Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

30
Nhng vấn đề triết học cơ bản trong Duy thc hc Nguyn ThNgọc Ánh Trường Đại hc KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Triết hc; Mã số: 60 22 80 Người hướng dn: TS. Phm Qunh Năm bảo v: 2013 Abstract: Nghiên cứu lch s, struyền bá và phát triển ca Duy thc hc. Làm rõ một skhái niệm ca Duy thức: tâm, thức, sắc, pháp. Làm rõ những vấn đề triết học cơ bản của trường phái Duy thức: bn thlun, nhn thc lun, logic hc. Keywords: Triết hc; Duy thc hc Content

description

Triet Hoc

Transcript of Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

Page 1: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

Những vấn đề triết học cơ bản trong Duy thức học

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Trường Đại học KHXH&NV

Luận văn ThS. Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80

Người hướng dẫn: TS. Phạm Quỳnh

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu lịch sử, sự truyền bá và phát triển của Duy thức học.

Làm rõ một số khái niệm của Duy thức: tâm, thức, sắc, pháp. Làm rõ những

vấn đề triết học cơ bản của trường phái Duy thức: bản thể luận, nhận thức

luận, logic học.

Keywords: Triết học; Duy thức học

Content

Page 2: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

1

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2

2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của đề tài ............................................ 5

6. Đóng góp .......................................................................................................... 5

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 5

8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 6

B. NỘI DUNG ..................................................................................................... 7

CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ DUY THỨC TÔNG ..................................... 7

1.1. Khái lƣợc về Duy thức tông và hệ thống Duy thức học ........................... 7

1.1.1. Khái lược về Duy thức tông ....................................................................... 7

1.1.2. Hệ thống Duy thức học .............................................................................. 15

1.2. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học .................................................. 17

1.2.1. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Ấn Độ ..................................... 17

1.2.2. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Trung Hoa .............................. 21

1.2.3. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Nhật Bản ................................ 26

1.2.4. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Việt Nam ................................ 29

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 33

CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN, NHẬN THỨC LUẬN

VÀ LOGIC HỌC TRONG DUY THỨC HỌC ............................................... 34

2.1. Vấn đề bản thể luận ....................................................................................... 34

2.2. Vấn đề nhận thức luận ................................................................................... 43

2.3. Logic học ....................................................................................................... 58

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 77

C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 78

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79

Page 3: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Duy thức tông là một trong hai trường phái lớn của triết học

Đại thừa Phật giáo được hai anh em đại sư Vô Trước (Asanga) và

Thế Thân (Vasubandhu) sáng lập. Các học giả ngày nay đã có ý kiến

cho rằng chính Ứng thân Bồ Tát Di Lặc khởi xướng trường phái này

ở thế kỷ thứ IV sau Công nguyên. Du già hành tông (Yogàcàra) là tên

gọi tại Ấn Độ của Duy thức tông hay Thức học, triển khai một hệ

thống diễn giải các kinh điển Đại thừa. Duy thức tông lập luận rằng

các sự vật, hiện tượng mà chúng ta nhận thức trong thế giới này trên

thực tế chỉ là các cấu trúc tâm thức và những nhận thức đó cũng chỉ

là do tâm của chúng ta đặt ra mà thôi; ngoài thức ra không còn một

cái gì khác. Trong kinh luận Phật giáo thường ghi lại: “Tam giới duy

tâm, vạn pháp duy thức” hay “Nhất thiết duy tâm tạo” được xem là

tuyên ngôn triết học cơ bản của phái này.

Sự nghiên cứu về tâm thức của Duy thức học đã làm nảy sinh

hai vấn đề quan trọng: một là hệ thống tâm lý học; hai là nhận thức

luận dẫn đến sự ra đời của các tác phẩm kinh điển về nhận thức và

logich chưa từng có trong tư tưởng Phật học cũng như tư tưởng triết

học Ấn Độ trước đây. Một điểm đặc sắc trong các tác phẩm đó là sự

kết hợp chặt chẽ, không tách rời các vấn đề bản thể luận, nhận thức

luận và logich học. Chính sự kết hợp này đã làm cho triết học của

Duy thức vượt trội so với các trường phái của Phật giáo đương thời

và làm cho Phật giáo Đại thừa ngày càng hoàn thiện hơn.

Ở Việt Nam, tuy không hình thành trường phái Duy thức,

nhưng tư tưởng về Duy thức học xuất hiện trong rất nhiều các tác

phẩm, các cuộc nói chuyện của hàng ngũ Phật giáo. Chỉ đến nửa sau

Page 4: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

2

thế kỷ XX, nhở ảnh hưởng của Phong trào Chấn hưng Phật giáo, giáo

lý của Duy thức được truyển vào Việt Nam nhiều hơn và thu hút

được sự chú ý của giới Phật tử Việt Nam cũng như của các nhà

nghiên cứu Phật giáo. Chính điều này không những đã làm mở rộng

và nâng cao trình độ hiểu biết cho giới nghiên cứu Phật học mà còn

đóng góp những công trình nghiên cứu một cách sâu sắc về Duy thức

tông Phật giáo.

Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công

trình nào hệ thống hóa được những nội dung triết học cơ bản của

trường phái Duy thức, vì vậy đây là một việc làm cần thiết để có thể

hiểu một cách sâu sắc thêm một trong những trường phái quan trọng

của Đại thừa Phật giáo.

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tại Những vấn đề triết học

cơ bản trong Duy thức học với mong muốn đóng góp một phần công

sức vào việc nghiên cứu tông phái này nói riêng, triết học Phật giáo

nói chung.

2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, việc nghiên cứu trường phái Duy thức tông Phật

giáo đã được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu Phật học

trên thế giới. Một cách khái quát nhất, tôi có thể phân nhóm các lĩnh

vực mà họ đã nghiên cứu với rất nhiều các tác phẩm:

Nhóm thứ nhất là những tác giả có tác phẩm nghiên cứu về

nguồn gốc tư tưởng của Duy thức tông từ những nguồn gốc kinh luận

khác. Trong đó phải kể đến cuốn Tìm hiểu nguồn gốc Duy thức học

(2006) của Pháp sư Ấn Thuận. Đây là tác phẩm mà tác giả đã dày

công tìm hiểu tất cả các hệ thống giáo lý đương thời của từng thời kỳ

Phật giáo có liên quan đến sự phát triển về Duy thức học. Quá trình

nghiên cứu của tác giả trước hết là tìm hiểu tư tưởng của Duy thức

Page 5: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

3

trong Phật giáo nguyên thủy, rồi bước qua giai đoạn Phật giáo bộ

phái và cuối cùng là Phật giáo Đại thừa.

Nhóm thứ hai là những tác giả có tác phẩm nghiên cứu bản

chất của Duy thức tông Phật giáo và so sánh nó với các trường phái

khác của Phật giáo. Họ là những tác giả có tác phẩm nghiên cứu về

từng khía cạnh hoặc từng tác phẩm riêng lẻ của các luận sư Duy thức,

chủ yếu là các tác phẩm: Nhiếp luận (1994) của Trí Quang, Duy thức

nhị thập luận thích của Sylvain Levi, Biện trung biên luận của

Yamaguchi… Bên cạnh đó, họ còn là những dịch giả chuyển ngữ lần

lượt các tác phẩm của Duy thức Phật giáo sang tiếng Anh, tiếng Đức,

tiếng Trung Quốc… Họ là những nhà Đông phương học nổi tiếng

như Suzuki, Tuệ Sỹ, Lâm Như Tạng, Đường Đại Viên… Những tác

phẩm chủ yếu của họ: Nghiên cứu kinh Lăng già (1998) (Suzuki),

Thức thứ tám (2006) (Lâm Như Tạng), Luận thành Duy thức (Tuệ

Sỹ)… Trong những tác phẩm này, Thức thứ tám của TS. Lâm Như

Tạng là một tác phẩm có giá trị và cần thiết cho những người học và

nghiên cứu Duy thức. Tác phẩm này là sự nghiên cứu công phu về

thức thứ tám, còn gọi là tâm vương, ông vua của tâm, là thức có

quyền năng nhất đối với bảy thức còn lại.

Những học giả này đã thực hiện được những nghiên cứu

quan trọng như sau: 1/ tổng quan về Duy thức tông Phật giáo. 2/

Nghiên cứu riêng từng tác phẩm của các luận sư Duy thức. Các tác

giả thuộc nhóm này hầu hết đều là những người tương đối thành thục

phương pháp nghiên cứu khoa học phương Tây. Vì vậy, họ có nhiều

kiến giải, đánh giá khá sâu sắc những vấn đề triết học của Duy thức

tông Phật giáo.

Riêng ở Việt Nam, theo như tác giả luận văn tìm hiểu, cũng

có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về trường phái Duy thức. Đó là: 1/

Page 6: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

4

Giảng luận duy biểu học của Nhất Hạnh, 2/ Duy thức học (1991) của

Tì kheo Ni Như Thanh, 3/ Tâm lý học Phật giáo (2000) của Thích

Tâm Thiện cùng với rất nhiều các tác phẩm được dịch từ tiếng nước

ngoài, từ các kinh luận Trung Quốc như: 1/ Vấn đề nhận thức trong

Duy thức học của Huyền Trang do nhà sư Nhất Hạnh dịch, 2/ Duy

thức học của dịch giả Thích Thiện Hoa, 3/ Du già hành tông

Yogacara do Thích Nhuận Châu dịch… Và một số bài báo được đăng

trên các tạp chí: Triết học, Nghiên cứu tôn giáo, Nghiên cứu Phật

học… như: Duy thức học (tâm lý học Phật giáo) (1999) của hai tác

giả là Thái Huyền – Trịnh Văn Hiến, Một số vấn đề nhận thức trong

triết học Phật giáo (2001) của tác giả Phạm Quỳnh, Tâm lý học Phật

giáo (Pháp tướng) (2004) của tác giả Cao Hữu Đính, …

Như vậy, trường phái Duy thức tông Phật giáo đã được

nghiên cứu khá nhiều và ở nhiều tầng bậc khác nhau trên thế giới, từ

góc độ lịch sử đến nội dung.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: làm rõ những vấn đề triết học cơ bản của Duy

thức.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu lịch sử, sự truyền bá, phát triển của Duy thức.

+ Làm rõ một số khái niệm của Duy thức: tâm, thức, sắc,

pháp.

+ Làm rõ những nội dung triết học cơ bản của trường phái

Duy thức: bản thể luận, nhận thức luận, logic học.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: nghiên cứu lịch sử và những vấn đề triết học cơ

bản của Duy thức học.

Page 7: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

5

- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu triết

học của Duy thức

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của đề tài

- Cơ sở lý luận: đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm

của chủ nghĩa Mác – Lênin, có sự tiếp thu kết quả của những công

trình nghiên cứu về Duy thức trong và ngoài nước.

- Phương pháp luận của đề tài: luận văn được thực hiện dựa

trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng

chủ yếu các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp.

6. Đóng góp

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn những

vấn đề của triết học Phật giáo.

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần vào việc nghiên cứu

những vấn đề triết học của Duy thức nói riêng và Phật giáo nói

chung.

- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm

tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến triết

học Duy thức tông Phật giáo.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham

khảo, luận văn gồm hai chương và năm tiết.

B. NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. KHÁI LUẬN VỀ DUY THỨC TÔNG

1.1. Khái luận về Duy thức tông và hệ thống Duy thức

học

1.1.1. Khái luận về Duy thức tông

Page 8: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

6

Duy thức tông là một trong hai trường phái của Đại thừa Phật

giáo Ấn Độ, một hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo đã gây sự kinh

ngạc đối với các nhà nghiên cứu. Căn cứ theo “Bà tẩu bàn đậu Pháp

sư truyện” (tức Thế Thân truyện của Chân Đế) ba anh em Vô Trước

đều sinh ra ở nước Phú lâu sa phú la (Purusapura, tức Pêsava ngày

nay) miền Bắc Ấn Độ trong một gia đình Bàlamôn, anh cả là Vô

Trước, thứ hai là Thế Thân, em thứ ba là Tì lân trì Bạt bà, đều xuất

gia ở Nhất thiết Hữu bộ - một bộ phái Tiểu thừa. Học thuyết của Nhất

thiết Hữu bộ là một thứ học thuyết thuộc loại tân tiến và rất được

phát đạt.

Ngài Vô Trước (310 – 390) chú tâm tu tập để chứng ngộ

được tính Không của Long Thọ nhưng không đạt được. Đang lúc thất

vọng thì một vị A la hán tên là Tân đầu la đến dạy Sư nhập môn phép

quán Không theo Tiểu thừa. Sư theo học và đạt được kết quả nhưng

vẫn không thỏa mãn. Sư định từ bỏ mục đích thì Bồ tát Di Lặc hiện

ra đưa ngài lên cung trời Đâu suất. Ở đó, Bồ tát Di Lặc dạy cho Ngài

giáo lý Đại thừa và kinh nghĩa Đại thừa qua Thập thất địa. Vô Trước

ngoài việc tuyên truyền nhiều luận thư dưới danh Di Lặc, còn truyền

nhiều luận thư dưới tên của mình.

Thế Thân (320 – 400), cũng được dịch là Thiên Thân, là

người em cùng mẹ khác cha của ngài Vô Trước. Thế Thân lúc đầu

cũng theo học giáo lý Tiểu thừa tại trung tâm Kashmire (trung tâm

của Nhất thiết Hữu bộ), thuộc Bắc Ấn. Nhưng sau đó, Thế Thân đã

cải trang thành học trò của Hữu bộ và theo học giáo nghĩa này. Sau

thời gian học tập và nghiên cứu tại Kashmire, Ngài đã viết một bộ

sách mang tính bách khoa về giáo pháp mình tu học và đã trở thành

một tác phẩm tiêu biểu cho thế giới quan Phật giáo, đó là A tỳ đạt ma

Câu xá luận. A tỳ đạt ma Câu xá luận phản ánh sự tiếp nối của giáo

Page 9: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

7

lý từ Tiểu thừa đến Đại thừa và cũng là tác phẩm nền tảng của các

tông phái Phật giáo Ấn Độ.

Sau khi Vô Trước mất, Sư viết rất nhiều luận thư Đại thừa để

giải thích các kinh Đại thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Duy ma…

Tác phẩm do Thế Thân viết rất nhiều, tương truyền có 500 bộ luận

Tiểu thừa, 500 bộ luận Đại thừa, cho nên có danh hiệu “Luận sư

nghìn bộ”. Ngoài ra, về nhân minh học, Thế Thân còn có ba tác phẩm

là Luận quĩ, Luận thức và Luận tâm, nhưng rất tiếc không còn nữa.

Duy thức được biết qua Phạn ngữ bằng ba từ:

- Cittamàtra (duy tâm): chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu

đều do tâm, duy tâm và do vậy, không một hiện tượng nào tồn tại

ngoài tâm.

- Yogàcàra: gồm hai từ Du già và hạnh, đề xướng phương

pháp thực hành thiền quán, tức là tìm hiểu tâm trạng của hành giả khi

hành động và ý nghĩa của hành giả khi thực hiện hành động đó.

- Vijnanaptivàda (duy thức): học thuyết cho rằng tất cả vạn

vật đều từ thức mà sinh ra, không có gì nằm ngoài thức.

Học thuyết Duy thức dựa vào 6 kinh và 11 bộ luận:

Sáu kinh đó là: Hoa Nghiêm kinh; Giải thâm mật kinh; Như

Lai xuất hiện công đức trang nghiêm kinh; Đại thừa A tỳ đạt ma

kinh; Lăng già kinh; Đại thừa Mật nghiêm kinh.

Mười một bộ luận: Du già sư địa luận; Nhiếp Đại thừa luận ;

Đại thừa trang nghiêm kinh luận; Duy thức tam thập tụng; Hiển

dương thánh giáo luận; Biện trung biên luận; Duy thức nhị thập

tụng; Đại thừa A tỳ đạt ma tạp tập luận; Phân biệt Du già luận ; Đại

thừa bách pháp minh môn luậ ;n Thập địa kinh luận.

1.1.2. Hệ thống Duy thức học

Page 10: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

8

Giáo lý Duy thức tông được tóm tắt trong thuật ngữ

Vijnanaptivàda, có nghĩa là “tất cả chỉ là sự biểu hiện của thức” cho

nên những vấn đề triết học của tông phái này xoay quanh những vấn

đề của thức: ngũ vị bách pháp, tam cảnh (bản thể luận), bát thức, tam

tính, tứ phần (nhận thức luận)… nhân sinh quan, thiền định, tâm lý

học phân tích (phân tâm học), phương pháp nhận thức qua kinh luận,

nhân minh học (logich học)… Trong đó, vấn đề bản thể luận, nhận

thức luận và logich học được xem là những vấn đề triết học cơ bản,

nổi trội nhất.

Thay thế cho quan niệm truyền thống của Phật giáo là vạn

pháp duy tâm, Duy thức tông nêu ra tư tưởng vạn pháp duy thức. Có

nghĩa là thế giới khách quan, bao gồm vũ trụ, vạn vật và con người

không phải là có thật mà đều do thức sinh ra. Khái niệm “thức” có

hai cách hiểu. Theo nghĩa hẹp, “thức” là sản phẩm của quá trình nhận

thức, nghĩa là chủ thể nhận thức tác động vào đối tượng nhận thức thì

thu được một tri thức về đối tượng, tri thức ấy gọi là thức.

Khái niệm “thức” cũng là khái niệm đại diện cho tám loại

thức (bát thức) khác nhau tương ứng với bốn quá trình nhận thức

trong mỗi cá nhân, gồm: 1) 5 thức giác quan (tiền ngũ thức) đại diện

cho quá trình nhận thức cảm tính; 2) ý thức đại diện cho chặng đầu

tiên của quá trình nhận thức lý tính; 3) ý là động lực phân biệt chủ

thể và khách thể nhận thức; 4) a lại da thức là thức bản thể duy trì sự

tồn tại của cá nhân và hoạt động nhận thức của cá nhân đó, nói khác

đi, a lại da thức được xem là thức căn bản của mọi hiện tượng, thức

này chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống con người và nguồn

gốc tất cả các hiện tượng tinh thần.

Triết học trong Duy thức là chuyển thức thành trí, hay một sự

chuyển y, tức là thay đổi toàn bộ nền tảng cơ cấu nội tại của tâm

Page 11: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

9

thức, giải trừ các hạt giống tạp nhiễm trong diễn biến tâm lý của chủ

thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Trong hệ thống tám thức, Tàng

thức (A lại da thức) được xem như là bản thể của sự vật; Mạt na thức,

ý thức và năm thức giác quan là biểu hiện của sự vật đó. Hệ thống

tám thức được xem như là một tổng thể, không tách rời nhau.

1.2. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học

1.2.1. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, sau khi Thế Thân tịch, học thuyết Duy thức được

toàn bộ giới triết gia đều tán thưởng và khâm phục. Cho nên, mặc dù

bị chèn ép từ một số tông phái khác, nhưng tư tưởng Duy thức đã

chiếm vị trí cao trên toàn cõi Ấn Độ. Từ tư tưởng “cảnh và thức đều

không” của Vô Trước và Thế Thân đã nảy sinh đến ba dòng truyền

thừa của Duy thức tông.

Dòng đầu là truyền chi Trần Na (Dignàga, 480 - 540) thế kỷ

thứ V, Vô Tính (Agotra) và Hộ Pháp (Dharmapàla, 439 – 507); trung

tâm dòng này là đại học Nalandà.

Dòng thứ hai là truyền chi Đức Huệ (Gunamati) và An Huệ

(Sthiramati) mà nơi truyền thừa dường như là ở đại học Valabhi.

Dòng thứ ba là truyền chi của Nan – đà (Nanda), người mà

giáo nghĩa được Chân Đế theo đuổi và Thắng Quân (Jayasena) là

người đã từng giảng dạy nhiều vấn đề cho Huyền Trang. Dòng truyền

thừa cuối này không phát triển mấy ở Ấn Độ và dường như sớm biến

mất sau đó.

Mặc dù phân chia thành các dòng khác nhau, nhưng khuynh

hướng chủ yếu của Duy thức học vẫn là nhân minh nhận thức luận và

tâm lý học. Điểm thống nhất của hai khuynh hướng này là sự quan

tâm sâu sắc về tiến trình nhận thức, nghĩa là phân tích tư duy, nhận

Page 12: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

10

thức của con người như thế nào. Cả hai đều xem những vấn đề căn

bản của con người là nhận thức sai lầm cần được điều chỉnh.

Lý luận về nhân minh học (logic học hay luận lý học) của

Duy thức học đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Trần Na và Pháp Xứng.

Chính Trần Na là người đã thực hiện cuộc cách mạng trên lĩnh vực

logic học ở Ấn Độ lúc bấy giờ và là người khai mở một Duy thức

mới. Ông đã đưa vào trong Duy thức học của Vô Trước và Thế Thân

yếu tố luận lý học (logic học) và nhận thức luận. Rất nhiều các tác

phẩm của Duy thức tông chỉ có thể được đọc dưới ánh sáng của luận

lý học Nhân minh do ông đề xướng. Hai tác phẩm Tập lượng luận

(Pramànasamuccaya) và Nhân minh chính lý môn luận (Nyaya

pravesa) của ông đã cải cách nhân minh cũ (được gọi là cổ nhân

minh) của Ấn Độ.

Duy thức tông phát triển ở Ấn độ từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ

thứ XII. Đến thế kỷ thứ XII trường phái này suy tàn và biến khỏi Ấn

độ cùng với các trường phái Phật giáo khác. Đây là giai đoạn Hồi

giáo xâm lăng Ấn Độ, các đạo quân Hồi giáo lan tràn tới đâu thì các

tăng ni Phật giáo bị sát hại tới đó. Chùa chiền tự viện đều bị san

bằng.

1.2.2. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Trung

Hoa

Duy thức tông khi được truyền bá sang Trung Hoa có tên là

Pháp tướng tông do nhà sư Huyền Trang và vị đệ tử xuất sắc là Khuy

Cơ lập nên. Tiền thân của Pháp tướng tông là Nhiếp luận tông, do sư

Chân Đế (Paramàrtha, 499 – 569) tạo dựng.

Huyền Trang (Hsuan-tsang, 596-664), còn mang danh hiệu là

Tam Tạng Pháp sư, là người tinh thông kinh điển Phật giáo (Tam

tạng: Kinh tạng, Luận tạng và Luật tạng). Khi còn rất trẻ Sư đã

Page 13: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

11

nghiên cứu nhiều kinh điển Phật giáo, trong đó có kinh điển của Duy

thức Đại thừa có giá trị. Ở quê hương, Sư đã cùng nghe các buổi

giảng thuyết về Đại thừa Nhiếp luận với rất nhiều luận sư khác nhau.

Tuy nhiên, ý kiến của các thầy của ông quá khác nhau và

mâu thuẫn khiến ông tò mò, ông bèn quyết định Tây du với hy vọng

tìm được một luận sư tài ba. Mãi đến năm 632 hay trễ hơn nữa mới

đến Nalanda – một trung tâm học địa của Phật giáo đương thời, gần

thành Vương xá nơi mà Giới Hiền, bấy giờ đã 106 tuổi, đang là thủ

tòa của đại học này.

Huyền Trang được Giới Hiền truyền thụ tất cả các học thuyết

quan trọng của Phật giáo nói chung và Duy thức tông nói riêng.

Trong thời gian lưu lại Ấn Độ, Huyền Trang còn theo Như Lai Mật,

Sư Tử Nhẫn học Nhân minh, lại học Duy thức quyết trạch luận với

Thắng Quân.

Sau 17 năm trường du học tại Ấn Độ, Huyền Trang hồi

hương năm 645, mang về rất nhiều kinh sách của Duy thức tông. Với

sự hỗ trợ của triều đình và nhiều đệ tử, Sư đã dịch những kinh văn

này sang tiếng Hán, trong đó có Thành Duy thức luận

(Vijnaptimàtratasiddhi). Luận này bao gồm những nội dung như luận

về tâm thức, bách pháp (một trăm pháp), tam tự tính, thuyết duyên

sinh Phật giáo…

Huyền Trang có rất nhiều đệ tử xuất sắc. Điển hình có Khuy

Cơ. Có thể nói, Pháp tướng tông là do Khuy Cơ hệ thống hóa và

chính yếu sáng lập nên. Ông cùng với người thầy của mình là sư

Huyền Trang dịch rất nhiều tác phẩm trọng yếu của Duy thức học.

Ngài Khuy Cơ tổ chức sắp xếp học thuyết của Huyền Trang thành hệ

thống mạch lạc, biên soạn rộng rãi các chú giải của Pháp tướng Duy

thức, càng mở ra thêm phần tinh hoa độc đáo. Khuy Cơ có một đệ tử

Page 14: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

12

xuất sắc là Huệ Chiểu, Huệ Chiểu lại truyền bá tư tưởng Duy thức

cho đệ tử của mình là Trí Châu (Chishu). Ngài Trí Châu có một đệ tử

người Triều Tiên là Trí Phong, một đệ tử người Nhật Bản là Huyền

Phảng, vào thế kỷ thứ VII, đem các luận giải của ngài Khuy Cơ

truyền sang Nhật Bản, lập nên Pháp tướng tông Nhật Bản.

Khi Huyền Trang và Khuy Cơ còn tại thế, học thuyết Duy

thức rất thịnh hành. Sau đó, các tông Hoa Nghiêm, Thiền tông, tông

Thiên Thai của Phật giáo dần trở nên hưng thịnh. Học thuyết Duy

thức Pháp tướng tông dần dần tiêu trầm.

Thời nhà Minh, chùa Giảng là nơi Pháp tướng Duy thức

chuyên thuyết giảng kinh giáo cho tu sĩ và cư sĩ cầu học. Do các triều

vua Minh nhiệt tình ủng hộ, và bảo trợ; một phần do xuất hiện khá

nhiều các bậc danh tăng, giáo đoàn sinh hoạt kỷ cương, nền nếp nên

giáo lý Pháp tướng đã đánh dấu một bước phát triển mới. Ngài Ngẫu

Ích Tri Húc (1599 – 1655) trước tác Duy thức quán tâm pháp yếu (18

quyển)… Tuy nhiên, dần dần về sau môn học Pháp tướng Duy thức

bị mờ nhạt do những bản in khắc giáo nghĩa của tông phái này bị mất

mát thất truyền.

Thời cận đại, Phật giáo Trung Hoa đã phục hưng, đề xướng

phong trào Chấn hưng Phật giáo là các cư sĩ tại gia mà không phải là

tăng nhân xuất gia như Dương Văn Hội, Đàm Từ Đồng, Lương Khải

Siêu, Chương Thái Viên, Hàn Thanh Tịnh… Chủ lưu phục hưng của

Phật giáo là Pháp tướng Duy thức tông thịnh hành trong đời Đường.

Hiện đại, có nhiều vị học giải Trung Hoa cũng đóng góp vào

Duy thức học như Châu Từ Ca, Đường Đại Viên, Thái Hư Đại Sư,…

1.2.3. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Nhật

Bản

Duy thức tông được truyền bá sang Nhật Bản với hai nhánh.

Page 15: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

13

Nhánh thứ nhất là Nam tự truyền, cũng gọi là Phi Điểu

truyền do Đạo Chiêu (Dôshô, 628 – 700), một tăng sĩ Nhật Bản, dưới

triều Thánh Đức, được gửi sang Trung Hoa thọ pháp với Huyền

Trang.

Nhánh thứ hai gọi là Bắc tự truyền do học giả Huyền Phảng

(Gembô, ? - 746) đến Trung Hoa năm 716 và học giáo lý của Duy

thức tông với Trí Châu (688 – 723), một đệ tử của Khuy Cơ.

Thời kỳ Nại lương, các học giả lấy các bộ kinh luận như Giải

thâm mật kinh, Thành Duy thức luận… làm điển cứ cho rằng tất cả

mọi sự tồn tại đều không thật, do tâm tạo ra, ngoài A lại da thức ra thì

không có gì tồn tại cả. Ở Nhật Bản, các nhà sư tập trung nghiên cứu

về Nhân minh học dựa vào bộ Nhân minh Đại sớ. Khởi đầu là Thiện

Châu (723 – 797) ở Thu Tiểu tự.

Học giả nổi tiếng của tông Pháp tướng thời kỳ Nại Lương có

rất nhiều. Dưới Hành Cơ có Pháp Hải, Hành Tốn, Thắng Ngu. Dưới

Thắng Ngu có Từ Bảo, Thái Diễn, Hộ Mệnh… Dưới Huyền Phảng

có Thiện Châu, Hành Hạ… Ngoài ra, những đệ tử khác của Nghĩa

Uyên cũng được đào tạo là Thần Duệ, Đức Nhẫn, Huyền Tân…

Vào thời kỳ Bình An (806 – 1190), tuy Pháp tướng tông bị

suy vi nhưng vẫn duy trì được truyền thống dạy học. Đến cuối thời

kỳ Bình An, xuất hiện các danh sư như Đức Nhất, Tạng Tuấn và

Giác Hiến, Trinh Khánh đã trung hưng tông Pháp tướng.

Thời kỳ Liêm Thương (1192 – 1333), nhiều nhà sư Nhật Bản

đến Trung Quốc và giảng dạy giáo lý Duy thức ở đây, trong đó phải

kể đến nhà sư Trừng Giác và Khoan Kiện giảng Duy thức luận ở Lạc

Dương, Trường An.

Page 16: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

14

Vào cuối thế kỷ XIX, các luận sư của Trung Hoa và Nhật

Bản cũng sưu tập được các bản luận giải về Duy thức, lần lượt san

định góp phần chỉnh lý nghiên cứu và ấn hành.

Hiện nay, Pháp Tướng tông vẫn còn hưng thịnh ở Nhật và

những người theo học đều là bậc thông minh, tài trí.

1.2.4. Sự truyền bá và phát triển Duy thức học ở Việt

Nam

Theo truyền sử Phật giáo ở Việt Nam, tông Duy Thức không

được thành lập nhưng tư tưởng Duy Thức được manh nha từ khi Phật

giáo du nhập vào và được các bậc Cao Tăng dùng dạy cho đệ tử.

Theo Nguyễn Lang trong “Việt Nam Phật giáo sử luận”, có thể Bồ

Đề Đạt Ma (Bodhidharma, 470 - 543) – tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn

Độ, cùng với một vị sư Ấn khác là Pháp Thiên (Dharmadeva) sang

Giao Châu giảng giải giáo nghĩa của Kinh Lăng già, và tư tưởng Duy

thức học [21, tr. 134].

Vào cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VIII, nhiều nhà sư

Việt Nam đã qua Ấn Độ cầu pháp học tập như Vận Kỳ, Giải Thoát

Thiên, Thanh Biện, Định Không, La Quí An… trong đó nổi bật nhất

có Ðại Thừa Ðăng (625 – 685). Đại Thừa Đăng theo sứ thần nhà

Đường là Diêm Tự về Trường An; ông gặp pháp sư Huyền Trang và

xin thọ pháp về giáo nghĩa Đại thừa Duy thức.

Đầu thế kỷ XX, Phong trào Phục hưng Phật giáo ở Trung

Hoa không ngừng ảnh hưởng tới Việt Nam và đưa lại động lực cải

cách mới cho một số nhân sĩ Phật giáo Việt Nam có tri thức.

Một trong những nội dung chủ yếu của Phong trào Phục

hưng Phật giáo ở Trung Hoa là phục hồi và phát huy tư tưởng Duy

thức học và được in ấn nội dung trên tạp chí Hải triều âm do thiền sư

Thái Hư chủ biên đã liên tục được đưa vào Việt Nam. Các nhà Phật

Page 17: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

15

học Việt Nam đã lựa chọn một số bài nghiên cứu quan trọng trên Hải

triều âm, một số tác phẩm quan trọng của Pháp sư Thái Hư, của các

nhà Phật học Chương Thái Viên, Trần Duy Đông, Tưởng Duy

Kiều… dịch ra Việt văn, đăng trên sách báo, hoặc giới thiệu trong

các buổi sinh hoạt Phật học. Đồng thời, một số đoạn trong tác phẩm

kinh điển của Duy thức học là Duy thức nhị thập luận của Thế Thân,

cùng những chú, sớ của Huyền Trang và Khuy Cơ được dịch ra Việt

văn và ấn hành.

CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN, NHẬN THỨC

LUẬN VÀ LOGICH HỌC TRONG DUY THỨC HỌC

2.1. Vấn đề bản thể luận

Vấn đề bản thể trong Duy thức học tập trung nghiên cứu các

vấn đề: thế giới là gì; thế giới được hình thành như thế nào, sự vận

động của thế giới ra làm sao…

Toàn bộ thế giới, theo Duy thức học là do một trăm pháp

(bách pháp) tạo thành, một trăm pháp được chia làm năm nhóm,

được gọi là Bách pháp ngũ vị:

(I) Tâm pháp (hay còn gọi là tâm vương): là nguồn sống, là

chủ mọi hành động của con người; nguồn gốc sản sinh ra thế giới.

(II) Tâm sở hữu pháp: là tất cả những hiện tượng được gọi là

cuộc sống nội tâm.

(III) Sắc pháp: là là những yếu tố thuộc về các hiện tượng

cảm tính, tức là tất cả những gì mà trong cuộc sống hàng ngày gọi là

vật chất.

(IV) Tâm bất tương ưng hành pháp: là các yếu tố tạo tác và

hỗ trợ cho quá trình của thức nhưng lại lưu chuyển độc lập với thức,

không nhập vào nội dung của thức.

(V) Pháp vô vi: là pháp dẫn tới giải thoát.

Page 18: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

16

Trong giáo lý Phật giáo, pháp là một khái niệm phổ biến nhưng

cũng là khái niệm khó diễn đạt nhất. Theo Từ điển Phật học, Pháp là

tự thể nhậm trì, quỹ sinh vật giải; nghĩa là tất cả những gì cụ thể hay

trừu tượng có đặc điểm riêng của nó, phạm vi riêng của nó để có thể

cho ta một khái niệm về đối tượng đó. Pháp là phép tắc, là quy củ, là

luật pháp. Các pháp đại biểu cho quy luật trật tự vũ trụ, mà không

thuộc về trật tự của thần thánh. Mỗi pháp tồn tại độc lập và hiện hữu,

không những là các pháp hữu vi, mà cả các pháp vô vi. Không có

pháp nào tồn tại vĩnh cửu, mà tất cả đều tuân theo quy luật sinh, trụ,

dị, diệt (thành, trụ, hoại, không).

Trong quá trình giải thích sự biến hóa vô thường của vạn

vật, từ quá khứ tới hiện tại, từ hiện tại tới tương lai, Phật giáo đã xây

dựng nên giáo lý Duyên khởi:

Do cái này có mặt nên cái kia có mặt

Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt

Do cái này sinh nên cái kia sinh

Do cái này diệt nên cái kia diệt.

Con người trong thế giới này cũng luôn luôn thay đổi, biến

dịch từng giờ, từng phút, cũng do nhân duyên kết hợp mà thành. Như

vậy, mọi sự vật hiện tường đều nằm trong mối liên hệ chằng chịt,

không có gì là tồn tại độc lập tuyệt đối.

Duy thức tông cho rằng, tất cả mọi hiện tượng con người

cảm nhận được đều là "duy thức" chỉ là thức; mọi hiện tượng đều là

cảm nhận của thức, không có đối tượng độc lập, ngoài thức đang cảm

nhận thì không có gì là thật.

2.2. Vấn đề nhận thức luận

Vấn đề nhận thức Duy thức học bao gồm toàn bộ các phần

của lý nhận nhận thức hiện đại như: đối tượng nhận thức, chủ thể

Page 19: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

17

nhận thức, các cấp độ của quá trình nhận thức, kết quả của quá trình

nhận thức…

Đối tượng nhận thức, trong Duy thức học gọi là cảnh. Có ba

cảnh: tính cảnh, đới chất cảnh, độc ảnh cảnh.

1/ Tính cảnh là tự thân của thế giới thực tại khách quan, là

cảnh có tính chất thật. Trong lĩnh vực này, sự vật chính là nó chứ

không bị biến dạng theo nhận thức của con người.

2/ Đới chất cảnh là hình ảnh về một thực tại nào đó trong tri

giác của con người, sản phẩm của thực tại, nói cách khác, đó là hình

ảnh đã bị “méo mó” qua suy diễn của con người.

3/ Độc ảnh cảnh là thế giới đối tượng chỉ có trong tâm thức

của con người, do con người tạo ra.

Trong hệ thống Duy thức học, các hình thái của quá trình

nhận thức được trình bày trong thuyết Tam lượng. Lượng có nghĩa là

hình thái hay phương cách nhận thức.

Hình thái nhận thức thứ nhất là nhận thức trực tiếp; hình thái

nhận thức thứ hai là nhận thức gián tiếp. Nhận thức trực tiếp gọi là

hiện lượng, nhận thức gián tiếp gọi là tỷ lượng. Hiện là hiện tiền,

trước mặt. Hiện lượng là hình thái nhận thức trực tiếp (trực giác) chủ

yếu bằng cảm quan như mắt, tai, mũi, lưỡi…

Hình thái nhận thức thứ hai là tỷ lượng (anumàna). Tỷ lượng

là hình thái nhận thức gián tiếp, cần phải thông qua các khâu trung

gian là các hoạt động của tư duy: so sánh, phán đoán, suy luận…

Hình thái nhận thức thứ ba là phi lượng. Thực ra, đây không

phải là một hình thái nhận thức độc lập khác biệt với hai hình thái

trước. Hiện lượng và tỷ lượng có khi đúng và có khi sai, mà mỗi khi

sai thì đều là phi lượng. Nhưng dù có sai cũng là nhằm mục đích tự

Page 20: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

18

ngộ. Đó là sai về phương pháp, còn mục đích thì vẫn là tìm đến sự

thật cho bản thân.

Khi nghiên cứu về chân tướng của thực tại, các nhà duy thức

học đã phân tích có ba tự tính: biến kế sở chấp tính, y tha khởi tự tính

và viên thành thật tính.

Biến kế sở chấp tính (parikalpita) còn được gọi là huyễn giác,

thác giác; là cái nhìn méo mó, sai lạc về sự vật và sự vướng mắc vào

những sai lạc ấy. Chủ thể có nhận thức sai lạc ấy được gọi là biến kế

chấp. Đối tượng bị hiểu lầm đó là biến kế sở chấp. Chúng ta đã gán

cho sự vật những tính chất mà chúng không có.

Y tha khởi tự tính: y có nghĩa là nương vào, dựa vào; và khởi

là phát sinh và hiện hữu. Mọi hiện tượng nương tựa vào nhau mà

phát sinh và hiện hữu. Vạn pháp trong vũ trụ vốn không có pháp nào

hiện diện một cách độc lập mà không liên hệ với các vật khác, chúng

đều do nhân duyên sinh, do nhiều nhân duyên hòa hợp mà thành.

Viên thành thật tính: là cấp độ nhận thức cao nhất, nhận thức

được thế giới tính cảnh.

Trong ba tính trên, y tha khởi tự tính giữ vai trò hết sức quan

trọng, làm trọng tâm cho triết thuyết Duy thức. Y tha khởi tự tính

được xem như là nơi nương tựa của hai tính kia, mà hơn nữa là

phương thức giúp con người chuyển từ mê (biến kế chấp) sang ngộ

(viên thành thật).

Thức có năng lực đặc biệt phân biệt biết được cái khác và tự

biết được mình. Bản thể của thức là liễu biệt. Từ bản thể ấy khi

chuyển biến thì hiện ra bốn phần (tứ phần), một phần có khả năng

phân biệt nhận biết, gọi là kiến phần, phần kia không có khả năng

phân biệt, chỉ làm đối tượng cho kiến phần gọi là tƣớng phần. Hai

phần đó, phần biết (nhận thức) và phần bị biết (đối tượng) cùng sinh

Page 21: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

19

cùng diệt, có phần này thì có phần kia, phần này không thì phần kia

không… Ngoài ra, việc kiểm chứng sự khảo sát của chủ thể nhận

thức (kiến phần) xem đúng hay sai, Duy thức gọi là tự chứng phần.

Chứng tự chứng phần: phần này có khả năng xác định sau

cùng kiểm soát lại sự kiểm nghiệm kể trên. Phần này cũng có nhiệm

vụ duy trì các hạt giống chủng tử và hỗ trợ tự chứng phần làm nền

tảng cho kiến phần nhận biết. Trong tám thức thì thức nào cũng có

bốn phần này.

Thức là kết quả của quá trình nhận thức, là kết quả của sự

hòa hợp giữa sáu căn và sáu cảnh (trần). Căn là giác quan, năm căn là

năm giác quan của sự hiểu biết. Mỗi căn có khả năng kết hợp với một

loại cảnh riêng để tạo ra thức, cụ thể:

Nhãn căn kết hợp với sắc cảnh để tạo ra nhãn thức.

Nhĩ căn kết hợp với thanh cảnh để tạo ra nhĩ thức.

Tỵ căn kết hợp với hương cảnh để tạo ra tỵ thức.

Thiệt căn kết hợp với vị cảnh để tạo ra thiệt thức.

Thân căn kết hợp với xúc cảnh để tạo ra thân thức.

Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi…; tác dụng thấy, nghe, ngửi…

đó là Thức. Mỗi thức có một tác dụng riêng, thức ở đâu cũng có; ở

đâu có căn, có cảnh thì tác dụng đó được biểu hiện thành thức. Nhãn

thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức và thân thức gọi là tiền ngũ thức.

Thức thứ 6 còn gọi là Ý thức. Thức này dựa vào Ý căn (Mạt

na thức) mà khởi ra tác dụng phân biệt về pháp trần nên gọi là ý thức.

Trong Tám thức, thức thứ 6 lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết; nó đóng

vai trò chủ chốt trong việc tạo tác nghiệp. Mọi suy nghĩ để làm việc

thiện thì nó đứng đầu, mưu kế toan tính hại người thì nó trên hết

(công vi thủ tội vi khôi). Thức này cũng có công năng chấp ngã và

chấp pháp. Thức thứ 6 là cơ quan đầu não, trung tâm của cảm giác. Ý

Page 22: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

20

thức kết hợp với năm thức trên bao quát cả sự vật, tổng quát các điều

tai nghe, mắt thấy… để hiểu rõ sự vật.

Nhận thức của chúng ta đối với thế giới hiện tượng có được

minh bạch và xác định hay không chính là nhờ vào ý thức. Tuy

nhiên, cũng vì tính chất phức tạp của tri thức này trong những thao

tác nhiều mặt của nó, như trí nhớ, đặt tên, tạo hình ảnh, tưởng

tượng… mà nhận thức của chúng ta hay phạm sai lầm.

Thức thứ Bảy là Mạt na, tiếng Phạn gọi là Manas, còn gọi là

ý căn bởi vì thức này làm căn (giác quan) của ý thức, thức thứ 6 dựa

vào thức này mà phát sinh. Còn gọi là thức thứ Bảy, và Truyền tống

thức vì thức này có công năng truyền các điều mắt thấy, tai nghe, mũi

ngửi … (các pháp hiện hành) vào Tàng thức và đưa các chủng tử

trong Tàng thức ra ngoài hiện hành.

Tính chất của thức Mạt na là luôn luôn so đo và tính toán, đối

tượng của Mạt na thức là đới chất cảnh. Mạt na theo sát A lại da,

luôn chấp ngã và chấp pháp một cách kiên cố, do vì nó duyên với

kiến phần của thức A lại da.

Thức thứ Tám, tiếng Phạn gọi là Alayavijnana. Nó có nhiều

tên gọi khác nhau:

1. Đệ Bát thức: tức là thức thứ tám theo thứ tự từ nhãn thức,

nhĩ, tỵ thức … cho đến thức thứ Tám là Đệ Bát thức.

2. Thức thứ Tám còn có tên là Dị thục thức. Thức này chấp

chứa chủng tử của tất cả các nghiệp do con người tạo ra, và những

chủng tử này chín muồi dần, thành thục dần, biến dị dần để rồi hiện

thành quả, cho nên gọi thức này bằng tên Dị thục thức.

3. Tàng thức, vì nó là kho chứa Chủng tử thức. Chữ tàng có 3

nghĩa:

- Năng tàng: cất chứa và duy trì những hạt giống của vạn pháp.

Page 23: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

21

- Sở tàng: là chỗ bị chứa chủng tử của các pháp.

- Ngã ái chấp tàng: Thức A lại da bị Đệ thất thức Mạt na chấp

trước kiến phần làm tự ngã nên thường luyến ái.

Các chủng tử này hoạt động theo nguyên lý nhân duyên. Khi

chưa đủ duyên, tức khi chưa hội đủ các điều kiện cần thiết, chủng tử

ở trong trạng thái ngủ yên. Khi hội đủ các duyên, chủng tử sẽ sinh

khởi hiện hành và tạo ra các tác động lên thức.

Thức thứ Tám được xem là thức căn bản của mọi hiện tượng,

là nơi chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và là

nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. A lại da thức chứa tất cả

những chủng tử kinh nghiệm của quá khứ, hiện tại và tương lai, khi

gặp nhân duyên phù hợp, các chủng tử ấy được tương tác và biến

hiện thành thế giới khách quan.

Sáu thức trước, chúng ta dễ dàng nhận ra chúng, hoạt động

gián đoạn, nghĩa là lúc có lúc không. Thức Mạt na và A lại da hoạt

động một cách âm thầm sâu kín nên ta khó nhận thấy chúng. Hai thức

này chính là phần vô thức mà Phân tâm học muốn nói đến. Hai thức

này hoạt động không gián đoạn, khi không có ý thức, phần vô thức

vẫn hoạt động.

Với việc đưa ra thuyết Tám thức, nhận thức luận Phật giáo đã

đề cập và giải quyết theo lập trường của mình tất cả những vấn đề

nhận thức luận, xuất phát từ thức để tìm ra đối tượng của sự nhận

thức, chỉ ra các hình thái, cấp độ và tiến trình của sự nhận thức. Mọi

nhận thức chung quy lại ở thức, chính vì vậy mà triết học Duy thức

Phật giáo trở thành một triết học hướng nội, tức là một sự nghiên cứu

hướng vào chủ thể để khám phá năng lực của con người.

2.3. Logich học

Page 24: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

22

Mục đích của logich Phật giáo là giúp cho con người tránh

khỏi được mọi sai lầm và ảo giác. Để thực hiện được mục đích đó

Duy thức học đưa ra một kỹ thuật giúp chúng ta nhìn thấy phía sau sự

biến động của mọi hiện tượng còn một thứ gì khác nữa, đó là bản

chất tối hậu của thức. Kỹ thuật đó là phương pháp biện luận đặc thù

gọi là luận tam chi (tam chi tác pháp).

Luận tam chi bao gồm: tôn, nhân, dụ.

Tôn (pratijnà) là một luận đề (hay phán đoán) cần được

chứng minh.

Nhân (hetu) là lý do hoặc luận cứ được tạo ra nhằm chứng

minh cho luận đề. Về bản chất, nhân là mệnh đề trung gian cho chủ

thể có thể thông qua nó để nhận thức gián tiếp thuộc tính của đối

tượng.

Dụ (udàharana) là ví dụ, là những dẫn chứng thực tế, cụ thể

để hỗ trợ cho tính thuyết phục, tính có căn cứ của nhân.

Về các lỗi Logic trong Tam đoạn luận:

Logic học Duy thức phân biệt có tất cả 33 lỗi chia thành:

a. 9 lỗi của tôn (lập tôn cũng như nói lập thuyết vậy, và tôn

thường được diễn đạt thành mệnh đề gồm có chủ ngữ logic – tôn y

tiền trần và vị ngữ logic - tôn y hậu trần).

b. 14 lỗi của nhân được đưa ra để chứng minh tôn là đúng

đắn, không sai lầm.

c. 10 lỗi của dụ hay ví dụ được dùng để minh họa khiến cho

tôn và nhân thêm sức thuyết phục.

Song song với logic học Duy thức học thì tại Trung Quốc cổ

đại đã xuất hiện mầm mống tư tưởng logic học, nội dung chủ yếu bàn

về khái niệm, phán đoán lập luận... có mặt trong các trường phái Nho

gia, Mặc gia, Danh gia...

Page 25: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

23

Với phép tam biểu, Mặc Tử đã có sự đóng góp lớn trong việc

phát triển lý luận về nhận thức thời Trung Quốc cổ đại.

Theo Mặc Tử, thứ nhất xét gốc của sự việc, sau đó xem cái

nguyên có hợp với quyền lợi của mọi người, nếu thấy đúng thì áp

dụng vào việc cai trị. So sánh với tam chi tác pháp chúng ta thấy có

điểm giống và khác nhau. Lập luận trong tam chi tác pháp và phép

tam biểu gắn với kinh nghiệm. Học thuyết tam biểu của Mặc gia

mang tính cách là một học thuyết về nhận thức, có xu hướng duy vật

và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi đó là bằng

chứng xác thực của nhận thức. Lập luận của tam chi tác pháp đã chú

ý đến sự kết hợp giữa kinh nghiệm (thực tiễn) và suy lý trong quá

trình nhận thức.

Trong phép tam biểu, Mặc Tử sử dụng phương pháp loại suy

để bác bỏ luận điểm của đối phương, lấy việc tìm ra mâu thuẫn để

chứng minh những điều sai lầm. Còn tam chi tác pháp sử dụng cả hai

phương pháp quy nạp và diễn dịch làm cho quá trình nhận thức mềm

dẻo và linh hoạt hơn.

Đại diện điển hình của logic học phương Tây là logic học

hình thức của Aristotle. Công thức lý luận của ông bắt đầu bằng hai

tiền đề và từ hai tiền đề đó rút ra kết luận.

Xét về mặt kết cấu, tam đoạn luận của Aristotle rất giống với

suy luận trong tam chi tác pháp của Duy thức học. Tôn trong luận

tam chi là câu kết luận, nhân là tiểu tiền đề, dụ là đại tiền đề. Tuy

nhiên, vẫn có sự khác biệt căn bản giữa hai hệ thống này:

Thứ nhất khác nhau về đối tượng nghiên cứu

Thứ hai về kết cấu

Thứ ba, lập luận trong tam chi tác pháp gắn với kinh nghiệm

rõ nét hơn trong tam đoạn luận

Page 26: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

24

C. KẾT LUẬN

Duy thức tông là một sự phát triển của Đại thừa Phật giáo và

trở thành trụ cột thứ hai của triết học Đại thừa Phật giáo, bên cạnh

Trung quán tông.

Những vấn đề triết học của Duy thức tông được căn cứ vững

chắc trên kiến thức tâm lý học do nhiều trường phái Phật giáo trước

đó cung cấp. Vấn đề triết học cơ bản của Duy thức học là bản thể

luận, nhận thức luận và logich học. Nhận thức luận và bản thể luận là

cơ sở, nền tảng để phát triển logich học. Nội dung triết học cơ bản

của trường phái này chính là tập trung khảo sát các vấn đề về tâm và

thức của con người. Đưa học thuyết triết học, đặc biệt là bản thể luận,

nhận thức luận gắn với logich học là điểm đặc sắc trong học thuyết

Duy thức tông.

Với hệ thống Tám thức, trong đó chú trọng đến Tâm thức

(thức A lại da), nhận thức luận Duy thức tông đã đề cập và giải quyết

theo lập trường của mình tất cả những vấn đề nhận thức luận; xuất

phát từ Tâm thức để tìm ra đối tượng của sự nhận thức, chỉ ra các

hình thái, cấp độ và tiến trình của sự nhận thức.

Duy thức học cho chúng ta một hệ thống triết lý, phân tâm

học rất đầy đủ và tiến bộ hơn bất cứ hệ thống nào trong khoa học

hiện đại, vì ngoài khảo sát những đối tượng vật chất, Duy thức học

còn chú trọng nhiều đến vấn đề tâm linh; cho nên đã vượt qua, đi ra

ngoài những giới hạn của khoa học.

Page 27: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

79

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Đức Triều Tâm Ảnh (2008), Sử Phật giáo thế giới, tập 1, Nhà xuất

bản Thuận Hóa, Huế.

2. Nguyễn Duy Cần (1992), Phật học tinh hoa, Nhà xuất bản Thành phố Hồ

Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

3. Thích Minh Châu (1973) (dịch), Thắng pháp tập yếu luận, Viện Đại học

Vạn Hạnh.

4. Thích Nhuận Châu (2003) (dịch), Du già hành tông Yogacara, Nhà xuất

bản Tôn giáo, Hà Nội.

5. Edward Conze (2007), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Nhà xuất bản Phương

Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lưu Trường Cửu (2009), Nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc, Nhà xuất

bản Đồng Nai, Đồng Nai.

7. Lý Việt Dũng (2008), Tóm tắt 300 bộ kinh luận Phật giáo danh tiếng, tập

1, Nhà xuất bản Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.

8. Thích Quảng Đại (2006) (dịch), Tìm hiểu nguồn gốc Duy thức học, Nhà

xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.

9. Thích Trí Độ (1995), Giới thiệu Nhân minh học, Trường cơ bản Phật học

Hà Tây xuất bản.

10. Thích Quảng Độ (1969) (dịch), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Viện

Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

11. Cao Hữu Đính (2004), “Tâm lý học Phật giáo (Pháp tướng)”, Tạp chí

Nghiên cứu Phật học số 3, trang 18 – 25.

12. Thích Mãn Giác (2007), Lịch sử triết học Ấn Độ, Nhà xuất bản văn hóa

Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh.

13. Thích Nhất Hạnh (1969), Vấn đề nhận thức trong Duy thức học, Nhà xuất

bản Lá Bối, Sài Gòn.

Page 28: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

80

14. Thích Nhất Hạnh (2005), Giảng luận duy biểu học, Nhà xuất bản Lá Bối,

Sài Gòn.

15. Thích Thiện Hoa (2006), Duy thức học, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.

16. Thái Huyền – Trịnh Văn Hiến (1999), “Duy thức (tâm lý học Phật giáo)”,

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2, trang 15 – 27.

17. Jean Francois Revel & Mathieu Ricard, Đối thoại giữa triết học và Phật

giáo, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

18. Thích Thanh Kiểm (2006), Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb Tôn giáo.

19. Giải Minh (soạn dịch) (2011), Thuật ngữ Duy thức học, Nxb

Phương Đông, Hà Nội.

20. Giải Minh (soạn dịch) (2012), Duy thức triết học, Nxb Phương Đông.

21. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Nhà xuất bản

Văn học, Hà Nội.

22. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, Nhà xuất bản

Văn học, Hà Nội.

23. Pháp sư Thánh Nghiêm – Tịnh Hải (2008), Lịch sử Phật giáo thế giới,

Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu (1998), Từ điển

Phật học Hán Việt, Nhà xuất bản Tôn giáo Hà Nội.

25. O.O. Rozenberg (1990), Phật giáo – Những vấn đề triết học, Trung tâm

tư liệu Phật học xuất bản, Hà Nội.

26. Trí Quang (1994), Nhiếp luận, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Phạm Quỳnh (2001), “Một số vấn đề nhận thức trong triết học Phật

giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5, trang 14 – 18.

28. Phạm Quỳnh (2001), “Một số vấn đề nhận thức trong triết học

Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6, trang 57 – 61.

29. Phạm Quỳnh (2002), “Vấn đề suy luận (tỷ lượng) trong logic học

Phật giáo”, tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1, trang 18 – 29.

Page 29: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

81

30. Phạm Quỳnh (2002), “Vấn đề suy luận (tỷ lượng) trong logic học

Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2, trang 18 – 20.

31. Phạm Quỳnh (2002), “Vấn đề suy luận (tỷ lượng) trong logic học

Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3, trang 18 – 21.

32. Phạm Quỳnh (2002), “Sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức luận và

logic học trong logic học Phật giáo”, Tạp chí Triết học số 6, trang 38 – 45.

33. Phạm Quỳnh (2003), “Nội dung cơ bản của logic học Ấn Độ trong các

tác phẩm triết học tiền Phật giáo”, Tạp chí Triết học số 8, trang 38 – 46.

34. Phạm Quỳnh (2004), “Quy luật tư duy logic trong logic học Phật giáo”,

Tạp chí Triết học số 9, trang 40 – 46.

35. Phạm Quỳnh (2004), “Một số phép suy luận cơ bản trong logic học

Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, trang 19 – 20.

36. Tuệ Sỹ (2003) (dịch và chú), Luận thành Duy thức, Viện Cao đẳng

Phật học Nha Trang, Ban Tu thư Phật học.

37. Tuệ Sỹ (2008) (dịch), Tinh hoa triết học Phật giáo, Nxb Phương Đông,

Thành phố Hồ Chí Minh.

38. Thích Thiện Siêu (1994), Lối vào Nhân minh học, Viện Nghiên cứu

Phật học Việt Nam ấn hành.

39. Thích Thiện Siêu (2006), Đại cương luận câu xá, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

40. Thích Thiện Siêu (2006), Luận thành Duy thức, Nhà xuất bản Văn hóa

Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

41. Suzuki (1998), Nghiên cứu kinh Lăng già, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Lâm Như Tạng (2006), Thức thứ tám, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh.

43. Thích Thiện Tâm (1995), Duy thức học cương yếu, Giáo hội Phật giáo

Việt Nam.

44. Thích Nguyên Tâm (biên dịch) (2010), Tinh hoa Phật giáo Nhật Bản, tập

1, Nhà xuất bản Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.

45. Tì kheo Như Thanh (1991), Duy thức học, 4 tập, Thành hội Phật giáo

Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.

Page 30: Những Vấn Đề Triết Học Cơ Bản Trong Duy Thức Học

82

46. Thích Viên Thành (1999), Luận Đại thừa Bách pháp minh môn, Nhà xuất

bản Thành phố Hồ Chí Minh.

47. Lê Mạnh Thát (2005), Triết học Thế thân, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành

phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

48. Thích Chân Thiện (1999), Phật học khái luận, Nxb TP Hồ Chí Minh.

49. Thích Tâm Thiện (2000), Tâm lý học Phật giáo, Nhà xuất bản Thành phố

Hồ Chí Minh.

50. Hồ Thích (2004), Lịch sử logic học thời tiên Tần, Nhà xuất bản TP Hồ

Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

51. Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga (dịch) (1990), Thiều uyển tập anh,

Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

52. Pháp Thông (dịch) (2006), Biết và thấy, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.

53. Nguyễn Tài Thư (1999), “Vai trò của Duy thức tông trong phong trào

Chấn hưng Phật giáo những thập kỷ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên

cứu Tôn giáo số 2, trang 17 – 25.

54. Từ điển Phật học, Nhà xuất bản Huế, 1999.

55. Huyền Trang (1995), Bát thức quy củ tụng, Tỷ kheo Giới hương tuyển tập.

56. Đường Đại Viên (2008), Phương pháp khoa học của Duy thức, Nhà xuất

bản Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

57. Vũ Văn Viên (2001), “Một số vấn đề về logic học Phật giáo”, Tạp chí

Nghiên cứu Tôn giáo số 6, trang 17 – 25.

58. Nguyệt Khê Tâm Viên (2011), Đại thừa tuyệt đối luận, tập 1, Nhà xuất

bản Thời đại, TP Hồ Chí Minh.