NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn...

20
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ CHIỀU THỨ 7 Chủ đề: Những Vấn Nạn và Giáo Dục Giới Trẻ Thời @ ************* Những vấn nạn và giáo dục giới trẻ thời @ đang là một đề tài nóng bỏng được nhiều người quan tâm đây không những là nỗi lo lắng và là trách nhiệm của các phụ huynh, của các nhà giáo dục mà đặc biệt còn là với các vị linh mục, các tu sĩ đang quan tâm lo cho đời sống nhân bản và tâm linh giới trẻ. Chiều nay 28/11/2009 buổi nói chuyện chuyên đề tuần thứ tư được diễn ra tại hội trường Trung tâm Mục Vụ giáo phận TP – HCM có khoảng gần 250 người tham dự trong đó có rất nhiều các bạn trẻ, các phụ huynh, những người làm công tác giáo dục, các Linh mục, Tu sĩ và có cả Mục sư Tin Lành cũng quan tâm đến những nỗi khắc khoải của các bạn trẻ ngày nay. Buổi thuyết trình hôm nay được tổ chức và hướng dẫn của Sr Maria Nguyễn Thị Hồng Quế OP, một đề tài hết sức bức xúc và nhạy cảm mà các bạn trẻ trình bày hôm nay đó là: Làm sao để THÁNH LỄ hấp dẫn giới trẻ? 1

Transcript of NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn...

Page 1: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ CHIỀU THỨ 7

Chủ đề: Những Vấn Nạn và Giáo Dục Giới Trẻ Thời @*************

Những vấn nạn và giáo dục giới trẻ thời @ đang là một đề tài nóng bỏng được nhiều người quan tâm đây không những là nỗi lo lắng và là trách nhiệm của các phụ huynh, của các nhà giáo dục mà đặc biệt còn là với các vị linh mục, các tu sĩ đang quan tâm lo cho đời sống nhân bản và tâm linh giới trẻ. Chiều nay 28/11/2009 buổi nói chuyện chuyên đề tuần thứ tư được diễn ra tại hội trường Trung tâm Mục Vụ giáo phận TP – HCM có khoảng gần 250 người tham dự trong đó có rất nhiều các bạn trẻ, các phụ huynh, những người làm công tác giáo dục, các Linh mục, Tu sĩ và có cả Mục sư Tin Lành cũng quan tâm đến những nỗi khắc khoải của các bạn trẻ ngày nay. Buổi thuyết trình hôm nay được tổ chức và hướng dẫn của Sr Maria Nguyễn Thị Hồng Quế OP, một đề tài hết sức bức xúc và nhạy cảm mà các bạn trẻ trình bày hôm nay đó là:

Làm sao để THÁNH LỄ hấp dẫn giới trẻ? Làm sao để các Lớp Giáo Lý và Những Sinh Hoạt

trong nhà thờ hấp dẫn giới trẻ”? Người trẻ mong đợi gì nơi các Linh Mục, các Tu Sĩ thời @.

Đây là những câu hỏi rất nóng bỏng mang tính thời sự cấp bách mà các bạn trẻ đang mò mẫm đi tìm câu trả lời.

1

Page 2: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Mở đầu chương trình có 10 phút văn nghệ hâm nóng, một bạn nữ đã đưa tâm hồn mọi người trở về tận đáy lòng mình qua giọng hát ngọt ngào của chị và để mỗi người hãy tự trả lời với Chúa qua bài hát: “Giờ này Đức Kitô là ai?”, tiếp theo một bạn trẻ hướng dẫn mọi người hát múa tập thể bài “Gặp gỡ Đức Kitô” đã tạo nên một không khí vui tươi và sống động khởi đầu cho chương trình.

Sr Hồng Quế giới thiệu Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn Trưởng Ban Mục Vụ HNGĐ – TGP TP.HCM lên khai mạc chương trình, ngài cũng nói lên mục đích và ý nghĩa của buổi thảo luận hôm nay, TTMV cũng muốn tạo cho các bạn trẻ có cơ hội nói lên những tâm tư nguyện vọng của mình và ngài cũng là người đại diện cho các linh mục lắng nghe tiếng nói của các bạn trẻ, ngài cũng mong muốn các chủ chăn hãy lắng nghe tiếng nói của các bạn trẻ, mà nói cho đúng hơn là hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu qua các bạn trẻ.

2

Page 3: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Bạn Lucia Nguyễn Ngọc Quỳnh Mai 22 tuổi, trong vai trò MC đã đưa ra một thực trạng hết sức đau lòng mà mọi người cũng nhận thấy là “Ngày nay trong các Thánh Lễ càng ngày càng vắng bóng người trẻ” Thánh lễ dần dần không còn sức hấp dẫn, các bạn trẻ đi lễ vì luật buộc hơn là vì yêu mến, mà những người trẻ là một bộ phận không nhỏ của Giáo Hội, không biết tự bao giờ mà các bạn trẻ ngày nay càng ngày đang xa dần, xa dần Giáo hội. Buổi thuyết trình chuyên đề hôm nay thật sự chính là một cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể nói lên những suy nghĩ của mình.

Chúng ta hãy lắng nghe những suy nghĩ, trăn trở của người trẻ:

Mở đầu bạn Maria Nguyễn Kim Quyên 20 tuổi và Maria Madalena Hoàng Thảo Uyên 19 tuổi chia sẻ với đề tài “Để Thánh Lễ Hấp Dẫn Người Trẻ”.

Hai bạn trẻ của chúng ta đã làm một cuộc khảo sát khoảng 170 bạn trẻ khác đã cùng với ba câu hỏi để tìm hiểu xem giới trẻ Việt Nam ngày nay nghĩ gì về Thánh lễ: Thích đi lễ hay không thích đi lễ?

Hai bạn đã có được kết quả sau đây: “Vì sao bạn tham dự Thánh lễ?” có khoảng gần 80% trả lời vì giữ luật buộc của

Hội Thánh, gần 40% vì thích bài giảng của các cha, hơn 40% thích các bài hát trong Thánh lễ, gần 100% trả lời đi lễ để giảm stress, mong tìm một chút bình an.

“Bạn thích phần nào trong Thánh lễ nhất?” hầu hết các bạn trả lời thích phần bài giảng và phần dâng lễ vật.

3

Page 4: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

“Phần nào trong Thánh lễ làm bạn chia trí lo ra?” đa số các bạn trẻ cho rằng Thánh lễ ngày nay kém sinh động, buồn chán làm cho các bạn dễ chia trí lo ra đặc biệt là phần bài giảng của các cha thiếu sức hấp dẫn, không lôi cuốn, rất tẻ nhạt. Phần Lời Nguyện giáo dân còn chung chung không có phần cho giới trẻ, các bạn trẻ đến nhà thờ còn cảm thấy lạc lõng, bơ vơ chưa cảm thấy như mình đang trở về sống mái nhà thân yêu của Cha mình nhất là đối với các bạn xa quê.

Hai bạn còn chiếu một đoạn Video clip về cuộc phỏng vấn mà các bạn đã phỏng vấn một số người trẻ về những câu hỏi trên.

Trong những ưu tư về giới trẻ các bạn đã đưa ra những lời kiến nghị để Thánh lễ thu hút người trẻ:

Về Bài Giảng: Các cha không nên chỉ đứng trên tòa giảng vì như thế người trẻ cảm thấy có sự cách biệt, các cha có thể đi xuống giữa nhà thờ để tạo sự gần gũi, có thể đặt ra các câu hỏi ngắn để các bạn trẻ trả lời tạo nên bầu khí vui tươi và sinh động, nội dung bài giảng cần được liên hệ đến những vấn đề thực tế trong cuộc sống, nội dung suy niệm cần ngắn, gọn tránh dài dòng lê thê.

Về phía cộng đoàn: nên có giờ tập hát trước Thánh lễ, tập những bài hát mới, có sách hát hoặc giấy phôtô bài hát hoặc có máy chiếu lời bài hát. Bài hát có thể là những bài có tiết tấu sôi nổi, vui tươi nhưng nội dung bài hát phải phù hợp với nội dung Thánh lễ để giúp tâm tình cầu nguyện của giới trẻ được lắng đọng.

Về phía ca đoàn: cần chuẩn bị bài hát thật kỹ lưỡng, hát phải có hồn, để các bạn trẻ tham dự dễ hòa chung tâm hồn theo bài hát.

Lời nguyện giáo dân: Cho người trẻ được chủ động tham gia vào phần dâng lời nguyện giáo dân theo những suy tư, những ước muốn thiết thực của giới trẻ.

Dâng lễ vật: Người trẻ được góp phần trong việc dâng lễ vật, những lễ vật tiến dâng không chỉ là bánh, rượu mà còn có cả những vật dụng gần gũi của người trẻ như sách, vở, bút, mực …..

Kinh Lạy Cha: Khi đọc kinh Lạy Cha mọi người nên giang tay và nắm lấy tay nhau để nói lên sự hiệp nhất con cái cùng một Cha trên trời. Các bạn đề nghị nên hát Kinh Lạy Cha

Chúc bình an: khi cúi chào nên quay mặt thẳng vào nhau, diện đối diện có thể mỉm cười với nhau hoặc bắt tay nhau tạo mối tình thân mật để tâm tình chúc bình an mang bầu khí vui tươi hơn.

Tiếp đón giới trẻ: Thánh lễ dành cho giới trẻ cần có một bộ phận tiếp đón người trẻ khi đến tham dự Thánh lễ tạo bầu khí thân mật, cởi mở giúp cho các bạn trẻ không cảm thấy ngỡ ngàng, cảm giác lạc lõng khi tham dự Thánh lễ, đặc biệt đối với các bạn xa quê.

Kết thúc phần chia sẻ các bạn nhấn mạnh đến vai trò của Linh Mục làm cho Thánh lễ hấp dẫn hơn và trong việc giúp cho người trẻ yêu mến Thánh lễ, đến với Thánh lễ thường xuyên hơn vì Linh Mục là hình bóng của Chúa Giêsu:

Đặt một Linh Mục nguội lạnh ở Vương Cung Thánh Đường không ai thèm gặp.Đặt một Linh Mục thánh thiện ở một nguyện đường nghèo nàn hẻo lánh, ai cũng

tìm đến.

4

Page 5: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Ngoài Thánh Lễ, Nhà thờ còn là nơi diễn ra các hoạt động hướng đến người trẻ như Giáo lý viên, Ca đoàn, các hội đoàn. Thế nhưng, ngoài những tất bật của cuộc sống, những xô bồ bon chen của cơm áo gạo tiền, người trẻ vẫn có những suy nghĩ riêng để tự kéo mình xa khỏi vòng tay của Giáo hội. Các bạn trẻ còn chia sẻ những suy nghĩ, những tâm tư của mình qua phần trình bày: “Để Các Lớp Giáo Lý Và Những Sinh Hoạt Trong Nhà Thờ Hấp Dẫn Người Trẻ” do 2 bạn Maria Nguyễn Trần Tâm Anh 20 tuổi và Phêrô Ngô Cao Hải 20 tuổi trình bày, cả hai bạn đều là giáo lý viên.

Hai bạn trẻ đã đưa ra các thực trạng của các hoạt động giáo lý hiện nay:Thực trạng cơ sở vật chất:Thiếu phòng học, diện tích hẹp và nóng, cơ sở vật chất thì xuống cấp, mái hỏng tường

hư, mục nát thiếu trang thiết bị học tập, bàn ghế, bảng xập xệ, thiếu các phương tiện truyền thông hữu hiệu như micro, computer, projector…

Giáo Lý Viên đi làm không lương nhiều lúc phải bỏ tiền túi, thiếu sự động viên cho những nỗ lực xứng đáng và thầm lặng, trong khi đời sống vật chất cá nhân của GLV còn khó khăn nhiều mặt.

Nhiều học viên nghèo khi đi học mà bụng đói, thường tự bỏ tiền mua sách vở.Phương pháp giảng dạy cón quá lý thuyết, nhàm chán, buồn ngủ. Nhiều bạn trẻ không

còn hào hứng đến với các lớp giáo lý, thường khi lãnh nhận xong bí tích Thêm Sức, các bạn sẵn sàng từ bỏ các lớp giáo lý để đến với các hoạt động khác ngoài xã hội.

Những khó khăn này đôi khi cũng làm cho GLV mất sự hứng thú trong công tác.Thực trạng về giáo lý viên hiện nay:Số lượng ít, kỹ năng giảng dạy chưa cao, truyền đạt thiếu tính lý luận, không có sư

phạm khó chuyển tải nội dung và cảm xúc, lý thuyết suông, ít đổi mới, ít am hiểu về tâm lý học viên, cách tổ chức lớp chưa lôi cuốn, không đoàn kết giữa các GLV với nhau còn tranh đua cục bộ, thiếu nhiệt tâm, tham gia hời hợt, nhiều bạn trẻ chỉ muốn tham gia dự trưởng nhưng không hề muốn đứng ra phụng sự, các GLV còn chịu nhiều áp lực từ nhiều phía: từ bề trên của mình đòi hỏi phải thật tốt, từ nhu cầu cấp bách của xã hội cho bản thân GLV như chuyện học hành, từ gia đình GLV chưa thực sự thông cảm và ủng hộ cho là “ăn cơm nhà đi vác ngà voi hàng tổng”, từ các phụ huynh thiếu thông cảm cho GLV đôi lúc

5

Page 6: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

còn bênh con quá đáng, từ các em có tính nết cá biệt khó thuyết phục và đôi khi từ chính các GLV với nhau chưa cùng đồng hành để nâng đỡ nhau.

Các nguyên nhân dẫn đến sự chán nản cho các GLV như gánh nặng học hành, áp lực công việc, các cám dỗ từ xã hội, rào cản gia đình, tình cảm, không thể hiện được mình, đôi khi là bị ép buộc, thiếu sự quan tâm từ bề trên, cơ hội thăng tiến để dấn thân phục vụ, một số GLV còn bị thất nghiệp, bản thân gặp khó khăn, thiếu các chương trình thi đua thiết thực.

Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ:Tăng đầu tư cho cở sở vật chất, phòng học, nơi sinh hoạt nếu có điều kiện đầu tư về

CNTT trong giảng dạy như Micro, computer, projector, bàn, ghế, bảng, đàn hát, dụng cụ…bảo trì các cơ sở vật chất hiện có.

Các cha thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, đối thoại, đối với GLV hỗ trợ về kinh phí đi lại, liên lạc cần được sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích, đồng hành của các cha, cấp trên, xã hội, gia đình và giới trẻ, tạo điều kiện cho các GLV nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, có những buổi thuyết trình, thảo luận, chiếu phim, có sách truyện tranh, kinh thánh, giáo trình giảng dạy nên thực tiễn với đời sống hiện nay, tổ chức các cuộc họp GLV thường xuyên hơn, đào tạo cho các GLV hiểu biết thêm về tâm lý, tạo các dịp thi đua cho GLV và học viên, tạo các hoạt động ngoại khóa khác như: Hội trại, thể thao, âm nhạc, ẩm thực ..v..v..

Quan tâm khích lệ cho các GLV và học viên có những phần thưởng cho các nỗ lực xứng đáng như thưởng sách vở, ảnh tượng, chăm lo đến đời sống cá nhân của các GLV và học viên bằng những hành động thiết thực: học bổng, cho vay…

Ý KIẾN KHẮC PHỤC: Cải thiện những buổi họp GLV để các bạn năng động hơn, sáng tạo hơn, có cơ hội thể

hiện khả năng của mình, để rèn luyện sự tự tin, tạo điều kiện cho GLV trau dồi thêm khả năng bằng những khoá học cụ thể, tránh dài dòng, quá lý thuyết, có những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm và nâng đỡ nhau trong tinh thần phụng sự Chúa và các em thiếu nhi.

Phòng học cần đầy đủ ánh sáng, thoáng mát. Nếu có thể tạo ra một không gian phù hợp, kết hợp vừa học vừa chơi để các học viên không cảm thấy bị áp lực bắt học, các lớp giáo lý phải sinh động, thoải mái và phù hợp với người trẻ. Sử dụng triệt để những phương pháp phù hợp với người trẻ như: Thuyết trình, thảo luận, đóng kịch. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong giảng dạy như dùng Projector, thi đua các lớp giáo lý với nhau, xen kẽ các hoạt động ngoại khóa. GLV luôn vui vẻ, hòa đồng, cởi mở, sáng tạo hơn trong giảng dạy, nếu được thì chia sẻ chính cảm nghiệm của chính GLV về Chúa về cuộc sống.

Trên đây là những thực trạng nỗi lòng của lớp người trẻ, giới trẻ cần có những nhu cầu của mình như được giao lưu với các GLV với nhau trong xứ, trong hạt hoặc trong giáo phận, các bạn trẻ luôn mong muốn được thể hiện bản thân mình, muốn phát triển năng lực của mình qua các cuộc thi, người trẻ thích được tìm vui trong phục vụ như đến các xứ khác, đến các trung tâm, viện dưỡng lão phục vụ. Người trẻ cũng mong được sự quan tâm của cha sở đến động viên, của ban đại diện và các thành viên trong nhóm thể hiện sự quan tâm, như đi thăm nhà các thành viên, được gia đình ủng hộ, khuyến khích, nâng đỡ tinh thần.

6

Page 7: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Phần thứ 3 trong buổi thuyết trình chuyên đề hôm nay, các bạn trẻ trân trọng dành cách riêng đến quý Linh mục và Tu sĩ những người thường được gọi cách thân thương là Qúi Cha.

Thưa Qúi Cha, đã có bao giờ Qúi Cha nhìn cuộc sống của người trẻ chúng con với một cái nhìn bên ngoài cánh cửa nhà xứ hay tu viện? Có bao giờ Qúi Cha nhìn xuống và thấy chúng con đang nhìn lên? Qúi Cha ơi, chúng con có biết bao nhiêu là những điều muốn nói cùng Qúi Cha những suy nghĩ thật sự xuất phát từ trái tim.

Thay mặt giới trẻ, hai bạn Phanxicô Trương Đức Hiệp 28 tuổi và Giuse Châu Hoàng Anh Phương 23 tuổi sẽ nói lên những  mong ước của người trẻ nơi các Linh Mục, các Tu Sĩ thời @.

I. NHÂN CHỨNG SỐNGNgày nay khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì đồng thời giá

trị sống của con người cũng bị đảo lộn, giới trẻ cũng bị tha hóa theo vòng xoáy của cuộc đời, các quán cà phê, quán rượu, vũ trường hấp dẫn giới trẻ hơn là đến nhà thờ hay các lớp giáo lý.

Từ đó đời sống tâm linh của giới trẻ ngày càng xuống dốc và bấp bênh, chơi vơi giữa dòng đời như con tàu mất phương hướng. Cuộc sống xã hội ngày một phát triển, nền kinh tế luôn mở cửa để hội nhập. người trẻ học được rất nhiều điều thú vị từ cuộc sống ngày hôm nay. Nhưng vì thiếu chiều kích tâm linh người trẻ bị xu hướng theo phong trào thần tượng hoá các thần tượng âm nhạc, bóng đá, những người nổi tiếng như Ronaldo, Beckham, Britney Spear, Micheal Jacson, Lam Trường, Đan Trường…. thay cho những hình ảnh của các linh mục, tu sĩ đáng kính ngày nào, mà quên mất đi cuộc sống đích thực hiện tại.

Vì sao vậy? Có lẽ vì đức tin nơi người trẻ đã phai mờ cùng với sự phát triển của xã hội ngày hôm nay? hay do hình ảnh các linh mục, tu sĩ không còn ấn tượng mạnh nơi người trẻ?

Chúng ta đã được nghe rất nhiều về tấm gương thánh thiện của Mẹ Têrêsa Calcutta, Đức Gioan Phaolô II. Nhưng đối với người trẻ tất cả quá xa vời, vì người trẻ chưa một lần gặp gỡ, trò chuyện, người trẻ cần có những tấm gương sống, những con người đích thực,

7

Page 8: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

cùng đồng hành để noi theo, để có thể nhìn thấy tấm gương chiêm niệm của các tu sĩ, linh mục, hay những tấm gương sinh hoạt sôi nổi, cùng vui, cùng hát, cùng đùa giỡn với người trẻ. Các ngài đã hy sinh cả cuộc đời để theo Chúa và phục vụ tha nhân.

Người trẻ ao uớc đuợc thấy hình ảnh một linh mục đang thăm hỏi một bệnh nhân, một tu sĩ đang cắt tóc và an ủi một bệnh nhân phong cùi, muốn thấy hình ảnh một nữ tu đang chăm sóc một trẻ em khuyết tật, hay các trẻ em mồ côi, hình ảnh đó đánh động người trẻ hơn như những lời nói xuông. Từ đó người trẻ có thể thấy đuợc hình ảnh Chúa Kitô qua những hành động nơi chính con nguời của linh mục, tu sĩ. Vì chúa sẽ hiện diện nơi những con nguời biết cho đi và phục vụ.

II. GẶP GỠ, ĐỐI THOẠI

Người trẻ rất e ngại khi tiếp xúc với các linh mục, tu sĩ vì cảm thấy không biết làm sao để mở lời.

Xin hãy dành cho người trẻ một khoảng thời gian và không gian để được trò chuyện với các ngài, được chạy đến các ngài hầu được trút hết nỗi lòng khi bị thất bại trong cuộc sống, cần những buổi chia sẽ về cuộc sống hằng ngày, nhưng tất cả các cánh cửa dường như đã đóng kín

Những bạn sinh viên xa quê hay những bạn di dân, rất bơ vơ lạ lẫm khi đến một giáo xứ mới, các bạn rất cô đơn khi đứng trước nhà thờ để chờ tham dự thánh lễ. “Cha ơi, lúc này con rất cần đến sự quan tâm của cha, hãy đến với chúng con.”

Hãy cho người trẻ sự tương tác bằng một nụ cười hay một lời hỏi thăm động viên. Chỉ có như thế thì người trẻ mới dám chạy đến bên quí cha. Sự thân thiện này sẽ làm cho sự đơn điệu của tâm hồn mỗi bạn trẻ trở nên ấm áp và chan chứa tình thương, chỉ như thế người trẻ mới can đảm chạy đến với các Ngài , mới dám chia sẻ những niềm vui, nổi buồn hay những vấn đề người trẻ đang thao thức, đang bế tắc.

Người trẻ ao uớc quí cha hãy mở rộng lòng mình, phá bỏ rào cản của bức tuờng nhà xứ, tu viện mà đến với người trẻ để xua đi những ưu phiền mà người trẻ đang gặp phải. Sự hiện diện của quí cha chính là sức mạnh giúp người trẻ vững vàng trong những bước gian truân.

III. LẮNG NGHENhững sinh viên nghèo rất cần sự quan tâm động viên của quí cha, rất muốn chia sẻ

với quí cha về những mệt nhọc và khó khăn trong học tập.Những người trẻ di dân rất muốn chia sẻ những buồn vui, thành công cũng như thất

bại trong cuộc sống…Ở lứa tuổi @ người trẻ còn rất nhiều thiếu sót và lầm lỗi do sự háo thắng, muốn

chứng tỏ mình, xã hội càng phát triển thì tệ nạn càng nhiều, do trào lưu và nếp sống. Các bạn ương ngạnh vì mê chơi sa vào ma túy rồi bị nhiễm HIV/AIDS, có bạn vội vã nên đã ăn cơm trước kẻng, mang thai ngoài ý muốn và gia đình không chấp nhận Các bạn cần

8

Page 9: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

người quan tâm chăm sóc, cần tìm một ai đó để gởi lời tâm sự, người trẻ không đủ từ ngữ để diễn tả nỗi đau cũng như sự mất mát của chính mình.

Nếu cùng đường quẫn trí người trẻ biết dựa vào ai? Người trẻ rất mong quí cha sẽ trở thành đôi vai vững chắc để cho người trẻ tựa đầu và

chia sẻ. Nhờ sự đồng cảm, hy vọng quí cha sẽ hiểu rõ được lớp người trẻ và là chiếc cầu nối để giúp cho người trẻ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.

Có biết bao điều khó nói thành lời. Xin quí cha hãy lắng nghe, hãy lắng nghe những tâm tư mộc mạc của lớp người trẻ hôm nay. Cúi xin quí cha hãy hy sinh một giờ kinh, một giờ phụng vụ để nghe người trẻ chia sẻ nỗi niềm.

Quí Cha là bậc tiền bối, là cha mẹ tinh thần. Xin hãy lắng nghe và giúp đỡ người trẻ mỗi ngày một trưởng thành hơn trong đức tin. Người trẻ cần những người linh mục, tu sĩ biết lắng nghe hơn là nói và giảng thuyết những bài giảng hùng hồn đầy hoa mỹ. Lắng nghe để thấu hiểu cho lớp người trẻ hôm nay.

Tất cả những ao uớc như trên người trẻ có thể tìm gặp nơi Chúa Giêsu là nguời thầy, nguời anh và là nguời bạn và người trẻ cũng có thể tìm thấy đuợc hình ảnh đó nơi những linh mục, tu sĩ là những nguời thay mặt Chúa dạy dỗ và huớng dẫn người trẻ trên bước đường tâm linh. Xin quí cha hãy là ngọn nến để sưởi ấm lại tấm lòng người trẻ đang bị nguội lạnh chết dần bởi xã hội đã và đang tục hoá ngày nay.

Đó là những mong muốn của người trẻ nhưng tuỳ vào từng nơi, từng trường hợp cụ thể mà các quí cha có thể đáp trả lại sự mong ước khẩn thiết của người trẻ và đó là một thách thức lớn cho giáo hội VN nói chung và các Kitô hữu nói riêng, mà trong đó có các linh mục và tu sĩ. Thế nhưng để có đuợc một giáo hội xinh tươi và lộng lẫy thì người trẻ cũng cần dẹp bỏ ý riêng, những nông nổi và bồng bột của nguời trẻ và sẵn sàng hợp tác với các quí cha để mọi người có thể cùng nhau:

“ Đem yêu thuơng vào nơi oán thù,Đem thứ tha vào nơi lăng nhục,Đem an hoà vào nơi tranh chấp

Đem chân lý vào chốn lỗi lầm….Amen”

9

Page 10: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Các bạn trẻ trong lớp Kỹ Năng Sống trình diễn một tiểu phẩm nói lên những mâu thuẫn, những xung đột trong một gia đình gồm 3 thế hệ. Đời ông nội là một Chánh trương xứ đời sống rất nghiêm túc và đạo đức, nhưng khi đến đời các cháu đã không còn muốn đi tham dự thánh lễ kể cả Thánh lễ chúa nhật, cha mẹ cũng bất lực không khuyên bảo được vì bao tất bật nhu cầu của cuộc sống, các bạn trẻ viện đủ mọi lý do để biện minh cho việc bỏ lễ ngày chúa nhật nào là học thêm anh văn, nào là hội họp và cuối cùng có một lý do chính yếu mà bọn trẻ bỏ lễ đó là các bài giảng của cha xứ chán quá, buồn ngủ quá, không hấp dẫn được người trẻ.

Cuối cùng người ông cũng bất lực, đoạn kết của tiểu phẩm khiến cho mọi người phải suy nghĩ khi thái độ của người ông ném cây dù xuống đất và nói: “Ông không lên thiên đàng thay cho các cháu đâu”.

Vâng đúng thế! Phần rỗi của mỗi người không ai có thể làm thay cho nhau, nếu bản thân người đó không chịu tự cứu mình, nhưng nếu thấy những người đang tự lao mình xuống vực thẳm mà ta lại làm ngơ có lẽ chúng ta cũng phải chịu phần nào liên đới trong trách nhiệm.

Những thực trạng của giới trẻ ngày nay giáo hội cũng đã thấy, các giám mục, các linh mục cũng đã thấy và chúng ta là những phụ huynh cũng đã thấy, nếu giáo hội làm ngơ, các giám mục, các linh mục làm ngơ, và chúng ta cũng làm ngơ không tìm một cách nào đó để cứu giúp người trẻ thì sau này đứng trước mặt Chúa có lẽ án phạt cũng dành cho chúng ta.

Ước gì tất cả chúng ta mọi thành phần trong Giáo hội hãy cùng chung tay cộng tác để thăng tiến những người trẻ hôm nay có một đời sống vững mạnh về tinh thần lẫn thể chất vì tương lai của Giáo hội, tương lai của đất nước Việt Nam như thế nào thì tùy thuộc vào giới trẻ ngày nay được giáo dục ra sao.

Cũng xin gởi đến các bạn trẻ câu nói để đời của Tổng Thống Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo Hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “ Đừng hỏi Giáo Hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo Hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

10

Page 11: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Kết thúc buổi thuyết trình các bạn trẻ hát múa bài XIN TIN YÊU của tác giả Ngọc Huân để xác tín vào tình yêu của Đức Kitô cho dù còn bao gian nan vẫn trung kiên, bao truân chuyên vẫn chung thủy một nỗi niềm.

Xin tin yêu vào nơi Đức KitôXin tin yêu vào nơi Đức KitôKhông ai tách lìa chúng tôi

Khỏi tình Chúa KitôKhông ai tách lìa chúng tôi

Xin tin yêu vào nơi Ngài là Đức KitôLà tình yêu cao vời khôn ví, vời khôn ví

Bao gian nan vẫn trung kiênBao truân chuyên trọn nỗi niềm

Tựa thấy Đấng Vô Hình

Trọn một niềm một niềm tin yêuDẫu rằng đời là đời cô liêu

Xin tin yêu vào nơi NgàiXin tin yêu vào nơi NgàiXin tin yêu vào nơi Chúa

Qúi vị muốn nghe bài hát xin vào địa chỉ này nhé.http://www.youtube.com/watch?v=7H_cNkg3k_g

Buổi thuyết trình đã để lại trong lòng những người tham dự nhiều cảm xúc và nhiều ấn tượng tốt đẹp

A.P Mặc Trầm Cung

NHỮNG PHẢN HỒI RỰC LỬA

Những lá thư phản hồi sau buổi nói chuyện chuyên đề: Ban tổ chức nhận được những mảnh giấy gởi từ khán giả:

1.     Xin cho tôi được chia sẻ một chút, tôi quá bức xúc. Cảm ơn Chúa và cảm ơn ban tổ chức. Lần đầu tiên tôi thấy Giáo Hội lắng nghe con trẻ với tất cả tấm lòng và sự trân trọng. Nhà tôi có 2 đứa con đi tu 1 Sr và 1 Thầy, nhưng bây giờ những đứa em sinh sau đẻ muộn và cháu của tôi cũng không muốn đi lễ, sinh hoạt trong nhà thờ. Chúng tôi đã nhiều lần xung đột với nhau như trong vở kịch hôm nay. Bây giờ tôi đã hiểu và cảm thông cho con, cháu của tôi hơn.

11

Page 12: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Trời ơi, lòng tôi sôi lên và ước chi có ĐHY, GM, LM nghe được buổi chia sẻ hôm nay. Chúng tôi có thể đề nghị làm lại cuộc tọa đàm này trong đó có giáo dân và giáo sĩ phải chiếm ít nhất 50%?

************************ 2.     Chị Hạt Bụi ơi,

Cho em nói với, em đã trên 10 năm làm GLV, “ăn cơm nhà vác ngà voi”, em bức xúc lắm. Đúng là GH mình lo đầu tư xây dựng nhà cửa hơn là xây dựng con người. Em phải bỏ thời gian để soạn bài, dạy học, và bỏ cả tiền túi để mua học cụ cho học viên…..

******************** 3.     Một phụ huynh khácCảm ơn và cảm phục. Các em đã nói được thao thức của nó trong tâm tình con thảo.

Nói như thế này thì Quý Cha cần phải lắng nghe. Nhưng rất tiếc người đáng nghe lại không có mặt hôm nay, “chúng ta nói chúng ta nghe, các đấng nói các đấng nghe”. Thế chúng ta phải làm gì đây?

***********************Mail của một tân tòngKính gửi BMVGD,Tôi là một khán giả của lớp chuyên đề cuối tuần.Tôi có tham dự buổi thuyết trình của các bạn trẻ lớp KNS tại TTMV vào ngày

28/11/2009 vừa qua.Tôi thật sự bị bất ngờ, ngạc nhiên và khâm phục tất cả những gì mà các bạn trẻ đã

làm. Những gì được trình bày, những gì chúng tôi nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng. Tôi hiểu các bạn đã làm việc rất tích cực và với một tinh thần hiệp nhất cao.

Tôi muốn gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn trẻ, những bạn đã xuất hiện trên khán đài cũng như tất cả các bạn khác đã góp phần âm thầm để buổi nói chuyện được thành công tốt đẹp như thế! “Nhìn quả, biết cây!” Tôi cũng không quên gởi lời cám ơn và lòng khâm phục đến tất cả những ai đã kiên nhẫn đồng hành, hướng dẫn và khơi gợi tài năng của các bạn trẻ. Xin cám ơn GH đã cho các bạn một sân chơi văn hóa và lành mạnh.

Tôi thiết nghĩ đây là cơ hội tốt để các bạn nói lên suy nghĩ và thao thức của mình ngõ hầu xây dựng một GH vững mạnh. Điều thực sự đáng tiếc là chỉ có sự hiện diện của 2 vị linh mục trong giảng đường ngày hôm ấy. Giả như có nhiều vị chủ chăn có thẩm quyền, các Đức giám mục và linh mục, tu sĩ hiện diện để các Ngài tận tai lắng nghe tiếng kêu gào của người trẻ muốn dấn thân, muốn thuộc về GH…. Nên chăng một lần nữa có sự đối thoại của 2 phía?

Tôi tha thiết mong các vị chủ chăn có thẩm quyền để thời gian và để tâm suy nghĩ điều các bạn trẻ tỏ bày. Tôi tha thiết mong tiếng lòng của người trẻ không dễ dàng và nhanh chóng rơi vào quên lãng. Xin các Ngài hãy lắng nghe họ bằng đôi tai và bằng trái tim của một người cha

 Josephine Trần (Tâm tình của một tân tòng)12

Page 13: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

********************Chị Hạt Bụi thân mến. Em là Maria Bảo Quyên, tổ 6 lớp KNS thứ 6, hôm thứ 7 em có nhận được một bài

cảm nhận viết tay của bạn Ane Cẩm Thy, giáo xứ Búng. Em xin đánh máy và gửi cho chị để chị gửi cho mọi người.

 "Các bạn mến!Mình thấy các bạn là những người trẻ nhiệt tình, năng động, hết mình cống hiến cho

Chúa, cho Giáo hội. Mình cũng là giáo lý viên, đã dạy được 4,5 năm rồi. Nghe các bạn chỉ nói về những điều tiêu cực, mình có cảm giác có phải chúng ta đang mắc bệnh THAN không nhỉ?

1. Các bạn nói các linh mục không đến với các bạn. Vậy các bạn đã đến với các linh mục chưa? các bạn có đến được với từng em không, có gần gũi và hiểu được tâm tư các em không?

Các bạn làm vì Chúa, vì Giáo hội, hay vì mình? Nếu vì Chúa thì các bạn đừng bận tâm đến chuyện khác. Bạn đi làm cũng thế thôi. Đức Hồng y Thuận có nói " Chúa cấm con buồn, cấm con thất vọng"(Những người lữ hành trên đường hy vọng)

2. Về vấn đề CSVC: Bạn đừng so sánh và đòi hỏi quá nhiều. Tùy khả năng mỗi giáo xứ. Bạn có thể nói, góp ý với cha sở. Các thừa sai khi xưa vào VN cũng giảng dạy trong hầm đó thôi, thậm chí trong tù...Bạn còn nhớ Chúa sinh ra ở đâu không?

3. Đối với học sinh quậy, bạn đừng nản chí. Các em đó cần được yêu thương nhất đấy. Tôi đã từng gặp, tôi đã viết thư nói chuyện với em. Sau này, em đã thay đổi. Em cũng viết thư lại cho tôi, Bạn có biết Chúa Giesu yêu thương hạng người nào nhất không?(tội lỗi, thu thuế, gái điếm)

4. Lúc tôi dạy GL, mỗi tháng được 50.000. Đó là về sau, còn lúc đầu không có. Nhưng tôi vẫn tự mình mua quà tặng các em. không hề đòi hỏi gì cả. Tôi nghĩ mình chỉ làm bằng con tim, yêu Chúa, yêu Giáo hội. Điều quan trọng nhất là giúp các em yêu mến Chúa, Mẹ...

Ane Cẩm ThyGiáo xứ Búng" Còn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề và cả sau

khi đọc bài cảm nhận của Cẩm Thy. 

13

Page 14: NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀlsvn.info/lasan/document/linh_muc_nhinxuonggioitre.doc · Web viewCòn đây là những cảm nhận của QUYÊN sau khi tham gia buổi chuyên đề

Ngày còn học phổ thông, em cũng từng tham gia lớp huấn luyện tông đồ đội trưởng, và cũng thực tập dạy giáo lý chừng 2 tháng hơn. Trong thời gian đó, vì không thân với các bạn trong lớp nên lúc nào em cũng thấy lạc lõng, cô đơn và khó chịu. Thế nên khi có một lớp học thêm có giờ học vào ngày Chủ nhật, em thấy mình có ngay một lý do chính đáng để không phải tham gia lớp giáo lý nữa. Rồi em dần xa nhà thờ, em chỉ biết mình có đạo thì phải đi lễ ngày chủ nhật, thế thôi.

Rồi một ngày cách đây 2 tháng, qua người cậu hay học trên Trung tâm mục vụ, em đã ghi danh học lớp KNS của soeur và chính nơi đây đã nhen lại ngọn lửa Jesus trong em...vì em cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa qua nhiệt huyết của Soeur, của anh Hoài và nhất là trong các bạn trẻ...và em cố gắng hơn để hòa nhập...

Em cũng biết để phục vụ thì bản thân chúng ta phải quên mình đi, đừng bận tâm đến chuyện khác, chỉ biết yêu Chúa thôi. Các giáo lý viên một khi chọn con đường phục vụ thì cũng đã biết trước và sẵn sàng quên mình, dấn thân vào chông gai. Và em tin các bạn thuyết trình ngày thứ 7 cũng hiểu và hiểu rõ nữa. Vậy thì tại sao các bạn vẫn trình bày những điều tiêu cực đó, vẫn rên lên những tiếng than đó...Là vì...

Cha của chúng con ơi....xã hội ngày nay đa dạng lắm, giới trẻ đâu phải chỉ toàn những người như Thy, như các bạn lớp KNS, mà những bạn có mục đích sống là quên mình đi để chia sẻ, để dâng hiến đang thuộc về thiểu số rất ít...và hầu như không được xã hội hiểu và ủng hộ. Cám dỗ xung quanh chúng con thì phức tạp  và tinh vi hơn bao giờ hết, ẩn mình dưới bao nhiêu là lớp vỏ,... khiến đôi lúc chúng con thật sự cảm thấy bế tắc, cảm thấy như mình đang cô đơn.

Vậy thì ngay lúc đó, khi những điều chúng con nói được lắng nghe và chỉnh sửa đôi điều... thì cũng như là một liều thuốc bổ với chúng con vậy, cứ như chúng con sắp ngã mà đươc nâng lên, đang khát khô cổ thì có được ly nước mát. Những điều đó làm cho chúng con cảm giác mình không cô đơn. Vậy thì các bạn đang sẵn ngọn lửa trong tim sẽ phấn đấu hăng say hơn bao giờ hết, các bạn mà ngọn lửa đã sắp nguội thì lại được thổi bùng lên. Và lúc đó con tin chúng con sẽ như những chiến sĩ, sẵn sàng lao ra tiền tuyến khi tin tưởng tuyệt đối sau lưng mình là một hậu phương vững chắc.

 Quyên

14