NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM - Sở Khoa học và ... CHAN DUNG.pdf · 1976; Một số...

5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 12/2016 [49] CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC 1. Từ truyền thống độc đáo của gia đình Nhà báo Quang Đạm sinh ngày 1/9/1913 tại Huế, trong một gia đình khoa bảng. Quê gốc ở làng Hoành Sơn, nay thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Họ tên thật của ông là Tạ Quang Đệ. Ông nội là Cử nhân Tạ Quang Oánh (đậu cử nhân năm 1891 nhưng không ra làm quan). Thân phụ là Tạ Quang Diễm (1884-1925) vốn là học trò xuất sắc của cụ Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn (1867-1923), đậu Cử nhân năm 1910, từng làm Giáo thụ phủ Tam Kỳ (Quảng Nam). Sau khi chính quyền thực dân bãi bỏ thi cử Nho học (1919), ông chuyển sang dạy chữ Hán và Việt văn cho một vài trường tiểu học. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Đào (1885-1975), cháu nội Thám hoa Nguyễn Đức Đạt (1825-1887) dạy nữ công và có thơ đăng trên các tờ Tiếng dân, Phụ nữ Thời đàm với bút danh Sầm Phố. Anh ruột ông là nhà bác học, nhà hoạt động khoa học và giáo dục nổi tiếng, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976): GS Tạ Quang Bửu (1910-1986) (1) . Họ Tạ có 3 truyền thống được giữ gìn suốt hơn 10 đời. Một là truyền thống “gia học” (học tại nhà, cha dạy con chứ không học trường lớp nào). Trong nhà thờ họ có bức hoành phi Phụ giáo tử đăng khoa (cha dạy con thi đỗ). Truyền thống thứ 2 là đàn ông không ai lấy hai vợ. Thứ 3 là trong nếp sống gia đình không thờ cúng quỷ thần, chỉ thờ cúng tổ tiên, ông bà và cha mẹ mà thôi (2) . Đó là những truyền thống hiếm có của một dòng họ khoa bảng danh giá trong xã hội phong kiến thực dân xưa. Cũng cần nói thêm, dù gia đình có ông và cha đều đỗ Cử nhân nhưng nhà vẫn rất nghèo. Sau này, GS Tạ quang Bửu kể: Bố tôi mất ngày mồng 6/4/âm lịchBố tôi mắc bệnh lao vì cảnh nhà túng bấn, khi qua đời chẳng có NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM n ThS. Huy Thiếu Huyền - Hội Sử học Nghệ An TS. Dương Thị Thanh Hải - Khoa Sử, Đại học Vinh Q uang Đạm (1913-1999) là một nhà báo nổi tiếng, một học giả tài năng, tâm huyết, có nhiều công lao với cách mạng nhưng còn rất ít được nhân dân quê hương biết đến. Bài viết này bước đầu giới thiệu cùng độc giả một số tư liệu về ông. Nhà báo Quang Đạm

Transcript of NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM - Sở Khoa học và ... CHAN DUNG.pdf · 1976; Một số...

Page 1: NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM - Sở Khoa học và ... CHAN DUNG.pdf · 1976; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội phát triển,

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 12/2016 [49]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

1. Từ truyền thống độc đáo của gia đìnhNhà báo Quang Đạm sinh ngày 1/9/1913 tại Huế,

trong một gia đình khoa bảng. Quê gốc ở làng HoànhSơn, nay thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An. Họ tên thật của ông là Tạ Quang Đệ. Ôngnội là Cử nhân Tạ Quang Oánh (đậu cử nhân năm1891 nhưng không ra làm quan). Thân phụ là TạQuang Diễm (1884-1925) vốn là học trò xuất sắc củacụ Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn (1867-1923), đậu Cửnhân năm 1910, từng làm Giáo thụ phủ Tam Kỳ(Quảng Nam). Sau khi chính quyền thực dân bãi bỏthi cử Nho học (1919), ông chuyển sang dạy chữ Hánvà Việt văn cho một vài trường tiểu học. Thân mẫu làbà Nguyễn Thị Đào (1885-1975), cháu nội Thám hoaNguyễn Đức Đạt (1825-1887) dạy nữ công và có thơđăng trên các tờ Tiếng dân, Phụ nữ Thời đàm với bútdanh Sầm Phố. Anh ruột ông là nhà bác học, nhà hoạtđộng khoa học và giáo dục nổi tiếng, Bộ trưởng BộĐại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976):GS Tạ Quang Bửu (1910-1986)(1).

Họ Tạ có 3 truyền thống được giữ gìn suốt hơn10 đời. Một là truyền thống “gia học” (học tại nhà,cha dạy con chứ không học trường lớp nào). Trongnhà thờ họ có bức hoành phi Phụ giáo tử đăng khoa(cha dạy con thi đỗ). Truyền thống thứ 2 là đàn ôngkhông ai lấy hai vợ. Thứ 3 là trong nếp sống gia đìnhkhông thờ cúng quỷ thần, chỉ thờ cúng tổ tiên, ôngbà và cha mẹ mà thôi(2). Đó là những truyền thốnghiếm có của một dòng họ khoa bảng danh giá trongxã hội phong kiến thực dân xưa. Cũng cần nói thêm,dù gia đình có ông và cha đều đỗ Cử nhân nhưngnhà vẫn rất nghèo. Sau này, GS Tạ quang Bửu kể:“Bố tôi mất ngày mồng 6/4/âm lịch… Bố tôi mắcbệnh lao vì cảnh nhà túng bấn, khi qua đời chẳng có

NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠMn ThS. Huy Thiếu Huyền - Hội Sử học Nghệ An

TS. Dương Thị Thanh Hải - Khoa Sử, Đại học Vinh

Quang Đạm (1913-1999) là

một nhà báo nổi tiếng,

một học giả tài năng, tâmhuyết, có nhiều công lao với cách

mạng nhưng còn rất ít được nhân dânquê hương biết đến. Bài viết này bướcđầu giới thiệu cùng độc giả một số tư

liệu về ông.

Nhà báo Quang Đạm

Page 2: NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM - Sở Khoa học và ... CHAN DUNG.pdf · 1976; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội phát triển,

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2016 [50]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

gì để lại cho mẹ tôi ngoài… vài trăm đồng bạc nợ!Các chủ nợ có ý đợi tôi sau này đỗ đạt ra làm quanrồi thì họ sẽ đòi nợ, hoặc sẽ “bắt”tôi phải “cưới”congái họ!”(3).

2. Đến chặng đường hoạt động cách mạngNăm 1926, học xong tiểu học, đúng lúc phong trào

đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinhđang sôi nổi trên cả nước, Tạ Quang Đệ tham gia bãikhóa theo lời kêu gọi của Võ Nguyên Giáp, PhanThanh là hai học sinh giỏi đang học trường Quốc họcHuế. Phong trào bị đàn áp, ông bỏ về quê. Cũng nămđó, người anh ruột là Tạ Quang Bửu thi đỗ thứ nhì bậcthành chung, ra Hà Nội vào học trường Trung học Bảohộ (Trường Bưởi). Lúc Phan Bội Châu an trí ở Huế,bà mẹ quyết định đưa Tạ Quang Đệ đến nương nhờcửa cụ, vừa làm học trò học thêm chữ Hán, vừa làmthư ký cho cụ (Phan Bội Châu là học trò của ông nộibà). Chính nhờ được gần gũi “ông già Bến Ngự” gầnmột năm mà kiến thức Hán văn, lịch sử dân tộc củaTạ Quang Đệ được nâng lên rất nhiều. Ở đây, TạQuang Đệ thường giúp cụ Phan viết những bài báotiếng Việt cho tờ Tiếng dân - tờ báo Quốc ngữ đầu tiênở Trung Kỳ do cụ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương.Hiện nay, tại nhà kỷ niệm Phan Bội Châu ở Huế, tấmhình Tạ Quang Đệ chụp chung với cụ vẫn còn đượclưu giữ. Sau đó, Tạ Quang Đệ thi đỗ vào trường QuốcTử giám, đến năm 1932, tốt nghiệp, được bổ làm Thừaphái ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa(4), rồi chuyểnsang làm Lục sự chuyên lo việc lập, giữ giấy tờ sổsách ở tòa án địa phương.

Từ sau năm 1937, Tạ Quang Đệ tham gia phongtrào Hướng đạo do các Tổng ủy viên Tạ Quang Bửu,

Hoàng Đạo Thúy phụ trách. Phong trào cónhững hoạt động nhằm rèn luyện cho thanhniên, nhất là lớp trí thức trẻ tính tự lực, tháovát, lòng ham thích làm việc tốt. Khoảngnăm 1941, Tạ Quang Đệ đã là thầy giáohuấn luyện cho các hướng đạo sinh. Nhiềuhướng đạo sinh lần lượt gia nhập Việt Minh.Trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945, từ một “đề nghị” của đoàn thể, Tổngđốc Thanh Hóa bổ Tạ Quang Đệ làm Tri phủHà Trung - vùng đất giáp ranh Thanh Hóa -Ninh Bình, là nơi có chiến khu Hòa - Ninh -Thanh (Hòa Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa),rồi chiến khu Ngọc Trạo. Vừa thừa hànhchức phận, Tạ Quang Đệ vừa tìm mọi cáchtiếp xúc với các cá nhân, tổ chức cách mạng.Trước ngày cách mạng bùng nổ, ông đã liênhệ với Việt Minh, bàn giao con dấu, sổ sách,vũ khí..., ngay sau đó ra Hà Nội dạy ở trườngThăng Long, rồi nhận công tác ở phòngTham mưu do Hoàng Văn Thái làm Trưởngphòng. Ngày 3/9/1945, Trưởng ban liên lạccủa phòng Tham mưu Hoàng Đạo Thúy chỉđịnh Tạ Quang Đệ làm Tổ trưởng Tổ mậtmã, trực tiếp chỉ đạo xây dựng và tổ chứcphòng mật mã. Ông đã cùng đồng nghiệpthiết kế luật mật mã mới về vô tuyến điệnđược áp dụng trong toàn quân, được coi làmột trong những người sáng lập ngành Mậtmã Việt Nam(5).

Từ tháng 5/1946, Tạ Quang Đệ làm Thưký riêng cho Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp.

Gia đình nhà báo Quang Đạm

Page 3: NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM - Sở Khoa học và ... CHAN DUNG.pdf · 1976; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội phát triển,

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 12/2016 [51]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

được”. Lời Bác dặn: “phải viết thế nào cho ai cũnghiểu được” khiến ông “nhớ mãi và thường suy nghĩ đểlàm cho đúng như thế”(8).

Buổi đầu viết bài trên tờ Sự thật, Tạ Quang Đệghép tên mình với tên 2 con đầu: Lam Ngọc Đệ haynói lái là Lê Ngọc Đạm, hoặc tên 3 con: Điền NgọcLam hay Đàm Ngọc Liên làm bút danh. Một lần bảnthảo gửi đến tòa soạn bị ướt nước mưa, bút danh LêNgọc Đạm chỉ còn đọc được chữ Đạm, thợ nhà in biếttác giả bài báo là Tạ Quang Đệ, bèn ghép thêm chữQuang vào, từ đó bút danh Quang Đạm xuất hiện. Khivề báo Nhân Dân, hầu như ông chỉ ký là Quang Đạm,hoặc QĐ.

Giai đoạn viết báo Sự thật (1947-1950) QuangĐạm nổi tiếng với loạt bài luận chiến về quan điểm“Tư pháp với Nhà nước”, tranh luận với luật sư Bộtrưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe (1912-2011) và 1 sốngười khác viết bài đăng trên tờ Độc lập - cơ quanngôn luận của Đảng Dân chủ. Giai đoạn 1954-1960,nhờ có tri thức uyên bác, Quang Đạm viết nhiều bàilý luận sắc sảo như các bài phê phán nhóm Nhân vănGiai phẩm: Quan hệ giữa chính trị và văn nghệ, Giữvững nguyên tắc dân chủ của chúng ta, đặc biệt là bàidài đăng suốt một tuần trên báo Nhân dân vào cuốinăm 1957: Quan điểm báo chí vô sản và quan điểmbáo chí tư sản, sau đó được tập hợp thành tài liệugiảng dạy cho cán bộ, đảng viên, dùng để đấu tranhtrên mặt trận báo chí, tư tưởng.

Vào những năm 60, cuộc đấu tranh với nhữngngười không đồng chính kiến diễn ra sôi nổi trên địahạt văn học nghệ thuật và cả chính trị, tư tưởng. QuangĐạm có bài Đập nát chủ nghĩa xét lại hiện đại phêphán tư tưởng hữu khuynh, vạch mặt những kẻ cơ hộilợi dụng danh nghĩa cách mạng để chống phá cáchmạng. Các tác phẩm của ông đã xuất bản: Lao độnglà một nghĩa vụ quang vinh, Nxb Sự thật, 1957; Kiênquyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, Nxb Sự thật,1958; Hai mươi năm phấn đấu vẻ vang và những bàihọc kinh nghiệm quý báu, Báo Nhân Dân in lưu hànhnội bộ, 1971; Bản án Nich xơn, Nxb Sự thật, 1972;Quan điểm báo chí vô sản, Trường Nguyễn Ái Quốc,1976; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩaxã hội phát triển, Vụ thông tin lý luận - Viện Mác -Lênin, 1984(9).

Các tác phẩm báo chí xuất sắc của Quang Đạm vềsau được tập hợp chọn lọc trong cuốn Một nghề đángquý (Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, H. 2011), cóđộ dày gần một ngàn trang, gồm trên 50 bài của tác

Kháng chiến bùng nổ, ông về làm việc tạivăn phòng đồng chí Trường Chinh ở Chiếnkhu Việt Bắc. Ngày 10/5/1947, ông được kếtnạp vào Đảng, người giới thiệu là 2 vị:Trường Chinh và Mười Hương (sau nàytừng là Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng).Tháng 12/1947, được chỉ định tham gia BanTuyên huấn Trung ương, Tạ Quang Đệ làmỦy viên Ban biên tập tờ Sự thật - cơ quanngôn luận của Hội Nghiên cứu chủ nghĩaMác do Trường Chinh phụ trách; năm 1950,được bầu vào ủy viên Ban Chấp hành Hộinhững người viết báo Việt Nam - tiền thâncủa Hội Nhà báo Việt Nam; đầu năm 1951,tham gia Ban Biên tập báo Nhân dân - cơquan ngôn luận của Đảng Lao động ViệtNam vừa ra hoạt động công khai (số đầu tiênra ngày 11/3/1951), chuyên viết các mụcbình luận quốc tế, bình luận triết học, chínhtrị, xã hội, pháp luật, văn hóa… và công tácở đó cho đến ngày nghỉ hưu (9/1979)(6).

3. Và một học giả có đóng góp nổi bậtĐóng góp của Tạ Quang Đệ chủ yếu ở

lĩnh vực báo chí. Ông đến với nghề báo rấtngẫu nhiên. Ông kể: “…Anh Trường Chinhbảo: Hôm nay là ngày thành lập Đảng(3/2/1947), mỗi đồng chí viết 1 bài cho báoliếp. Mọi người rất phấn khởi, hào hứng viết.Tôi cũng viết 1 bài. Điều này có ý nghĩa nhưmột bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Khi dánlên, anh Trường Chinh đi xem hết lượt từngbài một, kỹ lắm. Đến bài tôi, anh đứng xemmột chốc rồi bảo: “Bài này được”. Thôi,anh phụ trách tờ báo liếp này”(7). Sau đó,Trường Chinh quyết định đưa Tạ Quang Đệvào Ban biên tập tờ Sự thật dù lúc đó ôngchưa là đảng viên. Một trong những kỷ niệmsâu sắc nhất trong đời làm báo của ông là lầnđược gặp Bác Hồ khi còn làm ở báo Sự thật.“Bác hỏi: “Chú làm gì? Trước chú có viếtbáo không?”... “Trước cháu làm hướng đạo,thời kỳ ở Cục Thông tin - Bộ Tổng thammưu, cháu làm mật mã”. Bác nói: “Trướcchú làm mật mã, tức là chú viết cái gì mà aikhông nắm được luật thì không hiểu được,không đọc được, không sử dụng được. Bâygiờ làm báo Sự thật thì chú phải làm ngượclại. Chú phải viết thế nào cho ai cũng hiểu

Page 4: NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM - Sở Khoa học và ... CHAN DUNG.pdf · 1976; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội phát triển,

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2016 [52]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

giả và một số bài viết, cảm tưởng của người thân, bạnbè, đồng nghiệp về cuộc đời, sự nghiệp báo chí, đạođức, nhân cách của ông. Ở đây có những dòng tâmtình xúc động qua các bài: Một cuộc đời làm báo, Conđường báo chí theo Trường Chinh. Lại có bài có tínhchất tổng kết một giai đoạn báo chí nước ta như: Báochí Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; hay khẳngđịnh một chặng đường phấn đấu của báo Nhân dânnhư bài Hai mươi năm phấn đấu vẻ vang và nhữngbài học kinh nghiệm. Là một học giả uyên bác, ôngcó những bài viết sâu sắc về văn hóa như Về văntrong văn hóa; về lịch sử như: Lịch sử, sử học, sử ký;về ngôn ngữ như Một số suy nghĩ về cuốn Từ điểntiếng Việt, Một vài suy nghĩ sau khi đọc cuốn Chuẩnmực hóa và công thức hóa cấu trúc câu văn. Đángchú ý nhất là bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việtlà kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu đúc rút một đờicủa một nhà báo lão thành. Ông còn có một loạt bàivề tư tưởng, triết học mang tính khoa học cao như:Từ Chiếu dời đô đến Tuyên ngôn độc lập; Tư tưởngNguyễn Trãi và tinh hoa Việt Nam; Chủ nghĩa xã hộikhông tưởng của “Thánh hiền” Nho giáo và Chủnghĩa xã hội khoa học của người cộng sản Hồ ChíMinh… Có thể xem Một nghề đáng quý là bản tổngkết cuộc đời một nhà báo tài năng say mê nghềnghiệp, có cái tâm trong sáng và tấm lòng tha thiếtyêu mến quê hương đất nước. Đúng như nhận địnhcủa nhà báo lão thành Hoàng Tùng (1920-2010),nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, Bí thư Banchấp hành Trung ương Đảng: “Đọc Quang Đạm aicũng thấy phong cách một người viết nghiêm túc từchiều sâu nội dung, kết cấu, ngôn ngữ, chính tả,chấm câu, xuống dòng… Phải là một người có trìnhđộ học vấn cao, ý thức trách nhiệm đầy đủ trướcngười đọc mới có thể làm được như vậy. Ngày nay,mặt bằng trí thức của xã hội ta đã khác ngày xưa rấtnhiều, song phong cách, ý thức trách nhiệm củangười viết báo vẫn phải như Quang Đạm”(10).

Những năm 1970, 1980, Quang Đạm còn tham giabiên soạn Từ điển. Ông là đồng tác giả các cuốn Từđiển thuật ngữ triết học, chính trị Nga, Pháp, Việt,(Nxb Khoa học Xã hội, 1978); Từ điển thuật ngữ xuấtbản báo chí Nga, Anh, Việt, (Nxb Khoa học Xã hội,1982); đồng tác giả nhiều tác phẩm khác. Ngoài ra,ông còn dịch các tác phẩm kinh điển, nghiên cứu Nhogiáo: viết cuốn Nho giáo xưa và nay. Trước khi tácphẩm này xuất bản, bài Nho giáo và gia đình đã đượcđưa vào sách Nho giáo xưa và nay do Vũ Khiêu chủ

biên (Nxb Khoa học Xã hội, H.1991), đượcdư luận chú ý. Cũng năm 1991, Nxb Khoahọc Xã hội xuất bản cuốn Đại học - Trungdung do Quang Đạm dịch.

Mãi đến năm 1994, Nxb Văn hóa mớicho ra mắt bạn đọc tác phẩm Nho giáo xưavà nay của Quang Đạm. Năm 2001, sách lạiđược Nxb Văn hóa Thông tin tái bản. Chođến nay, việc nghiên cứu Nho giáo, Nho họcvà ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị,văn hóa, xã hội nước ta vẫn đang là vấn đềthời sự. Có thể một số nhận định của tác giảvề các mặt tiến bộ và lỗi thời của Nho giáocòn cần phải điều chỉnh, nhưng cách đặt vấnđề của ông là chuẩn xác. Đó là việc chỉ ramặt hạn chế của Nho giáo không phải để“truy tố”, “bắt đền” mà để nhìn rõ và loại trừtận gốc một cách khách quan, khoa họcnhững hậu quả cụ thể của nó trong hệ tưtưởng và cuộc sống; cũng như chỉ ra mặt tíchcực không phải để “truy tặng”, “khenthưởng” nó mà để giữ gìn, phát huy nhằmthúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Nho giáo xưa và nay có những phân tíchthấu đáo vai trò Nho giáo trong việc giáo dụccon người nói chung, việc giáo dục con cái

Nhà báo Quang Đạm và vợ

Page 5: NHÀ BÁO, HỌC GIẢ QUANG ĐẠM - Sở Khoa học và ... CHAN DUNG.pdf · 1976; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội phát triển,

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 12/2016 [53]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

trong gia đình nói riêng, đặc biệt là bài Conngười Nho giáo thuở trước và con người ViệtNam hiện nay. Tác giả còn có những kiến giảiđộc đáo, sâu sắc. Chẳng hạn, ông coi từ“nước” tương đương với từ “gia”. “Gia” vốnchỉ tương đương với từ “nhà” trong tiếng Việt.Nhưng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại đã từngtồn tại những nước nhỏ do các quan đại phucai trị và được gọi là “gia”. Nếu theo nghĩanày, khái niệm “nước” và khái niệm “gia” gầnnhư đồng nhất. Ngoài ra còn dùng từ ghépquốc gia để chỉ nước. Theo ông “Nhà là chỗđứng vững chắc cần phải giữ vững trong mọiquan hệ giữa con người mình với đất nước vàthiên hạ, đó là một điểm rất cơ bản của hệ tưtưởng Nho giáo(11). Ý kiến này xác định rõràng chân lý của đạo Nho khi coi “nhà là gốccủa nước” và thiên hạ. Hơn nữa, luận điểm“nhà là gốc của nước” thể hiện tính giai cấprõ nét. Nho giáo không quan tâm tới mọi nhà,mọi gia đình trong nước, mà chỉ chú ý đếnnhà của giai cấp thống trị (gia đình và gia tộclớn: đại gia, thế gia)…

Quang Đạm còn là một bậc thầy được baothế hệ sinh viên báo chí quý mến. Từ năm1949, ông dạy môn ngôn ngữ báo chí cho lớpviết báo Huỳnh Thúc Kháng. Đầu những năm

1950, ông tiếp tục lên lớp tại trường Tuyên huấnTrung ương (nay là Phân viện Báo chí và Tuyêntruyền). Tập bài giảng Quan điểm báo chí của ông làmột trong số rất ít giáo trình, tài liệu hướng dẫnnghiệp vụ báo chí đầu tiên ở nước ta. Ông còn đượcmời tới giảng bài và nói chuyện tại nhiều trung tâmkhoa học lớn của miền Bắc, được nhà báo lão thànhHoàng Tùng cùng nhiều nhà báo khác suy tôn là khotừ điển sống.

4. Thay lời kếtBình sinh Quang Đạm luôn sống giản dị, cần cù

học tập, công tác, luôn đem hết sức mình cống hiếncho cách mạng. Có được thành tựu, ông thấm thíacông ơn của Đảng, trước hết là sự dìu dắt của haiđồng chí Trường Chinh và Mười Hương. Ông cũngvô cùng biết ơn người bạn đời của mình: bà NguyễnThị Sâm. Đây là lời ông tâm sự với người con gái út,kỹ sư Tạ Thị Điền: “Nếu gọi là may mắn, thì maymắn nhất đời cậu là có được mợ con (các con ônggọi cha mẹ là cậu mợ - HSH chú)… Mợ con, ngườibạn đời chung thủy, người bạn tâm tình cùng chia sẻvui buồn, chăm lo động viên cậu cả cuộc đời. Mợcon, người phụ nữ dịu hiền và có đặc điểm khác biệtmà ít người phụ nữ khác có được, là đức hi sinh,không toan tính một điều gì cho riêng mình, tất cả vìngười khác, vì gia đình, vì chồng con, mợ con xứngđáng với lời khen của mọi người”(12)./.

Chú thích:

(1), (3) Theo Hàm Châu (2002), Tạ Quang Bửu - Người thầy công tâm và thông thái trong sách: Ngườitrí thức quê hương, tập 1, Nxb Giáo dục, tr.10-12, Dương Kỳ Anh, Học giả, nhà báo Quang Đạm: “từđiển sống” Việt Nam, Văn nghệ Công an online 13/7/2015.

(2), (12) Dương Kỳ Anh, Học giả, nhà báo Quang Đạm: “từ điển sống” Việt Nam, Tài liệu đã dẫn.(4) Theo Hàm Châu, Dương Kỳ Anh (tài liệu đã dẫn) và Thủy Trường: Từ một “vụ án” đã sáng tỏ đăng

trên Blog Pham Ton tuần 2/10/2012… Thừa Phái là viên chức giúp việc ở phủ, huyện; có 8 hạng: hạngnhất hàm chánh thất phẩm, hạng nhì tòng thất phẩm, giảm dần cho đến hạng sáu là tòng cửu phẩm, hạng7, 8 chưa được phong hàm.

(5) Nhờ những đóng góp này mà tháng 6/2001, gia đình ông đã được vinh dự đón nhận Bằng chứngnhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ) (Theo Mõ Làng:tiengmolang,blogspot.com/2009/04/quang-dam-nha-bao-hoc-gia.html; và Thủy Trường: Từ một “vụ án”đã sáng tỏ đăng trên Blog Pham Ton tuần 2/10/2012…).

(6) daitudien.net/lich-su/lich-su-ve-quang-dam,html.(7), (8), (10) Quang Đạm (2011), Một nghề đáng quý, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, H. 2011, tr.164,

tr.165, tr.809.(9) Theo Đặng Thanh Quê - Đào Tam Tỉnh, Tác gia Nghệ Tĩnh thế kỷ XX, Sở Văn hóa và Thông tin

Nghệ Tĩnh, 1990, T.1, tr.104.(11) Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, tr.166.