NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

39
NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN. 1. SỬ DỤNG PHÂN BÓN TUỲ THEO CÂY TRỒNG Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu khác nhau đối với điều kiện ngoại cảnh và chế độ bón phân. Các điều kiện ngoại cảnh quan trọng nhất có liên quan đến chế độ phân bón là hàm lượng dinh dưỡng trong đất và phản ứng môi trường đất (tức độ chua hay pH đất). Ta có thể chia các cây trồng thông thường ở Việt Nam làm các nhóm như sau, tùy theo mức độ chịu chua của cây đối với đất: (1) Nhóm cây trồng rất mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ trung tính đến hơi kiềm):Đứng đầu là cây bông vải (pH 6,5-9,0), đậu tương (pH 6,0-7,0), bắp cải (pH 6,7-7,4), ... (2) Nhóm cây trồng mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ ít chua đến trung tính):Cây đậu xanh (pH 5,5-7,0), cây bắp (pH 6,0-7,0), cà chua (pH 6,3-6,7), nhiều loại rau, nhiều loại cây ăn quả.. (3) Nhóm cây trồng mẫn cảm vừa với độ chua (tức có thể chịu đựng với đất chua vừa) :Cây đậu phọng (pH 5,5-7,0), , khoai tây (pH 5,0- 5,5), (4) Nhóm cây trồng ít mẫn cảm với độ chua: Cây đậu đen, cây lúa, câymía… Những cây này có một phạm vi thích ứng rất rộng về pH đất, có thể dao động từ 3,5-7,5 (5) Nhóm cây trồng ưa chua:cây chè, cây dứa (thơm). (Nguồn: A.X. Radov, I. V. Puxtovoi, A.V. Korolkov, 1978. Lê Xuân Đính, 1997. Nguyễn Thế Côn, 1996. Vũ Cao Thái, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Xuân Trường, 1999. Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996.) Cây bông vải đặc biệt mẫm cảm với đất chua. Khi đất bị chua đến một mức độ nhất định (Tức theo mức độ giảm dần của pH) thì trồng bông không có hiệu quả hoặc không còn trồng được bông nữa, trong khi đó cây đậu xanh và cây bắp vẫn còn có thể đứng được nhưng năng suất và chất lượng đã bị giảm sút đáng kể. Khi

Transcript of NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Page 1: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN.

1.  SỬ DỤNG PHÂN BÓN TUỲ THEO CÂY TRỒNG     Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu khác nhau đối với điều kiện ngoại cảnh và chế độ bón phân. Các điều kiện ngoại cảnh quan trọng nhất có liên quan đến chế độ phân bón là hàm lượng dinh dưỡng trong đất và phản ứng môi trường đất (tức độ chua hay pH đất). Ta có thể chia các cây trồng thông thường ở Việt Nam làm các nhóm như sau, tùy theo mức độ chịu chua của cây đối với đất:(1)  Nhóm cây trồng rất mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ trung tính đến hơi kiềm):Đứng đầu là cây bông vải (pH 6,5-9,0), đậu tương (pH 6,0-7,0), bắp cải (pH 6,7-7,4), ... (2)  Nhóm cây trồng mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ ít chua đến trung tính):Cây đậu xanh (pH 5,5-7,0), cây bắp (pH 6,0-7,0), cà chua (pH 6,3-6,7), nhiều loại rau, nhiều loại cây ăn quả.. (3)  Nhóm cây trồng mẫn cảm vừa với độ chua (tức có thể chịu đựng với đất chua vừa) :Cây đậu phọng (pH 5,5-7,0), , khoai tây (pH 5,0-5,5), … (4)  Nhóm cây trồng ít mẫn cảm với độ chua:Cây đậu đen, cây lúa, câymía…  Những cây này có một phạm vi thích ứng rất rộng về pH đất, có thể dao động từ 3,5-7,5 (5)  Nhóm cây trồng ưa chua:cây chè, cây dứa (thơm). (Nguồn: A.X. Radov, I. V. Puxtovoi, A.V. Korolkov, 1978. Lê Xuân Đính, 1997. Nguyễn Thế Côn, 1996. Vũ Cao Thái, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Xuân Trường, 1999. Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996.) Cây bông vải đặc biệt mẫm cảm với đất chua. Khi đất bị chua đến một mức độ nhất định (Tức theo mức độ giảm dần của pH) thì trồng bông không có hiệu quả hoặc không còn trồng được bông nữa, trong khi đó cây đậu xanh và cây bắp vẫn còn có thể đứng được nhưng năng suất và chất lượng đã bị giảm sút đáng kể. Khi pH giảm đến mức cây đậu xanh và cây bắp không còn trồng được nữa thì cây đậu phọng vẫn còn chịu được. Cây đậu phọng có thể chịu đựng được ở một khoảng khá rộng của pH đất, nhưng cần được bón phân đầy đủ hơn (nhất là Canxi) trên những chân đất đã bị chua hóa nhiều. Cây đậu đen, cây lúa và cây mía là những cây chịu đất nghèo và chua rất tốt. Tuy nhiên trong điều kiện này năng suất đã bi giảm đáng kể nếu chế độ phân bón không tốt. Ngược lại cây chè, cây dứa lại chỉ ưa đất chua và sẽ mọc rất kém ở những chân đất gần trung tính và hơi kiềm.Theo đặc điểm của cây trồng như đã phân loại ở trên thì những cây càng mẫn cảm với độ chua của đất càng cần được bón các loại phân

Page 2: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

có chứa nhiều Canxi và Magie, nhất là Canxi (vôi hoặc bột đá vôi). Các loại phân Đạm, Lân và Kali chỉ phát huy được tác dụng tốt khi cây trồng đã được thỏa mãn các nguyên tố “trung lượng” trên. Chung quy lại thì các loại cây trồng từ nhóm 3 trở lên rất cần đất ít chua và cần được bón các loại phân giàu Canxi và Magie. Ngược lại, đối với các cây trồng thuộc nhóm 4 và 5 thì nhu cầu đối với Canxi và Magie rất thấp và do vậy trong cơ cấu phân bón cũng chỉ cần 1 lượng vừa phải.Ngoài yêu cầu về các nguyên tố thứ yếu, mỗi cây trồng đều đòi hỏi một liều lượng và tỷ lệ các nguyên tố NPK nhất định. Tuỳ theo yêu cầu đó mà chọn các loại phân NPK theo các tỷ lệ NPK thích hợp. 2. SỬ DỤNG PHÂN BÓN TUỲ THEO TÍNH CHẤT ĐẤT    Tính chất đất, trong đó nổi bật là tính chất hóa học đất, có liên quan rất nhiều đến cách sử dụng phân bón. Ta có thể tạm chia đất thành 3 loại theo tính chất hóa học đất (hay độ phì nhiêu) như sau:1)      Đất tốt: Đất tốt, hiểu theo nghĩa ứng dụng trong kỹ thuật bón phân, là đất có các tính chất hóa học tốt. Các loại đất này thường không chua hoặc ít chua, giàu các nguyên tố Canxi, Magie và các nguyên tố dinh dưỡng khác. Đất thường có Độ No Bazơ trên 60%, hàm lượng Canxi trao đổi trên 5 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa mới của các con sông, đất đen, đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, đá vôi …2)      Đất trung bình:Loại này thường bao gồm các loại đất đã bị chua hóa trung bình, có hàm lượng Canxi, Magie và cả các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức trung bình. Đất thường có Độ No Bazơ 40 – 60%, hàm lượng Canxi trao đổi 2 – 5 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cũ, đất đỏ nâu trên Bazan, đất xám xẫm màu … 3)      Đất xấu:Bao gồm các loại đất đã bị chua nhiều, có hàm lượng Canxi, Manhe và các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức nghèo. Đất thường có Độ No Bazơ nhỏ hơn 40%, hàm lượng Canxi trao đổi thường nhỏ hơn 2 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cổ, đất đỏ lợt màu trên Bazan, đất xám bạc màu …     Tuy nhiên còn một số loại “đất xấu” khác nhưng không phổ biến ở nước ta như đất mặn, mặn kiềm, đất phèn v.v.. nhưng chúng xấu theo một nguyên lý khác, không đặc trưng cho loại đất rửa trôi mạnh ở vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam .Ơ các loại đất tốt thì việc bón phân cũng ít quan trọng và thường cũng chỉ cần chú ý bón các loại phân chính yếu là các nguyên tố NPK. Ơ các

Page 3: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

loại đất này nông dân thường "bóc lột" độ phì tự nhiên của đất bằng cách không bón phân hoặc chỉ bón phân đạm Urea là đủ.Ngược lại, ở đất trung bình, nhất là ở đất xấu thì việc bón phân vô cùng quan trọng. Bón phân cho các loại đất này, ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK, người ta còn phải quan tâm nhiều đến các nguyên tố phụ như Canxi, Magie, Lưu huỳnh. Không những thế, trên các loại đất xấu, nhất là đất xám bạc màu, người ta còn phải bón các loại phân có chứa đầy đủ cả các nguyên tố vi lượng nữa. Việc bón phân cho đậu phọng trên đất xám là một ví dụ. Ơ đây ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK người ta bắt buộc phải bón thêm “tro dừa”. Không phải chỉ trên cây đậu phọng, mà các cây trồng khác trên đất xám cũng rất cần được bón các loại phân dạng “tro dừa” đó. Chúng ta phải hiểu rằng “tro dừa” ở đây có nghĩa là loại phân tổng hợp, trong đó chủ yếu cung cấp các nguyên tố thứ yếu như Canxi, Manhe, Kali và các nguyên tố vi lượng khác nữa. Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại phân bón có thể thay thế được tro dừa cho vùng đất xám. 3. SỬ DỤNG PHÂN BÓN TUỲ THEO ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT     Tùy theo điều kiện thời tiết từng mùa mà việc sử dụng phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nếu bón phân mà không quan tâm đến thời tiết mùa vụ thì rất dễ bị thất bại do không sử dụng được lợi thế của phân bón theo mùa, hoặc do bón qúa nhiều so với khả năng đồng hóa của cây trong mùa đó mà gây ra lốp, đổ giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.·      Trong điều kiện thời tiết nắng nhiều nhưng đủ nước tưới:   Ở điều kiện này cây sử dụng phân rất có hiệu quả và có thể tăng lượng phân bón mà không sợ lốp đổ. Ngược lại nếu biết tăng lượng phân bón một cách hợp lý khi trời nắng nhiều và có đủ nước thì năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ được tăng lên rất rõ. Đây cũng là thời cơ đạt được sản lượng mùa màng cao.·      Trong điều kiện nắng nhiều nhưng không đủ nước tưới: Nắng nhiều là thời cơ rất tốt cho cây quang hợp và cho năng suất cao, tuy nhiên nếu không đủ nước tưới thì cây cũng không sử dụng được phân bón và cũng không quang hợp tốt được. Ngược lại nếu cây bị hạn lúc trời nắng nóng thì bón phân lại rất nguy hiểm. Phân bón lúc này có thể gây cho cây càng bị hạn thêm, đễ bị héo, cháy lá v.v..·      Trong điều kiện mưa nhiều, âm u, ít nắng: Trong điều kiện này mặc dù cây đủ nước, thuận lợi cho các qúa trình đồng hóa và chuyển hóa dinh dưỡng trong cây, nhưng do thiếu nắng nên cây quang hợp yếu, không tạo ra được đầy đủ các vật chất hữu cơ ban đầu nên không có

Page 4: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

khả năng sử dụng phân bón được nhiều. Lượng phân bón lúc này cần phải rút lại so với khi thời tiết nắng ráo. Ví dụ, lúa mùa (được trồng trong mùa mưa, ít nắng) luôn luôn phải bón ít phân hơn lúa xuân (được trồng trong mùa khô, nắng nhiều), nhất là phân đạm. Ngược lại lúc trời âm u, ít nắng ngoài việc cần giảm lượng phân bón, nhất là phân đạm, thì lại cần bón thêm cho cây 1 lượng Kali nhất định để giúp cây cứng cáp hơn, ít bị đổ ngã hơn. 4. GIỚI THIỆU CÁC CHỦNG LOẠI PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY PHÂN BÓN MIỀN NAM BẢNG 1.Chủng loại phân bón sản xuất trong năm 2003 của Công Ty Phân Bón Miền Nam

TT  

Chủng loại SP.

TT  

Chủng loại SP.

TT  

Chủng loại SP.

TT  

Chủng loại SP.

 123456789

10111213141516171819202122232425

NPK32.23.030.30.025.25.525.25.025.7.1025.0.25        24.12.624.8.1223.23.023.10.523.5.2022.16.522.14.4TVL21.11.9TVL22.10.1022.0.2022.0.1821.21.020.25.020.20.2020.20.1520.20.1020.20.020.18.820.15.20

6162636465666768697071727374757677787980818283848586

18.12.618.10.1818.9.1218.9.918.6.1818.6.918.0.1818.0.16TVL17.12.17TVL17.10.1717.7.1717.12.7TVL16.20.016.16.816.16.016.13.6TVL16.10.1216.10.1016.8.2016.8.1216.6.1615.20.1515.15.2015.15.1515.15.615.12.15

 122123124125126127128129130131132133134135136137138139140141142143144145146

NPKS 20.20.15.5S 20.20.10.5 20.15.15.7 20.10.5.5 20.10.5.3 20.10.20.2 20.8.14.3 18.18.9.13S18.9.12.6S18.8.10.4S18.8.8.618.8.8.318.8.6.4S18.6.16.4S16.20.0.1216.16.8.13S16.16.16.516.16.8.416.8.8.3S16.8.12.5S16.6.16.316.4.6.3S15.15.10.515.15.7.915.15.6.4

179180181182183184185186

 187188189190191192

 193194195196197198199200201202

3.4.2.8 2.3.2.21 2.3.2.12 2.3.2.11 2.3.2.10  2.3.2.9  2.2.3.10  2.2.3.6  SUPER LÂN      Super lân P 10% S. lân M 13,5%S. lân PA 20%S. lân TL 15,5% S. đơn 16,5% S. lân hạt 16%       LOẠI KHÁC             Amix 404          Amix 202

Page 5: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

2627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960

20.15.1520.15.1020.15.720.12.7TVL20.10.2020.10.1520.10.1020.10.8TVL20.10.620.10.520.10.020.9.720.8.820.7.2520.5.520.0.2020.0.18TVL20.0.1520.0.1020.0.820.0.519.19.1919.19.6TVL19.16.6TVL19.15.5TVL19.0.19TVL18.22.1518.18.618.16.618.16.418.15.2018.14.7         18.12.14TVL18.12.818.12.7TVL

87888990919293949596979899

100101102103104105106107108109110111112113114115116117118119120121

15.10.2015.10.1515.10.515.10.015.8.1515.6.915.5.2015.5.1515.5.1014.14.2014.12.1414.10.1714.8.614.7.1414.4.18TVL10.20.1510.15.2510.15.1510.10.510.10.010.8.1010.6.310.0.309.12.189.9.188.18.88.14.127.17.127.7.146.9.36.8.66.6.125.10.35.8.65.7.6

147148149150151152153154155156157158159160161162163164165166167168

  

169170171172173174175176177178

15.10.5.10S15.10.5.515.10.0.4S15.10.15.3S15.9.13.215.7.19.415.7.9.4S15.6.15.3S15.5.15.3S15.5.5.514.9.9.614.8.6.514.8.6.414.8.6.3 12.6.12.3 12.5.8.3 10.10.0.4 8.5.6.5 7.7.7.3 6.9.3.3 6.6.6.3 5.10.10.5NPK HỮU CƠ             10.6.6.3 6.12.12.8 6.6.3.3 5.8.6.8 M5.8.6.6 5.3.3.8 4.6.4.10 3.5.7.9 3.4.2.8 2.9.3.8

203204205206207208209210211212213214215216217218219220

Chahumix CH1Phân bón nho     Anlcomix N003   Anlcomix N005  Anlcomix N007   Anlcomix N009Mekofa 555      Mekofa 999       Mekofa 999B  Phomix Kali viên Phân bón lá bột Phân thuốc lá TL1Phân thuốc lá TL2 Phân thuốc lá TL3Phân vuông tôm Lân HC hoạt tínhLân HC VLLân L.Thành T1   Lân hữu cơ Lân hạ phèn P. bón lá Mekofa1 P. bón lá Mekofa2

Page 6: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

P. vi lượng P555P. vi lượng P333 P. vi lượng P400  

 5. HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN NPK CỦA CÔNG TY PHÂN BÓN MIỀN NAM5.1. Sử dụng các loại phân NPK trong thời kỳ bón lót hoặc bón thúc sớm    Trong thời kỳ bón lót hoặc bón thúc sớm (thay cho bón lót) nên chọn các loại phân giàu Lân, Đạm ở mức thấp, Kali trung bình hoặc không có Kali. Các loại phân này sẽ làm cho bộ rễ cây phát triển, tạo tiền đề cho cây sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt cũng như cho năng suất cao sau này. Các loại phân này cũng được dùng bón cho các loại cây lâu năm ở thời kỳ sau thu hoạch. Ví dụ, các loại phân có thể chọn cho thời kỳ này như sau: Bảng 2. Các loại phân NPK thích hợp cho việc dùng bón lót hoặc thúc sớm  TT

Xí nghiệp sx,Loại phânLong

ThànhAn

Lạc1Chánh Hưng

Cửu Long

Bình Điền1

1 Super lân P - 10% P2O5 x        2 Super lân M - 13,5% P2O5 x        3 Super lân PA - 20% P2O5

(8% dễ tiêu, 20% tổng) x        

4 Super lân TL - 15,5% P2O5 x        5 Super đơn - 16,5 P2O5 x        6 Super lân hạt - 16% P2O5 x        7 5.10.3.3S x        8 5.10.10.5       x  9 6.6.6.3       x  10 6.8.6   x      11 10.10.0   x x x x12 10.10.5 x x x x x13 10.20.15         x

Page 7: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

14 15.15.6.4         x15 15.15.10.5   x      16 15.15.15   x   x x17 15.20.15   x      18 16.16.0   x      19 16.16.8     x x x20 16.16.8.13S x x   x  21 16.20.0       x  22 20.20.0   x x x x23 20.20.5         x24 20.20.10     x x  25 20.20.15     x x x26 20.20.15.5S   x      27 20.20.10.5     x    28 23.23.0   x x x x29 25.25.0     x    30 25.25.5   x x x x31 30.30.0                               

      x x

    Về lượng bón, tùy theo cây trồng mà áp dụng lượng bón cho phù hợp. Chẳng hạn bón cho cây lúa thì hoạch định sao cho ở thời kỳ bón lót (hoặc bón lúc 7-10 ngày sau xạ) cây có được khoảng 25-30% lượng phân đạm, 50-70% lân. Nếu ta dùng 16-16-8 thì lượng bón có thể là 200 kg/ ha, nếu dùng 20-20-5 thì bón là 150 kg/ ha. Nếu dùng các loại phân giàu lân nhưng không có Đạm và Kali thì bổ sung chúng bằng Urea và Kali clorua. Ví dụ, nếu bón lót bằng Super lân 16,5% thì bón 200 kg/ ha + 50 – 70 kg Urea + 50 kg Kali (hoặc có thể bón Kali sau này). 5.2. Sử dụng các loại phân NPK trong thời kỳ sinh trưởng mạnh     Trong thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nên chọn các loại phân giàu Đạm, Lân ở mức thấp, Kali thấp hoặc không có. Các loại phân này phù hợp cho cây trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, cần nhiều Đạm, giúp cây có đủ sức vóc cũng như tích lũy được đầy đủ vật chất, làm tiền đề cho năng suất cao sau này. Các loại phân này cũng được dùng bón cho các loại cây lâu năm ở thời kỳ nuôi các đợt lộc (các cơi đọt).  Tốt nhất là bón các loại phân này cho cây lâu năm khi mỗi đợt đọt đã già, chuẩn

Page 8: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

bị ra đợt mới (Nhưng ở đợt đọt cuối, khi cây chuẩn bị ra hoa, hoặc khi ta muốn ép cây ra hoa thì lại phải dùng loại phân giàu Lân và Kali ở mục “4.3.” và nên bón vào lúc lá đang bắt đầu chuyển sang màu sẫm ). Ví dụ các loại phân có thể chọn cho thời kỳ tăng trưởng mạnh như sau: Bảng 3. Các loại phân NPK thích hợp cho việc bón thời kỳ tăng trưởng mạnh 

TT  Xí nghiệp sx, Loại Phân

Long Thành

An Lạc 1

Chánh Hưng

Cửu Long

Bình Điền1

1 12.6.9   x      2 14.8.6   x x x x3 14.9.9.6   x      4 15.5.5.5   x      5 15.10.0     x    6 15.10.0.4S   x      7 15.10.5.10   x      8 16.8.8.3S       x  9 16.8.12.5S   x      10 18.8.8.6S   x      11 18.12.6         x12 20.15.7   x x    13 20.15.15.7   x      14 20.10.5   x x x  15 20.10.10   x     x16 20.0.10   x x    17 20.0.15       x  18 20.10.0   x x x  19 20.10.15   x x x x20 24.8.12                         

  x      

    Tùy theo loại và lượng phân đã bón ở thời kỳ bón lót mà chọn phân ở thời kỳ này cho phù hợp. Nếu ở thời kỳ bón lót ta đã dùng loại phân giàu Kali thì thời kỳ này chọn loại nghèo Kali. Lân ít quan trọng trong thời kỳ này, nhưng nếu đất thiếu lân, hoặc lân chưa được bón đủ ở thời kỳ lót thì cũng nên chú ý bổ sung. Lượng đạm lúc này phải lớn và chiếm khoảng 40-60% tổng lượng đạm cho cả vụ.  

Page 9: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

5.3. Sử dụng các loại phân NPK trong thời kỳ cây gần kết thúc sinh trưởng chuẩn bị bước sang thời kỳ ra nụ hoa.    Trong thời kỳ cây gần kết thúc sinh trưởng chuẩn bị bước sang thời kỳ ra nụ hoa nên chọn các loại phân Đạm thấp hoặc trung bình, Lân ở mức trung bình hoặc cao, Kali ở mức cao. Các loại phân này phù hợp cho cây trong thời kỳ đình chỉ sinh trưởng để bước sang thời kỳ ra hoa. Các loại phân này cũng được dùng bón cho các loại cây lâu năm ở thời kỳ chuẩn bị ra hoa hoặc nuôi quả. Ví dụ các loại phân có thể chọn cho thời kỳ này như sau: Bảng 4. Các loại phân NPK thích hợp cho việc bón trước khi ra hoa và khi quả lớn  TT 

Xí nghiệp sx, loại phân

Long Thành

An Lạc 1

Chánh Hưng

Cửu Long

Bình Điền1

1 11.7.14   x      2 11.11.22   x      3 14.7.14   x x    4 15.5.15   x      5 15.10.15   x      6 15.12.15   x      7 15.15.20   x x x  8 16.6.16 + S   x      9 16.8.16.4S   x      10 17.10.17         x11 20.15.20   x      12 20.7.25                     

        x

      Chọn dùng đúng loại phân cho các thời kỳ của cây là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao chất lượng đảm bảo, mà nó còn tránh được những rối loạn trong nhịp sống, ảnh hưởng xấu đến năng suất cũng như chất lượng nông sản. Tuy nhiên, muốn tăng cường hiệu lực của phân NPK còn cần phải chú ý sử dụng các loại nguyên liệu cải tạo đất trong những trường hợp cần thiết hoặc phải có các giải pháp thích hợp để sử lý đất trồng cho những trường hợp khác nhau. Ví dụ:-         Đất chua thì phải bón vôi.

Page 10: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

-         Đất nghèo hữu cơ phải bón thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ khác.-         Đất ngập nước lâu ngày, yếm khí cần phải được tháo cạn, cày ải hoặc bón thêm các loại phân có nhiều Oxy, như phân lân nung chẩy.-         Đất mặn hay phèn thì phải “Thau chua, rửa mặn”-         Không nên độc canh nhiều năm 1 loại cây, dễ tích lũy nguồn sâu và mầm bệnh v.v.. 6. SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN CHUYÊN DÙNG CỦA CÔNG TY PHÂN BÓN MIỀN NAM         Phân chuyên dùng là các loại phân được sản xuất để bón riêng cho những cây trồng nhất định, trên cơ sở căn cứ theo yêu cầu chung của cây trồng đó đối với phân bón NPK nói riêng và các nguyên tố dinh dưỡng khác nói chung. Hiện tại đa số phân chuyên dùng hiện nay là phân chuyên dùng mà căn cứ cơ bản là yêu cầu của cây trồng đối với phân bón NPK là chính. Một số loại phân đã có bổ sung cho nhu cầu của cây đối với nguyên tố Lưu Huỳnh, và một số khác đã có thêm cả Canxi và Magie, nhưng còn hạn chế. Khi sử dụng phân bón bà con nhớ cân nhắc nhu cầu của cây đối với các nguyên tố khác như Canxi, magie và Lưu Huỳnh để cân đối dinh dưỡng cho cây. Các loại phân chuyên này cũng có thể dùng bón cho những cây trồng khác nếu bà con biết cách dùng như đã nêu ở các phần trên.     6.1. Phân chuyên dùng cho lúa     Bảng 5. Số lượng phân cần bón cho các đợt trên cây lúa(kg/ ha)

Page 11: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

                                            6.2. Phân chuyên dùng cho cây bông 

    Bảng 6. Số lượng phân cần bón cho các đợt trên cây bông(kg/ ha)                    6.3.

Phân chuyên dùng cho cây bắp     Bảng 7. Số lượng phân cần bón cho các đợt trên cây bắp(kg/ ha)

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Bón lót (hoặc thúc sớm)

Bón đẻ nhánh(18-20 ngày)

Bón đón

đòng(40-45 ngày)

An LạcL1-99: 20.15.7L2-99: 16.8.12L3-99: 20.0.20

 250-300

00

 0

1500

 00

100Chánh HưngR1: 20.16.5R2: 23.10.5R3: 23.5.20

 100-200

00

 0

150-2500

 00

100-150      Cửu LongBông lúa 01: 19.19.6Bông lúa 02: 20.9.7Bông lúa 03: 22.0.18Bông lúa 1M: 16.13.6Bông lúa 2M: 17.12.7Bông lúa 3M: 18.0.06Bông lúa 1.997:

22.14.4Bông lúa 2.998:

18.12.7Bông lúa 3.999:

20.0.18

 100-150

00

100-15000

100-15000

 0

200-30000

200-30000

200-3000

 00

100-15000

100-15000

100-150

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Bón lót (hoặc thúc sớm)

Bón thúc nụ(30

ngày)

Bón thúc hoa

(45-50 ngày)

Ghi chú

An lạcNPK 18.8.8.6S

 150

 300

 150

 

Chánh HưngNPK 18.8.6.4S

 150

 300

 150

 

Page 12: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

                            6.4. Phân chuyên dùng cho

cây ăn trái     6.4.1. Chuyên dùng chung cho cây ăn trái     Bảng 8. Lượng bón cho các thời kỳ (kg/ gốc)

                                    

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Bón lót (hoặc thúc sớm)

Bón thúc đợt 1(20-25 ngày)

Bón thúc đợt 2(40-45 ngày)

Ghi chú

An LạcBA.1: 18.14.7BA.2: 20.10.5BA.3: 20.0.20

 230-250

00

 0

320-350

0

 00

250

 

Chánh HưngB1: 2.3.2.9B2: 20.8.8B3: 15.6.9

 300-400200

0

 0

200-300

0

 00

300

 

  Tên xí nghiệp sản xuất,

loại phân

Bón sau thu

hoạch

Bón trước khi ra bông

Bón sau khi đậu trái

Trái đang lớn

An LạcAT1: 18.14.7AT2: 10.15.15AT3: 15.15.15

 1-200

 0

0,5-20

 00

1-1,5

 00

1-2,5Chánh HưngF1: 20.10.10F2: 8.18.8F3: 15.10.20

 1-300

 0

1-20

 00

1-3

 00

2-3

  

Cửu Lon

g

AT-01: 18.16.4AT-02: 8.14.12AT-03: 18.0.18

1-200

01-20

00

1-1,5

00

1-2,5T1: 18.22.15T2: 25.0.25T3: 10.0.30T4: 20.25.0

000

1-1,5

0,5-1000

00,5-1

00

00

0,5-10

Page 13: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

    6.4.2. Chuyên dùng cho cây có múi     Bảng 9. Lượng bón cho các thời kỳ và cây trồng 

                               

    6.4.3. Chuyên dùng cho cây dưa hấu     Bảng 10. Lượng bón phân cho dưa hấu

              6.4.4.

Chuyên dùng cho cây xoài    Bảng 11. Lượng bón cho các thời kỳ (kg/ gốc)

                6.4.5.

Chuyên dùng cho cây nhãn     Bảng 12. Lượng bón cho các thời kỳ (g/ gốc)

      

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Bón sau thu

hoạch

Bón trước khi ra bông

Bón sau khi

đậu trái

Trái đang lớn

 

Cửu LongCCM: 18.12.14

Bón cho cam, chanh, quýt-         Bón 150-300 g/ cây/ lần-         Định kỳ 20-30 ngày bón 1 lầnBón cho bưởi-         Bón 300-600 g/ cây/ lần-         Định kỳ 20-30 ngày bón 1 lần

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Bón sau thu

hoạch

Bón trước khi ra bông

Bón sau khi

đậu trái

Trái đang lớn

Cửu LongDH: 17.8.14

Chỉ bón 1 lần trước lúc gieo hạt, với lượng 500-600 kg/ ha, trộn đều với phân hữu cơ

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Bón sau thu

hoạch

Bón trước khi ra bông

Bón sau khi

đậu trái

Trái đang lớn

Chánh HưngXoài 1: 20.15.10Xoài 2: 15.15.20Xoài 3: 15.5.20

 1-200

 0

1-20

 00

0,5-1

 00

1-1,5

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Bón sau thu

hoạch

Bón trước khi ra bông

Bón sau khi

đậu trái

Trái đang lớn

Chánh HưngNhãn 17.10.17

 600-800

 600-800

 600-800

 600-800

Page 14: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

       6.4.6. Chuyên dùng cho cây Thanh Long     Bảng 13. Lượng bón cho các thời kỳ (g/ trụ)        

Tên xí nghiệp sản xuất, loại phân

 

Bón sau thu

hoạch

 

Bón cuối

tháng 12 dương

lịch

 

Bón cuối tháng 2 dương

lịch

 

Bón cuối tháng 4 dương

lịch

 

ChánhHưng                                     

TL1: 21.21.0

TL2.3: 15.15.15

TL4.8: 14.14.20

 

               

300-500

0

0

 

                 

  0

300-500

0

 

                  

0

300-400

0

 

               

0

0

200-300

 

                             6.5. Phân chuyên dùng cho cây cà phê    Bảng 14. Số lượng phân cần bón (kg/ ha)

Page 15: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

                              Tất cả các cách

bón trên đều dùng 1000 kg CF1 + 500 kg CF4 + một trong 4 loại phân CF2, CF2.S, CF3, CFS-VL. Tùy theo đất đai và kinh nghiệm của bà con mà chọn một trong 4 loại phân trên, với số lượng đã ghi trong bảng.Phân CF4 bón 1 lần trong mùa khô (nếu có nước tưới), phân CF1 bón 1 lần vào cuối mùa mưa (tháng 10), các loại phân còn lại chia làm 2 lần bón trong mùa mưa (một lần vào tháng 4-5, một lần vào tháng 7-8)      6.6. Phân chuyên dùng cho cây chè     Bảng 15. Lượng bón cho các thời kỳ cây chè kinh doanh (kg/ ha)

     

 Chú thích: Trà 2 chuyên dùng cho chè kiến thiết cơ bản

     6.7. Phân chuyên dùng cho cây tiêu    Bảng 16. Lượng bón cho các thời kỳ cây tiêu kinh doanh (kg/ nọc)

  Tên xí nghiệp sản

xuất, loại phân

Cách bón 1(nếu chỉ

dùng CF2 trong mùa mưa)

Cách bón 2(nếu chỉ

dùng CF2.S trong mùa

mưa) 

Cách bón 3(nếu chỉ

dùng CF3 trong mùa

mưa) 

Cách bón 4(nếu chỉ

dùng CFS-VL

trong mùa

mưa) 

Chánh HưngCF1: 2.3.2.11 1000 1000 1000 1000CF2: 15.5.15 1800      CF2.S: 15.5.15.5   1800    CF3: 20.10.20     1500  CFS-VL: 17.7.17.3       1700CF4: 20.10.5.5 500 500 500 500

Tên xí nghiệp sản xuất, loại phân

Tháng 4

Tháng 6

Tháng 8

Tháng 10

Chánh HưngTrà 1: 2.3.2.12Trà 2: 12.5.8.3STrà 3: 16.4.6.3S

 1000

0400

 00

400

 00

400

 00

400

Page 16: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

                         6.8. Phân chuyên dùng cho

cây cao su     Bảng 17. Lượng bón cho các thời kỳ cây cao su (kg/ ha)

            6.9.Phân chuyên dùng cho cây mía 

    Bảng 18. Lượng bón cho các thời kỳ cây mía (kg/ ha)                 

    6.10. Phân chuyên dùng cho vuông tôm     CT là một chế phẩm có tính năng cải tạo tổng hợp môi trường nước cho các ao đìa nuôi tôm, có thể thay thế vôi bột, Canxi Cacbonat, Lân và các loại phân như DAP, Super lân và NPK để khử chua ao đìa, tạo

Tên xí nghiệp sản xuất, loại

phân

Tháng 4

Tháng 6

Tháng 8

Tháng 10

Chánh Hưng

T1: 18.9.9T2: 14.12.14T3: 16.8.20

Cho đất đỏ BazanT1: 0,5-

0,6T2: 0,3-

0,4T3: 0,4-

0,5T3: 0,4-

0,5Cho đất xám

T1: 0,5-0,6

+ Lân HC-VL:

1-3

T2: 0,3-0,4

T3: 0,4-0,5

T3: 0,4-0,5

Tên xí nghiệp sản xuất, loại

phân

Năm 1 Năm 2 Năm 3 -7

Chánh Hưng- Đầu mùa mưa bón 50-100

- Cuối mùa mưa 50-100

- Đầu mùa mưa bón 150-200

- Cuối mùa mưa 150-

200

- Đầu mùa mưa bón 200-300

- Cuối mùa mưa 200-

300

Cao su KTCB:  12.12.4

Cao su KD: 15.10.15

-         Đầu mùa mưa 200-300-         Cuối mùa mưa 300-400

Tên xí nghiệp sản xuất, loại

phân

    Bón lót

Thúc đẻ nhánh (4-

5 lá) 

Thúc làm lóng

(10-12 lá)

    Chánh HưngMo: 15.10.5.5Mía2.1.2: 14.7.14M1: 9.9.18

 300-350

00

 0

300-3500

 00

400-450

Page 17: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

môi trường thuận lợi cho tôm, các loại tảo có ích và động vật phù du phát triển, tạo màu nước che bớt nắng cho tôm v.v.. Cần thường xuyên thử độ chua để điều chỉnh pH cho thích hợp với tôm, tức pH nước > 7,5.     Bảng 19. Lượng bón CT cho một công- 1000 m2 (kg/ 1000 m2)

1 - Dinh dưỡng cây trồng

TS. Đặng Xuân ToànCông ty cổ phần Kỹ thuật Môi trường - ETC

Dinh dưỡng cây trồng là gì? có gì mới trong dinh dưỡng cây trồngCác quan niệm về dinh dưỡng cây trồng đã có những thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Trước kia, và cả hiện nay vẫn còn đang phổ biến cách hiểu dinh dưỡng cây trồng là các khoáng chất được cấp bằng các loại phân bón có chứa N, P, K. Các kinh nghiệm canh tác cũng tập trung vào các chương trình bón các phân bón vô cơ này, trong đó phân đạm được sử dụng tăng lên đáng kể.

Ngày nay, quan niệm về dinh dưỡng cây trồng đang thay đổi. Những người làm trong nông nghiệp đã thấy rằng cần phải đánh giá lại các quan niệm trước kia về việc sử dụng phân bón vô cơ, về vai trò của từng loại phân bón với sự phát triển của cây trồng, thấy rõ hơn cây trồng cần nhiều chất dinh dưỡng hơn ví dụ như các vi lượng, các trung lượng, các dinh dưỡng hữu cơ như các axít amin, các vitamin và cần một chương trình phân bón cân đối. Các chất dinh dưỡng này làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, sự thay đổi bất thường của thời tiết.

Cách nào tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

Chúng ta thường được biết cây lấy nước và chất dinh dưỡng từ đất qua rễ, nhưng ít ai chú ý rằng rễ chỉ chiếm rất nhỏ phần trong đất ( chỉ 1-2%), nhưng lại biết rất rõ là  đạm, lân, kali bị mất đi rất nhiều vào môi trường, cây trồng chỉ sử dụng được dưới 50% lượng phân bón sử dụng. Để tăng năng suất, sử dụng nhiều phân bón là giải pháp hàng đầu, dẫn đến phân bón ngày càng phải dùng nhiều và hiệu quả sử dụng cũng ngày càng ít đi.

Những năm gần đây, chúng ta biết thêm rằng cây còn có thể nhận các chất dinh dưỡng qua lá. Từ những năm 1950, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được rằng cây trồng có thể tiếp nhận  nhiều chất dinh dưỡng qua lá, chủ yếu qua khí khổng của lá. Hiệu quả sử dụng của các chất dinh dưỡng phun qua lá hơn từ 10 – 20 lần so với bón qua đất. Sau này, các nhà khoa học Ý còn thấy rằng nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ khác ví dụ như các axít amin cũng có thể đi vào cây qua lá và hiệu quả của nó rất bất ngờ.

Kinh nghiệm nhiều năm sử dụng cho thấy sử dụng kết hợp phân bón (chất dinh dưỡng) qua đất và qua lá là cho kết quả tốt nhất.

Tôi đã có kinh nghiệm bón phân cho cây trồng, có  phải thay đổi không?

Trong quá trình trồng cây, rất nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết qua sử dụng phân bón N,P,K để có kết quả tốt nhất, những chỉ dẫn quen thuộc là tính trực tiếp lượng phân bón theo năng suất cây trồng. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng từ mấy chục năm nay, về cơ bản vẫn sử dụng các loại phân bón cũ,  năng suất đến chất lượng nông sản

Tên xí nghiệp sản xuất, loại

phân

PH đáy 6-7,5

PH đáy 5-6 PH đáy < 5

        Chánh HưngCT: CaO: 38%; MgO 12%; Lân (P2O5) 3%; Đạm (N); 0,5%

 100-200

 200-300

 300-400

Page 18: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm và sự may rủi. Việc áp dụng phân bón mới và phương thức bón phân bón mới tạo ra sự chủ động cao trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phương pháp canh tác mới được áp dụng phổ biến ở các nước nông nghiệp phát triển là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây qua lá. Việc cung cấp chính xác lượng dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của cây sẽ làm giảm đáng kể phân bón phải sử dụng.

Các chất dinh dưỡng nào quyết định năng suất cao nhất?

Năng suất tối đa bao giờ cũng là mong muốn hàng đầu. Qui luật của tự nhiên là cây trồng cần các chất dinh dưỡng cân đối để phát triển – theo định luật dinh dưỡng tối thiểu của Von Liebig, cây trồng có năng suất cao nhất nếu như trong suốt quá trình phát triển cây trồng luôn luôn được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. Phân đạm rất quan trọng cho sự phát triển của cây, nhưng nếu bón không đều và không cân đối với các chất dinh dưỡng khác thì không những không thu được năng suất cao mà cây còn bị nhiều bệnh.

Tại sao cây trồng lại phải cần nhiều chất chứ không phải chỉ có N, P, K?

Mục tiêu của nông nghiệp hiện nay không phải chỉ đơn giản là có năng suất tối đa mà còn phải có chất lượng cao ví dụ như độ ngọt, màu sắc đẹp, có mùi thơm, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, thời gian bảo quản dài...Để có được khả năng đó thì cây trồng còn cần cả các trung lượng như manhê, can xi, các vi lượng như sắt, đồng, kẽm, bo, man gan, các vi tamin.. Các chất này sẽ tham gia vào quá trình biến đổi bên trong cây trồng để tạo ra các khả năng mới và chất lượng sản phẩm cao hơn.

Liệu có khả năng cung cấp nhiều chất như vậy cho cây trồng và liệu có kinh tế?

Cây trồng khác nhau cần chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng nói chung cây trồng cần một lượng dinh dưỡng tối thiểu gần giống nhau. Một sản phẩm có chứa đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của cây trồng là có thể có được. Hiện nay trên thị trường thế giới có bán các sản phẩm có khả năng như vậy. Các sản phẩm này thường được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên là cá biển, rong biển, đỗ tương, cám gạo... Rất nhiều chất dinh dưỡng cân đối cần thiết cho sự phát triển của cây trồng có trong các nguyên liệu tự nhiên này.

Phương pháp hiệu quả nhất cho cây trồng: Phun qua lá và bón vào gốc?

Bón gốc và phun chất dinh dưỡng qua lá đều rất quan trọng cho cây trồng. Bón vào đất rất quan trọng khi cây mới bắt đầu phát triển. Khi cây đã phát triển, có lá thì phun chất dinh dưỡng qua lá là tốt nhất. Phun qua lá sẽ cung cấp kịp thời cho cây trồng các chất dinh dưỡng chính, các vi lượng...rất cần cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

4 - Giải pháp cho phân bón hữu cơ

TS. Đặng Xuân ToànCông ty cổ phần Kỹ thuật Môi trường - ETC Công ty ETC, trong quá trình nghiên cứu sử dụng phân bón Ước mơ nhà nông (AGRODREAM), sản xuất từ rong biển, da động vật và cá biển đã nhận thấy rằng phân bón này không những sử dụng tốt để phun qua lá, cung cấp trực tiếp các axít amin, các khoáng chất, các vitamin cho cây trồng qua lá, qua rễ mà còn là thức ăn cho các vi sinh vật có ích cho cây trồng trong đất

Sau một thời gian dài sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nông nghiệp với khối lượng lớn, liên tục, chúng ta đã thấy rằng trong sản xuất nông nghiệp, nếu không sử dụng phân bón hữu cơ (theo truyền thống, chúng ta thường dùng phân bón tự làm là phân chuồng) thì có một loạt vấn đề lớn đe dọa trực tiếp và lâu dài sản xuất nông nghiệp như:

-          Đất bị thoái hóa.-          Cây trồng bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh.-          Khả năng chịu đựng sự biến đổi của thời tiết giảm, dẫn dến rủi ro trong sản xuất tăng.-          Chất lượng nông sản giảm bao gồm thành phần chất dinh dưỡng giảm và có nhiều chất nguy hiểm do sử

dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật.-          Năng suất ngày càng giảm do cây trồng không được cung cấp liên tục chất dinh dưỡng mà chỉ theo từng

thời kỹ bón phân vô cơ.-          Yêu cầu sử dụng phân bón ngày càng tăng do không tận dụng được các nguồn tạo ra phân bón từ không

khí, mặt trời và vi sinh vật.

Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra một trong số ít nguyên nhân chính dẫn dến tình trạng trên là do bón không đủ hoặc không bón phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Page 19: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Công ty ETC, trong quá trình nghiên cứu sử dụng phân bón Ước mơ nhà nông (AGRODREAM), sản xuất từ rong biển và cá biển đã nhận thấy rằng phân bón này không những sử dụng tốt để phun quá lá, cung cấp trực tiếp các axít amin, các khoáng chất, các vitamin cho cây trồng qua lá, qua rễ mà còn là thức ăn cho các vi sinh vật có ích cho cây trồng trong đất. Các vi sinh vật này khi được cung cấp thức ăn có dinh dưỡng cao sẽ phát triển rất nhanh và trở thành “nhà máy” tổng hợp ni tơ trong không khí trở thành đạm dinh dưỡng cho cây trồng, chuyển các chất có trong đất như hợp chất phốt pho, kali, khoáng chất sang dạng có ích cho cây trồng. Ngoài ra các vi sinh vật khi sống rất nhộn nhịp, nó tạo ra xáo trộn đất, làm thông thoáng đất, khi chết lại là chất hữu cơ trong đất.

Các vi sinh vật có ích cho cây trồng có rất nhiều loại, rất đa dạng trong đất, không khí và có thể được chia là làm 3 loại sau:

-          Loại thứ nhất: bao gồm các vi sinh vật có thể tạo ra phân bón như các vi sinh vật cố định đạm; vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ; vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng khoáng như phốt phát, sulphát, kali, nitrat, vi lượng từ trong đất qua rễ vào cây trồng.

-          Loại thứ hai: bao gồm các vi sinh vật có thể điều chỉnh gián tiếp quá trình phát triển của cây trồng bằng cách ngăn ngừa các tác động của các vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Các vi sinh vật này đặc biệt thấy có ích khi cây trồng đã kháng với các loại thuốc bảo vệ thực vật hiện hành.

-          Loại thứ ba: bao gồm các vi sinh vật tạo ra các hóc môn sinh trưởng (indole acetic acid, gibberelline, cytokine), tác động trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng.

Các vi sinh vật tạo ra quần thể vi sinh vật trong đất, nó tương tác với cây trồng qua rễ và sự phát triển của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết (thay đổi rất rõ rệt theo mùa), các chất dinh dưỡng trong vùng rễ, pH đất, độ mặn, các tính chất vật lý và hóa học của đất, độ xốp, lượng phân bón, lượng thuốc trừ sâu trong đất.

Sinh trưởng của vi sinh vật trong đất phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cácbon và ni tơ trong đất mà nguồn này chính là: (a) đường (carbohydrate) được cây tổng hợp và truyền qua rễ vào đất;(b) các hợp chất ni tơ là các axít amin và polyamin do cây tạo ra. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy lượng vi sinh vật có trong vùng rễ nhiều hơn từ 19 – 32 lần có trong đất, nguyên nhân là do trong vùng rễ cây trồng đã chuyển tới hơn 20% tổng lượng các bon do cây có được do quang hợp và ngoài ra cây trồng còn cung cấp cho vi sinh vật qua rễ các hợp chất chứa ni tơ.

Có thể dễ dàng thấy rằng để tăng lượng và chủng loại vi sinh vật có ích trong đất, đặc biệt là ở vùng rễ cần phải bổ sung nguồn thức ăn cho nó từ bên ngoài vào. Khi đó không những vi sinh vật có nhiều thức ăn hơn để sống dài hơn và phát triển khoẻ hơn mà cây cũng đỡ bị mất chất hơn.

Phân bón dạng lỏng đang được ETC sản xuất từ các nguyên liệu là rong biển, cá biển. Đường có trong rong biển, axít amin và các vitamin có trong cá biển cũng như rong biển trở thành đối tượng để nghiên cứu làm thức ăn tổng hợp cho vi sinh vật trong đất. Các kết quả nghiên cứu trồng nhiều loại rau, lúa, cây ăn quả đã cho những kết quả vượt quá mong đợi (xem kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu rau quả). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, việc bảo tồn và phát triển mối quan hệ Cây trồng – Vi sinh vật – Đất không những chỉ để bảo toàn hệ sinh thái để phát triển bền vững nông nghiệp mà nó còn có giá trị kinh tế cao. Có lẽ hệ sinh thái đất của nước ta đã vượt quá ngưỡng cân bằng để trở lên gây hại cho cây trồng.

Điều lo ngại và bi quan trước đây của các nhà khoa học của công ty ETC về việc đưa dần hệ sinh thái đất về trạng thái cân bằng một cách có thể tin cậy được đã được giải toả. Việc thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật có ích trong đất với tốc độ tăng trưởng là cấp số 2 ( trung bình vi sinh vật có ích trong đất nếu có đủ thức ăn và điều kiện sống tốt sẽ sống dài hơn và cứ 15 phút lại tăng gấp đôi) thì việc cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất để thay cho phân hữu cơ là hoàn toàn có thể thực hiện được. Các nhà khoa học đã đưa ra công thức pha chế khá đơn giản (Ước mơ nhà nông “M” rắn), ngoài phân bón sản xuất bằng phương pháp thuỷ phân enzyme cá biển, rong biển, da động vật, còn bổ sung thêm xỉ than và cám gạo. Xỉ than được sử dụng như chất độn vì xỉ than chứa nhiều can xi, là chất để giảm độ chua của đất và có rất nhiều lỗ rỗng, các lỗ rỗng này đã trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của vi sinh vật và cũng là nơi chứa phân bón lỏng để sử dụng dần. Cám gạo là chất bổ sung đã được biết từ lâu là chất có chứa nhiều loại axít hữu cơ, vitamin và là thức ăn chưa chế biến cho vi sinh vật.

Việc thay 250 kg phân chuồng bằng 10 kg phân bón dạng rắn được chế biến trên cơ sở sử dụng 2 lít phân bón Ước mơ nhà nông “M” đã thực sự mở ra cách thức giải quyết phân bón hữu cơ bằng cách cung cấp thức ăn dưới dạng axít amin, đường, vitamin, khoáng chất cho vi sinh vật trong đất. Quan trọng hơn, nó trở thành một giải pháp có thể thực hiện được để xây dựng một hệ sinh thái đất bền vững.

Kiến Thức Cơ Bản Về Phân Bón                                                                                                Hai Quang sưu tầm

 

            A.  Khái Niệm Về Phân Bón

Page 20: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

            Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.            I- Cây Hút Thức Ăn Nhờ Gì ?1- Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.  2- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ(khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm(đơn tử diệp)khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái(cây thân gỗ)khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.              II – Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây-Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K). -Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl) 1- Chất đạm(N)-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại… 2- Chất Lân (P)-Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ  làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .  3- Chất Kali: (K)-Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi. - Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.  4- Chất Canxi(Ca): -Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…-Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu… 5- Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên) 6-Chất Ma-nhê (Mg): -Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…-Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng… 

Page 21: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

7- Chất Bo(B):  Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.  8- Chất đồng(Cu):  Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng,  chịu lạnh… 9- Chất Kẽm (Zn):  Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.  10- Molipden(Mo):  Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do 

        B.  Phân Hữu Cơ            Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…             I. Phân Chuồng: 1. Đặc diểm:  Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học… 2.  Chế biến phân chuồng:  Có 3 phương pháp2. 1.  Ủ nóng (ủ xốp):  Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%,  có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được. 2. 2.  Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong. 2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.              II.  Phân Rác1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).  2- Cách ủ:  Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi;trét bùn;ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.              III.  Phân Xanh1-Đặc diểm:  Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu:  điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…2-Cách sử dụng:  Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.              IV.  Phân Vi Sinh

Page 22: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

1-Đặc điểm:  Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.  2- Các loại phân trên thị trường: 2. 1.  Phân vi sinh cố định đạm: -Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do:  Azotobacterin… 2. 2.  Phân vi sinh phân giải lân:  Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.  2. 3.  Phân vi sinh phân giải chất xơ:  chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.  3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh:  Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng(chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở:  vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.              V .  Phân Sinh Học Hữu Cơ. 1- Đặc điểm:  Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như:  Phân bón Komix nền… 2- Sử dụng:  Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng;có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho:  cây ăn trái , lúa, mía… 

            C.  Phân Vô Cơ            Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.  Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay I Phân Đơn:  Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K1- Phân đạm vô cơ gồm có: 1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N 2-Phân Lân: 2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5

 3- Phân Kali

Page 23: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O. 3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O II.  Phân Hổn Hợp:  Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:  Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ:  Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:  1. -Phân trộn:  Là phân được tạo thành  do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.  2. - Phân phức hợp:  Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.  3. -Các dạng phân hổn hợp: 3. 1-Các dạng phân đôi:  Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0 3. 2.  Các dạng phân ba NPK thường là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20… 3. 3.  Phân chuyên dùng:  Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.  -Ưu điểm của phân chuyên dùng:  rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.  -Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ:  Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT1, JT2JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.  III.  Vôi1. -Vai trò tác dụng của phân vôi:  Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S… 2. -Một số dạng vôi bón cho cây* Vôi nghiền:  Các loại:  đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.  * Vôi nung ( vôi càn long):  Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.  * Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái

Page 24: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

 Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.             Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,  * Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợpVí dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau: -SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là:                         5X100 = 23. 8kg                            2- Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kgP2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:                         10X100 =50 kg                             20- KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là:                         10X100  = 16, 6 kg                             60 * Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg  còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn(đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.  * Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơnVí dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:  

-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15                        100X20    = 43kg                             46- Lượng  Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15                        100X20     = 100kg                             20- Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15                        100X15      = 25Kg                              60 

 * Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo.  

            D.  Phân Bón Lá 1.  Đặc điểm:  Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.  2.  Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường:  Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như:  HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX… 3.  Lưu ý khi sử dụng phân bón lá: Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân 

Page 25: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

            Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.  * Hướng Dẫn Sử Dụng NPK  Việt Nhật             Cây Ăn Trái Giai đoạn bón phân Loại phân bón Liều lượng(kg/cây)

Sau khi thu hoạch JT116-10-6 =13S+2, 5(Cao+MgO)

1Kg ~1, 5 kg

Trước khi ra hoa1  ~ 2 tháng

JT210-10-15+5S+2, 0 (CaO+MgO)

0, 5Kg ~ 1kg 

Sau khi đậu trái JT316-8-14+12S

0, 5kg ~ 1kg

Trước khi thu hoạch1 ~ 2 tháng

JT316-8-14+12S

0, 5kg~ 1kg

Phân bón được sản xuất với nhiều loại khác nhau, tuy nhiên không có loại phân nào (hữu cơ hay vô cơ) có thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Phân hữu cơ có một ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo môi trường đất bền vững và phát huy hiệu lực phân vô cơ. Việc bón phân vô cơ cân đối cho cây trồng là rất cần thiết để đạt hiệu quả sử dụng một cách tối ưu.

Ngoài dạng phân đơn, có 3 dạng phân bón vô cơ đa dinh dưỡng như sau:- Phân bón phức hợp: Chứa ít nhất 2 trong số các chất dinh dưỡng sơ cấp N,P,K và được sản xuất bằng phản ứng hóa học. Các hạt phân bón loại này có chứa các chất dinh dưỡng với tỷ lệ xác định. Hiện nay, đa số phân bón đa dinh dưỡng loại này thường được sử dụng tại các nước phát triển.- Phân trộn: Phân bón dạng này được sản xuất bằng cách phối trộn khô một số nguyên liệu, không tiến hành phản ứng hóa học. - Phân bón hỗn hợp: Để chỉ các loại phân bón chứa ít nhất 2 trong số các chất dinh dưỡng sơ cấp N,P,K và được sản xuất bằng phản ứng hóa học, hoặc phối trộn, hoặc cả hai cách kết hợp. Các hạt phân bón loại này có chứa các chất dinh dưỡng ở những tỷ lệ khác nhau.

Các sản phẩm phân bón hỗn hợp đáp ứng riêng cho từng loại cây trồng đang có xu hướng phát triển. Đây là dạng phân chuyên dùng, chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Ví dụ phân NPK hỗn hợp với tỷ lệ 13-10-21 + 2 MgO, hoặc phân NPK 20-10-10 cho những loại cây trồng có nhu cầu đạm cao.

Page 26: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Trong việc hướng dẫn bón phân cho một loại cây trồng cụ thể trong một giai đoạn người ta cũng khuyến cáo chế độ bón phân theo một công thức nào đó. Ví dụ đối với cây măng cụt: Bón mỗi gốc từ 3-4 kg mỗi lần và bón 3 lần trong năm, như sau:- Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong, tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức: N:P:K (20:20:10), mỗi gốc 3 kg kết hợp với 20-30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây. - Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K (8:24:24), mỗi gốc 3 kg.- Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 1-2 cm) phân vô cơ theo công thức N:P:K (13:13:21)Để bón đúng theo khuyến cáo trên, phải biết cách phối trộn các loại phân phổ biến trên thị trường.

Phân đơn là loại phân phổ biến nhất và được đánh giá là có chất lượng ổn định hơn so với phân trộn có mặt trên thị trường. Từ phân đơn có thể phối trộn thành phân đa dinh dưỡng thích hợp.

1. Cách tính thành phần dinh dưỡng trong công thức phân đơn:- Phân Urea: công thức hóa học NH2CONH2, phân tử lượng 60 (trong đó: N=14; O=16; H=1; C=12). Trong 60 có 28 phần N, do đó hàm lượng N=46%.- Phân đạm S.A (Sunfat Amonium): công thức hóa học (NH4)2SO4, phân tử lượng 132 (trong đó: N=14; O=16; H=1; S=32). Trong 132 có 28 phần N, do đó hàm lượng N=21% và cũng trong 132 có 32 phần S, do đó S=24%.- Phân đạm Clorua (Clorua Amôn): công thức hóa học NH4Cl, phân tử lượng 53,5 (trong đó: N=14; Cl=35,5; H=1). Trong 53,5 có 14 phần N, do đó hàm lượng N=26% và cũng trong 53,5 có 35,5 phần Cl, do đó Cl=66% (Cây dừa cần nhiều phân chứa Clo, tuy nhiên đất khô hạn, nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, dễ làm cho cây bị ngộ độc do dư clo)- Phân amôn nitrat: công thức hóa học NH4NO3 , phân tử lượng 80, hàm lượng N=35%.Đối với các loại phân đạm khác, thành phần N% cũng được tính tương tự như trên.

Đối với phân lân thì hàm lượng lân được tính theo %P2O5; Phân Kali thì tính theo %K2O. Tuy nhiên hàm lượng của các chất đạm, lân, kali tính như trên chỉ đúng trong hóa chất tinh khiết còn đối với các loại phân thường thì không được đầy đủ nhất là các loại phân lân.

- Phân lân thiên nhiên: chủ yếu là phosphat calci Ca3(PO4)2 thường lẫn với đất, chất hữu cơ, oxyt sắt,... Phosphat calci rất khó tan trong nước chỉ tan trong các dung dịch chua. Do đó người ta chế biến thành phân super lân bằng phản ứng hóa học giữa phosphat thiên nhiên với axit sunfuric.- Phân Super lân: Chủ yếu chứa Ca(H2PO4)2 và hàm lượng P2O5 chỉ khoảng 16% do nguyên liệu từ phân lân thiên nhiên có lẫn tạp chất. - Phân DAP (DiAmoniumPhotphat), công thức (NH4)2HPO4, hàm lượng NPK tưong ứng là 18-46-0.-Phân KCl: Phân Kali Clorua trông giống như muối ớt do có những mảnh đỏ như ớt lẫn vào do được khai thác từ khoáng mỏ. Hàm lượng sản phẩm đạt khoảng 60% K2O.- Phân K2SO4: Phân Kali sunfat có màu trắng không chứa Clo, có chứa lưu huỳnh, tỷ lệ K2O khoảng 50%.

2. Cách phối trộn phân đơn thành phân trộn đa dinh dưỡng:Để bón phân cây măng cụt theo hướng dẫn như trên, cần pha trộn như sau:

Page 27: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

- Bón phân theo công thức: N:P:K (20:20:10) cần pha trộn:+ Phân urea: 43 kg (trong 100kg Urea có 46kg N; muốn có 20kg N thì: 20x100/46=43)+ Phân Super lân: 125kg (tính tương tự: (20x100)/16=125) + Phân Kali sunfat: 20kg (tính: (10x100)/ 50=20).Tổng khối lượng phân trộn: 188kg, đem bón đều cho mỗi gốc 3 kg theo hướng dẫn. Hoặc trộn theo tỷ lệ: Phân Urea: 4,3kg; Phân super lân: 12,5kg; Phân Kalisunfat: 2kg. Tổng khối lượng phân trộn: 18,8kg (bón được 6 cây)

- Bón phân theo công thức: N:P:K (8:24:24) cần pha trộn như sau:+ Phân urea 46%N: 17kg.+ Phân Super lân (16% P2O5): 150kg. + Phân Kali Sunfat (50% K2O): 48kg.

- Bón phân theo công thức: N:P:K (13:13:21) cần pha trộn như sau:+ Phân urea 46%N: 28kg.+ Phân Super lân (16% P2O5): 81kg. + Phân Kali Sunfat (50% K2O): 42kg. Có thể thay thế phân Urea bằng các loại phân đạm khác như SA... hoặc thay thế Super lân bằng DAP (có cả đạm và lân) hoặc thay thế bằng phân Kali Clorua (60% K2O)...Phương pháp phối trộn phân bón cho phép chủ động bón phân cân đối theo hướng dẫn của nhà khoa học. Tùy theo mức độ sẵn có của phân bán trên thị trường mà áp dụng phối trộn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.