Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn,...

28
CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA AN TOÀN Tác giả: Phòng Quản lý An toàn (SMS) – Ban An toàn Chất lượng và An ninh Tóm tắt nội dung: I. Mở đầu: Giới thiệu về tình hình văn hóa an toàn hàng không ở Việt Nam và trên thế giới. Hiệu quả của phát triển Văn hóa an toàn đối với công tác quản lý an toàn II. Nội Dung thuyết minh: 1. Sự cần thiết để phát triển văn hóa an toàn: 2. Phân tích đánh giá số liệu liên quan bao gồm các nội dung: 2.1. Quá trình phát triển Văn hóa an toàn của VNA qua các thời kỳ phát triển 2.2. Những thành tựu đạt được trong công tác phát triển Văn hóa an toàn của VNA đến nay 2.3. Định hướng phát triển Văn hóa an toàn của VNA đến năm 2020 2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển Văn hóa an toàn 2.4.1. Các vấn đề liên quan đến yếu tố con người 2.4.2. Các vấn đề liên quan đến hệ thống III. Giải pháp phát triển Văn hóa an toàn 1. Duy trì thông tin, tuyên truyền , giáo dục về Văn hóa an toàn

Transcript of Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn,...

Page 1: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA AN TOÀN

Tác giả: Phòng Quản lý An toàn (SMS) – Ban An toàn Chất lượng và An ninh

Tóm tắt nội dung:

I. Mở đầu: Giới thiệu về tình hình văn hóa an toàn hàng không ở Việt Nam và trên thế giới. Hiệu quả của phát triển Văn hóa an toàn đối với công tác quản lý an toàn

II. Nội Dung thuyết minh:

1. Sự cần thiết để phát triển văn hóa an toàn:

2. Phân tích đánh giá số liệu liên quan bao gồm các nội dung:

2.1. Quá trình phát triển Văn hóa an toàn của VNA qua các thời kỳ phát triển

2.2. Những thành tựu đạt được trong công tác phát triển Văn hóa an toàn của VNA đến nay

2.3. Định hướng phát triển Văn hóa an toàn của VNA đến năm 2020

2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển Văn hóa an toàn

2.4.1. Các vấn đề liên quan đến yếu tố con người

2.4.2. Các vấn đề liên quan đến hệ thống

III. Giải pháp phát triển Văn hóa an toàn

1. Duy trì thông tin, tuyên truyền , giáo dục về Văn hóa an toàn

2. Rà roát, điều chỉnh cơ chế báo cáo

3. Hạn chế việc áp dụng các chính sách về xử phạt nghiêm khắc

IV. Kết luận:

Page 2: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

BÁO CÁO THAM LUẬN

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA AN TOÀN TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG

Phần I: Mở đầu:

Đảm bảo an toàn trong lĩnh vực hàng không dân dụng luôn là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của tất cả các hãng Hàng không ở Việt Nam và trên thế giới. Mặc dù Hàng không được đánh giá là an toàn nhất trong các phương tiện tham gia giao thông, tuy nhiên, chỉ một tai nạn máy bay xảy ra cũng dẫn tới hãng Hàng không đó trên bờ vực phá sản, do các thiệt hại về người và tài sản là quá lớn, cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia mà hãng Hàng không đó mang quốc tịch. Công tác đảm bảo an toàn hàng không hiện nay được thực hiện thông qua các trang thiết bị hiện đại, công cụ quản lý, các quy trình, quy định về an toàn, các chiến lược đầu tư cho con người và thiết bị, tuy nhiên, các lỗi sai sót xảy ra xuất phát từ sự chủ quan hay sai sót của con người và hệ thống vẫn luôn có nguy cơ xảy ra. Văn hóa an toàn là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý an toàn, góp phần hỗ trợ giảm thiểu các sự cố, tai nạn không chỉ các sự cố liên quan đến yếu tố con người mà cả các sự cố do kỹ thuật, môi trường, hệ thống... do tính hiệu quả của hệ thống báo cáo và chính sách không trừng phạt, văn hóa thông tin, văn hóa thích ứng và văn hóa học hỏi và văn hóa báo cáo. Thực tế trên thế giới đã chứng minh, nhiều hãng Hàng không phát triển Văn hóa an toàn tốt sẽ giảm thiểu được các nguy cơ xảy ra sự cố máy bay đến mức chấp nhận được.

An toàn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển bền vững của tổ chức Hàng không. Hiện nay, Tổng công ty hàng không tại Việt Nam – CTCP (gọi tắt là VNA) đã xây dựng hệ thống quản lý an toàn thông qua sự quan tâm sâu sát của Lãnh đạo và tăng cường đầu tư cho an toàn. Các vụ việc về an toàn tại tất cả các lĩnh vực được kiểm soát bằng những con số và giảm theo từng năm. Tuy nhiên, ý thức, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên (gọi tắt là CBCNV) đối với công tác an toàn còn chưa cao và cần được quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời từ các cấp lãnh đạo. Xây dựng và phát triển Văn hóa an toàn có tác động tích cực làm thay đổi nhận thức và trách nhiệm của con người về an toàn để từ đó cả lãnh đạo VNA, người lao động và khách hàng cùng hướng tới một mục đích chung của tổ chức là “đảm bảo an toàn”, giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển bền vững dựa trên giá trị cốt lõi này.

Phần II: Nội dung thuyết minh

Page 3: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

An toàn được hình thành xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội, khi mà các nhu cầu của con người về sinh học (sống, ăn, uống, ngủ, nghỉ) đã được đáp ứng đầy đủ khi đó con người phát sinh những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu được “an toàn”. Đảm bảo an toàn không chỉ cho tính mạng con người mà còn đảm bảo an toàn cho tài sản của cá nhân và tập thể. Để duy trì an toàn và phát triển bền vững thì chúng ta cần phải xây dựng và phát triển Văn hóa an toàn. Khi các giá trị về an toàn được thấu hiểu và thấm nhuần vào tư tưởng, hành vi của con người là lúc đạt tới an toàn bền vững, và đây cũng là mục tiêu của việc phát triển Văn hóa an toàn của VNA. Phát triển Văn hóa an toàn là quá trình cải tiến liên tục trong hệ thống quản lý an toàn, vì đối với Văn hóa an toàn quá trình quan trọng hơn đích đến.

Văn hóa an toàn là mọi cá nhân có trách nhiệm phát biểu và hành động phù hợp với chức năng, vị trí công việc của mình về các vấn đề an toàn. Thông qua đó nhằm hướng vào nhận diện các yếu tố nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn trực tiếp hình thành nên tai nạn do hành vi thiếu an toàn của con người; tình trạng thiếu an toàn của phương tiện; sự không thuận lợi của môi trường; sự bất cập của công tác quản lý tác động vào môi trường làm việc. Văn hóa an toàn tích cực tạo môi trường tin tưởng, chia sẻ cởi mở giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo mà không lo lắng bị trả đũa hay bị trừng phạt.

Bên cạnh các chức năng của văn hóa an toàn, khi xây dựng văn hóa an toàn, chúng ta phải dựa trên các chuẩn mực, mô hình phát triển của văn hóa an toàn bao gồm các tiêu chí như “văn hóa báo cáo, văn hóa thông tin, văn hóa học hỏi, văn hóa thích ứng, văn công bằng”. Do vậy để đạt được văn hóa an toàn ở mức tiên tiến (Generative) thì các hãng Hàng không phải đạt được 5 tiêu chí kể trên.

1. Sự cần thiết để phát triển Văn hóa an toàn

Ngày nay, đồng hành cùng với sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, ngành Hàng không Việt Nam cũng từng bước chuyển mình vươn lên và phát triển mạnh mẽ để hội nhập với Hàng không thế giới, điều này được minh chứng khi thế hệ CBCNV chúng ta được chứng kiến khi ngày càng có nhiều hãng hàng không mới được thành lập, điều này đồng nghĩa với việc môi trường cạnh tranh Hàng không này càng gay gắt và quyết liệt. Nhiều đội tàu bay to hơn, hiện đại hơn được đưa vào khai thác. Nhiều sân bay quốc tế, quốc nội tại các thành phố và các tỉnh thành được xây dựng khang trang hơn. Mạng bay quốc tế, quốc nội của cũng kết nối được nhiều và bay xa hơn. Là thành viên của nhiều tổ chức Hàng không trên

Page 4: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

thế giới như IATA... Những thành tựu kể trên không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại đa dạng của nhiều đối tượng, tầng lớp khách hàng trong nước và quốc tế mà còn góp phần vào công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển chính trị, kinh tế và xã hội tại Việt Nam, đưa khát vọng bay xa bay cao hơn nữa của Hàng không Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Khi quy mô khai thác Hàng không tại Việt Nam phát triển nhanh như vậy làm cho người ta lo sợ rằng sẽ phải đối mặt với những rủi ro mà ít người có thể lường trước được. Một câu hỏi lớn lại đặt ra đối với các nhà quản lý ngành Hàng không là làm sao để có thể khai thác “an toàn”. Đối với ngành Hàng không nói chung không có gì quan trọng hơn là “an toàn”, đảm bảo an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy công tác đảm bảo an toàn đối với từng lĩnh vực khai thác trong Ngành Hàng không luôn được lãnh đạo VNA đặc biệt quan tâm.

Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn ngày càng được cải thiện thông qua việc lắp đặt, sử dụng và quản lý các công cụ như hệ thống SMS, phần mềm phân tích dữ liệu bay.. Ngoài ra các công tác kiểm tra, đánh giá và giám sát việc tuân thủ các quy định, quy trình trong hoạt động khai thác cũng được duy trì hàng năm. Tuy nhiên, hàng tháng, hàng quý vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc, sự cố mất an toàn nghiêm trọng, uy hiếp đến an toàn của chuyến bay liên quan đến yếu tố vô tình hay chủ quan của con người. Để công tác quản lý an toàn hàng không đạt hiệu quả cao hơn nữa cần đòi hỏi sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo đến từng các khía cạnh nhỏ của các lĩnh vực trong hoạt động khai thác, do vậy phát triển Văn hóa an toàn là cần thiết góp phần lường trước và phòng ngừa, xử lý các sự cố tiềm ẩn trước khi để nó kịp thời xảy ra. Phát triển Văn hóa an toàn sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng và toàn diện về các rủi ro trong hoạt động khai thác thông qua việc duy trì một dòng chảy thông tin tốt và cuộc đối thoại có hiệu quả trong tổ chức (Văn hóa thông tin).

Nhằm hướng tới đưa ngành Hành không của Việt Nam bay xa hơn nữa, đạt nhiều thành tích hơn nữa, đáp ứng với các tiêu chuẩn an toàn không chỉ của Cục Hàng không Việt Nam (gọi tắt là CHK VN) và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của các tổ chức và hiệp hội hàng không quốc tế. Do vậy, CHK VN đánh giá việc phát triển Văn hóa an toàn trong các doanh nghiệp hàng không tại Việt Nam là một trong những điều kiện bức thiết trong xu hướng hội nhập hàng không quốc tế như hiện nay. Phát triển Văn hóa an toàn là để nâng cao và cải thiện tình hình an toàn nhằm đạt được mục tiêu “an toàn”, do vậy phát triển văn hóa an toàn phải trở thành

Page 5: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

mục tiêu phấn đấu, động lực xuất phát từ chính cái tâm và trách nhiệm của người làm nghề từ cấp lãnh đạo đến toàn thể CBCNV.

Xây dựng và phát triển Văn hóa an toàn vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức. Xây dựng và phát triển Văn hóa an toàn không chỉ trong nội bộ của tổ chức mà Văn hóa an toàn phải được lan tỏa ra cộng đồng để khách hàng cùng chung tay thấu hiểu và chia sẻ trách nhiệm an toàn với hãng hàng không. Đây chính là Văn hóa an toàn tích cực và nhờ đó sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn không chỉ cho VNA mà của cả ngành Hàng không Việt Nam.

2. Phân tích đánh giá thực trạng với các số liệu liên quan:2.1. Quá trình phát triển Văn hóa an toàn của VNA qua các thời kỳ phát triển:

VNA có bề dày lịch sử hình thành và phát triển theo lịch sử vẻ vang và rất đáng tự hào của đất nước, phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Năm 1993, VNA mới chính thức được thành lập, do vậy Văn hóa an toàn của VNA cũng có những quá trình hình thành và phát triển trải qua từ thời kỳ “sơ khai” (pathological) là khi “các vấn đề về an toàn là không quan trọng, thậm trí là vô nghĩa, các hành động chỉ được thực hiện khi có tai nạn nghiêm trọng xảy ra và chủ yếu là xác định người vi phạm và trừng phạt. Đến thời kỳ “thụ động” (reactive) là thời kỳ “an toàn được coi là gánh nặng của tổ chức, nhằm đáp ứng các yêu cầu của luật định, các hành động chỉ được thực hiện khi có các sự cố tai nạn xảy ra, các hành động chủ yếu là truy tìm người vi phạm và xử phạt”. Đến thời kỳ “Văn hóa an toàn cân nhắc” (calculative) là thời kỳ đã có sự chủ động hơn trong công tác huấn luyện đào tạo an toàn, có xem xét và tính toán các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến an toàn nhưng vẫn chưa thành hệ thống. Đến nay mức độ Văn hóa an toàn của VNA đạt gần tới mức chủ động (Proactive) là thời kỳ an toàn được coi là điều kiện tiên quyết, hệ thống báo cáo và các hậu quả an toàn được xem xét và công tác cải tiến an toàn được tiến hành thường xuyên.

Sau một quá trình nỗ lực, quyết tâm đổi mới và xây dựng hệ thống tài liệu an toàn và các tiêu chuẩn khai thác, đến năm 1980, Hàng không dân dụng Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), năm 2006 VNA đã được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Nhờ sự đầu tư, quan tâm thích đáng về con người và các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đến nay Văn hóa an toàn của VNA đã vươn lên và gần đạt

Page 6: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

mức Văn hóa an toàn chủ động (proacitve). Số sự cố an toàn cũng vì thế giảm theo từng năm và được thể hiện qua những con số. Đây là phần thưởng quý giá nhất đối với sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của toàn thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên VNA đối với công tác an toàn.

2.2. Những thành tựu đạt được trong công tác phát triển Văn hóa an toàn của VNA đến nay:

Ngày nay, nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển Văn hóa an toàn đối với việc duy trì, giảm thiểu các sự cố, phòng ngừa tai nạn trong hoạt động khai thác hàng không, từ năm 2012, VNA đã xác định phát triển Văn hóa an toàn vừa là mục tiêu vừa là động lực phấn đấu nhằm hướng tới mục đích chung của tổ chức là đưa VNA trở thành một hãng Hàng không 4 sao và được ưa chuộng trong khu vực cả về an toàn và chất lượng dịch vụ, sánh ngang tầm với các hãng hàng không hiện đại trên thế giới vào năm 2020.

Phát triển Văn hóa an toàn bước đầu thể hiện qua việc phối hợp với tổ chức tư vấn an toàn Hàng không GSH, triển khai khảo sát Văn hóa an toàn đối với các cơ quan đơn vị thuộc khối khai thác trên tất cả các lĩnh vực khai thác bay, khai thác mặt đất và kỹ thuật, từ đó đưa ra những điểm đạt, những điểm chưa đạt đang tồn tại trong hệ thống quản lý an toàn của VNA.

Căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả khảo sát của GHS công bố mức độ văn hóa an toàn của VNA đang ở mức 3.8/5,với quyết tâm không thỏa mãn và chủ quan với kết quả hiện tại, VNA đã triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp nhằm hướng tới đạt được mục tiêu an toàn cao hơn nữa, nâng mức độ văn hóa an toàn lên mức 4 vào năm 2020, cụ thể như: Lấy lực lượng thanh niên trẻ, nhiệt huyết trong VNA làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền về văn hóa an toàn; Phổ biến sâu rộng các thông tin về an toàn trên các Website nội bộ, Portal, tập san “Bản Tin” nội bộ của VNA; Tổ chức cuộc vận động đóng góp ý tưởng sáng kiến của CBCNV, khuyến khích CBCNV báo cáo, chia sẻ các thông tin về an toàn. Không chỉ tập trung phát triển Văn hóa an toàn trong nước, VNA còn mở rộng công tác tuyên truyền Văn hóa an toàn ra các Văn phòng đại diện của VNA ở nước ngoài thông qua việc tổ chức các lớp huấn luyện Văn hóa an toàn cho các Cán bộ đại diện; Triển khai vận động toàn thể CBCNV tham gia hưởng ứng tìm hiểu về Văn hóa an toàn do Cục Hàng không tổ chức và đạt được một số giải thưởng cao trong cuộc thi. Các cuộc thi đã có những ảnh hưởng tích cực, góp phần vào công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích CBCNV cùng tham gia vào công tác đảm bảo an toàn. Ngoài ra, VNA tiến hành tổ chức huấn luyện về Văn hóa an toàn cho toàn thể

Page 7: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

CBCNV trong Tổng công ty tại 3 miền Bắc, Trung , Nam. Trong năm 2013, VNA đã huấn luyện được tổng số 9 lớp cho hơn 700 học viên.

Năm 2014, VNA đã thực hiện huấn luyện 22 lớp về văn hóa an toàn cho tổng số trên 500 học viên. Năm 2015, dự kiến huấn luyện thêm 20 lớp với tổng số khoảng 400 học viên. Công tác huấn luyện nhằm tập trung vào các vấn đề cơ bản như: trách nhiệm đối với công tác an toàn, tìm hiểu về các chức năng của Văn hóa an toàn, lợi ích của phát triển Văn hóa an toàn, giới thiệu về hệ thống báo cáo, văn hóa không trừng phạt, văn hóa thông tin... Công tác huấn luyện và tuyên truyền về Văn hóa an toàn giúp CBCNV hiểu rõ hơn về trách nhiệm của cá nhân đối với công tác an toàn, lợi ích của công tác báo cáo, chia sẻ thông tin và hiểu biết về văn hóa không trừng phạt… để từ đó có ứng hành vi ứng xử phù hợp khi đối diện với các tình huống mất an toàn.

Trong tiến trình phát triển Văn hóa an toàn không thể thiếu sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo trong VNA, vì lãnh đạo là người gương mẫu và tiên phong trong công tác xây dựng và phát triển Văn hóa an toàn. Xác định đây là mục tiêu chung, VNA đã tổ chức các hội thảo về văn hóa an toàn dành cho lãnh đạo cấp cao trong Tổng công ty. Hội nghị thành công khi luôn được sự góp mặt đầy đủ của các cấp lãnh đạo, điều này thể hiện được sự quan tâm đặc biệt và sâu sát của của các cấp lãnh đạo VNA đối với công tác phát triển Văn hóa an toàn, thể hiện đúng vai trò người dẫn dắt, đặt nền móng trong công tác xây dựng và phát triển Văn hóa an toàn.

Bên cạnh những việc làm cụ thể như trên, phát triển Văn hóa an toàn còn thể hiện qua các chiến lược phát triển của VNA như đầu tư cho con người và thiết bị: Hiện nay, VNA đang sở hữu đội tàu bay hiện đại, mới nhất và an toàn nhất bao gồm các thế hệ máy bay mới gồm tàu bay A350-900 và B787-9, đây là đội ngũ tàu bay được các chuyên gia đánh giá là có độ an toàn cao, tiết kiệm nhiên liệu và chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua sự tiện nghi của tàu bay, sự an toàn của mỗi chuyến bay.

Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, nâng cao năng lực phát hiện, xử lý mối nguy hiểm và rủi ro an toàn, trong thời gian tới VNA sẽ cho triển khai áp dụng hệ thống quản lý tổng thể an toàn và chất lượng (AQD – Aviation Quality Database) và hệ thống quản lý sự mỏi mệt (FRMS - Fatigue Risk Management Systems) vào quá trình quản lý an toàn. Khi hệ thống AQD đưa vào

Page 8: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

áp dụng sẽ tích hợp quản lý tổng thể cả về an toàn và chất lượng trong hoạt động khai thác. Đối với hệ thống FRMS sẽ xử lý được tình trạng mệt mỏi hiện nay đang xảy ra trong hoạt động khai thác bay, phòng ngừa các vụ việc, sự cố, tai nạn xảy ra liên quan đến yếu tố con người do mệt mỏi và thiếu ngủ gây ra.

Để quản lý và vận hành hiệu quả hệ thống an toàn phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, nhiệt huyết để đảm đương công tác an toàn. VNA không ngừng đầu tư cho kế hoạch phát triển con người thông qua công tác huấn luyện về an toàn được tổ chức hàng năm ở trong nước và nước ngoài. VNA tự hào với đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn trẻ, đầy nhiệt huyết được trang bị những kiến thức an toàn chuyên sâu, chắc chắn sẽ là lực lượng nòng cốt đưa VNA vững vàng phát triển, tiến xa hơn trong ngành hàng không trong khu vực và trên thế giới.

Với quyết tâm cao và nỗ lực hết mình trong việc phát triển văn hóa an toàn hướng tới mục tiêu làm thay đổi nhận thức, tư duy, cách nhìn nhận các vấn đề về an toàn tới từng thành viên trong tổ chức, vì tư duy đúng, nhận thức đúng thì sẽ đi tới hành động đúng. Đến nay, VNA có thể tự hào công bố số vụ việc, sự cố uy hiếm an toàn trong tất cả các lĩnh vực ngày càng có xu hướng giảm cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, cụ thể như sau:

Tỷ lệ sự cố trên 10.000 chuyến bay của từ 2010 đến T9/2015 luôn có xu hướng giảm.

Bảng 1: Tỷ lệ sự cố trên 10.000 chuyến bay

Page 9: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

Năm 2010 tỷ lệ sự cố trên 10.000 chuyến bay của VNA đạt 30,61/10.000 chuyến bay, thì đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 13,18/10.000 chuyến bay và 9 tháng đầu năm 2015 thì duy trì ở 12,53/10.000 chuyến bay.

Bảng 2: Tỷ lệ sự cố / 10.000 chuyến bay theo từng lĩnh vựcCác nguyên nhân chủ yếu: Sự cố có nguyên nhân do hỏng hóc kỹ thuật (độ

tin cậy của thiết bị): Năm 2010 là 23,91 sự cố / 10.000 chuyến bay thì đến năm 2014 chỉ còn 6,63 sự cố / 10.000 chuyến bay, đến 9 tháng đầu năm 2015 duy trì khoảng 6,87 sự cố / 10.000 chuyến bay. Các sự cố do khai thác bay và khai thác mặt đất có chỉ số thấp hơn, cụ thể được nêu tại Bảng 2.

Điều đáng ghi nhận ở đây là một số CBCNV, những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại sân đỗ, tàu bay những người mà trước đây còn hiểu mơ hồ về ý nghĩa của hai chữ “an toàn” hay thờ ơ với hệ thống báo cáo, thì đến nay đã chủ động và mạnh dạn hơn trong công tác nhận diện và báo cáo sự cố, ví dụ như: trước đây khi làm việc tại sẫn đỗ hay trên tàu bay, thiết bị bảo hộ lao động của công nhân thường bị hút vào trong động cơ hay thiết bị của tàu bay, nhưng họ thường thờ ơ và dấu diếm cho tới khi có những hỏng hóc kỹ thuật xảy ra. Đến nay, theo thống kê an toàn khai thác tại tất cả các lĩnh vực, nhiều trường hợp mất an toàn đều được công nhân báo cáo trung thực và các cơ quan đơn vị quản lý đã có hành động xử lý, khắc phục kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật tàu bay, hay làm chậm hủy chuyến bay. Ở đây thể hiện rõ sự chuyển biến rõ rệt mang tính tích cực về nhận thức và trách nhiệm của từng CBCNV đối với tổ chức, và ngược lại tổ chức đã tạo được niềm tin đối với nhân viên thông qua việc áp dụng hiệu quả chính sách văn hóa không trừng phạt, thiết lập môi trường làm việc thân thiện, gần gũi, cởi mở.

Page 10: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

Các sự cố liên quan đến yếu tố con người cũng vì thế giảm. Điều này minh chứng cho sự phát triển Văn hóa an toàn tại VNA đã có những bước cải thiện đáng kể ngoài những con số đã được liệt, còn có nhiều các đơn vị điển hình và cá nhân tiêu biểu đã có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển Văn hóa an toàn của VNA.

Trong năm 2014, VNA đã chủ động tiên phong trong công tác xây dựng các kế hoạch triển khai chương trình đánh giá an toàn khai thác nâng cao E-IOSA. Được sự quan tâm chỉ đạo định hướng của lãnh đạo VNA, cùng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và những kinh nghiệm đã thu được từ các lần đánh giá trước, ngày 1/6-5/6/2015, VNA đã thực hiện thành công chương trình E- IOSA do tổ chức ACS (Aviation Compliance Solution) đánh giá với kết quả đánh ghi nhận là “0 Finding và 9 Observations). Điều này khẳng định VNA luôn giữ vững và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng của IATA, đây là cơ sở để VNA có thể tự tin, vững vàng hội nhập với ngành Hàng không thế giới.

Xây dựng, phát triển Văn hóa an toàn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong tổ chức chính vì vậy VNA luôn khuyến khích mọi thành phần cán bộ, công nhân viên tham gia vào công tác quản lý an toàn của VNA, thông qua hình thức đóng góp các ý tưởng, sáng kiến để xây dựng và cải thiện tình hình an toàn, làm báo cáo an toàn thông qua kênh báo cáo bí mật và báo cáo tự nguyện. Tuy nhiên hiện nay số lượng và chất lượng báo cáo vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng với đòi hỏi của hệ thống, gây khó khăn cho công tác nhận diện và quản lý rủi ro.

Hơn nữa, để duy trì được an toàn chủ yếu phải dựa vào các hoạt động chia sẻ thông tin, do vậy để thông tin an toàn được lan tỏa thì các kênh truyền thông phải đa dạng, thông tin phải phản ánh trung thực, rõ ràng và chính xác mức độ của sự cố. Đặc biệt thông tin, chia sẻ về báo cáo giảng bình các vụ việc, sự cố an toàn nhằm đưa ra các bài học rút kinh nghiệm, tránh sự cố tương tự lặp lại. Nhận thức được trách nhiệm của đơn vị là những người làm việc trực tiếp tại nhà ga, sân bay. Các đơn vị tuyến trước của VNA chủ động triển khai kế hoạch phát triển Văn hóa tại đơn vị bằng các hình thức tuyên truyền giáo dục khác nhau, mọi nơi mọi địa điểm phù hợp, thông qua câu chuyện tình huống có thật, bảng biểu, tranh ảnh màu sắc hay băng dôn tuyên truyền về an toàn, đã tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Ngoài ra, còn có những buổi thảo luận, nói chuyện cởi mở, gần gũi giữa nhân viên và lãnh đạo, không có sự phân cấp đã tạo động lực và sự tin tưởng cho công nhân viên tự nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với công việc và công tác đảm bảo an toàn.

Page 11: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

2.3. Định hướng phát triển Văn hóa an toàn của VNA đến năm 2020:

Không thỏa mãn chủ quan với kết quả đạt được trong công tác đảm bảo và duy trì an toàn, lãnh đạo của VNA tiếp tục xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển Văn hóa an toàn đến năm 2020, nhằm đưa VNA phát triển toàn diện trên các lĩnh vực về an toàn và dịch vụ, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đạt 4 sao đến năm 2020.

- Tiếp tục duy trì và không ngừng cải tiến về an toàn thông qua việc phát huy những kết quả, thành tích đạt được trong công tác phát triển Văn hóa an toàn trong thời gian tới, qua từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển Văn hóa an toàn mới.

- Tiếp tục vận động, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về công tác Văn hóa an toàn. Tuyên truyền, huấn luyện về Văn hóa an toàn là phương tiện chuyển tải thông điệp về các giá trị Văn hóa an toàn mạnh mẽ nhất tới từng cán bộ công nhân viên, từ đó có tác động thay đổi tư duy, nhận thức, trách nhiệm theo hướng tích cực về công tác an toàn.

- Nâng cao cả về số lượng và chất lượng báo cáo an toàn, vì một hãng hàng không mạnh là một hãng nhận được nhiều báo cáo an toàn có nội dung rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Báo cáo an toàn là cơ sở để nhận diện và phân tích rủi ro an toàn để từ đó các nhà quản lý đưa ra các khuyến cáo và các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro có nguy cơ mất an toàn tiểm ẩn. Nâng cao số lượng báo cáo thông qua việc động viên, khuyến khích, hướng dẫn cán bộ công nhân viên chủ động làm báo cáo. Cải tiến hệ thống báo cáo thông qua các cơ chế báo cáo và cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác báo cáo.

- Phát triển văn hóa không trừng phạt để xây dựng môi trường làm việc tin tưởng, cởi mở giữa lãnh đạo và nhân viên. Phát triển văn hóa không trừng phạt tiến tới là không có nhân viên nào bị trừng phạt với các lỗi do sơ ý mà chỉ các lỗi do cẩu thả nghiêm trọng và cố tình mới bị xem xét trừng phạt, hình phạt được coi là biện pháp cuối cùng. Các chính sách về trừng phạt và các danh giới của mức độ vị phạm phải được công bố hiệu quả tới cán bộ công nhân viên được biết.

- Phát triển văn hóa thông tin góp phần cải thiện tình hình an toàn thông qua việc thông tin an toàn phải được công bố rỗng rãi và kịp thời tới từng cán bộ, công nhân viên để biết, tổ chức họp bình giảng, rút kinh nghiệm, học hỏi từ các sự cố mất an toàn đã xảy ra nhằm tránh các sự cố tương tự lặp lại và có mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn.

2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển Văn hóa an toàn:

Page 12: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

2.4.1. Các sự cố liên quan đến yếu tố con người: Trong hoạt động khai thác hàng không, không có chỗ cho sự chủ quan hay tự

mãn với những thành tích và kết quả đạt được vì nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn mất vẫn luôn thường trực và sẽ xảy bất cứ khi nào khi mà sự chủ quan, lơ đễnh của con người bị coi nhẹ. Bên cạnh những thành tích đạt được trong việc phát triển Văn hóa an toàn vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định liên quan đến yếu tố con người làm ảnh hưởng đến tình hình khai thác, như vẫn xảy ra các vụ việc, sự cố do chủ quan, không tập trung, không tuân thủ nghiêm theo các quy định, quy trình hướng dẫn khai thác, không tiến hành giám sát và kiểm tra chéo, thiếu trung thực trong công tác báo cáo sự cố, che giấu lỗi do sợ bị kỷ luật gây tốn kém và mất nhiều thời gian để điều tra, thiếu chủ động cập nhật các thông tin về an toàn. ..

Đặc biệt trong lĩnh vực khai thác mặt đất, các sự cố do yếu tố con người đang xảy ra phổ biến và có chiều hướng gia tăng, có tính chất lặp lại như các vụ việc do không tuân thủ các quy trình hướng dẫn khai thác, trang thiết bị mặt đất va chạm với tàu bay gây móp và rách tàu bay, hàng hóa nguy hiểm không khai báo, lái xe vượt quá tốc độ quy định, chứng chỉ hành nghề hết hạn nhưng không báo cáo hay không được tổ chức giám sát, chất xếp tải không đúng quy định làm hỏng hóc thất lạc hành lý của hành khách, công tác kiểm soát hành khách vẫn để sót hành khách lên nhầm tàu bay.

Các cụ việc liên quan đến yếu tố con người trong lĩnh vực khai thác bay như: thợ máy, tổ bay không thực hiện nghiêm quy trình đóng, mở cửa hay arm và disarm, khi mở cửa thoát hiểm làm bung thuyền phao dẫn tới chậm chuyến bay, phát sinh chi phí khai thác.

Trong lĩnh vực Kỹ thuật sai sót chủ yếu do chủ quan, thiếu công tác giám sát, kiểm tra chéo của nhân viên kỹ thuật, sự thiếu chủ động trong công tác phát hiện các hỏng hóc phát sinh dẫn đến tình trạng tàu bay phải dừng chờ, quay lại sân đỗ do hỏng hóc kỹ thuật.

Các sự việc, sự cố do yếu tố con người tại các lĩnh vực khai thác vẫn hàng ngày, hàng giờ xảy ra trong các hoạt động khai thác hàng không, do vậy đòi hỏi VNA phải có sự kiểm tra giám sát liên tục. Nếu thiếu các hoạt động kiểm tra phù hợp, thì sẽ chẳng bao giờ có thể nhận ra các sai lầm. Ngay cả những sự cố nhỏ nhất như hư hỏng thiết bị hay suýt va chạm trên đường bay cũng là những mầm mống khiến thảm họa lớn xuất hiện, đặc biệt nếu người ta không ghi lại sư cố để làm bài học rút kinh nghiệm.

Page 13: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

Khách hàng luôn là mục tiêu phát triển của tất cả các hãng hàng không, mọi cải tiến, thay đổi hay quản lý về an toàn đều hướng vào khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu đi lại, tiện ích của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng cũng là đối tượng gây ra các nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn,ảnh hưởng đến an toàn của chuyến bay, nguyên nhân chủ yếu do khách hàng hạn chế kiến thức về an toàn hàng không. Những vụ việc do khách gây lên như tự ý mở cửa thoát hiểm (vụ việc điển hình xảy ra ngày 10.5.2015 trên VN7810/ATR72/PQC-SGN, khách hàng ghế 1A tự ý mở cửa thoát hiểm khi đang boarding, tiếp viên lập biên bản và chuyến bay chậm 1 giờ so với giờ dự định cất cánh). Hay các loại hình vi phạm khác như: mang các vật dụng thiết bị mất an toàn lên chuyến bay, lấy áo phao trên máy bay, hút thuốc, sử dụng điện thoại di động, không thắt dây an toàn, đe dọa có bom trong hành lý, không tuân thủ theo hướng dẫn an toàn của nhân viên phi hành đoàn... Do vậy công việc tuyên truyền, trang bị cho khách hàng những kiến thức an toàn nhất định trước khi tham gia vào an toàn giao thông hàng không là cần thiết. Nhằm trang bị kiến thức an toàn có hành khách, VNA đã tiến hành phối hợp với các tạp chí, các kênh truyền hình thực hiện các đoạn phim ngắn nhằm quảng bá hình ảnh và tuyên truyền giáo dục các thông tin, quy định an toàn, an ninh cần thiết trên máy cho khách hàng trước khi đi thực hiện chuyến bay.

2.4.2. Vấn đề tồn tại trong hệ thống:

Hệ thống báo cáo là kênh thu thập các thông tin về an toàn hiệu quả nhất từ tất cả các lĩnh vực trong hoạt động khai thác, hỗ trợ tích cực cho công tác nhận diện các nguy cơ mất an toàn và quản lý rủi ro. Theo nhận định của các chuyên gia về Hàng không một hãng hàng không mạnh là một hãng hàng không phải nhận được nhiều báo cáo an toàn trong đó bao gồm nhiều loại như: báo cáo bí mật, báo cáo tự nguyện. Thông qua số lượng báo cáo an toàn nhận được, thể hiện ý thức trách nhiệm cao không chỉ của CBCNV đối với công tác an toàn, mà còn thể hiện được vai trò của các cấp lãnh đạo qua việc thực hiện tốt cam kết về phát triển văn hóa không trừng phạt trong tổ chức khi “những lỗi sơ ý sẽ không bị trừng phạt mà chỉ trừng phạt với hành động có chủ ý, cố tình”.

Hiện nay, việc chấp hành báo cáo an toàn tại đại bộ phận các cơ quan đơn vị trong VNA nhìn chung là tốt, tuy nhiên còn tồn tại một số bất cập, khi CBCNV chưa thực sự chủ động báo cáo sự cố, còn có người che đậy, giấu diếm thông tin làm hạn chế cho công tác quản lý an toàn, nhận diện và quản lý rui ro. Theo số liệu báo cáo an toàn thì số lượng báo cáo sự cố bắt buộc và báo cáo định kỳ của VNA đã và đang hoạt động rất tốt, tuy nhiên đối với hệ thống báo cáo bí mật và báo cáo

Page 14: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

tự nguyện vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Một câu hỏi đặt ra là tại sao sau nhiều năm áp dụng hệ thống quản lý an toàn và xây dựng các kênh báo cáo, đến nay số lượng báo cáo bí mật và báo cáo tự nguyện vẫn chưa thể phát huy tác dụng như mong muốn của nhà khai thác. Phải chăng do nhân viên chưa biết, chưa hiểu về phương thức báo cáo, các kênh báo cáo và lợi ích của việc báo cáo, hay các cấp lãnh đạo cần tạo thêm niềm tin đối với nhân viên thông qua việc thực hiện cam kết và những việc làm cụ thể.

Theo một kết quả đánh giá của Airbus đối với VNA trong năm 2014 trong đó có về hệ thống báo cáo, họ cho rằng hiện nay hầu hết nhân viên của VNA chưa hiểu hết về lợi ích của công tác báo cáo, lý do phải báo cáo, lấy và gửi thư báo cáo an toàn ở đâu. Đối với khảo sát Văn hóa an toàn do GHS thực hiện năm 2012 thì cho rằng hệ thống báo cáo bí mật và tự nguyện của VNA chưa hoạt động hiệu quả, những báo cáo an toàn chủ yếu nhận được là các báo cáo an toàn theo luật định (như báo cáo bắt buộc và báo cáo định kỳ). Tiếp theo đó là những lý giải mà các chuyên gia đánh họ đưa ra là hiện nay phần lớn nhân viên của VNA ngại làm báo cáo an toàn một phần là do ảnh hưởng của nền văn hóa Á đông và văn hóa của Việt Nam ngại va chạm, sống kín đáo và không cởi mở và không sẵn sàng chia sẻ các suy nghĩ cá nhân, che giấu sự thật; lý do thứ hai là sợ liên đới trách nhiệm, gặp rắc rối; lý do thứ ba là sợ bị trừng phạt và hỏng sự nghiệp khi báo cáo sự thật do ở đâu đó trong hệ thống vẫn tin rằng chỉ có trừng phạt mới có thể giảm được các sự cố trong hoạt động khai thác. Ngoài ra, việc nhân viên cố tình che giấu sự cố, không báo cáo sẽ gây khó khăn cho công tác bình giảng, kết luận nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

Nguyên nhân của các tồn tại trong công tác báo cáo một phần xuất phát từ cơ chế báo cáo của tổ chức như: Hệ thống các tiêu chí báo cáo chưa đầy đủ, rõ ràng; Phương thức báo cáo chưa cụ thể; Các lãnh đạo các đơn vị còn thờ ơ trong việc hướng dẫn chi tiết cho công nhân viên làm báo cáo và quán triệt sâu rộng tới công nhân viên về lợi ích của công tác báo cáo. Hệ thống báo cáo chưa được đầu tư thích đáng với vai trò quan trọng của nó; Các quy định đối với công tác báo cáo như hòm thư báo cáo và các mẫu báo cáo, văn hóa không trừng phạt không và phương thức xử lý báo cáo còn mang tính hình thức chưa hoạt động hiệu quả, chưa có một chương trình hay kế hoạch cụ thể nào đối với việc vận động, khuyến khích làm báo cáo.

Hiện tượng ít báo cáo sự cố đang khiến không chỉ các hãng hàng không tại Việt Nam và Châu Á khó rút kinh nghiệm và dễ gặp thảm họa hàng không lớn, an

Page 15: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

toàn đã và đang trở thành một mối quan ngại trong khu vực sau một vài thảm họa lớn xảy ra gần đây. Đây là điều quan trọng vì ngành hàng không chủ yếu dựa vào sự minh bạch và hoạt động chia sẻ thông tin để đảm bảo các yếu tố an toàn.

III. Giải pháp phát triển Văn hóa an toàn:

Không chỉ riêng tại Việt Nam và ở nhiều các quốc gia Châu Á “Văn hóa che đậy” đang là mối nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn khi các sự cố về an toàn không được báo cáo một cách trung thực và đầy đủ. Trong thời gian qua, xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng tại châu Á. Theo tổ chức ICAO cho rằng họ nghi ngờ về các kết quả thu được từ châu Á chưa phản ánh bức tranh thực tế ngoài những vụ tai nạn do người ta không thể che giấu được. Một trong những lý do mà số lượng báo cáo thấp là do cơ chế báo cáo và châu Á thường có truyền thống trừng phạt nặng những cá nhân, tổ chức gây tai nạn nên họ ngại làm báo cáo khi sự cố xảy ra. Vậy, Để phát triển Văn hóa an toàn tăng số lượng và chất lượng về báo cáo thì theo tôi cần phải có những giải pháp sau: Liên tục tuyên truyền, huấn luyện về Văn hóa an toàn nhằm nâng cao nhận thức; Xem xét điều chỉnh cơ chế báo cáo (phải mạnh, quyết liệt); Hạn chế áp dụng các chính sách trừng phạt đối với nhân viên với sai sót do sơ ý.

1. Liên tục thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn:

Phát triển Văn hóa an toàn là một quá trình cải tiến không ngừng nghỉ, do vậy các hoạt động liên quan cũng phải được duy trì một cách liên tục. Cách tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất để truyền tải được chiến lược, kế hoạch phát triển và khát vọng của tổ chức tới CBCNV là thông tin, tuyền truyền và giáo dục. Để các thông tin an toàn được truyền tải kịp thời, sâu rộng thì phải có các kênh truyền thông đa dạng. Hiện nay, tại VNA đã xây dựng được các kênh truyền thông rất đa dạng, do vậy thông tin có thể được đăng tải trên các trang wed nội bộ, bản tin portal, email, nhắn tin, gọi điện, tạp chí hàng không, các bảng tin được thiết lập tại cơ quan đơn vị…Dựa trên các công cụ truyền thông sẵn có, công tác tuyên truyền, thông báo các thông tin an toàn sâu rộng trong tổ chức dễ dàng được triển khai và không phát sinh thêm nhiều chi phí. Đối với công tác huấn luyện cũng vậy, VNA có đội ngũ giáo viên an toàn đã được phê chuẩn, có trình độ năng lực chuyên môn và phẩm chất cao và sẵn sàng tham gia huấn luyện theo các kế hoạch của tổ chức. Các cơ sở đào tạo của VNA với đầy đủ các trang thiết bị giảng dạy tại ba miền Bắc, Trung, Nam có thể đáp ứng với nhu cầu đào tạo của các cơ quan đơn vị tại các miền.

2. Xem xét điều chỉnh cơ chế báo cáo đảm bảo đủ mạnh:

Page 16: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

Thông tin báo cáo là đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý an toàn góp phần nhận diện các mối nguy hiểm để thực hiện công việc quản lý rủi ro. Việc chấp hành tốt công tác báo cáo an toàn có ý nghĩa quyết định trong việc giảm thiểu sự cố, tai nạn, thể hiện ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức. Do vậy cần phải xem xét rà soát và điều chỉnh cơ chế báo cáo mạnh hơn (như các quy trình, quy định báo cáo; phương thương thức hoạt động bao gồm: tiêu chí báo cáo, cách thức báo cáo, các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể…), quyết liệt hơn nữa thoát ra khỏi tính hình thức, bệnh thành tích khi nó mới có hy vọng thoát khỏi tình trạng ảm đạm của công tác báo cáo an toàn như hiện nay. Để triển khai thành công giải pháp này không phải đầu tư nhiều chi phí tốn kém mà chỉ cần sự nỗ lực, quyết tâm và lòng yêu nghề của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong tổ chức.

3. Hạn chế tối đa việc áp dụng các chính sách trừng phạt đối với nhân viên

Truyền thống coi nặng quy định trừng phạt nghiêm đối với CBCNV khi để xảy ra các sai sót uy hiếp an toàn, bất kể là lỗi đó là do sơ xuất hay cố tình vẫn xảy ra đâu đó trong hoạt động khai thác đã gián tiếp tác động làm hạn chế số lượng báo cáo an toàn như hiện nay. Chắc chắn sẽ không có ai tự nguyện làm báo cáo an toàn nếu họ biết rằng họ sẽ bị liên lụy, bị xử phạt và thậm chí mất việc. Trừng phạt đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực của CBCNV khi xảy ra sai lầm, do vậy giấu diếm, che đậy thông tin càng nhiều càng tốt. Hình thức trừng phạt không làm giảm thiểu được các sự cố, tai nạn mà có tác dụng ngược lại nguy hiểm hơn. Do vậy các chính sách về xử phạt cần phải được lãnh đạo các cơ quan đơn vị xem xét, điều chỉnh lại phù hợp, tránh mang tính hình thức.

IV. Kết luận:

Phát triển Văn hóa an toàn là nhu cầu phát triển tất yếu của các hãng Hàng không trên thế giới, giúp các hãng Hàng không tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhằm đáp ứng đòi hỏi về an toàn ngày càng cao của khách hàng. Văn hóa an toàn góp phần duy trì an toàn trong hoạt động khai thác chủ yếu thông qua các hoạt động về nâng cao nhận thức của con người để từ đó hành động an toàn hơn.

Quá trình hình thành và phát triển Văn hóa an toàn của VNA trải qua và gắn liền với các giai đoạn phát triển của đất nước, từ thời kỳ Văn hóa an toàn sơ khai, Văn hóa an toàn thụ động, Văn hóa an toàn cân nhắc. Nhờ sự đầu tư, quan tâm thích đáng về con người và các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đến nay Văn hóa an

Page 17: Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý an toàn, …static.antoangiaothong.gov.vn/Uploaded/documents/bc tham... · Web viewĐược sự quan tâm chỉ đạo định

toàn của VNA đã vươn lên và gần đạt mức Văn hóa an toàn chủ động (proactive). Mức độ sự cố an toàn nghiêm trọng cũng vì thế giảm theo từng năm, đến nay VNA tự hào khi 17 năm không để xảy ra tai nạn hàng không, tạo được hình ảnh, uy tín tốt đối với khách hàng trong và ngoài nước, xứng đáng với sự tin cậy mà Đảng và Nhà nước giao phó. Đây được coi là phần thưởng quý giá nhất đối với sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của toàn thể lãnh đạo và CBCNV của VNA đối với công tác an toàn. Chắc chắn rằng những kết quả này sẽ đem đến cho tất cả CBCNV của VNA nhiều động lực, niềm tin và sức mạnh để chung tay, tiếp tục phấn đấu đưa VNA phát triển trở thành hãng Hàng không hàng đầu trong khu vực vào một ngày không xa.