NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. ·...

60
Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo NGUOÀN ÑAÏO NGUOÀN ÑAÏO Soá 99 Soá 99 Soá 99 - Thaùng 8 2016 Thaùng 8 2016 Thaùng 8 2016 PHAÄT LÒCH 2560 PHAÄT LÒCH 2560 PHAÄT LÒCH 2560 [email protected]

Transcript of NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. ·...

Page 1: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Taïp Chí Vaên Hoùa Phaät GiaùoTaïp Chí Vaên Hoùa Phaät GiaùoTaïp Chí Vaên Hoùa Phaät Giaùo

NGUOÀN ÑAÏONGUOÀN ÑAÏO Soá 99Soá 99Soá 99———--- Thaùng 8 2016Thaùng 8 2016Thaùng 8 2016 PHAÄT LÒCH 2560PHAÄT LÒCH 2560PHAÄT LÒCH 2560

[email protected]

Page 2: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 2

Nhân dịp Tiểu Tường Cố Hòa Thượng thượng Tâm hạ Châu Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới

Nhất Tâm Đảnh Lễ :

Trúc Lâm Yên Tử, Vĩnh Nghiêm Phượng Ban Phái Đệ Lục Thế,

Thế Giới Việt Nam Phật Giáo Hội Thượng Thủ,

Pháp Danh Thanh Minh, Tự TÂM CHÂU, Hiệu Tuệ Hải,

Trưởng Lão Hòa Thượng Chi Giác Linh

Page 3: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang

NguÒn ñåo

Taïp Chí Vaên Hoaù

Phaät Giaùo Vieät Nam

Thöïc hieän, aán loaùt vaø xuaát baûn bôûi

Chuøa Giaùc Hoaøng

5401 16th St. N.W. Washington DC 20011

Ñieän Thoaïi: (202) 829-2423

***

Soá 99

Vu Lan

Phaät Lòch 2560

Thaùng 8 naêm 2016

Vôùi caùc baøi cuûa:

Thích Thaùi Hoøa - d.an - Nguyeãn Phuùc Böûu

Taäp - Xuaân Phöôïng - Nguyeãn Thò Bích

Nhaø - Döông Kim Thaønh - Taùnh Thieän -

Vieân Hueä - Laâm Thanh Huyeàn - Taâm-

Minh Ngoâ Taèng Giao - Vónh Haõo - Huyeàn

Lam - Hoang Phong - Nga Nguyeãn - Thích

Trí Quang - Thích Trí Chôn - Haûi Söï- Tueä

Vieân - Dieäu Oanh - Baïch Cuùc - Haûi Baèng

Trò Söï:

Thöôïng Toïa Thích Thoâng Ñaït

Toøa Soaïn:

Tueä Vieân - GĐPT Thieän Sinh Giaùc Hoaøng

Trình Baøy vaø Kyû Thuaät:

Tueä Vieân - GÑPT Thieän Sinh Giaùc Hoaøng

1. Vu Lan: Muøa Môû Nhöõng Sôïi Daây Treo Ngöôïc … 2

2. Vu Lan: Muøa Baùo Hieáu vaø YÙ Nghóa Vu Lan ….... 5

3. Thô: Thaêm Con ………………………………………………………….…. 8

4. Xöû Lyù Khuûng Hoaûng Truyeàn Thoâng .………………..… 9

5. Daïy Con Hieáu Thuaän ………………………………………………… 11

6. Thô: Tình Thaày ……………………………………………………………. 12

7. Ñeà Cao Loøng Hieáu Ñaïo ……..……………………………………. 13

8. Thô: Daâng Leå Tieåu Töôøng Coá Hoøa Thöôïng ...… 15

9. Coïng Rôm Quyù Giaù Hay Bí Quyeát Laøm Giaøu … 16

10. Thô: Neùm Soûi Xuoáng Gieáng ………………………………… 18

11. Noùi Vôùi Cha ………………………………………………………………. 19

12. Tìm Ñöôïc Nieàm Vui ……………………………………………….. 23

13. Hình AÛnh Sinh Hoaït GÑPT TS Giaùc Hoaøng …. 27

14. Maáy Ñoä Duyeân Laønh ……………………………………………… 31

15. Nhöõng Nghòch Lyù Cuoäc Soáng ……………………………… 31

16. Laøm Meï Vôùi Taám Loøng Cuûa Phaät ……………………. 35

17. Vai Troø Cuûa Cha Meï …………………………………………….. 40

18. Taùm Laàn Noùi Doái Trong Cuoäc Ñôøi Meï ………….. 43

19. Nhöõng Caâu Chuyeän Ñaïo ………………………………………. 44

20. Vu Lan: Ngaøy Ñeàn Ôn Ñaùp Nghóa ……………………. 46

21. Ca Dao, Thô vaø Kinh Phaät Cho Vu Lan …………. 48

22. Nhöõng Thöû Thaùch Cuûa Taêng Giaø …………………… … 49

23. Nghìn Daëm Toâi Ñi ………………………………………………….. 52

24. Thieáu Moät Neùn Nhang …………………………………………… 53

25. Zen Stories …………………………………………………………………. 54

Page 4: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 2

Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi từ nơi tâm mình và từ nơi chính cuộc sống hàng ngày của mình, để cúng dường lễ Vu lan, với một ý nghĩa thiết thực. Vu lan, tiếng Phạn là Ullambana, Hán phiên âm là Vu lan bồn và dịch nghĩa là Giải đảo huyền. Giải là mở, đảo là ngược và huyền là dây. Giải đảo huyền là mở sợi dây treo ngược.

Trong đời sống hàng ngày, khi đánh mất chất liệu hiếu kính, trí tuệ và từ bi là ta đánh mất chất liệu căn bản của đạo đức, đánh mất căn bản phước báu của cõi người, cõi trời, phước báu của các cõi hiền thánh và chư Phật; như vậy là ta đã treo ngược đời sống của chúng ta.

Ngược lại, khi ta đang thực tập hiếu kính với ai là ta đang mở sợi dây treo ngược cho ta và cho cả người ấy.

Trước hết, ta cần phải thực tập và thể hiện sự hiếu kính đối với cha mẹ, để mở sợi dây ấy cho ta và cho cả cha mẹ ta.

Cha mẹ ta liên hệ với ta bằng chất liệu tình cảm của nhân duyên huyết thống. Tình cảm ấy không những gắn bó với ta trong một đời mà nhiều đời; không những trong một kiếp mà nhiều kiếp. Tình cảm ấy, không những đã từng treo xuôi chúng ta mà cũng đã từng treo ngược chúng ta. Treo xuôi chúng ta, vì ta đã từng thọ ân, đã từng biết cách để trả ân. Treo ngược chúng ta, vì ta đã từng thọ ân mà không những vô ân lại còn bội nghĩa.

Thọ ân và biết ân, vì ta thấy rất rõ trong quan hệ tình cảm của nhân duyên huyết thống, nếu không có cha mẹ ta thì không bao giờ có ta. Và không có ông bà tổ tiên nội ngoại thì cũng không bao giờ có cha mẹ ta.Vì vậy, khi ta thể hiện sự hiếu kính đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên nội ngoại, trước hết ta phải biết chăm sóc trái tim huyết thống

của ta, để cho tinh thần của trái tim ấy không bị thương tích bởi những ý nghĩ, lời nói và hành động không lành mạnh hàng ngày.

Ý nghĩ không lành mạnh là ý nghĩ mang những chất liệu ích kỷ, chỉ sống theo cá tính và biểu hiện những sinh hoạt cá tính theo bản năng ấy, qua lời nói và việc làm, khiến không những làm thương tổn trái tim ta, làm thương tổn trái tim của cha mẹ, ông bà tổ tiên nội ngoại ta, trong quá khứ và hiện tiền, mà cũng còn làm thương tổn trái tim của nhiều thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai nữa.

Vậy, nếu ta muốn hiếu kính với cha mẹ, với tổ tiên ông bà nội ngoại trong quá khứ và hiện tiền,

thì điều kiện trước tiên là phải biết chăm sóc trái tim huyết thống của ta, để trái tim ấy luôn luôn ở trong trạng thái trong sáng và lành mạnh. Mọi lời nói và hành xử hiếu kính của ta phải đi từ trái tim ấy, mới có khả năng tháo gỡ những sợi dây treo ngược trong đời sống của ta và của những người ta thương yêu.

Và trong đời sống tâm linh, ta cần phải có sự hiếu kính với ai? Ta cần phải có sự hiếu kính đối với thầy, với chúng Tăng và Tam bảo.

Thầy là vị đại diện chúng Tăng và Tam bảo để dạy dỗ cho ta, từ một con người không biết bỏ điều ác lại bỏ được những điều

ác; từ người không biết gì về điều thiện trở thành người biết yêu mến và thực hành điều thiện; từ một người chuyên sống với tâm ý thủ lợi lại biết xả lợi mà hướng tâm đến Vô thượng bồ-đề. Thầy còn thay mặt chúng Tăng và Tam bảo trao truyền giới pháp cho ta, đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng, từ ánh sáng bước tới ánh sáng; nuôi dưỡng giới thân, tuệ mạng cho ta, đưa ta đi tới với nếp sống lành mạnh, an hòa và phương trời cao rộng.

Thầy đối với ta ân đức như vậy, nhưng nếu ta không biết ân mà sống vong ân, bội nghĩa thì ta đã treo ngược đời sống của ta và cũng treo ngược

Vu Lan: Muøa Môû Nhöõng Sôïi Daây Treo Ngöôïc

Thích Thaùi Hoøa

Page 5: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 3

những lời dạy tốt đẹp của thầy đối với ta, khiến cho người đời không những khinh khi ta mà còn khinh khi cả thầy của ta nữa!

Ta đến với thầy, nhưng ta không sống với đời sống của hiếu kính, trí tuệ và từ bi, khiến cho thầy không những không yên lòng, mà đôi khi còn vì ta khởi sinh phiền não. Phiền não trong đời sống của thầy khởi sinh là do ta, và như vậy ta đã đem dây phiền não mà trói thầy, khiến cho thầy phải sống ngược với đời sống giải thoát và giác ngộ.

Vì vậy, mùa Vu lan về ta phải biết thực tập hiếu kính, trí tuệ và từ bi để mở sợi dây treo ngược cho ta; và ta phải biết mở sợi dây treo ngược nơi những người đang treo ngược đối với thầy của ta nữa.

Ở đời, không có vị thầy nào nhìn học trò dễ thương mà không vui. Danh dự của thầy là danh dự của học trò và danh dự của học trò cũng là danh dự của thầy, ta phải thấy cho rõ điều ấy để thực tập tâm hiếu kính, trí tuệ và từ bi, để mở hết tất cả những sợi dây đang treo ngược ta và thầy của ta vậy.

Ta hiếu kính đối với chúng Tăng, bởi chúng Tăng là đoàn thể trang nghiêm thánh thiện, lấy thanh tịnh và hòa hợp làm bản chất, lấy giải thoát làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và lấy hoằng pháp độ sinh làm bản nguyện.

Thầy ta sinh ra ta từ biển cả giới pháp thanh tịnh và hòa hợp của Tăng, được dìu dắt, nâng đỡ và xác chứng trong đời sống cao thượng của Tăng và đã trở thành thành viên chính thức của Tăng. Nếu không có chúng Tăng, ta không bao giờ có thầy. Ngày nay, ta có thầy dạy dỗ và dìu dắt ta trên con đường học đạo, công đức ấy của thầy là công đức của chúng Tăng, vì vậy mà ta hết lòng hiếu kính với chúng Tăng là để báo đáp ơn thầy. Muốn báo đáp công ơn của thầy, không gì hơn là phải thực hành hiếu kính đối với chúng Tăng.

Người nào biết hiếu kính đối với chúng Tăng là người ấy đang ngày đêm nỗ lực thực hành hạnh trí tuệ và từ bi để cúng dường thầy mình và chúng Tăng vậy.

Và tại sao ta phải hiếu kính với Tam bảo? Tam bảo là Phật, Pháp và Tăng. Về ý nghĩa, ta có

Tam bảo đồng thể, Tam bảo xuất thế gian và Tam bảo thế gian trú trì.

Tam bảo đồng thể

Tam bảo trong ba đời và mười phương cùng một thể tính giác ngộ, cùng một pháp tính bình đẳng, không sinh diệt và cùng một Tăng thể thanh tịnh, hòa hợp, sự lý thống nhất vô ngại. Không những vậy, mà Phật còn đồng thể với Pháp và Tăng; Pháp và Tăng cùng đồng thể với Phật; Phật và Tăng đồng thể với Pháp; Phật và Pháp đồng thể với Tăng nữa. Vì là đồng một thể tính giác ngộ, không sinh diệt, thanh tịnh, nên bản thể của Phật, Pháp, Tăng là thường trú khắp cả pháp giới và viên dung vô ngại.

Tam bảo xuất thế gian

Trong đó, Phật bảo xuất thế là chỉ cho chư Phật trong mười phương đã thành tựu được đoạn

đức, trí đức và ân đức. Đoạn đức là do đoạn trừ hết sạch phiền não của tâm mà đức hạnh sinh khởi. Trí đức là do đoạn trừ hết sạch những sai lầm của tri kiến mà đức hạnh sinh khởi và ân đức là do thành tựu những hạnh nguyện độ sinh mà đức hạnh sinh khởi. Phật bảo xuất thế là những Bậc giác ngộ đã thành tựu hoàn toàn ba đức ấy, như Đức Phật Thích-ca, Phật A-di-đà, Phật Dược Sư,…

Pháp bảo xuất thế gian là chỉ cho các pháp hành dẫn đến đời sống giải thoát như: Bát chánh đạo, Giới Định Tuệ, các pháp quán thuộc Tứ thánh đế, hay các pháp quán lưu chuyển và hoàn diệt của pháp Mười hai duyên khởi, các pháp quán về Không, Vô tướng và Vô tác, hay là pháp quán về Khổ, Không và Vô thường… Do thực hành các pháp này mà hành giả đoạn tận hết thảy lậu hoặc, dẫn đến đời sống xuất thế, thoát ly sinh tử.

Tăng bảo Xuất thế là chỉ cho đoàn thể của Tăng, mà trong đó các thành viên đã đoạn trừ hết sạch phiền não, chứng đắc các thánh quả giải thoát.

Tam bảo thế gian trú trì

Phật bảo thế gian trú trì là chỉ cho những hình tượng của Đức Phật được thờ tự trong các chùa tháp khắp thế gian.

Page 6: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 4

Pháp bảo thế gian trú trì là chỉ cho ba tạng Kinh, Luật, Luận đang được thờ tự và lưu truyền ở trong thế gian.

Tăng bảo thế gian trú trì là chỉ cho những đoàn thể xuất gia tối thiểu là bốn vị Tỳ-kheo hoặc bốn vị Tỳ-kheo ni đang cộng trú thanh tịnh và hòa hợp với nhau để cùng nhau thực hành các Tăng sự, như thuyết giới mỗi nửa tháng, mỗi năm an cư trong ba tháng và cùng nhau tự tứ sau khi xuất hạ trong cùng một trú xứ. Và đồng thời làm chỗ nương tựa cho thế gian gieo trồng phước đức, hướng dẫn những pháp học và pháp hành cho quần chúng Phật tử.

Tăng bảo thế gian trú trì bao gồm các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni đã thành tựu và chưa thành tựu các pháp giải thoát.

Nếu không có Tam bảo đồng thể, ta không bao giờ có Tam bảo xuất thế gian; và không có Tam bảo xuất thế gian ta không bao giờ có Tam bảo trú trì thế gian.

Ngày nay ta có vị thầy để dạy dỗ cho ta, nâng đỡ ta trên con đường tu tập và giải thoát, là nhờ có Tam bảo trú trì thế gian.

Ta có Tam bảo trú trì trong thế gian giúp thầy ta và ta tu học là nhờ có Tam bảo xuất thế gian; và ta có Tam bảo xuất thế gian để thường tin tưởng, tôn kính và ngưỡng mộ, mà không không bao giờ biến hoại là nhờ có Tam bảo đồng thể.

Vì vậy, ta hãy nhìn sâu vào trái tim tâm linh của ta, không những thấy các bậc thầy của ta đang còn tại thế hay đã qua đời vẫn luôn luôn hiện hữu ở trong trái tim ta, vẫn luôn có mặt trong những hạnh nguyện tu hành của ta, quý vị luôn nâng đỡ cho ta những lúc yếu kém và vẫn luôn luôn khích lệ ta những khi ta có chút tinh cần tu tập.

Không những vậy mà trong trái tim ta luôn luôn có mặt đầy đủ Tam bảo thế gian trú trì, Tam bảo xuất thế gian và cả Tam bảo đồng thể. Nên, ta phải nỗ lực tu học tinh cần, phát khởi được trí tuệ và từ bi, để mở những sợi dây tà kiến đang treo ngược sự hiểu biết của ta đối với Tam bảo.

Tam bảo thì đồng thể thanh tịnh mà nhận thức của ta thì ngược lại bị biến thể và ô nhiễm. Tăng đoàn đệ tử của đức Thế Tôn thì hòa hợp thanh tịnh và xuất thế, mà ta đem những nhận thức phân hóa, kỳ thị, tổ chức phàm tục của ta để áp đặt và trói buộc lên đời sống và sinh hoạt cao đẹp, thánh thiện của Tăng. Những nhận thức trói buộc và treo ngược ấy làm cho ta càng ngày càng quay ngược

với Tam bảo và Tam bảo đã bị ta hiểu theo nghĩa treo ngược và quay ngược.

Mùa Vu lan lại trở về với những người con Phật, chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực tu tập để không những mở được những sợi dây đang treo ngược chúng ta, mà còn mở những sợi dây tà kiến cố chấp, hiểu biết sai lầm chung quanh chúng ta, đang làm đảo lộn và treo ngược Tam bảo. Chúng ta nguyện nỗ lực tu tập và chuyển hóa để đưa dòng dõi huyết thống của chúng ta hội nhập vào dòng dõi tâm linh, nhằm thăng hoa cuộc sống và thể nhập hoàn toàn với Tam bảo đồng thể, sống với cảnh giới vô sinh bất diệt của chư Phật.

Những người con Phật chúng ta hãy cùng nhau, không những nguyện mở những sợi dây đang treo ngược chúng ta, mà còn nguyện mở cả những sợi dây đang treo xuôi chúng ta trong những thành công phù phiếm, trong những thuận lợi nhất thời, để dâng lên cúng dường cha mẹ, thầy tổ, chúng Tăng và Tam bảo, với tất cả tấm lòng hiếu kính, trí tuệ và từ bi.

Thích Thái Hòa

Trích : http://giacngo.vn/phathoc/2011/08/14/77F04A/

Page 7: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 5

Con người khi lìa đời là hết hay phần gọi là “linh hồn” vẫn còn tồn tại?

Ngày nay nhiều người, kể cả các nhà khoa học hiện đại, tin rằng con người có linh hồn mặc dù chưa ai có thể chứng

minh được điều đó, nhưng trong cuộc sống vẫn thường xẩy ra những hiện tượng chứng tỏ tồn tại một thế giới tâm linh vô hình song song với thế giới hữu hình. Thi hào Nguyễn Du viết: “Thác là thể xác, còn là tinh anh”.

Ðặc biệt Phật Giáo cho rằng những linh hồn người quá cố chưa được siêu thăng, còn bị giam trong các tầng địa ngục, sẽ được phép trở về dương gian vào ngày Rằm tháng Bẩy âm lịch để thăm gia quyến. Vì thế, hằng năm, trong suốt tháng Bẩy âm lịch, các chùa đều lập đàn cúng nhằm giúp các cô hồn cơ hội tu tỉnh để được siêu thoát khỏi cảnh địa ngục. Ðó chính là ý nghĩa của Lễ Vu Lan mà sự tích được sưu tầm như sau đây:

Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan

Hàng năm cứ đến ngày Rằm tháng Bẩy âm lịch, các chùa đều làm Lễ Vu Lan. Ðó là ngày Phật Giáo cho rằng các vong hồn ở âm phủ được phép trở về dương thế để nghe kinh kệ, hưởng hương nhang cho u linh họ được soi sáng. Các gia đình làm mâm cúng ở nhà hay ở chùa. Nhiều người còn làm cơm cúng cho các vong hồn không có thân nhân. Ca dao có câu:

Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm

Tháng Bẩy ngày Rằm xóa tội vong nhân

Nói tới ngày lễ Vu Lan, người ta không thể không nhắc tới sự tích Vu Lan Bồn hay sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi địa ngục và bài “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của Nguyễn Du cũng như là tản mạn thêm về vấn đề có hay không có linh hồn.

Sự Tích Vu Lan Bồn hay Mục Kiền Liên

Phật Giáo tin rằng con người ta khi chết nếu có tội nặng thì linh hồn sẽ bị đọa xuống hỏa ngục để chịu các hình phạt. Vu Lan Bồn nói gọn là Vu Lan do chữ Phạn Ullambana (đọc: Ô-lam-bà-nã), nghĩa là, dâng chậu hay dâng bát để cứu nạn treo ngược. Tội nhân ở âm phủ bị treo ngược nên không ăn uống được gì vì nuốt vào thì lại trôi ngược ra. Muốn cứu tội nhân, thân nhân phải cúng quải (vái): làm đồ ăn đặt vào trong một cái chậu (bồn), xin chư tăng nhân danh Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) cầu cho vong hồn được sớm giải thoát khỏi địa ngục.

Ngoài Lễ Vu Lan còn có Hội Vu Lan Bồn là một pháp hội lo cứu khổ, cứu nạn cho cha mẹ đã khuất bóng khỏi bị treo ngược ở âm phủ. Hội này dùng một cái chậu lớn đựng những thức ăn chay cúng dường Tam Bảo. Những thức ăn dùng để cúng các cô hồn không có bà con thân thích cúng quải và cũng là để bố thí chúng sinh nghèo đói kéo về hưởng một ngày cơm chay no bụng. Ngày Hội Vu Lan cũng gọi là Hoan Hỉ Hội hay Hoan Hỉ Nhật vì là ngày lành cho tất cả các tì kheo ra khỏi Hạ và là ngày các chư tăng, chư Thánh, chư Phật hộ niệm cho các vong linh bị đọa địa ngục.

Tục lệ này bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của một đệ tử của Phật họ Mục, quê ở Kiền Liên, nên gọi là Mục Kiền Liên. Sự tích này được ghi trong nhiều kinh, sách với một vài khác biệt nhỏ. Trong sách Phạn, Mục Kiền Liên là một vị Ðại Thánh, Bồ Ðề Bồ Tát, được Phật Thích Ca khen ngợi là “thần thông đệ nhất” trong hàng đệ tử. Truyện về mẹ ông tóm lược như sau:

Nguyên mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Ðề, một con người gian ác, điêu ngoa. Bao nhiêu tiền của con đem về bà phung phí, lại nói dối là đã cúng chùa hết. Mục Kiền Liên biết mẹ gian dối quá nên đau khổ mà ngất đi. Bà Thanh Ðề sau đó chết và bị đầy xuống địa ngục.

Chôn cất mẹ xong, Mục Kiền Liên làm nhà bên mộ mẹ và ở đó ba năm mới bỏ đi quy y Phật. Khi đắc đạo A La Hán, ông đi tìm mẹ ở địa ngục. Ông khải thỉnh Ðức Phật về thuyết Kinh Vu Lan Bồn cứu độ cho mẹ ông. Ðức Phật dạy vào ngày Rằm Tháng Bẩy, làm một trăm phần chay, đựng

Bạch Cúc.NTN & Hải Bằng.HDB

Page 8: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 6

trong một cái chậu, đem cúng dường Tam Bảo và tụng kinh, rồi đem thức ăn ấy bố thí chúng sinh. Khi được tha khỏi địa ngục, mẹ ông biến thành một con chó cứ quấn quýt bên ông để xin lỗi. Ông bèn dùng thần thông biến mẹ ông thành người và khuyên nhủ mẹ tiếp tục tu tỉnh. Kể từ đó, hai mẹ con ngày đêm ăn chay, niệm Phật. Rồi một hôm vào ngày Rằm tháng Bẩy, bà Thanh Ðề hóa thành Tiên bay về Trời.

Tóm lại, Lễ Vu Lan nêu lên hai điểm:

Cuộc sống có luân hồi và quả báo. Linh hồn con người vốn ô trọc, đầy tội lỗi từ vô thủy, vô chung, và sẽ tái sinh để trả nợ do nghiệp quả tạo ra trong những kiếp trước cho đến khi nào dứt nghiệp, linh hồn được trong nhẹ sẽ nhập vào một cõi Trời, khỏi phải trở lại cõi trần.

· Những linh hồn tội lỗi bị đày đọa xuống các tầng địa ngục sẽ có thể được cứu vớt nếu có sự cầu nguyện trợ lực của các vị thần thánh, chư tăng, và các thân nhân, bằng hữu. Nhưng, cần phải có sự tập trung đông đảo cầu nguyện mới tạo được một lực cộng hưởng đủ mạnh để giải cứu tội hồn.

Có Linh Hồn Hay Không

Ðây là một câu hỏi lớn còn đang trong vòng nghiên cứu và giải thích. Vấn đề vẫn chỉ là “Tin hay Không Tin” mà thôi:

Thượng Ðế vốn vô ngôi, vô ảnh

Tâm linh ngời ánh sáng Tình Thương

Vô thủy, vô chung tỏa khắp muôn phương

Nếu bạn tin thì là Có

Nếu không tin, thì Có cũng là Không

(Minh An Hải Bằng.HDB)

Ở Tây Phương, E.B. Tylor (1832- 1917), giáo sư khảo cổ học của Ðại Học Oxford ở Anh, cho rằng:

Những kinh nghiệm như là các giấc mơ, những thị ảnh (visions) hay ảo giác (hallucinations) và sự vô hồn của các xác chết khiến cho người xưa tin là có linh hồn.

Người Ai Cập tin linh hồn là bất diệt và khi xác bị hủy hoại thì linh hồn nhập vào một xác thân khác. Nhà toán học Pythagore cho rằng tất cả có linh hồn thênh thang quanh quẩn trong thế giới hữu cơ.

Triết gia Platon cũng cho linh hồn sống lâu hơn thể xác.

Người Trung Hoa cổ đại tin có sự sống sau khi chết.

Người Hindu (Ấn) tin mỗi người có một linh hồn riêng biệt và trải qua nhiều kiếp đầu thai và hồn phải cố gắng tu để hội nhập với “Thực Tại Tối Cao” gọi là Brahman hay Brahm.

Phật Giáo nhìn nhận con người có linh hồn và con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi dứt được luân hồi theo định luật nhân quả.

Người Nhật theo Thần Ðạo (Shinto) tin rằng linh hồn của người chết hãy còn nhân cách vì còn uế tạp và thân nhân phải tẩy uế thì linh hồn mới siêu thăng.

Người Do Thái tin linh hồn là bất tử sau khi thân thể chết.

Cơ Ðốc Giáo không tin có luân hồi hay tái sinh. Khi Lazarus chết, Jesus nói với các môn đồ rằng Lazarus đã yên nghỉ và so sánh trạng thái chết với giấc ngủ. Sau này, Jesus cùng đi với em gái của Lazerus tới mồ của Lazarus và gọi Lazarus thức dậy.

Ông Cayce, một bác sĩ Tâm Thần Hoa Kỳ ở Hopskinville, Kentucky, có khả năng soi hồn để chữa bịnh đã bị nhiễm từ các kiếp trước.

Tóm lại, rất nhiều hiện tượng trong đời sống hàng ngày cho thấy sự hiện diện của một môi trường tâm linh gắn liền với môi trường hữu cơ của con người và có thể chỉ có một số người có cơ duyên đặc biệt mới có thể tiếp xúc được một phần của thế giới tâm linh này. Có người tin rằng chung quanh một người sống có nhiều linh hồn còn lẩn quất để phù hộ hoặc báo oán. Người đó sẽ suy nghĩ và hành động theo các xung lực giao thoa của các nhóm hồn này. Vì thế, nếu người đó sống lương thiện và ăn ở có nhân đức thì người đó sẽ đánh bạt được những ô linh xâm nhập tâm linh.

Niềm tin này cho phép giải thích tại sao có những kẻ tàn sát sinh linh mà không gớm tay vì đó là những kẻ bị quỷ ám hay đã bán linh hồn cho quỷ. Ngược lại, có những người hy sinh cuộc đời cứu giúp người khác vì họ chính là hiện thân của các vị Bồ Tát trong trần gian.

Page 9: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 7

Tin như vậy thì thấy rằng thế giới tâm linh và thế giới hữu hình kết hợp như bóng với hình; xoay vòng, thế giới này tạo thế giới kia và ngược lại theo quy luật Tuần Hoàn của Tạo Hóa.

Chữ Hiếu Ngày Nay Biểu Hiện Thế Nào

Cuộc sống thay đổi thì cách biểu hiện lòng hiếu thảo cũng thay đổi. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương, thời buổi nay, nói chung, con cái không giữ thái độ cung kính với cha mẹ như trước đại khái như là “không đi thưa về trình, trưa sớm hỏi han, dâng trà buổi sớm, và buông mùng buổi đêm. Thậm chí còn cãi lý và chê cha mẹ chậm tiến đủ điều. Một số cha mẹ nằm trong nhà dưỡng lão mà con cái ít lui tới thăm nom, trừ trường hợp cha mẹ còn của cải để lại!

Tất cả sự kiện đó nói lên tấm lòng nhân đạo và biết ơn trong tâm hồn người con đã không còn. Ðây là một trong những hậu quả của sự chạy đua với cuộc sống vật chất mà quên mất tình người, không có niềm tin ở sự nhiệm mầu của đời sống tâm linh, nghĩa là không tin tưởng vào sự phù hộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ; họ đơn giản nghĩ rằng chết là hết chuyện. Phần lớn những người này thật sự không đạt được hạnh phúc mà họ mong muốn. Những người mải mê với danh vọng thì rồi cũng bị mất chỗ đứng. Những người ham tiền bạc thì bị thua lỗ. Những con cái chỉ nghĩ đến gia đình riêng tư thường rút cục gia đình không được thuận hòa, hạnh phúc. Cái họa tự nhiên ở đâu xẩy tới không sao lường trước được. Ai tin thì sẽ thấy; ai không tin thì thấy cũng không tin.

Cuộc sống dư giả ở Mỹ tạo điều kiện để cha mẹ không phải lệ thuộc nhiều vào con cái và người Mỹ đã quá quen với lối sống tự lập nên vấn đề nương tựa giữa cha mẹ và con cái không còn là vấn đề quan yếu. Nhưng, phần lớn người Á Ðông lớn tuổi vẫn còn sống theo nền nếp cũ, còn tự cho mình phải có bổn phận lo cho con cái từ A đến Z và mong rằng con cái cũng sẽ đền đáp lại bằng cách săn sóc họ lúc tuổi già và họ không thông cảm rằng cuộc sống chạy đua với thời gian và tốc độ hôm nay không cho phép con cái săn sóc chu đáo như thời trước nữa rồi.

Làm sao giải quyết được nghịch cảnh này? Chỉ có một cách là dung hòa: cha mẹ không nên ý vào công lao nuôi nấng con cái để rồi đòi hỏi chúng phải phụng dưỡng lại mình chỉ để tỏ cho người ta thấy là con mình có hiếu. Ngược lại, con cái không nên lợi dụng lý do xa xôi, cách trở, hay công việc quá bận rộn (vì dù sao cũng có những

ngày nghỉ phép) mà để cha mẹ sống như những người không có con cái.

Trong thực tế hiện nay, nhìn thấy một số con cái bị ảnh hưởng của lối sống Mỹ đã tỏ ra như quên mất ơn dưỡng dục của cha mẹ, một tác giả không rõ tên đã viết một bài thơ rất cảm động bằng tiếng Anh tựa đề là “To Our Dear Child” như để nhắc nhở những người con đừng quên những gì cha mẹ chúng đã làm cho chúng. Bài thơ này được nhà văn Huy Phương phỏng dịch ra tiếng Việt và đăng trong cuốn Ấm Lạnh Quê Người, trang 280 như sau:

Gửi Con Yêu Dấu:

Nếu một mai thấy cha già, mẹ yếu

Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân

Những lúc ăn, mẹ thường hay vung vãi

Hay tự cha không mặc được áo quần

Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu

Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng

Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa

Cho con nằm trên nệm ấm, chăn bông

Cũng có lúc con thường hay trách móc

Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần

Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngủ

Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng

Có những lúc cha già không muốn tắm

Ðừng giận cha và la mắng nặng lời

Ngày còn nhỏ con vẫn thường sợ nước

Từng van xin “đừng bắt tắm mẹ ơi!”

Những lúc cha không quen xài máy móc

Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu

Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ

Có khi nào cha trách móc con đâu?

Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn

Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò

Nếu không phải là niềm vui đối thoại

Xin đến gần và hãy lắng nghe cha

Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa

Ðừng ép thêm, già có lúc biếng ăn

Con cần biết lúc nào cha thấy đói

Lúc nào cha thấy mệt, muốn đi nằm

Page 10: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 8

Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống

Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay

Hãy nhớ lại ngày con đi chập chững

Mẹ dìu con đi những bước đầu ngày

Một ngày kia cha mẹ già chán sống

Thì con ơi đừng giận dữ làm chi

Rồi sau này đến phiên con sẽ hiểu

Ở tuổi này sống nữa để làm chi?

Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi

Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con

Muốn cho con được nên người xứng đáng

Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn

Con tức giận có khi còn xấu hổ

Vì mẹ cha già ăn đậu ở nhờ

Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại

Những ngày xưa khi con tuổi ấu thơ

Hãy giúp mẹ những bước dài mệt mỏi

Ðể người vui đi hết chặng đường đời

Với tình yêu và cuộc đời phẩm giá

Vẫn yêu con như biển rộng sông dài

Luôn có con trong cuộc đời

Yêu con cha có mấy lời cho con

Bố Mẹ của Con

(Cần cuốn Ấm Lạnh Quê Người, xin liên lạc với tác giả Huy Phương qua điện thoại: (949) 654 – 7715)

Mẹ khăn gói lên rừng xa lắc Xe chạy than rải lửa đỏ đường

Một đống người dồn nhau kín đặc

Đầu gật gờ khê giấc ngủ ươn

Túi áo vải khâu vài trăm bạc Gạo tám trong khô mục quê nhà

Rắc mồ hôi nêm vào nỗi nhớ Hương đồng bằng thắm vạt núi xa

Đỏ bazan bắp ngô luộc chín

Củi bằng lăng thơm củ khoai lùi Chén nước lã cầm chưa uống vội Lệ tuôn nhòa mắt rạng niềm vui

Con dâu ngập ngừng lau trán mẹ Đứa cháu nội mới gặp lần đầu Nếp nhăn lẫn vào đôi mắt trẻ

Tiếng gọi bà nghẹn ứ trong sâu

Mái núi hiên rừng che gió hú

Khêu bấc đèn nở mấy cụm hoa Leo lét mặt thằng con trai thứ

Giống đất trời thêm chút giống cha

Chẳng nói được chi ngày sắp rạng Dốc đứng dốc nằm tiễn mẹ về

Gậy tầm vông làm chân chống tạm

Sương ướt khuya cho mắt dầm dề

Xe chạy than rải lửa đỏ đường Một đống người chèn nhau gà gật

Mẹ nhìn dốc cao lùi xuống thấp Đôi mắt già lại chớm rưng rung

d.an (trích từ Việt Nam Thư Quán - http://vnthuquan.net/Tho/tho.aspx?id=19294&thisi=d.an

Page 11: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 9

Làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu ngọn lửa nhỏ? Kể từ khi mạng xã hội bùng nổ, các cuộc khủng hoảng truyền thông lan nhanh đến chóng mặt. Nếu như trước đây thông tin hầu như phụ thuộc vào các trang báo chính thống, hoặc được thảo luận gián tiếp thông qua ngòi bút của phóng viên, thì giờ đây, tin tức lan truyền theo từng giây từng phút thông qua từng kênh cá nhân trên mạng xã hội.

Mỗi cá nhân có quyền đưa ra suy nghĩ, quan điểm, phản biện, tranh luận về tất cả mọi vấn đề. Việc này góp phần đưa các cuộc khủng hoảng đi nhanh hơn, xa hơn và sâu rộng.

Cũng chính vì thế mà những cá nhân tổ chức đang nằm trong vòng xoáy đó dễ dàng bị chỉ lên án, chỉ trích, tẩy chay và cả ủng hộ theo nhiều phương thức khác nhau và không có hệ thống, từ đó khiến họ loay hoay trong việc xử lý. Dập tắt khủng hoảng dường như không chỉ khó khăn mà còn rối bời.

Giữa biển ý kiến mênh mông, làm gì hay không làm gì cũng có cảm giác mất phương hướng. Ngay cả những người được đào tạo bài bản về quy trình xử lý khủng hoảng, có luôn cả bộ quy tắc ứng xử bài bản khoa học khi rơi vào khủng hoảng, thì khi gặp phải cơn khủng hoảng ập đến, họ vẫn bối rối và xử lý không theo trật tự nào. Bởi vì, bản chất của các cuộc khủng hoảng là xảy ra bất ngờ không kịp trở tay. Mà lúc bất ngờ thì hầu như người ta thường thuận theo bản năng. Mà bản năng con người thì rất…bất quy tắc.

Cá nhân tôi cũng đã được học qua ít nhất 3 người thầy dạy về xử lý khủng hoảng truyền

thông. Ngay cả ông thầy của tôi cũng vô cùng bối rối khi rơi vào khủng hoảng. Ông ấy cũng xử lý không theo quy trình nào. Hầu như trong suốt quá trình làm việc trong lĩnh vực này, tôi đều xử lý các cuộc khủng hoảng theo tinh thần đạo Phật. Việc đó xảy ra ngay cả trước khi tôi được học hành bài bản, thế mà tôi thấy mình vẫn làm được cái việc gọi là xoa dịu cơn khủng hoảng. Vậy, tinh thần nào từ Phật giáo giúp người trong cuộc vượt qua khủng hoảng truyền thông dễ dàng như vậy? Rất đơn giản, chỉ cần nắm 3 quy tắc sau:

Trước tiên, hãy trở về với tâm để mang đức tính tàm quý đang cư ngụ ở đó ra sử dụng. Đức Phật đã từng dạy rằng tàm quý là nhân tố “che chở và bảo vệ thế giới”. Tàm quý nghĩa là biết xấu hổ và sợ hãi khi làm việc sai, tạo nghiệp xấu (nên mới gây ra khủng hoảng). Trước khủng hoảng, đừng bao giờ chăm chăm đổ lỗi cho đối phương, đối thủ, công chúng hay bất kỳ ai. Hãy nhìn lại việc mình làm, nghiệp mình đã tạo bằng tâm tàm quý, để từ đó sám hối, tự nhận và chấn chỉnh. Hãy nói với mọi người rằng: “Tôi xin

lỗi tôi đã làm sai điều này, tôi lấy làm ân hận về việc đó và tôi sẽ cố gắng khắc phục trong tương lai bằng những việc cụ thể như thế này…”.

Khi bạn nói được điều đó một cách tự nhiên, nói từ trong tâm nói ra, thì đám đông đã bắt đầu nguôi giận một phần. Họ sẽ thôi la ó, họ sẽ thôi phán xét một phần, và họ có xu hướng dịu xuống, nhìn lại và bắt đầu chịu nghe bạn. Ít ra, với những nhóm người có xu hướng bảo thủ, họ có khả năng tự nhủ: “Ờ, người đó đã nhận lỗi rồi, hãy chờ nghe họ nói tiếp điều gì”. Hành động “chờ nghe” này làm cho họ thôi “share” cuộc khủng hoảng, còn

Xöû Lyù Khuûng Hoaûng Truyeàn Thoâng Theo Tinh Thaàn

Phaät Giaùo

Lời Tòa Soạn: Sự phát triển của hệ thống truyền tin Internet và social media đã rút ngắn khoảng cách liên lạc của con người trên thế giới; tuy nhiên nó cũng tạo ra sự khủng hoảng và hoang mang vì tin tức truyền thông quá dể dàng và tấp nập. Qua bài báo trich đăng dưới đây, tòa soạn Nguồn Đạo và Chùa Giác Hoàng đã học hỏi được rất nhiều và áp dụng xử thế bình tĩnh theo đúng tinh thần Phật Giáo để đáp lại những cơn khủng khoảng truyền thông đang trải qua. - Báo Nguồn Đạo

Page 12: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 10

bạn thì có thời gian để suy nghĩ việc mình đang làm.

Thứ hai đó là Hạnh lắng nghe, một phép màu trong đạo Phật. Có lẽ đây là một khái niệm cũ kỹ nhưng mãi luôn có giá trị. Bồ-tát Quán Thế Âm luôn biết nghe tiếng lòng của thế gian, của chúng sanh trong lúc nguy nan. Bạn, hay ai đó đang là chủ thể của cuộc khủng hoảng, bạn càng phải lắng nghe nhiều hơn. Lắng nghe từ nhiều phía, nhưng phải tập trung vào 3 đối tượng chính. Nghe chính bản thân bạn, nghe đối thủ, nghe đám đông.

Vì sao phải nghe chính bạn? Nếu ở điểm thứ nhất bạn khiêm tốn nhìn lại mình, nhận lỗi về mình, thì điểm thứ hai này giúp bạn thấu hiểu chính mình, cảm thông với chính mình, vì không phải mọi cuộc khủng hoảng đều do bạn làm sai. Mọi việc xảy ra không phải bởi một hay hai nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, nếu chỉ biết trách móc bản thân, không cho bản thân một cái nhìn sáng suốt, thì bạn sẽ rơi vào tâm bi quan. Khi lắng lại nghe bản thân, bạn sẽ phân tích được mình đã sai ở đâu, đúng ở đâu, nên làm gì cho phù hợp.

Việc lắng nghe đối thủ, đối phương (nếu có) càng quan trọng hơn. Cũng như bạn, họ là người đồng gây ra cuộc khủng hoảng với bạn, hẳn họ cũng có góc nhìn riêng của mình. Hẳn họ cũng có cái sai, cái đúng như bạn. Vì vậy, lắng nghe sâu về phía họ, tâm từ bi của bạn có dịp khởi phát. Từ bi không phải là yếu đuối hay tha thứ toàn diện cho họ theo cách hiểu thông thường. Mà từ bi là tâm cảm thông, mong cho họ hết khổ đau (khi đang gây ra khủng hoảng – ai mà muốn điều này cơ chứ) bằng nhiều phương thức khác nhau. Nếu đối phương đúng, ta nhận lỗi giúp họ dịu xuống. Nếu đối phương sai, ta dũng cảm giúp họ nói lên cái sai của chính họ trên tinh thần hợp tác.

Còn với đối tượng thứ ba, đám đông, một đối tượng đóng vai trò quan trọng nhất đưa cuộc khủng hoảng đi xa, đi sâu và lan rộng. Đám đông cũng rất đáng sợ nhưng cũng rất đáng yêu. Đám đông, công chúng có cái nhìn sáng và tâm từ bi bao quát. Họ có thể thấy rõ cái đúng cái sai trong một sát-na. Ngay cả khi họ không thấy đúng, họ lỡ “la mắng” bạn, thì nếu bạn thành tâm sám hối, họ vẫn sẽ quay lại ủng hộ bạn. Bạn phải lắng nghe, xem đám đông đang nói gì, làm gì, share thông tin như thế nào? Đám đông đang đứng về phía ai, bạn hay đối thủ? Họ đang nổi giận nhất về điều gì? Hiểu họ rồi, bạn phải làm gì để vẫn giữ được tinh thần, lập trường của mình mà vẫn xoa dịu được đám đông?

Đó chính là tinh thần hòa nhan ái ngữ. Dù muốn hay không, người đang nằm trong cuộc khủng hoảng buộc phải giữ cho gương mặt, động thái và lời nói của mình ở thể tích cực nhất. Trong trường hợp bạn làm sai, hãy nói thẳng bạn hối hận và sẽ thay đổi bằng những việc cụ thể. Tránh dùng từ ngữ nặng nề cho đối thủ, tránh lôi kéo các thành phần khác làm cho bạn đúng hơn một chút, tránh “vớt vát” cho mình bớt lỗi, tránh quanh co chối biến. Nếu bạn đúng, bạn dễ rơi vào cơn ngã mạn, bạn sẽ có thái độ và lời nói của kẻ thượng phong, khăng khăng mình đúng thì đám đông lúc này sẽ nhìn bạn theo con mắt “thấy ghét”, tui biết anh đúng đó, nhưng tui vẫn không ưa thái độ của anh đó, rồi sao, anh làm gì tui?

Trong khủng hoảng, cảm xúc của công chúng là quan trọng nhất. Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, người ta dễ dàng chửi nhau bằng những lời nói nặng nề nhất. Bạn cũng đừng trú vào các ngôn ngữ dễ gây sân hận đó. Hãy xoa dịu đám đông và cuộc khủng hoảng bằng lời nói đẹp xuất phát từ tâm sáng, tâm không vụ lợi, tâm không phân biệt, thì dù bạn có sai, bạn vẫn nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Sai đúng gì cũng là vô thường, chỉ có lời nói đẹp thì dễ đi vào lòng người, thu phục công chúng. Khi công chúng đã được thu phục, khủng hoảng sẽ dần được xoa dịu và tan biến.

Xuân Phượng

(trích https://www.giacngo.vn/thoisu/cauchuyentrongtuan/2016/06/21/5FC4D9/ )

Page 13: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 11

Với tôi, má là hình dung mẫu mực của người phụ nữ miền Trung thuần đức. Má chân phương, mộc mạc, chịu thương, chịu khó. Má tôi làm nông, quanh năm bươn bả, gò lưng trên đồng cạn, lặn lội dưới đồng sâu.

Trên người má lúc nào cũng có những “sản phẩm” của đồng ruộng. Khi thì sợi rơm khô trên tóc, lúc trong túi áo rơi ra mấy hạt thóc, móng tay móng chân đọng lại màu vàng vàng của phèn. Lưng áo luôn mướt mồ hôi, trên vai kẽo kẹt đôi quang gánh… Dường như, má đẹp hơn là nhờ vậy, vẻ đẹp vĩnh hằng của đức hy sinh.

Tôi thích khuôn mặt trái xoan đôn hậu, thích mái tóc luôn bới cao thơm mùi bồ kết của má. Và tôi đặc biệt thích mỗi khi nghe người trong xóm trầm trồ: “Má tụi bây làm lở núi lở non!”. Người ta nói vậy vì một quãng mấy năm, ba vắng nhà - lý do không tiện kể. Các bạn biết đấy, nước non, phân giống, cày bừa, gieo sạ, gồng gánh, rạ rơm… một mình má làm hết. Má bảo chị em tôi, lo học hành cho đến nơi đến chốn, chuyện ngoài đồng để má.

Má tôi là nhân vật bất hạnh, thiệt thòi trong câu chuyện cổ tích. Ông ngoại tôi là thầy giáo làng, ông bị Tây lấp vào một hố chôn tập thể ở Hảo Sơn (Phú Yên) khi má là cái thai chưa kịp tượng hình. Trẻ chưa rời vú mẹ, tang chồng còn trắng đầu, ông cố đành đoạn ép ngoại bước tiếp… Nước mắt vắn dài, ngoại tức tưởi rũ bỏ tấm khăn trắng, bỏ má lại với cố…

Tuổi thơ má trầy trụa, câu chuyện ngày nhỏ của má chỉ toàn mùi mồ hôi quyện bùn đất. Má bảo, nứt mắt ra đã lo bươn chải nên không còn thời gian để khóc than, ta thán…

Ngoại lấy chồng, một địa chủ giàu nứt đố đổ vách lại nổi tiếng hung dữ độc đoán. Má chưa một lần được bà ngoại gửi cho đồng quà, tấm bánh. Người ta hỏi bà ngoại, sao không giấu chồng sửa sang cho con gái, ngoại bảo, mình đã có chồng,

sao dám qua mặt mà đút lén, ổng biết chắc sẽ băm vằm…

Một chữ bẻ đôi má không biết. Má “thèm” con chữ, nài nỉ đi học thì cố bảo: “Học biết chữ để viết thư cho bồ phỏng?”. Dưới sự rèn cặp khắt khe của ông cố, tay má chỉ cầm câu liêm, cái cuốc, chưa một lần chạm cây bút. Ngày Tết, xin may một bồ đồ mới, cố la: “Không có tiền mua mắm mua gạo mà may máy chi cho tốn kém?”. Thế là bà cố lấy dao nhíp (dao nhỏ, lưỡi có thể gập vào một cái nhíp dùng làm chuôi), tự cắt may cho má tấm áo Tết. Áo mới bà cố cho, mặc vào, cổ áo níu lên, lấy tay kéo trì xuống nhưng cũng không che hết cái bụng. Chỉ hai bộ đồ, thay bộ này giặt bộ kia. Đi làm mướn, lỡ trượt té lấm lem, má phải

mặc nguyên đồ chà rửa rồi ra đứng hong nắng cho khô. Tối đi làm về, quần còn vén tới bẹn nhưng vẫn ngon lành nằm ngủ, đất cát vãi đầy chiếc chiếu rách. Những tình tiết nghe còn thương tâm hơn những nhân vật mồ côi khốn khổ trong những câu chuyện cổ, chị em tôi bật khóc…

Rồi ông cố nằm liệt giường. Má túc trực bên ông, ngày nào cũng lau mình, thu dọn gọn gàng, giường bệnh thơm tho sạch sẽ. Đút từng thìa cháo do

chính tay má nấu, mùa đông, giường luôn ấm áp vì má canh chậu than nhỏ dưới gầm giường kỹ lắm, vừa đủ ấm. Ai nhìn thấy cảnh này cũng nghẹn ngào chực khóc, khi cố ăn không hết cháo hoặc nhả ra một miếng vì khó nuốt thì má nhẹ nhàng đưa vào miệng ăn ngon lành, má bảo, của người nhà thì có gì mà “ngại”, miếng ăn của người thân, nỡ nào thành rác, thức ăn đem vứt thì ác lắm…

Ba tôi chen vào một chi tiết mà má chưa kể bao giờ, chị em ngồi lắng nghe và thêm kính yêu má gấp ngàn lần. Những ngày cố ốm nặng, không thể đại tiện như người bình thường được, mỗi lần ông cố kêu muốn đi ngoài thì má phải đưa tay vào hậu môn giúp ông. Lúc hấp hối, cố khó nhọc nhìn

Page 14: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 12

má, mắt ầng ậng nước... Má lo ma chay, giỗ chạp cho tới bây giờ. Biết cố thích ngọt, năm nào giỗ cố chị em tôi cũng được ăn chè khoai sáp…

Người chồng mới của bà ngoại bệnh nặng, má mua một con cá chép to đến thăm, hỏi han sức khỏe rồi hối hả vào bếp, lát sau hai tay bưng lên tô cháo thơm phức, kính cẩn mời ba, má vẫn lễ phép gọi chồng kế của bà ngoại là ba. Run run đưa cháo vào miệng, gật đầu khen cháo ngon và nói với má: “Chưa có đứa con nào nấu cho ba tô cháo ngon đến như vậy!...”.

Ông và bà ngoại có tới chín người con nhưng khi ông nằm mê man, mấy con ra vô ép ăn, nằn nì ép uống rồi ra về. Má đến thăm, không bao giờ tỏ ra vồn vã, hỏi tíu tít người nuôi bệnh hoặc ép ăn nài uống mà má đến bên giường, nhẹ nhàng lau tay bóp chân, ôm mớ đồ dơ đi giặt… Có lúc chị tôi “càu nhàu”, thứ đồ hôi hám sao má không đem ra mương nước trước nhà, lấy cây đập sạch rồi treo lên, thấy người ta vẫn làm vậy, má thì cứ lấy tay vò, ngoại có yêu thương gì cho cam, chỉ làm mình khổ thôi... Má cười:

- Má làm vậy, nói rủi, lỡ rồi sau này má liệt giường, các con cũng giặt đồ dơ cho má như ngày xưa má giặt cho ông ngoại ư?

Nhiều lần tôi hỏi má, thực lòng, má có oán hờn cố, hận ngoại không? Má bảo, đã là người thân thì hơn thua làm gì. Cố là ba của người đã cho má giọt máu tượng hình. Ông ngoại là chồng của người mang nặng đẻ đau. Phận làm con phải trọn đạo, không phải để được tiếng thơm mà để trả ơn. Má đi nuôi cố, nuôi ông ngoại, để mai mốt ba má già yếu, tụi con…

Lời má chị em tôi quyết khắc cốt ghi tâm. Má làm gương như vậy, hỏi làm sao chị em tôi dám không kính yêu, hiếu thuận!?...

Nguyễn Thị Bích Nhà

(trích từ https://www.giacngo.vn/vanhocnghethuat/2016/05/01/52C093/

Taùnh Thieän

(Trích töø http://hoavouu.com/p41a41802/tinh-thay)

Page 15: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 13

Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo, mặc dù cho một số ít người tự phong cho mình có tinh thần “cầu tiến” hay “hội nhập”…, chấp nhận và hưởng ứng những Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày của mẹ (Mother’s day) hoặc Ngày quốc tế Phụ Nữ (Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc tế).v..v..cũng được ồn ào râm ran chúc tụng nhau với người mẹ mình như là một ngày “Vu Lan phương Tây” xâm nhập, bất chấp ý nghĩa duyên khởi của từng ngày lễ đó. Một người quen của người viết thuộc môtip “ba phải” thì cho rang đấy là hiện tượng tốt; rất tốt vì dù sao họ cũng tôn vinh một nghĩa cử đạo đức trong xã hội! Một người quen khác tuy cũng thuộc giới này nhưng có tư duy đôi chút cho rằng hãy xem những sự dễ dãi chấp nhận đó như là ngày Vu lan Báo Hiếu của Phật giáo được hóa thân xa rộng!

Nhìn sang một người khác tín ngưỡng, người này cho rằng tôn giáo anh cũng có đề cao chữ Hiếu và trưng dẫn ra điều răn thứ tư “Thảo kính cha Mẹ”. Nghe qua cũng càm thấy an lòng vì chữ Hiếu không chỉ có mỗi Phật giáo mới có.

Loài người là động vật cao cấp vì có một bộ óc để tư duy, phán đoán, giúp ích cho đồng loại để cùng nhau sinh tồn trong mối thiết lập nên mối tương quan công đồng, tương thân tương ái. Từ đó, theo điều kiện mỗi quốc độ, mỗi khà năng thích ứng, mỗi nơi dần dà hình thành nếp sống, lối sống riêng của mình, bây giờ ta hay gọi là có một nền văn hóa riêng. Chúng ta đều biết Liên Hiệp Quốc hiện đang ùng hộ nét đa văn hóa, cổ vũ rất nhiều văn hóa riêng của từng quốc gia. Trong bài thơ “Vu Lan Tình Mẹ” nhà thơ Huyền Lan đã rất khéo khi viết rằng “ Từ trong tiềm thức thiêng

liêng/ tim con réo gọi ân tình Tổ Tiên/ Chắp tay lễ Mục Kiền Liên/ Tấm thân hiếu tử đẹp miền Đông Phương”.

Vì vậy, nhiều quốc gia phương đông, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản vẫn có Ngày Tình Nhân riêng, đó là ngày 7 tháng 7 âm lịch (thất tịch). Đó là ngày dãi ngân hà nhìn được rõ nhất cùng với hai chòm sao Chúc Nữ (Vega), Ngưu Lang(Altair), đã

hình thành nên câu chuyện Ngưu Lang Chúc Nữ gặp nhau bên cầu (ngân hà tão thành) và ngày đó mưa ngâu rơi lớt phớt đượm buồn.

Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu, cũng còn được gòi là rằm tháng bày hay ngày xá tôi vong nhân ( nên mới có tục cúng thí cô hồn . Trong văn học thì có áng thơ “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của đại thi hào Nguyễn Du 1766 - 1820 ) của chúng ta cũng xuất phát từ điển tích có nhiều dấu ấn mang đậm dân tộc tính lẫn kinh điển Phật giáo.Trong ca dao VN ta từng chứng minh rằng “Tháng sáu buôn nhãn bán trâm/ Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Nếu nói rằng Ngày Vu Lan Báo Hiếu- Rằm tháng bày của Phật giáo được “hóa thân” và lan tỏa qua hình thức các ngày lễ có xuất xứ từ phương Tây kia mà ý nghĩa nguyên khởi kém thu-yết phục …là cách nói ăn theo và ngụy biện. Đem một bản lý lịch rõ ràng, minh bạch để đi so sánh với bản lý lịch được hình thành do tư duy tùy tiện mà có, nhớ đâu ghi đó là việc làm bất cập, rất dỡ! Trong khi đó, mùa Vu Lan Báo Hiếu – ngày Rằm Tháng Bảy còn là một nét văn hóa truyền thống của Phật giáo, của dân tộc. Đó là một ân tình Tổ Tiên như nhà thơ Huyển Lan vừa được trích dẫn trên. Đem bán rẻ ân tình dân tộc để mua lấy danh xưng hời hợt “văn minh “ thời thượng, “hòa nhập” sẽ để lại di hận tới nhiều thế hệ mai sau bằng một mặt bằng hòa tan mất gốc.

Ñeà Cao Loøng Hieáu Ñaïo - Töø Neàn Taûng Ñaïo Ñöùc

Thöïc Coù Cuûa PHAÄT GIAÙO

Dương Kinh Thành

Page 16: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 14

Đến đây, nhìn lại, để nghe hai người quen kia ra về với lý do còn bận tới chùa ăn chay mừng …Vu Lan!

Còn lại người quen khác tín ngưỡng này, tuy không muốn uống tiếp ly cà phê nguội lạnh và đặc quánh vì đường ngọt để quá lâu. Bất chợt lại nghĩ thứ đường đặc quánh nguội lạnh ấy rất dễ dụ mấy đàn kiến ham ngọt bu vào và không có đường thối lui. Tư duy mình cũng như thế nếu không mạnh dạng bước ra khỏi các thứ quyền rũ, quyền lợi vật chất, và tác dộng tư duy tái sinh thì uồng lắm một đời sinh vật cao cấp sống mấy mươi năm ngắn ngủi trong thế gian này.

Chữ Hiếu trong Phật giáo được trãi rộng lớn ra rất nhiều trong Tứ Đại trọng Ân mà hiếu với cha mẹ là một trong ba khái niệm còn lại. Những cái Ân này khó có cơ hội đền đáp nên mới thành trọng đại.

Riêng chữ Hiếu với cha mẹ; khi đức Phật đề cao sự hiếu thảo với hai đấng sinh thành, đó không phải là một khẩu hiệu trang trí cho đẹp mặt bằng giáo lý của mình, mà hơn thế rất nhiều, thậm chí còn lá sự tôn vinh ngang bằng quả vị Phật như “”Gặp thời không có Phật, thờ cha mẹ tức thờ Phật” (Kinh Đại Tập). Do đó Ngài khẳng định “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu/ Điều ác tột cùng không gì hơn bất hiếu” (Kinh Nhẫn Nhục). Nếu nói “khầu hiệu” thì Phật giáo có nhiều, nhiều lắm những khầu hiệu rất hay, rất thâm túy như thế mà dường như chưa thấy có vị giáo chủ tôn giáo nào nâng lòng hiếu kính lên đến cao vợi như vậy. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là (cũng như trong các mặt tu học khác) khi đức Phật nói về lòng hiếu thảo, Ngài không chỉ nói một câu đơn thuần như thế mà Ngài luôn là một vị lương y tận tâm, tuần tự qua ba bước định bệnh, phòng bệnh và chữa bệnh. Cụ thề: Tại sao phải hiếu? Làm sao để thực thi lòng hiếu và hiếu như thế nào mới là hiếu thật sự? Xem trong kho tang kinh điển sẽ rất dễ dàng gặp những lời vàng ngọc của đức Phật về lòng hiếu hạnh này. Thí dụ như kinh : Đại tập, kinh Tứ Thập Nhị Chương, kinh Tăng Chi II A, kinh Nhẫn Nhục, kinh Tập Bảo Tạng, kinh Trường A Hàm, kinh Trung Bộ, kinh Tăng Chi Bộ, Cảnh Sách.v…v…

Không có vị Phật nào ban bố cho chúng ta lòng hiếu thảo ấy và nếu có ca ngợi thì chỉ cảm ơn chư Phật đã khai mở cho chúng ta lòng hiếu thảo ấy. Chuyện xưa Ngài từng bất lực nhìn người đệ tử của mình là tôn giả Mục Kiền Liên không cứu được mẹ mình, mà trước hêt phài dựa vào công năng tu tập của chính tôn giả mới có thể “cầu

viện” công hạnh của đại chúng . Đức Phật chỉ có thể giúp bằng cách chỉ dạy như thế.

Chính vì thế, chúng ta có quyền tự hào lời dạy về lòng hiếu thào với cha mẹ của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật bằng cả một nền tảng đạo đức to lớn và thực tiễn nhất, chứ không đơn điệu và rổng không trong từng câu nói, lời dạy. May mắn cho dân tộc Việt Nam chúng ta đã thắm nhuần nền tảng này từ hơn hai ngàn năm qua, để tạo thành thế thống nhất cho một nển giá trị đạo đức phương đông.

Người quen khác tín ngưỡng kia sao không uống nốt phần cà phê còn lại mà ngồi trầm ngâm? Anh có y kiến gì không về những câu “khẩu hiệu” của của Phật giáo?

Là người cũng đồng thời hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật, nhận thấy những tác phẫm, đặc biệt là âm nhạc, ca ngợi về sự hiếu thào cha mẹ rất xuyên suốt, không chen lẫn giữa ca ngợi “ơn trên” một cách thô thiển. Có nghĩa là mình đang bày tỏ lòng hiếu kính, thương tiếc cha mẹ mình rồi tiếp theo đó lại ca ngợi và càm ơn “:ơn trên” đã ban cho mình cái trí khôn đó! Cảm ơn các bạn văn nghệ sĩ Phật giáo, (ngoại trừ những vị thời cơ đang chen lẫn phá hoại) đã có những tác phẫm về mẹ rất hay, Riệng các tác phẫm chuyển thể từ Kinh Điển chính thồng cũng thế, các bạn có sự sáng tạo đáng khen, dù ít nhiều cũng còn có đôi điều cần lưu ý. Chúng ta không nên khiên cưỡng cho đó là “Phật Ca”, “Bồ Tát ca” mà hảy cứ như thế mà ung dung , tự tại tung hoành sở học của mình cống hiến cho ghệ thuật Phật giáo. Phật không có ban cho mình lòng hiếu thảo (trí khôn con người) cho nên không cần phải cảm ơn Phật (!) điều quan trọng là chúng ta đã và đang sống trên nền tảng Hiếu Đạo thực có của Phật giáo từ hơn hai ngàn năm qua, ca ngợi nền tàng đó cũng tức là báo đền công ơn chư Phật vậy.

Dương Kinh Thành

Trich tu: http://hoavouu.com/a40446/de-cao-long-hieu-dao-tu-nen-tang-dao-duc-thuc-co-cua-phat-giao

Page 17: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 15

Nam Mô Bôn Sư Thich Ca Mâu Ni Phât

Kinh dâng Giac Linh Trương Lao Hoa Thương

Thơi gian chăp canh bay mau

Đơi ngươi thăm thoat đi vao thiên thu

Trang lich sư hay con ghi dâu cu

Gương ngan xưa vang bong mai ngan sau

Bâc Thiên Nhơn Sư ba coi ra vao

Đô sanh chung khư lai hăng tư tai

Thương ham linh trâm luân nơi khô hai

Coi Ta Ba vao kiêp trươc ưng thân

Đât thiêng hung khi Viêt Nam Băc phân

Gieo kêt thiên duyên Đoan gia tông tôc

Dinh ngô thông minh tư phong đao côt

Mươi môt tuôi thơ nhâp đao xuât gia

Song thân đông đưa tre đươc rơi nha

Nương Đao Sư thang ngay qua tu hoc

Mai miêt điên kinh chăng nê lao nhoc

Tron tâm thanh đao hanh dôc công phu

Chi kiên tri gin giơi luât nghiêm tu

Đa nên xưng bâc Thiên môn thach tru

Đươc giao pho đam đang nhiêu trach vu

Trên đương hoăng Phap tư Băc chi Nam

Môi bươc chân đi sen trô gia lam

Sang phưng Đuôc Tuê khăp soi choi rang

Giang diên dich kinh rông khơi Bao Tang

Thanh viên sang lâp Tông Hôi cac miên

Môi chư “Tư” xây Phât tư trang nghiêm

Tư Ân ... Tư Quang ... Viêt Nam Quôc Tư

Vi Đao Phap chi bên kham phung sư

Khai sang tô chưc Đai Hôi Giao Đoan

Viên Trương, Hôi Chu, Chu Tich đa đoan

Tai lanh đao vươt lên hang Thương Thu

Lâm Phap nan trai qua cơn bao vu

Bao vê Phât Giao chông đôi cương quyên

Hương dân toan dân tưng bươc truân chuyên

Nêu chanh nghia đâu tranh gianh thăng lơi

Đông phân chung sanh trung trung duyên khơi

Hơn nưa đơi hanh Đao chôn quê hương

Bươc lưu vong nơi hai ngoai trên đương

Rơi Tô Quôc coi tha phương hoăng Phap

Tao dưng chua Tư Quang trên đât Phap

Lanh đao tinh thân Phap Viêt gieo duyên

Kiên thiêt nên canh tri chua Hông Hiên

Tư đây châu du khăp miên Âu My

Nơi hai ngoai rang khêu đen chơn ly

Bôn mươi năm khơi Nguôn Đao Bô Đê

Hương dân tinh thân Phât Tư xa quê

Tinh tân cân tu, an vui đoan kêt

Chin mươi lăm mua Xuân

Coi Thương Xuân bât diêt

Hoa duyên đa man chân tich huơn quy

Nơi Bôn Vi sen nơ chôn Liên Tri

Đê thương tiêc nôi sâu bi vinh biêt

Đê Tư chung con

Tâc long thanh tha thiêt

Kinh dâng Lê Tiêu Tương

Nen Tâm Hương khân nguyên

Ngương mong Giac Linh Hoa Thương thuy tư chưng giam

Thương xot chung sanh sơm hôi nhâp Ta Ba

Cưu đô quân sanh bơ vơ thơi mat phap

Đam cung tư khat ngương ai câu ân đưc Minh Sư phô hoa

Nam Mô Tiêp Dân Đao Sư A Di Đa Phât

Nam Mô Chưng Minh Sư Bô Tat Ma Ha Tat

Bakewell Băc Uc Mua Phât Đan Binh Thân

18/05/2016 Đê Tư Viên Huê khâp bai

Kính Daâng Leã Tieåu Töôøng Coá Tröôûng Laõo Hoøa Thöôïng thöôïng Taâm haï Chaâu

Viên Huê

Page 18: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 16

Có một chàng thanh niên từ lúc nhỏ đã mang mộng ước sau này sẽ trở thành triệu phú, khi lớn lên anh đi chu du mọi miền, thăm hỏi nhiều người ở đủ mọi ngành nghề để tìm học cho được bí quyết làm giàu. Anh đã đi qua nhiều thành phố, thế nhưng mỗi người lại chỉ cho anh một kiểu cách khác nhau, đôi khi những phương thức này còn mâu thuẫn khiến anh không học hỏi được những bí quyết của họ. Nhiều năm trôi qua, không những anh không kiếm được tiền, mà của cải mang theo đi đường càng lúc càng vơi dần, cho đến một hôm nọ thì túi anh không còn một đồng ten, anh phải lang thang đầu đường xó chợ. Một hôm, khi đi ngang qua một thiền viện thờ phụng đấng Quán Thế Âm, anh ta được mọi người cho biết là đấng Cứu Khổ Cứu Nạn Ðại Từ Ðại Bi là một vị Bồ Tát luôn giúp kẻ khốn cùng. Chàng thanh niên đứng trước Phật đài khấn nguyện, anh thành tâm cầu xin đức Quán Thế Âm giúp cho anh tìm được phương thức làm giàu, vì đó là mộng ước duy nhất trong đời của anh. Trước lời khấn nguyện chân thành này, Quán Thế Âm đã động lòng nên hiển linh chỉ bảo cho anh ta: "Muốn giàu có thật ra không phải là một điều khó khăn, từ thiền viện này bước ra, bất kỳ gặp được vật gì đáng giá hoặc vô giá trị con cũng đừng bao giờ bỏ phí. Bất kỳ gặp được người nào từ già đến trẻ, con cũng phải luôn luôn nghĩ đến họ và giúp đỡ họ tận tình. Nếu làm được như vậy thì mộng ước của con sẽ thực hiện được dễ dàng. Không riêng chỉ một mình con, tất cả mọi người trên đời nếu làm được như vậy cũng sẽ trở thành giàu có ngay."

Chàng thanh niên nghe lời của Quán Thế Âm dạy như vậy thì mừng rỡ vô cùng. Chiếu theo lời của ngài dạy bảo thì phương thức làm giàu này đâu có gì khó khăn. Anh chàng lạy tạ tượng Bồ Tát và hăm hở bước ra. Trong lúc hấp tấp anh ta vấp phải bực thềm té nhào đầu. Lồm cồm bò dậy, tay lại vớ nhầm một cọng rơm dưới đất, anh định

vứt bỏ đi, thế nhưng chợt nhớ lại lời Bồ Tát dặn cho nên anh cẩn thận nắm cọng rơm trong tay rồi tiếp tục ra đi. Một lúc sau, có một con ong bay ngang vướng vào cọng rơm của anh đang cầm. Nghe con ong reo vo ve cũng vui tai, nên anh cứ để yên mà không chịu gỡ ra. Ði đến một ngã ba đường, anh trông thấy một người phụ nữ cố gắng dỗ dành một đứa bé đang khóc thét trên tay của bà. Chàng thanh niên bước tới quơ cọng rơm qua lại trước mặt đứa bé để tạo sự chú ý. Ðứa bé thấy có con ong vướng trên cọng rơm kêu vo ve nên hiếu kỳ nhìn vào đó mà ngưng khóc. Nhớ lời của Quán thế Âm Bồ Tát dặn, người thanh niên tặng cọng rơm có mang con ong trên đó cho đứa bé. Ðứa bé khoái trá nhe răng cười toe toét. Người đàn bà là

mẹ đứa bé lúc nãy đã tìm đủ cách mà không làm cho đứa bé ngưng khóc được, bà ta mừng rỡ vì chàng thanh niên đã giúp bà tránh được khá nhiều phiền phức nên mở chiếc giỏ đi chợ lôi ra ba trái quít chín đỏ tặng cho anh ta để thay thế lời cảm ơn.

Tiếp tục lên đường, đi được một đỗi, chàng thanh niên thấy một người buôn vải đang ngồi thở dốc bên đường. Ðó là một chàng lái buôn vì khát nước nên mệt lả người. Ðộng lòng trắc ẩn, chàng thanh niên tặng cho ông ta ba trái quít mà anh đang cầm trên tay. Cảm động trước tấm lòng tốt này, người lái buôn sau khi lấy lại sức đã mang tặng cho anh một xấp vải rất đẹp để đổi lấy ba trái quít của anh.

Cầm lấy xấp vải, chàng thanh niên cảm thấy vui vui vì đã làm được vài điều tốt mà lại được người ta đền bù xứng đáng. Ði thêm một đỗi anh ta thấy có một con ngựa bị đau nằm lăn dưới đất, người chủ cỡi con ngựa đứng bên cạnh đang rầu rĩ không biết phải làm sao? Chàng thanh niên thấy con ngựa gầy gò tội nghiệp cho nên mới đề nghị với người chủ đổi con ngựa lấy xấp vải trên tay của anh. Hơi lưỡng lự một chút, người chủ con ngựa bằng lòng vì thấy rằng con vật có vẻ như

Coïng Rôm Quyù Giaù Hay Bí Quyeát

Laøm Giaøu

Lâm Thanh Huyền Dịch giả : Phạm Huê

Page 19: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 17

không thể nào đứng dậy được nữa. Chàng thanh niên chạy đến bờ sông mượn chiếc thùng múc nước về đổ cho ngựa uống. Anh vuốt ve con vật tỏ vẻ thương yêu, không ngờ vài phút sau đó thì con ngựa đứng dậy được. Thì ra con vật chỉ vì khát nước và mệt lả người cho nên mất sức chứ chẳng bệnh hoạn gì cả. Khi con ngựa đã hoàn toàn bình phục, anh ta cỡi con ngựa tiếp tục lên đường.

Ði đến trước một tòa nhà kia thì có một ông già trong nhà chạy ra chận anh lại và năn nỉ mượn đỡ con ngựa. Ông ta cho biết có việc cần kíp cần phải đi xa. Nhớ lời Quán Thế Âm Bồ Tát căn dặn, anh ta vui vẻ nhận lời. Ông già cho biết ông là chủ nhân của căn nhà, ông đề nghị với chàng thanh niên là hãy ở tạm lại căn nhà cho đến khi nào trở về thì ông sẽ trả ơn. Trong trường hợp ông không trở lại thì anh ta sẽ làm chủ căn nhà và luôn cả đất đai rộng lớn chung quanh. Không đợi chàng thanh niên trả lời, ông ta nhảy tót lên lưng ngựa dông tuốt.

Chàng thanh niên đành phải ở lại trông nom căn nhà. Căn nhà này có đầy đủ tiện nghi, lương thực, tiền bạc nhưng lại không có người vì ông già vừa rời khỏi là người giữ hương hỏa cuối cùng. Ðợi hết ngày này qua tháng nọ vẫn không thấy ông già trở lại, chàng thanh niên "bất đắt dĩ" trở thành chủ nhân căn nhà và đất đai rộng lớn chung quanh. Trải qua nhiều năm anh ta sống một cuộc đời thật đầy đủ về vật chất, lúc đó anh ta mới sực nhớ lại lời dạy của Quán Thế Âm Bồ Tát. Thì ra người đã chỉ đường cho anh trở thành triệu phú nhờ vào lòng thương người, sự quan tâm, tánh bao dung và chỉ đơn giản có vậy mà thôi.

Trên đây là một câu chuyện ngụ ngôn nhà Phật của xứ Nhật Bản. Ngụ ý của câu chuyện này nói lên rằng đa số con người sống trong cõi đời ai ai cũng muốn mưu cầu cho mình một cuộc sống thật đầy đủ. Những người đã giàu sang thì lại muốn tinh thần và sức khỏe của họ cũng được dồi dào. Thế nhưng rất khó mà định nghĩa được thế nào là giàu cho đủ với lòng mong ước của con người. Theo định nghĩa của nhà Phật, giàu có không thể đo lường bằng số lượng ít nhiều của tiền bạc, mà là căn cứ vào sự rộng rãi, từ tâm bố thí của bạn. Những người có thể cho đi những gì họ có trong người mới có thể gọi là giàu. Những người lúc nào cũng khư khư giữ lấy cho riêng mình thì dù tiền bạc của họ có chất đầy kho đi nữa thì cũng chỉ được xem là người rất nghèo nàn về mặt từ tâm mà thôi.

Vì vậy con đường chân chính để chỉ dẫn bạn tìm đến sự sung túc không phải để tìm nhiều của

cải vật chất, không phải để tìm sự thành công trên danh lợi, mà là quí trọng mỗi một món đồ vật trên tay của bạn, quan tâm đến từng người mà bạn gặp gỡ, lúc nào cũng có thể giúp đỡ cho kẻ khác, bố thí cho kẻ khác.

Thế nào mới gọi là một con người có lòng dạ bố thí ? Ðó là một con người biết tạo duyên, tạo phúc, giúp đỡ những người khốn cùng, dù là với người chỉ lần đầu gặp gỡ. Ðó mới chính là sự bố thí cao cả, cho ra mà không bao giờ tiếc rẻ, nên nhớ một điều, cho mà còn tiếc, chứng tỏ rằng bạn chưa phải là một người rộng lượng, giàu có lòng nhân.

Người Trung Hoa có một câu ngụ ngôn "Một cọng cỏ, một giọt sương", nghĩa là mỗi một con người sinh ra đều có những phúc phần khác nhau, cọng cỏ nhỏ thì nhận được giọt sương nhỏ, lá cây lớn thì nhận được giọt sương to, dù có miễn cưỡng cũng không được. Họ còn có một câu nói là "Cọng rơm có thể làm té con ngựa", hay nói ngược lại, biết đâu ta chẳng thành công chỉ vì một cọng rơm nhỏ bé. (Như chàng thanh niên trong câu chuyện này).

Bí quyết để làm giàu chẳng qua là biết tạo duyên, tạo phúc và bố thí. Tạo duyên, tạo phúc khiến cho chúng ta cảm thấy lòng dạ được quang minh lỗi lạc. Bố thí khiến bạn thực sự trở thành một người giàu có, sự giàu có tinh thần mà không một triệu phú nào trên thế gian này có thể so sánh được.

Phạm Huê dịch.

Page 20: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 18

Phật và đệ tử một ngày

Thong dong tản bộ cạnh ngay cánh đồng

Chợt đâu thấy một đám đông

Quây quần làm lễ vô cùng nghiêm trang

Tiễn đưa một kẻ họ hàng

Mới vừa tạ thế trong làng tuần qua.

Bà con thương tiếc xót xa

Mời nhiều tu sĩ về nhà tụng kinh,

Ra đồng làm lễ linh đình

Mong người quá cố vãng sinh an lành.

Thân nhân cầu khẩn tâm thành

Mong cho siêu thoát vong linh người nhà

Tây phương cực lạc chóng qua,

Tiếng kinh cầu nguyện vang xa trên đồng.

Có người thắc mắc trong lòng

Cúi xin hỏi Phật, cầu mong tỏ tường:

"Thưa Thế Tôn, theo lệ thường

Đọc kinh khi có người thương qua đời

Để mong siêu độ cho người

Đưa phần hồn họ lên nơi Niết Bàn

Mong họ giải thoát dễ dàng

Chẳng hay tác dụng có mang lại gì?"

*oOo*

Phật cười, dáng điệu từ bi

Dắt đoàn đệ tử cùng đi băng đồng

Tới ven bờ giếng nước trong

Ngài cầm hòn sỏi ném lòng giếng sâu

Sỏi kia chìm xuống thật mau

Ngài truyền đệ tử cùng nhau quây quần

Đứng quanh miệng giếng thật gần

Phật bèn hỏi: "Nếu thành tâm nguyện cầu

Kinh vãng sinh đọc dài lâu

Sỏi kia có nổi lên mau không nào?"

Cả đoàn đệ tử xôn xao

Ngạc nhiên tự hỏi chuyện sao lạ kỳ

Cùng thưa: "Kính đức Từ Bi

Trên đời đâu có kinh gì giúp ta

Dù tâm thành, dù thiết tha

Dạt dào chú nguyện, chan hòa lòng tin

Đem kinh kệ tụng liên miên

Chẳng làm cho sỏi nổi lên được nào!"

*oOo*

Nghiêm trang Phật dạy: "Đúng sao!

Ai khi sống chẳng hướng vào cõi trên

Nơi cực lạc, chốn bình yên

Nơi vùng thanh tịnh, nơi miền sạch trong

Thì khi chết thật khó lòng

Dùng lời kinh kệ mà mong giúp mình

Đưa về 'tịnh thổ' an bình,

Phải nên nhắc nhở chúng sinh xa gần

Kệ kinh chỉ giúp một phần

Chính mình phải giúp bản thân của mình

Khi còn sống phải tu hành

Trái tim hướng nẻo đất lành đừng quên,

Bản thân mình chớ nhận chìm

Xuống lòng nước thẳm, xuống miền giếng sâu

Gắng công tu tập đạo mầu

Giữ tâm cho kỹ trước sau nhiệt tình

Mới mong có phước vãng sinh

Vào miền 'tịnh thổ' đất lành cực vui!"

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

(phỏng theo tập truyện văn xuôi

NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY

của Lâm Thanh Huyền, Phạm Huê dịch)

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Neùm Soûi Xuoáng Gieáng

Page 21: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 19

Ba ơi, khi nghe người ta diễn tả mẹ như “nải chuối, buồng cau”, như “dòng suối dịu hiền”, như “bài hát thần tiên” hay như “tiếng dế đêm thâu”..., con tưởng chừng như những hình ảnh đẹp đẽ nhất của trần gian đã được tận dụng cả rồi.

Nói về mẹ, về tình mẹ mà nói như vậy thì dù nói ít nhưng cũng có thể tạm coi như đầy đủ, không cần phải nói gì thêm; vì đằng sau những hình ảnh dùng để ví mẹ đó, người ta đã có thể cảm nhận được trọn vẹn cái bao la vô tận của tình mẹ như thế nào.

Nhưng sao người ta, kể cả thầy Nhất Hạnh, người đã viết một tác phẩm bất hủ dành cho mẹ, lại không nói gì về ba hết vậy? Con biết không phải mọi người đã quên nghĩ đến ba. Trước khi nói về mẹ, không phải rằng ca dao đã nhắc đến ba đó sao?

Công cha như núi Thái sơn rồi mới:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Thực ra, con thấy rằng khi người con có hiếu, biết thương cha thì một câu ngắn như vậy cũng đủ làm hành trang, làm vốn liếng để nhớ nghĩ đến cha suốt cuộc đời. Nhưng trong cuộc sống, có khi chỉ cần im lặng thầm hiểu, mà cũng có lúc phải bộc lộ, tỏ bày thì mới thỏa lòng được. Đó là lý do mà bây giờ con muốn nói với ba, với riêng ba mà thôi, những gì mà con chưa có dịp nói, hoặc khi con định nói thì ba cứ cười, cho rằng con còn thơ dại mà biết nói gì.

Nếu con nhớ không lầm thì ở Việt Nam người ta không có ngày dành riêng cho cha hay cho mẹ như tại các nước Tây phương. Chỉ có ngày Vu lan mà người ta còn gọi là ngày Báo hiếu có thể được coi như là ngày của cha mẹ.

Nhưng xét về hình thức, con có cảm tưởng rằng ngày Vu lan với lễ cài bông hồng có vẻ như chỉ tập trung nơi mẹ. Người ta đọc Bông hồng cài áo để ca tụng mẹ. Người ta cài bông hồng, bông trắng để yêu thương hay tiếc nhớ mẹ. Không có một áng văn, một bài thơ hay một đóa hoa nào dành cho ba cả. Trong lễ cài bông hồng, khi con sung sướng đón nhận đóa hoa hồng để hãnh diện trong niềm vui còn mẹ thì ba cũng vui lây với con.

Ba vui vì con hãy còn mẹ. Ba vui vì con biết quý mẹ. Điều đó đã làm cho ba hài lòng lăm rồi chứ ba không cần ai làm thơ hay chép nhạc ca tụng mình; ba cũng không đòi hỏi một đóa hồng nào dành cho ba. Hình như qua hình ảnh bông hồng cài trên áo,

cả ba và con đều mặc nhiên công nhận mẹ là trên hết. Điều đó xét trên một khía cạnh khác, đã nói lên cái gì? Lúc đó con còn nhỏ nên chưa hiểu. Mà cũng vì vui sướng với cái bông hồng còn mẹ nên con thấy như vậy là đủ, không cần phải biết gì thêm. Nay đã lớn khôn, con biết rất rõ rằng, chỉ vì thương ai thì ba dâng trọn cả trái tim và khi nhận lãnh một trách nhiệm nào thì ba tận tụy gánh vác cả một đời. Cho nên... (ồ, ba đừng cười, đừng che giấu con) ai

thương ai quý mẹ là ba thấy đủ rồi, ba không mong đợi người khác đề cập gì đến ba cả. Tất cả những gì cao quý, tốt đẹp trên đời ba đều nhường nhịn và muốn dành trọn vẹn cho mẹ để chỉ giữ lại cho mình nụ cười sung sướng mà thôi. Ba không muốn con phải nói ra cái điều mà ba lặng lẽ cât trong lòng đó, phải không ba?

Nhưng con phải nói, bởi nếu con không nói hôm nay, e rằng mai sau con sẽ ân hận như ba mẹ đã ân hận vì không nói được hết lời thương yêu của mình với ông nội và ông ngoại.

Con nói điều này ba đừng cười, đừng cho rằng con nghịch ngợm: Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan, cứng nhắc. Mẹ là suối nguồn lai láng thì ba là ngọn núi sừng sững (lạnh lùng, bất động quá!); mẹ là mặt trăng dịu ngọt thì ba là mặt trời chói lọi (nóng nảy, khó chịu quá!); mẹ được gọi là hiền mẫu thì ba được gọi là nghiêm phụ (khô khan, khe khắt quá!)... Hình như những mỹ từ dùng để diễn tả hay ca tụng vẻ đẹp, vẻ sáng, vẻ thơ mộng, vẻ êm dịu, vẻ trong mát... không thích hợp để nói về ba.

Con nhớ có lúc đứng bên cạnh mẹ, ba cũng đã từng tự xét rằng ba quê mùa, cục mịch, xấu xí, khô khan, cộc lốc, có gì đáng để nói... phải không ba?

Nhưng thực ra, con biết, biết rất rõ rằng ba của con hiền lành, dễ chịu và dễ thương lắm. Nếu

Page 22: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 20

ba có gắt gỏng với con chẳng qua cũng chỉ vì ba mới đi làm về, chưa kịp tắm rửa, bụng đói, lại mệt mỏi. Nếu vòng tay ba ôm con không được nhẹ nhàng êm dịu như vòng tay mẹ thì cũng chỉ vì với hai cánh tay đó, ba phải làm lụng quanh năm suốt tháng để nuôi vợ nuôi con. Nếu nụ hôn ba làm con khó chịu né tránh thì cũng chỉ vì ba bận lo kế sinh nhai cho cả gia đình nên không đủ thời giờ để cạo nhẵn bộ râu sợi đen sợi bạc. Nếu giọng nói của ba không được êm mát trong lành thì cũng chỉ vì sự lao tâm lao lực làm khô kiêt cơ thể và cổ họng ba, để rồi ba chỉ có thể phát ra những âm thanh chát chúa, khàn đục. Nếu ba không có nhiều thời giờ để chăm sóc hay đùa giỡn với con mỗi ngày thì cũng chỉ vì ba phải cật lực cánh sinh ngoài xã hội để nuôi nhiều miệng ăn trong gia đình. Nếu có lúc con xin tiền hay đòi quà mà ba không cho thì cũng chỉ vì tiền lương đem về ba đưa hết cho mẹ để mua gạo, ba có giữ một đồng lẻ nào cho ba đâu mà xin với xỏ...

Chỉ khi nào mẹ có việc đi vắng vào cuối tuần, phải giao con cho ba trông coi, lúc đó cái tình và cái tính của ba mới thực sự là được thể hiện. Con nhớ lúc ấy ba bế con với đôi cánh tay gân guốc, cứng ngắt! Ba cố gắng ôm con cho gọn, cho nhẹ, vậy mà vẫn không làm cho con thấy dễ chịu được. Nhưng ba đã cố gắng. Phải, con biết ba hết sức cố gắng để ôm con thật dịu dàng mà dỗ con ngủ nhưng ba đã không thành công. Giọng hát của ba cũng không trong, không nhẹ như giọng của mẹ mà mạnh quá, lớn quá, lại khàn nữa! (Làm sao con ngủ được chứ!). Ba lại chẳng biết hát những câu ca dao hay những bản nhạc êm dịu như mẹ mà lại hát những bản hùng ca, kích động, có khi vừa hát vừa dậm chân như lính diêu hành khiến con chỉ biết khóc ré lên (ngủ sao được!). Khi ba giỡn, con chẳng biết ba giỡn với con thế nào mà con cứ giật mình và khóc tức tưởi. Mẹ về thì ba mừng rỡ giao con lại cho mẹ. Con cũng mừng như được thoát khổ khi sà vào vòng tay mẹ. Nếu con biết nói thì con đã mét mẹ là ba chọc con khóc suốt thời gian mẹ vắng nhà. Nhưng con không nói chắc mẹ cũng thừa biết. Mẹ bênh con mà cằn nhằn ba, nói ba vụng về, chê ba không biết gì cả. Rồi me ẵm con, dỗ nín. Ba chỉ cười chứ không buồn giận gì mà còn tiếp tục bẹo má, giỡn với con khi con đang gục đầu vào vai mẹ.

Nếu con lớn hơn, đã biết đi biết chạy thì sẽ nhẹ nhàng cho ba hơn. Ba có thể khom người làm ngựa cho con cỡi đi khắp trong nhà. Ba có thể cùng con chơi trò bịt mắt bắt dê, cao bồi bắn súng, hay chơi cút bắt, chơi trốn tìm. Con chơi không biết mệt mỏi, không biết chán. Nhưng ba thì phải mệt mỏi và phải chán, vì ba đi làm suốt tuần, cần có giờ nghỉ ngơi và cũng vì tuổi của ba không còn là tuổi để chơi đùa những trò con nít như vậy. Nhưng thương con, chiều con, ba cứ nằm lăn nằm lóc dưới nền đất, cứ cười cứ đùa để làm vui con, để mua được nụ cười của con. Mẹ cho con biết: ba thường nói với mẹ rằng chỉ nhìn con cười là ba quên hết mệt nhọc và những buồn bực mang về từ sở làm.

Ba là như vậy đó: không phải suối nguồn, không phải trăng thanh, không phải gió mát,

không phải sóng biển rì rào hay tiếng sáo diều vi vút giữa chiều êm... nhưng hiền lành, yêu dấu biết bao là ánh mắt, là nụ cười của ba!

Mẹ kể rằng, có lúc mẹ bệnh, con cũng bệnh. Ba đi làm về phải xăn tay nấu nướng, giặt giũ áo quần, chăm sóc cho mẹ, cho con. Ba nấu cơm thì nồi nhão, nồi sống. Ba rửa chén thì mẻ dĩa, bể tô. Ba ủi đồ thì áo nhăn, quần cháy... Bàn tay chai cứng sần sùi đó

ba đem ra ngoài để vật lộn với cuộc sống không thua gì ai, nhưng về nhà thì cứ lụp chụp lạc chạc, hết hư vật này đến bể vật kia. Vậy đó mà ba cứ cố gắng, cứ giành mà làm để cho mẹ được dưỡng bệnh. Mẹ thở dài, mẹ than phiền, rồi mẹ lại cười với ba.

Buổi tối cơn sốt hành mẹ, hành con, ba ngồi bên giường, thức trắng đêm để canh giấc. Mẹ bảo ba đi ngủ để mai có sức đi làm mà ba không chịu. Rồi ba nắm tay mẹ mà ngủ gà ngủ gật. Mẹ biết sức ba cũng chỉ chịu đựng đến thế là cùng. Mẹ để yên cho ba ngủ gật trên tay mẹ chứ không đánh thức ba vì nếu gọi ba dậy, ba cũng sẽ không chịu đi ngủ mà sẽ quyết tâm ngồi đó sáng đêm cho đến giờ đi làm.

Nhưng cái vụng về và sự thiếu nhẫn nại nói trên của ba đâu phải là cái đáng trách. Mẹ đã không che giấu con khi nói rằng mẹ thương ba nhiều thêm cũng vì những cái buồn cười đó của ba mà thôi. Con cũng thấy vậy. Con thấy hình như khi nghĩ đến ba, con đã thương nhớ hai bàn tay

Page 23: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 21

lóng cóng vụng về của ba nhiều nhất. Không ai trách được và cũng không ai quên được cái vụng về của một người lúc nào cũng muốn đem hết cuộc đời mình ra để bảo vệ, che chở và giành lấy những công việc nặng nhọc trong nhà để vợ con được thảnh thơi.

Ba là như vậy đó: nơi ba không có sự tinh tế, tỉ mỉ, khéo léo, bén nhạy, tế nhị, mau mắn, nhẫn nại... nhưng ngọt ngào, tình cảm làm sao là đôi tay, là cử chỉ của ba!

Người ta nói mẹ đã gánh hết công việc nuôi con, dạy con, từ thuở mang thai cho đến khi con khôn lớn trưởng thành. Mẹ gần gũi, bồng ẵm, cho con bú, truyền hơi ấm cho con, lắng nghe và tìm hiểu những nhu cầu của con cho nên tính ý của con, mẹ biết hết, hiểu hết. Muốn biết gì về con thì người ta hỏi mẹ. Người ta có hỏi ba thì ba cũng chỉ cười mà quay qua mẹ, làm như là ba không hiểu gì về con hết vậy. Nhưng khi chẳng có con ở nhà, đã có lần ba buột miệng nói với mẹ: “Con nó thích bài hát này lắm” hay “nó khoái bánh này nhất hạng”. Ba đâu cần hiểu gì nhiều về con, phải không ba? Nhưng cái gì con thích thì ba biết. Lòng thương con của ba nằm ở chỗ đó: biết con thích cái gì. Sự hiểu con của ba cũng chỉ nằm ở đó: biết con yêu cái gì. Ba sung sướng nhìn con có được cái gì con thích, con yêu. Đơn giản như vậy thôi.

Khi con phải đi xa, mẹ luôn miệng nhắc. Mẹ con gần gũi nhau hàng ngày hàng giờ đã quen hơi nhau, quen tiếng nhau, quen ánh mắt nhau, bây giờ xa nhau mẹ chịu không nổi, lòng mẹ đau như cắt. Còn ba, ba không nhắc gì về con hết mà chỉ lo an ủi, làm nguôi nguây mẹ, làm như thể ba không nhớ không thương gì đứa con xa nhà hết vậy. Nhưng rồi khi mẹ bận bịu nấu cơm hay may vá, ba đứng tựa cửa, khoanh tay, nhìn ra đầu ngõ, nhìn xa xa, nhìn tận cuối đường, có khi ba lại nhìn lên trời. Thấy ai đi ngang ba cũng giật mình ngỡ là con về. Mẹ có hỏi tới có phải ba nhớ con không thì ba lắc đầu nguầy nguậy. Vậy chứ ba mong ngóng ai? Ba đừng giấu con, mà ba cũng không giấu được mẹ đâu. Làm sao ba có thể quên được đứa con từng chơi bắn súng nước với ba, từng cỡi trên lưng, trên cổ ba thuở nào, phải không ba?

Ba của con là như vậy đó: ba không biết lời nào để nói về con, ba chỉ im lặng hoặc nói rất ít,

và cười... nhưng đáng yêu làm sao là dáng điệu và những câu nói ngắn ngủn của ba!

Khi con còn nhỏ, ba thường bảo: “Con có hiếu, làm cho ba chuyện này!”. Có khi ba hô lớn: “Đứa nào có hiếu giơ tay lên?” Bầy con trẻ nhao nhao giơ tay giành lấy việc làm ba sai bảo để có được chữ hiếu.

Dù vậy, làm sao bầy trẻ chúng con khỏi có lúc lầm lỗi với ba mẹ. Mẹ cưng con thì ba phải nghiêm khắc. Cả ba lẫn mẹ đều nghiêm khắc thì tội nghiệp cho con. Mà bắt ba lúc nào cũng phải nhận lấy phần nghiêm khắc để dạy con thì cũng tội nghiệp ba nữa. Không phải đã có lúc ba phạt đòn con mà ba ứa nước mắt đó sao! Ba phạt con để me

dỗ. Ba cũng thèm dỗ con lắm mà phải nhịn. Rồi cuối cùng thì ba cũng đến ôm con, hôn con, dỗ dành thì mới yên được trong lòng. Bao nhiêu lần lầm lỡ có khi tưởng như không thể được ba tha thứ, nhưng thương con, nghĩ con còn bé bong, ba xí xóa hết. Và chữ hiếu đó, ba vẫn cứ cho con hưởng, không bao giờ rút lại. Ba luôn tin tưởng con của ba lúc nào cũng hiếu thảo.

Vậy mà khi lớn khôn, chúng con mỗi đứa mỗi tính ý, chạy theo tình cảm riêng tư, chạy theo những gì mình thích, không làm vừa lòng ba mẹ được. Chữ hiếu khi xưa giành nhau bằng những việc nhỏ, bây giờ mạnh ai nấy giữ, mạnh ai nấy báo đền bằng khả năng và cơ hội to lớn hơn mà vẫn không sao đền đáp nổi. Nhưng ba mẹ không bao giờ nuôi con mà nghĩ đến chuyện một ngày nào đó sẽ được báo đáp. Chữ hiếu dạy cho con là để con không lỗi đạo làm người và cũng vì ba mẹ tin rằng chữ hiếu sẽ mang lại hạnh phúc lâu dài cho chính đứa con ấy. Nay đưa theo chồng, đứa theo vợ, trong đó có đứa hoàn toàn làm trái ý ba mẹ để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Buồn lòng, ba mẹ phải lên tiếng từ con. Nhưng có ai đi cắt miếng ruột của mình mà không thấy đau. Con là ruột là ra của ba của mẹ, dù có lấy chồng lấy vợ, thành cha thành mẹ, cũng vẫn cứ là miếng ruột của ba mẹ mà thôi.

Con bỏ nhà đi rồi, lại thêm cha mẹ từ bỏ khiến cho xa thêm vạn dặm, khó mong quay về. Mà ba mẹ từ con lòng ba mẹ có yên đâu! Ba mẹ quay quắt, đêm ngày nhớ thương đứa con khờ dại. Ừ, đứa con thơ dại, bây giờ đã hai mươi, ba mươi, bốn mươi tuổi... nhưng ba mẹ vẫn cứ thấy nó còn

Page 24: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 22

thơ dại. Những đứa ba mẹ vui vẻ cho phép ra đi thì không nói: chúng yên lòng sống bên chồng bên vợ, khi nào rảnh rỗi thì về thăm. Nhưng đứa con khờ dại thì tội nghiệp lắm, đáng thương lắm, vì nó lỡ được dạy cho chữ hiếu từ thuở còn bé nên bây giờ bỏ cha bỏ mẹ mà đi, nó cũng quay quắt đêm ngày như cha mẹ nó vậy. Ba mẹ hy sinh quen rồi, cực khổ quen rồi, ba mẹ có thể chịu đựng được. Nhưng đứa con mới lớn (hãy còn thơ dại bé bỏng trong mắt ba mẹ), làm sao có thể chịu nổi! Ba mẹ biết nó sẽ khóc thầm mỗi đêm vì nghĩ là mình bất hiếu. Ba mẹ biết nó sẽ ray rứt khôn nguôi vì đã cãi lời ba mẹ. Như vậy thì dù cho chồng cho vợ nó có là người hoàn toàn tốt đẹp đi nữa cũng không sao tạo được hạnh phúc trọn vẹn cho nó. Nghĩ vậy ma ba mẹ không yên lòng được. Mẹ thúc ba hãy tha thứ. Ba suy nghĩ. Đàn ông con trai nói một là một hai là hai, rút lời thì không phải là người lớn, rút lời thì con nó tưởng mình sai nó đúng, hay mình dại nó khôn. Phải dứt khoát. Phải cứng rắn. Miệng ba nói mạnh như vậy, nhưng rồi đêm đến, khi nằm trên giường, ba gác tay lên trán nhớ đứa con đã từng cỡi trên lưng trên cổ mình. Ba nhớ tiếng cười khanh khách hồn nhiên của nó. Ba nhớ thương từng lọn tóc, từng ngón tay, từng ngón chân nó. Ba tưởng chỉ có mẹ mới nhớ đến từng chi tiết cơ thể của con, nhưng bây giờ ba mới biết là ba cũng nhớ đến con cùng một cách y hệt như mẹ vậy. Đứa con đó dễ thương quá và hãy còn khờ dai quá! Không thể nào để cho đứa con khờ dại phải đau khổ vì nghĩ rằng ba mẹ và gia đình không còn thương nó nữa.

Người ta nói đúng, “con trẻ mà thiếu tình thương thì không lớn khôn lên được”. Phải cho nó thấy cái tình thương bao la không bến bờ của ba mẹ để nó có thể khôn lớn lên. Phải cho nó hưởng trọn vẹn tình thương vô hạn của cha mẹ để nó được sung sướng. Nó nghĩ cha mẹ nó dại cũng được. Nó nghĩ cha mẹ chịu thua nó cũng xong. Hãy tha thứ nó, hãy mở rộng vòng tay cho nó được trở về. Vậy là ba mẹ đi tìm con, nhắn con về. Con còn sợ còn nghi ngại chưa dám về thì ba mẹ gởi thư, gởi hình, gởi quà cho nó yên tâm. Đứa con quay về, ba mẹ ôm hôn con, không nhắc chuyện cũ. Nhất là ba, ba ít nói, bây giờ cũng chỉ ôm và nói với con một câu thật ngắn: “Con thương của ba” Những lời ngắn ngủi như vậy có vẻ như

muốn giải tỏa mặc cảm cho con: “Con đừng ray rứt đau khổ nữa, con không bất hiếu đâu; đứa con bất hiếu đâu có biết ray rứt buồn đau khi cãi lời hay xa cách cha mẹ, phải không con hiếu của ba”.

Ba của con là như vậy đó: cứng rắn, nghiêm nghị, đôi khi cộc cằn nóng nảy, nhưng khi ba cần phải nói những lời thương yêu thì lời của ba làm cho con chỉ biết nghẹn ngào mà khóc. Ôi, bao dung làm sao là nghĩa cử của ba!

Có lẽ con đã làm cho ba không được vui vì lâu nay ba không thích nói hay nghe nói nhiều, nhất là về những điều sâu kín của tâm hồn ba hay những lời có ý xưng tụng ba.

Nhưng ba hãy cho con nói những lời sau cùng này. Vâng, con sẽ cố gắng không nói gì nhiều.

Con chỉ muốn nói rằng, con đã nhìn thấy ba, cảm nhận được tình thương và sự hy sinh của ba qua những cử chỉ, những lời nói ngỡ như ít thân tình mà thực thì đầy ắp yêu thương. Con cũng muốn nói rằng, có những điều tưởng như là chuyện riêng của ba, nhưng thực ra lại bao hàm tất cả ý nghĩa hạnh phúc của gia đình chúng ta, trong đó có hạnh phúc của mẹ, và của anh chị em chúng con nữa. Những điều ấy

đáng ra không cần phải nói mà chỉ cần lặng lẽ cám ơn ba trong tận cùng đáy lòng. Nhưng mẹ nói rằng ba hiếm khi bộc lộ cảm xúc của ba nên ba cũng ít có cơ hội hiểu được những gì người khác giữ trong lòng. Cho nên con phải nói, ba ơi, rằng ba đã chọn lựa và trao tặng con một người mẹ tuyệt vời mà không ai có thể thay thế được; ngoài ra, con cũng không sao quên được rằng, qua bao cuộc đổi dời biến động của cuộc sống, tình yêu của ba dành cho mẹ con lúc nào cũng tràn đầy, thủy chung, chỉ có tăng thêm chứ không vơi cạn. Trong tương quan tình cảm gia đình, đó không phải chỉ là chuyện riêng của ba mẹ, mà con là điều rất hệ trọng ảnh hưởng đến suốt cuộc đời chúng con. Thương mẹ, ba dâng cả cuộc đời cho mẹ. Thương con, ba hy sinh cả một đời vì con. Sự có mặt của ba như vậy, tình thương yêu của ba như vậy, còn có lời nào xứng hơp, đẹp đẽ và đầy đủ hơn để con có thể trải hết niềm hiếu kính và lòng biết ơn vô hạn của con?

Có người đề nghị khi cài hoa hồng hay hoa trắng để tưởng nhớ mẹ thì cũng nên cài thêm một cánh hoa lớn, đặc biệt, dành cho ba, vì ai cũng biết

Page 25: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 23

không phải chỉ riêng mẹ mới đem lại sự có mặt của con trên cuộc đời. Người ta đề nghị rất hay, nhưng con biết ba sẽ không thích điều đó. Vậy con sẽ nói với mọi người rằng không cần phải dành cho ba một cánh hoa nhân ngày Báo hiếu như người ta đã làm như vậy đối với mẹ.

Và nếu người ta hỏi đâu là hình ảnh, là biểu tượng người cha trong ngày Báo hiếu, con sẽ nói nhỏ với họ rằng, khi mẹ là hoa hồng đỏ thắm thương yêu hay là hoa trắng thanh cao tỏa hương ở một cõi lạ nào khác thì ba vẫn luôn là lá, là cành, là cuống hoa nâng đỡ bước chân mẹ.

Sự có mặt của ba trên cuộc đời không phải là để góp hương góp sắc cho vườn hoa thương yêu, mà để bảo bọc, che chở và làm phát tiết những đóa hồng xinh đẹp trong vườn hoa thương yêu ấy. Nơi

nào có mẹ thì nơi đó có ba, cũng như nơi nào có hoa thì nơi đó có lá vậy. Ba ẩn đằng sau, ba nép phía dưới, lặng lẽ, mờ nhạt, nhưng là tất cả tinh hoa tiếp sức cho nguồn hạnh phúc của mẹ, mà cũng là tất cả ý nghĩa cao đẹp cho mạch sống đời con...

Trên ngực áo con hôm nay lại có một đóa hoa hồng rực rỡ, tươi thắm, nổi bật lên giữa những chiếc lá xanh đơn sơ, thầm lặng. Con thấy nụ cười bao dung và hiền hòa của ba còn mãi, đọng mãi trên ấy...

Ba ơi, ba ơi! Dù cách biệt ở một phương trời nào, ba cũng nghe những lời thương yêu vụng dại này của con, ba nhé.

VĨNH HẢO

***o O o***

“Thuyền Từ vớt kiếp điêu linh

Thẳng dòng bến Giác, ngẫm Kinh sớm chiều.”

(T.H.T)

Cuối cùng thì Hạnh đã quyết định ghi tên tham dự khóa tu học Phật Pháp tại Tu Viện Kim Sơn tỉnh Watsonville - CA vào trung tuần tháng Bẩy.

Được biết Tu Viện Kim Sơn là nơi đào tạo các lớp người xuất gia, phát huy đạo Phật, hoằng dương Chánh Pháp. Có nhiều khóa tu giúp phật tử học hỏi về những dị biệt văn hóa, ngôn ngữ và môi trường xã hội. Thường thường các khóa tu đều được tổ chức vào dịp hè, từ ngày đầu tháng 7 tới cuối tháng 7, dành cho nhiều hội đoàn Phật Giáo hay các Gia Đình Hướng Đạo qui tụ về đây tu học và sinh hoạt. Hàng năm có đến trên 10 ngàn người tham dự.

Hôm đó là ngày đầu tiên của khóa tu Thiền Quán lại nhằm vào dịp Lễ Vu Lan Báo Hiếu nên Phật Tử từ khắp mọi nơi tề tựu về tu viện thực đông đảo. Cũng như bao nhiêu phật tử khác xếp hàng đợi được hướng dẫn đến địa điểm phòng ốc dành cho những ai đã ghi danh trước, Hạnh cảm thấy náo nức nhưng cũng hơi hoang mang lo lắng vì đây là lần đầu tiên kể từ ngày định cư tại Hoa

Kỳ, nàng phải xa các con và ông xã để tham dự khóa tu học này.

Theo quy luật của khóa tu, cứ 15 người cùng phái sẽ ở chung với nhau trong cùng một cái am thất (gọi là Cốc) được cất sơ sài bằng gỗ, rộng khoảng chừng 20 thước vuông, đủ chỗ cho 15 người nằm bằng túi ngủ (sleeping bag). Hạnh là người có mặt sớm nhất trong nhóm người này. Khi được đưa tới cái Cốc ở trong một khu rừng âm u, cách xa Tu Viện chừng gần nửa dậm, chung quanh cây cối um tùm, am thất trống trải, chơ vơ, vắng vẻ làm Hạnh thót ruột, bèn nói với cô hướng dẫn viên là nàng không chịu ở đó, làm cô ta bật cười thành tiếng và nhìn Hạnh trân trân, “Trời ơi, đi tu mà nhát thế ..!’’ Rồi cô ta giải thích cho Hạnh là sẽ có nhiều người khác đến ở chung, đừng sợ, đâu có ở một mình mà lo, còn có hàng chục cái cốc khác được đặt rải rác xung quanh tu viện chứ đâu phải chỉ độc một cái như Hạnh tưởng. Quả thực, Hạnh quá yếu bóng vía, nhát như thỏ đế, nhưng đến cuối ngày, 14 người kia đã có mặt. Người nào cũng tỏ ra vui vẻ chuyện trò thân mật với nàng tưởng như đã quen biết nhau từ kiếp nào. Lúc này Hạnh đã lấy lại bình tĩnh và yên tâm về nơi ăn chốn ở và không còn sợ bị ‘’đi tu’’ một mình nữa. Do đó Hạnh cảm thấy bầu không khí trong Cốc trở nên ấm cúng hơn, mọi người trao

Tìm Ñöôïc Nieàm Vui

Diệu Oanh

Page 26: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 24

nhau những nụ cười hiền hoà cởi mở.

Khóa tu hi hữu này do Thiền Sư Nhất Hạnh từ Cộng Đồng Phật Giáo Làng Mai (Plum Village) - Pháp Quốc về hướng dẫn. Thiền Sư Nhất Hạnh hiện là vị giảng sư nổi tiếng về môn tu thiền quán. Qua các tài liệu tham khảo và nhiều tác phẩm của ông như Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (The Miracle of Mindfulness), An Trú Trong Hiện Tại (Enjoy your present moment), Nói Với Tuổi Hai Mươi (Talk to the Youth), Đạo Phật Ngày Nay (Today‘s Buddhism), Hạnh rất am hiểu và thích thú phương thức giảng giậy này vì rất thực tế, dựa trên nếp sống căn bản hiện tại của nhân loại, giúp người Phật Tử như Hạnh và nhất là lớp trẻ bây giờ, học Phật để biết loại trừ cái khổ, thấy đâu là con đường sống thực, sống an lạc, để được hạnh phúc ngay trong đời này.

Hôm đó Hạnh lãnh hội phương pháp tĩnh tâm của khóa tu một cách an nhiên tự tại. Hạnh cùng các bạn đồng tu được các ni sư phụ tá hướng dẫn cặn kẽ về quy luật ngồi thiền. Trong hơn nửa tiếng đồng hồ, Phật tử học cách tập trung vào hơi thở, không suy nghĩ lung tung, không lo toan chuyện nhà, chuyện sở, chuyện làm giầu v.v... mà chỉ chú tâm vào việc đếm hơi thở - thở ra, thở vào thật đều đặn...

"Thở vào tâm tĩnh lặng

Thở ra miệng mỉm cười

An trú trong hiện tại

Giờ phút đẹp tuyệt vời"

(Bài kệ khi tọa thiền - Thiền Sư Nhất Hạnh)

và cứ thế Hạnh cảm thấy tâm trí nhẹ nhàng bay bổng.

Bài giảng cũng nhắc nhở Phật Tử trong lúc tọa thiền, nghe tiếng chuông, mọi khóa sinh phải có thái độ cung kính, phải ngừng sự suy nghĩ, phải tỉnh dậy trong giờ phút hiện tại, biết mình là ai, đang ở đâu và đang làm gì. Phải nuôi dưỡng tỉnh thức ấy bằng hơi thở, nghĩa là phải theo dõi hơi thở ra và hơi thở vào của mình, nếu chẳng may bị rơi vào quên lãng thì tiếng chuông kế tiếp sẽ giúp ta thức tỉnh. Thực tập nghe chuông tức là thực tập sự tỉnh thức.

Thiền Sư luôn luôn nhắc nhở: "Bí quyết của thiền tập là trở về với giây phút hiện tại và biết những gì đang xẩy ra trong giây phút hiện tại, trước hết là trong thâm sâu mình và sau nữa là

trong hoàn cảnh mình. Thiền tập còn làm cho thân tâm thư thái và an lạc. Nếu có an lạc, bạn sẽ nở ra như một bông hoa, sự có mặt của bạn sẽ dễ chịu đối với người xung quanh, trong gia đình và ngoài xã hội. Chúng ta chỉ chia sẻ sự an lạc cho kẻ khác khi chính chúng ta có sự bình an trong lòng." Trong nhất thời, Hạnh nhận thấy những giây phút tọa thiền là những giây phút an lạc nhất trong khóa tu, lìa bỏ được những vướng mắc vẩn vơ quấn quyện lấy tâm trí. Chưa bao giờ nàng cảm nhận được sự an vui trong tâm hồn đến là nhường ấy.

Cả mấy trăm phật tử ngồi thiền như vậy, một ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần nửa giờ đồng hồ trong suốt khóa tu. Sau mỗi buổi ngồi thiền phật tử người nào người nấy tỏ vẻ an vui thanh thản. Họ nhìn nhau thông cảm, ánh mắt rạng ngời

trong niềm vui an lạc hiền hoà. Ôi, Hạnh thấy lòng mình như nở hoa, đẹp tuyệt vời !

Ngoài ra Hạnh còn tham dự nhiều giờ Pháp Thoại, trong đó nàng học hỏi được nhiều giáo lý căn bản cũng như mở rộng kiến thức về Phật pháp ở những giờ Pháp Đàm. Những giờ đi thiền hành cùng Thiền Sư Nhất Hạnh và đại chúng qủa là những giây phút thần tiên mà Thiền Sư đã dẫn giải: "Thực tập

thiền trong khi đi bách bộ đem lại cho ta sự an lạc ngay trong giờ phút đó. Giúp ta tìm thấy sự an lạc trong mỗi bước đi thảnh thơi, rũ bỏ phiền não, rũ bỏ lo lắng, đoạn trừ dĩ vãng. Thiền hành là một môn tu thiết thực giúp người Phật tử thực thi hạnh nguyện ôn hòa, trầm tĩnh, rèn luyện bản ngã cao ngạo của mình để tìm về chân như.”

Vào mỗi buổi sáng trước giờ ăn, khi hồi "chuông báo chúng" thỉnh lên vang rền trong không gian; hoặc khi tiếng "chuông chánh niệm" ngân vang trong giờ tu học, mọi sinh hoạt trong tu viện đều ngưng lại. Phật tử phải nghiêm túc theo dõi hơi thở và niệm đọc bài kệ nghe kinh theo tiếng chuông ngân:

"Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe

Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm”

Trong không gian tĩnh lặng của chốn thiền môn, hàng ngàn Phật tử ngồi nghe thuyết pháp trong bầu không khí trang nghiêm, thanh thoát của núi rừng. Hàng hàng lớp lớp trong bộ áo tràng mầu lam trải dài dưới những tàng lá của những cây cổ thụ redwood. Nơi nơi dường như chìm trong

Page 27: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 25

không gian tĩnh lặng. Hình như mọi người chỉ còn nghe tiếng thở vào thở ra của nhau. Ôi, thực tuyệt diệu ! Lâu lâu một hồi "chuông cảnh tỉnh" gióng lên như để nhắc nhở đại chúng sự hiện hữu của mọi người, nhắc nhở người con Phật giữ tâm an tịnh, rứt bỏ si mê vướng bận để tìm về bến giác.

Nhớ lại ngày đầu của khóa tu này, Hạnh đã xúc động đến tột đỉnh khi phát biểu cảm tưởng của mình trước hàng ngàn cặp mắt xa lạ đến từ khắp mọi nơi. Có người đến từ Pháp, từ Anh, từ Úc và cả từ Việt Nam. Những ẩn khúc, những ấm ức chất chứa từ bao năm tháng qua bỗng chợt bừng lên như một ngòi thuốc nổ gặp mồi bùng phát. Hạnh đã khóc thành tiếng, khóc thực sự như một đứa trẻ lần đầu tiên biết khóc. Nàng biết mình chỉ là một nạn nhân tình cảm như bao nạn nhân khác hiện cũng đang có mặt tại nơi đây. Ai nấy đều biết rõ rằng, hàng ngày chúng ta phải đối diện với bao khó khăn và mỏi mệt với cuộc sống mới sau những năm định cư để lo cho nhu cầu vật chất được thoải mãi. Quay nhìn lại cảnh huống gia đình mới thấy chới với mà không ai có thể tự tìm được lối thoát cho mình khi phải đương đầu với nghịch cảnh. Vấn đề bất hoà trong gia đình, giữa vợ chồng, giữa bố mẹ và con cái do văn hóa bất đồng trong việc hoà nhập vào cuộc sống mới mẻ đã là một mối quan tâm trầm trọng mà mọi người không thể phủ nhận.

Nhìn xung quanh, Hạnh nhận thấy nhiều khuôn mặt u buồn của các bậc làm cha làm mẹ hình như đều mang một tâm trạng như nàng...cũng rưng rưng ngấn lệ, cũng hai mắt đỏ hoe, cũng lắp bắp nói không thành lời...Những nỗi u uẩn riêng tư bỗng nhiên được tuần tự đem ra giãi bầy và chìa sẻ trước đại chúng, thử hỏi dễ ai tránh khỏi những bỡ ngỡ, rụt rè và xúc động. Nhưng rồi, hạnh phúc thay, hạt mưa Chánh Pháp đã bất chợt tưới tẩm lên khu vườn tâm thức của Hạnh cũng như của mọi người khiến ai nấy đều thoải mái đón nhận tin yêu để hạnh nguyện cảm thông và tha thứ hiện diện.

Ngày thứ hai, Hạnh tham dự buổi lễ Báo Hiếu mang tên "Bông Hồng Cài Aó " được tổ chức trang nghiêm và chu đáo với các tiết mục đặc sắc gây nhiều ấn tượng và xúc động trong đại chúng. Từng loạt bông hồng đỏ thắm đã được cài trên ngực áo cho những ai may mắn đang còn mẹ và cũng rất nhiều bông hồng mầu trắng bi ai được cài lên ngực áo những người bất hạnh đã mất mẹ vĩnh viễn. Hạnh cũng rất may mắn và sung sướng đón nhận một bông hồng đỏ thắm lên ngực áo của nàng. Lúc này mẹ Hạnh còn sống tại Việt Nam, nàng ao ước gía có mẹ ở cạnh bên để chia sẻ niềm

vui này thì hạnh phúc biết bao! Cuối cùng, bài ca Bông Hồng Cài Áo được một thanh niên Phật tử trình bầy, thực cảm động và réo rắt trong lòng mọi người.

Cùng trong buổi lễ này, Hạnh đã chứng kiến và nghe nhiều em trai cũng như em gái ở tuổi vị thành niên chạc tuổi các con của nàng tâm sự về lòng hiếu thảo, kính yêu đối với bậc sinh thành. Những khuôn mặt khôi ngô tuấn tú của các em cũng như cách diễn đạt tâm trạng ưu tư đối với cha mẹ đã chạm vào trái tim nàng. Các em đã bộc lộ tư tưởng riêng tư của mình, đã đề cập đến phong tục tập quán của Việt Nam cũng như đời sống xã hội hiện tại chính là nguyên nhân làm phân tán và ngăn trở sự trưởng thành của các em đồng thời gây lên sự bất hòa giữa cha mẹ và con cái. Nhiều em nói không rành tiếng Việt nên phát biểu bằng Anh ngữ, giọng nói ngây thơ, chân thực của chúng đã biểu lộ một cách sống động, cởi mở, khiến nhiều bậc phụ huynh chẳng thể ngăn được nỗi xúc động. Ai nấy, ngấn lệ ngắn dài làm nhạt nhoà khoé mắt. Trong ánh mắt của những người trẻ tuổi hôm đó, Hạnh đã đọc thấy sự tha thứ và tin yêu của các em.

Ngay trong những giây phút đó, Hạnh chợt liên tưởng đến các con của nàng ở nhà mà thương chúng qúa. Cũng như con nàng, các em ở đây đều là những đứa con hiếu thảo và hiểu biết, nhưng vì sợ sệt nên không đủ can đảm để giãi bầy cảm nghĩ của chúng đối với bố mẹ. Bởi lẽ đó, khóa tu này đã giúp các bậc cha mẹ, thanh thiếu niên, vợ chồng, anh em, bạn bè, phát triển sự hiểu biết và nuôi dưỡng tình thương cho chính mình cùng người mình quan tâm và thương mến.

Dù rằng khóa tu không kéo dài nhiều ngày như mọi người mong đợi, nhưng ảnh hưởng của những buổi tu học qua những bài thuyết giảng đáng gía đã có một sức lôi cuốn lớn lao đối với đại chúng. Về phần Hạnh, nàng có cảm tưởng như được khai sáng, như được tái sinh với một sức sống mãnh liệt tràn đầy niềm vui. Hạnh đã chuyển hoá tức thời. Những ngày tháng qua đi trước đây của Hạnh thực qúa uổng phí vì nàng đã không sống thực cho mình mà chỉ sống trong những lo sợ, nghi ngờ, những ích kỷ, những giận hờn v.v... Tự nhiên Hạnh thấy yêu đời hơn bao giờ hết, nàng muốn mau chóng trở về nhà để gặp lại chồng con và bạn bè thân quen để chia sẻ cùng mọi người những gì nàng đã tiếp thu được từ khóa tu. Ôi! xung quanh nàng lúc đó hoa lá như reo vui, chim chóc ríu rít tưng bừng trong gió ngàn xao động như thể hân hoan chào đón một tâm hồn đổi mới vừa xuất hiện. Không khí trong lành của vũ trụ

Page 28: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 26

thiên nhiên, của rừng cao, của biển cả như đem đến cho Hạnh một làn không khí thanh lọc tuyệt vời. Lòng nàng như mở hội !

Những đề tài dành cho hóa tu này đều rất hữu ích, nhưng đặc biệt đề tài “An Trú Trong Hiện Tại “ đã rất thiết thực như nhắc nhở nàng luôn luôn biết là mình đang tỉnh thức, đang hiện diện nơi đây bên những người mình thương yêu, vì qúa khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại. Sẵn sàng quên đi qúa khứ là một cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống hiện tại, chỉ có hiện tại là điều đáng để nàng quan tâm và nhất lòng cư xử theo chánh pháp.

Chợt nhớ đến ông xã đang trông ngóng đợi chờ, Hạnh nôn nóng mong mau chóng trở về nhà để nói với anh rằng: "Bạn đường ơi, bạn có biết sự có mặt của bạn trong giây phút này đối với tôi là một món quà rất quí không gì so sánh được. Nếu chẳng may một trong hai chúng ta mất đi thì món quà ấy sẽ mất theo luôn. Do đó sự hiện diện của bạn đối với tôi là một món quà vô giá mà bạn đã tặng cho tôi. Cũng như thế, người Tây Phương có một từ rất ý nghĩa là PRESENT. Present là sự có mặt, sự hiện diện mà còn có nghĩa là món quà mà ta trao tặng cho nhau. Cho nên sự có mặt của bạn đã nói lên tình giao hảo đặc thù mà tôi trân trọng nó như trân trọng chính bản thân tôi vậy."

Hạnh đang thực hành những điều nàng đã lãnh hội từ khóa tu. Lời giảng về “cái khổ” trong đạo Phật của thiền sư dường như vẫn còn đọng lại trong tâm thức của Hạnh … "Con người ta sống trên đời ai cũng chỉ mong cầu hạnh phúc mà không muốn cái khổ đeo đuổi quấy rầy. Tức giận là do ta đã lấy cái sai lầm của người khác để trừng phạt chính ta, cứ mãi nhớ mà không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân ta vậy. Khi đã tìm ra nguyên nhân của sự đau khổ ta có thể vượt ra khỏi những trói buộc mà từ lâu đã bị vô minh che lấp. Theo Phật giáo, vô minh là sự nhận thức, sự hiểu biết không chính xác mà ta cứ ngỡ là đúng; cho là đúng rồi đem tâm sân hận, đố kỵ để đối phó, nên không tránh khỏi hậu qủa đáng tiếc xẩy đến. Phải thiền tập chuyên cần và tu tâm dưỡng tánh trong mọi hoàn cảnh thì chúng ta mới có thể dập tắt được ngọn lửa hờn ghen, đưa chúng ta tới con đường giác ngộ, tuyệt mỹ với nhiều hoa thơm cỏ lạ, trong tình yêu thương nhân ái. Từ đó chúng ta có thể dứt bỏ được những vướng mắc viển vông làm vẩn đục tâm trí trong sáng cuả mình. Học tu thiền để tìm thấy an lạc tức là giải

thoát. Đây không phải là điều xa vời mà là những cái ta có thể đạt tới được trong đời sống thiền tập hàng ngày. Giải thoát tức là cởi bỏ những sợi giây ràng buộc. Nếu ta không cảm thấy an lạc và thảnh thơi tức là ta đang bị ràng buộc. Ta phải tìm ra và phải nhìn thấy ta đang bị ràng buộc bởi những sợi giây nào thì ta mới có thể tự cởi trói cho ta được." Hạnh nghĩ, nếu nàng thực hiện được những hạnh nguyện quí báu trên đây thì chính cá nhân nàng đã tạo được hạnh phúc cho riêng mình mà còn gây được thiện cảm với người chung quanh mà nàng quan tâm và thương mến. Chỉ có sự chuyển hóa mới giúp cuộc đời bớt đau thương, và duy trì được hạnh phúc. Cuộc sống của nàng trở nên có ý nghĩa hơn, tư tưởng yếm thế không còn ngự trị nơi nàng. Bí quyết đơn giản là biết chia tay với những quan niệm cổ xưa. Hạnh thực sự bắt đầu một nếp sống mới tràn đầy tin tưởng.

Qua khóa tu học này, Hạnh đã thay đổi hoàn toàn. Khác hẳn khi trước, sau khi đi tu học về nàng không còn nói lớn hay la lối như xưa. Bây giờ, nghe bất cứ ai nói to tiếng Hạnh cảm thấy rất khó chịu nhưng nàng không nóng giận hoặc phản đối như trước nữa. Chẳng hạn mỗi lời nói của bố xấp nhỏ vẫn là hằn học, gắt gỏng dù chỉ là một câu chuyện bình thường, lúc trước là Hạnh đã cãi lại chàng rồi đấy, nhưng bây giờ thì không, tự nhiên Hạnh cảm thấy thực bình thản và vui vẻ chấp nhận vì nàng đã thấm nhập được phương pháp lắng nghe theo hạnh nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát (Listening Method). Nàng đang thực thi hạnh nguyện từ bi, hỷ xả, buông thả và nhẫn nhục và nàng hy vọng rằng với bản ngã sẵn có này sẽ giúp người khác lấy đó mà chuyển hóa theo. Ai cũng biết cá tính của mỗi người đều khác biệt và khó có thể làm thay đổi cách cư xử vốn dĩ của họ trừ phi họ tự cải thiện.

Giờ thì Hạnh sống thực bình an hạnh phúc bên chồng như một đôi bạn thâm giao tri kỷ. Mặc dầu mỗi ngày đi qua là mất đi một ngày, mỗi năm đi qua là già thêm một tuổi, nhưng được sống vui, sống thực để an hưởng quãng thời gian còn lại là Hạnh mãn nguyện lắm rồi. Hạt giống thương yêu và hiểu biết mà Hạnh và chồng nàng ươm trồng từ lâu, bây giờ như đã trở thành cây xanh, có hoa có nhụy, cũng là do cả hai biết vun trồng và chăm sóc cho nhau

Niết Bàn không ở đâu xa mà ở ngay cõi thế gian này, khi tâm từ bi và hỷ xả được mở rộng.

Diệu-Oanh Nguyễn thị Yến Maryland, Mùa Vu Lan 2016

Page 29: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 27

Hình AÛnh Sinh Hoaït GÑPT Thieän Sinh Giaùc Hoaøng GÑPT Thieän Sinh Giaùc Hoaøng vaø Boä Y Teá Thuû Ñoâ Toå Chöùc Buoåi

Khaùm vaø Chích Ngöøa Sieâu Vieâm Gan B - July 24, 2016

Baùc Só Joel Chua cuûa Beänh Vieän Tröôøng

UMD thuyeát trình veà Sieâu Gan B

Anh Baûo Lyù - Phoù Chuû Tòch Coäng Ñoàng

Vieät Nam vuøng Hoa Thònh Ñoán

Page 30: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 28

Kính Möøng Ñaïi Leã Khaùnh Ñaûn — PL 2560

Page 31: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 29

Kính Möøng Ñaïi Leã Khaùnh Ñaûn — PL 2560

Page 32: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 30

International Vesak — Quan AÂm Phoå Chieáu Ni Vieän - Lanham, MD

Page 33: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 31

Buổi chiều tối mùa đông băng giá, bên ngoài tuyết phủ trắng xóa lấp lánh dưới ánh trăng rằm cuối năm, Quân đem vài thanh củi đến bên lò sưởi đốt lên sưởi ấm căn phòng. Mùi gỗ thông thơm thoang thoảng dễ chịu.

Như thường lệ, sau khi dùng cơm chiều, anh thường đem máy laptop đến ngồi trên chiếc ghế bành cạnh lò sưởi, vào mạng internet. Anh thích cảm giác ấm áp từ ánh lửa tỏa ra, thích ánh sáng chập chùng đem đến niềm thư thái an lạc.

Hôm nay, sau khi đọc tin tức đó đây, Quân vào trang mạng Craiglist được hầu hết người ở Mỹ dùng để giao dịch mua bán đồ dư thừa tại địa phương, anh muốn kiếm cái máy thổi tuyết đã dùng qua nhưng không thấy ai đăng bán. Trong lúc định tắt máy, anh ngước nhìn bức tranh sơn dầu có hình Đức Phật mỉm cười treo trên tường, ánh sáng từ lò sưởi làm bức tranh sống động linh thiêng lạ kỳ. Bỗng nhiên Quân vô ý thức gõ chữ Bud-dha (Phật), trên trang mạng Craiglist và bấm nút search (tìm).

Trên màn hình, những dòng chữ hiện ra: Cần chuyển nhượng chiếc tủ thờ Phật, nhà sắp bàn giao. Xin liên hệ ông Ted Tazuma số điện thoại… để biết thêm giá cả và chi tiết.

Hết sức ngạc nhiên, Quân không ngờ trang mạng tại một tiểu bang đa số người da trắng lại xuất hiện mẩu tin này, ngày đăng lời rao vặt cũng đã gần ba tháng. Đọc tên họ, anh biết ông Ted là người gốc Nhật. Nhìn đồng hồ cũng chưa quá tối, anh bấm số gọi, bên kia đầu dây có tiếng người đàn ông lớn tuổi:

- Xin chào, đây là Ted Tazuma.

- Cháu là Quân, có đọc mẩu tin rao bán chiếc tủ thờ nên gọi cho ông. Cháu là Phật tử. Ông có thể gởi hình cho xem trước và cho biết giá được không ạ?

- Anh là Phật tử à! Thật tốt quá. Về hình và giá, có lẽ anh nên đến xem để cảm nhận trọn vẹn, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau.

- Thưa ông Ted, có ai xem và trả giá chưa ạ, xin ông cho địa chỉ.

- Cũng có vài nơi trả giá nhưng chúng tôi vẫn chưa quyết định bán. Địa chỉ nhà tôi là…

- Ô, nhà ông Ted ở tận North-Bend à? Cách nơi cháu gần 200km. Ông có thể chờ đến ngày thứ Bảy được không? Ngày cuối tuần nghỉ làm, cháu mới lái xe đi được.

- Ừa được, tôi chờ anh nhé. Không chờ lâu hơn được nhé, vì thứ Tư sau đó tôi đã giao nhà cho người mua rồi.

Thứ Bảy, Quân dậy sớm chuẩn bị cho chuyến lái xe xa. Bên ngoài tuyết vẫn rơi, phủ dày. Anh cặm cụi móc dây xích chống trơn trượt vào các bánh xe pickup (bán tải), đem theo xẻng, đồ ăn khô, thức uống, túi ngủ để đề phòng trường hợp tuyết lở trên các đoạn đèo làm đường nghẽn không di chuyển được. Quân không ngờ mình lại quyết định lái

đến nơi xa trong tình trạng thời tiết băng giá để xem một

vật không biết rõ hình thể, chất lượng, cũng không biết giá cả ra sao. Có điều gì đó thôi thúc anh và có lẽ đây là lần đầu tiên anh hành động như thế.

Quân lái xe trên con đường tỉnh lộ hoang vắng, những cánh đồng tuyết dài bất tận, những rừng dương, đồi núi hùng vĩ khoác màu trắng trinh nguyên đẹp lạ kỳ. Thông thường vào mùa hè, khoảng cách từ nhà Quân đến ông Ted chỉ cần 2 giờ lái. Mùa đông do đường đóng băng, xe phải gắn xích, thời gian lái tăng lên gấp đôi vì không thể lái nhanh được.

Tuy nhiên, do phải chú tâm thao tác tay lái liên tục để chống trượt, Quân thấy thời gian trôi qua rất nhanh, chẳng mấy chốc anh thấy mình đã đến thành phố North-Bend lúc gần trưa dù ra đi

Huyền Lam

Một Phật Hùng Bảo Điện uy nghi sáng ngời

Page 34: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 32

hồi sáng sớm. Theo hướng dẫn của máy bản đồ định vị, Quân cho xe dừng lại trước căn nhà gạch, đồ sộ như biệt thự. Lối bộ hành từ chỗ đậu xe đến cửa được thổi tuyết sạch sẽ tươm tất. Đến bên cánh cửa đôi bằng gỗ tếch sang trọng, anh bấm chuông.

Một lúc lâu, cụ già có nét mặt Á châu Nhật Bản, tay chống gậy, mở cửa, cười hiền lành:

- Anh đi vào kẻo lạnh, thời tiết như thế này tưởng anh không tới được.

Quân bước vào trong, căn phòng khách rộng có nhiều thùng đựng đồ được chồng lên nhau như chuẩn bị dọn nhà. Ông cụ bước đi yếu đuối, hai tay chống trên khung gậy trợ lực, mời anh theo ông qua phòng kế bên. Ông bật đèn lên, trước mặt Quân là một chiếc tủ đen, cửa đóng kín, nằm uy nghi giữa căn phòng có sàn gỗ hoàn toàn trống trải.

Ông Ted lên tiếng:

- Anh tự nhiên xem nhé. Anh thích mua thì chúng ta nói chuyện.

Chiếc tủ có chiều cao khoảng 1m5, phần dưới có các hộc tủ, phần trên có bộ khung cửa 4 cánh được đính bản lề kim loại rất tinh tế nhưng mạnh mẽ khiến Quân cảm được năng lực thiêng liêng, cao quý bên trong. Quân bước chậm nhẹ đến trước chiếc tủ, ông Ted dõi mắt nhìn theo. Quân đứng lặng yên vài giây, nghiêm trang chắp tay kính cẩn xá một xá. Không gian tĩnh lặng quá, Quân nghe được cả tiếng tim đập, anh hồi hộp mở 2 cánh cửa: một vừng hào quang lung linh phản chiếu diệu kỳ, Quân giương to mắt ngạc nhiên trầm trồ!

Mặt sau đôi cánh cửa đen được dát vàng lóng lánh, Quân đối diện đôi cửa thứ hai chạm trổ tinh vi có màn lưới mỏng thấy được kiến trúc huyền bí, mờ ảo bên trong. Nhẹ nhàng, anh mở nốt cánh cửa thứ hai: Một Phật Hùng Bảo Điện uy nghi, sáng ngời hiển lộ. Hình ảnh Đức Phật lấp lánh, sống động tỏa từ quang chiếu rọi. Một thế giới tâm linh trang nghiêm, tràn đầy Phật lực.

Quân ngạc nhiên xuýt xoa như không tin vào mắt mình khi thấy được nội điện bên trong chiếc

tủ. Một cấu trúc chùa chiền vĩ đại không những về kiến trúc mà cả tâm linh được công phu thể hiện gọn nhỏ bên trong chiếc tủ như nghệ thuật bonsai điêu luyện. Đứng trước chiếc tủ gỗ, Quân cảm được uy lực, nét trang nghiêm vốn chỉ có nơi chốn thiền môn. Anh quỳ xuống, thành tâm lạy ba lạy như mỗi khi vào Phật điện.

Quân quay về hướng ông Ted:

- Ông ơi! Chiếc tủ thờ uy nghi, công phu mỹ thuật quá. Cháu thấy lần đầu tiên trong đời. Chiếc tủ này phải quý lắm, giá phải cao lắm. Cháu e mua không nổi. Được chiêm ngưỡng chiếc tủ thật không uổng công cháu lái xe đến đây ông ạ.

Ông Ted khuôn mặt tươi, cười rạng rỡ:

- Cháu qua phòng khách, chúng ta cùng nói chuyện.

Cha ông Ted sinh ra ở Nhật; ông theo cha mẹ qua Mỹ định cư khi chỉ mới 2 tuổi. Đây là chiếc tủ thờ Phật của cha ông Ted, không biết có từ thời nào. Ông Ted còn nhớ hồi 2, 3 tuổi đã được cha hướng dẫn tới đảnh lễ trước tủ thờ. Hai mươi năm trước cha mất, ông thừa hưởng chiếc tủ thờ dù đã có riêng một chiếc

nhỏ hơn nhiều. Cách đây 4 năm, ông Ted bị đụng xe chấn thương cột sống nên di chuyển khó khăn, nay tuổi đã lớn không thể sống một mình, đành bán nhà vào khu dưỡng lão. Do diện tích phòng trong khu dưỡng lão khá khiêm tốn, ông chỉ có thể đem theo chiếc tủ thờ Phật nhỏ của mình.

Ngồi xuống chiếc ghế nệm, ông Ted chậm rãi:

- Cháu thích chiếc tủ này lắm phải không?

Quân nhìn ông, mỉm cười gật đầu:

- Cháu chưa bao giờ thấy được một tủ thờ huyền diệu tuyệt mỹ như vậy. Khi đứng đối diện tủ thờ, cháu cảm được nguồn thiêng liêng, từ lực phát ra ông ạ.

Ông Ted choàng tay qua, vỗ nhẹ nhẹ vào vai Quân:

- Nhiều người đọc tin rao vặt xin đến xem. Có người trả 1 ngàn, 5 ngàn, có người trả 10 ngàn... nhưng ta không bán vì họ toàn là những người sưu

Sau đôi cánh cửa đen ấy là một thế giới tâm linh trang nghiêm, tràn đầy Phật lực - Ảnh: Huyền Lam

Page 35: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 33

tầm đồ cổ hoặc thấy đẹp mua về để trưng bày.

Quân chêm vào:

- Nhưng cháu không đủ tiền để mua vật quý giá này đâu thưa ông.

Giọng ông Ted lộ chút xúc động:

- Nhìn cháu tiếp xúc chiếc tủ thờ, ta biết đã gặp đúng người. Còn vài ngày nữa là giao nhà, ta cứ tưởng phải tiễn chiếc tủ thờ cho các người sưu tầm đồ cổ.

Ông Ted nhìn Quân một lúc lâu, cười hiền từ:

- Ta bán cho cháu giá 200 nhé, không thêm, không bớt. Ta không thể cho, vì cho thì cháu sẽ mang ơn ta.

Quân hốt hoảng:

- Không thể được đâu ông ạ. Chiếc tủ quý thế này phải trên 10 ngàn ông ạ. Cháu được xem lần đầu là thỏa nguyện rồi. Ông hãy bán cho người sưu tầm đồ cổ để có tiền lo cho tuổi già.

Ông Ted cười lanh lảnh:

- Ta đã bán căn biệt thự này thì thêm 10 ngàn, 20 ngàn đâu có thay đổi gì. Điều ta cần là tìm được người mỗi ngày biết sống, biết giao cảm thiêng liêng với chiếc tủ thờ. Trong hộc tủ thờ, có vài cuốn kinh, văn hóa phẩm bằng tiếng Nhật của cha ta. Con giữ làm kỷ niệm, không thì đốt giùm nhé. Ta đã giữ quá nhiều đồ của ông cụ rồi, không thể đem thêm được nữa, ta lại không biết tiếng Nhật.

Quân bối rối:

- Cháu rất cảm động, cám ơn ông nhiều lắm. Cháu cứ tưởng mình đang sống trong mơ ông ạ.

Quân trang trọng an vị chiếc tủ thờ trong phòng khách được anh thiết kế thành thiền phòng. Mỗi đêm anh thường tắt hết đèn điện, thắp ngọn nến nhỏ, gõ tiếng chuông ngân vang, ngồi thiền. Một không gian phản chiếu hào quang huyền diệu. Quân cảm được năng lượng từ bi, thanh tịnh phát tỏa từ Đức Phật lung linh gần gũi.

Vài tháng sau, Quân bắt đầu xem những tập sách in bằng tiếng Nhật xếp đầy trong các hộc tủ bên phần dưới tủ thờ. Cầm từng cuốn sách, lật vài trang, liếc vội dòng chữ, anh nghĩ thầm chắc đây là lời kinh bằng Hán tự như tiếng Việt xưa. Anh

chợt để ý dòng chữ bên trong tập sách mỏng như được viết bằng bút lông, ruột sách hầu hết là giấy trắng đã hoen màu, ngoài bìa có vài chữ được in lớn.

Quân dù không biết Hán tự, nhưng nhìn nét bút lông tinh tế, đẹp đều, anh suy đoán những dòng chữ này ắt phải có ý nghĩa rất quan trọng. Anh chụp hình bìa sách rồi gởi tin nhắn (text mes-sage) đến người bạn Việt Nam sống tại Nhật mà anh quen qua mạng xã hội:

- Chị Du ơi, lâu ngày không liên lạc, nay làm phiền chị rồi. Mấy chữ ngoài bìa sách nói gì thế?

Chị Du:

- Chào anh Quân, lâu quá nay mới thấy. Chữ này có nghĩa là Gia Phả Tổ Tiên.

Quân chụp hình trang viết tay gởi chị Du:

- Chị dịch thêm vài dòng trang này nhé, có phải là chữ viết tay không?

Mấy trang này nói ngày sinh, ngày mất của ông bà tổ tiên, nghề nghiệp, quê quán… tương tự cách ghi chép gia phả của người Việt Nam. Nét chữ rất đẹp, có thể do quý tôn sư trong chùa viết.

Quân kể chị Du nghe về chiếc tủ thờ và người Mỹ già gốc Nhật rồi nhờ thêm:

- Có 3, 4 trang chị dịch ra tiếng Việt giùm nha, rồi Quân sẽ dịch ra tiếng Anh. Biết đâu ông già Nhật

muốn biết những điều này. Mai mốt gặp nhau ở Mỹ hay ở Việt Nam, Quân hậu tạ nhé!

Chị Du:

- Không sao đâu anh Quân, giúp chút xíu có gì đâu mà. Nhưng đãi nhà hàng thì cũng nhận đấy!

Hôm sau, Quân gọi cho ông Ted theo số lưu lại trong điện thoại di động. Anh hồi hộp nghe chuông reng, hy vọng ông không đổi số, đầu dây có tiếng quen thuộc:

- Xin chào, tôi Ted đây.

Quân mừng rỡ:

- Chào ông, cháu là người mua tủ thờ của ông. Ông ơi, mấy cuốn kinh trong hộc tủ thờ, có cuốn là gia phả nhà ông.

Khi cánh cửa mở ra, một Phật điện trang nghiêm biểu hiện - Ảnh:

Huyền Lam

Page 36: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 34

Ông Ted ngạc nhiên:

- Hả, cháu nói gì, cuốn gia phả hả?

- Dạ phải, vì ghi ngày sinh, quê quán, nghề nghiệp của hầu hết người có tên họ là Tazuma.

Ông Ted thốt lên mừng rỡ:

- Ôi tốt quá! Thật không ngờ. Khi cha ta sống thì ta không thèm để ý. Đến khi cha ta mất, khát khao muốn biết gốc gác thì không biết hỏi ai. Gần đất xa trời ta cứ ôm hận không biết tổ tiên mình.

Quân nhẹ nhàng:

- Dạ, ông cho cháu địa chỉ mới, cháu gởi cuốn gia phả và bản dịch tiếng Anh cho ông ạ.

Ông Ted sung sướng cười lanh lảnh:

- Nhân quả, Phật pháp tuyệt vời làm sao. Nếu ta ham tiền thì đâu thể gặp cháu. Cháu cho ta món quà vô giá!

Ông cười to, nói tiếp:

- Một ông Việt ở Mỹ mua đồ của ông Nhật gốc Mỹ, rồi ông Việt lại nhờ bạn Việt ở Nhật dịch tiếng Nhật ra tiếng Việt, ông Việt lại dịch ra tiếng Mỹ... Chuyện như một giấc mơ, cháu nhỉ!

Quân phấn khởi cười với ông:

- Dạ, cháu đến giờ nhìn tủ thờ vẫn tưởng đang mơ ông ạ. Ông và cháu có một giấc mơ rất đẹp.

Ông Ted cười khoái chí:

Điều đẹp nhất là giấc mơ của chúng ta có thật. Phật pháp nhiệm mầu quá, cháu nhỉ!

Huyền Lam (trích từ : https://www.giacngo.vn/

vanhocnghethuat/2016/06/02/7EC4D1/ )

Có những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt mà bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do. Hãy bình tâm ngồi lại, bạn sẽ thấy những điều hiển nhiên ấy, những điều nhỏ nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm lại bản thân.

Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.

Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.

Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít trí thức.

Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.

Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.

Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.

Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.

Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.

Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn.

Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.

Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.

Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và

coi TV quá nhiều.

Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.

Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.

Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to lớn thân xác nhưng nhân cách nhỏ ti xíu; tài sản rất phong phú nhưng tình thương lại

vắng lặng.

Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc khuyên bảo

tốt hoặc dễ dàng vứt nó đi.

Nhöõng Nghòch Lyù Töø Cuoäc Soáng

Page 37: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 35

Nuôi nấng một đứa con là cả một sự hy sinh thiêng liêng, một tấm gương phản ảnh lòng vị tha. "Hãy làm cho hạt giống nở hoa tại nơi mà mình gieo xuống", đấy là câu châm ngôn của bà Jacqueline Kramer. Bà luôn tin rằng bất cứ một người mẹ nào cũng có thể đạt được giác ngộ trong gian bếp của mình, dù phải nấu ăn hay rửa bát.

Bà là tác giả của quyển sách "Buddha Mom" (Người mẹ Phật) nêu lên việc tu tập tâm linh và nuôi nấng con cái. Bà đọc được câu châm ngôn trên đây từ một tấm bích chương trong khi tham dự một khóa ẩn cư cách nay đã nhiều năm.

"Tôi nghĩ rằng chẳng cần đi đâu xa, cũng chẳng cần phải theo học các khóa luyện tập với các kỹ thuật kỳ quái và lạ lùng, tôi cũng có thể đạt được giác ngộ nơi mà tôi đang hiện hữu, ngay trong lúc này, bằng cách cứ đảm đang vai trò làm mẹ và quán xuyến công việc nội trợ trong gia đình."

Tình mẫu tử thường được mọi người đề cao chẳng qua cũng chỉ là để che đậy các ước vọng riêng tư của người phụ nữ mà thôi. Quán xuyến gia đình và dọn dẹp nhà cửa thường được xem là các công việc tầm thường, phản ảnh sự tùng phục và yếu kém của người phụ nữ. Thế nhưng đối với bà J. Kramer thì việc nuôi nấng con cái là cả một sự tu tập tâm linh thật tuyệt vời.

Bà cho biết: "Tình mẫu tử cũng có thể ví như một chiếc bình tuyệt đẹp chứa đựng đạo đức mà tất cả chúng ta đều cần đến trong việc tu tập tâm linh của mình. Nếu các nam và nữ tu sĩ thuộc các tín ngưỡng khác nhau dốc lòng phát huy tình thương yêu vô điều kiện, tham gia vào các công tác bất vụ lợi, khơi động lòng nhiệt huyết, niềm hân hoan vì hạnh phúc của kẻ khác, cũng như khả năng buông xả của mình, thì trên thực tế cũng

chẳng khác gì như một người mẹ thực thi bổn phận mình trong cuộc sống thường nhật".

Nếu một người mẹ, dù phải xả thân nuôi nấng con cái, nhưng đồng thời biết phát huy một tâm linh tỉnh thức (pleine conscience/mindfulness/chánh niệm) - có nghĩa là thường xuyên quán thấy được tất cả mọi sự vật đều hiện ra và biến đi một cách thật tự nhiên, và không để mình bị lôi cuốn bởi sự trồi sụp của xúc cảm - thì nhất định sẽ thực hiện được nhiều thăng tiến trên đường tu tập tâm

linh của mình.

Bà J. Kramer là một người mẹ độc thân, tác giả quyển sách "Buddha Mom: The path of Mindful Mothering" (Làm mẹ với tấm lòng của Phật: Nuôi con bằng Con đường Tâm linh tỉnh thức) dựa vào các kinh nghiệm của chính mình và đã giúp được nhiều người mẹ khác biết áp dụng việc tu tập tâm linh vào cuộc sống của họ.

Gần đây bà J. Kramer đã được trao tặng giải thưởng "Những người phụ nữ Phật giáo phi

thường" (Oustanding Buddhist Women), và bà cũng đã thiết lập được trên mạng các chương trình giảng dạy miễn phí dành cho những người mẹ mong muốn được tu tập tâm linh và tìm hiểu sâu xa hơn về Giáo Huấn Phật giáo, và cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau, tùy khả năng và thời giờ của mình.

Với mái tóc bạch kim và chiếc áo giản dị màu hồng nhạt trên người, bà J.Kramer qua đôi mắt lấp lánh phản ảnh một niềm hân hoan thật tươi mát, đã thuật lại trường hợp nào đã giúp bà đến với Phật giáo và ý thức được tầm quan của thể dạng tâm linh tỉnh thức đối với một người mẹ phải nuôi con.

Bà J. Kramer cho biết mình sinh ra trong một gia đình Do Thái giáo và được may mắn có một

Jacqueline Kramer - Sanitsuda Ekachai Hoang Phong chuyển ngữ

Page 38: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 36

người mẹ thật hiểu biết, cho phép mình và cả anh trai mình được tự do tìm hiểu về các vấn đề tâm linh. Chính người anh của bà là người đầu tiên giúp bà quán thấy được sức mạnh mang lại từ phép luyện tập tâm linh tỉnh thức: "Tôi nhận thấy anh tôi sau một khóa ẩn cư, đã trở về nhà với một gương mặt rạng rỡ và thanh thản. Do đó tôi cũng muốn thử xem sao. Thế rồi một sự an bình đã hiện ra với tôi khiến tôi vô cùng kinh ngạc".

Bà J. Kramer bắt đầu học hỏi giáo huấn Phật giáo, và nhờ đó bà ý thức được rằng thiền định không phải chỉ là một phép luyện tập nhằm mang lại sự thư giãn mà là cả một phương pháp tu tập tâm linh giúp quán triệt được quy luật vô thường của thiên nhiên hầu giúp mình vượt lên trên sự quán thấy sai lầm về ý nghĩa của cái tôi và cái của tôi. Sự quán thấy ấy mạnh đến độ khiến bà chỉ muốn xuất gia, thế nhưng vị thầy chỉ dạy bà về thiền định khuyên bà nên nêu cao tấm gương cho những người phụ nữ thế tục chủ gia đình khác trông vào, và lý tưởng đó cũng đã trở thành sứ mạng của cả đời bà.

Bà lập gia đình rồi mang thai, và lúc đó thì bà cũng đã luyện tập phép thiền định về tâm linh tỉnh thức được ba năm. Giữ tâm mình luôn trong thể dạng tỉnh thức trong từng giây phút của hiện tại là một cách giúp người phụ nữ loại bỏ được mọi sự sợ hãi và lo âu trong khi thai nghén. Dịp quan trọng nhất cho thấy hiệu quả của phép luyện tập tâm linh tỉnh thức này là lúc bà được đưa vào phòng sinh, khi các cơn đau xảy ra dồn dập và tiếp nối nhau.

Bà thuật lại rằng: "Tôi nhất thiết chỉ quan sát sự đau đớn, ý thức từng giây phút một nhưng không suy nghĩ gì cả. Tôi chỉ đơn giản cảm nhận sự đau đớn đó và chấp nhận nó. Đến lúc sinh thì một sự thư giãn và êm ái bỗng hiện ra với tôi và tôi cảm thấy rất hạnh phúc trong những giây phút của hiện tại đó". Bà cho biết thêm: "Điều này đã giúp tôi hiểu rằng không sao tránh khỏi được sự đau đớn, thế nhưng sự khổ đau thì lại khác là một thứ gì đó thuộc vào quyền lựa chọn của chính mình".

Phép luyện tập tâm linh tỉnh thức đã giúp bà ý thức được rằng hạnh phúc hay không đều là do mình quyết định.

Bà cho biết thêm: "Mỗi khi rơi vào tình trạng hoang mang và bất an thì phải chấp nhận tình trạng đó. Nhìn thẳng vào nó, quan sát nó, nhưng không gây chiến với nó. Hãy chấp nhận nó, theo dõi nó, nhưng không lên án nó, thì các cảm tính (hoang mang và bất an) sẽ tự động lắng xuống và tan biến hết một cách kỳ diệu".

Nếu giữ được sự an trú trong từng giây phút của hiện tại trong khi đang làm bất cứ việc gì, dù là đang lặt rau hay rửa bát, thì thể dạng tâm linh tỉnh thức đó sẽ tạo được một lớp không gian tách mình ra khỏi mọi sự khó khăn. Bà cho biết: "Lớp không gian đó sẽ giúp chúng ta nhìn vào mọi sự vật một cách thoải mái hơn, và từ đó các giải pháp sẽ hiện ra với mình"

Bà quả quyết rằng việc nuôi nấng con cái phản ảnh tất cả các khía cạnh của metta (lòng thương yêu, tình nhân ái), karuna (lòng từ bi, sự từ tâm), mudita (niềm hân hoan, phúc hạnh) và upekkha (sự thanh thản, buông xả). Bà cho biết: "Nuôi nấng con cái sẽ tạo ra trong lòng mình một thứ tình thương yêu bất vụ lợi. Và đấy cũng là một cách làm gia tăng khả năng yêu thương của chính mình, giúp mình biết mở rộng lòng thương cảm trước những kẻ đang gặp phải khó khăn.

Ngoài ra, niềm hân hoan mang lại khi trông thấy một đứa bé học nói, tập đi hay dần dần lớn khôn theo từng lớp tuổi - là cả một cách giúp mình ý thức được mudita (tình

thương yêu, lòng nhân áí) là gì - hầu giúp mình hiểu được những nỗi nhọc nhằn của người mẹ trong lúc phải nuôi con từng ngày là những gì có thể chấp nhận được.

Upekkha (equanimity/thanh thản, buông xả) tức là cách nhìn mọi sự vật bằng sự thanh thản, sẽ mang lại cho mình khả năng đối phó với mọi sự tranh đấu, niềm hân hoan và tất cả các thể dạng tâm thần khác với sự buông xả rộng lớn và tình thương yêu". Bà nói rằng: "Upekkha (thanh thản, buông xả) sẽ phát sinh khi quán nhận được sự đau đớn cũng chỉ là thành phần bất khả phân của sự tăng trưởng (lớn khôn) và thân phận con người (human condition). Đấy chính là sự can đảm dám nhìn vào những gì mà mình không thể thay đổi được với tất cả tình thương yêu của chính mình. Sự can đảm đó là cách cứ để cho con cái mình được là như thế đúng với chúng, và chấp nhận

Page 39: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 37

mình không thể làm gì khác hơn được. Chúng ta chỉ có thể tạo ra một số ảnh hưởng nào đó mà thôi" (không thể thay đổi nghiệp của con cái mà chỉ có thể tạo ra điều kiện thuận lợi giúp cho chúng tự biến cải nghiệp của chúng. Chẳng hạn bậc cha mẹ phải làm gương cho con cái nhìn vào. Nếu chính chúng ta bất hiếu, rượu chè, cờ bạc, bàn thảo với nhau những chuyện gian trá và mưu mô, nhưng khi quay sang con cái thì lại dạy chúng phải có hiếu, lương thiện, yêu thương và giúp đỡ mọi người... thì đấy chỉ là cách tạo ra thêm hoang mang, khổ đau cho chúng mà thôi).

Quá trình buông xả đó là một khía cạnh tu tập thật quan trọng trong Phật giáo. Bà J.Kramer khẳng định rằng: "Chính vì thế nên việc sinh con đẻ cái là một cách trực tiếp bước vào con đường tâm linh". Sự thanh thản (Upekkha) cũng nói lên một sự can đảm dám chấp nhận một thứ "tình thương thật khó" (amour dur/tough love) (một thứ tình thuơng thật nặng nề, đòi hỏi phải có một sự cố gắng và quyết tâm) mỗi khi cần đến.

Bà cho biết rằng: "Thứ tình thương rất khó đó đòi hỏi chúng ta phải biết đứng ra ngoài và cứ để cho con cái phải chịu đựng các hậu quả mà chúng phải nhận lãnh, và mình thì không nên tham gia vào đấy, dù tận đáy tim mình vẫn xao xuyến một tình thương sâu xa". Dầu đấy có nghĩa là một sự hy sinh hay là thứ tình thương thật khó trên đây, thì đấy cũng là cách mà một người mẹ tu hành nói lên các kinh nghiệm từng trải của riêng mình qua cuộc sống đích thật của chính mình.

Bà J. Kramer trở thành một người mẹ độc thân khi con gái bà là Nicole vừa được ba tuổi. Chỉ vì muốn có thêm thì giờ chăm sóc cho con mà bà đành phải chấp nhận thay đổi cả nghề ca sĩ chuyên nghiệp của mình, thường xuyên bắt mình phải xa nhà vì phải theo các đoàn trình diễn. Nay bà chỉ là ca sĩ nghiệp dư và làm công việc giữ trẻ để sinh sống. Thế nhưng đấy cũng là một cách cách giúp bà hiểu được thế nào là tình thương yêu vô điều kiện đối với con gái mình, và đồng thời cũng giúp bà, qua những nụ cười và những dòng nước mắt, hiểu được là mình cũng phải cần đến một chút tình thương yêu đối với bản thân mình, đấy là cách giúp mình biết tha thứ cho chính mình mỗi khi có những ý nghĩ tiêu cực và những xúc cảm tràn ngập con tim mình (giận con không nghe lời chẳng hạn).

Những giây phút sai lầm đó rất thường xảy ra. Và nếu không biết tha thứ cho mình, thì rất có thể là mình sẽ không thể nào còn tiếp tục cố gắng gỡ bỏ các thói quen đã bắt rễ từ lâu, xui dục mình

phát ra những ngôn từ và hành động thương tổn và đáng tiếc (chửi mắng và đánh đập con cái).

Vậy phải làm thế nào khi con cái bướng bỉnh? Bà J. Kramer khuyên chúng ta như sau: "Luôn phải ý thức, và hãy xử dụng sự giận dữ như là một đối tượng thiền định". Dựa vào giáo huấn của Thiền học Zen, bà giải thích thêm: "Bất cứ gì xảy ra với mình đều có thể xử dụng nó như một cánh cửa mở vào giác ngộ".

Bà giải thích rằng: "Mỗi khi cơn giận bùng lên, thì cứ biến nó trở thành một cánh cửa. Không nên cưỡng lại sự giận dữ, không nên nghĩ rằng mình hay là các xúc cảm của mình là những gì không tốt đẹp, cứ để cho cơn giận diễn tiến đúng như thế, quan sát nó nhưng không phát lộ một cảm tính căng thẳng hay sợ hãi nào cả, chung quanh xúc cảm bao giờ cũng còn lại một khoảng không gian (giúp mình đứng ra ngoài). Và nhất là không nên phản ứng theo cách mà mình đã quen làm từ trước".

"Không cưỡng lại nó, thì tất nó sẽ biến mất. Không đặt vào tay sự giận dữ bất cứ một quyền hạn nào cả thì tất nó sẽ giảm xuống ngay. Quả hết sức ngoạn mục. Gian nhà mình (có nghĩa là bên trong tâm thức mình) bỗng trở nên an bình một cách lạ thường".

Dầu sao thì sự giận dữ cũng không biến mất được sau một đêm ngồi thiền. Dù các thứ chuyện khiến mình phải khổ sở vẫn còn tiếp tục quấy rầy mình, thế nhưng không còn quá nặng nề như trước nữa, và cũng chính vì thế nên việc tu tập là cả một sự cần thiết. Bà J. Kramer luôn xem các công việc thường nhật như là một cách giúp mình luyện tập tâm linh tỉnh thức. Bà cho biết rằng: "Chẳng hạn như khi lặt rau thì tôi ý thức được là tôi đang chạm vào nó, khi cắt rau, thì tôi cảm thấy lưỡi dao đang cắt từng cọng một. Khi tôi quán nhìn vào tư duy, xúc cảm, ngôn từ của mình, thì cũng thế. Nếu bạn đang trong thể dạng tâm linh tỉnh thức, và dù cho cuộc sống của mình đang như thế nào đi nữa, thì những gì đang chờ đợi mình đều luôn tươi mát và mới mẻ".

Ngoài việc luyện tập hằng ngày, bà J. Kramer còn tham dự thêm mỗi năm một khóa ẩn cư, nhằm giúp mình khơi động một thể dạng vắng lặng sâu xa hơn nữa trong tâm thức mình, hầu giúp mình sẵn sàng đối đầu với những thử thách và những sự bất định hàng ngày. Bà hiểu rằng mình hoàn toàn có quyền lựa chọn giữa hạnh phúc và khổ đau. Bà nói rằng: "Đối với bất cứ một sự vật nào cũng thế, luôn có một khía cạnh tốt và một khía cạnh xấu. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự do chọn cho mình

Page 40: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 38

một thứ gì đó để mà chú tâm vào đấy. Và chính đấy cũng là quyền hạn to lớn nhất mà chúng ta chưa bao giờ biết nắm lấy nó".

Bà luôn an trú trong những phút giây hiện tại và cũng nhờ đó mà bà không còn trách cứ kẻ khác là đã gây ra khó khăn cho mình: "Tôi quán nhận được một điều quan trọng là hạnh phúc của tôi không hề lệ thuộc vào bối cảnh bên ngoài. Nó là một thứ gì đó mà tôi mang bên trong con người tôi, và đấy cũng có nghĩa là tôi phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của chính mình.

Đồng thời bà cũng khám phá ra rằng dù cuộc sống lúc nào cũng bận rộn, phải chăm lo công việc trong nhà và cả ở nhà giữ trẻ, thế nhưng điều đó không hề gây ra một trở ngại nào trong việc tu tập của mình: "Tôi hiểu được là luôn phải khắc phục cái tôi trước khi bắt tay vào một công việc bất vụ lợi". Thực hiện được điều đó sẽ giúp cho sự rộng lượng bùng lên: "Làm việc trong sự vui vẻ sẽ kết nối mình với mọi người chung quanh".

Nếu biết quan tâm giúp đỡ kẻ khác thì cũng là một cách gỡ bỏ các khó khăn đè nặng trong nội tâm mình. "Mỗi khi cắt đứt được các tư duy tiêu cực trong tâm thức, thì tôi cũng chuyển hướng được dòng tư tưởng của tôi, từ thể dạng tàn phá sang những gì xây dựng hơn".

Dù cho việc chăm sóc con cái là cả một niềm vui đi nữa thế nhưng đối với bà thì làm bậc cha mẹ không phải là một việc đơn giản. Bà nhắc lại: "Lúc con gái tôi là Nicole được 14 tuổi thì thật là khó bảo". Dù tình thương con không hề "lay chuyển", thế nhưng bà cũng đành phải gửi con theo một khóa học để sửa đổi tính tình. Bà khuyên rằng: "Vì tình thương, bạn phải làm những gì cần phải làm hầu áp đặt một kỷ luật cứng rắn, nhưng cũng nên kèm theo một sự khích lệ với thật nhiều tình thương. Nếu việc tu tập tâm linh có thể giúp một người mẹ hành động một cách trầm tĩnh trước những nỗi lo âu của những đứa trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, thì các môn thể thao, âm nhạc hoặc bất cứ một sự say mê nào khác cũng có thể mang lại một hình thức kỷ luật nào đó giúp cho đứa trẻ lớn lên và bước vào tuổi trưởng thành, mà không bị chi phối bởi các thái độ tiêu cực của bạn bè đồng lứa và các ảnh hưởng của giới truyền thông" (tạp chí, sách đọc và truyền hình dành cho lứa tuổi vị thành niên không phải lúc nào cũng là bổ ích).

"Không nên quên rằng một đứa bé luôn nhìn vào mình và bắt chước mình. Thế nhưng tất cả sẽ đổi thay khi đứa bé bước vào tuổi vị thành niên. Tuy nhiên điều đó cũng không bắt buộc là lúc nào cũng rập khuôn như thế". Với vẻ mặt đầy hân ho-an bà cho biết thêm: "Ngay cả trường hợp đứa trẻ vị thành niên tỏ ra thật "khuấy động", thế nhưng những lúc khó khăn đó rồi cũng sẽ qua đi, đứa con sẽ quay về với mình". Con bà ngày nay đã 26 tuổi và đã làm mẹ, hai mẹ con khắng khít hơn bao giờ hết.

Ngày nay đối với bà là lúc phải chia sẻ, là thời điểm phải hồi đáp lại tình mẫu tử bằng sự quý trọng của chính mình (tình mẫu tử đã từng giúp

mình biết thương yêu và tu tập, thì nay mình phải hồi đáp lại món nợ đó). [Hơn nữa còn phải trả món nợ cho cả] xã hội đã cung phụng vật chất cho mình, và cho cả bầu không gian mênh mông của Đạo Pháp [đã ban cho mình sự hiểu biết]. Dù bị xã hội khinh thường, thế nhưng ngược lại thì người phụ nữ lại tìm thấy hạnh phúc khi chăm lo cho gia đình và tập thể xã hội. Họ không được mọi người kính trọng dúng với giá trị của mình, và thường là bị đánh giá thấp và tiền lương trả kém.

Thật vậy bà J. Kramer cũng đã nhận thấy dễ dàng điểu đó. Mỗi khi bà cho biết mình là một người nội trợ thì mọi người đều nhìn bà với đôi mắt không mấy kính phục: "Thật thế khi biết tôi làm nghề giữ trẻ thì mọi người đối xử với tôi như hạng người kém cỏi". Thế nhưng theo bà J. Kramer thì việc chăm sóc cho kẻ khác lại là khía cạnh chủ yếu nhất của bản tính người phụ nữ và cũng là một phẩm tính tốt trong lãnh vực tâm linh (lòng từ bi). Điều đó đòi hỏi phải có một tấm lòng rộng lượng, sức chịu đựng và tình nhân ái - đấy là các phẩm tính quan trọng nhất mà tất cả các tín ngưỡng đều xem là tối cần giúp cho xã hội được hạnh phúc hơn. Bà nói thêm: "Chúng ta cần một sự thăng bằng giữa "âm" và "dương" (trong nguyên bản là tiếng Hán: Yin và Yang) giữa nữ tính và nam tính hầu tạo ra một xã hội hạnh phúc".

Các hình thức tranh đấu và chinh phục - thường được xem là thuộc lãnh vực của nam giới - ngày nay đã trở thành cả một sự ám ảnh toàn cầu, sự mất thăng bằng [gây ra bởi tình trạng đó] đã đưa đến bạo lực trong gia đình và cả ngoài xã hội. Theo bà J. Kramer thì giai đoạn đầu tiên giúp tái

Page 41: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 39

lập sự thăng bằng cần thiết là phải nêu cao giá trị của sự phục vụ và cả người phục vụ.

Với tư cách là một người nữ Phật tử tại gia, bà J. Kramer cho rằng mình phải có trọng trách làm gương cho mọi người trông thấy là một người phụ nữ chủ gia đình cũng có thể đạt được sự giác ngộ không khác gì như nam giới. Dù đến nay bà chưa tra tìm được các chứng tích trong kinh sách xưa, thế nhưng không phải vì thế mà trong quá khứ đã không từng có những người phụ nữ như thế.

Bà thường thắc mắc: "Tại sao các câu chuyện về cuộc đời của những người phụ nữ đó lại không được lưu truyền đến nay?". "Phải chăng là vì họ không được đi học, hoặc là quá sức bận rộn không còn thì giờ nào để viết, hoặc không được luyện tập gì về thiền định? (một người tu tập không thiền định thì không bao giờ quán thấy được bản chất của mình và thế giới tức là cách mang lại sự giác ngộ cho mình). Dù vì lý do nào đi nữa thì ngày nay cũng là lúc phải gom góp các câu chuyện giác ngộ của những người phụ nữ làm mẹ, hầu lưu lại cho những đứa con, cả gái lẫn trai, của chúng ta sau này" (trong hai bài thứ 2 và thứ 5 trong loạt bài "Phật giáo và người Phụ nữ", hai tác giả Dominique Trotignon và Gabriela Frey có nêu lên trường hợp của nhiều người mẹ đạt được giác ngộ trong tập kinh Therigatha).

Đấy không phải là vì kiêu hãnh, mà là một sự cố gắng giúp cho người phụ nữ nhận thấy là họ có thể mang lại lợi ích khi ý thức được bản chất và thân phận mình, hầu giúp mình tu tập bằng các khả năng cảm nhận đặc thù của riêng mình.

Làm mẹ tức là phải ý thức được rằng việc chăm lo cho con cái là một bổn phận thiêng liêng, và việc sinh con đẻ cái cũng là cả một tấm gương phục vụ vô điều kiện. Người mẹ phải hiểu rằng mình đang bước vào con đường tâm linh một cách thật sự, mình phải biến ngôi nhà mình thành một cảnh chùa, biết lợi dụng các thử thách hằng ngày để phát huy một tâm linh tỉnh thức và tình nhân ái (metta), xem con cái mình như là những vị thầy giảng dạy mình về vô thường, sự chấp nhận và buông xả.

Con cái lớn khôn. Chúng thay đổi từng phút một. Và rồi vào một ngày đẹp trời nào đó chúng sẽ bỏ mình đi xa. Con cái mình nào có phải là của mình mãi mãi đâu. Không có ai là của mình cả. Chúng chỉ nhờ vào sự che chở của mình một lúc nào đó trong cuộc đời chúng mà thôi.

"Mọi sự vật biến đổi không ngừng. Một khi đã ý thức được là hoàn cảnh của chính tôi cũng sẽ đổi thay, thì tôi cũng sẽ hiểu được ý nghĩa của sự khôi hài là gì (bám víu một cách vô vọng vào vô thường chẳng phải là một chuyện ngu xuẩn và khôi hài hay sao?). Tôi sẽ hít một hơi thật dài và thầm đếm từ 1 đến 10 (để nhận thấy mình đang bước từng bước một theo dấu chân của vô thường. Hít một hơi thật dài để cùng vui thú với từng bước chân đó của đời mình).

Nhờ đó tất cả những gì tỏ ra không sao chịu đựng nổi sẽ trở nên thật trong sáng. Sự giác ngộ phải trải qua thật nhiều kiếp sống còn xa tít trong tương lai, thế nhưng làm mẹ với tấm lòng của Phật - mà bà J. Kramer đã làm tròn bổn phận mình - sẽ mang lại sự hân hoan cho cuộc hành trình thật dài đó, ngay tại chính nơi này và trong những giây phút hiện tại này.

Vài lời ghi chú của người dịch

Bài viết với những lời văn thật giản dị và chân thật, nhưng không kém phần trong sáng và sâu sắc, đã giúp chúng ta cảm nhận được những xúc cảm thật sâu, chân thật và cảm động trong tâm hồn của một người phu nữ làm mẹ với tấm lòng của Phật. Người chuyển ngữ không còn một lời nào để thêm vào, nếu không thì đấy cũng chỉ là cách làm vỡ tan sự tinh khiết của xúc cảm trong tâm hồn bà, hoặc cũng có thể làm nhòe đi giọt nước mắt thật trong và thật mặn trong khoé mắt của bà mà thôi. Thật vậy chúng ta chỉ còn biết cầu mong tất cả những người phụ nữ làm mẹ cũng tự tin và bước theo con đường của bà, nhìn vào con cái mình với tấm lòng của Phật, giúp mình chẳng khác gì như bà, sẽ hoàn tất được cuộc hành trình thật dài đó của mình với sự hân hoan trong từng giây phút một của hiện tại này. Chẳng phải đấy là cách mang lại hạnh phúc cho gia đình, yên vui cho xã hội và an bình trên hành tinh này hay sao?

Bures-sur-Yvette, 19.02.16

Hoang Phong chuyển ngữ

Nguồn: Báo Bangkok Post Bản gốc tiếng Anh: http://www.buddhachannel.tv/portail/spip.php?article2275 Bản dịch tiếng Pháp; http://bouddhisme-au-feminin.blogspot.fr/2015/02/jacqueline-kramer-etre-une-maman-bouddha.html http://www.buddhachannel.tv/portail/spip.php?article2277

Trich tu: http://hoavouu.com/a41120/lam-me-voi-tam-long-cua-phat

Page 42: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 40

Tập quán Việt Nam thường có câu: Dạy con từ thuở còn thơ .... câu này cho đến nay vẫn hữu dụng trong mọi xã hội không chỉ riêng trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam mà ngay cả xã hội Tây phương. Việc dậy con từ thuở còn thơ đã được các nhà tâm lý học đặc biệt nghiên cứu và học hỏi rất nhiều thập niên qua.

Trong những năm tháng gần đây đặc biệt trong cộng Đồng người Việt, thì việc dậy dỗ con cái trong một xã hội với hai nền văn hóa khác nhau lúc nào cũng là mối quan tâm cho bố mẹ. Làm thế nào để con cái chúng ta phát triển và trưởng thành một cách thành công qủa không phải là chuyện dễ. Thành công ở đây không hẳn là con chúng ta phải trở thành những người có điạ vị trong xã hội, mà thành công ở đây theo quan điểm của một số nhà giáo dục là con em chúng ta trở thành những công dân tốt biết sống có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức về đời sống chung quanh mình và các hệ lụy khác có liên quan tới quyền lợi tập thể.

Trở lại vấn đề dạy con từ thuở còn thơ, hầu hết các nhà tâm lý học tên tuổi cũng công nhận rằng đối với con trẻ 3 năm đầu tiên của mỗi một đời người vô cùng quan trọng vì chính trong 3 năm này nếu con trẻ được bố mẹ yêu thương, dậy dỗ đúng mức thì chắc chắn các con trẻ này sẽ có cơ hội trưởng thành và phát triển một cách hài hòa hơn.

Theo như Dr. Don Weatherburn, chủ tịch NSW Bureau of Crime Statistics and Research nói thì: Cứ 1 trong 4 đứa trẻ bị đưa ra tòa án thiếu niên đều phát xuất từ các gia đình có cha mẹ bỏ bê, sao nhãng chăm sóc con cái. Theo báo cáo nghiên cứu về vấn đề "Poverty, Parenting, Peers and Crime Phone Neighborhooh" Tiến sĩ Weatherburn cũng nói thêm rằng: Nguyên nhân gây ra cho con trẻ bỏ nhà đi bụi đời, xì ke ma túy là do bố mẹ hoặc bỏ bê con cái quá độ, hoặc lại quá nghiêm khắc một cách cứng ngắc, hoặc giữa bố mẹ và con cái không có nhịp cầu cảm thông. Ông nhấn mạnh rằng việc bỏ bê con cái phải được giảm thiểu, nếu không thì

việc phạm pháp sẽ gia tăng. Sở dĩ ông nói điều này vì ông căn cứ theo kết qủa nghiên cứu thì cứ 1 trong 3 đứa trẻ ở vào lứa tuổi 15 được báo cáo đến Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng vì cha mẹ bỏ bê và có hơn một nửa các em bị ra tóa án thiếu niên.

Tinh Thần

Con trẻ mà được sinh ra trong một gia đình hoặc phải sống trong khung cảnh nơi các em phải chứng kiến bố mẹ cãi lộn, chửi bới, đánh lộn hằng ngày thì khi các lớn lên sẽ có khuynh hướng trở thành những con người có tâm tính bất thường. Những con trẻ trở thành những người bất tôn trọng luật phát thường có quá khứ hung bạo, phá phách ngay từ khi em mới 4- 5 tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu cha mẹ thấy cảm thấy "khổ tâm, khổ sở

và vô cùng đau đầu" trong việc dạy dổ con em mình khi vừa tròn 3 tuổi thì em bé này có tiềm năng trở thành một cô cậu có lối sống rất khó dạy khi em vừa tròn 11 tuổi. Và cha mẹ cứ chuẩn bị tinh thần một ngày nào đó sẽ được cảnh sát hỏi thăm vì con em mình làm chuyện trái luật ở ngoài đường phố.

Thể Chất

Theo nghiên cứu khoa học, con trẻ mà không vui chơi, nô đùa hoặc ít khi được bồng bế, nói chuyện, có tiềm năng phát triển chậm về mặt não bộ. Kích thước của não sẽ nhỏ hơn mức độ bình thường từ 20 tới 30 phần trăm so với tuổi cuả các em. Khi em bé mới sinh ra, não của em bao gồm hàng tỉ các sợi thần kinh, các tế bào khác nhau sẽ phát triển liên kết với nhau qua quá trình tăng trưởng của các em. Nếu trong quá trình tăng trưởng này mà các em được cha mẹ cho cơ hội phát triển bình thường thì các em sẽ lớn lên không gặp nhiều trở ngại. Cơ hội này thực ra không có gì nhiêu khê cả, các em chỉ cần được săn sóc, thương yêu, thông cảm, được nô đùa với bạn cùng trang lứa, được chỉ bảo điều phải trái là đủ rồi. Bởi vì có rất nhiều bậc cha mẹ bận bịu đi làm đôi khi quên đi hoặc không hiểu rằng việc cho con cái vui chơi, chạy nhảy, được cha mẹ chỉ cho biết vật này thứ kia đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con em chúng ta.

Vai Troø Cuûa Cha Meï vaø Söï Thaønh Coâng Cuûa Con Caùi

Nga Nguyễn

Page 43: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 41

Vai trò của cha mẹ

Ở giai đoạn này vai trò của cha mẹ rất quan trọng, đặc biệt là vai trò của người mẹ. Đa số chúng ta thường nghĩ rằng trẻ con thì không quan trọng, nuôi sao cũng được, lớn lên rồi mới tính. Nhưng khoa học đã chứng ming rằng tuy từ lúc mới sinh cho đến lúc 3 tuổi, con trẻ dù không biết nói nhiều nhưng đã biết cảm nhận tình cảm từ người khác.

Một thí dụ điển hình trong công việc cho con bú hằng ngày chẳng hạn: khi người mẹ vui tươi, cái tình cảm vui tươi đó nó truyền sang cho em bé. Em bé sẽ biết mẹ vui, vì khi cho em bú mẹ sẽ nhìn vô mắt, vô mặt con, hoặc hát hoặc ru con, hoặc nắn bóp tay chân con, hoặc ôm con hôn hít một cách tưng tiu, âu yếm. Nói chung người mẹ thể hiện những hành động thương yêu gần gũi về mặt tinh thần lẫn thể chất. Nhưng nếu người mẹ phải sống trong một hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất hoặc hoặc quá bận bịu với đời sống cơm áo, hoặc phải sống trong một đời sống có nhiều biến cố đau buồn về tinh thần chẳng hạn, thì chắc chắn người mẹ này khó mà vui tươi được. Trong hoàn cảnh nay thì lúc cho con bú người mẹ sẽ ngồi lặng lẽ, xa cách không buồn hát, không buồn nhìn con, nói chi đến chuyện ôm con hôn hít, con có khóc nhiều khi cũng chẳng buồn dỗ dành, mà còn la hét, đánh đập hoặc bỏ mặc con nằm một mình vì đầu óc còn bận đến những vướng mắc, lo toan khác.

Tất cả những cử chỉ và hành động này của người mẹ, đều được em bé cảm nhận và tích tụ một góc nào đó trong ký ức, tuy là vô thức, nhưng nó có tác động về mặt tâm lý và là những yếu tố để hình thành nên nhân tính của em bé sau này. Sự khám phá này cũng là lý do mà có rất nhiều bà mẹ (thường là ở các nước Tây phương) đi quá xa bằng cách cho em bé khi còn là thai nhi nghe nhạc với hy vọng là các em sau này sẽ trở thành những đại tài về âm nhạc. Điều này thì khoa học chưa xác định đúng một trăm phần trăm nhưng việc thương yêu, gẫn gũi và nhất là đối xử với con cái với tinh thần đúng đắn công bằng là việc các bậc cha mẹ được khuyến khích nên làm. Vì kết quả nghiên cứu trong suốt nhiều thập niên qua đã chứng minh rằng: nếu cha mẹ tận tụy, thương yêu và săn sóc

con cái đúng mực thì con cái có nhiều cơ hôi phát triển thành những người công dân tốt.

Quan niệm trong việc nuôi dậy con cái

Nhiều khi chúng ta, các bậc cha mẹ Việt Nam vẫn cứ quan niệm "Trời sinh voi sinh cỏ" cho ăn cho mặc là đủ rồi! Hoặc "Phú quí sinh lễ nghĩa" chứ các thế hệ hồi xưa có được ai săn sóc, hiểu về tâm lý thì sao? Suy nghĩ này cũng đúng ở một góc cạnh và vào khoảng không gian, thời gian nào đó. Nhưng cuộc sống đâu chỉ ngừng ở những thập niên 40-50 hoặc 60-70, ngày nay đời sống ngày càng phức tạp trong mọi suy nghĩ của mỗi người. Tại sao có bao thanh thiếu niên đi vào con đường xì ke ma túy, có nhiều em được sinh trưởng trong gia đình giàu có mà vẫn bỏ nhà đi bụi đời hoặc tự

tìm cái chết khi còn rất trẻ.

Theo kết qủa nghiên cứu tội phạm về thanh thiếu niên thì sự khó khăn về vật chất (poverty) cũng đóng một vai trò trong việc đưa con trẻ vào vòng phạm pháp, vì các nhu cầu về vật chất đòi hỏi quá cao. Trong thực tế chuyện con cái hư hỏng xảy ra trong mọi tầng lớp xã hội không phân biệt giàu nghèo. Điều này làm các bậc cha mẹ phải suy nghĩ và tìm cách nào đó hữu hiệu để giáo dục con em mình, vì không có gì đau lòng cho

bằng nhìn con em mình sống một đời vất vưởng, khổ sở vì không có hướng đi trong cuộc sống.

Một số nhà tâm lý, giáo dục khi bàn luận về vai trò của cha mẹ trong việc giúp con em trưởng thành đúng mức đã có ý kiến rằng: Người phụ nữ không nên làm mẹ nếu không dành được 3 năm đầu tiên ở nhà với con. Vì công việc, tiền bạc là vấn đề suốt cuộc đời, nhưng để làm mẹ toàn thời trong suốt 3 năm đầu là một thiên chức cao cả mà không phải ai muốn cũng được!

Đây cũng là lý do mà phụ nữ Tây phương ngại ngùng không muốn có con vì nó làm trở ngại nghề nghiệp của họ nhất là những người có chức vụ bận bịu như giám đốc chẳng hạn. Vì họ không muốn con đường thăng tiến trong nghề nghiệp bị gián đoạn.

Nếu cha mẹ muốn con cái nghe lời mình sau này thì cha mẹ phải dạy và gần gũi con cái để con cái theo gương cha me. Chúng ta cứ tưởng tượng sáng sớm cha mẹ dựng đầu con dậy đem con đi gởi, chiều tối mới đem con về ăn uống qua loa rồi

Page 44: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 42

đi ngủ. Khoảng thời gian với con quá ít thì làm sao chúng ta quan sát và hiểu được sự phát triển của con về thể chất lẫn tinh thần.

Nhiều bậc cha mẹ có khuynh hướng giao khoán việc nuôi dậy con cái cho người giữ trẻ và thầy cô giáo. Con trẻ thường phải thích nghi với cách thức dạy dỗ của người giữ trẻ, và khi ở nhà với cha mẹ lại phải vâng lời dạy bảo của cha mẹ mà đôi khi khác với người giữ trẻ. Điều này làm con trẻ bối rối và hay bị la mắng vì chẳng biết nghe ai đây! Nói cho cùng con trẻ không biết ai sẽ là mẫu mực (role model) cho mình noi gương theo đây. Nếu tình trạng này kéo dài con trẻ sẽ phát triển tâm tính không ổn định và dẫn đến việc khó dạy bảo sau này cho cha mẹ.

Ý kiến về vai trò của cha mẹ

Việc nuôi dậy con cái không phải là trách nhiệm riêng của mẹ hay của cha, mà là công sức của hai người. Sau đây là một vài lời tâm sự của một số cha mẹ mà người viết xin được chia xẻ để chúng ta học hỏi thêm.

Anh H nói "Tôi nhiều khi rất bực mình vợ tôi, vợ tôi rất ngại nấu ăn, nhưng vợ tôi được cái giỏi dậy dỗ con cái, việc học hành của con cái vợ tôi lo hết. Vợ tôi dạy con cái học thêm, giúp con làm bài tập, khuyến khích con cái học thêm. Tôi thì không được giỏi nên tôi lãnh phần cơm nước để vợ tôi có thời giờ dạy dỗ con cái. Con cái chúng tôi giờ đã lớn khôn và thành tài. Tôi phải công nhận phần lớn do vợ tôi tận tụy chăm sóc con cái về mặt học hành, khi nhìn lại tôi cũng không lấy gì làm phiền lòng vì phải làm "anh nuôi". Tôi nghĩ điều quan trọng là mỗi người biết được vai trò của mình, vợ tôi không thích nấu ăn nhưng lại siêng năng trong việc dạy con học. Nếu tôi cứ khăng khăng là đàn bà phải vào bếp thì ngày nay chưa chắc con cái chúng tôi được như ngày hôm nay. Tôi nghĩ vợ chồng nên uyển chuyển trong trong cuộc sống hằng ngày, cũng như biết chia xẻ trách nhiệm trong khả năng của mỗi người, thì gia đình chắc chắn sẽ êm thắm và vai trò làm cha mẹ và việc nuôi dạy con cái sẽ trở thành niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng".

Chị M tâm sự rằng: "Tôi nghĩ chưa có ai vừa khó tính vừa làm biếng như ông chồng tôi! Anh ấy thuộc cái típ người quan niệm là: đàn ông không vô bếp, việc săn sóc chồng con, nấu ăn, lau chùi nhà cửa là việc của đàn bà. Tôi thường bất mãn với ý kiến hủ lậu của chồng tôi về vai trò ngưòi phụ nữ trong xã hội, anh ấy làm như đàn bà sinh ra chỉ ở nhà làm đầy tớ mà thôi. Đây là lý do mà

chúng tôi bất hòa với nhau hoài. Nhưng chồng tôi có một điểm son làm tôi còn chịu đựng được là chồng tôi rất thương con và lo lắng cho con cái hết lòng. Anh ấy là người gần gũi, dạy dỗ, khuyến khích, chăm sóc con cái học hành để chúng không đi vào con đường lêu lổng. Con cái chúng tôi tương đối ngoan và tôi cảm thấy vui để làm mọi chuyện nhà, Tôi nghĩ mỗi người đều có ưu và khuyết điểm, thấy con cái ngoan và học giỏi tôi cũng bớt bực mình vì quan niệm cứng nhắc của chồng tôi. Tôi được an ủi và an tâm phần nào vì thấy con cái được bố chăm sóc, giáo dục chu đáo!"

Bài viết này nhằm mục đích chia xẻ với các bậc làm cha mẹ một vài kinh nghiệm dạy dỗ con cái trong một xã hội con người ngày càng phức tạp về mặt tâm lý. Đồng ý mỗi người trong chúng ta có một lối sống và suy nghĩ khác nhau, nhưng với tinh thần biết học hỏi và biết nghĩ đến cảm xúc của người khác ngay cả con trẻ, thì việc dạy dỗ con cái sẽ trở nên dễ dàng hơn đôi chút. Bởi vì dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên một vài yếu tố nhất định nào đó, mà nó cả là một sự kết hợp phức tạp đòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng tận tụy và sự hy sinh nơi cha mẹ.

Song song đó, việc giáo dục con cái cũng đòi hỏi tinh thần kỷ luật và biết vâng lời của con trẻ để việc dạy dỗ, nuôi nấng con cái không là gánh nặng trên vai của bố mẹ. Có nhiều em sinh ra đã bị một vài khuyết tật bẩm sinh về mặt tâm lý thì việc nuôi dậy con cái chắc chắn sẽ nhiều phần khó khăn hơn. Nói chung nếu bố mẹ chịu để ý, săn sóc con cái cả về mặt tinh thần lẫn thể xác thì đa số các em sẽ trưởng thành và phát triển thành những người hữu dụng không những cho xã hội mà đời sống cá nhân sau này cũng thăng hoa và hạnh phúc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đại đa số những người trẻ tuổi thành công trong xã hội đều phát xuất từ gia đình có cha mẹ rất quan tâm tới sự phát triển của con cái cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. "Điều quan trọng vẫn là tình thương của cha mẹ, sự hy sinh, với tấm lòng yêu thương tận tụy cho con cái, mọi khó khăn có thể vượt qua được". Chúng ta các bậc cha mẹ có thể lấy câu nói tuy đơn giản nhưng rất sâu sắc này làm phương châm trong vấn đề nuôi dậy con cái. Nếu vì một lý do nào đó mà con chúng ta đi sai đường, thì ít nhất chúng ta cũng không ân hận vì mang mặc cảm thiếu xót trong vai trò làm cha mẹ.

Xin chúc các bậc cha mẹ gặp nhiều điều may mắn trong việc nuôi dậy con cái

Nga Nguyễn

Page 45: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 43

LTS : Cứ đến dịp Vu Lan, người ta đã viết biết bao nhiêu bài nói về tình mẫu tử. Sau đây, Nguồn Đạo xin trích đăng một bài viết rất đặc sắc nói về lòng yêu mến vô bờ bến của người mẹ qua những câu nói dối vô hại nhưng tràn đầy lòng hy sinh.

Thuở nhỏ, gia đình cậu rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi cơm đủ ăn, mẹ lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói! - Lần nói dối đầu tiên của Mẹ.

Khi cậu lớn dần lên, người mẹ tảo tần tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô mò thêm ít cua, ốc về cho con. Món canh cua đồng thật ngon. Khi các con xì xụp ăn, mẹ ngồi một bên rệu rã với chút rau khoai luộc. Khi cậu đưa bát để xin thêm ít cơm, mẹ húp nốt những mạnh cặn canh cuối cùng. Cậu xót xa, liền lấy chén canh đổ vào bát mẹ. Mẹ không ăn, lại chan trả về bát cậu. Mẹ bảo: mẹ không thích ăn cua, chỉ vì không muốn cơm mới bị lẫn với chỗ canh thừa - Lần thứ hai Mẹ nói dối !

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối. Một buổi tối đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc, thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu nhợt nhạt. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ chỉ cười: Con cứ ngủ đi, mẹ bị mất ngủ nên không buồn ngủ - Lần thứ ba Mẹ nói dối !

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, cả đêm trước hì hụi nấu trõ xôi Đỗ, để sáng dậy con ăn như chúng bạn vẫn kháo nhau. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc, mẹ mong ngóng từng khắc phía ngoài phòng thi. Tiếng chuông hết giờ đổ vang. Mẹ dang rộng cánh tay ôm đứa con trai bé nhỏ, trong tay mẹ là bình trà pha sẵn mẹ đã ướp

hoa từ độ tuần trước. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà nhỏ bằng thủy tinh nhỏ trong suốt, một trong những thứ tài sản quý giá nhất trong nhà, mời mẹ uống. Mẹ bảo: Mẹ đợi con, vừa được bác đứng cạnh mời uống rồi, con uống đi, mẹ không khát - Lần thứ tư Mẹ nói dối !

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, mẹ vừa làm mẹ vừa làm cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá, tần tảo ngày này qua tháng khác. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người gắn bó trước lâu rồi cũng sinh cái tình, huống chi mẹ cảm động trước tình cảm chân

thành, chất phác của chú Lý lắm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, để có người san sẻ. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn vậy, kiên quyết không đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ thì mẹ bảo: các con còn bé, nhỡ phải chịu điều tiếng gì, mà tôi cũng coi chú Lý như là anh em trong nhà cả thôi - Mẹ nói dối lần thứ năm !

Sau khi anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ, nhưng một thân một mình, cũng có tuổi, mẹ mắt đã kém, chân tay cũng còn dẻo dai như trước, việc cũng dần ít đi.

Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: các con mới ra đời, cần nhiều khoản chi tiêu, nào có đầy đặn gì. Mà mẹ bây giờ tháng đi chợ cũng có thiếu gì tiền cả, cứ cầm lấy đi ! - Lần thứ sáu mẹ nói dối !

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty chuyên về nghiên cứu. Khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng. Nhưng không hiểu mẹ nghe đâu,

Page 46: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 44

rằng công việc của con trai cần sự tập trung cao, chẳng có nhiều thời gian, mà thủ tục mọi thứ sang Mỹ rất tốn kém, phức tạp. Mẹ nghe vậy, nhất quyết từ chối: tao sống ở đây nó quen rồi, tao không đi đâu cả. Dù đêm đêm mẹ ở một mình, mắt mẹ mờ đi vì thương nhớ đứa con trai bé nhỏ của mình đã xa cách bao lâu - Mẹ lại một lần nữa nói dối !

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải

vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ đã già và yếu lắm. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ mở mắt, cố gượng thều thào bảo cậu: Con đừng lo, mẹ chẳng đau chút nào đâu con…

Và đây là lần nói dối cuối cùng của MẸ

Thầy trụ trì đang cùng sư bác tôi bàn chuyện trùng tu chùa thì có một người bạn đến thăm. Sau khi thăm hỏi nhau, biết chuyện thầy tôi sắp sửa chùa, người bạn phàn nàn :

- Mấy thầy sửa chùa to lớn cho lắm vậy chứ ngày xưa Phật tu hành dưới gốc cây thì sao. Khi chưa thành Phật, Ngài cũng là một con người như chúng ta vậy thôi.

Tôi thấy người khách có vẻ tự nhiên quá, chắc nghĩ mình là bạn của quý thầy nên mới nói chuyện không cẩn trọng. Tôi vốn trực tính, định lên tiếng thì thầy tôi cười bảo người bạn :

- Bởi huynh không biết đó thôi, chùa muốn sập rồi.

Sư bác tôi ngồi bên cạnh cũng buộc miệng nói :

- Chùa dựng lên để làm nơi giảng dạy và tu tập Phật pháp cho nhiều người. Nếu không có cơ sở hoằng pháp thì Tăng Ni, Phật tử tu học ở đâu? Một người thì dễ, còn chục người, trăm người thì phải làm sao? Chẳng lẽ ngồi dưới gốc cây phơi mưa, phơi nắng để giảng dạy Phật pháp và tu tập hay sao? Lúc mưa chan, nắng dội trên đầu liệu có ngồi đó tu tập được hay không hay phải kéo nhau chạy đi tìm chỗ trú mưa, trú nắng. Đạo Phật là đạo trí tuệ, nếu làm việc mù quáng, cố chấp như vậy chẳng phải để người đời chê cười sao? Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài cho lập những tịnh xá như Trúc Lâm, Kỳ Viên,

Kỳ Hoàn để làm nơi an trú tu hành cho chư Tăng, sinh hoạt theo nề nếp tổ chức Giáo hội. Đến mùa mưa việc du hoá bất tiện thì chư Tăng an cư kiết hạ cấm túc tại các tịnh xá.

Người khách ngồi lắng nghe và gật đầu tán thành lời sư bác tôi nói.

- Vâng đúng như vậy. Tôi suy nghĩ nông cạn quá. Xin cám ơn thầy đã giải thích.

Sau khi người khách về, thầy nói với tôi :

- Ông ấy cũng có những suy nghĩ của ông ấy, nhưng nếu có người chỉ chỗ sai lầm thì ông ấy sẽ thay đổi cách nghĩ đó thôi.

Minh Đức

Nhöõng Caâu Chuyeän Ñaïo

Tu Döôùi Goác Caây

Page 47: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 45

Một Phật tử rất tinh tấn niệm Phật, mỗi ngày niệm hai tiếng đồng hồ, dù là mưa gió hay nóng bức

cỡ nào cũng không bỏ.

Cũng trong cùng một đạo tràng, lại có một Phật tử giãi đãi lười biếng, ưa phóng khoáng, dù có đến chùa nhưng lại không siêng tụng kinh niệm Phật.

Một hôm Phật tử giãi đãi hỏi vị Phật tử niệm Phật tinh tấn :

-Được lợi ích gì mà đạo hữu niệm Phật hoài vậy ?

Vị Phật tử kia đáp :

-Lại thêm một đạo hữu buôn bán, làm gì cũng phải thấy có lợi hay có lời

Thích Nhuận Thạnh

Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật, chợt gặp thiền sư Vô Đức từ pháp đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói :

- Lành thay ! Lành thay ! Mỗi ngày anh đều đem hương hoa chí thành dâng cúng Phật, theo kinh nói, thường dùng hương hoa cúng dường, đời sau sẽ được phước báo thân tướng trang nghiêm.

Cư sĩ nghe nói, vui vẻ đáp :

- Đó là bổn phận con phải làm. Mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật thì tâm con mát mẻ, giống như được tẩy rửa, nhưng khi về đến nhà thì lại phiền muộn. Bà nội trợ thường phiền hà ồn náo như cái chợ, con làm sao giữ gìn tâm mình cho thanh tịnh thuần khiết ?

Thiền sư Vô Đức hỏi :

- Ông thường dùng hoa tươi cúng Phật, hẳn có ít nhiều kiến thức về cắm hoa, bây giờ tôi hỏi ông, làm cách nào để giữ cho hoa được tươi lâu, tốt đẹp ?

Cư sĩ đáp :

- Muốn giữ gìn hoa được tươi lâu, mỗi ngày phải thay nước, và khi thay nước nên cắt bỏ một phần dưới cành hoa đi, vì phần cành nằm trong nước dễ bị thối rữa. Khi cành thồi rữa thì khó hập thụ nước, là cho hoa mau héo tàn.

Thiền sư Vô Đức nói :

- Giữ gìn cái tâm thanh tịnh thuần khiết cũng giống như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta giống như nước trong bình, còn chúng ta là hoa. Chỉ có thường xuyên lọc sạch thân tâm, sửa đổi tính tình và luôn luôn sám hối, sửa đổi khuyết điểm mới có thể tạo nên sự tươi mát, an nhiên.

Nghe xong, cư sĩ hoan hỷ làm lễ cảm tạ :

- Cám ơn thiền sư khai thị cho con. Hy vọng sau này có cơ hội, con sẽ thân cận thiền sư, ở trong tự viện là thiền giả, an hưởng chuông sớm mõ chiều, yên tâm tĩnh trí trong tiếng kệ lời kinh.

Thiền sư Vô Đức nói :

- Đâu cần đợi cơ hội đến ở trong tự viện, ông hít vô thở ra đó là kinh kệ, mạch đập đó là chông mõ, thân thể là chùa chiền, hai tai là tỉnh giác thì ở đâu cũng yên tĩnh.

(Kể theo Tinh Vân thiền thoại)

Nhöõng Caâu Chuyeän Ñaïo

Buoân Baùn

Taâm Tònh Thì Coõi Tònh

Page 48: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 46

Lễ Vu lan là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo thể hiện tinh thần quý trọng ơn nghĩa và đền đáp ơn nghĩa. Khi Phật tại thế, chính Ngài và hàng đệ tử đã là tấm gương sáng tiêu biểu cho sự thực hành trọn vẹn ý nghĩa Vu Lan báo hiếu.

Đức Phật đã từng nhắc nhở rằng hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật. Trên nền tảng coi trọng hiếu đễ như vậy, ơn nghĩa sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên được Đức Phật xếp vào một trong bốn trọng ơn mà hàng đệ tử phải luôn ghi nhớ và thể hiện trong nếp sống tu tập. Như vậy, có thể khẳng định đạo Phật là đạo hiếu thảo, không phải như nhiều người hiểu lầm, nghĩ rằng người xuất gia lìa bỏ gia đình là bất hiếu. Ý nghĩ sai lầm này bắt nguồn từ ảnh hưởng Nho giáo, theo đó chủ trương sanh con nối dõi tông đường, chống giặc, hết lòng phò vua, giúp nước mới là có hiếu.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, tức sử dụng sự hiểu biết sáng suốt để thấy được nên báo hiếu bằng cách nào mới thực sự trả được ơn nặng của cha mẹ, tổ tiên, thấy được nên phò vua giúp nước như thế nào cho có ý nghĩa, đạt hiệu quả tốt cho mình và người. Thật vậy, nếu làm công việc nối nghiệp tổ tông mà sản sanh toàn những đứa con hư hỏng, phá làng hại nước thì chẳng báo hiếu được gì, còn làm tổn thương danh dự của cả dòng họ. Hoặc nếu ngu muội phò giúp ông vua tàn ác, ăn chơi sa đọa, chỉ làm khổ dân thì đắc tội hơn là có công. Hoặc hy sinh thân mình cho một cuộc chiến tranh vô nghĩa cũng không thể coi là giúp nước. Đức Phật tuy bỏ ngôi vua, xuất gia hành đạo, không nối nghiệp vua cha Tịnh Phạn, nhưng phải khẳng định rằng Đức Phật là bậc đại hiếu. Thật vậy, với chí hướng thượng, xả thân tu hành, Ngài đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, trở thành bậc Đạo sư của nhân loại khắp năm châu, được người người cung kính cúng dường, thờ phượng, đảnh lễ suốt thời gian dài hơn hai mươi lăm thế kỷ. Nhắc đến tôn danh Phật, ôn lại cuộc đời Ngài thì người ta phải nhắc đến vua Tịnh Phạn, đến tổ tiên dòng họ Sa-

kya. Đức Phật đã làm sáng danh vua Tịnh Phạn, làm cho người nhớ đến công ơn của dòng họ Ngài. Nếu không xuất gia tu hành đạt thành Chánh giác, không là bậc Thầy của trời người, mà cũng sống cuộc đời bình thường như bao nhiêu người khác, để tiếp nối ngôi vị đế vương thì ngày nay còn mấy ai biết đến mà nhắc nhở, khen ngợi dòng họ Sa-kya.

Hàng đệ tử xuất gia nối chí Phật tất yếu cũng mang trọng trách đền đáp ơn nghĩa. Ơn lớn cần

báo đáp không chỉ giới hạn trong tình thâm cốt nhục, vì theo nhãn quan của Phật giáo, soi sáng bằng trí tuệ, thấy được sự hiện hữu của mỗi người trên cuộc đời đều có mối tương quan mật thiết với cá nhân khác, với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì vậy, hạnh báo hiếu báo ơn của đệ tử Phật thường được diễn tả là "Thượng báo tứ

trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”. Đó là hạnh nguyện báo hiếu cao độ, rộng lớn, thể hiện thành hạnh báo đáp bốn ơn trong mùa Vu lan là ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn xã hội và ơn Tam bảo.

Bên cạnh trách nhiệm đền đáp bốn ơn ấy, trên bước đường tu, đệ tử Phật còn cứu khổ chúng sanh trong ba đường ác. Nổi bật nhất là gương đại hiếu của Đức Mục Kiền Liên hết lòng cứu mẹ ra khỏi khổ nạn ngạ quỷ, được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Và hơn thế nữa, ngài còn làm rạng danh Phật pháp, tuẫn tiết như một Thánh giả. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Phật, chỉ một tuần sau khi quy y Phật, ngài đã đắc quả A la hán và nổi tiếng thần thông bậc nhất. Ngài trợ thủ đắc lực cho Đức Phật trong công việc hoằng hóa độ sanh. Nhưng một hôm, trên đường hành đạo, tôn giả Mục Kiền Liên bị sát hại bởi bọn lõa hình ngoại đạo xô đá từ trên núi xuống. Không ít người thắc mắc tại sao tôn giả không dùng thần thông để đối chọi lại với ngoại đạo mà lại để cho họ thảm sát như vậy.

HT. Thích Trí Quang

Page 49: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 47

Thiết nghĩ tôn giả Mục Kiền Liên với tư cách của vị Thánh A la hán, ngài đã thấu suốt ba đời nhân quả của kiếp sống mình và người. Từ sự thấy biết chính xác ấy, thấy được việc đáng làm, làm rồi sẽ kết thành quả tốt đẹp như thế nào, kể cả kết cuộc là chấm dứt mạng sống của chính mình, thì ngài cũng thanh thản chấp nhận. Đức Phật cho biết tôn giả Mục Kiền Liên đã biết lựa chọn cái chết có ý nghĩa, tác động cho nhiều người phát tâm trước thánh hạnh cao cả ấy. Ngoài ra, cái chết của ngài còn là bài pháp sống minh chứng sâu sắc tinh thần nhân quả, cốt lõi của giáo lý mà Đức Phật thường nhắc nhở.

Kinh điển đã ghi lại không ít trường hợp tôn giả Mục Kiền Liên sử dụng thần thông để hàng phục ngoại đạo, như bắc cầu thất bảo sang sông hay chặn núi lại không cho ngoại đạo dời đi, v.v... Vậy mà cuối cùng ngài lại chấp nhận cho ngoại đạo xô đá đè chết một cách dễ dàng. Phải chăng với trí tuệ của bậc Thánh giả, Mục Kiền Liên quán sát mối tương quan nhân quả nhiều đời, thấy rõ oan nghiệp của ngài từng gieo trồng với bọn ngoại đạo lõa thể. Vì vậy, tôn giả lựa chọn phương cách trả túc nghiệp ấy bằng cách tự để yên cho họ giết. Điều này nói lên ý nghĩa Phật dạy khi nghiệp đã thành, tức quả đã chín thì thần thông cũng không còn hiệu lực. Thần thông là sự kết hợp trọn vẹn sức mạnh của trí lực, thể lực mà người tu sử dụng được. Nhưng khi sức khỏe không tốt, đầu óc không còn minh mẫn, tâm trí không định tĩnh, thấy vật không còn chính xác, tức những yếu tố tạo nên thần thông bị bị hư hoại thì tự nhiên thần thông cũng không còn.

Vì vậy, đối với hàng đệ tử tiến tu giải thoát, Đức Phật vẫn thường ngăn cấm việc luyện tập hay sử dụng thần thông. Thấy biết nghiệp quả đã thành, tôn giả Mục Kiền Liên lựa chọn cái chết như vậy để trợ duyên cho Phật nói lên pháp giải thoát của người tu hành mới là điều chính yếu, không phải tu để luyện tập sức mạnh nhằm thủ thân hay hại người như mục tiêu của ngoại đạo bấy giờ. Trên bước đường tu, sống hành thiện, giúp người, không tạo việc ác, không gây oan nghiệp, chắc chắn không gặp quả báo xấu.

Mục Kiền Liên là bậc Thánh giả, dĩ nhiên đời sống của ngài rất tốt. Tuy nhiên, việc làm thánh thiện của ngài vẫn gây khó khăn cho hàng ngoại

đạo. Họ sống vì tham vọng, vì quyền lợi nên điều tốt của ngài tự động ảnh hưởng tác hại đến họ, khiến họ để tâm trả thù, giết hại. Theo tôi, đó là phản ứng phụ mà chúng ta cần cân nhắc trên bước đường tu. Bất cứ việc làm nào cũng có phản ứng phụ, giống như quạt máy quay cho gió mát thì cũng phát sanh phản ứng phụ là thải ra nhiệt mà ta sờ vào đầu quạt thường thấy nóng. Tùy theo máy tốt hay xấu mà phản ứng phụ có nhiều hay ít. Đối với người hành Bồ tát đạo cũng vậy, nếu việc làm mang đến lợi lạc cho nhiều người, làm sáng danh đạo pháp, mà thiệt hại cho một số ít người, tức phản ứng phụ nhỏ, thì họ sẵn sàng chấp nhận hậu quả không tốt của phản ứng phụ. Điển hình là tôn giả Mục Kiền Liên đã biết trước phản ứng của ngoại đạo, nên chuẩn bị trước cái chết để giải oan khiên, nêu cao tấm gương sáng vì đạo pháp, bất chấp phải hy sinh cả thân mạng.

Quan sát thực tế, chúng ta cũng hiểu rõ được cái chết của Mục Kiền Liên. Ngài là giáo chủ của

ngoại đạo mà lại từ bỏ họ, theo Phật, xiển dương chánh pháp một cách nhiệt tình, vô điều kiện. Hẳn nhiên việc làm ấy gây bất bình, khổ đau, thù hận cho hàng ngoại đạo không ít. Vì ngoại đạo sống với tham vọng, ảo giác, họ muốn đưa Mục Kiền Liên lên làm tấm chắn của vị Thánh lớn, để dựa theo ngài, mà họ làm những ông Thánh nhỏ hưởng lợi. Vậy mà tôn giả Mục Kiền Liên lại dứt khoát

bỏ họ, về với Phật đạo, sống bình dị với đại chúng theo tinh thần bình đẳng, không cần được ca tụng, thần thánh hóa. Điều ấy tất đã làm thiệt hại quyền lợi của ngoại đạo không ít. Tôn giả Mục Kiền Liên thấy biết tham vọng của ngoại đạo đã biến thành thù hận, ngài tìm cách hóa giải, cho họ cơ hội để trả hận bằng cách thản nhiên một mình đi ngang ngọn núi mà họ mai phục, để họ giết chết dễ dàng. Theo tôi, ngài sắp đặt cách chết ấy nhẹ nhàng như người đánh cờ giả vờ thua để khỏi phải chơi nữa. Thay vì sống đến già bệnh cũng chết thì tôn giả chọn cách đứng yên cho người lăn đá đè chết để kẻ thù nguôi giận, giải trừ oan trái túc nghiệp đời trước, đồng thời tác động cho người thương kính hành động cao thượng ấy mà phát tâm hướng về Phật đạo. Quả thật, tôn giả Mục Kiền Liên làm Phật sự không biết mệt mỏi, sử dụng cả đến cái chết của mình như một phương tiện làm đạo để xiển dương chánh pháp.

Page 50: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 48

Trong mùa Vu lan, thường mưa dầm gió bấc, gợi chúng ta nhớ nghĩ đến cha mẹ, ông bà, thân bằng quyến thuộc đã qua đời, hoặc người sống không nơi nương tựa. Chạnh lòng nhớ đến người quá cố và khởi tâm muốn báo hiếu báo ân, chúng ta thường tụng kinh, cầu nguyện, bố thí, cúng dường để hồi hướng cho tất cả được tái sanh về cảnh giới an lành. Bên cạnh những việc làm phước

thiện ấy, thiết nghĩ Tăng Ni Phật tử cần nỗ lực tu hành, phát huy trí tuệ, tăng trưởng phước đức, mới có thể báo hiếu báo ân theo đúng tinh thần Phật dạy "Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ tam đồ”.

HT. Thích Trí Quang (Nguyệt san GN số 17, T8/1997)

Ca Dao, Thô, Kinh Phaät Cho Vu Lan

Nuôi con chẳng quản chi thân.

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.

Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn.

Lên non xắn đá xây lăng phụng thờ....

Ơn cha lành cao như núi Thái

Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi

Dù cho dâng trọn một đời

Cũng không trả hết ân người sinh ta

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày

**oOo**

Mẹ già như chuối chín cây

Gió lay mẹ rụng, con rày mồ côi.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương

Phụng thờ trời đất quỷ thần, thì không bằng hiếu thảo với cha mẹ.

Cha mẹ là thần linh bậc nhất

Page 51: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 49

Giới thiệu tác giả: T.T.Bodhi thế danh là Jef-frey Block, sinh năm 1944 tại thành phố New York trong một gia đình theo Do Thái Giáo. Thượng tọa tốt nghiệp Cử Nhân (B.A) Triết học tại Brooklyn College năm 1966 và Tiến Sĩ Triết (Ph.D) tại Claremont Graduate School năm 1972. Năm 1967: Quy y Tam Bảo, Năm 1972:T.Tọa sang Tích Lan (Sri Lanka) thọ Sa Di, và 1973 thọ Tỳ Kheo (Ðại giới) với Hòa thượng Ananda Maitreya, một vị danh tăng học giả Tích Lan lúc bấy giờ. Năm 1977, T.Tọa trở về Hoa Kỳ, sống gần 2 năm tại Tu Viện Phật Giáo Tây Tạng Lamaist của ngài Geshe Wangyal và 3 năm tại ngôi chùa Phật giáo Nam Tông ở Hoa Thịnh Ðốn (Washington D.C.). Năm 1982, thượng tọa trở qua Tích Lan, thay thế Hòa Thượng Nyanaponika Ma-hathera (người Ðức) nhận làm chủ biên “Hội Ấn Hành Kinh Sách Phật Giáo” (Buddhist Publica-tion Society) tại Kandy năm 1984 và Chủ Tịch của Hội này năm 1988. Tháng 5 năm 2000, thượng tọa được mời đọc bài thuyết trình chính trong đại lễ Phật Ðản (Vesak) tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Năm 2002, Thượng Tọa trở về Mỹ. Từ tháng 7 năm 2002, thượng tọa thường trú và dạy Phật Pháp tại Tu Viện Bồ Ðề (Bodhi). Hiện nay, Thượng tọa là chủ tịch Hội Ðồng Tăng Già (Sangha Council) của Tu Viện Bồ Ðề. Thượng Tọa là dịch giả từ Pali sang Anh ngữ các bộ Kinh sau đây:

1.Trung Bộ Kinh (The Middle Length Dis-courses of The Buddha) - Majjhima Nikaya, năm 1995.

2.Bản dịch mới của Tương Ưng Bộ Kinh (A New Translation of The Samyutta Nikaya) năm 2000.

Tổng hợp tài liệu: “Wikipedia, the free Ency-clopedia” và “The Buddhist Handbook” by John Snelling.(Ghi chú của người dịch)

Thử Thách Của Thời Ðại

Tăng già, một đoàn thể gồm các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, là hình ảnh đại diện cho đức Phật trên thế gian này trải qua hơn 25 thế kỷ, đã duy trì sự tiếp nối tồn tại của Phật Pháp trong nhân loại bằng sự truyền trao giới luật và hoằng pháp để bảo đảm sự kế thừa di sản cũng như hiện hữu của Ðức Thế Tôn.

Tăng Già Của Ðức Phật Sẽ Tiếp Tục Tồn Tại Trong Bao Lâu?

Tam Bảo ngày nay còn có mặt rõ ràng là nhờ vào sự hiện hữu của Chư Tăng, tượng trưng cho Ngôi Báu thứ Ba, là đoàn thể của các hiền nhân cao quý, đã nhận thức được chân lý tối thượng và siêu việt.

Tăng già đã tồn tại hơn 2.500 năm qua. Thời gian đó đã kéo dài hơn sự thống trị của đế quốc La Mã, tất cả những triều đại vua chúa Trung Hoa và đế

quốc Anh. Tăng già đã được duy trì mà không cần có sự bảo vệ của sức mạnh

vũ khí, quân đội hay ủng hộ của nguồn tài chính nào, mà chỉ tồn tại, nhờ vào sức mạnh của trí tuệ và giới luật.

Tuy nhiên, không có gì bảo đảm cho sự trường tồn của Tăng già, hay Tăng già sẽ tiếp tục có thể đóng góp đầy sinh động và hữu ích cho đời sống con người. Ðây là trách nhiệm của chính các thành viên trong Tăng già và tùy thuộc vào mỗi thế hệ mới của chư Tăng Ni. Ðó là một công tác hết sức quan trọng vì tương lai của Phật giáo tùy thuộc vào tương lai của Tăng già.

Như chúng ta đã biết, Tăng già tồn tại luôn luôn nhờ vào sự hỗ tương gắn bó với cộng đồng Phật tử tại gia. Sự liên hệ giữa hai đoàn thể này là

Nguyên tác: T.T.Bodhi Chuyển ngữ: HT.Thích Trí Chơn

Ven. Bhikkhu Bhodi and Ven. Upratana at the White House

Page 52: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 50

mối liên hệ của tương quan và cộng tác.

Theo truyền thống Phật giáo, người Phật tử tại gia cúng dường tứ sự cho chư Tăng như y áo, thức ăn, chỗ ở, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác trong khi chư Tăng hướng dẫn, dạy dỗ giáo lý cho hàng Phật tử và nêu gương mẫu đạo đức của những người trọn đời phụng sự cho Phật Pháp. Vì sự tiếp nối tồn tại của Tăng già, mối quan hệ này phải được duy trì dưới nhiều hình thức. Nhưng khi xã hội thay đổi, vai trò của hai giới xuất gia và tại gia trong sự tương quan trên dĩ nhiên cũng sẽ có những thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Yếu tố căn bản nhất trong mối liên hệ giữa chư Tăng và Phật tử đang có sự chuyển biến, trước hết từ thay đổi trật tự xã hội truyền thống đến hiện đại và sang xã hội kỹ thuật công nghệ. Hiện nay, dấu hiệu đặc biệt của sự thay đổi ấy là từ sự chú tâm sản xuất công nghiệp đến việc thu thập và phổ biến thông tin. Sự chuyển đổi này đang xảy ra tại khắp các nước Tây Phương và hầu hết ở các tầng lớp xã hội tiến bộ trong mọi quốc gia trên thế giới.

Ðôi khi, đặc biệt người ta bảo rằng Tăng già đang chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền văn minh sản xuất đến nền văn minh trí thức. Sự chuyển đổi sang xã hội “mạnh mẽ thông tin” sẽ làm thay đổi bản chất mối quan hệ gốc rễ giữa Tăng già và cư sĩ. Ðiều đó sẽ thách thức Tăng già phải đi tìm những giải pháp cụ thể để bảo vệ sự tồn tại của chánh pháp.

Tôi không phải là nhà tiên tri và cũng không thể dự đoán trước tương lai điều gì sẽ xảy ra, nhưng từ xu thế hiện tại, tôi sẽ cố gắng phát họa những thử thách quan trọng mà Tăng già phải đối đầu qua cách nhìn của riêng mình.

Vai Trò Của Giáo Dục

Trong thời đại thông tin, một tỷ lệ cao dân số tại các nước đòi hỏi trình độ học vấn đại học. Ngày nay dân chúng có khả năng về kiến thức và thông tin nhiều hơn ngày xưa. Sự hiểu biết của họ về những vấn đề thế tục và ngay cả Phật giáo cũng sâu sắc hơn các thế hệ trước.

Do đó, người cư sĩ tại gia mong chờ Phật Pháp cần được nâng cao đến trình độ như những điều họ đã học hỏi ở đại học và họ không đơn giản

dễ dàng chấp nhận lời dạy của chư Tăng Ni cũng như hoàn toàn tin tưởng không một chút nghi ngờ như ngày xưa trong xã hội Phật giáo truyền thống.

Họ được giáo dục trong môi trường của chất vấn và điều tra, cho nên họ sẽ dùng phương pháp đó để nghiên cứu Phật Pháp. Do vậy, chư Tăng Ni phải sẵn sàng để trả lời các câu hỏi. Họ không thể mong chờ sự ngưỡng mộ từ các Phật tử tại gia mà quý vị xuất gia cần tranh thủ sự kính trọng bằng cách giảng giải giáo lý một cách rõ ràng, thuyết phục và hấp dẫn.

Chính các Tăng Ni cần có một trình độ học vấn cao, trước tiên là thông hiểu Tam Tạng kinh điển, sau đó là những môn gián tiếp liên quan đến Phật Pháp như triết lý và tâm lý học hiện đại hay

các lãnh vực kiến thức khác. Thực tế là làm thế nào vận dụng sự hiểu biết thế gian để giải thích Phật Pháp, đó là vấn đề rất khó khăn. Công việc này đòi hỏi sự đóng góp tiếp tay của những người có trách nhiệm đối với nền giáo dục Phật giáo.

Vai Trò Của Việc Xuất Bản

Việc xuất bản kinh sách đóng vai trò quan trọng nhằm tạo cơ hội nâng cao trình độ hiểu biết giáo lý cho hàng Phật tử tại gia. Vào khoảng thế ký thứ hai trước tây lịch, người ta đã chép tay kinh sách để truyền bá Phật giáo và bắt đầu giữa thế kỷ thứ 20, việc in ấn phát triển và được thương mại hóa, đã góp phần tích cực trong công tác

xiển dương rộng rãi chánh pháp của đức Thế Tôn.

Hiện nay, có hàng ngàn tác phẩm Anh ngữ viết về đủ mọi lãnh vực của Phật giáo phổ thông cũng như bác học. Ngoài ra, các kinh sách Phật đã được viết và dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Cho nên bất cứ một sinh viên học Phật nào siêng năng đều có thể thu thập qua sách báo một sự hiểu biết rộng rãi bao la về Phật Pháp.

Chiếc máy vi tính đã thực hiện một cuộc cách mạng trong việc nghiên cứu Phật học. Bất cứ sinh viên nào với một máy vi tính ghi chép có thể lưu giữ toàn cả một thư viện sách Phật bao gồm các bộ Ðại Tạng Kinh trong ổ dĩa cứng của mình. Thông qua internet người ta cũng có thể tìm thấy được nguồn tài liệu đồ sộ về Phật giáo và tham dự các nhóm thảo luận về những chủ đề liên quan đến Phật Pháp.

Page 53: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 51

Những cuốn sách viết về Phật giáo hiện nay không còn là đặc quyền sáng tác của chư Tăng. Muốn thấu triệt Kinh Tạng giáo lý Phật đà giờ đây người ta không nhất thiết phải tìm đến chùa hay tu viện để học hỏi như thời xưa trong xã hội Phật giáo truyền thống. Bởi lẽ ngày nay nhiều trường đại học có mở phân khoa Phật học dạy giáo lý cho các sinh viên và có rất nhiều học giả không phải tu sĩ uyên thâm Phật Pháp đang nghiên cứu các đề án chuyên môn về những lãnh vực Phật giáo.

Với chúng ta, câu hỏi đặt ra là chư Tăng phải làm gì để phục vụ chúng sanh. Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của Tăng già là không cần phải ganh đua với các học giả Phật tử trí thức. Chúng ta cố gắng nghiên cứu thấu đáo, thông suốt càng nhiều kinh điển Phật giáo càng tốt, và nếu cần chúng ta có thể học hỏi thêm kiến thức nơi các vị cư sĩ tại gia uyên bác.

Nhưng điều mà đời sống Tăng già tại các tu viện có thể đóng góp là tạo cơ hội ứng dụng đạo Phật vào thực hành, đó là môi trường để kết hợp việc nghiên cứu học tập kinh điển với công việc hành trì lời Phật dạy trong cuộc sống hằng ngày xây dựng trên niềm tin, lòng sùng đạo và tôn kính ngôi Tam Bảo.

Chúng ta cần phối hợp sự hiểu biết sâu xa giáo lý với hành động tu tập, kiến thức Phật học với đức tin và sự thực hành. Chúng ta không thể chỉ quan tâm đến việc nghiên cứu, thông suốt Phật Pháp mà không bao giờ thực hành, hay mù quáng tu tập mà thiếu sự hiểu biết giáo lý.

Vai Trò Của Sự Tu Tập

Giáo pháp của đức Phật chinh phục con người không phải chỉ vì quá thậm thâm vi diệu hay do bởi chứa đựng những lời khuyên răn đạo đức mà đặc biệt là vì nó đã trình bày cả một hệ thống giáo lý hướng dẫn con người tu tập có thể giải thoát luân hồi sinh tử. Sự khác biệt căn bản giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, đó là Phật giáo đề cao vai trò của tâm trong vấn đề xây dựng hạnh phúc hoặc gây đau khổ cho con người cùng lúc trình bày một phương pháp tu hành để nhiếp phục, làm chủ cái tâm.

Cho nên, cánh cửa quan trọng hướng dẫn mọi người đến với ngôi nhà Phật Pháp, là tu tập thiền định. Ðây là cửa ngõ đặc biệt dành cho những ai sống ngoài truyền thống Phật giáo, nhất là hạng người đang ở Tây Phương. Nhưng thiền cũng là cánh cửa của các Phật tử thuần túy muốn tiếp xúc tìm hiểu Phật giáo từ nền tảng kiến thức khoa học với tâm trạng tò mò và hoài nghi.

Tôi không nghĩ rằng Thiền là câu trả lời duy nhất và trong lãnh vực này, tôi phê bình các giáo sư Tây Phương thường muốn trích dẫn Thiền để nói về Phật giáo mà chối bỏ những học thuyết Phật giáo và niềm tin tôn giáo. Tôi cho rằng cần có sự cân bằng giữa ba lãnh vực: lòng sùng kính mộ đạo, nghiên cứu Phật Pháp, và tu tập thiền định.

Niềm tin mang lại công đức lành, nghiên cứu đưa đến sự hiểu biết chân chính, và thiền định giúp tâm con người sáng suốt và an lạc. Nhiều người hiện nay qua thiền định đã chú tâm tìm hiểu Phật giáo. Một khi có được sự an lạc nhờ thiền định họ sẽ quan tâm đến Phật Pháp và dần dần thấu hiểu được triết lý nhà Phật nhờ học tập kinh điển, phát khởi niềm tin, hâm mộ đạo, và cuối cùng là chọn đời sống xuất gia.

Nhiệm Vụ Của Tăng Già

Bổn phận của chư Tăng là tôn kính và bảo vệ truyền thống cao quý của Phật giáo, sống đời khắc khổ, xa lìa các thú vui trần tục. Bằng cách này, Tăng già luôn đề cao đời sống thanh tịnh, tôn trọng các giá trị Phật giáo truyền thống và chăm sóc, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Trong thế giới ngày nay những cuộc xung đột bằng bạo lực đang xảy ra giữa các sắc tộc và tôn giáo khác nhau. Họ luôn tìm cách giải quyết mọi sự tranh chấp bằng vũ lực. Nhưng đời sống Tăng già được xây dựng trên nền tảng bất bạo động với niềm tin rằng sự nhẫn nhục, đối thoại và thông cảm là điều căn bản thiết yếu giúp con người sống hòa hợp, thân hữu với nhau.

Do vậy, Tăng già cần cổ võ, khuyến khích mọi người trong xã hội nên tìm phương cách giải quyết các vấn đề mâu thuẩn xung đột qua sự hiểu biết với lòng bao dung, tha thứ và tình thương.

Page 54: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 52

Ðể bảo vệ, duy trì giáo pháp thậm thâm vi diệu của Ðức Phật trên thế gian, Tăng già có nhiệm vụ xây dựng một đời sống thanh tịnh cho thế giới. Nhờ đó, Tăng già mới có thể giúp cho con người nhận thức được trí tuệ tuyệt đỉnh và giải thoát siêu việt để xây dựng một đời sống hòa đồng không biên giới.

Tiếng Nói Của Lương Tâm

Ðây là một trách nhiệm chính yếu khác mà chư Tăng phải đối đầu trong thế giới ngày nay. Những vấn đề khủng khiếp đang giày xéo đời sống của hàng triệu người và đe dọa gây tai hại cho vô số kẻ khác. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm nhất là sự xung đột giữa các sắc tộc và những cuộc chiến tranh tàn phá hủy diệt gây nên cảnh chết chóc thảm khốc cho hàng ngàn người dân vô tội trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Tôi nghĩ đến các chính quyền đang đàn áp, giam cầm, hành hạ và tra tấn những người dân lương thiện mà không có lý do cũng như ngày đêm theo dõi, đe dọa và khủng bố những kẻ tình nghi khiến họ thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi âu lo.

Tôi nghĩ về khoảng cách giữa những người giàu và nghèo, giữa các quốc gia phát triển và kém mở mang. Tôi nghĩ đến những cơn bệnh đói khát của hàng triệu người nghèo khổ trên thế giới, một căn bệnh có thể dễ dàng giải quyết với một giá rất rẻ.

Tôi nghĩ về sự suy đồi đạo đức mà hàng triệu phụ nữ trên thế giới đang phải chịu nhục nhã làm nghề mãi dâm vì sự nghèo khó hay phải nuôi gia đình.

Tôi lại nghĩ về hàng trăm tỷ đô la đang tiêu lãng phí hàng năm khắp nơi trên thế giới, để sản xuất các loại vũ khí tàn phá trong khi một nửa dân số trên quả đất đang thiếu thốn mỗi ngày không có miếng ăn. Và cuối cùng tôi nghĩ về các hành động của những người vô trách nhiệm đang hủy diệt môi sinh như không khí, nước uống, đất đai, và thực phẩm. Họ không quan tâm gì đến các thế hệ tương lai. Theo ý tôi, nhiệm vụ của Tăng gìa cần thực hiện là nên đánh thức nhân loại bằng tiếng nói lương tâm của người Phật tử khắp nơi trên thế giới.

Như thế, các thành viên của Tăng già phải là những con người xuất sắc để có thể gánh vác công việc truyền bá những giá trị đạo đức Phật giáo hầu góp phần giải quyết những vấn đề trọng đại mà nhân loại ngày nay đang phải đương đầu.

Trích Lanka Daily News phát hành ngày 19-07-2006 tại Colombo, Sri Lanka (Tích Lan)

Ngày xa mẹ, Tám phương trời, mười phương Phật,

Tôi ra đi nghìn dặm, Trên lưng vác cả trăng sao.

Gủi về cho mẹ, Tôi tung cả nghìn sao lên trời.

Vầng trăng giữ lại, tôi nguyện vác trên vai. Trăm tình cha, nghìn nghĩa mẹ, xin cõng hết trên

lưng.

Trăm nẻo một kiếp người, Tôi ra đi nghìn dặm.

Trĩu tình cha, oằn nghĩa mẹ, trên đôi vai gánh nặng.

Vầng trăng tôi xin đội lên đầu.

Cứ thế tôi ra đi, Hun hút con đường nào vạn nẻo? Nếu có ai muốn biết tôi đi đâu?

Thì chớ hỏi sự câm nín của nghìn sao.

Mà hãy lắng nghe khe khẽ , Tiếng róc rách của suối chốn rừng sâu,

Tiếng thì thầm của côn trùng trong cỏ dại, Tiếng rạt rào của bọt sóng ngàn khơi.

Bures-Sur-Yvette, 11.06.16 Hoang Phong

Page 55: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 53

Cả một đời bái Phật nhưng rốt cuộc vẫn còn thiếu một nén nhang. Vậy đó là nén nhang nào vậy?

Trong Đại Hùng Bảo Điện nguy nga đồ sộ, có một cậu thiếu niên đang dâng hương cầu khẩn Phật Tổ. Cậu cắm ba nén nhang vào trong lư hương, thầm cầu khẩn rằng: “Nguyện cầu Phật Tổ phù hộ con thi đậu khoa cử, thăng quan tiến chức, tận trung báo quốc, tạo phúc cho người dân trong làng”. Nói xong lại bái lạy vài lần, lúc này mới đứng dậy rời đi.

Phật Tổ nhìn cậu thiếu niên bên dưới chỉ cười mà không nói gì, tôn giả A Nan đứng bên cạnh hỏi rằng: “Thưa Phật Đà, cậu thiếu niên này vô cùng thành khẩn, lời nguyện phát ra lại là nguyện lành, vậy sao Người không nhận lời?”. Phật Tổ chỉ mỉm cười, chậm rãi nói: “Bởi còn thiếu một nén nhang”.

“Còn thiếu một nén?”, tôn giả A Nan nhìn ba nén nhang vẫn còn trong lư hương, nghĩ mãi vẫn không hiểu được.

Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, cậu thiếu niên ngây ngô ngày nào giờ đã trở thành một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú, khí phách oai hùng. Kỳ thi năm đó tuy chàng không thi đậu, nhưng ngược lại chàng đã vứt bút tòng quân, trở thành một viên võ tướng, đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong quân đội. Lần này về lại quê làng, là đặc biệt trở về cử hành hỷ sự.

Chàng thanh niên vẫn giống như trước đây, thắp ba nén nhang đàn hương, cung kính quỳ lạy trước tượng Phật rằng: “Nguyện cầu Phật Tổ phù hộ cho hạ quan kết được một mối duyên lành, thê tử hiền thục, vợ chồng hòa thuận”. Vừa nói vừa dập đầu sát mặt đất.

Tôn giả A Nan nhìn thấy màn này thì rất xúc động, quay đầu lại nhìn thấy Phật Tổ vẫn mỉm cười không nói gì, lại bèn hỏi rằng: “Thưa Phật Đà, sao Người lại không nhận lời anh ta?”. Phật Tổ cười nói: “Vẫn còn thiếu một nén nhang”.

Nháy mắt lại mười năm đã trôi qua, chàng thanh niên giờ đã bước vào tuổi trung niên. Khi ông đi vào Đại Hùng Bảo Điện lần nữa, trên gương mặt đã phảng phất hiện ra mấy nếp nhăn. Bởi bị gia tộc nhà vợ liên lụy, đại tướng quân oai phong lẫm liệt năm nào, giờ đây đã bị giáng chức làm một viên quan quèn ở địa phương; bao nhiêu chí nguyện lớn lao nay đều không thể thực hiện được nữa.

Ông bước vào Bảo Điện dâng hương bái lạy, thầm cầu khẩn, cầu cho con cái của mình có thể chuyên tâm học hành, hoàn thành sự nghiệp dang dở của mình. Tôn giả A Nan nhìn nhìn ông, lại

quay sang nhìn Phật Tổ đang mỉm cười không nói gì, trong lòng than rằng: “Rốt cuộc vẫn còn thiếu một nén nhang”.

Mười năm lại trôi qua, người trung niên giờ đây tóc đã hoa râm bước vào tuổi già. Lúc này ông đã giải ngũ về làng, sống an cư nơi thôn dã, không còn chí nguyện to lớn như ngày trước nữa.

Người lão niên thắp ba nén nhang đàn hương giống như trước đây, khấu đầu rằng:

“Phật Tổ, ngày trước con đã nhiều lần đến cầu nguyện, nhưng Người trước sau đều chưa từng nhận lời con dù chỉ một lần. Nhưng một lần này đến đây xin Người hãy thành toàn cho tấm lòng hiếu thảo của con.

Nghĩ đến ngày trước, cha con mất sớm, là mẹ già trong nhà đã vất vả nuôi nấng con khôn lớn thành người. Bây giờ mẹ già tuổi đã cao, chỉ mong bà có thể bình an vô sự, vui vẻ sống quãng đời còn lại, ngoài điều này ra không còn cầu mong gì hơn nữa”.

Tôn giả A Nan nghe thấy những lời này thật

không đành lòng, quay đầu nhìn sang Phật Tổ, lại

phát hiện trên gương mặt Phật Tổ đã nở nụ cười,

nhẹ nhàng gật đầu: “Vậy sẽ như nguyện của con

vậy”.

Page 56: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 54

Người lão niên đi ra khỏi chùa, còn chưa về

đến nhà, tin mừng đã từ xa truyền lại, hai người

con trai của ông lại cùng lúc thi đậu văn võ trạng

nguyên trong triều, hơn nữa triều đình còn ban bố

chiếu thư rửa sạch nỗi oan của ông, để cho ông

khôi phục chức quan, còn thăng lên ba bậc nữa.

Nhưng lần này người lão niên cuối cùng đã

không nhận lệnh. Ông đã quyết định từ nay ở lại

trong nhà chăm lo cho mẹ già.

Con người ta cả một đời đứng trước tượng Phật chỉ chăm chú cầu khẩn cho những lợi ích,

danh vọng của bản thân mình, rốt cuộc vẫn là còn “thiếu một nén nhang”. Người xưa có câu rằng “Trăm điều thiện hiếu đứng đầu”, tấm lòng hiếu thuận của người con quả thật có thể làm cảm động Đất Trời.

Đọc xong câu chuyện này, mong bạn cũng tỏ lòng biết ơn, thắp một nén nhang cầu nguyện cho cha mẹ, người đã vì bạn mà vất vả một đời này!

Tuệ Viên Sưu Tầm

Zen Stories

Just Two Words

There once was a monastery that was very strict. Following a vow of silence, no one was al-lowed to speak at all. But there was one exception to this rule. Every ten years, the monks were permitted to speak just two words. After spending his first ten years at the monastery, one monk went to the head monk. "It has been ten years," said the head monk. "What are the two words you would like to speak?"

"Bed... hard..." said the monk.

"I see," replied the head monk.

Ten years later, the monk returned to the head monk's office. "It has been ten more years," said the head monk. "What are the two words you would like to speak?"

"Food... stinks..." said the monk.

"I see," replied the head monk.

Yet another ten years passed and the monk once again met with the head monk who asked, "What are your two words now, after these ten years?"

"I... quit!" said the monk.

"Well, I can see why." replied the head monk. "All you ever do is complain."

( This story is a favorite in many western monasteries. It may or may not be an original Zen tale. Like any good anecdote, it makes us laugh, but also encourages us to think about why it is funny .)

**oOo**

Full Awareness After ten years of apprenticeship, Tenno achieved the rank of Zen teacher. One rainy day, he

went to visit the famous master Nan-in. When he walked in, the master greeted him with a ques-tion, "Did you leave your wooden clogs and umbrella on the porch?"

"Yes," Tenno replied.

"Tell me," the master continued, "did you place your umbrella to the left of your shoes, or to the right?"

Tenno did not know the answer, and realized that he had not yet attained full awareness. So he became Nan-in's apprentice and studied under him for ten more years.

Page 57: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 55

Caùi maïch nguoàn chaûy maõi, xuyeân suoát trong

neáp soáng gia ñình ngöôøi Vieät Nam ñoù laø trong

moãi gian nhaø Vieät ñeàu luoân aån hieän boùng daùng

cuûa nhöõng ngöôøi vôï, ngöôøi meï taàn taûo, lo toan

vaø hy sinh nöõa. Cho duø thôøi ñaïi ngaøy nay, ngöôøi

ta noùi quaù nhieàu veà nhöõng moâ hình gia ñình thôøi

hieän ñaïi vôùi nhöõng naøng daâu sieâu thò, nhöõng kieåu

ôû reå thôøi @ hay nhöõng toå aám soáng rieâng bieät

theo phong caùch Taây thì neùt truyeàn thoáng khi thì

phaûng phaát luùc laïi vaãn haèn in ñaäm trong cuoäc

soáng cuûa nhieàu gia ñình

Vieät… Ñoù chính laø söùc soáng

tröôøng toàn cuûa neáp nhaø,

gia phong mang ñaëc thuø

rieâng cuûa gia ñình Vieät

Nam….

Möôøng töôïng vaø trôû

laïi vôùi gia caûnh Vieät Nam

xöa hình aûnh ñaàu tieân

chuùng ta baét gaëp seõ laø

nhöõng ngöôøi phuï nöõ khuya

sôùm taûo taàn vaø coù chuùt gì

ñoù cam chòu treân nhöõng göông maët hoàn haäu ñaõ

taïo neân daùng veû cuûa moät theá heä laøm vôï, laøm meï

cuûa gia ñình Vieät Nam truyeàn thoáng. Khoâng ai

khaùc, chính theá heä laøm vôï, laøm meï cuûa nhöõng

ngöôøi phuï nöõ naøy ñaõ goùp phaàn taïo neân moät saéc

thaùi cuûa gia ñình Vieät Nam mang daáu aán rieâng

bieät.

Gia ñình Vieät Nam xöa vaãn ñöôïc noùi ñeán

nhö moät “tröôøng hoïc” toát nhaát ñeå con ngöôøi

tröôûng thaønh vaø döôõng duïc nhieàu nhaân caùch toát

ñeïp. Bôûi nhöõng neáp nhaø truyeàn thoáng cuûa gia

ñình Vieät ñaõ luoân gaén lieàn vôùi ñaïo lyù toát ñeïp cuûa

coäi nguoàn cha oâng. Nhöõng giaù trò tinh hoa cuûa

gia ñình Vieät Nam nhö thuoäc veà maùu thòt cuûa

nhöõng ngöôøi ñöôïc soáng vaø sinh ra trong neáp nhaø

Vieät Nam. Töôûng nhö, moãi ngöôøi Vieät sinh ra

ñeàu ñaõ thaám nhuaàn neáp nhaø vaø nhöõng thuaàn

phong, myõ tuïc cuûa chính toå toâng mình.

Nhöõng moái quan heä trong gia ñình Vieät Nam

xöa ñöôïc bieåu ñaït qua nhöõng leã nghi, nhöõng

pheùp taéc coù tính “gia quy” ñöôïc bao boïc töø ñôøi

naøy sang ñôøi khaùc. Coù leõ söï aám eâm cuûa toå aám

cuõng baét nguoàn töø nhöõng vieäc nhöõng moái quan

heä trong gia ñình Vieät Nam Nam ñeàu ñöôïc xuaát

phaùt töø nhöõng caùch haønh xöû coù tính leã nghi,

chuaån möïc. Moãi ngöôøi Vieät ñeàu tìm thaáy vò trí

cuûa mình trong gian nhaø

thaân thuoäc, ñeàu tìm thaáy

maïch nguoàn yeâu thöông

trong toå aám cuûa mình. Hoï

haïnh phuùc, hoï ñi ñöôïc vôùi

nhau ñeán cuøng cuûa nhöõng

chaëng yeâu thöông trong

caây caàu thôøi gian maø taïo

hoaù söï soáng ban phaùt cho

hoï. Vaø trong caâu chuyeän

haïnh phuùc cuûa gia ñình

Vieät Nam xöa, hình aûnh

ngöôøi phuï nöõ Vieät vôùi baøn tay khuya sôùm taûo

taàn, vôùi nhöõng chuaån möïc cuûa "coâng, dung,

ngoân, haïnh" ñaõ nhö moät vò "nhaïc tröôûng” ñeå hoaø

leân nhöõng giai ñieäu baát huû veà haïnh phöùc cuûa toå

aám gia ñình.

Ngaøy nay, moät naøng daâu haøng ngaøy hoái haû

vôùi chuyeän coâng sôû vaø ngaäp trong nhöõng moái lo

toan khaùc. Nhieàu moâ hình gia ñình trong ñoù coù

caû gia soáng thöû khieán nhieàu ngöôøi coù veû bi quan

veà moät töông lai gia ñình Vieät. Neùt ñeïp truyeàn

thoáng ñaâu roài? Nhöõng thuaàn phong myõ tuïc, neáp

nhaø cuûa toå toâng ñi ñaâu? Haõy ñöøng laøm moät "baø

meï choàng khoù tính” ñeå ta vaãn nhìn thaáy neáp nhaø,

gia phong vaãn ñang chaûy trong gia ñình Vieät thôøi

hieän ñaïi naøy…

Page 58: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 56

Haõy cöù nhìn trong daùng veû taáp naäp cuûa

nhöõng naøng daâu thôøi nay. Hoï coù theå hieän ñaïi

quaù, taây quaù nhöng caùch saáp xeáp cuoäc soáng cuûa

hoï. Vaãn höôùng veà toå aám gia ñình beân ngöôøi

choàng vaø nhöõng ñöùa con. Haõy cöù vaøo sieâu thò seõ

baét gaëp nhöõng göông maët aâu lo, voäi vaõ cuûa

nhöõng ngöôøi meï, ngöôøi vôï sau giôø tan sôû mua

saém cho choàng, cho con. Hoï coù theå khoâng ñuû

thôøi gian ñeå naáu nhöõng böõa coã cho caû moät doøng

hoï nhö naøng ñaâu xöa nhöng hoï vaãn bieát caùch ñeå

giuùp ngöôøi ñaøn oâng, ngöôøi choàag cuûa hoï thaønh

ñaït, vaãn nuoâi daïy nhöõng ñöùa con ngoan. Ñoù laø lyù

do vì sao trong guoàng quay cuûa cuoäc soáng coâng

nghieäp naøy ta vaãn baét gaëp daùng veû, boùng daùng

taûo cuûa ngöôøi meï, ngöôøi vôï Vleät Nam trong gian

nhaø thaân thuoäc. Doøng chaûy cuûa nhöõng taäp tuïc,

gia phong truyeàn thoáng cuûa gia ñình Vieät Nam

ñöôïc hoaø quyeän, keát noái sang gia ñình hieän ñaïi

ngaøy nay laïi ñöôïc thaám qua nhöõng nhöõng ngöôøi

vôï, ngöôøi meï - nhöõng ngöôøi muoân ñôøi khoaùc leân

mình thieân chöùc "xaây toå aám".

Haïnh phuùc cuûa moät gia ñình Vieät hieän ñaïi

laïi naèm trong vieäc ngöôøi ta baøy toû nhöõng caùch

yeâu thöông nhau. Chæ laø moät vaøi tin nhaén qua

ñieän thoaïi cho nhau trong ngaøy thoâi thì nhieàu toå

aám Vieät hoâm nay ñaõ coù theå tìm thaáy haïnh phuùc

cuûa mình roài - moät thöù haïnh phuùc dung dò nhöng

coù khaû naêng laøm tan bieán ñi moïi aâu lo, moïi toan

tính cuûa ñaát nöôùc cuûa cuoäc soáng bon chen. Theá

môùi bieát haïnh phuùc cuûa toå aám gia ñình thôøi hieän

ñaïi khoâng quaù bi quan nhö nhieàu ngöôøi vaãn

töôûng. Bôûi coù voâ cuøng nhöõng con ñöôøng giaûn dò,

eâm aùi ñi ñeán haïnh phuùc cho nhöõng gia ñình treû...

Vaán ñeà laø ôû choã coù ai ñoù bieát caûm nhaän ñoù laø

haïnh phuùc hay khoâng? Coù ai ñoù bieát traùnh nhöõng

côn gioâng toá cuûa guoãng quay cuoäc soáng xoâ boà

maø tìm veà choán yeân bình trong toå aám gia ñình

beân baïn ñôøi - ngöôøi tri kyû vaø nhöõng ñöùa con thô

cuûa mình khoâng?

Gia ñình Vieät Nam gioáng nhö nhöõng maùi

che beàn vöõng ñeå döôõng nuoâi nhöõng taâm hoàn thu-

aàn Vieät mang daùng voùc Vieät Nam. Vaø söùc maïnh

cuûa Vieät Nam chính laø naèm trong töøng gia ñình.

Moãi ngöôøi daân Vieät ñeàu ñaõ ñöôïc truyeàn thuï

nhöõng neàn neáp phong tuïc cuûa chính gia ñình hoï.

Ngay caû trong nhòp soáng hieän ñaïi naøy neàn neáp

gia ñình truyeàn thoáng xöa vaãn aån hieän trong ñôøi

soáng cuûa gia ñình Vieät Nam... Nhaø vaên Myõ Lady

Borton - ngöôøi ñaõ coù hôn 20 naêm gaén boù vôùi

laøng queâ cuõng nhö gia ñình Vleät Nam ñaõ noùi

ñieàu ñoù khi chò baét gaëp nhöõng ngöôøi phuï nöõ Vieät

Nam maëc vaùy ngaén cuûa coâng sôû böôùc nhöõng

böôùc hoái haû ñi chôï lo böõa côm chieàu cho gia ñình

sau moät ngaøy laøm vieäc vaát vaû...

Haûi Söï - Phuï nöõ Vieät Nam

(ref Blog : http://blog.360.yahoo.com/blog-

Ra0Pyj85dKfT53OJKjUlJAOW?

l=6&u=10&mx=847&lmt=5

Page 59: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 57

Page 60: NGUOÀN ÑAÏO - Chùa Giác Hoàngchuagiachoangdc.org/NguonDaoVuLan2016.pdf · 2017. 5. 17. · Nguồn Đạo số 99— Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang NguÒn ñåo Taïp Chí

Nguồn Đạo số 99—Phật Đản 2016 (PL 2560) Trang 58

Buddhist Congregational Church of America

NGUOÀN ÑAÏO

NGUON DAO MAGAZINE

CHUØA GIAÙC HOAØNG

5401 16st. N.W. Washington, D.C. 20011

Ñieän Thoaïi: (202) 829-2423