NGUYEN ỌC LIỆU -...

10
THAN CK.0000069298 NGUYEN ỌC LIỆU

Transcript of NGUYEN ỌC LIỆU -...

THANCK.0000069298

NGUYENỌC LIỆU

ĐO ĐIỆN

H O ÀNG H Ữ U TH Ậ N

ĐO ĐIỆN■

DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐANG NGHỂ, TRUNG HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN ĐIỆN

B iên soạn th eo ch ư ơ n g tr ìn h T ổ n g cụ c d ạ y n g h ề ban h à n h

NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

LỜI NÓI ĐẨU

Giáo trình này biên soạn dựa theo chương trình môn học Đo điện do Bộ Lao động và Bộ Điện và Than ban hành năm 1976, dùng cho các trường cao đẳng, trung học và sơ cấp nghề điện, đồng thời phục vụ công tác bổi huấn nghề, làm sách tham khảo trong thực hành do điện. Đày là môn học cơ sở của các nghề điện như vận hành điện, thí nghiệm điện, sửa chữa thiết bị điện, quản lý đường dày và trạm, đặt điện hạ áp, điện xí nghiệp, xây dựng đường dây và trạm...

Cuốn sách trình bày cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm công dụng, cách sử dụng các loại dụng cụ do điện và các phương pháp thông thường đo các lượng diện phổ biến như đo dòng điện, điện áp, công suất, điện năng, điện trở, tẩn số, hệ số công suất v.v...

Kiến thức cần cho công tác đào tạo, bồi huấn rất rộng, song thời gian môn học lại hạn chế. Đống thời, do tính chất môn học là trừu tượng, liên quan khá sâu đến hiện tượng vật lí của các quá trình diện từ, dối tượng chủ yếu lại là học viên các ưường, lớp học nghề, nên cuốn sách chì giới hạn theo mục đích và yêu cẩu qui định trong chương trình. Trên tinh thần tinh giản và chọn lọc, cuốn sách cố gắng dề cập đến các nội dung cơ bản và chủ yếu, giải quyết có trọng tâm, nhưng vẫn bảo dảm dẩy dù các nội dung (ìn chị/ơng trình qui định. Đổng thời cũng đặc biệt chú ý đến yêu cấu thực hành và các vấn đê'áp dụng vào thực tế, cung cấp cắc nội dung cẩn trong công tác kỹ thuật và cập nhật những tiến bộ vế kỹ thuật đo. Cuốn sách dã dành một tỉ lệ thích đáng giới thiệu thiết bị cụ thể, trình bày cách sử dụng, phương pháp sử dụng và bảo quàn, m ột số tính toán đơn giản và cần thiết.

Đ ể tiện in ấn, trong tài liệu này, sừ dụng dấu gạch trên hay gạch dưới đê’ chi lượng hình học và lượng vec-tơ hay lượng phức, chẳng hạn, AB - đoạn dài từ A đến B, Ưd chi vec-tơ hay phúc áp dây ƠJ. Củng vậy, phép khai căn dược diễn tả dưới dạng khai căn hay dưới dạng số mủ phân,

5

chẳng hạn, (a + b)m - căn bậc hai của tổng (a + b). Từ ngũ tuân thủ qui tắc phiên thuật ngữ khoa học - kỹ thuật nước ngoài, trong dó, i. Đảm bảo và tôn trọng cấu tạo chữ tiếng Việt theo nguyên tắc đọc và viết phải thống nhất, không viết liền mà viết rời có liên kết bằng dấu gạch nối (-), chẳng hạn a-nôt thay cho anot / anôt / anode, nat-ri thay cho natri, xuỵn-phua-rich thay cho sunũiric; ii. Cho phép thêm một số phụ âm cắn thiết vào chữ Việt gồm f(thay ph khi cần), (p (thaỵgi khi cắn) và z (thay d khi cắn) nhưng không lạm dụng; iii. Thêm phụ âm kép pr, tr, pl, cr,... khi cẩn thiết; iv. Bỏ dấu sắc (I) khi không cẩn thiết trong từ phiên àm, chẳng hạn, ca-tôt ứiayca-tót, ăc-qui thaỵắc-qui, lô-gich ửiayìô-gích...;Những từ đã Việt hóa tuân theo qui tắc chữ Việt, chẳng hạn cao su (không có gạch nối), cáp,... Cũng vậy, cắc từ ngữ cho phép dùng tắt khi không sợ hiểu nhầm như áp thay cho điện áp, dòng thay cho dòng điện, luật thay cho định luật, lượng thay cho lượng...

Cuốn sách dã được Nhà xuất bàn Công nhân kỹ thuật xuất bàn lẳn đẩu năm 1980, tái bản năm 1982 trong tập Đo lường - Máy điện - Khí cụ điện. Lẩn xuất bản này đã tách riêng phần Đo điện đê’ nội dung dược tập trung. Nội dung dã cập nhật, bổ sung các công nghệ đo mới.

Người viết đã cố gắng trình bày hệ tíìống, diễn giải đơn giản, dễ hiểu với mong mỏi truyền tải nội dung phù hợp đối tượng. Tuy nhiên, cuốn sách chắc chân chưa thỏa mãn đòi hỏi của các thấy, cô giảo và học viên các trường lớp học nghề, cũng như bạn đọc trong ngành và liên quan. Rất mong độc giả góp ý xây dựng đê’ cho cuốn sách ngày càng đáp ứng yêu cầu tốt hơn.

TẮC GIẢ

6

Chương 1

KHÁI NIỆM CHUNG VE ĐO ĐIỆN

1.1. KHÁI NIỆM VỂ ĐO, MẪU ĐO VÀ DỤNG c ụ ĐO

1.1.1. Khái niệm về đo

Đo là quá trình so sánh lượng chưa biết với lượng cùng loại đã biết, chọn làm mẫu, gọi là đơn vị đo.

Kết quả đo cho ta một con số gọi là số đo. Dụng cụ giữ mẫu các đơn vị đo gọi là mẫu do. Dụng cụ thực hiện việc so sánh gọi là dụng cụ do, còn gọi là máy do, đống hồ đo,...

Chẳng hạn, việc đo khối lượng là thực hiện việc so sánh khối lượng cần đo với khối lượng của một khối kim loại chọn làm đơn vị, gọi là ki-lô-gam. Dụng cụ đo là chiếc cân. Kết quả cân là số đo, chẳng hạn, cân túi gạo được 4,5 kg, 4,5 kg là số đo.

1.1.2. Các loại mẫu đo và dụng cụ đo

Mẫu đo và dụng cụ đo chia làm hai loại là loại làm mẫu và loại công tác.

a. Mẫu đo và dụng cụ đo làm mẫu

Loại làm mẫu dùng để kiểm tra các mẫu đo và dụng cụ đo khác. Loại này được chế tạo và sử dụng theo các tiêu chuẩn đo trong cả nước và nhiếu trường hợp cho phép áp dụng trên phạm vi quốc tế.

b. Mẫu đo và dụng cụ đo công tác

Loại công tác dùng đo lường trong thực tế.

Loại công tác gồm hai nhóm chính:

7

i. Mẫu đo và dụng cụ đo thí nghiệm dùng để đo trong công tác thí nghiệm phục vụ sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học, trong đó bao gốm cả việc kiểm tra các mẫu đo và dụng cụ đo dùng trong sản xuất. Loại này cũng đòi hỏi độ chính xác tương đối cao và những tiêu chuẩn bảo quản nhất định.

ii. Mẫu đo và dụng cụ đo sản xuất dùng để đo lường trong các quá trình công nghệ và các công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất. Loại này cẩn cấu tạo chắc chắn, dễ sử dụng, bảo quản đơn giản, giá rẻ, và độ chính xác phải thỏa mãn yêu cẩu và nói chung không cao lắm. Trong công nghiệp điện, phần lớn các dụng cụ đo sản xuất đểu lắp sẵn trên bảng điện, nên loại này còn gọi là dụng cụ đo lắp bảng.

1.2. SAI SỐ ĐO

1.2.1. Sai số tuyệt đối

Khi đo, số chỉ của dụng cụ đo cũng như kết quả tính được luôn luôn sai lệch ít nhiểu với giá trị thực cùa lượng cẩn đo. Kết quả đo được gọi là số đo, ký hiệu là A. Giá trị thực của lượng đo là giá trị đo được bằng các dụng cụ đo mẫu hoặc bằng các phép tính chính xác, kỷ hiệu là A .

Trị tuyệt đỗi của hiệu giữa số đo và giá trị thực gọi là sai số tuyệt đối của phép đo:

A A = ỊA r AỊ (1.1)

Từ đó, giá trị thực của lượng đo sẽ nằm trong phạm vi:

A - AA <A^< A + AA (1.2)

'Ihực tế, AA rẫt khó xác định dược chính xác, vì giá trị nóichung, cũng chỉ xác định qua các dụng cụ đo. Vì thế, người ta chỉ xác định được giá trị giới hạn của AA, gọi là sai số tuyệt đối lớn nhất AA . Thông thường, nói sai số tuyệt đối của một phép đo là hàm ý nói sai số lớn nhất (giới hạn lớn nhất cùa sai số).

Ví dụ 1.1 - Kiểm tra một am-pe-met bằng dụng cụ đo mẫu được kết quả như sau, A :

Số chì dụng cụ đo mẫu 0 1 2 3 4 5

SốchlA-met 0 1,02 2,01 2,97 3,97 4,95

8