Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

12
Nhng kết qukhai qut kho chc thú vtLuy Lâu ThNăm, 31/12/2015, Thành cLuy Lâu chứa đựng nhiu tầng văn hóa. NDĐT - Báo cáo sơ bộ kết qukho chc ti khu vc thành cLuy Lâu do Bo tàng Lch squc gia, SVăn hóa, Thể thao và Du lch Bắc Ninh và Đại học Đông Á (Nhật Bn) tchc ngày 31- 12, bên cnh hiện trường khai quật đã cho biết nhiều điều thú vthơn 2.000 năm trước.. Di tích thành cLuy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thun Thành, tnh Bc Ninh. Luy Lâu xưa từ đầu thi bc thuc vn là trsca qun Giao Chỉ. Đây không chlà trung tâm chính trmà còn là trung tâm kinh tế - thương mại đồng thi là trung tâm văn hóa - tôn giáo ln và cxưa nhất Vit Nam. Đợt khai qut thhai, năm 2015, tiếp tc thc hiện chương trình hợp tác nghiên cu gia Bo tàng Lch sQuốc gia và Đại học Đông Á (Nhật Bn). Cuc khai

Transcript of Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Page 1: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ

Luy Lâu Thứ Năm, 31/12/2015,

Thành cổ Luy Lâu chứa đựng nhiều tầng văn hóa.

NDĐT - Báo cáo sơ bộ kết quả khảo cổ học tại khu vực thành cổ

Luy Lâu do Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch Bắc Ninh và Đại học Đông Á (Nhật Bản) tổ chức ngày 31-

12, bên cạnh hiện trường khai quật đã cho biết nhiều điều thú vị

từ hơn 2.000 năm trước..

Di tích thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc

Ninh. Luy Lâu xưa từ đầu thời bắc thuộc vốn là trị sở của quận Giao Chỉ. Đây

không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại đồng

thời là trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất Việt Nam.

Đợt khai quật thứ hai, năm 2015, tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác nghiên

cứu giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Đại học Đông Á (Nhật Bản). Cuộc khai

Page 2: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

quật đã mở rộng phạm vi nghiên cứu về dấu tích của thành nội, tiếp tục nghiên

cứu làm rõ các vị trí đã phát hiện: Dấu tích tường thành nội phía đông, cổng

thành phía bắc. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học cũng mở rộng phạm vi hố

đào nghiên cứu về khu vực phát hiện khuôn đúc trống đồng. Những kết quả thu

được đã bổ sung thêm các nhận thức mới về quy mô, hình dạng và diễn biến địa

tầng của khu vực thành nội cũng như xác định trật tự niên đại trong địa tầng các

hố khai quật. Tại các hố khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu được số lượng

lớn hiện vật là vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt có niên đại từ thế kỷ 1 trước

công nguyên đến thế kỷ 14 sau công nguyên. Những vật gia dụng (đồ gốm, dấu

tích của bếp) và vật liệu xây dựng (gạch, ngói, đầu ngói ống...) chứng minh quá

trình cư trú liên tục, lâu dài của cư dân tại khu vực này và khẳng định đây là một

trung tâm định cư có quy mô lớn.

Điều đặc biệt của đợt khai quật là đã thu được tới trên 900 mảnh khuôn đúc trống

đồng Đông Sơn có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4. Các mảnh khuôn đúc được phát

hiện nằm trong địa tầng ổn định, cùng các nồi nấu đồng và mảnh khuôn nằm rải

rác trong các hố thám sát và khai quật cho thấy, khu vực thành Luy Lâu có thể

đã từng là một công xưởng luyện kim đúc đồng quy mô lớn. Những phát hiện

khuôn đúc trống đồng năm 2015 bổ sung thêm cho kết quả khai quật năm 2014

đã khẳng định chắc chắn hơn tính bản địa của trống đồng, Những mảnh khuôn

đúc tưởng như vô tri cũng chứng minh rõ rệt sức sống mãnh liệt của văn hóa

Đông Sơn. Mạch văn hóa dân tộc vẫn tiếp tục chảy mạnh mẽ cả trong thời kỳ

bắc thuộc.

TS Nguyễn Văn Đoàn, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: “Dự

án phối hợp khai quật và nghiên cứu giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Đại học

Đông Á (Nhật Bản) kéo dài năm năm, bắt đầu từ năm 2014. Các cuộc khai quật

tiếp theo trong tương lai sẽ mở rộng quy mô thám sát và nghiên cứu để bổ sung

Page 3: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

thêm những nhận thức mới về sự tồn tại, cũng như phác dựng được quy mô,

phân bố các công trình... Những kết qủa đó sẽ vẽ rõ nét hơn diện mạo của khu

vực thành cổ Luy Lâu”.

Tuy nhiên, dù đang mang những giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, dù cũng

đã có sự quan tâm bảo vệ nhưng thành cổ Luy Lâu vẫn chịu nhiều ảnh hưởng

của thời hiện đại: Nạn săn tìm cổ vật, việc đào ao thả cá và xây mộ của cư dân

vẫn đang sống trong khu vực thành. Muốn giữ gìn di tích cần có những biện pháp

kịp thời ngăn chặn tình trạng này. Đây cũng là vấn đề đặt ra trước các cấp quản

lý, cả trung ương và địa phương.

Một mảnh khuôn đúc trống đồng tìm thấy ở Luy Lâu.

Page 4: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Một số đồ gốm gia dụng tìm thấy ở Luy Lâu.

GS Hoàng Hiểu Phấn (ĐH Đông Á) giới thiệu kết quả khai quật.

Page 5: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ giá trị tại “thành

phố” cổ xưa nước Việt

Thứ bảy, 23 Tháng 1 2016 17:12

Trong dự án hợp tác nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn

2014 - 2019, các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Đại học Đông

Á (Nhật Bản) đã tiến hành khai quật khảo cổ học lần thứ 2 năm 2015 tại

thành cổ Luy Lâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Di tích Luy Lâu là trị sở của quận Giao Chỉ thời Hán. Từ khoảng 2000 năm trước, nơi đây

đã là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực Lĩnh Nam - Bắc Việt Nam.

Cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Đại học Đông Á (Nhật Bản) đã mở rộng

phạm vi nghiên cứu về dấu tích của thành Nội, tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vị trí đã phát

hiện dấu tích tường thành nội phía đông, cổng thành phía bắc. Bên cạnh đó, các nhà khảo

cổ học cũng mở rộng phạm vi hố đào nghiên cứu về khu vực phát hiện khuôn đúc trống

đồng.

Tại các hố khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu được số lượng lớn hiện vật là vật liệu kiến

trúc, đồ dùng sinh hoạt có niên đại từ thế kỷ 1 trước công nguyên đến thế kỷ 14 sau công

nguyên. Những vật gia dụng (đồ gốm, dấu tích của bếp) và vật liệu xây dựng (gạch, ngói,

đầu ngói ống...) chứng minh quá trình cư trú liên tục, lâu dài của cư dân tại khu vực này và

khẳng định đây là một trung tâm định cư có quy mô lớn.

Page 6: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Khuôn đúc trống đồng Đông Sơn được tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ tại thành

Luy Lâu

Đặc biệt đã thu được hơn 900 mảnh khuôn đúc trống đồng bằng đất nung, gồm cả khuôn

trong và khuôn ngoài với kích thước lớn nhỏ khác nhau, trên khuôn có các hoa văn vòng

tròn tiếp tuyến, vạch ngắn song song, văn bông lúa, văn hình trâm và hình lông chim. Các

vật dụng liên quan đến đúc đồng như mảnh nồi nấu, ông thổi, “ắc bàn xoay” và các vật dụng

liên quan đến việc đúc luyện kim loại như xỉ lò, đống đất nguyên liệu cũng đã được tìm thấy.

Page 7: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Dựa vào hoa văn trên các mảnh khuôn đúc trống đồng được tìm thấy năm 2015, các chuyên

gia nghiên cứu trống đồng cho rằng hoa văn trên mang đặc trưng của trống Đông Sơn loại

H1 muộn, niên đại khoảng thế kỷ 2-3. Tuy nhiên theo đoàn khai quât, “khi chỉnh lý sơ bộ sưu

tập hiện vật khác nằm cùng lớp chứa khuôn như đầu ngói ống hoa sen, “ắc bàn xoay” được

làm bằng gạch có hoa văn ô trám, chúng tôi đoán định niên đại của sưu tập khuôn đúc vào

khoảng thế kỷ thứ 4 rất trùng khớp với định niên đại của đoàn khai quật năm 2014”.

Những khuôn đúc trống đồng được tìm thấy năm 2015 đã bổ sung cho những kết quả của

năm 2014, khẳng định chắc chắn tính bản địa của trống đồng, chứng minh sức sống mãnh

liệt của văn hóa Đông Sơn, chứng minh dòng chảy văn hóa Việt vẫn chảy trước âm mưu

đồng hóa của phong kiến phương Bắc.

Một góc của thành Nội - Luy Lâu ngày nay

Dù đang mang những giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, dù cũng đã có sự quan tâm bảo

vệ nhưng thành cổ Luy Lâu vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của thời hiện đại: Nạn săn tìm cổ vật,

việc đào ao thả cá và xây mộ của cư dân vẫn đang sống trong khu vực thành. Muốn giữ gìn

di tích cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng này. Đây cũng là vấn đề đặt ra

trước các cấp quản lý, cả trung ương và địa phương.

Trong những năm tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khai quật với mong muốn làm sáng tỏ

diện mạo khu di tích Luy Lâu, đánh giá được ý nghĩa trị sở của quận Giao Chỉ giai đoạn đầu

Công nguyên, đồng thời sẽ tổ chức một số cuộc hội thảo quốc tế để công bố kết quả nghiên

cứu tại Việt Nam và Nhật Bản.

Nguyễn Thơ Đình (tổng hợp)

Page 8: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Excavating Luy Lau citadel for the second time: main

results

01/17/2016 Sunday,

The Vietnam National Museum of History collaborating with the Department of

Culture, Sports and Tourism of Bac Ninh province and the University of East Asia

(Japan) made the second excavation at Luy Lau ancient citadel in Bac Ninh province.

After 40 days of implementation, a preliminary report over this excavation was announced on Dec

31, 2015 by the team.

This time, trace of the western border of the citadel was located. This is important result which

helps to draw the scale and location of the inner citadel. Accordingly, the inner citadel is defined

to locate in the centre of the outer citadel, slanting to the north.The citadel's west-east

border estimated to be 180m wide and 110m from north to south. This year’s report determines

that the citadel dated back to the 1st century BC instead of the 3rd century BC as in the 2014 report.

Besides, the team also found the objects such as construction materials (bricks, tube tiles) and

daily wares… In particular, over 900 pieces of bronze drum casting molds have been secured.

Those molds have different sizes and various patterns such as tangent circles, parallel lines, rice

flowers, brooch shaped or feather. Also found the samples of the parts for bronze drum casting

such as boiler part, blow pipe, turning table axle, slag…

The team said the patterns on the molds reveal the fact that the molds were made in the

4th century. So, the determinations of this year and of the last year are the same. This helps to

reconfirm the native origin of the Dong Son bronze drum and the great civilization of Dong Son.

Those important results will facilitate and encourage the next excavations to research the Luy

Lau.

Some pictures:

Page 9: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Khai quật di tích thành cổ Luy Lâu năm 2015: những

kết quả quan trọng

Nguồn tin:Bảo tàng Lịch sử quốc gia 17/01/2016

Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia

(BTLSQG) và Đại học Đông Á (Nhật Bản). Được phép của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du

lịch, BTLSQG phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và Đại học

Đông Á (Nhật Bản) đã tiến hành khai quật di tích thành cổ Luy Lâu lần thứ hai.

Sau gần 40 ngày thực hiện, sáng 31/12 BTLSQG tiến hành báo cáo sơ bộ kết quả khai quật

Thành cổ Luy Lâu năm 2015.

Kết quả khai quật thứ 2 (2015), đã tìm ra dấu vết của tường thành Nội phía tây, bổ sung thêm

những nhận thức mới về sự tồn tại, cũng như phác dựng được quy mô, phân bố của thành nội.

Thành nội nằm ở vị trí ở trung tâm của thành ngoại và lệch về phía bắc, ước tính chiều đông tây

dài khoảng 180m, chiều bắc nam rộng khoảng 110m. Ngoài ra so với kết quả năm 2014 đã tạm

xác định thời gian thành được đắp là vào khoảng thế kỷ 3 SCN, thì kết quả năm 2015 đã khẳng

định thời gian thành được đắp là sớm hơn vào khoảng thế kỷ 1 TCN.

Bên cạnh đó đoàn khai quật đã thu được rất nhiều hiện vật như vật liệu kiến trúc (gạch, ngói, đầu

ngói ống), đồ dùng sinh hoạt… Đặc biệt đã thu được hơn 900 mảnh khuôn đúc trống đồng bằng

đất nung, gồm cả khuôn trong và khuôn ngoài với kích thước lớn nhỏ khác nhau, trên khuôn có

các hoa văn vòng tròn tiếp tuyến, vạch ngắn song song, văn bông lúa, văn hình trâm và hình lông

chim. Các vật dụng liên quan đến đúc đồng như mảnh nồi nấu, ông thổi, “ắc bàn xoay” và các

vật dụng liên quan đến việc đúc luyện kim loại như xỉ lò, đống đất nguyên liệu cũng đã được tìm

thấy.

Dựa vào hoa văn trên các mảnh khuôn đúc trống đồng được tìm thấy năm 2015, các chuyên gia

nghiên cứu trống đồng cho rằng hoa văn trên mang đặc trưng của trống Đông Sơn loại H1 muộn,

niên đại khoảng thế kỷ 2-3. Tuy nhiên theo đoàn khai quât, “khi chỉnh lý sơ bộ sưu tập hiện vật

khác nằm cùng lớp chứa khuôn như đầu ngói ống hoa sen, “ắc bàn xoay” được làm bằng gạch

có hoa văn ô trám, chúng tôi đoán định niên đại của sưu tập khuôn đúc vào khoảng thế kỷ thứ 4

rất trùng khớp với định niên đại của đoàn khai quật năm 2014”.

Những khuôn đúc trống đồng được tìm thấy năm 2015 đã bổ sung cho những kết quả của năm

2014, khẳng định chắc chắn tính bản địa của trống đồng, chứng minh sức sống mãnh liệt của

Page 10: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

văn hóa Đông Sơn, chứng minh dòng chảy văn hóa Việt vẫn chảy trước âm mưu đồng hóa của

phong kiến phương Bắc.

Kết quả khai quật năm 2015 sẽ là bước đệm cho những chương trình khai quật tiếp theo, góp

phần quan trọng vào việc phát hiện và nghiên cứu diện mạo thành cổ Luy Lâu. Trước những ý

nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, di tích thành cổ Luy Lâu cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ

của các cấp ở Trung ương và địa phương trước nguy cơ phá vỡ do nạn đào trộm cổ vật, đào ao

thả cá và xây mộ hiện đại.

Bên cạnh đó là các hiện vật liên quan đến đúc đồng như mảnh nồi nấu, mảnh lò, ống thổi và một

số viên gạch có đục lỗ giống như “ắc bàn xoay” đã tìm thấy năm 2014 Trong lớp này còn thấy

các mảnh xỉ lò, đống đất nguyên liệu các vật dụng liên quan đến việc đúc luyện kim loại. Bên

cạnh các mảnh khuôn có hoa văn như phát hiện năm 2014 như vòng tròn tiếp tuyến, vạch ngắn

song song, văn bông lúa, năm 2015 còn tìm thấy các loại hoa văn mới như văn hình trâm, văn

lông chim.

Về mặt niên đại căn cứ vào một số ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu trống đồng cho thấy

cách tạo hình hoa văn trên các mảnh khuôn đúc trống đồng tìm thấy lần này mang đặc trưng của

trống Đông Sơn loại H1 muộn, niên đại ước khoảng thế kỉ 2-3. Tuy nhiên, khi chỉnh lý sơ bộ sưu

tập hiện vật khác nằm cùng lớp chứa khuôn như đầu ngói ống hoa sen, “ắc bàn xoay” được làm

bằng gạch có hoa văn ô trám, đó chúng tôi đoán định niên đại của sưu tập khuôn đúc vào khoảng

thế kỷ thứ 4 rất trùng khớp với định niên đại của đoàn khai quật năm 2014.

Cùng với kết quả năm 2014, những phát hiện mới về khuôn đúc trống đồng năm 2015 càng

khẳng định chắc chắn tính bản địa của trống đồng, cho chúng ta thấy sức sống mãnh liệt của

Văn hoá Đông Sơn.

Một số hình ảnh tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật:

Page 11: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu
Page 12: Những kết quả khai quật khảo cổ học thú vị từ Luy Lâu

Tin ảnh: Thu Nhuần