là khái niệm đƣợc hình thành năm 1937 bởi Simon

Kuznets. Bằng cách cộng lại tất cả các sản phẩm của cá nhân, công ty và chính phủ,

GDP đã trở thành một công cụ chuẩn để đo nền kinh tế của một quốc gia. Rõ ràng là

GDP đã và đang là một công cụ dự báo chính đối với các kết quả phát triển con

ngƣời quan trọng và các chỉ số về chất lƣợng cuộc sống, nhƣng việc vận dụng công

cụ này đã và đang vƣợt quá phạm vi mà ban đầu công cụ này đƣợc thiết kế. Công

cụ này hiện đƣợc sử dụng theo cách của „chủ nghĩa tối đa hóa‟ bởi phần lớn các

chính trị gia, nhà kinh tế học và truyền thông nhƣ một con số thể hiện một quốc gia

(và các lãnh đạo của quốc gia đó) đang phát triển nhƣ thế nào.191

Trong đời sống

chính trị toàn cầu, quyền lực và tầm ảnh hƣởng của một quốc gia lúc nào cũng đƣợc

xác định theo quy mô của GDP của quốc gia đó.

Nhƣng công cụ này không thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ đó. Tháng 4/ 2016, The

Economist đã tuyên bố rằng GDP „là một công cụ rất không hoàn chỉnh để đo sự

thịnh vƣợng, và công cụ này càng ngày càng cho thấy nhiều khiếm khuyết ‟.193

Nghiêm trọng hơn, bởi vì đây là giá trị trung bình, nên GDP tính theo đầu ngƣời đã

không thể tính tới sự bất bình đẳng. Ở Zambia, quốc gia có tăng trƣởng GDP trung

bình 6% mỗi năm tính từ năm 1998 tới 2010, sự tăng trƣởng này chủ yếu phục vụ lợi

ích của những ngƣời ở tầng lớp cao nhất. Trên thực tế, trong giai đoạn này, tỉ lệ

nghèo đói đã tăng từ 43% lên 64%, với thêm bốn triệu ngƣời sống dƣới ngƣỡng

nghèo đói.194

GDP không tính đến công việc không đƣợc trả lƣơng của phụ nữ, đây là một nguồn

hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Thậm chí theo một con số ƣớc

tính khiêm tốn nhất, thì thời gian mà những ngƣời phụ nữ dành cho các công việc

chăm sóc không đƣợc trả lƣơng có thể tƣơng đƣơng với 10 nghìn tỉ đô la mỗi

năm.195

Ở các nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế tăng có thể đồng

nghĩa với việc các chỉ số về chất lƣợng cuộc sống dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí

còn giảm, bởi vì cái giá phải trả gắn với các rủi ro tăng trƣởng GDP còn lớn hơn

nhiều so với những lợi ích mà nó mang lại.196

GIẢ THIẾT #5: CÓ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂU ĐẦU TƢ DỰA TRÊN LỢI NHUẬN Các cá nhân là ‘các đơn vị kinh tế’ bất kể họ thuộc các định dạng xã hội nào – không phân biệt giới tính, giai cấp, sắc tộc,… và chính các kỹ năng và các nỗ lực mới là nhân tố quyết định thành quả mà họ nhận được, mà không phải vấn đề họ là nam hay nữ.

Với những bƣớc tiến đã đạt đƣợc trong một vài thập kỷ gần đây, lần đầu tiên hàng

triệu phụ nữ đã và đang tham gia vào lực lƣợng lao động chính thức, đây là thành

quả rất đáng khích lệ, đặc biệt trong việc mang lại sự độc lập về tài chính.197

Ngày

nay, phụ nữ đã nắm giữ các vị trí lãnh đạo tại các tập đoàn toàn cầu nhƣ Facebook

và IBM, và các chính phủ từ Đức tới Myanmar.

‘... phúc lợi của một quốc gia chắc chắn không thể được suy luận từ một hệ số đo lường thu nhập quốc gia như được xác định [bởi GDP].’

Simon Kuznets, nhà kinh tế học đã phát minh ra „GDP‟

189

‘[GDP] đo mọi thứ trừ những giá trị có thể khiến cho cuộc sống trở nên

đáng giá.’190

Robert Kennedy, 1968

‘Tăng trưởng GDP trên đầu người thực chất không có mối tương quan gì với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, các mục tiêu không liên quan đến thu nhập ... tăng trưởng tự bản thân nó là chưa đủ.’

Francois Bourguignon, nguyên chuyên gia kinh tế trƣởng của

Ngân hàng Thế giới 192

Page 33: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

33

Tuy nhiên, cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ vẫn còn nhiều hạn chế. Ở nhiều quốc

gia, phụ nữ còn phải đối mặt với nhiều rào cản để có thể tham gia một cách đầy đủ.

Trong nhiều nền kinh tế, sự tiếp cận của phụ nữ đối với các tài sản kinh tế nhƣ đất

đai là cực kỳ hạn chế.198

Báo cáo về Bất bình đẳng Giới Toàn Cầu của Diễn đàn Kinh

tế Thế giới năm 2016 đã chỉ ra rằng sự tham gia về mặt chính trị của phụ nữ vẫn còn

hạn chế và rằng mặc dù đã có những bƣớc tiến đáng kể nhƣng phụ nữ vẫn ít có cơ

hội tiếp cận với y tế và giáo dục hơn nam giới.199

Phụ nữ không đƣợc trao quyền để

tham gia vào nền kinh tế và thƣờng thuộc vào tầng lớp đáy trong hệ thống phân chia

thu nhập với một tỉ lệ không cân đối. ActionAid đã tính rằng phụ nữ ở các quốc gia

đang phát triển có thể kiếm đƣợc thêm 9 nghìn tỉ đô la nếu lƣơng và cơ hội tiếp cận

với các công việc đƣợc trả lƣơng của họ ngang bằng với nam giới.200

Một khi những

rào cản này vẫn còn tồn tại thì quyền của phụ nữ và bình đẳng giới sẽ không thể tiến

xa hơn, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế có tăng trƣởng đi nữa. Cần phải có những

hành động cụ thể để đảm bảo rằng tăng trƣởng kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả mọi

ngƣời và tái phân bổ những thành quả đạt đƣợc cho phụ nữ. Nếu những rào cản này

không đƣợc quan tâm giải quyết, mô hình kinh tế hiện tại sẽ chính là nhân tố góp

phần duy trì mãi mãi tình trạng bất bình đẳng này.

Các phƣơng pháp tiếp cận kinh tế theo chủ nghĩa tân tự do không chỉ phớt lờ đi

những rào cản này, mà thực tế còn cổ xúy những định kiến xã hội khiến cho quyền

lực của những ngƣời phụ nữ trở nên yếu hơn. Các quốc gia mà có nhiều lĩnh vực

định hƣớng xuất khẩu lớn lại đặc biệt kiếm lợi đƣợc rất nhiều từ lực lƣợng lao động

dồi dào có tay nghề thấp và không có tiếng nói. Phần lớn lƣợng công việc này là

dành cho phụ nữ do „bất lợi cạnh tranh‟ của họ.202

Ở các nƣớc đang phát triển, phụ

nữ chủ yếu làm việc tại các khu chế biến xuất khẩu hoặc các đặc khu kinh tế với mức

lƣơng nghèo nàn và hầu nhƣ không có quyền lợi gì, họ cung cấp lao động giá rẻ mà

thị trƣờng toàn cầu cần đến.203

Không phải là ngẫu nhiên mà phụ nữ chiếm 95%

lƣợng công nhân ở đặc khu kinh tế của Campuchia. Ngân hàng Phát triển Châu Á,

ngân hàng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các đặc khu kinh tế trong khu

vực, trong một báo cáo năm 2015, đã đƣa ra những lập luận rõ ràng cho việc thuê

lao động nữ: „Phụ nữ đƣợc cho là sử hữu những bàn tay khéo léo và kiên nhẫn với

các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hàng ngày, đây là những yêu cầu của của các công việc

cần nhiều công lao động đang đƣợc thực hiện ở các đặc khu kinh tế này và họ cũng

ít có khả năng đình công hoặc gây cản trở cho việc sản xuất dƣới các hình thức

khác.‟204 Phụ nữ cũng phải đối mặt với nguy cơ bạo lực trong suốt cuộc đời, kể cả ở

nơi làm việc, với một tỉ lệ không tƣơng xứng Trên toàn thế giới, cứ ba phụ nữ thì một

ngƣời đã từng bị bạo lực tình dục bởi bạn tình thân thiết ở một thời điểm nào đó

trong cuộc đời của họ,205 và phụ nữ có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của buôn

bán ngƣời và bóc lột tình dục tại nơi làm việc. Những nền kinh tế đã lợi dụng những

định kiến xã hội , hơn là dập tắt chúng, và vì vậy bất bình đẳng giới đã giao thoa với

bất bình đẳng kinh tế, dẫn đến kết quả là đa phần những ngƣời ở tầng lớp thấp hơn

trong hệ thống phân chia kinh tế là phụ nữ.

Ở một góc khác của hệ thống việc làm, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là nữ giới

vẫn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chứ chƣa phổ biến, ngay cả ở các quốc gia mà những

khoảng cách về giáo dục và y tế đã đƣợc thu hẹp (xem Bảng 1).206

Dữ liệu từ Khảo

sát giá trị Thế giới (World Values Survey) đã phát hiện ra rằng trên toàn cầu một nửa

dân số, phụ nữ và nam giới, tin rằng về tổng thế thì nam giới làm tốt hơn nữ giới‟, và

ở Pakistan, AI Cập và Yemen, gần 90% nam giới có cùng quan điểm nhƣ vậy.207

Thay vì chống lại những định kiến giới và tạo môi trƣờng thuận lợi cho mục tiêu bình

đẳng giới, sự chênh lệch về lƣơng và quyền lực ngày càng lớn, và nhƣ vậy làm gia

‘Trong 10 năm [vừa qua], ngày càng có nhiều phụ nữ tốt nghiệp đại học và sau đại học, và kết quả là ngày càng có nhiều phụ nữ được nhận vào các vị trí tập sự và thậm chí một số lượng lớn phụ nữ đã được nhận vào các vị trí quản lý ở cấp thấp. Nhưng tỉ lệ phụ nữ đảm nhiệm những chức vụ lãnh đạo thì hoàn toàn không

tăng.’201

Sheryl Sandberg, Cán bộ Vận hành Trƣởng của Facebook

Page 34: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

34

tăng khoảng cách về lƣơng giữa các giới trên phạm vi toàn cầu, hiện tại đã đạt mức

23%,208

và sự phân bổ của cải toàn cầu, theo đó, chỉ có 11% những ngƣời siêu giàu

là nữ giới,209

lại càng làm trầm trọng thêm bất bình đẳng giới trong các xã hội chúng

ta đang sống.

Rõ ràng là chính nền kinh tế phải đƣợc thay đổi để đảm bảo rằng phụ nữ cũng đƣợc

hƣởng lợi từ sự tăng trƣởng một cách bình đẳng, đồng thời chấm dứt những định

kiến xã hội và đề cao giá trị đóng góp của phụ nữ cho xã hội. Một điều hết sức hiển

nhiên, các định kiến xã hội đã đặt phần lớn trách nhiệm chăm sóc con cái lên vai của

những ngƣời phụ nữ, những ngƣời phải thực hiện khối lƣợng công việc chăm sóc

lớn gấp 2,5 lần so với nam giới (xem Bảng 1). Nền kinh tế hoàn toàn không ghi nhận

những giá trị thực chất của công việc này; các số liệu báo cáo quốc gia, những số

liệu đo sản lƣợng của quốc gia, cũng hoàn toàn không thể hiện những giá trị này. Vì

vậy, những công việc này chủ yếu không đƣợc trả lƣơng. Hàng ngày, phụ nữ gặp

nhiều khó khăn trong việc dung hòa giữa công việc chăm sóc gia đình không đƣợc

trả lƣơng với nhu cầu phải trở thành những thành viên trong nền kinh tế để kiếm

sống. Những chứng cứ gần đây đã cho thấy cuộc khủng hoảng chăm sóc con cái tại

quốc gia đang phát triển, nơi mà nhu cầu này hoàn toàn không đƣợc đáp ứng.210

Bạo lực tình dục và bạo lực giới có những tác động cơ bản và lâu dài với cuộc sống

của những ngƣời phụ nữ trên toàn thế giới.213

Đây là những hành động vi phạm nhân

quyền, những hành động này không đƣợc tính đến trong các số liệu kinh tế chính

thống, tuy nhiên nó lại rất phổ biến trong xã hội của chúng ta. Những hành động này

thậm chí cũng không đƣợc nhập vào hệ thống tính toán GDP. Nếu không chú trọng

thay đổi nền kinh tế, thay đổi về việc cái gì đƣợc coi là những giá trị của nền kinh tế

và việc nền kinh tế đó chia sẻ các giá trị đó nhƣ thế nào, những định kiến xã hội và

phân biệt đối xử sẽ không thể bị tiêu diệt mà còn đƣợc tạo thêm sức mạnh trong xã

hội của chúng ta.214

GIẢ THIẾT SAI LẦM #6: HÀNH TINH CÓ THỂ CUNG CẤP CÁC NGUỒN LỰC VÔ TẬN CHO NỀN KINH TẾ

Phần lớn các yếu tố đầu vào từ môi trường là những yếu tố bên ngoài của nền kinh tế. Những yếu tố đầu vào này không được tính vào lợi nhuận cũng như tổn thất của một doanh nghiệp, hoặc tính vào GDP của một quốc gia. Điều này có nghĩa là những yếu tố đầu vào này không có giá.

Hiện, tăng trƣởng kinh tế hoặc phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố đầu vào là các tài

nguyên thiên nhiên hoặc phụ thuộc vào hệ thống tự nhiên để xử lý chất thải. Chúng

ta đang khai thác tài nguyên của trái đất nhƣ nhiên liệu hóa thạch, gỗ, cá, tầng đất

mặt, kim loại, nƣớc sạch, cát, sỏi và hàng ngàn nguyên liệu khác. Tuy nhiên, vì nhiều

yếu tố đầu vào và đầu ra môi trƣờng không đƣợc thể hiện trong các số liệu báo cáo

của công ty hoặc của quốc gia, những yếu tố này hoàn toàn bị phớt lờ hoặc đƣợc coi

là các đầu vào miễn phí và những bể chứa vô giá. Khi tất cả quan điểm dài hạn đều

bị hạn chế và với việc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và những lợi ích ngắn hạn ngày

càng đƣợc chú trọng, thì những vấn đề về môi trƣờng sẽ ngày càng bị lãng quên

trong nền kinh tế của chúng ta.

Vấn đề này hoàn toàn đi ngƣợc lại một sự thật rất hiển nhiên rằng việc khai thác và

tận dụng môi trƣờng đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trƣởng kinh tế. Trong vòng

hơn 40 năm vừa qua, nhu cầu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các

‘... không tính đến khối lượng công việc khổng lồ mà phụ nữ thực hiện – sinh sản, nuôi nấng con cái, việc nhà và lao động tạo sinh kế - đã khiến cho phụ nữ bị coi là kém năng suất hơn và phụ thuộc, thực tế không phải như vậy.’

Marilyn Waring, Nếu Phụ nữ được Tính đến

211

‘Các tập đoàn chỉ quan tâm tới các tác động môi trường ở mức độ mà những tác động đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, hoặc hiện tại hay tương lai. Họ sẽ có những hành động phù hợp để nâng cao hình ảnh của tập đoàn mình trước công chúng, trong khi những giả thiết ẩn sau những hành động này là tăng lợi nhuận trong tương lai.’

Lenny Berstein, nhà khoa học đã làm việc 30 năm tại Exxon Mobil

212

Page 35: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

35

hoạt động của con ngƣời đã tăng mạnh vƣợt quá khả năng phục hồi của trái đất.

Chúng ta đang tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chặt cây với tốc

độ lớn hơn tốc độ tăng trƣởng của chúng, bắt nhiều cá hơn so với khả năng sản sinh

của đại dƣơng.215

Giờ đây hành tinh phải mất một năm và sáu tháng để làm đầy lại

kho dự trữ tài nguyên có thể tái tạo mà con ngƣời sử dụng mỗi năm.216

Nguyên liệu đầu vào từ môi trƣờng cho các doanh nghiệp cũng có cái giá của nó, giá

này lớn hơn những số tiền mà các doanh nghiệp đã phải chi trả, đó là những tổn thất

mà những ngƣời khác đang phải gánh chịu. Ví dụ, đất đai trở thành hàng hóa, theo

đó các doanh nghiệp mua một diện tích đất đai lớn phục vụ cho các mục địch canh

tác thƣơng mại, do hoạt động này có tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn. Trong khi đó,

các cộng đồng đã từng sinh sống và hƣởng lợi từ những mảnh đất đó thƣờng bị

buộc di dời đi nơi khác và bị bần cùng hóa, đồng thời nguồn nƣớc phục vụ cho khu

vực có thể bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác thƣơng mại

này.217

Việc thay đổi mục đích sử dụng đất đai thƣờng gây ra những tác động xã hội

rộng hơn ví dụ nhƣ những tổn thất đối với hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Các công

ty dầu và khí đốt đã thu đƣợc những món lợi khổng lồ từ việc khai thác các loại nhiên

liệu hóa thạch, nhƣng chính phần còn lại của xã hội và các thế hệ tƣơng lai là những

ngƣời phải trả giá cho các tác động đối với khí hậu mà ngành công nghiệp ô nhiễm

trầm trọng này gây ra. Một báo cáo của Trucost đã chỉ ra rằng nếu các chi phí về môi

trƣờng đƣợc tính vào các số liệu báo cáo của công ty thì những ngành công nghiệp

hàng đầu trên thế giới sẽ hoàn toàn không có lợi nhuận.218

Bất bình đẳng và bất công trên toàn cầu đƣợc thể hiện rõ ràng nhất thông qua vấn

đề biến đổi khí hậu. Oxfam ƣớc tính rằng 10% dân số giầu nhất của thế giới phải

chịu trách nhiệm với một nửa lƣợng phát thải toàn cầu.219

Trong khi chính những

cộng đồng nghèo nhất lại phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất. Phụ nữ,

đặc biệt là những phụ nữ ở những cộng đồng nông thôn, là những ngƣời có nguy cơ

cao nhất, bởi vì họ thƣờng sống phụ thuộc vào nông nghiệp và có ít cơ hội sinh kế

hơn.220

Thậm chí ngƣời ta cũng phát hiện rằng chính sự bất bình đẳng cũng có thể

làm tăng lƣợng phát thải. Chứng cứ từ 158 quốc gia đã cho thấy rằng các nguyên

nhân chính bao gồm: lƣợng tiêu thụ tăng do tranh giành địa vị; mong muốn tăng

trƣởng tăng để giữ các yêu cầu tái phân bổ trong tầm kiểm soát; sức mạnh tƣơng đối

của những ngƣời giàu tăng trong việc gây ảnh hƣởng đến chính sách có lợi cho

chính họ; và lợi ích của các doanh nghiệp tƣ nhân gây ô nhiễm .221

Page 36: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

36

4 XÂY DỰNG MỘT GIẢI PHÁP THAY THẾ: MỘT NỀN KINH TẾ NHÂN VĂN

Nếu chúng ta nghiên cứu về thế giới đang sống và nhận thấy các tác động tiêu cực

của tình trạng bất bình đẳng tột độ nhƣ ngày nay và mơ hồ không biết rằng tƣơng lai

của chúng ta sẽ đi về đâu, thì chúng ta đều sẽ nhận thấy rằng cần có một sự thay

đổi căn bản.

Nếu phúc lợi của tất cả mọi ngƣời và sự sinh tồn của hành tinh trở thành những mục

tiêu chính của nền kinh tế thay vì những phụ phẩm đƣợc mong đợi của thị trƣờng tự

do, thì lúc đó là lúc chúng ta cần thiết kế lại hoàn toàn nền kinh tế để đạt đƣợc những

mục tiêu đó. Mục tiêu của một nền kinh tế nhân văn là để giải quyết các vấn đề,

nguyên nhân góp phần gây ra cuộc khủng hoảng bất bình đẳng ngày nay, và nền

kinh tế này có một số thành phần chủ yếu. Tài liệu này chỉ bƣớc đầu phác họa những

thành phần này, và những phác họa ban đầu này có thể đƣợc sử dụng nhƣ những

nền tảng cơ sở cho việc xây dựng sau này.

Hộp 4: Một nền kinh tế nhân văn và những thành phần chính

Nền kinh tế nhân văn là nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của cả con ngƣời và hành

tinh, và nền kinh tế đó đƣợc hiểu rằng nó không thể đạt đƣợc mục tiêu này nếu

chỉ có sự can thiệp của thị trƣờng. Trong một nền kinh tế nhân văn, chính phủ là

ngƣời đảm bảo quyền và nhu cầu của tất cả mọi ngƣời; đây là chủ thể sáng tạo

để mang lại sự tiến bộ và chủ thể này cũng có trách nhiệm quản lý các thị

trƣờng vì lợi ích của tất cả mọi ngƣời. Điều này có nghĩa là chính phủ phải hành

động một cách hiệu quả, có trách nhiệm và dân chủ đại diện cho tất cả ngƣời

dân của mình, thay vì cho một bộ phận nhỏ những ngƣời có đặc quyền. Một

nền kinh nhân văn là nền kinh tế mà trong đó mọi ngƣời đƣợc coi trọng nhƣ

nhau và không bị xem nhẹ do giới tính, màu da hoặc đẳng cấp, và nền kinh tế

này cũng đảm bảo các không gian cần thiết cho xã hội dân sự và các nhóm

phụ nữ.

• Một nền kinh tế nhân văn là nền kinh tế trong đó các chính phủ chịu trách

nhiệm giải trình đối với 99% dân số, và đóng vai trò là ngƣời can thiệp vào

nền kinh tế để đảm bảo nền kinh tế đó công bằng và bền vững hơn.

• Một nền kinh tế nhân văn là nền kinh tế trong đó các chính phủ cùng hợp tác

để giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu nhƣ trốn thuế, biến đổi khí hậu

và các vấn đề môi trƣờng khác.

• Một nền kinh tế nhân văn là nền kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp đƣợc

thiết kế theo cách để có thể thúc đẩy sự thịnh vƣợng cho tất cả mọi ngƣời và

đóng góp vào tƣơng lai bền vững.

• Một nền kinh tế nhân văn sẽ không có chỗ cho tình trạng giầu có hay nghèo

khó tột độ, cũng nhƣ khoảng cách giữa ngƣời giầu và ngƣời nghèo sẽ đƣợc

thu hẹp đáng kể.

• Một nền kinh tế thị trƣờng sẽ phục vụ cho lợi ích của phụ nữ và nam giới

một cách bình đẳng.

• Một nền kinh tế thị trƣờng sẽ đảm bảo rằng các tiến bộ công nghệ đƣợc tích

cực tận dụng để phục vụ cho lợi ích của tất cả mọi ngƣời, mà không phải

theo cách có thể khiến cho những ngƣời công nhân mất đi việc làm hoặc

mang lại nhiều của cải hơn cho những ngƣời sở hữu doanh nghiệp.

‘Chúng ta là thế hệ đầu tiên có thể chấm dứt nghèo đói, và chúng ta là thế hệ cuối cùng có thể chấm dứt tình trạng biến

đổi khí hậu.’ 222

Ban Ki-moon, nguyên Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc, 2015

Page 37: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

37

• Một nền kinh tế nhân văn sẽ đảm bảo một tƣơng lai bền vững về môi trƣờng

thông qua viêc ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bắt đầu quy trình

chuyển giao một cách nhanh chóng và kịp thời sang sử dụng năng lƣợng tái

tạo.

• Một nền kinh tế nhân văn sẽ thấy những bƣớc tiến đƣợc đo bằng các yếu tố

thực sự đáng giá, thay vì chỉ nhìn vào GDP. Những yếu tố này bao gồm

công việc chăm sóc không lƣơng của những ngƣời phụ nữ, và tác động của

nền kinh tế đối với hành tinh.

Tầm nhìn về một nền kinh tế nhân văn không phải là một bƣớc tiến hay một khái

niệm gì hoàn toàn mới, mà nó xuất phát từ những nguyên tắc và giá trị đã từ lâu là

trọng tâm của con ngƣời, các cộng đồng và các phong trào trên toàn thế giới. Từ các

nền kinh tế theo chủ nghĩa bình quyền nam nữ, các nền kinh tế coi trọng sự bình

đẳng bền vững và quan tâm223

đến các nền kinh tế sinh thái, nền kinh tế đã từ lâu ghi

nhận sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế nhân văn với hệ sinh thái tự nhiên và sự

cần thiết phải đề cao giá trị của nguồn vốn từ tự nhiên, cho tới công trình mang tính

đột phá của Amartya Sen,224

có rất nhiều nguyên tắc đã đƣợc xây dựng cũng nhƣ

những ví dụ thành công cụ thể làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm về nền kinh

tế nhân văn. Chúng ta còn có thể thấy những nguyên tắc này đƣợc nhắc tới trong

hầu hết các tôn giáo trên thế giới,225

nguyên tắc về những gì mà khoa học thần kinh

nói với chúng ta giúp đầu óc chúng ta đƣợc khai sáng,226

nguyên tắc tâm lý học nói

với chúng ta rằng phúc lợi thực sự rất cần thiết đối với con ngƣời,227

và nguyên tắc

những gì mà phần lớn mọi ngƣời, khi họ có cơ hội dừng lại và suy nghĩ , tin tƣởng

mới thực sự có ý nghĩa.228

CHÍNH PHỦ PHẢI PHỤC VỤ 99%

Các chính phủ có trách nhiệm giải trình, có tính đáp ứng và hoạt động hiệu quả là lực

lƣợng cân bằng quan trọng trong lịch sử loài ngƣời. Các chính phủ có trách nhiệm

đáp ứng các nhu cầu chung của ngƣời dân, và vận hành ở phạm vi nào đó để chính

phủ có thể tối ƣu hóa việc phân bổ nguồn lực, trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Các

chính phủ này phải có khả năng để thiết kế các nền kinh tế theo cách mà có thể tối

đa hóa lợi ích mà thị trƣờng tự do có thể mang lại cho tất cả mọi ngƣời, trong khi

giảm thiểu sự bất ổn và những quan ngại mà thị trƣờng có thể mang lại. Các chính

phủ này có thể cung cấp các dịch vụ nhƣ y tế, giáo dục và nƣớc sạch để đảm bảo

rằng những dịch vụ này đƣợc đảm bảo cho mọi ngƣời nhƣ là cách để bảo vệ quyền

của họ chứ không phải là một đặc quyền mà họ có thể đƣợc nhận. Hành động của

chính phủ là biện pháp duy nhất giúp vƣợt qua những thách thức của biến đổi khí

hậu trƣớc khi quá muộn.

Tuy nhiên, các chính phủ thƣờng không sẵn lòng can thiệp, và thậm chí chính phủ

còn có thể là phiên bản mở rộng của một nhóm có đặc quyền. Một điều đáng buồn

là, bản thân các cơ chế dân chủ tự thân nó không đủ để chấm dứt tình trạng này.

Trên toàn thế giới, đồng tiền luôn có tiếng nói lớn hơn lá phiếu. Vì vậy trong nền kinh

tế nhân văn, vai trò chủ động và tích cực của chính phủ cần phải đƣợc khôi phục,

cùng với nó là nền dân chủ đúng nghĩa cũng nhƣ sự bảo vệ đối với không gian công

cộng.

Những biện pháp cụ thể nhằm đạt đƣợc những mục tiêu này sẽ khác nhau tùy theo

từng quốc gia, tuy nhiên có thể bao gồm:

• Các cơ chế thiết thực để ngƣời dân có thể tham gia và giám sát quy trình lập kế

Page 38: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

38

hoạch và ra quyết định. Những ví dụ thành công bao gồm lập ngân sách có sự

tham gia, các cơ chế kiểm tra công khai và các điều kiện thuận lợi cho nền dân

chủ có sự tham gia. Các công dân cần phải đƣợc tham gia vào việc xây dựng các

hệ thống đo lƣờng sự tiến bộ mới để xác định các mục tiêu của chính phủ và mục

đích của nền kinh tế.

• Thúc đẩy và bảo tồn không gian dân sự. Việc này là rất cần thiết để có để tăng

cƣờng sự bình đẳng đặc biệt là đối với phụ nữ. Việc này có thể đạt đƣợc thông

qua các hoạt động tài trợ cho các tổ chức của phụ nữ, khung pháp lý cho việc

thành lập tổ chức một cách tự do, và tập huấn về vận động chính sách.

• Đảm bảo rằng các bộ máy chính phủ đƣợc đại diện và vận hành bởi các nhóm

ngƣời khác nhau, chứ không chỉ những ngƣời có đặc quyền, những ngƣời xây

dựng và thực hành luật.

• Tái lập kế hoạch kinh tế và đầu tƣ chiến lƣợc đƣợc thực hiện bởi nhà nƣớc để

mang lại những kết quả cấp tiến. Đầu tƣ của chính phủ có vai trò chủ chốt trong

các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sáng kiến công nghệ.

• Việc chính phủ không chỉ đƣợc công nhận là nhà bảo trợ, mà còn là nhà cung cấp

các dịch vụ công hiệu quả và năng suất nhất, đặc biệt những dịch vụ có liên quan

đến độc quyền tự nhiên hoặc các dịch vụ có liên quan đến các giá trị mà không

đƣợc thể hiện thỏa đáng qua giá bán.

• Các chính phủ phải tăng số thuế lũy tiến mà họ có thể thu từ những ngƣời giàu và

các doanh nghiệp để đảm bảo rằng họ phải đóng góp một cách công bằng và xã

hội do đó sẽ trở nên bình đẳng hơn.

• Các chính phủ phải sử dụng tầm ảnh hƣởng đáng kể của mình để thúc đẩy các

mô hình kinh doanh mới đƣợc định hƣớng dài hạn và các mô hình kinh doanh

theo đuổi các mục tiêu khác ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá.

• Chính phủ cũng cần đầu tƣ vào nỗ lực tạo công ăn việc làm. Đặc biệt, việc đầu tƣ

vào các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng xã hội có thể tạo nhiều công ăn việc làm

hơn, những công việc mà có thể khiến cho các công việc chăm sóc không lƣơng,

đƣợc đảm nhiệm bởi phụ nữ, đƣợc coi trọng hơn - và những công việc phục vụ

lợi ích cho tất cả mọi ngƣời. Công việc không chính thức phải đƣợc công nhận,

bảo vệ và tăng cƣờng, để những ngƣời lao động trong nền kinh tế không chính

thức đƣợc trao quyền và đƣợc bảo vệ.

• Một hệ thống truyền thông độc lập, không chịu ảnh hƣởng của chính phủ và

những nhóm ngƣời quyền lực giàu có.

• Quy định bắt buộc về đăng ký vận động hành lang công khai và những quy định

chặt chẽ hơn về xung đột lợi ích, những quy định giới hạn hỗ trợ tài chính cho các

chiến dịch và sự minh bạch về lợi ích khi có sự giao thoa giữa tiền và chính trị.

• Sự thành lập các ủy ban chính phủ ở cấp quốc gia về bất bình đẳng để thực hiện

các đánh giá hàng năm đối với các quyết định chính sách – quy định, thuế và chi

tiêu công, và tƣ nhân hóa – và tác động của nó trong việc cải thiện thu nhập, tài

sản và sự tự do cho mọi ngƣời và giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng.

• Một ngƣời đƣợc ủy quyền đại diện cho „những thế hệ tƣơng lai‟ có thể giúp đảm

bảo việc hoạch định chính sách mang tính bền vững.

Page 39: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

39

Hộp 5: Mô hình ‘Những người Mẹ tỏa sáng’ trong nền kinh tế phi chính

thức ở Kenya

Jane Muthoni, 50 tuổi, vận hành một quầy hàng ven đƣờng tại một trong các

khu ổ chuột ở Nairobi. Cô ấy không có đủ tiền để đóng phí đăng ký giấy phép

kinh doanh, vì vậy cô không thể bán các sản phẩm của mình một cách chính

thức cho các siêu thị. Ở nơi mà không có đến những con đƣờng tử tế, và nƣớc

chỉ đƣợc cấp ba ngày mỗi tuần, cô và những ngƣời bạn buôn bán của mình vẫn

phải nộp 50 Kenyan Shillings (KES) thuế địa phƣơng mỗi ngày. Những mức phí

này thực sự đã ảnh hƣởng tới những doanh nghiệp mà vốn của họ chỉ trị giá từ

100 đến 200 KES. Trong khi đó, chính phủ Kenya đang áp dụng các gói thuế ƣu

đãi đối với các tập đoàn lớn trong các đặc khu kinh tế mới đƣợc thành lập.

Kenya đang mất 1,1 tỉ đô la mỗi ngày do các chính sách miến thuế áp dụng cho

các tập đoàn lớn này.

Jane là một thành viên của nhóm có tên gọi là Shining Mothers („Những ngƣời

Mẹ tỏa sáng‟), Oxfam đã hỗ trợ tập huấn cho nhóm này về kỹ năng kinh doanh

và tổ chức cộng đồng. Trong một cuộc họp gần đây với hội đồng, Jane và

Shining Mothers đã nêu lên vấn đề liên quan đến việc thu thuế của hội đồng và

đã đi tới thống nhất rằng hội đồng sẽ chỉ gặp hai lần mỗi tuần. Đƣợc nâng cao

năng lực thông qua các kiến thức này, Shining Mothers gần đây đã phản ứng lại

các mức phí tận thu và vì vậy họ đã có thể tiếp tục tiết kiệm tiền để nộp phí xin

giấy phép kinh doanh.

CÁC CHÍNH PHỦ PHẢI HỢP TÁC, THAY VÌ CHỈ CẠNH TRANH

Ý thức toàn cầu ngày càng đƣợc nâng cao, đây là một thành quả đáng khích lệ – đặc

biệt là sự cần thiết của hợp tác trong các nỗ lực giải quyết các vấn đề mang tính toàn

cầu đã đƣợc nhìn nhận. Ví dụ, các cuộc gặp thƣợng đỉnh và các cam kết toàn cầu đã

tăng mạnh, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề nghèo đói,229

biến đổi khí hậu,230

di cƣ quốc tế231

, việc này đã tạo diễn đàn chung cho các quy trình ra quyết định tập

thể ở cấp độ toàn cầu. Một nền kinh tế nhân văn toàn cầu đã nhìn nhận rằng giữa

các quốc gia vẫn tồn tại sự chênh lệch đáng kể và chênh lệch này cần phải đƣợc giải

quyết, và điều này có nghĩa là mỗi quốc gia có những trách nhiệm khác nhau trong

việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu. Tuy nhiên tất cả các quốc gia

đều phải có tiếng nói bình đẳng trong các quyết định quan trọng, có tính thiết yếu để

vƣợt qua những thách thức chung này.

Một nền kinh tế toàn cầu phải đi ngƣợc lại mô hình mà theo đó toàn cầu hóa đã bị

lạm dụng để làm trầm trọng thêm các nguyên tắc của chủ nghĩa tân tự do, những

nguyên tắc này đã đặt các quốc gia vào các vị thế cạnh tranh trong cuộc đua tiến tới

mục tiêu trở thành nơi có thuế và mức lƣơng thấp nhất, những nguyên tắc khai thác

triệt để con ngƣời và nguồn tài nguyên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và những

nguyên tắc khiến cho các tập đoàn xuyên quốc gia hoàn toàn không có trách nhiệm

giải trình. Đúng hơn là một nền kinh tế nhân văn sẽ nắm bắt các cơ hội do sự hợp

tác toàn cầu mang lại, mà không phải chỉ cạnh tranh.

Sự hợp tác trong vấn đề việc làm và tiền lương

Một nền kinh tế toàn cầu bắt đầu với các nguyên tắc rằng mọi ngƣời lao động đều

xứng đáng đƣợc hƣởng mức lƣơng tử tế một cách công bằng, và rằng quyền của

Page 40: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

40

ngƣời lao động luôn đƣợc bảo vệ. Nền kinh tế này vận hành theo quan niệm về sự

hợp tác toàn cầu trong việc bảo vệ các mức lƣơng, phát huy những công việc tốt, và

rốt cục là đảm bảo các nhu cầu của toàn cầu. Có một vài dấu hiệu cho thấy có nhiều

công ty, những công ty nhận thấy rằng cuộc đua tới vị trí thấp nhất về chi phí lao

động đang ngày càng mang tính bóc lột và vô nhân đạo, và đây không phải là con

đƣờng duy nhất để phát triển, đã quan tâm tới mô hình kinh tế này.

Các chính sách của quốc gia nhằm đảm bảo mức lƣơng đủ sống, không phân biệt

đối xử về giới hoặc sắc tộc, điều kiện làm việc tử tế và quyền lao động đƣợc bảo vệ

nên đƣợc gắn với một cam kết mạnh mẽ hơn ở cấp độ toàn cầu ngoài phạm vi biên

giới quốc gia. Việc này có thể đƣợc thực hiện thông qua các thỏa thuận liên chính

phủ ở cấp khu vực, ví dụ nhƣ ý tƣởng về một mức lƣơng tối thiểu của ASEAN (Hiệp

hội các Quốc gia Đông Nam Á); hoặc thông qua việc yêu cầu các công ty đa quốc gia

đầu tƣ nhiều hơn vào các dây chuyền cung ứng, nhờ đó có thể đảm bảo rằng ngƣời

lao động có thể tiếp cận với công ăn việc làm tử tế.

Hộp 6: Mức lương tối thiểu của ASEAN

Trong vòng hai thập kỷ vừa qua 10% ngƣời giầu nhất trong tổng dân số của

Trung Quốc, Indonesia, Lào, Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka đã có thu nhập

tăng lên hơn 15%, trong khi đó 10% ngƣời nghèo nhất đã có thu nhập giảm hơn

15%. Mức lƣơng của những ngƣời phụ nữ ở các quốc gia Châu Á chỉ bằng

khoảng từ 70% đến 90% mức lƣơng của nam giới, việc này là do sự kết hợp

của nhiều yếu tố nhƣ phân biệt đối xử và phụ nữ thƣờng làm việc trong các lĩnh

vực trả lƣơng thấp. Nhiều phụ nữ đã phải vật lộn để sinh tồn do mức lƣơng tối

thiểu ở nhiều nƣớc Châu Á – nơi mà họ đƣợc trả lƣơng – trung bình chỉ bằng

một phần tƣ số tiền đủ để họ có thể đảm bảo điều kiện sống tử tế. Tại Diễn đàn

Kinh tế Thế giới ASEAN tháng 6/2016, Indonesia đã ủng hộ ý tƣởng về mức

lƣơng tối thiểu cho toàn bộ khu vực ASEAN, Cam-pu-chia và Việt Nam là hai

trong số các quốc gia ủng hộ ý tƣởng này, ý tƣởng này đƣợc kỳ vọng sẽ chấm

dứt cuộc đua trở thành quốc gia có mức lƣơng thấp nhất.

Hợp tác về thuế

Trong khi có rất nhiều việc các chính phủ có thể và thực tế đang tự triển khai để

nâng cao tính cấp tiến của hệ thống thuế quốc gia, thì do thiếu sự hợp tác mang tính

toàn cầu, những gì mà các chính phủ này đơn phƣơng làm đƣợc cũng còn hạn chế.

Một nền kinh tế nhân văn toàn cầu đòi hỏi rằng các quốc gia phải cùng hợp tác chặt

chẽ hơn về vấn đề thuế. Theo lẽ tự nhiên, đây phải là những nỗ lực y thực sự ở cấp

độ toàn cầu để giải quyết tình trạng lách thuế và việc sử dụng các thiên đƣờng thuế.

Điều này cũng có nghĩa là cuộc đua tới mức thấp nhất về thuế doanh nghiệp, một

trong các nhân tố khiến cho chính phủ kiệt quệ và không có khả năng để phục vụ cho

những ngƣời dân của mình, cũng phải chấm dứt; một thỏa thuận toàn cầu phải

đƣợc thiết lập để chấm dứt sự cạnh tranh về thuế và ngừng các thỏa thuận ƣu đãi

giữa các tập đoàn và các cơ quan thuế. Để xây dựng một sân chơi thuế doanh

nghiệp công bằng và ngang tài ngang sức cần phải có những giải pháp đảm bảo tính

minh bạch, bao gồm những cơ chế báo cáo công khai đầy đủ giữa các quốc gia, sự

minh bạch về những ngƣời thực sự đƣợc hƣởng lợi và sự minh bạch của các chính

phủ trong các ƣu đãi thuế mà họ trao cho các tập đoàn và đặc biệt là về các quy định

liên quan đến thuế. Cho tới thời điểm này, những nỗ lực hợp tác thông qua tiến trình

OECD BEPS (xói mòn nền tảng và chuyển lợi nhuận) vẫn còn mang tính chắp vá và

chƣa thật sự đầy đủ, và vì vậy cần phải có một tiến trình thỏa thuận toàn cầu tham

Page 41: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

41

vọng hơn, trong đó những quốc gia đang phát triển tham gia vào tiến trình này với tƣ

cách bình đẳng với các quốc gia giầu có khác.

KINH DOANH THỊNH VƢỢNG , THAY VÌ KINH DOANH THEO THÔNG LỆ

Một nền kinh tế nhân văn có trung tâm là một khu vực kinh doanh thành công và

vững mạnh. Trong nền kinh tế này, tầm nhìn của các công ty đƣợc xây dựng và

khuyến khích dựa trên mục tiêu là mang lại lợi ích cho tất cả xã hội nói chung, chứ

không chỉ những cổ đông giầu có. Các câu chuyện thành công trên toàn thế giới đã

chứng minh rằng các mô hình kinh doanh có thể sống sót và tồn tại đƣợc chính là

những mô hình có lợi nhuận vừa phải – chứ không phải tối đa. (Xem Hộp 7). Ví dụ,

các nghiên cứu học thuật về sự sở hữu của nhân viên đã chỉ ra rằng những mô hình

doanh nghiệp này cũng góp phần vào sự tăng trƣởng việc làm233

tạo ra mức lƣơng

cao hơn cho nhân viên.234

Các mô hình thay thế cho chủ nghĩa tƣ bản cổ đông không

chỉ có thể tồn tại, mà những mô hình này còn đang tiếp tục phát triển và gặt hái nhiều

thành công.

Hộp 7: Kinh doanh theo cách khác

Thế giới không thiếu những trƣờng hợp các tổ chức sử dụng các hoạt động

thƣơng mại là phƣơng thức để đạt đƣợc các mục tiêu về xã hội và môi trƣờng.

Trong những ví dụ này, kinh doanh là một công cụ giúp doanh nghiệp đạt đƣợc

các mục tiêu lớn hơn – không phải là mục tiêu cuối cùng. Dƣới đây là một số

trong số các trƣờng hợp cho thấy rằng nên kinh tế nhân văn có thể đƣợc xây

dựng dựa trên những hoạt động của khu vực tƣ nhân.

Mondragon là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực nhƣ công

nghiệp, tài chính, bán lẻ và thông qua trƣờng đại học, nghiên cứu và phát triển,

và tạo dựng kiến thức. Chính những ngƣời công nhân là những ngƣời sở hữu

tập đoàn này. Doanh số của tập đoàn là gần 13 tỉ euro và số lƣợng nhân viên là

74,000. Quá trình ra quyết định tại tập đoàn là một quá trình dân chủ và ban

quản lý gồm một đại hội đồng là những ngƣời đƣợc bầu lên. Tập đoàn này đã

đƣợc nhiều ngƣời biết đến với những thành tựu đạt đƣợc trong việc đảm bảo

công ăn việc làm (thƣờng là thông qua việc chia sẻ và bố trí lại công việc) và

các mức lƣơng quân bình, với việc mức lƣơng cao nhất không quá tám lần mức

lƣơng thấp nhất.235

COOPECAN là một hợp tác xã sản xuất vài Alpaca ở phía trên của dãy Andes

thuộc lãnh thổ Peru.236

Hợp tác xã này đƣợc thành lập năm 2008 với mục đích

nâng cao phúc lợi và thúc đẩy sự phát triển của những ngƣời sản xuất len, bao

gồm truyền đạt các kỹ năng để đối phó với biến đổi khí hậu (ví dụ nhƣ kỹ thuật

chăn nuôi và tƣới tiêu). Hiện hợp tác xã này có hơn 7000 thành viên; cả các

thành viên và gia đình của họ đều đƣợc hƣởng quyền thƣơng lƣợng tập thể mà

một hợp tác xã có thể mang lại. COOPECAN đã giúp họ bảo đảm mức giá công

bằng hơn từ các tập đoàn lớn mà nếu không có hợp tác xã thì các tập đoàn này

sẽ ép giá sản phẩm. Hợp tác xã này cũng quản lý quy trình gia công len riêng

của mình, nhƣ vậy họ không cần đển một tổ chức trung gian, do đó tiết kiệm

đƣợc một khoản và không làm số trả cho những ngƣời sản xuất bị giảm đi).

Eileen Fisher là một hãng quần áo lớn ở Mỹ, chuyên thiết kế và sản xuất quần

áo chất lƣợng cao cho phụ nữ. Đƣợc thành lập năm 1984, hiện hãng này đang

thuê khoảng 1,200 nhân viên trực tiếp và 10,000 ngƣời trong chuỗi cung ứng

của mình. Hãng này đang thực hiện kế hoạch sử dụng 100% sợi bông hữu cơ

và cân nhắc kỹ các nhà cung ứng sợi tơ nhân tạo cho hãng để đảm bảo rằng

‘Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan điểm rằng tương lai của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc tìm tòi và phát minh ra những mô hình kinh doanh mới và những loại hình tập đoàn kinh

doanh mới.’ 232

Franck Riboud, Chủ tịch của Groupe Danone và đồng sáng lập doanh nghiệp xã hội Grameen-Danone Foods

Page 42: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

42

hãng này không sử dụng các vật liệu gây hủy hoại các khu rừng nhiệt đới. Công

ty này vừa là một ESOP (mỗi cá nhân làm việc trong công ty đều có thể sở hữu

cổ phiếu của công ty) và là công ty đã đƣợc cấp chứng chỉ B - Certified B

Corporation. Công ty này luôn cố gắng chống lại những áp lực tăng trƣởng để

hƣớng tới lợi ích của tăng trƣởng, và để thực hiện mục tiêu này công ty đã giảm

phạm vi hoạt động của mình và thay đổi quy định rằng công ty phải mở hai đến

ba cửa hàng mỗi năm và thay vào đó công ty đã mở một trung tâm với mục đích

tái chế và tái sử dụng các quần áo cũ của Eileen Fisher. Công ty này đang cố

gắng định hình khái niệm „tăng trƣởng tốt‟ và tiến tới phƣơng pháp tiếp cận

không gây tác động tới môi trƣờng, các nhân viên hoặc các cộng đồng trong

chuỗi cung ứng của mình.

Chính phủ đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy tầm nhìn của một nền kinh tế

trong đó những công ty nhƣ những công ty nêu trên sẽ chiếm đa số; nền kinh tế mà

trong đó những doanh nghiệp này không bị gò bó bởi những khuôn phép của nền

kinh tế xã hội, mà theo đó đƣợc tạo điều kiện để phát triển thành các xu thế chủ đạo.

Một số chính phủ đang bắt đầu thể hiện sự quan tâm đối với những mô hình này.

Hàn Quốc,237

Singapore,238

Việt Nam,239

Thái Lan240

và Anh241

đều đã có khung pháp

lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xã hội hoạt động trong các lĩnh vực

nhƣ mua sắm công, cấp phép và thậm chí thuế. Trong một số trƣờng hợp, chính phủ

còn ƣu đãi về thuế đối với việc nhân viên sở hữu cổ phiếu của công ty.242

Trong khi

đó, Liberia đã xây dựng một đặc khu kinh tế cho các doanh nghiệp xã hội243

Philippines đang cân nhắc một đạo luật lớn để khuyến khích các doanh nghiệp xã hội

lấy lợi ích của những ngƣời nghèo làm trọng tâm.244

Những mô hình kinh doanh này

không phải mới. Hơn một tỉ ngƣời trên toàn cầu hiện là thành viên của các hợp tác

xã, những hợp tác xã này đã và đang tạo ra hơn 250 triệu công ăn việc làm và mở ra

những mô hình kinh doanh mới sáng tạo kể từ khi khai niệm hợp tác xã đƣợc thiết

lập gần hai thế kỷ trƣớc. Ở Kenya, 50% dân số đang kiếm sống thông qua các hợp

tác xã, trong khi đó ở Canada 40% dân số là thành viên của một hợp tác xã nào

đó.245

Và ở Anh, gần một triệu ngƣời đang làm việc cho các doanh nghiệp xã hội.246

Những mô hình này hiện đang phát triển rất mạnh mẽ bất chấp hệ thống kinh tế hiện

tại đang khiến cho những mô hình này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kêu gọi hỗ

trợ tài chính và hệ thống kinh tế này cũng không ghi nhận giá trị của những mô hình

này đối với xã hội. Các nhà đầu tƣ giàu có sẽ đầu tƣ nhiều tiền vào các doanh

nghiệp nào hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao chƣa từng có cho họ, với giá rẻ hơn,

trong khi các hợp tác xã, các doanh nghiệp xã hội và các doanh nghiệp do ngƣời lao

động làm chủ thƣờng chỉ quanh quẩn đƣợc tiếp cận với các khoản nợ hoặc nếu họ

may mắn có thể tiếp cận với các hỗ trợ tài chính mang tính nhân đạo. Một nền kinh

tế nhân văn sẽ thay đổi tình thế và tạo điều kiện cho những mô hình này phát triển

thay vì những mô hình chỉ chú trọng theo đuổi lợi nhuận.

CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG GIÀU CÓ TỘT ĐỘ ĐỂ CHẤM DỨT NGHÈO ĐÓI

Sự giầu có tột độ và bất bình đẳng thái quá sẽ không còn chỗ đứng trong nền kinh tế

nhân văn. Việc này có thể đạt đƣợc nếu các doanh nghiệp và nền kinh tế đƣợc thiết

kế theo cách có thể đảm bảo rằng sự giàu có thái quá không có cơ hội hình thành

ngay từ đầu ví dụ bằng cách đặt ra các giới hạn đối với mức trả cho những ngƣời

giàu nhất và khuyến khích các mô hình doanh nghiệp không trả cổ tức quá cao cho

các cổ đông. Thứ hai, sự giàu có tột độ chỉ có thể đƣợc chấm dứt khi các biện pháp

nhằm chấm dứt sự ảnh hƣởng vô lý của những nhóm có đặc quyền đối với chính trị

Page 43: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

43

và nền kinh tế đƣợc thực hiện.

Ngoài những biện pháp này, công cụ chủ yếu để xóa bỏ sự giầu có tột độ là thuế.

Thuế thu nhập cho những ngƣời có thu nhập cao nhất phải đƣợc tăng lên ở hầu hết

các quốc gia. IMF đã xác định mức thuế tối ƣu nhất là từ 50% đến 70% tùy theo từng

quốc gia,247

và Anthony Atkinson đã gợi ý mức thuế 60% đối với trƣờng hợp của

nƣớc Anh.248

Các quốc gia đang phát triển phải cân nhắc để nâng thuế đối với tài sản

– ví dụ nhƣ đất, doanh lợi, tài sản và thừa kế - càng nhanh càng tốt, bởi vì đây là

những nguồn doanh thu cấp tiến. IMF đã chỉ ra rằng điều này là hoàn toàn khả thi đối

với nhiều quốc gia, và thực tế một số quốc gia đang phát triển đã đi tiên phong trong

việc thực hiện các hình thức thuế này.249

Ngoài ra cũng có một vài chính sách thuế khác nếu đƣợc thực hiện cũng có thể hạn

chế sự tập trung tài sản một cách hiệu quả:

• Mức thuế nhỏ áp dụng đối với các giao dịch tài chính, Thuế giao dịch tài chính,

mà IMF đã gọi đây là hình thức thuế rất cấp tiến250

bởi vì thuế này do những

ngƣời giầu nhất trong xã hội đóng. Thuế này cũng giúp ngăn chặn sự phát triển

quá giới hạn của lĩnh vực tài chính, lĩnh vực này là nhân tố chính góp phần thúc

đẩy cuộc khủng hoảng bất bình đẳng. Mƣời quốc gia Châu Âu đã đồng ý áp dụng

thuế này. Ƣớc tính một khoản thuế nhỏ khoảng 0.05% giá trị giao dịch sẽ đƣợc

áp dụng đối với các giao dịch nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ và sản phẩm tài

chính, và tính riêng ở Mỹ, nguồn thu từ khoản thuế này có thể lên tới 350 tỉ đô

la.251

• Một nhà kinh tế học ngƣời Pháp, Thomas Piketty đã đề xuất Thuế tài sản toàn

cầu. Tƣơng tự nhƣ vậy, sử dụng các dữ liệu của Forbes tháng 2/ 2014, Oxfam đã

tính ra rằng 1,5% thuế tài sản đƣợc đánh trên số tài sản vƣợt quá 1 tỉ đô la sẽ

giúp chính phủ thu về 70 tỉ đô la mỗi năm với giả định rằng tất cả các tỉ phú đều

đóng thuế.252

Nguồn thu này sẽ đủ để đảm bảo tất cả trẻ em đều đƣợc tới trƣờng

và đủ để cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, thuốc men và các dịch vụ y tế khác

để cứu sống sáu triệu trẻ em. Bởi vì các tỉ phú thƣờng đảm bảo tỉ lệ lợi nhuận là

5% tới 10% đối với tài sản của họ, nên mức thuế này là hoàn toàn hợp lý.253

Một

số nhà tỉ phú đã đồng ý cùng với Bill Gates cho đi một phần tài sản của mình. Mặc

dù đây là những hành động rất đáng khâm phục, nhƣng nó không thể thay thế

cho việc đóng thuế đầy đủ và bình đẳng, một thực tế mà chính Bill Gate cũng đã

chia sẻ.254

• Đối với những tài sản đƣợc giữ tại các công ty vỏ bọc, các quỹ ủy thác và quỹ tài

trợ, những ngƣời sở hữu thực sự các công ty và quỹ này không đƣợc xác định

công khai, họ chính là những đối tƣợng phải đóng thuế tài sản, James Henry đã

đề xuất Thuế Tài sản Vô danh.255

Việc này chỉ cần có sự đồng thuận của một số

nhỏ các nƣớc giàu, những điểm đến cuối cùng của các tài sản vô danh. Henry

ƣớc tính rằng chỉ cần áp dụng thuế này cho 50 ngân hàng tƣ nhân hàng đầu, các

nhà quản lý tài sản, các quỹ phòng hộ và các công ty bảo hiểm, mức thuế tài sản

vô danh 0.5% có thể giúp thu lại 50 đến 60 tỉ đô la mỗi năm, chiếm gần 10% thu

nhập hàng năm có đƣợc từ những tài sản ngoài nƣớc này. Thuế này không chỉ

giúp tăng nguồn thu nếu thuế tài sản vô danh đƣợc quy định cao hơn mức thuế

tài sản tiêu chuẩn, mà nó còn giúp tăng các chi phí đối với việc giữ bí mật tài

chính và trở thành một động lực để những ngƣời sở hữu thực sự các tài sản đó lộ

danh.

Page 44: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

44

MỘT NỀN KINH TẾ NHÂN VĂN SẼ PHỤC VỤ LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI MỘT CÁCH BÌNH ĐẲNG

Bình đẳng giới sẽ là trọng tâm của nền kinh tế nhân văn, đảm bảo rằng cả hai nửa

của nhân loại đều có những cơ hội công bằng trong cuộc sống. Những rào cản ngăn

trở sự tiến bộ của phụ nữ nhƣ tiếp cận với giáo dục và y tế sẽ đƣợc gỡ bỏ. Các định

kiến xã hội sẽ không còn là yếu tố quyết định đối với vai trò của ngƣời phụ nữ trong

xã hội, và đặc biệt các công việc chăm sóc gia đình không đƣợc trả lƣơng sẽ đƣợc

ghi nhận, giảm đi và tái phân bổ và nguy cơ bạo lực sẽ không còn tồn tại.

Hành động tập thể của những ngƣời phụ nữ là chìa khóa để thành công – và sẽ phát

huy hiệu quả nhất khi quyền phụ nữ đƣợc vận động ở cấp cơ sở và các tổ chức xã

hội dân sự, các viện nghiên cứu chính sách và các khoa của các trƣờng đại học có

thể xây dựng liên minh chiến lƣợc với các đảng phái chính trị, các cơ quan nhà nƣớc

và các tổ chức khu vực và toàn cầu.257

Hộp 8: Vận động những nữ nông dân tham gia vào nỗ lực đảm bảo quyền

đất đai ở Uttar Pradesh258

Hơn 40% của 400 triệu phụ nữ sinh sống ở nông thôn Ấn độ đang tham gia vào

ngành nông nghiệp và các hoạt động có liên quan. Tuy nhiên, vì phụ nữ không

đƣợc công nhận là ngƣời lao động và không đƣợc sở hữu đất đai, nên họ ít

đƣợc tiếp cận với các chƣơng trình của chính phủ và với tín dụng, việc này đã

làm hạn chế năng suất nông nghiệp của họ. Một nghiên cứu của Oxfam đƣợc

thực hiện 2006 với Gorakhpur Environmental Action Group – Nhóm Hành động

vì Môi trƣờng Gorkhpur (GEAG) đã phát hiện ra rằng chỉ có 6% phụ nữ đƣợc sở

hữu đất đai, 2% đƣợc tiếp cận với tín dụng và chỉ 1% đƣợc tiếp cận với tập

huấn về nông nghiệp.

Chiến dịch AAROH, một chiến dịch của các nữ nông dân, đƣợc thành lập năm

2006 với mục tiêu giải quyết tình trạng này. Chiến dịch AAROH đã đƣợc Oxfam

Ấn Độ hỗ trợ, và đƣợc chỉ đạo bởi GEAG cùng phối hợp với bốn tổ chức phi lợi

nhuận khác trong khu vực. Trong những năm đầu, chiến dịch này chú trọng vào

việc xã hội công nhận nữ nông dân là những ngƣời nông dân. Sau khi chiến

dịch thành công trong việc thiết lập một không gian pháp lý để giúp phụ nữ

đƣợc công nhận là nông dân, chiến dịch này đã thay đổi mục tiêu và bắt đầu

vận động chính sách cho quyền sở hữu đất đai chung. Kể từ khi bắt đầu, chiến

dịch này đã thu hút đƣợc sự tham gia của hơn 9000 nữ nông dân, và giúp cho

tên gọi „nữ nông dân‟ hay „mahila kisan‟ trở nên phổ biến, chiến dịch này cũng

đã huy động 6800 nam giới chia sẻ đất đai với vợ của mình và chiến dịch này

cũng kêu gọi sự tham gia của chính phủ ở cả cấp trung ƣơng và địa phƣơng.

Tháng 3/2015, chính phủ Uttar Pradesh đã bắt đầu thực thi chính sách miễn phí

đóng dấu trong quá trình chuyển giao đất cho vợ chồng hoặc ngƣời ruột thịt gần

nhất.

‘‘Thế giới của chúng ta không thể được nâng đỡ nếu một nửa của nó có

một vị thế quá bé nhỏ” 256

Charlotte Perkins Gillman, một nhà xã hội học và một phụ nữ đòi quyền bầu cử

Page 45: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

45

CÔNG NGHỆ CHO TẤT CẢ MỌI NGƢỜI

Một nền kinh tế nhân văn sẽ nắm bắt đổi mới về công nghệ - đặc biệt là đối với vố số

những cải thiện mà những công nghệ này giúp mang lại cho cuộc sống của phụ nữ,

nhƣ các công nghệ giúp giải phóng sức lao động. Tuy nhiên, khi công nghệ mới

đƣợc phát triển, thì câu hỏi ai sẽ kiểm soát các công nghệ này, ai sẽ là ngƣời hƣởng

lợi từ những công nghệ này, và công nghệ nào là có ích nhất đối với xã hội cần đƣợc

ƣu tiên, lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta phải đảm bảo rằng công

nghệ giúp cho thế giới trở nên công bằng hơn, chứ không phải gia tăng tình trạng bất

bình đẳng. Nhu cầu thị trƣờng có nghĩa là những loại thuốc mới đáp ứng nhu cầu

của những ngƣời có tiền, việc này đã coi các vấn đề của thế giới những ngƣời giàu

có quan trọng hơn các dịch bệnh ở các quốc gia phát triển. Năm 2014, công ty dƣợc

của Anh/ Thụy Điển, AstraZeneca, đã rút lui ngay từ giai đoạn nghiên cứu và phát

triển ban đầu đối với các bệnh sốt rét và lao (TB) và công ty này đã bỏ qua các bệnh

nhiệt đới để dồn mọi nỗ lực vào phát triển thuốc điều trị ung thƣ, tiểu đƣờng và cao

huyết áp – tất cả các bệnh này đều phổ biến ở các nƣớc giàu, và chắc chắn nhiều

ngƣời sẽ sẵn sàng trả giá cao để mua các loại thuốc mới này.260

Trong khi đó, quyền

sở hữu trí tuệ hào phòng đã giúp những ngƣời phát triển công nghệ tích lũy một số

lƣợng lớn của cải, lƣợng của cải này có tỉ lệ hoàn toàn không tƣơng ứng với đầu tƣ

mà họ đã bỏ ra.

Các chính phủ không đứng về phía hành động này. Các chính phủ đóng một vai trò

quan trọng trong việc phát triển công nghệ để phục vụ con ngƣời và hành tinh. Ngân

sách công đã đƣợc sử dụng để tài trợ cho các công nghệ quan trọng, những công

nghệ mà các tổ chức tài chính tƣ nhân vì ngại rủi ro sẽ không đầu tƣ ví dụ nhƣ năng

lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời ở giai đoạn đầu.261

Trên thực tế, các khoản đầu tƣ

của chính phủ đã và đang là xƣơng sống của các phát minh sáng chế thành công

nhất trong một vài thập kỷ gần đây.262

Nhà kinh tế học Mariana Mazzucato đã chỉ ra

rằng „ví dụ, tất cả các công nghệ chính giúp cho chiếc iPhone trở nên “thông minh”

nhƣ vậy đều đƣợc tài trợ bởi các tổ chức thuộc khu vực nhà nƣớc: GPS, internet,

màn hình cảm ứng [...] tất cả là nhờ vào tài trợ của chính phủ‟.263

Chính phủ trong một nền kinh tế nhân văn vì thế phải tích cực hơn trong việc đảm

bảo rằng công nghệ mà chính phủ hỗ trợ phát triển phải đáp ứng nhu cầu của tất cả

mọi ngƣời, và quyền sở hữu trí tuệ không chỉ mang lại lợi ích tài chính cho ngƣời

phát triển ra nó, thay vào đó phải đƣợc quản lý theo cách mà nó có thể phục vụ cho

lợi ích của xã hội, bao gồm cả lợi ích của những ngƣời mà cuộc sống của họ có thể

thay đổi khi tiếp cận với công nghệ đó.

Các chính phủ cũng cần phải can thiệp để định hƣớng sự thay đổi công nghệ trong

lĩnh vực lao động. Tony Atkinson đã lập luận rằng tác động của sự thay đổi công

nghệ đối với tình trạng bất bình đẳng „phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà

hoạch định chính sách‟. Họ phải đề cao các lợi ích mà công nghệ mang lại nhƣ tăng

năng suất hoặc triệt tiêu các nhu cầu đối với các việc làm nguy hiểm, so với các tác

động về mặt phân bổ dài hạn hơn và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì vai trò mà

trong đó tính nhân văn đƣợc ƣu tiên.264

NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO BỀN VỮNG LÀ NGUỒN NĂNG LƢỢNG CHÍNH Đảm bảo một môi trƣờng bền vững là mục tiêu trọng tâm của nền kinh tế nhân văn.

Các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng tác

‘Nếu không được quan tâm thỏa đáng, những công nghệ mới này sẽ trở thành một sân chơi bất bình đẳng, với chiến thắng thuộc về số ít người còn tất cả những người còn lại đều thua cuộc […] cần phải có những ý tưởng sáng tạo [...] để xây dựng các công nghệ này dựa trên các tiêu chuẩn mở và áp dụng các công nghệ này theo cách nhằm đáp ứng nhu cầu của những người ở các quốc gia đang phát triển.’

Ben Ramalingan, tác giả „Mƣời công nghệ đi đầu đối

với Phát triển Quốc tế‟259

Page 46: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

46

động về môi trƣờng của các hoạt động, và tăng cƣờng đầu tƣ vào các hoạt động và

công nghệ cấp tiến, ít tác động. Điều này đặc biệt có liên quan tới lĩnh vực năng

lƣợng.

Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nhiên liệu hóa thạch đã là nguồn nhiên liệu

chính thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nhƣng điều này đã không còn phù hợp với một

nền kinh tế nhân văn vì lợi ích của đa số. Chỉ riêng ô nhiễm không khí gây ra bởi các

nhà máy đốt than đã là nguyên nhân của khoảng 670,000 ca chết non mỗi năm ở

Trung Quốc và 100,000 ca ở Ấn độ,265

và những ngƣời nghèo nhất và những ngƣời

dễ bị tổn thƣơng nhất thƣờng là những ngƣời phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

Tuy nhiên sự hủy diệt mà tình trạng biến đổi khí hậu gây ra thậm chí còn tồi tệ hơn

đối với nhiều ngƣời không thuộc nhóm 1% dân số toàn cầu, những ngƣời không thể

bảo vệ bản thân khỏi những tác động của tình hình khí hậu cực đoan và mực nƣớc

biển dâng cao.

Một nền kinh tế nhân văn phải ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bắt đầu

chuyển giao nhanh chóng và kịp thời sang sử dụng các năng lƣợng tái tạo bền vững.

Để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dƣới mức 2ºC, chúng ta phải đảm bảo rằng việc

sử dụng nguyên liệu hóa thạch phải hoàn toàn đƣợc chấm dứt vào năm 2045–55.266

Và việc này hoàn toàn khả thi xét trên góc độ chi phí và cần thiết cho tƣơng lai chung

của chúng ta.

COI TRỌNG VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ THỰC SỰ ĐÁNG GIÁ

Về cơ bản, một nền kinh tế nhân văn sẽ đặt GDP vào đúng vị trí của nó, một chỉ số

đơn giản, không hoàn hảo, chỉ số của sự tiến bộ. Chỉ số này nên đƣợc bổ sung bởi

các thƣớc đo khác hữu dụng hơn để có thể đánh giá chất lƣợng cuộc sống, phúc lợi

và khả năng mà con ngƣời có để có thể đáp ứng một cách thỏa đáng những nhu cầu

con ngƣời cơ bản của mình.268

Những thƣớc đo toàn diện hơn phải là tiền đề cho

quy trình hoạch định chính sách, ví dụ nhƣ Chỉ số Tiến bộ Thực tế269

hoặc Chỉ số

Cuộc sống Tốt đẹp hơn của OECD270

và Chỉ số Tiến bộ Xã hội.271

Các Mục tiêu Phát

triển Bền vững là cơ sở để xây dựng các thƣớc đo có liên quan và các mục tiêu này

cũng mang lại cơ hội để các quốc gia có thể tiến tới một thỏa thuận toàn cầu, theo đó

những kết quả cơ bản đối với con ngƣời sẽ đƣợc ƣu tiên hơn bên cạnh tăng trƣởng

GDP.

Cho dù thƣớc đo đó có là gì, thì trong nền kinh tế nhân văn việc phân bổ thu nhập

quốc gia sẽ thay thế mọi hình thức chú trọng về các con số trung bình đơn thuần, kể

cả phân bổ ở cấp hộ gia đình. Bất bình đẳng và giảm khoảng cách giữa ngƣời giầu

và ngƣời nghèo cũng sẽ là các chỉ số mà chúng ta dựa vào đó đo sự tiến bộ của xã

hội.

Trong một nền kinh tế nhân văn, tất cả các công việc của phụ nữ sẽ đƣợc ghi nhận.

Khối lƣợng công việc chăm sóc không lƣơng đƣợc tính vào GDP là bƣớc đầu tiên để

thay đổi quan điểm công việc nào là „thực chất‟ và có giá trị. Một nền kinh tế nhân

văn sẽ đảm bảo việc ghi nhận, giảm và tái phân bổ các trách nhiệm chăm sóc gia

đình, hỗ trợ tốt hơn đối với các dịch vụ công, và quyết tâm mạnh mẽ hơn của xã hội

để đầu tƣ vào và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ công có chất lƣợng tốt.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ chắc chắn đƣợc tính đến trong bảng cân đối tài sản,

khuyến khích các chính phủ và khu vực tƣ nhân cũng nhƣ xã hội dân sự, cùng có

sáng kiến và hợp tác để giảm lƣợng chất thải, quản lý nguồn tài nguyên, và nhờ đó

đổi mới và tạo công ăn việc làm. Thêm vào đó, giá trị vốn có của tài nguyên – ngoài

‘Chỉ chú trọng vào tăng trưởng GDP thì quá đơn giản, chúng tôi phản đối thuyết ‘khuếch tán lợi ích’ giả định rằng sự tăng trưởng không xác định được sẽ lan tỏa và làm mầu mỡ đất và mọi thứ bắt đầu sinh sôi kể cả đối với người nghèo. Chúng ta cần phải tìm một mô hình tăng trưởng kinh tế toàn diện, giúp nâng tầm của những người nghèo lên thay vì luôn giữ những người giầu nhất ở mãi vị trí cao nhất như vậy.’

Jim Yong Kim, Chủ tịch, Ngân

hàng Thế giới267

Page 47: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

47

những lợi ích đối với nền ninh tế - cần phải đƣợc ghi nhận, đồng thời quyền của các

thế hệ tƣơng lai trong việc đƣợc sử dụng và hƣởng lợi từ thế giới tự nhiên cũng phải

đƣợc tôn trọng.

Oxfam kêu gọi thành lập liên minh „nền kinh tế phúc lợi‟: các quốc gia, các khu vực

với sự hỗ trợ từ các công ty và các nhóm xã hội cấp tiến, cam kết thúc đẩy mô hình

phát triển chú trọng vào phúc lợi của con ngƣời và hệ sinh thái hơn là những kết quả

đầu ra về mặt kinh tế theo nghĩa hẹp. Sự thay đổi về trọng tâm này sẽ là nhân tố

quan trọng đối với hệ thống phân cấp hoạch định chính sách đƣợc đổi mới ở cấp

toàn cầu và theo đó vai trò của các quốc gia sẽ đƣợc xác định dựa trên những nỗ lực

và thành tựu mà quốc gia đó đạt đƣợc dựa trên các tham số này. Ví dụ, Costa Rica

sẽ đƣợc ghi nhận là đạt đƣợc mức độ tiến bộ xã hội nhƣ Hàn Quốc, mặc dù quốc gia

này GDP trên đầu ngƣời chỉ bẳng một nửa của Hàn Quốc.272

Hộp 9: Chỉ số Con người cho Scotland

Mục tiêu của Chỉ số Con ngƣời của Oxfam đối với Scotland là để đánh giá sự

thịnh vƣợng của quốc gia này theo một phƣơng pháp đo lƣờng tổng thể và

mang tính đại diện hơn đối với sự tiến bộ, ngoài mức độ tăng trƣởng kinh tế và

mức độ tiêu dùng. Đây là một trong những lần đầu tiên một phƣơng pháp đo

lƣờng đa chiều đối với sự thịnh vƣợng đƣợc thử nghiệm tại Scotland.273

Lí do

cơ bản cho việc xây dựng Chỉ số này đó là sự cần thiết phải ghi nhận một cách

hiệu quả tiếng nói của ngƣời dân Scotland, đặc biệt những nhóm ngƣời có ít

đặc quyền, bao gồm những ngƣời phụ nữ tị nạn, thanh niên sống ở các khu vực

nông thôn nghèo khó, ngƣời có khả năng học hạn chế, những bà mẹ trẻ, những

ngƣời sống ở những khu vực bị bần cùng hóa và những ngƣời mắc bệnh bẩm

sinh. Những ngƣời Scotland đã đƣợc hỏi về những khía cạnh của cuộc sống

mà họ cho là có ý nghĩa nhất đối với họ.

Chỉ số Con ngƣời đầu tiên của Oxfam đã đƣợc trình bày dƣới hình thức tổng

hợp của 18 yếu tố mà con ngƣời cho rằng có ý nghĩa nhất, đƣợc xếp hạng theo

tầm quan trọng tƣơng ứng của từng yếu tố. Chỉ số này đã đƣợc chính quyền

địa phƣơng tách nhỏ để thể thể hiện thực trạng của các lĩnh vực khác nhau ở

Scotland, và việc này cũng để đánh giá phụ nữ đƣợc so sánh với nam giới nhƣ

thế nào.274

Chỉ số này đã đƣợc khởi động vào năm 2012, là kết quả của nỗ lực vận động

cho chỉ số này (đƣợc thực hiện bởi Oxfam và các chủ thể khác), các nhà hoạch

định chính sách trong Quốc hội Scotland đã cam kết nỗ lực cải thiện Khung

Triển Khai Quốc gia của Scotland. Oxfam Scotland đã là một thành viên chủ

chốt của một hội nghị bàn tròn về Khung Triển Khai Quốc gia, hội nghị này do

Bộ trƣởng tài chính triệu tập và điều hành.

Tầm nhìn tích cực này hƣớng tới một tƣơng lai tốt đẹp hơn, và để tiến tới tƣơng lai

này, chúng ta phải đấu tranh. Rõ ràng là việc một số ít ngƣời nắm trong tay tất cả

của cải sẽ có tác động tiêu cực đối với xã hội và tƣơng lai của chúng ta. Của cải phải

đƣợc chia sẻ một cách công bằng. Oxfam đặc biệt tin rằng con ngƣời có thể làm

đƣợc nhiều hơn thế. Cuộc chiến chống đói nghèo và sự cấp thiết phải đảm bảo một

xã hội an toàn và ổn định hơn buộc chúng ta phải hành động. Chúng ta có thể và

phải xây dựng một nền kinh tế nhân văn hơn trƣớc khi quá muộn.

Page 48: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

48

GHI CHÚ

1 Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (2012). „Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2012‟. http://reports.weforum.org/global-risks-2012/?doing_wp_cron=1478086016.0533339977264404296875

2 Ngân hàng Thế giới. (2015). „Phƣơng pháp tiếp cận đƣợc đo lƣờng để chấm dứt Nghèo đói và Thúc đẩy Thịnh vƣợng chung: Các Khái niệm, Dữ liệu và Mục đích Song hành‟. Báo cáo Nghiên cứu Chính sách. Washington, DC: Ngân hàng thế giới. doi:10.1596/978-1-4648-0361-1. http://www.worldbank.org/en/research/publication/a-measured-approach-to-ending-poverty-and-boosting-shared-prosperity

3 Credit Suisse (2016) „Sổ tay Dữ liệu về Tài sản Toàn cầu 2016‟. http://publications.credit-suisse.com/tasks/render/file/index.cfm?fileid=AD6F2B43-B17B-345E-E20A1A254A3E24A5

4 Tính toán của Oxfam sử dụng dữ liệu về tài sản của những ngƣời giầu nhất theo danh danh sách các Tỉ phủ của Forbes và tài sản của 50% những ngƣời ở tầng lớp dƣới cùng từ Sổ tay Dữ liệu về Tài sản Toàn cầu 2016 của Credit Suisse.

5 UBS/PWC (2016) „Quan điểm của các tỉ phú: Liệu các tỉ phú có cảm thấy áp lực?‟. http://uhnw-greatwealth.ubs.com/media/8616/billionaires-report-2016.pdf

6 D. Hardoon, S. Ayele và R. Fuentes-Nieva. (2016). „Một Nền kinh tế cho 1%‟. Oxford: Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/an-economy-for-the-1-how-privilege-and-power-in-the-economy-drive-extreme-inequ-592643

7 Tính toán của Ergon Associates sử dụng dữ liệu về mức lƣơng của CEO đƣợc thu thập từ High Pay Centre và mức lƣơng tối thiểu của một công nhân tại Băng-la-đét cùng với những gói lợi ích điển hình dành cho các công nhân.

8 P. Cohen. (6/12/2016). „Chiếc bánh Kinh tế đã to hơn, nhƣng lát bánh cho một nửa ngƣời dân Mỹ lại bé đi‟. New York Times. http://www.nytimes.com/2016/12/06/business/economy/a-bigger-economic-pie-but-a-smaller-slice-for-half-of-the-us.html?smid=tw-nytimesbusiness&smtyp=curhttp://www.nytimes.com/2016/12/06/business/economy/a-bigger-economic-pie-but-a-smaller-slice-for-half-of-the-us.html?smid=tw-nytimesbusiness&smtyp=curhttp://www.nytimes.com/2016/12/06/business/economy/a-bigger-economic-pie-but-a-smaller-slice-for-half-of-the-us.html?smid=tw-nytimesbusiness&smtyp=cur

9 Nguyễn Trần Lam. (2017, sắp xuất bản). „Bình đẳng: Làm thế nào để giải quyết tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam‟. Oxford: Oxfam.

10 E. Seery và A. Caistor Arendar. (2014). „Bình đẳng: Đã đến lúc chấm dứt tình trạng bất bình đẳng tột độ‟. Oxford: Oxfam. https://www.oxfam.org/sites/www.oxfam.org/files/file_attachments/cr-even-it-up-extreme-inequality-291014-en.pdf

11 D. Hardoon và J. Slater. (2015). „Bất bình đẳng và chấm dứt nghèo đói cùng cực‟‟. Oxford: Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/inequality-and-the-end-of-extreme-poverty-577506

12 C. Hoy và A. Sumner. (2016). „Xăng, Súng lục và Sự cho không: Liệu có biện pháp tái phân bổ nào khả thi để chấm dứt ba phần tƣ tình trạng đói nghèo trên toàn cầu hay không?‟. Center for Global Development Tài liệu làm việc 433. http://www.cgdev.org/sites/default/files/gasoline-guns-and-giveaways-end-three-quarters-global-poverty-0.pdf

13 Ngân hàng thế giới. (2016). „Nghèo đói và Thinh vƣợng Chung 2016: Giải quyết tình trạng bất bình đẳng‟. Washington, DC: Ngân hàng thế giới. doi:10.1596/978-1-4648-0958-3. http://www.worldbank.org/en/publication/poverty-and-shared-prosperity

14 D. Hardoon, S. Ayele và R. Fuentes-Nieva (2016) „Một nền kinh tế cho 1%‟, đã đƣợc trích dẫn ở trên.

15 Global Justice Now. „Doanh thu của các tập đoàn so với doanh thu của chính phủ: dữ liệu năm 2015‟. http://www.globaljustice.org.uk/sites/default/files/files/resources/corporations_vs_governments_final.pdf

16 M. Karnik. (6/7/2015). „Một số CEO Ấn Độ có thu nhập gấp 400 lần so với mức lƣơng của nhân viên của họ‟. Quartz India website. http://qz.com/445350/heres-how-much-indian-ceos-make-compared-to-the-median-employee-salary/

17 Make Chocolate Fair website: https://makechocolatefair.org/issues/cocoa-prices-and-income-farmers-0

18 ILO. (2014). Nghị định thƣ cho hiệp định về lao động cƣỡng bức. http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO::P12100_ILO_CODE:P029

19 Các công ty đƣợc nhắc tới trong một nghiên cứu năm 2012 đƣợc thực hiện bởi Anti-Slavery International: „Nô lệ trên các đại lộ: Lao động cƣỡng bức trong các nhà máy may mặc của những các thƣơng hiệu quốc tế‟ bao gồm: Asda-Walmart (Anh/ Mỹ), Bestseller (Đan Mạch), C&A (Đức/ Bỉ), H&M (Thụy Điển), Gap (Mỹ), Inditex (Tây Ban Nha), Marks and Spencer (Anh), Mothercare (Anh) và Tesco (Anh).

Page 49: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

49

http://www.antislavery.org/includes/documents/cm_docs/2012/s/1_slavery_on_the_high_street_june_2012_final.pdf

20 F. Rhodes, J. Burnley, M. Dolores et. al. (2016). „Không đƣợc trả lƣơng và Không đƣợc coi trọng: Tình trạng bất bình đẳng đã xác định công việc của những ngƣời phụ nữ ở Châu Á ra sao‟. Oxford: Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/underpaid-and-undervalued-how-inequality-defines-womens-work-in-asia-611297

21 L. Browning và D. Kocieniewski. (1/9/2016). „Giải quyết việc Apply bị cáo buộc chỉ đóng mức thuế 0,005% là nhiệm vụ gần nhƣ bất khả thi‟. Bloomberg Technology (website). https://www.bloomberg.com/news/articles/2016-09-01/pinning-down-apple-s-alleged-0-005-tax-rate-mission-impossible

22 E. Crivelli, R. De Mooij và M. Keen. (2015). „Xói mòn nền tảng và di chuyển lợi tức và các nƣớc đang phát triển‟. Tài liệu của IMF, WP/15/118. https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2015/wp15118.pdf

23 Kenya thất thu 1.1 tỉ đô la tƣơng đƣơng 100 tỉ Kenya Shillings do các chính sách miến thuế: từ báo cáo của Tax Justice Network. http://www.taxjustice.net/cms/upload/pdf/kenya_report_full.pdf Health expenditure in 2015/16 60bn shillings or $591m; also see IBP Kenya Analysis of Budget Policy Statement 2016: http://www.internationalbudget.org/wp-content/uploads/kenya-2016-budget-policy-statement-analysis.pdf

24 Tham khảo thêm http://www.businessinsider.com/larry-fink-letter-to-ceos-2015-4?IR=T

25 Website của dự án The Purpose of the Corporation (Mục đích của Doanh nghiệp): „Đằng sau Hình ảnh của dự án Purpose of the Corporation‟. http://www.purposeofcorporation.org/en/news/5009-behind-the-purpose-of-the-corporation-infographic

26 A. Shah và A. Ramarathinam. (8/6/2015). „Tỉ lệ trả cổ tức của doanh nghiệp đạt mức cao nhất trong vòng ít nhất là 11 năm‟. Livemint.com. http://www.livemint.com/Companies/dfDBLg9PicEj1lTk9ltY4H/Corporate-dividend-payout-ratio-at-highest-in-at-least-11-ye.html

27 „CEO của BlackRock, Larry Fink kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới ngừng lo lắng về các kết quả ngắn hạn‟. (2015).http://www.businessinsider.com/larry-fink-letter-to-ceos-2015-4?IR=T

28 J. Williamson. (28/7/2015). „Andy Haldane: Việc lợi ích của các cổ đông luôn đƣợc đặt lên hàng đầu có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới sự tăng trƣởng kinh tế‟. http://touchstoneblog.org.uk/2015/07/andy-haldane-shareholder-primacy-is-bad-for-economic-growth/

29 Website của Văn phòng Thống kê Quốc gia. (2015). „Sự sở hữu đối với các cổ phiếu đƣợc công bố ở Anh - Ownership of UK Quoted Shares: 2014‟. http://www.ons.gov.uk/economy/investmentspensionsandtrusts/bulletins/ownershipofukquotedshares/2015-09-02

30 D. Hardoon, S. Ayele và R. Fuentes-Nieva. (2016). „Một nền kinh tế cho 1%‟, đã đƣợc trích dẫn ở trên.

31 ActionAid. (2016). ' Rò rỉ thu nhập : Giảm thuế mạnh cho các công ty khí đốt Châu Âu đã gây tốn kém đối với Nigeria hàng tỉ đô nhƣ thế nào'. https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/publications/leakingrevenue.pdf

32 G. Wheelwright. (25/9/2016). „Các công ty công nghệ lớn nào đang vận động hành lang cho cuộc bầu cử này?‟. Website của The Guardian. https://www.theguardian.com/technology/2016/sep/26/tech-news-lobby-election-taxes-tpp-national-security

33 M. Stryszowska. (2012). „Ƣớc tính tổn thất trong thặng dƣ tiêu dung, hậu quả của việc giá các dịch vụ viễn thông đƣợc đẩy lên quá cao tại Mexico‟. Tài liệu kinh tế điện tử của OECD, Số 191, Xuất bản của OECD. http://dx.doi.org/10.1787/5k9gtw51j4vb-en. http://www.oecd.org/centrodemexico/49539257.pdf

34 Forbes. (2016). „Các tỉ phú trên thế giới‟. http://www.forbes.com/billionaires/list/

35 D. Jacobs. (2015). „Sự giàu có tột độ không phải là một điều tốt‟. Tài liệu thảo luận của Oxfam. https://www.oxfam.org/en/research/extreme-wealth-not-merited

36 T. Piketty. (2014). Nguồn vốn trong Thế kỷ Hai mốt. Cambridge: Harvard University Press.

37 Website của The Economist website. (23/11/2013). „Nhà kho Über của những ngƣời siêu giàu‟.

http://www.economist.com/news/briefing/21590353-ever-more-wealth-being-parked-fancy-storage-facilities-some-customers-they-are

38 Danh sách các Tỉ phú của Forbes, 2006 và 2016.

39 N. Hanauer. (2014). „The Pitchforks are Coming … For Us Plutocrats – Những cái chĩa đã xuất hiện ... hƣớng về phía chúng ta, những nhà tài phiệt‟. http://politico.com/magazine/story/2014/06/ the-pitchforks-are-coming-for-us-plutocrats-108014. html#.U_S56MVdVfY

40 B. Harrington. (2016). „Vốn xuyên biến giới: Các nhà quản lý tài sản và Một Phần trăm‟. Cambridge: Harvard University Press.

41 G. Zuchman. (2015). „Sự giàu có tiềm ẩn của các quốc gia‟. University of Chicago Press.

Page 50: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

50

42 Website của data360 website. http://www.data360.org/dsg.aspx?Data_Set_Group_Id=475

43 Oxfam. (2017, sắp xuất bản). „Cam kết giảm chỉ số bất bình đẳng‟.

44 A. Cuadros. (2016). „Các tỉ phú Brazil: Sự giàu có, Quyền lực, Sự Suy đồi và Hy vọng ở một Quốc gia Châu Mỹ‟. http://alexcuadros.com/brazillionaires/

45 El País Brasil. (2016, 15July). „São Paulo: a metrópole dos helicópteros‟. http://brasil.elpais.com/brasil/2016/07/14/politica/1468519702_827813.html

46 J. Mayer. (2016). „Dark Money: Lịch sử tiềm ẩn của các tỉ phú đằng sau sự nổi lên của quyền cấp tiến‟. https://www.amazon.com/Dark-Money-History-Billionaires-Radical/dp/0385535597/ref=la_B000APC6Q6_1_1/154-3729860-5160132?s=books&ie=UTF8&qid=1480689221&sr=1-1

47 D. Meadows. (2008). „Suy nghĩ về các hệ thống - Thinking in Systems‟. White River Junction: Xuất bản của Chelsea Green Trang 156.

48 J. D. Ostry, P. Loungani và D. Furceri (2016) „Chủ nghĩa Tân tự do: Đang đƣợc đề cao quá mức?‟, Tài chính & Phat triển, Tháng Sau, 2016, IMF. https://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2016/06/pdf/ostry.pdf

49 Tƣơng tự

50 R.F. Kennedy. (1968). https://www.jfklibrary.org/Research/Research-Aids/Ready-Reference/RFK-Speeches/Remarks-of-Robert-F-Kennedy-at-the-University-of-Kansas-March-18-1968.aspx

51 http://digital.library.upenn.edu/women/gilman/suffrage/su-socialist.html

52 Một quan ngại mà Oxfam đã chia sẻ hai năm trƣớc trong D. Hardoon. (2015). „Sự giàu có: đã có tất cả và muốn hơn thế nữa ‟. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/wealth-having-it-all-and-wanting-more-338125

53 Ngân hàng thế giới. (2016), „Nghèo đói và Thịnh vƣợng chung năm 2016: Giải quyết tình trạng bất bình đẳng‟, đã đƣợc trích dẫn ở trên.

54 J. Ostry, A. Berg và C. Tsangaries. (2014). „Tái phân bổ, bất bình đẳng và tăng trƣởng‟. IMG Biên bản thảo luận của nhân viên - Staff Discussion Note, SDN/14/02. http://www.imf.org/external/pubs/ft/sdn/2014/sdn1402.pdf

55 Human Development and Capability Association – Hiệp hội Phát triển và Năng lực Con ngƣời. (2014). „Sự bất bình đẳng và sự giao thoa giữa các nhóm‟. E. Samman và J. M. Roche (eds). https://www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/odi-assets/publications-opinion-files/9173.pdf

56 E. Seery và A. Caistor Arendar. (2014). „Bình đẳng: Đã đến lúc chấm dứt bất bình đẳng tột độ ‟. op. cit.; R. Wilkinson và K. Pickett. (2010). „The Spirit Level: Why Equality is Better for Everyone‟ – Xét trên góc độ tinh thần: Tại sao Bình đẳng lại Tốt hơn cho Tất cả mọi ngƣời. London: Penguin.

57 Financial Times. (2016). „Những thành phần ƣu tú nhất của Thành phố London chỉ trích bất bình đẳng là nguyên nhân của Brexit‟. https://www.ft.com/content/e7c27ef0-3ba9-11e6-9f2c-36b487ebd80a

58 G. Packer. (31/10/2016). „Hilary Clinton và cuộc nổi dậy của những ngƣời theo chủ nghĩa dân túy‟. The New Yorker. http://www.newyorker.com/magazine/2016/10/31/hillary-clinton-and-the-populist-revolt?utm_campaign=Brookings+Brief&utm_source=hs_email&utm_medium=email&utm_content=36692643

59 R. Bourne và C. Snowdon. (2016). „Đừng ngại về khoảng cách: Tại sao chúng ta phải lo lắng về tình trạng bất bình đẳng‟. https://iea.org.uk/wp-content/uploads/2016/09/Never-Mind-the-Gap-Why-we-shouldnt-worry-about-inequality-1.pdf

60 Kết hợp tài sản tài chính và phi tài chính, nợ giảm đi

61 Tính toán của Oxfam sử dụng dữ liệu về tài sản của những ngƣời giầu nhất theo danh danh sách các Tỉ phủ của Forbes và tài sản của 50% những ngƣời ở tầng lớp dƣới cùng từ Sổ tay Dữ liệu về Tài sản Toàn cầu 2016 của Credit Suisse.

62 T. Piketty. (2014). „Capital in the Twenty-First Century - Nguồn vốn trong Thế kỷ Hai mốt‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.

63 R. Fuentes-Nieva và N. Galasso. (2014). „Phục vụ cho số ít; sự nắm bắt chính trị và bất bình đẳng kinh tế‟. Oxford: Oxfam. https://www.oxfam.org/en/research/working-few

64 A. Shepherd, L. Scott, C. Mariotti et. al. (2014). „The Chronic Poverty Report 2014–15: The Road to Zero Extreme Poverty - Báo cáo về Nghèo đói Mãn tính 2014–15: Biện pháp chấm dứt đói nghèo cùng cực‟. London: Overseas Development Institute – Viện Phát triển Hải ngoại.

65 Credit Suisse. (2016). „Sổ tay dữ liệu về tài sản toàn cẩu‟. http://publications.credit-suisse.com/tasks/render/file/index.cfm?fileid=AD6F2B43-B17B-345E-E20A1A254A3E24A5

66 Nông nghiệp là nguồn sinh kế chủ yếu của ƣớc tính 86% dân số nông thôn. Lĩnh vực này cung cấp công ăn việc làm cho 1,3 tỉ những ngƣời sở hữu đất nhỏ và những ngƣời lao động không có đất, „phúc lợi xã hội có đƣợc từ việc canh tác”khi xảy ra cú shokc đô thị và tạo nền tảng để xây dựng các cộng đồng nông thôn bền vững. Trong số 5,5 tỉ ngƣời thuộc các nƣớc đang phát triển, 3 tỉ ngƣời đang sống ở khu vực nông thôn, con số này gần bằng một nửa số

Page 51: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

51

dân của nhân loại. Trong số những ngƣời dân ở nông thôn này, ƣớc tính có khoảng 2,5 tỉ ngƣời là thành viên của các hộ gia đình có tham gia vào ngành nông nghiệp, và 1,5 tỉ ngƣời là những hộ gia đình sở hữu đất canh tác nhỏ. Ngân hàng thế giới. (2008). Báo cáo Phát triển Thế giới. https://siteresources.worldbank.org/INTWDRS/Resources/477365-1327599046334/8394679-1327614067045/WDROver2008-ENG.pdf

67 Dữ liệu từ 1961–2009, của J. H. Ausubel, I. K. Wernick và P. E. Waggoner. (2013). „Peak Farmland and the Prospect for Land Sparing – Đất canh tác đã phát triển tối đa và Viễn cảnh đối với việc tiết kiệm đất đai‟. Population and Development Review – Báo cáo Dân số và Phát triển, 38, Issue Supplement Phụ lục s1, 221–42. DOI: 10.1111/j.1728-4457.2013.00561.x

68 Data from DHS surveys – Dữ liệu từ các Điều tra Nhân khẩu và Y tế. A. Lenhardt và A. Shepherd. (2013). „Điều gì đã xảy ra với 50% dân số nghèo nhất của thế giới? What has happened to the poorest 50%?‟. Challenge Paper – Tài liệu phản biện 1, Chronic Poverty Advisory Network – Mạng lƣới Cố vấn Nghèo đói Mãn tĩnh. www.chronicpovertynetwork.org

69 Các con số ƣớc tính đã chỉ ra rằng, ở các nƣớc đang phát triển, gần 227 triệu hecta đất đã đƣợc bán hoặc cho thuê, tính từ năm 2001, chủ yếu là cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (Oxfam, 2011). The Land Matrix Global Observatory (Tổ chức Quan sát Toàn cầu về Đất đai) đã ghi nhận 1269 thƣơng vụ đất đai (với tổng diện tích đất là 44.3 triệu ha) tính tới thời điểm này, đa phần những thỏa thuận này đƣợc thực hiện sau cuộc khủng hoảng lƣơng thực năm 2007–08, cuộc khủng hoảng này đã khiến cho các dự án đầu tƣ nông nghiệp quy mô lớn đƣợc quan tâm trở lại bởi các nhà đầu tƣ trong ngành thực phẩm cũng nhƣ khu vực tài chính. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm của những thƣơng vụ đất đai này là thiếu minh bạch, thiếu sự tham vấn ý kiến và những tác động tiêu cực về mặt nhân quyền, nhƣng vẫn đƣợc thực hiện do có sự hậu thuẫn của chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tỏ chức tài chính đa phƣơng. (Oxfam, 2011; ActionAid, 2014)

70 Theo những báo cáo của Land Matrix, quyền sở hữu đất trƣớc đây (336 thƣơng vụ mà nhóm nghiên cứu thu thập đƣợc thông tin) là thuộc về những cộng đồng (32%), những chủ đất nhỏ tƣ nhân (13%), nhà nƣớc (27%) và các trang trại tƣ nhân quy mô lớn (28%). Ở một số khu vực và quốc gia, quyền sở hữu nhà nƣớc cùng tồn tại song song với quyền sở hữu đất truyền thống, hoặc mang tính cá nhân hoặc cộng đồng. Chính vì vậy, trong nhiều thƣơng vụ đất đai, quyền sở hữu nhà nƣớc vẫn có nghĩa rằng đất đó theo truyền thống vẫn so các cộng đồng sở hữu. Tham khảo: http:// www.landmatrix.org

71 Tỉ lệ phần trăm liên quan đến 161 trƣờng hợp có báo cáo về việc tham vấn ý kiến. See: www. landmatrix.org

72 R. Cañete Alonso. (2015). „Những đặc quyền phủ nhận quyền: Bất bình đẳng tột độ và dân chủ ép buộc ở khu vực Châu Mỹ La tinh và Caribe‟. Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/privileges-that-deny-rights-extreme-inequality-and-the-hijacking-of-democracy-i-578871

73 A. Guereña và S. Burgos. (2016). „Desterrados: Tierra, poder y desigualdad en América Latina‟. Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/desterrados-tierra-poder-y-desigualdad-en-amrica-latina-620158

74 Credit Suisse. (2015). „Sổ tay dữ liệu về tài sản toàn cầu 2015‟. http://publications.credit-suisse.com/tasks/render/file/index.cfm?fileid=C26E3824-E868-56E0-CCA04D4BB9B9ADD5

75 N. Hanauer. (2014). „The Pitchforks are Coming … For Us Plutocrats – Những cái chĩa đã xuất hiện ... hƣớng về phía chúng ta, những nhà tài phiệt‟‟. http://politico.com/magazine/story/2014/06/ the-pitchforks-are-coming-for-us-plutocrats-108014. html#.U_S56MVdVfY

76 D. Hardoon và J. Slater. (2015). „Bất bình đẳng và Cái kết của Bất bình đẳng cực độ‟. Bài Phát biểu/ thông cáo báo chí của Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/inequality-and-the-end-of-extreme-poverty-577506

77 Tham khảo http://www.bloomberg.com/news/articles/2016-06-27/get-ready-to-see-this-globalization-elephant-chart-over-and-over-again

78 50% ngƣời nghèo nhất sở hữu 9,9% tổng thu nhập, trong só 1% ngƣời giầu nhất sở hữu 12% mức tăng thu nhập. D. Hardoon, S. Ayele, R. Fuetes Nieva. (2016). „Một nền kinh tế cho 1%‟. Tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu Phân bổ Thu nhập Thế giới.

79 Ngân hàng thế giới ƣớc tính rằng năm 2015, 10% dân số của thế giới tƣơng đƣơng 700 triệu ngƣời đang sống dƣới mức 1.90 một ngày, 2011 PPP – Sức mua tƣơng đƣơng.

80 P. Edwards. (2006). „Ngƣỡng nghèo xét trên khía cạnh đạo đức: Định lƣợng hóa nghèo đói cùng cực xét trên góc độ đạo đức‟. Third World Quarterly, 27(2), 377–93 http://courses.arch.vt.edu/courses/wdunaway/gia5524/edward06.pdf ; J. Hickel. (2015). https://www.theguardian.com/global-development-professionals-network/2015/nov/01/global-poverty-is-worse-than-you-think-could-you-live-on-190-a-day

81 Harrison (2002) đã chỉ ra rằng trong nhóm các quốc gia nghèo hơn, tỉ lệ lao động trong thu nhập quốc gia trung bình là 0,1% mỗi năm trong giai đoạn từ 1960 đên 1993. Tỉ lệ lao động ngày càng giảm tính từ sau năm 1993 với mức giảm trung bình là 0,3% mỗi năm.

82 ILO. (2014). „Báo cáo Tiền lƣơng Toàn cầu 2014/15‟. (Inverted U for wages, vai trò quan trọng của hỗ trợ xã hội đối với những ngƣời ở tầng lớp đáy; tầm quan trọng của nguồn thu từ số vốn bỏ ra của những hộ gia đình giàu nhất).

83 P. Cohen. (6/12/2016). „Chiếc bánh Kinh tế đã to hơn, nhƣng lát bánh cho một nửa ngƣời dân Mỹ lại bé đi‟‟. New York Times. http://www.nytimes.com/2016/12/06/business/economy/a-bigger-economic-pie-but-a-smaller-slice-for-half-of-the-us.html?smid=tw-

Page 52: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

52

nytimesbusiness&smtyp=curhttp://www.nytimes.com/2016/12/06/business/economy/a-bigger-economic-pie-but-a-smaller-slice-for-half-of-the-us.html?smid=tw-nytimesbusiness&smtyp=curhttp://www.nytimes.com/2016/12/06/business/economy/a-bigger-economic-pie-but-a-smaller-slice-for-half-of-the-us.html?smid=tw-nytimesbusiness&smtyp=cur

84 D. Hardoon. S. Ayele, R. Fuentes-Nieva. (2016). „Một nền kinh tế cho 1%‟. Oxford: Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/an-economy-for-the-1-how-privilege-and-power-in-the-economy-drive-extreme-inequ-592643

85 Tính toán của Ergon Associates sử dụng dữ liệu về mức lƣơng của CEO đƣợc thu thập từ High Pay Centre và mức lƣơng tối thiểu của một công nhân tại Băng-la-đét cùng với những gói lợi ích điển hình dành cho các công nhân.

86 M. Karnik. (2015). Quartz India. http://qz.com/445350/heres-how-much-indian-ceos-make-compared-to-the-median-employee-salary/

87 OECD. (2011). „Tổng quan về Tình trạng Bất bình đẳng Thu nhập đang gia tăng tại các Quốc gia OECD‟. https://www.oecd.org/els/soc/49499779.pdf

88 R. van der Hoeven. (2011). „Nhìn lại Tình trạng Bất bình đẳng Thu nhập: Ai đó có thể Giải mã Chính sách Kinh tế‟. Trong R. van der Hoeven (ed.), „Việc làm, Bất bình đẳng và Toàn cầu hóa: Một mối lo không nguôi. Abingdon: Routledge.

89 Instituto Brasileiro de Geografia e Estatística. http://ibge.gov.br/english/estatistica/populacao/trabalhoerendimento/pnad2012/default.shtm

90 Nhân tố chính giúp cho tình trạng bất bình đẳng giảm, đặc biệt ở khu vực Châu Mỹ La Tinh, là việc thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa những ngƣời lao động có tay nghề cao và ngƣời lao động có tay nghề thấp (Arroyo-Abad và Santos-Paulino, 2009)

91 Juzhong Zhuang. (2014). Bất bình đẳng ở khu vực Châu Á và Thái bình dƣơng‟. Routledge-ADB. http://www.slideshare.net/ADBPublications/inequality-in-asia-and-the-pacific-book-launch-10-july-2014

92 ILO. (2014). „Mức lƣơng ở khu vực Châu Á và Thái bình dƣơng: một tiến trình năng động nhƣng không bình đẳng‟ http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---sro-bangkok/documents/publication/wcms_325219.pdf

93 R. Willshaw. (2014). Blog. http://policy-practice.oxfam.org.uk/blog/2014/12/how-companies-can-deliver-living-wages-in-global-supply-chains

94 ILO. (2015). „Việc làm toàn cầu: Các xu hƣớng cho giới trẻ 2015‟. trang 49. http://www.ilo.org/global/research/global-reports/youth/2015/WCMS_412015/lang--tr/index.htm

95 OECD. (2015). „Cùng chung tay: Tại sao Bất bình đẳng giảm lại có lợi cho tất cả mọi ngƣời‟.

Paris: Xuất bản của OECD.

DOI: http://dx.doi.org/10.1787/9789264235120-en

96 F. Jaumonnt, C. Osorio Buitron. (2015). „Bất bình đẳng và các Thị trƣờng lao động‟. https://www.imf.org/external/pubs/ft/sdn/2015/sdn1514.pdf

97 UNDP. (2015). „Nhân loại đang bị chia cắt: Đối phó với bất bình đẳng ở các quốc gia đang phát triển‟. http://www.undp.org/content/undp/en/home/librarypage/poverty-reduction/humanity-divided--confronting-inequality-in-developing-countries.html

98 L. Alderman, S. Greenhouse. (27/10/2014). New York Times. http://www.nytimes.com/2014/10/28/business/international/living-wages-served-in-denmark-fast-food-restaurants.html?_r=2

99 H. Osbourne. (28/10/2016). The Guardian. https://www.theguardian.com/technology/2016/oct/28/uber-uk-tribunal-self-employed-status

100 ILO. (2013). „Phụ nữ và nam giới trong nền kinh tế phi chính thức: một bức tranh thống kê‟. (Tái bản lần 2). http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---stat/documents/publication/wcms_234413.pdf

101 eSocial là một hệ thống đăng ký lao động, phúc lợi và tài chính. http://www.esocial.gov.br/Conheca.aspx

102 ILO. (2016). „Phụ nữ trong lao động: Các xu hƣớng năm 2016‟. http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/---publ/documents/publication/wcms_457317.pdf

103 UN Women. (2015). „Tiến bộ của Phụ nữ Thế giới 2015–16‟. http://progress.unwomen.org/en/2015/

104 Tƣơng tự

105 Diễn đàn kinh tế thế giới. (2016). „Báo cáo về Bất bình đẳng Giới trên toàn cầu‟. http://www3.weforum.org/docs/GGGR16/WEF_Global_Gender_Gap_Report_2016.pdf

106 UN Women. (2015). „Tiến bộ của Phụ nữ Thế giới 2015–16‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.

107 Global Justice. (2016). http://www.globaljustice.org.uk/sites/default/files/files/resources/corporations_vs_governments_final.pdf

108 Tƣơng tự

Page 53: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

53

109 A. Shi. (2016). „Đây là mƣời công ty có lợi nhuận lớn nhất‟. Fortune. Blog.

http://fortune.com/2016/06/08/fortune-500-most-profitable-companies-2016/

110 K. L. Kraemer, G. Linden, J. Dedrick. (2011). „Giành lại giá trị trong các mạng lƣới toàn cầu: iPad và iPhone của Apple‟. http://pcic.merage.uci.edu/papers/2011/value_ipad_iphone.pdf

111 R. Bilton. (2014). „Apple “đã không bảo vệ các công nhân tại Trung Quốc”‟. http://www.bbc.co.uk/news/business-30532463

112 Make Chocolate Fair. Website. https://makechocolatefair.org/issues/cocoa-prices-and-income-farmers-0

113 R. Willshaw. (2013). „Nghiên cứu mối quan hệ giữa Thƣơng mại Quốc tế và Giảm đói nghèo: Những bó hoa và đậu từ Kenya‟. Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/exploring-the-links-between-international-business-and-poverty-reduction-bouque-290820

114 ILO. (2014). „Tóm tắt nghị định thƣ của Công ƣớc về Lao động Cƣỡng Bức, 1930‟. http://www.ilo.org/global/topics/forced-labour/publications/WCMS_321414/lang--en/index.htm

115 ECCHR, Sherpa và UGF đã khiếu nại 7 thƣơng vụ về bông từ Pháp, Đức, Thụy Sỹ và Anh vì đã trục lợi từ lao động cƣỡng bức trong ngành công nghiệp bông ở Uzbek.

116 Các công ty đƣợc liệt kê trong một báo cáo của tổ chức Anti-Slavery International (Tổ chức chống nô lệ quốc tế) bao gồm Asda-Walmart (Anh/ Mỹ), Bestseller (Đan Mạch) ,C&A (Đức/ Bỉ), H&M (Thụy Sỹ), Gap (Mỹ), Inditex (Tây Ban Nha), Marks and Spencer (Anh), Mothercare (Anh) và Tesco (Anh). Anti-Slavery International. (2012). „Slavery on the High Street‟. http://www.antislavery.org/includes/documents/cm_docs/2012/s/1_slavery_on_the_high_street_june_2012_final.pdf

117 H. Mueller, E. Simintzi, P. Ouimet. (2015). „Bất bình đẳng lƣơng và sự phát triển của các công ty‟. Tài liệu của LIS 632.

118 Cổ tức hàng năm của Ortega trong năm 2016 là1.108 triệu euro. Nguồn: http://www.elconfidencial.com/empresas/2016-03-09/amancio-ortega-se-lleva-1-108-millones-en-dividendo-y-sus-empleados-479-euros-por-bonus_1165620/ . The following report was considered to estimate the wages of the factory workers employed by the Indian supplier‟s garment factory: http://www.economiadigital.es/gles/downloads2/informe-inditex-india.pdf. Theo tài liệu này, lƣơng hàng tháng cao nhất, bao gồm một khoản trả thêm là 8.33% của tổng lƣơng hàng năm trong lễ hội tôn giáo Diwali vào tháng Chính là 103 euro.

119 http://www.thisdaylive.com/index.php/2016/05/24/reps-fg-loses-29-billion-annually-through-tax-waivers/

120 Financial Watch. (2016, 19 May). http://www.financialwatchngr.com/2016/05/19/fashola-dangote-fix-fg-road-tax-incentives/

121 http://www.forbes.com/forbes/welcome/?toURL=http://www.forbes.com/profile/aliko-dangote/&refURL=https://www.google.co.uk/&referrer=https://www.google.co.uk/

122 The Gazelle News. (19/5/2016). „Dangote sẽ sửa chữa con đƣờng Lokoja-Ilorin Road với mức thuế đƣợc miễn trừ là 30%‟. http://www.thegazellenews.com/2016/05/19/dangote-to-repair-lokoja-ilorin-road-with-30-tax-waiver/

123 The Economist. (2016, 12 April). „Phát triển dựa trên những nền tảng vững chắc‟. http://www.economist.com/news/business/21600688-mix-natural-advantages-and-protectionism-has-made-dangote-group-nigerias-biggest-firm-now

124 Bloomberg. (1/9/2016). https://www.bloomberg.com/news/articles/2016-09-01/pinning-down-apple-s-alleged-0-005-tax-rate-mission-impossible

125 The Guardian. (2016, 22 September). https://www.theguardian.com/business/2016/sep/22/corporation-tax-downward-trend-oecd-gdp-growth?CMP=share_btn_tw

126 E. Berkhout. (2016). „Cuộc chiến thuế: Một cuộc đua nguy hiểm ở cấp độ toàn cầu với đích đến là quốc gia có mức thuế doanh nghiệp thấp nhất‟. Oxfam. https://www.oxfam.org/sites/www.oxfam.org/files/bp-race-to-bottom-corporate-tax-121216-en.pdf

127 Nghiên cứu chính sách của Prakarsa. (2015). „Dự đoán về Cuộc chiến thuế trong Thời đại Hòa nhập Kinh tế ở khu vực Đông Nam Á‟. http://foolsgold.international/wp-content/uploads/2015/09/ASEAN-tax-wars.pdf

128 BBC News (2016, 8 April). „Tài liệu Panama: Công ty dầu mỏ ở Jersey đã tránh thuế ở Uganda nhƣ thế nào‟. http://www.bbc.co.uk/news/world-africa-35985463

129 E. Crivelli, R. De Mooij, M. Keen. (2015). „Xói mòn nền tảng và di chuyển lợi tức và các nƣớc đang phát triển‟. Tài liệu của IMF. https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2015/wp15118.pdf

130 UNESCO. (2015). „Định giá quyền giáo dục: Chi phí để đạt đƣợc những mục tiếu mới tới năm 2030‟. http://unesdoc.unesco.org/images/0023/002321/232197E.pdf

131 Theo đó, những lợi ích ngắn hạn của họ đang ngày càng có ảnh hƣởng quan trọng đến các quyết định.

132 Dự án The Purpose of the Corporation Project – Mục đích của Doanh nghiệp. (2016). http://www.purposeofcorporation.org/en/news/5009-behind-the-purpose-of-the-corporation-infographic

Page 54: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

54

133 See http://topforeignstocks.com/2016/10/11/dividend-payout-ratio-comparison-new-zealand-

vs-global-indices/

134 Financial Times. (2015). „Khối lƣợng tiền mặt khổng lồ của các công ty Mỹ đã lên tới 1,7 nghìn tỉ đô la‟. https://www.ft.com/content/368ef430-1e24-11e6-a7bc-ee846770ec15

135 Tham khảo http://www.factset.com/websitefiles/PDFs/buyback/buyback_9.20.16

136 LiveMint. (19/12/2016). „Tỉ lệ trả cổ tức của doanh nghiệp đã lên tới mức cao nhất trong vòng ít nhất 11 năm‟. http://www.livemint.com/Companies/dfDBLg9PicEj1lTk9ltY4H/Corporate-dividend-payout-ratio-at-highest-in-at-least-11-ye.html

137 Văn phòng Thống kê Quốc gia (Anh). (2015). http://www.ons.gov.uk/economy/investmentspensionsandtrusts/bulletins/ownershipofukquotedshares/2015-09-02

138 Tham khảo http://uk.businessinsider.com/goldman-sachs-half-the-ftse-100-is-owned-by-foreigners-brexit-2016-6

139 M. Cooper et. al. (2015). „Doanh nghiệp ở Mỹ: AI sở hữu và Họ đã đóng bao nhiêu thuế?‟. Bộ Ngân khố (Mỹ). https://www.treasury.gov/resource-center/tax-policy/tax-analysis/Documents/WP-104.pdf

140 A. Rappaport. (2005). „The Economics of Short-Term Performance Obsession – Kinh tế học về Nỗi ám ảnh của các mục tiêu ngắn hạn‟. Financial Analysts Journal. 61(3). http://www.expectationsinvesting.com/TCO/EconomicsofShortTerm.pdf

141 Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Kỹ năng (Anh). (2011). „Đánh giá về thị trƣờng cổ phần ở Anh và quy trình ra quyết định dài hạn‟. trang 10. https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/253454/bis-12-917-kay-review-of-equity-markets-final-report.pdf

142 Tham khảo http://www.businessinsider.com/larry-fink-letter-to-ceos-2015-4?IR=T

143 Tham khảo The Economist. (2014). http://www.economist.com/news/international/21599041-countries-where-politically-connected-businessmen-are-most-likely-prosper-planet and The Economist. (2016). http://www.economist.com/news/international/21698239-across-world-politically-connected-tycoons-are-feeling-squeeze-party-winds

144 R. Fuentes-Nieva và N. Galasso. (2014). „Phục vụ cho số ít ngƣời; Nắm giữ chính trị và bất bình đẳng kinh tế‟ và D. Hardoon, S. Ayele và R. Fuentes-Nieva. (2016). „Một nền kinh tế cho 1%‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.

145 https://www.opensecrets.org/lobby/top.php?showYear=2015&indexType=i

146 Marta Stryszowska, (2012). „Ƣớc tính tổn thất trong thặng dƣ tiêu dung, hậu quả của việc giá các dịch vụ viễn thông đƣợc đẩy lên quá cao tại Mexico‟. Tài liệu kinh tế điện tử của OECD, Số 191, Xuất bản của OECD. http://dx.doi.org/10.1787/5k9gtw51j4vb-en http://www.oecd.org/centrodemexico/49539257.pdf

147 ActionAid. (2016). ' Rò rỉ thu nhập : Giảm thuế mạnh cho các công ty khí đốt Châu Âu đã gây tốn kém đối với Nigeria hàng tỉ đô nhƣ thế nào'.https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/publications/leakingrevenue.pdf

148 https://corporateeurope.org/sites/default/files/attachments/financial_lobby_report.pdf

149 G. Wheelwright. (25/9/2016). „Các công ty công nghệ lớn nào đang vận động hành lang cho cuộc bầu cử này?‟ The Guardian. https://www.theguardian.com/technology/2016/sep/26/tech-news-lobby-election-taxes-tpp-national-security

150 T. Piketty. (2014). Nguồn vốn trong Thế kỷ Hai mốt. Cambridge: Harvard University Press.

151 The Economist. (23/11/2013). „Nhà kho Über của những ngƣời siêu giàu‟. http://www.economist.com/news/briefing/21590353-ever-more-wealth-being-parked-fancy-storage-facilities-some-customers-they-are

152 UBS. (2016, September). „Liệu các tỉ phú có cảm thấy áp lực?‟. http://uhnw-greatwealth.ubs.com/media/8616/billionaires-report-2016.pdf

153 D. Jacobs. (2015). „Sự giàu có tột độ không phải là một điều tốt‟, Oxfam Discussion Paper. https://www.oxfam.org/en/research/extreme-wealth-not-merited

154 Tham khảo „Chỉ số Chủ nghĩa Tƣ bản Thân hữu” của The Economist, http://www.economist.com/news/international/21599041-countries-where-politically-connected-businessmen-are-most-likely-prosper-planet

155 R. van der Weide và B. Milanovic. (2014). „Bất bình đẳng ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của ngƣời nghèo (nhƣng không ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của ngƣời giàu‟. Ngân hàng thế giới. http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2014/07/02/000158349_20140702092235/Rendered/PDF/WPS6963.pdf. Những thu nhập mà ngƣời giầu có thể đạt đƣợc thông qua một cơ chế phân bổ thu nhập bất bình đẳng thƣờng lớn hơn nhiều so với số tiền kiếm đƣợc thực tế từ sự phát triển bình đẳng. Chính vì vậy ngƣời giầu thƣờng ủng hộ những chính sách mà giúp tăng cƣờng tình trạng bất bình đẳng hơn là quan tâm đến sự tăng thu nhập của quốc gia họ.

156 D. Meadows. (2008). Suy nghĩ về các hệ thống - Thinking in Systems‟. White River Junction: Xuất bản của Chelsea Green Trang 156.

Page 55: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

55

157 A. Cuadros. (2016). „Các tỉ phú Brazil: Các bố già của xã hội Brazil hiện đại‟. đã đƣợc trích

dẫn ở trên.

158 J. Mayer. (2016). „Dark Money: Lịch sử tiềm ẩn của các tỉ phú đằng sau sự nổi lên của quyền cấp tiến‟. https://www.amazon.com/Dark-Money-History-Billionaires-Radical/dp/0385535597/ref=la_B000APC6Q6_1_1/154-3729860-5160132?s=books&ie=UTF8&qid=1480689221&sr=1-1

159 J. Mayer. (2016). „Dark Money: Lịch sử tiềm ẩn của các tỉ phú đằng sau sự nổi lên của quyền cấp tiến‟. New York: Doubleday.

160 Public Protector South Africa. (2016). „Nhà nƣớc chiếm đoạt‟. http://cdn.24.co.za/files/Cms/General/d/4666/3f63a8b78d2b495d88f10ed060997f76.pdf

161 IMF đã phát hiện ra rằng „Suy giảm về các lợi ích và các chính sách thuế ít cấp tiến hơn đã ảnh hƣởng đến tác động tái phân bổ của chính sách tài chính từ giữa những năm 1990.‟ IMF. (2014). „Chính sách tài chính và Bất bình đẳng thu nhập‟. https://www.imf.org/external/np/pp/eng/2014/012314.pdf

162 Dữ liệu thu thâp bởi Development Finance International. DFI đã tiến hành một dự án thu thập thông tin lớn dựa trên những tài liệu về bộ luật thế của quốc gia, các thông báo ngân sách và các hƣớng dẫn thuế cho các công ty kế toán (những tài liệu này đƣợc cho là cập nhật hơn những dữ liệu của International Bureau on Fiscal Documentation – Trung tâm Dữ liệu tài chính Quốc tế), tất cả dữ liệu 2015. Mức thuế thu nhập cao nhất trung bình của tất cả các quốc gia thuộc nhóm LIC hoặc LMIC.

163 Website của data360. http://www.data360.org/dsg.aspx?Data_Set_Group_Id=475

164 G. Zucman. (2014). „Thuế giữa các quốc gia: Tìm hiểu về tài sản cá nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp‟. Journal of Economic Perspectives. 28(4). 211–48. http://gabriel-zucman.eu/files/Zucman2014JEP.pdf

165 Tƣơng tự.

166 Liên đoàn Quốc tế Các Nhà báo Điều tra - International Consortium of Investigative Journalists. Website. https://panamapapers.icij.org/

167 Học viện Adam Smith Institute. (2016). „Trở thành những ngƣời theo chủ nghĩa tân tự do‟. https://www.adamsmith.org/blog/coming-out-as-neoliberals

168 Tham khảo bài phát biểu của Mark Carney tại hội nghị về chủ nghĩa tƣ bản toàn diện năm 2014, tại đó ông đã nói rằng „Cũng giống nhƣ bất kỳ một cuộc cách mạng nào đều phải hy sinh những đứa con của mình, trào lƣu chính thống của thị trƣờng không đƣợc kiểm soát có thể phá hủy nguồn vốn xã hội, một nhân tố thiết yếu tạo động lực lâu dài cho chính chủ nghĩa tƣ bản.‟ Tham khảo http://www.huffingtonpost.ca/2014/06/01/mark-carney-market-fundamentalism_n_5427653.html

169 J. Stiglitz. (2002). „Toàn cầu hóa và Những thách thức‟. Tham khảo http://www.cfr.org/globalization/market-fundamentalism-review-joseph-stiglitzs-globalization-its-discontents/p4663

170 M. Friedman. (1951). „Chủ nghĩa Tân tự do và những viễn cảnh của nó‟. Farmand. Pp. 89–93. http://0055d26.netsolhost.com/friedman/pdfs/other_commentary/Farmand.02.17.1951.pdf

171 IMF. (2016). „Chủ nghĩa Tân tự do: Đang đƣợc đề cao quá mức?‟,Tài chính & Phat triển. 53(2). http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2016/06/ostry.htm

172 Adam Smith Institute. (2016). „Coming Out as Neoliberals‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.

173 IMF. (2016). „Neoliberalism: Oversold?‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.

174 The Telegraph. (26/8/2009). http://www.telegraph.co.uk/finance/newsbysector/banksandfinance/6096546/City-is-too-big-and-socially-useless-says-Lord-Turner.html

175 J. Cassidy. (2009). „Thị trƣờng đã thất bại nhƣ thế nào: Lý luận của các tai họa kinh tế‟. Farrar, Straus và Giroux.

176 P.L. Joskow. (2006). „Quy định về Độc quyền quốc gia‟. http://economics.mit.edu/files/1180

177 Để biết thêm thông tin, tham khảo M. Sandel. (2012). „Tiền có thể mua đƣợc gì: Hạn chế đạo đức của thị trƣờng‟. Penguin.

178 See https://www.theguardian.com/society/2014/jun/17/nhs-health

179 C. Hoy và A. Sumner. (2016). „Xăng, Súng lục và Sự cho không: Liệu có biện pháp tái phân bổ nào khả thi để chấm dứt ba phần tƣ tình trạng đói nghèo trên toàn cầu hay không?‟. Center for Global Development Tài liệu làm việc 433. http://www.cgdev.org/blog/gasoline-guns-and-giveaways-end-three-quarters-global-poverty-closer-you-think

180 Tham khảo http://www.ifc.org/wps/wcm/connect/corp_ext_content/ifc_external_corporate_site/home

181 M. Kamal-Yanni. (2016). „Báo cáo năm 2016 của Ủy ban Cấp cao về nhân quyền và y tế của Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc: Đáp ứng của Oxfam‟. Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/report-of-the-un-secretary-generals-high-level-panel-on-human-rights-and-medici-620085

182 UN. (2016). „Báo cáo năm 2016 của Ủy ban Cấp cao về Tiếp cận Thuốc của Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc‟, http://freepdfhosting.com/49eb58c263.pdf

Page 56: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

56

183 P. Hartigan. (2014). „Tại sao mô hình doanh nghiệp xã hội trở nên đứt quãng: Đó chính là

chủ nghĩa tƣ bản chính thống, chủ nghĩa này cần phải thay đổi‟. Oxfam. https://oxfamblogs.org/fp2p/why-social-entrepreneurship-has-become-a-distraction-its-mainstream-capitalism-that-needs-to-change

184 Ö. Onaran và G. Galanis (2012). „Nhu cầu đƣợc định hƣớng bởi lƣơng hay lợi nhuận? Các tác động ở cấp quốc gia và cấp khu vực‟. Loạt tài liệu về Điều kiện công việc và vấn đề việc làm số. 31. Geneva: ILO.

185 Tƣơng tự.

186 R. Flecha và I. Santa Cruz. (2011). „Hợp tác để mang lại thành công cho nền kinh tế: Trƣờng hợp của Mondragon‟. http://burawoy.berkeley.edu/Public%20Sociology,%20Live/Flecha&Santacruz.Mondragon.pdf

187 D. Jacobs. (2015). „Sự giàu có tột độ không phải là một điều tốt‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.; The Economist. Chỉ số Chủ nghĩa Tƣ bản Thân hữu‟, http://www.economist.com/news/international/21599041-countries-where-politically-connected-businessmen-are-most-likely-prosper-planet

188 S. Bagchi, J. Svejnar. (2013). „Bất bình đẳng trong sở hữu của cải có ý nghĩa gì với tăng trƣởng hay không? Tác động của sự giầu có của các tỷ phú, phân bổ thu nhập và đói nghèo‟. IZA DP No. 7733. http://ftp.iza.org/dp7733.pdf

189 S. Kuznets, báo cáo cho Quốc hội Mỹ năm 1934.

190 R.F. Kennedy. (1968). đã đƣợc trích dẫn ở trên.

191 A. Whitby, C. Seaford, C. Berry. (2014). „Báo cáo Kết thúc Dự án BRAINPOol: Hơn cả GDP – Từ việc đo lƣờng đến các quan điểm chính trị và chính sách‟ Kết quả đầu ra số 5.2 của BRAINPOol. Trong: World Future Council – Hội đồng Tƣơng lai Thế giới (ed.) Một chƣơng trình hợp tác đƣợc tài trợ bởi Chƣơng trình thứ bảy của Liên minh Châu Âu cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và trình bày kỹ thuật trong khuôn khổ một thỏa thuận lớn hơn số 283024. Pp11 & 13. http://www.brainpoolproject.eu/wp-content/uploads/2014/05/BRAINPOoL-Project-Final-Report.pdf

192 Trang 9 http://eu-uneuropa.eu/documents/en/080919_MDGs%20at%20Midpt_Where%20do%20we%20stand.pdf

193 The Economist. (2016, 30 April). „Làm thế nào để đo sự thịnh vƣợng‟. http://www.economist.com/news/leaders/21697834-gdp-bad-gauge-material-well-being-time-fresh-approach-how-measure-prosperity

194 Dữ liệu từ Các Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới.

195 McKinsey và Công ty Company. (2015). „Sức mạnh của Bình đẳng‟. Giá trị chỉ đƣợc ƣớc tính một cách khiêm tốn do giá trị đó đƣợc tính trên các mức lƣơng tối thiểu. Chi phí cho việc chăm sóc này một cách chuyên nghiệp và chi phí cơ hội mà phụ nữ mất đi khi họ không đƣợc đi làm do phải chăm sóc gia đình chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với các mức lƣơng tối thiểu.

196 M. Max-Neef. (1989). Trích trong P. Smith và M. Max-Neef. (2011). „Các nền kinh tế đƣợc dỡ bỏ mặt nạ: Từ Quyền lực và Sự tham lam tới Đồng cảm và Lợi ích chung‟, Cambridge: Green Books. P146; J. Pretty, J. Barton, Z. Bharucha, R. Bragg, D. Pencheon, C. Wood, M.H. Depledge. (2015). „Cải thiện y tế và phúc lợi độc lập so với GDP‟: Cổ tức của Những nền kinh tế xanh hơn và vì xã hội hơn‟. Tập san Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Y tế. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09603123.2015.1007841 ; và M. Max-Neef. (2014). „Thế giới đang xung đột và cần phải có một nên kinh tế mới‟ trong S. Novkovic và T. Webb (eds.) „Các hợp tác xã trong thời đại hậu tăng trƣởng: Thiết lập Nền kinh tế Hợp tác xã‟. London: Zed Books. P30.

197 N. Kabeer (2008). „Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa Công việc có lƣơng và sự trao quyền cho phụ nữ: Tính phức tạp, Sự mâu thuẫn và Những tranh cãi‟. Tài liệu của dự án Lộ trình Trao quyền cho phụ nữ - Pathways of Women‟s Empowerment. www.pathways-of-empowerment.org/research_empowering_pubs.html

198 FAO. Cơ sở dữ liệu về giới và quyền đất đai. http://www.fao.org/gender-landrights-database/data-map/statistics/en/?sta_id=1162

199 Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (2016). „Báo cáo về bất bình đẳng giới toàn cầu‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.

200 ActionAid. (2015). „Thu hẹp khoảng cách! Cái giá của bất bình đẳng đối với công việc của những ngƣời phụ nữ‟. https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/publications/womens_rights_on-line_version_2.1.pdf

201 Sheryl Sandberg. (11/3/2013). http://www.npr.org/2013/03/11/173740524/lean-in-facebooks-sheryl-sandberg-explains-whats-holding-women-back

202 L. Arizpe và J. Aranda. (1981). „Lợi thế cạnh tranh” của những bất lợi của phụ nữ: Nữ công nhân lao động trong ngành thực phẩm xuất khẩu dâu ở Mexico‟ trong „Phát triển và sự Phân chia lao động theo giới‟. (Winter, 1981). Pp453–73. The University of Chicago Press (Trang thông tin của Đại đọc Chicago). Có thể đƣợc truy cập tại: http://www.jstor.org/stable/3173887?seq=1#page_scan_tab_contents

203 D. Jayasinghe và R. Noble. (2016). „Thặng dƣ tiêu dung, hay bị loại trừ? Đảm bảo các công

Page 57: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

57

việc đa dạng trong nền kinh tế cho những ngƣời phụ nữ‟. ActionAid. https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/publications/actionaiduk_briefing_traded_up_crowded_out.pdf

204 Tham khảo http://www.censoo.com/2016/07/inside-corporate-utopias-capitalism-rules-labor-laws-dont-apply/

205 Tổ chức Y tế Thế giới, Phòng Sức khỏe Sinh sản và Nghiên cứu, Trƣờng y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London, Hội đồng Nghiên cứu Y học Nam Phi (2013). „Ƣớc tính toàn cầu và khu vực về bạo lực đối với phụ nữ: Tỉ lệ và các tác động về sức khỏe của bạo lực gây ra bởi bạn tình thân thiết và bạo lực tình dục gây ra bởi những ngƣời khác‟. P2. Để tham khảo thông tin cụ thể của các quốc gia, tham khảo tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc. (2015). „Phụ nữ trên thế giới 2015: Xu hƣớng và các con số thống kê‟. Chƣơng 6, „Bạo lực đối với phụ nữ‟. Tham khảo thêm tại: http://www.unwomen.org/en/what-we-do/ending-violence-against-women/facts-and-figures#notes

206 C. Gonzales, S. Jain-Chandra, K. Kochhar, M. Newiak và T.Zeinullayev. (2015). „Chất xúc tác tạo ra sự thay đổi: Trao quyền cho phụ nữ và giải quyết tình trạng bất bình đẳng thu nhập‟, Biên bản thảo luận của IMF.

207 Tỉ lệ những ngƣời đồng ý hoặc rất đồng ý với quan niện rằng „Về tổng thể, nam giới làm tót hơn phụ nữ‟; dữ liệu đƣợc thu thập từ năm 2010–2014, World Values Survey – Khảo sát về các giá trị của thế giới. Từ E. Klein, Ủy ban cấp cao của Liên Hiệp Quốc về Trao quyền Kinh tế cho Phụ nữ. Tài liệu tổng quát, bản thảo.

208 S. Hunt. (2016). „Trao quyền kinh tế cho phụ nữ: Tìm kiếm những nhân tố thúc đẩy và những thách thức‟. Ủy ban cấp cao của Liên Hiệp Quốc về Trao quyền Kinh tế cho Phụ nữ. Tài liệu tổng quát. London: Overseas Development Institute – Viện Phát triển Hải ngoại.

209 Forbes. (2016). „Các tỉ phú của thế giới‟. đã đƣợc trích dẫn ở trên.

210 Quỹ Bernard van Leer. (2016). „Thời thơ ấu có ý nghĩa rất quan trọng‟. https://www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/resource-documents/10680.pdf

211 M. Waring. (1988). „Nếu phụ nữ đƣợc coi trọng‟. New York: Harper & Row.

212 S. Goldenberg. (8/7/2016). The Guardian. https://www.theguardian.com/environment/2015/jul/08/exxon-climate-change-1981-climate-denier-funding

213 Tháng 11/ 2016 Oxfam đã khởi động chiến dịch Enough – Đủ rồi, để chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và các bé gái một cách dứt khoát. Để biết thêm thông tin tham khảo: https://www.oxfam.org/en/pressroom/pressreleases/2016-11-24/enough-enough-oxfam-seeks-end-violence-against-women-and-girls

214 F. Rhodes. (2016). „Phụ nữ và 1%: Bất bình đẳng kinh tế và bất bình đẳng giới phải cùng đƣợc giải quyết nhƣ thế nào‟. Oxfam. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/women-and-the-1-how-extreme-economic-inequality-and-gender-inequality-must-be-t-604855

215 World Wildlife Fund – Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới. (2014). „Báo cáo về Hành tinh đang tồn tại 2014‟. Tóm tắt. Geneva: WWF. P10. http://wwf.panda.org/about_our_earth/all_publications/living_planet_report/

216 Liên Hiệp Quốc. (2012). „Xác định một mô hình kinh tế mới: Báo cáo của Cuộc họp Cấp cao về Phúc lợi và Hạnh Phúc‟. New York. P47 https://sustainabledevelopment.un.org/index.php?page=view&type=400&nr=617&menu=35

217 S. Hunt. (2015). „Tịch thu đất trên phamj vi rộng‟. Christian Aid Ireland. http://programme.christianaid.org.uk/programme-policy-practice/sites/default/files/2016-03/large-scale-land-acquisitions-nov-2015.pdf

218 Trucost đã nêu trong D. Roberts. (2013). „Những nền công nghiệp hàng đầu đã cho thấy không mang lại lợi nhuận... Green Economy Coalition – Liên minh Kinh tế Xanh‟. www.greeneconomycoalition.org/know-how/world

219 T. Gore. (2015). „Bất bình đẳng Các bon: Tại sao thỏa thuận khí hậu Paris phải ƣu tiên những ngƣời nghèo nhất, những ngƣời phát thải ít nhất và những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất. https://www.oxfam.org/en/research/extreme-carbon-inequality và T. Piketty và L. Chancel. (2015). „Các bon và Bất bình đẳng: Từ Kyoto tới Paris‟. http://piketty.pse.ens.fr/files/ChancelPiketty2015.pdf

220 Ngân hàng Thế giới. (2013). „Giảm nhẹ sự nóng lên: Các hiện tƣợng khí hậu cực đoan, tác động đối với khu vực và khả năng phục hồi‟. ‟ http://documents.worldbank.org/curated/en/975911468163736818/Turn-down-the-heat-climate-extremes-regional-impacts-and-the-case-for-resilience-full-report

221 Grunewald và Klasen. (2015). Một số các nguyên nhân giải thích cho mối liên hệ này có thể là (Gough, sắp đƣợc xuất bản năm 2017): mức tiêu thụ tài nguyên tăng do mục đích cạnh tranh (Christen và Morgan, 2005; Frank, 2011; Picket và cộng sự., 2014; Walasek và Brown, 2015); nhu cầu phát triển tăng (Laurent, 2015); ngăn chặn các hành động tập thể trong giảm phát thải bằng cách tăng cƣờng quyền lực của những ngƣời giầu để họ có thể đƣa ra các quyết định, thiết lập lộ trình và đề cao các giá trị ích kỷ (Boyce, 2007); động cơ và biện pháp ngày càng mạnh cho những ngƣời giầu để họ có thể thay thế các tiện ích công bằng tiện ích tƣ, giảm các cam kết của họ đối với các hành động vì lợi ích chung (Neumayer, 2011); và/ hoặc củng cố lợi ích của các doanh nghiệp gây ô nhiễm (Boyce, 2007).

222 UN. (2015, 28 May). Thông cáo báo chí. http://www.un.org/press/en/2015/sgsm16800.doc.htm

Page 58: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

58

223

M. Power. (2004). „Hỗ trợ xã hội là điểm khởi đầu cho nền kinh tế bình quyền‟. Feminist Economics. 10(3) 3–19

224 A. Sen. (1999). „Phát triển Tự do‟. Oxford: Oxford University Press.

225 Tham khảo http://w2.vatican.va/content/francesco/en/encyclicals/documents/papa-francesco_20150524_enciclica-laudato-si.html

226 J. Pretty và cộng sự. (2015). „Cải thiện y tế và phúc lợi độc lập so với GDP‟. Op. cit.

227 I. Shaw và S. Taplin. (2007). „Chính sách về Hạnh phúc và Sức khỏe tâm thần: Một bài phê bình xã hội học‟. Tập san về sức khỏe tâm thần. 16. 359–73.

228 UN. Website. „My World Survey‟ http://vote.myworld2015.org/

229 UN. (2015). Các Mục tiêu Phát triển Bền vững. http://www.un.org/sustainabledevelopment/poverty/

230 Liên minh Châu Âu. „Thỏa thuận Paris‟ http://ec.europa.eu/clima/policies/international/negotiations/paris_en

231 Hội nghị thƣợng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về ngƣời tị nạn và ngƣời di cƣ. 19/9/2015. http://refugeesmigrants.un.org/summit

232 Grameen Bank. (2011). „Grameen Danone Foods đã đƣợc khởi động' http://www.grameen-info.net/grameen-danone-foods-launched/

233 J. Blasi, D. Kruse, J. Sesil, M. Kroumova và R. Weeden. (2000). „Quyền mua cổ phiếu, Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và Sự thay đổi về mặt tổ chức‟. Oakland, CA: National Center for Employee Ownership – Trung tâm Quốc gia về Sự Sở hữu cổ phần của nhân viên.

234 P. Kardas, A. L. Scharf và J.Keogh. (1998). „Hậu quả xét trên góc độ tài sản và thu nhập của ESOPs và Sự sở hữu cổ phần của nhân viên: Một nghiên cứu so sánh của Washington State‟. Tập san về Luật và Tài chính liên quan đến Sự sở hữu cổ phần của nhân viên. 10(4).

235 Mondragon. (2015). „Báo cáo hàng năm‟. http://www.mondragon-corporation.com/eng/about-us/economic-and-financial-indicators/annual-report/

236 http://www.theguardian.com/oikocredit-investing-for-development-zone/2016/mar/29/how-social-impact-investment-is-changing-the-lives-of-alpaca-farmers?CMP=ema-1706&CMP=

237 Lee Prof. Kwang Taek. (2010). „Đạo luật Thúc đẩy sự Phát triển của Doanh nghiệp Xã hội: Trƣờng hợp của Hàn Quốc‟. http://www.socioeco.org/bdf_fiche-document-815_en.html

238 Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012). „Doanh nghiệp Xã hội ở Việt Nam‟. https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam-concept-context-policies.pdf

239 See http://csip.vn/en/news/approved-social-enterprise-receives-legal-status-vietnam-0

240 Nguyễn Đình Cung và cộng sự (2012). „Doanh nghiệp Xã hội ở Việt Nam‟. Đã đƣợc trích dẫn ở trên.

241 Truy cập website của Social Enterprise UK – Doanh nghiệp Xã hội ở Anh: http://www.socialenterprise.org.uk/news/government-strategy-for-growing-social-investment

242 K. Thorne. (2013). „Ƣu đãi thuế đối với sự sở hữu cổ phần của nhân viên‟. Grant Thornton. http://www.grant-thornton.co.uk/PageFiles/30515/briefing-paper-employee-ownership.pdf

243 See http://sesezliberia.org/

244 S. Rodriguez. (25/11/2014). „Trả lại cho ngƣời nghèo: Tại sao các doanh nghiệp xã hội lại cần thiết‟. http://www.rappler.com/move-ph/issues/hunger/75982-poor-social-enterprise

245 Tham khảo website của International Cooperative Alliance. http://ica.coop/en/facts-and-figures

246 Social Enterprise UK – Doanh nghiệp Xã hội ở Anh. (2015). „Lãnh đạo thế giới trong DOanh nghiệp Xã hội‟. http://socialenterprise.org.uk/uploads/editor/files/Publications/FINALVERSIONStateofSocialEnterpriseReport2015.pdf

247 IMF. (2013). „Giám sát Tài chính năm 2013: Thời đại của thuế‟. https://www.imf.org/external/pubs/ft/fm/2013/02/pdf/fm1302.pdf

248 A. Atkinson. (2015). „Inequality: What is to be done?‟. Cambridge: Harvard University Press. http://www.acarindex.com/dosyalar/kitap/acarindex-1436513133.pdf

249 IMF. (2013). „Giám sát Tài chính năm 2013: Thời đại của thuế”. Đã đƣợc trích dẫn ở trên

250 IMF. (2010). „Thuế trong lĩnh vực tài chính: Báo cáo của IMF tới G20‟. http://www.imf.org/external/np/seminars/eng/2010/paris/pdf/090110.pdf

251 See http://www.robinhoodtax.org/how-it-works/everything-you-need-to-know

252 D. Jacobs. (2017, forthcoming). „Trƣờng hợp đối với Thuế cho các Tỷ phú‟. Oxfam.

253 Tƣơng tự.

254 See http://www.abc.net.au/news/2013-05-28/bill-gates-says-rich-should-pay-more-taxes/4718650

255 J. Henry. (2016). „Hãy đánh thuế tài sản vô danh‟ trong T. Pogge, và K. Mehta. „Bình đẳng

Page 59: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

59

thuế trên toàn cầu‟. Oxford: Oxford University Press. https://global.oup.com/academic/product/global-tax-fairness-9780198725343?cc=gb&lang=en&

256 http://digital.library.upenn.edu/women/gilman/suffrage/su-socialist.html

257 UN Women. (2015). „Tiến bộ của Phụ nữ Thế giới 2015–16‟. http://progress.unwomen.org/en/2015/pdf/SUMMARY.pdf

258 S.S. Misra. (2016). „Huy động nữ nông dân tham gia vào hoạt động nhằm đảm bảo quyền đất đai ở Uttar Pradesh‟. Oxfam Ấn Độ. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/mobilising-women-farmers-to-secure-land-rights-in-uttar-pradesh-610601

259 B. Ramalingam và cộng sự. (2016). „Mƣời công nghệ đi đầu cho phát triển quốc tế‟. Institute of Development Studies - Viện nghiên cứu Phát triển, Đại học Sussex. http://www.ids.ac.uk/frontiertech

260 Médecines Sans Frontières. (2014). Thông cáo báo chí. http://www.msfaccess.org/content/msf-responds-news-pull-out-neglected-disease-rd-astrazeneca/

261 M. Mazzucato. (2015). „Nhà nƣớc Sáng tạo‟. Tập san RSA, Xuất bản lần 2. https://www.thersa.org/discover/publications-and-articles/journals/issue-2-2015

262 W. Lazonick và M. Mazzucato. (2013). „Mối liên hệ Rủi ro – Thành quả trong Mối quan hệ Sáng tạo – Bất đình đẳng‟. Industrial and Corporate Change. Mùa Xuân 2013.

263 M. Mazzucato. (2013). „Thắp lên Tia sáng của sự đổi mới‟ trong A. Harrop, „Sự tái cân đối: Làm thế nào để hàn gắn nền kinh tế đã đổ vỡ‟. London: The Fabian Society. P42.

264 T. Atkinson. (2015). „Bất bình đẳng: Chúng ta có thể làm gì?‟. Op. cit. Trong cuốn sách của ông, Atkinson đƣa các ví dụ về những chiếc xe tự lái, công nghệ đƣợc phát triển trƣớc đó với mục đích duy nhất là để giúp quân đội Mỹ giảm rủi ro cho con ngƣời trong các cuộc chiến. Tuy nhiên, ông lập luận rằng các hậu quả dài hạn của công nghệ này không thể đƣợc công nhận là một điều gì đó thuộc lẽ tự nhiên, mà phải đƣợc quản lý để bảo vệ nghề nghiệp tƣơng lai của các lái xe taxi trên toàn thế giới và còn bởi vì những lợi ích cơ bản của tƣơng tác con ngƣời trong mỗi chuyến taxi.

265 I. Granoff và cộng sự. (2016). „Ngoài than: Mở rộng năng lƣợng sạch để chống đói nghèo toàn cầu‟. London: Overseas Development Institute – Viện Phát triển Hải ngoại. https://www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/resource-documents/10964.pdf

266 M. Schaeffer và cộng sự. (2015). „Tính khả thi của mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu dƣới mức 1.5 và 2°C‟. Phân tích khí hậu. http://climateanalytics.org/files/feasibility_1o5c_2c.pdf

267 Ngân hàng Thế giới. (2015, 1 October). Thông cáo báo chí. http://www.worldbank.org/en/news/press-release/2015/10/01/governments-focus-shared-prosperity-inequality-world-bank-group-president

268 Human Scale Development – Phát triển Phạm vi Con ngƣời - 1991 đã trích dần trong M. Max-Neef. (2014). „Thế giới đang xung đột và cần phải có một nên kinh tế mới‟ trong S. Novkovic và T. Webb (eds.) „Các hợp tác xã trong thời đại hậu tăng trƣởng: Thiết lập Nền kinh tế Hợp tác xã‟. London: Zed Books. P24.

269 Trong quá trình đƣợc xây dựng, các Chỉ số Tiến bộ Thực sự đã tiếp thu một cách hiệu quả các yếu tố bên ngoài và cân nhắc tình trạng tội phạm, phát thải khí nhà kinh, ô nhiễm và vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên. Khi các gia đình bỏ tiền để mua lọc nƣớc và nƣớc đóng chai, đây đƣợc coi là một chi phí bởi vì đó là chi tiêu mang tính bảo vệ. Ngƣợc lại, những khu đầm lầy, song và hồ đƣợc định giá dƣơng.

270 OECD. Website của Better Life Index – Chỉ số Cuộc sống Tốt đẹp hơn. http://www.oecdbetterlifeindex.org/

271 Tham khảo http://www.socialprogressimperative.org/global-index/

272 Dữ liệu từ Các Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng GDP trên đầu ngƣời năm 2015 của Hàn quốc là 34,549 đô la và Costa Rica và 15,377 đô la, theo sức mua bình quân - PPP$. http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD. The Social Progress Index scores Costa Rica 80 and Korea 81 in 2016. http://www.socialprogressimperative.org/global-index/

273 Các nghiên cứu phúc lợi quốc gia và khu vực khác bao gồm Các chỉ số về Y tế và Phúc lợi đối với Glasgow và tài liệu tham vấn „Tƣơng lai của Scotland‟ consultation.

274 Oxfam GB. (2013). „Chỉ số Con ngƣời của: Thƣớc đo Thịnh vƣợng mới của Scotland, các kế quả thứ cấp‟. http://policy-practice.oxfam.org.uk/publications/oxfam-humankind-index-the-new-measure-of-scotlands-prosperity-second-results-293743

Page 60: NỀN KINH TẾ DÀNH CHO 99% - Oxfam in Vietnam · TÀI LIỆU TÓM LƢỢC CHÍNH SÁCH CỦA OXFAM THÁNG 1/2017 Các thành viên của Shining Mothers (Những Ngƣời Mẹ

www.oxfam.org

© Oxfam International Tháng Một 2017

Tài liệu này đƣợc biên soạn bởi Deborah Hardoon. Oxfam đánh giá cao sự hỗ trợ của Max Lawson,

Erinch Sahan, Katherine Trebeck and Katy Wright đã giúp xây dựng tài liệu này. Tài liệu này là một

trong hàng loạt các tài liệu đƣợc biên soạn để cung cấp thông tin phục vụ cho những thảo luận công

khai về các vấn đề chính sách liên quan đến phát triển và nhân đạo.

Oxfam muốn đề tặng tài liệu này đến cố Gíao sƣ Anthony Atkinson. Sự phân tích, nghiên cứu,

và hơn hết là sự lạc quan của ông về vấn đề có thể giải quyết đƣợc khủng hoảng bất bình đẳng

có một ảnh hƣởng vô cùng sâu sắc.

Để biết thêm thông tin về các vấn đề đƣợc nêu trong tài liệu này, vui lòng gửi email yêu cầu tới

[email protected]

Ấn phẩm này đƣợc đảm bảo quyền tác giả, nhƣng nội dung bài khóa có thể đƣợc sử dụng miễn

phí vì mục đích vận động chính sách, chiến dịch, giáo dục và nghiên cứu, miễn là nguồn trích

dẫn thông tin phải đƣợc nêu đầy đủ. Vì mục đích đánh giá tác động, tổ chức sở hữu quyền tác

giả yêu cầu rằng việc sử dụng thông tin trong tài liệu này phải đƣợc đăng ký với tổ chức sở

hữu. Việc sao chép thông tin trong bất cứ trƣờng hợp nào khác, hoặc việc sử dụng thông tin

trong tài liệu này phục vụ cho mục đích xuất bản khác, hoặc dịch hoặc phóng tác, tổ chức sở

hữu bản quyền phải đƣợc hỏi ý kiến xin phép và có thể yêu cầu trả lệ phí. E-mail

[email protected]

Thông tin trong ấn phẩm này là chính xác tính tại thời điểm tài liệu đƣợc gửi đi in.

Đƣợc công bố bởi Oxfam Anh, đại diện cho Oxfam International theo mã số sách quốc tế ISBN

XXX-X-XXXXX-XXX-X Tháng Một, 2017.

Oxfam GB, Oxfam House, John Smith Drive, Cowley, Oxford, OX4 2JY, UK.

OXFAM

Oxfam là một liên minh quốc tế của 18 tổ chức có mạng lƣới trên hơn 90 quốc gia. Mục đích

của liên minh là tham gia vào nỗ lực toàn cầu nhằm mang lại sự thay đổi, xây dựng một tƣơng

lai không còn bất công của sự đói nghèo. Để biết thêm thông tin vui lòng gửi thƣ tới bất kỳ tổ

chức thành viên nào, hoặc truy cập visit www.oxfam.org

Oxfam America (www.oxfamamerica.org)

Oxfam Australia (www.oxfam.org.au)

Oxfam-in-Belgium (www.oxfamsol.be)

Oxfam Canada (www.oxfam.ca)

Oxfam France (www.oxfamfrance.org)

Oxfam Germany (www.oxfam.de)

Oxfam GB (www.oxfam.org.uk)

Oxfam Hong Kong (www.oxfam.org.hk)

IBIS (Denmark) (www.ibis-global.org)

Oxfam India (www.oxfamindia.org)

Oxfam Intermón (Spain)

(www.intermonoxfam.org)

Oxfam Ireland (www.oxfamireland.org)

Oxfam Italy (www.oxfamitalia.org)

Oxfam Japan (www.oxfam.jp)

Oxfam Mexico (www.oxfammexico.org) Oxfam New Zealand (www.oxfam.org.nz) Oxfam Novib (Netherlands) (www.oxfamnovib.nl)

Oxfam Québec (www.oxfam.qc.ca)

Oxfam South Africa

Observer:

Oxfam Brasil (www.oxfam.org.br)