NINH THUẬN SAU HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN N

60
Chính tr- Xã hội Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 1 NINH THUẬN SAU HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN inh Thuận nghèo về tài nguyên, điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt nhưng nhân dân giàu truyền thống yêu nước, cách mạng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Ninh Thuận đang phát huy tốt tiềm năng và lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành “điểm sáng” của vùng kinh tế động lực miền Trung và cả nước. Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ; diện tích tự nhiên 3.360km 2 , diện tích đất nông nghiệp 61.870 ha với 3 dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và ven biển. Dân số toàn tỉnh có 571.133 người, gồm 27 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 23%, chủ yếu là dân tộc Chăm và dân tộc Rag-lai. Nhìn lại hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; trong những năm tháng cùng chung Đảng bộ với tỉnh Thuận Hải; cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân Ninh Thuận đã đóng góp to lớn cho thành tựu chung của tỉnh. Từ khi tái lập tỉnh ngày 1-4-1992, Đảng bộ Ninh Thuận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả nhất định. Sau 5 năm phấn đấu, trong điều kiện khó khăn và thách thức lớn, nền kinh tế tỉnh tiếp tục phát triển, một số ngành và lĩnh vực tăng khá. Tổng giá trị GDP tăng bình quân hằng năm 6%; bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và trong từng ngành; đưa tổng giá trị GDP đến năm 2000 tăng lên 33% so với năm 1995. Thời kỳ phát triển 2001 - 2005 có ý nghĩa rất quan trọng trong chặng đường 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ X đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu: "Đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển theo hướng phát huy lợi thế, gắn với thị trường và đi vào chất lượng, tạo nhịp độ tăng trưởng khá và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh. Tăng cường chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng thêm năng lực sản xuất mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Giảm nhanh hộ nghèo, ổn định và cải thiện mức sống nhân dân. Xây dựng Đảng bộ và hthống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính tr- xã hội, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh". Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, nền kinh tế đã có bước chuyển biến tương đối toàn diện, tạo ra diện mạo mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng bình quân 5 năm đạt 8,20% (chỉ tiêu đề ra 7% - 8%); trong đó nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 3,8%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,4%, dịch vụ tăng 9,9%. Một số ngành kinh tế quan trọng như chăn nuôi gia súc, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ tăng trưởng nhanh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 897 tỉ đồng, tăng 1,8 lần so nhiệm kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 124 triệu USD, vượt 18% so chỉ tiêu. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng 31,5%/năm, bình quân chiếm 48% GDP; thu hút các dự án đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp, du lịch có chuyển biến tiến bộ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng. Nông nghiệp giảm từ 52,1% (năm 2000) xuống còn 40,9%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,1% lên 20,1%, dịch vụ từ 35,8% lên 39% (năm 2005). GDP bình quân đầu người từ 2,94 triệu lên 4,68 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2000. N

Transcript of NINH THUẬN SAU HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN N

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 1

NINH THUẬN SAU HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN

inh Thuận nghèo về tài nguyên, điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt nhưng

nhân dân giàu truyền thống yêu nước, cách mạng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Ninh Thuận đang phát huy tốt tiềm năng và lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành “điểm sáng” của vùng kinh tế động lực miền Trung và cả nước.

Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ; diện tích tự nhiên 3.360km2, diện tích đất nông nghiệp 61.870 ha với 3 dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và ven biển. Dân số toàn tỉnh có 571.133 người, gồm 27 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 23%, chủ yếu là dân tộc Chăm và dân tộc Rag-lai.

Nhìn lại hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; trong những năm tháng cùng chung Đảng bộ với tỉnh Thuận Hải; cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân Ninh Thuận đã đóng góp to lớn cho thành tựu chung của tỉnh. Từ khi tái lập tỉnh ngày 1-4-1992, Đảng bộ Ninh Thuận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả nhất định. Sau 5 năm phấn đấu, trong điều kiện khó khăn và thách thức lớn, nền kinh tế tỉnh tiếp tục phát triển, một số ngành và lĩnh vực tăng khá. Tổng giá trị GDP tăng bình quân hằng năm 6%; bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và trong từng ngành; đưa tổng giá trị GDP đến năm 2000 tăng lên 33% so với năm 1995.

Thời kỳ phát triển 2001 - 2005 có ý nghĩa rất quan trọng trong chặng đường 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Đại hội Đảng bộ

tỉnh Ninh Thuận lần thứ X đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu: "Đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển theo hướng phát huy lợi thế, gắn với thị trường và đi vào chất lượng, tạo nhịp độ tăng trưởng khá và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh. Tăng cường chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng thêm năng lực sản xuất mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Giảm nhanh hộ nghèo, ổn định và cải thiện mức sống nhân dân. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh".

Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, nền kinh tế đã có bước chuyển biến tương đối toàn diện, tạo ra diện mạo mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng bình quân 5 năm đạt 8,20% (chỉ tiêu đề ra 7% - 8%); trong đó nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 3,8%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,4%, dịch vụ tăng 9,9%. Một số ngành kinh tế quan trọng như chăn nuôi gia súc, công nghiệp chế biến, du lịch và dịch vụ tăng trưởng nhanh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 897 tỉ đồng, tăng 1,8 lần so nhiệm kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 124 triệu USD, vượt 18% so chỉ tiêu. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng 31,5%/năm, bình quân chiếm 48% GDP; thu hút các dự án đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp, du lịch có chuyển biến tiến bộ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng. Nông nghiệp giảm từ 52,1% (năm 2000) xuống còn 40,9%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,1% lên 20,1%, dịch vụ từ 35,8% lên 39% (năm 2005). GDP bình quân đầu người từ 2,94 triệu lên 4,68 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2000.

N

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 2

Đặc biệt trong giai đoạn 5 năm (2001 - 2005), Ninh Thuận đã tập trung đi sâu vào khai thác tiềm năng lợi thế, góp phần đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh. Ninh Thuận là vùng đất "thiếu mưa, thừa nắng", đây cũng là một lợi thế để tỉnh có những sản phẩm nông nghiệp đặc thù như bông, nho, hành, tỏi, dê, cừu.

Trong nông nghiệp, Ninh Thuận đã phát huy thế mạnh phát triển chăn nuôi; đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại và bán công nghiệp. Tổng đàn gia súc có sừng hiện có trên 200.000 con với chất lượng nguồn giống tốt, thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả phù hợp; quan tâm quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu có quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến như điều, mỳ, ngô lai, mía, bông vải, thuốc lá, nho, cây nem chịu hạn.

Ngành thủy sản Ninh Thuận được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, vì thế tiềm năng lợi thế được đầu tư khai thác; tốc độ tăng trưởng khá; năng lực đánh bắt được đầu tư theo hướng nâng công suất và khai thác vươn xa; sản lượng đánh bắt đạt 44.800 tấn, tăng hơn 16.150 tấn so với năm 2000. Vùng biển Ninh Thuận còn là nơi cung cấp tôm giống chất lượng cao có uy tín trong nước; hằng năm cung cấp ra thị trường khoảng 5 tỉ con giống, chiếm 35% lượng tôm giống cả nước; đáng lưu ý là tỷ lệ sống đạt khoảng 70%, đã được Bộ Thủy sản đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao; ngoài ra còn phát triển nuôi tôm hùm lồng, rong sụn... bước đầu có hiệu quả. Diện tích nuôi tôm thịt tăng 1.700 ha, sản lượng bình quân 5 năm vừa qua tăng gấp 1,7 lần so năm 2000.

Biển Ninh Thuận không chỉ cho nhiều tôm cá, mà còn là một "kho muối" vô tận, là thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho với sản lượng hằng năm từ 150.000 - 180.000 tấn muối công nghiệp và sẽ đạt sản lượng khoảng 230.000 tấn/năm khi dự án muối công nghiệp Quán Thẻ đi vào hoạt động. Cùng với muối công nghiệp, sản phẩm sau muối như thạch cao,

nước ót, muối tinh cũng được khai thác, hình thành tổ hợp sản xuất muối công nghiệp và gắn với công nghiệp hóa chất đặt tại Ninh Thuận mà Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị (khóa IX) đã xác định.

Ninh Thuận cũng có nhiều mỏ đá gra-nít lộ thiên với trữ lượng lên đến gần 1 tỉ m3 và theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì Ninh Thuận là một trong số ít địa phương có được nguồn nguyên liệu quý phục vụ công nghiệp xây dựng. Không chỉ có trữ lượng lớn, mà điều đặc biệt là đá của Ninh Thuận chất lượng cao, dễ khai thác, nhiều màu đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại, tỉnh có 2 dự án đang triển khai với quy mô lớn, công suất giai đoạn đầu trên 400.000m3/năm.

Công nghiệp - xây dựng có nhịp độ tăng trưởng khá, nhiều cơ sở sản xuất mới ra đời như nhà máy tinh bột mỳ, công ty may Tiến Thuận, nhà máy chế biến đá gra-nít hoạt động có hiệu quả; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tỉnh cũng đã được Chính phủ phê duyệt 2 khu công nghiệp Du Long và Phước Nam với diện tích gần 1.000 ha. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 70,8% (năm 2000) lên 78,3% năm 2005. Các ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất muối được tập trung đầu tư tăng năng lực sản xuất, tạo thêm sản phẩm mới; khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đa dạng các sản phẩm truyền thống như: gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, các loại tranh gỗ ghép, thêu ren, mành trúc; các ngành nghề chế biến thủy sản v.v..; hệ thống lưới điện đã được đầu tư đến 100% số thôn trong tỉnh.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của tỉnh. Xây mới chợ Phan Rang, chợ đầu mối Ninh Sơn, Trung tâm thương mại Thanh Hà. Hệ thống giao thông phát triển, các tuyến vận tải được xác lập đến

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 3

hầu hết các nơi trong tỉnh; năng lực vận tải tăng 9,1% so với năm 2000; chất lượng dịch vụ vận tải có chuyển biến tiến bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Bưu chính - viễn thông phát triển nhanh với mật độ 7,6 máy điện thoại/100 dân; các loại hình phục vụ tiện ích và đa dạng, đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 35%/năm; riêng năm 2005, đạt 41 triệu USD, vượt 36,6% so với chỉ tiêu đề ra.

Về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, của tỉnh những năm qua tăng khá và đúng hướng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm là 5.115 tỉ đồng, đạt 48% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra và tăng gấp 3,89 lần so giai đoạn 1996 - 2000; trong đó vốn huy động từ các thành phần kinh tế chiếm 48,8%, tăng 4,2 lần so thời kỳ 1996 - 2000. Hệ thống giao thông đã được chú ý đầu tư gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng; 100% xã có đường ô-tô đến các trung tâm xã. Các công trình thủy lợi được ưu tiên đầu tư; trong 5 năm, đã xây dựng 3 hồ chứa nước lớn với tổng dung tích 113 triệu m3; xây dựng các đập ngăn nước nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, đưa diện tích tưới 2 vụ tăng thêm 4.700 ha. Việc thu hút các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong ngoài tỉnh tăng nhanh, với 52 dự án, tổng vốn đăng ký 4.681 tỉ đồng.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ Ninh Thuận đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, giải quyết một số vấn đề cấp bách như giao thông, trường học, y tế, nước sinh hoạt, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi lớn giải quyết vấn đề lưu thông và phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Hình thành, phát triển các vùng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, mì, điều... gắn với các nhà máy chế biến. Chăn nuôi gia súc có sừng phát triển nhanh cả về chất lượng, số lượng, mô hình trang trại

phát triển có hiệu quả. Công tác giao rừng gắn bảo vệ rừng từng bước đi vào nền nếp. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào miền núi từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt tập trung chiếm 38%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 30%; tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt 91,1%; bình quân lương thực 300kg/người; một bộ phận đồng bào dân tộc nằm trong vùng dự án xây dựng các công trình thủy lợi lớn được hỗ trợ xây dựng nhà ở khang trang theo quy hoạch; cơ sở vật chất phục vụ dạy, học ngày càng đầu tư nhiều hơn, góp phần nâng cao trình độ dân trí đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó chương trình xóa đói, giảm nghèo kết quả đạt được đáng khích lệ; tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình trong 5 năm vừa qua đạt trên 250 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so giai đoạn 1996 - 2000; số hộ khá, giàu tăng, hộ nghèo giảm bình quân 2,28%/năm. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng; hơn 16.000 người được đào tạo các nghề ngắn, dài hạn, tăng 57% và có trên 53.000 lao động có việc làm, vượt 18,5% so chỉ tiêu đề ra.

Thành tựu mà Ninh Thuận đạt được những năm gần đây là một minh chứng thể hiện ý thức luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường vượt khó vươn lên của toàn Đảng, toàn quân và sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Đó cũng là kết quả của sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Ninh Thuận vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, trên đường đi tới còn nhiều việc phải làm. Xuất phát điểm nền kinh tế và nguồn thu ngân sách đạt còn thấp, mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu chi hợp lý; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP; thu nhập bình quân đầu người so bình quân thu nhập đầu người của cả nước mới chỉ đạt 55%; kết cấu hạ tầng phát triển ở mức thấp. Tình trạng thiếu và mất cân đối nghiêm trọng về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quản lý và thị trường để khai

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 4

thác một cách hiệu quả nhất những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đang là điều trăn trở nhất. Thực tế đòi hỏi và đang đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh phải tập trung huy động và triển khai tốt mọi nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới.

Với truyền thống anh dũng kiên cường trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; cần cù, sáng tạo lao động sản xuất; với những tiềm năng và những nhân tố mới đã được nhận diện; kế thừa và phát triển, cùng những kết quả, thành tựu đã đạt được trong thời gian qua; và việc thực hiện có hiệu quả những giải pháp lớn đã được xác định cho những năm

tiếp theo; với quyết tâm cao trong việc vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương; Ninh Thuận tự tin sẽ vững bước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; giữ vững quốc phòng - an ninh trên con đường đi tới mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nguyễn Văn Giàu * Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.

Tạp chí Cộng sản.- Số 7 (tháng 5/2007)

TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 06-CT/TW

gày 24/5, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý (1996 - 2006). Đồng chí

Trương Xuân Thìn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Quán triệt Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), trong những năm qua tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống ma tuý, phát động phong trào toàn dân đấu tranh tố giác tội phạm về ma túy... đã mang lại nhiều kết quả, từng bước ổn định trật tự an toàn xã hội. Ngoài việc tuyên truyền sâu rộng chủ trương phòng chống ma túy, cơ quan chức năng các cấp đã phát hiện và tiêu hủy trên 1.000 cây cần sa, triệt phá kịp thời 356 điểm, nhóm buôn bán, sử dụng các chất ma túy ở một số phường Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, Bảo An, Phủ Hà và các vùng giáp ranh giữa thành phố PR-TC và các huyện, phát hiện 34 vụ buôn bán, sử dụng chất ma túy với 143 đối tượng liên quan, bắt giữ 109 đối tượng phạm tội, thu 209 tép hêrôin. TAND các cấp đưa ra xét xử 33 vụ với 107 bị cáo, trong đó có 1 bị cáo lãnh án 20 năm tù giam. Đã tổ chức cai nghiện ở Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh và cai nghiện tại cộng đồng cho 1.098 lượt người nghiện, đến nay đã có nhiều đối tượng tái hoà nhập cộng đồng, được địa phương tạo điều kiện vay vốn xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống. Để đẩy lùi tệ nạn buôn bán và sử dụng các chất ma túy trong thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy sâu rộng trong nhân dân, phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, kiên quyết xoá bỏ hoàn toàn việc trồng cây cần sa, tăng cường công tác trấn áp tội phạm buôn bán và sử dụng chất ma túy. Chú trọng việc quản lý chặt chẽ đối tượng cai nghiện, cảm hoá và tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm sau khi cai nghiện, nhằm từng bước ổn định và cải thiện đời sống khi tái hoà nhập cộng đồng.

Tin và ảnh N.T. Báo Ninh Thuận.- Số 1463

N

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 5

HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ 9: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

QUÝ I; XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ II NĂM 2007 gày 5-4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

đã tổ chức Hội nghị lần thứ 9 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I và xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong quý II tới. Đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, kết thúc quý I năm nay, kinh tế - xã hội tỉnh ta có nhiều mặt chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng 11,2%, trong đó nông - lâm - thủy sản tăng 28,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 0,5%, dịch vụ tăng 7,4% và thu ngân sách đạt 20% kế hoạch năm; đáng chú ý lĩnh vực thủy sản đã đạt tốc độ tăng trưởng cao (45,6%). Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án được đẩy nhanh, một số dự án công trình trọng điểm đã được khởi công. Các vấn đề văn hoá - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định và có bước cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II, Tỉnh ủy xác định tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 12-13%. Đối với việc đầu tư các dự án, chú ý tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thi công và khởi công các dự án công trình trọng điểm. Về chống hạn, rà soát bổ sung kế hoạch, kiên quyết không để dân đói, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ngoài kế hoạch. Chỉ đạo sản xuất vụ hè – thu gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm và tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng. Một số nhiệm vụ trọng tâm

khác trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh cũng đã được Hội nghị xác định, trong đó có việc xây dựng chương trình hành động thực hiện NQ Hội nghị Trung ương 4; tuyên truyền

và chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội; xây dựng kế hoạch phổ cập trung học phổ thông, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; thực hiện tốt công tác chuẩn bị giao quân đợt 2 năm nay.

Hội nghị đã dành thời gian thảo luận tại các tổ và nghe các ý kiến trình bày của lãnh đạo một số ngành tại hội trường. Hội nghị cũng đã nghe Ban tổ chức lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh báo cáo công tác chuẩn bị nội dung, chương trình lễ tổ chức kỷ niệm 32 năm giải phóng tỉnh nhà, 15 năm tái lập tỉnh và công bố Nghị định của Chính phủ về thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Giàu biểu dương kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I, khẳng định đó là do có sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển động tích cực trên các lĩnh vực vẫn còn một số tồn tại như vấn đề đền bù, giải toả làm trở ngại việc triển khai thực hiện các dự án; nạn phá rừng còn diễn biến phức tạp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp tình hình khô hạn chưa được phổ biển rộng mạnh trong toàn tỉnh; đời sống của một bộ phận người chăn nuôi còn khó khăn; sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm. Về mục tiêu nhiệm vụ qúy II, đồng chí yêu cầu tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã được nhất trí cao trong kỳ họp này bằng các giải

N

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 6

pháp tích cực, đồng bộ, phấn đấu tăng đúng mức giá trị các ngành sản xuất và dịch vụ, khẩn trương xây dựng các dự án đầu tư phát triển công nghiệp theo kế hoạch đề ra. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp của học sinh phổ thông gắn với thực hiện cuộc vận động hai không trong ngành Giáo dục. Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và bầu bổ sung HĐND các cấp trong tỉnh. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 32 năm giải phóng tỉnh nhà, 15 năm tái lập tỉnh, công bố Nghị định Chính phủ thành lập Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm một cách trang trọng, vui tươi, an toàn, tiết kiệm.

B.T - Báo Ninh Thuận.- Số 1442 KẾT QUẢ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XII: CẢ NƯỚC CÓ 493 NGƯỜI TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. TỈNH TA CÓ 6 NGƯỜI TRÚNG CỬ

ội đồng bầu cử Trung ương đã công bố kết quả Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII trên cả nước. 56.252.543 cử tri trong tổng số 56.467.532 cử tri cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội, đạt tỷ lệ 99,64%. Có 493 trong

tổng số 875 ứng cử viên đã trúng cử. Trong số 493 đại biểu trúng cử, có 345 đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu. Đại

biểu nữ chiếm 25,76% (127 người), đại biểu trẻ chiếm 13,79% (68 người), đại biểu là người ngoài Đảng chiếm 8,72% (43 người), đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 17,65% (87 người), 164 đại biểu có trình độ trên đại học (chiếm 33,27%), 309 đại biểu có trình độ đại học (chiếm 62,68%). Đại biểu Quốc hội cao tuổi nhất là 80 tuổi, trẻ nhất là 24 tuổi. Số đại biểu Quốc hội khóa XI tái cử là 138 người, chiếm 27,99%. Có 1 đại biểu là người tự ứng cử.

Ở tỉnh ta, 361.391 cử tri đã tham gia bầu cử, đạt tỷ lệ 99,94%. Có 6 người trúng cử trong số 10 ứng cử viên ở 2 đơn vị bầu cử. * DANH SÁCH 6 ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XII ĐƠN VỊ TỈNH NINH THUẬN:

- Ông Hoàng Ngọc Thái: Đại tá - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận. Tỷ lệ phiếu: 76,25%

- Bà Nguyễn Thị Mai: Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Ninh Thuận. Tỷ lệ phiếu: 61,64%

- Ông Nguyễn Đình Liêu: Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Tỷ lệ phiếu: 61,16%

- Ông Hồ Trọng Ngũ: Đại tá Công an, Phó Tổng biên tập tạp chí Công an Nhân dân. Tỷ lệ phiếu: 71,09%

- Ông Nguyễn Ngọc Minh: Trưởng đoàn Đại biểu QH khóa XI tỉnh Ninh Thuận. Tỷ lệ phiếu: 64,12%

- Bà Đàng Thị Mỹ Hương: Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Tỷ lệ phiếu: 62,61%.

Báo Ninh Thuận.- Số 1465

H

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 7

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ II/2007

gày 30-3-2007, UBND tỉnh đã tổ

chức phiên họp để đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong quý I/2007, qua đó triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong qúy II tới. Đồng chí Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND chủ trì phiên họp. Theo đánh giá của UBND tỉnh, qua 3 tháng đầu năm thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá XIII về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, các ngành như sản xuất thủy sản đã đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Hoạt động thương mại, du lịch có nhiều sôi động, thu ngân sách đạt kế hoạch. Huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhiều dự án được cấp phép đầu tư, một số công trình giao thông, thủy lợi có quy mô lớn đã được khởi cộng xây dựng. Các hoạt động văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển, tình hình dịch bệnh được phát hiện và khống chế kịp thời. Công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Quốc phòng - an ninh tiếp tục được giữ vững. Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh đã đạt được như tổng

sản phẩm nội tỉnh tăng 11,2%. Giá trị sản xuất các ngành: nông - lâm nghiệp tăng 1,8% thủy sản tăng 64,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 1,9% và dịch vụ tăng 8,1%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 20% dự toán năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng theo đánh giá của UBND tỉnh trong quý I/2007 vẫn còn nổi lên một số mặt hạn chế như tình hình hạn hán diễn ra gay gắt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, hiệu quả chăn nuôi thấp do dịch bệnh và giá cả bất lợi cho nông dân. Sản xuất công nghiệp tăng chậm, hoạt động xuất khẩu tiếp tục giảm sút. Do khó khăn, vướng mắc ở khâu bồi thường giải phóng mặt bằng nên một số dự án quy mô lớn thuộc ngành văn hoá - xã hội, giao thông chưa được triển khai. Chủ trương xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao thực hiện chưa có kết quả rõ nét… Trong quý II/2007, UBND tỉnh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh thực hiện như về lĩnh vực kinh tế, cần tập trung chỉ đạo thu hoạch vụ đông - xuân và sản xuất vụ hè - thu phù hợp với tình hình diễn biến thời tiết, khả năng nguồn nước tưới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và làm tốt công tác chống hạn, tiếp tục thực hiện công tác

phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, dịch cúm gia cầm, phòng chống phá rừng, cháy rừng. Đối với ngành thủy sản, công nghiệp ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên cần đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình nhằm tăng năng lực sản xuất mới, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để triển khai các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế đúng tiến độ… Về lĩnh vực văn hoá – xã hội: ngành giáo dục tập trung cho công tác thi tốt nghiệp các cấp, thực hiện tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2007, tăng cường các biện pháp cải thiện chất lượng giáo dục. Tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở. Tập trung tuyên truyền cho ngày bầu cử Quốc hội khoá XII và bầu bổ sung đại biểu HĐND các cấp. Tuyên truyền kỷ niệm 32 năm giải phóng Ninh Thuận, 15 năm tái lập tỉnh và công bố Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Chỉ đạo tốt công tác giải quyết việc làm, xoá đói - giảm nghèo. Về quốc phòng – an ninh, cần bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội, tăng cường an ninh nông thôn, bảo đảm tuyệt đối an toàn bầu cử đại

N

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 8

biểu Quốc hội khoá XII và bầu bổ sung đại biểu HĐND các cấp. Triển khai đồng bộ các biện pháp giảm các tệ nạn xã hội, giảm các vụ phạm pháp hình sự, giảm tai nạn giao thông. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân…

Tại cuộc họp, sau khi nghe các ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ sung báo cáo đánh giá của UBND tỉnh trong quý I và phương hướng nhiệm vụ trong qúy II, phản ảnh những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ ở một số ngành, địa phương… của các đại biểu tham dự, phát biểu kết luận

phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của các ngành, địa phương đã chung sức, chung lòng thực hiện tốt nhiệm vụ; đồng thời chỉ ra những tồn tại nhất là việc bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc ảnh hưởng đến tiến độ một số công trình trọng điểm; mối quan hệ phối hợp để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chưa được thông suốt…Về phương hướng trong quý II/2007, đồng chí lưu ý 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung đẩy mạnh thực hiện như các ngành, địa phương cần chú trọng đến công tác chống hạn,

chống cháy rừng, tiến hành khảo sát các hộ đói có thể xảy ra, kiên quyết phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc; tiếp tục tạo những điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, quyết tâm triển khai mô hình “một cửa” liên thông ở một số sở, ngành, địa phương, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ, chống tham nhũng, tiêu cực; tập trung đẩy mạnh thu ngân sách đạt kế hoạch.

MT.

Báo Ninh Thuận.- Số 1439

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM

LẦN THỨ IX Ngày 7-4, BCH Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố PR-TC đã tổ chức đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2007-2012). Có trên 300 đoàn viên, đại diện cho gần 10.000 đoàn viên của 370 chi đoàn trực thuộc tham dự.

Đại hội đã nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ VIII và phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ IX. Để phát huy hơn nữa vai trò xung kích của tuổi trẻ trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, Đại hội đã đề ra những giải pháp thực hiện như tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương thức giáo dục cho thanh - thiếu niên; khai thác và phát huy vai trò các thiết chế văn hóa, phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác giáo dục Đoàn; chủ động tiếp cận, làm công tác tư tưởng cho thanh niên. Kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tư tưởng thanh niên và dư luận xã hội; tăng cường đầu tư, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục của Đoàn… góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội đã bầu 31 đồng chí vào BCH. Đồng chí Hồ Anh Xuân được bầu giữ chức vụ Bí thư thành Đoàn PR-TC, nhiệm kỳ 2007-2012.

NT - Báo Ninh Thuận.- Số 1443

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 9

gày 5-11-2001, Ban Thường vụ

Tỉnh ủy (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trong thời kỳ 2001-2005 và đến 2010. Qua 4 năm triển khai thực hiện, cùng với sự nỗ lực chung của toàn tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng, vượt qua những khó khăn, thách thức, đã thu được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực:

Về kinh tế Kinh tế thị xã có

mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng bình quân 4 năm đạt 13,97%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ; nông nghiệp - thủy sản (công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ; nông nghiệp - thủy sản) của thị xã năm 2001 là 36,6% - 36,4% - 26,5% đến năm 2005 đạt tỷ lệ tương đương là 44,0% - 39,3% - 16,7%), cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm qua cơ cấu lao động của thị xã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp và tăng lao động phi nông nghiệp. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công tác quản lý đô thị

Kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư xây dựng, tổng số vốn đầu tư thực hiện trên 450 tỷ đồng, nhiều công trình phúc lợi xã hội đã và đang được hình thành, từng bước phát huy tác dụng; bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp. Công tác quản lý đô thị được quan tâm lãnh đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả trên các mặt, đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị. Về văn hoá- xã hội

Giáo dục - Đào tạo: Chất lượng giáo dục – đào tạo được giữ vững và có chuyển biến tiến bộ, các loại hình trường, lớp đa dạng, số lượng học sinh bỏ học giảm dần qua các năm; tỷ lệ học sinh các cấp học ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá. Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư mở rộng về quy mô và chất lượng, các loại hình nhà trẻ, mầm non tư thục ngày càng phát triển… đã

đáp ứng được nhu cầu giáo dục – đào tạo. Y tế

Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố, hoàn thiện, đã kiện toàn tổ chức bộ máy y tế cơ sở. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

ngày càng được đảm bảo, các loại dịch bệnh được

kiểm soát và chủ động được ngăn chặn. Văn hoá – thông tin, thể dục - thể thao

Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm đầu tư cả về nội dung, hình thức và cơ sở vật chất; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được mở rộng và có tác dụng tích cực trong đời sống xã hội; các phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá, gia đình văn hoá, thôn, khu phố văn hoá từng bước phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý thức cộng đồng trong nhân dân được nâng lên. Hoạt động thể dục - thể thao có chuyển biến tiến bộ, thu hút ngày càng đông các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện nâng cao thể chất.

N

PHAN RANG – THÁP CHÀM: TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 10

Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo:

Việc thực hiện chính sách xã hội được đặc biệt quan tâm, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Năm 2001, toàn thị xã có 4.846 hộ nghèo (theo tiêu chí cũ), chiếm tỷ lệ 17% tổng số hộ, trong đó có 1.648 hộ thuộc diện rất nghèo, đến năm 2005 thị xã có 4.249 hộ thoát được nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 7,43%, bình quân mỗi năm giảm 2,39%. Trong 4 năm (2001 - 2005) đã giải quyết việc làm cho hơn 14.000 lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp xuống còn 4,85%.

An ninh trật tự Tình hình an ninh

chính trị được giữ vững; trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các vụ phạm pháp hình sự giảm dần và không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn; sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc được phát huy vững chắc. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trên các lĩnh vực: Kinh tế tuy có bước tăng trưởng khá, nhưng chưa bền vững; năng lực sản xuất mới tăng thêm chưa đáng kể, chưa khai

thác tốt tiềm năng, lợi thế của thị xã. Công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai chưa chặt chẽ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn dàn trải, thực hiện một số tiêu chí của đô thị loại 3 thấp; việc cải tạo, chỉnh trang đô thị một số nơi thực hiện thiếu đồng bộ; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án chậm; chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế và trong các tầng lớp nhân dân. Vấn đề xoá đói giảm nghèo tuy có chuyển biến tiến bộ nhưng chưa bền vững. Phát triển y tế, giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi. Ý thức tự giác tham gia quản lý, xây dựng nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận nhân dân chưa cao. Trật tự xã hội trên một số lĩnh vực có lúc còn diễn biến phức tạp; các loại tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi. Hệ thống chính trị ở cơ sở chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.

Để khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế trong những năm qua, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tời là tập trung hơn nữa thực hiện thắng lợi nghị quyết 03 của Thường vụ Tỉnh ủy, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IX; tiếp tục xây dựng thị xã Phan Rang - Tháp Chàm phát triển đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội,

quốc phòng - an ninh và kết cấu hạ tầng đô thị trong những năm đến. Phấn đấu xây dựng thị xã là một địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, năng động về kinh tế, lành mạnh về văn hóa, trong sạch về môi trường, bảo đảm dân chủ, kỷ cương và trật tự an toàn xã hội; sớm trở thành thành phố giàu đẹp, hướng tới văn minh và hiện đại.

Với những thành tựu của thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đạt được sau 15 năm tái lập tỉnh, đặc biệt là những kết quả sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Thường vụ Tỉnh ủy (khóa X) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trong thời kỳ 2001-2005 và đến 2010”, tháng 2-2005 Bộ Xây dựng đã công nhận thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đạt được các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đô thị loại 3 Phát huy những kết quả đạt được, với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy; sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; sự quan tâm hỗ trợ có hiệu quả của các sở, ngành, chức năng trong tỉnh và đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân thị xã đã đồng thuận nhất trí cao và cùng với chính quyền xây dựng và phát triển thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Ngày 8-2-2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2007/NĐ-CP về

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 11

việc thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước trưởng thành về mọi mặt của thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trong xu thế phát triển chung của đất nước, là kết quả của quá trình đấu tranh gian khổ, hy sinh qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược; đã thể hiện được nguyện vọng, quyết tâm qua 32 năm nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và cũng là cơ hội, điều kiện để phát huy mạnh mẽ hơn chức năng trung tâm của đô thị thuộc tỉnh, tạo động lực mới cho sự phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng thành phố giàu, đẹp, hướng tới văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.

Kỷ niệm 32 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận, 15 năm tái lập tỉnh và triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trực thuộc tỉnh Ninh Thuận, đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà rất tự hào và phấn khởi về những thành tựu giành được trong những năm qua, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc những thách thức, khó khăn

đặt ra trong những chặng đường phía trước. Nhưng với truyền thống cách mạng, nền văn hóa mang đậm bản sắc từng dân tộc và những thành tựu, kinh nghiệm tích lũy được, với sức mạnh nội lực và tiềm năng hiện có, nhất định Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà sẽ tiếp tục giành nhiều thành tựu hơn nữa, sớm đưa Ninh Thuận thoát khỏi tỉnh nghèo và vươn lên trở thành tỉnh văn minh, giàu mạnh.

Mặc dù còn không ít khó khăn, nhưng với những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân Ninh Thuận đạt được trong 15 năm tái lập tỉnh, sẽ là nguồn nội lực quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương lên tầm cao mới. Ninh Thuận đang ra sức phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ , đưa nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống, nhằm tạo bước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc hơn trong những năm tiếp theo.

Năm 2007, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, là năm tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua các bước, các công việc: Tổ chức học tập tập trung ở từng đảng bộ cơ sở, cơ quan quản lý

hành chính nhà nước về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Cấp ủy, lãnh đạo cơ quan phối hợp tổ chức chặt chẽ việc thảo luận, liên hệ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đề ra những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể để phấn đấu, rèn luyện thường xuyên. Hàng năm vào dịp 19-5 tiến hành sơ kết cuộc vận động, tổng kết cuộc vận động vào năm 2011.

Thực hiện nhiệm vụ năm 2007, chúng ta có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng đứng trước khó khăn và thách thức mới; đòi hỏi toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn quân trong tỉnh phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, huy động mọi nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tạo sự chuyển biến toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, y tế; thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm gia đình có công với cách mạng. Đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; phát huy dân chủ ở cơ sở gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Báo Ninh Thuận.- Số 1445

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 12

Tối 16-4-2007, tại Quảng trường 16 Tháng 4: Lễ kỷ niệm trọng thể 32 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận, 15 năm Ngày tái lập tỉnh, đón nhận Huân chương độc lập hạng 3 và công bố Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm Tối ngày 16-4, trong niềm phấn khởi tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, tại Quảng trường 16 Tháng 4 thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh ta đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận, 15 năm Ngày tái lập tỉnh, đón nhận Huân chương độc lập hạng 3 và công bố Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Tham dự có đại biểu của các lực lượng quân, dân, chính, đảng; các đồng chí cách mạng lão thành, hưu trí cao cấp, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hơn 5.000 cán bộ, nhân dân trong tỉnh và hơn 100 phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh - truyền hình Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và địa phương.

Đến dự lễ có đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Toà án nhân dân tối cao; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng và một số thành phố, huyện, quận trực thuộc các tỉnh, thành phố bạn. Về phía tỉnh ta, có các đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Thị Út Lan, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trương Xuân Thìn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Văn Tấn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, các sở, ban, ngành tỉnh và đại diện các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đọc diễn văn kỷ niệm 32 năm ngày giải phóng Ninh Thuận và 15 năm tái lập

tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Giàu khẳng định ngày 16-4-1975 đã đánh dấu mốc son chói lọi và đi vào lịch sử cách mạng của quê hương Ninh Thuận. Qua 32 năm xây dựng và phát triển, nhất là qua 15 năm tái lập tỉnh, với sự phấn dấu nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh ta đã có bước chuyển biến tiến bộ khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với truyền thống cách mạng, kinh nghiệm tích lũy được, nhất định Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phấn đấu từng bước xây dựng Ninh Thuận trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh.

Thay mặt Đảng và Nhà nước, trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba cho tỉnh ta, đồng chí Tòng Thị Phóng đã phát biểu ý kiến biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong những năm qua. Đồng chí chỉ rõ với vị trí địa lý có được, tỉnh ta cần tận dụng tốt điều kiện thuận lợi, tạo ra những bứt phá mới, đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Là tỉnh có nhiều dân tộc, tôn giáo, tỉnh ta phải ra sức chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng chí nhắc nhở trong giai đoạn hiện nay, phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tại buổi lễ, sau khi đồng chí Trần Minh Nam, Chủ tịch UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm báo cáo quá trình hình thành và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; công bố Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, đồng chí Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ đã trao Nghị định của Chính phủ cho lãnh đạo UBND thành phố. Phát biểu về sự kiện này, đồng chí Hoàng Thị Út Lan biểu dương những thành tích, tiến bộ của Đảng bộ và nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã đạt được trong thời gian qua và lưu ý thành phố về nhiệm vụ quản lý, phát triển đô thị trong thời gian tới.

B.T - Báo Ninh Thuận.- Số 1446

Chính trị - Xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 13

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN

GIAO THÔNG gày 27-4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động đảm bảo trật tự ATGT quý I-

2007 và triển khai phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Hội nghị đã đánh giá tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh trong quý I-2007. Theo báo cáo của Phòng CSGT (Công an tỉnh), từ ngày 01-01 đến 30-3-2007, toàn tỉnh xảy ra 47 vụ TNGT, trong đó có 2 vụ TNGT đường sắt, làm 44 người chết, 26 người bị thương, thiệt hại tài sản trên 58 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2006, tăng 13 vụ, số người chết tăng 8 người, thiệt hại tài sản giảm trên 32 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, tránh

vượt sai quy định, uống rượu, bia quá nồng độ...

Để giảm thiểu TNGT trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền ATGT sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là thanh niên. Bên cạnh đó, tập trung lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các đoạn, tuyến giao thông được xác định là 'điểm đen' thường xảy ra TNGT trong các ngày lễ, tết, để kịp thời ngăn chặn và hướng dẫn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào các giờ cao điểm, tránh gây TNGT. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng xe khách vi phạm dừng, đỗ phương tiện sai quy định... tại ngã năm Phủ Hà, gây mất trật tự ATGT.

Tại hội nghị, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 10 tập thể và 10 cá nhân; Ban ATGT tặng giấy khen cho 10 tập thể và 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đảm bảo trật tự ATGT quý I-2007.

Báo Ninh Thuận.- Số 1452

KỲ HỌP THỨ 10 (KHÓA IX) HĐND THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM THÀNH LẬP 3 PHƯỜNG MỚI, LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

CHI TIẾT 9 PHƯỜNG ĐẾN NĂM 2010 Sáng ngày 11/5, HĐND thành phố

Phan Rang – Tháp Chàm khóa IX đã tổ chức kỳ họp thứ 10, để thông qua các đề án: Điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã, phường và quy hoạch sử dụng đất chi tiết của 9 phường đến năm 2010. Nhằm tăng cường công tác quản lý hành chính, thành phố PR-TC sẽ thực hiện công tác điều chỉnh địa giới hành chính của 5 xã, phường gồm: Mỹ Đông, Thanh Sơn, Tấn Tài, Mỹ Hải và Văn Hải. Trên cơ sở này thành phố sẽ thành lập thêm một phường mới là Mỹ Bình từ việc tách các thôn: Văn Sơn 1, Văn Sơn 2, Bình Sơn của xã Văn Hải; Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2 của xã Mỹ Hải . Thành lập phường Văn Hải, phường Mỹ Hải từ xã Văn Hải, xã Mỹ Hải cũ. Như vậy với đề án này, thành phố PR-TC sẽ có 15 phường và 1 xã. Đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên đất đai, thành phố lập quy hoạch sử

dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng chi tiết đất đến năm 2010 của 9 phường: Mỹ Đông, Thanh Sơn, Phủ Hà, Đài Sơn, Đông Hải, Kinh Dinh, Tấn Tài, Đạo Long, Mỹ Hương theo hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp phục vụ cho việc mở rộng các khu dân cư và các công trình phục vụ đời sống dân sinh. Theo đó thành phố sẽ có trên 397 ha đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng chuyển sang đất phi nông nghiệp. Các đại biểu HĐND tham dự kỳ họp đã nhất trí cao và thông qua các đề án trên và đề nghị UBND thành phố PR-TC sớm triển khai thực hiện có hiệu quả. Cũng trong kỳ họp lần này, đại biểu HĐND thành phố đã bầu bổ sung 2 thành viên UBND thành phố. Ông Lê Xuân Lâm, Chánh Thanh tra thành phố và ông Võ Thứ, Trưởng Công an thành phố.

Thu Thủy. Báo Ninh Thuận. – Số 1457

N

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 14

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN

LÝ ĐỐI VỚI TÔM CHÂN TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Ngày 13-4-2007, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 17/CT-UBND về tăng cường quản lý đối với tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh. Nội dung chỉ thị nêu rõ:

Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei hoặc Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ châu Mỹ, có khả năng thích ứng rộng, tôm phát triển tốt cho năng suất cao, giá thành thấp. Sông tôm chân trắng ngoài các bệnh thường gặp ở tôm nuôi, còn nhiễm một số bệnh không có ở Việt Nam như Hội chứng Tahura, bệnh này có thể lây nhiễm sang nuôi tôm sú và các loài tôm bản địa khác làm thiệt hại sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên.

Đối với tỉnh ta, việc phát triển tôm chân trắng cũng phải thận trọng; xét thấy vùng dự án nuôi tôm trên cát An Hải và dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải được đầu tư cơ sở hạ tầng rất cơ bản, đồng thời để từng bước đa dạng đối tượng nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 24-01-2006 về việc phê duyệt đề án đa dạng đối tượng nuôi thủy sản tại dự án nuôi tôm trên cát An Hải và dự án nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải, trong đó có đối tượng tôm chân trắng. Tuy nhiên thời gian gần đây, một số hộ nuôi ở đầm Nại và các khu vực khác vì lợi ích trước mắt đã tự phát thả nuôi tôm chân trắng, bất chấp các quy định của nhà nước.

Để thực hiện nghiêm túc Quyết định số 176/2006/QĐ-BTS ngày 01-3-2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành một số quy định tạm thời đối với tôm chân trắng; Chỉ thị số 01/2004/CT-BTS ngày 16-01-2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý tôm chân trắng ở Việt Nam và các văn bản khác có liên quan, đồng thời để phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà hiệu quả, an toàn và bền vững; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Các tổ chức, cá nhân sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh thực hiện:

- Đảm bảo về điều kiện nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh giống thủy sản theo quy định của Chính phủ, Bộ Thủy sản. Chấp hành đầy đủ các quy định của Bộ Thủy sản, UBND tỉnh có liên quan đến tôm chân trắng.

- Không tự phát sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm chân trắng tại các vùng ngoài quy hoạch hoặc chưa được sự đồng ý của UBND tỉnh.

- Nuôi thương phẩm tôm chân trắng phải tuân theo đúng kế hoạch thời vụ, quy trình kỹ thuật nuôi, mật độ thả nuôi do Sở Thủy sản hướng dẫn hàng năm.

- Trước mắt, được phép nuôi tôm chân trắng theo đề án được phê duyệt tại Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 24-01-2006 của Chủ tịch UBND tỉnh. Xây dựng vùng nuôi tôm an toàn theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS ngày 10-4-2006 của Chủ tịch UBND tỉnh. Khi có nguy cơ bão, lũ xảy ra trên các vùng nuôi tôm chân trắng phải thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng để di chuyển giống và tôm nuôi đến nơi an toàn, không để tôm chân trắng thất thoát ra ngoài tự nhiên.

- Được sản xuất giống tôm chân trắng tại khu quy hoạch của dự án vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung An Hải, huyện Ninh Phước nhưng phải thực hiện đầy đủ yêu cầu tại Quyết định số 176/2006/QĐ-BTS ngày 01-3-2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11-10-2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định khác có liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố; Sở Thủy sản, các sở, ngành liên quan như Sở Tài nguyên - Môi trường, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Hiệp Hội giống thủy sản, Hội Nông dân, Hội Nghề cá, Đài PT-TH, Báo Ninh Thuận theo chức năng tăng cường công tác quản lý đất đai, công tác kiểm tra, tuyên truyền pháp luật về quản lý tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh.

Báo Ninh Thuận.- Số 1447

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 15

MỞ RỘNG KHU ĐÔ THỊ BIỂN HƠN 550 HA NINH PHƯỚC: CÔNG BỐ QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP PHƯỚC NAM

- Tin từ Sở Xây dựng cho biết, UBND

tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư biển Văn Sơn - Bình Sơn (Văn Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm) với diện tích 225 ha. Đây là khu đô thị khép kín với đầy đủ các công trình phục vụ dân sinh (trường học, trạm y tế, thương mại - dịch vụ, công viên cây xanh…, sân golf) với quy mô dân số khoảng 13.000 người. Cũng trong đề án tái thiết, mở rộng thành phố về hướng biển, Khu dân cư đô thị Đông Bắc Phan Rang - Tháp Chàm cũng đã được quy hoạch với diện tích lên đến 318 ha. Theo đó, khoảng 60% quỹ đất dành xây dựng nhà ở cho ít nhất 43.000 dân; còn lại là các công trình công cộng: y tế, trường học, khu thương mại, trung tâm văn hóa, sân tập thể thao

- Hiện UBND tỉnh đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng hai khu đô thị nói trên để hoàn thành vào cuối năm 2010.

- Cụm công nghiệp Phước Nam (Ninh Phước) có tổng diện tích khu quy hoạch 97,361 ha gồm: đất xây dựng các nhà máy, đất trung tâm, đất kỹ thuật, đất giao thông và đất cây xanh; mật độ xây dựng trung bình 40-60%.

- Cụm công nghiệp Phước Nam ít gây ảnh hưởng đến môi trường trong khu quy

hoạch, chủ yếu bố trí các nhà máy lắp ráp điện tử, tin học , các nhà máy có công nghệ cao như: Nhà máy sản xuất - chế biến thực phẩm, lâm - hải sản, vật liệu xây dựng, giày da xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệpp Có trạm cấp nước công suất 5.200 m3/ngày - đêm và khu xử lý nước thải sinh học 5.000 m3/ngày - đêm.

- Hiện đã có 2 nhà máy đang hoạt động là công ty TNHH PERNG JIEH và HONSHI. Riêng công ty TNHH KAWA (Nhật Bản) đang xây dựng nhà máy chế biến cây neem.

LT. Đức Thắng Báo Ninh Thuận.- Sô 1466

PHAN RANG – THÁP CHÀM: NHIỀU DỰ ÁN LỚN SẼ ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

rong năm 2007, trên địa bàn thành phố Phan rang Tháp chàm sẽ được đầu tư xây dựng nhiều dự án lớn: Bệnh viện đa khoa tỉnh 176 tỷ đồng, đường đôi đi vào cửa ngõ phía Bắc 46 tỷ đồng, bến xe tỉnh 25 tỷ đồng, trường

chuyên THPT Lê Quý Đôn 16 tỷ đồng. Hiện nay, thành phố đang khởi công xây dựng nhiều công trình phục vụ cơ sở hạ tầng như: nâng cấp vỉa hè - hệ thống thoát nước đường Lê Hồng Phong, nâng cấp đường Hải Thượng Lãn Ông (đoạn cầu Đá Bạc đến trường Tiểu học Đông Hải 3), đài phun nước nghệ thuật trong công viên 16 tháng 4, hệ thống bảng chào 2 đầu thành phố với tổng kinh phí trên 9 tỷ đồng.

Báo Ninh Thuận.- Số 1445

T

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 16

TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG – KINH DOANH CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU

CÔNG NGHIỆP DU LONG. Cùng tham dự và chứng kiến có Phó

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Hữu Nghị, lãnh đạo các ngành chức năng tỉnh và lãnh đạo huyện Thuận Bắc. Về phía bạn có đại diện HĐQT tập đoàn Hua Chen, lãnh đạo liên danh Hua Chen-Hoàng Quân. Đây là một trong những dự án đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp của tỉnh nhà trong thời gian đến. Quy mô đầu tư theo giấy phép: Xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp với tổng diện tích 407,28 ha chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I: 254.18 ha; giai đoạn II: 153,1 ha. Địa điểm thực hiện dự án: Xã Lợi Hải và Xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận. Tổng vốn đầu tư 528.000.000 đồng. Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm. Tiến độ thực hiện và hoàn thành việc đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn I dự án: 3 năm (2007-2009), giai đoạn II: 2 năm (2009-2010), hoàn thành việc kêu gọi đầu tư từ năm 2011-2012;

Phát biểu tại buổi lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư, Chủ tịch Hoàng Thị Út Lan ghi nhận quyết tâm và nổ lực đầu tư dự án Khu công nghiệp Du Long của Công ty TNHH liên danh Hua Chen Long Đức Phong-Hoàng Quân và mong muốn Công ty cùng hợp tác với địa phương trong việc kêu gọi và thu hút đầu tư tại Khu Công nghiệp Du Long nói riêng và tại tỉnh Ninh Thuận nói chung. Đồng thời, sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để công ty triển khai đầu tư xây dựng dự án theo kế hoạch đã đề ra. Thay mặt lãnh đạo tập đoàn Hua Chen Ông Ma Xin Hai và Ông Zhou Xiang Jian (Chủ tịch HĐQT liên danh Hua Chen-Hoàng Quân) cảm ơn UBND tỉnh, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, đăng ký thực hiện đầu tư vào Ninh Thuận, và cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dự hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng thời đẩy mạnh kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào Khu Công nghiệp theo tiến độ thực hiện chung của dự án.

Website Ninh Thuận

KHÁNH THÀNH CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG SẮT Sau hơn 2 năm thi công, ngày 16/4 tại

huyện Bác Ái, BQL Thuỷ lợi 415 (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức lễ khánh thành công trình Hồ chứa nước sông Sắt. Đến dự có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận TƯ; Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Ngọc Thuật; đ/c Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đ/c Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, thành phố, huyện, các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, cán bộ và nhân dân huyện Bác Ái

Công trình hồ chứa nước sông Sắt có tổng dung tích 69 triệu m3, trong đó dung tích hữu ích là 66 triệu m3, đảm bảo việc tích và cung cấp nước tưới cho 3.800 ha đất sản xuất nông nghiệp từ một vụ/năm ở các xã thuộc huyện Bác Ái chuyển sang sản xuất hai đến ba vụ/năm, ngoài ra còn cấp nước sinh hoạt cho

nhân dân, nước uống cho đàn gia súc, cắt giảm lũ ở vùng hạ lưuuuu Với nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu của Chính phủ trên 288 tỷ đồng, công trình hồ chứa nước sông Sắt được xây dựng với quy mô gồm: đập đất ngăn sông cao 34m, dài 425m, tràn xả lũ với kỹ thuật mặt tràn có hai khoan tràn (5m x 5m), cửa van bằng thép, đảm bảo xã theo lưu lượng thiết kế 428m3/s, cống lấy nước dưới thân đập có chiều dài 140m, đường kính 1,5m, lưu lượng thiết kế 4m3/s và hệ thống các kênh chính, kênh Bắc, kênh Nam...Có tổng chiều dài 31km, các kênh cấp 1, kênh vượt cấp tổng chiều dài 58km. Công trình được hoàn thiện với khối lượng xây lắp: 1.566.000m3 đất đá đào đắp; 63.000m3 bê tông đá xây các loại và 1.161 tấn thiết bị cơ khí... Đây là công trình thuỷ lợi có tổng vốn đầu tư lớn nhất ở tỉnh ta từ trước đến nay.

Nguồn: Website Ninh Thuận

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 17

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ CÁ VÙNG BIỂN GẦN BỜ: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHỦ ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI Những năm gần đây, phát triển bền

vững đã được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước hết sức chú ý xây dựng các mô hình dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển bền vững không chỉ là tăng trưởng kinh tế hợp lý, mà phải bảo đảm tính bền vững về môi trường sinh thái và ổn định xã hội, thỏa mãn nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Một định hướng mục tiêu như vậy quả là rất khó khăn, phức tạp để triển khai các mô hình, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn cho rằng đây chỉ là vấn đề lý thuyết, ý tưởng tốt đẹp.

Đối với nghề cá nước ta hiện nay vùng hải sản gần bờ đang bị khai thác quá mức (năm 1993 một mã lực công suất máy tàu cá khai thác được 0,7 tấn, năm 2003 chỉ còn 0,35 tấn). Sản lượng và kích cỡ cá đánh bắt được giảm dần, chất lượng môi trường suy giảm, đã có tới 17 loại hải sản đang dự báo có nguy cơ tiệt chủng.

Nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi có khả năng tái tạo, nếu duy trì được mức độ khai thác hợp lý, bảo đảm trữ lượng cá thuần thục để sinh trưởng trong môi trường thuận lợi. Như vậy việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường vùng biển gần bờ, vùng quan trọng nhất của nghề khai thác và nuôi trồng hải sản là một yêu cầu bức thiết.

Theo truyền thống đánh bắt ngư dân thường gọi là vùng lộng có độ sâu của biển từ 30m đến 50m trở vào. Để có một ranh giới rõ ràng hơn về quản lý, cũng như một số nước Đông Nam Á, nên lấy vùng biển gần bờ là vùng 12 hải lý trở vào kể từ đường cơ sở.

Theo Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản thì phân chia vùng biển gần bờ như sau: Lấy đường bờ là đường ngắn nước biên độ thủy triều trung bình làm ranh giới giữa biển và đất liền vùng biển gần bờ được chia thành hai vùng:

Vùng liền bờ: Là vùng có giới hạn cách đường bờ 6 hải lý được phân chia thành hai tiểu vùng biển:

- Tiểu vùng 1: Cách đường bờ 3 hải lý là vùng rừng ngập mặn, các bãi cỏ biển, nơi sinh trưởng của cua, tôm, cá và các loài hải sản, nơi phát triển mạnh các loài thủy sinh tạo nguồn thức ăn phong phú cho hải sản. - Tiểu vùng 2: Vùng nằm giữa đường bờ từ 3 đến 6 hải lý là vùng gắn liền với nghề khai thác quy mô nhỏ của từng địa phương, hiện nay các tỉnh thường coi đây là vùng biển thuộc địa phận tỉnh quản lý.

Vùng gần bờ: là vùng biển tính từ đường bờ 12 đến 20 hải lý trở vào. Vùng này ngoài tàu thuyền chủ yếu của từng địa phương khai thác, còn có ngư dân của các địa phương khác đến làm nghề theo mùa vụ. Việc phân cấp quản lý vùng này cần được tính toán rõ ràng về ranh giới và mối quan hệ, quy chế cụ thể và thống nhất theo luật nghề cá và các luật khác có liên quan.

Vùng xa bờ là vùng biển phía ngoài cho đến hết vùng đặc quyền kinh tế. Đây là vùng liên quan nhiều đến vận tải, dầu khí, các đường biển quốc tế nên Bộ Thủy sản và các ngành cần chủ trì quản lý.

Vùng ven biển và hải đảo nước ta có 115 huyện, thị với gần 18 triệu người sinh sống chủ yếu là nghề cá, kết hợp với các nghề truyền thống khác như làm muối, vận tải ven bờ, dịch vụ du lịch, nông nghiệp, một vài vùng có nghề thủ công như làm chiếu, đan lát… Theo khảo sát mới đây của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, số ngư dân chuyên làm nghề khai thác hải sản chiếm 30% lao động, 70% làm nhiều nghề kết hợp như: khai thác và nuôi trồng 31,5%, khai thác và làm muối 12,5%, khai thác cá kết hợp với nông nghiệp 56%, làm nghề khác 10%.

Nhiều chương trình và dự án bảo vệ môi trường nguồn lợi thủy sản đã và đang được triển khai nhằm tạo ra sự phát triển ổn định của nghề cá ven biển. Ngoài một số ít dự án có tính chủ động như khu bảo tồn biển, thả tôm sú ra biển thì các giải pháp

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 18

đang triển khai chủ yếu mang tính thụ động, khắc phục các tác hại xấu.

Đã đến lúc phải tích cực chủ động hơn để bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản.

Một chương trình như vậy bao gồm nhiều hoạt động theo một hệ thống bảo đảm các mục tiêu:

- Tạo ra nhiều cơ hội có việc làm và nâng cao đời sống của cộng đồng cư dân đang khai thác nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái vùng gần bờ để sinh sống.

- Bảo vệ được nguồn lợi và môi trường sinh thái cho phát triển trước mắt và lâu dài.

- Phù hợp với Luật thủy sản, các luật có liên quan, các cam kết quốc tế của nước ta về bảo vệ môi trường, hải sản, các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Biển hiền hoà và dữ dội, là vàng, là bạc đã nuôi sống và thúc đẩy tiến bộ của loại người trong quá khứ, hiện tại sẽ cùng chúng ta phát triển bền vững trong tương lai - Thế kỷ của kinh tế Biển.

TS. Báo Ninh Thuận.- Số 1461

-------------------------------------

MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĐẬU XANH: GIẢI PHÁP CHỐNG HẠN HIỆU QUẢ Ở PHƯỚC NAM

Chúng tôi về xã Phước Nam, huyện Ninh Phước vào một ngày cuối tháng 3-2007. Dọc theo QL1A đoạn từ thị trấn Phước Dân đến xã Phước Nam, trên những đám ruộng dọc hai bên đường màu xanh của cây bắp và đậu xanh đang dần thay thế cho những đám ruộng khô nứt nẻ. Nổi bật hơn cả trong mô hình trồng cây chịu hạn ở đây là cây đậu xanh. Đây là loại cây trồng ngắn ngày, ít vốn, dễ trồng, ít sâu bệnh lại không tốn nhiều nước nên hiện đang được xem là giải pháp chống hạn tốt nhất đối với nông dân xã Phước Nam.

Anh Bá Văn Tin, Chủ tịch Hội nông dân xã cho biết: Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay, bước vào vụ đông - xuân ngoài việc triển khai các biện pháp khai thác nguồn nước ngầm để duy trì sản xuất và chăn nuôi, người dân còn mạnh dạn chuyển phần lớn diện tích đất trồng lúa thiếu nước tưới sang trồng các loại cây màu có khả năng chịu hạn như: bắp lai, rau đậu các loại. Trong vụ này, toàn xã Phước Nam có gần 100 hộ chuyển sang trồng các giống cây nói trên với diện tích gần 50 ha. Hầu hết diện tích trồng màu trên đều phát triển tốt và cho năng suất cao. Ông Kiều Văn Bảy ở thôn Văn Lâm 1 tâm sự: “Năm nay hạn quá không đủ nước để cung cấp cho cây lúa nên gia đình tôi đã chuyển 5 sào ruộng lúa sang trồng cây đậu xanh. Sau hơn hai tháng trồng thả, mỗi sào đậu xanh cũng cho thu hoạch khoảng 3 tạ. Với giá bán 12.000 đồng/kg

như hiện nay, sau khi trừ chi phí sản xuất tôi vẫn còn lãi hơn 1,5 triệu đồng/sào mà đất lại không bị bỏ hoang…”.

Hiệu quả của việc luân canh cây đậu xanh trên đất lúa thường xuyên thiếu nước ở xã Phước Nam là rất rõ. Tuy nhiên, mặt hạn chế là cây trồng phát triển tự phát, bà con có kinh nghiệm về cây gì thì trồng cây nấy nên sản phẩm khá nhiều nhưng manh mún nhỏ lẻ dễ bị ép giá.

Trong tình hình nắng hạn có thể còn kéo dài như hiện nay, việc chuyển đổi sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn như cây đậu xanh là một trong những biện pháp chống hạn thật sự hiệu quả, bởi nó không chỉ tiết kiệm đáng kể được nguồn nước tưới mà còn mang lại thu nhập cao cho nông dân. Để mô hình này ngày được nhiều nông dân áp dụng, thiết nghĩ các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ vốn vay, nguồn giống chất lượng và chuyển giao kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho người dân. Có như vậy giải pháp chuyển đổi cây trồng chịu hạn trong mùa khô mới đạt được hiệu quả cao hơn.

Văn Thanh - Báo Ninh Thuận.- Số 1442

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 19

NINH SƠN: PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU - THỦ CÔNG NGHIỆP

ấy năm trở lại đây, người dân Ninh Sơn bắt đầu khôi phục và phát triển

thêm một số ngành nghề mới như làm đũa gỗ, gia công thêu ren xuất khẩu, mộc cao cấp, nội thất nhôm kính, cơ khí… không chỉ tạo được công ăn việc làm mà còn đem lại thu nhập đáng kể.

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Ninh Sơn có trên 200 cơ sở phát triển các ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp như sản xuất đũa, cơ khí, điêu khắc mỹ nghệ… và gần 10 hợp tác xã (HTX) hoạt động theo Luật HTX trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ điện năng, dịch vụ tổng hợp xây dựng và dịch vụ vận tải ô tô, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điển hình như HTX Xây dựng và Dịch vụ tổng hợp Sơn Thịnh ngoài việc hoạt động có hiệu quả, phù hợp với mô hình hoạt động HTX kiểu mới, HTX này còn giải quyết cho hàng chục lao động địa phương có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định và giải quyết mỗi năm hàng chục ngàn ngày công lao động theo mùa vụ cho lao động phổ thông.

Một trong những đơn vị khác được đánh giá khá năng động hiện nay ở Ninh Sơn là HTX tiểu - thủ công nghiệp Quảng Sơn. Mặc dù mới khôi phục và đi vào hoạt động từ năm 2003, nhưng đơn vị rất năng động không ngừng tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, trong đó, nghề gia công thêu ren xuất khẩu là một trong những hợp đồng mới được HTX tiểu thủ công nghiệp Quảng Sơn ký với HTX thêu ren Kim Chi (tỉnh An Giang) xuất khẩu qua các nước Đức và Pháp. Qua hơn 4 năm đi vào hoạt động, đến nay năng lực sản xuất của HTX này đã được nâng cao với gần 30 xã viên chính thức và hơn 200 lao động hợp đồng,

mỗi tháng sản xuất được hơn 1.000 sản phẩm thêu ren, hơn 2.000 sản phẩm thêu ren và hàng ngàn sản phẩm đính cườm trang trí cho quần áo xuất khẩu, bình quân thu nhập của mỗi lao động là 600.000 đồng/tháng.

Cùng với các HTX trên, các cơ sở sản xuất đũa trên địa bàn huyện Ninh Sơn cũng đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây nghề làm đũa ở Ninh Sơn ban đầu mới chỉ có vài hộ, nguyên liệu làm đũa chủ yếu là thân dừa được mua từ các nơi về. Sau một thời gian phát triển nhận thấy nghề này cho thu nhập khá nên nhiều người tập trung phát triển từ đó nguyên liệu thanh dừa cạn dần, bà con đã chuyển sang làm đũa gỗ.

Để tạo điều kiện cho các cơ sở vay thêm vốn sản xuất cũng như được mua gỗ tận dụng từ các lâm trường về sản xuất tránh tình trạng dùng nguyên liệu không hợp pháp, huyện Ninh Sơn đã thành lập được 11 tổ hợp tác sản xuất đũa. Các tổ hợp tác này đã được UBND huyện Ninh Sơn cấp giấy phép hoạt động, mỗi năm giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 500 lao động địa phương với thu nhập bình quân gần 500.000 đồng/người/tháng.

Các cơ sở kinh doanh khác như mua bán xe gắn máy, nông sản, vật tư… cũng ngày một tăng cao. Đến nay toàn huyện có trên 550 hộ kinh doanh đang hoạt động tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động. Chính nhờ bước tiến này mà đến nay nền kinh tế của huyện Ninh Sơn đã tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua đạt 9%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm trên 40%. Dự tính trong tương lai tỷ trọng này còn tiếp tục tăng và sẽ đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế Ninh Sơn.

Văn Thanh. Báo Ninh Thuận.- Số 1457

M

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 20

HƯỚNG MỞ NÀO ĐỂ CÂY NHO PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG rong hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, nông dân cả nước không ít lời tán tụng về trái Nho ở Ninh Thuận, nó

được xem là một trong những trái cây “đặc sản”. Song từ cuối năm 1999 đến nay, người nông dân thường bị thua lỗ do năng suất, chất lượng kém và trái Nho bị rớt giá liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để cây Nho Ninh Thuận giữ được thương hiệu của mình? Đi tìm nguyên nhân?

Nhiều nông dân trồng nho cho biết: Vào những năm 80 và 90, nếu không có cây Nho, có lẽ đời sống của phần lớn nông dân tỉnh nhà rất khó khăn, bởi trên cùng một diện tích như nhau, lợi nhuận mang lại cho họ từ cây Nho cao cấp nhiều lần so với trồng lúa. Còn nhớ trước năm 1992, diện tích nho toàn tỉnh xấp xỉ 500 ha, nhưng đến năm 1995 thì diện tích trồng tăng trên 2.000 ha, ở 31 xã trong toàn tỉnh, năng suất dao động từ 15 tấn đến gần 20 tấn/ha. Thời điểm ấy, giá tiêu thụ trên thị trường 1kg trái nho đỏ (Red Cardinal) từ 10.000 đến 18.000 đồng (cao gấp 4 lần so với lúa). Từ đó trái nho Ninh Thuận được “du hành” trong cả nước, hàng ngàn hộ ở nông thôn nhờ nguồn lợi kinh tế mang lại của cây nho đã từng bước vượt qua khó nghèo, cải thiện đời sống đáng kể. Phong trào trồng nho lan rộng đến nhiều vùng nông thôn, kể cả vùng đất gần bờ biển như Thái An, Vĩnh Hy… Phát triển mạnh nhất vẫn là huyện Ninh Phước, Ninh Hải và vùng ven thành phố PR-TC. Nhưng từ cuối năm 1999, nguồn lợi do cây nho mang lại cho nông dân sụt giảm, có thời điểm 1 kg nho trái giá từ 2.000 - 3.000 đồng. Nguyên nhân chính không chỉ vì trên thị trường xuất hiện nho nhập ngoại, chất lượng cao mà do giống nho sau nhiều năm sản xuất bị thoái hóa, không đủ sức đề kháng dịch bệnh, cho năng suất thấp, mặc dù nông dân áp dụng không ít các giải pháp trong chăm sóc. Diện tích trồng nho dần bị thu hẹp, hàng trăm hộ

trồng bị thua lỗ đã chặt gốc lấy đất chuyển sang trồng các loại cây khác như táo, bắp… Một số hộ luôn tỏ ra tiếc

nuối “Cây gì thì cây, cũng không qua nổi cây nho về hiệu quả kinh tế!”.

Đứng trước tình hình trên, có thể nói ngành NN-PTNT đã chỉ đạo đơn vị chức năng tập trung nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân làm cho cây bị “thoái trào”. Theo đó đã tìm ra những nguyên nhân cơ bản là giống nho đỏ bị thoái hóa không còn phù hợp để tiếp tục sản xuất, mặt khác kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nho của nông dân lâu nay mang tính tự phát, nên tuổi thọ cũng như sức đề kháng các loại dịch bệnh trên cây nho giảm đáng kể, nhưng với nguồn lợi kinh tế mang lại trước đó, cộng với việc thiếu thông tin, người nông dân vẫn tiếp tục đầu tư cho cây nho đỏ cố để “gỡ gạc”, nhưng chẳng có gì chuyển biến hơn. Một số hộ thì chặt bỏ gốc giống nho đỏ (Red Cardinal) đã bị thoái hóa và dốc lực vào việc trồng giống nho mới NH01-48. Thời kỳ đầu, giống nho này cũng mang lại hiệu quả cho nông dân, nhưng gần đây nhiều nông dân cho biết năng suất của giống nho này cũng giảm so với trước, song phần lớn chưa biết nguyên nhân vì đâu!

Chúng tôi đưa vấn đề này ra trao đổi với đồng chí Lê Công Nông, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố, được biết có nhiều lý do tác động làm cây nho ở Ninh Thuận phát triển không bền vững, nhưng nguyên nhân chính là do nông dân lâu nay trồng nho mang tính tự phát, còn hạn chế rất nhiều về kỹ thuật chăm sóc nên chưa thu hoạch được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao. Từ đó giá nho trái tụt thấp, không đủ sức cạnh trạnh với các giống nho nhập khẩu, nhưng ngược lại chi phí trong sản xuất cho từng mùa vụ ngày càng cao, vì thế nông dân dễ bị thua lỗ.

Đi tìm giải pháp

T

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 21

Trong buổi làm việc vào đầu tháng 5 vừa qua giữa đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, Sở LĐTB&XH với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - người đã dành thời gian hơn chục năm nghiên cứu và tìm giải pháp phù hợp để phát triển cây nho Ninh Thuận trên thị trường trong và ngoài nước cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) để tìm giải pháp khôi phục, phát triển cây nho Ninh Thuận mang tính bền vững trong thời gian tới thì mọi chuyện được sáng tỏ hơn.

Qua buổi làm việc cho thấy với điều kiện khí hậu khô hạn ở tỉnh ta ảnh hưởng nhiều đối với sản xuất nông nghiệp, nhưng khá thuận lợi để phát triển một số cây đặc thù, đặc biệt cây nho rất phù hợp với điều kiện khí hậu kể trên so với các nơi khác. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì cây nho Ninh Thuận chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì hàng năm bình quân 1 ha nho sẽ mang lại thu nhập từ 100 triệu đến 300 triệu đồng. Đặc biệt, tỉnh ta là địa phương duy nhất có gần 200 giống nho các loại (kể cả nho ăn tươi và nho rượu), hội đủ các điều kiện có thể đưa ra một hoặc hai giống nho mới cho năng suất cao để thay thế các giống nho bị thoái hóa, nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó tuy phát triển tự phát nhưng phần lớn nông dân ở tỉnh ta đúc kết rất nhiều kinh nghiệm sản xuất, nếu được đào tạo về kỹ thuật, tin rằng hiệu quả sản xuất được nâng cao hơn.

Tiềm năng quỹ đất để phát triển cây nho ở tỉnh ta khá dồi dào, nhưng chưa được khai thác đúng tầm, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc, cân đối dinh dưỡng, bảo vệ thực vật theo hướng hữu cơ sinh học rất hạn chế, việc chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn sơ sài nên tỷ lệ thất thoát về số lượng cũng như chất lượng cao, giá cả không ổn định vì thiếu tổ chức thị trường, lâu nay nông dân tự tìm đầu ra, nên lợi nhuận chưa đảm bảo. Và một yếu tố quan trọng khác là

phần lớn nông dân trồng nho thiếu vốn đầu tư trong sản xuất, nên rất khó khăn trong việc phát triển diện tích… Sau nhiều năm sản xuất kém hiệu quả, hiện tại diện tích trồng toàn tỉnh giảm xuống còn 1.650 ha, trong đó giống Red Cardinal thuần là 920 ha; giống Cardinal ghép từ gốc dại: 350 ha; giống nho NH01-48: 338 ha; giống nho Black Queen: 9,4 ha, còn lại là các giống khác, riêng nho rượu có trên 10 ha. Theo mục tiêu phát triển đề ra đến năm 2010, diện tích trồng sẽ được mở rộng là 3.200 ha, sản lượng bình quân hàng năm 60.000 tấn (kể cả nho ăn tươi và nho rượu), tập trung sản xuất ở huyện Ninh Phước, theo đó sẽ có 1.000 ha giống nho mới, 100 ha nho rượu và sản xuất theo hướng nho sạch. Vì thế tỉnh sẽ triển khai một cách cụ thể chiến lược phát triển cây nho để xây dựng thương hiệu vững chắc cho loại cây đặc thù này.

Giải pháp từ nay đến năm 2010, ngoài việc mở rộng diện tích, tỉnh và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thực hiện quy hoạch vùng trồng theo hướng sản xuất tập trung. Chú trọng việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, khảo nghiệm, chuyển giao giống mới vào sản xuất, xây dựng các vườn giống ở các địa phương, câu lạc bộ khuyến nông… Để đảm bảo việc cung cấp giống và là điểm cho nông dân tham quan, học tập nâng cao kiến thức kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Hoàn chỉnh quy trình chăm sóc cũng như xác định cụ thể từng vùng đất thích nghi với từng giống nho để sản xuất đạt hiệu quả cao. Thông qua cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với các tập đoàn sản xuất rượu vang nho ở nước ngoài, tỉnh sẽ đẩy mạnh việc liên kết đầu tư sản xuất, cơ sở chế biến, bảo quản gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu nho sạch để ổn định trong tiêu thụ và tăng sức cạnh tranh.

Tuy những giải pháp đề ra đang bước đầu đi vào thực hiện, nhưng qua đó tin rằng trong thập niên đầu thế kỷ 21, người trồng nho ở tỉnh ta sẽ có hướng tháo gỡ những vướng mắc lâu nay, đồng thời sẽ tạo và giữ vững thương hiệu trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Nguyễn Trung. Báo Ninh Thuận.- Số 1456

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 22

MỸ TƯỜNG LÀNG DỆT LỤA XƯA rước tháng 8 năm 1945, tỉnh Ninh Thuận gồm một huyện An Phước, hai tổng miền núi: É Lâm thượng và É Lâm hạ;

năm tổng đồng bằng: Phú Quý, Vạn Phước, Đắc Nhơn, Kinh Dinh và Mỹ Tường. Dưới tổng là làng, dưới làng là ấp. Tổng Mỹ Tường có 13 làng. Làng Mỹ Tường thuộc tổng Mỹ Tường, có 4 ấp: Mỹ Hiệp, Mỹ Tân, Mỹ Ngọc, Mỹ Phong và thị tứ Mỹ Tường. Mỹ Tường hiện nay thuộc xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải. Cách đây khoảng 300 năm, có 9 người từ miền Ngũ Quảng kết bạn với nhau tìm nơi sinh sống, đi thuyền men theo miền biển vào khai phá, tạo lập làng Mỹ Tường. Vì vậy, làng Mỹ Tường còn có tục danh là làng “Cửu Hữu”. Người ta quen gọi là làng “Củ Hủ” hay “Cổ Hủ”. Mỹ Tường là địa phương có dân cư đông đúc, sống chủ yếu là nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Mọi người, mọi nhà đều sống bằng nghề này và gắn bó với họ cách đây khoảng 100 năm. Ngoài ra để phát triển nghề dệt, người dân Mỹ Tường còn trồng bông, kéo sợi, dệt vải. Nghề dệt vải chỉ bằng 1/10 nghề dệt tơ lụa. Khi lá dâu nuôi tằm thiếu; bông vải phục vụ kéo sợi, dệt vải không đủ thì tổ chức thu mua các làng, ấp xung quanh. Công cụ để ươm tơ, dệt lụa, dệt vải đều do nhân dân Mỹ Tường tự chế tạo như: nong, nia (đan bằng tre) dùng để nuôi tằm, xa kéo sợi, xa cáng bông, xa đánh ống, ống mắc sợi, con quay, go, cự, con thoi, khung dệt… đều làm bằng gỗ. Khung dệt hoàn toàn thủ công khoảng 100 cái (90 cái dệt đũi và lụa, 10 cái dệt sợi bông vải). Mỗi người một ngày có thể dệt được 10m, người dệt giỏi có thể đạt 20m. Sản phẩm dệt ra có 3 loại: sợi thao dệt ra đũi, màu vàng lợt; sợi tơ dệt ra lụa, màu vàng mỡ gà; sợi bông vải dệt ra vải ta trắng. Thời gian khá dài, lụa, đũi, vải ta Mỹ Tường màu tự nhiên đưa đi tiêu thụ, mỗi cây vải dài 20 m,

khổ rộng 0,4m. Mãi đến khoảng trước năm 1945, có thợ nhuộm từ Phan Rang xuống Mỹ Tường tổ chức lò nhuộm. Về sau Mỹ Tường tự làm lò nhuộm. Từ đó sản phẩm dệt của Mỹ Tường có nhiều loại vải khác nhau, đa dạng hơn như: vải ta trắng, vải ta đen, vải ta nâu, lụa màu tự nhiên mỡ gà, lụa đen, lãnh đen (gọi lãnh Củ Hủ) và đũi màu vàng tự nhiên. Tất cả các loại vải đều có khổ rộng 0,4m, mỗi cây dài 20m. Sản phảm dệt Mỹ Tường được nhiều người buôn vải ở Phan Rang xuống mua và người Mỹ Tường mang đi bán khắp nơi trong và ngoài tỉnh, được nhiều người ưa chuộng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 21 tháng 8 Ninh Thuận giành được chính quyền, nhân dân Mỹ Tường cũng như toàn dân Ninh Thuận vui mừng khôn xiết, đất nước được độc lập, tự do. Với khí thế đó, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa của Mỹ Tường càng phát triển. Nhân dân Mỹ Tường hưởng độc lập, tự do chưa được bao lâu, ngày 28 tháng 1 năm 1946, thực dân Pháp tái xâm lược, chiếm Ninh Thuận. Chúng chiếm đóng Phan Rang rồi lần lượt xuống chiếm đóng đồn Mỹ Tường. Cuối năm 1947, giặc Pháp ở đồn Mỹ Tường vào làng lùng sục bị du kích tập kích giết và lấy súng. Chúng trả thù bằng hành động dã man, tàn sát những người dân Mỹ Tường vô tội, chúng bắn chết trên 50 người. Vì vậy mà nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa ở Mỹ Tường tạm thời đình đốn một thời gian ngắn, sau đó mới ổn định và phát triển sản xuất lại.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) miền Nam tạm thời dưới quyền quản lý của Mỹ -ngụy. Sản phẩm hàng dệt Mỹ Tường bị hàng dệt ngoại đa dạng cạnh tranh. Mặc dù, hàng dệt Mỹ Tường vẫn còn được khách hàng ưa thích, nhưng vì vải Mỹ Tường khổ hẹp không phù hợp với thị hiếu thị trường nên cuối năm 1955 đầu năm 1956, Mỹ Tường bắt đầu cải tiến khung dệt khổ rộng 0,8 – 0,9m, bán thủ công, thoi và lượt tự động nhờ 2 chân đạp, nhờ vậy, hàng dệt Mỹ Tường tiếp tục tồn tại và đứng vững thêm một thời gian.

Xem tiếp trang 28

T

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 23

THÔNG BÁO Thay đổi thời gian và chương trình Festival Ninh Thuận 2007

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH FESTIVAL NINH THUẬN 2007

Thời gian diễn ra từ 15/8-21/8/2007 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. MỤC ĐÍCH:

Festival Ninh Thuận 2007 là sự kiện lớn về du lịch và văn hoá tổ chức lần đầu tiên

tại Ninh Thuận nhằm khuyếch trương và quảng bá thương hiệu Ninh Thuận, trọng tâm quảng bá trên lĩnh vực du lịch và văn hoá. Với thế mạnh về du lịch biển, trong đó có những bãi biển đẹp như Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh... và những hệ thống di tích tháp cổ cộng với sản phẩm văn hoá phi vật thể mang đậm nét bản sắc dân tộc là điểm nhấn chủ lực để tỉnh đưa ra một chương trình “Du lịch văn hoá” mang dấu ấn và bản sắc độc đáo riêng có ở Ninh Thuận. Festival Ninh Thuận 2007 cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu, hoà nhập giữa các tỉnh lân cận thuộc vùng Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung... cùng nhau liên kết phát triển kinh tế, du lịch, văn hoá theo định hướng chung đồng nhất, trọng tâm là hình thành tam giác kinh tế du lịch Phan Rang – Nha Trang – Đà Lạt. Festival Ninh Thuận 2007 cũng là nơi hội thảo, tìm kiếm cơ hội, mời gọi đầu tư để phát triển lợi thế so sánh của tỉnh nhà, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà theo hướng phát triển chung của đất nước. Festival Ninh Thuận 2007 cũng là ngày hội mà tất cả các dân tộc anh em trên quê hương Ninh Thuận cùng thể hiện sự đoàn kết, tương trợ, cùng nhau xây dựng Ninh Thuận ngày càng phát triển thông qua việc ủng hộ tham gia và góp phần cho lễ hội được tổ chức thành công tốt đẹp. II. YÊU CẦU: - Lễ hội đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, các cấp, địa phương trong quá trình thực hiện; tạo ra sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư trong tỉnh. Các hoạt động của Festival phải thiết thực, tiết kiệm, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành, Trung ương liên quan và các nhà tài trợ. - Tạo cho sự kiện có sắc thái và nét đặc trưng riêng, phát huy được các tiềm năng, lợi thế nền kinh tế - xã hội, bản sắc văn hoá cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù của Ninh Thuận.

- Thông qua lễ hội phải tạo cho được các sản phẩm du lịch dịch vụ, sản phẩm du lịch văn hoá, tour-tuyến du lịch mới hấp dẫn, đạt chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách trong năm 2007 và những năm tiếp theo. III. NỘI DUNG: A. CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM Chủ đề: “Ninh Thuận hội nhập, phát triển và thân thiện”

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 24

* SÂN KHẤU HOÁ: 1. Lễ khai mạc:

- Thời gian: Vào lúc 20giờ ngày 18/08/2007 - Địa điểm: Quảng trường 16/04, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm - Nội dung:

* Phần lễ: Tổng Cục Du Lịch, Bộ Văn Hoá Thông Tin, UBND tỉnh, Sở Thương Mại – Du

Lịch, Sở Văn Hóa – Thông Tin phối hợp tổ chức.

* Phần hội: Chương I: Ninh Thuận đất ấm tình người

+ Cảnh 1: Liên khúc hát múa “Ninh Thuận hào hùng” + Cảnh 2: Phong cảnh, di tích, danh thắng Ninh Thuận

Chương II: Những sắc màu văn hóa + Phan Rang nắng vàng biển biếc + Văn hoá Chăm - Quyến rũ một sắc màu + Ngày hội Raglai

Chương III: Chương trình văn nghệ “Ninh Thuận gọi mời”, biểu diễn hoa nước và thả đèn lồng. 2.Chương trình văn nghệ đêm ngày 19/08/2007

* Địa điểm 1: Tại sân vận động tỉnh đường 21/8, Công ty biểu diễn TPHCM tổ chức biểu diễn với sự tham gia của các ngôi sao ca nhạc TPHCM * Địa điểm 2: Tại sân khấu Khách sạn 4 sao Sài Gòn - Ninh Chữ: Đoàn nghệ thuật Chăm phối hợp với một đoàn nghệ thuật TPHCM biểu diễn. * Địa điểm 3: Tại sân khấu Trung tâm văn hoá thông tin: Chương trình ca nhạc hội chợ (Do ban tổ chức hội chợ đảm nhận).

3. Lễ bế mạc: - Thời gian: Vào lúc 20giờ ngày 20/08/2007 - Địa điểm: Tại quảng trường 16/04, Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm - Nội dung: * Phần lễ: Tổng Cục Du Lịch, Bộ Văn Hoá Thông Tin, UBND tỉnh, Sở Thương Mại – Du

Lịch, Sở Văn Hóa – Thông Tin phối hợp tổ chức. * Phần hội: Đoàn ca múa nhạc tỉnh kết hợp với Đoàn Nghệ thuật Chăm và huy động các lực

lượng diễn viên, cộng tác viên trong tỉnh dàn dựng chương trình. B. CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM 1. CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO, TRÒ CHƠI:

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 25

1.1 Các hoạt động phụ trợ khởi động hưởng ứng trước thời gian diễn ra lễ hội:

a. Đua xe môtô trên địa hình cát: - Thời gian: Tổ chức 2 đợt Vào lúc 7g00 ngày 31/03/2007 - Địa điểm: Tại Đồi cát Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước.

1.2 Các hoạt động diễn ra trong thời gian lễ hội: b. Giải bóng chuyền Nam và Nữ toàn quốc:

Thời gian: Sáng ngày 18/08/2007 đến ngày 20/08/2007 Địa điểm: Tại Khu du lịch Long Thuận

c. Đua thuyền rồng: - Thời gian: lúc 7g00 ngày 18/08/2007 - Địa điểm: Tại bãi biển Ninh Chữ

d. Đua môtô trong sân vận động: - Thời gian: lúc 14g00 ngày 19 /08/2007 - Địa điểm: Tại Sân vận động tỉnh đường 21/8

e .Đua xe môtô trên địa hình cát: - Thời gian: Vào lúc 7g00 ngày 20/08/2007 - Địa điểm: Tại Đồi cát Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước. Ngoài

các hoạt động chính nêu trên, các huyện thị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đồng loạt tổ chức các hoạt động thể dục thể thao hưởng ứng ngày hội Festival Ninh Thuận 2007, cụ thể như sau:

* UBND Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: - Tổ chức “Chạy phong trào” (Nhân dân trong tỉnh và du khách đến với Ninh

Thuận trong dịp lễ hội cùng tham gia) - Thời gian: Sáng ngày 16/08/2007

- Lộ trình: Bắt đầu từ cuối đường 16/4, đường Ngô Gia Tự, đường Thống Nhất, kết thúc đầu đường 16/4.

* UBND huyện Ninh Hải: - Tổ chức các cuộc thi lắc thúng, thả lưới, kéo chài... trên khu vực Đầm Nại.

- Thời gian: Sáng ngày 17/08/2007 * UBND huyện Bác Ái - Tổ chức chương trình văn nghệ quần chúng của các dân tộc và ngày hội các hoạt động thể dục thể thao dân tộc như đi cà kheo, bắn nỏ... tại nhà truyền thống Bác Ái * UBND huyện Ninh Sơn: - Kết hợp cùng khu du lịch Suối nước nóng Krông Pha tổ chức các hoạt động văn nghệ dân gian, tắm suối nước nóng, tham quan miệt vườn Tân Sơn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 26

* UBND huyện Thuận Bắc và UBND huyện Ninh Phước: - Phối hợp tổ chức đua xe đạp cự ly ngắn 60km, leo núi kiền kiền.

2. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM, HỘI CHỢ, HỘI THẢO: Chủ đề: “Chào mừng Festival Ninh Thuận 2007 - Du lịch Biển và Văn hóa”.

Tên gọi: Hội chợ triển lãm - Festival Ninh Thuận 2007. Thời gian: Từ 15/8 - 20/08/2007 (06 ngày). Địa điểm: Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Qui mô: Từ 250-300 ( gian tiêu chuẩn 9m2).

Bao gồm các khu vực: a) Khu Triển lãm: Triển lãm thành tựu Kinh tế xã hội và các cơ sở làng nghề của

tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh bạn. - Đối tượng tham gia: Các Sở, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề, các HTX làng nghề, HTX sản xuất nông nghiệp, các nhà vườn và nghệ nhân trong và ngòai tỉnh trực tiếp tham gia. - Qui mô: Dự kiến 50 gian hàng được bố trí thành khu vực tập trung riêng biệt giáp ranh với khu hội chợ thương mại. b) Khu Hội chợ thương mại: - Qui mô: Từ 200 - 250 gian hàng - Đối tượng tham gia: Gồm các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối hàng hóa,....

- Ngành hàng tham gia trưng bày: trưng bày các sản phẩm hàng tiêu dùng, hàng phục vụ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch - lữ hành - lưu trú, các sản phẩm phục vụ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị, giầy da, may mặc, điện - điện tử, ôtô - xe máy, phân bón, thuốc trừ sâu và các sản phẩm liên quan;...

c) Hội thảo phát triển Du lịch - Chủ đề, nội dung chương trình: Hội thảo khoa học về Phát triển Du lịch Biển

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Du lịch chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Cục xúc tiến du lịch, Cục xúc tiến thương mại, phòng Công nghiệp-Thương mại (VCCI) chi nhánh phía Nam.

Ngoài ra, hằng đêm, trong khu vực Hội chợ triển lãm còn có các họat động chương trình ca nhạc, thời trang, hài kịch do các nghệ sĩ, ca sĩ của các đoàn nghệ thuật như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Thuận... và những ngôi sao ca nhạc, người mẫu, danh hài, MC nổi tiếng của TP.HCM biểu diễn. Thời gian tổ chức: từ 19:30 - 22:30 mỗi đêm.

* HỘI THI CỪU ĐẸP: - Mục đích:

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 27

+ Giới thiệu và quảng bá giống Cừu Phan Rang - một đặc sản nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã được nuôi và thích nghi gần 100 năm cho khách trong và ngoài nước được biết.

+ Hội thi là tăng thêm giá trị không những về văn hoá – tinh thần mà còn tăng thêm niềm tự hào của người dân Ninh Thuận trong ngày hội Festival

+ Chọn được những Cừu đực, Cừu cái tốt của địa phương, phục vụ cho việc nhân giống, nhằm phát huy nguồn gen quý.

+ Thông qua hội thi đẩy mạnh phong trào chăn nuôi cừu, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế và dân sinh Ninh Thuận. - Quy mô: 60 con (30 cừu đực và 30 cừu cái) từ các trang trại của 06 huyện, thị của tỉnh về tham dự.

- Thời gian và địa điểm: 14giờ00 ngày 20/08/2007 tại Nhà văn hóa Thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận * HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ẨM THỰC:

- Mục đích: Nhằm giới thiệu với du khách về nét văn hóa ẩm thực về biển, rừng Ninh Thuận và các vùng miền trên cả nước; phục vụ cho du khách và nhân dân trong tỉnh.

- Quy mô, số lượng đơn vị tham gia: Gồm 50 gian (18 m2)phục vụ cho các doanh nghiệp du lịch của 06 tỉnh, thành duyên hải Nam Trung Bộ, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP HCM tham gia . - Thời gian: Từ ngày 16/08/2007 đến ngày 20/08/2007 - Địa điểm: tại khu du lịch khách sạn Sài Gòn – Ninh Chữ (4 sao) C. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TIÊU BIỂU VỀ NINH THUẬN

* Tour 1: Hòa quyện cùng thiên nhiên Tham quan thưởng thức trái cây miệt vườn Sông Pha - Tắm suối nước nóng Krông

Pha - Giao lưu văn hóa cùng dân tộc Raglai và thăm di tích truyền thống Bác Ái. * Tour 2: Thưởng thức vẻ đẹp tiềm ẩn Vườn quốc gia Núi Chúa

Ngao du Bình Tiên, bãi Rạn, bãi Chà Là - Ngắm san hô Vịnh Vĩnh Hy - Leo thác suối Lồ Ồ - Thăm Khu bảo tồn Rùa biển thôn Thái An - Ẩm thực đặc sản miền biển.

* Tour 3: Quyến rủ một sắc màu Thăm vườn nho Ba Mọi - Làng dệt Mỹ Nghiệp - Làng gốm Bàu Trúc - Tháp PôKlông Garai - Hòa nhập cùng vũ điệu Chăm.

* Tour 4: Về miền sa mạc nóng bỏng Chinh phục đồi cát Nam Cương - Xem biểu diễn mô tô trên cát - Chiêm ngưỡng ngọn Hải Đăng Mũi Dinh - Thăm quan các trang trại nuôi Tôm và Ốc Hương.

Văn Trường (Nguồn: www:festivalninhthuan.com.vn) http://www.ninhthuantourist.com.vn/Thongbao.asp?id=95

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 28

ĐỒNG CHÍ HOÀNG TUẤN ANH, TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH LÀM VIỆC VỚI TỈNH TA

hiều ngày 4-4, đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Tổng cục Trưởng

Tổng cục Du lịch đã đến làm việc với tỉnh ta; cùng đi có đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng phía Nam Tổng cục Du lịch. Về phía tỉnh ta, tiếp và làm việc có các đồng chí Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Hữu Nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Thương mại và Du lịch, một số sở, ngành và huyện Ninh Phước

Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Thương mại và Du lịch, trong năm qua tình hình phát triển du lịch của tỉnh nhà đã có bước khởi sắc, lượng du khách đến tỉnh ta ngày càng tăng, các cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư xây dựng mới.

Tuy nhiên du lịch tỉnh nhà vẫn còn một số tồn tại như: Sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao, vấn đề vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch chưa bảo đảm.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Hiện nay tỉnh đang khó khăn về nguồn lực phát triển du lịch, trong cơ cấu kinh tế dịch vụ du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp. Hướng đến, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Đồng chí đề nghị Tổng cục Du lịch quan tâm đưa tỉnh ta vào quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Tuấn Anh lưu ý tỉnh ta về 2 vấn đề: Không gian phát triển du lịch và sản phẩm du lịch. Theo đồng chí, tỉnh ta cần có cơ chế chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư, quan hệ tốt với các Công ty Du lịch lữ hành. Đối với các kiến nghị của tỉnh, Tổng cục Du lịch ghi nhận, sẽ hỗ trợ cho việc quảng bá Festival Ninh Thuận 2007, đưa tỉnh ta vào vùng trọng điểm du lịch và quan tâm đầu tư, giúp đỡ ngành du lịch tỉnh nhà.

B.T - Báo Ninh Thuận.- Số 1442

Tiếp theo trang 22

Mỹ Tường có một thời gian nổi tiếng là quê hương trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tơ lụa Mỹ Tường bán đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh được nhiều người ưa thích. Vì vậy mà lúc bấy giờ tơ lụa Mỹ Tường có tên thương hiệu “đũi, lụa, lanh Củ Hủ”. Những năm tháng đó, cuộc sống của nhân dân Mỹ Tường đổi thay thấy rõ. Khi nghề dệt của Mỹ Tường phát triển thịnh đạt, kích thích các làng, ấp xung quanh của tổng Mỹ Tường những năm từ 1930 đến 1945 cũng lần lượt trồng bông, kéo sợi, dệt vải, trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa như: làng Khánh Nhơn (nay thuộc xã Nhơn Hải) có khoảng 40 khung dệt vải, làng Mỹ Hòa (xã Vĩnh Hải) có 30khung dệt vải ta và 20 khung dệt lụa, làng Thái An (nay thuộc xã Vĩnh Hải) có khoảng 70 khung dệt vải ta, ấp Mỹ Hòa cũng dệt vải ta… Nguyễn Thành Lê. Báo Ninh Thuận. -2007. – Đặc san Tháng Tư

C

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 29

BẦU HỒ LÔ Ẩm thực & nghệ thuật

rong số vài loại cây bầu người nông

dân trồng, có một loại ra quả giống như cái bình hồ lô. Chính vì nét độc đáo như thế mà cái tên Bầu Hồ Lô được mọi người nhất trí đặt cho nó từ rất lâu. Cũng như nhiều loại cây bầu hoặc bí khác, cây bầu hồ lô từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch là khoảng 3 đến 4 tháng. Loại bầu này ra quả không to (nặng nhất không quá 1 kg), nhưng về số lượng thì quả nó luôn nhiều hơn so với bầu thường - cùng trong một điều kiện sinh trưởng. Nếu chăm sóc (bón phân, tưới nước, tỉa lá) tốt, thì ba cây bầu hồ lô có thể cho người trồng trên năm chục trái. Quả bầu hồ lô săn giòn ăn ngon gấp bội so với bầu thường. Dùng nấu canh hay kho với thịt heo đều “hết ý”. Ngọt ngào, mát lành... ai ăn qua cũng thích. Nhưng khoái nhất là dùng nó làm món “trường xuân bầu”. Món này người ta làm bằng cách dùng trái tơ, rồi khoét ruột nó ra đem băm trộn với thịt, trứng, bún, nấm... cùng các loại gia vị, sau đó lại nhét vào và chưng cách thuỷ cho đến khi chín. Tuy nhiên, bầu hồ lô không phải chỉ để ăn, mà nhiều người dùng để làm cảnh, làm bầu đựng nước, đựng rượu hoặc trang trí.

Đây là những điều “ích dụng” đã có từ xa xưa, trong đời sống của nhiều dân tộc. Bầu chơi cảnh phải là những quả cân đối, hài hoà, không méo mó hay nghiêng lệch. Muốn có những quả bầu như ý, phải chọn những quả lủng lẳng

trên giàn, chứ không chọn những quả thuộc những cây mọc bò dưới đất (do những quả bầu nằm trên mặt đất ít khi phát triển đầy đặn cân xứng). Những quả được chọn này cứ để già cho khằn cứng vỏ lại rồi mới hái. Bầu khi đã hái, để nơi chỗ mát chừng vài mươi

ngày cho bên trong ruột của nó úng thành nước rồi sau đó đem cưa miệng đổ ra súc rửa sạch, dùng giấy nhám chà láng và đánh bóng. Bầu hồ lô trước đây được người ta làm chơi chỉ đơn giản có vậy, nhưng vài năm gần đây có anh Huỳnh Lâm (ở đường Hải Thượng

Lãn ông- phường Đông Hải, thành phố PR-TC) đã thổi vào đó một “làn hơi nghệ thuật”, khiến cho những cái bầu hồ lô mang thêm những vẻ đẹp, đem lại ấn tượng hết sức bất ngờ cho người xem. Đó là anh... điêu khắc, dán ghép và phối

T

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 30

màu trên quả bầu, sau đó phun dầu bóng. Sở dĩ gọi là điêu khắc vì khi quả bầu già khô lại thì vỏ cứng như gỗ, phải dùng những mũi dao hayvật nhọn bằng kim loại rắn chạm khắc thật tỉ mỉ vào đó những hình hoạ, hoa văn trang trí cực kỳ chi tiết và mỹ thuật. Còn dán ghép trên bầu là để tạo hình nổi, chân đế.v.v... cho tăng thêm nét thẩm mỹ. Và những vật liệu để dán ghèp cũng là từ... vỏ bầu cắt ra. Chẳng hạn như khi làm chân đế của cái bầu rượu, anh Lâm đã cắt từ cái vỏ của trái bầu khác ra thành miếng mỏng rồi uốn

cong, cưa khắc, chạm trổ vào đó và dùng keo dán lên. Bởi vậy để có được một sản phẩm bầu hồ lô khá mất thời gian. Bầu hồ lô do anh Huỳnh Lâm làm ra ban đầu cũng chỉ là để chơi, nhưng sau có nhiều người thấy đẹp, lạ đã hỏi mua. Đến nay anh bán ra trên trăm cái. Mỗi cái là một mẫu riêng biệt. Người mua, người xem càng bất ngờ hơn khi thấy từ quả bầu đã làm ra nhiều sản phẩm không khác gì bằng gốm sứ - như cái bầu có quai, bộ bình tách uống trà... Quả thật, chỉ nhìn cái bình uống trà (có quai, có vòi, có đế) thôi, nhiều người đã không tin vào mắt mình

rằng nó được làm từ quả bầu; cứ ngỡ như nó được làm bằng gốm cao cấp, thanh nhẹ và rắn chắc. Chính vì những nét đặc sắc như vậy mà đã có nhiều du khách đã mua làm quà tặng hoặc vật lưu niệm.

Bầu hồ lô một quả xanh tơ dùng để nấu ăn, có giá cao lắm chừng năm nghìn đồng, nhưng với anh Huỳnh Lâm, qua bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của mình đã làm cho nó có giá từ 150-200 nghìn đồng- giá trị tăng lên từ ba mươi đến bốn mười lần.

Huỳnh Chơn Sơn Báo Ninh Thuận.- Số 1464

NGÀNH DU LỊCH TỈNH TA CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOUR VÀ TUYẾN

Đa dạng hóa các hình thức du lịch là một trong những yếu tố quan trọng thu hút du khách đến tỉnh ta. Hiện nay, nhiều công ty du lịch trên địa bàn tỉnh rất chú trọng đến du lịch tour và thường xuyên tổ chức các tour, tuyến phục vụ du khách.

Cụ thể các tuyến như: tuyến du lịch biển, thể thao, nghỉ dưỡng, sinh thái: Bình Tiên, Vĩnh Hy, Ninh Chữ, Nam Cương, Mũi Dinh, Cà Ná; tuyến du lịch sinh thái: Thác SaKai, đèo Ngoạn Mục, suối nước nóng Krong Pha, Thác Tiên, Suối Thương; nối với vùng du lịch Bình Tiên, vùng lòng hồ Sông trâu, Ba Tri, Ma Trai, vườn quốc gia Núi Chúa, Phước Bình; tuyến du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử tham quan tìm hiểu các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Chăm và Raglai. Di tích lịch sử hồ CK7 gắn với việc khai thác du lịch sinh thái, khu vực hồ Tân Giang, suối nước nóng Nhị Hà.

Ngành du lịch tỉnh cũng đã hình thành thêm một số tour liên tỉnh trong vùng như: Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Đà Lạt, Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Nha Trang, Phan Rang, Mũi Né, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.

Đài TH Ninh Thuận http://www.ninhthuanpt.com.vn/

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 31

inh Thuận là một bức tranh

hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả với những thắng cảnh tuyệt đẹp như bãi biển Ninh Chữ, Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy... bên cạnh là những tháp Chàm cùng vô số các di tích lịch sử văn hóa và nhiều hiện vật quý giá như: tháp Pôklông Garai, tháp Pôrômê, tháp Hoà Lai... hầu như còn nguyên vẹn.

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng biển Ninh Thuận những lợi thế để phát triển ngành du lịch. Với 105km bờ biển thoai thoải, sạch đẹp, với nhiều vùng biển sâu, nhiều chân núi đâm ra biển kiến tạo nên những vũng, vịnh, cồn tuyệt đẹp, Ninh Thuận rất thích hợp trong việc xây dựng cảnh quan du lịch sinh thái. Vịnh Vĩnh Hy là bức tranh hoang sơ của núi và biển kêu gọi khách du lịch ưa thích mạo hiểm tìm đến khám phá. Đây là một quần thể hài hoà bao gồm những bãi cát trắng sạch, đẹp, những dãy núi đá xếp chồng lên nhau, những hang động, núi rừng với môi trường và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên thủy.

Những dải đồi cát đủ màu nối nhau chạy dài đến hút tầm mắt phản chiếu ánh nắng mặt trời tiếp giáp với màu xanh thẳm của biển cả, những bãi đá nhấp nhô là nơi loài xương rồng gai mọc xen kẽ, chen chúc nhau khoe những chùm hoa trái sặc sỡ. Trong đó, dải cồn cát Nam Cương bao quanh những xóm dân chài ở Ninh Phước có một sức thu hút khách dã ngoại vô cùng mạnh mẽ.

Bãi biển Ninh Chữ có vị trí thuận lợi nằm giữa trục tam giác du lịch Đà Lạt - Phan Thiết - Nha Trang, với bờ cát trắng hình cung dài 10km, là một trong 9 bãi biển đẹp nhất nước, nơi đây hoàn toàn yên tĩnh và không khí trong lành, tinh sạch, thích hợp cho du khách tìm đến nghỉ dưỡng.

Vườn quốc gia Núi Chúa với diện tích 28 nghìn ha, phần lớn là núi rừng nguyên sinh với nhiều loại động, thực vật quý hiếm; có rạn san hô đa dạng, phong phú. Đặc biệt, biển Ninh Thuận còn được Quỹ

bảo vệ thiên nhiên hoang dã của Liên hợp quốc (WWF) xác định là vùng trú ngụ thuận lợi của rùa biển- một loại động vật quý hiếm trên thế giới. Bãi biển Cà Ná thơ mộng nằm sát quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc- Nam, là địa điểm dừng chân của du khách thích các tour du lịch xuyên Việt. Tại đây, du khách được tắm biển, tham quan rừng, leo núi, thăm các hang động cực kỳ ngoạn mục: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục, núi Bạc... Ngoài ra, một số vùng bình nguyên nằm giữa khu vực núi rừng với các hồ nước ngọt lớn như: hồ Sông Trâu, Sông Sắt, Tân Giang,... sẽ là những điểm du lịch sinh thái có triển vọng trong tương lai.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận là tỉnh mang đậm màu sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Nền văn hoá Chăm được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, những làng nghề thủ công mỹ nghệ, lễ hội văn hoá dân gian, những di tích tháp Chăm nổi tiếng và toàn bộ những di sản văn hoá Chămpa.

Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái đã trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Trong nhịp sống công nghiệp sôi động hiện nay xu thế trở lại với thiên nhiên, với những khám phá thế giới tự nhiên vốn rất gần gũi và giản dị đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu và có mức độ đòi hỏi ngày càng cao. Với nguyên tắc phát triển là khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi ích với cộng đồng, Ninh Thuận đang khai thác thế mạnh của hệ sinh thái tự nhiên rừng và biển. Du lịch sinh thái được xem như là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch trên qui mô rộng lớn nói chung và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho các cộng đồng dân cư tại các vùng du lịch nói riêng, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sự nghiệp phát triển lâu bền ở Ninh Thuận.

Nguồn: Ninh Thuận http://www.ninhthuantourist.com.vn/

N NINH THUẬN: TIỀM NĂNG LỚN VỀ DU LỊCH

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 32

GIẢI ĐUA MÔ-TÔ ĐỊA HÌNH TRÊN CÁT Sáng ngày 31-3-2007, tại đồi cát

Sơn Hải 2, xã Phước Dinh (Ninh Phước), Sở TDTT phối hợp với Liên đoàn Mô tô - Xe đạp Việt Nam tổ chức giải đua mô tô địa hình trên cát. Đến dự và cổ vũ giải đua có các đồng chí: Trương Xuân Thìn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh; Chamaléa Bốc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Huỳnh Vĩnh Ái, Phó Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Việt Nam; Nguyễn Hồng, Phó chủ tịch Liên đoàn Môtô - Xe đạp Việt Nam cùng lãnh đạo một số sở, ngành trong tỉnh và đông đảo người dân trong vùng.

Tham gia giải đua có 16 VĐV không chuyên đến từ các địa phương trong tỉnh cùng nhóm Cascadeur Quốc Thịnh Mô tô cào cào thành phố Hồ Chí Minh tham gia biểu diễn.16 VĐV thi đấu chính thức được chia thành 4 bảng, mỗi bảng 4 VĐV

thi đấu theo thể thức vòng loại để chọn VĐV có thứ hạng nhất, nhì vào thi đấu vòng 2 và vòng chung kết. Kết quả: Giải nhất chung cuộc thuộc về VĐV Trần Văn Đạt; nhì thuộc về VĐV Nguyễn Thành Hòa Bình và giải ba thuộc về VĐV Nguyễn Văn Hùng (cả ba VĐV trên đều ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước).

Theo Ban tổ chức giải cho biết: Thông qua giải đua thử nghiệm lần này ngoài mục đích rút kinh nghiệm trong cách tổ chức, còn nhằm tạo điểm nhấn cho Festival Ninh Thuận năm 2007 sẽ tổ chức trong thời gian tới. Đồng thời qua đó có kế hoạch đưa cuộc đua môtô trở thành hoạt động thể thao thường xuyên để phát triển loại hình du lịch thể thao phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế riêng của địa phương.

Văn Thanh. Báo Ninh Thuận.- Số 1440

Tỉnh ta có 4 thí sinh được Học viện Bóng đá

Hoàng Anh - Gia Lai (HAGL) - Arsenal JMG tuyển chọn

gày 12-6-2007, tại sân vận động tỉnh, Ban tuyển sinh Học viện Bóng đá HAGL-

Arsenal JMG phối hợp với Sở TDTT Ninh Thuận tổ chức tuyển sinh cầu thủ bóng đá nam có năng khiếu dành cho tất cả trẻ em ở lứa tuổi từ 10 đến 12 tuổi trên địa bàn tỉnh ta.

Trên 350 thí sinh đăng ký dự. Kết quả, có 4 thí sinh là: Bùi Tua Rít, Trần Tấn Hòa, Trần Trọng Duy, Nguyễn Lam đều sinh năm 1995 đã được chọn.

Ông Guillaume, Tuyển trạch viên Học viện Bóng đá HAGL-Arsenal JMG cho biết: Tất cả 4 em này sẽ cùng với hơn 50 em đã được lựa chọn trong cả nước được tập trung về Học viện Bóng đá HAGL-Arsenal JMG vào đầu tháng 7-2007, sau đó chúng tôi sẽ chọn lại còn 16 em. Nếu em nào được lọt vào tốp 16 em

còn lại sẽ được Học viện lo 100% chi phí ăn ở, học văn hóa, học tiếng Anh và được các HLV nước ngoài có trình độ cao của Học viện giảng dạy. Sau 2 năm học tại Học viện HAGL-Arsenal JMG các em sẽ được đưa sang nước ngoài tập huấn tại các Học viện có chất lượng cao như Arsenal JMG để hoàn thiện kỹ năng chuyên môn. Qua 7 năm đào tạo, nếu em nào được chuyển nhượng đi bất cứ quốc gia nào khác thì gia đình sẽ được 10% trên tổng số tiền chuyển nhượng. 100% học viên sau khi ra trường đều trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và đủ khả năng khoác áo đội tuyển quốc gia.

VT. Báo Ninh Thuận.- Số 1471

N

Văn hóa - Du lịch - Thể dục Thể thao

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 33

ằng năm, cứ mỗi độ tháng Tư về, đất

trời Phan Rang rực rỡ nắng, tâm hồn tôi rộn ràng bởi âm hưởng của điệp khúc bài ca “Mười sáu tháng Tư”. Không khí hào hùng, rợp trời cờ hoa ngày vui giải phóng như hiện lên trước mắt tôi: “Ta về đây chung vui ngày chiến thắng, trời Phan Rang rực rỡ với muôn ngàn hoa, Ninh Thuận ơi! tin vui bay khắp mọi nhà, chiến thắng tưng bừng xin chào Mười sáu tháng Tư”. Vâng, xin chào Mười sáu tháng Tư! – Ngày kỷ niệm đầy tự hào của quân và dân Ninh Thuận. Ngày lịch sử ấy đã đem về tự do, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Để rồi, hằng năm cứ đến ngày này, cả Phan Rang – Tháp Chàm ngập trời cờ hoa và từng đoàn người rạng rỡ xuống phố mừng ngày chiến thắng: “Chiến thắng tưng bừng xin chào Mười sáu tháng Tư”. Khoảnh khắc chiến thắng lịch sử ấy là kết quả của biết bao người con chiến đấu vì độc lập, tự do, là kết quả của cuộc kháng chiến vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những tiết tấu, lời ca như reo vang trong niềm vui chiến thắng, nhưng cũng không quên sự hy sinh của bao người con đã nằm xuống trong cuộc kháng chiến 30 năm trường kỳ của quân và dân Ninh Thuận, để có ngày Mười sáu tháng Tư lịch sử. Tác giả bài hát như cùng say trong ngày vui chiến thắng, đồng thời là lời động viên, thúc giục mọi người bước vào công cuộc xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng giàu đẹp: “Chào Mười sáu thángTư, ta ca vang, mừng chiến thắng! Vì Tổ quốc, vì quê hương nào gắng công, ta dựng xây”. Có tự do thì sẽ có ấm no, chắc chắn là như vậy! Tác giả viết: “ Nào cùng hát! Mừng chiến thắng! Mừng tự do, mừng ấm no! Nào cùng ca bài ca xuân, ta đón chào Mười sáu tháng Tư”. Tác giả đã ví ngày chiến thắng như mùa xuân mới về và “bài ca xuân” ấy mở đầu cho cuộc sống mới và niềm hạnh phúc mới. Mười sáu tháng Tư, chỉ một ngày, một ngày thôi nhưng là niềm mong mỏi của bao người dân Ninh Thuận và nhân dân cả

nước, để rồi giấc mơ tự do, hạnh phúc ùa đến như một mùa xuân mới, đâm chồi nẩy lộc, nâng cuộc sống lên tầm cao mới, không những con người mà cả thiên nhiên cũng hòa mình hát vang bài ca chiến thắng. Khí thế hào hùng của ngày Mười sáu tháng Tư được nhạc sĩ Phan Quốc Anh thổi vào bằng tiết tấu mạnh mẽ của nhịp đi trong những ca từ giản dị được lặp đi lặp lại, mang đến một niềm hân hoan trọn vẹn của ngày đón chào tự do. Ta như bắt gặp trong đó thời khắc tận hưởng niềm vui thực sự còn ngỡ trong mơ. Tác giả đã có lý khi nhân cách hóa thời gian trong ca từ: “Xin chào Mười sáu tháng tư”, “Ta đón chào Mười sáu tháng tư”. Đó cũng chính là chào tự do, chào ấm no. 32 năm là một chặng đường gian nan vất vả nhưng đầy tự hào khi chúng ta xây dựng quê hương có được sự phát triển như hôm nay. Tự hào thay từ phố thị Phan Rang-Tháp Chàm bé nhỏ đã bừng lên thành một thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đầy sức trẻ. Ngày 16 tháng 4 năm 1975 là bước ngoặt lịch sử, mãi mãi là thời khắc huy hoàng mà dù bao năm tháng qua đi và dù phố thị ấy có đổi thay đến đâu cũng không thể làm phai mờ trong ký ức của quân và dân Ninh Thuận. Bài ca Mười sáu tháng Tư sẽ mãi mãi lưu lại âm hưởng của niềm vui, niềm tự hào trên quê hương Ninh Thuận thân yêu. Tôi đã nghe và thuộc nhiều ca khúc của Phan Quốc Anh. Về âm nhạc, tôi là người “ngoại đạo”. Bài viết này chỉ như một cảm nhận của một công chúng bình thường nhất, không dám đi sâu nhận xét về mặt nghệ thuật, chỉ biết rằng bài ca Mười sáu tháng Tư thật giản dị, rất dễ hát, dễ thuộc và dễ nhớ bừng bừng khí thế hào hùng của ngày chiến thắng và âm hưởng của nó đã in đậm trong tâm hồn tôi mỗi độ tháng Tư về.

Phan Lê Mười. Báo Ninh Thuận. -2007. –Đặc san tháng tư

H “BÀI CA MƯỜI SÁU THÁNG TƯ” MỘT CA KHÚC HAY VỀ NGÀY

CHIẾN THẮNG

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 34

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC KỲ THI TỐT NGHIỆP VÀ TUYỂN SINH ĐẦU CẤP HỌC TRONG NĂM 2007

gày 8-5-2007, Chủ tịch UBND tỉnh ra Chỉ thị số 22/CT-UBND về việc tổ

chức các kỳ thi tốt nghiệp và đầu cấp học năm 2007. Nội dung như sau:

Năm học 2006-2007 là năm học có nhiều ý nghĩa quan trọng; năm học lập thành tích thiết thực chào mừng ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII; năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn.

Để tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh một cách an toàn, khoa học, kỷ luật, bảo đảm tính khách quan, công bằng, đúng thực chất và trách nhiệm cao cũng như chấp hành nghiêm túc và đúng đủ những quy định tại các quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo: - Ban hành các văn bản hướng dẫn

về công tác thi tốt nghiệp và tuyển sinh cho toàn ngành, tổ chức thực hiện quy trình công tác đúng theo quy chế hiện hành và lịch công tác quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.

- Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân và học sinh nắm vững những nội dung quan trọng trong quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục - Đào tạo, những chủ trương, phương án và kế hoạch tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh mới của tỉnh. Đặc biệt, chú trọng đến phương án tổ chức tuyển sinh đầu cấp Trung học phổ thông phù hợp với nguyện vọng của gia đình học sinh ở từng

khu vực trong điều kiện cho phép của địa phương.

- Chỉ đạo việc triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giải quyết toàn bộ các vụ việc có liên quan trong quá trình tiến hành các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả các kỳ thi và xét tốt nghiệp, tuyển sinh; tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh gọn nhẹ, thiết thực, đảm bảo đánh giá đúng trình độ, năng lực của người học; khắc phục những thiếu sót, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, các hành vi gian dối, góp phần hạn chế và tiến tới chấm dứt các hiện tượng tiêu cực trong thi cử, khắc phục bệnh chạy theo thành tích trong giáo dục.

- Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác coi thi. Chú trọng việc ra đề thi tuyển sinh Trung học phổ thông theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng và phân hóa được trình độ học sinh, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định cho từng môn thi và đáp ứng được yêu cầu của tuyển sinh vào lớp đầu cấp Trung học phổ thông.

Ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập các hội đồng: Sao in đề thi tốt nghiệp; coi thi, chấm thi, xử lý bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc Trung học phổ thông; các đoàn Thanh tra thi; xét duyệt kết quả thi tốt nghiệp các cấp học, ngành học. Việc ra các quyết định của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông phải thực hiện đúng theo quy định tại quy chế tuyển sinh Trung học phổ thông hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các địa phương, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tiến hành tốt, bảo đảm đạt yêu cầu của các kỳ thi.

N

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 35

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc tổ chức và thực hiện xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở và Bổ túc Trung học cơ sở theo thẩm quyền và đúng với các văn bản hướng dẫn thực hiện của ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Ra các quyết định thành lập hội đồng xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở và Bổ túc Trung học cơ sở cho các trường học đóng trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các ngành hữu quan ở địa phương phối hợp, tạo điều kiện về tổ chức và phục vụ tốt cho các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh tiến hành trên địa bàn được thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức nghiêm túc công tác bảo vệ an toàn các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh, bảo vệ an toàn cho giáo viên làm công tác giám thị tại địa phương; giữ vững trật tự, an ninh tại các địa điểm đặt hội đồng coi thi, chấm thi.

3. Các ngành liên quan: - Công an tỉnh: Có văn bản chỉ đạo

Công an các huyện, thành phố và các cơ quan trực thuộc phối hợp với UBND các huyện, thành phố và ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự cho các địa điểm đặt hội đồng sao in đề thi, coi thi, chấm thi của các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh được tiến hành trong năm 2007. Chú trọng bảo đảm trật tự bên ngoài khu vực thi, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên làm công tác thi, đề thi, bài thi và hồ sơ thi. Đặc biệt lưu ý công tác bảo vệ an toàn cho cán bộ giáo viên làm công tác giám thị tại các Hội đồng coi thi.

- Điện lực tỉnh: lập kế hoạch cụ thể để phục vụ tốt các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh; chỉ đạo các chi nhánh điện bảo đảm cung cấp điện cho các địa điểm đặt Hội đồng coi thi, chấm thi. Đặc biệt, vào những ngày làm đề thi, sao in đề thi, đang diễn ra kỳ thi và chấm thi cần phải ưu tiên

cung cấp đủ điện cho máy tính làm việc và ánh sáng cho thí sinh làm bài. Cần có kế hoạch cụ thể để khắc phục những sự cố mất điện trong những ngày tổ chức in sao đề thi, coi thi, chấm thi.

- Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị y tế cơ sở cử cán bộ y tế tham gia vào các Hội đồng coi thi, tổ chức cấp cứu và xử lý kịp thời những sự cố bất thường về sức khỏe cho những người làm công tác thi và các thí sinh dự thi. Giao các bệnh viện, cơ sở y tế xác nhận các trường hợp thí sinh bị bệnh hoặc phải cấp cứu không thể dự thi được, để làm căn cứ xét và công nhận tốt nghiệp cho thí sinh dự thi.

- Sở Tài chính: đáp ứng kịp thời kinh phí phục vụ việc tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh trong năm 2007 theo kế hoạch đã được duyệt.

- Bưu điện tỉnh: Bảo đảm chuyển giao bưu điện về đề thi, hồ sơ thi kịp thời, đúng thời gian và bảo đảm tuyệt mật. Ưu tiên cho ngành Giáo dục và Đào tạo sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc được thông suốt trong quá trình tổ chức các kỳ thi.

4. Ban Chỉ đạo và kiểm tra thi cấp tỉnh năm 2007:

- Chỉ đạo việc tổ chức toàn bộ các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh tại địa phương theo đúng quy chế thi và hướng dẫn của ngành Giáo dục và Đào tạo. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, quy chế thi của các Hội đồng coi thi, chấm thi.

- Động viên, khuyến khích những việc làm tốt; phát hiện những việc làm sai hoặc vi phạm quy chế thi của tập thể hoặc cá nhân, đồng thời kiến nghị cách giải quyết; đề xuất khen thưởng những người có thành tích và kỷ luật những người vi phạm quy chế thi. Thu thập ý kiến của thí sinh, cán bộ giáo viên làm công tác thi và của nhân dân đối với các kỳ thi.

Báo Ninh Thuận.- Số 1458

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 36

NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO: BẢO ĐẢM KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT DIỄN RA NGHIÊM

TÚC, AN TOÀN

oàn tỉnh có 4.770 thí dinh THPT và 1.712 thí sinh BTTHPT chuẩn bị bước vào

kỳ thi tốt nghiệp. Toàn tỉnh đang tập trung huy động

mọi nguồn lực đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và BTTHPT năm học 2006-2007 diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo: nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Lãnh đạo ngành giáo dục địa phương chăm lo đầu tư bảo đảm một kỳ thi đánh giá đúng thực chất khả năng giảng dạy của giáo viên và khả năng học tập của học sinh.

Theo số liệu của Sở Giáo dục - Đào tạo cho thấy toàn tỉnh dự kiến có 4.770 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng 509 thí sinh so với năm học 2005-2006. Trong đó, trường có số học sinh dự thi đông nhất là Chu Văn An có 607 em; trường có số học sinh dự thi ít nhất là DTNT Phan Rang có 70 em. Thí sinh thuộc 12 trường THPT sẽ được tổ chức thi tại 8 Hội đồng thi tại các điểm trường Trường Chinh có 525 thí sinh; An Phước có 614 thí sinh; Tháp Chàm có 792 thí sinh; Chu Văn An có 672 thí sinh; Nguyễn Trãi có 719 thí sinh; Võ Thị Sáu có 542 thí sinh; Trần Hưng Đạo có 458 thí sinh; Nguyễn Văn Trỗi có 448 thí sinh. Đối với thí sinh thi tốt nghiệp BTTHPT có 1.712 học viên, giảm 3 học viên so với năm 2006. Thí sinh BTTHPT dự thi ở 4 hội đồng thi tại các điểm trường Trần Quốc Toản 383 thí sinh, Lê Hồng Phong 432 thí sinh, Trung tâm GDTX 384 thí sinh, Trần Phú 513 thí sinh.

Trong thời gian 3 ngày, từ 30-5 đến 1-6-2007, thí sinh THPT phải thực hiện 6 môn thi bắt buộc là Văn, Vật lý, Lịch sử,

Hóa học, Toán, Tiếng Anh. Trong đó có 3 môn thi trắc nghiệm là Vật Lý, Hóa học và Tiếng Anh thời gian làm bài 60 phút; Toán, Văn thời gian làm bài 150 phút, Lịch sử làm bài 90 phút. Ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh được coi là “phần cứng” của chương trình thi tốt nghiệp THPT được các trường tổ chức bồi dưỡng củng cố kiến thức cho các em từ những tháng đầu năm học. Còn lại 3 môn Vật lý, Hóa học, Lịch sử được Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố vào cuối tháng 3-2007. Các đơn vị trường học cũng đã có nhiều giải pháp hướng dẫn, ôn luyện, xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm tập dượt cho học sinh thi học kỳ, làm bài kiểm tra để chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đối với thí sinh BTTHPT cũng thi 6 môn như THPT nhưng môn tiếng Anh được thay bằng môn Địa lý thời gian làm bài 90 phút.

Năm học 2006-2007 thực hiện cuộc vận động lập lại trật tự kỷ cương học đường, bảo đảm học thực chất, thi thực chất nên số lượng đỗ tốt nghiệp THPT và thí sinh BTTHPT có thể thấp hơn các năm trước. Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã mở ra cơ hội cho những em không đủ điều kiện tốt nghiệp trong kỳ thi lần I vào ngày 30-5 thì được tiếp tục đăng ký dự thi tốt nghiệp lần II từ ngày 18-8 đến 20-8-2007. Việc đăng lý thi tốt nghiệp lần II chỉ dành cho những thí sinh không vi phạm qui chế thi trong lần I. Các em có thể đăng ký thi lại 6 môn hoặc chỉ đăng ký thi những môn có điểm dưới 5. Như vậy, đối với những thí sinh đỗ tốt nghiệp lần II tuy hết thời hạn dự thi cao đẳng và đại học trong năm 2007 nhưng có khả năng thi tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhiều bậc phụ huynh và học sinh bày tỏ sự đồng thuận cao đối với chủ trương này của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Điều cần lưu ý đối với các thi sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và

T

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 37

BTTHPT là theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo nếu mang vào phòng thi bất kỳ tài liệu và vật liệu nào không nằm trong danh mục cho phép đều vi phạm quy chế, bị đình chỉ thi ngay môn đó đối với thí sinh BTTHPT và hủy kết quả kỳ thi đối với thí sinh THPT. Riêng thí sinh BTTHPT là CB.CNVC vi phạm quy chế thi sẽ bị xử lý hành chính từ khiển trách, cảnh cáo, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Hy vọng mùa thi tốt nghiệp THPT và BTTHPT năm nay đảm bảo sân trường sạch, không có “phao” thi. Thí sinh ở các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước về tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm sẽ rất khó khăn trong việc ăn nghỉ, sinh hoạt. Các bậc phụ huynh cần liên hệ nơi ăn chốn ở gần trường thi cho các em bảo đảm sức khỏe thực hiện tốt việc làm bài.

Đồng chí Lương Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo cho biết, toàn tỉnh huy động 873 cán bộ coi thi và cán bộ y tế phục vụ công tác thi tốt nghệp tại 12 hội đồng coi thi. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành Công an, Giao thông, Bưu điện, Điện lực phục vụ đắc lực cho kỳ thi bảo đảm diễn ra an toàn, thuận lợi. Cơ sở vật chất ở 12 hội đồng coi thi được chuẩn bị chu đáo. Việc in sao đề bảo đảm nghiêm ngặt đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo việc ra đề thi nằm trong chương trình THPT, BTTHPT và việc coi thi ở tỉnh ta được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế.

Sơn Ngọc. Báo Ninh Thuận.- Số 1462

TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM TỔ CHỨC TƯ VẤN MÙA THI

CHO CÁC EM HỌC SINH LỚP 12 hằm giúp cho các em học sinh nắm rõ quy chế tuyển

sinh cũng như đăng ký các nguyện vọng chính xác phù hợp với năng lực thực tế để lựa chọn trường cho phù hợpSáng ngày 2-4-2007, Trường PTTH Tháp Chàm phối hợp cùng Trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành tổ chức buổi tư vấn mùa thi cho gần 600 em học sinh lớp 12. Tại buổi tư vấn đại diện Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành đã giới thiệu về cơ sở vật chất của trường, ngành nghề đào tạo, nơi ăn ở cho sinh viên. Ngoài ra, đại diện Trường CĐ Nguyễn Tất Thành còn giải thích một số thắc mắc của học sinh Trường PTTH Tháp Chàm như: chỉ tiêu, điểm chuẩn được trúng tuyển, học phí, thời gian thi tuyển, các ngành nghề học dễ tìm việc làm, chương trình học liên thông lên các trường đại học khác. Đặc biệt sinh viên học tại trường sẽ được giới thiệu

việc làm ngoài giờ. Đây là cơ hội sẽ giúp cho học sinh lớp 12 tiếp cận những thông tin cần thiết, giúp các em bước vào mùa thi

sắp tới đạt kết quả, đáp ứng lòng mong đợi của các thầy, cô và gia đình. Nhân dịp này, đại diện Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, trao 1 suất học bổng

trị giá 1 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó. Theo chương trình, Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành sẽ tiếp tục phối hợp với các Trường THPT trong toàn tỉnh tổ chức tư vấn mùa thi cho các em học sinh lớp 12 trong những ngày tiếp theo.

Đài TH Ninh Thuận http://www.ninhthuan.gov.vn/

N

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 38

CHỌN NGHỀ:

CON ĐƯỜNG LẬP THÂN, LẬP NGHIỆP CỦA HỌC SINH

ột buổi chiều cuối tháng 3-2007, tại Sở GD-ĐT Ninh Thuận, chúng tôi

gặp thầy giáo Nguyễn Anh Linh, Trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp liên tục trả lời điện thoại tư vấn mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (ĐH, CĐ, TCCN). Những cuộc điện thoại của phụ huynh và học sinh ở khắp các vùng miền trong tỉnh xin được tư vấn tập trung nội dung chọn ngành chọn nghề nào cho phù hợp với khả năng học tập và cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường.

Thầy giáo Nguyễn Anh Linh cho biết hằng năm, cứ đến mùa tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN là nhiều phụ huynh và các em học sinh đều có tâm lý nên chọn nghề gì và học trường nào. Việc lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT là nền tảng quan trọng cho các em trên bước đường lập thân, lập nghiệp. Đồng thời nhiều người quan niệm chỉ có thi đỗ vào ĐH là con đường duy nhất để lập nghiệp. Quan niệm này tạo sức ép khá lớn đối với phụ huynh mong muốn con vào học đại học mà không tìm hiểu thực lực của con em mình. Có những em học tốt các môm Văn, Sử, Địa nhưng cha mẹ “ép” các cháu phải đăng ký thi tuyển sinh các môn Toán, Lý, Hoá. Kết quả các cháu không đạt được điểm sàn của các trường ĐH hoặc CĐ. Mặt khác, có những em kết quả học tập trung bình nhưng đăng ký thi tuyển vào các trường đứng tốp đầu trong hệ thống tuyển sinh ĐH, CĐ…Việc đăng ký chọn ngành nghề “lệch” với năng lực học tập của học sinh sẽ đưa lại kết quả không như mong muốn.

Qua số liệu thống kê công tác tuyển sinh năm 2006 ở tỉnh ta cho thấy toàn tỉnh có 10.505 lượt thí sinh đăng ký thi vào các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Theo đó có 5.298 thí sinh thi khối A, chiếm 50,3%; 773 thí sinh thi khối B,

chiếm 7,3%; 1.932 thí sinh thi khối C, chiếm 18,3%... Kết quả, toàn tỉnh chỉ có 1.664 thí sinh trúng tuyển vào các trường

đại học, cao đẳng tăng 502 thí sinh so với năm 2005, đạt 15,8% số dự thi (kể cả 180 thí sinh xét tuyển đại

học sư phạm liên kết đào tạo hệ chính quy). Điều đó cho thấy nếu có 10 thí sinh đăng ký thi tuyển thì chỉ có hơn 1,5 người đỗ ĐH, CĐ. Do đó các bậc phụ huynh và các em học sinh cần xác định vào ĐH, CĐ chưa phải là con đường lập thân lập nghiệp duy nhất. Chưa kể nhiều em đăng ký học những ngành nghề sau khi ra trường khó có cơ hội tìm được việc làm khi trở về địa phương do thị trường lao động tỉnh nhà chưa có nhu cầu sử dụng. Có hai nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không phù hợp. Thứ nhất là do cá nhân chủ quan với việc chọn nghề. Thứ hai là do không hiểu hết năng lực của bản thân không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất của mình cũng như nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, để các em học sinh chọn đúng nghề phải bảo đảm ba yếu tố căn bản là nguyện vọng, năng lực cá nhân, nhu cầu xã hội đối với nghề nghiệp đào tạo.

Câu hỏi thường được phụ huynh và học sinh đặt ra trong mỗi mùa tuyển sinh là thi trường nào dễ đậu? Có thể tạm chia các trường ĐH cả nước thành ba nhóm theo mức điểm chuẩn hằng năm: - Nhóm trường ĐH có điểm chuẩn cao khoảng 23 điểm trở lên là Xây dựng Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Bách khoa (ĐHQG TP. HCM); các ngành thuộc nhóm kỹ thuật, công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân, các trường thuộc nhóm y dược, răng

M

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 39

hàm mặt, công nghệ sinh học, Quan hệ quốc tế. Nhóm trường ĐH có điểm chuẩn từ 17-22 điểm là Đà Nẵng, CầnThơ, Sư phạm, Nông lâm, Thủy sản, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Kiến trúc, Kinh tế, Luật, Ngân hàng, Văn hoá. Nhóm các trường ĐH có điểm chuẩn bằng điểm sàn đến 17 điểm bao gồm các trường ĐH ngoài công lập, Tây Nguyên, An Giang…

Cả nước có 286 trường trung cấp và 214 trường CĐ, ĐH có tuyển sinh và đào tạo bậc TCCN. Tổng chỉ tiêu bậc TCCN năm 2007 là 363.780 học viên. Trong đó có 306.198 chỉ tiêu hệ chính qui. Người có bằng TCCN sẽ có cơ hội học liên thông lên những bậc học cao hơn trong khoảng thời gian 18 tháng đến hai năm đối với bậc CĐ hoặc 3 đến 4 năm đối với bậc ĐH. Học sinh có nguyện vọng học liên thông sẽ phải dự một kỳ thi đầu vào để được xét tuyển vào ngành học tương ứng với ngành đã học ở bậc TCCN. Hiện nay, cả nước có gần 100 trường CĐ và ĐH chính thức đăng ký đào tạo liên thông với Bộ GD-ĐT. Ngành nghề đào tạo liên thông chủ yếu các lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử, công

nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, chế biến thực phẩm…Chương trình liên thông được tổ chức theo hình thức đào tạo chính qui. Những em học sinh tốt nghiệp THPT có học lực khá nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vẫn có thể học đại học chính quy theo hình thức vừa làm vừa học tại Trường ĐH Lạc Hồng tại thành phố Biên Hoà với 18 ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động của các khu công nghiệp: cơ khí, điện công nghiệp, tin học, kế toán - kiểm toán, xây dựng công nghiệp - dân dụng…

Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh mong rằng các bậc phụ huynh và học sinh lớp 12 trước khi đăng ký tuyển sinh chọn ngành nghề nào nên xem xét kết qủa của cả quá trình học tập và rèn luyện. Đồng thời tìm hiểu thấu đáo về lòng yêu thích và cơ hội việc làm đối với ngành nghề lựa chọn. Khi có ý thức đầy đủ về nghề nghiệp và khả năng trúng tuyển thì việc say mê học nghề tạo nền tảng vững chắc cho các em trên bước đường lập thân, lập nghiệp.

Phượng Vĩ - Báo Ninh Thuận.- Số 1441

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN A: ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO

THÔNG CHO HỌC SINH KHI TAN TRƯỜNG

ứ vào buổi sáng và chiều, khi tiếng trống Trường Tiểu học Tân Sơn A (cạnh QL27A, thị trấn Tân Sơn, Ninh Sơn) báo hiệu buổi học kết thúc, cô giáo chủ nhiệm lớp và 5 em học sinh trực được phân công cầm sợi dây dài

khoảng 15m, ở giữa có treo biển “Stop” ra trước cổng trường chuẩn bị giăng dây. Khi học sinh toàn trường xếp thành hai hàng dọc, một hàng sẽ đi qua đường, lúc đó sợi dây dù được kéo băng qua quốc lộ 27A, mọi phương tiện tham gia giao thông đều dừng lại trong khoảng 5 phút để cho học sinh đi qua. Hình ảnh học sinh nắm tay nhau đi qua đường một cách trật tự và an toàn đã làm hài lòng các bậc cha mẹ học sinh cũng như những người tham gia giao thông trên đường.

Hơn 10 năm nay công việc giăng dây vẫn được diễn ra đều đặn và trở nên quen thuộc đối với thầy cô và học sinh Trường TH Tân Sơn A. Điều đặc biệt hơn là không có vụ tai nạn giao thông nào xảy ra liên quan đến học sinh của trường sau khi tan trường về nhà. Biện pháp hiệu quả trên đã góp phần bảo đảm an toàn cho mỗi học sinh, đồng thời giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại địa phương và giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh từ khi cắp sách đến trường.

Chí Cang. Báo Ninh Thuận.- Số 1442

C

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 40

HOẠT ĐỘNG HÈ NĂM 2007: THẬT SỰ VUI KHỎE, BỔ ÍCH VÀ AN TOÀN

hằm giúp cho thanh - thiếu nhi, học sinh có một kỳ nghỉ hè thật sự vui khỏe, bổ

ích và an toàn, Ban chỉ đạo hoạt động hè 2007 của tỉnh đã triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2007 từ ngày 1-6 đến 15-8-2007.

Theo đó, thông qua tổ chức các hoạt động hè, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, của từng gia đình và toàn xã hội chăm lo quản lý và giáo dục thanh - thiếu nhi, học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đông đảo thanh - thiếu nhi, học sinh tham gia vào các hoạt động phát huy tính tự giác, tự nguyện và lành mạnh, vui khỏe, bổ ích và an toàn, để các em bước vào năm học mới thi đua học tập và rèn luyện đạt thành tích tốt nhất.

Chú ý về nội dung học tập, cần hướng dẫn học sinh tự giác ôn tập để củng cố và nâng cao kiến thức đã học, khuyến khích học thêm kiến thức mới, nhất là các môn tin học và ngoại ngữ; tổ chức phụ đạo cho những em học yếu, trung bình. Vận động thanh - thiếu niên ra các lớp xóa mù, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, nhất là học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa; vận động học sinh bỏ học chuẩn bị ra lớp, trẻ em 6 tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao khi vào năm học mới.

Trong hoạt động vui chơi, giải trí, giáo dục pháp luật, hoạt động xã hội cần tổ chức và khuyến khích các em tập thể dục và tham gia tập luyện các bộ môn thể thao; đăng ký học các lớp năng khiếu hè như: Võ thuật, nhạc, họa, hát tập thể… tại các tụ điểm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi tỉnh, huyện; tổ chức cho các em tham gia các hoạt động dã ngoại, về nguồn; tổ chức xem phim, biểu diễn văn nghệ… thông qua đó giáo dục về truyền thống, lịch sử, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Tăng cường tuyên truyền

giáo dục cho học sinh chấp hành tốt luật an toàn giao thông; tích cực ngăn ngừa, phòng chống các tai nạn, tệ nạn xã hội trong thanh - thiếu nhi; tham gia phong trào “Thiếu nhi bảo vệ đường sắt quê em”.

Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niêm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 bằng các hoạt động như thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng; tổ chức các hoạt động giúp đỡ gia đình khó khăn, chăm sóc người già neo đơn, trẻ em khuyết tật. Vận động thanh niên ra quân thực hiện vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm, và những nơi công cộng; tổ chức trồng cây xanh phân tán; tuyên truyền phòng - chống dịch bệnh mùa hè. Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với các hình thức tặng quà, quần áo, sách vở để các em có đủ điều kiện bước vào năm học mới. Chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa ngoan tại cộng đồng, giúp đỡ các trung tâm bảo trợ trẻ em… Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức tốt “Tháng hành động vì trẻ em” tại các địa phương, đơn vị.

Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định thành lập ban chỉ đạo Hoạt động hè năm 2007 gồm 16 thành viên. Đ/c Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban; đ/c Phạm Hồng Cường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Phó ban; đ/c Lê Văn Phong, Bí thư tỉnh Đoàn được giao nhiệm vụ Phó ban trực. Ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động hè năm 2007; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và tổng kết báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.

PV. Báo Ninh Thuận.- Số 1463

N

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 41

BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH YẾU KÉM: KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TỪ TRƯỜNG TIỂU HỌC XÓM BẰNG

hiều học sinh tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số đọc và học tiếng Việt không

thạo là hiện tượng đáng quan tâm ở các đơn vị trường học. Ngành Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tích cực hướng dẫn cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tăng cường phụ đạo môn tiếng Việt cho các em ngay từ những tháng đầu năm học 2006-2007. Trường Tiểu học Xóm Bằng là một trong những đơn vị có nhiều sáng kiến đem lại kết quả tốt trong việc tổ chức bồi dưỡng môn tiếng Việt cho học sinh yếu kém.

Chúng tôi về Trường Tiểu học Xóm Bằng (xã Bắc Sơn) theo lời giới thiệu của cô giáo Nguyễn Thị Kim Trinh, cán bộ phụ trách chuyên môn tiểu học thuộc Phòng Giáo dục huyện Thuận Bắc. Đây là một ngôi trường mới được thành lập và đi vào hoạt động trong năm học 2006-2007 đáp ứng nhu cầu học tập cho con em đồng bào dân tộc Raglai địa phương. Trường có 12 lớp với 277 học sinh. Đội ngũ giáo viên có 13 người đạt chuẩn về chuyên môn đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy. Theo thầy giáo Đinh Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thời điểm đầu năm học có nhiều em học sinh lớp 4, lớp 5 đọc và viết chưa thạo. Do chưa rành tiếng Việt nên việc học tập các môn học khác cũng rất khó khăn. Hội đồng sư phạm nhà trường bàn biện pháp tập trung thời gian đầu tư “quyết liệt” nâng cao môn tiếng Việt cho các em. Công việc được tiến hành đồng bộ giữa các giải pháp phụ đạo ở trường, chia nhóm học tập ở nhà, sinh hoạt ngoại khóa với nhiều hình thức sinh động vui tươi thu hút học sinh tự giác học tập. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhiệt tình kiên trì “bám trụ” xây dựng phong trào thi đua học tập, yêu thương dìu dắt các em gắn bó với trường lớp.

Kết quả xếp loại học kỳ I của trường Tiểu học Xóm Bằng có 23 em học

giỏi môn tiếng Việt, chiếm tỷ lệ 8,3% học sinh toàn trường. Trong khi đó học sinh học yếu môn tiếng Việt có tới 99 em, chiếm tỷ lệ 35,7%. Phân tích nguyên nhân cho thấy do các em sinh sống ở xa trung tâm xã Bắc Sơn nên ít có điều kiện giao tiếp tiếng phổ thông. Mặc khác thời gian nghỉ hè kéo dài tới 3 tháng, các em ở nhà chăn bò nên quên mặt chữ. Cha mẹ làm nương rẫy ít quan tâm đến việc học của con em. Mục tiêu của nhà trường tiếp tục đầu tư cho các em học kịp theo chương trình tiểu học. Từ nay đến cuối năm học phần đấu có 80-85% học sinh đủ chuẩn lên lớp với kiến thức căn bản bền vững.

Ban giám hiệu đưa chúng tôi đến thăm lớp 5 của trường. Lớp có 34 học sinh do cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền phụ trách. Cô Huyền cho biết, qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 5, cô bất ngờ trước thực trạng cả lớp chỉ có 2 em đọc tiếng Việt trôi chảy, 10 em đọc “ngắc ngứ”, số còn lại thì đánh vần đọc không rõ chữ. Về môn Toán có nhiều em chưa biết cộng trừ trong phạm vi 10. Cô Huyền đã tiến hành chia học sinh trong lớp ra làm 2 nhóm học theo hai chương trình khác nhau. Một nhóm học củng cố nâng cao và một nhóm học lại kiến thức căn bản từ lớp 1. Qua gần 1 năm học kiên trì phụ đạo lớp 5 đã có trên 65% học sinh đọc thông viết thạo tiếng Việt. Còn lại 5 em quá yếu kém nên có khả năng ở lại lớp. Giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người giáo viên phải thật sự yêu thương học trò như con em ruột thịt, hết lòng kèm cặp giúp đỡ không kể thời gian thì các em mới mau tiến bộ.

Sinh hoạt ngoại khóa là một trong những biện pháp tạo nên sự thành công trong việc phụ đạo cho học sinh học yếu môn tiếng Việt. Vào thứ sáu hàng tuần, nhà trường dành khoảng 45 phút cuối buổi học để chiếu phim cổ tích Việt Nam cho các em xem. Muốn được giáo viên phát vé xem phim thì các em phải nỗ lực thi đua học tập

N

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 42

có dấu hiệu tiến bộ trong tuần, do vậy đã kích thích tinh thần thi đua học tập của học sinh. Nhà trường còn tổ chức hái hoa học tập vào các buổi học ngày thứ năm. Nếu trả lời đúng câu hỏi, các em được giáo viên thưởng kẹo. Đây là một trong những hình thức sinh hoạt ôn tập ngoại khóa thật sự bổ ích.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của Trường Tiểu học Xóm Bằng cho thấy, nếu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chịu khó kiên trì bám trường bám lớp thì việc

bồi dưỡng nâng cao môn tiếng Việt cho học sinh yếu kém không phải là vấn đề nan giải. Chúng tôi mong rằng ngành Giáo dục & Đào tạo sớm tổ chức thẩm định sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt về phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn tiếng Việt để phổ biến và nhân rộng điển hình trên địa bàn tỉnh. Kịp thời khen thưởng động viên các thầy cô giáo có nhiều thành tích chăm lo sự nghiệp trồng người ở các địa bàn vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Sơn Ngọc. Báo Ninh Thuận.- Số 1448

THI VẼ TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG

gày 22-4, tại trung tâm VH-TT tỉnh diễn ra cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi về đề tài môi

trường do tổ chức UNIEF phối hợp với Trung tâm VH-TT tỉnh cùng Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh tổ chức. Cuộc thi thu hút trên 1.000 học sinh cấp tiểu học và THCS trong toàn tỉnh tham gia. Với đề tài môi trường, qua các chất liệu sơn nước, tô màu… thông qua các bức tranh vẽ các “họa sĩ nhí” đã bày tỏ ước mơ được sống, học tập, vui chơi, giải trí… trong môi trường trong lành và kêu gọi cộng đồng hãy chung tay bảo vệ môi trường chung quanh, để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.

Kết quả, Ban tổ chức (BTC) đã trao giải đặc biệt cấp tiểu học cho em Trương

Phan Ngọc Quốc, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Đạo Long; em Võ Kim Như, lớp 5, Trường Tiểu học Mỹ Hương đoạt giải nhất. Ở cấp THCS, em

Lương Mặc Gia Uyên, Trường THCS Lý Tự Trọng (PR-TC) đoạt giải nhất. Ngoài ra, BTC còn trao 6 giải nhì, 10 giải ba và 22 giải khuyến khích cho các em học sinh ở 2 cấp học. Được biết, BTC sẽ chọn những tác phẩm xuất sắc tiếp tục tham gia cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Nhật Bản trong thời gian sắp tới.

Nguyễn Khải. Báo Ninh Thuận.- Số 1449

ĐOÀN HỌC SINH NINH THUẬN: THAM GIA KỲ THI OLYMPIC

TRUYỀN THỐNG LẦN THỨ XIII NĂM 2007 Năm nay cuộc thi Olympic truyền

thống 30-4 dành cho học sinh các trường chuyên, lớp chuyên bậc THPT lần thứ 13 được tổ chức tại Trường Quốc học Huế. Tham gia có 52 trường từ Thanh Hóa trở vào các tỉnh phía Nam, gồm 1.873 học sinh. Trường THPT Chu Văn An tỉnh ta đã chọn 38 em tham gia, trong đó có 23 em khối 11 và 15 em khối 10 tham dự các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học.

Tại cuộc thi này, Đoàn học sinh tỉnh ta đã xuất sắc đoạt 3 huy chương vàng với các môn Toán, Văn, Địa lý và 4 huy chương đồng. Em Trần Thị Triều Tiên, lớp 11C1 không những đã giành Huy chương vàng môn Địa lý khối 11 mà còn xuất sắc đoạt giải quán quân môn Địa lý của cuộc thi, đoàn học sinh tỉnh ta xếp thứ 20/52 đoàn dự thi.

Lê Văn. Báo Ninh Thuận.- Số 1454

N

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 43

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH: TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH

TAY – CHÂN – MIỆNG

gày 5-4-2007, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Chỉ thị 14/CT-UBND về triển khai

các biện pháp phòng, chống bệnh Tay – Chân - Miệng. Nội dung như sau:

Tính đến ngày 31-3-2007, toàn tỉnh có 30 trường hợp mắc bệnh Tay – Chân - Miệng nhưng chưa có trường hợp tử vong. Các ca bệnh điển hình xảy ra trên địa bàn 5 huyện, thành phố: Phan Rang – Tháp Chàm 14 ca, Ninh Phước 11 ca, Ninh Hải 3 ca, Ninh Sơn 1 ca, Thuận Bắc 1 ca. Số ca mắc bệnh tập trung vào thời gian từ 12-3 đến 31-3-2007 chiếm 26/30 ca. Toàn bộ 30 ca bệnh đều dưới 5 tuổi, trong đó dưới 3 tuổi chiếm 63,3%.

Hiện nay tình hình bệnh Tay - Chân - Miệng vẫn đang tiếp tục xảy ra tại các địa phương, nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương khác, việc chủ động phòng chống là biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và nhân dân trong tỉnh khẩn trương thực hiện các công việc sau:

1. Sở Y tế: - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,

ngành và đoàn thể triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay - Chân - Miệng trong toàn tỉnh;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Y tế triển hkai ngay các hoạt động phòng, chống bệnh Tay - Chân - Miệng. Tổ chức giám sát chặt chẽ ca bệnh nhằm phát hiện sớm và triển khai ngay các biện pháp chuyên môn khống chế bệnh, không để bệnh lan rộng. Có kế hoạch kiểm tra cơ sở, chuẩn bị đầy đủ hoá chất, phương tiện để xử lý kịp thời, đồng thời tổ chức cơ sở sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân theo đúng hướng dẫn chuyên môn, hạn chế số

ca mắc bệnh, đặc biệt không để tử vong xảy ra;

- Tổ chức kiểm tra nguồn nước sinh hoạt, các nhà máy nước đá đảm bảo vệ sinh trước khi cung cấp cho người dân, kiểm tra vệ sinh ăn uống tại các nhà trẻ, mẫu giáo;

- Cung cấp nội dung tuyên truyền phòng, chống bệnh Tay - Chân - Miệng đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp.

2/ Sở VHTT, Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Thuận:

Chủ đông phối hợp với Sở Y tế thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ miễn phí nhằm phổ biến các kiến thức về phòng, chống bệnh tay - Chân - Miệng cho nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

3/ Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo phòng Giáo dục các huyện,

thành phố và các trường học trong tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng trong học sinh, giúp học sinh nắm bắt kiến thức để tự phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Các nhà trẻ, mẫu giáo phải bảo đảm vệ sinh để phòng bệnh cho trẻ em.

4/ Sở Tài chính: Tổng hợp nhu cầu kinh phí phục vụ

công tác khẩn cấp phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng của các đơn vị, tham mưu UBND tỉnh giải quyết kịp thời để phục vụ công tác phòng, chống đạt hiệu quả.

N

Giáo dục – Y tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 44

5/ UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn

thể, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp phòng Y tế tập trung chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, không để lây lan trên địa bàn. Thông qua hệ thống truyền thanh, UBND các huyện, thành phố, xã, phường tổ chức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, lồng ghép với hoạt động truyền thông nhân Tháng hành động Vì

chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ tháng 4 đến tháng 5-2007).

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị này. Giao Sở Y tế theo dõi, thường xuyên báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về diễn biến tình hình.

Báo Ninh Thuận.- Số 1444

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ BẢO HIỂM Y TẾ NHÂN DÂN 6 THÁNG

CUỐI NĂM 2007 hiều ngày 7-6, UBND tỉnh đã họp Ban chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thực hiện

chương trình Bảo hiểm y tế (BHYT) nhân dân 6 tháng cuối năm 2007. Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Những tháng đầu năm 2007 do chính sách BHYT nhân dân có nhiều biến đổi nên công tác phát hành thẻ BHYT đến người dân gặp nhiều khó khăn. Trong 5 tháng đầu năm toàn tỉnh mới 1.604 người tham gia BHYT tự nguyện, trong đó có đến ¾ là đối tượng được tái cấp thẻ. Nguyên nhân là trong 3 tháng đầu năm ngành Bảo hiểm xã hội Trung ương có nhiều văn bản tạm ngưng phát hành thẻ BHYT cho đối tượng mới vì mất khả năng cân đối thu chi, sau đó lại chỉ đạo triển khai BHYT tự nguyện nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Cuối tháng 3-2007, liên bộ Y tế và Tài chính lại có Thông tư 06 về thực hiện BHYT tự nguyện: Nâng mức đóng phí BHYT lên 75% với khu vực thành thị và 50% với khu vực nông thôn; thực hiện cơ chế bảo hiểm xã hội và người dân đồng chi trả trong khám chữa bệnh nhưng lại hạn chế một số quyền đối với người tham gia so với quy định trước đây. Từ ngày 1-5-2007 thì mức đóng phí BHYT ở tỉnh ta do Bảo hiểm xã hội Trung ương quy định như sau: ở thành thị: hộ gia đình là 280.000 đồng, học sinh - sinh viên 70.000 đồng; ở nông thôn: hộ gia

đình 180.000 đồng học sinh - sinh viên 50.000 đồng. Trong điều kiện đại đa số đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn thì mức đóng phí BHYT tự nguyện như trên là cao, trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác khám chữa bệnh của tỉnh ta chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đây sẽ là trở ngại để người dân tham gia BHYT tự nguyện. Tuy nhiên, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh vẫn đưa ra chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong năm 2007 sẽ phát hành 88.000 thẻ BHYT nhân dân, trong đó học sinh là 70.000 người và số tự nguyện khác 18.000 người.

Phát biểu tại cuộc họp đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo: Mặc dù có những khó khăn nhất định khi triển khai thực hiện quy định mới về BHYT tự nguyện song các cấp, ngành trong tỉnh cần phải xác định đây là một chính sách an sinh xã hội lớn do vậy phải nỗ lực cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ tạo điều kiện cho công dân chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Công tác tuyên truyền, vận động phải được tăng cường nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về chính sách BHYT tự nguyện. Ngành chức năng cần có kế hoạch đồng bộ nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, lực lượng đại lý thu xã, phường để nâng khả năng tiếp cận thuyết phục nhân dân tham gia chương trình ngày một nhiều hơn.

Thu Thủy. Báo Ninh Thuận.- Số 1469

C

Khoa học & Công nghệ

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 45

Theo công văn số 42 / 2007/TĐC ngày 28/3/2007 của Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc Ban hành và huỷ bỏ Tiêu chuẩn

Chi cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng Ninh Thuận thông báo đến các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh một số Tiêu chuẩn Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và hủy bỏ như sau:

I. Các Tiêu chuẩn Việt Nam được ban hành:

Stt Kí hiệu Tiêu chuẩn Tên Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn

lỗi thời

01 TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 1770-86 TCVN 1771-87 TCVN 1772-87

02 TCVN 7572-1:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 1: Lấy mẫu. TCVN 337-86

03 TCVN 7572-2:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định thành phần hạt TCVN 342-86

04 TCVN 7572-3:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 3: Hướng dẫn xác định thành phần thạch học.

05 TCVN 7572-4:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước.

TCVN 339-86

06 TCVN 7572-5:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 5: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớn.

07 TCVN 7572-6:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng.

TCVN 340-86

08 TCVN 7572-7:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 7: Xác định độ ẩm. TCVN 341-86

09 TCVN 7572-8:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 8: Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ.

TCVN 343-86 TCVN 344-86

10 TCVN 7572-9:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 9: Xác định tạp chất hữu cơ. TCVN 338-86

11 TCVN 7572-10:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 10: Xác định cường độ và hệ số hoá mềm của đá gốc.

12 TCVN 7572-11:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 11: Xác định độ nén dập và hệ số hoá mềm của cốt liệu lớn.

13 TCVN 7572-12:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 12: Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles.

14 TCVN 7572-13:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 13: Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn.

15 TCVN 7572-14:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm silic.

16 TCVN 7572-15:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 15: Xác định hàm lượng clorua.

17 TCVN 7572-16:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 16: Xác định hàm lượng sunfat và sunfit trong TCVN 346-86

Khoa học & Công nghệ

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 46

cốt liệu nhỏ.

18 TCVN 7572-17:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 17: Xác định hàm lượng hạt mềm yếu, phong hoá.

19 TCVN 7572-18:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 18: Xác định hàm lượng hạt bị đập vỡ

20 TCVN 7572-19:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 19: Xác định hàm lượng silic oxit vô định hình.

21 TCVN 7572-20:2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thử. Phần 20: Xác định hàm lượng mica trong cốt liệu nhỏ.

TCVN 4376-86

22 TCVN 7586:2006 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên.

23 TCVN 7538-1:2006 Chất lượng đất. Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

24 TCVN 7593:2006 Chất lượng đất. Hướng dẫn thử trong phòng thí nghiệm đối với quá trình phân huỷ sinh học của các chất hữu cơ trong đất ở điều kiện yếm khí.

25 TCVN 7594:2006 Chất lượng đất. Xác định thế oxy hoá khử. Phương pháp đồng ruộng.

II. Các Tiêu chuẩn Việt Nam bị huỷ bỏ:

Stt Kí hiệu Tiêu chuẩn Tên Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn

thay thế

1 TCVN 1770-86 Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 7570:2006

2 TCVN 337-86 Cát xây dựng. Phương pháp lấy mẫu. TCVN 7572-1:2006

3 TCVN 346-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng sunfat, sunfit. TCVN 7572-16:2006

4 TCVN 345-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định tạp chất hữu cơ. TCVN 7572-9:2006

5 TCVN 344-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng sét. TCVN 7572-8:2006

6 TCVN 343-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng chung bụi, bùn, sét. TCVN 7572-8:2006

7 TCVN 342-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định thành phần hạt và mođun độ lớn. TCVN 7572-2:2006

8 TCVN 341-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định độ ẩm. TCVN 7572-7:2006

9 TCVN 340-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp. TCVN 7572-6:2006

10 TCVN 339-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định khối lượng riêng. TCVN 7572-5:2006

11 TCVN 338-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định thành phần khoáng vật. TCVN 7572-9:2006

12 TCVN 4376-86 Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng mica. TCVN 7572-20:2006

13 TCVN 1771-87 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 7570:2006

14 TCVN 1772-87 Đá, sỏi trong xây dựng. Phương pháp thử. TCVN 7570:2006 http://www.ninhthuan.gov.vn/

Khoa học & Công nghệ

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 47

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: HỘI THẢO NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC GIẢM NHẸ

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

áng ngày 3-5-2007, Sở KH&CN phối hợp với Trung

tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn & Môi trường tổ chức hội thảo với chủ đề: “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu góp phần thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu”. Tham dự hội thảo có đại diện các ban, ngành hữu quan cấp tỉnh và chuyên gia về Khí hậu của Trung ương.

Tiến sĩ Trần Duy Bình, cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường trình bày đề cương biên soạn khung về kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận. Mục tiêu của kế hoạch hành động này là hướng dẫn xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực về chính sách, chương trình và dự án đầu tư. Qua đó, tạo được sự thống nhất các giải pháp chủ yếu về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi môi trường. Tổng hợp và lồng ghép các nội dung của kế hoạch giảm nhẹ và thích ứng vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương. Tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra hạn hán và hoang mạc hóa đang ngày một nghiêm trọng; thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở các vùng ven biển. Tình trạng mưa nắng có thể diễn ra thất thường gây bất lợi về mặt kinh tế, dân sinh. Hiện tượng khô hạn và nhiễm mặn có thể dẫn tới hoang mạc đất đai tại một số vùng ven biển. Tài nguyên nước mặt và nước ngầm ngày càng thiếu hụt. Sự nóng lên toàn cầu làm mực nước biển dâng cao gia tăng tình trạng xâm nhập mặn vùng ven biển Ninh Thuận. Ngành Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp do sự biến đổi khí

hậu. Tỉnh Ninh Thuận cần có các biện pháp quan trọng ứng phó với thiên tai là tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi đưa nước ngọt đến các vùng dân cư phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đẩy mạnh tốc độ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và đất cát hoang hóa ven biển. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khô hạn nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng góp phần làm sáng tỏ nội dung đề tài phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Ninh Thuận như các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp. Phục hồi rừng ngập mặn và rừng chắn sóng, chống cát bay ven biển. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra dịch bệnh phát sinh do khí hậu thay đổi. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó. Việc tích cực phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành hữu quan nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp ngăn ngừa, thích ứng và giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn tỉnh ta.

Trong buổi chiều cùng ngày, các chuyên gia giới thiệu chi tiết về cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto và các hoạt động liên quan đến Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Đây là cuộc giao lưu, trao đổi giữa các chuyên gia trung ương với đại biểu các ban, ngành địa phương nhằm tạo ra sự đồng thuận cao về nhận thức, hành động thực hiện dự án giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận.

Sơn Ngọc. Báo Ninh Thuận.- Số 1454

S

Khoa học & Công nghệ

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 48

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VÙNG KHÔ HẠN

TRONG TỈNH heo các báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước dưới đất năm

2006, thì nguồn nước ngấm ở 13 xã ven biển và vùng gò đồi Ninh Sơn không nhiều, nước dưới đất là nguồn tài nguyên rất quý hiếm ở vùng khô hạn, để khai thác bền vững và có hiệu quả lượng nước dưới đất vùng khô hạn thì chính quyền địa phương và cộng đồng cần phải có quy hoạch khai thác hợp lý với lưu lượng vừa phải, tránh khai thác quá giới hạn cho phép dẫn đến phá hủy tầng nước nhạt (như hiện tượng xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất do khai thác nuôi tôm trên cát…, hiện tượng này đã và đang xảy ra ở các xã Mỹ Hải, Đông Hải, Phước Diêm, An Hải, Nhơn Hải, Phước Dinh, Phước Nam, Mỹ Sơn).

Chúng ta cần phải quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp nhằm giảm thiểu sự nhiễm bẩn, nhiễm mặn tầng nước dưới đất bằng những việc làm cụ thể hàng ngày như giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, quản lý chăn thả gia súc tự do, nuôi trồng thủy sản ven biển, sản xuất muối…cần đảm bảo quy hoạch do UBND tỉnh ban hành. Hạn chế tối đa việc khai thác nước dưới đất để nuôi tôm và canh tác lúa nước.

Vì vậy tỉnh ta cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nhân dân nông thôn, miền núi chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng - vật nuôi thân thiện với môi trường, phù hợp với vùng khô hạn như tuyển chọn các giống cây trồng - vật nuôi có khả năng chịu hạn giỏi, sử dụng ít nước, không tác động xấu đến môi trường nhưng có hiệu quả kinh tế cao như trồng cây neem làm đai bảo vệ, cây trôm lấy nhựa, các giống ngắn ngày: dưa hấu, hành tím, đậu phụng…

Song song với đó phải xây dựng hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, làm đập ngăn nước ở sông suối, đào ao thu trữ nước, xây dựng kênh dẫn nước dùng nước mặt bổ cập nguồn nước dưới đât, tập trung đầu tư kiên cố hóa kênh mương dẫn nước về vùng hoang

mạc hóa để cải thiện sinh cảnh và tạo hệ sinh thái thực vật vùng khô hạn. Tỉnh cần đầu tư công trình cấp nước mặt cho nhân dân vùng khô hạn.

Trước mắt, ở vùng hoang mạc hóa chính quyền vận động nhân dân trồng cây lâm nghiệp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm chống xói mòn đất và tạo hệ đệm thực vật để giữ nước và bổ sung nước dưới đất.

Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông về sử dụng nước tiết kiệm (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt… phù hợp đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng). Xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp, đào ao sinh thái thu trữ nước vào mùa mưa để tưới cho cây trồng vào mùa khô, đồng thời đảm bảo nước phục vụ chăn nuôi quy mô hộ gia đình.

Về tài nguyên nước dưới đất chủ yếu để dự phòng sử dụng vào mùa khô, chúng ta chỉ khai thác khi có nhu cầu chống hạn, phục vụ nước uống và nước sinh hoạt cho nhân dân.

Trong thời gian tới, để bảo vệ tài nguyên nước Sở Nông nghiệp - PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu với UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở quy định quản lý và bảo vệ tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất) trên địa bàn tỉnh, kiểm soát các đơn vị khai thác nước phục vụ sản xuất và kinh doanh. Xây dựng hệ thống bản đồ quản lý tài nguyên nước ở các khu vực sản xuất và khu dân cư. Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đối với các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đặc biệt là phải có hướng dẫn chi tiết đối với các ngành nghề sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên nước. Đầu tư hệ thống quan trắc, phân tích nguồn nước để có cảnh báo kịp thời khi phát hiện chất lượng nước kém, hoặc gây ô nhiễm nguồn nước. Ứng dụng chương trình công nghệ thông tin trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước vùng khô hạn và lưu vực đồng bằng Sông Cái Phan Rang trong tiến trình phát triển đô thị và phục vụ sản xuất.

Phạm Châu Hoành Sở KH&CN Báo Ninh Thuận.- Số 1471

T

Khoa học & Công nghệ

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 49

CẦN KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC NGẦM HỢP LÝ

Ở MỘT SỐ XÃ VEN BIỂN

heo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì chúng ta có thể khai thác 40%

lượng nước có được. Nếu vượt quá giới hạn này thì sức ép về nước là rất cao. Đặc biệt là ở các vùng mà nguồn nước biến động rất mạnh thì tỷ số này không thể vượt quá 20%. Trong những năm gần đây việc sử dụng nước ở tỉnh ta có thể tăng 5 đến 6 lần so với nhiều năm trước đây do nhu cầu sử dụng của nhân dân ngày càng cao, việc tăng dân số cũng tác động một phần, nhất là những khu công nghiệp và đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh…

Tỉnh đã có những cố gắng đầu tư cho việc cấp nước nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Một số vùng trong tỉnh chưa có nước an toàn, đặc biệt ở những vùng ven biển, vùng xa xôi hẻo lánh, nước là vấn đề cấp bách hiện nay. Nhiều sông, suối, hồ chứa nước trong tỉnh không đủ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp,… Vì vậy, gặp rất nhiều khó khăn trong việc cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và cho đàn gia súc của tỉnh. Các dịch vụ cung cấp nước tưới, sinh hoạt, công nghiệp đang là bài toán nan giải.

Hiện nay các tầng chứa nước ở một số xã ven biển có sự biến động rất lớn.

Ở tầng chứa nước Holocen: Bề dày tầng chứa nước không ổn định, luôn thay đổi từ 0,50m đến 9,94m (trung bình 4,33m) tập trung chủ yếu ở Nhơn Hải (Ninh Hải), Đông Hải (PR-TC). Khu vực mức độ chứa nước trung bình, lưu lượng và các giếng lỗ khoan thay đổi từ 1,09 đến 5,08 m3/ngày, còn khu vực có mức độ chứa nước nghèo lưu lượng và các giếng lỗ khoan thay đổi từ 0,02 đến 0,39 m3/ngày.

Ở tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen: Khu vực mức độ chứa

nước trung bình, lưu lượng và các giếng lỗ khoan thay đổi từ 1,00 đến 3,06 l/s, còn khu vực có mức độ chứa nước nghèo lưu lượng và các giếng lỗ khoan thay đổi từ 0,07 đến 0,85 l/s.

Về chất lượng nước ở các tầng khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt. Tuy nhiên một số mẫu có hàm lượng Nitrat và Sunfat vượt quá giới hạn cho phép “theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-5501:1991)”.

Vì vậy việc bảo vệ nguồn nước ngay bây giờ phải được chú trọng và mở rộng, kêu gọi người dân tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước dưới đất, để đảm bảo khai thác bền vững phục vụ cung cấp nước cho sinh hoạt đô thị, công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm cho tưới tiêu và tiêu phí nguồn nước hàng năm sẽ làm giảm nguồn nước trong các tầng nước ngầm chủ chốt.

Dự báo trong năm tới nhu cầu sử dụng nước cho nhân dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ngay từ bây giờ nên có biện pháp hướng dẫn người dân sử dụng nước một cách tiết kiệm, tránh tình trạng thiếu nước như năm 2005 vừa qua.

Nguyễn Hồng Trường (T.T dự báo KTTV Ninh Thuận),

Báo Ninh Thuận.- Số 1454

T

Khoa học & Công nghệ

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 50

CÔNG NGHỆ XỬ NƯỚC BẰNG LỌC CÁT SINH HỌC

Nước sạch là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mọi người, theo kế hoạch của tỉnh phấn đấu đến năm 2010 thì 100% người dân Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và 80% người dân ở nông thôn sẽ có nước sạch sinh hoạt. Để đạt chỉ tiêu trên, chủ yếu đề cập đến nguồn nước và những nơi có điều kiện kết hợp trong tính toán thiết kế công trình cấp nước công cộng cho nhân dân.

Mô hình sử lý nước bằng lọc cát sinh học bằng quy mô hộ gia đình do sự trài trợ của tổ chức phi chính phủ Canada phối hộp với Sở Khoa học & Công nghệ thực hiện. Ứng dụng bộ lọc này giúp cho người dân chủ động sử dụng nước sạch sinh hoạt hàng ngày thông qua 3 cách chính: lắng, lọc và khử trùng. Bộ lọc nước bằng cát sinh học, lợi ích chủ yếu của việc lọc chậm bằng cát có được nhờ các vi sinh vật của bộ lọc. Quần thể vi sinh vật phải được giữ cho sống để bộ lọc có hiệu quả. Vì vậy chúng được thiết kế để hoạt liên tục, nước di chuyển qua bộ lọc vối tốc độ rất chậm nên thân bộ lọc có xu hướng được thiết kế kích

thước lớn. Bộ lọc nước bằng cát sinh học là một sáng chế nhằm điều chỉnh bộ lọc chậm bằng cát thành bộ lọc có thể chế tạo ở quy mô nhỏ hơn và có thể vận hành không liên tục. Sự cải thiện này giúp cho bộ lọc thích hợp sử dụng trong gia đình.

Bộ lọc tạo thành 5 vùng tách biệt: hồ nước bên trên, lớp nước bên trên, lớp vi sinh vật, vùng hoạt động sinh học, cát đệm và ống thoát nước. Công suất thiết kế của bộ lọc cát sinh học tương đương 1m3/ nước sạch/ngày. Nước đã qua xử lý có khả năng loại trừ 90% virus, 99.99% vi khuẩn, 99.9999% nhóm động vật đơn bào(protozoa). giá thành chế tạo bộ lọc hiện nay khoản 200.000 đồng(vật liêu ciment, cát, sỏi, ống dẫn nước, tấm khuếch tán, nắp đậy). Sau kết quả thực nghiệm, tỉnh ta sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ cho các xã vùng nông thôn, miền núi chế tạo để nhân rộng mô hình bộ lọc bằng cát sinh học quy mô hộ gia đình, huy vọng đến năm 2010 Ninh Thuận sẽ đạt được chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao sức khỏe cộng đồng. PHẠM CHÂU HOÀNH.Báo Ninh Thuận.-Số1458

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI

Tổ chức hội thảo khoa học về các công nghệ tưới tiết kiệm nước Ngày 30-5, Viện Khoa học Thủy lợi

phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh và Công ty Pastro Asia pacific- Australia tổ chức hội thảo Khoa học về các công nghệ tưới tiết kiệm nước. Tham gia hội thảo có các nhà khoa học, lãnh đạo cục Thủy lợi, các Vụ thuộc Bộ No&PTNT và đại diện Sở No& PTNT các tỉnh lân cận.

Đồng chí Đỗ Hữu Nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự hội thảo. Hội thảo nhằm mục đích đánh giá nhu cầu nước cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao ở vùng khô hạn Nam trung bộ, giới thiệu một công nghệ tưới tiết kiệm nước đang được áp dụng ở trong nước và trên thế giới.

Hội thảo đã nghe trình bày các ý kiến tham luận và nghe báo cáo về ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây nho tỉnh ta và công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây thanh long tỉnh Bình Thuận. Riêng tỉnh ta, từ năm 2005 đến nay đã triển khai một số mô hình áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trên các

loại cây trồng bước đầu đạt được kết quả rất khả quan.

Phương pháp tưới nhỏ giọt trên cây nho, cây ăn trái (mãng cầu, lựu, cam, táo) đã tiết kiệm được lượng nước, công tưới, phân bón; đối với cỏ chăn nuôi, việc sử dụng kỹ thuật tưới phun mưa kết hợp lót nil- ông tầng đất và phương pháp tưới nông thường xuyên, tưới nông lộ phơi trên cây lúa cũng đã giúp giảm chi phí và tăng năng suất, hiệu quả kinh tế hơn so với phương pháp tưới truyền thống.

Trong định hướng đến, tỉnh ta đề nghị Bộ NN&PTNT, Viện Khoa học Thủy lợi, các cơ quan liên quan giúp tỉnh ta xây dựng, nghiên cứu và hoàn thiện quy trình, mô hình tưới tiết kiệm bằng công nghệ tiên tiến trên các loại cây trồng đặc thù, có giá trị kinh tế cao ở địa phương. Nhân dịp này, ban tổ chức hội thảo đã tổ chức cho các đại biểu tham quan thực tế tại khu tưới nho ở tỉnh ta và khu tưới cây thanh long ở tỉnh Bình Thuận theo mô hình công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Tin, ảnh. BT. Báo Ninh Thuận.- Số 1465

Mỗi tuần một con số

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 51

MỖI TUẦN 01 CON SỐ * Tuần 1 tháng 4: 20 tỷ đồng là

tổng dự toán kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác chống hạn và hỗ trợ sản xuất năm 2007 theo kế hoạch của tỉnh. Trong đó có 16,4 tỷ đồng dành cho hỗ trợ nạo vét, sửa chữa các công trình thủy lợi, đào giếng nước sinh hoạt ở những vùng thiếu nước và 3,6 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất do hạn hán gây ra.

* Tuần 2 tháng 4: 268 tỷ đồng là tổng số vốn đã cho 40.950 hộ gia đình nghèo và 6.822 hộ gia đình chính sách trong tỉnh vay đầu tư phát triển kinh tế và giải quyết việc làm. Riêng trong quý 1/2007 đã có 1.260 hộ nghèo và 880 hộ chính sách được vay vốn trên 13,1 tỷ đồng.

* Tuần 3 tháng 4: 583 là tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 1.052,2 tỷ đồng. Trong số này nhiều nhất là doanh nghiệp thương mại với 330 đơn vị, có tổng vốn trên 617,2 tỷ đồng.

* Tuần 1 tháng 5: 320,3 tỷ đồng là tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp của tỉnh đã đạt được trong 4 tháng đầu năm 2007, tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước. Trong số này, tăng cao nhất là khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh với 34,7%.

* Tuần 2 tháng 5: 10,3 triệu USD là tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã đạt được trong 4 tháng đầu năm 2007. Trong đó, riêng mặt hàng nhân hạt điều xuất khẩu chiếm trên 6,26 triệu USD, kế đến là hàng thủy sản xuất khẩu đạt hơn 1,14 triệu USD. Tuy nhiên, so với kế hoạch cả năm vẫn còn đạt thấp.

* Tuần 3 tháng 5: 2.100 tỷ đồng là tổng dư nợ vốn tín dụng đầu tư vào nền

kinh tế của tỉnh ngay từ tháng đầu năm 2007, tăng 10,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn 1.150 tỷ đồng, tăng 14,8%, số còn lại là dư nợ trung và dài hạn.

* Tuần 4 tháng 5: 172 tỷ đồng là tổng mức đầu tư cho dự án cải tạo Đầm Nại thuộc nguồn vốn của Bộ Thủy sản. Khi dự án hoàn thành sẽ mở ra triển vọng phát triển kinh tế du lịch sinh thái gắn với nuôi trồng thủy sản của cư dân địa phương.

* Tuần 1 tháng 6: 51.985 ha là tổng diện tích rừng trong toàn tỉnh đã được giao cho các đơn vị và các hộ dân nhận khoán bảo vệ, trong đó có 9.500 ha được tiếp tục giao mới trong năm nay. Tổng kinh phí đầu tư cho giao khoán bảo vệ rừng gần 5,2 tỷ đồng.

* Tuần 2 tháng 6: 5.000 triệu đồng là tổng kinh phí đầu tư cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã miền núi trong tỉnh (thuộc Chương trình 135 giai đoạn II). Trong đó đầu tư cho 8 công trình thủy lợi 1.760 triệu đồng, 4 công trình trường học 1.120 triệu đồng, 2 công trình giao thông 985 triệu đồng.

* Tuần 3 tháng 6: 69.666 tấn là tổng sản lượng lương thực có hạt nông dân toàn tỉnh đã thu hoạch được trong vụ đông – xuân vừa qua. Trong đó, riêng sản lượng lúa đạt được 62.730 tấn, vượt 2,7 % kế hoạch vụ.

* Tuần 4 tháng 6: 4.183 triệu đồng là tổng số tiền các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân trong và ngoài tỉnh đã quan tâm hỗ trợ, đóng góp vào Quỹ khuyến học ở các địa phương trong tỉnh.

Nguồn: Báo Ninh Thuận

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 52

THƯ MỤC TRÍCH * CHÍNH TRỊ XÃ HỘI:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai công tác chống hạn. Đến cuối tháng 4, nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng để bảo đảm dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt// Ninh Thuận. -2007. –Số 1439. – Ngày 03 tháng 4. –Tr.1,7

UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác chống hạn năm 2007. Qua báo cáo của lãnh đạo các địa phương cũng như kế hoạch tiết kiệm, phân bổ nước hợp lý của ngành liên quan, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố nhanh chóng lập phương án chống hạn cho địa phương mình, trước mắt từng huyện, thành phố cần xác định lượng nước được tích chứa trong các ao, hồ ở địa bàn và xác định rõ nhu cầu nước cần sử dụng, để tỉnh có kế hoạch chỉ đạo điều tiết nước phù hợp. Đến cuối tháng 4/2007, toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh sẽ được nạo vét để đảm bảo việc dẫn, cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất của nhân dân.

2. S.Ngọc. UBMTTQVN Tỉnh xây dựng mới 60 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo// Ninh Thuận. -2007. –Số 1439. –Ngày 03 tháng 4. –Tr.2

Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh có cuộc làm việc với lãnh đạo các xã Phước Vinh, Phước Hậu và thị trấn Phước Dân về việc xây dựng mới 60 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo gặp khó khăn về chỗ ở. Mỗi căn nhà được dự án hỗ trợ trên 12 triệu đồng kết hợp vốn đầu tư thêm của gia đình bảo đảm có diện tích sử dụng tối thiếu là 32 mét vuông.

3. Hoàng Ngọc Thái. Tự hào về truyền thống vẻ vang của quê hương, lực lượng vũ trang tỉnh vững tin bước vào thời kỳ mới//Ninh Thuận. -2007. –Số 1443. –Ngày 12 tháng 4. –Tr.1,4

Tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương Ninh Thuận, đồng thời nhận rõ những thuận lợi, cũng như

những khó khăn thách thức ở phía trước, cán bộ, chiến sĩ của các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Ninh Thuận vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh.

4. Nguyễn Ngọc Minh. Quốc hội khóa XI và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận kết thúc một nhiệm kỳ thắng lợi// Ninh Thuận. -2007. –Số 1444. –Ngày 14 tháng 4. –Tr.1,6

Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XI vừa kết thúc đã đánh dấu bước chuyển tiếp thời kỳ cuối cùng của Quốc hội khóa XI. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam nói chung, của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ta nói riêng, song với những cố gắng đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang do nhân dân giao phó. Kết quả hoạt động của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận sẽ là bài học bổ ích cho hoạt động của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII.

5. Mai Ty. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính những vấn đề cần đặt ra// Ninh Thuận. -2007. –Số 1445. –Ngày 17 tháng 4. –Tr. 6

Thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ “về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp”, thời gian qua UBND tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó xác định trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Thời gian tới yêu cầu đặt ra là cần thực hiện nghiêm túc việc quy trách nhiệm đối với người đứng đầu các sở, ngành, UBND

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 53

các huyện, thành phố trong việc xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

6. B.T. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng – Trưởng ban Dân vận Trung ương đến thăm và làm việc với Ban Dân vận Tỉnh ủy// Ninh Thuận. -2007. –Số 1446. –Ngày 19 tháng 4. –Tr.2

Đồng chí Tòng Thị Phóng đã vui mừng nhận thấy sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta trong những năm qua. Đồng chí cho biết rất có ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy hoạch xây dựng, quốc phòng an ninh, công tác dân tộc và tôn giáo của tỉnh ta.

7. Thu Thủy. Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội// Ninh Thuận. -2007. –Số 1447. –Ngày 21 tháng 4. –Tr.2

UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2006. Năm 2007 nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng chống mại dâm, ma túy và bệnh HIV/AIDS là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội.

8. B.T. Thường trực Tỉnh ủy tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Yên Bái// Ninh Thuận. -2007. –Số 1449. –Ngày 26 tháng 4. –Tr.1,4

Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Yên Bái do đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn về thăm tỉnh ta. Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến thăm cơ sở sản xuất tôm giống Minh Phú, làng gốm Chăm Bàu Trúc và Công ty Hùng Đại Dương.

9. Nguyễn Văn Hương. Một số vấn đề trọng tâm về Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2007// Ninh Thuận. -2007. –Số 1451. –Ngày 01 tháng 5. –Tr.3

Thực hiện Quyết định số 187/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp lần thứ 3 vào năm 2007 trên phạm vi cả nước. Đến nay, tỉnh ta đã hoàn thành việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng điều tra các cấp và đang trong giai đoạn chuẩn bị lập danh sách các đơn vị điều tra ban đầu. Dự kiến thời điểm tổng điều tra được tiến hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2007.

10. Đổng Văn Dinh. Anh hùng liệt sĩ Đổng Dậu người con ưu tú của dân tộc Chăm// Ninh Thuận. -2007. –Số Đặc san tháng tư. –Tr.18

Anh hùng Liệt sĩ Đổng Dậu, dân tộc Chăm, sinh năm 1927, quê ở làng Hoài Trung, Phước Thái, Ninh Phước, sau đó lập gia đình và sống ở làng Đá Trắng (Như Bình), Phước Thái, Ninh Phước. Đ/c đã hy sinh anh dũng vào ngày 11/7/1970, trên mảnh đất của quê hương, nơi sinh ra và lớn lên, nơi có ngọn núi Đá Trắng huyền thoại vẫn hiên ngang, bất khuất trước phong ba, bão táp. Anh hùng Đổng Dậu được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

11. T.A. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với huyện Ninh Sơn// Ninh Thuận.- 2007.- Số 1443.- Ngày 12 tháng 4.- Tr. 1,2

Đồng chí Hoàng Thị Út Lan, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Ninh Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quí I năm 2007, nhiệm vụ trọng tâm quí II năm 2007 và công tác phòng, chống hạn.

12. N.T. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh// Ninh Thuận. -2007. –Số 1462. –Ngày 26 tháng 5. –Tr.1,2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân biểu dương những kết quả đạt được ở tỉnh ta trong công tác quản lý quy hoạch và xây

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 54

dựng cơ bản, ghi nhận những kiến nghị của địa phương.

13. Thu Thủy. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm chức sắc Phật giáo nhân lễ Phật đản phật lịch 2551//Ninh Thuận. -2007. –Số 1464. –Ngày 31 tháng 5. –Tr.1

Nhân dịp lễ Phật Đản Phật lịch 2551, các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Trương Xuân Thìn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đến thăm và tặng quà chức sắc chùa Linh Sơn, ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

14. Sơn Ngọc. Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp, làm việc với Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc Chính phủ// Ninh Thuận. -2007. –Số 1465. –Ngày 02 tháng 6. –Tr.1, 2

Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác Ủy ban Dân tộc Chính phủ do đồng chí Triệu Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách làm trưởng đoàn. Đồng chí Triệu Hồng Sơn đánh giá cao những thành tựu về các dự án được Chính phủ đầu tư cho tỉnh trên các lĩnh vực hỗ trợ sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo cán bộ phuc vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các xã thuộc chương trình 135. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo tỉnh cần xem xét chỉ đạo khắc phục những mặt hạn chế là chuyển giao dự án về cho cấp xã trực tiếp quản lý. Đẩy nhanh tốc độ thực hiện các dự án đã được Trung ương phê duyệt.

15. Trợ giúp tỉnh Ninh Thuận 59 tỷ đồng để sửa chữa bốn công trình kè bị sụt lở// Nhân Dân. – 2007. –Số 18898. –Ngày 13 tháng 5. –Tr. 2

Ngày 7/5/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 547/QĐ-TTg về việc trợ giúp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho tỉnh Ninh Thuận. Theo quyết định, tỉnh Ninh Thuận được bổ sung 59 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2007 để thực hiện bốn công trình kè bị sụt lở là Mỹ Tân, Phú Thọ, Sơn Hải và Cù lao Tân Thành.

16. PV. Đồng chí Nguyễn Minh Trứ, Tổng Biên tập báo Ninh Thuận được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh khóa III (nhiệm kỳ 2004-2009)// Ninh Thuận. -2007. –Số 1473. –Ngày 21 tháng 6. –Tr.2

Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức Hội nghị toàn thể hội viên để bầu bổ sung thành viên Ban Chấp hành Hội và bầu chức danh Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh khóa III (nhiệm kỳ 2004-2009). Đồng chí Nguyễn Minh Trứ, Tổng Biên tập báo Ninh Thuận được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Tỉnh.

17. S.N, N.T. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng các cơ quan báo chí. Báo Ninh Thuận họp mặt kỷ niệm 82 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam// Ninh Thuận. -2007. –Số 1474. –Ngày 23 tháng 6. –Tr. 1,2

Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Trương Xuân Thìn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã đi thăm tặng hoa chúc mừng tập thể lãnh đạo, CBCNV các cơ quan Báo Ninh Thuận, Đài PT-TH và Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Ninh Thuận. Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đến thăm cơ quan Phân xã TTXVN, đại diện báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên tại Ninh Thuận và cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên Đài PT-TH tỉnh.

Ban Biên tập Báo Ninh Thuận tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Minh Trứ, Tổng biên tập Báo Ninh Thuận đã ôn lại truyền thống vẻ vang trong 82 năm qua và điểm lại những chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng Ninh Thuận trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

* KINH TẾ: 18. B.T. Sở Thủy sản tổ chức lễ ra quân

khai thác vụ cá Nam// Ninh Thuận. -2007. –Số 1439. –Ngày 03 tháng 4. –Tr.2

Tại cảng cá Cà Ná, Sở Thủy sản đã tổ chức lễ ra quân khai thác hải sản vụ cá

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 55

Nam. Theo kế hoạch năm 2007, ngành Thủy sản tỉnh được giao kế hoạch đạt tổng sản lượng thủy sản 57.000 tấn, trong đó khai thác thủy sản 47.000 tấn.

19. N.T. Tập trung tháo gở vướng mắc để Khu kinh tế Muối Công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ sớm đi vào sản xuất// Ninh Thuận. -2007. –Số 1446. –Ngày 19 tháng 4. –Tr.2

Dự án Khu kinh tế Muối Công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ do Cty TNHH Đầu tư – Phát triển - Sản xuất Hạ Long đầu tư có quy mô 2.510 ha, tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, theo kế hoạch đầu năm 2008 sẽ đi vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên, hiện đang còn gặp một số vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng cũng như hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thôn Lạc Tiến. Do đó, cần lập hồ sơ mời thầu để nhanh chóng xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thôn Lạc Tiến, kiểm tra lại toàn bộ tiến độ, chất lượng công trình, năng lực của nhà thầu để giải quyết dứt điểm việc xây dựng kết cấu hạ tầng, bàn giao cho nhà đầu tư.

20. Xuân Bính. Hiệu quả mô hình giao rừng khoán quản cộng đồng ở xã Phước Hà// Ninh Thuận.-2007. –Số 1447. –Ngày 21 tháng 4. –Tr.1,4-5

Tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng những nỗ lực của Đội Bảo vệ rừng xã Phước Hà đã chứng minh được khả năng tham gia bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư địa phương. Đây là mô hình giữ rừng mới hoạt động có hiệu quả cần được nhân rộng trên địa bàn các xã có rừng ở huyện Ninh Phước nói riêng và các xã có rừng trên địa bàn tỉnh nói chung.

21. Văn Thanh. Hiệu quả từ chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn// Ninh Thuận. -2007. –Số 1448. –Ngày 24 tháng 4. –Tr. 3

Phước Sơn là một xã thuần nông, ngành nghề kinh doanh còn ít, nhưng nhờ có sự chỉ đạo của chính quyền xã và sự năng động của người nông dân trong việc chuyển đổi, thâm canh cây trồng và áp

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đời sống của người dân trong xã không ngừng được cải thiện.

22. Sơn Ngọc. Mùa vàng làng Chăm An Nhơn// Ninh Thuận. -2007. –Số 1449. –Ngày 26 tháng 4. –Tr. 4

Làng Chăm An Nhơn có 335 hộ với 1.985 nhân khẩu. Ngoài nghề trồng lúa nước truyền thống, bà con còn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc có sừng và bán thuốc nam khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trồng lúa – chăn nuôi gia súc – bán thuốc nam là ba nghề chính đưa đời sống kinh tế gia đình phát triển bền vững. Những ngày cuối tháng tư năm nay, nông dân làng Chăm An Nhơn thuộc xã Xuân Hải huyện Ninh Hải vào mùa thu hoạch rộ lúa đông – xuân. Không khí ngày mùa nhộn nhịp trên cánh đồng suối Màng Màng vàng thơm lúa mới và những đoàn xe bò chở lúa bó về chất chật kín sân phơi.

23. Bạch Thương. Triển vọng nghề muối Khánh Tường// Ninh Thuận. -2007. –Số 1451. –Ngày 01 tháng 5. –Tr.3

Thôn Khánh Tường (Tri Hải, Ninh Hải) một làng muối thuộc khu vực đầm Vua. Những ngày tháng vừa qua, người dân Khánh Tường rất phấn khởi vì được mùa muối và được cả giá bán. Đây là lần thu hoạch muối có giá bán cao nên đã tác động mạnh đến nghề làm muối địa phương.

24. Mai Ty. Hành trình của “con tàu” kinh tế tỉnh nhà// Ninh Thuận. -2007. –Số Đặc san tháng tư. –Tr.9

Những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta phấn đấu đạt được trong chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển sẽ là cơ sở vững chắc để đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn, hòa nhập nhanh và mạnh hơn vào nền kinh tế chung của đất nước, góp phần cùng với cả nước đưa “con tàu kinh tế vươn ra biển lớn”

25. Xuân Bính. Khai thông nguồn sáng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà // Ninh

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 56

Thuận. -2007. –Số Đặc san tháng tư. –Tr.27

Sau 15 năm tái lập tỉnh, ngành điện vừa củng cố, xây dựng, vừa phấn đấu vươn lên, đến nay đã có những bước trưởng thành và phát triển vượt bậc.

26. Nguyễn Văn Tuấn. Nuôi trồng rong sụn// Nông nghiệp Việt Nam. -2007. –Số 92. –Ngày 8 tháng 5. –Tr.10

Phân Viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang đã đưa giống rong sụn Kappachucus Alvarezii (rong KA) vào trồng thực nghiệm tại tỉnh ta và phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng rong sụn ở vùng đầm Sơn Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Vì nơi đây có điều kiện tự nhiên phù hợp với độ sâu của đầm nước, độ mặn, nguồn nước lưu thông trao đổi tốt theo thủy triều. Từ mô hình này đã có kết quả lợi nhuận khá cao.

27. Công Luận. Kinh tế biển Ninh Thuận tín hiệu mới// Quân đội nhân dân. -2007. –Số 16532. –Ngày 3 tháng 5. –Tr.4

Tiềm năng kinh tế biển Ninh Thuận hiện nay được kỳ vọng là mũi nhọn để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế cả về quy mô và chất lượng. Kinh tế biển Ninh Thuận là đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, du lịch biển, cảng biển, công nghiệp đóng tàu, sản xuất muối và hóa chất sau muối. Ninh Thuận còn được thiên nhiên ưu đãi có các khu vực biển rất thuận lợi làm du lịch, đây là bước đột phá trong kinh tế biển. Với các loại hình du lịch phong phú, Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh có kinh tế biển phát triển hàng đầu với một số chương trình dự án lớn nằm trong hệ thống các công trình trọng điểm quốc gia.

28. T.S. Trồng cây xương rồng chế biến thực phẩm// Ninh Thuận. -2007. –Số 1470. –Ngày 14 tháng 6. –Tr.2

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp tại Nha Hố, Ninh Thuận đã tiếp thu kinh nghiệm từ Mexico và một số

nước ở Trung, Nam châu Mỹ, cây xương rồng vùng khô hạn đã được chế biến thành 100 sản phẩm dùng làm thực phẩm, dược phẩm cho người và gia súc. Viện đã khảo nghiệm xong 19 giống xương rồng. Một chương trình chuyển giao công nghệ trồng, chế biến sử dụng xương rồng sẽ được Viện tiến hành ở các vùng khô hạn.

29. Sơn Ngọc. Nghề câu cá mập//Ninh Thuận. -2007. –Số 1473. –Ngày 21 tháng 6. –Tr.3

Hai khu phố Khánh Chử 1 và Khánh Giang thuộc thị trấn Khánh Hải nằm bên bờ Đầm Nại. Đây là hai làng biển có đông ngư dân làm nghề câu cá mập, những ngư dân làm nghề câu cá mập tuy nặng nhọc, nguy hiểm hơn các nghề khác nhưng cuộc sống của họ cũng khấm khá hơn nhờ vi cá mập rất đắt tiền.

* VĂN HÓA – DU LỊCH – THỂ DỤC THỂ THAO

30. Phan Duy. Phân hội âm nhạc Ninh Thuận qua 15 năm hoạt động// Ninh Thuận. -2007. –Số 1445. –Ngày 17 tháng 4. –Tr.5

Hoạt động âm nhạc của Ninh Thuận trong 15 năm qua đã có bước phát triển vượt bậc. Đội ngũ sáng tác âm nhạc ngày càng đông đảo và trưởng thành. Các tác phẩm âm nhạc của các thành viên Phân hội Âm nhạc đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển, thúc đẩy phong trào văn hóa – văn nghệ tỉnh ta ngày càng nở rộ, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần định hướng phát triển chung của địa phương và của cả nước.

31. Kim Hoàn. Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Ninh Thuận trên đường đổi mới và phát triển”: Tác phẩm “ Con đậu rồi! Nội ơi…” đoạt giải nhất// Ninh Thuận. -2007. –Số 1445. –Ngày 17 tháng 4. –Tr.2

Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ninh Thuận đã phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật với chủ đề “Ninh Thuận trên đường đổi mới và phát triển”. Ban tổ chức đã nhận được 220 tác phẩm của 24 tác giả trong tỉnh tham dự

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 57

cuộc thi, trong đó 11 tác phẩm được trao giải.

32. TS. Thực hiện bộ phim “Người đàn bà đi trong mưa”// Ninh Thuận . -2007. –Số 1453. –Ngày 05 tháng 5. –Tr.2

Được sự nhất trí của UBND tỉnh, Hãng phim Giải phóng đã có kế hoạch sản xuất bộ phim “Người đàn bà đi trong mưa” nhằm phục vụ hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2007). Nội dung bộ phim phản ánh đậm nét và trung thực về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân và dân Bác Ái anh hùng.

33. VT. Liên hoan Tiếng hát truyền hình Lực lượng vũ trang 3 tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận – Lâm Đồng lần 1 năm 2007//Ninh Thuận. -2007. –Số 1453. –Ngày 05 tháng 5. –Tr.2

Tại Đài Phát thanh – Truyền hình Ninh Thuận đã diễn ra Hội thi liên hoan tiếng hát truyền hình lực lượng vũ trang ba tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận – Lâm Đồng lần thứ 1 năm 2007. Tham gia liên hoan có 48 tiết mục với gần 100 diễn viên.

34. T.A. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tổ chức tọa đàm Văn hóa ứng xử nơi công sở// Ninh Thuận. -2007. –Số 1455. –Ngày 10 tháng 5. –Tr.10

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã tổ chức tọa đàm Văn hóa ứng xử nơi công sở nhằm hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính trên phạm vi toàn thành phố, với 170 cán bộ, công chức xã, phường toàn thành phố tham gia.

35. Tuấn Anh. Nơi gìn giữ “cốt cách” dân tộc// Ninh Thuận. -2007. –Số Đặc san tháng tư. –Tr.25

Toàn tỉnh có khoảng 200 di tích lịch sử văn hóa, chia làm 2 loại hình chính: Di tích cách mạng và di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong 15 năm qua, không thể phủ nhận vai trò của ngành VHTT trong việc giữ gìn di sản văn hóa. Tuy nhiên, việc tôn tạo di tích còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Để

làm tốt công tác giữ gìn di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay, không gì hơn phải đẩy mạnh tiến độ “Xã hội hóa trùng tu di tích”. Được như vậy, di tích lịch sử văn hóa thực sự là những di sản có giá trị, góp phần vào phát triển du lịch tỉnh nhà.

36. Uyên Thu. Liên đoàn Lao động tỉnh phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài công nhân và Công đoàn Việt Nam// Ninh Thuận. -2007. –Số 1464. –Ngày 31 tháng 5. –Tr. 2

LĐLĐ tỉnh phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài “Công nhân và Công đoàn Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 22/5 đến ngày 30/9/2007.

11. Sơn Ngọc. Âm vang tiếng trống Ghi-năng// Ninh Thuận. -2007. –Số 1465. –Ngày 02 tháng 6. –Tr.5

Tròn sáu mươi tuổi đời, nghệ nhân Lai Lầu ở cánh đồng Cà Rài, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc đã có gần nửa thế kỷ gắn bó với nghề biểu diễn và làm trống ghi – năng. Ông là một trong ba nghệ nhân trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận biết làm trống ghi-năng. * GIÁO DỤC – Y TẾ:

37. T.A. Phòng giáo dục huyện Ninh Phước hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học và dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở bậc tiểu học// Ninh Thuận. -2007. –Số 1439. –Ngày 03 tháng 4.- Tr.5

Phòng Giáo dục huyện Ninh Phước tổ chức hội thảo giảm hợp lý chương trình đổi mới phương pháp dạy học và dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh bậc tiểu học. 88 cán bộ quản lý, đại diện tổ chuyên môn của 44 trường tiểu học trên toàn huyện đã về tham dự.

38. Văn Thanh. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản – làm mẹ an toàn ở huyện Bác Ái// Ninh Thuận. -2007. – Số 1441. –Ngày 07 tháng 4. –Tr.6

Huyện miền núi Bác Ái do trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế, cho nên số cặp vợ chồng ở Bác Ái có tới 5-6 con còn

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 58

khá nhiều. Trong những năm qua, huyện Bác Ái đã không ngừng quan tâm và thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay, Dự án “Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản” cũng đã cung cấp một số trang thiết bị như tivi, đầu máy, xe đạp, xe máy, loa cầm tay cho địa bàn các xã thuộc dự án. Để dự án đạt kết quả tốt, Ban quản lý dự án cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện.

39. S.N. Sở Giáo dục – Đào tạo triển khai công tác thi và tuyển sinh năm 2007// Ninh Thuận. -2007. –Số 1448. –Ngày 24 tháng 4. –Tr.2

Những điểm mới trong công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2007 là trong 6 môn thi bắt buộc Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Lịch sử, Hóa học thì thí sinh phải thực hiện 3 môn thi trắc nghiệm: Ngoại ngữ, Hóa học, Vật lý. Thí sinh thi tốt nghiệp bổ túc THPT gồm 6 môn: Văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử trong đó 2 môn thi trắc nghiệm là Hóa học và Vật lý. Toàn tỉnh dự kiến có 4.629 học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và 997 học viên tham dự kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT.

Công tác tuyển sinh lớp 10 THPT được thực hiện theo phương thức thi tuyển. Riêng hai huyện Thuận Bắc, Bác Ái và một số xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ninh Sơn, Ninh Phước được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Toàn tỉnh dự kiến có trên 9.800 học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Có 12.700 học sinh lớp 5 trong toàn tỉnh hoàn thành chương trình tiểu học được xét tuyển vào học lớp 6 hệ công lập năm học 2007-2008.

40. Lê Văn. Đoàn học sinh Ninh Thuận tham gia kỳ thi Olympic truyền thống lần thứ XIII năm 2007: đoạt 3 HCV, 4 HCĐ// Ninh Thuận. -2007. –Số 1454. –Ngày 08 tháng 5. –Tr. 5

Cuộc thi Olympic truyền thống 30/4 dành cho học sinh các trường chuyên, lớp chuyên bậc THPT lần thứ 13 tổ chức tại trường Quốc học Huế. Tham gia có 52 trường từ Thanh Hóa trở vào các tỉnh phía

Nam, gồm 1.873 học sinh. Tại cuộc thi này, đoàn học sinh tỉnh ta đã xuất sắc đoạt 3 Huy chương vàng, và 4 Huy chương đồng.

41. Thái Sơn Ngọc. Chăm lo sự nghiệp trồng người// Ninh Thuận. -2007. –Số Đặc san tháng tư. –Tr. 16

15 năm tái lập tỉnh, một chặng đường tăng tốc đầu tư đưa sự nghiệp trồng người của tỉnh ta phát triển lên một tầm cao mới ngay từ năm đầu mới tái lập tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ VIII, tháng 9 năm 1992 xác định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài tạo ra các động lực thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội”. Qua gần 15 năm triển khai đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục vào thực tiễn cuộc sống đã tạo chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội tỉnh nhà.

42. Thu Thủy. Ngành Y tế nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh// Ninh Thuận. -2007. –Số Đặc san tháng tư. –Tr.17

Nhiều năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh ở tỉnh ta tương đối ổn định. Một số bệnh xuất hiện nhưng được khống chế kịp thời nên không lây lan diện rộng, điều này chứng tỏ hệ thống làm công tác phòng chống dịch bệnh ở tỉnh ta những năm qua phát triển khá mạnh góp phần nâng chất lượng sức khỏe nhân dân.

43. Thu Thủy. Chủ động phòng chống bệnh tay – chân – miệng ở trẻ em// Ninh Thuận.-2007.- Số 1442.-Ngày 10 tháng 4.- Tr.6

Bệnh tay – chân – miệng tái phát ở tỉnh ta với hơn 1/3 xã, phường có người mắc bệnh. Trước thực tế này, ngành Y tế đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm chủ động phòng, chống bệnh.

44. S.N. Lịch sử được chọn làm môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 THPT// Ninh Thuận. -2007. –Số 1458. –Ngày 17 tháng 5. –Tr. 1

Thư mục trích

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 59

Sở GD-ĐT tỉnh ta chính thức công bố môn Lịch sử được chọn làm môn thi thứ ba để tuyển sinh vào lớp 10 THPT với hình thức tự luận.

45. Đặng Hữu. Trạm y tế An Hải đạt chuẩn quốc gia mẫu// Ninh Thuận. -2007. –Số 1462. –Ngày 26 tháng 5. –Tr. 4

An Hải là một trong 3 xã đầu tiên của huyện Ninh Phước được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đây là địa phương có nơi chăm sóc sức khỏe nhân dân được đầu tư khá hoàn thiện về các mặt.

46. S.Ngọc. 6.225 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và BTTHPT// Ninh Thuận. -2007. –Số 1464. –Ngày 31 tháng 5. –Tr.1, 2

Sáng ngày 30/5/2007, trên địa bàn tỉnh ta diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm học 2006-2007. Tham dự kỳ thi có 4.640 thí sinh THPT và 1.585 thí sinh bổ túc THPT. Toàn tỉnh đã huy động 830 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ công tác thi. Riêng ngành Giáo dục điều động 690 giám thị coi thi.

47. Thanh Sơn. Thành lập Trường Trung cấp Nghề Ninh Thuận// Ninh Thuận. -2007. –Số1470. –Ngày 14 tháng 6. –Tr.3

Ngày 29/5/2007, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định thành lập Trường Trung cấp Nghề Ninh Thuận trên cơ sở nâng cấp Trường Dạy nghề Ninh Thuận. Trường được phép đào tạo 14 nghề bao gồm: Nhiệt điện lạnh, điện dân dụng và công nghiệp, may công nghiệp, xây dựng và cấp thoát nước….

48. Sơn Ngọc. Ngành Giáo dục – Đào tạo chuẩn bị chu đáo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT// Ninh Thuận. -2007. –Số 1470. –Ngày 14 tháng 6. –Tr. 5

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2007-2008 chính thức diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6/2007. Đây là năm thứ hai tỉnh ta tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đang thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh chọn trường cho con em trong ba năm học

cuối của chương trình giáo dục phổ thông. Ngành Giáo dục Đào tạo huy động mọi nguồn lực bảo đảm tổ chức cho kỳ thi diễn ra an toàn, thực chất, đúng quy chế.

49. Sơn Ngọc. Hội đồng nhân dân tỉnh: Giám sát việc mua sắm thiết bị dạy học và liên kết đào tạo giáo viên THPT// Ninh Thuận. -2007. –Số 1471. –Ngày 16 tháng 6. –Tr.1,2

Lãnh đạo các Ban Văn hóa – Xã hội, Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo về việc chậm trễ khi mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ chương trình thay sách giáo khoa bậc học phổ thông và liên kết đào tạo giáo viên trên địa bàn tỉnh.

50. Ngũ Tuấn. Ra quân kiểm tra, thu hồi sản phẩm nước tương có hàm lượng chất 3-MCPD vượt quá mức cho phép// Ninh Thuận. -2007. –Số 1471. –Ngày 16 tháng 6. –Tr. 2

Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại chợ Phan Rang, chợ Thanh Sơn, chợ Tháp Chàm và một số cơ sở kinh doanh khác. Qua kiểm tra tại các chợ, đoàn đã phát hiện, lập biên bản thu giữ và tiêu hủy 6 chai nước tương nằm trong danh mục sản phẩm bị thu hồi. Còn lại, tại hầu hết các cơ sở kinh doanh đoàn đã kiểm tra, không phát hiện có các mặt hàng nước tương, dầu hào của 17 cơ sở sản xuất theo công bố của Bộ Y tế.

51. Sơn Ngọc. Toàn tỉnh có 3.160 học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và 470 học viên đỗ tốt nghiệp bổ túc THPT// Ninh Thuận. -2007. –Số 1472. – Ngày 19 tháng 6. –Tr.1,7

Toàn tỉnh có 4.637 học sinh THPT và 1.572 học viên bổ túc THPT tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Theo kết quả chầm thi của Sở Giáo dục – Đào tạo, toàn tỉnh có 3.160 học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đạt 68, 2% so với số dự thi, giảm 20% so với năm 2006. Hệ bổ túc THPT có 470 học viên đỗ tốt nghiệp, đạt tỉ lệ 30%, giảm 44,6% so với năm 2006.

Trên kệ sách thư viện

Thông tin tư liệu Ninh Thuận.- Số 2/2007 Trang 60

“MỘT SỐ TRẬN CHIẾN ĐẤU ĐIỂN HÌNH CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN (1945 – 1975)” Nhân kỷ niệm 32 năm giải phóng

Ninh Thuận (16/4/1975 – 16/4/2007) và 15 năm tái lập tỉnh (1992 – 2007), chúng tôi giới thiệu đến các bạn cuốn sách: Một số trận chiến đấu điển hình của LLVTND tỉnh Ninh Thuận (1945 – 1975), nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của quân và dân tỉnh ta trong chiến đấu giải phóng quê hương.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngại hy sinh, gian khổ, trực tiếp tham gia hàng nghìn trận đánh và cuối cùng giành được thắng lợi rất vẻ vang.

Góp phần vào thắng lợi chung đó, trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều cuộc chiến đấu của quân và dân địa phương thực hiện đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu.

Cuốn sách: “Một số trận chiến đấu điển hình của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Ninh Thuận (1945 – 1975)” do Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận biên soạn và phát hành vào tháng 12 năm 2005. Sách dày 203 trang, khổ sách 13x19cm.

Nội dung phản ánh khá sinh động thực tế diễn biến của các trận đánh điển hình ở tỉnh Ninh Thuận như:

Trận cải trang tiêu diệt tiểu đội quân Nhật tại cầu Tân Mỹ trên quốc lộ 11 của Tiểu đội quân giải phóng Ninh Thuận (02/10/1945). làm cho bọn Nhật đóng quân trên địa bàn Phan Rang – Tháp Chàm rúng động, hoang mang lo sợ, đồng thời răn đe ý đồ trở lại xâm chiếm Ninh Thuận của quân Pháp.

Trận cải trang tiêu diệt Tiểu đội quân Pháp tại Vũng Tròn của du kích làng Sơn Hải, tổng Phú Quý, Ninh Thuận (20/6/1946). bằng mưu mẹo cải trang quân ta tiêu diệt toàn tiểu đội lính Pháp, tay sai tại Vũng Tròn kịp thời cổ vũ tinh thần chiến đấu và phong trào cách mạng trong tỉnh, củng cố lòng tin cán bộ, chiến sĩ, bộ đội, dân quân du kích và quần chúng vào sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh .

Trận phục kích tại Đầm Vua của Đại đội 210 Ninh Thuận (24/12/1951). Trận tập kích Đầm Vua của Đại đội 210 là trận đánh cận chiến dũng mãnh, táo bạo làm cho quân địch hoang mang dao động. Thắng lợi của trận đánh đã khẳng định ý chí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, dám đánh và biết đánh của cán bộ, chiến sĩ Đại đội 210.

Trận đánh chống càn Hóc Ron của Đại đội 210 Ninh Thuận (28 – 29/9/1953). Quân ta đã đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn “ Ngự lâm quân” của địch, bẻ gãy hoàn toàn cuộc càn quét của địch vào căn cứ Hóc Ron.

Trận tập kích đồn Hoài Trung của Đại đội 212+214 và Tiểu đội Đặc công Ninh Thuận (Rạng sáng ngày 5/4/1954). Trận tập kích Chi khu Ninh Chữ của Đại đội 210 Ninh Thuận (Đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12/5/1954), là một trận đánh bất ngờ, táo bạo có hiệu suất chiến đấu cao, đã hỗ trợ tích cực cho phong trào đấu tranh chính trị ở huyện Thuận Bắc. Nhân dân quanh vùng Ninh Chữ, Khánh Hội, Dư Khánh … mãi mãi ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của cán bộ, chiến sĩ đơn vị 210 Ninh Thuận.

Trận phục kích xe bọc thép trên đường thôn Lạc Nghiệp của Đại đội 480 Ninh Thuận (9/2/1965). Trận phục kích đánh xe bọc thép tại thôn Lạc Nghiệp đã làm cho quân địch ở huyện Thuận Nam lúc bấy giờ khiếp sợ, góp phần thắng lợi vào chiến dịch Đông – Xuân của tỉnh, tạo niềm tin trong nhân dân xã Phước Diêm, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị ở địa phương và nhiều trận đánh khác nữa liên tục diễn ra trên địa bàn Ninh Thuận.

Đặc biệt vào thời điểm năm 1975, địa phương ta có các trận đánh như: Trận tập kích sân bay Thành Sơn của Đại đội đặc công 311 (Đêm 15/1/1975). Trận tập kích chốt Cầu Chéo – Tân Mỹ của Đại đội đặc công 311 (29/2/1975). Trận tập kích đồn Quảng Sơn của Đại đội Đặc công 311 (Đêm 01/3/1975) ...

Cuốn sách “ Một số trận chiến đấu điển hình của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Ninh Thuận (1945-1975)” đã tập trung vào các nội dung chủ yếu của các trận đánh, nhận định những thành công và thiếu sót, rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Hy vọng cuốn sách sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương Ninh Thuận giàu đẹp. Sách có tại kho địa chí thuộc phòng đa phương tiện thư viện tỉnh Ninh Thuận. Mời các bạn đón đọc để hiểu thêm về truyền thống oai hùng của quê hương Ninh Thuận.

Nguyễn Thị Hòa. Thư viện Ninh Thuận