Những câu chuyện thành công

116
Phạm Đình Tuấn www.phamdinhtuan.com

description

Phần I: THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH 1. Walt Disney 4 2. Ingvar Kamprad 9 3. Lee Iacocca 12 4. Adam Khoo 15 5. Donald Trump 19 6. Farrah Gray 21 7. Ray Kroc 26 8. Fred DeLuca 30 9. Pierre Omidyar 34 10. Richard Branson 37 11. Akio Morita 40 12. Michael Dell 48 13. Lý Gia Thành 52 14. Larry Ellison 54 15. Soichiro Honda 57 16. Steve Jobs 59 17. Chung Ju-Yung 61 18. George Lucas 67 19. Sylvester Stallone 69 20. Oprah Winfrey 70 21. Những người Việt Nam thành công 71 Phần II: THÀNH CÔNG VƯỢT LÊN BỆNH TẬT HIỂM NGHÈO 1. Morris Goodman: Người đàn ông kỳ diệu 72 2. Lance Armstrong 74 3. Bạch Đình Vinh 76 4. Tae Ho, Aimee Mullins, Nick Vujicic, W.Michell 78

Transcript of Những câu chuyện thành công

Page 2: Những câu chuyện thành công

2

Phạm Đình Tuấn

Những câu chuyện thành công

Sưu tập và biên soạn: Phạm Đình Tuấn

3/9/2013

www.phamdinhtuan.com

Page 3: Những câu chuyện thành công

3

Phạm Đình Tuấn

http://khosach.phamdinhtuan.com

http://media.phamdinhtuan.com

www.phamdinhtuan.com

Page 4: Những câu chuyện thành công

4

Phạm Đình Tuấn

www.phamdinhtuan.com

Page 5: Những câu chuyện thành công

5

Phạm Đình Tuấn

Mục lụcPhần I: THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH

1. Walt Disney 4

2. Ingvar Kamprad 9

3. Lee Iacocca 12

4. Adam Khoo 15

5. Donald Trump 19

6. Farrah Gray 21

7. Ray Kroc 26

8. Fred DeLuca 30

9. Pierre Omidyar 34

10. Richard Branson 37

11. Akio Morita 40

12. Michael Dell 48

13. Lý Gia Thành 52

14. Larry Ellison 54

15. Soichiro Honda 57

16. Steve Jobs 59

17. Chung Ju-Yung 61

18. George Lucas 67

19. Sylvester Stallone 69

20. Oprah Winfrey 70

21. Những người Việt Nam thành công 71

Phần II: THÀNH CÔNG VƯỢT LÊN BỆNH TẬT HIỂM NGHÈO

1. Morris Goodman: Người đàn ông kỳ diệu 72

2. Lance Armstrong 74

3. Bạch Đình Vinh 76

4. Tae Ho, Aimee Mullins, Nick Vujicic, W.Michell 78

www.phamdinhtuan.com

Page 6: Những câu chuyện thành công

6

Phạm Đình Tuấn

Phần I: THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH

Walt Disney: “Biến điều không thể thành có thể là một niềm vui”

Đối với Walter Elias Disney - "cỗ máy sản xuất ra các ý tưởng", thành công là phải theo đuổi đến cùng niềm đam mê lớn nhất trong đời, "luôn luôn tìm thú vị khi làm những việc tưởng chừng không thể" và "bạn sẽ khám phá ra điều gì đó khi bạn không làm vì tiền".

  Hành trình theo đuổi niềm đam mê Tuổi thơ êm đềm của cậu bé Walt Disney trôi qua tại một trang trại ở Marceline, bang Missouri, bên cạnh bốn người anh chị của mình. Những khám phá về một thế giới bên trong trang trại đã trở thành khởi nguồn cho một niềm say mê kỳ lạ của Disney: đó là vẽ. Cậu bé lưu giữ tất cả những hình ảnh đó bằng nét vẽ. Cậu miệt mài vẽ và vẽ tất cả những gì có thể. Và bằng những mẩu than đá, cậu bé sáng tạo nên một thế giới diệu kỳ của riêng cậu trên mọi chất liệu. Trên những mẩu giấy vệ sinh, cậu vẽ nên những tác phẩm đầu đời... Với Walt Disney, quãng thời gian thơ ấu đó là những năm tháng đẹp nhất trong đời...

Năm Disney lên bảy, cậu đã biết kiếm những đồng tiền đầu tiên từ chính niềm đam mê của mình. Một bác sĩ nghỉ hưu sống gần nhà Disney đã trả tiền

www.phamdinhtuan.com

Page 7: Những câu chuyện thành công

7

Phạm Đình Tuấn

để cậu vẽ tranh về con ngựa của ông ta. Nhưng cũng vì quá ham mê vẽ tranh nên cậu bé bỏ bê luôn cả việc học. Bố mẹ cậu không hài lòng chút nào về việc này. Họ đã cất hết đồ vẽ của cậu, và cậu chỉ được phép vẽ tiếp khi nào chăm chỉ đi học trở lại. Trong ý nghĩ của các thầy cô giáo, Disney chỉ là một cậu học trò trung bình, với thiên hướng là làm cho mọi thứ nguệch ngoạc hơn là biết vâng lời. 15 tuổi, cậu nhận việc làm thêm vào dịp hè ở nhà ga Santa, bán các thứ lặt vặt cho khách. Nhưng rồi, Disney lại thấy thích thú với những chuyến ngao du trên tàu hơn là việc bán hàng. Lên trung học, cậu dành phần lớn thời gian để vẽ tranh cho báo trường và không mấy để tâm tới các môn học khác. Hầu hết khoảng thời gian buổi tối của cậu đều dành cho lớp học ở Viện nghệ thuật Chicago. Những tháng ngày bình yên ở trang trại sớm kết thúc vào năm Disney tròn tám tuổi. Bố của cậu bị bệnh thương hàn và không thể làm việc được nữa. Trang trại phải bán đi và gia đình Disney chuyển đến thành phố Kansas. Ở đó, niềm say mê với cây bút vẽ bị gác lại vì cậu phải kiếm tiền. Cậu phải thức giấc vào lúc 3 giờ sáng để rao báo trên các khu phố. 16 tuổi, Disney rời trường học để gia nhập quân đội, nhưng vì quá nhỏ nên cậu bị từ chối. Sau đó, cậu quyết định làm giả mạo giấy khai sinh và tham gia Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ, nhưng thời điểm cậu hoàn thành xong khóa đào tạo thì cũng là lúc chiến tranh kết thúc. Disney quyết định ở lại Pháp và làm lái xe cứu thương. Không giống như những chiếc xe cứu thương khác, chiếc xe của Disney được trang hoàng bằng rất nhiều tranh cổ động do cậu sáng tạo. Sau hai năm bôn ba và trải nghiệm cuộc sống một mình tại châu Âu, chàng trai trẻ Disney chợt nhận ra một điều vô cùng quan trọng. Và cậu đưa ra một quyết định rất nghiêm túc: trở về Mỹ. Về Mỹ, Disney chạy thật nhanh về nhà gặp cả gia đình. Hứng khởi và đầy hồi hộp, cậu muốn chia sẻ với họ niềm đam mê mà bấy lâu hằng tìm kiếm. Cậu nói với cả nhà rằng: "Con sẽ trở thành một họa sĩ hoạt hình!". Tràn ngập trong hạnh phúc của niềm đam mê nghệ thuật chân chính, chàng họa sĩ trẻ Walt Disney chờ đợi những lời ủng hộ thốt lên, những cái ôm xiết chặt và những nụ cười rạng rỡ. Nhưng, thông điệp mà cậu nhận được là một cái lắc đầu của bố...

Không chịu bỏ cuộc, với sự hỗ trợ của anh Roy, Disney đã tìm được việc in các tấm quảng cáo ở Phòng Mỹ thuật Pesemen - Rubin. Tại đây, Disney tiếp tục thử nghiệm thể loại hoạt hình. Disney nhanh chóng bị cuốn vào khả năng

www.phamdinhtuan.com

Page 8: Những câu chuyện thành công

8

Phạm Đình Tuấn

có thể làm ra phim hoạt hình. Lúc này, Disney vô cùng thỏa chí khi tìm được điều mình thực sự thích thú. Và Disney bắt đầu nghĩ đến việc sinh lợi... Vẽ ý tưởng thành lợi nhuận Trong lúc làm việc ở Phòng Mỹ thuật Pesemen-Rubin, Disney đã gặp Ubbe Iwwerks - một người vẽ tranh biếm họa. Hai người trở thành bạn thân. Họ chia sẻ ý tưởng, niềm đam mê và quyết định cùng nhau lập ra công ty đầu tiên có tên là Iwerks-Disney Commercial Artists. Nhưng, những kỳ vọng của hai người đã bị dập tắt chỉ sau một tháng công ty hoạt động. Có quá ít khách hàng tìm tới họ. Cả hai đến làm việc ở hãng quảng cáo thành phố Kansas - nơi họ tiếp tục thử nghiệm phim hoạt hình với các kỹ thuật khác nhau. Sau 2 năm, Disney vẫn chưa tìm hài lòng, ông bỏ việc để mở công ty thứ hai. Công ty thứ hai mà Disney thành lập có tên là Hãng phim Laugh-O-Gram, chuyên sản xuất những phim hoạt hình ngắn dựa trên các câu chuyện của trẻ em. Các phim của Disney thu được thành công ở Kansas, nhưng ở nơi khác thì lại không thu được nhiều lợi nhuận. Trong khi đó, việc duy trì các bộ phim lại ngốn rất nhiều tiền. Alice ở xứ sở thần tiên có thể là câu chuyện ngắn cuối cùng trước khi công ty này phá sản vào năm 1923. Vẫn cương quyết theo đuổi niềm đam mê của mình, Disney bán máy quay và mua vé tàu một chiều tới Los Angeles, California. Ông nộp đơn khắp nơi để xin làm đạo diễn phim nhưng các hãng phim đều cự tuyệt.

Disney quyết định quay trở lại với phim hoạt hình. Ông gửi một bản copy của vở Alice ở xứ sở diệu kỳ tới một nhà phân phối ở New York, vì có người muốn hợp tác với Disney. Sau khi thuyết phục người anh trai giúp mình về tài chính và thuyết phục Iwwerks chuyển đến California, họ chính thức thành lập xưởng phim Anh em nhà Disney. Ông cũng thuê một họa sĩ có tên là Lillian Bounds - người sau này trở thành vợ của ông.Sau 4 năm thành công khiêm tốn, loạt hài kịch Alice kết thúc. Hãng Universal Pictures ủy quyền cho Disney với loạt phim mới có tên gọi "Chú chuột may mắn Oswald". Loạt phim này đã mang lại thành công cho hãng và tiếp tục được xưởng Disney mở rộng quy mô. Nhưng sau một tranh cãi với nhà phân phối, Disney mất hết quyền hành với Oswald cũng như với hầu hết nhân viên.Walt Disney vẫn không chịu bỏ cuộc, lúc nào trong đầu ông cũng đầy ắp ý tưởng. Ông hiểu rõ, trên phương diện hội họa mình thua xa các họa sĩ làm việc tại xưởng phim. Ông phác thảo sơ lược ý tưởng, rồi mô tả chi tiết bằng

www.phamdinhtuan.com

Page 9: Những câu chuyện thành công

9

Phạm Đình Tuấn

lời về nhân vật hoạt hình mà ông muốn thể hiện, từ đó các họa sĩ dưới quyền sẽ định hình. Thành công không phụ những nỗ lực sáng tạo không ngừng của Disney. Năm 1928, Disney bật lên thành công rực rỡ với sự sáng tạo nổi tiếng nhất trong nghề nghiệp của mình: chuột Mickey. Chuột Mickey xuất hiện lần đầu tiên ở Steamboat Willie - vở hoạt hình khớp âm thanh đầu tiên trên thế giới. Ngay từ khi ra đời, chuột Mickey đã được Disney trao cho một sứ mệnh đặc biệt: "Tất cả những gì chúng tôi muốn và mong đợi ở cậu ấy là mọi người sẽ cười khúc khích với cậu và cười khi thấy cậu ta. Chúng tôi không muốn đặt Mickey thành biểu tượng nào cho xã hội. Chúng tôi không làm cậu ta trở thành người phát ngôn cho sự thất bại hay cho sự mỉa mai thô lỗ. Mickey chỉ đơn giản là một nhân vật nhỏ được giao nhiệm vụ mang đến tiếng cười”. Trong khi chuộc Mickey làm mưa làm gió trên thị trường thì Disney tiếp tục cho ra đời loạt phim Silly Symphonies. Do không hài lòng với việc chia sẻ lợi nhuận, Disney ký hợp đồng phân phối mới với hãng Columbia Pictures. Sau đó, Iwwerk bỏ Disney để thành lập phòng chiếu riêng và Disney bắt buộc phải thay thế ông bằng nhiều nhà sản xuất phim khác. Thành công của Disney với chuột Mickey được trao giải thưởng Hàn lâm năm 1932.

Danh sách các nhân vật hoạt hình như vịt Donald, Goofy và các nhân vật khác trong loạt phim, đã mang lại thành công lớn. Nhưng Disney vẫn chưa dừng lại, ông tiếp tục chinh phục lĩnh vực phim hoạt hình. Năm 1934, mặc dù cả gia đình và đồng nghiệp đều can ngăn, Disney vẫn theo đuổi việc sản xuất bộ phim dài tập về nàng Bạch Tuyết. Những khoản thu khổng lồ đã chứng minh rằng Disney hoàn toàn đúng. Sau 2 năm và với khoản tiền lớn từ ngân hàng Mỹ, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vươn lên đứng đầu, trở thành bộ phim hoạt hình thành công nhất năm 1938, và thu được số tiền tương đương 98 triệu đô ngày nay. Xưởng phim Disney tiếp tục bành trướng, cho ra một loạt tác phẩm hoạt hình kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi và Chú voi biết bay Dumbo. Trong suốt chiến tranh thế giới lần II, hãng cũng được phép sản xuất phim cho quân đội. Cho đến tận cuối những năm 1940, xưởng phim lại gây nên chấn động với những phim động như Hai vạn dặm dưới đáy biển và Bẫy phụ huynh. Không dừng lại ở những bộ phim cổ tích về thế giới chỉ trong tưởng tượng, Disney quyết tâm xây dựng nên một thế giới cổ tích thật sự hiện hữu. "Tại sao lại không thể?" - Disney chợt nghĩ khi đi thăm công viên trẻ em ở Oakland, California. Và ông nghĩ tới một vùng đất trong theo đúng trí tưởng tượng của Disney, với tên gọi Disneyland.

www.phamdinhtuan.com

Page 10: Những câu chuyện thành công

10

Phạm Đình Tuấn

 5 năm sau, Disney thành lập Hãng WED để xây dựng công viên ở Anaheim và khai trương vào 18/07/1955. Nhưng công viên đó vẫn chưa làm Disney thật sự thỏa mãn. Tới năm 1964, Disney quyết định tạo ra thế giới Disney, một phiên bản giống như vậy nhưng rộng hơn xứ sở Disney ở Florida. Disneyland đã trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Disney đã làm được một điều thần kỳ, đó là hiện thực hóa các câu chuyện cổ tích. Hiện nay, Disneyland trở thành thiên đường cho không chỉ trẻ em, mà còn với cả người lớn. Còn với riêng cá nhân Walt Disney, Disneyland cũng là một thiên đường mà ở đó, ông đã thỏa mãn được niềm đam mê hoạt hình, và biến nó thành rất nhiều kho vàng.

www.phamdinhtuan.com

Page 11: Những câu chuyện thành công

11

Phạm Đình Tuấn

Ingvar Kamprad: Chú bé bán diêm trở thành tỷ phú

Tạp chí Forbes xếp Ingvar Kamprad và gia đình đứng thứ 4 trong danh sách các tỷ phú của thế giới (tiếp sau Bill Gates, Warrent Buffet, và Calos Slim Helu). Tỷ phú 80 tuổi người Thuỵ Điển hiện có tổng tài sản trị giá 33 tỷ đô la Mỹ.

Khi mới 5 tuổi, Ingvar Kamprad (người Thụy Điển) đã có phi vụ kinh doanh đầu tiên: bán những que diêm cho hàng xóm. Sau đó, ông bán cá, rồi những đồ trang trí trong ngày lễ Giáng sinh, hạt giống và bút bi. Ông thành lập IKEA vào năm 17 tuổi. Hiện tại cửa hàng của IKEA có tại 34 nước trên thế giới. Ingvar Kamprad thường xuyên nằm trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Doanh thu của IKEA vào năm 2006 là 17,3 tỷ euro và có tới 90.000 nhân viên trên khắp thế giới. Dưới đây là những điều mà nhà tỷ phú muốn chia sẻ. Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng mình khác người ở chỗ đã bắt đầu kinh doanh từ khi còn rất nhỏ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng khi cầm trong tay những đồng tiền đầu tiên kiếm được. Khi đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút.Đối với tôi kinh doanh là công việc rất dễ chịu. Nhưng tôi còn thấy sung sướng hơn khi trong đầu xuất hiện những ý tưởng mới và sau đó thuyết phục được người khác rằng, chúng có thể thực hiện được. Điều này giúp tôi luôn tìm những khả năng mới và nghĩ xem cái gì có thể đem lại lợi nhuận. Tôi phải học rất lâu để biết cách hoài nghi. Bây giờ, khi đã nhiều tuổi, tôi trở nên cẩn trọng và đắn đo nhiều hơn. Nhưng đối với những người cộng sự của mình tôi tin họ 100%. 

www.phamdinhtuan.com

Page 12: Những câu chuyện thành công

12

Phạm Đình Tuấn

Đã từ rất lâu, tôi hiểu thấu đáo một quy tắc cũ kỹ nếu số lượng hàng tiêu thụ giảm đi 1% thì lợi nhuận sẽ giảm đi tới 10%. Vì vậy, doanh thu bán hàng đối với IKEA có ý nghĩa rất quan trọng. Cũng vì vậy, thông tin về các chi phí trong mọi cấp độ hoạt động của công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi. Thậm chí, đến tận bây giờ, tôi vẫn còn giữ cho mình thói quen trước khi mua bất cứ một vật gì đều tự hỏi bản thân: không biết liệu mình có thể mua được chúng với giá rẻ hơn không? Vợ tôi rất dị ứng với tôi vì điều này. Những nhà kinh tế của chúng ta thường xuyên khẳng định rằng có thể nâng cao phần trăm lợi nhuận ròng. Tôi hỏi họ: “Vậy những phần trăm đó có ý nghĩa gì?”. Phần trăm nghe rất bí ẩn. Điều duy nhất mà chúng tôi quan tâm ở IKEA là: Còn bao nhiêu tiền đọng lại trong ngân quỹ sau khi thời vụ kết thúc. Triết lý của tôi rất đơn giản, để có thể lãnh đạo được thì phải biết cặn kẽ mọi chi tiết. Tôi thường xuyên nhắc nhở mình rằng, một phi vụ mua - bán thành công nhất là khi cả người mua lẫn người bán đều không bị thiệt, cả hai phải đều có lợi. Chúng tôi đã nghĩ ra một điều gì đó mới, và đó chính là việc bán cho những người đến cửa hàng IKEA những chiếc bánh mì nhỏ và những cốc cà phê. Và giờ đây, “phát minh” này đã đem lại lợi nhuận hơn hai tỷ krona (đơn vị tiền Thụy Điển) mỗi năm. Không thể kinh doanh tốt với cái dạ dày rỗng. “Trong công tác lãnh đạo thì điều gì là quan trọng nhất?” - mọi người hỏi tôi. Tôi trả lời rằng đó chính là tình yêu. Nếu bạn không chiếm được cảm tình của người khác thì bạn không thể bán được cái gì cả.Nếu nói về phong cách lãnh đạo của riêng tôi, thì đôi khi tôi dân chủ quá. Thậm chí, tôi thường xuyên khoan dung một cách quá mức đối với những vi phạm. Dân chủ là công cụ để phát triển, nhưng đôi khi cũng có thể dẫn tới sự thất bại hoàn toàn. Nếu trong công ty, tất cả mọi người liên tục đặt câu hỏi thì chúng tôi không thể đưa ra được quyết định nào cả. Với uy tín của mình, tôi có thể nói bất cứ điều gì mà không bị bắt bẻ hoặc yêu cầu ngừng lại. Đây là vấn đề đáng nguyền rủa đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào. 

www.phamdinhtuan.com

Page 13: Những câu chuyện thành công

13

Phạm Đình Tuấn

Có một hung thần phía bên trong con người luôn nói với tôi rằng còn có thể làm được nhiều điều nữa...Tôi không bao giờ thỏa mãn. Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng, những điều tôi đã làm trong ngày hôm nay có thể làm được tốt hơn vào ngày mai.

www.phamdinhtuan.com

Page 14: Những câu chuyện thành công

14

Phạm Đình Tuấn

Lee Iacocca: Bước chuyển ngoạn mục vực dậy Chrysler

Lee Iacocca bước chân tới Chrysler khi công ty đang trên bờ vực của sự phá sản, phải đối mặt với nợ nần chồng chất đến kỳ phải trả, thị trường của công ty ở Châu Âu bị thua lỗ. Lee Iacocca đã nhanh chóng củng cố lại toàn bộ nhân lực, tạm cắt giảm nhân lực, bỏ thị trường thua lỗ ở châu Âu, đưa về nhiều chuyên gia kỹ thuật và những người tài từ chính công ty cũ của ông.

Đến và ngồi vào chiếc ghế nóng

Ngay sau khi Lee Iacocca bị thất sủng tại Ford, có một người đã nhận ra tài năng của ông và nhanh chóng đưa đến cho ông một cơ hội, cũng là một sự thử thách lớn. Chủ tịch tập đoàn Chrysler, John Riccardo đã chính thức mời ông. Trong tình cảnh công ty đang thua lỗ nghiêm trọng và trên đường trượt dốc tới phá sản, Ricardo đã nhận ra rằng, tình hình đã đi ngoài tầm kiểm soát của mình, và đã đến lúc công ty cần có một nhà lãnh đạo giỏi để vực dậy. Và John Riccardo quyết định hy sinh vị trí quyền lực ấy để trao vào tay Lee Iacocca. Trong trái tim của Ricardo, tất cả là vì đại nghiệp. Với Iacocca, từ nay giấc mơ trở thành một trong ba lãnh đạo lớn nhất thế giới trong công nghiệp sản xuất xe hơi đã thành hiện thực. Ông đã chấp nhận lời mời.  Lee Iacocca bước chân tới Chrysler khi công ty đang trên bờ vực của sự phá sản, phải đối mặt với nợ nần chồng chất đến kỳ phải trả, thị trường của công ty ở Châu Âu bị thua lỗ. Lee Iacocca đã nhanh chóng củng cố lại toàn bộ nhân lực, tạm cắt giảm nhân lực, bỏ thị trường thua lỗ ở châu Âu, đưa về nhiều chuyên gia kỹ thuật và những người tài từ chính công ty cũ của ông. 

www.phamdinhtuan.com

Page 15: Những câu chuyện thành công

15

Phạm Đình Tuấn

Đồng thời ông cũng thực hiện một số những dự án mà Ford đã không thực hiện trong thời gian ông còn điều hành như dự án Minimax, cắt bỏ những dự án sản xuất không đem lại lợi nhuận và đưa vào dây chuyền sản xuất những kiểu mẫu như Dodge Omni và Plymouth Horizon. Và công ty đã thu được những thành công đáng kể từ 2 nhãn hiệu Omni và Horizon. Riêng năm đầu tiên giới thiệu sản phẩm, công ty đã bán được trên 300.000 chiếc. Dù vậy, số tiền thu được cũng không đủ trang trải cho những nợ nần. Bằng tất cả những nỗ lực có thể, Lee Iacocca đã làm việc tận tuỵ kể cả những ngày cuối tuần. Trước đây, khi còn ở Ford ông luôn dành những ngày cuối tuần cho gia đình, nay hiếm khi nhìn thấy ông có mặt ở nhà, bởi ông mong mỏi tìm kiếm ra một biện pháp tối ưu cứu vãn công ty. Song dường như mọi cố gắng của ông như muối hoà vào biển và công ty vẫn trong tình trạng báo động đèn đỏ. Dù vậy, ông vẫn tin sẽ có con đường cứu vãn.

Nỗi đau mang tên "Lãnh đạo và Vị cứu tinh của Chrysler"

Lee Iacocca nhận thấy phải có tiền để có thể cứu vãn công ty, nhưng tìm ở đâu ra khoản tiền khổng lồ ấy. Ông hiểu rằng chỉ có con đường duy nhất, nhưng lại là con đường ông không muốn tới, đó là cầu cứu chính phủ. Sở dĩ con đường đến kêu cứu chính phủ giúp đỡ là giải pháp bất đắc dĩ đối với ông là vì ngay từ những ngày còn làm việc ở Ford, ông chính là người lớn tiếng chỉ trích về những biện pháp không hợp lý và kịp thời của chính phủ đối với nền công nghiệp Hoa Kỳ. Nên khi ông phải đến kêu cầu giúp đỡ từ Quốc hội, thì ông đã không được tiếp đãi một cách mau mắn. Không một ai trong số họ tỏ vẻ muốn giúp ông và nói chuyện với ông một cách nhã nhặn. Sau này ông đau đớn nhớ lại: “Trong suy nghĩ của Quốc hội và trong các giới chức, chúng tôi là những người có tội. Chúng tôi đã làm khủng hoảng thị trường và chúng tôi xứng đáng bị trừng phạt. Và chúng tôi đã bị trừng phạt. Trong suốt cuộc giải trình trước Quốc hội, chúng tôi đã phải gánh vác tất cả những thảm hoạ mà toàn cầu đang trải qua và chúng tôi như những ví dụ sống tác động tồi tệ đến nền công nghiệp Hoa Kỳ... Vợ và những đứa con của chúng tôi thì bị chế giễu khi đi siêu thị hay ở trường học. Nó là một cái giá quá đắt phải trả, đắt hơn cả việc đóng cửa hiệu và chuyển đi nơi khác. Nó động chạm vào lòng tự trọng. Nó như nhát dao đâm thật sâu và thật đau đớn”. 

www.phamdinhtuan.com

Page 16: Những câu chuyện thành công

16

Phạm Đình Tuấn

Dù vậy sự hy sinh, nhẫn nhục của Iacocca đã được đền bù, chính phủ của Tổng thống Carter đã đồng ý cho công ty của ông vay 1,5 tỷ USD. Với việc bảo trợ của chính phủ, công ty của ông đã bắt đầu lấy lại tinh thần. Cùng trong nỗ lực làm việc, Iacocca không ngừng tìm kiếm và lôi kéo về những người tài. Trong số những người rời bỏ Ford để theo ông, có Bob Eaton (sau này là Chủ tịch của Chrysler), đồng nghiệp của ông Bob Lutz, hay cả kỹ sư trưởng về động cơ Hal Sperlich, người đã có nhiều đóng góp cho việc thiết kế nhiều kiểu mẫu xe hơi mới cho Chrysler, và nhiều nhân vật tài năng nữa. Ông đã đưa về tất vả những người tài mà ông có thể, những người tài hơn ông đến bên ông và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người có ý tưởng hay. Không chỉ vậy, về phía cá nhân mình, ông tiếp tục hy sinh, làm việc hăng say nhằm khích lệ, cổ vũ tất cả mọi người làm việc. Theo Iacocca, “lãnh đạo có nghĩa là làm gương cho người khác. Khi anh ở vị trí lãnh đạo, mọi người sẽ đi theo nhất cử nhất động của anh”. Điều đó hoàn toàn chính xác, bởi ông, như lời của một chuyên gia lãnh đạo đã nói, đã đội chiếc mũ của một người “đội trưởng” để đưa mọi người vượt qua thác ghềnh. Ông xứng đáng là một nhà lãnh đạo tinh xảo. Và chúng ta có thể nhận ra, ông biết rằng chỉ có thể đi cùng với họ khi lãnh đạo họ bằng chính trái tim mình, khi muốn có sự trợ giúp của họ. Như vậy, chắc chắn thành công sẽ đến. Tiếp sau ba năm hoạt động sau đó, Iacocca tạm dừng sản xuất dây chuyền một số sản phẩm không mang lại lợi nhuận, cắt giảm hàng tồn kho tới hàng tỷ đô la, tái đầu tư cho những kiểu mẫu mới và cắt giảm biên chế nhân công. Năm 1983, số lượng cán bộ công nhân viên đã giảm xuống còn 74.000 người, và nếu năm 1980 công ty thua lỗ 1,7 tỷ USD thì sau ba năm họ thu lại tới 900 triệu USD. Với 1,5 tỷ USD vốn bảo lưu, công ty đã có khả năng trả nợ cho chính phủ.

www.phamdinhtuan.com

Page 17: Những câu chuyện thành công

17

Phạm Đình Tuấn

Adam Khoo: Chịu trách nhiệm 100% sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn

Chỉ trong vòng ít năm ngắn ngủi, Adam Khoo đã trở thành tác giả của nhiều quyển sách bán chạy, chuyên gia đào tạo-diễn giả hàng đầu châu Á, xây dựng nên một doanh nghiệp mang về doanh thu mỗi năm trên 30 triệu đô. Để đạt được những thành công vang dội đó, anh đã trải qua rất nhiều khó khăn và thất bại: Vào năm 8 tuổi, anh đã bị đuổi học vì “thành tích” học dở và hay đánh nhau, may thay một trường khác nhận anh vào học. Năm chuyển cấp lớp 5, anh không thi đậu bất kỳ trường nào đã đăng ký nguyện vọng thế là bị tống vào một trường “bình dân” mang tên Ping Yi. Suốt ngày chơi game, xem tivi, cực kỳ lười biếng và chán ghét việc học nên anh hạng 156/160 trên tổng số học sinh trong trường. Hầu như mọi người đã xem anh là “đồ bỏ”, “hết thuốc chữa”...

- Sóng gió thứ nhất: 

Adam Khoo đã từng bị 9 nhà xuất bản từ chối khi anh muốn họ phát hành quyển sách “I am gifted, so are you!” (Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế). Những người đó cho rằng một tác phẩm về giáo dục mà lại do “một thằng nhãi” viết sẽ không đủ sức thuyết phục đọc giả. Trên trang web adam-khoo.com, Anh có chia sẻ:  

-          Tôi nhớ lần đầu đấu tranh cho chính mình để trở thành tác giả vào năm 24 tuổi, không một nhà xuất bản hoặc hiệu sách nào cho tôi cơ hội tỏa sáng. Những tiệm sách hàng đầu không cho sách tôi lên kệ, các nhà xuất bản quốc tế không đồng ý đầu tư vào sách tôi bởi vì họ nghĩ rằng tôi thiếu uy tín, kinh nghiệm và tài năng. Họ thì thích bán và xuất bản những quyển sách của tác

www.phamdinhtuan.com

Page 18: Những câu chuyện thành công

18

Phạm Đình Tuấn

giả nước ngoài. Mặc dù chẳng ai đầu tư, phân phối hoặc ủng hộ quyển sách của tôi -“Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”- tuy nhiên với niềm tin một ngày nào đó mình sẽ là tác giả của quyển bán sách chạy –best selling author. Nhưng một lợi thế mà tôi hơn hẳn những người khác đó là tôi ĐÓI KHÁT thành công và tôi đã chiến đấu, làm những gì có thể để đưa quyển sách của mình lên danh sách “best-seller”. 

-          Với niềm tin “Không bao giờ ngừng lại dù đến hơi thở cuối cùng”, tôi đi khắp Singapore thực hiện những cuộc nói chuyện miễn phí để giới thiệu cho mọi người về quyển sách của mình tại các trường học và hiệu sách như: Border, Kinokuniya, Popular, MHP,…(giống như đến các hiệu sách và trường học lớn ở TP.HCM: Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Thăng Long, Fahasa, …) Tôi nhớ rằng mình đã làm điều đó 5-6 lần tuần và kéo dài đến 6 tháng. Tôi tin mình giữ kỷ lục mà một tác giả thực hiện số lượt nói chuyện trước công chúng. Tất cả những điều tôi làm hoàn toàn không ai trả một đồng nào! Không chỉ vậy, tôi còn dám bỏ ra 10.000 đô để quảng cáo quyển sách của mình trên báo. Do đó chỉ trong 6 tháng, quyển sách của của tôi nhanh chóng xếp hạng 1 trên danh sách MPH best-sellers và danh sách sách bán chạy trên cả nước liên tục 8 năm. 

- Sóng gió thứ hai: Năm 2002, Adam cùng cộng sự thiết kế một khóa học mang tên “Những Mô Thức Thành Công” (Patterns Of Excellence-POE) nhằm giúp học viên phát triển các kỹ năng mềm và biết các phương pháp tự tạo động lực để không ngừng vươn lên phấn đấu đạt được những thành công trong cuộc sống. Chương trình được đưa ra vào đúng thời điểm kinh tế khó khăn, Adam nghĩ rằng sẽ hút khách hàng thế nhưng ngay buổi giới thiệu khóa học anh đã thất bại thảm hại. Tốn 6000 đô quảng cáo và 600 đô thuê địa điểm nói chuyện, Adam chỉ thu hút được 1 người đăng ký học trong tổng số 120 người tham dự buổi nói chuyện. Adam họp gấp nhân viên rồi phân tích nguyên nhân thất bại. Nhiều người toàn bàn lùi: Chuyên gia đào tạo quá trẻ gây ra cảm giác chưa đủ “trình độ” để dạy họ, phong thủy không tốt, thời buổi khó khăn không ai dại gì đầu tư một số tiền lớn (2000 đô),... 

www.phamdinhtuan.com

Page 19: Những câu chuyện thành công

19

Phạm Đình Tuấn

Tuy nhiên, Adam không chấp nhận những lý do như thế, anh nghĩ rằng những lời trên chỉ là những bào chữa vụng về cho sự thất bại của mình. Thay vì đi đến kết luận “những người kia thiếu hiểu biết” anh đã nhận trách nhiệm 100% về mình: cách trình bày của mình chưa đủ sức thuyết phục. Ngay lập tức, anh chủ động tiến hành thu thập thông tin phản hồi từ những người chưa đăng ký rồi tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ không đến học. Anh rút ra được 3 nguyên nhân dẫn đến thất bại sau đó anh quyết định thay đổi nội dung bài thuyết trình, chi thêm tiền cho quảng cáo và tổ chức một buổi nói chuyện miễn phí khác. Lần này anh đã chứng minh được phương pháp Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy có thể giúp họ tăng cường giá trị lao động của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp dẫn đến nâng cao thu nhập. Không chỉ vậy, bằng lời cam đoan hoàn 100% số tiền đầu tư ban đầu nếu họ không hài lòng với khóa học và tạo cảm giác cấp bách bằng món quà trị giá 500 đô. Lần này, có 13 trong số 100 người nghe đăng ký. Về sau Adam tiếp tục hoàn thiện “chiêu thức” bán hàng của mình do đó lượng người đăng ký bắt đầu tăng lên. 

- Sóng gió thứ ba: Năm 2005, nền kinh tế tăng trưởng, thị trường chứng khoán và bất động sản bùng nổ trở lại. Cơ hội việc làm lại mở ra vì thế không cần học các khóa học cũng có thể dễ dàng kiếm được việc làm. Khóa học “Những Mô Thức Thành Công” bắt đầu không thu hút được người tới học. Tiếp tục nhận trách nhiệm: mình đã chưa thích ứng được với thời thế, Adam tiến hành nghiên cứu để cho ra đời những khóa học mới phù hợp với thị trường đang tăng trưởng. Adam đã cho ra đời các khóa học như: “Khóa học làm giàu” (Wealth Academy), “Khóa học đầu tư chứng khoán” (Wealth Academy Trader), “Khóa học kinh doanh ngoại hối”, “Khóa học kinh doanh quyền chọn” đã mang lại nguồn doanh thu gấp 80 lần so với “Những Mô Thức Thành Công”. Nếu đổ lỗi vì thị trường đã hồi phục nên không ai muốn học “Những Mô Thức Thành Công” thì có lẽ Adam Khoo đã mất đi một nguồn doanh thu khổng lồ từ các khóa học làm giàu. 

- Sóng gió thứ tư: 

www.phamdinhtuan.com

Page 20: Những câu chuyện thành công

20

Phạm Đình Tuấn

Vào dịp hè, học sinh được nghỉ dài hạn vì thế phục huynh thường có xu hướng gửi con mình đến những trung tâm kỹ năng mềm, kỹ năng sống, các lớp nghề, nhà văn hóa,…giúp chúng cải thiện kết quả học tập cũng như tránh sa vào các trò chơi vô bổ vì thế các trung tâm đào tạo ùn ùn ra đời. Vài năm trôi qua, nhiều trường có động thái đứng ra tự tổ chức những hoạt động hè cho học sinh của mình: trang điểm, thi đấu thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, chương trình bồi dưỡng, đi tham quan,v.v… Điều này gây cho các trung tâm ngoài nhà trường thiệt hại nghiêm trọng, nhiều công ty buộc phải thu nhỏ quy mô hoặc đóng cửa. Tất nhiên công ty của Adam Khoo cũng không ngoại lệ. Nhưng Adam đã thấm nhuần nguyên tắc chịu trách nhiệm 100% về mình, thay vì hậm hực với “ông nhà trường”, anh quyết định sẽ hợp tác với họ bằng cách “thầu” các chương trình thay cho họ. Adam thành lập ra một bộ phận đến gõ cửa từng trường để giới thiệu chương trình chủa mình. 

Nhờ vậy, công ty của Adam đã “bành trướng” khắp Singapore doanh thu tăng vùn vụt. 

Đổ lỗi hay chịu trách nhiệm? Bạn hãy tự quyết định lấy nhé!!! 

-Tổng hợp từ “Làm Chủ Tư Duy Thay Đổi Vận Mệnh”, “Bí Quyết Gây Dựng Cơ Nghiệp Bạc Tỷ”, blog Adam Khoo.-

www.phamdinhtuan.com

Page 21: Những câu chuyện thành công

21

Phạm Đình Tuấn

Donald Trump: Vượt qua thảm trạng có thể khiến người khác tự vẫn

Trong thập niên 80 và nửa đầu 90, Donald Trump đã làm giàu trong lĩnh vực bất động sản và được coi là người đứng đầu trong lĩnh vực này. Tài sản cá nhân của ông ước tính khoản 1 tỷ đô la.Nhưng rồi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhà đất Mỹ năm 1998-1999, giá nhà đất bắt đầu rơi tự do. Chỉ sau một đêm, nhiều tỷ phú với tài sản gắn với địa ốc và chứng khoán chứng kiến cảnh của cải đội nón ra đi và Trump cũng không phải là một ngoại lệ.

Chỉ trong vài ngày, tài sản cá nhân của Trump bốc hơi sạch sành sanh, chưa kể ông còn ôm một khoản nợ lên đến 932 triệu đô Mỹ. Các nhà băng chay theo đòi nợ ráo riết đẩy ông đến chỗ phá sản.

Một số bạn bè của ông cũng rơi vào tình cảnh tương tự đã thuyết phục mình rằng: chẳng còn trông mong gì ở cuộc đời này nữa một khi của cải mất trắng, nợ nần chống chất và họ đi đến chỗ kết liễu cuộc đời mình.

Chưa hết, khi nhận được điện thoại của người vợ cũ, Trump tưởng đâu sẽ nhận được vài lời an ủi động viên, nào ngờ bà lại bồi thêm cho ông một cú nữa bằng cách yêu cầu ông phải trả hết số tiền còn lại trong thỏa thuận ly hôn của hai người.

Cùng lúc đó, những người mà ông luôn nghĩ là bạn bè thân thiết đã quay lưng lại với ông vào thời điểm mà ông cần họ nhất.

www.phamdinhtuan.com

Page 22: Những câu chuyện thành công

22

Phạm Đình Tuấn

Nhưng một Trump kiên cường không tin rằng đời mình thế là hết. Ông thấy rằng tất cả những gì xảy ra với ông còn một ý nghĩa khác. Giờ đây, ông đã biết rõ những ai mới thật sự là bạn mình và bài học này đã giúp ông thành công hơn một khi xoay chuyển tình thế. Mặc dù mất hết mọi thức trên phương diện tài chính nhưng ông vẫn còn dày dặn kinh nghiệm, những mối quen biết tốt và sự nhạy bén trong kinh doanh.

Thế là trong vòng 6 tháng tiếp theo, Trump thương lượng thành công một vụ thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử kinh doanh (từ trước tới lúc đó) và 3 năm sau, ông đã kiếm lại được 3 tỷ đô.

Việc bị dồn tới chân tường đã giúp ông trở nên mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn và tập trung sức lực hơn. Ông hiểu ra rằng, việc nợ nầng chống chất khiến ông nhận ra ai là bạn thực sự của mình và nhờ đó đã giúp ông có động lực mạnh mẽ vươn đến thành công.

-Lược trích “Làm Chủ Tư Duy Thay Đổi Vận Mệnh” trang 322-

www.phamdinhtuan.com

Page 23: Những câu chuyện thành công

23

Phạm Đình Tuấn

Farrah Gray - Thần đồng kinh doanh kiếm tiền vì thương mẹ

Nhân vật đặc biệt ấy sinh ra trong một gia đình thuộc hạng người “dưới đáy” xã hội Mỹ - da đen, thất nghiệp, không có bố, một mẹ nuôi 5 con! Sáu mẹ con Farrah Gray sống nheo nhóc hoàn toàn dựa vào tiền trợ cấp xã hội ít ỏi. Họ trú ngụ trong một căn hộ chung cư dành cho người nghèo ở phía đông thành phố Chicago. Farrah là út, cha mẹ cậu li dị ngay khi cậu vừa chào đời và ông bố vô dụng không trợ cấp gì cho lũ trẻ. Năm chú bé lên 6 tuổi, bà mẹ mắc bệnh tim rất nặng. “Buổi tối, khi tôi lên giường thì mẹ còn đang làm việc. Sáng ra khi tôi ngủ dậy cũng thấy mẹ đang làm việc. Chẳng hiểu đêm qua mẹ có ngủ hay không”, Farrah kể.

Thấy mẹ ốm đau mà làm việc quần quật, cậu lo lắm và luôn luôn tự nhủ: “Mình nhất định phải làm gì đấy để giúp mẹ đỡ vất vả. Nhưng mới 6 tuổi thì mình biết làm gì? Ai dám thuê mình làm các việc lặt vặt (vì sợ phạm tội lạm dụng sức lao động trẻ em)”.

Sau nhiều ngày nghĩ ngợi, một ý nghĩ nảy ra trong đầu óc thơ ngây của Farrah: “Đi bán… những hòn đá!”. Cậu ra đường nhặt những hòn đá đủ mọi hình thù, đem về rửa sạch, rồi vẽ lên đấy các hình vẽ tự nghĩ ra.Farrah còn làm lấy những tấm danh thiếp trên viết mấy chữ “Tổng Giám đốc”. Mẹ không có tiền mua ca-táp, cậu dùng hộp cơm bằng nhựa màu đỏ thay thế. Rồi Farrah diện com-lê, thắt chiếc cà-vạt mượn của anh ruột, sau đó xách túi đá và “ca-tap” đi gõ cửa từng nhà trong khu phố.

Farrah kể: "Khi chủ nhà mở cửa, tôi bèn mỉm cười bắt tay họ, chìa danh thiếp, nói: "Hello! My name is Farrah Gray. Would you like to buy this rock? It can be used as paper weights, bookends and doorstopers (Xin chào

www.phamdinhtuan.com

Page 24: Những câu chuyện thành công

24

Phạm Đình Tuấn

ông bà! Cháu là Farrah Gray. Ông bà có thể vui lòng mua giúp cháu viên đá này được không ạ? Nó có thể dùng làm cái chặn giấy, chặn sách và chặn cửa được đấy ạ.).

Mọi người ngơ ngác cười: "Ồ, những hòn đá này đầy ngoài đường, nếu cần thì nhặt về dùng, cớ gì phải bỏ tiền ra mua nhỉ?’ Tôi lại nói: ‘Nhưng bây giờ chúng đã khác trước nhiều rồi ạ, xin ông bà xem đây...".Vì thương thằng bé lém lỉnh mà có người vui lòng mua thứ “hàng” vô dụng ấy với giá 1,5 đô-la một hòn. Nhờ thế Farrah kiếm được những đồng đô-la đầu tiên.

Tiếp đó chú nhóc lại có sáng kiến mua các loại sữa tắm khác nhau đem về hòa lại thành một loại mỹ phẩm có mùi vị mới lạ rồi lóc cóc mang tới gõ cửa từng nhà bán với giá 1,5 đô-la một chai.

Sau hai lần làm như vậy, Farrah kiếm được 50 đô-la. “Mẹ ơi, tối nay con mời mẹ đi ăn nhà hàng nhé!”, bà Paula Gray vô cùng ngạc nhiên thấy cậu con út 6 tuổi nói với mình như vậy.

Sau hai năm mò mẫm trên thương trường, Farrah kiếm được 1.500 đô-la. Từ năm lên 7 tuổi, Farrah bắt đầu sử dụng tấm danh thiếp in dòng chữ “Tổng Giám đốc thế kỷ 21”.

Bà ngoại Farrah kể: “Mới có 6 tuổi mà khi đi làm chuyện mua bán, thằng bé trông người lớn lắm! Nó diễn thuyết như một diễn giả thực thụ, yêu cầu mọi người phải im lặng nghe nó nói, thế có ghê không”.

8 tuổi lập công ty đầu tư

Năm 1992, Farrah cùng các bạn hàng xóm lập công ty đầu tư, lấy cái tên rất oách là Câu lạc bộ Kinh tế doanh nghiệp ngoại đô (Urban Neighborhood Enterprise Economic Club, UNEEC) ở vùng Nam Chicago. Farrah đề nghị các chủ hiệu buôn trong khu phố góp tiền, cho mượn ô tô đi lại và nơi họp Câu lạc bộ.

Farrah kể: “Lúc đầu tôi luôn bị người ta từ chối, cứ thấy bóng tôi là họ đóng cửa. Tôi bèn áp dụng Chính sách 5 người (Five-person Policy) và nhờ thế lũ nhóc chúng tôi góp được 15 nghìn đô-la. Chính sách ấy là thế này: Nếu ông bà từ chối thì xin ông bà giới thiệu cho cháu 5 người khác có thể giúp cháu”.

www.phamdinhtuan.com

Page 25: Những câu chuyện thành công

25

Phạm Đình Tuấn

Với số tiền ấy, Farrah lập công ty tiêu thụ bánh quy và tặng phẩm. UNEEC trở thành tiền thân của công ty NE2W do Farrah đứng đầu, đặt văn phòng tại phố Wall, trung tâm tiền tệ lớn nhất thế giới. Xưa nay phố này chưa có chủ văn phòng nào trẻ như Farrah.

12 tuổi trở thành diễn giả tài ba

Năm 1993, bà Paula Gray bốc cả gia đình tới Las Vegas. Tài kinh doanh của chú nhóc Farrah được địa phương này quan tâm. Một đài phát thanh địa phương phỏng vấn chú bé.

Thấy Farrah nói rất hấp dẫn, họ bèn mời cậu chủ trì chương trình phát thanh tối thứ bảy hàng tuần có tên “Đằng sau sân khấu” (Backstage Live) thu hút tới 12 triệu người nghe, sau đó trở thành chương trình phát thanh - truyền hình của Las Vegas rồi tiến tới của toàn nước Mỹ.

12 tuổi Farrah đã tỏ ra là một MC ngôi sao rất có cá tính và năng nổ, hơn cả nhiều người dẫn chương trình khác. Các đài truyền hình, phát thanh và báo chí tranh nhau mời cậu đi nói chuyện hoặc dẫn các show.

Mỗi buổi diễn thuyết của Farrah được trả từ 5000 đến 10.000 đô-la. Farrah còn tham gia kinh doanh thẻ điện thoại trả trước KIDZTEL, vận chuyển thư tín One Stop Mail Boxes & More, phụ trách chương trình phát thanh Youth AM/FM.

Farrah kể: “Điện thoại của tôi suốt ngày réo chuông. Người ta hỏi tôi lập CLB đầu tư đầu tiên của mình ra sao, do đâu mà trở thành MC giỏi thế. Họ đề nghị: “Cháu hãy đến kể lại cho mọi người nghe về thành công của cháu đi. Có một tấm séc đang chờ cháu đấy!”.Hàng chục đài phát thanh và truyền hình địa phương và trung ương mời Farrah dự các show của họ. Cậu trở nên nổi tiếng khắp nước.

14 tuổi kiếm được triệu đô-la

Farrah thường hay vào bếp xem bà làm các món ăn và học cách làm. Từ đó cậu nảy ra ý nghĩ lập công ty thực phẩm. Đó là công ty Farr-Out Foods do Farrah lập ra năm cậu 13 tuổi, chuyên cung cấp các món ăn khoái khẩu cho lũ trẻ con.Farrah kể: “Tôi vừa đọc sách hướng dẫn kinh doanh vừa mày mò điều hành việc kinh doanh của công ty”. Không ngờ công ty có rất nhiều đơn đặt hàng, nhất là sau khi đưa ra món xi-rô dâu pha va-ni rất thơm ngon, chế biến theo công thức của bà ngoại Farrah.

www.phamdinhtuan.com

Page 26: Những câu chuyện thành công

26

Phạm Đình Tuấn

Dựa vào Farr-Out Foods cùng các khoản kinh doanh khác, Farrah có thu nhập 1 triệu đô-la khi cậu sang tuổi 14, trở thành nhà triệu phú tự tay làm nên, tức “Reallionaire”. Cậu bé tậu cho mẹ một căn nhà rộng rãi lịch sự tại thành phố Las Vegas nổi tiếng thế giới về các trò ăn chơi xa hoa.

Sau hai năm hoạt động, Farrah bán công ty Farr-Out Foods được 1,5 triệu đô-la. Không thỏa mãn với những gì đạt được, Farrah 15 tuổi tiếp tục nâng cao kiến thức kinh doanh bằng cách bỏ ra ba năm tham gia ban Giám đốc công ty United Way miền Nam bang Nevada và trở thành người trẻ nhất trong lịch sử bang này khi tham gia Ban Cố vấn Phòng Thương mại Las Vegas.

Cậu cũng là thành viên trẻ nhất của “Hội nghị Bàn tròn ban lãnh đạo người Mỹ gốc Phi” do Tổng thống G. Bush lập ra. Farrah là Chủ nhiệm Văn phòng Nhà Trắng của tổ chức “Sáng kiến tập thể niềm tin”, là phát ngôn viên của “Liên minh toàn quốc người vô gia cư” và “Chương trình hiến tủy toàn quốc” cùng nhiều hoạt động xã hội khác.

Farrah đầu tư vào tập đoàn truyền thông InnerCity - doanh nghiệp lớn nhất do người da đen lãnh đạo ở Mỹ và phụ trách tờ tạp chí cùng tên của doanh nghiệp ấy.

20 tuổi - chia sẻ kinh nghiệm thành công

Năm 2004, tác phẩm đầu tay của Farrah ra đời: Chín bước từ tay trắng trở thành giàu có (Reallionaire: Nine Steps to Becoming Rich from the Inside Out). Cuốn sách này được tổ chức Giải thưởng Quill NBC đề cử tặng thưởng cho thể loại sách tự tu thân và là sách bán chạy năm ấy.Trong sách, anh kể lại cho mọi người biết các kinh nghiệm trên con đường làm giàu: - yêu quý thanh danh của mình; - không bao giờ sợ sự khước từ của người khác; - xây dựng nhóm tư vấn của mình; - nắm bắt mọi dịp làm ăn, chớ bỏ qua; - theo trào lưu của thiên hạ nhưng phải có mục tiêu riêng; - chuẩn bị sẵn về tâm lý chờ đón thất bại; - chịu khó bỏ thời gian vào học tập, đọc sách báo; - yêu quý khách hàng của mình...

Farrah Gray nói cậu tin vào hai thời điểm quan trọng nhất trong đời người, một là giờ sinh của mình và một là khi nào hiểu được “vì sao mình lại sinh ra”.

www.phamdinhtuan.com

Page 27: Những câu chuyện thành công

27

Phạm Đình Tuấn

Tuy còn trẻ nhưng Farrah đã hiểu rõ nghĩa vụ đối với xã hội của một doanh nhân thành đạt. Anh góp ý cho Bộ Thương mại Mỹ lập trường đào tạo doanh nhân trẻ.

Anh lập Quỹ Farrah Gray để giúp vốn cho các doanh nhân trẻ dưới 25 tuổi và quyên góp vào đấy tất cả số tiền nhuận bút cuốn sách của mình.Farrah còn viết cho thể loại sách “Chicken Soup for the African-American Soul”, một xê-ri sách giáo dục thiếu niên rất được ưa đọc ở Mỹ. Do có ý thức tập thể cao như vậy nên Farrah được báo chí gọi là “Một trong những doanh nhân đáng kính và hiếm thấy”.

Tiểu sử Farrah Gray được ghi trong Sách Danh Nhân Mỹ năm 2005 (Who’s Who in America 2005), tức danh sách những người nổi tiếng và thành đạt của nước Mỹ năm 2005…

www.phamdinhtuan.com

Page 28: Những câu chuyện thành công

28

Phạm Đình Tuấn

Ray Kroc: Thành công từ chân chạy bàn

Cái tên McDonald’s do Raymond Kroc xây dựng là một trong những thương hiệu đắt giá nhất của ngành công nghiệp ăn uống thế giới. Và Raymond Kroc được coi là người tiên phong xây dựng một ngành công nghiệp ăn nhanh đặc trưng của kinh tế Mỹ.

Bắt đầu từ một quán bán đồ ăn nhanh nhỏ ở California, Raymond Kroc đã xây dựng một tập đoàn fastfood toàn cầu mang tên McDonald’s. Với McDonald’s, ông không chỉ trở thành tỉ phú mà còn là nhà kinh doanh vĩ đại, tiêu biểu cho thời kỳ công nghiệp hóa toàn diện của nền kinh tế. Cái McDonald’s đã gắn liền với một văn hoá ẩm thực mang tính công nghiệp cao đã nhanh chóng đi ra khắp thế giới.

Thế giới hiện có rất nhiều tập đoàn ăn nhanh nhưng McDonald’s Corporation do Raymond Kroc thành lập vẫn là tập đoàn lớn nhất. Với hơn 31.000 cửa hàng, McDonald’s hiện có mặt tại 121 nước trên thế giới. Đó là chưa kể hàng loạt nhà hàng ăn nhanh khác được McDonald’s mua lại nhưng không đổi tên mà vẫn giữ tên cũ như “Partner-Brands” ở Mỹ hay “Prêt à Manger” ở Anh.

Năm 2005, doanh số bán hàng của cả tập đoàn là 20,5 tỉ USD, trong đó lợi nhuận là 2,6 tỉ USD. Mỗi ngày tập đoàn phục vụ 46 triệu khách hàng với hơn 50 triệu cái bánh kẹp thịt kiểu Hamburger. Trong khi những cái bánh của McDonald’s là món ăn nhanh rẻ tiền, tiện lợi ở Mỹ và các nước Tây Âu thì ở rất nhiều nước khác, bánh mỳ Hamburger của McDonald’s được coi như là một đặc sản gì đó mà họ mới chỉ biết đến qua các phương tiện truyền thông. Đã có giai thoại rằng khi McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên ở Nga hay Trung Quốc thì những ngày đầu tiên số người xếp hàng dài tới hàng chục, thậm chí hàng trăm mét.

www.phamdinhtuan.com

Page 29: Những câu chuyện thành công

29

Phạm Đình Tuấn

Bất ngờ xuất hiện ý tưởng vĩ đại

Raymond Kroc có tên đầy đủ là Raymond Albert Kroc, ông sinh ngày 5 tháng 10 năm 1902 tại Oak, bang Illinois, Mỹ. Học xong lớp 10, Ray Kroc làm lái xe cứu thương với chút khiếu âm nhạc bẩm sinh, ông chơi đàn piano tại các nhà hàng, câu lạc bộ. Năm 20 tuổi, ông được nhận làm chân chạy bán hàng cho hãng Lily Tulip Cup.

Hơn chục năm sau, Ray Kroc gặp được Earl Prince, ông chủ của một công ty phân phối máy xay sinh tố. Ông này đã kéo Ray Kroc về làm cho mình. Và Ray Kroc đã làm nghề bán máy sinh tố gần hai chục năm liền. Ray Kroc làm chỉ đủ cho một cuộc sống bình thường và hình như ông cũng chấp nhận với những gì mình có. Bởi Ray Kroc đã sang tuổi 52, và ông đã bắt đầu có ý định nghỉ hưu.

Cho đến một ngày cuối năm 1954,  Ray Kroc đến cửa hàng ăn nhanh nhỏ tại San Bernadino thuộc bang California, miền Tây nước Mỹ. Ông rất đỗi vui mừng, khi anh em nhà Richard và Maurice McDonald mua liền một lúc cả hàng chục chiếc máy xay sinh tố Prince.

Điều Ray Kroc đặc biệt ấn tượng là cửa hàng nhỏ nhưng khách xếp hàng dài tới hơn 20 mét. Ăn thử bánh Hamburger, Ray Kroc thấy rất ngon, lại đơn giản, giá cả phù hợp. Quan sát kỹ hơn, Raymond thấy hai anh em nhà McDonald tổ chức chế biến và phục vụ rất có vẻ công nghiệp. 8 hàng máy xay sinh tố, mỗi hàng 5 chiếc có thể pha sinh tố sữa cho 40 cốc một lúc. Thịt rán cũng làm hàng chục miếng một. Cốc, đĩa dùng phục vụ đều là bằng giấy nên không mất công người dọn và nhất là công đoạn rửa. Khi trở về nhà, một ý tưởng bất ngờ nhưng vĩ đại đã loé lên trong đầu của người bán hàng từng trải đã hơn 50 tuổi. Tại sao mình không thể hợp tác cùng với anh em nhà McDolnald để mở nhiều cửa hàng tương tự.

Ngay lập tức, Ray Kroc nghỉ việc bán máy xay sinh tố. Chẳng cần mất nhiều thời gian và giấy bút, ông đã hoàn thành xong một phương án phát triển cả một hệ thống cửa hàng ăn nhanh trên cơ sở cửa hàng của anh em McDonald ở San Bernadino. Ray Kroc tự nhiên so sánh hệ thống cửa hàng của mình sẽ hoạt động như những dây chuyền sản xuất công nghiệp chẳng kém dây chuyền sản xuất ô tô của Henry Ford. Và ông sẽ trở thành nhà cách mạng mở đường cho công nghiệp ăn nhanh như Henry Ford đã mở đường cho công nghiệp xe hơi ở Mỹ và thế giới.

Nghĩ là làm, Ray Kroc bắt tay vào thực hiện ý nghĩ mới lạ với tham vọng

www.phamdinhtuan.com

Page 30: Những câu chuyện thành công

30

Phạm Đình Tuấn

dường như không tưởng. Với tài ăn nói khéo léo của một người bán hàng, tiếp thị lâu năm, Ray Kroc đã thuyết phục được hai anh em Richard và Maurice McDonald hợp tác với mình. Theo đó, Ray Kroc được toàn quyền sử dụng tên McDonald’s cho hệ thống ăn nhanh sẽ phát triển theo mô hình nhượng quyền kinh doanh franchising. Richard và Maurice sẽ được hưởng 1% doanh số bán hàng của các cửa hàng này. Công ty McDonald’s System Inc. do Ray Kroc điều hành được thành lập.

Dường như Ray Kroc nhận thấy mình còn quá ít thời gian nên ông hối hả làm việc. Các ý tưởng hoàn thiện mô hình kinh doanh franchising như đồng thời tuôn trào cùng một lúc. Ray Kroc nhanh chóng phát triển mô hình với một triết lí kinh doanh của riêng mình.Theo ông, hạnh phúc là kết quả của mồ hôi, càng đổ nhiều mồ hôi người ta sẽ càng hạnh phúc hơn.

Ray Kroc chuẩn bị rất kỹ, bài bản và tin chắc là sẽ thành công. Ngày 2/3/1955, nhà hàng ăn nhanh McDolnald’s đầu tiên do Ray Kroc mở  được khai trương ở De Plaines, Illinois. Ông vận động người nhà, họ hàng và bạn bè thân thiết, mỗi người làm chủ một cửa hàng để đồng loạt cho ra đời những nhà hàng McDolnald’s lớn nhỏ khác nhau nhưng y hệt nhau về cách thức tổ chức, sản phẩm, hình thức, màu sắc biển hiệu.

Kỳ tích kinh ngạc về sự ra đời của ngành công nghiệp ăn nhanh do McDolnald’s khởi xướng bắt đầu thật sự từ đó. Trong vòng 5 năm đã có tới 200 nhà hàng McDonald’s được mở ở rất nhiều nơi và đều được đón nhận nồng nhiệt.

Bí quyết thành công của McDonald’s

Năm 1961, Ray Kroc đã có một quyết định táo bạo là mua lại phần quyền lợi 1% doanh thu đã thoả thuận trước kia. Sau nhiều lần thương thuyết, anh em McDonald đã đồng ý nhận 2,7 triệu USD để Ray Kroc một mình một chủ cái tên McDonald’s và hưởng toàn quyền lợi tức của hệ thống cửa hàng McDonald’s.

www.phamdinhtuan.com

Page 31: Những câu chuyện thành công

31

Phạm Đình Tuấn

Để có được số tiền này, Ray Kroc đã phải vay mượn rất nhiều, trong có cả nhiều quĩ đầu tư mạo hiểm. Nếu như quyết định trên của Ray Kroc được coi là một trong những quyết định kinh doanh vĩ đại nhất, hay được đưa vào giáo trình kinh doanh, thì với anh em Richard và Maurice McDonald lại là sai lầm. Nếu không, ngày nay họ có thể nhận được tới trên 200 triệu USD từ 1% doanh thu của tập đoàn McDonald’s.

Mô hình franchising của tập đoàn McDonald’s có lợi thế lớn là cho người nhận nhượng quyền kinh doanh quyền chủ động rất lớn. Những người chủ cửa hàng có thể tự chọn cho mình các hoạt động quảng cáo, marketing thích hợp với địa bàn, vị trí của mình. Một bí quyết thành công đặc biệt quan trọng khác của McDonald’s là tập đoàn này đã đưa được vấn đề tiền thuê cửa hàng vào hợp doanh mô hình franchising. Cửa hàng có diện tích càng lớn thì ngoài phí li-xăng nhượng quyền kinh doanh, tập đoàn còn thu khoản tiền lớn tương ứng.

Chính nhờ cách làm đó mà Ray Kroc đã khắc phục một cách tài tình việc khó khăn kiểm soát doanh thu của người nhận nhượng quyền. Để làm việc này, McDonald’s chủ động tìm kiếm các vị trí mặt bằng đẹp, thuận lợi cho kinh doanh. Mặt khác, McDonald’s có chiến lược hợp tác kinh doanh dài hạn với các tập đoàn đối tác lớn như Coca Cola và trở thành nhà tiêu thụ Coca Cola lớn nhất thế giới.

Ray Kroc rất quan tâm đến việc công nghiệp hoá các công đoạn sản xuất. Ông chủ hãng McDonald’s đặc biệt chú ý đến các yếu tố: chất lượng dịch vụ và vệ sinh và khẳng định đó là lợi thế quan trọng nhờ công nghiệp hoá. Ray Kroc còn đầu tư cả một phòng thí nghiệm ở Chicago chuyên kiểm tra đánh giá chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Từ năm 1967, McDonald’s bắt đầu vươn ra nước ngoài. Để thành công, Ray Kroc đã phải có những chiến thuật rất linh hoạt mà không làm mất đi hình ảnh của công nghiệp fastfood mang tên McDonald’s. Với các nước đạo Hồi thì McDonald’s bổ sung thêm món bánh mì với thịt cừu rán mang cái tên rất Ảrập là “McMaharadscha”, hay “McFalafel”. Với người Ấn Độ không ăn thịt bò thì lại có món Hamburger cải biên được thay bằng thịt gà rán.

www.phamdinhtuan.com

Page 32: Những câu chuyện thành công

32

Phạm Đình Tuấn

Fred DeLuca: Người sáng lập ra Subway

Ngày nay, Subway đã có trong tay hơn 30,000 cửa hàng tại hơn 91 quốc gia trên thế giới, vượt mặt cả MacDonald’s. Nhưng khi Fred DeLuca khai trương cửa hàng bán bánh mì kẹp thịt tại Bridgeport, Connecticut (Mỹ), cậu chỉ đơn giản là một sinh viên đang loay hoay tìm cách kiếm thêm tiền để đóng học phí cho trường đại học.

Gia đình Fred DeLuca cứ vài năm lại chuyển chỗ ở một lần, và tới lần thứ ba họ dời tới Bridgeport, bang Connecticut. Fred DeLuca tốt nghiệp phổ thông tại đây và nộp đơn theo học ngành y tại trường tổng hợp Bridgeport để có được tấm bằng bác sỹ, nhưng rồi khó khăn tài chính khiến cậu phải vắt óc nghĩ cách kiếm tiền trả học phí. DeLuca xin vào làm ở cửa hàng kinh doanh đồ sắt, nhưng số tiền lương ít ỏi $1.25 đô la/giờ quả thực như muối bỏ biển.

Vào đúng thời điểm đó, gia đình Fred DeLuca nhận được một cú điện thoại từ người bạn thân thiết lâu năm là ông Pete Buck, khi đó vừa thay đổi chỗ làm việc và chuyển về gần thành phố hơn. Buck hẹn tới nhà DeLuca chơi. Và vào buổi chiều ngày chủ nhật tháng 7 năm 1965 đáng nhớ ấy, Pete Buck lôi từ trong túi ra một tờ báo có bài viết về Mike Davis, chủ nhân một hệ thống cửa hàng ăn uống.

Bài báo viết “Mike bắt đầu từ hai bàn tay trắng, thế mà 10 năm sau, anh ta là ông chủ của cả hệ thống 32 cửa hàng”. Chuyện trò một lát, Buck gợi ý rằng DeLuca nên mở một cửa hàng bán bánh mỳ kẹp thịt, chỉ thế cậu mới có cơ kiếm đủ tiền đóng học phí. Trong bụng DeLuca thấy đây là một ý tưởng kỳ quặc, nhưng cậu vẫn tò mò hỏi “Thế cháu phải làm gì?”.

Buck giải thích cho chàng thanh niên những nguyên tắc chung của một cửa hàng bán bánh mỳ kẹp thịt. Ông nói với DeLuca rằng cậu chỉ cần thuê một tiệm nhỏ, thiết kế chỗ bán hàng, mua nguyên liệu, và mở cửa hàng, đơn giản có vậy. Nếu DeLuca quyết tâm, ông sẽ giúp vốn ban đầu. Và trước khi đứng dậy ra về, Buck ký một tấm phiếu trị giá $1.000 đô la rồi trao cho DeLuca.

www.phamdinhtuan.com

Page 33: Những câu chuyện thành công

33

Phạm Đình Tuấn

Đó là câu chuyện của ngày chủ nhật. Ngay sáng ngày thứ hai, DeLuca đã sục tìm trong thành phố một địa điểm hợp lý để mở cửa hàng. Thuê được chỗ bán hàng rồi, lại còn cần mua sắm thiết bị. DeLuca rất sáng ý, anh đăng quảng cáo trên báo địa phương “Một sinh viên cần mua tủ lạnh cũ”, và thế là DeLuca sắm được cả vài chiếc tủ lạnh với giá có 10 đô la mỗi chiếc.

Cửa hàng chưa kịp khai trương thì đã có nguy cơ phải đóng cửa vì kẹt tiền. DeLuca phát hiện ra rằng anh cần lắp một chiếc bồn rửa đặc biệt với giá $550 đô la. Thật may là Pete Buck lại im lặng chìa cho DeLuca một tờ ngân phiếu trị giá $1.000 đô la nữa, và công việc tiếp tục tiến triển.

Cuối mùa đông năm sau, DeLuca mở thêm cửa hàng thứ hai cách đó không xa. Nhưng cả hai cơ sở bán bánh mỳ kẹp thịt đều thua lỗ. Bàn với Pete Buck một hồi, DeLuca quyết định rằng cách tốt nhất hiện nay không phải là đóng cửa cả hai cửa hàng, mà là… mở cửa hàng thứ ba. Và quả đúng vậy, chẳng bấy lâu sau, DeLuca bắt đầu thu được những đồng lãi đầu tiên.

Frederick A. DeLuca sinh năm 1948 tại Brooklyn, New York, trong một gia đình di cư người Ý. Mới 10 tuổi, Fred DeLuca đã biết cách kiếm tiền bằng việc lượm vỏ chai xung quanh khu phố. Hai xu cho một chiếc vỏ chai.

Ngày hôm nay, hệ thống cửa hàng Subway đứng thứ ba trên thế giới trong ngành kinh doanh đồ ăn nhanh, và là một trong những công ty tư nhân đa quốc gia lớn nhất toàn cầu với doanh thu hàng năm vượt quá con số 9 tỷ đô la.

Ngay từ lúc bắt tay vào mở cửa hàng, DeLuca đã đặt cho mình mục đích: phải mở được 32 cửa hàng trong vòng 10 năm, tức là lặp lại thành công của chàng Mike Davis mà báo đăng ngày nào.Khi đã có trong tay 3 cửa hàng, DeLuca nghĩ tiếp: cách duy nhất để đạt được mục tiêu đề ra là nhượng quyền thương hiệu (franchising). Công việc, theo như cách tính toán của DeLuca, không có gì phức tạp: tuyển người, đào tạo họ rồi cho họ độc lập kinh doanh.

DeLuca bắt đầu kế hoạch này bằng cách thuyết phục một người bạn của mình thử nghiệm. Vài năm sau đó, số lượng cửa hàng bán bánh sandwich mang tên Subway bắt đầu nhân lên với tốc độ chóng mặt. Tới năm 1978 có 100 cửa hàng, và chỉ trong vòng 4 năm sau đã có tới 200 cửa hàng mới mở. Năm 1987 công ty đạt tới con số 1.000 cửa hàng. Từ đó tới nay, trung bình mỗi năm Subway mở thêm 1.000 cửa hàng mới.

Những bài học quý giá của DeLuca

www.phamdinhtuan.com

Page 34: Những câu chuyện thành công

34

Phạm Đình Tuấn

Bài học số 1: Bắt đầu khi hoàn toàn “lạ nước lạ cái” là chuyện rất bình thường

Lịch sử thành công của Subway cho chúng ta thấy một điều thú vị rằng: một doanh nghiệp có thể thành công ngay cả khi anh ta không có bất kỳ kiến thức kinh doanh nào trong lĩnh vực định theo đuổi. Khi DeLuca mở cửa hàng bán sandwich, anh làm hai việc mà trước đó chưa hề làm bao giờ: quản lý kinh doanh và chế biến bánh mỳ kẹp thịt.Trước khi khai trương cửa hàng đầu tiên, DeLuca và Pete Buck làm một cua vòng quanh các hiệu bán bánh sandwich trong bang để “nghiên cứu kinh nghiệm của đồng nghiệp”.

Họ chăm chú quan sát từng chi tiết, từ cách dùng các gia vị cho tới cách rót dầu lên miếng thịt rán. Những đồng vốn eo hẹp ban đầu không cho phép DeLuca tập làm thử vài lô bánh đầu, anh phải làm ra sản phẩm để có thể bán ngay được cho khách.

Bài học số 2: Hãy đề ra đích cần đạt tới, rồi hãy nghĩ tới việc thực hiện mục tiêu đó

Từ lúc nghe được câu chuyện về chàng Mike Davis, DeLuca lập tức vạch cho mình một kế hoạch rõ ràng: anh phải mở ra 32 cửa hàng trong vòng 10 năm. “Đó là một cái đích mà chúng tôi đề ra một cách rất nghiêm túc ngay từ đầu” – DeLuca nhớ lại “Chúng tôi chưa bao giờ phân vân hay do dự về mục đích này, ngược lại, chúng tôi nhắc đi nhắc lại con số đó như tự nhủ rằng – nếu có người đã đạt được điều đó, có nghĩa là chúng tôi cũng sẽ làm được”.Khi DeLuca đang hào hứng xây cất cửa hàng bánh sandwich đầu tiên, có người bạn nhắc anh rằng trước hết anh phải được chính quyền thành phố xét duyệt kế hoạch xây dựng. Thế là DeLuca tới phòng thiết kế, vẽ ngay một bản phác trước mặt nhân viên chính quyền, và được ký duyệt.

Bài học số 3: Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng

DeLuca luôn thử hình dung ra nếu mình là khách hàng, mình sẽ mong muốn cửa hàng phải hoạt động như thế nào. Từ đó anh đề ra những ý tưởng độc đáo.

Ví dụ anh là người nghĩ ra cách xếp nhân bánh ngay trước mặt người mua, để họ thấy và yên tâm rằng cách thành phần của bánh sandwich luôn đảm bảo chất lượng.

www.phamdinhtuan.com

Page 35: Những câu chuyện thành công

35

Phạm Đình Tuấn

Cũng chính DeLuca nghĩ ra việc mở hẳn lò bánh mì riêng để phục vụ cho các cửa hàng của mình, anh còn là người thiết kế ra máy làm bánh mì, đảm bảo rằng bánh mì của Subway có lợi cho sức khỏe hơn so với các loại bánh mì bình thường.

www.phamdinhtuan.com

Page 36: Những câu chuyện thành công

36

Phạm Đình Tuấn

Pierre Omidyar: “Vua đấu giá” Ebay

Trong lịch sử kinh doanh thế giới, có lẽ chưa có trường hợp nào giống như eBay - hãng mà ngay từ ngày đầu thành lập đã mang lại lợi nhuận. Và liên tiếp những năm sau đó hãng liên tục có doanh thu tăng trung bình từ 85% đến 90%/năm. Phép nhiệm mầu đó làm cho Pierre Omidyar -ông chủ eBay, trong vài năm nhanh chóng trở thành tỉ phú.

Người tự thân Với khối tài sản 3,6 tỉ USD, Pierre Omidyar hiện đứng thứ 54 trong danh sách Những người giàu nhất nước Mỹ và thứ 156 Những người giàu nhất thế giới của Forbes. Người như Pierre tại Mỹ được gọi là “self made” (tự thân), có nghĩa là bằng sức mình tự làm ra của cải.

Pierre Omidyar sinh ngày 21.6.1967 tại Paris, Pháp. Bố của ông là bác sĩ người Iran, còn mẹ là người Pháp. Vào năm 1973, bác sĩ Omidyar sang Mỹ thực tập tại trung tâm y tế Đại học tổng hợp Johns Hopkins, rồi lập phòng khám tại đây và định cư luôn ở Mỹ. Ngay khi học tiểu học, Pierre Omidyar đã mê say máy vi tính. Cậu bé chơi game suốt ngày khiến người lớn hết sức lo lắng cho sức khỏe của cậu, nhưng khi lớn hơn một chút Pierre bị môn lập trình cuốn hút. Vào năm 14 tuổi thú mê say đó đã cho kết quả ban đầu: Pierre viết thành công phần mềm catalogue cho thư viện của nhà trường. Thậm chí Pierre còn trả tiền để thuê máy vi tính, 6 USD/giờ, số tiền không nhỏ vào lúc đó. Có lẽ cậu hiểu, ngoài thỏa mãn sở thích, thì việc mày mò với máy vi tính có thể đem lại nhiều tiền. Điều cần là ngoài kiến thức, sự đam mê còn phải có thêm sự may mắn.

Sau bậc phổ thông, Pierre Omidyar vào học tại khoa công nghệ thông tin tại Đại học tổng hợp Tufts, bang Massachusetts và nhận bằng cử nhân vào năm 1988. Pierre làm việc một thời gian tại hãng Claris thuộc Tập đoàn Apple danh tiếng.

Tình yêu từ lập trình

www.phamdinhtuan.com

Page 37: Những câu chuyện thành công

37

Phạm Đình Tuấn

Vào năm 1991, cùng với 3 người bạn đồng chí hướng, Pierre lập hãng Ink Development Corp., với mong muốn làm cuộc “cách mạng internet” khi viết phần mềm điều khiển máy vi tính bằng tay và mở một website bán hàng qua mạng mà sau này mang tên eShop Inc. Pierre làm kỹ sư phần mềm cho eShop Inc. Tuy nhiên “cuộc cách mạng” mà nhà tỉ phú tương lai mong đợi đã không thành, kinh doanh của Ink Development Corp không như mong đợi. Sau này, ông vua phần mềm Bill Gates mua lại eShop Inc., nhưng thời điểm đó Pierre không còn ở đó. Vào năm 1994, hãng General Magic chuyên về dịch vụ viễn thông mời Pierre về làm việc với nhiệm vụ phát triển thương hiệu này. Sống tại San Francisco, Pierre làm quen với nghiên cứu sinh Pamela Wesley. Giữa hai người nảy sinh tình cảm, khi Pamela khó khăn trong việc bán hàng để tăng thêm thu nhập, Pierre đã viết phần mềm mua bán hàng qua internet giúp cô và trực tiếp cài đặt phần mềm đó trên website của mình với chế độ online. Hơn thế, Pierre tập trung viết phần mềm thực hiện mua bán nhưng là đấu giá online qua mạng internet mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia. Vào buổi sơ khai đó là những cuộc đấu giá hoàn toàn miễn phí, phi lợi nhuận. Cảm động trước nhiệt tình của Pierre, Pamela đã lên xe hoa cùng chàng trai trẻ. Số phận đã gắn kết họ với nhau cho dù Pamela khi đó hoàn toàn không biết trước chồng mình sẽ là một trong 18 người làm thay đổi sâu sắc thế giới internet. Kinh doanh mạng - sức mạnh vô biên

Pierre Omidyar mở cửa hàng bán hàng qua mạng internet vào đúng Ngày lễ Lao động (Labour Day) - 4.9.1995. Lúc đầu website này có tên  Auction Web. Trong 24 giờ đầu tiên không có người nào thăm viếng cửa hàng. Nhưng sau đó vài tuần, có một vài lô hàng được đem bán đấu giá. Trong số này có cả chiếc xe Rolls Royce sản xuất năm 1937 và một kho đồ ở bang Idaho. Vào cuối năm 1995, Auction Web thực hiện hàng ngàn hợp đồng mua bán. Tổng cộng các khách rao bán hàng tại đây là trên 10 ngàn người. Vào tháng 2.1996, khi các nhà dịch vụ internet biết đến Pierre thì họ bắt đầu đòi nhiều loại phí. Vì thế, “vua đấu giá” bắt đầu thu chút phí từ khách hàng. Ban đầu nhiều người la ó phản đối, nhưng sau đó mọi chuyện cũng đâu vào đấy. Đến năm 1997, Pierre đổi tên Auction Web thành eBay và bắt đầu đẩy mạnh quảng cáo. Theo thời gian eBay trở nên phổ biến với mọi người, số lượng đăng ký sử dụng dịch vụ đấu giá qua mạng lên đến hàng triệu người. Vào năm 1998, đã có khoảng 10 triệu thương vụ thực hiện qua eBay. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm, Pierre nghiễm nhiên trở thành tỉ phú. 

www.phamdinhtuan.com

Page 38: Những câu chuyện thành công

38

Phạm Đình Tuấn

Hiện trên toàn thế giới có 250 triệu người sử dụng eBay, 24/24 giờ và 7/7 ngày. Hàng chục triệu các loại mặt hàng được đấu giá, hàng trăm ngàn mặt hàng mới xuất hiện hằng tuần. Hàng hóa thì đủ loại, từ đồ cổ, các bộ sưu tập mới cũ, máy vi tính, đồ chơi, tem thư đến đồ sứ, sách, ảnh, CD, DVD, đồ điện gia dụng…

Người ta bán đủ thứ hàng tại eBay, kể cả những thứ kỳ quái nhất. Cách đây không lâu, eBay cấm một công dân ở California bán đấu giá... linh hồn với giá 5 ngàn USD. Nguyên nhân theo Deutsche Presse-Agentur là “người bán hàng không thể chứng minh sự tồn tại của món hàng đó”. Phần lớn các nhà phân tích đều đồng quan điểm khi cho rằng, sở dĩ eBay nổi tiếng, thông dụng vì website này mở ra cơ hội “bán thứ gì cũng được”. Người hạnh phúc Giàu có nhưng Pierre Omidyar lại không ham thích quyền lực và tiền không chiếm vị trí đầu tiên trong cuộc sống của ông. Pierre không thích xuất hiện nơi đám đông, không ưa tiếp xúc với báo giới và càng không thích trả lời phỏng vấn. Giờ đây ông dường như xa lánh công việc, khi chỉ giữ cho mình chức chủ tịch hãng một cách khá hình thức.

Với tâm hồn bình thản, Pierre từ bỏ thế giới kinh doanh, chuyển giao quyền lãnh đạo hãng cho bạn mình - Jeffrey Skoll, người đồng sáng lập eBay và Giám đốc điều hành Margaret Whitman. Ông thích làm từ thiện nên lập quỹ riêng mang tên mình cũng như tham gia vào hội đồng bảo trợ của Đại học tổng hợp Tufts. Ông cùng vợ mình Pamela quyết định trong vòng 20 năm sẽ chỉ giữ lại 1% tổng thu nhập, còn lại là làm từ thiện. Chẳng hạn, vào tháng 11.2005, Pierre tặng 100 triệu USD cho quỹ Tufts Microfinance Fund.

Sự giàu có mà nhiều người mơ ước không mảy may tác động đến thói quen hay phong cách sống của Pierre Omidyar. Ông ăn mặc giản dị và cả chục năm nay vẫn dùng chiếc xe hơi cũ Volkswagen Jetta. Vợ chồng ông hiện sống trong căn hộ thuê từ nhiều năm trước đây. Có lẽ vì thế mà Pierre rất thích câu nói: “Điều tốt nhất trong cuộc sống là vào lúc nào đó bạn đặt gánh nặng công việc của mình lên vai người khác, để được sống hoàn toàn theo sở thích cá nhân của mình”. Nhiều người nghĩ được như Pierre, nhưng ít ai có can đảm thực hiện phương châm sống như ông.

www.phamdinhtuan.com

Page 39: Những câu chuyện thành công

39

Phạm Đình Tuấn

Richard Branson - Tỷ phú học dở

Khi người bà kính yêu của Richard Branson bước sang tuổi 99, bà đã viết thư cho ông và nói rằng 10 năm qua là thời gian tuyệt vời nhất của cuộc đời bà. Bà khuyên ông phải đọc cuốn sách “A brief story of time” của Stephen Hawking. Đó là cuốn sách hay nhất của bà. “Con chỉ có một cuộc đời, do vậy hãy vận dụng nó một cách tốt nhất.” Những lời nói đó có ý nghĩa vô giá đối với Richard, đã thẳm sâu vào trái tim và niềm tin gây dựng sự nghiệp độc lập của ông.

Hiện là chủ nhân của hơn 150 tổ chức kinh doanh mang thương hiệu Virgin, với số tài sản cá nhân trên 3 tỉ đô la Mỹ, Richard Branson đã chung thành với ước mơ của cuộc đời mình. Ông đã khắc ghi lời khuyên của người bà kính yêu, không ngừng phấn đấu để tận dụng triệt để từng khoảng khắc vô giá của cuộc đời mình.

Richard Branson không “lướt qua” trường học. Đó không phải là sự thách thức đối với ông, đó là cơn ác mộng. Với đôi mắt bị cận thị, cộng thêm khuyết tật viết sai chính tả đã làm ông xấu mặt bao lần trước bạn bè khi luôn phải nhớ và đọc thuộc từng chữ một trước lớp. Ông biết rõ rằng đợt kiểm tra IQ chỉ để vạch ra những điểm yếu của ông. Rồi còn nhiều đợt kiểm tra khác nữa, tất cả đều chống lại ông.

Tất cả những thứ đó không thể đo được năng lực của ông, lòng đam mê thể thao, tính cầu tiến hay ngọn lửa đang thiêu đốt trong tâm trí giúp tìm ra con đường dẫn đến thành công. Làm sao đo được những yếu tố thành đạt quan trọng nhất: là tài năng kết nối mọi người cả ý trí lẫn tâm hồn, là tài thổi bùng lên ngọn lửa sức mạnh và tính tiến thủ của mọi người giúp họ có đủ can đảm sống vì ước mơ. Trường lớp? Các đợt kiểm tra IQ … có đo được những thứ đó không?

Thật là một sự mỉa mai, tài năng của Richard Branson bắt đầu biểu hiện cũng chính trong khuôn viên nhà trường – nơi trú ngự những ác mộng của ông. Thất vọng với sự cứng nhắc của những nội quy, cung cách làm việc của nhà trường, và luôn cảm thấy nguồn năng lượng vô tận của thế hệ sinh viên thập

www.phamdinhtuan.com

Page 40: Những câu chuyện thành công

40

Phạm Đình Tuấn

niên 60, ông quyết định thành lập một tờ báo riêng. Đó là một việc làm không đáng được chú ý lắm, ngoài mục đích muốn xích các trường học lại gần nhau hơn. Tờ báo sẽ quan tâm nhiều hơn đến sinh viên chứ không phải trường học. Nó sẽ bán quảng cáo cho các công ty lớn, sẽ đăng bài viết của các nghị viện, các ngôi sao nhạc Rock, những nhân vật tiêu biểu và các ngôi sao màn bạc. Tờ báo chắc chắn sẽ mang lại những thành công thương mại - đó là business plan của chàng trai trẻ 17 tuổi đã viết cùng người bạn của mình, Jonny Gems.

Hai người cũng nhận được những trợ giúp nho nhỏ. Mẹ của Richard đã tài trợ 4 bảng để chi trả những khoản chi tiêu cho bưu điện và điện thoại. Tất cả những thứ đó cũng đủ cho một sự bắt đầu. Mọi người làm việc dưới tầng hầm nhà của Richard, tằn tiện cho mọi thứ để nuôi hy vọng và sự phát triển lâu dài cho tờ báo. Số báo đầu tiên ra mắt với trang bìa là hình của một sinh viên vẽ bởi Peter Blake – người đã thiết kế vỏ album Sergeant Pepper của ban nhạc huyền thoại The Beatles. Peter Blake cũng đồng ý để tờ báo phỏng vấn mình. Tờ “Student” được ra mắt vào tháng 1 năm 1968. Ông hiệu trưởng trường học của Richard Branson và Jonny đã viết: “Chúc mừng, Branson. Ta tiên đoán rằng một là anh sẽ kết thúc trong nhà tù hoặc sẽ trở thành triệu phú.”

Năm 1970, Chính phủ Anh hủy bỏ hiệp định gìn giữ giá bán lẻ, nhưng không một cửa hiệu nào được chọn để triết khấu giá cả cho băng đĩa. Richard Branson đã nhận ra cơ hội cho tờ báo “Student” bán băng đĩa giá rẻ theo cách quảng cáo và giao hàng qua bưu điện.

Đơn đặt hàng được gửi về toà soạn như những cơn nước lũ, công việc kinh doanh mới này mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần so với thu nhập từ những đơn đặt mua báo dài hạn. Richard đã nhanh nhậy nắm bắt lấy thời cơ có một không hai này và đã thuê một số sinh viên để thành lập một thương mại bán đĩa nhạc giá rẻ. Mọi người đã tìm và thuê lại một cửa hàng bán giày nhỏ, thuyết phục chủ nhân để được đóng những cái giá treo trên tường và mang đến một số đồ đạc cần thiết cho cửa hàng đầu tiên. Mọi người sẽ làm tất cả để luôn có đông đảo người qua lại nơi cửa hàng. Cái họ cần bây giờ là một thương hiệu.

Đề xuất đầu tiên là “Slipped Disc”. Là một cụm từ dễ nhớ, có ấn tượng, sẽ có tiếng vang đến số lượng người mua rộng hơn. Sau đó một người trong nhóm chợt thốt lên “Virgin” (Trinh Nữ). Người con gái có ý tưởng đó giải thích: “Vì chúng ta hoàn toàn là trinh nữ trong buôn bán!”. Khi hồi tưởng lại quá khứ, Richard Branson hài lòng với sự lựa chọn thương hiệu Virgin. Chắc

www.phamdinhtuan.com

Page 41: Những câu chuyện thành công

41

Phạm Đình Tuấn

chắn một điều rằng Slipped Disc Airlines sẽ không có nhiều khách hàng bằng Virgin Airlines.

Virgin Airlines phác thảo được rõ nét nhất phong cách công ty của Richard Branson. Mặc dù luôn có những thăm trầm và cạnh tranh trong hàng không, ông đã lập ra đường bay qua Atlantic với giá cả phải chăng cùng những thú vị không ngờ tới trong lĩnh vực hàng không. Đó là dịch vụ In-flight mát xoa, ăn kem và xem phim, tiếp đó là phòng tắm có vòi hoa sen và những phương tiện tập thể dục. Với tất cả những đổi mới không ngờ tới đó, Virgin Airlines đã trở thành bộ máy in tiền khổng lồ.

Tuy có hơn 150 chi nhánh, công ty ngày ngày vẫn “in tiền” nhưng Richard Branson không phải giám sát tỉ mỉ. Ông không có ý định thành lập những tập đoàn cồng kềnh với số lượng nhân viên quá nhiều. Nếu có họp mặt cũng chỉ rất ít. Cung cách làm việc của ông là giữ các chi nhánh vừa, độc lập quản lý sau đó dùng “chiếc đũa thần kỳ” của mình để trao quyền cho mọi người, giúp họ có đủ những yếu tố cần thiết để thành công.

Về quảng cáo và gây sự chú ý cho những bước đột phá của các thương hiệu ông luôn có những ý tưởng táo bạo, những sáng kiến mang tính chất 100% Virgin. Tới dự buổi lễ họp báo chí quốc tế, ông đã hóa thân thành một phi công quân đội thực thụ để công bố Virgin Airlines. Chỉ có thương hiệu Virgin mới gắn liền với những kỷ lục như bay vòng quanh trái đất bằng kinh khí cầu, vượt Đại Tây Dương bằng thuyền…Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ông thành công. “Tất cả mọi thứ đều từ con người” – ông đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với David Sheff của tạp chí Forbes.

www.phamdinhtuan.com

Page 42: Những câu chuyện thành công

42

Phạm Đình Tuấn

Akio Morita: Phải tự làm và phải làm tốt nhất

Không chấp nhận sự an bài của cha, không đầu hàng những quy luật khó khăn của tự nhiên, luôn sáng tạo và đem lại môi trường thuận lợi cho nhân viên, Akio Morita đã đưa Sony trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia quyền lực nhất thế giới, góp phần đưa nước Nhật nghèo nàn về tài nguyên trở thành siêu cường kinh tế toàn cầu.

Một doanh nhân, một công ty hay một đất nước muốn trở nên hùng mạnh không chỉ cần nhằm vào mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà phải biết đặt ra sứ mệnh lâu dài, một sứ mạng xã hội về những gì họ mong muốn mang lại cho cộng đồng, cho quốc gia.

Xây dựng thương hiệu không phải là chuyện một sớm một chiều, mà cần rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên nhẫn, quyết tâm xen lẫn cả sự hy sinh, chịu đựng.

Trái lời cha vì muốn  làm khoa học

Akio Morita sinh năm 1921, tại Nagoya, là con đầu lòng trong một gia đình 4 anh em, có truyền thống nấu rượu Sake lâu đời. Cha ông là một nhà kinh doanh với nhiều triết lý bảo thủ. Mẹ ông là một người phụ nữ điềm tĩnh, tinh tế và lịch thiệp. Ông lớn lên trong sự giàu có và hưng thịnh, chưa bao giờ biết đến sự thiếu thốn vật chất và tiền bạc.

Akio luôn mê mẩn với những phát minh khoa học, say mê đến nỗi không ít lần suýt bị đuổi học, bị bố mẹ rầy la và bắt bỏ sở thích đồ điện tử, học lực

www.phamdinhtuan.com

Page 43: Những câu chuyện thành công

43

Phạm Đình Tuấn

xếp thứ 180 trong lớp. Bố ông không hài lòng, nhưng với ông nó không quan trọng, vì điều quan trọng là ông đã được làm những gì mình thích.

Thời gian học trung học ông bị lôi cuốn bởi ý tưởng tự mình ghi tiếng nói của mình và tự chế tạo một chiếc máy ghi âm. Ông đã bỏ gần một năm ra để mày mò thiết kế và chế tạo nhưng lần nào cũng thất bại.

Sau đó ông quyết định thi vào nghành khoa học của Trường Đại học thứ Tám. Quyết định đó làm mọi người kinh ngạc. Vì kết quả yếu kém trong các môn học nên ông phải tự học suốt một năm miệt mài. Cuối cùng ông đã vượt qua kỳ thi, là người có kết quả thấp nhất được nhận vào Đại học thứ Tám.

Năm 1941, ông đỗ vào Đại học Hoàng gia Osaka, sau đó làm việc cho Hải quân và phục vụ cho quân đội trong suốt thời gian chiến tranh. Khi ông nghe những máy phát nhạc của nước ngoài, ông đã ao ước có thể phát minh ra một máy phát nhạc mang nhãn hiệu Nhật Bản.

 Chiến tranh kết thúc, Nhật Bản thất bại. Với tư cách là thành viên của một nhóm nhà khoa học và kỹ sư đang tìm cách cải tiến vũ khí cho quân đội Nhật, Akio Morita cảm nhận thực trạng đó một cách sâu sắc. Chứng kiến cảnh hoang tàn của đất nước, ông hiểu rằng: muốn phục hưng sau chiến tranh và xây dựng một xã hội mới, nước Nhật phải huy động sức mạnh và tài năng của toàn dân tộc. Tinh thần bất khuất, tinh thần võ sĩ đạo truyền thống của người Nhật Bản đã bừng cháy trong ông.

Khởi đầu bằng 500 đô

Có một sản nghiệp đồ sộ thừa kế từ gia đình, lẽ ra Akio Morita không cần phải lăn lộn từ tay trắng đi lên. Trên đống hoang tàn đổ nát của nước Nhật sau Thế chiến II, chàng thanh niên đam mê vật lý quyết tâm biến những quy luật, định lý khô khốc thành... tiền.

Năm 1946, ông cùng người bạn Masaru Ibuka tập trung mọi nguồn lực để mở một công ty, lấy tên hiệu là Tokio Tsushin Kogyo (Công ty cơ khí vô tuyến viễn thông Tokyo) với số vốn ban đầu là 500 đôla. Công ty mới thành lập thường xuyên thiếu vốn để hoạt động. Sự khó khăn khiến ông  quyết định chuyển công ty tới một căn nhà gỗ tồi tàn, đổ nát nhưng giá thuê rất rẻ ở Gotenyama.

Thời gian này ông và Ibuka nghiên cứu các loại máy ghi âm trên dây của Đức và trường Đại học Tohoku thuộc miền bắc Nhật Bản. Vào thời điểm đó không một ai ở Nhật Bản có kinh nghiệm chế tạo băng ghi âm từ tính cả,

www.phamdinhtuan.com

Page 44: Những câu chuyện thành công

44

Phạm Đình Tuấn

cũng không có hàng nhập khẩu. Mục tiêu của ông là phải chế tạo ra cả băng ghi âm và máy ghi âm, nếu sản xuất máy mà không có băng thì đã nhượng lại một mặt hàng béo bở cho những hãng cạnh tranh.

Khó khăn lớn nhất là phải tìm ra vật liệu nền. Ông thất vọng vì sau nhiều lần thử nghiệm vẫn không thành công, không tìm được chất liệu như mong muốn. Việc tìm chất liệu sản xuất băng đã gây nhiều khó khăn cho công ty.

Năm 1965, sau bao nỗ lực và cố gắng, thành công cũng đến với ông. Sản phẩm mới làm ra đã đạt yêu cầu. Hãng IBM của Mỹ đã chạy băng ghi âm từ tính để xây dựng bộ nhớ các dữ liệu. Loại băng từ này đã quyết định tương lai cho công ty. Lúc đó máy ghi âm cũng được hoàn thiện, cơ chế hoạt động tuyệt hảo, chất lượng đảm bảo.

Ông tin rằng khi tung ra thị trường, công ty ông sẽ ngập trong những đơn đặt hàng. Nhưng sự thật phũ phàng. Vì máy ghi âm là sản phẩm mới đối với người Nhật nên không ai biết công dụng của nó ra sao và đa số những người biết công dụng thì lại chưa thấy cần thiết phải mua.

Do đó công ty chẳng bán được cho ai.Ngay sau đó ông tìm đến tòa án tối cao Nhật Bản, thuyết phục về sự cần thiết phải lưu giữ những tài liệu, chứng cớ cũng như những lợi ích đem lại từ chiếc máy ghi âm. Cuộc thử nghiệm diễn ra và ông đã bán được 20 cái.

Khó khăn nào rồi cũng qua đi, thành công rồi cũng đến, điều còn lại duy nhất là sự dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn, kiên trì đến tận giây phút cuối cùng. Tư duy sáng tạo, hiểu khách hàng, tấn công vào thị hiếu đã đem lại thành công lớn cho một công ty nhỏ.

Sức mạnh từ một cái tên ngắn

Năm 1953, ông quyết định tham quan phương Tây để tìm cơ hội làm ăn cho công ty. Lên chuyến máy bay có tên "Khổng lồ vượt Đại dương", ông thấy thất vọng trước tầm cỡ của Mỹ. Cái gì cũng lớn, khoảng cách kinh tế lại quá xa, nước Mỹ làm cho ông choáng ngợp. Nền kinh tế Mỹ rất thịnh vượng, đất nước này dường như có tất cả mọi thứ.

Ông đã nghĩ sẽ không bán nổi những sản phẩm của công ty mình cho đất nước này.Ông sang Đức và càng thấy nản hơn. Mặc dù Đức bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng tình hình được cải thiện rất nhanh chóng. Trong khi đó Nhật bị tàn phá khiến cho các bước tiến quá chậm chạp.Đến Hà Lan ông

www.phamdinhtuan.com

Page 45: Những câu chuyện thành công

45

Phạm Đình Tuấn

càng sửng sốt hơn hơn khi nhìn thấy công ty Philips đồ sộ như thế nào, mặc dù ông đã biết trước công ty này rất thành đạt về các mặt hàng điện tử.

Ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy hãng Philips vĩ đại lại nằm trong một thị trấn nhỏ ở một vùng nhỏ trên đất nước nông nghiệp nhỏ bé như thế này. Ông nghĩ công ty của ông cũng có thể làm được như thế ở nước Nhật. Đó là một giấc mơ đã thôi thúc ông cả khi về nước.

Ông nhận thấy tên công ty mình khi đó là Tokio Tsashin Kogio Kabushiki Kaisha không phải là một cái tên hay quá dài để mong có cơ hội được mọi người biết đến. Một cái tên mới phải phục vụ hai mục đích: vừa là tên công ty, vừa là nhãn hiệu. Ông và Ibuka tra từ điển và tìm thấy một từ thật hay - "Somus" nghĩa là "âm thanh". Sau nhiều lựa chọn và phân tích, cuối cùng cái tên "Sony" ra đời.

Sony dễ nhớ và mang những thông điệp ông muốn nói. Từ đó các sản phẩm của công ty được in nhãn hiệu Sony. Cái tên Sony gắn liền ban đầu với chiếc radio bé nhỏ, xinh xinh bỏ túi. Cuối năm 1958, ông đăng ký tên hiệu Sony ở 170 nước và vùng lãnh thổ.

Nhiều tên gọi thương hiệu Việt Nam thường mang tính địa phương hoặc bắt buộc phải thuần Việt nên khó phát triển, sang thị trường nước khác dù là có chất lượng. Thương hiệu là tài sản không thể thay đổi một cách tùy tiện nên chính các nhà làm chính sách cũng cần quan tâm và nghiên cứu kỹ khi làm luật để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Quản lý không phải là một sự độc tài

Một công ty muốn thành công phải biết cách tạo cho tất cả nhân viên ý thức chung cùng chia sẻ số phận công ty. Công việc kinh doanh đặt rất nhiều hy vọng vào những nhân viên trẻ tuổi. Đó cũng chính là lí do hàng năm Morita đều tự mình trò chuyện với các sinh viên đại học sắp ra trường.

Hơn 40 năm, năm nào ông cũng diễn thuyết các sinh viên sắp tốt nghiệp để lựa chọn nhân tài cho công ty. Khi ra nhập công ty, ông khuyên họ làm việc lâu dài vì với ông, không ai có thể sống hai lần, và muốn thời gian làm việc tại Sony sẽ là thời kỳ đẹp nhất của các nhân viên.

Đối với người lao động, ông luôn cố gắng tạo ra sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa nhân viên văn phòng và công nhân. Ông cũng tìm kiếm những người có khả năng thuyết phục đứng vào cương vị lãnh đạo nghiệp

www.phamdinhtuan.com

Page 46: Những câu chuyện thành công

46

Phạm Đình Tuấn

đoàn. Trong công ty ông hiếm có thái độ thù địch giữa các đồng nghiệp hay những người kiếm sống bằng những thủ đoạn chống lại nhau.

Morita chủ trương là dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, cán bộ nhân viên đều là thành viên của đại gia đình Sony. Vì thế tất cả mọi người đều mặc một loại áo và ăn uống trong một quán café chỉ dành cho một tầng lớp. Cách này giúp họ hiểu rằng không nên phân biệt đối xử. Ông không dành phòng làm việc riêng cho bất kỳ thành viên ban quản trị nào ngay cả đối với những người đứng đầu nhà máy.

Để thắt chặt quan hệ đồng nghiệp trong công việc và để có sự gần gũi với các cán bộ quản lý thấp hơn, ông cùng thường ăn tối và trò chuyện với họ đến khuya. Ông đã học được rất nhiều điều bằng cách lắng nghe nhân viên vì rốt cuộc không phải chỉ cán bộ quản lý mới có sự khôn ngoan.

Ông luôn tự đặt cho mình nhiệm vụ phải gặp gỡ nhân viên, tìm hiểu về họ và xuống thăm cơ sở. Ông khuyến khích tất cả các cán bộ tìm hiểu về các nhân viên trong công ty và khuyên họ không nên ngồi ở văn phòng suốt ngày.

Một lần ông bước chân vào văn phòng Dịch vụ Du lịch Sony và nói: "Tôi đến đây để trình diện trước các bạn. Tôi chắc các bạn đã biết tôi do nhìn thấy tôi trên truyền hình hoặc báo chí, vì thế tôi nghĩ có lẽ các bạn sẽ thấy thú vị khi nhìn thấy Morita này bằng xương bằng thịt".

Mọi người đều bật cười và trò chuyện với ông vui vẻ. Một lần khác một anh quản lý rủ ông chụp ảnh, ông đã chụp với hơn 40 người và đánh giá cao thái độ và cách cư xử của người quản lý: "Anh hiểu rõ chính sách của gia đình Sony đấy".Vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập chi nhánh ở Mỹ - Sony America, ông đã bay tới đó và tham dự chuyến dã ngoại với cán bộ công ty và ăn tối với công nhân tại các nhà máy ở Dothan, Alabama và Sandiego. Ông còn đi ăn tối và khiêu vũ cùng các nhân viên ở Chicago và LosAngeles.

Lãnh đạo phải là một người giỏi lắng nghe

Với ông, công ty sẽ chẳng đi đến đâu nếu mọi suy nghĩ đều phụ thuộc vào Hội đồng quản trị. Mọi thành viên trong công ty phải đóng góp trí tuệ, kể cả các nhân viên ở cấp thấp. Chẳng thế có tiến bộ nếu như tất cả mọi người làm đúng những gì cấp trước đã làm.

www.phamdinhtuan.com

Page 47: Những câu chuyện thành công

47

Phạm Đình Tuấn

Hàng năm ông nhận được trung bình 8 kiến nghị từ mỗi nhân viên. Ông thường nói với họ rằng không nên quá lo lắng về những gì cấp trên nói: "Hãy cứ thực hiện công việc mà không cần chờ đợi sự chỉ dẫn".

Với các nhà quản lý, ông cho rằng đây là yếu tố giúp phát huy năng lực và tính sáng tạo của mỗi nhân viên dưới quyền họ. Do đó cán bộ quản lý không nên nhồi nhét vào đầu họ những định kiến vì như thế tính sáng tạo của họ sẽ mất đi trước khi có cơ hội bộc lộ và phát huy.

Ông cũng cho rằng thật không khôn ngoan nếu cứ phải quy định trách nhiệm cá nhân một cách quá rõ ràng. Bởi mọi người đều hoạt động như một thành viên trong gia đình, sẵn sàng làm bất cứ việc gì cần thiết. Nếu có sai sót xảy ra, mọi việc sẽ chỉ tệ đi khi ban quản trị cố tìm ra người mắc sai lầm. Điều này hết sức nguy hiểm, nếu không muốn nói là ngu ngốc. Với ông điều quan trọng là không phải đổ lỗi lên ai mà là tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót đó, vì ai cũng có thể mắc sai lầm.

Ông từng tuyên bố trước nhân viên Sony rằng: "Các bạn hãy mạnh dạn làm những gì các bạn cho là đúng. Nếu chẳng may mắc sai lầm thì các bạn có thể rút được kinh nghiệm quý báu. Chỉ cần các bạn đừng mắc một sai lầm 2 lần".Với ông, không có "ô dù vàng" nào cho những cán bộ quản lý trừ việc đảm bảo cho họ một cuộc sống giản dị và một công việc có tính xây dựng. Khi công ty gặp khó khăn, chính những nhà quản lý cấp cao sẽ phải chịu cắt giảm tiền lương, rồi mới đến các nhân viên cấp dưới.

Theo ông, hiệu quả công việc của nhà quản lý được đánh giá bằng khả năng tổ chức và quản lý nhiều nhân viên và mức độ thành công của chính anh ta trong công việc phát huy năng lực của mỗi cá nhân và đưa họ vào môi trường làm việc hợp tác. Đó chính là ý nghĩa của quản trị.

Ông nói với các cán bộ quản lý của công ty rằng: "Điều mà các anh cần chứng tỏ cho nhân viên của mình thấy không phải anh là một nghệ sĩ xiếc tự mình biểu diễn trên dây mà các anh đã cố gắng như thế nào để lôi kéo được nhiều người sẵn sàng làm theo anh và nhiệt tình đóng góp công sức bản thân cho công ty. Nếu các anh làm được như thế thì tự bản thân việc kinh doanh sẽ tốt đẹp".

Vươn ra thế giới bằng năng lực con người

Một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, chiến tranh tàn phá càng làm cho nền kinh tế phục hồi chậm chạp. Thứ duy nhất mà Nhật

www.phamdinhtuan.com

Page 48: Những câu chuyện thành công

48

Phạm Đình Tuấn

Bản có là năng lực sản xuất của con người. Không còn lựa chọn nào khác là phải nhìn ra thế giới.

Công ty mới thành lập, Morita phải tìm cách giành được chỗ đứng trên thị trường trong nước, phải làm cho tên tuổi công ty trở nên quen thuộc với người dân. Thời gian đầu ở Nhật khi công ty ông giới thiệu sản phẩm máy ghi âm đến công chúng, hầu như chưa có ai biết máy ghi âm trên băng từ là gì, vì ông chưa đăng ký tên riêng cho sản phẩm.

Sau đó cái tên Taperecorder trở thành tên nhãn hiệu và ngay lập tức trở nên phổ biến. Nhưng khi các đối thủ cạnh tranh cũng sản xuất máy ghi âm thì cái tên này trở thành cái tên chung. Từ đó ông rút kinh nghiệm, in rõ ràng trên sản phẩm tên nhãn hiệu của công ty. Trước chiến tranh, nhiều hàng tiêu dùng có chất lượng cao của Nhật hầu như không được thế giới biết đến, ấn tượng về những sản phẩm có dòng chữ "Made in Japan" xuất đi các nước thời kỳ trước chiến tranh rất mờ nhạt.Ông thấy cần phải khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm do công ty ông chế tạo.

Để làm việc ấy, ông đưa ra thị trường một số sản phẩm mới toanh, chưa từng có như radio bán dẫn và tivi cá nhân. Sony được coi là công ty tiên phong hay "cơ sở thí nghiệm của ngành điện tử", các đại gia trong ngành sẽ quan sát sản phẩm của Sony được đón nhận rao sao để quyết định có nên đổ xô vào sản xuất và tung ra sản phẩm tương tự.

Để tránh rủi ro, ông tách 6% doanh thu cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D). Bí quyết thành công là tạo ra nhu cầu cho khách hàng bằng những sản phẩm mới thay vì hỏi họ ưa thích sản phẩm gì. Sự ra đời của máy nghe nhạc Walkman là thành công lớn của Sony. Công ty đã tiêu thụ được khoảng 20 triệu vớihơn 70 mẫu sản phẩm này. Walkman đã làm thay đổi thói quen nghe nhạc của hàng chục triệu người trên thế giới.

Sony trở thành một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử. Từ xuất phát điểm là 20 kỹ sư tập trung trong một khu nhà bị tàn phá bởi chiến tranh (năm 1946), đến nay, Sony đã có tới hơn 160.000 nhân viên và doanh số đạt hơn 60 tỷ USD mỗi năm. Sản phẩm của Sony có mặt ở mọi thị trường trên thế giới.

Tạo nên giá trị và sự thịnh vượng cho công ty, đưa thương hiệu "Made in Japan" lên tầm thế giới, áp dụng những nét đặc trưng văn hóa dân tộc vào quản lý và thúc đẩy công nghệ mới, góp phần vào sự phát triển thần kỳ của

www.phamdinhtuan.com

Page 49: Những câu chuyện thành công

49

Phạm Đình Tuấn

kinh tế Nhật Bản, Akia Morita có thể nói không ngoa là người chắp cánh ước mơ của nước Nhật cũng như khát vọng của cả một thệ hệ thanh niên Nhật Bản muốn thoát ra khỏi khó khăn, nghèo nàn và vươn mình ra thế giới.

www.phamdinhtuan.com

Page 50: Những câu chuyện thành công

50

Phạm Đình Tuấn

Michael Dell: Tỷ phú không bằng cấp

Trong giới công nghệ thông tin, không ít tỉ phú làm nên sự nghiệp khi không có bằng cấp trong tay. Một trong số đó là Michael Dell. Ông đã chứng minh rằng, để thành công, không nhất thiết phải có bằng đại học.

IBM và Compaq sao chép chiến lược marketing của Michael Dell. Các khách hàng của ông hài lòng với dịch vụ mà Dell cung cấp. Các cổ đông sung sướng với cổ tức nhận được hằng năm. Wall Street gọi ông là “cậu bé vàng”, còn các nhà quản lý nhiều quỹ đầu tư hăng hái đầu tư cùng ông. Tập đoàn Dell Computer của ông nắm giữ nhiều nhà máy sản xuất máy vi tính, nhiều văn phòng, nhà cửa và các loại hình bất động sản khác ở nhiều nơi trên thế giới.

Michael Dell sinh ngày 23.2.1965, trong một gia đình có người bố - ông Aleksandr Dell, làm bác sĩ chỉnh hình và mẹ là bà Lorraine làm nghề môi giới. Thu nhập của gia đình thuộc loại trung lưu, chính vì thế mà bố mẹ Michael nghĩ công việc của mình là hình mẫu và khuyên cậu con trai nên theo học nghề y để đảm bảo một cuộc sống bền vững. Tuy nhiên ngay từ nhỏ Michael đã có tư duy độc lập, kiên trì và quyết đoán.

Người ta đồn rằng, vào năm 8 tuổi, Michael quyết định không học các lớp thuộc bậc tiểu học mà làm đơn xin thi hàm thụ toàn bộ chương trình của bậc học này. Một câu chuyện lạ khác khi Michael đi câu cá vào năm 12 tuổi: Trong khi những người lớn tuổi ngồi câu, thì Michael ngồi trên bờ và bắt đầu đan bện những sợi dây có khả năng móc được 10 chiếc lưỡi câu. Những người lớn thông minh cười Michael: “Cậu làm trò vô bổ như thế làm gì? Chúng ta đi câu để thư giãn, còn cậu làm thế chẳng lợi ích gì!”. Tuy thế, đến khi ra về Michael Dell là người câu được nhiều cá nhất. Từ đó đến nay, trong bất kỳ tình huống nào Michael luôn áp dụng nguyên tắc: “Nếu như bạn cảm thấy ý tưởng nào đó tốt, thì ngay lập tức phải thử nghiệm nó trên thực tế”.

www.phamdinhtuan.com

Page 51: Những câu chuyện thành công

51

Phạm Đình Tuấn

Vài năm sau đó, Michael nghĩ ra ý tưởng kinh doanh tem bằng cách đăng rao vặt trên các tờ tạp chí dành cho người chơi tem. Công việc giúp Michael thu lợi 2 ngàn USD và cậu mua được chiếc máy vi tính đầu tiên trong đời. Ngay sau đó Michael tháo rời chiếc máy vi tính để xem nó hoạt động như thế nào.

Khi lớn hơn một chút, Michael Dell quyết định kiếm thêm khi làm phát hành cho tờ báo Houston Post của thành phố nơi cậu sống. Khi đó, Michael nghĩ ra một nguyên tắc như kim chỉ nam của đời mình: “Không quan trọng là bán thứ hàng hóa gì mà là bạn làm điều đó như nào”. Cậu nghĩ ra phương pháp marketing trực tiếp, dùng số tiền thuê các bạn của mình ghi tên tuổi, địa chỉ các cặp đang chuẩn bị kết hôn rồi nạp danh sách đó vào máy vi tính. Sau đó Michael không gửi thư mời mua báo như thông thường mà trong 2 tuần thực hiện chương trình khuyến mãi quà tặng cưới nếu họ đăng ký mua báo. Trong lần này Michael kiếm được 18 ngàn USD và sắm cho mình chiếc BMW. Người chủ cửa hàng xe rất ngạc nhiên khi thấy chàng trai 17 tuổi rút 18 ngàn USD tiền mặt để mua chiếc BMW.

Khởi đầu thành công

Cho dù Michael có những thành công, nhưng bố mẹ vẫn khuyên cậu thi vào đại học tổng hợp hoặc trường y. Cuối cùng thì cậu thi vào khoa Sinh, Đại học tổng hợp Texas. Khi đó chiếc máy vi tính cá nhân IBM bắt đầu thịnh hành. Các sinh viên háo hức tiếp cận với thế giới công nghệ cao, nhưng các đại lý lại bán chiếc máy với giá cắt cổ. Dell nhớ lại: “Quả là loại máy đơn giản, nhưng lại có giá gần 4 ngàn USD. Bán được chiếc máy vi tính, đại lý trả cho IBM 2 ngàn 500 USD. Tôi nghĩ, tại sao chúng tôi lại phải trả tiền cho đại lý mà không có quyền đặt hàng mà mình cần? Tại sao không bán máy vi tính thẳng từ nhà máy đến người tiêu dùng cuối cùng?”. Nói là làm, Michael Dell bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng.

Michael tìm mua các máy vi tính tồn kho của IBM, rồi trong căn phòng của mình, chàng trai cải tiến chiếc máy bằng cách tháo bỏ một số bộ phận mà thị trường không thông dụng, thêm vào một số chức năng mà người tiêu dùng thật sự cần. Sau đó Michael rao trên báo bán máy vi tính với giá rẻ hơn 15% giá thị trường. Các bác sĩ tư, các công ty luật, các doanh nhân rất chuộng máy tính của Dell. Khi đó bố mẹ Dell rất lo lắng, khuyên con trai phải cố học sau đó hãy nghĩ đến chuyện kinh doanh. Michael chỉ tạm ngừng 1 tháng, rồi lại tiếp tục bán máy vi tính với doanh số hơn 50.000 USD/tháng. Chàng trai trẻ tiếp tục gây sốc cho bố mẹ khi tuyên bố muốn thành lập hãng riêng để cạnh tranh với chính hãng IBM hùng mạnh.

www.phamdinhtuan.com

Page 52: Những câu chuyện thành công

52

Phạm Đình Tuấn

Với những người lớn tuổi như bố mẹ của Michael thì đó là điều không tưởng. Cuối cùng thì cả gia đình Dell thỏa thuận: Vào kỳ nghỉ hè, nhà tỉ phú tương lai sẽ “thử” thành lập hãng, nếu không thành công thì phải quay trở lại trường đại học. Michael rút hết số tiền tiết kiệm và thành lập hãng Dell Computer Corp. Đó là ngày 3.5.1984, khi Michael mới 19 tuổi.

Cách mạng marketing

Michael Dell thuê một căn phòng làm văn phòng và thuê nhân viên đầu tiên – một nhà quản lý 28 tuổi, để lo tài chính và công việc hành chính. Vẫn theo cách cũ, tiếp tục cải tiến máy vi tính IBM, nhưng Dell hình thành triết lý: “Bán cho khách hàng không phải những thứ bị bỏ xó trong kho mà là những thứ mà họ cần và phải rẻ hơn so với các mặt hàng cùng loại”. Theo các đơn đặt hàng trực tiếp của khách hàng, Dell tìm những linh kiện cần thiết để trang bị cho từng chiếc máy một. Kết quả là chỉ trong tháng đầu tiên, doanh số bán hàng đạt 180 ngàn USD, còn tháng thứ hai là 265 ngàn USD.

Không ai trong số các đại gia kinh doanh máy vi tính để ý đến những nguyên tắc marketing mang tính cách mạng trong kinh doanh của Dell. Sau 1 năm, mỗi tháng Dell bán được 1 ngàn máy vi tính và thuê thêm nhiều nhân viên, còn doanh số thì tăng vùn vụt. Tuy chỉ là hãng nhỏ so với các hãng có doanh số hàng tỉ USD, nhưng Dell đã chinh phục thị trường bằng các bước mà không hãng nào tiến hành: Nếu khách hàng không hài lòng thì sẽ trả lại tiền. Và hơn hết Dell hiểu rằng, máy vi tính không phải là biểu tượng của sự sang trọng, mà là công cụ để làm việc. Vì vậy, trong trường hợp máy bị hư hỏng, thì sẽ được sửa chữa ngay. Ngoài ra còn có dịch vụ tư vấn 24/24 giờ mà theo lời Dell chỉ trong vòng 5 phút, 90% những người hiểu biết sau khi nghe chuyên gia chỉ dẫn, mọi “sự cố” đều được khắc phục. Vào ngày mà lý ra Dell tốt nghiệp đại học, hãng của Dell đạt doanh số 70 triệu USD/năm. Dell ngừng kinh doanh máy vi tính của các nhà sản xuất khác để quyết định tự sản xuất các sản phẩm của riêng mình.

Làm cuộc cách mạng trong marketing bằng cách bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Sản xuất mặt hàng mà thị trường cần, chứ không phải sản xuất xong mới thuyết phục người tiêu dùng sử dụng nó. Michael Dell trở thành một trong những nhà kinh doanh tài ba nhất. Thành lập hãng riêng vào năm 19 tuổi, đến năm 26 tuổi ông là một trong những lãnh đạo hãng trẻ tuổi nhất có mặt trong top 500 của Fortune. Và đến năm 2005, khi ở tuổi 40, tài sản của ông là 18 tỉ USD và ông là người giàu thứ 4 của Mỹ. Trong năm 2009 này, tạp chí Forbes đánh giá Dell có 12,3 tỉ USD. Ông đứng thứ 25 trong số những người giàu nhất thế giới.

www.phamdinhtuan.com

Page 53: Những câu chuyện thành công

53

Phạm Đình Tuấn

Nếu Michael Dell nghe theo lời khuyên của bố mẹ để trở thành bác sĩ, thì thế giới sẽ không có thêm một nhà tỉ phú. Nhưng may mắn thay Dell đã không làm như thế. Thay cho một tấm bằng đại học, là các dòng sản phẩm của một thương hiệu. Thế giới công nghệ cao sẽ buồn tẻ biết bao, nếu không có Michael Dell.

www.phamdinhtuan.com

Page 54: Những câu chuyện thành công

54

Phạm Đình Tuấn

Lý Gia Thành: Tỷ phú làm giàu từ hai bàn tay trắng

Với khối tài sản trị giá 26,5 tỷ USD, năm 2008, Lý Gia Thành có tên ở vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng “Những người giàu nhất thế giới” của Forbes. Trước đó, năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á. Năm 2006, tại Singapore, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc có và cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh. 82 tuổi, Lý Gia Thành vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của hai tập đoàn lớn là Hòa Ký Hoàng Phố và Trường Giang Thực Nghiệm. Đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn khao khát được cống hiến hết sức mình như thời còn trai trẻ.

Dù hai tập đoàn của Lý Gia Thành luôn chiếm tới hơn 10% giá trị thị trường chứng khoán Hồng Kông và có mặt ở hơn 50 quốc gia, nhưng tiền bạc dường như không còn là mối quan tâm lớn nhất với ông. Lịch làm việc hàng ngày của vị tỷ phú họ Lý lúc nào cũng kín tới mức… “một con kiến cũng không chui lọt”.  Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1941, do ảnh hưởng từ cuộc kháng chiến chống Nhật, ông cùng cha mẹ và hai em đến định cư tại Hồng Kông.

Nhưng thật trớ trêu, cũng vào năm đó, cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ, nó khiến cho thị trường Hồng Kông tụt dốc thảm hại và những gia đình nhập cư nghèo khổ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào đúng cái lúc khó khăn nhất, cha ông bệnh nặng, đến mùa đông năm 1943 thì qua đời. Vậy là gánh nặng áo cơm dồn lên vai người con cả, không còn cách nào khác, Lý Gia Thành đành phải bỏ học để bươn trải – năm đó ông mới 15 tuổi.

Ông bắt đầu với việc học nghề để trở thành công nhân trong tiệm đồng hồ, sau đó vào làm công trong xưởng sản xuất đồ nhựa. Lý Gia Thành làm việc

www.phamdinhtuan.com

Page 55: Những câu chuyện thành công

55

Phạm Đình Tuấn

rất chăm chỉ và thật thà, chính điều đó đã giúp ông được tín nhiệm với vị trí giám đốc xưởng sản xuất đồ nhựa khi 20 tuổi.

Hai năm sau, Lý Gia Thành lập một xưởng sản xuất nhựa cho riêng mình, đặt tên là Trường Giang, đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của Công ty Trường Giang 7 năm sau đó, chuyên sản xuất đồ chơi, hoa nhựa… Năm 30 tuổi, Lý Gia Thành từng bước thử sức trong ngành kinh doanh bất động sản và ra đời hai tòa nhà công nghiệp tầm cỡ khu vực chỉ hai năm sau đó. Những năm tiếp theo, ông không ngừng mở rộng quy mô để Trường Giang Thực Nghiệp từng bước trở thành một trong 10 tập đoàn hùng mạnh nhất Hồng Kông và có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường chứng khoán thế giới. Cũng trong giai đoạn này, ông đã gây dựng nên Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố, chuyên đầu tư vào các lĩnh vực tàu biển, bất động sản, năng lượng, xây dựng,… Lý Gia Thành cho rằng:

“Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”.

www.phamdinhtuan.com

Page 56: Những câu chuyện thành công

56

Phạm Đình Tuấn

Larry Ellison: Tỷ phú vượt lên số phận

Joseph Lawrence Larry Ellison là đồng sáng lập và CEO của Oracle, một công ty phần mềm doanh nghiệp lớn.

Trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, ông vươn lên xếp thứ tư trong bảng danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới theo bình chọn của Forbes (tính đến 11/3/2009) và là tỷ phú giàu thứ ba của Mỹ với tài sản ước tính khoảng 22,5 tỉ USD.

Bén duyên với công nghệ phần mềm

Larry Ellison sinh ra ở The Bronx, New York. Theo yêu cầu của mẹ mình, ông đã được trao cho chú dì ở Chicago nuôi dưỡng ngay từ khi ông mới có 9 tháng tuổi. Cuộc sống thiếu thốn tình cảm ruột thịt đã theo ông suốt quãng đời niên thiếu và cho đến khi ông 48 tuổi, ông mới được gặp mặt đấng sinh thành.

Ellison lớn lên trong một căn hộ hai phòng ngủ ở giữa bờ biển Nam Chicago và khu phố Do Thái. Ông tốt nghiệp Trường tiểu học Eugene Field vào tháng Giêng năm 1958 và đã tham dự Trung học Sullivan cho tới mùa thu năm 1959 trước khi chuyển đến South Shore. Ông đã từng hai lần theo học đại học nhưng đều không “đến nơi, đến chốn” như bao sinh viên khác.

Lần thứ nhất, ông theo học trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign. Tại đây, ông được nhiều thầy cô và bạn bè đánh giá là một sinh viên thông minh và có nhiều ý tưởng sáng tạo. Nhưng dòng đời quá nghiệt ngã, ông phải thôi học vào năm thứ hai sau khi mẹ nuôi qua đời.

Lần thứ hai, ông theo học tại trường Đại học Chicago. Nhưng ông cũng chỉ tham dự được 1 khóa học tại đây bởi kinh tế gia đình khó khăn. Trước đó, cha ông, một nhân viên làm việc cho chính phủ, đã bị thiệt hại nặng nề khi

www.phamdinhtuan.com

Page 57: Những câu chuyện thành công

57

Phạm Đình Tuấn

đem tài sản, vốn liếng đầu tư bất động sản đúng vào thời điểm cuộc Đại suy thoái kinh tế 1930.

Nhìn lại quãng đời thơ ấu của mình, Larry Ellison nói, chính cuộc sống khó khăn đã tôi luyện cho tôi sức bền trước những thách thức, sự tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Và điều may mắn hơn cả, tôi đã tìm ra được nguồn sống của cuộc đời mình. Chẳng ngờ, niềm vui, nguồn sống ấy lại “quẩn” lấy cuộc đời ông đến tận bây giờ.

Thời gian ông tham dự Đại học Chicago, Ellison đã có một mùa hè chuyển tới bắc California, nơi ông sống với người bạn Chuck Weiss. Chính tại nơi đây, ông đã lần đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với máy tính và khơi dậy trong ông niềm đam mê mãnh liệt. Vào lúc 20 tuổi, ông chuyển tới miền bắc California.

Gây dựng sự nghiệp

Trong suốt những năm 1970, Ellison từng làm việc cho Ampex Corporation. Một trong các dự án của ông là xây dựng một cơ sở dữ liệu cho CIA, mà ông đặt tên là “Oracle”. Đến năm 1977, ông mạnh dạn thành lập Oracle, với số vốn ban đầu vỏn vẹn 2.000 USD, số tiền ông dành dụm được sau một thời gian dài tích góp, nhưng dưới tên “Phát triển phần mềm phòng thí nghiệm (Software Development Laboratories - SDL)”. Đến năm 1990, Oracle sa thải 10% (khoảng 400 người) lao động của mình nhằm cân đối tiền mặt và doanh thu. Khủng hoảng này của Oracle bắt nguồn từ việc hoạch định sai chiến lược marketing cho công ty. Ông đã lập ra kế hoạch tiếp thị “marketing lên phía trước” trong đó cho phép người bán thúc giục khách hàng tiềm năng để mua số lượng lớn nhất của phần mềm có thể cùng một lúc. Và những người bán hàng sau đó đặt giá trị của giấy phép bán hàng trong tương lai ở quý hiện tại, nhằm tăng tiền thưởng của họ. Song thực tế lại thấp xa so với tương lai được đặt trước này. Vì thế gần như Oracle đã phải kinh doanh không công. Ellison sau này nói rằng, Oracle đã được thực hiện “một sai lầm kinh doanh đáng kinh ngạc”. Khủng hoảng này đã khiến cho Oracle đối mặt với nguy cơ phá sản, song Ellison vẫn bền chí, vực dậy công ty từng bước, từng bước.

Làm CEO với mức lương 1 USD/năm

www.phamdinhtuan.com

Page 58: Những câu chuyện thành công

58

Phạm Đình Tuấn

Larry Ellison đã thực sự gây bất ngờ với mọi người khi tuyên bố mình sẽ làm việc cho Oracle với mức lương cơ bản 1 USD. Thật ra, đây là một quyết định được bắt nguồn từ việc trước kia Steve Jobs, người mà ông đã từng quen biết khi được mời về làm cho Apple Computer, đã làm việc cho Apple Computer với mức lương 1 USD/năm trong năm 2000 khi công ty này tung ra dòng sản phẩm “iPod” làm thay đổi vận mệnh của mình.

Lịch sử kinh tế thế giới cũng đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp các CEO tuyên bố sẽ làm việc với mức lương 1 USD/năm như Lee Iaccoca của Chrysler vào năm 1978, Edward Liddy của AIG... Câu chuyện “CEO- 1 USD” thường xuất hiện vào thời điểm công ty đang đối mặt với khó khăn. Oracle cũng giống như rất nhiều công ty khác đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong vấn đề tài chính, giá cổ phiếu sụt giảm, nhiều người lao động bị mất việc làm. Cũng như nhiều cổ đông khác, Ellison hiểu được tình cảnh của họ và sẵn sàng dùng tiền của mình để điều hành hoạt động công ty, điều mà hầu hết các CEO không sẵn sàng để làm. Larry Ellison hiện đang làm việc với mức lương 1 USD/ năm. Ban lãnh đạo có thể chi trả cho ông nhiều hơn nữa. Nhưng ông làm điều này vì chính những cổ đông của mình.

www.phamdinhtuan.com

Page 59: Những câu chuyện thành công

59

Phạm Đình Tuấn

Soichiro Honda: Tôi không biết đến hai từ “thất bại”!

Năm 1938, khi Soichiro vẫn đang là sinh viên, ông bắt đầu một xưởng sản xuất nhỏ nghiên cứu về vòng piston, với ý định bán lại sản phẩm cho Toyota. Chàng thanh niên trẻ tuổi làm việc 7 ngày một tuần, thậm chí ngủ lại ở xưởng. Khi tiền cứ cạn dần mà thành công thì chẳng xuất hiện, Soichiro đành cầm cố nốt số nữ trang của vợ mình để lấy vốn đầu tư.

Cuối cùng, ngày mà ông hoàn thành vòng piston để có thể bán lại cho Toyota đã đến. Đáng buồn thay, người ta nói với ông rằng vòng piston của ông không phù hợp với tiêu chuẩn của họ! Soichiro đành quay trở lại trường học trong 2 năm để cải tiến phát minh của mình, đồng thời chịu đựng sự chế giễu của các kĩ sư khi thấy bản thiết kế của ông.

Ông vẫn kiên quyết không bỏ cuộc. Thêm 2 năm nữa tiếp tục tranh đấu và cải tiến, ông đã thành công khi dành được hợp đồng với Toyota. Ông cần xây dựng một nhà máy để cung ứng sản phẩm cho Toyota. Rủi thay, số phận lại không mìm cười với ông. Thời điểm đó, chính phủ Nhật đang ráo riết chạy đua vũ trang và cần bê tông cho các công trình phòng thủ. Vì vậy, ông không có được số vật tư cần thiết cho việc xây dựng nhà máy của mình.

Vẫn không đầu hàng, ông đã phát minh ra một quy trình sản xuất bê tông giúp ông xây dựng được nhà máy. Khi nhà máy được xây xong, mọi chuyện xem chừng đã thuận lợi để ông có thể bắt tay vào sản xuất. Tuy nhiên, một lần nữa, vận ông lại gặp hạn. Nhà máy của ông bị máy bay Mĩ oanh kích 2 lần và sắt thép càng trở nên là vật “xa xỉ phẩm”.

Quyết không bỏ cuộc, ông thu lượm những can xăng thừa bị quân đội Mĩ bỏ lại –“ Món quà từ Tổng thống Truman”, ông đã gọi chúng như vậy. Xăng giờ trở thành thứ vật liệu mới giúp ông tái thiết lại xưởng sản xuất của mình. Có lẽ, ông Trời muốn thử lửa lòng Soichiro. Một trận động đất xảy ra và nhà máy lần thứ 3 bị phá hủy.

www.phamdinhtuan.com

Page 60: Những câu chuyện thành công

60

Phạm Đình Tuấn

Sau chiến tranh, sự thiếu thốn về xăng dầu đã buộc mọi người phải đi bộ hoặc sử dụng xe đạp. Soichiro nhận thấy cơ hội và chế tạo ra một động cơ nhỏ, gắn vào xe đạp của mình. Những người hàng xóm của ông cũng muốn một cái, nhưng mặc cho cố gắng, ông vẫn không thể có được vật liệu cần thiết cho việc sản xuất. Ông cũng chẳng đủ vốn liếng mà xây dựng thêm một cái nhà máy nữa để chế tạo “xe đạp gắn máy”.

Nhưng ông vẫn không bỏ cuộc. Ông viết thư cho 18.000 cửa hàng kinh doanh xe đạp và hỏi họ xem có thể ứng trước tiền ông xây dựng xưởng sản xuất của mình hay không. Đổi lại, họ sẽ được cung ứng những sản phẩm mới nhất về “xe đạp gắn máy”- xe máy. Không may, mẫu chế tạo đầu tiên quá nặng nề để hoạt động hiệu quả, vậy nên ông lại tiếp tục cải tiến và thay đổi. Cuối cùng, chiếc xe “Super Cub” cũng thành công và gây nên một cơn dư chấn thực sự ở Nhật. Thành công ở Nhật thôi thúc Honda xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường như châu Âu và châu Mĩ.

Đấy là câu chuyện về việc hình thành tập đoàn Honda. Liệu khó khăn đó có phải là khó khăn cuối cùng của Soichiro không? Không bạn à! Khi điều hành công ty, có vô số vấn đề tài chính mà ông phải đối mặt. Honda gần bên bờ vực phá sản tổng cộng 5 lần, chỉ cứu được ở phút chót nhờ xoay chuyển tài tình. Mỗi lần thất bại, Soichiro vẫn đứng lên, học hỏi từ thất bại và không lùi bước.

www.phamdinhtuan.com

Page 61: Những câu chuyện thành công

61

Phạm Đình Tuấn

Steve Jobs: Từ không bằng cấp đến triệu phú rồi mất hết mọi thứ rồi gây dựng lại cơ nghiệp

rồi bị ung thư rồi trở thành tỷ phú.

Steve Jobs là người sáng lập ra hãng Apple. Apple ngày nay là 1 trong những công ty công nghệ thành công nhất trên thế giới, với vị trí dẫn đầu về điện thoại (Iphone), máy tính bảng (Ipad), máy tính xách tay (Macbook), máy nghe nhạc cầm tay (Ipod). Steve Jobs là 1 trong những doanh nhân công nghệ thành công và giàu có nhất thế giới và được đề cử là CEO của thập kỉ.

Tuy nhiên, để có được thành công như ngày nay, ông đã phải vượt qua những khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Ngay từ khi sinh ra, mọi thứ dường như đã không mỉm cười với ông. Ông được sinh ra bởi 1 nữ sinh và do hoàn cảnh không cho phép, bà đã “đem ông bỏ chợ”. Ban đầu có 1 gia đình luật sư nhận nuôi ông. Tuy nhiên vào phút chót, gia đình đó đã quyết định rằng họ không muốn 1 cậu bé do đó rồi ông được 1 gia đình nghèo khó nhận nuôi.

Mặc dù ông học hành rất chăm chỉ ở trường và được nhận vào trường Reed College (1 trường tư thục rất nổi tiếng ở miền Đồng Nam Portland, bang Oregon nước Mĩ). Ông buộc phải bỏ học chỉ sau 1 năm vì cha mẹ nuôi của ông không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải học phí. Ông thậm chí không có tiền để ăn, phải mang trả lại những cái vỏ chai đã dùng rồi để đổi lấy 5 cent (đơn vị tiền tệ của Mĩ, 100 cent = 1 dollar) mua bim bim để sống qua ngày. Ông chỉ có 1 bữa ăn ngon mỗi tuần tại thánh đường Hari krishna nơi mà cách nhà ông đến 7 dặm. Khi đi học đại học, ông không có tiền thuê nhà nên ông buộc phải ngủ ở nền nhà tại các phòng ngủ tập thể của bạn bè trong trường.

Vì ông bỏ học giữa chừng và không có bằng cấp, ông hình thành thói quen tự giáo dục bản thân qua việc đọc sách miễn phí trong thư viện và có 1 khát khao thành công mãnh liệt. Việc không được giáo dục đúng đăn buộc ông phải trở thành 1 thiên tài sáng tạo. Bắt đầu từ ga-ra của bố mẹ với những

www.phamdinhtuan.com

Page 62: Những câu chuyện thành công

62

Phạm Đình Tuấn

mẩu vật liệu thừa, ông thiết kế và phát triển 1 chiếc máy tính có tính cách mạng với tên gọi Apple.

Tuy không có gì trong tay nhưng với đam mê và sự khát khao thành công của mình, Steve Jobs lập ra 1 công ty cùng với người bạn của ông là Steve Wozniak. Từ 1 công ty ban đầu chỉ có 2 người, ông phát triển nó thành 1 công ty với 6000 nhân viên và có giá trị lên tới hành tỉ đô-la chỉ trong vài năm.

Tuy nhiên một sự việc bất ngờ xảy ra: Ông bị xa thải bởi vị CEO mới được bổ nhiệm (người này lại được chính Steve Jobs mời từ Pepsi về). Bạn có thể tượng tưởng được sự nhục nhã và hổ thẹn khi bị đuổi khỏi nơi mà mình dã sáng lập ra chứ? Thay vì bỏ cuộc, ông lập ra 1 công ty máy tính mới với tên gọi NEXT. Công ty này phá sản vài năm sau đó và Steve mất rất nhiều tiền.

Tuy nhiên, ông vẫn không từ bỏ và tiếp tục thành lập 1 công ty khác với tên gọi Pixar Animation. Về sau, Pixar sản xuất ra bộ phim “Toy Story” (Câu chuyện đồ chơi) và được Disney mua lại, đem lại một khối tiền lớn cho Steve Jobs.

Khi mọi thứ đang diễn ra 1 cách tốt đẹp, Steve lại bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tuỵ và chỉ còn sống được vài tháng nữa. Ông quyết không từ bỏ, chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, tiếp tục sự nghiệp gây dựng lại công ty và danh tiếng cho mình. Khi mọi thứ trở nên vô vọng, cuộc đời ông lại chứng kiến 1 bước ngoặt mới.

Ông chiến thắng căn bệnh ung thư sau khi khối u được gỡ bỏ và tiếp tục là kiến trúc sư cho Apple khi ông trở lại nắm quyền. Apple vào lúc này đang trên bờ vực phá sản do những quyết định sai lầm của ban điều hành. Công nghệ mà ông đã phát triển từ chiếc máy tính NEXT và Pixar giúp ông có khả năng biến Apple thành 1 công ty siêu thành công 1 lần nữa, biến ông trở thành 1 trong những CEO vĩ đại nhất trong mọi thời đại.

www.phamdinhtuan.com

Page 63: Những câu chuyện thành công

63

Phạm Đình Tuấn

Chung Ju-Yung: Biến điều không thể thành có thể.

Từ những thất bại cay đắng nhất thời trai trẻ, vượt lên những khó khăn, đương đầu với thử thách, biến điều không thể thành hiện thực, Chung Ju-Yung - người sáng lập tập đoàn Huyndai - đã góp phần đưa một Hàn Quốc chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt trở thành một nền kinh tế vững mạnh đáng khâm phục.

Tuổi thơ và ba cuộc trốn chạy

Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Asan nghèo khó, trong một gia đình nông dân đông anh em, quanh năm cần cù lao động cũng chỉ đủ ăn, tuổi thơ của Chung Ju-Yung gắn liền với chế độ thống trị của Nhật Bản, nhân dân Hàn Quốc lúc đó sống trong cảnh dè sẻn "sáng cơm, tối cháo" từng ngày.Asan là vùng quê khí hậu khắc nghiệt: mùa khô thì hạn hán như muốn đốt cháy tất cả, mùa mưa thì mang đến những trận hồng thủy, mùa đông thì dìm tất cả ngập trong tuyết. Tuyết rơi dày hơn một mét, có khi đến hai mét, người dân phải đào đường hầm mà đi. Chỉ cần mưa đến muộn một chút vào mùa xuân, hay một cơn mưa đá trong mùa hè hoặc sương muối sớm vào mùa thu là cả năm mất mùa.

Mười bốn tuổi Chung Ju-Yung tốt nghiệp tiểu học, ngay lúc ấy giấc mơ học tiếp để trở thành thầy giáo tiểu học đã ấp ủ trong đầu ông. Người cha thì luôn muốn con trai trở thành một nông dân giỏi, nhưng ông chỉ muốn thoát khỏi vùng quê nghèo đó, dù làm công nhân nhà máy cũng chẳng sướng hơn làm một nông dân. Thế là ý chí thúc giục ông lên thủ đô Seoul, tự học, vượt qua kỳ thi để trở thành một luật sư như những gì ông đọc được trong một trong báo.

Lần đầu tiên cùng một người bạn trốn nhà đi, đường lên thành phố khá xa nên ông phải đi xin cơm. Vận may đến với ông và người bạn khi họ được nhận làm công nhân xây dựng đường xe lửa Bình Nhưỡng - Gowon. Ý đồ gom góp tiền đi Seoul chưa thành thì cha ông tìm thấy và đưa về. Trở về nhà

www.phamdinhtuan.com

Page 64: Những câu chuyện thành công

64

Phạm Đình Tuấn

nhưng ông vẫn bực tức trong lòng: "Những đồng tiền quý giá mà mình làm được chẳng là bao nhưng đó là công sức của chính mình. Nếu có thể cho mình tiếp tục công việc thì mình có đủ tự tin để khám phá cái thế giới mới mẻ và rộng lớn bao la này".

Lần thứ hai trong tay, ông lại bị một người đàn ông đứng tuổi lừa hết tiền. Cũng chính vì tin rằng ông ta sẽ kiếm cho mình một công việc trong khách sạn ở Seoul nên ông lại một lần nữa trắng tay. Sau chuyến đi 10 ngày ấy, ông lại bị một người bà con đưa về. Ông chấp nhận trở lại làm nông dân vì cảm thấy có lỗi khi làm cha đau lòng. Nhưng tâm trí ông chỉ hướng về Seoul, ý chí thoát nghèo trong ông vẫn không thay đổi.

Suy nghĩ kỹ lưỡng, lần thứ ba ông trộm 70 won bán bò của bố để lên Seoul học kế toán. Ông rất khâm phục Napoleon, người sinh ra trong một gia đình nghèo, nhờ tinh thần bất khuất, dũng cảm cuối cùng đã trở thành Hoàng đế Pháp. Ông cũng thấy tuổi thơ mình có nhiều nét giống Lincoln - xuất thân nông dân, rồi ra thành phố lao động và sau đó trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.

Mới học được hai tháng, bất ngờ người cha lại xuất hiện trước mặt ông, nhưng không giận cũng không mắng, cha ông chỉ nói vài lời: "Con phải nhớ con là một thằng nhà quê học hết cấp 1, ở Seoul người ta học hết trường Cao đẳng còn thất nghiệp đầy cả đống. Cha già rồi, con là con trưởng thì phải giúp cha, con mà bỏ mặc thì cả nhà sẽ thành bầy ăn mày". Lời cha cứa vào trong lòng ông, hình ảnh người mẹ và các em hiện lên trước mắt, nỗi buồn ngập tràn và ông đã khóc. Và ông lại thất bại trong chuyến đi lần này.Ý chí có kiên cường, con người có mạnh mẽ thế nào, vẫn không vô tình và bỏ mặc những người thân yêu.

Từ khuân vác thành giám đốc

Sau ba lần lên Seoul không thành, Chung Ju-Yung vẫn không từ bỏ giấc mơ thoát khỏi cái nghèo khổ của vùng quê heo hút và khắc nghiệt ấy.

Dường như may mắn đã mỉm cười với ông trong lần thứ tư trốn nhà, ông xin được một chân khuân vác ở công trình xây dựng trường học Bosung (ĐH Hàn Quốc bây giờ).

Sau hai tháng tìm tòi công việc, ông trở thành nhân viên phân phối gạo lẻ cho của hàng gạo "Phục hưng Thương hội". Do có kiến thức kế toán học được trước đó, ông được chủ cửa hàng rất tin tưởng.

www.phamdinhtuan.com

Page 65: Những câu chuyện thành công

65

Phạm Đình Tuấn

Sau 4 năm làm việc ở đây, sự kiên trì, say mê, cần cù, chịu khó, thật thà của Chung Ju-Yung đã khiến ông chủ Phục hưng Thương hội quyết định trao lại cửa hàng cho ông thay vì đứa con trai ông ăn chơi, trác táng của mình. Ông đổi tên cửa hàng thành "Kinh nhất Thương hội". Từ một kẻ không xu dính túi, Chung Ju-Yung đã có trong tay một cửa hàng phân phối gạo lớn khi mới 22 tuổi nhờ uy tín tích lũy được trong bốn năm trời.Năm 1939 chiến tranh xảy ra, chế độ phân phối gạo được ban bố, tất cả các cửa hàng buôn bán gạo trong cả nước bị đóng cửa. Trước cú sốc lớn đó, ông vẫn vững lòng tin: nếu toàn tâm, toàn ý dốc sức thì bất cứ việc gì cũng có thể thành công.

Ông về quê mua cho cha thêm 660 mét vuông đất và biếu cha một khoản tiền vốn. Đầu năm sau, hoài bão làm giàu lại thôi thúc ông lên Seoul, mảnh đất mà người trượng phu có thể vật lộn với số mệnh.

Khi đang lang thang với số vốn ít ỏi, ông được một người bạn cho biết một nhà máy sửa chữa ôtô đang có ý định chuyển nhượng. Ông mù tịt về ôtô nhưng người bạn khẳng định ngành này cần ít vốn mà kiếm nhiều tiền, còn hứa sẽ tập hợp thợ giỏi cho ông, cần nhất là có 3.500 won để chuyển nhượng. Nhờ uy tín thời buôn bán gạo, ông vay được 3.000 won từ một người cho vay lãi mà không cần thế chấp, chỉ bằng uy tín. Gom góp cả vốn, vay và được hai người bạn giúp đỡ, ông có 5.000 won để tiếp quản nhà máy sửa chữa ô tô Ado Service vào năm 1940.Ông bắt đầu công việc mới với tràn trề hy vọng. Mọi việc ban đầu đều trôi chảy, khách đến ngày càng đông. Nhưng không may, một buổi sáng, một công nhân sơ ý để dầu bén lửa trong khi rửa tay khiến cả nhà máy bốc cháy, trong đó có cả những chiếc xe đắt tiền vừa sửa xong của khách. Tất cả thành tro bụi, ông đứng trước nguy cơ phá sản, nợ chồng chất.

Ông lại tìm đến người cho vay nặng lãi, không phải để trả nợ mà là vay thêm, vẫn không thế chấp cái gì ngoài uy tín. Ông nhanh chóng xây dựng lại nhà máy, công việc ngày càng nhiều, làm cả ngày lẫn đêm. Ông cũng làm việc như một công nhân. Cạnh tranh với các xưởng sửa chữa hàng đầu trong thành phố thời đó, ông đề ra tiêu chí sửa nhanh gấp 2 - 3 lần. Vì thế mà xe hơi của thành phố Seoul cứ ùn ùn kéo về xưởng của ông.

Ông mở rộng mặt bằng, tìm thêm khách hàng: người ngoại quốc, quân đội, ngoại thành... Bản thân ông dần nắm vững mọi nguyên lí hoạt động của tất cả các loại máy móc, xe cộ. Và Công ty công nghiệp xe hơi Huyndai ra đời ngày 25/5/1947, ông là giám đốc.Người ta khi thành công thì nghĩ là do may mắn, còn khi công việc không suôn sẻ thì lại đổ cho là không may. Nhưng đối với Chung Ju-Yung thì:

www.phamdinhtuan.com

Page 66: Những câu chuyện thành công

66

Phạm Đình Tuấn

“Một người không tin là có vận xấu, người đó sẽ không có vận xấu. Mọi thứ đều quân bình, vận may rủi đều đến với con người như nhau. Quan trọng nhất là phải nỗ lực, nỗ lực không ngừng và biết chớp thời cơ”.

Ý tưởng độc đáo, tự tin vào chính mình

Chiến tranh với Nhật ngày càng khốc liệt buộc ông phải sát nhập, rồi nhượng lại công ty cho người khác. Bắt đầu lại từ số không, ông xin vào làm ở xưởng chế luyện Choksan và chờ đợi cơ hội.

Ông dần khôi phục lại công ty của mình. Một lần lên cơ quan hành chính nhận tiền, ông gặp các nhà thầu xây dựng. Ông nhận được 100 won thì họ lãnh mấy ngàn won - cũng một khoảng thời gian và công nhân như  nhau mà tiền công lại chênh lệch một trời một vực. Ngay lập tức ông treo thêm tấm biển “Công ty xây dựng cơ bản Huyndai”. Ông trúng một hợp đồng sửa chữa trị giá 1.530.000 won ngay trong năm đầu tiên.

Có kinh nghiệm về xây dựng cơ bản, lại tự tin vào quyết định đúng đắn của mình, ông không thấy cái gì là khó khăn. Ông luôn tuân theo một nguyên tắc: "Tin tưởng 90 phần trăm sẽ thành và 10 phần trăm tự tin mình nhất định làm được".Nhưng cuộc sống chẳng khi nào có thể đoán trước, chính trị lại chi phối tất cả, nhất là trong thời chiến tranh loạn lạc. Hỗn loạn 25/6 nổ ra, ông cùng em trai phải li tán gia đình.

Qua quen biết, ông nhận được một công trình của quân đội Mỹ. Dự án phủ xanh nghĩa trang của quân đồng minh trong mùa đông tuyết giá rất gấp về thời gian, ai cũng cho là không thể làm được. Vậy mà ông vẫn làm được hoàn hảo bằng cách mua cây lúa ở nơi khác, vận chuyển cả gốc về phủ lên. Dự án được hoàn thành còn ông được Tổng thống Mỹ Eisenhower khen hết lời.

Với công trình Koriong (cầu đường bộ bắc qua sông Hàn) sau đó, ông học được một bài học quan trọng là: "Việc học hỏi những người trẻ hơn, có địa vị thấp hơn mình những điều mà mình không biết, không có gì là xấu hổ". Ông đã học được rất nhiều từ các chuyên gia kiến trúc trẻ người Mỹ, từ thiết kế đến quản lý chất lượng công trình.

Chung Ju-Yung thu được thành công từ sửa chữa ôtô đến xây dựng nhà ở, cầu đường, những lĩnh vực khó khăn cần ý tưởng và kinh nghiệm cũng như sự sáng suốt. Đối với thành bại trong đời, ông quan niệm chìa khoá chính là

www.phamdinhtuan.com

Page 67: Những câu chuyện thành công

67

Phạm Đình Tuấn

hành động và thời gian. Cũng chính phương trâm này đã giúp ông cạnh tranh được với các công ty xây dựng nước ngoài.

Trước sự ngạc nhiên của người thân và công nhân, ông lại có thêm một quyết định táo bạo là chuyển sang lĩnh vực đóng tàu. Là người luôn tìm tòi cái mới, ông coi "cái gọi là đóng tàu nào có khác việc xây dựng là mấy". Việc cắt thép ra, hàn lại và đặt máy lên, tất cả chẳng phải là những việc ông vẫn thường làm đó sao? Suy nghĩ của ông biến mọi thứ từ phức tạp thành giản đơn, từ khó trở thành dễ.

Thế là công ty đóng tàu Huyndai tại Ulsan ra đời và phát triển như vũ bão. Đến thập niên 70 của thế kỷ XX, công ty của ông là công ty đóng tàu lớn nhất thế giới.

"Doanh nghiệp Hàn Quốc và nền kinh tế Hàn Quốc phát triển như ngày hôm nay là dựa vào ý chí bất khuất của con người sáng tạo, vào tinh thần tiến thủ, sự cống hiến hết sức mình của tầng lớp công nhân cần cù và ưu tú. Tất cả chỉ bằng sức người".

Biến đổi lịch sử

Tình cảm của cha ông, cũng như những nông dân hiền lành và chất phác, dành cho đất, khao khát có được một mảnh đất của riêng mình, cũng ấp ủ trong Chung Ju-Yung ước muốn khai hoang đất đai. Với người Hàn Quốc, việc khẳng định và mở rộng đất đai trong hoàn cảnh dân số tăng cao và thiếu lương thực cũng là điều cực kỳ quan trọng.

Giấc mơ biến vùng biển lồi lõm phía Tây Nam thành đồng bằng đã nhen nhóm trong ông từ thửa ấu thơ. Đây là công trình dân sự lớn nhất cho đến năm 1983. Vùng biển này nổi tiếng nguy hiểm bởi đá ngầm và nước mạnh, tốc độ nước đến 6m3/s, khiến những tảng đá to bằng xe hơi vừa ném xuống đã tức khắc biến mất.

Chính trong khó khăn, con người sẽ nảy sinh sáng tạo: Ông dùng đến sự trợ giúp của những chiếc tàu chở dầu nặng 230.000 tấn, dài 300m, rộng 45m và cao 27m. Phương pháp này tiết kiệm được 29 tỷ won. Ông đã phải đục lỗ những tảng đá 4-5 tấn, lấy dây sắt cột 2-3 tảng vào với nhau rồi dùng phà ném xuống. Với công trình hơn đê chắn thủy triều dài 6.400m này, Chung Ju-Yung đã mang lại cho Hàn Quốc hơn 100 triệu mét vuông đất nông nghiệp.

www.phamdinhtuan.com

Page 68: Những câu chuyện thành công

68

Phạm Đình Tuấn

Sau đó ông tiếp tục khử mặn đất trong vòng 7 năm và bắt tay trồng thử nghiệm 13 giống lúa ở các khu vực khác nhau. Ông ôm giấc mơ biến mảnh đất này thành nơi sản xuất lương thực nhiều hơn cả Califonia (nơi sản xuất lương thực lớn nhất nước Mỹ).

Năm 1988, khu vực khai hoang Sosan đã lột xác thành mảnh đất nông nghiệp cơ khí hóa với quy mô lớn. Ngoài hiệu quả trực tiếp là mở rộng lãnh thổ và tăng thêm nguồn lương thực, nó còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 6,6 triệu người mỗi năm.

Ý tưởng khai hoang mở rộng đất đai và kiến thiết đắp đê chắn thủy triều của Chung Ju-Yung còn được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng.

www.phamdinhtuan.com

Page 69: Những câu chuyện thành công

69

Phạm Đình Tuấn

Sylvester Stallone: Lời từ chối đơn giản chỉ là lời đáp lại của thành công “Hãy cố gắng lên một

chút nữa”

Trong tất cả các diễn viên điện ảnh của Mỹ, người khiến tôi khâm phục và ngưỡng mộ nhất đó chính là Sylvester Stallone.

Gia đình nghèo đến mức mẹ ông phải hạ sinh ông trước cổng trường học. Vì đỡ đẻ không đúng cách nên khiến ông bị tổn thương thần kinh vùng mặt. Còn nhỏ, như bao người khác, ông nuôi giấc mơ trở thành diễn viên tài ba. [Trong bất kỳ một ngành nghề nào đều có sự cạnh tranh khốc liệt, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ yếu thế và cô đơn nhất là trong thời gian đầu lập nghiệp và ngành giải trí còn kinh khủng hơn thế nữa: ngàn người chỉ chọn 1.]

Ông hào hứng đăng ký vào trường nghệ thuật rồi cố tìm một vai diễn nhỏ. Với lối diễn cứng nhắc, vẻ mặt ngốc nghếch ngô nghê và tật nói lắp của mình, đi tới đâu đều bị từ chối nhưng thay vì bỏ cuộc ông thay đổi chiến thuật và tiếp tục hành động.

Ông sử dụng một chiêu rất đột phá đó là xem ai “lỳ” hơn ai: mang ghế đến văn phòng của người quản lý và ngồi ở đó không đi đâu cả cho đến khi được một vai mới chịu. Nhiều người trong hãng phim thấy được sự quyết tâm cao độ của ông nên đã cho một vai diễn nhỏ (diễn viên quần chúng). Nhưng đối với Sylvester Stallone đó là một thành công lớn.

Được lần đầu nhưng không được lần 2, ông liên tục thất bại trong nỗ lực tìm kiếm một vai diễn dù là nhỏ nhất. Vợ ông yêu cầu phải từ bỏ “ước mơ ngu ngốc” và đi kiếm một công việc thật sự, ông trả lời: “Nếu tôi từ bỏ khao khát suốt đời mình để đi kiếm một cái cần câu cơm, tức tôi đã bán rẻ giấc mơ của mình.”

www.phamdinhtuan.com

Page 70: Những câu chuyện thành công

70

Phạm Đình Tuấn

Lâm vào cảnh đường cùng, không còn gì để ăn, ông buộc phải bán đi chú cún yêu của mình với giá 50$ [đây là thời điểm thê thảm nhất trong cuộc đời siêu sao này].Trong nghịch cảnh ấy, ông vô tình xem được một trận đấu quyền anh giữa Muhammed Ali (huyền thoại quyền anh thế giới) và Chuck Wepner (một tay đấm yếu thế hơn nhiều so với Ali). Tưởng đâu Wepner sẽ “văng ra” võ đài sau 3 hiệp thế mà anh đã cầm hòa.

Hào hứng với điều tưởng đâu “không thể”, Sylvester Stallone dâng tràn cảm xúc và lao vào viết kịch bản. Suốt 84 giờ không nghỉ, “một siêu phẩm làm chấn động Holywood ra đời” chỉ có ông nghĩ vậy vào thời điểm đó.

Ông cố chào bán bản thảo kịch bản nhưng mọi người đều cho rằng nó quá tầm thường, sẽ chẳng ai hứng thú với đề tài đấm bốc. Không bao giờ từ bỏ, ông tiếp tục chào mời cho đến khi có một công ty đồng ý chi 75.000$ mua bản thảo kịch bản và quyền để dựng thành phim. Điều đó làm ông vui mừng khôn xiết nhưng ông muốn trở thành diễn viên chứ không phải tác giả kịch bản.

Ông can đảm đòi thêm điều kiện đó là trở thành diễn viên chính trong bộ phim, tất nhiên họ đều từ chối. Ông nói rằng nếu không được đóng phim thì không bán kịch bản. Mặc dù nhà sản xuất nâng số tiền mua kịch bản lên đến 1 triệu $ nhưng ông vẫn khăng khăng muốn đóng vai chính. Dù trong cơn túng quẫn nhưng khát vọng trở thành diễn viên không ngừng trỗi dậy trong ông.

Cuối cùng họ cũng đồng ý cho ông làm tác giả kịch bản, diễn viên kiêm đạo diễn nhưng với kinh phí 35.000$ và một phần lợi nhuận từ doanh thu bộ phim đem lại.

Ngay lập tức, ông đem tiền đi chuộc chú cún yêu của mình. Người mua chó của Sylvester Stallone ép giá lên đến 15.000$ và yêu cầu cho người đó một vai diễn nhỏ trong phim của ông. Vì quá yêu chú cún nên ông đã chấp nhận.Với 17.000$ còn lại, ông đã hoàn thành bộ phim. Bộ phim đã mang về doanh thu khổng lồ 171 triệu $ và 10 giải Oscar.

Sylvester Stallone nhanh chóng nổi danh như một siêu sao phim hành động và nhận được nhiều lời mời đóng phim.

www.phamdinhtuan.com

Page 71: Những câu chuyện thành công

71

Phạm Đình Tuấn

George Lucas: Bí mật trước khi có “Star Wars”

Bộ phim “Chiến trang giữa các vì sao” (Star Wars) đã mang về hàng tỷ đô la cho người làm ra nó: George Lucas. Nhưng để có những thành công đó là cả một câu chuyện với muôn vàng khó khăn và trở ngại đối với ê kíp thực hiện mà trên hết là đạo diễn.Với kinh phí làm phim eo hẹp, bộ phận kỷ thuật không làm ra được những kỹ xảo như mọi người mong muốn, thời gian làm phim lâu hơn dư kiến, dàn diễn viên chán nản, giới chuyên môn chê rằng đó chỉ là một bộ phim dành cho con nít xem,…đã làm 20th Century Fox muốn bỏ cuộc và ép Lucas phải hoàn thành bộ phim trong 3 ngày cuối cùng sau 16 tuần làm việc. Không chỉ vậy, ngay lúc đó ông lại bị chứng đau thắc ngực trầm trọng vì căng thẳng và mệt mỏi.Mặc dù vậy, ông vẫn gượng dậy, cố gắng hết sức mình, “cái khó ló cái khôn”, ông tìm cách xoay sở cũng như thuyết phục rồi thuê một ê kíp đông gấp 3 lần lúc đầu, chia làm 3 nhóm và quay cùng lúc để có phim giao đúng hạn định.Các diễn viên, nhà sản xuất,…đều nghĩ rằng đây sẽ là một thất bại thảm hại. Sau buổi công chiếu đầu tiên, khán giả vô cùng háo hức và say mê bộ phim. Bộ phim đã thành công và mang về cho Lucas 50 triệu đô. Tiếp nối thành công, ông dùng tiền của mình để làm các phần tiếp theo của bộ phim (gồm 6 phần).

www.phamdinhtuan.com

Page 72: Những câu chuyện thành công

72

Phạm Đình Tuấn

Oprah Winfrey: Nữ hoàng truyền hình Mỹ đã từng cố tự tử khi có thai ở tuổi 14!

Sinh ra trong một gia đình nghèo, tuổi thơ của Oprah sớm gặp nhiều cơ cực. Từng bị lạm dụng tình dục khi mới 9 tuổi, có lần mang thai ở tuổi 14, những trải nghiệm đau đớn đầu đời ấy đã có thể đẩy Oprah vào con đường xấu. “Tôi cảm thấy chán sống và nghĩ đến việc tự tử trước khi đứa trẻ được ra đời, tôi đã làm những điều ngu ngốc như uống thuốc rửa ruột và các loại công cụ điên cuồng khác để hủy hoại chính bản thân mình. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ tự tử thành công. Lúc đó tôi mới 14 tuổi, tôi thậm chí không biết phải làm gì tiếp theo. Tôi nghĩ rằng có một đứa trẻ ngoài giá thú đồng nghĩa với cuộc sống đã chấm dứt”. Lúc bị sẩy thai, nữ hoàng truyền hình Mỹ mới thực sự tỉnh ngộ và đứng dậy làm lại cuộc đời. "Khi tôi đi học trở lại, không ai biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi giấu kín vì nếu bị lộ ra thì tôi sẽ không được làm hội trưởng hội học sinh, không được là một trong hai thanh thiếu niên ở bang Tennessee đến Nhà Trắng dự hội nghị Thanh niên. Mọi thứ lúc đó sẽ đảo lộn hoàn toàn".

Bà cũng là người đã từng thất bại trong tình yêu: "Tôi mới yêu ba người và hai trong số đó từng làm trái tim tôi tan nát". Tuy nhiên bà đã nhanh chóng lấy lại niềm tin: “Bởi tôi biết rõ mình là người duy nhất phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Không ai tin tôi có thể làm được điều gì hay ho cả. Chính sự can đảm và ý chí phải là chính mình đã giúp tôi đến được thành công hôm nay”

Về sau bà trở thành tỷ phú thế giới nhờ dẫn chương trình truyền hình và được tạp chí Forbes bình chọn một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

www.phamdinhtuan.com

Page 73: Những câu chuyện thành công

73

Phạm Đình Tuấn

www.phamdinhtuan.com

Page 74: Những câu chuyện thành công

74

Phạm Đình Tuấn

NHỮNG DOANH NHÂN VIỆT NAM THÀNH CÔNG

Xem trực tuyến trên Youtube tại http://www.youtube.com/playlist?list=PL15B3FCE4A1BACBCC&feature=plcp

www.phamdinhtuan.com

Page 75: Những câu chuyện thành công

75

Phạm Đình Tuấn

Phần II: THÀNH CÔNG VƯỢT LÊN BỆNH TẬT HIỂM NGHÈO

Morris Goodman: Người đàn ông kỳ diệu

Vậy câu chuyện về người đàn ông kì diệu này là gì? Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 3 năm 1981.Vào một ngày nọ, Morris lái chiếc máy bay mới của mình trong một chuyến bay thử nghiệm. Chuyến bay đó đã trở thành thảm kịch khi bộ phận hạ cánh không hoạt động.

“Điều cuối cùng tôi nhớ là mặt đất chao đảo. Tôi đã nói với chính mình rằng tôi biết chuyện gì sắp xảy ra…Tôi không thể nói cho bạn biết những đau đớn mà tôi đã trải qua. Không một từ ngữ có thể dùng để miêu tả việc đó.” 

Sau khi được cứu thoát khỏi đống tàn dư của vụ tai nạn máy bay, Morris được đưa vào bệnh viện. Sau nhiều giờ cấp cứu, tất cả những việc ông ấy còn có thể làm lúc đó là nằm và…chớp mắt.

“Nếu bạn chưa từng ở vào vị trí của tôi, bạn sẽ không thể biết được cảm giác chỉ có thể nhìn trần nhà và tất cả những gì bạn làm được là chớp mắt, đó thật sự là một việc khó khăn.”

Chấn thương của ông thật sự kinh khủng. Ông bị gãy hai đốt sống cổ. “Cơ hoành của tôi đã chẳng còn hoạt động, và tôi không thể thở. Thực quản cũng thế, và tôi chẳng thể nào ăn hay uống.” Ông cũng không thể nói vì thanh quản bị nát. Bác sĩ bảo rằng tất cả các cơ bắp trên người Morris đều đã bị hủy hoại sau vụ rơi máy bay. “Thận, bàng quang, ruột, và gan của tôi cũng chẳng thể hoạt động. Tai nạn ấy đã hủy hoại đi tất cả những gì tốt đẹp nhất

www.phamdinhtuan.com

Page 76: Những câu chuyện thành công

76

Phạm Đình Tuấn

trong cơ thể tôi. Tất cả những gì tôi làm được là chớp mắt, một lần để đồng ý và hai lần để biểu thị sự phản đối. Đó đã là cách mà tôi phải sống trong một thời gian dài, rất dài.” 

Nhưng Morris Goodman đã quyết định chiến đấu và chiến đấu không ngừng bất chấp khó khăn hay nói đúng hơn là bất chấp những điều không thể. Ông phải dành lại quyền kiểm soát cơ thể mình từng bước một cho từng ngày trôi qua. Mục tiêu đầu tiên của ông là phải thở được bình thường mà không cần sự trợ giúp của máy móc. 

Ông kể lại, “Tôi đã cố gắng hít vào một chút không khí với chiếc máy thở. Mỗi lần như thế, phổi của tôi lại trở nên đau kinh khủng. Thở được 100 lần, tôi nghỉ ngơi trong năm phút. Tôi luôn cố gắng vượt ra khỏi mức 100. Sau đó, tôi có thể thở 200 lần, 300 lần. Và một buổi tối, tôi cũng cố gắng thở như thế và phổi của tôi nở rộng hơn ba lần so với kích thước lúc bấy giờ.”  Cuối cùng, khi các y tá tháo bỏ chiếc máy thở ra khỏi ông. Ông đã có thể thở hoàn toàn bình thường. Còn các bác sĩ y tá thì thật sự không thể nói nên lời.

Cuối cùng, Morris đã ra khỏi bệnh viện sau tám tháng chiến đấu không mệt mỏi với một ý chí kiên cường, nhưng ông vẫn phải mất nhiều năm sau đó để lấy lại hoàn toàn sự kiểm soát cơ thể. Sự bình phục của Morris thật đáng để khâm phục. Cho nên, chẳng có gì là lạ khi mọi người lại gọi ông là “Người Đàn Ông Kì Diệu”. 

“Tôi có một câu chuyện: một trong hàng tỉ câu chuyện. Đó là câu chuyện có thể giúp ích cho rất nhiều. Không một ai từng trải qua một vụ rơi máy bay và toàn bộ cơ thể dường như bị phá hủy như tôi đã từng. Nhưng mọi người ai cũng có những nghịch cảnh hay thử thách để phải trả giá bằng cả cuộc sống của họ.”

“Tôi rất biết ơn gia đình và vợ của tôi. Tôi biết ơn cuộc sống vì tôi có thể đi vòng quanh thế giới và chia sẻ với mọi người câu chuyện của mình và giúp mọi người nhận thức rõ hơn về tiềm năng mà họ có và giúp họ có thể đứng lên thực hiện những điều mà họ thật sự mong muốn.”

Cho dù đã phải trải qua bao đau đớn gian khổ, Morris vẫn thật sự cảm kích vì tai nạn đã không cướp đi cuộc sống của ông mà chỉ làm ông trở nên mạnh mẽ hơn. 

Và từ câu chuyện của Morris Goodman, chúng ta hiểu rằng mọi thành công đều bắt đầu từ việc tin vào chính mình, tin mình có thể biến những điều không thể thành có thể.

www.phamdinhtuan.com

Page 77: Những câu chuyện thành công

77

Phạm Đình Tuấn

Lance Armstrong: Không chỉ giỏi chịu đựng trên đường đua mà còn giỏi chịu đựng cả trên

bàn mổ cũng như trị liệu.

Nhiều người vẫn thắc mắc làm thế nào một bệnh nhân ung thư thoát chết cách đây 6 năm như Lance Armstrong lại có thể lập thành tích phi thường - 5 lần liên tiếp đoạt Áo vàng chung cuộc. Cuộc sống của anh kể từ ngày vượt qua cái chết ra sao...

“Ông bạn thân Lee Walker nói rằng tôi đã trở về từ cõi chết. Ý anh ấy là tôi, hầu như đã chết, thậm chí chết từ từ, nhưng bất ngờ trở lại thế giới của sự sống. Thật không thể dùng từ nào để miêu tả điều kỳ diệu này. Thực sự, ung thư đã gần như giết chết tôi lúc tôi 25 tuổi: Khối u ở tinh hoàn đã lan đến thận, lên phổi, não và tôi phải cần 2 ca phẫu thuật cùng 4 chu kỳ hóa trị để loại bỏ nó. Tôi đã viết trọn vẹn một quyển sách về cái chết với tiêu đề “Ý chí ngoài đường đua”, về cuộc chiến chống cái chết và cuộc trốn thoát khỏi nó”.

Sau khi bác sĩ báo Armstrong đã trị dứt căn bệnh ung thư, anh quyết định “sử dụng tốt nhất bản thân mình bằng cách tiếp tục tham dự cuộc đua xe đạp Tour de France, giải thể thao khắc nghiệt nhất hành tinh”. Theo Armstrong, cuộc đua không giống như sự chịu đựng hàng ngày của người bệnh: “Nó là lễ hội hàng ngày về sức chịu đựng của con người, với những bi hài kịch nho nhỏ, nơi VĐV phải trải qua những thời tiết khắc nghiệt, đẹp đẽ, đối mặt với những vụ va quẹt, té ngã. Và nó kéo dài đến 3 tuần. Rồi mỗi lần tôi chiến thắng, tôi chứng tỏ được rằng mình còn sống, vượt qua được căn bệnh ung thư một lần nữa, một lần nữa và một lần nữa. Và như vậy, những người khác cũng có thể tồn tại. Vì thế, tôi cho rằng việc bị ung thư là điều tốt đẹp nhất

www.phamdinhtuan.com

Page 78: Những câu chuyện thành công

78

Phạm Đình Tuấn

trong đời mình. Ý tôi là nhờ nó mà tôi trị được tính lười nhác của mình và biết quý trọng cuộc sống hơn”.

www.phamdinhtuan.com

Page 79: Những câu chuyện thành công

79

Phạm Đình Tuấn

Bạch Đình Vinh: Bạn có thể để mặc mình không thể nói được nữa, tàn phế và sống hết phần đời

còn lại trên giường bệnh…Tuy nhiên anh “chọn” vượt lên số phận hiểm nghèo để trở

thành một người có ích.

Từ nhỏ Bạch Đình Vinh đã nổi tiếng siêng năng vì thế đạt rất nhiều giải thưởng khi còn ngồi ghế nhà trường thậm chỉ còn được thủ tướng trao tặng huân chương và rồi vào được Đại học Bách Khoa Hà Nội khoa Công nghệ thông tin. Cuộc đời anh xem ra thật êm đềm và hạnh phúc. Tuy nhiên, trong một đêm tháng 9 năm 1993, anh được về sớm do thầy dạy thêm môn tiếng Pháp ốm. Đang đạp xe đạp chạy về, bỗng nhiên bị một chiếc xe máy đụng vào khiến anh té đập đầu xuống đường. Sau đó, anh được đưa mau đến bệnh viên cấp cứu, bác sĩ chuẩn đoán anh bị chấn thương sọ não và bị tổn thương hệ thống thần kinh nghiêm trọng, cơ hội sống rất mong manh và nếu sống được thì cũng không làm nỗi bất cứ việc gì, chỉ biết phụ thuộc vào người thân.

Trải qua 21 ngày hôn mê, cuối cùng anh cũng tỉnh dậy. Sau một thời gian dài hồi sức, anh mới phát hiện rằng mình không còn khả năng nói được nữa, mất đi một phần trí nhớ và khả năng hoạt động tay chân bị hạn chế.

Tuy nhiên với sự động viên của cha mẹ, người thân, bạn bè và chính yếu là sự kiên cường trong tâm trí, anh đã can đảm đối diện với sự thật. Kể từ đó, anh không ngừng tập nói, tập đi lại, tập đọc sách,…hầu như anh phải bắt đầu lại từ đầu một cuộc sống của đứa trẻ 3 tuổi. Nhiều lúc anh đã định bỏ cuộc do anh không thể đánh vần được các từ ngữ, anh không đứng dậy được, cố gắng đọc sách nhưng rất mau quên nội dung,…Nhưng với niềm tin “không gì là không thể”, chỉ cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa thì sẽ làm được.

www.phamdinhtuan.com

Page 80: Những câu chuyện thành công

80

Phạm Đình Tuấn

Luyện tập, tiếp tục luyện tập và cuối cùng…anh đã có thể nói được (dù hơi khó nghe), có vợ với một con, tốt nghiệp trường ĐH Bách Khoa và hiện đang làm việc cho tờ báo PC World.

www.phamdinhtuan.com

Page 81: Những câu chuyện thành công

81

Phạm Đình Tuấn

Tae Ho, Aimee Mullins, Nick Vujicic, W.Michell đã sống rất hạnh phúc dù mang trên

người những di tật.

Đoạn phim về một cậu bé không tay vượt lên nỗi bất hạnh để sống thật vui vẻ và hòa đồng.

Xem tại đây

http://www.youtube.com/watch?v=BfL2U0BJ48g

Đoạn phim về một phụ nữ không chân vượt lên nỗi bất hạnh trong cuộc sống để trở thành một vận động viên điền kinh rồi thành người mẫu.

www.phamdinhtuan.com

Page 82: Những câu chuyện thành công

82

Phạm Đình Tuấn

Xem tại đây

http://www.youtube.com/watch?v=51ybBLEav-M

Đoạn phim về một người đàn ông không tay, không chân không chỉ vượt lên nỗi bất hạnh trong cuộc sống mà còn truyền cảm hứng và giúp đỡ nhiều người khác.

Xem tại đây

http://www.youtube.com/watch?v=ciYk-UwqFKA&feature=related

Đoạn phim về một người đàn ông mà cuộc sống đang bình thường bỗng dưng bị tại nạn khiến ông trở nên cực kỳ xấu xí và bị liệt nữa người. Tuy nhiên, ông đã vượt lên tất cả để sống tốt hơn.

Xem tại đây

www.phamdinhtuan.com

Page 83: Những câu chuyện thành công

83

Phạm Đình Tuấn

http://www.youtube.com/watch?v=xEWgEus5nvo

Bạn có ngạc nhiên và sốc sau khi xem xong 4 đoạn video clip vừa rồi không? Câu chuyện đầu tiên là về cậu bé Tae Ho, tiếp đến là Aimee Mullins, Nick Vujicic và cuối cùng là W.Michell.

Vậy đấy! Họ sống ngày qua ngày, mang trên người những dị tật nhưng thay vì suốt ngày đổ lỗi và oán trách: “Ông trời thật bất công sinh ra tôi như vậy!”, “Sao số tôi khổ thế này, cuộc đời thật trớ trêu” thì họ lại tìm mọi cách để thích nghi với những gì đã xảy ra.

Đối với Tae Ho, những sinh hoạt cá nhân như: thay quần áo, ăn cơm, đánh răng,…đều không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Em không chỉ sống chan hòa với những đứa trẻ bình thường khác mà còn rất hạnh phúc.

Với Aimee Mullins, là phụ nữ mà còn bị khuyết tật ở chân nên cô khó có cơ hội thể hiện trong cuộc sống. Thế nhưng cô đã tự tin luyện tập không ngừng để rồi đại diện nước Mỹ tham gia Thế vận hội và về sau trở thành một người mẫu chuyên nghiệp.

Còn về Nick Vujicic, đây là một trường hợp thành công mà mọi người khó có thể tin được. Anh sở hữu 2 tấm bằng đại học chuyên ngành kinh tế, trở thành tác giả, thường xuyên đi diễn thuyết truyền cảm hứng cho mọi người và là triệu phú năm 28 tuổi.

Cuối cùng là về W.Mitchell, lúc đầu ông cũng như chúng ta “một người bình thường” nhưng sau 2 lần tai nạn, khuôn mặt của ông đã biến dạng và bị liệt nửa người. Ông đã phải đấu tranh với chính mình để vượt qua nghịch cảnh. Về sau, ông đã trở thành một doanh nhân triệu phú và cũng là một chính trị gia xuất sắc.

Vậy còn bạn, có tự hỏi rằng: Hiện tại mình đã, đang và sẽ sống như thế nào?

Hãy chia sẻ những câu chuyện trong đây với nhiều người khác bạn nhé!

www.phamdinhtuan.com