NGƯỜI BẢN LĨNH

199
NGƯỜI BẢN LĨNH TÁC GIẢ: HOÀNG XUÂN VIỆT NGƯỜI ĐÁNH MÁY: yeuthuongvuisong LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống và công tác, chúng ta vẫn thường hay nói đến “bản lĩnh” của con người. Nhưng “BẢN LĨNH” là gì? Thế nào là một người có BẢN LĨNH? Thì chưa phải ai cũng đã hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa của những khái niệm đó. Xưa sehnab đã từng nói: “bản lĩnh đối với con người cũng như hương đối với hoa”. Còn waterstone cho ta một định nghĩa: “người bản lĩnh là người có bộ óc đã trui: nội tâm cứng như sắt và ngoại diện mềm như chuối”. nhưng dù sao những câu nói trên cũng chỉ là lý thuyết,còn thực tế lại tùy thuộc vào quan niệm của con người trong một xã hội mà họ đang sống và phục vụ. soạn giả hoàng xuân việt sẽ giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn, khoa học hơn những vấn đề trên ở con người việt nam trong cuốn ngưỜi bẢn lĩnh mà chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn đọc. Nhà xuất bản thanh niên DÁM LÀM ĐIỀU PHẢI LÀM

Transcript of NGƯỜI BẢN LĨNH

Page 1: NGƯỜI BẢN LĨNH

NGƯỜI BẢN LĨNH TÁC GIẢ: HOÀNG XUÂN VIỆTNGƯỜI ĐÁNH MÁY: yeuthuongvuisong

LỜI NÓI ĐẦUTrong cuộc sống và công tác, chúng ta vẫn thường hay nói đến “bản

lĩnh” của con người. Nhưng “BẢN LĨNH” là gì? Thế nào là một người có BẢN LĨNH? Thì

chưa phải ai cũng đã hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa của những khái niệm đó.

Xưa sehnab đã từng nói: “bản lĩnh đối với con người cũng như hương đối với hoa”. Còn waterstone cho ta một định nghĩa: “người bản lĩnh là người có bộ óc đã trui: nội tâm cứng như sắt và ngoại diện mềm như chuối”.

nhưng dù sao những câu nói trên cũng chỉ là lý thuyết,còn thực tế lại tùy thuộc vào quan niệm của con người trong một xã hội mà họ đang sống và phục vụ.

soạn giả hoàng xuân việt sẽ giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn, khoa học hơn những vấn đề trên ở con người việt nam trong cuốn ngưỜi bẢn lĩnh mà chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản thanh niên

DÁM LÀM ĐIỀU PHẢI LÀM

Page 2: NGƯỜI BẢN LĨNH

PHẦN 1: NGƯỜI BẢN LĨNH

NGƯỜI BẢN LĨNH LÀ NGƯỜI GIÀ DẶN

Chuyện xưa, trang vương sai mật thám nghiên cứu tình thế nước trần để đánh. Mật thám về tâu: “không nên đánh trần quốc”. Trang vương hỏi: “tại sao”. Mật thám thưa: “nước trần đã thủ kiên cố lại cất dành nhiều của cải. Đánh tất thua”. Ninh quôc liền đáp: “nếu vậy thì nên đánh trần quốc lắm. Nước nhỏ mà thành hào sâu thì dân bị kiệt lực, nhỏ mà tàng trữ nhiều của cải thì thuế nặng, vua bị thù”. Trang vương nghe ninh quốc nói hữu lý , cho đánh trần và thắng.

Còn chuyện nay, lúc làm tổng thống, có lần théodore roosevelt dượt quyền với một đại úy. Sĩ quan này đánh dập mắt trái của ông. Mắt đau rát quá, về sau mờ. Nhưng roosevelt nén nỗi thống khổ, không hề cho viên đại úy hại mình biết.

Một giáo sư toán đã đứng đầu sổ danh nhân thế giới hiện nay, người có hồi chánh phủ cùng nhân dân đức coi như thần, người đã khai sinh ra một học thuyết làm chấn động giới toán học, được non nghìn quyển sách nghiên cứu, diễn giảng, bạn biết người ấy là ai không? Albert einstein, ông được người đời đưa lên tận mây xanh như vậy, nhưng cha đẻ “thuyết tương đối” sống làm sao? Sống đơn giản lắm. Ông coi bao nhiêu lời ca tụng của thiên hạ thua chiếc vĩ cầm của ông. Đi đâu einstein rất ít đội nón, mặc đồ cũ mèm, lòng vô tư, có diện tướng an lạc.

Đọc mấy chuyện trên, thưa bạn, chắc bạn có những nhận xét này: là ninh quốc biết thấy cái thuận trong cái nghịch, roosevelt biết trọng lòng dễ sợ của người dưới. Einstein sống đơn giản. Người ta gọi những bậc này là kẻ có óc già giặn. Họ sống hạnh phúc, họ khéo xử thế,họ đắc lực chung qui nhờ bộ óc đã trui. Muốn đi theo vết chân của họ, chúng ta phải nỗ lực rèn đúc “bản lĩnh”. Bởi lòng người khó dò hơn sông biển, ruột xã hội có những hóc kẹt ác, bởi có nhiều phận sự hay cuộc lập thân thường không thành công một cách đơn sơ nên con người, muốn sâu sắc xử đối với kẻ xung quanh, đề phòng nhưng mưu cơ, ăn chịu những thử thách thất bại, phải khôn ngoan, trầm tĩnh, cẩn thận, lạc quan, can đảm,nói tất cả là phải già giặn.

Hẳn bà dorothy carnegie có lý khi viết quyển “ don’t grow old grow up” để nhấn mạnh sự cần thiết của đức tính căn bản này. Nó là nòng cốt của nhiều nhân đức khác. Nó là chìa khóa của đạo hạnh, luyện tâm, xử gia, xử thế, và hoạt động. Chiếc “đũa tiên” để sống ấy, ít lắm. Đức giêsu dạy ai không tái sinh thành con trẻ, sẽ không đặng vào vào thiên quốc.

Page 3: NGƯỜI BẢN LĨNH

Trong quần chúng, lắm kẻ hiểu lầm chất triết lý nhân sinh thẳm sâu của lời nói ấy. Ngài muốn con người tự tâm hồn nên vô tội, hiền lương, thanh khiết, khiêm từ, sốt sắng, nhẫn nại, bác ái, chịu khó v.v…. Tức là có “bản lĩnh”. Vả lại mục đích của “luyện thân” là làm sao cho ngày càng từng trải, con người bên trong càng lão luyện để làm nên những việc có ích cho bản thân, gia đình, dân tộc, chớ đâu phải lo bảo trì sự trẻ trung hiểu theo nghĩa non nớt để rồi chuốc lấy những hối tiếc. Thực ra ai cũng muốn được gọi là “già kinh nghiệm” vì trong thực tế ai cũng cảm thấy làm việc gì mà đầu óc non nớt dễ thất bại. Nhưng ở thời này vì cơn lốc say mê vật chất xô đẩy, nên nhiều dân tộc, nhiều phong trào thích “vui vẻ trẻ trung”. Trong chức vụ, kẻ cao tuổi bị kêu là “hết xài”, gà mờ, lạc hậu. Đức nghiêm trang có khi bị coi là kiểu cách, là khó tính, ít bặt thiệp, quê mùa. Còn da mồi tóc bạc thì thôi: đã không được kính trọng lại bị coi như cái gì mà ai thấy cũng phải trốn. Đàn bà không sợ chi bằng cái “già” đã đành, mà đàn ông cũng rộn rịp làm cho “trẻ”. Người ta thoa phấn cho da mặt trẻ. Người ta lựa màu quần áo, lối trang sức cho thân thể ra vẻ trẻ. Đừng quên thời xuân xanh, cái đáng khen là sự mỹ miều của thân xác, còn cái đáng lo là sự non nớt, khờ dại của tâm não. Về đường tinh thần, tuổi trẻ phải chuẩn bị cho tuổi già,người thanh niên phải thu trữ kiến thức, phải sống kỹ đời sống, rút không trong những lần dại, để lúc cao niên chu toàn “ nghề làm người” của mình.

Đức già giặn cần thiết như thế, mà không phải tự nhiên ai cũng có hay hễ già cả thì tất nhiên già giặn. Có lẽ phần đông chúng ta nhận thấy riêng trong sự phán đoán hay trong việc làm lắm khi chúng ta non nớt, mặc dầu chúng ta đã khá tuổi. Chúng ta ít kiểm điểm nhân cách của mình mà hay chê kẻ khác háo thắng, thiếu khôn ngoan, nghèo nhân đức, không khiêm tốn. Nghe một việc quấy, một tật xấu của tha nhân, chúng ta vội tin người thuật lại, liền chỉ trích, nhiều chuyện đời, nếu xét kỹ, đơn giản lắm. Chúng ta hấp tấp làm cho nó ra phiền toái, bi đát, nguy nan. Làm lớn có nhiều trường hợp chúng ta phải biết hy sinh một để lợi mười, phải biết thu tâm người dưới,sáng suốt tự quyết,chúng ta lại câu nệ hẹp hòi, nô lệ dư luận khiến công ích bị thiệt hại. Thấy một người cầm hộp á phiện, chúng ta liền nói người ấy có tật “bắn khỉ” hay dạy kẻ khác làm quen với “nàng tiên nâu”. Trước một công việc gì ta không chịu cân đo lợi hại, thất bại, đâm ra bi quan. Lâm vào một hoàn cảnh nguy nan, liệu không giải thoát được mà hẳn biết ăn chịu đau khổ, cứ oán hận người, trách số phận, chán đời, bỏ bê phận sự. Đó chưa nói những tật đa ngôn, tính thắc mắc, thói khoe khoang. Tất cả, thưa bạn, tất cả đều làm cho

Page 4: NGƯỜI BẢN LĨNH

chúng ta thất bại. Nói tắt là đều tại tâm hồn chúng ta còn “xốp” chưa được trui rèn già giặn.

Trong cuốn sách này chúng tôi nêu lên cho bạn lý tưởng già giặn. Những vấn đề được trình bày theo môt lôgic. Chúng là những bí quyết thực hành, chỉ liên hệ với nhau trong lý tưởng làm người. Hy vọng đọc nó, con người bạn dần dần cường dũng. Đó là phần thưởng thỏa mãn cho người viết cùng bạn đây. Mà chắc đó cũng là nguyện vọng của bạn vì nó làm cho đời bạn lên hương.

Page 5: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG 1: ÓC GIÀ GIẶN

“đừng khôn một gang để ngu một dặm”Waterstone

1. Để giúp bạn tự tạo con người bản lĩnh, trong nhiều tác phẩm trước tôi nhấn mạnh vai trò của đức tự chủ và coi nó là chìa khóa của thành công. Tôi nghĩ trước khi gieo giống, người ta phát cỏ dại. Trước khi bàn cùng bạn những bí quyết luyện óc già giặn, ta cần sự điềm tĩnh để tạo bầu không khí thuận lợi cho nó nẩy nở. Do đó bản lĩnh lớn lên.

Người bản lĩnh dĩ nhiên là người hùng, nghĩa là có ý chí cường dũng. Song ý chí là một lực lượng không có “con mắt”. Mà trách nó không được. Tâm lý học đã dạy ta: đối tượng của ý chí không phải là cái gì khác hơn là cái phúc. Có ý chí chưa hẳn nên người có giá trị, vì ý chí có thể giúp tác thiện mà cũng có thể bị lạm dụng tác ác, mặc dầu tự bản chất ý chí đòi kết quả thiện. Tạo hóa vốn khôn ngoan, tạo ý chí như động cơ và tạo một năng lực khác làm hoa tiêu cho hành động con người. Trong cuốn “tâm lý học” tôi đã phân tích bản chất của trí tuệ và các cuốn “luận lý học”, “người chí khí” tôi nói rộng về bí quyết luyện trí. ở đây chỉ nhắm góc cạnh thực hành.

Trước hết, ta để lý trí tuệ hoạt động theo một đường lối đặc biệt và rất tế nhị. Nó có tính chất thiêng liêng nhưng lối hoạt động căn cứ trên những hình ảnh thu hoạch băng các cửa “ ngũ quan”. Mà nói hình ảnh, nói “ngũ quan” là nói ảnh hưởng của cảm tình, một sức lực xô đẩy. Tôi thích jean de couberives khi nói: “mọi hành vi con người đều hiểu ngầm một tư tưởng, gọi là biểu thị”. Sự biểu thị này phải hoạt động, nghĩa là chuyển động bởi cảm tính. Và đây bạn hãy nghe tiếp theo gustave le bon: “ý tưởng thuần túy tự nó không có năng lực nào hết. Nó vẫn là một bóng ma bất lực khi nó không được bao bọc bởi những yếu tố tình cảm, thần bí có thể biến hình nó thành sự tin tưởng”. Tuy chịu ảnh hưởng của tình cảm, phạm vi hoạt động của trí tuệ vẫn theo những nguyên tắc riêng biệt. Những nguyên tắc này dưới đây, chúng tôi sẽ bàn đại cương. Chúng không phải là những lá bùa để giúp ta thành bậc thượng trí. Nhạc sĩ beethoven có hồi cho in trên danh thiếp của mình chữ “hin besitzer” nghĩa là “người có một bộ óc”. Chúng ta không dám cao vọng thành vĩ nhân như nhạc sĩ người đức nay, nhưng ta phải cương quyết rèn luyện đầu óc sáng suốt bằng những quy tắc mà triết học có thê giúp ta.

2. Theo tinh thần cuốn “introduction à la’etude de la médecine expeirmentale” bạn có thê tìm chân lý bằng cách nhận xét sự kiện, rồi thí

Page 6: NGƯỜI BẢN LĨNH

nghiệm. Claude bernad đã thành công rực rỡ trong khoa học thực nghiệm nhờ phương pháp đó. Lấy thí dụ sản xuất thuốc thơm. Hai hãng cùng sản xuất thuốc thơm và bán 15$ một gói. Thoạt đầu cảm thấy một hãng sản xuất liên tiếp, nhanh chóng, hiểu là đươc tiêu thụ chớp nhoáng. Còn một hãng sản xuất chậm chạp, hiểu là biết. Tại sao có hiện tượng đó? Hãy nhận xét tế nhị. Thuốc hãng dưới cũng thuốc thơm, cũng bán 15$ một gói mà tại sao thiêu thụ thua thuốc hãng trên. Có phải tại thuốc trên dài điếu hơn không? Có lẽ thuốc hãng dưới vấn lỏng hơn? Coi chừng mùi thơm thuốc hãng trên dịu hơn. Thuốc hãng dưới có nhỏ điều hơn không, hút có gắt cổ, khô cổ không? Nhận xét xong ta cứ đưa giả thuyết nguyên nhân để thí nghiệm. Nếu thấy hai thứ thuốc không thứ nào hơn thứ nào,duy thứ trên dài điếu hơn ta có lấy đó làm nguyên nhân. Lúc thí nghiệm vẫn nhận xét bằng tinh thần vô tư, kỹ lưỡng về mọi mặt. Sự thí nghiệm chỉ có kết quả tốt khi sự nhận xét không bị sai lạc bởi những cẩu thả, thành kiến v.v…

3. Còn nguyên tắc của descartes? Descartes phiến diện ở chỗ đôi khi nghi ngờ những chân lý của thánh kinh. Đức tin có phạm vi hoạt động của đức tin, lý trí có phạm vi hoạt động của lý trí. Lý trí con người là có một bụm tay, đâu phải là “chìa khóa vạn năng” để mở hết các kho chân lý. Nhưng cuốn “phương pháp luận” của ông có những quy tắc bất hủ cho thuật tư tưởng.

Theo descartes trước khi nhận một điều gì là thực, phải chứng nghiệm nó. Nên dè dặt ở chỗ nó có nhiều địa hạt không thuộc phạm vi vật thể chịu khảo sát của khoa học. Mà không phải cái gì không chứng nghiệm được là không có thực. Ngoài dè dặt đó, nguyên tắc của descartes là “luật vàng” để tìm chân lý.

Cũng theo descartes, phải dùng óc phân tích chia các khó khăn ra từng phần nhỏ. Sau khi phân tích thì tổng hợp các phần tử lại thành loại. Cùng hết là tổng kiểm.

4. Phương pháp tìm sự thật của stuar mill cũng khả quan. Chính stuar mill ra năm phương pháp. Sau khi trình hai phương pháp đầu, ông đề ra phương pháp nối lại phương pháp phù hợp và sái dị. Song phương pháp này kỳ thực nằm trong hai phương pháp trên. Tôi chỉ bàn bố phương pháp với những luật chính stuar mill nêu ra.

A) phương pháp phù hợp. Luật “nếu có hai hay nhiều trường hợp của hiện tượng chỉ có một hoàn cảnh chung, thì chỉ hoàn cảnh mà mọi trường hợp phù hợp với nhau là nguyên nhân(hay kết quả) của hiện tượng”. Thí dụ bạn thấy có nhiều trường trung học tư thục khác nhau mà học sinh đông như kiến cỏ: trường thì kỷ luật đanh thép, trường thì giáo

Page 7: NGƯỜI BẢN LĨNH

sự dạy “vũ bão”, trường có tổ chức khoa học… nhưng các trường đều giống nhau ở chỗ là có trường sở nguy ngay với những tiện nghi khoa học thì bạn có thể phỏng đoán trường đẹp là nguyên nhân của trường thịnh.

b) phương pháp dị biệt. Luật: “nếu hai trường hợp mà một sinh ra hiện tượng một không, đều có những hoàn cảnh trừ một hoàn cảnh chỉ có trong trường hợp thứ nhất, hoàn cảnh làm cho hai trường hợp khác nhau là kết quả hay nguyên nhân hay thành phần tối cần cho nguyên nhân của hiện tượng”. Thí dụ hai trường trung học không khác nhau vì mọi phương diện mà chỉ khác nhau một chỗ có hiệu trưởng “đắc nhân tâm”, một trường có hiệu trưởng ít ưa xã giao. Bạn có thể đoán nguyên nhân của trường thịnh là bặt thiệp.

c) phương pháp thay đổi đồng phu. Luật “một hiện tượng thay đổi cách nào đó mỗi lần có hiện tư tưởng khác thay đổi giống vậy, thì là nguyên nhân hay kết quả của hiện tượng này hay liên hệ nào đó bởi vài sự kiến tạo nguyên nhân”. Thí dụ, ta đã thấy một trường sung nhờ “đắc nhân tâm”. ở trường ấy có một ông hiệu trưởng vụng xã giao, trường mất hẳn học sinh dần dần. Thì đúng đức bặt thiệp là nguyên nhân thu hút học sinh.

d) phương pháp thay đổi thặng dư. Luật “ nhờ những sự quy nạp trước mà rút của một hiện tượng phần mà người ta biết là kết quả của vài kết quả trước và cái còn lại của hiện tượng là kết quả của những kết quả trước còn lại”. Thí dụ ta liệt kê hết các điều mà ta cho là nguyên nhân sung thịnh của một trường trung học nhưng trừ một điều. Sau khi cứu xét các điều ta thấy chúng không phải là nguyên nhân thì điều còn lại tất phải là nguyên nhân sung thịnh của trường.

5. Ngoài những nguyên tắc suy tưởng căn bản của các danh nhân tôi trình bày ở trên, bạn có thể luyện cho mình óc quan sát(nhận ý thức sự kiện) và óc chứng minh(biện lý sự kiện phải như thế nào đó)

Điều kiện của óc quan sát là khách quan, tức là phải vô tư nghiệm xét sự vật y như nó xảy ra chớ không phải như ta muốn nó xảy ra thế này thế khác. Kẻ thù của khách quan là óc tôn giáo mê tín, thành kiến in trí, tình cảm, quyền lợi v.v… điều kiện không có được của óc quan sát ta phải để ý là bình phẩm so sánh, tìm cho kỳ được chân lý. Óc phê bình tôi nói đây xin bạn đừng hiểu là “chỉ trích” (esprit de critique) hay “lý sự”(esprit raisonneur) là thứ đầu óc bệnh hoạn, hẹp hòi trẻ con. Óc phê bình là thứ chỉ nhận chân cái gì đã được chứng minh là chân. Nó buộc ta tuyển trạch, phán đoán, đặt định chân giá trị tất cả cái gì ta quan sát. Dĩ

Page 8: NGƯỜI BẢN LĨNH

nhiên khi quan sát nghĩa là chủ quan phê phán ta không được làm cẩu thả, nửa chừng. Tinh thần chu đáo, xét đúng là tối cần.

Óc chứng minh là thúc đẩy ta chỉ nhận là thực cái gì được biện lý bằng những trực quan tất yếu. Động cơ của óc chứng minh là tinh thần suy lý khoa học, nghĩa là trước những hiện tượng tự nhiên, không như ngày xưa người ta đầu hàng cái huyền bí, ta nỗ lực giải thích các lý do tồn tại, các tương quan, các nguyên nhân và kết quả. Giải thích đi từ đơn sơ đến phức tạp, từ cá biệt đến phổ thông hay ngược lại, chớ không phải theo ý cá nhân tự do biến đổi…các giả thiết, các nguyên lý, định lý được hệ thống hóa chặt chẽ. Có thể nói người ta “hình học hóa” các tư tưởng.

6. ở trên, khi nói về óc chứng minh, tôi có nói phớt qua óc phương pháp. Tôi muốn bạn nhấn mạnh điều này: “là óc bạn có thể theo foulquité để định nghĩa những phương pháp thế hợp để phát minh và chứng minh chân lý”. Mỗi khoa học đều đòi hỏi những phương pháp riêng. Nhưng cách chung về đường tư tưởng. Có những phương pháp tổng quát. Tôi muốn nói đến trực giác, phân tich và tổng hợp

1. Trực giác: có thể định nghĩa “trực giác là không dùng suy luận hay kinh nghiệm mà chỉ dùng nhận thức trức tiếp, tức khắc quán xuyến cách toàn thể các sự kiện hay tương quan của sự kiện hay bất cứ những gì ta quan sát”. Người ta chia trực giác ra:

A) trực giác suy nghiệm: là trực giác giúp ta tiếp nhận những đối tượng vật chất dưới sự kiểm soát của “ngũ quan”. Bạn mở trong túi quần âu có cộm một vật cứng bằng kim khí mà bạn nhận là khẩu súng lục. Cũng gọi la trực giác suy nghiệm thứ trực giác chúng ta cảm nhận những hiện tượng nội thân. Tôi nghe lạnh tóc gáy, bạn nghe ngán trước một công việc tinh thần nào đó. Người ta nói tôi và bạn có những nhận thức cũng gọi nó là “ trực giác suy nghiệm”

B) trực giác duy lý: là thứ trực giác siêu hình nó giúp ta nhận biết những hữu thể ngay trong bản chất của chúng. Khi bạn nhận mình có lương tâm, tôi nhận có trời là bạn và tôi có “trực giác duy lý”

Cũng nhờ trực giác duy lý, mà từ những nhận xét về các vật cụ thể, ta lãnh hội được các tương quan về nguyên nhân và kết quả về tương đồng và biệt dị… như khi con khi tát nước ớt rửa mặt bị cay mắt nó có sự trực giác duy nghiệm thì ta nhờ trực giác duy lý, biết rằng nguyên nhân làm cay mắt khi là nước ớt. Con vượn khi chuyển trên các nấc một cây thang và một học sinh thấy mấy nấc thang đi song song nhau.

2) phân tích: óc phân tích là óc đi từ sự kiện đến nguyên tắc. Nó tối cần cho bất cứ ai muốn có đời sống tinh thần sâu sắc. Dĩ nhiên là nó không có không được, cách riêng cho nhà khoa học. Nhờ phân tích,

Page 9: NGƯỜI BẢN LĨNH

người ta mới nhận thức sự kiện, tìm hiểu bản chất, giống loại của nó và sắp hạng nó. Nhưng sự phân tích để am tường đối tượng quan sát chớ không phải để té vào chứng bệnh mà nhiều nhà trí thức hay mắc là quá tỉ mỉ không nhìn xa trông rộng, bị lạc trong chi tiết. Về đường tâm linh, ai quá phân tích có thể làm ý chí suy nhược và mang bệnh bối rối là bệnh lúc nào cũng khiến băn khoăn lo cho mình sạch tội, sợ tội vì tội, sợ hình phạt đời đời. Cũng nên để ý, căn cứ vào óc phân tích mà người có lối suy luận qui nạp; nghĩa là đi từ sự kiện cá biệt đến luật phổ đồng của các sự kiện cùng giống loại.

bạn quan sát đồng dẫn nhiệt, sắt dẫn nhiệt mà đồng, sắt là kim khí. Bạn kết luận: vậy kim khí dẫn nhiệt.

3) tổng hợp: là tác vi tinh thần giúp ta nhận cách thống quán trên các sự kiện để tìm nguyên nhân, kết quả liên lạc của chúng. Căn cứ trên tác vi này người ta suy luận theo lối suy diễn nghĩa là đi từ nguyên tắc đến sự kiện. Bạn nói: hết mọi người cuối cùng đều chết. Tôi là người, bạn kết luận: vậy tôi sẽ chết. Tôi nói bạn đã suy luận kiểu “suy diễn”. Óc tổng hợp làm ta thấy xa hiểu rộng, tránh khỏi tật nhìn góc cạnh, xét đoán chủ quan, khuyến diện. Hầu hết những vĩ nhân, những nhà chỉ huy bản lĩnh nhất trong nhân loại, đều là những người biết điều hòa hai thứ đầu óc phân tích, tổng hợp hay ít nhất là có dồi dào óc tổng hợp. Xét cho kỹ thì hai thứ đầu óc ấy đều cần thiết: chúng bổ túc cho nhau, giúp ta vừa kỹ lưỡng vừa sáng suốt.

7) đến đây, bạn đã có những nguyên tắc căn bản để tạo một đầu óc thông minh. Chúng ta hãy ban sự áp dụng những nguyên tắc ấy trong cuộc sống thực tế, cuộc sống mà con người cần tỏ ra bản lĩnh mới xứng đáng với nhân vị của mình. Trước khi bàn chính những trường hợp các nguyên tắc trên được áp dụng, tôi muốn bạn nghĩ đến điều kiện tất yếu của nó là “thinh lặng”. Có lẽ bạn ngạc nhiên sao khi bàn về tư tưởng, tức là nói đến lý trí, một năng lực có đối tượng khác ý chí , mà lại còn nói thinh lặng, một tác vi cần sự can thiệp của ý chí. Bạn lấy làm lạ: có lý, vì tại sao ta thương nghe bàn riêng biệt “lý trí” và “ý chí”. Kỳ thực hai năng lực này bổ túc cho nhau trong công tác của chúng. Ý chí không cho lý trí là một cuồng lực, đã không ích lợi hco người mà còn gây họa là khác. Lý trí mà không ý chí sẽ lâm vào bệnh lý thuyết, khiến lý thuyết mốc meo. Lý trí mà không có bầu khí thinh lặng, con đẻ của ý chí khó bề hoạt động có hiệu lực. Có thể nói “thinh lặng là của nuôi sống tư tưởng. Kirkegaard viết: “người ta càng ít sống nội tâm, sự vật càng xem ra dễ dàng”. Sống nội tâm đây hiểu là chẳng những không nói khi không cân, mà không để tâm hồn bận rộn vì cảm tình, cảm xúc, mơ mộng, tưởng tượng. Đây không đặt

Page 10: NGƯỜI BẢN LĨNH

vấn đề chẻ từng chân tóc kẽ tơ, nhưng thiếu thinh lặng người mắc bệnh nông cạn, xét sự vật,sự đời thường phớt ngoài da ,có thái độ lạc quan con nít. Ai lâm chứng ấy không nên giao cho họ những nhiệm vụ lớn lao như giáo dục, chỉ huy. Những cây bút, những ngọn lưỡi bất hủ đều là những người ưa thích thinh lặng, trở về với nội tâm để suy nghĩ. Thánh bernardin de sienne thốt lên những lời ngọc này: “sau khi nghe tôi giảng, anh chị em hãy bắt chước con bò, hay nhơi, hãy nhơi, hãy nhơi”. Bạn hãy nghe thêm ý kiến của paul claudel: “trong từ đầu này đến đầu kia các cơ sở nội tâm ta, phải có một sự treo việc và thú vị”. Nếu chịu khó lục lại tiểu sử những vĩ nhân trên thế giới, bạn có thừa lý lẽ chứng minh giá trị của thinh lặng. Chúa giêsu chuẩn bị ba mươi năm trời sống âm thầm, tịch liêu để truyền giáo trong ba năm. Rồi trong ba năm, người con đồi núi, biển hồ, rừng sâu là những nơi nuôi nấng tâm hồn. Đức thích ca tự giác trong nhập định chỉ có trong thinh lặng. Thánh cam địa rất thích đọc truyện “gương giêsu” và suy nghĩ” khổng tử có lần thốt: “phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng: ôi người ta chẳng nói thì thôi, nói trúng mới nói”. Biết nói hiểu là biết thinh lặng. Các giáo hoàng pie xi, pie xii đã bao lần sống hàng giờ trong thinh lặng trước nhà tạm để nuôi dưỡng tâm hồn. Những nhà giảng đại tài như bossuet, bourdaloue đều là những bậc có đời sống nội tâm dồi dào nghĩa là trầm mặc và trầm mặc.

với những bằng chứng hùng hồn kể trên, bạn đã tin sắt đá rằng “thinh lặng” là điều tất yếu của tư tưởng sâu sắc.

8. Trong cuộc xử thế, nhiều người tưởng rằng khôn là có đủ thứ mưu kế, lường thưng tráo đấu, bóc lột tha nhân, tranh hơn tranh thua từng lời ăn tiếng nói, chỉ trích bằng ác tâm, vạch lá tìm sâu, bôi lọ đời tư kẻ khác, mỉa mai, cắt nghĩa việc xấu việc lành thiên hạ. Không. Đó không phải là khôn. ở đời không phải xảo trá là khôn mà thành thực là khôn. Tôi thường thấy những người có vỏ quýt dầy gặp người có móng tay nhọn. Tôi cũng thường thấy những người thường gieo rắc rối càng đa sự, càng mưu mẹo càng gặp khổ tâm, xao xuyến, tai họa. Cái khôn kể trên tôi cho là “khôn vặt”. Khôn như vậy là “tham đĩa bỏ mâm”. Người bản lĩnh biết và dám thấy cái lợi trong cái hại cũng như đề phòng cái hại trong cái lợi. Lắm lúc người bản lĩnh thối lui một tấc để tiến một dặm. Con cọp, nếu đúng danh nghĩa “cọp”, khi thu mình lại trong góc rừng, không có nghĩa là bạc nhược, đầu hàng hay trốn mà chuẩn bị để vồ cho chắc ăn. Hẳn bạn dư biết trong cuộc xử thế hay trên con đường đưa đến thành công,đầu óc “mưu cao” làm không lại đầu óc “trí dài”. Mưu cao ở đây hiểu là chắc chắn không ngu đâu, cũng tính toán, cũng manh mối,cũng ích kỷ hại nhân. Nhưng tư tưởng lời nói, hanh vi nô lệ gông kềm của tình cảm bồng bột hỉ,

Page 11: NGƯỜI BẢN LĨNH

nộ, ái, ố, ai, cụ, dục v.v.. Trên đường đời sự dứt khoát là đẹp, là cần; nhưng dứt khoát không có nghĩa là “hoặc có tất cả hoặc là không có gì hết”. Khi cần sang sông đâu phải tại sông khúc khủy, tối trời, thuyền khó đi mà ta không qua. Không nên liều lĩnh ra khơi, mà nhất định ta cũng không nên trở lại. Phải lách đi, dò dẫm đi, đi từng khúc một. Biết bao nhiều đại cuộc trên đời đều hỏng vì lối giải quyết cộc lốc, “tráng trắng” “đen đen” ấy. Một chút men nhẫn nại gieo vào đống bột khôn ngoan, người ta sẽ có cái bánh thành công. Sự thanh toán, phá hoại để kiến tạo cái hoàn toàn mới vẫn bắt gặp lại những trở lực mới bao giờ cũng lỗ lã hơn so với giữ căn bản cũ rồi khi “cương” khi “nhu” điều chỉnh lần lần. Không ai đi đốt cái mùng đang có rệp. Người ta chỉ giặt thôi. Mà muốn đầu óc già giặn thì đừng mê cái lợi con mà quên cái lợi lớn, đừng quá mê lợi lớn mà cẩu thả với lợi con. Có những cái lợi đẻ ra từ cái hại và coi chưng từ trong cái lợi vọt ra cái hại. Người xưa chẳng đã nói “vui quá hóa buồn” là gì? Viết đến đây không làm sao tôi quên được gương bà helen keller, người vừa câm vừa điếc vừa mù lòa mà nổi tiếng khắp thế giới về diễn thuyết, viết sách và đọc sách. Bà dạy cho ta đức nhẫn nại mà nhất là đức khôn ngoan trong xây dựng cuộc đời. Keller thuở ấu trĩ có những ngũ quan lành mạnh. Bỗng một cơn bệnh ác nghiệt đến cướp đi thị giác, thính giác, và âm giác. Cho tôi và bạn, lâm vào hoành cảnh như vậy, cuộc đời chắc là đi xuống. Nhưng với keller đời vẫn lên. Bà được thụ giáo với một nữ giáo sư, cũng mắc những tai họa như bà và tranh đấu với các trở lực để làm cho đời mình tươi sáng hơn. Keller qua hai mươi tuổi đã thao luyện những cơ quan tê liệt trở nên khá tinh nhuệ hơn. Bà mù mà đọc sách, không mấy ai đọc nhiều bằng bà. Điếc nhưng bà vẫn thích về nhạc, câm nhưng bà diễn thuyết khắp nơi ở hiệp chủng quốc. Bà giỏi chơi bài, thứ bài có chữ nổi, lại cũng cao cờ đầm. Thật là một gương vạn cổ “chuyển bại thành thắng” bằng đầu óc già giặn trong khôn ngoan mà vẫn được lợi to. Có kẻ hành động nô lệ nguyên tắc, thắc mắc từng kỷ luật chi tiết. Khi có thể cho thônng qua để mưu lợi một lợi to, họ lại nhỏ mọn nắm nguyên tắc, thành không lợi nào được cả. Câu chuyện của “biện trang giết hổ” là một bài học cho ai muốn là việc đắc lực, nghĩa là khéo sử dụng mưu trí sẽ đỡ tốn công,của và thời giờ mà được lợi lớn. Ngày nọ biện trang gặp hai con hổ vồ một con trâu. Ông định đánh bắt hổ.có đứa bé khuyên: “hai con hổ béo, đang thèm mồi trâu, thế nào cũng cắn giết nhau. Bây giờ nếu ông đánh hổ, phải đối phó đến hai con. Chi băng chờ lúc chúng giao chiến xong, chỉ còn một, ông đánh dễ dàng. Làm một việc mà được hai lợi”. Biện trang nghe phải làm theo, thành công. Quả thực đức khôn ngoan rất cần thiết cho cuộc đời….

Page 12: NGƯỜI BẢN LĨNH

Nhiều khi đóng vai trò lãnh đạo, ta phạm những lỗi lầm vô ý thức mà nếu khôn ngoan một chút đại cuộc sẽ đâm hoa kết quả. Thiếu gì ngươi do một duyên may nào đó, đóng vai trò điều khiển một số người, lại quên mất lý tưởng, đánh rơi mục đích mà người ta đưa mình lên. Cách thuộc hạ bị bỏ bê,làm việc không thống nhất, xa lạ với phương pháp. Họ không mấy khi được hội luận, thu lãnh những khuyến từ, bí quyết thành công, cũng không được kiểm soát và vấn đề phúc trình thì đối với họ khỏi bàn. Bạn nghĩ sao về đại cuộc giao cho những kẻ làm lớn như vậy. Tôi lại gặp một trường hợp nọ mà người lãnh đạo vì thiếu sáng suốt, việc chung bị thất thiệt. Họ hay làm cho ra bi đát những lỗi lầm cỏn con của kẻ dưới. Họ bất chấp vấn đề lựa chọn những cán bộ tài đức, trung kiên mà chỉ nghĩ đến sự lựa chọn hình thức. Nghĩa là ai học hết khóa, ai qui mọp, ai không có sáng kiến gì mà khéo sống cầm chừng thì sẽ như cái máy được tuyển trạch, được trọng dụng, được bao nhiêu ân huệ. Chắc cũng như tôi, bạn dư biết có lãnh tụ chỉ có quyền chức mà thiếu óc chỉ huy, đã giết chết bao nhiêu tay bản lĩnh bổ ích cho đại cuộc.có khi vì óc độc tài ngu mù, vì lười biếng, vì sợ dư luận, vì bạc nhược không dám tự quyết, họ đóng vai trò cách “bù nhìn”, làm một thứ sâu mọt cho muôn họ. Đọc truyện tàu chăc bạn nhớ câu chuỵên của ngụy văn hầu và địch hoàng. Ngụy văn hầu bữa nọ cho họp các đại thần và hỏi: “ quả nhân làm vua như thế nào”. Các đại phu đều cung kính đáp: “là minh quân”. Duy địch hoàng tâu: “vua không phải là minh quân”. Ngụy văn hầu hỏi: “tại sao?”. Địch hoàng thưa: “vua sau khi thắng nước trung sơn đáng lý vì công ích phải giao cho anh em, lại tặng cho con còn ấu trĩ. Làm vậy là không phải minh quân”. Ngụy văn hầu bất mãn, đuổi địch hoàng đi. Địch hoàng bình tĩnh đi. Lúc ấy có một đại phu khác là nhiệm tòa được đặt câu hỏi trên. Nhiệm Tòa đáp: “vua đúng là minh quân”. Ngụy văn hầu vồn vã hỏi: “tại sao quả nhân là minh quân”. Nhiệm tòa tâu: “người xưa có nói hễ minh quân thì có trực thần. Địch hoàng là tôi vua mà nói thẳng là trực thần. Vậy vua là minh quân”. Nghe thấm thía, nhà vua cho địch hoàng phục vị. Bạn nghĩ sao về những câu trả lời của địch hoàng và của nhiệm tỏa? Thì ra nhờ óc suy nghĩ chín chắn, lời nói vừa tránh được họa, vừa gây công ích.

9. Nói đến trí dài tôi muốn bạn để ý đến sự cân đo công việc trước khi bắt tay thi hành. Nói cân đo tôi vẫn dè dặt; là có rất nhiều công việc ta khó bề thấy trước hết các chi tiết. Có những công việc riêng, mới lạ, chưa ai làm thì lấy kinh nghiệm ở đâu để sắp đặt chương trình, trù liệu hao tốn. Vì đó có lắm việc vừa làm vừa thí nghiệm và phải thay đổi để tiến đến chỗ khả quan. Dĩ nhiên mấy lần thay đổi là mấy lần hao công tốn của. Nhưng ngoài những thứ công việc khó bề thấy trước được đó, có bao nhiêu việc

Page 13: NGƯỜI BẢN LĨNH

mà nhờ óc suy nghĩ, người ta có thể cân đo trước sự thắng bại,có thể sắp đặt trước chương trình, chuẩn bị kế hoạch, phương thế đề phòng những trở lực, tốn kém. Chúng ta ai cũng tự nhiên ưa mới lạ,có xu hướng tiến tới sự như ý. Thị dục thường lấn áp ý chí cùng lý trí, xô đẩy chúng ta hành động. Ta hãy trấn áp thị dục bằng lực lượng của ý chí. Trả lại lý trí địa vị ưu tiên của nó. Suy nghĩ chín muồi tất cả những gì ta sắp thi hanh. Một khi hoàn thành, vạn bất đắc dĩ lắm mới có sự thay đổi. Nếu chịu khó kiểm điểm các công tác của chúng ta trong thời gian qua, ta chắc sẽ thấy một số công trình ta phải cải tiến chỉ vì tại hành động không tính trước liệu sau. Mà đó là điều rất kỵ với người bản lĩnh. Tật gớm như cùi đối với người bản lĩnh là “hủ lậu”. Cuộc đời của họ luôn theo đà canh tân để đi lên. Những người bản lĩnh cương quyết không hành động trên bắp gân có nghĩa là nô lệ tình cảm nhất thời, thị dục chốc lát, dụ cái lợi con con mà cứ thay đổi theo ý cá nhân vụt chạc công việc.

10. Lúc tướng Grant tấn công ở Richmond, Jubal Early xua quân đánh như “chẻ tre” xuống miền bắc, đến Alexandrie, lực lượng Liên Bang định phản công ở Fort Stevents. Lúc súng bắt đầu nổ như địa chấn. tổng thống Lincol với thân hình cao lớn, lại đứng sừng sững gần một bao lớn trên mái nhà nọ, rất dễ làm mồi cho đạn. có viên tướng nọ khuyên tổng thống nên lánh thân vào nhà trong. Xung quanh ông ấy người đua ngã gục chết như cây bị bão. Lincol cứ đứng. bỗng có tiếng hét như lôi đình: “thằng điên, xuống vào nhà mau!”. Lincol giật mình và ríu ríu làm theo. Đó là huấn lệnh của một sĩ quan trẻ tuổi của tổng thống: Ông Oliver Wendell Holmès.

Thưa bạn, lời nói của viên đại úy Holmès nghe chua chát hung dữ quá hả bạn? nhưng dù sao vẫn là những lời đẹp vì chứa bên trong lòng tốt, lòng thành, thiện chí. Trên đường đi những âm thanh đó khó kiếm quá. Chúng đối chọi với bản chất tự nhiên ưa đường mật của ta. Song là những viên thuốc bổ dưỡng. có biết bao lời nói, thưa bạn, xuất phát từ những “tấm lòng rắn độc” mà bên ngoài bằng giọng điệu ngọt bùi qua loa, xã giao. Mới nghe, người ta có cảm tưởng sung sướng như được lo lắng, giúp đỡ, an ủi. song nếu ai non trí nghe theo, đặt nhiều tin tưởng, sau cùng phải thấm thía thất vọng với lẽ đơn sơ ở đời không mấy người thương ta như mẹ ta. Người dân Việt chẳng phải vô lý khi nói rằng: người đời giúp đũa mấy kẻ giúp cơm.

Có cần tôi nói ở đây những lời nói “tẩm độc rắn” của những kẻ định phá hoại lý tưởng của bạn không? Bạn nỗ lực trong nghèo túng tiền bạc, phương thế, lời khuyên, thời gian ,sức khỏe v.v… để thể hiện chí cả về một phương diện nào đó. Người ta bôi lọ các cố gắng của bạn. những bề

Page 14: NGƯỜI BẢN LĨNH

mặt công trình của bạn và thiện chí của bạn, người ta lãnh đạm, không đếm xỉa đến. giá có ai đề cao bạn thì người ta cũng tạm nhận phần hay nào đó rồi buông ra những tiếng “nhưng” để dìm bạn. chuyện xấu bạn không có, người ta vẫn bịa đặt trắng trợn, đồn thổi đến thượng cấp làm kẻ này hại bạn, đến hạ cấp làm kẻ này khinh bạn. người ta xử với bạn bằng cặp mắt “vạch lá tìm sâu”, có khi giả đò dịu ngọt môi mép để “cản mũi kỳ đà” công việc vì chính nghĩa của bạn. buồn cười là bạn gặp hàng lố kẻ nối gót sau con đường bạn đi, thua kém bạn nhiều phương diện, nhưng nhờ vận đỏ ít gặp chông gai, cảm thấy sung sướng, buông lời bình phẩm bạn. họ bảo bạn là non nớt, táo bạo, khờ dại thế này thế kia. Nôn ruột cười nữa là cả đám người mà địa vị xã hội rất mỏng manh lại dạy cho bạn những lời dạy đời hai xu. Có khi xây dựng cuộc đời tương lai mà uy thế của bạn đang gặp gió may mắn ủng hộ lên như diều thì bạn có bè bạn đông như trấu. đến đâu bạn cũng được người người coi bạn là trẻ trung, đầy mộng đẹp, chứa chan hy vọng. người ta nói tốt bạn. người ta hân hạnh làm quen với bạn. rồi! rủi vấp một trở lực nào đó, bạn ơi,cờ trở gió dễ qua mà cũng mau qua. Bạn bị người nghi ngờ đay nghiến, gièm chê. Có kẻ dám coi bạn như một thứ “chiên ghẻ” nếu không phải là chó ghẻ. Người ta mang kính đen, coi đời bạn là đời đang đi xuống, đời bỏ đi. Họ lắm lúc có cảm tưởng bạn bị một chứng bệnh tinh thần hay lây. Họ cấm con cháu, bà con gio tiếp với bạn. nhiều kẻ vì thiện tâm giao du với bạn bị mất địa vị hay quyền lợi. còn đối với kẻ cầm quyền, có bổn phận lo cho bạn, bạn trở thành thứ cây giác, gỗ hư không xài vào đâu được. thiện chí của bạn dù thể hiện bằng những công trình rực rỡ đến đâu, chỉ là gánh vàng quăng xuống sông Ngô. Tài đức của bạn bị khó lọ dư luận, lòng ác, thời gian làm cho mờ mịt. chua xót nhất là khi vì muốn phục vụ chính nghĩa hữu hiệu, bạn đem sáng kiến nỗ lực thực hiện một chương trình văn hóa hay đạo đức nào đó với tinh thần mới mẻ, hợp thời, thì thiện chí bị “tâm xà” của cấp trên, cấp dưới chuyển thành ác ý và đánh rơi bạn, truy kích bạn, loại bạn ra khỏi hàng ngũ mà chính bạn muốn nó ngày một tiến bộ, vững chắc. bạn có thấy khía cạnh chua chát nhất của cuộc đời không? Rồi cái này mới tai ác nữa, là bạn sẽ gặp những người tự thâm tâm tin mình đạo đức, thánh thiện, được tiếng là bậc thầy trong lĩnh vực luân lý mà vẫn phá hoại cuộc đời bạn. trong khi họ tưởng làm việc bác ái, họ gây họa cho bạn. lời nói tâu ra tâu vô về bạn, đối với thượng cấp, tạo bầu không khí khó thở bao quanh cuộc sống của bạn. còn nói chi đoàn lũ có địa vị vững chắc mà bất kể lý tưởng , đại cuộc, vì có ích kỷ căn bản đã chẳng xử với bạn bằng đức bác ái mà còn coi sự công bình như rơm rác. Họ cười khoái trá khi

Page 15: NGƯỜI BẢN LĨNH

bạn chơi với trong khốn cùng. Địa vị bạn khi bị “té ngựa” chìm xuống đất đen, thì địa vị của họ theo gió thế lực lên như diều tết.

Đọc đời tư của nhà dìu dắt môn dã cầu khét tiếng của Mỹ, ông Connie Maek, tôi ngả đầu khâm phục nghệ thuật châm quén những mầm nhân tài thuộc quyền điều khiển của ông. Ông rất kỵ bình phẩm công cộng và cho đó là lời châm chọc lòng tự ái. Ông đào luyện riêng từng cầu thủ bằng cách tư riêng sửa lỗi cho họ và nhất là thành thực khen lao tài đặc biệt của họ. chả trách sau lưng Connie có cả một quân đoàn cầu thủ môn dã cầu rầm rộ đưa uy tín ông lên, cùng cố đời sôngs ông và tạc tên ông bất diệt vào lịch sử dã cầu thế giới. bạn ơi! Trên đường chuẩn bị chức nghiệp bạn sẽ gặp như cỏ cú thứ nhà giáo dục có một lối giáo dục kỳ lạ. giáo dục là về mặt tiêu cực tẩy trừ và đề phòng tật xấu, về mặt tích cực thích nghi các đức tính phát triển. rồi khi tuyển trạch người để giao chức phải đặt vấn đề lựa theo tài đức, theo sở năng của từng người. họ bất chấp: ai hết năm học, là hằng lố ra trường. hỏi bí quyết tổ chức phải không?con số rỗng. hỏi nghệ thuật lãnh đạo? con số rỗng. hỏi phương pháp phổ biến tư tưởng, dụng nhân đối phó trở lực, kiểm điểm công tác, tu nghiệp, tự học để thăng tiến?cũng con số rỗng. người ta có cảm tưởng họ đánh may rủi trong sự lựa chọn người, nghĩa là cứ để kẻ thụ giáo, im lìm tự nhiên lớn lên với tật xấu cũng như tính tốt. khi tốt nghiệp xong ai dừng dại ló mòi gì nguy hiểm, thì đắc dụng. một mặt họ hò hét mục đích của đại cuộc để được chiếm đoạt, để tổ chức mà họ lãnh đạo được tiến bộ, song song khi thực hiện họ đánh rơi phương thế. Họ viện lý là khôn ngoan, nghĩa là lười biếng trá hình tàn hại bao nhiêu tay bản lĩnh của đại cuộc, để thu nhận những mầm mới mẻ, lo o bế để rồi sau cùng cũng theo chính sách cũ rích làm những cuộc phá hoại công ích khác.

12. sau khi đọc qua mấy hiểm hóc của nhân tâm mà bạn và tôi có thể gặp trên nẻo đường sự nghiệp, ta nghĩ sao? Phải cần óc suy nghĩ. Ta phải già giặn lắm cuộc đời ta mới đâm hoa kết quả. Trước hết ta nên nhớ, dưới bóng mặt trời, sau khi rời khỏi ngưỡng cửa gia đình, để dấn thân vào cuộc vật lộn không ngừng để sống, nếu ta không lo cho ta, thì khó mà mong ai lo cho ta cả. chữ “lo” tôi muốn hiểu là lo bất vị lợi… ta phải xây dựng đời ta, tìm cho nó một lý tưởng sống, tạo cho nó một ý nghĩa, tìm đủ phương thế để tiến lên cây thang xã hội. đối với ác tâm của người đời, cần có vài thái độ cần thiết. hơn một lần tôi đã nói sợ e mình là cây vông, thịt xộp tô lục chuốt hồng gì, mục vẫn mục. chớ mình là cây gõ thì dù thế nhân bôi lọ, trét bùn, lúc xã hội cần dùng ta, chỉ đem rửa thì ta đắc dụng. nói vậy tôi muốn nói ta đừng khinh rẻ dư luận để ta khỏi mắc bệnh chủ quan, ngoan cố, mù quáng trong lối sống của mình, nhất là khi

Page 16: NGƯỜI BẢN LĨNH

còn non tuổi nghèo kinh nghiệm trên đời. nhất định đừng vì luồng sống dư luận mà sống không lập trường, hoạt động mất lý tưởng, tiến không chương trình, thiếu phương pháp. Phải hoạt động ngược lại. đừng để đầu có có thời giờ “ nhiễm thuốc độc” của ganh ghét. Cho các lời lăng mạ, bôi lọ như gió thoảng. tin tưởng sự trả đũa của thời gian nếu ta hoạt động với chí cả và sáng suốt. lòng người có khi giống như lá cờ. cờ trở gió thế nào thì nó cũng đổi chiều thế ấy. trong một tác phẩm tôi viết: “trong hang cuộc đời có những cạm bẫy của thứ công trình ngấm ngầm sẽ gài dính hết những người lên mặt bất lương. Những hạng người giá trị hai xu mà tiểu nhân, khinh người, kiêu ngạo….” vào những khi cao hứng, cõi lòng nghe lâng lâng khoái trá, bạn cũng hãy trầm nghĩ. Nếu lạc quan, hăng hái giúp bạn hoạt động đắc lực, thì bạn cũng nên đề phòng sự cuồng nhiệt. bạn cảm thấy đời toàn bông hường chớ không có gai góc. Bạn ngó thực tế với cặp mắt cực kỳ lạc quan. Bạn ngó trên và vượt ra khỏi thực tế. óc tưởng tượng của bạn bị dục tình khoái trá quá độ chi phối. nó làm việc ngoài vòng kiểm soát của lý trí. Bạn bước gần đến hố nguy hiểm vì bạn ra xa thực tế lặn hụp trong biển mộng. công việc làm ăn của bạn đổi mới có vẻ phát đạt, bạn tưởng sẽ thu hoạch vô cùng kết quả mỹ mãn. Bạn cảm thấy làm nhà triệu phú trong khi tay chưa có đồng tiền kẽm. sau cuộc thành công nào đó trong cuộc học hành sơ đẳng, bạn khoái chí mơ mộng chiếm những bằng cấp cao đẳng trong lúc không đủ phương tiện để lấy một mảnh bằng sơ đẳng. chưa làm vòng mong ăn thịt, bạn thả hồn phiêu trong không biết bao nhiêu mộng thành công khi mới thấy vài phương thế. Nhưng những phương thế “nhử” ấy biết đâu sẽ còn sau lưng nó những phương thế quan hệ hơn. Bạn liệu có đủ không?

Thưa bạn. hãy coi chừng ảo vọng! vẫn hiểu rằng bạn cần có tâm trạng khoái trá để thành công, vẫn hiểu rằng bạn phải lạc quan thấy trước kết quả công, của mình. Song bạn nên vừa tính trước thành công, vừa để ý để công việc có thể thất bại, có thể thành công ốm yếu, chậm trễ. Như trong những ví dụ trên bạn làm sao chắc “ba bó một giạ” rằng công việc của bạn sẽ đem lợi lộc dồi dào, nhanh chóng. Bạn có thể làm một triệu phú gia. Nhưng rủi có giặc, rủi bạn bệnh, rủi cơ đồ bạn bị hỏa hoạn rồi sao? Được cấp bằng cao đẳng, thì oai lắm đấy. nhưng bằng hẳn đòi nhiều điều kiện chứ. Trí thông minh. Ý chí cương quyết. sức khỏe. tiền bạc. vận may nữa. bạn có hết ngần ấy thứ điều kiện chắc trăm phần trăm không?

Vậy tốt hơn bạn hãy suy nghĩ. Làm ruộng mà gặt đòng đòng thì chết đói. Bị những thất bại nặng nề, bạn có biết con người không già giặn gặp

Page 17: NGƯỜI BẢN LĨNH

phải nguy hiểm thế nào không? Họ có thể bi quan cả đời chỉ vì quá sớm lạc quan.

13. tóm lại người bản lĩnh là người có bộ óc suy tưởng đúng đắn, biết áp dụng thuật tư tưởng trong mọi nhịp sống để hành động khôn ngoan. Chữ “khôn ngoan” đây đừng hiểu theo một nghĩa quá giản lược. chắc bạn thường nghe bà mẹ khuyên đứa con sắp lên đường. “khôn ngoan”. Tôi cũng nghe một người chị mắng đứa em nhỏ để cho chó táp cái bánh: “đồ ngu”. Nghĩa là không khôn ngoan giữ ăn. Không, không hiểu với nghĩa giản lược như vậy. có người hiểu khôn ngoan rộng hơn. Là khéo trả miếng bằng lời qua tiếng lại, là đa mưu trong công việc làm ăn. Là mánh lới kiếm tiền nhiều. là cung kiến suốt cuộc đời để tìm cảnh sống ấm êm, ô tô, nhà lầu, nhan sắc, chức quyền. Thánh Bảo Lộc gọi hạng người này là hạng người “coi bụng của mình là Thiên Chúa”. Tất cả những hình thức trên của trí tuệ có thể gọi là “mưu cao” thôi chứ chưa hẳn là “trí dài”. Đức khôn ngoan người bản lĩnh hiểu, có tính chất siêu hình, bao quát mà bạn có thể định nghĩa là một đức siêu nhiên luận lý, điều khiển trí tuệ ta khéo chọnh những phương thế tìm hạnh phúc hiện thế và vĩnh phúc siêu thế. Họ coi hạnh phúc vĩnh cửu là mục đích tối hậu của con người. đức khôn ngoan hiểu như vậy, theo Thomas d’ Aquin, có ba chức vụ “suy luận, phán đoán và tuyên lệnh”.Với óc suy luận, theo lời khuyên của Jean de Courberive, bạn nên trở về dĩ vãng của mình và những danh nhân thế giới để thu lượm kinh nghiệm. nó làm nền tảng những mưu tính sắp tới cho tương lai. Bởi thực tế đòi buộc óc suy nghĩ của ta phải quán xuyến những khóe cạnh của các sự vật, sự việc, hoàn cảnh hiện tại. thấy xa những trở lực. kết quả cũng cần thiết. vậy phải nhắm tương lai. Những suy luận không mà chẳng phán quyết cách thực tiễn hay sao vào bệnh không tưởng, tức lý thuyết suông. Mà khi lý trí phán đoán là chỉ vạch đường lối phải hành động. và bao nhiêu nhân đức khác cho được thực hiện bổ ích phải có can thiệp của đức khôn ngoan. Nó soi rọi đường trung dung là điều kiện tất yếu của mọi nhân đức. trên các nẻo đời, người ta khó bề gặp được hạng người có đầy đủ ba năng lực được phát triển đầy đủ: tôi muốn nói bộ óc sáng suốt, ý chí gang thép và tình cảm tế nhị. Bạn đã có bí quyết giúp bạn có trí tuệ minh mẫn. bạn có quyền hy vọng sẽ tránh được lạc lẫm trong cuộc sống cá nhân,gia đình, xã hội. tôi thấy bạn còn cần ý chí và tình cảm, vì chỉ thông minh mà không anh dũng thì lý tưởng khô héo. Nếu có trí dài,đó là trí cả, mà không gieo thiện cảm thì đời sẽ cô độc, bị nghi kị, bị ghen ghét cũng khó thành công.

Page 18: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG 2: ÓC ĐƠN GIẢN“Tật cầu kỳ, tật giản lược cả hai đều là kẻ thù của óc đơn giản”

WATERSTONE1. Sang thế kỷ hai mươi mốt,vẫn thích nếp sống văn minh của loài

người, đồng ý những tiện nghi nguyên tử. nhưng bạn có nhận với tôi rằng hình như ở thời chúng ta, cuộc sống phiền toái quá không? Tôi chẳng biết bác ái của Chúa Giêsu, từ bi của Thích Ca, kiêm ái của Mặc Tử, mộng hạnh phúc, hòa bình, tự do của hằng lố triết gia Đông Tây có được thực hiện thêm với sự tăng gia của điệu sống rườm rà, hỗn tạp, rắc rối, điên đầu của cái thế kỷ mà đồng tiền, mà mưu kế, mà ác tâm, mà lòng tham là vua, là chúa này chăng. Chớ điều tôi chắc chắn với bạn là ai giàu óc suy nghĩ phải cảm thấy mệt mỏi với sức căng thẳng của cuộc sống vật lộn liên tục, triền miên của thời buổi này. Lòng người mất đi dần sinh thú. Tôi không chịu bạn trách mang cái tật của nhiều cụ là thích hoài cổ, chê thời mình sống, lúc nào cũng ca tụng thời xưa,mặc dầu thời xưa không hơn gì thời nay. Thú thật với bạn, tôi không biết thời xưa thế nào, nhưng hẳn bạn và tôi có chung những nhận xét này. Là hình như thể xác con người thời nguyên tử đa số càng giàu có thì tâm hồn càng nghèo mạt. ta đang sống trong một cơn lốc quay cuồng của hết dục vọng này đến dục vọng khác, nó cấp bách ráo riết xô đẩy chúng ta vươn mình đến, trườn tới chụp lấy thỏa mãn mà càng chồm tới càng hoi hóp thống khổ và bi quan.

Cái ăn, cái mặc, cách xã giao, lối kiếm tiền, quan niệm về cuộc đời, đường lối công tác, con đường tôn giáo v.v….và v.v…. tất cả không còn đơn giản nữa mà chi ly phức tạp, bắt con người nhoi lên trong cố gắng, gay cấn, não nề và phải phấn đấu từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc quy tiên.

Cái ăn? Có bao nhiêu là món cao lương mỹ vị. vào một tiệm ăn, ăn vài món nhẹ và giải khát chơi một chút, trả mấy chục nghìn là chuyện thường. người ta ăn nguội, người ta ăn nóng, rồi hình như bây giờ món gì người ta cũng muốn tống vào tủ lạn để ăn giống nước đá.

Cái mặc? vải mỏng, vải thưa, vải dày, vải đủ thứ màu, vải rằn, vải sọc, rồi vải có bản đồ, chim cò, rắn rít. Lối cắt quần áo của thời nay thì nếu các cụ có phục sinh chắc lắc đầu.áo eo như con tép, xùng xình như bao mai lúa, quần cái chẹt ống trúm đặt lươn, cái cộc lốc như da nhái khô. Bây giờ hình như có kẻ dần dần tập mặt xã hội cho quen với thời thô sơ: là áo họ mặc nửa cái, cơ hồ như tự nói rồi đây sẽ thôi mặc để gọi là tạo cho người thời đại một thứ “mốt”. xã giao ngày nay thì phải chịu phức tạp như một bản đồ. Nào chúc tế, chúc sinh nhật,rước người coi mặt và cách chiêu đãi với những cung cách riêng. Những công nghệ chào hỏi, “đắc nhân tâm” riêng. Một buổi ăn cũng như một câu chuyện giống giốn

Page 19: NGƯỜI BẢN LĨNH

một “chiến trận”,có món, có điều được bố trí theo một nghệ thuật tinh vi. Làm khác hay thiếu thì tức khắc bị chê là kém xã giao, là nhà quê, là thất bại.

2. trong lãnh vực tinh thần, nói riêng về nhân sinh quan, vũ trụ quan, có cả một “mùa nấm chủ nghĩa”(simes) dậy lên. Người ta không thỏa mãn với hệ thống tư tưởng nhân bản duy tâm của Vệ Đà , của Phật Giáo. Với nhân vị của thuyết Ki Tô Giáo , với kinh điển của Epicure, Kant, Bentham, mà rầm rộ như thác vỡ bờ, một bộ những tư tưởng gia như Feuerbach, Nietzsche, Marx Sartre, Gide tung ra đời cả một loạt quan niệm làm thế giới thắc mắc hoang mang. Đó là chưa nói những tôn giáo địa phương của từng dân tộc tùy lòng đạo cá nhân mà ra đời.

có thể nói tắt rằng ngay trong sự phiền toái của cuộc sống hiện thời có động lực mạnh mẽ nhất chi phối tâm não con người là khát vọng làm cho thể xác hạnh phúc. Y như một chiếc lá giữa cuồng phong, con người bị bão tố vật chất làm xao xuyến băn khoăn đua rượt nhau trong sự cung cấp cái phụ tùng cho con người, mà lạc mất cái chính yếu, tức là sống người đời, sống con người. không dám bảo cổ thời tiền nhiều, tiến lẹ về đạo đức, lý tưởng căn bản của con người, nhưng không cần sáng suốt ai cũng nhận rằng kim thời tiền nhiều, tiến lẹ về vật chất, cái làm phương thế cho tâm hồn, chớ không phải làm mục đích tối hậu. tôi có cảm tưởng như một số người kìm thời giống như một người đang chết đói mà hai tay cứ vơ vét không phải chất bổ cho bao tử mà những vàng ngọc, lụa là, xe tàu v.v… tòan là những thứ chứng tỏ rằng minh phong phú song lại khêu gợi sự nghèo túng về cái cần thiết của sinh tồn.

3. nói vậy không phải chủ trương con người cần thoái bộ, trở về sự thiếu thốn cơ sở. không. Ta phải tiến bộ. nhưng khi lăn lộn trong cơn sống tiến bộ vật chất, ta đừng quên đánh mất sự hướng thượng của tâm hồn, và nhất là phải giữ luôn óc đơn giản. đấng Kytô nói: “phước lộc thay những người có óc nghèo”. Tinh thần đơn giản hàm súc là đức tính thứ người mà đấng Kytô chúc lành ấy. bạn vẫn dùng những phương thế lương thiện để làm cho đời sống vật chất mình, gia đình mình ngày một hạnh phúc, bạn vẫn sống giữa những tiện nghi nguyên tử, nhưng nhất định giữ lòng vô tư, không dan díu, quyến luyến quá với của đời. và nếu có thể được, vật gì không cần thiết thì không làm. Không yếm thế mà đức Khổng dạy rằng ai rồi cũng sẽ nằm trên sử sàng và mộng là thạch sùng, mộng chinh phục thế giới của bất cứ ai sau cùng cũng tan tành y như chiếc bị rách của tên ăn mày hay cái khố cũ kỹ của người nô lệ. biết vậy sống đơn giản với tinh thần thật đơn giản là hạnh phúc thật và cũng là sống khôn thật.

Page 20: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG 3: ÓC HƯỚNG THƯỢNG

1. Tinh thần “hướng thượng” và “hướng hạ” của con người, cứ chung mà nói, ngay trong tâm hồn con người, kể cả hạng người từ lúc còn trong trứng nước, được quán triệt thuyết vô thần, tự nhiên có không nhiều thì ít tâm tình hướng về thiêng liêng, mặc dầu sự thiêng liêng được quan niệm khác nhau tùy bộ lạc, dân tộc, thời đại, hoàn cảnh. Nếu con người được giáo luyện chu tất về chân, thiện, mỹ thì tâm tinh đạo đức ấy phát triển. dĩ nhiên khi tâm hồn bị tà giáo lôi cuốn hay làm nô lệ cho những tư tưởng dị đoan, thì tâm tình dễ bị xuyên tạc, đi lạc đường, làm động cơ xô đẩy con người vào mê tín hoặc bị dập tắt đi. Nhưng kinh nghiệm lịch sử nhân loại cho biết loài người rất ít được huấn luyện về một tôn giáo chân chính, nên tâm tinh tự nhiên có trong người thường lớn lên cách èo uột. nó bị sự lướt trớn của các lực lượng ham tiền, háo danh, ham vui, ưa nhàn, đàn áp. Vì lẽ trọng hệ đó,trừ những tâm hồn chân tu, đa số nhân loại khi tĩnh tâm làm công việc thánh thiện mà người Kitô giáo gọi là “cấm phòng” để kiểm thảo các tư tưởng tâm tình, ước vọng, hành vi, ngôn ngữ của minh, người ta hay thấy mình trên bước đường đời giống y như một con ngựa chạy cúp cổ trên đống vật chất. có người suốt đời không nghĩ trên đầu có còn cái gì không. Họ “đánh trống lảng” những lời cảnh tỉnh của các nhà đạo đức. nguy hiểm nữa là họ coi thường, dập tắt đi những tiếng chuông của lương tâm. Cũng có người theo lương tri hay vì chán nản cuộc đời, đôi khi thả hồn trong giới siêu linh. Song vì thiếu niềm tư tưởng vào một nhân sinh quan chân chính, sau cùng họ bỏ qua. Về đêm mà có những ý nghĩa đó thì bỏ qua rồi ngủ. ban ngày mà mơ mộng đạo hạnh thì rồi một chút cũng bị công ăn việc làm khiến thả trôi đi. Có nhiều tâm hồn cao tuổi lúc chân chồn, gối mỏi, ngoảnh lại đường đời đã qua, thấy công trình vật lộn với cuộc sống đấy máu lệ của mình không còn lại cho mình cái gì vĩnh cửu. có kẻ buổi tang du còn phải lăn lộn tảo tần, hai sương một nắng để chạy từng miếng ăn, manh mặc, y như hồi mới lập gia đình, lúc “ra riêng” không lệ thuộc nền kinh tế gia đình cha mẹ. khi giải thích câu: “ai ham lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì”. Tôi thấy có một số ông cụ bà cụ rơi lệ. họ cảm động không phải tại vì tôi hùng biện mà tại họ lãnh hội được chân nghĩa của danh ngôn trên. Họ thấy cuộc đời phù vân quá. ở kiếp nhân sinh, nếu người ta không “hướng thượng” mà chỉ “hướng hạ” thôi, thì sau cùng tay trắng sẽ còn tay trắng. người cảm thấy bôn ba trên đường y như một chiếc lá vàng bị quay cuồng trong cơn gió lốc để rồi sau cùng gieo mình đến chỗ nào đó, không để lại một tiếng vang nào cả. nếu đời người mà

Page 21: NGƯỜI BẢN LĨNH

vậy thì, thưa bạn nghĩ gì? Cái nôi với cái hòm được nối liền bởi một gạch rỗng tuếch hay dầy đặc những tội lỗi, thì tội nghiệp cho kiếp nhân sinh lắm.

2. nguyên nhân khiến con người thích “hướng hạ” hơn “hướng thượng” có lẽ là tật “hướng ngoại”. đọc cuốn “ l’ascension de votre âme” của P. Mare, tôi thấy tác giả kể lại một câu chuyện thâm trầm: một linh mục ngày kia nói với một vị bác sĩ thời danh: ông tìm kiếm thượng đế, ông khao khát người, ông hãy lật phúc âm của người ra: hãy nghe lời người nói”. Bác sĩ liên tục trong nhiều ngày: buổi mai, buổi trưa, buổi tối, trước khi làm việc dành chỉ ba phút thôi để đọc cuốn “kim thư” ấy. và bác sĩ sau cùng tự thú: “tôi lóng nghe và trầm nghĩ cách ham hố những ý tưởng của Người”, mà bạn biết những ý tưởng đó gieo rắc trong phúc âm, toàn là những ngọn gió thiêng nâng lòng con người lên, giải thoát con người khỏi sự thúc giục phọc của vật chất ô trọc. nhờ đâu bác sĩ trên đường gặp ánh sáng phúc âm: Nhờ trở về với nội tâm, nhờ thinh lặng, suy xét và cố gắng sống theo tinh thần hướng thượng. trong chương “trầm mặc” tôi đã nhấn mạnh với bạn, đức thinh lặng là lá “bùa” thần diệu để tạo nhân cách. ở đây bạn hãy chụp lại nó. Nó vẫn linh nghiệm trong sự tạo tâm hồn hướng thượng. hướng thượng có thể ví như nhìn vào một hồ trong để trông những con cá lội. cơn lốc vật chất làm tâm hồn tao loạn có thể sánh với cặn cáu xao động làm ta khó thấy cá lội. bàn tay nhúng vô hồ để làm cho nước êm lại, cặn lóng xuống , cá được thấy rõ rệt. ta có thể ví hướng thượng là “bàn tay” trấn áp cơn lốc vật chất để tâm hồn tìm gặp những chân lý siêu việt. trong đạo xử thế, bạn đã dư biết lời nói hùng biện mà thinh lặng cũng hùng biện. nhiều trường hợp lời nói khéo sử dụng chinh phục nhân tâm mà nhiều trường hợp làm thinh lại “nói” nhiều hơn, có hiệu quả hơn thuyết nữa. lắm lúc lời nói bị coi là dạy đời, là con đẻ của “già hàm”, là lỗ mối của lòng tự ái bồng bột, là dấu hiệu của kiêu căng. Lời nói đáng kiếp nữa. vì nhiều khi “vạch sườn” cho thiên hạ biết rõ mình, mà như vậy là nguy lắm. ở đời khi người ta biết mình, coi chừng người ta ghét hơn là thương. Sự thinh lặng đã cần thiết cho đạo xử thế như vậy, nó còn cần thiết cho tinh thần hướng thượng gấp đôi. P. Marc nói: “ tất cả những tâm hồn vĩ đại đều là con của thinh lặng và trầm nghĩ”. Quả thực là một minh triết. chúa Giêsu ra đời có rùm beng như bao hoàng tử đâu. Trước khi truyền giáo. Người có um sùm sống đời đế vương đâu. Người lánh mình. Người yêu mến Chúa Cha. Đối với nhân loại. người bác ái. Người cầu nguyện. người phụng sự. người làm việc trong thinh lặng. người chết cách ốc nhục. nhiều tâm hồn tầm thường đồng thời tưởng người chết là hết chuyện. nhưng cái chết của người

Page 22: NGƯỜI BẢN LĨNH

không phải là tiếng vang rớt bõm vào hư vô mà là cái giục giã của hột giống tốt. ngày nay. P. Marc nói hình ảnh của người ở khắp mọi nơi: “trong nhà cửa, ở thánh đường, nơi mồ mả, trên tay của kẻ qua đời, trong lòng kẻ sống. kỷ niệm của người tràn đầy lịch sử, văn chương và nghệ thuật. các bậc thiên tài thì ghi tên trong sách vở còn người tạc danh trong tâm hồn”. đó là gương tốt cho ta để có tâm hồn hướng thượng. trước hết để thinh lặng, phải giúp tâm hồn giải thoát tính tham làm. Tiếng “tham lam” tôi dùng đây xin bạn đừng chỉ hiểu là tật xấu của kẻ nhám tay, không đức công bằng. tôi muốn hiểu “ tham lam” với ý nghĩa rộng hơn là không an phận, không sống đơn giản, mà lòng lúc nào cũng nghe thiếu thốn thèm khát của đời, danh tiếng, lời khen và luôn muốn người đời biết rõ mình.

Của đời, dĩ nhiên, một phần nào, cần thiết cho cuộc sống vật chất hay tâm linh của con người. người ta muốn sống cuộc đời đầy đủ phải thực tế. nhưng không nên vì các lẽ đó mà để đầu óc ham muốn mồi vật chất quá lẽ. có nhiều người suốt đời tận lực tìm đủ mưu cơ bòn tro đãi trấu, trang băng sát cạnh về tiền bạc. chịu thua ai cái gì chớ tiền bạc thì nhất định một xu con cũng không để ai ăn qua. Họ có trăm phương ngàn cách che dấu tiền bạc. họ ăn mặc như ăn mày, làm việc bất kể sống chết miễn sao ngày càng giàu. Tôi biết một ông lão được gọi là sắc sảo về mặt tranh hơn thua về lời ăn tiếng nói, nhất là về tiền bạc. ông giàu có hạng trong làng, cho vay quanh năm, nhưng lúc nào cũng than mạt. bạn gặp ông trong câu chuyện, ông sớm muộn không quên trách cuộc đời đói khổ, làm ăn thất lợi. ai túng tiền hỏi ông, mà phải thân với ông lắm mới hỏi ông được, ông bảo chạy mượn hỏi giùm. Ai hỏi sớm mai thì trưa chiều hay bữa sau gì đó thì có, có chắc chắn nhưng không bao giờ có liền. bạn biết mánh lới của ông chớ. Đất ông cò bay thẳng cánh, trong thời giặc bỏ hoang mênh mông, nhưng ông lai vác chuối con đi trồng sát ranh đất nhà ông. Trời ơi! Đã gần đất xa trời rồi mà sao ông còn làm tôi mọi của phàm quá. Thì ra, thưa bạn, không nên khinh của đời, nhưng nô lệ nó quá, đổi nó bằng giá mắc thế nào,sau cùng nó cũng bỏ ta cách bạc bẽo. lòng ham hố danh vọng, chức quyền lại càng phổ biến hơn. Trong “rèn nhân cách”, tôi đã nói bất cứ ai trên đời kể cả người dốt nhất, đều lấy mình làm quan trọng. óc “huyền ngã” ấy thường đi quá lố. nó xô đẩy thiên hạ cảm thấy nhục nhã, có thể quyên sinh, nếu đời hiểu lầm chỉ trích, mạt sát mình. Họ không chịu nổi sự sống âm thầm, ẩn náu trong bóng tối. sự vạch trần mình cho xung quanh am tường, cơ hồ là một bản tính thứ hai của họ. có kẻ chỉ vì muốn khoe tài đức, chẳng những làm toàn chuyện trẻ con buồn cười, mà còn làm những tội ác. Mà phải chi hạng thất học có đầu óc non

Page 23: NGƯỜI BẢN LĨNH

nớt vậy đâu. Ngay trong giới trí thức đầu óc luôn bân rộn vì những vấn đề khoa học,chính trị kinh tế, văn nghệ, cũng vẫn ham mê lời khen cùng thiện cảm của người khác. Bỉ ổi nữa là kẻ làm việc thiện, việc tôn giáo mà cũng làm với ngụ ý “quảng cáo cá nhân” của mình. Cơ hồ họ muốn đổi việc thiêng liêng ngay bằng những tràng pháo tay, bằng những lời khen, tan mất liền theo nước bọt. những diễn giả, nói đúng hơn những giảng giả nào tuyên truyền những chân lý mà giàu óc hiếu danh tất nhiên thấm thía ý nghĩa bạc bẽo của lời khen. Tính hướng ngoại hay tự quảng cáo, chẳng những làm người ta thất vọng mà còn làm tâm hồn náo động vì hồi hộp lo âu, hối tiếc, bực tức hay vui mừng thái quá. nó cũng ảnh hưởng đến ngoại diện làm người ta có gương mặt u tối,đôi măt láo liên, ưa già hàm và hay ưa ra những cử chỉ nói lên một tâm hồn háo thắng, non nớt. tự nhiên ta ít ưa chịu cực, suy xét nên ta có xu hướng phán đoán tha nhân, sự vật, sự đời theo hình thức bên ngoài. Người nói nhiều, giỏi lòe loẹt, bịp bợm mà dịu ngọt, được khen là “bặt thiệp”, “khôn ngoan”. Những kẻ trầm mặc, ít nói, ăn ngay ở thật, lại bị chê là lù khù, quê kệch. Có khi bị coi là sai trái, khật khùng, vô dụng nữa. những gì bên ngoài ồ ạt, ầm ỹ, nhiều màu sắc hấp dẫn, có khi rất tồi tàn, miễn được nhiều người áp dụng, đều được coi là hợp thời, là đẹp. ở thời này những kẻ chạy sát thời trang, những người thích ăn mặc nhiều màu rằn ri, vằn vện là những người chịu sự “ quản trị” cách “ngoan ngoãn” của óc hướng ngoại.

Tâm hồn mà để bị náo động, ước vọng cứ đặt vào sự quay cuồng của vật chất, thì làm sao tìm được chân, thiện, mỹ, phúc ẩn náu trong sự đời, trong nội tâm. Hầu hết những việc lớn, việc trường tồn trong vũ trụ đều phát xuất từ thinh lặng hay phải thinh lặng lắm mới khám phá được. ta thấy vũ trụ chuyển động, vạn vật thay đổi hình thức, chỗ ở xuân, hạ, thu, đông mang màu sắc khác nhau. Nhưng muốn nhận cách thức điều khiển huyền bí của con tạo, ta phải “trầm mặc, suy nghĩ”

Câu “thất bại là mẹ thành công”, chỉ nói lên một phân nào ý nghĩa thẳm sâu của mấy tiếng “tôi hữu ích”: Félix Culpa. Trường hợp của nhân tổ sa ngã không phải chỉ thất bại thường mà thất bại nặng. ở đời, thưa bạn, có biết bao nhiêu việc xem bề ngoài là thất bại, nhưng bên trong ẩn núp mầm giống thành công. Đã đành hành động mà không suy trước tính sau, mà thiếu nguyên tắc, phương pháp, phương thế,bất kể bàn tính với kẻ khôn ngoan, để cứ hì hục thất bại mãi, thì thất bại là “mẹ” của thành cái gì chớ chưa chắc thành công. Nhưng phải biết thấy cái thuận trong cái nghịch, cái thiện trong cái ác, cái lợi trong cái hại mới là người bản lĩnh, hiểu theo nghĩa sâu sắc và già giặn. mà cho đặng vậy phải trầm mặc rút lui về với nội tâm để thấy những điều mà mắt người náo động vì thế lợi

Page 24: NGƯỜI BẢN LĨNH

không thấy được. những cao quí nhất trên đời như đức bác ái, lòng trắc ẩn, tình vợ chồng, tình mẫu tử, nghĩa sư đệ, tình tâm giao đều được ẩn tàng trong một lớp hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ bên ngoài. Phải đập cái vỏ hào nhoáng ấy mới khi quật được những yếu tố xây dựng chân giá trị con người. ai giật mình chận thuyền đời lại giữa cồn vật chất, vạch đám mây mù của ước vọng, tham lam ngẩng đầu lên, lắng hôn trong tin tưởng, sẽ được những giờ phút “hướng thượng”vô giá.

3. nhưng tác vi chính yếu nhất phải làm sau việc hướng thượng là cầu nguyện. hướng thượng mới có tính chất tiêu cực là đem tinh thần trở về yên ổn, còn cầu nguyện lam cho tinh thần hít lấy những sinh khí. ở đây tôi không bàn sự cầu nguyện hiểu theo nghĩa chuyên môn của những bậc thâm tu trong chân giáo. Thật phước thay những tâm hồn mà các tác vị, ngôn phong, cử chỉ kể cả những việc như ăn uống, thở ra hít vào, đều được “thần hóa”, nói đúng hơn là “Kitô Hóa” (divinisés ou Christifiéss) bằng cầu nguyện. trong đạo Thiên Chúa, nhiều vị tinh tu có sẵn cả một chương trình tự “thánh hóa” và họ không để phút nào của đời họ mà không có một sự chứa đựng thiêng liêng. Còn bọn phàm nhân chúng ta hay hành động theo cá tính biến đổi. vui thì hoạt động hăng say; buồn bỏ sập sụi. có khi theo tinh thần đạo đức. có khi làm lấy lện, không nhắm một mục đích thiêng liêng nào cả. đời chúng ta, tiếc thay kể ra có biết bao nhiêu lỗ trống. mà kiếp phù sinh về mặt đạo lý y như cái rổ sảo thì phải coi như là bỏ đi. Tôi hy vọng có dịp bàn với bạn về chuyên môn này trong cuốn “tinh hoa tôn giáo”. ở đây tôi muốn xét sự cầu nguyện thông thường mà bất cứ ai cũng làm được để bồi bổ tâm hồn và giúp nó dồi dào nhuệ khí. Không kể những hiệu quả trực tiếp của kinh nghiệm như khi cầu nguyện mà thành công ngó thấy; đui đặng thấy, què đặng đi, câm đặng nói. Cũng không kể những hiệu quả do kinh nguyện mà mắt phàm không thấy và loài người hưởng thụ cách lãnh đạm,có khi bạc ơn oán trách tạo hóa nữa. tôi muốn nhấn mạnh một góc cạnh hiệu quả cảu kinh nguyện làm tâm hồn con người nghe thoáng đạt hơn, lạc quan hơn. Nó giải tỏa khỏi những trói buộc của bối rối, lo âu thắc mắc, nghi nan, phiền muộn, hoang mang, thất vọng ý chí cường dũng. Ngày nay không còn mấy nhà thông thái thông hiểu bản chất của khoa học mà dám chân thanh tin rằng khoa học càng tiến, chân tín ngưỡng càng lui. Tôi nhấn mạnh chân tín ngưỡng chứ không phải mê tín. Pasteur đi nhà thờ mỗi sáng, Prudhon hạ bút: “bất cứ người vô thần nao trên đầu giường chết của mẹ minh cũng kêu: trời ơi”. Bougaud nói: “kinh nguyện là lời hứa hẹn của sự bất lực mà hy vọng”. còn bác sĩ Alexis Cerrel thì chủ trương càng cầu nguyện con người càng minh mẫn. người bản lĩnh trên biển phong

Page 25: NGƯỜI BẢN LĨNH

trần của cuộc đời vừa biết tận dụng nhân lực( thực hiện triết lý nỗ lực) mà cũng biết khai thac nguồn sáng, nghĩa là nhờ cậy thần lực. kinh nguyện là cây gậy thần mà thế nhân dùng chống chọi với những chướng ngại gặp hàng ngày trong cuộc sống nhiêu khê, phiền toái.

Bác sĩ Frankl, giám đốc một viện dạy môn thần kinh tại Vienne, chủ trương con người muốn có sức khỏe tinh thần phải căn cứ vào khoa học mà vẫn nhận chân ảnh hưởng của lòng tin nơi lòng minh. Đó cũng đủ giúp cho ban và tôi thấy tinh thần hướng thượng và thế lực của kinh nguyện là cần thiết cho cuộc nhân sinh. Loài người thì yếu đuối, chính Pascal đã đại diện thú nhận nhân loại và “cây sậy”. những loài người hay kiêu ngạo. gặp những chướng ngại vật. loài người nếu không thất vọng và đổ vào vận đen, thì qúa khích tin tưởng năng lực “có một nắm” của minh. Song xét cho kỹ chuyện nhiều khi đang lo mười con người lo có một, có lúc lo trật lất. hoang phí thời giờ, sức khỏe, của tiênè và ác quả đến cứ đến. bạn có buồn cười không khi thấy một đứa bé cãi mẹ nó, xô tay mẹ nó ra. Bước ngay mép một con độc xà sắp thộp nó. Đứa bé ấy cũng khôn đấy; nó tránh gai. Nhưng nó khôn một mà không biết khôn hai. Trên đường đời biết bao nhiều phen ta hành động như đứa trẻ ấy đối với mẹ nó. Ta khôn để giật cái đĩa mà dại quên cái mâm.

Cái lợi mà tôi muốn bạn nhắm một cách thiệt thực là giải thoát tâm hồn nặng như chì vì sầu não, khỏi những trói buộc của lòng “hướng hạ”.

Page 26: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG IV: ĐỨC THANH BẦN

“Đời không tiền, không biết có hỏng không, nhưng đời chỉ biết có tiền thì khó khỏi hỏng”

Waterston1. người dĩ nhiên có thân xác. Mà xác cần vật ăn uống để sống.

vật ăn uống hay vật chất gì làm thân xác dễ chịu,có thể gọi chung là “hàng hóa”, thứ được tiêu bởi tiền trong sự trao đổi giữa người với người. xét tự bản chất tiền, ta thấy nó không tốt, ít ra cũng vô tư. Có điều lạ là người đời, chẳng biết tại đâu, quá thiên về vật chất có lẽ, đã suy tôn tiền lên hàng một thứ chúa tể, nắm quyền vạn năng trong cuộc nhân sinh phiền toái. Đừng nói chi chuyện đời xưa. Hay coi ngay cái thời đại được gọi là văn minh kiểu nguyên tử này, bạn và tôi sẽ thấy thế lực chuyên chế như ác quân của đồng bạc. người ta phần đông nói luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội, giáo dục, ân tình, nhân nghĩa lung tung và sau cùng đều có khi lại qui vào sự “kiếm hơi đồng”. điều có khác là kiếm cách tế nhị hay trắng trợn. đâu ai trách được khi đồng tiền biểu trưng cho giá trị những vật tất yếu của cuộc sống con người. đáng buồn là người ta mua bán những thứ có tính chất cao cả siêu linh, những thứ xét thấu đáo, nhất định không thể đổi bằng tiền bạc. ai giàu lương tri tất cho là “lưu manh”, hạng người “trịch thượng” đặt dưới nanh vuốt của con buôn những ái tình danh dự, niềm vui, lòng ái quốc, tài hoa, sắc đẹp. có người chửi đồng tiền, bảo trong nó có một sức mạnh của quỉ đã lôi cuốn người suy đồi. nhưng kỳ thực chính óc thiên vật, thứ óc mê của phàm, nó tạo trên đầu con người một đám mây mù, khiến con người không nghĩ đến “hướng thượng”, ngẩng đầu lên với cao cả, linh thiêng. Nó trì cả con người khum xuống đống vật chất, bôn ba cách cuồng dại như “lên đồng” trong sự săn tìm càng nhiều càng hay những của mây nổi,làm cái gì bây giờ tôi cũng nghĩ coi có lợi không, nói rõ hơn là có tiền? nghĩ như vậy thực đúng ra ở chỗ ta có trách nhiệm về sự tồn vong của thân xác cá nhân hay người thuộc ta. Ai không nghĩ như vậy thì đáng bị coi là khùng, là siêu thực tế. “người thợ có quyền lĩnh lương”. Đúng rồi. nhưng óc con buôn đừng quên một lao công thuộc tay hay thuộc óc người mục đích hưởng lợi vật chất, hẳn có nhiều ý cùng tế nhị, cao cả hơn. Sức làm việc của con người không phải như của một cái máy, mà mang nhiều màu sắc nhân vị. nghĩa là tác động với tinh thần, ý chí, tình cảm v.v… bạn tòng quân, cầm súng ra trận, khỏi cần nói, trước nhất bạn cần có vật chất để bạn sống, để nuôi vợ, con hay cha mẹ già ở nhà. Những ngày nỗ lực của bạn ở bãi chiến, bạn còn nghĩ đến quyền lợi quốc dân, vận mệnh quốc gia chứ. Tôi làm

Page 27: NGƯỜI BẢN LĨNH

giáo viên. Dĩ nhiên tôi muốn mỗi tháng Hiệu Trưởng tính cho tôi tiền thù lao sòng phẳng để tôi sống vì người xưa dạy “ ăn đi rồi hãy triết lý” manducare deinde phillosophare”. Song khi tận tâm giảng bài cho học sinh, tôi đâu nghĩ chỉ “bán” một ý gói trong bao nhiêu lời là mấy cắc, mấy xu mà còn và nhất là tôi muốn rót vào bao nhiêu tâm hồn trẻ nguồn cảm tưởng mà tôi cho là cao cả. tạc vào khối óc sáp của tuổi trẻ tướng diện con người tài đức mà tôi cho là lý tưởng. mà tưởng người làm công nào thấu rõ chân nghĩa của lao công. Đều cho việc làm của mình có nhiều mục đích hơn tiền.

2. nói vậy không ai ngông cuồng coi quá tầm thường tiền bạc. thực tế chua cay đợi bao nhiều người ngoài ngưỡng cửa gia đình cha mẹ hay học đường, dạy cho người ta biết nghèo mạt quả là khốn nạn. hai vợ chồng trẻ mới cưới nhau về, muốn hạnh phúc để cả ngày hú hí với nhau phải có tiền. nếu đói và rét hoài, chưa chắc có hạnh phúc phu thê đâu, thưa các bạn trẻ. Thiếu tiền bạc, nhiều khi những tình chí cao như tình phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu có thể bị sứt mẻ. tôi chưa nói lòng hy sinh của người cộng tác không khó hao mòn, khi ta quá nghèo túng. Tiền bạc không có, nhiều khi ta làm mất nhân nghĩa, lễ độ nữa kìa. Bạn là người thi ân của tôi, đến ngày lễ sinh nhật bổn mạng, ngày tết hay lễ gia đình nào đó của bạn, lòng phải quấy của tôi buộc tôi đem đến bạn chút lễ gì. Mà tui tôi rỗng. ngay những thứ vật khẩn thiết cho gia đình tôi, tôi cũng không có lấy một xu để mua nữa. chả lẽ tôi đến nhà bạn với mặt trơ như thổ địa. lòng quảng đại của bạn sẽ hiểu cho gia cảnh của tôi. Tôi hy vọng vậy. nhưng rủi bạn không hiểu cho thì sao và có chắc gì tôi thổ lổ những lý lẽ riêng biệt của minh, người đời trong đó có bạn, hiểu tôi chăng? Tai quái là thời này lại đánh giá con người nhiềuk hi trong cái ăn cái mặc, cái ở, cái xã giao bằng kim tiền nữa chứ. Không phải dại dột cho giàu có là nhân cách. Nhưng nghèo quá chắc khó mưu thành công. Vậy phải sáng suốt nhận cái lý do tồn tại căn bản của đồng tiền.

3. nhận như vậy mà ta vẫn có thể tạo óc thanh bần. thánh nhân nói: “phước cho ai có óc thanh bần”. câu nói của người chứa nghĩa siêu nhiên. Mà ta hiểu theo nghĩa hiện thế, vẫn đúng trăm phần trăm. ở đây tôi không có ý quảng cáo cho đời khổ tu của những vị ẩn tu, tu sĩ của nhiều thứ đạo chủ trương xa lánh trần tục. tôi chỉ muốn bàn lối tìm chân lý hạnh phúc cho cuộc đời ô tạp, rắc rối, bị chi phối bởi thị dục tham giàu này.

Người ta cảm thấy sướng trong địa vị xã hội tiền rừng bạc bể. kỳ thực tiền chỉ có giá trị tiêu cực là lấp cái lỗ thiếu về những diều cần thiết của con người. chớ khi lỗ ấy lấp được rồi,chưa chắc tiền tự nó làm cho người cảm thấy sung sướng tích cực. bà mẹ nghe sướng vì tiền, khi có

Page 28: NGƯỜI BẢN LĨNH

tiền nuôi con. Mà khi con nó no ấm rồi, bà còn nguồn khóai trá thâm sâu hơn là, lo cho con nên người, thấy trong con hình ảnh của bạn trăm năm,chân tướng tâm hồn mình và đặt những cái hôn vào trán con, một niềm hy vọng vô bờ bến. có cái gì tồi tàn cho bằng tiền bạc đầy rương đầy tráp. Đất điền cò bay thẳng cánh mà sống bủn xỉn, vô lương, bóc lột kẻ yếu hèn. Có gì buồn cười cho bằng lặn hụp trong vàng kho ngọc lẫm mà ngu đần, chữ thì đọc ngược, miệng mở ra là nói bậy.

4. có gì đau xót cho bằng vì tiền của do mình làm ra, vì quí trọng tài sản của vợ hay chồng, mà nói nặng nhẹ hất hủi cha mẹ, nhất là khi các vị sa cơ, già cả, nghèo túng, bệnh hoạn.

có gì ô nhục cho bằng chỉ vì miếng ăn, manh áo mà bán rẻ nhân phẩm, lòn cúi, nịnh bợ kẻ giàu, đến chỗ không còn phân biệt được phải quấy chính tà.

Có gì đáng thương hại cho bằng vì óc “biển thủ”, vì bụng dạ lường thưng đáo trấu, vì lòng dạ tị hiềm, háo lợi mà gieo tiếng xấu, chỉ trích mỉa mai công trình đang lên của đồng nghiệp nhất là của bằng hữu.

Có gì tởm gớm cho bằng vì muốn luôn đắc lực hiểu theo nghĩa càng có tiền nhiều càng hay mà láo xược, bịp bợm với bất cứ ai mình giao tiếp, giả mặc cáo già, bon thóp “đắc nhân tâm” hiểu theo nghĩa nịnh để khai lỗ mọi tủ sắt người ta.

Có gì khả ố cho bằng vì lỗ miệng, vì muốn sống trên nhung lụa mà bán đi đời tuyết trinh để đi ăn xin một mối tình thừa.

Có gì đáng khinh rẻ cho bằng khi có cơm có tiền, được chức quyền cao mà khi thấy cha mẹ già cả, quê mùa, nghèo túng không dám tiếp trước mặt bạn bè hay ăn nói lên mặt giàu có đối với cha mẹ dầu khi những vị này có quấy sái.

Có gì hèn cho bằng kẻ non tuổi trong gia đình vì ỷ tiền của của cha mẹ mà hỗn ẩu, xấc xược với người dưới, kẻ giúp việc, đã quên đi rồi đời tư của mình, cả đời cung hiến lao công phục vụ cha mẹ ho và chính bản thân họ.

Có gì đáng sa lệ bằng ham mê tiền bạc mà chia sẻ tình chung thủy, say mê duyên mới để người bạn tào khang sống buồn rầu, cô độc. thưa bạn, tôi chỉ mới kể sơ một số cái có gì đáng tiếc khi người ta bị óc “trọng phú” chi phối. kỳ thực trên đời còn biết bao nhiêu cái “có gì” đáng tiếc nữa. chung qui tại thiếu óc thanh bần. chân nghĩa của óc thanh bần là nếu phải lâm vào hoàn cảnh nghèo khó vẫn nỗ lực giải thoát ách nghèo. Nhưng không vì đó mà tự ti, sa lầy trong ham mê tiền của. nếu thời vận độ,đượ sung túc vẫn khéo dùng tiền của để tác thiện mà không hề nô lệ óc trưởng giả, khinh bần.

Page 29: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG V: ÓC TRẦM MẶC“Nếu bạn nói hay nói điều gì hay hơn sự là thinh”1. thưa bạn! sau khi rời bỏ ngưỡng cửa học đường dấn thân

vào cuộc đời đầy nước mắt, mỗi khi có chút giờ nhàn rỗi đọc lại mấy trang lệ sử chép cuộc tử nạn của Thủy Tổ Công Giáo, tôi rất cảm động. đọc đến chỗ chép Người làm thinh khi thiên hạ đua nhau cáo người, tôi thấy lòng bồi hồi, bâng khuâng. Đừng nói chi quyền năng của Thượng Đế mà người là Ngôi Hai, xét về mặt phàm tục, đứng địa vị con người, dĩ nhiên Người tự biện hộ, nhờ kẻ khác biện hộ. bọn phàm nhân chúng ta thì làm vậy và không làm vậy chúng ta cho là ngu. Bởi hay làm vậy và thích làm vậy, nên thưa bạn, chúng ta chỉ là những con người phàm tục. còn Chúa Giêsu vì không “làm vậy” như chúng ta, người chỉ giảng đạo mấy năm, mà để lại một sự nghiệp những “vô tiền khoáng hậu”, hiểu theo nghĩa hoàn toàn của tiếng này. Sự nghiệp ấy mang một tiềm lực, nói đúng hơn một thần lực, khả dĩ truyền tục cho đến mai sau.

Ôi! Quí báu làm sao óc trầm mặc. 2. làm sao ta dễ thinh lặng trong tâm hồn, ở cửa miệng, nơi cử

chỉ và phong độ của ta.a) muốn có một ngoại thân trầm tĩnh, trước tiên phải có

một nội tâm thinh lặng. không cần chủ trương diệt dục, hiểu theo nghĩa Phật Giáo vì bao lâu còn là người thì tôi với bạn còn sự hoạt động của trí tuệ, ý chí, cảm quan. Nhưng lúc nao ta cũng đặt giữa con người bên trong ta một tư thế quân bình. Đừng cho một lực lượng nội tâm nào, nhất là lòng tham vọng, chi phối ta đến đỗi ta mất tự chủ. Vẫn hăng say hoạt động cho lý tưởng; song lòng không tham vọng gì hết. tạo cho hồn chữ nhàn. Xao xuyến, để lòng bôn ba trong nỗi lo tảo tần, mà không hướng thượng sau cùng trên tử sàng cũng trắng tay. Tác giả một quyển sách xưa viết chí lý: “khoa học cao cả nhất, ít lợi nhất là hiểu biết xác thực và khinh rẻ chính mình”. Tôi và bạn đây còn sẽ làm bạn trùn dế, huống hồ những vật mình ham muốn ở cõi trần. bụng háo lợi, cũng như lòng háo danh coi ta như chó săn, xô ta lăn mình trong bất cứ phương thế nào kể cả ô nhục, kể cả cái chết, kể cả sự hy sinh một mối tình đẹp nhất trên đời là tình mẫu tử. làm một miếng mồi, hay một đồ chơi cho tham vọng như vậy mà mong gì được an tâm.

Còn tật “ăn thua” với người đời nữa. ta thờ tự ái của ta, ai hơn ta một chút dù một lời nói, một cái liếc, ta không bỏ qua, nhất định “ăn thua”, trả đũa. Lòng ta sôi cuộn lên như biển bão, chồm chồm đòi diễn lộ ra bằng những cái trợn mắt, trề môi, háy hư, chửi bới, cung tay, có khi bằng quả đấm nữa. bình thường thiên hạ thấy ta tử tế lắm, coi ta hiền, ta môi

Page 30: NGƯỜI BẢN LĨNH

mép, xử với tha nhân ngọt như đường. nhưng lúc chạm tự ái, nhất là trúng con người ta ít học, ta náo động tâm hồn, trườn người tới, đem hết mọi sự dã man của thú tính ra thi thố. Ta là trí thức? còn tùy, nếu hiểu trí thức là vừa có trí dục vừa có đức dục thì còn đỡ đỡ, chớ trí thức mà hiểu thuần cao học, cấp bằng nhiều, thì lúc phẫn nộ cũng mọi rợ như người chưa bán khai.

Tuổi trẻ hay là “rơm” của lửa ái. Bạn nên coi chừng mặt hồ lòng bạn không còn phẳng nét thanh cao khi có một thuyền tình lướt mái chèo ngang đó.

Còn nhiều thứ tình dục khác có thể làm mất nội an của tâm hồn. phải bắt ẩn chúng bằng “bùa” tự chủ.

b) ta thường già hàm vì cái người ta hay gọi là “ngứa miệng”. rất ít suy nghĩ, ta cứ hỏi, cứ trả lời, không ai hỏi, có khi không ai thèm nghe mà vẫn thuyết, thuyết thao thao mà không có lời nào giá trị. Nguy hiểm là càng nói, tâm hồn ta ra hơi, nhẹ đi, yếu đuối đi. Ta bị kẻ chung quanh khinh rẻ vì người thường quí nhờ lời nói, mà lời nói của ta nhiều quá còn đâu để người ta phục ta.

c) bạn cãi rằng tôi nói cho bớt thảm sầu. nhu cầu tự bộc bạch khi cõi lòng u uất, đau khổ, thưa bạn, là dấu hiệu của con người bạc nhược và khờ dại. than thân tức là chịu đựng không nổi với giày vò của sầu muộn, xin nâng đỡ của kẻ khác hay nói đúng hơn tâm hồn đau khổ như nồi nước sôi bịt kín, cần tìm kẻ giải bày tâm sự để tự giải thoát. Mà làm vậy là tố cáo sự đầu hàng của mình. Rồi khi đem gan ruột của mình phô bày cho hàng xóm biết liệu có ai cũng tri âm hay tri kỷ gì đó cho mình hết không. Nếu có người nghe rồi cười thầm bạn, biết bạn để hại bạn, “nộp” bạn cho kẻ thù của bạn, thì bạn nghĩ sao? Người nghe bạn không cần phải là quân thù của bạn mà vẫn hại bạn cách đắc lực. đây! Một trong trăm nghìn cách họ gián tiếp và vô ý thức hại bạn. họ đem tâm sự của bạn, than tiếc “ phụ” với bạn cùng một bạn thân khác của họ và người này mến họ, mến bạn cũng đi “than phụ” cho bạn nữa. nguy chưa! Mà bạn có muốn người đời làm ơn cho bạn kiểu đó không?

Lắm lúc chúng ta đa ngôn, cả tiếng để chữa lỗi. có hiệu quả như ý không? Nếu có, thì cũng nên đề phòng sự “coi kỳ” nữa. sợ e thường nói um sùm lúc giận không dạy ai mà chỉ thỏa mãn nộ tính của mình.

Đến điều bí ẩn có liên quan danh dự hay cuộc làm ăn của bạn “cẩn ngôn” hơn lưỡi bạn đối với lòng bạn à? Chính bạn còn lộ mật, huống hồ họ khi không thấy cần giữ bí mật bằng bạn. già hàm để kheo kiến thức, để dạy đời còn khờ nữa. trong khi nói tía lia với mục đích đó ta tưởng thế

Page 31: NGƯỜI BẢN LĨNH

nhân mến phục mình mà không ngờ họ cho mình là hạng thích làm “quân sư quạt mo” nếu không phải là “thần đời ăn cơm nhà”.

Có cần nhấn mạnh già hàm làm mất giờ suy nghĩ, bỏ phế bổn phận và làm “mệt phổi” không?

Nói tía lia lúc sơ giao, nói lăng xăng khi gặpbạn thân có chắc gieo thiện cảm không? Coi chừng người mới gặp ta lần đầu, thấy ta “môi mép”, bảo ta nhẹ dạ, cạn trí, quỉ quyệt, và tình bạn thường xây dựng bằng việc làm của tín nhiệm chớ không phải bằng sự tuyên bố tín nhiệm.

Óc nhiều của lương tri ưa ngồi trầm mặc, óc cạn hẹp hay khờ chuộng kẻ môi mép.

Đa ngôn nhiều khi được coi là phương thế tự biện hộ. mà đó là lầm. vô tội thật có thời gian làm biện hộ sư cho. Lịch sử là tòa án chí công. Càng ráo riết tấn công đối phương để chứng minh mình vô tội càng khiến thiên hạ nghi mình, không bênh vực mình và ghét mình. Cứ làm thinh làm việc và sống thiện.

Mến ai mà cứ nói đến mến người ấy thường làm cho người ấy ngờ không được mến hay được mến cách thiển cận. định nghĩa đầy đủ nhất của “tình yêu” là yêu băng lo lắng, bằng hy sinh, bằng giúp thành công.

Chưa thành công mà nói thành công là chuẩn bị thất bại. đừng nói quân thù làm chướng ngại vật, trong công tác viên, trong bạn chí thân coi chừng óc ganh tỵ của bụng ích kỷ.

Lúc bất đắc dĩ phải nói mà thuyết om sòm cũng bất lợi. lời chỉ giáo ra như mưa bão chắc có kẻ dưới hứng bằng hồ, bằng lu hay bằng ống nhỏ như lỗ kim.

“múa lưỡi” như bán cá để tranh đấu cho chân lý thường làm chân lý bị ghét. Con người là vật có lý trí, Aristote bảo đúng, nhưng con người “lý phục” mà cũng ưa “tâm phục”. và tâm phục được thực hiện không phải bằng khua môi giỏi. có một định luật ngàn đời, tự nhiên là cái gì tĩnh chứa huyền bí, chứa sức mạnh, cái gì động bị am tường và phát sức mạnh. Con người ta khi không cần nói lên “bắt” lỗ miệng triệt để tuân cứ định luật này.

Những cử chỉ liến láo nhanh lẹ quá làm xao xuyến tâm thần, mất điềm tĩnh ngoại thân. Tránh lối ngó dáo dác tỏ ra một bộ mặt vút vắt. cái ngó bao giờ cũng lộ sự ngay thẳng và vừa ngó vừa tập trung tinh thần. mặt luôn giữ sự bình thản: đừng cho những bắp thịt hai bên miệng co quắp lại mà kéo hơi ra để giữ sắc thái lạc quan cho gương mặt. triệt để kị những cử động vô lý, vụt chạc tỏ ra con người thiếu mực thước của tay, của chân.

Page 32: NGƯỜI BẢN LĨNH

Phong độ của người già giặn là phong độ hòa hõan. Chẳng những người già giặn coi như thù nghịch các lối ngồi, nằm, đi, đừng mất nết mà còn giữ tư thái lúc nào cũng có vẻ trầm mặc. không phải ưa chứng “bệnh rùa” nhưng bạn phải cho “đức chậm” điều khiển con người ngoại thân của bạn, chậm không có nghĩa là lù khù, quáng rờ mà khoan thai, tỏ ra bạn lúc nào cũng dè dặt, đề phòng tai nạn. đôi khi bạn nên rút ra khỏi cảnh sinh hoạt náo nhiệt hàng ngày, vào một phòng vắng hay đến một ngọn đồi, một bờ sông, một góc rừng, ở đó bạn nhìn lại con người của mình trong dĩ vãng, coi bạn có “thả dây cương” cho nó mất trầm tĩnh không. Mấy lúc này hãy xài những nét nhăn trên trán, gặp vật gì đừng ngó ngang liếc dọc mà nhìn, nhìn chậm, quan sát, cân đo từng tiết điệu của bước đi, cách ngồi, lối đứng.

Tóm lại: người bản lĩnh là người trầm mặc từ tâm hồn, cửa miệng, đến cử chỉ và hành vi. Đáng chú ý nhất là cửa miệng: ngôn phong là thước đo giá trị con người. kinh thánh bảo “hãy đánh lưỡi bảy lần trước khi nói”. Bạn nên đánh lưỡi bảy lần, nếu thấy không cần,vẫn chưa nói, lo lựa ý, lựa lời rồi làm thinh, chờ đợi nói đúng lúc, hợp nơi, hợp người. nói là “cho” mà mắc nợ, là thình là “không cho vay” mà có lãi. Người ta không sợ kẻ nói mà sợ và phúc kẻ biết làm thinh. Biết làm thinh, như có chỗ tôi đã nói với bạn là khi phải nói, nói thao thao bất tuyệt trong mấy giờ đồng hồ liên tiếp mà khi không phải nói, ai cạy răng, nửa lời cũng không nói. Người già giặn, hiểu là khôn và dũng là người tin chắc rằng tư tưởng sâu thường xuất phát tự đầu óc trầm mặc, nhận rằng phải siết lưỡi trong tay, lời nói tuôn ra mới chừng mực và ai càng giàu chí khí,càng thận trọng nhân cách càng thinh lặng.

Page 33: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG VI: ÓC TỰ CHỦ“Thành công không có nghĩa là luôn được việc hiện tại và ngó thấy.

có khi nó núp dưới một hình thức mầm mống thất bại để nó trổ hoa quả tương lại”

PaulfarguesNghĩa thực của thành công:Thưa bạn! những tiếng đẹp nhất lúc ta còn niên thiếu, là mấy tiếng

thành công, đắc lực, làm nên. Ta say sưa chúng. Ta có lý: “vì thành công là hiệu quả của lao khổ hoặc tâm thần, hoặc thể xác và là sự thể hiện của bao niềm hy vọng. có người nghĩ thành công là đoạt được kết quả mình mong muốn hiện tại và ngó thấy. các kết quả ấy xấu cũng như tốt, miễn chúng có lợi cho đời tư hay một nhóm người mà họ phụng sự. do quan niệm đó,dĩ nhiên có không ít người nghĩ nhiều công tác hiện thời, xem ra như thất bại, đều là những việc không thành công. Hiểu mấy chữ thành công như vậy thiết tưởng không khỏi sai lầm. vấn đề này tôi bàn rộng trong quyển “rèn chí khí” khi nói về chân nghĩa của thành công. ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng sự thành công, ta nên hiểu rộng rãi và sâu sắc. thành công trước nhất được quan niệm là làm nên hoặc ở hiện tại hoặc ở tương lai những việc chân thiện mỹ. phúc cho mình hay cho người. hoạt động mà thấy kết quả trước mắt thì ai không muốn, không mừng. nhưng có không ít việc cần thời gian, người ta mới có thành quả của nó. Có thứ bài học nhà giáo cho có kết quả ngó thấy khi học sinh của ông học bài ấy và dùng nó để trả lời những câu hỏi lúc đi thi. Có bao nhiều bài học khác bề ngoài thấy tiêu trầm đi đâu trong đầu não học sinh, nhưng lại về sau giúp đặc biệt cho chúng xử thế, tiếp vật, dụng nhân. Trong nhiều trường hợp khác, một hình thức thất bại nói lên một mùa thành công vĩnh cửu. hột giống phải được gieo, cần mục nát đi, mới đâm trồi trổ hoa kết quả. Chúa Giêsu bị nghi kị, bị rình rập, bị săn lung, bị tra hạch, bị đánh đập, bị đóng đinh trên thập ác. Với con mắt thiển cận, con người có óc phàm tục thì đó là thất bại. nhưng cho tâm hồn sâu sắc, là mầm sống của sự chiến thắng về vĩnh cửu trên tội ác, trên thế gian và đưa nhân loại vào cõi trường sinh, vĩnh phúc.

ở trên tôi đã nói bản chất đối tượng thành công phải là chân thiện mỹ phúc. Vì tàn ác, gây họa, du nên việc đến đâu, vẫn là làm bậy, là thất bại, hiểu theo nghĩa của tiếng này . trong tiếng “thành công” có hàm súc ý nghĩa ca tụng. dĩ nhiên chỉ những viêc tốt đẹp mới được ca tụng và mới là lý tưởng của con người.

sau khi rời bỏ ngưỡng cửa gia đình và trường học, cái mộng mê say nhất của bạn trong trường đời là thành công với tất cả ý nghĩa mỹ hảo

Page 34: NGƯỜI BẢN LĨNH

của nó. Bạn băn khoăn bươi vạch lại vốn học của mình thu thập lúc còn ngồi dưới học đường. bạn tìm gương danh nhân, hỏi kẻ giàu kinh nghiệm. bạn ôn lại cuộc đời dĩ vãng và chắc bạn trước sau cũng nhận thấy “chìa khóa” của thành công là đức tự chủ.

Đức tự chủ chìa khóa của thành công.Lấy một kinh nghiệm thực tế cũng đủ chứng minh tự chủ là bùa

thành công. Một chị bán hàng nóng tính. Cứ chung mà nói, tuy không lộ ra, người mua thường có mặc cảm kẻ bán là thứ người phải phụng sự mình. Do đó họ đòi kẻ bán phải vui vẻ, hiền dịu, nhịn hết các thắc mắc yêu cầu của họ. chị bán hàng của chúng ta không để ý căn bản tâm lý này. Gặp ai tử tế thì thôi, chị xử còn êm dịu. gặp kẻ khó tính, hỏi cộc lốc, chị hứ lại, nguých mặt, liếc dài, trề môi. Gặp người mua ăn nói thô lỗ, chị chồm tới mỉa mai, nói móc lò, nhiếc mắng. kết quả là tiệm chị ngay một thưa khác, có những sáng ngồi lim dim nhìn hàng hóa ế. Đóng cửa tiệm có thể là “phần thưởng” cho chị . bạn thấy chưa? Thiếu tự chủ là một trong những nguyên nhân của thất bại. nếu chịu khó kiểm điểm đời tư, quan sát gia đình, gia cảnh học hiệu, bình diện xã hội, bạn có dư bằng chứng nhận rằng nóng tính thường là “mẹ đẻ” của thất bại. trong nhiều trường hợp, dằn lòng xuống một chút, làm thinh, cắn răng chịu, sự việc sẽ trôi qua dễ dàng và lúc cơn giận lắng xuống, ta thấy có chuyện gì đâu. Nhiều khi hết sức đơn sơ, cơn giận bắt ta quan trọng hóa, bi đát quá chuyện tầm thường,cỏn con. Con người dĩ nhiên là gồm thể xác và tinh thần. nói tinh thần là nói sáng suốt. những bên tinh thần còn bản năng, và các khuynh hướng. nói tắt có phần hạ của con người. nó xô đẩy con người phán đoán, nói năng, hành động, theo thú tính. Nếu không chịu kìm hãm lại, con người sẽ không khác thú vật và vấp phải bao nhiêu hối tiếc. đó là tôi chưa nói nhờ tự chủ con người biết tùy người, tùy cơ, tùy chốn, tỏ ra tinh thần nhẫn nại để được việc. có việc nào giá trị lâu bền trên đời mà không đổi bằng thời gian cố gắng. sự đời, ta càng cao tuổi càng thấy gay go. Đâu phải ai cũng lo cho mình như người mẹ hay bạn trăm năm của minh. Có người thiện mà không thiếu kẻ ác. Nội cái mình không làm điều bậy với người, cũng khiến người ta ghét mình. Cuộc đời phiền toái như vậy, nếu muốn thành công đâu phải dễ như thuyền nước xuôi. Nói vậy là quên kể sự chua xót của việc kiếm tiền bạc làm căn bản cho một hoạt động. trong cuốn “ thanh công và hạnh phúc” tôi nói đến tiền, có kẻ bỉu môi cho là đê mạt, nhưng gặp cơn tối lửa tắt đèn, người ta mới cậy nhờ người khác chút ít tiền bạc là khó, mới nhận thấy rằng không tiền là không dễ hoạt động và thiếu tiền nhiều khi mất nhân mất nghĩa, có thể làm nhiều tội ác nữa. nếu bà Roland nói: “hỡi tự do, người ta nhân danh

Page 35: NGƯỜI BẢN LĨNH

người mà phạm bao nhiêu tội ác”, thì bạn có thể nói: “hỡi bần cùng, vì ngươi mà thiên hạ phạm bao nhiêu tội ac, lòng bấy như tương, mất tình nghĩa, héo tàn lý tưởng và rơi lụy”. đã biết đời có những góc cạnh đó mà muốn thành công, tưởng không phải dễ. nóng tánh, dục tốc, vui khỏe thì làm, buồn mệt thì bỏ, làm nên việc. lắm lúc thành công là một con chim quí lạ mới vừa đáp cánh, ta phải lo chụp, trễ một cơ hội thì nó vụt bay đi. Lắm lúc khác, thành công phải đổi bằng thức đêm trắng để mưu sinh, để hoạt động, thuyết dụ. biết bao lần té ngã phải đứng lên, chìm lặn phải ngoi đầu lên, bị trôi ngược phải trườn tới, đi ngay bị cản, phải đi vòng, đứng thẳng lưng không được, phải khum đầu, mọp sát đất mà bò. Cho đặng làm các việc này, tôi chưa nói bạn phải đoán là phải tự chủ. Nếu trầm nghĩ một chút, chắc bạn nhớ trực lại có nhiều bạn của bạn lúc còn học ở học đường thì sáng suốt, chiếm quán quân nhiều môn học mà hiện giờ liên miên thất bại, có một địa vị xã hội tầm thường. rồi có nhiều bạn khác ít thông minh hơn, hồi còn học sinh hay bị chê là vô duyên, bất tài mà khi ra đời đắc lực, đoạt những chỗ ngồi rực rỡ trên chiếu xã hội. tôi vẫn biết có những thành công do ân sủng của Thượng Đế, thành công không thể nhờ nhân lực. nhưng có những thứ thành công cũng nhờ thần lực song gián tiếp hơn: thượng đế chỉ ban các khả năng trong con người; con người phải được giáo luyện rồi tận dụng các khả năng ấy. chúng tôi muốn nói sự khai thác chiếc chìa khóa tự chủ. Nếu chúa Giêsu nói nước thiên đàng là của kẻ nỗ lực, thì ta cũng có thể nói hầu hết những công trình tốt đẹp của trần thế đều là của kẻ nhẫn nại, hoạt động. người ta hay đổ thất bại cho số rủi mà thành công cho thần may mắn. song rồi người ta quên rằng cái mà người ta hay gọi là “rủi” thường là sự ứng dụng nhiều ít khả năng của con người.

Bao lâu còn là người, còn cần tự chủSỏi đá vô tư, cây cỏ có sinh lực. thú vật có bản năng. Còn con người

đặc biệt có ý chí. Chỉ khi nào ý chí, mẹ để của tự chủ, được phát triển đầy đủ, chỉ huy hoàn toàn con người, con người mới sống chu toàn kiếp người của minh. Phút giây nao, trong bất cứ tác vi nào, phát xuất từ con người, mà không có sự can thiệp của ý chí, là con người sống trong tình trạng súc vật. người ta thường nhận đức tự chủ cần thiết cho con trẻ nên người. từ tuổi khôn đến mười tám, đôi mươi, theo đà phát triển trong tâm hồn. tinh khí đổi lớp. nhân cách chuyển minh để thành hình óc phán đoán đòi phán quyết độc lập. lòng tự ái như một “hỏa diệm sơn”, không chịu bất cứ sự va chạm nào, tính độc lập nhiều khi có hình thức tính ngang tàng. Quả tim thèm khát yêu đương cũng như mộ vọng được luyến ái. Nói tắt, người hoa niên trong khi qua khúc quanh của thanh thời muốn tâm hồn

Page 36: NGƯỜI BẢN LĨNH

bình thản, tránh được những ngôn phong quá lố, tác phong lố bịch, cử chỉ vô chừng, phải cầm dây cương tự chủ. Mà nói cho đúng khong chỉ nam thanh, nữ thanh muốn nên người cần tự chủ thôi. Chính những kẻ thành nhân, bậc lão thành vẫn luôn phải tự chế nhân phẩm mới được bảo đảm và phát triển tốt đẹp. cho đời sống nào sự cố gắng chuẩn bị có lợi luôn luôn ở trong, chớ cho đời sống tâm linh, bởi người mang trong mình thú tính phải tự chủ liên tục. hồi chưa sạch máu đầu. nói lời gì ta phải đo từng tiếng, khi đầu hai thứ tóc, nói lời gì thì hãy cân từng lời. mỗi phút giây buông mình theo đà của bản năng, của khuynh hướng, của thú tính, là mỗi phút giây ta có thể té vào những lỗi lâm, khuyết điểm. có thể nói chính đức tự chủ, đã đưa con người từ dã man đến bán khai, từ bán khai đến văn minh, văn minh hiểu theo nghĩa được giáo hóa, thuần thục, đạo hạnh.

Để nhận thức sự cần thiết của đức tự chủ. Cứ chung mà nói, ta thường sống cuộc đời ta theo chiều rộng hơn

chiều sâu. Tôi muốn nói ta có khi cả ngày tưởng nói năng hoạt động với một mớ mặc cảm, thành kiến, xét nhận tùy cơ hội có tính chất góc cạnh về một vấn đề nào đó. Nếu thành thực với mình, ta thấy có khi cả ngày ta không tư tưởng hiểu theo nghĩa chuyên môn, nghĩa là vận dụng lý trí để suy luận tìm chân lý theo phương pháp lý luận. mà ta lập lại, bắt chước những tư tưởng kẻ khác. Mấy lúc làm như vậy ta không ý thức cuộc sống tâm linh của mình, không chận mình lại khi kẻ khác khuynh đảo, tập quán xô đẩy ta, cám dỗ ta tư tưởng hoạt động như cái máy. Bạn thử nghiệm xét coi con người của mình có gây ảnh hưởng trong xã hội không? Cái ngó của bạn co dọi ra một luồng hấp dẫn để bạn thuyết phục khi nói chuyện không? Gương mặt bạn có diễn lộ cả hồn bình tĩnh, quả tim yêu đời, khối óc phán đoán quảng đại không? Mồm bạn có nói lên một niềm hân hoan tận tâm não không? Lối đi của bạn có chứng cho kẻ khác thấy bạn là con người sâu sắc, già giặn, cường dũng không?

Thưa bạn, nếu thành tâm tự xét, bạn sẽ mau mắn nhìn nhận sự canh tân thêm cho tình trạng của mình và có thể hoàn toàn đổi lốt, nếu cần, cho nó nữa. bạn đã thấy mình không biết lợi dụng cơ hội thuận tiện này để thành công, thiếu óc nhẫn nại trong hoàn cảnh nó mà thất bại. nguyên nhân chính, thưa bạn, là chúng ta ít theo ánh sáng của lý trí và sự kềm hãm của óc tự chủ. Chúng ta tưởng, sống, nói, là, y như người máy, tợ cái lò xo, hễ động là bung. Đức thánh Linh bảo ta trước khi nói “phải đánh lưỡi bảy lần”, mà trong thực tế, ta “đánh lưỡi” mấy lần khi nói chuyện? rồi khi nóng giận, ta dùng ba tấc lưỡi cách nào. Vậy cho đặng nhận thức cần thiết của đức tự chủ, ta phải rút vào thinh lặng, trở về nội

Page 37: NGƯỜI BẢN LĨNH

tâm hồi tưởng các tư tưởng, tâm tình, cảm xúc, ngôn ngữ, cử chỉ, tác vi, phong độ của ta để thấy coi tại sao nhiều lần rơi vào những hố thất bại đáng tiếc. tiếng “tự chủ” tôi dùng đây là một phần lớn có ý nghĩa tiếng “kỷ cương”: DISCIPLINE của Gustave le Bon khi ông viết : “khoa học chưa tìm ra được chiếc đũa tiên có thể giúp một xã hội không kỷ cương tồn tại”. xã hội là một hợp thể của nhiều cá nhân. Cá nhân không có một kỷ luật sống, xã hội không được đóng khuôn trong mực thước thì cá nhân suy đồi, xã hội băng hoại.

Nói nhân phẩm nhân cách là nói đến tự chủ.Trên cây thang các vật thụ tạo, sở dĩ con người ngoài các thiên

thần,đứng ở đầu hay nói bằng một giọng triết lý, ở một phẩm, một vị cao nhất, là do con người có trí tuệ và ý chí tự do. Mà tự chủ là tác vi của ý chí, nên khi nói đến nhân phẩm, người ta tự nhiên nghĩ đến ý chí, liên tưởng đến tự chủ. Là người tất nhiên ai cũng có nhân phẩm. bởi lẽ dễ hiểu là do yếu tố căn bản trên nhân vị. nhưng không phải hễ là người đều có ý chí thực hành. Cũng như không phải hễ là người đều biệt tự chủ. Nói ý chí hiểu là một năng lực tinh thần để muốn thì là người, ai cũng có nhưng năng lực ấy cần sự hoạt động, phát triển và điều khiển những bản năng, xu hướng của con người. người có ý chí cường dũng như vậy, người ta gọi là “người tự chủ”. Còn tiếng “nhân cách” hiểu là trạng thái cao quí của nhân vị khi được giáo luyện chu đáo và có những tính tốt đẹp. trong các đức tính làm cho nhân vị gìn giữ nhân phẩm của mình có đức tự chủ là động cơ khiến các đức khác lớn lên, đâm hoa kết quả trong tâm hồn con người. bởi những lẽ trên, khi nói đến “đời sống người nhất của con người”là, theo một phương pháp sáng suốt, chế ngự những chất dã man đọng lại trong phần người hạ. một đứa bé chưa có tuổi khôn, một người lớn ở thời đại nguyên tử mà không được giáo hóa có tâm hồn giống y kẻ thời tiền sử và thú tính của các hạng người này không khác thú tính của súc vật cho mấy. trong con người, lực lượng của lý trí và ý chi, nếu không được giáo dục thúc đẩy, không dễ gì chiến thắng nổi nanh vuốt của tình dục, một thứ lực lượng của bản năng pha màu sắc cân nhục và chịu ảnh hưởng sinh hoạt sinh lý con người. một người thuần thục của thời văn minh có thể dễ dàng trở lại con người hung tợn của thời ăn lông ở lỗ, nhất là khi con ốc tự chủ lỏng hay mất đi trong bọ máy tư tưởng, cảm xúc của họ. đã hơn một lần tôi nói, con người cần uốn nắn nó như cây bùm sụm mà các nhà chơi kiểng dùng uốn cây kiểng. cây bùm sụm khi chưa được uốn đâm ngành lá mạnh mẽ và loạn xạ. con người tiền sử, đứa bé và người lớn thời nguyên tử kông giáo hóa, tất cả giống các cây bùm sụm chưa uốn một phần, ở chỗ để các tật xấu tha hồ mọc tùm lum

Page 38: NGƯỜI BẢN LĨNH

trong tâm hồn. bùm sụm khi được xén và uốn xong rồi theo thời gian cũng đâm nhàn lá bậy bạ. phải có bàn tay nghệ thuạt của nhà sửa kiểng tề luôn, nó mới đẹp. người đã được giáo hóa thì các tật xấu nằm mẹp xuống, chui rúc lại, “mẹp” và “rút” lại chớ không bị tiêu diệt. như vạy là lúc nào cũng chờ gọng kềm giáo dục, tôn giáo hở ra một chút, là chồm lên xô đẩy con người tư tưởng bằng cảm xúc dơ, nói năng xằng, hành động lố lăng. Mấy lúc giận dữ, thương điên, say mê tiền bạc v.v… là mấy lúc “tay ấn” của luân lý hơi non. Con người, nói cho đúng sở dĩ mà thuần thục, mà sống tế nhị, lễ phép, đạo đức, ngoài ra thần lực, một phần lớn, nhờ cái mà Jêan de Courberive. Gọi là “qui cương đối nhân”. Bạn có thể gọi là dây cương đời sống. phút nào ta lơi lỏng dây cương ấy ra là cơ cấu luân lý con người ta xụt xịt, lỏng lẻo. có thể nói chơi là con người hạ của ta giống cái lò xo của một chiếc ghế ngồi, bao lâu ta “nhổm” mình lên là lò xo cũng bật. tật xấu của người dã man ngủ trong người văn minh, chớ không có chết. nó lồm cồm ngồi dậy trong lòng người, kể cả người trí thức, dạo hạnh khi các kẻ này đồng niên, đồng nghiệp, hội lại để chờ đợi ai, để mở tiệc vui. Kẻ khi sống một mình mà có quyền thì sắc diện nghiêm nghị, đi đứng chỉnh tề, nói lời nào thì cân đối nấy như thợ bạc cân vàng, mà khi hội họp đông đúc cùng nhiều kẻ quen biết, thân mật thì giỡn cợt trợn mắt, trề môi, nhảy nhót, thoi đá, xô đẩy?

Qua những nhận xét trên, thưa bạn thân mến, ta quyết định, cho đặng có nhân cách cao thượng phải chế ngự những lực lượng quân thù của nó nằm lịm trong bản năng, khuynh hướng. mà là bùa để chế ngự các lực lượng ấy cũng phát huy nhân cách. Không có gì káhc hơn là lý trí và ý chí. Tôi muốn nói rõ hơn là đức khôn ngoan và đức tự chủ. Khi viết đến đây tôi ngả đầu khâm phục, thủy tổ của Công Giáo, khi người thốt những câu này: “ các con hãy khôn ngoan như con rắng.. các con hãy canh phòng luôn…. Tinh thần thì chóng vánh mà xác thịt thì yếu đuối”. đúng là chân lý bao giờ cũng gặp nhau. Hầu hết những vĩ nhân của thế giới đều mặc nhiên hay minh nhiên nhận sự cần thiết của lý trí và ý chí để chế ngự tật xấu của con người. thích Ca rút vào rừng sâu để tự giác là ông có ý định tìm thinh lặng, tìm ánh sáng, nó soi rọi cho con đường tầm đạo của ông. Còn lão tử khi bảo “dục đa thương thần; muốn quá hại tinh thần” , là ám chỉ phải “hãm phanh” tình dục, lòng muốn lại.

Tôi thấy khi các linh mục giảng cho giáo dân đức tiết độ, đức khôn ngoan, hai trong bốn đức căn bản của nền luân lý công giáo, các ngài truyền dạy điều vàng ngọc. con người có nhân cách khả phục hay không trước tiên phải nhờ ngọn đuốc của lý trí dẫn dắt và nhờ lực lượng của ý chí xô đẩy tấn công các tật xấu, luyện tập những đức tính tốt. ta có thể kết

Page 39: NGƯỜI BẢN LĨNH

luận bằng lời này của Jean De Couberive khi ông dựa vào Eymieu bảo: “kỷ luật của con người không phải bản năng mà là lý trí. Định luật nền móng này, thuyết nhân bản nhìn nhận nó, tuân theo nó bằng không con người phải thoái chủng và tiêu vong”.

Page 40: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG VII: ÓC THÀNH THỰC“Thành thực không phải là nói tất cả điều mình tưởng mà không nói

gì nghịch hết với điều mình biết”. Cdemnet“ở đời thành thực là khôn…” Waterstone.

Bữa nọ vua Cảnh Công dự tiệc tại nhà Án Tử, thấy vợ Án Tử liền nói: “phu nhân của khanh già, xấy. ta có đứa con gái trẻ đẹp. khanh muốn đem về làm hầu, ta rất đồng y”. án Tử bất mãn nói: “nội tử tôi đã kết tóc xe tơ với tôi từ lúc còn trẻ đẹp, trông cậy, được tôi nâng đỡ lúc già xấu. nhà vua muốn ban ơn cho tôi, tôi cám ơn; nhưng tôi không thể bội bạc với nội tử tôi”. Câu chuyện này thường để nêu gương vợ chồng chung thủy song dùng để đề cao đức thành thực vẫn rất hay. Ngày nay trong xã hội có mấy người tính thẳng thắn như Án Tử. ngay từ gia đình, đứa con nói láo với người lớn, chối lỗi hay, lại có khi được khen là “khôn”, được ôm nựng và hy vọng sau này lanh lợi với đời. trong bầu không khí có phần khủng hoảng gia đình ở thời đại này, có nhiều người chống bất kể đạo tào khang, lén lút “tham ván bán thuyền”. cũng không ít bà vợ nhờ chối giỏi, nhờ xon xỏn mắng chồng, làm nư làm trận, mặt lớn mặt nhỏ hay nhờ lời mật tiếng đường mà che giấu được lòng đàng điếm chia sẻ tình chung của mình. ở học đường, học sinh gạt cha mẹ lấy học phí đánh bài, ăn hút, sắm những vật không cần,lường thầy bảo là nghèo, là mồ côi xin học bổng. thay vì lo học tập có học sinh nam dám chuyên môn lừa đảo nhiều tấm lòng thiếu nữ khờ dại để “một tay chôn mấy cành phù dung”. Nhiều kẻ nói láo với cha mẹ là đi tập hát, gạt thầy là cha mẹ bệnh, rồi để lết hết nhà bướm này đến cửa ong kia. Họ đối với các thứ này cũng láo và láo để bán lòng băng tuyết, mua chút ít lời đường mật, vài chiếc khăn vải, một cây bút máy hay những xấp giấy xi nê, những câu chuyện lời qua tiếng lại xàm láp. Trong hàng ngũ các ban giám đốc hay ban giám hiệu nhà trường, có người dám thức những đêm trắng để đấu trí, tìm mưu ăn thua nhau với mục đích không vì văn hóa nào hơn là “văn hóa tiền”. có nhà giáo thiếu tài đức đến quá tệ mà vẫn lãnh nhiệm vụ giáo dục, giáo dục không ít học sinh chuyên môn quỵt học phí, chuyên môn giả hình ngồi như phật mà lo viết thư tình, lo đánh cờ tướng, thì ra “thầy mướp đắng, tròn mạt cưa”, lo thi đua gạt nhau. Rồi ngoài cuộc đời cũng không ít những chuyện lường gạt. tôi không bàn thứ láo mà người ta chịu, chẳng những chịu, mà còn đòi buộc nữa. bạn đừng cười nhé. Một người vợ đối với chồng hay một phụ nữ qua đường đối với khách lạ, có diện tướng xấu như khỉ. Để vậy coi kỳ, người ta dùng son phấn, nữ trang chuyển biến cái xấu thành cái coi được mà người bằng lòng, có khi khóai trá cái nhan sắc

Page 41: NGƯỜI BẢN LĨNH

giả tạo ấy. tôi không trách thứ lường gạt đó, dầu từ bản chất cũng là lường gạt. tôi cũng không nói chi tính chất giả tạo của kịch tuồng. mục đích của kịch tuồng thì hay lắm nhưng xét cho kỹ khi một bạn gái đóng vai trò điều thuyền, bạn đóng vai đổng trác còn tôi đóng vai táo tháo thì chúng ta coi khán giả ra sao? Chúng tôi càng khéo gạt, càng thành công, càng “tài tử”nói theo tiếng thời đại. bạn hãy ngó vào các tiệm cao đơn hoàn tán. Không phải ở đây hoàn toàn người ta lường gạt đâu, nhưng coi chừng ngón tay của satan rất tinh nhanh, thưa bạn. người ta còn sợ ngay trong các tiệm thuốc âu mỹ của thời đại nguyên tử này có hằng lố chai nước đường để uống cho ngọt miệng chơi hơn là trị bệnh. Rồi vải hồ, rồi đồng hồ đem sửa bị mất bộ phận tốt, buôn lậu, chợ đen, ăn cắp tài liệu vật dụng công sở, mưu cơ phỉnh nịnh để lên chức, thưa bạn cái cảnh “đụt đáy thùng lường thưng đáo trấu” mà sata giật dây dui, quả là làm cho lòng con người thời đại đã phân vân lại càng điên đảo hơn. Nếu phải nói một sự “tế nhị” nào bậc nhất, tôi nói ngay ngay tới sự “tế nhị” trong lối nói láo, lối bịp của một số người có óc trục lợi bằng đủ thứ hình thức. khiếp lắm. thưa bạn, khi tiếp chuyên với họ, bạn không có lý nào hồ nghi họ cả. bạn hồ nghi họ sao được vì họ thuyết với bạn thao thao bất tuyệt, lên giọng bổng xuống trầm, khi khoan khi nhặt, khi đầy chí khí, khi âu yếm van lơn. Họ dùng đủ mỹ từ pháp để thuyết dụ bạn. bạn tin họ. rồi tôi đến kẻ nghịch họ. kẻ này không chịu thua địch thủ của mình. Thế rồi họ lý luận, dẫn dụ tôi bằng trăm phương ngàn cách. Tôi tin họ như giáo dân tin kính. Và thưa bạn như vậy thì sao? Tôi với bạn phải đảo điên và đảo điên. Đó là tôi chưa nói những ngọn lưỡi “rắn” dùng láo xược để báo cáo, để lập công hai người. biết bao người vô tội phải vong mạng bằng đủ thứ kiểu chết vô nhân đạo.

Người ta lừa bịp nhau thì đã đành. Ngay trong bạn bè, tình đồng đội chết sống với nhau trong một thời gian dài, khi có tiền và tình xem vô, phải ta vỡ một cách trâng tráo đến “cười” ra nước mắt. có những trường hợp, càng huấn luyện nhau thành thực, càng căn dặn nhau keo sơn lại, càng gặp sự bội bạc, phản nộp. không nên bi quan gọi một số đông loài người giống loài hổ; nhưng phải thẳng thắn nói răng ta xử với nhau quá tệ. mà bạn càng thành thực, càng xử bằng lòng đạo hạnh, có nhiều hạng lưu manh đến cực độ sẽ làm dụng lòng tốt của bạn để làm giàu, làm giàu trên xương máu bạn và mỗi lần gặp bạn giảng đạo đức hùng biện không mấy ai sánh lại

Đó, thưa bạn, là một góc cạnh bộ mặt thực của cuộc sống. người bản lĩnh phải nhận thấy căn bênh nguy hiểm ấy. muốn mưu những thành công lương thiện, lâu bền, người bản lĩnh nhất định phải thành thực. kẻ

Page 42: NGƯỜI BẢN LĨNH

giả dối nói ở đời đa mưu là khôn. Người bản lĩnh nói ở đời thành thực là không. Cái óc quỉ quái mà có lẽ nhân tổ của ta chịu ảnh hưởng của “con rắn quỉ” buổi đầu lịch sử nhân loại, hinh như đều có trong mỗi cá nhân không nhiều thì ít. Ngay từ lúc chưa sạch máu đầu, rủi làm bể cái chén, lúc gặp mẹ, chúng ta chối leo lẻo. ăn vụng cũng là triệu chứng của một lòng không ngay thẳng. mà nói xa hơn, con nít lúc tiểu lén, tiểu dầm mặt sượng ngắt: Nó có sự bẽn lẽn này là dầu hiệu tố cáo lòng tà. Rồi lớn lên có biết bao nhiêu nguyên nhân xô đẩy ta nói láo. Có người cho đến lúc gần xuống lỗ, bị đủ thứ thất bại vì lòng thiếu thành thực của mình mà lúc ăn nói vẫn thêm mắm dặm muối. để trở thành hạng người làm nên trên đời một cái gì, ta nhất định tiêu diệt “mầm láo” trong ta. Người giả dối tưởng rằng mình đầy đủ sáng suốt để đề phòng mọi sự khám phá mưu cơ mình của kẻ xung quanh. Nhưng kinh nghiệm cho ta biết rằng ở đời đâu ai gạt ai suốt đời và cũng đâu ai gạt hết được mọi người. thời gian sẽ làm cho kẻ giả hình giấu đầu lòi đuôi và mất uy tính. Làm lớn mà có tâm tính cáo già tức là tạo cho hạ cấp một bầu không khí tù ngục. kẻ dưới vì bổn phận hay vì bắt buộc bởi lý do nào đó đành khum đầu chịu sự lãnh đạo của họ. nhưng rất bực mình vì lòng của họ không biết đâu mà ngừa. ngay lúc họ âu yếm hỏi thăm, thân mật bàn tâm sự có thể là lúc họ gián tiếp điều tra để sa thải. để đổi cho ra nhiệm sở khổ nhọc. bàn công chuyện với họ cũng không vững dạ vì có khi họ đồng ý ngày nay và bởi họ muốn trá hình để họ sẽ đổi ý ngày mai. Lắm lúc vì muốn đẹp lòng người dưới, ai mượn điều gì. Yêu cầu việc chi họ “ừ, ừ”, “được, được” hết, mà rốt cuộc đẩy trớt hết. còn họ hứa không hơn gì quảng cáo thuốc sơn đông. Trong sự huấn luyện hay lãnh đạo họ hứa cho kẻ dưới những quyền lợi đẹp như bích mộng và vì căn tạng của họ là láo nên điều họ hứa hứa mãi là mộng và mộng. tội nghiệp nhiều kẻ có óc giản lược sống lạc quan gọi được là quay cuồng, hăng say trong những điều họ hứa, khốn nhất là họ có cả mưu cơ xảo quyệt để tuyên truyền, họ phất cờ trở gió tùy cản đến một mức độ gian xảo khiến ai nấy phải đảo điên. Đáng tởm nhất là họ dùng những mánh lới sa tan: Lòng của họ là lòng rắn nhưng bên ngoài họ luôn như bồ câu. Họ có thể lát nữa hạ sát một người mà bây giờ làm dụng người ấy, dùng lời đường mật dụ kẻ ấy để đụt gân bóc lột. sống trong bầu khí họ tạo ra, người ta lúc nào cũng có cảm tưởng bồn chồn, lo âu nghi kị, đề phòng hoảng sợ.

Người giả dối đối với kẻ ngang vai họ cũng rất nguy hiểm về nhiều phương diện. bởi người giả dối thường là người ganh tị, nên các đồng bạn không dám tin tưởng lời họ nói. Trong chương trình mưu việc lớn, lần lần người ta xa họ. nếu có bàn vấn đề gì người ta chỉ bàn góc cạnh và

Page 43: NGƯỜI BẢN LĨNH

giấu đi những điểm quan trọng. lẽ dĩ nhiên là họ có thể phản động bất ngờ. có thể họ là con dao hai đầu, chuyên môn gieo nghi kị, phá hoại hòa khí bằng những câu chuyện đòn xóc. Còn nếu họ làm nhỏ thì không gì khốn đốn cho họ bằng những lời nói điêu ngoa, nếu định theo đuổi một lý tưởng nào thì sớm muộn họ cũng bị sa thải. vì miếng ăn, manh mặc mà họ bán sức lao động cho một ai, họ cũng chỉ làm một thời gian. Sau cùng họ cũng mang thân phận của múi cam đã vắt hết nước.

Trong gia đình sự giả dối làm cho những tâm hồn uyên ương nếm đủ mùi cay đắng. tình yêu bị héo đi vì nghi nan, đề phòng, những cảnh cơm không lành, canh không ngọt thường xảy ra vì một lời hai ba y, vì nói một đàng làm một ngả. có nhiều sự nghiệp gia đình hàng mấy mươi năm trời bằng mồ hôi nước mắt, lúc vợ chồng gần xuống lỗ, đổ tan tành vì vợ thay lòng chung thủy hay chồng tham ván bán thuyền. sự giáo dục con cái cũng thất bại vì giả dối gây nên đủ thứ mâu thuẫn. cha cứ láo với mẹ hoài mà bảo con cái nói thật với mình sao được.

Không có gì bực mình ở học đường cho bằng thầy trò xử với nhau như bụng dạ chồn già. Có nhiều điều nhà giáo dốt đặc trăm phần trăm nhưng sợ mất uy tín nên tán hươu tán vượn. trò biết được khinh thầy rẻ như bèo. Trong khi thầy giảng bài, trò tìm trăm phương ngàn cách gạt thầy để chơi. Có rủi bị bắt, trò tráo trở, chối leo lẻo. thầy trở mặt đi, trò cáo già diễn lại. như vậy, thưa bạn, sự giả dối ở gia đình cũng như học đường làm mất uy tín nặng nề và gây không biết bao tai hại. ngoài cuộc đời, sự lập thân, sự mưu sinh, sự đạt chí mfa căn cứ trên sự giả dối, không sớm muộn cũng sụp đổ. Trong cuộc làm ăn người thiếu lương thiện lần lần thua kẻ cộng tác, mất khách hàng. Những sự nghiệp do giả dối tạo sự mưu phản và sự băng hoại.

Xét về các phương diện, người bản lĩnh quyết tin suốt đời mình đức thành thật là “lá bùa” của thành công. Có đức nào mà chưa có đức thành thực thì kể như lâu dài nhân đức của mình không có nền. hẳn thượng đế nhập thể đã thấy chân thành thực là lôi tất yếu nên mỗi lần nói với môn đệ. Người nhấn mạnh “quả thực, quả thực ta nói cùng các con: amen, amen dico vobis….” Người nêu cho vạn thế, gương lộng lẫy về nhân đức này.

Nhưng phải hiểu thế nào là thành thực. bạn đã biết nghịch với thành thực là láo, tức là tráo trở tư tưởng với ý định gạt kẻ khác. Thành thực là thái độ tinh thần của người không có ý gạt kẻ khác về những điều mình nói hay không nói. Vẫn căn cứ vào định nghĩa này, có đôi trường hợp bạn có ý gạt vì lý do bác ái hay vì lí do giỡn chơi mà không phải là thiếu thành thực hiểu theo nghĩa xấu. một người cha gần giường hấp hối của vợ

Page 44: NGƯỜI BẢN LĨNH

mình nói con mình mắc đi học không đến thăm được. nhưng kỳ thực nó đã chết từ lâu. Nếu chồng nói hết sự thật có thể làm nguy hại sức khỏe người vợ. trong câu chuyện giữa người thân có những lối nói lố, nhưng câu chuyện gạt nhau để cười như bảo ai đó rằng cấp trên kêu. Người này vừa chạy đi liền hô là không có rồi “cười”. có nhiều người mang những chứng bệnh thần kinh hay màng óc; trí nhớ bị tổn thương, trí tưởng tượng quá lố. lắm lúc họ nói rất sai chân lý nhưng lòng vẫn thành thực. ngần ấy trường hợp không phải là láo. Phải căn cứ vào ác ý, muốn lường gạt của một lời nói để xác định nó là thiếu thành thực. cha mẹ láo có thể sinh con láo. Người Pháp nói: “chó săn có nòi”. Người Việt nói: “rau nào sâu nấy”. luật di truyền không phải luôn luôn đúng như toán học. nhưng ngay khi cha mẹ èo uột bệnh họan, sống giả dối với nhau mà lúc con cái sống gần cha mẹ cư xử cùng nhau bằng những lời nói láo thì con cái khó thành thực. tôi biết một người họ xét về bản tính rất tốt nhưng vì ở gần ông và bà hay nói tục và gian xảo nên lây tật nói xàm và nhám tay. Nếu rủi sinh trong một gia đình có truyền thống “láo xược”, phương thế nên dùng là ngờ những kẻ láo và dùng ý chí cương quyết nói sự thật.

Nói láo vì trục lợi. người ta tô lục chuốc hồng hàng hóa xấu để bán mắc tiền. trong trường hợp này nên khôn ngoan tin rằng ăn chắc mặc dày hơn là gạt người làm giàu chỉ một lúc.

Có nhiều người vì muốn tỏ ra hơn người nói láo để khoe của. chị dâu nói với em chồng rằng cha mẹ ruột mình đất cò bay mỏi cánh trong khi kỳ thực đất ấy là đất ông nội chị chưa tương phân cho hàng đoàn lũ con cháu. Trừ tật này bằng cách cho rằng láo như vậy thiếu nhân cách. Nói láo để chữa mình vì sợ hình phạt là thường. thằng bé sớn sác đập bể chén cơm, đổ thừa với mẹ là tại con chó chạy. decroly nói: “láo là sự tỏ ra bản năng tự vệ”. trong những trường hợp một tội nhân bị nhân viên công lý đánh tra quá. Vì đau nói láo rằng mình làm cái nay, biết cái kia v.v…. là trường hợp nói láo vì sợ chết. nếu thấy láo làm hạ thấp nhân vị thì nên anh dũng hơn. Lắm kẻ láo vì bản tính tự nhiên xu hướng về sự láo. Hễ mở miệng ra là họ tìm cách làm cho kẻ khác lầm. tôi biết có vài người được cha mẹ, thầy giáo, bạn bè chỉ cho tật xấu ấy nhiều lắm, họ ừ ừ, dạ dạ rồi cứ láo. Hình như họ có máu satan hay sao. Victor Huygo nói: “satan có hai tên: tên satan và tên láo”. Có người thiếu thành thực “hơi hơi” thôi, nhưng người tế nhị vẫn biết được. họ sợ bị chê là dốt. thiếu kinh nghiệm hay mất mặt sao đó nhưng vì muốn biết một vài điều nên hỏi “mé mé”, “gạt gạt” cho người trống miệng. những kẻ này nên nhớ mình phải thành thực và thành thực không phải tại sợ kẻ khác biết mình dốt nát. Xấu xa thấy lòng tà của mình. Người nhớ ngạn ngữ này của tín đồ Hồi giáo:

Page 45: NGƯỜI BẢN LĨNH

“thượng đế thấy rõ trong đêm tối nhất, trên đá cẩm thạch đen nhất, một con kiến hôi”.

Có khi láo vì già hàm. Bị nói tía lia, không kịp thở, dĩ nhiên không là không suy nghĩ, nên lỡ lời nói nhiều chuyện không thật và lỡ nói, thôi nói luôn thành ra bệnh nói láo. “trị bệnh láo” này bằng cách suy ngẫm tư tưởng của Pythagore: “ai nói là gieo, ai nghe là gặt”. hồi còn nhỏ ta hay láo vì lười biếng. mẹ bắt nấu cơm, ta hô nhức đầu, không làm bài, thầy hỏi ta nói quên. Lười biếng là căn nguyên của tật xấu cũng như láo là ung nhọt của nhân cách. Người lớn có bổn phận giáo dục hãy căn dặn trẻ con điều quan trọng đó.

Nhiều lúc láo vì đầu óc ưa nói nghịch lại. tôi quen vài bạn không ác tâm nhưng có tật ai quả quyết điều gì thì họ tìm cách nói ngược lại bằng những điều không thật. thứ láo của họ ác không lắm vì không có ý gạt nhưng tai hại cho cuộc xã giao của họ vì làm mất bạn bè. Trừ căn chứng láo này, ta có thể tập thuật “đắc nhân tâm”.

Còn nhiều nguyên nhân khác của tệ nói láo. Chung qui người bản lĩnh quyết định tập đức thành thực. hãy lấy câu này của Boileau làm kinh nhật tụng: “không có gì đẹp bằng thật, chỉ có thật là khả ái”.

Có nhiều điều không tiện nói ra mà cho đặng giữ đức thành thực ta không cần nói hết. nếu phải vì đức bác ái mà giấu sự thật thì phải cẩn thận lựa lời tế nhị. Nên giao du thường xuyên với những người ưa nói sự thật. tạo bầu không khí thành thực trong tâm hồn bằng cách tự mình đừng khi nào mâu thuẫn với mình. Ghét ngôn hành tương phản y như ghét nói láo. Tránh những câu chuyện có thể cám dỗ mình nói láo. Liệu ai sẽ hỏi điều gì bất tiện trả lời thì lái câu chuyện, sang vấn đề khác và dồn nhiều câu hỏi chất vấn lại họ. luôn đây tôi cũng muốn bạn để ý đức thành thực giúp ta có óc trách nhiệm. tôi co bàn kỹ tình thần này trong quyển “thuật sống dũng” và nhất là trong “rèn nhân cách” . ở đây tôi thấy bạn nên lưu ý nó. Có nhiều người sợ tai tiếng, sợ mất quyền lợi, sợ nhọc mệt, dám trốn tránh những trách nhiệm của lời nói, của hành động hay của những mệnh lệnh của mình. Không gì đê mạt bằng để cho người dưới của mình lãnh trách nhiệm cho những lời khuyên hay các huấn lệnh của mình. Muốn tập tinh thần trách nhiệm, nên tập thói quen dám chịu lỗi. chung qui, bạn thấy đều do đức thành thực, đức trụ cột củ bản lãnh con người. để kết thúc chương này tôi mượn lời của sách khôn ngoan (1-2) để gởi bạn: “miệng nói láo giết hại linh hồn”.

Page 46: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG VIII: ÓC CHỊU ĐỰNG

Tính bất nhẫn tất loạn đại mưu.(Khổng Tử)Cao tuổi hay thanh xuân mà biết mình, tận dụng nhân lực mà không

quên thần lực, suy nghĩ chín muồi rồi mới nói hay làm, ráng lấy cái thiện trong cái ác, bình tâm chịu đựng dao mác của dư luận để đoạt chí, chờ lịch sử phán đoán giá trị mình, thưa bạn, là bộ óc thép đã trui, có đức chịu đựng: chiếc đũa tiên để sống an lạc tâm hồn và làm cho đời một cái gì”. Waterston

Đọc cổ thư bạn có nhớ chuyện này của Thánh Lê Tử không? Vua Ngô muốn đánh nước Kinh. Trong nước nhiều người thấy bất lợi cản ngăn. Vua không nghe, còn đòi xử tử ai cản ngăn. Có sĩ quan nọ định khuyên can vua việc đánh Kinh. Nhưng không dám, luôn ba ngày ông đứng sau nhà vua, từ sáng sớm bị sương rơi ướt cả mình. Vua thấy ngạc nhiên hỏi sĩ quan làm gì vây. Viên sĩ quan tâu: “trong vườn, trên cổ thụ, có con ve cảm thấy mình yên tâm kêu sầu rả rích. Ve không dè sau lưng có con bọ ngựa đương hả cang tính tóm cổ nó. Bọ ngựa khoái chí tưởng mình an phận không ngờ sau lưng có con chim sẻ chực mổ đầu mình. Chim sẻ vô tư có biết đâu dưới chân cổ thụ có người cầm cung định bắn cho nó rơi xuống đất và chính tôi đang cầm cung đây không hay sương đã bám cả áo. Thì ra đều vì ham lợi trước mắt mà không thấy hại sau lưng” nhà vua nghe câu chuyện thấm thía, bỏ ý định đánh đất Kinh.

Thưa bạn, mỗi lần nhớ chuyện xưa này, tôi không sao không nghĩ đến ý nghĩa của sự “thành” và “bại”. trong cuộc sống muôn mặt của con người, thấy có nhiều việc ta cho là thành mà kỳ thực nó đang chứa mầm thất bại và tại vì thành đó mà bại bao nhiêu việc lớn. rồi trái lại, có nhiều việc ta cho là bại. mà rồi nhờ bại ta đi đến thành công vững chắc hơn. Bàn đến hai chữ “thành bại”, người vô thần đến đâu cũng phải nghĩ đến một vài lẽ siêu hình. Khi nhận có chữ “bại” là vô hình hay hữu ý, ta nhận có những yếu tố cần thiết cho thành công mà độc lập với ta. Có thể ta nắm nó được mà cũng có thể nó không tùy ở ta gì hết. những yếu tố này có khi bị ta nắm trăm phần trăm như trong một số lớn trường hợp của hóa học. hai phần khinh khí kết hợp với một phần dưỡng khí: ta có nước. điều đó vững rồi đó. Nhưng quái ác thay có bao nhiều hoàn cảnh trên đời, các yếu tố thành công; nhưng bỗng nhiên, ta gặp thất bại. tôi hùng biện, có thuật dẫn dụ người, song trước mặt địch thủ, tôi không chắc thuyết phục được anh ta. Anh còn có ý chí tự do của anh, anh có những hoàn cảnh riêng biệt chi phối. có thể anh trở thành bạn tôi, mà cũng có thể anh bất

Page 47: NGƯỜI BẢN LĨNH

phục ý tôi muốn vì một chủ trương, một áp lực nào đó không cho phép anh. Bạn tôi có tài, chuẩn bị đầy đủ đức tính để nhận một chức vị nào đó. Đến lúc sắp thụ phong, ngã bệnh nặng và mạng vong. Đó là tôi chưa nói trường hợp nếu bạn tôi mạnh khỏe và có những tên thù thưa thọt anh với thượng cấp của anh bằng đủ mánh dua nịnh, hại người thì cũng chưa chắc anh chiếm đoạt sở nguyện. thì ra trên đời có những y muốn tự do can thiệp vào các sự việc, rồi những ý muốn tự do ấy đôi khi cũng vì tự do để mình dính líu với những gốc rễ yếu tố xa xôi làm cho sự thành công lắm lúc không đơn giản như người ta tưởng. vả lại có không ít trường hợp mà sự sắp đặt thành bại phải chịu là không do người phàm gì hết. tác giả cuốn “ A Shropshire Lad”, ông A. E. Housman, là tay khét tiếng về đường trí thức mà cũng là kẻ coi tôn giáo như đồ chơi, lại có lần nhận câu này của phúc âm thư: “ai nhận chân những lý do thành bại như vậy ta phải có thái độ tinh thần thế nào để nắm vững thành công sau cùng và giữ tâm hồn hạnh phúc khi thất bại”.

Trước hết ta nên xét sơ tâm lý kẻ thất bại. đoạn trường ai có qua cầu mới hay: quả ai đã từng thất bại, nhất là thất bại nặng nề, thì mới cảm mến tất cả mùi vị chua cay của nó. Phước cho bạn nào đang đọc tôi mà chưa từng bị thất bại. nói thất bại cũng nên hiểu luôn ý niệm bị thù oán nhiễu hại trong đó. Có khi ta thất bại và bị người ta thù hại mà tại ta có ác tâm, ta làm quấy, thì cũng cam đi. Lúc bạn hoàn toàn vì thiện chí như muốn sống trong cuộc đời cá nhân đúng đắn, muốn phục vụ xã hội đắc lực hơn, muốn cải tân những gì có hại cho tư ích và công ích, bạn bị ghanh tị và có đủ thứ người tìm cách thọc gậy bánh xe. Thượng cấp của bạn có khi sống toàn bằng phúc trình hay những thâu nộp của kẻ dua nịnh, hủ lậu, nào có biết bạn ra sao, đâm ra sợ bạn công kích, đả đảo. trúng những thượng cấp độc tài, khinh miệt kẻ dưới thì bạn càng khổ hơn nữa. vì họ mấy khi cho bạn minh oan và theo họ bạn nhỏ hơn họ, có nghĩa là bạn nói bậy và hễ có ý kiến nào khác họ thì nếu không điên cũng sai trí, khật khùng. Tôi chưa nói những thượng cấp ghanh tài,ghen đức đó. Nếu gặp thứ này thì làm nhỏ kể như làm nô lệ hiểu theo nghĩa thời chưa văn minh. Còn kẻ đồng niên, đồng nghiệp, đồng đăng hay đồng gì khác đối với bạn thì sao? Điều bạn nắm vững là họ không thua thượng cấp của bạn ở chỗ ghanh tị đâu. Có ai mà “thập toàn”, nên bạn bị lôi vào chỗ yếu ra, phóng đại, đem rao bán bằng tấc lưỡi nọc rắn. bạn tin tưởng nơi tình bạn phải không? Nên thận trọng, ở đâu có tiền của, nhất là ở đâu có ái tình nhúng vào, tâm giao hay cốt nhục gì cũng có thể gây tương hại, tương tàn. Người trên, kẻ ngang hàng xử đối với bạn như vậy,còn kẻ dưới thì sao? Để phòng thứ người đầu óc xoi bói “vạch lá tìm sâu”,cắt

Page 48: NGƯỜI BẢN LĨNH

nghĩa xấu thiện ý của bạn. bạn làm ơn như nước nguồn cũng khoan vững dạ, vì lòng bạc ơn của con người cũng không phải ít. Lắm lúc bạn giàu từ tâm, tha thiết giáo huấn, chỉ cho hạ cấp đường khôn nẻo dại: có kẻ óc nông can không biết sánh với cái gì, ngó bạn với bộ mặt bơ bơ, cười sái mùa, hỏi bá láp, ngồi ngáp và đặc biệt nhất là nghe mười điều không giữ lấy một. ngần ấy thứ tâm hồn có thái độ tinh thần đối với bạn như vậy thì liệu họ dễ dàng giúp bạn thành công không, liệu bạn thất bại họ xử đối với bạn cách nào.

Bạn ơi! Lúc té ngựa rồi, nhiều khi cảm thấy mình như chó ghẻ. Lúc bạn gặp vân may ai đối với bạn cũng chín bỏ làm mười. bè bạn của bạn đông như kiến cỏ. khi diều của bạn không còn gặp gió nữa, bạn bị dìm xuống đất đen, thượng cấp coi bạn như bã mía, hết xài. Có khi bạn không có lỗi lầm gì đáng kể đến đỗi con người bạn mất bản chất tốt, mà có thứ thượng cấp coi bạn như là tuyệt đối vô dụng. đó là tôi chưa nói giá trị sự phán đoán của họ khi ho lầm tưởng về bạn. lỗi gì cũng có thể cải hoán được chớ. Rồi bạn sẽ gặp thử thủ lãnh bất kể bổn phận của mình, bê tha trong mọi tổ chức, dụng người không theo nguyên tắc nào cả. có khi về thế lực, vì vận may, vì khéo quì mọp, vì giả hình, vì sự bất công hay lỗi bác ái nào đó họ bỏ rơi bạn. họ dùng một số người dễ sai nào đó để thao túng mọi công việc. có khi họ mất bản lĩnh mà còn uy quyền. họ không dám quyết định mà bàn hỏi lung tung với hạ cấp, bàn hỏi để rồi không định đoạt được việc gì. Lắm lúc người bàng quang tưởng không phải họ lãnh đạo mà hạ cấp họ lãnh đạo bằng cách giật dây họ. bạn đừng mong họ xử đối với bạn bằng đức bác ái. Đức này đáng lẽ làm lớn họ phải tỏ tư cách lãnh đạo mà ban bố cho bạn nhất là lúc bạn bị thấp chân, họ có lỗi với bạn đức công bình nữa kìa. Có khi vì chính nghĩa, vì một lý tưởng nào đó bạn tình nguyện cộng tác với họ, bạn lỡ kẹt cuộc đời tiến thối lưỡng nan, họ cũng bất kể vận mệnh hay tương lai bạn. họ lãnh đạm, không biết để thời giờ lo công việc gì, mà coi sự lựa chọn cán bộ nòng cốt như rơm rác. Họ có thể dùng óc lãnh đạo mù quáng của họ mà làm tàn héo nguyên cuộc đời bạn và dĩ nhiên xã hội mà họ chịu trách nhiệm phải hưởng những thiệt thòi. Tiếp bạn, họ ăn nói bằng một giọng khinh khỉnh làm bạn có cảm tưởng như họ đánh cướp chức vị cao cả của xã hội rồi bất kể lợi ích của xã hội, lo nhàn hưởng địa vị độc tôn của mình. Con người, bạn ơi, khi “lên voi”, nói “ông trời có cẳng” cũng không sao. Giá phải có lỗi lầm gì thì óc tôn thượng của thiên hạ che lấp cho. Nhưng khi phải “xuống chó”, thì khổ vô cùng. Dù bạn co ro con người của bạn lại, bạn lặng thinh, bạn trốn xã hội, thiên hạ cũng bươi móc lỗi lầm của bạn.

Page 49: NGƯỜI BẢN LĨNH

Người trên đã chẳng thương bạn mà còn hết sức nghiêm khắc, bắt nhặt thưa bạn. chẳng những lúc đầu họ làm sao cho ra bi đát chuyện bằng cọng rác, khi việc bị họ làm lỡ tầy quầy rồi họ làm cho khốn nạn hơn. Kỳ lạ nữa là có khi không phải tại họ ác. Có thể họ là thánh nhân, có ý thương bạn nữa mà vì sự dốt nát trong thuật lãnh đạo, họ tạo thêm cho bạn những cái mà người công giáo gọi là “thánh giá”. Lát nữa tôi sẽ bàn với bạn thái độ cao cả là thu nhận vì tình yêu quan phòng của thượng đế những bất công. Nhưng dù thượng đế đã sắp đặt sẵn sự khổ cho con người, kẻ với tự ý của mình ra làm khí cụ để cái khổ đến cho kẻ khác, nói rõ là kẻ ác vì ác tâm gây khổ vẫn là kẻ làm chuyện phạm pháp. Thượng cấp của bạn bất kể chân lý này và cơ hồ tưởng bạn có sức chịu đựng vô bờ bến, họ thẳng tay thử thách bạn, có khi hết sức bất công và lỗi bác ái rồi cứ đổ là tại bạn gây tai họa. khốn khổ cho mình ở chỗ này nữa bạn. là lúc chưa gặp gian nan, ta thường nhẹ dạ giao du với thượng cấp, đem chuyện lòng nói sạch sành sanh với họ. giá ai có kinh nghiệm khuyên ta nên cẩn ngôn, ta chồm tới cải rằng họ nói bậy và ta cho kẻ ta phanh phui tâm sự là tri âm của ta, là người giàu bác ái, là kẻ thụ ân của ta nữa. đau đớn thay lúc nghịch với ta, họ biết hết nhược điểm của ta và họ trở thành quân thù đòi xương đòi da của ta. Lúc mà thấp cổ bé họng bạn đừng trông nói gì mà người trên cho là phải. câu chuyện “chó sói và cừu” của La Fontaine quả chứa chân lý vàng. Bạn suy luận đúng sự thật, họ cho bạn là người ưa lý luận. bạn có tinh thần tân tiến, họ cho là bạn lố bịch cấp tiến. bạn muốn cải tổ vì thiện ý họ cho là bạn có óc phản loạn, tà ý muốn phá hoại. bạn chỉ thành thật tự vệ khi bị tấn công thôi, họ nói bạn chuyên môn chỉ trích, gieo hiểu lầm, gây chia rẽ. có nhiều người lớn khi bạn thành thật trình bày hành động của kẻ thù hại bạn, đâm ra sợ bạn sẽ làm quân thù của họ. nghe bạn nhận xét việc này việc nọ, có kẻ thượng cấp e rằng với bộ óc tỉ mỉ đó, bạn sẽ xét đoán nguy hiểm về đời tư, về công tác của họ. lúc bạn thất bại, đến nói chuyện với thượng cấp, bạn nói lớn tiếng, ra điệu bị, sẽ bị họ cho là “phách”, sau này có chức vị sẽ hách dịch với bộ hạ. nếu bạn nhu mì, ăn nói nhỏ nhẹ, họ sẽ cho bạn có tính đàn bà hay giả hình, trông mong gì sau này lãnh trách nhiệm mà điều khiển được ai. Nói tắt, thưa bạn, trăm thế khó cho bạn dưới mắt thượng cấp khi bạn lăn vào hố thất bại. những người ngang vai với bạn có lẽ là nguồn an ủi của bạn không? Bạn ơi:

“bạn đường đời thường đông như yến tiệc, Chớ mấy ai gặp lại chốn ngục tù”Tôi rất ghét bi quan, nhưng tôi phải thừa nhận với bạn rằng lòng bội

bạc của con người có thực. hồi lúc thời vận đỏ, bạn thiếu gì bạn bè. Khi

Page 50: NGƯỜI BẢN LĨNH

bạn sa cơ họ dang ra xa lần lần. xét theo lối xử thế khôn ngoan. Đáng lẽ khi bạn lâm nguy, chính các bạn thân phải tìm đến thăm và an ủi bạn. không! Tình bạn của họ đã tan theo bọt rượu tiệc ngay xưa rồi. cũng có một số bạn rất tốt nhưng họ hoặc dốt, hoặc nghèo túng, hoăc không thân thế chức quyền gì nên khi gặp bạn chỉ phân trần sự bất lực và an ủi bạn qua đường thôi. Kẻ có thế lực, ngày trước chơi sống chết với bạn có khi là ân nhân của bạn nữa, đã đổi lòng dạ, trở thành dua nịnh thượng cấp. coi chừng họ công kích bạn ác hơn là quân thù ngoài cuộc của bạn. vẫn biết không phải không có những tâm hồn bạn vàng ngọc, song rồi họ cũng vô ích đối với bạn, vì khi có chức vị rồi họ lo làm ăn, lo thì hành phận sự, lâu lâu họ nhắc tới bạn trong câu chuyện, cho bạn vài lời than tiếc rồi thôi. Thiện chí của họ có đấy mà bạn cũng không được họ giúp gì. Còn bạn hỏi những đồng đăng, đồng niên mà từ lâu ghanh tị với bạn phải không? Trời ơi! Họ đang hò reo lên cây thang thành công mà gốc của nó bắc trên muôn ngàn thất bại của bạn.

Trường hợp té ngựa, thường mình coi là chó ghẻ. Nên thưa bạn, chính trong những kẻ dưới cũng có không hiếm kẻ coi bạn không ra gì. Họ chưa vững thế gì trên đường đời đâu, nhưng họ tin ở tương lai, bởi lẽ là chưa trạm với phong trần. họ lạc quan tin rằng mề đay không có bề trái, ó lên chê bạn là khờ dại, lắm lúc tỏ ra “cụ non” dạy đời bạn nữa chớ. Có hạng khác từ trước quí mến bạn, nhưng từ khi bạn bị nguy hiểm, cố trốn tránh bạn, khinh bạn cũng có mà chắc chắn là sợ lây sự khốn khó của bạn, sợ thượng cấp cho là cùng phe cánh là đồng lõa phá hoại. tôi cũng quên nhắc bạn những người dưới dua nịnh, trống miệng,đam công việc của bạn đến tấn ơn tấn ích cùng cấp trên và kết quả là có khi vì nhẹ dạ vô tình, vô tội cách hữu trách, họ hại bạn. bạn cũng khó tránh được những ca buồn cười này là có một số người mà địa vị quyền thế hay tài đức còn thua xa bạn lắm, mặc dầu bạn bị bạc đãi, nhưng họ lúc gặp bạn sẽ lên mặt bề trên rầy bạn. họ tự cho họ có cái quyền “dạy” đời bạn, trở thành một nhà luân lý hai xu. Lẽ dĩ nhiên là trong khối người dưới không phải là không có kẻ tốt thương xót bạn, muốn giúp bạn. mà rồi chính họ cũng lâm nguy. Họ lo cho họ chưa xong còn mong gì cứu vãn bạn. hay giá muốn cứu vãn đến đâu cũng không đủ uy tín để giúp.

Ngoài ba hạng người trên, bạn nên quan tâm đề phòng những người ruột thịt hoặc lớn hoặc ngang vai hoặc nhỏ hơn bạn. họ thì thương bạn lắm đấy. song khi bạn mắc nạn, họ thiếu khôn ngoan, vô tình với ý tốt, muốn giải cứu bạn, lại là chứng nhân hay cáo nhân của bạn về những lỗi lầm của bạn. lúc họ vụng dại như vậy, người ngoài sẽ nói đơn sơ rằng cốt

Page 51: NGƯỜI BẢN LĨNH

nhục của bạn mà không dấu được khuyết điểm của bạn, thì quả bạn đáng số kiếm hẩm hiu.

Nếu đi sâu vào tâm lý của người thất bại, ta thấy nhiều khía cạnh chua chát lắm. khi bạn dự định một chương trình nhằm phục vụ lý tưởng. bỗng chương trình ấy gãy như củi khô. Thời gian trôi qua. Tuổi bạn chồng chất lên, cơ hội trôi mất. phương thế, uy thế thiếu nát. Mộng thì nhiều mà thể hiện chẳng bao nhiêu.

“thân chẳng lên thân, thời lỡ thời, Tan tành chí cả, mộng đồ trôi”Có những thất bại nhỏ bạn dễ dàng vượt qua để làm cái mà người ta

gọi là thất bại là mẹ thành công. Nhưng giá bạn đại bại, bại vào lúc lỡ thời thì thất bại kiểu ấy coi chừng là “mẹ” của thành cái gì đó chớ không phải thành công. Tôi có cảm tưởng bạn như người sắp sa lầy, muốn vươn mình lên mà càng vươn cao, càng sụt sâu. Đau xót là trên đường xã giao cứ gặp thêm toàn đắng cay do sự khinh rẻ của người xung quanh. Có mấy người cho bạn có lý đâu. Trăm con mắt có đến chín mươi chín con mỉa mai kết án bạn. có người gọi đường đời là “đường thất chí”. Họ có lý một phần ở chỗ nhiều khi bạn không khinh ai khi họ có chức vị cao hơn bạn, nhưng họ được ưu thế mà họ không tính làm gì khi bạn bị thất thế với bao nhiêu hoài vọng lên meo mốc .

Trở lên là đôi nét tâm lý chính của tâm hồn thất bại. và đây là tâm trạng của kẻ thành công. Cứ chung mà nói khi thành công ta ít nghĩ đến “câu chuyện ông già mất ngựa”. mỗi thành công ta đều cho là may mắn. ta bị xu hướng ăn nói, hành động lạc quan đến thiếu hẳn sự dè dặt lo hậu. ngoài những tâm tính vênh vênh tự đắc, ta có thể có tâm tính khinh người và dám tưởng mình có đủ thứ khả năng nên hăng say nhúng tay vào công việc mà trong đó bẫy thất bại trong tương lai đang gài ta. Đối với thượng cấp hay kẻ thi ân cho ta, sau lúc thành công, nếu không công khai bội bạc, chúng ta cũng đôi khi trống trải có thái độ lãnh đạm hay lên mặt. đối với các đồng niên, đồng nghiệp thành công, có thể mua chuộc cho ta thất bại trước mắt, nếu ta không cẩn thận ma coi ai cũng là tri âm hay người cộng tác. Nên nhớ lòng nham hiểm cũng như óc tỵ hiềm của con người có muôn mặt. coi chừng đối với người dưới thành công như ta đến chỗ hách dịch, ăn nói “ông hoành, ông trấn” khiến người nhỏ sợ ta nhưng coi ta như cỏ rác.

Vậy, với bộ óc gìa giặn, thành bại phải được quan niệm thế nào? ở đây dĩ nhiên bạn và tôi, nhấn mạnh về chữ “bại” hơn. Nếu trên đường đời ta thành công thì vấn đề không có gì thắc mắc lắm. tôi nói “không thắc mắc lắm” để hiểu là cũng có chút ít. Nghĩa là ta nên dè dặt với chữ “thành

Page 52: NGƯỜI BẢN LĨNH

công” mà ngày nay ở đâu cũng nghe người ta nói. Hình như thành công bây giờ có nghĩa là một phần giàu mưu trí, giỏi lường gạt và kiếm thật nhiều tiền. vẫn biết phải có tự nhiên giúp cho siêu nhiên: natura supponit surnaturam. Nhưng lý tưởng số một của con người, không phải tiền. bằng chứng là khi có tiền người ta đỡ khổ một phần nào về vật chất chớ không phải hoàn toàn sung sướng. theo sách xưa, mà cũng theo kinh nghiệm, ta biết trước khi có tiền ta bồn chồn tìm kiếm, có xong ta lo âu giữ gìn, rủi mất ra bối rối kiếm lại. người giàu có tiền một, muốn có tiền hai, nếu không sai bậy thì ích kỷ. người nghèo bị tiền nhử, đêm ngày mơ ước nó. Vậy tiền không phải là lý tưởng của con người. mà tiền không làm cho con người thỏa mãn thi nhan sắc, chức quyền lại càng không làm cho người hạnh phúc hoàn toàn. Có nhan sắc nào né được lưỡi búa của già cả. coi chừng bệnh tật, chết chóc nữa. còn chức quyền có thì cũng vui, nhưng phiên một nỗi là nó giống như hia mão hát bội quá. Làm lớn nghĩa là đóng một tấm kịch rồi sớm muộn, màn cuộc đời cũng buông xuống.

Ai biết lấy khẩu hiệu lãnh đạo là: “phục vụ chớ không đòi phục vụ” và vì lý tưởng siêu nhiên, thì còn chút an ủi kho cỗi lốt chức vị. bằng ai lạm dụng uy quyền, bóc lột lòng tin tưởng kẻ dưới, thì làm bia nguyền rủa cho hậu thế. Nói đến thành công mà hiểu chân nghĩa của nó, người ngó khỏi lỗ mũi của mình, người không bằng lòng với những cái tương đối, người sống tuổi mười tám nhưng biết mình rồi cũng sẽ đến tuổi sau mươi để rồi có giây phút nào đó bạn sẽ làm bạn cùng trùn dế, người đó, thấy thành công là sống đời đạo lý theo một chân giáo và coi thượng đế là nguồn chân, thiện, mỹ, phúc, làm đối tượng duy nhất của mình. Tôi nói “chân giáo” nghĩa là một tôn giáo được dẫn dắt bởi đức tin, đức tin chớ không phải mê tín, bởi triết lý và khoa học. chớ cuộc đời mà đi phục vụ cho những ta giáo, hay bị bắt buộc, bị dụ dỗ mà tranh đấu, sống khắc khổ cho một tà thuyết thì uổng cơm. Không nên nói đến trụy lạc, nhưng nếu không có chính nghĩa tôn giáo con người có thể thua tên trụy lạc vì ít ra cuộc đời dương thế tên trụy lạc cũng có phần vui thú mặc dù phù vân. Và theo tà thuyết đã không hạnh phúc hiện thế mà cũng không giống kẻ trụy lạc mất phần hạnh phúc vĩnh cửu. những thành công thường thường làm câu chuyện đầu lưỡi của ta là “thành công phương thế”. Nó là cái bàn đạp để nhảy lên thành công tối hậu là hồn linh siêu rỗi. vấn đề này cao cả quá, xin bạn đọc tôi trong quyển “tinh hoa tôn giáo”. ở đây xin bạn nắm giữ chân lý này là tất cả mọi sự trên đời đều phù vân và ai không lo chuẩn bị cõi lai sinh, người ấy khi tuổi già đến sẽ thấy hai bàn tay trắng với tấm lòng hối tiếc, khao khát ,chơ vơ, buồn thảm.

Page 53: NGƯỜI BẢN LĨNH

Đấy, khi nói đến thành công ta cần có vài ba dè dặt. chúng ta hãy đi sâu vào chân nghĩa chữ thất bại. tính nóng nảy, mẹ đẻ của vụt chạc nhiều khi cám dỗ ta chụp những thành công “dĩa” mà đánh hỏng những thành công “mâm”. Chúng ta ham cái lợi trước mắt mà không chịu nhìn thấy cái hại núp sau lưng. Thành công trong các trường hợp đó có nghĩa là thất bại.

Thất bại chỉ có lợi ích cho ta khi ta có tinh thần phục thiện, nỗ lực thành công. Nếu không biết lợi dụng những lỡ lầm để trong những công việc sắp tới tránh khỏi thì có thể cuộc đời là một chuỗi thất bại và thất bại đây là “mẹ đẻ” của thất bại chớ không phải của thành công gì hết.

Nên để ý có những thất bại làm điều kiện cho thành công hay nói đúng hơn dọn đường cho thành công. Hầu hết những vĩ nhân đều qua những thất bại này. Lấy ngay gương Thích Ca Mâu Ni. Trước khi ngài giảng đạo cho chúng sinh. Ngài đã thất bại với mấy nhà sư trong rừng là những người không giúp ngài tìm được chân lý gì hết. ngài có nản lòng đêu và ngài nỗ lực đi con đường tự giác. Tôi không quảng cáo cho bạn là ngai đã “đắc đạo”. nhưng cho ngài đã thành công, thành công hiểu theo nghĩa phật giáo. Người công giáo hay quan niệm sự thất bại theo tinh thần tình yêu vĩ đại của thiên chúa quan phòng. Bạn không phải la công giáo nhưng bạn đừng tưởng chỉ có người công giáo độc quyền làm con chúa. Trí ta có gang tấc, ta đâu thấy hết mọi lý do, nguyên nhân hoàn cảnh chi phối, nay thấy hay, ta cho là thành, mai thấy dở, ta cho là bại. trong cuốn “Maria! Mẹ” tôi có mượn ví dụ này của thánh Grégoire: “bác sĩ nọ muốn chữa một vết thương của nạn nhân bằng cách hút máu độc ra. Bác sĩ nhờ con đỉa. con đỉa không biết gì đến mục đich của bác sĩ, cứ đem sự hung tợn của mình ra để uống máu. Bệnh nhân, lo bất mãn tính độc ác của con đỉa mà không thấy thiện ý của vị bác sĩ. Trong cuộc nhân sinh có biết bao trường hợp ta gặp nhiều thất bại, đâm oán trời,giận người, than thân phận. ta giống như đứa bé ồ lên khóc, mắng má nó khi mà nói giật con rắn ra khỏi tay nó không để cho nó khoái trá tự ý cầm chơi. Người mẹ có buồn tức không? Khi chỉ vì sợ đứa con khờ dại nghèo đói xài hết tiền, lấy tiền cất cho nó mà nó tưởng mình tham, ăn xới ăn bớt và nó đến hàng xóm trách móc mình. Nói vậy không phải đời ta chuyên môn tạo cho minh những tai họa nhưng giá phải gặp thất bại, ta phải có óc chịu đựng. phải biết chuyển bại thành thắng. xin bạn đọc thêm vấn đề nay trong cuốn “rèn nhân cách”. Đừng đầu hàng trước những thất bại. coi nó là thánh ý của thượng đế, nỗ lực lợi dụng để mưu thành công tối hậu chỉ vì thành công tối hậu mới đáng kể, phải không thưa bạn?

Page 54: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG: ÓC BẶT THIỆP

“người ta không thể hoàn toàn con người nếu không có óc xã hội”H. Pradel.

“ nền tảng của đức lịch sự là đức bác ái. Quê kệch và môi mép là quân thù của bặt thiệp, nhờ bặt thiệp nhân vị tính được đề cao và xã hội tính được phát triển”.

Waterstone.

Không thể tưởng tượng một người bản lĩnh mà quê kệch trong việc xã giao. Người bản lĩnh, như thấy trong mấy chương trước ta biết là người rất tôn trọng nhân vị của mình cũng như của người, là người lúc nào cũng lo phát huy xã hội tính của minh và đoàn thể để thành công.

Theo định nghĩa triết lý của Aristote, con người ai cũng biết, là con vật có lý trí. Có thể nói đơn sơ hơn, con người gồm phần xác và phần hồn. hai yếu tố này cấu thành một thực thể mà người ta thường nói như là “ nhân vị”. xét về mặt đối nội và đối ngoại của nhân vị, ta thấy mỗi nhân vị có hai phần: nhân tính và xã hội tính. “nhận vị tính” là tính cách của mỗi cá nhân hiện hữu trong xã hội, độc lập, duy nhất chuyên biệt. còn “xã hội tính” là tính cách “hướng xã” của từng cá nhân trong cuộc giao tế xã hội. người ta có thể hiểu “xã hội tính” theo một nghĩa rộng là tính cách chuyên biệt của hợp đoàn cá nhân gồm những nhân vị để tạo thành một pháp nhân. Khi tôi ở trong rừng sâu, tôi vẫn là nhân vị, tôi có “nhân vị tính”. Tôi cũng có xã hội tính hiểu theo nghĩa hẹp là tự nhiên tôi muốn sống với kẻ khác và vì nhu cầu vật chất hay tinh thần tôi cảm thấy cần sống với xã hội. đó là tôi có óc “hướng xã”. Tôi và bạn cùng một số người nào đó, hội họp lại để làm một khối người, khối người ấy tuy gồm những nhân vị chúng ta, nhưng với tư cách pháp nhân nó có những đặc tính đặc biệt mà có thể nhân vị không có khi ở cô lập. về phương diện tâm lý chẳng hạn, theo Gustave Le Bon, cá nhân hợp thành đoàn thể có những lối tư tưởng, ăn nói, hành động xuất phát do cái “hồn của đoàn thể” do sự sống chung. Những nhận xét trên giúp ta am hiểu chân lý này là mỗi cá nhân chúng ta là một hiện thực tình yêu của nhân loại.

Sở dĩ tôi thảo luận cùng bạn những vấn đề có tính chất triết lý trên là để dọn đường cho câu chuyện dưới đây của chúng ta.

Bặt thiệp mà tôi đề cập cùng bạn, xin bạn đừng hiểu cho như phép lịch sự mà người ta hay quen quan niệm là phương thế “lấy lòng người”

Page 55: NGƯỜI BẢN LĨNH

để thành công, thành công hiểu theo nghĩa làm giàu hay được một lợi nào đó.

Bặt thiệp cũng phải chỉ là một mớ công thức xã giao mà người ta dùng trong thời văn minh, ở những chỗ văn minh giữa những người văn minh để tỏ ra mình có học thức, giàu có, vinh quang, không thua người.

Bặt thiệp cũng không phải là những cung cách xã giao mà người này trả cho người kia như một thứ “nợ” sau khi được người ta tiếp đãi tử tế.

Bặt thiệp cũng không phải là lối sống chỉ dành riêng cho chỗ đông người, chỗ có kẻ lạ; cũng không là một thứ xa xỉ phẩm của kẻ ăn không ngồi rồi, của các bà sang trọng, các cô của xã hội thượng lưu.

Thưa bạn, phải hiểu bặt thiệp trước hết là một tinh thần “hướng xã” và “hợp xã” căn cứ trên lòng qúi mến nhân vị của tha nhân. Trong cuốn “ l’ Eveil du Sens social, Henri Pradel” có dẫn hai định nghĩa này của Georges Guyau và của Jaonen về óc “hướng xã”. Theo Guyau, óc hướng xã là ý thức rõ rệt, dẻo dai, lắm lúc bắt buộc và trịnh trọng của sợi dây ấy đòi buộc. còn Jaonen nói óc hướng xã là xu hướng nhận thức và thực hiện nhanh chóng như do bản năng trong một cảnh hướng cụ thể đều phục vụ cho công ích cách thiết thực. hai định nghĩa này rất chí lý. Ngay trong bản chất con người như tôi đã nói, có vừa nhân vị tính vừa xã hội tính. Người là “con vật xã hội”. người dù muốn dù không tự nhiên có xu hướng về cuộc sống quần đoàn. Bạn ở mãi trong phòng kín một mình, không chịu được phải tìm kẻ xung quanh để giao thiệp. tôi vẫn không thích và không thể ở trong một căn phòng cách cô độc năm này qua năm kia dù căn phòng ấy sơn son thếp vàng, có cao lương mỹ vị. con người tự nhiên “thèm” tha nhân, thấy cần tha nhân. Hơn nữa khi ai cũng cảm thấy cần kẻ khác và nhất là nhận thấy trong kẻ khác có một thực thể siêu hình là nhân loại, nhận thấy toàn thể nhân loại có đời sống cộng đồng trong tinh thần trách nhiệm thể, nên óc “hướng xã” có nghĩa là óc phục vụ, hy sinh. Cái tinh thần co rút cá nhân trong tháp ngà, thờ lạy nhân vị của mình, cái tinh thần bài ngoại cách quá khích, chỉ tôn trọng có dân tộc mình là tinh thần thiếu nhân bản, ích kỷ.

ở trên có chỗ tôi nói về óc “hợp xã”, vậy óc này khác với óc “hướng xã” thế nào? Óc hợp xã là tinh thần của người ý thức được óc hướng xã và nỗ lực chịu giáo dục về tâm tính để sống ăn khớp với xã hội. vậy khi bàn về đức bặt thiệp tôi muốn bạn nhấn mạnh tinh thần hợp xã. Người thì ai cũng có mầm hướng xã nhưng không phải mỗi người đều hợp xã đâu.

Có lẽ bạn nhận thấy một số người điển hình trong cuộc sống hàng ngày.

Page 56: NGƯỜI BẢN LĨNH

Người tốt bụng, không bao giờ có ác tâm chỉ trích, thù hại ai, ưa khách nhưng mỗi lần tiếp khách tỏ ra quê kệch. Gương mặt buồn, tay bắt lạt lẽo sao đó, nên bị khách hiểu lầm là thiếu lịch sự. kể ra thì hạng người này có căn bản bác ái làm hồn cho phép lịch sự. song tại thiếu “xã dục” nên họ không biết đủ những cung cách làm đẹp lòng khách.

Có người rất tuân thủ đức kiêm ái, kính trên nhường dưới. mà bất kỳ gặp ai cứ lạnh nhạt, điềm tĩnh. Mời ai ăn không nhiều lời. biết lo phục vụ khách mà không hay nói cười. thứ người này ai biết tính thì mến sâu. Nhưng bởi óc xét nhận con người hay vụt chạc nên buổi sơ giao họ bị hiểu lầm là khinh người, hoặc quạu quọ v.v…

Có hạng người tự bản chất giả dối, trong bụng không muốn ai ăn uống gì hao tốn của mình, khinh người nữa, nhưng bê ngoài, ôi thôi, môi mép và môi mép. Họ chào. Họ cười. họ lăng xăng bắt tay. Họ siết tay. Họ nhìn âu yếm. họ ngửng đầu, họ nhăn mặt sao đáo, tỏ ra cảm thông. Họ hỏi thăm lung tung. Họ mời mọc lăng nhăng. Nhưng lòng họ là “cáo già”. Cách chung họ chỉ bịp được những tâm hồn nông cạn.

Đức hợp quần rất cần thiết chocon người thể hiện óc hướng xã để vừa tỏ tinh thần bác ai với tha nhân vừa mưu tính cho mình những thành công lương thiện. muốn có đức này nhất định phải được giáo luyện. trong nhiều tác phẩm trước nhất là trong “rèn nhân cách”, tôi đã than phiền về lối giáo dục không chuẩn bị con người ra xã hội. ở đây vì sự quan trọng của vấn đề, tôi nói thêm vài ý kiến căn bản. trong cuộc sống xã hội người ta có thể tha thứ sự dốt nát. Vả lại có khi người ta không bàn đến hay thương xót người kém văn hóa. Nhưng nhất định mất dạy, thô lỗ thì không ai chịu được. tuổi xuân nào sớm muộn rồi cũng ra cuộc đời, ở đó có trăm nghìn lối sống, gặp trăm nghìn tâm hồn tế nhị khác nhau. Vậy tuổi xuân không được đầy đủ uốn nắn về xã dục, tôi không nói được đầy đủ để nói rằng trong gia đình, ở học đường người ta cũng có dạy. nhưng hình như, người ta lo đẩy mạnh nền giáo dục chủ trí, quảng cáo sự chụp giật cấp bằng nên sự giáo luyện về tâm đức làm cho lấy có. Trước đây tôi đọc vài tờ nhật báo và báo chí, thấy ở việt nam có sự than tiếc về “phong trào” thiếu niên phạm pháp. Mà ở Mỹ, ở Pháp à nhiều nước khác cũng vậy. không là gì đâu: ai gieo gió thì gặp bão. Trong “người chí khí” tôi nói con nít mới lớn lên, trong nó tàng trữ cái mầm mống của “con người hạ”. nhà giáo dục là cha mẹ và thầy giáo có nhiệm vụ vừa giúp chúng chế ngự con người hạ đó, vừa tích cực đào luyện cho chúng những đức tính nên người. nhà giáo dục non tay ấn, tuổi trẻ không để ý gì sự tự luyện thì “con người hạ” của thiếu niên chỉ còn bị “rào” bởi cái lễ giáo, dư luận. chừng nào có cơ hội thì chúng “xẻ lưới” này làm xằng. chúng chọc gái. Chúng ăn

Page 57: NGƯỜI BẢN LĨNH

mặc kiểu kép hát. Chúng đánh lộn. chúng ăn cắp. chúng du hí. Chúng trốn học. một phần, tại không ai giúp chúng chế ngự con người hạ đầy chất man rợ, con để của nguyên tội, một phần tại người lớn trong gia đình và xã hội dạy chúng. Tôi tôi bàn rộng vấn đề này trong cuốn “con đường giáo dục mới”. ở đây xin mời bạn nghĩ đến một điểm này. Ngày nay người lớn chúng ta than phiền thiếu niên chọc gái, nghĩa là chúng ta muốn nói tình yêu sao sớm quá và trách sao dạy sái quấy trong chúng. Mà một phần tại chúng ta. Trong gia đình nhất là ở thành thị ngày nay cha mẹ lấy văn minh ở chỗ tỏ lòng âu yếm với nhau công khai, đùa giỡn nhau trước mặt con cái. Ông cha ăn mặc trống trải để đi tắm. bà mẹ theo thời trang ăn mặc lõa lồ. khách người lớn tới nhà ăn mặc như “thiếu vải”, tán đủ thứ chuyện tình. Ra di ô cơ hồ như ngày đêm rót vào tai con nít những chuyện tình cải lương, hát bội. tôi biết kết cùng chuyện tình là đạo đức. nhưng phải lớn tuổi mới thấy được kết cùng ấy. mà sợ lớn có khi không thấy được nữa. thiếu niên, nhất là con nít chưa sạch máu đầu, lòng trắng như tờ giấy mới, có biết gì bề trái của xã hội, có hiểu gì sự éo le của tình duyên để học không. Chúng ăn xin, khi sắp ngủ, khi ngồi học, khi chơi, khi mơ mộng đều t hường nghe những nhân vật xấu trong tuồng kịch đó là ó cách thô bỉ những tiếng ái ân chọc ghẹo, lừa bịp, năn nỉ v.v… con người hạ của chúng như “bông gòn” và sự lớn lên của chúng như dầu xăng, còn các gương xấu như lửa. nói như vậy không phải tôi lên án tuồng kịch có chuyện ái tình. Không. Người ta có thể sửa xã hội bằng cách ngạo cười bề trái xã hội. người xưa chẳng đã nói “người ta sửa phong tục bằng cười cợt”. nhưng cha mẹ phải khôn ngoan giúp con cái mình khỏi sớm nhiễm những gì có thể làm cho lòng thú của chúng chồm dậy. tôi chỉ mới nói ảnh hưởng của radio, còn nào điện ảnh, tiểu thuyết khiêu dâm, báo chí bươi móc đời tư tồi bại của thiên hạ v.v…. óc hướng xã của con người ngay khi còn măng trẻ mới mọc lên đã bị theo đường ta. Cách chung chúng ta thấy tinh thần hợp quần ít được giáo luyện đúng đắn. chúng ta phải tự rèn luyện bằng những kinh nghiệm nhiều khi rất đau xót. Có người gần suốt cuộc đời vẫn thấy xã giao lúng túng. Một phần tại không có thói quen bặt thiệp mà nhất là tại lúc thanh niền lòng ích kỉ không được trấn áp. Ai trong chúng ta mà không tự nhiên ích kỷ. ngày từ lúc nhỏ đứa bé đã biết là khóc để đòi bú,vài tháng là biết đòi vật này vật nọ, lớn lên giành đồ chơi với đứa bên cạnh. Có khi ôm đống đồ chơi nào banh, ngựa cây, súng giả, hòn bi mà còn tóm luôn búp bê. Cái tính tham làm nếu không trừ được thành “tật” tham. Mà đã là tham thì còn nói gì hy sinh lúc xã giao với người xung quanh.

Page 58: NGƯỜI BẢN LĨNH

Trong khi xã giao, người có óc hợp quần hiểu theo nghĩa đúng đắn, không phân biệt cá nhân mình giao tiếp. vẫn tôn trọng chức vị, nhưng trong thâm tâm phải chủ trương rằng tất cả mọi người đều đồng đẳng và bình đẳng trước xã hội. gặp ai vui vẻ thì ta chào hỏi, dù buồn khổ trong lòng đến đâu ta vẫn bắt tay hay cái cúi đầu niềm nở không phải tại vì người có có chức vị cao, có lắm tiền, có duyên dáng, nhan sắc mà chỉ tại họ là một nhân vị ta phải quí trọng. họ là một phần tử trong đại gia đinhff nhân loại ta phải coi như huynh đệ. Hiểu lịch sử như vậy không thể nào ta xã giao mà khinh người, mà môi mép bên ngoài để lường gạt, vụ lợi. tôi sẽ bàn cùng bạn riêng những cách thi hành đức hợp quần trong cuốn “đức bặt thiệp”

Đến đây tôi đề cập đến những bí quyết của đức ấy. Cha mẹ hay lưu ý tạo ngay trong nội gia đình bầu không khí tận tình

yêu mến nhau. Tình gia đình ây không phải căn cứ ở môi mép mà được biểu lộ trong những việc làm hy sinh. Tôi mượn lời này của Chesterton để gởi bại: “chính gia đình làm cái lò đào luyện cho ta trước hết tinh thần thích nghi với cuộc sống ngoài xã hội”. cha mẹ nên tránh những cuộc cải vã, những cử chỉ dằn dao, dằn thớt. các cuộc đấm đá, dĩ nhiên là không nên bao giờ để xảy ra. Con nít ở bên cha mẹ như giấy chậm gần mực. hễ cha mẹ bặt thiệp, biết xử với nhau và với chúng cách lịch sự thì chúng sẽ nên người dễ gieo thiện cảm sau này trong xã hội. tôi vẫn biết có những trường hợp “cây lành sanh trái dữ”. nhưng thường hơn là con dữ lại tại cha mẹ không hiền.

Một xã hội thuận tiện nữa để tu luyện đức bặt thiếp là học đường. ngày nay dù lạc quan với thế hệ đến đâu cũng phải dè dặt nói rằng trong học đường đang có những thiếu sót về mặt giáo dục đạo đức. ở trường công thì giữa những điều đáng khen còn có một số giáo viên, ỷ mình chắc chắn về lương bổng nên coi nhẹ việc rèn người. trong trường tư, có một vài nơi hình như còn thiếu sót nhiều hơn. Ngoài ra bao nhiều điều tốt đẹp, thỉnh thoảng có lối xử thế ngọt ngào như đường mà mục đích tối hậu là làm giàu của một số người. còn không ít học sinh ăn nói tay đôi với kẻ thế cha mẹ dạy dỗ mình. Có một số học sinh lấy làm văn minh, hợp thời ở chỗ ăn mặc kép hát, ăn nói với nhau như kẻ mất dạy đứng bến xe. Điều ấy được diễn lộ ra trong những nếp sống cộng tác, hy sinh để chuẩn bị cho thế hệ đương lên đức bặt thiệp, tối cần cho họ khi họ lao mình vào cuộc lập thân tốt đẹp của quí vị. bầu khí hợp quần mà chúng quen sống, chúng sẽ giữ và phổ biến sau này trong gia đinh của chúng và trong xã hội mà chúng giữ những nhiệm vụ quan trọng.

Page 59: NGƯỜI BẢN LĨNH

Người tập đức bặt thiếp hãy tự “ám thị” rằng càng bặt thiệp ta càng tỏ ra là người và cá nhân ta càng nảy nở.

Sống theo tinh thần sách xưa, tức là tinh thần nhẫn nhịn những khuyết điểm của tha nhân. Ta xử bạc với tạo hóa biết bao mà người còn nhịn ta vậy tại sao ta quá gay gắt với đồng loại.

Đừng tự cô lập bằng tính thắc mắc với xã hội. mình muốn thiên hạ đáng mến mới được mên. Không nên bỏ mất đời sống nội tâm, chạy xạo, chia trí, nhưng ăn cái gì mà thui thủi ăn một minh, ngồi đâu như phật đúc, nói như sợ mất lời, thì bạn lần lấn mất hết tính bặt thiệp và nhân vị tính ngày càng cằn cỗi đi.

Sau hết là nỗ lực vui vẻ trong bất cứ trường hợp nào khi tiếp xúc với tha nhân. Điều này rất khổ vì đời ai cũng có những “chiều tu” trong cõi lòng. Nhưng càng cố gắng, đức bác ái càng đâm bông kết quả trong ta và người xung quanh ta càng mến ta nhờ đó ta dễ đắc lực trong bổn phận hàng ngày.

Page 60: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG V: ÓC THÀNH BẠI“Lưỡi mền nên còn, răng cứng nên gãy”. Lão Tử

Cứng như sắt và mềm như chuối. vấn đề đạo luyện ý chí, tôi đã bàn riêng trong quyển “người chí khí”. Dưới đây tôi chỉ bàn qua một vài tác vi quan trọng của ý chí khi người bản lĩnh dùng nó trong việc xử thế.

Tôi muốn hiểu thái độ quyết đoán cứng như sắt thép của người bản lĩnh theo một nghĩa đặc biệt. cũng như sắt không thể hiểu là luôn luôn dùng biện pháp mạnh như hò hét,nói nặng lời, dùng vũ lực.

Trường hợp Aristote trả lời thẳng cho một ông vua rằng không gả con gái cho ông vì ông là bạo chúa, và khi vua thủ tiêu con gái Aristote, ông này vẫn nói với vua đó răng ông không hối hận vì lời ông nói, là trường hợp không phải ai cũng dễ lượt qua mà khỏi hậu họa. vẫn biết có lắm trường hợp đối với những lời nói vũ bão, nhưng nhất định sự thô bạo thì dù cần thiết thế nào,cũng không nên có, vì một mặt nó nghịch bản chất nhân cách của người bản lĩnh, mặt khác nó dễ gieo hiểu lầm,chà đạp tự ái kẻ nghe và tạo thù oán.

Sự cứng rắn trước hết, phải hiểu là sau suy nghĩ kỹ lưỡng, kiên quyết không thay đổi kể cả những lúc được năn nỉ, bị lay chuyển bằng giọt lệ, lời nói đường mật, sự dụ dỗ hứa hẹn, kể cả sự rầy rà, hăm dọa, nói xấu. Chúa Cơ Đốc là gương mẫu về phương diện này, nên Thánh Bảo Lộc khi khuyên giáo dân đức cương nghị nói rất chí lý: “những ai muốn sống theo Chúa Ky Tô phải chịu sự bắt bớ, lời ngạo nghễ, hay sự hăm dọa”. ngay mấy lúc Chúa Cơ Đốc trả lời cho nhà trức trách hãm hại người, nhiều lúc cứng rắn, nhưng vẫn êm dịu, lễ độ. Vậy đức cương mà người bản lĩnh tập tự bản chất loại tất cả những gì thô bạo và đòi sự êm dịu, lễ độ,nói lên một ý chí đã “trui”. Nói cho đúng người bản lĩnh muốn, nghĩa là chọn lựa dứt khoát, đeo đuổi ý định chọn lựa của mình. Ý định ấy ngấm ngầm, dẻo dai, được diễn lộ ra lúc tối cần bằng lời nói, cử chỉ, hành vi, có tính chất “nước”. tuy nhiên ta nên nhấn mạnh điều ấy, sáng suốt có những quyết định sắt mà xử đối đường mật không phải chuyện dễ. cái khó nằm ở chỗ tự thắng. sertillanges nói: “tự thắng, đó là cái khó” tại sao? Có nhiều lý do. Đây ta chỉ nêu ra vài ý chính, khi có ý định làm một việc gì, ngay lúc ấy ta thường bị sự thúc đẩy của tình cảm, của khát vọng. các tính ham lợi lộc, danh vọng hay bổn phận lôi cuốn sự quyết định của ta về một góc cạnh nào đó. Nó mô tả cho trước cho ta sự có thể thành công. Thứ thành công rực rỡ lâu bền. mấy lúc ấy ít khi ta thấy, hay nói đúng hơn, ta chịu thấy trở lực. mà trở lực không phải là không có. Có thể là thời

Page 61: NGƯỜI BẢN LĨNH

gian, dư luận, cực phiền gây ra bởi nghèo túng, cô đơn. Thời gian, kinh nghiệm cho biết, nó là yếu tố đáng để ý. Chính nó cũng là “mẹ đẻ” của lớn lên, suy thịnh, già giặn mà cũng chính có là yếu tố tàn lụi, suy vong, chán nản, thiếu gì công việc trên đời ngay buổi mới ngày đầu ai cũng hăng hái ồ ạt. nhưng rồi trên con đường dai, đồng chí dần dần thưa,chí của đồng chí còn lại dần dần yếu và may mắn lắm mới được một vài người theo đuổi đến thành công cuối cùng. Trong lãnh vực tình cảm, thời gian cũng có ma lực làm giảm tình yêu của nhưng tâm hồn nên thoạt đầu mến nhau mà không đươc trói buộc bằng ái tình có ánh sáng của lý trí hay đức tin, làm giảm hay tiêu diệt sự oán thù của nhiều kẻ vì lý do nào ngày trước hận nhau bất cộng đái thiên. Thành công nào cũng cần được xây đắp bằng nhuệ khí hoạt động. mà nếu ta không dẻo dai, thời gian có thể làm hao mòn nhuệ khí khiến công việc bán đồ nhi phế.

Còn dư luận?Một “tên” tử thù của kiên chí. Người ta có thể hung bạo bằng sức

mạnh thể xác, bằng võ lực, có quát tháo,la lối, hò hét và cũng có thể hồi hộp, run sợ trước dư luận. làm lỗi thì làm nhưng ai cũng coi nhân vị của mình là quan trọng. coi phẩm giá của mình khả quan nên một khi dư luận đề cập đến mình ,chạm đến danh dự minh, liền nao núng. Ít có người không sợ dư luận. phải được huấn luyện về ý chí già giặn lắm , con người mới ăn chịu nổi búa rìu của miệng đời. rắc rắc, ai ai trên đời, khi nghe thiên hạ bàn đến mình, đều tự nhiên muốn biết coi tha nhân nghĩ về mình làm sao. Người ta cũng thường đa nghi, chuẩn bị sợ người ta nói xấu về mình. Tôi không cần nói trường hợp của người có lỗi, người mà dân việt gọi là có “tịch”. Tôi nói ngay cả những người, cách chung và hiện tại, cảm thấy mình không có lỗi lầm gì, khi nghe dư luận đề cấp đến cá nhân hay gia đình mình, cũng bồi hồi. cái câu “ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” hình như mỗi thế nhân đều ý thức cách thấm thía. Với áp lực khinh khiếp về đường tinh thần như thứ áp lực trên lương tâm người tội lỗi, dư luận dày xéo tâm hồn người có chí, khi bắt tay thi hành công việc. người ngoài cuộc có thể thả tiếng đồn vì nhiều lý do. Có kẻ thương hại: thấy việc người nguy biến, động lòng trắc ẩn, hỏi thăm và thương tiếc. có kẻ nhẹ dạ: thấy việc lạ mắt thì nói, nói rồi thôi không nhằm lợi hại gì cả. có kẻ giàu óc chỉ trích: thấy việc người là dòm hạnh, kiếm cho được những góc cạnh xấu để chê bai. Có kẻ ganh tỵ: đây là hạ cấp mà cũng có thể là thượng cấp. không cần thấy người mình chỉ trích làm điều gì quấy bậy,chỉ việc hơn mình là đủ ghét cay ghét đắng. có thứ người khác vì muốn phá hoại công việc thiên hạ, thả những tin thất thiệt, khủng bố tinh thần kẻ mình oán ghét. Đó là tôi chưa kể thứ tiếng đồn của người ngoại cuộc sớn

Page 62: NGƯỜI BẢN LĨNH

sác hiểu lầm do dư luận của người khác chủ trương với ta phá hoại ta. Họ ghét ta, nói xấu ta chỉ tại đơn thuần ta không phải là họ, không trở thành họ. trong sức hăm dọa đáng kiếp của dư luận, người bản lĩnh phải chịu đựng lắm mới khỏi rủn chí. Mấy lúc bão tố dư luận đàn áp, người bản lĩnh dùng đạo cương nhu; “cương” đây không có nghĩa là phải đi đính chính dư luận, cãi vả hay tệ là chỉ trích lại đối phương. “nhu” đây không có nghĩa là ta cảm sợ dư luận rồi thối chí bỏ bê công việc của mình đến thất bại. khi nghe ai chỉ trích mình, người bản lĩnh kiểm điểm lại đường lối hoạt động của minh, các ngôn ngữ, hành vi cử chỉ của mình. Nếu thấy cách vô tư không có chi đáng trách thì cứ tiến. đối với kẻ thù, ta thinh lặng và cư xử êm dịu, cái câu “sống trên dư luận”, người bản lĩnh hiểu với đầu óc khôn ngoan. Cứ nỗ lực thi hành công lý đã được suy nghĩ kỹ thì sau cùng đời sẽ biết giá trị của mình.

Sau hết là những nỗi đau khổ trong tâm hồn gây ra bởi cảnh cơ hàn, cô độc. tôi thường nghe nhiều tuổi trẻ cười chê kẻ cao tuổi quá câu nệ về tiền trong của trong việc hôn nhân, việc xử thế. Hồi yêu nhau, hồi mê thích xa hoa thì đồng tiền coi thua lỏm chuối. nhưng khi phải tự mình gánh trọng trách kinh tế cho mình, cho gia đình mình. Người ta mới thấy tiêu tiền phải đặt vào hàng cẩn thận bậc nhất. tiền của là vật chất đấy và người ta hay khinh rẻ vật chất. nhưng người ta hay quên rằng vật chất đôi khi chi phối tinh thần,có khi điều khiển một phần nào đạo hạnh nữa. ngay lúc cơ hàn mà thấy có tay không còn phương thế làm ăn kiếm tiền, tự nhiên tinh thần con người xuống. người ta cảm thấy mình bơ vơ trong xã hội,mất tự do một phần nào trong lối xã giao. Chí hướng cách chung, đòi tài chính để thực hiện mà đụng đói rách, nếu tinh thần không dẻo dai, có thể bị sứt mẻ, nếu không phải tiêu diệt. hẳn ai cũng biết, có nhiều thiên tài ra đời rất muộn chỉ vì nghèo. Rất có thể nhiều thiên tài úng héo ngay từ trong mộng chỉ tại gia đình thiếu ăn thiếu mặc, không được học hành. Đau khổ, tôi hiểu ở đây là bệnh tật và phiền muộn. kinh nghiệm bản thân cho người ta biết rằng lắm lúc đang hăng say làm việc, bỗng ngã bệnh như sốt rét chẳng hạn, thấy “hết” muốn làm gì. Bệnh xoàng còn vậy, huống hồ cụt tay, chân phế, thân hay mắc chứng khó trị ( tôi không dùng tiếng nan y, vì vậy nay tin tưởng y khoa người ta không chịu), chí dời non lấp biển cũng coi chừng cảnh ngồi khoanh tay ngáp dài than thân trách phận.

Còn phiền muộn ai cũng chịu là quân thu của tâm trí, chuyện xưa nói có người bị nhục buồn rầu ăn ngủ không được. kinh thánh cho biết Chúa Giêsu buồn rầu đến chảy mồ hôi máu…. Ngày nay chắc ít ai phiền muộn như vậy. nhưng lo rầu về thân phận, về gia đình, về lập chí, đến khó ăn

Page 63: NGƯỜI BẢN LĨNH

khó ngủ thì không phải là không có. Mấy lúc ưu tư người ta hay có cảm tình cô độc, bị ghen ghét và tai hại nhất là bi quan. Những trơ ngại nhiều khi tầm thường bị quan trọng hóa. Các phương tiện dưới sức tấn công của óc tự ti cơ hồ biến đi đâu hết. trở lên, thưa bạn, tôi đã đưa ra một số “chướng ngại vật”, thường có thể lung lay chí hướng ta. Bí quyết linh diệu nhất để đối phó là phải tùy sự xét đoán khôn ngoan khi cứng như sắt và khi mềm như chuối. có nhiều trường hợp, gặp người bất kể lẽ phải khinh rẻ pháp luật, coi không ra gì những lời nói êm dịu thì nếu họ không ăn thua đến quyền lợi tư của bạn hay quyền lợi chung, bạn có thể thinh lặng, trọng nhân vị họ mà coi hành vi, ngôn ngữ của họ như không có. Còn khi họ cản trở các quyền lợi nói trên, bạn phải có thái độ cứng như sắt. thái độ cứng đây không hiểu là thô lỗ, cuồng bạo mà cương quyết thông minh. Có khi phỉa có một lời nói mạnh mẽ, một đối phó bằng võ lực, bằng pháp lý. Tôi biết đối với tiểu nhân, người ta phải xử quân tử. nhưng quân tử ở đây phải hiểu “năm bảy đường”. muỗng dừa không nên ăn thua với chén kiểu mà nếu hai thứ phải ở chung, thì chén kiểu coi chừng thua muỗng dùa. Rồi có những tâm hôn không thích cứng rắn, nói đúng hơn là ưa tế nhị. Không ít hoàn cảnh dụng cương sẽ hỏng hết mọi chuyện hay giá thành công được thì cũng trầy vi tróc vảy. lời nói đanh thép, những chứng nịnh, biện hộ đối phó bằng võ lực, trong nhiều góc cạnh cuộc đời, thấy không đem lại lợi lộc gì, có khi gây tai nạn nữa là khác. Hình như loài người ai cũng có lý trí; nhưng đa số thích sống bằng tình cảm và dễ chịu ảnh hưởng của bản năng, tình dục. người bản lĩnh là người dùng khéo chữ “tùy” để lúc cương, lúc nhu. Nếu phải so sánh ta có thể coi chí của người bản lĩnh như nước. nước chảy vô sông lơn, vô lu, vô chai, vô hang còng, hang cua, nước vẫn giữ gìn bản chất nước, bảo tồn sức mạnh tiềm tàng của nước. nhưng nước mang hình thái của vật mà nó chui mình vô. Đồ chứa coi chừng lở, bể. trên con đường thể hiện lý tưởng, người bản lĩnh tĩnh như thủy. có khi phải tiến ồ ạt như vũ bão, có khi phải thối lui, yên lặng thối lui để lấy trớn, yên lặng để vừa thủ, vừa chuẩn bị phản công.

Page 64: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG XI: ÓC DẪN DỤ

“Học cao đến đâu mà không có nghệ thuật dẫn dụ kẻ có thực tài, thực đức cộng tác với mình thì vẫn còn ngu”.

Watertone

Muốn lôi cuốn một người hay một quần chúng theo bạn, thì hành ý muốn của bạn, để hộ tiếp bạn thành công một lý tưởng nào, bạn phải làm sao? Dùng võ lực ư? Võ lực, một bí quyết không phải không hiệu nghiệm trong việc dẫn dụ người. song nó không hiệu nghiệm trường kỳ. bị dồn ép lòng tự ái quá, ngày nào đó người ta sẽ phản loạn. nó không được vận dụng cho bất cứ ở đâu và lúc nào. Bạn dùng võ lực đàn áp kẻ khác được khi bạn có đủ lực lượng quân sự, gặp thời thế thuận hợp. nếu lúc cô thế, gặp nghịch cảnh rồi làm sao. Khi dẫn dụ với tính cách tư nhân dùng võ lực áp đảo vài ý chí bạc nhược thì được, song chạm phải những ý chí đanh thép, những bộ óc sáng suốt không dễ gì chiến thắng bằng võ lực.

Bạn có lẽ nói: “không võ lực thì năn nỉ”. năn nỉ, thưa bạn, vẫn là phương pháp khiến ý muốn kẻ khác theo ý muốn của mình. Nhưng “năn nỉ” không phải là bí quyết vừa dẫn dụ vừa gieo tín nhiệm, uy quyền. nó có thể mua chuộc người khác một thời gian ngắn thôi, dần dần những ý chí tự lập nghi kỵ tài đức của ta, cảm thấy ta yếu đuối, sau cùng ly cách ta.

Có thể bạn trưng những dẫn dụ khác như thôi miên, tiền bạc v.v… nhưng thưa bạn, tôi không dám bảo những phương thế ấy không đưa bạn đến thành công chút nào. Không ngoại trừ những quỉ kế, những mánh lới đê hèn giáng hạ nhân cách, có bí quyết nào khác thì bạn cứviệc dùng để xây dựng cuộc đời. hy vọng chúng sẽ giúp bạn bớt thất bại trên đường đời và ngày mai của bạn sẽ có nhiều thay đổi tốt đẹp.

Muốn dẫn dụ người khác phải Hiểu người: không thể nào dẫn dụ ai được nếu ta không hiểu biết kẻ

ấy. muốn thu hút kẻ nào làm theo ý mình, trước tiên nên giao thiệp cùng kẻ thân thiết người ấy, hỏi về gia đình, nghề nghiệp, địa vị, tính tình của họ. bạn tìm cách trức tiếp đàm luận với họ, cũng khôn ngoan tìm biết vấn đề họ ưa thích. Nhất là nghiên cứu lý tưởng chi phối cuộc sống và những hành động hiện tại của họ. chú ý coi họ có lý tưởng về chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp giống như của mình không. Họ đang khao khát cái gì. Điều ta muốn truyền thông cho họ, họ có thể thu nhận được không. Hay họ quen khao khát nếp sống lạc lõng, bập bềnh mà có khả năng làm nên việc lớn. họ đang chờ gieo lý tưởng cho họ. mà muốn gieo thành công cần am hiểu sở thích. Không ai lấy mồi dừa câu thòi lòi hay lấy chuối câu

Page 65: NGƯỜI BẢN LĨNH

cá lóc. Cần biết hai giống nay ưa ăn mồi gì mới mong khỏi hoài công trong việc câu. Dẫn dụ người cũng như câu cá. Cần biết người ưa thích chi. Trả lời sự thèm khát của họ là dẫn dụ họ được phần nào rồi…..

Trong việc tim hiểu người thiết tưởng bạn nên có một bản đồ kê khai những vấn đề quan hệ cần tìm biết. bạn có thể chú trọng về sức khỏe, lực học, tính tình, nghề nghiệp, địa vị, chủ nghĩa …. Tùy nhu cần của bạn sắp đặt câu chất ván. Luôn nhớ ghi chú cẩn thận để việc tìm hiểu khỏi thiếu sót.

Ngoài chất vấn gián tiếp hoặc trực tiếp còn việc tối hệ này là quan sát. Bạn nên tỉ mỉ mà khôn ngoan quan sát người bạn muốn dẫn dụ. “đọc” trên gương mặt, trong đôi mắt, ở nụ cười, nguyện vọng và tâm tính của họ.

Thu tâm: Không ai thích theo kẻ họ ghét. Tôi cũng như bạn và kẻ bạn dẫn dụ không khác ta. Tất cả đều mến thích kẻ làm đẹp lòng mình và nếu có thể được sẽ cộng tác với họ. thu tâm có nhiều cách. Thành thật la một. trong lúc giao tiếp tránh những cái liếc tỏ ra quỉ quái, những lời nói quá rào đón, mất tự nhiên; đồng thời cũng diệt bài những tư tưởng láo xược biểu hiện sự mâu thuẫn giấu đầu lòi đuôi. Láo trọng điều quan trọng không nên đã đành, mà cũng đừng có quái tật nói gạt, dù nói gạt để mà chơi. Lúc xã giao dùng kiểu cách quá lẽ, hãy tự nhiên từ cách nói đến điệu bộ.

Ngoài việc chân thành còn việc quảng tâm rất thần diệu để ta thu tâm, dấn dụ. ai cũng mên thích những tâm hồn quân tử. rộng rãi. Vậy bạn nên rộng tay trong việc sử dụng tiền bạc. trong xử thế hàng ngày, tán dương đức tính tốt hơn là chấp nhất lỗi lầm bằng óc “vạch lá tìm sâu”, bủn xỉn và tiểu nhân phải coi như thuốc độc của thu hút lòng người.

Sau quảng tâm là vui vẻ. tôi tưởng ở đơi không mấy ai muốn thích kẻ quạu quọ như rắn độc ai cũng lo xa tránh. Trái lại vui vẻ là mồi thu hút lòng người. trong vui vẻ có cái gì sống, cái gì làm nảy nở tâm hồn, nâng cao nhân cách. Vui vẻ cũng là bùa mê con người, dù người rất chí khí: Nó khiến con người khóa chặt cửa lòng mình lại. mà phải tung mở ra để giao tiếp. bạn thí nghiệm đi, gặp ai bạn cũng có bộ mặt “mùa chay” cả thì kẻ ấy dù nhỏ yếu hơn bạn cũng, nếu không quạu quọ ra mặt cũng lợt lạt với bạn. tâm lý cố hữu của con người là vậy. trái lại gặp người khác nghiêm nghị, dù rất khó tính, có uy quyền hơn bạn thế nào, mà nếu bạn vui vẻ mỉm cười chào hỏi van xin điều gì thì sớm muộn họ cũng xiêu lòng. Hay nếu không làm thỏa mãn được ý muốn của bạn, họ vẫn làm hài lòng, sao bạn không dùng bí quyết ấy để thu tâm và dẫn dụ kẻ khác. Trong lúc đàm thoại, bạn cũng rất mực chú ý gây thiện cảm. khi nói bạn dùng cặp mắt

Page 66: NGƯỜI BẢN LĨNH

hiền dịu, sâu sắc ngó ngay vào hai con mắt của kẻ nghe. Giọng tuy cương quyết, phát biểu ý chí đanh thép, song có nhạc điệu êm ái, thu hút, lôi cuốn kẻ nghe. Điệu bộ hết sức uyển chuyển phát lộ chân thành tình ý của mình. Tránh giọng quát tháo, dáng bộ thô lỗ, cộc cằn.

Thuyết phục: riêng về các tư tưởng cần trình bày cho kẻ bạn muốn dẫn dụ, xin bạn quan tâm những cốt yếu.

Chú trọng quyền lợi của họ. kẻ khác có ủng hộ ý kiến bạn, cộng tác với bạn hay không phần lớn do bạn kính trọng quyền lợi của họ nhiều hay ít. Bạn dư biết rằng tính ích kỷ ai cũng có. Bất luận người nào đều tự nhiên quan tưởng quyền lợi của mình hơn kẻ khác. Không ai dại dột gì đi phụng sự tôi và bạn không cầu vọng quyền lợi gì. Biết vậy để thu hút người, ta chiu khó gợi cho họ thấy ý tưởng của ta bổ ích cho đời họ, cho gia đình họ… bạn cố gắng đặt họ làm vai trò chính trong việc thi hành lý tưởng của bạn. tuy bạn đã am hiểu những việc mình sắp làm, bạn vẫn tự nhiên và thiệt tâm chất vấn họ, khêu gọi đường lối tư tưởng của họ. khiến họ có đồng quan điểm với bạn và tán thành lần lần những điều bạn muốn ghi tạc vào tâm não họ. nếu trong câu chuyện, người bạn muốn dẫn dụ chụp lấy vấn đề lý luận, phán đoán, sáng kiến… nhiều hơn bạn là bạn thấy ánh sáng thành công ló dạng rồi.

Chuyển hướng tư tưởng. trong quyển “thuật hùng biện”, vấn đề chuyển hướng tư tưởng tôi bàn khá dài. ở đây bởi nó quan hệ đến việc thuyết phục, nên xin xét vài đại cương. Thưa bạn! thế nào trong lúc thương thoại, tư tưởng của bạn cũng bị tư tưởng của kẻ khác động chạm có khi đập bẻ nữa. không hề gì. Trước hết xin bạn đưng nóng. Để họ nói cho đã. Trong lúc nghe, bạn tự chủ, giữ nét mặt điềm đạm tự nhiên. Miệng mỉm cười và thỉnh thoảng điểm đôi tiếng tán thành đúng chỗ. Họ trình bày quan điểm xong. Bạn toát yếu những ý chính rồi cùng họ thảo luận lại. những gì thuận hệ thống tư tưởng của bạn, thì bạn liệt kê ra trước. bạn tự nhiên thành thực tán dương người bạn muốn dẫn dụ. xin bạn để ý tán dương không có nghĩa là môi mép, là nịnh bợ để người ta “khoái” mình. Mà làm một việc công binh phải lam và làm một việc đắc nhân tâm phát lộ nhân cách biết ở đời của ta.

Rồi đến những ý kiến chống nghịch bạn, tôi van xin bạn đừng bẻ gấp vội và mạnh miệng bài xích. Có người không biết nói chuyên với mục đích gì, thấy ai nói chọc óc mình là thải tưởi vào mặt người ta những tiếng “ bậy, trật, ối…” hay những cái xì, cái trề, chỉ mua tiếng cười chuốc oán thôi. Người nghe dù quấy thế nào, cũng vì tự ái, nổi cáu, bực dọc trả đũa lại. thế là um sùm…. Thảo luận thất bại. bạn đề phòng tai nạn ấy. đừng đánh hỏng cả những tư tưởng của kẻ đàm luận cùng bạn mà bạn bất

Page 67: NGƯỜI BẢN LĨNH

mãn. Bạn ôn tồn hỏi họ lý do cặn kẽ, tìm đủ tài liệu, hiểu đúng ý họ muốn . rồi căn cứ trên lập trường của họ, bạn chuyển hướng họ. bí thuật cần phải dùng chẳng những là áp dụng lối chất vấn “ví vào rọ” của Socrate, “tam đoạn luận” của Aristote.. mà nhất là quan tâm gây thiện cảm. tôi muốn bạn vừa lý phục mà cũng vừa tâm phục. bạn đừng quên con người là vật ưa lý lẽ song hay thi hành với tình cảm. muốn người ngoan ngoãn nghe theo mình dùng lý trí mà nhớ đừng quên dùng êm dịu của trái tim.

Việc chuyển hướng tư tưởng có thể sánh như cây cầu. nó nối liền tư tưởng kẻ khác với tư tưởng của bạn. nó đưa đường dẫn lối cho họ có những tư tưởng mới do bạn “mạc khải” mà họ không hay, mà họ cảm thấy tự mình sáng kiến phát minh…..

Thân mật: một bí quyết để thuyết phục đắc lực là thân mật. muốn thân mật với kẻ mình dẫn dụ, bạn nên thi hành câu này cảu một vĩ nhân vô tiền khoáng hậu dạy loài người non hai thế kỉ: “hãy yêu người như mình vậy”. và cũng chính người ấy nói: “miệng chỉ tiết lộ điều gì trào tràn trong tâm hồn”. bạn có lòng chân thành yêu mến kẻ bạn muốn thu hút, thì tự nhiên bạn tỏ ra thân mật với họ. tôi nói điều đó để bài bác thân mật giả hiệu, được áp dụng bởi nhiều người như một miếng bùa đắc nhân tâm. Kỳ thực kết quả nghịch ý họ muốn. bởi lẽ sau cùng người ta hiểu rõ thâm tâm họ không chân thành mà lòe đời bằng môi miệng, đường mật. riêng bạn, xin hãy phát lộ sự thân mật tuy không ấu yếm, yếu đuối, song êm dịu, dễ thương, kích động tâm hồn kẻ nghe bạn. sự thân mật ấy bù đắp lại bao nhiêu khuyết điểm của bạn cố hoặc vô tình hoặc hữu ý. Lúc nói chuyện, kiêu hãnh, to tiếng trề môi,liếc mắt: tất cả đều gây ác cảm ở người nói chuyện.

Óc quân tử. không thể nào tránh khỏi lỗi lầm mà kẻ đàm luận với bạn gây ra cho bạn, lúc hai bên trao đổi ý kiến. có khi vì nóng tính, họ nói cộc cằn cùng bạn. muốn hạ bạn họ nói mỉa mai, gay cấn, có thể cách vô tội họ nói những lý lẽ quấy mình nghe trật họng. trước những lỗi lầm ấy. tôi và bạn, chúng ta không tránh khỏi những quái tính này. Song ta muốn dẫn dụ người thì phải tự chủ, nhẫn nhịn tiết kiệm sự tranh luận. có nhiều người háo cãi quá. Cho việc bắt bẻ lời lẽ kẻ khác. Cãi vụn vặt là giỏi, là thông minh. Họ quên rằng đó là những cái không dại, khôn không trúng mùa và đánh hỏng cái khôn cần thiết là “biết dại”. biết làm thinh để chinh phục người. dĩ nhiên không phải ai nói gì ta cũng tán thành hết. có những điều cần biện luận, đính chính đem chân lý ra ánh sáng. Song ta hãy làm công việc này với tất cả sự nhã nhặn, dịu hiền, khôn ngoan.

Những cái phải tránh: có những “thuốc độc” của thuyết phục mà bạn cũng như tôi phải tránh là khoe khoang, dạy đời, chỉ trích vô ích, nói

Page 68: NGƯỜI BẢN LĨNH

nhiều, thổ lộ tâm sự… những việc này tôi đã bàn cùng bạn nhiều ở cuốn “ thuật sống dũng”. ở đây tôi chỉ nhắc lại ngụ ý ước muốn của bạn để phòng xa, để việc dẫn dụ có kết quả mỹ mãn.

Tư cách: bùa mê nhân tâm đã đành là lịch sự, hiền dịu, lời lẽ hợp lý, biết dung thứ mà còn là tư cách đường hoàng nữa. tư cách đừng hiểu là kiểu cách mua chuộc điều lợi, tiếng khen. Chính tại bổn phận của ta là phải ăn ở xứng đáng nhân phẩm. nhờ sự ăn ở xứng hợp nay, ta được kính phục của dư luận người xung quanh. Niềm kính phục có tiếng vang, gây ở kẻ ta muốn dẫn dụ sự sùng mộ rất có lợi cho sự lôi cuốn họ về ta. Tư cách đường hoàng ở đây là lời nói chậm rãi, rõ rệt âm điệu đoan trang. Không bao giờ để lọt ra cửa miệng tiếng nào bất nhã, quê mùa. Nét mặt trầm tĩnh, hoa nở. dáng đi đứng ngay thẳng, nghiêm nghị mà không gò ép thái quá. Những cử chỉ bao giờ cũng diễn lộ một tâm hồn điềm đạm, bình yên rộng rãi, dễ thương.

Chúng ta nên nhớ rằng làm công việc dẫn dụ là ta làm lãnh tụ và “làm lãnh tụ” ta không có quyền có những thái độ chống tư cách như chưa đi là chạy, luýnh quýnh, nói không kịp thở, ngồi như nằm, ăn không nhai. … không ai kính phục được hạng người có những thái độ đáng thương hại ấy.

Biết nghe: không cần nói thao thao bất tuyệt. biết thinh lặng, nghe người cũng có thể thuyết phục người được. nhiều kẻ đã lầm tưởng nói nhiều là người khác nghe và mến phục. không ai không giàu tự ái. Ai cũng muốn đem mình ra ánh sáng, muốn bộc lộ ruột gan mình và thấy thú vị trong sự nói liên thanh. Muốn được người mến hãy can đảm tự chế, trả lời đòi hỏi của người. ngoài ra khi cần phải trình bày ý tưởng, nên đặt những câu hỏi khích lệ người trả lời. rồi ngồi lặng thinh nghe. Nghe với nghệ thuật diễn lộ tình ý mình xuyên qua điệu bộ cử chỉ. Đôi mắt ngó ngay kẻ nói, thỉnh thoảng điểm nụ cười, hay gật đầu ừ, vâng….tỏ ra đồng ý. Thái độ ấy rất ích lợi cho sự dẫn dụ. nói gây ở người niềm tín nhiệm thẳm sâu nơi ta. Nó nối ta vớ họ bằng thiện cảm rất chắc chắn. thế là ý muốn chinh phục người nghe bằng đàm thoại của ta đã thành công rồi.

Kiên chí: có thể gọi được kiên trí là đức tính xương sống của dẫn dụ. là người ai cũng có ý riêng. Ai cũng muốn kẻ khác theo ý mình hơn là mình theo ý thiên hạ. dẫn dụ vì đó là việc không dễ. nhưng khi muốn thu hút ai, gặp lãnh đạm, phản kháng của họ, bạn nản chí sao? Thiệt ra không phải ai ta cũng theo đuổi chinh phục cho kỳ được vì ta cần chọn lựa giá trị về học vấn, tính tình có thể giúp ta thành đạt ý tưởng. song có khi ta cũng phải tối cực dẻo dai để đeo đuổi việc dẫn dụ, dẫn dụ những đầu óc tuy khó thuyết phục mà về sau cộng lực với ta rất đắc lực. nhờ

Page 69: NGƯỜI BẢN LĨNH

kiên chí. Có kiên trí, ta coi rẻ sự lâu dài của thời gian, khinh thường những trở lực sinh ra bởi hoàn cảnh, bởi khó tính của kẻ tiếp xúc. Chính những người ta thu phục có tâm trạng phản động ý kiến của ta, tỏ ra dè dặt, lãnh đạm với ta buổi mới ngày đầu, phần nhiều là những người trung kiên nhất đối với ta khi họ tự ý bắt tay hành sự với ta. Trái lại những kẻ bu lua, bu loa, nhẹ dạ, vui vẻ tỏ ra thiện cảm ngay với ta lúc mới gặp, là hạng người cần đề phòng. Bởi lẽ phần đông là thứ người tính tình hay lưu dịch. Họ có thể dễ dàng mở cửa lòng tiếp đón ta, thì cũng có thể đóng lại dễ dàng để “đá ngược” ta. Hạng người này có thể được gọi nhiều như trấu trên đời. bạn muốn dẫn dụ ai hay một quần chúng bổ ích cho bạn trên con đương lý tưởng, bạn cần kiên chí tìm người xứng đáng, cố gắng chinh phục họ. công lao của bạn có lẽ nhiều, nhưng sẽ có kết quả bù lại về sau.

Ngoài sự kiên chí dẫn dụ người, bạn còn kiên chí bảo trì lý tưởng của bạn. bạn là người đáng theo rồi người ta mới theo bạn. đáng theo đây tôi hiểu nghĩa riêng là có lý tưởng cao cả. can đảm bảo tồn lý tưởng mình trên mọi trở lực. đừng để nỗi khó khăn này, chướng ngại kia lung lạc ý định. Sự lung lạc có thể gây cảnh hoang tàn trên sự tín nhiệm của người bạn dẫn dụ. trái lại nếu bạn là bậc chí khí, người bạn thu hút sẽ dần dần tin phục bạn sâu sắc.

Ám thị: ..\..\NHẠC\nhac\TOP MANGA\chiecla.wma tâm lý học thực nghiệm dạy cho ta biết con người dễ nhiễm cái gi cứ treo bẹo mãi trong đầu óc mình. Kẻ cả điều mình không thích nữa. khoa học ấy cũng dạy cách chung con người ưa lý lẽ mà hành động theo dục tình hơn theo lý trí. Biết mấy nhược điểm này của con người, sao bạn không dùng “ám thị” để dẫn dụ. bạn đừng quá ham dùng lý luận, trưng cầu điều phải của minh, bẻ lọi ý kiến kẻ khác. Lối chinh phục ấy để dành viết sách thì hay song áp dụng mãi ngoài trường đời, thất bại không ít. Bạn nên dùng thường bí quyết “ám thị” để thu hút người muốn dẫn dụ. bạn có thể dùng sách báo, truyền đơn, màn bạc, quảng cáo để nhồi nhét lý tưởng vào tận tiềm thức họ, nhồi nhét đến nỗi họ hết quan tưởng đến việc phán đoán mà phải “giật gân”, “ám nhãn”, và say lý tưởng của bạn. lối nhồi sọ ấy khiến kẻ bị dẫn dụ hết tự chủ một thời gian, bị bạn lôi cuốn và họ ngoan ngoãn vâng theo, có khi cách oái oăm là họ vâng theo chính những điều ban đầu họ nhiệt liệt phản đối.

Quyền biến. ở đây không nên hiểu quyền biến là làm những việc có sức mạnh thần thánh hay gian xảo để mê hoặc nhân tâm. Mà chỉ hiểu nhữn kỳ công do tài đức của ta, những kỳ công đập mạnh vào tâm não kẻ bị dẫn dụ, khiến họ ngạc nhiên, ngưỡng mộ ta. Những đức tính cần có để quyền biến là sáng suốt, điềm tĩnh tự tin. Sáng suốt để nhận định thiên

Page 70: NGƯỜI BẢN LĨNH

thời địa lợi, nhân hòa hầu chủ trương công việc cho thành công. Điềm tĩnh giúp ta hành động thản nhiên. Khổng minh yếu thế mà điềm đạm ngồi gãi đầu, gieo và tâm não Tư Mã Ý và đội binh kiến cỏ của y niềm sợ lấm lét. Tự tin, ta mới theo đuổi mưu cơ của mình đến cùng. Tuy không vận dụng mãi “thuật quyền biến” vì người đề phòng và do đó ta bị thất bại, song hễ khi định quyền biến thì cố gây ở người “luồng điện” thôi miên “bắt hồn’ và cương quyết chinh phục họ. quyền biến thành công, bạn biết gây ở người bạn muốn dẫn dụ sức tín nhiệm mạnh mẽ. họ hy vọng khi cộng tác với bạn họ sẽ ké hùn thành công và hạnh phúc. ở đời ai không vụ lợi? ta hãy trả lời đòi hỏi tâm lý ấy bằng những kỳ công huyền biến, một thứ bí quyết dẫn dụ người rất đắc lực.

Đức hiền dịu: sô kỵ muốn chỉnh phong vua Tề Uy Vương là một đế vương trụy lạc, cẩu thả việc triều chính. Mà làm sao chỉnh phong bây giờ? Cho chúng ta thì chúng ta đi ngay vào vương triều và làm thay đời….được! nhưng đứt đầu có lẽ. tề Uy Vương là một ông vua giết người như kiến mà Sô Kỵ không dại như chúng ta. Ông đánh bùa tâm lý này là ông ôm tỳ bà gảy, khiến vua mê ly âm nhạc. vua ra lệnh triệu Sô Ky vào triều mà giúp vui. Sô Ky vừa phải đờn vừa bàn quốc sự, thỉnh thoảng khuyên vua điều hay lẽ phải. tề Uy Vương mến phục Sô Ky, nghe lời sửa đổi lề lối trị dân. Đối với người bạn dẫn dụ, bạn cần dùng nước ngọt trước. mà nhớ phải thành tâm.

Tới đây bạn đã biết sơ qua vài bí quyết dẫn dụ người. bạn đem áp dụng vào thực tế thử coi. Hy vọng bạn thành công. Ngần ấy bí quyết không phải hoàn toàn là những miếng “bùa thần, dùng luôn có kết quả tốt đẹp. ta phải biết tùy người, tùy lúc, tuy nơi áp dụng. song tất cả đều là những phương thế khả dĩ giúp kiếm người cộng tác. Trên đường đời sống động,cô lập. không bổ ích cho lý tưởng. ta cần có sự hộ tiếp của kẻ đồng tâm chí. Có khi phải nhờ kẻ khác thi hanh những gì ta không thể làm được nữa. mà làm sao cho được thu hút người khác thi hành ý muốn của ta. Sai bảo họ như thầy giáo sai học trò hay như chủ sai đầy tớ ư? Ít thành công lắm nếu không phải là luôn thất bại và gây hờn chuốc oán. Bạn cần làm sao vừa được kẻ khác ủng hộ hành động của mình, vừa được họ mến phục, thế mới gọi là thành công thực thụ. Cho được vậy cần dẫn dụ với nghệ thuật mà những điều tôi bàn cùng bạn trên chỉ là vài “miếng nhà nghề”.

Page 71: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG XII: ÓC SÂU SẮC

“Biết làm thinh hay hơn thinh lặng”Adré arnoux.

Phát cày bừa trục rồi mới gieo cấy. Trên con đường xâm chiếm bản lĩnh cho tâm hồn cái thế đầu tiên, có

thể gọi là “thế thủ”, con người cần có là trầm mặc. ở đời có những cái kêu um sum nói lên sức mạnh và người ta lắm lúc tưởng những kẻ ăn to nói lớn là anh hùng. Những quan niệm đó không đúng gì hết cho con người bản lĩnh. Nếu một lu nước mới múc cần yên tịnh, để trong thế nào thì nội tâm ta cũng trầm mặc để sáng suốt và cường dũng thế ấy. M. zunden nói: “chí có thinh lặng mới phô bày những vực thẳm của đời sông”. Khi giao tiếp với xã hội, khi bị thúc trong công việc hàng ngày, ta có ít cơ hội sống với ta. Ta không sống đời nội tâm của mình, không ngó nhìn tâm hồn mình để thấy ưu khuyết điểm của nó. Ta thường dùng một mớ công thức xã giao nào đó để sống theo khía cạnh nào đó với thế giới bên ngoài tùy chức quyền. phận sự, quyền lợi, ái tình, ham danh v.v… vì đã tạo một tập quán trong sự thèm khát sống với xã hội, nhiều người mang tật ghiền cảnh náo nhiệt. không chịu nổi khi phải sống cô quạnh. Có nhiều bà ở thành, lúc chồng “cỡi ngựa sắt” đến sở làm, lo tạt qua nhà hàng xóm nói chuyện cà kê dê ngỗng đến trưa. Thiếu gì ông vừa buông công việc bắt buộc vì phận sự thì tim cho được bạn đi nhậu nhẹt, bàn chuyện phiếm. dĩ nhiên là xã hội, con người phải đào luyện tinh thần “hướng xã”. Nhưng điều tôi muốn nói thói quen sống cảnh ồ ạt làm con người nghèo nàn đời sống nội tâm. Cho đặng có những tư tưởng sâu sắc, những quyết định đanh thép, điều kiện tiên khởi của tinh thần là tạo một trạng thai thanh bình để các tế bào của bộ óc hoạt động dễ dàng, để những cơ quan tâm linh vận dụng hết khả năng của minh. Điều kiện trầm mặc tuy tiêu cực đối với những kết quả nói trên nhưng lại là điều kiện tất yếu. khi nói ra, trí tuệ óc thể lu mờ, ý chí có thể suy nhược.

Những địch thủ của trầm mặc. Trước nhất, bạn nên đề phòng những cảm xúc thái quá. ở đây tôi

hiểu cảm xúc theo nghĩa triết học, là tất cả những trạng thái tình cảm nổi dậy trong tâm hồn do những khích động nội tâm hay ngoại giới và nổi dậy tam thời, bồng bột, lắm lúc mang màu sắc đam mê, dã man. Khi các cảm xúc kéo dài ngự trị tâm hồn, người ta gọi chúng là “tình dục”. cảm xúc lắm lúc, một phần là con đẻ của bản năng, bản năng sinh tồn, hiếu mỹ, kiêu căng, hà tiện v.v…. trong người, không có lực lượng nào đáng khiếp bằng

Page 72: NGƯỜI BẢN LĨNH

cảm xúc, nhất là khi nói chuyển thành tình đam mê. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường có nhiều cảm xúc dưới muôn vàn hình thức khác nhau. Bạn mến một người nào đó ngay buổi sơ giao với họ. chưa thấu triệt tâm hồn họ ra sao? Bạn chỉ thấy người ấy có mái tóc mây óng đẹp, vừng trán cao cao đó, đôi mày con dịu con tằm nằm, cặp mắt bồ câu như mơ trong nước hồ thu, làn da mặt mịn, đường môi hường nở, hàm răng cẩn ngọc, má lúm đồng tiền,chiếc cằm chứa duyên, giọng nói như rót mật vào tai v.v… căn cứ trên những yếu tố như vậy, bạn cảm thấy mến thích triệt để đối tượng yêu của mình. Bạn mơ. Bạn mong gặp. bạn say mê tiếp chuyện, bạn tìm đủ thứ tặng phẩm để cung hiến. đó ! bạn mất quân bình nội tâm rồi.

Trên bàn ăn, lỡ quá bữa đói, bạn múc vật này, gắp miếng nọ và bạn húp, bạn ăn lua láo. Chưa nhai, bạn nuốt, chưa nuốt bạn ăn thêm. Rồi bạn uống, uống xong. Lựa thức ăn nữa. đó! Bạn đã làm nô lệ cho cảm xúc.

Nghe ai chê bạn là bất tài, có giọng hát mèo kêu, chữ viết như cua chạy, lời nói đả đớt v.v… bạn lo lắng hỏi phăng phăng tới coi ai nói vậy và tại sao? Rồi bạn đính chính, có khi nói xấu lại để giữ thể diện, để trả thù. Nữa ! bạn bị cảm xúc ngự trị. Bạn nổi tam bành lên, trợn mắt, chành môi, ó ré rùm.xốc tới đánh một ai đó, đứa ở chẳng hạn,có khi vì vô ý nói lời bất lịch sự với bạn, đụng tay làm lỡ hư một việc gì, hay vấp đá chân bạn, té vào người bạn. rồi bạn hành động theo nanh vuốt của cảm xúc rôif.

Đang dạy học một học sinh đứng dậy có thái độ vô lễ hỏi hiểm hóc một vấn đề gì. Rủi quên hay không biết, bạn bất mãn,ó ré cả lớp, lên tay chân,mạt sát học sinh và “quơ đũa cả nắm”, bạn bảo học sinh là lưu manh, mất dạy. đấy, cũng cảm xúc giật dây cương bạn.

Một số trường hợp trên giúp bạn nhớ lại những lần làm nô lệ cho thần kinh của mình. Nếu bạn chịu khó suy nghĩ một chút, bạn thấy được sự xử trí sáng suốt trong các hoàn cảnh mà tôi lấy làm thí dụ.

Ái tình, tình tâm giao hay tình đồng nghiệp cũng vậy, thường chịu ảnh hưởng của bản năng. Nó mang hình thức tâm tình căn cứ trên xu hướng hay thị hiếu và những thứ này ăn thua đến hoàn cảnh sinh hoạt, đẳng cấp, thời đại v.v.. bạn bỗng mến một ai đó. Nhưng ngay buổi sơ ngộ ma cho ai cũng tốt hết, đủ khôn ngoan không? Họ sống trước mắt mình với tất cả con người tâm lý thành thực của họ chưa? Họ tử tế,dễ thương là tại bản tính họ,tốt hay vì họ khéo xã giao, dùng mọi xảo kế giao thiệp để bắt ta, hầu cầu lợi một thời gian. Biết chừng đâu cái bắt tay lần thứ ba với một người nói với ta bao nhiêu tật xâu của kẻ ấy được gọi khéo léo trong nếp quần áo cao tiền, trong điệu bộ niềm nở, trong gương mặt

Page 73: NGƯỜI BẢN LĨNH

chiều đón, trong lời nói quyến rũ, rất có thể thời gian, một lò trui đáng khiếp, mạc khải cho bạn xuyên qua những cái nhìn âu yếm, những giọt lệ đọng bờ mi, những tiếng mật ngọt rót vào tai, tất cả những sự đểu cáng giả dối, tất cả âm mưu,làm dụng và lối dùng người, giao tiếp với người như ăn cảm quăng vỏ. mấy hồi những tâm hồn mà người ta không tiếc lời gọi là “chó má”, trở mặt với bạn, bạn sẽ chua chát có những phút trầm ngâm, nghiệm người đời, lắm lúc chỉ thương bạn khi bạn cho họ ăn no, khi bạn để cho họ lạm dụng. và mấy câu thơ, sao nghe nó đúng gần như kinh thánh: “ còn tiền còn bạc còn đệ tử.

Hết cơm hết gạo hết ông tôi”Rồi trên bàn ăn, thưa bạn, cứ chung mà nói, ai mà không có một

phần tính mê ăn. Duy có điều người này khác người kia là biết kềm hãm thú tính ưa ăn ngon thôi, sau lúc hỗn độn, lua láo nếu suy nghĩ, ta thấy rằng vốn học về trí không ăn thua lắm để ăn uống trầm tĩnh. Đây phải nhờ đức lịch sự. mà nói đức lịch sự thì phải nghĩ ngay đến đức tự chủ nó giúp ta cầm cương thói ham ăn hay lua láo. Chịu khó và cơm gọn gàng, nhai kỹ, thỉnh thoảng gác đũa, hay muỗng, nĩa xuống để “nghỉ” ăn một chút; tất cả mấy tác vị ấy, tạo cho ta một tư cách cao cả, nói lên nhân vị tính của ta.

Còn nói đến bị chỉ trích, thì có mấy ai trên đời không nghe lòng tự ái bị tổn thương ít nhiều, kể cả người già dặn trong lò chí dục. mà nếu bất mãn, nổi cáu lên, buông lời chua chát trả đũa, thì trên đời có thằng ngu nào không biết làm. Chỉ có người biết dồn nén cảm xúc, kiêu căng, bình tĩnh kiểm điểm con người ngoại tâm và nội tâm của mình lại, mới là bậc bản lĩnh. Căn cứ vào một tư tưởng của một thánh hiền, bạn dư biết rằng mỗi lời chỉ trích buông ra về bất cứ ai, trong bất cứ trường hợp với nơi chốn nào, đều té vào trong hai lỗi lầm; lỗi về đức công binh hay về đức bác ái. Lỗi công bình: nếu người bị chỉ trích làm không có làm hay nói điều ra tố cáo. Ta chỉ trích làm mất thanh danh của họ. lỗi bác ái: Nếu người bị chỉ trích có nói hay làm điều quấy, chắc họ đã bị bao nhiêu búa rìu dư luận. lòng họ như bát đầy lệ sâu. Ta chỉ trích là nhỏ thêm một giọt chót cho chén lòng của họ trào tràn đau khổ thôi. Người lính ngáp ngáp trên chiến trường lãnh mũi súng tối hậu có thể biết ơn kẻ bắn, chớ ngườibị chỉ trích đã khổ mà bị chỉ trích thêm thường coi kẻ bôi nhọ mình là quân thù. Đã hiểu tâm lý đó thì chắc bạn dư biết đâu là thái độ khôn ngoan phải có khi bị người đời chỉ trích. Trước nhất,dù ưng hay oán, bạn nên vững tin lời chỉ trích của thiên hạ bao giờ cũng bổ ích cho bạn ở góc cạnh này là nó nhắc cho ta phải sống thiện, sống gương mẫu, sống thành công. Nếu ta có làm quấy, lời chỉ trích cần thiết lắm. nó giúp ta phục thiện.

Page 74: NGƯỜI BẢN LĨNH

đó là tôi chưa nói “đáng”, vì ta có lỗi mà ta lo sửa mình chứ. Còn bất mãn khi người ta chỉ trích đúng, thì bộ ta ngoan cố sao? Như vậy còn đáng chỉ trích hơn nữa. hay ta tự dôi mình và dối người, nghĩa là quấy mà không chịu ai chỉ trích, và vẫn muốn dư luận cho là phải, là tốt. giả chúng ta vô tội, trừ đôi trường hợp cần bênh vực thanh danh, cách chung ta nên noi gương thinh lặng của Chúa Giêsu, khi người bị quân thù tố cáo. Người phàm cũng không dễ gì bằng Chúa rồi, nhưng ít ra ta cũng tự chủ, nhận rằng người đời là con mồi của lầm lạc, của sớn sác, của vội đoán, của thành kiến, của phe phái, của nhẹ dạ. một danh nhân nào đó chẳng đã nói một lời chê bất công là một lời khen che đậy. lời ấy đúng là vàng ngọc. theo tinh thần sách xưa, kẻ chê ta xấu, không làm ta xấu hơn, mà kẻ khen ta tốt cũng không làm ta tốt hơn. Tinh thần câu ấy làm tôi có ý nghĩ này là khi nghe bất cứ lời chỉ trích nào ta hay lo cho mình tốt thiệt, tốt từ trong tâm hồn rồi yên tâm. Tôi nghĩ nếu đúng là gỗ lim, thì dù ai có bôi lọ, trét bùn lúc hữu dụng đem ra rửa vẫn tác dụng. sợ e là lau sậy thì dù cho tô lụa chuốc hồng đến đâu, lau sậy vẫn hư và vô dụng. nói vậy không phải chúng ta lì lợm với dư luận. nhiều khi câu: “chó đâu có sủa lỗ không. Có giá trị của nó, ta phải tự kiểm thảo, tự tu, tự tiến. nhưng không nên sống thờ dư luận quá. Phải phục tùng tiếng gọi của lương tâm. Sống theo lý tưởng và chương trình riêng biệt của mình. Tôi cũng không quên xin bạn khi bị chỉ trích nghĩ đến lợi ích của đức khiêm tốn nghe người khinh rẻ mình mà mình nhẫn nhịn và tự nghĩ người cũng như mình đều là “nhân vô thập toàn’ thì tâm hồn ta cao thượng biết mấy. còn luật xã giao? Luật này cũng dạy, nếu ta muốn gây thiện cảm để thành công, đừng quá tỉ mỉ khi giao tiếp với đơif. Khéo léo cho thông qua những lời chỉ trích, thường có lợi ơn là trả đũa, kẻ nói xấu mình.

Sau khi một cái lu đựng vài ba chục sỏi bị quậy lên cặn, lóng cáu xuống rồi, người ta thấy được mỗi cục sỏi bao lớn và nằm theo chiều nào. Bạn có thể nói sau cơn lôi đinh, con đẻ của nô lệ thần kinh, người ta thường thấy trong nhiều trường hợp ưa làm to tát chuyện tấm cám. Ta theo tính ác độc, buông lời chua chát trả thì kẻ lầm lỗi. lời ta quát mắng thường không nhắm mục đích sửa lỗi mà chỉ là sự phát lộ của tính nóng hay tật già hàm. Đôi khi ta quên lúc ai lầm lỗi ta làm thinh là cáo cho họ nhiều hơn là ó rầy. cho kẻ ngoan cố thì không nói gì, còn cho kẻ mới lỡ lầm lần thứ nhất, thì lầm lỡ xong, tâm hồn bối rối, lo sợ hoảng hốt: ngần ấy sự kiện không đủ “cảnh cáo” họ sao, không đủ cho bạn tha lỗi cho họ sao? Tôi thấy lời mỉa mai, rầy mắng trong trường hợp này là thừa. vả lại trong nhiều trường hợp, lời rầy tuy phát xuất từ lòng thành thực, mà mang màu sắc mỉa mai khinh người, buông ra cho kẻ dưới, cho cộng sự

Page 75: NGƯỜI BẢN LĨNH

viên, kể cả cho kẻ ta làm ơn đủ điều, rất có thể gieo mầm oán loạn, ly gián hận thu thiên thu. Cái câu “nuôi ong tay áo” thường có nghĩa do lối xử thế nhỏ mọn, thấy không hơn lỗ mũi của mấy kẻ làm lớn kém sáng suốt.

Học sinh thời nay, một số có thể gọi là mất dạy về tâm đức. họ lười học, ham chơi, học nhảy lớp, trốn học, gạt phụ huynh lấy tiền tiêu hoang, gạt trường, phản bạn, coi thấy là một thứ người làm mướn trí thức, lớp học là chợ mua bán chữ. Tình sư đệ vô nghĩa đối với họ. thầy dở bị họ “sửa lưng”, “đả kích”, thầy đạo hạnh thì họ chê là gàn và hủ lậu. thầy nói trất một tiếng gì, liền bị họ rộ lên cười ngạo nghễ, hậu sinh khả úy. Xin phép đức khổng tử cho bạn dổi “Úy” ra “cụ”. và lời ấy áp dụng cho một số không nhỏ học sinh loại trên đây mà không cần sửa thêm chữ nào cả. tuy biết căn bệnh ấy của học đường, nhưng thưa bạn, nếu là nhà giáo dục chân chính phải đối với học sinh bằng tâm hồn người cha. Người xưa quả có lý trong câu: “nhất nhật chi sư chung thân vi phụ”. Học sinh thì dù thế nào đi nữa vẫn là hạng người để thụ giáo chớ không phải để “ăn thua”. Nhà giáo phải nhẫn nại dùng mọi bí quyết giáo dục uốn nắn tâm hồn họ. vả lại trong học sinh đâu phải ai cũng xấu và ngay trong khối kẻ xấu có thể có kẻ xấu vì hoàn cảnh, xấu một thời gian, xấu nhưng vẫn còn dự bị tấm lòng để trở nên tốt. nhà giáo nổi tam bành hò hét quơ đũa cả nắm, lấy lời cá nhân cảnh cáo đoàn thể học sinh, sợ e thường làm cho họ cảm thấy bị rầy oan nên coi thường các huấn từ. có cái gì đẹp bằng thái độ lịch sự đầy tình sư đệ của một nhà giáo trước thái độ vô lễ của một học sinh. Nói vậy không phải chủ trương dung túng những phần tử sâu mọt của học đường. mà chỉ muốn nói ngoài lúc tối cần phải xử cứng thì vẫn phải cứng và dám cứng, nhà giáo nên có tư cách của người tự chủ nhã nhặn, khoan hồng, quảng đại. tôi biết có nhiều nhà giáo xử với vài học sinh cách tệ mạt, cơ hồ như tưởng rằng học sinh đều là ngu, đều dốt cả. họ quên mất rằng trong lớp nào cũng có đầu óc sáng suốt, chúng không nói ra lời phản đối đâu có nghĩa là chúng ngu. Rồi chúng đâu có con nít hoài. Chúng sẽ lớn lên, về già, hồi tưởng lại những gì mình đã nghe dưới hiên học đường. chừng ấy học phí, lương bổng có lẽ ta xài hết, mà mấy lời nói bậy, mấy thái độ gai mắt năm xưa có thể chưa phai mờ trong ký ức học sinh. Tôi biết học sinh thì đa số, dễ gạt. nhiều nhà giáo bất tài, vô đức nhưng khéo dụ dỗ,vô lớp thuyết “tam quốc”, nói tiếu lâm, thường tán hươu tán vượn chuyện tình tứ, lựa đoạn văn, thơ trữ tình kiểu của Từ Trẩm Á, để giảng con gà con kê thì được lắm học sinh thích. Song như tôi đã nói, sau cùng chúng lớn lên, khi rẻ nhà giáo, bất mãn vì những lỗ trống của nền giáo dục.

Page 76: NGƯỜI BẢN LĨNH

Tóm tắt,ngần ấy chứng minh về tính cảm xúc đã cho bạn thấy tay thì gần như số một của bản lĩnh là cảm xúc quá độ. Lá bùa trị chứng ấy nhất định là “trầm mặc”, là dùng mãnh lực của ý chí kìm hãm thần kinh lại và xử sự đúng tinh thần mà người dân việt thường nói: “chuyện đâu còn có đó”.

Một địch thủ của bản lĩnh nữa là óc mơ mộngTôi không nói những người có căn tạng mơ mộng, ưa sống cuộc đời

viển vông từ thời ấu trĩ đến buổi lão thành. Những hạng người này dĩ nhiên lúc nào cũng cần ý chí để trấn áp tập quán ảo tưởng. riêng đây, tôi muốn bàn tật thỉnh thoảng thả hồn trong những mơ ước khó bề thực hiện. đang thi hành phận sự, ta đưa mắt nhìn phương trời xa xăm, mong trúng số, ước ô tô, nhà lầu, cuộc đời ấm êm. Thời xuân trẻ phải là thời của học tập, ta để mất bao nhiêu giây phút xây dựng những giấc mơ xanh trong tình ái nhảm nhí, căn cứ trên tình cảm lửa rơm, non kinh nghiệm, lãnh một chức vụ, đáng lẽ phải tập trung thêm tinh thần để công việc được nhiều năng suất, ta chia lòng chia trí, để xao xuyến vào những chi tiết tầm thường, rút cuộc, không việc nào hoàn bị cả. trong đời sống xã hội, làm nô lệ cho óc mơ mộng ta cứ ước muốn cuộc đời lý tưởng, ở đâu cũng đều làm ta vừa ý, người nào cũng là đối tượng thiện cảm của ta. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm, huy chương nào cũng có bề trái của nó, bạn thấy xã hội nào cung có kẻ tốt, người xấu và bước đường đời của ta đâu phải luôn gặp gạch hoa, muốn sống cuộc sống thực tế, ta phải nhận những ưu cùng khuyết điểm của nó. Chưa vật lộn với đời ta khờ dại bắt nó tốt đẹp như trí mình tưởng , khi gặp những thất bại ta xao xuyến, bất mãn, bi quan. Trong cuốn “ La discipline personnelle” (“kỷ luật cá nhận”) Jean de couurberive có dẫn danh ngôn của bác sĩ Gustave le Bon: “ tạo hóa luôn bắt buộc ở vạn vật lưỡng đạo suy luận uy hùng này: thích nghi hay tiêu diệt”. quả thực là chân lý. Cá nhân con vật hướng xã không ai được quyền sống kiểu của một lỗ bình sơn hay của một an tiêm mà phải chung đụng với cuộc đời, len lỏi trong hông nách xã hội, ăn khớp với thế nhân. Ai muốn tạo kiếp sống hạnh phúc nghĩa là có tâm hồn an lạc trong thành bình, sống thành công trong công ăn việc làm, trong đại nghiệp, nhất định phải thích nghi với hoàn cảnh thời đại mình sống. khum đầu xuống bất mãn, bi quan: đời sẽ sủng lệ thiên thu và rơi xuống xa lầy thất bại.

Bí quyết để có óc thực tế, chiến thắng những mộng viễn vông không gì hay hơn là trầm mặc. tạo cho lòng mình một sa mạc. vẫn cẩn thận với cuộc đời, vẫn tin tin phòng phòng với bất cứ ai ta giao tiếp; nhưng luôn

Page 77: NGƯỜI BẢN LĨNH

lạc quan yêu đời, lấy óc thực tế vật lộn với cuộc sống và tạo giá trị cho đời mình.

Tôi thấy một “địch quân” nữa của người bản lĩnh là tham vọng quá lố. vẫn biết là người ai không sống bằng hy vọng. ngày nào một ai thấy đời mình hết biên giới thì cuộc sống của họ xuống dốc. sớm muộn họ cũng hỏng kiếp sống. đời ta sẽ đơm bông, ta sẽ chịu đựng nổi những vế trái của thế cuộc, nhoi lên giữa hố khổ cực để “nếu không làm một ngôi sao trên bầu trời, thì ít ra một chiếc đèn trong nhà” cho gia đình, quốc gia, nhân loại, khi đời ta còn một lắn trên trời. vậy tôi nhận thấy hy vọng đóng vai trò phân nào tất yếu trong động cơ đắc lực của con người. song hy vọng không có nghĩa là tham vọng quá lố. chữ “tham vọng” tôi hiểu theo nghĩa của sách xưa, thứ thèm khát của cải, chức quyền, nhan sắc, vui vẻ, phồn hoa, tất cả tạo cho tâm hồn sự náo động triền miên. Nói khiến ta bồi hồi “ đứng không vững đứng, ngồi không vững ngồi”. nếu chịu khó quan sát xã hội một chút, chắcbạn nhận thấy trong khối người xung quanh bạn ai giàu tham vọng, người ấy có sắc diện giớn giác, đôi khi hốt hoảng phong độ quấn quýt. Lo aau, thảm sầu hiện lộ trong khóe mắt, trên trán nhăn của họ. nếu tôi không lâm, thì hình như câu: “càng cao vọng càng nhiều khổ” Có nghĩa thâm thúy. Người không ngự trị được những tham vọng không cương của mình hay đi kiện cáo kẻ khác, hay thắc mắc với người dưới, rắc rối với kẻ trên. Mà bới xử đối với tha nhân như vậy, đời họ cũng không ít bê bối vì vướng vòng pháp lý, vì bị thiên hạ phá rối lung tung.

Liều thuốc linh nghiêm nhất để trị chứng tham vọng quá lố vẫn là trầm mặc. đã hơn một lần tôi nói ta phải có một lý tưởng hiểu theo ý lực của Chân, thiện, mỹ, phúc xô đẩy ta hoạt động. mà muốn cho lý tưởng thực hiện phải có chương trinh, phải nỗ lực, phải hoạt động. và cứ tin răng hễ có lý tưởng, có phương pháp tốt, luôn nỗ lực. thì sớm muộn cũng có kết quả tốt. thánh kinh khuyên “ai gieo trong than khóc sẽ gặt trong vui cười”. một khi phụng sự lý tưởng rồi thì không cần bồn chồn, xao xuyến, lo âu, bối rối. những nỗi niềm này chỉ làm ta hao tốn dũng lực của ý chí. Nói vậy không có nghĩa là không biết tiên kiến công việc, phòng xa để tránh họa gần. vẫn khôn ngoan thản nhiên, trầm mặc. nếu biển yên gây cho khách ngoại cảnh cảm xúc oai nghiêm, bao la đáng sợ hơn lúc cuồng phong, vũ bão thế nào thì gương mặt người có lý tưởng, ở kẻ xung quanh mình, tăng gia uy tín cho lời nói, hành vi của mình thế ấy.

Thái độ vút vắt, liến láo của diện tướng cũng là thù địch của bản lĩnh. Nhiều lúc vô lý ta ngó qua ngó lại nhăn tránh, nhíu mày, trợn mắt, trề môi, hất hàm, rùn vai, quơ tay, múa chỏ, đá đạp. đang đi bỗng chạy. đang

Page 78: NGƯỜI BẢN LĨNH

đứng vụt ngồi. thật là rối rít. Hãy cho thần kinh một dây cương. Cố gắng ý thức những cử chỉ của mình. Bớt dần những thái độ dư thừa, làm cho diện tướng mất trầm tĩnh, huyền bí cần thiết cho sự ảnh hưởng lúc xã giao. Trong cuốn “đức tự chủ” Raymond de saint Laurent nêu gương một triết gia nọ đi đâu cũng cầm một dây xích nhỏ có trăm vòng. Ông không bao giờ rời dây xích ấy. ai có hỏi sao ông cầm nó luôn, ông vui vẻ trả lời: “nó là cái hãm, tôi dung để chế ngự tôi”. Tôi quen thân một giáo sư nọ, tính tình hiền hậu, lúc nào cũng đeo trong cổ xâu chuỗi. có lần tôi hỏi sao đeo chi, ông hiền hậu, ngả đầu vui vẻ từ từ nói: “tôi đeo vòng này nhắc nhở tôi sống nhẫn nhịn”. không dám khuyên bạn mang xích, đeo chuỗi như quí vị này, nhưng bạn nên bắt chước họ ở chỗ sống kỹ đời sống. căn cứ theo lời dạy của tác giả quyển “Maitrise de soi : đức tự chủ” có lần tôi đã viết “mỗi lần bị cảm xúc tấn công bạn hãy lần tay bạn hai ba mươi lần rồi hãy nói. Đếm thầm trong trí những số và đếm ung dung, nghỉ khoảng giữa hai số chừng một giây”.

Một lố mối đáng kiếp của nguồn khí lực trong con người là chứng “đa ngôn”. Tôi gọi “đa ngôn” là một chứng có ý xin ban phân biệt tật già hàm với tài nói thao thao bất tuyệt của một diễn giả. Người đa ngôn hay nói, không lựa lời, sái mùa, sái chỗ dư thừa, lạt lẽo, vô duyên. Còn diễn giả cũng dùng nhiều lời nhưng có lý nói, nói đúng chỗ, đúng thời và nói điều gì có giá trị. Nếu chịu khó tĩnh tâm kiểm điểm lại những lời nói suốt ngày, phần đông nếu không phải tất cả, ta thấy vô số tiếng thừa thãi. Chúng như giọt nước té vàođại dương, vô lý rớt bõm vô cái hư vô vĩ đại, không để lại chút dư âm nào, ngoài sự chua chát trong tâm hồn, sự yếu đuối của ý chí, sự mất giờ, có thể mất thiện cảm, gây thù, gây nghi kị, khinh rẻ nữa. đây là những lỗi lầm thông thường của ba tấc lưỡi.

Bàn tâm sự vô ích. Ta hay gặp bất cứ ai, ở bất cứ đâu , vào bất cứ lúc nào, cũng hay đem chuyện lòng minh ra bàn dưới hình thức này hay hình thức khác. Làm việc trong vai trò hạ cấp, bị thượng cấp bạc đãi. Ta đi tìm bạn thân thố lộ can trường, nói rằng mình phải mình có lý, rằng thượng cấp bất công, không biết lãnh đạo. mà nói vậy có ai phân xử gì cho ta được đâu. Người nghe có thể vì nhẹ dạ, trống miệng thuật lại thêm mắm dặm muối, gieo hiểu lầm, khiến bề trên có ác cảm với ta. Ta hy vọng bề trên tìm hiểu ta không? Đề phòng tính tự nhiên nhẹ dạ, dễ tin của con người. học cao, chức quyền, giàu có không ăn thua gì lắm đến tính dè dặt. cũng đề phòng cái câu: “chó đâu có sủa lỗ không” ảnh hưởng đại đa số loài người. khi bị “nộp” về lời nói như vậy, nếu không bị ghét cung e sợ bị có những ấntượng hay thành kiến không đẹp. mà như thế là lời than tiếc của ta có thể gây họa rồi.

Page 79: NGƯỜI BẢN LĨNH

Bạn có lý tưởng, có bản lĩnh, nỗ lực thực hiện một chương trình văn hóa hay đạo đức nào đó. Bạn bị kẻ có quyền thế đồng bạn hạ cấp công kích. Bạn lý sự với bất cứ ai đến tìm hiểu bạn. bạn trình bày các lý do xô đẩy bạn nói lời này, có thái độ kia, làm công việc nọ. tôi không cần kể cho bạn nghe hàng lố thính giả với hằng lố ác tâm khác, tôi chỉ xin bạn để ý đến thứ người nghe này, thứ người mà tôi có dịp biết được. tôi xin phép thuật ý con người tâm lý sống và cá biệt của họ. họ cá biệt mà có trên trần gian, với tư thế con người tin mình đầy đủ về mọi phương diện, nhất là về đường đạo đức, khôn ngoan. Tất cả trong họ là dạy đời. lắm lúc dạy một cách trâng tráo nữa. người ta cảm thấy ở họ tính kiêu căng mang màu sắc đạo đức, biến thành một chứng kỳ dị đến không còn biết nhục nhã, ngượng nghịu gì cả. họ không chịu tìm hiểu bạn mà cũng không cho bạn yêu cầu họ tìm hiểu bạn. họ gạt hết những lý do của bạn, cho bạn là vô lý, là quấy. bạn thành thực nói phải, nói quấy à? Họ cho bạn là khờ dại mà nói. Họ bảo bạn là nông nổi, là không như họ để làm như thế này thế kia. Họ mê tín ở một lý tưởng hay một uy quyền nào đó và đầu óc họ sẵn có một khuôn tư tưởng, một mảnh gương ước vọng. họ bắt tư tưởng, ước vọng của bạn phải lồng vô khuôn ảnh ấy. kỳ lắm! không cần đợi bạn bộc bạch can trường. họ kêu kiếm bạn, kích thích bạn phơi trải tâm hồn để rồi căn cứ nơi đó họ tỏ ra thương bạn, có thái độ lo lắng cho bạn. nhưng bên trong họ nghi kị bạn, cho bạn trăm điều quấy, hành động nói năng nông nổi. bạn mới hở môi minh oan điều gì, họ chụp lời, nói bằng giọng “tiên tri”, “thầy bói” là am hiểu hết mọi chuyện và thưa bạn, kết quả của lời tâm sự của bạn là gì, nếu không phải là con số trống rỗng với những niềm chua cay oán hận.

Có rất nhiều người khi bàn tâm sự không có mục đích rõ rệt. theo thế thường, khi nói khó cho kẻ khác nghe chuyện là lòng có ý tìm nguồn an ủi, muốn chứng minh rằng mình hữu lý, nhưng trong nhiều trường hợp, họ không biết kẻ nghe sẽ thỏa mãn họ về điều nào, mà họ cứ kể thao thao hết uất ức này đến nỗi niềm nọ. oái oăm là lắm khi họ vui miệng vô tình tố cáo lỗi lầm của họ hay tấn công bạn thân hay người nhà của kẻ nghe họ.

Xét cho kỹ, hầu hết những cuộc phơi bày ruột gan đều tại tinh thần yếu nhược. không chịu đựng nổi trước sức tấn công vũ bão của dư luận,đầu hàng dưới sự rút rỉa của đau khổ, khum đầu nô lệ sự tìm hiểu, ăn mày lời khen của kẻ trên người dưới, mật tự tin để tự cường hầu tự lập! tất cả đều là những nguyên nhân chính của bàn tâm sự vô ích. Vẫn biết trong cuộc sống thường nhật, đôi khi sự cởi mở gây tin cậy, nhưng ta phải cẩn thận lắm mới khỏi sa vào bẫy của “thày lay” là chứng của tính

Page 80: NGƯỜI BẢN LĨNH

đa cảm, một thứ tính nếu thiếu gọng kềm của đức trầm mặc sẽ xô đẩy con người đến tật đa ngôn. Tật “nói toạc móng heo” các chuyện tâm hồn, chuyện bí mật, chuyện không nên nói. Do đó có thể làm mất đức công bình, đức bác ái.

Một quái tính nữa cũng hại đời sống nội tâm như chứng bàn tâm sự vô ích là chỉ trích. Óc phê bình theo tinh htần khoa học, nghĩa là biết ngạc nheien, tìm nguyên nhân lý do, sự kiện, kết quả ,thí nghiệm, dhứng minh, chỉ tin điều gì mình có thể kiểm soát được v.v…óc đó đáng phục. nhưng chỉ trích thì nhất định ít khi đáng khen. ở đời có kẻ thận trong mà cung có kẻ “ba chớp ba nhoáng”. Tật vô ý, cẩu thả, của con người phải chịu lúc vô bờ bến, đến nỗi bạn không dè. Nhiều khi chuyện không có gì hết, người ta dám nói ra như núi chuyển. người ta cũng dám trắng trợn chuyện có nói không, chuyện không nói có. Biết bao nỗi bất thuận, chia tay, nghi kị, thù hiềm dưới bóng mặt trời, đều do những ngọn lưỡi đòn xóc, thèo lẻo, thêm dưa thêm hành, chỉ trích vì ganh tị,vì hám lợi, vì kiêu căng, vì nhẹ dạ, già hàm. Người bị công kích mất uy tín, mất thanh danh, hao của, tốn công, phí giờ, thua buồn bỏ nhiều công việc. bạn nghĩ sao về những lơlì chỉ trích? Thành ra, thưa bạn, cứ chung mà nói, lời chỉ trích ít khi tránh khỏi gây tại hại. có thấy thừa không, khi tôi xin bạn để ý phản ứng tâm lý oái oăm và chua chát của người nghe. Là khi ta chỉ trích ai, ta tạo cho gương mặt thái độ vút vắt, ta nói như nước vỡ bờ, có khi láo hay nó lố nữa để kẻ nghe tin. Với người nông nổi thì thôi. Chớ với người có một chút vốn học thức kinh nghiệm họ nghi kị ta và bắt đầu thủ ngán ta ngay. Người ta suy luận rằng nếu bừa nay ta có thể chỉ trích người vắng mặt như vậy, thì mai một nọ, ta có thể chỉ trích họ. ta chỉ trích kẻ khác nhiều khi có ý chứng minh rằng ta vô tội, mà ngay khi ta tưởng và muốn kẻ khác tin mình vô tội, là ta ít ra phạm tội nói xấu thiên hạ rồi.

Rồi chắc bạn dư biết có những ngọn lưỡi nọc rắn. chuyên môn gieo hoang mang, chán nản, bi quan. Bạn hăng say đóng góp công tác, mà thấy tư lợi mỏng manh; thấy hao công tốn củal; hy sinh đã không ai nhận thấy, khen thưởng lại bị ghen tị, hiểu lầm. bạn gặp họ. ho vạch cho bạn thấy những điểm đen đó. Đánh lạc bạn ra khỏi lý tưởng, họ tạo cho bạn tinh thần chán nản. bạn bắt đầu tiêu cực hoạt động. nhiều tâm hồn thân thiết nhau, đang dựa cật đấu lưng làm những việc bổ ích cho đời, bị “nọc rắn” của ngọn lưỡi họ mà ly gián, thù địch nhau. Lắm khi lời chỉ trích không do ác tâm, mà chỉ do nhẹ dạ song vẫn gây tai họa không nhỏ. Tôi đã biết hoàn cảnh bi đát của một người. một tuổi xuân nọ đang thăng tiến trên con đường lý tưởng. vì thiện chí, vì tinh thần đại cuộc, vì muốn tranh đấu cách thực và hiệu lực cho lý tưởng, tuổi xuân ấy tạo nhiều công trình

Page 81: NGƯỜI BẢN LĨNH

văn hóa khả quan. Nhưng một số đồng nghiệp, một số thượng cấp cứ cắt nghĩa xấu thiện ý, thi đua nhau vạch lá tìm sâu, dùng đủ hình thức để xuyên tạc, chỉ trích, nhận danh tiếng xuống đất đen. Kết quả la cuộc đời của anh bị một thời bôi lọ, khinh rẻ trong cô đơn, thất bại, bi quan, sầu thảm. tôi thấy người ta xử với anh nên không bàn đức bác ái, thì ít ra bằng đức công bình chớ. Bao nhiêu lời nói hoặc vì ác tâm thù hại, hoặc vì nhẹ dạ thày lay, hoặc vì muốn khoe tài thông hiểu: tất cả gây vô cùng tai hại không biết bao nhiêu cuộc đời. bây giờ bình tĩnh xét tâm lý của sự làm thinh và sự nói ta thấy coi cái nào lợi hơn.

Càng thinh lặng tâm hồn càng dũng.

Có dũng trong tâm hồn con ngươi mới dũng trên khuôn mặt, trong điệu bộ và ngôn phong. Trong cái dũng, con đẻ của thinh lặng, không có cái thô bạo. mà sáng lên bởi những nét êm dịu, khả ái vì thành cao, siêu thoát. Có khi nào bạn nghĩ đến thinh lặng là vĩ đại của cảnh trời bao la, lồng lộng trên đầu không? Khi loài người tội lỗi, khi có ai chửi bới trời, trời trả lời bằng cái làm thinh cảnh cáo; bạn nghe khiếp không? Nói theo tinh thần thần học,thinh lặng là bí quyết của những tâm hồn sâu sắc giao cảm với thế giới thần lình. Điều tôi viết đây chắc có bạn không quan tâm lắm, không quan tâm chắc tại vì tôi có ngòi bút vụng về mà không làm nổi bật được nó. Phước thay những cõi lòng biết thinh lặng, trầm mình trong khối thinh lặng của vũ trụ. Hỡi người mà tạo sự sống, tạo sự chết. có ai nghĩ đến ngươi mà không kinh sợ không? Thưa bạn, nhiều người tiếp chuyên với ta ít nói, thường làm thinh, cười, ngó ta, rờ rẫm đồ vật nào đó, lóng tai nghe ta nói, không lo thuyết phục ta, mà ta phục, ta mến và thấy thích gặp họ, sống gần gũi họ. trái lại có nhiều người như nước thứ người gặp ta nói đủ chuyện, tìm đủ mánh lới dẫn dụ ta, hỏi ta tía lia, vuốt đuôi câu chuyện ta, ừ dạ liên miệng và dù kẻ ấy khéo môi mép thế nào sự giả dối ở đâu từ bụng dạ họ chui ra trên khóe mắt, trong nụ cười, trong cử chỉ làm bạn bớt tin lời họ, mặc dầu họ cứ nhấn mạnh rằng họ nói thật, làm bạn dần dần chán họ xa họ và mỗi lần giao tiếp với họ bạn có cảm tưởng như bi ngục hình. Những tâm hồn non nớt,nông cạn không thấu nổi góc cạnh tâm lý này. Họ tưởng đâu càng “đa ngôn” càng bảo người ta mến mình, là mình được thích. Họ không dè trong khi họ tốn hao hơi sức để gây oán ghét, thì người trầm mặc chỉ thinh lặng thôi đã xâm chiếm tâm hồn kẻ gần gũi. Nhiều khi ta già hàm, đem những bí mật gieo rắc trong câu chuyện nói vì ta non tinh thần, tìm kiếm cho tâm hồn được vơi nhẹ. Ta căn dặn kẻ nghe

CÀNG THINH LẶNG, TÂM HỒN CÀNG DŨNG

Page 82: NGƯỜI BẢN LĨNH

giữ một mình họ biết. ta kia mà còn không giữ được cõi lòng mình, thì tại sao ta tin kẻ nghe cẩn ngôn, lo gìn giữ bí mật cho ta hơn. Người ta cũng thích nói về thiên hạ, nhất là tọc mạch bươi móc điều bí mật, chuyện lỗi lầm kẻ khác mà. “nhốt” bí mật trong lòng bạn mà bạn còn thấy “ngột ngạt” muốn “thả” ra huống hô bạn đã gieo vào đầu lưỡi người nghe bạn. nguy hiểm nhất là kẻ ấy, vì lý do nào đó, không còn làm dụng bạn nữa chẳng hạn, đã đổi bạn thành thù. Bạn nói: “tôi chỉ lựa toàn bạn thân để nói”. Trời ơi! Thưa bạn, trên đời có được mấy Bảo Thúc, còn bạn được mấy Bá Nha. Bạn liệu khỏi gặp những tên vụ lợi, môi mép, nông nổi xã giao qua đường không. Mấy lúc bị tố cáo mà thấy lời nói minh oan không cần lắm thì làm thinh là bua thần diệu để gây tin phục. có nhiều thứ lỗi khi ai cáo mà bạn ó lên chôi. Có thể bị thiên hạ nghi là đắc tội. cứ chung nếu đúng là tâm hồn quân tử, nuôi một lý tưởng, sống theo một chương trình, chỉ nói làm điều gì đã già giặn suy nghĩ, thì cần gì sự quảng cáo của loài người. những vĩ nhân, thánh nhân kia mà còn phần nhiều bị người đồng thời hiểu lầm, bắt bớ huống hồ bọn phàm như tôi. Một luật sắt cần tuân theo là luôn tự kiểm. hãy coi lại lý tưởng của mình. Nung nấu nguồn nhiệt huyết hoạt động. lúc nào cũng sẵn sàng học hanh chữa dở. tin tưởng thành công sau cùng mà thời gian sẽ xây dựng cho ta. Thời gian thường giết chết nỗi ái tình là thứ tình mạnh như vũ bão thì nó cũng có thể bắt miệng đời trở lưỡi như cờ trở gió để nhìn nhận giá trị của bạn. vậy bạn cần hành thiện và cứ thinh lặng.

Trong cuốn “Oratque de la vie”, André Arnoux nói: “bạn có thể tự khoe, để tăng giá trị sự tế nhị của bạn, thường bạn nhắm sự kiêu ngạo hơn là ích lợi”. lời này có giá trị vàng ngọc. trong quyển “thuật nói chuyện”, tôi đã nói rộng vấn đề này. ở đây tôi chỉ xin bạn để ý cần nghiêm trang cân đo lợi hại trong lời nói. Bộ lưỡi lắm lúc giống cái bản lề không con vít, nó lỏng xịch, ta muốn nói gì thì nói, nói rồi quên mất, vô tư, điềm tĩnh. Thành ra mỗi ngày ra đã không tiến bộ trong sự thuyết phục mà còn gây ác cảm. tôi thấy vài nguyên tắc dưới đây sẽ giúp ta dụng “ba tấc lưỡi”

Nếu liệu nói không hơn làm thinh thì làm thinh là thượng sáchTrong công chuyện ráng thinh lặng được chừng nào hay chừng ấy,

miễn sự thinh lặng không tạo bầu không khí nghi kị, bất lợi cho sự thành công.

Vấn đề không phải là tôi nói hay không nói, mà là thu phục lòng người, truyền cảm, truyền tình, truyền ý. Mà đoạt các mục đích ấy đâu phải chỉ có nói. Một khi thấy nói vô hiệu, còn làm thinh có giá trị hơn, thì tại sao không làm thinh. Người ta thường không để ý ma lực của thinh lặng tưởng cho đặng chinh phục tâm hồn chỉ có nói và nói. Trong một

Page 83: NGƯỜI BẢN LĨNH

đêm lịch sử nọ, bị môn đồ lớn nhất là phêro nộp cách nhục nhã. Chúa Giêsu có nói gì, chỉ nhìn thôi mà đã cải hóa được phê rô, làm ông này cả đời hối hận, trở thành đại thánh.

Trong lãnh vực giáo dục tuổi trẻ, sự thinh lặng lắm lúc đắc lực hơn lời nói. Có nhiều lỗi cua nhiều đứa trẻ cần lời cảnh cáo. Có nhiều lỗi của nhiều đầu xanh nam nữ hay người lớn không cần cảnh cáo gì cả. thái độ thinh lặng của thượng cấp “nói” rất nhiều với kẻ dưới. không ít tâm hồn tế nhị mặc dầu còn non nớt trên đường đời, lúc phạm lỗi xong, lòng họ tràn trề sự đau khổ vì hối tiếc. lời chỉ trích của ta đối vơlí họ giây phút ấy không cần, có khi dồn lòng tự ái đến chỗ chót, sinh ra những phản ứng không hay, nhất là lúc lòng hối hận cũng đến chỗ lờn.

Giữa người đi và kẻ ở, sự thinh lặng tác động trên tâm hôn mạnh mẽ. ai khéo làm thinh buổi chia tay sẽ gieo trong cung lòng kẻ mình yêu mến muôn nghìn buổi nhớ. Trên đường tình ái thinh lặng là bí quyết lòng dùng “nói” với cái lòng. Cái “tình trong như đá, mặt ngoài còn e” của Kim Kiều , cái “hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa” của từ và kiều, đều là con đẻ của thinh lặng một phần lớn. trong quyển “đời uyên ương” óc chỗ tôi viết “tình vợ chông không phải là tình quảng cáo kiểu sơn đông bạn thuốc rượu. nó cần những phút thinh lặng để lớn mạnh từ chiều sâu đến chiều rộng. từ bản chất, nó kỵ những lời nói đường mật môi mép” người ta yêu nhau bằng tâm hồn chứ không bằng tướng diện mà lòng chỉ sâu khi bình lặng.

Ngay khi muốn ca tụng ai, những lời “xông hương” đình đám nhiều lúc chỉ có giá trị xã giao, có thể làm cho người được khen đỏ mặt. vài tiếng tán dương xác đáng với thái độ thinh lặng, một mặt đề cao giá trị kẻ ta khen, mặt khác làm cho họ không tưởng ta nịnh hót, thưa bạn, sẽ làm cho họ mến phục ta sâu thẳm.

Trước máy ghi âm để diễn thuyết , thuyết giáo hay giảng bài những phút thinh lặng khéo dùng, sẽ gây uy tín đặc biệt cho lời nói. Nói thao thao bất tuyệt dù có tiếng to hay lời đẹp đến đâu mà không biết nghỉ để gây chú ý, người nói khó bề thuyết phục thính giả. Riêng về ảnh hưởng của biện thuyết, không phải chỉ nói liên tục rồi chân lý được hấp thụ. Cần biết nhìn, biết làm thinh để gây chú ý hay khắc tạc trong tâm hồn người nghe.

Riêng về thuật nói. Xin bạn đọc riêng những nguyên tác tôi đã bàn trong quyển “thuật hùng biện”. ở đây bạn chỉ để ý mấy bí quyết gôc. Điều gì cần nói phải bằng cách gây ấn tượng trong bầu không khí thinh lặng. nói lải nhải, nặng nề chi tiết làm người nghe quên mất những sự cần thiết tranh cải những điều phu thuộc rồi đánh lạc mục đích thuyết phục của bạn.

Page 84: NGƯỜI BẢN LĨNH

Cần biết nhìn, biết làm thinh

Không ai hiểu ta bằng ta và khi ta hiểu ta thì đừng hễ ta nói ai cũng dễ dàng hiểu ta. Bạch cư Dị, Molier lúc sinh tiền còn nhờ người nhà nghe thơ văn của mình rồi mới có ý nghĩ phổ biến. những ngòi bút bậc thầy trong nhân loại mà còn vậy huống hồ gì tôi và bạn. dù có nói đến đâu ta cũng chưa chắc làm cho kẻ nghe ta thấu đáo ta. Cái câu “suy bụng ta ra bụng người” đừng áp dụng thường trong câu chuyện. muốn ra lệnh, nhờ ai một việc gì ta nói sơ sịa ra dấu… rồi hỏi họ hiểu không, hiểu không rồi thôi…gặp những người, kẻ nông cạn không hiểu, kết quả là ta tốn hơi sức cách vô ích, mà thất bại, lỗi tại ai? Tại người vô ý? Có. Tại người bất tài, vô đức? cũng có. Mà nhất định là tại ta thiếu kỹ lưỡng. ta bị tính vụt chạc cầm cương, nên khi nói muốn nói nhanh. Mục đích của nói làm cho kẻ nghe hiểu, ta quên mất, và coi nói là giải thoát ý tưởng, tâm tình, nói cho xong chương trình nói, chớ không lưu ý sự truyền ý, truyền tình, truyền cảm.

có thể bạn quên điều gì nhưng khi muốn nói bạn cố nhớ chỉ nói cho kẻ cần nghe, vào lúc phải nói, đúng nơi nên nói , và nói thì nói có văn chất, văn sắc, văn khí, văn vị, văn phong. Tôi muốn bạn hiểu “văn chất” là những ngôn từ gieo chân thiện mỹ phúc; “văn sắc” là lớp áo từ hoa, ý hoa làm cho ý được thèm thuồng; “văn khí” là hơi văn thu hút tâm hồn thính giả; “văn vị” là những tình ý, những giọng điệu gây âm vang lâu bền trong cân não kẻ nghe; “văn phong” là tư thái cao nhã, trí thức bộc lộ tâm hồn quí đẹp của người nói.

Trở lên là bàn về trầm mặc của lời nói. Chắc bạn hỏi tôi sự điềm tĩnh của gương mặt? sự điềm tĩnh này hệ

trọng cho việc luyện thành người bản lĩnh. Có những gương mặt lớn lên chí kiên cường, lòng thanh thản, hồn vui tươi. Nhưng cũng có những sắc điệu biểu lộ óc bạc nhược, tính lóc chóc, niềm sầu thảm. hãy lợi dụng ý chí để cản ngăn những thái độ bất ngờ, trên gương mặt. những phùng mang trợn mắt, trề mối, hất cằm v.v… nếu lạm dụng sẽ làm cho gương mặt liến láo, có cái vẻ mà ta vẫn gọi là “láu cá”. Những tác vi ấy về mặt tâm lý, khiến tâm hồn náo động, cuộc sống cạn hẹp, về đường xã giao, làm cho tha nhân ít kính phục nếu không khinh ra mặt. hễ sắc diện nghiêm trang dọn đường và yểm trợ lời nói bao nhiêu, thì sắc diện khỉ khọt cũng phá hoại giá trị của nó bấy nhiêu. Còn những cử điệu của tay chân? Đức điềm đạm trong tâm hồn cần những cử điệu trầm tĩnh của tay chân như thân thể cần thực phẩm. những năng lực tinh thần khó bề hoạt động khi nội tâm xao xuyến và nội tâm không dễ gì yên ổn, nếu ngũ quan

Page 85: NGƯỜI BẢN LĨNH

luôn giao động. điều này không khó hiểu lắm vì khi ngũ quan máy động, sự chí ý giảm năng lực. mà chú ý không dồi dào thì các hoạt động tinh thần kém đăc lực. hãy nghe André Arnuox nói chí lý: “ thinh lặng cần cho tâm hồn cũng như anh sáng cần cho gương soi”. Dĩ nhiên không phải bất cứ máy động nào của tay chân đều làm giảm khí lực của tâm hồn. có thể nói trong một guồng máy, máy rồ thì hao xăng, đèn cháy uống dầu tốn tiên thì người hay múa máy ách vô ý thức và vô ích làm tâm hồn suy nhược. nhưng khi để ý luyện chí, đặt cho ý chí một dây cương thì dù ở giữa chợ, dù phải làm công việc náo động tay chân; tâm hồn vẫn điềm tĩnh. Mà trong các trường hợp này kinh nghiệm tâm lý cho biết trở lực do huyên náo ngoại giới càng nhiều, ý thức cố gắng tự chủ nội tâm càng cao thì dũng khí càng dồi dào. Một cơ thể nên giữ cẩn thận nhất là trong các ngũ quan là mặt mắt. rủi mù mắt thì thôi miễn bàn. Nhưng thị quan lành mạnh khi muốn tâm hồn trầm mặc, phải tránh sự ngó láo liên, đưa đà mắt ngó chậm chậm, ít chớp mắt, tinh thần dễ tập trung, bình yên để ngự trị trong tâm hồn. trong khi gương mặt điềm đạm, phải lo kiềm hãm tưởng tượng. chế ngự nguyên nhân náo động hai mặt như vậy con người mới quả thực cường dũng.

Sau khi nghiên cứu sự hệ trọng cùng những hậu quả tốt đẹp của đức trầm mặc, ta thấy nó đích thực là “chìa khóa” của bản lĩnh. Một mặt nó tập trung khí lực bằng cách chiến thắng những nguyên nhân gây náo động trong ta, mặt khác làm điều kiện cho các nhân đưc lớn mạnh.

Page 86: NGƯỜI BẢN LĨNH

PHẦN TIỂU KẾT“Người bản lĩnh là người có bộ óc đã trui: nội tâm cứng như sắt và

ngoại diện mềm như chuối”Trong cuộc sống “đối kỷ” và “đối tha”, người ta thường sa vào hai

thái cực này: là nếu không cứng cỏi đến cường bạo thì mềm oặt đến bạc nhược. cộc cằn, một mặt tố cáo chất dã man của tâm hồn, mặt khác cần gây ác cảm. do đó nội tâm thiếu tế nhị, công việc không được nhiều người hợp tác. Sống giữa xã hội mà như một Lỗ Bình Sơn trên hoang đảo. đời trở thành vô vị đúng như lời Thánh Kinh nói: “khốn nạn cho kẻ cô độc”.

Còn tính bạc nhược có thể gây thiện cảm. nhưng tâm tính này xây dựng trên tình thương hại, để đi đến khinh bỉ, mất tín nhiệm. nội tâm kẻ bạc nhược không thanh thản vì thiếu những tâm tưởng cao thượng.

Cả hai thứ tính nói trên đều là quân thù của người bản lĩnh. Người bản lĩnh chính tông là người nói theo lão tử là: “nhu nhi bất nhược, cường nhi bất cang” nội tâm của họ có lý tưởng riêng, có chương trình hoạt đông đặc biệt, có lập trường dứt khoát; nhưng ngoại diện xử đối với bất cứ mọi người mềm như chuối ,len lỏi như nước. nói tắt, người bản lĩnh, lý tưởng của bạn, là người cứng mà không cộc, mềm mà không yếu.

“nội tâm cứng như sắt và ngoại diện mềm như chuối”

Page 87: NGƯỜI BẢN LĨNH

PHẦN II: NGƯỜI NHÚT NHÁTNgười nhút nhát là người nông nổi. Tiêu Khâu Tố bị Thủy Thần ở bến Hoài Tân cướp ngựa. tố nổi lôi

đình xách gươm xuống sông đánh nhau với Thủy Thần ba bữa trở về. kết quả là đã mất ngựa lại mất thêm con mắt. vào một đám ma tại nước Ngô, Tố huyênh hoang đem chuyện ấy khoe với mọi người, hãnh diện rằng mình dám đánh với Thủy Thần. ai nấy nghe bất mãn muốn hạ nhục Tố mà vì thấy Tố mạnh khỏe như cọp nên làm thinh. Song lúc ấy có Yêu Ly dằn không nổi bất bình nói: “người tự cho là dũng sĩ à? Những dũng sĩ cái nỗi gì mất ngựa, đánh với thủy thần lại mất thêm một mắt. phạm dũng sĩ thà chết vinh chớ không hề sống nhục”. tố im lặng chờ lúc phục thù.

Hôm ấy Yêu Ly về nói với vợ: “ta vừa làm nhục tên Tiêu Khấu Tố. làm gì đêm nay hắn cũng đến báo thù. Song đừng đóng cửa”. rồi Yêu Ly nằm ngủ giữa nhà bỏ cửa, tóc phủ xuống. tố đến, thấy cửa mở đi thẳng vào nhà đến gần Yêu Ly nói: “người có ba điều đáng chết: làm nhục ta trong đám tang-một điều đáng chết; không phòng thân, để nhà bỏ cửa- hai điều đáng chết; thấy ta mà không chạy-ba điều đáng chết”

Yêu Ly, bình tĩnh nói như phóng lao vào mặt Tố: “ còn người có ba điều khiếp nhược. bị hạ nhục trong đám tang mà câm họng- một điều khiếp nhược; vào nhà ta như ăn trôm-hai điều khiếp nhược; kề gươm vào cổ ta rồi mới dám hách dịch-ba điều khiếp nhược”. Tố nghe Yêu Ly trả lời dũng cảm tra gươm vào vỏ, tỏ ra kính phục Yêu Ly và tôn Yêu Ly làm dũng sĩ thật.

Trong xã hội nếu thứ người như Tiêu Khấu Tố nhiều như kiến cỏ thì hạng người như Yêu Ly khó kiếm như châu ngọc giữa rừng cát.

Ôi chân dũng nhân! Người đẹp làm sao! Người cao cả quá! Chính người mới biểu lộ tuyệt đỉnh chất Người, Không tiền tài, nhan sắc, chức quyền, tù đày, kể cả tử thần hăm dọa được người. người là kẻ dám: dám tưởng, dám nói, dám làm khi cần tỏ ra tự do thật. ôi! Chân dũng nhân, người quí báu quá mà sao nòi giống của người ít oi quá!

Tại sao người ta thường gặp người học cao, người trí sáng, người lớn quyền, người giàu sang, người đẹp mà người ta ít gặp người dũng! Mà chính những việc lớn, những nghiệp cả là gia tài riêng của người dũng.

Không dũng làm sao như Pasteur, Watt, Ampere, Curie, Einstein, kéo dài cuộc đời vất vả gian khổ trong bốn bức tường phòng thí nghiệm, hy sinh cho tiến bộ của nhân loại.

Page 88: NGƯỜI BẢN LĨNH

Không dũng làm sao Thích Ca bỏ được nghiệp đế, vợ đẹp, con xinh để tìm tứ diệu đế, làm sao Chúa Giêsu tử nạn trên thập giá vì tội lỗi muôn dân.

Không dũng làm sao một Gandhi, một Lincoln trên trường chính trị hay một Nã Phá Luân, một Quang Trung trên bãi chiến trường.

Phải! thành công vĩnh viễn là di sản của nòi giống dũng. Một trong những mục đích trong yếu của giáo dục là gia tăng số

người thật người đó. Một danh nhân nào đã chẳng nói cách chí lý: “mục đích của giáo dục là tạo nên những cây tùng” đời lắm tuyết sương bão tố, phong trần, phải tùng mới chịu đựng nổi.

Tiếc thay, ta thấy đầy thứ người nhút nhát trong mọi lãnh vực. sợ dư luận, trốn trách nhiệm. ngại lời chỉ trích, tự ty,ỷ lại rụt rè, tất cả là những sở trường của người chết nhát. Trong những biến cố lịch sử, bạn thấy vô số người tuyên bố um sùm, rùm beng bôi lọ, chỉ trích, thưa thọt, phá hoại, còn người dám tưởng, dám nói, dám làm… tính không đầy mấy đầu ngón tay.

Chính “người gan” là người có uy tín với xung quanh, là người làm được việc, là người lãnh đạo. người gan hiểu ngầm là người vừa có thiện chí, có chiến lược, vừa dám làm và làm được.

Như vậy người gan không phải là người có khả năng mà hèn nhát, không dám làm, cũng không phải là người vô tài bất đức, mà mang tật ẩu, mà thần kinh mất quân bình lên làm càn, làm đại.

ở phần này, tôi có thiển ý phân tích cùng bạn tâm lý người nhút nhát trình bày các nguyên nhân, hình thức, kết quả của tật nhát, giới thiệu con người gan, cùng đề cập những “mật pháp” tạo lòng dũng cảm vừa bằng nguyên tắc vừa bằng gương danh nhân.

Cái dũng được đề cao trong sách này không hẳn là cái dũng vai u thịt bắp, cái dũng của đứa thất phu, cái dũng của người già mồm mép, cái dũng của người ẩu, người liều hay cái dũng của kẻ thăng thiên độn thổ mà là cái dũng suy tính, cân đo dựa trên thiện chí và khả năng.

Thế giới, nói riêng Tổ Quốc Việt Nam ta trong giai đoạn mới của thế kỷ 21 này, đang cần thứ người dũng đó. Bạn là một dũng nhân. Mong thay!

Page 89: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG I : NHẬN XÉT NGƯỜI NHÚT NHÁTNếu chịu khó quan sát xã hội, bạn thấy người nhút nhát, tuy dưới

nhiều hình thức khác nhau, nhưng rất đông. Đọc “les caracteres của La Bruyere, bạn thấy ông so sánh “người

nhỏ” với “người lớn”: người lớn huyênh hoang, tự đắc, ăn to nói lớn bao nhiêu thì người nhỏ khép nép, e lệ ra tuồng thấp cổ bé họng bấy nhiêu. Người nhỏ dưới hình thức kẻ nô lệ thời trang bị La Bruyere mô tả bằng ngòi bút vừa tế nhị vừa cay độc. ông gọi hắn là Iphis vào nhà thờ thấy một kiểu giày mới, nhìn lại đôi giày của mình rồi đỏ mặt. sợ thiên hạ ngó mình mà chàng mỗi lần cười lại chỉ muốn cười để khoe hai hàm răng.

Qua các nhận xét của tác giả cuốn “les carateres” bạn lưu ý sự phức tạp của tâm hồn người chết nhát. Bây giờ bạn cùng tôi chỉ nhận xét họ xuyên qua dáng điệu, thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi. Trước hết tôi xin bạn để ý điều này là họ đội nhiều lốt khéo léo đến đỗi ta không nắm vững bản tính của nội tâm họ, ta không dễ nhận ra họ. họ cũng có vẻ to con, tướng diện khôi ngô, học hành đỗ cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ. Họ làm ông lớn, có người phục vụ. họ giàu sang. Họ ra vẻ anh hùng, lắm lúc phùng mang trợn mắt, vỗ bàn vỗ ghế, lên tay lên chân. Mà họ là thỏ đế thế mới lạ. vì biết khía cạnh tâm lý đó, bạn tế nhị nhìn ngay những kẽ hở của họ mới thấy được thực chất của người họ.

Họ: một giáo sư đệ nhị cấp, tướng diện đẹp trai, ăn nói hoạt bát. Gặp bạn họ thuyết vấn đề này, phê bình chủ trương nọ. nhưng nghe phong phanh cái gì ăn thua đến giờ dạy, nghĩa là lung lay “nồi gạo” của gia đình họ, thị họ lý luận yếu đi, có lúc cần phải nói một sự thật, họ bạc nhược làm thinh.

Họ là một nhà tu giữ chức vụ cao trong một đạo lớn. họ ra lệnh cho thuộc hạ làm một công việc nào đó. Kẻ này làm hỏng việc vì thiếu phương tiện hay vì không được cắt nghĩa kỷ phải làm sao. Đến chừng thượng cấp của họ khiển trách việc thất bại, họ trốn tránh trách nhiệm, đổ thừa cho hạ cấp.

Họ là một sĩ quan cao cấp có thâm niên công vụ, đang ngồi nói chuyện chơi với một cấp dưới. họ huênh hoang khoe tài ba, đức tính của minh, hết liệt kê công trạng của họ đến chỉ trích đồng nghiệp, thượng cấp. bỗng có một thượng cấp đến gần. họ xếp vi xếp kỳ, hết nói hống hách, bỏ nước nhỏ và dua nịnh thượng cấp.

Họ là ai? Và sao nữa?Trước đây có một công chức học cao, lớn tuổi hỏi một ông bạn của

tôi có nên giữ những tờ nhật báo cũ ra hồi thời Ngô Đình Diệm mà ông đã giữ kỹ không? Ông sợ giữ báo cũ ấy bị …. Thanh trừng

Page 90: NGƯỜI BẢN LĨNH

Ngày nọ một anh bạn của tôi, anh là kỹ sư, vừa mới vào nhà tôi, chưa kịp ngồi ở salon đã bứt đầu, bứt tóc nói: “anh coi! Thiệt tức thiếu điều muốn tự tử. hồi ở ngoài, ông phê bình kế hoạch nay, đề nghị chương trình nọ. ông hứa với tôi cả chục điều. vậy mà khi gặp cụ, anh biết ổng làm sao không? Thực tôi không tưởng tượng được. ông run run rét rét. Không dám hút thuốc. xưng toàn là “con…con”. Ngồi không hết ghế, chỉ ngồi mím mím thôi. Mới hở môi nói cái gì bị cụ gạt ngang thì dạ dạ vâng vâng rồi nghe thuyết đến ra về”.

Một nhân viên cao cấp, lớn tuổi nọ, phục vụ chế độ cũ gần chín năm. Ông luôn được sủng ái chức vị vững như trồng nhờ “nghệ thuật chết nhát”. Đối với hạ cấp, ông hống hách. Mà bất cứ ai liên hệ đến thượng cấp trực tiếp của ông “giậm chân” ông cũng sợ mất hồn. nghe nói ông bị một người đàn bà nào đó xử như xử với đầy tớ mà ông nín thở “chịu đấm ăn xôi” đến chín năm trời bị thiên hạ lời ra tiếng vào là khiếp nhược, là tham quyền cố vị chớ nhất định không phản đối hay xin từ chức.

Có kẻ còn khóc nức nở nữa chứ. Bạn có một bạn chí thân thường đi chơi với bạn. được bạn giúp đỡ

nhiều, trước mặt bạn, tỏ ra rất trung thành. Song khi có ai chỉ trích ban, nhất là khi thượng cấp nào đó khiển trách oan cho bạn, họ im thin thít. Chẳng những họ không bênh vực bạn cách khôn khéo mà còn hổ thẹn, không dám tỏ ra là bạn thân của bạn. bị ai khéo dẫn dụ có khi họ còn nói xấu bạn nữa.

Trong truyện kiều, sau khi nàng kiều nói:“thương sao cho vẹn thì thương,Tính sao cho trọn mọi đường thì vâng”Bạn biết ai thốt ra những lời lẽ có vẻ đùm bọc này không? Hay nói

dè chừng: Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao, Đường xa chớ ngại ngô lào. Trăm điều hãy cứ trong vào một ta. Đã gần chi có đường xa, Đá vàng cũng biết phong ba cũng liều”Rồi sau hoạn thư khiến nàng kiều hầu rượu, bắt nhặt bắt thưa đủ

điều, ai: “…vào chung gối loan phòng,Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài’Nhất là ai bạc nhược thốt ra những lời này: “thấp cơ thua trí đàn bà, Trông vào đau ruột nói ra ngại lời”

Page 91: NGƯỜI BẢN LĨNH

Và … riêng tưởng bấy lâu; Lòng người nham hiểm biết đâu mà tường.Nửa khi giông tố phũ phàng, Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây. Liệu mà xa chạy cao bay, Ái ân ta có ngần này mà thôi”Bạn biết ai rồi chứ? Và những người lén lút có vợ lẻ hầu hết là kẻ

giữ “đạo chết nhát” của thúc sinh. Nếu phải nói một trường hợp vô tiền khoáng hậu vì chết nhát “chối

thầy” của mình thì sao bạn không nghĩ đến “ca” thánh Phêrô, trưởng sứ đồ của chúa giêsu khi chưa được ơn thánh linh.

Trước khi chịu nạn, phêrô hứa cùng người rằng: “dẫu mọi người bỏ thầy chớ tôi không hề bỏ thầy”, chúa giêsu nghe vậy, nói: “quả thật ta nói cùng người, đêm nay trước khi gà gáy 2 lần thì ngươi đã chối ta ba lần”. phêrô cả quyết: “dẫu tôi phải chết cùng thầy, tôi cũng chẳng chối thầy”. trong đêm chúa bị bắt và tra khảo, phêrô hai lần gặp người đầy tớ gái của thầy cả thượng phẩm, chối chúa trước mặt người đầy tớ này. Rồi ông gặp một người khác, kẻ này bảo ông là môn đồ chúa. Ông mắng mà thề rằng: “tôi chẳng hề quen biết người mà ông nói đó”. Tức thì gà gáy lần thứ hai.

Tề hoàn công cũng đi săn thú với quản trọng bỗng kêu rú lên bảo rằng thấy “quỉ hiện hình”. Sợ mất vía về nhà bệnh đến nỗi bỏ triều. cáo ngao vào yết kiến hoàn công và lễ phép tâu: “không ma qủy nào làm bệnh đâu. Đất có thổ công. Sông có hà bá, núi có sơn thần. biển có long vương. ở đầm mà vua đi săn có thứ quỉ tên là uy di. Hoàn công nghe nói quỉ hỏi nó có hình thù ra sao. Cáo ngao nói quỉ uy di đầu to tai dài, đội mũ đỏ trông ghê rợn mà hay sợ sấm sét. Song ai thấy hắn thì lập tức được nghiệp bá. Hoàn công nghe mấy tiếng “nghiệp bá”, mặt mày hớn hở lên bảo rằng đã gặp thứ qủi ấy và hết bệnh.

Chú tôi có một người bạn đỗ tiến sĩ triết học trước đây. Anh chẳng những thông minh trong cái học mà còn tỏ ra thông minh khi giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. đặc điểm tình hình của anh là nói nhiều. hay chỉ trích nhất là nghe cái gì pháp lý bắt bớ, thù hại thì sợ cuống lên. Đời trước, anh hay chỉ trích nhận vị cộng đồng đồng tiến, chỉ trích đủ thứ rồi anh nói rào đón, nói như muốn rút lời lại vì sợ tai vách mạch rừng, nhất là sợ mật vụ.

Còn bạn, chắc bạn biết một số đàn ông giữ cái mà người ta gọi là “đạo thờ bà” chứ? Họ cũng có thể là người đỗ đạt cao, làm lớn song bạn không mong tính chuyện gì với họ mà đặc biệt nhất là về phương diện tiền bạc. ho cũng bàn quốc sự, họ đưa kế hoạch, họ biện lý, họ thuyết đủ

Page 92: NGƯỜI BẢN LĨNH

thứ lý do, mà khi quyết định một chuyện gì họ đều chờ “hỏi bà”. Có nhiều việc họ ‘chịu miêng” với bạn chắc chắn chiều nay, sáng mai họ đính chính là không được. họ đưa đủ thứ lý do, mà lý do chính yếu nhất họ giấu đó là trong đêm rồi họ bị bà bàn ra, bất đồng ý kiến. bạn bè nào biết chỗ yếu của họ, cọi họ như bạn để bàn chuyện chơi chớ không mong tính chuyện gì quan trọng với họ được.

Có một sĩ quan nọ khi nổi tam bành hăm một sĩ quan khác bạn của ông: “để về sai gòn rồi biết”. tiếng “biết” ông hiểu chắc nhiều nghĩa. Sĩ quan bị hăm liền kêu một vài người bạn lại phân chứng và định thưa lên thượng cấp việc hăm dọa của ông. Có một bạn chí thân của ông hỏi: “ tại sao anh lại hăm he chi vậy, bây giờ chuyện trở thành rắc rối quá”. Ông ta bây giờ hết cơn giận nói: “cái tật của tôi là vậy. hễ tôi sợ ai thì tôi hăm cho người ấy ngán”.

Có nhiều người bạn thấy bên ngoài bình tĩnh mà hay sợ những cái như sâu trùn, thằn lằn, đỉa, lãi, cóc v.v…

Đấy đại khái tâm tính người chết nhát là vậy. gan họ như gan tép. Thường họ nói nhiều, có bộ mã bên ngoài dễ lòe mắt thiên hạ, mà khi đụng chuyện khó, họ như gà chết, sợ thất lợi, quí tử tham sinh, trốn tráh trách nhiệm và làm những việc tố cáo tâm hồn hèn mạt.

Riêng bạn, bạn có tránh được “tật thỏ đế” không?Muốn biết mình cản đảm hay nhút nhát, bạn hãy xét coi khi giao

thiệp, lòng bạn có nao núng, cử chỉ bạn có rối rít, lời lẽ của bạn có hấp tấp, hành vi của bạn có cuống quýt không? Bạn cảm thấy mình như cây mắc cỡ, sợ đám đông, cho mình bất tài, vô đức tướng diện xấu xí không? Trước người lạ, bạn không biết bắt đầu câu chuyện bằng cách nào phải khôang? Cái nhìn của bạn anh hưởng kẻ đối thoại với bạn hay vì họ nhìn bạn chòng chọc mà bạn ngượng nghịu. có lần nào không ai để ý gì nơi bạn mà vì bạn xét đoán sai lầm cho rằng mình bị quan sát bằng cặp mắt soi mói rồi âm thầm đau khổ tránh mình oán người không? Bạn có thể thừa khả năng để thực hiện công việc nào đó mà cứ nuôi mặc cảm tôn thờ kẻ khác, cho rằng thiên hạ làm được đành để các sáng kiến héo tàn. Coi chừng con người của bạn vốn không phải là kẻ nhút nhát mà trở thành bạc nhược vì chịu ảnh hưởng của kẻ gan con tép. Bạn thấy con người của họ teo lại, ra vẻ cóm róm, đối xử vụng về, có khi run rẩy nữa những lúc tiếp xúc với người làm lớn. tâm hồn của họ mất quân bình nên ý tưởng không đến một cách tự nhiên. Vì đó hoặc là họ nói bậy bạ hoặc là họ thinh lặng lãnh đạm, tất cả đều gây ác cảm. gần gũi nhiều người thiếu bản lĩnh như vậy, bạn dễ mang tật nhát gan. Và chắc bạn muốn trở thành

Page 93: NGƯỜI BẢN LĨNH

người cản đảm. các chương sau đây có mục đích giúp bạn thực hiện điêu mong muốn đó.

Sau khi phân tích các khía cạnh tế nhị của tâm lý sợ hãi, mặc cảm tự ti, nguyên nhân, hình thức và ác quả của sợ hãi, ta sẽ tìm cách chiến thắng nó. Để vững niềm tin trong việc đào luyện tâm hồn cản đảm, ta không nên soi gương kim cổ của vài danh nhân Đông Tây.

Page 94: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG II : TÂM LÝ NGƯỜI NHÚT NHÁT

“Sợ hãi là phản ứng cảm xúc mà nguyên nhân là biểu tượng linh động và dai dẳng của một thống khổ hay của một tai nạn có thể xảy ra”

James Sully

Định nghĩa sợ hãi. Theo Thonnard thì sợ hãi là “cử động do đó có xu hướng chiến đấu

tránh một cái gì hung ác quan trọng gần đến mà người ta cảm thấy không vượt thắng được và xa lánh được”. một người định leo lên cây ổi để hái ổi mà gặp con rắn hổ phùng mang dưới gốc ổi. người đấy coi rắn hổ như một cái gì hung ác, tuy chưa làm hại mà có thể làm hại nên tránh đi.

Trong sự sợ hãi nào thường cũng có các yếu tố căn bản là: một cái gì hung dữ, quan trọng, sắp xảy ra và cảm thấy không chiến thắng nổi.

Hung dữ; có thể thuộc vật chất hoặc tinh thần. Quan trọng: có khi cái hung dữ tự bản chất không quan trọng mà

đương sự cho là quan trọng. Sắp xảy ra: nếu còn lâu hay đã xảy ra thì không có cảm giác sợ.Không chiến thắng nổi: đương sự cảm thấy bất lực trước cái ác,

không phương thế nào chống cự nổi. Phân tích một phần phản ứng cảm xúc mà ta gọi là sợ hãi bạn có hai

thứ khuấy động đặc biệt: đó là khuấy động sinh lý và khuấy động tâm lýl. Về phương diện sinh lý, khi sợ, hô hấp không điều hòa, mồ hôi chảy,

hạch nước miếng bị ngưng hoạt động một phần, tim đập vất vả, khó tự ý cử động.

Về phương diện tâm lý, khi sợ, trí tuệ mù tịt, trí tưởng tượng bồng bột, ý chí suy nhược.

Cơ cấu tâm lý của sự sợ hãi. Trước hết , bạn lưu ý khi nói sợ hãi là nói vấn đề tính khí thiếu điềm

tĩnh hơn là nói về vấn đề thiếu ý chí cảm đảm. người sợ hãi nặng về tinh thần, đa cảm và tính khí mất quân bình. Theo Hartenber thì sợ hãi là cảm xúc bị suy đốn. còn Adler thì nói sợ hãi không gì khác hơn là tự ty. không ít luân lý gia cho người nhút nhát là người kiêu ngạo ngầm vì theo các vị ấy, người nhút nhát tự ái quá cao, muốn đề cao cá nhân mà bị trở lực nên co rút cổ rùa vào “vỏ cái” tôi. Theo Pierre Janet thì sợ hãi là một thứ bệnh tâm linh làm tình thần tê liệt . legagean cho rằng sợ hãi là bị ám ảnh thường xuyên. Người nhát đảm bối rối. lúng túng không biết quyết định làm sao, cư xử, ăn nói làm sao. Cảm xúc trong người nhát ồ ạt quá mà

sợ hãi không gì khác hơn là tự ty

Page 95: NGƯỜI BẢN LĨNH

mất thăng bằng làm cho óc phán đoán không sáng suốt phân biệt những giá trị. Rồi càng lúng túng, đầu óc càng u minh, thái độ càng rụt rè. Vì đó Courberive có lý khi nói: ‘sợ hãi bị gia tăng bởi ám ảnh của nhát sợ”

Nếu bạn nói sợ hãi là căn bệnh của óc chú ý không phải là ban hoàn toàn vô lý. Người chết nhát lúc tỏ ra sợ sệt, không tập trung tinh thần hẳn vào cái tôi của mình hay vào vật khách quan, mà lưỡng lự, băn khoăn.

Có khi sợ hãi xảy ra bất ngờ lúc ta gặp một tai nạn mà bản năng bảo tồn sinh mạng thúc đẩy ta xa tránh. Thứ sợ hãi này có thể rất cuồng bạo làm đương sự chết đứng, thất thanh. Một em bé gặp rắn. một người lớn bị ai dí súng lục vào lỗ tai.

Nếu phải kể đại khái những yếu tố căn bản của cơ cấu tâm lý trong bất cứ sự sợ hãinào, bạn nói:

Tự ty, phán đoán mờ mịt, tưởng tượng bồng bột mà lầm đường, ý chí suy nhược, mất tự tin, quan trọng hóa dư luận, thèm khát làm hay nói cái gì để bù đắp lỗ trống trong tâm hồn. hoài nghi và lưỡng lự, không muốn tiếp xúc xã hội và trốn trách nhiệm, lo âu, sầu muộn.

Riêng về sự sầu muộn, cần có những nhận xét này: sầu muộn là tình trạng vừa tâm lý vừa sinh lý. Bontonier nói: “ sầu muộn là tình trạng vừa tình cảm vừa cơ thể”. Nó là một trong các yếu tố cấu thành sự sợ hãi khi sợ hãi mang hình thức tự vệ lúc bản năng sinh tồn bị hăm dọa.

Freud chia phiền muộn ra làm 3 thứ: phiền muộn khách quan(khi ta gặp nguy hiểm), phiền muộn chủ quan(khi tính dục bị dồn nén), phiền muộn vì lương tâm luân lý(khi sợ các trừng phạt siêu hình)

Nhiều đồ đệ của Freud thêm thứ phiền muộn có do lòng oán hận bị đàn áp. Mà dù dưới hình thức nào, phiền muộn cũng là dấu hiệu của bất lực, của đầu hàng và do đó là yếu tố căn bản của sợ hãi.

Page 96: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG III: NGƯỜI NHÚT NHÁT PHẢI CHĂNG LÀ NGƯỜI TỰ TY ?“làm người có nghĩa là bị giày vò bởi những tâm tình tự ty và hướng

về những tâm trạng tự tôn”. Bác sĩ Alfred Ader. Bác sĩ Alfred Ader Nếu nói về libido và tâm lý dồn nén người ta nghĩ ngay đến Sumung

Freud của Đức, thì nói về “tâm bệnh học tự ty” người ta liền nghĩ tới Alfred Adler của Áo.

Nhà tâm bệnh học này sinh năm 1870 và từ trần năm 1937. từ năm 1926 ông đã diễn thuyết về “tâm bệnh học tự ty” ở Ba Lê, trong đại học đường Dorbonne. Năm 1932, ông là giáo sư lừng danh về tâm lý học tại Nữu Ước trong Long Island Medical College. Tác phẩm về tâm lý học, về tâm bệnh học đáng kể của ông là:

Etude sur ler inferiorites organiques et leur retentis- sement psychique.

Le temperement nerveuxÔng dựng nên một trường, một môn phái tâm lý học chuyên nghiên

cứu động cơ tâm lý của cá tính được coi như một thực thể duy nhất và bất khả phân. Theo Alder, một cá nhân nào nặng cá tính của mình, điệu sống của mình tùy theo mục đích bù đắp lại cái khao khát thẳm sâu trong tâm hồn, phát xuất từ tâm lý tự ty.

Căn bản của cá nhân tâm lý học. Tâm lý học của Alder là tâm lý học của cái ‘tôi nhất trí”, toàn thể mà

tận dụng tâm hồn vang lên như nhu cầu được bù đắp, được nâng đỡ từ bé yếu đến lớn mạnh, từ bất an đến an toàn. Alder cho rằng chính sự thấp kém của cơ thể là nguyên nhân đầu tiên cho bệnh tự ty. Thấp kém cơ thể có do di truyền mà có thể bù đắp được bởi thần kinh trung ương. Khi một người bị bệnh thần kinh thì sự bù đắp trong họ không khéo léo. Alder chủ trương rằng tự ty gồm toàn thể tâm lý học con người. làm người có nghĩa là tự ty, là vươn mình đến chỗ có giá trị với đời. người ta gọi tâm lý học của Alder là “tâm lý học chiều sâu”(tiefenpsychologie). Alder không coi vai trò của vô thức quá quan trọng như Freud hay Jung. Ông cho động cơ trọng yếu của guồng máy tâm lý là xu hướng, là ý chí đề cao cái tôi. Nó là bản năng mạnh hơn cả bản năng bảo tồn mạng sống nữa. song vì gặp nhiều thứ trở lực, con người khó thực hiện ý hướng vượt thắng ấy nên có tự ty dưới hình thức tâm tình kích thích và mặc cảm chán nản. cái tôi tự nhiên đòi bù đắp. bạn có thể theo J. de Couberive nói hệ thống tư tưởng của Alder là: cái tôi, mặc cảm tự ty và phản ứng bù

Page 97: NGƯỜI BẢN LĨNH

đắp(nghĩa là tồn tại hay ít ra xuất hiện). nhiều đồ đệ của Freud lấy thuyết “Libido” và “dồn nén” của ông để cắt nghĩa tất cả.

Nhiều đồ đệ của Alder cũng rơi vào sai lầm này là lấy lý thuyết tự ty để cắt nghĩa tất cả. phải công bình nhận rằng Alder thành công rực rỡ trong việc vén màn cho ta thấy một phần không nhỏ trong guồng máy tâm linh con người. đọc những Montaigne, Vaucanargues, Shakespeare, Jean Jacques Rousseau nhất là đọc Pierre Janet, ta đã thấy bàn về tự ty và xu hướng huyền ngã, tự đề cao. Song phải đợi đến Alder ta mới có được hệ thống của thuyết tự ty. Thuyết của Alder giúp tìm hiểu tâm hồn khá hơn thuyết của Freud nhưng nó không phải là chìa khóa vạn năng bởi lẽ đơn sơ là trong guồng máy tâm linh, ngoài ra dồn ép của Freud, tự ty của Alder còn nhiều sức mạnh ảnh hưởng khác nữa.

Bệnh tự ty và tật sợ hãi. Nhờ khám phá của Alder về tâm lý học cá nhân, về động cơ chính

yếu của tâm lý là tự ty, người ta dễ hiểu tâm lý. Người bệnh tưởng ( le malade imaginaire) của moliere. Dưới ngòi bút của nhà hài kịch ở thế kỷ XVII là người chết nhát đâu tận đường gân thớ thịt. anh nuôi mặc cảm tự ty: lúc nào cũng gián tiếp sợ chết bằng cách hồ nghi mình lúc nào cũng bệnh. Khát vọng thúc đẩy anh cầu thầy chạy thuốc để hết bệnh là thứ nhu cầu mà Alder gọi là “nhu cầu bù đắp”

Người ta cũng không cần tìm kiếm nguyên nhân nào hơn là mặc cảm tự ty để giải thích hiện tượng đòi bình đẳng, bình quyền của phụ nữ hàng thế kỷ nay. Nhiều đàn bà lo học hành cao. Giành với đàn ông những trách vụ xã hội,thích ăn mặn, đi đứng tỏ ra mình cũng là con người anh dũng, hào kiệt. các phong trào phụ nữ nổi lên nhiều nơi trên thế giới nói lên đòi hỏi được bù đắp của giới bồ liễu.

Nếu phân tích kỹ tâm trạng của người nhát gan bạn đâu có nhận cái gì khác hơn là tâm trạng cảm thấy thấp hèn, bé yếu, nói theo Allendy là tâm trạng “ ở trong hoàn cảnh ở dưới địa vị thực xứng đáng của chúng ta”. Tâm trạng đó giày vò, bứt rứt, bực bội. người mang nó đòi hỏi được giải thoát mà rụt rè, cảm thấy thua thiệt. thứ tâm trạng bệnh đó Jung gọi là “hình thức hướng nội”, Freud gọi là “mặc cảm bị thiến”, Janet là “sợ sống”, “sợ hành động”, Baudouin gọi là “mặc cảm bị cắt xén” và Alder gọi là “mặc cảm tự ty”

Chính mặc cảm tự ty làm nền tảng cho mặc cảm tội lỗi hoạt động. người phạm tội thấy mình đứng ở thế yếu, có thể bị chỉ trích, trừng phạt nên ái ngại, sợ hãi.

Page 98: NGƯỜI BẢN LĨNH

Một đứa bé vừa ăn vụng món đồ ăn nào đó, bất chợt gặp mẹ nó, nó bẽn lẽn, nói năng mất tự nhiên. Đó là nó có mặc cảm tội lỗi mà xét kỹ là tại nó tự ty, cho mình ở hoàn cảnh “sẽ bị bắt bớ”.

Người có tật ở thân thể, như một talleyrand chẳng hạn, hay mắc cở về cái bướu, về cái chân què, về cái thẹo nơi miệng, nơi cằm hay về con mắt chột của mình là tại sao. Nếu không phải là tại mặc cảm tự ty. Một hạ cấp tiếp xúc với một thượng cấp mà rụt rè,sợ thất lễ, sợ bị bắt nhặt bắt khoan là tại sao? Tại họ sợ thiệt hại về một cái gì đó: như mất chức vị, mất quyền lợi hay bị báo oán chẳng hạn. mà cảm thấy sợ bị thiệt hại là gì nếu không phải là tự ty.

Đọc kỹ lại chương thứ nhất trong tập sách này, bạn thấy hết các thứ người nhút nhát đều là tự ty.

Bệnh tự ty núp dưới nhiều hình thức cực kỳ tế nhị. Không phải một người làm hùng làm hổ mà không có thể có lúc nhút nhát. Một Hitler chẳng hạn. có lẽ tất cả con người hùng, con người thuộc loại siêu nhân của nietzche tập trung vào Hitler . vậy mà suốt thời cầm quyền, hắn cứ nuôi mặc cảm bị bao vây, thù hại bởi người Do Thái. Và tội lỗi động trời của Hitler trong các ác vi tàn hại người do thái phần lớn là do mặc cảm tự ty kỳ lạ ấy. người ta hay lầm tưởng rằng “mặc cảm tự tôn” đối nghịch với mặc cảm tự ty. Nhưng xét kỹ nó là kết quả của mặc cảm tự ty. Con người tự ty đòi được bù đắp , trả đũa, trở thành con người tự tôn. Tự tôn không phải luôn là tật xấu. người ta có thể tự giải thoát khỏi tình trạng thấp kém bằng tưởng tượng hay ước vọng những gì cao cả. đó cũng là cách tìm sự bù đắp. Michel ange xấu xí trông người xương thịt nhưng rất khôi ngô, hùng vĩ trong nghệ phẩm của ông, nhưng trong tượng moisen đặt tại đền thánh phêrô ở la mã chẳng hạn. nguyễn du là một nhà nho thất thời lỡ vận, trong bụng coi mình như một nàng kiều bạc phước. nhưng từ hải là hiện thân của ông với tư cách con người.

“đội trời đạp đất ở đời…Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”Tại sao một corneille với đầu óc tiểu tư sản hẹp hòi mà đẻ ra những

nhân vật hào hiệp, anh dũng như Auguste, horace, rodrigue..Trong cuộc sống hàng ngày người nhát gan, nghĩa là tự ty, cũng

hành động theo quy luật đòi được bù đắp như vậy.

Page 99: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG IV : NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ SỢ HÃI.

“Sợ hãi là chứng bệnh tinh thần phát sinh từ những nguyên nhân sinh lý, tâm lý và xã hội phức tạp”

Vaterstone.Mặc cảm tự ty. Nói nguyên nhân của sự sợ hãi trước hết phải kể đến

mặc cảm tự ty. Vấn đền này vì tầm quan trọng của nó ta đã bàn trong một chương riêng, tức chương III. ở đây bạn cần lưu ý mặc cảm tự ty thường phát sinh từ đâu để bài trừ khía cạnh xấu số của nó.

Trong cuốn “comment sortir du complexe d’inferiorite” do nhà Anbanel xuất bản. J. de courberive nói mặc cảm tự ty có, do:

Ăn uông không thỏa mãn từ hồi bé. Con trẻ bị bè bạn lớn ăn hiếp. Cạnh tranh thất bại. Bị phạt bất công. Bị khinh chê là kém giá trị. Kém giáo dục về tình dục. Muốn tránh cho con trẻ mặc cảm tự ty, nhà giáo dục phải áp dụng

phương pháp giáo dục vừa tôn nghiêm vừa tôn trong tự do của trẻ. Phương pháp giáo dục được giới thiệu nhiều nhất là phương pháp Montessori. Theo phương pháp này, con trẻ thoát ra khỏi áp lực của người lớn, tự do được hướng dẫn để nảy ra những sáng kiến. theo bà montessori, một phần không nhỏ cái mà ta gọi là khuyết điểm hay tật xấu của trẻ con không có gì khác hơn là những phản ứng tự vệ của con trẻ khi cảm thấy bị người lớn áp bức. áp dụng cho chúng lối giáo dục tôn trọng tự do, người ta thấy chúng tốt hơn. Chúng được coi như con người trên đường được đào luyện mà nhà giáo dục có bổn phận giải thoát chúng khỏi vòng vây cảu bản năng. Càng thụ giáo chúng càng tự do. Theo nền giáo dục cũ, con trẻ là một “vũ trụ bí mật”. người ta ít hiểu chúng mà cũng không lo tìm hiểu chúng. Nhà giáo dục cũ không tùy từng cơ cấu sinh lý. Tâm lý của con trẻ để giúp chúng nên người mà áp dụng những khuôn vàng thước ngọc một cách máy móc làm cho con trẻ có cảm tưởng bị áp chế nên một mặt tự vệ, mặt khác có những tâm tình tự ty. Các tâm tình này càng lâu càng ăn rễ sâu trong tiềm thức, biến thành những mặc cảm rất nguy hại cho cả đời trẻ. Nhiều tuổi thơ đi qua thời xuân xanh trong thành trì của bổn phận chớ không ý thức hưởng các quyền lợi nên cảm thấy như bị vây hãm hết bởi cha mẹ, người thân, đến

Page 100: NGƯỜI BẢN LĨNH

thầy cô giáo. Chúng không được ai tìm hiểu khiến sự tự do như con vịt bị nuôi trong cái ao hẹp.

Cá tính của chúng bị ngột ngạt, không phát triển. theo tinh thần của phương pháp montessori. Đứa trẻ đỡ bớt cảm thấy bị đàn áp, do đó có thể ít bị những mặc cảm tự ty hơn.

Còn nếu người lớn mà mắc bệnh tự ty phải tự “điều trị” bằng cách:\Nhận chân hiện trạng tâm lý của mình, coi mình có nhược điểm nào. Luyện tập óc phán đoán đúng đắn để khỏi rơi vào những ảo tưởng

về giá trị của minh, về dư luận của thiên hạ. Củng cố lòng tự tin. Sống cởi mở bằng cách giao thiệp rộng không bừa bãi mà cũng

không quá cẩn thân đến thành tỉ mỉ.Không ý thức chân giá trị của mình.Nhiều người , trong cuộc xã giao tỏ ra nhát nhúa chỉ vì đánh giá sai

lầm, coi rẻ giá trị của mình. Xét theo nhiều phương diện, không phải họ tệ gì, nhưng họ cứ cho mình là hạng vô giá trị. Không phải họ khiêm tốn vì người khiêm tốn sáng suốt và chân thành biết mình có ưu điểm nào, khuyết điểm nào. Khi cần thiết, người khiêm tốn cũng nhìn nhận tài đức của mình, điểm đặc biệt là họ không dại dột cho mình là tác giả của tài đức vì họ biết trên họ có nhiều người tài đức hơn. Người nhát gan ý thức sai lầm giá trị của mình không phải người khiêm tốn. họ đứng ở thái cực đối ngược lại thái cực của người kiêu hãnh.

Trong khi người kiêu hãnh coi tài đức tự mình mà có, coi rẻ ai kém cỏi hơn mình thì người nhút nhát không biết rõ giá trị của mình mà cứ tưởng mình bất tài vô đức nên khi giao tiếp với người xung quanh, họ rụt rè ái ngại.

Người ta nói Jean Jacques Rousseu nói chuyện rất duyên dáng, hấp dẫn trong chỗ riêng tư thân mật mà khớp gần như mất hồn khi phải diễn thuyết.

Montesquie không thành công trong nghề ở tòa án cũng chỉ tại vì nhút nhát trước công chúng. Tài của hai nhân vật ấy ai mà dám hồ nghi nhất là ai đọc tác phẩm của họ. chỉ có họ coi rẻ họ nên trong một vài lãnh vực họ thất bại.

Nhiều luật sư, giáo sư, linh mục còn trẻ đâu phải không có khẩu tài, mà mấy lần xuất hiện trước công chúng thất bại chỉ tại “Khớp” khi trăm nghìn cặp mắt chòng chọc nhìn họ. họ mất tự nhiên, nói như trẻ em đọc bài, bài thuộc lòng để rồi mấy lần sau ngại xuất hiện trước công chúng vì tưởng rằng mình ăn nói không hấp dẫn.

Page 101: NGƯỜI BẢN LĨNH

Nhiều thí sinh thi viết rất xuất sắc mà đến giờ vấn đáp đứng như trời trồng chỉ tại hồi hôp sợ mình trả lời không thông rồi quýnh, rồi nếu không câm thì trả lời bậy.

Tưởng tượng sai lầmĐối với người nhát gan, óc tưởng tượng nhiều khi là một “tình nhân

bội bạc”. trong thực tế, việc có khi không có gì bi đát, chỉ xảy ra thông thường thôi. Thế mà óc tưởng tượng bày vẽ cho người nhát gan đủ thứ hình ảnh đen tối làm cho họ rủn chí, lo sợ. sắp tiếp một thượng cấp mà họ trực thuộc, họ tưởng tượng mặt vị ấy phừng phừng nộ khí, lời lẽ cay nghiệt bắt bẻ họ. sắp dự một dạ tiệc hay một buổi tiếp tân nào đó, họ sợ mình kém lịch sự, ăn nói, cư xử vụng về, ai nấy đều chực hờ dòm ngó, chê mình.

Đang xã giao, họ tưởng lời nói ra liền bị bắt bẻ, cử chỉ của họ làm chướng mắt nên lúng túng. Mà vì lúng túng như vậy ho cư xử làm chạm lòng kẻ khác, họ thất lễ không phải tại vì bản chất con người vô duyên mà chỉ tại vì họ tưởng tượng rằng mình vụng về sau cùng hóa ra vụng về thật.

Ta phạm một lỗi lầm, hay mang một khuyết điểm nào đó trên thân thể như bị bướu, mắt le, sứt môi, què chân, lùn, sún răng, nói ngọng, nói cà lăm, nhiều khi kẻ khác không để ý gì lắm,hay giá có để ý, nhiều người cũng thương hại, có cảm tình với ta. Ta đừng để óc tưởng tưởng phóng đại các khuyết điểm ấy làm ta liệt chí, mất tự tin trở thành gàn.

Nói theo thống chế Foch, người ta hay làm cho ra bi đát cái đơn giản. hạt bụi để bay khơi khơi không ăn thua gì mà ta để vào mắt sẽ gây không ít bất tiện. trong đơif, thiếu gì việc nhỏ nếu ta bỏ qua, sẽ qua luôn. Mà nếu ta làm công việc bửa sợi tóc làm tư, là năm thì chúng trở thành to chuyện. dale carnegie nói george Washington carver, khi nghe người nọ báo cho biết số tiền ông cực khổ để dành là bốn bạn mỹ kim bị mất vì “ngân hàng ông gởi đã vỡ nợ”, ông bình tĩnh đáp: “phải! tôi cũng nghe nói vậy” rồi ông thản nhiên dạy học như không có chuyện gì xảy ra. Phần nhiều nỗi lo âu của chúng ta đâu gay gắt hơn nổi nỗi lo âu của nhà bác học da đen đó mà ta lặn hụp trong khổ tâm chỉ tại vì tahay làm cho hạt cát ra con vật không lồ, tại ta không bắt chước thái độ sống này của Jack dempsey sau khi bị Tunney hai lần cho “đo ván”, quyết định không để những cú quai hàm ám ảnh tâm hồn mình nữa. ông tiêu diệt nối ưu sầu vì thất bại bằng cách tổ chức nhà Hotel Great Northern rồi lâu lâu phát giải thưởng cho những võ sinh xuất sắc. hành động như vậy quả thực ông hiểu thấu đáo châm ngôn người Mỹ, ông thường nói: “đừng than tiếc chỗ sữa đổ”; và với tinh thần đó ông cho rằng ông hạnh phúc hơn lúc giữ

Page 102: NGƯỜI BẢN LĨNH

chức vô địch thế giới về quyền thuật. vậy bạn lựa coi một là sống với óc thực tế, hai là sống theo óc tưởng tượng sai lầm, cái nào có lợi hơn.

Lấy nhút nhát làm “nết na”Một số người có quan niệm sai lầm về nết na. theo họ, nết nà là phải

sống giữ gìn, ăn nói cóm róm, cư xử quì mọp, lúc nào cũng ra vẻ như tá điền nhà quê đi tết chủ điền. và họ “nết na” như vây thành ra con người như con gián bạn ngày. Mà sự thật nết na có phải là nhút nhát đâu. Nết nà là một nhân đức trong đó có các đức tự chủ, khiêm tốn, và thành khiết, còn nhút nhát là một tật xấu, người nhút nhát để tâm trí mình chìm đắm trong những tưởng tượng hắc ám nên họ có không ít ưu điểm. nếu khéo khai thác đời họ có thể đi lên. Họ phạm một thứ lầm lẫn về giá trị của mình mà kết quả gây tai hại giống như ác quả của người kiêu hãnh lúc nào cũng bênh vênh mặt tự đắc về tài đức mà chính kẻ ấy không có.

Người ta còn không vô lý khi nói người nhút nhát ngay lúc tỏ ra nết na đã vô tình, có phân nào kiêu hãnh vì họ không nhận chân các khuyết điểm của họ, không cư xử tự nhiên mà rụt rè để ngụy trang con người mang tật xấu của họ.

Dĩ nhiên người nhút nhát khi giao thiệp tưởng e lệ thiên hạ cho mình nết na mà kỳ thực làm cho mình bị nghi kỵ. mình cư xử quá dè dặt với người khác thì kẻ khác làm sao dám tự nhiên cởi mở với mình. Ai giàu kinh nghiềm về xã giao đã nhận thấy điều đó. Không nên vồn vã, lăng xăng làm cho kẻ khác tưởng ta là người yếu thần kinh. Nhưng nếu ta đóng kín quá, tỏ ra cẩn thận quá, thiên hạ coi ta như người xa lạ. mà như vậy làm sao ta gây thiện cảm.

Phán đoán không đúngNhiều người nhát gan tại óc không sáng suốt khi phán đoán về mình,

về ngoại vật, về những sự việc khách quan. Từ bé đến lớn họ sử dụng óc phán đoán chớ không huấn luyện óc phán đoán. Mà trí năng này cũng như bao nhiêu tài năng khác trong con người, cần đào tạo mới phát triển đến nơi đến chốn. vẫn biết đối tượng của trí tuệ là chân lý song tinh thần ở trong thể xác và thể xác có dục tình nên óc phán đoán bị bỏ hoang vu như cánh rừng già sẽ khó bề sáng suốt khi thẩm định những giá trị. Luận lý học cho ta biết phán đoán có những nguyên tăc riêng và siêu hình học cũng cho ta biết những nguyên tắc ấy. người nhát nhúa hay mắc bệnh chủ quan khi phán đoán. Họ không xét giá trị đúng việc đã xảy ra thế này thế nọ. vì đó nều là người kiêu hãnh họ thấy họ là siêu nhân, trong xã hội là con công lạc giữa bầy gà; nếu là người tự ty, họ không tận dụng tài đức của mình, tự khinh cách vô ích và thờ lạy tài đức của kẻ khác. Nhiều khi xã hội nhìn họ bằng con mắt vô tư mà họ cứ tưởng ai cũng khinh chê,

Page 103: NGƯỜI BẢN LĨNH

cười ngạo họ. khổ tâm nhất là người bị mắc chứng bệnh đa nghi, tức người có lương tâm bối rối: Làm gì, nói gì cũng sợ phạm tội. thứ người này phán đoán không theo những nguyên tắc của phép lý luận mà theo lương tâm bệnh hoạn, theo đầu óc chủ quan.

Tại sao nhiều người tuổi càng cao tính càng già giặn, lòng can đảm càng gia tăng? Chỉ tại nhờ trí không lão luyện hơn. Lúc còn nhỏ, máu tuy hăng hái nhưng người ta khó sáng suốt nhận định nhiều vấn đề. Người ta có thể sợ hãi trước những điều mà tuổi già cho là không có gì nguy hiểm. tiến bộ của lòng cản đảm dựa vào tiến bộ của óc khôn ngoan. Sự kiện đó cho ta biết người nhát nhúa nhiều thì kém gan mật tại vì ngu dốt, tại vì óc phán đoán còn ấu trĩ hay sai lầm.

Nhiều người quen thói nhút nhát đâu từ hồi còn thơ bé vì cha mẹ, thấy giáo viện lý là cho họ khiêm tốn, cứ bắt họ “yểm tài ẩn đức”. lắm lúc họ bị mắng là kẻ ngu dốt, không hiểu gì hết, không làm được gì hết nữa, nên vì đó họ yên trí rằng đầu óc của mình không sâu sắc, phán đoán cảu mình không chỉnh đạt. sự yên trí đó gây tai hại. về sau khi ra đời người ta mất tự tin về lý luận và quyết định, do đó cứ sợ mình lầm lạc, sai quấy.

Cơ thể phát triển không điều hòa. Trước hết bạn đừng quên tật nhát có tính di truyền, cha mẹ nhát đẻ

con nhát. Mà nói di truyền là nói cơ cấu sinh lý của cha mẹ, của con cái. Theo sollier và J. de courbireve thì tật nhát có thể do cơ thể phát triển không điều hòa. Thần kinh và các bắp thịt mất quân bình. Chênh lệch giữa phản ứng của óc não và kích thích cảm xúc. Tinh thần người nhát bị cảm xúc tính áp đảo quá. Khi phải tổng hợp để quyết định,óc não không đủ sáng suốt vì thần kinh làm việc quá ồ ạt nên người nhát gan đa nghi, hành động lưỡng lự. phần đông người nhát gan đều là người thần kinh yếu. nền tảng của nhát là cảm xúc tính. Hệ thống thần kinh và hệ thống bắp thịt thiếu ăn khớp. một bên nào đó suy nhược vì ăn uống kém bổ dưỡng. tính nhát thường phát triển lúc con người dậy thì vì trong thời gian này các phần trong cơ thể đua tranh nhau phát triển và dễ mất quân bình. Người thiếu niên thường bồng bột, vội vàng, tự ty và rụt rè.

Giáo dục nghề nghiệp gây khủng hoảng. làm sao lớn lên can đảm được khi một người từ lúc miệng còn hôi sữa đã hấp thụ một nền giáo dục thiếu đúng đắn? có khi họ bị bao vây bởi những dọa nạt rầy ra, đánh đập, bỏ đói nên có thói quen nhát sợ với một tiềm thức dồn nén những thù hận.

Có những bà mẹ quên con là máu thịt của mình hay sao không biết mà khi con lầm lỡ thay vì sửa hợp lý, lại đánh con đến rớm máu, có người cột trói con lại vừa đấm vừa thoi như tra tội. trong nhiều trường học, theo

Page 104: NGƯỜI BẢN LĨNH

lề lối giáo dục xưa, thầy giáo đánh học trò bằng roi mây, bằng thước gạch. Làm sao ra đời họ dạn dĩ được?.

Vào nghề nghiệp,mà trong đó, gần gũi nhiều hạng người hung dữ, chứng kiến thường xuyên những việc tàn ác, ta có thể thành người nhút nhát. Đáng tiếc là có một số người vì miếng ăn manh mặc, phải phục vụ những ông chủ độc tài tàn bạo. họ sơ hò hét, đánh đập, treo lương, tù đày, nên vào lòn ra cúi, nói năng run run rét rét, qụy mọp mỗi lần lãnh lệnh “dạ dạ” “vâng vâng” vậy còn gì khí phách?

Page 105: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG V: HÌNH THỨC CỦA SỢ HÃI“người nhút nhát không có nghĩa là người khiếp nhược, vì không

phải họ thiếu can đảm(vấn đề ý chí) mà họ thiếu điềm tĩnh(vấn đề tính khí)

J. de courberiveXét nguồn gốc. Căn cứ vào nguồn gốc của sự sợ hãi bạn thấy nó mang hai hình

thức khác nhau:sợ hãi bẩm sinh và không xét lý: đó là sự sợ hãi có tự nhiên vài bản

năng sinh tồn không lý luận phải trái trước. nếu con gà thấy bóng con diều hâu, con quạ hay quá hoảng sợ thế nào thì một em bé thấy con mèo, con rắn ở gần mình cũng kinh hồn thế ấy.

Sợ hãi thủ đắc và xét lý: người ta sợ vì đã có kinh nghiệm về điều mình sợ, vì tưởng tượng tai nạn chưa xảy ra. Người ta cũng sợ vì dốt nát về cái gọi là tại nạn. trong nhiều trường hợp ai càng đa cảm, càng lo âu, càng thấy trước các việc càng sợ hãi. Một bác nông phu nói không ra lời khi gặp một binh sĩ hạch hỏi. bác tưởng tượng đủ thứ tai nạn mà người cầm súng ấy sẽ đem đến cho bác nên sợ hờ, sợ trước. trong cuốn “les idées et les âges”, alain gọi thứ sợ đó là “sợ vì đã sợ, nó là tất cả sự sợ”.

Bệnh sợ(phobie): đây là sợ hãi biến thành một thứ bệnh tâm lý. Thường là sợ phi lý, cùng đứng trước một vấn đề mà người thì thản nhiên, người thì ăn ngủ không được. hồi xưa nghe nói có người “ưu thiên” nghĩa là cứ sợ trời sập. hồi nay cũng không ít kẻ sợ có ngày “tận thế”, sợ đời sẽ hư hỏng, thế giới sẽ không biết rồi đây mấy lần biến hóa ra “ruộng dâu” ?

Xét thời gianCó hai hình thức sợ hãi xét theo thời gian: Sợ hãi nhằm hoạt động tương lai của ta. Thứ sợ hãi này coi hoạt

động tương lai của ta là đối tượng hung ác vì đó nảy sinh sự trốn tránh và không muốn thi hành. Khi có những ý ấy người ta bạc nhược, lười biếng, và hổ thẹn.

Sợ hãi nhằm hoạt động tương lai của kẻ khác. Thứ sợ hãi này lấy đối tượng là những hoạt động vi hại của kẻ khác hơn ta. Sợ hãi có cường độ cao biến thành kinh hoảng trong trường hợp cái ác to lớn quá. Sợ hãi cũng mang hình thức xao xuyến, phiền muộn, khi cái ác dai dẳng.

Xét hậu quảSợ hãi biến thành

Page 106: NGƯỜI BẢN LĨNH

Nhược khí: Khi sợ hãi ý chí như cua gãy càng. Người ta không muốn nữa. nói đúng hơn là không dám. Sự tự do bị phóng ngục. các sáng kiến bị chận đứng. cái tôi mất đà “hướng xã”.

Ngu đần: lúc sợ, đầu óc xâm chiếm bởi lạc loài đâu hết. cái nhìn của tha nhân trở thành ác độc làm cho người sợ mất thần. trong các trí năng chỉ còn tưởng tượng hoạt động mạnh mà hỗn độn và bi quan, bày vẽ toàn những hình ảnh đen tối.

Run rẩy và yếu đuối: hậu quả về sinh lý sự sợ hãi là làm cho thần kinh náo động, tim đập hốt hoảng nên người sợ run tay, run đầu gối. nếu không run, người sợ cũng cảm thấy toàn thân thể như đeo chì, mệt mỏi và không muốn cử động nhiều.

Xét bản chất.Người ta dựa vào bản chất của sự sợ hãi để chia ra: Sợ hãi của tuổi thanh xuân: là thứ sợ hãi khi thân thể chưa phát triển

đầy đủ, khi đầu óc chưa già giặn. con nít sợ ma. Thanh niên sợ đấu sống, sợ nhiệm vụ thi hành chỗ công khai.

Sợ hãi vì bản tính “thỏ đế”: thứ sợ hãi này người cao niên đến đâu, học hành đỗ đạt đến đâu, leo đến chức tước nào bụng dạ chết nhát vẫn chết nhát. Bên ngoài họ tỏ ra quỵ mọp người trên, nói vâng vâng dạ dạ, vuốt lời, tán dương tâng bốc thượng cấp. gặp chuyện gì có liên hệ đến miếng cơm manh áo của họ, thì họ rút lui êm. Hôm qua họ ùm sùm thề hứa điều gì với bạn đó bạn chớ quá tin tưởng vì coi chừng hôm nay, gặp một trở lực nào đó họ sẽ xếp vi xếp kỳ xuống và thất hứa.

Xét nguyên nhân, người ta chia:Sợ hãi thể chất: khi cảm xúc bồng bột xảy ra sự kiện mất quân binh

của thần kinh, của bộ tuần hoàn. Người sợ run rẩy. Sợ hãi tinh thần: mất bình tĩnh, người nhát sợ phán đoán hấp tấp, dễ

sai lầm. còn ý chí của họ như người mắc bệnh “bất toại”.

Page 107: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG VI: ÁC QUẢ CỦA SỢ HÃI. Chuyện Lai Câu và Hàn TínTấn tương công đánh nước hượt bắt được một võ tướng nổi danh là

bao mang tử. ông giaocon hổ này cho lai câu, bảo hãy hành hạ trả thù vì ngay xưa lai câu có lần thua bao mang tử nhục nhã. Lai câu cho người buộc bao mang tử vào một trụ cây rồi múa gươm toan chém bao mang tử. ông này nhìn ngay lại câu như phóng gươm đao vào mặt lai câu và hét to như trời gầm: “mày là đồ đã chiến bại dưới tay ta nay sao dám hại ta?”. Nghe tiếng quát kinh hồn. lai câu run như cầy sấy, đánh rơi gươm xuống đất hồi nào không hay. Liền lúc ấy, bao mang tử như con hổ cuồng vùng một cây cột đứt ngấu nghiến và ông chụp thanh gươm của lai câu . song nhanh như chớp, lang đàm, một tùy viên của lai câu đoạt gươm trong tay bao mang tử và chặt rơi đầu ông này. Lang đàm đem đầu bao mang tử trình cho tấn tương công. Ông hay đầu đuôi sự việc, nổi trận nôi đình qủơ trách tính hèn nhát của lai câu, giáng chức lại câu rồi phong chức cho lang đàm.

Lúc còn hàn vi, hàn tín phải đi câu cá bán kiếm tiền độ nhật. ngày nọ, ông đem cá ra chợ bán gặp một tên đồ tể hách dịch. Tên này thấy hàn tín đi bán cá mà đeo gươm, ôm sách theo kè kè liền khiêu khích: “thằng kia, mày dám đâm tao không. Nếu không thì lòn trồn tao, tao tha chết cho” hàn tín vì nghĩ đến chí lớn, không ăn thua với đứa thất phu, lum khum lòn trôn nó: ai nấy xung quanh thấy vậy cho là hèn nhát, ngạo cười. về sau được hán vương tin dùng, hàn tín làm nguyên soái, đánh đâu thắng đó, giết được hạng võ, lên chức tể vương.

Đọc hai tích truyên trên, bạn thấy hai thái độ bị coi la hèn nhát mà một của lai châu, phát xuất bởi tâm hồn nhược chí, một của hàn tín phát xuất bởi tâm hồn đại chí.

Lai châu hèn nhát bị tuột chức. Hàn tín dụng nhu leo tuyệt đỉnh vinh quang. Những sự kiện ấy giúp

cho ta để ý tật nhát sinh ra nhiều ác quả cho chính cá nhân, gia đình và xã hội. có nhận thấy những hậu quả tai hại của sự sợ hãi ta mới hăng hái tiểu trừ tật nhút nhát, mới lo luyện tập lòng can đảm và bình tĩnh.

Hậu quả tai hại cho cá nhân. Khi bị bắt hồn bởi sợ hãi, người ta thấy những hiện tượng này xảy ra

trên cơ thể, trong tâm hồn con người?Trên cơ thể: thần kinh bị quấy động, quả tim hoạt động bất điều hòa.

Hơi thở nghe nặng nề. mặt đỏ, gối run, tay run, và lạnh, môi giật giật, cổ như nghẹt, lưỡi như tréo ngoe nên nói cà lăm, ấp a ấp úng. Các bắp thịt bớt nhanh nhẹn nên khi muốn chạy hay phản công tự vệ, người ta thấy

Page 108: NGƯỜI BẢN LĨNH

thân thể như đeo chì. Nhiều người sợ đến thất thanh, miệng khô khốc vì những hạch nước miếng ngưng hoạt động.

Trong tâm hồn: trí tuệ mây mù của tình dục sợ hãi ám ảnh. Óc phán đoán không còn sáng suốt quyết định. Trí nhớ bị nghẹt. óc tưởng tượng hoạt động như ngựa không dây cương. Lương tâm bối rối nên khó phân biệt phải quấy.

Vì sự sợ hãi xâm chiếm tinh thần nên người nhút nhát như mất hồn, tướng diện trông kì dị, mặt mày hất hơ hất hoảng như con nài bị bắt hụt. không phải đợi đến lúc gặp cái gì hăm dọa, người nhút nhát mới có hình dáng kì dị. trong cuộc sống hằng ngày, trước bất cứ sự kiện gì có tính cách hăm dọa một chút, là họ run lên phát rét.

Họ sơ người to con, người ngoại quốc, người có nước da đen đủi, tướng mạo bặm trợn,họ sợ người binh quyền lớn, nha trảo đông, của tiền nhiều, đỗ đạc cao. Lúc bình họ già hàm, ăn nói huyênh hoang, gặp lúc nguy hiểm thì họ im thin thít, làm lỗi thì lo đổ thừa, gặp việc khó thì họ lo trốn tránh.

Nguy hiểm nhất của người nhút nhát là họ ngại cố gắng. ngay những nỗ lực có thể được họ cũng sợ, không dám thi hành. Họ quan trọng hóa các khó khăn. Trở lực được thổi phồng làm họ nản chí. Tâm trí cứ nhơi đi nhơi lại những lo âu, những bồi hồi. hồn xao xuyến ảnh hưởng đến xác vì đó bộ hô hấp, bộ tuần hoàn và bộ tiêu hóa của họ hoạt động mất thăng bằng. suy nhược từ tinh thần đến suy nhược thể xác.

Hậu quả cho gia đình và xã hội. Trong gia đình, tật nhút nhát gây tai hại không ít. Vì lối cư xử giật

gân,không bình tĩnh. Vì cách ăn nói rụt rè làm vợ chồng thiếu cởi mở, thiếu trao đổi thân mật. ái tính khó gặp đất phát triển phong phú lại còn bị những thái độ lãnh đạm, chua chát của tật nhát gan bóp nghẹt. người vợ cũng như con cái mà được hướng dẫn, được giáo dục đúng mức hay không là trách nhiệm của người chồng, người cha. Trách nhiệm ấy dựa trên tình thương và cũng lấy uy quyền làm sức mạnh để thành công. Nếu người đàn ông nhút nhát ra lệnh gì cũng như cô gái con nhà lánh bàn tâm sự, thì còn ai trong gia đình kính phục. đối với người vợ, phải xử êm dịu mà lắm lúc phải xử cứng nhất là đối với người vợ trẻ hay người vợ mới về. người chồng mù quáng mà còn khiếp nhược sẽ tạo tình thế loạn trong gia đình. Ai mà không cho là kỳ cục khi gia đình nào vợ chỉ huy, sai khiến chồng, đi đâu vợ cũng đi trước, chồng theo sau, ai hỏi chồng cái gì, chồng phải kiếm vợ “xin quyết định”

Người đàn ông tồi tệ như vậy chẳng những là cái bia ngạo cười của kẻ xung quanh mà chính người vợ giàu lương tri cũng không thích. Chỉ

Page 109: NGƯỜI BẢN LĨNH

một số ít phụ nữ ưa cho chồng giữ đạo “thờ bà” thôi. Phần đông phái yếu muốn có người chồng như một bóng tùng để mình nương thân gởi phận. ít ai biết điều mà muốn có chồng làm cái máy hoặc làm đầy tớ cho mình. Nếu gan như gan tép thì người chồng làm sao đừng mũi chịu sào cho gia đình. Còn vấn đề sửa trị con cái nữa. cha mà không nghiêm, không biết khi nhu khi cương để một mặt tu chỉnh các không điểm tật xấu, mặt khác rèn đúc đức tính cho con cái thì làm sao chúng nên người.

Con trẻ cần bầu không khí hiền dịu để nhân cách phát triển song vì ai cũng có bản năng và bản năng có xu hướng tốt mà cũng có xu hướng xấu nên cần uy quyền giáo dục nghiêm minh trấn áp thì con trẻ mới tập được những thói quen tốt. trong gia đình dù người mẹ gắt đến đâu nếu người cha như cục bột thì con cái khó khỏi nghênh ngang. Gia đình mà con cái đứa làm vua, đứa làm tướng thì khỏi bàn, cha mẹ phải rơi lệ lãnh hậu quả đắng cay do sự “thất giáo” của chúng. Tuổi của chúng là tuổi non kinh nghiệm, giống như cục sáp cần sự êm dịu của người mẹ được yểm trợ bởi uy quyền của người cha để già giặn lên, để được uốn nắn nên người tốt.

Trong gia đình còn biết bao vấn đề cần sự cứng rắn của người đàn ông để được giải quyết. khi phải dàn xếp xích mích giữa người ở với ai đó trong gia đình, khi phải nghiêm trang quyết định về học hành, nghề nghiệp, hôn nhân cho con cái, người đàn ông mà chết nhát, thực nguy hại cho gia đình không biết đến mực nào.

Tiếng xã hội, tôi hiểu nghĩa tập đoàn ngoài gia đình, tức nghề nghiệp, quốc gia.

Trong việc mưu sinh cho gia đình, người ta phải dấn thân vào các con đường, làm nghề này, nghiệp nọ. lắm lúc phải bình tĩnh và can đảm để binh vực quyền lợi của mình. Bước ra khỏi cửa học đường và gia đình là ta có thể gặp vô số người ích kỷ, giàu tham chực hờ lạm dụng ta, lấn lướt ta. Làm sao ta thành công được nếu nhát gan. Có nhiều người nói phải quấy biết nghe mà cũng có nhiều người phải đặt vấn đề pháp lý họ mới chịu. còn không ít thứ người càng chịu lép họ càng lên mặt, lấn lướt mà hễ ta cứng rắn đương đầu thì họ xuống nước; đối với hạng người ấy kẻ nhút nhát chắc chắn bị cho ăn gỏi.

Trong nghề nghiệp làm sao cũng có lúc bạn chỉ huy. Bạn lãnh đạo một số người nào đó, điều khiển một nhà máy, một cơ quan hành chính, quân sự, làm hiệu trưởng, giám đốc một cơ quan. Nghĩa là bạn làm lớn. làm lớn thì có thuộc hạ phải phân công , Có bao nhiêu vấn đề cần giải quyết dứt khoát. Nếu người làm lớn ý chí như bún thiu thì làm sao việc

Page 110: NGƯỜI BẢN LĨNH

chung chạy đồng đều. thuộc hạ nào không chán nản dưới chế độ của một ông chủ khiếp nhược.

Trong lãnh vực quốc gia, người làm lớn mà nhút nhát là một quốc sỉ cho dân tộc. làm sao quốc dân tín phục được một tổng thống, một quốc trưởng, một thủ tướng hay một đại sứ ngồi đàm thoại cạnh một lãnh tụ hoặc một sự giả của nước khác mà tỏ vẻ cóm róm, quì mọp. làm lớn phải ý thức rằng mình đại diện. mà đại diện thì phải làm nở mày nở mặt người đứng sau lưng mình nên không có quyền quan niệm sai lầm về khiêm nhượng để có thái độ hèn nhát. Thường những người non tài kém đức mà chụp được vận may làm lớn liều lĩnh, táo bạo, thường thứ người ấy hay tự ty khi chụp được cờ và ngại ngùng lúc phất cờ. vì cốt khí của họ là cốt khí “hạ nhân” nên gà mà lạc vào xứ của công của hạc thì bỡ ngỡ.

Làm lớn mà bụng dạ thỏ đế cử xử còn khiếp nhược như vậy huống hồ khi phải đối phó họ lại tệ hơn nữa. trong nội bộ, kẻ dưới tay họ lộng quyền mà họ không dám nghiêm trị. Đối với ngoại bang, người ta hiếp đáp quyền lợi quốc gia, họ nhịn thua một cách dại dột. Ra ngoại quốc, nhiều lãnh tụ hay sự thần của nước nhược tiểu, mang trong mình mặc cảm tự ty, nên từ thái độ, lời nói đến hành động tỏ ra lòn cúi, dua nịnh. Mình không tự trọng thì còn ai trọng minh. Mình tiêu cực thì người ta tích cực. có lạ gì. Mà mình đại diện cho một dân tộc chớ có phải mình ăn nói riêng cho gia đình mình, cá nhân minh mà thôi đâu. Chắc bạn không khỏi bực mình khi thấy lãnh tụ quốc gia nào coi việc nước như việc nhà của họ. trong một quốc gia, hư hỏng đừng đổ thừa cho hạ cấp, trung ương đừng đổ thừa cho điạ phương. Có thể cái sai một hai lần xảy ra ở hạ cấp ngoài ý muốn của thượng cấp. nhưng cứ xảy ra mãi thì sao? Làm lớn mà không biết cái sai xảy ra là mù quáng. Biết cái sai xảy ra mà không sửa trị là ngoan cố. sửa trị cái sai không nổi là bạc nhược.

Nói theo kiểu Khổng Tử thì tại “ý không thành”, tâm không chính, “thân không tụ”, “gia tề” không nổi thành ra “trị quốc” không kham, còn “bình thiên hạ” là việc khỏi bàn.

Trong đạo làm lớn, có một giáo điều tồi tệ này là: dám làm. Không nên độc tài kiểu Nêron, Tần Thủy Hoàng, Hitler những hễ trị quốc thì phải có bàn tay mạnh cộng với lương tâm trong sạch và bộ óc sáng. Không cần tuyên bố chương trình um sùm. Cứ làm hay, dám làm hay là đắc nhân tâm muôn họ. thường một quốc gia loạn, vận mệnh tổ quốc lâm nguy, quyền lợi quốc dân bấp bênh là tại cờ quốc gia lọt vào tây những người chết nhát. Họ không dám hy sinh tư lợi để phục vụ công lợi. họ hoạt động đình đám là để phụng sự cá nhân gia đình của họ. chớ nếu họ

Page 111: NGƯỜI BẢN LĨNH

dám sống đời tư khắc khổ, chết sống cho dân tộc thì vận mệnh tổ quốc đâu đến nỗi nào.

Nói vấn đề “dám làm” xin bạn đừng lộn với làm táo bạo mà bình dân gọi là làm ẩu. dám làm là đức tính. Còn làm “táo bạo là tật xấu cũng như khiếp nhược. trước việc phải làm, người có đủ khả năng làm mà vì ích kỷ không làm bị gọi là khiếp nhược, còn người thiếu khả năng mà làm đại, làm càn bị gọi là làm ẩu.

Trong quốc sự cũng vậy, cần là cần người can đảm, người tâm huyết với dân tộc, người đủ khả năng tinh thần, tâm đức chớ đâu phải cần người táo bạo. biết bao nhiêu người óc nhỏ mà đòi làm việc to, không đủ khả năng làm mà cứ làm đại nên kết quả là bỏ mạng, ở tù, lưu vong. Những nhà cách mệnh chân chính là những kẻ biết sức mình, biết sức địch. Họ là người can đảm nghĩa là có khả năng làm và dám làm. Việc nước là việc chung. Thấy nước lầm nguy ai mà không tức. song đâu phải chỉ có thiện chí cứu quốc rồi cứu quốc thành công, biết bao nhiều người nghe thấy điều chướng tai gai mắt của nước nhà mà vì biết mình thiếu khả năng, phương tiện cứu vãn nên sống yên phận. thà yên phận mà lo đóng góp cổ phần cứu kiến non sông tùy cái thể được của mình hơn là vị tự kiêu, hám lợi, háo danh hay vì không làm chủ được thần kinh của mình mà tay cóc ôm trời nên vẽ hùm không ra cọp. những người làm cách mệnh ẩu cũng tội lỗi như người cầm mệnh quốc gia mà chết nhát, mỗi người phá nước, hại dân một cách, nhưng cả hai đều là những tay phá hoại.

Sau khi xét qua các phương diện cá nhân, gia đình, quốc gia, bạn biết rõ tật nhút nhát gây tai hại thế nào. Nó tạo cho nạn nhân môt đầu óc kỳ lạ. là cứ tự khinh mà coi mình là trung tâm điểm của vũ trụ. Lòng tự ái của họ như trời biển. nói đúng hơn là họ tự khinh trong khi giao tiếp với xã hội nhưng rất tự cao với lương tâm của mình. Họ quan trọng hóa cái tài năng của họ, có khi họ tưởng tượng có những khả năng mà họ không có. Họ oán mình trách người vì tại sao tài năng, đức tính của họ không được ai lưu ý, trọng dụng. nghĩ như vậy mà họ rút thân vào cái vỏ cá nhân của họ, rụt rè khi phải tiếp xúc với xã hội. trong nội tâm, họ buồn khổ, có khi ganh tị, hờn oán nữa còn đối với người xung quanh thì họ vừa gây ác cảm vừa bị khinh chê.

Page 112: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG VII: CHIẾN THẮNG SỢ HÃI.

Đề phòng sợ hãi. Trước khi bàn trực tiếp những phương pháp tâm linh và vật thể để

chiến thắng sợ hãi, ta hãy xét trước cách đề phòng tật ấy: phòng bệnh hơn trị bệnh là lời khuyên quá cũ kỹ mà luôn có giá trị.

Trong nhiều gia đinh có nhiều bà mẹ hay “nhát ma” con. Con đi sau hè nha, lên nhà trên, đi gần sông rạch sợ té, mẹ nhát hết ma đến bà chằn, rồi ông kẹ, làm cho con hoảng sợ. nhiều anh chị ưa hù em nhỏ giật mình, khóc điếng người rồi đứng vỗ tay cười khoái trá. Không ít người cha hết hầm hừ, hò hét thì đánh đấm con cái làm cho chúng sợ thất than. Có lần tôi thấy một người cha đập liên tiếp đứa con trai 11 tuổi bảy cây chổi chà, chỉ tại vì con ông trốn học, đi hớt cá lia thia ngoài đồng.

ở học đường, theo chế độ cũ, người ta trị học trò bằng roi mây. Xử khắc nghiệt với thư sinh không chỉ đông phương theo lối giáo dục của nhà nho mà ở tây phương thời xưa cũng vậy. đọc tiểu sử luther, người ta thấy có ngày ông bị đòn đến 15 lần. hinh phạt hồi còn trẻ đã làm ông suốt đời có mặc cảm tự ty và hay nhát sợ. đến năng 1950 rồi mà trong một trường trung học nọ, có một giáo sư chọi một học sinh bằng một cái bình mực, bắt phạt quì gối, còn đi gần nhổ nước bọt vào tường nói đủ thứ lời khinh bỉ.

các lối giáo dục hung bạo ấy gây cho tuổi trẻ cảm xúc vô ích nhiều quá. Vì hình phạt bao vây, vì lời đe tiếng dọa bao phủ, con trẻ thường sống trong cảnh kinh hoàng, nên thu mình lại trong cái vỏ cá nhân. Ngày tối chúng tập trung tinh thần vào sự sợ hãi roi vọt, rầy mắng. do đó chúng kém tự tin, cho rằng mình gàn dở, vụng dại, sái quấy. mặc cảm tội lỗi và mặc cảm tự ty ngự trị trong tâm hồn chúng. Con trẻ nào mà cơ cấu tâm lý là đa cảm phải được giáo dục huấn luyện kỹ lưỡng về óc chú ý nhất là về ý chí. Con trẻ phải tập thói quen phản ứng có điều kiện bằng các hành động nghịch lại cảm xúc bồng bột(agere contra). Không để trí tuệ chìm đắm trong mơ mộng hay làm việc thái quá. Gìn giữ sức khỏe nhất là mực bình thường của thần kinh hệ. làm việc gì thì làm bình tĩnh, chuyên chú cho xong việc phải làm: Age quod agis, hãy làm việc bạn đang làm. Con trẻ phải được hướng dẫn sống cởi mở, xông pha trước khó khăn, điềm đạm khi gặp thất bại.

tóm lại, nhà giáo dục có bổn phận phòng ngừa cho tuổi xuân tính nhát sợ bằng cách tránh cho chúng những nguyên nhân gây kinh hoàng, tự ty.

Page 113: NGƯỜI BẢN LĨNH

Phương pháp vật thể. Vì các bộ phận hô hấp, tuần hoàn, những hạch nội tuyến liên hệ đến sơ hãi, nên săn sóc vệ sinh thể xác là tối cần để diệt trừ nó. Chiến thắng sợ hãi theo cách ấy, tuy là gián tiếp mà không kém hiệu quả bởi lẽ đơn sơ là sinh lý ảnh hưởng tâm lý: cơ thể ta làm suy nhược tâm hồn cũng khó hoạt động đắc lực. đã biết người nhút nhát là người thần kinh đa cảm. vậy phương pháp vật thể nào củng cố các bắp thịt, làm thần kinh hệ quân bình thì giúp họ bình tĩnh, can đảm.

Tăng cường sức khỏe: ăn uống cần bổ dưỡng hơn là vì khoái khẩu mà dùng các thực phẩm, ẩm phẩm ngon miệng song hại thân. Ngủ đầy đủ đêm và trưa. Làm việc cần nghỉ ngơi. Có những thời gian nghỉ kéo dài để tinh thần thảnh thơi, sống những nơi thoáng khí.

Đào luyện bắp thịt: thể dục đều đặn. thể thao chừng mực. mỗi tối và sáng dùng phương pháp hô hấp sâu. Nếu thể thao thì lựa những môn luyên lòng cản đảm. chí phần đấu như đánh kiếm, túc cần, bóng rổ. có thể nói mọi môn thể thao đều luyện những đức tính xã giao vì khi lẫn lộn tranh đấu để chơi cho đắc lực, người ta phải cố gắng tỏ ra tự chủ, nhẫn nhịn, hợp đoàn, bặt thiệp.

Người vì nghề nghiệp đặc biệt phải chôn đầu óc cả ngày trong phòng vắng, trong nơi ít hoạt động phải kiếm giờ rảnh đi bách bộ, bơi lội, giao tiếp để tránh thói quen e lệ, ngại ngùng.

Lúc thể dục hay thể thao mà thở ra vào nên thở cẩn thận: vừa hô hấp vừa “tự kỉ ám thị” rằng mình không phải là người nhát gan, rằng mình chiến thắng sợ hãi, sống bình tĩnh, hoạt động dũng cảm.

Trước khi làm công việc gì như phải nói trước công chúng mà bắt sợ lên, tim đập mạnh quá, ta nịt lưng quần hơi chật một chút và thỉnh thoảng nín thở nghĩa là hít hơi vào rồi ngừng lại một lát và thở chậm ra. Những việc ấy tuy nhỏ nhặt mà rất hiệu nghiệm trong việc gây ra sự điềm tĩnh lại trong bạn.

Tránh những món ăn hay thức uống nóng nảy quá, làm thần kinh náo động.

Cũng tránh những cử động thái độ, hành vi tỏ ra hấp tấp, liến thoắng như đi luýnh quýnh, chạy nhảy bất ngờ, quơ tay múa chân đột ngột.

Phương pháp tâm linhCăn gốc của sợ hãi là tâm linh, nên muốn trị nó cần nhất là dùng

phương pháp tâm linh. Phương pháp này phức tạp, tôi chỉ bàn những điểm chính yếu.

Trừ chứng tự ty; vạch trần các nguyên nhân khiến ta tự ty rồi “Tỉa” chúng dần dần. áp dụng phương pháp tôn trọng tự do và trách nhiệm của kẻ thụ giáo. Luyện óc thực tế, đừng đắm đuối trong những ảo mộng. phán

Page 114: NGƯỜI BẢN LĨNH

đoán đúng. Có những việc khó, nhỏ ráng tập vượt qua. Cởi mở đời sống để trở thành con người hợp quần, bặt thiệp.

Ý thức bản năng: người nhút nhát cứ tưởng mình sinh vào “ngôi sao xấu”. trong cuốn “ J’ai surmonté la trac” do nhà Aubanel xuất bản, J. de courberive khuyên hãy tín nhiệm tin tưởng và thích làm việc.

Tín nhiệm là người mang tật sợ khi nhờ một bác sĩ hay một vị linh mục hướng dẫn điều trị cho mình tật ấy, phải tín nhiệm, nghĩa là phải sáng suốt vâng lời các chỉ dẫn của những vị ấy.

Tin tưởng, theo sollier là tối cần để người nhút nhát chống bệnh đa nghi. Có tin tưởng mới thắng ảo tưởng, hành động dứt khoát, không lưỡng lự, mà lưỡng lự thường là nguyên nhân làm mất những cơ hội tốt để thành công.

Thích làm việc là nuôi ý tưởng, sắp chương trình, nỗ lực làm việc đến nơi đến chốn.

Sollie tóm tắt: “gợi cho người hồ nghi lòng tín nhiệm để họ tin tưởng mà hành động”

Dùng ý chí suy luận: theo Baudouin thì ý chí suy luận không ảnh hưởng trực tiếp trên cảm xúc nên không thể dùng nó chế ngự sợ hãi. Điều đó có lý vì sợ hãi là cảm xúc và tâm tình có ý chí, trí tuệ thuộc lãnh vực tinh thần.

Nhưng hai tài năng này có thể ảnh hưởng trên sợ hãi cách gián tiếp mà không kém hiệu lực. bạn sợ ai hay việc nào đó mà nhờ suy luận bạn biết người và việc bạn sợ không có gì đáng sợ thì bạn đâu có sợ. nghe nói trước công chúng bạn sợ mà biết sẽ nói ở một chỗ gồm toàn con trẻ thì còn làm bạn hãi hùng gì nữa không?

Thường sợ hãi bị tấn công bằng ý chí và ý chí được soi sáng bởi trí tuệ.

Lúc sợ, ý chí tê liệt: Nghĩa là bạn không dám. Bạn không dám bởi vì bạn hồ nghi, bạn biết có tai nạn. khi tỏ ra không có tai nạn thì bạn dám chứ. Mà như vậy đâu còn sợ.

Lúc sử dụng trí tuệ chiến thắng sự sợ hãi, đừng suy tưởng ngay sợ hãi vì càng nghĩ đến nó người ta càng sa lầy trong nó mà suy tưởng về nguyên nhân của nó. Sắp tiếp khách. Bạn hồi hộp. mà tại sao? Bạn đứng đắn, lễ độ, trầm tĩnh, bặt thiệp thì có gì người khách trách ban? Dù họ quyền cao chức cả, của tiền, ăn học đến đâu. Họ là họ, còn bạn là bạn. có thể họ cũng không đủ tự nhiên khi tiếp bạn nữa. vậy tại sao bạn sợ họ. phải tự tin rồi sẽ dám, sẽ can đảm. người ta thường sợ những con bò nhà được tưởng tượng thành con bò rừng.

Page 115: NGƯỜI BẢN LĨNH

Hoàn cảnh xã hội gây thiện cảm: người nhút nhát nếu được dịp mày giao thiệp nhiều trong những hoàn cảnh xã hộ gây thiện cảm sẽ bớt dần tật thỏ đế. Họ noi gương các người can đảm, tự tin, họ không bị người thần dòm ngó, không bị bạn bè chỉ trích nên xã giao cởi mở riết rồi bặt thiệp. xã hội như những đợt sóng, còn tâm tính ta như những cục đá: sóng đập vào đá, đá càng hết góc cạnh, nhám nhúa.

Bắt kiến hôi trị kiến vàng: nhà làm vườn muốn đuổi kiến vàng không cần làm gì cho cực mà chỉ cần để trên cây có kiến vàng một ổ kiến hôi thì kiến vàng “rút lui có trật tự”. bạn có thể chiến thắng tâm tình sợ hãi bằng những tâm tình khinh bỉ, thương yêu, nóng giận. hạng võ hạ được thành Ngoại Huỳnh muốn chôn sống hết các con trai từ 15 tuổi trở lên của thành ấy. ai nấy trong thành hoảng hồn.

Cừu Thúc, một thiếu niên 13 tuổi đi ngay vào dinh Hạng Võ. Có người vào trình, Hạng Võ cho vào tiếp. cừu Thúc mạnh dạn đi vào giữa rừng gươm giáo của quân sĩ và tướng lãnh. Hạng Võ ngạc nhiên hỏi là con nít sao dám đến đây. Cừu Thúc nói: “bệ hạ đáng cha tôi; con thấy cha thì mừng vì thương chớ sao lại sợ”. sở Bá Vương Hạng Võ nghe nói vậy mến cảm Cừu Thúc và tiếp tử tế.

Theo thần học, đối với thượng đế người ta không nên sợ như tội nhân sợ quan tòa mà sợ như con cái sơ cha mẹ nghĩa là kính trọng, yêu mến.

Tự kỷ ám thị: khi sợ mà dùng “tự kỷ ám thị” trực tiếp thì óc tưởng tượng làm việc lạc đường, bày vẽ ảo ảnh về sợ hãi to tát hơn. Song tự kỷ ám thị gián tiếp thì rất dễ hiệu lực vì trong việc chiến thắng sợ hãi nó có giá trị phòng ngừa. thường tự kỷ ám thị rằng mình không sợ hãi, ít ra ngừi ta cũng nhớ mình phải can đảm khi cần tỏ ra can đảm. đối với con trẻ phương pháp tự kỷ ám thị gián tiếp rất hiệu nghiệm. nhà giáo dục không cần dẫn giải nhiều lý lẽ mà chỉ gơi mãi cho chúng điều chúng phải biết, phải chiếm đoạt. trong công giáo nhiều bà mẹ vô tình hay hữu ý áp dụng phướng pháp để hướng con cái của họ về Chúa ngay từ lúc chúng còn trong trứng nước hay chưa sạch máu đầu.

Hành động như đã can đảm và bình tĩnh: cảm tưởng sợ nhiều khi chỉ là một ảo tưởng nên thay vì sa lầy trong ảo tưởng ấy, người ta đánh tan bằng cách hành động như mình là người coi cái sợ không ra gì. Người đi trong đêm tối, hơi sợ ma, mà vừa đi vừa huýt gió sẽ bớt sợ….

Sợ trời sẽ không còn sợ cái gì cả: tại sao nhiều thánh nhân coi cực khổ, chết chóc như không.

Họ tin rằng thượng đế lo liệu mọi việc cho con người. trong chương trình quan phòng, thượng đế dự bị đủ ân sủng cho con người chịu đựng

Page 116: NGƯỜI BẢN LĨNH

hay vượt thắng hoàn cảnh nên nếu tin tưởng nơi người. con người không lý do gì sợ hãi điều không đáng sợ.

Thường những người sạch tội, có lương tâm chính trực, thánh đức quả thật là những người hùng. Họ dám chết sống cho lý tưởng, coi đau bệnh, tù đày, chết chóc như rác.

Hướng về khách quan : vì người nhút nhát là người quá hướng nội, người đóng kín cái tôi lại và suy luận thường chủ quan. Bây giờ muốn chiến thắng sợ hãi họ phải hướng về khách quan, tự quên mình, để tập trung tinh thần vào một lý tưởng khách quan nào đó. Đó là một lối “tự thôi miên” mà hễ càng giàu nghị lực tập trung tinh thần hướng về một việc ngoài cái tôi, người ta càng bình tĩnh và can đảm.

Dùng một tham vọng: ngươi ta có thể trở thành can đảm vì danh dự, coi cái chết nhẹ như lông hồng vì một lợi lộc nào đó. Trong trường hợp một người lính nhát gan mà vì sợ chết, cẩn bảo vệ mạng sống nên xông pha anh dũng nơi trận mạc. trong trường hợp đó, bạn thấy lòng tham vọng sinh tồn chiến thắng sợ hãi.

Ý chí cương quyết chiến thắng sợ hãi: thành ngữ “agere contra” nghĩa là “hành động nghịch lại” là khẩu hiệu của bạn trên đường tự luyện thành người can đảm. không phương pháp nào linh diệu trừ được tật sợ hãi nếu bạn không muốn, không cương quyết chiến thắng nó.

Trong cuốn “la Timidité”do nhà Aubanel xuất bản, Raymond de Sain Laurent phác hoạ cho bạn một chiến lược đấu tranh với sợ hãi gồm các yếu điểm sau đây:

Biết rõ địch thủ: địch thủ của ta ở đây chính là ta, là tiềm thức của ta. Vậy dùng nội quan để tự trị.

Dùng khí giới tất yếu là tự ám thị và ý chí, tự ám thị là khí giới phòng thủ còn ý chí tức là nỗ lực là khí giới tấn công.

Chiến đấu dẻo dai khi giao chiến với sợ hãiVà để kết chương này, tôi mời bạn đọc mấy lời này của tác giả cuốn

“ la Timidité” dẫn ở trên; “cách đây 2000 năm, Virgile là một trong những thi sĩ vĩ đại của nền văn minh La Hy, đã ngâm trong Eneide thi phẩm bất hủ của ông: Andentes Fortuna Juvat:

Định mệnh mỉm cười cho những người dám làm. Nó ủng hộ lòng can đảm của họ và mở rộng ra cho họ con đường khải hoàn của thành công.

tự kỷ ám thị

Sợ trời sẽ không còn sợ cái gì cả

Page 117: NGƯỜI BẢN LĨNH

CHƯƠNG VIII: NHỮNG GƯƠNG KIÊN CƯỜNG

“ông kia bà nọ được… tại sao tôi không?”Saint Augusti.Gương kiên cường hay “lây”Trong những trận chiến ác liệt, các binh sĩ nhảy dù đổ bộ, thay phiên

nhau lăm le với miệng tử thần, những người nhảy đầu tiên nếu thoát ra khỏi phi cơ anh dũng sẽ làm cho những người nào nhảy sau mà nhát gan hơn bớt sợ hãi. Tại sao vậy? tại lòng can đảm tự nó hay “lây”.

Trong bất cứ cuộc chiến đấu nào, lãnh tụ mà dám làm dám chết cho đại nghĩa thì sẽ có hàng loạt kẻ đứng sau lưng mình noi gương kiên cường anh dũng của minh.

Trên đường tự luyện kiên cường, ta phải biết lợi dụng tính bắt chước của con người khi danh dự, quyền lợi được khích lệ.

Trong cuốn “ pour être calme et fort” Marcelle de somer đã nêu cho ta một số gương vĩ nhân lừng danh về can đảm. họ là những lãnh tu quốc gia, những người ra trận mạc như chốn không người, những người lương đống kiến thiết xứ sở giàu nghị lực, kiên nhẫn, khôn ngoan và tài ba. Đó là những Lyautey, clémencceau, Foch, Eisenhower, Churchill, Staline. Ngòai ra những nhà truyền giáo coi đói rét, bệnh tật, chết chóc không ra gì chỉ vì thượng đế như Ignace de Loyola. Fransois Xavier, linh mục Foucauld, người ta không quên những nhà thám hiểm Brazzza. Charcor hay một Banden Powell, sáng lập gia của phong trào hướng đạo. rồi trong lĩnh vực kỹ nghệ, ai mà không nhớ những vua xe hơi, vua thép, vua dầu lửa như Renaulf, Ford, André carnegie, Rockefeller.

Dưới đây ta sẽ đi sâu vào đời tư một số vĩ nhân và thánh nhân để học ở họ gương kiên cường anh dũng.

Chúa giêsu trước mặt quân thù. Căn cứ lịch sự tôn giáo, theo chỉ điểm của Giuda, một phản đệ của Chúa Giêsu, quân dữ cầm đèn đuốc, gươm gậy đến bắt người, Guida chỉ người cho quân dữ bằng một cái hôn. Biết quân thù sắp bắt mình. Chúa Giêsu đi đến gần họ và hỏi: “quí ông đi tìm ai” quân dữ đáp: “tìm Giêsu nagiaret”. Chúa Giêsu bình tĩnh trả lời: “chính là tôi”. Quân dữ nghe vừa xong vừa lui ra và ngã lăn xuống đất. lần thứ hai Chúa hỏi: “các ông đi tìm ai?” họ nói: “tìm Giêsu nagiaret”. Chúa bảo: “tôi đã nói với các ông chính là tôi”. Nếu các ông tìm tôi thì xin để các người theo tôi tự do.

Sau khi cảnh cáo một môn đồ đã chặt đứt tai của một quân dữ. chúa Giêsu quay sang đám quân thù nói: “các ông đến bắt tôi bằng gươm giáo, đèn gậy như bắt một tên bất lương à?” hàng ngày tôi ngồi giữa các ông

Page 118: NGƯỜI BẢN LĨNH

dạy dỗ trong đền Thánh mà các ông không bắt. mà các việc này xảy ra đúng tiên ngôn của Thánh tiên tri”

Bạn nghĩ sao về lối cư xử của Chúa Giêsu trước các tình thế nguy hiểm trên.

Biết đồ đệ sắp nộp mình bằng một dấu hiệu của tình yêu vì óc trục lợi, biết quân thù hãm hại mình ghê gớm mà Chúa Giêsu điềm tĩnh nói chuyện với quân thù. Chúa chỉ cho họ thấy lối đối xử ngớ ngẩn của họ rằng một người như Chúa đâu cần bắt theo kiểu bắt những kẻ lưu manh.

Cao cả nhất là Chúa che chở cho những thuộc hạ của Chúa lúc lâm nguy. ở đời mấy kẻ làm lớn có trách nhiệm và đùm bọc như vậy? có phải thường sau khi các lời này thốt ra: “liệu mà xa chạy cao bay” thì “sống chết mặc bay” không?

Nếu trước những tòa án, có kẻ hết bạc nhược van xin, cầu khẩn, thì chối lia chối lịa tội lỗi của mình làm bạn chán ngán tình đời thì sao bạn không suy ngẫm về thái độ của Chúa Giêsu lúc đứng trước các ông Anna, Calpha và Philatô.

Thầy cả thượng phẩm Caipha hỏi Chúa Giêsu về giáo thuyết của Người. Người nói: “ tôi đã dạy công khai trước mặt thiên hạ. tôi không nói gì bí mật, tại sao còn hỏi tôi?. Hãy hỏi các người Do Thái là những kẻ đã nghe tôi nói, họ đã biết điều tôi nói nên xin ông hãy hỏi họ”. chúa Giêsu nói xong các lời ấy, một tên lính tát tay vào mặt Chúa và quát: “mày trả lời với Thầy Cả Thượng Phẩm như vậy à?”. Chúa Giêsu ôn tồn nói: “nếu tôi nói sai thì hãy chứng minh điều ấy. còn tôi nói phải thì tại sao đánh tôi?”

Khi bị điều tra, bị hỏi khẩu cung, nhiều người tự cho mình là trí thức, đã trả lời thế nào? Sợ đòn bọng, tù đày, chết chóc, người ta nói bằng giọng dua nịnh, người ta che giấu sự thật hay nói thêm mắm dặm muối, cung khai ẩu, thề thốt đủ điều miễn sao khỏi bị hành hạ.

Trước mặt Philatô là quan trấn thủ Do Thái, Chúa cứu thế cư xử làm sao?

Philatô hỏi: “ấy vậy ông là vua”. Chúa Giêsu đáp: “phải! tôi là vua. Tôi sinh ra để làm chứng cho chân lý. Hết mọi người tìm chân lý nghe lời tôi”.

ở thời đại ta, được mấy lãnh tụ chính trị, quân sự mà “hùm thiêng khi đã sa cơ” dám trả lời trước quân thù của mình can đảm như vậy?.

nghiêm Nhan đối với Trương Phi. Trương Phi sau khi chiếm được thành Ba Quân, bắt được thủ thành

ấy là Nghiêm Nhan. Trương Phi cho lệnh dẫn Nghiêm Nhan đến, mặt đỏ phừng phừng quát như thiên lôi đả: “đại tướng đây sao mày không qui hàng còn chống cự?”. nghiêm Nhan mắt nẩy lửa nhìn như phóng gươm

Page 119: NGƯỜI BẢN LĨNH

đao vào mặt Trương Phi, trả lời: “bọn bây là bọn thất phu vô nghĩa. Muốn giết ta thì giết chớ giận dữ cái gì?”. Trương Phi thấy Nghiêm Nhan toát lộ hùng khí liền lễ độ mở trói cho Nghiêm Nhan, mời ông vào tư phòng xin lỗi và kết thân bằng hữu thâm giao.

Abraham LincolnNếu bạn hỏi tôi một vĩ nhân nào của Tây Phương mà đức thắng tài

trong nghề trị quốc thì tôi không ngần ngại nói đó là Abraham Lincoln, người mà Dale Carnegie bỏ ra 3 năm nghiên cứu để viết về đời tư và trong cuốn “lincoln the Unknown” đã không dè dặt gọi đó là “ đệ nhất vĩ nhân của Hoa Kỳ”.

ở ông, phải đức thắng tài và đức rõ rệt nhất là kiên nhẫn và can đảm. ở đây tôi chú trọng đức sau.

Ông tỏ ra là bậc thánh về can đảm trong đời sống gia đình và trong hoạt động chính trị.

Theo Stefan Lorant trong cuốn “ the life of Abraham Lincoln” thì ông cùng Mary Told đã xây tổ uyên ương đầm ấm. song theo Dale Carnegie trong cuốn “Lincoln the Unknown”, thì gia đình của ông bà là địa ngục trần gian. Nhà viết tiểu sử lừng danh này bảo rằng chính Mary Todd vì ham mê sự nghiệp của ông, nuôi mộng là đệ nhất phu nhân, sống cùng ông ở tòa bạch ốc nên ve vãn dụ dỗ, quyễn rũ ông. Ông không chịu kết hôn với bà mà không dứt khoát từ hôn. Ngày cưới xảy ra chuyện hy hữu là họ hàng hai bên sốt ruột chờ đợi ông ở Thánh đường, còn ông trốn ở nhà khóa cửa lại: sau cùng họ hàng đàng trai đàng gái ngỡ ngàng, thui thủi ra về. mary todd nhất định đeo đẳng ông. Bà khóc như mưa nguồn. ông xiêu lòng. Bà không để qua cơ hội, tha thiết xin ông làm lễ cưới với bà ngay đêm ngày ông mà ông hứa.

Chẳng biết các sự kiện trên có đúng như vậy không. Nhưng điều chắc chắn là nhà viết tiểu sử nào về ông bà Lincoln cũng đều công nhận là tính tình ông bà như mặt trời mặt trăng.

Bà hách dịch,nóng nảy, kiêu căng, nói nhiều. ông mềm mỏng, ôn hòa, khiêm tốn, cẩn ngôn.

Bà ưa sống hào hoa, chú trọng trang sức, thích giao thiếp, tiếp khách. Ông thì sống giản dị, ra vẻ quê mùa, ghét đời sống xã hội, mê đọc sách.

Lửa với nước ở chung với nhau như vậy thì cái cảnh cơm không lành canh không ngọt diễn ra rất thường. tên côn đồ Booth, người đã ám sát ông chỉ giết ông có một lần. còn Mary Todd, người bạn đời của ông mà như rắn độc trong suốt 30 năm trời chung sống với ông đã giết ông chết dần chết mòn. Có lần tại nhà bà góa Early bà nổi cơn ghen, chọi vào

Page 120: NGƯỜI BẢN LĨNH

mặt ông một tách cà phê nóng giữa mặt nhiều người tai mắt. ông thì xấu trai, cao như tre miễu mà ốm như sợi dây. Má hóp vô làm mặt dài nhằng ra. Hai tay nghuêu ngào như tay vượn. còn bà không phải “giai nhân” gì, trán vồ, mắt lộ, mà nếu phải nói một người ngạo nghễ ông cay độc nhất phải nói là bà. Bạn thử nghĩ coi vợ gì mà kêu chồng là ông môi xệ, lưng tôm. Còn cảnh quơ chổi chà rượt ông thì bà diễn ra hoài. Không biết bao nhiêu lân, đi làm việc công về, ông không dám đút đầu vào nhà vì chịu không nổi lời chanh tiếng ở của bà. Không phải ông khiếp nhược để bà leo lên đầu lên cổ song vì bản tính của bà không biết có lai beo cọp hay sao và vì tình chung thủy vì giữ thể diện với đời đành nén lòng câm họng. thua vai lép vế bà. Cắn răng chịu đựng cảnh địa ngục gia đình, quả thực Lincoln tỏ ra là người can đảm xuất chúng và trong sổ danh nhân ông được liệt vào hạng người, một phần bất hủ nhờ ông cưới vợ ác quỉ như Socrate.

Song Lincoln lại tỏ ra gan mật xuất chúng nhất trong lĩnh vực chính trị.

Ông chủ trương thủ tiêu chế độ nô lệ, thống nhất hai phương Nam-Bắc của nước Mỹ. địch thủ độc hại của ông là Doulas. Phe của Doulas phản đối ông kịch liệt. phe này chống đối sự ngang hàng của người da trắng và da đen nên mạt sát ông, cho ông là tên phản bội, là quân “vong bản”. song nhờ chịu đựng dư luận, ông dùng tài hùng biện diễn thuyết thu phục được nhân tâm người phương Bắc và ông hạ được Doulas. Năm ông 51 tuổi, ông đắc cử tổng thống, nghĩa là sau 30 năm tranh đấu anh dũng cho lý tưởng giải thoát nô lệ, ông chụp được cơ hội thể hiện chí hướng của mình. Ai làm tổng thống còn sống được cảnh giàu sang, lòng hân hoan cho mình là vạn phúc nhưng Lincoln coi việc mình ngồi tòa bạch ốc là kê vai vào trách nhiệm cứu quốc và kiến quốc ghê gớm và hằng ngày ông phải ăn sầu uống thảm. cách ít hôm sau ngày ông nhậm chức Nguyên Thủ Hoa Kỳ thì chiến tranh nổ ở Sumter, vì phương Nam chống ông; tách ra khỏi phương bắc bầu Jesffeson Davis làm tổng thống, ông này chủ trương bảo trì chế độ kỳ thị chủng tộc, cho rằng nô lệ là tự nhiên của người da đen, dưới tay Lincoln binh sĩ ít, tướng lại tồi tệ.

Ông động viên đâu được 191.000 lính mới. tướng Scoor thì đau lưng thích ngủ ngày hơn xuất trận. còn Mc Clellan, cũng tướng mà nhát như thỏ đế, nghe cầm quân thì phát rét lên, việc đủ thứ lý do nào ngựa đói, lính mệt để né mặt tử thần. tướng mà như hoạn quan của các triều đình phong kiến thế mà Mc Clellan còn kiêu hãnh coi tổng thống đời rồi cho người báo là: “đại tướng mắc ngủ”. một tướng dưới tay mình trong thời

Page 121: NGƯỜI BẢN LĨNH

nguy biến như vậy mà Lincoln bóp bụng chịu vì chưa tìm ai thay thế được.

Còn những Pope, Burside thì sao. Thấy Mc Clellan bạc nhược quá Lincoln trao quyền cho Pope. Ông này cũng tướng nữa mà Mc Clellan không phục tùng, không chịu trả quyền, rồi đến khi lãnh được quyền, bị quân tướng Lee đánh như chẻ tre Hoa Thịnh Đốn sắp bị địch chiếm. nước chót không biết tính thế nào, Lincoln bất đắc dĩ buộc Pope trả quyền cầm quân lại cho Mc Clellan song sau cùng tướng này cũng tỏ ra bất lực. chức tổng tư lệnh qua tay Burnside rồi qua tay Joe Hooker. Song nhân dân cũng thất vọng nữa. Burnside thì tự ty, ngày thay thế cho Mc Clellan khóc như đàn bà. Còn Hooker thì huyênh hoang nhiều lần bị quân tướng Lee đánh tơi bời không còn manh giáp.

Mahatma GandhiKhông phải vô lý mà Rabindrahath Tagore tặng cho Gandhi tước

hiệu Thánh (mahatma). Đức tính nổi bật trong con người của Gandhi là “cương mà nhu”. Ông chỉ có lý tưởng là giải thoát dân tộc khỏi ách nô lệ người Anh và suốt đời ông tranh đấu cho lý tưởng đó theo đường lối anh dũng mà hiền lành.

Nguyên tắc chỉ đạo đường lối của ông là không phải cá nhân bị tiêu diệt vì quốc gia tồn tại cho cá nhân. Cá nhân chỉ phục tùng đa số và chính phủ khi các quy tắc luân lý được tôn trọng. bụng dạ người Anh đối với dân Ấn như beo cọp. họ bắt người Ấn đi đâu gặp những chức sắc người Anh phải xuống xe, lột mũ, bái xá. Họ khớp mỏ báo chí, băt tra tấn, giam cầm đày ải hàng loạt nhà ái quốc Ấn. Gandhi phát động phong trào nhân dân chống người Anh bằng cách bất hợp tác trong các phương diện. chính quyền Anh rất ghét ông. Họ ra lệnh trục xuất ông ra khỏi xứ để bắt giam ông. Quần chúng nổi loạn, biểu tình đòi thả ông. Ông được tự do rồi tiếp tục vận động, diễn thuyết, viết báo, hô hào biểu tình, tổ chức tuyệt thực chống người Anh nữa. danh tiếng ông như hương thơm lan toàn lãnh thổ Ấn. người ta yêu mến ông như cha như mẹ. triệu triệu người Ấn ngả đầu về ông như thờ lạy một đấng cứu thế. Ông đi đến đâu, đoàn lũ cùng đón xe, chen lấn nhìn tận mặt ông, ôm chân ông mà hôn. Có lần hàng khối người nằm la liệt ngang đường rầy, bắt xe lửa thắng lại để họ nhảy lên xe chiêm ngưỡng ông. Ông vào tù, quần chúng khóc như mưa nguồn thác lũ. Và ông vô khám tợ cơm bữa. được thả ra thì ông chống người Anh nữa. nhiều lần ông tuyệt thực suýt vong mạng. lúc tuyệt thực , nằm hoi hóp ông cầu nguyện thượng đế, đọc các sách kinh thánh, Coran, và Imitation de Jesus Chirst. Hành động của ông tỏ ra bất cộng đái thiên

Page 122: NGƯỜI BẢN LĨNH

với người Anh song không khi nào ông tỏ ra thù oán, phẫn nộ và bạo động.

Theo Romain Rolland nếu trong, đường lối cách mạng của Tolstoi có cái gì kiêu căng, ngạo mạn, báo oán thì trong đường lối cách mệng của Gandhi có cả cái gì êm đềm, trong sạch, cao cả của đạo giáo. Ông chẳng những tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người Ấn mà của cả phương đông. Ông chống long bạo ngược của người phương Tây mang danh là đạo binh văn minh trên đất Ấn, ông tranh đấu với thần lực, tin tưởng lòng chí công của tạo hóa. Hồi ông bị Golse ám sát, sắp ngã quỵ còn kêu lên “trời ơi”. Âm thanh ấy cao cả quá! Nó tủa ra hào quang của đạo đức và gói bên trong một đầu óc anh dũng thuộc nòi giống những người anh dũng nhất mà nhân loại hãnh diện có.

Eddie Ricken BackerTuổi đôi mươi của Eddie Ricken Backer là tuổi đen tối. ông đã thất

học mà tính tình lại man rợ, ngày tối nhập vào các đảng du côn phá làng, phá xóm, hết đánh lộn tớiăn cắp, cút bắt với cảnh sát vì đập phá của công. Ông thuộc thành phần thiếu niên cặn bã như vậy mà sau khi thân phụ ông qua đời, ông canh tân hẳn đời sống trở thành một người coi các tai họa như bạn hữu, trên hai mươi năm cầm đầu hơn 200 cuộc đua xe hơi, lăn lộn, đùa giỡn với tử thần và theo Dale Carnegie, năm 1918, ông đã hạ của Đức 26 phi cơ, rồi trên không trung như chuồn chuồn bị đốt cánh mà ông vẫn được tử thần kính trọng. trước hết ông tập tự chủ, sửa tính nóng như lửa của ông và đào luyện lòng anh dũng trong những việc nguy hiểm. ông tập lái xe hơn, nuôi mộng giữ kỷ lục về môn này. Buồn cười là khi danh tiếng ông lừng lẫy, ông được coi là ông hoàng của những người lái ôtô mà trong túi không có một mảnh giấy phép lái xe. Ông xây dựng lòng can đảm từ lúc còn xuân xanh. Khi thân phụ ông mất xong, ông bỏ học, đi làm để tự nuôi sống. mỗi sáng ông phải đi bộ 12 cây số mới tới sở sửa xe hơi, ở đó làm việc suốt ngày mà mỗi giờ được lối 3 cắc để rồi đêm xuống mới về, cũng cuốc bộ 12 cây số nữa con đường dài bằng từ cầu Rạch Miễu đến Kiến Hòa, mà đi chân trong rét buốt. rồi trong sở làm, ông bị đuổi đi đuổi lại, bạn biết mấy lần không? Mười tám lần. thực chí ông kiên nhẫn quá, mà nhất là anh dũng quá. Với chí ấy, ông đã ghi tên ông vào đầu sổ những người cầm lái xe hơi và những phi côngg anh hùng nhất mà cho đến ngày nay chưa mấy ai làm mờ được phương danh của ông.

Người anh dũng với việc lớn. nếu bạn hiểu người anh dũng không nhất thiết là người ra vào chốn tên bay đạn lạc mà còn là kẻ chiến thắng khó khăn cách thầm lặng để làm nên việc lớn thì bạn có không ít gương

Page 123: NGƯỜI BẢN LĨNH

sáng. Những việc hiển hách bên ngoài nhiều khi dễ làm hơn những cố gắng triền miên, âm thầm suốt đời. bạn biết một Nã Phá Luân anh hùng đôi lúc nào đó rồi ông vẫn là mồi ngon của tình dục, của tham vọng quá lố, như ái tình và chiến thắng. còn một nữ thánh theresa cả đời chôn vui đôi má phấn trong tu viện Cạc mê lô theo con đường tu đức gọi là “tiểu lộ” để làm cho lương tâm băng tuyết và ngát hương vì những đức tính cao đẹp.

Một tâm hồn như vậy xét cho kỹ là chí cực anh dũng vì trước khi họ gây kính phục ở kẻ khác họ đã chính phục tình dục, họ đã tự chủ. Lão tử nói chí lý về họ: “thắng nhân giả hữu, tự thắng giả cường”. phải. thắng người thì chỉ cần có sức manạh, còn thắng mình thì phải nghị lực, phải anh dũng thực. một thánh nhân là một gương anh dũng mà một người dám hy sinh đời mình cho khoa học, nghệ thuật, văn hóa cũng là môt gương anh dũng. Dưới đây là một số ngôi sao ấy.

Thi hào Dante bỏ 30 năm trời hoàn thành cuốn “hài kịch thánh”. Sử gia Prescotte dành mười năm để học sinh ngữ, kiếm tài liệu “Ferdinand et Isabelle d’ espagne”. Newton sửa đi sửa lại cuốn “toán học phổ bác” đến 19 lần. còn vừa ở tù lạnh lẽo, dơ bẩn tối tăm mà vừa đánh dây kiếm tiền nuôi một vợ một con vừa suy tư để viết ra một tác phẩm được dịch bằng mấy chục thứ tiếng, chắc bạn biết ai chứ? Chính John Bunyan, tác giả cuốn “pilgrim’s Progress” đấy, victor Hugo đến 60 tuổi mới viết xong bộ “les mise rables”. Thi hào Virgile bỏ ra 30 năm để viết cuốn “Imeide”. Vậy mà trước khi chết còn cho là quá dở nên đòi đốt.

Tolstoi cho vợ chép đi chép lại đến 7 lần cuốn “chiến tranh và hòa binh”. Quyển sách giáo dục của Fenelon, cuốn “Telemaque” được tác giả chép đi chép lại đến 18 lần. bạn có dè giữa cảnh lao tù hôi thối chung quanh chuột gián, Cer vanties khai sinh cuốn “Don qui chotte”không?

Luyện cho mình một ý chí dẻo dai, đinh đóng, phải có một tâm hồn anh dũng lắm. trong một bức thư trả lời cho Dale Carnegie hỏi một nhân vật có kỳ tính lạ lùng mà cũng có cái tên lạ lùng “đường rầy Jack”, giáo sư tâm lý học W. B. Pillsbury, khoa trưởng đại học đương Michigan nói rằng ông ấy phải từ công phu luyện tập mới có trí nhớ phi thường. đường rầy Jack có thể bất ngờ trả lời rõ rệt cho bạn những câu hỏi hắc búa về sử. ngay đến những chi tiết như Socrate 40 tuổi mới kết hôn với cô gái 19 tuổi, như lưỡi lê được dùng vào chiến tranh lần thứ nhất ngày 27-7-1689 ở Scotland trong trận kille Cranhkie.

Jules Cesả và Nã Phá Luân có thể nhớ tên hàng nghìn binh sĩ. Nếu bạn là thi sĩ bạn có nhớ hết thi phẩm của bạn không. Còn Byron thì hãnh diện rằng nhớ hết các bài thơ của ông.

Page 124: NGƯỜI BẢN LĨNH

Sử gia nổi danh viết sử mà không cần tra khảo sách sử vì sach sử đã nằm trong óc xưa nay chắc chỉ có Macaulay là một. ông thuộc lòng cuốn “Paradise Lost”

Biết bao vĩ nhân khi chưa làm việc lớn đã phải anh dũng đấu tranh với nghèo khổ.

Stéphenson con một gia đình thợ mỏ nghèo nàn. Lớn lên có lần làm thuê vác than và dẫn ngựa kéo than. Herschel trước khi khám phá rađược hành tình Uranus, là một người làm công trong một giàn nhạc, đức Hồng y Georges Frater de Martinuzzi hồi nhỏ làm mướn đốt lửa cho người ta, kiếm tiền độ nhật.

Họa sĩ Munkacsy gốc là thanh niên tập sự thợ mộc. shakespeare con gia đình soạn giả.

Abraham Lincoln trong vòng mười năm làm tiều phu và thợ mộc. Giáo hoang Gregoire VII con của một thợ mộc. giáo hoàng Sixe V

con của một mục tử. Joseph Katone, văn hào Hung Gia Lợi con của một thợ dệt.

Copernic con của một thợ làm bánh mì. Kepler con của một chủ quán. Frankin nhiều năm làm thợ nhà in và bán sách. Xét kỹ tương quan giữa người anh dũng và việc lớn, bạn thấy vai trò

tối hệ của ý chí. Gần như tất cả đều nằm trong hai tiếng “tôi muốn”. năm 1986, trước khi đánh trận Lissa, đề đốc Tegethoff cho hạm đội của ông khẩu hiệu này: “Muss der Sieg Von Lissa Werden: trận Lissa phải trở thành trận chiến thắng”. toàn thể hạm đội bị lây bởi tiếng “phải” và trận đó ông phất cờ khải hoàn thật. người chết nhát cần học tiếng “phải”.

Có “phải” mới có “dám”. Hễ dám thì làm thử và làm thử sẽ được đúng như tinh thần ngạn ngữ la tinh này: “quid quisque possit, nisi ten, tando nesciat: bạn chỉ thấy được điều bạn có thể làm khi bạn thử làm”

Page 125: NGƯỜI BẢN LĨNH

PHỤ LỤC

Càng chiến thắng ý chí, bạn càng tiến bộ trên con đường thiện. (Thomas a Kempis)ai biết tự trị người ấy giải thoát được cái ách mà thiên nhiên đặt trên cổ mình. (Goethe)tôi thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc.( trần bình trọng)ăn một đọi nói một lời(tục ngữ Việt Nam)việc nhỏ là việc nhỏ: ai trung tín trong việc nhỏ là làm được việc lớn(Saint Augustin)người cường dũng là người chiến thắng chính mình(Mahomet)người khốn nạn nhất trong thiên hạ là người không biết chịu đựng khốn khổ.(Bias)thử thách có mục đích cho biết chắc chắn giá trị của một người. (Lacordaire)không chịu đau khổ là một đại nạn. (Ciceron)ai không từng đau khổ là người yếu đuối (Amiel)đau khổ là ông thầy, còn người là tập sự viên. (Charron)bạn phải ước muốn điều bạn phải muốn. (Leonad de Vinci)bạn đừng nói: “tôi sẽ làm” sau khi đã suy nghĩ kỹ mà hãy nói ngay:

“tôi làm”. Như vậy ý chí sẽ cường dũng. (bác sĩ Max Simon)chí khí là ý chí được giáo dục toàn hảo. (Novalis)chí khí là thế lực tinh thần của con người.(Lacordain)người ta có thể có trí khôn, có thể có văn hóa, kể cả thiên tài nữa mà

không có ý chí. (Lacordair)trên đời ý chí cần nhất để thành công. (Saint Mare Girardin).Can đảm thật là một trong những đức tính hàm súc sự cao cả của

tâm hồn. (Vauvenargeus)Anh dũng thật nhắm một mục đích đúng, cân, đo nguy hiểm và khi

cần thiết, đối đầu nó một cách bình tĩnh. (La noue)Can đảm, luôn luôn can đảm! không can đảm không có được nhân

đức nào cả. (S. Pellico)Can đảm thật không phải là tìm cái chết mà chiến đấu với bạc phận.

(Seneque)Thế giới này thuộc về nghị lực.(A. De Tocqueville)Khôn ngoan tuyệt đỉnh và quyết định vững chắc. (Napoleon)Phải kiên nhẫn để làm chủ mình và người khác. (Fenelon)

kiên nhẫn

Page 126: NGƯỜI BẢN LĨNH

Đừng thối lui trước khó khăn nhất là khi khởi đầu một việc mới.(Blackie)

Những việc lớn được thực hiện không phải bằng sức mạnh mà bằng kiên tâm.(Johnson)

Nước chảy từng giọt làm lủng đá; chuột lắt cắn nhẹ nhẹ làm đứt dây to; người đốn cây sên bằng những lát búa nhỏ. (Frankin)

Không có cái gì hay mà làm được tức thì kể cả một hạt nho, một hạt vả. (Epictete)

Đôi khi buồn chán phải biết đương đầu và đi tận đáy các việc. nơi đó có khoái lạc lâu bền trong mọi vấn đề. (Doudan)

Đừng coi cái gì quá lố. (Solon)Chân thành trong lời nói con người là một trong những điều kiện căn

bản cho cuộc sống xã hội. ( L. Carrau)Bạn nên nhớ rằng mọi giả dối đều bị lột mặt nạ. (Demophile)Lười biếng làm mọi việc thành khó. (Frankin)Cứng đầu là sức mạnh của kẻ yếu. cường dũng xây dựng trên

nguyên tắc, chân lý, quyền lợi, trật tự pháp luật và quảng đại là sự kiên tâm của người không. (Lavater)

Yếu đuối là tai nạn khó mang nhất của bản tính ta.Tham vọng xuất hiện là nguồn suối của tàn phá. (A. Petiet)Đặt một cái “phanh” hãm trên lưỡi. đó là bổn phận khó nhất ,quan

trọng nhất. (A . Vinet)Bạn muốn người ta tưởng tốt về bạn thì đừng nói về điều tốt ấy.

(Pascal)Cha đẻ của vinh hiển và hạnh phúc là làm việc. (Euripide)Bận việc, đó là hạnh phúc. (Gray)Chúng ta biết chân lý không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng con tim.

(Pascal)Tôi muốn người ta nói bậy hơn là làm thinh về những vấn đề quan

trọng. điều đó trở thành đề tài bàn cãi và thảo luận và chân lý lộ hình.(Diderot)

Làm thinh về chân lý là giấu cái xấu chớ không phải tiêu trừ nó. (Thiers)

Bạn đừng làm cục bột vô định hình dùng riêng việc gì cũng được mà không hay cho việc nào cả. (H. Honore)

Người ta không thể phán đoán một tâm tính khi nó không có những bằng chứng trong lúc chán nản và khốn nạn. (M. Semer)

Người toàn bị phải cấu thành bởi ánh sáng, chí khí và trái tim.(L. Merklen)

Page 127: NGƯỜI BẢN LĨNH

Trước hết bạn phải ngay thẳng với bạn. (Shakespeare)Con người phải sống trong chân lý, tư tưởng như mình sống và nói

như mình tư tưởng. (E. Hello)Buồn thảm vào trong thế gian bởi lười biếng. (L. Bruyere) Hạnh phúc có lẽ chỉ là chấp nhận can đảm đời sống. ( H. Bordeaux)Hăng hái phải luôn được soi sáng bởi học vấn, sửa trị bởi tuân phục,

làm cho rộng rãi bởi lòng nhân. (J. Debout)Chỉ có người lạc quan mới làm được cái gì trên trần gian này.

(Guizot)Người anh dũng nhất là người cầm cương sức mạnh của mình. (V.

Hugo)Con người có giá trị nhất là nhờ ở ngọn lửa lòng của mình. (H.

Bordeaux)Anh hùng vĩ đại nhất là anh hùng trong can đảm cố gắng thường

nhật. (Béthune)Không phải tại vì việc khó mà ta không dám; mà bởi vì ta không dám

nên nó khó. (Seneque)Tâm hồn không phải là cái bình cần làm cho đầy mà là một lò nửa

phải nung. (Plutarque) Không tôn kính tuổi già đó là hủy hoại cái nhà mà người ta phải ngủ

ban đêm.(A. Karr)Một bộ óc ở không là sở làm của quỉ. (S. Smiles)Hãy tin tưởng mình sinh ra không phải cho mình mà cho kẻ khác.

(Lucain)Thử thách của đời sống nằm ở chỗ giữa lòng xuân trẻ. (P. Piron)Người đã gắn mắt mình vào một ngôi sao không bao giờ ngó lại.

(Leonard de Vinci)Khó khăn đó là sang trọng duy nhất. Sống là kiên chí. ( Clemenceau)Chuông kêu đều là chuông đã thử lửa. ( R. Bazin)Khó khăn không phải để đánh bại ai mà để bị đánh bại.(De

Poncheville)Con người không giá trị khi nó không thể làm một việc hy sinh> Nhờ giũa, người ta biến cây đà thành cây kim.(tục ngữ Anh)Mục đích giáo dục là tạo nên những cây tùng. (P. Van Hee)Miễn là tiến tới còn run thì mặc run. (Eugène Figuire)Còn trẻ là có một bộ óc tính toán và một trái tim không tính toán. (R.

Bazin)

Page 128: NGƯỜI BẢN LĨNH

Cách hay nhất để giải thoát khỏi buồn sầu là đừng ưa nó. (Saint Jean Chrysostome)

Lịch sự là tự chủ và kính trọng kẻ khác. (J. Rimaud)“tôi sắp làm việc” đó là tiếng gây kinh hãi. “tôi đã làm việc tốt” đó là

tiếng nghỉ ngơi và hoan lạc. ( Chabot)Buồn sầu là một trong những hình thức khiếp nhược.(Ghika)Dĩ vãng là kho tàng vĩ đại của mới mẻ. (Remy de Gourmont)Bổn phận hàng ngày dù đơn giản đến đâu cũng đủ chiếm cứ đời

sống và làm cho nó đẹp lên. (H. Bordeau)Toàn thể đời sống một người tuy hai hay ba tiếng “phải” và hai hay

ba tiếng “không” nói từ 16 đến 20 tuổi. (Baunard)Tôi chỉ sợ có tội lỗi thôi. (Saint Vincent de Paul)Đừng sợ thất bại, thất bại thứ nhất là tất yếu vì nó luyện chí. Thất bại

thứ hai có thể hữu ích. Nếu thất bại lần thứ ba mà bạn đứng dậy được, chính bạn là con người. (R. Bazin)

Những gì tránh không được mà ta sợ là ta tự chuẩn bị thất bại nặng nề hơn. (Feurzinger)

Trừ sợ trời, bất cứ khi nào ta sợ là ta tỏ ra ít chất người.(Waterstone)

Tài ba rèn luyện trong thinh lặng còn chí khí đào tạo giữa xã hội. (Goethe)

Page 129: NGƯỜI BẢN LĨNH

PHẦN KẾT“chi va piano va sano: đi chậm và đi vững”Tục Ngữ ÝTheo rauol Plus, có 2 hình thức anh dũng: hành động và chịu khổ.

Trong thời chiến, người ta hay bàn về giá trị của thế công và thế thủ. Người ta tự hỏi: nên xông pha chiếm những căn cứ mới hay lo giữ vững căn cứ đã chiếm?

Xung phong đối đầu với nguy hiểm: đó chắc là anh dũng. Song đứng vững trong cơn thử thách kéo dài, ác liệt không phải là kém anh dũng.

Trong mấy tiếng chịu đựng”, “đứng vững”, bao hàm ý nghĩa đau khổ áp đảo, kéo dài, hăm dọa, cố gắng, vượt lên, chảy mồ hôi, sầu thảm, chờ đợi, hy vong. Cầm cự thưa bạn, cầm cự với đủ thứ nguy khốn cho đên sáng mai mà đêm mới buông xuống, mà sức mòn và bão tố ưu phiền dồn dập mà bình minh lâu đến quá, mà đêm trường nguy nàn còn dằn vặt. nhiều lúc tôi có cảm tưởng đời tôi và bạn giống như hòan cảnh của một lính chiến giữ đồn, mà các bạn đồng đội bị giết sạch, quân thù đã chiếm bót, anh còn một mình với khẩu liên thanh va mấy thúng lựu đạn ở trên vọng canh. Anh cho súng khạc đạn. anh quăng lựu đạn, tiếng nổ long trời lở đất. quân thù tưởng địch còn đông, hỏa lực còn phong phú. Và anh chịu đựng chờ hừng sáng để được tiếp viện. mà mới có canh một. bạn có ngán không?.

Mỗi người chúng ta đều có thứ khổ riêng. Bên ngoài ai cũng coi ra vẻ vô sự, hạnh phúc. Nhưng xét kỹ, biết bao nhiêu người bị phủ vây bởi nghèo túng, nợ nần,tiếng xấu, hiểu lầm, khinh bỉ, ưu phiền, chán nản, tình duyên dang dở, làm ăn thất bại. tất cả như sóng cồn đập vào mặt ta là người lội trong biển đời mà bờ biển còn xa xăm.

Bỏ cuộc hay cứ tiến? Bỏ cuộc: mấy tiếng cám dỗ quá và cuộc đời sẽ hỏng. mà tiến. Ôi!

Đau thương. Biết bao người cha gia đình hay người mẹ góa trước bầy con đông như chuột lứa, lâm cảnh nghèo túng thở dài vì gánh trách nhiệm quá nặng trĩu trên vai. Biết bao cuộc đời độc thân mà vì lỡ lầm tạo những vết đen ngòm cho đời mình mỗi lần nhớ lại mắt long lanh ngấn lệ giữa đô thành hoa lệ, bên trong lớp sơn văn minh vật chất mà tượng trưng là xa xí, vui chơi, có biết bao tâm hồn chết ngạt trong đau khổ.

Mà cuộc đời là vậy đó: người ta gọi nó là “sủng lệ” “lacrymaru valle”mà. Thực chí lý thay mấy lời nhạc này của Đòan Như Khuê:

“biển thẳm mêng mông sóng lụt trời. Khách trần chèo một lá thuyền chơi, Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió

Page 130: NGƯỜI BẢN LĨNH

Cũng chỉ cùng chung biển khổ thôi”Khổ mà khách trần phải sống. Thái độ hay nhất là bình tĩnh và chịu đựng sống là không lính quýnh,

không hấp tấp, không rối rít. Sống là vững thế thủ, là đối đầu với nguy hiểm, là chống chọi với ưu

phiền, là không phải chỉ dè dặt giữ thái độ chờ và coi “Wait and See”mà còn tiến, tiến chậm song vững “chi va piano va sano”.

Người sống đáng đời sống là phải biết điều phải. muốn và muốn thật là dám làm.

Viết tập sách này, tôi không mong gì là gởi bạn khẩu hiệu “dám làm điều phải làm”: nó là phương thế để tạo cho đời bạn một định nghĩa giá trị và chính điều này sẽ là lý tưởng của bạn.

Chúc bạn thành công!

HOÀNG XUÂN VIỆT

DÁM LÀM ĐIỀU PHẢI LÀM