ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH...

162
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGUYỄN CÔNG ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH ĐẾN KHỐI LƯỢNG, SINH TRƯỞNG VÀ SẢN XUẤT THỊT CỦA TRÂU Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số : 62.62.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN SÁNH PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC HÀ NỘI – 2012

Transcript of ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH...

Page 1: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

NGUYỄN CÔNG ĐỊNH

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI

THÂM CANH ĐẾN KHỐI LƯỢNG, SINH TRƯỞNG VÀ

SẢN XUẤT THỊT CỦA TRÂU

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

Mã số : 62.62.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN SÁNH

PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC

HÀ NỘI – 2012

Page 2: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung

nghiên cứu, số liệu tính, kết quả được thể hiện trong luận án là trung thực và

chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngoài nước.

Tôi xin cam đoan những tài liệu trích dẫn trong luận án đều được thể hiện

rõ địa chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền.

Hà Nội, tháng 8 năm 2012

Tác giả luận án

Nguyễn Công Định

Page 3: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin chân thành cám ơn các quý thầy

hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Sánh, PGS.TS. Nguyễn Văn Đức đã dày công

giúp đỡ tôi về trí tuệ, thời gian cũng như công sức để tôi hoàn thành bản luận án

này.

Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng

Đào tạo và Thông tin, các Cô, Chú và anh chị em Bộ môn Di truyền Giống vật

nuôi – Viện Chăn nuôi đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án..

Tôi hết sức cám ơn tới các GS, PGS, TS trong quá trình đọc luận án đã

có những nhận xét giúp tôi sửa chữa và bổ sung kịp thời các thiếu sót.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, thầy cô giáo, bạn bè và

các đồng nghiệp đã có sự động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn đến gia đình, vợ và con tôi

đã cổ vũ, động viên, chia xẻ những khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho

tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án..

Hà Nội, tháng 8 năm 2012

Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Công Định

Page 4: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

iii

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I

LỜI CẢM ƠN II

MỤC LỤC III

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VI

DANH MỤC BẢNG VIII

DANH MỤC ĐỒ THỊ X

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu của đề tài: 2

1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Tình hình chăn nuôi trâu Việt Nam 3

2.1.1. Số lượng và phân bố đàn trâu theo vùng sinh thái 3

2.1.2. Phương thức chăn nuôi trâu 5

2.1.3. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt trâu 5

2.1.4. Công tác giống trâu 6

2.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 8

2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của trâu 8

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 16

2.2.3. Ảnh hưởng của tầm vóc bố mẹ đến tầm vóc đời con 21

2.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất

thịt của trâu 24

2.3.1. Khả năng sản xuất thịt 24

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của trâu 27

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 36

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 36

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 41

Page 5: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

iv

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 43

3.1.2. Thời gian nghiên cứu 43

3.2. Vật liệu nghiên cứu 44

3.2.1. Gia súc thí nghiệm 44

3.2.2. Thức ăn thí nghiệm 44

3.3. Nội dung nghiên cứu 44

3.3.1. Nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nâng cao tầm vóc và

khả năng sinh trưởng của đời con 44

3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao để nâng

cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu 44

3.4. Phương pháp nghiên cứu 44

3.4.1. Phương pháp sử dụng cho nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng

lớn nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đời con 44

3.4.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có

mức dinh dưỡng cao để nâng cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của

trâu 48

3.5. Phương pháp xử lý số liệu: 54

3.5.1. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về giống: 54

3.5.2. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về nuôi dưỡng: 55

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57

4.1. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh

trưởng của đời con thế hệ 1 57

4.1.1. Hiện trạng đàn trâu trước thí nghiệm 57

4.1.2. Sinh trưởng của đàn trâu thí nghiệm 60

4.1.3. Kích thước một số chiều đo chính cơ thể trâu 70

4.1.4. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra 75

4.1.5. Mối tương quan giữa khối lượng trâu bố, mẹ và đời con 77

Page 6: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

v

4.2. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh

trưởng của đời con thế hệ 2 81

4.2.1. Khối lượng và tăng khối lượng của trâu sinh ra từ trâu cái tơ qua các

mốc tuổi 81

4.2.3. Kích thước một số chiều đo của nghé qua các mốc tuổi 91

4.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến khả năng sinh

trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi 95

4.3.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày 95

4.3.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 100

4.3.3. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg khối lượng 105

4.3.4. Mức dinh dưỡng thu nhận từ thức ăn so với tiêu chuẩn Kearl (1982) 108

4.4. Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất thịt của trâu 22-

26 tháng tuổi 112

4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày 112

4.4.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 115

4.4.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn của trâu 116

4.4.5. Thành phần thân thịt của trâu 118

4.4.4. Chi phí thức ăn cho trâu nuôi thâm canh lấy thịt 123

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 124

Kết luận 124

Đề nghị 125

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

TÀI LIỆU PHỤ LỤC 145

Page 7: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ABBH Axít béo bay hơi

CHC Chất hữu cơ

cs Cộng sự

ĐC Đối chứng

ĐVNS Động vật nguyên sinh

HCN Axit cyanhydric

KL Khối lượng

KLCT Khối lượng cơ thể

TB Trung bình

KPTN1 Khẩu phần thí nghiệm 1

KPTN2 Khẩu phần thí nghiệm 2

KPTN3 Khẩu phần thí nghiệm 3

Pth Protein thô

TĂ Thức ăn

NLTĐ Năng lượng trao đổi

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TLTH Tỷ lệ tiêu hoá

TLTHCHC Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ

TLTHCK Tỷ lệ tiêu hoá chất khô

TN Thí nghiệm

NT1 Nghiệm thức 1

NT2 Nghiệm thức 2

NT3 Nghiệm thức 3

NTĐC Nghiệm thức đối chứng

TKL Tăng khối lượng

CV Cao vây

VN Vòng ngực

DTC Dài thân chéo

VCK Vật chất khô

Page 8: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

vii

VK Vi khuẩn

VSV Vi sinh vật

ATP Adenosine Three Phosphate

NPN Non Protein Nitrogen - Nitơ phi protein

P Probability - Xác suất

r Hệ số tương quan

R2 Coefficient of determination - Hệ số xác định

SEM Standard Error of Mean - Sai số của số trung bình

Page 9: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng và sản lượng thịt trâu qua các năm 3

Bảng 2.2. Số lượng trâu theo các vùng sinh thái 4

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng trâu 7-18 tháng tuổi 48

Bảng 4.1. Khối lượng cơ thể đàn trâu địa phương ở các mốc tuổi (kg) 57

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn trâu địa phương trước thí nghiệm 58

Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể trâu ở các mốc tuổi (kg) 60

Bảng 4.4. Tăng khối lượng của trâu qua các mốc tuổi (g/ngày) 65

Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng về khối lượng của các nghiệm thức thí nghiệm so với

nghiệm thức đối chứng (%) 69

Bảng 4.6. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm) 71

Bảng 4.7. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâu ở các mốc tuổi (cm) 72

Bảng 4.8. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm) 74

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra (kg) 75

Bảng 4.10. Hệ số tương quan giữa khối lượng bố và con ở các mốc tuổi 77

Bảng 4.11. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và con ở các mốc tuổi 78

Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa khối lượng trâu sơ sinh và các mốc tuổi 80

Bảng 4.13. Khối lượng cơ thể trâu sinh ra qua các mốc tuổi (kg) 82

Bảng 4.14. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi (g/ngày) 85

Bảng 4.15. So sánh khối lượng trâu thế hệ 2 so với thế hệ 1 qua các mốc tuổi 87

Bảng 4.16. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 qua các mốc tuổi của trâu mẹ là cái

sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ là cái tơ (kg) 88

Bảng 4.17. Dự đoán khối lượng trâu thế hệ 2 qua các mốc tuổi nếu sử dụng trâu

mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg) 89

Bảng 4.18. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 với khối lượng dự đoán của trâu thế

hệ 2 nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg) 91

Bảng 4.19. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm) 92

Bảng 4.20. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâuở các mốc tuổi (cm) 93

Page 10: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

ix

Bảng 4.21. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm) 94

Bảng 4.22. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu 96

Bảng 4.23. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 101

Bảng 4.24. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm 105

Bảng 4.25. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn của Kearl (1982) 109

Bảng 4.26. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu thí nghiệm 112

Bảng 4.27. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm 115

Bảng 4.28. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm 117

Bảng 4.29. Thành phần thân thịt của trâu thí nghiệm 119

Bảng 4.30. So sánh thành phần thân thịt của trâu đã cải tiến mổ thịt lúc 24 tháng

tuổi so với trâu đại trà 122

Bảng 4.31. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng 123

Page 11: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

x

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1. Khối lượng cơ thể trâu đực ở các môc tuổi (kg) 61

Đồ thị 4.2. Khối lượng cơ thể trâu cái ở các môc tuổi (kg) 61

Đồ thị 4.3. Tăng khối lượng trâu đực qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) 86

Đồ thị 4.4. Tăng khối lượng trâu cái qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) 86

Đồ thị 4.5. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi 104

Đồ thị 4.6. Sai khác về giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận 111

Đồ thị 4.7a; 4.7b và 4.7c. Mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực

tế thu nhận 112

Đồ thị 4.8. Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của trâu thí nghiệm 120

Page 12: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

1

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Con trâu có tầm quan trọng đặc biệt trong nền sản xuất nông nghiệp, là

nguồn cung cấp sức kéo chính (cày bừa và vận chuyển ở nông thôn), cung

cấp lượng lớn phân hữu cơ cho trồng trọt và đóng góp một phần không nhỏ

thịt cho nhu cầu của con người. Ngoài ra sản phẩm phụ như da, sừng, lông

trâu còn được sử dụng để chế biến một số đồ dùng gia dụng và hàng mỹ

nghệ... Thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường và được nhiều

người ưa chuộng, kể cả ở một số nước châu Âu và châu Mỹ vì nhiều nạc, ít

mỡ, ít cholesterol. Do vậy, phát triển chăn nuôi trâu ở nước ta trong những

năm tới là rất cần thiết.

Về công tác giống, do nước ta chưa có chương trình giống trâu, những

năm qua công tác giống trâu chưa được chú ý, đàn trâu không được chọn lọc dẫn

đến khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của trâu thấp, không có tiến

bộ di truyền. Trên thực tế ở một số địa phương, trâu đang bị chọn lọc ngược vì ở

nhiều vùng trâu đực to bị bán đi mổ thịt, trâu đực nhỏ được giữ lại và sử dụng

cho cày kéo là chính chứ không phải làm giống. Nhiều địa phương đàn trâu có

xu hướng giảm sút tầm vóc.

Những nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và hiệu quả để đáp ứng

nhu cầu sinh trưởng và phát triển của trâu còn ít, chế độ dinh dưỡng chưa đáp

ứng được nhu cầu phát triển của trâu, vì vậy tiềm năng sinh học của trâu chưa

được phát huy đầy đủ. Theo Vũ Duy Giảng và cs. (1999) tỷ lệ thịt xẻ trâu loại

thải là 39% thịt tinh là 28,6%. Tuy vậy, trâu có khả năng tăng khối lượng cao, tỷ

lệ thịt xẻ cũng khá (43-45%), chất lượng không thua kém gì thịt bò. Nếu được

nuôi dưỡng tốt và áp dụng kỹ thuật vỗ béo thích hợp thì năng suất và chất lượng

thịt trâu được nâng cao rõ rệt.

Page 13: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

2

Như vậy, muốn nâng cao khả năng cho thịt của trâu, trước hết phải hướng tới

nâng cao tầm vóc, tăng tốc độ sinh trưởng, rút ngắn thời gian nuôi, tăng năng suất

và chất lượng thông qua các tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh và phẩm chất thịt.

Xuất phát từ thực tế để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển và sản

xuất thịt của trâu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của khối

lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt

của trâu”.

1.2. Mục tiêu của đề tài:

Xác định ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và sinh

trưởng của đời con thế hệ 1 và thế hệ 2.

Xác định ảnh hưởng của mức dinh dưỡng cao đến khả năng tăng khối

lượng và sản xuất thịt của trâu.

1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đã xác định được ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng

và tốc độ sinh trưởng của đời con, hệ số tương quan giữa khối lượng trâu bố với

nghé sinh ra cao hơn hệ số tương quan giữa khối lượng trâu mẹ với nghé sinh ra.

Nuôi trâu thâm canh bằng mức dinh dưỡng cao đã đáp ứng được nhu cầu

dinh dưỡng của gia súc để phát huy tiềm năng của giống dẫn đến tăng khả năng

sản xuất của chúng.

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Các kết qủa của đề tài luận án có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo

cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên

cứu trong lĩnh vực chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm cơ sở để khuyến cáo với

người chăn nuôi trong việc tuyển chọn trâu bố mẹ để phối giống và áp dụng mức

dinh dưỡng phù hợp để nâng cao năng suất sinh trưởng và cho thịt của trâu.

Page 14: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

3

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình chăn nuôi trâu Việt Nam

2.1.1. Số lượng và phân bố đàn trâu theo vùng sinh thái

Trong hơn 10 năm qua, mặc dù có nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã

hội, nhưng số lượng trâu nước ta vẫn ổn định ở mức 2,8-2,9 triệu con (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Số lượng và sản lượng thịt trâu qua các năm

Năm Số lượng trâu (nghìn con)

Tăng/giảm so với năm trước (%)

Sản lượng thịt (tấn)

Tăng/giảm so với năm trước (%)

2000 2.897,20 -2,00 48.415 4,20

2001 2.807,90 -3,10 51.380 6,12

2002 2.814,50 0,20 51.811 0,83

2003 2.834,90 0,70 53.061 2,41

2004 2.869,80 1,20 57.458 8,28

2005 2.922,20 1,80 59.800 4,07

2006 2.921,10 0,00 64.317 7,55

2007 2.996,40 2,60 67.507 4,96

2008 2.897,70 -3,30 71.543 5,98

2009 2.886,60 -0,38 74.960 4,78

2010 2.913,39 1,01 84.214 11,20

(Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2010)

Theo số liệu thống kê, đàn trâu cả nước năm 2008 giảm 3,3% so với năm

2007 (từ 2,99 triệu con xuống 2,89 triệu con), năm 2009 tổng đàn trâu có gần

2,89 triệu con tiếp tục giảm 0,38% so với 2008 và năm 2010, tổng đàn trâu có

gần 2,91 triệu con tăng 1,0% so với 2009 và tổng sản lượng thịt trâu năm 2010 là

84,21 nghìn tấn, tăng 11,2% so với 2009 (Cục chăn nuôi, 2010).

Page 15: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

4

Bảng 2.2. Số lượng trâu theo các vùng sinh thái

Đơn vị tính: nghìn con

Vùng

Năm

TD và MNPB

ĐBSH Bắc TB vàDHMT

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

ĐBSCL Cả nước

2000 1626,40 213,70 823,50 68,40 101,50 63,70 2897,20

2001 1644,87 136,94 813,23 55,52 125,19 50,73 2807,90

2002 1612,70 171,20 819,30 62,10 112,00 37,30 2814,50

2003 1623,50 165,00 838,80 65,80 106,00 35,80 2834,90

2004 1589,10 216,40 867,00 68,80 92,10 36,40 2869,80

2005 1616,30 209,10 894,60 71,90 91,50 38,80 2922,20

2006 1639,40 184,10 906,80 79,00 73,00 38,80 2921,10

2007 1697,20 176,90 931,90 84,70 67,60 38,10 2996,40

2008 1624,40 171,60 908,90 88,60 61,10 43,10 2897,70

2009 1690,17 106,75 880,70 89,76 75,87 43,34 2886,60

2010 1654,20 168,72 889,81 94,21 62,09 44,37 2913,39

Tỷ lệ % 2010

56,77 5,79 30,54 3,23 2,13 1,52 100

(Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2010)

Trâu Việt Nam phân bố không đều trên tất cả các địa phương, tập trung chủ

yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và chiếm trên 50%, tiếp đến là các tỉnh Bắc

Trung Bộ và Duyên hải miền trung. Số lượng trâu tập trung ở khu vực Bắc Trung

Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc, nhiều nhất ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn,

Sơn La....

Trâu Việt Nam có khối lượng trưởng thành thấp: trâu đực 400-450 kg/con

trâu cái 330-350 kg/con và tỷ lệ thịt xẻ 43-45%. Do chăn nuôi trâu không được đầu

tư đúng mức và công tác giống hầu như chưa được thực hiện nên tầm vóc có xu

hướng giảm: Số liệu điều tra từ năm 1985 đến năm 2000 cho thấy tầm vóc của trâu

đực đã giảm 11,3%: từ 476 kg/con xuống còn 422,3 kg/con và trâu cái giảm 14,6%:

từ 406 kg/con xuống còn 346,5 kg/con. Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình

trạng suy thoái giống trâu Việt Nam (Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009).

Page 16: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

5

Trong những năm gần đây, số lượng trâu tương đối ổn định nhưng sản

lượng thịt trâu có xu hướng tăng, năm 2001 đạt 51,3 nghìn tấn, năm 2009 đạt 74,96

nghìn tấn, tốc độ tăng trung bình là 4,59%/năm, trong đó: Bắc Trung Bộ là

11,05%/năm, Đồng bằng sông Hồng là 10,66%/năm, Duyên hải miền Trung là

9,48%/năm, Tây Bắc là 9,02%/năm, Đông Bắc là 2,61%/năm và Tây Nguyên là

0,38%/năm. Trong lúc đó, Đồng bằng sông Cửu Long giảm 12,15%/năm (Đỗ Kim

Tuyên và Hoàng Kim Giao, 2009).

2.1.2. Phương thức chăn nuôi trâu

Chăn nuôi trâu hiện nay vẫn theo phương thức truyền thống, quảng canh,

tận dụng nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Chăn nuôi trâu của nước ta chủ

yếu theo các quy mô sau:

Chăn nuôi nông hộ, phân tán các vùng đồng bằng chiếm 90%. Sử dụng thức

ăn tận dụng ( cỏ tự nhiên trên bờ đê, bờ ruộng, rơm rạ và một số vùng có sử dụng

thức ăn ủ xanh, ủ urê...) và lao động phụ trong gia đình.

Chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản ở một số tỉnh miền núi

phía bắc (Hà Giang, Tuyên Quang); Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa) và phía

Nam (Bình Phước).

Trâu chủ yếu được chăn thả trên đồng bãi hàng ngày dưới sự chăn dắt

trực tiếp của chủ trâu, khi về nhà trâu được ăn rơm là chủ yếu. Trước đây ngoài

rơm và cỏ, nông dân không cho trâu ăn thức ăn nào khác, gần đây họ đã bổ

sung thêm các loại thức ăn như cám, bột sắn, bột ngô và điều này đã làm tăng

năng suất, hiệu quả kinh tế. Như vậy có thể thấy người nông dân bước đầu đã

có ý thức đầu tư cho trâu, song hiệu quả chưa cao vì vậy đàn trâu tăng chậm,

nguyên nhân chính là do tập quán chăn nuôi và năng suất sinh sản của đàn trâu

còn thấp.

2.1.3. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt trâu

Thịt trâu hay còn gọi là thịt đỏ ngày càng được người tiêu dùng ưa

chuộng, đánh giá đúng vị trí của nó trên thị trường vì thịt trâu nhiều nạc, ít mỡ

Page 17: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

6

và ít cholesterol. Hơn nữa, chất lượng thịt trâu không thua kém thịt bò, tỷ lệ

thịt xẻ đạt 43-45%, tỷ lệ nước, thành phần hóa học và các vitamin không thua

kém thịt bò vì vậy thịt trâu đã có chỗ đứng trên thị trường. Đời sống của người

dân ngày càng cao và nhu cầu về thịt đỏ trên thị trường ngày càng lớn. Tuy

nhiên thịt trâu trên thị trường hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp (2,4-3%) trong tổng

số thịt tiêu thụ hàng ngày. Gần đây nhiều địa phương và thành phố đã xuất hiện

nhiều cửa hàng thịt trâu với biển hiệu đặc sản đã chứng minh vai trò của thịt

trâu trong đời sống xã hội, dần xóa bỏ được định kiến sai về thịt trâu như hôi,

dai, tanh và không ngon.

Hiện nay, thịt trâu chất lượng cao đã được tiêu thụ ở các thành phố lớn

như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đã được xuất khẩu sang một số nước

trong khu vực. Một số vùng trong nước đã có thói quen tiêu thụ thịt trâu từ lâu,

theo kết quả điều tra của Viện Chăn nuôi năm 1996, ở thị trường Hà Nội thịt trâu

chiếm 52,4% trong tổng số thịt trâu, bò và 96,6% ở Thái Nguyên. Hàng năm có

hàng vạn con trâu to được đưa từ vùng núi về miền xuôi để bán thịt hoặc xuất

khẩu. Như vậy, nhu cầu thịt trâu và thị trường tiêu thụ thịt trâu trong tương lai

còn rất lớn và mô hình chăn nuôi trâu thịt áp dụng những kỹ thuật thích hợp

nhằm đẩy mạnh chăn nuôi trâu thịt thành một ngành chăn nuôi đúng vị trí phát

huy tiềm năng vốn có của nó.

2.1.4. Công tác giống trâu

Các giống trâu hiện có trên thế giới được hình thành trải qua hàng ngàn

năm trong những điều kiện tự nhiên và kinh tế nhất định và gần như chúng được

chọn lọc một cách tự phát, ngẫu nhiên hơn là theo những hướng tạo giống. Xuất

phát từ quan niệm của con người về mục đích sử dụng trâu chủ yếu cho cày kéo

nên ít người quan tâm đến việc cải tiến nâng cao khả năng sản xuất của chúng.

Dần dần trong quá trình sử dụng, trâu đã góp phần vào việc cung cấp cho con

người một lượng sữa và thịt ngày càng nhiều nên người ta mới thay đổi nhận thức

Page 18: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

7

về vai trò của chúng. Trong mấy thập kỷ gần đây, công tác giống trâu đã bắt đầu

được tiến hành với việc cải tiến di truyền nâng cao khả năng sản xuất của chúng.

Chọn lọc nhân thuần là công việc cần thiết và thường xuyên của công tác

giống nhằm nâng cao khả năng sản xuất của gia súc gia cầm thông qua tiến bộ di

truyền trong quần thể. Chọn lọc nhân thuần bao gồm chọn trâu đực giống, cái

giống, kiểm tra năng suất cá thể, kiểm tra qua đời sau, xây dựng đàn hạt nhân.v.v.

Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu thành công và áp dụng trong sản xuất các

mô hình này như là một chương trình giống quốc gia, thực tế đã đóng góp lớn vào

sự phát triển của chăn nuôi trâu.

Tại Việt Nam, công tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu hầu như chưa được thực

hiện. Chúng ta có trâu Ngố khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý sẵn có ở các

tỉnh miền núi nước ta. Những năm gần đây, nhờ chương trình chọn tạo giống cây

trồng vật nuôi mà đã có những nghiên cứu về chọn lọc lai tạo nhằm cải tạo tầm vóc

và khả năng sản xuất của trâu địa phương. Kết quả của những nghiên cứu đó cho

thấy sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống và kết hợp với chọn lọc đàn

trâu cái đã cải thiện nâng cao tầm vóc trâu lên 10% so với đại trà (Mai Văn Sánh,

2005). Chúng ta đang tiến hành áp dụng rông rãi kết quả để nâng cao tầm vóc và khả

năng sản xuất trâu địa phương, nghiên cứu đã tập trung vào tuyển chọn đàn trâu nội

tầm vóc nhỏ, sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn (trâu Ngố) để nâng cao tầm vóc

và khả năng sản xuất trâu địa phương. Kết quả bước đầu cho thấy: Khối lượng sơ

sinh tăng từ 19-20 kg lên 23-24 kg; 12 tháng tuổi tăng từ 130-135 lên 151-155 kg;

24 tháng tuổi tăng từ 227-229 lên 248-254 kg (Mai Văn Sánh, 2005).

Qua các nghiên cứu trên các tác giả đã đưa ra định hướng cải tiến phẩm

giống trâu bằng phương pháp thuần chủng, chọn trâu đực to để phối với với đàn

trâu cái được tuyển chọn ở diện rộng, loại thải trâu xấu, không đủ tiêu chuẩn,

hình thành các vùng giống trâu, tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có và sử

dụng các kỹ thuật sinh sản cần thiết để nâng cao tỷ lệ đẻ của trâu. Trâu Ngố khối

lượng lớn là nguồn gen bản địa quý, sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta. Tiềm

Page 19: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

8

năng này cần được phát huy nhằm góp phần cải tạo tầm vóc trâu ngoại hình nhỏ

được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng.

2.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu

2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của trâu

2.2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng

bộ phận hay của toàn cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007). Thực chất của sinh

trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật

nuôi. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,

là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn

bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức

Hưng và cs., 2009).

Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là

sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức

năng của các bộ phận và trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở

tính di truyền.

2.2.1.2. Các quy luật của quá trình sinh trưởng

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc, các tác giả Medendoocphơ

(1867), Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxmơi (1964) đều cho rằng

sự phát triển của cơ thể trong các giai đoạn và các thời kì đó tuân theo thủ theo

các quy luật (trích dẫn theo Trần Đình Miên và cs., 1992), đó là:

- Quy luật theo giai đoạn

- Quy luật không đồng đều

- Quy luật theo chu kì

* Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn

Sinh trưởng theo giai đoạn là một trong những vấn đề quan trọng trong

Page 20: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

9

quá trình sinh trưởng của gia súc. Tính chất giai đoạn của sinh trưởng đã được

nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Điều đó chứng tỏ đây là một hiện tượng được xác

định rõ ràng (Trần Đình Miên và cs., 1975).

Sinh trưởng của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong bào

thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn

ngoài bào thai có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa.

Theo Trần Đình Miên và cs. (1992), sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh

hưởng nhiều của cơ thể mẹ, còn giai đoạn ngoài bào thai thì chịu ảnh hưởng của

tính di truyền đời trước nhiều hơn. Nguyễn Ân và cs. (1983) đã nhấn mạnh rằng:

Thời gian của từng giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong

sinh trưởng của từng giai đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống

đó.

- Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ lúc trứng được

thụ tinh (tạo thành hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra. Trong giai đoạn này

cả 2 quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mạnh mẽ. Bào thai ở giai đoạn này

được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống mạch máu nhau thai. Do

vậy, trong giai đoạn này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc mẹ cần được quan

tâm đặc biệt. Từ đó tránh cho gia súc bị sẩy thai, đẻ non, hoặc con đẻ ra có dị tật,

còi cọc, chậm lớn.

- Giai đoạn ngoài bào thai: Giai đoạn này được tính bắt đầu từ khi gia súc

sinh ra đến khi già cỗi. Trong giai đoạn này, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh

trưởng, phát dục của nó. Thời gian dài ngắn của mỗi giai đoạn khác nhau tùy

thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là

phương thức hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể (Williamson

và cs., 1978; Wood và cs., 1987). Ta có thể chia giai đoạn này thành các thời kỳ:

thời kỳ bú sữa; thời kỳ thành thục; thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi, hoặc

có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú mẹ và thời kỳ sau cai sữa.

+ Thời kỳ bú mẹ: Sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt,

Page 21: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

10

nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện (cơ quan điều hòa

thân nhiệt, cơ quan tiêu hóa...), nguồn dinh dưỡng cung cấp cho gia súc non

hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cho sữa của mẹ. Thời kỳ này gia súc có tốc độ

tăng khối lượng cao nhất, nếu nuôi dưỡng tốt chúng có thể đạt 1.000 g/ngày.

Hệ số di truyền về sinh trưởng của gia súc trong giai đoạn này thường

thấp (ở bò sữa h2 = 0,12). Hệ số di truyền thay đổi theo từng giống (Nguyễn Ân,

1972). Tuổi đẻ lần đầu, khối lượng sơ sinh, khả năng cho sữa và nuôi con của

con mẹ, sự đồng huyết, giới tính có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tăng trưởng

của vật non (Trần Đình Miên và cs., 1994).

+ Thời kỳ sau cai sữa: Sự tăng trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua

kiểu hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao.

Tính giai đoạn trong sự phát triển không chỉ biểu hiện ở những đặc tính

chung như tăng sinh, tăng khối ở những đặc điểm riêng của từng thời kỳ mà còn

biểu hiện tăng tiến hoàn chỉnh dần, thời kỳ này nhất thiết nối tiếp thời kỳ kia,

không đi ngược lại.

* Quy luật sinh trưởng không đồng đều

Quy luật này thể hiện cường độ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của con

vật thay đổi theo độ tuổi. Khi cơ thể còn non, tốc độ sinh trưởng rất nhanh và

chậm dần ở các tháng tuổi tiếp theo. Đồng thời, các cơ quan bộ phận trong cơ

thể cũng phát triển với tốc độ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Với gia súc

non, nó thể hiện cụ thể ở cơ quan tiêu hóa. Trước sơ sinh, dạ dày trước sinh

trưởng chậm, dạ múi khế sinh trưởng nhanh; sau thời kỳ sơ sinh, sự sinh trưởng

ngược lại, dạ dày trước tăng khoảng 100-120 lần, trong khi đó dạ múi khế chỉ

tăng từ 4-8 lần.

Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều còn thể hiện ở sự trao đổi chất và

quá trình tích lũy vật chất cũng không giống nhau. Trước khi sinh, mô xương có

cường độ phát triển mạnh nhất, xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương trục.

Page 22: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

11

Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô mỡ và mô cơ lại

tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Ở những cơ thể còn non,

cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm

xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy đủ dinh

dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại, khi độ

tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải Quân và

cs., 1995).

Cơ thể gia súc không phải lúc nào, ở lứa tuổi nào cũng phát triển theo một

quy luật, tỷ lệ cân đối, giữ nguyên từ đầu đến cuối. Sinh trưởng phát dục của gia

súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận nhất định có sự thay đổi

theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về mặt cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi

khác nhau. Tính khác biệt đó chính là quy luật phát triển không đồng đều của gia

súc.

* Quy luật sinh trưởng theo chu kỳ

Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ.

Tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế bào: có thời kỳ phát triển mạnh, có

thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ phát triển mạnh lại. Sự lặp lại đó một cách nhịp

nhàng tạo nên một sự phát dục có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ

(Nguyễn Ân và cs., 1983).

Vì vậy, có thể nói sự phát triển của cơ thể gia súc không những chỉ tuân

theo hai quy luật: Quy luật phát triển theo giai đoạn và quy luật phát triển không

đồng đều mà còn tuân theo quy luật tính chu kỳ.

Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: hoạt động của thần kinh đi

theo một nhịp độ và cường độ nhất định. Tính chu kỳ trong hoạt động của hệ

thần kinh biểu hiện ở trạng thái khi thì hưng phấn khi thì ức chế. Sự hưng phấn

và ức chế đó cũng liên quan đến quá trình đồng hoá và dị hoá của cơ thể. Trong

chăn nuôi, việc hiểu rõ chu kỳ tính rất quan trọng, từ đó lên kế hoạch thụ tinh

cho gia súc, điều khiển được thời gian đẻ, tránh hiện tượng vô sinh cho gia súc.

Page 23: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

12

2.2.1.3. Đường cong sinh trưởng

Đường cong sinh trưởng của trâu cũng như hầu hết các loại gia súc khác

đều thể hiện 2 pha rõ rệt:

- Pha tăng khối lượng cao, xảy ra từ sơ sinh đến khi trâu thành thục về

tính (khoảng 30 tháng tuổi).

- Pha tăng khối lượng thấp, xảy ra từ 30 tháng tuổi: Tỷ lệ sinh trưởng giảm

dần cho đến lúc trâu trưởng thành (khoảng 6-7 tuổi), khối lượng bắt đầu ổn định.

Le Đang Đanh và cs. (1995) nghiên cứu trên 1019 số liệu sinh trưởng của

trâu nội Việt Nam ở các lứa tuổi đã nhận xét: Trâu sau khi sinh có tốc độ tăng

trưởng khởi đầu rất cao (650 g/ngày), tăng khối lượng giảm dần xuống 300

g/ngày khi trâu đạt 1 năm tuổi, 200 g/ngày lúc trâu đạt 2 năm tuổi và tốc độ sinh

trưởng giảm nhiều, chỉ ở mức dưới 100 g/ngày khi đạt 3 năm tuổi.

2.2.1.4. Khối lượng sơ sinh

Trâu nội Việt Nam tuy nhỏ con, song vẫn có khối lượng sơ sinh tương đối

lớn, biến động từ 16 kg đến 25 kg, tuỳ thuộc vào loại hình của giống và điều

kiện nơi chúng sinh sống. Topanurak và cs. (1991) chỉ rõ đối với trâu đầm lầy,

khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi trâu bố, giới tính, lứa đẻ và năm sinh

(p<0,01). Khối lượng sơ sinh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như điều

kiện nuôi dưỡng chăm sóc, tuổi và khối lượng của trâu mẹ.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa khối

lượng sơ sinh và khối lượng của trâu bố mẹ. Khối lượng sơ sinh của con con có

tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ. Tính trên 65 lứa đẻ, hệ số tương quan

giữa khối lượng trâu mẹ và khối lượng sơ sinh là cao, r = 0,71 (Nguyễn Đức

Thạc, 1983).

Khối lượng sơ sinh của trâu cũng biểu thị tương quan thuận với khối

lượng ở những lứa tuổi kế tiếp. Trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng bình

thường, khối lượng trâu là chỉ tiêu chính để đánh giá khả năng sinh trưởng

Page 24: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

13

của trâu.

2.2.1.5. Tốc độ sinh trưởng

Chăn nuôi gia súc thịt phải hướng tới mục đích thúc đẩy tăng trưởng

nhanh các phần thịt có giá trị và giảm thiểu các phần thịt kém chất lượng như

phần thịt đầu, thịt chân, thịt vùng bụng...

Tốc độ hay cường độ sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, giới tính và

đặc điểm cá thể cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật… Trâu nội

của ta được nuôi chủ yếu trong nông hộ, chăn thả tự do là chính, ngoài ra có bổ

sung thêm rơm rạ tại chuồng, chủ yếu trong mùa đông. Trâu có khối lượng sơ

sinh 16-25 kg, lúc 1 năm tuổi đạt 120-140 kg, lúc 2 năm tuổi đạt 200-220 kg. Bắt

đầu từ thời điểm này trâu được huấn luyện cho cày kéo hoặc vỗ béo lấy thịt là

thích hợp. Nếu được nuôi dưỡng tốt, trâu có thể cho tăng khối lượng cao hơn,

đạt 500-700 gam/con/ngày ở năm tuổi thứ nhất, 600-800 gam/con/ngày ở năm

tuổi thứ hai, thời kỳ vỗ béo có thể đạt 800-1.000 g/con/ngày (Đào Lan Nhi,

2002; Mai Văn Sánh, 1996).

Cường độ sinh trưởng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng con vật. Gia súc

càng lớn tuổi thì cường độ sinh trưởng càng chậm. Tốc độ sinh trưởng cũng

phụ thuộc vào khối lượng thành thục thể xác và giới tính của con vật. Gia súc

có khối lượng trưởng thành lớn, thành thục muộn thì có cường độ sinh trưởng

lớn hơn gia súc có khối lượng trưởng thành nhỏ và thành thục sớm (Lê Viết

Ly, 1995).

Trâu sinh trưởng mạnh vào những tháng đầu sau khi sinh. Trâu đầm lầy đạt

tầm vóc trưởng thành tức là hết thời kỳ sinh trưởng lúc 6-7 năm tuổi (con cái), 8-9

năm tuổi (con đực). Khối lượng cơ thể khi trưởng thành trung bình là 300-400 kg

(con cái), 350-450 kg (con đực), cá biệt có con cái nặng trên 600 kg, con đực nặng

trên 800 kg.

Theo Agabayli (1977), tốc độ sinh trrưởng của trâu có thể đánh giá theo

Page 25: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

14

hệ số sinh trưởng k và tính theo công thức:

y = A - D × 10 - kt

Trong đó: y là tốc độ sinh trưởng

A là trị số tối đa của độ sinh trưởng

D là tổng khối lượng từ sơ sinh đến hết thời kỳ sinh trưởng.

k là hệ số sinh trưởng.

t là thời gian có những biến đổi các tính trạng.

Hệ số sinh trưởng (k) trung bình hàng năm ở trâu cái (0,166-0,177) cao

hơn trâu đực (0,107-0,111), nghĩa là tốc độ sinh trưởng của trâu cái lớn hơn so

với trâu đực trong suốt thời kỳ sinh trưởng.

Với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, trâu 24-26 tháng tuôi có thể đạt

65-70 % KL cơ thể của tuổi trưởng thành (Vũ Ngọc Tý và Lê Viết Ly, 1984).

Trâu cái có thể cho phối giống vào lúc khối lượng đạt 300-350 kg, còn trâu đực

đưa vào truyền giống lúc 420-450 kg.

Như vậy, trong điều kiện nuôi dưỡng đầy đủ, trâu cái có thể đẻ lứa đầu

tiên vào tuổi 48-50 tháng. Nếu nuôi dưỡng kém, trâu cái trên 5 năm tuổi mới đẻ

lứa đầu. Một số tác giả khác cho biết: Trâu Việt Nam có tuổi đẻ lứa đầu muộn

dưới 4 năm tuổi là 10,8%, trên 6 năm tuổi là 21,5% (Lê Viết Ly và cs., 1994),

trung bình 49 tháng (Mai Văn Sánh và cs., 1995) và trâu đẻ lứa đầu tập trung

vào 4 - 5 tuổi (Nguyễn Trọng Tiến, 1996).

2.2.1.6. Hiện tượng sinh trưởng bù

Hiện tượng sinh trưởng bù thường xảy ra ở một giai đoạn nào đó khi quá

trình sinh trưởng của con vật bị kìm hãm do bị thiếu thức ăn đến giai đoạn sau

nhận được dinh dưỡng tốt hơn cường độ sinh trưởng của nó sẽ lớn hơn ở con vật

không bị ức chế và cuối cùng vẫn đạt khối lượng tương tự cùng lúc với các con

vật khác. Chúng ta thường gặp hiện tượng sinh trưởng bù trong chăn nuôi gia

súc nhai lại do kéo dài thời gian nuôi qua các mùa vụ khác nhau trong năm.

Page 26: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

15

Mặc dù người ta mong muốn thúc đẩy trâu lớn nhanh nhưng trong quá

trình nuôi dưỡng cũng không tránh khỏi hiện tượng sinh trưởng bù. Người nông

dân thường nuôi “giữ xác” hoặc tạm thời chấp nhận nuôi trâu với cường độ sinh

trưởng thấp trong mùa khô, đến mùa mưa nhiều cỏ trâu lại tiếp tục phát triển tốt

lên. Trong thực tế, chúng ta đã áp dụng hiện tượng sinh trưởng bù vào việc nuôi

vỗ béo trâu bò gầy đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2.1.7. Phương pháp đánh giá sinh trưởng của trâu

Khả năng sản xuất và những giá trị kinh tế của vật nuôi được hình thành

do các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện trong

quá trình phát triển cá thể của chúng. Để đánh giá sự thay đổi khối lượng, người

ta thường dùng các khái niệm sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh

trưởng tương đối (Nguyễn Văn Thưởng, 1995).

- Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay

từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện

phép đo.

- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ

thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian. Thuật ngữ

này còn được gọi là năng lực sinh trưởng, cường độ sinh trưởng hay tăng khối

lượng tuyệt đối.

- Sinh trưởng tương đối: Được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của khối

lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với

giá trị trung bình của hai thời điểm sinh trưởng của hai lần khảo sát.

Quá trình sinh trưởng luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và điều

kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào tuổi, khối lượng con vật và

cũng tuỳ thuộc vào khối lượng thành thục thể xác và giới tính. Để đánh giá được

khả năng sinh trưởng, bản chất của tính trạng số lượng cần được nắm vững vì tất

cả các tính trạng biểu thị sự sinh trưởng đều là tính trạng số lượng.

Page 27: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

16

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu

Sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh đến khả năng sinh

trưởng đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên diện rộng và cả chiều sâu. Do

sinh trưởng là tính trạng đặc trưng của tính trạng số lượng nên nó chịu ảnh hưởng

bởi tất cả các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Vì vậy, để hiểu được sự ảnh hưởng

của các tính trạng sinh trưởng, bản chất của tính trạng số lượng cần nắm được một

cách vững vàng.

2.2.2.1. Ảnh hưởng của giống

Nghiên cứu về yếu tố giống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của trâu đầm

lầy, Topanurak và cs. (1991) cho biết: Khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi con bố,

giới tính, lứa đẻ và năm sinh; khối lượng cơ thể lúc cai sữa bị ảnh hưởng bởi con bố,

giới tính, lứa đẻ, mùa cai sữa; khối lượng lúc 2 năm tuổi bị ảnh hưởng bởi bố, lứa

đẻ, mùa và năm; tăng khối lượng trung bình trước cai sữa bị ảnh hưởng bởi lứa đẻ,

mùa và tăng khối lượng suốt thời kỳ theo dõi bị ảnh hưởng bởi bố, lứa đẻ, mùa và

năm.

Phân tích 1001 số liệu tại Trạm giống gia súc Surin (Thái Lan) từ năm 1980

đến năm 1988, Itaramongkol và cs. (1991) cho biết khối lượng cai sữa (240 ngày

tuổi) của trâu đầm lầy bị ảnh hưởng bởi tuổi của mẹ, bố, giới tính, mùa vụ và năm

sinh. Những trâu đực thiến non được nuôi trên đồng cỏ Pangola trong 28 ngày có

mức tăng khối lượng trung bình là 0,67 kg/ngày (Bennett, 1973).

Nghiên cứu về yếu tố giống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của trâu,

Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết muốn có nghé sơ sinh

nặng cân, trước tiên trâu bố, trâu mẹ phải có khối lượng lớn. Nói một cách khác,

khối lượng của trâu bố và mẹ càng lớn thì khối lượng đàn con sinh ra sẽ lớn. Rõ

ràng, khối lượng là yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn đến khối lượng đời con vì hệ

số di truyền (h2) về khối lượng của trâu mẹ và nghé sơ sinh là 0,74±0,14.

Khả năng sinh trưởng thể hiện qua khối lượng và có mối quan hệ giữa

Page 28: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

17

khối lượng sơ sinh với khối lượng của bố mẹ, mức tăng khối lượng hàng ngày

trong các giai đoạn sinh trưởng đã được các nhà khoa học nghiên cứu công bố.

Agabayli (1977) cho biết giữa khối lượng trâu trưởng thành với khối lượng sơ

sinh có mối tương quan thuận (r=0,46-0,60). Bunyavejchewin và cs. (1986) đã

thu thập, phân tích số liệu của 179 trâu đầm lầy từ năm 1981 đến 1986 đưa ra kết

luận: Tăng khối lượng trước cai sữa và khối lượng cai sữa có tương quan thuận

(r=0,95) ở mức độ cao và có ý nghĩa rõ rệt (P<0,01). Tương tự, tăng khối lượng

sau cai sữa tương quan thuận (P<0,05) với khối lượng 2 năm tuổi (r=0,55).

Nhưng tăng khối lượng trước cai sữa không thể được dùng như một chỉ số đánh

giá tăng khối lượng sau cai sữa vì giá trị r=-0,185. Trong điều kiện nuôi dưỡng

bình thường, khối lượng cai sữa, khối lượng các độ tuổi, tăng khối lượng trước

và sau cai sữa đến thời điểm kết thúc là những tiêu chuẩn để chọn lọc và đó là

các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá sức tăng trưởng.

2.2.2.2. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng

Dinh dưỡng thức ăn ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng của

trâu, từ sự phát triển của bào thai đến quá trình sinh trưởng của nghé và trâu.

Trong giai đoạn bào thai, việc cung cấp đủ thức ăn có giá trị dinh dưỡng, cân đối

axit amin và khoáng là điều kiện cần thiết. Theo Agabayli (1977), trong điều

kiện không đủ thức ăn cho trâu cái trong giai đoạn chửa, bào thai sẽ không đạt

tiêu chuẩn: tháng thứ hai, thai phát triển bằng 72%, tháng thứ 3-4 là 11%-88%,

tháng 5-6 là 2%-63% và tháng thứ 7-10 là 4%-65% so với khối lượng bình

thường. Trong điều kiện nuôi dưỡng không đầy đủ, thai và các cơ quan bên

trong bị suy giảm nhiều, nhất là vào thời kỳ đầu. Lúc thai 3-4 tháng tuổi, da, tim,

phổi, dạ dày... sinh trưởng chậm lại. Hơn nữa, trong điều kiện thiếu thức ăn, bộ

xương thai phát triển kém bình thường: khối lượng xương lúc 3-4 tháng tuổi kém

tiêu chuẩn 36-81%, tháng 5-6 kém 32-36% dẫn đến kích thước của các chiều đo

cũng thấp hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển

của nghé sau này. Ngược lại, nếu được nuôi dưỡng tốt, xương phát triển tốt có

Page 29: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

18

thể vượt tiêu chuẩn 20-30%.

Ở Trinidat, nghé 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng trên đồng cỏ trong mùa

khô, bổ sung thêm bã mía, rỉ mật, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,92kg/ngày,

trong lúc đó, nuôi trên đồng cỏ xấu, không có bổ sung gì thì tốc độ tăng trưởng

là 0,49 kg/ngày. Rỉ mật đường được coi là thức ăn bổ sung có giá trị (Bennett,

1973).

Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết thức ăn quyết

định tốc độ sinh trưởng của nghé, ngoài yếu tố giống. Nghé cùng đàn, lúc sơ

sinh đạt 28-30 kg, nếu nuôi dưõng tốt 1 năm tuổi có thế đạt 200-220 kg, ngược

lại nuôi dưỡng kém chỉ đạt 150 kg. Trong quá trình phát triển, năm đầu tiên quan

trọng nhất vì giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng cao. Nếu nghé thiếu sữa, sau

cai sữa thiếu cỏ, khối lượng sẽ thấp, các chiều phát triển không tương xứng,

nghé còi cọc. Tốc độ tăng khối lượng càng cao ở những năm sau, do vậy cần

nuôi dưỡng nghé tốt ở giai đoạn này, đặc biệt là mùa khô thiếu cỏ (Nguyễn Văn

Vực và cs. 1985).

Những thí nghiệm ở Irac đã so sánh hệ số tăng trưởng và tỷ lệ chuyển

hoá thức ăn của trâu đực và bò đực. Những trâu và bò ở độ tuổi 12-15 tháng

tuổi vào thí nghiệm, được nuôi dưỡng bằng thức ăn xanh, cỏ alfafa, rơm lúa

mỳ và thức ăn tinh trong 126 ngày cho kết quả: trâu đực có mức tăng khối

lượng 1,16 kg/ngày, bò đực 0,89 kg/ngày; trâu tiêu tốn 4,32 kg các chất dinh

dưỡng tiêu hoá cho 1 kg tăng khối lượng, trong lúc đó ở bò là 4,6 kg. Trong

những thí nghiệm nuôi dưỡng ở Ai Cập, trâu 18 tháng tuổi có khối lượng

trung bình 359 kg, trong khi đó ở bò chỉ đạt 263 kg. Trâu Paskistan được

nuôi dưỡng chăm sóc trong điều kiện tốt có mức tăng khối lượng trung bình

là 0,86 kg/ngày. Trong một điều tra khác, người ta đã thí nghiệm trên những

trâu đực với những loại thức ăn địa phương trong thời kỳ 70 ngày có mức

tăng khối lượng trung bình là 1,04 kg/ngày (FAO, 1977).

Thí nghiệm của Smith và cs. (1993) cho biết trâu Địa Trung Hải được vỗ

Page 30: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

19

béo bằng cỏ, cám lúa mỳ và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày với khối

lượng bình quân bắt đầu thí nghiệm là 213 kg, kết thúc là 333 kg đạt mức tăng

khối lượng 0,875 kg.

Theo Nguyễn Văn Thưởng (2000) nuôi vỗ béo trâu bằng cách bổ sung

thêm 5 - 7 kg thức ăn xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám/con/ngày

(ngoài thức ăn trâu thu nhận được khi chăn thả ngoài đồng), trâu nuôi 21-24

tháng tuổi đạt 266,70 - 288,92 kg, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ lệ thịt tinh là

37,22%, tăng 2% so với trâu chỉ ăn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả.

Nguyễn Đức Chuyên (2004) thí nghiệm bổ sung thức ăn cho nghé vào ban

đêm, ngoài thức ăn nghé thu nhận được khi chăn thả tự do ngoài bãi chăn, sau 6

tháng đã khẳng định: Tăng khối lượng của lô thí nghiệm cao hơn 10-12% so với

lô đối chứng (không được bổ sung thức ăn vào ban đêm), chi phí cho 1 kg tăng

khối lượng lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng 8,11%.

Đào Lan Nhi (2002) vỗ béo trâu tơ trên khẩu phần cơ sở là rơm và cây ngô

tươi chưa thu bắp, trâu thí nghiệm được bổ sung hàng ngày 0,8 kg, 1,6 kg, 2, 4 kg

và 3, 2 kg hỗn hợp bột sắn và bột lá sắn (theo tỷ lệ 1/1) cho các lô TN1, lô TN2, lô

TN3 và lô TN4 cho thấy: Tăng khối lượng của trâu tăng dần theo mức bổ sung bột

sắn và bột lá sắn từ lô TN1 (285 g/ngày) đến lô TN2 (431 g/ngày), lô TN3 (585

g/ngày) và lô TN4 (600 g/ngày). Tăng khối lượng ở lô TN3 tương đương với lô

TN4 do lô TN4 trâu ăn không hết khẩu phần (chỉ ăn hết 2,6 kg/ngày).

Mai Van Sanh và cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn

tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0, 5 kg rỉ mật, cỏ voi được

thay thế bằng rơm có xử lý urea trong khẩu phần theo các mức 0, 25%, 50% và

75 %. Trâu cho tăng khối lượng từ 488 g đến 544 g/con/ngày. Không có sự sai

khác về tăng khối lượng của trâu giữa 2 khẩu phần thay thế 0 và 25% cỏ voi

bằng rơm ủ urea nhưng có sự sai khác giữa khẩu phần thay thế 0 và 25% so với

khẩu phần thay thế 50% và 75% (533 g và 544 g so với 500 g và 488 g/ngày).

Trịnh Văn Trung (2008), bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần làm tăng khả

Page 31: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

20

năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Giảm

thấp nhất ở mức bổ sung 1,5 kg/ngày (ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi) và 1,0

kg/ngày (ở giai đoạn 18-20 tháng tuổi), nhưng mức bổ sung 1,0 kg/ngày không

có sự sai khác so với mức bổ sung 1,5 kg/ngày.

Qua những công bố trên, có thể khẳng định rằng: Ngoài yếu tố giống, thức

ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của trâu.

2.2.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh

Một vấn đề quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi gia

súc lấy thịt là phải hiểu biết về môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi. Các yếu tố

này ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của trâu. Nếu môi trường tiểu khí hậu

chuồng nuôi thích hợp, trâu sinh trưởng, phát triển tốt. Ngược lại, môi trường

tiểu khí hậu chuồng nuôi không phù hợp, trâu sinh trưởng và phát triển kém. Khi

điều kiện môi trường khắc nghiệt thì nuôi các giống địa phương có lợi hơn nhập

nội vì các giống này đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mới thể hiện được

tiềm năng di truyền ưu việt. Theo nghiên cứu của Burns và cs. (2001), khả năng

sinh trưởng và sản xuất thịt của gia súc là do tương tác giữa các kiểu gen với môi

trường.

Điều kiện môi trường khác nhau tác động tới sự sinh trưởng, phát

triển của trâu rất rõ rệt. Vì vậy, trong chăn nuôi trâu cần phải nghiên cứu

sao cho sự phù hợp giữa kiểu gen (giống) với môi trường, tạo nên sự cân

bằng sinh học, giảm stress nhằm giúp trâu có khả năng tăng trưởng tốt, khối

lượng lớn, tăng khối lượng nhanh góp phần sản xuất sản phẩm hàng hóa có

chất lượng cao với giá thành thấp nhất. Các yếu tố này có liên quan với

nhau và ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức sinh trưởng, phát triển của trâu.

Các điều kiện tự nhiên như: Độ ẩm, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, lượng

mưa... đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gia súc và tất nhiên là đến sự

phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Ngay cả dịch bệnh, ký sinh trùng, chất

đất của cây thức ăn sử dụng thiếu hay đủ đều có ảnh hưởng nhất định đến trao

Page 32: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

21

đổi chất của con vật và qua đó tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của

chúng. Khí hậu các vùng đã ảnh hưởng gián tiếp tới sinh trưởng và phát triển của

động vật.

Gia súc trước khi mổ thịt, bị stress do quá trình vận chuyển, dồn đuổi

hoặc môi trường sống thay đổi đột ngột sẽ làm cho lượng đường trong cơ giảm

thấp đột ngột. Không đủ đường trong cơ, độ pH không thể giảm xuống và thịt sẽ

bị dai, mầu đỏ sậm, khô và chắc.

2.2.3. Ảnh hưởng của tầm vóc bố mẹ đến tầm vóc đời con

Có thể nói cải tiến di truyền của trâu nhìn chung là làm được còn quá ít so

với các gia súc gia cầm khác. Do những đặc điểm riêng biệt về giống của trâu

mà nghiên cứu về cải tiến di truyền trong chăn nuôi trâu còn nhiều hạn chế. Tuy

vậy trên cơ sở áp dụng những thành tựu nghiên cứu từ các gia súc khác và cải

tiến trên trâu, chúng ta cũng đã thu được những thành tựu về cải tiến di truyền –

giống trâu rất đáng được ghi nhận.

Chọn lọc nhân thuần là công việc cần thiết và thường xuyên của công tác

giống nhằm nâng cao khả năng sản xuất của gia súc gia cầm thông qua tiến bộ di

truyền trong quần thể. Chọn lọc nhân thuần bao gồm chọn trâu đực giống, cái

giống, kiểm tra năng suất cá thể, kiểm tra qua đời sau, xây dựng đang hạt

nhân.v.v.

Theo Yadav (2004) muốn cải tiến nâng cao chất lượng đàn trâu phải chọn

lọc những cá thể tốt trong các đàn trâu cái có sự quản lý tốt và phối với những

trâu đực giống đặc biệt tốt, hy vọng khả năng sản xuất sẽ nâng lên.

Ấn Độ là nước có quần thể trâu rất lớn, lại có nhiều giống khác nhau nên

việc quản lý giống rất khó, vì vậy chỉ có khoảng 20-25% tổng số trâu là thuần

chủng, số còn lại do không quản lý được nên bị pha tạp các giống không xác

định được cụ thể (Sethi và Sikka, 2006).

Chiến lược của chương trình giống trâu quốc gia Pakistan cũng là nhân

thuần mà tập trung vào việc ghi chép theo dõi, chọn lọc ghép phối với những

Page 33: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

22

trâu đực tốt và kiểm tra đực giống qua đời sau (Antonio Borghese và cs.,

2006). Các bước tiến hành của chương trình là chọn lọc và đăng ký trâu cái,

chọn lọc trâu cái tốt để sản xuất trâu đực giống, chọn những trâu đực tơ có đủ

tiêu chuẩn để kiểm tra cá thể và cuối cùng là kiểm tra đực giống đó qua đời

sau. Những trâu đực đã được chọn lọc được khai thác tinh phục vụ công tác cải

tiến di truyền thông qua thụ tinh nhân tạo với các đàn trâu cái đã được chọn

(Alexiev, 1998).

Thái Lan là quốc gia có số lượng trâu đầm lầy khá lớn, mặc dù có giảm

sút về số lượng nhưng trong những năm cuối của thế kỷ trước họ đã tiến hành

chương trình giống quốc gia về “Đánh giá khả năng sản xuất của trâu” nhằm

nâng cao khả năng cày kéo và cho thịt của trâu đầm lầy. Kết quả đã nâng được

khối lượng nghé sơ sinh tăng 7,7 % (từ 28, 4 lên 30,6 kg), lúc cai sữa 8 tháng

tuổi tăng 38 % (từ 121 lên 167 kg), ở 2 năm tuổi tăng 18 % (từ 268 lên 317 kg);

tỷ lệ đẻ của đàn cái sinh sản cũng được cải thiện, tăng từ 60,6% lên 69 %, tuổi

đẻ lứa đầu rút ngắn từ 4, 5 năm xuống 3, 37 năm và khoảng cách 2 lứa đẻ rút

ngắn từ 587 ngày xuống 468 ngày (Chantalakhana và Skunmun, 2002).

Chương trình cải tiến di truyền trâu của Philippin, họ chọn lọc nhân thuần

đàn trâu địa phương và nhập trâu sông để lai tạo tạo con lai lấy sữa, thịt. Với

chọn lọc nhân thuần đàn trâu địa phương, họ xây dựng hệ thống hạt nhân mở để

chọn lọc và cải tiến nâng cao chất lượng đàn, đàn hạt nhân được chọn lọc và xây

dựng dựa vào hai chỉ tiêu chính tầm vóc và khả năng sinh sản (Cruz, 2006).

Theo Liang Xian-wei và cs. (2004) thì chiến lược phát triển trâu của

Trung Quốc là làm tốt việc chọn lọc nhân thuần từng giống (trâu địa phương và

trâu nhập nội) để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng

đực giống trâu sông nhập nội phối với đàn cái nền trâu địa phương. Ngoài công

tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu địa phương để lai tạo giống trâu lai hướng sữa,

chương trình giống của Trung quốc còn chọn lọc nhân thuần tạo giống trâu đầm

Page 34: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

23

lầy Trung Quốc mới hướng sữa và chọn lọc tạo giống trâu sông mới Binlang

Vân Nam lấy sữa (Zhang Chunxi, 2006).

Inđônêxia tiến hành công tác chọn lọc nhân thuần trong từng loại hình

trâu đầm lầy để giữ sự đa dạng và làm cơ sở lai tạo với trâu sông tạo trâu lai

kiêm dụng (Triwulanningsih và cs, 2005).

Tại Việt Nam, công tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu lnội hầu như chưa

được tiến hành. Trong nghiên cứu của Mai Văn Sánh (2005) đã sử dụng trâu Ngố

khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta cho

phối giống với trâu cái địa phương ngoại hình nhỏ đã cải thiện được tầm vóc và

nâng cao được khả năng cho thịt rõ rệt. Kết quả bước đầu cho thấy: Sử dụng trâu

đực Ngố khối lượng lớn làm giống và kết hợp với chọn lọc đàn trâu cái đã cải

thiện nâng cao tầm vóc trâu lên 10% so với đại trà.

Công tác chọn lọc nhân thuần giống trâu của Braxin là khá tốt, họ tiến

hành kiểm tra cá thể và kiểm tra qua đời sau nhưng trong điều kiện sản xuất họ

lại áp dụng phương pháp đơn giản hơn là đàn trâu được phân làm hai nhóm:

Nhóm A là đàn trâu hạt nhân đã chọn lọc (20% trâu có năng suất cao nhất) và

nhóm B là 80% còn lại. Đàn giống nhóm A để sản xuất ra trâu đực giống, đàn

giống nhóm B sản xuất ra đàn trâu cái sinh sản (trâu đực ở đàn này chỉ để vỗ béo

lấy thịt). Đàn trâu đực sinh ra từ nhóm bố A sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt về

khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu khác để chọn 1% trâu đực tốt nhất cho phối

giống với đàn trâu cái hạt nhân, 49% trâu đực tốt tiếp theo sẽ chọn làm đực

giống phối cho đàn trâu cái đại trà và 50% trâu đực còn lại sau không dùng làm

đực giống, chỉ để nuôi lấy thịt (Alexiev, 1998).

Các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng và các mối quan hệ

giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng của bố mẹ và khẳng định có sự tương

quan thuận giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng cơ thể của bố mẹ. Topanurak

và cs. (1991) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và sinh trưởng

của nghé báo cáo rằng: Khối lượng của nghé bị ảnh hưởng bởi khối lượng trâu

đực bố và tính biệt của nghé đặc biệt là khối lượng nghé sơ sinh. Intaramongkol

Page 35: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

24

và cs. (1991) cũng chứng minh răng khối lượng nghé lúc 24 tháng tuổi bị ảnh

hưởng bởi khối lượng cơ thể bố và tuổi trâu đực giống, trâu cái mẹ cũng như tính

biệt nghé, mùa và năm sinh.

2.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất

thịt của trâu

2.3.1. Khả năng sản xuất thịt

Muốn trâu có khả năng sản xuất được khối lượng thịt lớn thì trước hết

phải có tầm vóc lớn, thể hiện đặc trưng nhất là khối lượng cơ thể lớn. Muốn có

khối lượng ở thế hệ đời sau lớn thì khối lượng bố mẹ phải lớn. Nguyễn Đức Thạc

và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết muốn có nghé sơ sinh nặng cân, trước tiên

phải chọn trâu bố, trâu mẹ có khối lượng lớn vì tính trạng này mang đặc tính

trung gian giữa bố và mẹ.

Đối với giống trâu Murrah, nhiều thí nghiệm đã tiến hành xác định khả năng

sản xuất thịt cho thấy: Nghé nuôi với khẩu phần có thức ăn tinh cho tăng khối

lượng từ 555-625 g/ngày và khối lượng cơ thể đạt 300 kg lúc 16-18 tháng tuổi.

Trong lúc đó, nuôi với khẩu phần nhiều thức ăn thô xanh, tăng khối lượng chỉ đạt

410-450 g/ngày và khối lượng giết thịt đạt 300kg lúc 20-22 tháng tuổi (Nguyễn

Đức Thạc, 1983).

Mai Văn Sánh (1996), nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, sinh sản

cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông Bé và lai tạo với trâu nội cho biết

trâu Murrah nhập từ Ấn Độ về nuôi tại Sông Bé có khả năng sinh trưởng và

cho thịt tốt, khối lượng trưởng thành: trâu đực đạt 617 kg, trâu cái đạt 454 kg,

tăngkhối lượng ở giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi đạt 556g/ngày, giai đoạn 7-12

tháng tuổi 407-575 g/ngày.

Theo Đào Lan Nhi và cs. (1999), trâu đầm lầy nước ta khoảng 1,5-2 năm

tuổi có thể đưa vào vỗ béo lấy thịt: Mùa mưa, với khẩu phần 6,08-6,50 kg vật

chất khô ăn vào, đạt 0,677- 0,833 kg/con/ngày và mùa khô, với khẩu phần 5,31-

5,72 kg vật chất khô ăn vào, đạt 0,253-0,337 kg/con/ngày.

Page 36: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

25

Pathak (1988), tăng khối lượng trung bình của trâu Murrah là 0,330-0,560

kg/ngày. Krishman và Nagarcenka (1979) cho biết trâu Murrah nuôi với thức ăn

tinh thông thường cho tăng khối lượng trung bình 0,513 kg/ngày trong giai đoạn

từ sơ sinh đến tuổi 2 năm giết thịt. Baloch và cs. (1983) cho biết, tăng khối lượng

trung bình hàng ngày của trâu đực giống Kundi là 0,799 kg/ngày ở tuổi 1-1,5

năm với lượng thức ăn tiêu tốn là 6,425 kg vật chất khô cho 1 kg tăng khối

lượng.

Khả năng sản xuất thịt thể hiện qua khối lượng cơ thể của từng độ tuổi

khác nhau. Khối lượng cơ thể có mối quan hệ giữa các độ tuổi khác nhau như

khối lượng sơ sinh với khối lượng các tuổi khác nhau. Khối lượng đời con liên

quan đến khối lượng bố mẹ được thể hiện rõ qua mối tương quan giữa khối

lượng sơ sinh đời con với khối lượng của bố mẹ chúng. Tăng khối lượng hàng

ngày trong các giai đoạn sinh trưởng cũng liên quan với nhau. Các mối liên quan

đó đã được các nhà khoa học nghiên cứu công bố: Agabayli (1977) cho biết giữa

khối lượng trâu trưởng thành với khối lượng sơ sinh có mối tương quan thuận (r =

0,46-0,60).

Bunyavejchewin và cs. (1986) đã thu thập, phân tích số liệu của 179 trâu đầm

lầy (90 đực và 89 cái) từ năm 1981 đến 1986 và đưa ra kết luận: Tăng khối lượng

trước cai sữa và khối lượng cai sữa có tương quan thuận (r=0,95) ở mức độ cao và

có ý nghĩa rõ rệt (P<0,01); Tăng khối lượng sau cai sữa tương quan thuận (P<0,05)

với khối lượng 2 năm tuổi (r=0,55). Nhưng, tăng khối lượng trước cai sữa không thể

được dùng như một chỉ số đánh giá tăng khối lượng sau cai sữa vì không có mối

tương quan (r=-0,185). Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, khối lượng cai sữa,

khối lượng các độ tuổi, tăng khối lượng trước và sau cai sữa đến thời điểm kết thúc

là những tiêu chuẩn để chọn lọc và đó là các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá sức tăng

trưởng.

Tỷ lệ thịt xẻ trung bình của trâu là 50,9%, biến động từ 46,8% đến 59,6%;

tỷ lệ nạc:mỡ:xương là 55:26:28% đối với nghé ăn nhiều thức ăn tinh và

59:19:21% đối với nghé ăn nhiều thức ăn thô xanh (Payne, 1990).

Page 37: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

26

Charle và Johnson (1972); Johnson và Charle (1975) cho biết thịt xẻ

của trâu có tỷ lệ thịt bắp cao (68,6 %), tỷ lệ xương thấp (17,3 %) và tỷ lệ mỡ

thấp (10,6 %). Trâu phát triển mạnh mô cơ và thịt xẻ của trâu có tỷ lệ nạc

cao. Trâu đầm lầy Thái Lan (đực kéo) cho tỷ lệ thịt xẻ 43-51% (Bunyavej-

chewin và Chantalakhana, 1991). Trâu đầm lầy Trung quốc nuôi vỗ béo có tỷ

lệ thịt xẻ là 46,5 % đối với trâu thiến và trâu đực; 43,8 % đối với trâu cái

(Han Zhengkang, 1994).

Mai Văn Sánh (1996), nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, sinh sản

cho sữa, thịt của trâu Murrahi nuôi tại Sông Bé và lai tạo với trâu nội cho biết

trâu Murrah nhập từ Ấn Độ về nuôi tại Sông Bé có khả năng cho chất lượng

thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ ở trâu trưởng thành đạt 54,3%.

Lu và Huang (1994) cho biết, tại trại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung quốc

đang thực hiện chương trình tạo trâu lai 3 giống lấy thịt, sữa với khả năng cho

thịt của trâu đực lai 3 giống lúc 24 tháng tuổi là: thịt xẻ 53,6% và thịt tinh 43%.

Trâu đầm lầy của Trung quốc có tỷ lệ thịt tinh là 36,7% đối với trâu đực,

36,9% đối với trâu đực thiến và 34,0% đối với trâu cái. Tương ứng, tỷ lệ giữa

xương và thịt trung bình là 1/3,3; 1/3,8 và 1/3,6. Khả năng cho thịt của trâu lai F1

(Murrah×Swamp) cao hơn trâu đầm lầy bản địa, tỷ lệ thịt lọc là 42,5 và 36,9 %

đối với trâu lai và trâu đầm lầy giết thịt lúc 2 tuổi (Han Zhengkang, 1994).

Trong quá trình lai tạo ra những giống trâu chuyên thịt, ngoài tiêu chí tỷ lệ

thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ mỡ thịt người ta rất chú ý tạo ra những giống trâu có

khối lượng lớn và tăng khối lượng nhanh. Nhìn chung, gia súc có khối lượng

càng lớn thì tỷ lệ thịt xẻ càng cao. Những giống gia súc có xương nhỏ thì thịt dày

hơn và tỷ lệ thịt tinh cao hơn những giống có xương to.

Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi phải tạo ra các giống có sức

sản xuất và tính chuyên dụng cao. Trong ngành chăn nuôi trâu bò thịt hiện nay

đang sản xuất thịt theo hướng có hàm lượng protein cao, thơm ngon, màu sắc thịt

tươi, đẹp.

Page 38: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

27

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của trâu

Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh đến khả năng cho thịt,

chất lượng thịt đã được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều. Tốc độ hay cường độ

sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, giới tính và đặc điểm cá thể cũng như điều

kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật… Cường độ sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào

tuổi và khối lượng con vật. Tốc độ sinh trưởng cũng phụ thuộc vào khối lượng

thành thục thể xác và giới tính của con vật, mỗi giống gia súc khác nhau có khối

lượng trưởng thành khác nhau (Lê Viết Ly, 1995).

2.3.2.1. Ảnh hưởng của giống

Trong tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới tính năng sản xuất thịt và chất

lượng thịt thì giống là yếu tố quan trọng nhất. Giống khác nhau có khả năng cho

thịt khác nhau vì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích luỹ thịt và độ béo khác nhau.

Phân tích 1001 số liệu của trâu đầm lầy nuôi tại Trạm giống gia súc Surin

(Thái Lan) từ năm 1980 đến năm 1988, Itaramongkol và cs. (1991) cho biết khối

lượng cai sữa bị ảnh hưởng bởi tuổi của mẹ, bố.

Tốc độ tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ các thành phần thịt, mỡ,

xương khác nhau phụ thuộc vào giống, tuổi mổ thịt, khối lượng giết thịt, khẩu

phần nuôi dưỡng, có thể nâng khối lượng mổ thịt của trâu lên bằng cách tăng

cường, cải tiến khẩu phần ăn và chọn thời điểm giết thịt thích hợp. Khả năng

tăng khối lượng và cho thịt của trâu chịu ảnh hưởng lớn bởi giống, tuổi mổ thịt,

chế độ nuôi dưỡng.

Theo Đào Lan Nhi và cs. (1999), trâu đầm lầy nước ta khoảng 1,5-2 năm

tuổi có thể đưa vào vỗ béo lấy thịt: mùa mưa, với khẩu phần 6,08-6,50 kg vật

chất khô ăn vào, đạt 0,677- 0,833 kg/ngày và mùa khô, với khẩu phần 5,31-5,72

kg vật chất khô ăn vào, đạt 0,253-0,337 kg/ngày.

Pathak (1988), tăng khối lượng trung bình của trâu Murrah là 0,330-0,560

kg/ngày. Baloch và cs (1983) cho biết, tăng khối lượng trung bình hàng ngày của

Page 39: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

28

trâu đực giống Kundi là 0,799 kg/ngày ở tuổi 1-1,5 năm với lượng thức ăn tiêu

tốn là 6,425 kg vật chất khô cho 1 kg tăng khối lượng.

Cũng như những loại gia súc khác, lai giống để tạo ra những tổ hợp trâu

lai cho thịt cao. Trâu lai 3 giống (50% Nili-Ravi, 25% Murrah, 25% Swamp)

được nuôi với khẩu phần cỏ voi trong 100 ngày cho tăng khối lượng 0,80

kg/ngày (Liu, 1987). Trâu lai F1 (trâu sông × trâu đầm lầy) có tỷ lệ sinh trưởng

nhanh hơn so với trâu đầm lầy trong điều kiện đồng cỏ chất lượng tốt. Những

trâu lai 3/4 và 5/8 nguồn gen trâu sông cũng cho tăng khối lượng tốt hơn so với

trâu đầm lầy (Allen, 2001).

2.3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn và chế độ nuôi dưỡng

Thức ăn ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng của trâu, từ sự phát

triển của bào thai đến quá trình sinh trưởng của nghé và trâu, ảnh hưởng đến khả

năng cho thịt của trâu. Trong giai đoạn bào thai, việc cung cấp đủ thức ăn có giá trị

dinh dưỡng, cân đối axit amin và khoáng là điều kiện cần thiết.

Theo Agabayli (1977), trong điều kiện không đủ thức ăn cho trâu cái trong

giai đoạn chửa, bào thai sẽ không đạt tiêu chuẩn: tháng thứ hai, thai phát triển

bằng 72%, tháng thứ 3-4 là 11%-88%, tháng 5-6 là 2%-63% và tháng thứ 7-10 là

4%-65% so với khối lượng bình thường. Trong điều kiện nuôi dưỡng không đầy

đủ, thai và các cơ quan bên trong bị suy giảm nhiều, nhất là vào thời kỳ đầu. Lúc

thai 3-4 tháng tuổi, da, tim, phổi, dạ dày... sinh trưởng chậm lại. Hơn nữa, trong

điều kiện thiếu thức ăn, bộ xương thai phát triển kém bình thường: khối lượng

xương lúc 3-4 tháng tuổi kém tiêu chuẩn 36-81%, tháng 5-6 kém 32-36% dẫn

đến kích thước của các chiều đo cũng thấp hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Điều này

ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghé sau này. Ngược lại, nếu được nuôi

dưỡng tốt, xương phát triển tốt có thể vượt tiêu chuẩn 20-30%. Việc chăm sóc nuôi

dưỡng đầy đủ trâu mẹ, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc nuôi dưỡng định hướng và

thu được đàn con chất lượng cao.

Page 40: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

29

Ở Trinidat, nghé 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng trên đồng cỏ trong mùa

khô, bổ sung thêm bã mía, rỉ mật, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,92 kg/ngày,

trong lúc đó, nuôi trên đồng cỏ xấu, không có bổ sung gì thì tốc độ tăng trưởng là

0,49kg/ngày. Rỉ mật đường được coi là thức ăn bổ sung có giá trị (Bennett, 1973).

Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết thức ăn quyết định tốc

độ sinh trưởng của nghé, ngoài yếu tố giống. Nghé cùng đàn, lúc sơ sinh đạt 28-30 kg,

nếu nuôi dưõng tốt 1 năm tuổi có thế đạt 200-220 kg, ngược lại nuôi dưỡng kém chỉ

đạt 150 kg. Trong quá trình phát triển, năm đầu tiên quan trọng nhất vì giai đoạn này

có tốc độ sinh trưởng cao. Nếu nghé thiếu sữa, sau cai sữa thiếu cỏ, khối lượng sẽ thấp,

các chiều phát triển không tương xứng, nghé còi cọc. Tốc độ tăng khối lượng càng cao

ở những năm sau, do vậy cần nuôi dưỡng nghé tốt ở giai đoạn này, đặc biệt là mùa khô

thiếu cỏ (Nguyễn Văn Vực và cs., 1985).

Trịnh Văn Trung (2008), nghiên cứu bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần

đã làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng

khối lượng. Giảm thấp nhất ở mức bổ sung 1,5 kg/ngày (ở giai đoạn 13-18 tháng

tuổi) và 1,0 kg/ngày (ở giai đoạn 18-20 tháng tuổi), nhưng mức bổ sung 1,0

kg/ngày không có sự sai khác so với mức bổ sung 1,5 kg/ngày.

Những thí nghiệm ở Irac đã so sánh hệ số tăng trưởng và tỷ lệ chuyển hoá

thức ăn của trâu đực và bò đực. Những trâu và bò ở độ tuổi 12-15 tháng tuổi vào

thí nghiệm, được nuôi dưỡng bằng thức ăn xanh, cỏ alfafa, rơm lúa mỳ và thức

ăn tinh trong 126 ngày cho kết quả: trâu đực có mức tăng khối lượng 1,16

kg/ngày, bò đực 0,89 kg/ngày; trâu tiêu tốn 4,32 kg các chất dinh dưỡng tiêu hoá

cho 1 kg tăng khối lượng, trong lúc đó ở bò là 4,6 kg. Trong những thí nghiệm

nuôi dưỡng ở Ai Cập, trâu 18 tháng tuổi có mức tăng khối lượng trung bình 359

kg, trong khi đó ở bò chỉ đạt 263 kg. Trâu Paskistan được nuôi dưỡng chăm sóc

trong điều kiện tốt có mức tăng khối lượng trung bình là 0,86 kg/ngày. Trong một

điều tra khác, người ta đã thí nghiệm trên những trâu đực với những loại thức ăn

địa phương trong thời kỳ 70 ngày có mức tăng khối lượng trung bình là 1,04

kg/ngày (FAO, 1977).

Page 41: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

30

Thí nghiệm của Smith và cs. (1993) cho biết trâu Địa Trung Hải được vỗ

béo bằng cỏ, cám lúa mì và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày với khối

lượng bình quân bắt đầu thí nghiệm là 213 kg, kết thúc là 333 kg đạt mức tăng

tăng khối lượng 0,875 kg.

Nguyễn Văn Thưởng (2000) nuôi vỗ béo trâu bằng cách bổ sung thêm 5- 7

kg thức ăn xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám/con/ngày (ngoài thức ăn

ăn được khi chăn thả ngoài đồng), trâu nuôi 21-24 tháng tuổi đạt 266,70-288,92

kg ± 4,85, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ lệ thịt tinh là 37,22%, tăng 2% so với trâu

chỉ ăn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả.

Nguyễn Đức Chuyên (2004) thí nghiệm bổ sung thức ăn cho nghé vào ban

đêm, ngoài thức ăn nghé thu nhận được khi chăn thả tự do ngoài bãi chăn, sau 6

tháng đã khẳng định: Tăng khối lượng của lô thí nghiệm cao hơn 10-12% so với

lô đối chứng (không được bổ sung thức ăn vào ban đêm), chi phí cho 1 kg tăng

khối lượng lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng 8,11%.

Mai Van Sanh và cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn tinh

như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0, 5 kg rỉ mật, cỏ voi được thay thế

bằng rơm có xử lý urê trong khẩu phần theo các mức 0, 25%, 50% và 75 %. Trâu

cho tăng trọng từ 488 g đến 544 g/ngày.

Terzano và cs. (1995) đánh giá: Khẩu phần dinh dưỡng cao biểu hiện tốt

nhất và có ý nghĩa (P<0,05) về tuổi phát dục (21 tháng so với 24 tháng trong

nhóm dinh dưỡng thấp) đồng thời ảnh hưởng có ý nghĩa (P<0,05) đến tăng trọng

ngày (678 g so với 530 g trong nhóm dinh dưỡng thấp). Dahlan (1996) kết luận:

Khẩu phần và phương thức nuôi ảnh hưởng có ý nghĩa đến đặc điểm thịt xẻ và

chất lượng thịt.

Qua những công bố trên, có thể khẳng định rằng: Ngoài yếu tố giống, thức

ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và

cho thịt của trâu. Chế độ nuôi dưỡng và hiệu quả sử dụng thức ăn phụ thuộc vào

sự cân đối các thành phần trong khẩu phần ăn cụ thể. Thí dụ, nghé lúc 11 tháng

Page 42: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

31

tuổi có khối lượng 110-120 kg thì tỷ lệ thịt xẻ là 44%, lúc 2 năm tuổi có khối

lượng 250-300 kg thì tỷ lệ thịt xẻ là 50% còn trâu cái trên 5 tuổi có khối lượng

400-600 kg thì tỷ lệ thịt xẻ là 55% và khi so sánh tỷ lệ thịt xẻ và các tỷ lệ của các

thành phần thịt, mỡ, xương giữa nghé và bê lai thì không có sự khác nhau đáng kể

(Pasha và Malik, 1990). Thành phần hoá học của thịt trâu cũng tương tự như của

thịt bò, còn độ mềm, tính ngon miệng thì không khác mấy so với thịt bò.

Tỷ lệ thô tinh thực tế trong mỗi khẩu phần quyết định khả năng tăng

khối lượng của các nhóm trâu thí nghiệm (Wanapat và Wachirapakorn, 1990).

Các tác giả thông báo rằng tăng khối lượng hàng ngày cao nhất thấy được ở 2

nhóm trâu sử dụng khẩu phần rơm đã xử lý hoặc không xử lý urea với thức ăn

tinh có tỷ lệ 20/80. Nhưng tính đến lãi suất nuôi vỗ béo thì trâu ăn khẩu phần

có tỷ lệ rơm xử lý urê và tỷ lệ thức ăn tinh 50% và 20% hiệu quả cao hơn, trâu

ăn khẩu phần nhiều thức ăn tinh (tỷ lệ 80%) lợi nhuận thu được thấp nhất.

Wanapat và cs. (1994) đã kết luận sử dụng thức ăn thô nuôi trâu như rơm lúa

hiệu quả nhất ở tỷ lệ thô/tinh không quá 65/35. Đã có nhiều công trình nghiên

cứu gần đây chỉ ra rằng đối với thức ăn thô thì ngoài việc bổ sung nguồn ni tơ

dễ phân giải ở dạ cỏ việc bổ sung thêm các loại protein thô ở dạng khó phân

giải rất có lợi, bởi vì những loại thức ăn protein này sẽ "thoát qua" sự phân giải

ở dạ cỏ và cung cấp axit amin trực tiếp cho vật chủ ở ruột để thoả mãn các nhu

cầu sản xuất (Nguyễn Viết Hải, 1990), (Tiwari và Yadava, 1994), (Wanapat và

cs, 1997). Như vậy, tăng mức bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần cỏ xanh và

rơm ủ urê để nuôi trâu, tăng khối lượng tăng cao, điều này là hoàn toàn phù

hợp. Kết quả nghiên cứu trên cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của

Mullins và cs (1984), Perdok và Leng (1986), các tác giả trên đều cho rằng gia

súc ăn khẩu phần đã bổ sung urê và có bổ sung protein "thoát qua" tăng khối

lượng cao hơn gia súc ăn khẩu phần chỉ bổ sung urê.

Các tác giả Chave Israkul (1992); Leng và cs. (1994) cho biết sử dụng tảng

thức ăn chất lượng cao (HQFB) trong khẩu phần làm cải thiện tình hình dinh

Page 43: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

32

dưỡng và thể trạng ở bò và cừu. Thành phần trong tảng thức ăn chất lượng cao

gồm bột hạt bông 15%, bột cá 10%, rỉ mật 35%, urê 10%, vitamin A, D3-E và hỗn

hợp khoáng. Đối với trâu đầm lầy, việc bổ sung HQFB trong khẩu phần còn hạn

chế. Tuy nhiên, Wanapat và Sommat (1993) từ một thí nghiệm vỗ béo với khẩu

phần rơm có bổ sung HQFB đã thu được tăng khối lượng 0,680 kg/ngày. Trâu ăn

khẩu phần rơm có bổ sung HQFB + thức ăn tinh với 2 mức 1% và 0,75% khối

lượng cơ thể cho tăng khối lượng tương ứng 0,790 và 0,650 kg/ngày.

Ragheb và cs. (1989) tiến hành nuôi vỗ béo 100 trâu tơ với khẩu phần có

tỷ lệ protein/năng lượng là 1/5 và 1/8 công bố tăng khối lượng tương ứng 625 và

805g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 50,9 và 60,0%. Baruah và cs (1990) cho biết protein và

năng lượng khẩu phần ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt lọc, khi vỗ béo trâu với mức

protein 75 và 100% trong các khẩu phần có 90, 100 và 110% năng lượng theo

tiêu chuẩn NRC (1984), tỷ lệ thịt lọc lần lượt là 56,9; 58,5; 58,7; 52,2 57,0 và

59,1%. Các tác giả cho biết phần trăm mỡ dưới da và ở phủ tạng cao hơn chút ít

trong nhóm trâu nuôi với khẩu phần cao năng lượng (Heing, 2001).

Wanapat và cs. (1991) thí nghiệm nuôi trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ

Ruzy 7 giờ/ngày và chia làm 3 nhóm: Không bổ sung thức ăn, bổ sung thức ăn

tinh hỗn hợp với 0,5% khối lượng cơ thể và bổ sung bột hạt bông với 0,2% khối

lượng cơ thể thu được tăng khối lượng tương ứng 483, 594 và 515g/ngày.

Terzano và cs. (1995) đánh giá khẩu phần dinh dưỡng cao ảnh hưởng tốt đến tuổi

phát dục đồng thời ảnh hưởng có ý nghĩa đến tăng khối lượng ngày (678 g so với

530 g trong nhóm dinh dưỡng thấp). Dahlan (1996) cũng cho rằng khẩu phần và

phương thức chăn nuôi ảnh hưởng có ý nghĩa đến đặc điểm thịt xẻ và chất lượng

thịt .v.v..

Ở nước ta, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các lĩnh vực giống, sinh sản, cày

kéo và bệnh của trâu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về dinh dưỡng nhằm khai thác

thịt trâu thông qua kỹ thuật vỗ béo từ nguồn thức ăn tại chỗ còn ít được đề cập.

Nguyễn Đức Thạc (1983) đã thông báo rằng trong điều kiện nuôi dưỡng bình

Page 44: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

33

thường, trâu nội loại hình to 2 năm tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 48,2%, trâu F1

(Murrah×Swamp) 18-24 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 49,1-50,1%. Nguyen Van Thu

và cs. (1993) đã sử dụng nguồn thức ăn thô có sẵn gồm rơm lúa, bã mía và cỏ tự

nhiên làm khẩu phần cơ sở để vỗ béo trâu tơ giống đầm lầy cho thấy tăng khối lượng

của nhóm trâu có bổ sung bánh urea rỉ mật là 25,6 kg cao hơn (P<0,01) so với nhóm

đối chứng không bổ sung là 13,9 kg.

Trâu đã được nghiên cứu với điều kiện chăn thả quảng canh và thâm canh,

sử dụng thức ăn thô xanh chất lượng hơn và thức ăn tinh để lấy thịt. Điều kiện

đồng cỏ tương đối thuận lợi, ảnh hưởng đến cường độ sinh trưởng phát dục của

trâu. Chăn thả trên bãi với thảm cỏ phong phú là yếu tố kinh tế quan trọng trong

việc vỗ béo trâu. Intaramongkorl và cs. (1994) cho rằng trâu tơ 2 năm tuổi, vỗ

béo qua chăn thả có bổ sung thức ăn tinh là thích hợp, nên tiến hành vào mùa

mưa khi mà thức ăn xanh dồi dào. Tuy nhiên, trâu đầm lầy vỗ béo tại chuồng là

hoàn toàn có khả năng và đem lại hiệu quả kinh tế (Wanapat và cs., 1994).

Sức sản xuất thịt của trâu phụ thuộc rất lớn vào mức dinh dưỡng và kỹ thuật

nuôi dưỡng trước khi giết thịt. Khi nuôi dưỡng kém, tăng khối lượng thấp, trâu bò

gầy và do đó tỷ lệ xương và dây chằng cao (25-30% thân thịt), tỷ lệ thịt thấp. Khi

mức độ dinh dưỡng tăng± tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt cao, mô liên kết và xương

giảm, giá trị của thịt cao (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2005).

Chế độ dinh dưỡng cao rút ngắn quá trình nuôi dưỡng và làm thay đổi

phẩm chất thịt. Hai loại dinh dưỡng quan trọng cần cho vật nuôi là năng lượng và

protein. Năng lượng cần cho việc duy trì sự tồn tại của tổ chức cơ thể, hoạt động

của cơ, hệ tiêu hóa và hình thành các tổ chức mới. Nhu cầu năng lượng chịu ảnh

hưởng bởi khối lượng của con vật và khối lượng tăng lên của các tổ chức trong

cơ thể. Năng lượng để sản xuất 1 kg mỡ gấp 7 lần năng lượng dùng để sản xuất 1

kg thịt nạc.

Page 45: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

34

2.3.2.3. Tuổi vỗ béo và mổ thịt

Chất lượng của thịt trâu, ngoài bị ảnh hưởng bởi mức độ dinh dưỡng, tuổi

giết thịt cũng rất ảnh hưởng. Sekhon và cs. (1996), cho rằng trâu mổ thịt ở tuổi

12-16 tháng khả năng cho thịt là có chất lượng và hiệu quả kinh tế nhất, đồng

thời thịt trâu non hầu như không khác so với thịt bò về mặt vị giác và cảm quan.

Thế nhưng, tuổi mổ thịt phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng

của giống và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Trâu 18-24 tháng tuổi đưa vào

vỗ béo lấy thịt là thích hợp vì tuổi này đang ở đỉnh của tăng khối lượng. Con vật

chưa cày kéo và chưa có quá trình tích luỹ mỡ nên chất lượng thịt ngon, mặc dù

mới đạt 2/3 khối lượng cơ thể của trâu trưởng thành (Sekhon và cs., 1996). Như

vậy, khi tuổi càng tăng thì tỷ lệ tương đối của xương và mô liên kết giảm, khối

lượng thịt và mỡ tăng (Nguyễn Xuân Trạch, 2004).

Xamedop (1962) (dẫn theo Agabayli, 1977) đã khẳng định lợi ích vỗ béo

trâu tơ 15-30 tháng tuổi có ưu thế hơn trâu trưởng thành. Trâu non có thể tăng

khối lượng 0,82 kg/ngày và có tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn bò địa phương

(Ahmad và cs., (1995). Trâu hậu bị có thể tăng trưởng với mức 0,5 kg/ngày

(Balock, 1995; Shahid và cs., 1995).

Trâu ở lứa tuổi 1 và 2 năm đưa vào vỗ béo tăng khối lượng tương tự nhau,

0,357 và 0,372 kg/ngày (nuôi tại chuồng); 0,674 và 0,735 kg/ngày (chăn thả có bổ

sung thức ăn), nhưng trâu 1 năm tuổi có thời gian vỗ béo dài hơn trâu 2 năm tuổi

để đạt khối lượng giết thịt 400 kg (Intaramongkorl và cs., 1994).

Ảnh hưởng của tuổi mổ thịt đến năng suất vật nuôi là rất rõ rệt vì tuổi

không những ảnh hưởng đến khối lượng mổ thịt mà còn ảnh hưởng đến thành

phần của cơ thể và thành phần hóa học của thịt. Khi tuổi của gia súc tăng thì thành

phần của cơ thể sẽ biến đổi: dưới 1 năm tuổi thì sự phát triển của cơ thể chủ yếu là

sự tích luỹ các mô cơ và xương, còn mỡ và mô liên kết ít. Đến 1,5 tuổi, sự tích luỹ

protein đã tăng cao, tỷ lệ tương đối của mô xương giảm. Sau 1,5 tuổi tốc độ sinh

trưởng của tế bào cơ giảm, hàm lượng nước giảm, tích luỹ mỡ tăng (giá trị năng

Page 46: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

35

lượng tăng), mô liên kết giảm (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2005).

Thành phần hoá học của thịt cũng thay đổi theo tuổi mổ thịt: Khi con vật ở

độ tuổi trên 18 tháng, do sự trao đổi chất thay đổi, làm giảm khả năng tích luỹ nitơ,

cường độ hình thành protein giảm, sự sinh trưởng của tế bào cơ giảm tích luỹ mỡ

tăng. Khi mổ thịt ở 18 tháng tuổi, mỡ tích luỹ trong cơ bắp cao hơn trong nội tạng.

Tuổi càng cao thì mỡ sẽ tích luỹ nhiều trong nội tạng và dưới da. Như vậy, khi tuổi

mổ thịt càng tăng thì tỷ lệ tương đối của xương và mô liên kết giảm, khối lượng

thịt và mỡ tăng. Do các thành phần trong thân thịt thay đổi theo tuổi của gia súc

nên chất lượng thịt cũng chịu ảnh hưởng của tuổi gia súc. Tuổi càng cao thì độ

mềm của thịt càng giảm (Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch., 2005).

2.3.2.4. Tính biệt và thiến

Tính biệt cũng ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của gia súc. Thông

thường, gia súc cái có thớ thịt nhỏ hơn gia súc đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt có

vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn. Ngược lại, gia súc đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn

gia súc cái cùng độ tuổi.

Thiến cũng ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của gia súc. Những trâu

đực thiến non được nuôi trên đồng cỏ Pangola trong 28 ngày có mức tăng khối

lượng trung bình là 0,67 kg/ngày (Bennett, 1973). Tuy nhiên, người chăn nuôi

thường không cần phải thiến vì qua nghiên cứu cho thấy gia súc đực không thiến

có tốc độ sinh trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao, chi phí thức ăn/kg

tăng khối lượng giảm hơn so với đực thiến và gia súc cái. Do không tiết ra hóc

môn testosterone nên ở trâu bò đực thiến một phần khá lớn năng lượng từ thức ăn

được sử dụng để tổng hợp mỡ.

2.3.2.5. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh

Một vấn đề quan trọng khi xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi gia súc

lấy thịt là phải hiểu biết về môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi. Các yếu tố môi

trường ảnh hưởng tới sức sản xuất thịt của trâu và được chia làm 3 loại: Thời tiết khí

Page 47: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

36

hậu (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…); lý hoá ( nước, chất lượng thức ăn, cấu trúc chuồng

trại…) và sinh học (vi sinh vật gây bệnh, ký sinh trùng, côn trùng…).

Điều kiện môi trường khác nhau có sự tác động tới quá trình sinh trưởng,

phát triển của gia súc. Vì vậy, trong chăn nuôi cần phải nghiên cứu sao cho sự

tương thích giữa kiểu gen (giống gia súc) với môi trường, tạo nên sự cân bằng

sinh học, giảm stress nhằm có tăng trưởng tốt, khối lượng lớn, tăng khối lượng

nhanh, tỷ lệ sinh sản cao và sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao với

giá thành thấp nhất.

Các yếu tố môi trường trên có liên quan với nhau và ảnh hưởng đến sức

khoẻ, sức sản xuất thịt của trâu bò. Trong các yếu tố này thì ảnh hưởng của nhiệt

độ môi trường là được quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra stress trong quá trình vận

chuyển và giết mổ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thịt, gia súc trước khi

giết mổ bị stress do quá trình vận chuyển, dồn đuổi hoặc môi trường sống thay

đổi đột ngột sẽ làm cho lượng đường trong cơ giảm thấp đột ngột. Không đủ

đường trong cơ, độ pH không thể giảm xuống và giữ ở mức pH dưới 5,8. Thịt sẽ

bị dai, mầu đỏ sậm, khô và chắc. Loại thân thịt này gọi là thịt có lát cắt sẫm

(Burns và cs., 2001).

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trại thí nghiệm trâu Ngọc Thanh, Vĩnh Phúc thuộc Viện Chăn nuôi đã

được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ 20 để nghiên cứu về trâu. Tại đây, đã

tập trung được rất nhiều trâu tốt từ nhiều tỉnh khác nhau của miền Bắc nước ta về

nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu về trâu khối lượng lớn miền Bắc đã chứng

minh tiềm năng phát triển và khả năng sản xuất tốt của loại hình trâu này ở nước

ta. Nguyễn Đức Thạc (1983) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, khả năng cho

sữa thịt của loại hình trâu to (trâu Ngố) ở miền Bắc cho thấy: Loại hình trâu này có

khả năng sinh trưởng tốt. Khối lượng của chúng ở các mốc tuổi là sơ sinh đực 28,8

kg, cái 27,8 kg, lúc 12 tháng tuổi đực 185,4 kg, cái 182,6 kg, lúc 24 tháng tuổi đực

Page 48: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

37

266,8 kg, cái 254,3 kg, lúc 36 tháng tuổi đực 363,7 kg, cái 333, 7 kg và trâu cái

trưởng thành đạt 451,6 kg.

Đặc điểm chung của trâu nội ở các địa phương nước ta là tầm vóc nhỏ, sinh

trưởng chậm (khả năng tăng trọng thấp), thành thục muộn. Nhận xét này càng được

chứng minh rõ hơn qua một số nghiên cứu gần đây đã công bố:

Mai Văn Sanh và cs. (1995), điều tra đàn trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên

thấy rằng khối lượng trâu vùng này thấp, khối lượng trâu đực trưởng thành chỉ

326 kg và trâu cái trưởng thành là 312 kg.

Vũ Duy Giảng và cs. (1999) đã điều tra đánh giá tình hình phát triển đàn

trâu miền Bắc và cho kết quả là khối lượng trâu hiện tại khá thấp so với những số

liệu điều tra trước đây. Ví dụ khối lượng sơ sinh trung bình của trâu Sóc Sơn ở con

đực 18,9 kg, cái 18,8 kg; lúc 1 năm tuổi đực 147,3 kg, cái 140,4 kg; lúc 24 tháng

trâu đực chỉ đạt 234 kg, trâu cái 183 kg. Trâu ở Phổ Yên (Thái Nguyên) có khối

lượng sơ sinh trung bình ở con đực là 21 kg, cái 19,4 kg; lúc 1 năm tuổi đực 141

kg, cái 138 kg; lúc 24 tháng trâu đực chỉ đạt 242 kg, trâu cái 236 kg; khi trưởng

thành trâu đực là 334 kg và trâu cái là 306 kg.

Mai Văn Sánh (2005) điều tra phân loại đàn trâu nội tại xã Vân Hoà, Ba Vì,

Hà Tây cũng cho thấy: Đàn trâu địa phương có tầm vóc nhỏ: khối lượng trung

bình lúc 1 năm tuổi đực 134 kg, cái 121 kg, lúc 24 tháng trâu đực đạt 229 kg, trâu

cái 212 kg, đến trưởng thành trâu đực 357 kg và trâu cái 322 kg.

Qua các nghiên cứu trên các tác giả trên đã đưa ra định hướng cải tiến phẩm

giống trâu bằng phương pháp thuần chủng, chọn trâu đực to để phối với với đàn

trâu cái được tuyển chọn ở diện rộng, loại thải trâu xấu, không đủ tiêu chuẩn, hình

thành các vùng giống trâu, tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có và sử dụng

các kỹ thuật sinh sản cần thiết để nâng cao tỷ lệ đẻ của trâu. Trâu Ngố khối lượng

lớn là nguồn gen bản địa quý sẵn có ở các tỉnh miền núi nước ta. Tiềm năng này

cần được phát huy bằng cách sử dụng trâu đực này làm giống sẽ góp phần cải tạo

tầm vóc trâu ngoại hình nhỏ được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng.

Page 49: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

38

Những năm gần đây, nhờ chương trình chọn tạo giống cây trồng vật nuôi

mà đã có đề tài trọng điểm cấp ngành về tuyển chọn lai tạo nhằm cải tạo tầm vóc

và khả năng sản xuất của trâu địa phương. Đề tài đã tập trung tuyển chọn đàn

trâu nội tầm vóc nhỏ, sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn (trâu Ngố) để nâng

cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương. Kết quả bước đầu cho biết:

Khối lượng sơ sinh của trâu tăng từ 19-20 kg lên 23-24 kg; 12 tháng tuổi tăng từ

130-135 lên 151-155 kg; 24 tháng tuổi tăng từ 227-229 lên 248-254 kg (Mai Văn

Sánh, 2005).

Những nghiên cứu bước đầu về sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa

phương dùng để nuôi vỗ béo trâu lấy thịt đã cho kết quả khả quan: Trâu được vỗ

béo bằng cỏ tự nhiên có bổ sung sắn và cám cho tăng khối lượng 500-600

g/ngày. Trong 3 tháng vỗ béo trâu tăng khối lượng trên 50 kg, người chăn nuôi

có thể thu nhập 280-300 nghìn đồng/đầu trâu, lãi suất tính trên 100 nghìn đồng

vốn là 14-15 nghìn đồng. Tại các tỉnh miền núi nơi mà có nguồn lá sắn dồi dào,

có thể bổ sung hỗn hợp 50 % bột sắn và 50 % bột lá sắn với mức 2 kg/con/ngày

đã đem lại hiệu quả vỗ béo trâu cao (Đào Lan Nhi, 2002). Phương thức vỗ béo

qua chăn thả có bổ sung thức ăn phù hợp với kỹ thuật chăn nuôi trâu lâu nay, có

thể áp dụng dễ dàng trong điều kiện sản xuất nhỏ của nông hộ.

Vũ Duy Giảng và cs. (1999) đã khảo sát các tỷ lệ thịt của trâu cho thấy

nhìn chung các tỷ lệ thịt trâu là thấp: trâu trưởng thành với khối lượng mổ thịt

327, 6 kg thì có tỷ lệ thịt xẻ 39%, tỷ lệ thịt lọc 28,6% còn ở trâu tơ 28-30 tháng

tuổi có khối lượng mổ thịt 194, 5 kg thì tỷ lệ thịt xẻ là 44,3%, tỷ lệ thịt lọc 35%.

Thành phần hoá học của thịt trâu cũng được các tác giả phân tích và cho biết tỷ

lệ nước là 76,81%, protein 19,84%, mỡ 0,37% và khoáng 1,14%. Đào Lan Nhi

(2002) vỗ béo trâu tơ 2 năm tuổi có khối lượng mổ thịt 298 kg và 329 kg thì tỷ lệ

thịt xẻ tăng lên tới 46,05-46,22% và thịt lọc là 35,09-37,22%. Như vậy sử dụng

trâu tơ mổ thịt thay vì mổ trâu già là một trong những biện pháp tăng năng suất

và chất lượng thịt. Biện pháp vỗ béo trâu tơ trước khi mổ thịt lại làm tăng thêm

khối lượng mổ thịt và tăng tỷ lệ thịt xẻ, thịt lọc lên 1-2% so với trâu tơ không

Page 50: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

39

được vỗ béo, đây là những cơ sở để định hướng công tác phát triển chăn nuôi

trâu lấy thịt.

Nguyen Van Thu và cs. (1993) đã đi sâu nghiên cứu sử dụng nguồn thức

ăn thô có sẵn tại đồng bằng sông Cửu Long gồm rơm lúa, bã mía và cỏ tự nhiên

làm khẩu phần cơ sở để vỗ béo trâu tơ giống đầm lầy. Kết quả cho thấy sự tăng

khối lượng cơ thể của nhóm trâu có bổ sung bánh urê rỉ mật là 25,6 kg cao hơn

có ý nghĩa (p <0,01) so với nhóm không bổ sung (13,9 kg).

Duong Nguyen Khang (2004), nghiên cứu bổ sung lá sắn tươi, lá sắn ủ

chua và lá sắn khô ép viên cho gia súc ăn khẩu phần rơm tươi có xử lý urê đã

đưa ta kết luận: tăng khối lượng của gia súc bị ảnh hưởng bởi các mức và các

loại lá sắn khác nhau trong khẩu phần. Bổ sung lá sắn tươi trong khẩu phần

không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của gia súc. Bổ sung lá sắn ủ

chua hay bột lá sắn vào khẩu phần, tăng khối lượng của gia súc tăng 50% ở mức

bổ sung thấp (50g protein thô từ lá sắn ủ chua hay bột lá sắn trên 100 kg khối

lượng cơ thể) và 100% ở mức bổ sung cao (100g protein thô từ lá sắn ủ chua hay

bột lá sắn/100 kg khối lượng cơ thể) so với không bổ sung.

Mai Van Sanh và cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn

tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0,5 kg rỉ mật, cỏ voi được

thay thế bằng rơm có xử lý urê trong khẩu phần theo các mức 0; 25; 50; 75% thì

trâu cho tăng trọng từ 488 đến 544 g/ngày.

Đinh Văn Cải (2002) cho biết: Khẩu phần chủ yếu là rơm lúa với một lượng

nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê, nghé tăng trưởng chậm, tuổi đẻ lứa đầu lúc 4-5

năm, còi xương và bò có tỷ lệ đậu thai thấp. Rơm rạ được ủ với 4-5% urê sẽ làm

tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49

MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào của trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm

không ủ (2,6 kg so với 1,6kg DM/100 kg khối lượng).

Nguyễn Công Định và cs (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn

và rỉ mật để vỗ béo trâu đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào của trâu so với nuôi

Page 51: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

40

trâu theo phương pháp truyền thống không vỗ béo, tăng khả năng tăng khối

lượng hàng ngày, tăng tỷ lệ thịt, tăng số lượng thịt trên đầu trâu là lô TN I cho

98,9 kg, lô TN II cho 100,3 kg so với lô đối chứng là 88,5 kg và giảm tiêu tốn

thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng từ 12,40 kg xuống còn 10,35 kg lô TN I và

10,52 kg lô TN II. Tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh (45,6% và 37,8%) cao hơn khi sử dụng

cám gạo (45,4% và 37,7%) tuy nhiên sự sai khác là không có ý nghĩa thống kª.

Mai Văn Sánh (2008) nghiên cứu sử dụng rơm ủ urê thay thế một phần cỏ

xanh trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ cho biết: Thay thế 25-75% cỏ xanh trong

khẩu phân ăn hàng ngày của trâu tơ vỗ béo bằng rơm ủ 4% urê không làm ảnh

hưởng đến lượng thức ăn ăn vào của trâu và trong mùa đông khi cỏ xanh khan

hiếm, có thể sử dụng rơm ủ urê thay thế cỏ xanh trong khẩu phần 25% là tốt nhất

nhưng có thể thay thế 50% cỏ xanh.

Trịnh Văn Trung (2008) nghiên cứu bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần

làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng

trọng. Giảm thấp nhất ở mức bổ sung 1,5 kg/ngày (ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi)

và 1,0 kg/ngày (ở giai đoạn 18-20 tháng tuổi), nhưng mức bổ sung 1,0 kg/ngày

không có sự sai khác so với mức bổ sung 1,5 kg/ngày.

Nguyễn Kiêm Chiến (2010) nghiên cứu sử dụng khẩu phần có bổ sung bột

sắn, bột lá sắn cho kết quả vỗ béo trâu cao hơn so với khẩu phần chỉ sử dụng cỏ

voi và khẩu phần bổ sung cám gạo (tăng khối lượng đạt 527,8 g/ngày so với lô

ĐC 344,4 g/ngày và 513,9 g/ngày; tiêu tốn thức ăn là 9,31 kg VCK so với 12,24

kg VCK lô ĐC và 9,91 kg VCK lô TN II; Chất lượng thịt trâu khi sử dụng khẩu

phần có bổ sung bột sắn, bột lá sắn để vỗ béo cho kết quả tương đương với bổ

sung bằng cám gạo và cao hơn so với thịt trâu không được vỗ béo (Tỷ lệ thịt xẻ

45,4% lô TN I; 45,6% TN II so với 43,6% lô ĐC và tỷ lệ thịt tinh là 37,7% lô

TN I; 37,8% lô TN II so với 36% ở lô ĐC).

Page 52: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

41

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một trong những biện pháp quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng

thịt trâu là công tác chọn lọc nhân thuần. Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành

thường xuyên công tác này và đã thu được nhiều thành công.

Ấn Độ là một trong những nước có chính sách về giống trâu tốt. Theo đề

nghị của Hội đồng Nông nghiệp quốc gia thì muốn cải tiến nâng cao chất lượng

đàn trâu phải chọn lọc những cá thể tốt trong các đàn có thể quản lý và phối với

những trâu đực giống đặc biệt tốt, hy vọng khả năng sản xuất sẽ nâng lên. Những

vùng mà Nhà nước quản lý được trong mạng lưới thì thực hiện việc kiểm tra cá

thể qua đời sau (Yadav, 2004). Có một thực tế là do có quần thể trâu rất lớn, lại

có nhiều giống khác nhau và trên một đất nước vừa rộng vừa đông dân, việc

quản lý giống rất khó, vì vậy chỉ có khoảng 20-25% tổng số trâu là thuần chủng,

số còn lại do không quản lý được nên bị pha tạp các giống không xác định được

cụ thể (Sethi và Sikka, 2006).

Trung Quốc là nước có quần thể trâu đầm lầy lớn nhất thế giới, và do đặc

điểm sinh thái giữa các vùng trong nước khác nhau đã dẫn đến với cùng một

giống trâu đầm lầy mà có tới 14 loại hình khác nhau thích hợp từng vùng. Chiến

lược phát triển trâu của Trung Quốc là sử dụng các giống trâu sông như Murrah,

Nili- Ravi lai với trâu đầm lầy địa phương tạo trâu lai kiêm dụng sữa thịt. Trước

mắt họ làm tốt việc chọn lọc nhân thuần trâu địa phương để nâng cao tầm vóc và

khả năng sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng đàn cái nền để lai tạo với trâu đực

ngoại. Họ đã rất thành công với con lai 3 máu giữa trâu Murrah và trâu địa

phương với trâu Nili -Ravi đã cho sản lượng sữa và tỷ lệ thịt cao hơn nhiều so

với trâu đầm lầy địa phương (Liang Xian-wei và cs., 2004).

Thái lan và Philippin là những nước có chương trình giống quốc gia về cải

tạo tầm vóc và khả năng sản xuất trâu nội khá thành công, sau 10 năm thực hiện

chương trình chọn lọc nhân thuần, khối lượng nghé sơ sinh tăng 7,7 % (từ 28,4

lên 30,6 kg), lúc cai sữa 8 tháng tuổi tăng 38 % (từ 121 lên 167 kg), ở 2 năm tuổi

Page 53: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

42

tăng 18 % (từ 268 lên 317 kg); tỷ lệ đẻ của đàn cái sinh sản cũng được cải thiện,

tăng từ 60,6% lên 69%, tuổi đẻ lứa đầu rút ngắn từ 4,5 năm xuống 3,37 năm và

khoảng cách 2 lứa đẻ rút ngắn từ 587 ngày xuống 468 ngày (Chantalakhana và

Skunmun, 2002). Phi-lip-pin đã nhập trâu Murrah Mỹ và nuôi giữ tại một Trung

tâm, chọn lọc những cá thể có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt, khai thác

tinh và phối với đàn trâu địa phương tạo con lai có khả năng cho thịt tốt hơn cả

về năng suất và chất lượng. Trâu Murrah Bungari cũng được nhập khẩu với

những cá thể có sản lượng sữa cao nhằm tạo con lai hướng sữa. Tất cả trâu ngoại

nhập đều nuôi giữ riêng, chọn lọc nhân thuần và sản xuất những trâu đực giống

tốt để kiểm tra năng suất. Sau khi kiểm tra qua đời sau, những trâu đực giống

này được khai thác tinh để làm thụ tinh nhân tạo. Con lai đã thể hiện ưu thế rõ về

tầm vóc, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và sữa đã cao hơn nhiều so với trâu

địa phương. Hiện nay Philippin đã thành lập Ngân hàng gen với các dạng tinh

đông lạnh, phôi được tạo ra từ những cá thể đặc biệt hoặc ở các nhóm giống tốt

khác nhau phục vụ cho công tác cải tiến di truyền nâng cao chất lượng đàn giống

và khả năng sản xuất của đàn trâu địa phương (Cruz, 2006).

Indonexia là nước có quần thể trâu đầm lầy lớn ngay sau Việt nam. Đặc

điểm của một đất nước có tới 13 nghìn hòn đảo và trải dài qua nhiều kinh tuyến đã

hình thành nên nhiều loại hình khác nhau về màu sắc lông da, tầm vóc và cả về tập

tính như: trâu Aceh, trâu Java, trâu Binanga, trâu Moa, trâu Kalang, trâu lang

trắng đen.v.v. Họ đang tiến hành công tác chọn lọc nhân thuần trong từng loại

hình để giữ sự đa dạng (Triwulanningsih và cs., 2005).

Nghiên cứu nuôi trâu thịt cũng đã một số nước tiến hành tuy nhiên chưa

nhiều. Trước đây thịt trâu chưa được ưa chuộng vì trâu được giết mổ lấy thịt chủ

yếu là từ trâu già, loại thải và định kiến về thịt trâu như mùi vị, màu sắc, độ mịn

của thớ thịt v.v. Về phương thức nuôi có thể là nuôi vỗ béo trong một thời gian

với thức ăn có hàm lượng protein và năng lượng cao để tăng năng suất và phẩm

chất thịt (Ranjhan, 2004). Trong lĩnh vực nghiên cứu trâu thịt, đặc biệt ở

Trinidad sau nhiều thập kỷ lai tạo ngẫu nhiên 6-7 giống trâu sông khác nhau,

người ta đã tạo ra giống trâu thịt nổi tiếng gọi là Bufalypso (Alexiev, 1998).

Page 54: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

43

Pasha và cs. (1990) đã sử dụng 30% rơm lúa, trấu hoặc lõi ngô trong từng

khẩu phần vỗ béo trâu tại chuồng. Kết quả cho thấy lõi ngô là nguồn năng lượng

khá lớn so với trấu và rơm lúa điều đó đã phản ánh qua tăng trọng và sử dụng

thức ăn của trâu tốt hơn.

Wanapat và cs. (1995) cho biết: Sắn lát khô làm thức ăn tinh cải thiện

tốt hơn rỉ mật và bột ngô khi bổ sung trong khẩu phần cơ sở là rơm để nuôi vỗ

béo trâu. Wanapat và cs. (1991) quan sát thấy: Trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ

ruzy 7 giờ/ngày được chia làm 3 nhóm: Không bổ sung thức ăn (1), bổ sung thức

ăn tinh hỗn hợp với 0,5% khối lượng cơ thể (2) và bổ sung bột hạt bông với

0,2% khối lượng cơ thể (3). Trâu thí nghiệm cho tăng khối lượng tương ứng là

483; 594 và 515 g/con/ngày giữa các nhóm 1, 2 và 3. Hosmani và Srivastava

(1988), khi cho trâu ăn khẩu phần có đậu tương tăng khối lượng từ 404

g/con/ngày lên 470 g/con/ngày. Wanapat (2003) cũng cho rằng bổ sung lá sắn cho

các khẩu phần có hàm lượng xơ cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp đã làm tăng tỷ lệ

protein và năng lượng trong khẩu phần do đó làm tăng khả năng sinh trưởng của vật

nuôi, giảm chi phí trong chăn nuôi.

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2007 đến năm 2012

Kế thừa số liệu thí nghiệm giống từ năm 2003

Page 55: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

44

3.2. Vật liệu nghiên cứu

3.2.1. Gia súc thí nghiệm

Trâu đực Ngố khối lượng lớn

Trâu đực, trâu cái địa phương

Trâu tơ 7 – 26 tháng tuổi đã được cải tạo.

3.2.2. Thức ăn thí nghiệm

Cỏ tự nhiên

Thức ăn tinh hỗn hợp

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nâng cao tầm vóc và

khả năng sinh trưởng của đời con

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và

tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và

tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2.

3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao để

nâng cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến

khả năng sinh trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi.

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất

thịt của trâu 22-26 tháng tuổi.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp sử dụng cho nội dung 1: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng

lớn nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đời con

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và

tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1.

Page 56: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

45

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tổ chức theo các nghiệm thức (NT):

+ Nghiệm thức 1 (NT1): trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái đã tuyển chọn.

+ Nghiệm thức 2 (NT2): trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái đại trà.

+ Nghiệm thức 3 (NT3): trâu đực đại trà địa phương phối với trâu cái đã tuyển chọn.

+ Nghiệm thức đối chứng (NTĐC): trâu đực đại trà địa phương phối với trâu cái

đại trà.

Thí nghiệm có 8 trâu đực giống Ngố khối lượng lớn và 8 trâu đực giống đại

trà được ghép phối với 240 trâu cái đã tuyển chọn và 240 trâu cái đại trà.

Phương pháp bố trí thí nghiệm như sau: Mỗi trâu đực giống (trâu Ngố khối

lượng lớn và trâu đại trà) ghép phối với 15 trâu cái đã tuyển chọn và 15 trâu cái đại

trà.

* Phương pháp theo dõi

- Khảo sát, đánh giá đàn trâu cái sinh sản hiện có:

Cân khối lượng trâu bằng cân điện tử Rudd weight - 1200, đo một số

chiều đo chính của trâu (VN, DTC, CV) bằng thước dây, thước gậy.

+ Vòng ngực (VN): Là chu vi của vòng ngực được đo sau xương bả vai,

đo bằng thước dây.

+ Dài thân chéo (DTC): Là khoảng cách giao điểm trước của khớp xương

bả vai và điểm cuối của u ngồi xương chậu đo theo đường chéo, đo bằng thước

gậy.

+ Cao vây (CV): là khoảng cách từ mỏm cao nhất trên giữa 2 xương bả

vai đến mặt đất, đo bằng thước gậy.

Phỏng vấn nông dân về tình hình sinh sản, nuôi dưỡng đàn trâu bằng các

câu hỏi đã chuẩn bị trước theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn.

Đánh giá ngoại hình: quan sát bằng mắt thường

Page 57: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

46

- Tuyển chọn đàn trâu cái sinh sản làm nền: Chọn những trâu có ngoại hình đẹp,

khối lượng cơ thể trung bình 350 kg, có đủ tiêu chuẩn giống và đang trong tuổi

đẻ từ lứa 2 đến lứa 5.

- Tuyển chọn trâu đực Ngố khối lượng lớn: Trâu đực 5-6 tuổi, đẹp về ngoại

hình, đã có nghé sinh ra và có đủ tiêu chuẩn giống, khối lượng cơ thể trung

bình 558 kg.

- Tuyển chọn trâu đực địa phương: Chọn những con tốt nhất trong đàn theo tiêu

chuẩn của trâu đực giống (5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có nghé sinh ra), khối

lượng trung bình là 404 kg để đưa vào thí nghiệm.

- Theo dõi trâu cái động dục, phối giống: Theo dõi trâu cái động dục bằng các

biện pháp thông thường là quan sát niêm dịch và niêm mạc âm đạo vào ban đêm,

buổi sáng và những biểu hiện nhảy nhau, bỏ ăn, theo đực khác, kêu rống .v.v..

Trâu cái động dục được phối giống với trâu đực theo các nghiệm thức đã bố trí.

- Theo dõi sinh trưởng phát triển của đàn trâu sinh ra qua các lứa đẻ: Cân khối

lượng ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi bằng cân điện

tử Rudd weight – 1200 và đo các kích thước cơ thể bằng thước dây, thước gậy.

- Quản lý trâu thí nghiệm: Tất cả trâu đực giống và trâu cái sinh sản được đánh

số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng nghiệm thức hàng ngày. Khi trâu cái động

dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục mới cho đi chăn.

Gia súc thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân là chăn thả

kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng vào ban đêm theo quy trình kỹ thuật chăn

nuôi trâu sinh sản kết hợp cày kéo.

- Nghé sinh ra được theo mẹ đến khi tự cai sữa

- Xác định ảnh hưởng của khối lượng trâu bố và trâu mẹ đến khối lượng sơ sinh

và khả năng tăng khối lượng của nghé thông qua sự khác biệt về khối lượng sơ

sinh và khối lượng ở các mốc tuổi.

Page 58: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

47

- Xác định mối quan hệ giữa khối lượng trâu bố, trâu mẹ với khối lượng nghé

sinh ra thông qua hệ số tương quan.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và

tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2.

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tổ chức theo 2 nghiệm thức:

+ Nghiệm thức 1 (NT1): Trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái tơ đã

được cải tạo (thế hệ 1).

+ Nghiệm thức 2 (NT2): Trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái tơ địa

phương mới được tuyển chọn.

Tổng số gia súc thí nghiệm sẽ gồm 12 trâu đực giống Ngố khối lượng lớn

và 240 trâu cái tơ (120 trâu cái tơ đã được cải tạo và 120 trâu cái tơ địa phương

mới được tuyển chọn).

Phương pháp bố thí nghiệm như sau: Mỗi trâu đực giống Ngố khối lượng

lớn được sử dụng để ghép phối với 20 trâu cái tơ, trong đó 10 trâu cái tơ đã được

cải tạo và 10 trâu cái tơ địa phương mới được tuyển chọn.

* Phương pháp theo dõi

- Tuyển chọn đàn trâu cái tơ làm nền:

Khi đàn trâu cái tơ sinh ra từ thế hệ 1 sau cải tạo được 30 tháng tuổi, sẽ

chọn những trâu có ngoại hình đẹp, khối lượng trung bình 317 kg đưa vào theo

dõi phối giống. Đàn trâu cái tơ này là trâu đã được cải tạo thế hệ 1 và dùng cho

nghiệm thức 1.

Tuyển chọn những trâu cái tơ địa phương từ 30 tháng tuổi trở lên có ngoại

hình đẹp, khối lượng trung bình 324 kg đưa vào phối giống. Đàn trâu cái tơ này

dùng cho nghiệm thức 2.

Các chỉ tiêu như: Khối lượng, vòng ngực, dài thân chéo và cao vây được

xác định như phương pháp được mô tả trong phần phương pháp theo dõi của thí

nghiệm 1.

Page 59: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

48

Đánh giá ngoại hình: quan sát bằng mắt thường

- Tuyển chọn trâu đực Ngố khối lượng lớn: Trâu đực 5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình,

đã có nghé sinh ra và có đủ tiêu chuẩn giống, khối lượng trung bình 568 kg.

- Theo dõi trâu cái động dục, phối giống: Theo dõi trâu cái động dục bằng các

biện pháp thông thường là quan sát niêm dịch và niêm mạc âm đạo vào ban đêm,

buổi sáng và những biểu hiện nhảy nhau, bỏ ăn, theo đực khác, kêu rống .v.v..

Trâu cái động dục được phối giống với trâu đực theo các nghiệm thức đã bố trí.

- Theo dõi sinh trưởng phát triển của đàn nghé thí nghiệm sinh ra: Cân khối

lượng ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi bằng cân điện tử

Rudd weight – 1200, đo các kích thước cơ thể bằng thước dây, thước gậy.

- Quản lý trâu thí nghiệm: tất cả trâu đực giống và trâu cái sinh sản được đánh

số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng nghiệm thức hàng ngày. Khi trâu cái động

dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục mới cho đi chăn.

- Nghé sinh ra được theo mẹ đến khi tự cai sữa

- Xác định khả năng tăng khối lượng của nghé thông qua sự khác biệt về khối

lượng sơ sinh và khối lượng ở các mốc tuổi.

3.4.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung 2: Nghiên cứu các khẩu phần có

mức dinh dưỡng cao để nâng cao khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của

trâu

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến

khả năng sinh trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi.

* Thiết kế thí nghiệm

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng trâu 7-18 tháng tuổi

Nghiệm thức Khối

NTĐC NT1 NT2

A A2 A3 A1

Page 60: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

49

B B3 B2 B1

C C2 C1 C3

D D1 D2 D3

E E2 E3 E1

F F1 F3 F2

Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Tổng số 18 trâu được phân thành 6 khối (block) theo khối lượng cơ thể, mỗi

block 3 con (mỗi con cho một nghiệm thức). Trâu trong một khối có khối lượng

đồng đều nhau. Sau đó, trâu được phân vào 3 nghiệm thức (NT) khác nhau trong

mỗi khối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên (bảng 3.1).

* Bố trí thí nghiệm

Trâu đưa vào thí nghiệm là trâu được sinh ra từ lô thí nghiệm sử dụng trâu

đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái tuyển chọn thuộc nội dung giống.

Tổng số 18 trâu tơ 6 tháng tuổi có khối lượng từ 73 kg đến 76 kg, sau thời

gian nuôi chuẩn bị 15 ngày và tẩy giun sán bằng Levisol 7,5% liều lượng 1ml

cho 10 kg khối lượng cơ thể và được phân ngẫu nhiên làm 3 lô, mỗi lô 6 con (3

đực và 3 cái), các lô đồng đều nhau về khối lượng cơ thể. Số trâu này được nuôi

riêng mỗi con một ngăn chuồng để theo dõi cá thể.

* Khẩu phần ăn và chế độ nuôi dưỡng

Khẩu phần ăn: khẩu phần được xây dựng theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh

trưởng của Kearl (1982)

+ Nghiệm thức đối chứng (NTĐC): ăn khẩu phần bằng 100% tiêu chuẩn ăn

cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982).

+ Nghiệm thức 1 (NT1): ăn khẩu phần bằng 110% tiêu chuẩn ăn cho trâu

sinh trưởng của Kearl (1982).

Page 61: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

50

+ Nghiệm thức 2 (NT2): ăn khẩu phần bằng 120% tiêu chuẩn ăn cho trâu

sinh trưởng của Kearl (1982).

Phương thức nuôi: Thức ăn được cân riêng cho từng con. Thức ăn tinh cho

ăn trước, sau đó đến thức ăn thô xanh.

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của từng khẩu phần ăn.

+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

+ Khả năng tăng khối lượng

+Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng

* Quản lý gia súc thí nghiệm

Tất cả trâu thí nghiệm được nuôi nhốt riêng mỗi con một ngăn chuồng, có

máng uống, máng ăn riêng và cung cấp thức ăn hàng ngày tại chuồng.

* Phương pháp theo dõi

- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn:

Lấy mẫu phân tích: Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo TCVN 4325 -

2007, cỏ tự nhiên được lấy mẫu định kỳ mỗi tháng một lần để xác định thành

phần hóa học và giá trị dinh dưỡng.

Thức ăn tinh hỗn hợp mỗi giai đoạn chỉ lấy mẫu phân tích một lần vì các

loại thức ăn này trâu ăn hết và thành phần hoá học tương đối ổn định.

Các chỉ tiêu phân tích: Thành phần hoá học của thức ăn đối với mỗi khẩu

phần gồm: VCK, protein thô (Pth) và xơ thô (Xth).

+ Vật chất khô của mẫu được xác định bằng phương pháp làm khô trong

tủ sấy điện (103 ± 20C ) theo TCVN 4326 - 2007.

+ Protein thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl, theo TCVN

4328 - 2007.

+ Xơ thô được xác định bằng phương pháp Henneberg và Stoman, theo

TCVN 4329 - 2007.

Page 62: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

51

+ Ước tính năng lượng trao đổi ME: Giá trị năng lượng của khẩu phần

được xác định theo công thức của Viện Chăn nuôi, 2001 đề nghị:

ME (Mcal/kg VCK) = 0,82 DE. (ARC, 1965; NRC, 1976- Moe và

Tyrrell, 1977).

DE (Mcal/kg VCK) = 0,04409 TDN (Crampton, 1957).

Trong đó: ME (Metabolisable energy): Năng lượng trao đổi; DE

(Digestible energy): Năng lượng tiêu hóa; TDN (Total Digestible nutrients):

Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa ước tính theo Wardeh (1981), Chi tiết xem

Phụ lục 1.

- Lượng thức ăn thu nhận: thức ăn cung cấp và thức ăn thừa được cân hàng ngày

để xác định lượng thức ăn thu nhận.

Chất khô ăn vào =

Thức ăn cho ăn x

% chất khô

- Thức ăn còn thừa

x % chất khô

- Khả năng tăng khối lượng của trâu: Tất cả trâu được cân trước khi đưa vào thí

nghiệm và mỗi tháng một lần vào 2 - 3 buổi sáng liên tục trước khi cho trâu ăn

bằng cân điện tử Rudd weight - 1200. Tăng khối lượng của trâu được tính theo

công thức sau:

P2 - P1 P tăng khối lượng (g/con/ngày)

= T

x 1000 g

Trong đó:

P: tăng khối lượng của trâu ở giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày)

P1: khối lượng trâu lần cân trước (kg)

P2: khối lượng trâu lần cân sau (kg)

T: thời gian theo dõi (ngày)

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: được xác định bằng cách lấy tổng

lượng thức ăn ăn vào/tổng số kg tăng khối lượng của trâu. Công thức như sau:

A T =

P

Page 63: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

52

Trong đó:

T: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (kg)

A: tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn (kg)

P: khối lượng tăng cả giai đoạn (kg)

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất

thịt của trâu 22-26 tháng tuổi.

* Bố trí thí nghiệm

Trâu thí nghiệm là trâu được nuôi từ thí nghiệm 3 thuộc nội dung nuôi

dưỡng. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn,

khối được phân theo khối lượng cơ thể. Tổng số 18 trâu tơ 18 tháng tuổi đã được

nuôi thâm canh từ 7 tháng tuổi, có khối lượng 263-272 kg, chia làm 3 nghiệm

thức, mỗi nghiệm thức 6 con. Tất cả trâu cho ăn như nhau với khẩu phần cao

hơn 10% so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) (khẩu phần

được xác định có hiệu quả nhất theo kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3).

+ Nghiệm thức 1 (NT1) mổ thịt lúc 22 tháng tuổi

+ Nghiệm thức 2 (NT2) mổ thịt lúc 24 tháng tuổi

+ Nghiệm thức 3 (NT3) mổ thịt lúc 26 tháng tuổi.

Trâu được tẩy giun sán trước khi bắt đầu thí nghiệm

Phương thức nuôi: Thức ăn được cân riêng cho từng con, thức ăn tinh cho

ăn trước, sau đó đến thức ăn thô xanh liên tục cả ngày đêm.

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

+ Khả năng tăng khối lượng của trâu ở các giai đoạn tuổi.

+ Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng.

+ Tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh, thịt loại I, II, III ở các mốc tuổi

+ Xác định tuổi và khối lượng mổ thịt thích hợp

+ Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng

* Quản lý gia súc thí nghiệm

Page 64: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

53

Tất cả trâu thí nghiệm được nuôi nhốt riêng mỗi con trong một ngăn

chuồng, có máng uống, máng ăn riêng và cung cấp thức ăn hàng ngày tại chuồng.

* Phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu như: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, khả năng tăng khối

lượng, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng được xác định như phương

pháp đã mô tả trong phần phương pháp theo dõi của thí nghiệm 3.

Kết thúc thí nghiệm tất cả 18 trâu (mỗi nghiệm thức 6 con) được đưa vào

mổ khảo sát. Năng suất thịt xẻ của trâu được xác định thông qua mổ khảo sát

theo mô tả trong tài liệu của Nguyễn Hải Quân (1977) và Hội Chăn nuôi (2002).

Trước khi mổ, trâu được nhịn đói 24 giờ và xác định khối lượng sống bằng cân

điện tử Rudd weight - 1200. Các chỉ tiêu xác định bao gồm:

Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ: Khối lượng thịt xẻ (kg) là khối lượng cơ thể trâu

sau khi đã lọc da, bỏ đầu (tại xương atlat), phủ tạng (cơ quan tiêu hóa, hô hấp, sinh

dục, tiết liệu và tim) và 4 chân (cắt tại khớp gối).

Khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

Khối lượng sống của trâu x 100

Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh: Khối lượng thịt tinh (kg) = khối lượng thịt xẻ

- khối lượng xương, mỡ bên trong và ngoài thân thịt.

Khối lượng thịt tinh Tỷ lệ thịt tinh (%) =

Khối lượng sống của trâu x 100

Khối lượng và tỷ lệ thịt loại I: Khối lượng thịt loại I (kg) là phần thịt của 2

đùi sau, thăn lưng và thăn chuột.

Khối lượng thịt loại I Tỷ lệ thịt loại I (%) =

Khối lượng sống của trâu x 100

Khối lượng và tỷ lệ thịt loại II (kg) : Khối lượng thịt loại II (kg) là phần thịt

của 2 đùi trước, thịt cổ và phần thịt đậy lồng ngực.

Page 65: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

54

Khối lượng thịt loại II Tỷ lệ thịt loại II (%) =

Khối lượng sống của trâu x 100

Khối lượng và tỷ lệ thịt loại III: Khối lượng thịt loại III (kg) là phần thịt

bụng, thịt rẻ sườn và thịt lọc còn lại.

Khối lượng thịt loại III Tỷ lệ thịt loại III (%) =

Khối lượng sống của trâu x 100

- Xác định được tuổi và khối lượng mổ thịt thích hợp: Tuổi và khối lượng

cho tỷ lệ các loại thịt, số kg thịt/1 đầu trâu cao và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối

lượng là thấp.

- Chi phí thức ăn /1 kg tăng khối lượng (ngàn đồng):Được tính theo

công thức sau:

C = P

T

Trong đó: C là chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng

T là tổng số tiền thức ăn cả giai đoạn thí nghiệm

P là khối lượng tăng cả giai đoạn

3.5. Phương pháp xử lý số liệu:

3.5.1. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về giống:

Số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel 2003 sau đó để ước tính

các giá trị trung bình của các biến số theo các lớp được xử lý bằng mô hình

tuyến tính tổng quát Proc GLM trong chương trình SAS9.1 phiên bản năm 2002-

2003 (Copyright (c) 2002-2003 by SAS Institute Inc., Cary, NC, USA.). Các phân

lớp về nghiệm thức, lớp tuổi trong các nghiệm thức được xử lý là những ảnh

hưởng của lớp hay ảnh hưởng ổn định. Để so sánh mức độ khác nhau của các giá

trị trung bình (Means) và ý nghĩa của các phép so sánh đó chúng tôi dùng

phương pháp so sánh phạm vi kiểm tra nhiều chiều của Duncan (Duncan’s

multiple range test) sai khác giữa hai giá trị trung bình ở mức P < 0,05 được xem

Page 66: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

55

là có ý nghĩa so sánh về mặt thống kê. Mô hình tổng quát để phân tích như sau:

Để tính các giá trị trung bình của các biến số của các giới tính trong các lô

thí nghiệm và so sánh giữa chúng (Khối lượng cá thể ở các độ tuổi, tăng trọng

tuyệt đối) dùng mô hình sau:

Yij = (LS)i +eij

Trong đó: Y là giá trị của các số quan sát của các cá thể thứ k

(LS) là ảnh hưởng của giới tính trong các nghiệm thức thí nghiệm

thứ i

eij là sai số dư thừa ngẫu nhiên với giả thiết N(0,σ2e)

Để tính tương quan giữa các biến số dùng Proc Corr và Plots trong Corr các

biến số được phân tích ở hai dạng: Tương quan 1 biến với các biến còn lai và dạng

ma trân tương quan giữa các biến số với nhau và theo phương pháp hệ số tương

quan của Pearson, các hệ số tính được ở mức P≤0,05 được xem là có ý nghĩa

thống kê.

3.5.2. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về nuôi dưỡng:

Số liệu nghiên cứu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel 2003, sau đó

được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) mô hình tuyến

tính tổng quát (GLM) bằng chương trình thống kê sinh học Minitab 14.0.

Cụ thể như sau: sự tương tác giữa các khẩu phần, nghiệm thức được xác

định theo mô hình thống kê:

Xij = µ + αi + eij

Trong đó:

Xij: giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm (khẩu phần, nghiệm thức)

µ: Giá trị trung bình

αi : Ảnh hưởng của yếu tố i (khẩu phần, nghiệm thức),

Page 67: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

56

eij: Sai số ngẫu nhiên.

Tương quan hồi quy giữa hàm lượng vật chất khô, protein và năng lượng

trâu thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Keal (1982), được sử dụng phương trình

hồi quy bậc một theo dạng: y = ax + b.

Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình cộng

(Mean ), sai số của số trung bình (SEM). So sánh giá trị trung bình theo cặp

bằng phép so sánh Tukey với mức α = 0,05.

Page 68: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

57

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh

trưởng của đời con thế hệ 1

4.1.1. Hiện trạng đàn trâu trước thí nghiệm

Khảo sát, đánh giá chất lượng đàn trâu địa phương thì sinh sản và khả

năng sinh trưởng, khối lượng qua các tháng tuổi là tính trạng đặc trưng nhất. Kết

quả điều tra trên tổng số 1.553 trâu (1.349 trâu cái và 204 trâu đực) của 1.000 hộ

nuôi trâu được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Khối lượng cơ thể đàn trâu địa phương ở các mốc tuổi (kg)

Trâu đực Trâu cái Tuổi

(tháng) n Mean ± SD n Mean ± SD

6 37 80,23 ± 11,72 46 78,37 ± 8,57

12 23 142,57 ± 13,46 67 135,23 ± 13,76

18 22 182,54 ± 17,04 83 171,57 ± 17,64

24 18 234,79 ± 16,57 91 228,76 ± 19,48

36 21 301,43 ± 20,34 294 275,45 ± 23,82

48 36 347,85 ± 28,39 321 319,62 ± 27,29

≥ 60 47 385,52 ± 32,85 447 348,54 ± 26,17

Có thể thấy rằng: Trâu ở hầu hết các địa phương của nước ta có khối

lượng cơ thể thấp, thuộc loại hình nhỏ (thường gọi là trâu Gié). Kết quả điều tra

cho thấy: Khối lượng trâu đạt 80,23 và 78,37 kg ở 6 tháng tuổi; 142,57 và

135,23 kg ở 12 tháng tuổi; 234,79 và 228,76 ở 24 tháng tuổi; 301,43 và 275,45

kg ở 36 tháng tuổi; 48 tháng đạt 347,85 và 319,62 kg và trên 60 tháng tuổi đạt

385,52 kg và 348,54 kg đối với trâu đực và cái (Bảng 4.1). Nguyên nhân làm

cho khối lượng trâu thấp chủ yếu là trong nhiều năm qua công tác chọn lọc cải

tạo giống chưa được chú ý như: Trâu cái không được chọn lọc, trâu đực giữ lại

Page 69: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

58

vừa có khối lượng nhỏ vừa không có sự hoán đổi nên có thể xảy ra hiện tượng

đồng huyết. Trâu đực có khối lượng lớn thường bị bán đi giết thịt chứ không giữ

lại làm giống và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng chưa phù hợp.

Theo Vũ Duy Giảng và cs. (1999), trâu ở Sóc Sơn có khối lượng lúc 12 tháng

tuổi: con đực là 147 kg và con cái là 140 kg; 24 tháng tương tự là 234 kg và 183 kg;

36 tháng tuổi là 324 kg trâu đực và 302 kg trâu cái, còn trâu ở Hàm Yên, Tuyên

Quang lúc trưởng thành ở con đực và con cái là 397 kg; 378 kg; tại Thanh Trì, Hà

Nội trâu đực là 456 kg và trâu cái là 437 kg. Như vậy đàn trâu ở đây có tầm vóc nhỏ

hơn.

Mai Văn Sánh và cs. (1995) điều tra trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên cũng

thấy rằng: Khối lượng trâu vùng này thấp, trâu đực có khối lượng lúc trưởng

thành 326 kg, trâu cái 312 kg. Vũ Duy Giảng và cs. (1999) khảo sát trâu ở Phổ

Yên, Thái Nguyên cho biết trâu đực trưởng thành đạt 334 kg, trâu cái đạt 306 kg.

Như vậy, tuy trâu ở đây cũng là trâu loại hình nhỏ nhưng khối lượng trâu địa

phương này còn khá hơn các vùng đã điều tra trên.

Đánh giá về khả năng sinh sản của trâu nội Việt Nam, hai tính trạng tuổi

đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là những chỉ tiêu cần được quan tâm

nhất. Kết quả điều tra của chúng tôi được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn trâu địa phương trước thí nghiệm

Chỉ tiêu n Mean ±±±± SD

Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 173 51,6 ± 8,5

Số trâu đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (tháng) 41 45,7 ± 4,8

Tỷ lệ trâu đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (%) 41 23,6

Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng) 167 24,4 ± 5,6

Khoảng cách 2 lứa đẻ dưới 18 tháng (tháng) 32 16,5 ± 2,3

Tỷ lệ trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ dưới 18 tháng (%) 32 19,16

Số liệu trình bày tại Bảng 4.2 cho thấy đa số trâu cái ở đây có tuổi đẻ lứa

đầu trên 48 tháng, chỉ có 23,6% đẻ dưới 48 tháng. Một số tác giả khác cho biết

Page 70: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

59

trâu Việt Nam có tuổi đẻ lứa đầu muộn dưới 4 năm tuổi là 10,8%, trên 6 năm

tuổi là 21,5% (Lê Viết Ly và cs., 1994), trung bình 49 tháng (Mai Văn Sánh và

cs., 1995) và trâu đẻ lứa đầu tập trung vào 4 - 5 tuổi (Nguyễn Trọng Tiến,

1996). Mai Thị Thơm (2003) khi khảo sát khả năng sinh sản của đàn trâu ở thị

xã Sông Công, Thái Nguyên cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của trâu chủ yếu là 3–4

năm tuổi chiếm 46,72% và 4 -5 tuổi chiếm 29,51%. Tuổi đẻ lứa đầu của một số

giống trâu khác nhau: trâu Murrah và Nili Ravi là từ 40-45 tháng (Singh và

Yadav, 1987; Singh và cs., 1987; Kanaujia và cs., 1990; Singh và cs., 1992);

trâu Surti và trâu Bhadawari có tuổi đẻ lứa đầu từ 46-54 tháng (Punhir và cs.,

1996); trâu Pandharpuri trâu có tuổi đẻ lứa đầu 38,4-39,8 tháng (Patil và cs.,

1994).

Đa số trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ trên 24 tháng (chỉ có 19,16% dưới 18

tháng). So với số liệu điều tra của Mai Văn Sánh và cs. (1995) đàn trâu Bình

Sơn, Thái Nguyên có tuổi đẻ lứa đầu 48,6 tháng (46-50 tháng), khoảng cách hai

lứa đẻ là 24,9 tháng thì đàn trâu ở đây có các chỉ tiêu sinh sản tương tự. Kết quả

này có phần khả quan hơn so với số liệu của Vũ Duy Giảng và cs. (1999) khi

tổng kết các kết quả điều tra ở Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An, Hưng Yên,

Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên... cho biết tuổi đẻ lứa đầu của trâu lúc 3–4 năm

tuổi biến động 17,6–25,8%, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ từ lứa 1-2 là 22,13 tháng,

lứa 2-3 là 20,64 tháng và lứa 3-4 là 19,9 tháng. Nguyễn Đức Thạc (1983) cho

biết trên đàn trâu của trại thí nghiệm trâu Ngọc Thanh, tỷ lệ trâu có khoảng cách

giữa hai lứa đẻ từ 12–15 tháng là 21,51%, trâu có khoảng cách hai lứa đẻ 16–18

là 37,13%, và trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ trên 19 tháng là 39,54%. Kết

quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Mai Thị Thơm (2003) cho

biết khoảng cách khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu cái ở thị xã Sông Công

tập trung chủ yếu vào trong khoảng 16–24 tháng (48,98%). Khoảng cách lứa đẻ

của trâu Murrah và Nili - Ravi dao động giữa 480-573 ngày (Singh và cs., 1987;

Singh và cs., 1992; Dutt và Taneja, 1995); trâu Bhadawari trung bình là 525

ngày, trâu Surti là 462 ngày (Pundir và cs., 1996).

Page 71: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

60

4.1.2. Sinh trưởng của đàn trâu thí nghiệm

4.1.2.1. Khối lượng cơ thể trâu qua các mốc tuổi

Khối lượng cơ thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự

sinh trưởng và phát dục của gia súc, đồng thời nó cũng biểu hiện khả năng sản

xuất của chúng. Qua khối lượng cơ thể sẽ phản ánh được tốc độ sinh trưởng của

gia súc ở từng giai đoạn khác nhau. Kết quả nghiên cứu về khối lượng đàn trâu

sinh ra được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể trâu ở các mốc tuổi (kg)

NT1 NT2 NT3 NTĐC Tuổi (tháng)

Tinh biệt N (Mean±±±±SD) N (Mean±±±±SD) N (Mean±±±±SD) N (Mean±±±±SD)

Đực 166 25,35a±2,42 150 24,71b±2,14 98 22,75c±1,53 95 21,29d±1,76 Sơ sinh

Cái 175 24,45a±2,08 171 24,17a±1,84 112 21,79b±1,73 114 20,40c±1,62

Đực 166 61,50a±5,16 150 59,28b±6,44 98 55,01c±4,12 95 51,98d±4,24 3 Cái 175 59,07a±4,87 171 57,05b±4,66 112 52,71c±3,98 114 49,81d±4,41

Đực 165 93,22a±8,45 150 90,28b±9,22 98 84,68c±4,98 95 80,44d±6,78 6 Cái 175 90,23a±7,47 171 87,76b±8,96 112 82,36c±5,59 112 78,31d±6,93

Đực 160 164,75a±11,30 145 159,78b±13,54 97 150,57c±10,92 95 143,46d±9,42 12

Cái 169 159,07a±9,98 169 153,05b±10,68 112 144,58c±12,97 111 138,69d±16,47

Đực 154 267,77a±9,88 133 261,50b±10,19 88 247,07c±9,37 86 237,65d±10,32 24

Cái 156 257,10a±9,82 152 251,22b±15,38 98 238,41c±17,40 98 230,32d±11,01

Đực 98 340,19a±14,15 92 333,04b±13,28 68 313,75c±10,55 67 302,70d±12,31 36

Cái 105 321,20a±12,48 107 314,91b±12,49 86 297,98c±12,80 77 289,08d±12,93

Đực 73 386,04a±14,78 78 378,74b±13,88 56 355,27c±14,24 59 345,25d±15,95 48

Cái 69 355,72a±13,02 71 348,13b±13,20 54 329,30c±17,18 48 321,60d±13,02

Đực 52 423,62a±18,65 57 413,39b±18,99 38 388,74c±19,65 42 379,81d±15,05 60

Cái 41 387,54a±15,89 37 380,76a±16,03 34 359,50b±20,77 32 352,59b±20,27

* Chú thích: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua kết quả trình bày tại bảng 4.3 cho thấy: Từ sơ sinh, mức chênh

lệch về khối lượng giữa các nghiệm thức (NT) đã có sự sai khác rõ rệt, trâu

Page 72: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

61

càng lớn thì khác biệt càng thể hiện rõ ràng hơn (P<0,05). Khối lượng trâu

của NT1 cao nhất (nghiệm thức sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối

với trâu cái được tuyển chọn) và thấp nhất là của nghiệm thức đối chứng

(NTĐC) (nghiệm thức sử dụng trâu đực đại trà địa phương phối với trâu cái

đại trà). Khối lượng của nghé sơ sinh đực và cái ở các nghiệm thức tương

ứng là: 25,35 và 24,45 kg ở NT1; 24,71 và 24,17 ở NT2; 22,75 và 21,79 kg ở

NT3 còn ở NTĐC là 21,29 và 20,40 kg. Sự sai khác về khối lượng giữa các

nghiệm thức có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05).

15

65

115

165

215

265

315

365

415

465

Sơsinh

3tháng

6tháng

12tháng

24tháng

36tháng

48tháng

60tháng

Tháng tuổi

Khối lượng (kg)

NT1 NT2 NT3 NTĐC

15

65

115

165

215

265

315

365

415

Sơsinh

3tháng

6tháng

12tháng

24tháng

36tháng

48tháng

60tháng

Tháng tuổi

Khối lượng (kg)

NT1 NT2 NT3 NTĐC

Đồ thị 4.1. Khối lượng cơ thể trâu đực

ở các môc tuổi (kg)

Đồ thị 4.2. Khối lượng cơ thể trâu cái

ở các môc tuổi (kg)

Như vậy, khối lượng nghé sơ sinh của NT1 và NT2 cao hơn so với nghé

sinh ra ở kết quả nghiên cứu của Le Viet Ly (1983) là trâu đầm lầy của Việt

Nam có khối lượng sơ sinh trung bình thấp 22,60 kg. Mai Văn Sánh và cs.

(2008a) khi sử dụng trâu đực khối lượng lớn làm giống để nâng cao tầm vóc trâu

địa phương tỉnh Hà Giang cho kết quả khối lượng nghé sơ sinh trung bình là

23,23 kg đối với nghé đực và 22,18 kg đối với nghé cái, tương đương với kết

quả nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b) khi nghiên cứu sử dụng trâu

đực Ngố khối lượng lớn nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn

trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An cho biết khối lượng

nghé sơ sinh đực dao động trong khoảng 21,1 - 25,3 kg và nghé cái là 20,4 - 24,7

Page 73: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

62

kg. Song kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Bhuyan (1997) công bố khối

lượng sơ sinh trung bình của trâu đầm lầy Assam là 27,52 kg. Tuy nhiên khối

lượng sơ sinh của trâu đầm lầy luôn thấp hơn khối lượng sơ sinh của trâu sông:

Zaman (1996) cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình của trâu Murrah là 32,33

kg. Singh và cs. (1984), Vijai và cs. (1993) cho biết khối lượng sơ sinh của trâu

Nili-Ravi thay đổi từ 26-41kg. Theo một số tác giả như Singh và cs. (1984),

Tiwana và cs. (1985), khối lượng sơ sinh của trâu Nili-Ravi luôn cao hơn khối

lượng của trâu đầm lầy.

Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu

ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau có khối lượng sơ sinh

khác nhau vì hệ số di truyền của tính trạng này là khá cao (h2=0,34-0,41). Trâu

được nuôi trong nông hộ và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc trâu mẹ trong giai

đoạn mang thai là như nhau nhưng khối lượng sơ sinh lại giảm dần từ NT1 đến

NTĐC điều đó cho thấy ảnh hưởng của trâu đực giống cho kết quả rất rõ rệt với

độ tin cậy cao (P<0,05). Các nghiên cứu cho thấy khối lượng sơ sinh của trâu

đầm lầy phụ thuộc chủ yếu và yếu tố di truyền. (Ahmad và cs., 1983;

Chantalakhana và cs., 1985; Sabrani và cs., 1994).

Tương tự như vậy, khối lượng trâu ở các mốc tuổi tiếp theo đều có xu

hướng tăng dần: Thấp nhất là nghiệm thức đối chứng tiếp đó đến nghiệm thức 3,

nghiệm thức 2 và cao nhất là trâu ở nghiệm thức 1. Khối lượng trâu lúc 60 tháng

tuổi ở NT1 là 423,62 và 387,54; NT2 là 413,39 và 380,76; NT3 là 388,74 và

359,50; NTĐC là 379,81 và 352,59 kg, tương ứng với trâu đực và trâu cái. So với

khối lượng đàn trâu điều tra trước khi thí nghiệm thì khối lượng nghé của các

nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng đều cao hơn, đó là do bà con

nông dân đã có ý thức hơn trong việc lựa chọn và cho trâu cái phối với trâu đực

giống tốt, khối lượng lớn. Bên cạnh đó các hộ chăn nuôi trâu đều được tham gia

các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi trâu từ đó áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trâu

Page 74: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

63

và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn mùa đông, vì vậy đã làm giảm sự ảnh

hưởng của ngoại cảnh và khối lượng đàn nghé được cải thiện rõ rệt.

Khối lượng cơ thể nghé ở các mốc tuổi có sự khác nhau giữa các nghiệm

thức (P<0,05), điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng trâu đực Ngố khối lượng

lớn làm giống đã cải thiện đáng kể khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé.

Hà Phúc Mịch (1985) khi khảo sát đàn trâu địa phương cho biết khối

lượng nghé sơ sinh là 21 kg, lúc 6 tháng là 79,5 kg và 12 tháng là 132 kg tương

đương với khối lượng nghé ở các nghiệm thức đối chứng và thấp hơn nghé ở các

nghiệm thức thí nghiệm trong nghiên cứu này.

Mai Van Sanh và cs. (1995) điều tra trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên cho

thấy khối lượng trâu vùng này thấp, trâu đực trưởng thành 326 kg, trâu cái

trưởng thành 312 kg. Vũ Duy Giảng và cs. (1999) điều tra đánh giá tình hình

phát triển đàn trâu miền Bắc thấy rằng khối lượng đàn trâu của nhiều địa phương

ở 2 năm tuổi trâu đực chỉ đạt 234 kg, trâu cái 183 kg. Kết quả của chúng tôi cao

hơn kết quả nghiên cứu Nguyễn Đức Chuyên (2004), khi theo dõi đàn trâu địa

phương cho biết khối lượng lúc sơ sinh nghé đực 21,6 kg, nghé cái 19,5 kg; 12

tháng tuổi khối lượng nghé đực là 153,5 kg, nghé cái 143,9 kg; 36 tháng tuổi

nghé đực 286,1 kg, nghé cái 267,1 kg.

Mai Văn Sánh (2005) cho biết: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn

làm giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây đã

cho kết quả nghé sơ sinh đực đạt 24,2 kg và nghé cái đạt 23,3 kg; 24 tháng

tuổi nghé đực đạt 254,8 kg, nghé cái đạt 248,4 kg. Nếu so với các số liệu trên

thì khối lượng nghé ở NT1 và NT2 của chúng tôi có phần cao hơn.

Như vậy, trong tất cả các giai đoạn tuổi đều cho thấy sự khác biệt rõ ràng

giữa con đực và con cái (P<0,05), điều này thể hiện ưu thế vượt trội của con đực

về sinh trưởng. Sinh trưởng còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuy nhiên ảnh hưởng

của giới tính trong thời kỳ nghé non chưa nhiều và sự khác biệt sẽ lớn hơn khi

Page 75: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

64

trâu thành thục về tính do ảnh hưởng của hoóc môn và khi đến độ trưởng thành,

tầm vóc của đực và cái là khác biệt một cách rõ rệt.

Sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng

có xu hướng giảm dần theo tuổi có thể là do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh mà

chủ yếu là chăm sóc nuôi dưỡng. Điều này cho thấy việc tuyển chọn đàn cái nền

và sử dụng trâu đực giống Ngố khối lượng lớn kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng

tốt là việc hết sức quan trọng và cần thiết.

Từ những kết quả trên cho thấy tính trạng khối lượng của trâu là tính trạng

mang tính di truyền khá cao vì khi nuôi trong cùng môi trường và điều kiện chăn

nuôi như nhau nếu khối lượng của trâu bố mẹ càng to thì khối lượng đàn con

sinh ra càng lớn. Kết quả này phù hợp với công bố của Nguyễn Đức Thạc và

Nguyễn Văn Vực (1985); Topanurak và cs. (1991); Yadas (2004). Rõ ràng, sử

dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn sẽ cải thiện được khối lượng của đàn con sinh

ra.

4.1.2.2. Tăng khối lượng của trâu

Tốc độ sinh trưởng và khối lượng tích lũy là những chỉ tiêu quan trọng để

đánh giá chất lượng giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả về tăng

khối lượng của đàn trâu sinh ra được trình bày tại bảng 4.4.

Số liệu ở Bảng 4.4 cho thấy, khối lượng trâu bố có ảnh hưởng rõ rệt đến

tăng khối lượng của đàn trâu sinh ra qua các giai đoạn tuổi (P<0,05). Tăng khối

lượng bình quân (g/ngày) của trâu ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao

nhất cho cả 2 giới tính: Trâu đực là 381,79; 370,16; 350,18; 334,71 g/con/ngày,

tương ứng với NT1, NT2, NT3, NTĐC và trâu cái là 368,77; 353,10; 336,41;

323,99 g/ngày ở NT1, NT2, NT3, NTĐC. Sự sai khác giữa các nghiệm thức thí

nghiệm và nghiệm thức đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong giai

đoạn này, khối lượng nghé sinh ra phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng của

sữa mẹ cũng như bản chất di truyền của bố và mẹ. Vì vậy, để nghé có khả năng

tăng khối lượng của nghé cao, cần sử dụng trâu bố mẹ có khối lượng lớn.

Page 76: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

65

Tăng khối lượng tuyệt đối của trâu giảm dần theo tuổi: ở giai đoạn từ sơ

sinh đến một năm tuổi là cao nhất, sau đó giảm dần và thấp nhất ở giai đoạn 48 –

60 tháng tuổi. Đồng thời, tăng khối lượng tuyệt đối của trâu cũng giảm dần theo

khối lượng của trâu bố mẹ. Tăng khối lượng ở giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng

tuổi tương ứng với trâu đực và trâu cái ở NT1 (381,79 g/ngày, 368,77 g/ngày);

NT2 (370,16 g/ngày, 353,10 g/ngày); NT3 (350,18 g/ngày, 336,41 g/ngày) và

NTĐC là 334,71 g/ngày với trâu đực và 323,99 g/ngày với trâu cái. Giai đoạn 48

– 60 tháng tuổi ở NT1 đạt 88,40 g/ngày với trâu cái và 105,95 g/ngày với trâu

đực; NT2 là 86,22 và 103,77 g/ngày; NT3 là 85,18 và 102,78 g/ngày; NTĐC là

83,35 với trâu cái và 100,17 g/ngày với trâu đực.

Bảng 4.4. Tăng khối lượng của trâu qua các mốc tuổi (g/ngày)

NT1 NT2 NT3 NTĐC Giai đoạn

(tháng)

Giới tính n Mean ±±±± SD n Mean ±±±± SD n Mean ±±±± SD n Mean ±±±± SD

Đực 160 381,79a±30,07 145 370,16b±37,05 97 350,18c±28,30 95 334,71d±25,82 SS - 12

Cái 169 368,77a±26,69 169 353,10b±29,44 112 336,41c±33,82 111 323,99d±44,11

Đực 154 281,45a±33,05 133 275,57a±39,91 88 260,90b±31,57 86 257,18b±26,57 12 - 24

Cái 156 271,53a±38,60 150 268,16a±35,44 98 252,68b±67,25 98 248,24b± 41,89

Đực 154 332,01a±13,06 133 324,57b±13,89 88 307,25c±12,97 86 296,44d±13,84 SS - 24

Cái 156 318,71a±13,42 152 311,06b±20,70 98 296,79c±24,34 98 287,51d±14,87

Đực 98 196,92a±43,05 92 194,43a ± 44,96 68 185,66ab±36,02 67 182,70b±40,80 24 - 36

Cái 105 179,05a±45,15 107 176,52ab±57,15 86 165,38b±53,37 77 164,03b±40,35

Đực 98 287,36a±13,21 92 281,61b±12,35 68 265,93c±9,30 67 257,08d±11,16 SS - 36

Cái 105 271,12a±11,49 107 265,42b±11,39 86 252,36 c±11,80 77 245,41d±11,86

Đực 71 130,74a±39,05 78 125,96ab±40,91 56 119,94b±42,45 59 116,14b±45,21 36 - 48

Cái 68 98,23 ±36,26 71 95,20 ±36,47 52 90,41 ±52,69 48 85,84 ±43,62

Đực 73 247,04a± 10,23 78 242,60b±9,47 56 227,96c±9,45 59 221,88d±10,79 SS - 48

Cái 69 227,09a±8,97 71 221,89b±9,00 54 210,72c±11,74 48 206,28d±8,87

Đực 49 105,95±56,50 53 103,77±51,61 37 102,78±46,54 42 100,17±48,22 48 - 60

Cái 41 88,40±27,04 37 86,22±47,35 33 85,18±68,15 31 83,35±56,03

SS - 60 Đực 52 218,20a±10,30 57 212,05b±10,44 38 200,77c±10,74 42 196,44c±8,39

Page 77: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

66

Cái 41 199,16a±8,61 37 195,37a±8,69 34 185,23b±11,80 32 181,99b±1,29

* Chú thích: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tăng khối lượng trong cả giai đoạn từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi cao nhất ở

NT1 (nghé đực là 218,20 g/ngày và nghé cái là 199,16 g/ngày), tiếp đến là NT2

(nghé đực tăng 212,05 g/ngày và nghé cái tăng 195,37 g/ngày), NT3 (nghé đực là

200,77 g/ngày và nghé cái là 185,23 g/ngày) và thấp nhất là NTĐC nghé đực tăng

196,44 g/ngày và nghé cái tăng 181,99 g/ngày. Sự sai khác về tăng khối lượng

giữa các NT1, NT2 so với NT3 và NTĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Như vậy, tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi đó là do trâu càng

lớn thì càng tiến gần đến sự hoàn thiện về mặt thể vóc và thành thục về tính biệt,

điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc

nói chung và với trâu nói riêng. Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991), sau 18 tháng

tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích

lũy mỡ tăng kèm theo tiêu thụ năng lượng tăng, còn mỡ liên kết giảm, khả năng

tổng hợp protein giảm, sự sinh trưởng của tế bào cơ bị kìm hãm. Nguyễn Đức

Thạc (1983) nghiên cứu trên trâu nội khối lượng lớn có khả năng tăng khối

lượng ở giai đoạn 0-6 tháng tuổi cả đực và cái là 465 g/ngày, 7-9 tháng tuổi đực

tăng 353 g/ngày, cái tăng 190 g/ngày; 10-12 tháng tuổi đực tăng 482 g/ngày, cái

tăng 353 g/ngày, sau đó tăng trọng giảm đến 19-24 tháng tuổi đực tăng 280

g/ngày, cái tăng 190 g/ngày.

Le Đang Đanh và cs. (1995) nghiên cứu trên 1.019 số liệu sinh trưởng

của trâu nội Việt Nam ở các lứa tuổi đã nhận xét: Trâu sau khi sinh có tốc độ

tăng trưởng khởi đầu rất cao (650 g/ngày), tăng khối lượng giảm dần xuống

300 g/ngày khi trâu đạt 1 năm tuổi, 200 g/ngày lúc trâu đạt 2 năm tuổi và tốc

độ sinh trưởng giảm nhiều, chỉ ở mức dưới 100 g/ngày khi đạt 3 năm tuổi.

Tăng khối lượng của nghé chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống và chế độ

dinh dưỡng. Trong thực tế, đàn trâu ở các vùng thí nghiệm được nuôi dưỡng

trong điều kiện nông hộ chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trâu,

Page 78: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

67

thức ăn vẫn còn hạn chế và thiếu nhiều nhất là trong mùa khô đã làm ảnh hưởng

đến quá trình sinh trưởng bình thường của chúng, đặc biệt với các nghiệm thức

sử dụng trâu đực đại trà, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy nghé vẫn cho tăng

khối lượng tương đối tốt và cao hơn so với nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs.

(2008b) cho biết khả năng tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi, ở giai

đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất (tăng khối lượng tuyệt đối nằm trong

khoảng 330,9 – 361,3 g/ngày). Abeygunawardena và cs. (1996) cho biết trâu

Surti có trọng lượng sơ sinh 29,4 kg, tăng khối lượng trong 12 tháng đầu trung

bình là 256 g/ngày như vậy tăng khối lượng của trâu ở đây là cao hơn. Mai văn

Sánh (1996), trâu Murrah nuôi tại sông bé cho tăng khối lượng giai đoạn 13-24

tháng tuổi đối với trâu đực là 260,3 g/ngày và trâu cái là 245,53 g/ngày. Tạ Văn

Cần (2006) khi nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái địa phương và

đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi tại nông hộ cho biết, với trâu

đực: Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, tăng khối lượng của nghé lai F1 tăng

518 g/ngày, nghé địa phương 464,4 g/ngày; giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi trâu

lai F1 tăng 390,6 g/ngày trâu địa phương: 307,2 g/ngày; giai đoạn 12- 24 tháng tuổi

sinh trưởng tuyệt đối của trâu lai F1 đạt 279,7 g/ngày, trâu địa phương 200,5 g/ngày;

giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 226,1 g/ngày, trâu địa phương: 167,8

g/ngày; Từ sơ sinh - 36 tháng tuổi tăng khối lượng của trâu lai F1 là 314,2 g/ngày so

với trâu địa phương: 244,9 g/ngày; Với trâu cái, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12

tháng tuổi trâu lai F1 tăng 355 g/ngày, trâu địa phương tăng 303,9 g/ngày;

giai đoạn 12- 24 tháng tuổi trâu lai F1 đạt 262,5 g/ngày, trâu địa phương

184,7 g/ngày; giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 225,8 g/ngày,

trâu địa phương 158,6 g/ngày và từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt

đối của trâu lai F1 là 301,4 g/ngày so với trâu địa phương 229,3 g/ngày. Trần

Quang Hân và Hoàng Quang Duy (2011) khi nghiên cứu sinh trưởng của trâu tại tỉnh

Đăk Lăk cho thấy, tăng khối lượng giảm dần theo tuổi: Cao nhất giai đoạn sơ sinh –

12 tháng (375,17 g/ngày con đực và 367,60 g/ngày con cái), tiếp đến giai đoạn 12 – 24

Page 79: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

68

tháng ( 293,46 và 281,23 g/ngày lần lượt với trâu đực và cái), thấp nhất khi tính chung

từ sơ sinh – 36 tháng (Trâu đực tăng 267,73 g/ngày và trâu cái là 260,77 g/ngày).

Kết quả trong thí nghiệm này cho thấy: Trâu sinh ra từ nghiệm thức sử

dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái được tuyển chọn cho khối

lượng cơ thể và tăng khối lượng là cao nhất, tiếp đến là trâu của nghiệm thức sử

dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái đại trà, rồi đến trâu của

nghiệm thức trâu đực đại trà phối với trâu cái tuyển chọn và thấp nhất là trâu

được sinh ra của nghiệm thức sử dụng trâu đực đại trà phối với trâu cái đại trà.

Như vậy ảnh hưởng của trâu đực đến khối lượng con sinh ra là rõ rệt và ảnh

hưởng về khối lượng của trâu bố lớn hơn so với của trâu mẹ. Nói cách khác, sử

dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống đã cải thiện đáng kể khối lượng và

tăng khối lượng tuyệt đối của đàn trâu đời sau.

Từ những kết quả trên về sự sai khác rõ rệt của khối lượng và tăng khối

lượng tuyệt đối của trâu sinh ra ở các nghiệm thức khác nhau cho phép chúng ta

rút ra các kết luận:

- Khối lượng của trâu bố lớn và trâu mẹ được tuyển chọn (khối lượng từ

trung bình đàn trở lên) thì khối lượng đàn con lớn nhất (NT1).

- Khối lượng của bố lớn thì khối lượng đàn con lớn được thể hiện ở hai

nghiệm thức bố có ngoại hình lớn (NT1 và NT2) thì con có khối lượng lớn hơn

rõ rệt so với hai nghiệm thức bố là đại trà (NT3 và NTĐC).

- Khối lượng của bố có ảnh hưởng lớn hơn so với khối lượng của mẹ

được thể hiện rõ rệt ở khối lượng đời con của NT2 (bố có khối lượng lớn và mẹ

là đại trà) cao hơn so với trâu ở NT3 (mẹ được tuyển chọn và bố là đại trà).

- Khối lượng của đàn con nhỏ nhất khi bố và mẹ đều đại trà (NTĐC).

Để đánh giá một cách rõ ràng hơn trong việc cải tạo nâng cao khối lượng

và tăng khối lượng tuyệt đối đàn trâu nội Việt Nam bằng cách sử dụng trâu đực

Ngố khối lượng lớn và trâu cái tuyển chọn, chúng ta làm phép so sánh với đàn

trâu sinh ra từ phối giống đại trà (NTĐC).

Page 80: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

69

So với trâu được sinh ra từ đại trà (NTĐC) thì khối lượng trâu đực sơ

sinh, 3, 6, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi ở NT1 cao hơn 11,53-19,04%, ở NT2

cao hơn 8,31-16,02% và ở NT3 cao hơn 2,35-6,83%, tương tự đối với nghé cái

tăng 9,91-19,82% ở NT1, 7,99-18,48% ở NT2 và 1,96-6,77% ở NT3 (Bảng 4.5).

Như vậy, khối lượng sơ sinh của các nghiệm thức là tăng cao nhất, quá trình

tăng giảm dần theo tuổi là do khi sơ sinh trâu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố

di truyền và càng lớn lên thì yếu tố di truyền này bị giảm dần thay vào đó trâu

chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Tỷ lệ tăng khối lượng giảm từ NT1

đến NT2 và NT3 cũng như giảm dần qua các lứa tuổi như vậy có thể thấy hiệu

quả cao nhất khi sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái được

tuyển chọn.

Bảng 4.5. Tỷ lệ tăng về khối lượng của các nghiệm thức thí nghiệm so với

nghiệm thức đối chứng (%)

Giới tính Tuổi (tháng) NT1 NT2 NT3

Sơ sinh 19,04 16,02 6,83

3 18,32 14,05 5,82

6 15,89 12,24 5,28

12 14,84 11,37 4,95

24 12,67 10,04 3,96

36 12,39 10,02 3,65

48 11,81 9,70 2,90

Đực

60 11,53 8,31 2,35

Sơ sinh 19,82 18,48 6,77

3 18,59 14,53 5,83

6 15,22 12,07 5,18

12 14,69 10,35 4,24

24 11,63 9,07 3,51

36 11,11 8,93 3,08

48 10,61 8,25 2,39

Cái

60 9,91 7,99 1,96

Page 81: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

70

Mai Văn Sánh (2005) cho biết: sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn làm

giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây cho kết

quả nghé giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tăng từ 10-15% so với nghé đại

trà. Như vậy, kết quả của chúng tôi có phần cao hơn (12,67-19,04% đối với nghé

đực và 11,63-19,82% đối với nghé cái). Mai Văn Sánh và cs. (2008b) khi nghiên

cứu sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng

sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An

cho biết khối lượng nghé đực giai đoạn từ sơ sinh – 36 tháng tuổi tăng từ 9,5 –

19,4%, nghé cái tăng từ 8,5 – 21,1%. Thái Lan sau 10 năm thực hiện chương

trình chọn lọc nhân thuần, khối lượng nghé sơ sinh tăng từ 28,4 lên 30,6 kg

(7,7%), lúc 24 tháng tuổi tăng từ 268 lên 317 kg (18%) (Chantalakhana và

Skunmun, 2002).

Sự khác biệt về khối lượng nghé giữa các nghiệm thức thí nghiệm so với

nghiệm thức đối chứng có xu hướng giảm dần khi tuổi nghé tăng lên là do ảnh

hưởng của yếu tố ngoại cảnh, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trong các nông hộ

khi trâu lớn lên đã tác động đến yếu tố tăng trưởng của trâu. Tuy vậy, sự khác

biệt giữa các nghiệm thức vẫn thể hiện rõ rệt.

4.1.3. Kích thước một số chiều đo chính cơ thể trâu

Ngoài tính trạng khối lượng cơ thể và tăng khối lượng tuyệt đối, để giúp

cho việc đánh giá khả năng sinh trưởng chi tiết hơn, kích thước một số chiều đo

chính của gia súc cũng cần được xem xét.

Tầm vóc của gia súc được thể hiện qua khối lượng cơ thể và kích thước

các chiều đo và chúng có mối tương quan thuận với nhau. Khi kích thước các

chiều đo tăng thì khối lượng cơ thể cũng tăng. Trong trường hợp thể trạng bình

thường thì khối lượng gia súc thể hiện tầm vóc, tuy nhiên nhiều trường hợp ở

từng giai đoạn sinh trưởng của gia súc non kích thước các chiều đo cơ thể tăng

nhưng khối lượng tăng không theo tỷ lệ của kích thước, đó là giai đoạn phát triển

xương. Gia súc già thì có xu hướng ngược lại, khối lượng có thể tăng nhưng kích

Page 82: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

71

thước không tăng do quá trình tích luỹ mỡ. Để đánh giá ngoại hình của con vật

người ta có thể dùng các phương pháp quan sát trực tiếp hoặc đo các chiều đo

trên cơ thể như: Chiều cao, chiều dài, chiều rộng và chiều sâu.

Trong nghiên cứu này, để đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu, chúng

tôi tiến hành đo một số chiều chủ yếu trên cơ thể như: Cao vây, vòng ngực, dài

thân chéo, đây là các chiều đo thường được sử dụng trên đại gia súc.

4.1.3.1. Kích thước chiều đo cao vây của trâu

Biến đổi về chiều đo cao vây của trâu đực và cái ở các nghiệm thức thí

nghiệm theo giai đoạn được thể hiện tại Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm)

NT1 NT2 NT3 NTĐC Tuổi (tháng)

Giới tính n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 166 64,11 ± 2,42 150 63,35 ± 2,94 98 60,69 ± 2,59 95 58,39 ± 3,92 Sơ sinh

Cái 175 63,94 ± 2,92 171 62,45 ± 3,01 112 59,31 ± 2,99 114 58,11 ± 3,15

Đực 166 83,07 ± 5,22 150 81,96 ± 4,94 98 79,03 ± 3,98 95 78,15 ± 2,48 3

Cái 175 82,01 ± 4,28 171 80,96 ± 4,05 112 77,67 ± 3,50 114 77,48 ± 3,18

Đực 165 87,81 ± 3,78 150 86,70 ± 3,12 98 84,38 ± 2,85 95 82,77 ± 2,42 6

Cái 175 86,91 ± 3,43 171 86,27 ± 3,50 112 83,34 ± 2,95 114 82,04 ± 3,02

Đực 160 97,48 ± 2,49 145 96,85 ± 2,53 97 95,09 ± 2,52 95 94,65 ± 2,21 12

Cái 169 96,84 ± 2,22 169 96,56 ± 2,38 112 94,33 ± 2,53 111 94,53 ± 3,09

Đực 154 111,77 ± 3,13 133 111,56 ± 3,24 88 110,03 ± 3,87 86 109,66 ± 3,47 24

Cái 156 110,61 ± 3,32 152 110,53 ± 3,60 98 109,48 ± 3,63 98 109,30 ± 3,54

Đực 98 119,12 ± 2,93 92 118,59 ± 2,88 68 118,63 ± 3,28 67 116,03 ± 3,78 36

Cái 105 118,66 ± 3,40 107 118,07 ± 3,04 86 117,84 ± 3,94 77 115,04 ± 2,96

Đực 73 125,22 ± 4,17 78 124,03 ± 4,13 56 122,66 ±4,29 59 122,03 ± 4,02 48

Cái 69 125,36 ± 6,51 71 123,03 ± 3,08 54 123,04 ± 4,15 48 120,98 ± 2,36

Đực 52 130,17 ± 3,03 57 129,26 ± 2,81 38 127,13 ± 3,32 42 124,52 ± 3,74 60

Cái 41 128,90 ± 2,53 37 126,95 ± 2,61 34 125,94 ± 3,63 32 122,72 ± 4,08

Page 83: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

72

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy: Chiều đo cao vây của trâu tăng dần từ sơ sinh

đến 60 tháng tuổi (Bảng 4.6), trong đó lớn nhất là NT1 (63,94 - 130,17 cm), kế

tiếp đến NT2 (62,45 – 129,26 cm), NT3 (59,31 – 127,13) và thấp nhất là NTĐC

(58,11 - 124,52 cm). Kết quả thu được cho thấy chiều đo cao vây của trâu qua

các giai đoạn tuổi tuân theo quy luật phát triển không đồng đều của gia súc, luôn

biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng tích lũy của nghé. Chiều đo cao vây tăng

mạnh trong giai đoạn nghé từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi và tốc độ tăng giảm dần

ở các giai đoạn tuổi tiếp theo đó là do gia súc dần đi giai đoạn thành thục về tính

cũng như về thể vóc.

4.1.3.2. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâu

Bảng 4.7. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâu ở các mốc tuổi (cm)

NT1 NT2 NT3 NTĐC Tuổi

(tháng) Giới tính n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 166 69,63 ± 4,74 150 67,54 ± 5,18 98 66,74 ± 4,30 95 64,63 ± 4,22 Sơ sinh

Cái 175 68,97 ± 5,51 171 66,09 ± 5,52 112 65,64 ± 5,89 114 63,98 ± 5,22

Đực 166 95,93 ± 4,92 150 95,11 ± 6,44 98 91,46 ± 5,44 95 89,68 ± 5,54 3

Cái 175 94,74 ± 5,06 171 94,56 ± 3,86 112 89,59 ± 4,18 114 88,32 ± 3,13

Đực 165 109,39 ± 5,20 150 108,76 ± 5,14 98 105,15 ± 5,27 95 104,49 ± 5,76 6

Cái 175 108,53 ± 5,41 171 107,50 ± 5,04 112 103,38 ± 4,31 114 103,60 ± 3,71

Đực 160 130,74 ± 6,32 145 129,02± 6,41 97 123,04 ± 6,78 95 121,93 ± 5,54 12

Cái 169 129,38 ± 5,98 169 128,05± 5,80 112 121,33 ± 7,75 111 121,42 ± 7,54

Đực 154 158,97 ± 3,67 133 156,56± 4,59 88 154,03 ± 5,70 86 152,19 ± 5,50 24

Cái 156 157,15 ± 5,14 152 156,07± 5,03 98 152,06 ± 9,57 98 151,03 ± 5,21

Đực 98 171,08 ± 4,61 92 171,26± 4,23 68 169,46 ± 6,28 67 169,42 ± 4,63 36

Cái 105 170,88 ± 4,95 107 170,70± 5,03 86 168,64 ± 6,28 77 168,92 ± 5,02

Đực 73 181,29 ± 9,65 78 181,54± 8,33 56 178,57 ± 5,49 59 177,12 ± 5,57 48

Cái 69 179,10 ± 5,70 71 179,20± 7,33 54 177,70 ± 5,87 48 176,08 ± 5,48

Page 84: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

73

Đực 52 189,58 ± 5,55 57 187,74± 6,66 38 180,82 ± 0,22 42 182,19 ± 9,95 60

Cái 41 187,49 ± 7,04 37 185,95± 6,13 34 183,32 ± 6,66 32 181,72±11,42

Kích thước chiều đo vòng ngực là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả

năng sinh trưởng của một phẩm giống. Chu vi vòng ngực có tương quan thuận

với quá trình tăng khối lượng của trâu với hệ số tương quan r>0,80. Trong thực

tế, có thể sử dụng vòng ngực để xây dựng công thức xác định khối lượng của

trâu mà không cần phải cân. Chiều đo vòng ngực của trâu qua các tháng tuổi

được thể hiện tại bảng 4.7.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy chiều đo vòng ngực của trâu tăng dần từ sơ

sinh đến 60 tháng tuổi, trong đó lớn nhất là NT1 (68,97-189,58 cm), tiếp đến

NT2, NT3 và thấp nhất là NTĐC (63,98-182,19 cm). Trong tất cả các giai

đoạn tuổi chiều đo vòng ngực của trâu đực ở các nghiệm thức thí nghiệm

luôn cao hơn của trâu cái.

4.1.3.3. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu

Dài thân chéo là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng

theo chiều dài cơ thể của một cá thể, một phẩm giống và dựa trên cơ sở đó để có

phương thức chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với định hướng sản xuất của chúng.

Dài thân chéo có tương quan chặt chẽ với quá trình sinh trưởng của con vật.

Trong chăn nuôi trâu dựa vào chiều đo dài thân chéo kết hợp với vòng ngực để

xây dựng các công thức tính khối lượng gần đúng cho trâu.

Kết quả theo dõi biến đổi chiều dài thân chéo của trâu được thể hiện tại

Bảng 4.8. Kết quả cho thấy chiều đo dài thân chéo của trâu tăng dần từ sơ sinh

đến 60 tháng tuổi, tăng lớn nhất là NT1 (54,32-145,78 cm), tiếp đến NT2, NT3

và thấp nhất là NTĐC (52,00-140,41 cm). Chiều dài thân chéo của trâu tăng

nhanh ở giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, sau đó tăng chậm dần ở các lứa

tuổi tiếp theo. Sự biến đổi này phù hợp với quy luật phát triển của gia súc nói

Page 85: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

74

chung và ở trâu nói riêng, khi còn non xương ngoại vi phát triển hơn xương trục và

ngược lại khi tuổi gia súc càng cao thì hệ thống xương ngoại vi phát triển chậm lại

(Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2005).

Bảng 4.8. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm)

NT1 NT2 NT3 NTĐC Tuổi

(tháng) Giới tính n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 166 55,96 ± 3,23 150 54,64 ± 3,32 98 53,67 ± 3,15 95 52,74± 4,82 Sơ sinh

Cái 175 54,32 ± 2,83 171 53,69 ± 3,20 112 52,46 ± 4,69 114 52,00± 4,60

Đực 166 73,35 ± 4,87 150 71,83 ± 4,45 98 70,16 ± 4,32 95 69,26± 3,91 3

Cái 175 73,00 ± 3,93 171 71,35 ± 3,21 112 70,11 ± 4,16 114 68,32± 4,87

Đực 165 83,18 ± 5,62 150 82,39 ± 3,06 98 81,63 ± 4,10 95 80,42± 3,64 6

Cái 175 82,40 ± 4,90 171 82,18 ± 4,69 112 80,66 ± 4,19 114 80,20± 4,09

Đực 160 97,34 ± 3,15 145 96,42 ± 3,10 97 94,47 ± 2,98 95 93,03± 2,55 12

Cái 169 96,72 ± 2,63 169 96,34 ± 3,00 112 93,68 ± 20,63 111 92,21± 3,07

Đực 154 123,94± 2,53 133 123,60 ± 2,98 88 122,45 ± 3,39 86 121,93±3,58 24

Cái 156 123,60± 2,54 152 123,11 ± 2,96 98 121,64 ± 5,02 98 120,84± 3,54

Đực 98 132,45± 4,45 92 131,84 ± 4,64 68 130,84 ± 4,44 67 129,58± 5,27 36

Cái 105 132,54± 4,94 107 130,84 ± 4,82 86 129,06 ± 5,54 77 127,14± 4,80

Đực 73 139,40± 8,01 78 137,85 ± 6,23 56 137,73 ± 5,08 59 136,14± 4,91 48

Cái 69 138,19± 5,19 71 136,61 ± 4,78 54 136,78 ± 5,21 48 134,63± 4,27

Đực 52 144,69± 5,16 57 143,95 ± 5,01 38 142,89±11,56 42 140,26± 5,86 60

Cái 41 145,78± 5,67 37 142,35 ± 4,70 34 141,85±10,03 32 140,41±5,88

Qua kích thước 3 chiều đo chính là: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo ta

thấy khi sơ sinh vòng ngực là vòng lớn nhất, đến lúc 60 tháng tuổi trật tự này

cũng vẫn không thay đổi. Nhưng tốc độ phát triển của các chiều đo là khác nhau.

Cùng với sự tăng lên về thể vóc và khối lượng qua các lứa tuổi ta thấy chiều cao

vây của trâu đực luôn cao hơn trâu cái cùng tuổi. Chiều dài thân chéo nói lên sự

phát triển của hệ xương trục (xương sống), cùng với sự phát triển của cao vây

chiều dài thân chéo có liên quan chặt chẽ đến tăng khối lượng của trâu. Vòng

Page 86: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

75

ngực là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển chu vi của trâu và có tương quan chặt chẽ

đến khối lượng của trâu. Như vây, nghé ở tất cả các nghiệm thức đều phát triển

theo quy luật sinh trưởng gia súc nói chung và trâu nói riêng, đó là quy luật phát

triển không đồng đều giữa các giai đoạn, nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ

mới sinh, sau đó giảm dần qua các mốc tuổi, càng nhiều tuổi thì kích thước các

chiều đo càng phát triển chậm (Nguyễn Đức Thạc, 1983; Lê Đăng Đảnh và cs.,

1995; Mai Văn Sánh, 1996).

4.1.4. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra

Các nhà khoa học khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng và mối quan hệ giữa

khối lượng đàn con sinh ra như khối lượng sơ sinh, khối lượng các tháng tuổi

với khối lượng của trâu bố mẹ đã khẳng định giữa chúng có mối tương quan

thuận và chặt chẽ.

Nguyễn Đức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng của nghé thấy

rằng khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ. Phân tính

trên 65 lứa đẻ của đàn trâu nội Việt Nam đã thu được hệ số tương quan cao giữa

khối lượng mẹ và khối lượng sơ sinh (r = 0,71).

Topanurak và cs. (1991) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối

lượng và sinh trưởng của trâu đã kết luận: Khối lượng của nghé bị ảnh hưởng

bởi khối lượng trâu bố và tính biệt của nghé đặc biệt là khối lượng nghé sơ sinh.

Trong một nghiên cứu khác, Intaramongkol và cs. (1991) cũng đã chứng

minh răng khối lượng nghé lúc 24 tháng tuổi bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ thể

bố và tuổi trâu đực giống, trâu cái mẹ cũng như tính biệt nghé, mùa và năm sinh.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra (kg)

KL KLSS KL3t KL6t KL12t KL24t KL36t KL48t KL60t

Trâu đực Ngố khối lượng lớn

558,41 24,67 59,23 90,37 159,16 259,40 327,34 367,16 400,82

Page 87: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

76

Trâu đực đại trà

404,32 21,56 52,38 81,45 144,32 238,36 300,88 337,86 370,16

Trâu mẹ tuyển chọn

358,95 23,58 57,07 87,62 154,74 252,59 318,28 356,58 389,85

Trâu mẹ đại trà 340,27 22,64 54,53 84,20 148,75 245,17 309,93 348,43 381,14

Kết quả trình bày tại Bảng 4.9 cho thấy khối lượng của trâu bố ảnh hưởng

rất rõ đến khối lượng đàn con, trong khi đó trâu mẹ tuy có ảnh hưởng nhưng

mức độ ảnh hưởng ít hơn. Sự chênh lệch về khối lượng sơ sinh của nghé sinh ra

giữa trâu bố Ngố khối lượng lớn và trâu bố đại trà là 24,67 kg so với 21,56 kg,

chứng tỏ khối lượng đàn con sinh ra phụ thuộc vào khối lượng của trâu bố vì

chúng cùng được nuôi trong cùng môi trường và chăm sóc nuôi dưỡng.

Sự ảnh hưởng về khối lượng của trâu bố đến đàn con lớn hơn rõ rệt so với

sự ảnh hưởng của trâu mẹ, mặc dầu đàn con sinh ra từ đàn trâu mẹ được tuyển

chọn có khối lượng lớn hơn trung bình đàn cũng lớn hơn so với từ trâu mẹ đại

trà, đó là 23,58 kg so với 22,64 kg.

Tương tự khối lượng sơ sinh, khối lượng trâu ở các giai đoạn sinh trưởng

sau cũng bị ảnh hưởng lớn hơn bởi khối lượng trâu bố so với ảnh hưởng của

khối lượng trâu mẹ. Khối lượng lúc 60 tháng tuổi của trâu bố Ngố khối lượng

lớn và trâu bố đại trà là 400,82 và 370,16 kg; của trâu mẹ tuyển chọn và trâu mẹ

đại trà là 389,85 và 381,14 kg.

Từ những kết quả trên cho thấy sự khác biệt về khối lượng giữa trâu bố

Ngố khối lượng lớn với trâu bố đại trà địa phương lớn (558 kg so với 404 kg) đã

làm ảnh hưởng đến khối lượng đàn nghé sinh ra rõ rệt. Đồng thời, sự sai khác về

khối lượng của đàn con này cũng lớn hơn ro rệt so với đàn con sinh ra từ đàn trâu

mẹ được tuyển chọn và trâu mẹ đại trà vì khối lượng giữa trâu mẹ tuyển chọn với

trâu mẹ đại trà không lớn lắm (358 kg và 340 kg) nên ảnh hưởng đến khối lượng

đàn nghé sinh ra ít hơn. Như vây, ảnh hưởng của tuyển chọn trâu bố, mẹ có khối

Page 88: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

77

lượng lớn đã cải thiện được khối lượng và khả năng sinh trưởng của đàn con sinh

ra và ảnh hưởng của trâu bố lớn hơn trâu mẹ.

4.1.5. Mối tương quan giữa khối lượng trâu bố, mẹ và đời con

4.1.5.1. Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng bố mẹ với đời con

Từ thực tế trâu bố mẹ có khối lượng lớn thì trâu con sinh ra lớn (Nguyễn Đức

Thạc và Nguyễn Văn Vực, 1985; Topanurak và cs., 1991; Yadav, 2004), chứng tỏ

chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu về

mối quan hệ giữa khối lượng nghé sinh ra ở các mốc tuổi khác nhau với khối lượng

của bố mẹ chúng và đều đưa ra kết luận có sự tương quan thuận giữa khối lượng

nghé ở các mốc tuổi và khối lượng cơ thể của bố mẹ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn trâu nội Việt Nam tại các địa

phương Ba Vì, Hà Nội và Thanh Chương, Nghệ An cũng cho thấy có mối tương

quan thuận chiều và khá chặt chẽ giữa khối lượng nghé ở tất cả các mốc tuổi với

khối lượng của trâu bố (Bảng 4.10) và khối lượng trâu mẹ (Bảng 4.11). Các giá trị

về hệ số tương quan giữa khối lượng ở các mốc tuổi của nghé với khối lượng của bố

mẹ đều đạt xác suất ở mức độ tin cậy rất cao (P<0,0001).

Bảng 4.10. Hệ số tương quan giữa khối lượng bố và con ở các mốc tuổi

Tuổi (tháng) n Hệ số tương quan (r) P

Sơ sinh 1081 0,76 <0,0001

3 1081 0,62 <0,0001

6 1078 0,50 <0,0001

12 1058 0,70 <0,0001

24 965 0,60 <0,0001

36 700 0,74 <0,0001

48 508 0,54 <0,0001

60 333 0,55 <0,0001 * Chú thích: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy hệ số tương quan.

Kết quả trình bày tại Bảng 4.10 cho thấy khối lượng trâu bố ảnh hưởng

lớn đến khối lượng sơ sinh và khối lượng ở tất cả các mốc tuổi của trâu, thể hiện

Page 89: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

78

tất cả các hệ sô tương quan kiểu hình thuận chiều và chặt chẽ, dao động trong

phạm vi 0,50-0,76. Hệ số tương quan biến động từ 0,50 giữa khối lượng bố và

khối lượng nghé 6 tháng tuổi đến 0,76 giữa khối lượng bố với khối lượng nghé

lúc sơ sinh, chứng tỏ trong cùng môi trường sống đó, nguồn gen của bố đã truyền

lại cho đời con khá hoàn hảo và tính trạng khối lượng là tính trạng số lượng và

được điều khiển với cùng bộ gen từ bố sang con. Tất cả các giá trị về hệ số tương

quan xác định được đều có xác suất tin cậy rất cao (P<0,0001).

Tương tự, Bảng 4.11 cho thấy sự ảnh hưởng của khối lượng mẹ đến khối

lượng sơ sinh và khối lượng nghé qua các mốc tuổi cũng biểu thị mối tương

quan kiểu hình thuận chiều, nhưng các trị số của hệ số tương quan đều nhỏ hơn

(r=0,14-0,33) so với hệ số tương quan giữa khối lượng bố và khối lượng nghé

tương ứng các mốc tuổi. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng

con biến động trong phạm vi 0,14 giữa khối lượng mẹ với khối lượng 12 tháng

tuổi đến 0,33 giữa khối lượng mẹ với khối lượng con lúc sơ sinh. Điều này

chứng tỏ rằng, nguồn gen về khối lượng của mẹ truyền cho đời con không chặt

chẽ như của bố truyền cho đời con. Tuy các giá trị của hệ số tương quan giữa

khối lượng mẹ và khối lượng con không chặt chẽ lắm, nhưng vẫn đạt độ xác suất

tin cậy rất cao (P<0,0001). Kết quả thu được ở nghiên cứu này thấp hơn so với

công bố của Nguyễn Đức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng trên trâu

nội của ta đã xác định được khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối

lượng trâu mẹ (r = +0,71). Song, kết quả ở nghiên cứu này cũng phù hợp với các

công bố của Topanurak và cs. (1991) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

khối lượng sơ sinh và khả năng sinh trưởng của nghé cho thấy khối lượng sơ

sinh trâu đầm lầy bị ảnh hưởng bởi khối lượng trâu bố, giới tính, lứa đẻ và năm

sinh với độ tin cậy rất cao (P<0,0001).

Bảng 4.11. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và con ở các mốc tuổi

Tuổi (tháng) n Hệ số tương quan (r) P

Sơ sinh 1081 0,33 <0,0001

Page 90: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

79

3 1081 0,23 <0,0001

6 1078 0,16 <0,0001

12 1058 0,14 <0,0001

24 965 0,27 <0,0001

36 700 0,31 <0,0001

48 508 0,25 <0,0001

60 333 0,24 <0,0001

* Ghi chú: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy của hệ số tương quan

Qua kết quả thu được về mối tương quan kiểu hình giữa khối lượng bố

mẹ và khối lượng đời con có thể rút ra kết luận: Sử dụng trâu đực Ngố khối

lượng lớn ghép phối với trâu cái được tuyển chọn sẽ cho khối lượng đời con

cao. Trong hai nguồn bố và mẹ thì tác động của bố lớn hơn so với mẹ thể

hiện hệ số tương quan cao hơn. Rõ ràng, tính trạng khối lượng được điều khiển

bởi một số gen chung nhất định và chúng được truyền từ bố mẹ sang đời con. Vì

vậy, muốn có khối lượng của đời con cao thì phải sử dụng trâu đực giống và cái

giống có khối lượng lớn.

4.1.5.2. Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh và các mốc tuổi

Kết quả thu được trong thí nghiệm này cho thấy khối lượng sơ sinh lớn thì

khối lượng ở các mốc tuổi sau lớn, chứng tỏ chúng có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau. Hầu hết các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa khối lượng trâu

các mốc tuổi với khối lượng sơ sinh đều khẳng định khối lượng sơ sinh của trâu

tương quan thuận với khối lượng ở những mốc tuổi kế tiếp vì các tính trạng đó

đều được điều khiển bởi những cặp gen chung nhất định trong mỗi cá thể đó. Vì

vậy, trong điều kiện môi trường ổn định, đặc biệt thức ăn, nuôi dưỡng bình

thường và phù hợp, khối lượng sơ sinh của trâu là yếu tố quan trọng để đánh giá

khả năng sinh trưởng và dự đoán khối lượng qua các mốc tuổi.

Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các

mốc tuổi tiếp theo của nghé thuận chiều và khá chặt chẽ, biến động trong phạm

Page 91: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

80

vi 0,44-0,63 với mức sắc xuất rất cao (P<0,0001). Hệ số tương quan kiểu hình

giữa khối lượng nghé sơ sinh với khối lượng nghé ở các mốc tuổi kế tiếp được

trình bày tại Bảng 4.12.

Hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng 3 tháng tuổi chặt

chẽ nhất (r=0,63). Sở dĩ, hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với

khối lượng 3 tháng tuổi lớn là do giai đoạn này nghé hầu như chưa bị tác động của

môi trường, nguồn dinh dưỡng chủ yếu được lấy từ sữa mẹ và sự chăm sóc chu

đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nghé của người chăn nuôi.

Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa khối lượng trâu sơ sinh và các mốc tuổi

Tuổi (tháng) n Hệ số tương quan (r) P

3 1081 0,63 <0,0001

6 1078 0,46 <0,0001

12 1058 0,48 <0,0001

24 965 0,51 <0,0001

36 700 0,51 <0,0001

48 508 0,51 <0,0001

60 333 0,44 <0,0001

* Ghi chú: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy của hệ số tương quan

Tương tự, các hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng ở các

mốc tuổi tiếp theo cũng thuận chiều và chặt chẽ, song với mức nhỏ hơn (r=0,44-

0,51) so với giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng 3 tháng tuổi. Sở dĩ, hệ số tương

quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các mốc tuổi tiếp theo của

nghé nhỏ hơn so với hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng 3

tháng tuổi là do giai đoạn sau này nghé bị tác động lớn của môi trường sống, nguồn

dinh dưỡng bị giảm xuống vì không còn sữa mẹ, chủ yếu được lấy từ thức ăn mà

thức ăn không tốt, không đủ dinh dưỡng và sự chăm sóc của người chăn nuôi không

còn chu đáo, không còn điều kiện tốt nhất cho nghé nữa.

Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các

mốc tuổi của nghé là thuận chiều, đạt mức cao và chặt chẽ với độ tin cậy rất cao

Page 92: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

81

(p<0,0001) đã chỉ ra rằng các tính trạng khối lượng đều được điều khiển bởi một

số gen chung nhất định trong mỗi cá thể. Như vậy, muốn có khối lượng trâu lớn

ở các mốc tuổi tiếp theo thì khối lượng sơ sinh phải lớn.

Theo Agabayli (1977) cho biết giữa khối lượng trâu trưởng thành với khối

lượng sơ sinh có mối tương quan thuận (0,46-0,60). Bunyavejchewin và cs.

(1986) đã thu thập, phân tích số liệu của 179 trâu đầm lầy từ năm 1981 đến 1986

đưa ra kết luận: tăng khối lượng sau cai sữa tương quan thuận (P<0,05) với khối

lượng 2 năm tuổi (r=0,55). Như vậy, kết quả của chung tôi có phần thấp hơn so

với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

4.2. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh

trưởng của đời con thế hệ 2

Khối lượng trâu bố mẹ lớn đã cải thiện được khối lượng đàn con sinh ra

từ chúng (thế hệ 1). Điều đó đã được xác định: Khối lượng đàn trâu thế hệ 1

được tạo ra từ bố mẹ đã có khối lượng lớn cao hơn đàn trâu đại trà từ 19,03% ở

tuổi sơ sinh và 11,53% ở 60 tháng tuổi. Tuy vậy, với mong muốn nâng cao được

hơn nữa khối lượng đó trên đàn trâu nội Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp tục sử dụng

trâu đực Ngố khối lượng lớn phối giống với đàn trâu cái thế hệ 1 để tạo ra thế hệ

2 nhằm nâng cao khối lượng hơn nữa là mục tiêu của nội dung nghiên cứu này.

4.2.1. Khối lượng và tăng khối lượng của trâu sinh ra từ trâu cái tơ qua các

mốc tuổi

4.2.1.1. Khối lượng cơ thể trâu sinh ra qua các mốc tuổi

Kết quả về sinh trưởng tích lũy của trâu thế hệ 1 (nghiệm thức 2) và thế hệ 2

(nghiệm thức 1) sinh ra từ trâu cái tơ theo các mốc tuổi trình bày tại Bảng 4.13 cho

thấy, khối lượng của trâu tăng dần từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi. Khối lượng trâu sơ

sinh thế hệ 2 (TH2) là 25,54 đối với giới tính đực và 25,18 kg đối với giới tính cái,

cao hơn so với trâu thế hệ 1 (TH1) là 24,36 kg trâu đực và 24,08 kg trâu cái. Sự sai

khác về khối lượng trâu sơ sinh giữa thế hệ 1 và thế hệ 2 có ý nghĩa thống kê rõ rệt

(P<0,05). Kết quả trên đã chứng tỏ rằng khi sử dụng trâu mẹ tơ thế hệ 1 đã được cải

Page 93: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

82

tạo tầm vóc có khối lượng lớn hơn đàn cái tơ được tuyển chọn nên đàn con TH2 đã

lớn hơn TH1 rõ rệt. Điều này càng khẳng định nguyên lý trâu bố mẹ lớn thì đàn con

sinh ra lớn. Song, tỷ lệ tăng khối lượng của đàn con TH2 lớn hơn TH1 không cao

bằng tỷ lệ giữa TH1 với đại trà là hoàn toàn phù hợp với nguyên lý di truyền học, đó

là do đàn con sinh ra mới chỉ ở lứa đẻ đầu tiên lúc đó trâu mẹ chưa hoàn toàn thành

thục về thể vóc.

Khối lượng lúc 12 tháng tuổi của trâu đực và cái TH2 là 166,21 và 159,58 kg.

Trong lúc đó, ở TH1 tương ứng với hai giới tính là 159,98 và 153,70 kg. Sự sai khác

giữa các số trung bình khối lượng của trâu giữa hai thế hệ là rõ rệt (P<0,05).

Bảng 4.13. Khối lượng cơ thể trâu sinh ra qua các mốc tuổi (kg)

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Tuổi (tháng)

Tính biệt n Mean ±±±± SD n Mean ±±±± SD

Đực 54 25,54a ± 2,17 56 24,36b ± 2,20 Sơ Sinh

Cái 51 25,18a ± 2,38 48 24,08b ± 1,89

Đực 54 61,83a ± 4,83 56 59,15b ± 4,54 3

Cái 51 60,60a ± 4,39 48 58,03b ± 4,47

Đực 54 94,62a ± 9,12 56 90,63b ± 9,94 6

Cái 50 91,94a ± 8,50 48 88,25b ± 9,43

Đực 54 166,21a ± 10,16 55 159,98b ± 10,23 12

Cái 49 159,58a ± 10,99 48 153,70b ± 10,66

Đực 42 271,68a ± 8,92 43 263,24b ± 9,15 24

Cái 39 259,53a ± 9,35 33 251,72b ± 11,53

Đực 32 346,79a ± 13,89 36 336,39b ± 16,05 36

Cái 23 324,65a ± 13,86 28 315,63b ± 16,40

* Chú thích: Nghiệm thức 1 (trâu thế hệ 2); nghiệm thức 2 (trâu thế hệ 1); trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tương tự như vậy, khối lượng lúc 36 tháng tuổi của TH2 là 346,79 kg

trâu đực và 324,65 kg trâu cái. Khối lượng này cao hơn so với TH1 (336,39 kg ở

Page 94: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

83

trâu đực và 315,63 kg ở trâu cái). Sự sai khác về giá trị khối lượng trung bình

của trâu giữa hai thế hệ là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

So với kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 1 “Ảnh hưởng của khối lượng

trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1” (sử dụng

trâu mẹ đang ở tuổi đẻ từ lứa 2 đến lứa 5), khối lượng trâu sơ sinh đực và cái là

25,35 và 24,45 kg ở nghiệm thức bố khối lượng lớn với mẹ tuyển chọn cao hơn

so với thí nghiệm này (24,36 và 24,06 kg) là 0,99 kg và 0,39 kg, tương ứng 4,06

và 1,62%. Sở dĩ, có sự sai khác này là do: Cả 2 thí nghiệm đều sử dụng trâu bố

khối lượng lớn với trâu mẹ được tuyển chọn, song ở thí nghiệm 1 đã sử dụng

trâu mẹ đẻ từ lứa 2 đến lứa 5, trong lúc đó, ở thí nghiệm này sử dụng trâu mẹ tơ.

Rõ ràng, cùng là bố khối lượng lớn nhưng mẹ là trâu sinh sản từ lứa 2 đến lứa 5

tạo ra đàn con có khối lượng sơ sinh cao hơn so với mẹ là trâu tơ.

Khối lượng lúc 12 tháng tuổi với trâu đực và cái ở NT1 của thí nghiệm 1

là 267,67 và 257,10 kg cao hơn so với nghiệm thức 2 của thí nghiệm này (263,24

và 251,72 kg) là 4,43 kg và 5,38 kg, tương ứng 1,68 và 2,14%.

Tương tự, khối lượng trâu đực và cái lúc 36 tháng tuổi ở NT1 của thí

nghiệm 1 là 340,19 và 321,20 kg cao hơn so với NT2 của thí nghiệm này

(333,04 và 314,91 kg) là 7,15 kg và 6,29 kg, tương ứng 2,15 và 2,00% mặc dầu

chúng cùng chung nghiệm thức là bố có ngoại hình lớn và mẹ là đàn cái tuyển

chọn. Sự sai khác này là do ở thí nghiệm 2, mẹ là trâu tơ, trong lúc đó ở thí

nghiệm 1 mẹ là trâu đang trong giai đoạn sinh sản lứa 2-5.

Tuy nhiên, khối lượng trâu ở các mốc tuổi trong thí nghiệm này chưa

cao như mong đợi vì tuy sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nhưng phối

giống với đàn trâu cái tơ TH1 đã được cải tạo và đàn trâu cái tơ tuyển chọn,

sản phẩm trâu sinh ra mới chỉ ở lứa đẻ đầu (con so), lúc đó trâu mẹ chưa hoàn

toàn thành thục về thể vóc dẫn đến khối lượng trâu sinh ra chưa lớn. Khối

lượng trâu sẽ lớn hơn khi sinh ra ở các lứa tiếp theo, lúc đó trâu cái mẹ đã phát

triển toàn diện về thể vóc.

Page 95: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

84

Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức

Chuyên (2004), khi theo dõi đàn trâu nội tại Định Hóa, Thái Nguyên cho biết:

Khối lượng lúc sơ sinh trâu đực là 21,6 kg, trâu cái là 19,5 kg; 12 tháng tuổi khối

lượng trâu đực là 153,5 kg, trâu cái 143,9 kg và 36 tháng tuổi trâu đực 286,1 kg,

trâu cái 267,1 kg. Số liệu khảo sát của Hà Phúc Mịch (1985) cho biết khối lượng

nghé sơ sinh là 21 kg, lúc 6 tháng là 79,5 kg và 12 tháng là 132 kg. Như vậy,

mặc dù mới là trâu sinh ra ở lứa một nhưng khối lượng đã cao hơn kết quả

nghiên cứu trên. Mai Văn Sánh (2005) cho biết: Sử dụng trâu đực Ngố khối

lượng lớn làm giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì,

Hà Tây đã cho kết quả nghé sơ sinh đực đạt 24,2 kg và nghé cái đạt 23,3 kg;

24 tháng tuổi nghé đực đạt 254,8 kg, nghé cái đạt 248,4 kg. Trần Quang Hân

và Hoàng Quang Duy (2011) khi nghiên cứu sinh trưởng của trâu tại tỉnh Đăk Lăk

cho kết quả khối lượng sơ sinh đạt 24,61 kg con đực và 23,10 kg con cái; lúc 36

tháng tuổi khối lượng tương ứng với trâu đực và cái là 313,76 và 304,73 kg. Nếu

so với các số liệu nghiên cứu của các tác giả nói trên thì khối lượng nghé thí

nghiệm của chúng tôi có phần cao hơn.

Với phương thức chăn nuôi trâu truyền thống ít có tác động về mặt kỹ

thuật, thì khả năng sinh trưởng của đàn trâu là tương đối thấp. Trong điều kiện

chăn nuôi nông hộ, trâu chưa phát huy hết tiềm năng sản xuất vốn có của chúng.

Vì vậy, để chăn nuôi trâu có hiệu quả cao cần phải kết hợp sử dụng trâu đực Ngố

khối lượng lớn, tuyển chon đàn trâu cái cũng như có các quy trình chăm sóc nuôi

dưỡng phù hợp với từng vùng sinh thái hay từng địa phương.

4.2.1.2. Tăng khối lượng của trâu sinh ra qua các giai đoạn tuổi

Tăng khối lượng của trâu cao nhất ở giai đoạn sơ sinh và giảm dần theo

độ tuổi. Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô mỡ và

mô cơ lại tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Khi cơ thể gia

súc còn non, cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này

càng giảm xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy

đủ dinh dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại,

Page 96: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

85

khi độ tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải

Quân và cs., 1995).

Kết quả Bảng 4.14 cho thấy tăng khối lượng của trâu ở nghiệm thức 1

luôn cao hơn trâu ở nghiệm thức 2 trên cả trâu đực và trâu cái, sự sai khác này là

có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi, tuổi

càng cao thì khối lượng tăng càng chậm. Giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi

tăng khối lượng cao nhất tiếp đến giai đoạn 12 – 24 tháng và thấp nhất ở giai

đoạn 24 – 36 tháng tuổi, tương ứng với trâu đực và cái là: SS-12 tháng (nghiệm

thức 1 là 385,42 và 368,16 g/ngày; nghiệm thức 2 là 371,55 và 355,12 g/ngày),

giai đoạn 12 – 24 tháng (nghiệm thức 1 là 289,16 và 272,79 g/ngày; nghiệm thức

2 là 281,58 và 266,40 g/ngày), giai đoạn 24 – 36 tháng (nghiệm thức 1 là 204,21

và 181,01 g/ngày; nghiệm thức 2 là 199,46 và 174,89 g/ngày)

Bảng 4.14. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi (g/ngày)

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Giai đoạn (tháng)

Giới tính n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 54 385,42a ± 27,31 55 371,55b ± 28,65 SS – 12

Cái 49 368,16a ± 28,48 48 355,12b ± 29,00

Đực 42 289,16 ± 26,09 43 281,58 ± 30,95 12 – 24

Cái 39 272,79 ± 34,06 33 266,40 ± 30,54

Đực 42 337,10a ± 12,40 43 327,29b ± 12,91 SS – 24

Cái 39 320,86a ± 12,53 33 311,91b ± 15,59

Đực 32 204,21 ± 39,76 36 199,46 ± 49,61 24 – 36

Cái 23 181,01 ± 45,08 28 174,89 ± 45,97

Đực 32 293,34a ± 12,28 36 284,99b ± 15,05 SS – 36

Cái 23 273,02c ± 12,97 28 266,27d ± 14,94

* Chú thích: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Xét chung cả giai đoạn từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi thì tăng khôi lượng

của trâu đực và trâu cái thế hệ 2 là 293,34 và 273,02 g/ngày so với trâu đực và

trâu cái của thế hệ 1 là 284,99 và 266,27 g/ngày. Sự sai khác về tăng khối lượng

Page 97: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

86

tuyệt đói giã 2 thế hệ là có ý nghĩa thống kê rất rõ rệt (P<0,05). Theo Nguyễn

Trọng Tiến (1991), sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm thấp,

hàm lượng nước giảm, sự tích lũy mỡ tăng kèm theo tiêu thụ năng lượng tăng,

còn mỡ liên kết giảm, khả năng tổng hợp protein giảm, sự sinh trưởng của tế bào

cơ bị kìm hãm. Như vậy, tăng khối lượng giảm dần theo tuổi và trâu càng lớn thì

càng tiến gần đến sự hoàn thiện về mặt thể vóc và thành thục về tính biệt, điều

này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và với trâu

nói riêng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của

Mai Văn Sánh và cs. (2008b) cho biết tăng khối lượng của trâu giảm dần theo

tuổi, ở giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất (tăng khối lượng tuyệt đối

nằm trong khoảng 330,9 – 361,3 g/ngày). Abeygunawardena và cs. (1996) cho

biết trâu Surti có khối lượng sơ sinh 29,4 kg, tăng khối lượng trong 12 tháng đầu

trung bình là 256 g/ngày như vậy tăng khối lượng của trâu ở đây là cao hơn. Mai

Văn Sánh (1996), trâu Murrah nuôi tại sông bé cho tăng khối lượng giai đoạn

13-24 tháng tuổi đối với nghé đực là 260,3 g/ngày và nghé cái là 245,53 g/ngày.

337,1

293,34

385,42

289,16

204,21

371,55

281,58

327,29

199,46

284,99

150

200

250

300

350

400

SS – 12 12 – 24 SS – 24 24 – 36 SS – 36

Giai đoạn tuổi

Khối lượng (kg)

NT1 NT2

368,16

272,79

320,86

181,01

273,02

174,89

355,12

266,4

311,91

266,27

150

200

250

300

350

400

SS – 12 12 – 24 SS – 24 24 – 36 SS – 36

Giai đoạn tuổi

Khối lượng (kg)

NT1 NT2

Đồ thị 4.3. Tăng khối lượng trâu đực

qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày)

Đồ thị 4.4. Tăng khối lượng trâu cái

qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày)

Page 98: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

87

Theo Trần Quang Hân và Hoàng Quang Duy (2011) khi nghiên cứu sinh

trưởng của trâu tại tỉnh Đăk Lăk cho thấy, tăng khối lượng giảm dần theo tuổi: Cao

nhất giai đoạn sơ sinh – 12 tháng (375,17 g/ngày con đực và 367,60 g/ngày con cái),

tiếp đến giai đoạn 12 – 24 tháng ( 293,46 và 281,23 g/ngày lần lượt với trâu đực và

cái), thấp nhất khi tính chung từ sơ sinh – 36 tháng (Trâu đực tăng 267,73 g/ngày và

trâu cái là 260,77 g/ngày).

Tạ Văn Cần (2006) khi nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái địa

phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi tại nông hộ cho

thấy, với trâu đực: Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, tăng khối lượng của trâu

lai F1 tăng 518 g/ngày, trâu địa phương 464,4 g/ngày; giai đoạn từ 6 đến 12 tháng

tuổi trâu lai F1 tăng 390,6 g/con/ngày trâu địa phương: 307,2 g/ngày; giai đoạn 12-

24 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của trâu lai F1 đạt 279,7g/ngày, trâu địa phương

200,5 g/ngày; giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 226,1 g/ngày, trâu địa

phương: 167,8 g/ngày; So với nghiên cứu trên thì tăng khối lượng của trâu ở thí

nghiệm của chúng tôi cho kết quả cao hơn kết quả nghiên cứu trên trâu địa phương

nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu trên trâu lai F1.

Bảng 4.15. So sánh khối lượng trâu thế hệ 2 so với thế hệ 1 qua các mốc tuổi

Giới tính Tuổi (tháng) TH2/TH1 (%)

Sơ Sinh 4,83

3 4,54

6 4,40

12 3,89

24 3,21

Đực

36 3,09

Sơ Sinh 4,57

3 4,42

6 4,19

12 3,83

Cái

24 3,10

Page 99: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

88

36 2,86

Sơ Sinh 4,70

3 4,48

6 4,30

12 3,86

24 3,16

Trung bình

(cả đực

và cái)

36 2,99

Kết quả bảng 4.15 cho thấy: Khối lượng tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6,

12; 24 và 36 tháng tuổi trâu đực thế hệ 2 cao hơn thế hệ 1 ở các mốc tuổi tương

ứng là: 4,83; 4,54; 4,40; 3,89; 3,21 và 3,09%; trâu cái là 4,57; 4,42; 4,19; 3,83;

3,10; và 2,86%. Tính trung bình cho cả hai giới tính đực và cái thì khối lương

trâu thế hệ hai tăng hơn nghé thế hệ một tương ứng ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6,

12, 24 và 36 tháng tuổi lần lượt là: 4,70; 4,48; 4,30; 3,86; 3,16 và 2,99%. Như

vậy, trâu đực giống khối lượng lớn đã cải tạo được tầm vóc của đời con ở thế hệ

2 tăng lên 2,99 – 4,70% so với thế hệ 1, đây mới chỉ là khối lượng nghé được

sinh ra từ lứa một và nếu theo dõi tiếp nghé sinh ra từ các lứa đẻ tiếp theo chúng

tôi nghĩ là kết quả sẽ khả quan và cao hơn.

Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng giữa trâu thế hệ một và

trâu thế hệ hai có xu hướng giảm dần khi tuổi trâu tăng lên là do ảnh hưởng của

yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng và yếu tố ngoại cảnh tăng dần đã làm giảm ảnh

hưởng của yếu tố di truyền, tuy vậy sự khác biệt đó vẫn rất rõ rệt.

Khi trâu mẹ là cái tơ chưa hoàn toàn thành thục về thể vóc thì khối lượng

đời con sinh ra chắc chắn sẽ thấp hơn khi trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5. Điều

này được minh chứng tại bảng 4.16.

Bảng 4.16. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 qua các mốc tuổi của trâu mẹ

là cái sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ là cái tơ (kg)

Tuổi (tháng)

Trâu mẹ sinh sản lứa 2-5

Trâu mẹ là cái tơ

Khối lượng chênh lệch

% chênh lệch KL

Page 100: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

89

Sơ sinh 24,90 24,22 0,68 2,80

3 60,28 58,59 1,69 2,88

6 91,72 89,44 2,28 2,55

12 161,91 156,84 5,07 3,23

24 262,43 257,48 4,95 1,93

36 330,69 326,01 4,68 1,44

Kết quả Bảng 4.16 cho thấy: Khối lượng của trâu thế hệ 1 sinh ra từ trâu

mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 luôn cao hơn trâu thế hệ 1 sinh ra từ trâu mẹ là cái tơ.

Phần trăm về mức chênh lệch khối lượng giữa 2 nhóm cao nhất ở giai đoạn 12

tháng tuổi là 3,23%, thấp nhất giai đoạn 36 tháng tuổi là 1,44%.

Chênh lệch khối lượng giữa 2 nhóm cho thấy giai đoạn từ sơ sinh đến 12

tháng tuổi trâu cho mức chênh lệch khối lượng cao là do trong giai đoạn này

trâu vẫn nhận được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Đến giai đoạn từ 12 – 36

tháng tuổi mức chênh lệch về khối lượng giữa 2 nhóm giảm, điều này được giải

thích là do trong giai đoạn này trâu đã được cai sữa và tách khỏi nguồn dinh

dưỡng từ mẹ nên trâu phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là

nguồn dinh dưỡng được bổ sung từ bên ngoài. Điều này hoàn toàn phù hợp với

quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và của trâu nói riêng.

Khối lượng của trâu sinh ra từ mẹ là cái sinh sản 2-5 lớn hơn khối lượng

của trâu sinh ra từ mẹ là cái tơ: Điều này cho thấy khối lượng con mẹ có ảnh

hưởng lớn đến sinh trưởng của đời con và mức độ ổn định di truyền ở trâu có

mẹ là cái sinh sản ở lứa thứ 2 trở đi luôn ổn định hơn và thế hệ con có khối

lượng luôn lớn hơn khi sử dụng trậu mẹ là cái tơ.

Dựa vào chênh lệch giữa khối lượng đời con thế hệ 1 sinh ra khi sử dụng

trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ là cái tơ có thể dự đoán được khối

lượng đời con thế hệ 2 sinh ra nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5. Kết

quả về khối lượng dự đoán của đời con thế hệ 2 được trình bày tại bảng 4.17.

Bảng 4.17. Dự đoán khối lượng trâu thế hệ 2 qua các mốc tuổi nếu sử dụng

trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg)

Page 101: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

90

Tuổi (tháng)

Trâu mẹ là cái tơ

% chênh lệch KL đời con giữa trâu mẹ sinh sản lứa

2-5 và trâu mẹ tơ

Trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5

Khối lượng tăng so với ban đầu

Sơ sinh 25,36 2,80 26,07 0,71

3 61,21 2,88 62,99 1,77

6 93,28 2,55 95,66 2,38

12 162,89 3,23 168,16 5,26

24 265,60 1,93 270,72 5,11

36 335,72 1,44 340,54 4,82

Khi sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 đã làm tăng khối lượng trâu ở

thế hệ 1 lên trung bình 1,44-3,23% so với khi sử dụng trâu mẹ là cái tơ. Theo đó,

có thể dự đoán khối lượng trâu của thế hệ 2 (TH2) sinh ra từ trâu mẹ là cái sinh

sản sẽ có chiều hướng tăng cao hơn so với trâu sinh ra ở lứa đẻ đầu tiên. Điều

này là phù hợp với quy luật tăng khối lượng của trâu được sinh ra từ các lứa đẻ

tiếp theo, khi đó trâu mẹ đã hoàn toàn thành thục về thể vóc.

Khối lượng trung bình dự đoán của trâu thế hệ 2 sẽ tăng dao động 0,71-

5,26 kg; tỷ lệ tăng cao nhất giai đoạn trâu thế hệ 2 đạt lúc 12 tháng tuổi (5,26

kg) và thấp nhất giai đoạn sơ sinh (0,71 kg). Như vậy, nếu theo dõi khối lượng

của trâu thế hệ 2 sinh ra qua các lứa đẻ tiếp theo chúng ta có thể dự đoàn được

khối lượng đời con thế hệ 2 là: Sơ sinh đạt 26,07 kg; 3 tháng tuổi đạt 62,99 kg; 6

tháng tuổi đạt 95,66 kg; 12 tháng tuổi đạt 168,16 kg; 24 tháng tuổi đạt 270,72

kg; 36 tháng tuổi khối lượng trâu thế hệ 2 đạt 340,54 kg và cao hơn khối lượng

các mốc tuổi của trâu khi sử dụng trâu mẹ là cái tơ. Điều này chứng tỏ rằng việc

sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái được tuyển chọn đã làm

tăng thêm đáng kể khối lượng đàn con thế hệ 2.

Trong điều kiện thí nghiệm ở đây mới chỉ theo dõi được khối lượng đời

con thế hệ 2 sinh ra khi sử dụng trâu mẹ là cái tơ. Vì chưa theo dõi được khối

lượng đời con sinh ra ở các lứa đẻ tiếp theo (trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5) như

đời con thế hệ 1 nhưng qua khối lượng dự đoán được của trâu thế hệ 2 ở Bảng

Page 102: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

91

4.17 chúng ta có thể so sánh được một cách tương đối khối lượng đời con thế hệ

2 nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 với khối lượng đời con thế hệ 1 khi

sử dung trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5. Kết quả về so sánh mức chênh lêch khối

lượng giữa 2 thế hệ được trình bày ở Bảng 4.18.

Kết quả Bảng 4.18 cho thấy: Nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 thì

khối lượng đời con thế hệ 2 sẽ cao hơn đời con thế hệ 1 (2,98-4,70%). Khối lượng

tăng cao nhât ở giai đoạn sơ sinh trâu thế hệ 2 đạt 26,07 kg so với trâu thế hệ 1 đạt

24,90 kg, tương ứng 4,70%, tiếp đến là khối lượng trâu ở các mốc tuổi 3, 6, 12, 24

tháng tuổi và tăng khối lượng thấp nhất ở giai đoạn 36 tháng tuổi: Trâu thế hệ 2 là

340,54 kg so với 330,70 kg của trâu thế hệ 1, tương ứng là 2,98%.

Bảng 4.18. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 với khối lượng dự đoán của

trâu thế hệ 2 nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg)

Tuổi (tháng)

Khối lượng dự đoán của trâu TH2

Khối lượng trâu TH1

Khối lượng tăng

% tăng

khối lượng

Sơ sinh 26,07 24,90 1,17 4,70

3 62,99 60,29 2,71 4,49

6 95,66 91,73 3,94 4,29

12 168,16 161,91 6,25 3,86

24 270,72 262,44 8,29 3,16

36 340,54 330,70 9,85 2,98

4.2.3. Kích thước một số chiều đo của nghé qua các mốc tuổi

Cùng với khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo cũng góp phần thể

hiện tầm vóc của gia súc. Kích thước các chiều đo có liên quan chặt chẽ đến

hướng sản xuất của gia súc, sự biến thiên các chiều đo là một trong những chỉ

tiêu đánh giá sự phát triển của gia súc.

Tầm vóc của gia súc được thể hiện qua khối lượng cơ thể và kích thước

các chiều đo. Khối lượng cơ thể luôn luôn có tương quan thuận với kích thước

các chiều đo cơ thể. Khi kích thước cơ thể tăng thì khối lượng tăng. Trong

Page 103: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

92

trường hợp thể trạng bình thường thì khối lượng gia súc thể hiện tầm vóc. Tuy

nhiên, ở từng giai đoạn sinh trưởng của gia súc non kích thước các chiều đo cơ

thể tăng nhưng khối lượng tăng không theo tỷ lệ của kích thước, đó là giai đoạn

phát triển xương, còn khi gia súc già thì có xu hướng ngược lại, khối lượng có

thể tăng nhưng kích thước không tăng theo tỷ lệ do chủ yếu là tích luỹ mỡ.

Tương tự như khối lượng của nghé, các chiều đo cao vây, vòng ngực và

dài thân chéo của nghé sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi của nghé thế hệ hai

cũng cao hơn nghé thế hệ một. Kích thước các chiều đo cơ thể nghé được theo

dõi từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, kết hợp với khối lượng cơ thể thấy rằng nghé

phát triển theo quy luật sinh trưởng gia súc nói chung, đó là quy luật phát triển

không đồng đều giữa các giai đoạn, nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới

sinh, sau đó giảm dần qua các mốc tuổi, càng về mốc tuổi sau tức là khi gia súc

càng lớn lên thì sự tăng lên về kích thước các chiều đo càng chậm điều đó hoàn

toàn phù hợp với quy luật của gia súc nói chung và của trâu nói riêng.

Bảng 4.19 cho thấy chiều đo cao vây của nghiệm thức 1 lúc sơ sinh là

(65,10 cm con đực và 63,99 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 97,48 cm, con

cái là 96,79 cm); 36 tháng tuổi (119,77 cm con đực và 119,02 cm con cái), nghiệm

thức 2 là: sơ sinh là (63,47 cm con đực và 62,76 cm con cái); 12 tháng tuổi (con

đực là 96,79 cm, con cái là 95,11 cm); 36 tháng tuổi (119,00 cm con đực và

118,63 con cái)

Bảng 4.19. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm)

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Tuổi (tháng)

Giới tính n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 54 65,10 ± 2,38

56 63,47 ± 2,45

Sơ sinh Cái 51

63,99 ± 2,65 48

62,76 ± 3,17

Đực 54 83,45 ± 3,64

56 81,95 ± 4,20

3 Cái 51

81,82 ± 4,65 48

81,85 ± 4,81

Page 104: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

93

Đực 54 87,99 ± 3,06

56 86,61 ± 3,25

6 Cái 50

86,59 ± 2,89 48

86,47 ± 3,40

Đực 54 97,48 ± 2,37 55 96,79 ± 2,59

12 Cái 49 96,79 ± 1,88 48 95,11 ± 2,52

Đực 42 112,07 ± 3,06 43 111,94 ± 2,07

24 Cái 39 111,41 ± 3,14 33 110,48 ± 3,73

Đực 32 119,77 ± 2,46 36 119,00 ± 2,65

36 Cái 23 119,02 ± 3,57 28 118,63 ± 2,51

Kích thước chiều đo vòng ngực là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả

năng sinh trưởng của một phẩm giống. Chu vi vòng ngực có tương quan thuận

với quá trình tăng khối lượng của trâu với hệ số tương quan r>0,80. Trong thực

tế, có thể sử dụng vòng ngực để xây dựng công thức xác định khối lượng của

trâu mà không cần phải cân. Chiều đo vòng ngực của trâu qua các tháng tuổi

được thể hiện tại bảng 4.20.

Chiều đo vòng ngực của nghiệm thức 1 lúc sơ sinh là (69,03 cm con đực

và 67,18 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 131,66 cm, con cái là 130,13

cm); 36 tháng tuổi (171,83 cm con đực và 169,65 con cái), nghiệm thức 2 là: sơ

sinh là (67,51 cm con đực và 66,12 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là

109,52 cm, con cái là 108,87 cm); 36 tháng tuổi (171,75 cm con đực và 169,75

con cái).

Bảng 4.20. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâuở các mốc tuổi (cm)

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Tuổi (tháng)

Giới tính n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 54 69,03 ± 4,40 56 67,51 ± 4,83 Sơ sinh

Cái 51 67,18 ± 5,43 48 66,12 ± 4,96

3 Đực 54 97,62 ± 4,29 56 97,28 ± 4,44

Page 105: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

94

Cái 51 96,03 ± 3,92 48 96,33 ± 3,63

Đực 54 109,88 ± 5,25 56 109,52 ± 4,80 6

Cái 50 108,87 ± 4,68 48 107,74 ± 5,05

Đực 54 131,66 ± 5,68 55 129,46 ± 6,51 12

Cái 49 130,13 ± 6,63 48 128,93 ± 5,86

Đực 42 158,96 ± 3,88 43 158,47 ± 3,90 24

Cái 39 157,97 ± 4,05 33 156,93 ± 4,63

Đực 32 171,83 ± 4,70 36 171,75 ± 4,23 36

Cái 23 170,25 ± 9,65 28 169,75 ± 4,56

Tương tự như chiều đo cao vây và vòng ngực, chiều đo dài thân chéo

(Bảng 4.21) của nghiệm thức 1 lúc sơ sinh là (60,10 cm con đực và 57,55 cm

con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 98,28 cm, con cái là 97,08 cm); 36 tháng tuổi

(133,96 cm con đực và 133,16 con cái), nghiệm thức 2 là: sơ sinh là (57,94 cm

con đực và 56,21 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 97,14 cm, con cái là

95,40 cm); 36 tháng tuổi (132,79 cm con đực và 131,19 con cái) và ở trâu đực

luôn có chiều đo dài thân chéo cao hơn so với trâu cái.

Bảng 4.21. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm)

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Tuổi (tháng)

Giới tính n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 54 60,10 ± 3,22 56 57,94 ± 3,00 Sơ sinh

Cái 51 57,55 ± 3,32 48 56,21 ± 2,98

Đực 54 73,21 ± 2,98 56 72,64 ± 2,81 3

Cái 51 72,82 ± 4,04 48 71,73 ± 2,87

Đực 54 84,10 ± 6,83 56 82,73 ± 11,35 6

Cái 50 82,73 ± 2,64 48 80,98 ± 7,21

Đực 54 98,28 ± 2,94 55 97,14 ± 2,80 12

Cái 49 97,08 ± 2,82 48 95,40 ± 2,57

24 Đực 42 124,40 ± 2,79 43 123,46 ± 2,97

Page 106: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

95

Cái 39 123,75 ± 2,64 33 123,37 ± 2,80

Đực 32 133,96 ± 3,81 36 132,79 ± 4,23 36

Cái 23 133,16 ± 9,92 28 131,19 ± 3,83

Qua kích thước 3 chiều đo chính là: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo ta

thấy khi sơ sinh vòng ngực là lớn nhất, đến lúc 36 tháng tuổi trật tự này cũng vẫn

không thay đổi và kích thước các chiều đo của trâu đực luôn cao hơn kích thước

các chiều đo của trâu cái. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh

trưởng gia súc nói chung và trâu nói riêng, đó là quy luật phát triển không đồng

đều giữa các giai đoạn, nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó

giảm dần qua các mốc tuổi, càng nhiều tuổi thì kích thước các chiều đo càng

phát triển chậm.

4.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến khả năng

sinh trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi

4.3.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

Nghiên cứu lượng thức ăn thu nhận của gia súc có ý nghĩa quan trọng

trong quá trình nuôi dưỡng con vật, trên cơ sở có thể điều chỉnh tiêu chuẩn và

khẩu phần ăn hợp lý nhằm khai thác tối đa sức sản xuất thịt, sữa và sức kéo. Kết

quả tại Bảng 4.22 cho thấy: Lượng vật chất khô (VCK) thu nhận hàng ngày của

trâu ở các nghiệm thức (NT) đều cao hơn đối chứng (ĐC). Sự khác biệt chỉ

có ý nghĩa về trị tuyệt đối và không có sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả

tại bảng 4.22 cũng cho thấy, trâu ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi tiêu thụ vật

chất khô thấp hơn so với giai đoạn 7-12 tháng từ 0,25 đến 0,27 kg VCK/100

kg khối lượng cơ thể. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng

và tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng ở gia súc nói chung và ở trâu nói

riêng. Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2005), trong quá trình sinh trưởng

khối lượng cơ thể của chúng tăng lên thì tỷ lệ phần trăm lượng vật chất khô

thu nhận có xu hướng giảm xuống.

Giai đoạn 7-12 tháng, tổng lượng VCK thu nhận trung bình của trâu

cao nhất ở NT2 (3,85 kg/ngày), tiếp đến NT1 (3,69 kg/ngày) và thấp nhất là

Page 107: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

96

NTĐC (3,35 kg/ngày). Mức chênh lệch về lượng VCK thu nhận của trâu ở

các NT1, NT2 so với NTĐC dao động 0,4-0,6 kg/ngày. Sai khác về chỉ tiêu

này giữa các NT1 và NT2 so với NTĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và

giữa các NT thí nghiệm không có sự khác biệt (P>0,05). Điều này cũng xảy

ra tương tự trên 3 NT nghiên cứu khi theo dõi lượng thu nhận VCK/100 kg

khối lượng cơ thể. Kết quả tại Bảng 4.22 cho thấy lượng VCK thu nhận/100

kg khối lượng cơ thể giai đoạn 7-12 tháng dao động trong khoảng (2,70-2,96

kg), có sự sai khác giữa NTĐC so với NT1 và NT2 (P<0,05), giữa NT1 và NT2

không có sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả trong nghiên cứu này có phần thấp

hơn so với công bố của Đào Lan Nhi và cs. (1999) khi cho trâu ăn khẩu phần có

bổ sung 23% bột lá keo dậu thì lượng VCK thu nhận/100 kg khối lượng là 2,87-

3,06 kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với công bố của

Yuangklang và cs. (2001). Theo đó, khi cho trâu ăn các khẩu phần rơm chưa

qua xử lý, rơm xử lý 5% urê, cỏ khô ruzi và lá sắn khô nhận thấy: Lượng thức ăn

thu nhận hàng ngày ở khẩu phần rơm xử lý urê 5% và lá sắn khô (2,1-2,3 kg/100

kg khối lượng) cao hơn so với khẩu phần rơm chưa xử lý và cỏ khô ruzi (1,3-1,6

kg/100 kg khối lượng). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với

kết quả nghiên cứu của Đào Lan Nhi (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng của

các mức năng lượng trao đổi khác nhau trong khẩu phần ăn tới lượng thức

ăn thu nhận hàng ngày của trâu. Kết quả cho biết, lượng VCK thu nhận

được hàng ngày của trâu là: 2,48; 2,88 và 3,16 kg/100kg khối lượng cơ thể

tương ứng với các mức năng lượng trong thức ăn là: 80%; 100% và 120%

so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982).

Bảng 4.22. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu

Nghiệm thức Giai đoạn (tháng)

Chỉ tiêu Đơn vị NTĐC

(100%)

NT1

(110%)

NT2

(120%)

SEM

7 – 12 Tổng lượng VCK kg 3,25a 3,69b 3,85b 0,19

Page 108: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

97

Tổng năng lượng trao đổi MJ 39,15a 45,73b 48,54b 2,07

Tổng lượng protein thô g 393,3a 474,1b 494,2b 22,78

Lượng VCK/100 kg KLCT kg 2,70a 2,88ab 2,96b 0,11

NLTĐ/100 kg KLCT MJ 32,24a 34,31ab 35,43b 1,29

Lượng protein thô /100 kg KLCT g 326,9a 349,1ab 356,9b 12,74

Tổng lượng VCK kg 5,06a 5,91b 6,20b 0,21

Tổng năng lượng trao đổi MJ 50,27a 57,78b 60,67b 2,01

Tổng lượng protein thô g 545,3a 633,6b 667,1b 19,27

Lượng VCK /100 kg KLCT kg 2,45a 2,61ab 2,69b 0,09

NLTĐ/100 kg KLCT MJ 24,34a 25,41ab 26,35b 1,03

13 – 18

Lượng protein /100 kg KLCT g 264,1a 278,7ab 289,3b 11,73

* Ghi chú: 100%; 110%; 120% là các mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982); Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Tổng năng lượng trao đổi và năng lượng trao đổi tính trên 100kg khối

lượng cơ thể thu nhận hàng ngày của trâu tăng dần theo mức dinh dưỡng

trong khẩu phần. Khi xem xét ở 2 giai đoạn tuổi 7-12 và 13-18 tháng, các

chỉ tiêu này luôn cao nhất ở NT2 (48,54-60,67 và 26,35- 35,43 MJ) và thấp

nhất là NTĐC (39,15-52,27 và 24,34-32,24 MJ), sự sai khác giữa NTĐC so

với NT2 là có ý nghĩa thống kê (P<0,05); giữa NT1 và NT2 thì không có sự

sai khác (P>0,05).

Tổng năng lượng trao đổi thu nhận trung bình hàng ngày của trâu giai

đoạn 7-12 tháng tuổi dao động 39,15-48,54 MJ/ngày. Kết quả nghiên cứu

của chúng tôi có phần thấp hơn so với nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và cs.

(2006) là 43,37-57,52 MJ/ngày so với 39,15-48,54 MJ/con/ngày; kết quả thu

được trên hai nghiệm thức thí nghiệm của chúng tôi có phần cao hơn với nghiên

cứu Mai Van Sanh và cs. (2006) khi nuôi trâu tơ (NLTĐ trâu thu nhận hàng

ngày là 44,19-44,81 MJ/ngày).

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi, lượng protein thô thu nhận được hàng ngày của

trâu ở các nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn so với NTĐC (P<0,05). Tuy

Page 109: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

98

nhiên, giữa NT1 và NT2 không có sự sai khác về thống kê (P>0,05). Trong các

nghiệm thức nghiên cứu, lượng protein thu nhận cao nhất là NT2 (494,2 g/ngày)

và thấp nhất là NTĐC (393,3 g/ngày). Lượng protein thu nhận phụ thuộc nhiều

vào giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, trong đó đáng quan tâm nhất là mật độ

protein trong khẩu phần. Trong thí nghiệm này cho thấy khi mật độ protein trong

khẩu phần cao thì cũng đồng nghĩa với mức thu nhận protein cũng tương quan

theo tỷ lệ thuận.

Như vậy, khi tăng lượng thức ăn ăn vào thì mức năng lượng trao đổi

và protein thô tăng dần. Điều này là hoàn toàn phù hợp do lượng thức ăn

tinh trâu ăn được tăng lên, hàm lượng protein thô và năng lượng trao đổi

của thức ăn tinh cao so với thức ăn thô xanh.

Tương tự, ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi, các chỉ tiêu theo dõi như lượng

vật chất thu nhận (kg/ngày); protein thô thu nhận (g/ngày) và năng lượng trao đổi

(MJ/ngày) của các nghiệm thức thí nghiệm luôn cao hơn nghiệm thức đối chứng.

Sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm với nghiệm thức đối chứng là có ý

nghĩa thống kê (P<0,05) và giữa các nghiệm thức thí nghiệm là không sai khác

(P>0,05).

Kết quả tại bảng 4.22 cho thấy: Tổng lượng VCK thu nhận hàng ngày

của trâu nuôi thí nghiệm giai đoạn 13-18 tháng cao hơn so với giai đoạn 7-

12 tháng (5,06-6,20 so với 3,25-3,85 kg/ngày). Lượng thu nhận VCK cao

nhất ở NT2 là 6,20 kg/ngày và thấp nhất là NTĐC 5,06 kg/ngày. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi có phần cao hơn so với công bố của Trịnh Văn

Trung và cs. (2006); Mai Văn Sánh (2008) và Nguyễn Công Định và cs.

(2007). Theo Trịnh Văn Trung và cs. (2006), khi nuôi trâu tơ ở các mức bổ sung

bột sắn và bột lá sắn khác nhau thì lượng VCK thu nhận hàng ngày là 4,20 – 5,46

kg/ngày; Mai Văn Sánh (2008) nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với các mức sử dụng

rơm ủ urê thay thế 25%, 50%, 75% cỏ xanh trong khẩu phần có bổ sung bột sắn và

bột lá sắn thì lượng VCK ăn vào từ 4,57 đến 4,68 kg/ngày; Nguyễn Công Định và

Page 110: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

99

cs. (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn và rỉ mật vỗ béo trâu tơ thì

lượng VCK thu nhận dao động 4,30-5,55 kg/ngày. Kết quả của chúng tôi tương

đương với công bố của Đào Lan Nhi và cs. (2003), khi nghiên cứu bổ sung bột sắn

và lá sắn chế biến trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì lượng VCK ăn vào là 5,5-6,4

kg/ngày. Lượng protein thu nhận của trâu tại các nghiệm thức nuôi thí nghiệm có

phần cao hơn so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982). Theo

đó, trâu có khối lượng 200 kg, để tăng khối lượng 500 g/ngày cần cung cấp 2,6

kg VCK/100 kg khối lượng và 543 gam protein thô/ngày.

Tương tự, tổng lượng protein thu nhận của các nghiệm thức thí nghiệm

giai đoạn này cao hơn nhiều so với giai đoạn trước, lượng protein thu nhận của

NT2, NT1 và NTĐC lần lượt là: 667,1; 663,6; và 545,3 g/ngày so với 494,4;

474,1 và 393,3 g/ngày. Chênh lệch về tổng lượng protein ở 2 giai đoạn thí

nghiệm trên các nghiệm thức: NTĐC, NT1 và NT2 lần lượt là 152; 159,5 và

172,9 g/ngày. Sai khác về lượng protein thô thu nhận giữa các nghiệm thức thí

nghiệm so với nghiệm thức đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và giữa

các nghiệm thức thí nghiệm là không sai khác (P>0,05).

Tổng năng lượng trao đổi thu nhận ở các nghiệm thức thí nghiệm cũng có

sự sai khác. Chỉ tiêu này tăng dần theo từng nghiệm thức, cao nhất ở NT2 (60,67

MJ/ngày), kế đến là NT1 (57,78 MJ/ngày) và thấp nhất ở NTĐC (50,27 MJ/ngày),

sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng là có ý nghĩa

(P<0,05) và giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự sai khác.

Như vậy, việc tăng dần giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trâu thí

nghiệm đã làm tăng lượng thu nhận VCK, năng lượng trao đổi và protein theo

từng nghiệm thức thí nghiệm. Các chỉ tiêu nghiên cứu này thường thấp nhất ở

NTĐC và cao nhất ở NT2.

Page 111: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

100

4.3.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm

Kết quả theo dõi sự thay đổi khối lượng và tăng khối lượng của trâu thí

nghiệm được nuôi dưỡng với các mức dinh dưỡng khác nhau được trình bày trên

bảng 4.23.

Khối lượng của trâu bắt đầu thí nghiệm ở các lô thí nghiệm và đối chứng

dao động từ 73,0-75,6 kg và không có sự khác biệt về khối lượng trâu gữa các

nghiệm thức trong thí nghiệm (P>0,05). Khối lượng của trâu ở các nghiệm thức

thí nghiệm tăng dần theo tháng tuổi. Kết thúc thí nghiệm, trâu ở NT2 có khối

lượng lớn nhất đạt trung bình là 281,4 kg, tiếp đến NT1 là 275,5 kg, thấp nhất là

NTĐC khối lượng trâu đạt 253,7 kg. Sự sai khác giữa NT1 và NT2 so với

NTĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và giữa NT1 và NT2 không có sự sai

khác về thống kê (P > 0,05). Chênh lệch về khối lượng trâu ở NT1 và NT2 so

với NTĐC lần lượt là 21,8-27,7 kg/con, tương đương 8,5-10,9%.

Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của trâu giai đoạn 7-12 tháng tuổi

cao nhất ở NT2 đạt 604,6 g/ngày, tiếp đến NT1 là 582,6 g/ngày, thấp nhất là

NTĐC đạt 504,8 g/ngày, sự sai khác giữa NTĐC so với NT1 và NT2 là có ý

nghĩa (P<0,05), không tìm thấy sự sai khác giữa NT1 và NT2 (P>0,05). Kết quả

nghiên cứu ở thí nghiệm này cũng tương tự với kết quả của một số tác giả trước

đây như: Chantalakhana (2001) cho rằng tốc độ sinh trưởng của trâu đầm lầy

sau cai sữa biến động từ 0,34-0,75 kg/ngày khi nuôi chúng với cỏ và một lượng

nhỏ thức ăn tinh bổ sung. Theo Terzano và cs. (1995), khi nuôi trâu tơ với

mức dinh dưỡng thấp và cao, trâu cho tăng khối lượng 530 g và 678 g/ngày.

Ragheb và cs. (1989) tiến hành nuôi vỗ béo 100 trâu tơ với khẩu phần có tỷ

lệ protein/năng lượng là 1/5 và 1/8 công bố tăng khối lượng tương ứng 625

và 805 g/ngày. Bennett (1973) khi nuôi trâu đực thiến non được nuôi trên

đồng cỏ Pangola trong 28 ngày có mức tăng khối lượng tăng khối lượng trung

bình là 0,67 kg/ngày.

Page 112: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

101

Thí nghiệm của Smith và cs. (1993) cho biết trâu Địa Trung Hải được vỗ

béo bằng cỏ, cám lúa mì và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày với khối

lượng bình quân bắt đầu thí nghiệm là 213 kg, kết thúc là 333 kg đạt mức tăng

tăng khối lượng 0,875 kg.

Bảng 4.23. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu

Đơn vị NTĐC

(100%) NT1

(110%) NT2

(120%)

SEM

Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (7 tháng tuổi) kg 73,9 75,6 73,0 2,51

Khối lượng 12 tháng tuổi kg 164,9a 180,5b 181,8b 4,32

Khối lượng 18 tháng tuổi kg 253,7a 275,5b 281,4b 5,76

Tổng KL tăng giai đoạn 7 - 12 kg 91,1a 104,9b 108,8b 2,54

Tổng KL tăng giai đoạn 13 - 18 kg 88,7a 95,2b 99,6b 2,95

Tăng KL trung bình/ngày giai đoạn 7 -12 g 504,8a 582,6b 604,6b 13,98

Tăng KL trung bình/ngày giai đoạn 13 - 18 g 493,1a 528,3b 553,2b 15,87

* Ghi chú: 100%; 110%; 120% là mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982); Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn

Đức Thạc (1983), nghé 7 đến 12 tháng tuổi cho tăng khối lượng 358-483 g/ngày,

Trịnh Văn Trung và cs. (2006), khi nuôi nghé 7-12 tháng tuổi với các mức dinh

dưỡng khác nhau, nghé cho tăng khối lượng 193-461 g/ngày. Mai Văn Sánh

(1996) nuôi nghé lai 6-12 tháng tuổi với khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh 15%, nghé

cho tăng khối lượng 407,6 g/ngày, 30% thức ăn tinh là 575,4 g/ngày, Kết quả cao

hơn là do trâu được nuôi ở các nghiệm thức với phương thức cho ăn tối đa và khối

lượng cơ thể trâu ở các nghiệm thức là lớn hơn trâu trong các thí nghiệm của các

tác giả khác.

Giai đoạn 13-18 tháng tuổi trâu cho tăng khối lượng cao nhất ở NT2

(553,2 g/ngày) và thấp nhất ở NTĐC (493,1 g/ngày), sự sai khác giữa NTĐC so

Page 113: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

102

với NT1 và NT2 là có ý nghĩa (P<0,05), không có sự khác biệt giữa NT1 và

NT2 (P>0,05). Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của trâu ở NTĐC thấp

hơn so với khả năng tăng khối lượng theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của

Kearl (1982). Điều này có lẽ là do trâu được nuôi nhốt trong chuồng, không

được đầm tắm, đặc biệt vào những ngày oi bức (do tuyến mồ hôi ít, da lại dày,

nên việc phát tán nhiệt của cơ thể gặp khó khăn. Trong trường hợp như vậy, trâu

phải nhờ nước để điều hoà thân nhiệt). Điều này có thể do hiện tượng trâu bị

stress nhiệt. Khi bị stress con vật phải huy động năng lượng tiềm tàng trong cơ

thể, đây là năng lượng cho tăng khối lượng, sinh sản và tiết sữa. Do đó, trong

điều kiện stress khả năng sản xuất của gia súc giảm và gây thiệt hại cho chăn

nuôi. Ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm trâu được ăn khẩu phần có mức dinh

dưỡng cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) đều cho tăng khối lượng

cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đào

Lan Nhi (2003), khi nuôi vỗ béo trâu tơ trên khẩu phần cơ sở là rơm và cây ngô

tươi chưa thu bắp. Trâu thí nghiệm được bổ sung hàng ngày 0,8; 1,6; 2,4 và 3,2

kg hỗn hợp bột sắn và bột lá sắn (theo tỷ lệ 1/1), tăng khối lượng của trâu tăng

dần theo các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn từ 285-600 g/ngày. Mai Van

Sanh và cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn tinh như nhau gồm

1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0,5 kg rỉ mật, cỏ voi được thay thế bằng rơm có

xử lý urê trong khẩu phần theo các mức 0,25, 50, 75%. Kết quả cho biết: Trâu

cho tăng khối lượng từ 488 đến 544 g/ngày và không có sự sai khác giữa 2 khẩu

phần thay thế 0 và 25% cỏ voi bằng rơm ủ urê nhưng có sự sai khác giữa khẩu

phần 0% và 25% so với khẩu phần 50% và 75% (533 và 544 g so với 500 và 488

g/ngày). Trịnh Văn Trung và cs. (2006) nuôi trâu tơ với khẩu phần ăn ở các mức

bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau cho kết quả tăng khối lượng của trâu đạt

342-578 g/ngày. Nguyễn Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung

bột sắn, bột lá sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi cho khả năng tăng khối lượng từ

513,9-527,8 g/ngày.

Page 114: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

103

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của

Đào Lan nhi (2002), trâu tơ 18-20 tháng tuổi được nuôi với mức NLTĐ trong

khẩu phần là 80%; 100% và 120% so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982),

tăng khối lượng của trâu tương ứng là: 359; 504 và 564 g/ngày; Trịnh Văn

Trung và cs. 2007, khi nuôi nghé 13-18 tháng tuổi với các mức dinh dưỡng khác

nhau, nghé cho tăng khối lượng 344,0-577,8 g/ngày. Wanapat và cs. (1991) thí

nghiệm nuôi trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ ruzy 7 giờ/ngày và chia làm 3

nhóm: không bổ sung thức ăn, bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp với 0,5% khối

lượng cơ thể và bổ sung bột hạt bông với 0,2% khối lượng cơ thể, tăng khối

lượng của trâu tương ứng 483, 594 và 515 g/ngày.

Xamedop (1962) (dẫn theo Agabayli, 1977) đã khẳng định lợi ích vỗ béo

trâu tơ 15-30 tháng tuổi có ưu thế hơn trâu trưởng thành. Trâu non có thể tăng

khối lượng 0,82 kg/ngày và có tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn bò địa phương

(Ahmad và cs., 1995). Trâu hậu bị có thể tăng trưởng với mức 0,5 kg/ngày

(Balock, 1995; Shahid và cs., 1995).

Trâu ở lứa tuổi 1 và 2 năm đưa vào vỗ béo tăng khối lượng tương tự nhau,

0,357 và 0,372 kg/ngày (nuôi tại chuồng); 0,674 và 0,735 kg/ngày (chăn thả có

bổ sung thức ăn), nhưng trâu 1 năm tuổi có thời gian vỗ béo dài hơn trâu 2 năm

tuổi để đạt khối lượng giết thịt 400 kg (Intaramongkorl và cs., 1994).

Truyền thống nuôi trâu của dân ta là chăn thả tự do, thức ăn chủ yếu là cỏ

tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ, lượng thức ăn tự gặm trên đồng cỏ

được không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trâu, do vậy trâu chậm lớn, tăng

khối lượng thấp. Sau khi ăn khẩu phần thí nghiệm, mức dinh dưỡng được cung

cấp đầy đủ hơn, đặc biệt ở các nghiệm thức thí nghiệm trâu ăn khẩu phần có mức

năng lượng trao đổi cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982), tăng khối

lượng cao hơn rõ rệt. Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau trong khẩu

phần tới khả năng tăng khối lượng của trâu được biểu diễn tại đồ thị 4.5.

Page 115: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

104

613,9

495,6515,7

490,7 495,4

532,4523,5564,8

600,4

555,6550,9

595,4

300

400

500

600

700

7- 9 10-12 13-15 16-18

Giai đoạn tuổi

Tăng khối lượng (g/con/ngày)

NTĐC(100%) NT1 (110%) NT2 (120%)

Đồ thị 4.5. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi

Kết quả đồ thị 4.5 cho thấy, tăng khối lượng tuyệt đối của trâu tại các

nghiệm thức giảm dần theo tháng tuổi và tuân theo quy luật sinh trưởng theo

giai đoạn của gia súc nói chung và ở trâu nói riêng. Tại các thời điểm nghiên

cứu, trâu nuôi ở nghiệm thức thí nghiệm (NT1, NT2) có mức tăng khối lượng

tuyệt đối luôn lớn hơn trâu ở nghiệm thức đối chứng (NTĐC); trong đó trâu

tại nghiệm thức thí nghiệm NT2 tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn trâu tại

nghiệm thức thí nghiệm NT1. Sự khác biệt về tăng khối lượng tuyệt đối của

trâu tại các nghiệm thức cũng đồng nghĩa với mật độ dinh dưỡng có trong

từng khẩu phần nuôi dưỡng trâu, tăng khối lượng cao nhất ở nghiệm thức sử

dụng tiêu chuẩn ăn cao hơn tiêu chuẩn Kearl (1982) là 20% và kế đến là

nghiệm thức sử dụng tiêu chuẩn ăn cao hơn 10% và thấp nhất là nghiệm thức

sử dụng tiêu chuẩn tương đương 100%. Điều này cho thấy, trong thực tế việc

áp dung tiêu chuẩn Kearl (1982) có hiệu chỉnh sẽ làm tăng khả năng sinh

trưởng của trâu. Chênh lệch mức tăng khối lượng tuyệt đối của trâu ở các

nghiệm thức thí nghiệm NT1, NT2 so với trâu ở nghiệm thức đối chứng bình

quân dao động 32,8-104,8 và 60,2-118,3 g/ngày.

Page 116: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

105

4.3.3. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg khối lượng

Lượng thức ăn cần thiết để sản xuất 1 kg tăng khối lượng cơ thể phụ

thuộc vào thức ăn trâu ăn được hàng ngày và mức tăng khối lượng tương

ứng. Thức ăn chất lượng và khẩu phần hợp lý sẽ tăng tính ngon miêng, tỷ lệ

tiêu hóa thức ăn, từ đó sẽ làm cải thiện tốt khả năng tăng khối lượng của vật

nuôi. Trong đó mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến

hiệu quả sử dụng thức ăn, thức ăn có mật độ dinh dưỡng cao sẽ có tỷ lệ

chuyển hoá thức ăn tốt hơn và tiêu tốn các chất dinh dưỡng cho 1 kg tăng

khối lượng giảm. Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau trong khẩu

phần đến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của trâu ở các nghiệm

thức được trình bày ở bảng 4.24.

Lượng thức ăn tiêu tốn cho tăng 1 kg khối lượng của trâu tăng dần theo

từng công thức thí nghiệm và theo từng giai đoạn tuổi. Các chỉ tiêu về tiêu tốn

VCK/kg tăng khối lượng, tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng và tiêu tốn protein

thô/kg tăng khối lượng của trâu cao nhất ở NTĐC và thấp nhất ở trâu NT1. Điều

này cho thấy khi sử dụng khẩu phần có giá trị dinh dưỡng cao hơn 10% so với

tiêu chuẩn của Kearl (1982) thì đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cũng như

hiệu quả sử thức ăn của trâu là cao nhất.

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi, tiêu tốn VCK, năng lượng trao đổi và protein

thô cho 1 kg tăng khối lượng của trâu thấp nhất ở NT1, tiếp đến NT2 và cao nhất

ở NTĐC. Tuy nhiên, sự khác biệt về các chỉ tiêu này giữa các nghiệm thức thí

nghiệm và nghiệm thức đối chứng chỉ có ý nghĩa về giá trị tuyệt đối và không có

sai khác về thống kê (P>0,05).

Bảng 4.24. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm

Nghiệm thức Giai đoạn (tháng)

Chỉ tiêu Đơn vị NTĐC

(100%)

NT1

(110%)

NT2

(120%)

SEM

Tổng VCK tiêu thụ kg 594,9a 665,4b 694,4b 39,09 7 – 12

Tổng NLTĐ tiêu thụ MJ 7360,6a 8232,9b 8592,7b 423,43

Page 117: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

106

Tổng lượng protein thô tiêu thụ kg 74,3a 83,4b 88,9b 3,63

Tổng khối lượng tăng kg 91,1a 104,9b 108,8b 2,54

Tiêu tốn VCK/kg tăng KL kg 6,54 6,35 6,39 0,43

Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng KL MJ 80,8 78,6 79,1 4,34

Tiêu tốn protein /kg tăng KL kg 0,82 0,79 0,81 0,06

Tổng VCK tiêu thụ kg 970,9a 1034,3b 1086,8b 38,12

Tổng NLTĐ tiêu thụ MJ 9651,8a 10286,5b 10739,1b 315,24

Tổng lượng protein thô tiêu thụ kg 104,7a 111,5b 117,4b 3,21

Tổng khối lượng tăng kg 88,75a 95,03b 99,58b 2,95

Tiêu tốn VCK/kg tăng KL kg 10,96 10,89 10,94 0,37

Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng KL MJ 108,9 108,3 108,5 4,26

13 – 18

Tiêu tốn protein /kg tăng KL kg 1,18 1,16 1,17 0,03

* Ghi chú: 100%; 110%; 120% là mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982); Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lượng lần lượt là: 6,35; 6,39 và 6,41 kg

VCK/kg tăng khối lượng tương ứng với NT1, NT2 và NTĐC. Tiêu tốn NLTĐ/kg

tăng khối lượng của trâu giai đoạn 7-12 tháng tuổi là: 78,6; 79,1 và 79,4 MJ/kg tăng

khối lượng tương ứng với NT1, NT2 và NTĐC. Sự sai khác giữa các nghiệm thức

thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng cũng tương tự như khi xem xét các chỉ tiêu về

tiêu tốn vật chất khô cho mỗi kg tăng khối lượng. Theo Ranjhan và Mudgal (1978)

(trích dẫn theo Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2005) cho biết trâu có khôi lượng 100-

500 kg cần 10-15,5 Kcal ME/g tăng khối lượng tương đương 0,04-0,06 MJ/g tăng

khối lượng, trong đó mức 10 Kcal ME/g tăng khối lượng áp dụng cho trâu có khôi

lượng 100-250 kg, khi khôi lượng tăng lên thêm 50 kg thì nhu câu tăng thêm 1

Kcal/g tăng khối lượng.

Tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng giai đoạn 7-12 tháng tuổi

của trâu dao động trong khoảng 0,79-0,82 kg protein thô/kg tăng khối lượng,

kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần thấp hơn so với nghiên cứu của

Pathat (1988), nuôi trâu với khẩu phần protein cao, tiêu tốn 810-910 g protein

Page 118: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

107

thô/1 kg tăng khối lượng. Khổng Văn Đĩnh và Phí Như Liễu (1987) tiêu tốn

850-1089 g protein thô/1 kg tăng khối lượng. Kết quả này cũng tương tự với

kết quả nghiên cứu của Ragheb và cs. (1989) trâu tơ sử dụng 778-1543 g

protein thô cho 1 kg tăng khối lượng.

Tương tự, giai đoạn 13-18 tháng tuổi tiêu tốn VCK/1 kg tăng khối lượng

ở NT1, NT2 và NTĐC lần lượt là: 10,79; 10,91 và 10,92 kg VCK/1 kg tăng khối

lượng. Sự sai về mức tiêu tốn vật chất khô cho mỗi kg tăng khối lượng giữa các

nghiệm thức thí nghiệm chỉ có ý nghĩa về trị tuyệt đối và không có ý nghĩa thống

kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của

tác giả Trịnh Văn Trung và cs. (2007), tiêu tốn VCK/1 kg tăng khối lượng là:

9,4-12,3 kg. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần thấp hơn so

với công bố của Đào Lan Nhi và cs. (2003), kết quả cho biết: Khi bổ sung bột

sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì mức tiêu tốn dao động

trong khoảng 10,6 – 19,2 kg VCK/1 kg tăng khối lượng. Kết quả trong nghiên

cứu này cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Mai Van Sanh và cs.

(2006), khi nuôi bằng khẩu phần có thay thế cỏ xanh bằng các mức rơm ủ urea

từ 0-75% là 8,43-9,59 kg VCK/1 kg tăng khối lượng.

Theo Đào Lan Nhi (2002), nuôi dưỡng trâu 18-20 tháng tuổi với mức năng

lượng trao đổi là 80%; 100% và 120%, mức năng lượng được dựa theo theo tiêu

chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982), kết quả cho biết: Tiêu tốn VCK

cho 1 kg tăng khối lượng của trâu tương ứng là 13,21 kg; 11,36 kg và 11,8 kg.

Wanapat và Wachirapakorn (1990), khi nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh trong

khẩu phần của trâu tơ 18-24 tháng tuổi cho kết quả: Tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng

khối lượng từ 10,5 kg đến 19,8 kg. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi có

phần thấp hơn có thể được giải thích là do khả năng tăng khối lượng của trâu ở

giai đoạn 13-18 tháng tuổi cao hơn trâu ở giai đoạn 18-24 tháng tuổi. Theo

Nguyễn Kiêm Chiến (2010), khi sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá

sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi, tiêu VCK/1kg tăng khối lượng của trâu dao động

Page 119: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

108

trong khoảng 9,31-12,24 kg VCK/1kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của trâu giai đoạn 13-18 tháng tuổi dao

động trong khoảng 107,3-108,6 MJ/kg tăng khối lượng, sự khác biệt về chỉ tiêu này

giữa các nghiệm thức thí nghiệm (NT1 và NT2) là không có ý nghĩa thống kê

(P>0,05). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và cs.

(2006), tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của trâu dao động 99,6-127,1 MJ/kg tăng

khối lượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần cao hơn so với công bố của

Mai Van Sanh và cs. (2006), tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của trâu là: 81,99-

91,82 MJ/kg tăng khối lượng cũng tương tự khi so sánh với kết quả của Nguyễn

Kiêm Chiến (2010) là 84,88-97,80 MJ/kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng của trâu ở các nghiệm

thức thí nghiêm dao động trong khoảng 1,16-1,18 kg protein thô/kg tăng khối

lượng. Kết quả trong nghiên cứu này có phần cao hơn so với kết quả nghiên

cứu của Đào Lan Nhi (2002), trâu tơ sử dụng 1010 g đến 1230 g protein thô cho 1

kg tăng khối lượng. Trịnh Văn Trung và cs. (2007), trâu tơ 13-18 tháng tuổi sử dụng

1,16-1,35 kg protein thô cho 1 kg tăng trọng. Nguyễn Kiêm Chiến (2010), khi sử

dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn nuôi vỗ béo trâu giai đoạn 18-

24 tháng tuổi thì mức tiêu tốn protein cho mỗi kg tăng khối lượng là: 0,98-1,25

kg.

4.3.4. Mức dinh dưỡng thu nhận từ thức ăn so với tiêu chuẩn Kearl (1982)

Nhu cầu dinh dưỡng là số lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp

cho con vật trong một ngày đêm. Ở Việt Nam, hiện chưa áp dụng hệ thông nhất

quán nào để tính toán nhu cầu dinh dưỡng cho trâu. Tuy nhiên, có thể dựa vào

khuyến cáo từ các nước, như ARC của Anh (1980); NRC của Mỹ (1984); INRA

của Pháp (1989); AFCR của Anh (1993) và Kearl của Mỹ (1982). Trong nghiên

cứu này, chúng tôi dựa trên tiêu chuẩn của Kearl (1982), đây là tiêu chuẩn ăn

được xây dựng để áp dụng cho gia súc nhai lại vùng nhiệt đới, làm cơ sở tính

nhu cầu dinh dưỡng cho các nhóm trâu thí nghiệm. Qua theo dõi, cho thấy: Mức

Page 120: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

109

dinh dưỡng thu nhận của trâu nuôi thí nghiệm giữa thực tế nuôi dưỡng và lý

thuyết có những sai khác nhất định. Vì vậy, chúng tôi đã tính toán sự chênh lệch

đó và có thể đưa ra khuyến cáo để xây dựng tiêu chuẩn ăn sát với thực tế hơn

trên các nhóm trâu thí nghiệm. Kết quả so sánh được trình bày tại bảng 4.25.

Bảng 4.25. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn của Kearl (1982)

Nghiệm thức

NTĐC (100%)

NT1 (110%)

NT2 (120%)

Chỉ tiêu Đơn vị

Mean±SD Mean±SD Mean±SD

Tăng khối lượng thực tế kg 0,498 ± 0,012 0,557 ± 0,019 0,579 ± 0,031

Nhu cầu VCK theo Kearl kg 4,22 ± 0,23 4,60 ± 0,25 4,72 ± 0,27

VCK thực tế thu nhận kg 4,11 ± 0,25 4,78 ± 0,27 4,95 ± 0,29

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn kg -0,11 0,17 0,24

Nhu cầu NLTĐ theo Kearl MJ 44,82 ± 1,17 49,15 ± 1,38 51,56 ± 1,58

NLTĐ thực tế thu nhận MJ 44,19 ± 1,51 51,64 ± 1,69 55,19 ± 1,98

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn MJ -0,63 2,49 3,62

Nhu cầu Protein thô theo Kearl g 473,75 ± 16,31 525,58 ± 17,20 542,34 ± 18,42

Protein thô thực tế thu nhận g 463,03 ± 19,93 554,06 ± 21,11 577,01 ± 24,70

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn g -10,72 28,48 34,67

Kết quả tại bảng 4.25 cho thấy: Lượng VCK thu nhận của NTĐC là 4,11

kg VCK/ngày, thấp hơn so với tiêu chuẩn là 0,11 kg VCK/ngày. Mức chênh lệch

giữa tiêu chuẩn so với thực tế thu nhận của NT1 và NT2 lần lượt là 0,17 và 0,24

kg VCK/ngày, điều này cũng thể hiện được lượng vật chất khô thu nhận thực tế

của trâu tại các nghiệm thức thí nghiệm phụ thuộc lớn vào mật độ dinh dưỡng

của khẩu phần đã được phân tích ở các phần trước. Như vậy, có thể thấy do điều

kiện thức ăn sử dụng cho chăn nuôi trâu trong thí nghiệm này có sự khác biệt

tương đối lớn về chất lượng và tỷ lệ tiêu hóa thấp so với tiêu chuẩn Kearl (1982).

Vì vậy để phát huy tối đa tiềm năng sinh trưởng nên cho trâu ăn khẩu phần có

Page 121: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

110

mức dinh dưỡng cao hơn so với tiêu chuẩn ăn dành cho trâu sinh trưởng của

Kearl (1982).

Năng lượng trao đổi thu nhận của NTĐC là thấp hơn so với tiêu chuẩn là

0,63 MJ/ngày, trong khi năng lượng trao đổi ở NT1 cao hơn tiêu chuẩn của

Kearl (1882) là 2,49 MJ/ngày và NT2 cao hơn tiêu chuẩn là 3,62 MJ/ngày.

Tương tự vật chất khô, năng lượng trao đổi thì protein thô thu nhận thực

tế ở NTĐC cũng thấp hơn so với tiêu chuẩn của Kearl (1882) là 10,72 g/ngày

(Bảng 4.25), trong khi mức chênh lệch của các nghiệm thức thí nghiệm thì lượng

Protein thô thu nhận lại cao hơn so với tiêu chuẩn là 28,48 g/ngày đối với NT1

và 34,67 g/ngày đối với NT2.

Tóm lại, từ kết quả thu được cho thấy do chất lượng thức ăn và tỷ lệ tiêu

hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn có sự chênh lệch so với tiêu chuẩn

Kearl (1982) cho nên ở các nghiệm thức thí nghiệm (NT1, NT2), lượng thu nhận

VCK, NLTĐ và Protein thô của trâu thí nghiệm luôn cao hơn so với tiêu chuẩn

ăn của Kearl (1982).

Kết quả tại đồ thị 4.6 cho thấy: Sự chênh lệch giữa giá trị VCK, NLTĐ và

protein thô trong bảng tiêu chuẩn và giá trị thực tế là khác nhau giữa các nghiệm

thức. Ở NTĐC các giá trị VCK, NLTĐ và Protein thô trâu thu nhận thực tế đều

thấp hơn so với bảng nhu cầu, trong khi đó ở các nghiệm thức thí nghiệm (NT1,

NT2), các giá trị thu nhận thực tế lại cao hơn so với tiêu chuẩn, nguyên nhân có

thể do ở các nghiệm thức thí nghiệm trâu được cho ăn với khẩu phần cao hơn so

với khẩu phần ở NTĐC.

Page 122: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

111

-2,00

-1,00

0,00

1,00

2,00

3,00

4,00

Độ chênh lệch

Tiêu chuẩn

NTĐC - 100% -0,11 -0,63 -1,07

NT1 - 110% 0,17 2,49 2,85

NT2 - 120% 0,24 3,62 3,47

Chênh lêch VCK (kg)

Chênh lệch NLTĐ (MJ)

Chênh lệch protein (10 g)

Đồ thị 4.6. Sai khác về giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận

Như vậy, kết quả này có thể thấy nhu cầu dinh dưỡng đưa ra ở bảng tiêu

chuẩn của Kearl (1982) là phù hợp so với nhu cầu thực tế nhưng do chất lượng

và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng cho trâu của nước ta

còn thấp nên để phát huy được tiềm năng sinh trưởng của trâu thì cần cho ăn cao

hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) một lượng VCK từ 0,17-0,24 kg/ngày;

NLTĐ từ 2,49-3,62 MJ/ngày và Protein thô từ 28,5-34,7 g/ngày.

Dựa trên kết quả thí nghiệm, chúng tôi xây dựng phương trình hồi quy đối

với VCK, NLTĐ và Protein thô giữa lượng thu nhận thực tế (y) và nhu cầu theo

Kearl (1882) (x) (Đồ thị: 4.7a; 4.7b; 4.7c). Các phương trình hồi quy được thể

hiện như sau:

Đối với VCK (kg/con/ngày): y1 = 1,1264x – 0,4836 (R2 = 0,9764)

Đối với NLTĐ (MJ/con/ngày): y2 = 1,2015x – 8,3767 (R2 = 0,8327)

Đối với Protein thô (g/con/ngày): y3 = 1,2773x – 122,03 (R2 = 0,9194)

Căn cứ trên tiêu chuẩn lý thuyết của Kearl (1982), người chăn nuôi có thể

sử dụng các phương trình có sẵn ở trên để tính toán chính xác nhu cầu sử dụng

dinh dưỡng cho trâu tương tự trong thí nghiệm.

Page 123: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

112

(a)

y = 1,1264x - 0,4836

R2 = 0,9764

0

1

2

3

4

5

6

7

8

0 2 4 6 8Tiêu chuẩn Kearl (kg/con/ngày)

Thực tế thu nhận (kg/con/ngày)

(b)

y = 1,2015x - 8,3767

R2 = 0,8327

0

10

20

30

40

50

60

70

80

0 20 40 60 80Tiêu chuẩn Kearl (MJ/con/ngày)

Thực tế thu nhận (MJ/con/ngày)

(c)

y = 1,2773x - 122,03

R2 = 0,9194

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

0 200 400 600 800Tiêu chuẩn Kearl (g/con/ngày)

Thực tế thu nhận (g/con/ngày)

Ghi chú: Đồ thị ( a)=VCK; (b)=NLTĐ; (c)=Protein thô

Đồ thị 4.7a; 4.7b và 4.7c. Mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng lý thuyết và

thực tế thu nhận

4.4. Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất thịt của trâu

22-26 tháng tuổi

4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

Lượng thức ăn tinh thu nhận hàng ngày của trâu ở các mốc tuổi mổ thịt là

tương đương nhau. Lượng thức ăn thô xanh có xu hướng tăng dần từ NT1 đến

NT3, nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê. Lượng thức ăn thô xanh tăng

là do khối lượng của trâu ở 26 tháng tuổi to hơn 22 và 24 tháng tuổi.

Bảng 4.26. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn Nghiệm thức SEM

Page 124: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

113

vị NT1 (mổ thịt 22 TT)

NT2 (mổ thịt 24 TT)

NT3 (mổ thịt 26 TT)

Lượng VCK cỏ kg 4,88 5,02 5,19 0,69

Lượng VCK của thức ăn tinh kg 2,70 2,71 2,74 0,09

Tổng lượng VCK kg 7,58 7,73 7,93 0,71

Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần % 35,55 35,04 34,55

Lượng VCK/100 kg KLCT kg 2,48 2,46 2,44 0,22

Tổng năng lượng trao đổi MJ 67,2 68,7 70,6 5,09

NLTĐ/100 kg KLCT MJ 22,03 21,78 21,67 1,91

Tổng lượng protein thô g 733,1 749,4 774,3 58,4

Lượng protein/100 kg KLCT g 240,3 237,7 237,6 21,7

Kết quả Bảng 4.26 cho thấy, tổng lượng VCK cỏ mà trâu thu nhận được

hàng ngày có xu hướng tăng dần từ NT1 đến NT3, thấp nhất là NT1 (trâu mổ thịt

lúc 22 tháng tuổi): trung bình là 4,88 kg VCK/ngày; tiếp đến NT2 (trâu mổ thịt lúc

24 tháng tuổi): trung bình 5,02 kg VCK/ngày và cao nhất là NT3 trung bình trâu

thu nhận 5,19 kg VCK/ngày, tuy nhiên sự sai khác giữa các nghiệm thức là không

có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu

của Nguyễn Công Định và cs. (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn và

rỉ mật vỗ béo trâu tơ thì lượng VCK thu nhận dao động 4,30-5,55 kg/ngày; Trịnh

Văn Trung và cs (2006) nuôi trâu tơ ở các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn

khác nhau thì lượng VCK ăn vào là 4,20-5,46kg/ngày; Trịnh Văn Trung và cs.

(2007) khi bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần cỏ xanh và rơm ủ urê nuôi trâu tơ

trong vụ đông xuân thì lượng VCK thu nhận là 4,61; 5,20; 5,72 kg/ngày tương ứng

với các mức bổ sung 0,5; 1; 1,5 kg/ngày bột lá sắn và ở lô không bổ sung bột lá

sắn thì trâu thu nhận lượng VCK là 4,12 kg/ngày; Mai Van Sanh và cs. (2006)

nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với các mức rơm ủ urê khác nhau thì lượng VCK thu

nhận hàng nhày là 4,57-4,68 kg/ngày. Kết quả của chúng tôi thu được trong thí

nghiệm này là thấp hơn so với kết quả của Đào Lan Nhi và cs. (2003) khi nghiên

Page 125: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

114

cứu bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì lượng

VCK ăn vào là 5,5-6,4 kg/ngày

Lượng VCK thu nhận trên 100 kg khối lượng cơ thể giữa các nghiệm

thức là tương đương nhau dao động từ 2,4-2,48 kg VCK/100 kg khối lượng cơ

thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tính tương đồng với nghiên cứu

của Đào Lan Nhi (2002) khi nuôi trâu tơ 18-20 tháng tuổi lượng VCK thu nhận

được hàng ngày từ 2,48 đến 3,16 kg/100 kg khối lượng cơ thể. Yuangklang và

cs. (2001) công bố lượng VCK thu nhận hàng ngày tính trên 100 kg khối lượng

cơ thể của trâu ở khẩu phần rơm ủ 5% urê và lá sắn khô là 2,3 kg và 2,1 kg,

trong khi đó khẩu phần rơm chưa xử lý và cỏ khô là 1, 6 kg và 1,3 kg. Theo

Wora-anu và cs. (2000), lượng vật chất khô ăn vào trên 100 kg khối lượng cơ

thể là 1,70; 2,44; 2,69 kg tương ứng với các khẩu phần có tỷ lệ giữa rơm xử lý

urê và cám gạo: 100/0; 60/40; 40/60.

Tổng năng lượng trao đổi thu nhận được hàng ngày của trâu tương

đối cao đạt 67,2-70,6 MJ/ngày tương ứng với 21,67-22,03 MJ/100 kg khối

lượng cơ thể, không có sự sai khác thống kê giữa các nghiệm thức

(P>0,05). Kết quả này có phần cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Văn Trung

và cs. (2006) là 43,37-57,52 MJ/ngày; Mai Van Sanh và cs. (2006) khi nuôi trâu

tơ 18 tháng tuổi (NLTĐ trâu thu nhận hàng ngày là 44,19-44,81 MJ/ngày);

Nguyễn Công Định và cs. (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn và rỉ

mật vỗ béo trâu tơ thì NLTĐ thu nhận đực hàng ngày dao động từ 35,88-51,63

MJ/ngày; Trịnh Văn Trung và cs. (2007) khi bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần cỏ

xanh và rơm ủ urê nuôi trâu tơ trong vụ đông xuân thì NLTĐ thu nhận là 36,9;

42,6; 48,4; 55,5 MJ/ngày tương ứng với các mức bổ sung 0; 0,5; 1; 1,5 kg bột lá

sắn/ngày, đó là do trâu được nuôi ở các nghiệm thức với phương thức cho ăn tối

đa, tỷ lệ thức ăn tinh hỗn hợp tới 35% và khối lượng cơ thể trâu ở các nghiệm

thức là lớn hơn trâu trong các thí nghiệm của các tác giả khác.

Page 126: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

115

Lượng protein thô thu nhận được hàng ngày của trâu ở NT1 là 733,1

g/con/ngày; NT2 là 749,4 g/ngày và NT3 là 774,3 g/ngày. Lượng thức ăn thu

nhận hàng ngày của trâu thí nghiệm mặc dù có sự khác nhau về giá trị số học

nhưng không có ý nghĩa về thống kê (P >0,05).

4.4.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm

Bảng 4.27 cho thấy, khối lượng của trâu ở các nghiệm thức lúc bắt đầu thí

nghiệm là tương đương nhau từ 263,6-271,4 kg. Trâu nuôi đến 22 tháng tuổi

khối lượng trung bình đạt 340,4 kg, 24 tháng tuổi trung bình đạt 364,3 kg và 26

tháng tuổi trung bình đạt 388,2 kg. Khối lượng của trâu ở các nghiệm thức ở

cùng một mốc tuổi mặc dù có sự khác biệt về giá trị, nhưng không có ý nghĩa về

thống kê (P>0,05). Theo kết quả nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b)

trâu nuôi quảng canh trong nông hộ, lúc 24 tháng tuổi có khối lượng trung bình

là 234,4 kg. Như vậy, khối lượng trâu nuôi thâm canh với mức dinh dưỡng cao

hơn 10% so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) tăng cao

hơn khối lượng trâu nuôi trong nông hộ là rõ rệt.

Bảng 4.27. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu

Đơn vị NT1 (mổ

thịt 22 TT) NT2 (mổ thịt 24 TT)

NT3 (mổ thịt 26 TT)

SEM

Khối lượng bắt đầu (18 tháng tuổi) kg 271,4 266,5 263,6 6,47

Khối lượng 22 tháng tuổi kg 340,4 333,8 328,6 7,23

Khối lượng 24 tháng tuổi kg 364,3 358,8 5,19

Khối lượng 26 tháng tuổi kg 388,2

Tổng khối lượng tăng kg 68,94a 97,75b 124,63c 7,41

Tăng khối lượng TB/ngày g 574,5a 543,1ab 519,3b 26,4

* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Tăng khối lượng của trâu có xu hướng giảm dần từ NT1 đến NT3, 18-22

tháng tuổi trâu cho tăng khối lượng trung bình đạt 574,5 g/ngày; 18-24 tháng

tuổi trung bình là 543,1 g/ngày; 18-26 tháng tuổi trung bình đạt 519,3 g/ngày.

Page 127: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

116

Khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của trâu ở NT1 và NT2 cũng

như ở NT2 và NT3 là không có sự sai khác thống kê, nhưng giữa NT1 và NT3

thì khả năng tăng khối lượng hàng ngày của trâu là có sự sai khác rõ rệt

(P<0,05). Như vậy, trâu nuôi càng dài ngày thì khả năng tăng khối lượng vẫn

còn nhưng tốc độ tăng khối lượng trung bình hàng ngày thì giảm dần. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trước

đây: Wanapat và cs. (1991) thí nghiệm nuôi trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ

ruzy 7 giờ/ngày và chia làm 3 nhóm: không bổ sung thức ăn, bổ sung thức ăn

tinh hỗn hợp với 0,5% khối lượng cơ thể và bổ sung bột hạt bông với 0,2% khối

lượng cơ thể thu được tăng khối lượng tương ứng 483, 594 và 515 g/ngày; Đào

Lan Nhi (2002), nuôi vỗ béo trâu tơ 18-20 tháng tuổi cho tăng trọng từ 504 -

564g/ngày; Terzano và cs. (1995) vỗ béo trâu 24 tháng tuổi cho tăng trọng 530

g/ngày; Trịnh Văn Trung (2008) nuôi vỗ béo trâu 18-20 tháng tuổi cho tăng khối

lượng từ 389-594 g/ngày. Mai Văn Sánh (2008) nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với

các mức rơm ủ urê khác nhau thì tăng khối lượng từ 488-544g/con/ngày; Đào

Lan Nhi và cs. (1999) cho trâu ăn hỗn hợp bột lá sắn và bột sắn đã tăng khối

lượng từ 285 đến 600 g/ngày; Trịnh Văn Trung và cs. (2006) nuôi trâu tơ ở các

mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau thì tăng khối lượng 342-578

g/ngày.

4.4.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn của trâu

Tiêu tốn VCK, năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng của trâu thấp

nhất ở NT1, tiếp đến NT2, cao nhất ở NT3 (Bảng 4.28). Tuy nhiên, giữa NT1 và

NT2 cũng như giữa NT2 và NT3 không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê

(P>0,05), giữa NT1 và NT3 là có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Như vậy, trâu càng

nuôi dài ngày tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng càng cao.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Wanapat và

Wachirapakorn (1990) khi nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần của

trâu tơ 18 - 24 tháng tuổi nhận thấy tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng từ 10,5

Page 128: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

117

kg đến 19,8 kg; Đào Lan Nhi và cs. (2003) bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến

trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì tiêu tốn trong khoảng 10,6-19,2 kg VCK/1 kg

tăng khối lượng. Nguyễn Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung

bột sắn, bột lá sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi tiêu VCK/kg tăng khối lượng

trong khoảng 9,31-12,24 kg VCK/kg tăng khối lượng, tuy nhiên cao hơn chút ít

so với kết quả của Mai Văn Sánh (2008) nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với các mức

rơm ủ urê khác nhau thì tiêu tốn VCK cho một kg tăng khối lượng là 8,43-9,59

kg VCK/kg tăng khối lượng.

Bảng 4.28. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm

Nghiệm thức

Chỉ tiêu Đơn vị NT1 (mổ

thịt 22 TT) NT2 (mổ thịt 24 TT)

NT3 (mổ thịt 26 TT)

SEM

Tổng VCK tiêu thụ kg 917,3a 1395,4b 1905,3c 152,38

Tống NLTĐ tiêu thụ MJ 8068,1a 12395,4b 16945,2c 1139

Tổng lượng protein thô tiêu thụ kg 87,9a 134,8b 185,7c 14,28

Tổng khối lượng tăng kg 68,94a 97,75b 124,63c 7,41

Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lượng kg 13,47a 14,32ab 15,37b 0,86

Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng MJ 118,2a 127,5ab 136,8b 7,15

Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng kg 1,29a 1,39ab 1,51b 0,10

* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau

có ý nghĩa (P<0,05)

Tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng thấp nhất ở NT1 trâu mổ thịt lúc

22 tháng tuổi trung bình là 1,29 kg/ngày, tiếp đến NT2 trâu mổ thịt lúc 24 tháng

tuổi là 1,39 kg/ngày và cao nhất là NT3 trâu mổ thịt lúc 26 tháng tuổi là 1,51

kg/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tính tương đồng so với

nghiên cứu của Ragheb và cs (1989) trâu tơ sử dụng 778-1543 g protein thô cho

1 kg tăng khối lượng. Đào Lan Nhi (2002) cho rằng trâu tơ sử dụng từ 1010 g

đến 1230 g protein thô cho 1 kg tăng khối lượng. Trịnh Văn Trung (2008) đã cho

thấy trâu tơ sử dụng 1,16-1,35 kg protein thô cho 1 kg tăng khối lượng. Nguyễn

Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn vỗ béo

Page 129: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

118

trâu 18-24 tháng tuổi tiêu tốn protein 0,98-1,25 kg.

Tương tự như tiêu tốn VCK, Protein thô thì tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối

lượng thấp nhất ở NT1 (mổ thịt lúc 22 tháng tuổi), tiếp đến là NT2 (mổ thịt lúc

24 tháng tuổi) và cao nhất là NT3 (mổ thịt lúc 26 tháng tuổi) tương ứng là:

118,2; 127,5; 136,8 MJ/kg tăng khối lượng và sự sai khác giữa NT1 và NT3 là

có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này có phần cao hơn so với nghiên cứu

của Trịnh Văn Trung và cs. (2006) tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng là 99,6-

127,1 MJ/kg tăng khối lượng; Mai Van Sanh và cs. (2006) là 81,99-91,82 MJ/kg

tăng khối lượng; Nguyễn Công Định và cs. (2007) là 97,83-105,5 MJ/kg tăng

khối lượng.

Lượng thức ăn cần thiết để sản xuất 1 kg khối lượng cơ thể phụ thuộc vào

thức ăn trâu thu nhận hàng ngày và mức tăng khối lượng tương ứng. Thức ăn

chất lượng và khẩu phần hợp lý giúp cho gia súc ngon miệng và tăng khối lượng

được cải thiện. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn, tiêu tốn các

chất dinh dưỡng cho 1 kg tăng khối lượng giảm. Như vậy, trâu nuôi dài ngày đến

26 tháng tuổi thì khả năng tăng khối lượng giảm và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng

khối lượng cao là hoàn toàn phù hợp so với lúc 22 tháng tuổi.

4.4.5. Thành phần thân thịt của trâu

Kết thúc thời gian nuôi vỗ béo, toàn bộ trâu thí nghiệm được tiến hành

mổ khảo sát nhằm đánh giá năng suất thịt, kết quả được thể hiện tại bảng 4.29.

Kết quả tại Bảng 4.29 cho thấy: Khối lượng thịt xẻ của NT1, NT2, NT3

lần lượt là 157,5; 172,1; 183,8 kg, sai khác giữa 3 nghiệm thức là có ý nghĩa

thống kê (P<0,05), tương tự khối lượng thịt xẻ thì khối lượng thịt tinh cũng cho

kết quả sai khác giữa các nghiệm thức là rất rõ rệt (P<0,05).

Tỷ lệ thịt xẻ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất của gia súc nuôi

thịt. Tỷ lệ thịt xẻ ở cả 3 mốc tuổi mổ thịt đều cao, cao nhất ở thời điểm mổ thịt

26 tháng tuổi trung bình là 47,53%, tiếp đến thời điểm 24 tháng tuổi trung bình

là 47,40% và thấp nhất ở thời điểm mổ thịt lúc 22 tháng tuổi trung bình là

Page 130: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

119

46,65%. Có sự sai khác giữa mốc mổ thịt 22 tháng tuổi so với mốc 24 và 26

tháng tuổi (P<0,05), giữa mốc 24 và 26 tháng tuổi không tìm thấy sự sai khác về

ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.29. Thành phần thân thịt của trâu thí nghiệm

Nghiệm thức

Chỉ tiêu

Đơn vị NT1 (mổ thịt 22 TT)

n = 6

NT2 (mổ thịt 24 TT)

n = 6

NT3 (mổ thịt 26 TT)

n = 6

SEM

Khối lượng mổ thịt kg 338,3a 362,9b 386,8c 5,22

Khối lượng thịt xẻ kg 157,7a 172,1b 183,8c 3,37

Tỷ lệ thịt xẻ % 46,65a 47,40b 47,53b 0,13

Khối lượng thịt tinh kg 124,3a 136,8b 146,4c 3,48

Tỷ lệ thịt tinh % 36,74a 37,71b 37,86b 0,23

Khối lượng thịt loại I kg 46,9a 52,4b 56,5c 1,42

Tỷ lệ thịt loại I % 13,87a 14,46b 14,60b 0,12

Khối lượng thịt loại II kg 46,3 49,2 51,9 1,37

Tỷ lệ thịt loại II % 13,67 13,57 13,43 0,14

Khối lượng thịt loại III kg 33,5 34,8 36,7 1,22

Tỷ lệ thịt loại III % 9,89 9,60 9,51 0,21

* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Tương tự như tỷ lệ thịt xẻ thì tỷ lệ thịt tinh cũng rất cao ở cả 3 nghiệm

thức, lần lượt là: 36,74; 37,71; 37,86% tương ứng với NT1, NT2, NT3. Sự sai

khác về tỷ lệ thịt tinh giữa NT1 (mổ thịt lúc 22 tháng tuổi) với NT2 ( mổ thịt lúc

24 tháng tuổi) và NT3 (mổ thịt lúc 26 tháng tuổi) là có ý nghĩa thống kê

(P<0,05), giữa NT2 và NT3 là không có sự sai khác. Kết quả mổ khảo sát cho

thấy, có sự sai khác về khối lượng và tỷ lệ thịt loại I giữa nghiệm thức 1 so với

nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 (P<0,05) tương ứng là (46,9 kg và 13,87%) so

với (52,4kg và 14,46%); (56,5kg và 14,60%). Tuy nhiên khối lượng và tỷ lệ thịt

Page 131: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

120

loại II và thịt loại III giữa các nghiệm thức mổ thịt ở các mốc tuổi khác nhau là

không có sự sai khác (P>0,05).

46,65 47,4 47,53

36,7437,71 37,86

25

30

35

40

45

50

NT1 (mổ thịt 22 TT)

NT2 (mổ thịt 24 TT)

NT3 (mổ thịt 26 TT)

Nghiệm thức

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ thịt xẻ Tỷ lệ thịt tinh

Đồ thị 4.8. Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của trâu thí nghiệm

Kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác như:

Vũ Duy Giảng và cs. (1999) trâu trưởng thành có tỷ lệ thịt xẻ 39,0%, thịt tinh

là 28,6% còn ở trâu non có tỷ lệ thịt xẻ 44,3%, thịt tinh là 35,0%; Đào Lan Nhi

(2002) khi nuôi vỗ béo và mổ khảo sát trâu ở 24 tháng tuổi thì cho tỷ lệ thịt xẻ

là 45,2% và thịt tinh là 36,7%; Nguyễn Công Định và cs. (2007) khi vỗ béo

trâu tơ bằng bột sắn và bột lá sắn đã cho tỷ lỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh là 45,6% và

37,8% cao hơn khi sử dụng cám gạo cho tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh là 45,4% và

37,7%; Nguyễn Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn,

bột lá sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ là 45,6% và tỷ lệ thịt

tinh là 37,8%. Allen (2001) trâu tơ nuôi vỗ béo cho tỷ lệ thịt xẻ 47,7%. Nguyễn

Đức Thạc (1983) trâu tơ nuôi vỗ béo tỷ lệ thịt xẻ đạt 48,2% và thịt lọc là

39,3%. Nguyễn Văn Thưởng (2000) nuôi vỗ béo trâu bằng cách bổ sung thêm

5- 7 kg thức ăn xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám/con/ngày (ngoài

thức ăn ăn được khi chăn thả ngoài đồng), trâu nuôi 21-24 tháng tuổi đạt

266,70-288,92 kg, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ lệ thịt tinh là 37,22%, tăng 2%

so với trâu chỉ ăn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả, cao hơn so với kết quả

nghiên cứu của Đào Lan Nhi và cs. (2001) cho biết, đối với trâu non (dưới 30

tháng tuổi), tỷ lệ thịt lọc là 34,99%; Nguyen Van Thu và cs. (1993) tỷ lệ thịt xẻ

Page 132: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

121

là 42,63 và 42,69% trên trâu đầm lầy giết mổ ở khối lượng 251 và 260 kg; của

Intaratham và Wanapat (1994), tỷ lệ thịt xẻ là 41% trên trâu đầm lầy Thái Lan.

Trần Quang Hân và cs. (2012) khi khảo sát trên trâu đầm lầy tại Đăk Lăk ở độ

tuổi 36-40 tháng với khối lượng mổ thịt 309,8-326,5 kg cho khối lượng thịt xẻ

133,24-147,50 kg tương ứng 43,03-45,17%; khối lượng thịt tinh 108,40-122,65

kg tương ứng tỷ lệ 35,02-37,57%.

Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh trong thí nghiệm là có tính tương đồng với kết quả

nghiên cứu của Wanapat và Wachirapakorn (1990), tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh là

48,3 và 36,7%. Dahlan (1996), tỷ lệ thịt xẻ là 50%; Allen (2001) tỷ lệ thịt xẻ là

47,7% trên trâu đầm lầy; Han Zhengkang (1994), khi nghiên cứu trên trâu đầm lầy

của Trung Quốc và giết thịt lúc 2 năm tuổi cho tỷ lệ thịt tinh là 36,9%, tỷ lệ thịt xẻ

là 46,5 % đối với trâu thiến và trâu đực; 43,8 % đối với trâu cái. Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Ragheb và cs. (1989) tiến

hành nuôi vỗ béo 100 trâu tơ với khẩu phần có tỷ lệ protein/năng lượng là 1/5 và

1/8 cho tăng khối lượng tương ứng 625 và 805g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 50,9 và

60,0%. Baruah và cs. (1990) cho biết protein và năng lượng khẩu phần ảnh

hưởng đến tỷ lệ thịt lọc, khi vỗ béo trâu với mức protein 75 và 100% trong các

khẩu phần có 90, 100 và 110% năng lượng theo tiêu chuẩn NRC (1976), tỷ lệ thịt

lọc lần lượt là 56,9; 58,5; 58,7; 52,2 57,0 và 59,1%. Payne (1990) cho biết trâu

Murah nuôi ở Ấn Độ có tỷ lệ thịt xẻ 50,9%, Ross Cockrill (1974) cho rằng tỷ lệ

đó là 53-54%. Valea (1991) khảo sát trâu Rumani có tỷ lệ thịt xẻ 51-54%.

Kết quả Bảng 4.29 cho thấy: Khối lượng trâu đưa vào mổ thịt ở các

nghiệm thức: NT1, NT2, NT3 lần lượt là 333,8; 362,9; 386,8 kg. Sự sai khác

giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Mặc dù khối lượng kết

thúc thí nghiệm đưa vào mổ thịt là hoàn toàn khác nhau nhưng kết quả về thành

phần thân thịt, đặc biệt là tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh thì chỉ tìm thấy sự sai khác

có ý nghĩa thống kê giữa NT1 so với NT2 và NT3. Giữa NT2, NT3 sự sai khác

về thì tỷ lệ thịt xẻ cũng như thịt tinh là không có ý nghĩa thống kê, kết quả khảo

Page 133: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

122

sát cho tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh gữa các nghiệm thức là: NT1 (46,65% thịt xẻ,

36,74% thịt tinh); NT2 (47,40% thịt xẻ, 37,74% thịt tinh); NT3 (47,53% thịt xẻ,

37,86% thịt tinh). Như vây, khi nuôi trâu càng dài ngày (26 tháng tuổi) thì mặc

dù khối lượng cơ thể vẫn tăng nhưng tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh lại cho kết quả

không sai khác so với khi mổ thịt ở 24 tháng tuổi. Điều này cho thấy khi kéo dài

thời gian nuôi trâu cho tốc độ tăng khối lượng giảm dần, tỷ lệ các loại thịt không

tăng, khối lượng cơ thể lớn nên lượng thức ăn dùng cho duy trì cơ thể cao do vậy

chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng cao hơn, do vậy để đạt hiệu quả kinh

tế cao nên nuôi trâu thâm canh và mổ thịt ở giai đoạn 22-24 tháng tuổi.

Bảng 4.30. So sánh thành phần thân thịt của trâu đã cải tiến mổ thịt lúc 24

tháng tuổi so với trâu đại trà

Mổ thịt lúc 24 tháng tuổi Chỉ tiêu

Đơn vị Trâu đã

cải tiến Trâu đại trà (*)

Trâu đại trà (**)

Trâu đại trà (***)

Khối lượng mổ thịt kg 362,9 235,5 225,0 207,0

Khối lượng thịt xẻ kg 172,1 106,7 104,0 88,5

Tỷ lệ thịt xẻ % 47,4 45,3 46,1 43,6

Khối lượng thịt tinh kg 136,8 86,7 78,5 73,1

Tỷ lệ thịt tinh % 37,7 36,8 35,1 36,0

Nguồn *: Mai Văn Sánh (1996); **: Đào Lan Nhi (2002;) ***: Nguyễn Kiêm Chiến (2010)

Bảng 4.30 cho thấy: trâu đã cải tiến cho kết quả về khối lượng thịt xẻ trung

bình trên một đầu trâu cao hơn hẳn sơ với trâu đại trà (172,1 kg/con so với trâu đại

trà dao động 88,5-106,7 kg/con). Tương tự như khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt

tinh cũng cao hơn (136,8 kg/con so với 73,1-86,5 kg/con của trâu đại trà).

Xét về tỷ lệ phần trăm thì chênh lệch giữa tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của trâu

đã được cải tiến và trâu đại trà mổ thịt lúc 24 tháng tuổi là không lớn (thịt xẻ là

47,4 %so với 43,6-46,1%; tỷ lệ thịt tinh là 37,7% so với 35,1-36,8%)

Như vây, có thể thấy ảnh hưởng rõ rệt khi nuôi trâu lấy thịt đã được cải

tiến cho khối lượng thịt trung bình trên một đầu trâu cao hơn so với khi nuôi trâu

đại trà lấy thịt.

Page 134: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

123

4.4.4. Chi phí thức ăn cho trâu nuôi thâm canh lấy thịt

Với giá thức ăn tại thời điểm làm thí nghiệm: cỏ xanh 300 đồng/kg, thức

ăn tinh hỗn hợp 3.500 đồng/kg, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng được thể hiện

tại Bảng 4.31.

Bảng 4.31. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng

Nghiệm thức

Chỉ tiêu

Đơn

vị NT1 (mổ thịt 22 TT)

NT2 (mổ thịt 24 TT)

NT3 (mổ thịt 26 TT)

SEM

Chi phí thức ăn tinh 1000đ 1290a 1939b 2619c 67,2

Chi phí thức ăn thô xanh 1000đ 926a 1418b 1945c 191,3

Tổng chi phí thức ăn 1000đ 2216a 3357b 4564c 212,7

Tổng khối lượng tăng kg 68,94a 97,75b 124,63c 7,41

Chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng 1000đ 32,53a 34,48ab 36,79b 2,12

* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Chi phí thức ăn trung bình cho 1 kg tăng khối lượng ở nhóm trâu mổ thịt

lúc 22 tháng tuổi là thấp nhất (32.530 đồng/1kg), tiếp đến nhóm trâu mổ thịt lúc

24 tháng tuổi (34.480 đồng/1kg), cao nhất là nhóm trâu mổ thịt lúc 26 tháng tuổi

(36.790 đồng/1kg). Như vậy, trâu nuôi càng dài ngày chi phí thức ăn cho 1kg

tăng khối lượng càng lớn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh

trưởng của gia súc nói chung và của trâu nói riêng vì khi kéo dài thời gian nuôi

thì tốc độ tăng khối lượng giảm dần, khối lượng cơ thể trâu lớn, nên thức ăn

dùng để duy trì cơ thể cao do vậy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao

hơn, do vậy chúng chúng ta nên nuôi trâu thâm canh và mổ thịt ở giai đoạn lúc

22 – 24 tháng tuổi sẽ cho hiệu quả kinh tế tốt hơn là nuôi trâu kéo dài đến 26

tháng tuổi.

Page 135: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

124

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn ghép phối với trâu cái được tuyển

chọn đã nâng cao được khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con so với đại

trà (trâu đực cao hơn 11,53-19,04% và trâu cái là 9,91-19,82%). Ảnh hưởng của

khối lượng trâu bố đến khối lượng và sinh trưởng của đời con lớn hơn so với

trâu mẹ, hệ số tương quan giữa khối lượng trâu bố và con là 0,50-0,76, trong khi

đó hệ số tương quan giữa khối lượng trâu mẹ và con là 0,14-0,33.

- Tiếp tục sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn ghép phối với trâu cái đã

cải tạo thế hệ 1 đã làm tăng khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ

2 so với thế hệ 1 (trâu đực tăng 3,09-4,83%; trâu cái tăng 2,86-4,57%). Mức tăng

khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2 so với thế hệ 1 thấp hơn

mức tăng khối lượng của đời con thế hệ 1 so với đại trà.

- Nuôi trâu tơ đã cải tiến 7-18 tháng tuổi với mức dinh dưỡng cao hơn so

với tiêu chuẩn Kearl (1982) đã làm tăng khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày

(VCK: 0,17-0,24 kg/ngày; NLTĐ: 2,49-3,62 MJ/ngày; Protein thô: 28,48-34,67

gam/ngày), tăng tốc độ sinh trưởng (tăng khối lượng trung bình là 582,6-604,6

gam/ngày).

- Nuôi thâm canh trâu tơ đã cải tiến lấy thịt với mức dinh dưỡng cao cho

tỷ lệ và khối lượng thịt cao hơn so với trâu tơ đại trà, mổ thịt lúc 24 tháng tuổi

cho khối lượng thịt xẻ là 172,1 kg (tương ứng 47,4%) so với 88,5-106,7 kg

(tương ứng 43,6-46,1%); khối lượng thịt tinh là 136,8 kg (tương ứng 37,7%) so

với 73,1-86,7 kg (tương ứng 35,1-36,8%).

- Mổ thịt ở các mốc 22, 24, 26 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 46,65-47,53%,

tỷ lệ thịt tinh 36,74-37,86%. Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ của nhóm trâu mổ thịt

lúc 26 tháng tuổi là cao nhất (183,8 kg tương ứng 47,53%), tuy nhiên chi phí

Page 136: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

125

thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở nhóm trâu mổ thịt lúc 22 tháng tuổi là thấp

nhất (32.530 đồng).

Đề nghị

Trong sản xuất cần triển khai rộng rãi mô hình sử dụng trâu đực Ngố khối

lượng lớn làm giống và chọn lọc đàn trâu cái.

Áp dụng kết quả nuôi trâu thâm canh và mổ thịt lúc 22 – 24 tháng tuổi vào

sản xuất thử nghiệm.

Page 137: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

126

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Công Định, Mai Văn Sánh và Trịnh Văn Trung (2011). “Ảnh

hưởng của trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con”. Tạp

chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 32, tháng 10 - 2011,

trang 1- 11.

2. Nguyễn Công Định, Mai Văn Sánh và Trịnh Văn Trung (2012). “Xác

định tuổi mổ thịt thích hợp của trâu nuôi thâm canh”. Tạp chí Khoa học Công

nghệ chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 35, tháng 4 - 2012, trang 92 - 100.

Page 138: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Agabayli A.A (1977), Nuôi trâu, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, trang:

38-54, 270-273, 279.

2. Nguyễn Ân (1972), Giáo trình di truyền học động vật. Trường Đại học Nông

nghiệp I, Hà Nội.

3. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ

(1983), Di truyền học Động vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 61.

6. Đặng Vũ Bình (2007), Giáo trình giống vật nuôi. Đại học Nông nghiệp I - Hà

Nội. Trang 35-37.

7. Tạ Văn Cần (2006), Nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrahi với trâu cái địa

phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi tại nông

hộ, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp.

8. Đinh Văn Cải (2002), Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu

bò, Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

9. Nguyễn Kiêm Chiến (2010), Khảo sát nguồn phụ phẩm nông nghiệp và

nghiên cứu khẩu phần vỗ béo trâu giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi tại Vân

Hoà, Ba Vì, Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Chuyên (2004), Đánh giá thực trạng và nghiên cứu một số biện

pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn trâu nuôi tại

huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học nông

nghiệp.

11. Cục Chăn nuôi (2010), Chăn nuôi Việt Nam 2000-2010, Hà Nội 2010, tr.

12-13.

12. Vũ chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (2005). Nâng cao kỹ năng di truyền

sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội -

2005, trang: 37 - 43.

Page 139: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

128

13. Nguyễn Công Định, Mai Văn Sánh và Trịnh Văn Trung (2007). Khả năng

tăng trọng và cho thịt của trâu tơ nuôi vỗ béo bằng cám gạo, bột sắn,

bột lá sắn và rỉ mật. TC Chăn nuôi số 4, tr. 35 - 42.

14. Khổng Văn Đĩnh và Phí Như Liễu (1987), Xác định nhu cầu dinh dưỡng của

nghé Murrah bằng phương pháp hồi quy. Khoa học kỹ thuật nông

nghiệp, số (297), Hà Nội. tr. 125-130.

15. Nguyễn Viết Hải (1990), Ảnh hưởng của việc xử lý bột cá, khô dầu cao xu

bằng nhiệt hoặc formaldehyde đến độ hoà tan của protein, lượng thức

ăn ăn vào và sinh trưởng của nghé Murrah. Kết quả nghiên cứu khoa

học kỹ thuật, tháng 5, tr. 142-151.

16. Trần Quang Hân và Hoàng Quang Huy (2011), "Sinh trưởng của trâu tại

Đăk Lăk", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi số 5

năm 2011, tr. 26 - 29.

17. Trần Quang Hân, Hoàng Quang Huy, Phạm Thế Huệ và Đỗ Đức Lực (2012),

"Một số chỉ tiêu sinh sản và phẩm chất thịt trâu tai Đăk Lăk", Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi số 4 năm 2012, tr. 5 -

11.

18. Nguyễn Đức Hưng, Đàm Văn Tiện, Nguyễn Khánh Hằng (2009), Giáo trình

sinh lý học người và động vật. Nxb Đại học Huế.

19. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến và Nguyễn Xuân Trạch (1999). Báo cáo

kết quả thực hiện đề tài: Điều tra đánh giá và định hướng phát triển đàn

trâu miền Bắc Việt Nam.

20. Lê Viết Ly, Lê Tư và Đào Lan Nhi (1994), Kết quả điều tra tình hình chăn

nuôi trâu trong hộ nông dân một số xã Miền núi tỉnh Tuyên Quang.

Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995, Nhà xuất

bản nông nghiệp Hà nội tr 5-12.

Page 140: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

129

21. Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu ở

Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệ, Hà Nội, tr. 11.

22. Hà Phúc Mịch (1985). Một số nhận xét bước đầu về khả năng sinh trưởng

của trâu lai F1 Murrah x Việt nam. Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp,

1985, trang 424-426

23. Trần Đình Miên, Vũ Kính Trực và Nguyễn Hải Quân (1975), Chọn giống và

nhân giống gia súc, Giáo trình dùng cho các trường đại học nông

nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 48,49.

24. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Vởn (1992), Chọn giống

và nhân giống gia súc, Giáo trình dùng dạy ở các trường đại học nông

nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 116-118.

25. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân và Nguyễn Văn Thiện (1994), Di truyền và

chọn giống động vật. Giáo trình Cao học Nông nghiệp, NXBNN, Hà Nội.

26. Đào Lan Nhi (2002), Nghiên cứu nuôi vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi bằng

nguồn thức ăn sẵn có nhằm tăng khả năng cho thịt, Luận án tiến sĩ Nông

nghiệp, Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.

27. Đào Lan Nhi, Mai Văn Sánh, Tiến Hồng Phúc và Trịnh Văn Trung (1999),

Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa, cân bằng nitơ

trên trâu 18 - 24 tháng tuổi và khả năng vỗ béo chúng từ nguồn thức ăn

sẵn có, Tuyển tập báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998-1999, Bộ

nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội 1999, tr. 40-53.

28. Đào Lan Nhi, Mai Văn Sánh, Tiến Hồng Phúc và Trịnh Văn Trung (2003),

Nghiên cứu bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần cơ sở là

cây ngô hoặc cỏ tự nhiên với rơm để vỗ béo trâu tơ, Tạp chí Nông

nghiệp và phát triển nông thôn.

29. Đào Lan Nhi, Nguyễn Đăng Vang (2001), Trâu đầm lầy nước ta, còn là một

con gia súc thịt, Tạp chí Chăn nuôi, số 2, tr 17–20.

Page 141: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

130

30. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm - tập

3, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

31. Nguyễn Hải Quân (1977), Giáo trình thực hành Chọn giống và Nhân giống

gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Đoan Trinh (1995),

Giáo trình chọn lọc và nhân giống gia súc. Trường ĐHNN - Hà Nội.

33. Mai Văn Sánh (1995), Một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của trâu lai F1

(Murrah x Swamp) nuôi ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ

thuật chăn nuôi Viện Chăn nuôi 1994-1995, tr. 164-169.

34. Mai Văn Sánh (1996), Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa, thịt của trâu

Murrah nuôi tại Sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội, Luận án PTS

Nông nghiệp, tr. 125- 131.

35. Mai Văn Sánh (2005). Ảnh hưởng của chọn lọc đàn trâu cái và sử dụng trâu

đực có khối lượng lớn làm giống đến khối lượng sơ sinh và sinh trưởng

của nghé. TC Chăn nuôi số 11, tr. 8-9.

36. Mai Văn Sánh (2008), Sử dụng rơm ủ urê thay thế một phần cỏ xanh trong

khẩu phần vỗ béo trâu tơ. Viện Chăn nuôi - Tạp chí Khoa học Công

nghệ Chăn nuôi, (Số 11), Tháng 4/2008.

37. Mai Văn Sánh, Trịnh Văn Trung, Nguyễn Công Định và Nguyễn Kiêm

Chiến (2008a). Hiện trạng đàn trâu ở một số địa phương đại diện cho

các vùng trâu tốt. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi - Viện chăn

nuôi, số 15 năm 2008, tr8.

38. Mai Văn Sánh, Nguyễn Công Định và Trịnh Văn Trung (2008b). Sử dụng

trâu đực giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh

trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương- Nghệ

An. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi - Viện chăn nuôi, số 15 năm

2008, tr. 24.

Page 142: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

131

39. Nguyễn Đức Thạc (1983). Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt sữa của

loại hình trâu to miền Bắc và khả năng cải tạo nó với trâu Murrah.

Luận án PTS khoa học NN.

40. Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985), Khả năng nuôi trâu Murrah

ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi, Viện Chăn

Nuôi 1969 –1985, trang 61–67.

41. Nguyễn Văn Thiện (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn

nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 7 - 204.

42. Mai Thị Thơm (2003). Khảo sát khả năng sinh sản của trâu ở thị xã Sông

Công tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp –

Trường ĐHNNI Hà Nội tập 1số 3, tr 213 - 215.

43. Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kĩ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình. Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

44. Nguyễn Văn Thưởng (2000), “Chúng ta suy nghĩ gì về con trâu”, Chuyên san

chăn nuôi gia súc ăn cỏ – Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trang 98-99.

45. Nguyễn Trọng Tiến (1991). Giáo trình Chăn nuôi trâu bò. Trường Đại học

NN I, Hà Nội.

46. Nguyễn Trọng Tiến (1996), Tình trạng của đàn trâu ở các vùng sinh thái

miền Bắc Việt Nam. Tham luận hội nghị Định hướng phát triển đàn trâu

huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Ngày 18 - 7 - 1996.

47. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007), Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, TCVN 4325-2007.

Thức ăn chăn nuôi, tr. 17-22.

48. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007), Phương pháp xác định hàm lượng độ ẩm,

TCVN 4326-2007. Thức ăn chăn nuôi, tr. 23-26.

49. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007), Phương pháp xác định hàm lượng ni tơ và

hàm lượng protein, TCVN 4328-2007. Thức ăn chăn nuôi, tr. 32-35.

Page 143: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

132

50. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007), Phương pháp xác định hàm lượng xơ, TCVN

4329-2007. Thức ăn chăn nuôi, tr. 20-21.

51. Nguyễn Xuân Trạch (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu, bò (Giáo trình cao

học Chăn nuôi), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

52. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2005), Giáo trình chăn

nuôi trâu bò. Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội.

53. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định (2006), "Nghiên cứu

sử dụng bột lá sắn trong khẩu phần ăn của trâu tơ ", Tạp chí Khoa học –

Công nghệ của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, (5), tr. 78-81.

54. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định (2006), Ảnh hưởng của

tỷ lệ tinh /thô trong khẩu phần đến tăng trọng và khả năng sử dụng thức

ăn của nghé 7 - 12 tháng tuổi. Báo cáo khoa học năm 2005 – phần

nghiên cứu thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi - Viện Chăn nuôi, tr. 1-7.

55. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định (2007), "Bổ

sung bột lá sắn vào khẩu phần cỏ xanh và rơm ủ ure nuôi trâu tơ

trong vụ đông xuân", Tạp chí Khoa học công nghệ Viện Chăn nuôi

số 4, tr. 42 - 48.

56. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định (2007), Ảnh hưởng của

các mức bổ sung bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn

thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13-18 tháng

tuổi, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi - Bộ

Nông nghiệp và PTNN, (9), tr. 26- 33.

57. Trịnh Văn Trung (2008), Ảnh hưởng của bột lá sắn trong khẩu phần ăn đến

môi rường, hệ vi sinh vật dạ cỏ, tỷ lệ phân giải thức ăn và khả năng sinh

trưởng của trâu, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

58. Đỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao (2009), Chăn nuôi Việt Nam năm 2009,

Cục Chăn nuôi, Hà Nội 2009, tr. 18 - 20.

Page 144: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

133

59. Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc –

gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

60. Vũ Ngọc Tý, Lê Viết Ly (1984), Nuôi trâu sữa, NXB nông nghiệp trang 10-21.

61. Nguyến Văn Vực, Nguyễn Đức Thạc, Cao Xuân Thìn, Đỗ Kim Tuyên và

Cao Văn Triều (1985), “Một số đặc điểm sinh sản của trâu Murrah nuôi

tại Trung tâm trâu sữa và đồng cỏ Sông Bé”, Tạp chí khoa học và kỹ

thuật nông nghiệp, số 278, tr 361-362.

Tài liệu nước ngoài

62. AFRC (1993), Energy and Protein Requirements for Ruminants, University

Press, Cambridge, UK.

63. ARC (Agricultural Research Council), 1965, The nutrient requirements of

farm livestock, No 2, Ruminants, London

64. ARC (1984), The Nutrient Requirements for Ruminant Livestock. Supply

Commonwealth Agricultural Bureau, Slough, UK.

65. Abeygunawardena, H.; Subasinghe, D. H. A.; Jayatilaku, M. W. A. P.;

Perera, A. N. F. and Perera, B. M. A. O. (1996), Development of

intensive buffalo management systems for small holders in Homan

settlement schemes in the dry zone of Sri Lanka. Proceedings of the

Second Asian Buffalo Association Congress Shangi-La Hotel Makati

City, Philippines, October 9-12, 1996, p. 63-75

66. Ahmad, A., L.J. Boo and S. Othoman (1983), Dam, year and sex influence

on birth and preweaning weights of Malaysian swamp buffaloes.

Buffalo Bulletin 2: 7.

67. Ahmad S. T. N. Pasha and N. Ahmad (1995), Comparative meat production

potential and carcass evaluation of buffalo and different breeds of cattle

Page 145: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

134

calves. Proceedings Nat. Symp. Anim. Nutr., College of Veterinary

Science, Lahore. P. 21 – 27.

68. Aleko Alexiev (1998), The water buffalo. St Kliment Ohridski University

Press, Sofia.

69. Allen J. (2001), Water buffalo reseach and development in Australia.

Proceedings of the Regional Worshop on Water buffalo Development,

Surin, Thailand. p. 42 – 47

70. Baloch G. M. (1995), Utilyzation of banana plant silage as a source of

roughage for Ruminants. Proceedings Nat. Symp. Anim. Nutr., College

of Veterinary Science, Lahore. P. 60–68

71. Baloch G.M., G.B. Issani, M.P. Wagan and A.D. Chana (1983), Fattening trail

on young buffalo calves and steers. Proceedings of Sermina on buffalo

Production in Parkistan, Lahore. 16–17 Nov., p. 202 – 210.

72. Baruah K.K., S.K. Ranjhan, N.N. Pathat (1990), Effect of dietary protein and

energy levels on the carcass characteristics of male buffalo calves.

Buffalo Jonnal, Vol. 6: 11–16.

73. Bennett S.P. (1973), The Buffalypso an evaluation of beef type of water

Buffalo in Trinidad. West Indies, In third world Conference on Animal

Production, Vol 1, Melbourne, p. 22.

74. Bhuyan, D. (1997), Studies on certain aspects of reproduction in swamp

buffaloes of Assam. Ph.D. Thesis, Assam Agricultural University,

Assam, India.

75. Burns. B.M, C. Gazzola, G.T. Bell, K. J. Murphy. (2001), Defining the

market in tropical Northern Australia. Enhancing tropical beef cattle

genetics, reproduction and animal breeding skill. Department of primary

industries, Queensland.

Page 146: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

135

76. Bunyavejchewin B. Tanta-ngai, O. Vechabusakorn, A. Limsakul and

S.Konanta (1986), Phenotypic Correlations among traits of Swamp

Buffaloes. Annual report 1986. The National buffalo research and

development center project, Bangkok- Thailand P 3-7.

77. Bunyavejchewin P. and Chantalakhana C. (1991), Buffalo Production in East

and Southeast Asia problems and prospects. In Buffalo production

around the Would) IBIC/FAO, Bangkock, Thailand. p. 30–45.

78. Chantalakhana, C., P. Bunyayejchewin, S. Faarungsarng and P. Veerasit

(1985), Growth pattern of Thai swamp buffalo. Buffalo Bulletin, 4:

55-56.

79. Chantalakhana C. (2001), Water buffalo: Valuable asset of the poor but

disappearing. Proceedings of the Regional Worshop on Water buffalo

Development, Surin, Thailand. p. 155–186.

80. Chantalakhana Charan and Pakapun Skunmun (2002). Sustainable

Smallholder Animal Systems in the Tropics. Kasetsart University Press,

Thailand.

81. Charle D.D. and E.R. Johnson (1972), “Carcass composition of the water

buffalo (Bubalus bubalis)”. Australian Journal of Agricuture Research

23: 905–911.

82. Chave Isarakul B. (1992), Urea-molasses multinutrient supplementary effect on

straw digestibility, Proc. Utilization of straw in ruminant production

systems. Natural resources Institute, ODA, U. K.

83. Crampton E.W., Lloyd L.E. and Mackey V.G., 1957, The calories value of

TDN.J, Anim. Sci. 16: 541. 5

Page 147: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

136

84. Cruz C.L. (2006), Buffalo development in the Philippines: current situation

and future trends. Proceedings of the 5th Asian Buffalo Congress held

in Nanning, China, 18-22 April, 2006, pp 28-44.

85. Dahlan I. (1996), Effect of diets and production systems on carcass

characteristics and meat quality of buffalo and cattle. Recent Reasearch

Developments in Buffalo production. Proceedings of the Second Asian

Buffalo Association Congress, Laguna, p. 487–492.

86. Dutt, T. and Taneja V.K. (1995), Indian Journal of Animal. Sciences, 65:

339-340.

87. Duong Nguyen Khang (2004), Cassava foliage as a Protein source for cattle in

Vietnam, PhD Thesis, Swedish University of Agricultural Sciences.

88. FAO – Animal Production and Health Series (1977), The water buffalo, A

project sponsored by the Australian Freedom from hunger campaign

Food and Agriculture organization of the United Nation, Rome p. 13-21.

89. Han Zhengkang (1994), Recent buffalo Reseach and Dvelopment Activities in

China, Proceedings of the first Asian Buffalo Association Congress,

Khonkean, Thailand. January 17–21, p. 39–48.

90. Heinz G. (2001), “Water buffaloes as meat animal”, Proceedings of the Regional

Worshop on Water buffalo Development, Surin, Thailand. p. 11-19.

91. Hosmani S. V., A. Srivastava (1988), Utilization of nitrogen in buffalo

calves fed formaldehyde treated soybeans. Indian Journal of Nutrition

and Dietetics, Vol. 25. p. 234 - 240

92. INRA (1989), Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed

Tables. INRA, Paris, France.

93. Intaramongkol, J.; S. Topanurak and S. Intaramongkol (1991), Factors

influencing weaning weight in swamp buffalo and correction factors for

adjusting this trait due to age of dam. Annual report 1898-1991. The

Page 148: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

137

national buffalo research and development project, Bangkok, Thailand,

pp 26-35.

94. Intaramongkorl J., D. Narungsri and S. Intaramongkorl (1994), “Effects of

age and fattening system for swamp buffalo”, Proceedings of the first

Asian Buffalo Association Congress, Khonkean, Thailand. Jannuary 17–

21, p. 323–326.

95. Intaratham M. and Wanapat M. (1994), A coparative study on gastro-

intestinal tract meat quality among swamp bufalo, cattle, goat and

sheep, Proceedings of The first Asian BUfalo Asocition Congress,

Khonkaen, Thailand. January 17-21, 1994, p. 259-261.

96. Johnson E.R. and Charle D.D. (1975), “Live weight gains and carcass

composition of buffalo (Bubalus bubalis) steers on four feeding regimes”,

Australian Journal of Agriculture Research (26), p. 407 – 413.

97. Kanaujia, S.C., Singh, R.V., Singh C.V. and Singh, S.P. (1990). Indian

Veterinary Journal , 67(11): 1071-1073.

98. Kearl C. (1982), Nutrient requirements of ruminants in developing countries,

International feedstuffs Institute, UTAH, Agricultural Experiment

Station, UTAN, State University, Logan December 1982. pp. 109- 112.

99. Krishman K.R. and R. Nagarcenka (1979), Studies on the influence of body

weight at slaughter in male buffalo calves on the production and quality

of meat. Annual Report, NDRI, Karnal. p. 186–190.

100. Le Đang Đanh, Chau Chau Hoang, Nguyen Kim Cuong, Pham Trong

Nghia, Tran Van Chinh, Nguyen Van Phat and John Perkins (1995),

Management and performance of village cattle and buffalo – a case

study from Phuoc Thanh village. Exploring Approaches to Research in

Page 149: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

138

the Animal Sciences in Vietnam. A Workshop held in Hue, 31 Jul.-3

Aug., 1995, pp 90-93.

101. Leng R.A., J. Kanjanparuthipong and N. Jessop (1994), Climated and

nutrition iterations in ruminants. Proceedings 1St Asian Buffalo

Association Congress, Khonkean, Thailand. Jannuary 17 – 21, p. 11–15.

102. Liang Xian-wei, Yang Bing-zhuang, Zhang Xiu-fang, Zou Cai-xia and

Huang You-jun (2004). Progress of scientific research on buffalo in

China. Proceedings of the 7th World Bufalo Congress, Manilla,

Philippines, Vol 1, pp 29-34.

103. Liu C.H. (1987), The Preliminary Results of Crossbreeding of Buffaloes in

China, Mimeograhed Note, Reseach Institute for Animal Sciences of

Kwangsi, the People’s Republic of China. P. 234–238

104. Lu Y. and Huang, H.P. (1994), Murrah buffalo in China. Proceedings of the first

Asian buffalo Association, Khonkean, Thailand, January 17-21, P108–110.

105. Ly, L.V. (1983), Characteristics of buffalo husbandry in Vietnam. Buffalo

Bulletin, 2: 6.

106. Mai Van Sanh, Nguyen Duc Thac, Dao Lan Nhi and R. J. Petheram (1995),

Buffalo rearing in a mountainous village of Vietnam. Exploring

Approaches to Research in the Animal Sciences in Vietnam. A

Workshop held in Hue, 31 Jul.-3 Aug., 1995, pp161-166.

107. Mai Van Sanh, Trinh Van Trung and Nguyen Cong Dinh (2006), Partial

replacement of green grass by Urea treated rice straw in fattening

buffalo ration. Final Workshop on improved utilization of agricultural

by-products as animal feed in Vietnam and Laos, Vientiane, 6 -7

November 2006, pp. 68 – 73

108. NRC (National Research Council), (1976). Nutrient requiremeants of beef

cattle (6th Rev. Ed.). National academy of sciences. Washington D.C.

Page 150: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

139

109. NRC (1984), The nutrient requirements of beef cattle, Washington DC, USA.

110. Nguyen Van Thu, Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Hon and Ai Quac

(1993), Effect of Molasses-urea on perfofmace of growing local

buffaloes and cattle fed low nutritive diets. Livestock research for Rural

Develpoment, Vol. 5, (1): 46-53.

111. Mullins T. I., Lindsay J. A., Kempton T. J. and Toleman M. A. (1984), The

effect of three different nitrogen based supplements on the utilization of

tropical forage diets by zebu crossbred steers, Proc. Soc. Anim. Prod.

15, pp. 487-489.

112. Moe and Tyrrell, 1977, Effects of feed intake and phisical form on energy

value of corn in timothy hay diets for lactating cows, J. Dairy Sci. 60:

751. 758

113. Pasha T.N., M.Y. Malik, M.A. Chaudhry (1990), Comperative efficiency of

agroinductrial cellulosic feed materials in the feedlot fattening and carcass

composition of male buffalo calves. Buffalo Journal, Vol. 6: 63–68

114. Patil, S.S., Mali, S.L. and Patel, B.R. (1994), Proceeding of the first ABA

Congress, P.P. 135-137 Khonkaen.

115. Pathak N. N. (1988), Growwth reponse and carcass traits of male bufalo

calves on urea-molasses feed, Proceedings of II World bufalo congress,

held on in India during 12 – 15 December, 1988: p. 352 – 355.

116. Payne, W. J. A. (1990), An Introduction to Animal Husbandry in the Tropics.

Tropical Agriculture Series. Longman Scientific and Technical, 1990, 4th

edition, 881.

117. Perdock H. B. and Leng R. A. (1986), Response of growing cattle to

ammoniated wheat straw supplemented with urea, by-pass protein and

broken rice, Proc. Aust. Soc. Anim. Prod. 16, pp. 303-306.

Page 151: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

140

118. Pundir, R.K., Vij. R.K., Singh, R.B. and Mivsarkar, A.E. 1996, Animal

Genetics Resource Information, 17, SAO Rome Italy PP. 109-122.

119. Ragheb E. E., A. Z. Basiony, A. Y. El - Badawi (1989), Fattening

performance of buffalo calves fed two rations of different energy rations

ratios. Proceedings of the third Egyptan British conference on animals,

fish and poultry production, 7-10 Oct. Alecxandria, Egypt. Vol. 2, pp.

563-570.

120. Ranjhan S. K. (2004), In creasing role of buffalo as major cotributer to milk

and meat inductries, Proceedings of the second Asian Buffalo Association

Congress, Shangri-la Hotel Manila, Makati city, Philippines. Oct. 9-12,

2004: p. 23 – 33.

121. Ross Cockrill, W. R. (1974), The husbandry and health of the domestic

buffalo, Food and Agri, Oganization of the United Nations, Rome.

122. Sabrani, M., K. Diwyanto and M. Winugroho (1994), A critical review of

buffalo research and development activities in Indonesia. Past

performanceand future strategies. Proceedings of 1st Asian Buffalo

Association Congress, Thailand, Jan., 17-21, pp. 78-89.

123. Sekhon K. S., V. K. Kakkar A. S. Bawa and G. S. Makkar (1996), Effect of

level of nutrition and stage of maturity on carcass characteristics and

meat quality of male Murrah calves, Journal of Food Science and

Technology, 33 (1), p. 60 – 62.

124. Sethi, R. K. and Sikka, P. (2006), Genetic improvement of Indian buffaloes.

Proceedings of the 5th Asian Buffalo Congress held in Nanning, China,

18-22 April, 2006, pp 120-130.

125. Shahid M.S., N. Ahmad and M.I. Haq (1995), Effect of Substituation of

wheat bran with dried citrus in the fattening ration of buffalo calves.

Page 152: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

141

Proceedings Nat. Symp. Anim. Nutr., College of Veterinary Science,

Lahore. p. 57–59.

126. Singh C.V. and Yadav, M.C. (1987), Indian Journal of Animal Sciences,

57(5): 453-455.

127. Singh C.V., Singh R.V. and Singh, Y.P. (1987), Indian Journal of Animal

Sciences, 57(8): 891-894.

128. Singh, C.V., Singh, R.V. and Singh, M. 1992, Indian Journal of Veterinary

Sciences, 69(12): 1099-1103.

129. Singh, C.V., Yadav, M.C. and Dutt, G. 1984, Asian Journal of Dairy

Research, 3(2): 87-90.

130. Singh, V.K. and R.N. Desai (1971), Genetic studies on growth rate of

Sindhi calves and its relationship with other economic traits. Indian Vet.

J., 48: 812-821.

131. Smith D.G., Anne Pearson. R and Campbell. (1993), Changes in food intake and

ingestive behavior of draught cattle and buffalo associated with work.

World conference on animal production Edmoton Canada. P. 358.

132. Terzano G. M., V. L. Barile A. Borghese and S. Mongiorgi (1995), Feeding

levels effects on onset of puberty in buffalo heifers of Mediterranean

breed. Atti-della- Sosieta-Italiana-delle- Science 47, Italy, pp. 1803-

1807.

133. Tiwana, M.S., Arora, B.S., Bullar, M.S., Singh, M., Sindhu, S.S. and

Singh, J. 1985, SARLAS Live Stock and Poultry Production: 48-54.

134. Topanurak S., J. Intaramongkol, P. Ratanapunna, S. Intaramongkol, S.

Tum-wasorn and C. Chantalakhana (1991), Factors affecting growth

performance in Thai swamp buffalo. Annual report 1989-1991, The

national buffalo research and development center project, Bangkok,

Thailand. (21), pp 17- 25.

Page 153: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

142

135. Triwulanningsih, E., Situmorang, P., Sianturi, R.S.G., and

Kusumaningrum, D. A. (2005), Buffalo in Indinesia. Paper presented at

National Buffalo Conference, 1-3 Dec., 2005.

136. Tiwari D. P. and I. S. Yadava (1994), Effect on growth, nutrient utilization

and blood metabolites in buffalo calves fed rations containing

formaldehyde- treated mustard cake, Indian J, Anim. Sci. 64, pp. 625-630.

137. Velea, C. (1991), The Romanian breed of bufaloes. Proceedings of Third

World Bufalo Congress, VẨn, Bulgaria, May 1991. Volume II, 1991, p.

486-490.

138. Vijai, R.G., Jain L.S. and Tailor, S.P. 1993, Indian Journal of Animal

Sciences, 63:152-153.

139. Wanapat M. and C. Wachirapakorn (1990), Utilization of roughage and

concentrate by feedlot swamp buffaloes (Bubalus bubalis). Asian –

Australian Journal of Animal Science. (3): 195–204.

140. Wanapat M. and K. Sommart (1993), Supplementation of high quality feed bkock

(HQFB) for swamp buffalo fed rice straw based – diets. Proceedings the VII

Word Conference on animal production, Edmonton, Alberta, Canada. 3:

205–206.

141. Wanapat M., C. Wachirapakorn and C. Wattanachant (1991),

Supplementation of cotton seed meal for grazing native cattle and

swamp buffalo during the rainy season. Proceedings of the 29th Kasetsart

Univ. Annual Conference: Animal Science, Veterinary Science,

Aquaculture. p. 253–258.

142. Wanapat M., K. Sommart, C. Wachirapakorn, S. Uriyapongson and C.

Wattanachant (1994), Recent Advances in swamp buffalo Nutrition and

Feeding. Proceedings St Asian Buffalo Association Congress, Khonkean,

Thailand. Jannuary 17–21, p. 155–187.

Page 154: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

143

143. Wanapat. M, O. Pimpa, K. Sommart, S. Uriyapongson, W. Toburan, D.

Parker and P. Rowlinson (1995), “Effect of energy source on rumen

fermentation, degradability and rice straw intake in swamp buffalose”,

Proceeding International Workshop on Drauf animal power to increase

farming efficiency and sustainability, Khonkean University, Thailand.

144. Wanapat M., O. Pimpa, A. Petlum and U. Boontao (1997), Cassava hay: A

new strategic feeding for ruminants during the dry season, Paper presented

at the International Workshop on local Feed Resources–based Animal

Production, Ministry of Agriculture, Forestry, Fisheries, Kingdom of

Cambodia and FAO/Zapan Regionnal Project.

145. Wanapat M. (2003), Manipulation of cassava cultivation and utilization to

improve protein to energy biomass for livestock feeding in the tropics,

Asian - Australasian Journal of Animal Science 16 (3), pp. 463 - 472.

146. Williamson. G., W. J. A. Payner, (1978), An introduction to animal

husbandry in the tropics. Third edition, London and New York. Pp:

210-215.

147. Wood J. D., A. J Kempster, P. J David, (1987), Oservation on carcass and

meet quality in pig. Animal Prod. 44: 448, 1987.

148. Wardeh, M.F., 1981. Models for estimating energy and protein ultilization

for feeds. Utah State University, Logan

149. Wora-anu, M. Wanapat, C. Wachirapakorn and N. Nontaso (2000), Effect

of Roughage to Concentrate ratio Ruminal ecology and Voluntary feed

intake in cattle and swamp buffaloes Fed on Urea-treated rice straw,

Animal Production for a consuming Word, Nirth Animal Sciense

Congress of The Asian-Australasion Associalasion of Animal

Production, Sydney, Australia. 2-7/July, 2000.

Page 155: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

144

150. Yadav, M. P. (2004), Prospects of improving buffalo production in India.

Proceedings of The 7th World Buffalo Congress held in Makaty City,

Philippines, 20-23 October, 2004, pp63-69.

151. Yan T., Offer N.W. and Roberts D.J. (1996), The effects of dietary nitrogen

sources and levels on rumen fermentation, nutrient degradation and

digestion and rumen microbial activity by whether sheep given a high

level of molasses. Journal Animal Science 63, pp. 123-131.

152. Yuangklang C., S. Wora-anu, M. Wanapat, N. Nontaso and C. Wachirapakorn

(2001), Effects of roughage source on rumen microbes, feed intake and

digestibility in swamp buffaloes. International Workshop Current

Research and Development on Use of cassava as animal Feed, Khon

Kaen University, Thailand, pp. 69-71.

153. Zaman, G.U. (1996), Genetic studies on swamp buffaloes. Ph.D. Thesis,

Assam Agricultural University, Assam, India.

154. Zhang Chunxi (2006), The model of Chinese buffalo breeding. Proceedings

of the fifth Asian Buffalo Congress held in Nanning, China, 18-22 April,

2006, pp 166-185.

Page 156: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

145

TÀI LIỆU PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI (ME)

- Năng lượng trao đổi (NLTĐ):

NLTĐ (Mcal/kg VCK) = 0,82 DE

Trong đó: DE: Năng lượng tiêu hoá

- Năng lượng tiêu hoá (DE): được ước tính theo công thức của Crampton,

(1957)

DE (Mcal/kg VCK) = 0,04409 TDN

Trong đó: TDN là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá tính theo % chất khô

của thức ăn,

- Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá (TDN) ước tính theo Wardeh (1981)

Các công thức tính TDN của thức ăn cho trâu

Nhóm

thức ăn TDN (% VCK thức ăn)

1 -17,2649 + 1,2120Pth + 0,8352 DXKD + 2,4637CB + 0,4475Xth

2 -21,7656 +1,4284Pth + 1,0277DXKD + 1,2321CB + 0,4867Xth

3 -21,9391 + 1,0538Pth + 0,9736DXKD + 3,0016CB + 0,4590Xth

4 40,2625 + 0,1969Pth + 0,4228DXKD + 1,1903 CB - 0,1379Xth

5 40,3227 + 0,5398Pth + 0,4448DXKD + 1,4218 CB - 0,7007Xth

Trong đó:

Pth: protein thô (tính theo % CK của thức ăn)

DXKD: dẫn xuất không đạm (tính theo % CK của thức ăn)

Page 157: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

146

CB: chất béo (tính theo % CK của thức ăn)

Xth: xơ thô (tính theo % CK của thức ăn)

Thức ăn được phân thành các nhóm khác nhau dựa vào đặc điểm các

nhóm thức ăn (theo tiểu ban dinh dưỡng - Viện hàm lâm khoa học Mỹ).

Nhóm 1: thức ăn thô và khô bao gồm tất cả các loại thức ăn thô, các loại

cây cỏ sau khi cắt được phơi khô, các loại sản phẩm thực vật khác chứa trên

18% xơ thô như: cỏ khô, rơm, vỏ lạc, trấu.

Nhóm 2: thức ăn xanh bao gồm tất cả các loại thức ăn xanh được sử dụng

ở dạng tươi.

Nhóm 3: thức ăn ủ chua bao gồm tất cả cỏ ủ chua, cây ngô và thức ăn

xanh đem ủ chua, nhưng không bao gồm hạt, củ, cá hay sản phẩm có nguồn gốc

động vật ủ chua,

Nhóm 4: thức ăn năng lượng bao gồm các sản phẩm có hàm lượng protein

dưới 20% và xơ thô dưới 18%, Ví dụ: Các loại hạt, phụ phẩm công nghiệp xay

xát, các loại củ quả kể cả trường hợp chúng được ủ chua.

Nhóm 5: thức ăn giàu protein bao gồm thức ăn có hàm lượng protein trên

20% (tính theo chất khô) có nguồn gốc động vật (kể cả sản phẩm này đem ủ

chua) cũng như các loại tảo, khô dầu.

Page 158: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

147

PHỤ LỤC 2

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN

DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM

Chỉ tiêu Vật chất khô

(%)

Protein thô

(%)

Xơ thô

(%)

Cỏ tự nhiên 21,30 1,90 5,97

Cám gạo loại 1 87,57 15,3 7,77

Bột sắn 89,1 5,16 4,17

Bột lá sắn 89,5 23,18 13,24

Bột ngô 88,1 11,58 3,05

Thức ăn tinh hỗn hợp 88,521 13,09 6,84

Page 159: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

148

PHỤ LỤC 3

KHẨU PHẦN ĂN CHO TRÂU THÍ NGHIỆM

Khẩu phần ăn sử dụng trong thí nghiệm 3

STT Tháng tuổi của trâu

Khối lượng bình quân (kg)

Lượng thức ăn tinh (kg)

Lượng cỏ xanh (kg)

Nghiệm thức 1 1 6 74 0,6 8 2 9 112 1,3 12 3 12 158 1,6 14 4 15 200 1,9 17 5 18 240 2,1 20

Nghiệm thức 2 6 6 75 0,7 9 7 9 118 1,4 12 8 12 172 1,8 17 9 15 219 2,2 20 10 18 267 2,4 23

Nghiệm thức 3 11 6 73 0,7 9 12 9 117 1,4 13 13 12 172 1,9 19 14 15 223 2,3 23 15 18 272 2,5 26

Khẩu phần ăn sử dụng trong thí nghiệm 4

STT Tháng tuổi của trâu

Khối lượng bình quân (kg)

Lượng thức ăn tinh (kg)

Lượng cỏ xanh (kg)

1 18 267 2,4 23 2 21 315 2,6 27 3 24 360 2,8 30

Page 160: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

149

PHỤ LỤC 4

TIÊU CHUẨN ĂN CHO TRÂU SINH TRƯỞNG

Daily Nutrient Requirements of Buffalo

Maintenance and Growth (Duy trì và phát triển)

VCK ăn vào KL cơ thể (kg)

Tăng hoặc giảm trọng (kg)

kg % của KL cơ thể

Mật độ năng lượng

(Mcal/kg)

Năng lượng trao đổi

(Mcal)

Protein thô (g)

Ca (g)

P (g)

Vitamin (1000IU)

0,0 2,4 2,4 1,5 3,95 163 4 4 5 0,25 3,0 3,0 2,15 6,45 312 9 8 6 0,50 2,8 2,8 3,05 8,95 373 14 11 6

100

0,75 2,8 2,8 4,08 11,45 439 20 14 6

0,0 3,3 2,2 1,65 0,36 223 5 5 6 0,25 3,9 2,6 2,00 7,86 393 10 9 9 0,50 4,1 2,7 2,50 10,36 486 14 12 9 0,75 3,9 2,6 3,05 12,86 548 17 15 9

150

1,00 3,9 2,6 3,94 15,36 609 21 17 9

0,0 4,1 2,0 1,65 6,65 288 6 6 8 0,25 4,8 2,4 1,95 9,15 465 10 9 10 0,50 5,1 2,4 2,30 11,65 543 14 13 12 0,75 5,1 2,6 2,80 14,15 610 19 17 13

200

1,00 4,8 2,4 2,47 16,5 682 23 20 13

0,0 4,8 1,9 1,65 7,86 327 8 8 9 0,25 5,5 2,2 1,90 10,36 525 12 9 10 0,50 5,9 2,4 2,15 12,86 604 15 12 12 0,75 6,1 2,4 2,50 15,36 677 19 17 14

250

1,00 5,6 2,2 3,05 17,86 732 22 19 14

0,0 5,6 1,9 1,65 9,01 377 9 9 10 0,25 6,2 2,1 1,90 11,76 579 13 12 11 0,50 6,8 2,3 2,15 14,51 663 17 16 13 0,75 7,0 2,3 2,60 18,26 736 21 19 15

300

1,00 6,5 2,2 3,05 20,01 790 21 23 16

Page 161: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

150

0,0 6,4 1,8 1,65 10,11 426 10 10 12 0,25 7,1 2,0 1,90 13,11 620 13 12 13 0,50 7,6 2,2 2,15 16,11 703 17 15 15 0,75 7,8 2,2 2,45 19,11 776 20 18 17

350

1,00 7,2 2,1 3,05 22,11 826 23 21 18

0,0 7,0 1,8 1,65 11,17 469 11 11 13 0,25 7,7 1,9 1,85 14,42 653 14 13 14 0,50 8,4 2,1 2,10 17,67 740 17 16 16 0,75 8,7 2,2 2,40 20,92 818 20 19 18

400

1,00 8,3 2,1 2,90 24,17 874 23 21 19

0,0 7,7 1,7 1,65 12,21 515 12 12 14 0,25 8,6 1,9 1,90 15,71 675 14 14 15 0,50 9,1 2,0 2,10 19,21 758 16 16 17 0,75 9,5 2,1 2,40 22,71 836 18 18 18 1,00 9,5 2,0 2,85 26,21 896 20 20 20

450

1,10 8,8 2,0 3,05 27,61 911 21 21 20

0,0 8,3 1,7 1,65 13,21 556 13 13 14 0,25 9,1 1,8 1,85 16,96 701 15 14 16 0,50 9,7 1,9 2,10 20,71 786 16 16 18 0,75 10,2 2,0 2,40 24,46 869 18 18 20 1,00 10,4 2,1 2,8 28,21 933 20 20 23

500

1,10 9,7 1,9 3,05 29,72 971 21 21 23

(Nguồn: Kearl, 1982)

Page 162: ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG BỐ, MẸ VÀ NUÔI THÂM CANH …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Luan van/dinh_luan an.pdf · DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và

151

PHỤ LỤC 5

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ TẢ THÍ NGHIỆM