NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích...

14
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN ĐỨC HIU NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THI NGUY HI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - Năm 2016

Transcript of NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích...

Page 1: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN ĐỨC HIẾU

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2016

CH

U V

ĂN

TH

ẢO

ĐH

QG

HN

201

5

LUẬ

N V

ĂN

THẠ

C SĨ

KH

OA

HỌ

C M

ÔI TR

ƯƠ

NG

Page 2: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN ĐỨC HIẾU

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Môi trường và Phát triển bền vững

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG VĂN LỢI

Hà Nội - Năm 2016

CH

U V

ĂN

TH

ẢO

ĐH

QG

HN

201

5

LUẬ

N V

ĂN

THẠ

C SĨ

KH

OA

HỌ

C M

ÔI TR

ƯƠ

NG

Page 3: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

i

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ “Nghiên

cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các Khu

công nghiệp tỉnh Hưng Yên”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu

thập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp

cụ thể. Tuy vậy,trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã

nhận được rất sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè và gia đình.

Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS Đặng

Văn Lợi, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong

suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi

trường, trường Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, giúp

đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.

Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thượng Hiền, Cục

trường cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường; Ths Phan Thanh Giang, Phó

trưởng phòng chất thải nguy hại, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường;

ThS Vũ Ngọc Ánh, Phó trưởng phòng kiểm tra, thanh tra môi trường, Cục Kiểm

soát hoạt động bảo vệ môi trường, Tổng cục môi trường và những đồng nghiệp đã

giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.

Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa

nhiều nên luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Tác

giả kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên

cứu được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Nguyễn Đức Hiếu

Page 4: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

ii

CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các Khu công nghiệp tỉnh Hưng

Yên” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS Đặng Văn Lợi. Đây không phải là

bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả nghiên cứu trong

luận văn đều do tôi thực hiện và đánh giá.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong

luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Người viết cam đoan

Nguyễn Đức Hiếu

Page 5: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i

CAM ĐOAN ............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vii

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI .................. 3

1.1. Tổng quan về CTNH ............................................................................................ 3

1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 3

1.1.2. Nguồn và phân loại CTNH ............................................................................... 4

1.1.3. Ảnh hưởng của CTNH đến môi trường ............................................................ 6

1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý CTNH .......................................................... 8

1.3. Tổng quan về quản lý CTNH trên cả nước .......................................................... 9

1.4. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến đang áp dụng tại Việt Nam .............. 14

1.5. Tổng quan về tình hình quản lý CTNH tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên15

1.5.1. Tổng quan về các KCN và thành phần CTNH phát sinh tại Hưng Yên ......... 16

1.5.2. Tổng quan về công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ....... 19

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 30

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 30

2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 31

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32

2.3.2. Phương pháp điều tra - khảo sát: ..................................................................... 32

2.3.3. Phương pháp thống kê: .................................................................................... 32

2.3.4. Phương pháp kế thừa:...................................................................................... 32

2.3.5. Phương pháp chuyên gia: ................................................................................ 32

Page 6: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

iv

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 33

3.1. Tình hình về phát sinh CTNH ............................................................................ 33

3.2. Tình hình thu gom, xử lý CTNH ........................................................................ 35

3.2.1. Tình hình thu gom, xử lý CTNH ..................................................................... 35

3.2.2. Về năng lực thu gom, xử lý CTNH của các Đơn vị hành nghề quản lý CTNH

trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ....................................................................................... 38

3.3. Về hoạt động quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn tỉnh.............................. 77

3.4. Các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý CTNH ..................................... 79

3.5. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ......................................................... 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 86

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 88

Page 7: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

CTNH : Chất thải nguy hại

KCN : Khu công nghiệp

CHN : Chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại

CNT : Chủ nguồn thải

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

BVTV : Bảo vệ thực vật

Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường

Page 8: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Tình hình phát sinh và thu gom CTNH năm 2011 ........................ 10

Bảng 1. 2. Các công nghệ xử lý CTNH đã được TCMT cấp phép hoạt động 15

Bảng 1. 3. Thành phần CTNH các nhóm ngành ............................................. 17

Bảng 1. 4. Các chỉ tiêu về thu gom, xử lý chất thải rắn .................................. 23

Bảng 1. 5. Lộ trình phân loại CTNH ............................................................... 26

Bảng 1. 6. Danh sách các đơn vị do tỉnh Hưng Yên cấp phép ....................... 28

Bảng 3. 1. Số lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh .................................. 33

Bảng 3. 2. Danh sách các chủ vận chuyển do địa phương cấp phép .............. 36

Bảng 3. 3. Danh mục các phương tiện, thiết bị xử lý ..................................... 39

Bảng 3. 4. Danh mục các mã CTNH được phép xử lý ................................... 40

Bảng 3. 5. Danh mục các phương tiện, thiết bị xử lý ..................................... 61

Bảng 3. 6. Danh mục các phương tiện, thiết bị xử lý ..................................... 62

Bảng 3. 7. Danh mục các mã CTNH được phép xử lý ................................... 63

Page 9: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1. Bản đồ tỉnh Hưng Yên ................................................................... 31

Hình 3. 1. Lò đốt ............................................................................................. 60

Hình 3. 2. Hệ thống súc rửa thùng phuy ......................................................... 60

Hình 3. 3. Tẩy rửa kim loại ............................................................................. 61

Hình 3. 4. Xử lý bóng đèn ............................................................................... 61

Hình 3. 5. Hệ thống tái chế dầu thải ................................................................ 76

Hình 3. 6. Hệ thống xử lý bóng đèn thải ......................................................... 77

Hình 3. 7. Hệ thống tái chế dung môi ............................................................. 77

Page 10: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

1

MỞ ĐẦU

Sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực là một loạt các văn bản triển

khai Luật, trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu và mới đây

là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài

nguyên và Môi trường về quản lý CTNH (thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT).

Quy định tại các văn bản này sẽ là định hướng quan trọng cho sự phát triển của lĩnh

vực quản lý CTNH trong thời gian tới.

Cùng với sự ra đời của các văn bản nêu trên là hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia liên quan đang được áp dụng hiện nay như QCVN 02:2012/BTNMT Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 07:2009/BTNMT Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH; QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp, QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng; QCVN 56:

2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải, QCVN 55:

2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm...

Chính từ sự phát triển của các văn bản quy phạm pháp luật về CTNH cũng như

các hướng dẫn và sự nỗ lực triển khai trong toàn ngành tài nguyên nên công tác quản

lý CTNH đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận. Tỷ lệ CTNH được thu gom, xử lý

theo đúng quy định tăng theo hàng năm, góp phần giảm thiểu các tác động xấu tới môi

trường.

Tuy nhiên, trong thực tế quản lý, một vấn đề dễ nhận thấy trong quản lý CTNH

là sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền cũng như các địa phương trong

công tác quản lý CTNH. Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội

của từng địa phương. CTNH tập trung phát sinh chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng

điểm trong cả nước và tương ứng với nó là tại các tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng

điểm. Cùng với sự phát triển mạnh việc công nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong

Vùng kinh tế trọng điểm thì lượng phát sinh CTNH tại địa phương đó càng tăng cao và

diễn biến phức tạp đòi hỏi công tác quản lý CTNH tại địa phương cũng như Cơ quan

Page 11: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

2

quản lý tại địa phương phải được xây dựng và vận hành khoa học đáp ứng với nhu cầu

phát triển nhanh và mạnh của lượng CTNH phát sinh. Trong thực tiễn dù cùng được

xây dựng và vận hành theo các quy định về quản lý CTNH như Thông tư số

36/2015/TT-BTNMT. Tuy nhiên, việc quản lý và áp dụng ở các địa phương cũng có

những đặc điểm rất riêng tùy theo mức độ phát triển và nhu cầu quản lý của từng địa

phương.

Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các

giải pháp tăng cường công tác quản lý CTNH tại các KCN tỉnh Hưng Yên” là nghiên

cứu cần thiết, sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về công tác quản lý CTNH tại tỉnh Hưng

Yên để từ đó đưa ra các đánh giá nhằm tăng cường được năng lực quản lý công nghiệp

nguy hại trên địa bàn tỉnh hướng tới mô hình quản lý CTNH hiệu quả có thể nhân rộng

trong cả nước.

Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau:

- Chương 1. Tổng quan về quản lý CTNH;

- Chương 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu;

- Chương 3. Kết quả nghiên cứu;

- Chương 4. Kết luận và kiến nghị;

- Tài liệu tham khảo.

Page 12: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.1. Tông quan vê CTNH

1.1.1. Đinh nghia

Thuật ngữ CTNH lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau một thời gian

nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng

như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác

nhau về CTNH trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường.

Philippines: CTNH là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính

cao, có thể cháy, nổ và gây nguy hiểm cho con người và động vật.

Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả

năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường. Những chất này phải yêu

cầu kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.

Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (12/1985): Ngoài chất thải phóng

xạ và chất thải y tế, CTNH là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình chứa khí) mà

do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có

khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân

chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác.

Mỹ: Chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí) có thể được coi là

CTNH khi:

- Nằm trong danh mục CTNH do EPA đưa ra (gồm 4 danh sách).

- Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy nổ, ăn mòn,

phản ứng và độc tính.

- Được chủ thải (hay nhà sản xuất) công bố là CTNH.

Bên cạnh đó CTNH còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều

lượng nhỏ. Đối với chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch tễ trên con

người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán độc tính của

chúng lên con người.

Page 13: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30

tháng 6 năm 2016 về quản lý chât thải nguy hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Hà Nội.

2. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chât

thải và phế liệu, Chính phủ, Hà Nội.

3. Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghiệp & Môi trường Việt Nam (2015),

Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chât thải nguy hai, Công ty Cổ phần

Đầu tư phát triển công nghiệp & Môi trường Việt Nam, Hưng Yên.

4. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 – URENCO 11 (2015), Bộ

hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chât thải nguy hai, Công ty Cổ phần môi

trường đô thị và công nghiệp 11 – URENCO 11, Hưng Yên.

5. Công ty TNHH Ngọc Thiên (2014), Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy

chât thải nguy hai, Công ty TNHH Ngọc Thiên, Hưng Yên.

6. Lê Huy Bá (2008), Độc học môi trường cơ bản, Nhà Xuất bản Đại học Quốc Gia

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Luật số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, về ban hành Luật Bảo về môi

trường, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng yên (2013), Báo cáo về công tác quản lý

CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng yên (2014), Báo cáo về công tác quản lý

CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng yên (2015), Báo cáo về công tác quản lý

CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

11. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo tổng hơp về điều tra, thống kê, dự báo tình

hình phát sinh, thu gom và xử lý chât thải rắn (công nghiệp, nguy hai, sinh hoat)

trên pham vi toàn quốc, Đề xuất các giải pháp quản lý và cơ sở xây dựng dữ liệu

quản lý của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Môi trường, Hà Nội.

12. Tổng cục Môi trường (2013), Bộ sổ tay hướng dẫn về quản lý chât thải có chứa

PCB, Tổng cục Môi trường, Hà Nội.

Page 14: NGUYỄN ĐỨC HIẾUrepository.vnu.edu.vn/.../VNU_123/16887/1/01050003132.pdfthập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất

87

13. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2008), Quyết định số 1653/2008/QĐ-UBND

ngày 28 tháng 08 năm 2008 về việc thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

14. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày

29 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2013), Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 01

tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt quy hoach quản lý chât thải rắn trên địa

bàn tỉnh Hưng Yên đến 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

16. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2015), Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 22

tháng 4 năm 2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền han, cơ cầu tổ

chức của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Hưng

Yên.