Ngành thịt Việt Nam - Cơ hội & Thách thức€¦ · - Cơ hội & Thách thức 1. TỔNG...

2
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG 2. THỊT NGOẠI TRÀN VÀO VIỆT NAM Tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung, làn sóng thịt nhập khẩu đã tràn vào Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2010 đến 2014, giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đôla Mỹ vào năm 2014 (Ipsos Business Consulting dự báo giá trị nhập khẩu thịt năm 2015 đạt 213.3 triệu đôla Mỹ). Giá trị nhập khẩu thịt bò chứng kiến mức gia tăng gần 400%, từ 25 triệu đôla Mỹ năm 2010 lên đến 92.5 triệu đôla Mỹ năm 2014 (dự báo cán mốc 99.5 triệu đôla Mỹ vào năm 2015). Với mức tăng trưởng mạnh mẽ này, giá trị nhập khẩu thịt bò đã tăng lên chiếm 45% tỷ trọng thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014, trong khi giá trị nhập khẩu thịt gia cầm tiếp tục dẫn đầu thị trường với tỷ trọng 51%. Ngành thịt Việt Nam - Cơ hội & Thách thức 1. TỔNG QUAN NGÀNH THỊT VIỆT NAM Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới. Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1 - 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

Transcript of Ngành thịt Việt Nam - Cơ hội & Thách thức€¦ · - Cơ hội & Thách thức 1. TỔNG...

Page 1: Ngành thịt Việt Nam - Cơ hội & Thách thức€¦ · - Cơ hội & Thách thức 1. TỔNG QUAN NGÀNH THỊT VIỆT NAM ... những thách thức tiềm ẩn trong ngành;

8. VCCI-HCM l www.vcci-hcm.org.vn

ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

2. THỊT NGOẠI TRÀN VÀO VIỆT NAMTận dụng sự thiếu hụt nguồn cung, làn sóng thịt nhập khẩu đã tràn vào Việt Nam

trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2010 đến 2014, giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đôla Mỹ vào năm 2014 (Ipsos Business Consulting dự báo giá trị nhập khẩu thịt năm 2015 đạt 213.3 triệu đôla Mỹ). Giá trị nhập khẩu thịt bò chứng kiến mức gia tăng gần 400%, từ 25 triệu đôla Mỹ năm 2010 lên đến 92.5 triệu đôla Mỹ năm 2014 (dự báo cán mốc 99.5 triệu đôla Mỹ vào năm 2015). Với mức tăng trưởng mạnh mẽ này, giá trị nhập khẩu thịt bò đã tăng lên chiếm 45% tỷ trọng thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014, trong khi giá trị nhập khẩu thịt gia cầm tiếp tục dẫn đầu thị trường với tỷ trọng 51%.

Ngành thịt Việt Nam - Cơ hội & Thách thức

1. TỔNG QUAN NGÀNH THỊT VIỆT NAMNhững báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng

mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới.

Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1 - 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

Page 2: Ngành thịt Việt Nam - Cơ hội & Thách thức€¦ · - Cơ hội & Thách thức 1. TỔNG QUAN NGÀNH THỊT VIỆT NAM ... những thách thức tiềm ẩn trong ngành;

www.vcci-hcm.org.vn l VCCI-HCM .9

ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

Ipsos Business Consulting đưa ra một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như:

• Phát triển ngang: thiết kế quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh.

• Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá.

• Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

• Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực.

3. XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợ thay vì trong

siêu thị. Người Việt cũng chưa có thói quen đi chợ theo tuần, thay vì thế người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày để mua được thực phẩm tươi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dự báo là sẽ dần thay đổi, đặc biệt là trong giới trẻ.

Trong bối cảnh thịt bẩn, thịt kém chất lượng tràn lan gây nhức nhối dư luận, người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Đối với những người có thu nhập cao, họ sẵn sàng chấp nhận chi trả nhiều hơn để đảm bảo mua được các loại thịt có chất lượng cao; và đối với nhóm phân khúc khách hàng này, họ dành nhiều thiện cảm hơn dành cho những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài.

4. TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC VÀ TẦM NHÌN CHO NGÀNH THỊT

Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dân số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô hình kinh doanh bền vững.

Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam.

Chuyên mục “Điểm nhấn thị trường” do VCCI-HCM phối hợp với Ipsos Business Consulting xây dựng nhằm mang đến những thông tin thị trường đáng lưu ý, cùng những phân tích và gợi ý về chiến lược phát triển cho các DN Việt Nam. Quý DN có thể chia sẻ ý kiến và gửi câu hỏi về ban biên tập theo địa chỉ [email protected].

XU HƯỚNG TIÊU DÙNG

Xu hướngđa dạng chế độ ăn

Sự chuyển dịch sang các kênh mua hàng siêu thị, tiện lợi

Sự bùng nổ của các chuỗi đồ ăn nhanh

Sự tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu

NHÂN TỐ THÚC ĐẨY

dân số 91 triệu ngườilà quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới

Quá trình đô thị hóa nhanh (43% vào năm 2030) và mức sống cao hơn

Gia tăng sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe (chi tiêu đạt 142 đôla

Mỹ/người vào năm 2019)

Sự phát triển của các chuỗi bán lẻ hiện đại

Sự hòa nhập với môi trường quốc

tế của Việt Nam (EU-VN FTA, TPP)