Nhà trọ bi hài kí (phần 1)

3
Nhà trọ bi hài kí (P1) Từ lâu, một luật bất thành văn đó là chủ muốn gì thì cứ làm theo như thế. “Ở được thì ở, không ở được thì đi”. Họ cậy có nhà, còn người đi thuê dù phải bỏ tiền ra thuê cũng khó mà thoải mái. Nhiều thứ “luật” được đặt ra mà người thuê chỉ biết chấp hành, không thể phản đối. Mất tiền vì chưa đủ 1 tháng Từ trước tới nay, một quy luật bất thành văn với những người đi tìm nhà mà muốn chủ nhà giữ phòng cho mình đó là đưa vài trăm gọi là đặt cọc. Nếu sau đó người đi tìm nhà tìm được căn phòng ưng ý hơn thì lại tiếp tục thực hiện thủ tục kia với chủ nhà đồng thời vĩnh biệt số tiền đã đặt cọc ở nhà trước. Đây được coi là chuyện bình thường với những người chỉ tìm nhà một lần là đã ưng ý. Nhưng một số người, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà phải chuyển nhà liên tục thì số tiền phải bỏ ra đặt cọc có lẽ còn nhiều tiền hơn số tiền phải bỏ ra để trả tiền nhà. Nhất là khi tiền ngày càng mất giá như hiện nay thì sinh viên sẽ ngày càng mất nhiều còn chủ nhà càng thu lợi lớn. Tìm nhà phải đặt cọc để giữ chỗ. Thuê được nhà lại cũng phải mất một khoản “nho nhỏ”. Các chủ nhà trọ thường đặt ra quy định này để nhằm giữ chân các sinh viên. Họ lý giải theo cái lí của người chủ là “Cháu mà bỏ đi không báo thì bác biết sao được. Cứ yên tâm, khi nào chuyển đi bác sẽ trả lại”. Thế nhưng, nhiều chủ nhà tham lam thường muốn chiếm đoạt nốt số tiền đặt cọc của sinh viên dù rằng tiền nhà vẫn nhận hàng tháng và số tiền nhận được là không ít. Trong bản hợp đồng thuê nhà sẽ luôn có câu: “Trước khi chuyển phải báo trước cho chủ nhà 1 tháng nếu không sẽ bị mất toàn bộ số tiền đặt cọc”. Có nơi dễ tính hơn thì cho 15 ngày. Chủ nhà thường viện một cái lí do rất hài hước đó là “phải báo trước 1 tháng vì bác cần thời gian để tìm người thuê”. Thực ra, với nhu cầu lớn những người đi làm mà đi học ở HN hiện nay thì phòng gần như lúc nào cũng thiếu. Cái lí do đó chỉ là một trong số ít những chiêu giữ sinh viên của nhiều chủ nhà trọ. Với thời gian một tháng, ít chủ nhà nào có khả năng kiên nhẫn chờ đợi, họ thường sẽ cho người khác thuê để nhận tiền tươi luôn. Người nào đợi được thì sinh viên lại thiệt. Vừa phải trả tiền nhà một tháng ở chỗ mới vừa mất tiền ở chỗ đang ở. Mỗi lần đi tìm nhà là một lần sinh viên lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Huy, sinh viên năm 4 trường Bách khoa cho hay: “Chủ cũ khó tính nên phải chuyển. Mỗi lần chuyển nhà, tiền nhà mới, tiền nhà cũ, tiền vận chuyển rồi mua sắm đồ đạc ít cũng tầm 2, 3 triệu. Tiền phụ huynh cho không đủ đành phải vay mượn bạn bè rồi sau lấy tiền gia sư mà trả nợ thôi.” Một giải pháp được đặt ra là báo trước tìm nhà sau nhưng cũng chỉ thích hợp với một số người may mắn tìm được phòng ưng ý. Báo xong với nhà chủ đồng nghĩa tự cắt hợp đồng của mình.

description

mẩu chuyện nhỏ của tôi

Transcript of Nhà trọ bi hài kí (phần 1)

Page 1: Nhà trọ bi hài kí (phần 1)

Nhà trọ bi hài kí (P1)

Từ lâu, một luật bất thành văn đó là chủ muốn gì thì cứ làm theo như thế. “Ở được thì ở, không ở được thì đi”. Họ cậy có nhà, còn người đi thuê dù phải bỏ tiền ra thuê cũng khó mà thoải mái. Nhiều thứ “luật” được đặt ra mà người thuê chỉ biết chấp hành, không thể phản đối.

Mất tiền vì chưa đủ 1 tháng

Từ trước tới nay, một quy luật bất thành văn với những người đi tìm nhà mà muốn chủ nhà giữ phòng cho mình đó là đưa vài trăm gọi là đặt cọc. Nếu sau đó người đi tìm nhà tìm được căn phòng ưng ý hơn thì lại tiếp tục thực hiện thủ tục kia với chủ nhà đồng thời vĩnh biệt số tiền đã đặt cọc ở nhà trước.

Đây được coi là chuyện bình thường với những người chỉ tìm nhà một lần là đã ưng ý. Nhưng một số người, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà phải chuyển nhà liên tục thì số tiền phải bỏ ra đặt cọc có lẽ còn nhiều tiền hơn số tiền phải bỏ ra để trả tiền nhà. Nhất là khi tiền ngày càng mất giá như hiện nay thì sinh viên sẽ ngày càng mất nhiều còn chủ nhà càng thu lợi lớn.

Tìm nhà phải đặt cọc để giữ chỗ. Thuê được nhà lại cũng phải mất một khoản “nho nhỏ”. Các chủ nhà trọ thường đặt ra quy định này để nhằm giữ chân các sinh viên. Họ lý giải theo cái lí của người chủ là “Cháu mà bỏ đi không báo thì bác biết sao được. Cứ yên tâm, khi nào chuyển đi bác sẽ trả lại”.

Thế nhưng, nhiều chủ nhà tham lam thường muốn chiếm đoạt nốt số tiền đặt cọc của sinh viên dù rằng tiền nhà vẫn nhận hàng tháng và số tiền nhận được là không ít. Trong bản hợp đồng thuê nhà sẽ luôn có câu: “Trước khi chuyển phải báo trước cho chủ nhà 1 tháng nếu không sẽ bị mất toàn bộ số tiền đặt cọc”. Có nơi dễ tính hơn thì cho 15 ngày. Chủ nhà thường viện một cái lí do rất hài hước đó là “phải báo trước 1 tháng vì bác cần thời gian để tìm người thuê”.

Thực ra, với nhu cầu lớn những người đi làm mà đi học ở HN hiện nay thì phòng gần như lúc nào cũng thiếu. Cái lí do đó chỉ là một trong số ít những chiêu giữ sinh viên của nhiều chủ nhà trọ.

Với thời gian một tháng, ít chủ nhà nào có khả năng kiên nhẫn chờ đợi, họ thường sẽ cho người khác thuê để nhận tiền tươi luôn. Người nào đợi được thì sinh viên lại thiệt. Vừa phải trả tiền nhà một tháng ở chỗ mới vừa mất tiền ở chỗ đang ở. Mỗi lần đi tìm nhà là một lần sinh viên lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Huy, sinh viên năm 4 trường Bách khoa cho hay: “Chủ cũ khó tính nên phải chuyển. Mỗi lần chuyển nhà, tiền nhà mới, tiền nhà cũ, tiền vận chuyển rồi mua sắm đồ đạc ít cũng tầm 2, 3 triệu. Tiền phụ huynh cho không đủ đành phải vay mượn bạn bè rồi sau lấy tiền gia sư mà trả nợ thôi.”

Một giải pháp được đặt ra là báo trước tìm nhà sau nhưng cũng chỉ thích hợp với một số người may mắn tìm được phòng ưng ý. Báo xong với nhà chủ đồng nghĩa tự cắt hợp đồng của mình.

Page 2: Nhà trọ bi hài kí (phần 1)

Lúc đến hạn trả phòng mà không tìm được nhà thì chỉ còn cách gửi nhờ đồ rồi vạ vật ở nhà bạn bè rồi tiếp tục chặng đường tìm kiếm gian khổ.

Rõ ràng, đây chỉ là một quy định nhằm ràng buộc sinh viên phải ở lại nếu không muốn mất oan số tiền đặt cọc không nhỏ đã bỏ ra.

Tùng – học tại Aptech từng gặp một chủ nhà xài luật rừng như thế. Chán cảnh suốt ngày bị chủ soi, Tùng quyết định chuyển đi sang khu khác. Khi xuống hỏi lại tiền đặt cọc thì được bác chủ nhà phán câu xanh rờn: “Cháu đã báo đủ một tháng đâu, nên bác không trả tiền được”. Tranh cãi một hồi, yếu thế vẫn là mình, Tùng ngán ngẩm ra đi vì đã đến hạn hẹn với chủ nhà mới và chịu mất 500 nghìn tiền đặt cọc.

Lúc nào chủ cũng đúng

Ở một xóm trọ trên đường Trần Duy Hưng, đến ngày người thuê mới dọn đến mà chưa có phòng. Mấy sinh viên đang ở đó ra năn nỉ chủ nhà cho ở lại đến ngày hôm sau. Lời qua tiếng lại, một lúc sau thành ra cãi nhau to vì bên chủ nhà cứ lôi ra một loạt những lí do để đuổi ngay cả phòng ngay trong ngày hôm đó. Trận khẩu chiến ngày càng ác liệt vì có sự tham gia của cả con gái và con dâu chủ nhà và bên yếu thế chắc chắn thuộc về bên kia. Khẩu chiến chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của bà mẹ chồng nhà chủ. Tất nhiên, sau chuyện đó, sinh viên chỉ còn cách gửi đồ và dọn phòng ngay lập tức.

Lại có chuyện, một khu nhà chủ ở bên khu Xuân Thủy – Cầu Giấy bị mất trộm đồ, mà không mất cái gì ngoài mấy cái xe đạp của chủ nhà. Truy mãi không tìm thấy thủ phạm nên vụ này chìm đi. Nhưng nó lại bị khơi lại sau khi con gái bác chủ nhà trong phút sơ suất đã bị lấy mất hơn 20 triệu. Và đối tượng bị chủ nhà nghi ngờ nhất là người duy nhất ra ngoài thời điểm đó và cũng là người duy nhất con gái bác chủ nhà gặp trên đường về phòng?!

Một cuộc lục soát cả ngôi nhà được thực hiện bởi công an phường. Phòng bị lục soát kĩ nhất tất nhiên là phòng của T. Đồ đạc bị lục tung tóe mà không thấy tang vật. Cả mấy tuần sau, ngày nào cô cũng bị mời lên phường để tra hỏi. Không ai biết công an đã hỏi những gì nhưng sắc mặt của cô ngày càng xuống. Sau gần 1 tuần, T. gầy sọp đi trông thấy.

Sau đó, tuy cô đã khẳng định là không lấy còn công an cũng không điều tra được chứng cứ gì cho thấy T. là thủ phạm nhưng chủ nhà không tin và còn liên tục nói “chắc chắn là nó, nhất định là nó, không ai khác được”. Vì những câu nói này của chủ nhà mà dần dần, dù không nói nhưng ánh mắt của mọi người dành cho T. cũng thiếu phần thiện cảm. Không lâu sau, T. phải chuyển đi vì chính chủ nhà cũng có nói bóng nói gió về việc “nhà này không chứa chấp đứa ăn cắp. Có giấu được công an cũng không giấu được người đời đâu” còn cô thì cũng không thể chịu được cái sự nghi kị xung quanh trong suốt thời gian qua.

Có lúc, chủ nhà cũng thành kẻ cắp. C. mới chuyển về khu Giáp Bát được một thời gian. Ban đầu C. tự hào khoe với bạn bè vì tìm được nhà giá rẻ nhưng chỉ một thời gian sau, C. đã hiểu tại sao dù giá rẻ như thế mà nhiều người vẫn “sớm đến, sớm đi”.

Sống một thời gian, C. biết chủ nhà (ở nhà bên cạnh và không chung cổng) là con nghiện và thỉnh thoảng hay có tật “táy máy” lúc mọi người không để ý. Thậm chí, chìa khóa cũng đã phải

Page 3: Nhà trọ bi hài kí (phần 1)

đánh riêng còn chìa nhà chủ thì do cô chủ giữ để ông chồng không lấy được. Nhiều người sau một thời gian cố bám trụ vì nhà giá rẻ nhưng cuối cùng cũng phải ra đi. C. là người can đảm nhất nhóm dám ở lại thì cũng là người mất đồ giá trị nhất.

Mới được mua xe máy nên C. bảo quản kĩ lắm, lại phải đề phòng cả trộm nữa. Nhưng trời xui đất khiến làm sao mà xe mất vào đúng hôm duy nhất C. quên không khóa cửa phòng. Tên trộm đã thừa cơ trèo tường phía sau và chui vào phòng cuỗm tất cả những gì có thể cộng thêm khóa cổng và khóa xe. Nửa đêm tỉnh dậy, chiếc xe không cánh mà bay trong khi cổng vẫn khóa. Mọi nghi ngờ đều dồn lên “con nghiện” bên cạnh nhưng lại không có bằng chứng. C. ngậm ngùi đi tìm chỗ khác vì không muốn lúc nào cũng phải sống trong nỗi lo mất đồ.

H.V